id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
5411
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20suy%20gi%E1%BA%A3m%20%C4%91i%E1%BB%83m%20%C4%91%C3%B3ng%20b%C4%83ng
Sự suy giảm điểm đóng băng
Sự suy giảm điểm đóng băng là sự sai khác giữa các điểm đóng băng của một chất lỏng nguyên chất và dung dịch của các chất không điện li trong chất lỏng đó. Nó tỷ lệ thuận với mật độ mol của dung dịch theo phương trình sau: Sự suy giảm điểm đóng băng = i × Kf × độ mol Độ mol (mật độ) được đo theo mol/kg Kf, hằng số suy giảm điểm đóng băng là thuộc tính tổng hợp. Kf cho nước là 1,86 K·kg/mol, có nghĩa là trên một mol của chất hòa tan trong 1 kg nước thì sự suy giảm điểm đóng băng của nó là 1,86 K. i là hệ số i hay hệ số van 't Hoff i. Xem thêm van 't Hoff. i là hệ số được đưa vào tính toán sự hiện diện của các ion trong dung dịch, nó chỉ tới số lượng của các loạt hạt tích điện được tạo thành. Ví dụ: i = 1 cho đường hòa tan trong nước. i = 2 cho NaCl trong nước. i = 3 cho CaCl2 trong nước. i = 2 cho HCl trong nước (phân li hoàn toàn). i = 1 cho HCl trong benzen (không phân li). Ứng dụng Kỹ thuật giảm nhiệt độ đóng băng được sử dụng ở các đường băng sân bay hay đường cao tốc tại những nước có tuyết rơi. Khi tuyết rơi dày, cản trở giao thông, người ta có thể rắc muối để giảm nhiệt độ đóng băng, có thể làm tuyết tan thành nước ở nhiệt độ 0 độ C, và chỉ có thể đóng băng lại ở nhiệt độ có thể xuống tới -10 °C. Ngoài ra, người ta còn rắc thêm cát để tăng ma sát cho đường. Xem thêm Điểm đóng băng Tham khảo Chuyển pha Thuộc tính hóa học
5423
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20ba
Điểm ba
Trong vật lý, điểm ba trạng thái của một chất là nhiệt độ và áp suất mà ở đó ba pha của chất đó (khí, lỏng, rắn) có thể cùng tồn tại trong cân bằng nhiệt động lực học. Ví dụ, điểm ba trạng thái đối với thủy ngân có nhiệt độ -38,8344 °C và áp suất 0,2 mPa. Điểm ba trạng thái của nước được sử dụng để định nghĩa Kelvin (tức độ K), đơn vị của nhiệt độ nhiệt động lực học trong hệ đo lường quốc tế. Con số được đưa ra cho nhiệt độ của điểm ba trạng thái của nước là một định nghĩa khoa học hơn là một đại lượng được đo. Điểm ba trạng thái của nước Tổ hợp đơn giản của nhiệt độ và áp suất ở đó nước, nước đá và hơi nước có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng diễn ra ở chính xác 273,16 K (0,01 °C) và áp suất 611,73 pascal (khoảng 6 miliba). Tại điểm này, nó có thể thay đổi toàn bộ chất này (H2O) thành nước đá hay nước hoặc hơi nước bằng cách tạo ra sự thay đổi rất nhỏ về áp suất và nhiệt độ. (Lưu ý rằng áp suất ở đây là áp suất của hơi nước, không phải tổng áp suất của toàn bộ hệ thống này.) Ở nhiệt độ cao hơn, việc tăng áp suất sẽ tạo ra đầu tiên là nước ở trạng thái lỏng. Ở áp suất thấp, việc giảm nhiệt độ thì trạng thái lỏng giảm đi để chuyển trực tiếp từ trạng thái hơi sang trạng thái rắn. Điểm ba trạng thái là nhiệt độ thấp nhất, cho bất kỳ giá trị nào của áp suất, ở đó trạng thái lỏng được chuyển qua trạng thái rắn. Với một áp suất cố định lớn hơn điểm ba trạng thái, việc tăng nhiệt độ từ nhỏ hơn điểm ba sẽ cho nước đá chuyển trạng thái từ rắn sang trạng thái lỏng và sau đó là hơi nước. Với việc cố định nhiệt độ nhỏ hơn điểm ba, áp suất giảm dần cho đến nhỏ hơn của điểm ba trạng thái, chẳng hạn như trong khoảng không vũ trụ với áp suất cực thấp, nước lỏng không thể tồn tại; nước đá bỏ qua giai đoạn lỏng mà trở thành hơi nước khi bị đốt nóng, trong một quá trình gọi là thăng hoa. Xem thêm Các phương trình trạng thái Điểm tới hạn Liên kết ngoài và tham chiếu Định nghĩa kelvin của BIPM. Tham khảo Thuộc tính hóa học Chuyển pha Nhiệt độ Áp suất Chất khí Nhiệt động lực học
5426
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thali
Thali
Thali là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Tl và số nguyên tử bằng 81. Nó có màu xám của kim loại yếu, trông giống thiếc nhưng thay đổi màu khi tiếp xúc với không khí. Thali rất độc và đã được dùng trong thuốc diệt chuột và côn trùng. Tuy nhiên các thuốc này gây ung thư và đã bị đình chỉ hay hạn chế tại một số nước. Nó cũng được dùng trong các máy dò hồng ngoại. Thuộc tính Kim loại này rất mềm, dễ dát mỏng, có thể cắt bằng dao. Khi cho tiếp xúc lần đầu với không khí, Thali lúc đầu có sắc sáng bóng đặc trưng của kim loại, nhưng nhanh chóng bị mờ xỉn đi thành màu xám xanh do bị oxy hóa giống như chì. Nó có thể được bảo quản chống oxy hóa bằng cách ngâm trong dầu lửa hay dầu khoáng. Nếu để trong không khí lâu, một lớp oxide rất dày sẽ hình thành trên bề mặt khối thali. Nếu có thêm nước, lớp thali hydride sẽ hình thành. Ứng dụng Hợp chất thali sulfat từng được dùng làm thuốc diệt chuột và côn trùng do rất độc và không mùi, không vị. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đã bị cấm ở một số nước. Độ dẫn điện của hợp chất thali sulfide, đặc biệt Tl2S, thay đổi khi được chiếu tia hồng ngoại, do vậy có thể được dùng chế tạo quang trở hồng ngoại. Các tinh thể thali bromide-thali iodide trong suốt đối với tia hồng ngoại, được dùng làm các thiết bị quang học sử dụng tia hồng ngoại, ví dụ các cửa sổ trước máy thu hồng ngoại. Thali oxide được dùng để chế tạo kính có chiết suất cao. Thali được pha với seleni trong vật liệu bán dẫn chế tạo các diode dành cho bộ nắn dòng. Thali dùng trong các dụng cụ thu tia gamma. Thali được dùng trong các chất lỏng nặng để lọc khoáng sản theo phương pháp chìm-nổi. Có thể dùng điều trị một số bệnh da liễu. Nhưng việc áp dụng bị hạn chế do tính độc của thali. Đồng vị phóng xạ thali-201 được dùng trong chẩn đoán radio trong y học hạt nhân. Khi kết hợp với lưu huỳnh, seleni hay arsenic, Thali có thể dùng để chế tạo kính quang học mật độ cao có điểm nóng chảy thấp (125 đến 150 °C). Các kính này có tính chất như kính thường ở nhiệt độ thông thường, nhưng rất bền, không tan trong nước và có chiết suất đồng nhất. Thali được dùng trong chế tạo vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao cho các ứng dụng như chụp cộng hưởng từ, lưu giữ năng lượng từ, lực đẩy từ, sản xuất điện năng và truyền điện. Trong nhiệt kế: Pha trộn thủy ngân (91,5%) và Thali (8,5%) tạo nên thể cùng tinh lỏng cho đến nhiệt độ -60 °C. Hỗn hợp này được dùng trong nhiệt kế cho những vùng rất lạnh. Lịch sử Thali (xuất phát từ tiếng Hy Lạp thallos nghĩa là "nhánh cây non màu xanh lá cây") được phát hiện bởi William Crookes năm 1861 tại nước Anh khi ông đang nghiên cứu quang phổ phát xạ của chất Teluride trong một mẫu acid sulfuric của thực vật. Quang phổ vạch màu xanh lá cây sáng của thali đã khiến Crookes đặt tên nó như vậy. Năm 1862 cả Crookes và Claude-Auguste Lamy đều, độc lập với nhau, tách được kim loại này ra từ hợp chất của nó. Độ phổ biến Trong vỏ Trái Đất Thali chiếm tỷ lệ 0,7 mg/kg, thuộc loại tương đối phổ biến, chủ yếu liên kết với khoáng chất kali trong bùn, đất, và đá granite nhưng thường khó chiết tách thương mại được từ các nguồn này. Nguồn thali thương mại lấy từ sản phẩm phụ của các quặng đồng, chì, thiếc,... Đồng vị Thali có 25 đồng vị với khối lượng nguyên tử từ 184 đến 210. Chỉ có Tl–203 và Tl–205 là các đồng vị bền. Tl–204 là đồng vị phóng xạ bền nhất có chu kỳ bán rã là 3,78 năm. Cảnh báo Thali và các hợp chất của nó rất độc, cần cẩn trọng khi làm việc với chúng. Độc tính của thali là khả năng thay kali trong cơ thể, làm ngưng trệ nhiều hoạt động tế bào. Một số triệu chứng đặc trưng của nhiễm độc thali là rụng tóc, tổn thương thần kinh ngoại biên. Thali là một chất có thể gây ung thư. Cần có thông gió tốt khi nấu chảy kim loại này. Việc tiếp xúc với các dung dịch thali không được vượt 0,1 mg trên m2 da trong trung bình 8 tiếng mỗi ngày. Tham khảo (tiếng Anh) Los Alamos National Laboratory — Thallium CIA Inspector General's Report on Plots to Assassinate Castro Liên kết ngoài (tiếng Anh) WebElements.com — Thallium EnvironmentalChemistry.com — Thallium Nguyên tố hóa học Nhóm Bo Kim loại yếu Chất độc
5428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Than%20ch%C3%AC
Than chì
Than chì hay graphit (được đặt tên bởi Abraham Gottlob Werner năm 1789, từ tiếng Hy Lạp γραφειν: "để vẽ/viết", vì ứng dụng của nó trong các loại bút chì) là một dạng thù hình của carbon. Thuộc tính Các khoáng chất tự nhiên chứa graphit bao gồm: thạch anh, calcit, mica, thiên thạch chứa sắt và tuamalin. Các đặc trưng khác: các lớp mỏng graphit dẻo nhưng không đàn hồi, khoáng chất này có thể để lại dấu vết màu đen trên tay, giấy và nhiều bề mặt khác, dẫn điện và có độ nhớt cao. Xem Thù hình của cacbon để so sánh với kim cương. Các kích thước của một đơn vị tinh thể là a = b = 245,6 picômét, c = 669,4 pm. Độ dài liên kết cacbon-cacbon là 141,8 pm, và khoảng cách giữa các lớp là c/2 = 334,7 pm. Cấu trúc tinh thể của than chì Trong cấu trúc tinh thể của graphit, mỗi nguyên tử cacbon chiếm hữu một obitan sp2 lai. Các điện tử pi obitan phân bố ngang qua cấu trúc lục giác của nguyên tử cacbon góp phần vào tính dẫn điện của graphit. Trong một tấm graphit định hướng, suất dẫn điện theo hướng song song với các tấm này lớn hơn so với suất dẫn điện theo hướng vuông góc với chúng. Các thuộc tính âm học và nhiệt học của graphit là không đẳng hướng, vì các phonon lan truyền rất nhanh dọc theo các mặt phẳng liên kết chặt chẽ, nhưng lại chậm hơn khi lan truyền từ một mặt phẳng sang mặt phẳng khác. Phân bố và sản lượng Các khoáng vật thường đi kèm với than chì như thạch anh, canxit, mica, sắt, meteorit, và tourmalin. Trung Quốc là một trong những nước sản xuất than chì lớn trên thế giới, đứng sau là Ấn Độ và Brazil. Graphit có phổ biến ở New York và Texas (Mỹ); Nga; Mêxicô; Greenland. Theo USGS, lượng than chì tự nhiên sản xuất trên thế giới năm 2006 đạt khoảng 1.03 tỷ tấn và trong năm 2005 là 1.04 tỷ tấn, chủ yếu từ các nước như: Trung Quốc: 720,000 tấn trong cả hai năm (2005 và 2006), Brazil: 75,600 tấn trong năm 2006 và 75,515 trong năm 2005, Canada: 28,000 tấn trong cả hai năm, và Mexico (dạng vô định hình): 12,500 tấn trong năm 2006 và 12,357 tấn năm 2005. Ngoài ra, còn có các nước khác như: Sri Lanka: 3,200 tấn năm 2006 và 3,000 tấn năm 2005 dạng mạch, và Madagascar là 15,000 trong cả hai năm. Cũng theo USGS, sản lượng điện cực than chì tại Mỹ trong năm 2006 đạt 132,000 tấn, trị giá 495 triệu USD, 146,000 tấn trong năm 2005 trị giá 391 triệu USD, và sản lượng sợi cacbon năm 2006 là 8,160 tấn trị giá 172 triệu USD và trong năm 2005 là 7,020 tấn trị giá 134 triệu USD. Ứng dụng Công dụng được biết đến nhiều nhất của than chì là làm ruột các loại bút chì (không liên quan gì về mặt hóa học với chì kim loại). Không giống như kim cương, graphit là một chất dẫn điện và có nhiều ứng dụng liên quan, ví dụ như là vật liệu chế tạo các điện cực của đèn hồ quang, điện cực của pin, acquy,... Than chì còn có các ứng dụng trong sản xuất thép, vật liệu composite, vật liệu chịu lửa,... Graphit thông thường không được sử dụng trong dạng nguyên chất như là vật liệu có cấu trúc (ngoại trừ RCC) vì tính dễ vỡ của nó, nhưng các thuộc tính cơ học của các composit sợi cacbon và gang đúc xám chịu ảnh hưởng rất mạnh của graphit trong chúng. Graphit cũng được sử dụng như là vỏ bọc (khuôn) và phần điều tiết trong các lò phản ứng nguyên tử. Thuộc tính cho neutron đi qua rất ít theo mặt cắt ngang làm cho nó cũng được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các tấm trong graphit đóng góp vào một ứng dụng quan trọng trong công nghiệp khác - bột graphit được sử dụng như chất bôi trơn dạng khô. Các nghiên cứu gần đây cho rằng hiệu ứng gọi là siêu nhớt có thể cũng được tính cho ứng dụng này. Hình ảnh Xem thêm Thù hình của carbon Sợi carbon Kim cương Graphen Ống nano carbon Bút chì Tham khảo Liên kết ngoài The Graphite Page Trang tiếng Anh Các dạng thù hình carbon Chất liệu nghệ thuật Khoáng vật hệ sáu phương Khoáng vật tự sinh Chất dẫn điện Chất bôi trơn khô Vật liệu chịu lửa
5437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teluri
Teluri
Teluri (tiếng Latinh: Tellurium) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Te và số nguyên tử bằng 52. Nó có màu sáng óng ánh bạc của á kim, giòn và có độc tính trung bình, trông giống thiếc. Teluri có quan hệ hóa học gần gũi với selen và lưu huỳnh. Nó hay được dùng trong pha chế hợp kim và chất bán dẫn. Nó thường được tìm thấy trong ở dạng tự sinh trong tự nhiên như các tinh thể nguyên tố. Teluri phổ biến trong vũ trụ hơn là trên Trái Đất. Nó là nguyên tố cực kỳ hiếm trong vỏ Trái Đất, hiếm tương đương platin, một phần là do sự hình thành của hợp chất với hydro dễ bay hơi làm cho nguyên tố này bị mất trong không gian ở dạng khí trong quá trình hình thành tinh vân nóng của hành tinh. Teluri không có chức năng sinh học, mặc dù nấm có thể kết hợp nó trong vị trí của lưu huỳnh và selen trong các amino acid như telluro-cysteine và telluro-methionine. Trong cơ thể con người, teluri một phần được chuyển hóa thành dimethyl teluride, (CH3)2Te. Thuộc tính Teluri là nguyên tố hiếm, có tính chất hóa học giống oxy, lưu huỳnh, selen và poloni (các nguyên tố của nhóm nguyên tố 16). Ở dạng tinh thể, teluri có màu sáng bạc và khi ở trạng thái nguyên chất, nó có óng ánh kim loại. Nó giòn, dễ vỡ, dễ nghiền thành bột. Teluri vô định hình có thể được tạo ra từ kết tủa trong axit chứa teluri (Te(OH)6). Tuy nhiên có tranh cãi rằng dạng kết tủa có thể không thực sự vô định hình mà gồm các vi tinh thể. Teluri là một chất bán dẫn loại p, có độ dẫn điện phụ thuộc hướng sắp xếp của các nguyên tử trong tinh thể. Liên hệ hóa học với selen và lưu huỳnh, độ dẫn điện của teluri tăng nhẹ khi được chiếu sáng. Chất bán dẫn teluri có thể được pha thêm đồng, vàng, bạc hay kim loại khác. Teluri cháy trong không khí tạo lửa màu lục lam và sinh ra teluri oxide. Khi nóng chảy, teluri ăn mòn đồng, sắt và thép không gỉ. Ứng dụng Pha chế hợp kim: cho thêm vào chì để tăng độ cứng, độ bền và chống sự ăn mòn của acid sulfuric. Cho thêm vào đồng và thép không gỉ để dễ chế tạo. Cho thêm vào gang để dễ làm nguội. Dùng trong đồ sứ. Hợp chất của teluri với bismuth (Bi2Te3) và chì (PbTe) được dùng trong các thiết bị nhiệt điện. Dùng trong ngòi nổ. Dùng làm hợp kim với cadmi (cadmi(II) teluride, CdTe) để sản xuất pin mặt trời có hiệu suất sinh điện cao. Lịch sử Teluri (tiếng Latin nghĩa là đất) được khám phá năm 1782 bởi Franz-Joseph Müller von Reichenstein ở Rumani. Năm 1798 nó được đặt tên bởi Martin Heinrich Klaproth, người đã chiết tách được chất này. Những năm 1960, các ứng dụng nhiệt điện và công nghệ chế tạo thép thuận tiện đã nâng nhu cầu sử dụng teluri. Độ phổ biến Teluri thỉnh thoảng có thể tìm thấy ở dạng nguyên chất trong tự nhiên, nhưng thường hay thấy trong các hợp chất với vàng, hay các kim loại khác. Do cùng chuỗi hóa học với selen và lưu huỳnh, teluri cũng tạo hợp chất tương tự với các kim loại, hiđrô and hay các ion kiểu này, gọi là telurit. Vàng và bạc telurit được coi là các quặng tốt. Độ phổ biến của teluri trong vỏ Trái Đất có thể so sánh với platin, teluri là một trong những nguyên tố rắn bền và hiếm trong vỏ Trái Đất. Nó chiếm khoảng 1 µg/kg, trong khi nguyên tố đất hiếm nhóm Lanthan trong vỏ Trái Đất chiếm 500 µg/kg. Đồng vị Teluri có 30 đồng vị đã biết, với khối lượng nguyên tử từ 108 đến 137. Teluri là một trong những nguyên tố nhẹ nhất trải qua phân rã anpha, với các đồng vị 106Te đến 110Te được biết là phân rã theo cơ chế này. Trong tự nhiên tồn tại 8 đồng vị teluri (bảng bên), 122Te, 124Te, 125Te và 126Te là bền, trong khi 4 đồng vị còn lại 120Te, 123Te, 128Te and 130Te có tính phóng xạ. Các đồng vị bền chỉ chiếm 33,2% trong các teluri tự nhiên; điều này có thể do chu kỳ bán rã dài của các đồng vi phóng xạ. Chu kỳ bán rã của chúng dao động từ 1013 đến 2,2.1024 năm (đối với 128Te). Do đó, 128Te là đồng vị có chu kỳ bán rã lâu nhất trong tất cả các hạt nhân phóng xạ, bằng khoảng 160 tỉ (1012) lần tuổi của vũ trụ. Sản xuất Nguồn thu teluri chủ yếu từ bùn dính tại các điện cực anode trong lúc điện phân tinh lọc các xốp đồng. Xử lý 500 tấn quặng đồng thu hồi được 0,45 kg teluri. Teluri được sản xuất chủ yếu ở Hoa Kỳ, Peru, Nhật Bản và Canada. Năm 2009, theo Cục Địa chất Anh, Hoa Kỳ sản xuất 50 tấn, Peru 7 t, Nhật 40 t và Canada 16 t. Cảnh báo Nồng độ teluri 0,01 mg/m3 hay ít hơn trong không khí gây nên mùi giống mùi tỏi. Teluri và các hợp chất của nó được coi là độc và cần phải cẩn trọng khi làm việc với chúng. Tham khảo Liên kết ngoài WebElements.com – Tellurium EnvironmentalChemistry.com – Tellurium Los Alamos National Laboratory – Tellurium Nguyên tố hóa học Á kim Nhóm nguyên tố 16 Khoáng vật hệ sáu phương Khoáng vật tự sinh
5438
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B4m
Nhôm
Nhôm (hay Aluminium hay Aluminum theo cách gọi của Hoa Kỳ và Canada) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số hiệu nguyên tử bằng 13. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 2700 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là bô xít. Nhôm có điểm đáng chú ý của một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các oxide và sunfat. Mặc dù nhôm có mặt phổ biến trong môi trường nhưng các muối nhôm không được bất kỳ dạng sống nào sử dụng. Tuy vậy với sự phổ biến của nó, các hợp chất nhôm được thực vật và động vật dung nạp đáng kể. Nguyên gốc từ Các từ "aluminium" và "aluminum" xuất phát từ từ "alumine", một thuật ngữ đã cũ để chỉ "alumina", một oxide nhôm tự nhiên. "Alumine" được mượn từ tiếng Pháp, từ đó xuất phát từ "alumen", từ tiếng La-tinh cổ điển để chỉ alum, khoáng chất mà từ đó nó được thu thập. Từ tiếng La-tinh "alumen" bắt nguồn từ nguyên âm gốc Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy " *alu-" có nghĩa là "đắng" hoặc "bia". Xuất xứ Nhà hóa học người Anh Humphry Davy, người đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tách riêng kim loại này, được ghi nhận là người đã đặt tên cho nguyên tố này. Tên đầu tiên được đề xuất cho kim loại được tách riêng từ alum là "alumium", mà Davy đề xuất trong một bài viết năm 1808 về nghiên cứu điện hóa của mình, được đăng trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society. Dường như tên này được tạo từ từ "alum" tiếng Anh và hậu tố "-ium" tiếng La-tinh; tuy nhiên, vào thời điểm đó, thường quy ước đặt tên các nguyên tố bằng tiếng Latinh, do đó tên này không được áp dụng rộng rãi. Tên này đã bị chỉ trích bởi những nhà hóa học đương thời từ Pháp, Đức và Thụy Điển, người đã yêu cầu kim loại này được đặt theo tên của oxide, alumina, từ đó nó được tách riêng. Tên tiếng Anh "alum" không xuất phát trực tiếp từ tiếng La-tinh, trong khi "alumine"/"alumina" rõ ràng xuất phát từ từ tiếng La-tinh "alumen" (khi biến hóa, "alumen" trở thành "alumin-"). Một ví dụ là Essai sur la Nomenclature chimique (tháng 7 năm 1811), được viết bằng tiếng Pháp bởi nhà hóa học Thụy Điển Jöns Jacob Berzelius, trong đó tên gọi aluminium được đặt cho nguyên tố sẽ được tổng hợp từ alum. (Một bài viết khác trong cùng số báo cũng đặt tên aluminium cho kim loại có oxide là cơ sở của sapphire). Một tóm tắt của một bài giảng của Davy tại Royal Society vào tháng Một năm 1811 cũng đề cập đến tên aluminium như một khả năng. Năm sau đó, Davy đã xuất bản một sách giáo trình hóa học trong đó ông sử dụng cách viết aluminum. Cả hai cách viết đã tồn tại song song kể từ đó. Sử dụng của chúng theo khu vực: aluminum phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada; aluminium phổ biến ở các nước nói tiếng Anh khác. Chính tả Năm 1812, một nhà khoa học người Anh, Thomas Young, đã viết một bài đánh giá ẩn danh về cuốn sách của Davy, trong đó ông đề xuất tên aluminium thay vì aluminum, ông cho rằng tên này có "âm thanh ít cổ điển hơn". Tên này đã trở nên phổ biến: mặc dù chính tả được sử dụng đôi khi ở Anh, ngôn ngữ khoa học của Mỹ sử dụng từ đầu. Hầu hết các nhà khoa học trên toàn thế giới đã sử dụng trong thế kỷ 19; và nó đã được củng cố trong nhiều ngôn ngữ châu Âu khác, như tiếng Pháp, tiếng Đức, và tiếng Hà Lan. Năm 1828, một từ điển gia người Mỹ, Noah Webster, chỉ ghi lại chính tả aluminum trong cuốn Từ điển Anh ngữ của Mỹ của ông. Vào những năm 1830, chính tả được sử dụng ở Hoa Kỳ; đến những năm 1860, nó đã trở thành chính tả phổ biến hơn ở đó ngoài lĩnh vực khoa học. Năm 1892, Hall sử dụng chính tả trong tờ rơi quảng cáo phương pháp điện phân mới của ông để sản xuất kim loại này, mặc dù ông đã liên tục sử dụng chính tả trong tất cả các bằng sáng chế mà ông nộp từ năm 1886 đến 1903: không biết liệu việc chính tả này đã được giới thiệu do lỗi hay cố ý; nhưng Hall ưa thích aluminum kể từ khi nó được giới thiệu vì nó giống với platinum, tên của một kim loại danh giá. Đến năm 1890, cả hai cách viết đã phổ biến ở Hoa Kỳ, nhưng chính tả lại phổ biến hơn một chút; đến năm 1895, tình hình đã đảo ngược; đến năm 1900, aluminum đã trở nên gấp đôi aluminium; trong thập kỷ tiếp theo, chính tả đã thống trị việc sử dụng ở Mỹ. Năm 1925, Hội Hóa học Hoa Kỳ chấp nhận chính tả này. Hiểu theo cách khác, vào năm 1990, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã chấp nhận aluminium là tên tiêu chuẩn quốc tế cho nguyên tố này. Năm 1993, họ công nhận aluminum là một biến thể chấp nhận được; phiên bản mới nhất phiên bản 2005 của IUPAC về tên hóa học không hữu cơ cũng công nhận cách viết này. Các xuất bản chính thức của IUPAC sử dụng chính tả làm chính, và liệt kê cả hai cách khi phù hợp. Thuộc tính Tính chất vật lý Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng oxy hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí. Tỷ trọng riêng của nhôm chỉ khoảng một phần ba sắt hay đồng; nó rất mềm (chỉ sau vàng), dễ uốn (đứng thứ sáu) và dễ dàng gia công trên máy móc hay đúc; nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxide bảo vệ. Nó cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ở ngoài không khí ở điều kiện thông thường. Sức bền của nhôm tinh khiết là 7–11 MPa, trong khi hợp kim nhôm có độ bền từ 200 MPa đến 600 MPa. Các nguyên tử nhôm sắp xếp thành một cấu trúc lập phương tâm mặt (fcc). Nhôm có năng lượng xếp lỗi vào khoảng 200 mJ/m². Tính chất hóa học Nhôm là một trong những kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Nhôm dễ nhường đi 3 electron để trở thành ion dương (cation): Al ->Al^3+ +3e Tác dụng với phi kim Nhôm dễ dàng khử các nguyên tử phi kim thành các anion: 2Al + 3Cl2 -> 2 AlCl3 4Al + 3O2 -> 2 Al2O3 Tác dụng với acid Nhôm dễ dàng khử ion H+ trong các dung dịch HCl và H2SO4loãng tạo thành khí H2: 2Al + 6H+ -> 2 Al^3+ +3H2 Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4đặc, nóng và HNO3loãng hoặc đặc, nóng. Khi tham gia phản ứng, nhôm khử ion S^6+ trong H2SO4hoặc N^5+ trong HNO3 xuống thành số oxy hóa thấp hơn. Nhôm không thể phản ứng trong H2SO4đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa bởi lớp oxide bao bọc bên ngoài (Al2O3). Khi tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng, nhôm khử S^6+ trong H2SO4thành S^4+ trong SO2: 2Al +6H2SO4 ->[t] Al2(SO4)3 +3SO2 +6H2O Khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, nhôm khử N^5+ trong HNO3 thành N^2+ trong NO: Al +4HNO3 ->[t] Al(NO3)3 +NO +2H2O Khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, nhôm khử N^5+ trong HNO3 thành N^4+ trong NO2: Al +6HNO3 ->[t] Al(NO3)3 +3NO2 +3H2O Tác dụng với oxide kim loại Ở nhiệt độ cao, nhôm khử được các ion kim loại hoạt động yếu hơn trở thành các đơn chất kim loại. Phản ứng này được gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm Ở điều kiện thường, nhôm không phản ứng với nước vì có lớp oxide Al2O3 bên ngoài bảo vệ. Nhưng khi phá bỏ lớp oxide (hoặc tạo hỗn hống Al-Hg, vì hỗn hống sẽ ngăn không cho nhôm tác dụng với oxy tạo oxide), nhôm phản ứng ngay với nước giải phóng hydro và năng lượng: 2 Al +6H2O -> 2 Al(OH)3 + 3 H2 Tính chất này có thể dùng để sản xuất hydro, tuy nhiên phản ứng này mau chóng dừng lại vì tạo lớp kết tủa keo lắng xuống, ngăn cản phản ứng xảy ra. Khi ngâm trong dung dịch kiềm đặc, lớp màng này sẽ bị phá hủy theo phản ứng: Al(OH)3 +NaOH -> NaAlO2 + 2H2O Tiếp tục Al lại tác dụng với nước như phản ứng trên. Quá trình này lại diễn ra đến khi Al bị hòa tan hết. Tác dụng với muối Nhôm có thể đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng: 2 Al +3CuSO4 -> 2 Al2(SO4)3 + 3 Cu Lịch sử Tham chiếu đầu tiên tới nhôm (mặc dù không thể chứng minh) là trong Naturalis Historia của Gaius Plinius Secundus (tức Pliny anh): Có một ngày một người thợ vàng ở Roma được phép cho hoàng đế Tiberius xem một chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có màu sáng như bạc. Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim loại từ đất sét thô. Ông cũng cam đoan với hoàng đế rằng chỉ có ông ta và chúa Trời biết cách sản xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú, và như một chuyên gia về tài chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận ngay ra là mọi tài sản vàng, bạc của ông sẽ mất giá trị nếu như người dân bắt đầu sản xuất kim loại màu sáng này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông đã ra lệnh chặt đầu ông ta. Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng các loại muối của kim loại này như là thuốc cẩn màu (nhuộm) và chất làm se vết thương, phèn chua vẫn được sử dụng như chất làm se. Năm 1761 Guyton de Morveau đề xuất cách gọi gốc của phèn chua là alumine. Năm 1808, Humphry Davy xác định được gốc kim loại của phèn chua (alum), mà theo đó ông đặt tên cho nhôm là aluminum. Tên tuổi của Friedrich Wöhler nói chung được gắn liền với việc phân lập nhôm vào năm 1827. Tuy nhiên, kim loại này đã được sản xuất lần đầu tiên trong dạng không nguyên chất hai năm trước bởi nhà vật lý và hóa học Đan Mạch Hans Christian Ørsted. Nhôm được chọn làm chóp cho đài kỷ niệm Washington vào thời gian khi một aoxơ (28,35 g) có giá trị bằng hai lần ngày lương của người lao động. Trước năm 1880, nhôm có giá trị rất cao, hơn cả vàng và bạc. Nguyên do của việc này chính là và thời điểm đó, khoa học chỉ mới có cách tách những mẫu nhôm rất nhỏ. Một vài dẫn chứng cụ thể là việc Napoleon III - tổng thống Pháp cho dùng dụng cụ ăn uống bằng nhôm khi tiếp đón các vị khác quan trọng nhất; vua Đan Mạch đội vương miện bằng nhôm và các quý bà ở Paris thường đeo trang sức và sử dụng ống nhòm bằng nhôm nhằm thể hiện sự giàu có. Charles Martin Hall nhận được bằng sáng chế (số 400655) năm 1886, về quy trình điện phân để sản xuất nhôm. Henri Saint-Claire Deville (Pháp) đã hoàn thiện phương pháp của Wöhler (năm 1846) và thể hiện nó trong cuốn sách năm 1859 với hai cải tiến trong quy trình. Phát minh của quy trình Hall-Héroult năm 1886 đã làm cho việc sản xuất nhôm từ khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nước Đức trở thành nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Tuy nhiên, năm 1942, những nhà máy thủy điện mới như Grand Coulee Dam đã cho phép Mỹ những thứ mà nước Đức quốc xã không thể hy vọng cạnh tranh: khả năng sản xuất đủ nhôm để có thể sản xuất 60.000 máy bay chiến đấu trong bốn năm.. Ứng dụng Kim loại Sản xuất nhôm toàn cầu vào năm 2016 đạt 58,8 triệu tấn (theo hệ đo lường mét khối). Số này vượt qua bất kỳ kim loại nào khác trừ sắt (1.231 triệu tấn). Nhôm hầu như luôn được hợp kim, điều này cải thiện đáng kể tính cơ học của nó, đặc biệt là khi được rèn nhiệt. Ví dụ, các loại bạc nhôm thông thường và lon đựng đồ uống là hợp kim từ 92% đến 99% nhôm. Các tác nhân hợp kim chính là đồng, kẽm, magiê, mangan và silic (ví dụ như duralumin) với mức độ của các kim loại khác là vài phần trăm theo trọng lượng. Nhôm, cả rèn và đúc, đã được hợp kim với mangan, silic, magiê, đồng và kẽm, và còn nhiều hợp kim khác nữa. Ví dụ, gia đình hợp kim Kynal được phát triển bởi công ty hóa chất Anh Quốc Imperial Chemical Industries. Các ứng dụng chính của kim loại nhôm bao gồm: Giao thông (ô tô, máy bay, xe tải, xe lửa, tàu biển, xe đạp, tàu vũ trụ, v.v.). Nhôm được sử dụng vì khối lượng riêng thấp; Đóng gói (lon nhôm, bìa nhôm, khung, v.v.). Nhôm được sử dụng vì nó không độc hại (xem phần dưới đây), không thấm nước và không gây vết thương; Xây dựng và công trình (cửa nhôm xingfa, Cửa sổ, vật liệu bao phủ, dây điện, mái nhà, v.v.). Vì thép rẻ hơn, nhôm được sử dụng khi độ nhẹ, kháng ăn mòn hoặc các tính năng kỹ thuật quan trọng; Các ứng dụng liên quan đến điện (hợp kim dẫn, động cơ và máy phát điện, biến áp, tụ điện, v.v.). Nhôm được sử dụng vì nó tương đối rẻ, dẫn điện tốt, có độ cứng cơ học đủ và khối lượng riêng thấp, cũng như kháng ăn mòn; Một loạt các vật dụng trong gia đình, từ dụng cụ nấu ăn đến nội thất. Sự nhẹ nhàng, diện mạo đẹp, dễ gia công và độ bền là các yếu tố quan trọng khi sử dụng nhôm; Máy móc và thiết bị (thiết bị chế biến, ống, công cụ). Nhôm được sử dụng vì khả năng chống ăn mòn, không cháy và độ cứng cơ học. Vỏ máy tính xách tay di động. Hiện tại ít được sử dụng mà không hợp kim, nhưng nhôm có thể tái chế và nhôm sạch vẫn có giá trị thị trường: ví dụ như vỏ bên ngoài của các thành phần điện tử của laptop MacBook Air, điện thoại thông minh Pixel 5 hoặc đồng hồ thông minh Summit Lite của Montblanc. Hợp chất Hầu hết nhôm oxide (khoảng 90%) được chuyển đổi thành nhôm kim loại. Nhôm oxide có độ cứng cao (độ cứng Mohs 9), nên được sử dụng rộng rãi như một chất mài; và rất bền hóa học, nên hữu ích trong môi trường có tính chất phản ứng cao như đèn natri ánh sáng cao áp. Nhôm oxide thường được sử dụng làm chất xúc tác trong các quy trình công nghiệp; ví dụ quá trình Claus để chuyển đổi hydro sunfur thành lưu huỳnh trong nhà máy lọc dầu và để alkyl hoá amine. Nhiều chất xúc tác công nghiệp được hỗ trợ bằng nhôm oxide, có nghĩa là chất xúc tác đắt tiền được phân tán trên bề mặt của nhôm oxide không hoạt động. Một ứng dụng chính khác của nhôm oxide là làm chất hấp thụ hoặc chất hút. Một số sulfat của nhôm có ứng dụng công nghiệp và thương mại. Aluminium sulfate (dưới dạng hydrat) được sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm. Khoảng hai phần ba được sử dụng trong xử lý nước. Ứng dụng chính tiếp theo là trong sản xuất giấy. Nó cũng được sử dụng làm chất mordant trong quá trình nhuộm, trong việc muối hạt hạt giống, khử mùi dầu khoáng, trong quá trình nhuộm da, và trong sản xuất các hợp chất nhôm khác. Hai loại muối đá, muối đá ammonium và muối đá kali, trước đây được sử dụng làm chất mordant và trong quá trình nhuộm da, nhưng việc sử dụng của chúng đã giảm đáng kể sau khi có sẵn nhôm sulfate tinh khiết cao. Aluminium clorexit không hydrat được sử dụng làm chất xúc tác trong ngành hóa và petro, trong ngành nhuộm và trong quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. Nhôm hydroxyclorexit được sử dụng trong việc làm sạch nước, trong ngành giấy và như chất chống mồ hôi. Natri aluminat được sử dụng trong việc xử lý nước và là một chất tăng tốc quá trình đông cứng của xi măng. Nhiều hợp chất nhôm có ứng dụng đặc biệt, ví dụ: Nhôm acetat trong dung dịch được sử dụng như một chất cái gắt. Nhôm phosphate được sử dụng trong sản xuất kính, gốm sứ, giấy gỗ và sản phẩm giấy, mỹ phẩm, sơn, véc ni và trong chứng nhận. Nhôm hydroxide được sử dụng như một chất trợ tiêu hóa, và chất mordant; nó cũng được sử dụng trong việc lọc nước, sản xuất kính và gốm sứ, và trong việc chống thấm các loại vải. Lithi nhôm hydride là một chất chống oxy hóa mạnh được sử dụng trong hoá học hữu cơ. Hợp chất hữu cơ nhôm được sử dụng như các chất axit Lewis và cộng tác viên. Methylaluminoxane là một cộng tác viên cho quá trình polymerization olefin Ziegler–Natta để sản xuất các polyme vinyl như polyeten. Các ion nhôm trong dung dịch (như sunfat nhôm trong nước) được sử dụng để điều trị chống lại các tác nhân gây bệnh cho cá như Gyrodactylus salaris. Trong nhiều loại vaccine, các muối nhôm cụ thể được sử dụng như một adjuvant miễn dịch (tăng cường phản ứng miễn dịch) để cho phép protein trong vaccine đạt đủ hiệu quả làm kích thích miễn dịch. Cho đến năm 2004, hầu hết các adjuvant được sử dụng trong vaccine đều được gắn nhôm. Sự phổ biến, điều chế Đồng vị bền của nhôm được tạo ra khi hydro hợp hạch với magiê hoặc trong các sao lớn hoặc trong các vụ nổ siêu tân tinh. Mặc dù nhôm là nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất (8,3% theo khối lượng), nó lại hiếm trong dạng tự do và đã từng được cho là kim loại quý có giá trị hơn vàng (Người ta nói rằng Napoleon III của Pháp có các bộ đồ ăn bằng nhôm dự phòng cho những người khách quý nhất của ông. Những người khách khác chỉ có bộ đồ ăn bằng vàng). Vì thế nhôm là kim loại tương đối mới trong công nghiệp và được sản xuất với số lượng công nghiệp chỉ khoảng trên 100 năm. Nhôm khi mới được phát hiện là cực kỳ khó tách ra khỏi các loại đá có chứa nó. Vì toàn bộ nhôm của Trái Đất tồn tại dưới dạng các hợp chất nên nó là kim loại khó nhận được nhất. Lý do là nhôm bị oxy hóa rất nhanh và oxide nhôm là một hợp chất cực kỳ bền vững, không giống như gỉ sắt, nó không bị bong ra. Sự tái chế nhôm từ các phế thải đã trở thành một trong những thành phần quan trọng của công nghiệp luyện nhôm. Việc tái chế đơn giản là nấu chảy kim loại, nó rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất từ quặng. Việc tinh chế nhôm tiêu hao nhiều điện năng; việc tái chế chỉ tiêu hao khoảng 5% năng lượng để sản xuất ra nó trên cùng một khối lượng sản phẩm. Mặc dù cho đến đầu thập niên 1900, việc tái chế nhôm không còn là một lĩnh vực mới. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực hoạt động trầm lắng cho đến tận những năm cuối thập niên 1960 khi sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm để làm vỏ của các loại đồ uống, kể từ đó việc tái chế nhôm được đưa vào trong tầm chú ý của cộng đồng. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm ô tô cũ, cửa và cửa sổ nhôm cũ, các thiết bị gia đình cũ, contenơ và các sản phẩm khác. Nhôm là một kim loại hoạt động và rất khó phân lập nó ra từ quặng, oxide nhôm (Al2O3). Việc khử trực tiếp, ví dụ với cacbon, là không kinh tế vì oxide nhôm có điểm nóng chảy cao (khoảng 2.000 °C). Vì thế, nó được tách ra bằng cách điện phân – oxide nhôm được hòa tan trong cryôlit nóng chảy và sau đó bị khử bởi dòng điện thành nhôm kim loại. Theo công nghệ này, nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp chỉ còn khoảng 950-980 °C. Phương trình để điều chế nhôm là: 2Al2O3 -> 4Al + 3O2 Cryôlit nguyên thủy được tìm thấy như một khoáng chất ở Greenland, nhưng sau đó được thay thế bằng cryôlit tổng hợp. Cryôlit là hỗn hợp của các fluoride nhôm, natri và calci (Na3AlF6). Oxide nhôm trong dạng bột màu trắng thu được từ quặng boxide tinh chế, quặng này có màu đỏ vì chứa khoảng 30-40% oxide sắt. Nó được tinh chế theo công nghệ Bayer. Trước khi có công nghệ này, công nghệ được sử dụng là công nghệ Deville. Công nghệ điện phân thay thế cho công nghệ Wöhler, là công nghệ khử chloride nhôm khan với kali. Các điện cực trong điện phân oxide nhôm làm từ cacbon. Khi quặng bị nóng chảy, các ion của nó chuyển động tự do. Phản ứng tại catốt mang điện âm là: Al3+ + 3e- → Al Ở đây các ion nhôm bị biến đổi (nhận thêm điện tử). Nhôm kim loại sau đó chìm xuống và được đưa ra khỏi lò điện phân. Tại cực dương (anode) oxy dạng khí được tạo thành: 2O2- → O2 + 4e- Cực dương cacbon bị oxy hóa bởi oxy. Cực dương bị hao mòn dần và phải được thay thế thường xuyên, do nó bị tiêu hao do phản ứng: O2 + C → CO2 Ngược lại với anốt, các catốt gần như không bị tiêu hao trong quá trình điện phân do không có oxy ở gần nó. Catốt cacbon được bảo vệ bởi nhôm lỏng trong lò. Các catốt bị ăn mòn chủ yếu là do các phản ứng điện hóa. Sau 5-10 năm, phụ thuộc vào dòng điện sử dụng trong quá trình điện phân, các lò điện phân cần phải sửa chữa toàn bộ do các catốt đã bị ăn mòn hoàn toàn. Điện phân nhôm bằng công nghệ Hall-Héroult tiêu hao nhiều điện năng, nhưng các công nghệ khác luôn luôn có khuyết điểm về mặt kinh tế hay môi trường hơn công nghệ này. Tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng phổ biến là khoảng 14,5-15,5 kWh/kg nhôm được sản xuất. Các lò hiện đại có mức tiêu thụ điện năng khoảng 12,8 kWh/kg. Dòng điện để thực hiện công việc điện phân này đối với các công nghệ cũ là 100.000-200.000 A. Các lò hiện nay làm việc với cường độ dòng điện khoảng 350.000 A. Các lò thử nghiệm làm việc với dòng điện khoảng 500.000 A. Năng lượng điện chiếm khoảng 20-40% trong giá thành của sản xuất nhôm, phụ thuộc vào nơi đặt lò nhôm. Các lò luyện nhôm có xu hướng được đặt ở những khu vực mà nguồn cung cấp điện dồi dào với giá điện rẻ, như Nam Phi, đảo miền nam New Zealand, Úc, Trung Quốc, Trung Đông, Nga và Québec ở Canada. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới (năm 2004). Đồng vị Nhôm có chín đồng vị, số A của chúng từ 23 đến 30. Chỉ có Al-27 (đồng vị ổn định) và Al-26 (đồng vị phóng xạ, t1/2 = 7,2 × 105 năm) tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên Al-27 có sự phổ biến trong tự nhiên là 100%. Al-26 được sản xuất từ argon trong khí quyển do va chạm sinh ra bởi các tia vũ trụ proton. Các đồng vị của nhôm có ứng dụng thực tế trong việc tính tuổi của trầm tích dưới biển, các vết mangan, nước đóng băng, thạch anh trong đá lộ thiên, và các thiên thạch. Tỷ lệ của Al-26 trên beryli-10 được sử dụng để nghiên cứu vai trò của việc chuyển hóa, lắng đọng, lưu trữ trầm tích, thời gian cháy và sự xói mòn trong thang độ thời gian 105 đến 106 năm (về sai số). Al-26 nguồn gốc vũ trụ đầu tiên được sử dụng để nghiên cứu Mặt Trăng và các thiên thạch. Các thành phần của thiên thạch, sau khi thoát khỏi nguồn gốc của chúng, trong khi chu du trong không gian bị tấn công bởi các tia vũ trụ, sinh ra các nguyên tử Al-26. Sau khi rơi xuống Trái Đất, tấm chắn khí quyển đã bảo vệ cho các phần tử này không sinh ra thêm Al-26, và sự phân rã của nó có thể sử dụng để xác định tuổi trên Trái Đất của các thiên thạch này. Các nghiên cứu về thiên thạch cho thấy Al-26 là tương đối phổ biến trong thời gian hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Có thể là năng lượng được giải phóng bởi sự phân rã Al-26 có liên quan đến sự nấu chảy lại và sự sai biệt của một số tiểu hành tinh sau khi chúng hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Cụm Trong tạp chí Science ngày 14 tháng 1 năm 2005 đã thông báo rằng các cụm 13 nguyên tử nhôm (Al13) được tạo ra có tính chất giống như nguyên tử iod; và 14 nguyên tử nhôm (Al14) có tính chất giống như nguyên tử kim loại kiềm thổ. Các nhà nghiên cứu còn liên kết 12 nguyên tử iod với cụm Al13 để tạo ra một lớp mới của pôlyiodide. Sự phát kiến này được thông báo là mở ra khả năng của các đặc tính mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố: "các nguyên tố cụm". Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Shiv N. Khanna (Đại học Virginia Commonwealth) và A. Welford Castleman Jr (Đại học tiểu bang Penn). Cảnh báo Nhôm là một trong ít các nguyên tố phổ biến nhất mà không có chức năng có ích nào cho các cơ thể sống, nhưng có một số người bị dị ứng với nó — họ bị các chứng viêm da do tiếp xúc với các dạng khác nhau của nhôm: các vết ngứa do sử dụng các chất làm se da hay hút mồ hôi (phấn rôm), các rối loạn tiêu hóa và giảm hay mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nấu trong các nồi nhôm, nôn mửa hay các triệu chứng khác của ngộ độc nhôm do ăn (uống) các sản phẩm như Kaopectate® (thuốc chống tiêu chảy), Amphojel® và Maalox® (thuốc chống chua). Đối với những người khác, nhôm không bị coi là chất độc như các kim loại nặng, nhưng có dấu hiệu của ngộ độc nếu nó được hấp thụ nhiều, mặc dù việc sử dụng các đồ nhà bếp bằng nhôm (phổ biến do khả năng chống ăn mòn và dẫn nhiệt tốt) nói chung chưa cho thấy dẫn đến tình trạng ngộ độc nhôm. Việc tiêu thụ qua nhiều các thuốc chống chua chứa các hợp chất nhôm và việc sử dụng quá nhiều các chất hút mồ hôi chứa nhôm có lẽ là nguồn duy nhất sinh ra sự ngộ độc nhôm. Người ta cho rằng nhôm có liên quan đến bệnh Alzheimer, mặc dù các nghiên cứu gần đây đã bị bác bỏ. Cần cẩn thận để không cho nhôm tiếp xúc với một số chất hóa học nào đó có khả năng ăn mòn nó rất nhanh. Ví dụ, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân tiếp xúc với bề mặt của miếng nhôm có thể phá hủy lớp oxide nhôm bảo vệ thông thường có trên bề mặt các tấm nhôm. Trong vài giờ, thậm chí cả một cái xà có cấu trúc nặng nề có thể bị làm yếu đi một cách rõ rệt. Vì lý do này, các loại nhiệt kế thủy ngân không được phép xuất hiện trong nhiều sân bay và hãng hàng không, vì nhôm là thành phần cấu trúc cơ bản của các máy bay. Hóa học Trạng thái oxy hóa 1 AlH được điều chế khi nhôm bị nung nóng ở nhiệt độ 1500 °C trong hiđrô. Al2O được điều chế bằng cách nung nóng oxide thông thường, hoặc Al2O3 với silic ở nhiệt độ 1800 °C trong chân không. Al2S được điều chế bằng cách nung nóng Al2S3 với vỏ nhôm ở nhiệt độ 1300 °C trong chân không. Nó nhanh chóng bị chuyển thành các chất ban đầu. Selenide được điều chế tương tự. AlF, AlCl và AlBr tồn tại trong pha khí khi ba halide được nung nóng cùng với nhôm. Trạng thái oxy hóa 2 Suboxide nhôm, AlO có thể được tồn tại khi bột nhôm cháy trong oxy. Trạng thái oxy hóa 3 Quy tắc Fajans chỉ ra rằng cation hóa trị ba Al3+ là không được mong chờ tìm thấy trong các muối khan hay trong các hợp chất nhị phân như Al2O3. Hiđroxide nhôm là một base yếu và muối nhôm của các acid yếu, chẳng hạn như cacbonat, không thể tạo ra. Muối của các acid mạnh, chẳng hạn như nitrat, là ổn định và hòa tan trong nước, tạo thành các hiđrat với ít nhất sáu phân tử nước kết tinh. Hydride nhôm, (AlH3)n, có thể sản xuất từ trimêthyl nhôm và hiđrô dư thừa. Nó cháy kèm nổ trong không khí. Nó cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của chloride nhôm trên hydride lithi trong dung dịch ête, nhưng không thể cô lập thành dạng tự do từ dung dịch. Carbide nhôm, Al4C3 được sản xuất bằng cách nung nóng hỗn hợp hai nguyên tố trên 1.000 °C. Các tinh thể màu vàng nhạt có cấu trúc lưới phức tạp,và phản ứng với nước hay acid loãng tạo ra mêtan. Axêtylua, Al2(C2)3, được điều chế bằng cách cho axêtylen đi qua nhôm nóng. Nitride nhôm, AlN, có thể được sản xuất từ các nguyên tố ở nhiệt độ 800 °C. Nó bị thủy phân bởi nước tạo ra amonia và hiđroxide nhôm. Phosphide nhôm, AlP, được sản xuất tương tự, và bị thủy phân thành phốtphin (PH3). Oxide nhôm, Al2O3, tìm thấy trong tự nhiên như là corunđum, và có thể điều chế bằng cách đốt nóng nhôm với oxy hay nung nóng hiđroxide, nitrat hoặc sulfat. Như là một loại đá quý, độ cứng của nó chỉ thua có kim cương, nitride bo và cacborunđum. Nó gần như không hòa tan trong nước. Hiđroxide nhôm có thể được điều chế như là một chất kết tủa dạng gelatin bằng cách cho thêm amonia vào trong dung dịch của các muối nhôm. Nó là lưỡng tính, vừa là base yếu vừa là acid yếu, có thể tạo ra các muối aluminat với kim loại kiềm. Nó tồn tại trong các dạng tinh thể khác nhau. Sulfide nhôm, Al2S3, có thể điều chế bằng cách cho sulfide hiđrô đi qua bột nhôm. Nó là một chất đa hình. Fluoride nhôm, AlF3, có thể điều chế bằng cách cho hai nguyên tố tác dụng với nhau hay cho hiđroxide nhôm tác dụng với HF. Nó tạo thành phân tử lớn, bay hơi không qua pha nóng chảy ở nhiệt độ 1.291 °C (thăng hoa). Nó là một chất rất trơ. Các trihalide khác là các chất dime, có cấu trúc cầu nối. Các hợp chất hữu cơ của nhôm có công thức chung AlR3 tồn tại và nếu không phải là các phân tử lớn, thì là các chất dime hay trime. Chúng được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ, ví dụ trimêtyl nhôm. Các chất alumino-hydride của phần lớn các nguyên tố có khả năng tích điện dương đã được biết, trong đó có giá trị nhất là hydride nhôm lithi, Li[AlH4]. Khi bị đốt nóng, nó phân hủy thành nhôm, hiđrô và hydride lithi, nó bị thủy phân trong nước. Nó có nhiều ứng dụng trong hóa hữu cơ. Các alumino-halide [AlR4] có cấu trúc tương tự. Tác động môi trường Các tác động môi trường bao gồm việc xảy ra mức độ cao về nhôm gần các khu vực khai thác; một lượng nhỏ nhôm được thải ra môi trường tại các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc các nhà đốt cháy rác. Nhôm trong không khí được rửa sạch bởi mưa hoặc thường lắng xuống nhưng các hạt nhôm nhỏ vẫn còn trong không khí trong một thời gian dài. Nước mưa có tính axit là yếu tố tự nhiên chủ yếu gây di chuyển nhôm từ nguồn tự nhiên, và cũng là nguyên nhân chính gây tác động môi trường của nhôm; Tuy nhiên, yếu tố chính gây hiện diện nhôm trong nước mặn và nước ngọt là quá trình công nghiệp cũng thải nhôm vào không khí. Trong nước, nhôm hoạt động như một chất độc đối với các sinh vật hô hấp qua mang như cá khi nước có tính axit, trong đó nhôm có thể kết tủa trên màng mang, gây mất các ion trong huyết tương và hemolymph dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình tự điều hòa nước. Các hợp chất hữu cơ của nhôm có thể dễ dàng được hấp thụ và can thiệp vào quá trình chuyển hóa trong động vật và chim, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế. Nhôm là một trong những yếu tố chính làm giảm sự phát triển của cây trên đất axit. Mặc dù nó không gây hại đến sự phát triển cây trên đất có pH trung tính, nhưng trên đất axit, nồng độ các ion nhôm Al3+ độc hại tăng lên và làm xáo trộn sự phát triển và chức năng của rễ. Lúa mì đã phát triển khả năng chịu đựng nhôm, giải phóng các hợp chất hữu cơ kết hợp với các ion nhôm gây hại. Tin rằng cơ chế chịu đựng này cũng tồn tại trong cây ngô. Sản xuất nhôm gặp các thách thức riêng về môi trường ở từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. Thách thức chính là khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các khí này là kết quả từ sự tiêu thụ điện của các nhà luyện kim và các sản phẩm phụ của quá trình chế biến. Các khí mạnh nhất trong số này là perfluorocarbons từ quá trình luyện kim. Sulfur dioxide được thải ra là một trong những chất tiên đồ chính của mưa axit. Quá trình sinh hủy nhôm kim loại rất hiếm; hầu hết các sinh vật gây ăn mòn nhôm không tấn công hoặc tiêu thụ trực tiếp nhôm, mà thay vào đó tạo ra chất thải gây ăn mòn. Nấm Geotrichum candidum có thể tiêu thụ nhôm trong các đĩa CD. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và nấm Cladosporium resinae thường được phát hiện trong bình nhiên liệu máy bay sử dụng nhiên liệu dựa trên ke-rô-xên (không phải avgas), và các nền văn phòng có thể phân hủy nhôm. Chú thích Tham khảo Los Alamos National Laboratory – Aluminum World Wide Words – history of the spelling of aluminum Gitelman, H. J. "Physiology of Aluminum in Man", in Aluminum and Health, CRC Press, 1988, ISBN 0-8247-8026-4, p. 90 Bremner, John Words on Words: A Dictionary for Writers and Others Who Care about Words, pp. 22–23. ISBN 0-231-04493-3. Liên kết ngoài Nhôm Nguyên tố hóa học Nhóm Bo Nhiên liệu tên lửa Chất dẫn điện
5447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n
Nhạc cổ điển
Bài này hàm ý nói về thể loại âm nhạc cổ điển trong văn hoá châu Âu.Về các loại nhạc cổ điển của các nền văn hoá không thuộc châu Âu xin xem bài: Danh sách các loại nhạc cổ điển ngoài châu Âu, hoặc thể loại âm nhạc giai đoạn cuối thế kỷ XVIII xin xem Âm nhạc giai đoạn cổ điển, Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ Xl đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chuẩn chính của loại nhạc truyền thống này được hệ thống hóa giữa những năm 1550 và 1900, gọi là giai đoạn thực hành chung. Nhạc Âu Châu được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ XVI. Ký hiệu âm nhạc ở phương Tây được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng và cách thể hiện chính xác nhất của một đoạn nhạc. Thể loại nhạc này cho phép mọi người có thể biểu diễn tùy hứng và cải biên tự do, mà chúng ta thường xuyên được nghe trong những dòng nhạc nghệ thuật không bắt nguồn từ châu Âu (như trong nhạc Ấn Độ cổ điển và nhạc dân gian của Nhật Bản) và nhạc thị trường. Thuật ngữ "nhạc cổ điển" không xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XIX, khi người ta nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son của Johann Sebastian Bach và Beethoven. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi Từ điển tiếng Anh Oxford là khoảng vào năm 1836. Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau: Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục. Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu. Baroque: khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời. Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ XXI. Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ XX hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển". Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn có thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách. Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. Bản chất của nhạc cổ điển Đặc điểm chính Chất văn học Đặc điểm nổi bật nhất của âm nhạc cổ điển là tác phẩm được ghi lại bằng ký hiệu âm nhạc. Các chất lượng bằng văn bản của âm nhạc thể hiện sự bảo tồn các tác phẩm. Chất kỹ nghệ Việc thực hiện tiết mục âm nhạc cổ điển đòi hỏi một mức độ đáng kể, sự hiểu biết thấu đáo các nguyên tắc âm và hài hòa, kiến thức thực hành hiệu suất, và quen thuộc với phong cách, nhà soạn nhạc là trong số các kỹ năng cần thiết nhất cho các nhạc sĩ được đào tạo. Chất nghệ thuật Âm nhạc là một nghệ thuật, có thể nói âm nhạc cổ điển là nghệ thuật âm nhạc phát triển sớm ở châu Âu và có sức ảnh hưởng đến nhân loại; trong âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ đã gửi tâm tư, ý nguyện của mình trong các giai điệu, lời ca và một phần rõ rệt nữa là đã thể hiện được ranh giới giữa các giai đoạn phát triển trong âm nhạc cổ điển nói riêng và sự liên quan với lịch sử châu Âu nói chung. Tính phát triển Đã quá rõ ràng để thấy được sự phát triển của âm nhạc cổ điển, đó là sự phát triển lên một cấp bậc mới qua các giai đoạn; tại thời kì chuyển giao chúng ta thấy được sự phát triển, thay thế các nhạc cụ; sự phát triển, thay thế các thể loại nhằm mục đích làm mới hơn và phù hợp với thời kì lịch sử đương thời. Tính xã hội Nghệ thuật do con người tạo nên, do vậy nghệ thuật cũng đáp ứng cho nhu cầu con người mà con người làm nên xã hội nên nghệ thuật cũng có tính xã hội trong đó. Chúng ta đã được biết về lịch sử phát triển của châu Âu vì vậy âm nhạc cổ điển cũng dựa trên đó mà phát triển theo nên trong âm nhạc cổ điển cũng thể hiện những đặc trưng của từng mốc giai đoạn lịch sử. Gốc thương mại Âm nhạc cổ điển cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngành công nghiệp âm nhạc được thể hiện qua các hình thức giải trí. Như chúng ta đã biết việc hằng năm các ca sĩ, nghệ sĩ tung các sản phẩm của mình ra thị trường dưới các hình thức như băng đĩa nhạc, các buổi hòa nhạc góp phần không nhỏ cho vấn đề tài chính. Gốc giáo dục Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện trong các ấn phẩm của ngành giáo dục, các sách báo tạp chí về âm nhạc và đồng thời cũng là những bài tập vỡ lòng khi bước chân vào thế giới âm nhạc; từ thời cổ điển cho đến thời lãng mạn đã thể hiện điều đó. Nhạc cổ điển theo nghĩa "âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển" Bài chính: Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển Trong lịch sử âm nhạc, thuật ngữ nhạc cổ điển còn có một nghĩa ít khi dùng để chỉ âm nhạc thuộc giai đoạn trong lịch sử âm nhạc tính từ thời Carl Philipp Emanuel Bach cho đến Beethoven—tính ra khoảng từ 1730–1820. Khi dùng theo nghĩa này, thông thường hai chữ c và đ trong nhạc cổ điển được viết hoa để tránh nhầm lẫn. Nhạc cụ diễn tấu Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ để diễn tấu thường có số lượng lớn và rất phong phú. Danh sách dưới đây chỉ nêu nhữnng nhạc cụ trong Dàn nhạc giao hưởng. Người diễn xuất Nhạc trưởng Nhạc công ca sĩ Các nhà soạn nhạc cổ điển Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Không phải tất cả các nhà soạn nhạc đều có thể xếp vào một giai đoạn vì các nhạc sĩ hoạt động ở cuối một thời kì âm nhạc thì cũng hoạt động vào đầu thời kì âm nhạc tiếp theo. Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển Thuật ngữ nhạc cổ điển Về các thuật ngữ trong âm nhạc cổ điển phương Tây, xin đọc: Từ vựng âm nhạc phương Tây Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc Xem thêm Nhạc phim Nhạc điện tử nghệ thuật Nhạc cổ điển Ấn Độ Nhạc trò chơi điện tử Tham khảo Sách tham khảo Everett, Walter (1997). "Swallowed by a Song: Paul Simon's Crisis of Chromaticism", Understanding Rock: Essays in Musical Analysis. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-510004-2. Middleton, Richard (1990/2002). Studying Popular Music. Philadelphia: Open University Press. ISBN 0-335-15275-9. Becker, Judith (1969). "The Anatomy of a Mode", Ethnomusicology 13, no.2:267-79. Liên kết ngoài Tiếng Anh ClassicalArchives Mutopiaproject.org  – bản nhạc miễn phí dùng dạng PDF và Lilypond Danh sách các bản nhạc cổ điển (tải về được) Tiếng Việt Nhaccodien.info - Trang thông tin về âm nhạc cổ điển bằng tiếng Việt "Nhạc cổ điển là gì?" - Bài giảng của Leonard Bernstein (Phụ đề tiếng Việt) Bài cơ bản dài trung bình Âm nhạc châu Âu Bài cơ bản sơ khai Lịch sử âm nhạc
5452
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Taniyama%E2%80%93Shimura
Định lý Taniyama–Shimura
Định lý Taniyama–Shimura là một định lý xây dựng một mối liên hệ quan trọng giữa các đường cong elip, một khái niệm trong hình học đại số và các dạng modular, là các hàm holomorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor hoàn chỉnh. Việc Andrew Wiles hoàn tất chứng minh định lý Taniyama-Shimura trực tiếp dẫn đến chứng minh định lý lớn Fermat nổi tiếng của Pierre de Fermat. Nếu p là một số nguyên tố và E là một đường cong elip trên tập Q, tập số hữu tỉ, ta có thể rút gọn phương trình xác định E modulo p với mọi giá trị của p. Nhưng nếu với giá trị của p hữu hạn, ta có thể tìm được một đường cong elip trên trường hữu hạn với phần tử. Khi đó dãy: là một bất biến quan trọng của đường cong elip E. Mọi dạng modular đều phát triển thành một dãy số bằng biến đổi Fourier. Một đường cong elip có dãy số thích hợp với một dạng modular thì được gọi là modular. Định lý Taniyama–Shimura phát biểu như sau: Mọi đường cong elip trên tập Q đều là modular Xem thêm Đường cong elip Dạng modular Tham khảo Đại số tô pô Toán học tô pô Đường cong elip Lý thuyết số Taniyama Taniyama-Shimura, Định lý
5453
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%20Euler
Công thức Euler
Công thức Euler là một công thức toán học trong ngành giải tích phức, được xây dựng bởi nhà toán học người Thụy Sĩ Leonhard Euler. Công thức chỉ ra mối liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức. Cụ thể, với mọi số thực x, ta có: Ở đây e là cơ số logarit tự nhiên, i là đơn vị của số phức, và cos và sin lần lượt là các hàm số lượng giác cosin và sin. Học sinh Anh, Mỹ còn viết là cis x vì các chữ cái c, i, s nhắc nhở đến cos, i, sin. Khai triển từ công thức trên, các hàm số: và: có thể được viết dưới dạng sau: Trường hợp đặc biệt: khi: , ta có:, từ đó dẫn đến công thức rút gọn nổi tiếng: Chứng minh Bằng cách sử dụng chuỗi Taylor Sau đây là một cách chứng minh công thức Euler bằng cách sử dụng khai triển chuỗi Taylor cũng như các tính chất cơ bản về lũy thừa của số i: Các hàm ex, cos(x) và sin(x) (với giả sử x là số thực) có thể được viết như sau: Do bán kính hội tụ của mỗi chuỗi nêu trên là vô hạn, chúng ta có thể thay thế x bởi iz, với z là số phức. Khi đó: Việc sắp xếp lại các số hạng là thích hợp do mỗi chuỗi đều là chuỗi hội tụ tuyệt đối. Lấy z = x là một số thực sẽ dẫn đến đẳng thức nguyên thủy mà Euler đã khám phá ra. Bằng cách sử dụng phép tính vi tích phân Xét hàm số xác định bởi: Ta sẽ chứng minh rằng khác 0 với mọi x Thật vậy; giả sử thì ; do đó ; vậy (vô lý) Do đó mẫu của: khác 0 Bây giờ tính đạo hàm của: theo quy tắc chia; dễ thấy Vì vậy: phải là hàm hằng; có nghĩa là với mọi: thì Bây giờ cho: ta thấy:; do đó: vậy Bằng cách sử dụng phương trình vi phân thường Xét hàm số xác định bởi Chú ý rằng là hằng số, đạo hàm bậc nhất và bậc hai của sẽ là do theo định nghĩa. Từ đó chúng ta xây dựng phương trình vi phân thường tuyến tính có bậc 2 như sau: hay Đây là một phương trình vi phân thường bậc 2, do đó nó sẽ có hai nghiệm độc lập tuyến tính là: Cả và đều là các hàm số thực có đạo hàm bậc hai đồng nhất với giá trị âm của chính nó. Ngoài ra, bất kỳ một tổ hợp tuyến tính nào của các nghiệm của một phương trình vi phân thuần nhất cũng sẽ lại là một nghiệm của nó. Do vậy, nghiệm tổng quát của phương trình vi phân đã nêu là {| | | |- | | |} với mọi hằng số và Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của các hằng số này đều thỏa mãn điều kiện ban đầu của hàm : . Các điều kiện ban đầu giống nhau này (áp dụng cho nghiệm tổng quát) sẽ dẫn đến kết quả sau Từ đó cho và sau cùng là Xem thêm Đơn vị ảo Hàm mũ với số phức Liên kết ngoài Elements ò Algebra Số phức Giải tích phức Khái niệm toán học mang tên Euler E (hằng số toán học) pl:Wzór Eulera#Tożsamość Eulera
5454
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n%20Giang
Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1. Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền,sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp. Phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Năm 2018, Tiền Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 14 về dân số, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 32 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 45 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.772.785 người dân, GRDP của tỉnh năm 2021 đạt 100.315 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 56,4 triệu đồng (tương đương 2.405 USD). Địa lý Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ địa lý 105°49'07" đến 106°48'06" kinh độ Đông và 10°12'20" đến 10°35'26" vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long Phía bắc giáp tỉnh Long An. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền (một nhánh của sông Cửu Long) với chiều dài 120 km, kéo dài đến các cửa biển đổ vào Biển Đông. Nhờ vị trí thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Đồng thời giúp Tiền Giang trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực Tây Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp và cửa Tiểu, cửa Đại thuộc hệ thống sông Tiền. Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu,... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá. Điều kiện tự nhiên Địa hình Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 mét so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 mét đến 1,1 mét. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1 mét nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh. Thổ nhưỡng Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn,... Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27oC - 27,9oC. Với 2 mùa rõ rệch là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Khoáng sản Tiền Giang là tỉnh có nhiều trữ lượng về khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu là than bùn, sét, trữ lượng cát trên sông, và trữ lượng nước ngầm,...Trong đó, các mỏ than bùn bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0-0,7 mét, trung bình là 0,3 mét. Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dày 0,2 - 3 mét, phân bố trên diện tích 2 – 3 km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 – 17 km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9 mét, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Nước dưới đất trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với quy mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Thủy văn Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km ngang qua lãnh thổ Tiền Giang. Sông Vàm Cỏ Tây là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua, là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là một tuyến xâm nhập mặn chính từ biển vào. Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30 km/h, tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, lớn nhất lên đến 1,2 m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s. Rừng Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng diện tích đất có rừng 2.426,8 ha; tỷ lệ che phủ rừng là 0,9%. Đất rừng thuộc địa bàn các huyện: Gò Công Đông (518,6 ha), Tân Phú Đông (846,8 ha), Tân Phước (1.061,4 ha). Diện tích rừng trồng lại là 2.363,5 ha. Danh sách cù lao trên sông của Tiền Giang Từ tây sang đông, hướng thượng lưu chảy xuống hạ lưu sông Tiền có các cù lao: Cù lao Tân Phong Cù lao Ngũ Hiệp Cồn Tròn Cồn Long Đức Cù lao Thới Sơn Cù lao Tân Long Cù lao Lợi Quan Cù lao Tân Thạnh Cồn Thới Trung (chưa phân định với Bến Tre) và một số cù lao nhỏ khác. Danh sách cù lao ven biển của Tiền Giang Cồn Ông Mão Cồn Vạn Liễu Cồn Vượt Cồn Ngang Cồn Cống Nhiều cù lao ven biển đã trở thành bãi bồi. Hành chính Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 8 thị trấn, 22 phường và 142 xã. {| class="wikitable" style="font-size:90%; width:100%; border:0; text-align: center; line-height:120%;" |- ! style="background:#e5e4e2; color:#0047ab; height:17px; "| Ðơn vị hành chính cấp huyện ! style="background: #96c; color:#7fffd4;" | Thành phố Mỹ Tho ! style="background: #96c; color:#7fffd4;" | Thị xã Cai Lậy ! style="background: #96c; color:#7fffd4;" | Thị xã Gò Công ! style="background: #96c; color:#7fffd4;" | Huyện Cái Bè ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Cai Lậy ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Châu Thành ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Chợ Gạo ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Gò Công Đông ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Gò Công Tây ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Tân Phú Đông ! style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Tân Phước |- ! style="background:#9cc; color:navy; "| Diện tích (km²) | style="background: beige; color:#000;"| 81,54 | style="background: beige; color:#000;"| 140,19 | style="background: beige; color:#000;"| 101,99 | style="background: beige; color:#000;"| 420,90 | style="background: beige; color:#000;"| 295,00 | style="background: beige; color:#000;"| 229,91 | style="background: beige; color:#000;"| 229,43 | style="background: beige; color:#000;"| 267,68 | style="background: beige; color:#000;"| 180,17 | style="background: beige; color:#000;"| 222,11 | style="background: beige; color:#000;"| 333,22 |- ! style="background:#9cc; color:navy; height:16px; "| Dân số (người) | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 228.109 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 143.050 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 99.657 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 291.627 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 242.757 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 265.112 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 186.803 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 142.797 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 131.252 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 42.926 | style="background: #ACE1AF; color: black; " | 57.561 |- ! style="background:#9cc; color:navy; "| Mật độ dân số (người/km²) | style="background:#ccf; color:#000;"| 2.798 | style="background:#ccf; color:#000;"| 1.020 | style="background:#ccf; color:#000;"| 974 | style="background:#ccf; color:#000;"| 693 | style="background:#ccf; color:#000;"| 823 | style="background:#ccf; color:#000;"| 1.153 | style="background:#ccf; color:#000;"| 814 | style="background:#ccf; color:#000;"| 533 | style="background:#ccf; color:#000;"| 728 | style="background:#ccf; color:#000;"| 193 | style="background:#ccf; color:#000;"| 173 |- ! style="background:#9cc; color:navy; "| Số đơn vị hành chính | style="background: lavender; color:#000;"| 11 phường, 6 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 6 phường, 10 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 5 phường, 7 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 24 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 15 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 22 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 18 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 11 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 12 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 6 xã | style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 11 xã |- ! style="background:#9cc; color:navy; "| Năm thành lập | style="background: beige; color:#000;"|1967 | style="background: beige; color:#000;"|2013 | style="background: beige; color:#000;"|1987 | style="background: beige; color:#000;"|1912 | style="background: beige; color:#000;"|1904 | style="background: beige; color:#000;"|1912 | style="background: beige; color:#000;"|1912 | style="background: beige; color:#000;"|1979 | style="background: beige; color:#000;"|1979 | style="background: beige; color:#000;"|2008 | style="background: beige; color:#000;"|1994 |- !style= "background: #9cc; color: navy; height:15px; "|Loại đô thị |style= "background: beige; color: #000;"| I |style="background: beige; color: #000;" |III |style= "background: beige; color: #000;"| III |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| V |style= "background: beige; color: #000;"| |style= "background: beige; color: #000;"| V |- | colspan="14" style="text-align: center; font-size:90%;"|Nguồn: Website tỉnh Tiền Giang |} Lịch sử Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũ. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm cả vùng Gò Công. Tên gọi cũ của tỉnh trước năm 1976 là Định Tường. Tỉnh Định Tường thời Nhà Nguyễn Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nhà Nguyễn đổi tên huyện Kiến Khang thành huyện Kiến An thuộc trấn Định Tường, đến năm 1808 thăng huyện Kiến An thành phủ Kiến An với 3 huyện mới (trước là tổng) là: Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng. Tỉnh Định Tường (chữ Hán: 定祥(省)) được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh). Lập thêm huyện Tân Hòa thuộc phủ Kiến An, tách từ đất huyện Kiến Hòa. Năm 1833, tỉnh thành Định Tường (nay là thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) thất thủ vào tay Lê Văn Khôi, Nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp và lấy lại được thành. Năm Minh Mạng 19 (1838), Lập một phủ mới mang tên Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường. Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), Thiệu Trị cắt huyện Tân Hòa từ phủ Kiến An, nhập sang tỉnh Gia Định. Thời vua Tự Đức (1847-1862), tỉnh Định Tường gồm 2 phủ với 4 huyện: Kiến Hưng, Kiến Hòa (phủ Kiến An), Kiến Đăng, Kiến Phong (phủ Kiến Tường). Tỉnh thành Định Tường ban đầu là đồn Trấn Định ở thôn Tân Lý Tây giồng Kiên Định huyện Kiến Khang (tức thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, đến thời Gia Long thì chuyển đến thôn Mỹ Chánh huyện Kiến Hòa, năm Minh Mạng thứ 7, rời về địa phận 2 thôn Điều Hòa và Bình Biên huyện Kiến Hưng. Phủ Kiến An: lỵ sở nằm ở vị trí là đồn Trấn Định cũ tại thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, dựng năm 1833. Huyện Kiến Hưng nguyên là tổng cùng tên sau được nâng thành huyện, gồm 5 tổng với 75 thôn, phía Đông giáp huyện Kiến Hòa, phía Tây giáp huyện Kiến Đăng, phía Nam giáp huyên Bảo Hựu tỉnh Vĩnh Long Nhà Nguyễn, phía Bắc giáp 2 huyện Cửu An (phủ Tân An) và Quang Hóa (phủ Tây Ninh) tỉnh Gia Định Nhà Nguyễn. Đất huyện Kiến Hưng nay có thể là các phần phía Tây và trung tâm của 2 tỉnh Tiền Giang (thành phố Mỹ Tho,...) và Bến Tre, phía Bắc giáp với thành phố Tân An tỉnh Long An (vùng đất huyện Cửu An phủ Tân An tỉnh Gia Định xưa). Huyện Kiến Hưng, năm 1863, có 5 tổng: Hưng Trị (có 19 thôn), Hưng Bình (có 16 thôn), Hưng Nhơn (có 13 thôn), Hưng Nhượng (có 14 thôn). Trương Vĩnh Ký nói về hành chính Nam Kỳ Lục tỉnh thì có chép: "Huyện Kiến Hưng, (giồng Trấn-định)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng giồng (tức cù lao) Trấn Định). Huyện Kiến Hòa (trước là tổng Kiến Hòa), ban đầu gồm 9 tổng (sau tách 4 tổng để lập huyện Tân Hòa) còn lại 5 tổng với 82 thôn, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng, phía Nam giáp huyện Bảo Hựu của Vĩnh Long, phía Bắc giáp 2 huyện Tân Thịnh và Tân Hòa của phủ Hòa Thịnh tỉnh Gia Định (Tân Thịnh, Tân Hòa từng thuộc Định Tường), phía Đông giáp Biển Đông. Đất huyện Kiến Hòa nay có thể là phần đất phía Đông ven biển của 2 tỉnh Tiền Giang (các huyện thị Gò Công, Gò Công Đông, Gò Công Tây,...) và Bến Tre (huyện Bình Đại,...). Huyện Kiến Hòa đặt tại thôn Tân Hoá (Chợ Gạo), năm 1863, có 5 tổng: Thạnh Phong (có 17 thôn), Thạnh Quơn (có 15 thôn), Hòa Hảo (có 13 thôn), Hòa Quới (có 20 thôn), Hòa Thinh (có 19 thôn). Trương Vĩnh Ký về Basse-Cochinchine thì có chép: "Huyện Kiến Hòa, (Chợ-gạo)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Chợ Gạo). Phủ Kiến Tường: lỵ sở ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh) huyện Kiến Phong từ năm 1838. Huyện Kiến Phong tách từ huyện Kiến Đăng ra, gồm 4 tổng với 36 thôn, phía Tây giáp phủ Ba Nam (Ba Phnom) của nước Cao Miên, phía Nam giáp 2 tỉnh An Giang Nhà Nguyễn và Vĩnh Long Nhà Nguyễn, phía Bắc giáp huyện Kiến Hưng, phía Đông giáp huyện Kiến Đăng. Đất huyện Kiến Phong nay là phần phía Bắc tỉnh Đồng Tháp (Hồng Ngự, Tân Hồng,...), theo bản đồ hiện đại thì phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng Campuchia (tức vùng đất phủ Ba Nam xưa), phía Tây và Tây Nam giáp phần đất tỉnh An Giang xưa (nay là tỉnh An Giang). Huyện Kiến Phong đặt tại thôn Mỹ Trà (có thời gian rời tạm ra thôn Mỹ Luông (nay thuộc An Giang)), năm 1863, có 4 tổng: Phong Hòa (có 9 thôn), Phong Phú (có 9 thôn), Phong Thạnh (có 12 thôn), Phong Nẫm (có 8 thôn). Trương Vĩnh Ký chép: "Huyện Kiến Phong, (Cái-bè)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Cái Bè). Huyện Kiến Đăng (trước là tổng Kiến Đăng), gồm 5 tổng với 51 thôn, phía Tây giáp huyện Kiến Phong, phía Nam giáp huyện Bảo Hựu tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp rừng chằm (rừng tràm nguyên sinh rậm rạp), phía Đông giáp huyện Kiến Hưng. Đất huyện Kiến Đăng nay là phần phía Nam tỉnh Đồng Tháp (Cao Lãnh, Tháp Mười,...) và phía Đông tỉnh Tiền Giang (Cai Lậy,...), phía Bắc là huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (vùng "rừng chằm" theo Đại Nam nhất thống chí). Huyện Kiến Đăng đặt tại Cai Lậy (có thời gian rời tạm ra Cái Bè), năm 1863, có 5 tổng: Lợi Trinh (có 11 thôn), Lợi Trường (có 11 thôn), Lợi Mỹ (có 11 thôn), Lợi Thuận (có 13 thôn), Lợi Thạnh. Trương Vĩnh Ký chép: "Huyện Kiến Đăng, (Cai-lậy)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Cai Lậy). Theo thống kê đầy đủ, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, gồm 2 phủ trực thuộc như sau: Phủ Kiến An: phủ lỵ đặt ở Mỹ Tho. Huyện Kiến Hưng: huyện lỵ đặt ở thôn Tân Hiệp, gồm 5 tổng: Hưng Long (16 thôn), Hưng Bình (16 thôn), Hưng Nhượng (14 thôn), Hưng Trị (19 thôn), Hưng Nhơn (13 thôn). Có các chợ: Mỹ Tho, Bình Tạo, Điều Hòa, Trung Lương, Vĩnh Kim Đông, Thuộc Nhiêu, Tân Dinh, Phú Mỹ, Bàu Xiêm, Kiến AnHuyện Kiến Hòa: huyện lỵ ở thôn Tân Hòa, gồm 5 tổng: Hòa Qưới (20 thôn), Hòa Thinh (19 thôn), Hòa Hảo (13 thôn), Thạnh Phong (17 thôn), Thạnh Qươn (15 thôn) Phủ Kiến Tường: phủ lỵ đặt ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh). Huyện Kiến Phong: huyện lỵ ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh), nay tạm đặt ở Mỹ Luông, gồm 4 tổng: Phong Thạnh (12 thôn), Phong Nẫm (8 thôn), Phong Phú (9 thôn), Phong Hòa (9 thôn). Có các chợ: Mỹ Luông, Trà Luộc, Cao Lãnh, Hiệp ÂnHuyện Kiến Đăng: huyện lỵ ở Cai Lậy, nay tạm đặt ở Cái Bè, gồm 5 tổng: Lợi Trinh (11 thôn), Lợi Trường (11 thôn), Lợi Thuận (13 thôn), Lợi Thạnh (11 thôn), Lợi Mỹ (11 thôn). Có các chợ: Cái Bè, Ca Công, Cai Lậy, Hội Sơn, Cái Lá, Kim Sơn, Trà Luộc. Thời Pháp thuộc Năm 1859, Pháp xâm chiếm thành Gia Định. Năm 1861, Pháp đánh chiếm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp đô hộ. Năm 1863, thực dân Pháp đặt viên chức cai trị, song vẫn giữ phân ranh hành chính cũ của tỉnh Định Tường. Năm 1869, sau 2 năm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), Pháp còn giữ 6 tỉnh nhưng chia cắt lại các phủ huyện lệ thuộc. Như tỉnh Định Tường đổi là tỉnh Mỹ Tho và coi 4 hạt (inspection''): Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng cũ), Chợ Gạo (huyện Kiến Hòa cũ), Bến Tre (phủ Hoằng Trị trực thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ), Cai Lậy (huyện Kiến Đăng cũ). Còn hạt Cần Lố (huyện Kiến Phong cũ) thì lại chuyển sang cho tỉnh Vĩnh Long cai quản. Từ năm 1872, thực dân Pháp bỏ hẳn cả hệ thống hành chính lục tỉnh và phủ huyện cũ. Nam Kỳ được chia thành 18 hạt và 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn). Địa bàn tỉnh Định Tường chia ra cho 5 hạt: toàn hạt Mỹ Tho (nằm trên 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ), một nửa Đồng Tháp Mười cho hạt Tân An (lấy đất tổng Hưng Long của huyện Kiến Hưng cũ), nửa còn lại (huyện Kiến Phong cũ) chia nhau cho 3 hạt Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường chính thức bị Pháp giải thể: Hạt Mỹ Tho: gồm 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ. Hạt lỵ đặt tại Mỹ Tho (địa phận hai làng Điều Hòa và Bình Tạo); Hạt Châu Đốc: lấy phần đất 3 làng An Bình, An Long và Tân Thạnh thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong. Phần đất này nằm ở phía tây bắc Đồng Tháp Mười, sau gọi là tổng An Phước thuộc hạt Châu Đốc. Hạt Long Xuyên: lấy địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh của tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng thuộc hạt Long Xuyên. Hạt Sa Đéc: lấy địa phận các làng Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Nhị Mỹ, Phong Mỹ (trước đây thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong) để lập tổng mới cũng lấy tên là tổng Phong Thạnh. Lại lấy địa phận các làng Mỹ Long, Bình Hàng Tây (nguyên thuộc tổng Phong Phú, huyện Kiến Phong) để lập tổg mới gọi là tổng Phong Nẫm. Hai tổng Phong Thạnh (mới) và Phong Nẫm đều thuộc về hạt Sa Đéc. Hạt Tân An: lấy địa phận tổng Hưng Long thuộc huyện Kiến Hưng để lập hai tổng mới là Hưng Long và Mộc Hóa. Tổng Mộc Hóa gồm cả vùng rộng lớn nằm hai bên sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn là địa phận tổng Hưng Long cũ, tả ngạn là địa phận tổng Mộc Hóa nguyên thuộc huyện Quang Hóa, tỉnh Gia Định. Hai tổng mới Hưng Long và Mộc Hóa đều thuộc về hạt Tân An. Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh Định Tường cũ chia ra thành 5 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Tân An, tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Sa Đéc. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956. Tỉnh Định Tường thời Việt Nam Cộng hòa Tỉnh Định Tường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là "Mỹ Tho", về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành. Định Tường là một trong 22 tỉnh của Nam Phần lúc đó. Tỉnh Định Tường bắc giáp tỉnh Kiến Tường, đông bắc giáp tỉnh Long An, đông giáp tỉnh Gò Công, tây nam và nam giáp hai tỉnh Vĩnh Long và Kiến Hòa, tây giáp tỉnh và Kiến Phong, tây nam giáp tỉnh Sa Đéc khi tỉnh này được tái lập. Ranh giới phía nam của tỉnh Định Tường là sông Tiền Giang (đoạn này còn gọi là sông Mỹ Tho). Định Tường có diện tích khoảng 1.900 km². Dân số năm 1965 là 514.146 người. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, bao gồm 7 quận ban đầu: Quận Bến Tranh gồm 2 tổng: Hưng Nhơn và Thạnh Qươn. Quận lỵ: xã Lương Hòa Lạc; Quận Cai Lậy gồm 3 tổng: Lợi Hòa, Lợi Trinh và Lợi Thuận. Quận lỵ: xã Thanh Hòa; Quận Cái Bè gồm 2 tổng: Phong Hòa và Phong Phú. Quận lỵ: xã Đông Hòa Hiệp; Quận Châu Thành gồm 2 tổng: Thuận Bình và Thuận Trị. Quận lỵ: xã Điều Hòa; Quận Chợ Gạo gồm 2 tổng: Hòa Hảo và Thạnh Phong. Quận lỵ: xã Bình Phan; Quận Gò Công gồm 2 tổng: Hòa Lạc Thượng và Hòa Lạc Hạ. Quận lỵ: xã Long Thuận; Quận Hòa Đồng gồm 3 tổng: Hòa Đồng Hạ, Hòa Đồng Trung và Hòa Đồng Thượng. Quận lỵ: xã Đồng Sơn. Trong đó, các quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Chợ Gạo trước năm 1956 cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho cũ. Riêng 2 quận Gò Công và Hòa Đồng lại thuộc tỉnh Gò Công cũ, đặc biệt quận Gò Công lúc bấy giờ chính là quận Châu Thành của tỉnh Gò Công trước đây. Ngày 5 tháng 12 năm 1957, dời quận lỵ quận Bến Tranh từ xã Lương Hòa Lạc đến xã Tân Hiệp. Ngày 8 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, đồng thời dời quận lỵ từ xã Điều Hòa tới xã Long Định. Ngày 9 tháng 8 năm 1961, tách đất quận Cái Bè lập quận mới Giáo Đức, quận lỵ tại xã An Hữu, gồm 2 tổng: Phong Phú với 5 xã; An Phú (mới lập) với 5 xã. Quận Cái Bè đổi tên thành quận Sùng Hiếu. Quận Cai Lậy đổi tên thành quận Khiêm Ích. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tỉnh lỵ đặt tại Gò Công, gồm 2 quận: Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng, 31 xã. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên gọi tỉnh Định Tường cho vùng đất này đến năm 1975. Ngày 23 tháng 5 năm 1964 chia quận Long Định thành 2 quận: Châu Thành và Long Định. Quận Châu Thành, quận lỵ tại xã Trung An, có 2 tổng: tổng Thuận Trị với 6 xã; tổng Thuận Hòa (mới lập) với 6 xã. Quận Long Định, quận lỵ dời về xã Vĩnh Kim, có 2 tổng: tổng Thuận Bình với 7 xã; tổng Lợi Trường với 7 xã. Ngày 10 tháng 11 năm 1964, đổi lại tên quận Sùng Hiếu thành quận Cái Bè, quận Khiếm Ích thành quận Cai Lậy như cũ. Sau năm 1965 các tổng giải thể, các xã trực thuộc các quận. Ngày 24 tháng 3 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Long Định (tỉnh Định Tường) thành quận Sầm Giang. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thuộc quận Châu Thành thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công là ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 12 tháng 7 năm 1974, lập quận mới Hậu Đức thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ tại Thiên Hộ, xã Hậu Mỹ trở thành một phần của quận Hậu Đức, do tách một phần đất của các quận Cái Bè, Giáo Đức, Cai Lậy cùng tỉnh Định Tường, quận Kiến Bình (tỉnh Kiến Tường) và của quận Mỹ An (tỉnh Kiến Phong). Các đơn vị hành chính của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên cũ là tỉnh Mỹ Tho. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Định Tường sáp nhập với tỉnh Gò Công và thị xã Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền Giang đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Tỉnh Tiền Giang gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 5 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, vốn được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang vào năm 1976. Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh. Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT về việc thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở một phần diện tích, dân số của huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Trước năm 1994, tỉnh Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây. Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68-CP về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích 32.991,44 hécta; nhân khẩu 42.031. Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh của huyện Gò Công Tây và toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân của huyện Gò Công Đông. Huyện Tân Phú Đông có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh. Ngày 7 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II. Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây; 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 130/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngày 05 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Tiền Giang có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện như hiện nay. Kinh tế Trong 6 tháng đầu năm 2012, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 8.232 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 2 năm trước liền kề. So với 6 tháng đầu năm 2011, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 5,6%, trong đó nông nghiệp tăng 6,2%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,1%, tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,9%, trong đó công nghiệp tăng 18,1%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 10,4%, tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tỷ trọng nông nghiệp giảm. Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,3%, khu vực dịch vụ chiếm 26,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 4.126 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Tính đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 19.546 tỷ đồng, tăng 2.301 tỷ đồng so đầu năm và tăng 21,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay là 16.039 tỷ đồng giảm 37 tỷ so đầu năm và tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.552 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu 6 tháng qua có xu hướng tăng lên, tăng 421 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 3,7% trong tổng dư nợ. Uớc đạt trong 6 tháng đầu năm 2012, Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6.208,8 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch, bằng 98,9% so cùng kỳ. Vốn khu vực Nhà nước 953,6 tỷ đồng, chiếm 15,2% trong tổng vốn đầu tư, khu vực ngoài Nhà nước 4.660,6 tỷ đồng, tăng 9,5%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 594,6 tỷ đồng, bằng 60,1% so cùng kỳ. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 742,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 88,6 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng số, vốn ngân sách địa phương 731 tỷ đồng, chiếm 88,1%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 7 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 152,6 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2012, Tỉnh có 165 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký là 393,9 tỷ đồng, giảm 27% về số doanh nghiệp và giảm 51,8% về lượng vốn đăng ký. Ngoài ra, còn có 90 doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung thêm là 1.495,2 tỷ đồng và 321 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 4.112 doanh nghiệp, trong đó có 2.793 doanh nghiệp đang hoạt động, 207 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động, 159 doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể 121, doanh nghiệp không tìm thấy, không xác minh 166, doanh nghiệp thuộc đối tượng khác 666. Tổng số hợp tác xã hiện có trên địa bàn tỉnh là 104 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã. Trong sáu tháng đầu năm 2012, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện được 15.438 tỷ đồng, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng 16,7% so cùng kỳ. Xuất khẩu hàng hóa không được thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 360 triệu USD, đạt 41,9% kế hoạch. Hàng thủy sản xuất 60.476,8 tấn tăng 13,4%, về trị giá tương đương 159,8 triệu USD tăng 7,2% so cùng kỳ. Hàng rau quả xuất 3.345 tấn giảm 30,3%, về trị giá đạt 3,7 triệu USD chỉ bằng 64,6% so cùng kỳ. Xuất khẩu Gạo đạt được 89.592 tấn bằng 63,8% so cùng kỳ, về trị giá đạt 41,4 triệu USD giảm 35,7% so cùng kỳ (giảm 22,9 triệu USD). Hàng dệt may xuất được 5.341,8 ngàn sản phẩm giảm 8,5% so cùng kỳ, về trị giá tương đương 57 triệu USD tăng 10,7% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 125,3 triệu USD, đạt 36,9% kế hoạch và bằng 80,4% so cùng kỳ, gồm kinh tế nhà nước đạt 26,2 triệu USD, tăng 38%; kinh tế tư nhân đạt 40,2 triệu USD, bằng 58,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 59 triệu USD, bằng 86% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 655,4 tỷ đồng, tăng 28,5% so cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa đạt 394,3 tỷ đồng, tăng 32,2%, vận tải hành khách đạt 239,3 tỷ đồng, tăng 23,3%. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 5.805 nghìn tấn, tăng 17,8% so cùng kỳ, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 552.206 nghìn tấn, tăng 24,6% so cùng kỳ. Doanh thu Bưu chính viễn thông đạt 538,2 tỷ đồng tăng 17,7% so 6 tháng đầu năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,33% so với tháng 12 năm 2011, bình quân 1 tháng tăng 0,22%. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt 7,26%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,19%; khu vực dịch vụ tăng 7,55%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34.521 tỉ đồng, tăng 10,5%, đạt 100,1% so với kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách đạt 11.260 tỉ đồng, đạt 121,01% so với kế hoạch. Tổng chi ngân sách đạt 16.508,4 tỉ đồng, đạt 145% so với kế hoạch, tăng 134,4% so với năm 2018. Các khu công nghiệp trong tỉnh Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc Khu công nghiệp Dầu khí Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp (Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiệp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang đã được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong nước và quốc tế. Dân số Theo thống kê năm 2021, tỉnh Tiền Giang có diện tích 2.510,60 km², dân số là 1.772.785 người, mật độ dân số đạt 706 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 247.742 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.516.443 người, chiếm 86% dân số. Dân số nam đạt 865.821 người, trong khi đó nữ đạt 898.364 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,54 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 chỉ đạt 15%. Xã hội Giáo dục Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến 30 tháng 9 năm 2018 tỉnh Tiền Giang có 407 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các trường Đại học, Cao đẳng tiêu biểu ở Tiền Giang gồm: Trường Đại học Tiền Giang Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang Y tế Tình hình cơ sở khám chữa bệnh và nhân lực y tế đến 30/11/2016 Tỉnh Tiền Giang như sau: * Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh: 08, Chi cục thuộc Sở Y tế: 02 * Tổng số Bệnh viện trong toàn tỉnh : 11, trong đó: + BV đa khoa tuyến tỉnh : 03 + BV chuyên khoa        : 05 + BV huyện                  : 03 * Trung tâm y tế huyện                  : 11 * Phòng khám Trung tâm Y tế         : 07 * Phòng khám Quân Dân Y            : 01 (trực thuộc Sở Y tế) * Phòng khám trực thuộc TTYT     : 14 * Trạm y tế xã                                : 173 * Số giường bệnh                            : 4.558 - Giường bệnh viện (công lập)       : 2.585 - Giường ngoại trú                         : 40 - Giường bệnh viện (tư nhân)         : 30  (BV Anh Đức) - Giường y tế tư nhân                     : 380 - Giường bệnh phòng khám TTYT  : 432 - Giường bệnh PK trực thuộc TTYT: 246 - Giường bệnh Trạm Y tế xã            : 845 * 100% trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh. * 100% số ấp có nhân viên y tế hoạt động. Tổng số nhân viên y tế ấp: 1.299 người/1.025 ấp. (Nguồn: Châu Hoàng Ân - Tiền Giang) * Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang được xem là tuyến cao nhất của hệ thống bệnh viện ở tỉnh Tiền Giang. Hiện nay bệnh viện đang được xây mới với quy mô lớn tại Quốc Lộ 1A. Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên dồi dào, bệnh viện Tiền Giang liên kết với bệnh viện Chợ Rẫy phấn đấu trở thành bệnh viện vệ tinh của vùng. Hiện tại, UBND tỉnh Tiền Giang đang có chính sách ưu đãi thu hút bác sĩ mới ra trường về phục vụ. Tôn giáo Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo đạt 736.700 người, Công giáo có 5.957 người, đạo Cao Đài có 53.679 người, đạo Tin Lành có 726 người, Phật giáo Hòa Hảo chiếm 3.367 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 543 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 431 người, Hồi giáo đạt 119 người. Còn lại các tôn giáo khác như Bửu Sơn Kỳ Hương có 26 người, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo 15 người. Giao thông vận tải Trục đường bộ quan trọng nhất tỉnh là Quốc lộ 1, tỉnh lộ 865, tỉnh lộ 864, chạy theo hướng chủ yếu từ tây sang đông. Các trục tỉnh lộ có hướng bắc - nam và hướng khác là tỉnh lộ 861, 862, 863, 866, 866B, 867, 868, 869, 870, 870B, 871, 872, 873, 873B, 874, 874B, 875, 875B, 876, 877, 877B, 878, 878B, 878C, 879D. Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp tập trung ở những nơi đông dân cư. Tính đến tháng 6 năm 2012, Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh xảy ra 124 vụ tai nạn, so cùng kỳ giảm 16 vụ. Số người chết 131 người so cùng kỳ giảm 17 người. Số người bị thương 74 người, so cùng kỳ giảm 7 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông 76.413 vụ so cùng kỳ tăng 15.749 vụ. Đã xử lý tạm giữ phương tiện 10.340 vụ, tước giấy phép lái xe 3.737 vụ, phạt tiền 66.073 vụ với số tiền phạt 25.810 triệu đồng. Giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ tai nạn, so cùng kỳ tăng 1 vụ. Thiệt hại tài sản 707 triệu đồng. Vi phạm giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 7.950 vụ so cùng kỳ giảm 1.341 vụ. Đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 1.427 vụ, phạt tiền 6.523 vụ với số tiền phạt 3.079 triệu đồng. Tiền Giang không có sân bay dân sự. Văn hóa - du lịch. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến Tiền Giang đều tăng. Trong năm 2009, lượng khách tham quan Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên, các di tích lịch sử Trận Rạch Gầm – Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài, và nhiều lăng mộ, đền chùa, nhà thờ như: Lăng Trương Định, Lăng Hoàng gia, Lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, chùa Linh Thứu, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, nhà thờ chính tòa Mỹ Tho, nhà thờ Tin Lành Ấp Bắc, nhà thờ Thánh Giuse Lao Công, nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình, nhà thờ Cái Bè,… các điểm du lịch sinh thái mới được khai thác như vườn cây ăn quả ở Cù lao Thới Sơn, Chợ nổi Cái Bè, Trại rắn Đồng Tâm, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, Biển Tân Thành, Giếng Nước Mỹ Tho, Bến Tắm Ngựa, Bờ kè sông Tiền, Quảng trường Mỹ Tho,... Trong 6 tháng đầu năm 2012, số khách tham quan du lịch đạt 519.700 lượt khách, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 271.700 lượt khách, đạt 50,7% kế hoạch và giảm 1,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch thực hiện được 1.475,4 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,7%. Người nổi tiếng Những nhân vật tiêu biểu Tiền Giang là vùng đất xuất thân của rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam, điển hình như: Chưởng Tả Quân Đại tướng quân Lê Văn Duyệt (1764–1832) Chưởng Hậu quân Hoài Quốc Công Võ Tánh (1768–1801) Thượng thư Lễ bộ, Ninh Hoà Quận Công Ngô Tùng Châu (1752–1801) Vũ trấn Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch (?—1688) Dũng Nam công Đại đô đốc Lê Văn Quân (?—1791) Thự Tả doanh Đô Thống phủ Chưởng phủ sự Nguyễn Văn Hiếu (1746–1825) Anh Hùng Dân tộc, Nhà thơ Thủ Khoa Huân (1830–1875) Anh Hùng Dân tộc, Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định (1820–1864) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Hồng Gấm (1951–1970) Danh tướng nhà Nguyễn Đỗ Trình Thoại (?-1861) thủ lĩnh chống Pháp Bình Tây Nhị Lang quân Trương Quyền thủ lĩnh kháng Pháp (1844–1870) Đốc học Định Tường Phan Hiển Đạo (1822–1864) Lễ Bộ thượng thư Phạm Đăng Hưng (1764–1825) Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dụ (1810–1902) Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (1914–1963) Sĩ phu yêu nước Mai Văn Ngọc (1882-1932) Sĩ phu yêu nước Nguyễn Hữu Hào Sĩ phu yêu nước, Lãnh tụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp Nguyễn Hữu Huân (1830–1875) Sĩ phu yêu nước Âu Dương Lân (m. 1875) Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884–1958) Nhà văn Đoàn Giỏi (1925–1989) Nhà văn Nguyễn Thanh Danh còn gọi là Bảo Định Giang (1919–2005) Nhà văn Trần Kim Trắc (1929–2018) Học giả, nhà văn Nguyễn Duy Cần (1907-1998) Thi sĩ, nhà văn, nhà triết luận Phạm Công Thiện (1941–2011) Soạn giả cải lương Nguyễn Tri Khương (1890-1962), ông là cháu nội của danh tướng Nguyễn Tri Phương Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang (1906-1966) Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê (1921–2015) Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh (1916–2001) Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Đồng Văn Khuyên (1927–2015) Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Trần Bá Di (1931-2018) Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Dương Văn Nhựt (1918–1999) Đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh (1930–2021), phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu Chính trị gia, Phó chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Mỹ Hoa Chính trị gia, Nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải Võ sư Hồ Hoa Huệ Vận động viên cử tạ Ngô Sơn Đỉnh Quán quân Đường lên đỉnh Olympia Nguyễn Trọng Nhân Nhạc sĩ Anh Việt Thu (1939–1975) Nhạc sĩ Anh Việt Thanh (1936–2015) Nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền (1941–1997) Nhạc sĩ Hà Phương Nhạc sĩ Hoàng Phương (1943–2002) Nhạc sĩ Lê Dinh (1934–2020) Nhạc sĩ dòng nhạc giao hưởng Nguyễn Văn Nam (1932-2020) Ca sĩ, Quái kiệt Trần Văn Trạch (1924–1994) Nhạc sĩ, ca sĩ Việt Khang (nhà bất đồng chính kiến Việt Nam) Đạo diễn, ca sĩ Lý Hải MC Quyền Linh Diễn viên Vân Trang Diễn viên Tăng Thanh Hà Diễn viên Lương Thế Thành Diễn viên hài Hồng Tơ Diễn viên hài Hữu Nghĩa Đạo diễn Trần Anh Hùng Ca sĩ hải ngoại Hoàng Oanh Ca sĩ hải ngoại Trung Chỉnh Ca sĩ hải ngoại Phương Dung Ca sĩ dân ca Nam Bộ Hồ Văn Cường Hoạ sĩ Nguyễn Sáng (1923–1988) Nhà điêu khắc Nguyễn Hải (1933–2012) Giáo sư tiến sĩ - Nghệ sĩ nhân dân Quang Hải (1935–2013) Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng (1944–2008) Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngân Nghệ sĩ nhân dân Năm Châu (1906–1977) Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há (1911–2009) Nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam (1913–2004) Nghệ sĩ nhân dân, Kỳ nữ Kim Cương Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868–1949) Hoa khôi Đồng bằng Sông Cửu Long 2015 Nguyễn Thị Lệ Nam Em Quán quân Người mẫu Thời trang Việt Nam 2018 Nguyễn Thị Lệ Nam Diễn viên, người mẫu Lê Huỳnh Thúy Ngân Đạo diễn - diễn viên Nguyễn Hoàng Phúc Diễn viên Nguyễn Quốc Trường Thịnh Ca sĩ Hoàng Kim Long Ca sĩ Cát Tuyền Ảnh Tham khảo Số liệu Liên kết ngoài Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh ven biển Việt Nam
5456
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leonhard%20Euler
Leonhard Euler
Leonhard Euler ( , ; 15 tháng 4 năm 170718 tháng 9 năm 1783) là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông đã có những khám phá quan trọng và có ảnh hưởng trong nhiều ngành toán học, như vi tích phân và lý thuyết đồ thị, đồng thời có những đóng góp tiên phong cho một số ngành như tô pô và lý thuyết số giải tích. Ông cũng giới thiệu nhiều thuật ngữ và ký hiệu toán học hiện đại, đặc biệt cho ngành giải tích toán học, nổi bật là khái niệm hàm số toán học. Ông cũng được biết đến với những nghiên cứu về cơ học, thủy động lực học, quang học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc. Euler là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ 18 và được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển "Leonhard Euler Opera Omnia" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang, (ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này). Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga, và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: "Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta." Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler. Tiểu sử Thời trẻ Leonhard Euler sinh ngày 15 tháng 4 năm 1707 tại Basel, Basel-Stadt, Thụy Sĩ. Ông là con của Basela Paul III Euler, mục sư thần học Calvin và Marguerite née Brucker, con gái của một mục sư. Ông có hai chị em gái là Anna Maria và Maria Magdalena, và một em trai là Johann Heinrich. Ngay sau khi Leonhard chào đời, cha ông chuyển từ Basel đến thị trấn Riehen, đây là nơi Euler đã dành hầu hết thời thơ ấu của mình. Paul Euler là một người bạn của dòng họ Bernoulli; Johann Bernoulli sau này được coi là nhà toán học hàng đầu của châu Âu, và sẽ là nguồn ảnh hưởng quan trọng nhất đối với cậu bé Leonhard. Euler thừa hưởng nền giáo dục chính thức bắt đầu tại Basel, nơi ông đến sống với bà ngoại của ông. Năm 1720, lúc 13 tuổi, ông theo học tại Đại học Basel, và năm 1723, ông nhận bằng Thạc sĩ Triết học với luận văn so sánh các triết luận của Descartes và Newton. Trong thời gian đó, ông cũng đã được học các bài giảng từ Johann Bernoulli vào những buổi chiều thứ bảy, người đã nhanh chóng khám phá ra tài năng toán học lạ thường ở cậu học sinh mới của mình. Vào thời điểm đó, các nghiên cứu chính của Euler bao gồm thần học, tiếng Hy Lạp và Hebrew tuân theo sự thúc giục của cha ông để Euler trở thành mục sư, nhưng Bernoulli đã thuyết phục cha của Leonhard rằng cậu bé đã được định để trở thành một nhà toán học vĩ đại. Năm 1726, Euler hoàn thành luận văn về sự truyền âm thanh với tiêu đề De Sono. Vào thời điểm đó, ông không thành công khi cố gắng có được một vị trí tại Đại học Basel. Năm 1727, Leonhard lần đầu tiên tham gia "Cuộc thi giải toán" của Viện Hàn lâm Paris; câu đố năm đó là tìm cách tốt nhất để đặt cột buồm trên tàu. Pierre Bouguer, người sau này được biết đến như là "cha đẻ của kiến ​​trúc hải quân", đã chiến thắng và Euler đứng thứ hai. Euler sau đó đã giành chiến thắng cuộc thi hàng năm này đến mười hai lần. Saint Petersburg Trong khoảng thời gian này, hai con trai của Johann Bernoulli, là Daniel và Nicolaus, đang làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Đế quốc Nga ở Saint Petersburg. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1726, Nicolaus mất do viêm ruột thừa trong lúc ở Nga dưới một năm, và khi Daniel đảm nhận vị trí của anh trai tại phân viện toán học/vật lý, ông đã đề nghị rằng vị trí ở phân viện sinh lý học mà anh trai ông bỏ trống có thể được đảm trách bởi người bạn Euler. Vào tháng 11 năm 1726, Euler háo hức chấp nhận lời đề nghị, nhưng trì hoãn chuyến đi đến Saint Petersburg vì trong lúc đó ông đã không thành công khi nộp đơn làm giáo sư vật lý tại Đại học Basel. Euler đến Saint Petersburg vào ngày 17 tháng 5 năm 1727. Một thời gian sau ông được đề cử từ vị trí nhân viên ở phân viện y học của Viện Hàn lâm chuyển sang vị trí trong phân viện toán học. Ông được ở cùng Daniel Bernoulli - mà hai ông thường làm việc hợp tác chặt chẽ với nhau. Lâu ngày Euler đã quen với nước Nga và quyết định sống tại Saint Petersburg. Ông cũng nhận thêm một công việc là y sĩ trong Hải quân Nga. Viện Hàn lâm Saint Petersburg, được thành lập bởi Peter Đại đế, có mục đích cải thiện giáo dục ở Nga và để thu hẹp khoảng cách khoa học với Tây Âu. Kết quả là, hoạt động của Viện đặc biệt hấp dẫn với các học giả nước ngoài như Euler. Viện có nguồn tài chính phong phú và một thư viện toàn diện được trích ra từ chính các thư viện riêng của Peter và của tầng lớp quý tộc. Rất ít học sinh được ghi danh vào Viện Hàn lâm để làm giảm gánh nặng dạy học của giảng viên, và Viện nhấn mạnh vào công tác nghiên cứu và đề nghị các thành viên dành nỗ lực của họ cũng như thời gian và sự tự do để theo đuổi các câu hỏi khoa học. Người bảo trợ của Học viện, nữ hoàng Yekaterina I, đã tiếp tục các chính sách tiến bộ của người chồng quá cố. Giới quý tộc Nga sau đó đã giành được quyền lực với sự lên ngôi của Pyotr II lúc 12 tuổi. Giới quý tộc đã nghi ngờ các nhà khoa học ngoại quốc của học viện, do vậy họ đã cắt giảm kinh phí hoạt động và gây ra những khó khăn khác cho Euler và các đồng nghiệp của ông. Các điều kiện làm việc được cải thiện nhẹ sau khi Pyotr II băng hà, và Euler nhẹ nhàng vượt qua hàng ngũ trong Viện và tiến đến làm giáo sư vật lý vào năm 1731. Hai năm sau đó, Daniel Bernoulli, người bị ảnh hưởng nặng bởi việc kiểm duyệt và những thù địch mà ông phải đối mặt tại Saint Petersburg, đã rời Nga đến Basel. Euler đã kế nhiệm ông làm trưởng phân viện Toán học. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1734, ông kết hôn với Katharina Gsell (1707-1773), con gái của Georg Gsell, một họa sĩ của Học viện giáo dục. Cặp vợ chồng trẻ mua một căn nhà bên cạnh sông Neva. Trong số mười ba đứa con của họ, chỉ có năm người sống đến lúc trưởng thành. Berlin Lo ngại về tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Nga, Euler rời St. Petersburg ngày 19 tháng 6 năm 1741 để đảm nhiệm vị trí tại Viện Hàn lâm Berlin - theo lời mời của Friedrich Đại đế vương quốc Phổ. Ông sống 25 năm tại Berlin, nơi ông viết hơn 380 bài báo. Ở Berlin, ông xuất bản hai tác phẩm mà sẽ trở thành nổi tiếng nhất: Introductio in analysin infinitorum, một cuốn về các hàm toán học được xuất bản năm 1748, và cuốn Institutiones calculi differentialis, xuất bản năm 1755 về giải tích vi phân. Năm 1755, ông được bầu làm thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Ngoài ra, Euler được yêu cầu dạy học cho Friederike Charlotte vùng Brandenburg-Schwedt, hay chính là công chúa vùng Anhalt-Dessau và là cháu gái của Friedrich. Euler đã viết hơn 200 lá thư cho cô vào đầu thập niên 1760, sau đó đã được biên soạn thành một cuốn bán rất chạy với tựa đề đầy đủ là Thư của Euler về các chủ đề triết học tự nhiên khác nhau gửi đến một công chúa Phổ. Tác phẩm này chứa đựng những giải thích của Euler về nhiều chủ đề liên quan đến vật lý và toán học, cũng như cung cấp thêm hiểu biết có giá trị về tính cách và niềm tin tôn giáo của Euler. Cuốn sách này được đọc rộng rãi hơn bất kỳ tác phẩm toán học nào của ông và được xuất bản trên khắp châu Âu và ở Hoa Kỳ. Sự phổ biến của cuốn Thư của Euler chứng minh cho khả năng của Euler trong việc truyền đạt các vấn đề khoa học một cách có hiệu quả đến đối tượng đại chúng (tức không có chuyên môn trong ngành), một khả năng thường ít có ở một nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dù có đóng góp to lớn của Euler cho uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ, ông lại làm Friedrich nổi giận và cuối cùng phải rời khỏi Berlin. Xung quanh nhà vua Phổ có đông đảo trí thức trong triều đình, và ông đã thấy Euler không tinh tế và không có nhiều kỹ năng ngoài tính toán và con số. Euler là người đơn giản và sùng kính tôn giáo, cũng như không bao giờ đặt câu hỏi về trật tự xã hội hiện tại hay những niềm tin thông thường; và trong nhiều trường hợp là cực đối nghịch với Voltaire - người thích vị trí cao trong triều đình của Friedrich. Euler không phải là một nhà tranh biện giỏi và thường thể hiện ra khi ông tranh luận về các đối tượng mà ông biết rất ít, biến ông thành mục tiêu thường xuyên của mưu kế Voltaire. Friedrich Đại đế cũng bày tỏ sự thất vọng với kỹ năng thực tiễn của Euler trong lá thư gửi đến Voltaire:Trẫm muốn có một vòi nước trong vườn: Euler tính toán lực của bánh xe nước cần thiết để nâng nước vào một hồ chứa, từ đó nước sẽ chảy tuôn vào các kênh, cuối cùng đến đài nước phụt lên tại Sanssouci. Vòi nước của ta đã được thiết kế mang tính hình học như thế và không thể đẩy lượng nước nằm gần hơn năm mươi bước vào hồ chứa. Đúng là vớ vẩn của vớ vẩn! Thứ hình học phù phiếm! Suy giảm thị lực Thị giác của Euler ngày càng tệ hơn trong sự nghiệp toán học của ông. Năm 1738, ba năm sau khi gần khỏi sốt, mắt phải của ông trở nên gần như bị mù, nhưng Euler lại đổ lỗi tình trạng này là do công việc vẽ bản đồ cho Viện Hàn lâm St Petersburg. Thị lực của Euler ngày càng tệ hơn trong suốt thời gian ông ở Đức, thậm chí lúc đó Friedrich còn gọi ông là "Một mắt". Mắt trái Euler sau đó còn xuất hiện cườm khô ở thủy tinh thể mà được được phát hiện vào năm 1766. Chỉ vài tuần sau khi phát hiện ra nó, ông đã gần như bị mù hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng đó dường như ít ảnh hưởng đến khả năng làm việc của ông, vì ông có thiên bẩm về kỹ năng tính nhẩm và trí nhớ siêu phàm - bù lại cho thị lực kém. Khi cả hai mắt đều không nhìn được, Euler nói: "Bây giờ tôi sẽ ít xao nhãng hơn". Ví dụ, Euler có thể đọc thuộc lòng sử thi Aeneid của Publius Vergilius từ đầu đến cuối mà không vấp, và ông cũng có thể chỉ ra dòng nào là đầu tiên và là cuối cùng của mỗi trang trong bản in. Với sự trợ giúp của các phụ tá ghi chép, năng suất của Euler trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu lại thực sự tăng lên. Trong năm 1775, trung bình, ông viết một trang toán học mỗi tuần. Gia đình dòng họ Euler còn mang một cái tên kép, Euler-Schölpi, phần sau của nó có nguồn gốc từ schelb và schief, có nghĩa là mờ mắt, hoặc tàn tật. Điều này cho thấy một số người trong dòng họ Euler từng có những vấn đề liên quan đến mắt. Trở về Nga và qua đời Năm 1760, trong chiến tranh Bảy Năm, trang trại của Euler ở Charlottenburg, Berlin bị cướp phá bởi lính Nga khi họ tràn qua. Khi biết được sự việc này, tướng Ivan Petrovich Saltykov đã bồi thường thiệt hại tài sản cho Euler, sau đó Nữ hoàng Elizaveta đã đền bù thêm 4000 rúp - một khoản tiền rất lớn vào thời đó. Tình hình chính trị ở Nga đã ổn định sau khi Ekaterina II Đại đế lên ngôi, vì vậy, năm 1766 Euler chấp nhận lời mời trở lại Viện Hàn lâm St. Petersburg. Các điều kiện của ông khá là cao - với mức lương hàng năm đến 3000 rúp, tiền trợ cấp cho vợ ông, và những hứa hẹn sẽ bổ nhiệm các vị trí danh giá cho các con trai ông. Tất cả những điều kiện này đều được chấp thuận. Ông đã sống những năm tháng cuối đời ở Nga. Tuy nhiên, một bi kịch đã xảy đến. Một trận hỏa hoạn tại St. Petersburg năm 1771 khiến ông mất nhà và suýt nữa là mạng sống. Năm 1773, vợ ông, Katharina, mất sau gần 40 năm chung sống. Ba năm sau cái chết của Katharia, Euler kết hôn với người em (không cùng cha/mẹ) của vợ mình, Salome Abigail Gsell (1723-1794). Cuộc hôn nhân này kéo dài đến khi ông qua đời. Năm 1782, ông được bầu làm Thành viên Danh dự ngoại quốc của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ. Tại Saint Petersburg vào ngày 18 tháng 9 năm 1783, sau bữa ăn trưa với gia đình, khi Euler đang thảo luận về hành tinh mới được khám phá sao Thiên vương và quỹ đạo của nó với viện sĩ Anders Johan Lexell, người ông đổ sụp xuống do xuất huyết não. Ông qua đời vài giờ sau đó. Jacob von Staehlin-Storcksburg đã viết một bài cáo phó ngắn cho Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Sau đó, nhà toán học người Nga Nicolas Fuss, một trong các học trò của Euler, đã viết điếu văn chi tiết hơn, và chính ông đọc tại buổi lễ tưởng niệm. Trong bài viết tưởng niệm gửi đến Viện Hàn lâm Pháp, nhà toán học và triết gia người Pháp Marquis de Condorcet, đã viết:il cessa de calculer et de vivre -... ông đã ngừng tính và ngừng sống. Euler được chôn bên cạnh người vợ Katharina tại nghĩa trang Smolensk Lutheran trên đảo Goloday. Vào năm 1785, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đặt bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Leonhard Euler trên một bệ, ngay cạnh ghế Chủ tịch viện. Năm 1837, Viện đã đặt bia mộ cho huyệt của ông. Để tưởng nhớ 250 năm ngày sinh của Euler vào năm 1956, bia mộ được di dời và ông được cải táng đến tu viện Alexander Nevsky - một nghĩa trang hơn 200 tuổi. Đóng góp Euler đã làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của toán học, như hình học, số vô cùng bé (infinitesimal), vi tích phân, lượng giác, đại số, lý thuyết số, cũng như cơ học môi trường liên tục, thuyết mặt trăng và các lĩnh vực khác của vật lý học. Ông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử toán học; nếu được in, các tác phẩm của ông, đa số đều là các tác phẩm cơ bản, sẽ chiếm từ 60 đến 80 pho sách. Tên gọi Euler được gắn cùng rất nhiều chủ đề toán học, đến nổi trong ngành toán học có câu nói rằng các khám phá và định lý được đặt tên theo người chứng mình chúng sau Euler. Euler là nhà toán học duy nhất có hai số mang theo tên của ông: Số e trong vi tích phân, e, xấp xỉ 2,71828, và hằng số Euler–Mascheroni γ (gamma) đôi khi được gọi là "hằng số Euler", xấp xỉ 0.57721. Các nhà toán học vẫn chưa biết được số γ là số hữu tỉ hay số vô tỉ. Ký hiệu toán học Euler đã giới thiệu và phổ biến một vài khái niệm và ký hiệu quy ước thông qua các cuốn sách được lưu truyền rộng rãi của ông. Nổi bật nhất, ông giới thiệu khái niệm hàm số và là người đầu tiên viết f(x) để ký hiệu hàm f áp dụng cho đối số x. Ông cũng đưa ra các ký hiệu hiện đại cho các hàm lượng giác, chữ cái cho cơ số của logarit tự nhiên (mà ngày nay còn gọi là số Euler), chữ cái Hy Lạp Σ viết hoa cho ký hiệu tổng và chữ ký hiệu cho đơn vị ảo. Việc sử dụng chữ cái Hy Lạp π ký hiệu cho tỷ số giữa chu vi và đường kính của hình tròn cũng được phổ biến bởi Euler, mặc dù nguồn gốc của nó được nhà toán học xứ Wales William Jones đưa ra. Hình học Các nghiên cứu của Euler về hình học trên phạm vi rộng lớn bao gồm trong hình học phẳng lẫn hình học không gian. Ông tìm hiểu tính chất các đường trong tam giác với các kết quả như: định lý đường thẳng Euler, định lý Euler liên hệ giữa tâm đường tròn nội tiếp và tâm đường tròn ngoại tiếp, đường tròn chín điểm trong một tam giác. Ông cũng khám phá ra mối liên hệ giữa tổng bình phương các cạnh một tứ giác với tổng bình phương hai đường chéo của nó. Về hình học không gian, ông đưa ra định nghĩa góc Euler nhằm miêu tả phương hướng của vật rắn trong không gian 3 chiều và định lý quay vật rắn. Euler cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa hình học và số học thông qua bài toán tìm các hình hộp chữ nhật mà cả ba cạnh và 3 đường chéo của mỗi mặt đều là các số tự nhiên. Giải tích Sự phát triển của ngành giải tích vô cùng bé (infinitesimal calculus) là lĩnh vực được các nhà toán học thế kỷ 18 ưu tiên nghiên cứu hàng đầu, và các nhà toán học trong gia đình Bernoulli—những người bạn gia đình của Euler—có vai trò chính trong sự tiến triển đầu tiên của lĩnh vực. Nhờ ảnh hưởng của họ, việc nghiên cứu giải tích trở thành trọng tâm chính của Euler. Trong khi một số chứng minh của Euler không được chấp nhận nếu dựa theo các tiêu chuẩn hiện đại về mức độ chặt chẽ toán học (ông đặc biệt dựa trên nguyên tắc tính tổng quát của đại số, generality of algebra), các ý tưởng của ông đã đưa đến nhiều đột phá lớn. Euler còn nổi tiếng trong ngành giải tích với việc sử dụng thường xuyên và phát triển các chuỗi lũy thừa, trong đó các hàm số được biểu diễn dưới dạng tổng vô hạn các số hạng, như Đặc biệt, Euler đã chứng minh trực tiếp công thức khai triển thành chuỗi lũy thừa cho và hàm tang lượng giác ngược (chứng minh gián tiếp thông qua kỹ thuật chuỗi lũy thừa ngược đưa ra bởi Newton và Leibniz trong giai đoạn từ 1670 đến 1680). Việc táo bạo sử dụng chuỗi lũy thừa cho phép ông giải được bài toán nổi tiếng vấn đề Basel vào năm 1735 (và ông đưa ra các lập luận kỹ lưỡng hơn vào năm 1741), tính tổng các nghịch đảo bình phương các số tự nhiên: ở đó là hàm Euler zeta (không nên lầm lẫn với hàm Riemann zeta vốn không hoàn toàn giống nhau ở miền giá trị của x). Euler giới thiệu cách sử dụng các hàm mũ và logarit trong các chứng minh giải tích. Ông khám phá ra cách biểu diễn nhiều hàm logarit khác nhau dưới dạng các chuỗi lũy thừa, và ông đã định nghĩa thành công logarit cho các số âm và số phức, do đó giúp mở rộng xa hơn phạm vi ứng dụng toán học của logarit. Ông cũng nêu định nghĩa hàm mũ cho các số phức, và khám phá ra mối liên hệ của nó với các hàm lượng giác. Đối với một số thực bất kỳ (đơn vị đo theo radian), công thức Euler về hàm mũ phức được viết như sau Một trường hợp đặc biệt của công thức trên đó là đồng nhất thức Euler, được nhà vật lý Richard P. Feynman coi là "công thức đáng chú ý nhất trong toán học", vì trong một công thức có xuất hiện của các phép toán cộng, nhân, lũy thừa, và dấu bằng, cũng như thể hiện mối liên hệ giữa các hằng số quan trọng 0, 1, , và . Năm 1988, bạn đọc của tạp chí Mathematical Intelligencer bầu chọn đây là "công thức toán học đẹp nhất từ trước đến nay". Trong số công thức được bình chọn, có 3 công thức của Euler trong tổng số 5 công thức dẫn đầu ở cuộc bình chọn này. Ngoài ra, công thức de Moivre do Abraham de Moivre khám phá ra trước đó vào năm 1707 trở thành hệ quả trực tiếp của công thức Euler. Thêm vào đó, Euler đã nghiên cứu sâu hơn lý thuyết các hàm siêu việt (transcendental functions) bằng đưa ra hàm gamma và phương pháp mới để giải các phương trình bậc bốn. Ông cũng tìm ra một cách tính các tích phân biến số phức giúp khai phá sơ bộ cho sự phát triển của giải tích phức hiện đại. Ông phát minh ra phép tính biến phân với kết quả nổi tiếng trong ngành này, đó là phương trình Euler–Lagrange. Euler là người tiên phong sử dụng phương pháp giải tích để giải các vấn đề trong lý thuyết số. Với phương pháp này, ông đã kéo gần lại hai lĩnh vực dường như tách biệt của toán học và giới thiệu ra một ngành nghiên cứu mới, lý thuyết số giải tích. Các đột phát trong lĩnh vực này của Euler có thể liệt kê ra bao gồm chuỗi siêu hình học (hypergeometric series), q-series, hàm lượng giác hypebolic và lý thuyết giải tích liên phân số tổng quát hóa. Ví dụ, ông chứng minh định lý có vô hạn số nguyên tố bằng cách sử dụng tính phân kỳ của các chuỗi điều hòa (harmonic series), và ông sử dụng phương pháp giải tích để thu thêm hiểu biết về sự phân bố của các số nguyên tố. Công trình của Euler trong lĩnh vực này dẫn đến sự phát triển của định lý số nguyên tố (prime number theorem, định lý phát biểu về sự phân bố của số nguyên tố giữa hai số nguyên dương cho trước). Lý thuyết số Mối quan tâm của Euler về lý thuyết số có thể lần lại từ ảnh hưởng của nhà toán học Christian Goldbach, một người bạn của ông ở Viện hàn lâm St. Petersburg. Nhiều tác phẩm ban đầu của Euler về lý thuyết số dựa trên các nghiên cứu của Pierre de Fermat. Euler đã phát triển một số ý tưởng của Fermat và bác bỏ một số phỏng đoán của nhà toán học này. Euler đã liên hệ bản chất của sự phân bố các số nguyên tố với các ý tưởng trong lĩnh vực giải tích. Ông chứng minh được sự phân kỳ của tổng nghịch đảo các số nguyên tố (xem Wikipedia tiếng Anh). Trong quá trình nghiên cứu tổng này, ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa hàm zeta Riemann và các số nguyên tố; mà kết quả được biết dưới dạng chứng minh của Euler về công thức tích cho hàm zeta Riemann (xem Wikipedia tiếng Anh). Euler chứng minh được đồng nhất thức Newton (xem Wikipedia tiếng Anh), định lý nhỏ Fermat, định lý Fermat về tổng của hai số chính phương, và có đóng góp quan trọng cho định lý Lagrange về tổng bốn bình phương (xem Wikipedia tiếng Anh). Ông phát minh ra hàm phi φ(n), số các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên n mà nguyên tố cùng nhau với n. Sử dụng các tính chất của hàm này, ông đã tổng quát hóa định lý nhỏ Fermat thành dạng mà ngày nay biết đến là định lý Euler. Ông có đóng góp đặc biệt quan trọng cho lý thuyết số hoàn hảo, lý thuyết đã làm say mê các nhà toán học từ thời Euclid. Euler đã chứng minh mối liên hệ tường minh giữa số hoàn hảo và số nguyên tố Mersenne được chứng minh trước đó bởi Euclid là quan hệ một - một, kết quả ngày nay được biết đến với định lý Euclid–Euler (mỗi số nguyên tố Mersenne sẽ cho tương ứng một số hoàn hảo, và ngược lại). Euler cũng nêu ra phỏng đoán về luật tương hỗ bậc hai. Khái niệm này được coi như là định lý cơ bản của lý thuyết số, và ý tưởng của ông đặt cơ sở cho công trình của Carl Friedrich Gauss về luật tương hỗ bậc hai sau này. Năm 1772, Euler chứng minh được 231 − 1 = 2,147,483,647 là số nguyên tố Mersenne. Nó là số nguyên tố lớn nhất được biết cho đến tận năm 1867. Lý thuyết đồ thị Năm 1735, Euler trình bày lời giải về bài toán nổi tiếng bảy cây cầu ở Königsberg. Thành phố Königsberg, khi ấy thuộc Vương quốc Phổ nằm bên bờ sông Pregel, trong đó có hai đảo lớn được nối với nhau và với đất liền bằng 7 cây cầu. Bài toán đặt ra là liệu có con đường nào để đi liền một mạch mà mỗi lần chỉ đi qua đúng một cầu và quay trở lại điểm xuất phát. Câu trả lời là không tồn tại con đường như vậy: hay không tồn tại một đường đi Euler. Lời giải này được coi như là định lý đầu tiên trong lĩnh vực lý thuyết đồ thị, đặc biệt là lý thuyết đồ thị phẳng. Euler cũng khám phá ra công thức liên hệ giữa số đỉnh, số cạnh và số mặt của một đa diện lồi, và cũng được áp dụng cho đồ thị phẳng. Hằng số trong công thức này về sau được gọi là đặc trưng Euler của đồ thị (hoặc cho những đối tượng toán học), và có liên hệ với giống của đối tượng. Các công trình nghiên cứu tổng quát hóa công thức này, đặc biệt bởi Cauchy và L'Huilier, cùng nhiều nhà toán học khác đặt cơ sở cho sự phát triển của lĩnh vực tô-pô học sau này. Toán ứng dụng Một vài thành công lớn nhất của Euler là ở giải quyết những vấn đề thực tiễn bằng phương pháp giải tích, và nghiên cứu nhiều ứng dụng của số Bernoulli, chuỗi Fourier, số Euler, hằng số và , liên phân số và tích phân. Ông kết hợp phép tính vi tích phân của Leibniz với phương pháp đạo hàm của Newton, và phát triển các công cụ giúp nó dễ dàng sử dụng hơn khi áp dụng giải tích vào các vấn đề thực. Ông đã có cải thiện lớn trong việc tính tích phân bằng phương pháp xấp xỉ số, phát minh ra xấp xỉ Euler như được biết ngày nay. Nổi bật nhất trong những xấp xỉ này đó là phương pháp Euler và công thức Euler–Maclaurin. Ông cũng làm đơn giản hóa cách sử dụng phương trình vi phân, đặc biệt giới thiệu ra hằng số Euler–Mascheroni: Một trong những mối quan tâm kỳ lạ của Euler đó là áp dụng các ý tưởng toán học vào trong âm nhạc. Năm 1739 ông viết cuốn Tentamen novae theoriae musicae, với hy vọng có thể đưa lý thuyết âm nhạc trở thành một bộ phận của toán học. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này của ông không nhận được sự quan tâm rộng rãi và từng được miêu tả như là mang quá nhiều nội dung toán học đối với các nhạc sĩ và quá nhiều nội dung âm nhạc đối với các nhà toán học. Vật lý và thiên văn học Euler giúp phát triển phương trình dầm Euler–Bernoulli, sau này trở thành nền tảng của vật lý kỹ thuật. Bên cạnh việc ông áp dụng thành công các công cụ giải tích của mình vào các bài toán của cơ học cổ điển, Euler cũng áp dụng các kỹ thuật này cho các vấn đề của cơ học thiên thể. Nghiên cứu của ông trong thiên văn học đã được nhận một số giải thưởng từ Viện hàn lâm khoa học Pháp trong sự nghiệp của mình. Thành tựu của ông bao gồm xác định độ chính xác cao quỹ đạo của các sao chổi và các thiên thể khác, tìm hiểu bản chất của sao chổi, và tính toán thị sai của Mặt Trời. Các tính toán của ông cũng đóng góp cho sự phát triển của việc lập bảng kinh độ chính xác sau này. Thêm vào đó, Euler đã có những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực quang học. Ông không tán thành lý thuyết hạt ánh sáng của Newton nêu trong cuốn Opticks, mà ở thời điểm ấy là một lý thuyết nổi bật chiếm ưu thế. Các bài báo của ông trong thập niên 1740 đã giúp đảm bảo rằng lý thuyết sóng ánh sáng do Christiaan Huygens đề xuất trở lại thành một lý thuyết được chấp thuận rộng hơn, cho đến tận khi có sự phát triển của lý thuyết lượng tử về ánh sáng. Năm 1757 ông công bố một hệ phương trình quan trọng miêu tả dòng chất lưu không nhớt (inviscid flow), mà ngày nay được biết đến là phương trình Euler của cơ học chất lưu (nó là trường hợp đặc biệt của phương trình Navier-Stokes). Ở dạng vi phân, các phương trình này là: với ρ là khối lượng riêng chất lưu, u là vectơ vận tốc chất lưu, với các thành phần u, v, và w, E = ρ e + ½ ρ (u2 + v2 + w2) là tổng năng lượng trên đơn vị thể tích, với e là nội năng trên đơn vị khối lượng chất lưu, p là áp suất, ⊗ ký hiệu tích tenxơ, và 0 là vectơ-không. Euler cũng được biết đến trong cơ học kết cấu với công thức tính lực tới hạn tác dụng lên thanh đứng thẳng lý tưởng, mà tính chất chỉ phụ thuộc vào độ dài và độ cứng kháng uốn của nó: với F = lực tới hạn hay lớn nhất (lực tác dụng dọc trục của cột lý tưởng), E = mô đun đàn hồi, I = mô men quán tính diện tích của tiết diện cột, L = chiều dài tự do của cột, K = hệ số độ dài hữu hiệu, mà giá trị phụ thuộc vào điều kiện liên kết của hai điểm đầu cuối cột, xác định trên lý thuyết như sau: Hai đầu khớp (như bản lề, quay tự do), K = 1,0 Hai đầu ngàm cố định, K = 0,50 Một đầu ngàm, một đầu khớp, K = 0,699… Một đầu ngàm, một đầu tự do, K = 2,0 K L là độ dài hữu hiệu của cột E I là độ cứng kháng uốn của cột. Logic Euler cũng sử dụng đường cong kín để minh họa các lý giải tam đoạn luận (1768). Các sơ đồ này ngày nay gọi là sơ đồ Euler. Sơ đồ Euler là một cách biểu diễn bằng sơ đồ về các tập hợp và mối liên hệ giữa chúng. Sơ đồ Euler bao gồm các đường cong kín đơn giản (thường là hình tròn) trong mặt phẳng và biểu diễn cho các tập hợp. Mỗi đường cong kín Euler chia mặt phẳng ra thành hai vùng hoặc "miền": miền trong chứa các phần tử của tập hợp, và miền ngoài là những phần tử không thuộc tập hợp. Kích thước hoặc hình dạng của các đường cong kín không mang tính quan trọng; ý nghĩa quan trọng của sơ đồ là ở chỗ các đường cong có chung một miền. Mối liên hệ không gian giữa các miền bị chặn bởi các đường cong kín (chung một miền, chứa trong hoặc tách rời) tương ứng với các quan hệ của lý thuyết tập hợp (giao, tập con và không giao nhau). Các đường con kín mà các miền trong không giao nhau gọi là các tập không giao nhau. Hai đường cong kín có chung một miền trong biểu diễn hai tập hợp có chung các phần tử; một miền nằm bên trong hai miền khác biểu diễn các phần tử chung nhau của hai tập hợp (giao của hai tập hợp). Một đường cong kín nằm hoàn toàn bên trong một đường cong kín khác biểu diễn tập con của một tập hợp. Sơ đồ Euler cùng với sơ đồ Venn được đưa vào nội dung giảng dạy của lý thuyết tập hợp như là một phần trong chương trình toán học mới của thập niên 1960. Kể từ đó, sơ đồ biểu diễn tập hợp đã được chấp nhận và sử dụng cho cả các lĩnh vực khác. Âm nhạc Ngay cả khi nghiên cứu âm nhạc, cách tiếp cận của Euler chủ yếu dựa trên mô hình toán học. Các bài luận của ông về âm nhạc không quá nhiều (chỉ dày vài trăm trang, trong tổng số khoảng 30 nghìn trang giấy), nhưng chúng phản ánh mối bận tâm từ sớm và không rời khỏi tâm trí trong suốt cuộc đời của ông. Điểm đầu tiên trong lý thuyết âm nhạc của Euler là định nghĩa "thể loại", hay số khả năng chia một quãng tám sử dụng các số nguyên tố 3 và 5. Euler miêu tả 18 thể loại này, với định nghĩa tổng quát 2mA, trong đó A là "số biểu diễn" của thể loại (hay tổng lũy thừa các cơ số 3 và 5) và 2m (với "m là một số tùy ý, lớn hoặc nhỏ, cho đến khi vẫn còn cảm nhận được âm thanh"), biểu diễn các liên hệ thỏa mãn độc lập với các số quãng tám được xét. Thể loại đầu tiên, với A = 1, chính là quãng tám (hay bản sao của nó); thể loại thứ hai, 2m.3, là quãng tám chia bởi quãng 5 (5 + 4, C–G–C); thể loại thứ 3 là 2m.5, quãng 3 trưởng + quãng 6 thứ (C–E–C); thể loại 4 là 2m.32, hai quãng 4 và một âm (C–F–B–C); thể loại 5 là 2m.3.5 (C–E–G–B–C); vv. Các thể loại 12 (2m.33.5), 13 (2m.32.52) và 14 (2m.3.53) là những loại chỉnh cho tương ứng âm giai 7 nốt (diatonic), nửa cung (chromatic) và trùng âm của người cổ đại. Thể loại 18 (2m.33.52) là thể loại "diatonico-chromatic", "thường sử dụng trong mọi hợp âm", mà trở thành đồng nhất với hệ thống miêu tả bởi Johann Mattheson. Euler sau đó thử tới khả năng miêu tả các thể loại bằng việc thêm vào số nguyên tố 7. Euler nghĩ ra một đoạn nhạc đặc biệt, Speculum musicum, để minh họa thể loại diatonico-chromatic,và thảo luận các con đường trong đồ thị này cho mỗi quãng nhạc cụ thể, gợi lại sự quan tâm của ông tới bài toán Bảy cây cầu Königsberg (xem ở trên). Công cụ này được áp dụng vào khái niệm Tonnetz trong lý thuyết mới của Hugo Riemann (xem thêm Dàn (âm nhạc)). Euler tiếp tục sử dụng nguyên lý biểu diễn số "lũy thừa" để đề xuất cách tìm ra gradus suavitatis (độ dễ chịu) của quãng và cung nhạc từ các hệ số nguyên tố – lưu ý rằng ông chỉ xem xét đến âm điệu, ví dụ chỉ số 1 và các số nguyên tố 3 và 5. Các công thức được đề xuất mở rộng từ hệ này cho hệ chứa các số nguyên tố bất kỳ, ví dụ có dạng ds = Σ (kipi – ki) + 1 với pi là các số nguyên tố và ki là các số mũ của chúng. Triết học và đức tin Euler và người bạn Daniel Bernoulli là những người chống đối chủ nghĩa đơn tử (monadism) của Leibniz và triết học của Christian Wolff. Euler quả quyết rằng kiến thức hiểu biết là một phần nền tảng của cơ sở của các định luật miêu tả định lượng chính xác, một số thứ mà chủ nghĩa đơn tử và triết học Wolff không nhắc đến. Những định hướng tôn giáo của Euler cũng có thể có ảnh hưởng đến sự không thích giáo lý; ông đi đến cho rằng các ý tưởng của Wolff là "ngoại đạo và vô thần". Những hiểu biết về niềm tin tôn giáo của Euler có thể dựa theo cuốn Lá thư gửi đến công chúa Đức và một công trình trước đó, Rettung der Göttlichen Offenbahrung Gegen die Einwürfe der Freygeister (Bảo vệ Khải Huyền của Thiên Chúa chống lại Phản đối của Người tự do). Những tác phẩm này cho thấy Euler là một Kitô hữu mộ đạo, người tin rằng Kinh thánh sẽ được truyền cảm hứng; Rettung chủ yếu là một luận cứ cho cảm hứng thiêng liêng của thánh thư. Có một huyền thoại nổi tiếng lấy cảm hứng từ lập luận của Euler với các triết gia thế tục về tôn giáo, đặt trong thời gian Euler làm việc tại Viện hàn lâm St Petersburg lần thứ hai. Nhà triết học người Pháp Denis Diderot đã đến thăm Nga với lời mời của Ekaterina II Đại đế. Tuy nhiên, Hoàng hậu đã được cảnh báo rằng các luận cứ của nhà triết học cho thuyết vô thần có thể ảnh hưởng đến các thành viên của tòa án của bà, và do đó Euler đã được yêu cầu phải tranh luận với nhà triết Pháp. Diderot được thông báo rằng một nhà toán học đã đưa ra chứng minh về sự tồn tại của Chúa: ông đồng ý đến tòa án để xem chứng minh này. Euler xuất hiện, tiến đến Diderot, và với giọng nói mang đầy tính thuyết phục tự tin tuyên bố: "Thưa ngài, =x, do đó Chúa tồn tại—ông đáp lại!" Diderot, (theo như câu chuyện) người không hiểu gì về toán học, đứng chết lặng trong khi những người xung quanh tòa án cười vang. Cảm thấy bối rối, ông đề nghị rời khỏi nước Nga, một lời yêu cầu được Nữ hoàng chấp thuận ngay lập tức. Tuy nhiên đây có thể là một giai thoại gây cười, bởi vì thực tế Diderot cũng là một nhà toán học. Giai thoại này đã được Dieudonné Thiébault kể lần đầu tiên với những thông tin thêm thắt vào từ phía Augustus De Morgan. Tưởng niệm Hình ảnh Euler đã được thiết kế trên đồng 10 Franc Thụy Sĩ cũng như ở nhiều con tem Thụy Sĩ, Đức, và Nga. Tiểu hành tinh 2002 Euler được đặt tên để vinh danh ông. Ông cũng được tổ chức tưởng nhớ bởi giáo hội Luther vào ngày Thánh lễ của họ tức ngày 24 tháng 5 (cũng là ngày tưởng niệm Nikolaus Kopernikus của giáo hội)—ông là một người Kitô hữu sùng tín (người tin tưởng vào sự bất khả sai lầm trong Kinh thánh), người đã viết biện giải và lập luận mạnh mẽ chống lại các nhà vô thần nổi tiếng thời ông. Lý thuyết dầm Euler–Bernoulli do Leonhard Euler và Daniel Bernoulli là những người đầu tiên nêu ra, là lý thuyết đàn hồi tuyến tính được đơn giản hóa để tính toán dầm chịu tải và độ võng của dầm trong thiết kế xây dựng. Công thức Euler liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức với dạng suy biến là đồng nhất thức Euler khi . Tác phẩm nổi tiếng Euler có khối lượng sách viết đồ sộ nhưng những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông bao gồm: Mechanica (1736). Methodus inveniendi lineas curvas maximi minimive proprietate gaudentes, sive solutio problematis isoperimetrici latissimo sensu accepti (1744). Tạm dịch là Phương pháp tìm những đường cong có tính chất cực đại hoặc cực tiểu, hoặc lời giải cho bài toán đẳng cấu trong chừng mực chấp nhận rộng rãi nhất. Introductio in analysin infinitorum (1748). Hai cuốn sách có ảnh hưởng tới vi tích phân: Institutiones calculi differentialis (1755) và Institutiones calculi integralis (1768–1770). Principia motus fluidorum (Nguyên lý chuyển động của chất lưu; 1761):; cuốn sách trình bày phương trình liên tục và phương trình Euler. Vollständige Anleitung zur Algebra (Nhập môn Đại số học; 1765). Cuốn sách về đại số sơ cấp này bắt đầu bằng một lời bàn luận về bản chất các con số và một lời giới thiệu tổng quan về đại số, bao gồm các công thức dành cho cách giải phương trình đa thức. Lettres à une Princesse d'Allemagne (Những lá thư gửi một công chúa Đức; 1768–1772). Tập các tác phẩm của Euler đầu tiên được tạo bởi Paul Heinrich von Fuss vào năm 1862. Tập hợp các tác phẩm của Euler, tiêu đề Opera Omnia, đã được xuất bản từ 1911 bởi Hội đồng Euler thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thụy Sĩ. Danh sách đầy đủ liệt kê các tác phẩm của Euler có thể xem tại Chỉ mục Eneström (PDF). Trích dẫn "Lisez Euler, lisez Euler, c'est notre maître à tous." (Hãy đọc Euler, ông ấy là bậc thầy trong mọi lĩnh vực.) —Pierre-Simon Laplace Xem thêm Danh sách nhà toán học Số Euler Công thức Euler Câu chuyện toán học (The Story of Maths) Chú thích Ghi chú Sách tham khảo Lexikon der Naturwissenschaftler, (2000), Heidelberg: Spektrum Akademischer Verlag. Ronald Calinger, Leonhard Euler: Mathematical Genius in the Enlightenment, Princeton University Press, 2016. In Hascher, Xavier and Papadopoulos, Athanase (editors). 2015. Leonhard Euler: Mathématicien, physicien et théoricien de la musique', Paris, CNRS Editions, 2015, 516 p. () Heimpell, Hermann, Theodor Heuss, Benno Reifenberg (editors). 1956. Die großen Deutschen'', volume 2, Berlin: Ullstein Verlag. In . Liên kết ngoài LeonhardEuler.com Leonhard Euler (1707 - 1783) MacTutor Leonhard Euler. - PubMed - NCBI 1982 Sep 3;248(9):1072 THE LEONHARD EULER SOCIETY PubMed, NCBI 1913 Jul 4;38(966):26. Tiểu sử Leonhard Euler trên Diễn đàn toán học Leonhard Euler - Người thầy vĩ đại, trên tiasang.com.vn ngày 12 tháng 4 năm 2016. Nhà toán học Thụy Sĩ Nhà vật lý Thụy Sĩ Nhà toán học thế kỷ 18 Bài cơ bản dài trung bình Nhà lý thuyết số Chuyên gia thuật phóng Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Nhà thiên văn học Thụy Sĩ Kỹ sư Hội viên Hội Hoàng gia Tử vong do đột quỵ
5460
https://vi.wikipedia.org/wiki/Titan%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Titan (định hướng)
Titan có thể hiểu là: Nguyên tố hóa học titan, ký hiệu Ti, số nguyên tử bằng 22 trong bảng tuần hoàn. Vệ tinh tự nhiên Titan của Sao Thổ. Các vị thần khổng lồ (Titan) trong thần thoại Hy Lạp. Đại chiến Titan: Manga đăng năm 2009 Đại chiến Titan (phim): phim công chiếu năm 2015 Lời nguyền của thần Titan: tập thứ 3 xuất bản 2007 trong loạt truyện Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus của Rick Riordan Xem thêm
5462
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20thi%C3%AAn%20v%C4%83n
Vật lý thiên văn
Vật lý thiên văn là một phần của ngành thiên văn học có quan hệ với vật lý ở trong vũ trụ, bao gồm các tính chất vật lý (cường độ ánh sáng, tỉ trọng, nhiệt độ, và các thành phần hóa học) của các thiên thể chẳng hạn như ngôi sao, thiên hà, và không gian liên sao, cũng như các ảnh hưởng qua lại của chúng. Công việc nghiên cứu Vật lý vũ trụ học là vật lý thiên văn mang tính lý thuyết trong phạm vi rộng nhất. Bởi vì ngành vật lý thiên văn là một lĩnh vực mênh mông, nên các nhà vật lý học thiên thể thường áp dụng các ngành khoa học khác trong vật lý, bao gồm cơ khí, điện từ học, cơ học thống kê, nhiệt động lực học, cơ học lượng tử, tính tương đối, vật lý nguyên tử, vật lý hạt nhân, và vật lý nguyên tử, phân tử và quang học. Trong thực nghiệm, ngành nghiên cứu thiên văn hiện đại bao gồm một phần quan trọng dựa trên nền tảng vật lý cơ bản. Tên gọi của ngành học trong các trường đại học ("vật lý thiên văn" hay "thiên văn học") thường liên quan nhiều đến lịch sử của ngành hơn là nội dung nghiên cứu. Vật lý thiên văn được đào tạo trong rất nhiều trường đại học với bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thông qua các khoa như kỹ thuật hàng không vũ trụ, vật lý hoặc thiên văn học. Lịch sử Mặc dù thiên văn học đã có lịch sử lâu đời nhưng vẫn được xét là một ngành riêng biệt với vật lý. Trong quan điểm về thế giới của Aristotle, Trời đất luôn gắn liền với sự hoàn hảo, các vật thể trên bầu trời tồn tại như một quả cầu hoàn hảo có quỹ đạo tròn hoàn hảo; trong khi đó Trái Đất thuộc về sự không hoàn hảo; 2 quan điểm này không được xem là có liên quan với nhau. Aristarchus của Samos (khoảng 310-khoảng 250 trước Công Nguyên) đầu tiên đề ra sự vận động của các thiên thể được giải thích rằng Trái Đất và tất cả các hành tinh trong Hệ mặt trời đều quay xung quanh Mặt trời. Thuyết nhật tâm của Aristarchus không được chấp nhận trong thế giới Hy Lạp cổ đại trong nhiều thế kỷ, và quan điểm Mặt trời và các hành tinh quay xung quanh Trái Đất trở thành cơ bản không thể chối cãi, cho đến khi Nicolaus Copernicus làm sống lại mô hình Nhật tâm trong thế kỷ 16. Năm 1609, Galileo Galilei phát hiện ra 4 vệ tinh sáng nhất của Sao Mộc, và ghi nhận quỹ đạo của chúng so với Sao Mộc, điều đó mâu thuẫn với giáo lý Địa tâm của Nhà thờ Cơ đốc giáo vào lúc đó, và thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách bảo vệ quan điểm của ông được sinh ra bởi toán học, không phải từ những triết lý tự nhiên, mặc dù nó thật sự khó hiểu. Phần lớn các số liệu thiên văn chính xác được quan sát bởi Tycho Brahe đã đặt nền móng cho sự phát triển các học thuyết sau này về vũ trụ. Đầu tiên là các quy tắc dựa trên số liệu thực nghiệm, điển hình là ba định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đề xướng vào thế kỷ 17. Sau đó, Newton đã tạo một cầu nối giữa các định luật của Kepler và động lực học của Galileo bằng việc cho rằng có sự giống nhau giữa động lực học của các vật thể trên Trái Đất và động lực học giữa của các hành tinh và Mặt Trăng. Cơ học thiên thể - sự áp dụng định luật hấp dẫn và các định luật của Newton để giải thích các định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đã trở thành sự hợp nhất đầu tiên của vật lý và thiên văn học. Sau khi Isaac Newton công bố quyển Principia, ngành hàng hải đã bắt đầu có những chuyển biến. Bắt đầu vào những năm 1970, thế giới bắt đầu để ý đến việc sử dụng một hệ vĩ độ mới, cũng như dùng những chiếc đồng hồ chuẩn xác. Nhu cầu của ngành hàng hải thời bấy giờ đã đặt ra yêu cầu cho một cuộc chạy đua về các số liệu liệu quan sát thiên văn và phương tiện ngày càng chính xác hơn, cũng như một nền tảng khoa học mạnh mẽ hơn nữa. Vào những năm cuối thế kỉ 19, người ta tìm ra rằng khi phân tích ánh sáng mặt trời, ta sẽ quan sát được một hệ thống các vạch quang phổ (trong vùng tồn tại rất ít hoặc không có ánh sáng trắng). Thực nghiệm đã cho thấy rằng các khí nóng cũng phát ra quang phổ vạch, điều đặc biệt là mỗi một nguyên tố hóa học chỉ phát ra những vạch quang phổ đặc trưng riêng biệt tương ứng. Điều này chứng tỏ rằng chúng ta có thể tìm hiểu xem trên Mặt trời có các nguyên tố hóa học nào, bằng cách so sánh các vạch quang phổ từ ánh sáng mặt trời với các vạch quang phổ của các nguyên tố hóa học đã có sẵn ở Trái Đất. Thực vậy, nguyên tố heli đầu tiên đã được tìm thấy từ quang phổ mặt trời, sau đó mới tìm thấy trên Trái Đất, người ta đã nhân điều này mà đặt tên cho nó. Trong suốt thể kỷ 20, với sự tiến bộ của quang phổ học (môn học nghiên cứu về các vạch quang phổ), đặc biệt là những kết quả của vật lý lượng tử, đã cho phép chúng ta sự hiểu biết rõ hơn về thiên văn học, cũng như lý giải các số liệu thực nghiệm của nó. Đối tượng của ngành vật lý thiên văn Phần lớn các ngành quan sát của vật lý thiên văn đều dựa trên phổ sóng điện từ: Ngành thiên văn vô tuyến nghiên cứu các bức xạ có bước sóng lớn hơn vài milimet. Sóng vô tuyến thường được phát ra bởi các vật thể lạnh, bao gồm cả các khí và các đám mây bụi trong không gian. Bức xạ viba nền và sự dịch chuyển về phía đỏ đã minh chứng cho lý thuyết Big Bang, các Pulsar cũng được phát hiện ở tần số của sóng viba. Việc nghiên cứu các sóng này đòi hỏi phải có những kính thiên văn vô tuyến rất lớn. Ngành thiên văn học hồng ngoại nghiên cứu các bức xạ có bước sóng dài hơn bước sóng thuộc vùng nhìn thấy, nhưng ngắn hơn bước sóng của sóng viba. Ngành thiên văn học hồng ngoại thường sử dụng các kính thiên văn tương tự như kính thiên văn quang học. Các vật thể lạnh hơn các sao (chẳng hạn như hành tinh) thừong là đối tựong chính của ngành này. Ngành thiên văn quang học là ngành lâu đời nhất của thiên văn học, những chiếc kính được trang bị bộ cảm biến hình ảnh hoặc kính quang phổ là loại thường được sử dụng nhất]]. Vì khí quyển của Trái Đất gây ảnh hưởng lên các quan sát bằng quang học, nên kính viễn vọng không gian được đưa vào sử dụng, nhằm tạo ra các bức ảnh có chất lượng cao nhất. Ở khoảng cách này, các ngôi sao và nhiều quang phổ của chúng được quan sát rất rõ, tạo điều kiện cho nghiên cứu thành phần hóa học của sao, thậm chí của các thiên hà. Xem thêm Vũ trụ học vật lý Liên kết Website Vật Lý Thiên Văn Tham khảo Phân ngành thiên văn học Thiên văn
5466
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pha%20%28v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t%29
Pha (vật chất)
Trong các ngành khoa học vật lý, một pha là một vùng không gian (một hệ nhiệt động), trong đó tất cả các tính chất vật lý của vật liệu về cơ bản là đồng nhất. Ví dụ về tính chất vật lý bao gồm mật độ, chỉ số khúc xạ, từ hóa và thành phần hóa học. Một mô tả đơn giản là một pha là một vùng vật liệu đồng nhất về mặt hóa học, khác biệt về mặt vật lý và thường là có thể tách rời về mặt cơ học. Trong một hệ thống bao gồm nước đá và nước trong bình thủy tinh, các khối nước đá là một pha, nước là pha thứ hai và không khí ẩm là pha thứ ba so với nước đá và nước. Thủy tinh của bình là một pha riêng biệt khác. Thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với trạng thái của vật chất, nhưng có thể có một số pha trộn lẫn của cùng một trạng thái của vật chất. Ngoài ra, thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng để chỉ một tập hợp các trạng thái cân bằng được phân định theo các biến trạng thái như áp suất và nhiệt độ theo ranh giới pha trên sơ đồ pha. Do các ranh giới pha liên quan đến những thay đổi trong tổ chức vật chất, chẳng hạn như thay đổi từ lỏng sang rắn hoặc thay đổi tinh tế hơn từ cấu trúc tinh thể này sang cấu trúc tinh thể khác, nên cách sử dụng sau này tương tự như sử dụng "pha" như một từ đồng nghĩa với trạng thái vật chất. Tuy nhiên, trạng thái của vật chất và cách sử dụng sơ đồ pha không tương xứng với định nghĩa chính thức được nêu ở trên và ý nghĩa dự định phải được xác định một phần từ bối cảnh sử dụng thuật ngữ này. Vật chất thông thường có thể ở các dạng sau: Thể rắn Thể lỏng Thể khí Plasma Quark-gluon plasma Đông đặc Bose-Einstein Đông đặc fermion Vật chất lạ, tinh thể lỏng, siêu lỏng, siêu rắn, siêu dẫn, thuận từ, sắt từ... Xem thêm Trạng thái vật chất Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý học Vật lý vật chất ngưng tụ Khái niệm vật lý Kỹ thuật nhiệt động lực học
5473
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99
Nhiệt độ
Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ "nóng" và "lạnh". Nó là biểu hiện của nhiệt năng, có trong mọi vật chất, là nguồn gốc của sự xuất hiện nhiệt, một dòng năng lượng, khi một vật thể tiếp xúc với vật khác lạnh hơn. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là C, ký hiệu là °C), các thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F), và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho các mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI). Nhiệt độ lý thuyết thấp nhất là độ không tuyệt đối, tại đó không thể rút thêm nhiệt năng từ một vật thể. Bằng thực nghiệm, người ta thấy con người chỉ có thể tiếp cận đến rất gần, nhưng không thể đạt tới nhiệt độ này. Điều này được công nhận trong định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, bao gồm vật lý, hóa học, khoa học Trái Đất, thiên văn học, y học, sinh học, sinh thái và địa lý cũng như hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Tác động Nhiều quá trình vật lý liên quan đến nhiệt độ, chẳng hạn như: Các tính chất vật lý của vật chất bao gồm pha (rắn, lỏng, khí hoặc plasma), tỷ trọng, độ hòa tan, áp suất hơi, độ dẫn điện. Tốc độ và mức độ xảy ra các phản ứng hóa học. Số lượng và tính chất của bức xạ nhiệt phát ra từ bề mặt của một vật thể. Tốc độ âm thanh là một hàm của căn bậc hai của nhiệt độ tuyệt đối. Thang đo Các thang đo nhiệt độ khác nhau theo hai cách: điểm được chọn là 0 độ và độ lớn của các đơn vị hoặc độ tăng dần trên thang đo. Các loại thang đo thường được sử dụng Thang độ C (°C) được sử dụng để đo nhiệt độ phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Đó là một thang đo thực nghiệm được phát triển bởi một tiến bộ lịch sử, dẫn đến điểm của nó được xác định theo điểm đóng băng của nước và các độ bổ sung được xác định sao cho là điểm sôi của nước ở áp suất khí quyển tại mực nước biển. Vì khoảng cách 100 độ này, nó được gọi là thang độ bách phân. Kể từ khi tiêu chuẩn hóa kelvin trong Hệ thống đơn vị quốc tế, sau đó nó đã được xác định lại theo các điểm cố định tương đương trên thang Kelvin, và do đó nhiệt độ tăng một độ C giống như tăng một độ kelvin, mặc dù chúng khác nhau bởi một hiệu số xấp xỉ 273,15. Hoa Kỳ thường sử dụng thang đo Fahrenheit, trên đó nước đóng băng ở và sôi ở ở áp suất khí quyển mực nước biển.) Độ không tuyệt đối Ở nhiệt độ không tuyệt đối, không thể rút được bất kỳ năng lượng nào nữa khỏi vật chất dưới dạng nhiệt, một thực tế được thể hiện trong định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Ở nhiệt độ này, vật chất không chứa nhiệt năng vĩ mô, nhưng vẫn có năng lượng điểm không cơ lượng tử như nguyên lý bất định đã dự đoán. Điều này không đi vào định nghĩa của nhiệt độ tuyệt đối. Về mặt thực nghiệm, độ không tuyệt đối chỉ có thể được tiếp cận rất gần, nhưng không bao giờ có thể đạt được trên thực tế. Nếu có thể làm nguội một hệ thống đến độ không tuyệt đối, tất cả chuyển động cổ điển của các hạt của nó sẽ ngừng lại và chúng sẽ hoàn toàn nghỉ ngơi theo nghĩa cổ điển này. Độ không tuyệt đối, được định nghĩa là , xấp xỉ bằng -273.15°C, hoặc -459.67°F Thang đo tuyệt đối Đề cập đến hằng số Boltzmann, đến phân bố Maxwell – Boltzmann, và định nghĩa cơ học thống kê Boltzmann về entropy, khác với định nghĩa Gibbs, cho các hạt vi mô chuyển động độc lập, không tính đến thế năng giữa các hạt, theo thỏa thuận quốc tế, nhiệt độ thang đo được xác định và được cho là tuyệt đối vì nó không phụ thuộc vào các đặc tính của các chất và cơ chế nhiệt kế cụ thể. Ngoài độ không tuyệt đối, nó không có nhiệt độ tham chiếu. Nó được gọi là thang đo Kelvin, được sử dụng rộng rãi trong khoa học và công nghệ. Kelvin (từ được viết bằng chữ thường k) là đơn vị nhiệt độ trong Hệ đơn vị quốc tế (SI). Nhiệt độ của một vật ở trạng thái cân bằng nhiệt động học luôn luôn dương, so với độ không tuyệt đối. Bên cạnh thang đo Kelvin đã được quốc tế thống nhất, còn có một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học, do Kelvin phát minh, cũng với số 0 của nó ở nhiệt độ không tuyệt đối, nhưng liên quan trực tiếp đến các khái niệm nhiệt động lực học vĩ mô thuần túy, bao gồm entropy vĩ mô, mặc dù về mặt kính hiển vi có thể coi là định nghĩa cơ học thống kê Gibbs về entropy cho tập hợp chính tắc, có tính đến thế năng giữa các hạt, cũng như chuyển động của các hạt độc lập, để nó có thể tính đến các phép đo nhiệt độ gần độ không tuyệt đối. Thang đo này có nhiệt độ chuẩn tại điểm ba trạng thái của nước, giá trị số của nhiệt độ này được xác định bằng các phép đo sử dụng thang đo Kelvin đã được quốc tế thống nhất nói trên. Thang Kelvin quốc tế Nhiều phép đo khoa học sử dụng thang nhiệt độ Kelvin (ký hiệu đơn vị: K), được đặt tên để vinh danh nhà vật lý đầu tiên đã định nghĩa nó. Đây là một thang đo tuyệt đối. Điểm 0 bằng số của nó, , ở nhiệt độ không tuyệt đối. Kể từ tháng 5 năm 2019, mức độ của nó đã được xác định thông qua lý thuyết động học hạt và cơ học thống kê. Trong Hệ đơn vị quốc tế (SI), độ lớn của kelvin được xác định thông qua các phép đo thực nghiệm khác nhau về năng lượng động học trung bình của các hạt vi mô. Nó được đánh giá bằng số theo hằng số Boltzmann, giá trị của hằng số này được xác định là cố định theo quy ước quốc tế. Thang đo nhiệt độ cơ học thống kê so với nhiệt độ động lực học Kể từ tháng 5 năm 2019, độ lớn của kelvin được xác định liên quan đến các hiện tượng vi mô, được đặc trưng theo cơ học thống kê. Trước đó, kể từ năm 1954, Hệ thống Đơn vị Quốc tế đã xác định thang đo và đơn vị cho kelvin là nhiệt độ nhiệt động lực học, bằng cách sử dụng nhiệt độ tái lập đáng tin cậy của điểm ba của nước làm điểm chuẩn thứ hai, điểm chuẩn đầu tiên là ở độ không tuyệt đối. Trong lịch sử, nhiệt độ ba điểm của nước được xác định bằng 273,16 đơn vị của gia số đo. Ngày nay nó là một đại lượng được đo lường theo kinh nghiệm. Điểm đóng băng của nước ở áp suất khí quyển mực nước biển xảy ra ở khoảng 273.15°C = Phân loại thang đo Có nhiều loại thang đo nhiệt độ. Có thể thuận tiện khi phân loại chúng theo kinh nghiệm và lý thuyết. Các thang đo nhiệt độ theo kinh nghiệm có lịch sử lâu đời hơn, trong khi các thang đo dựa trên lý thuyết đã xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Thang đo thực nghiệm Thang đo nhiệt độ theo kinh nghiệm dựa trực tiếp vào các phép đo các đặc tính vật lý vĩ mô đơn giản của vật liệu. Ví dụ, chiều dài của một cột thủy ngân, được giới hạn trong ống mao dẫn có thành thủy tinh, phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ, và là cơ sở của nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh rất hữu ích. Các thang đo như vậy chỉ có giá trị trong phạm vi nhiệt độ thuận tiện. Ví dụ, trên nhiệt độ sôi của thủy ngân, nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh là không thể thực hiện được. Hầu hết các vật liệu nở ra khi nhiệt độ tăng, nhưng một số vật liệu, chẳng hạn như nước, co lại khi nhiệt độ tăng trong một số phạm vi cụ thể, và sau đó chúng hầu như không hữu ích như vật liệu đo nhiệt. Một vật liệu không được sử dụng làm nhiệt kế ở gần một trong những nhiệt độ thay đổi pha, ví dụ như điểm sôi của nó. Bất chấp những hạn chế này, hầu hết các nhiệt kế thực tế thường được sử dụng là loại dựa trên kinh nghiệm. Đặc biệt, nó được sử dụng để đo nhiệt lượng, góp phần to lớn vào việc khám phá ra nhiệt động lực học. Tuy nhiên, nhiệt kế thực nghiệm có những hạn chế nghiêm trọng khi được coi là cơ sở cho vật lý lý thuyết. Nhiệt kế dựa trên thực nghiệm, ngoài cơ sở là phép đo trực tiếp đơn giản về các đặc tính vật lý thông thường của vật liệu nhiệt, có thể được hiệu chuẩn lại, bằng cách sử dụng lý luận vật lý lý thuyết, và điều này có thể mở rộng phạm vi đầy đủ của chúng. Thang đo lý thuyết Các thang đo nhiệt độ dựa trên lý thuyết dựa trực tiếp vào các lập luận lý thuyết, đặc biệt là các lý thuyết động học và nhiệt động lực học. Chúng ít nhiều được hiện thực hóa một cách lý tưởng trong các thiết bị và vật liệu thực tế khả thi. Các thang đo nhiệt độ dựa trên lý thuyết được sử dụng để cung cấp các tiêu chuẩn hiệu chuẩn cho các nhiệt kế dựa trên kinh nghiệm thực tế. Quy mô cơ học thống kê vi mô Trong vật lý, thang đo nhiệt độ thông thường được quốc tế đồng ý được gọi là thang Kelvin. Nó được hiệu chuẩn thông qua giá trị được quốc tế đồng ý và quy định của hằng số Boltzmann, đề cập đến chuyển động của các hạt cực nhỏ, chẳng hạn như nguyên tử, phân tử và electron, thành phần trong cơ thể có nhiệt độ cần đo. Ngược lại với thang nhiệt độ nhiệt động lực học do Kelvin phát minh, nhiệt độ Kelvin thông thường hiện nay không được xác định thông qua việc so sánh với nhiệt độ của trạng thái chuẩn của vật chuẩn, cũng như nhiệt động lực học vĩ mô. Ngoài nhiệt độ không tuyệt đối, nhiệt độ Kelvin của một vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học bên trong được xác định bằng các phép đo về các tính chất vật lý được lựa chọn phù hợp của nó, chẳng hạn như đã biết chính xác lý thuyết giải thích về hằng số Boltzmann. Hằng số đó đề cập đến các loại chuyển động được chọn của các hạt cực nhỏ trong cấu tạo của cơ thể. Trong các loại chuyển động đó, các hạt chuyển động riêng lẻ, không có sự tương tác lẫn nhau. Các chuyển động như vậy thường bị gián đoạn do va chạm giữa các hạt, nhưng đối với phép đo nhiệt độ, các chuyển động được chọn sao cho giữa các va chạm, các đoạn không tương tác của quỹ đạo của chúng được biết là có thể đo được chính xác. Vì mục đích này, thế năng giữa các hạt bị bỏ qua. Trong khí lý tưởng, và trong các vật thể hiểu theo lý thuyết khác, nhiệt độ Kelvin được định nghĩa là tỷ lệ thuận với động năng trung bình của các hạt vi mô chuyển động không tương tác, có thể được đo bằng các kỹ thuật thích hợp. Hằng số tỷ lệ là bội số đơn giản của hằng số Boltzmann. Nếu các phân tử, nguyên tử hoặc điện tử, được phát ra từ một vật liệu và vận tốc của chúng được đo, thì phổ vận tốc của chúng thường gần như tuân theo một định luật lý thuyết được gọi là phân bố Maxwell – Boltzmann, một phép đo có cơ sở. nhiệt độ mà luật áp dụng. Vẫn chưa có thí nghiệm thành công nào thuộc loại tương tự sử dụng trực tiếp phân bố Fermi – Dirac để đo nhiệt, nhưng có lẽ điều đó sẽ đạt được trong tương lai. Tốc độ âm thanh trong chất khí có thể được tính theo lý thuyết từ đặc điểm phân tử của chất khí, từ nhiệt độ và áp suất của nó, và từ giá trị của hằng số Boltzmann. Đối với một chất khí có đặc tính phân tử và áp suất đã biết, điều này cung cấp mối quan hệ giữa nhiệt độ và hằng số Boltzmann. Những đại lượng đó có thể được biết hoặc đo lường chính xác hơn những biến nhiệt động lực học có thể xác định trạng thái của một mẫu nước tại điểm ba của nó. Do đó, lấy giá trị của hằng số Boltzmann làm tham chiếu chủ yếu được xác định của giá trị được xác định chính xác, phép đo tốc độ âm thanh có thể cung cấp một phép đo chính xác hơn về nhiệt độ của chất khí. Phép đo phổ bức xạ điện từ từ vật đen ba chiều lý tưởng có thể cung cấp phép đo nhiệt độ chính xác vì tần số bức xạ phổ cực đại của bức xạ vật đen tỷ lệ thuận với nhiệt độ của vật đen; đây được gọi là định luật dịch chuyển Wien và có giải thích lý thuyết trong định luật Planck và định luật Bose – Einstein. Phép đo phổ công suất nhiễu do một điện trở điện tạo ra cũng có thể cung cấp phép đo nhiệt độ chính xác. Điện trở có hai đầu cuối và thực chất là phần thân một chiều. Định luật Bose-Einstein cho trường hợp này chỉ ra rằng công suất nhiễu tỷ lệ thuận với nhiệt độ của điện trở và giá trị của điện trở và độ rộng dải nhiễu. Trong một dải tần nhất định, công suất nhiễu có đóng góp bằng nhau từ mọi tần số và được gọi là nhiễu Johnson. Nếu biết giá trị của điện trở thì nhiệt độ có thể được tìm thấy. Thang đo nhiệt động lực học vĩ mô Về mặt lịch sử, cho đến tháng 5 năm 2019, định nghĩa về thang đo Kelvin được Kelvin phát minh ra, dựa trên tỷ lệ năng lượng trong các quá trình trong động cơ Carnot lý tưởng, hoàn toàn là về mặt nhiệt động lực học vĩ mô. Động cơ Carnot đó hoạt động giữa hai nhiệt độ, nhiệt độ của cơ thể có nhiệt độ cần đo và một tham chiếu, của cơ thể ở nhiệt độ của điểm ba của nước. Sau đó, nhiệt độ chuẩn, nhiệt độ của điểm ba, được xác định là chính xác Kể từ tháng 5 năm 2019, giá trị đó không được cố định theo định nghĩa, mà được đo lường thông qua các hiện tượng vi mô, liên quan đến hằng số Boltzmann, như đã mô tả ở trên. Định nghĩa cơ học thống kê vi mô không có nhiệt độ tham chiếu. Khí lý tưởng Vật liệu có thể dựa trên thang nhiệt độ xác định vĩ mô là khí lý tưởng. Áp suất do một thể tích và khối lượng cố định của khí lý tưởng tác dụng tỷ lệ thuận với nhiệt độ của nó. Một số khí tự nhiên thể hiện các đặc tính gần như lý tưởng trong phạm vi nhiệt độ thích hợp nên chúng có thể được sử dụng để đo nhiệt; điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của nhiệt động lực học và ngày nay vẫn có tầm quan trọng thực tế. Tuy nhiên, nhiệt kế khí lý tưởng không hoàn hảo về mặt lý thuyết cho nhiệt động lực học. Điều này là do entropi của khí lý tưởng ở nhiệt độ không tuyệt đối của nó không phải là một đại lượng bán xác định dương, điều này làm cho chất khí vi phạm định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Trái ngược với vật liệu thực, khí lý tưởng không hóa lỏng hoặc đông đặc, cho dù nó có lạnh đến đâu. Theo cách khác, định luật khí lý tưởng, đề cập đến giới hạn của nhiệt độ cao vô hạn và áp suất bằng không; những điều kiện này đảm bảo chuyển động không tương tác của các phân tử cấu thành. Cách tiếp cận lý thuyết động học Độ lớn của kelvin hiện được xác định theo lý thuyết động học, suy ra từ giá trị của hằng số Boltzmann. Lý thuyết động học cung cấp một cái nhìn vi mô về nhiệt độ cho một số vật chất, đặc biệt là chất khí, dựa trên hệ thống vĩ mô 'được cấu tạo bởi nhiều hạt cực nhỏ, chẳng hạn như phân tử và ion của nhiều loài khác nhau, các hạt của một loài đều giống nhau. Nó giải thích các hiện tượng vĩ mô thông qua cơ học cổ điển của các hạt vi mô. Định lý trang bị của lý thuyết động năng khẳng định rằng mỗi bậc tự do cổ điển của một hạt chuyển động tự do có động năng trung bình là trong đó hằng số Boltzmann. Chuyển động tịnh tiến của hạt có ba bậc tự do, do đó, ngoại trừ ở nhiệt độ rất thấp nơi hiệu ứng lượng tử chiếm ưu thế, động năng tịnh tiến trung bình của hạt chuyển động tự do trong hệ có nhiệt độ sẽ là . Các phân tử, chẳng hạn như oxy (O2), có nhiều bậc tự do hơn các nguyên tử hình cầu đơn lẻ: chúng trải qua các chuyển động quay và dao động cũng như chuyển động tịnh tiến. Đun nóng làm tăng nhiệt độ do động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử tăng lên. Hệ thống sưởi cũng sẽ khiến năng lượng liên quan đến các chế độ dao động và quay tăng lên thông qua phân vùng trang bị. Do đó, một chất khí diatomic sẽ cần nhiều năng lượng đầu vào hơn để tăng nhiệt độ của nó lên một lượng nhất định, tức là nó sẽ có nhiệt dung lớn hơn một chất khí đơn nguyên. Như đã nói ở trên, tốc độ âm thanh trong chất khí có thể được tính từ đặc điểm phân tử của chất khí, từ nhiệt độ và áp suất của nó, và từ giá trị của hằng số Boltzmann. Lấy giá trị của hằng số Boltzmann làm tham chiếu chủ yếu được xác định của giá trị được xác định chính xác, phép đo tốc độ âm thanh có thể cung cấp một phép đo chính xác hơn về nhiệt độ của chất khí. Có thể đo động năng trung bình của các hạt vi mô cấu thành nếu chúng được phép thoát ra khỏi khối lượng lớn của hệ, qua một lỗ nhỏ trên thành chứa. Phổ của vận tốc phải được đo và tính trung bình từ đó. Không nhất thiết trường hợp các hạt thoát ra và được đo có phân bố vận tốc giống như các hạt còn lại trong hệ thống, nhưng đôi khi có thể có một mẫu tốt. Cách tiếp cận nhiệt động lực học Nhiệt độ là một trong những đại lượng chính trong nghiên cứu nhiệt động lực học. Trước đây, độ lớn của kelvin được định nghĩa theo thuật ngữ nhiệt động lực học, nhưng ngày nay, như đã đề cập ở trên, nó được định nghĩa theo lý thuyết động học. Nhiệt độ nhiệt động lực học được cho là tuyệt đối vì hai lý do. Một là đặc tính hình thức của nó độc lập với các đặc tính của vật liệu cụ thể. Lý do khác là số 0 của nó, theo một nghĩa nào đó, là tuyệt đối, ở chỗ nó biểu thị sự vắng mặt của chuyển động cổ điển vi mô của các hạt cấu thành của vật chất, do đó chúng có nhiệt lượng riêng giới hạn bằng 0 đối với nhiệt độ không, theo định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Tuy nhiên, nhiệt độ nhiệt động học trên thực tế có một giá trị số xác định đã được lựa chọn tùy ý theo truyền thống và phụ thuộc vào tính chất của một vật liệu cụ thể; nó chỉ đơn giản là ít tùy ý hơn các thang "độ" tương đối như độ C và độ F. Là một thang đo tuyệt đối với một điểm cố định (không), chỉ có một bậc tự do còn lại cho sự lựa chọn tùy ý, thay vì hai bậc như trong thang tương đối. Đối với thang đo Kelvin kể từ tháng 5 năm 2019, theo quy ước quốc tế, lựa chọn đã được thực hiện để sử dụng kiến thức về các phương thức hoạt động của các thiết bị đo nhiệt khác nhau, dựa trên các lý thuyết động học vi mô về chuyển động phân tử. Thang số được giải quyết bằng một định nghĩa thông thường về giá trị của hằng số Boltzmann, liên hệ giữa nhiệt độ vĩ mô với động năng vi mô trung bình của các hạt như phân tử. Giá trị số của nó là tùy ý và tồn tại một thang nhiệt độ tuyệt đối thay thế, ít được sử dụng rộng rãi hơn được gọi là thang Rankine, được tạo ra để phù hợp với thang Fahrenheit vì Kelvin là độ C. Định nghĩa nhiệt động lực học của nhiệt độ là do Kelvin. Nó được đóng khung dưới dạng một thiết bị lý tưởng hóa được gọi là động cơ Carnot, được tưởng tượng là chạy trong một chu kỳ liên tục giả tưởng của các quá trình liên tiếp đi qua một chu kỳ các trạng thái của cơ thể hoạt động của nó. Động cơ nhận một lượng nhiệt từ bình nóng và truyền nhiệt lượng nhỏ hơn cho bình lạnh. Sự khác biệt về năng lượng được chuyển, khi nhiệt động lực học, đến một bình chứa làm việc, và được coi là sản lượng của động cơ. Chu kỳ được tưởng tượng là chạy chậm đến mức tại mỗi điểm của chu kỳ, cơ thể làm việc ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học. Do đó, các quá trình liên tiếp mà chu kỳ được hình dung là chạy thuận nghịch mà không tạo ra entropi. Khi đó lượng entropi lấy vào từ bình nóng khi cơ thể làm việc được đốt nóng bằng lượng được truyền vào bình lạnh khi cơ thể làm việc được làm lạnh. Sau đó, nhiệt độ tuyệt đối hoặc nhiệt động lực học, và , của các bể chứa được xác định sao cho Định luật 0 của nhiệt động lực học cho phép định nghĩa này được sử dụng để đo nhiệt độ tuyệt đối hoặc nhiệt động lực học của một vật thể quan tâm tùy ý, bằng cách làm cho vật chứa nhiệt khác có cùng nhiệt độ với vật thể quan tâm. Công trình ban đầu của Kelvin đưa ra giả thuyết về nhiệt độ tuyệt đối được xuất bản vào năm 1848. Nó được dựa trên công trình của Carnot, trước khi xây dựng định luật đầu tiên của nhiệt động lực học. Carnot không hiểu rõ về nhiệt, và không có khái niệm cụ thể về entropi. Ông viết về 'caloric', và nói rằng tất cả calo đi từ bể chứa nóng được chuyển vào bể chứa lạnh. Kelvin đã viết trong bài báo năm 1848 của mình rằng quy mô của ông là tuyệt đối theo nghĩa là nó được định nghĩa "độc lập với các thuộc tính của bất kỳ loại vật chất cụ thể nào". Ấn phẩm cuối cùng của ông, đưa ra định nghĩa vừa nêu, được in năm 1853, một bản sao của bài đọc của ông năm 1851. Các chi tiết số đo trước đây được giải quyết bằng cách biến một trong những bể chứa nhiệt trở thành một ô ở điểm ba của nước, được xác định là có nhiệt độ tuyệt đối là 273,16 K. Ngày nay, thay vào đó, giá trị số được lấy từ phép đo thông qua thống kê vi mô của định nghĩa quốc tế cơ học như trên. Biến số chuyên sâu Theo thuật ngữ nhiệt động lực học, nhiệt độ là một biến số chuyên sâu vì nó bằng hệ số vi phân của một biến bao quát đối với một biến rộng khác, đối với một vật nhất định. Do đó, nó có kích thước của một tỷ lệ của hai biến mở rộng. Trong nhiệt động lực học, hai vật thể thường được coi là kết nối với nhau bằng cách tiếp xúc với một bức tường chung, có một số tính chất thẩm thấu cụ thể. Độ thấm cụ thể như vậy có thể được coi là một biến chuyên sâu cụ thể. Một ví dụ là bức tường diathermic chỉ có thể thấm qua nhiệt; biến chuyên sâu cho trường hợp này là nhiệt độ. Khi hai cơ thể đã tiếp xúc trong một thời gian rất dài, và đã ổn định ở trạng thái ổn định vĩnh viễn, thì các biến chuyên sâu liên quan trong hai cơ thể là bằng nhau; đối với một bức tường hai lớp, phát biểu này đôi khi được gọi là định luật số 0 của nhiệt động lực học. Đặc biệt, khi vật thể được mô tả bằng cách nêu nội năng của nó , một biến mở rộng, như một hàm của entropy của nó, cũng là một biến mở rộng, và các biến trạng thái khác , với ), thì nhiệt độ bằng đạo hàm riêng của nội năng đối với entropy: Tương tự như vậy, khi vật thể được mô tả bằng cách nêu entropi của nó như một hàm của nội năng và các biến trạng thái khác , với , thì nghịch đảo của nhiệt độ bằng đạo hàm riêng của entropi đối với nội năng: Định nghĩa trên, phương trình (1), về nhiệt độ tuyệt đối là do Kelvin. Nó đề cập đến các hệ thống đóng cửa để chuyển vật chất, và đặc biệt chú trọng đến các quy trình thực nghiệm trực tiếp. Phần trình bày về nhiệt động lực học của Gibbs bắt đầu ở mức độ trừu tượng hơn và đề cập đến các hệ thống mở ra cho việc chuyển giao vật chất; trong sự phát triển này của nhiệt động lực học, các phương trình (2) và (3) ở trên thực sự là các định nghĩa thay thế cho nhiệt độ. Cân bằng nhiệt động lực học cục bộ Các thiên thể trong thế giới thực thường không ở trạng thái cân bằng nhiệt động và không đồng nhất. Để nghiên cứu bằng các phương pháp nhiệt động lực học không thể đảo ngược cổ điển, một cơ thể thường được phân chia theo không gian và thời gian về mặt khái niệm thành các 'tế bào' có kích thước nhỏ. Nếu các điều kiện cân bằng nhiệt động lực học cổ điển đối với vật chất được đáp ứng gần đúng trong một 'ô' như vậy, thì nó là đồng nhất và tồn tại một nhiệt độ cho nó. Nếu điều này xảy ra với mọi 'tế bào' của cơ thể, thì trạng thái cân bằng nhiệt động cục bộ được cho là chiếm ưu thế trong toàn bộ cơ thể. Chẳng hạn, nếu nói về biến mở rộng , hoặc biến mở rộng , thì nó có mật độ trên một đơn vị thể tích, hoặc đại lượng trên một đơn vị khối lượng của hệ thống, nhưng không có ý nghĩa gì khi nói về mật độ nhiệt độ trên một đơn vị thể tích hoặc đại lượng nhiệt độ trên một đơn vị khối lượng của hệ thống. Mặt khác, không có ý nghĩa gì khi nói về nội năng tại một điểm, trong khi khi cân bằng nhiệt động lực học cục bộ chiếm ưu thế, thì việc nói về nhiệt độ tại một điểm là hoàn toàn hợp lý. Do đó, nhiệt độ có thể thay đổi theo từng điểm trong một môi trường không ở trạng thái cân bằng nhiệt động toàn cục, nhưng trong đó có cân bằng nhiệt động cục bộ. Do đó, khi trạng thái cân bằng nhiệt động cục bộ chiếm ưu thế trong một vật thể, nhiệt độ có thể được coi là một đặc tính cục bộ thay đổi theo không gian trong vật thể đó, và điều này là do nhiệt độ là một biến số sâu. Lý thuyết cơ bản Nhiệt độ là thước đo chất lượng trạng thái của vật chất. Chất lượng có thể được coi là một thực thể trừu tượng hơn bất kỳ thang nhiệt độ cụ thể nào đo lường nó, và được một số tác giả gọi là độ nóng. Chất lượng của độ nóng chỉ trạng thái của vật chất chỉ ở một địa phương cụ thể, và nói chung, ngoài các vật thể được giữ ở trạng thái cân bằng nhiệt động ổn định, độ nóng thay đổi theo từng nơi. Không nhất thiết phải có trường hợp vật liệu ở một địa điểm cụ thể ở trạng thái ổn định và gần như đồng nhất đủ để cho phép vật liệu đó có độ nóng hoặc nhiệt độ xác định rõ. Độ nóng có thể được biểu diễn một cách trừu tượng dưới dạng đa tạp một chiều. Mỗi thang nhiệt độ hợp lệ đều có một bản đồ riêng của nó trong biểu đồ độ nóng. Khi hai hệ thống tiếp xúc nhiệt ở cùng một nhiệt độ thì không có sự truyền nhiệt nào giữa chúng. Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, nhiệt sẽ tự phát chảy từ hệ thống ấm hơn sang hệ thống lạnh hơn cho đến khi chúng ở trạng thái cân bằng nhiệt. Sự truyền nhiệt như vậy xảy ra bằng dẫn truyền nhiệt hoặc bức xạ nhiệt. Các nhà vật lý thực nghiệm, ví dụ như Galileo và Newton, nhận thấy rằng có vô hạn các thang đo nhiệt độ thực nghiệm. Tuy nhiên, định luật 0 của nhiệt động lực học nói rằng tất cả chúng đều đo lường với chất lượng như nhau. Điều này có nghĩa là đối với một vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động bên trong, mọi nhiệt kế đã được hiệu chuẩn chính xác, thuộc bất kỳ loại nào, khi đo nhiệt độ của vật thể, đều sẽ ghi lại một và cùng một nhiệt độ. Đối với một vật thể không ở trạng thái cân bằng nhiệt động bên trong, các nhiệt kế khác nhau có thể ghi lại các nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của các nhiệt kế. Các vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học Đối với vật lý thực nghiệm, độ nóng có nghĩa là, khi so sánh bất kỳ hai vật thể nhất định nào trong các cân bằng nhiệt động lực học riêng biệt tương ứng của chúng, hai nhiệt kế thực nghiệm bất kỳ đã cho phù hợp với các số đọc thang số sẽ đồng ý với nhau về vật nóng hơn trong hai vật thể đã cho hoặc chúng có cùng nhiệt độ. Điều này không yêu cầu hai nhiệt kế phải có quan hệ tuyến tính giữa các số đọc thang đo của chúng, nhưng nó yêu cầu rằng mối quan hệ giữa các số đọc của chúng phải là đơn điệu. Có thể có một cảm giác rõ ràng về độ nóng lớn hơn, độc lập với nhiệt lượng, nhiệt động lực học và các tính chất của các vật liệu cụ thể, từ định luật dịch chuyển Wien của bức xạ nhiệt: nhiệt độ của một bể bức xạ nhiệt tỷ lệ với một hằng số phổ quát, với tần số cực đại của phổ tần số của nó; tần số này luôn dương, nhưng có thể có các giá trị có xu hướng bằng không. Bức xạ nhiệt ban đầu được xác định cho một khoang ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Các dữ kiện vật lý này biện minh cho một tuyên bố toán học rằng độ nóng tồn tại trên một đa tạp một chiều có thứ tự. Đây là đặc điểm cơ bản của nhiệt độ và nhiệt kế đối với các vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học của chính chúng. Ngoại trừ một hệ đang trải qua sự thay đổi giai đoạn bậc nhất, chẳng hạn như sự tan chảy của băng, khi một hệ kín nhận nhiệt, không thay đổi thể tích và không thay đổi trường ngoại lực tác động lên nó, nhiệt độ của nó tăng lên. Đối với một hệ thống trải qua sự thay đổi pha chậm đến mức có thể bỏ qua việc rời khỏi trạng thái cân bằng nhiệt động lực học, thì nhiệt độ của nó không đổi khi hệ thống được cung cấp nhiệt tiềm ẩn. Ngược lại, sự mất nhiệt từ một hệ kín, không thay đổi pha, không thay đổi thể tích và không thay đổi trường ngoại lực tác dụng lên nó, làm giảm nhiệt độ của nó. Các vật thể ở trạng thái ổn định nhưng không ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học Trong khi đối với các vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học của riêng chúng, khái niệm nhiệt độ yêu cầu tất cả các nhiệt kế thực nghiệm phải đồng ý là nhiệt kế nào trong hai vật thể nóng hơn hoặc chúng có cùng nhiệt độ, yêu cầu này không an toàn cho các vật thể đang ở trạng thái ổn định. trạng thái mặc dù không ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Sau đó, rất có thể là các nhiệt kế thực nghiệm khác nhau không thống nhất về việc cái nào nóng hơn, và nếu đúng như vậy, thì ít nhất một trong các vật thể không có nhiệt độ nhiệt động lực học tuyệt đối được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bất kỳ thân máy nhất định nào và bất kỳ nhiệt kế thực nghiệm thích hợp nào vẫn có thể hỗ trợ các khái niệm về độ nóng và nhiệt độ thực nghiệm, không tuyệt đối, cho một phạm vi quy trình thích hợp. Đây là một vấn đề để nghiên cứu trong nhiệt động lực học không cân bằng. Các vật thể không ở trạng thái ổn định Khi một vật thể không ở trạng thái ổn định, thì khái niệm về nhiệt độ thậm chí còn kém an toàn hơn đối với một vật thể ở trạng thái ổn định không ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu trong nhiệt động lực học không cân bằng. Tiên đề cân bằng nhiệt động lực học Để xử lý tiên đề về cân bằng nhiệt động lực học, từ những năm 1930, người ta thường đề cập đến định luật số 0 của nhiệt động lực học. Phiên bản tối giản được tuyên bố thông thường của định luật như vậy chỉ giả định rằng tất cả các vật thể, khi kết nối nhiệt sẽ ở trạng thái cân bằng nhiệt, theo định nghĩa phải được cho là có cùng nhiệt độ, nhưng bản thân nó không thiết lập nhiệt độ như một đại lượng được biểu thị dưới dạng thực số trên thang điểm. Một phiên bản thông tin vật lý hơn của định luật như vậy xem nhiệt độ thực nghiệm như một biểu đồ trên đa tạp độ nóng. Trong khi định luật số 0 cho phép định nghĩa nhiều thang nhiệt độ thực nghiệm khác nhau, thì định luật thứ hai của nhiệt động lực học chọn định nghĩa về một nhiệt độ tuyệt đối ưu tiên duy nhất, duy nhất cho đến một hệ số tỷ lệ tùy ý, khi đó được gọi là nhiệt độ nhiệt động lực học. Nếu nội năng được coi là hàm của thể tích và entropi của một hệ đồng nhất ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học, thì nhiệt độ tuyệt đối nhiệt động lực học xuất hiện dưới dạng đạo hàm riêng của nội năng đối với entropi ở thể tích không đổi. Điểm gốc tự nhiên, nội tại hoặc điểm rỗng của nó là độ không tuyệt đối mà tại đó entropy của bất kỳ hệ thống nào là nhỏ nhất. Mặc dù đây là nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất được mô tả bởi mô hình, định luật thứ ba của nhiệt động lực học cho rằng không thể đạt được độ không tuyệt đối bởi bất kỳ hệ vật lý nào. Nhiệt dung Khi một năng lượng truyền đến hoặc từ một cơ thể chỉ là nhiệt, trạng thái của cơ thể sẽ thay đổi. Tùy thuộc vào môi trường xung quanh và các bức tường ngăn cách chúng với cơ thể, cơ thể có thể có những thay đổi khác nhau. Chúng bao gồm các phản ứng hóa học, tăng áp suất, tăng nhiệt độ và thay đổi pha. Đối với mỗi loại biến đổi trong điều kiện xác định, nhiệt dung là tỉ số giữa nhiệt lượng truyền với độ lớn của sự thay đổi. Ví dụ, nếu sự thay đổi là sự tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, không thay đổi pha và không thay đổi hóa học, thì nhiệt độ của cơ thể tăng lên và áp suất của nó tăng lên. Nhiệt lượng truyền, , chia cho sự thay đổi nhiệt độ quan sát được, , là nhiệt dung của vật thể ở thể tích không đổi: Nếu nhiệt dung được đo cho một lượng chất xác định rõ thì nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một lượng chất đó thêm một đơn vị nhiệt độ. Ví dụ, để tăng nhiệt độ của nước thêm một kelvin (bằng một độ C) thì cần 4186 jun trên kilogam (J / kg). Đo lường Phép đo nhiệt độ bằng cách sử dụng nhiệt kế khoa học hiện đại và thang đo nhiệt độ ít nhất là vào đầu thế kỷ 18, khi Gabriel Fahrenheit điều chỉnh nhiệt kế (chuyển sang thủy ngân) và một thang đo do Ole Christensen Rømer phát triển. Thang đo Fahrenheit vẫn đang được sử dụng ở Hoa Kỳ cho các ứng dụng phi khoa học. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế có thể được hiệu chuẩn theo nhiều thang nhiệt độ. Ở hầu hết thế giới (ngoại trừ Belize, Myanmar, Liberia và Hoa Kỳ), thang độ C được sử dụng cho hầu hết các mục đích đo nhiệt độ. Hầu hết các nhà khoa học đo nhiệt độ bằng thang độ C và nhiệt độ nhiệt động lực học bằng thang Kelvin, là độ lệch thang độ C sao cho điểm rỗng của nó bằng = , hoặc độ không tuyệt đối. Nhiều lĩnh vực kỹ thuật ở Hoa Kỳ, đặc biệt là công nghệ cao và các thông số kỹ thuật của liên bang Hoa Kỳ (dân dụng và quân sự), cũng sử dụng thang đo Kelvin và độ C. Các lĩnh vực kỹ thuật khác ở Mỹ cũng dựa vào thang đo Rankine (thang đo độ F đã thay đổi) khi làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nhiệt động lực học như đốt cháy. Các đơn vị Đơn vị cơ bản của nhiệt độ trong Hệ đơn vị quốc tế (SI) là Kelvin. Nó có ký hiệu K. Đối với các ứng dụng hàng ngày, thường thuận tiện khi sử dụng thang độ C, trong đó tương ứng rất gần với điểm đóng băng của nước và là điểm sôi của nó ở mực nước biển. Bởi vì các giọt chất lỏng thường tồn tại trong các đám mây ở nhiệt độ dưới , được xác định rõ hơn là điểm nóng chảy của nước đá. Trong thang đo này, chênh lệch nhiệt độ 1 độ C giống như tăng , nhưng thang đo được bù đắp bởi nhiệt độ tại đó nước đá tan chảy (). Theo thỏa thuận quốc tế, cho đến tháng 5 năm 2019, thang độ Kelvin và độ C được xác định bằng hai điểm cố định: độ không tuyệt đối và điểm ba của Nước đại dương trung bình tiêu chuẩn Vienna, là nước được pha chế đặc biệt với sự pha trộn cụ thể của các đồng vị hydro và oxy. Độ không tuyệt đối được định nghĩa chính xác là và Đó là nhiệt độ tại đó tất cả chuyển động tịnh tiến cổ điển của các hạt bao gồm vật chất chấm dứt và chúng ở trạng thái nghỉ hoàn toàn trong mô hình cổ điển. Tuy nhiên, về mặt cơ học lượng tử, chuyển động điểm 0 vẫn còn và có một năng lượng liên kết, năng lượng điểm không. Vật chất ở trạng thái cơ bản, và không chứa nhiệt năng. Nhiệt độ và được định nghĩa là điểm ba của nước. Định nghĩa này phục vụ các mục đích sau: nó cố định độ lớn của kelvin là chính xác 1 phần trong 273,16 phần của sự khác biệt giữa độ không tuyệt đối và điểm ba của nước; nó xác định rằng một kelvin có độ lớn chính xác bằng một độ trên thang độ C; và nó thiết lập sự khác biệt giữa các điểm rỗng của các thang đo này là ( = và = ). Kể từ năm 2019, đã có một định nghĩa mới dựa trên hằng số Boltzmann, nhưng các thang đo hầu như không thay đổi. Ở Hoa Kỳ, thang đo Fahrenheit được sử dụng rộng rãi. Trên thang điểm này, điểm đóng băng của nước tương ứng với và điểm sôi đến Thang đo Rankine, vẫn được sử dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật hóa học ở Hoa Kỳ, là một thang đo tuyệt đối dựa trên gia số Fahrenheit. Chuyển đổi Bảng sau đây cho thấy các công thức chuyển đổi nhiệt độ cho các chuyển đổi sang và từ thang độ C. Vật lý plasma Lĩnh vực vật lý plasma đề cập đến các hiện tượng có bản chất điện từ liên quan đến nhiệt độ rất cao. Thông thường, biểu thị nhiệt độ dưới dạng năng lượng bằng đơn vị electronvolt (eV) hoặc kiloelectronvolt (keV). Năng lượng, có thứ nguyên khác với nhiệt độ, sau đó được tính là tích của hằng số Boltzmann và nhiệt độ, . Sau đó, 1 eV tương ứng với .Trong quá trình nghiên cứu vật chất QCD, người ta thường gặp các nhiệt độ có bậc vài trăm MeV, tương đương với khoảng . Nền tảng lý thuyết Về mặt lịch sử, có một số cách tiếp cận khoa học để giải thích nhiệt độ: mô tả nhiệt động lực học cổ điển dựa trên các biến thực nghiệm vĩ mô có thể đo được trong phòng thí nghiệm; lý thuyết động học của khí liên quan đến mô tả vĩ mô với sự phân bố xác suất của năng lượng chuyển động của các hạt khí; và một giải thích vi mô dựa trên vật lý thống kê và cơ học lượng tử. Ngoài ra, các phương pháp xử lý toán học nghiêm ngặt và thuần túy đã cung cấp một cách tiếp cận tiên đề đối với nhiệt động lực học và nhiệt độ cổ điển. Vật lý thống kê cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn bằng cách mô tả hành vi nguyên tử của vật chất và suy ra các tính chất vĩ mô từ các trung bình thống kê của các trạng thái vi mô, bao gồm cả trạng thái cổ điển và lượng tử. Trong mô tả vật lý cơ bản, sử dụng các đơn vị tự nhiên, nhiệt độ có thể được đo trực tiếp bằng đơn vị năng lượng. Tuy nhiên, trong các hệ thống đo lường thực tế dành cho khoa học, công nghệ và thương mại, chẳng hạn như hệ đơn vị mét hiện đại, mô tả vĩ mô và hiển vi có mối quan hệ với nhau bởi hằng số Boltzmann, một hệ số tỷ lệ cân bằng nhiệt độ với động năng trung bình vi mô. Mô tả vi mô trong cơ học thống kê dựa trên một mô hình phân tích một hệ thống thành các hạt vật chất cơ bản của nó hoặc thành một tập hợp các dao động cơ cổ điển hoặc cơ lượng tử và coi hệ thống như một tập hợp thống kê của các vi vật chất. Là một tập hợp các hạt vật chất cổ điển, nhiệt độ là thước đo năng lượng trung bình của chuyển động, gọi là động năng, của các hạt, cho dù ở dạng rắn, lỏng, khí hay plasmas. Động năng, một khái niệm của cơ học cổ điển, là một nửa khối lượng của một hạt nhân với bình phương tốc độ của nó. Trong cách giải thích cơ học về chuyển động nhiệt này, động năng của các hạt vật chất có thể nằm trong vận tốc của các hạt chuyển động tịnh tiến hoặc dao động của chúng hoặc trong quán tính của các chế độ quay của chúng. Trong các chất khí hoàn hảo về mặt giải phẫu và, gần đúng, trong hầu hết các chất khí, nhiệt độ là thước đo động năng trung bình của hạt. Nó cũng xác định hàm phân phối xác suất của năng lượng. Trong vật chất cô đặc, và đặc biệt là chất rắn, mô tả cơ học thuần túy này thường ít hữu ích hơn và mô hình dao động cung cấp mô tả tốt hơn để giải thích các hiện tượng cơ lượng tử. Nhiệt độ xác định sự chiếm hữu thống kê của các vi hạt trong quần thể. Định nghĩa vi mô của nhiệt độ chỉ có ý nghĩa trong giới hạn nhiệt động lực học, nghĩa là đối với các tập hợp lớn của các trạng thái hoặc các hạt, để đáp ứng các yêu cầu của mô hình thống kê. Động năng cũng được coi là một thành phần của nhiệt năng. Năng lượng nhiệt có thể được phân chia thành các thành phần độc lập do bậc tự do của các hạt hoặc các phương thức của bộ dao động trong hệ nhiệt động lực học. Nhìn chung, số lượng những bậc tự do mà có sẵn cho equipartitioning năng lượng phụ thuộc vào nhiệt độ, tức là khu vực năng lượng của tương tác đang được xem xét. Đối với chất rắn, nhiệt năng liên quan chủ yếu với dao động của các nguyên tử hoặc phân tử của nó về vị trí cân bằng của chúng. Trong một chất khí lý tưởng, động năng chỉ được tìm thấy trong chuyển động tịnh tiến của các hạt. Trong các hệ thống khác, chuyển động dao động và chuyển động quay cũng đóng góp bậc tự do. Thuyết động học chất khí Maxwell và Boltzmann đã phát triển một lý thuyết động học mang lại sự hiểu biết cơ bản về nhiệt độ trong chất khí. Lý thuyết này cũng giải thích định luật khí lý tưởng và nhiệt dung quan sát được của các chất khí đơn thể (hoặc 'khí trơ'). Định luật khí lý tưởng dựa trên các mối quan hệ thực nghiệm quan sát được giữa áp suất (p), thể tích (V) và nhiệt độ (T), và được công nhận từ rất lâu trước khi lý thuyết động học của chất khí được phát triển (xem định luật Boyle và Charles). Định luật khí lý tưởng phát biểu như sau: với n là số mol khí và . .   J⋅mol −1 ⋅K −1 là hằng số khí. Mối quan hệ này cho chúng ta gợi ý đầu tiên rằng có một số không tuyệt đối trong thang nhiệt độ, bởi vì nó chỉ đúng nếu nhiệt độ được đo trên một thang tuyệt đối như Kelvin's. Định luật khí lý tưởng cho phép người ta đo nhiệt độ trên thang đo tuyệt đối này bằng nhiệt kế khí. Nhiệt độ tính bằng kelvins có thể được định nghĩa là áp suất tính bằng pascal của một mol khí trong bình chứa một mét khối, chia cho hằng số khí. Mặc dù nó không phải là một thiết bị đặc biệt tiện lợi, nhưng nhiệt kế khí cung cấp một cơ sở lý thuyết thiết yếu để tất cả các nhiệt kế có thể được hiệu chuẩn. Trong thực tế, không thể sử dụng nhiệt kế khí để đo nhiệt độ không tuyệt đối vì các chất khí có xu hướng ngưng tụ thành chất lỏng rất lâu trước khi nhiệt độ bằng không. Tuy nhiên, có thể ngoại suy về độ không tuyệt đối bằng cách sử dụng định luật khí lý tưởng, như thể hiện trong hình. Lý thuyết động học giả định rằng áp suất là do lực liên kết với các nguyên tử riêng lẻ tác động lên các bức tường, và tất cả năng lượng là động năng tịnh tiến. Sử dụng một lập luận đối xứng phức tạp, Boltzmann đã suy ra cái mà ngày nay được gọi là hàm phân phối xác suất Maxwell-Boltzmann cho vận tốc của các hạt trong khí lý tưởng. Từ hàm phân phối xác suất đó, động năng trung bình (trên mỗi hạt) của khí lý tưởng dạng đơn nguyên tử là trong đó hằng số Boltzmann k là hằng số khí lý tưởng chia cho số Avogadro, và là tốc độ căn bậc hai bình phương trung bình. Do đó, định luật khí lý tưởng phát biểu rằng nội năng tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Tỷ lệ thuận giữa nhiệt độ và nội năng là một trường hợp đặc biệt của định lý phân chia, và chỉ nằm trong giới hạn cổ điển của khí lý tưởng. Nó không giữ cho hầu hết các chất, mặc dù đúng là nhiệt độ là một hàm đơn điệu (không giảm) của nội năng. Định luật 0 của nhiệt động lực học Khi hai vật thể cô lập khác được kết nối với nhau bằng một con đường vật chất cứng không thấm vào vật chất, thì sẽ có sự truyền năng lượng tự phát dưới dạng nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn của chúng. Cuối cùng, chúng đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt lẫn nhau, trong đó quá trình truyền nhiệt chấm dứt, và các biến trạng thái tương ứng của các vật thể đã ổn định trở nên không thay đổi. Một phát biểu của định luật 0 của nhiệt động lực học là nếu hai hệ đều ở trạng thái cân bằng nhiệt với hệ thứ ba, thì chúng cũng cân bằng nhiệt với nhau. Tuyên bố này giúp xác định nhiệt độ nhưng bản thân nó không hoàn thiện định nghĩa. Nhiệt độ thực nghiệm là một thang số cho độ nóng của hệ nhiệt động lực học. Tính nóng như vậy có thể được định nghĩa là tồn tại trên một ống góp một chiều, trải dài giữa nóng và lạnh. Đôi khi định luật số 0 được phát biểu bao gồm sự tồn tại của đa tạp độ nóng phổ quát duy nhất, và các thang số trên đó, để cung cấp một định nghĩa đầy đủ về nhiệt độ thực nghiệm. Để phù hợp với phép đo nhiệt thực nghiệm, vật liệu phải có mối quan hệ đơn điệu giữa độ nóng và một số biến trạng thái dễ đo, chẳng hạn như áp suất hoặc thể tích, khi tất cả các tọa độ liên quan khác được cố định. Một hệ thống đặc biệt thích hợp là khí lý tưởng, có thể cung cấp thang nhiệt độ phù hợp với thang Kelvin tuyệt đối. Thang đo Kelvin được xác định trên cơ sở định luật thứ hai của nhiệt động lực học. Định luật thứ hai của nhiệt động lực học Để thay thế cho việc xem xét hoặc xác định định luật số 0 của nhiệt động lực học, sự phát triển lịch sử trong nhiệt động lực học là xác định nhiệt độ theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học liên quan đến entropy. Định luật thứ hai tuyên bố rằng bất kỳ quá trình nào cũng sẽ dẫn đến không thay đổi hoặc làm tăng thực entropy của vũ trụ. Điều này có thể hiểu theo nghĩa xác suất. Ví dụ, trong một loạt các lần tung đồng xu, một hệ thống có thứ tự hoàn hảo sẽ là một hệ thống trong đó mọi lần tung đều xuất hiện mặt ngửa hoặc mọi lần tung đều có mặt sấp. Điều này có nghĩa là kết quả luôn là kết quả giống nhau 100%. Ngược lại, nhiều kết quả hỗn hợp (rối loạn) có thể xảy ra và số lượng của chúng tăng lên theo mỗi lần tung. Cuối cùng, sự kết hợp của ~ 50% ngửa và ~ 50% sấp chiếm ưu thế và thu được một kết quả khác biệt đáng kể với 50/50 ngày càng trở nên khó xảy ra. Do đó hệ thống tiến triển một cách tự nhiên đến trạng thái rối loạn tối đa hoặc rối loạn entropy. Vì nhiệt độ chi phối sự truyền nhiệt giữa hai hệ thống và vũ trụ có xu hướng tiến tới cực đại của entropi, người ta cho rằng có một số mối quan hệ giữa nhiệt độ và entropi. Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt năng thành cơ năng mang lại hiệu quả công việc. và phân tích động cơ nhiệt Carnot cung cấp các mối quan hệ cần thiết. Công của động cơ nhiệt ứng với hiệu giữa nhiệt lượng đưa vào hệ ở nhiệt độ cao qH và nhiệt lượng trích ra ở nhiệt độ thấp qC. Hiệu suất là công chia cho nhiệt lượng đầu vào: trong đó w cy là công việc được thực hiện mỗi chu kỳ. Hiệu suất chỉ phụ thuộc vào q C / q H. Vì q C và q H tương ứng với sự truyền nhiệt ở các nhiệt độ T C và T H tương ứng, q C / q H nên một số hàm của các nhiệt độ này: Định lý Carnot phát biểu rằng tất cả các động cơ đảo chiều hoạt động giữa cùng một bình chứa nhiệt đều có hiệu suất như nhau. Do đó, động cơ nhiệt hoạt động trong khoảng thời gian từ T 1 đến T 3 phải có cùng hiệu suất với động cơ gồm hai chu kỳ, một giữa T 1 và T 2, và chu kỳ thứ hai giữa T 2 và T 3. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu nghĩa là Vì chức năng thứ nhất độc lập với T 2 nên nhiệt độ này phải triệt tiêu ở phía bên phải, nghĩa là f (T 1, T 3) có dạng g (T 1) / g (T 3) (tức là = = = , trong đó g là hàm của một nhiệt độ duy nhất. Một thang nhiệt độ hiện có thể được chọn với thuộc tính thỏa mãn Việc thay thế (6) trở lại (4) cho một mối quan hệ đối với hiệu suất về mặt nhiệt độ: Đối với T C = 0 hiệu suất là 100% và hiệu suất đó lớn hơn 100% dưới 0K. Vì hiệu suất lớn hơn 100% vi phạm định luật đầu tiên của nhiệt động lực học, điều này ngụ ý rằng 0K là nhiệt độ nhỏ nhất có thể. Trên thực tế, nhiệt độ thấp nhất từng thu được trong một hệ thống vĩ mô là 20 nK, đã đạt được vào năm 1995 tại NIST. Trừ phần bên phải của (5) khỏi phần giữa và sắp xếp lại ta được trong đó dấu trừ cho biết nhiệt thoát ra từ hệ thống. Mối quan hệ này cho thấy sự tồn tại của một hàm trạng thái, S, được xác định bởi trong đó chỉ số phụ chỉ ra một quá trình có thể đảo ngược. Sự thay đổi của chức năng trạng thái này xung quanh bất kỳ chu kỳ nào cũng bằng không, như cần thiết cho bất kỳ chức năng trạng thái nào. Hàm này tương ứng với entropy của hệ thống, đã được mô tả trước đây. Sắp xếp lại (8) đưa ra một công thức cho nhiệt độ về các phần tử bán nghịch đảo vô số thập phân hư cấu của entropi và nhiệt: Đối với một hệ, trong đó entropi S (E) là một hàm của năng lượng E của nó, nhiệt độ T được cho bởi tức là nghịch đảo của nhiệt độ là tốc độ tăng của entropi đối với năng lượng. Xem thêm Nhiệt độ màu Nhiệt độ Planck Nhiệt kế Tham khảo Liên kết ngoài An elementary introduction to temperature aimed at a middle school audience Food Thermometers from Oklahoma State University Nhiệt độ Khái niệm vật lý Đại lượng vật lý Nhiệt động lực học Trao đổi nhiệt Truyền nhiệt Cơ học môi trường liên tục
5475
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20t%E1%BA%AFc%20Fajans
Quy tắc Fajans
Trong hóa vô cơ, quy tắc Fajans được nêu ra bởi Kasimir Fajans. Quy tắc này được sử dụng để dự báo xem các liên kết hóa học là liên kết cộng hóa trị hay là liên kết ion, nó phụ thuộc vào điện tích của cation và kích thước tương đối của cation và anion. Chúng có thể được tổng quát hóa trong bảng sau. Ví dụ natri chloride NaCl (với điện tích dương thấp (+1), với cation tương đối lớn và anion nhỏ) là liên kết ion; nhưng nhôm iodide AlI3 (với điện tích dương cao (+3) và anion lớn) là liên kết cộng hóa trị. Tham khảo Liên kết hóa học Hóa học vô cơ
5476
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ion
Ion
Ion hay điện tích là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hay nhận thêm được một hay nhiều electron. Một ion mang điện tích âm, khi nó thu được một hay nhiều electron, được gọi là anion hay điện tích âm, và một ion mang điện tích dương khi nó mất một hay nhiều electron, được gọi là cation hay điện tích dương. Quá trình tạo ra các ion hay điện tích gọi là ion hóa. Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị ion hóa được biểu diễn dưới dạng các số viết nhỏ lên trên, bên phải ký hiệu của nguyên tử hay nhóm nguyên tử, thể hiện số lượng electron mà nó thu được hay mất đi (nếu lớn hơn 1) và dấu + hay − tùy theo nó mất hay thu được (các) electron. Trong trường hợp mất hay thu được chỉ một electron thì không cần ghi giá trị số. Ví dụ H+ hay Cl−. Các kim loại có xu hướng tạo ra các cation (mất đi electron) trong khi các phi kim loại có xu hướng tạo ra anion, ví dụ natri tạo ra cation Na+ trong khi clo tạo ra các anion Cl-. Năng lượng ion hóa Năng lượng cần thiết để tạo ra cation bằng cách loại bỏ electron từ một nguyên tử trung hòa về điện là năng lượng ion hóa. Nói chung, năng lượng ion hóa thứ n của nguyên tử là năng lượng cần để loại bỏ electron thứ n sau khi n - 1 electron trước đã bị loại bỏ. Mỗi một năng lượng ion hóa kế tiếp là lớn hơn một cách đáng kể so với năng lượng ở mức trước đó. Đặc biệt, sự thay đổi năng lượng tăng lên một cách đột ngột khi các electron của một lớp obitan nào đó trong nguyên tử đã bị loại bỏ hết. Vì lý do này, các cation có xu hướng được tạo ra theo hướng bỏ hết các electron của cùng một lớp obitan. Ví dụ, natri được tìm thấy như là Na+, nhưng không phải là Na2+ vì cần năng lượng lớn để ion hóa. Tương tự, magnesi được tìm thấy như là Mg2+, mà không phải là Mg3+, và nhôm có thể tồn tại ở dạng cation Al3+. Khi một nhóm các nguyên tử thu được các electron, chúng cũng trở thành các ion, chẳng hạn như SO42-. Lịch sử Các ion lần đầu tiên được lý thuyết hóa bởi Michael Faraday khoảng năm 1830, để miêu tả các thành phần của phân tử mà chuyển động về phía anion hay cation. Tuy nhiên, cơ chế mà các chuyển động này có thể diễn ra đã không được miêu tả cho đến tận năm 1884 khi Svante August Arrhenius trong luận án tiến sĩ của mình trong trường đại học tổng hợp Uppsala đã miêu tả chúng. Lý thuyết của ông ban đầu đã không được chấp nhận (ông nhận được học vị tiến sĩ với điểm thấp nhất để được vượt qua) nhưng luận án tiến sĩ của ông đã đoạt giải Nobel về hóa học năm 1903. Ngôn từ học Từ ion đã được đặt tên bởi Michael Faraday, từ tiếng Hy Lạp , động tính từ thời hiện tại của , "chuyển động", vì thế là "người đi lại". Danh pháp này dựa trên xu hướng của các anion chuyển động về phía anốt, và của các cation chuyển động về phía catốt. Vì thế, anion () và cation (κ) có nghĩa là "(một thứ) đi lên" và "(một thứ) đi xuống", một cách tương ứng, và anốt, , và catốt, κ, có nghĩa là "đi lên" và "đi xuống", tương ứng từ , "đường". Tham khảo Ion Hóa học Hóa lý Hạt mang điệntích
5486
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%97i
Muỗi
Muỗi (danh pháp khoa học: Culicidae) là tên gọi chung cho một họ côn trùng gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,... Đặc điểm sinh thái Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu. Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với Carbon dioxide (hay còn gọi là Cacbonic) trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng. Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt. Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy. Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh. Phân loại Có trên 3.500 loài muỗi đã được mô tả. Chúng được chia thành 2 phân họ với 43 chi. Dữ liệu này có thể thay đổi do việc bổ sung các loài mới hoặc do các nghiên cứu DNA. Phân họ Anophelinae Anopheles Bironella Chagasia Phân họ Culicinae Aedeomyia Aedes Armigeres Ayurakitia Borachinda Coquillettidia Culex Culiseta Deinocerites Eretmapodites Ficalbia Galindomyia Haemagogus Heizmannia Hodgesia Isostomyia Johnbelkinia Kimia Limatus Lutzia Malaya Mansonia Maorigoeldia Mimomyia Onirion Opifex Orthopodomyia Psorophora Runchomyia Sabethes Shannoniana Topomyia Toxorhynchites Trichoprosopon Tripteroides Udaya Uranotaenia Verrallina Muỗi và sức khỏe Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da... Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra Khống chế muỗi Diệt muỗi Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người. Dùng sinh vật Sử dụng thiên địch để diệt muỗi: Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy. Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung. Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà. Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung. Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng Cải tạo môi trường Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi: Nạo vét cống rãnh, vũng nước Phát quang bụi rậm Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín Dọn dẹp nhà cửa Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh) Bẫy điện Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng, hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời. Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao. Dùng hóa chất Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái. Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người và tạo nguy cơ hỏa hoạn. Dùng muỗi biến đổi gien Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi. Xua muỗi Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể. Bật đèn sáng Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối. nhưng với đèn có tia uv cao thì sẽ lại thu hút chúng. các đèn bẫy muỗi thông thường là loại đèn phát tia cực tím để thu hút chúng. nhưng với tia uv thì lại có hại cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ. nhìn nhiều hại mắt, tiếp xúc nhiều hại da.... vì vậy đặc biệt cách ly với con nhỏ. (hậu quả làm mờ mắt sớm, lão hóa sớm...) Gió nhẹ Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi. Màn Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài. Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ. Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng. Thuốc xua muỗi Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp). Máy phát siêu âm xua muỗi Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được công dụng của thiết bị này. Chú thích Tham khảo Gillett, J. D. 1972. The Mosquito: Its Life, Activities and Impact on Human Affairs. Doubleday, Garden City, NY, 358 p. ISBN 0-385-01179-2 Spielman, A., and M. D'Antonio. 2001. Mosquito: A Natural History of Our Most Persistent and Deadly Foe. Hyperion Press, New York, 256 p. ISBN 0-7868-6781-7 Brunhes, J.; Rhaim, A.; Geoffroy, B. Angel G. Hervy J. P. Les Moustiques de l'Afrique mediterranéenne French/English. Interactive identification guide to mosquitoes of North Africa, with database of information on morphology, ecology, epidemiology, and control. Mac/PC Numerous illustrations. IRD/IPT [12640] 2000 CD-ROM. ISBN 2-7099-1446-8 4 "tuyệt chiêu" khiến muỗi tránh xa gia đình bạn Liên kết ngoài (tiếng Việt) Dịch sốt xuất huyết ở miền nam Việt Nam mùa hè 2004 Vì sao muỗi đi được trên nước và trên tường? (tiếng Anh) Mosquito Genomics WWW Server Mosquitoes - Micscape September 2003- in archive under Insects Mosquito pictures shares facts and pictures regarding mosquitos and their behavior, life cycle, and feeding habits. Close up mosquito pictures Close up shots of mosquitoes before and after feeding and while mating. Sinh vật mô hình Bài cơ bản dài trung bình Họ Muỗi Ký sinh trùng Họ côn trùng Động vật ký sinh Bệnh lý học Côn trùng cắn
5488
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A5i
Bụi
Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí hay các chất khí nói chung, hỗn hợp khí và bụi được gọi là aerosol rắn. Bụi có nhiều tính chất vật lý khác so với khi chúng ở trạng thái chất rắn hay chất lỏng vĩ mô. Xem thêm vật lý sỏi. Trong khí quyển Trái Đất Trong khí quyển Trái Đất, bụi sinh ra từ một số nguồn: đất mịn bị gió cuốn lên, các hoạt động núi lửa, và ô nhiễm không khí. Các hạt bụi trôi nổi trong khí quyển có thể hấp thụ và bức xạ nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời và tạo nên hiệu ứng mạnh cho khí hậu của Trái Đất. Trong nhà Bụi trong nhà, gồm bụi trong khí quyển trộn với bụi sinh ra do ma sát của các đồ vật trong nhà, chủ yếu từ da người, sợi vải trên quần áo, chăn... Một số côn trùng nhỏ trong nhà ăn các thành phần hữu cơ của bụi này. Các chất thải của chúng cũng trở thành bụi và có thể gây dị ứng cho người. Ngoài đường Cũng tương tự bụi trong nhà, bụi ngoài đường xuất phát từ đất, từ ma sát trong hoạt động của con người và động vật. Đặc biệt hiện nay ở những nơi dân cư đông đúc, xe cộ qua lại nhiều, làm cho lượng bụi trong khong khí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bụi và sức khỏe Khống chế bụi Sử dụng máy lọc không khí Trong nhà Chổi quét dùng thu gom các bụi lớn. Phương pháp này có thể không hiệu quả cho các bụi nhỏ, và cuốn các bụi nhỏ lên không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe Chổi lau sử dụng độ ẩm, thu dọn hiệu quả nhiều bụi trong nhà Máy hút bụi, thu hút hiệu quả nhiều bụi. Ngoài đường Thường ở những nơi đông đúc, nhiều khói bụi, xuất hiện nhiều xe có tính năng phun nước xuống lòng đường, làm sạch đường và làm giảm bụi trong không khí. Ngoài ra cũng phải kể đến tác dụng của các hồ chứa, hồ điều hòa, cây cối góp phần làm không khí trong lành hơn. Trên sa mạc Trong khoảng không vũ trụ Bụi luôn tồn tại trong khoảng không vũ trụ và có thể quan sát thấy khi chúng làm nhòe ảnh các ngôi sao, hay tạo nên các nền hấp thụ hoặc phát xạ sóng điện từ. Bụi và khí trong vũ trụ có thể tự tụ tập lại dưới lực hấp dẫn để sinh ra các hệ hành tinh. Kích thước các hạt bụi này lớn hơn hạt bụi thông thường, khoảng từ vài milimét đến vài mét. Xem thêm Bão bụi Hệ phân tán cao Tham khảo Sức khỏe Làm sạch
5490
https://vi.wikipedia.org/wiki/Natri
Natri
Natri (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: natrium) hay Sodium là một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23. Natri là kim loại mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm; nó chỉ có một đồng vị bền là 23Na. Kim loại nguyên chất không có mặt trong tự nhiên nên để có được dạng này phải điều chế từ các hợp chất của nó; natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hydroxide. Natri là nguyên tố phổ biến thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. Phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước, và natri của chúng bị rò rỉ do hoạt động của nước nên chlor và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất. Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hydroxide để làm xà phòng và tẩy trắng nhựa bị ố vàng, và natri chloride dùng làm chất tan băng và là một chất dinh dưỡng (muối ăn). Natri là một nguyên tố thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Nhu cầu thiết yếu của natri đối với động vật làm cho nó được phân loại là một khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn. Tính chất Tính chất vật lý Natri ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là một kim loại mềm, màu bạc, khi bị oxy hóa chuyển sang màu trắng xám trừ khi nó được cất giữ trong dầu hoặc khí trơ. Natri có thể bị cắt dễ dàng bằng dao, và là một chất dẫn nhiệt và điện tốt. Các tính chất này thay đổi rõ rệt khi tăng áp suất: ở 1,5 Mbar, màu sắc thay đổi từ bạc sang đen; ở 1,9 Mbar vật liệu trở nên trong, có màu đỏ; và ở 3 Mbar natri là chất rắn trong suốt không màu. Tất cả các đồng phân ở áp suất cao này là chất cách điện và electride. Khi natri hoặc các hợp chất của natri cháy, chúng chuyển thành màu vàng, do các electron ở lớp 3s của natri bị kích thích phát ra photon khi chúng từ phân lớp 3p trở về 3s; bước sóng của các photon này tương ứng với đường D có giá trị 589,3 nm. Tương tác orbitan liên quan đến electron trong phân lớp 3p chia đường D thành 2; cấu trúc siêu mịn liên quan đến cả hai orbitan tạo ra nhiều đường hơn. Tính chất hóa học Natri thường ít phản ứng hơn kali và phản ứng mạnh hơn lithi. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và các ion hydroxide. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, natri sẽ tự bốc cháy trong không khí. Kim loại natri có tính khử mạnh, để khử các ion natri cần −2,71 vôn. Do đó, để tách natri kim loại từ các hợp chất của nó cần sử dụng một lượng năng lượng lớn. Tuy nhiên, kali và lithi còn có mức âm nhiều hơn. Đồng vị Có 20 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na. Natri có hai đồng vị phóng xạ nguồn gốc vũ trụ là (22Na, chu kỳ bán rã = 2,605 năm; 24Na, chu kỳ bán rã ≈ 15 giờ). Tất cả các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn một phút. Hai đồng phân hạt nhân đã được phát hiện, đồng phân có thời gian tồn tại lâu hơn 24mNa có chu kỳ bán rã khoảng 20,2 micro giây. Phát xạ neutron cấp, như các vụ tai nạn hạt nhân, chuyển đổi một số 23Na trong máu người thành 24Na; bằng cách đo hàm lượng 24Na tương quan với 23Na, liều trị phát xạ neutron cho bệnh nhân có thể tính toán được. Sự phổ biến 23Na được tạo ra từ quá trình đốt cháy carbon trong các sao bởi sự hợp hạch của hai nguyên tử carbon; quá trình này cần nhiệt độ trên 600 megakelvin và ngôi sao có khối lượng ít nhất bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời. Natri là nguyên tố tương đối phổ biến trong các ngôi sao và quang phổ vạch D của nguyên tố này là nằm trong số các vạch rõ nhất từ ánh sáng của các sao. Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ sáu nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất. Trong môi trường liên sao, natri được xác định bằng đường D; mặc dù nó có nhiệt độ hóa hơi cao, sự phổ biến của nó cho phép tàu Mariner 10 phát hiện nó trong khí quyển của Sao Thủy. Natri còn được phát hiện trong ít nhất một sao chổi; các nhà thiên văn học trong quá trình quan sát sao chổi Hale-Bopp năm 1997 đã quan sát được đuôi sao chổi bằng natri, nó bao gồm các nguyên tử trung hòa điện và kéo dài khoảng 50 triệu km. Lịch sử Muối ăn là một loại hàng hóa quan trọng trong các hoạt động của con người, các tấm muối đôi khi được giao cho lính La Mã cùng với lương thực của họ. Ở châu Âu thời Trung cổ các hợp chất của natri với tên Latin sonadum đã được sử dụng như là thuốc chữa đau đầu. Tên gọi sodium trong tiếng Anh được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập suda, nghĩa là đau đầu, vì tính chất giảm đau của natri carbonat hay soda được biết khá rõ từ rất sớm. Ký hiệu của natri được Jöns Jakob Berzelius công bố đầu tiên trong hệ thống ký hiệu nguyên tử của ông, và có tên trong tiếng Latinh mới là natrium, nhằm ám chỉ tên gọi trong tiếng Hy Lạp của natron, một loại muối tự nhiên ban đầu được làm từ natri carbonat ngậm nước. Về tính lịch sử, natron có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và gia đình, sau đó trở nên ít chú ý khi có nhiều hợp chất natri khác. Mặc dù vậy, natri, đôi khi còn được gọi là soda một thời gian dài được xem là một hợp chất, bản thân kim loại không được cô lập mãi cho đến năm 1807 khi Sir Humphry Davy điện phân natri hydroxide. Sản xuất Có khoảng 100.000 tấn natri kim loại được sản xuất hàng năm. Natri kim loại được sản xuất thương mại đầu tiên năm 1855 bằng cách khử carbon nhiệt từ natri carbonat ở 1100 °C, hay còn gọi là công nghệ Deville: Na2CO3 + 2 C → 2 Na + 3 CO Quá trình liên quan dựa trên sự khử natri hydroxide được phát triển năm 1886. Natri hiện được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân natri chloride nóng chảy, theo công nghệ được cấp bằng sáng chế năm 1924. Phương pháp này rẻ tiền hơn so với phương pháp cũ là điện phân xút ăn da nóng chảy. Natri kim loại có giá khoảng 15 đến 20 cent Mỹ trên một pound (0,30 USD/kg đến 0,45 USD/kg) năm 1997 nhưng loại dùng trong các phản ứng hóa học (ACS) của natri có giá khoảng 35 USD trên pound (75 USD/kg) vào năm 1990. Nó là kim loại rẻ tiền nhất tính theo khối lượng. Natri dạng thuốc thử được cung cấp với số lượng hàng tấn có giá khoảng 3,30 $US/kg năm 2009; số lượng mua ít hơn có giá khác nhau dao động trong khoảng 165 $US/kg; giá cao một phần là do chi phí vận chuyển vật liệu độc hại. Vì natri là kim loại kiềm đứng trước Mg nên muốn sản xuất natri phải điện phân nóng chảy các muối của natri: 2NaCl → 2Na + Cl2 Ứng dụng Natri trong dạng kim loại của nó là thành phần quan trọng trong sản xuất ester và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của natri chloride (NaCl, muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống. Các ứng dụng khác còn có: Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng. Trong xà phòng (trong hợp chất với các acid béo). Làm trơn bề mặt kim loại. Làm tinh khiết kim loại nóng chảy. Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả. Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử. Hợp chất Natri chloride, được biết đến nhiều hơn như muối ăn, là hợp chất phổ biến nhất của natri được sử dụng làm các chất chống đông đá, tan đá, chất bảo quản và nấu ăn. Natri bicarbonat, mononatri glutamat được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn. Cùng với kali, nhiều dược phẩm quan trọng đã cho thêm natri vào để cải thiện ứng dụng sinh học của chúng; mặc dù trong hầu hết các trường hợp, kali là loại ion tốt hơn, natri được chọn do chi phí và khối lượng nguyên tử thấp. Natri hiđrat được dùng làm chất nền cho nhiều phản ứng khác nhau (như phản ứng aldol) trong hóa hữu cơ, và là chất khử trong hóa vô cơ. Natri còn có mặt trong nhiều khoáng chất, chẳng hạn amphibol, cryôlit, muối mỏ, diêm tiêu, zêôlit, v.v. Các hợp chất của natri rất quan trọng trong các công nghiệp hóa chất, thủy tinh, luyện kim, sản xuất giấy, dầu mỏ, xà phòng và dệt may. Nói chung xà phòng là muối của natri với các acid béo. Các xà phòng natri là cứng hơn (độ nóng chảy cao hơn) so với xà phòng kali. Các hợp chất quan trọng nhất đối với công nghiệp là muối (NaCl), sôđa khan (Na2CO3), bột nở (NaHCO3), xút ăn da (NaOH), diêm tiêu Chile (NaNO3), đi- và tri-natri phosphat, natri thiosulfat (hypo, Na2S2O3·5H2O), và borac (Na2B4O7·10H2O). Trong các hợp chất của nó, natri thường tạo liên kết ion với nước và các anion, và được xem là một acid Lewis mạnh. Cảnh báo Dạng bột của natri là chất nổ mạnh trong nước và là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác. Làm việc hay tiếp xúc với natri phải cực kỳ cẩn thận trong mọi lúc, mọi nơi. Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ. Sinh lý học và ion Na Các ion natri đóng vai trò khác nhau trong nhiều quá trình sinh lý học. Ví dụ, các tế bào dễ bị kích thích dựa vào sự tiếp nhận ion Na+ để sinh ra sự phân cực. Một ví dụ của nó là biến đổi tín hiệu trong hệ thần kinh trung ương. Tham khảo Los Alamos National Laboratory – Sodium Liên kết ngoài WebElements.com – Sodium EnvironmentalChemistry.com – Sodium The Wooden Periodic Table Table's Entry on Sodium Chú thích Chất khoáng dinh dưỡng Chất chống ẩm Natri
5497
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t%20h%E1%BB%8Dc
Địa chất học
Địa chất học là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của lớp phủ. Địa chất học tập trung nghiên cứu: cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác. Lịch sử và từ nguyên học Từ nguyên học Thuật ngữ "địa chất học" được Jean-André Deluc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1778 và được Horace-Bénédict de Saussure sử dụng là thuật ngữ chính thức từ năm 1779. Là khoa học không có tên trong Encyclopædia Britannica xuất bản lần thứ 3 năm 1797, nhưng 10 năm sau nó đã được khẳng định trong tái bản thứ 4 vào năm 1809. Một nghĩa cổ hơn được Richard de Bury sử dụng lần đầu tiên để phân biệt giữa thuyết về thần học và về Trái Đất. Lịch sử Công trình Peri Lithon (bên trong hòn đá) của học giả người Hy Lạp cổ đại Theophrastus (372-287 BC), là một học trò của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle, là công trình có giá trị trong khoảng 10 thế kỷ. Peri Lithon được dịch sang tiếng Latin và một số ngoại ngữ khác. Sự giải đoán về các hóa thạch của nó là học thuyết nổi trội nhất trong thời cổ đại và đầu thời Trung cổ, cho đến khi nó được thay thế bởi học thuyết về các dòng chảy hóa đá của Avicenna vào cuối thời Trung cổ. Trong thời đại La Mã, Pliny the Elder đưa ra rất nhiều các thảo luận mở rộng về một số các khoáng vật và kim loại sau đó được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Ông là một trong số những người đầu tiên xác định một cách chính xác nguồn gốc của hổ phách, là một loại nhựa của các cây thông bị hóa thạch, từ việc quan sát các côn trùng bị giữ trong một số mẫu. Ông cũng đặt ra nền tảng của tinh thể học thông qua việc nhận biết dạng thù hình bát diện của kim cương. Một số học giả hiện đại như Fielding H. Garrison, đưa ra ý tưởng về địa chất học hiện đại bắt đầu trong thế giới đạo Hồi thời Trung cổ. Abu al-Rayhan al-Biruni (973-1048 SCN) là một trong những nhà địa chất đạo Hồi đầu tiên, với công trình bao gồm các bài viết đầu tiên về địa chất Ấn Độ, và cho rằng tiểu lục địa Ấn Độ trước kia là biển. Ibn Sina (Avicenna, 981-1037), thì có những đóng góp đặc biệt hơn cho địa chất học và các khoa học tự nhiên (ông được gọi là Attabieyat) cùng với các nhà triết học tự nhiên khác như Ikhwan AI-Safa và những người khác. Ông viết một công trình bách khoa toàn thư với tựa đề "Kitab al-Shifa" (sách về sự chữa bệnh từ sự thiếu hiểu biết), trong phần 2, mục 5 có bài viết về khoáng vật học và thiên thạch học, gồm sáu chương: Sự hình thành núi, Ưu điểm của núi trong việc hình thành các đám mây; Nguồn nước; Nguồn gốc động đất; Sự thành tao khoáng vật; Sự đa dạng địa hình trên Trái Đất. Các nguyên tắc này sau này được biết đến như luật xếp chồng trong địa tầng, gồm ý tưởng về thuyết tai biến, và hiện tại luận vào thời Phục Hưng của Châu Âu. Các khái niệm này cũng được nhắc đến trong các học thuyết về Trái Đất của James Hutton vào thế kỷ 18 C.E. Các học giả như Toulmin và Goodfield (1965), nhận xét về sự đóng góp của Avicenna như sau: "Khoảng 1000 Sau CN, Avicenna đã từng đề xuất học thuyết về nguồn gốc của các dãy núi, trong thế giới Công giáo vẫn được đề cập đến khá căn bản vào 800 năm sau ". Phương pháp khoa học của Avicenna về quan sát thực địa cũng là nguồn gốc của các khoa học về Trái Đất, và vẫn còn được giữ một phần trong các cuộc khảo sát thực địa hiện đại. Ở Trung Quốc, học giả Shen Kua (1031-1095) tính toán một học thuyết về các quá trình tạo ra đất liền: dựa trên sự quan sát của ông ta về các vỏ sò hóa thạch trong cột địa tầng địa chất xuất hiện ở một dãy núi cách biển hàng trăm dặm. Ông ta cho rằng đất liền được hình thành từ sự xói mòn của các dãy núi và sự tích tụ của bột. Georg Agricola (1494-1555), một nhà vật lý, viết luận án đầu tiên một cách hệ thống hóa về các công trình khai thác mỏ và nung chảy, De re metallica libri XII, với phụ lục Buch von den Lebewesen unter Tage (sách về các loài vật bên trong Trái Đất). Ông cũng quan tâm đến năng lượng gió, thủy điện,các lò nung chảy, vận chuyển quặng, chiết tách soda, lưu huỳnh và nhôm, và các vấn đề quản trị. Quyển sách được xuất bản năm 1556. Nicolas Steno (1638-1686) công nhận luật xếp chồng, nguyên tắc phân lớp ngang nguyên thủy, và nguyên tắc liên tục theo chiều ngang: là 3 nguyên tắc xác định địa tầng. Vào thập niên 1700 Jean-Étienne Guettard và Nicolas Desmarest quan sát vùng trung tâm nước Pháp và ghi nhận những quan sát của họ trên các bản đồ địa chất; Guettard ghi nhận quan sát đầu tiên của ông về các nguồn gốc núi lửa ở khu vực này của Pháp. William Smith (1769-1839) đã vẽ một vài bản đồ địa chất đầu tiên và bắt đầu quá trình xếp các lớp đá theo cột địa tầng bằng cách kiểm tra các hóa thạch được chứa trong chúng. James Hutton thường được xem là nhà địa chất học hiện đại đầu tiên. Năm 1785 ông ta đăng một bài báo có tựa là Học thuyết về Trái Đất trên tạp chí Khoa học Hoàng gia Edinburgh. Trong bài báo này, ông đã giải thích học thuyết của ông rằng Trái Đất phải cổ hơn các nghiên cứu được đưa ra trước đây, nhằm có đủ thời gian để các dãy núi bị bào mòn và tạo ra các trầm tích để tạo thành đá mới dưới đáy biển, sau đó các đá này được nâng lên thành đất liền. Hutton xuất bản hai quyển sách về các ý tưởng của ông vào năm 1795 (quyển 1, quyển 2). Các nhà nghiên cứu sau Hutton được biết đến là các nhà theo học thuyết hỏa thành bởi vì họ tin rằng một số đá được hình thành từ núi lửa, là loại lắng đọng từ dụng nham của các núi lửa, ngược lại các nhà theo học thuyết thủy thành, tin rằng tất cả các đá lắng đọng trong bồn biển rộng lớn và sau đó bị lộ ra khi mực nước biển bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Năm 1811 Georges Cuvier và Alexandre Brongniart xuất bản các giải thích của họ về sự cổ xưa của Trái Đất, dựa trên các khám phá của Cuvier về xương voi hóa thạch ở Paris. Để chứng minh quan điểm này, họ đã tính toán theo nguyên tắc kế thừa trong địa tầng của các lớp đá trên Trái Đất. Họ thực hiện trước một cách độc lập với William Smith về địa tầng ở Anh và Scotland. Sir Charles Lyell lần đầu tiên xuất bản quyển sách nổi tiếng về các nguyên tắc trong địa chất, vào năm 1830. Lyell tiếp tục xuất bản các tái bản cho đến khi ông mất vào năm 1875. Quyển sách đã ảnh hưởng đến Charles Darwin, và đề cập đến lý thuyết hiện tại luận. Lý thuyết này đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong suốt lịch sử Trái Đất và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Ngược lại, thuyết tai biến là học thuyết về tương lai của Trái Đất đề cập đến các sự kiện riêng lẻ, thảm họa và lưu truyền không đổi sau đó. Hutton tin vào hiện tại luận, là ý tưởng mà không được chấp nhận rộng rãi vào thời điểm đó. Địa chất thế kỷ 19 phát triển xung quanh câu hỏi về tuổi chính xác của Trái Đất. Các phỏng đoán đưa ra vào khoảng vài trăm ngàn triệu năm. Các tiến bộ về sự phát triển của địa chất trong thế kỷ 20 được ghi nhận bởi thuyết kiến tạo mảng vào thập niên 1960. Thuyết kiến tạo mảng giải quyết được hai vấn đề chính đó là: tách giãn đáy đại dương và trôi dạt lục địa. Học thuyết này cách mạng hóa các khoa học Trái Đất. Thuyết trôi dạt lục địa được Frank Bursley Taylor đưa ra năm 1908, và được phát triển bởi Alfred Wegener năm 1912 và bởi Arthur Holmes, nhưng nó không được chấp nhận cho đến cuối thập kỷ 1960 khi thuyết kiến tạo mảng được phát triển. Các quan điểm quan trọng Chu trình thạch học Chu trình thạch học là một quan điểm quan trọng trong địa chất học, nó mô tả mối quan hệ giữa đá mácma, đá trầm tích, đá biến chất và mác ma. Khi đá kết tinh từ dạng nóng chảy thì gọi là đá mác ma. Loại đá này sau đó hoặc bị bào mòn và tái lắng đọng để tạo thành đá trầm tích hoặc bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất. Đá trầm tích có thể sau đó bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất, và đá biến chất có thể bị phong hóa, bào mòn, lắng đọng và hóa đá để trở thành đá trầm tích. Tất cả các loại đá này có thể bị tái nóng chảy và tạo thành mác ma mới, rồi mác ma này chúng có thể kết tinh để tạo ra đá mác ma một lần nữa. Chu trình này được thể hiện rõ nét bởi các yếu tố động lực liên quan đến học thuyết kiến tạo mảng. Kiến tạo mảng Vào thập niên 1960, một phát hiện quan trọng nhất đó là sự tách giãn đáy đại dương. Theo đó, thạch quyển của Trái Đất bao gồm vỏ và phần trên cùng của manti trên, bị chia tách thành các mảng kiến tạo và di chuyển trên manti trên ở dạng rắn, dẻo, dễ biến dạng hay trên quyển astheno. Đây là sự chuyển động cặp đôi giữa các mảng trên mặt và dòng đối lưu manti: sự di chuyển mảng và các dùng đối lưu manti lúc nào cũng cùng hướng. Sự dịch chuyển cặp đôi của các mảng trên bề mặt của Trái Đất và dòng đối lưu manti được gọi là kiến tạo mảng. Sự phát triển của kiến tạo địa tầng cung cấp những kiến thức vật lý cơ bản cho việc quan sát Trái Đất rắn. Các khu khực dạng tuyến kéo dài trên Trái Đất có thể được giải thích đó là ranh giới giữa các mảng. Các sống núi giữa đại dương, là các khu vực cao trong đáy biển, tại đây tồn tại các quá trình thủy nhiệt và hoạt động núi lửa cũng được giải thích đó là ranh giới tách giãn. Các vòng cung núi lửa và các trận động đất cũng được giải thích đó là ranh giới hội tụ, nơi mà một mảng bị hút chìm dưới một mảng. Ranh giới biến dạng, như hệ thống đứt gãy San Andreas, tạo ra các trận động đất mạnh và thường xuyên. Kiến tạo địa tầng cũng góp phần làm sáng tỏ cơ chế thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener, theo đó, các lục địa di chuyển trên mặt Trái Đất trong suốt thời gian địa chất. Kiến tạo địa tầng cũng nêu ra các tự tác động làm biến dạng và trạng thái mới của vỏ Trái Đất trong việc nghiên cứu địa chất cấu tạo. Điểm mạnh của thuyết kiến tạo địa tầng là hợp thức hóa việc kết hợp các học thuyết riêng lẻ về cách thức mà thạch quyển di chuyển trên các dòng đối lưu của manti. Dựa trên học thuyết này, hiện tại, người ta đã làm rõ được lịch sử phát triển địa chất Trái Đất nói chung và địa chất khu vực nói riêng. Tiến hóa địa chất khu vực Tiến hóa địa chất khu vực là sự hình thành các loại đá trong một khu vực tuân theo chu trình thạch học và các quá trình tác động lên chúng làm chúng bị biến dạng và thay đổi vị trí. Sự biến đổi đổi này được thể hiện bởi các dấu vết được lưu lại trên các đơn vị địa chất. Các đơn vị đá đầu tiên được hình thành hoặc bởi sự tích tụ trên bề mặt hoặc xâm nhập vào trong các lớp đá khác. Sự tích tụ có thể xảy ra khi trầm tích lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và sau đó hóa đá tạo thành đá trầm tích, hoặc khi vật liệu núi lửa như tro núi lửa hoặc các dòng dung nham phủ lên bề mặt. Đá xâm nhập như batholith, laccolith, đê, và sàng, xâm nhập vào các đá, và kết tinh tại đó. Sau khi một chuỗi các đá ban đầu được tạo ra, các đá này có thể bị biến dạng và biến chất. Sự biến dạng tạo ra bởi sự căng giãn, sự nén ép, hoặc bình đoạn tầng (phay ngang). Các cơ chế này liên quan đến các ranh giới hội tụ, ranh giới phân kỳ, và ranh giới chuyển dạng giữa các mảng kiến tạo. Khi đá chịu tác động bởi lực nén ngang, chúng trở nên ngắn và dày hơn. Bởi vì các đá ít bị biến dạng về thể tích, và ứng xử theo hai cách là tạo thành đứt gãy và uốn nếp. Trong các phần nông của vỏ Trái Đất, thường xảy ra biến dạng giòn, hình thành các đứt gãy nghịch, đây là trường hợp các đá ở sâu di chuyển lên trên các đá ở trên. Các đá ở sâu thường cổ hơn, theo nguyên tắc chồng lớp, lại di chuyển lên nằm trên các đá trẻ hơn. Sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy có thể tạo ra nếp uốn, hoặc do các đứt gãy không có mặt phẳng, hoặc do các lớp đá trượt dọc theo nó, tạo thành các nếp uốn kéo, khi trượt xuất hiện dọc theo đứt gãy. Các đá nằm sâu hơn trong lòng đất thì có ứng xử như vật liệu dẻo, và tạo ra nếp uốn thay vì đứt gãy. Các nếp uốn này có thể hoặc là nếp uốn lồi nếu lõ của nếp uốn trồi lên hoặc nếp uốn lõm khi lõi bị hạ thấp. Nếu một số phần của nếp uốn bị sụt xuống, thì cấu trúc này được gọi là nếp lồi đảo hoặc nếp lõm đảo. Khi đá chịu nép ép ở nhiệt độ và áp suất cao hơn có thể gây uốn nếp và biến chất đá. Sự biến chất có thể làm thay đổi thành phần khoáng vật của đá; sự phân phiến liên quan đến các khoáng vật được phát triển khi chịu nén; và vó thể làm mất đi cấu tạo ban đầu của đá, như đá gốc trong đá trầm tích, dạng dòng chảy của dung nham, và cấu tạo kết tinh của đá kết tinh. Căng giãn làm cho các đá trở nên dài và mỏng hơn, và thường tạo ra các đứt gãy thuận. Sự căng giãn làm các đá mỏng hơn: như ở vùng nếp uốn và đai đứt gãy nghịch Maria, được cấu tạo toàn bộ là trầm tích của Grand Canyon có thể quan sát được chiều dài nhỏ hơn 1m. Các đá ở độ sâu dễ bị kéo giãn cũng thường bị biến chất. Các đá bị kéo giãn cũng có thể tạo thành dạng thấu kính, được gọi là boudin, sau này tiếng Pháp gọi là "xúc xích", vì chúng nhìn giống nhau. Khi các đá bị dịch chuyển tương đối nhau theo mặt phẳng thì gọi là đứt gãy ngang, các đứt gãy này phát triển trong các khu vực nông, và trong đới cắt ở sâu hơn khi đá bị biến dạng dẻo. Khi các đá mới hình thành, cả tích tụ và xâm nhập, thường tạo ra sự biến dạng. Khi đó sẽ thình thành các đứt gãy và gây ra các biến dạng khác làm cho địa hình phân dị, từ đó xuất hiện sự xâm thực, bào mòn dọc theo sườn và các dòng chảy. Quá trình này tạo ra các trầm tích, và sau đó chúng được lắng đọng và nhấn chìm. Trong trường hợp sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy diễn ra liên tục sẽ duy trì sự gia tăng gradient địa hình một cách liên tục và tiếp tục tạo ra các khoảng không gian cho trầm tích lắng đọng. Các sự kiện biến dạng thường liên quan đến các hoạt động xâm nhập và núi lửa. Tro núi lửa và dung nham lắng đọng trên bề mặt, còn sự xâm nhập thì tạo thành các đá nằm bên dưới mặt đất. Ví dụ như xâm nhập kiểu đê là sự xâm nhập theo mặt phẳng thẳng đứng và kéo dài, và thường gây ra các biến dạng trên quy mô rộng lớn. Loại này có thể quan sát ở khiên Canada, hay vòng đê xung quanh ống dung nham núi lửa. Tất cả các quá trình này không nhất thiết phải xảy ra trong một môi trường, và không xuất hiện riêng lẻ. Quần đảo Hawaii, là một ví dụ gồm hầu hết là dung nham bazan. Các loạt trầm tích giữa lục địa ở Hoa Kỳ và vùng Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ còn sót lại các ống khói bằng đá trầm tích hầu như không bị biến dạng có tuổi Cambri. Các khu vực khác có đặc điểm địa chất phức tạp hơn: ở vùng tây nam Hoa Kỳ, các đá trầm tích, đá núi lửa và đá xâm nhập đều bị biến chất, đứt gãy, và uốn nếp. Thậm chí các đá có tuổi cổ hơn như đá gơnai Acasta thuộc nền cổ Slav ở tây bắc Canada, đá cổ nhất trên thế giới đã bị biến chất tại điểm mà nguồn gốc của nó không thể nhận ra được bằng các phân tích trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, các quá trình này có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn. Ở một vài nơi, Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ là một ví dụ đơn giản nhất, các đá nằm bên đưới bị biến chất và biến dạng, và sau đó sự biến dạng kết thúc; còn phần trên, các đá không bị biến dạng thì được tích tụ. Mặc dù số lượng các đá được thay thế và biến dạng có thể xảy ra và chúng có thể xuất hiện nhiều lần, thì các khái niệm này vẫn cung cấp những hiểu biết về lịch sử của một khu vực... Cấu tạo của Trái Đất và địa chất hành tinh Cấu tạo của Trái Đất Các tiến bộ về địa chấn học, mô hình trên máy tính, và khoáng vật học-tinh thể học ở nhiệt độ và áp suất cao cũng đã cho bức tranh về thành phần và cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các nhà địa chấn học có thể sử dụng thời gian đến của các sóng địa chất phản hồi để hình dung cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các khám phá trước đây trong lĩnh vực này cũng đã cho thấy nhân ngoài ở thể lỏng (tại đây sóng ngang (S) không thể truyền qua) và nhân trong ở thể rắn đặc sít. Các phát hiện này đã phát triển mô hình lớp của Trái Đất gồm lớp vỏ và thạch quyển ở trên cùng, manti ở dưới (được phân chia bởi sự gián đoạn sóng địa chấn ở độ sâu 410 đến 660 km), và nhân ngoài và nhân trong ở bên dưới. Gần đây, các nhà địa chấn có thể tạo ra các bức ảnh chi tiết về tốc độ truyền sóng trong Trái Đất giống như các bức ảnh mà bác sĩ chụp cơ thể người bằng máy quét CT. Các bức ảnh này cho nhiều thông tin chi tiết về cấu tạo của Trái Đất và có thể thay thế mô hình lớp được đơn giản bằng mộ mô hình mang tính động lực hơn. Các nhà khoáng vật học cũng có thể sử dụng dữ liệu áp suất và nhiệt độ từ các nghiên cứu về địa chấn và mô hình cùng với sự hiểu biết về thành phần nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất bằng cách tái tạo các điều kiện này bằng thực nghiệm và đo đạc các biến đổi trong cấu trúc tinh thể. Các nghiên cứu này giải thích các biến đổi hóa học liên quan đến sự gián đoạn địa chấn quan trọng trong manti, và cho thấy các cấu trúc tinh thể học dự đoán trong nhân trong của Trái Đất. Địa chất học hành tinh Đầu ngữ geo (γῆ) theo tiếng gốc Hi Lạp hay địa (地) gốc tiếng Trung Quốc có nghĩa là Trái Đất, còn thuật ngữ "địa chất" (geology hay 地质) thường được sử dụng chung với tên của các hành tinh khác khi mô tả thành phần và các quá trình nội sinh của chúng như: "địa chất Sao Hỏa" và "địa chất Mặt Trăng". Các thuật ngữ đặc biệt như selenology (nghiên cứu Mặt Trăng, tức là Nguyệt Học), areology (của Sao Hỏa, Hỏa Tinh Học) cũng được sử dụng. Cùng với sự tiến bộ về khám phá không gian trong thế kỷ 20, các nhà địa chất đã bắt đầu nghiên cứu đến các hành tinh khác có dạng giống như Trái Đất. Các nghiên cứu này đã sinh ra nhánh địa chất học hành tinh, đôi khi còn được gọi là địa chất học vũ trụ, theo đó các nguyên tắc địa chất học được áp dụng để nghiên cứu các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Mặc dù các nhà địa chất học hành tinh cũng quan tâm đến bề mặt của các hành tinh, nhưng chỉ chú ý đến sự sống trong quá khức và hiện tại của các thế giới khác. Điều này đã đặt ra một số nhiệm vụ với mục tiêu (một trong những mục tiêu) là tìm hiểu sự sống trên các hành tinh. Ví dụ như Tàu đáp xuống Phoenix đã phân tích đất ở bắc cực Sao Hỏa để tìm kiếm nước, các hợp chất hóa học và khoáng vật liên quan đến các quá trình sinh học. Thời gian địa chất Định tuổi tương đối Một phương pháp truyền thống và quan trọng trong việc định tuổi các yếu tố địa chất là sử dụng các nguyên tắc địa chất. Có nhiều nguyên tắc quan trọng được phát triển từ khi sơ khai đến khi nó trở thành một ngành khoa học chính thức. Các nguyên lý này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay theo cách mà nó cung cấp thông tin về lịch sử địa chất và thời gian diễn ra các sự kiện địa chất. Nguyên tắc quan hệ xâm nhập, khi đá mácma xâm nhập lên bề mặt đất nó xuyên cắt qua các tầng nằm bên trên nó, thường là các tầng đá trầm tích. Khi đó dựa trên quan hệ này có thể xác định được các đá mác ma trẻ hơn các đá trầm tích bị nó cắt qua. Có một số kiểu xâm nhập khác nhau như laccolith, batholith, sàng và đê. Nguyên tắc quan hệ cắt theo mặt cắt, đề cập đến các đứt gãy và tuổi của đứt gãy. Đứt gãy trẻ hơn đá mà chúng cắt qua; nếu các đứt gãy này cắt qua hai hay nhiều loại đá theo thứ tự địa tầng, nếu chúng phát triển liên tục trên đá này mà không phát triển trên đá kia thì các đá bị cắt có tuổi cổ hơn đứt gãy, còn các đá không bị cắt có tuổi trẻ hơn đứt gãy. Tìm các dấu hiệu này trên đá có thể xác định được loại đứt gãy đó là đứt gãy thường hay đứt gãy sâu (trong toàn vỏ Trái Đất). Nguyên tắc bắt tù hay chứa, thường dùng trong đá trầm tích, khi mà một loại đá ngoại lai có mặt trong đá trầm tích, thì nó có tuổi cổ hơn tuổi đá trầm tích. Tương tự, trong đá mácma, khi một loại đá bị bao bọc bởi một đá mácma khác thì đá bị bao bọc có tuổi cổ hơn tuổi đá mácma chứa nó. Nguyên tắc tương tự đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong hiện tại cũng giống với các quá trình diễn ra trong quá khứ. Nguyên tắc này được phát triển từ nguyên tắc của nhà vật lý và địa chất học James Hutton thế kỷ 18, là "hiện tại là chìa khóa mở cách cửa quá khứ" nguyên văn: "the past history of our globe must be explained by what can be seen to be happening now" (Lịch sử trong quá khứ có thể được giải thích giống như những gì xảy ra trong hiện tại). Nguyên tắc lớp nằm ngang nguyên thủy đề cập đến các lớp trầm tích tồn tại trong môi trường ở dạng đá gốc nằm ngang. Quan sát các lớp trầm tích hiện đại (đặc biệt là trầm tích biển) ở nhiều môi trường khác nhau cũng chứng minh cho nguyên tắc này (mặc dù trong tự nhiên các lớp này hơi nghiêng, nhưng xu hướng chung là nó nằm ngang). Nguyên tắc xếp chồng để chỉ các lớp đá trầm tích trẻ hơn nằm trên các lớp đá trầm tích cổ trong vùng yên tĩnh kiến tạo. Nguyên tắc này dùng để phân tích quan hệ của các lớp trầm tích trong cùng một mặt cắt đứng, theo đó có thể phân tích sự gián đoạn trầm tích trong toàn địa tầng. Nguyên tắc động vật hóa thạch dựa trên sự xuất hiện của hóa thạch trong các đá trầm tích. Khi các loài xuất hiện cùng thời điểm trên toàn thế giới, sự có mặt hoặc không có mặt (thỉnh thoảng) của chúng có thể cung cấp tuổi tương đối của các hệ tầng chứa chúng. Dựa trên nguyên tắc của William Smith, đã ra đời trước thuyết tiến hóa của Charles Darwin gần 100 năm, nguyên tắc này phát triển độc lập với thuyết tiến hóa. Nguyên tắc trở nên khá phức tạp, tuy nhiên đã đưa ra được sự hóa thạch của các loài dễ biến đổi và hóa thạch địa phương dựa trên sự thay đổi theo chiều đứng trong môi trường sống (các loài thay đổi trong tầng trầm tích), và không phải tất cả hóa thạch có thể được tìm thấy trên toàn thế giới trong cùng một thời điểm. Định tuổi tuyệt đối Một sự kiện lớn của ngành địa chất trong thế kỷ 20 là khả năng sử dụng tỷ lệ đồng vị phóng xạ để xác định khoảng thời gian mà đá chịu tác động bởi một nhiệt độ cụ thể. Các phương pháp này đo đạc thời gian từ lúc một hạt khoáng vật cụ thể nguội đi ở nhiệt độ kết thúc của nó, tại điểm này các đồng vị phóng xạ khác nhau không còn khuếch tán trong các cấu trúc tinh thể. Việc sử dụng định tuổi đồng vị đã làm thay đổi các hiểu biết về thời gian địa chất. Trước đây, các nhà địa chất chỉ có thể sử dụng hóa thạch để định tuổi trong các mặt cắt của đá trong mối quan hệ với các mặt cắt khác. Trong khi đó, định tuổi đồng vị, có thể định tuổi chính xác, và tuổi chính xác này có thể được ứng dụng đối với các chuỗi hóa thạch trong các vật liệu đã được định tuổi, đổi từ tuổi tương đối thành tuổi tuyệt đối. Các nhà địa chất đã dùng phân rã phóng xạ để xác định tuổi của Trái Đất vào khoảng 4,54 tỉ năm (4,5x109) và tuổi của các vật liệu tạo thành hành tinh cổ nhất (các thiên thạch Chondrit kỷ Cacbon) là 4,567 tỉ năm. Các mốc quan trọng Đồng hồ thang thời gian địa chất về lịch sử của Trái Đất từ lúc hình thành hệ Mặt Trời cách đây 4,567 Ga (Ga: tỉ năm) đến hiện tại. 4,567 Ga: Hình thành hệ Mặt Trời 4,54 Ga: Hình thành Trái Đất ~ 4 Ga: Kết thúc sự dội bom cuối cùng, sự sống đầu tiên ~ 3,5 Ga: Bắt đầu sự quang hợp ~ 2,3 Ga: oxy hóa khí quyển, Quả cầu tuyết Trái Đất đầu tiên 730-635 Ma (Ma: cách đây triệu năm): Hai quả cầu tuyết? 542± 0,3 Ma: Bùng nổ Cambri - các loài thân cứng xuất hiện; các hóa thạch đầu tiên; bắt đầu Đại Cổ Sinh ~ 380 Ma: Xuất hiện các loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn đầu tiên 250 Ma: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias - 90% động vật trên đất liền bị chết. Kết thúc đại Cổ sinh và bắt đầu đại Trung sinh 65 Ma: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen - Khủng long chết; kết thúc đại Trung sinh và bắt đầu đại Tân sinh ~ 7 Ma - hiện tại: Hominin ~ 7 Ma: hominin đầu tiên xuất hiện 3,9 Ma: Australopithecus đầu tiên xuất hiện, tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại, 200 ka (ka: cách đây nghìn năm): Loài người hiện đại đầu tiên xuất hiện ở Đông châu Phi Tóm lược thang địa thời Dòng thứ 2 và 3 là phần mở rộng của các phần được đánh dấu sao. Holocen (thế cuối cùng) rất nhỏ nên thể hiện không rõ trên thang này. Các phương pháp nghiên cứu Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất. Các phương pháp thực địa Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm: Lập bản đồ địa chất Bản đồ cấu trúc: xác định các vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn tác động lên (tạo ra) nó. Bản đồ địa tầng: Xác định các vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học và tướng sinh học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích Bản đồ Surficial: Xác định vị trí của các loại đất và các tích tụ surficial Khảo sát các đặc điểm địa hình Tạo ra bản đồ địa hình Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan bao gồm: Các dạng xói mòn và tích tụ Thay đổi lòng sông tạo ra khúc uốn và thay đổimực xâm thực cơ sở (avulsion)? Các quá trình sườn Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý. Các phương pháp bao gồm: Khảo sát bằng sóng địa chấn ở độ sâu nông Thẩm thấu radar mặt đất (GPR) Ảnh điện trở Các phương pháp được sử dụng trong: Tìm kiếm hydrocarbon Tìm nước ngầm Xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi Địa tầng học phân giải cao Đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt Khoan giếng và đo đạc trong giếng Sinh địa hóa học và vi sinh địa học Thu thập mẫu để: Xác định các đường sinh hóa Xác định các tổ hợp loài mới Xác định các hợp chất hóa học mới Và sử dụng các phát hiện này để Hiểu sự sống trước đây trên Trái Đất và nó thực hiện chức năng và trao đổi chất như thế nào Tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm. Cổ sinh vật học: khai quật các vật liệu hóa thạch Dùng nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự tiến hóa Dùng trưng bày trong bảo tàng và giáo dục Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất và Niên đại chính xác (thermochronology) ? Băng hà học: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của chúng Các phương pháp trong phòng thí nghiệm Thạch học Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ. Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá. Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma. Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma. Địa chất cấu tạo Các nhà địa chất cấu tạo sử dụng phương pháp phân tích thạch học lát mỏng để quan sát cấu tạo thớ của đá vì chúng cung cấp thông tin về ứng suất bên trong cấu trúc tinh thể của đá. Họ cũng vẽ và kết hợp các đo đạc về địa chất cấu tạo nhằm hiểu rõ hơn xu hướng của đứt gãy hoặc nếp uốn để hồi phục lại lịch sử biến dạng đá của một khu vực hay rộng hơn là lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực. Thêm vào đó, họ tiến hành phân tích các thí nghiệm dạng mô phỏng trên máy tính về sự biến dạng của đá ở phạm vi lớn trong môi trường nhỏ. Các phân tích về cấu tạo thường được tiến hành bằng cách vẽ đồ thị xu hướng về các đặc điểm biến đổi trên lưới chiếu nổi. Lưới chiếu nổi là một lưới chiếu hình cầu được thể hiện trên mặt phẳng, trên lưới này các mặt phẳng được biểu diễn thành những đường thẳng và các đường thẳng được biểu diễn thành các điểm. Lưới này có thể được sử dụng để tìm vị trí của các trục nếp uốn, quan hệ giữa các đứt gãy, và quan hệ giữa các cấu tạo địa chất khác nhau. Mộ trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất về địa chất cấu tạo là thí nghiệm liên quan đến các nêm bồi kết, nó là các khu vực tạo ra các dãy núi dọc theo các ranh giới mảng hội tụ. Trong các lần thí nghiệm khác nhau, các lớp cát nằm ngang bị kéo dọc theo bề mặt bên dưới tạo ra các kiến trúc giống như với thực tế và sự phát triển của đai tạo núi vuốt nhọn giới hạn (tất cả các góc giống nhau). Các mô hình số cũng thực hiện bằng cách tương tự, chúng thường phức tạp và có thể bao gồm các kiến trúc xói mòn và nâng trong đai tạo núi. Thí nghiệm này giúp thể hiện quan hệ giữa xói mòn và hình dạng của dãy núi. Các nghiên cứu trên cũng cung cấp thông tin có ích cho việc tìm hiểu cách biến chất do áp lực, nhiệt độ, không gian và thời gian. Địa tầng học Trong phòng thí nghiệm, các nhà địa tầng học phân tích các mẫu trong các mặt cắt địa tầng được thu thập từ thực địa, như các mẫu lõi khoan. Các nhà địa tầng học cũng phân tích dữ liệu thu thập được ở những vị trí lộ ra các đơn vị địa tầng từ các cuộc khảo sát địa chất. Dữ liệu địa vật lý và log lỗ khoan cũng được kết hợp để mô phỏng theo không gian ba chiều trên máy tính để giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm bên dưới mặt đất. Sau đó, các dữ liệu này được sử dụng để tái lập lại các quá trình trong quá khứ đã diễn ra trên bề mặt của Trái Đất, giải đoán các môi trường trong quá khứ, và các khu vực dùng cho khai thác nước hoặc dầu khí. Trong phòng thí nghiệm, các nhà sinh địa tầng học phân tích các mẫu đá lộ ra trên mặt và các mẫu lõi khoan để tìm kiếm các hóa thạch. Các hóa thạch này giúp các nhà khoa học định tuổi của đá chứa nó và biết được môi trường trầm tích của đá đó. Các nhà địa thời học xác định chính xác tuổi đá trong mặt cắt địa tầng nhằm cung cấp các ranh giới tuổi tuyệt đối chính xác hơn về thời gian và tốc độ trầm tích. Các nhà từ địa tầng học cũng dùng dấu hiệu đảo cực từ trong lõi khoan của các đá mácma để định tuổi của đá. Các nhà khoa học khác nghiên cứu đồng vị ổn định trong các đá cũng nhằm cung cấp thêm thông tin về khí hậu trong quá khứ. Địa chất ứng dụng Kinh tế địa chất Các nhà kinh tế địa chất giúp xác định và quản lý tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất như dầu khí, than cũng như tài nguyên khoáng sản kim loại (đồng, sắt, urani) và phi kim loai (vật liệu xây dựng, vật liệu gốm sứ). Địa chất mỏ Địa chất mỏ bao gồm các công việc khai thác tài nguyên trên Trái Đất. Một số tài nguyên có giá trị kinh tế được chú ý nhiều nhất như các loại đá quý, kim loại, và một số khoáng vật như amiăng, perlit (đá trân châu), mica, phosphat, zeolit, sét, đá bọt, thạch anh, và silica, cũng như các nguyên tố như lưu huỳnh, clo, và heli. Địa chất dầu khí Các nhà địa chất dầu khí nghiên cứu các vị trí trong lòng đất nơi mà có thể khai thác hydrocarbon, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bởi vì các bể chứa dầu này được tìm thấy trong các bồn trầm tích, họ cũng nghiên cứu các thành hệ trong các bồn này cũng như sự trầm tích và tiến hóa kiến tạo của chúng và thế nằm hiện tại của các lớp đá. Cơ học đất và địa kỹ thuật Trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, các nguyên tắc địa chất và các phép phân tích được sử dụng để xác định chắc chắn các nguyên tắc ứng xử cơ học của vật liệu được sử dụng trong công trình. Điều náy giúp cho các đường hầm không bị sập, các cây cầu và các tòa nhà cao tầng được xây dựng trên móng vững chắc, và các tòa nhà có thể đứng vững trên nền đất bùn, sét. Các vấn đề về nước và môi trường Địa chất và các nguyên tắc địa chất có thể ứng dụng trong các vấn đề về môi trường như khôi phục dòng chảy, phục hồi các vùng đất bỏ hoang, và hiểu các tương tác giữa môi trường sống tự nhiên và môi trường địa chất. Thủy văn học nước dưới đất hay địa chất thủy văn được sử dụng để tìm kiếm nước dưới đất, nó chỉ ra các vị trí nước cấp không bị ô nhiễm và rất quan trọng trong các khu vực khô cằn, và để theo dõi sự khuếch tán chất ô nhiễm trong các giếng nước. Các nhà địa chất thu được dữ liệu thông qua cột địa tầng, lỗ khoan, mẫu lõi khoan và mẫu lõi băng. Các mẫu lõi băng và lõi trầm tích được sử dụng để tái lập các điều kiện cổ khí hậu, vì chúng cho biết về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trên toàn cầu trong quá khứ và hiện tại. Các dữ liệu này là dữ liệu gốc cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu toàn cầu nằm ngoài các dữ liệu lấy được từ các đo đạc hiện tại. Tai biến tự nhiên Các nhà địa chất học và địa vật lý học nghiên cứu các tai biến tự nhiên nhằm mục đích đưa ra các hệ số an toàn trong xây dựng các tòa nhà và hệ thống cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản. Các ví dụ về các tai biến tự nhiên liên quan đến địa chất (đối lập với những gì liên quan chủ yếu đến khí tượng): Động đất Núi lửa Sóng thần Hố sụt Hóa lỏng đất Trượt đất và lũ bùn Lở tuyết Lũ và sự thay đổi dòng chảy của sông hay sự cuốn trôi đất đai Lún Các lĩnh vực liên quan Địa chất khu vực Theo dãy núi Địa chất dãy Alps Địa chất dãy Andes Địa chất dãy Appalachians Địa chất dãy Himalaya Địa chất dãy Rocky Theo quốc gia Theo hành tinh Địa chất Sao Thủy Địa chất Sao Kim Địa chất Mặt Trăng Địa chất Sao Hỏa Tham khảo Xem thêm Các tạp chí Khoa học Địa chất Địa nông học Địa hóa học Mô hình địa chất Niên đại địa chất Nhà địa chất Từ điển các thuật ngữ địa chất Các ấn phẩm quan trọng trong địa chất Hiệp hội Quốc tế về Khoa học Địa chất (IUGS) Danh sách các điểm hóa thạch Danh sách các chủ đề về địa chất Danh sách khoáng vật Danh sách các kiến trúc đá Danh sách các loại đá Danh sách các chủ đề về đất Khoáng vật Công viên địa chất Paleorrota Đóng góp của các nhà địa chất Liên kết ngoài James Hutton's Học thuyết về Trái Đất James Hutton's Học thuyết về Trái Đất và phần tóm tắt Charles Lyell's Các thành phần của địa chất Charles Lyell's Các nguyên tắc trong địa chất, hay các thay đổi hiện đại của Trái Đất và môi trường sống được chú ý như là minh họa về địa chất Hiệp hội Địa vật lý Mỹ Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Âu Hội Địa chất Mỹ Khoa học Trái Đất: tin tức, bản đồ, từ điển, bài báo và việc làm Khoa học Trái Đất
5501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calci
Calci
Calci (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp calcium /kalsjɔm/), còn được viết là canxi, là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40. Calci là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, đặc biệt trong sinh lý học tế bào và tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, cacbonat. Ở đây có sự di chuyển ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào chất có vai trò mang tín hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Là một khoáng chất chính trong việc tạo xương, răng và vỏ sò, calci là kim loại phổ biến nhất về khối lượng có trong nhiều loài động vật. Đặc tính Về hóa học, calci là một kim loại mềm và phản ứng mạnh (mặc dù chỉ cứng hơn chì, nó có thể bị cắt bằng dao một cách khó khăn). Nó là nguyên tố kim loại có màu bạc phải được tách ra bằng phương pháp điện phân từ muối nóng chảy như calci chloride. Khi được tạo ra, nó nhanh chóng hình thành một lớp áo oxide và nitrit màu trắng xám do tiếp xúc với không khí. Ở dạng khối, kim loại khó đốt cháy, thậm chí còn khó hơn các miếng magnesi; nhưng khi cắt ra, kim loại cháy trong không khí cho ngọn lửa cam-đỏ có độ chói cao. Kim loại calci phản ứng với nước tạo khí hydro với tốc độ nhanh đến mức có thể nhận biết được, nhưng không đủ nhanh ở nhiệt độ phòng để tạo ra nhiều nhiệt, do vậy nên nó rất hữu ích trong việc dùng sản xuất hydro. Tuy nhiên, khi ở dạng bột nó phản ứng với nước cực kỳ nhanh do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng do ở dạng bột. Một phần phản ứng với nước bị chậm lại do nó tạo ra sản phẩm không hòa tan là calci hydroxide có tính bảo vệ. Calci có tỉ trọng 1,55 g/cm³, là kim loại kiềm thổ nhẹ nhất; magie (1,74) và beryli (1,84) nặng hơn mặc dù chúng có số khối nhỏ hơn. Kể từ stronti trở đi, các kim loại kiềm thổ có tỷ trọng tăng theo số khối. Calci có hai đồng hình. Calci có điện trở suất lớn hơn đồng và nhôm, tính trên cùng khối lượng, do nó có khối lượng riêng thấp hơn, nó cũng là chất dẫn điện tốt hơn hai loại trên. Tuy nhiên, trong thực tế nó ít khi được sử dụng bởi rất dễ phản ứng với không khí. Các muối của calci không màu cho dù calci ở dạng nào đi nữa, và ion calci hòa tan (Ca2+) cũng không màu. Cùng với các muối của magnesi và các muối của kim loại kiềm thổ khác, các muối calci thường tan khá trong nước ngoại trừ calci hydroxide, calci sulfat, calci cacbonat và calci phosphat. Khi ở trong dung dịch, ion calci cho nhiều vị giác ấn tượng như mặn, chua, trơn. Lịch sử Vôi ở dạng vật liệu xây dựng đã được sử dụng từ thời tiền sử cách nay khoảng 7000 đến 14000 TCN. Lò vôi được định tuổi đầu tiên có niên đại 2500 TCN và được tìm thấy ở Khafajah Mesopotamia. Calcium (từ tiếng Latin , thuộc về calcis, nghĩa là "vôi") đã được biết từ rất sớm vào thế kỷ I khi người La Mã cổ đại điều chế vôi ở dạng calci oxide. Văn liệu năm 975 ghi nhận rằng calci sulfat là chất hữu ích trong việc hình thành xương. Nó không được tách biệt mãi cho đến năm 1808 ở Anh khi Sir Humphry Davy điện phân một hỗn hợp gồm vôi và thủy ngân oxide.. Ứng dụng Calci là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa calci có thể dẫn đến sỏi thận (vì khi nồng độ cao dễ bị kết tinh gây ngưng trệ quá trình bài tiết). Vitamin D là cần thiết để hấp thụ calci. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn calci. Để hiểu thêm về vai trò của calci trong thế giới sự sống, xem thêm bài Calci trong sinh học. Các ứng dụng khác còn có: Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như urani, zirconi hay thori. Chất chống oxy hóa, chống sulfide hóa hay chống carbide hóa cho các loại hợp kim chứa hay không chứa sắt. Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê. Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Đồng vị calci-48 được sử dụng để tổng hợp một số nguyên tố siêu urani như nobeli hay oganesson. Hợp chất Vôi sống (CaO) được sử dụng trong nhiều quy trình làm sạch hóa học và được sản xuất bằng cách nung nóng đá vôi. Khi thêm nước vào vôi sống thì nó tạo ra vôi tôi Ca(OH)2. Khi Ca(OH)2 được trộn với cát nó tạo ra vữa sử dụng trong xây dựng, vữa này cứng lại khi để lâu trong không khí do carbon dioxide có phản ứng chậm với vôi tôi tạo ra cacbonat calci. Trộn với các chất khác, chẳng hạn đất sét và thạch cao khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao, CaO tạo ra một thành phần quan trọng của xi măng Portland là cờ lanh ke (clinker). Khi nước thấm qua đá vôi hoặc các loại đá cacbonat,nó hòa tan một phần của đá (do sự hiện diện của khí CO2) và sinh ra các loại hình nhũ đá cũng như hình thành nên nước cứng. Các hợp chất quan trọng của calci là nitrat, sulfide, chloride, carbide, xyanua và hypôclorit calci. Đồng vị Calci có 6 đồng vị ổn định, hai trong chúng có nguồn gốc tự nhiên: đồng vị Ca40 và đồng vị phóng xạ Ca41 với chu kỳ bán rã = 103.000 năm. 97% của nguyên tố này là ở dạng Ca40. Ca40 là một trong các sản phẩm sinh ra bởi sự phân rã của K40, cùng với Ar40. Trong khi tỷ lệ K/Ar được sử dụng rộng rãi trong địa chất học thì sự phổ biến của Ca40 trong tự nhiên đã cản trở việc sử dụng chỉ số K/Ca này trong địa chất. Không giống như các đồng vị có nguồn gốc vũ trụ được tạo ra trong khí quyển, Ca41 được sản xuất do việc hấp thụ neutron của Ca40. Phần lớn của việc tạo ra đồng vị này là ở những mét cao nhất hay ở những lớp đất đá mà ở đó các bức xạ neutron vũ trụ là đủ mạnh. Ca41 đã thu được sự chú ý của các nhà khoa học trong nghiên cứu các chòm sao vì Ca41 phân rã thành K41, một chỉ số quan trọng của các bất thường trong hệ Mặt Trời. Calci trong sinh học Calci là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Mức calci trong động vật có vú được kiểm soát chặt. regulated, Trong cơ thể thì 98% calci nằm ở xương và răng; 2% còn lại là ion calci nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca++, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat. Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu calci, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ calci trong máu nữa, do vậy nồng độ calci trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ calci trong máu, chuyển lượng calci thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ calci trong máu. Quá trình đó gọi là "calci di chuyển". Phương trình CaO + H2O → Ca(OH)2 CaO + 2CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 CaCO3 (to) → CaO + CO2↑ Ca + 2HCl → CaCl2 + H2↑ CaO + 3C → CaC2 + CO (xảy ra ở nhiệt độ 3.000 °C) Chú thích Các hợp chất Ca (Calci) Kim loại kiềm thổ Chất khoáng dinh dưỡng Calci Chất dinh dưỡng bổ sung Từ gốc Pháp
5517
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tantal
Tantal
Tantal (tiếng Latinh: Tantalum) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ta và số nguyên tử bằng 73. Nó là nguyên tố hiếm, cứng, có màu xám-xanh óng ánh, là kim loại chuyển tiếp, chống ăn mòn rất tốt, thường có trong khoáng chất tantalít. tantal được dùng trong các dụng cụ phẫu thuật và cấy ghép trong cơ thể, vì nó không phản ứng với các dịch thể. Thuộc tính Tantal màu xám, nặng, dễ uốn, cứng, dễ gia công, chống ăn mòn bởi acid rất tốt, dẫn điện và nhiệt tốt. Ở nhiệt độ dưới 150 C tantal không phản ứng hóa học với chất nào, ngay cả với nước cường toan, và chỉ bị ăn mòn bởi acid hydrofluoric, dung dịch acid chứa ion fluor và sulfide trioxide. Nhiệt độ nóng chảy của tantal chỉ thấp hơn wolfram và rheni (chảy tại 3.290 K, sôi tại 5.731 K). tantal có điện dung lớn nhất trong số các hóa chất dùng trong tụ điện. Ứng dụng Tantal được sử dụng chủ yếu, dưới dạng bột kim loại, để tạo ra các linh kiện điện tử, như trong các tụ điện tantal, có điện dung lớn mà kích thước nhỏ. Do kích thuớc và khối lượng nhỏ, các tụ điện tantal được dùng nhiều trong các điện thoại di động, máy nhắn tin, máy tính cá nhân và điện tử của ô tô. Tantal cũng được dùng để tạo ra nhiều hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao, cứng mà dễ gia công. Khi pha với các kim loại khác, nó cũng được dùng để làm các dụng cụ tôi luyện chế tạo các siêu hợp kim cho động cơ phản lực, dụng cụ thí nghiệm hóa học, lò phản ứng hạt nhân, các bộ phận của lò luyện chân không và các bộ phận của tên lửa. Nó dẻo và có thể kéo thành sợi nhỏ, có thể dùng như dây tóc làm bốc hơi các kim loại khác như nhôm. Vì không phản ứng với các dung dịch trong cơ thể, và không gây dị ứng tantal được dùng nhiều để chế tạo dụng cụ phẫu thuật. Tantal oxide còn được dùng để tạo kính có chiết suất cao cho thấu kính của máy quay. Lịch sử Tantal (tiếng Hy Lạp là tantalos, một nhân vật huyền thoại) được tìm thấy ở Thụy Điển năm 1802 bởi Anders Ekeberg và được chiết tách năm 1820 bởi Jöns Berzelius. Nhiều nhà hóa học thời đó đã tin là niobi và tantal là một nguyên tố cho mãi đến năm 1844 và 1866 khi các nghiên cứu đã cho thấy acid niobic và tantalic là khác nhau. Các nghiên cứu đầu tiên chỉ tạo ra được tantal không nguyên chất và mẫu nguyên chất đầu tiên được tạo ra bởi Werner von Bolton năm 1903. Các dây tóc làm bởi tantal được dùng cho bóng đèn cho đến khi wolfram thay thế nó. Tên tantal được đặt theo tantalus, cha của Niobe trong thần thoại Hy Lạp. Độ phổ biến Tantal được ước tính chiếm khoảng 1 ppm hoặc 2 ppm trong lớp vỏ Trái Đất theo khối lượng. Có một số loại khoáng vật tantal, chỉ vài loại trong số đó được dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp sản xuất tantal như: tantalt, microlit, wodginit, euxenit, polycrase. tantalt (Fe,Mn) Ta2O6 là khoáng vật tách tantal quan trọng nhất. tantalt có cùng cấu trúc khoáng vật với columbit (Fe,Mn) (Ta,Nb)2O6; nếu Ta nhiều hơn Nb thì nó được gọi là tantalt và ngược lại thì gọi là columbit (hay niobit). Tỷ trọng của tantalt và các khoáng vật chứa tantal khác cao làm cho nó được tác ra bằng phương pháp trọng lực. Các khoáng vật khác gồm samarskit và fergusonit. Quặng tantal có ở Úc, Brasil, Canada, Congo, Mozambique, Nigeria, Bồ Đào Nha, Thái Lan... Tantalt hay lẫn với columbit trong quặng coltan. Việc khai khoáng quặng này ở Congo đã gây nên nhiều vấn đề về quyền con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều quy trình phức tạp cần thực hiện để tách tantal khỏi niobi. Các phương pháp điều chế thương mại có thể gồm: điện phân hợp chất kali florotantalat nóng chảy, khử hợp chất trên bằng natri, hay bằng phản ứng giữa hợp chất tantal Carbide với tantal oxide. tantal còn là sản phẩm phụ của tinh luyện thiếc. Hợp chất Các nhà khoa học tại Los Alamos National Laboratory đã chế tạo được chất composít chứa tantal và cacbon thuộc vào loại vật liệu cứng nhất mà con người tạo ra. Đồng vị Tantal tự nhiên có hai đồng vị. Ta-181 là đồng vị bền còn Ta-180m là đồng vị phóng xạ chuyển hóa chậm thành chất đồng phân nguyên tử với chu kỳ bán rã khoảng 1015 năm. Cảnh báo Các hợp chất chứa tantal rất hiếm gặp, và kim loại này thường không gây nên vấn đề gì trong phòng thí nghiệm, nhưng nó vẫn nên được coi là rất độc. Có bằng chứng cho thấy hợp chất của tantal có thể gây nên khối u, và bụi kim loại tantal có thể gây cháy hay nổ. Tham khảo (tiếng Anh) Los Alamos National Laboratory - tantalum Liên kết ngoài (tiếng Anh) WebElements.com - tantalum EnvironmentalChemistry.com - tantalum Tantalum-Niobium International Study Center Nguyên tố hóa học Kim loại chuyển tiếp
5524
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%99ng
Chuyển động
Chuyển động, trong vật lý, là sự thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian của chất điểm hay một hệ chất điểm. Trong đó chất điểm là một điểm hình học không có kích thước hoặc kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng có khối lượng. Chất điểm không thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian thì đứng yên. Chuyển động của chất điểm chỉ có 2 dạng là chuyển động đều (tức là chuyển động với vận tốc không đổi) và chuyển động có gia tốc (tức là có sự thay đổi vận tốc khi chuyển động). Chất điểm không chịu tác dụng của lực thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều, tức là gia tốc bằng 0. Tập hợp nhiều chất điểm gọi là hệ chất điểm. Các chất điểm trong hệ chất điểm có thể độc lập chuyển động hay đứng yên, và giữa chúng có thể có sự thay đổi hay không thay đổi khoảng cách tương đối với nhau theo thời gian. Sự chuyển động tương đối của hệ chất điểm có được là nhờ các loại lực tương tác giữa chúng với nhau (trong bốn loại lực cơ bản). Hệ chất điểm mà luôn giữ các khoảng cách tương đối giữa các chất điểm trong hệ không đổi, dù các chất điểm thuộc hệ có chuyển động hay đứng yên, thì được gọi là vật rắn hay ngắn gọn là vật (Như vậy, vật rắn là hệ chất điểm có khối lượng, luôn giữ khoảng cách với nhau không đổi khi chuyển động). Khoảng cách không đổi của các chất điểm trong vật rắn đem lại sự phụ thuộc không tự do của các chất điểm gọi là liên kết của chất điểm trong vật rắn. Các dạng chuyển động cơ bản của vật rắn bao gồm chuyển động tịnh tiến, và chuyển động quay quanh trục hay tâm. Các loại chuyển động phức tạp của vật rắn đều có thể phân tích thành 2 dạng chuyển động cơ bản trên. Định luật Newton Vào thế kỷ 17, Newton là nhà khoa học gia người Anh đầu tiên nghiên cứu về Chuyển động của vật từ các khái niệm cơ học cơ bản ban đầu và tìm ra các loại Chuyển động cơ bản của vật cùng với các tính chất của các chuyển động được thể hiện qua các công thức chuyển động. Vật và lực tương tác với nhau theo định luật vạn vật hẫp dẫn và 3 định luật Newton: Vật ở nguyên trạng thái khi không có lực tương tác, thay đổi trạng thái khi có lực tương tác Vật sẽ tạo một phản lực chống lại lực tương tác Ở trạng thái cân bằng, tổng lực tương tác với vật bằng không Lực hút giữa hai vật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng Tính chất chuyển động Vận tốc Vận tốc là đạo hàm của quỹ đạo chuyển động theo thời gian. Vận tốc cho biết tốc độ di chuyển của vật. Trong chuyển động đều vận tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ quãng đường chia thời gian: . Gia tốc Bài chi tiết: Gia tốc Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian. Gia tốc cho biết thay đổi của vận tốc di chuyển. Trong chuyển động đều hoặc đứng yên gia tốc có trị số bằng 0. Trong chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều gia tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ của vận tốc chia thời gian: . Quãng đường Quãng đường là trị số độ dài quỹ đạo chuyển động của vật. Quãng đường tính bằng tích của vận tốc nhân thời gianː . Lực Lực là một đại lượng tương tác với vật để thực hiện một việc. Lực tác động gây ra chuyển động cho chất điểm có trị số bằng tích số giữa khối lượng của chất điểm chuyển động với gia tốc chuyển động của chất điểm đó, phương chiều của lực trùng với phương chiều của gia tốc. Công Công cho biết khả năng của lực thực hiện một việc. Tính bằng tích của Lực với quãng đường Năng lượng Năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. Các loại chuyển động cơ bản Chuyển động thẳng Chuyển động tròn Động lượng Dao động Sóng Chuyển động đều Chuyển động không đều Chuyển động tương đối Các loại chuyển động của chất điểm Chuyển động thẳng đều là loại chuyển động đều của chất điểm với vận tốc không đổi trên quỹ đạo thẳng. Chuyển động quay đều là loại chuyển động đều của chất điểm với vận tốc (là vận tốc góc) không đổi quay quanh một điểm tâm hay một trục (chuyển động đều trong tọa độ cực). Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc của chất điểm nhưng gia tốc là hằng số dương. Chuyển động chậm dần đều là chuyển động có gia tốc của chất điểm nhưng gia tốc là hằng số âm. Chuyển động có gia tốc biến thiên. Các loại chuyển động của vật rắn Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động của vật mà đường nối 2 điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó. Chuyển động quay quanh trục của vật rắn Chuyển động song phẳng Chuyển động quay quanh khối tâm của vật rắn Tham khảo Cơ học Chuyển động Khái niệm vật lý
5525
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ng
Mạng
Mạng trong tiếng Việt có nhiều nghĩa: Từ gọi tắt phổ biến để chỉ mạng máy tính. Một mạng máy tính phổ biến là mạng Internet. Website Mạng là một vật mỏng và thưa làm bằng những sợi đan chéo nhau. Mạng theo nghĩa số mạng, số mệnh hay tính mạng của một sinh vật.
5529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên ban đầu là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn và kéo theo là sự tiếp quản của chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự về mặt lãnh thổ giữa hai miền Nam – Bắc của Việt Nam vào năm 1975, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo khác của Việt Nam vào năm 1976. Hoàn cảnh ra đời Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh Tên Chiến dịch Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký chỉ thị của Quân ủy Trung ương mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh; Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh; chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng của Tổng Bí Thư Lê Duẩn chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là: Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Chủ nhiệm Hậu cần: Thiếu tướng Bùi Phùng, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi Quân Giải phóng miền Nam chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi Bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định: Tình thế trước cuộc tấn công Do kết quả của Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận tấn công của Quân Giải phóng tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không. Tuy nhiên, đến ngày 26 tháng 4, các hãng hàng không nước ngoài đã đổi hướng tất cả các chuyến bay quá cảnh Tân Sơn Nhất và hủy bỏ hầu hết các chuyến bay đến và đi từ Sài Gòn. Đại sứ quán các nước lần lượt đóng cửa, hạ cờ. Theo mô tả của nhà báo Pháp Paul Drayfrus, thành phố này đã gần như điên loạn và đang chứng kiến sự kết thúc của một chế độ. Ngay khi sắp sửa phải rời đi khỏi Sài Gòn, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng vẫn không buông tha Việt Nam. Ngày 25 tháng 4, một đài phát thanh bí mật của CIA giả danh Đài Phát thanh Giải phóng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Okinawa đã tung ra một tin thất thiệt là có một cuộc đảo chính vừa xảy ra tại Hà Nội và ba sư đoàn Quân Giải phóng đã phải quay lại miền Bắc. Nhưng chính những người của CIA tại Sài Gòn khi đó cũng nhận định rằng đây là một trò bịp tồi và phần lớn người Sài Gòn đều cho rằng đó là một tin ngớ ngẩn và rằng mọi cố gắng nhằm lung lạc ý chí của đối phương ngay trước cửa ngõ Sài Gòn đều là những cố gắng vô ích, làm trò cười cho thiên hạ. Trên thực tế, vào đầu năm 1973 đúng là có ba sư đoàn của Hà Nội bị tổn thất nặng sau chiến cuộc năm 1972 và phải rút ra Bắc an dưỡng. Nhưng họ đã quay lại chiến trường vào cuối năm 1974 với đội hình được trang bị đầy đủ. Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ. Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức: “Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…” Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo". Cũng trong bài diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông ta sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu: "Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ..." Nhưng những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar – Trưởng Chi nhánh CIA ở Sài Gòn Trong một nỗ lực cuối cùng để mở được cuộc nói chuyện với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cho dù kết quả là rất mong manh, ngày 28 tháng 4, hai viện của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa đã "mời" Tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm sau một tuần nắm giữ chức vụ và đưa tướng Dương Văn Minh, một người chịu ảnh hưởng của Pháp và là tác giả chủ chốt của cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu ngày 3 tháng 11 năm 1963, lên ghế tổng thống. Họ cho rằng với sự giúp đỡ và vận động của Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon và người phó của ông ta là Vanussème, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ chấp nhận thương lượng. Tướng Minh cho biết "người Pháp cho rằng có một cường quốc nào đó không muốn cho một Việt Nam thống nhất trở thành hùng cường nên họ có thể ngăn chặn thắng lợi của Hà Nội". Ông ta cũng tin rằng "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc nên họ có thể sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 28 tháng 4 thì tất cả hy vọng vào những lá bài ngoại giao cuối cùng đều tan vỡ khi những loạt đạn 130 mm của Trung đoàn Pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng - Quân Giải phóng) đặt tại trận địa Nhơn Trạch nã cấp tập vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau trận ném bom của phi đội A-37 do Nguyễn Thành Trung dẫn đường. Ba "sứ giả" do Tổng thống Dương Văn Minh phái đi đàm phán với đối phương về một giải pháp ngừng bắn đã phải ngủ đêm tại trụ sở của hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên tại Trại Davis cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng lúc đó, tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố nội các Trần Văn Hương bản chất là nội các Nguyễn Văn Thiệu nhưng không có Nguyễn Văn Thiệu nên họ tiếp tục từ chối đàm phán với Việt Nam Cộng hòa. Họ chỉ đàm phán khi toàn bộ nội các của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Trước đó, trong tuyên bố từ chức của mình, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn cương quyết không đàm phán với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Để tiếp tục nối lại đàm phán, Dương Văn Minh cử con trai tới lâu đài La Celle Saint Cloud để thông báo phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam rằng nếu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận chính quyền Dương Văn Minh thì Việt Nam Cộng hòa sẽ ngừng bắn ngay để tiến hành đàm phán nhưng chính quyền Trần Văn Hương lại cử tướng Nguyễn Khánh sang Hoa Kỳ cầu viện. Do đó, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục từ chối đàm phán. Tới 28/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng lúc này Sài Gòn đã hoàn toàn bị bao vây, phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa một ngày để di tản. Ngày 30 tháng 04 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa chính thức đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Binh lực và phương án tác chiến của hai bên Quân Giải phóng Chuẩn bị chiến dịch Từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 4 năm 1975, để vận chuyển các đơn vị chiến lược vào Đông Nam Bộ, hơn 7.064 xe ô tô (có 3.364 xe của Tổng cục hậu cần và Bộ Tư lệnh Trường Sơn), 32 tàu biển của hải quân, 311 toa tàu hỏa... được huy động vận chuyển lực lượng và binh khí kỹ thuật vào Nam Bộ. Việc điều chỉnh lực lượng, thế bố trí và bổ sung vật chất cho tác chiến được gấp rút hoàn thiện: Điều thêm ra phía trước 10.000 người, 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị có khả năng thu dung 10.000 thương binh; thành lập 8 tiểu đoàn cơ động phục vụ bốc xếp và làm đường. Để kịp bổ sung 20.000 tấn vật chất còn thiếu (chủ yếu là đạn pháo lớn và xăng dầu), Tổng cục hậu cần đã chỉ đạo thu gom từ miền Trung, Tây Nguyên, tuyến Trường Sơn được 5.100 tấn đạn, 600 tấn xăng dầu và chỉ đạo hậu cần các đơn vị mang theo hành quân 5.000 tấn đạn, 1.500 tấn xăng dầu. Nhờ đó, chiến dịch Hồ Chí Minh đã có dự trữ 55.000 tấn vật chất các loại, đạt 90% nhu cầu tác chiến Ngày 24 tháng 4 năm 1975, các đơn vị tác chiến đã vào vị trí tập kết, sẵn sàng chiến đấu. Quần chúng nhân dân Song song với tổng tấn công của bộ đội chủ lực, Chiến dịch còn được thực hiện với quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân. Quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân đã diễn ra sôi nổi và được chuẩn bị từ sớm. Ngay từ cuối năm 1974, Trung ương Cục miền Nam và Quân Giải phóng đã có các biện pháp chính trị để chuẩn bị cho quần chúng tiến hành nổi dậy, đặc biệt đã có trên 40.000 người tham gia quá trình nổi dậy với 7.000 người công khai. Các biện pháp đấu tranh bao gồm: ra đường phố làm công tác địch vận, phổ biến lôi kéo, tranh thủ hù dọa đối với lực lượng bảo an tại chỗ của Việt Nam Cộng hòa, thúc đẩy binh sĩ vứt bỏ vũ khí, cởi bỏ trang phục, rút khỏi trụ sở, đồn bốt, về nhà hoặc tháo chạy, ẩn náu... Sau khi Quân Giải phóng tiến vào tiếp quản các đô thị, quần chúng tiến hành dẫn đường hoặc chở bộ đội, bảo vệ nhà máy xí nghiệp, kho bãi, nhà ga, bến cảng, thu các giấy tờ, hồ sơ, hạ cờ Việt Nam Cộng hòa, kéo cờ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , cử đại diện chính quyền cách mạng... Hướng Bắc Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng) Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn bộ binh 312 - Sư đoàn trưởng Nguyễn Chuông (Sư đoàn Chiến Thắng), 320B - Sư đoàn trưởng Lưu Bá Xảo (F390); Trung đoàn Pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng); Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 202; Sư đoàn Phòng không 367; Lữ đoàn Công binh 299; được tăng cường Lữ đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau), Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 (Đoàn Sông Đà), ba Trung đoàn Công binh 239, 259, 279; một Trung đoàn Phòng không hỗn hợp, ba Tiểu đoàn Pháo binh độc lập rút từ Bộ Tư lệnh Pháo binh. Tổng quân số 31.227 người; 778 xe vận tải, 44 xe tăng; 36 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và 75 mm; 120 khẩu pháo cao xạ 57 mm và 37 mm; 9 xuồng máy, 2 ca nô, 12 xe công binh chuyên dụng. Riêng Sư đoàn 308 không tham gia chiến dịch này mà ở lại miền Bắc làm nhiệm vụ cảnh giới thủ đô. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hòa. Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Minh Thi. Nhiệm vụ của Quân đoàn 1 là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng hòa rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thủy, bộ và đường không nên Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) Quân đội nhân dân Việt Nam ban đầu gồm các Sư đoàn bộ binh 325 (Sư đoàn Bình Trị Thiên) – Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm, Sư đoàn 304 (Sư đoàn Vinh Quang) – Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân; Lữ đoàn Pháo binh 164; Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 203; Sư đoàn Phòng không 673; Lữ đoàn Công binh 219; Trung đoàn Đặc công 116. Tổng số xe chở hàng, chở người của Quân đoàn 2 lên tới 2.267 chiếc, trong đó có 54 xe tăng, 35 xe thiết giáp, 223 xe kéo pháo, 87 khẩu pháo 130 mm và 105 mm, 136 pháo cao xạ. Do được phối thuộc Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng) - Sư đoàn trưởng Trần Bá Khuê từ Quân khu 5 và một số đơn vị rút từ Quân khu 4, tổng quân số của Quân đoàn lên đến hơn 40.000 người (trước đó là 32.418 người). Sư đoàn 324 (Sư đoàn Ngự Bình) ở lại bảo vệ Huế – Đà Nẵng. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hữu An. Chính ủy: Thiếu tướng Lê Linh, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km. Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, Tổng kho Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lái, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn. Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quận 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập. Hướng Tây Bắc Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn bộ binh 316 - đồng Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy - Nguyễn Hải Bằng (Sư đoàn Bông Lau), 320A - Sư đoàn trưởng Bùi Đình Hòe (Sư đoàn Đồng Bằng), 10 - Sư đoàn trưởng Đoàn Hồng Sơn (Sư đoàn Đắc Tô); Trung đoàn Đặc công 198 (đoàn đặc công hậu cứ); hai Trung đoàn Pháo mặt đất 40 và 575 (đoàn Anh Dũng); Trung đoàn Xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm); các Trung đoàn Phòng không hỗn hợp 234 (đoàn Tam Đảo), 593 (mới bổ sung) và 232 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); hai Trung đoàn Công binh 7 (đoàn Hùng Vương), 575 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); Trung đoàn Thông tin 29; các Trung đoàn Gia Định 1 và 2. Tổng quân số 47.400 người, 54 xe tăng, 64 xe bọc thép, gần 100 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và hỏa tiễn H12, trên 250 khẩu cối từ 61 mm đến 120 mm, 110 pháo phòng không 57 mm và 37 mm, hơn 250 khẩu súng máy phòng không các cỡ 12,4 mm và 14,5 mm. Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng. Chính ủy: Đại tá Đặng Vũ Hiệp. Khác với Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km. Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều các đơn vị ở Tây Bắc Sài Gòn lui về Đồng Dù, Củ Chi. Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập. Hướng Đông Bắc Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) Quân đội nhân dân Việt Nam đã sứt mẻ gồm các Sư đoàn 6, 7 (Sư đoàn Bến Tre), 341 (Sư đoàn Sông Lam) của Quân khu 4 và Lữ đoàn Bộ binh 52; một Tiểu đoàn Pháo 130 mm; một Trung đoàn và một Tiểu đoàn Phòng không hỗn hợp, ba Tiểu đoàn Xe tăng - Thiết giáp. Sau trận Xuân Lộc, quân số của quân đoàn còn khoảng 30.000 người. Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Cầm. Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả Sở Chỉ huy Không lực Việt Nam Cộng hòa và Sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Đài phát thanh Sài Gòn. Cũng như Quân đoàn 1, đến 17 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 4 mới chuẩn bị xong bàn đạp tiến công và bắt đầu nổ súng chậm hơn một ngày. Hướng Tây Nam Đoàn 232 Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn 5, 9 chủ lực Miền, Sư đoàn Phước Long (tên ban đầu là đoàn C30B); sáu Trung đoàn độc lập 16, 88, 24, Trung đoàn 271, 172 và 27B; Tiểu đoàn 26 Xe tăng (17 xe T-54), một Trung đoàn Đặc công, Tiểu đoàn Xe tăng 24 (18 xe PT-85), Tiểu đoàn 23 Xe bọc thép (22 xe BTR-60 và 8 xe M-113); 5 Đại đội Pháo binh gồm 27 khẩu từ 85 mm đến 130 mm, bốn khẩu cối 160 mm và một giàn hỏa tiễn H12; Trung đoàn Phòng không hỗn hợp 595, một Tiểu đoàn Pháo phòng không 23 mm và một Tiểu đoàn Súng máy phòng không 12,7 mm. Sau khi được tăng cường Sư đoàn 8 (Quân khu 8), tổng quân số của Đoàn 232 lên đến khoảng 42.000 người. Đoàn 232 do Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu làm tư lệnh, Đại tá Trần Văn Phác làm chính ủy. Tư lệnh cánh quân phía tây nam: Trung tướng Lê Đức Anh. Chính ủy: Thiếu tướng Lê Văn Tưởng. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha Cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11. Ngoài ra, đoàn 232 còn có nhiệm vụ đánh chiếm các tỉnh lỵ Long An, Kiến Tường; chốt chặn đường số 4 không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, rộng trên dưới 1000 km², vào thời điểm tháng 4 năm 1975 có hơn 3,5 triệu dân nhưng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất: Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng Nha Cảnh sát, Sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập. Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đến thời điểm mở chiến dịch, Quân lực Việt Nam Cộng hòa chỉ còn trong tay hai quân đoàn (III và IV), trong đó Quân đoàn III đã bị tổn thất đáng kể trong Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận đánh ở vùng ven đô. Quân đoàn III và Biệt khu Thủ đô Quân số 245.000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quân đoàn I và Quân đoàn II nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu. Tư lệnh Quân đoàn III: Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Tư lệnh Biệt khu Thủ đô: Thiếu tướng Lâm Văn Phát. Các tuyến phòng thủ gồm có: Tuyến ngoài: Sư đoàn 22 bộ binh (mới tái lập) ở Long An, Bến Lức, ngã ba Trung Lương, sở chỉ huy đặt tại Long An. Sư đoàn 25 bộ binh giữ Đồng Dù, Trảng Bàng, Củ Chi, Hậu Nghĩa, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Đồng Dù. Sư đoàn 5 bộ binh giữ Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, sở chỉ huy đặt tại Lai Khê; Sư đoàn Thủy quân lục chiến (chỉ còn 2 lữ đoàn) giữ Long Bình. Sư đoàn 18 (chỉ còn 2 chiến đoàn) giữ Bàu Cá, Trảng Bom, Suối Đĩa. Sư đoàn 5 Không quân đóng tại Tân Sơn Nhất. Lữ đoàn 3 Thiết giáp giữ Biên Hòa. Lữ đoàn 1 Dù giữ Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyến trong: Ba Liên đoàn Biệt động quân được triển khai tại Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Triệu. Bốn Khu chiến được thành lập sau ngày 14 tháng 4 gồm: - Liên đoàn 9 Biệt động quân, 2 Liên đoàn Công binh và số quân đang huấn luyện tại trại Quang Trung giữ Khu chiến Bắc từ Hóc Môn qua Cầu Bông đến sân bay Tân Sơn Nhất. - Các Liên đoàn Biệt động quân 7, 8 giữ Khu chiến Tây từ Vĩnh Lộc qua Tân Hiệp, Bà Hom đến Bình Chánh. - Liên đoàn Bảo an 239 và một Liên đoàn Phòng vệ Dân sự được vũ trang giữ Khu chiến Nam từ Nhà Bè đến Nhơn Trạch. - Lữ đoàn Dù 4, Liên đoàn Bảo an 391 và học viên Quân trường Thủ Đức giữ Khu chiến Đông từ Gò Vấp, Quận 9 đến Thủ Đức. Năm liên khu phòng thủ nội đô gồm: Liên khu 1 (các quận 1, 3), Liên khu 2 (các quận 5, 6), Liên khu 3 (các quận 2, 4), Liên khu 4 (các quận 7, 8), Liên khu 5 (các quận 10 và 11). Các ổ đề kháng cũng được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tổng Tham mưu (do Liên đoàn Biệt kích Dù 81 phòng thủ), Tổng nha Cảnh sát, Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất. Bản thân Dinh Độc Lập cũng được bố trí làm một trung tâm đề kháng với một Lữ đoàn Cảnh vệ Quốc gia có xe tăng và xe bọc thép tăng cường. Quân đoàn IV Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV - Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa quản lý vẫn còn nguyên vẹn, có 175.000 quân được biên chế thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một Lữ đoàn Bộ binh độc lập, Sư đoàn 4 Không quân, ba Trung đoàn Thiết kỵ, hai Hải đoàn Tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại. Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Các diễn biến tại khu vực Sài Gòn - Gia Định Đợt 1 7 giờ sáng ngày 26 tháng 4, một số đơn vị thám báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cụm căn cứ Nước Trong – Long Thành đã có vài cuộc chạm súng nhỏ với các đơn vị trinh sát của Sư đoàn 304. Quân đoàn III (Việt Nam Cộng hòa) tăng phái cho cụm quân ở Nước Trong – Long Thành Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 468. Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, tướng Nguyễn Văn Toàn lệnh cho Sư đoàn 5 Không quân đánh phá tuyến chuẩn bị của Quân đoàn 2 nhưng bị bắn rơi bốn chiếc A-37, một chiếc UH-1A, lại không gây được thiệt hại đáng kể cho đối phương. 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 tiểu đoàn pháo binh thuộc các Quân đoàn 2, 3 và 4 Quân Giải phóng nã vào các căn cứ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Nhơn Trạch, Hố Nai, Biên Hòa, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu. Trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ liền đã làm rung chuyển nội đô Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản ứng yếu ớt và nhanh chóng bị hỏa lực của Quân Giải phóng dập tắt. Trên hướng Đông, Quân đoàn 2 sử dụng Sư đoàn 304 mở màn cuộc tấn công vào cụm Long Thành – Nước Trong, đánh bật được Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 468 ra rừng cao su, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép và chỉ bị tổn thất một xe tăng. Đến đêm 26 tháng 4, Sư đoàn 304 chỉ chiếm được trường thiết giáp, chưa giải quyết được khu vực trường bộ binh và ngã ba đường 15 với các chốt công sự kiên cố vẫn ở trong tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại mũi thứ yếu, Sư đoàn 3 Sao Vàng đã chiếm được các khu vực Bình Giã, Ngãi Giao và Núi Đất sau 2 giờ giao chiến. 17 giờ chiều 27 tháng 4, Trung đoàn 141 của sư đoàn này và Đại đội Xe tăng 4 có pháo binh yểm hộ đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. Quân lực Việt Nam Cộng hòa chốt giữ tại cầu Cỏ May đã phá cầu nhưng không chặn được mũi vu hồi sâu của Sư đoàn 3 Sao Vàng và phải rút chạy. 16 giờ ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 3 chiếm thị xã Vũng Tàu. Các phân đội Z23, Z22 Lữ đoàn 316 và Tiểu đoàn 81 (Trung đoàn Đặc công Cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc nhưng bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích nên có 30 người hi sinh. Các lực lượng địa phương giải phóng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các mảng nông thôn 2 bên quốc lộ 15, 25, 19, 1 và 2. Sáng ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 325 từ mũi thứ yếu chuyển thành mũi chủ yếu đánh vu hồi vào sườn trái cụm quân Việt Nam Cộng hòa tại Nước Trong – Long Thành, phối hợp với Sư đoàn 304 tấn công từ hướng đối diện. Sư đoàn 5 Không quân Việt Nam Cộng hòa điều động hơn 114 phi vụ oanh kích vào đội hình Quân Giải phóng nhưng không cản được đường tiến của Lữ đoàn Xe tăng 203 Quân Giải phóng và bị bắn rơi 2 chiếc F-5, 4 chiếc A-37, 3 chiếc A-1 và 1 chiếc HU-1A. 16 giờ 30 phút chiều 27 tháng 4, Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành, bắt hơn 500 tù binh. Sang ngày 28 tháng 4, căn cứ Nhơn Trạch bị Sư đoàn 304 đánh chiếm. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cho triển khai ngay Lữ đoàn Pháo binh 164 tại đây để pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến phòng thủ hướng Đông Nam Sài Gòn của Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị vỡ một mảng lớn. Để yểm trợ cho mặt trận, Đoàn Pháo binh 75 đặt trận địa tại Hiếu Liêm từ ngày 14 tháng 4 liên tục khống chế tê liệt sân bay Biên Hòa. Trên hướng Đông Bắc, 4 giờ 7 phút sáng 27 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt, tướng Lê Minh Đảo điều Chiến đoàn 52 có 8 xe tăng yểm hộ đánh vào sườn đội hình tấn công của Sư đoàn 7 nhưng lại bị Sư đoàn 341 tấn công từ bên sườn, 4 xe tăng bị bắn cháy. 8 giờ 30 phút sáng ngày 27 tháng 4, yếu khu quân sự Trảng Bom bị Quân Giải phóng đánh chiếm, gần 500 sĩ quan, binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh. 9 giờ sáng ngày 27 tháng 4, số quân còn lại của Sư đoàn 18 và một chi đoàn của Lữ đoàn 3 Thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút từ Trảng Bom về Suối Đĩa đã bị phục kích hai bên đường, khoảng 2000 quân và gần 100 xe các loại bị Sư đoàn 341 Quân đội nhân dân Việt Nam bắt giữ. Trên hướng thọc sâu, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) phát triển đến Hố Nai thì phải dừng lại để phối hợp với sư đoàn 341 và sư đoàn 6 thực hiện đòn tấn công tổng hợp vào các lực lượng của Lữ đoàn 3 Thiết giáp và Lữ đoàn Dù 4 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đến quá nửa đêm ngày 28 tháng 4, do bị thệt hại nặng, Lữ đoàn 3 Xe tăng và Lữ đoàn 4 Dù phải lùi về Gò Vấp. Trung đoàn Đặc công 113 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm cầu Ghềnh, cầu Rạch Cát nhưng không giữ được, chưa chiếm được cầu Mới. Trên hướng Tây Bắc, từ chiều ngày 26 tháng 4, Sư đoàn 316 (Quân đoàn 3 Quân Giải phóng) và lực lượng vũ trang Tây Ninh đã liên tiếp đánh chiếm một loạt đồn bốt của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc theo Quốc lộ số 1 và Đường 22, chia cắt Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu - Trảng Bàng với Sài Gòn và chặn nốt cả đường rút của sư đoàn này về Đồng Dù, Củ Chi. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 316 tiếp tục đẩy lùi cuộc phản kích của viện quân Việt Nam Cộng hòa. Trong các trận đấu pháo từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 4 trên hướng này, 39 khẩu pháo các cỡ của Quân đoàn 3 Quân Giải phóng đã phá hủy 33 khẩu pháo các cỡ 155 mm và 105 mm của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Dù, Phước Mỹ, Đồng Chùa, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, Bến Kéo, Khiêm Hạnh, phá hủy 11 trận địa pháo, gây thiệt hại nặng cho 7 trận địa pháo khác của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong đội hình Quân đoàn 3, Sư đoàn 10, Trung đoàn Xe tăng 273 và lực lượng Công binh của Quân đoàn đã chuẩn bị xong các phương tiện vượt sông Sài Gòn. Sư đoàn 320A đã tiềm nhập vào khu vực Củ Chi, áp sát căn cứ Đồng Dù. Trên hướng Nam và Tây Nam, 22 giờ ngày 26 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 5 mở đầu chiến dịch trên hướng này bằng đòn đánh chia cắt Đường số 4 tại bốn điểm Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ và áp sát thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Đến ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 5 đã cắt hẳn Đường số 4 tại hai đoạn từ Bắc Tân An đến Bến Lức và từ Nam Tân An đến Tân Hiệp. Sư đoàn 303 - Phước Long đánh chiếm tiểu khu Hậu Nghĩa và các chi khu Đức Hòa, Đức Huệ. Trung đoàn 27 Đặc công tập kích các chốt Bà Hom, Vĩnh Lộc, căn cứ ra đa Phú Lâm, mở hành lang cho Sư đoàn 9 đột kích trên mũi tiến công chủ yếu. Sư đoàn 8 (Quân khu 8) tấn công các vị trí của Sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đưa một lực lượng thọc sâu tấn công thành phố Mỹ Tho, cắt đứt hoàn toàn Đường số 4, cô lập Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù Tỉnh trưởng Long An gọi điện cho tướng Nguyễn Khoa Nam yêu cầu cho dùng thuốc nổ phá hủy hai cầu Tân An và Bến Lức nhưng tướng Nam không đồng ý do các cầu này được dùng cho phương án dự phòng để rút Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Sài Gòn về Cần Thơ. Trên đường biển, Đô đốc Chung Tấn Cang cũng dành riêng một chiến hạm để di tản chính phủ Việt Nam Cộng hòa về Cần Thơ. Cả tướng Lê Văn Hưng và tướng Lê Minh Đảo, những "người hùng Xuân Lộc" một thời cũng đặt hy vọng vào việc biến Quân khu IV thành căn cứ để kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Thế nhưng sự xuất hiện đột ngột của một đơn vị mới tương đương quân đoàn (Đoàn 232) của Quân Giải phóng tại đồng bằng sông Cửu Long đã đặt những hy vọng và kế hoạch nói trên trước nguy cơ phá sản. Đợt 2 Tại hướng Bắc Do tiếp cận chiến trường muộn hơn các đơn vị khác, phải đến 16 giờ chiều ngày 27 tháng 4, Quân đoàn 1 - Quân Giải phóng mới đưa được những đơn vị chủ lực của mình bước vào chiến đấu. Trên mũi tấn công chủ yếu, Sư đoàn 320B - được tăng cường Tiểu đoàn Xe tăng 66 của Lữ đoàn 202, một Đại đội Xe tăng độc lập, một Tiểu đoàn Công binh công trình, một Tiểu đoàn Pháo 130 mm, có cụm pháo của Lữ đoàn Pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) yểm hộ - đã tấn công Chi khu Tân Uyên và sân bay Ông Lĩnh, đánh thông đoạn phía đông Đường 16, mở đường đột phá sâu vào trung tâm Sài Gòn, tiến đến Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch. Một số trận đánh ác liệt nổ ra tại Chi khu quân sự Tân Uyên, ngã ba Bình Chuẩn, Thuần Giáo, Búng, Tân Hiệp. Tiểu đoàn Bảo an 316 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và một Trung đội Cảnh sát Dã chiến tại Tân Uyên đã dựa vào công sự vững chắc, cầm cự được suốt đêm 27 tháng 4. Trên đường tiến, Sư đoàn 320B chỉ để lại một số lực lượng đủ để cô lập các chốt chặn dọc đường của các Tiểu đoàn Bảo an 317, 321, 346; còn các lực lượng chủ yếu đều nhanh chóng vượt sông Sài Gòn, tiến vào nội đô. Đến sáng 28 tháng 4, viên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 316 và 35 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn sống sót đã đầu hàng. Đường tấn công của Quân đoàn 1 - QĐNDVN (Đường 16) từ Tân Uyên qua Búng đến Lái Thiêu đã được mở thông. Tại mũi thứ yếu, phát hiện Sư đoàn 312 đang bao vây căn cứ Phú Lợi, tiến công Lai Khê; tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng Chiến đoàn 7, có xe tăng yểm hộ, cố giải tỏa Đường 13 và 14, đồng thời tăng cường cho cứ điểm An Lợi. Nhưng khi đoàn xe di chuyển đến khu vực Tam Giáo thì rơi đúng vào mũi tấn công của chủ lực sư đoàn 312, có Lữ đoàn Xe tăng 202 (thiếu) yểm hộ. Sau khi bị bắn cháy ba chiếc xe đi đầu, Chiến đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị tách khỏi chủ lực Sư đoàn 5 ở Lai Khê và toàn bộ Sư đoàn 5 cũng bị cô lập ở phía Bắc Thủ Dầu Một. Trên đường vào nội đô, Quân đoàn 1 còn phải khắc phục các bãi mìn, vật cản chống xe tăng, xe cơ giới, có chỗ rộng đến 100 m, dài hơn 200 m. Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, sau khi gỡ hết các mìn chống tăng, mở đường vòng tránh và sử dụng tù binh dẫn đường, Quân đoàn 1 đã tập kết trước cứ điểm Lái Thiêu và chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn - Gia Định khoảng 15 km. 3 giờ sáng 30 tháng 4, Sư đoàn 320B tấn công đánh chiếm Lái Thiêu và Trung tâm huấn luyện quân sự Huỳnh Văn Lương, bức hàng hơn 2000 sĩ quan, binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong đó có viên Chỉ huy trưởng trung tâm, Trung tá Nguyễn Văn Hinh và Trung tá Nguyễn Thái Bình, Chỉ huy trưởng Chi khu Lái Thiêu. Trước nguy cơ bị tiêu diệt và tan rã, ngày 29 tháng 4, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh thứ 19 của Sư đoàn 5 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tự sát trong căn cứ. Đại tá Nguyễn Mạnh Tường, phó Tư lệnh Sư đoàn 5, Tiểu khu trưởng Bình Dương, các viên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7, 8, 9 đã kéo cờ trắng xin hàng. 10 giờ sáng 30 tháng 4, Sư đoàn 312 đã đánh chiếm xong các căn cứ Lai Khê, Bến Cát, Lái Thiêu. Cụm phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tan vỡ. Từ 9 giờ ngày 30 tháng 4, Quân đoàn 1 lần lượt đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh Lục quân công xưởng, Tổng kho Quân nhu, Tổng y viện Quân lực Việt Nam Cộng hòa, căn cứ 31, căn cứ 60, quận lỵ Gò Vấp, Trung tâm Truyền tin Điện tử; đánh tan cụm phòng thủ Bắc cầu Bình Triệu do các Thiết đoàn 15, 18, 22 của Lữ đoàn 3 Kỵ binh và 2 Tiểu đoàn Dù chốt giữ, thu 144 xe tăng, xe thiết giáp, bắt hơn 1500 tù binh. Lúc 10 giờ 30 phút, Sư đoàn 320B đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sư đoàn 312 đánh chiếm trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa. Những mục tiêu quan trọng cuối cùng trong nội đô Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 1 chiếm lĩnh đều được giải quyết trong ngày 30 tháng 4. Tại các mục tiêu quan trọng bị đánh chiếm như Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tổng nha Cảnh sát: QGP thu được rất nhiều tài liệu cơ mật của các cơ quan này. Tất cả đều được giao cho Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng miền Nam và Công an Giải phóng miền Nam Việt Nam quản lý, khai thác. Tại hướng Tây Bắc Đêm 28 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 QGP đã điều động Sư đoàn 320A (thiếu) tiềm nhập vào khu vực Củ Chi bằng một cuộc hành quân bí mật ban đêm. Đơn vị này được tăng cường một Tiểu đoàn Pháo 155 mm, một Trung đoàn Phòng không. 5 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4, các đơn vị này bất ngờ nổ súng tấn công căn cứ Đồng Dù, sở chỉ huy của Sư đoàn 25 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Chuẩn tướng Lý Tòng Bá làm Sư đoàn trưởng. Tại căn cứ này, tướng Bá nắm trong tay hơn 3000 quân, 34 xe tăng, xe bọc thép, 4 khẩu pháo M107 175 mm, 4 khẩu 155 mm, 10 khẩu 105 mm để thực hiện ý đồ tử thủ đến cùng. Sau cuộc pháo kích kéo dài 2 giờ đồng hồ, Sư đoàn 320A và các đơn vị phối thuộc tràn vào căn cứ Đồng Dù. Lúc 8 giờ, ba chiếc xe tăng T-54 được phối thuộc cho Sư đoàn 320A bị bắn cháy tại cửa mở nhưng cũng đổi được ba chiếc M-48 của Trung đoàn 10 Thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng tại căn cứ này. Lúc 9 giờ 30 phút, Đại tá Nguyễn Kim Tuấn và Ban Chỉ huy Sư đoàn 320A điều Trung đoàn 9 và 8 xe tăng còn lại của Tiểu đoàn Thiết giáp từ lực lượng dự bị tiếp tục tăng cường cho Trung đoàn 48 tấn công dứt điểm căn cứ Đồng Dù. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, các chốt kháng cự của Sư đoàn 25 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Dù lần lượt bị dập tắt. Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều Trung đoàn 46 từ Trảng Bàng phản kích nhưng đã bị Trung đoàn 9 chặn đứng. 11 giờ cùng ngày, Sư đoàn 320A hoàn thành việc đánh chiếm căn cứ Đồng Dù. Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 25 Lý Tòng Bá và Đại tá Sư đoàn phó Trần Thăng Chức chạy trốn ra rừng cao su Bắc Hà nhưng đã bị du kích Củ Chi phục bắt. Và ngày này trở thành ngày kỷ niệm giải phóng Củ Chi. Căn cứ Đồng Dù thất thủ làm cho phía sau tuyến phòng thủ vòng ngoài của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Củ Chi đến Gò Dầu Hạ bị hở sườn, hở lưng. Sư đoàn 316 tại Phước Mỹ, Phước Hiệp, Trảng Bàng chuyển từ thế vây ép sang thế tấn công vào Liên đoàn 32 Biệt động quân, bắt sống Trung tá Liên đoàn trưởng Lê Khải Toàn, đồng thời tiêu diệt các lực lượng còn sót lại của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Biệt động quân trên Đường số 1 và 2, chiếm chi khu Trảng Bàng, giải phóng hầu hết tỉnh Tây Ninh. Sư đoàn 10 được tăng cường Trung đoàn 64 (từ Sư đoàn 320A), Trung đoàn Xe tăng 273, Trung đoàn Đặc công 198 đã chia thành 2 hướng và mở cuộc tấn công từ Củ Chi vào Liên đoàn 9 Biệt động quân và hai Liên đoàn Bảo an tại Hậu Nghĩa, phát triển đến khu vực cầu Bông và chiếm cầu chỉ sau 50 phút giao chiến. Mũi thứ hai của cánh quân này là Trung đoàn 28 đánh chiếm cầu Sáng, thành Quan Năm, quận lỵ Hóc Môn, Quân trường Quang Trung, đến trưa ngày 29 đã có mặt tại ngã tư Bà Quẹo; Trung đoàn Gia Định được tăng cường Tiểu đoàn 195 gây thiệt hại cho một Đại đội Biệt động quân ở Tân Thới Thượng, tiến công các chi khu Xuân Thế Thượng, Tân Thới Thất rồi phát triển ra Quốc lộ 1, làm chủ Tham Lương. Tại khu nhà máy dệt Vinatexco và ngã tư Bảy Hiền, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng một Tiểu đoàn Biệt động quân, một Tiểu đoàn Bảo an và một Chi đoàn Thiết giáp tổ chức chống cự nhưng bị đánh tan lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày sau ba đợt phản kích. Cánh cửa phía Tây Bắc Sài Gòn đã được mở ra. 5 giờ 30 phút sáng 30 tháng 4, sau một trận pháo kích từ tất cả các cỡ súng lớn của Quân đoàn, Sư đoàn 10 và hai Đại đội Xe tăng của Trung đoàn Thiết giáp 273 - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh Không quân và Sở Chỉ huy Trung đoàn 5 Không quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Lữ đoàn Dù 4 (thiếu), một Tiểu đoàn của Liên đoàn Bảo an 391 cùng hai Đại đội Quân cảnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùi về phòng thủ tại khu vực cổng số 5 của sân bay nhưng chỉ chống cự được hơn một giờ và tan rã sau hai đợt tập kích. Đến 10 giờ 30 phút, Sư đoàn 10 với sự dẫn đầu của nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Tiên đã tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất qua hai cổng 4, 5 và hầu như đã chiếm trọn sân bay Tân Sơn Nhất, khu ra đa điều hành không lưu, Sở Chỉ huy Sư đoàn 5 Không quân, Sở Chỉ huy Sư đoàn Dù, bắt liên lạc với hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại trại Davis. Sư đoàn 320A tách Trung đoàn 28 sang phối hợp với Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, điều Trung đoàn 64 có một Đại đội Xe tăng K-63 (PT-85) đi kèm tiến về phía sau Dinh Độc Lập qua đường Lê Văn Duyệt và đường Hồng Thập Tự còn Trung đoàn 24 và 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Xe tăng 273 thì phối hợp với Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Khi các đơn vị này đến nơi thì các đơn vị phái đi trước của Lữ đoàn Xe tăng 203 và Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) đã có mặt tại Dinh Độc Lập trước đó 30 phút. Ngoài ra 2 Trung đoàn 316 và 320 thì tiếp tục truy quét Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, giải phóng Củ Chi, Hóc Môn và Tây Ninh. Tại hướng Đông Bắc Chướng ngại cuối cùng đối với Quân đoàn 4 QGP trên đường tiến vào Sài Gòn là khu phòng thủ Hố Nai - Long Bình - Tam Hiệp do những lực lượng còn lại của Sư đoàn 18, 2 tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp số 3 và Liên đoàn Bảo an 318 phòng thủ. Tại đây, tướng Lê Minh Đảo đã cho đào 4 lớp hào chống tăng, đặt âm các xe tăng trong công sự, hình thành nhiều ổ đề kháng cố định và cơ động. Để giải quyết nhanh cụm phòng thủ này, ngày 29 tháng 4, tướng Hoàng Cầm một mặt sử dụng một trung đoàn của Sư đoàn 341 và Trung đoàn Pháo binh 55 dùng hỏa lực chế áp các cứ điểm phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mặt khác điều hai trung đoàn 266 và 270 phối hợp với Sư đoàn 6 vòng qua cụm chốt đánh chiếm sân bay Biên Hòa, Sở Chỉ huy Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sở Chỉ huy Sư đoàn 3 Không quân, trận địa pháo Hốc Bà Thức và Tổng kho Long Bình. 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) đã có mặt tại cầu Ghềnh. Do cầu yếu (trọng tải 12 tấn/lượt xe), toàn bộ xe tăng của Quân đoàn 4 phải di chuyển qua cầu Xa lộ để vào Sài Gòn. Tại ngã ba Tam Hiệp, tướng Lê Minh Đảo cố gắng lập một cụm chốt phòng ngự nhưng cũng bị đánh tan lúc 11 giờ trưa ngày 30 tháng 4. 12 giờ 30 phút, các đơn vị phái đi trước của Trung đoàn 14, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 hội quân với Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tại Dinh Độc Lập đúng lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc xong lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên Đài phát thanh Sài Gòn. Tại hướng Tây Nam Đêm 29 tháng 4, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An đã sử dụng Trung đoàn 1 đánh chiếm cầu Bà Lác, ngã năm Vĩnh Lộc, theo đường Lê Văn Duyệt tấn công Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô; Trung đoàn 2 được tăng cường 7 xe tăng T-54, 16 xe bọc thép BTR-60, 2 xe M-113 hình thành mũi tấn công thứ hai vào Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô qua ngả An Ninh, Mỹ Hạnh. Trung đoàn 3 của sư đoàn này có 3 xe tăng T-54, 6 xe BTR-60 đã tiêu diệt Sở Chỉ huy Liên đoàn 8 và Tiểu đoàn quân 88 trên tuyến vành đai Đại Hàn; tiếp đó đánh tan Tiểu đoàn Bảo an 327 ở nam Vĩnh Lộc, diệt chi khu Bà Hom, đánh chiếm trường đua Phú Thọ. Mặc dù bị hai phi đội A-37 của Sư đoàn 4 - Không lực Việt Nam Cộng hòa từ Cần Thơ lên đánh bom trúng đội hình đi đầu nhưng các đơn vị này vẫn vây chặt được Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, lúc 10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô đã dẫn các thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí, chấm dứt kháng cự. Trong khi đó Trung đoàn 24 cùng Đặc công diệt đồn Bình Hưng Đông, chiếm giữ cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia. Trung đoàn 88 diệt chi khu Bà Hom, tiến công đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, khu Nhà Bè. Trung đoàn 16 đánh chiếm ga An Lộc, cầu Bình Điền. Sư đoàn 5 tấn công tiêu diệt và bức hàng toàn bộ Sư đoàn 22 và các Liên đoàn Biệt động quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cùng lực lượng địa phương đánh chiếm thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Các đơn vị đặc công chiếm các quận Tân Bình, Bình Chánh và khu Rừng Sác. Tại hướng Đông Nam Đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đoàn 2 và đồng thời cũng là hướng phản kích quyết liệt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa để mở đường máu thoát ra biển qua sông Lòng Tàu và căn cứ hải quân Cát Lái. Vì vậy cuộc chiến ở khu vực này cũng diễn ra ác liệt không kém các cuộc chiến tại hướng Đông, Bắc và Tây Bắc Sài Gòn. Sáng 28 tháng 4, những đơn vị còn lại của hai Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến và Chiến đoàn 322 Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới được điều từ lực lượng dự bị ra đã dùng hơn 20 tàu đổ bộ của hải quân bất ngờ mở cuộc phản kích vào Lữ đoàn Pháo binh 164 và Sở Chỉ huy Sư đoàn 325. Trung đoàn Pháo binh 84 (thuộc Sư đoàn 325) và Trung đoàn Cao xạ 824 (Sư đoàn Phòng không 673) đã lập tức dùng hỏa lực pháo bắn thẳng phá vỡ đội hình phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bắn chìm 7 tàu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đến 15 giờ chiều ngày 28 tháng 4, Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) đã tiếp cận chiến trường, giành lại trận địa, đẩy các lực lượng phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùi về Cát Lái. Sáng 29 tháng 4, Sư đoàn 304 QGP tổ chức hai mũi đột kích vu hồi gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 9 và một Đại đội Xe tăng của Lữ đoàn 203. Đến 10 giờ cùng ngày, các đơn vị này đã dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm chủ tình hình ở khu vực Nước Trong và ngã ba Đường 15. Trưa 29 tháng 4, các tướng Hoàng Cầm (Tư lệnh Quân đoàn 4) và Nguyễn Hữu An (Tư lệnh Quân đoàn 2) đều nhận được mật lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: "Tấn công vào nội đô Sài Gòn từ 16 giờ cùng ngày"; sớm hơn dự kiến 12 giờ. 14 giờ chiều 29 tháng 4, Quân đoàn 2 đã đánh chiếm các mục tiêu còn lại tại Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái, khu kho hậu cần Thành Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái. Tối 29 tháng 4, lực lượng đột kích sâu của Quân đoàn 2 đã sẵn sàng tiến quân từ Long Nha. Cụm quân này gồm có Lữ đoàn 203 Tăng - Thiết giáp đi đầu và đi giữa đội hình, Trung đoàn 66 Bộ binh Cơ giới (có hơn 50 xe ô tô chở quân), một Đại đội Bộ binh Cơ giới của Trung đoàn 18 sử dụng xe thiết giáp V-100, Tiểu đoàn 7 Cao xạ (Trung đoàn 284), một Đại đội Tên lửa Phòng không Strela-2 (A-72), Tiểu đoàn 4 Pháo binh (Lữ đoàn 164), hai Đại đội Pháo 85 mm (Trung đoàn 68, Sư đoàn 304), một Tiểu đoàn Công binh và hai Đại đội Cầu phà (Lữ đoàn Công binh 219). Lực lượng đột kích sâu được lệnh bỏ qua các ổ đề kháng lẻ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để lại cho Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) hành quân theo sau giải quyết. Mục tiêu cuối cùng là tiến thẳng đến Dinh Độc Lập. Sáng 30 tháng 4, cụm đột kích sâu nhanh chóng dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cầu Xa Lộ, Căn cứ Rạch Chiếc, căn cứ Nguyễn Huệ, Học viện Cảnh sát, cầu Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trụ lại tại căn cứ Thủ Đức dùng hỏa lực súng cối và súng chống tăng M-72 chặn đánh và chia cắt đội hình Tiểu đoàn Xe tăng 5 (Lữ đoàn 203). Một phân đội của Lữ đoàn 203 liền kéo vào tiêu diệt nhóm pháo binh này. Tại đây xe tăng 707 của lữ đoàn đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng. Đến 9 giờ sáng 30 tháng 4, sau khi dồn bộ phận còn lại của đối phương vào trong căn cứ Thủ Đức, Tiểu đoàn 5 để lại cụm quân này cho Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) xử lý và đuổi theo các đơn vị đi đầu lúc này đã đến cầu Sài Gòn. Sau khi đánh tan sức kháng cự của 8 xe tăng có sự phối hợp của 6 tàu chiến hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đậu tại Tân Cảng, cụm đột kích sâu nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn tiến vào đường Hồng Thập Tự, nhưng cũng mất 4 xe tăng và Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhã của Lữ đoàn Xe tăng 203 hi sinh. Sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cầu Thị Nghè gồm 4 xe tăng và 6 lô cốt chỉ trong vòng 15 phút, Tiểu đoàn Xe tăng 1 (Lữ đoàn 203) đã tiếp cận cổng Dinh Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Ít phút sau, Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và hai Đại đội Bộ binh đã có mặt tại Dinh Độc Lập. Toàn bộ Nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa có mặt tại dinh lúc đó gồm: Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Phó thủ tướng Bùi Tường Huân, Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Tổng trưởng Thông tin Lý Quí Chung, Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng Tài chính Lê Quang Trường, Thứ trưởng Thông tin Nguyễn Văn Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Bùi Thế Dũng, Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh, Chánh văn phòng Phủ Thủ tướng Vũ Trang Chiêm. Tại đây, ông Dương Văn Minh nói: "Chúng tôi chờ cách mạng đến để bàn giao chính quyền". Ông Phạm Xuân Thệ tuyên bố: "Các ông chẳng còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện". 11 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các diễn biến chính trị, ngoại giao Cho đến ngày 21 tháng 4, khi các tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc lần lượt sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan, nhường lại ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho Trần Văn Hương, người Pháp vẫn tin rằng họ có thể dàn xếp được một giải pháp chính trị. Tại Paris, ông Jean Sauvagnargues, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Pháp đã nhiều lần triệu kiến Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Ba và Trưởng đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Võ Văn Sung đến trụ sở Bộ Ngoại giao để tham vấn và liên tiếp đưa ra các đề nghị về một giải pháp chính trị. Phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố đàm phán chỉ bắt đầu khi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Phía Pháp đồng thuận và chuẩn bị phương án đưa Dương Văn Minh lên thay để tạo điều kiện cho đàm phán được tiến hành. Tại Sài Gòn, ngay khi bắt đầu chiến dịch di tản người Mỹ khỏi miền Nam, Đại sứ Hoa Kỳ Martin cũng tìm gặp trao đổi với Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon về khả năng mở ra một giải pháp chính trị. Ngày 21 tháng 4, hai ông này đã gặp Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc đưa Dương Văn Minh lên ghế tổng thống nhưng Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu "làm đúng Hiến pháp". Điều đó có nghĩa là Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ lên thay. Và cả hai vị đại sứ Hoa Kỳ và Pháp chấp nhận một giải pháp trung gian với chức vụ thủ tướng được trao cho Dương Văn Minh. Mặc dù không thể lật ngược được tình huống nhưng việc chậm trễ khi đưa ông Dương Văn Minh lên ghế tổng thống đã không cho các quan chức CIA ở Sài Gòn thêm bất cứ một cơ hội nào để thực hiện một giải pháp thương lượng. Trong lúc vội vã tìm kiếm sự ủng hộ của "lực lượng thứ ba" để làm một giải pháp thương lượng, ngày 28 tháng 4, ông Dương Văn Minh đã bổ nhiệm ông Triệu Quốc Mạnh, là người được phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cài vào "lực lượng thứ ba", vào chức vụ Giám đốc Cảnh sát Đô thành. Lấy cớ thực hiện ý định của tổng thống, ông Mạnh đã giải tán các phòng cảnh sát đặc biệt, các bộ chỉ huy cảnh sát các quận và các tổ chức cảnh sát ở cơ sở. Ông còn lệnh cho các đồn cảnh sát không được nổ súng và cho phép các sĩ quan cảnh sát được về nhà để lo cho gia đình. Những hoạt động của ông Triệu Quốc Mạnh đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát tại Sài Gòn từ ngày 29 tháng 4. 19 giờ ngày 28 tháng 4, ngay sau khi tân Tổng thống Dương Văn Minh vừa thu âm xong bản tuyên bố của mình với yêu cầu cả hai bên ngừng bắn, thương lượng để bàn giao chính quyền thì ông Vanussème, tùy viên quân sự và an ninh của Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn xuất hiện. Ông này yêu cầu ngưng phát cuộn băng và đưa ra một đề nghị khiến ông Dương Văn Minh cũng phải kinh ngạc vì sợ mình nghe nhầm. Đề nghị đó là: chính quyền mới do ông Dương Văn Minh đứng đầu hãy ra tuyên bố chống Liên Xô và kêu gọi Bắc Kinh can thiệp, ngăn chặn cộng sản Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Ông ta nói có những nguồn tin ở Washington, Paris và Bắc Kinh cho biết Trung Quốc không ủng hộ một thắng lợi hoàn toàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vanusseme còn nói cứng: "Trung Quốc sẽ vào và các ông sẽ đứng vững". Tuy nhiên, ông Dương Văn Minh đã lấy cớ không còn thời gian và Sài Gòn không có liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh để từ chối đề nghị của Vanussème. Ông Dương Văn Minh, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam thông qua em trai là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty, Đại tá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) và gia đình thuyết phục từ trước, đã từ chối và nói: Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4, ông ra lệnh cho phát cuộn băng đã ghi âm với lời kêu gọi "những người anh em ở phía bên kia ngừng bắn để thu xếp một giải pháp bàn giao chính quyền" nhưng Đài phát thanh Hà Nội cũng như những đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Paris vẫn chỉ có một yêu cầu là phía Việt Nam Cộng hòa phải đầu hàng không điều kiện. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một số nhà báo tại Sài Gòn về quyết định đầu hàng ngày 30 tháng 4 của mình, ông Dương Văn Minh cho rằng: Sài Gòn và xã hội miền Nam đã mục ruỗng, nhất là càng về cuối thì tình hình càng trở nên hỗn loạn, không sao kiểm soát được... Trước sức mạnh vũ bão của quân Giải phóng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ sức chống cự, chỉ có quyết định đầu hàng không điều kiện là điều hợp thời duy nhất mà thôi. Tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố: "Xây dựng miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc, dân chủ, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc" khi được hỏi về chủ trương của họ sau khi Việt Nam Cộng hòa đầu hàng. Các diễn biến tại đồng bằng sông Cửu Long Kế hoạch mật khu phá sản Trong các diễn biến của Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị ít chịu thiệt hại nhất. Ngay sau các cuộc thất thủ tại Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn đã hoàn chỉnh kế hoạch lập "mật khu" để giữ đồng bằng sông Cửu Long làm căn cứ tiếp tục chống cự nếu Sài Gòn thất thủ. Tướng Nam hy vọng với ba Sư đoàn Bộ binh 7, 9, 21 còn tương đối nguyên vẹn trong tay, gần nửa triệu địa phương quân và phòng vệ dân sự, cộng với các lực lượng còn sống sót rút từ các quân khu đã thất thủ về, ông ta có thể lập được vành đai Alpha xung quanh thành phố Cần Thơ, trung tâm chỉ huy của Quân đoàn. Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có hàng trăm hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về đây đã được xây dựng. Các tướng Lê Minh Đảo và Lê Văn Hưng cũng đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch này khi từ chối lời mời của tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị các ông này quay về Sài Gòn hợp tác với tướng Dương Văn Minh. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện được do một số tướng tá cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy của Quân đoàn IV đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền trong khi các lực lượng cách mạng đang ở thế áp đảo. Đến 10 giờ ngày 30 tháng 4, (trước lúc khởi sự 4 giờ), viên Chuẩn tướng Tham mưu trưởng Quân đoàn và viên Đại tá phụ trách an ninh chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các cấp đã bỏ trốn cùng vợ con qua ngả sông Hậu ra biển. Cùng đi còn có viên Thiếu tá Chánh Văn phòng Tiểu khu Phong Dinh. 18 giờ chiều ngày 30 tháng 4, một số thân hào, nhân sĩ Cần Thơ đã có mặt tại cổng tư dinh của tướng Lê Văn Hưng tại Cần Thơ yêu cầu ông ta hãy vì dân chúng mà đừng ra lệnh phản công vì sợ rằng nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công, Cần Thơ sẽ bị pháo binh đối phương bắn nát như An Lộc năm 1972. 18 giờ 45 phút chiều ngày 30 tháng 4, tướng Nam điện cho tướng Hưng thông báo việc ông ta đã cho phát cuộn băng lời kêu gọi của mình trên đài phát thanh Cần Thơ. Nhưng việc này đã không được thực hiện do Đài phát thanh đã bị một đơn vị Biệt động quân Giải phóng do Thiếu tá Hoàng Văn Thạch chỉ huy giành quyền kiểm soát trước đó một giờ. Thay vào đó, cuốn băng ghi lại lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh hồi 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 được phát lên sóng của đài Cần Thơ. Chiều tối 30 tháng 4, tướng Lê Văn Hưng tự sát tại tư dinh. Nửa đêm ngày 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở Chỉ huy Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tự sát ngay trong phòng làm việc rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Kế hoạch "mật khu" của Quân đoàn IV phá sản. Từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quân khu 8 đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp với sự nổi dậy của dân chúng trong vùng. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị Sư đoàn 8 QGP bao vây tại căn cứ Đồng Tâm, chịu để mất thành phố Mỹ Tho cách đó khoảng vài dặm. Trong các ngày 29 và 30 tháng 4, các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Sa Đéc lần lượt bị giành quyền kiểm soát bởi lực lượng vũ trang địa phương. Thậm chí Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền địa phương của họ tại tỉnh Gò Công đã hạ vũ khí đầu hàng trước cuộc biểu tình của dân chúng chỉ có một đội tự vệ võ trang hỗ trợ. Tại Khu 9, tình hình cũng diễn biến rất nhanh chóng. Ngày 30 tháng 4, tại Bến Tre, ba Tiểu đoàn Bảo an 401, 418 và 593 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị các Tiểu đoàn địa phương 263 và 596 của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thiệt hại nặng trong một cuộc phản kích định chiếm lại chi khu Lương Quới. Đến ngày 1 tháng 5, chính quyền toàn tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) rơi vào tay các lực lượng cách mạng. Đêm ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 4 (chủ lực khu 9) đã bao vây và giành quyền kiểm soát sân bay Trà Nóc. Sư đoàn 4 không quân và tiểu đoàn bảo vệ sân bay không kháng cự và đầu hàng tại chỗ. Đến chiều tối ngày 30 tháng 4, hầu hết các cứ điểm quan trọng còn lại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vành đai Alpha như căn cứ Bình Thủy, sân bay Lộ Tẻ, Nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Vùng chiến thuật IV, đài phát thanh, dinh tỉnh trưởng Phong Dinh bị QGP giành quyền kiểm soát. Sáng 30 tháng 4, tại Vĩnh Long, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 21, Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đầu hàng và tan rã tại chỗ. Viên Đại tá Tỉnh trưởng ra hàng sáng ngày 1 tháng 5. Tại Trà Vinh, 11 giờ ngày 30 tháng 4, viên Tỉnh trưởng và hơn 100 binh lính còn lại cũng hạ vũ khí đầu hàng. 11 giờ ngày 1 tháng 5, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Long Xuyên hạ vũ khí trước sức ép của Trung đoàn 101 (Sư đoàn 4 - chủ lực khu 9) có một Tiểu đoàn Thiết giáp M-113 tăng cường. Tại Sóc Trăng, ngày 30 tháng 4, bốn Tiểu đoàn Phú Lợi 1, 2, 3, 4 của Tỉnh đội Sóc Trăng lần lượt giành quyền kiểm soát trại Lý Thường Kiệt, sân bay Vọng Hoàn, chi khu Khánh Hưng, khu Hoàng Diệu, Ty Cảnh sát. Lúc 14 giờ cùng ngày, hơn 100 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại dinh Tỉnh trưởng kéo cờ trắng ra hàng. Tại Bạc Liêu, sáng 30 tháng 4, viên Tỉnh trưởng và bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại đây đã chấp nhận đầu hàng trước cuộc biểu tình của gần một vạn người dân trước tòa Thị chính Bạc Liêu. 22 giờ đêm ngày 30 tháng 4, bốn Tiểu đoàn chủ lực khu 9 (QGP) đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Rạch Giá. 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 5, các lực lượng vũ trang cách mạng địa phương đã làm chủ thị xã và toàn tỉnh Cà Mau. Đánh đuổi quân Khmer Đỏ trên vùng giáp biên giới Tuy không nằm trong kế hoạch Chiến dịch Hồ Chí Minh nhưng các hoạt động đánh đuổi quân Khmer Đỏ ra khỏi các vùng đất liền Việt Nam ở Tây Nam Bộ bị họ lấn chiếm cũng là một trong các hoạt động quân sự để chiến dịch này có được kết quả hoàn chỉnh, bảo vệ vững chắc lãnh thổ vừa mới được thống nhất của Việt Nam. Ngay sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long tan rã và đầu hàng Quân Giải phóng, từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 5 năm 1975, chính quyền Khmer Đỏ đã lợi dụng "khoảng trống về quyền lực" tại các địa phương trên khu vực biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc của Việt Nam giáp với các tỉnh Takeo và Campot của Campuchia, sử dụng quân chính quy mở các cuộc tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm của Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Ba Chúc (huyện Tri Tôn), Phú Cường, Phú Hiệp (huyện Tịnh Biên), thị xã Châu Đốc, huyện lỵ An Phú; quân Khmer Đỏ đã sát hại trên 500 thường dân Việt Nam, kể cả một số cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã buông súng, rời bỏ quân ngũ; bắn vào những thường dân Việt Nam từ Campuchia chạy trốn khỏi chế độ Khmer Đỏ về Việt Nam. Tại Tây Ninh, quân Khmer Đỏ cũng tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm tại Xa Mát, Ta Nốt, Lò Gò (huyện Tân Biên), Phước Thạnh, Phước Tân, (huyện Châu Thành), Cây Me, Mộc Bài (huyện Bến Cầu) sát hại hàng trăm thường dân Việt Nam. Song song với các chiến dịch chiếm lại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Polou Wai, quần đảo Nam Du trên Vịnh Thái Lan, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã sử dụng Sư đoàn 4 Bộ binh được tăng cường Trung đoàn Hải quân Đánh bộ 101 từ Bộ Tư lệnh Hải quân mở cuộc phản công đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Ngày 7 tháng 5, giải phóng Châu Đốc. Đến đầu tháng 6, các đơn vị này đã giải phóng toàn bộ khu vực biên giới thuộc tỉnh An Giang bị quân Khmer Đỏ lấn chiếm; loại khỏi vòng chiến đấu một Tiểu đoàn quân chính quy Khmer Đỏ, thu giữ một khẩu pháo 105 mm, hai khẩu súng cối 82 và 60 mm, tám đại liên 12,7 mm, hơn 40 súng bộ binh các loại. Sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ, các đơn vị này đã tổ chức rào dây thép gai trên 40 km đường biên giới và bố trí phòng thủ tại chỗ đề phòng quân Khmer Đỏ tiếp tục lấn chiếm. Kết quả Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chế độ Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược, chiếm đóng và chia cắt. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân Giải phóng đã làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng dự bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân. Quân Giải phóng tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng - xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, hơn 600 tàu xuồng, 270.000 khẩu súng các loại, hơn 3.000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng. Trên phương tiện thông tin đại chúng, sự kết thúc chiến dịch này được truyền đi bằng một bức điện từ Bưu điện Trung tâm Sài Gòn bởi một phóng viên UPI đến hơn 7500 máy teletype trên toàn cầu: "ZCZC VHAO 25 NXI (stop) Hỏa tốc… (stop) Sài Gòn-Chính phủ Sài Gòn đầu hàng. (stop) NTL 1131 Sáng" Và một bức điện cụ thể hơn sau đó 60 giây để xác nhận: Đằng sau bức điện đơn giản nhưng được cả thế giới quan tâm ấy là kết quả của một chiến dịch đã đặt dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Việt Nam; một cuộc chiến đã làm thương vong hơn 360.000 quân nhân Mỹ, trong đó có 58.191 quân nhân chết; (chưa kể thương vong của các đội quân đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Úc, New Zealand). Phía QGP có khoảng 850.000 quân nhân hy sinh, trong đó khoảng 200.000 người đến nay vẫn còn mất tích (chưa tìm được thi thể), gần 600.000 quân nhân bị thương. Ngoài ra, gần 2 triệu dân thường Việt Nam bị chết, hơn 2 triệu dân thường mang thương tật suốt đời, khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại do Hoa Kỳ rải xuống. Ảnh hưởng quốc tế sau đó Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Norodom Sihanouk, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia- Penn Nouth, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba Fidel Castro, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước Souphanouvong, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Anbani Enver Hoxha, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Bungari Todor Zhivkov, Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan Edward Gierek, Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội Thống nhất Đức Erich Honecker, Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungari János Kádár, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani Nicolae Ceauşescu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Gustáv Husák, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mông Cổ Yumjaagiin Tsedenbal, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành... đã gửi điện chúc mừng Việt Nam. Bộ ngoại giao Thái Lan, Ngoại trưởng Philippines, Quyền Thủ tướng Sri Lanka, Thủ tướng Thụy Điển, Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestin Yasser Arafat, Chủ tịch Algérie Houari Boumédiènne, Tổng thống Tanzania Julius Nyerere, Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Ấn Độ, các Đảng Cộng sản Rumani, Pháp, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Triều Tiên,... có lời chúc mừng. Một số cuộc mít tinh được tổ chức ở một số nước (Congo-Brazzaville, Jamaica...). Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào, chính phủ Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ, Đan Mạch, Pakistan, Jamaica, Síp, Nigeria, Kuwait, Nhật Bản, Úc, Nepal, New Zealand, Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Canada... đã công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (nửa đầu tháng 5). Ấn Độ từ ngày 15 tháng 5 thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Ngày 18 tháng 5, Jordan công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Việt Nam Dân chủ cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Nepal, Mozambique, Mexico, Miến Điện (tháng 5). Thượng nghị sĩ Michael Mansfield, thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ phát biểu: "Chúng ta cần phải từ bỏ ý nghĩ chúng ta có thể là anh cả hoặc bố lớn của toàn thế giới còn lại..." Thượng nghị sĩ George McGovern phát biểu: "Tôi cho rằng sự dính líu của chúng ta ở Đông Dương là một sự tìm kiếm đáng ghê sợ trong chính sách của Mỹ trong nhiều năm nay". Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng "Tôi nghĩ rằng có lẽ việc đưa các lực lượng quân sự Mỹ vào là biện pháp giải quyết tồi nhất vì điều đó có nghĩa là đưa một yếu tố ngoại lai vào". Hạ viện Mỹ ngày 1 tháng 5 với 246 phiếu thuận, 162 phiếu chống đã bác bỏ đề nghị chi 372 triệu USD của Tổng thống dành cho di tản những người tị nạn ở Đông Dương. Ngày 11 tháng 5 khoảng 75.000 người Mỹ tổ chức mít tinh tại một công viên tại New York chào mừng thắng lợi của các nước Đông Dương. Trước đó ngày 4 tháng 5, khoảng 500 người Mỹ tại Boston tổ chức mít tinh chào mừng thắng lợi của Việt Nam. Tại Campuchia, ngày 14 tháng 5, máy bay, tàu chiến Mỹ tại cảng Sihanoukville ven biển Campuchia bị Quân Khmer Đỏ đánh thiệt hại gần 100 lính bị chết, thương, mất tích. Tại Lào, ngày 9 tháng 5 hơn 5.000 học sinh, công nhân, viên chức biểu tình tại Viêng Chăn tố cáo phe cực hữu, đòi cách chức các bộ trưởng, thứ trưởng phe cánh hữu. Sisouk na Champassak từ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các bộ trưởng, thứ trưởng phe cánh hữu thân Mỹ, tướng Vàng Pao (Tư lệnh Quân khu 2), Phoui Sananikone, cựu Chủ tịch Quốc hội... lần lượt chạy sang Thái Lan. Tại Thái Lan, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 5, hàng vạn sinh viên đại học và nhân dân Băng Cốc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ đòi rút lính Mỹ tại Thái Lan về nước. Hình ảnh Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 Chú thích Tham khảo Việt Nam Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2005. Nguyễn Hữu Đức - Nguyễn Thị Thanh (biên tập), Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức của các vị tư lệnh và chính ủy, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang và tập thể tác giả, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Dương Hảo, Một chương bi thảm, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1980. Phạm Đức Hoàn (chủ biên), Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2003), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003. Phạm Gia Đức - Phạm Quang Định (đồng chủ biên), Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-2004), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2004. Nguyễn Văn Biều, Lịch sử Bộ đội chủ lực Tây nguyên - Quân đoàn 3 (1964-2005), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Hồ Sơn Đài (chủ biên), Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2004. Nguyễn Quốc Dũng, Lịch sử Sư đoàn 9 bộ binh, Tập 1, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1987. Thái Phương Huy - Phạm Thành Long, Lịch sử sư đoàn 303 - Phước Long, Tập 1, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1990. Lê Đại Anh Kiệt, Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003. Nguyễn Huy Toàn - Phạm Quang Định, Lịch sử Sư đoàn 304. Tập 2, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1990. Võ Văn Sung, Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Lịch sử Cục tác chiến, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Hồ Sơn Đài (chủ biên), Lịch sử sư đoàn 5 bộ binh (1965-2005), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Cao Văn Quý (chủ biên), Lịch sử lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (Biên niên sự kiện), Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005. Nước ngoài Paul Drayfrus, Sài Gòn sụp đổ (nguyên tác: Et Tomba Saigon), Dịch giả: Lê Kim, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2004. Frank Snepp, Cuộc tháo chạy tán loạn, Dịch giả: Ngô Dư, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. Alan Dawson, 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Dịch giả: Cao Minh, Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1990. Gabriel Kolko, Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003. Grant Evans - Kelvin Rowley, Chân lý thuộc về về ai (nguyên tác: Red Brotherhood at war), Dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 1986. Robert McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học ở Việt Nam, Dịch giả chính: Hồ Chính Hạnh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Liên kết ngoài Các hình ảnh về những ngày cuối cùng trước khi Saigon sụp đổ của các PV Nước ngoài Chuyên trang về ngày 30 tháng 4 của báo Quân đội Nhân dân. Xem thêm Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch mùa xuân 1975 Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 Hồ Chí Minh H Chiến dịch quân sự liên quan tới Việt Nam
5533
https://vi.wikipedia.org/wiki/Silic
Silic
Silic là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14 Nó là nguyên tố phổ biến sau oxy trong vỏ Trái Đất (25,8 %), cứng, có màu xám sẫm - ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4. Thuộc tính Trong dạng tinh thể, silic có màu xám sẫm ánh kim. Mặc dù là một nguyên tố tương đối trơ, silic vẫn có phản ứng với các halogen và các chất kiềm loãng, nhưng phần lớn acid (trừ tổ hợp acid nitric và acid flohiđric) không tác dụng với nó. Silic nguyên tố truyền khoảng hơn 95% các bước sóng hồng ngoại. Tinh thể silic nguyên chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, thông thường nó nằm trong dạng silic dioxide (SiO2). Các tinh thể silic nguyên chất tìm thấy trong tạp chất của vàng hay dung nham núi lửa. Nó có hệ số kháng nhiệt âm. Silic hoạt động hóa học kém hơn cacbon là nguyên tố tương tự nó về mặt hóa học. Nó có trong đất sét, fenspat, granit, thạch anh và cát, chủ yếu trong dạng dioxide silic (hay silica) và các silicat (Các hợp chất chứa silic, oxy và kim loại trong dạng R-SiO3). Lịch sử Silic (tên Latinh: silex, silicis có nghĩa là đá lửa) lần đầu tiên được nhận ra bởi Antoine Lavoisier năm 1787, và sau đó đã bị Humphry Davy vào năm 1800 cho là hợp chất. Năm 1811 Gay Lussac và Thénard có lẽ đã điều chế ra silic vô định hình không nguyên chất khi nung nóng kali với tetraflorua silic SiF4. Năm 1824 Berzelius điều chế silic vô định hình sử dụng phương pháp giống như của Lussac. Berzelius cũng đã làm tinh khiết sản phẩm bằng cách rửa nó nhiều lần. Vì silic là nguyên tố quan trọng trong các thiết bị bán dẫn và công nghệ cao, nên khu vực công nghệ cao ở California được đặt tên là Silicon Valley (Thung lũng Silicon), tức đặt tên theo nguyên tố này. Ứng dụng Silic là nguyên tố rất có ích, là cực kỳ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Dioxide silic trong dạng cát và đất sét là thành phần quan trọng trong chế tạo bê tông và gạch cũng như trong sản xuất xi măng Portland. Silic là nguyên tố rất quan trọng cho thực vật và động vật. Silica dạng nhị nguyên tử phân lập từ nước để tạo ra lớp vỏ bảo vệ tế bào. Các ứng dụng khác có: Gốm/men sứ - Là vật liệu chịu lửa sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa và các silicat của nó được sử dụng trong sản xuất men sứ và đồ gốm. Thép - Silic là thành phần quan trọng trong một số loại thép. Đồng thau - Phần lớn đồng thau được sản xuất có chứa hợp kim của đồng với silic. Thủy tinh - Silica từ cát là thành phần cơ bản của thủy tinh. Thủy tinh có thể sản xuất thành nhiều chủng loại đồ vật với những thuộc tính lý học khác nhau. Silica được sử dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất kính cửa sổ, đồ chứa (chai lọ), và sứ cách điện cũng như nhiều đồ vật có ích khác. Giấy nhám - Carbide silic là một trong những vật liệu mài mòn quan trọng nhất. Vật liệu bán dẫn - Silic siêu tinh khiết có thể trộn thêm asen, bo, gali hay phosphor để làm silic dẫn điện tốt hơn trong các transistor, pin mặt trời hay các thiết bị bán dẫn khác được sử dụng trong công nghiệp điện tử và các ứng dụng kỹ thuật cao (hi-tech) khác. Trong các photonic - Silic được sử dụng trong các laser để sản xuất ánh sáng đơn sắc có bước sóng 456 nm. Vật liệu y tế - Silicon là hợp chất dẻo chứa các liên kết silic-oxy và silic-cacbon; chúng được sử dụng trong các ứng dụng như nâng ngực nhân tạo và lăng kính tiếp giáp (kính úp tròng). LCD và pin mặt trời - Silic vô định hình có hứa hẹn trong các ứng dụng như điện tử chẳng hạn chế tạo màn hình tinh thể lỏng (LCD) với giá thành thấp và màn rộng. Nó cũng được sử dụng để chế tạo pin mặt trời. Xây dựng - Silica là thành phần quan trọng nhất trong gạch vì tính hoạt hóa thấp của nó. Ngoài ra nó còn là một thành phần của xi măng. Sự phổ biến Silic là thành phần cơ bản của các loại aerolit là một loại của các thiên thạch và của các tektit là dạng tự nhiên của thủy tinh. Theo khối lượng, silic chiếm 29,5% vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxy. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên. Nó thường xuất hiện trong các oxide và silicat. Cát, amêtít, mã não (agate), thạch anh, đá tinh thể, đá lửa, jatpe, và opan là những dạng tự nhiên của silic dưới dạng oxide. Granit, amiăng, fenspat, đất sét, hoócblen, mica là những dạng khoáng chất silicat. Sản xuất Silic được sản xuất công nghiệp bằng cách nung nóng silica siêu sạch trong lò luyện bằng hồ quang với các điện cực cacbon. Ở nhiệt độ trên 1900 °C, Silic lỏng được thu hồi ở đáy lò, sau đó nó được tháo ra và làm nguội. Silic sản xuất theo công nghệ này gọi là silic loại luyện kim và nó ít nhất đạt 99% tinh khiết. Năm 2000, silic loại này có giá khoảng $ 0,56 trên một pao ($1,23/kg). . Làm tinh khiết Việc sử dụng silic trong các thiết bị bán dẫn đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao hơn so với sản xuất bằng phương pháp trên. Có một số phương pháp làm tinh khiết silic được sử dụng để sản xuất silic có độ tinh khiết cao. Phương pháp vật lý Các kỹ thuật làm tinh khiết silic đầu tiên dựa trên cơ sở thực tế là nếu silic nóng chảy và sau đó đông đặc lại thì những phần cuối khi đông đặc bao giờ cũng chứa nhiều tạp chất. Các phương pháp sớm nhất để làm tinh khiết silic, lần đầu tiên được miêu tả năm 1919 và sử dụng trong một số hữu hạn nền tảng để sản xuất các thành phần của rađa trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, bao gồm việc đập vỡ silic phẩm chất công nghiệp và hòa tan từng phần bột silic trong acid. Khi bị đập vỡ, silic bị làm vỡ để những khu vực có nhiều tạp chất yếu hơn sẽ nằm ra phía ngoài của các hạt silic được tạo ra, chúng sẽ bị acid hòa tan, để lại sản phẩm tinh khiết hơn. Trong khu vực nung chảy, phương pháp đầu tiên làm tinh khiết silic được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, các thỏi silic phẩm cấp công nghiệp được nung nóng tại một đầu. Sau đó, nguồn nhiệt chuyển động rất chậm dọc theo chiều dài của thỏi, giữ cho chỉ một đoạn ngắn của thỏi nóng chảy và silic được làm nguội và tái đông đặc ở phía sau nó. Vì phần lớn các tạp chất có xu hướng nằm trong phần nóng chảy hơn là trong phần tái đông đặc, nên khi quá trình này kết thúc, phần lớn tạp chất của thỏi sẽ chuyển về đầu nóng chảy sau cùng. Đầu này sau đó bị cắt bỏ, và quy trình này được lặp lại nếu muốn có silic với phẩm cấp cao hơn. Phương pháp hóa học Ngày nay, silic được làm sạch bằng cách chuyển nó thành các hợp chất silic để dễ dàng làm tinh khiết hơn là làm tinh khiết trực tiếp silic, và sau đó chuyển hợp chất của nó trở lại thành silic nguyên chất. Triclorosilan là hợp chất của silic được sử dụng rộng rãi nhất như chất trung gian, mặc dầu tetrachloride silic và silan cũng được sử dụng. Khi các khí này được thổi qua silic ở nhiệt độ cao, chúng phân hủy để tạo ra silic có độ tinh khiết cao. Trong công nghệ Siemens, các thỏi silic có độ tinh khiết cao được đưa vào triclorosilan ở nhiệt độ 1150 °C. Khí triclorosilan phân hủy và lắng đọng silic bổ sung trên thỏi, làm to nó theo phản ứng sau: 2HSiCl3 → Si + 2HCl + SiCl4 Silic sản xuất từ phương pháp này và các công nghệ tương tự gọi là silic đa tinh thể. Silic đa tinh thể thông thường có tạp chất ở mức một phần tỷ hoặc thấp hơn. Cùng thời gian đó, DuPont đã sản xuất silic siêu sạch bằng cách cho tetrachloride silic phản ứng với hơi kẽm nguyên chất ở nhiệt độ 950 °C, theo phản ứng: SiCl4 + 2Zn → Si + 2ZnCl2 Tuy nhiên, kỹ thuật này đã vấp phải những vấn đề thực tế (chẳng hạn như sản phẩm phụ chloride kẽm đông đặc lại và dính vào sản phẩm) và cuối cùng nó đã bị bỏ đi để sử dụng chỉ mỗi công nghệ Siemens. Tinh thể hóa Công nghệ Czochralski thông thường được sử dụng để sản xuất các tinh thể silic đơn có độ tinh khiết cao để sử dụng trong các thiết bị bán dẫn bằng silic ở trạng thái rắn. Đồng vị Silic có chín đồng vị, với số A từ 25 đến 33. Si28 (đồng vị phổ biến nhất, 92,23%), Si29 (4,67%) và Si30 (3,1%) là ổn định; Si32 là đồng vị phóng xạ sản xuất bằng phân rã agon. Chu kỳ bán rã của nó, được xác định là khoảng 276 năm, và nó phân rã bằng bức xạ beta thành P32 (có cả chu kỳ bán rã 14,28 năm) và sau đó thành Si32. Cảnh báo Các bệnh nghiêm trọng về phổi được biết đến như bệnh nhiễm silic (silicosis) thường gặp ở những người thợ mỏ, cắt đá và những người phải làm việc trong môi trường nhiều bụi silic. Tham khảo Los Alamos National Laboratory – Silicon Liên kết ngoài WebElements.com – Silicon EnvironmentalChemistry.com – Silicon Mineral.Galleries.com – Silicon Nguyên tố hóa học Á kim Vật liệu bán dẫn Hợp chất silic Bán dẫn Phi kim Khoáng vật tự sinh
5535
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chlor
Chlor
Chlor hoặc Clo (hay Chlorine, theo Danh pháp IUPAC) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử (Cl2). Nguyên tố này là một halogen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Ion chlor là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người. Chlor có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố. Ở dạng khí, nó có màu vàng lục nhạt, nó nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi, và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, chlor là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng rất mạnh, cũng như là thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất. Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất chlor được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh. Ở thượng tầng khí quyển, chlor chứa trong phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC, có liên quan trong việc gây hại tầng ozone. Lịch sử Chlor được phát hiện năm 1774 bởi Carl Wilhelm Scheele, là người đã sai lầm khi cho rằng nó chứa oxy. Chlor được đặt tên năm 1810 bởi Humphry Davy, là người khẳng định nó là một nguyên tố. Tính chất Tính chất công vật lý Chlor là khí có mùi xốc rất độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Chlor là khí hóa lỏng dưới áp suất 8 bar ở nhiệt độ phòng. Kích thước cột chất lỏng là ca. 0.3x 3 cm. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl2. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,58 ± 0,004 kJ/ mol), mà làm cho phân tử Cl2 phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34˚C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Tính chất hóa học Ngoài những tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối chloride, tác dụng với hydro tạo khí hydro chloride (phản ứng này cần ánh sáng mặt trời hoặc Mg cháy, ở nhiệt độ thường trong bóng tối không xảy ra, tỉ lệ mol 1:1 là hỗn hợp nổ). Phương pháp chlor hóa là sử dụng khí chlor mới sinh (khí chlor mới sinh có khả năng hoạt hóa rất cao hơn hẳn khí chlor đã được cất giữ trong các bình chứa một thời gian) tác dụng trực tiếp với đối tượng cần chlor hóa như các kim loại, oxide kim loại hoặc các hợp chất hữu cơ (benzen, toluen...), với nước, base,... Chlor thể hiện một số hóa tính trong phản ứng chlor hóa như sau: a)Tác dụng với nước tạo dung dịch nước chlor: Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd) Dung dịch nước chlor là dung dịch hỗn hợp giữa Cl2, HCl và HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của chlor; dung dịch acid lúc đầu làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhưng nhanh chóng bị mất màu ngay sau đó do tác dụng oxy hóa mạnh của acid hypochlorơ HClO. b)Tác dụng với dung dịch natri hydroxide NaOH tạo dung dịch nước Giaven: Cl2 (k) + 2NaOH (dd) → NaCl (dd) + NaClO (dd) + H2O (l) Dung dịch nước Javen là hỗn hợp hai muối Natri chloride NaCl và natri hypochlorit NaClO, có tính tẩy màu vì tương tự như acid hypochlorơ HClO, natri hypochlorit NaClO là chất oxy hóa mạnh. c)Tác dụng với kim loại tạo muối chloride (trừ Au, Pt,..) Cu + Cl2 -> CuCl2 (Cần nhiệt độ) 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3 d)Ngoài ra, Cl2 còn có thể tác dụng với kiềm dạng rắn ở nhiệt độ cao: 3Cl2(k) + 6KOH (r) −(t°)-> 5KCl (dd) + KClO3 (dd) + 3H2O (l) Thuộc tính Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,580 ± 0,004 kJ / mol), mà làm cho phân tử Cl2 phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34 ˚ C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Ở dạng nguyên tố, chlor có dạng khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) nhị nguyên tử (phân tử) có màu vàng lục nhạt. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Đồng vị Có hai đồng vị chính ổn định của chlor, với khối lượng 35 và 37, tìm thấy trong tự nhiên với tỷ lệ 3:1, tạo ra các nguyên tử chlor trong tự nhiên có khối lượng nguyên tử chung xấp xỉ 35.453. Chlor có 9 đồng vị với khối lượng nguyên tử trong khoảng 32 đến 40. Chỉ có hai đồng vị là có trong tự nhiên: Cl35 (75,77%) và Cl37 (24,23%) là ổn định, Ứng dụng Chlor là một hóa chất quan trọng trong làm tinh khiết nước, trong việc khử trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạt). Chlor được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày. Sử dụng (trong dạng acid hypochlorơ HClO) để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lý với chlor. Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Trong hóa hữu cơ chất này được sử dụng rộng rãi như là chất oxy hóa và chất thế vì chlor thông thường tạo ra nhiều thuộc tính có ý nghĩa trong các hợp chất hữu cơ khi nó thây thế hydro (chẳng hạn như trong sản xuất cao su tổng hợp). Chlor cũng được sử dụng trong sản xuất các muối chlorat, chloroform, carbon tetrachloride và trong việc chiết xuất brom. Sự phổ biến Trong tự nhiên chlor chỉ được tìm thấy trong dạng các ion chloride (Cl-). Các ion chloride tạo ra các loại muối hòa tan trong nước biển — khoảng 1,9% khối lượng của nước biển là các ion chloride. Trong nước của biển Chết và các mỏ nước mặn ngầm thì nồng độ của các ion chloride còn cao hơn nữa. Phần lớn các muối chloride hòa tan trong nước, vì thế các chloride rắn thông thường chỉ tìm thấy trong những vùng khí hậu khô hoặc ở sâu dưới đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, chlor có giá trị trung bình khoảng 126 ppm,, chủ yếu ở dạng halit (muối mỏ) (natri chloride), sylvit (kali chloride) và carnalit (magnesi chloride, kali chloride ngậm sáu phân tử nước). Có hơn 2000 hợp chất của chlor vô cơ tồn tại trong tự nhiên. Trong vũ trụ, chlor được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh. Về công nghiệp, chlor nguyên tố được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch natri chloride bão hòa. Cùng với chlor, quy trình khử chlor của kim loại kiềm sinh ra khí hydro và natri hydroxide, theo phản ứng sau: 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH Xem thêm Chlorroflorocarbon Tham khảo Chlor Hợp chất chlor Từ gốc Pháp Nguyên tố hóa học An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Thuốc thiết yếu của WHO
5539
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%BB%20%C4%91%E1%BA%B9p%20c%E1%BB%A7a%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc
Vẻ đẹp của toán học
Vẻ đẹp của Toán học mô tả quan niệm rằng một số nhà toán học có thể lấy được niềm vui từ công việc của họ, và từ toán học nói chung. Họ thể hiện niềm vui này bằng cách mô tả toán học (hoặc, ít nhất, một số khía cạnh của toán học) là đẹp. Các nhà toán học mô tả toán học dưới dạng một hình thức nghệ thuật hoặc, ở mức tối thiểu, là một hoạt động sáng tạo. So sánh thường được thực hiện với âm nhạc và thơ. Bertrand Russell đã thể hiện ý thức về vẻ đẹp toán học của mình bằng những lời này:Paul Erdős bày tỏ quan điểm của mình trên ineffability của toán học khi ông nói: "Tại sao những con số đẹp? Nó giống như hỏi tại sao Giao hưởng số 9 của Beethoven đẹp. Nếu bạn không thấy lý do tại sao, ai đó không thể cho bạn biết. Tôi biết con số đẹp. Nếu chúng không đẹp, không có gì đẹp hơn". Nét đẹp qua các con số Phép nhân 12345679 x 09 = 111.111.111 12345679 x 18 = 222.222.222 12345679 x 27 = 333.333.333 12345679 x 36 = 444.444.444 12345679 x 45 = 555.555.555 12345679 x 54 = 666.666.666 12345679 x 63 = 777.777.777 12345679 x 72 = 888.888.888 12345679 x 81 = 999.999.999 2. Bình phương 1 x 1 = 1 11 x 11 = 121 111 x 111 = 12321 1111 x 1111 = 1234321 11111 x 11111 = 123454321 111111 x 111111 = 12345654321 1111111 x 1111111 = 1234567654321 11111111 x 11111111 = 123456787654321 111111111 x 111111111 = 12345678987654321 Nét đẹp qua các công thức Nét đẹp trong các phương pháp chứng minh Các nhà toán học miêu tả các phương pháp chứng minh của mình một cách thanh nhã. Phụ thuộc vào nội dung của bài toán, họ có thể: Chứng minh bằng việc sử dụng một cách ít nhất các giả thiết hay kết quả ban đầu. Chứng minh bằng cách biến đổi một cách ngạc nhiên một kết quả từ những định lý tưởng chừng như không có mối liên hệ gì với bài toán. Chứng minh bằng một phương pháp hay hướng đi hoàn toàn mới mẻ. Chứng minh theo một phương pháp tổng quát, từ đó có thể giải quyết được nhiều bài toán tương tự khác. Trong công việc nghiên cứu một cách chứng minh thanh nhã, các nhà toán học đi theo nhiều con đường chứng minh khác nhau để dẫn tới kết quả, cách chứng minh đầu tiên chưa chắc đã là cách chứng minh hoàn hảo nhất. Định lý Pytago, , là một ví dụ điển hình vì nó có rất nhiều các cách chứng minh được đưa ra. Một ví dụ khác là Định lý tương hỗ bậc II (quadratic reciprocity), riêng Carl Friedrich Gauss đã đưa ra trên 10 cách chứng minh khác nhau cho định lý này. Định lý tương hỗ phát biểu: Nếu tồn tại một số nguyên x và các số nguyên dương n, p, q sao cho , q được gọi là phần dư bậc n của p khi và chỉ khi có khả năng tìm được nghiệm x. Định lý tương hỗ (hay định lý nghịch đảo) là sự liên hệ giữa "q là phần dư bậc n của p" và "p là phần dư bậc n của q". Viết theo ký hiệu của Lâm Đức Chung là: và . Với trường hợp n = 2, gọi là Định lý tương hỗ bậc II, được Gauss đưa ra chứng minh hoàn thiện lần đầu tiên. Gauss đồng thời cũng giải quyết với trường hợp n = 3, gọi là Định lý tương hỗ bậc III, sử dụng dạng nguyên , trong đó β là nghiệm của phương trình và a', b là các số nguyên hữu tỉ. Gauss có gợi ý với trường hợp n = 4 (Định lý tương hỗ bậc IV), sử dụng số nguyên Gaussian (một số nguyên Gaussian là một số phức có dạng a + bi, trong đó a và b là các số nguyên). Phần chứng minh tổng quát, với bậc n là số nguyên tố, được đưa ra bởi Ferdinand Eisenstein trong những năm 1844–1850, và Ernst Eduard Kummer trong những năm 1850–1861. Và định lý tương hỗ dạng tổng quát với mọi n được chứng minh bởi Emil Artin vào những năm 1920, do đó, định lý này còn gọi là Định lý tương hỗ Artin. Nhà toán học người Hung Paul Erdős thì tưởng tượng rằng Thượng đế có một cuốn sách chứa tất cả những các chứng minh đẹp đẽ nhất trong toán học. Mỗi khi Erdos muốn miêu tả một cách chứng minh độc đáo, ông đều nói "Cách chứng minh ấy nằm trong cuốn sách này đó". Ngược lại, các kết quả từ suy luận lôgic, chứa các bước tính tỉ mỉ, không được xếp vào hàng các cách chứng minh thanh nhã, mà gọi là các chứng minh khó coi hay thô kệch. Ví dụ những cách chứng minh phụ thuộc vào việc giới hạn các trường hợp riêng biệt, như phương pháp vét cạn được sử dụng trong chứng minh Định lý bốn màu. Nét đẹp trong các kết quả tìm ra Các nhà toán học nhận ra cái đẹp trong các kết quả của bài toán, như việc nó liên hệ giữa hai lĩnh vực toán học, mà với cái nhìn đầu tiên ta sẽ cho rằng chúng hoàn toàn không có mối liên hệ gì với nhau. Những kết quả như này được coi là độc đáo và sâu sắc. Một trong những kết quả sâu sắc đó chính là biểu thức Euler , được Richard Feynman cho là "công thức đặc biệt nhất trong toán học". Một ví dụ khác chính là định lý Taniyama-Shimura, định lý này được phát biểu một cách ngắn gọn như sau: "mọi đường cong ellip trên tập Q đều là modular". Nó là cầu nối quan trọng giữa đường cong ellip, một khái niệm trong hình học đại số, và các dạng modular, là những hàm holmorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Tên gọi của định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được hoàn thành bởi Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor. Nét đẹp trong sự bí ẩn Một số nhà toán học biểu lộ niềm tin về toán học như với những thuyết thần bí. Tiêu biểu là nhóm Pythagoras, họ là những nhà toán học và triết gia sống ở những năm 582–496 trước công nguyên, là những người "khai sinh ra các con số" và tin tưởng một cách xác thực về các con số này. Họ tin vào sự tuyệt đối của các con số, do đó đã không chấp nhận việc Hippasus chứng minh sự tồn tại của số vô tỉ. Còn Galileo Galilei, một nhà vật lý nổi tiếng thì cho rằng "Toán học là ngôn ngữ mà Thượng đế đã viết lên vũ trụ".Một nhà vật lý khác là Johannes Kepler tin tưởng rằng tỷ số của các vòng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời đã được sắp xếp bởi bàn tay Thượng đế, ứng với năm khối Platonic đồng tâm, mỗi quỹ đạo nằm trên mặt cầu ngoại tiếp của một đa diện và mặt cầu nội tiếp của một đa diện khác. Vì chỉ có đúng 5 khối Platonic nên giả thuyết của Kepler chỉ cung cấp 5 quỹ đạo hành tinh, và nó đã bị bác bỏ với sự phát hiện ra Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy. Paul Erdos thì biểu lộ quan điểm của mình về sự không thể diễn tả được của toán học khi ông nói rằng "Tại sao các con số lại mang một vẻ đẹp? Nó giống như việc hỏi tại sao bản Giao hưởng số 9 của Beethoven lại đẹp. Nếu bạn không nhận ra nó thì người khác không thể nói cho bạn được. Tôi biết các con số là đẹp. Chúng mà không đẹp thì chẳng có thứ gì là đẹp nữa.''" Bức tranh nghệ thuật của toán học Xem thêm Gian nan con đường đi tìm lời giải bài toán Fermat Tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Anh: Is Mathematics Beautiful? Links Concerning Beauty and Mathematics Mathematics and Beauty The Beauty of Mathematics Justin Mullins Edna St. Vincent Millay (poet): Euclid alone has looked on beauty bare The method for transformation of music into an image through numbers and geometrical proportions Terence Tao, What is good mathematics? Tiếng Việt: Lịch sử toán học-Những phát minh Triết học toán học Thuật ngữ toán học Toán học sơ cấp Vẻ đẹp thẩm mỹ Toán học và nghệ thuật
5540
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20gian%20%C4%91a%20chi%E1%BB%81u
Không gian đa chiều
Không gian đa chiều (tiếng Anh: hyperspace) là không gian có số chiều nhiều hơn 3, được biểu diễn dưới dạng toán học có số lượng tọa độ nhiều hơn 3. Một số khái niệm được nhắc đến trong không gian đa chiều như: Đa lập phương: khối lập phương nhiều chiều Mặt cắt polytope 24-ngăn: lớp ngoài có 24 ngăn hình 8 cạnh, 96 tam giác bằng nhau, 96 đỉnh và 24 cạnh 120-ngăn: lớp ngoài có 120 ngăn hình 10 cạnh, 120 mặt ngũ giác, 1200 đỉnh và 600 cạnh 600-ngăn: lớp ngoài có 600 ngăn 12 cạnh, 1200 mặt tam giác, 720 đỉnh và 120 cạnh Xem thêm Không-thời gian Du hành thời gian Siêu mặt Siêu phẳng Đa tạp Đa vũ trụ Số siêu phức, một khái niệm toán học được biểu diễn dưới hệ tọa độ nhiều chiều Tham khảo Liên kết ngoài Dự đoán cách xác định chiều thứ tư của không gian Không gian Đề tài khoa học viễn tưởng Chiều không gian giả tưởng
5548
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fluor
Fluor
Fluor (danh pháp cũ: flo) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là F và số hiệu nguyên tử là 9. Đây là halogen nhẹ nhất và tồn tại dưới dạng chất khí rất độc, màu vàng nhạt ở điều kiện tiêu chuẩn. Do có độ âm điện cao nhất, fluor hoạt động hóa học rất mạnh: phản ứng với hầu hết nguyên tố khác, bao gồm một số khí hiếm, để tạo thành hợp chất với fluor. Trong các nguyên tố, fluor là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vũ trụ và thứ 13 trong lớp vỏ Trái Đất. Fluorit, nguồn khoáng vật cơ bản của fluor với tên gọi được lấy làm tên nguyên tố, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1529; vì nó được cho thêm vào quặng kim loại để làm hạ điểm nóng chảy trong nấu luyện nên từ fluo, có nghĩa là "dòng chảy" trong tiếng Latinh, được lấy làm tên của khoáng vật này. Được cho là một nguyên tố hóa học vào năm 1810, fluor lúc bấy giờ là một chất gây nguy hiểm và khó phân lập từ các hợp chất của nó, và một số nhà khoa học thời điểm đó bị thương tật hoặc tử vong khi cố gắng thực hiện thí nghiệm này. Phải đến năm 1886, nhà hóa học người Pháp Henri Moissan mới phân lập được nguyên tố fluor qua điện phân ở nhiệt độ thấp, một quá trình vẫn còn được áp dụng trong sản xuất hiện đại. Công cuộc sản xuất khí fluor trong công nghiệp để làm giàu urani, một trong những ứng dụng lớn nhất của fluor, bắt đầu từ dự án Manhattan trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do vấn đề về chi phí tinh chế fluor tinh khiết, đa số ứng dụng thương mại chủ yếu đến từ các hợp chất của nó, trong đó khoảng một nửa fluorit khai thác được sử dụng trong chế tạo thép. Lượng fluorit còn lại được chuyển thành hydro fluoride ăn mòn để sản xuất fluoride hữu cơ hoặc cryolite, chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình luyện nhôm. Fluoride hữu cơ rất bền về mặt hóa học và nhiệt, thường được sử dụng làm chất làm lạnh, chất cách điện và trong chế tạo dụng cụ nhà bếp (dưới dạng PTFE hay Teflon). Một số dược phẩm như atorvastatin và fluoxetine cũng chứa fluor, và ion fluoride làm ức chế ổ răng, được sử dụng trong kem đánh răng và fluor hóa nước. Doanh số của các sản phẩm hóa học liên quan đến fluor ước tính khoảng hơn 15 tỷ USD mỗi năm. Khí fluorocarbon là loại khí nhà kính với nguy cơ gây ấm lên toàn cầu cao hơn từ 100 đến 20.000 lần so với carbon dioxide. Các hợp chất hữu cơ của fluor tồn tại lâu trong môi trường do độ bền của liên kết giữa carbon và fluor. Fluor không có vai trò trao đổi chất ở động vật; một số thực vật tổng hợp chất độc hữu cơ của nó để ngăn chặn các loài động vật ăn thực vật. Đặc điểm Cấu hình electron Nguyên tử fluor có 9 electron, ít hơn 1 so với neon, và có cấu hình electron là 1s22s22p5: hai electron ở lớp trong đã được lấp đầy và bảy ở lớp ngoài cùng, cần thêm một electron lấp vào. Các electron ngoài cùng bị vô hiệu hóa tại lá chắn nguyên tử và có điện tích hạt nhân hữu hiệu ở mức cao, bằng 9 − 2 = 7; đặc điểm này làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của nguyên tử. Năng lượng ion hóa thứ nhất của fluor cao thứ ba trong tất cả nguyên tố chỉ sau heli và neon, làm phức tạp thêm quá trình tách electron từ nguyên tử fluor trung hòa. Nó cũng có ái lực electron cao, đứng thứ hai chỉ sau chlor, và có xu hướng lấy một electron để trở thành nguyên tử ở trạng thái bền vững có cùng số electron với khí hiếm neon; nó có độ âm điện cao nhất trong tất cả nguyên tố. Nguyên tử fluor có bán kính liên kết cộng hóa trị nhỏ, khoảng 60 picomet, gần bằng với hai nguyên tố lân cận trong cùng chu kỳ là oxy và neon. Khả năng phản ứng Năng lượng liên kết của difluor F2 nhỏ hơn rất nhiều so với Cl2 hoặc Br2 và gần bằng với liên kết peroxide dễ gãy đôi; đặc điểm này, cùng với độ âm điện cao, là lý do làm fluor dễ bị phân ly, hoạt động hóa học rất mạnh, và tạo liên kết bền với các nguyên tử nguyên tố khác. Ngược lại, liên kết giữa fluor với các nguyên tử khác là rất bền do nó có độ âm điện cao. Một số chất trơ như bột thép, mảnh kính, và sợi amiăng phản ứng nhanh với khí fluor lạnh; gỗ và nước tự bốc cháy dưới tia khí fluor. Phản ứng của nguyên tố fluor với kim loại yêu cầu điều kiện khác nhau. Kim loại kiềm gây nổ và kim loại kiềm thổ thể hiện phản ứng mãnh liệt ở dạng khối; để tránh sự thụ động hóa từ việc tạo thành lớp fluoride kim loại, phần lớn kim loại khác như nhôm và sắt phải được nghiền bột, và kim loại quý cần khí fluor tinh khiết ở nhiệt độ 300–450 °C (575–850 °F). Một số phi kim rắn như lưu huỳnh và phosphor phản ứng mãnh liệt trong fluor lỏng ở nhiệt độ không khí. Hydro sulfide và lưu huỳnh dioxide dễ phản ứng với fluor tạo thành hợp chất; acid sulfuric có phản ứng ở mức độ yếu hơn nhiều, yêu cầu nhiệt độ cao. Hydro, giống như một số kim loại kiềm khác, khi phản ứng với fluor sẽ gây nổ. Carbon dưới dạng muội đèn phản ứng ở nhiệt độ phòng sinh ra fluoromethan. Than chì kết hợp với fluor ở nhiệt độ trên 400 °C (750 °F) để tạo thành carbon monofluoride phi thức; ở nhiệt độ cao hơn, phản ứng còn sinh ra khí fluorocarbon và đôi lúc gây nổ. Carbon dioxide và carbon monoxide phản ứng ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn một chút so với nhiệt độ phòng, trong khi parafin và các chất hữu cơ khác tạo phản ứng mạnh: thậm chí, các haloalkan đã thế hết nguyên tử hydro như carbon tetrachloride, những chất thường không bắt lửa, có thể phát nổ. Mặc dù nitơ trifluoride trơ về mặt hóa học, nitơ cần được phóng điện ở nhiệt độ cao để phản ứng với fluor xảy ra do liên kết ba rất bền trong phân tử nitơ; amonia có thể phản ứng gây nổ. Oxy không kết hợp với fluor ở điều kiện môi trường xung quanh, nhưng có thể phản ứng được khi phóng điện ở nhiệt độ và áp suất thấp; sản phẩm tạo ra thường bị phân hủy thành các nguyên tố cấu tạo nên chúng khi đun nóng. Các halogen nặng hơn cũng như khí hiếm radon dễ phản ứng với fluor; trong các khí hiếm khác, chỉ có xenon và krypton là có thể phản ứng được, nhưng phản ứng đó chỉ xảy ra trong điều kiện đặc biệt. Trạng thái Ở nhiệt độ phòng, fluor là một chất khí dạng phân tử hai nguyên tử; khí fluor nguyên chất có màu vàng nhạt (đôi khi còn nói là màu vàng lục). Nó có mùi hắc đặc trưng cảm nhận được ở mật độ 20 ppb. Fluor ngưng tụ tạo thành chất lỏng màu vàng sáng ở −188 °C (−306 °F), là nhiệt độ chuyển tiếp gần bằng với oxy và nitơ. Fluor có hai dạng thù hình rắn là α- và β-fluor. β-fluor kết tinh ở −220 °C (−364 °F), có màu trong suốt và mềm dẻo, với cấu trúc hệ tinh thể lập phương không trật tự giống như tinh thể oxy rắn, không giống với hệ tinh thể trực thoi trong các halogen rắn khác. Khi nhiệt độ tiếp tục giảm xuống −228 °C (−378 °F), quá trình chuyển pha xảy ra tạo thành α-fluor rắn đục có cấu trúc hệ tinh thể đơn nghiêng với các lớp phân tử dày đặc và bo góc. Quá trình chuyển pha từ β- sang α-fluor tỏa nhiệt nhiều hơn so với quá trình ngưng tụ của fluor và có thể diễn ra mạnh mẽ. Đồng vị Đồng vị ổn định 19F là đồng vị duy nhất của fluor tồn tại trong tự nhiên. Nó có tỷ số hồi chuyển từ cao và độ nhạy đặc biệt với từ trường, và vì là đồng vị ổn định duy nhất nên nó được sử dụng trong chụp cộng hưởng từ. Có 17 đồng vị phóng xạ với số khối từ 14 đến 31 đã được tổng hợp, trong đó 18F là đồng vị ổn định nhất với chu kỳ bán rã là 109,77 phút. 18F là một vết đồng vị phóng xạ tự nhiên được tạo thành qua phản ứng phá vỡ argon khí quyển bằng tia vũ trụ cùng với phản ứng của proton với oxy tự nhiên: 18O + p → 18F + n. Các đồng vị phóng xạ khác có chu kỳ bán rã dưới 70 giây; trong đó, đa số bị phân rã trong vòng dưới nửa giây. Hai đồng vị 17F và 18F trải qua quá trình phân rã β+ và bắt giữ electron, các đồng vị nhẹ hơn phân rã qua phát xạ proton, và các đồng vị nặng hơn 19F đi qua quá trình phân rã β− (riêng các đồng vị nặng nhất qua phát xạ neutron chậm). Fluor có hai đồng phân siêu bền đã biết là 18mF với chu kỳ bán rã 162(7) phần tỷ giây, và 26mF với chu kỳ bán rã 2,2(1) phần nghìn giây. Phổ biến Vũ trụ Trong số các nguyên tố nhẹ, mật độ phân bố 400 ppb (phần tỷ) của fluor – đứng thứ 24 trong các nguyên tố trong vũ trụ – ở mức thấp một cách bất thường: các nguyên tố khác từ carbon đến magnesi có độ phổ biến lớn hơn từ 20 lần trở lên. Đó là vì các quá trình tổng hợp hạt nhân sao đã bỏ qua fluor, và bất kỳ nguyên tử fluor nào lẽ ra được tạo nên có tiết diện hiệu dụng nguyên tử cao, cho phép tiếp tục dung hợp với hydro hoặc heli để tạo thành oxy hoặc neon. Ngoài lý do về sự tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, xa hơn nữa, có ba cách giải thích được đặt ra về sự hiện diện của fluor: trong siêu tân tinh loại II, việc các hạt neutrino bắn phá vào các nguyên tử neon làm chúng chuyển hóa thành fluor; gió Mặt Trời của các sao Wolf–Rayet có thể đã thổi fluor ra khỏi bất kỳ nguyên tử hydro hoặc heli nào; hoặc fluor bị rẽ ra trong những dòng đối lưu bắt nguồn từ sự nóng chảy trong các ngôi sao nhánh tiệm cận khổng lồ. Trái Đất Fluor là nguyên tố phổ biến thứ 13 trên vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 600–700 ppm (phần triệu) về khối lượng. Nguyên tố fluor trên khí quyển Trái Đất có thể phản ứng dễ dàng với hơi nước, dẫn đến nó không phổ biến trong tự nhiên; nó chỉ được tìm thấy dưới dạng khoáng vật chứa fluoride, trong đó fluorit, fluorapatite và cryolite có tầm quan trọng lớn nhất trong công nghiệp. Fluorit (CaF2), một khoáng vật đa dạng về màu sắc và phổ biến trên thế giới, là nguồn chủ yếu dùng để sản xuất fluor; Trung Quốc và Mexico là những nước cung cấp hàng đầu. Hoa Kỳ từng là quốc gia dẫn đầu về chiết tách fluor vào đầu thế kỷ 20 nhưng đã chấm dứt khai thác vào năm 1995. Mặc dù fluorapatite (Ca5(PO4)3F) chiếm tỷ lệ fluoride nhiều nhất trên toàn thế giới, nhưng fluor chỉ chiếm 3,5% khối lượng phân tử, nghĩa là nó phần lớn được sử dụng dưới dạng phosphat. Tại Hoa Kỳ một lượng nhỏ hợp chất của fluor được điều chế qua acid hexafluorosilicic(IV), một sản phẩm phụ của công nghiệp phosphat. Cryolite (Na3AlF6), một khoáng vật được sử dụng trực tiếp trong sản xuất nhôm, là loại khoáng vật giàu fluor nhất. Mỏ khai thác thương mại chính ở bờ Tây Greenland đóng cửa vào năm 1987, và hiện tại phần lớn cryolite được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Một số khoáng vật khác như topaz có chứa fluor. Fluoride, khác với các halide khác, không tan và không tồn tại ở nồng độ thích hợp trong nước muối để có thể được thương mại hóa. Một lượng nhỏ chất hữu cơ của fluor có nguồn gốc không rõ ràng đã được phát hiện trong các vụ phun trào núi lửa và trong các suối nước nóng. Sự tồn tại khí fluor trong tinh thể, dựa vào mùi của antozonite nghiền, là vấn đề còn gây tranh cãi; một nghiên cứu năm 2012 báo cáo sự tồn tại của 0,04% F2 trong antozonite về khối lượng, cho rằng những bao thể này là do bức xạ có từ sự tồn tại lượng nhỏ urani. Lịch sử Phát hiện ban đầu Năm 1529, Georgius Agricola mô tả fluorit là một phụ gia được sử dụng để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của kim loại trong quá trình nấu luyện. Ông dùng từ Latinh fluorés (fluo, dòng chảy) để chỉ đá fluorit. Tên này sau đó trở thành fluorspar (hiện còn được dùng phổ biến) và tiếp đến là fluorite. Thành phần của fluorit về sau được xác định là calci fluoride. Acid hydrofluoric được sử dụng trong khắc kính từ sau năm 1720. Andreas Sigismund Marggraf lần đầu tiên xác định được đặc tính của hợp chất này vào năm 1764 khi đun nóng fluorit với acid sulfuric, và dung dịch thu được làm ăn mòn bình thủy tinh chứa nó. Nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele lặp lại thí nghiệm này vào năm 1771 và gọi tên sản phẩm thu được là fluss-spats-syran (hay fluorspar acid trong tiếng Anh). Năm 1810, nhà vật lý người Pháp André-Marie Ampère đặt giả thiết rằng hydro và một nguyên tố tương tự với chlor tạo nên acid hydrofluoric. Ba năm sau, Sir Humphry Davy đề xuất gọi tên nguyên tố đó là fluorine từ tên tiếng Anh fluoric acid và hậu tố -ine của các halogen khác, dựa trên tên gọi do Ampère đặt ra trong thư gửi ông vào ngày 26 tháng 8 năm 1812. Từ này được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu; tiếng Hy Lạp, tiếng Nga, và một số ngôn ngữ khác (sau giả thiết của Ampère) sử dụng tên ftor hoặc các tên gọi dẫn xuất của nó, bắt nguồn từ từ φθόριος (phthorios, phá hủy). Từ fluorum trong tiếng Latinh hiện đại đã dẫn đến ký hiệu nguyên tố là F như hiện tại; ký hiệu Fl từng xuất hiện trong các tài liệu trước đây. Phân lập Các nghiên cứu ban đầu về fluor nguy hiểm đến mức một số nhà thí nghiệm thế kỷ 19 được gọi là "nhà tử đạo fluor" sau khi gặp điều không may với acid hydrofluoric. Việc phân lập nguyên tố fluor gặp trở ngại bởi tính ăn mòn cực mạnh của chính nguyên tố đó và hydro fluoride, cũng như việc thiếu đi một chất điện ly đơn giản và thích hợp. Edmond Frémy đặt giả thuyết rằng việc điện phân hydro fluoride tinh khiết để sinh ra fluor là điều khả thi và nghĩ ra một phương pháp để tạo ra những mẫu khan từ kali bifluoride đã acid hóa; nhưng thay vào đó, ông phát hiện khí hydro fluoride (khô) thu được không dẫn điện. Henri Moissan, một cựu học trò của Frémy, giữ kiên nhẫn và sau nhiều lần thử và sai thì phát hiện ra rằng hỗn hợp kali hydrofluoride và hydro fluoride khô có tính dẫn điện, cho phép quá trình điện phân được diễn ra. Để chống lại tính ăn mòn nhanh của bạch kim trong pin điện hóa, ông làm lạnh phản ứng đến nhiệt độ cực thấp trong một bình chứa đặc biệt và chế tạo pin từ hỗn hợp bạch kim và iridi có sức chống chịu cao hơn, đồng thời sử dụng nút bít fluorit. Năm 1886, sau 74 năm nỗ lực của nhiều nhà hóa học, Moissan phân lập thành công nguyên tố fluor. Năm 1906, hai tháng trước khi qua đời, Moissan được trao giải Nobel Hóa học, với lời tuyên dương rằng để: Ứng dụng sau này Công ty con Frigidaire của General Motors (GM) thực hiện các thí nghiệm với chất làm lạnh chlorofluorocarbon vào cuối thập niên 1920, và Kinetic Chemicals được thành lập dưới sự hợp tác liên doanh giữa GM và DuPont vào năm 1930 với hy vọng quảng bá Freon-12 (CCl2F2) trở thành một chất làm lạnh như thế. Nó dần thay thế các hợp chất cũ và độc hại trước đây, làm tăng nhu cầu sử dụng tủ lạnh trong nhà bếp, và trở thành sản phẩm sinh lời; đến năm 1949 DuPont đã mua lại Kinetic và quảng bá một số hợp chất Freon khác. Polytetrafluoroethylen (Teflon) được Roy J. Plunkett tìm ra một cách tình cờ vào năm 1938 khi nghiên cứu về tủ lạnh tại Kinetic, và tính trơ mạnh về mặt hóa học và về nhiệt của nó góp phần làm tăng tốc việc thương mại hóa và sản xuất đại trà đến năm 1941. Nguyên tố fluor bắt đầu được sản xuất đồng loạt trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đức áp dụng phương pháp điện phân ở nhiệt độ cao để chế tạo hàng tấn chlor trifluoride gây cháy theo kế hoạch và Dự án Manhattan sử dụng lượng lớn cho sản xuất urani(VI) fluoride để làm giàu urani. Vì UF6 có tính ăn mòn giống fluor, các nhà máy khuếch tán dạng thể khí cần những loại nguyên liệu đặc biệt: nickel dùng làm màng, fluoropolymer làm lớp cản, và fluorocarbon lỏng làm chất làm lạnh và chất bôi trơn. Ngành công nghiệp hạt nhân đang phát triển nhanh chóng này về sau đã giúp đẩy mạnh sự phát triển của ngành hóa học fluor sau chiến tranh. Hợp chất Số lượng hợp chất hóa học liên quan đến fluor là rất lớn, bao gồm cả phạm vi hữu cơ và vô cơ. Fluor kết hợp được với kim loại, phi kim, á kim và phần lớn khí hiếm, và thường có trạng thái oxy hóa là −1 trong các hợp chất này. Ái lực electron cao của fluor dẫn đến ưu tiên về liên kết ion: khi nó tạo thành liên kết cộng hóa trị, chúng là các liên kết có cực và gần như luôn luôn là liên kết đơn. Kim loại Kim loại kiềm tạo thành muối ion monofluoride và dễ tan; chúng có cấu trúc dạng lập phương như natri chloride và các muối chloride tương tự. Muối difluoride của kim loại kiềm thổ chứa các liên kết ion mạnh nhưng không tan trong nước, ngoại trừ beryli fluoride, một chất biểu thị một số đặc trưng cộng hóa trị và có cấu trúc giống với thạch anh. Đất hiếm và nhiều kim loại khác tạo thành muối trifluoride, đa số trong đó là muối ion. Liên kết cộng hóa trị dễ thấy rõ trước tiên là ở muối tetrafluoride: muối của zirconi, hafni và một số nguyên tố họ Actini là muối ion với nhiệt độ nóng chảy cao, trong khi muối của titani, vanadi, và niobi là muối trùng hợp, nóng chảy hoặc phân hủy ở nhiệt độ không quá 350 °C (660 °F). Muối pentafluoride tiếp tục xu hướng này với các polymer nằm theo đường thẳng và phức hệ oligomer. Có 13 muối hexafluoride kim loại đã biết, tất cả đều có dạng bát diện, và phần lớn chúng là chất rắn dễ bay hơi ngoại trừ chất lỏng MoF6 và ReF6, và chất khí WF6. Rheni(VII) fluoride, muối heptafluoride kim loại duy nhất được mô tả rõ ràng, là một chất rắn phân tử nóng chảy chậm có dạng hình học phân tử tháp đôi năm cạnh. Muối fluoride kim loại với nhiều nguyên tử fluor hơn có khả năng phản ứng đặc biệt cao. Hydro Hydro kết hợp với fluor để tạo thành hydro fluoride, trong đó các phân tử rời rạc tập trung thành cụm bằng liên kết hydro, tương đồng với nước hơn hydro chloride. Nó sôi tại nhiệt độ cao hơn nhiều so với các hydro halide nặng hơn và bị trộn lẫn hoàn toàn với nước, khác với các hydro halide này. Hydro fluoride dễ bị hydrat hóa khi tiếp xúc với nước để tạo thành dung dịch hydro fluoride, hay còn gọi là acid hydrofluoric. Không giống các acid hydrohalic khác, vốn đều là acid mạnh, acid hydrofluoric là một acid yếu ở nồng độ thấp, có hằng số điện ly acid pKa bằng 3,17 ở 25 °C. Tuy nhiên, nó có thể làm ăn mòn thủy tinh, điều mà các acid khác không thể làm được. Phi kim dễ phản ứng khác Á kim cũng được xét trong phần này Hợp chất fluoride hai nguyên tố của á kim và phi kim khối p thường là hợp chất cộng hóa trị và dễ bay hơi, với khả năng phản ứng khác nhau. Phi kim chu kỳ 3 trở về sau có thể tạo thành hợp chất fluoride siêu hóa trị. Bor trifluoride có dạng phẳng và chứa một bát tử chưa hoàn chỉnh. Nó hoạt động hóa học như một acid Lewis và kết hợp với base Lewis như amonia để tạo thành sản phẩm cộng. Carbon tetrafluoride có dạng tứ diện và là chất trơ; các hợp chất cùng nhóm với nó, silic và germani tetrafluoride, cũng có dạng tứ diện nhưng hoạt động giống một acid Lewis. Các nguyên tố nhóm nitơ tạo thành hợp chất trifluoride có khả năng phản ứng và tính base tăng dần khi khối lượng mol càng lớn, mặc dù nitơ trifluoride chống lại sự thủy phân và không có tính base. Hợp chất pentafluoride của phosphor, arsenic, và antimon có khả năng phản ứng lớn hơn so với hợp chất trifluoride tương ứng, trong đó antimon pentafluoride là acid Lewis trung tính mạnh nhất đã biết. Hợp chất fluoride của các nguyên tố nhóm chalcogen gồm nhiều loại khác nhau: hợp chất difluoride không bền tồn tại đối với oxy (hợp chất duy nhất đã biết mà trong đó oxy có trạng thái oxy hóa +2), lưu huỳnh, và selen. Hợp chất tetrafluoride và hexafluoride của lưu huỳnh, selen và telu cũng tồn tại; đó là hợp chất bền do có nhiều nguyên tử fluor hơn và các nguyên tử trung tâm nhẹ hơn, nên lưu huỳnh hexafluoride là chất đặc biệt trơ về mặt hóa học. Chlor, brom và iod có thể tạo thành các hợp chất mono-, tri- và pentafluoride, nhưng chỉ có iod heptafluoride là xác định được đặc tính trong số các hợp chất heptafluoride của hợp chất halogen có thể có. Nhiều loại hợp chất trong số này là nguồn chính tạo ra nguyên tử fluor và các hoạt động công nghiệp sử dụng chlor trifluoride yêu cầu biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự như khi sử dụng fluor. Khí hiếm Khí hiếm, những nguyên tố có các lớp electron hoàn chỉnh, không có phản ứng nào với các nguyên tố hóa học khác cho đến năm 1962 khi Neil Bartlett phát hiện và tổng hợp được xenon hexafluoroplatinat; xenon difluoride, tetrafluoride, hexafluoride, và nhiều hợp chất oxyfluoride đã được phân lập thành công kể từ đó. Trong các khí hiếm khác, krypton tạo thành muối difluoride, và radon phản ứng với fluor để tạo thành một chất rắn được cho là radon difluoride. Muối fluoride hai nguyên tố của các khí hiếm nhẹ hơn là loại muối không bền cá biệt: argon và hydro fluoride kết hợp với nhau trong điều kiện vô cùng đặc biệt để sinh ra argon fluorohydride. Không có muối fluoride nào của heli và neon tồn tại lâu, và chưa có muối neon fluoride nào từng được quan sát; heli fluorohydride được ghi nhận là có thể thấy được trong vòng vài phần nghìn giây ở áp suất cao và nhiệt độ thấp. Hợp chất hữu cơ Liên kết carbon−fluor là liên kết mạnh nhất trong hóa hữu cơ, và làm cho các hợp chất hữu cơ của fluor có tính bền. Nó gần như không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có trong các hợp chất tổng hợp. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường được thúc đẩy bởi những ứng dụng trong sản xuất thương mại; các hợp chất liên quan rất đa dạng và phản ánh độ phức tạp vốn có trong hóa hữu cơ. Phân tử rời rạc Sự thay thế liên tục nguyên tử hydro trong một alkane bằng nguyên tử fluor làm biến đổi tính chất hóa học của nó một cách từ từ: điểm nóng chảy và điểm sôi giảm xuống, khối lượng riêng tăng lên, tính tan trong hydrocarbon giảm và tính bền tổng thể tăng. Perfluorocarbon, những chất trong đó các nguyên tử hydro bị thay thế hết, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ, chỉ xảy ra phản ứng với natri trong amonia lỏng ở điều kiện xung quanh. Thuật ngữ hợp chất perfluor hóa được dùng cho những hợp chất vốn có thể là perfluorocarbon nếu không phải do sự xuất hiện của một nhóm chức, thường là acid carboxylic. Các hợp chất này cũng có nhiều tính chất tương tự như perfluorocarbon, chẳng hạn như tính bền và tính kỵ nước, trong khi nhóm chức làm tăng khả năng phản ứng của chúng, cho phép chúng bám vào bề mặt hoặc trở thành chất hoạt động bề mặt; đặc biệt, chất hoạt động bề mặt fluor hóa có thể làm giảm sức căng bề mặt của nước nhiều hơn so với các đồng đẳng gốc hydrocarbon của chúng. Fluorotelome, những chất có một vài nguyên tử carbon chưa bị fluor hóa gần nhóm chức, cũng được xem là hợp chất perfluor hóa. Polymer Polymer cũng thể hiện tính bền tăng dần do sự thay thế nguyên tử hydro bằng fluor trong các phân tử rời rạc; điểm nóng chảy của chúng cũng thường tăng lên như vậy. Polytetrafluoroethylen (PTFE), loại fluoropolymer đơn giản nhất và là đồng đẳng perfluoro của polyethylene với đơn vị cấu trúc là –CF2–, thể hiện sự thay đổi này theo dự đoán, nhưng điểm nóng chảy rất cao của nó làm nó khó có thể được dập khuôn. Một số dẫn xuất PTFE chịu được nhiệt độ thấp hơn nhưng dễ dập khuôn hơn: nhựa FEP thay một số nguyên tử fluor bằng nhóm trifluorometyl, nhựa PFA làm tương tự với nhóm trifluoromethoxy, và Nafion chứa các xích bên perfluoroete kết thúc bằng nhóm acid sulfonic. Một số fluoropolymer khác vẫn giữ lại một vài nguyên tử hydro; polyvinylidene fluoride chứa lượng nguyên tử fluor bằng một nửa của PTFE và polyvinyl fluoride chứa lượng bằng một phần tư, nhưng cả hai đều có tính chất giống polymer perfluor hóa. Sản xuất Trong công nghiệp Phương pháp của Moissan được áp dụng để sản xuất fluor trong công nghiệp, thông qua điện phân hỗn hợp kali fluoride/hydro fluoride: các ion hydro và ion fluoride được khử và oxy hóa tại một thùng chứa bằng thép làm cathode và một khối carbon làm anode dưới dòng điện 8–12 vôn để tạo ra khí hydro và khí fluor. Nhiệt độ sau đó được tăng lên, KF•2HF nóng chảy ở 70 °C (158 °F) và được điện phân ở 70–130 °C (158–266 °F). KF, chất dùng làm xúc tác, là cần thiết vì HF tinh khiết không thể điện phân được. Fluor có thể được cất trữ trong trụ thép có phần bên trong được thụ động hóa, ở nhiệt độ dưới 200 °C (392 °F); nếu không thì có thể dùng nickel. Van điều chỉnh và đường ống được làm bằng nickel; riêng đường ống thay vào đó có thể làm bằng Monel. Việc thụ động hóa thường xuyên cũng như ngăn nước và dầu mỡ phải được thực hiện. Trong phòng thí nghiệm, dụng cụ thủy tinh có thể trữ được khí fluor ở áp suất thấp và điều kiện không có nước; một số tài liệu thay vào đó khuyến cáo sử dụng hệ thống nickel-Monel-PTFE. Điều chế hóa học Khi đang chuẩn bị một hội nghị kỷ niệm 100 năm thành tựu của Moissan vào năm 1986, Karl O. Christe tìm ra rằng việc điều chế fluor về mặt hóa học là có thể thực hiện được trên cơ sở rằng phản ứng giữa một muối fluoride của kim loại có trạng thái oxy hóa cao và một chất nhận ion fluoride mạnh làm sinh ra fluoride kim loại không bền, một chất sau đó bị phân hủy để tạo ra khí fluor. Ông trình bày một phương pháp để thu được fluor với hiệu suất cao và áp suất ở mức khí quyển: 2 KMnO4 + 2 KF + 10 HF + 3 H2O2 → 2 K2MnF6 + 8 H2O + 3 O2↑ 2 K2MnF6 + 4 SbF5 → 4 KSbF6 + 2 MnF3 + F2↑ Christe về sau bình luận thêm rằng các chất phản ứng "đã được biết đến trong hơn 100 năm và thậm chí cả Moissan có thể đến được với phương pháp này". Ít nhất đến năm 2008, một số tài liệu vẫn xác nhận rằng fluor có khả năng phản ứng cao đến mức khó có thể điều chế và phân lập được. Ứng dụng trong công nghiệp Khai thác fluorit, nguồn cung cấp fluor chủ yếu cho toàn thế giới, đạt đỉnh vào năm 1989 khi có 5,6 triệu tấn quặng được khai thác. Các quy định hạn chế sử dụng chlorofluorocarbon được ban hành làm con số này giảm xuống còn 3,6 triệu tấn vào năm 1994; việc sản xuất về sau tăng trưởng trở lại. Khoảng 4,5 triệu tấn quặng với tổng giá trị 550 triệu USD được tạo ra vào năm 2003; các báo cáo về sau ước tính tổng doanh số ngành hóa học fluor toàn cầu năm 2011 đạt 15 tỷ USD và dự báo giá trị sản xuất từ năm 2016 đến 2018 là từ 3,5 đến 5,9 triệu tấn cùng tổng doanh thu ít nhất 20 tỷ USD. Lượng fluorit khai thác được chia thành hai phân khúc chính với tỷ lệ bằng nhau: fluorit có độ tinh khiết từ 60–85% (metspar) hầu hết được sử dụng trong nấu luyện sắt trong khi loại tinh khiết trên 97% (acidspar) thường được chuyển thành chất trung gian phản ứng hydro fluoride chủ chốt trong công nghiệp. Ít nhất 17.000 tấn fluor được sản xuất mỗi năm. Nó chỉ có chi phí khoảng từ 5 đến 8 USD mỗi kilôgam dưới dạng urani hoặc lưu huỳnh hexafluoride, nhưng cao hơn nhiều lần dưới dạng nguyên tố do vấn đề về vận chuyển. Đa số quá trình sử dụng lượng lớn fluor tự do áp dụng kỹ thuật tạo ra tại chỗ (in situ) dưới hình thức hội nhập theo chiều dọc. Ứng dụng lớn nhất của khí fluor, tiêu thụ khoảng 7.000 tấn mỗi năm, là trong quá trình điều chế UF6 cho chu trình nhiên liệu hạt nhân. Fluor được sử dụng để fluor hóa urani(IV) fluoride, một chất được tự tổng hợp từ urani dioxide và acid hydrofluoric. Fluor là chất đơn đồng vị, nên sự khác nhau về khối lượng giữa các phân tử UF6 là do sự tồn tại của 235U hoặc 238U, cho phép làm giàu urani qua khuếch tán dạng thể khí hoặc máy ly tâm khí. Khoảng 6.000 tấn fluor hàng năm được đi vào sản xuất SF6 điện môi trơ cho máy biến áp cao thế và cầu dao điện, loại bỏ yêu cầu về chất nguy hại PCB có liên quan với thiết bị sử dụng dầu. Một số hợp chất của fluor được ứng dụng trong điện tử: rheni và wolfram hexafluoride trong lắng đọng hơi hoá học, tetrafluoromethan trong khắc plasma và nitơ trifluoride trong thiết bị tẩy rửa. Fluor cũng được dùng trong việc tổng hợp fluoride hữu cơ, nhưng khả năng phản ứng của nó đòi hỏi nó trước tiên phải được chuyển về ClF3, BrF3 hoặc IF5, những chất đồng thời cho phép diễn ra quá trình fluor hoá có hiệu chỉnh. Các loại dược phẩm đã fluor hóa sử dụng lưu huỳnh tetrafluoride để thay thế. Fluoride vô cơ Giống như các hợp kim của sắt khác, khoảng 3 kg metspar được thêm vào mỗi tấn thép; các ion fluoride làm giảm nhiệt độ nóng chảy và độ nhớt của nó. Cùng với vai trò làm chất phụ gia trong một số nguyên liệu như men và lớp phủ đũa hàn, phần lớn acidspar được cho phản ứng với acid sulfuric để tạo thành acid hydrofluoric, một chất được sử dụng trong tẩy gỉ thép, khắc kính và cracking alkane. Một phần ba HF được dùng trong tổng hợp cryolite và nhôm fluoride, sau đó cả hai chảy theo dòng trong công nghệ Hall−Héroult để chiết tách nhôm; việc bổ sung là cần thiết do thỉnh thoảng chúng phản ứng với dụng cụ nấu luyện. Mỗi tấn nhôm cần khoảng 23 kg nhôm fluoride. Fluorosilicat tiêu thụ một lượng chiếm tỷ lệ nhiều thứ hai, trong đó natri hexafluorosilicat(IV) sử dụng trong fluor hóa nước và xử lý nước thải, và được dùng dưới dạng chất trung gian phản ứng để sản xuất cryolite và silic tetrafluoride. Một số fluoride vô cơ quan trọng khác bao gồm muối fluoride của cobalt, nickel và amoni. Fluoride hữu cơ Hợp chất fluoride hữu cơ tiêu thụ khoảng 20% lượng fluorit khai thác và hơn 40% lượng acid hydrofluoric, trong đó khí làm lạnh chiếm ưu thế và fluoropolymer đang tăng trưởng về thị phần. Chất hoạt động bề mặt là một ứng dụng nhỏ của fluor nhưng đem lại khoảng 1 tỷ USD doanh thu hàng năm. Do nguy cơ gây hại từ phản ứng hydrocarbon–fluor trực tiếp ở nhiệt độ trên –150 °C (–240 °F), việc sản xuất fluorocarbon trong công nghiệp được thực hiện gián tiếp, chủ yếu qua các phản ứng trao đổi halogen chẳng hạn như phản ứng fluor hóa Swarts, trong đó các nguyên tử chlor trong chlorocarbon được thay thế bằng fluor bởi acid hydrofluoric kèm xúc tác. Phản ứng fluor hóa điện hóa đưa hydrocarbon ra điện phân trong hydro fluoride, và quá trình Fowler xử lý chúng bằng các chất chứa fluor dạng rắn như cobalt(III) fluoride. Khí làm lạnh Các chất làm lạnh đã halogen hóa, còn có tên gọi là Freon, được định danh bằng số R chỉ lượng fluor, chlor, carbon và hydro có trong nó. Các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) như R-11, R-12 và R-114 từng chiếm vai trò chủ đạo trong nhóm hợp chất hữu cơ của fluor, đạt đỉnh về sản xuất trong thập niên 1980. Được sử dụng trong các hệ thống máy điều hòa, chất nổ đẩy và dung môi, sản lượng sản xuất chúng đến đầu thập niên 2000 chỉ còn bằng dưới một phần mười so với mức đỉnh sau khi nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm sử dụng. Hydrochlorofluorocarbon (HCFC) và hydrofluorocarbon (HFC) được xem là những chất thay thế; hơn 90% lượng fluor trong công nghiệp hữu cơ được dùng để tổng hợp chúng. Các chất HCFC quan trọng bao gồm R-22, chlorodifluoromethan và R-141b. Loại HFC chính hiện tại là R-134a cùng với một dạng phân tử mới HFO-1234yf, một hydrofluoroolefin đang dần trở nên nổi bật do có nguy cơ gây ấm lên toàn cầu chỉ bằng dưới 1% so với HFC-134a. Polyme Có khoảng 180.000 tấn fluoropolymer được sản xuất vào năm 2006 và 2007, tạo ra doanh thu hơn 3,5 tỷ USD mỗi năm. Tổng doanh số thị trường fluoropolymer toàn cầu được ước tính là gần 6 tỷ USD vào năm 2011 và được dự báo tăng trưởng 6,5% mỗi năm đến năm 2016. Fluoropolymer chỉ có thể được tạo thành bằng cách polymer hóa các gốc tự do. Polytetrafluoroetylen (PTFE), còn được gọi là Teflon theo tên thương hiệu của DuPont, chiếm khoảng 60–80% khối lượng fluoropolymer được sản xuất trên thế giới. Ứng dụng lớn nhất của nó là làm chất cách điện vì PTFE là một chất điện môi rất tốt. Nó cũng được sử dụng làm chất chống ăn mòn trong công nghiệp hóa học khi cần thiết, đặc biệt làm lớp tráng đường ống. Một ứng dụng chủ yếu khác là trong vải sợi thủy tinh bọc bởi PTFE để làm mái che sân vận động. Ứng dụng thương mại lớn nhất của nó là trong dụng cụ nhà bếp chống dính. Phim PTFE bị kéo dãn và giật trở thành PTFE dạng mềm (ePTFE), một loại màng tổng hợp có lỗ rỗ nhỏ với tên thương hiệu là Gore-Tex, được sử dụng để sản xuất áo mưa, thiết bị bảo hộ cá nhân và màng lọc; sợi ePTFE có thể dùng để chế tạo phớt cơ khí và màng lọc bụi. Một số loại fluoropolymer khác, bao gồm etylen propylen fluor hóa, cũng có các tính chất của PTFE và có thể dùng thay thế cho nó; chúng dễ dập khuôn hơn nhưng có chi phí cao hơn và tính chịu nhiệt kém hơn. Phim nhựa từ hai loại fluoropolymer khác nhau thay thế thủy tinh trong pin Mặt Trời. Các chất ionome fluor hóa, những chất bền về mặt hóa học nhưng chi phí cao, được dùng làm màng bọc pin điện hóa, trong đó chất được kể đến đầu tiên và nổi bật nhất là Nafion. Được phát triển từ những năm 1960, Nafion ban đầu được sử dụng làm vật liệu trong pin nhiên liệu của các thiết bị vũ trụ và sau đó thay thế pin xút–chlor làm từ thủy ngân. Gần đây, ứng dụng làm pin nhiên liệu bắt đầu xuất hiện trở lại với những nỗ lực để lắp đặt pin nhiên liệu màng trao đổi proton trên xe ô tô. Các loại fluoroelastome chẳng hạn như Viton là hỗn hợp fluoropolymer liên kết ngang được ứng dụng chủ yếu để làm vòng chữ O; perfluorobutan (C4F10) được dùng làm chất dập tắt đám cháy. Chất hoạt động bề mặt Chất hoạt động bề mặt fluor hóa là các phân tử nhỏ hữu cơ chứa fluor được sử dụng để chống thấm nước và vết bẩn. Mặc dù có giá đắt đỏ (so sánh được với dược phẩm ở khoảng 200 đến 2.000 USD một kilôgam), chúng tạo ra doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ USD đến năm 2006; riêng doanh số của Scotchgard là hơn 300 triệu USD vào năm 2000. Chất hoạt động bề mặt fluor hóa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị trường chất hoạt động bề mặt, trong đó các sản phẩm giá rẻ làm từ hydrocarbon chiếm phần lớn thị phần. Ứng dụng trong sơn vẫn còn hạn chế do chi phí pha trộn và tổng hợp, với tổng sản lượng chỉ khoảng 100 triệu USD vào năm 2006. Sản phẩm nông hóa học Khoảng 30% sản phẩm nông hóa học có chứa fluor, phần lớn trong đó là thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm cùng một vài chất kích thích hoặc ức chế cây trồng. Phản ứng thế bởi fluor, thường là của một nguyên tử hoặc nhiều nhất là một nhóm trifluorometyl, làm biến đổi mạnh các tính chất tương tự như dược phẩm fluor hóa. Trifluralin là một ví dụ nổi bật, được sử dụng phổ biến làm chất diệt cỏ dại, nhưng được cho là một chất gây ung thư và đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia châu Âu. Natri fluoroacetat (1080) là một chất độc với động vật có vú, trong đó hai nguyên tử hydro trong acid acetic được thế bằng fluor và natri; nó làm phá vỡ trao đổi chất trong tế bào bằng cách thay thế acetat trong chu trình Krebs. Được tổng hợp lần đầu vào thế kỷ 19, nó được xếp loại là thuốc trừ sâu vào đầu thế kỷ 20 và sau này được sản xuất và sử dụng đại trà như ngày nay. New Zealand, quốc gia tiêu thụ 1080 nhiều nhất, sử dụng nó để bảo vệ chim kiwi khỏi sự xâm lấn từ cáo túi đuôi chổi Australia. Châu Âu và Hoa Kỳ đã cấm hoặc hạn chế sử dụng 1080. Ứng dụng trong y tế Chăm sóc răng miệng Các nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20 cho thấy điều trị tại chỗ bằng fluoride làm giảm sâu răng. Điều này ban đầu được lý giải là do hydroxyapatite trong men răng được chuyển thành fluorapatite bền hơn, nhưng các nghiên cứu trên răng chưa fluor hóa đã bác bỏ giả thuyết này, và ngày nay hiện tượng này được giải thích là do fluoride giúp phục hồi men răng tại các lỗ sâu nhỏ. Sau các nghiên cứu trong trẻ em tại những khu vực mà fluor có trong nước uống một cách tự nhiên, công cuộc fluor hóa nguồn nước sinh hoạt để chống sâu răng bắt đầu vào thập niên 1940 và đến nay đã được áp dụng với nguồn nước cung cấp cho 6% dân số thế giới, bao gồm hai phần ba người dân Hoa Kỳ. Các bài bình duyệt học thuật vào năm 2000 và 2007 cho thấy có mối liên hệ giữa fluor hóa nước và sự suy giảm mạnh triệu chứng sâu răng ở trẻ em. Mặc dù nhận được sự ủng hộ như vậy, cũng như có bằng chứng cho thấy không có tác dụng bất lợi ngoài triệu chứng răng nhiễm độc fluor ở mức nhẹ ở đa số trường hợp, song những tranh cãi về mặt đạo đức và an toàn vẫn còn tiếp diễn. Lợi ích từ việc fluor hóa này đã và đang giảm xuống có thể do sự xuất hiện của các nguồn fluoride thay thế, nhưng vẫn đong đếm được ở nhóm thu nhập thấp. Natri monofluorophosphat cùng với natri hoặc thiếc(II) fluoride thường được tìm thấy trong các loại kem đánh răng fluoride, một sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào năm 1955 và hiện rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, cùng với nước súc miệng, gel, bọt và vecni fluor hóa. Dược phẩm Khoảng 20% dược phẩm hiện đại có chứa fluor. Một trong số đó, thuốc làm giảm cholesterol atorvastatin (Lipitor), có doanh thu nhiều hơn bất kỳ loại thuốc nào khác đến khi nó trở thành thuốc gốc vào năm 2011. Thuốc kê toa chữa hen phế quản Seretide với doanh số đứng trong top 10 vào giữa thập niên 2000 chứa hai thành phần công hiệu, trong đó fluticasone là chất đã fluor hóa. Nhiều loại dược phẩm được fluor hóa để làm chậm lại thời điểm bất hoạt do liên kết carbon–fluor rất bền. Fluor hóa cũng làm tăng tính tan trong chất mỡ do liên kết này có tính kỵ nước cao hơn liên kết carbon–hydro, và tính chất này ảnh hưởng đến sự xâm nhập của thuốc lên màng tế bào, kéo theo sinh khả dụng tăng lên. Thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng một số loại thuốc chống trầm cảm khác trước những năm 1980 có một số tác dụng phụ do sự can thiệp không chọn lọc của chúng với chất dẫn truyền thần kinh thay vì tác nhân chính serotonin; fluoxetine đã fluor hóa trở thành một trong những loại thuốc đầu tiên tránh được vấn đề này. Nhiều loại thuốc chống trầm cảm ngày nay cũng có tác dụng tương tự, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: citalopram cùng đồng phân escitalopram, fluvoxamine và paroxetine. Quinolone là kháng sinh phổ rộng nhân tạo thường được fluor hóa để làm tăng phổ tắc dụng. Chúng bao gồm ciprofloxacin và levofloxacin. Fluor cũng có trong một số loại steroid: fludrocortisone là một loại mineralocorticoid làm tăng huyết áp, còn triamcinolone và dexamethasone là các glucocorticoid mạnh. Đa số thuốc gây mê hít vào được fluor hóa mạnh; thuốc đầu tiên như vậy, halothane, có tính trơ và hiệu nghiệm lớn hơn nhiều so với các loại khác cùng thời. Các hợp chất về sau chẳng hạn như ether đã fluor hóa, trong đó gồm sevoflurane và desflurane, được xem là tốt hơn halothane và gần như không tan trong máu, cho phép thời gian tỉnh lại nhanh hơn. Chụp PET Fluor-18 thường được tìm thấy trong chất đánh dấu phóng xạ cho việc chụp cắt lớp phát xạ positron, vì chu kỳ bán rã gần 2 giờ của nó là đủ dài để vận chuyển từ cơ sở sản xuất đến trung tâm tổng hợp ảnh y khoa. Chất đánh dấu phổ biến nhất là fludeoxyglucose, một chất mà sau khi được tiêm vào tĩnh mạch thì được đưa lên bởi các mô đang cần glucose như não và phần lớn khối u ác tính; sau đó, có thể sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính để cung cấp hình ảnh chi tiết. Chất vận chuyển oxy Fluorocarbon lỏng có thể tải và vận chuyển lượng lớn thể tích oxy hoặc carbon dioxide, lớn hơn nhiều so với máu, và đã thu hút sự quan tâm với khả năng được ứng dụng trong máu nhân tạo và thở chất lỏng. Do fluorocarbon không thể tạo thành hỗn hợp với nước theo cách thông thường, chúng phải được trộn với nhũ tương (các giọt bắn perfluorocarbon nhỏ lơ lửng trong nước) để thay thế cho máu. Oxycyte, một loại sản phẩm như vậy, đã trải qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu. Các chất này có thể làm tăng sức bền của vận động viên và đã bị cấm trong thể thao; một trường hợp tay đua xe đạp suýt tử vong vào năm 1998 đã dẫn đến một cuộc điều tra liên quan đến chúng. Một số ứng dụng của thở chất lỏng perfluorocarbon tinh khiết (sử dụng chất lỏng perfluorocarbon tinh khiết thay vì nhũ tương nước) bao gồm hỗ trợ người bị bỏng và trẻ sinh non bằng phổi thiếu khuyết. Các quá trình ghép phổi một phần và đầy đủ đều đã được nghiên cứu và xem xét, dù chỉ có ghép phổi một phần là được thử nghiệm rộng rãi trên người. Phương pháp ghép một phần của Alliance Pharmaceuticals từng được thử nghiệm lâm sàng nhưng đã bị chấm dứt vì hiệu quả không tốt hơn so với các liệu pháp thông thường. Vai trò sinh học Fluor là nguyên tố không thiết yếu đối với người hoặc động vật có vú; một lượng nhỏ fluor có thể làm tăng độ bền chắc của xương, nhưng hiệu quả này vẫn chưa được xác minh một cách rõ ràng. Do có nhiều nguồn chứa fluor lượng nhỏ trong môi trường, khả năng thiếu fluor chỉ có thể xảy ra do chế độ ăn của người; lượng fluor cần thiết và phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày được khuyến cáo dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị do Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Y học, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ ban hành, khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Hợp chất cơ fluor tự nhiên đã được tìm thấy trong vi sinh vật và thực vật nhưng không có ở động vật. Loại phổ biến nhất là fluoroacetat, được sử dụng làm chất chống lại động vật ăn thực vật có trong ít nhất 40 loại thực vật ở châu Phi, Australia và Brasil. Một số ví dụ khác bao gồm acid béo fluor hóa, fluoroacetone và 2-fluorocitrat. Fluorinase, một enzyme liên kết fluor với carbon, được phát hiện trong vi khuẩn vào năm 2002. Độc tính Nguyên tố fluor cực độc đối với sinh vật sống. Ảnh hưởng đến con người bắt đầu tại nồng độ nhỏ hơn so với mức 50 ppm của hydro cyanide và tương đương với mức của chlor: hiện tượng mắt và hệ hô hấp bị tấy lên nặng cùng với tổn thương gan và thận xảy ra ở mức trên 25 ppm, mức độ nguy hiểm tức thời đối với fluor. Mắt và mũi bị tổn thương nghiêm trọng tại 100 ppm, và hít phải 1.000 ppm fluor sẽ gây tử vong trong vài phút, so với mức 270 ppm của hydro cyanide. Acid hydrofluoric Acid hydrofluoric là một chất độc tiếp xúc với độc tính cao hơn so với nhiều acid mạnh như acid sulfuric dù đó là acid yếu: nó vẫn trung tính trong dung dịch nước và do đó thấm qua mô nhanh hơn, kể cả khi hít, nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da, và ít nhất 9 công nhân Hoa Kỳ tử vong trong các vụ tai nạn như vậy từ năm 1984 đến năm 1994. Nó phản ứng với calci và magnesi trong máu dẫn đến hạ calci máu và tử vong qua rối loạn nhịp tim. Sự hình thành calci fluoride không tan gây cảm giác đau mạnh, và vết bỏng lớn hơn 160 cm² (25 in2) có thể gây ngộ độc toàn thân trầm trọng. Vết bỏng acid có thể không thấy được rõ ràng trong 8 giờ đối với HF nồng độ 50% và tối đa 24 giờ ở nồng độ thấp hơn, và ban đầu có thể không thấy đau do hydro fluoride ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh. Nếu da đã bị tiếp xúc với HF, có thể làm giảm tổn thương bằng cách rửa dưới vòi nước trong 10–15 phút và loại bỏ quần áo dính acid. Bước tiếp theo thường là dùng calci gluconat có chứa ion calci để chúng liên kết với fluor; vết bỏng trên da có thể được chữa bằng gel calci gluconat 2,5% hoặc dung dịch rửa chuyên dụng. Trường hợp acid hydrofluoric đã hấp thụ vào cơ thể cần tiếp tục được chăm sóc y tế; calci gluconat có thể được tiêm hoặc truyền trong tĩnh mạch. Sử dụng calci chloride – một thuốc thử phổ biến trong phòng thí nghiệm – thay cho calci gluconat là bị cấm và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ hoặc cắt cụt những phần bị tổn thương. Ion fluoride Fluoride không tan là chất độc ở mức trung bình: 5–10 g natri fluoride, hoặc 32–64 mg ion fluoride trên mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể là liều lượng gây chết người đối với người trưởng thành. Liều lượng ở mức một phần năm so với liều gây chết có thể dẫn đến tác hại đối với sức khỏe, và sử dụng quá liều về lâu dài có thể gây nhiễm độc fluor ở xương, căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người ở châu Phi và châu Á. Fluoride được tiêm vào sẽ tạo thành acid hydrofluoric trong dạ dày, sau đó acid này được hấp thụ dễ dàng bởi ruột, tại đó nó xuyên qua màng tế bào, liên kết với calci và ảnh hưởng đến các enzyme khác nhau trước khi được thải ra ngoài qua bài tiết nước tiểu. Giới hạn nhiễm độc được xác định bằng cách xét nghiệm nước tiểu về khả năng đào thải ion fluoride của cơ thể. Từ trước đến nay, đa số ca nhiễm độc fluoride là do vô tình uống phải thuốc trừ sâu chứa fluoride vô cơ. Đa số cuộc gọi đến các trung tâm chống độc để phản ánh trường hợp ngộ độc fluoride hiện nay đến từ việc nuốt phải kem đánh răng chứa fluoride. Sự cố xảy ra trong thiết bị fluor hóa nước là một nguyên nhân khác: một vụ ngộ độc xảy ra ở bang Alaska, Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1992 làm 300 người bị ảnh hưởng, trong đó có một ca tử vong. Mối nguy hại từ kem đánh răng càng lớn đối với trẻ nhỏ, và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên giám sát trẻ dưới 6 tuổi đánh răng để chúng không nuốt phải kem đánh răng. Một nghiên cứu cấp khu vực năm 1991 về ngộ độc fluor ở trẻ vị thành niên báo cáo tổng cộng 87 ca ngộ độc trong năm 1986, trong đó có một ca tử vong do uống phải thuốc trừ sâu. Đa số ca ngộ độc không có triệu chứng, nhưng khoảng 30% có triệu chứng đau dạ dày. Một nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ năm 1997 cũng có phát hiện tương tự: 80% số ca ngộ độc có liên quan đến trẻ em dưới 6 tuổi, và có một số ít ca chuyển nặng. Vấn đề môi trường Khí quyển Nghị định thư Montreal ký vào năm 1987 đặt ra các quy định nghiêm ngặt về chlorofluorocarbon (CFC) và bromofluorocarbon dựa trên mức độ nguy cơ gây suy giảm tầng ozon (đo bằng chỉ số ODP). Tính trơ mạnh về mặt hóa học vốn đã giúp chúng từng được sử dụng rộng rãi cũng đồng nghĩa với việc chúng không thể bị phân hủy đến khi đi đến độ cao cao hơn, tại đó các nguyên tử chlor và brom tự do phản ứng với các phân tử ozon làm phá hủy tầng ozon theo cơ chế gốc. Kể cả sau lệnh cấm và những dấu hiệu ban đầu cho thấy tính hiệu quả của nó, các nhà khoa học cảnh báo có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ trước khi tầng ozon được phục hồi hoàn toàn. Với ODP bằng một phần mười so với CFC, hydrochlorofluorocarbon (HCFC) là các chất thay thế ở thời điểm hiện tại, và theo dự kiến đến năm 2030–2040 sẽ được thay bằng hydrofluorocarbon (HFC) không chứa chlor và có ODP bằng 0. Năm 2007, thời hạn này được lùi lại sớm hơn sang năm 2020 tại các quốc gia phát triển; Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã cấm sản xuất một loại HCFC và hạn chế sản xuất hai loại khác vào năm 2003. Khí fluorocarbon thường là loại khí nhà kính với mức độ nguy cơ gây ấm lên toàn cầu (đo bằng chỉ số GWP) khoảng từ 100 đến 10.000; riêng lưu huỳnh hexafluoride là khoảng 20.000. Một ngoại lệ là HFO-1234yf, thuộc một dạng chất làm lạnh mới có tên là hydrofluoroolefin (HFO) và đã thu hút sự quan tâm trên toàn cầu do có GWP chỉ bằng 4 so với con số 1.430 của chất làm lạnh phổ biến hiện nay HFC-134a. Tồn tại sinh học Các hợp chất hữu cơ của fluor thể hiện sự tồn tại lâu dài trong môi trường do độ bền của liên kết carbon–fluor. Acid perfluoroalkine (PFAA), những chất ít tan trong nước do các nhóm chức acid của chúng, được cho là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; acid perfluorooctansulfonic (PFOS) và acid perfluorooctanoic (PFOA) là những chất được nghiên cứu thường xuyên nhất. PFAA đã được tìm thấy ở lượng nhỏ trên thế giới từ gấu Bắc Cực cho đến con người, còn PFOS và PFOA được cho là có trong sữa mẹ và máu của trẻ sơ sinh. Một bài báo năm 2013 cho thấy sự tương quan nhẹ giữa nồng độ PFAA trong nước ngầm và đất với hoạt động của con người; không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy một chất hóa học chiếm ưu thế, và lượng PFOS lớn hơn có tương quan với lượng PFOA lớn hơn. Trong cơ thể, PFAA liên kết với các protein như albumin huyết thanh; chúng thường tập trung trong gan và máu của người trước khi được thải ra ngoài qua thận. Thời gian ở lại trong cơ thể khác nhau rất nhiều ở các loài vật khác nhau, với chu kỳ bán rã là vài ngày ở động vật gặm nhấm và vài năm ở người. Hiện tượng quá liều PFOS và PFOA gây ung thư và tử vong ở động vật gặm nhấm sơ sinh nhưng các nghiên cứu trên người vẫn chưa xác định được ảnh hưởng cụ thể tại mức độ nhiễm độc như hiện tại. Ghi chú Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài WebElements.com – Fluorine Fluor Từ gốc Pháp Khoa học năm 1810
5553
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt
Mật
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn. Sinh lý học Thành phần của dịch mật bao gồm: nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ, axit béo, lecithin, mỡ và phosphat kiềm. Muối mật Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali). Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid (nhũ tương hóa lipid) ở ruột non và giúp cho hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan (hình trên). Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già. Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol. Sắc tố mật Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của nhân Hem, có trong hemoglobin và các chất chứa nhân Hem như Myoglobin... (Sắc tố mật hay còn gọi theo thông thường do thành phần chính có chứa bilirubin, Biliverdin) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hem trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.(Bile pigments, including bilirubin and biliverdin, are endogenous compounds belonging to the porphyrin family of molecules) Cholesterol Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu. Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại. Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi. Khác Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt. Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, E và K. Xem thêm Sỏi mật Gan Viêm gan Tham khảo Hệ tiêu hóa Sinh lý học Phân tử sinh học Chất lỏng cơ thể Gan học
5554
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%ADt
Lít
Lít ( theo cách viết Anh Anh hoặc theo cách viết của tiếng Anh Mỹ) (ký hiệu SI là L hay l, ký hiệu khác được sử dụng: ℓ) là một đơn vị đo thể tích. 1 lít tương đương với 1 đêximét khối (dm³), 1.000 xentimét khối (cm³) hoặc 0,001 mét khối (m³). Một đêximét khối (hoặc lít) chiếm thể tích (xem hình vẽ) và bằng một phần nghìn mét khối. Ban đầu, hệ mét của Pháp sử dụng lít làm đơn vị cơ sở. Từ lít có nguồn gốc từ litron, một đơn vị cổ trong tiếng Pháp có tên xuất phát từ Byzantine trong tiếng Hy Lạp. Từ Byzantine vốn không phải một đơn vị tính thể tích mà là một đơn vị trọng lượng theo tiếng La Tinh Hậu Trung Cổ, và bằng khoảng 0,831 lít. Lít cũng được sử dụng trong một số phiên bản sau này của hệ mét. Ngoài ra, Lít cũng là một trong số những đơn vị ngoài Sl và được chấp nhận sử dụng với SI, bên cạnh đơn vị thể tích của SI là mét khối (m³). Cách viết mà Văn phòng Cân đo Quốc tế sử dụng là "litre", một cách viết được hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh sử dụng chung. Cách viết "liter" chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ. Một lít nước lỏng có khối lượng gần đúng một kilôgam, vì kilôgam ban đầu được định nghĩa vào năm 1795 là khối lượng của một decimet khối nước ở nhiệt độ băng tan (). Về sau, mét và kilôgam được định nghĩa lại làm cho mối quan hệ này không còn chính xác nữa. Định nghĩa Một lít là một decimet khối, là thể tích của một hình lập phương (1 L ≡ 1 dm³ ≡ 1.000 cm³). Do đó 1 L ≡ 0,001 m³ ≡ 1.000 cm³ và 1 m³ (tức là mét khối, là đơn vị SI cho thể tích) chính xác là 1.000 L. Từ năm 1901 đến năm 1964, lít được định nghĩa là thể tích của một kg nước tinh khiết ở tỷ trọng tối đa (+4 °C) và áp suất tiêu chuẩn. Kilôgam lại được quy định là khối lượng của Kilôgam nguyên mẫu quốc tế (một hình trụ platin/iridi cụ thể) và được dự tính có cùng khối lượng với 1 lít nước nêu trên. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng xi lanh quá lớn khoảng 28 phần triệu, do đó trong một thời gian, một lít là khoảng 1,000028 dm³. Ngoài ra, cũng như bất kỳ chất lỏng nào, mối quan hệ khối lượng - thể tích của nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ tinh khiết và tính đồng vị của chất đồng vị. Vào năm 1964, định nghĩa liên quan giữa lít và khối lượng đã được thay thế bằng định nghĩa hiện tại. Mặc dù lít không phải là đơn vị SI, nhưng vẫn được CGPM (cơ quan tiêu chuẩn xác định SI) chấp nhận để sử dụng với SI. CGPM đã xác định các ký hiệu được chấp nhận của lít. Một lít có thể tích bằng milistere, một đơn vị đo lường không phải SI đã lỗi thời thường được sử dụng cho thước đo khô. Không có tiêu chuẩn quốc tế quy định khi nào sử dụng lít và khi nào sử dụng mét khối. Trong thực tế, lít thường được dùng cho những vật được đo bởi dung tích hoặc kích thước của vật chứa nó (như dung dịch hay hạt trái cây), trong khi mét khối (và các đơn vị dẫn xuất) được dùng cho những vật được đo bằng kích thước hoặc sự chiếm chỗ của nó. Lít cũng thường được dùng trong một số phép tính, như tỉ trọng (kg/L), cho phép dễ dàng so sánh với tỉ trọng của nước. Tiền tố SI áp dụng cho lít Mặc dù không phải là đơn vị SI chính thức, nhưng Lít vẫn có thể được sử dụng với các tiền tố SI. Đơn vị dẫn xuất được sử dụng phổ biến nhất là mililit, được định nghĩa là một phần nghìn lít, và cũng thường được gọi bằng tên đơn vị dẫn xuất SI là "centimet khối". Đây là một biện pháp được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong y học, nấu ăn và kỹ thuật ô tô. Trong bảng dưới đây là một số đơn vị khác, các thuật ngữ được in đậm là những thuật ngữ thường được sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà chức trách không khuyến khích sử dụng một trong số các tiền tố này; ví dụ như ở Hoa Kỳ, NIST ủng hộ việc sử dụng mililit hoặc lít thay vì centilit. Có hai ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế cho lít: L và l. Ở Hoa Kỳ, chữ cái trước được ưa chuộng hơn, bởi trong một số phông chữ, chữ và chữ số có nguy cơ bị nhầm lẫn. Chuyển đổi đơn vị không thuộc hệ mét Ký hiệu Ký hiệu nguyên thủy cho lít là l (chữ l thường). Để hạn chế nhầm lẫn với số 1, L (chữ L hoa) được chấp nhận là ký hiệu thay thế từ năm 1979. Viện tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chữ L hoa. Chữ L hoa cũng thường được dùng ở Canada và Úc. Trước năm 1979, ký hiệu ℓ (l nhỏ viết tay, U+2113), được sử dụng ở một số nước; thí dụ như nó được khuyến cáo bởi ấn phẩm M33 của Viện tiêu chuẩn Nam Phi (South African Bureau of Standards) vào thập niên 1970. Ký hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến nhưng không được BIPM chính thức công nhận. Lịch sử Năm 1793, lít được giới thiệu ở Pháp như là "Đơn vị đo lường cộng hoà" (Republican Measures), và được định nghĩa là một đêximét khối. Nó có nguồn gốc từ một đơn vị cũ của Pháp, litron, và tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latinh. Năm 1879, CIPM sử dụng định nghĩa của lít, và ký hiệu l (chữ l thường). Năm 1901, tại hội nghị CGPM lần thứ 3, lít được tái định nghĩa dựa trên khoảng không gian chiếm bởi 1 kg nước tinh khiết ở nhiệt độ có tỉ trọng tối đa (3,98 °C) dưới áp suất 1 atm. Với định nghĩa này, 1 lít bằng 1,000028 dm³ (một số tài liệu tham khảo trước kia ghi là 1,000027 dm³). Năm 1964, tại hội nghị CGPM lần 12, lít lại được định nghĩa thêm lần nữa, trong mối liên hệ chính xác với mét, như là một tên gọi khác cho đêximét khối, tức là chính xác 1 dm³. NIST Reference Năm 1979, tại hội nghị CGPM lần 16, ký hiệu thay thế L (chữ L hoa) được đưa vào sử dụng. Nó cũng được chấp thuận. Hội nghị này cũng tuyên bố là tương lai chỉ một trong 2 ký hiệu được giữ lại, nhưng vào năm 1990 hội nghị này nói còn quá sớm để làm điều đó. Xem thêm Claude Émile Jean-Baptiste Litre Pint Gallon Chú thích Tham khảo Nguồn Bureau International des Poids et Mesures. (2006). "The International System of Units (SI)" (on-line browser): Table 6 (Non-SI units accepted for use with the International System). Retrieved 2008-08-24 National Institute of Standards and Technology. (December 2003). The NIST Reference on Constants, Units, and Uncertainty: International System of Units (SI) (web site): Note on SI units. Retrieved 2008-08-24. Recommending uppercase letter L. Retrieved 2008-08-24. Taylor, B.N. and Thompson, A. (Eds.). (2008a). The International System of Units (SI) . United States version of the English text of the eighth edition (2006) of the International Bureau of Weights and Measures publication Le Système International d' Unités (SI) (Special Publication 330). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-18. Taylor, B.N. and Thompson, A. (2008b). Guide for the Use of the International System of Units (Special Publication 811). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-23. Turner, J. (Deputy Director of the National Institute of Standards and Technology). (16 May 2008)."Interpretation of the International System of Units (the Metric System of Measurement) for the United States". Federal Register Vol. 73, No. 96, p. 28432-3. UK National Physical Laboratory. Non-SI Units Liên kết ngoài "Sổ tay SI" của BIPM "(Bảng 6 -) Các đơn vị không SI được chấp nhận sử dụng cùng với Hệ đo lường quốc tế" của BIPM Lưu ý của NIST về các đơn vị SI NIST khuyến cáo chữ L hoa Trang "các đơn vị không SI được quốc tế công nhận" của phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh Đơn vị đo thể tích Bài cơ bản sơ khai
5558
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dioxin
Dioxin
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxin có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxins) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxin còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD là nhóm độc nhất. Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quy trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến chlor như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây chuyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Dioxin và furan là các hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn. Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York),... Nhưng bị nhiễm nặng nhất và lâu dài nhất vẫn là ở miền Nam Việt Nam, nơi bị Mỹ rải chất độc da cam suốt 10 năm. Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật Xem thêm: Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin 2,3,7,8-TC DD là chất độc mạnh nhất trong các hóa chất, nó độc gấp 1 triệu lần tất cả các chất độc đã có trong tự nhiên và là tồn tại lâu bền nhất. Một nghiên cứu năm 2002 của trường Đại học Columbia đã tính rằng chỉ 80 gram Dioxin pha vào nước uống sẽ giết sạch người dân của cả 1 thành phố với 8 triệu dân. Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, thoái hóa trứng (ở nữ)..v.v Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể tế bào, các thụ thể aryl hydrocarbon (AHR) Điều này giúp dioxin xâm nhập, phá thủng hệ thống phòng thủ của tế bào và làm biến dạng DNA. Đó là nguyên nhân tại sao dioxin gây ra bị dị tật thai nhi ở động vật. Các hiệu ứng khác ở người (ở các mức liều cao) có thể bao gồm: Bất thường phát triển trong men răng của trẻ em. Bệnh lý tại khu trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh Rối loạn tuyến giáp Tổn hại cho hệ thống miễn dịch Lạc nội mạc tử Bệnh tiểu đường Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một cách tương tự như các hợp chất chlor khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin. Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA, dẫn tới các chứng bệnh liên quan là ung thư, bệnh di truyền và quái thai. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày). Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám đốc Viện Khoa Học Quốc gia Về Liên Hệ Giữa Môi trường và Sức khỏe, và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: "Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không thể phá vỡ. Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loài có xương sống, trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển". Gây dị tật thai nhi Hiện không có nghiên cứu về quái thai gây ra bởi dioxin trên cơ thể người (do việc thí nghiệm chất độc mạnh như dioxin với người là bị cấm). Tuy nhiên, khi được thí nghiệm trên động vật, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Dioxin gây quái thai ở các loài gặm nhấm, bao gồm chuột hamster và lợn guinea chim, và cá Các nghiên cứu động vật cho thấy rằng dioxin có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm hư hỏng tinh trùng và làm rối loạn hormon điều tiết sự phát triển của bào thai. Ở cấp độ phân tử, dioxin gây đột biến trên chuỗi nhiễm sắc thể, những đột biến này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế bào sinh sản (tinh trùng, trứng) do cơ chế sao chép nhân đôi và rồi sẽ truyền sang thế hệ con cháu. Trong nghiên cứu năm 2012 của Đại học Washington trên chuột cho thấy Dioxin có thể gây dị tật suốt nhiều thế hệ. Chuột thí nghiệm được cho nhiễm 1 liều dioxin rất nhỏ (bằng 1/1000 mức gây chết), với mức rất nhỏ này thì không gây nguy hại tức thì. Nhưng tác hại lâu dài đã phát tác trên thế hệ con cháu của chúng. Cho đến tận thế hệ F3 (tức là đời chắt của những con chuột thí nghiệm ban đầu) những dị tật bẩm sinh vẫn xảy ra. Những đột biến này có lẽ là vĩnh viễn và sẽ tiếp tục truyền tới các thế hệ sau. Trong thảm họa Sasevo (nơi 30 kg dioxin đã thoát ra môi trường), người dân đã được sơ tán ngay sau khi thảm họa xảy ra, tất cả gia súc gia cầm đã bị thiêu hủy, đất đai và nguồn nước đã được tẩy rửa để ngăn dioxin xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Do vậy, tác động của dioxin với dị tật thai nhi tại Sasevo là không có đủ cơ sở để nghiên cứu. Các nghiên cứu về vấn đề này chỉ có thể được tiến hành ở Việt Nam, nơi bị Mỹ rải 370 kg dioxin trong 8 năm chiến tranh. Người dân và binh sĩ ở đây chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường (không khí, nguồn nước, cây trồng và thực phẩm) mà không hề có sự sơ tán hoặc tẩy độc. Các khảo sát ở Mỹ trong thập niên 1980-1990 có những kết quả mâu thuẫn nhau (nguồn thì khẳng định dioxin gây dị tật thai nhi, nguồn thì cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận) do mẫu khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về độ phơi nhiễm dioxin. Để tìm ra kết luận chung, năm 2006, 4 nhà nghiên cứu (gồm 2 người gốc Việt) đã tiến hành tổng kết tất cả các khảo sát về tác động của dioxin tới dị tật thai nhi. Nghiên cứu sử dụng 13 khảo sát ở những cựu binh Việt Nam (những người phơi nhiễm lâu và nặng nhất) và 9 khảo sát ở cựu binh nước ngoài. Các kết luận rút ra như sau Sự tranh cãi về mối liên quan giữa chất độc da cam (hay dioxin) và dị tật bẩm sinh là do dữ liệu của các khảo sát không phù hợp với nhau (có sự khác biệt đáng kể về thời gian, lượng phơi nhiễm của các ca nghiên cứu). Tổng hợp số liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc của cha mẹ với dioxin và chất độc da cam làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và quái thai. Trong khi nguy cơ gia tăng quái thai hiện diện ở cả cựu binh Mỹ và cựu binh Việt Nam, các cựu binh Việt Nam có một sự gia tăng rõ rệt hơn do mức độ phơi nhiễm của họ cao hơn lính Mỹ (lính Mỹ chỉ ở Việt Nam khoảng 1 năm, ít khi đi vào rừng và họ chỉ ăn uống đồ hộp, trong khi lính Việt Nam ở trong rừng suốt nhiều năm và luôn sử dụng lương thực, nước uống lấy tại chỗ bị nhiễm dioxin). Những ghi chép về việc chất dioxin gây quái thai cho binh lính và thường dân bị phơi nhiễm lâu dài đã được ghi lại bởi những bác sĩ đương thời từ nhiều quốc gia: Tác hại đối với người Việt Chất da cam phát tán qua không khí và nước nên nó lan rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ quân Giải phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa (quân chư hầu của Mỹ) cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt ở khu vực bị rải độc. Nhưng các nạn nhân người Việt thường bị nhiễm độc nặng hơn lính Mỹ do họ sống định cư, uống nước và trồng cây lương thực tại khu nhiễm độc, còn lính Mỹ thì chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi hành quân đi chỗ khác hoặc trở về nước. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một nhân chứng sống. Trong những năm 1960, bà đã hộ sinh cho nhiều trăm đứa trẻ khỏe mạnh ở bệnh viện Từ Dũ, nhà hộ sinh lớn nhất ở Sài Gòn. Rồi đến năm 1968, hai năm sau khi lực lượng Mỹ tăng gia trải chất diệt cỏ lên đến nhiều triệu lít, lần đầu tiên bác sĩ Phượng đã chứng kiến một hài nhi không có óc và xương sống. Trong những tháng tiếp theo, Bác sĩ Phượng liên tục đỡ ra nhiều hài nhi dị dạng, 3 hoặc 4 đứa trong một tuần lễ - những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt. Vấn đề nay đã trở nên rõ ràng là, con người – đặc biệt là phụ nữ - bị nhiễm ngay chỉ một chút chất dioxin, dù chỉ là 1/1 tỷ gram, cũng có khả năng cao là sinh ra những đứa con dị tật bẩm sinh. Từ năm 1968, bác sĩ Phương bắt đầu thu thập hàng chục thai nhi và trẻ sơ sinh bị dị dạng đã chết, lưu trữ ở bệnh viện Từ Dũ trong các lọ lớn chứa chất bảo quản. Bà Đào Thị Kiều, sinh năm 1952, nông dân ở Biên Hòa, có khu ruộng bị quân đội Mỹ trải thuốc diệt cỏ không lâu sau khi bà kết hôn. Bà có 8 đứa con thì 7 đứa bị dị tật bẩm sinh và 5 đứa đã chết yểu, chồng bà từng là nhân viên trong quân lực Việt Nam Cộng hòa, cũng chết năm 2004 vì ung thư Nhà bệnh học về ung thư Scarlett Lin Gomez tại Viện phòng chống ung thư California (CPIC) đã nghiên cứu thấy rằng người Mỹ gốc Việt tại California (rất nhiều người là cựu binh trong quân lực Việt Nam Cộng hòa từng hoạt động trong vùng bị rải chất da cam) đang phải chịu hàng loạt chứng bệnh liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc da cam: tỷ lệ bị các bệnh ung thư cao nhất, phụ nữ gốc Việt mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin cao nhất, đàn ông gốc Việt mắc bệnh Sarcoma mô mềm cao nhất.. Nhiều nhà hoạt động nhân đạo, nhà nghiên cứu đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt nên học theo các cựu binh Mỹ: khởi kiện những nhà sản xuất chất da cam để đòi bồi thường. Nhưng mọi nỗ lực của họ đã bị những nhóm chống Cộng là cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa phá rối. Những nhóm cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa này "vẫn rất trung thành (với nước Mỹ)", ngay cả trong thời đại ngày nay mà họ vẫn tin vào những tờ truyền đơn của Mỹ thời thập niên 1960 nói rằng "chất diệt cỏ không độc hại", và rằng sự nguy hại của chất độc màu Da cam "chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản". Việc các cựu binh Mỹ đã thắng kiện và được bồi thường cũng không thể làm thay đổi định kiến của những nhóm chống Cộng này, họ không chịu chấp nhận sự thật bởi cho rằng như vậy là "tiếp tay cho Cộng sản để chống lại nước Mỹ". Ông Ngô Nhân, nhà nghiên cứu tại Đại học New York, nói rằng "Chỉ còn một nhóm người không chịu thừa nhận vấn đề chất độc da cam - đó chính là người Mỹ gốc Việt". Ông khuyên người Mỹ gốc Việt phải dẹp bỏ định kiến chính trị để thừa nhận những khổ đau mà chất da cam gây ra cho họ, có như vậy thì mới có thể đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi Tác hại đối với người Mỹ Stephen Price, nhân viên kỹ thuật tại căn cứ không quân Mỹ tại Đà Nẵng vào năm 1967, nơi Mỹ có kho chứa chất da cam, bị nhiễm dioxin cao gấp 365 lần so với ngưỡng mà Tổ chức Y tế Thế giới cho là an toàn. Ông chết năm 2008 do bệnh bạch cầu và tiểu đường, các con gái ông đều bị dị tật hệ thần kinh do tật nứt đốt sống. Ted Hutches bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam vào năm 1965, khi ông làm nhiệm vụ bơm nước vào các bồn hóa chất và dùng làm nước tắm. Một năm sau khi trở về Mỹ, chân Hutches bắt đầu sưng và tê liệt. hai con gái ông, được sinh ra vào năm 1968 và năm 1970, đều bị dị tật bẩm sinh: dị dạng hông và khớp gối, liệt chân và không có khả năng lao động. Ở tuổi 70, Ted Hutches bị viêm mô tế bào, ung thư và rối loạn thần kinh khiến chân bại liệt. Ông nộp đơn đòi bồi thường từ năm 1978, nhưng phải sau 24 năm mới được xét duyệt và nhận đền bù, nhưng hai con ông thì không được đền bù (vì chính phủ Mỹ từ chối công nhận dioxin gây dị tật thai nhi) Mike Ryan, một bác sĩ quân y Mỹ, sau 13 tháng ở Việt Nam đã trở về Mỹ. Con gái ông sinh năm 1971 đã chịu dị tật nghiêm trọng: tim bị hở van, hệ tiêu hóa bị mất phần dưới, thận rối loạn, cánh tay và ngón chân dị dạng... tổng cộng là 22 dị tật. Con gái Mike đã chết khi chỉ 35 tuổi. Suốt đời mình, Mike đã đấu tranh để ông và những cựu binh khác được bồi thường Heather Bowser là con của một cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam năm 1968-1969. Cô và em ruột có hình hài bị dị tật kinh khủng: không có đoạn chân phải từ gối trở xuống, nhiều ngón tay, ngón chân cái trên bàn chân trái cũng không có, những ngón chân còn lại thì đan chéo nhau. Tổ chức Pro Publica (nơi hỗ trợ các cựu quân nhân Mỹ) đã ghi lại bằng video nhiều trường hợp lính Mỹ có con bị dị tật sau khi bị nhiễm chất da cam ở Việt Nam. Hiệp hội Trẻ em của Hội cựu chiến binh Việt Nam, gồm gần 4.000 thành viên là các cựu binh Mỹ đã trao đổi những câu chuyện hoặc thông báo với các bác sĩ về hàng loạt những chứng dị tật mà con họ phải gánh chịu: khiếm khuyết ống thần kinh, chân tay ngắn hoặc bị cụt, ngón tay chân dị dạng, thiếu đốt sống, rối loạn miễn dịch.... danh sách các chứng dị tật cứ ngày một dài thêm Bác sĩ quân y Mỹ, Allen Hassan, ghi lại: "Trong suốt cuộc chiến, các báo cáo về tình trạng trẻ em bị dị dạng bẩm sinh xuất hiện trên báo chí Sài Gòn đều bị gạt bỏ vì liên quân cho rằng điều đó chỉ giúp tuyên truyền cho Cộng sản... Là một bác sĩ, tôi đã nhìn thấy hàng trăm cựu chiến binh Mỹ mắc chứng vô sinh, ung thư, tiểu đường loại 2 và nhiều vấn đề về sức khỏe khác có liên quan đến việc phơi nhiễm chất da cam tại Việt Nam. Tôi từng chứng kiến những người vợ của họ mang thai chết lưu (bào thai bị chết trong bụng mẹ), hoặc sinh con dị dạng. Vợ của một cựu chiến binh tôi từng gặp đã sinh ra một đứa con không có đầu. Tôi tin thảm họa của gia đình này là hệ quả trực tiếp vì sự phơi nhiễm của người cha với chất da cam." Trẻ em của các cựu binh Mỹ ở Việt Nam được báo cáo đã gặp một loạt các khuyết tật bẩm sinh, kể cả bệnh khớp, rối loạn đường ruột và bàng quang, bất thường về xương, mất thính lực, các vấn đề sinh sản, rối loạn hành vi và điều kiện da bất thường. Betty Mekdeci, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu dị tật trẻ em Fluorida, nơi lưu giữ dữ liệu về thai nhi từ các cựu binh đến Việt Nam cho biết: trẻ em của các cựu chiến binh tới Việt Nam có tỷ lệ cao hơn bị mắc bệnh ung thư, các bệnh trí tuệ và rối loạn hành vi. Để chứng minh và đòi bồi thường thì sẽ đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, nhưng từ lâu nay nó đã bị trì hoãn. Betty Mekdeci cho rằng: "Vấn đề này không phải là về khoa học, đó là về kinh tế và chính trị" - nếu được chứng minh dioxin gây dị tật thì khoản đền bù cho trẻ em dị tật sẽ rất lớn, nên chính phủ và các công ty hóa chất không muốn chi tiền cho những nghiên cứu như vậy Theo tài liệu của hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ chỉ công nhận chất da cam gây ra dị tật nứt đốt sống ở con của các cựu binh Mỹ, còn những người mắc các chứng dị tật khác thì chính phủ Mỹ không công nhận và không bồi thường. Theo đó, những người bị dị tật nứt đốt sống là con đẻ của cựu chiến binh Mỹ sau khi họ từng tiếp xúc với chất diệt cỏ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 09/1/1962 tới 7/5/1975, hoặc gần khu phi quân sự Triều Tiên từ 1/9/1967 tới 31/8/1971, thì sẽ được nhận bồi thường của chính phủ Mỹ. Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh để chính phủ Mỹ chịu bồi thường cho nhiều người con các cựu binh Mỹ bị mắc những chứng dị tật khác. Theo nghiên cứu của Pro Publica dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, các cựu chiến binh Mỹ từng phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con bị dị tật cao gấp gần 6 lần so với tỷ lệ sinh con dị tật trước chiến tranh (13,1% so với 2,8%). Linda Schwartz, giáo sư điều dưỡng chuyên khoa tại Đại học Yale, đã khám phá ra rằng "có bằng chứng khác biệt" cho thấy những người lính Mỹ bị nhiễm chất da cam có tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Họ trình bày công trình tại hội nghị về dioxin quốc tế năm 2003, nhưng bản thảo của họ không được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí khoa học. Schwartz cho rằng: nếu Hoa Kỳ thừa nhận rằng Chất Da cam gây ra những dị tật trên trẻ em, chính phủ Việt Nam sẽ có đầy đủ lý do để đòi bồi thường cho trẻ em Việt Nam bị tổn hại. Bà nói: "Chúng tôi đã lao phải một bức tường. Mọi người sợ rằng phía Việt Nam sẽ nộp nhiều đơn kiện khủng khiếp chống lại Hoa Kỳ". Cho tới nay, chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không công nhận chất dioxin gây dị tật thai nhi với lý do là thiếu bằng chứng thực nghiệm trên người (điều mà sẽ không thể có do dioxin bị cấm thí nghiệm trên người). Chỉ có các cựu binh nữ sinh con dị tật là được bồi thường (nhưng cựu binh nữ chỉ có 10 ngàn người trong tổng số 3 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam), các cựu binh nam sinh con dị tật thì vẫn không được bồi thường. 30 năm sau cuộc chiến, vẫn không có cuộc điều tra lớn nào với các cựu binh bị nhiễm dioxin. Paul Sutton, cựu chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính phủ Mỹ muốn trì hoãn các nghiên cứu để ỉm đi chuyện này bởi chi phí đền bù sẽ rất cao, họ chỉ cần chờ tới khi tất cả các cựu binh của cuộc chiến đều đã qua đời thì sẽ chẳng còn bằng chứng để nghiên cứu nữa. Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961. Nåm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã bật đèn xanh cuộc chiến hóa học này, ban đầu được gọi là "operation Trail Dust" sau đổi thành "chiến dịch Ranch Hand". Chất da cam được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu dầu diesel rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. 10% của chất này thì được dùng bằng tay, bằng xe thô sơ và thuyền ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và vùng ngâp mặn ven biển, 90% phun bằng máy bay C-123 và máy bay trực thăng. Người Việt Nam bị phơi nhiễm hoàn toàn, họ chỉ có thể ngâm 1 miếng vải nhỏ bịt lên mũi và miệng cho đỡ bị ngất xỉu chứ không có cách nào để tẩy độc. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370 kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30 kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm ). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Tại Hoa Kỳ, hàm lượng dioxin ở ngưỡng cho phép là 0,0064 Picogram/1 kg cơ thể người (Picogram là đơn vị đo khối lượng rất nhỏ, chỉ bằng 1/1.000.000 gram). Trong khi đó, nếu chia bình quân thì Mỹ đã rải 900 picogram chất dioxin cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể người Việt Nam. Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., bấy giờ mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Ngay lập tức, ông đã cho triển khai chiến dịch rải hóa chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì bệnh ung thư, hậu quả của phơi nhiễm chất độc da cam thời tham chiến tại Việt Nam. Tác phẩm "Cha con tôi" dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11-1996, có đoạn viết: "Tấn bi kịch của gia đình đô đốc Zumwalt là ở chỗ, chính người cha đã ra lệnh rải chất độc màu da cam lên các cánh rừng và các dòng sông ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi con trai ông làm nhiệm vụ tuần tra dọc các bờ sông. Mệnh lệnh của đô đốc không những tàn phá nhiều cánh rừng, làm ô nhiễm các dòng sông, gây đau khổ cho biết bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội, mà còn làm cho chính con trai và cháu nội ông cũng bị nhiễm chất độc màu da cam". Đô đốc Zumwalt, từ năm 1994 đã trở lại Việt Nam, kết hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mong muốn làm một điều gì đó bù đắp lại mất mát cho các nạn nhân của ông. Khi được hỏi cảm nghĩ, đô đốc Zumwalt nói: "Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là Chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp. Cũng thế, tại Mỹ, quan điểm của đoàn thể lớn nhất nước Mỹ là Hội Cựu binh Mỹ, là vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) chỉ là việc của 2.000 gia đình người Mỹ, còn nạn nhân chất độc dioxin là của 3 triệu người Mỹ." Con trai ông, luật sư Jim với nhiều hoạt động yểm trợ tư vấn tố tụng quốc tế cho nhiều nhóm nạn nhân, đã giải thích: "Năm 1984, 68.000 cựu binh Mỹ, Úc và New Zealand đã phát đơn kiện 11 công ty hóa chất Mỹ, nhưng các nhà tài phiệt chiến tranh rất quỷ quyệt, đã khôn khéo dàn xếp, chịu bồi thường một ngân khoản chung là 184 triệu USD, để nguyên đơn ký vào thỏa thuận, từ đấy không còn đi kiện nữa. Việc bồi thường này không nhắc gì tới nạn nhân Việt Nam và Hàn Quốc, đó là một điều phi lý và phi nhân". Năm 2007, phản hồi vụ kiện của các nạn nhân chất da cam Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn ra thông cáo báo chí nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại.". Còn Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Marine, vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng. Mối quan tâm của thế giới đến vấn đề dioxin Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, đã công nhận sự thật năm 1988: "Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được tiềm năng độc hại của dioxin trong thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm". Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu [5]. Chú thích Xem thêm Chất độc màu da cam Tham khảo 1. Drew, C.H., D.A. Grace, S.M. Silbernagel, E.S. Hemmings, A. Smith, W.C. Griffith, T.K. Takaro, and E.M. Faustman, Nuclear waste transportation: case studies of identifying stakeholder risk information needs. Environ Health Perspect, 2003. 111(3): p. 263-72. 2. Gies, A., G. Neumeier, M. Rappolder, and R. Konietzka. Risk assessment of Dioxins and Dioxin-like PCBs in Food – Comments by the German Federal Environmental Agency. in 24th International Symposium on Halogenated Environmental Organic Pollutants and Persistent Organic Pollutants (POPs) — "DIOXIN 2004". 2004. Berlin, Germany. 3. Stellman, J.M., S.D. Stellman, R. Christian, T. Weber, and C. Tomasallo, The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam. Nature, 2003. 422(6933): p. 681-7. 4. Dauenhauer, K., A little bit of help, for some, in Middle East. 2003, Asia Time Online. 5. Wilson, E., K. Horsley, and R. van der Hoek. Cancer Incidence in Australian Vietnam Veterans. in 24th International Symposium on Halogenated Environmental Organic Pollutants and Persistent Organic Pollutants (POPs) — "DIOXIN 2004. 2004. Berlin, Germany. Liên kết ngoài "Dioxins and Dioxin-like Compounds in the Food Supply: Strategies to Decrease Exposure" , a 2003 report by the National Academy of Sciences "Rhodes Remediation" Website about remediation of dioxin contaminated Homebush Bay and land in Rhodes, a suburb of Sydney, NSW, Australia. Union Carbide was the polluter. Thông tin tổng hợp về Dioxin của Hiệp Hội Greenfacts. Nghiên cứu về hậu quả dioxin ở Seveso. Tìm hiểu về dioxin trên Thư viện khoa học VLOS Liên kết về vấn đề sức khoẻ "Assesment of the Health Risks of Dioxins", a 1998 report by the World Health Organisation. Environment and Health 5:87 The risks of dioxin to human health (Review article) Re-evaluation of the health hazards posed by dioxins Ind. Health 41(3): 149-157 (2003) Impact of Agent Orange exposure among Korean Vietnam veterans. Scientific article that corroborates the increased risk of diabetes among Korean Vietnam veterans. Env. Health Persp. 109(8): 865-869 (2001) Severe 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) Intoxication: Clinical and Laboratory Effects. Case study of a TCDD poisoning. Regulatory Toxicology and Pharmacology 38(3): 378-388 (2003) Dioxin and cancer: a critical review. Review article that questiones the carcinogenity of dioxins. Environmental Health Perspectives 112(13): 1265-1268 (2004) Dioxin Revisited: Developments Since the 1997 IARC Classification of Dioxin as a Human Carcinogen. Review article that provides evidence for the carcinogenity of dioxins. Treatment of dioxin poisoning with olestra . Assessment of the health risk of dioxins 1998 by the WHO and the IPCS (pdf). A summary of the previous report by the industry lobbying group GreenFacts. Trang web đếm ngược thời gian tái xử vụ kiện nạn nhân chất độc da cam Immunotoxin Chloride hữu cơ Hợp chất dị vòng theo nguyên tố Hợp chất hữu cơ Hợp chất chlor Nhóm chức Hệ miễn dịch Chất độc Thuốc theo hệ cơ quan tác động Ô nhiễm môi trường Hợp chất oxy
5563
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BB%8F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Sách đỏ Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN. Các phiên bản Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục. Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể. Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 , theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài . Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007. Thứ hạng và tiêu chuẩn đánh giá Sách đỏ Việt Nam 2007 sử dụng tiêu chuẩn IUCN 2.3 của Sách đỏ IUCN 1994. Tuyệt chủng - EX - Extinct Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết. Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - EW - Extinct in the wild Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể tự nhiên hóa đã trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ. Rất nguy cấp - CR - Critically Endangered Một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt. Nguy cấp - EN - Endangered Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần. Sẽ nguy cấp - VU - Vulnerable Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là nguy cấp hoặc rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần. Ít nguy cấp - LR - Lower risk Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ. Phụ thuộc bảo tồn - cd Bao gồm các taxon hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho taxon đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới taxon này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm. Sắp bị đe dọa - nt Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp. Ít lo ngại - lc Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa. Thiếu dẫn liệu - DD - Data deficient Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ truyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một taxon trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, taxon loại này không thuộc một thứ hạng đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR. Không đánh giá - NE - Not evaluated Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng. Các mức độ đe dọa Delisted Tương đương với mức độ ưu tiên thấp. (LC - Ít quan tâm) P4 Mức độ ưu tiên cho loài ít được biết đến, tương đương với NT - Gần bị đe dọa. P3 Mức độ ưu tiên cao hơn P4, tương đương với VU - Sắp nguy cấp. P2 Mức độ ưu tiên cao hơn P3, tương đương EN - Nguy cấp. P1 Mức độ ưu tiên cao nhất, tương đương với CR - Cực kỳ nguy cấp. R Mức độ đe dọa và ưu tiên cao nhất, tương đương CR: PE - Cực kỳ nguy cấp: có nguy cơ tuyệt chủng. X Tương đương EX - tuyệt chủng. Tham khảo Xem thêm Sách đỏ IUCN Đa dạng sinh vật Việt Nam Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam Danh mục sách đỏ cây trồng Việt Nam Liên kết ngoài (tiếng Việt) Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trang web về Sinh vật Rừng Việt Nam (tiếng Anh) IUCN Red List of Threatened Species Đọc thêm IUCN, 2004. Summary Statistics for Globally Threatened Species. cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 2004. Results of IUCN Red List of Threatened Species: Database Search. cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 1994. Categories & Criteria (version 2.3). cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 2001. Categories & Criteria (version 3.1). cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. Sinh thái học Bảo tồn ở Việt Nam
5568
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20minh%20ch%C3%A2u%20%C3%82u
Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; viết tắt EU), còn được gọi là Liên Âu (tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu), là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được coi là một mô hình tổ chức chính trị độc nhất: chưa thống nhất như 1 quốc gia nhưng với mức độ gắn kết cao hơn nhiều so với một tổ chức quốc tế, với nhiều đặc điểm tương đồng với một thể chế liên bang hoặc hợp bang. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) miêu tả về EU trong lần đầu tiên đưa thực thể này vào ấn bản The World Factbook như sau: "Mặc dù Liên minh châu Âu không phải là một liên bang theo đúng nghĩa chặt chẽ của từ này, tổ chức này vượt xa các hiệp hội tự do thương mại khác như ASEAN, NAFTA, hay Mercosur, và nó mang nhiều thuộc tính của một quốc gia độc lập, với quốc kỳ, quốc ca, quốc khánh và đồng tiền riêng cũng như một chính sách đối ngoại và an ninh chung đang ở giai đoạn thành hình. Trong tương lai, nhiều thuộc tính quốc gia của Liên minh châu Âu sẽ còn được mở rộng thêm." Những định chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Với dân số gần 500 triệu dân vào thời điểm 2020, chiếm 5.8% dân số toàn cầu, Liên minh châu Âu đóng góp khoảng 18% (17,1 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2021) GDP danh nghĩa của nền kinh tế thế giới. Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Thông qua Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung, Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của các nước thành viên, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu. Với tầm ảnh hưởng toàn cầu của Liên minh này trong các vấn đề chính trị, thương mại, công nghệ và văn hóa, nhiều học giả coi Liên minh châu Âu là một trong các siêu cường quốc đang lên của thế giới. Liên minh châu Âu và tư cách Công dân EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu. Năm 2012, Liên minh châu Âu được trao Nobel Hòa bình vì những đóng góp của thực thể này trong việc thiết lập và duy trì hòa bình, ổn định tại châu Âu, nơi mà hàng trăm năm trước đó luôn xảy ra xung đột. Năm 2020, Vương quốc Anh trở thành thành viên đầu tiên rời khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán để gia nhập Liên minh. Địa lý Lãnh thổ của Liên minh châu Âu là tập hợp lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên nhưng cũng có những ngoại lệ. Chẳng hạn như quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của châu Âu nhưng không nằm trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu hay đảo Síp, thành viên Liên minh châu Âu thường được xem là một phần của châu Á vì gần Thổ Nhĩ Kỳ hơn châu Âu lục địa. Một vài vùng lãnh thổ khác nằm ngoài châu Âu và cũng không thuộc lãnh thổ của Liên minh châu Âu như trường hợp của Greenland hay Aruba. Liên minh châu Âu, với diện tích 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km² và nhỏ nhất là Malta với 300 km²), chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu . Ngược lại, mặc dù trên danh nghĩa là một bộ phận của Liên minh châu Âu tuy nhiên luật pháp của Liên minh châu Âu không được áp dụng ở Bắc Cyprus vì De Facto vùng lãnh thổ này nằm dưới quyền quản lý của Cộng hòa Bắc Cyprus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia tự tuyên bố độc lập và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận. Liên minh châu Âu kéo dài về phía đông bắc đến Phần Lan, tây bắc về phía Ireland, đông nam về phía Cộng hòa Síp và tây nam về phía bán đảo Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới sau Canada. Điểm cao nhất trên lãnh thổ Liên minh châu Âu đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4810,45 m trên mực nước biển và điểm thấp nhất là Zuidplaspolder ở Hà Lan, thấp hơn mực nước biển 7m. Dân cư của Liên minh châu Âu có tỉ lệ đô thị hóa cao. 75% người dân Liên minh châu Âu sống ở các thành phố (con số này dự kiến sẽ là 90% ở 7 quốc gia thành viên vào năm 2020). Giải thích cho điều này có hai nguyên nhân chính: một là mật độ dân cư đô thị hạn chế vươn ra những khu vực tự nhiên, hai là trong một số trường hợp nguồn vốn của Liên minh châu Âu được dồn vào một khu vực nào đó, chẳng hạn như Benelux. Thành viên Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày châu Âu". Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007, tăng lên thành 27. Năm 2013, tăng lên thành 28. Từ 31 tháng 1 năm 2020, EU có 27 thành viên do Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU. Sau đây là danh sách 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập và theo bảng chữ cái tiếng Việt. 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý. 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh. 1981: Hy Lạp. 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển. 1 tháng 5 năm 2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia. 1 tháng 1 năm 2007: Bulgaria, Romania. 1 tháng 7 năm 2013: Croatia. Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.143.600 km² với dân số là 437,9 triệu người (2020); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp thành viên Liên minh châu Âu đó là: Iceland, Bắc Macedonia, Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia. 5 quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican. Tháng 6 năm 2016, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016 và nước Anh có vị Thủ tướng mới, nhưng phải đến 3 năm sau đó, tức 2019 thì quyết định này mới chính thức có hiệu lực và đến ngày 31 tháng 1 năm 2020 thì chính thức rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên của khối này kể từ năm 1973. Ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu Hiệp ước Maastricht Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty of European Union"), ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht Hà Lan , đã thành lập nên ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu - Cộng đồng châu Âu - Chính sách chung về an ninh và đối ngoại - Hợp tác về tư pháp và nội vụ Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu. Liên minh chính trị Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu... Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Liên minh kinh tế và tiền tệ Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1/7/1990 tới 1/1/1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là: Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất. Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP. Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM). Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. Kể từ ngày 1/1/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. Hiệp ước Schengen Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27/11/1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu). Hiệp ước Amsterdam Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/5/1999, đã có một số sửa đổi và bổ sung trong các vấn đề như: Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; Chính sách xã hội và việc làm; Chính sách đối ngoại và an ninh chung. Hiệp ước Nice Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu ký vào ngày 26/2/2001 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2003. Hiệp ước Nice là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban đầu là nhiệm vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành. Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 năm 2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc thông qua Hiệp ước Nice. Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược. Hiệp ước Lisbon – tái cấu trúc Liên minh châu Âu Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnh của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lý duy nhất. Hiệp ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liên minh châu Âu, chức vụ mà ngài Herman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bà Catherine Ashton đang phụ trách. Cơ cấu tổ chức Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa "Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và "European Council" bản chất thuộc về Liên minh châu Âu). Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu (tiếng Anh, "eurozone") được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. Hội đồng châu Âu Hội đồng châu Âu phụ trách điều hành Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng châu Âu bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu chủ động xem xét những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh hoạt động Liên minh châu Âu cũng như xác định chương trình nghị sự và chiến lược cho Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu sử dụng vai trò lãnh đạo của mình để dàn xếp các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị và bất đồng trong những vấn đề và chính sách gây nhiều tranh cãi. Về đối ngoại, hoạt động của Hội đồng châu Âu có thể ví với một nguyên thủ của tập thể các nguyên thủ quốc gia để ký kết, phê chuẩn các thỏa thuận và điều ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, ngài Herman Van Rompuy đã được chỉ định làm Chủ tịch thường trực của Hội đồng châu Âu. Ngày 1 tháng 12 năm 2009 khi Hiệp ước Lisbon bắt đầu có hiệu lực, ngài Herman Van Rompuy chính thức nhận công tác tại nhiệm sở. Chủ tịch Hội đồng châu Âu chịu trách nhiệm đại diện đối ngoại cho Liên minh châu Âu, giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các quốc gia thành viên để hướng tới sự đồng thuận trong các hội nghị của Hội đồng châu Âu cũng như trong các giai đoạn chuyển tiếp giữa các hội nghị đó. Cần tránh nhầm lẫn Hội đồng châu Âu của Liên minh châu Âu với một tổ chức quốc tế độc lập khác của có tên gọi là Hội đồng châu Âu (tiếng Anh, "Council of Europe"). Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng châu Âu là ông Charles Michel, đương kim Thủ tướng Bỉ, chính thức nhận nhiệm vụ này vào ngày 1 tháng 12 năm 2019. Hội đồng Bộ trưởng Hội đồng Liên minh châu Âu thường được gọi tắt trong tiếng Anh là Council hay còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Anh, "Council of Ministers") là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu (bộ phận còn lại là sự kết hợp của Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu) chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước thành viên luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Ủy ban Thường vụ và Ban Thư ký. Tuy nhiên, dù cơ cấu tổ chức phức tạp nhưng Hội đồng Bộ trưởng vẫn được xem là một trong các thể chế chính trị chính thức của Liên minh châu Âu. Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu Gồm 751 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu từ tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong Nghị viện châu Âu các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ của Nghị viện châu Âu là phối hợp với Hội đồng Bộ trưởng (hay Hội đồng Liên minh châu Âu) thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực. Nghị viện châu Âu còn có thẩm quyền thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm trước Nghị viện châu Âu, đối với mọi hoạt động phải có sự chấp thuận của Nghị viện châu Âu, báo cáo kết quả công tác trước Nghị viện châu Âu để đánh giá, phê bình và rút kinh nghiệm. Chủ tịch Nghị viện châu Âu, được bầu bởi các nghị sĩ với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi, đồng thời phải phụ trách vai trò người phát ngôn trong và ngoài nghị viện. Chủ tịch Nghị viện Châu Âu đương nhiệm là ông Antonio Tajani, thuộc Đảng Nhân dân Châu Âu từ ngày 17 tháng 1 năm 2017. Ủy ban châu Âu Là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất lập pháp và những hoạt động thường nhật của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu bao gồm 27 uỷ viên đại diện cho 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm là ông Jean-Claude Juncker, cựu Thủ tướng Luxembourg nhiệm kỳ 1995–2013, được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 15 tháng 7 năm 2014. Tòa án Công lý Liên minh châu Âu Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. Bao gồm hai tòa án chính, đó là: "Tòa sơ thẩm châu Âu" (tiếng Anh, "European General Court") và "Tòa án Công lý châu Âu" (tiếng Anh, "European Court of Justice"). Hệ thống pháp luật Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh châu Âu là các hiệp ước được ký kết và phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các hiệp ước đầu tiên đánh dấu sự thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa và bổ sung các hiệp ước đầu tiên ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đó chính là những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và công dân của các quốc gia thành viên đó. Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế. Căn cứ theo nguyên tắc "uy quyền tối cao" (tiếng Anh, "supremacy"), tòa án của các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng đắn tất cả quy định và nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả khi điều đó gây ra các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí trong vài trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên. Các quyền cơ bản Các điều ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu công nhận rằng Liên minh châu Âu được "thành lập trên cơ sở tôn trọng những giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, công bằng, pháp trị và nhân quyền, bao gồm quyền của những người thuộc những sắc tộc thiểu số... trong một xã hội đa dạng, không phân biệt, khoan dung, công lý, đoàn kết và bình đẳng giới." Hiệp ước Lisbon đã trao hiệu lực pháp lý cho Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản vào năm 2009. Hiến chương là sự tập hợp có chỉnh sửa những quyền lợi cơ bản của con người mà từ đó các điều luật của Liên minh châu Âu có thể bị xem xét và đánh giá lại trước Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. Hiến chương cũng là sự hợp nhất nhiều quyền khác nhau vốn trước đây đã được Tòa án Công lý Liên minh châu Âu thừa nhận và đồng thời là "những giá trị truyền thống được thừa nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu." Tòa án Công lý Liên minh châu Âu từ lâu đã công nhận những quyền cơ bản và đôi lúc đã hủy bỏ một số điều luật của Liên minh châu Âu vì đi ngược lại với những quyền cơ bản đó. Hiến chương được soạn thảo vào năm 2000. Mặc dù ban đầu Hiến chương không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các điều khoản của Hiến chương luôn được nêu ra trước các tòa án Liên minh châu Âu. Bởi vì Hiến chương, bản thân nó, đã chứa đựng những quyền lợi hợp pháp mà các tòa án Liên minh châu Âu công nhận như các nguyên tắc nền tảng của luật pháp Liên minh châu Âu. Mặc dù việc ký kết Công ước châu Âu về quyền con người (tiếng Anh, "European Convention on Human Rights" hay "ECHR") là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Liên minh châu Âu, nhưng bản thân Liên minh châu Âu không thể tham gia Công ước vì Liên minh châu Âu vốn không phải là một quốc gia và cũng không có quyền hạn để tham gia. Hiệp ước Lisbon và Nghị định thư 14 đối với Công ước đã thay đổi bản chất vấn đề này trong đó Nghị định thư 14 ràng buộc Liên minh châu Âu với Công ước trong khi Hiệp ước Lisbon cho phép việc thực thi việc ràng buộc đã nêu. Trên bình diện thế giới, Liên minh châu Âu cũng thúc đẩy các vấn đề về nhân quyền. Liên minh châu Âu phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ khung hình phạt này trên khắp thế giới. Ngoài ra, việc loại bỏ khung hình phạt tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu. Các đạo luật Các đạo luật chính của Liên minh châu Âu được thông qua dưới 3 dạng có tính chất pháp lý và phạm vi ảnh hưởng khác nhau: quy chế (tiếng Anh, "regulation"), sắc lệnh (tiếng Anh, "directive") và phán quyết (tiếng Anh, "decision"). Quy chế của Liên minh châu Âu tự động bổ sung vào luật pháp hiện hành của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vào thời điểm các quy chế này bắt đầu có hiệu lực mà không cần bất kì một biện pháp can thiệp pháp lý hay triển khai nào từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, và có giá trị pháp lý cao hơn nội luật của các quốc gia thành viên đó nếu phát sinh xung đột pháp luật. Sắc lệnh đòi hỏi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoàn tất một yêu cầu nhất định đưa ra bởi Liên minh châu Âu nhưng để cho các quốc gia thành viên đó quyền tự quyết về cách thức thực hiện hoặc triển khai sắc lệnh. Đến hết thời hạn triển khai sắc lệnh, nếu những sắc lệnh đó không được thực thi, thì chúng có thể, trong một số điều kiện nhất định, sẽ có "hiệu lực trực tiếp" (tiếng Anh, "direct effect") vượt trên nội luật của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Phán quyết là một lựa chọn hoàn toàn khác với hai cách thức lập pháp nêu trên. Phán quyết được hiểu là những đạo luật được áp dụng trực tiếp cho một cá nhân cụ thể, một công ty hay một quốc gia thành viên nhất định. Phán quyết thường được sử dụng trong lĩnh vực luật cạnh tranh hoặc những vấn đề liên quan đến trợ giá của chính phủ (tiếng Anh, State Aid) nhưng mục đích chủ yếu nhất vẫn là xử lý các thủ tục hành chính trong nội bộ các thể chế Liên minh châu Âu. Quy chế, sắc lệnh và phán quyết của Liên minh châu Âu tương đương với nhau về giá trị pháp lý và không phân thứ bậc. Tư pháp và nội vụ Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Liên minh châu Âu bước đầu đã có những phát triển trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ từ cấp độ liên chính phủ đến chủ nghĩa siêu quốc gia. Hàng loạt các cơ quan được thành lập để phối hợp hành động: Europol giữa lực lượng cảnh sát các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Eurojust đối với các công tố viên, và Frontex đối với các cơ quan phụ trách biên giới và cửa khẩu. Liên minh châu Âu cũng triển khai Hệ thống thông tin Schegen (tiếng Anh, "Schengen Information System") có khả năng cung cấp cơ sở dữ liệu chung cho lực lượng cảnh sát và cơ quan nhập cảnh của các quốc gia thành viên. Công tác phối hợp hoạt động được quan tâm đặc biệt kể từ khi Hiệp ước Schengen được ký kết tạo điều kiện cho việc mở cửa biên giới cũng như sự gia tăng đáng kể của vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng đã có những đạo luật giải quyết vấn đề gây nhiều tranh cãi như dẫn độ, hôn nhân gia đình, tị nạn, và xét xử tội phạm. Ngoài ra, các hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu" cũng đề cao việc ngăn cấm sự phân biệt đối xử liên quan đến giới tính và quốc tịch. Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu còn được bổ sung thêm vấn đề chống phân biệt sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác và khuynh hướng tình dục (ví dụ) ở nơi làm việc. Ngoại giao Việc hợp tác trong các vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu được bắt đầu vào năm 1957 với sự hình thành Cộng đồng châu Âu. Vào thời điểm đó, các quốc gia thành viên tập hợp lại như một khối thống nhất trong việc thương lượng các vấn đề thương mại quốc tế theo Chính sách thương mại chung (tiếng Anh, "Common Commercial Policy"). Quan hệ đối ngoại của Liên minh châu Âu chuyển sang một giai đoạn mới vào năm 1970 với nhiều phát triển đáng lưu ý, trong đó có thể kể tới sự ra đời của Tổ chức hợp tác chính trị châu Âu (tiếng Anh, "European Political Cooperation") có vai trò như nơi để các quốc gia thành viên tham vấn một cách không chính thức để hướng tới một chính sách đối ngoại chung. Nhưng phải đến tận năm 1987 khi Luật châu Âu duy nhất (tiếng Anh, "Single European Act") được ban hành, Tổ chức hợp tác chính trị châu Âu mới có được một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh. Sau đó, tổ chức này được đổi thành Chính sách an ninh và đối ngoại chung (tiếng Anh, "Common Foreign and Security Policy" hay "CFSP") khi Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của Chính sách an ninh và đối ngoại chung (CFSP) là thúc đẩy lợi ích của chính Liên minh châu Âu cũng như của cộng đồng thế giới trong việc xúc tiến hợp tác quốc tế, tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp trị. CFSP đòi hỏi sự thống nhất giữa các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu để quyết định chính sách phù hợp cho bất kì một vấn đề quan trọng nào. Mặc dù không hay xảy ra, nhưng CFSP đôi lúc cũng gây ra những bất đồng giữa các quốc gia thành viên như trong trường hợp của Chiến tranh Iraq. Quân sự Liên minh châu Âu không có một quân đội chung. 21 trong tổng số 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang là thành viên của NATO. Trong khi các nước thành viên còn lại theo đuổi chính sách của trung lập. Tuy nhiên, đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu thì tình trạng trung lập của các quốc gia thành viên này đang bị đặt một dấu hỏi lớn bởi Thủ tướng Phần Lan cũng như vấn đề tương hỗ trong trường hợp thiên tai, tấn công khủng bố hay xâm lược vũ trang vốn được quy định trong điều 42 (7) TEU và điều 222 TFEU. Mặt khác, Liên minh Tây Âu (tiếng Anh, "Western European Union"), liên minh quân sự với các điều khoản quốc phòng chung, đã giải thể vào năm 2010 vì vai trò của liên minh này hiện tại đã được chuyển giao cho Liên minh châu Âu. Năm 2009, theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (tiếng Anh, "Stockholm International Peace Research Institute" hay "SIPRI"), Vương quốc Anh đã dành hơn 48 tỷ EUR (tương đương 69 tỷ USD) cho quốc phòng, đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, trong khi Pháp đứng ở vị trí thứ 4 với 47 tỷ EUR (khoảng 67,31 tỷ USD) cho quân đội. Anh và Pháp đóng góp 45% ngân sách quốc phòng, 50% khả năng quân sự và 70% tất cả chi phí nghiên cứu và phát triển quân sự của cả Liên minh châu Âu. Trong năm 2000, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Đức chiếm đến 97% tổng ngân sách nghiên cứu quân sự của Liên minh châu Âu so với tất cả 15 quốc gia thành viên còn lại. Sau Chiến tranh Kosovo năm 1999, Hội đồng Châu Âu đã đồng ý rằng "Liên minh phải có năng lực hành động độc lập, được hỗ trợ bởi các lực lượng quân sự đáng tin cậy, các phương tiện để quyết định sử dụng chúng và theo đó là tính sẵn sàng tác chiến, để ứng phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế mà không ảnh hưởng đến các hành động của NATO". Để đạt được mục tiêu đó, một số nỗ lực đã được thực hiện để tăng khả năng quân sự của EU, đặc biệt là quy trình Mục tiêu Helsinki. Sau nhiều cuộc thảo luận, kết quả cụ thể nhất là sáng kiến của Nhóm tác chiến EU, với mỗi đơn vị được lên kế hoạch để có thể triển khai nhanh chóng khoảng 1500 quân. Các lực lượng của EU đã được triển khai cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình từ trung và bắc Phi đến tây Balkan và tây Á. Các hoạt động quân sự của EU được hỗ trợ bởi một số cơ quan, bao gồm Cơ quan Quốc phòng Châu Âu, Trung tâm Vệ tinh Liên minh Châu Âu và Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu. Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu là cơ quan quân sự cao nhất của Liên minh Châu Âu, được thành lập trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu, và dựa trên các quyết định của Hội đồng Châu Âu Helsinki (10–11 tháng 12 năm 1999), trong đó kêu gọi thành lập các thể chế chính trị - quân sự thường trực. Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu chịu sự quản lý của Đại diện Cấp cao của Liên minh về Chính sách An ninh và Đối ngoại và Ủy ban Chính trị và An ninh. Tổ chức này chỉ đạo tất cả các hoạt động quân sự trong bối cảnh EU, bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động quân sự trong khuôn khổ Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung cũng như phát triển năng lực quân sự, đồng thời cung cấp cho Ủy ban Chính trị và An ninh những lời khuyên và khuyến nghị về các vấn đề quân sự. Kinh tế Ngày từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu, thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro (tiếng Anh, "eurozone"). Vào năm 2009, sản lượng kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Thị trường nội địa châu Âu Hai trong số những mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Kinh tế châu Âu là việc phát triển của một thị trường chung (tiếng Anh, "common market"), hay sau này thường được biết với tên gọi thị trường duy nhất (tiếng Anh, "single market"), và một liên minh hải quan giữa các quốc gia thành viên. Thị trường duy nhất của Liên minh châu Âu liên quan mật thiết đến bốn vấn đề tự do bao gồm tự do lưu thông hàng hóa, vốn, con người và dịch vụ trong phạm vi của Liên minh châu Âu. Còn liên minh hải quan là việc áp dụng một hệ thống thuế khóa chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường duy nhất này. Một khi hàng hóa đã được nhập vào thị trường duy nhất, hàng hóa đó sẽ không phải chịu thuế hải quan, các loại thuế về hạn chế nhập khẩu (quota) mang tính chất phân biệt đối xử khi lưu thông trong phạm vi Liên minh châu Âu. Các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu như Iceland, Na Uy, Liechtenstein hay Thụy Sĩ đều đã gia nhập vào thị trường duy nhất nhưng chưa tham gia vào liên minh hải quan. Một nửa các hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu chịu sự điều chỉnh của hệ thống cân đối pháp luật của Liên minh châu Âu (giữa các quốc gia thành viên với pháp luật của Liên minh). Quyền tự do di chuyển vốn nhằm mục đích cho phép các hoạt động đầu tư như mua bán tài sản cũng như cổ phần doanh nghiệp giữa các quốc gia thành viên được dễ dàng hơn. Trước khi sử dụng Liên minh về kinh tế và tiền tệ (tiếng Anh, "Economic and Monetary Union"), các quy phạm pháp luật về vốn phát triển rất chậm chạp. Sau Hiệp ước Maastricht, đã có rất nhiều các phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu thúc đẩy sự phát triển đối với các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Quyền tự do di chuyển vốn cũng được các quốc gia không phải thành viên Liên minh châu Âu công nhận. Quyền tự do di chuyển về con người được hiểu rằng những người mang quốc tịch của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể tự do đi lại trong phạm vị Liên minh châu Âu để sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi. Quyền tự do di chuyển về con người đòi hỏi một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như công nhận đánh giá về chuyên môn của một quốc gia thành viên khác. Quyền tự do di chuyển về dịch vụ và cư trú cho phép công dân của quốc gia thành viên có khả năng cung cấp các hình thức dịch vụ được tự do đi lại để kiếm thu nhập tạm thời hoặc cố định. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 60-70% GDP nhưng hệ thống quy phạm pháp luật đối với vấn đề này chưa thật sự được phát triển đúng mức như các lĩnh vực khác. Sự thiếu sót này vừa được Liên minh châu Âu điều chỉnh với sự thông qua "Luật dịch vụ trong thị trường nội địa" (tiếng Anh, "Directive on services in the internal market"). Căn cứ theo Hiệp ước Lisbon, quy phạm pháp luật về dịch vụ là một quyền dư thừa, chỉ được áp dụng khi các quyền tự do khác không có khả năng thực hiện. Liên minh tiền tệ Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của Cộng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht có những cải tiến vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Kể từ thời điểm phát hành đồng tiền chung euro, từ 11 nước ban đầu hiện nay đã có 17 quốc gia sử dụng đồng tiền này. Mới đây nhất là Estonia vào năm 2011. Tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch, đều bị ràng buộc trên cơ sở pháp lý về việc sử dụng đồng euro như đơn vị tiền tệ chính thức. khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu lên thời gian biểu cụ thể cho việc gia nhập hệ thống tiền tệ này. Ví dụ như Thụy Điển đã cố tình không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thành viên của Liên minh châu Âu để lẩn tránh việc sử dụng đồng euro. Đồng tiền chung euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục. Từ khi ra mắt đồng euro đến nay, đồng euro đã trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới với một phần tư ngoại hối dự trữ là bằng đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước của Liên minh châu Âu, chịu trách quản lý chính sách tiền tệ của đồng euro nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng. Luật cạnh tranh Liên minh châu Âu thực hiện chính sách cạnh tranh nhằm mục đích đảm bảo tính lành mạnh của việc cạnh tranh kinh tế trong thị trường nội địa Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu với vai trò là người quản lý luật cạnh tranh chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến luật này cũng như cho phép việc sáp nhập và hợp nhất các công ty/tập đoàn lớn của Liên minh châu Âu hay giải thế các cartel để phát triển tự do thương mại và giảm bớt trợ giá từ chính phủ của các quốc gia thành viên cho các công ty/tập đoàn lớn của nước mình. Thanh tra Liên minh châu Âu về cạnh tranh, hiện tại là ngài Joaquín Almunia, là một trong những vị trí quyền uy nhất trong Hội đồng châu Âu vì khả năng chi phối đến các lợi ích thương mại của các tập đoàn xuyên quốc gia có liên quan đến Liên minh châu Âu. Điển hình, vào năm 2001, lần đầu tiên Hội đồng châu Âu đã ngăn cản một vụ sáp nhập giữa hai công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ (General Electric và Honeywell), vốn đã được chính quyền quốc gia đồng ý cho tiến hành sáp nhập. Một vụ việc đáng quan tâm khác liên quan đến luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu đó là việc Hội đồng châu Âu tuyên án phạt Microsoft 777 triệu euro sau 9 năm tranh tụng. Dân số Ngày 1 tháng 1 năm 2011, tổng dân số của 27 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu dự tính đạt 501.259.840 người. Năm 2013, Croatia gia nhập, dân số Liên minh châu Âu tăng thêm khoảng 4 triệu người. Đến 1 tháng 2 năm 2020, sau khi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland rời khỏi, dân số Liên minh giảm xuống, còn khoảng 438 triệu người. Tuy Liên minh châu Âu chỉ chiếm 3% diện tích đất liền, dân số liên minh này chiếm đến 5,6% dân số thế giới (2020). Mật độ dân số lên đến 105 người/km² đã khiến cho Liên minh châu Âu trở thành một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới. Đô thị hóa Liên minh châu Âu là nơi có nhiều thành phố toàn cầu hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới, có tất cả 16 thành phố trên một triệu dân, trong đó lớn nhất là Berlin. Ngoài các thành phố lớn, Liên minh châu Âu còn có những vùng với mật độ dân cư dày đặc với không chỉ một trung tâm đơn lẻ mà mở rộng kết nối với những thành phố khác, hiện nay đều được những vùng đô thị vây quanh. Vùng đông dân nhất là Rhine-Ruhr với khoảng 11,5 triệu dân (bao gồm Köln, Dortmund, Düsseldorf,...), Randstad có xấp xỉ 7 triệu dân (gồm Amsterdam, Rotterdam, The Hague, Utrecht,...), Frankfurt/Rhine-Main có khoảng 5,8 triệu dân (gồm Frankfurt, Wiesbaden,...), Flemish diamond xấp xỉ 5,5 triệu dân (gồm vùng đô thị giữa Antwerp, Brussel, Leuven và Ghent), vùng Öresund xấp xỉ 3,7 triệu dân (gồm Copenhagen, Đan Mạch và Malmö, Thụy Điển) và vùng công nghiệp Thượng Silesia có khoảng 3,5 triệu dân (gồm Katowice, Sosnowiec,...). Ngôn ngữ Trong số rất nhiều ngôn ngữ và tiếng địa phương được sử dụng ở Liên minh châu Âu, có 24 ngôn ngữ chính thức và tiếng phổ thông: Bungary, Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Ailen, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha và tiếng Thụy Điển. Các tài liệu quan trọng, chẳng hạn như luật pháp, được dịch sang mọi ngôn ngữ chính thức. Nghị viện châu Âu cung cấp các bản dịch tài liệu văn bản và phiên toàn thể ở tất cả các ngôn ngữ. Một số tổ chức sử dụng chỉ một số ít các ngôn ngữ phổ thông nội bộ. ​​Chính sách ngôn ngữ do các thành viên trong liên minh quản lý, nhưng các tổ chức Liên minh châu Âu luôn thúc đẩy việc học các ngôn ngữ khác. Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ thông dụng nhất (khoảng 88,7 triệu người vào năm 2006), tiếp theo là tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Pháp. Tiếng Anh là ngoại ngữ được nói nhiều nhất và được 51% dân số Liên minh châu Âu sử dụng (bao gồm cả người bản ngữ tiếng Anh), sau đó là tiếng Đức và tiếng Pháp. 56% công dân Liên minh châu Âu có thể tham gia vào các cuộc hội thoại bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Hầu hết các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, ngoại trừ tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, và tiếng Hungary thuộc ngữ hệ Ural, tiếng Malta thuộc ngữ hệ Phi-Á. Hầu hết các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu được viết bằng hệ chữ Latinh trừ tiếng Bungari được viết bằng hệ chữ tiếng Nga và tiếng Hy Lạp được viết bằng chữ cái Hy Lạp. Bên cạnh 23 ngôn ngữ chính thức, có khoảng 150 ngôn ngữ địa phương và dân tộc thiểu số, với số lượng người nói lên đến 50 triệu người. Trong số này, chỉ có những ngôn ngữ vùng Tây Ban Nha (như Catalan/Valencian, Galician và tiếng Basque hệ phi Ấn-Âu), tiếng Gaelic Scotland, và tiếng Wales là công dân có thể dùng trong giao tiếp với các cơ quan chính của Liên minh châu Âu. Mặc dù các chương trình của Liên minh châu Âu có thể hỗ trợ các ngôn ngữ địa phương và dân tộc thiểu số, việc bảo vệ quyền ngôn ngữ là một vấn đề đối với cá nhân các nước thành viên. Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ thiểu số và địa phương (tiếng Anh: "European Charter for Regional or Minority Languages", viết tắt ECRML) được phê chuẩn bởi hầu hết cấc quốc gia thành viên, nêu ra những hướng dẫn chung mà các quốc gia có thể theo đó bảo vệ di sản ngôn ngữ của họ. Tôn giáo Tôn giáo phổ biến nhất trong Liên minh châu Âu là Kitô giáo, mặc dù nhiều tôn giáo khác cũng được thực hành. Liên minh châu Âu chính thức thế tục, mặc dù một số quốc gia thành viên có giáo hội được nhà nước bảo trợ: Malta (Giáo hội Công giáo Rôma), Hy Lạp (Chính thống giáo phương Đông), Đan Mạch (Giáo hội Luther), và các bộ phận của Scotland (Trưởng Nhiệm), tại Đức và một số quốc gia Bắc Âu khác tôn giáo chiếm phần lớn dân số là các nhóm Kháng Cách. Những lời mở đầu của Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty on European Union") đề cập đến "di sản văn hoá, tôn giáo và nhân văn của châu Âu" thảo luận trên các văn bản dự thảo Hiến pháp châu Âu. Sau đó, các đề xuất trong lời mở đầu Hiệp ước Lisbon đã đề cập đến Kitô giáo hay Chúa hoặc cả hai nhưng ý tưởng không nhận được sự ủng hộ của phe đối lập và đã bị bác bỏ. Kitô hữu ở Liên minh châu Âu được phân chia giữa người theo đạo Công giáo Rôma, rất nhiều giáo phái Tin Lành (đặc biệt là ở Bắc Âu), và Chính thống giáo Đông Phương và Công giáo Đông phương (ở miền đông nam châu Âu). Các tôn giáo khác, chẳng hạn như Hồi giáo và Do Thái giáo, cũng góp mặt trong Liên minh châu Âu. Đến năm 2009, ước tính số lượng người theo Hồi giáo tại Liên minh châu Âu là 13 triệu người, còn Do Thái là hơn 1 triệu. Eurostat của Eurobarometer thăm dò dư luận cho thấy trong năm 2005 là 52% của công dân Liên minh châu Âu tin tưởng vào thần linh, 27% trong "một số loại lực lượng tinh thần, cuộc sống", và 18% không có hình thức của niềm tin. Nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm rơi tại nhà thờ và thành viên trong những năm gần đây. Các quốc gia nơi người dân ít nhất báo cáo một niềm tin tôn giáo đã được Estonia (16%) và Cộng hoà Séc (19%) Các quốc gia tôn giáo nhất là Malta (95%, chủ yếu là Công giáo), và Síp và România cả hai với khoảng 90% công dân tin tưởng vào Thiên Chúa (cả hai chủ yếu là Chính thống giáo Đông). Trên toàn lãnh thổ Liên minh châu Âu, tín ngưỡng tôn giáo phổ biến ở phụ nữ, tăng theo tuổi tác, những người có sự giáo dục tôn giáo, những người bỏ học ở tuổi 15 với một nền giáo dục cơ bản, và những vị cứ phải quy mô chính trị chiếm (57 %). Văn hóa Kể từ Hiệp ước Maastricht, hợp tác văn hóa giữa các quốc gia thành viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Liên minh châu Âu. Những hành động thiết thực của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực này bao gồm chương trình "Văn hóa 2000" kéo dài trong 7 năm, các sự kiện trong "Tháng văn hóa châu Âu", hay chương trình hòa nhạc "Media Plus", và đặc biệt là chương trình "Thủ đô văn hóa châu Âu" diễn ra đều đặn hàng năm nhằm mục đích tôn vinh một thủ đô đã được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Thể thao cũng rất được chú ý ở Liên minh châu Âu. Chính sách của Liên minh châu Âu về tự do di chuyển và lao động đã tác động không nhỏ đến nền thể thao của các quốc gia thành viên, điển hình như luật Bosman, đạo luật ngăn cấm việc áp dụng hạn ngạch đối với các cầu thủ mang quốc tịch thuộc Liên minh châu Âu thi đấu trong các giải bóng đá của các quốc gia thành viên khác. Hiệp ước Lisbon còn đòi hỏi các quy định về kinh tế nếu được áp dụng phải tính đến tính chất đặc biệt của thể thao và phải được xây dựng trên tinh thần tự nguyện. Đây là kết quả của các cuộc vận động hành lang tại Ủy ban Olympic quốc tế và FIFA trước sự ngại về việc gia tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa các câu lạc bộ trong Liên minh châu Âu nếu các nguyên tắc về thị trường tự do được áp dụng rộng rãi. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài EUROPA — Website chính thức của Liên minh châu Âu Các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu Hội đồng Liên minh châu Âu Ủy ban châu Âu Hội đồng bộ trưởng Nghị viện châu Âu Ngân hàng Trung ương châu Âu Tòa án Công lý Liên minh châu Âu Tòa án kiểm toán châu Âu EUR-Lex – Luật điều chỉnh Liên minh châu Âu Châu Âu chống Mỹ: Đốm lửa phẫn nộ hiền lành Châu Âu Chế độ chính trị Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Thành viên G20 Liên minh siêu quốc gia Quốc gia G7 Quốc gia G8 Tổ chức quốc tế châu Âu Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình Khởi đầu năm 1993 ở Hà Lan Bang liên Tổ chức chính trị quốc tế Tổ chức có trụ sở tại Bruxelles Tổ chức chính trị châu Âu Khối thương mại Khởi đầu năm 1993 ở châu Âu Khu vực Kinh tế châu Âu Tổ chức thành lập năm 1993
5573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neon
Neon
Neon là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ne và số nguyên tử bằng 10, nguyên tử khối bằng 20. Là một khí hiếm không màu, gần như trơ, neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không và đèn neon, nó có trong không khí với một lượng rất nhỏ. Thuộc tính Neon là khí hiếm nhẹ thứ hai sau heli, tạo ra ánh sáng da cam ánh đỏ trong ống phóng điện chân không và có khả năng làm lạnh gấp 40 lần heli lỏng và 3 lần so với hiđrô lỏng (trên cùng một đơn vị thể tích). Trong phần lớn các ứng dụng nó là chất làm lạnh rẻ tiền hơn so với heli. Trong số mọi khí hiếm, neon có cường độ xả điện tích mạnh nhất ở các hiệu điện thế và cường độ dòng điện bình thường. Lịch sử Neon (tiếng Hy Lạp: νέος (neos), có nghĩa là "mới") được phát hiện năm 1898 bởi William Ramsay và Morris Travers. Neon được phát hiện bởi Sir William Ramsay, một nhà hóa học người Scotland, và Morris M. Travers, một nhà hóa học người Anh, ngay sau khi họ phát hiện ra nguyên tố krypton vào năm 1898. Giống như krypton, neon được phát hiện thông qua nghiên cứu về không khí hóa lỏng. Ứng dụng Ánh sáng màu da cam ánh đỏ mà neon phát ra trong các đèn neon được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Từ "neon" cũng được sử dụng chung để chỉ các loại ánh sáng quảng cáo trong khi thực tế rất nhiều khí khác cũng được sử dụng để tạo ra các loại màu sắc khác. Các ứng dụng khác có: Đèn chỉ thị điện thế cao. Thu lôi. Ống đo bước sóng. Ống âm cực trong ti vi. Neon và heli được sử dụng để tạo ra các loại laser khí. Neon lỏng được sử dụng trong công nghiệp như một chất làm lạnh nhiệt độ cực thấp có tính kinh tế. Sự phổ biến Neon thông thường được tìm thấy ở dạng khí với các phân tử chỉ có một nguyên tử. Neon là khí hiếm tìm thấy trong khí quyển Trái Đất với tỷ lệ 1/65.000, được sản xuất từ không khí siêu lạnh được chưng cất từng phần từ không khí lỏng. Hợp chất Mặc dù neon trong các mục đích thông dụng là một nguyên tố trơ, nhưng nó có thể tạo ra hợp chất kỳ dị với flo trong phòng thí nghiệm. Người ta vẫn không chắc chắn là có các hợp chất của neon trong tự nhiên hay không nhưng một số chứng cứ cho thấy nó có thể là đúng. Các ion, như Ne+, (NeAr)+, (NeH)+ và (HeNe)+, cũng đã được quan sát từ các nghiên cứu quang phổ và khối lượng phổ. Ngoài ra, neon còn tạo ra hiđrat không ổn định. Đồng vị Neon có ba đồng vị ổn định: 20Ne (90,48%), 21Ne (0,27%) và Ne22 (9,25%).21Ne và 22Ne có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và các biến đổi của chúng được hiểu rất rõ. Ngược lại, Ne20 không được coi là có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và nguồn gốc biến đổi của nó trên Trái Đất là một điều gây tranh cãi nóng bỏng. Phản ứng hạt nhân cơ bản để sinh ra các đồng vị neon là bức xạ neutron, phân rã alpha của 24Mg và 25Mg, để tạo ra 21Ne và 22Ne một cách tương ứng. Các hạt alpha thu được từ chuỗi phân rã dây chuyền của urani, trong khi các neutron được sản xuất chủ yếu bởi phản ứng phụ từ các hạt alpha. Kết quả cuối cùng sinh ra có xu hướng về phía các tỷ lệ 20Ne/22Ne thấp hơn và 21Ne/22Ne cao hơn được quan sát trong các loại đá giàu urani, chẳng hạn như granit. Phân tích đồng vị của các loại đá phơi nhiễm ra ngoài khí quyển đã chỉ ra rằng 21Ne có nguồn gốc vũ trụ. Đồng vị này được sinh ra bởi các phản ứng va đập trên Mg, Na, Si và Al. Bằng cách phân tích cả ba đồng vị, thành phần nguồn gốc vũ trụ có thể được tách khỏi neon nguồn gốc macma và neon nguồn gốc phản ứng hạt nhân. Điều này cho thấy neon sẽ là công cụ có ích trong việc xác định niên đại phơi nhiễm vũ trụ của các đá bề mặt và các thiên thạch. Tương tự như xenon, thành phần neon được quan sát trong các mẫu khí núi lửa là giàu 20Ne, cũng như 21Ne có nguồn gốc phản ứng hạt nhân so với thành phần của 22Ne. Thành phần các đồng vị neon của các mẫu lấy từ lớp phủ của Trái Đất này đại diện cho các nguồn phi-khí quyển của neon. Các thành phần giàu 20Ne được cho là thành phần nguyên thủy của khí hiếm này trên Trái Đất, có thể có nguồn gốc từ neon mặt trời. Sự phổ biến của 20Ne cũng tìm thấy trong kim cương, được coi là nguồn neon mặt trời trên Trái Đất. Tham khảo Liên kết ngoài Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ – Neon WebElements.com – Neon EnvironmentalChemistry.com – Neon Đây là nguyên tố – Neon "Hong Kong Neonsigns" website Nguyên tố hóa học Khí hiếm
5578
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t
Động đất
Động đất hay Địa chấn (Tiếng Anh: Earthquake, Chữ Hán: 地震) là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ chấn động cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh,vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa. Theo định nghĩa chung, trận động đất từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu. Động đất xảy ra tự nhiên Động đất kiến tạo xảy ra bất cứ nơi nào trên Trái Đất, nơi có đủ năng lượng biến dạng đàn hồi được lưu trữ để thúc đẩy sự lan truyền gãy dọc theo một mặt phẳng đứt gãy. Các mặt của một đứt gãy di chuyển qua nhau một cách trơn tru và không gây ra địa chấn chỉ khi không có sự bất thường hoặc độ dốc dọc theo bề mặt lỗi làm tăng khả năng chống ma sát. Hầu hết các bề mặt lỗi đều có độ sáng như vậy, dẫn đến một dạng hành vi chống trượt. Khi lỗi đã bị khóa, chuyển động tương đối liên tục giữa các tấm dẫn đến sự gia tăng ứng suất và do đó, lưu trữ năng lượng biến dạng trong thể tích xung quanh bề mặt lỗi. Điều này tiếp tục cho đến khi căng thẳng tăng đủ để vượt qua mức độ bất ngờ, đột nhiên cho phép trượt qua phần bị khóa của lỗi, giải phóng năng lượng được lưu trữ. Năng lượng này được giải phóng dưới dạng kết hợp của sóng địa chấn biến dạng đàn hồi bức xạ, gia nhiệt ma sát của bề mặt đứt gãy và nứt vỡ đá, do đó gây ra một trận động đất. Quá trình tích tụ dần dần của căng thẳng và căng thẳng bị chấm dứt do sự cố động đất đột ngột thường xuyên được gọi là lý thuyết phục hồi đàn hồi. Người ta ước tính rằng chỉ có 10 phần trăm hoặc ít hơn tổng năng lượng của trận động đất được tỏa ra dưới dạng năng lượng địa chấn. Hầu hết năng lượng của trận động đất được sử dụng để cung cấp năng lượng cho sự phát triển nứt gãy của trận động đất hoặc được chuyển thành nhiệt do ma sát tạo ra. Do đó, các trận động đất làm giảm năng lượng tiềm năng đàn hồi sẵn có của Trái Đất và tăng nhiệt độ của nó, mặc dù những thay đổi này không đáng kể so với dòng nhiệt dẫn nhiệt và đối lưu từ bên trong sâu của Trái Đất. Các loại đứt gãy động đất Có ba loại đứt gãy chính, tất cả đều có thể gây ra một trận động đất giữa các mảng: bình thường, đảo ngược (lực đẩy) và trượt. Đứt gãy thông thường và đảo ngược là các ví dụ về trượt nhúng, trong đó sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy theo hướng nhúng và trong đó chuyển động trên chúng liên quan đến một thành phần thẳng đứng. Các lỗi thông thường xảy ra chủ yếu ở các khu vực nơi lớp vỏ được mở rộng như ranh giới phân kỳ. Đứt gãy ngược xảy ra ở những khu vực mà lớp vỏ đang được rút ngắn, chẳng hạn như tại một ranh giới hội tụ. Các lỗi trượt ngang là các cấu trúc dốc trong đó hai bên của lỗi trượt ngang qua nhau; ranh giới biến đổi là một loại lỗi trượt đặc biệt. Nhiều trận động đất được gây ra bởi sự di chuyển trên các đứt gãy có các thành phần của cả trượt và trượt; điều này được gọi là trượt xiên. Các đứt gãy ngược, đặc biệt là các đứt gãy dọc theo ranh giới mảng hội tụ, có liên quan đến các trận động đất mạnh nhất, động đất megathrust, bao gồm hầu hết tất cả các cường độ từ 8 độ trở lên. Các đứt gãy trượt, đặc biệt là các biến đổi lục địa, có thể tạo ra các trận động đất lớn lên tới khoảng 8 độ. Động đất liên quan đến các đứt gãy thông thường thường có cường độ nhỏ hơn 7. Đối với mỗi đơn vị tăng cường độ, năng lượng được giải phóng tăng khoảng ba mươi lần. Chẳng hạn, một trận động đất có cường độ 6.0 giải phóng năng lượng gấp khoảng 32 lần so với trận động đất mạnh 5,0 độ và trận động đất mạnh 7 độ richter sẽ giải phóng năng lượng gấp 1.000 lần so với trận động đất 5,0 độ richter. Một trận động đất mạnh 8,6 độ giải phóng năng lượng tương đương với 10.000 quả bom nguyên tử giống như những quả bom được sử dụng trong Thế chiến II. Động đất mạnh như vậy bởi vì năng lượng được giải phóng trong một trận động đất, và do đó cường độ của nó, tỷ lệ thuận với diện tích của đứt gãy và giảm ứng suất. Do đó, chiều dài càng dài và chiều rộng của vùng bị lỗi càng lớn thì cường độ kết quả càng lớn. Phần trên cùng, giòn nhất của lớp vỏ Trái Đất và các phiến mát của các mảng kiến tạo đang rơi xuống lớp phủ nóng, là những phần duy nhất trên hành tinh của chúng ta có thể lưu trữ năng lượng đàn hồi và giải phóng nó trong các đứt gãy. Đá nóng hơn khoảng dòng chảy để đáp ứng với căng thẳng; chúng không vỡ trong trận động đất. Độ dài tối đa quan sát được của vỡ và đứt gãy được ánh xạ (có thể vỡ trong một lần vỡ) là khoảng Ví dụ như các trận động đất ở Alaska (1957), Chile (1960) và Sumatra (2004), tất cả đều nằm trong các khu vực hút chìm. Trận động đất dài nhất làm vỡ các đứt gãy trượt, như đứt gãy San Andreas (1857, 1906), đứt gãy Bắc Anatilian ở Thổ Nhĩ Kỳ (1939) và đứt gãy Denali ở Alaska (2002), dài khoảng một nửa đến một phần ba chiều dài dọc theo lề tấm chìm, và chiều dài dọc theo các đứt gãy thông thường thậm chí còn ngắn hơn. Tuy nhiên, thông số quan trọng nhất kiểm soát cường độ động đất tối đa đối với một đứt gãy không phải là chiều dài tối đa khả dụng, mà là chiều rộng có sẵn vì độ sau thay đổi theo hệ số 20. Cùng với lề tấm hội tụ, góc nhúng của mặt phẳng vỡ rất nông, thường là khoảng 10 độ. Do đó, chiều rộng của mặt phẳng trong lớp vỏ giòn trên cùng của Trái Đất có thể trở thành (Nhật Bản, 2011; Alaska, 1964), tạo ra những trận động đất mạnh nhất có thể. Các đứt gãy trượt có xu hướng được định hướng gần theo chiều dọc, dẫn đến chiều rộng xấp xỉ trong lớp vỏ giòn. Do đó, các trận động đất với cường độ lớn hơn 8 là không thể. Độ lớn tối đa dọc theo nhiều đứt gãy thông thường thậm chí còn hạn chế hơn vì nhiều trong số chúng nằm dọc theo các trung tâm trải rộng, như ở Iceland, nơi độ dày của lớp giòn chỉ khoảng . Ngoài ra, tồn tại một hệ thống phân cấp mức độ căng thẳng trong ba loại đứt gãy. Các đứt gãy lực đẩy được tạo ra bởi các lỗi cao nhất, trượt do trung gian và các lỗi thông thường theo các mức căng thẳng thấp nhất. Điều này có thể dễ dàng được hiểu bằng cách xem xét hướng của ứng suất chính lớn nhất, hướng của lực "đẩy" khối đá trong quá trình đứt gãy. Trong trường hợp các sự cố thông thường, khối đá được đẩy xuống theo hướng thẳng đứng, do đó lực đẩy (ứng suất chính lớn nhất) bằng trọng lượng của chính khối đá. Trong trường hợp lực đẩy, khối đá "thoát" theo hướng ứng suất nhỏ nhất, cụ thể là hướng lên, nâng khối đá lên, và do đó, quá tải tương đương với ứng suất chính nhỏ nhất. Loại đứt gãy trượt ngang là trung gian giữa hai loại khác được mô tả ở trên. Sự khác biệt về chế độ ứng suất này trong ba môi trường đứt gãy có thể góp phần vào sự khác biệt về giảm ứng suất trong quá trình đứt gãy, điều này góp phần tạo ra sự khác biệt trong năng lượng bức xạ, bất kể kích thước của đứt gãy. Động đất cách xa ranh giới mảng Khi ranh giới mảng xảy ra trong thạch quyển lục địa, biến dạng được trải ra trên một diện tích lớn hơn nhiều so với ranh giới mảng. Trong trường hợp biến đổi lục địa đứt gãy San Andreas, nhiều trận động đất xảy ra cách xa ranh giới mảng và có liên quan đến các chủng phát triển trong vùng biến dạng rộng hơn gây ra bởi sự bất thường lớn trong dấu vết đứt gãy (ví dụ, khu vực "Uốn cong lớn"). Trận động đất Northridge có liên quan đến chuyển động trên một lực đẩy mù trong khu vực như vậy. Một ví dụ khác là ranh giới mảng hội tụ xiên mạnh giữa các mảng Ả Rập và Á-Âu, nơi nó chạy qua phần phía tây bắc của dãy núi Zagros. Biến dạng liên quan đến ranh giới mảng này được phân chia thành các chuyển động cảm giác lực đẩy gần như thuần túy vuông góc với ranh giới trên một vùng rộng về phía tây nam và chuyển động trượt gần như thuần túy dọc theo đứt gãy Main Recent gần với ranh giới mảng thực tế. Điều này được thể hiện bằng các cơ chế đầu mối động đất. Tất cả các mảng kiến tạo đều có các trường ứng suất bên trong gây ra bởi sự tương tác của chúng với các mảng lân cận và tải hoặc dỡ tải trầm tích. Những ứng suất này có thể đủ để gây ra đứt gãy dọc theo các mặt phẳng đứt gãy hiện có, dẫn đến động đất bên trong. Động đất tập trung và động đất tập trung sâu Phần lớn các trận động đất kiến tạo bắt nguồn từ vòng lửa ở độ sâu không quá hàng chục km. Động đất xảy ra ở độ sâu dưới được phân loại là động đất "tập trung nông", trong khi những trận động đất có độ sâu tiêu cự từ thường được gọi là trận động đất "trung tâm" hoặc "độ sâu trung gian". Trong các khu vực hút chìm, nơi lớp vỏ đại dương cũ và lạnh hơn hạ xuống bên dưới một mảng kiến tạo khác, các trận động đất tập trung sâu có thể xảy ra ở độ sâu lớn hơn nhiều (từ ). Các khu vực hút chìm hoạt động địa chấn này được gọi là các khu vực Benadoff của Wadati. Các trận động đất tập trung sâu xảy ra ở độ sâu nơi thạch quyển chìm không còn dễ vỡ, do nhiệt độ và áp suất cao. Một cơ chế có thể cho việc tạo ra các trận động đất tập trung sâu là lỗi do olivine trải qua quá trình chuyển pha thành cấu trúc spinel. Động đất và hoạt động núi lửa Động đất thường xảy ra ở các vùng núi lửa và được gây ra ở đó, cả bởi các đứt gãy kiến tạo và sự di chuyển của magma trong núi lửa. Những trận động đất như vậy có thể đóng vai trò là một cảnh báo sớm về các vụ phun trào núi lửa, như trong vụ phun trào núi St. Helens năm 1980. Các trận động đất có thể đóng vai trò là điểm đánh dấu cho vị trí của magma chảy trong các ngọn núi lửa. Những vị trí này có thể được ghi lại bằng máy đo địa chấn và máy đo độ nghiêng (một thiết bị đo độ dốc mặt đất) và được sử dụng làm cảm biến để dự đoán các vụ phun trào sẽ xảy ra hoặc sắp xảy ra. Ảnh hưởng Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại. Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy. Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn". Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter). Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần. Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau: Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave). Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear wave). Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang. Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll) Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn. Các thang cường độ Độ Richter 1–2 trên thang Richter Không thể nhận biết 2–4 trên thang Richter Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại 4–5 trên thang Richter Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể 5–6 trên thang Richter Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt 6–7 trên thang Richter kích hoạt sạt lở,núi lửa có thể phun trào 7–8 trên thang Richter Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. 8–9 trên thang Richter Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún >9 trên thang Richter Rất hiếm khi xảy ra >10 trên thang Richter Cực hiếm khi xảy ra, phá hủy toàn bộ Các thang đo khác Thang độ lớn mô men (Mw) Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF) Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK) Thang Mercalli (viết tắt là MM) Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản Thang EMS98 tại châu Âu Ảnh hưởng của động đất Rung lắc, vỡ bề mặt Đây chính là ảnh hưởng chính của động đất. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Độ rung lắc được đo bằng PGA (peak ground acceleration). Sạt lở đất, lở tuyết Động đất cũng giống như bão, hoạt động của núi lửa, v.v. chúng có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi dốc, dẫn đến sạt lở đất. Sạt lở đất vẫn có thể diễn ra trong công tác cứu hộ. Hỏa hoạn Động đất có thể gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí. Trong hoàn cảnh mà các đường ống nước bị thiệt hại và các dư chấn vẫn còn tiếp diễn, sẽ rất khó khăn để ứng phó với các đám cháy. Động đất San Francisco 1906 là một ví dụ điển hình khi số người thiệt mạng chủ yếu là vì hỏa hoạn chứ không phải động đất. Sóng thần Sóng thần là một hậu quả nghiêm trọng của động đất. Nó có thể di chuyển với vận tốc lên tới 800 km/h, tùy thuộc vào độ sâu. Sóng thần có thể di chuyển hàng ngàn cây số và quét sạch nơi nó đi qua chỉ vài giờ sau động đất. Thông thường thì động đất với cường độ bé hơn 7,5 độ Richter không tạo ra sóng thần cho dù đã có một số trường hợp ngoại lệ được ghi lại. Con người Động đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần... Dự báo động đất Dự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song mục tiêu chính cần đạt là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được. Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được. Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo, v.v. có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ. Sự chuẩn bị, ứng phó với động đất Kỹ thuật động đất (earthquake engineering) là một kỹ thuật với mục tiêu dự báo sự ảnh hưởng của động đất lên các tòa nhà,các công trình, kiến trúc và đồng thời thiết kế các kết cấu mới nhằm có thể hạn chế tối đa các thiệt hại. Các công trình, kiến trúc đã được xây dựng có thể dùng tới phương pháp trang bị địa chấn (seismic retrofitting) để nâng cao khả năng chống chịu động đất. Bảo hiểm động đất (earthquake insurance) có thể giúp cho các chủ tòa nhà, công trình tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế do động đất gây ra. Nên làm gì khi có động đất Động đất không thể dự báo trước, song có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra. Trước động đất Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như ti vi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ. Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường. Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất. Với những nơi dễ ra vào, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. Chọn một chỗ tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra. Trong lúc động đất Trong nhà Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn. Tìm góc phòng để đứng. Tránh cửa kính. Tránh xa những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng. Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. Trong các tòa nhà cao tầng Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người. Ngoài đường Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe Sau khi có động đất Kiểm tra xem có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nơi nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu. Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích. Mở radio để xem có tin tức khẩn cấp không. Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách. Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ. Các trận động đất lớn Một trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử là động đất Thiểm Tây 1556, xảy ra vào ngày 23 tháng 1. Hơn 830.000 người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp này. Vào thời gian này, nhà chủ yếu được xây dựng theo kiểu yaodong, tức là được xây dựng trên phần dốc của đồi. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi những ngôi nhà này bị phá hủy. Động đất Đường Sơn 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240.000 – 650.000 người. Trận động đất năm 1960 xảy ra tại Chile (1960 Valdivia earthquake) chính là trận động đất lớn nhất từng được ghi lại bằng địa chấn kế với cường độ 9,5 độ Richter. Chấn tâm nằm ở gần Cañete, Chile. Năng lượng mà nó giải phóng mạnh gần gấp đôi so với trận động đất mạnh thứ nhì, động đất Alaska 1964. Mười trận động đất mạnh nhất được ghi lại đều là siêu động đất, tuy nhiên chỉ có động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người. Ngoài ra còn có trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 được ghi nhận có cường độ ở mức như vậy, nhưng con số thương vong chưa phải là lớn nhất. Tại Việt Nam Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử. Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro. Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể. Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam. Những trận động đất mạnh dưới 6 độ Richter trên đất liền Việt Nam hằng năm có khoảng chục vụ. Điển hình như: Vào lúc 12:14:51 trưa ngày 27/07/2020, ở khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trận động đất với cường độ 5,3 độ Richter, vị trí tọa độ 20.83 độ vĩ Bắc, 104.65 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu 14 km, khiến cho các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa xảy ra hiện tượng rung lắc. Vào hồi 19:37:53 (giờ Hà Nội) ngày 24/12/2021, một trận động đất có độ lớn 3,9 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (22,391 độ vĩ Bắc, 101,811 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8,6 km. Động đất xảy ra tại khu tỉnh Phongsaly, Lào nhưng khiến nhiều chung cư ở Hà Nội bị rung lắc nhẹ. Hay gần đây nhất, Vào hồi 14:08:04 (giờ Hà Nội) ngày 23/08/2022 một trận động đất có độ lớn 4,7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.2 km. Động đất xảy ra trên địa phận xã Kon Plông, tỉnh Kon Tum nên phạm vi ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt người dân sống tại các tòa nhà cao tầng tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều cảm nhận rung chấn. Phòng ngừa Hiện nay Viện Vật lý địa cầu đã xây dựng 10 trạm quan sát địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam, gửi số liệu theo thời gian thực về Viện. Viện cũng có quan hệ trao đổi dữ liệu với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, hợp tác với Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center) tại Hawaii (Mỹ) và Trung tâm Báo động sóng thần Đại Tây dương (Atlantic Ocean - Tsunami Alarm System ) để nhận thông tin, xử lý và đưa ra khuyến cáo. Tham khảo Xem thêm Địa chấn học Động sao (chấn động trên một số loại sao đặc) Danh sách các trận động đất Sóng địa chấn Độ Richter Hòn Tro Địa chấn điện Hệ thống cảnh báo sóng thần (Tsunami warning system) Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center, PTWC) Liên kết ngoài How to survive an earthquake - Guide for children and youth Earthquakes — an educational booklet by Kaye M. Shedlock & Louis C. Pakiser The Severity of an Earthquake USGS Earthquake FAQs IRIS Seismic Monitor - maps all earthquakes in the past five years. Latest Earthquakes in the World - maps all earthquakes in the past week. Earthquake Information from the Deep Ocean Exploration Institute , Woods Hole Oceanographic Institution Geo.Mtu.Edu — How to locate an earthquake's epicenter Photos/images of historic earthquakes earthquakecountry.info Answers to FAQs about Earthquakes and Earthquake Preparedness Interactive guide: Earthquakes - an educational presentation by Guardian Unlimited Geowall — an educational 3D presentation system for looking at and understanding earthquake data Virtual Earthquake - educational site explaining how epicenters are located and magnitude is determined CBC Digital Archives — Canada's Earthquakes and Tsunamis Earthquakes Educational Resources - dmoz USGS: Earthquakes for Kids Reports on China Sichuan earthquake 12/05/2008 Kashmir Relief & Development Foundation (KRDF) PBS NewsHour - Predicting Earthquakes 10 trận động đất kinh hoàng nhất Khoa học Trái Đất Khoa học hành tinh Bài cơ bản dài trung bình Địa chấn học Nguy hiểm địa chất
5580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coenzyme%20A
Coenzyme A
Coenzyme A (viết tắt CoA, CoASH hay HSCoA, chữ A viết tắt cho acetyl hoá) là một trong các phân tử trung tâm trong chuyển hoá, có cấu tạo gồm các đơn vị β-mercaptoethylamine, panthothenate và adenosine triphosphate. Coenzyme A tham gia trong quá trình oxy hoá acid béo và chu trình acid citric. Chức năng chính của CoA là vận chuyển các nhóm acyl bởi liên kết thioester tại đầu tận cùng sulfhydryl của nó, tạo thành chất dẫn xuất gọi là acyl-CoA. Nhóm acyl thường liên kết với CoA là đơn vị acetyl, khi đó chất dẫn xuất được gọi là acetyl-CoA. Acetyl-CoA là một phân tử quan trọng. Nó là tiền chất của HMG CoA, đây là thành phần thiết yếu trong tổng hợp cholesterol và ketone. Acetyl-CoA cũng cung cấp nhóm acetyl cho choline để tạo thành acetylcholine, qua xúc tác của choline acetyltransferase. Nhiệm vụ chính khác của nó là mang nguyên tử carbon của nhóm acetyl vào chu trình acid citric để được oxy hoá tạo năng lượng cho cơ thể. Quá trình chuyển pyruvate thành acetyl-CoA được gọi là Phản ứng pyruvate dehydrogenase. Phản ứng này được xúc tác bởi phức hợp men pyruvate dehydrogenase. Men này gồm 60 bán đơn vị: 24 pyruvate dehydrogenase, 24 dihydrolipoyl transacetylase và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase (thường được viết là E1, E2 và E3). 24 pyruvate dehydrogenase chứa coenzyme TPP, 24 dihydrolipoyl transacetylase chứa lipoate và coenzyme A, và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase chứa các coenzyme FAD và NAD+. Thông qua một phản ứng phức tạp, pyruvate được khử carboxyl và chuyển thành acetaldehyde, sau đó gắn với coenzyme A trong khi NAD+ được khử thành NADH và H+. Xem thêm Chu trình acid citric Đường chuyển hoá HMG-CoA reductase Tham khảo Hóa sinh Thiol Trao đổi chất
5598
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20so%E1%BA%A1n%20nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n
Danh sách nhà soạn nhạc cổ điển
Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Lưu ý danh sách dưới đây không nêu tất cả các nhà soạn nhạc cổ điển mà chỉ nêu những tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đối với từng giai đoạn nói riêng và âm nhạc cổ điển nói chung. Xem dạng biểu đồ tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. Giai đoạn Trung cổ (1100 - 1400) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Trung cổ {| class="wikitable sortable" !Tên !Chân dung !Năm sinh !Năm mất !Tác phẩm nổi tiếng !Ghi chú |- | Trước 1100 |- | Romanos Người viết nhạc || ||490 || 556 || ||Một trong những nhà soạn nhạc thánh ca người Hy Lạp xuất sắc nhất, người đã gây ảnh hưởng vào thế kỷ thứ 6, thế kỷ được gọi là "Thời kỳ Vàng" của Đế chế Byzantine |- | Yared || ||525 || 571 || ||Nhà soạn nhạc truyền thuyết của Ethiopia, người sáng tạo ra nhạc truyền thống của Chính thống giáo Đông phương và hệ thống ký hiệu âm nhạc của riêng Ethiopia |- | Khosrovidukht || ||Thế kỷ 8 || Thế kỷ 8 || ||Một trong những nhà soạn nhạc nữ được biết đến sớm nhất |- | Otfrid von Weissenburg || ||800 ||Sau 870 || ||Con người ông với tư cách là một nhà soạn nhạc hiện không rõ ràng, nhưng một vài bản sao chép các bài thơ của ông tồn tại dưới dạng các ký hiệu âm nhạc |- | Kassia || ||805/810 ||Trước 865 || ||Một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên mà các tác phẩm còn sót lại và có thể được diễn giải bởi các nhà soạn nhạc và học giả hiện đại |- | Notker Người nói lắp || ||840 ||912 || ||Người được chấp nhận là "Thầy tu của Thánh Gall" |- | Stephen xứ Liège || ||850 ||920 ||In Festi Sanctisissimae Trinitatis || |- | Odo xứ Cluny || ||878 ||942 || ||Cha trưởng thứ hai của Cluny |- | Adémar de Chabannes || ||989 ||1034 || ||Một người làm giả tác phẩm văn học thành công |- | Guido d’Arezzo || ||991/992 ||Sau 1033 || || Phát triển khuông nhạc, phương tiện ghi âm còn duy trì đến bây giờ |- | Wipo xứ Burgundy || ||995 ||1048 ||Gesta Chuonradi II imperatoris || |- | Hermann xứ Reichenau || ||1013 ||1054 ||Alma Redemptoris Mater<ref>Handbook of Prayers by James Socías 2006 ISBN 0-87973-579-1 page 472</ref> || |- | 1100 - 1200 |- | Godric xứ Finchale || ||1065 ||1170 || ||Chưa bao giờ là một người trung thành chính thức |- | Adam của Saint Victor || ||Thế kỷ 11 ||1146 || ||Nhà thơ, nhà soạn nhạc phong phú về thể loại nhạc thánh ca và sequence |- | Jocelin của Soissons || ||Thế kỷ 11 ||1152 || ||Đối thủ triết học của Pierre Abélard |- | Guilhem de Peitieus || ||1071 || 1126 || || Là hát rong đầu tiên |- | Hildegard xứ Bingen || ||1098 ||1179 || || Nhà soạn nhạc nữ thời kỳ Trung cổ xuất sắc nhất |- | Marcabru || ||1099 || 1130 - 1150 || || |- | Bernard of Cluny || ||1100 || 1153 || || |- | Jaufre Rudel || ||1113 || 1170 || || |- | Arnaut Guilhem de Marsan || ||1116 || 1160 - 1180 || || |- | Bernart de Ventadorn || ||1130 || 1190/1200|| || |- | Raimon de Miraval || ||1135 || 1220|| || |- | Giraut de Bornelh || ||1138 || 1215 || || |- | Beatritz de Dia || ||1140 || 1175 || || |- | Raimbaut d'Aurenga || ||1147 || 1173 || || |- | Arnaut Daniel || ||1150 || 1200 || || |- | Léonin || ||1150 ||1201 || || |- | Raimbaut de Vaqueiras || ||1150 || 1207 || Kalenda Maya || |- | Richard Tim Sư Tử || ||1157 ||1199 || || |- | Gace Brule || ||1160 || 1213 || || |- | Gaucelm Faidit || ||1170 || 1202 ||S'om pogues partir son voler || |- | Wolfram von Eschenbach || ||1170 || 1220|| || |- | Walther von der Vogelweide || ||1170 || 1230||Palästinalied || Một trong những Minnesang nổi tiếng nhất |- | Peire Vidal || ||1175 ||1205|| ||| |- | Guilhem Ademar || |||1175 || 1217 || || |- | Aimeric de Peguilhan || ||1175 ||1230 || || |- | Gautier de Coincy || ||1177 ||1236 || Efforcier m'estuet ma voiz || Một trong những Trouvères nổi tiếng nhất thời Trung cổ |- | 1200 - 1300 |- | Peire Cardenal || ||1180 || 1278 || || |- | Neidhart von Reuental || ||1190 ||1236/1237 || Mayenzît || Một trong những Minnesang nổi tiếng nhất |- | Theobald I of Navarre|| ||1201 || 1253|| || |- | Richard de Fournival || ||1201 || 1260 || || |- | Martin Codax || ||1210 || 1270|| || |- | Alfonso el Sabio || ||1221 || 1284|| Cantigas de Santa Maria (Cantiga 26, Cantiga 77, Cantiga 119, Cantiga 166, Cantiga 384) || Một trong những Trovadorismo nổi tiếng nhất |- | Konrad von Würzburg || ||1230 || 1287 || || |- | Guiraut Riquier || ||1230 ||1292 || || |- | Adam de la Halle || ||1237 || 1288 || Or est Bayard || Một trong những Trouvères nổi tiếng với phong cách Ars Antiqua |- | Meister Rumelant || ||1243 || 1286/1287 || || |- | Franco of Cologne || ||thế kỷ XIII || thế kỷ XIII || || |- | 1300 - 1400 |- | John Koukouzelis || ||1280 ||1360 || ||Là nhà cải cách của âm nhạc lễ giáo Chính thống giáo Đông phương |- | Philippe de Vitry || ||1291 ||1361 || || Sáng tạo ra ars nova |- | Guillaume de Machaut || ||1300 ||1377 || Douce dame jolie, Je vivroie liement, Quant je suis mis au retour || Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất với các phong cách cuối thời trung cổ đầu thời phục hưng như Ars nova, Rondeau, Virelai, Ballade |- | Lorenzo da Firenze || ||1325 || 1386 || || |- | Francesco Landini || ||1325 || 1397 || || Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất với phong cách Trecento |- | Jacopo da Bologna || ||1340 || 1386 || || |- | Antonio Zacara da Teramo || ||1350 || 1413/1416|| || |- | Paolo da Firenze || ||1355 || 1436 || || |- | Hugo von Montfort || ||1357 || 1423 || || |- | Johannes Ciconia || ||1370 || 1412 || || |- | Leonel Power || ||1370 đến 1385 || 1445 || ||Cùng với Dunstaple trở thành những hình mẫu lớn của âm nhạc Anh thế kỷ 15 |- | Franciscus Andrieu || ||1377 || 1400 || || |- | Oswald von Wolkenstein || ||1376/1377 || 1445 || Wer die Ougen will verschüren || Một trong những Minnesang cuối cùng |} Giai đoạn Phục hưng (1400 - 1600) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Phục hưng Giai đoạn Baroque (1600 - 1750) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Baroque Giai đoạn Cổ điển (1735 - 1835) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển Giai đoạn Lãng mạn (1830 - 1910)Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Lãng mạn Âm nhạc cổ điển thế kỷ 20 Xem thêm Âm nhạc cổ điển thế kỷ 20, Âm nhạc cổ điển thế kỷ 21'' Âm nhạc cổ điển thế kỷ 21 Xem thêm Danh sách các nhà soạn nhạc Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển thế kỷ 21 Nhạc cổ điển Chú thích Nhà soạn nhạc
5601
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%ADt%20ng%E1%BB%AF%20ti%E1%BA%BFng%20%C3%9D%20trong%20%C3%A2m%20nh%E1%BA%A1c
Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc
Không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc vì Ý đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của âm nhạc ở châu Âu ngay từ thời kỳ Phục hưng, đặc biệt trong suốt thời kỳ Barốc. Trong thời kỳ đó các nhạc sĩ người Ý đã thống trị gần như toàn bộ đời sống âm nhạc của lục địa này. Và chính từ giai đoạn này mà vô vàn thuật ngữ đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi. (Xem thêm bản nhạc bướm.) Dưới đây là danh sách một số các thuật ngữ được sử dụng: Thể nhạc Nhạc cụ Giọng Độ nhanh Âm lượng Cảm xúc Diễn xuất âm nhạc nói chung Chuyển hướng Kỹ thuật Vai hát Đánh giá Xem thêm Thuật ngữ âm nhạc Tham khảo Liên kết ngoài 8notes glossary Thuật ngữ âm nhạc Nhạc lý Danh sách thuật ngữ Thuật ngữ Từ ngữ tiếng Ý
5603
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA
Lê là từ có nhiều nghĩa: Họ tên người Lê là một họ lớn và lâu đời ở Việt Nam Nhà Tiền Lê và nhà Hậu Lê: hai triều đại phong kiến ở Việt Nam Lê là tên một dân tộc tại Trung Quốc được chính phủ chính thức công nhận Một tên gọi khác của người Ngái Lê là một quốc gia bộ lạc thời tối cổ Trung Quốc Thực vật Pyrus: chi lê, là một chi thực vật các loài cây ăn trái cho thịt trái màu trắng, nhiều nước và vị ngọt. Pyrus pyrifolia: lê Pyrus ussuriensis: lê Malus: chi Táo tây/bình quả Malus asiatica: lê Syzygium: chi trâm Syzygium jambos: loài thực vật không nằm trong chi Pyrus nhưng vẫn thường được gọi là lê. Vũ khí Lê là gọi tắt của lưỡi lê
5612
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0%20R%E1%BB%8Ba%20%E2%80%93%20V%C5%A9ng%20T%C3%A0u
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BRVT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân, GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam). Theo số liệu năm 2004 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 61.9%. Tự nhiên Vị trí Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Phía nam giáp Biển Đông. Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, với mức thấp nhất khoảng 26,8 °C và mức cao nhất khoảng 28,6 °C. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Vùng này ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km². Hành chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã. Dân số Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰ 60,8% dân số sống ở đô thị và 29,2% dân số sống ở nông thôn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336 người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.168 người, Phật giáo hòa hảo có 468 người, Hồi giáo 169 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bahá'í có năm người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, Bà-la-môn có ba người, còn lại là Minh Lý Đạo có hai người. Lịch sử Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay). Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa. Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên. Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai. Từ ngày 30 tháng 5 năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vừa giải thể và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành lập thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo trên cơ sở đặc khu vừa giải thể. Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc. Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức, Tân Thành. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Long Đất thành 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa (nay là thành phố Bà Rịa). Ngày 22 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chuyển huyện Tân Thành thành thị xã Phú Mỹ. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay. Giáo dục & Y tế Giáo dục Giáo dục phổ thông. Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo. Hệ thống trường học này đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Giáo dục bậc đại học. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường đại học là Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đào tạo đa ngành. Năm 2019, Trường có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới Hiện nay Trường đào tạo 05 ngành trình độ thạc sĩ (Quản trị Kinh doanh, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, Đông phuơng học, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hóa học) 48 ngành/chuyên ngành trình độ đại học (trong đó có các ngành: Marketing, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản lý công nghiệp, Kế toán, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý vận tải, Luật, Luật kinh tế, Đông phương học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Thú y, Nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Điều dưỡng). Y tế Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã, với 1.445 giường bệnh và 480 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh. Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội. Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15 m đảm bảo các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, và Việt Nam (nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam). Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân. Dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn: Hồ Tràm MGM, Vietso resort... Các khu du lịch có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong... Các khách sạn có khách sạn Pullman, khách sạn Imperial, khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC... Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005). Tổng giá trị GRDP đứng thứ 3 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong những năm gần đây, tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Cơ cấu kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu (năm 2012): công nghiệp – xây dựng 69,7%; dịch vụ 24,5% và nông lâm ngư nghiệp 5,8%. Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011–2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%, cao hơn tỷ lệ của cả nước là 46%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ước đạt 1,7%, thấp hơn nhiều so với cả nước. 100% xã, huyện đạt phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi đạt 87,7% và tỉnh đang phấn đấu hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt 96%. 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa. Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD . Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42 lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh. Định hướng đến năm 2020 trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất cả nước cùng với Hải Phòng, trung tâm logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển). Năm 2019, tỉnh có tăng trưởng kinh tế khá, GRDP (trừ dầu khí) đạt 7,65%. Ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu, sản xuất công nghiệp tăng 9,12%. Khai thác khoáng sản và chế biến tăng 9,8–9,9%. Dịch vụ cảng và logistics tăng 4,8%. Du lịch phát triển tốt, doanh thu lưu trú tăng 17,85%, khách nước ngoài tăng 17,92%. Bán lẻ tăng 13,98%, xuất khẩu (trừ dầu khí) tăng 14,02%. Nông nghiệp tăng 3,45%, ngư nghiệp tăng 4,21%... Khu công nghiệp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có các Khu Công nghiệp sau KCN Long Sơn KCN Hòa Long KCN Sonadezi Châu Đức KCN Phú Mỹ III KCN Đá Bạc KCN Phú Mỹ I KCN Đông Xuyên KCN Mỹ Xuân A KCN Mỹ Xuân A2 KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC KCN Cái Mép KCN Phú Mỹ II KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương KCN Long Hương KCN Đất Đỏ 1 Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ. Đối ngoại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỉnh đã ký xác lập quan hệ đối tác kết nghĩa với các địa phương sau đây: Giao thông vận tải Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu quy mô 6 làn xe song song với quốc lộ 51A, đường vành đai 4 quy mô 6-8 làn xe kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại khu vực thị xã Phú Mỹ, quốc lộ 56 từ Long Khánh đi Bà Rịa, quốc lộ 55A từ Hàm Tân đi Bà Rịa. Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm đến bến Bạch Đằng thuộc Quận 1 hoặc bằng phà biển kết nối đến huyện Cần Giờ. Hàng không: Tỉnh hiện có 2 sân bay đang hoạt động gồm một sân bay chuyên dùng là Sân bay Vũng Tàu tại trung tâm thành phố Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, cùng một sân bay lưỡng dụng là Sân bay Cỏ Ống tại huyện đảo Côn Đảo. Tỉnh cũng đang triển khai kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng Sân bay Gò Găng thành sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ hàng không dân dụng kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí, vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km. Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1,435 m sẽ được xây dựng nối TP. HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h nhưng hiện chưa có bất kỳ thông tin về việc triển khai. Xe buýt 04: Bình Châu – Phước Bửu – Đất Đỏ – Long Điền – Bà Rịa – Vũng Tàu. 08: Bình Châu – La Gi (Bình Thuận). 15: Dầu Giây – Long Khánh – Sông Ray – Bàu Lâm – Xuyên Mộc – Hòa Hiệp. 22: Long Khánh – Ngãi Giao – Bà Rịa – Vũng Tàu. 606: Xuân Trường – Ông Đồn – Sông Ray – Bàu Lâm – Hòa Bình – Ngãi Giao – Bà Rịa – Long Hải. 611: Ngã Tư Vũng Tàu (Biên Hòa) – Long Thành – Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu. Văn hóa Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có ngày lễ Dinh Cô (Long Hải) từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự. Người nổi tiếng Các danh nhân sinh ra và cư trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Rịa (1665–1759), người có công khai hoang lập ấp vùng đất Mô Xoài trước đây. Huỳnh Tịnh Của (1834–1907), nhà văn hóa và ngôn ngữ học. Ông Trần (1855–1935), tên thật là Lê Văn Mưu, nghĩa quân chống Pháp, người khai sáng Đạo Ông Trần, nhà doanh điền lập nên xã đảo Long Sơn. Dương Bạch Mai (1904–1964), chính trị gia, nhà ngoại giao. Lê Thành Duy (1922–1946), công an nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (có một công viên ở đường CMT8, Bà Rịa mang tên ông). Hoàng Việt (1928–1967), tên thật là Lê Chí Trực, nhạc sĩ. Nguyễn Văn Tàu (sinh năm 1928), đại tá tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Võ Thị Sáu (1933–1952), nữ chiến sĩ thời chống Pháp, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyễn Thanh Đằng (1945–1971), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm (sinh năm 1945), Giám mục tiên khởi của Giáo phận Bà Rịa. Người làm nghệ thuật, doanh nhân, người dẫn chương trình... Lý Nhã Kỳ, doanh nhân, diễn viên. Trần Nam Thư, diễn viên. Chi Bảo, diễn viên, doanh nhân. Trúc Nhân, ca sĩ. Kiều Minh Tuấn, diễn viên điện ảnh. Nguyễn Tuyết Ngân, người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Diễn viên - ca sĩ Hà Trí Quang Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Báo Bà Rịa – Vũng Tàu Cổng thông tin du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu Cổng thông tin Sở Giáo dục & Đào tạo Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa có gì vui Đông Nam Bộ Tỉnh ven biển Việt Nam
5622
https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20acid
Siêu acid
Siêu acid có thể định nghĩa như một acid với độ acid lớn hơn của acid sulfuric nồng độ 98%. Một số siêu acid đơn giản bao gồm acid trifluorometansulfonic (CF3SO3H), còn gọi là acid triflic, và acid fluorosulfuric (FSO3H), cả hai acid này có độ acid mạnh hơn acid sulfuric hàng nghìn lần. Trong nhiều trường hợp, siêu acid không phải là một hợp chất đơn, mà là một hệ của nhiều hợp chất liên kết với nhau để tạo ra độ acid cao. Thuật ngữ "siêu acid" nguyên thủy được tạo ra bởi James Bryant Conant năm 1927 trong phân loại các acid mà chúng mạnh hơn các acid vô cơ thông thường. George A. Olah đoạt giải Nobel năm 1994 về hóa học vì các nghiên cứu của ông về các siêu acid và công dụng của chúng trong các theo dõi trực tiếp về carbocation. "Acid ma thuật" của Olah là tên gọi do khả năng kỳ diệu của chúng để hòa tan sáp nến. Acid ma thuật là hỗn hợp của acid Lewis pentafluorur antimon (SbF5) và acid fluorosulfuric (acid Bronsted). Hệ siêu acid mạnh nhất đã biết, gọi là acid fluoroantimonic, là hỗn hợp của acid fluohidric và pentafluorur antimon. Trong hệ này, acid fluohidric giải phóng proton (H+), và gốc baz liên hợp (F-) bị cô lập một cách có hiệu quả bằng cách tạo ra một liên kết phối hợp rất mạnh với pentafluorur antimon. Kết quả của liên kết này là anion vô cơ lớn (SbF6-), đây là một chất thân hạch rất yếu và là baz rất yếu. Nồng độ pH của siêu acid là từ -12 trở xuống. Xem thêm Siêu base Tham khảo Acid
5626
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%99ng%20h%C3%B3a%20tr%E1%BB%8B%20ph%E1%BB%91i%20tr%C3%AD
Liên kết cộng hóa trị phối trí
Liên kết cộng hóa trị phối trí, còn được gọi là liên kết cộng hóa trị phối hợp, liên kết cộng hóa trị cho - nhận, liên kết phối trí hay liên kết lưỡng cực (tiếng Anh: coordinate covalent bond, dative bond, dipolar bond, hoặc coordinate bond) là một dạng đặc biệt của liên kết cộng hóa trị hai tâm, liên kết cộng hóa trị 2 electron (2c-2e), trong đó cặp electron dùng chung chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Khi liên kết được tạo thành, độ bền của nó không khác gì so với liên kết cộng hóa trị. Liên kết của các ion kim loại với các phối tử liên quan đến loại tương tác này. Loại tương tác này là trung tâm của lý thuyết acid và base Lewis. Liên kết cộng hóa trị phối trí thường được tìm thấy trong các phức chất. Ví dụ Liên kết cộng hóa trị phối trí khá phổ biến. Trong tất cả các phức chất nước kim loại [M(H2O)n]m+, liên kết giữa nước và cation kim loại được mô tả là liên kết cộng hóa trị phối trí. Tương tác kim loại-phối tử trong hầu hết các hợp chất cơ kim và hầu hết các hợp chất phối trí được mô tả tương tự nhau. Thuật ngữ liên kết lưỡng cực được sử dụng trong hóa hữu cơ cho các hợp chất như amin oxide mà cấu trúc electron có thể được mô tả dưới dạng amin cơ bản tặng hai electron cho nguyên tử oxy. → O Mũi tên → chỉ ra rằng cả hai electron trong liên kết đều bắt nguồn từ moiety amin. Trong một liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn, mỗi nguyên tử đóng góp một electron. Do đó, một cách mô tả khác là amin nhường một electron cho nguyên tử oxy, sau đó, electron này được sử dụng cùng với electron chưa ghép cặp còn lại trên nguyên tử nitơ, để tạo thành liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn. Quá trình chuyển electron từ nitơ sang oxy tạo ra các điện tích hình thức, vì vậy cấu trúc electron cũng có thể được mô tả là: Tham khảo Liên kết ngoài Chemguide Cộng hóa trị phối hợp
5628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid%20v%C3%A0%20base%20Lewis
Acid và base Lewis
Trong hóa học, một acid Lewis là bất kỳ acid nào mà có thể nhận một cặp điện tử và tạo ra liên kết cộng hóa trị phối hợp, được đặt theo tên của nhà hóa học người Mỹ Gilbert Lewis. Thuật ngữ acid là mơ hồ; đây chỉ là một trong các cách diễn giải chấp nhận được. Một electrophil (chất ưa điện tử) là một acid Lewis. Một acid Lewis thông thường có LUMO rỗng. Một số acid Lewis phổ biến là nhôm chloride, sắt(III) chloride, bor trifluoride và yterbi(III) triflat. Không giống như các acid thông thường, một acid Lewis không cần thiết phải có ion hydro như là một electrophil, một phân tử khác sẽ đảm nhận vai trò này. Một base Lewis là bất kỳ phân tử hay ion nào có thể tạo ra liên kết cộng hóa trị phối hợp mới bằng cách cung cấp một (các) cặp electron. Một chất nucleophil (ưa thích điện tích dương) là một base Lewis. Xem thêm Acid base Tham khảo Acid Base
5630
https://vi.wikipedia.org/wiki/Base%20%28h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc%29
Base (hóa học)
Trong hóa học, có ba định nghĩa được sử dụng phổ biến cho từ base (thường được phiên âm là bazơ), được gọi là base Arrhenius, base Brønsted và base Lewis. Tất cả các định nghĩa này đều đồng ý rằng base là những chất phản ứng với acid như đề xuất ban đầu của G.-F. Rouelle vào giữa thế kỷ 18. Năm 1884, Svante Arrhenius đề xuất rằng base là một chất phân ly trong dung dịch nước để tạo thành các ion hydroxide OH-. Các ion này có thể phản ứng với các ion hydro (H+ theo Arrhenius) từ sự phân ly của acid để tạo thành nước trong phản ứng acid - base. Do đó, base là một hydroxide kim loại như NaOH hoặc Ca(OH)2. Các dung dịch hydroxide trong nước như vậy cũng được mô tả bằng một số tính chất đặc trưng. Chúng trơn khi chạm vào, có thể có vị đắng và thay đổi màu sắc của chất chỉ thị pH (ví dụ: giấy quỳ đỏ bị chuyển sang màu xanh). Trong nước, bằng cách thay đổi cân bằng tự ion hóa, các base tạo ra các dung dịch trong đó độ hoạt động của ion hydro thấp hơn trong nước tinh khiết, tức là nước có pH cao hơn 7,0 ở điều kiện tiêu chuẩn. Một base hòa tan được gọi là kiềm nếu nó chứa và giải phóng các ion OH- về mặt định lượng. Oxide kim loại, hydroxide và đặc biệt là ankoxide là base, và base liên hợp của acid yếu là base yếu. Base và acid được coi là đối lập hóa học vì tác dụng của acid là làm tăng nồng độ hydronium (H3O+) trong nước, trong khi base làm giảm nồng độ này. Phản ứng giữa các dung dịch nước của một acid và một base được gọi là phản ứng trung hòa, tạo ra một dung dịch nước và một muối trong đó muối phân tách thành các ion thành phần của nó. Nếu dung dịch nước bão hòa với một chất tan muối nhất định, thì bất kỳ muối nào khác như vậy sẽ kết tủa ra khỏi dung dịch. Theo lý thuyết base-acid-Brønsted-Lowry tổng quát hơn (1923), một base là một chất có thể chấp nhận các cation hydro (H +) —còn gọi là proton. Điều này bao gồm các hydroxide trong nước vì OH- phản ứng với H+ để tạo thành nước, do đó các base Arrhenius là một tập hợp con của các base Brønsted. Tuy nhiên, cũng có những base Brønsted khác chấp nhận proton, chẳng hạn như dung dịch nước amonia (NH3) hoặc các dẫn xuất hữu cơ của nó (amin). Các base này không chứa ion hydroxide nhưng vẫn phản ứng với nước, làm tăng nồng độ của ion hydroxide. Ngoài ra, một số dung môi không chứa nước có chứa các base Brønsted phản ứng với các proton hòa tan. Ví dụ trong amonia lỏng, NH2- là loại ion cơ bản chấp nhận proton từ NH4+, loại có tính acid trong dung môi này. Gilbert N.Lewis nhận ra rằng nước, amonia và các base khác có thể tạo liên kết với một proton do cặp electron không chia sẻ mà các base sở hữu. Trong lý thuyết Lewis, một base là chất cho cặp điện tử có thể chia sẻ một cặp điện tử với chất nhận điện tử được mô tả là acid Lewis. Lý thuyết Lewis tổng quát hơn mô hình Brønsted bởi vì acid Lewis không nhất thiết phải là một proton, mà có thể là một phân tử (hoặc ion) khác với một quỹ đạo nguyên tử thấp trống có thể nhận một cặp điện tử. Một ví dụ đáng chú ý là bo triflorua (BF3). Tính chất vật lý Những tính chất chung của các loại base bao gồm: Có cảm giác nhờn, hoặc có mùi và có cảm giác như xà phòng khi cầm trên tay, vì sự xà phòng hoá của Lipid trong da người. Base nồng độ cao và base mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất acid. Đổi màu các chất chỉ thị: dung dịch base đổi màu quỳ tím thành màu xanh, dung dịch Phenolphthalein không màu thành màu hồng, giữ nguyên màu xanh của bromothymol, và đổi màu methyl cam thành màu vàng. Độ pH của dung dịch base luôn lớn hơn 7. Base có vị đắng. Một số kim loại phản ứng với nước: Natri, Caesi, Kali, Rubidi, Lithi, Franci: kim loại kiềm hóa trị I hoặc Calci, Stronti, Bari, Radi: kim loại kiềm thổ hóa trị II (trừ Magnesi tan trong nước sôi, Beryli không phản ứng), Amonia (NH3) và các amin tạo thành các dung dịch base là NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2, LiOH,... Base không tan: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Be(OH)2 và các amin vòng thơm như C6H5NH2,... Amonia, các Ankyl amin và amin của các hợp chất CnH2n-1, CnH2n-3 dễ bay hơi. Công thức - Nhóm hydroxide (OH-) có hóa trị I: OH- - Công thức chung: M(OH)n. Trong đó, n là hóa trị của kim loại M. Các base thông dụng Amonia (NH3) và các amin. Pyridin và các base vòng thơm khác. Các hydroxide kim loại như hydroxide natri (NaOH) hay hydroxide kali (KOH). Nhiều oxide kim loại tạo ra hydroxide base với nước (anhydride). Phân loại base theo tính tan Các base được chia làm hai (2)loại tùy vào tính tan của chúng. Base tan được trong nước gọi là kiềm: LiOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH... Base không tan: các hydroxide của nhiều kim loại (gồm Mg và các kim loại đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại):Be, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Co, Ni, Sn, Pb, Cu,... Riêng Mg(OH)2 tan được trong nước nóng hoặc đun sôi còn Be(OH)2 thì tan được trong kiềm Base mạnh Một base mạnh là một hợp chất hóa học base có thể loại bỏ một proton (H+) từ (hoặc deprotonate) một phân tử thậm chí là một acid rất yếu (như nước) trong phản ứng acid-base. Các ví dụ phổ biến của các base mạnh bao gồm hydroxide của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, như NaOH và , tương ứng. Do độ hòa tan thấp, một số base, chẳng hạn như hydroxide kiềm kiềm, có thể được sử dụng khi không tính đến yếu tố hòa tan. Một ưu điểm của độ hòa tan thấp này là rằng "nhiều thuốc kháng acid là huyền phù của hydroxide kim loại như nhôm hydroxide và magiê hydroxide." Các hợp chất này có độ hòa tan thấp và có khả năng ngăn chặn sự gia tăng nồng độ của ion hydroxide, ngăn chặn tác hại của các mô trong miệng, thực quản và dạ dày. Khi phản ứng tiếp tục và muối tan ra, acid dạ dày phản ứng với hydroxide được tạo ra bởi các huyền phù. Các base mạnh bị thủy phân trong nước gần như hoàn toàn, dẫn đến hiệu ứng san bằng. " Trong quá trình này, phân tử nước kết hợp với một base mạnh, do khả năng lưỡng tính của nước, và, một ion hydroxide được tái cho thuê. Các base rất mạnh thậm chí có thể khử các nhóm C C có tính acid rất yếu trong trường hợp không có nước. Dưới đây là danh sách một số base mạnh: Lithi hydroxide (LiOH) Natri hydroxide (NaOH) Kali hydroxide (KOH) Rubidi hydroxide (RbOH) Caesi hydroxide (CsOH) Calci hydroxide () Stronti hydroxide () Bari hydroxide () Tetrametylamoni hydroxide Guanidine Các cation của các base mạnh này xuất hiện trong nhóm thứ nhất và thứ hai của bảng tuần hoàn (kim loại kiềm và kiềm thổ). Tetraalkylated ammonium hydroxide cũng là những base mạnh vì chúng phân ly hoàn toàn trong nước. Guanidine là trường hợp đặc biệt của một loài đặc biệt ổn định khi bị proton hóa, tương tự như lý do tạo ra acid perchloric và acid sulfuric acid rất mạnh. Các acid có p Ka hơn 13 được coi là rất yếu và cơ sở liên hợp của chúng là các base mạnh. Siêu base Các muối nhóm 1 của carbanion, amit và hydride có xu hướng thậm chí là các base mạnh hơn do sự yếu kém của các acid liên hợp của chúng, đó là hydrocarbon ổn định, amin và dihydrogen. Thông thường, các base này được tạo ra bằng cách thêm các kim loại kiềm tinh khiết như natri vào acid liên hợp. Chúng được gọi là các siêu base, và không thể giữ chúng trong dung dịch nước vì chúng là base mạnh hơn ion hydroxide. Như vậy, chúng khử nước liên hợp acid. Ví dụ, ion ethoxide (base liên hợp của ethanol) với sự có mặt của nước trải qua phản ứng này. CH3CH2O- +H2O -> CH3CH2OH+ + OH- Các ví dụ các siêu base: Ortho-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2− (Đây là siêu base mạnh nhất từng được tổng hợp) Meta-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2− (Đây là siêu base mạnh nhì, là một đồng phân của Ortho-diethynylbenzene dianion) Para-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2− (Đây là siêu base mạnh thứ ba, nó cũng là một đồng phân của Ortho-diethynylbenzene dianion) Lithi monoxide anion (LiO−) (Đây là siêu base mạnh thứ tư) Butyl lithium (n-C4H9Li) Lithi diisopropylamide (LDA) [(CH3)2CH]2NLi Lithi diethylamide (LDEA) Natri amide (NaNH2) Natri hydride (NaH) Lithi bis(trimethylsilyl)amide Tên gọi Base được gọi tên theo trình tự: Tên base: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hydroxide Ví dụ:NaOH: natri hydroxide Ca(OH)2: calci hydroxide Cu(OH)2: đồng (II) hydroxide Fe(OH)3: sắt (III) hydroxide . Base và độ pH Độ pH của nước (không nguyên chất) được đo bởi độ acid của nó. Trong nước nguyên chất, khoảng 1/10 000 000 các phân tử phân ly thành các ion hydro (H+) hay hydroni (H3O+) và các ion hydroxide (OH−), tuân theo phương trình sau: Chính xác hơn thì là: Nồng độ (tính theo mol/lít) của các ion được biểu diễn như là [H+] và [OH−]; tích của chúng là hằng số điện li của nước và có giá trị 10−14 mol2l−2. Độ pH được định nghĩa như là −log [H+]; vì thế nước nguyên chất có pH bằng 7. (Các giá trị này đúng ở nhiệt độ 23 °C và sai khác một chút ở các nhiệt độ khác.) Base nhận (loại bỏ) các ion hydroni (H3O+) từ dung dịch, hoặc là cung cấp các ion hydroxide (OH−) cho dung dịch. Cả hai hoạt động này đều làm giảm nồng độ của các ion hydro, và vì thế làm tăng pH. Ngược lại, một acid cung cấp thêm các ion H+ cho dung dịch hay nhận các ion OH−, vì thế làm giảm pH. Độ pH của dung dịch có thể tính toán được. Ví dụ, nếu 1 mol của hydroxide natri (40 g) được hòa tan trong 1 lít nước, nồng độ của các ion hydroxide là [OH−] = 1 mol/l. Vì vậy [H+] = 10−14 mol/l, và pH = −log 10−14 = 14. Tính chất hóa học Tác dụng của dung dịch base (tan) với chất chỉ thị màu Quỳ tím chuyển sang màu xanh. Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. Tác dụng của base với acid Base + Acid → Muối + Nước VD: NaOH + HCl -> NaCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 -> Cu(NO3)2 + 2H2O Phản ứng giữa base và acid được gọi là phản ứng trung hoà. Tác dụng của base (tan) với oxide acid Kiềm (base tan) + Oxide acid → Muối + Nước VD: 2NaOH + SO3 -> Na2SO4 + H2O Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 v + H2O Tác dụng của base với muối Kiềm (base tan) + Muối tan → Muối mới + Base mới Điều kiện: Muối hoặc base mới tạo thành phải không tan (không phản ứng với các chất ban đầu). VD:  2NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2 v + Na2SO4 Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4 v + 2NaOH Nhiệt phân base không tan ở nhiệt độ cao Base không tan → Oxide base + Nước VD: Cu(OH)2 -> CuO + H2O 2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O Trung hòa acid Khi hòa tan trong nước, NaOH phân ly thành các ion hydroxide và natri: tương tự, acid clohiđríc (HCl) tạo ra các ion hydroni và chloride: Khi hai dung dịch này được trộn với nhau, các ion H+ và OH− tổ hợp với nhau tạo ra các phân tử nước: Nếu các lượng bằng nhau của NaOH và HCl (đo theo mol, không phải tính theo gam) được hòa tan cùng nhau, base và acid trung hòa nhau một cách chính xác, giải phóng ra NaCl (muối ăn) trong dung dịch. Phản ứng giữa base và nước Phản ứng sau đây biểu diễn phản ứng chung giữa một bazơ (B) và nước để tạo ra một axit tương ứng (BH+) và một bazơ tương ứng (OH–): B + H2O ⇌ BH+ + OH− Hằng số phân ly, Kb, cho phản ứng này có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng phương trình tổng quát sau: Kb = [BH+][OH−]/[B] Trong phương trình này, bazơ (B) và bazơ cực mạnh (bazơ có gốc OH−) cạnh tranh với nhau để chiếm proton. Kết quả là, các bazơ phản ứng với nước có các giá trị hằng số phân ly tương đối nhỏ. Bazơ yếu hơn khi nó có giá trị hằng số phân ly thấp hơn. Tính kiềm của các phi-hydroxide Cả cacbonat natri và amonia đều là các base, mặc dù không có chất nào chứa nhóm OH−. Có điều này bởi vì cả hai hợp chất đều nhận các ion H+ khi hòa tan trong nước: và: Xem thêm Các thuyết phản ứng acid-base Kim loại kiềm Tham khảo Sách Zumdahl, Steven; DeCoste, Donald (2013). Chemical Principles (7th ed.). Mary Finch. Liên kết ngoài Acid and Base Theory of Acid and Base Từ gốc Pháp
5631
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Mặc dù hoạt động này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng... Các khái niệm Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. "Công trình xây dựng" là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. "Giấy phép xây dựng" là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. "Công trường xây dựng" là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó. "Thi công xây dựng" công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có. Phân loại Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp. Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu...). Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đập, cầu, cống, hầm, đường sá... Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ. Xem thêm Kiến trúc Kiến trúc sư Kỹ sư xây dựng Kết cấu xây dựng cao tầng Khoa học xây dựng Quản lý xây dựng Xây dựng cao tầng Thiết kế nội thất Chung cư Thợ hồ Nề ngõa Tham khảo Liên kết ngoài Thương mại Khu vực hai của nền kinh tế Bất động sản
5632
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid
Acid
Acid (bắt nguồn từ ), thường được phiên âm là axít, là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, thường được biểu diễn dưới dạng công thức tổng quát HxA. Thông thường, acid là bất kỳ chất nào tạo ra dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 khi nó hòa tan trong nước. Độ pH càng nhỏ thì tính acid càng mạnh. Các chất có đặc tính giống acid được gọi là có tính acid. Về mặt khoa học, acid là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton (ion H+) cho base, hay nhận (các) cặp electron không chia từ base. Tính chất chung Tính chất vật lý Vị giác: acid có vị chua khi hòa tan trong nước (chỉ một số acid có vị chua). Xúc giác: acid có cảm giác bỏng rát (với các acid mạnh) khi rơi trên da. Độ dẫn điện: acid là các chất điện li nên có khả năng dẫn điện. Tính chất hóa học Làm đổi màu chất chỉ thị (làm quỳ tím hóa đỏ hoặc hồng). Tác dụng với kim loại (Li, K, Ba, Cs, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Co, Ni, Sn, Pb) tạo thành muối và giải phóng khí hydro. Ví dụ: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^ Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2 ^ Trong trường hợp kim loại tác dụng với : H2SO4 đặc : sẽ tạo ra muối , khí SO2 và H2O . VD : Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 ^ + 2H2O HNO3 loãng : sẽ tạo ra muối , khí NO và H2O . VD : Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO ^ + H2O HNO3 đặc : sẽ tạo ra muối , khí NO2 và H2O . VD : Ag + 2HNO3 -> AgNO3 + NO2 ^ + H2O Tác dụng với base : xem phần phản ứng trung hòa. Tác dụng với oxide base/lưỡng tính (tạo thành muối và nước). Ví dụ: CuO +2HCl ->CuCl2 +H2O Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O Tác dụng với muối (tạo acid mới và muối mới) Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 v +2HCl 2NaCN + H2SO4 -> Na2SO4 + 2HCN ^ Tính điện li Trong nước phản ứng sau diễn ra giữa acid và nước, là chất đóng vai trò của 1 base: HA +H2O <=>A- +H3O+ Hằng số acid (hay hằng số phân li của acid) là hằng số cân bằng cho phản ứng của acid với nước: Các acid mạnh có giá trị Ka lớn (có nghĩa là cân bằng của phản ứng nghiêng về bên phải, có rất nhiều ion H3O+ tồn tại; acid gần như điện ly hoàn toàn). Ví dụ, giá trị của Ka đối với acid hydrochloric (HCl) là 107. Các acid yếu có giá trị Ka nhỏ (có nghĩa là ở mức cân bằng thì có 1 lượng đáng kể của AH và A- tồn tại cùng nhau trong dung dịch; các ion H3O+ tồn tại ở mức vừa phải; acid chỉ điện ly một phần). Ví dụ, giá trị của Ka cho acid acetic là 1,8 x 10−5. Các acid mạnh bao gồm các acid của các halogen như HCl, HBr, và HI. (Tuy nhiên, acid hydrofluoric (HF) lại tương đối yếu). Các acid chứa oxy, có xu hướng với các nguyên tử trung tâm ở các trạng thái oxy hóa cao, được bao quanh bởi oxy, cũng là các acid mạnh chẳng hạn HNO3, H2SO4, HClO4. Phần lớn các acid hữu cơ là acid yếu. Chú ý: Thuật ngữ "ion hydro" và "proton"được sử dụng tương đương; cả hai đều chỉ tới H+. Trong các phản ứng hóa học H+ thông thường được viết tuy rằng trong nước nó thực sự là H3O+. Cường độ acid được đo bằng giá trị Ka của nó. Độ pH đo xem có bao nhiêu ion hydro tồn tại, điều này phụ thuộc vào dạng acid (base) và phụ thuộc vào lượng của nó trong dung dịch. Cường độ acid được định nghĩa bằng pKa= - log(Ka). Phản ứng trung hòa Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa acid và base. Sản phẩm tạo thành là muối và nước. Vì thế nó còn được gọi là phản ứng tạo nước. Ví dụ: NaOH +HCl ->NaCl +H2O Dạng phản ứng này tạo thành nền tảng của các phương pháp thử chuẩn độ để phân tích acid, trong đó các chất chỉ thị độ pH chỉ ra điểm trung hòa. Bậc điện li acid Một số phân tử acid có thể cung cấp nhiều hơn 1 ion H+ (proton). Các acid mà chỉ có thể cho 1 ion H+ trên 1 phân tử được gọi là acid monoproton, các phân tử acid nào mà có thể cung cấp 2 ion H+ là acid diproton, các phân tử acid nào có thể cho 3 ion H+ là acid triproton,... 1 acid monoproton chỉ có 1 nấc điện li (đôi khi gọi là ion hóa) như sau và đơn giản chỉ có 1 hằng số điện li: HA +H2O <=>A- +H3O+ 1 acid diproton (được ký hiệu tượng trưng là H2A) có thể có 1 hoặc 2 nấc điện li phụ thuộc vào các điều kiện môi trường (tức pH). Mỗi nấc điện li có hằng số điện li riêng, là Ka1 và Ka2. H2A +H2O <=>HA- +H3O+  Ka1 HA- +H2O <=>A^2- +H3O+  Ka2 Thông thường hằng số điện li thứ nhất lớn hơn so với hằng số điện li thứ 2; hay Ka1 > Ka2. Ví dụ, acid sulfuric (H2SO4) có thể cho 1 ion H+ để tạo ra một anion bisulfat (HSO4-), với hệ số Ka1 là rất lớn; sau đó nó có thể cho tiếp ion H+ thứ 2 để tạo ra anion sulfat (SO4−2) trong đó Ka2 là có giá trị trung bình. Giá trị lớn của Ka1 cho nấc điện li thứ nhất làm cho acid sulfuric là 1 acid mạnh. Tương tự, acid yếu và không ổn định như acid carbonic (H2CO3) có thể mất 1 ion H+ để tạo ra anion bicarbonat (HCO3-) và mất tiếp ion H+ thứ hai để tạo ra anion carbonat (CO32-). Cả hai giá trị Ka đều nhỏ, nhưng Ka1 > Ka2. Tương tự, 1 acid triproton (H3A) có thể có 1, 2, 3 nấc điện li và có ba hằng số điện li, trong đó Ka1 > Ka2 > Ka3. H3A +H2O <=>H2A- +H3O+  Ka1 H2A- +H2O <=>HA^2- +H3O+  Ka2 HA^2- +H2O <=>A^3- +H3O+  Ka3 1 ví dụ của acid triproton vô cơ là acid orthophosphoric (H3PO4), thông thường gọi là acid phosphoric. 3 nguyên tử H của nó có thể kế tiếp nhau mất đi như là ion H+ (hay H3O+ trong nước) để sinh ra H2PO4-, sau đó là HPO42−, và cuối cùng là PO43−, ion orthophosphat mang điện tích -3, thông thường gọi là phosphat. Ví dụ của acid triproton hữu cơ là acid citric, nó cũng có thể kế tiếp nhau mất 3 ion H+ để cuối cùng tạo ra ion citrat mang điện tích -3. Mặc dù vị trí của cả ba nguyên tử H trong phân tử gốc có thể là tương đương, nhưng các giá trị Ka kế tiếp nhau sẽ giảm dần do về mặt năng lượng, nó càng khó mất ion H+ hơn nếu ion mang điện tích âm cao dần lên và thường giảm khoảng 1000 lần qua mỗi bậc. Các định nghĩa khác Các định nghĩa hiện đại liên quan đến các phản ứng hóa học cơ bản phổ biến cho tất cả các acid. Hầu hết các acid gặp phải trong cuộc sống hàng ngày là dung dịch nước, hoặc có thể hòa tan trong nước, vì vậy định nghĩa Arrhenius và Brønsted-Lowry là phù hợp nhất. Định nghĩa Brønsted-Lowry là định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất, các phản ứng acid-base được cho là liên quan đến việc chuyển proton (H+) từ acid sang base. Các ion hydronium là acid theo cả ba định nghĩa. Mặc dù rượu và amin có thể là acid Brønsted-Lowry, chúng cũng có thể hoạt động như các base Lewis do các cặp electron đơn độc trên các nguyên tử oxy và nitơ của chúng. Acid Arrhenius Nhà hóa học người Thụy Điển Svante Arrhenius quy các tính chất của acid cho các ion hydro (H+) hoặc proton vào năm 1884. Acid Arrhenius là 1 chất mà khi thêm vào nước sẽ làm tăng nồng độ của các ion H+ trong nước. Lưu ý rằng các nhà hóa học thường viết H+ (aq) và đề cập đến ion hydro khi mô tả các phản ứng acid-base nhưng hạt nhân hydro tự do và 1 proton, không tồn tại một mình trong nước, nó tồn tại dưới dạng ion hydronium, H3O+. Do đó, acid Arrhenius cũng có thể được mô tả như 1 chất làm tăng nồng độ của các ion hydronium khi thêm vào nước. Ví dụ bao gồm các chất phân tử như HCl và acid acetic. Mặt khác, base Arrhenius là 1 chất làm tăng nồng độ của các ion hydroxide (OH-) khi hòa tan trong nước. Điều này làm giảm nồng độ hydronium vì các ion phản ứng tạo thành các phân tử H2O: {H3O_{(aq)}+} +{OH^-_{(aq)}} <=>{H2O_{(l)}} +H2O_{(l)} Do trạng thái cân bằng này, bất kỳ sự gia tăng nồng độ hydronium đều đi kèm với việc giảm nồng độ hydroxide. Do đó, acid Arrhenius cũng có thể được coi là 1 chất làm giảm nồng độ hydroxide, trong khi base Arrhenius làm tăng nó. Trong dung dịch acid, nồng độ của các ion hydronium lớn hơn 10−7mol/lít. Do pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ các ion hydronium, do đó các dung dịch acid có độ pH nhỏ hơn 7. Acid Bronsted–Lowry Mặc dù lý thuyết Arrhenius rất hữu ích để mô tả nhiều phản ứng, nhưng nó cũng khá hạn chế trong phạm vi của nó. Năm 1923, các nhà hóa học, Julian Nicolaus Brønsted và Thomas Martin Lowry đã công nhận độc lập rằng các phản ứng acid-base liên quan đến việc chuyển 1 proton. Acid Brønsted-Lowry (hay đơn giản là acid Brønsted) tặng 1 proton cho base Brønsted-Lowry . Lý thuyết acid-base Brønsted-Lowry có một số lợi thế so với lý thuyết Arrhenius. Hãy xem xét các phản ứng sau đây của acid acetic (CH3COOH), acid hữu cơ mang đến cho giấm hương vị đặc trưng của nó: CH3COOH +H2O <=>CH3COO- +H3O+ CH3COOH +NH3 <=>CH3COO- +NH+4 Cả hai lý thuyết đều dễ dàng mô tả phản ứng đầu tiên: CH3COOH hoạt động như acid Arrhenius vì nó hoạt động như 1 nguồn H3O+ khi hòa tan trong nước và nó hoạt động như 1 acid Brønsted bằng cách cho proton vào nước. Trong ví dụ thứ 2 CH3COOH trải qua quá trình biến đổi tương tự, trong trường hợp này tặng 1 proton cho amonia (NH3), nhưng không liên quan đến định nghĩa Arrhenius của 1 acid vì phản ứng không tạo ra hydronium. Tuy nhiên, CH3COOH vừa là Arrhenius vừa là acid Brønsted-Lowry. Lý thuyết Brønsted-Lowry có thể được sử dụng để mô tả các phản ứng của các hợp chất phân tử trong dung dịch không màu hoặc pha khí. Hydro chloride (HCl) và amonia kết hợp trong một số điều kiện khác nhau để tạo thành amoni chloride (NH4Cl). Trong dung dịch nước HCl hoạt động như acid hydrochloric và tồn tại dưới dạng ion hydronium và chloride. Các phản ứng sau đây minh họa những hạn chế trong định nghĩa của Arrhenius: {H3O+_{(aq)}}+{Cl^-_{(aq)}}+NH3->{Cl^-_{(aq)}}+{NH4+_{(aq)}}+H2O {HCl_{(benzene)}}+{NH3_{(benzene)}}->{NH4Cl_{(5)}} {HCl_{(g)}}+{NH3_{(g)}}->{NH4Cl_{(s)}} Như với các phản ứng acid acetic, cả hai định nghĩa đều hoạt động trong ví dụ đầu tiên, trong đó nước là dung môi và ion hydronium được tạo thành bởi chất tan HCl. 2 phản ứng tiếp theo không liên quan đến sự hình thành các ion nhưng vẫn là phản ứng chuyển proton. Trong phản ứng thứ 2 hydro chloride và amonia (hòa tan trong benzen) phản ứng tạo thành amoni chloride rắn trong dung môi benzen và trong khí HCl và NH3 dạng khí thứ 3 kết hợp với nhau tạo thành chất rắn. Acid Lewis 1 khái niệm thứ 3, chỉ liên quan đến lề được đề xuất vào năm 1923 bởi Gilbert N. Lewis, bao gồm các phản ứng với các đặc tính acid-base không liên quan đến việc chuyển proton. Acid Lewis là 1 acid chấp nhận 1 cặp electron từ các chất khác; nói cách khác, nó là 1 acid chấp nhận cặp electron .Phản ứng acid-base Brønsted là phản ứng chuyển proton trong khi phản ứng acid-base Lewis là chuyển cặp electron. Nhiều acid Lewis không phải là acid Brønsted-Lowry. Tương phản như thế nào các phản ứng sau được mô tả về mặt hóa học acid-base: Trong phản ứng đầu tiên, 1 ion fluoride, F-, từ bỏ 1 cặp electron thành boron trifluoride để tạo thành sản phẩm tetrafluoroborate. Fluoride"mất"1 cặp electron hóa trị vì các electron được chia sẻ trong liên kết B lợi F nằm ở vùng không gian giữa 2 hạt nhân nguyên tử và do đó ở xa hạt nhân fluoride hơn so với ion fluoride đơn độc. BF3 là acid Lewis vì nó chấp nhận cặp electron từ fluoride. Phản ứng này không thể được mô tả theo lý thuyết Brønsted vì không có sự chuyển proton. Phản ứng thứ 2 có thể được mô tả bằng cách sử dụng 1 trong 2 lý thuyết. 1 proton được chuyển từ acid Brønsted không xác định sang amonia, 1 base Brønsted; cách khác, amonia hoạt động như base Lewis và chuyển 1 cặp electron đơn độc để tạo liên kết với ion hydro. Chất thu được cặp electron là acid Lewis; ví dụ, nguyên tử oxy trong H3O+ thu được 1 cặp electron khi 1t trong các liên kết H-O bị phá vỡ và các electron được chia sẻ trong liên kết trở thành cục bộ trên oxy. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, acid Lewis cũng có thể được mô tả là chất oxy hóa hoặc chất điện li. Các acid Brønsted hữu cơ, như acid acetic, citric hoặc acid oxalic, chứ không phải là acid Lewis. Chúng phân ly trong nước để tạo ra acid Lewis, H+, nhưng đồng thời cũng tạo ra 1 lượng tương đương với base Lewis (tương ứng acetate, citrate hoặc oxalate cho các acid được đề cập). Chỉ số acid Chỉ số này được sử dụng để định lượng số lượng acid tồn tại, chẳng hạn như trong dầu điêzen sinh học. Nó là lượng base, biểu diễn theo lượng miligam kali hydroxide (KOH), cần phải có để trung hòa các thành phần acid trong 1 g mẫu thử. AN = (Veq - beq) × N × 56,1 / Wđầu Veq là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 1 mẫu dầu mỏ và 1 ml (spiking solution?) ở điểm tương đương, và beq là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 1 ml (spiking solution?) ở điểm tương đương. Nồng độ phân tử gam của chất thử chuẩn (N) được tính như sau: N = 1000 × WKHP / (204,23 × Veq). Trong đó, WKHP là lượng (g) của KHP trong 50 ml dung dịch KHP tiêu chuẩn, và Veq là lượng của chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 50ml dung dịch KHP tiêu chuẩn ở điểm tương đương. Chỉ số acid (mg KOH/g dầu) cho dầu điêzen sinh học được ưa chuộng phải thấp hơn 3. Ứng dụng của acid Có rất nhiều ứng dụng cho acid. Acid thường được sử dụng để loại bỏ sự gỉ sắt và sự ăn mòn khác từ kim loại trong quá trình được gọi là tẩy. Chúng có thể được sử dụng như 1 chất điện phân trong pin, chẳng hạn như acid sulfuric trong pin xe hơi. Acid mạnh, đặc biệt là acid sulfuric, được sử dụng rộng rãi trong chế biến khoáng sản. Ví dụ, khoáng chất phosphat phản ứng với acid sulfuric để tạo ra acid phosphoric để sản xuất phân bón phosphat, và kẽm được tạo ra bằng cách hòa tan kẽm oxide thành acid sulfuric, làm sạch dung dịch và electrowinning. Trong ngành công nghiệp hóa học, acid phản ứng trong phản ứng trung hòa để tạo ra muối. Ví dụ, acid nitric phản ứng với amonia để tạo ra amoni nitrat, 1 phân bón. Ngoài ra, các acid carboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este. Acid được sử dụng làm chất phụ gia cho đồ uống và thực phẩm, vì chúng làm thay đổi khẩu vị và phục vụ như chất bảo quản. Acid phosphoric, ví dụ, là 1 thành phần của đồ uống cola. Acid acetic được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như dấm. Acid carbonic là một phần quan trọng của một số loại nước uống cola và soda. Acid citric được sử dụng làm chất bảo quản trong nước sốt và dưa chua. Acid tartaric là 1 thành phần quan trọng của một số thực phẩm thông dụng như xoài chưa chín và me. Trái cây và rau quả tự nhiên cũng chứa acid. Acid citric có trong cam, chanh và các loại quả có múi khác. Acid oxalic có trong cà chua, rau bina, và đặc biệt là carambola và đại hoàng; lá rhubarb và carambolas chưa chín là độc tính vì nồng độ cao của acid oxalic. Acid ascorbic (Vitamin C) là 1 vitamin cần thiết cho cơ thể con người và có trong các loại thực phẩm như amla (quả mâm xôi Ấn Độ), chanh, quả cam, quýt và ổi. Một số acid được sử dụng làm thuốc. Acid acetylsalicylic (Aspirin) được sử dụng như thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt. Acid đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Acid hydrochloric có trong dạ dày giúp tiêu hóa bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn lớn và phức tạp. amino acid được yêu cầu để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ thể. Acid béo cũng cần cho sự phát triển và sửa chữa các mô của cơ thể. Các acid nucleic rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen. Acid carbonic rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể. Tên gọi của acid Các acid được đặt tên phù hợp với anion của chúng. Phần cuối của ion bị bỏ đi và thay thế với các hậu tố mới theo bảng dưới đây. Ví dụ: sulfat --> Acid sulfuric sulfit --> Acid sulfurơ sulfide --> acid hydrosulfuric perchlorat --> acid perchloric chloride --> Acid hydrochloric Acid không có oxy Tên acid: acid + hydro + tên phi kim + ic. VD: HCl: Acid hydrochloric; H2S: acid hydrosulfuric Gốc acid tương ứng là: -Cl: chloride; =S: sulfide. Acid có oxy Acid có nhiều nguyên tử oxy: Tên acid: acid + tên của phi kim + ic. Vd: HNO3: acid nitric; H2SO4: Acid sulfuric; H3PO4: Acid phosphoric NO3 : nitrat; = SO4: sulfat; = PO4: phosphat. Acid có ít nguyên tử oxy Tên acid: acid + tên phi kim + ơ. Vd: H2SO3: Acid sulfurơ; SO3: sulfit. Các acid điển hình Acid được phân thành hai loại lớn có cấu tạo phân tử rất khác nhau: acid hữu cơ và acid vô cơ. Acid vô cơ mạnh Acid hydrochloric HCl Acid hydrobromic HBr Acid hydroiodic HI Acid nitric HNO3 Acid sulfuric H2SO4 Acid chloric HClO3 Acid perchloric HClO4 Acid selenic H2SeO4 Acid permanganic HMnO4 Acid fluoroantimonic xHF·ySbF5 (phổ biến là HSbF6, H2SbF7). Acid vô cơ yếu hay trung bình Acid boric H3BO3 Acid phosphoric H3PO4 Acid carbonic H2CO3 Acid pyrophosphoric H4P2O7 Acid hydrofluoric HF Acid sulfurơ H2SO3 Acid selenơ H2SeO3 Acid nitrơ HNO2 Acid phosphorơ H3PO3 Acid hypochlorơ HClO Acid chlorơ HClO2 Acid silicic H2SiO3 Acid hydrocyanic HCN Acid aluminic HAlO2 Acid chloroauric HAuCl4 Acid hữu cơ Acid acetic CH3-COOH (C2H4O2). Acid oxalic COOH-COOH (C2H2O4). Acid benzoic C6H5-COOH (C7H6O2). Acid butyric CH3-(CH2)2-COOH (C4H8O2). Acid citric COOH-CH2-C(COOH(OH))-CH2-COOH (C6H8O7). Acid formic H-COOH (CH2O2). Acid lactic CH3-CH(OH)-COOH (C3H6O3). Acid malic COOH-CH2-CH(OH)-COOH (C4H6O5). Acid propionic CH3-CH2-COOH (C3H6O2). Acid pyruvic CH3-C(=O)-COOH (chứa nhóm chức keton)(C3H4O3). Acid valeric CH3-(CH2)3-COOH (C5H10O2). Acid trong chế biến thực phẩm Acid acetic hay acid etanoic: (E260) tìm thấy trong giấm và nước sốt cà chua. Acid adipic: (E355). Acid alginic: (E400). Acid benzoic: (E210). Acid boric: (E284). Acid ascorbic (vitamin C): (E300) tìm thấy trong các loại quả. Acid citric: (E330) tìm thấy trong quả các loại cam chanh. Acid carbonic: (E290) tìm thấy trong các nước uống carbonat hóa nhẹ. Acid carminic: (E120). Acid cyclamic: (E952). Acid erythorbic: (E315). Acid erythorbin: (E317). Acid formic: (E236). Acid fumaric: (E297). Acid gluconic: (E574). Acid glutamic: (E620). Acid guanylic: (E626). Acid hydrochloric: (E507). Acid inosinic: (E630). Acid lactic: (E270) tìm thấy trong các sản phẩm sữa như sữa chua. Acid malic: (E296). Acid metatartaric: (E353). Acid nicotinic: (E375). Acid oxalic: tìm thấy trong rau chân vịt và đại hoàng. Acid pectic: tìm thấy trong một số loại quả và rau. Acid phosphoric: (E338). Acid propionic: (E280). Acid sorbic: (E200) tìm thấy trong đồ uống và thực phẩm. Acid stearic: (E570) một loại acid béo. Acid succinic: (E363). Acid sulfuric: (E513). Acid tannic: tìm thấy trong chè. Acid tartaric: (E334) tìm thấy trong nho. Tham khảo Từ gốc Pháp Bài cơ bản dài trung bình Hóa học acid-base
5633
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20L%C6%B0
Hoa Lư
Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang san, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ,… Ngày nay, Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư có diện tích tự nhiên 13,87 km², là một khu vực của Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thời kỳ tiền Hoa Lư Kinh đô Hoa Lư xưa, tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và một số hang động có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Sau thời kỳ văn hóa Hòa Bình, vùng đồng đất này là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Quần thể Di sản Thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ 30.000 năm trước, dấu tích của các triều đại, kinh đô xưa. Cách nay từ 251 đến 200 triệu năm, Tràng An vốn là vùng biển cổ. Các hang động kasrt đặc sắc nằm ngang xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên ở đây được hình thành cách đây 4.000 năm. Vùng đất này thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu. Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng Cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc Trường châu. Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai và đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, nơi đây vẫn là vùng cát cứ bất khả xâm phạm của Đinh Bộ Lĩnh. Hoa Lư: Kinh đô 3 triều 6 vua Nhà Đinh: thống nhất giang sơn Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả: "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được." Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi về đặt hiểm, nên đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12 sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông Hồng trở lên lợi hại hơn cả, Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng cát cứ, giành lại thống nhất cho đất nước. Các vua Lê Đại Hành và Lê Long Đĩnh sau này luôn giữ vững được kinh đô trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch. Theo các chính sử, Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngôi được 12 năm thì bị một giám quan là Đỗ Thích ám sát. Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn. Lấy cớ giặc Tống xâm lược, Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi. Như vậy, dưới triều Đinh, kinh đô Hoa Lư gắn với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, vua Việt Nam đã xưng đế và xây dựng được kinh đô cho riêng mình mà không dựa vào nền tảng hay hình mẫu nào của cường quyền đô hộ. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một "quân thành" phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch. Nhà Tiền Lê: đánh Tống - dẹp Chiêm Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành Hoàng hậu của Lê Hoàn. Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư. Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này. Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, "sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư". Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê. Lê Đại Hành là một vị vua mà "Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng". Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được. Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông. Lê Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền thì 5 lần cầm quân đánh dẹp: dẹp tan tranh giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người; sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long; đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long; đánh giặc ở Hoan châu, châu Thiên Liêu và đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Tuy nhiên cái chết ở tuổi 24 này dẫn đến sự chấm dứt triều đại Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Nhà Lý: định đô Thăng Long - Hà Nội Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là Chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội. Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý: là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và là quê ngoại, nơi sinh ra Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tổ không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang, chùa Vạn Tuế, làng gốm Bát Tràng,... Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...". Theo các thần tích ở Cố đô Hoa Lư thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga tên là Lê Thị Phất Ngân, chính người con gái đó đã sinh ra Lý Thái Tông, vị vua thứ hai của triều Lý có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long. Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) làm phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành và nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ Vua Lê Đại Hành. Các nhà nghiên cứu cho rằng Lý Thái Tổ đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang thành nơi đô hội được, không phù hợp với vị thế mới của đất nước. Năm 1010, vị vua này đã ban Chiếu dời đô để xây dựng kinh đô tại Thăng Long. Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ riêng với Hoa Lư và Thăng Long, là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư. Như vậy kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009) và năm cuối (1009 - 1010) là triều Lý. Hoa Lư khi là Cố đô Sau khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, người con trai thứ 2 là Khai Quốc Vương mới hơn 10 tuổi được giao cai quản vùng đất này cùng sự bảo trợ của Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân. Hoa Lư tiếp tục giữ vai trò là một căn cứ quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn. Nhà Trần sử dụng thành Nam, Tràng An của Cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua Trần xuất gia tu hành. Nhà Hậu Lê, thời Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Ngày 16, vua thân hành dẫn đại ngự giá khởi hành, trời mưa nhỏ, gió bấc. Tư thiên giám Tạ Khắc Hải tâu rằng: "Mưa là mưa nhuần quân, gió từ phương bắc là gió hòa". Cho nên khi thuyền đi vua đi, có câu thơ rằng: Trăm vạn quân đi đánh cõi xa, Mui thuyền mưu đội thấm quân ta. Vua liền sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đỗ tế đền Đinh Tiên Hoàng, để cầu cho quân đi thắng trận. Thời nhà Mạc, quận công Bùi Thời Trung là người Hoa Lư đã cho tu bổ, xây dựng các đền thờ để có được kiến trúc giống hiện nay. Mùa đông năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Nhìn bốn phía núi xanh, nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước. Non sông hùng tráng, hình thắng to lớn. Xem dấu vết của triều Đinh mà lạnh lùng xơ xác,… khiến ông cảm khái làm một bài thơ để tả nỗi lòng: Quay thuyền về tới bến Trường Yên, Nhác thấy Hoa Lư cũng thuận miền. Như tấm lụa chăng, hang giội nước, Có từng núi mọc, cửa chồng then. Cố đô đã mấy hồi thay đổi, Thiên phủ còn nguyên dấu vững bền. Hưng phế xưa nay bao chuyện cũ Lòng dân đáng sợ chớ nên quên. Qua triều đại Tây Sơn, một lần nữa đất Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự để đại phá quân Thanh với các địa danh phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và chùa Bái Đính. Đến triều đại nhà Nguyễn, các vua tiếp tục tôn tạo các di tích Hoa Lư và xây dựng các lăng mộ, nâng cấp lễ hội Cố đô Hoa Lư. Hiện nay, Cố đô Hoa Lư là một di sản văn hóa thế giới trong Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận từ năm 2014. Kiến trúc kinh thành Hoa Lư Kinh thành Hoa Lư gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây. Thành Đông Thành Đông rộng khoảng 140 ha, nằm ở phía đông nên còn được gọi là thành ngoài hay thành ngoại, nay thuộc địa phận các làng cổ Yên Thành và làng cổ Yên Thượng, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Đoạn 1 nối núi Đầm với núi Thanh Lâu, được gọi là "tường Đông", dài 320m; Đoạn 2 từ núi Thanh Lâu đến núi Cột Cờ, dài 230m; Đoạn 3 từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ, dài 300m; Đoạn 4 từ núi Chẽ đến núi Chợ, dài 300m; Đoạn 5 từ núi Mã Yên sang một núi hang Quàn, dài 200m. Khu thành Ngoài là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Đây là cung điện chính mà khu vực Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành nằm ở trung tâm. Thành Đông hiện nay còn lại rất nhiều địa danh như chợ cầu Đông, cầu Dền, chùa Nhất Trụ, chùa Cổ Am, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên, đình Yên Trạch, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sông Sào Khê (đoạn từ cầu Dền đến hang Luồn).v.v. Thành Tây Thành Tây có diện tích tương đương và nằm phía tây thành Đông, thuộc địa phận làng cổ Chi Phong, cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi: Đoạn 1 từ núi Hàm Sá đến núi Cánh Hàn, dài 100m; Đoạn 2 từ Cánh Hàn đến núi Hang Tó, dài 500m; Đoạn 3 từ núi Quèn Dót sang núi Mồng Mang, được gọi là "tường Bồ", dài 150m; Đoạn 4 từ núi Mồng Mang đến núi Cổ Giải, được gọi là "tường Bìm", dài 65m; Đoạn 5 đắp ngang thành trong. Khu thành Tây là nơi ở của gia đình vua cùng một số người hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và số quan lại được quyền cư trú trên, ở thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3.000 quân cấm vệ bảo vệ vua và triều đình; dân chúng chỉ được cơ trú ngoài thành. Hiện nay ở thành Tây còn lại các di tích như chùa Kim Ngân xưa là nơi cất vàng bạc và ngân khố quốc gia, chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cầu duyên, đền Bim, đền Vực Vông.v.v. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật. Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày. Thành Nam Thành Tràng An nằm ở phía nam kinh thành Hoa Lư nên còn được gọi là thành Nam, có diện tích lớn hơn hai thành kia nhiều, hiện thành này nằm giữa ranh giới 2 huyện Gia Viễn, Hoa Lư với thành phố Ninh Bình. Thành Tràng An với núi cao, hào sâu hiểm trở, bảo vệ mặt sau thành Hoa Lư, từ đây quân lính có thể nhanh chóng cơ động vào ra bằng đường thủy. Tràng An hiện có rất nhiều di tích mô tả cách bố trí phòng tuyến của kinh đô Hoa Lư. Tại đây các nhà khảo cổ còn khai quật được các dấu tích của người tiền sử và nhiều cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê và thời Trần. Vào thời Trần sau này, nơi đây tiếp tục là cứ địa chống quân Nguyên Mông. Hiện tại đây là tuyến du lịch sinh thái - lịch sử thu hút nhiều nhà nghiên cứu địa chất và lịch sử đến làm việc. Cung điện Hoa Lư Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn::"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc". Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Đại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt... làm bằng đất nung. Kết quả đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn năm 1997 đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê đơn giản, khỏe khoắn. Sông núi Hoa Lư Núi Mã Yên, núi Cột Cờ Núi Mã Yên: Để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên. Tên núi Mã Yên vì trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh kinh đô. Núi Cột Cờ: Phía đông bắc kinh thành có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt. Phía tây nam có núi ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân, có hang Tiền, hang muối là nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên là hang nhốt hổ, báo để xử người có tội; xa hơn là động Thiên Tôn - tiền đồn trình báo vào kinh đô Hoa Lư. Sông Hoàng Long Sông Hoàng Long là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ được rồng vàng cõng qua sông chạy thoát khỏi sự truy đuổi của người chú. Khi xây dựng kinh đô, Đinh Tiên Hoàng cũng tận dụng ưu thế tự nhiên trong vận tải mà con sông này nằm ở phía bắc kinh thành mang lại. Một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu vực thành ngoại Hoa Lư mà người dân địa phương hiện gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét thành hào nước bảo vệ di tích cố đô Hoa Lư và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các thắng cảnh Hoa Lư. Văn hóa Hoa Lư Khởi nguồn từ nền văn hóa Tràng An, sau thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Đại Cồ Việt - Đại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân. Thế kỷ 10, khi đất nước Đại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt. Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" (Phan Huy Chú) nhận xét: "Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước" Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: "Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục". Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý "tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống" như lời Khuông Việt đại sư nói. PGS. Bùi Duy Tân phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt lác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua "hỏi về vận nước ngắn dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: "Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách ". Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam. Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn là nơi khởi nguồn sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô Hoa Lư được xem là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam. Kinh đô này nơi khai sinh ra dòng văn học viết và là đất tổ của nghệ thuật sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư chép:Mùa thu Ất Dậu, nhân ngày kỷ niệm lên ngôi, Lê Đại Hành cho tổ chức hội đèn bơi thuyền, lấy tre làm núi giả, gọi là Nam Sơn. Để cho sứ giả nhà Tống sợ, vua cho ba nghìn quân sĩ có thích ở trán ba chữ “Thiên tử quân” oai phong lẫm liệt, mở cuộc thao diễn vĩ đại, đóng trò giả cùng với dân bơi thuyền, gióng trống hò reo, cắm cờ, làm như bày binh bố trận, để phô trương thanh thế. Và, vẫn dẫn sách trên: Vua Lê Đại Hành ngự giá chinh phạt Chiêm Thành, bắt được hàng trăm ca kỹ ở kinh đô Chiêm quốc mang về nước, bắt họ múa hát vui chơi. Các truyền thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung. Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Toàn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 3 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư hiện nay thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, có diện tích tự nhiên 13.87 km² gồm: Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực nằm trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất... Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm toàn cảnh hai bên sông Sào Khê, khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói... Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh... Hình ảnh Chú thích Cố đô Việt Nam Lịch sử Việt Nam thời Tiền Lê Lịch sử Việt Nam thời Đinh Lịch sử Việt Nam thời Lý Di tích tại Ninh Bình Văn hóa Ninh Bình Chùa tại Ninh Bình Quần thể danh thắng Tràng An Chùa Việt Nam Thương cảng cổ Việt Nam
5636
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5n%20ph%E1%BA%A3n%20x%E1%BA%A1
Địa chấn phản xạ
Thăm dò Địa chấn phản xạ (Seismic Reflection), là một phương pháp của địa vật lý thăm dò, phát sóng đàn hồi vào môi trường và bố trí thu trên mặt các sóng phản xạ từ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích dưới sâu. Giải đoàn tài liệu sẽ xác định được các ranh giới kết hợp với xem xét định tính đặc trưng động lực của sóng cho phép xác lập cấu trúc địa chất của vùng và định vị đối tượng quan tâm, như các tầng chứa khoáng sản, đứt gãy,... Địa chấn phản xạ là công cụ hàng đầu trong tìm kiếm thăm dò dầu khí, được đầu tư nhiều tiền của và trí tuệ vào phát triển phương tiện và xử lý tài liệu, kết tinh trong các giáo trình ngàn trang . Nó cũng được ứng dụng vào tìm kiếm khoáng sản ở vùng trầm tích chưa biến chất, như mỏ muối Na-K, than nâu, than đá,... Đôi khi nó cũng được sử dụng vào khảo sát địa chất công trình, ví dụ trong dự án Nhà máy Điện hạt nhân 1 tại Phước Dinh, Ninh Thuận, Việt Nam, thực hiện năm 2012. Nội dung phương pháp Trong đo đạc truyền thống thì một vụ nổ được thực hiện tại điểm nguồn (SP, Source Point), và thu sóng tại điểm thu (GP, Geophone Point) cách SP một độ dịch x (Offset). Coi vụ nổ phát sóng có xung dạng hàm Dirac δ có cường độ tại thời điểm t = 0 là A0, phát sóng dọc P tỏa tròn vào nửa không gian bên dưới. Biểu diễn hình học địa chấn của nó trong không gian đồng nhất và đẳng hướng gồm có các tia sóng xuyên tâm, và mặt sóng hình cầu. Khi lan truyền, sự phân kỳ làm cường độ sóng giảm theo khoảng cách L theo công thức: Theo lý thuyết đàn hồi, khi tia sóng gặp ranh giới phản xạ, là ranh giới giữa hai lớp có trở sóng khác nhau, trong đó σ - mật độ, V - tốc độ truyền sóng, thì xảy ra phản - khúc xạ theo Định luật Snell. Gọi ranh giới đó là R1, có độ sâu tiếng vang (pháp tuyến) h. Khi đó: • Khi tia tới có góc tới , thì góc phản xạ , góc khúc xạ có quan hệ • Cường độ sóng phản xạ phần còn lại dành cho sóng truyền qua . Kết quả tại GP thu được xung δ(t) cường độ Ar’ tại thời gian Biểu diễn là đường hyperbol. Thời gian phản xạ t còn gọi là Two-way time (TWT). Các tia sóng phản xạ từ ranh giới sâu hơn thì trải qua 2x lần khúc xạ ở ranh giới nằm trên. Ngoài các phản xạ chính, sẽ có mặt các nhiễu thường trực (Interferences, xem Sóng địa chấn): Các phản xạ lặp (Multiples) từ bậc 1 đến vô hạn. Sóng âm thanh lan truyền trong không khí. Các sóng trực tiếp và sóng mặt (Surface Waves) lan truyền trên mặt đất, trong đó mạnh nhất là sóng Rayleigh, còn gọi là ground roll. Tại các ranh giới mạnh có tương phản tốc độ lớn, thì diễn ra sự hình thành sóng trao đổi. Ứng với sóng tới dọc P, sẽ xuất hiện sóng ngang SV (Shear Vertical) phản xạ và truyền qua; sóng SV đến lượt mình lại tạo ra sóng dọc P phản xạ và truyền qua tại ranh giới mạnh. Điều này thường xảy ra trong thăm dò nông, khi có mặt các lớp đá vôi, đá muối Na-K xen trong trầm tích dạng cát - sét. Sự có mặt các tảng/khối/cột đá, được coi là đối tượng nghiên cứu hay là nhiễu tùy thuộc mục đích khảo sát. Nó dẫn đến kết cục sẽ thu được một dãy xung δ, gọi là hàm sự kiện E(t) (Event), gồm phản xạ chính ứng với số ranh giới thật, và vô hạn đếm được các phản xạ lặp đủ kiểu, cộng với sóng trao đổi nếu có. Sự phân chia năng lượng tại ranh giới làm cho cường độ sự kiện giảm rất nhanh theo thời gian t. Trong thực tế, nguồn phát xung không có dạng hàm Dirac δ, mà đặc trưng bởi xung sóng w(t) gọi là Wavelet, chứa vài kỳ dao động. Mô hình tín hiệu thu được tại GP là s(t) = E(t) ¤ w(t) + n(t), trong đó ¤ là phép tích chặp (Convolution), còn n(t) là nhiễu ngẫu nhiên (Noise) tại điểm thu. Vì môi trường không đàn hồi lý tưởng, sóng bị hấp thụ với mức tỷ lệ với gia tốc dịch chuyển hạt môi trường, nên theo thời gian, sóng mất dần tần cao, w(t) có chu kỳ chính ngày càng dài ra. Các quan sát thực địa đều là đa kênh, hiện nay là từ 48 đến hàng ngàn, mỗi lần phát sóng thì thu được "băng ghi" điểm nguồn chung (CSP, Common Source Point). Các bố trí theo tuyến 2D thu được hàm tín hiệu hai chiều s(x,t), hoặc diện 3D thu được hàm tín hiệu ba chiều s(x,y,t). Các thăm dò sâu trên 300 m chỉ dùng sóng dọc P. Có thăm dò nông dùng sóng ngang SH (Shear Horizontal), do lan truyền chậm nên đạt được độ phân giải vị trí ranh giới cao, tuy nhiên nó bị hấp thụ mạnh. Sóng ngang SV (Shear Vertical) không thích hợp cho định vị ranh giới, vì nó làm phát sinh chuyển loại sóng tại ranh giới phản - khúc xạ. Việc sử dụng phản xạ quá tới hạn (Overcritical) trong khảo sát nông hiện có những ý kiến khác nhau. Trong môi trường có V2>V1 thì các sóng tới ở góc tới hạn i có sin i = V1/V2, cho ra “tia sóng trượt” ở lớp bên dưới và làm phát sinh sóng đầu (Head Wave). Sóng đầu đến GP trước phản xạ quá tới hạn một quãng ngắn, gây giao thoa với phản xạ. Trong thực tế không thể phân biệt được xung là của sóng nào, nhưng nội dung xung và pha của chúng khác với phản xạ chưa tới hạn, nên khi xử lý CDP có thể gây lỗi. Tuy nhiên trong thăm dò than nâu ở châu Âu đã thực hiện quan sát offset lớn để thăm dò tầm sâu 100m mà vẫn thành công. Phép phân tích cổ điển Tập hợp các đường ghi điểm nguồn chung CSP thành băng ghi, dò tìm phản xạ mạnh trước, kết hợp với thông tin địa chất khác để xem đó có phải là phản xạ thật hay không. Sau đó vạch sóng theo các cực trị, rồi hiệu chỉnh về đầu sóng. Đường biểu diễn đầu sóng được gọi là biểu đồ sóng (Travel Time). Dựa theo công thức của hyperbol thực hiện xấp xỉ biểu đồ sóng để tính ra V và h. Việc xấp xỉ thuận lợi nhất ở vùng lân cận cực tiểu của hyperbol, nên trước đây đo thực địa tiến hành ở cả hai phía của SP. Giá trị V tính được cho các ranh giới sâu gọi là tốc độ trung bình Vmean, đại diện thay thế các lớp phủ bên trên về một lớp. Ngày nay có thể dùng cách phân tích cổ điển để kiểm tra nhanh tài liệu, ví dụ tại vị trí có hố khoan hoặc kiểm tra kết quả chuyển đổi time-depth của mặt cắt CDP. Biến đổi công thức của hyperbol thành x2 = V2 t2 - 4h2 để xấp xỉ tuyến tính bằng MS Excel. Từ tập hợp trị số của biểu đồ sóng (x,t) tính ra hai cột Yi = [x2] và Xi = [t2]. Khi đó [V2] = Slope{Yi, Xi} và [-4h2] = Intercept{Yi, Xi}. Kết quả tính trực tiếp này tin cậy nếu không bị nhầm vào phản xạ lặp. Phương pháp điểm sâu chung Từ những năm 1960 các máy ghi địa chấn ghi sóng lên băng từ tính, sau đó là máy ghi số ra đời đã tạo thuận lợi cho chuyển sang ứng dụng kỹ thuật mới để xử lý tín hiệu, và phương pháp ưu việt tồn tại đến ngày nay là Phương pháp điểm sâu chung (Common Depth Point, CDP). Nội dung chính của nó là, để làm nổi rõ ranh giới thật ở độ sâu D tại điểm Xc trên mặt cắt, thì thực hiện theo quy trình: Thực hiện n lần phát sóng với các offset khác nhau, Xác định cột tốc độ truyền sóng, Dùng cột tốc độ thực hiện hiệu chỉnh NMO (Non-Move Out) tính chuyển các đường ghi về vị trí Xc, Cộng các đường ghi đó thành đường ghi tổng. Các xung sóng ứng với ranh giới thật sẽ đồng pha và nổi lên, còn nhiễu ngẫu nhiên và các xung của nhiễu thường trực thì lệch pha và bị triệt/giảm. Mức triệt giảm tùy thuộc vào số n, gọi là bậc cộng, và bước thu d (hoặc offset lớn nhất). Dạng biểu kiến của CDP là điểm giữa chung (Common Mid Point, CMP), dẫn đến cách tổ chức thi công trên tuyến 2D là kiểu đo cuốn chiếu hay cuốn dọc (Roll-Along). Cuốn chiếu có hình ảnh là hệ thống cố định gồm SP và các GP nằm một phía và đo di chuyển trên tuyến với bước điểm nguồn chẵn d. Ví dụ thu sóng 48 kênh từ offset +2d đến +49d, cuốn với bước điểm nguồn 1d, thì khi dựng hình sẽ có bậc cộng 24. Khi đo trên vùng nước thì đó là hệ thống cáp cố kết, được tàu kéo với tốc độ thích hợp, vừa đi vừa phát sóng. Đo trên bộ thì rải các cáp thu phân đoạn (thường là 12 hoặc 24 kênh) và cuốn từng đoạn cáp. Ngày nay đĩa cứng lưu trữ thoải mái, nên để tránh nhầm lẫn thì trên thực địa ghi sóng theo số kênh của máy, còn việc chọn ra kênh sử dụng thực hiện khi xử lý tài liệu. Đo CDP 3D phức tạp hơn, cần bố trí hàng ngàn kênh ghi. Trên biển thì đó là hệ thống các dãy cáp dọc/ngang cố kết và cho tàu kéo. Trên bộ nó được tính toán thiết kế trước, tuy nhiên thực tế ít dùng 3D thật sự, thường có là quản lý 3D các tuyến 2D. Các nguồn phát sóng Các nguồn sóng có các đặc trưng chính gồm dạng xung nguồn (wavelet), tần số chính, và tổng năng lượng. Ngoài ra tổng trọng lượng công tác là yếu tố cần tính đến để đảm bảo cơ động khi thu thập số liệu. Nguồn nổ Nguồn nổ được dùng phổ biến trên bộ, nổ trong hố khoan ở tầng đất đá ổn định, độ sâu cỡ 1 – 15 m. Nguồn nổ cho ra xung lực gần với dạng hàm Dirac , hướng tỏa tròn nên gần như chỉ tạo ra sóng dọc. Nổ trong hố khoan thì cần lèn chặt bằng sét/bùn để không sinh ra sóng âm thanh làm giảm chất lượng tài liệu. Các chất nổ thường dùng trong đo địa chấn có : Trinitrotoluen C6H2(NO2)3CH3 viết tắt là TNT, là chất nổ mạnh, có tốc độ nổ lớn, 6.900 m/s, thể rắn không tan trong nước, an toàn cao, được chế đúc thành khối dạng trụ hay khối chữ nhật. Chất nổ dẻo C4 là hỗn hợp có thành phần 85% hexogen và 15% xăng crep, là chất nổ dùng trong công binh. Nó có dạng dẻo dễ nhào nặn, không tan trong nước, tốc độ nổ 7380 m/s, tương đối an toàn nhưng có thể tự nổ ở 202oC trở lên. Dynamit cũng được sử dụng. Dynamit có tốc độ nổ thấp hơn, có thể tự kích, có bị lão hóa và có thành phần tan trong nước, nên không thể ngâm lâu trong nước. Nhiều nước cấm nổ ở sông biển để bảo vệ môi trường và thủy hải sản. Nguồn đập búa Nguồn đập búa được dùng trên bộ, thực hiện đập lên đe bằng gỗ/sắt đủ lớn truyền rung và để chống lún. Nguồn cho ra xung lực có hướng mạnh nhất ở hướng đập. Nếu đập đứng sẽ tạo ra cả sóng ngang SV (Shear vertical). Nếu đập ngang phần lớn năng lượng tạo ra sóng ngang SH (Shear Horizontal). Các khảo sát bằng sóng ngang phải dùng nguồn đập búa kiểu này. Các dạng búa có từ búa vài kg do người đập, búa máy chục kg như Geometrics PWD-80 là 80 kg , hoặc dạng nguồn vật năng thả rơi (weight dropping) đặt trên xe chuyên dụng gọi là "Thumper truck" cho ra cú đập tương đương nổ mìn. Khi năng lượng búa thấp có thể phải cộng tích lũy tín hiệu để băng ghi CSP đủ mạnh dùng được cho phân tích tốc độ. Nguồn rung Nguồn rung được dùng trên bộ. Có hai dạng: Rung kéo dài (Vibrator), như Sercel Nomad 65 Neo, thực hiện rung dạng sin với tần số biến đổi từ vài Hz đến vài trăm Hz. Khi làm việc thì chọn được các tham số như dải tần phát, phát kiểu tăng/giảm tần, thời gian phát,... Đập búa kiểu quét (Beat Sweep), như Geometrics PSR-3 Coded Seismic Source . Nguồn rung đáp ứng yêu cầu đo địa chấn trong khu dân cư, không gây phá hủy công trình. Tuy nhiên để hoàn nguyên được đường ghi kết quả tương đương với nguồn nổ, thì đường ghi thực địa dài hơn nó hàng chục lần, và phải ghi được tín hiệu mốc (Reference Signal) chất lượng cao để tính tương quan (Correlation) trong phép hoàn nguyên. Nếu "tín hiệu mốc" kém chất lượng thì băng ghi hỏng. Nguồn súng hơi Nguồn súng hơi (Air Gun) là loại súng chuyên dụng để bắn trong nước hoặc hố nước. Nguồn tích năng là máy nén khí công suất từ chục đến vài trăm mã lực. Các súng công suất lớn thường có nhiều nòng bắn. Nguồn này được dùng trên sông biển. Khi dùng trên bộ thì phải dùng súng nhỏ và phải tạo bồn hoặc hố chứa nước . Nguồn phóng điện Nguồn phóng điện (Sparker) dùng nguồn tích năng điện áp DC cao 3 - 4 KV công năng đến vài KJ, phóng xung vào các điện cực trong môi trường nước mặn ở biển hoặc nước pha muối. Nguồn cho ra xung có tần số chính cỡ 100 Hz. Nguồn được dùng trong khảo sát nông trên sông biển. Có thể dùng cho phát sóng trong hố khoan song cần có bơm nước muối qua đường ống cỡ 7 mm tới đầu điện cực phát . Cùng làm việc với nguồn tích năng của sparker thường có "đầu phát sóng từ giảo" gọi là boomer, phát sóng ở nơi nước ngọt. Boomer có cấu tạo là một đĩa nhôm có quấn vài vòng dây đồng, khi phóng xung điện thì tạo ra xung từ trường mạnh gây biến dạng đĩa nhôm, tạo ra rung động theo hiệu ứng từ giảo . Súng hơi và Sparker có wavelet kéo dài và có các đỉnh thứ cấp do quá trình dãn - nén của khối khí gây ra (Ghost và Residual Bubble Pulses). Cần thu được dạng wavelet để phục vụ lọc ngược. Các đầu thu sóng địa chấn Đầu thu sóng địa chấn kiểu cơ điện Đầu thu sóng địa chấn kiểu cơ điện (Geophone): Nó giống cái loa nghe nhạc, có thể tháo xem. Điểm khác là màng đỡ được thay bằng vành đàn hồi, phía đáy có chân cắm vào đất, gia cố cách nước, và giải pháp kỹ thuật để chế loạt lớn nhưng đồng nhất về các chỉ tiêu kỹ thuật: Tần số riêng, đặc tuyến tần số, hệ số cơ điện. Dùng cho thu sóng trên bộ. Trở kháng ra của máy nhỏ, cỡ 300Ω, có thể yên tâm ngâm điểm đấu dây và đầu thu trong nước suối khi đo đạc. Đầu thu là loại có hướng, thu thành phần dọc trục cuộn dây, và có hai phiên bản: thu thành phần dao động đứng Z, thu thành phần dao động ngang H. Ví dụ: GeoSpace GS-20DM. Thu phản xạ sóng dọc P dùng đầu thu thành phần dao động đứng Z. Thu phản xạ sóng ngang SH dùng đầu thu thành phần dao động ngang H, đặt trục đầu thu vuông góc với tuyến đo. Đầu thu sóng địa chấn kiểu điện áp Đầu thu sóng địa chấn kiểu điện áp hay đầu thu gốm (Piezoelectric sensor), là mảnh cắt tinh thể gốm, thường là titanat bari, có gắn điện cực. Nó chuyển sóng áp suất (sóng dọc) sang điện áp, được dùng cho thu sóng trong môi trường nước nên gọi là hydrophone. Đầu thu này không có tính hướng. Chúng thường được ghép thành cáp đa kênh, đặt trong ống nhựa chứa dầu khoáng, thường gọi là con lươn/rắn (Eel Cable). Trở kháng ra của đầu gốm cao, nên phải có tiền khuếch đại tại đầu cáp. Geometrics còn đặt luôn khối số hóa tín hiệu trong cáp và truyền số liệu về máy tính trung tâm theo giao thức mạng, như Digital Marine Streamer System DMS-1 . Máy ghi địa chấn Từ những năm 1990 các máy ghi địa chấn (Seismograph) số hóa và điều hành bằng máy tính PC ra đời, giải quyết nhiều khó khăn của thời kỳ trước. Số liệu được số hóa bằng các chip ADC nhanh, ghép ít hoặc không ghép kênh (Multiplex), và lưu trữ trên đĩa cứng. Các mẫu máy đều phủ kín đòi hỏi kỹ thuật của tất cả các dạng đo trong thăm dò địa chấn. Tuy nhiên khi đo ghép nhiều máy, thì chúng hoạt động độc lập và nối với nhau bằng đường khởi động đo (Trigger) để thống nhất thời điểm t=0. Ví dụ Terraloc Mark-6 (Thụy Điển), Seistronix RAS-24 (Mỹ). Sau đó ra đời các máy ghi địa chấn có kết nối mạng LAN, như Geometrics Geode , truyền số liệu về máy tính trung tâm điều khiển. Nó cho phép kết nối hàng trăm máy, trong đó mỗi máy đảm nhận một đoạn, để lập ra hệ thống hàng ngàn kênh đo. Để phục vụ khảo sát ở vùng rải dây khó khăn, một số hãng đưa ra mẫu máy ghi địa chấn 1 hoặc 3 kênh, ghi kết quả vào bộ nhớ bán dẫn, có kết nối qua sóng radio hoặc Wi-Fi. Ví dụ Sercel Unite (Pháp) , Sigma Observer (Nga) . Số liệu có thể được chuyển sang máy tính tại thực địa, hoặc sau khi kết thúc ngày đo đạc. Xử lý phân tích Các xử lý đơn kênh và đa kênh được thực hiện xen nhau trong quá trình chung. Việc lựa chọn trình tự và công đoạn tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện. Hiệu chỉnh cường độ tín hiệu Tín hiệu sóng suy giảm nhanh theo độ dài đường truyền, nên giá trị hàm s(x,y,t) ở các vùng gần và xa nguồn có thể chênh lệch hàng ngàn lần. Các biến đổi Fourier hay xử lý đa kênh khi thực hiện cộng trừ các giá trị đó với nhau sẽ gây sai lệch. Để thông tin thể hiện bình đẳng nhau thì cần cân bằng cường độ tín hiệu. Hiệu chỉnh này nên thực hiện sau khi đã làm trơn và khử phông tần thấp bằng Dewow cho đường ghi, nhằm loại trừ nhiễu và sốc ở khuếch đại nếu có. Hiệu chỉnh phân kỳ, thường dùng là nhân tử tN với N ≈ 2, thực hiện cho từng đường ghi. Nó là hiệu chỉnh không phá hủy thông tin về quan hệ tương đối giữa các ranh giới. Hiệu chỉnh kiểu AGC (Automatic gain control), thực hiện cho từng đường ghi. Hiệu chỉnh này phá hủy thông tin về quan hệ tương đối giữa các ranh giới. Hiệu chỉnh cân bằng cường độ các đường ghi (x- hoặc xy-Scaling), thường chọn đoạn tính cân bằng là sau First Break lớn nhất đến trước thời gian quan tâm lớn nhất. Hiệu chỉnh tĩnh Vì nhiều lý do trời đất và lỗi thi công mà vị trí và tình trạng các điểm phát và thu sóng không đồng nhất, dẫn đến sai lệch thời gian truyền sóng. Hiệu chỉnh tĩnh (Static Correction) chỉnh các tình trạng trên. Nó có bản chất là sửa lại mốc t=0 của từng đường ghi. Đo trên vùng nước: Mực nước thay đổi do thủy triều, do mưa/điều tiết nước sông hồ. Hiệu chỉnh dựa theo quan trắc mực nước để đưa về mặt quan sát thống nhất, áp dụng cho loạt đường ghi trong thời giờ nhất định, thường dùng menu BulkShift. Đo trên mặt đất: Do ảnh hưởng của lớp tốc độ thấp trên mặt vốn không đồng đều về hình thái, tốc độ truyền sóng, bề dày,... Hiệu chỉnh thực hiện theo menu tương ứng của phần mềm phân tích: Vạch các sóng tới đầu tiên (First Break picking) và lập mặt cắt bề mặt theo phương pháp sóng khúc xạ, sau đó hiệu chỉnh các đường ghi về mặt quan sát quy ước, thường là mặt phẳng nằm dưới lớp tốc độ thấp. Các sai lệch cá biệt do thi công: điểm phát/thu đặt lệch vị trí, đặt phải nơi có trạng thái đất đá quá cứng hoặc quá rời rạc hơn bình thường, do đường dây khởi động bị nhiễu,... Hiệu chỉnh thực hiện cưỡng bức theo trực quan, sao cho đường First Break trơn tru. Các phần mềm hiện đại có thêm quy trình chuyên sâu hơn, thực hiện nhận dạng các phản xạ đánh dấu trong kết quả CMP Stack tiên nghiệm, và tính tương quan với số liệu ban đầu để xác định lượng hiệu chỉnh, sau đó xử lý lại. Quy trình này cần đến máy tính đủ mạnh. Phân tích tốc độ truyền sóng và hiệu chỉnh NMO Phân tích tốc độ truyền sóng (Velocity Analysis) nhằm xác định các cột tốc độ, từ đó lập ra Cơ sở dữ liệu (CSDL) 2D/3D tốc độ để nội/ngoại suy tốc độ trung bình Vmean dùng cho hiệu chỉnh NMO và cho tính chuyển kết quả CDP Stack sang độ sâu (time-depth). Kết quả tốc độ cần có kiểm chứng bằng tài liệu của địa chấn mặt cắt thẳng đứng (Vertical Seismic Profiling, VSP), tài liệu khoan và bằng kinh nghiệm phân tích. Trong menu tương tác, chọn tập con đường ghi theo CSP (hoặc CMP), chỉnh cột mô hình tốc độ lớp, sao cho có ranh giới và biểu đồ sóng tính ra tương ứng phải trùng vào trục đồng pha của các “phản xạ thật” trên băng. Xem Phép phân tích cổ điển. Hỗ trợ cho phân tích là Submenu tạo ra băng ghi quét tốc độ, chọn trong hai cách Semblance hay UnnormCorr. Đó là biến đổi Radon cho hàm s(x,t) với đường tích phân hyperbol có tham số V cách đều và hạn chế trong dải 300–5000 m/s đối với sóng dọc, rồi biểu diễn trong hệ (V,τ). Các trục hyperbol đồng pha nổi lên thành điểm cực trị cường độ, có thể bấm chọn để ấn định ranh giới trong cột tốc độ, chú ý tránh cực trị của Multiple. Sử dụng hỗ trợ này khi chưa có mẫu cột tốc độ; khi đã có thì tìm cách copy rồi chỉnh lại. (Phần mềm như Sandmeier Reflexw lưu trữ cột tốc độ cho từng SP ở Text file riêng, có thể chép file số 1 từ tuyến lân cận sang thư mục của tuyến cần phân tích) Các thăm dò sâu có số đường ghi CSP/CMP gather lớn, nên quét tốc độ cho ra biểu diễn Semblance mịn, cho phép ước lượng tốc độ tự động (Automatic velocity estimate using semblance) . Hiệu chỉnh NMO thực hiện tính chuyển đường ghi về offset 0 theo công thức hyperbol, với tốc độ được suy theo cách nào đó từ CSDL tốc độ. Nếu xác định tốc độ sai, hoặc thiếu điểm phân tích tại đoạn có ranh giới không bình ổn, thì NMO sẽ không chính xác. Lỗi này thể hiện trên băng CMP: Tốc độ lớn hơn thật thì trục đồng pha cong lên, Tốc độ nhỏ hơn thật thì trục đồng pha cong xuống (giống như phản xạ lặp). Nội dung như trên cho thấy Phân tích tốc độ truyền sóng có vai trò quyết định đến thành công của xử lý tài liệu. Trong thăm dò sâu như thăm dò dầu khí sử dụng tần số thấp cỡ 10–30 Hz, các bất đồng nhất bề mặt ảnh hưởng đến phân tích tốc độ không nhiều. Trong thăm dò nông sử dụng tần số cao hơn, thì bất đồng nhất bề mặt ảnh hưởng rất mạnh. Xử lý đơn kênh Xử lý đơn kênh phát triển có sự tương tác với lý thuyết Xử lý tín hiệu số khác, đặc biệt là loại có dạng xung phản xạ như radar, sonar,... Mục tiêu của xử lý là rút ngắn xung wavelet về dạng ngắn nhất có thể, và lọc bỏ nhiễu. Trong lý thuyết truyền thống, tín hiệu s(t) là quá trình liên tục, thường được xử lý trong miền tần số thông qua Biến đổi Fourier liên tục, S(ω), trong đó ω là tần số. Bộ lọc có đặc tuyến lọc F(ω) nào đó được áp dụng để tách tín hiệu khỏi nhiễu, cho ra phổ tín hiệu ra Y(ω) = F(ω)S(ω). Bộ lọc thường được thực thi bằng mạch điện tử với các mắt lọc cắt tần cao (thông thấp) và cắt tần thấp (thông cao), đặc trưng bởi giới hạn tần và độ dốc của sườn đường abs[F(ω)] tại đó, thường có hai mức Hi/Low. Các biến đổi Fourier ngược của F(ω) và Y(ω) cho ra quan hệ tín hiệu ra y(t) = s(t) ¤ f(t); trong kỹ thuật điện tử thì thường xét tác động lọc tới tín hiệu vào có dạng nhảy bậc 1(t), và gọi là quá trình quá độ. Số hóa rời rạc tín hiệu dẫn đến khái niệm gọi nó là chuỗi thời gian (Time series), hữu hạn, có bước số hóa (bước rời rạc) đều và đơn nhất cho một CSDL. Phép tính phổ tổng quát dẫn đến phép biến đổi Laplace, và một biểu diễn mới là biến đổi Z (Z-transform), làm nền tảng cho xử lý số các chuỗi thời gian. Nó dẫn đến biến đổi Z của một chuỗi thời gian có dạng đa thức của toán tử trễ, và trong địa chấn thì dùng số mũ dương : Khi đó kết quả của một phép lọc là tích của đa thức tín hiệu với đặc trưng cho bộ lọc Y(z) = F(z)S(z). Trong xử lý số, các phép lọc trong miền tần số vẫn được chỉ định bằng các tần số/độ dốc tại giới hạn, nhưng có thể phần mềm thực thi theo cách nào đó, chẳng hạn tính ra chuỗi F(z) và thực hiện tích chặp. Lưu ý rằng xử lý số tác động như nhau với t và (-t), ví dụ với cùng một bộ lọc, xung nhảy bậc 1(t) lọc bằng phần cứng (bộ lọc của máy) cho ra xung chỉ ở t≥0, còn lọc số cho ra cả xung về quá khứ. Phép lọc ngược Phép lọc ngược (Deconvolution) được Norbert Wiener và Norman Levinson đưa ra năm 1950, xác định wavelet và thực hiện lọc ngược Y(ω) = S(ω)/W(ω) để hoàn nguyên dãy xung sự kiện E(t). Tuy nhiên do băng tần và quan sát hữu hạn và có nhiễu, nên việc lọc về xung Dirac δ là bất khả thi. Các nghiên cứu wavelet dẫn đến khái niệm gọi là kiểu pha của w(t). Đối với chuỗi W(z) triển khai sang dạng tích ∏(ri - z), trong đó ri là nghiệm của phương trình W(z)=0, và (ri - z) gọi là Couplet, kiểu pha thể hiện ở các giá trị ri này (theo biểu diễn địa vật lý trong biến đổi Z). Các dạng pha wavelet có: zero-phase: phổ có trị pha =0. minimum phase: w(t) ngắn, năng lượng tập trung ở đầu, và s(t)=0 ở t≤0 (dạng causal), phổ có trị pha <π, modul(ri)>1. maximum phase: Ngược với minimum, phổ có trị pha >π (sau khi nối trơn), modul(ri)<1. mixed-phase: Triển khai ∏(ri - z) cho thấy chỉ cần một Couplet có modul(ri)≤1 thì đã là max-phase. Việc giải toán tử lọc W(z)−1 có thể hội tụ với zero- và min-, nhưng không hội tụ với mix- và max-phase. Trong thực tế dạng wavelet phổ biến lại là maximum phase. Để giải quyết sự không hội tụ thì một lượng nhiễu trắng cỡ 0,5 đến 10% được cộng vào phép giải, và chấp nhận chỉ có thể rút gọn wavelet về ngắn nhất có thể. Trường hợp tốt nhất là đưa được wavelet về dạng Ricker. Phép lọc Dự báo Phép lọc Dự báo (Predictive Deconvolution) là thuật toán được Rudolf E. Kálmán đưa ra năm 1960 và gọi là bộ lọc Kalman. Thuật toán này đưa ra mô hình cho rằng giá trị tương lai của một Time Series chứa hai phần: phần dự báo được (predictable) và phần không thể. Phần dự báo được có thể tính từ các trị trước tương lai, thông qua việc giải phương trình tính ra toán tử lọc. Ví dụ vui kinh điển là dự báo giá vàng ở thị trường New York, và kết quả khá sát. Trong địa chấn ứng dụng đơn giản nhất là bộ lọc khử nhiễu ngẫu nhiên cho đường ghi, số liệu ra là lai ghép theo hệ số ghép α nào đó: trị lọc = α x[trị quan sát] + (1- α) x[trị dự báo]. Trong địa chấn vùng nước nông, lọc dự báo được ứng dụng để khử sóng lặp của lớp nước, trong đó thực hiện loại trừ khỏi số liệu phần xung dự báo được. Thuật lọc này sử dụng nhận dạng đa kênh, nên có sự sai khác với lọc dự báo thuần túy. Lọc ngược tương tự cao nhất Lọc ngược tương tự cao nhất (Maximum Likelyhood Deconvolution, MLD) là phép lọc do Mendel J.M. đưa ra năm 1983, thực hiện lặp (iteration) phép ước lượng wavelet và dãy xung phản xạ, đến khi có được đường ghi tổng hợp gần với đường ghi thực tế nhất. Tuy nhiên ít thấy ứng dụng vào các phần mềm xử lý hiện đại. Xử lý đa kênh Biến đổi F-K Biến đổi F-K là biến đổi Fourier hai chiều (2D Fourier transform) thực hiện cho hàm tín hiệu từ miền (x,t) sang miền (k,f), trong đó f - tần số, k - số sóng (Wavenumber), với k = 2π/λ trong đó λ là bước sóng. Trong miền (k,f) các sóng cùng tần số nhưng khác nhau về tốc độ biểu kiến sẽ hiện ra ở vùng khác nhau. Áp dụng bộ lọc triệt giảm vùng của nhiễu rồi thực hiện biến đổi F-K ngược để thu về kết quả. Biến đổi Radon Biến đổi Radon (Radon transform) là phép biến đổi toán học dạng tích phân hàm số do Johann Radon đưa ra năm 1917. Nó được vận dụng vào xử lý địa chấn với đường tích phân có dạng parabol, hyperbol (như trong quét tốc độ), và đường thẳng (như trong biến đổi Tau-p). Biến đổi Tau-p Biến đổi Tau-p còn gọi là Slant Stack, do Tatham R., Keney J. và Noponen I. đưa ra năm 1982 , áp dụng cho CSP, CMP gather hay từng đoạn CMP Stack. Nó là trường hợp vận dụng biến đổi Radon, trong đó phép tích phân hàm tín hiệu s(x,t) lấy theo đường thẳng t = px + τ, với p gọi là độ chậm (Slowness), và biểu diễn tại điểm (p,τ). Độ chậm là p = 1/Va, với Va là tốc độ biểu kiến. Trong thực tế thường tính từ p=0 (tức Va=∞) đến pmax (hoặc ±pmax) nào đó, có thể là 1/1450 s/m (tốc độ sóng trong nước). Các trục đồng pha thẳng sẽ hiện thành điểm, còn hyperbolic hiện thành ellip trong hệ (p,τ). Sau đó áp dụng bộ lọc tốc độ. Nó gồm vùng thông qua, thường là vùng p nhỏ, và vùng triệt (cắt) ở p lớn. Giữa hai vùng trên là vùng ráp nối, để hệ số lọc chuyển dần từ 1 tới 0. Biến đổi Tau-p ngược sẽ cho lại băng ghi đã lọc bớt các sóng có tốc độ biểu kiến thuộc vùng triệt, thường ứng với sóng lặp (Multiples) hay nhiễu thường trực khác. Biến đổi Tau-p không động chạm đến đặc trưng pha. Stack và Migration CDP Stack là công đoạn quan trọng nhưng đơn giản, thực hiện cộng các đường ghi về một đường ghi tổng cho điểm thu. Nó được thực hiện sau khi các xử lý đơn/đa kênh đã cho kết quả vừa ý. Phần mềm có thể nội suy ra các đường ghi sau CDP Stack theo giãn cách đều. Các dạng Stack khác và Migration là chủ đề hàn lâm cao, được đề cập ở trang riêng. Tính chuyển sang độ sâu Kết quả CDP cuối cùng có thể được tính chuyển từ trục thời gian sang độ sâu (time-depth), để thuận tiện trong biểu diễn, so sánh với kết quả của các phương pháp khác đặc biệt là địa tầng khoan. Trong chuyển đổi này tốc độ trung bình Vmean cho vị trí tại đường ghi được nội/ngoại suy từ CSDL tốc độ, và chuyển đổi. Nếu cột tốc độ có biến thiên lớn, kết quả CDP có thể có vẻ ngoài khác thường, không thuận tiện cho xác định ranh giới địa chấn bán tự động trên băng số. Tham khảo Chỉ dẫn Xem thêm Sóng địa chấn Địa chấn mặt cắt thẳng đứng Liên kết ngoài Địa chấn học Địa vật lý thăm dò Địa vật lý Vật lý học Khoa học Trái Đất Khoa học hành tinh
5638
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82n%20x%C3%A1%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
Ân xá Quốc tế
Ân xá Quốc tế, hoặc Tổ chức Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty International, viết tắt AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác. Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất tích cưỡng bức; và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác. Lịch sử Ân xá Quốc tế được ông Peter Benenson, một luật sư người Anh, thành lập năm 1961. Benenson đọc báo và sửng sốt rồi tức giận trước câu chuyện hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị xử tù 7 năm vì đã nâng cốc mừng tự do. Benenson liền viết cho David Astor, biên tập viên tờ The Observer, ông này cho đăng bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên ngày 28 tháng 5, kêu gọi độc giả viết thư ủng hộ hai sinh viên. Sự phản hồi thật là dồn dập đến nỗi trong có một năm mà các nhóm viết thư đã được thành lập tại hơn một tá quốc gia, họ viết để bảo vệ những nạn nhân của bất công ở bất cứ đâu. Đến giữa năm 1962, Ân xá Quốc tế đã có các nhóm hoạt động hoặc thành lập ở Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Ireland, Canada, Tích Lan (nay là Sri Lanka), Hy Lạp, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Ghana, Israel, México, Argentina, Jamaica, Malaysia, Congo (Brazzaville) (nay là Cộng hoà Congo), Ethiopia, Nigeria, Miến Điện (nay là Myanmar) và Ấn Độ. Cuối năm ấy, Diana Redhouse, một thành viên của một trong các nhóm trên, đã thiết kế biểu tượng của tổ chức là Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai. Trong những năm đầu, Ân xá Quốc tế chỉ tập trung vào các điều 18 và 19 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền — 2 điều liên quan đến tù chính trị. Tuy nhiên, với thời gian, tổ chức đã mở rộng sứ mạng để hoạt động vì những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác, không chỉ vì những tù nhân lương tâm. Riêng trong năm 2000, Ân xá Quốc tế đã hoạt động nhân danh 3685 cá nhân, và đã cải thiện được điều kiện của tù nhân trong hơn một phần 3 số trường hợp. Ngày nay có hơn 7500 nhóm Ân xá Quốc tế với khoảng 1 triệu thành viên hoạt động ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ khi thành lập, Ân xá Quốc tế đã bảo vệ hơn 44600 tù nhân ở hàng trăm quốc gia. Năm 1977, Ân xá Quốc tế được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Mục tiêu và chiến lược Ân xá Quốc tế nhằm mục đích củng cố mọi quyền căn bản của con người như đã nêu trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Với niềm tin đó, Ân xá hoạt động để: Giải phóng mọi tù nhân lương tâm (prisoner of conscience, khái niệm này dùng để chỉ một người bị tù vì thực hành niềm tin của họ một cách hoà bình, hơi khác với cách hiểu thông thường về tù chính trị); Bảo đảm các phiên toà diễn ra công khai và công bằng; Bãi bỏ tử hình và mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn bạo với tù nhân; Chấm dứt những sự khủng bố, giết chóc và mất tích được nhà nước bật đèn xanh; Giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị; Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt vi phạm nhân quyền; Nâng cao cảnh giác về mọi sự vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Quan hệ với Việt Nam Việt Nam đã mở cuộc đối thoại với Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cho một nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền thuộc tổ chức này gặp gỡ các nhà đối lập trọng yếu và các giới chức chính quyền trong những cuộc tiếp xúc diễn ra lần đầu tiên kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Chuyến đi sang Việt Nam của tổ chức này kéo dài 6 ngày, chấm dứt vào ngày 02 tháng 3 năm 2013. Trong Phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam năm 2012, tổ chức này cho rằng: Việt Nam vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. Việt Nam vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến dám chỉ trích các chính sách của nhà nước và các đối tượng dễ bị đàn áp nhất là những nhà hoạt động dân chủ, kêu gọi cải cách, hoặc phản đối các chính sách về môi trường, đất đai, quyền lao động, và quyền tự do tôn giáo. Bà Janice Beanland, chuyên trách vận động về tình hình nhân quyền Việt Nam, phát biểu với VOA Việt ngữ: "Nói về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua, nổi bật nhất là tình trạng tiếp tục đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, tiếp tục bỏ tù những người có quan điểm khác biệt với chính quyền, những nhà hoạt động xã hội về quyền đất đai hay quyền của công nhân. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hà Nội sẽ thay đổi xu hướng này. Tình hình nhân quyền Việt Nam càng lúc lại càng tồi tệ đi trong những năm gần đây.". Chỉ trích Các chỉ trích tổ chức Ân xá Quốc tế có thể được phân thành hai loại chính: các cáo buộc về thiên vị trong chọn lựa và các cáo buộc về thiên vị có liên quan đến hệ tư tưởng. Trong các chỉ trích thuộc loại thứ hai, nhiều chính phủ, trong đó có Trung Quốc, Congo Kinshasa, Israel, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, và Việt Nam đã phản đối Ân xá Quốc tế về những báo cáo mà các chính phủ này khẳng định là một chiều, hay vì Ân xá Quốc tế đã không coi các mối đe dọa an ninh là một nhân tố cần xem xét. Các công ty cũng tham gia chỉ trích, trong đó có hãng Total. . Năm 2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã có phản ứng về Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), trong đó khẳng định đây là một báo cáo "không cân bằng" và "không xét đến bối cảnh đặc biệt" của tình hình nước này. Bộ ngoại giao Thái Lan cho rằng báo cáo đã "phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn.". Những bài phê bình Jonathan V. Last, Calling It Like They See It, FrontPageMagazine, ngày 3 tháng 4 năm 2003. Alleges AI has anti-American/Israel bias. Christopher Archangelli, Amnesty for Iraq, FrontPageMagazine, ngày 24 tháng 4 năm 2003. Allages AI has anti-American bias regarding Iraq. NGO Monitor Criticisms of Amnesty International – Points to a running list of criticism of various NGOs, AI in particular. Michael Mandel, How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity, Pluto Press 2004. Alleges AI is selective in defending "human rights", in particular, regarding the US-Iraq war 2003, and the War in the Balkans. Paul de Rooij, AI: Say It Isn't So , CounterPunch, Oct. 31, 2002. Paul de Rooij, AI: The Case of a Rape Foretold , CounterPunch, Nov. 26, 2003. Paul de Rooij, AI: A false beacon? , CounterPunch, Oct. 13, 2004. Contains a reading list. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Amnesty International's website Peter Benenson: The Forgotten Prisoners The Observer, May 28, 1961 Willam Schulz, Security Is a Human Right, Too , New York Times, ngày 18 tháng 4 năm 2004. AI's 2004 annual report on human rights abuses (Summary ) AI's 2005 annual report on human rights abuses Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình Tổ chức phi chính phủ Tổ chức nhân quyền Giam giữ Tổ chức nhân quyền quốc tế Tổ chức có trụ sở tại Vương quốc Liên hiệp Anh
5645
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Hoa%20K%E1%BB%B3
Tổng thống Hoa Kỳ
Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ). Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá. Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ. 45 cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 58 nhiệm kỳ bốn năm. Joe Biden hiện đang là đương kim tổng thống, ông nhậm chức vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021. Ban đầu Năm 1783, Hiệp định Paris đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ Nhị Quốc hội Lục địa đã phác thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép Quốc hội là cơ quan liên bang duy nhất - quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ. Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ, sự sống còn của Chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẻ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẻ phác thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn trở thành "đế vương" khi đang làm tổng thống. Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là "President of the United States in Congress Assembled" (có nghĩa là Chủ tịch Hợp chúng quốc tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành "President of the United States" (Chủ tịch Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo. Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài. Trách nhiệm và quyền lực Vai trò lập pháp theo Điều I Hiến pháp Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các quy trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa: Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật. Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống. Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai trường hợp có thể xảy ra: Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật. Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp này được biết đến là "pocket veto" (tạm dịch là "phủ quyết gián tiếp"). Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua Đạo luật phủ quyết từng phần (Line Item Veto Act). Dự luật này cho phép tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng Clinton đối đầu Thành phố New York, , Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến. Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp Quyền lực đối ngoại và chiến tranh Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được Hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự; Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69: Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dõi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các quy định và chi tiêu quân sự. Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành. Mặc dù không được quy định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng có quyền thực hiện những "thỏa ước hành pháp" trong quan hệ đối ngoại. Thông thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ XXI đã cho thấy rằng có một sự mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp như thế vì chúng đã bỏ qua các quy trình tạo ra hiệp định và cũng như loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã quy định đối với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia tăng. Quyền lực hành pháp Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là "trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực." Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang. Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện nghỉ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại. Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của mình. Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các quy định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp thấp. Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về mặt luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng quy trình thay đổi luật. Quyền tư pháp Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xảy ra ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình. Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon, rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ Clinton đối đầu Jones, rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng. Đề xuất và phụ trợ làm luật Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các quy trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt. Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp. Tiến trình bầu tổng thống Điều kiện để trở thành tổng thống Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một vị tổng thống phải: Là một công dân Mỹ được sinh ra tại Hoa Kỳ; Ít nhất là 35 tuổi; Là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm. Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây: Tu chính án 22 (năm 1951) quy định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống quá hai lần liên tiếp. Tu chính án 22 cũng có nói rõ rằng nếu bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí dụ người này thay thế một vị tổng thống bị truất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu có phải một người không còn hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó tổng thống theo như quy định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12. Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống. Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận ở cả hai viện quốc hội. Đề cử và chiến dịch tranh cử Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thông thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ. Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perot không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rõ ràng thắng bại (swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng. Bầu cử và tuyên thệ Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn. Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống). Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp quy định, phải tuyên thệ nhậm chức: Mặc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào quy định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng theo truyền thống thì người đó là Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình "chiêu mộ" mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính vì Chiến tranh thế giới thứ hai nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944. Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nửa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế không bị ảnh hưởng bởi quy định của tu chính án này nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952. Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, năm vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama. Ba vị tổng thống đã tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai nhưng bị đánh bại: Jimmy Carter, George H. W. Bush và Donald Trump. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng "Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống." Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử. Chức vụ bỏ trống hay tàn tật Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xảy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế. Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội "phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác." Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội ba vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868, Bill Clinton năm 1998 và Donald Trump với 2 lần luận tội vào năm 2019 và năm 2021. Đến cuối cùng cả ba đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu. Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rõ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rõ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xảy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 1985, Tổng thống Ronald Reagan đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống George H. W. Bush. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Reagan phải được gây mê; một lần, Tổng thống Reagan nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Kamala Harris. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Biden phải được gây mê; một lần, Tổng thống Biden nhận lại quyền lực sau đó trong ngày. Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xảy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghỉ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên. Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có quy định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chứng của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xảy ra vì Vụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức. Thứ tự kế nhiệm Tổng thống Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống nếu như Tổng thống đương nhiệm bị truất phế, qua đời hay từ chức. Nếu như cả hai văn phòng tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống hay có người bị thương tật tàn phế thì viên chức kế tiếp trong thứ tự kế nhiệm tổng thống sẽ là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Thứ tự kế nhiệm sau đó được mở rộng xuống đến Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền, rồi đến các thành viên nội các với một thứ tự đã được định trước. Dưới đây là danh sách thứ tự kế nhiệm tổng thống hiện thời, như đã được ghi rõ chi tiết trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống năm 1947 () và các tu chính án sau này để thêm vào các bộ trưởng mới được thành lập. Đảng chính trị {| class="wikitable" ! rowspan="3" | Chú thích | style="background:#FFB6B6"|Cộng hoà |- |style="background:#B0CEFF"|Dân chủ |- | style="background:#ccc;"|Độc lập |} Bổng lộc Tổng thống Hoa Kỳ nhận được tiền lương là $400.000/năm cùng với 1 tài khoản chi tiêu $50.000/năm, một tài khoản $100.000 không tính thuế dành cho du hành và $19.000 cho giải trí. Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001. Nhà Trắng ở Washington, D.C. phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trong Quận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghỉ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao. Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc và Công viên Lafayette, là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng diện tích sàn rộng hơn và phục vụ trong vai trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết. Để du hành bằng đường bộ, tổng thống sử dụng công xa tổng thống, đây là một chiếc xe limousine bọc thép được chế tạo với sườn xe Cadillac được cải tiến rất nhiều. Một trong hai phi cơ Boeing VC-25 giống nhau, phiên bản cải tiến từ loại phi cơ chở khách Boeing 747-200B, phục vụ tổng thống trên những đoạn đường du hành dài. Chúng được gọi tên là Air Force One khi tổng thống có mặt trên phi cơ. Tổng thống cũng dùng một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được gọi tên là Marine One khi tổng thống lên chiếc phi cơ trực thăng này. Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, Đệ Nhất Phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt. Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống. Hậu tổng thống Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu tổng thống còn sống được nhận tiền hưu bổng, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền hưu bổng đã được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội. Các tổng thống về hưu hiện nay nhận được tiền hưu bổng theo tiền lương của các bộ trưởng nội các của chính phủ đương nhiệm là $191.300 tính đến năm 2008. Một số cựu tổng thống cũng nhận được tiền hưu bổng quốc hội. Đạo luật Cựu Tổng thống, như đã được tu chính, cũng cung cấp cho các cựu tổng thống quỹ du hành và những đặc quyền ưu tiên. Tính đến năm 1997, tất cả các cựu tổng thống và gia đình của họ đều được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ cho đến khi cựu tổng thống qua đời. Cựu tổng thống cuối cùng được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ trọn đời là Bill Clinton. Các cựu tổng thống về sau này như George W. Bush và các cựu tổng thống tương lại sẽ được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tối đa là 10 năm sau khi rời nhiệm sở. Một số tổng thống đã có sự nghiệp tương đối nổi bật sau khi rời nhiệm sở. Ví dụ tiêu biểu là William Howard Taft trở thành Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ và Herbert Hoover làm việc trong chương trình tái tổ chức chính phủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Grover Cleveland thất bại trong cuộc tái ứng cử chức vụ tổng thống vào năm 1888 nhưng lại đắc cử tổng thống 4 năm sau đó vào năm 1892. Hai cựu tổng thống phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ sau khi rời Nhà Trắng: John Quincy Adams được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, phục vụ ở đó 17 năm và Andrew Johnson trở lại Thượng viện Hoa Kỳ năm 1875. John Tyler phục vụ trong Quốc hội tạm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ và được bầu vào Hạ viện Liên minh miền Nam nhưng qua đời trước khi hạ viên này nhóm họp. Gần đây hơn, Richard Nixon đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành ngoại quốc đến các quốc gia như Trung Quốc, Nga và được ca ngợi như một chính khách lão thành. Jimmy Carter trở thành người vận động cho nhân quyền trên toàn cầu, giám sát bầu cử và phân giải quốc tế và là người nhận Giải Nobel Hòa bình. Bill Clinton đã làm một số công việc như một chính khách lão thành, nổi bật nhất là việc ông thực hiện các cuộc điều đình dẫn đến việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thả hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee. Bill Clinton cũng tích cực hoạt động chính trị từ khi rời nhiệm sở. Ông đã làm việc cùng với phu nhân của mình là Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà. Tính đến 1 tháng 8 năm 2023, có 5 cựu Tổng thống còn sống. Cựu Tổng thống còn sống cao tuổi nhất là Jimmy Carter và trẻ tuổi nhất là Barack Obama và cựu Tổng thống qua đời gần đây nhất là George H. W. Bush vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 ở tuổi 94. Dưới đây là danh sách các cựu Tổng thống còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ: Thư viện tổng thống Mỗi tổng thống kể từ Herbert Hoover đã xây dựng một kho sách được biết với tên gọi là Thư viện Tổng thống để lưu giữ và giúp bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết, tài liệu và những văn kiện khác của tổng thống. Các thư viện này khi hoàn thành sẽ được làm chứng thư giao cho Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ bảo trì; ngân quỹ ban đầu để xây dựng và trang bị mỗi thư viện phải là ngân quỹ tư nhân, không phải ngân quỹ liên bang. Hiện thời có tất cả 13 thư viện tổng thống trong hệ thống của Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ. Cũng có một số thư viện tổng thống được chính quyền tiểu bang và quỹ tư nhân bảo trì, thí dụ như Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Abraham Lincoln được điều hành bởi tiểu bang Illinois. Dòng thời gian các tổng thống Chỉ trích Những chỉ trích đối với tổng thống thường rơi vào một trong các mục sau đây: Tổng thống quá quyền lực Đa số những người lập quốc Hoa Kỳ kỳ vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ, được nói đến trước tiên trong Hiến pháp Hoa Kỳ, sẽ là ngành có nhiều ảnh hưởng chi phối chính phủ. Họ không muốn hay kỳ vọng đến một ngành hành pháp mạnh mẽ. Tuy nhiên, vô số những người chỉ trích ngày nay cho rằng tổng thống quá nhiều quyền lực, không bị kiểm soát và cân bằng quyền lực và bản chất giống như "đế vương". Người chỉ trích là Dana D. Nelson tin rằng các vị tổng thống suốt hơn 30 năm qua đã tìm cách tiến tới việc nắm trọn, không phân chia quyền lực tổng thống đối với ngành hành pháp và các cơ quan của ngành." Bà chỉ trích những người ủng hộ hành pháp đơn nhất vì điều đó khiến mở rộng "nhiều quyền lực hành pháp không bị kiểm soát vốn đã tồn tại – thí dụ như những lệnh hành pháp, sắc lệnh, tuyên cáo, giác thư, chỉ thị an ninh quốc gia – đã cho phép tổng thống hành xử rất nhiều chính sách đối nội và đối ngoại mà không cần sự trợ giúp, can thiệp hoặc ưng thuận từ Quốc hội." Những học giả về hiến pháp đã chỉ quyền lực quá mức của tổng thống và cho rằng tổng thống giống như "những nhà độc tài lập hiến" có "động cơ để tuyên bố tình trạng khẩn cấp" nhằm nắm lấy quyền lực "gần giống như độc tài." David Sirota nhận thấy có một mô hình "với mục tiêu cung cấp một cơ sở hợp pháp cho quyền lực tối cao toàn phần của Tòa Bạch Ốc đối với toàn chính phủ." Một người chỉ trích khác viết rằng quyền lực tổng thống mở rộng là "mối đe dọa lớn nhất chưa từng thấy đối với sự tự do cá nhân và luật pháp dân chủ." Hình ảnh và quan hệ công chúngMột số người cho rằng hình ảnh của tổng thống có chiều hướng bị các viên chức hành pháp đặc trách quan hệ công chúng và chính tổng thống ngụy tạo nên. Một người chỉ trích diễn tả tổng thống giống như "giới lãnh đạo bị tuyên truyền" mà có một "quyền lực mê hoặc quanh chức vị này"; một người chỉ trích khác diễn tả hiện tượng quanh chức vị tổng thống bằng từ "cult", có nghĩa là sự sùng bái Những quan chức điều hành về quan hệ công chúng của chính phủ đã dàn cảnh một cách mưu mẹo những dịp ghi hình có tổng thống đang tươi cười với đám đông cũng đang tươi cười cho các máy quay thu hình; chẳng hạn về một buổi ghi hình truyền hình, những khán giả xem truyền hình đã bị yếu tố hình ảnh của tổng thống chi phối hơn là câu chuyện thật về buổi thu hình đó. Một người chỉ trích viết rằng hình ảnh của John F. Kennedy được diễn tả hư cấu một cách thận trọng với đầy đủ chi tiết nhằm "vẽ ra một huyền thoại" có liên quan đến sự kiện PT 109 và tuyên bố rằng Kennedy đã hiểu cách sử dụng hình ảnh để nâng cao tham vọng tổng thống của mình. Ngay cả tang lễ tổng thống cũng được sắp đặt cẩn thận với giá trị năng suất cao nhằm tạo ra một cảm xúc về "uy quyền đế vương". Kết quả là người Mỹ có những kỳ vọng không thực tiễn từ tổng thống, người được kỳ vọng "lèo lái nền kinh tế, chế ngự kẻ thù, dẫn dắt thế giới tự do, an ủi nạn nhân lốc xoáy, làm lành linh hồn quốc gia và bảo vệ người mượn nợ chống lại những loại tiền phí ẩn hình mà các loại thẻ tín dụng áp đặt." Chi tiêu thâm thủngTrong suốt 100 năm qua, ít có vị tổng thống nào tinh thông trong việc kiềm chế mức chi tiêu nằm trong giới hạn. Các tổng thống hứa hẹn kiểm soát chi tiêu nhưng trên thực tế đã khó kiểm soát nổi ngân sách. Mô hình lịch sử dài hạn đối với việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là có chút ít thặng dư trừ khi quốc gia gặp phải suy soái kinh tế hay chiến tranh, và mô hình này đã kéo dài cho đến thập niên 1980. Tổng thống Ronald Reagan đã làm gia tăng thâm thủng chi tiêu rất đáng kể trong lúc quốc gia không bị khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh, và những thâm thủng ngân sách này, tính theo phần trăm GDP, tăng lên từ 1,6% năm 1979 đến 4,0% và 6,0% trong phần lớn thập niên 1980 mặc dù có một thời gian dài 4 năm có thặng dư, bắt đầu từ năm 1998 trong thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống George W. Bush. Sau sự kiện 11 tháng 9, chi tiêu thâm thủng trở lại dưới thời Tổng thống Bush và giữ ở mức độ cao. Năm 2009, văn phòng ngân sách ước tính tổng số nợ liên bang sẽ lên đến $12 ngàn tỷ đô la, trong đó gồm có 565 tỷ USD tiền lời phải trả, hay 4% GDP. Trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, $632 tỉ đã được thêm vào ngân sách. Năm 2009, theo ước tính, Hoa Kỳ có thể bị bắt buộc mượn nợ gần $9,3 ngàn tỉ trong vòng 10 năm tới. Một người chỉ trích đồng thời cũng là một thượng nghị sĩ cảnh báo rằng điều này "gần như tạo ra một kịch bản mà trong đó quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng phá sản." Năm 2009, Tổng thống Barack Obama thừa kế một ngân sách thâm thủng choáng váng lên đến 10% GDP. Mức độ cao những việc làm liên bang được mang đến từ chương trình New Deal của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vẫn được duy trì ở mức độ đều so với sự tăng trưởng dân số và kinh tế. Thí dụ, năm 1962 có khoảng 13,3 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người trong khi đó vào năm 2007 chỉ có 8,7 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người, tổng cộng giảm khoảng 1 triệu việc làm. Dù vậy, tổng số nhân sự liên bang năm 2007 là 4.127.000 làm việc trong các cơ quan của chính phủ liên bang. Ngoài ra, con số nhân viên làm việc cho tiểu bang và chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1960. Ghi chú: Thâm thủng lớn nhất là thời Chiến tranh thế giới thứ hai. 1998–2002 có thặng dư. Để cho ngắn gọn, các con số hàng năm được kết hợp lại thành con số trung bình cho 10 năm. Nguồn: Sở thống kê Chính phủ Hoa Kỳ. Quyền lực đối với lập pháp và ngân sáchMột số người chỉ trích tố cáo rằng các tổng thống đã lấn chiếm nhiều quyền lực quan trọng thuộc lập pháp và ngân sách mà thông thường phải thuộc về Quốc hội Hoa Kỳ. Tổng thống kiểm soát một số lượng lớn các cơ quan liên bang đặc trách việc tạo ra những quy định luật lệ nhưng chỉ có ít sự theo dõi của quốc hội. Một người chỉ trích khác tố cáo rằng tổng thống có thể bổ nhiệm một "đội quân gồm nhiều 'sa hoàng' ảo – những người này hoàn toàn không có trách nhiệm gì với Quốc hội nhưng được giao phó nhiệm vụ dẫn đầu những nỗ lực về chính sách lớn của Nhà Trắng". Các tổng thống đã bị chỉ trích vì thực hiện những tuyên bố bằng văn thư để giải thích họ hiểu một đạo luật ra sao hay có kế hoạch gì để thực thi đạo luật này (signing statements) khi ký các đạo luật quốc hội. Những người chỉ trích diễn tả hành động này là ngược lại tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ. Những tuyên bố bằng văn thư như thế "làm lật cán cân quyền lực giữa Quốc hội và Nhà Trắng một ít theo chiều có lợi cho ngành hành pháp" và chúng đã được bốn tổng thống trước đây sử dụng. Hành vi này bị Hội Luật sư Mỹ chỉ trích là bất hợp hiến. Một người chỉ trích là George F. Will nhận thấy "một ngành hành pháp càng ngày càng phình to ra" và "sự lu mờ của Quốc hội". Ông cho rằng diễn biến này đã và đang tiếp tục kéo dài "hàng thập niên" và ông cũng đã chỉ trích "sự lu mờ" của Quốc hội. Lạm quyềnĐôi khi các tổng thống dùng đến các hoạt động ngoài pháp chế và bất hợp pháp, đặc biệt là trong thời chiến. Tổng thống Abraham Lincoln đã đình chỉ luật bảo hộ giam giữ (habeas corpus) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ; Woodrow Wilson tống giam những phần tử tình nghi là cộng sản mà không đưa ra xét xử trong vụ bố ráp Palmer; và Franklin Roosevelt giam cầm trên một trăm ngàn người Mỹ gốc Nhật trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Franklin D. Roosevelt sử dụng những nhà điều tra liên bang để nghiên cứu hồ sơ tài chính và thuế của những nhà chính trị đối lập. Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa khủng bố, George W. Bush cho phép nghe lén trên hệ thống điện thoại mà không cần lệnh từ tòa án. Hành động này cũng như việc tra trấn và từ chối quyền pháp lý của những người bị giam giữ đã bị tòa án liên bang phán quyết là vi hiến. Richard Nixon phạm vô số luật lệ khi yêu cầu một nhóm người đột nhập văn phòng của một nhà tâm lý học thuộc đảng đối lập cũng như văn phòng của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Hoa Kỳ rồi tìm cách che giấu sự nhúng tay của Nhà Trắng qua việc mua chuộc những nhân chứng trong một sự kiện mà sau đó trở thành vụ tai tiếng Watergate. Hành động của Nixon theo 1 khía cạnh nào đó đã được Alexis de Tocqueville tiên tri trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1835 có tựa đề là Democracy in America (Dân chủ tại Mỹ). Tocqueville cho rằng sự việc tổng thống có thể tái cử là một điều nghiêm trọng đáng quan tâm vì tổng thống ra tái tranh cử sẽ bị mê ngoặc, không chỉ làm mất tính công bằng của mình mà còn dùng cả một bộ máy quốc gia đồ sộ để giúp họ tái thắng cử. Phát động chiến tranh mà không có sự tuyên chiến từ Quốc hộiMột số người chỉ trích tố cáo rằng ngành hành pháp đã lấn quyền tuyên chiến, vốn đã được Hiến pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội. Mặc dù trong lịch sử các tổng thống đã khởi động tiến trình tiến tới chiến tranh nhưng họ đều xin phép và nhận được lệnh tuyên chiến chính thức từ Quốc hội Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812, Chiến tranh México – Mỹ, Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, các tổng thống đã không nhận được lệnh tuyên chiến chính thức đối với các hành động quân sự khác trong đó có sự việc Tổng thống Theodore Roosevelt đưa quân vào Panama năm 1903, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, các vụ xâm chiếm Grenada và Panama (1990). Tuy nhiên, dù không có sự tuyên chiến chính thức từ Quốc hội, tổng thống đã được Quốc hội chấp thuận tiến hành Chiến tranh Iraq lần thứ nhất vào năm 1991 và Chiến tranh Iraq lần thứ 2 năm 2003 Năm 1993, một người chỉ trích viết rằng "Quyền tuyên chiến của Quốc hội đã trở thành điều khoản bị xem thường rõ ràng nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ." Ưu thế bầu cử của đương kim tổng thốngCác đương kim tổng thống tìm cách tái cử cho nhiệm kỳ 2 đều có lợi thế hơn đối thủ của mình, và những người chỉ trích tố cáo rằng đều này là không công bằng. Từ năm 1936, trong 13 lần bầu cử tổng thống có đương kim tổng thống ứng cử thì đã có đến 10 lần đương kim tổng thống thắng cử và đối thủ chỉ thắng có 3 lần (xem bảng dưới đây). Các đương kim tổng thống tái tranh cử luôn có được lợi thế mà đối thủ của họ không có, trong đó phải kể đến quyền lực dẫn dắt giới truyền thông đưa tin nhiều hơn và gây ảnh hưởng với những sự kiện cũng như sử dụng nhiều nguồn tài trợ của chính phủ. Một thông tín viên ghi nhận rằng "gần như tất cả đương kim tổng thống đều gây quỹ nhiều hơn đối thủ của mình". Điều này đã mang lợi thế hơn cho những đương kim tổng thống. Ủy ban Hành động chính trị trao phần lớn số tiền của họ cho các đương kim tổng thống vì họ là những người dễ thắng cử hơn. Một nhà dự báo chính trị cho rằng nên cộng thêm 5% số điểm vào trong kết quả tái cử khả dĩ của một đương kim tổng thống cho dù các tình huống như sự phát triển kinh tế và lạm phát có thể làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Ghi chú: các cuộc bầu cử không có sự tham dự của ứng cử viên đương kim tổng thống cũng như các cuộc bầu cử có các ứng cử viên thuộc đảng thứ 3 đều không được đưa vào danh sách này. Số phiếu được ghi trên danh sách là số phiếu đại cử tri đoàn. Lạm dụng quyền ân xáCác tổng thống đã bị chỉ trích vì lạm dụng quyền lực này. Thí dụ, Gerald Ford ân xá người đã từng chọn mình làm phó tổng thống trước đó, Richard Nixon; Quyết định của Tổng thống Ford đã bị chỉ trích như là 1 hành động lạm dụng quyền ân xá. Các tổng thống cũng bị chỉ trích vì những quyết định ân xá khác. George H. W. Bush ân xá cho một viên chức bị tình nghi dấu diếm các tài liệu có liên quan đến vụ tai tiếng Iran-Contra. Bill Clinton đề xuất 140 lệnh ân xá trong những ngày cuối cùng còn tại chức, ân xá cho những người đào phạm và những người đóng góp quỹ vận động tranh cử nổi tiếng. George W. Bush giảm án cho một nhân viên văn phòng bị truy tố vì che giấu sự dính líu của chính phủ trong vụ Valerie Plame Wilson. Trump đã ân xá cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người năm 2017 nhận tội khai man với FBI về liên hệ của ông với đại sứ Nga. Điều hành chính sách ngoại giaoVì không có bắt buộc là các ứng cử viên tổng thống phải tinh thông về ngoại giao, quân sự hay chính sách ngoại giao và vì các tổng thống tự điều hành các chính sách ngoại giao nên chất lượng tạo ra quyết định khá khác nhau từ tổng thống này đến tổng thống khác. Nhiều đánh giá được các nhà chuyên môn về chính sách ngoại giao lập thành danh sách gồm những thành công và thất bại trong nữa thế kỷ trước. Những thành công quan trọng trong nữa thế kỷ trước gồm có việc Liên Xô sụp đổ và tránh để xảy ra Đệ tam Thế chiến cũng như việc xử lý cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Nhưng vô số quyết định của tổng thống đã bị chỉ trích trong đó có vụ xâm nhập Vịnh Con Heo tại Cuba, những chọn lựa quân sự đặc biệt, trao đổi vũ khí để lấy con tin với Iran, và những quyết định khởi động chiến tranh. Việc chiếm đóng theo sau Chiến tranh Iraq bị chỉ trích là "không có kế hoạch một cách thê thảm" và toàn bộ chiến lược với Iraq bị gọi là một "việc tự đánh bại mình và làm cho đồng minh xa lánh" Một người chỉ trích nhận thấy rằng có một chiều hướng "quân sự hóa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ." Các tổng thống bị tố cáo là ủng hộ những nhà độc tài như quốc vương của Iran, Pervez Musharraf của Pakistan, và Ferdinand Marcos của Philippines. Toàn bộ chiến lược có liên quan đến Trung Đông bị chỉ trích cũng như việc xử lý vấn đề Triều Tiên và Iran. Những người chỉ trích đã tố cáo rằng nền chính trị lưỡng đảng đã can thiệp vào chính sách ngoại giao. Địa vị Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ xét về mặt ảnh hưởng và công nhận. Vì địa vị của Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới nên Tổng thống Hoa Kỳ thường được xem là cá nhân quyền lực nhất trên thế giới và được gọi theo thông lệ là Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do. Xem thêm Danh sách tổng thống Hoa Kỳ Chú thích Tham khảo Leonard Leo, James Taranto, and William J. Bennett. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster, June, 2004, hardcover, 304 pages, ISBN 0-7432-5433-3 Waldman, Michael, and George Stephanopoulos, My Fellow Americans: The Most Important Speeches of America's Presidents, from George Washington to George W. Bush. Sourcebooks Trade. September 2003. ISBN 1-4022-0027-7 Couch, Ernie, Presidential Trivia. Rutledge Hill Press. ngày 1 tháng 3 năm 1996. ISBN 1-55853-412-1 Lang, J. Stephen, The Complete Book of Presidential Trivia. Pelican Publishing. September 2001. ISBN 1-56554-877-9 Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào? Ayton, Mel Plotting to Kill the President: Assassination Attempts from Washington to Hoover (Potomac Books, 2017), United States Balogh, Brian and Bruce J. Schulman, eds. Recapturing the Oval Office: New Historical Approaches to the American Presidency (Cornell University Press, 2015), 311 pp. Bumiller, Elisabeth (tháng 1 năm 2009). “Inside the Presidency”. National Geographic 215 (1): 130–149.  Couch, Ernie. Presidential Trivia. Rutledge Hill Press. ngày 1 tháng 3 năm 1996. ISBN 1-55853-412-1 Kernell, Samuel; Jacobson, Gary C. (1987). “Congress and the Presidency as News in the Nineteenth Century” (PDF). Journal of Politics 49 (4): 1016–1035. doi:10.2307/2130782.  Lang, J. Stephen. The Complete Book of Presidential Trivia. Pelican Publishing. 2001. ISBN 1-56554-877-9 Graff, Henry F., ed. The Presidents: A Reference History (3rd ed. 2002) online, short scholarly biographies from George Washington to William Clinton. Greenberg, David. Republic of Spin: An Inside History of the American Presidency (W. W. Norton & Company, 2015). xx, 540 pp. bibliography Leo, Leonard—Taranto, James—Bennett, William J. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster. 2004. ISBN 0-7432-5433-3 Sigelman, Lee; Bullock, David (1991). “Candidates, issues, horse races, and hoopla: Presidential campaign coverage, 1888–1988” (PDF). American Politics Quarterly 19 (1): 5–32. doi:10.1177/1532673x9101900101.  Tebbel, John William, and Sarah Miles Watts. The Press and the Presidency: From George Washington to Ronald Reagan (Oxford University Press, 1985). Presidential Studies Quarterly, published by Wiley, is a quarterly academic journal on the presidency. Waldman, Michael—Stephanopoulos, George. My Fellow Americans: The Most Important Speeches of America's presidents, from George Washington to George W. Bush. Sourcebooks Trade. 2003. ISBN 1-4022-0027-7 Liên kết ngoài Danh sách các tổng thống và phó tổng thống Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào? Đình Chính, VnExpress cập nhật Thứ hai, 21/1/2008 | 11:18 GMT+7 Chính phủ Hoa Kỳ Danh sách nhân vật Bài Hoa Kỳ chọn lọc
5660
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu%E1%BA%ADn
Nhuận
Bài này nói về nhuận trong các loại lịch. Nhuận trong tiếng Việt còn có nghĩa khác, xem Nhuận. Nhuận hay nhuần (chữ Hán: 閏) là sự bổ sung thêm ngày, tuần hay tháng vào một số lịch để làm cho lịch phù hợp với các mùa thời tiết. Năm mặt trời hay năm thời tiết không phải là một số nguyên các ngày, nhưng năm trong các lịch thì lại phải là số nguyên ngày. Cách duy nhất để giải quyết sai biệt giữa năm mặt trời và năm trên lịch là biến đổi số ngày của mỗi năm trong các loại lịch. Dương lịch Trong nhiều loại lịch, điều này được làm bằng cách bổ sung thêm một ngày dôi ra vào năm nhuận hay năm nhuần để chúng có 366 ngày thay vì 365 ngày như trong các năm thường. Ngày thêm vào này được gọi là ngày nhuận. Trong lịch Gregory, ngày nhuận là ngày 29 tháng 2. Âm lịch và âm dương lịch Năm mặt trời cũng không phải là chứa một số nguyên các tháng mặt trăng, vì thế các loại âm dương lịch phải có sự thay đổi về số lượng tháng trong từng năm. Thông thường mỗi năm âm dương lịch có 12 tháng, nhưng thỉnh thoảng lại có năm có 13 tháng. Tháng thêm vào được gọi là tháng nhuận. Năm âm (âm dương) lịch có 13 tháng cũng được gọi là năm nhuận Lặt vặt ISO 8601 chứa một thông số cho năm 52-tuần. Năm bất kỳ mà có 53 ngày thứ Năm thì được coi là có 53 tuần; tuần dôi ra này cũng có thể coi như tuần nhuận. Việc xác định năm nào là nhuận có thể được tính toán (lịch Julius, lịch Gregory, lịch Trung Quốc và lịch Do Thái cổ), hoặc được xác định theo các quan sát thiên văn (lịch Iran). Xem thêm Lịch Lịch Julius Lịch Gregory Lịch Iran Lịch Do Thái cổ (lịch Hêbrơ) Lịch Hindu Lịch Trung Quốc Giây nhuận Tham khảo Lịch Đơn vị đo thời gian
5664
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch
Lịch
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày. Các tên gọi này được biết đến như là tên của ngày tháng cụ thể nào đó trong từng loại lịch (ví dụ ngày 2 tháng 6 năm 2005). Các ngày tháng cụ thể có thể dựa trên sự chuyển động thấy được của các thiên thể. Lịch cũng là một thiết bị vật lý (thông thường là trên giấy) để minh họa cho hệ thống (ví dụ- lịch để bàn) – và đây cũng là cách hiểu thông dụng nhất của từ lịch. Như là một tập hợp con, 'lịch' được sử dụng để biểu thị danh sách của một tập hợp cụ thể nào đó của các sự kiện đã được lập kế hoạch (ví dụ, lịch xét xử). Các hệ thống lịch Các loại lịch được sử dụng hiện nay trên Trái Đất phần lớn là dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay lịch tùy ý. Âm lịch được đồng bộ theo chuyển động của Mặt Trăng (các tuần trăng); một ví dụ là lịch Hồi giáo. Dương lịch dựa trên thay đổi thấy được theo mùa, được đồng bộ theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; một ví dụ là lịch Ba Tư. Âm dương lịch là lịch được đồng bộ theo cả chuyển động của Mặt Trăng và chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; một ví dụ là lịch Do Thái. Lịch tùy ý không được đồng bộ theo Mặt Trăng hay Mặt Trời; ví dụ như tuần hay ngày Julius được sử dụng bởi các nhà thiên văn học. Lịch Maya Lịch vạn niên là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Những thông tin mà cuốn lịch cung cấp dựa trên thuyết ngũ hành âm dương, tương sinh tương khắc và thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái. Đã từng có một vài loại lịch có lẽ được đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh, chẳng hạn như các loại lịch Ai Cập cổ đại; việc đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh chủ yếu diễn ra ở các nền văn minh gần đường xích đạo. Dương lịch Các ngày sử dụng trong dương lịch Dương lịch gắn mỗi ngày tháng cụ thể cho từng ngày mặt trời. Một ngày có thể là chu kỳ giữa bình minh và hoàng hôn, với chu kỳ kế tiếp là đêm, hoặc nó có thể là chu kỳ của hai sự kiện giống nhau và kế tiếp nhau, chẳng hạn hai hoàng hôn kế tiếp. Độ dài khoảng thời gian kế tiếp nhau của hai sự kiện như vậy có thể cho phép thay đổi chút ít trong suốt cả năm, hoặc nó có thể là trung bình của ngày mặt trời trung bình. Các dạng khác của lịch có thể sử dụng ngày mặt trời. Các lịch Julius và Gregory Dưới thời Cộng hòa La Mã, dương lịch Julius đã được chấp thuận. Số ngày trong tháng của nó là dài hơn so với chu kỳ của Mặt Trăng, vì thế nó không thuận tiện để theo dõi các pha của Mặt Trăng, nhưng nó là đủ tốt để theo dõi thay đổi của các mùa. Mỗi năm trong lịch có 365 ngày, ngoại trừ mỗi năm thứ tư là năm nhuận có 366 ngày. Vì thế năm trung bình của lịch này là 365,25 ngày. Không may là năm chí tuyến Trái Đất là nhỏ hơn một chút so với 365,25 ngày (nó xấp xỉ 365,2422 ngày), vì thế lịch này mặc dù chậm nhưng cũng lệch dần với sự đồng bộ theo mùa. Vì lý do này, sau này lịch Gregory đã được chấp thuận bởi phần lớn các quốc gia ở phương Tây, bắt đầu từ năm 1582, và từ đó nó đã trở thành lịch phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Đáng chú ý là đế chế Nga đã từ chối thay đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory cho đến tận cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi những người bôn sê vích đã chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Vì thế, ngày tháng trong lịch sử Nga hoặc được ghi cả hai số liệu của hai loại lịch này hoặc được ghi chú rõ là theo lịch nào để tránh nhầm lẫn. Cải cách trong tương lai Có nhiều đề nghị cải cách lịch, chẳng hạn như lịch thế giới hay lịch cố định quốc tế (lịch vĩnh viễn quốc tế). Liên hiệp quốc đã cân nhắc đến việc xem xét các loại lịch cải cách này trong những năm thập niên 1950, nhưng các đề nghị này đã đánh mất phần lớn sự phổ biến của chúng. Âm lịch Không phải tất cả các loại lịch đều sử dụng năm mặt trời như là đơn vị tính. Âm lịch là một trong số các loại lịch khác đó mà ngày trong tháng được tính theo các pha trong chu kỳ của Mặt Trăng. Vì độ dài của tháng Mặt Trăng không phải là một phần thập phân hữu tỷ của độ dài năm chí tuyến nên năm âm lịch thuần túy nhanh chóng sai lệch với sự thay đổi mùa. Tuy nhiên nó là bất biến khi xem xét trong tương quan với một số hiện tượng khác, chẳng hạn như thủy triều (con nước). Âm dương lịch là một biến thái của âm lịch nhưng có tính đến sự bù lại cho các sai lệch này bằng cách bổ sung thêm một tháng để có thể điều chỉnh các tháng tương đối phù hợp theo mùa. Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm TCN. Lịch tài chính Lịch tài chính (chẳng hạn như lịch 5/4/4) cố định mỗi tháng ở một con số cụ thể của tuần để thuận tiện trong so sánh từ tháng qua tháng, từ năm qua năm. Tháng Một luôn luôn có chính xác 5 tuần (từ Chủ Nhật đến thứ Bảy), tháng Hai có 4 tuần, tháng Ba có 4 tuần, v.v. Lưu ý rằng loại lịch này nói chung cần bổ sung tuần thứ 53 cứ sau mỗi 5 đến 6 năm, nó có thể được thêm vào tháng 12 hoặc không, phụ thuộc vào cách thức mà tổ chức sử dụng những ngày này. Có một tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện điều này (tuần ISO). Tuần ISO chạy từ thứ Hai đến Chủ Nhật và tuần 1 luôn luôn là tuần chứa ngày 4 tháng 1 của lịch Gregory. Các phân chia trong lịch Gần như mọi loại lịch đều nhóm một số các ngày kế tiếp nhau thành "tháng" và các tháng thành "năm". Trong dương lịch, năm xấp xỉ bằng năm chí tuyến Trái Đất (là khoảng thời gian Trái Đất cần để thực hiện đủ một chu kỳ các mùa), thông thường được sử dụng để làm thuận tiện cho việc lập kế hoạch của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Trong âm lịch, tháng có độ dài xấp xỉ một chu kỳ của Mặt Trăng. Các ngày kế tiếp nhau có thể được nhóm thành các chu kỳ khác, chẳng hạn như tuần. Vì số lượng ngày trong năm chí tuyến không phải là một số nguyên, dương lịch phải có số lượng ngày khác nhau tùy theo từng năm. Điều này có thể thực hiện được với năm nhuận. Điều tương tự cũng diễn ra với tháng của âm lịch hay của âm dương lịch. Tất cả những cái này được gọi chung là nhuận. Các nền văn hóa có thể định nghĩa các đơn vị thời gian khác, chẳng hạn như tuần hay quý, để phục vụ cho mục đích lập biểu thời gian để điều chỉnh các hoạt động cơ bản mà trong trường hợp đó tháng hay năm không phù hợp cho lắm. Các loại lịch khác Lịch hoàn thiện và không hoàn thiện Lịch có thể là hoàn thiện hay không hoàn thiện. Lịch hoàn thiện là lịch cung cấp cách để đặt tên cho từng ngày kế tiếp nhau, trong khi lịch không hoàn thiện thì không làm được như vậy. Lịch sớm nhất của người La Mã chẳng hạn đã không có cách để gọi ngày trong các tháng mùa đông, ngoài cách gọi cả mớ là "mùa đông", là một ví dụ của lịch không hoàn thiện, trong khi lịch Gregory là một ví dụ của lịch hoàn thiện. Lịch thực dụng, lý thuyết và hỗn hợp Lịch có thể là thực dụng, lý thuyết hay hỗn hợp. Lịch thực dụng là lịch dựa trên các quan sát, một ví dụ là lịch tôn giáo của đạo Hồi và lịch tôn giáo của đạo Do Thái trong thời kỳ Thánh Đường. Những loại lịch như thế còn gọi là lịch quan sát hay lịch thiên văn. Ưu điểm: là nó có độ chính xác hoàn hảo và vĩnh cửu. Khuyết điểm: là một ngày tháng cụ thể nào đó diễn ra khi nào rất khó xác định trước. Lịch lý thuyết là loại lịch dựa trên một tập hợp các quy tắc chặt chẽ; một ví dụ là lịch Do Thái. Những loại lịch như thế còn gọi là lịch quy tắc hay lịch số học. Ưu điểm: là dễ dàng tìm thấy khi nào diễn ra một ngày cụ thể nào đó. Khuyết điểm: là có độ chính xác không hoàn hảo. Ngoài ra, nếu cố gắng tạo ra lịch chính xác hơn, thì độ chính xác của nó cũng bị sai theo thời gian do sự thay đổi của sự tự quay của Trái Đất. Điều này giới hạn thời gian sống của lịch lý thuyết chỉ trong vài nghìn năm. Sau đó, các quy tắc cần phải được sửa đổi theo các quan sát có từ khi phát minh ra lịch, tạo ra một loại lịch hỗn hợp. Lịch hỗn hợp tổ hợp các nét đặc trưng của lịch thực dụng và lịch lý thuyết. Nó thông thường có nguồn gốc là lịch lý thuyết nhưng được điều chỉnh một cách thực dụng khi một số các loại hình bất đồng bộ xuất hiện rõ nét; sự chuyển đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory là một ví dụ. Lịch Gregory, như là một ví dụ cuối cùng, là một loại dương lịch hoàn thiện và hỗn hợp. Lịch tôn giáo Mục đích sử dụng quan trọng nhất của lịch hiện đại là theo dõi năm cử hành và việc theo dõi các ngày lễ tôn giáo. Mặc dù lịch Gregorian tự nó có động cơ về mặt lịch sử liên quan đến việc tính ngày lễ Phục sinh, bây giờ nó đã được sử dụng trên thế giới trên toàn thế giới như là tiêu chuẩn trên thực tế . Cùng với việc sử dụng lịch Gregorian cho các vấn đề thế tục, vẫn còn một số lịch sử dụng cho các mục đích tôn giáo. Các Kitô hữu phương Đông, kể cả Nhà thờ Chính thống, sử dụng lịch Julian. Các lịch Hồi giáo hoặc Hijri, là một âm lịch bao gồm 12 tháng âm lịch trong một năm 354 hoặc 355 ngày. Nó được sử dụng để ghi lại các sự kiện ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo (đồng thời với lịch Gregorian) và được sử dụng bởi người Hồi giáo khắp nơi để xác định ngày thích hợp để tổ chức các ngày thánh lễ và lễ hội Hồi giáo. Kỷ nguyên của nó là Hijra (tương ứng năm 622 của kỷ nguyên Dionysian). Với mức tăng hàng năm 11 hoặc 12 ngày, mối quan hệ theo mùa được lặp lại mỗi năm trong khoảng 33 năm Hồi giáo. Các lịch Hindu khác nhau vẫn được sử dụng tại Tiểu Lục địa Ấn Độ, bao gồm lịch Nepali, lịch Bengali, lịch Malayalam, lịch Tamil, Vikrama Samvat được sử dụng ở miền Bắc Ấn Độ và lịch Shalivahana ở tiểu bang Deccan. Các lịch Phật giáo và lịch âm dương truyền thống của Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan cũng được dựa trên một phiên bản cũ của lịch Hindu. Hầu hết các lịch Hindu đều được thừa hưởng từ hệ thống được tiên đoán trong Vedanga Jyotisha của Lagadha, được chuẩn hóa trong Sūrya Siddhānta và sau đó được cải tạo bởi các nhà thiên văn học như Āryabhaṭa (499 CE), Varāhamihira (thế kỷ thứ 6) và Bhāskara II (thế kỷ 12). Các lịch Hebrew được sử dụng bởi người Do Thái trên toàn thế giới cho các vấn đề tôn giáo và văn hóa, cũng ảnh hưởng đến các vấn đề dân sự ở Israel (như ngày lễ quốc gia) và có thể được sử dụng có cho giao dịch kinh doanh (ví dụ như đối với hẹn hò của kiểm tra). Bahá'ís trên toàn thế giới sử dụng lịch Bahá'í Lịch quốc gia Lịch Trung Quốc, Hebrew, Hindu và Julian được sử dụng rộng rãi cho các mục đích tôn giáo và xã hội. Lịch Iran (Ba Tư) được sử dụng ở Iran và một số vùng của Afghanistan. Các lịch Ethiopia hoặc Ethiopia lịch là lịch chủ yếu được sử dụng trong Ethiopia và Eritrea, với lịch Oromo cũng được sử dụng trong một số lĩnh vực. Tại Somalia lân cận, lịch Somali cùng tồn tại song song với lịch Gregorian và Hồi giáo. Ở Thái Lan, nơi mà lịch Thái dương Thái Lan được sử dụng, tháng và ngày đã thông qua tiêu chuẩn phương Tây, mặc dù những năm đó vẫn dựa trên lịch Phật giáo truyền thống. Lịch năng lượng mặt trời Lịch năng lượng mặt trời chỉ định một ngày cho mỗi ngày mặt trời. Một ngày có thể bao gồm khoảng thời gian giữa mặt trời mọc và hoàng hôn, với một khoảng thời gian sau của đêm hoặc có thể là khoảng thời gian giữa các sự kiện liên tiếp như hai buổi hoàng hôn. Chiều dài của khoảng giữa hai sự kiện liên tiếp như vậy có thể được thay đổi chút ít trong năm, hoặc có thể được tính trung bình vào một ngày mặt trời trung bình. Các loại lịch khác cũng có thể sử dụng một ngày năng lượng mặt trời. Về cơ bản lịch năng lượng mặt trời gần giống đồng hồ mặt trời. Sử dụng Sử dụng cơ bản nhất của lịch là để xác định ngày: để có thể thông báo và/hoặc chấp thuận các sự kiện tương lai và ghi chép lại các sự kiện đã xảy ra. Các ngày có thể có ý nghĩa đối với các mùa thông thường, tôn giáo hay xã hội. Ví dụ, lịch cung cấp cách thức để xác định ngày nào là những ngày lễ tôn giáo hay ngày lễ công cộng, những ngày nào đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của các chu kỳ hoạt động sản xuất-kinh doanh, cũng như ngày nào là có giá trị pháp lý như ngày hết hạn trong các hợp đồng hay ngày nộp thuế. Cũng có lịch còn cung cấp thêm thông tin khác có ích chẳng hạn như thông tin về ngày hay mùa của nó. Lịch được sử dụng như là một phần của hệ thống duy trì thời gian hoàn hảo: ngày tháng và thời gian của một ngày cùng nhau chỉ ra các thời điểm theo thời gian. Trong thế giới hiện đại, các loại lịch đã không còn là một phần quan trộng trong hệ thống ấy, do sự ra đời của các loại đồng hồ có độ chính xác cao đã làm cho khả năng ghi chép thời gian là độc lập với các sự kiện thiên văn. Sử dụng hiện tại Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở Iran và Afghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội. Mặc dù nói chung lịch Gregory được sử dụng rộng rãi nhưng các loại lịch khác cũng được sử dụng, chẳng hạn như lịch tài chính. Xem thêm Tham khảo Tài liệu Calendrical Calculations; Nachum Dershowitz and Edward M. Reingold; Cambridge University Press, 1997; ISBN 0-521-56474-3; Book Info ; Online Calculator A comparative Calendar of the Iranian, Muslim Lunar, and Christian Eras for Three Thousand Years; Ahmad Birashk; Mazda Publishers, 1993; ISBN 0-939214-95-4 The Comprehensive Hebrew Calendar; Arthur Spier; Feldheim Publishers, 1986; ISBN 0-87306-398-8 High Days and Holidays in Iceland; Árni Björnsson; Mál og menning, 1995; ISBN 9979-3-0802-8 Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac; P. Kenneth Seidelmann, ed.; University Science Books, 1992; ISBN 0-935702-68-7; Chapter 12: Calendars by L. E. Doggett Sun, Moon, and Sothis; Lynn E. Rose; Kronos Press, 1999; ISBN 0-917994-15-9 Untersuchungen zur Geschichte der Tibetischen Kalenderrechnung; Dieter Schuh; Franz Steiner Verlag GMBH, 1973 Frequently Asked Questions about Calendars: DMOZ Calendars and Timekeeping category: DateDex: Calendar Directory A calendar. Liên kết ngoài Event Calendar based on Wikipedia Content Đơn vị đo thời gian Bài cơ bản dài trung bình
5665
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu%E1%BA%ADn%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Nhuận (định hướng)
Nhuận trong tiếng Việt có thể là: Sự thêm ngày hay tháng vào trong lịch để đảm bảo sự đồng bộ tương đối của lịch với các sự thay đổi theo mùa. Sự thêm các giây (đơn vị đo thời gian) thừa vào để đảm bảo đồng bộ thời gian phổ biến rộng rãi của ngày (dựa vào UTC) đồng bộ với thời gian mặt trời trung bình (phụ thuộc vào sự tự quay của Trái Đất). Thông thường các giây nhuận được thêm vào sau 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31 tháng 12 hoặc ngày 30 tháng 6. Trong các từ ghép như: Nhuận tràng hay nhuận trường: (Y học) Chỉ sự đảm bảo cho việc đại tiện được dễ dàng hay thuốc có tác dụng làm điều đó.
5669
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lao
Lao
Lao là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh chủ yếu tác động đến phổi nhưng cũng có thể đến những bộ phận khác của cơ thể. Đa số trường hợp mắc lao không biểu hiện triệu chứng, gọi là lao tiềm ẩn. Khoảng 10% ca lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính mà nếu không chữa trị sẽ khiến khoảng một nửa số bệnh nhân tử vong. Triệu chứng điển hình của lao hoạt tính là ho dai dẳng kèm dịch nhầy chứa máu, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân. Nếu các cơ quan khác bị nhiễm khuẩn thì triệu chứng sẽ đa dạng hơn. Lao lây truyền từ người sang người qua không khí khi người bệnh lao hoạt tính ho, khạc nhổ, nói, hay hắt hơi. Người mang lao tiềm ẩn không làm bệnh lây lan. Lao hoạt tính thường xảy ra hơn ở người hút thuốc và mắc HIV/AIDS. Cách thức chẩn đoán lao hoạt tính là X quang ngực, cấy dịch cơ thể và khám nghiệm vi mô. Xét nghiệm Mantoux hay xét nghiệm máu giúp chẩn đoán lao tiềm ẩn. Cách thức phòng bệnh bao gồm tầm soát đối với người nguy cơ cao, phát hiện và điều trị sớm, chủng ngừa bằng vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin). Người nguy cơ cao là người ở chung nhà, nơi làm việc, và tiếp xúc xã hội với bệnh nhân lao hoạt tính. Chữa trị đòi hỏi sử dụng nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài. Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày một trở nên đáng lo ngại với tỷ lệ lao đa kháng và lao siêu kháng tăng. Vào năm 2018 khoảng một phần tư dân số thế giới được cho là mắc lao tiềm ẩn. Mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số mắc bệnh. Trong năm 2018 có hơn 10 triệu người bị lao hoạt tính trong đó 1,5 triệu người tử vong, con số khiến lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở Đông Nam Á (44%), châu Phi (24%), Tây Thái Bình Dương (18%) với hơn 50% ca được chẩn đoán ở tám quốc gia là Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), và Bangladesh (4%). Số ca mắc mới mỗi năm đã giảm kể từ năm 2000. Khoảng 80% dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi xét nghiệm tuberculin dương tính còn với người dân Hoa Kỳ chỉ là 5–10%. Bệnh lao đã có ở người từ thời cổ đại. Dấu hiệu và triệu chứng Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi). Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời. Dấu hiệu và triệu chứng tổng quan gồm có sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, và mệt mỏi. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ngón tay dùi trống rõ rệt. Phổi Nếu nhiễm khuẩn lao ở trạng thái hoạt động thì phổi là cơ quan hay bị tác động nhất (khoảng 90% ca). Triệu chứng gồm có đau ngực và ho ra đờm kéo dài. Khoảng 25% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng. Đôi khi người bệnh có thể ho ra máu với lượng nhỏ và trong rất ít trường hợp xảy ra vỡ động mạch phổi hay phình mạch Rasmussen dẫn đến chảy máu ồ ạt. Lao có thể trở thành bệnh mãn tính và gây sẹo khắp những thùy phổi trên. Những thùy dưới ít bị tác động thường xuyên hơn. Không rõ tại sao có sự khác biệt này, có thể do ở phần phổi trên dẫn khí tốt hơn hoặc dẫn lưu bạch huyết kém hơn. Ngoài phổi Ở 15–20% ca hoạt tính, nhiễm khuẩn lan ra ngoài phổi gây nên những dạng lao khác. Chúng được gọi chung là "lao ngoài phổi". Lao ngoài phổi xảy ra phổ biến hơn ở người có hệ miễn dịch suy yếu và trẻ em. Hơn một nửa số ca nhiễm HIV xuất hiện tình trạng này. Các địa điểm nhiểm khuẩn ngoài phổi đáng chú ý là màng phổi (viêm màng phổi do lao), hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do lao), hệ bạch huyết (lao hạch cổ), hệ niệu sinh dục (lao niệu sinh dục), xương và khớp (lao cột sống). Lao kê là một dạng lao có tiềm năng lan rộng và nghiêm trọng hơn, hiện chiếm khoảng 10% trường hợp lao ngoài phổi. Tác nhân Vi khuẩn lao Tác nhân chủ yếu gây bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis, một trực khuẩn nhỏ không động, hiếu khí. Việc sở hữu hàm lượng lipid cao lý giải cho nhiều đặc điểm lâm sàng độc nhất của chúng. Vi khuẩn này phân chia cứ 16 đến 20 giờ một lần, một tốc độ cực kỳ chậm so với những vi khuẩn khác thường phân chia trong chưa đến một tiếng. Mycobacterium có một màng ngoài hai lớp lipid. Nếu tiến hành nhuộm Gram thì M. tuberculosis hoặc "Gram dương" rất yếu hoặc không lưu giữ thuốc nhuộm do hàm lượng mycolic acid và lipid cao của thành tế bào. M. tuberculosis có thể chống chịu các chất tẩy uế yếu và sống sót trong môi trường khô vài tuần. Ngoài tự nhiên, M. tuberculosis chỉ có thể sinh trưởng trong tế bào của sinh vật chủ nhưng chúng có thể được nuôi trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học có thể nhận diện vi khuẩn lao dưới kính hiển vi nhờ tiến hành nhuộm các mẫu đờm dãi của người bệnh. Vì M. tuberculosis lưu lại những chất nhuộm nhất định kể cả sau khi được xử lý bằng dung dịch acid nên nó được xếp vào loại trực khuẩn kháng acid. Kỹ thuật nhuộm kháng acid phổ biến nhất là nhuộm Ziehl–Neelsen và nhuộm Kinyoun khiến trực khuẩn có màu đỏ sáng nổi bật trên nền xanh. Nhuộm auramine-rhodamine và soi hiển vi huỳnh quang cũng được áp dụng. Tổ hợp M. tuberculosis bao gồm bốn chủng Mycobacterium gây lao khác nhau: M. bovis, M. africanum, M. canetti, và M. microti. M. africanum không phổ biến nhưng là tác nhân gây lao đáng kể ở những vùng châu Phi. M. bovis từng là nguyên nhân phổ biến nhưng đã bị diệt trừ gần như hoàn toàn từ khi sữa thanh trùng xuất hiện và không còn là vấn đề ở các nước phát triển. M. canetti hiếm thấy và dường như hạn chế ở Sừng châu Phi, dù vậy đã quan sát thấy một vài ca ở những người châu Phi di cư. M. microti cũng không phổ biến và gần như chỉ thấy ở người bị suy giảm miễn dịch, dù vậy độ thịnh hành của nó có thể bị đánh giá thấp đáng kể. Còn những Mycobacterium gây bệnh khác được biết là M. leprae, M. avium, và M. kansasii. M. avium và M. kansasii thuộc nhóm Mycobacterium không điển hình. Loại này không gây lao hay phong mà gây những bệnh phổi khác tương tự lao. Lây truyền Khi người bệnh lao hoạt tính ho, hắt hơi, nói, hát, hay khạc nhổ, họ bắn ra những giọt nước bọt nhỏ (aerosol) có đường kính 0,5 đến 5,0 µm chứa mầm bệnh. Một lần hắt hơi có thể bắn ra tới 40.000 giọt. Chỉ một giọt cũng có thể truyền bệnh bởi số lượng vi khuẩn cần để sinh bệnh là rất ít (dưới 10 vi khuẩn). Người tiếp xúc gần, thường xuyên, thời gian dài với người bị lao có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao với tỷ lệ lây nhiễm ước tính 22%. Một người mắc lao hoạt tính không chữa trị có thể lây cho 10 đến 15 người (hoặc hơn) trong một năm. Sự lây nhiễm chỉ xảy ra từ người mắc lao hoạt tính, người mang lao tiềm ẩn không được xem là nguồn lây. Xác suất lây truyền từ người này sang người khác phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: số giọt bắn mà người bệnh phát ra, độ thông thoáng của môi trường, thời gian tiếp xúc, độc lực của chủng M. tuberculosis, năng lực miễn dịch của người không bị bệnh, và những yếu tố khác. Chuỗi lây truyền người sang người có thể ngăn chặn bằng biện pháp cách ly người bệnh lao hoạt tính và điều trị bằng thuốc kháng lao. Sau khoảng hai tuần điều trị hiệu quả thì nhìn chung đối tượng mang vi khuẩn không kháng thuốc sẽ không thể lây bệnh cho người khác. Một người mới nhiễm vi khuẩn lao thường phải sau 3 đến 4 tuần mới có thể lây nhiễm cho người khác. Yếu tố làm tăng nguy cơ Bệnh hoạt tính Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lao hàng đầu trên toàn cầu là HIV, 13% bệnh nhân lao nhiễm HIV. Vấn đề này nghiêm trọng ở châu Phi hạ Sahara nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao. 30% người đồng nhiễm lao và HIV bệnh phát triển thành thể hoạt tính, trong khi tỷ lệ này ở người không nhiễm HIV là 5–10%. Sử dụng những thuốc nhất định như corticosteroid và infliximab là một yếu tố nguy cơ quan trọng khác, đặc biệt ở các nước phát triển. Yếu tố nguy cơ khác bao gồm: nghiện rượu, hút thuốc lá (nguy cơ tăng gấp đôi), tiểu đường (nguy cơ tăng gấp ba), bụi phổi silic (nguy cơ tăng gấp 30 lần), ô nhiễm không khí trong nhà, suy dinh dưỡng, nhỏ tuổi, mới mắc lao gần đây, sử dụng ma túy, bệnh thận nặng, nhẹ cân, cấy ghép nội tạng, ung thư đầu cổ, và nhạy cảm gen. Nhiễm khuẩn Nguy cơ nhiễm khuẩn lao gia tăng ở những người hút thuốc lá và trẻ em. Bệnh sinh Khoảng 90% người nhiễm M. tuberculosis không có triệu chứng hay gọi là mắc lao tiềm ẩn và khả năng bệnh tiến triển đến dạng hoạt tính chỉ là 10% trong suốt cuộc đời. Ở người nhiễm HIV nguy cơ xuất hiện lao hoạt tính tăng gần 10% một năm. Nếu không được điều trị hiệu quả, tỷ lệ tử vong ở những ca hoạt tính lên tới 66%. Nhiễm khuẩn lao bắt đầu khi vi khuẩn đến túi khí phế nang của phổi, tại đó chúng xâm nhập và sinh sôi trong thể nội bào của đại thực bào phế nang. Đại thực bào xác định vi khuẩn là ngoại xâm và cố gắng tiêu diệt chúng thông qua sự thực bào. Trong quá trình này, vi khuẩn bị đại thực bào bao bọc và nhốt tạm thời trong một túi có màng bao gọi là thể thực bào. Tiếp đó thể thực bào kết hợp với tiêu thể tạo ra thực bào-tiêu thể (hay nội tiêu thể). Trong nội tiêu thể, tế bào nỗ lực sử dụng những dạng oxy phản ứng và acid để giết vi khuẩn. Tuy nhiên, M. tuberculosis có một bao mycolic acid dày, sáp bảo vệ nó khỏi những độc chất mà tế bào sản sinh. M. tuberculosis có thể sinh sôi bên trong đại thực bào và cuối cùng tiêu diệt đại thực bào. Vị trí nhiễm khuẩn đầu tiên ở phổi gọi là tụ điểm Ghon nhìn chung nằm ở phần trên của thùy dưới hoặc phần dưới của thùy trên. Lao phổi còn có thể xảy ra do nhiễm trùng từ dòng máu tại vị trí được gọi là tụ điểm Simon thường thấy ở đỉnh phổi. Thông qua đường máu vi khuẩn còn có thể lan đến những địa điểm xa hơn như hạch ngoại vi, thận, não, và xương. Căn bệnh có thể tác động đến mọi bộ phận của cơ thể, dù vậy nó hiếm khi ảnh hưởng đến tim, cơ xương, tụy, hay giáp. Lao được xếp vào nhóm các bệnh viêm u hạt. Đại thực bào, tế bào dạng biểu mô, tế bào T, tế bào B, và nguyên bào sợi tập hợp hình thành nên u hạt với bạch huyết bào bao quanh đại thực bào bị nhiễm. Khi những đại thực bào khác tấn công đại thực bào bị nhiễm, chúng hợp nhất thành một tế bào đa nhân khổng lồ trong khoang phế nang. U hạt có thể ngăn vi khuẩn phát tán và tạo môi trường cục bộ cho các tế bào của hệ miễn dịch tương tác. Tuy nhiên, chứng cứ gần đây hơn gợi ý vi khuẩn lợi dụng u hạt để tránh né bị hệ miễn dịch của vật chủ tiêu diệt. Đại thực bào và tế bào tua trong u hạt không thể trình diện kháng nguyên đến bạch huyết bào nên phản ứng miễn dịch bị kìm hãm. Vi khuẩn bên trong u hạt có thể trở nên bất hoạt dẫn đến nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Một đặc điểm khác của u hạt là hoại tử phát triển ở tâm của nốt lao. Nhìn bằng mắt thường nó trông như phô mai trắng mềm và được gọi là hoại tử phô mai. Nếu vi khuẩn lao xâm nhập dòng máu từ một vùng mô bị nhiễm khuẩn thì chúng có thể lan ra khắp cơ thể và tạo ra nhiều tụ điểm nhiễm khuẩn có dạng nốt trắng nhỏ ở mô. Dạng lao nghiêm trọng này được gọi là lao kê phổ biến nhất ở trẻ em và người nhiễm HIV. Tỷ lệ tử vong đối với lao dạng lan tỏa này là cao kể cả có chữa trị (khoảng 30%). Ở nhiều người, tình trạng nhiễm khuẩn lúc nặng lên lúc thuyên giảm. Hoại tử và sự hủy hoại mô thường được cân bằng bởi chữa lành và xơ hóa. Thế chỗ mô bị tác động là sẹo và các khoang chứa đầy vật chất hoại tử màu trắng giống như phô mai. Trong thời gian bệnh phát tác (lao hoạt tính), một số khoang này nhập vào đường khí và vật chất có thể được ho ra. Vật chất chứa vi khuẩn sống nên có thể làm lây bệnh. Chữa trị bằng kháng sinh phù hợp giúp diệt vi khuẩn tạo điều kiện cho sự phục hồi diễn ra. Khi ấy những vùng bị tác động cuối cùng sẽ được mô sẹo thay thế. Ngăn ngừa Các nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lao chủ yếu dựa trên việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng như phát hiện và điều trị bệnh nhân lao hoạt tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đã đạt được những thành công nhất định trong việc cải thiện phác đồ điều trị cũng như làm giảm số ca bệnh. Vắc-xin , chỉ có một vắc-xin phòng lao duy nhất là Bacillus Calmette-Guérin (BCG). Ở trẻ em, vắc xin này làm giảm 20% nguy cơ nhiễm bệnh và gần 60% nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính. BCG là vắc-xin được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; 90% tất cả trẻ em đã được tiêm vắc-xin này. Khả năng miễn dịch mà vắc-xin mang lại giảm đi sau khoảng 10 năm. Ở Canada, Tây Âu và Hoa Kỳ, lao không phải là một bệnh phổ biến nên chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh cao mới được tiêm vắc-xin BCG. Một trong những lý do cho việc hạn chế sử dụng vắc-xin này là nó khiến xét nghiệm Mantoux cho kết quả dương tính giả và làm giảm tác dụng của xét nghiệm này trong việc tầm soát lao. Một số vắc-xin khác đang được phát triển. Việc kết hợp vắc-xin BCG với vắc-xin MVA85A không có hiệu quả trong việc phòng bệnh lao. Y tế công cộng Trong thế kỷ 19, các chiến dịch y tế công cộng tập trung vào việc giảm thiểu tụ tập đông người và khạc nhổ nơi công cộng cũng như khuyến khích vệ sinh cá nhân thường xuyên (trong đó có rửa tay) đã được triển khai và giúp làm giảm đáng kể sự lây lan của lao nói riêng và các bệnh lây truyền qua không khí nói chung. Nhờ đó, lao đã không còn là một vấn đề y tế công cộng lớn ở hầu hết các nền kinh tế phát triển vào cuối thế kỷ 20. Các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh lao lan rộng, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, cũng đã được giảm thiểu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của HIV đã hình thành nên một nhóm đối tượng bị suy giảm miễn dịch dễ dàng bị nhiễm lao. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố lao là một "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu". Năm 2006, tổ chức Stop TB Partnership xây dựng Kế hoạch Ngăn chặn Lao Toàn cầu với mục tiêu cứu được 14 triệu mạng sống từ khi kế hoạch này khởi động đên năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2015, kế hoạch này đã không đạt được một số mục tiêu đặt ra, chủ yếu do sự gia tăng các ca lao liên quan đến HIV và sự xuất hiện của chủng lao kháng nhiều loại thuốc. Các chương trình y tế công cộng chủ yếu sử dụng hệ thống phân loại lao do Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ phát triển. Chưa rõ việc sử dụng thuốc trị lao ở người mắc lao kháng nhiều loại thuốc mang lại lợi ích cũng như nguy cơ gì. Việc cung cấp liệu pháp HAART cho bệnh nhân lao dương tính với HIV làm giảm đáng kể (tới 90%) nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính cũng như hạn chế bệnh phát tán trong cộng đồng những người mang HIV. Điều trị Lao được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Việc điều trị lao thường khó hiệu quả bởi cấu trúc và thành phần hóa học bất thường của vách tế bào vi khuẩn gây lao khiến thuốc khó xâm nhập và làm cho nhiều loại kháng sinh không có hiệu quả. Bệnh lao hoạt tính được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp một số loại kháng sinh nhằm giảm nguy cơ vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc. Chưa rõ việc sử dụng rifabutin thay cho rifampicin ở bệnh nhân lao dương tính với HIV có mang lại lợi ích gì hay không (). Lao tiềm ẩn Lao tiềm ẩn được điều trị bằng một trong hai loại thuốc isoniazid và rifampin, hoặc kết hợp isoniazid với một trong hai loại thuốc rifampicin và rifapentine. Phác đồ điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng tùy theo loại thuốc được chỉ định. Việc điều trị lao tiềm ẩn có mục đích ngăn bệnh không tiến triển thành lao hoạt tính trong tương lai. Giáo dục nhận thức hoặc tư vấn tâm lý có thể cải thiện tỷ lệ hoàn thành việc điều trị lao tiềm ẩn. Lao hoạt tính vừa khởi phát Phác đồ điều trị đối với bệnh lao hoạt tính vừa khởi phát, , kéo dài 6 tháng, trong đó bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh chứa rifampicin, isoniazid, pyrazinamide và ethambutol trong 2 tháng đầu tiên, và chỉ sử dụng rifampicin và isoniazid trong 4 tháng còn lại. Nếu bệnh nhân kháng thuốc với isoniazid, có thể thay thế bằng ethambutol trong giai đoạn thứ hai. Việc sử dụng thuốc trị lao trong thời gian ít nhất 6 tháng có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn việc điều trị trong thời gian ít hơn 6 tháng; mặc dù sự khác biệt này không quá lớn. Các bệnh nhân gặp vấn đề trong việc tuân thủ điều trị có thể cần được chỉ định phác đồ ngắn hơn. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy phác đồ điều trị ngắn có hiệu quả hơn phác đồ điều trị 6 tháng. Lao tái phát Nếu bệnh tái phát, cần xét nghiệm để xác định vi khuẩn lao nhạy cảm với loại kháng sinh nào trước khi quyết định cách điều trị. Trong trường hợp phát hiện lao kháng nhiều loại thuốc (tiếng Anh: multiple drug-resistant tuberculosis, hay MDR-TB), người bệnh sẽ cần sử dụng ít nhất 4 loại kháng sinh có hiệu quả trong thời gian từ 18 đến 24 tháng. Lao kháng thuốc Bệnh nhân lao có thể gặp phải tình trạng kháng thuốc sơ cấp khi nhiễm chủng lao kháng thuốc, hoặc kháng thuốc thứ cấp khi nhiễm chủng lao không kháng thuốc nhưng lại hình thành sự kháng thuốc khi điều trị do phác đồ điều trị không đủ hiệu quả, không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng. Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang phát triển, bởi bệnh nhân kháng thuốc cần được điều trị lâu hơn và dùng các loại thuốc đắt tiền hơn. Nếu người bệnh mắc loại vi khuẩn lao kháng hai loại thuốc điều trị được ưu tiên sử dụng hàng đầu là rifampicin và isoniazid, họ được xem là mắc lao kháng nhiều loại thuốc hay MDR-TB. Nếu người bệnh cũng kháng từ ba trong sáu loại thuốc được ưu tiên điều trị thứ hai trở lên thì được xem là mắc lao kháng thuốc diện rộng (tiếng Anh: extensively resistant tuberculosis, hay XDR-TB). Trường hợp đầu tiên kháng tất cả các loại thuốc đang được sử dụng được ghi nhận vào năm 2003 ở Ý, nhưng đến năm 2012 mới được công bố rộng rãi. Các trường hợp khác cũng đã được ghi nhận ở Iran và Ấn Độ. Bedaquiline đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc điều trị lao kháng nhiều loại thuốc. Cứ 10 ca MDR-TB thì có một ca XDR-TB. Các ca XDR-TB đã được ghi nhận ở hơn 90% tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng linezolid để điều trị XDR-TB có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng thường gây ra tác dụng phụ và khi đó người bệnh thường phải ngưng dùng thuốc. Tiên lượng Lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính khi vi khuẩn lao vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch và bắt đầu sinh sôi. Điều này xảy ra không lâu sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn đối với các ca lao sơ cấp (chiếm từ 1–5% tổng số ca bệnh lao). Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, lao tiềm ẩn không thể hiện triệu chứng rõ rệt nào, và chỉ 5–10% số ca bệnh lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính, thường là nhiều năm sau khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn. Nguy cơ bệnh tái phát sẽ cao hơn ở người bệnh bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như do bị mắc HIV. Khi người bệnh đồng thời nhiễm M. tuberculosis và HIV, nguy cơ lao tái phát tăng lên 10% mỗi năm. Nghiên cứu được thực hiện trên các chủng M. tuberculosis khác nhau bằng cách lập hồ sơ DNA cho thấy việc tái nhiễm vi khuẩn lao có tác động lớn hơn đến khả năng bệnh tái phát so với những hiểu biết trước đó. Theo một số ước tính, ở các khu vực mà lao là một bệnh phổ biến, điều này có thể chiếm hơn 50% số ca lao tái phát. Nguy cơ tử vong do lao rơi vào khoảng 4% , so với con số 8% vào năm 1995. Ở bệnh nhân lao không dương tính với HIV, nếu không được điều trị, 50-60% sẽ tử vong còn 20-25% tự khỏi bệnh sau 5 năm. Ở bệnh nhân dương tính với HIV, lao gần như chắc chắn sẽ gây tử vong và nguy cơ tử vong vẫn cao ngay cả khi người bệnh được điều trị HIV bằng thuốc kháng retrovirus. Lịch sử Trong suốt lịch sử, bệnh lao đã được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "bệnh phthisis" và "bệnh dịch hạch trắng". Người ta thường chấp nhận rằng tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có nguồn gốc từ các vi khuẩn nguyên thủy khác thuộc cùng một chi Mycobacterium. Năm 2014, kết quả của một nghiên cứu DNA mới về bộ gen bệnh lao được tái tạo lại từ hài cốt ở miền nam Peru cho thấy rằng bệnh lao xuất hiện ở người dưới 6.000 năm trước. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng con người mắc bệnh này lần đầu tiên ở châu Phi khoảng 5.000 năm trước,, vẫn có bằng chứng cho thấy ca nhiễm bệnh lao đầu tiên đã xảy ra cách đây khoảng 9.000 năm. Nó lây lan sang người khác dọc theo các con đường thương mại. Nó cũng lây lan sang các động vật được thuần hóa ở châu Phi, chẳng hạn như dê và bò. Hải cẩu và sư tử biển sinh sản trên các bãi biển châu Phi được cho là đã mắc bệnh và mang nó qua Đại Tây Dương đến Nam Mỹ. Những người thợ săn hải cẩu sẽ là những người đầu tiên mắc bệnh ở đó. Nguồn gốc Công trình khoa học điều tra nguồn gốc tiến hóa của các chủng vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis đã kết luận rằng tổ tiên chung gần đây nhất của nhóm này là một mầm bệnh cụ thể ở người, đã trải qua một đợt thắt cổ chai dân số. Việc phân tích các đơn vị lặp đi lặp lại xen kẽ của mycobacteria đã cho phép xác định niên đại của nút cổ chai cách đây khoảng 40.000 năm, tương ứng với thời kỳ tiếp theo sự mở rộng của loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) ra khỏi châu Phi. Việc phân tích các đơn vị lặp đi lặp lại xen kẽ của mycobacterium cũng xác định niên đại của dòng Mycobacterium bovis đã phân tán khoảng 6.000 năm trước, có thể liên quan đến quá trình thuần hóa động vật và nuôi trồng sơ khai. Xương người từ thời đồ đá mới cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn. Cũng đã có tuyên bố về các bằng chứng cho thấy tổn thương đặc trưng của bệnh lao trong hóa thạch của người Homo erectus cách đây 500.000 năm, mặc dù phát hiện này còn gây tranh cãi. Kết quả của một nghiên cứu về gen được báo cáo vào năm 2014 cho thấy rằng bệnh lao xuất hiện gần đây hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Các nhà khoa học đã có thể tái tạo bộ gen của vi khuẩn từ hài cốt của những bộ xương 1.000 năm tuổi ở miền nam Peru. Khi xác định niên đại của DNA, họ phát hiện ra nó chưa đầy 6.000 năm tuổi. Họ cũng phát hiện ra nó có liên quan gần nhất với một chủng vi khuẩn lao ở hải cẩu và đã đưa ra giả thuyết rằng những con vật này là phương thức truyền bệnh từ Châu Phi sang Nam Mỹ. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tübingen tin rằng con người mắc phải căn bệnh này ở Châu Phi khoảng 5.000 năm trước. Động vật thuần hóa của người châu Phi, chẳng hạn như dê và bò, đã lây bệnh từ họ. Hải cẩu lây nhiễm nó khi đến các bãi biển châu Phi để sinh sản, và mang theo nó khi bơi qua Đại Tây Dương. Ngoài ra, bệnh lao còn lây lan qua người trên các con đường thương mại của Cựu thế giới (châu Á, châu Âu và châu Phi). Các nhà nghiên cứu khác đã lập luận rằng có bằng chứng khác cho thấy vi khuẩn lao đã tồn tại lâu hơn 6.000 năm. Chủng lao tìm thấy ở Peru này khác với chủng lao phổ biến ngày nay ở châu Mỹ, có liên quan chặt chẽ hơn với chủng bệnh Âu-Á sau này có khả năng do thực dân châu Âu mang đến. Tuy nhiên, kết quả này bị chỉ trích bởi các chuyên gia khác trong lĩnh vực này, chẳng hạn như có bằng chứng về sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis trong các bộ xương 9.000 năm tuổi. Mặc dù tương đối ít thông tin về tần suất xuất hiện của nó trước thế kỷ 19, nhưng tỷ lệ mắc bệnh của nó được cho là đã đạt đến đỉnh điểm từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19. Theo thời gian, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã đặt cho căn bệnh những cái tên khác nhau: phthisis (tiếng Hy Lạp) consumptio (Latin), yaksma (Ấn Độ), và chaky oncay (Inca), mỗi cái tên đều ám chỉ đến triệu chứng suy kiệt dần dần do căn bệnh. Vào thế kỷ 19, tỷ lệ tử vong cao của bệnh lao ở thanh niên và trung niên cùng với sự gia tăng của Chủ nghĩa lãng mạn, vốn làm căng thẳng cảm xúc hơn lý trí, khiến nhiều người gọi căn bệnh này là "bệnh lãng mạn". Bệnh lao trong các nền văn minh sơ khai Năm 2008, bằng chứng về sự lây nhiễm bệnh lao đã được phát hiện trong hài cốt người từ thời kỳ đồ đá mới có niên đại từ 9.000 năm trước, ở Atlit Yam, một khu định cư ở phía đông Địa Trung Hải. Phát hiện này đã được xác nhận bằng các phương pháp hình thái học và phân tử; cho đến nay nó là bằng chứng lâu đời nhất về sự lây nhiễm bệnh lao ở người. Bằng chứng về sự lây nhiễm ở người cũng được tìm thấy trong một nghĩa trang gần Heidelberg, trong một bộ xương thời đồ đá mới cho thấy bằng chứng về kiểu đau thắt lưng thường thấy gắn với bệnh lao cột sống. Một số tác giả gọi bệnh lao là căn bệnh đầu tiên được nhân loại biết đến. Dấu hiệu của căn bệnh này cũng đã được tìm thấy trong các xác ướp Ai Cập có niên đại từ năm 3.000 đến 2.400 trước Công nguyên. Trường hợp thuyết phục nhất được tìm thấy trong xác ướp của linh mục Nesperehen, được Grebart phát hiện năm 1881, trong đó có bằng chứng về bệnh lao cột sống với các ổ áp xe đặc trưng Các đặc điểm tương tự cũng được phát hiện trên các xác ướp khác như của linh mục Philoc và khắp các nghĩa trang của Thebes. Có vẻ như vua Akhenaten và vợ là Nefertiti đều chết vì bệnh lao, và bằng chứng chỉ ra rằng các bệnh viện điều trị bệnh lao đã tồn tại ở Ai Cập từ năm 1500 trước Công nguyên Trong Giấy cói Ebers, một chuyên luận y học quan trọng của Ai Cập từ khoảng năm 1550 trước Công nguyên, mô tả sự tổn thương ở phổi. Khuyến cáo rằng nó cần được điều trị bằng cách phẫu thuật và áp dụng một hỗn hợp của cây keo, đậu Hà Lan, trái cây, máu động vật, máu côn trùng, mật ong và muối. Kinh Thánh Cựu Ước đề cập đến một căn bệnh gây suy kiệt sẽ ảnh hưởng đến người Do Thái nếu họ đi lạc khỏi Đức Chúa Trời. Nó được liệt kê trong phần những lời nguyền rủa được đưa ra trước khi họ vào đất Ca-na-an. Phương đông Ấn Độ cổ đại Các tài liệu tham khảo đầu tiên về bệnh lao trong các nền văn minh ngoài châu Âu được tìm thấy trong kinh Veda. Sách cổ nhất trong số đó (Rigveda, khoảng 1500 TCN) gọi đây là bệnh yaksma. Atharvaveda gọi nó là balasa. Trong Atharvaveda, mô tả đầu tiên về scrofula được đưa ra. The Sushruta Samhita, được viết vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, khuyến cáo rằng bệnh cần được điều trị bằng sữa mẹ, các loại thịt khác nhau, rượu và nghỉ ngơi. Yajurveda khuyên rằng những người bị bệnh nên di chuyển lên độ cao lớn hơn. Trung Hoa cổ đại Văn bản y học cổ điển của Trung Quốc Huangdi Neijing (khoảng năm 400 TCN - 260 CN), theo truyền thống được cho là của vị vua thần thoại Hoàng đế, mô tả một căn bệnh được gọi là "bệnh ho lao" (虛 癆病), đặc trưng bởi ho dai dẳng, xuất hiện bất thường, sốt, mạch yếu và nhanh, chướng ngực và khó thở. Nó được mô tả là thuốc không mang lại hiệu quả chữa trị; châm cứu cũng không thể chữa khỏi [bệnh] "Sổ tay kê đơn cho trường hợp khẩn cấp", của học giả Đạo giáo Ge Hong (263–420), sử dụng cái tên shizhu 尸疰, tức là "bệnh xác chết; bệnh lao" và mô tả các triệu chứng và sự lây lan: "Bệnh này có nhiều triệu chứng thay đổi khác nhau, từ ba mươi sáu đến chín mươi chín loại khác nhau. Nói chung là phát sốt cao, vã mồ hôi, suy nhược, đau vùng da bao quy đầu, làm mọi vị trí đều ốm yếu. Dần dần, sau nhiều tháng mắc phải, căn bệnh mang lại cái chết cho người mắc phải và sau đó nó lây sang người khác cho đến khi cả gia đình bị xóa sổ." Thời nhà Tống (920–1279), các tu sĩ kiêm bác sĩ Đạo giáo lần đầu tiên ghi lại rằng bệnh lao, được gọi là shīzhài 尸瘵 ("bệnh xác chết") "bệnh biến một sinh vật thành xác chết", là do lây nhiễm một loại ký sinh trùng cụ thể hoặc mầm bệnh, sớm hơn nhiều thế kỷ so với các đồng nghiệp cùng thời của họ ở các nước khác. Ngoài ra, những bác sĩ Đạo giáo sẽ đốt những lá bùa để "tẩy trùng" quần áo và đồ đạc của người đã chết vì bệnh lao, và sẽ cảnh báo gia đình nạn nhân bệnh lao rằng hãy vứt bỏ mọi thứ đồ dùng bởi lý do phong thủy. Theo Liu Ts'un-yan, "Điều này chứng tỏ rằng các tu sĩ thời đó thực sự muốn phá hủy tất cả đồ đạc của người đã khuất (để ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác), họ sử dụng bùa chú như một thứ ngụy trang." Thời cổ đại Hippocrates, trong Quyển 1 của bộ sách "Bệnh dịch", mô tả các đặc điểm của bệnh: sốt, nước tiểu không màu, ho dẫn đến nước dãi, mất cảm giác khát và thèm ăn. Ông lưu ý rằng hầu hết những người mắc phải đều trở nên mê sảng trước khi họ chết do căn bệnh này. Hippocrates và nhiều người khác vào thời điểm đó tin rằng "bệnh phthisis" là do di truyền một cách tự nhiên. Aristotle không đồng ý, ông tin rằng căn bệnh này có thể lây lan. Pliny Trẻ đã viết một bức thư cho Priscus, trong đó anh kể chi tiết các triệu chứng của bệnh phthisis khi anh nhìn thấy chúng ở Fannia: Galen đã đề xuất một loạt các phương pháp điều trị căn bệnh này, bao gồm: thuốc phiện làm thuốc ngủ và thuốc giảm đau; trích máu; chế độ ăn kiêng với nước lúa mạch, cá và trái cây. Ông cũng mô tả phyma (khối u) của phổi, được cho là tương ứng với các nốt lao hình thành trên phổi do hậu quả của căn bệnh này. Vitruvius lưu ý triệu chứng "lạnh trong khí quản, ho, sưng tấy, ho, khạc đờm, [và] khạc ra máu", và đây là những căn bệnh phổ biến ở những vùng có gió thổi từ bắc sang tây bắc, và khuyên rằng nên xây tường để che chắn cho các cá nhân khỏi gió Aretaeus là người đầu tiên mô tả một cách chặt chẽ các triệu chứng của căn bệnh này trong văn bản của mình De causis et signis diuturnorum morborum: {{quote|Giọng khàn; cổ hơi cong, mềm, không linh hoạt, có phần dài ra; ngón tay mảnh khảnh nhưng khớp dày; hình hài chỉ còn lại xương xẩu, vì những phần thịt đã bị teo tóp; các ngón tay cong queo, mạch máu co rút, phẳng lì... Mũi nhọn, thanh mảnh; má nổi rõ và đỏ; mắt trống rỗng và long lanh; sưng, nhợt nhạt hoặc chảy nước mắt; các phần mảnh mai của hàm lộ ra răng như thể đang cười...|Aretaeus, dịch bởi Francis Adams}} Trong cuốn sách khác của mình "De curatione diuturnorum morborum", ông khuyến cáo những người mắc bệnh phải đi du lịch ở độ cao lớn, đi du lịch bằng đường biển, ăn uống đầy đủ và uống nhiều sữa. Châu Mỹ tiền Colombus Tại Nam Mỹ, một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2014 cho thấy rằng bệnh lao có khả năng lây lan qua những con hải cẩu đã mắc bệnh trên các bãi biển của châu Phi (lây từ người hoặc động vật thuần hóa) rồi mang nó qua Đại Tây Dương. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tübingen đã phân tích DNA của vi khuẩn lao trong các bộ xương 1.000 năm tuổi của nền văn hóa Chiribaya ở miền nam Peru; rất nhiều vật chất di truyền đã được phục hồi để họ có thể tái tạo lại bộ gen. Họ biết được rằng chủng lao này có quan hệ gần nhất với một dạng chỉ có ở hải cẩu. Ở Nam Mỹ, những người có khả năng bị nhiễm bệnh đầu tiên là những thợ săn xử lý thịt bị nhiễm vi khuẩn. Chủng lao này là một chủng khác với chủng phổ biến ngày nay ở Châu Mỹ, có liên quan chặt chẽ hơn với chủng Âu-Á sau này. Trước nghiên cứu này, bằng chứng đầu tiên về căn bệnh này ở Nam Mỹ đã được tìm thấy trong những di tích của nền văn hóa Arawak vào khoảng năm 1050 trước Công nguyên. Phát hiện quan trọng nhất thuộc về xác ướp của một đứa trẻ Nascan từ 8 đến 10 tuổi ở Hacienda Agua Sala, có niên đại năm 700 sau Công nguyên. Các nhà khoa học đã có thể phân lập bằng chứng về loại vi khuẩn này. Châu Âu: Thời Trung cổ và Phục hưng Trong suốt thời Trung cổ, không có tiến bộ đáng kể nào liên quan đến bệnh lao. Avicenna và Rhazes tiếp tục cân nhắc để tin rằng căn bệnh này vừa dễ lây vừa khó điều trị. Arnaldus de Villa Nova đã mô tả lý thuyết nguyên nhân gây bệnh liên quan trực tiếp đến lý thuyết của Hippocrates, theo đó một luồng khí lạnh đã truyền từ đầu vào phổi. Ở Hungary thời Trung cổ, Tòa án Dị giáo đã ghi lại những thử thách của những người ngoại giáo. Một tài liệu từ thế kỷ 12 đã ghi lại lời giải thích về nguyên nhân gây bệnh. Những người ngoại đạo nói rằng bệnh lao được sinh ra khi một con quỷ hình con chó chiếm giữ cơ thể người đó và bắt đầu ăn phổi của người đó. Khi người bị ám ho, thì con quỷ sẽ sủa và đến gần mục tiêu của nó, đó là giết nạn nhân. Gia ân hoàng gia Thời trung cổ, các vị vua được coi là những nhân vật tôn giáo có sức mạnh ma thuật hoặc chữa bệnh. Người ta tin rằng khi chạm vào vị vua của Anh hoặc Pháp, có thể chữa khỏi bệnh do "sự thiêng liêng của nền quân chủ". Vua Henry IV của Pháp thường cử hành nghi thức mỗi tuần một lần, sau khi rước lễ. Thực hành chữa bệnh hoàng gia này rất phổ biến ở Pháp, đến nỗi bệnh lao được gọi là "mal du roi" hoặc "Ác ma của nhà vua". Đến thời Louis XIV của Pháp, những tấm bảng chỉ dẫn ngày và giờ mà Nhà vua sẽ có mặt để tiếp xúc với người dân đã được đăng thường xuyên; một số tiền đã được trích ra làm hỗ trợ từ thiện.Aufderheide 1998:129 Ở Anh, quy trình này cực kỳ chính thức và hiệu quả. Cuối năm 1633, Sách Cầu nguyện chung của Nhà thờ Anh giáo có ghi cách tổ chức một buổi lễ Cảm ứng Hoàng gia. Quốc vương (vua hoặc hoàng hậu), ngồi trên ngai vàng được trang hoàng, chạm vào người bệnh đau khổ và trao cho người đó một đồng xu - thường là một "đồng xu Thiên thần", một đồng tiền vàng có giá trị thay đổi từ khoảng 6 shilling đến khoảng 10 shilling - bằng cách ấn nó vào cổ người bệnh. Mặc dù nghi lễ này không có tác dụng về mặt y học, nhưng các thành viên của triều đình thường tuyên truyền rằng những người nhận được "gia ân hoàng gia" đều được chữa lành một cách kỳ diệu. André du Laurens, bác sĩ cấp cao của Henry IV, đã công bố công khai những phát hiện rằng ít nhất một nửa trong số những người nhận được gia ân hoàng gia đã được chữa khỏi trong vòng vài ngày. Buổi lễ này vẫn phổ biến cho đến thế kỷ 18. Sổ đăng ký của giáo xứ từ Oxfordshire, Anh quốc không chỉ bao gồm hồ sơ về các cuộc rửa tội, hôn nhân và cái chết, mà còn cả hồ sơ của những người đủ điều kiện để được tiếp xúc với hoàng gia. Lây nhiễm Trong tác phẩm De contagione năm 1546, Girolamo Fracastoro trở thành người đầu tiên đề xuất rằng "bệnh phthisis" được lan truyền bởi một loại mầm bệnh vô hình. Trong số những khẳng định của ông là việc mầm bệnh có thể tồn tại từ hai đến ba năm trên quần áo của những người mắc bệnh và nó thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chất dịch thải ra của người bị nhiễm. Ông lưu ý rằng bệnh phthisis có thể lây nhiễm mà không cần tiếp xúc trực tiếp, nhưng ông không chắc chắn về quá trình bệnh lây truyền qua những khoảng cách không gian nhất định. Paracelsus thì lại tin rằng bệnh lao là sự rối loạn do một cơ quan nội tạng không thể hoàn thành chức năng của nó. Khi điều này xảy ra trong phổi, kết tủa dạng rắn sẽ phát triển gây ra bệnh lao mà ông gọi là "quá trình tartaric". Thế kỷ 17 và 18 Tỷ lệ mắc bệnh lao tăng dần trong thời Trung cổ và Phục hưng, trở nên phổ biến hơn bệnh phong, đạt đỉnh điểm giữa thế kỷ 18 và 19 khi những người nông dân chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Khi công bố nghiên cứu của mình vào năm 1808, William Woolcombe đã rất ngạc nhiên về sự phổ biến của bệnh lao ở Anh vào thế kỷ 18. Trong số 1.571 trường hợp tử vong ở thành phố Bristol của Anh từ năm 1790 đến 1796, có 683 người là do bệnh lao. Các thị trấn hẻo lánh, ban đầu bị cô lập khỏi dịch bệnh, dần dần bị lây nhiễm. Những cái chết do lao ở làng Holycross ở Shropshire giữa năm 1750 và 1759 chiếm 1/6 số người chết; mười năm sau là 1/3. Ở thủ đô London, tỷ lệ 1/7 chết vì bệnh lao vào đầu thế kỷ 18, đến năm 1750, tỷ lệ đó tăng lên 1/5,25 và tăng lên 1/4,2 vào khoảng đầu thế kỷ 19. Cuộc Cách mạng Công nghiệp khiến mật độ dân số tại các thành phố tăng lên, cùng với nghèo đói và bệnh tật đã tạo ra môi trường tối ưu cho sự lây lan của căn bệnh này. Thế kỷ 19 Dịch bệnh lao Vào thế kỷ 18 và 19, bệnh lao (TB) đã trở thành dịch bệnh ở châu Âu, xuất hiện theo mùa. Vào thế kỷ 18, bệnh lao có tỷ lệ tử vong cao tới 900 ca tử vong (800 – 1000) trên 100.000 dân mỗi năm ở Tây Âu, bao gồm cả ở những nơi như London, Stockholm và Hamburg. Tỷ lệ tử vong tương tự cũng xảy ra ở Bắc Mỹ. Tại Vương quốc Anh, dịch lao có thể đạt đỉnh vào khoảng năm 1750, theo phân tích từ dữ liệu tử vong. Vào thế kỷ 19, bệnh lao đã giết chết khoảng một phần tư dân số trưởng thành của châu Âu. Ở Tây Âu lục địa, dịch lao có thể đã đạt đến đỉnh điểm vào nửa đầu thế kỷ 19. Ngoài ra, từ năm 1851 đến năm 1910, khoảng 4 triệu người chết vì bệnh lao ở Anh và xứ Wales - hơn 1/3 số người từ 15 đến 34 tuổi và một nửa số người từ 20 đến 24 tuổi chết vì bệnh lao. Vào cuối thế kỷ 19, 70–90% dân số thành thị ở châu Âu và Bắc Mỹ đã bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, và khoảng 80% những người mà vi khuẩn phát triển thành bệnh lao hoạt động đã chết vì nó Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong bắt đầu giảm vào cuối thế kỷ 19 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, bệnh lao được gọi là "kẻ cướp đi tuổi trẻ", vì căn bệnh này có tỷ lệ tử vong ở những người trẻ tuổi cao hơn. Các tên khác bao gồm "Đại dịch hạch trắng" và "Cái chết trắng", trong đó "màu trắng" là do tình trạng xanh xao vì thiếu máu của những người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, TB còn được nhiều người gọi là "Đội trưởng của Tất cả những kẻ chết chóc". Căn bệnh lãng mạn Trong thế kỷ này, bệnh lao được mệnh danh là Bệnh dịch trắng, mal de vivre, và mal du siècle. Nó được xem là một "căn bệnh lãng mạn". Mắc bệnh lao được cho là nguyên nhân khiến người mắc phải tăng thêm độ nhạy cảm. Sự tiến triển chậm của căn bệnh cho phép một "cái chết an lành" vì những người mắc bệnh có thể sắp xếp công việc của họ Căn bệnh này bắt đầu đại diện cho sự thuần khiết về mặt tinh thần và sự giàu có về mặt vật chất, khiến nhiều phụ nữ trẻ, thuộc tầng lớp thượng lưu có chủ đích làm tái xanh làn da của họ để đạt được vẻ ngoài mong manh. Nhà thơ người Anh Lord Byron đã viết, "Tôi nên chết vì lao", giúp phổ biến căn bệnh được coi là bệnh của các nghệ sĩ. George Sand nói về người tình của cô, nhạc sĩ Frédéric Chopin, là "thiên thần sầu muộn tội nghiệp". Ở các thành phố lớn, tỷ lệ người nghèo mắc bệnh lao là rất cao do điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh và suy dinh dưỡng ở tầng lớp này. Các bác sĩ y tế công cộng và các chính trị gia thường đổ lỗi cho cả bản thân người nghèo và những ngôi nhà tập thể xiêu vẹo của họ là nguyên nhân lây lan căn bệnh đáng sợ. Mọi người phớt lờ các chiến dịch y tế công cộng để hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cấm khạc nhổ trên đường phố, các hướng dẫn nghiêm ngặt về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và việc cách ly gia đình khỏi những người thân bị bệnh. Tiến bộ khoa học Mặc dù bị loại bỏ khỏi phong trào văn hóa, sự hiểu biết khoa học vẫn tiến bộ đáng kể. Vào cuối thế kỷ 19, một số đột phá lớn đã mang lại hy vọng rằng có thể tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh lao. Một trong những bác sĩ quan trọng nhất trong việc nghiên cứu bệnh lao là René Laennec, người đã chết vì căn bệnh này ở tuổi 45, sau khi mắc bệnh lao trong khi nghiên cứu bệnh nhân và cơ thể bị nhiễm bệnh. Laennec đã phát minh ra ống nghe mà ông sử dụng để chứng thực kết quả nghe tim của mình và chứng minh sự tương ứng giữa các tổn thương được tìm thấy trên phổi của bệnh nhân lao được khám nghiệm tử thi và các triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân còn sống. Công trình quan trọng nhất của ông là Traité de l'Auscultation Médiate trình bày chi tiết những khám phá của ông về công dụng của nghe tim phổi trong chẩn đoán bệnh lao. Cuốn sách này đã nhanh chóng được dịch sang tiếng Anh bởi John Forbes năm 1821; nó đại diện cho sự khởi đầu của sự hiểu biết khoa học hiện đại về bệnh lao. Laennec được bổ nhiệm làm chủ tịch chuyên môn của Hôpital Necker vào tháng 9 năm 1816 và ngày nay ông được coi là một trong những nhà lâm sàng học Pháp vĩ đại nhất.Ackerknecht 1982:151 Công việc của Laennec đã đưa ông tiếp xúc với các nhà tiên phong của những cơ sở y tế Pháp, bao gồm cả Pierre Charles Alexandre Louis. Louis sẽ tiếp tục sử dụng các phương pháp thống kê để đánh giá các khía cạnh khác nhau của sự tiến triển của bệnh, hiệu quả của các liệu pháp khác nhau và tính nhạy cảm của từng cá nhân, sau đó ông xuất bản một bài báo trên Annales d'hygiène publique có tựa đề "Lưu ý về tần suất tương đối của bệnh Phthisis ở hai giới tính ”. Một người bạn tốt và đồng nghiệp khác của Laennec, Gaspard Laurent Bayle, đã xuất bản một bài báo vào năm 1810 với tựa đề "Recherches sur la Pthisie Pulmonaire", trong đó ông chia bệnh pthisis thành sáu loại. Ông xây dựng những phát hiện của mình dựa trên hơn 900 cuộc khám nghiệm tử thi.Porter 2006:154 Năm 1869, Jean Antoine Villemin đã chứng minh rằng căn bệnh này thực sự có thể lây lan, ông tiến hành một thí nghiệm trong đó chất dịch từ xác người được tiêm vào thỏ thí nghiệm, sau đó chúng bị nhiễm bệnh. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1882, Robert Koch công bố căn bệnh này là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra. Năm 1895, Wilhelm Roentgen phát hiện ra tia X, cho phép các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sự tiến triển của bệnh, và mặc dù một phương pháp điều trị y tế hiệu quả sẽ không được tìm ra trong 50 năm nữa, tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh lao bắt đầu suy giảm. Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao Các thí nghiệm của Villemin đã xác nhận tính chất lây lan của căn bệnh này và buộc cộng đồng y tế phải chấp nhận rằng bệnh lao thực sự là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền bởi một số tác nhân gây bệnh không rõ nguồn gốc. Năm 1882, bác sĩ người Phổ Robert Koch sử dụng một phương pháp nhuộm mới và áp dụng nó vào đờm của bệnh nhân lao, lần đầu tiên phát hiện ra tác nhân gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis, hay trực khuẩn Koch. Khi bắt đầu cuộc điều tra, Koch đã biết về công việc của Villemin và những người khác đã tiếp tục các thí nghiệm của mình như Julius Conheim và Carl Salmosen. Ông cũng được tiếp cận với "khu pthisis" tại Bệnh viện Charité Berlin. Trước khi đối mặt với vấn đề bệnh lao, ông đã làm việc với bệnh than và đã phát hiện ra tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus anthracis. Trong cuộc điều tra này, ông kết thân với Ferdinand Cohn, giám đốc Viện Sinh lý Rau quả. Họ cùng nhau làm việc để phát triển các phương pháp nuôi cấy mẫu mô. Ngày 18 tháng 8 năm 1881, trong khi nhuộm mẫu bệnh phẩm lao bằng xanh methylen, ông nhận thấy các cấu trúc thuôn dài, mặc dù ông không thể chắc chắn liệu đó có phải chỉ là kết quả của việc tô màu hay không. Để cải thiện độ tương phản, ông quyết định thêm màu nâu Bismarck, sau đó các cấu trúc thuôn dài được trả lại sáng và trong suốt. Ông đã cải tiến kỹ thuật bằng cách thay đổi nồng độ kiềm trong dung dịch nhuộm cho đến khi đạt được điều kiện quan sát lý tưởng đối với trực khuẩn. Sau nhiều nỗ lực, ông đã có thể ủ vi khuẩn trong huyết thanh đông tụ ở 37 độ C. Sau đó, ông cấy vi khuẩn vào những con thỏ trong phòng thí nghiệm và quan sát thấy chúng chết khi có các triệu chứng của bệnh lao, chứng minh rằng loại trực khuẩn mà ông đặt tên là trực khuẩn lao, chính là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Ông đã công bố kết quả của mình tại Hiệp hội Sinh lý học Berlin vào ngày 24 tháng 3 năm 1882, trong một bài giảng nổi tiếng mang tên Über Tuberculose, được xuất bản ba tuần sau đó. Kể từ năm 1882, ngày 24 tháng 3 được gọi là Ngày Thế giới phòng chống lao Vào ngày 20 tháng 4 năm 1882, Koch trình bày một bài báo có tựa đề Die Ätiologie der Tuberculose, trong đó ông chứng minh rằng Mycobacterium là nguyên nhân đơn lẻ gây ra bệnh lao ở tất cả các dạng của nó. Năm 1890, Koch đã phát triển một dẫn xuất protein tinh khiết của vi khuẩn. Nó được chứng minh là một phương tiện tiêm chủng không hiệu quả nhưng vào năm 1908, Charles Mantoux tìm ra một xét nghiệm máu hiệu quả để chẩn đoán bệnh lao. Phong trào điều dưỡng Sự tiến bộ của hiểu biết khoa học về bệnh lao, và tính chất lây lan của nó đã tạo ra nhu cầu về các cơ sở trị liệu cho những người mắc bệnh. Hermann Brehmer, một bác sĩ người Đức, tin rằng bệnh lao phát sinh từ sự khó khăn của tim trong việc cung cấp máu cho phổi một cách chính xác. Do đó, ông đề xuất rằng tại những vùng cao hơn mực nước biển, nơi áp suất khí quyển thấp hơn, sẽ giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Với sự khuyến khích của nhà thám hiểm Alexander von Humboldt và giáo viên của ông là JL Schönlein, viện điều dưỡng chống bệnh lao đầu tiên được thành lập vào năm 1854, ở độ cao 650 mét so với mực nước biển, tại Görbersdorf. Ba năm sau, ông công bố những phát hiện của mình trên một bài báo Die chronische Lungenschwindsucht und Tuberkulose der Lunge: Ihre Ursache und ihre Heilung. Brehmer và một trong những bệnh nhân của ông, Peter Dettweiler, đã trở thành những người đề xướng phong trào điều dưỡng, và đến năm 1877, các viện điều dưỡng bắt đầu lan rộng ra ngoài nước Đức và khắp châu Âu. Tiến sĩ Edward Livingston Trudeau sau đó đã thành lập "Adirondack Cottage Sanitorium" ở Saranac Lake, New York vào năm 1884. Một trong những bệnh nhân đầu tiên của Trudeau là tác giả Robert Louis Stevenson; danh tiếng của ông đã giúp thành lập Saranac Lake như một trung tâm điều trị bệnh lao. Năm 1894, sau khi một trận hỏa hoạn thiêu rụi phòng thí nghiệm nhỏ tại nhà của Trudeau, ông đã tổ chức Phòng thí nghiệm Saranac để nghiên cứu về bệnh Lao; đổi tên thành Viện Trudeau, phòng thí nghiệm tiếp tục nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Peter Dettweiler tiếp tục thành lập viện điều dưỡng của riêng mình tại Falkenstein vào năm 1877 và vào năm 1886, ông tuyên bố rằng 132 trong số 1022 bệnh nhân của ông đã được chữa khỏi hoàn toàn sau khi ở viện của ông. Cuối cùng, các viện điều dưỡng bắt đầu xuất hiện gần các thành phố lớn và ở độ cao thấp, như Viện điều dưỡng Sharon vào năm 1890 gần Boston. Viện điều dưỡng không phải là cơ sở điều trị duy nhất. Các phòng khám chuyên khoa lao bắt đầu phát triển ở các khu vực đô thị lớn. Ngài Robert Philip đã thành lập Trạm điều dưỡng Hoàng gia Victoria ở Edinburgh vào năm 1887. Các trạm y tế đóng vai trò như những viện điều dưỡng đặc biệt dành cho những trường hợp mắc bệnh lao sớm và được mở cho những người có thu nhập thấp. Việc sử dụng các trạm y tế để điều trị cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và hạ lưu ở các khu vực đô thị lớn và sự phối hợp giữa các cấp độ khác nhau của các chương trình dịch vụ y tế như bệnh viện, viện điều dưỡng và các khu bệnh lao được gọi là "Chương trình chống lao Edinburgh". Thế kỷ 20 Việc ngăn chặn Vào đầu thế kỷ 20, bệnh lao là một trong những vấn đề sức khỏe cấp bách nhất của Vương quốc Anh. Một ủy ban hoàng gia được thành lập vào năm 1901, Ủy ban Hoàng gia được bổ nhiệm để điều tra các mối quan hệ của bệnh lao ở người và động vật. Nhiệm vụ của nó là tìm hiểu xem liệu bệnh lao ở động vật và người có phải là cùng một bệnh hay không, và liệu động vật và con người có thể lây nhiễm cho nhau hay không. Đến năm 1919, Ủy ban đã phát triển thành Hội đồng Nghiên cứu Y khoa của Vương quốc Anh. Năm 1902, Hội nghị quốc tế về bệnh lao được triệu tập tại Berlin. Trong số các hoạt động khác, hội nghị đã đề xuất Thánh giá Lorraine là biểu tượng quốc tế của cuộc chiến chống lại bệnh lao. Các chiến dịch quốc gia lan rộng khắp Châu Âu và Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh lao. Sau những năm 1880, bệnh lao đã trở thành một căn bệnh đáng quan tâm ở Anh; đã có các chiến dịch cấm khạc nhổ ở những nơi công cộng, và những người nghèo bị nhiễm bệnh bị áp lực phải vào các trại điều dưỡng giống như nhà tù; trong khi các viện điều dưỡng dành cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu cung cấp dịch vụ chăm sóc tuyệt vời và chăm sóc y tế liên tục. Bất kể lợi ích của không khí trong lành và trị liệu trong viện điều dưỡng, ngay cả trong điều kiện tốt nhất, 50% bệnh nhân đã chết trong vòng 5 năm (số liệu năm 1916). Việc quảng bá "Con dấu Giáng sinh" bắt đầu ở Đan Mạch trong năm 1904 như một cách để gây quỹ cho các chương trình chống bệnh lao. Nó mở rộng sang Hoa Kỳ và Canada vào năm 1907–1908 để giúp Hiệp hội Lao Quốc gia (sau này được gọi là Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ). Tại Hoa Kỳ, lo ngại về sự lây lan của bệnh lao đã đóng một vai trò trong phong trào cấm khạc nhổ nơi công cộng. Vắc-xin Thành công thực sự đầu tiên trong việc tạo miễn dịch chống lại bệnh lao đã được Albert Calmette và Camille Guérin phát triển từ chủng vi khuẩn lao bò giảm độc lực vào năm 1906. Nó được gọi là "BCG" ( Bacille Calmette-Guérin)''. Vắc-xin BCG lần đầu tiên được sử dụng trên người vào năm 1921 tại Pháp nhưng phải đến sau Thế chiến 2, BCG mới được chấp nhận rộng rãi ở Anh và Đức. Trong những ngày đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, máy X-quang phát hiện lao tăng đột biến nhưng tỷ lệ tiêm chủng ban đầu rất thấp. Năm 1953, học sinh trung học đã được thống nhất nên được chủng ngừa, nhưng đến cuối năm 1954 chỉ có 250.000 người được chủng ngừa. Đến năm 1956, con số này đã tăng lên 600.000, khoảng một nửa là trẻ em đi học. Tại Ý, vắc xin khuếch tán Salvioli (Vaccino Diffondente Salvioli; VDS) được sử dụng từ năm 1948 đến năm 1976. Nó được phát triển bởi Giáo sư Gaetano Salvioli (1894–1982) của Đại học Bologna. Điều trị Thời cận đại, một số can thiệp phẫu thuật, bao gồm cả kỹ thuật thổi khí màng phổi hoặc ghép màng phổi - làm xẹp phổi bị nhiễm trùng để nó "nghỉ ngơi" và cho phép các tổn thương lành lại - đã được sử dụng để điều trị bệnh lao Tràn khí màng phổi không phải là một kỹ thuật mới. Năm 1696, Giorgio Baglivi đã báo cáo về sự cải thiện chung ở những người bị bệnh lao sau khi họ có những vết thương do gươm đâm vào ngực. FH Ramadge gây ra ca tràn khí màng phổi điều trị thành công đầu tiên vào năm 1834, và sau đó được báo cáo rằng bệnh nhân đã được chữa khỏi. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tìm cách điều tra nghiêm ngặt tính hiệu quả của các phương pháp như vậy. Carlo Forlanini đã thử nghiệm với kỹ thuật tạo khí màng phổi nhân tạo của ông từ năm 1882 đến năm 1888 và điều này bắt đầu được thực hiện chỉ những năm sau đó. Năm 1939, Tạp chí Lao của Anh đã công bố một nghiên cứu của Oli Hjaltested và Kjeld Törning trên 191 bệnh nhân trải qua quy trình này từ năm 1925 đến năm 1931; năm 1951, Roger Mitchell đã xuất bản một số bài báo về kết quả điều trị của 557 bệnh nhân được điều trị từ năm 1930 đến năm 1939 tại Trudeau Sanatorium ở Saranac Lake. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thuốc chữa bệnh vẫn tiếp tục một cách nghiêm túc. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan, SS-Obergruppenführer Wilhelm Koppe đã tổ chức hành quyết hơn 30.000 bệnh nhân Ba Lan mắc bệnh lao - ít ai biết hoặc quan tâm rằng việc chữa khỏi gần như nằm trong tầm tay. Ở Canada, các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật loại bỏ bệnh lao cho bệnh nhân bản địa trong những năm 1950 và 60, ngay cả khi thủ thuật này không còn được thực hiện trên bệnh nhân không phải là người bản địa. Năm 1944, Albert Schatz, Elizabeth Bugie và Selman Waksman đã phân lập được streptomycin do một chủng vi khuẩn Streptomyces griseus sản xuất. Streptomycin là chất kháng sinh hiệu quả đầu tiên chống lại được vi khuẩn M. tuberculosis. Khám phá này thường được coi là khởi đầu kỷ nguyên hiện đại của điều trị bệnh lao, mặc dù cuộc cách mạng thực sự chỉ bắt đầu vài năm sau đó, vào năm 1952, với sự phát triển của isoniazid, loại thuốc diệt vi khuẩn đường miệng đầu tiên. Sự ra đời của rifampin trong những năm 1970 đã đẩy nhanh thời gian phục hồi và giảm đáng kể số ca bệnh lao cho đến những năm 1980. Bệnh lao hồi sinh Hy vọng rằng căn bệnh này có thể được loại bỏ hoàn toàn đã bị tiêu tan vào những năm 1980 với sự gia tăng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Các trường hợp mắc bệnh lao ở Anh, khoảng 117.000 trường hợp năm 1913, đã giảm xuống còn khoảng 5.000 trường hợp vào năm 1987, nhưng các trường hợp nhiễm lao đã tăng trở lại, đạt 6.300 trường hợp vào năm 2000 và 7.600 trường hợp vào năm 2005. Do việc loại bỏ các cơ sở y tế công cộng ở New York và sự xuất hiện của HIV, có sự bùng phát trở lại của bệnh lao vào cuối những năm 1980. Số lượng bệnh nhân không hoàn thành liệu trình sử dụng thuốc của họ là khá cao. New York đã phải đương đầu với hơn 20.000 bệnh nhân lao với các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc (ít nhất là kháng cả rifampin và isoniazid). Để đối phó với sự bùng phát trở lại của bệnh lao, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào năm 1993. Năm 2008, gần nửa triệu trường hợp mắc bệnh lao đa kháng thuốc mới (MDR-TB) được ước tính xảy ra trên toàn thế giới Tham khảo Liên kết ngoài Chuyên trang Lao của WHO Chuyên trang Lao của Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương, Bộ Y tế Việt Nam Bệnh truyền nhiễm Bài cơ bản dài trung bình Y tế châu Phi Bệnh lây qua không khí
5672
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%BF%20%E1%BA%A3o
Thực tế ảo
Thực tế ảo ( - VR) là một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực. Các ứng dụng của thực tế ảo có thể bao gồm giải trí (tức là chơi game) và mục đích giáo dục (nghĩa là đào tạo y tế hoặc quân sự). Các loại khác, công nghệ phong cách VR khác biệt bao gồm thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp. Hiện tại các hệ thống thực tế ảo tiêu chuẩn sử dụng tai nghe thực tế ảo hoặc môi trường nhiều dự án để tạo ra hình ảnh thực tế, âm thanh và các cảm giác khác mô phỏng sự hiện diện vật lý của người dùng trong môi trường ảo. Một người sử dụng thiết bị thực tế ảo có thể nhìn xung quanh thế giới nhân tạo, di chuyển xung quanh và tương tác với các tính năng hoặc vật phẩm ảo. Hiệu ứng thường được tạo ra bởi các tai nghe VR bao gồm màn hình gắn trên đầu với màn hình nhỏ trước mắt, nhưng cũng có thể được tạo thông qua các phòng được thiết kế đặc biệt với nhiều màn hình lớn. Thực tế ảo thường kết hợp phản hồi thính giác và video, nhưng cũng có thể cho phép các loại phản hồi cảm giác và lực khác thông qua công nghệ haptic Từ nguyên "Ảo" có ý nghĩa "là một cái gì đó thực chất hoặc hiệu ứng, mặc dù không thực sự hoặc thực tế" kể từ giữa những năm 1400. Thuật ngữ "ảo" đã được sử dụng theo nghĩa máy tính "không tồn tại về mặt vật lý nhưng được xuất hiện bằng phần mềm" từ năm 1959.Năm 1938, nhà viết kịch tiên phong người Pháp Antonin Artaud đã mô tả bản chất ảo tưởng của các nhân vật và đồ vật trong nhà hát là "la réalité virtuelle" trong một bộ sưu tập các bài tiểu luận, Le Théâtre et son double. Bản dịch tiếng Anh của cuốn sách này, được xuất bản năm 1958 với tên gọi Nhà hát và đôi của nó, là cách sử dụng xuất bản sớm nhất của thuật ngữ "thực tế ảo". Thuật ngữ "thực tế nhân tạo", được đặt ra bởi Myron Krueger, đã được sử dụng từ những năm 1970. Thuật ngữ "thực tế ảo" lần đầu tiên được sử dụng trong bối cảnh khoa học viễn tưởng trong The Judas Mandala, tiểu thuyết năm 1982 của Damien Broderick. Hình thức, phương pháp Một phương pháp mà thực tế ảo có thể được nhận ra là thực tế ảo dựa trên mô phỏng. Ví dụ, trình mô phỏng lái xe mang lại cho người lái trên xe cảm giác thực sự lái một chiếc xe thực tế bằng cách dự đoán chuyển động của xe do đầu vào lái xe và đưa lại tín hiệu hình ảnh, chuyển động và âm thanh tương ứng cho người lái xe. Với thực tế ảo dựa trên hình ảnh đại diện, mọi người có thể tham gia vào môi trường ảo dưới dạng video thực cũng như hình đại diện. Người ta có thể tham gia vào môi trường ảo phân tán 3D dưới dạng hình đại diện thông thường hoặc video thực. Người dùng có thể chọn loại tham gia riêng dựa trên khả năng của hệ thống. Trong thực tế ảo dựa trên máy chiếu, mô hình hóa môi trường thực tế đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng thực tế ảo khác nhau, chẳng hạn như điều hướng robot, mô hình xây dựng và mô phỏng máy bay. Các hệ thống thực tế ảo dựa trên hình ảnh đã trở nên phổ biến trong cộng đồng đồ họa máy tính và thị giác máy tính. Trong việc tạo các mô hình thực tế, điều cần thiết là phải đăng ký chính xác dữ liệu 3D thu được; thông thường, một camera được sử dụng để mô hình các vật thể nhỏ ở khoảng cách ngắn. Thực tế ảo dựa trên máy tính để bàn hiển thị một thế giới ảo 3D trên màn hình máy tính để bàn thông thường mà không sử dụng bất kỳ thiết bị theo dõi vị trí chuyên dụng nào. Nhiều trò chơi video với góc nhìn thứ nhất hiện đại có thể được sử dụng làm ví dụ, sử dụng nhiều kích hoạt, nhân vật phản ứng và các thiết bị tương tác khác để khiến người dùng cảm thấy như đang ở trong một thế giới ảo. Một lời chỉ trích phổ biến về hình thức nhập vai này là không có cảm giác về tầm nhìn ngoại vi, hạn chế khả năng của người dùng để biết những gì đang xảy ra xung quanh họ. Thực tế Augmented (AR) là một loại công nghệ thực tế ảo pha trộn những gì người dùng nhìn thấy trong môi trường thực tế của họ với nội dung số được tạo bởi phần mềm máy tính. Các hình ảnh được tạo bằng phần mềm bổ sung với cảnh ảo thường cải thiện cách nhìn xung quanh thực theo một cách nào đó. Hệ thống AR đưa thông tin ảo qua camera trực tiếp vào tai nghe hoặc kính thông minh hoặc thông qua thiết bị di động cho người dùng khả năng xem hình ảnh ba chiều. Thực tế hỗn hợp (MR) là sự hợp nhất của thế giới thực và thế giới ảo để tạo ra môi trường mới và trực quan hóa nơi các vật thể và kỹ thuật số cùng tồn tại và tương tác trong thời gian thực. Một không gian mạng đôi khi được định nghĩa là một thực tế ảo được nối mạng. Thực tế mô phỏng là một thực tế ảo giả định thực sự nhập vai như thực tế thực tế, cho phép trải nghiệm sống động như thật hoặc thậm chí là vĩnh cửu ảo. Lịch sử VR không phải là một phát minh mới, mà ngay từ năm 1962 Morton Heilig (Mỹ) đã phát minh ra thiết bị mô phỏng SENSORAMA. Tuy nhiên cũng như nhiều ngành công nghệ khác, VR chỉ thực sự được phát triển ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của tin học (phần mềm) và máy tính (phần cứng). Ngày nay VR đã trở thành một ngành công nghiệp và thị trường VR tăng trưởng hàng năm khoảng 21% và dự tính đạt khoảng 3,4 tỷ $ năm 2005 (theo Machover, 2004). => Theo dự đoán của Gartner (tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu), VR đứng đầu danh sách 10 công nghệ chiến lược năm 2009. Các thành phần Phần mềm (Software) Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,...hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop,... Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình và Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio, 3Ds Max...). Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng. Phần cứng (Hardware) Phần cứng của một VR bao gồm: Máy tính (PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh). Các thiết bị đầu vào (Input devices): Bộ dò vị trí (position tracking) để xác định vị trí quan sát. Bộ giao diện định vị (Navigation interfaces) để di chuyển vị trí người sử dụng. Bộ giao diện cử chỉ (Gesture interfaces) như găng tay dữ liệu (data glove) để người sử dụng có thể điều khiển đối tượng. Các thiết bị đầu ra (Output devices): gồm hiển thị đồ họa (như màn hình, HDMI,..) để nhìn được đối tượng 3D nổi. Thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm (như Hi-Fi, Surround,..). Bộ phản hồi cảm giác (Haptic feedback như găng tay,..) để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc,... Các ứng dụng chính Tại các nước phát triển, chúng ta có thể nhận thấy VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu - Giáo dục - Thương mại - dịch vụ. Thực tế ảo được sử dụng phổ biến nhất trong các ứng dụng giải trí như trò chơi video và rạp chiếu phim 3D. Tai nghe thực tế ảo tiêu dùng được phát hành lần đầu tiên bởi các công ty trò chơi video vào đầu những năm 1990. Bắt đầu từ những năm 2010, các tai nghe buộc dây thương mại thế hệ tiếp theo đã được Oculus (Rift), HTC (Vive) và Sony (PlayStation VR) phát hành, tạo ra một làn sóng phát triển ứng dụng mới. Rạp chiếu phim 3D đã được sử dụng cho các sự kiện thể thao, mỹ thuật, video âm nhạc và phim ngắn. Kể từ năm 2015, tàu lượn siêu tốc và công viên chủ đề đã kết hợp thực tế ảo để phù hợp với hiệu ứng hình ảnh với phản hồi xúc giác. Trong khoa học xã hội và tâm lý học, thực tế ảo cung cấp một công cụ tiết kiệm chi phí để nghiên cứu và tái tạo các tương tác trong một môi trường được kiểm soát. Nó có thể được sử dụng như một hình thức can thiệp trị liệu. Ví dụ, có trường hợp trị liệu phơi nhiễm thực tế ảo (VRET), một hình thức trị liệu phơi nhiễm để điều trị các rối loạn lo âu như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và ám ảnh. Trong y học, các chương trình thực tế ảo đang được sử dụng trong các quy trình phục hồi chức năng với những người già được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Điều này mang lại cho những bệnh nhân cao tuổi này cơ hội mô phỏng những trải nghiệm thực tế mà họ không thể trải nghiệm do tình trạng hiện tại của họ. 17 nghiên cứu gần đây với các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã chỉ ra rằng các ứng dụng thực tế ảo có hiệu quả trong điều trị thiếu hụt nhận thức bằng các chẩn đoán thần kinh. Mất khả năng vận động ở bệnh nhân cao tuổi có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và trầm cảm. Thực tế ảo có thể hỗ trợ trong việc tạo ra sự lão hóa trong cuộc sống với thế giới bên ngoài mà họ không thể dễ dàng điều hướng. Thực tế ảo cho phép điều trị phơi nhiễm diễn ra trong một môi trường an toàn. Trong giáo dục, thực tế ảo có thể mô phỏng không gian làm việc thực tế cho mục đích an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, mục đích giáo dục và mục đích đào tạo. Nó có thể được sử dụng để cung cấp cho người học một môi trường ảo nơi họ có thể phát triển các kỹ năng của mình mà không phải chịu hậu quả trong thế giới thực. Nó đã được sử dụng và nghiên cứu giáo dục tiểu học, giảng dạy giải phẫu, quân sự, đào tạo phi hành gia, mô phỏng chuyến bay, đào tạo thợ mỏ,,... Nó cũng đã được tuyên bố để giảm chi phí huấn luyện quân sự bằng cách giảm thiểu lượng đạn dược sử dụng trong thời gian huấn luyện. Trong kinh doanh, sự phát triển của thực tế ảo mang đến cơ hội và kênh thay thế cho tiếp thị kỹ thuật số. Nó cũng được coi là một nền tảng mới cho thương mại điện tử, đặc biệt là trong nỗ lực thách thức các nhà bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 tiết lộ rằng phần lớn hàng hóa vẫn được mua trong các cửa hàng vật lý. Bên cạnh các ứng dụng truyền thống ở trên, cũng có một số ứng dụng mới nổi lên trong thời gian gần đây của VR như: VR ứng dụng trong sản xuất, VR ứng dụng trong ngành rô-bốt, VR ứng dụng trong hiển thị thông tin (thăm dò dầu mỏ, hiển thị thông tin khối, ứng dụng cho ngành du lịch, ứng dụng cho thị trường bất động sản....) VR có tiềm năng ứng dụng vô cùng lớn. Có thể nói tóm lại một điều: Mọi lĩnh vực "có thật" trong cuộc sống đều có thể ứng dụng "thực tế ảo" để nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hơn. Hiện nay YouTube đã có tính năng hỗ trợ xem video 360 độ với máy VR. Mối quan tâm Sức khỏe và sự an toàn Có nhiều cân nhắc về sức khỏe và an toàn của thực tế ảo. Một số triệu chứng không mong muốn đã được gây ra bởi việc sử dụng thực tế ảo kéo dài, và những điều này có thể đã làm chậm sự phát triển của công nghệ. Hầu hết các hệ thống thực tế ảo đi kèm với các cảnh báo của người tiêu dùng, bao gồm: co giật; vấn đề phát triển ở trẻ em; cảnh báo va chạm và va chạm; khó chịu; chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại; và can thiệp với các thiết bị y tế. Một số người dùng có thể bị co giật, co giật hoặc mất điện trong khi sử dụng tai nghe VR, ngay cả khi họ không có tiền sử động kinh và chưa bao giờ bị mất điện hoặc động kinh trước đó. Một trong 4.000 người, hoặc 0,25%, có thể gặp các triệu chứng này. Vì những triệu chứng này phổ biến hơn ở những người dưới 20 tuổi, trẻ em được khuyên không nên sử dụng tai nghe VR. Các vấn đề khác có thể xảy ra trong các tương tác vật lý với môi trường của một người. Trong khi đeo tai nghe VR, mọi người nhanh chóng mất nhận thức về môi trường xung quanh trong thế giới thực của họ và có thể tự làm mình bị thương bằng cách vấp ngã hoặc va chạm với các vật thể trong thế giới thực. Tai nghe VR có thể thường xuyên gây mỏi mắt, cũng như tất cả các công nghệ được sàng lọc, bởi vì mọi người có xu hướng chớp mắt ít hơn khi xem màn hình, khiến mắt họ bị khô hơn. Đã có một số lo ngại về tai nghe VR góp phần gây cận thị, nhưng mặc dù tai nghe VR ngồi sát mắt, chúng có thể không nhất thiết góp phần gây cận thị nếu độ dài tiêu cự của hình ảnh được hiển thị đủ xa. Bệnh thực tế ảo (còn được gọi là chứng sợ ảo) xảy ra khi một người tiếp xúc với môi trường ảo gây ra các triệu chứng tương tự như các triệu chứng say tàu xe. Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới bởi các triệu chứng do tai nghe gây ra, với tỷ lệ tương ứng khoảng 77% và 33%. Các triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu chung, đau đầu, nhận thức dạ dày, buồn nôn, nôn, xanh xao, đổ mồ hôi, mệt mỏi, buồn ngủ, mất phương hướng và thờ ơ. Ví dụ, Virtual Boy của Nintendo đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì các hiệu ứng vật lý tiêu cực của nó, bao gồm "chóng mặt, buồn nôn và đau đầu". Những triệu chứng say tàu xe này được gây ra bởi sự mất kết nối giữa những gì được nhìn thấy và những gì phần còn lại của cơ thể cảm nhận được. Khi hệ thống tiền đình, hệ thống cân bằng bên trong của cơ thể, không trải nghiệm chuyển động mà nó mong đợi từ đầu vào thị giác qua mắt, người dùng có thể bị bệnh VR. Điều này cũng có thể xảy ra nếu hệ thống VR không có tốc độ khung hình đủ cao hoặc nếu có độ trễ giữa chuyển động của cơ thể và phản ứng thị giác trên màn hình với nó. Bởi vì khoảng 25 cường40% số người gặp phải một số loại bệnh VR khi sử dụng máy VR, các công ty đang tích cực tìm cách để giảm bệnh VR. Trẻ em trong thực tế ảo Mối quan hệ giữa thực tế ảo và người dùng chưa đủ tuổi của nó đang gây tranh cãi và chưa được khám phá. Trong khi đó, trẻ em ngày càng nhận thức rõ hơn về VR, với con số ở Mỹ chưa bao giờ nghe nói về thực tế ảo giảm một nửa từ mùa thu 2016 (40%) đến mùa xuân 2017 (19%). Valeriy Kondruk, CEO của nền tảng du lịch VR Ascape, cho biết số lượt tải xuống ứng dụng vào tháng 3 năm 2020 tăng 60% so với tháng 12 năm 2019 và tăng gấp đôi so với tháng 1 năm 2020. Theo Kondruk, thông thường, tháng bận rộn nhất đối với các công ty VR là tháng 12, liên quan đến kỳ nghỉ mùa đông và mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Đầu năm 2016, các tai nghe thực tế ảo đã có sẵn trên thị trường với các ưu đãi từ, ví dụ: Facebook (Oculus), HTC và Valve (Vive) Microsoft (HoloLens) và Sony (Morpheus). Vào thời điểm đó và cho đến ngày nay, các thương hiệu này có các hướng dẫn về độ tuổi khác nhau cho người dùng, ví dụ: 12+ hoặc 14+, điều này cho thấy chính sách hoàn toàn tự điều chỉnh. Các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng VR hoặc ảnh hưởng của nó đối với trẻ em và một bộ quy tắc đạo đức liên quan đến người dùng chưa đủ tuổi đặc biệt cần thiết, do có sẵn nội dung khiêu dâm và bạo lực. Nghiên cứu liên quan về bạo lực trong các trò chơi video cho thấy rằng việc tiếp xúc với bạo lực truyền thông có thể ảnh hưởng đến thái độ, hành vi và thậm chí là tự khái niệm. Tự khái niệm là một chỉ số quan trọng về thái độ cốt lõi và khả năng đối phó, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Các nghiên cứu ban đầu tiến hành quan sát so với việc tham gia các trò chơi VR bạo lực cho thấy đối với những người tham gia trò chơi thực tế ảo, họ có những suy nghĩ kích thích và hung hăng cao hơn. Quyền riêng tư Việc theo dõi liên tục được yêu cầu bởi tất cả các hệ thống VR làm cho công nghệ này đặc biệt hữu ích và dễ bị giám sát hàng loạt. Việc mở rộng VR sẽ tăng tiềm năng và giảm chi phí cho việc thu thập thông tin về hành động, chuyển động và phản hồi cá nhân. Tham khảo Liên kết ngoài Tương tác người-máy Phát minh của Hoa Kỳ Đề tài khoa học viễn tưởng
5675
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20di%E1%BB%87n%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%B9ng
Giao diện người dùng
Giao diện người sử dụng (tiếng Anh: User Interface, viết tắt: UI) là điểm tương tác và giao tiếp giữa người và máy tính trong một thiết bị. Điều này có thể bao gồm màn hình hiển thị, bàn phím, chuột và sự xuất hiện của máy tính để bàn. Đó cũng là cách mà người sử dụng tương tác với một ứng dụng hoặc trang web. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc ngày càng nhiều của doanh nghiệp vào các ứng dụng web. ứng dụng di động, mạng xã hội đã khiến nhiều công ty đặt ưu tiên cao hơn cho UI trong nỗ lực cải thiện trải nghiệm chung của người dùng. Sơ lược lịch sử hình thành Máy tính hàng loạt & Giao diện dòng lệnh (Batch Computer & Command Line Interface) Giao diện người dùng của máy tính hàng loạt (Batch computer) bao gồm đầu vào của thẻ đục lỗ hoặc phương tiện tương đương và ngoài bảng điều khiển này, con người không có tương tác với các máy tính trong thời gian thực. Giao diện dòng lệnh đã giảm đáng kể độ trễ xuống vài giây thay vì ngày hoặc giờ vì giao diện người dùng là một loạt các giao dịch đáp ứng yêu cầu. Và điều quan trọng là cho phép người dùng thay đổi suy nghĩ về các giao dịch để đáp ứng dữ liệu thời gian thực từ các giao dịch trước đó. Hình thành giao diện người dùng đồ họa (Graphic User Interface) Giao diện người dùng kỹ thuật số và hệ thống con trỏ chuột có thể cho phép trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn. GUI đầu tiên được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo (parc) vào năm 1970 và là sự khởi đầu của sự đổi mới đồ họa máy tính cho tới thời điểm hiện nay.. Sự vươn lên của điện thoại thông minh (smartphone) Đến cuối năm 2010, thiết kế giao diện người sử dụng máy tính bắt đầu thay đổi đáng kể do sự phổ biến của điện thoại thông minh. Sự thay đổi lớn trong phần cứng máy tính này khiến các nhà thiết kế phải suy nghĩ lại về giao diện ban đầu. Các quy tắc, quy chuẩn (principles) Theo phương pháp thiết kế hướng tập trung vào sử dụng (usage-centered design), những nguyên tắc này là: Nguyên tắc cấu trúc: Tổ chức giao diện người sử dụng một cách có chủ đích, dựa trên các mô hình rõ ràng, nhất quán, rõ ràng và dễ nhận biết đối với người sử dụng.Ví dụ như việc đặt những thứ liên quan lại với nhau và tách biệt những thứ không liên quan Nguyên tắc đơn giản: Làm cho các tác vụ phổ biến, thường xuyên sử dụng trở nên dễ dàng, đơn giản. Đồng thời cung cấp các phím tắt hữu ích để rút ngắn các các quy trình dài hơn. Nguyên tắc hiển thị: Làm cho tất cả các tùy chọn và yếu tố cần thiết cho một tác vụ nhất định hiển thị cùng lúc mà không làm cho người sử dụng mất tập trung với thông tin không liên quan hoặc dư thừa. Một thiết kế tốt là thiết kế không áp đảo, bắt buộc người sử dụng với các lựa chọn thay thế hoặc nhầm lẫn với thông tin không cần thiết. Nguyên tắc phản hồi: Thiết kế phải thông báo cho người sử dụng về các hành động hoặc giải thích về các thay đổi trạng thái, điều kiện và các lỗi hoặc các trường hợp ngoại lệ có liên quan và được người sử dụng quan tâm. Quá trình này phải thông qua ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và quen thuộc với họ. Nguyên tắc linh hoạt: Thiết kế nên linh hoạt, giảm chi phí sai sót. Đồng thời ngăn ngừa lỗi bất cứ khi nào có thể bằng cách tiếp nhận các thông tin và trình tự khác nhau. Từ đó tiến hành diễn giải một cách hợp lý. Nguyên tắc tái sử dụng: Thiết kế nên sử dụng lại các thành phần và hành vi bên trong và bên ngoài, duy trì tính nhất quán với mục đích thay vì chỉ nhất quán tùy ý, do đó giảm nhu cầu người sử dụng phải suy nghĩ lại và ghi nhớ Các dạng của UI Cấu trúc theo dòng lệnh (Command-line) Giao diện dòng lệnh cho phép người sử dụng tương tác với máy tính bằng cách nhập lệnh. Máy tính hiển thị lời nhắc, các nút phím trong lệnh. Người dùng thực hiện bằng thao tác nhấn phím Enter hoặc Return. Tương tác bằng menu và bảng chọn (Menu-driven) Loại giao diện này cho phép bạn tương tác với máy tính hoặc thiết bị bằng cách thực hiện theo cách của bạn thông qua một loạt các màn hình hoặc menu. Hãy nghĩ về máy tính bảng hoặc điện thoại di động của bạn, cả hai đều sử dụng giao diện điều khiển menu. Bạn được trình bày với một menu, bạn đưa ra lựa chọn và sau đó menu tiếp theo xuất hiện trên màn hình. Giao diện đồ hoạ người dùng (Graphic User Interface): Là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp máy tính. Đó là một cách giao tiếp với máy tính hay các thiết bị điện tử bằng hình ảnh và chữ viết thay vì chỉ là các dòng lệnh đơn thuần. GUI được sử dụng phổ biến trong máy tính, các thiết bị cầm tay, các thiết bị đa phương tiện, hoặc các linh kiện điện tử trong văn phòng Xem thêm Trải nghiệm người dùng Phân tích tìm kiếm Phân tích trang web Quảng cáo bám đuổi Quảng cáo biểu ngữ Quảng cáo lập trình Quảng cáo trực tuyến Thương hiệu số Tiếp thị chuyển đổi Tiếp thị liên kết Tiếp thị email Tiếp thị trở lại Tự động hóa tiếp thị Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cục bộ Trang kết quả của công cụ tìm kiếm Truyền thông trong sản phẩm Xác thực khách hàng tiềm năng Thiết kế web Thiết kế web đáp ứng Thương mại điện tử Thanh toán điện tử Quản lý quan hệ khách hàng Tiền điện tử Ứng dụng OTT Đồng thiết kế khách hàng Google Panda Tham khảo Thực tế ảo Giao tiếp ở người Tương tác người-máy
5676
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20Y%20t%E1%BA%BF%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt TCYTTG; - WHO; - OMS) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người. Kể từ khi WHO được thành lập, nó đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc loại trừ bệnh đậu mùa. Các ưu tiên hiện tại của tổ chức bao gồm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV / AIDS, Ebola, sốt rét và lao; giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm; theo dõi sức khoẻ sinh sản và tình dục, sự phát triển và tuổi già; Dinh dưỡng, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh; sức khỏe nghề nghiệp; lạm dụng thuốc kháng sinh; và thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu. WHO được Liên Hợp Quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. WHO kế thừa phần nhiều chức trách và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của Hội Quốc Liên trước đây. WHO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổng Giám đốc hiện nay là Tedros_Adhanom, đảm trách từ năm 2017. Ngân sách 2015 của WHO là khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong đó khoảng 930 triệu đô la Mỹ sẽ được cung cấp bởi các quốc gia thành viên với thêm 3 tỷ đô la Mỹ nữa là từ đóng góp tự nguyện. Song vào tháng 7 năm 2020 Mỹ đã chính thức tuyên bố ngưng hẳn tài trợ. Thành viên Năm 2015 WHO có 194 thành viên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định tối cao của WHO, họp hàng năm tại Geneva, Thuỵ Sĩ vào tháng 5 với sự tham dự của tất cả các nước thành viên. Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO. Nhiệm vụ Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau: Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi; Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra; Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính; Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội. Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế. Cấu trúc Tổng Giám đốc: Đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc, do Đại hội đồng bầu ra. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và Ban Thư ký. Hội đồng chấp hành WHO: gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đại hội đồng. Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành WHO từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005. Văn phòng khu vực: WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới và các Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên. Văn phòng WHO tại Hà Nội do một Đại diện của WHO đứng đầu. Tổng Giám đốc và Hội đồng chấp hành Ngày hành động quốc tế do WHO đề xuất Ngày hành động quốc tế, hay ngày lễ quốc tế, do WHO đề xuất và được công nhận. Thập kỷ 2011-2020 là Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ (Decade of Action for Road Safety) được WHO đề xuất và được Liên Hợp Quốc công nhận trong Nghị quyết A/RES/64/255.ws Đại sứ thiện chí WHO Đại sứ thiện chí Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Goodwill Ambassador) là những người có danh tiếng, uy tín được WHO lựa chọn nhằm sử dụng tài năng cũng như danh tiếng của họ phục vụ cho các mục đích phát triển y tế và phúc lợi ở các nước trên thế giới. Tổ chức Sứ mệnh toàn cầu (Global Embassy] ) có danh sách các đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như các tổ chức khác của Liên hợp quốc. Tham khảo Xem thêm Hệ thống Liên Hợp Quốc Trụ sở Liên Hợp Quốc Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva Danh sách các tổ chức Liên Hợp Quốc theo vị trí Lists of countries and territories Liên kết ngoài Tổ chức Y tế Thế giới - Français Tổ chức Y tế Thế giới - English Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (tiếng Anh) Statement on the human right to essential medicines Fanpagetrên Facebook Tổ chức sức khỏe quốc tế Tổ chức y học và sức khỏe Cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc Bài cơ bản dài trung bình Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc
5679
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm () là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ sư phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. Kỹ sư phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ sư hệ thống (systems engineering). Lịch sử Nghề nghiệp Các ngành chuyên sâu Kĩ nghệ phần mềm có thể được chia thành 10 ngành chuyên sâu, đó là: Yêu cầu phần mềm: Phân tách, phân tích, đặc tả và phê chuẩn các yêu cầu đối với phần mềm. Thiết kế phần mềm: Việc thiết kế phần mềm thường được hoàn thành bằng các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE) và sử dụng các tiêu chuẩn định dạng, như Unified Modeling Language (UML). Phát triển phần mềm: Xây dựng phần mềm thông qua việc dùng các ngôn ngữ lập trình. Kiểm thử phần mềm: Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi. Kiểm thử phần mềm mục đích để đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đã đặt ra. Bảo trì phần mềm: Các hệ thống phần mềm thường có nhiều vấn đề và cần được cải tiến trong một thời gian dài sau khi đã được hoàn tất vào lần đầu tiên. Lĩnh vực con này xem xét các vấn đề đó. Quản lý cấu hình phần mềm: Bởi vì các hệ thống phần mềm rất phức tạp, cấu hình của chúng (ví dụ như kiểm soát phiên bản và mã nguồn) phải được quản lý bằng các phương pháp chuẩn và có cấu trúc. Quản lý kĩ nghệ phần mềm: Quản lý hệ thống phần mềm vay mượn rất nhiều khái niệm từ quản lý dự án, nhưng có nhiều khác biệt nhỏ gặp trong phần mềm mà không gặp trong các ngành quản lý khác. Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình xây dựng phần mềm là điều tranh cãi giữa các nhà thực hành; một số quy trình nổi tiếng là Mô hình Thác nước, Mô hình Xoắn ốc, Phát triển Tăng tiến và Lặp, và Phát triển Linh hoạt. Các công cụ kĩ thuật phần mềm, xem bài Computer Aided Software Engineering Chất lượng phần mềm Các ngành liên quan Kĩ nghệ phần mềm liên quan đến các ngành khoa học máy tính, khoa học quản lý, và kĩ nghệ hệ thống. Tham khảo Xem thêm Phần mềm Sản xuất phần mềm Thiết kế phần mềm Kiểm thử phần mềm Bảo trì phần mềm Quản lý dự án phần mềm Chất lượng của hệ thống phần mềm Đọc thêm Liên kết ngoài Phần mềm Phần mềm Chuyên ngành kỹ thuật
5682
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20Qu%E1%BB%91c%20Li%C3%AAn
Hội Quốc Liên
Hội Quốc Liên là một tổ chức liên chính phủ tiền thân của Liên Hợp Quốc ở tại sau này mà được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 1920 theo sau Hội nghị hòa bình Paris nhằm kết thúc Thế Chiến 1. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới. Theo công ước của mình, những mục tiêu chủ yếu của tổ chức gồm có ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, và giải quyết những tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài. Những vấn đề khác trong công ước Hội Quốc Liên và những hiệp định liên quan gồm có điều kiện lao động, đối xử thích đáng với dân cư bản địa, buôn bán người và ma túy, buôn bán vũ khí, y tế toàn cầu, tù nhân chiến tranh, và bảo vệ các nhóm thiểu số tại châu Âu. Trong giai đoạn mở rộng nhất từ ngày 28 tháng 9 năm 1934 đến ngày 23 tháng 2 năm 1935, Hội Quốc Liên có 58 thành viên. Triết lý ngoại giao của Hội Quốc Liên tiêu biểu cho một sự chuyển đổi căn bản so với hàng trăm năm trước đó. Hội Quốc Liên không có quân đội riêng mà dựa vào những cường quốc để thi hành những nghị quyết của mình. Tuy nhiên, các cường quốc thường thực hiện một cách miễn cưỡng. Sau một số thành công đáng chú ý và một số thất bại ban đầu trong thập niên 1920, Hội Quốc Liên cuối cùng chứng tỏ rằng mình không có khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Phe Trục trong thập niên 1930. Đức rút khỏi Hội Quốc Liên, rồi đến Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và những thành viên khác. Sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ rằng mục đích chủ yếu của Hội Quốc Liên là ngăn ngừa Thế Chiến 2 đã thất bại. Hội Quốc Liên tồn tại trong 26 năm. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Hợp Quốc thay thế Hội Quốc Liên và kế thừa một số cơ quan và tổ chức do Hội Quốc Liên thành lập. Nguồn gốc Bối cảnh Khái niệm về một cộng đồng hòa bình gồm các quốc gia được đề xuất ngay từ năm 1795, khi Hướng đến hoà bình vĩnh cửu của Immanuel Kant phác thảo tư tưởng về một liên minh của các quốc gia nhằm kiểm soát xung đột và xúc tiến hòa bình giữa các chính quyền. Kant lập luận về việc thành lập một cộng đồng thế giới hòa bình, không phải là theo tinh thần về một chính phủ toàn cầu, song hy vọng rằng mỗi chính quyền sẽ tuyên bố họ là một chính quyền tự do đại diện cho các công dân của mình và hoan nghênh du khách ngoại quốc những người đồng chí, nhờ đó xúc tiến xã hội hòa bình trên toàn cầu. Hợp tác quốc tế nhằm xúc tiến an ninh tập thể bắt nguồn từ trật tự tại châu Âu phát triển sau Các cuộc chiến tranh của Napoléon trong thế kỷ XIX trong một nỗ lực nhằm duy trì hiện trạng giữa những chính quyền châu Âu và vì thế phải tránh chiến tranh. Luật pháp quốc tế cũng phát triển trong giai đoạn này, công ước Genève đầu tiên thiết lập các pháp luật về cách đối xử với cứu trợ nhân đạo trong thời chiến, và Các công ước Den Haag 1899 và 1907 điều chỉnh các quy tắc chiến tranh và giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế. Tiền thân của Hội Quốc Liên là Liên minh liên nghị viện do những nhà hoạt động hòa bình là William Randal Cremer và Frédéric Passy thành lập vào năm 1889. Tổ chức này có phạm vi quốc tế, với một phần ba số thành viên trong các nghị viện (tại 24 quốc gia có nghị viện) là thành viên của Liên minh liên nghị viện vào năm 1914. Mục đích của tổ chức là khuyến khích các chính phủ giải quyết những tranh chấp quốc tế theo các phương thức hòa bình. Những hội nghị thường niên được tổ chức nhằm giúp các chính phủ cải tiến quá trình trọng tài quốc tế. Cấu trúc của tổ chức gồm có một hội chính vụ do một chủ tịch đứng đầu, cấu trúc này sau đó được phản ánh trong cấu trúc của Hội Quốc Liên. Những năm đầu thế kỷ XX, hai khối quyền lực nổi lên từ các liên minh giữa các cường quốc châu Âu. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, toàn bộ các cường quốc lớn tại châu Âu đều bị cuốn vào xung đột. Đây là chiến tranh lớn đầu tiên tại châu Âu giữa những quốc gia công nghiệp hóa. Chiến tranh công nghiệp hóa dẫn đến hậu quả chưa từng thấy: tám triệu rưỡi quân nhân thiệt mạng, và ước tính có 21 triệu người bị thương, cùng với khoảng 10 triệu thường dân thiệt mạng. Khi giao tranh kết thúc vào tháng 11 năm 1918, chiến tranh đã có một tác động sâu sắc, ảnh hưởng đến các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế của châu Âu và gây tổn thương về tâm lý và thân thể. Cảm tình phản chiến nổi lên khắp thế giới; Chiến tranh thế giới thứ nhất được mô tả là "chiến tranh để kết thúc tất cả chiến tranh", và nguyên nhân chiến tranh được điều tra một cách sôi nổi. Các nguyên nhân được xác định bao gồm chạy đua vũ trang, liên minh, ngoại giao bí mật, và quyền tự do của các quốc gia có chủ quyền được tham gia chiến tranh vì lợi ích riêng của họ. Một biện pháp khắc phục được đề xuất bao gồm thành lập một tổ chức quốc tế có mục đích ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai thông qua giải trừ quân bị, ngoại giao công khai, hợp tác quốc tế, hạn chế quyền tiến hành chiến tranh, và trừng phạt khiến cho chiến tranh không còn sức hấp dẫn. Đề xuất ban đầu Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, các kế hoạch đầu tiên về tổ chức quốc tế nhằm ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai bắt đầu giành được sự ủng hộ đáng kể từ công chúng, đặc biệt là tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Nhà khoa học chính trị người Anh Goldsworthy Lowes Dickinson tạo ra thuật ngữ "Hội Quốc Liên" vào năm 1914 và phác thảo một kế hoạch cho tổ chức này. Cùng với Tử tước James Bryce, ông giữ một vai trò hàng đầu trong việc hình thành nhóm các nhà hòa bình quốc tế mang tên nhóm Bryce, sau trở thành "League of Nations Union". Nhóm này dần có ảnh hưởng lớn hơn trong công chúng và là một nhóm có ảnh hưởng trong Đảng Tự do đang cầm quyền tại Anh Quốc khi đó. Trong cuốn sách nhỏ After the War vào năm 1915 của Dickinson, ông viết về "liên minh hòa bình" của mình về cơ bản là một tổ chức trọng tài và hòa giải. ‘Các đề xuất’ của nhóm Bryce được lưu hành rộng rãi ở cả Anh lẫn Mỹ, tại đây họ có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào quốc tế mới ra đời. Năm 1915, một nhóm gồm các cá nhân cúng chí hướng thiết lập một tổ chức tương tự tại Hoa Kỳ, trong đó có William Howard Taft. Tổ chức này được gọi là League to Enforce Peace và về cơ bản dựa theo những đề xuất của nhóm Bryce. Tổ chức chủ trương sử dụng trọng tài trong giải quyết xung đột và áp đặt chế tài với những quốc gia xâm lược. Tuy nhiên, không tổ chức ban đầu nào hình dung về một cơ quan chức năng liên tục; ngoại trừ Hội Fabian tại Anh, họ duy trì một giải pháp pháp lý rằng sẽ hạn chế cơ quan quốc tế trong một tòa án tư pháp. Thành viên của Fabian là những người đầu tiên tranh luận về một "hội chính vụ" gồm các chính quyền, nhất thiết phải có các cường quốc, họ sẽ phân xử các vấn đề thế giới, và thiết lập một văn phòng thư ký thường trực nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trên một loạt hoạt động. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Quốc Arthur Balfour được ủy quyền báo cáo chính thức đầu tiên về vấn đề vào đầu năm 1918, theo sáng kiến của Tử tước Robert Cecil. Ủy ban của Anh Quốc cuối cùng được chỉ định vào tháng 2 năm 1918, dưới quyền lãnh đạo của Walter Phillimore (và được gọi là Ủy ban Phillimore), và gồm có cả Eyre Crowe, William Tyrrell, và Cecil Hurst. Những khuyến nghị của Ủy ban Phillimore gồm có thiết lập một "Hội nghị các quốc gia đồng minh" sẽ phân xử tranh chấp và áp đặt chế tài lên các quốc gia vi phạm. Chính phủ Anh Quốc tán thành các đề xuất, và phần lớn những thành quả của ủy ban sau đó được đưa vào trong Công ước của Hội Quốc Liên. Người Pháp cũng soạn thảo một đề xuất có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều trong tháng 6 năm đó, họ chủ trương tiến hành các cuộc họp thường niên của một hội chính vụ nhằm giải quyết toàn bộ các tranh chấp, cũng như một "quân đội quốc tế" nhằm thi hành các quyết định của hội chính vụ. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson chỉ thị cho Edward House soạn thảo một kế hoạch của Hoa Kỳ mà theo đó phản ánh quan điểm tư tưởng của riêng Woodrow Wilson, cũng như công tác của Ủy ban Phillimore. Thành quả của Edward House, và bản phác thảo đầu tiên của Wilson được đề xuất là kết thúc hành vi "vô đạo đức" ở cấp chính quyền, gồm các hình thức gián điệp và không thành thực. Phương pháp cưỡng bách chống lại các quốc gia ngoan cố gồm các biện pháp khắc nghiệt, như phong tỏa và đóng cửa biên giới, và "sử dụng bất kỳ lực lượng nào cần thiết" Hai khởi thảo giả và kiến trúc sư chủ yếu của Công ước Hội Quốc Liên là Tử tước Robert Cecil và Jan Smuts. Các đề xuất của Jan Smuts gồm có thiết lập một Hội đồng gồm các cường quốc là các thành viên thường trực, và các thành viên không thường trực được lựa chọn từ những quốc gia nhỏ. Ông cũng đề xuất thiết lập một hệ thống ủy trị cho các thuộc địa chiếm từ trong chiến tranh. Robert Cecil tập trung vào phương diện hành chính, và đề xuất các cuộc họp thường niên của Hội chính vụ và các cuộc họp bốn năm một lần của Đại hội đồng toàn bộ thành viên. Ông cũng lý luận về một ban thư ký lớn và thường trực để thực hiện những phận sự hành chính của Liên minh. Thành lập Tại Hội nghị hòa bình Paris năm 1919, Woodrow Wilson, Robert Cecil, Jan Smuts đều đưa ra những đề xuất dự thảo của họ. Sau những đàm phán kéo dài giữa các phái đoàn, dự thảo của Hurst-Miller cuối cùng được chọn làm cơ sở cho Công ước. Sau các đàm phán và dàn xếp hơn nữa, các phái đoàn cuối cùng tán thành đề xuất thiết lập Hội Quốc Liên vào ngày 25 tháng 1 năm 1919. Công ước Hội Quốc Liên cuối cùng do một ủy ban đặc biệt soạn thảo, và Hội Quốc Liên được thành lập theo Hòa ước Versailles. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, 44 quốc gia ký kết Công ước. Hội Quốc Liên thành lập một Đại hội đồng đại diện cho toàn bộ các thành viên, một Hội đồng hành pháp gồm các thành viên giới hạn với quyền lực lớn, và một ban thư ký thường trực. Các quốc gia thành viên được mong đợi "tôn trọng và bảo hộ khi chống lại xâm lược từ bên ngoài" đến toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên khác, và giải trừ quân bị "đến mức thấp nhất phù hợp với an ninh nội địa." Toàn bộ các quốc gia được yêu cầu trình những khiếu nại để phân xử hoặc điều tra tư pháp trước khi tiến đến chiến tranh. Hội đồng hành pháp sẽ thành lập một Tòa thường trực tư pháp quốc tế nhằm xét xử các tranh chấp. Bất chấp các nỗ lực của Woodrow Wilson nhằm thiết lập và xúc tiến Hội Quốc Liên, mà nhờ đó ông được trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 10 năm 1919, Hoa Kỳ không tham dự trong tổ chức này. Phe đối lập trong Thượng nghị viện giành được đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không phê chuẩn công ước. Hội nghị hội chính vụ đầu tiên của Hội Quốc Liên được tổ chức tại Paris vào ngày 16 tháng 1 năm 1920, sáu ngày sau khi Hội nghị Versailles và Công ước Hội Quốc Liên có hiệu lực. Ngày 1 tháng 11 năm 1920, trụ sở của Hội Quốc Liên được chuyển từ Luân Đôn đến Genève, tại đây kỳ họp Đại hội đồng đầu tiên được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 1920. Ngôn ngữ và phù hiệu Các ngôn ngữ chính thức của Hội Quốc Liên là tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Hội Quốc Liên dự định chấp thuận Quốc tế ngữ là ngôn ngữ làm việc của tổ chức và tích cực khuyến khích sử dụng ngôn ngữ này, song đề xuất này chưa từng được thông qua. Năm 1921, Tử tước Robert Cecil đề xuất đưa Quốc tế ngữ vào trường học công của các quốc gia thành viên, và một báo cáo được đệ trình. Phản đối mạnh nhất đến từ đại biểu Pháp Gabriel Hanotaux, một phần là vì bảo vệ tiếng Pháp, ngôn ngữ mà ông lý luận rằng đã là một ngôn ngữ quốc tế. Do có phản đối, kiến nghị không được chấp thuận. Năm 1939, một biểu tượng bán chính thức của Hội Quốc Liên xuất hiện: hai sao năm cánh trong một hình ngũ giác màu lam. Chúng tượng trưng cho năm lục địa của Trái Đất và năm "chủng tộc". Một dòng chữ phía trên hiển thị tên tiếng Anh ("League of Nations"), dòng chữ khác ở phía dưỡi hiển thị tên tiếng Pháp ("Société des Nations"). Những cơ quan chủ yếu Các cơ quan hiến pháp chính của Hội Quốc Liên là Đại hội đồng, Hội chính vụ, và ban thư ký trường trực. Tổ chức cũng có hai nhánh chủ yếu: Tòa án thường trực công lý quốc tế, và Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngoài ra, có một số cơ quan và ủy ban phụ trợ. Ngân sách của mỗi cơ quan do Đại hội đồng cấp (Hội Quốc Liên nhận hỗ trợ tài chính từ các quốc gia thành viên). Quan hệ giữa Đại hội đồng và Hội chính vụ và chức năng của mỗi cơ quan phần lớn không được định rõ. Mỗi cơ quan có thể giải quyết vấn đề bất kỳ trong phạm vi quyền hạn của Hội Quốc Liên hoặc có tác động đến hòa bình thế giới. Các vấn đề hoặc công việc cụ thể có thể chuyển đến một trong hai cơ quan. Các quyết định của Đại hội đồng và Hội chính vụ được yêu cầu phải nhất trí, ngoại trừ trong các vấn đề về thủ tục và một số trường hợp riêng biệt khác, như kết nạp thành viên mới. Yêu cầu này phản ánh sự tin tưởng của Hội Quốc Liên về chủ quyền của các quốc gia thành viên; Hội Quốc Liên tìm cách giải quyết thông qua thỏa thuận chứ không phải ra lệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp thì không yêu cầu thỏa thuận giữa các bên tham dự tranh chấp để đạt đến nhất trí. Ban thư ký thường trực được thiết lập tại trụ sở của Hội Quốc Liên tại Genève, gồm có một cơ quan của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau và nằm dưới quyền chỉ đạo của Tổng thư ký. Những lĩnh vực chủ yếu của ban thư ký là: chính trị, tài chính và kinh tế, quá cảnh, thiểu số và quản lý (cai quản Saar và Danzig), ủy nhiệm, giải trừ quân bị, y tế, xã hội (thuốc phiện và buôn bán phụ nữ-trẻ em), hợp tác tri thức và sự vụ quốc tế, pháp lý, và thông tin. Nhân viên của ban thư ký chịu trách nhiệm chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội chính vụ và Đại hội đồng và xuất bản các báo cáo về các cuộc họp và những vấn đề thường lệ khác, hoạt động giống như công vụ viên của Hội Quốc Liên. Năm 1931, số nhân viên ban thư ký là 707. Đại hội đồng gồm đại diện từ toàn bộ các thành viên của Hội Quốc Liên, mỗi quốc gia được phép có ba đại biểu và một phiếu. Đại hội đồng họp tại Genève và sau các phiên họp ban đầu trong năm 1920, cơ quan này hội họp một lần mỗi tháng 9 hàng năm. Những chức năng đặc biệt của Đại hội đồng gồm có kết nạp thành viên mới, bầu cử theo định kỳ các thành viên không thường trực trong Hội chính vụ, cùng với Hội chính vụ bầu ra các thẩm phán của Tòa án thường trực, và kiểm soát ngân quỹ. Trên thực tế, Đại hội đồng là cơ quan quyền lực chỉ đạo tổng thể các hoạt động của Hội Quốc Liên. Hội chính vụ Hội Quốc Liên đóng vai giò giống một cơ cấu chấp hành chi phối chương trình nghị sự của Đại hội đồng. Cơ cấu bắt đầu với bốn thành viên thường trực (Anh Quốc, Pháp, Ý, Nhật Bản) và bốn thành viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra cho mỗi một nhiệm kỳ ba năm. Các thành viên không thường trực đầu tiên là Bỉ, Brasil, Hý Lạp và Tây Ban Nha. Thành phần của Hội chính vụ có thay đổi một số lần. Số thành viên không thường trực được tăng lên 6 vào ngày 22 tháng 9 năm 1922, rồi lên 9 vào ngày 8 tháng 9 năm 1926. Nhà ngoại giao Đức Werner Dankwort thúc đẩy quốc gia của ông gia nhập Hội Quốc Liên, và Đức cuối cùng gia nhập tổ chức vào năm 1926, trở thành thành viên thường trực thứ năm của Hội chính vụ. Sau khi Đức và Nhật Bản rời Hội Quốc Liên, số ghế không thường trực tăng từ 9 lên 11, và Liên Xô trở thành một thành viên thường trực, Hội chính vụ có tổng cộng 15 thành viên. Trung bình Hội chính vụ họp 5 lần mỗi năm và họp bất thường khi có yêu cầu. Tổng cộng có 107 phiên họp được tổ chức từ năm 1920 đến năm 1939. Các cơ quan khác Hội Quốc Liên giám sát Tòa án thường trực công lý quốc tế và một số cơ quan cùng ủy ban khác được tạo nên nhằm giải quyết những vấn đề quốc tế cấp thiết. Chúng gồm có ủy ban giải trừ quân bị, tổ chức y tế, tổ chức lao động quốc tế (ILO), ủy ban ủy nhiệm, ủy ban quốc tế về hợp tác tri thức (tiền thân của UNESCO), ban thuốc phiện trung ương thường trực, ủy ban về người tị nạn, và ủy ban chế độ nô lệ. Một vài trong số những thể chế này được chuyển giao cho Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Tổ chức Lao động Quốc tế, Tòa án thường trực công lý quốc tế (với tên Tòa án Công lý Quốc tế), và Tổ chức y tế (tái tổ chức thành Tổ chức Y tế Thế giới). Tòa án thường trực công lý quốc tế được quy định theo Công ước, do Hội chính vụ và Đại hội đồng thiết lập. Hội chính vụ và Đại hội đồng lựa chọn các thẩm phán của tòa, và ngân quỹ của tòa do Đại hội đồng cung cấp. Tòa án thụ lý và phân xử mọi tranh chấp quốc tế được các bên quan tâm đệ trình. Tòa án cũng có thể đưa ra một quan điểm cố vấn cho bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề được giao từ Hội chính vụ hoặc Đại hội đồng. Tòa án cũng mở rộng cho toàn bộ các quốc gia trên thế giới theo các điều kiện nhất định. Tổ chức lao động quốc tế được thành lập vào năm 1919 và dựa trên Phần XIII của Hiệp ước Versailles. Tổ chức này cũng có các thành viên như Hội Quốc Liên và ngân quỹ do Đại hội đồng kiểm soát, là một tổ chức tự quản với ban quản trị riêng, hội nghị toàn thể riêng và ban thư ký riêng. Hiến chương của Tổ chức lao động quốc tế khác biệt với Hội Quốc Liên: các đại biểu không chỉ là của các chính phủ mà còn có các đại biểu của các tổ chức giới chủ và công nhân. Albert Thomas là giám đốc đầu tiên của tổ chức. Tổ chức lao động quốc tế thành công trong việc hạn chế thêm chì vào sơn, và thuyết phục một số quốc gia chấp thuận ngày làm việc 8 giờ và tuần làm việc 48 giờ. Tổ chức cũng tiến hành chiến dịch chất dứt lao động thiếu nhi, tăng quyền của phụ nữ tại nơi làm việc, và khiến chủ tàu phải có trách nhiệm pháp lý với những tai nạn liên quan đến thủy thủ. Sau khi Hội Quốc Liên giải thể, Tỏ chức lao động quốc tế trở thành một cơ quan của Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Tổ chức y tế của Hội Quốc Liên có ba cơ cấu: Cục y tế gồm có những quan chức thường trực của Hội Quốc Liên; Ủy ban hoặc Hội nghị cố vấn tổng thể là một đơn vị hành chính và gồm các chuyên gia y tế; và Ủy ban y tế. Mục đích của Ủy ban là chỉ đạo những điều tra, giám sát hoạt động của công tác y tế của Hội Quốc Liên, và chuẩn bị công việc trình lên Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Thể chế này tập trung vào kết liễu bệnh phong, sốt rét, và sốt vàng, hai bệnh sau tiến hành diệt trừ bằng cách bắt đầu một chiến dịch quốc tế nhằm diệt muỗi. Tổ chức y tế cũng làm việc thành công với chính phủ Liên Xô nhằm ngăn ngừa bệnh dịch sốt Rickettsia, bao gồm cả việc tổ chức một chiến dịch giáo dục lớn. Từ khi thành lập, Hội Quốc Liên cũng giành sự quan tâm nghiêm túc đối với vấn đề hợp tác tri thức quốc tế. Ủy ban về hợp tác tri thức họp tại Genève vào tháng 8 năm 1922, triết gia người Pháp Henri Bergson trở thành chủ tịch đầu tiên của ủy ban. Công việc của ủy ban gồm: điều tra về hoàn cảnh sinh hoạt tri thức, giúp đỡ các quốc gia có sinh hoạt tri thức gặp nguy hiểm, thiết lập các ủy ban quốc gia về hợp tác tri thức, hợp tác với các tổ chức tri thức quốc tế, bảo hộ tàn sản tri thức, hợp tác liên đại học, phối hợp trong công tác thư mục và trao đổi quốc tế các xuất bản phẩm, và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khảo cổ học. Hội Quốc Liên thiết lập Ban thuốc phiện trung ương thường trực nhằm giám sát hệ thống thống kê kiểm soát được thi hành theo Công ước Thuốc phiện quốc tế thứ nhì mà theo đó dàn xếp việc sản xuất, chế tác, giao dịch và bán lẻ thuốc phiện cùng những sản phẩm của nó. Ban cũng thiết lập một hệ thống giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép xuất khẩu đối với giao dịch quốc tế hợp pháp mặt hàng ma túy. Ủy ban chế độ nô lệ mưu cầu tiệt trừ chế độ nô lệ và mua bán nô lệ trên khắp thế giới, và đấu tranh với mại dâm cưỡng bách. Thành công lớn của ủy ban là thúc bách các chính phủ quản lý các quốc gia được Hội Quốc Liên ủy nhiệm chấm dứt chế độ nô lệ trong các quốc gia này. Hội Quốc Liên giành được một cam kết từ Ethiopia nhằm kết thúc chế độ nô lệ, một điều kiện để quốc gia này trở thành thành viên vào năm 1926, và làm việc với Liberia nhằm chấm dứt lao động cưỡng bách và chế độ nô lệ liên bộ lạc. Thể chế cũng đạt thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong của công nhân xây dựng đường sắt Tanganyika từ 55% xuống 4%. Các hồ sơ được lưu trữ nhằm kiểm soát chế độ nô lệ, mại dâm, và buôn bán phụ nữ-trẻ em. Một phần do áp lực từ Hội Quốc Liên, Afghanistan bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1923, Iraq vào năm 1924, Nepal vào năm 1926, Transjordan và Ba Tư vào năm 1929, Bahrain vào năm 1937, và Ethiopia vào năm 1942. Do Fridtjof Nansen lãnh đạo, Ủy ban về người tị nạn được thành lập vào ngày 27 tháng 6 năm 1921 nhằm chăm sóc quyền lợi của những người tị nạn, trong đó có giám sát việc hồi hương của họ, và tái định cư khi cần thiết. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, có 2-3 triệu cựu tù nhân chiến tranh từ nhiều quốc gia phân tán trên khắp nước Nga; trong vòng hai năm sau khi ủy ban được thành lập, nó đã giúp cho 425.000 người trong số họ trở về nhà. Tổ chức thiết lập các trại tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1922 nằm hỗ trợ quốc gia này trong một cuộc khủng hoảng tị nạn đang diễn ra, giúp ngăn ngừa bệnh tật và đói ăn. Tổ chức cũng lập ra hộ chiếu Nansen để làm một phương tiện nhận dạng những người không quốc tịch. Ủy ban về nghiên cứu địa vị pháp lý của phụ nữ tìm cách điều tra về tình trạng của phụ nữ trên toàn thế giới. Tổ chức được thành lập vào năm 1937, và sau đó trở thành một bộ phận của Liên Hợp Quốc với tên gọi Ủy ban về địa vị của phụ nữ. Thành viên Trong số 42 thành viên sáng lập của Hội Quốc Liên, 23 (24 nếu tính Pháp quốc Tự do) vẫn là thành viên cho đến khi tổ chức giải thể vào năm 1946. Trong năm thành lập, có sáu thành viên khác gia nhập, chỉ hai trong số đó vẫn là thành viên trong suốt thời gian tồn tại còn lại của Hội Quốc Liên. Sau đó có thêm 15 thành viên gia nhập. Số lượng thành viên lớn nhất là 58, từ ngày 28 tháng 9 năm 1934 (khi Ecuador gia nhập) đến ngày 23 tháng 2 năm 1935 (khi Paraguay rút). Liên Xô trở thành một thành viên vào ngày 18 tháng 9 năm 1934, và bị trục xuất vào ngày 14 tháng 12 năm 1939 vì xâm lược Phần Lan. Trong hành động trục xuất Liên Xô, Hội Quốc Liên phá vỡ nguyên tắc của mình: chỉ có 7 trong số 15 thành viên của Hội chính là vụ bỏ phiếu trục xuất (Anh, Pháp, Bỉ, Bolivia, Ai Cập, Nam Phi, và Cộng hòa Dominica), không đạt đa số quá bán theo yêu cầu của Công ước. Ba quốc gia trong số này trở thành thành viên của Hội chính vụ chỉ một ngày trước khi bỏ phiếu (Nam Phi, Bolivia, và Ai Cập). Đây là một trong những hành động cuối cùng của Hội Quốc Liên trước khi tổ chức ngừng hoạt động trên thức tế do Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 26 tháng 5 năm 1937, Ai Cập trở thành quốc gia cuối cùng gia nhập Hội Quốc Liên. Thành viên đầu tiên rút vĩnh viên khỏi Hội Quốc Liên là Costa Rica vào ngày 22 tháng 1 năm 1925; quốc gia này gia nhập vào ngày 16 tháng 12 năm 1920 và trở thành thành viên rút lui nhanh nhất. Brasil là thành viên sáng lập đầu tiên rút lui (14 tháng 6 năm 1926), và Haiti là thành viên cuối cùng rút lui (tháng 4 năm 1942). Iraq gia nhập Hội Quốc Liên năm 1932, là thành viên đầu tiên mà trước đó là một lãnh thổ ủy nhiệm của Hội Quốc Liên. Lãnh thổ Ủy trị Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các cường quốc Đồng Minh đối diện với vấn dề xử trí những thuộc địa của Đức tại châu Phi và Thái Bình Dương, và một số tỉnh phi Thổ Nhĩ Kỳ của đế quốc Ottoman. Hội nghị hòa bình thông qua nguyên tắc rằng những lãnh thổ này cần được quản lý bởi những chính phủ riêng biệt nhân danh Hội Quốc Liên – một hệ thống trách nhiệm quốc gia chịu sự giám sát của quốc tế. Kế hoạch này được xác định là hệ thống ủy trị Hội Quốc Liên, được "Ủy ban 10" (người đứng đầu chính phủ và bộ trưởng ngoại giao của các cường quốc Đồng Minh: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Ý, và Nhật Bản) thông qua vào ngày 30 tháng 1 năm 1919 và chuyển đến Hội Quốc Liên. Các ủy trị Hội Quốc Liên được thiết lập theo Điều 22 của Công ước Hội Quốc Liên. Ủy ban ủy trị thường trực giám sát các lãnh thổ ủy trị, và cũng tổ chức trưng cầu dân ý tại những lãnh thổ tranh chấp để dân cư có thể quyết định quốc gia mà họ sẽ gia nhập. Có ba loại lãnh thổ ủy trị: A, B và C. Ủy trị loại A (áp dụng cho các phần nguyên thuộc Đế quốc Ottoman) là "những cộng đồng xác định" mà "đạt đến một giai đoạn phát triển mà sự hiện diện của họ với vị thế là những quốc gia độc lập", quốc gia được ủy trị cung cấp khuyến nghị và hiệp trợ về hành chính cho đến khi họ có thể tự sinh tồn. Ủy trị loại B áp dụng cho những cựu thuộc địa của Đức mà Hội Quốc Liên chịu trách nhiệm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ được mô tả là những "dân tộc" mà Hội Quốc Liên cho rằng họ ở trong một giai đoạn cần phải có quốc gia được ủy trị theo điều kiện đảm bảo quyền tự do lương tâm và tôn giáo, là đối tượng để duy trì trật tự xã hội và đạo đức, cấm chỉ những lạm dụng như buôn bán nô lệ, buôn bán vũ khí và buôn bán rượu, ngăn ngừa sự hình thành của những công sự hoặc căn cứ quân sự cùng việc huấn luyện quân sự đối với người bản địa ngoài mục đích an ninh và phòng thủ lãnh thổ, và cũng đảm bảo cơ hội bình đẳng về mậu dịch và thương nghiệp cho các thành viên khác của Hội Quốc Liên. Tây Nam Phi và một số quần đảo tại Nam Thái Bình Dương là những lãnh thổ ủy trị loại C của Hội Quốc Liên. Họ được phân loại là "những lãnh thổ" do dân cư thưa thớt, hoặc kích thước nhỏ, hoặc cách biệt với những trung tâm văn minh, hoặc tiếp giáp về địa lý với lãnh thổ của bên được ủy trị, và những trường hợp khác, có thể được quản lý tốt ưu theo luật pháp của bên được ủy trị với vị thế những bộ phận tổ thành của lãnh thổ của quốc gia đó." Mười bốn lãnh thổ ủy trị được phân chia cho bảy cường quốc: Anh Quốc, Liên bang Nam Phi, Pháp, Bỉ, New Zealand, Úc và Nhật Bản. Ngoại trừ Vương quốc Iraq vốn gia nhập Hội Quốc Liên vào ngày 3 tháng 10 năm 1932, các lãnh thổ này chỉ giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong một quá trình kéo dài đến năm 1990. Sau khi Hội Quốc Liên kết thúc, các lãnh thổ ủy trị còn lại trở thành lãnh thổ ủy thác Liên Hợp Quốc. Ngoài những lãnh thổ ủy trị, bản thân Hội Quốc Liên quản lý Lãnh thổ Bồn địa Saar trong 15 năm rồi trao trả lãnh thổ này cho Đức theo một cuộc trưng cầu dân ý, và quản lý Thành phố tự do Danzig từ 15 tháng 11 năm 1920 đến 1 tháng 9 năm 1939. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bao gồm xác định vị trí chính xác các biên giới quốc gia và quốc gia cụ thể mà các khu vực sẽ gia nhập. Những cường quốc Đồng Minh chiến thắng xử lý hầu hết những vấn đề này thông qua các cơ cấu như Hội đồng Tối cao Đồng Minh. Đồng Minh có xu hướng chỉ chuyển các vấn đề đặc biệt khó khăn cho Hội Quốc Liên. Điều này có nghĩa là, trong thời gian đầu giữa hai Thế Chiến, Hội Quốc Liên giữ vai trò nhỏ trong giải quyết rối loạn từ chiến tranh. Các vấn đề mà Hội Quốc Liên xem xét trong những năm đầu này gồm có những vấn đề được chỉ định theo các Hiệp định hòa bình Paris. Khi Hội Quốc Liên phát triển, vai trò của tổ chức được khoách trương, và đến giữa thập niên 1920 thì tổ chức trở thành trung tâm của hoạt động quốc tế. Sự biến đổi này được nhận thấy trong quan hệ giữa Hội Quốc Liên với phi thành viên, như Hoa Kỳ và Nga gia tăng làm việc cùng Hội Quốc Liên. Trong nửa sau của thập niên 1920, Pháp, Anh và Đức đều sử dụng Hội Quốc Liên làm trọng điểm trong hoạt động ngoại giao của họ, và bộ trưởng ngoại giao những quốc gia này tham gia các cuộc họp của Hội Quốc Liên tại Genève trong giai đoạn này. Họ cũng sử dụng cơ cấu của Hội Quốc Liên nhằm cải thiện các quan hệ và giải quyết những bất đồng của họ. Quần đảo Åland Åland là một quần đảo nằm giữa Thụy Điển và Phần Lan, dân cư tại quần đảo hầu như chỉ nói tiếng Thụy Điển. Năm 1809, Thụy Điển để mất Phần Lan và Åland cho Đế quốc Nga. Đến tháng 12 năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, song hầu hết dân cư Åland muốn tái gia nhập Thụy Điển. Tuy nhiên, chính phủ Phần Lan cho rằng quần đảo là một bộ phận của Phần Lan, do người Nga hợp nhất Åland trong Đại Công quốc Phần Lan. Đến năm 1920, tranh chấp leo thang đến mức có nguy cơ chiến tranh. Chính phủ Anh Quốc chuyển vấn đề lên Ủy ban của Hội Quốc Liên, song Phần Lan không cho Hội Quốc Liên can thiệp vì cho rằng đây là một vấn đề nội bộ. Hội Quốc Liên thiết lập một nhóm hội thảo nhỏ nhằm quyết định có nên nghiên cứu về vấn đề, kết quả là một ủy ban trung lập được thiết lập. Đến tháng 6 năm 1921, Hội Quốc Liên tuyên bố quyết định của mình: quần đảo vẫn là một bộ phận của Phần Lan, song với sự bảo vệ được bảo đảm dành cho dân cư quần đảo, trong đó có phi quân sự hóa. Với sự chấp thuận miễn cưỡng của Thụy Điển, đây trở thành thỏa thuận quốc tế đầu tiên tại châu Âu được dàn xếp trực tiếp thông qua Hội Quốc Liên. Thượng Silesia Các cường quốc Đồng Minh chuyển vấn đề Thượng Silesia đến Hội Quốc Liên sau khi họ không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ba Lan đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với Thượng Silesia- một bộ phận của Phổ. Hiệp ước Versailles đề nghị một cuộc trưng cầu dân ý tại Thượng Silesia nhằm xác định lãnh thổ nên trở thành bộ phận của Đức hay Ba Lan. Những than phiền về thái độ của nhà cầm quyền Đức dẫn đến náo động và cuối cùng dẫn đến hai cuộc nổi dậy Silesia (1919 và 1920). Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1921, với 59,6% (khoảng 500.000) số phiếu ủng hộ gia nhập Đức, song Ba Lan tuyên bố hoàn cảnh quanh cuộc bỏ phiếu là không công bằng. Điều này dẫn đến cuộc nổi dậy Silesia thứ ba vào năm 1921. Ngày 12 tháng 8 năm 1921, Hội Quốc Liên được yêu cầu giải quyết vấn đề; Hội chính vụ thiết lập một ủy ban với những đại biểu từ Bỉ, Brasil, Trung Quốc và Tây Ban Nha nhằm nghiên cứu tình hình. Ủy ban đề nghị phân chia Thượng Silesia giữa Ba Lan và Đức theo kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý và hai bên nên quyết định các chi tiết về tương tác giữa hai khu vực, như hàng hóa cần phải được thông qua biên giới một cách tự do vì sự phụ thuộc tương hỗ trong kinh tế và công nghiệp của hai khu vực. Đến tháng 11 năm 1921, một hội nghị được tổ chức tại Genève nhằm dàn xếp thỏa thuận giữa Đức và Ba Lan. Hội nghị đạt được một dàn xếp cuối cùng sau năm buổi họp, theo đó hầu hết khu vực được trao cho Đức, song phần thuộc Ba Lan có đa số tài nguyên khoáng sản và nhiều cơ sở công nghiệp của khu vực. Khi thỏa thuận này được công khai vào tháng 5 năm 1922, người Đức oán thán, song hiệp định vẫn được hai quốc gia phê chuẩn. Sự dàn xếp đem lại hòa bình tại khu vực cho đến khu bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Albania Biên giới của Albania không được xác định trong hội nghị hòa bình Paris năm 1919, vấn đề này được để lại cho Hội Quốc Liên quyết định. Đến tháng 9 năm 1921, vấn đề vẫn chưa được giải quyết, tạo ra một tình thế bất ổn định. Quân đội Hy Lạp tổ chức các chiến dịch quân sự ở phía nam của Albania, còn lực lượng Nam Tư xảy ra xung đột với người Albania ở phía bắc. Hội Quốc Liên phái một ủy ban gồm đại biểu từ nhiều cường quốc đến khu vực. Trong tháng 11 năm 1921, Hội Quốc Liên quyết định rằng biên giới của Albania nên tương đồng như vào năm 1913, với ba biến đổi nhỏ có lợi cho Nam Tư. Lực lượng Nam Tư triệt thoái một vài tuần sau đó. Biên giới của Albania lại trở thành nguyên nhân gây xung đột quốc tế khi Tướng Enrico Tellini của Ý cùng bốn người phụ tá của ông bị phục kích và sát hại vào ngày 24 tháng 8 năm 1923 trong khi đang vạch biên giới mới được giải quyết giữa Hy Lạp và Albania. Nhà lãnh đạo Ý Benito Mussolini tức giận và yêu cầu về một ủy ban điều tra sự kiện trong vòng năm ngày. Bất chấp kết quả từ việc điều tra, Mussolini yêu cầu chính phủ Hy Lạp trả cho Ý 50 triệu lira tiền bồi thường. Hy Lạp tuyên bố họ sẽ không trả trừ khi chứng minh được rằng người Hy Lạp phạm tội. Mussolini cử một chiếm hạm bắn phá đảo Corfu của Hy Lạp, và quân Ý chiếm đóng đảo vào ngày 31 tháng 8 năm 1923. Hành động này vi phạm Công ước Hội Quốc Liên, do vậy Hy Lạp yêu cầu Hội Quốc Liên giải quyết tình hình. Tuy nhiên, Đồng Minh đồng thuận rằng (do kiên trì của Mussolini) Hội nghị các đại sứ nên chịu trách nhiệm phân xử tranh chấp do hội nghị bổ nhiệm Tướng Tellini. Hội chính vụ Hội Quốc Liên khảo sát tranh chấp, song sau đó chuyển những phát hiện của họ cho Hội nghị các đại sứ để cơ cấu này ra quyết định cuối cùng. Hội nghị chấp thuận hầu hết đề xuất của Hội Quốc Liên, buộc Hy Lạp trả 50 triệu lira cho Ý mặc dù không thể tìm ra những người phạm tội. Quân Ý triệt thoái khỏi Corfu. Memel Thành phố cảng Memel và khu vực xung quanh có dân cư chủ yếu là người Đức, và nằm dưới quyền quản lý của Đồng Minh theo Điều 99 của Hiệp ước Versailles. Các chính phủ Pháp và Ba Lan ủng hộ chuyển Memel thành một đô thị quốc tế, trong khi Litva muốn sáp nhập khu vực này. Đến năm 1923, số phận của khu vực vẫn chưa được quyết định, thúc đẩy lực lượng Litva xâm chiếm vào tháng 1 năm 1923 và chiếm cảng. Sau khi Đồng Minh thất bại trong việc đạt một thỏa thuận với Litva, họ chuyển vấn đề lên Hội Quốc Liên. Trong tháng 12 năm 1923, Hội chính vụ Hội Quốc Liên chỉ định một ủy ban điều tra. Ủy ban này lựa chọn nhượng Memel cho Litva và trao cho khu vực các quyền tự trị. Công ước Klaipėda được Hội chính vụ Hội Quốc Liên phê chuẩn vào ngày 14 tháng 3 năm 1924, sau đó đến lượt các cường quốc Đồng Minh và Litva. Hatay Dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên, huyện Alexandretta tại lãnh thổ ủy trị Syria của Pháp được trao quyền tự trị vào năm 1937. Khu vực đổi tên thành Hatay, và nghị viện của khu vực tuyên bố độc lập với vị thế nước Cộng hòa Hatay trong tháng 9 năm 1938. Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập lãnh thổ với sự tán thành của Pháp vào giữa năm 1939. Mosul Năm 1926, Hội Quốc Liên giải quyết một tranh chấp giữa Vương quốc Iraq và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về quyền kiểm soát tỉnh cũ Mosul của Ottoman. Anh được Hội Quốc Liên ủy nhiệm quản lý Iraq vào năm 1920 và do đó đại diện cho Iraq trong đối ngoại, quan điểm của Anh là Mosul thuộc về Iraq; còn Thổ Nhĩ Kỳ thì tuyên bố Mosul là bộ phận của khu vực trung tâm lịch sử của mình. Năm 1924, một ủy ban điều tra của Hội Quốc Liên gồm các thành viên người Bỉ, Hungary và Thụy Điển được phái đến khu vực; ủy ban nhận thấy rằng nhân dân Mosul không muốn trở thành bộ phận của cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Iraq, song nếu phải lựa chọn thì thì sẽ chọn Iraq. Năm 1925, ủy ban đề nghị rằng khu vực là bộ phận của Iraq, theo các điều kiện nhằm đảm bảo quyền tự trị của người Kurd. Hội chính vụ Hội Quốc Liên thông qua đề nghị và phê chuẩn vào ngày 16 tháng 12 năm 1925 và trao Mosul cho Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ quyết định, nghi ngờ thẩm quyền của Hội chính vụ. Vấn đề được chuyển đến Tòa án thường trực công lý quốc tế, tòa phán quyết rằng cần phải chấp thuận khi Hội chính vụ Hội Quốc Liên ra một quyết định nhất trí. Vilnius Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ba Lan và Litva đều giành được độc lập song lại vướng vào các tranh chấp lãnh thổ. Trong Chiến tranh Nga-Ba Lan, Litva ký kết Hòa ước Moskva với Xô viết và trong đó có xác định biên giới của Litva. Thỏa thuận này trao cho Litva quyền kiểm soát thành phố Vilnius, đây là cố đô của Litva song có đa số dân cư là người Ba Lan. Điều này làm gia tăng căng thẳng giữa Litva và Ba Lan và dẫn đến lo ngại rằng hai bên sẽ lại tiếp tục chiến tranh, vào ngày 7 tháng 10 năm 1920, Hội Quốc Liên dàn xếp Thỏa thuận Suwałki thiết lập một lệnh ngừng bắn và vạch một đường phân giới giữa hai quốc gia. Ngày 9 tháng 10 năm 1920, một đội quân Ba Lan vi phạm thỏa thuận khi chiếm thành phố và thiết lập nước Cộng hòa Trung Litva. Sau một yêu cầu trợ giúp từ Litva, Hội chính vụ Hội Quốc Liên kêu gọi Ba Lan triệt thaói binh sĩ khỏi khu vực. Chính phủ Ba Lan biểu thị rằng họ sẽ tuân thủ, song lại tăng cường lực lượng trong thành phố với thêm nhiều binh sĩ. Điều này xúc tiến Hội Quốc Liên quyết định rằng tương lai của Vilnius cần do những dân cư địa phương quyết định trong một cuộc trưng cầu dân ý và rằng quân Ba Lan cần triệt thoái và thay thế họ là một lực lượng quốc tế do Hội Quốc Liên tổ chức. Tuy nhiên, kế hoạch gặp phải sự chống đối tại Ba Lan, Litva, và cả Liên Xô vì nước này phản đối bất kỳ lực lượng quốc tế nào hiện diện tại Litva. Trong tháng 3 năm 1921, Hội Quốc Liên bãi bỏ kế hoạch về trưng cầu dân ý. Sau một đề xuất bất thành của Paul Hymans nhằm thiết lập một liên bang giữa Ba Lan và Litva, Ba Lan chính thức sáp nhập Vilnius và khu vực xung quanh trong tháng 3 năm 1922. Sau khi Litva đoạt quyền kiểm soát khu vực Klaipėda, đến ngày 14 tháng 3 năm 1923 thì Hội nghị Đồng Minh thiết lập biên giới giữa Litva và Ba Lan, để Vilnius trong Ba Lan. Nhà cầm quyền Litva từ chối chấp thuận quyết định, và chính thức ở trong tình trạng chiến tranh với Ba Lan cho đến năm 1927. Cho đến tối hậu thư của Ba Lan vào năm 1938 thì Litva mới khôi phục quan hệ ngoại giao với Ba Lan và chấp thuận trên thực tế về biên giới. Colombia và Peru Có một số xung đột biên giới giữa Colombia và Peru vào đầu thế kỷ XX, và đến năm 1922, chính phủ hai bên ký kết Hiệp ước Salomón-Lozano trong một nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề. Theo hiệp ước này thì đô thị biên giới Leticia và khu vực xung quanh nó được nhượng từ Peru cho Colombia, khiến Colombia tiếp cận được với sông Amazon. Ngày 1 tháng 9 năm 1932, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cao su và đường của Peru bị mất đất theo hiệp ước đã tổ chức tiếp quản vũ trang đối với Leticia. Chính phủ Peru ban đầu không công nhận tiếp quản quân sự, song Tổng thống Peru Luis Sánchez Cerro quyết định kháng cự một hành động tái chiếm của Colombia. Quân đội Peru chiếm Leticia, dẫn đến một xung đột vũ trang giữa hai quốc gia. Sau nhiều tháng dàn xếp ngoại giao, hai chính phủ chấp thuận để Hội Quốc Liên hòa giải, và đại diện của họ trình bày trước Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Một thỏa thuận hòa bình lâm thời được cả hai bên ký kết vào tháng 5 năm 1933, trao cho Hội Quốc Liên trách nhiệm quản lý lãnh thổ tranh chấp trong khi các dàn xếp song phương được tiến hành. Đến tháng 5 năm 1934, một thỏa thuận hòa bình cuối cùng được ký kết, theo đó trao trả Leticia cho Colombia, một xin lỗi chính thức từ Peru cho cuộc xâm chiếm năm 1932, phi quân sự hóa khu vực quanh Leticia, tự do thông hành trên các sông Amazon và Putumayo, và một cam kết không xâm lược. Saar Saar được tạo thành từ các bộ phận nguyên thuộc Phổ và Rhenish Palatinate và được đặt dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc Liên theo Hiệp ước Versailles. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức sau 15 năm từ khi Hội Quốc Liên kiểm soát nhằm quyết định khu vực nên thuộc về Đức hoặc Pháp. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1935, 90,3% số phiếu ủng hộ trở thành bộ phận của Đức, kết quả nhanh chóng được Hội Quốc Liên phê chuẩn. Xung đột khác Ngoài những tranh chấp lãnh thổ, Hội Quốc Liên cũng cố gắng can thiệp trong các xung đột khác giữa và trong các quốc gia. Trong số các thành công của tổ chức, có cuộc đấu tranh chống mậu dịch quốc tế về thuốc phiện và nô lệ tình dục, và công tác của tổ chức trong việc giảm bớt khó khăn của người tị nạn, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1926. Một trong những sáng kiến của tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ là việc thiết lập hộ chiếu Nansen vào năm 1922, đây là thẻ căn cước được quốc tế công nhận đầu tiên dành cho những người tị nạn không quốc tịch. Hy Lạp và Bulgaria Sau một sự cố giữa lính biên phòng hai bên trong tháng 10 năm 1925, giao tranh bùng nổ giữa hai quốc gia. Ba ngày sau sự cố ban đầu, quân Hy Lạp xâm chiếm Bulgaria. Chính phủ Bulgaria lệnh cho binh sĩ chỉ kháng cự mang tính biểu tượng, và sơ tán 10.00-15.000 người khỏi khu vực biên giới, ủy thác Hội Quốc Liên giải quyết tranh chấp. Hội Quốc Liên lên án cuộc xâm chiếm của Hy Lạp, và kêu gọi Hy Lạp triệt thoái và bối thường cho Bulgaria. Liberia Sau những cáo buộc về lao động cưỡng bách tại đồn điền cao su thuộc sở hữu của công ty Hoa Kỳ Firestone và những cáo buộc của Hoa Kỳ về buôn bán nô lệ, chính phủ Liberia yêu cầu Hội Quốc Liên tiến hành một cuộc điều tra. Ủy ban này được đồng chỉ định bởi Hội Quốc Liên, Hoa Kỳ, và Liberia. Năm 1930, một báo cáo của Hội Quốc Liên xác nhận sự hiện diện của chế độ nô lệ và lao động cưỡng bách. Báo cáo ám chỉ nhiều quan chức chính phủ bán lao động khé ước và đề nghị thay thế họ bằng người châu Âu hoặc Hoa Kỳ, tạo ra sự tức giận tại Liberia và dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Charles D. B. King cùng phó tổng thống. Chính phủ Liberia cấm lao động cưỡng bách và chế độ nô lệ, và yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ trong các cải cách xã hội. Sự biến Mãn Châu Sự biến Mãn Châu, còn gọi là "sự biến Cửu Nhất Bát" là một trong những thụt lùi lớn của Hội Quốc Liên và đóng vai trò là xúc tác cho việc Nhật Bản rút khỏi tổ chức. Theo các điều khoản của một hợp đồng cho thuê, chính phủ Nhật Bản được quyền đóng quân tại khu vực quanh đường sắt Nam Mãn tại Mãn Châu của Trung Quốc. Trong tháng 9 năm 1931, một đoạn đường sắt bị quân Quan Đông của Nhật Bản làm hư hại nhẹ nhằm tạo cớ để xâm chiếm Mãn Châu. Quân đội Nhật Bản tuyên bố rằng các binh sĩ Trung Quốc đã phá hoại đường sắt và trả đũa bằng việc chiếm toàn bộ Mãn Châu. Họ lập ra Mãn Châu Quốc, và đến ngày 9 tháng 3 năm 1932 thì thiết lập một chính phủ bù nhìn với cựu hoàng đế Phổ Nghi là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Thực thể mới này chỉ được các chính phủ Ý và Đức công nhận, phần còn lại của thế giới vẫn xem Mãn Châu là bộ phận về pháp lý của Trung Quốc. Trong năm 1932, không quân và hải quân Nhật Bản oanh tạc thành phố Thượng Hải, gây nên sự biến Nhất Nhị Bát. Hội Quốc Liên chấp thuận một yêu cầu về việc trợ giúp chính phủ Trung Quốc, song hành trình dài bằng tàu trì hoãn các quan chức của Hội Quốc Liên. Khi đến nơi, họ đối diện với khẳng định của Trung Quốc rằng Nhật Bản xâm chiếm phi pháp, trong khi Nhật Bản tuyên bố họ hành động nhằm duy trì hòa bình trong khu vực. Bất chấp vị thế cao của Nhật Bản trong Hội Quốc Liên, Báo cáo Lytton sau đó tuyên bố Nhật Bản là thế lực xâm chiếm và yêu cầu hoàn trả Mãn Châu cho Trung Quốc. Trước khi báo cáo có thể được bỏ phiếu tại Đại hội đồng Hội Quốc Liên, Nhật Bản tuyên bố ý định tiến công hơn nữa vào Trung Quốc. Báo cáo được Đại hội đồng thông qua với kết quả 42–1 vào năm 1933 (chỉ Nhật Bản bỏ phiếu trống), song thay vì triệt thoái binh sĩ khỏi Trung Quốc, Nhật Bản quyết định rút khỏi Hội Quốc Liên. Theo Công ước, Hội Quốc Liên cần phản ứng bằng các biện pháp chế tài kinh tế hoặc tuyên chiến; song việc này không diễn ra. Đe dọa chế tài kinh tế hầu như vô ích do Hoa Kỳ có thể tiếp tục giao dịch với Nhật Bản vì quốc gia này không phải là thành viên của tổ chức. Hội Quốc Liên có thể tập hợp một đội quân, song các đại cường như Anh và Pháp lại quá bận tâm đến các sự vụ riêng của họ, như duy trì quyền kiểm soát đối với các thuộc địa rộng lớn của họ, đặc biệt là sau rối loạn của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Bản sau đó duy trì quyền kiểm soát đối với Mãn Châu cho đến khi Hồng quân Liên Xô chiếm khu vực và hoàn trả cho Trung Quốc vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh Chaco Hội Quốc Liên thất bại trong việc ngăn ngừa chiến tranh giữa Bolivia và Paraguay trong năm 1932 nhằm tranh giành khu vực Gran Chaco khô hạn. Mặc dù khu vực có dân cư thưa thớt song lại có sông Paraguay, và giúp hai quốc gia nội lục này có thể tiếp cận Đại Tây Dương, và cũng là một sự đầu cơ mà sau được chứng minh là không chính xác rằng Chaco sẽ là một nguồn dầu lửa phong phú. Xung đột biên giới qua cuối thập niên 1920 lên đến đỉnh điểm trong một cuộc chiến tranh tổng lực vào năm 1932 khi quân đội Bolivia tiến công Paraguay tại Pháo đài Fort Carlos Antonio López ven hồ Pitiantuta. Paraguay thỉnh cầu Hội Quốc Liên, song Hội Quốc Liên không có hành động khi Hội nghị Liên Mỹ đề nghị làm trung gian thay thế. Chiến tranh là một thảm họa đối với hai bên, gây 57.000 thương vong cho quốc gia 3 triệu dân Bolivia, và lấy đi 36.000 nhân mạng từ quốc gia 1 triệu dân Paraguay. Nó cũng gây thảm họa về kinh tế cho hai quốc gia. Khi một lệnh ngừng bắn được dàn xếp vào ngày 12 tháng 6 năm 1935, Paraguay giành quyền kiểm soát hầu hết khu vực, và sau đó được công nhận theo thỏa thuận đình chiến năm 1938. Ý xâm chiếm Abyssinia Trong tháng 10 năm 1935, nhà lãnh đạo Ý là Benito Mussolini phái 400.000 quân đi xâm chiếm Abyssinia (Ethiopia). Quân đội Ý đánh bại quân Abyssinia được vũ trang nghèo nàn và chiếm Addis Ababa vào tháng 5 năm 1936, buộc Hoàng đế Haile Selassie phải đào tị. Hội Quốc Liên lên án cuộc xâm chiếm của Ý và áp đặt chế tài kinh tế trong tháng 11 năm 1935, song các chế tài phần lớn là vô ích do họ không cấm bán dầu hoặc đóng cửa kênh đào Suez (do Anh kiểm soát). Ché tài của Hội Quốc Liên được bãi bỏ vào ngày 4 tháng 7 năm 1936, song lúc này Ý đã giành quyền kiểm soát các khu vực đô thị của Abyssinia. Hiệp ước Hoare–Laval vào tháng 12 năm 1935 là một nỗ lực của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Samuel Hoare và Thủ tướng Pháp Pierre Laval nhằm kết thúc xung đột tại Abyssinia bằng cách đề xuất phân chia quốc gia thành một khu vực thuộc Ý và một khu vực của Abyssinia. Mussolini chuẩn bị chấp thuận hiệp ước, song các tin tức về thỏa thuận này bị rò rỉ. Công chúng Anh và Pháp kịch liệt phản đối hiệp ước, miêu tả nó là bán rẻ Abyssinia. Hoare và Laval buộc phải từ chức, và các chính phủ Anh và Pháp tách họ khỏi hai nhân vật này. Trong tháng 6 năm 1936, mặc dù chưa có tiền lệ một nguyên thủ quốc gia diễn thuyết trước Đại hội đồng của Hội Quốc Liên, Haile Selassie phát biểu trước Đại hội đồng, kêu gọi sự trợ giúp của tổ chức trong việc bảo vệ quốc gia của ông. Khủng hoảng Abyssinia biểu thị Hội Quốc Liên có thể bị ảnh hưởng từ tư lợi của các thành viên ra sao; một trong các lý do về việc các chế tài không quá khắc nghiệt là cả Anh và Pháp đều lo ngại về khả năng đẩy Mussolini và Adolf Hitler vào một liên minh. Nội chiến Tây Ban Nha Ngày 17 tháng 7 năm 1936, Lục quân Tây Ban Nha tiến hành đảo chính, dẫn đến một xung đột vũ trang kéo dài giữa những người Cộng hòa (chính phủ quốc gia cánh tả) và những người dân tộc chủ nghĩa (bảo thủ, những phiến quân chống cộng gồm hầu hết sĩ quan của lục quân Tây Ban Nha). Trong tháng 9 năm 1936, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Julio Álvarez del Vayo thỉnh cầu Hội Quốc Liên cung cấp vũ trang nhằm bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các thành viên của Hội Quốc Liên không muốn can thiệp vào Nội chiến Tây Ban Nha và cũng không ngăn chặn can thiệp từ bên ngoài vào xung đột. Adolf Hitler và Mussolini tiếp tục viện trợ cho phe dân tộc chủ nghĩa của Tướng Francisco Franco, trong khi Liên Xô trợ giúp cho phe cộng hòa. Trong tháng 2 năm 1937, Hội Quốc Liên cấm chỉ các tình nguyện viên ngoại quốc, song điều này trên thực tế chỉ là một động thái mang tính biểu trưng. Chiến tranh Trung-Nhật Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm toàn diện Trung Quốc từ ngày 7 tháng 7 năm 1937. Ngày 12 tháng 9, đại biểu Trung Quốc là Cố Duy Quân thỉnh cầu Hội Quốc Liên về can thiệp quốc tế. Các quốc gia phương Tây đồng tình với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh của họ, đặc biệt là trong phòng thủ Thượng Hải, một thành phố có số lượng đáng kể người ngoại quốc. Tuy nhiên, Hội Quốc Liên không thể cung cấp bất kỳ biện pháp thực tế nào; ngày 4 tháng 10, tổ chức chuyển vấn đề cho Hội nghị Hiệp ước Cửu cường. Thất bại trong giải trừ quân bị Điều 8 của Công ước trao cho Hội Quốc Liên nhiệm vụ giảm "vũ trang đến mức tối thiểu phù hợp với an ninh quốc gia và thực thi bằng hành động chung các nghĩa vụ quốc tế." Một lượng đáng kể thời gian và hoạt động của Hội Quốc Liên là dành cho mục tiêu này, mặc dù nhiều chính phủ thành viên không chắc chắn rằng giải trừ quân bị bao quát như vậy có thể hoàn thành hoặc thậm chí là đáng mong đợi. Theo Hiệp ước Versailles, các cường quốc Đồng Minh cũng có bổn phận nỗ lực giảm quân bị, và các hạn chế vũ trang áp đặt đối với các quốc gia chiến bại được mô tả là bước đầu tiên hướng đến giải trừ quân bị toàn cầu. Công ước Hội Quốc Liên phân công Hội Quốc Liên có nhiệm vụ thiết lập một kế hoạch giải trừ quân bị cho mỗi quốc gia, song Hội chính vụ trao cho trách nhiệm này cho một ủy ban đặc biệt thiết lập trong năm 1926 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị giải trừ quân bị thế giới 1932–34. Các thành viên của Hội Quốc Liên có những quan điểm khác nhau về vấn đề, Pháp miễn cưỡng giảm vũ trang của họ trong khi không có một đảm bảo trợ giúp quân sự nếu bị tấn công; Ba Lan và Tiệp Khắc cảm thấy dễ bị tấn công từ phía tây và muốn Hội Quốc Liên tăng cường phản ứng đối với hành vi xâm lược chống lại một thành viên trước khi họ giải trừ quân bị. Không có sự đảm bảo này, họ sẽ không giảm vũ trang do nhận thấy nguy cơ tấn công từ Đức là quá lớn. Lo sợ về việc bị tiến công tăng lên khi Đức hồi phục sức mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau khi Adolf Hitler giành được quyền lực và trở thành thủ tướng Đức vào năm 1933. Những cố gắng của Đức nhằm đạp đổ Hiệp ước Versailles và tái thiết lực lượng quân sự Đức khiến Pháp càng không sẵn lòng giải trừ quân bị. Hội Quốc Liên triệu tập Hội nghị giải trừ quân bị thế giới tại Genève vào năm 1932, với các đại biểu từ 60 quốc gia. Một lệnh tạm ngưng mở rộng vũ trang trong một năm, sau đó kéo dài thêm một vài tháng, được đề xuất tại đầu hội nghị. Uỷ ban giải trừ quân bị đạt được thỏa thuận ban đầu từ Pháp, Ý, Nhật Bản và Anh nhằm giới hạn quy mô hải quân của họ. Hiệp ước Kellogg–Briand với sự hỗ trợ từ ủy ban trong năm 1928 đã thất bại trong mục tiêu cấm chỉ chiến tranh. Cuối cùng, ủy ban thất bại trong việc ngăn chặn Đức, Ý, Nhật Bản xây dựng quân đội trong thập niên 1930. Hội Quốc Liên hầu như yên lặng khi phải đối diện với các sự kiện lớn dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, như khi Hitler tái vũ trang hóa Rheinland, chiếm Sudetenland và sáp nhập Áo- hành động bị cấm theo Hiệp ước Versailles. Trên thực tế, các thành viên của Hội Quốc Liên tự tái vũ trang. Năm 1933, Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên thay vì tuân theo quyết định của tổ chức, Đức cũng rút khỏi trong cùng năm (sử dụng lý do là thất bại của Hội nghị giải trừ quân bị thế giới trong việc đồng thuận cân bằng vũ trang giữa Pháp và Đức), rồi đến Ý vào năm 1937. Hành động có ý nghĩ cuối cùng của Hội Quốc Liên là trục xuất Liên Xô vào tháng 12 năm 1939 sau khi quốc gia này xâm chiếm Phần Lan. Nhược điểm chung Việc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chứng minh rằng Hội Quốc Liên đã thất bại trong mục đích chính của tổ chức là ngăn ngừa một Thế Chiến khác. Có nhiều lý do cho thất bại này, với những liên kết đến những nhược điểm chung trong tổ chức. Ngoài ra, năng lực của Hội Quốc Liên bị hạn chế do Hoa Kỳ từ chối tham dự. Hội Quốc Liên là một tổ chức được các cường quốc Đồng Minh thành lập như một phần của sự dàn xếp hòa bình nhằm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khiến tổ chức được nhìn nhận là một "Liên minh của những người thắng cuộc". Tính trung lập của Hội Quốc Liên có khuynh hướng biểu thị tổ chức là thiếu quyết đoán. Hội Quốc Liên đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu nhất trí của 9, sau đó là 15 thành viên Hội chính vụ để ban hành một nghị quyết; do đó, việc thuyết phục và hành động thực sự là điều khó khăn, nếu không phải là không thể. Tổ chức cũng chậm di đến quyết định của mình khi mà một thành viên nhất định yêu cầu đồng thuận nhất trí của toàn thể Ủy ban. Vấn đề này chủ yếu bắt nguồn từ thực tế rằng các thành viên chủ yếu của Hội Quốc Liên không muốn chấp thuận khả năng số mệnh của họ do các quốc gia khác quyết định, và do thi hành bỏ phiếu nhất trí trên thực tế là trao cho họ quyền phủ quyết. Mặc dù tổ chức có dự định bao gồm toàn bộ các quốc gia, song nhiều quốc gia chưa từng gia nhập hoặc chỉ có thời kỳ làm thành viên ngắn ngủi, sự khuyết diện đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ. Tổng thống Woodrow Wilson từng xúc tiến việc hình thành Hội Quốc Liên và có ảnh hưởng lớn đối với hình thức của tổ chức, song Thượng nghị viện Hoa Kỳ bỏ phiếu không gia nhập tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 1919. Ruth Henig đưa ra giả thuyết rằng khi Hoa Kỳ trở thành một thành viên thì quốc gia này cũng sẽ cung cấp sự ủng hộ cho Pháp và Anh, có thể khiến cho Pháp cảm thấy an toàn hơn, và do đó khuyến khích Pháp và Anh đi đến hợp tác thêm đầy đủ trong quan hệ với Đức, do đó khiến cho Đảng Quốc Xã ít có khả năng lên nắm quyền hơn. Ngược lại, Henig thừa nhận rằng nếu Hoa Kỳ là một thành viên thì sự miễn cưỡng của quốc gia này trong việc tham gia chiến tranh với các quốc gia châu Âu hoặc để ban hành các chế tài kinh tế có thể cản trở năng lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các sự biến quốc tế. Cấu trúc của chính phủ liên bang Hoa Kỳ có thể khiến cho vị thế thành viên của quốc gia này trở nên mơ hồ, do các đại biểu của Hoa Kỳ tại Hội Quốc Liên không thể có các quyết định nhân danh nhánh hành pháp mà không được phê chuẩn từ trước của nhánh lập pháp. Trong tháng 1 năm 1920, khi Hội Quốc Liên khai sinh, Đức không được phép tham dự do được nhìn nhận là một quốc gia đi xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nước Nga Xô viết ban đầu cũng bị loại trừ do các chế độ cộng sản không được hoan nghênh. Hội Quốc Liên trở nên suy yếu thêm khi các đại cường rút khỏi tổ chức trong thập niên 1930. Nhật Bản ban đầu là một thành viên thường trực của Ủy ban, song rút khỏi Hội Quốc Liên vào năm 1933 sau khi Hội Quốc Liên phản đối quốc gia này xâm chiếm Mãn Châu. Ý ban đầu cũng là một thành viên thường trực của Ủy ban, song rút khỏi Hội Quốc Liên vào năm 1937. Năm 1926, Hội Quốc Liên chấp thuận cho Đức gia nhập với vị thế một thành viên thường trực của Hội chính vụ, cho rằng Đức là một "quốc gia yêu chuộng hòa bình", song Adolf Hitler đưa Đức ra khỏi Hội Quốc Liên khi ông lên nắm quyền vào năm 1933. Những nhược điểm quan trọng khác tăng lên từ mâu thuẫn giữa quan điểm an ninh tập thể vốn dựa trên nền tảng Hội Quốc Liên và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia riêng lẻ. Hệ thống an ninh tập thể của Hội Quốc Liên yêu cầu các quốc gia phải hành động nhằm ủng hộ cho các quốc gia mà họ không có mối quan hệ thân thiết bình thường, nếu cần thiết phải chống lại cả những quốc gia mà họ xem là hữu nghị nên có thể gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia. Nhược điểm này được bộc lộ trong khủng hoảng Abyssinia, khi đó Anh và Pháp duy trì sự cân bằng an ninh mà họ nỗ lực thiết lập cho mình tại châu Âu "nhằm bảo vệ chống các kẻ thù của trật tự quốc tế", mà trong đó sự ủng hộ của Ý đóng một vai trò then chốt, với bổn phận của họ với Abyssinia với vị thế là một thành viên Hội Quốc Liên. Cuối cùng, Anh và Pháp đều từ bỏ khái nhiệm an ninh tập thể mà thay vào đó ủng hộ nhân nhượng trong việc đối diện với chủ nghĩa quân phiệt Đức đang phát triển dưới thời Hitler. Hội Quốc Liên thiếu một lực lượng vũ trang riêng và dựa vào những đại cường để thi hành các nghị quyết của mình, đây là điều mà các đại cường rất không muốn thực hiện. Hai thành viên quan trọng nhất của Hội Quốc Liên là Anh và Pháp đã miễn cưỡng sử dụng các chế tài và thậm chí còn miễn cưỡng hơn trong việc dùng đến phương pháp hành động quân sự nhân danh Hội Quốc Liên. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa hòa bình trở thành một thế lực mạnh trong nhân dân và chính phủ tại cả hai quốc gia. Đảng Bảo thủ Anh đặc biệt lãnh đạm với Hội Quốc Liên, và khi nắm quyền đảng này ưu tiên điều đình các hiệp ước mà không có sự tham dự của tổ chức này. Hơn nữa, sự ủng hộ tích cực của Hội Quốc Liên về việc giải trừ quân bị đối với Anh, Pháp, và các thành viên khác, trong khi đồng thời chủ trương an ninh tập thể, có nghĩa là Hội Quốc Liên đã tự tước đoạt phương thức mạnh duy nhất mà nhờ đó tổ chức mới có thể duy trì quyền uy. Sụp đổ và di sản Khi tình hình tại châu Âu leo thang đến chiến tranh, Ủy ban chuyển giao quyền lực đầy đủ cho Tổng thư ký vào ngày 30 tháng 9 năm 1938 và 14 tháng 12 năm 1939 nhằm cho phép Hội Quốc Liên tiếp tục tồn tại về mặt pháp lý và tiến hành giảm bớt các hành động. Trụ sở của Hội Quốc Liên là Cung các Quốc gia không bị chiếm đóng cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tại Hội nghị Tehran năm 1943, các cường quốc Đồng Minh chấp thuận thiết lập một cơ cấu mới nhằm thay thế cho Hội Quốc Liên: Liên Hợp Quốc. Nhiều cơ quan của Hội Quốc Liên như Tổ chức lao động quốc tế tiếp tục hoạt động và cuối cùng trở thành một thành viên trực thuộc của Liên Hợp Quốc. Những người phác thảo kết cấu của Liên Hợp Quốc nhằm mục đích khiến nó trở nên hiệu quả hơn Hội Quốc Liên. Cuộc họp cuối cùng của Hội Quốc Liên diễn ra vào ngày 12 tháng 4 năm 1946 taị Genève. Đại biểu đến từ 34 quốc gia tham dự kỳ họp Đại hội đồng. Phiên họp này liên quan đến việc thanh lý Hội Quốc Liên: tổ chức chuyển giao tài sản có giá khoảng 22 triệu đô la Mỹ vào năm 1946, cho Liên Hợp Quốc, hoàn trả kinh phí dự trữ mà các quốc gia từng cung cấp cho tổ chức, và giải quyết các khoản nợ của Hội Quốc Liên. Đề nghị giải thể Hội Quốc Liên được nhất trí thông qua, ngày kết thúc của Hội Quốc Liên được xác định là ngày sau khi phiên họp kết thúc. Ngày 19 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Đại hội đồng là Carl J. Hambro tuyên bố "phiên họp thứ 21 và cuối cùng của Đại hội đồng Hội Quốc Liên kết thúc". Hội Quốc Liên chấm dứt tồn tại vào ngày hôm sau. Các quốc gia Đồng Minh chủ chống trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp và Trung Quốc) trở thành những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Các quyết định của Hội đồng bảo an mang tính rằng buộc với toàn bộ thành viên của Liên Hợp Quốc; tuy nhiên không yêu cầu về quyết định nhất trí như Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có thể vận dụng quyền phủ quyết để bảo vệ quyền lợi thiết thân của họ. Xem thêm Liên Hợp Quốc Chú thích Tham khảo Đọc thêm Cooper, John Milton. Breaking the Heart of the World: Woodrow Wilson and the Fight for the League of Nations (2001) 454pp excerpt and text search Ginneken, Anique H.M. van. Historical Dictionary of the League of Nations (2006) excerpt and text search (The founding of the League of Nations). Liên kết ngoài Niên đại biểu Hội Quốc Liên Lịch sử (1919–1946) từ Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Genève Tài liệu lưu trữ Hội Quốc Liên từ Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Genève Thời gian biểu Hội Quốc Liên, worldatwar.net Lịch sử Hội Quốc Liên Kho lưu trữ ảnh về Hội Quốc Liên Tổ chức quốc tế đã giải thể Tổ chức liên chính phủ thành lập theo hiệp ước Tổ chức thành lập năm 1920 Tổ chức giải thể năm 1946 Cựu chính thể trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh
5683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20quy%E1%BB%83n
Thủy quyển
Thủy quyển (trong tiếng Hy Lạp cổ ὕδωρ hydōr, là "nước" và σφαῖρα là quả cầu, "sphere") là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển của một hành tinh, tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên . Mặc dù thủy quyển của Trái Đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự tách giãn đáy biển và trôi dạt lục địa, và nó đã làm cho các vùng đất và đại dương được sắp xếp lại Người ta đã ước tính rằng có khoảng nước trên Trái Đất. Nó bao gồm nước ở dạng lỏng và đóng băng từ nước ngầm, đại dương, hồ và các con suối. Trong số đó, Nước mặn chiếm khoảng 97.5%, và nước ngọt chỉ chiếm 2.5%. Trong số nước ngọt này, 68.9% thì ở dạng băng, dạng tuyết phủ vĩnh viễn ở Bắc Cực, Nam Cực, và sông băng vùng núi; chỉ 30.8% nước ngọt này ở dạng nước ngầm; và chỉ 0.3% nước ngọt trên Trái Đất nằm trong các hệ thống sông ngòi, hồ chứa dễ tiếp cận. Tổng khối lượng thủy quyển trên Trái Đất vào khoảng 1.4 × 1018 tấn, chiểm khoảng 0.023% tổng khối lượng của Trái Đất. Ở bất kì thời điểm nào thì cũng có 20 × 1012 tấn thủy quyển tồn tại ở dạng hơi nước trong khí quyển Trái Đất (về mặt thực tế, 1 cm khối nước nặng 1 tấn). Xấp xỉ 71% bề mặt Trái Đất, diện tích khoảng 361 triệu km vuông (139.5 triệu dặm vuông), được bao phủ bởi đại dương. Độ mặn trung bình của đại dương trên Trái Đất là khoảng 35 grams muối trên mỗi kg nước biển (3.5%). Vòng tuần hoàn nước Trên Trái Đất, Vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của nước trong thủy quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất, đá thạch quyển (tức nước ngầm), nước trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước bao phủ trên bề mặt Trái Đất trong các dạng lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển trong dạng hơi nước, các đám mây và các dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương. Năng lượng mặt trời, dưới dạng nhiệt và ánh sáng (cô lập), và trọng lực là nguyên nhân gây ra sự chuyển trạng thái (pha) của nước. Hầu hết sự bay hơi xảy ra ở các đại dương, và nước trở lại với mặt đất bằng những cơn mưa. Sự thăng hoa là sự bay hơi trực tiếp từ băng và tuyết (thể rắn). Sự thoát hơi nước xảy ra khi nước bay hơi qua các lỗ nhỏ hoặc khí khổng của thực vật. Thuật ngữ Sự bay hơi nước được các nhà thủy văn dùng để gọi chung ba quá trình thoát hơi nước, sự thăng hoa và sự bay hơi. Marq de Villiers đã miêu tả thủy quyển là một hệ thống tuần hoàn kín trong đó có xuất hiện nước. Thủy quyển phức tạp, đa dạng, phụ thuộc lẫn nhau, toàn diện và ổn định; và “dường như được xây dựng nhằm mục đích điều chỉnh cuộc sống." De Villiers tuyên bố rằng, "Trên Trái Đất, tổng lượng nước gần như chắc chắn không thay đổi kể từ khi có thời gian địa chất: những gì chúng ta có sau đó chúng ta vẫn có. Nước có thể bị ô nhiễm, lạm dụng và sử dụng không đúng cách nhưng nó không được tạo ra cũng không bị phá hủy, nó chỉ di chuyển. Không có bằng chứng nào cho thấy hơi nước thoát ra ngoài không gian. " " Mỗi năm, lượng nước tuần hoàn trên Trái Đất ở vào khoảng 577.000 km³ nước. Lượng nước này bốc hơi từ bề mặt đại dương (502,800 km³) và từ đất liền (74,200 km³). Cùng lượng nước đó rơi xuống mặt đất từ khí quyển dưới dạng mưa, 458,000 km³ trên bề mặt đại dương và 119,000 km³ trên đất liền. Sự khác biệt giữa lượng mưa và lượng bốc hơi từ mặt đất (119,000 - 74,200 = 44,800 km³/năm) bằng tổng dòng chảy của các con sông trên Trái Đất (42,700 km³/năm) và dòng chảy nước ngầm trực tiếp ra đại dương (2100 km³/năm). Đây là những nguồn nước ngọt chính để hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người." Nước là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Vì 2/3 Trái Đất bị bao phủ bởi nước, Trái Đất còn được gọi là hành tinh xanh, hay hành tinh nước. Thủy quyển đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của khí quyển ở thời điểm hiện tại. Đại dương giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Khi Trái Đất được hình thành, nó chỉ có một bầu khí quyển rất mỏng giàu khí hydro và heli, tương tự như bầu khí quyển hiện tại của sao Thủy. Sau đó, khí hydro và heli đã bị trục xuất khỏi khí quyển. Các khí và hơi nước được giải phóng khi Trái Đất nguội đi đã trở thành bầu khí quyển hiện tại. Các loại khí và hơi nước khác do núi lửa phun ra cũng đi vào khí quyển. Khi Trái Đất hạ nhiệt, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ và rơi xuống dưới dạng mưa. Bầu không khí lạnh hơn khi carbon dioxide trong khí quyển hòa tan vào nước mưa. Vì thế, hơi nước càng ngưng tụ và tiếp tục rơi xuống dưới dạng mưa. Nước mưa này lấp đầy những vùng trũng trên bề mặt Trái Đất và hình thành các đại dương. Người ta ước tính rằng điều này xảy ra khoảng 4 tỉ năm về trước. Các dạng sống đầu tiên bắt đầu hình thành ở các đại dương. Những sinh vật này lúc đó không hô hấp bằng oxy. Sau này, khi vi khuẩn lam tiến hoá, quá trình chuyển đổi carbon dioxide thành thực phẩm và oxy bắt đầu. Do đó, bầu khí quyển của Trái Đất có thành phần khác biệt so với các hành tinh khác và cho phép sự sống phát triển trên Trái Đất. Sự hồi phục các vùng chứa nước Theo Igor A. Shiklomanov, mất khoảng 2500 năm để hoàn toàn lấp đầy và bổ sung nước ở các đại dương; con số đó là 10,000 năm ở các vùng đất đóng băng vĩnh cửu và các núi băng, 1500 năm ở các tầng nước ngầm dưới sâu và các dòng sông băng; 17 năm với hồ và 16 ngày với các dòng sông. Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể " Thuật ngữ “Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể” là lượng nước ngọt bình quân đầu người dư (sau khi sử dụng)." Các nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian; và có thể chuyển trạng thái từ lũ lụt sang hạn hán chỉ trong vòng vài tháng, ở cùng một khu vực. Năm 1998, 76% dân số thế giới có lượng nước ngọt khả dụng cụ thể dưới 5,0 nghìn m³ mỗi năm trên đầu người. Đến năm 1998, 35% dân số toàn cầu phải chịu "nguồn cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp"; và Shiklomanov dự đoán rằng tình hình sẽ xấu đi trong thế kỷ XXI với "phần lớn dân số Trái Đất sẽ sống trong điều kiện cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp " vào năm 2025. Chỉ có 2,5% nước ngọt trong thủy quyển và chỉ có 0,25% lượng nước ngọt đó là có thể tiếp cận và sử dụng được. Xem thêm Châu Nam Cực Tầng ngậm nước Sinh khối Xói mòn Sông băng Hồ Đại dương Thổ quyển Sông Ô nhiễm nước Lưu vực Mưa Tuyết Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Ground Water - USGS Nước Địa chất học Sinh thái học Thủy sinh thái học Thủy văn học Môi trường tự nhiên toàn cầu Địa lý học tự nhiên
5684
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0a
Mưa
Mưa là các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực. Là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điện và thủy lợi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa là sự di chuyển của hơi nước qua các khu vực 3 chiều có sự đối lập về nhiệt độ và độ ẩm gọi là frông thời tiết. Khi có đủ hơi nước và chuyển động về phía trên, sẽ xảy ra giáng thủy từ mây đối lưu (các đám mây có chuyển động lên trên mạnh) chẳng hạn như mây vũ tích, loại mây có thể hội tụ với nhau thành các dải mưa hẹp. Sự di chuyển của rãnh gió mùa, hay đới hội tụ liên chí tuyến, mang mùa mưa đến các vùng xavan. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị làm tăng lượng mưa ở các thành phố nằm trên đường gió thổi. Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng đang làm thay đổi đặc điểm giáng thủy trên toàn thế giới, trong đó có những điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn trên khắp phía Đông Bắc Mỹ và những điều kiện thời tiết khô hơn ở vùng nhiệt đới. Châu Nam Cực là lục địa có lượng mưa thấp nhất. Trên toàn thế giới, lượng mưa trung bình trên cạn là , nhưng khi tính trên toàn bộ bề mặt Trái Đất thì con số này cao hơn nhiều . Các hệ thống phân loại khí hậu như hệ thống phân loại Köppen dựa vào lượng mưa hàng năm trung bình để phân biệt các kiểu khí hậy khác nhau. Lượng mưa được đo bằng máy đo và được ước lượng bằng ra đa thời tiết. Các hành tinh khác cũng được biết đến hoặc phỏng đoán là có mưa. Đó có thể là các cơn mưa methane, neon, acid sulfuric hay thậm chí là sắt thay vì nước. Hình thành Không khí bão hòa nước Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô. Lượng ẩm trong không khí được xem là độ ẩm tương đối; là tỉ lệ % của hơi nước mà không khí giữ được ở một nhiệt độ nhất định. Lượng nước một khối không khí có thể chứa trước khi nó đạt đến trạng thái bão hòa (độ ẩm tương đối 100%) và hình thành mây (tập hợp các hạt nước và băng nhỉ trên bề mặt Trái Đất) phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Khối không khí ấm hơn có thể chứa nhiều hơi nước hơn khối không khí lạnh trước khi đạt đến trạng thái bão hòa. Vì thế, một phương thức làm bão hòa khối không khí là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là nhiệt độ mà tại đó khối không khí phải được làm lạnh để đạt đến trạng thái bão hòa. Có 4 cơ chế chính để làm lạnh không khí đến điểm đọng sương: làm lạnh đoạn nhiệt; làm lạnh dẫn nhiệt; làm lạnh bức xạ, và làm lạnh bay hơi. Làm lạnh đoạn nhiệt xuất hiện khi không khí bốc lên và giãn nở. Không khí có thể bay lên do sự đối lưu, là sự chuyển động quy mô lớn của khí quyển, hoặc một rào cản vật lý như núi. Làm lạnh dẫn nhiệt xuất hiện khi khối không khí tiếp xúc với một bề mặt lạnh hơn, thường là nó được thổi từ bề mặt này sang bề mặt khác, như từ mặt nước lỏng đến vùng đất lạnh hơn. Radiational cooling xuất hiện do sự phát xạ các bức xạ hồng ngoại, hoặc từ không khí hoặc từ bề mặt bên dưới. Làm lạnh bốc hơi xuất hiện khi độ ẩm được thêm vào không khí qua sự bay hơi nước, nó làm nhiệt độ không khí lạnh đến nhiệt độ cầu ướt của nó, hoặc cho đến khi nó đạt đến trạng thái bão hòa. Những cách chính hơi nước được thêm vào không khí gồm: hội tụ gió vào trong các khu vực có chuyển động đi lên, ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao, nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, các vực nước hoặc đất ngập nước, hơi nước thoát qua thực vật, không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua các vực nước ấm hơn, và sự dâng lên của không khí khi gặp các dãy núi. Hơi nước thường bắt đầu cô đọng lại thành các hạt nhân ngưng tụ như bụi, băng, và muối để tạo thành mây. Phần cao của frông thời tiết buộc các khu vực rộng lớn của chuyển động đi lên trong bầu khí quyển của Trái Đất tạo thành những đám mây sàn như mây trung tầng hoặc mây ti tầng. Mây tầng là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành khi lạnh, khối không khí ổn định được giữa bên dưới khối không khí ấm. Nó cũng có thể hình thành do sự nâng lên. Nó cũng có thể hình thành do việc di chuyển sương mù bình lưu trong điều kiện mát mẻ. Hợp nhất và phân mảnh Thông thường, lực cản của không khí giữ cho các giọt nước trong một đám mây giữ nguyên vị trí. Khi có nhiễu loạn không khí, chúng va chạm với nhau và hợp nhất thành các giọt lớn hơn. Càng xuống thấp, các giọt nước tiếp tục hợp nhất cho đến khi chúng đủ nặng để vượt qua lực cản của không khí và rơi xuống thành mưa. Nhìn chung, hợp nhất xảy ra nhiều nhất ở các đám mây có nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng của nước và còn được gọi là quá trình mưa ấm. Ở các đám mây có nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước, các tinh thể băng sẽ rơi xuống khi đã trở nên đủ nặng. Quá trình này dựa vào nhiệt độ, bởi các giọt nước chậm đông chỉ tồn tại trong một đám mây có nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng của nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về nhiệt độ giữa mây và mặt đất là rất lớn nên các tinh thể băng này có thể tan chảy khi đang rơi và trở thành mưa. Các hạt mưa có đường kính trung bình từ . Ở kích thước nhỏ, chúng có hình cầu. Càng tăng kích thước, chúng càng trở nên dẹt hơn; bề mặt chịu lực cản của không khí có diện tích lớn nhất. Càc hạt mưa lớn sẽ ngày càng dẹt hơn ở đáy và có hình dạng như miếng bánh mì kẹp trong món hamburger. Các hạt mưa rất lớn có hình dạng giống như dù nhảy. Trái với quan niệm phổ biến, hạt mưa không có hình giọt nước mắt. Các hạt mưa lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới đã rơi xuống Brasil và Quần đảo Marshall vào năm 2004 — một số hạt có kích thước lên tới . Hạt mưa được tạo ra khi mưa đá tan chảy thường có kích thước lớn hơn hạt mưa bình thường. Thông thường, thời gian một cơn mưa diễn ra tỉ lệ nghịch với cường độ của nó; chẳng hạn, các cơn giông mạnh có xu hướng không kéo dài lâu còn các cơn giông yếu thì thường kéo dài hơn. Va chạm Các hạt mưa va chạm ở vận tốc cuối. Hạt mưa càng lớn thì sẽ có vận tốc cuối càng cao. Ở mực nước biển và khi không có gió, các hạt mưa phùn (đường kính ) va chạm ở vận tốc hoặc , trong khi các hạt mưa lớn hơn (đường kính ) va chạm ở vận tốc hoặc . Hạt mưa rơi trên vật liệu được ép không chặt, chẳng hạn như tro vừa rơi xuống, có thể tạo ra các chỗ trũng có khả năng trở thành một loại hóa thạch được gọi là vết giọt mưa. Do đường kính lớn nhất của hạt mưa tùy thuộc vào mật độ không khí, vết giọt mưa được sử dụng để xác định mật độ không khí cách đây 2,7 tỉ năm. Âm thanh phát ra khi các hạt mưa va chạm với một mặt nước được tạo ra bởi sự dao động dưới mặt nước của các bóng khí. Virga Trong một số điều kiện nhất định, các hạt mưa bay hơi hoặc thăng hoa trước khi va chạm với mặt đất. Hiện tượng này có tên gọi là virga và thường xảy ra ở các khu vực có khí hậu nóng và khô. Đặc điểm Độ acid Khái niệm mưa acid được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Scotland Augus Smith vào năm 1852. Độ pH của mưa có thể thay đổi, đặc biệt là tùy thuộc vào nguồn gốc của nó. Ở bờ Đông Hoa Kỳ, mưa đến từ Đại Tây Dương thường có độ pH là 5,0–5,6; mưa đến từ phía Tây có độ pH là 3,8–4,8; và các cơn giông trong khu vực có thể có độ pH thấp đến mức 2,0. Mưa acid hình thành chủ yếu do hai loại acid mạnh là acid sulfuric (H2SO4) và acid nitric (HNO3). Acid sulfuric có nguồn gốc tự nhiên từ các núi lửa và đầm lầy (vi khuẩn giảm sulfat); cũng như nguồn gốc nhân tạo từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và hoạt động khai khoáng ở những nơi có H2S. Acid nitric có nguồn gốc tự nhiên từ chớp, vi khuẩn trong đất và các đám cháy tự nhiên; cũng như nguồn gốc nhân tạo từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các nhà máy điện. Trong 20 năm vừa qua, nồng độ acid nitric và acid sulfuric trong nước mưa đã giảm xuống. Điều này có thể là do sự gia tăng đáng kể hàm lượng amoni (khả năng cao là dưới dạng amonia từ hoạt động chăn nuôi gia súc) có vai trò là một dung dịch đệm trong mưa acid và nâng độ pH. Phân loại khí hậu Köppen Hệ thống phân loại khí hậu Köppen sử dụng nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất của hệ thống này bao gồm 5 loại chính được ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến E: A, nhiệt đới; B, khô cằn; C, ôn đới; D, lục địa và E, vùng cực. Năm loại này tiếp tục được chia thành các loại nhỏ hơn như khí hậu rừng mưa, gió mùa, xavan, cận nhiệt đới ẩm, lục địa ẩm, hải dương, Địa Trung Hải, thảo nguyên khô, cận Bắc Cực, đài nguyên, chỏm băng và sa mạc. Rừng mưa nhiệt đới có đặc trưng là lượng mưa lớn; theo một số cách định nghĩa, lượng mưa hàng năm tối thiểu thường từ . Xavan nhiệt đới là một loại khu sinh học đồng cỏ ở các khu vực có khí hậu từ bán khô hạn đến bán ấm ướt nằm trên các vĩ tuyến cận nhiệt đới và nhiệt đới, với lượng mưa hàng năm từ . Loại khu sinh học này phổ biến ở châu Phi và cũng xuất hiện ở Ấn Độ, phía Bắc Nam Mỹ, Malaysia và Australia. Ở các khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt, mưa xảy ra trong các cơn bão mà gió Tây ôn đới đẩy từ Tây sang Đông vào mùa đông, và trong các cơn giông và xoáy thuận nhiệt đới vào mùa hè. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt xuất hiện ở các lục địa phía Đông cách xích đạo từ 20° đến 40° vĩ tuyến. Khí hậu hải dương thường xuất hiện dọc theo bờ biển phía Tây của các khu vực nằm trên vĩ tuyến ở giữa của hầu hết các lục địa. Kiểu khí hậu này có nhiều mưa quanh năm. Khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm tương tự với khí hậu ở lưu vực Địa Trung Hải, một số khu vực ở phía Tây Bắc Mỹ, một số khu vực ở miền Tây và miền Nam Australia, miền Tây Nam của Nam Phi và một số khu vực ở miền Trung Chile. Kiểu khí hậu này có đặc trưng là thời tiết nóng và khô vào mùa hè, mát và ẩm ướt vào mùa đông. Thảo nguyên Á-Âu là các khu vực đồng có có khí hậu khô hạn. Khí hậu cận Bắc Cực có nhiệt độ thấp, băng vĩnh cửu liên tục và ít mưa. Tác động Nông nghiệp Các hiện tượng giáng thủy nói chung và mưa nói riêng có tác động rất lớn đến nông nghiệp. Tất cả thực vật đều cần một lượng nước nhất định nào đó thì mới có thể tồn tại, vì thế, mưa (phương tiện tưới nước hiệu quả nhất) đóng vai trò quan trọng với nông nghiệp. Nhìn chung, thực vật rất cần mưa thường xuyên để có thể khỏe mạnh, nhưng quá nhiều hoặc quá ít mưa có thể gây hại cho cây trồng. Hạn hán có thể làm chết cây trồng và gia tăng sự xói mòn, còn thời tiết quá ẩm ướt thì có thể kích thích sự phát triển của các loại nấm có hại. Các loài thực vật khác nhau cần lượng mưa khác nhau để sinh tồn. Ví dụ, một số loài xương rồng cần rất ít nước, trong khi các loài thực vật nhiệt đới có thể cần lượng mưa hàng năm lên tới hàng trăm centimet mới có thể sống sót. Ở các khu vực có mùa mưa và mùa khô, đất trở nên cằn cỗi và sự xói mòn thì gia tăng trong các mùa mưa. Các loài động vật đã phát triển những chiến thuật thích nghi và sinh tồn trong mùa mưa. Mùa khô trước gây ra thiếu lương thực trong mùa mưa tiếp theo do cây trồng chưa vào vụ. Các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận rằng dân số của mình có những biến động theo mùa mà nguyên nhân là sự thiếu hụt lương thực xảy ra trước khi vụ thu hoạch đầu tiên trong năm xảy ra vào cuối mùa mưa. Nước mưa có thể được tích trữ trong các bể chứa, sau đó xử lý thành nước uống được, để sử dụng cho những mục đích khác hoặc để tưới tiêu. Mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn có thể gây lũ quét. Văn hóa và tín ngưỡng Thái độ của con người đối với mưa có sự khác nhau trên khắp thế giới. Ở các khu vực có khí hậu ôn đới, con người có xu hướng trở nên căng thẳng khi thời tiết không ổn định hoặc nhiều mây. Điều này ảnh hướng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Mặt khác, mưa cũng có thể mang đến niềm vui bởi nhiều người cảm thấy dễ chịu khi có mưa hoặc thích ngắm cảnh trời mưa. Ở các khu vực khô cằn, chẳng hạn như Ấn Độ, hay trong các thời kỳ hạn hán, mưa có khả năng cải thiện tâm trạng. Ở Botswana, từ "mưa" trong tiếng Setswana, pula, được dùng làm tên của đơn vị tiền tệ nhằm nói lên tầm quan trọng của mưa đối với quốc gia có khí hậu hoang mạc này. Một số nền văn hóa đã phát minh ra các biện pháp ứng phó với mưa, bao gồm các thiết bị bảo hộ như ô và áo mưa, cũng như các thiết bị thoát nước mưa như máng xối và cống nước mưa. Nhiều người cảm thấy thích mùi tỏa ra trong khi và ngay sau khi trời mưa. Nguồn gốc của mùi này là petrichor, một loại dầu do thực vật tiết ra, sau đó được đất đá hấp thụ và giải phóng vào không trung khi trời mưa. Mưa đóng vai trò quan trọng về mặt tín ngưỡng trong nhiều nền văn hóa. Người Sumer cổ đại tin rằng mưa là tinh dịch của vị thần bầu trời An rơi xuống để thụ tinh cho vợ của mình là nữ thần Trái Đất Ki, từ đó nữ thần sinh ra mọi cây cối trên Trái Đất. Người Akkad tin rằng mây là ngực của nữ thần Antu, vợ của Anu, và mưa là sữa của nữ thần. Trong truyền thuyết của người Do Thái, vào thế kỷ 1 TCN, Honi ha-M'agel đã chấm dứt một cơn hạn hán kéo dài 3 năm ở Judaea bằng cách vẽ một vòng tròn trên cát để cầu mưa và quyết không rời khỏi vòng tròn cho đến khi lời cầu nguyện của mình ứng nghiệm. Trong Tùy tưởng lục, Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius lưu lại một lời cầu nguyện cho trời mưa của người dân thành Athens gửi đến Zeus, vị thần bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Nhiều bộ lạc thổ dân châu Mỹ được biết đến là đã từng biểu diễn những điệu nhảy cầu mưa. Nghi thức cầu mưa cũng là một phần quan trọng trong nhiều nền văn hóa ở châu Phi. Ở Hoa Kỳ ngày nay, nhiều thống đốc bang đã tổ chức ngày cầu nguyện trời mưa, chẳng hạn như ở Texas vào năm 2011. Bên ngoài Trái Đất Có giả thuyết cho rằng mưa kim cương xảy ra trên các hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc và Sao Thổ, cũng như các hành tinh băng khổng lồ Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trên các hành tinh khí khổng lồ, nhiều khả năng xảy ra mưa với những thành phần hóa học khác nhau ở thượng tầng khí quyển, cũng như mưa neon lỏng ở hạ tầng khí quyển. Trên Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc, hiện tượng mưa methane được cho là đã khắc nên những hệ thống kênh trên bề mặt của vệ tinh này. Trên Sao Kim, mưa acid sulfuric bay hơi ở cách mặt đất . Có giả thuyết cho rằng có hiện tượng mưa sắt trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời OGLE-TR-56b thuộc chòm sao Nhân Mã. Các nghiên cứu được Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu tiến hành đã cho thấy trên WASP-76b có những cơn mưa sắt nóng chảy khi nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm. Các mẫu bazan mà chương trình Apollo mang về Trái Đất đã cho thấy một số bằng chứng rằng từng có mưa nham thạch trên Mặt Trăng. Xem thêm Cầu vồng Mưa bụi Mưa động vật Petrichor Thủy năng Tham khảo Liên kết ngoài Mưa đá là gì Thời tiết Khí tượng học Giáng thủy Bài cơ bản dài trung bình
5687
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, tòa nhà hay cao ốc, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển... Các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, thủ tục kinh doanh, kinh tế học, luật pháp và những mối quan hệ giữa các bên trong dự án. Kỹ sư xây dựng tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, vị trí, địa chất công trình...; tham gia vào giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo và kiểm soát chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát ví như kiểm tra vật liệu, chất lượng bê tông, lập và theo dõi tiến độ dự án. Ngoài ra người kỹ sư xây dựng với vai trò là kỹ sư định giá còn đảm nhiệm công tác đo bóc khối lượng dự toán, lập và thẩm định giá công trình nhằm đưa ra những số liệu về chi phí cho toàn bộ dự án. Các phân ngành trong xây dựng gồm: Kết cấu Địa kỹ thuật Kỹ thuật vận tải Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật thủy lợi Xây dựng Vật liệu xây dựng Xem thêm Quản lý xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng Kỹ thuật kết cấu Kỹ sư xây dựng (Civil enginneer) Kỹ sư định giá (Quantity surveyor) Tham khảo Xây dựng Nghề nghiệp xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng
5688
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20nano
Khoa học nano
Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng, sự can thiệp vào các vật liệu với quy mô nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Quy mô này tương ứng với kích thước vào cỡ vài nanômét cho đến vài trăm nanômét. Tại các quy mô đó, tính chất của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn. Quy mô này cũng mang lại tên gọi cho môn khoa học này. Xem thêm Công nghệ nano Vật liệu nano Tham khảo Công nghệ nano
5689
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u%20nano
Vật liệu nano
Vật liệu nano là loại vật liệu có cấu trúc các hạt, các sợi, các ống, các tấm mỏng,... có kích thước đặc trưng khoảng từ 1 nanômét đến 100 nanômét. Lịch sử Đặc điểm Fullerene Ống nanô cácbon Hạt nano Vantablack Đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Tính chất của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng, vào cỡ nanômét, đạt tới kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa, lý của vật liệu thông thường. Đây là lý do mang lại tên gọi cho vật liệu. Kích thước vật liệu nano trải một khoảng từ vài nm đến vài trăm nm phụ thuộc vào bản chất vật liệu và tính chất cần nghiên cứu. Tham khảo Liên kết ngoài Công nghệ nano Vật liệu nano Công nghệ mới nổi
5690
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E1%BA%A5t
Cơ học đất
Cơ học đất là một nhánh liên ngành của cơ học ứng dụng, địa chất công trình nghiên cứu các tính chất vật lý, cơ học của đất để áp dụng vào mục đích xây dựng, các nguyên nhân quyết định các đặc trưng đó, nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của đất, cường độ chống cắt, áp lực hông của đất (tường chắn), sức chịu tải của nền móng, độ lún của nền đất, và sự ổn định của mái dốc. Karl von Terzaghi, cha đẻ của cơ học đất, đã có những đóng góp to lớn trong ngành địa chất thế giới. Đối tượng nghiên cứu của có học đất là đất thiên nhiên được hình thành do phong hóa, do trầm tích và sau khi hình thành lại luôn biến đổi do tác động của môi trường xung quanh. Đất thường dùng làm nền, làm vật liệu hoặc môi trường xây dựng. Tóm tắt Người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng môn Cơ học đất là Charles Augustin Coulomb (1736-1806) - một nhà khoa học người Pháp và sau đó đến năm 1925 nhà khoa học Karl von Terzaghi (1883-1963) người Áo chính thức đưa Cơ học đất - môn khoa học ứng dụng - trở thành một môn khoa học độc lập. Từ đó đến nay Cơ học đất đã có sự phát triển mạnh mẽ trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, đặc biệt là sự phát triển công nghệ để nghiên cứu thực nghiệm về đất. Những nội dung của Cơ học đất gồm các vấn đề sau: - Tính chất vật lý và cơ học của đất, xác định các tính chất xây dựng phù hợp với công trình riêng biệt. - Đưa ra các mô hình của các tính chất cơ bản của đất bằng ngôn ngữ cơ học hay toán học. - Dự báo các điều kiện kỹ thuật (biến dạng lún, sức chịu tải, độ ổn định...) có kể đến các ảnh hưởng của thời gian, phương pháp thi công, vật liệu, thiết bị... - Đưa ra các giải pháp công trình bao gồm các giải pháp nền, móng. Các tính chất cơ bản của đất Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể phức tạp gồm 3 thể: thể rắn, thể lỏng và khí.khi các lỗ rỗng trong đất chứa đầy nước thì nó gồm 2 thể: rắn và lỏng. Nếu chúng ta dùng sơ đồ 3 thể, tượng trưng cho thể tích đất, thì dễ dàng có khái niệm về phân lượng mỗi thể trong đất. Các tính chất cơ học của đất phụ thuộc trực tiếp vào tương tác của ba thể này với nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào ứng suất tác dụng lên đất và sự thay đổi nhiệt độ... Pha rắn của đất gồm nhiều thành phần có tỷ lệ thay đổi khác nhau như tinh thể sét và các khoáng phi sét (non-clay minerals), các loại đất sét phi tinh thể (vô định hình-noncrystalline), vật chất hữu cơ, và các loại muối kết tủa. Những khoáng chất này thường được tạo bởi từ các nguyên tử của các nguyên tố phổ biến như oxy, silic, hydro, và nhôm, chúng tạo thành nhiều dạng tinh thể khác nhau. Những nguyên tố này kết hợp cùng với calci, kali, natri, magie, và cacbon chiếm trên 99% khối lượng của đất.. Các hạt rắn được phân loại theo kích thước như đất sét, đất bùn, cát, sỏi, sỏi cuội, đá cuội. Pha lỏng trong đất thông thường chứa chủ yếu là nước cùng với một lượng khác nhau các chất điện ly hòa tan trong nước. Các hợp chất hữu cơ, bao gồm cả hòa tan và không hòa tan được đều có trong đất, chúng xâm nhập vào đất do từ các nguồn và tác động khác nhau. Pha khí, đặc biệt trong đất bão hòa, thường là không khí, mặc dù các khí hữu cơ có thể có mặt trong những nơi có hoạt động sinh học cao hoặc trong đất bị ô nhiễm hóa học. Các khoáng vật trong đất quyết định đến kích thước, hình dạng, và các tính chất vật lý và hóa học của đất và từ đó ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng, chịu nén của đất. Cấu trúc của đất là sự kết hợp các hiệu ứng khung(tổ hợp hạt, sự sắp xếp hình học của các hạt, các nhóm hạt, và không gian lỗ rỗng trong đất), thành phần, và lực tương tác giữa các hạt. Cấu trúc của đất cũng được sử dụng để tính đến sự khác nhau giữa các tính chất của đất thiên nhiên (cấu trúc) và đất đã bị tác động (destructured) [1]. Cấu trúc của đất phản ánh tất cả các khía cạnh của các thành phần đất, lịch sử, trạng thài hiện tại, và môi trường xung quanh đất. Ở điều kiện ban đầu đất có cấu trúc lỗ rỗng cao hoặc đất đã bị nén chặt; trong khi đất lâu đời có độ rỗng thấp phản ánh điều kiện tàng trữ trước đây bị thay đổi nhiều hơn nữa. Đất, giống như các vật liệu kỹ thuật khác, bị biến dạng khi đặt dưới tải. Biến dạng này bao gồm hai loại - sự cắt, hoặc trượt, biến dạng và nén. Nhìn chung, đất không thể chịu được lực kéo. Trong một số trường hợp các hạt đất có thể được liên kết với nhau và đất có thể chịu được một lực kéo nhỏ, nhưng không thể chịu được trong thời gian dài. Các hạt cát và sỏi thành phần bao gồm chủ yếu là silic. Chúng có thể được làm tròn nhẵn do quá trình mài mòn trong nước và gió, hoặc có hình dạng góc cạnh, hoặc bất cứ hình dạng trung gian nào, và các hạt có được các kích thước tương đương nhau. Các hạt sét nảy sinh từ quá trình phong hóa của các tinh thể đá như fenspat, và thường bao gồm alumino-khoáng chất silicat. Chúng thường có hình dạng vảy (phiến), với diện tích bề mặt lớn hơn so với khối lượng của chúng. Do khối lượng vô cùng nhỏ, tính chất của các tinh thể bị chi phối bởi các lực hút và đẩy tĩnh điện trên bề mặt của chúng. Cùng với lực hút này và sự hấp thụ nước vào các bề mặt của các tinh thể, độ dày của lớp bị ảnh hưởng bởi các muối hòa tan trong nước. Phân tích độ hạt Mỗi nhóm hạt đất có đặc tính riêng như: - Nhóm hạt cát có tính rời ở trạng thái khô hoặc bão hòa. - Nhóm hạt sét có tính dẻo khi chứa một lượng nước nhất định. Tập trung có hai nhóm chính: - Nhóm hạt thô: đá hộc, cuội, sỏi, cát. - Nhóm hạt mịn: bột, sét và keo. Đất tự nhiên gồm nhiều loại sản phẩm phong hóa khác nhau nên có nhiều kích cỡ và thành phần khoáng khác nhau. Đặc tính của một loại đất phụ thuộc và hàm lượng chứa các nhóm hạt, cấu trúc khung hạt đang tồn tại, kích thước lỗ rỗng và lượng nước chứa trong các lỗ rỗng. Để phân tích thành phần hạt trong một mẫu đất, hai thí nghiệm thường được sử dụng là thí nghiệm rây sàng cho nhóm hạt thô và thí nghiệm lắng đọng cho nhóm hạt mịn. Mục đích hai thí nghiệm trên là nhằm xác định hàm lượng (%) theo trọng lượng của mỗi nhóm hạt trong mẫu đất đang khảo sát, kết quả thí nghiệm được diễn tả trên đồ thị mà trục hoành là đường kính hạt theo tỷ lệ lôgarit thập phân và trục tung là phần trăm cỡ hạt mịn hơn. Với đất hạt thô để phân tích cỡ hạt thí nghiệm rây với bộ rây chuẩn theo thứ tự rây có mắt rây lớn đặt lên trên và nhỏ dần xuống duối, cuối cùng là đáy rây. Các kích thước rây theo tiêu chuẩn ASTM: Ghi chú: No là cỡ rây hoặc số rây. Ví dụ No-3 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 3 mắt rây. No200 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 200 mắt rây. Để phân tích cỡ hạt thành phần mịn, các phòng thí nghiệm thường sử dụng phương pháp lắng đọng các hạt đất trong nước và đo trọng lượng riêng của hỗn hợp đất - nước, từ đó suy ra hàm lượng cỡ hạt đất nhờ định luật Stockes. Ứng suất hữu hiệu Khái niệm ứng suất hữu hiệu (Effective Stress) là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Karl Von Terzaghi trong cơ học đất. Nó được đo bằng phần áp lực truyền lên kết cấu phần kết cấu hạt đất (tập hợp các hạt tương tác với nhau), và xác định khả năng chống lại ứng suất cắt của đất. Nó không thể đo được một cách trực tiếp, mà bằng hiệu giữa hai tham số có thể đo được trực tiếp hoặc được ước lượng với một độ tin cậy Ứng suất hữu hiệu σ ''' trên một mặt phẳng trong một khối đất bằng hiệu số giữa ứng suất tổng (σ) và áp lực nước lỗ rỗng (u''): Từ trên, chúng ta thấy ứng suất hữu hiệu không phải là ứng suất tiếp xúc thực giữa hạt với hạt, mà là ứng suất trung bình giữa các hạt trên một diện tích phẳng. Chú thích Tham khảo Kỹ thuật xây dựng Cơ học ứng dụng Cơ học đất
5691
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt
Địa kỹ thuật
Địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Chủ đề này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất, mấu neo trong đất và đá, việc sử dụng các vật liệu chịu lực kéo tổng hợp trong công trình đất, sự tương tác của công trình đất, và địa động học... Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng như đảm bảo nền móng tin cậy an toàn cho các công trình nhà máy, nhà cao tầng hay việc thiết kế và xây dựng đập nước. Tham khảo Xem thêm Địa chất công trình Liên kết ngoài Viện Địa kỹ thuật Việt Nam Viện Địa kỹ thuật và Công trình Kỹ thuật xây dựng
5692
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t
Kỹ thuật địa chất
Địa chất kĩ thuật là ứng dụng của Địa chất học - là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của manti trên - vào nghiên cứu kĩ thuật nhằm mục đích đảm bảo các yếu tố địa chất liên quan đến vị trí, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các công trình kĩ thuật được công nhận và hạch toán. Các nhà địa chất kĩ thuật đã đưa ra các khuyến cáo về địa chất và địa kĩ thuật phân tích và phát họa gắn liền với sự phát triển của con người và các loại cấu trúc khác Nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, phân tích tác động của môi trường, thiết kế kỹ thuật dân dụng hoặc kết cấu, giá trị kĩ thuật và xây dựng của các dự án công trình công cộng và tư nhân trong các giai đoạn hậu xây dựng và pháp y của các dự án. Các công trình được hoàn thành bởi các nhà địa chất kỹ thuật bao gồm; đánh giá nguy cơ địa chất, Địa chất công trình - là ngành học thuộc khoa học Trái Đất chuyên nghiên cứu thành phần, trạng thái, tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá nhằm phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng -, tính chất vật liệu, đất trượt và độ dốc ổn định, xói mòn - là hoạt động của các quá trình bề mặt (như nước hoặc gió) làm phong hóa và vận chuyển hợp phần rắn (như trầm tích, đá, đất,…) trong môi trường tự nhiên hoặc từ nguồn và lắng đọng ở vị trí khác, lụt - là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất, thoát nước, và điều tra địa chấn học, … Các nghiên cứu địa chất kĩ thuật được thực hiện bởi một nhà địa chất học - là nhà khoa học nghiên cứu về các vật liệu rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất và các hành tinh đất đá- hoặc nhà địa chất kỹ thuật được giáo dục, đào tạo và có kinh nghiệm liên quan đến sự công nhận và giải thích các quá trình tự nhiên, sự hiểu biết về cách các quá trình này tác động đến các cấu trúc do con người tạo ra (và ngược lại) và kiến thức về các phương pháp để giảm thiểu các mối nguy do các điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Mục tiêu chính của nhà địa chất kỹ thuật là bảo vệ sự sống và tài sản chống lại thiệt hại gây ra bởi các điều kiện địa chất khác nhau. Việc thực hành địa chất kỹ thuật cũng liên quan mật thiết rất chặt chẽ với sự thực hành của kỹ thuật địa chất - là một môn học hỗn hợp bao gồm các yếu tố của kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật khai thác mỏ, kỹ thuật dầu khí và khoa học Trái Đất - và địa chất công trình. Nếu có sự khác biệt trong nội dung của các môn học, nó đa phần chủ yếu nằm ở việc đào tạo hoặc kinh nghiệm giảng dạy của người giáo viên. Lịch sử Mặc dù nghiên cứu về địa chất học đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ nay, nhưng ít nhất trong thời kì hiện đại, khoa học và thực hành địa chất kỹ thuật chỉ mới bắt đầu như một môn học mà nó được chính thức công nhận cho đến những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20. Cuốn sách đầy tiên có tên Kỹ thuật địa chất được chính thức ban hành và xuất bản vào năm 1880 bởi nhà khoa học William Penning. Vào những giai đoạn đầu của thế kỷ 20, Charles Berkey, một nhà địa chất được đào tạo ở Mỹ, người được xem như là nhà địa chất kỹ thuật đầu tiên của nước Mỹ, đã làm việc cho một số dự án cấp nước cho thành phố New York, sau đó ông chuyển sàng làm việc trên một con đập tên Hoover - là một đập được xây dựng từ năm 1931 đến 1936 trong cuộc Đại suy thoái và được dành riêng vào ngày 30 tháng 9 năm 1935, bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, trọng lực vòm cụ thể ở Hẻm núi Đen của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Nevada và Arizona của Hoa Kỳ - và một số dự án kỹ thuật khác. Cuốn sách giáo khoa viết về địa chất kỹ thuật đầu tiên của Mỹ được viết vào năm 1914 bởi hai người Ries và Watson. Năm 1921, Reginald W. Brock, Trưởng khoa Khoa học ứng dụng đầu tiên tại Đại học British Columbia, bắt đầu các chương trình cấp bằng đại học và sau đại học về Kỹ thuật Địa chất, lưu ý rằng các sinh viên với nền tảng kỹ thuật đã tạo ra các nhà địa chất thực hành hạng nhất. Năm 1925, Karl von Terzaghi, một kỹ sư và nhà địa chất được đào tạo ở Áo, đã xuất bản văn bản đầu tiên trong Cơ học đất (tiếng Đức). Terzaghi được biết đến như là cha đẻ của cơ học đất, nhưng cũng rất quan tâm đến địa chất; Terzaghi coi cơ học đất là một môn học phụ của địa chất kỹ thuật. Năm 1929, Terzaghi, cùng với Redlich và Kampe, đã xuất bản văn bản Kỹ thuật Địa chất của riêng họ (cũng bằng tiếng Đức). Sự thiếu thốn cấp thiết của các nhà địa chất học về các công trình kỹ thuật đã gây sự thu hút chú ý trên toàn thế giới vào năm 1928 với sự thất bại của đập St. Francis ở California và sự ra đi của 426 mạng người qua sự kiện này. Nhiều thất bại kỹ thuật xảy ra trong những năm sau đó cũng thúc đẩy nhu cầu về các nhà địa chất kỹ thuật làm việc trong các dự án kỹ thuật lớn Năm 1951, một trong những định nghĩa sớm nhất về "Nhà địa chất kỹ thuật" hay "chuyên gia địa chất kỹ thuật" được chính thức ra đời, cung cấp bởi Ủy ban điều hành của Phòng địa chất kỹ thuật của Hiệp hội địa chất Hoa Kỹ. Việc luyện tập Một trong những vai trò quan trọng nhất của một nhà địa chất kỹ thuật là việc giải thích các địa hình và quá trình Trái Đát để xác định các mối nguy tiềm ẩn do địa chất và nhân tạo có thể gây ra tác động lớn đến các cấu trúc dân sự và sự phát triển của con người. Nền tảng về địa chất cung cấp cho các nhà địa chất kỹ thuật một sự hiểu biết về phương thức hoạt động của Trái Đất, điều này rất quan trọng để giảm thiểu các mối nguy liên quan đến Trái Đất. Hầu hết các nhà địa chất kỹ thuật cũng có bằng tốt nghiệp nơi họ đã được giáo dục và đào tạo chuyên ngành về cơ học đất - một nhánh của vật lý đất và cơ học ứng dụng mô tả hành vi của đất, nó khác với cơ học chất lỏng và cơ học rắn theo nghĩa là đất bao gồm một hỗn hợp không đồng nhất của chất lỏng (thường là không khí và nước) và các hạt (thường là đất sét, bùn, cát và sỏi) nhưng đất cũng có thể chứa chất rắn hữu cơ và các chất khác -, cơ học đá - là khoa học lý thuyết và ứng dụng nghiên cứu ứng xử của đá, nó là một nhánh của cơ học nghiên cứu phản ứng của đá trong môi trường tự nhiên dưới tác dụng của trường lực. Cơ học là hình thành từ một phần của địa cơ học, một hướng nghiên cứu về phản ứng cơ học của các vật liệu địa chất bao gồm cả đất. Cơ học đá được ứng dụng trong khai thác mỏ, dầu khí, kỹ thuật xây dựng như đường hầm, hầm mỏ, đào dưới lòng đất, khai thác mỏ lộ thiên, giếng dầu khí, xây dựng đường, bãi thải, và các công trình xây dựng trên hoặc trong đá. Nó cũng bao gồm việc thiết kế hệ thống chịu lực để ổn định thành vách hầm và mỏ -, địa kỹ thuật - là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Chủ đề này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất, mấu neo trong đất và đá, việc sử dụng các vật liệu chịu lực kéo tổng hợp trong công trình đất, sự tương tác của công trình đất, và địa động học -, nước ngầm - là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống. Nơi xuất lộ tự nhiên của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn -, thủy văn học - là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường -, và dân sự thiết kế. Hai khía cạnh trong giáo dục của các nhà địa chất kỹ thuật cung cấp cho họ một khả năng độc đáo để hiểu và giảm thiểu các mối nguy liên quan đến tương tác cấu trúc Trái Đất. Phạm vi nghiên cứu Điều tra và nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể thực hiện: cho sự phát triển dân dư, thương mại và công nghiệp; cho sự thiết lập của chính phủ và quân đội; đối với các công trình công cộng đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội như hệ thống thoát nước mưa, nhà máy điện, turbine gió - là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Máy năng lượng này có thể được dùng trực tiếp như trong trường hợp của cối xay bằng sức gió, hay biến đổi tiếp thành điện năng như trong trường hợp máy phát điện bằng sức gió, đường dây truyền tải - một cáp chuyên dụng hoặc cấu trúc khác được thiết kế để dẫn dòng điện xoay chiều tần số vô tuyến, nghĩa là các dòng có tần số đủ cao để tính đến sóng của chúng. Các đường truyền được sử dụng cho các mục đích như kết nối máy phát và máy thu vô tuyến với ăng ten của chúng (sau đó chúng được gọi là đường truyền hoặc nguồn cấp dữ liệu), phân phối tín hiệu truyền hình cáp, đường truyền giữa các trung tâm chuyển mạch điện thoại, kết nối mạng máy tính và bus dữ liệu máy tính tốc độ cao, nhà máy “xử lí rác thải” - quá trình loại bỏ chất gây ô nhiễm từ nước thải đô thị, chủ yếu chứa nước thải sinh hoạt cộng với một số nước thải công nghiệp. Các quá trình vật lý, hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm và tạo ra nước thải được xử lý (hoặc nước thải được xử lý) đủ an toàn để thải ra môi trường. Sản phẩm phụ của xử lý nước thải là chất thải bán rắn hoặc bùn, được gọi là bùn thải. Bùn phải được xử lý thêm trước khi thích hợp để xử lý hoặc áp dụng vào đất, nhà máy “xử lí nước” - là bất kỳ quá trình nào cải thiện chất lượng nước để làm cho nó dễ chấp nhận hơn cho một mục đích sử dụng cụ thể. Việc sử dụng cuối cùng có thể là uống, cung cấp nước công nghiệp, tưới tiêu, bảo trì dòng chảy sông, giải trí dưới nước hoặc nhiều mục đích sử dụng khác, bao gồm cả việc trở lại môi trường một cách an toàn. Xử lý nước loại bỏ các chất gây ô nhiễm và các thành phần không mong muốn, hoặc làm giảm nồng độ của chúng để nước trở nên phù hợp với mục đích sử dụng cuối cùng mong muốn. Điều trị này rất quan trọng đối với sức khỏe con người và cho phép con người hưởng lợi từ cả việc uống và sử dụng tưới tiêu, Vận chuyển đường ống (cống dẫn nước(kênh nhân tạo), vệ sinh cống, cửa cống), đường hầm, xây dựng hệ thống đường ống không rãnh, kênh, đập, hồ chứa nước, nền móng tòa nhà, đường sắt, quá cảnh, đường cao tốc, cầu, trang bị địa chấn, cơ sở sản xuất điển, sân bay và công viên; cho sự phát triển của khai thác mỏ vàmỏ đá, đập mỏ phế phẩm, khai hoang mỏ và đào hầm mỏ; cho các chương trình đất ngập nước - là một vùng đất mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. Các vùng này cũng có thể bị bao phủ một phần hay hoàn toàn bởi hồ cạn. Các vùng đất ngập nước bao gồm đầm lầy, đồng lầy, đầm, và bãi lầy, hoặc hỗn hợp và tiểu loại bao gồm rừng ngập mặn, các loại rừng ngập nước. Nước trong vùng đất ngập nước có thể là nước mặn, nước ngọt hoặc nước lợ - và and phục hồi sinh thái - là nghiên cứu khoa học hỗ trợ thực hành phục hồi sinh thái, đó là quá trình làm mới và phục hồi các hệ sinh thái và môi trường sống bị suy thoái, hư hỏng hoặc bị phá hủy trong môi trường bằng sự can thiệp và hành động tích cực của con người; cho các trang mạng xử lý chất thải nguy hại cho chính phủ, thương mại hoặc công nghiệp; cho kỹ thuật ven biển - là một nhánh của kỹ thuật dân dụng liên quan đến các yêu cầu cụ thể được đặt ra bằng cách xây dựng tại hoặc gần bờ biển, cũng như sự phát triển của chính bờ biển, cải tạo bãi biển – là quá trình mô tả một quá trình mà trầm tích, thường là cát, bị mất do trôi dạt dọc bờ hoặc xói mòn được thay thế từ các nguồn khác. Một bãi biển rộng hơn có thể làm giảm thiệt hại do bão đối với các cấu trúc ven biển bằng cách tiêu tán năng lượng trên vùng sóng, bảo vệ các cấu trúc vùng cao và cơ sở hạ tầng khỏi nước dâng do bão, sóng thần và thủy triều cao bất thường. Nuôi dưỡng thường là một quá trình lặp đi lặp lại vì nó không loại bỏ các lực vật lý gây ra xói mòn mà chỉ đơn giản là giảm thiểu tác động của chúng, dốc đứng hoặc vách đá ổn định, bến cảng, bến tàu và sự phát triển bờ sông; đối với cửa sông ngoài khơi, giàn khoan và đường ống dưới biển, cáp ngầm dưới biển cho các loại cơ sở khác. Mối nguy hiểm địa lý và điều kiện địa chất bất lợi Các mối nguy hiểm địa chất điển hình hoặc các điều kiện bất lợi khác được đánh giá và giảm thiểu bởi một nhà địa chất kỹ thuật bao gồm: Rung lắc, vỡ bề mặt trên các hoạt động địa chấn đứt gãy; Địa chấn học - là một lĩnh vực quan trọng của địa vật lý, là khoa học nghiên cứu về động đất và sự lan truyền sóng địa chấn trong Trái Đất hoặc hành tinh tương tự khác. Địa chấn học nghiên cứu về động đất do các nguồn khác nhau, như quá trình kiến tạo, núi lửa, đại dương, khí quyển, và các nguồn nhân tạo. Nó nghiên cứu cả tác động động đất tới môi trường như sóng thần –; và hiểm họa động đất (mặt đất rung chuyển, đất hóa lỏng - là một quá trình tạo ra một chất lỏng từ chất rắn hoặc chất khí hoặc tạo ra một pha không lỏng hoạt động theo động lực học chất lỏng. Nó xảy ra cả tự nhiên và nhân tạo. Một ví dụ sau, "ứng dụng thương mại hóa lỏng chính là hóa lỏng không khí để cho phép tách các thành phần, như oxy, nitơ và khí hiếm." Một cách khác là chuyển đổi than rắn thành dạng lỏng có thể sử dụng được. thay thế cho nhiên liệu lỏng, chao đảo, lấn sang hai bên, sóng thần và các hoạt động của sự thay đổi mặt nước hồ - là một sóng đứng trong một cơ thể kín hoặc một phần của nước. Sự thay đổi mặt nước hồ và hiện tượng liên quan đến sự thay đổi này đã được quan sát trên hồ, hồ chứa, bể bơi, vịnh, bến cảng và biển. Yêu cầu quan trọng để hình thành là cơ thể của nước ít nhất bị giới hạn một phần, cho phép hình thành sóng đứng); Đất trượt, dòng chảy bùn - là một hình thức lãng phí khối lượng liên quan đến "dòng chảy rất nhanh đến cực nhanh" của các mảnh vụn đã bị hóa lỏng một phần hoặc hoàn toàn bằng cách thêm một lượng nước đáng kể vào vật liệu nguồn. Dòng chảy bùn chứa một tỷ lệ đáng kể của đất sét, làm cho chúng lỏng hơn dòng chảy mảnh vụn; do đó, chúng có thể di chuyển xa hơn và qua các góc dốc thấp hơn. Cả hai loại nói chung là hỗn hợp của các loại vật liệu có kích thước khác nhau, thường được sắp xếp theo kích thước khi lắng đọng -, đá rơi - thuật ngữ này cũng được sử dụng cho sự sụp đổ của đá từ mái nhà hoặc các bức tường của mỏ hoặc mỏ đá. Một tảng đá là một mảnh đá (một khối) tách ra bằng cách trượt, lật đổ hoặc rơi xuống, rơi dọc theo một vách đá thẳng đứng hoặc dưới dọc, đi xuống dốc bằng cách nảy và bay dọc theo quỹ đạo đạn đạo hoặc bằng cách lăn trên các con dốc hoặc mảnh vụn -, dòng chảy các mảnh vụn, và các hiểm nguy của tuyết lỡ - là hiện tượng khi một lượng tuyết lớn, thường trộn với nước và không khí, đột ngột tuôn xuống triền núi. Tuyết lở là mối đe dọa lớn nhất gây thiệt hại nhân mạng và của cải ở miền núi lạnh; độ dốc không ổn định và độ dốc ổn định - Độ ổn định của độ dốc liên quan đến điều kiện đất dốc hoặc đá dốc để chịu đựng hoặc trải qua chuyển động. Điều kiện ổn định của sườn dốc là một chủ đề nghiên cứu và nghiên cứu về cơ học đất, kỹ thuật địa kỹ thuật và địa chất kỹ thuật. Các phân tích ổn định độ dốc bao gồm các phương pháp tĩnh và động, phân tích hoặc theo kinh nghiệm để đánh giá sự ổn định của đập đất và đập đá, kè, sườn đào và dốc tự nhiên trong đất và đá. Các phân tích nói chung nhằm tìm hiểu nguyên nhân của sự cố dốc xảy ra, hoặc các yếu tố có khả năng kích hoạt chuyển động dốc, dẫn đến lở đất, cũng như ngăn chặn sự khởi đầu của chuyển động đó, làm chậm hoặc bắt giữ nó thông qua giảm thiểu biện pháp đối phó; Xói mòn; trượt - là quá trình vật liệu Trái Đất tan rã và vỡ vụn khi tiếp xúc với độ ẩm. Thuật ngữ này có thể được áp dụng cho các địa chất tự nhiên được tạo thành, đất được bồi đắp hoặc sử dụng cho con người hoặc sử dụng vật liệu đất trong sản xuất hoặc công nghiệp – và độ tự do của sư hình thành địa chất, như là sương muối - là sự phồng lên của đất trong điều kiện đóng băng gây ra bởi sự hiện diện ngày càng nhiều của băng khi nó phát triển về phía bề mặt, hướng lên từ độ sâu trong đất nơi nhiệt độ đóng băng đã xâm nhập vào đất (ranh giới đóng băng hoặc đóng băng). Sự phát triển của băng đòi hỏi một nguồn cung cấp nước đưa nước đến phía trước đóng băng thông qua hoạt động mao dẫn trong một số loại đất nhất định. Trọng lượng của đất quá mức kìm hãm sự phát triển theo chiều dọc của băng và có thể thúc đẩy sự hình thành các vùng băng hình ống kính trong đất; Sụt lún mặt đất (như do sự rút lui của nước ngầm, sụp đổ hố sụt, sập hang, phân hủy đất hữu cơ, và chuyển động kiến tạo); Hiểm họa núi lửa (phun trào núi lửa, suối nước nóng, dòng chảy pyroclastic, dòng chảy của những mảnh vụn, đất trượt, khí thải, động đất núi lửa); Đất yếu và dễ dàng bị sập lún, nền móng bị hư hỏng; Nước ngầm nằm ở vị trí nông/dễ dàng thấm qua; Các loại hạn chế địa chất khác. Một nhà địa chất kĩ thuật hay địa vật lý có thể được yêu cầu đánh giá khả năng khai quật (tức là khả năng mở rộng) của vật liệu Trái Đất (đá) để đánh giá nhu cầu khoan và nổ mìn trong quá trình xây dựng công trình đất, cũng như các tác độc liên quan do dao động trong quá trình nổ mìn trong các dự án. Cơ học đất và cơ học đá Cơ học đất là một môn học áp dụng các nguyên tắc của cơ học kỹ thuật, ví dụ: động học, động lực học, cơ học chất lỏng và cơ học của vật liệu, để dự đoán hành vi cơ học của đất. Cơ học đá là khoa học lý thuyết và ứng dụng về hành vi cơ học của khối đá và khối đá; đó là nhánh cơ học liên quan đến phản ứng của khối đá và khối đá đối với trường lực của môi trường vật lý của chúng. Các quy trình cơ bản đều liên quan đến hành vi của môi trường xốp. Cùng với nhau, cơ học đất và đá là cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề địa chất kỹ thuật. Phương thức và báo cáo Các phương pháp được sử dụng bởi kỹ sư địa chất trong các nghiên cứu của họ bao gồm bản đồ trường địa chất của các cấu trúc địa chất, thành tạo địa chất, đơn vị đất và các mối nguy hiểm; đánh giá tài liệu địa chất, bản đồ địa chất, báo cáo địa kỹ thuật, kế hoạch kỹ thuật, báo cáo môi trường, lập thể ảnh chụp từ trên không, dữ liệu viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), bản đồ địa hình và vệ tinh hình ảnh; việc đào, lấy mẫu và khai thác vật liệu đất / đá trong các hố khoan, hố và hố thử nghiệm, máy đào rãnh, hố đào và hố ủi; địa vật lý khảo sát (như khúc xạ địa chấn đi qua, khảo sát điện trở suất, khảo sát radar xuyên mặt đất (khảo sát GPR], từ kế, [[Điện từ | điện từ] ] khảo sát, hồ sơ dưới đáy độ phân giải cao và các phương pháp địa vật lý khác); Giám sát biến dạng là phép đo và theo dõi có hệ thống về sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước của vật thể do áp dụng ứng suất cho nó hoặc bằng biến dạng tự động | hệ thống giám sát; và Các phương pháp khác. Nghiên cứu thực địa thường đạt đến đỉnh điểm trong phân tích dữ liệu và chuẩn bị báo cáo địa chất kỹ thuật, báo cáo địa kỹ thuật hoặc tóm tắt thiết kế, báo cáo nguy cơ lỗi hoặc địa chấn, báo cáo địa vật lý, [báo cáo địa chất] [báo cáo địa chất thủy văn] ] bài báo cáo. Báo cáo địa chất kỹ thuật cũng có thể được lập cùng với báo cáo địa kỹ thuật, nhưng thường cung cấp các khuyến nghị thiết kế và phân tích địa kỹ thuật tương tự sẽ được trình bày trong báo cáo địa kỹ thuật. Một báo cáo địa chất kỹ thuật mô tả các mục tiêu, phương pháp luận, tài liệu tham khảo được trích dẫn, các thử nghiệm được thực hiện, các phát hiện và khuyến nghị để phát triển và thiết kế chi tiết các công trình kỹ thuật. Các nhà địa chất kỹ thuật cũng cung cấp dữ liệu địa chất trên bản đồ địa hình, ảnh chụp từ trên không, bản đồ địa chất, Hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoặc các cơ sở bản đồ khác. Xem thêm Kỹ thuật động đất Công viên địa chất Địa kỹ thuật Kỹ thuật địa kỹ thuật Điều tra địa kỹ thuật Thủy văn Các ấn phẩm quan trọng trong địa chất kỹ thuật Kỹ thuật khai thác mỏ Kỹ thuật Dầu khí Nguồn than khảo Địa chất kỹ thuật Brock, 1923, The Education of a Geologist: Economic Geology, v. 18, pp. 595–597. Bates and Jackson, 1980, Glossary of Geology: American Geological Institute. González de Vallejo, L. and Ferrer, M., 2011. "Geological Engineering". CRC Press, 678 pp. Kiersh, 1991, The Heritage of Engineering Geology: The First Hundred Years: Geological Society of America; Centennial Special Volume 3 Legget, Robert F., editor, 1982, Geology under cities: Geological Society of America; Reviews in Engineering Geology, volume V, 131 pages; contains nine articles by separate authors for these cities: Washington, DC; Boston; Chicago; Edmonton; Kansas City; New Orleans; New York City; Toronto; and Twin Cities, Minnesota. Legget, Robert F., and Karrow, Paul F., 1983, Handbook of geology in civil engineering: McGraw-Hill Book Company, 1,340 pages, 50 chapters, five appendices, 771 illustrations. Price, David George, Engineering Geology: Principles and Practice, Springer, 2008 Prof. D. Venkat Reddy, NIT-Karnataka, Engineering Geology, Vikas Publishers, 2010 Bulletin of Engineering Geology and the Environment Mô hình địa chất Wang H. F., Theory of Linear Poroelasticity with Applications to Geomechanics and Hydrogeology, Princeton Press, (2000). Waltham T., Foundations of Engineering Geology, 2nd Edition, Taylor & Francis, (2001). Tham khảo Địa chất học Địa kỹ thuật
5697
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20th%E1%BB%8B%20h%C3%B3a
Đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Ta cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống... Các nước phát triển (như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 87%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam) (khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới. Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị ngày càng nhiều. Các quá trình Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. Sự kết hợp của các yếu tố trên. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới). Tác động Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Ảnh hưởng Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Tích cực Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tiêu cực (tự phát) Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo... Đô Thị Hoá tại Việt Nam Tỉ lệ đô thị hoá cả nước năm 2023 là 40%. Danh sách 10 tỉnh thành đô thị hoá cao nhất cả nước: 1. Đà Nẵng: 87,45%. 2. Bình Dương: 84,32%. 3. Thành phố Hồ Chí Minh: 77,77%. 4. Cần Thơ: 70,50%. 5. Quảng Ninh: 67,50%. 6. Bà Rịa - Vũng Tàu: 66,96%. 7. Thừa Thiên Huế: 52,81%. 8. Bắc Ninh: 51,32%. 9. Hà Nội: 49,05%. 10. Hải Phòng: 45,58%. Xem thêm Các nhân tố đóng góp vào sự đô thị hóa: Theo lịch sử: Tham khảo Quy hoạch đô thị Phát triển Địa lý đô thị Sử dụng đất Cách mạng công nghiệp Nhân khẩu học Di cư
5699
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn%20tr%C3%BAc
Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp. Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử. Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu mới, công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các công trình kiến trúc hiện đại thường không có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa. Sự khô cứng, vô tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ trong những năm 1970 khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công nghệ và vật liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện đại, mà áp dụng chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn mạnh các đặc thù của công trình và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh và là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản Lịch sử kiến trúc Bắt đầu buổi bình minh của lịch sử loài người, đứng trước nhu cầu tự bảo vệ mình trước các tác động thiên nhiên thời tiết, con người tiền sử đã phải tạo nên những dạng thức kiến trúc đầu tiên để tồn tại. Như vậy, kiến trúc trước tiên được nảy sinh từ trên nhu cầu công năng sử dụng của con người. Trong lịch sử kiến trúc châu Âu, giả thuyết về nguồn gốc của kiến trúc được Vitruvius đề cập đến trong tác phẩm Mười cuốn sách viết về kiến trúc. Theo đó, túp lều nguyên thủy được xem là điểm khởi thủy cho mọi dạng thức của kiến trúc sau này. Vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã xây dựng những tường thành kiên cố để tự bảo vệ, ví dụ như bức tường thành bằng đá nổi tiếng được tìm thấy ở Jericho, có niên đại xây dựng vào năm 8000 trước Công nguyên. Người ta cũng đã khai quật được một cụm quần cư gồm những nhà tròn xây dựng bằng những tảng đá chồng xếp lên nhau ở làng Skara Brae ở Scotland. Vào thời đại đồ đồng, các loại hình kiến trúc đầu tiên đã ra đời. Đó là các loại hình sau đây: Phòng đá (Dolmen) Cột đá (Menhir hay Monolith) Lan can đá (Cromlech) Hình thức sơ khởi của đền thờ. Kiến trúc và Xây dựng Các phong cách kiến trúc phương Tây nổi tiếng Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Lịch sử kiến trúc châu Âu, nếu phân chia theo các giai đoạn lịch sử, người ta có các dòng kiến trúc chính: Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà và Ba Tư Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Byzantine và kiến trúc Nga thời kỳ trung thế kỷ Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục hưng (Renaissance) Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân cổ điển (Neoclassic) Kiến trúc Hiện đại (Modern architecture) Kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodern architecture) Kiến trúc Á Đông Kiến trúc truyền thống Á Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Trung Hoa. Các công trình kiến trúc Á Đông truyền thống thường sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn. Tại từng quốc gia và từng thời kỳ mà phong cách kiến trúc có sự thay đổi nhất định. Trong thời kỳ hiện đại, kiến trúc Á Đông đã ít sử dụng gỗ hơn và du nhập nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây cũng như phong cách kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới để dùng trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu được rất nhiều những công trình kiến trúc đặc sặc mang phong cách truyền thống Á Đông. Kiến trúc Việt Nam Kiến trúc Việt Nam có thể chia ra làm các giai đoạn loại nổi bật sau đây: Kiến trúc cổ Việt Nam Kiến trúc cổ truyền Việt Nam mang phong cách kiến trúc Á Đông, đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre.... Những công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở Việt Nam hầu hết được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn (thế kỷ 17-19). Những gì còn sót lại của kiến trúc cổ Việt Nam không thực sự tồn tại những công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng Thành Thăng Long mới đây, nền móng của nhiều kiến trúc đồ sộ đã được phát hiện, đặc biệt là nền móng của các công trình xây dựng vào thời Lý. Đơn cử như 1 kiến trúc thời Lý có diện tích rất lớn khoảng trên 2.280m2, rộng 38,0m và dài trên 60,0m đã được phát lộ từ lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long, theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu kinh thành. Nếu tính toán này là chính xác và nếu so sánh về quy mô, diện tích với  kiến trúc chùa Todai ở Nara, là một trong những ngôi chùa lâu đời và cổ kính nhất Nhật Bản, được xây dựng từ năm 743, chúng ta có thể thấy kiến trúc này là một công trình kiến trúc rất hoành tráng và đặc sắc. Bởi như ta biết, Todai là ngôi chùa bằng gỗ đã được xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới. Mặt bằng ngôi chùa này có diện tích 2.850m2, rộng 50,0m, dài 57,0m. Điều đặc biệt lưu ý là, trụ móng sỏi của các chân tảng kê cột của kiến trúc này có kích thước rất lớn, trung bình 1,90m x 1,90m, có móng trụ lớn hơn 2,0m, cho thấy các chân tảng đá ở đây có kích thước rất lớn và tương ứng với nó là hệ thống cột gỗ cũng rất to lớn. Mặc dù chưa xuất lộ hết, phần nền móng của kiến trúc còn đang tiếp tục mở rộng ra 3 bên (phía Đông, phía Tây và phía Nam) nhưng dựa vào quy luật phân bố các móng trụ, căn cứ vào gian trung tâm đã được xác định cho thấy, đây là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ, có quy mô rất to lớn. Đồng thời, với quy mô và hệ thống trụ móng to lớn, kiến trúc này chắc chắn sẽ thuộc loại kiến trúc có nhiều tầng. Trong suốt lịch sử, một số công trình kiến trúc đồ sộ cũng từng được nhắc đến trong sử sách như Cửu Trùng Đài hay lầu Ngũ Long. Tuy nhiên kiến trúc cổ truyền Việt Nam đã có nhiều thay đổi dưới từng thời kỳ và có thể đã không bảo tồn và tiếp nối được những công trình tinh hoa nhất. Vì là một quốc gia liên tục trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, nên kiến trúc cổ Việt Nam đã bị tàn phá rất nhiều. Với những gì còn lại, có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình hạng mục theo: Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ...), văn hóa (bia, đền...), nhà ở dân gian,... Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng: gạch, đá, gỗ quý (thiết mộc)... mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre, gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,... Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ...) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng thường không có lầu hay nhiều tầng. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói. Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu...), mái cong ở góc mái có trang trí đầu đao, rồng, cá,... chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ gỗ, các hình tượng trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay cọp, cá,... Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo chiết tự Hán như nội công ngoại quốc,... còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà. Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông). Kiến trúc thuộc địa Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam. Kiến trúc mới Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Kiến trúc đương đại Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn Đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay, các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn. Xem thêm Công nghiệp văn hoá Công nghiệp sáng tạo Tham khảo Bài cơ bản dài trung bình Kiến trúc Thiết kế kiến trúc Bài cơ bản
5701
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20h%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20qu%E1%BA%A3
Quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả (còn được gọi là nhân quả, hay nguyên nhân và kết quả) là sự ảnh hưởng trong đó một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay một sự vật (nguyên nhân) đóng góp vào sự xảy ra hoặc hình thành của một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay sự vật khác (kết quả). Nguyên nhân có thể chịu trách nhiệm một phần hoặc toàn phần cho kết quả, và kết quả có thể phụ thuộc một phần hay toàn phần vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nói chung một quá trình thường có nhiều nguyên nhân, hay còn gọi là các tác nhân của nó, và đều xảy ra ở trong quá khứ của nó. Một kết quả cũng có thể trở thành một nguyên nhân hay tác nhân của nhiều kết quả khác nữa, đều xảy ra trong tương lai của nó. Một số học giả coi khái niệm nhân quả là tiên nghiệm siêu hình so với khái niệm không gian và thời gian. Quan hệ nhân quả là một sự trừu tượng hóa diễn tả cách thế giới vận hành. Do là một khái niệm cơ bản, nhân quả thường được dùng để giải thích các khái niệm khác về sự diễn biến, thay vì nó được giải thích bởi những khái niệm khác cơ bản hơn. Bởi điều này, có thể cần đến bước nhảy trực giác để có thể nắm bắt được nó. Theo đó, nhân quả cũng thường được hiểu ngầm trong logic và cấu trúc của ngôn ngữ hàng ngày. Quan hệ nhân quả vẫn là một chủ đề quan trọng trong triết học đương đại. Xem thêm Hiệu ứng domino Thời gian Lý thuyết hỗn loạn Nguyên lý vị nhân Hiệu ứng cánh bướm Phản ứng dây chuyền Nghịch lý ông nội Con mèo của Schrödinger Gà hay trứng Phương pháp Kepner-Tregoe Tham khảo Tham khảo khác Azamat Abdoullaev (2000). The Ultimate of Reality: Reversible Causality, in Proceedings of the 20th World Congress of Philosophy, Boston: Philosophy Documentation Centre, Internet site, Paideia Project On-Line: http://www.bu.edu/wcp/MainMeta.htm Dorschel, Andreas, 'The Crypto-Metaphysic of 'Ultimate Causes'. Remarks on an alleged Exposé' (transl. Edward Craig), in: Ratio, N.S. I (1988), nr. 2, pp. 97–112. Green, Celia (2003). The Lost Cause: Causation and the Mind-Body Problem. Oxford: Oxford Forum. ISBN 0-9536772-1-4 Includes three chapters on causality at the microlevel in physics. Judea Pearl (2000). Causality: Models of Reasoning and Inference Cambridge University Press ISBN 978-0-521-77362-1 Rosenberg, M. (1968). The Logic of Survey Analysis. New York: Basic Books, Inc. Spirtes, Peter, Clark Glymour and Richard Scheines Causation, Prediction, and Search, MIT Press, ISBN 0-262-19440-6 University of California journal articles, including Judea Pearl's articles between 1984 and 1998 . Liên kết ngoài Mete Avcı Metheus, 2013, Nedenselliğin bir eleştirisi "The Art and Science of Cause and Effect": a slide show and tutorial lecture by Judea Pearl Donald Davidson: Causal Explanation of Action The Internet Encyclopedia of Philosophy leadsto: a public available collection comprising more than 5000 causalities Causal inference in statistics: An overview, by Judea Pearl (September 2009) Dictionary of the History of Ideas: Causation Dictionary of the History of Ideas: Causation in History Dictionary of the History of Ideas: Causation in Law People's Epidemiology Library Khái niệm vật lý Quan niệm trong siêu hình học Quan hệ nhân quả Triết học khoa học Khái niệm nhận thức luận
5703
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20M%C3%B6ssbauer
Hiệu ứng Mössbauer
Hiệu ứng Mossbauer là hiệu ứng phát xạ và hấp thụ không giật lùi tia gamma của hạt nhân ở một số đồng vị phóng xạ nhất định như Fe57. Dựa trên hiệu ứng Mossbauer, người ta chế tạo máy đo phổ Mossbauer, đây là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc nghiên cứu tính chất hoá, lý của vật liệu. Hiệu ứng này được nhà vật lý người Đức Rudolf Ludwig Mössbauer tìm ra vào năm 1958 và ông được giải Nobel về khám phá này vào năm 1961. với ER là năng lượng thoát ra, Eγ là năng lượng của tia gamma, M là khối lượng của vật thể phát xạ hoặc hấp thụ, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Chú thích Vật lý nguyên tử M Hiện tượng vật lý Vật lý hạt nhân Vật lý vật chất ngưng tụ
5705
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95%20M%C3%B6ssbauer
Phổ Mössbauer
Phổ Mossbauer, hay còn gọi là phương pháp phổ Mossbauer, là một phương pháp của vật lý thực nghiệm, phương pháp này dựa trên hiệu ứng Mossbauer để nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học và sự phụ thuộc vào thời gian của các tính chất của các vật liệu. Hạt nhân của nguyên tử có thể ở các trạng thái với mức năng lượng khác nhau. Bằng việc hấp thụ hay phát xạ tia (sóng điện từ có năng lượng rất cao) hạt nhân có thể thay đổi các trạng thái năng lượng đó. Vì hạt nhân trong vật liệu có các tương tác điện từ với môi trường xung quanh nên sự dịch chuyển các mức năng lượng liên quan chặt chẽ đến tương tác với môi trường. Do đó, nếu ta đo được dịch chuyển năng lượng, ta có thể biết thông tin hóa, lý của vật liệu. Tuy nhiên có hai khó khăn trong việc xác định các thông tin đó là tương tác siêu tinh tế (Anh ngữ: hyperfine) giữa hạt nhân với môi trường xung quanh rất nhỏ và sự giật lùi của hạt nhân khi hấp thụ hoặc phát xạ tia . Hãy xem xét một hạt nhân tự do, khi hấp thụ hoặc phát xạ tia , hạt nhân này sẽ bị giật lùi để bảo toàn mô men động lượng, điều này giống như khi ta bắn một viên đạn, khẩu súng sẽ bị giật về phía sau, khẩu súng càng lớn thì sự giật lùi càng nhỏ và ngược lại. Mossbauer đã khám phá ra rằng, nếu hạt nhân ở trong chất rắn thì khối lượng hiệu dụng của nó rất lớn. Nếu năng lượng tia đủ nhỏ thì sự giật lùi của hạt nhân sẽ thấp bằng năng lượng để tạo ra các dao động mạng trong chất rắn (tiếng Anh: phonon), và do đó, toàn bộ hệ sẽ bị giật lùi, điều này làm cho năng lượng giật gần như bằng không và hạt nhân trong chất rắn sẽ hấp thụ và phát xạ tia có năng lượng bằng nhau, ta có cộng hưởng. Trong hiệu ứng Mossbauer, nguồn phát tia là một nguồn phóng xạ, thường dùng là đồng vị Fe57 hoặc Co57. Nguồn này chuyển động tương đối với mẫu nghiên cứu, và do đó, năng lượng của tia sẽ bị thay đổi chút ít khi tốc độ nguồn thay đổi nhờ vào hiệu ứng Doppler. Sơ đồ tách mức năng lượng hạt nhân do các tương tác siêu tinh tế khác nhau và phổ Mossbauer tương ứng Nếu hạt nhân phát xạ tia ở nguồn phát và hạt nhân hấp thụ tia ở mẫu là đồng nhất (ví dụ cùng là Fe chẳng hạn) thì dịch chuyển năng lượng là đồng nhất và ta được một phổ hấp thụ như cột đồ thị thứ nhất trong hình với đỉnh cực đại tại vận tốc nguồn bằng 0. Câu hỏi là hiệu ứng này có thể đo được tương tác cực kỳ nhỏ bé giữa hạt nhân nguyên tử với môi trường hay không? Độ phân giải của hiệu ứng phụ thuộc vào sự mở rộng do việc hạt nhân hấp thụ tia nhảy lên trạng thái kích thích rồi ở đó một khoảng thời gian (gọi là khoảng thời gian sống trung bình) trước khi trở về trạng thái ban đầu kèm với việc phát xạ tia . Đối với Fe57, độ rộng vạch là 5×10−9 eV so với 14.4 keV của chùm tia tương ứng với chiều dày của một tờ giấy so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì độ nhạy rất cao như thế mà hiệu ứng có thể thu được tương tác siêu tinh tế trong vật liệu. Khi nghiên cứu một vật liệu nào đó ta cần phải điều chỉnh năng lượng của chùm tia đến sao cho có cộng hưởng xảy ra, người ta điều chỉnh năng lượng bằng cách cho nguồn phát tia chuyển động lại gần hoặc ra xa mẫu nghiên cứu với tốc độ vài mm/s. Năng lượng của chuyển động của nguồn phát cỡ mm/s là rất nhỏ so với vận tốc chuyển động của tia gần 3×1011 mm/s (vận tốc ánh sáng) chính là độ biến đổi cần thiết để thu được tương tác siêu tinh tế trong mẫu nghiên cứu. Khi hạt nhân của mẫu hấp thụ tia thì trạng thái năng lượng của nó bị thay đổi và sự thay đổi đó xảy ra theo ba cách khác nhau: dịch chuyển Isomer, tách mức tứ cực, và tách mức từ. Dịch chuyển Isomer (còn gọi là dịch chuyển hóa học) xuất hiện do hạt nhân có một thể tích khác không, do đó, hàm sóng của điện tử khác không tại vị trí của hạt nhân làm xuất hiện một tương tác Coulomb giữa điện tử và hạt nhân làm thay đổi trạng thái hạt nhân. Đối với Fe chẳng hạn, nếu có nhiều điện tử d (lớp điện tử nằm bên trong hạt nhân) sẽ chắn hạt nhân với điện tử s (lớp điện tử nằm bên ngoài) làm cho tương tác hạt nhân – điện tử s bị yếu đi và các điện tử s sẽ trải rộng ra khỏi hạt nhân và hệ quả là mật độ điện tích của điện tử s bị giảm đi. Nếu môi trường điện tử s của hạt nhân phát xạ và hạt nhân hấp thụ khác nhau thì sẽ gây ra một sai khác về mức năng lượng cộng hưởng. Và ta sẽ thấy toàn bộ phổ bị dịch về phía trái hoặc phải so với điểm 0 (cột thứ hai trong hình). Dịch chuyển Isomer dùng để xác định các trạng thái hóa trị, các trạng thái liên kết, sự chắn của điện tử và độ âm điện. Ví dụ cấu hình điện tử của Fe+2 và Fe+3 tương ứng là (3d)6 và (3d)5 thì mật độ điện tử s của Fe+2 sẽ nhỏ hơn mật độ điện tử s của Fe+3 và do đó dịch chuyển Isomer của Fe+2 sẽ lớn hơn của Fe+3. Tách mức tứ cực xuất hiện do phân bố điện tích xung quanh hạt nhân (có mô men xung lượng > 1/2) không phải là hình cầu. Sự phân bố điện tích không đối xứng đó tạo ra một điện trường không đối xứng (gradient điện trường) làm tách mức năng lượng của hạt nhân. Với đồng vị Fe57, trạng thái kích thích bị tách thành hai trạng thái 1/2 và 3/2 là xuất hiện hai vạch trong phổ Mossbauer (cột thứ ba). Tách mức từ xuất hiện do hạt nhân có một mô men từ spin. Khi có mặt của từ trường sẽ xuất hiện một tương tác Zeeman giữa mô men từ hạt nhân với từ trường. Các điện tử có mô men từ do chuyển động của chúng trên quỹ đạo xung quanh hạt nhân gọi là mô men từ quỹ đạo, và chuyển động xung quanh mình chúng gọi là mô men từ spin. Nếu các lớp điện tử không bị lấp đầy hoàn toàn thì các mô men từ quỹ đạo, mô men từ spin và sự phân cực của mật độ spin tạo ra các từ trường nội tác dụng lên hạt nhân. Nếu tác dụng một từ trường ngoài thì đó là từ trường ngoại tác dụng lên hạt nhân. Tất cả các từ trường đó hợp lại làm xuất hiện sáu vạch phổ (cột cuối cùng trong hình). Vị trí của các vạch có liên quan đến độ lớn của các mức năng lượng nhưng cường độ của các vạch thì liên quan đến góc giữa tia và mô men spin hạt nhân. Giá trị tương đối của các vạch ngoài cùng – giữa – trong cùng là 3 – – 1. Tức là tỷ lệ giữa vạch trong cùng và ngoài cùng luôn bằng 1/3, nhưng vạch giữa có thể có các giá trị từ 0 đến 4 phụ thuộc vào q là góc giữa mô men spin của hạt nhân và chùm tia . Đối với mẫu đa tinh thể vạch giữa có cường độ trung bình bằng 2 nhưng đối với mẫu đơn tinh thể hoặc dưới tác dụng của từ trường ngoài thì cường độ của các vạch này có thể cho các thông tin về hướng và độ trật tự từ. Các tương tác Isomer, từ cực, từ và tổ hợp của chúng là các thông tin quan trọng của phổ Mossbauer. Tham khảo Phổ Mossbauer Vật lý nguyên tử Phổ học Kỹ thuật khoa học
5710
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20v%E1%BA%ADt
Sinh vật
Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật (organism), dạng sống (lifeform) hay dạng sinh học (biological form) là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ (exhibit) các biểu hiện của sự sống. Các sinh vật được phân loại theo đơn vị phân loại thành các nhóm xác định như sinh vật đa bào (multicellular organism), động vật, thực vật và nấm (fungi); hoặc các sinh vật đơn bào (unicellular organism) như sinh vật nguyên sinh (protist), vi khuẩn (bacteria) và vi khuẩn cổ (archaea). Tất cả các loại sinh vật đều có khả năng đặc trưng như trao đổi chất (metabolism), cân bằng nội môi (homeostasis), sinh trưởng phát triển (developmental biology), sinh sản (reproduction) và một số mức độ phản ứng (response) đối với các kích thích sinh lý (stimulus) bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường hoặc không có khả năng tự sinh sản. Con người là động vật đa bào gồm hàng nghìn tỷ (trillions) tế bào biệt hóa (cellular differentiation) trong quá trình sinh học phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt. Một sinh vật có thể là một sinh vật nhân sơ (prokaryote) hoặc một sinh vật nhân thực (eukaryote). Các sinh vật nhân sơ được đại diện bởi hai vực riêng biệt (trong hệ thống ba vực - Three-domain system) đó là vực vi khuẩn và vực cổ khuẩn. Sinh vật nhân chuẩn được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhân tế bào bị ràng buộc gắn với màng tế bào (membrane-bound) và có thêm các ngăn liên kết màng được gọi là các bào quan (organelle) chẳng hạn như ty thể (mitochondria) ở động vật và thực vật hay lạp thể (plastid) trong thực vật và tảo, tất cả thường được coi là có nguồn gốc từ thuyết nội cộng sinh (symbiogenesis, endosymbiotic) vi khuẩn. Ước tính số lượng loài hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Hơn 99% tất cả các loài, chiếm hơn 5 tỷ loài, đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng. Trong năm 2016, một bộ 355 gen từ tổ tiên chung phổ biến cuối cùng (last universal common ancestor - LUCA) của tất cả các sinh vật đã được xác định. Hóa học Sinh vật là những hệ thống hóa học phức tạp, được tổ chức theo cách thúc đẩy sự sinh sản và một số biện pháp phát triển bền vững hoặc sinh tồn. Các quy luật giống nhau chi phối hóa học sinh vật không sự sống (ví dụ như đá, nước, không khí) cũng áp dụng cho các quá trình hoá học sinh vật có sự sống. Nó là một hiện tượng của toàn thể sinh vật, Nói chung đây là những hiện tượng của toàn bộ sinh vật xác định thể lực của chúng trong một môi trường và do đó khả năng sống sót của các gen dựa trên DNA. Nguyên tố hóa học cơ bản trong các hợp chất này là cacbon. Các tính chất hóa học của nguyên tố này như mối liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, và kích thước nhỏ của nó làm cho nó có thể tạo nhiều liên kết, làm nó là đặc điểm cơ bản của sự sống hữu cơ. Nó có thể tạo thành các hợp chất 3 nguyên tử nhỏ như cacbon dioxide), cũng như các chuỗi lớn hàng ngàn nguyên tử chứa các dữ liệu (axít nucleic), giữ các tế bào cùng nhau, và truyền thông tin (protein). Đại phân tử Các hợp chất cấu tạo nên các sinh vật có thể được chia thành các đại phân tử và các phân tử nhỏ khác. 4 nhóm đại phân tử là axit nucleic, protein, cacbohydrat và lipid. Các axit nucleic (đặc biệt là axit deoxyribonucleic, hay DNA) lưu trữ dữ liệu di truyền ở dạng các chuỗi nucleotide. Các chuỗi nucleotide có bốn loại khác nhau (adenin, cytosi, guanin, và thymin) ra lệnh nhiều đặc điểm tạo thành sinh vật. Chuỗi được chia thành các codon, mỗi codon là một chuỗi đặc biệt của 3 nucleotide và tương ứng với một amino acid đặc biệt. Do đó, chuỗi DNA mã hóa một protein nhất định, do các tính chất hóa học của các amino acid cấu tạo nên nó, quá trình cuộn gập protein theo một cách cụ thể và do đó thực hiện một chức năng cụ thể. Các chức năng của protein được ghi nhận: Enzyme, xúc tác tất cả các phản ứng của quá trình trao đổi chất Protein cấu trúc, như tubulin, hay collagen Protein điều hòa, như Regulatory proteins, chẳng hạn như các yếu tố phiên mã hoặc cyclins điều hòa chu kỳ tế bào Các phân tử tín hiệu hoặc các thụ thể như một số hormone và các thụ thể của chúng Protein bảo vệ, có thể bao gồm mọi thứ từ kháng thể của hệ miễn dịch, đến toxins (như dendrotoxin của rắn), đến protein bao gồm các amino acid bất thường như canavanin Một lớp phospholipid kép tạo thành màng tế bào cấu tạo nên một rào chắn, chứa mọi thứ bên trong tế bào và bảo vệ các hợp chất di chuyển tự do vào và ra khỏi tế bào. Do sự thấm chọn lọc (selective permeability) của màng phospholipid chỉ cho phép một số phân tử cụ thể mới có thể đi qua nó. Ở một số sinh vật đa bào, chúng có vai trò lưu trữ năng lượng và thông tin trung gian giữa các tế bào. Cacbohydrat thì dễ vỡ hơn so với các lipid và sinh nhiều năng lượng hơn so với các lipid và protein. Trong thực tế, các cacbohydrat là một nguồn năng lượng lớn cho tất cả sinh vật sống. Cấu trúc Tất cả các sinh vật cấu tạo bởi các đơn vị monomer được gọi là tế bào; một số chỉ có một tế bào (đơn bào) và số khác có nhiều tế bào (đa bào). Các sinh vật đa bào có thể biệt hóa các tế bào để thực hiện các chức năng khác nhau. Một nhóm các tế bào như thế gọi là mô, và ở động vật có 4 nhóm gồm biểu mô, mô thần kinh, mô cơ, và mô liên kết. Nhiều kiểu mô hoạt động cùng nhau hình thành cơ quan có các chức năng riêng biệt (như bơm máu từ tim, hoặc bảo vệ tác hại từ môi trường như da). Cấu trúc này tiếp tục ở cấp độ cao hơn với nhiều cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan cho phép động vật sinh sản, tiêu hóa,.... Nhiều sinh vật đa bào có nhiều hệ cơ quan, phối hợp với nhau cho phép sự sống tồn tại. Tế bào Thuyết tế bào được phát triển đầu tiên năm 1839 bởi Schleiden và Schwann, chỉ ra rằng tất cả sinh vật được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào; tất cả các chức năng quan trọng của một sinh vật xảy ra bên trong các tế bào, và các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết cho việc quy định chức năng tế bào và để truyền thông tin cho các thế hệ tiếp theo của các tế bào. Có hai loại tế bào gồm nhân chuẩn và nhân sơ. Các tế bào nhân sơ thường tồn tại riêng biệt, trong khi các tế bào nhân chuẩn thường được tìm thấy ở sinh vật đa bào. Các tế bào nhân sơ thiếu màng nhân vì vậy DNA không bị ràng buộc bên trong tế bào; tế bào nhân chuẩn có màng nhân. Tất cả tế bào có màng tế bào bao bọc bên ngoài, tách biệt thành phần bên trong với môi trường của nó, quy định những gì đi vào và ra, và duy trì điện thế của tế bào. Bên trong màng, tế bào chất chứa muối chiếm hầu hết thể tích tế bào. Tất cả tế bào đều có DNA, vật liệu di truyền của gen, và RNA, chứa thông tin cần thiết để tạo thành nhiều loại protein khác nhau như enzyme, bộ máy nguyên thủy của tế bào. Cũng có những loại phân tử sinh học khác trong tế bào. Tất cả các tế bào có chung nhiều đặc điểm: Sinh sản bằng cách phân bào. Sử dụng enzyme và các protein khác được mã hóa bởi các gen DNA và thông qua mRNA trung gian và các ribosome. Trao đổi chất bao gồm cả việc lấy vật liệu thô để tạo nên các thành phần của tế bào, chuyển hóa năng lượng, giải phóng các sản phẩm phụ. Chức năng của tế bào phụ thuộc vào khả năng lấy và sử dụng năng lượng hóa học được chứa trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất. Phản ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong như thay đổi nhiệt độ, pH, hoặc hàm lượng dinh dưỡng. Các thành phần tế bào được chứa bên trong màng bề mặt tế bào, màng này chứa các protein và lớp lipid kép. Tiến hóa Tổ tiên chung gần nhất Tổ tiên chung gần nhất là những sinh vật gần đây nhất hiện sống trên Trái Đất có cùng tổ tiên. LUCA được ước tính xuất hiện vào khoảng 3,5 đến 3,8 tỉ năm trước (đôi khi trong Đại Cổ Thái cổ). Thông tin về sự phát triển trước đây của sự sống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả địa chất học và khoa học hành tinh. Các ngành khoa học này cung cấp thông tin về lịch sử của Trái Đất và những thay đổi được tạo ra bởi sự sống. Tuy nhiên, việc tiếp cận những thông tin về Trái Đất trước đây đã bị phá hủy bởi các quá trình địa chất qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong sinh học, học thuyết vũ trụ có chung nguồn gốc đề xuất rằng tất cả sinh vật trên Trái Đất đều xuất phát từ tổ tiên chung. Bằng chứng về tổ tiên chung có thể được tìm thấy trong những đặc điểm chung giữa tất cả các sinh vật sống. Trong thời kỳ Darwin, bằng chứng về những đặc điểm chung chỉ dưa trên quan sát tương đồng về hình thái, chẳng hạn như tất cả các loài chim đều có cánh, thậm chí không thể bay. Ngày nay, có bằng chứng mạnh mẽ từ gen cho thấy rằng tất cả sinh vật có cùng một tổ tiên. Ví dụ như mỗi tế bào sinh vật sống sử dụng các axit nucleic là vật liệu di truyền của nó, và sử dụng cùng 20 aminoaxit khi tạo thành các khối protein. Tất cả sinh vật dùng chung mã di truyền để phiên dịch chuỗi axit nucleic vào trong các protein. Tính phổ quát của những đặc điểm này cho thấy tổ tiên chung mạnh mẽ, bởi vì sự chọn lọc của rất nhiều những đặc điểm này có vẻ như tùy ý. Tranh cãi về nguồn gốc tổ tiên chung được thúc đẩy trong một bài bào của Ford Doolittle năm 2000 bài báo này thảo luận những biến đổi trong mã di truyền. Đặc biệt nó đề xuất rằng sự chuyển gen ngang có thể tạo ra vấn đề trong việc phân tích về nguồn gốc tổ tiên này. Tuy nhiên, năm 2010, một thử nghiệm toán học chính thức về giả thiết xác định chuyển gen ngang không thể bác bỏ sự tồn tại của một tổ tiên chung; nó chỉ đẩy lùi ngày khi mà tổ tiên này bắt đầu xuất hiện. Theobald (2010) đã tính toán từ dữ liệu di truyền (và đặc biệt là việc sử dụng phổ quát của cùng mã di truyền, cùng một nucleotide và các amino acid giống nhau), yếu tố có lợi cho sự tồn tại tổ tiên chung là 10^2489. Chuyển gen ngang Tổ tiên của các sinh vật sống được xây dựng lại theo phương pháp truyền thống từ hình thái, nhưng ngày càng được bổ sung tái cấu trúc-phát sinh loài của bằng cách trao đổi các gen (DNA). Nhà sinh học Gogarten cho rằng: "Ẩn dụ ban đầu của cây phát sinh sự sống không còn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu bộ gen gần đây", mặc dù "các nhà sinh học (nên) sử dụng sự kết hợp "ẩn dụ" (metaphor) sinh học để miêu tả những lịch sử khác nhau được kết hợp trong các bộ gen riêng biệt và sử dụng mạng lưới metaphor để hình dung sự trao đổi phong phú và những hiệu quả liên kết của chuyển gen ngang trong vi sinh vật." Tương lai của sự sống Theo các thuật ngữ hiện đại, nhóm sinh vật nhân bản đề cập đến việc tạo ra các sinh vật đa bào mới giống hệt về mặt di truyền với sinh vật khác. Tuy nhiên, những công nghệ được sử dụng để nhân bản có khả năng tạo ra những loài mới hoàn toàn. Nhân bản sinh vật là chủ đề của nhiều tranh cãi về yếu tố đạo đức. Năm 2008, Viện J. Craig Venter đã lắp ráp một hệ gen bi khuẩn tổng hợp của Mycoplasma genitalium bằng cách sử dụng sự tái tổ hợp trong men của 25 mảnh DNA chồng lắp trong một bước cơ bản. Việc sử dụng tái tổ hợp men đã đơn giản hóa việc lắp ráp các phân tử DNA lớn từ các mảnh tổng hợp và tự nhiên. Tổ chức sinh học Các cấp độ tổ chức sinh học Nguyên tử Phân tử Đại phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể (sinh vật) Các cấp độ tổ chức trên cá thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái Sinh quyển Phân loại học Xem thêm nữa Phân loại khoa học Danh pháp phân loại Loài Virus Virus không được coi là những sinh vật điển hình vì chúng không có khả năng tự sinh sản và trao đổi chất. Điều này cũng gây tranh cãi khi một số "vật ký sinh" và "nội cộng sinh" cũng không có khả năng sống độc lập. Dù rằng virus cũng có một số enzyme và phân tử đặc trưng của các sinh vật sống, nhưng chúng không có khả năng sống bên ngoài tế bào của vật chủ. Virus phải sử dụng bộ máy trao đổi chất và bộ máy di truyền của sinh vật chủ. Nguồn gốc của virus hiện nay vẫn chưa được khẳng định. Một số nhà khoa học cho rằng, virus có nguồn gốc từ chính các vật chủ của nó. Tuổi thọ Một trong những thông số cơ bản của sinh vật là tuổi thọ. Một vài loài động vật chỉ sống trong 1 ngày, trong khi một vài loài thực vật lại sống hàng ngàn năm. Quá trình lão hóa là một quá trình quan trọng vì nó quyết định tuổi thọ của mọi sinh vật, vi khuẩn, virus thậm chí là các prion. Xem thêm Lịch trình tiến hóa của sự sống Chú thích Liên kết ngoài Taxonomy browser (root) Danh mục phân loại trên NCBI Species 2000 Danh mục các loài sinh vật trên Website Species 2000 Dự án The Tree of Life của Đại học Arizona. Bài cơ bản dài trung bình Sự sống
5711
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD
Nguyên tử
Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton mang điện tích dương và các neutron trung hòa điện (ngoại trừ trường hợp của nguyên tử Hydrogen, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác điện từ và tuân theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Tương tự như vậy, nhóm các nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết hóa học dựa trên cùng một tương tác này, và tạo nên phân tử. Một nguyên tử chứa số hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là ion. Nguyên tử được phân loại tuân theo số proton và neutron trong hạt nhân của nó: số proton xác định lên nguyên tố hóa học, và số neutron xác định đồng vị của nguyên tố đó. Tên gọi nguyên tử hóa học mà hay gọi đơn giản là "nguyên tử" là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười nano mét và có khối lượng rất nhỏ tỷ lệ với thể tích của nguyên tử. Chúng ta có thể quan sát nguyên tử đơn lẻ bằng các thiết bị như kính hiển vi quét chui hầm. Trên 99,94% khối lượng nguyên tử tập trung tại hạt nhân, với tổng khối lượng proton xấp xỉ bằng tổng khối lượng neutron. Mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị với hạt nhân không ổn định có thể trải qua quá trình phân rã phóng xạ. Quá trình này dẫn đến biến đổi hạt nhân làm thay đổi số proton hoặc neutron trong hạt nhân nguyên tử. Electron liên kết trong nguyên tử có những mức năng lượng ổn định rời rạc, hay orbital, và chúng có thể chuyển dịch giữa 2 mức năng lượng bằng hấp thụ hay phát ra photon có năng lượng đúng bằng hiệu giữa 2 mức năng lượng này. Các electron có vai trò xác định lên tính chất hóa học của một nguyên tố, và ảnh hưởng mạnh tới tính chất từ tính của nguyên tử cũng như vật liệu. Những nguyên lý của cơ học lượng tử đã mô tả thành công các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và hạt hạ nguyên tử (hạt quark, proton, neutron...). Từ nguyên Tên tiếng Anh "atom" xuất phát từ tiếng Hy Lạp ἄτομος (atomos, "vô hình") từ ἀ- (a-, "không") và τέμνω (temnō, "cắt"), có nghĩa là không cắt được, hoặc vô hình, một thứ không thể chia cắt được. Khái niệm nguyên tử là thành phần vô hình của vật chất do các nhà triết học Ấn Độ và Hy Lạp đề xuất ra đầu tiên. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, các nhà vật lý nêu ra một cơ sở vật lý cho ý tưởng này bằng cách chỉ ra có những chất không thể bị bẻ gãy bởi phương pháp hóa học, và họ lấy tên gọi từ các nhà triết học cổ đại là nguyên tử để đặt cho các thực thể hóa học. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý đã phát hiện ra những thành phần hạ nguyên tử và cấu trúc bên trong nguyên tử, và do vậy chứng minh "nguyên tử" hóa học có thể phân chia được và tên gọi này có thể không miêu tả đúng bản chất của chúng. Tuy nhiên, nó đã trở thành một thuật ngữ khoa học hiện đại. Điều này cũng dẫn đến những tranh luận về liệu những nhà triết học cổ đại, những người định nghĩa các vật vô hình và không thể phân chia được có phải là cho những nguyên tử hóa học hiện đại hay là cho những hạt hạ nguyên tử vô hình như lepton hay quark, hay thậm chí cho những hạt cơ bản hơn mà chưa phát hiện ra. Từ nguyên tử trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán gốc Nhật 原子 (bính âm: yuánzǐ, tiếng Nhật: genshi). Với trong nguyên thủy và trong phân tử Lịch sử Nguyên tử luận Khái niệm về vật chất là tổ hợp của những đơn vị rời rạc và không thể chia nhỏ hơn đã xuất hiện từ nhiều thiên niên kỷ, nhưng những khái niệm này thường là những lập luận triết học và trừu tượng hơn là dựa trên những quan sát thực nghiệm. Bản chất của nguyên tử trong triết học thay đổi theo thời gian giữa nhiều nền văn minh và trường phái cổ đại, đa số có yếu tố tinh thần siêu hình học. Tuy vậy, khái niệm cơ bản về nguyên tử được các nhà khoa học hàng nghìn năm sau chấp nhận bởi vì nó giải thích một cách đơn giản một số khám phá mới trong lĩnh vực hóa học. Các nhà triết học cổ đại Hy Lạp và Ấn Độ đã nhắc tới khái niệm nguyên tử. Ở Ấn Độ, những trường phái Ājīvika, Jain, và Cārvāka bàn về nguyên tử luận bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Hệ thống tư tưởng Nyaya và Vaisheshika sau đó phát triển thuyết về nguyên tử khi đề ra cách các nguyên tử kết hợp lại thành thực thể phức tạp hơn. Ở phương Tây, nguyên tử luận được nhắc đến từ thế kỷ 5 TCN bởi Leucippus, và người học trò của Democritos đã tiếp nối và hệ thống hóa lý luận. Khoảng giai đoạn 450 TCN, Democritos đưa ra thuật ngữ atomos (), có nghĩa là "không thể cắt được" hay "hạt vô hình nhỏ nhất của vật chất". Mặc dù các khái niệm này của các triết gia Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại thuần túy dựa vào mặt tinh thần, khoa học hiện đại đã bảo lưu thuật ngữ do Democritos đưa ra. Lý thuyết về những hạt rất nhỏ (Corpuscularianism) do nhà giả kim Geber nêu ra từ thế kỷ XIII, đôi khi có người cho là bởi Paul từ Taranto nêu ra, đó là mọi vật thể chứa bên trong và những hạt hoặc những tiểu thể rất nhỏ. Chủ nghĩa này giống với nguyên tử luận, ngoại trừ nguyên từ được giả thiết là hạt vô hình, và những hạt về nguyên lý có thể phân chia được. Theo lý thuyết này, ví dụ, người ta cho rằng thủy ngân có thể thấm vào kim loại và làm thay đổi cấu trúc bên trong của nó. Corpuscularianism là lý thuyết nổi bật trong vài trăm năm sau đó. Năm 1661, nhà triết học tự nhiên Robert Boyle xuất bản cuốn The Sceptical Chymist trong đó ông lập luận rằng vật chất là tổ hợp của rất nhiều "tiểu thể" hay nguyên tử, hơn là bởi bốn nguyên tố cơ bản là không khí, đất, nước và lửa. Trong những năm 1670 lý thuyết về các tiểu thể được Isaac Newton áp dụng vào lý thuyết các hạt ánh sáng của ông. Nguồn gốc lý thuyết khoa học Tiến trình nghiên cứu về nguyên tử không xuất hiện cho tới tận khi ngành khoa học hóa học bắt đầu phát triển. Năm 1789, thương nhân và khoa học gia người Pháp Antoine Lavoisier khám phá ra định luật bảo toàn khối lượng và nêu ra ý niệm về nguyên tố là chất cơ bản không thể phân tách bằng những phương pháp hóa học. Năm 1805, nhà triết học và giảng sư người Anh John Dalton sử dụng khái niệm nguyên tử nhằm giải thích tại sao các nguyên tố luôn luôn phản ứng theo những tỉ số tự nhiên nhỏ (định luật Dalton) và tại sao có những loại khí hòa tan vào nước tốt hơn những khí khác. Ông đề xuất rằng mỗi nguyên tố chứa những nguyên tử cùng loại, duy nhất, và những nguyên tử này kết hợp với nhau tạo nên các hợp chất hóa học. Các nhà lịch sử khoa học coi Dalton là người tiên phong trong lý thuyết nguyên tử hiện đại. Giả thuyết nguyên tử của Dalton không nêu cụ thể kích thước nguyên tử là bao nhiêu. Theo cảm nhận thông thường chúng phải rất nhỏ, nhưng không ai biết nhỏ bao nhiêu. Do vậy vào năm 1865 nhà hóa học người Áo Johann Josef Loschmidt đã có bước đột phá khi ông đo được kích cỡ của phân tử trong không khí. Một dòng bổ sung lý luận hỗ trợ lý thuyết hạt (và do vậy mở rộng thuyết nguyên tử) là vào đầu năm 1827 khi nhà thực vật học Scotland Robert Brown sử dụng kính hiển vi để quan sát các hạt bụi trôi nổi trên mặt nước và ông nhận thấy chúng di chuyển zic-zac—một hiện tượng ngày nay gọi là "chuyển động Brown". Năm 1877 J. Desaulx đề xuất hiện tượng này có nguyên nhân từ chuyển động nhiệt của các phân tử nước, và tới tận năm 1905 nhà vật lý người Đức Albert Einstein mới nêu ra phân tích toán lý đầu tiên về chuyển động này. Sau đó, nhà vật lý người Pháp Jean Perrin dựa trên nghiên cứu của Einstein tiến hành thí nghiệm xác định được khối lượng và kích thước nguyên tử, và xác nhận lý thuyết nguyên tử của Dalton. Năm 1869, dựa trên các khám phá trước đó của những nhà khoa học như Lavoisier, nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleev lần đầu tiên công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trên bảng này thể hiện tính chất hóa học một cách tuần hoàn giữa các nguyên tố, ông phát hiện ra tính lặp lại tuần hoàn của các nguyên tố khi sắp xếp chúng theo nguyên tử số. Hạt cấu thành và lý thuyết lượng tử Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia cathode năm 1897, đã phát hiện ra electron, và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử. Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình, không thể phân chia của vật chất. Thomson đề xuất các hạt điện tích âm electron khối lượng nhỏ phân bố đều trên nguyên tử, có thể quay quanh thành những vòng, và điện tích của chúng cân bằng với sự có mặt của một biển điện tích dương. Mô hình này sau đó được gọi là mô hình mứt mận (Plum pudding model). Năm 1909, Hans Geiger và Ernest Marsden, lúc đó đang là trợ tá cho Ernest Rutherford, sử dụng tia alpha—lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli—bắn phá một lá vàng và nhận thấy một tỷ lệ nhỏ các hạt bị lệch với một góc rất lớn so với giá trị tiên đoán theo mô hình Thomson. Rutherford giải thích thí nghiệm với lá vàng bằng giả sử rằng điện tích dương của nguyên tử vàng và phần lớn khối lượng của nó tập trung tại hạt nhân trung tâm của nguyên tử—hay mô hình Rutherford. Khi làm thí nghiệm với các nguyên tố phóng xạ, năm 1913 nhà hóa học phóng xạ Frederick Soddy phát hiện ra dường như có nhiều hơn một loại nguyên tử tại mỗi vị trí trên bảng tuần hoàn. Và thuật ngữ đồng vị do bác sĩ Margaret Todd đưa ra nhằm gọi tên một cách phù hợp cho những nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố. J.J. Thomson nghĩ ra một kĩ thuật nhằm tách nguyên tử có các đồng vị khác nhau khi ông nghiên cứu trên khí ion hóa, và sau đó dẫn tới khám phá ra đồng vị bền. Trong khi đó năm 1913, nhà vật lý Niels Bohr đề xuất là các electron bị giam giữ trên những quỹ đạo bị lượng tử hóa nhất định, và chúng có thể nhảy qua lại giữa những quỹ đạo này, nhưng không thể rơi xoắn ốc vào trong hay ra ngoài trong những quỹ đạo trung gian. Một electron phải hấp thụ hoặc phát ra một lượng năng lượng cụ thể khi chuyển dịch giữa hai trạng thái này. Khi ánh sáng từ nguồn vật liệu nung nóng truyền qua một lăng kính, nó bị tách ra thành phổ nhiều tia đơn sắc. Lý thuyết Bohr đã giải thích thành công sự tách ra thành nhiều vạch phổ hydro tương ứng với sự chuyển dịch electron giữa các orbital. Sau đấy trong cùng năm Henry Moseley cung cấp thêm chứng cứ thực nghiệm ủng hộ lý thuyết Niels Bohr. Những kết quả thí nghiệm này cũng tinh chỉnh mô hình của Ernest Rutherford và của Antonius Van den Broek, và thí nghiệm cho thấy nguyên tử chứa trong nó hạt nhân có số điện tích hạt nhân bằng với số thứ tự của chúng trên bảng tuần hoàn. Cho đến tận khi có các thí nghiệm của Moseley, nguyên tử số vẫn chưa được biết là một đại lượng vật lý và xác nhận bằng thực nghiệm. Nguyên tử số bằng điện tích của hạt nhân vẫn được chấp nhận trong mô hình nguyên tử hiện đại ngày nay. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử đến lượt được giải thích bởi Gilbert Newton Lewis năm 1916, bằng tương tác giữa các electron trong chúng. Khi đã biết tính chất hóa học của các nguyên tố lặp lại tuần hoàn trên bảng tuần hoàn, năm 1919 nhà hóa học Irving Langmuir đề xuất tính tuần hoàn có thể giải thích được nếu electron trong một nguyên tử được kết nối hay nhóm lại theo một cách nào đó. Nhóm các electron được cho là chiếm giữ vào một tập hợp lớp vỏ electron quanh hạt nhân. Thí nghiệm Stern–Gerlach thực hiện năm 1922 mang đến kết quả thực nghiệm ủng hộ cho bản chất lượng tử của nguyên tử. Khi một chùm nguyên tử bạc cho phóng qua một từ trường không đều, chùm tia sẽ bị tách ra trên màn thu tuân theo hướng của động lượng nguyên tử, hay spin lượng tử. Nếu hướng của spin là phân bố ngẫu nhiên, thì trên màn thu sẽ thu được một dải bạc liên tục. Tuy vậy, hai nhà vật lý lại thu được kết quả là có hai phần rõ rệt, chỉ phụ thuộc vào spin nguyên tử định hướng lên hay xuống. Năm 1924, Louis de Broglie dựa trên ý tưởng của Einstein về sóng điện từ có lúc thể hiện tính chất hạt (photon) và đề xuất ngược lại là mọi hạt có tính chất dạng sóng của chúng. Năm 1926, Erwin Schrödinger sử dụng đề xuất này nhằm phát triển mô hình toán học về nguyên tử miêu tả các electron như dạng sóng ba chiều hơn là các hạt điểm. Một hệ quả của cách sử dụng các hàm sóng miêu tả hành xử của hạt đó là về mặt toán học không thể nhận được giá trị chính xác về cả vị trí và động lượng của một hạt trong cùng một thời gian; đây chính là nội dung của nguyên lý bất định do nhà vật lý Werner Heisenberg phát biểu năm 1926. Trong khái niệm này, mỗi khi chúng ta đo chính xác vị trí của hạt chúng ta sẽ chỉ nhận được một khoảng các giá trị có thể cho động lượng, và ngược lại. Mô hình này cũng giải thích được những kết quả thực nghiệm về hành xử của nguyên tử mà những mô hình khác không làm được, như là những cấu trúc xác định và dải phổ của những nguyên tử lớn hơn nguyên tử hydro. Từ đó, mô hình hành tinh nguyên tử miêu tả các electron quay trên quỹ đạo quanh hạt nhân bị bác bỏ và thay thế vào đó là các electron ở những vùng gọi là orbital nguyên tử tương ứng với xác suất phân bố của electron. Các phổ kế khối lượng phát minh ra đã cho phép đo được chính xác khối lượng của nguyên tử. Thiết bị này sử dụng một nam châm làm lệch quỹ đạo của chùm tia ion, và góc lệch đo được bằng tỉ số của khối lượng nguyên tử và điện tích của nó. Nhà hóa học Francis William Aston đã sử dụng thiết bị này để chứng tỏ rằng các đồng vị có khối lượng khác nhau. Khối lượng nguyên tử của những đồng vị cùng một nguyên tố chỉ chênh nhau theo bội nguyên của một hằng số. Để giải thích cho sự khác biệt kỳ lạ về khối lượng đồng vị phải đợi đến tận khi khám phá ra neutron, hạt trung hòa điện có khối lượng hơi lớn hơn khối lượng proton, do nhà vật lý James Chadwick phát hiện năm 1932 khi bắn phá hạt nhân nguyên tử Beryli bằng các hạt alpha. Do vậy các đồng vị được giải thích như là các nguyên tố có cùng số proton và khác nhau về số neutron ở hạt nhân của chúng. Phân hạch, vật lý năng lượng cao và vật chất ngưng tụ Năm 1938, nhà hóa học người Đức Otto Hahn, học trò của Rutherford, đã hướng chùm neutron vào các nguyên tử urani nhằm mục đích tạo ra các nguyên tố siêu urani. Thay vào đó ông lại nhận được từ kết quả thí nghiệm hóa học là sản phẩm bari. Một năm sau, Lise Meitner và người cháu trai của Otto Hahn là Otto Frisch xác nhận kết quả Hahn thu được là thực nghiệm đầu tiên về sự phân hạch hạt nhân. Năm 1944, Otto Hahn nhận giải Nobel Hóa học. Mặc dù Hahn đã nỗ lực kêu gọi Ủy ban Nobel trao giải cho Meitner và Frisch nhưng ông đã không thành công. Trong thập niên 1950, với sự phát triển nhanh chóng của các máy gia tốc hạt và máy dò hạt đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu va chạm của các hạt nhân và nguyên tử ở mức năng lượng cao. Họ nhận thấy hạt neutron và proton là những loại hạt hadron, hay hạt tổ hợp của những hạt nhỏ hơn gọi là quark. Lý thuyết Mô hình chuẩn của vật lý hạt được phát triển và đã rất thành công trong giải thích tính chất của hạt nhân theo sự phân loại thành các hạt hạ nguyên tử và các tương tác chi phối thế giới lượng tử. Các thành phần Hạt hạ nguyên tử Mặc dù từ nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt không thể phân chia nhỏ hơn nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của nhiều hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron, proton và neutron. Ngoại trừ nguyên tử hydro-1 không có neutron và ion hydro không có electron (hay chính là hạt proton đơn lẻ). Electron là hạt nhẹ nhất trong ba hạt với khối lượng , và điện tích âm -e, kích thước của nó rất nhỏ và hiện nay chưa có công nghệ nào đo được đường kính của nó. Proton có điện tích dương +e và khối lượng gấp 1.836 khối lượng electron, và bằng , mặc dù giá trị này có thể giảm đi do bù trừ vào năng lượng liên kết của proton trong hạt nhân. Neutron là hạt trung hòa điện và khối lượng khi nó đứng riêng lẻ là 1.839 lần khối lượng electron, hay . Các nhà vật lý đo được đường kính của neutron và proton—vào cỡ —mặc dù 'bề mặt' của những hạt này không xác định rõ ràng. Trong Mô hình chuẩn, electron là hạt cơ bản thực sự vì nó không có hạt thành phần. Tuy nhiên, cả proton và neutron là những hạt tổ hợp của những hạt cơ bản gọi là quark. Có hai loại quark trong các proton và neutron, mỗi hạt quark mang điện tích phân số. Proton là hạt tổ hợp của 2 quark lên (mỗi hạt có điện tích +e) và một quark xuống (với điện tích −e). Neutron chứa một quark lên và hai quark xưống. Sự khác biệt trong thành phần khiến cho khối lượng và điện tích của hai hạt proton và neutron có sự khác nhau. Các quark liên kết với nhau bởi tương tác mạnh (hay lực mạnh) thông qua trao đổi các gluon. Đến lượt các hạt proton và neutron liên kết với nhau trong hạt nhân bởi lực hạt nhân, mà lực này về bản chất là do tương tác mạnh 'rò rỉ' ra ngoài với phạm vi ngắn (xem bài về lực hạt nhân). Hạt gluon là thành viên của họ hạt boson gauge, là hạt trung gian trao đổi tương tác mạnh. Hạt nhân Mọi proton và neutron liên kết với nhau trong hạt nhân nguyên tử, và chúng được gọi chung là các nucleon. Bán kính của hạt nhân có giá trị xấp xỉ 1,07 fm, với A là tổng số nucleon trong hạt nhân. Giá trị này nhỏ hơn rất nhiều bán kính của nguyên tử và bằng khoảng 105 fm. Các nucleon liên kết với nhau bởi thế năng hút còn dư của tương tác mạnh tầm ngắn. Với khoảng cách 2,5 fm lực này mạnh hơn lực điện từ làm cho các proton điện tích dương đẩy nhau. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton, hay còn gọi là số nguyên tử. Hạt nhân của một nguyên tố có số hạt neutron khác nhau xác định lên các đồng vị của nguyên tố đó. Tổng số proton và neutron xác định lên nuclit. Số lượng tương đối neutron so với proton ảnh hưởng tới tính ổn định của hạt nhân, và ở một số đồng vị có hiện tượng phân rã phóng xạ. Các hạt proton và neutron được phân loại thành hạt fermion. Nguyên lý loại trừ Pauli, một hiệu ứng cơ học lượng tử, không cho phép có hai hạt fermion đồng nhất ở cùng một trạng thái, ví dụ như không thể có nhiều hạt proton có cùng một trạng thái lượng tử trong cùng một thời gian. Do vậy mỗi hạt proton trong hạt nhân phải có các trạng thái khác nhau, với mức năng lượng của riêng chúng, và tương tự quy tắc này cho các hạt neutron. Tuy nhiên nguyên lý này không ngăn cấm một hạt proton và một neutron có cùng trạng thái lượng tử. Đối với các nguyên tử có giá trị nguyên tử số thấp, một hạt nhân có số proton khác số neutron có xu hướng trở về trạng thái năng lượng của hạt nhân thấp hơn thông qua quá trình phân rã phóng xạ dẫn đến số hạt proton và neutron trở lên xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là, các nguyên tử có số proton xấp xỉ bằng số neutron có hạt nhân bền và không có hiện tượng phóng xạ. Tuy nhiên, khi nguyên tử số tăng lên, lực đẩy lẫn nhau giữa các proton và đòi hỏi số neutron tăng lên để duy trì sự ổn định của hạt nhân, không còn tuân theo xu hướng cân bằng hai hạt này nữa. Và thực tế không có hạt nhân bền nào với số proton xấp xỉ bằng số neutron khi nguyên tử số lớn hơn Z = 20 (calci); và khi Z tăng đến những hạt nhân nặng nhất, tỉ số neutron trên proton để cho hạt nhân ổn định tiến tới giá trị 1,5. Các nhà khoa học biết hạt nhân nguyên tử có thể thay đổi số proton và neutron, mặc dù sự điều chỉnh này cần năng lượng rất cao do ảnh hưởng của lực hạt nhân cũng như lực điện từ. Phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra khi nhiều hạt nhân kết hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn, như sự va chạm năng lượng cao giữa hai hạt nhân. Ví dụ, tại lõi Mặt Trời các proton đòi hỏi năng lượng cỡ 3–10 keV để vượt qua lực đầy giữa chúng— để vượt qua rào Coulomb—và tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn. Phản ứng phân hạch hạt nhân là quá trình ngược lại, một hạt nhân bị tách ra làm hai hạt nhân có khối lượng nhỏ hơn—thường thông qua quá trình phân rã phóng xạ. Hạt nhân cũng bị biến đổi do kết quả quá trình bắn phá bởi các hạt hạ nguyên tử hay chùm proton năng lượng cao. Nếu hạt nhân mới sinh ra với số proton khác đi thì nguyên tử trở thành một nguyên tử của nguyên tố hóa học khác. Nếu khối lượng của hạt nhân sản phẩm trong phản ứng tổng hợp nhỏ hơn tổng cộng khối lượng của các hạt nhân tham gia phản ứng, thì hiệu khối lượng này có thể phát ra dưới dạng năng lượng có ích (như tia gamma, hay động năng của các hạt sản phẩm như hạt beta), và tuân theo nguyên lý sự tương đương khối lượng-năng lượng với công thức của Albert Einstein ΔE = Δm.c2, với Δm là khối lượng chênh lệch và c là tốc độ ánh sáng. Năng lượng dôi ra này có nguồn gốc từ năng lượng liên kết của hạt nhân tạo thành, và nó là sự mất mát năng lượng không thể khôi phục được làm cho các hạt tham gia tổng hợp đứng cạnh nhau trong một trạng thái đòi hỏi năng lượng này phải tách ra. Phản ứng tổng hợp tạo ra hạt nhân lớn hơn từ các hạt nhân có nguyên tử số Z nhỏ hơn của sắt và nikel – với tổng số nucleon vào khoảng 60—thường là phản ứng sinh nhiệt giải phóng nhiều năng lượng hơn so với năng lượng cần thiết để tổng hợp chúng. Đây chính là những phản ứng tổng hợp hạt nhân sinh năng lượng trong các sao và giúp ngôi sao duy trì trạng thái cân bằng áp suất và lực hút hấp dẫn. Đối với các hạt nhân nặng hơn, năng lượng liên kết trên một nucleon trong hạt nhân bắt đầu giảm. Điều này làm cho phản ứng tổng hợp sinh ra hạt nhân với nguyên tử số Z > 26 và số nucleon cao hơn 60, là phản ứng thu nhiệt. Những hạt nhân nặng này không thể tham gia phản ứng tổng hợp sinh năng lượng giúp cho quá trình cân bằng thủy tĩnh của sao được ổn định. Đám mây electron Các electron trong một nguyên tử bị hút bởi các proton ở hạt nhân bằng lực điện từ. Lực này giam các electron bên trong một giếng thế tĩnh điện bao quanh hạt nhân, tức là cần phải có nguồn năng lượng từ bên ngoài để cho electron thoát ra khỏi hạt nhân. Electron càng nằm gần về phía hạt nhân, lực hút càng mạnh hơn. Do đó electron liên kết gần tâm của giếng thế đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để thoát ra ngoài. Electron, giống như những hạt vi mô khác, có cả tính chất sóng và hạt. Đám mây electron là một vùng bên trong giếng thế nơi mỗi electron tạo thành một kiểu sóng đứng ba chiều – dạng sóng không di chuyển so với hạt nhân. Hành xử này tạo nên orbital nguyên tử, một hàm toán học đặc trưng cho xác suất một electron xuất hiện tại một điểm cụ thể khi đo vị trí của electron. Chỉ có tập rời rạc bị lượng tử hóa những orbital tồn tại xung quanh hạt nhân, hoặc nếu có những dạng sóng khác thì nó sẽ nhanh chóng phân hủy thành dạng sóng đứng lượng tử ổn định hơn. Các orbital có thể có cấu trúc nhiều hơn một vòng hoặc nút, và chúng khác nhau về kích thước, hình dạng và hướng. Mỗi orbital tương ứng với một mức năng lượng cụ thể của electron. Electron có thể thay đổi trạng thái của nó đến mức năng lượng cao hơn bằng hấp thụ một photon với năng lượng phù hợp để đẩy điện tử lên trạng thái năng lượng mới. Tương tự như vậy, thông qua phát xạ tự phát, một electron ở trạng thái năng lượng cao hơn có thể trở về mức năng lượng thấp bằng phát ra một photon. Những giá trị năng lượng đặc trưng này, xác định bởi hiệu giữa các mức năng lượng của từng trạng thái lượng tử, thể hiện cho dãy vạch phổ đặc trưng của từng nguyên tử. Lượng năng lượng cần để lấy đi hoặc thêm một electron vào – năng lượng liên kết electron – nhỏ hơn nhiều so với năng lượng liên kết các nucleon trong hạt nhân. Ví dụ, chỉ cần 13,6 eV để tách electron ở trạng thái năng lượng nền (trạng thái năng lượng thấp nhất) ra khỏi nguyên tử hydro, so với 2,23 triệu eV để tách một hạt nhân deuteri. Các nguyên tử trung hòa điện nếu chúng có số electron bằng số proton. Nguyên tử thiếu hoặc dư thừa electron gọi là ion. Những electron nằm xa hạt nhân nhất có thể bị bắt sang nguyên tử bên cạnh hoặc thuộc về cả hai nguyên tử. Theo cơ chế này, các nguyên tử có thể liên kết với nhau thành các phân tử hoặc những hợp chất hóa học khác như mạng lưới tinh thể ion hoặc liên kết cộng hóa trị. Tính chất Tính chất hạt nhân Theo định nghĩa, bất kỳ hai nguyên tử với cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc về cùng một nguyên tố hóa học. Các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số neutron là những đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố. Ví dụ, mọi nguyên tử hydro chỉ chứa một proton, nhưng có đồng vị không chứa neutron (hydro-1, là dạng phổ biến nhất, hay còn gọi là protium), chứa một neutron (deuteri), hai neutron (triti) và nhiều hơn hai neutron. Các nguyên tố đã biết lập thành một tập nguyên tử số, từ nguyên tố chứa 1 proton hydro cho đến nguyên tố chứa 118 proton ununoctium. Tất cả các đồng vị đã biết của nguyên tố có nguyên tử số lớn hơn 82 là đồng vị phóng xạ. Các nhà vật lý hạt nhân biết khoảng 339 nuclit xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất, trong số đó 254 (khoảng 75%) nuclit không có tính phân rã, và thường gọi là "đồng vị bền". Tuy nhiên, chỉ 90 trong số những nuclit này là ổn định đối với mọi phân rã, thậm chí ngay cả trên lý thuyết. Còn lại 164 (trong tổng số 254) thì người ta vẫn chưa quan sát thấy chúng phân rã, vì trên lý thuyết chúng có mức năng lượng hạt nhân cao. Và các nhà khoa học thường phân loại chúng một cách hình thức thuộc dạng "bền". Thêm khoảng 34 nuclit phóng xạ có nửa thời gian sống hơn 80 triệu năm, đủ lâu để có mặt từ lúc hình thành Hệ Mặt Trời. Tổng số 288 nuclit này gọi là các nuclit nguyên thủy. Cuối cùng, có thêm khoảng 51 nuclit với nửa thời gian sống ngắn mà các nhà khoa học biết chúng tồn tại trong tự nhiên, như là sản phẩm phân rã của các nuclit nguyên thủy (như radi từ urani), hoặc là những sản phẩm của các quá trình năng lượng cao trong tự nhiên trên Trái Đất, như do các tia vũ trụ bắn phá (ví dụ, cacbon-14). Đối với 80 nguyên tố hóa học, mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị bền tồn tại. Như một quy tắc, chỉ có một số nhất định đồng vị bền cho mỗi nguyên tố, trung bình khoảng 3,2 đồng vị bền trên một nguyên tố. 26 nguyên tố chỉ có duy nhất một đồng vị ổn định, trong khi nguyên tố có nhiều đồng vị bền nhất đã được xác nhận đó là thiếc với 10 đồng vị bền. Nguyên tố 43, 61, 83 và mọi nguyên tố có nguyên tử số cao hơn đều không có đồng vị bền. Tính ổn định của đồng vị bị ảnh hưởng bởi tỉ số của proton trên neutron, và cũng bởi sự có mặt của những "số thần kỳ" xác định của neutron hay proton mà xuất hiện làm đầy hoặc gần với lớp vỏ lượng tử trong mô hình cấu trúc hạt nhân. Những vỏ lượng tử này tương ứng với tập mức năng lượng trong mô hình vỏ hạt nhân; những vỏ được lấp đầy, như vỏ lượng tử của thiếc chứa đầy 50 proton, lại được coi là có tính ổn định kỳ lạ đối với nuclit (hay số thần kỳ là 50). Trong 254 nuclit bền đã biết, chỉ có bốn nuclit bền chứa đồng thời số lẻ proton và số lẻ neutron: hydro-2 (deuteri), lithi-6, boron-10 và nitơ-14. Cũng vậy, chỉ có bốn nuclit xuất hiện trong tự nhiên với đồng thời số lẻ proton và neutron có nửa thời gian sống trên một tỷ năm: kali-40, vanadium-50, lanthanum-138 và tantalum-180m. Đa số các hạt nhân có đồng thời số lẻ proton và neutron đều mất ổn định và nhanh chóng phân rã beta, bởi vì sản phẩm phân rã chứa số chẵn đồng thời proton và neutron, và do vậy liên kết chặt với nhau hơn, do hiệu ứng bắt cặp hạt nhân (theo nguyên lý loại trừ Pauli, một proton có spin lên sẽ có xu hướng bắt cặp với một proton có spin xuống, và tương tự cho neutron, điều này dẫn đến xu hướng có đồng thời số chẵn cả proton và neutron trong hạt nhân). Khối lượng Phần lớn khối lượng của nguyên tử là do đóng góp của proton và neutron trong hạt nhân của nó. Tổng những hạt này (gọi là "nucleon") trong một nguyên tử gọi là số khối. Số khối đơn giản chỉ là một số tự nhiên, có đơn vị là "nucleon." Ví dụ sử dụng số khối là "cacbon-12," có 12 nucleon (6 proton và 6 neutron). Khối lượng thực của nguyên tử khi nó đứng yên (khối lượng bất biến, khối lượng nghỉ) thường được biểu diễn bằng đơn vị khối lượng nguyên tử (u), hay đôi khi gọi là một dalton (Da). Đơn vị này được xác định bằng một phần mười hai khối lượng nghỉ của nguyên tử tự do trung hòa điện cacbon-12, với khối lượng xấp xỉ . hydro-1, đồng vị nhẹ nhất của hydro và là nguyên tử nhẹ nhất, có khối lượng nghỉ bằng 1,007825 u. Giá trị của số này gọi là nguyên tử lượng. Một nguyên tử có nguyên tử lượng xấp xỉ bằng (sai số 1%) số khối của nó nhân với đơn vị khối lượng nguyên tử. Tuy nhiên, giá trị này sẽ không bằng chính xác số khối trừ trường hợp của cacbon-12 (xem bên dưới) Nguyên tử bền nặng nhất là chì-208, có khối lượng là . Ngay cả đối với các nguyên tử nặng nhất cũng quá nhẹ để có thể nghiên cứu trực tiếp và đơn vị khối lượng khá rườm rà, thay vào đó các nhà hóa học sử dụng đơn vị Mol. Một mol nguyên tử của bất kỳ một nguyên tố hóa học luôn có cùng số lượng nguyên tử (bằng khoảng ). Số này được chọn sao cho nếu một nguyên tố có nguyên tử lượng là 1 u, thì 1 mol nguyên tử nguyên tố này có khối lượng xấp xỉ 1 gram. Do định nghĩa của đơn vị khối lượng nguyên tử, mỗi nguyên tử cacbon-12 có nguyên tử khối chính xác bằng 12 u, do vậy 1 mol nguyên tử cacbon-12 có khối lượng chính xác bằng 0,012 kg. Hình dạng và kích thước Nguyên tử không có bề mặt định rõ, do vậy kích thước của nó thường được xác định hình thức bằng thuật ngữ bán kính nguyên tử. Đại lượng này đo khoảng cách mở rộng đám mây electron tính từ hạt nhân. Tuy nhiên, cách giả sử này không chỉ đúng cho nguyên tử có dạng hình cầu, mà còn đúng cho nguyên tử cô lập trong chân không. Bán kính nguyên tử có thể suy ra từ khoảng cách giữa hai hạt nhân khi hai nguyên tử kết hợp lại theo liên kết hóa học. Bán kính thay đổi phụ thuộc vị trí của nguyên tử trên bảng tuần hoàn, loại liên kết hóa học, số nguyên tử hay ion lân cận với nó (số tọa độ) và tính chất cơ học lượng tử của nó spin. Trên bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, theo tính toán lý thuyết, kích thước nguyên tử có xu hướng tăng lên khi đi theo cột từ trên xuống, nhưng giảm khi đi theo hàng từ trái sang phải và dữ liệu thực nghiệm đo được khá phù hợp với xu hướng này. Hệ quả là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là 32 pm, trong khi nguyên tử lớn nhất là caesi với bán kính 225 pm. Khi chịu tác động của trường ngoài, như điện trường và từ trường, hình dạng của nguyên tử có thể bị bẻ lệch khỏi hình cầu. Sự lệch này phụ thuộc vào cường độ của trường và kiểu orbital của lớp vỏ electron ngoài cùng, như được chỉ ra bởi lý thuyết nhóm. Hình cầu biến dạng có thể xuất hiện trong cấu trúc tinh thể ở đây khi chịu điện trường mẫu tinh thể có xuất hiện những đối xứng bậc thấp trong dàn tinh thể. Gần đây các nhà tinh thể học chỉ ra sự biến dạng lớn thành ellipsoid xuất hiện ở ion lưu huỳnh trong tinh thể pyrit. Nguyên tử có kích thước nhỏ hơn hàng nghìn lần bước sóng ánh sáng khả kiến (400–700 nm) do vậy chúng ta không thể quan sát nguyên tử bằng kính hiển vi quang học. Tuy nhiên, có thể quan sát từng nguyên tử bằng thiết bị kính hiển vi quét xuyên hầm. Để hình dung kích thước rất nhỏ của nguyên tử, đường kính của tóc người bình thường bằng khoảng 1 triệu lần đường kính nguyên tử cacbon. Một giọt nước chứa khoảng () nguyên tử oxy, và gấp hai lần số nguyên tử hydro. Một cara kim cương với khối lượng chứa khoảng (1022) nguyên tử cacbon. Nếu một quả táo phóng to bằng đường kính Trái Đất, thì một nguyên tử trong quả táo có đường kính xấp xỉ kích cỡ quả táo ban đầu. Phân rã phóng xạ Mỗi nguyên tố có một hay nhiều đồng vị mà hạt nhân không bền sẽ tiến tới phân rã phóng xạ, và hạt nhân phát ra hạt nhân khác hoặc bức xạ điện từ. Hiện tượng phóng xạ xảy ra khi bán kính của hạt nhân đủ lớn so với bán kính ảnh hưởng của tương tác mạnh, với phạm vi tác động khoảng 1 fm. Những phản ứng phân rã phóng xạ hay gặp nhất là: Phân rã alpha là phản ứng trong đó hạt nhân phát ra hạt alpha, hạt nhân của heli chứa hai proton và hai neutron. Hạt sản phẩm là những nguyên tố mới với số nguyên tử thấp hơn. Phân rã beta (và bắt giữ electron) bị kiểm soát bởi tương tác yếu, và kết quả là một neutron biến đổi thành một proton, hoặc một proton thành một neutron. Kiểu đầu tiên đi kèm với sự phát ra một electron và một phản neutrino electron, trong khi kiểu thứ hai phát ra một positron và một neutrino electron. Hạt electron hoặc positron phát ra vì lý do lịch sử mà các nhà vật lý gọi là những hạt beta. Phân rã beta làm tăng hoặc giảm số nguyên tử của hạt nhân 1 đơn vị. Một phản ứng tương tự với phân ra beta của hạt positron trong hạt nhân giàu proton đó là phản ứng bắt electron của hạt nhân, quá trình này thậm chí còn phổ biến hơn phản ứng phát ra positron do nó đòi hỏi ít năng lượng hơn. Trong phản ứng này electron bị hấp thụ bởi hạt nhân hơn là phát positron. Một hạt neutrino vẫn phát ra trong phản ứng và một proton biến thành một neutron. Phóng xạ tia gamma làm thay đổi mức năng lượng của hạt nhân về trạng thái năng lượng thấp hơn, kết quả là phát ra photon gamma. Phản ứng này có thể xuất hiện sau phân rã alpha hoặc beta từ phân rã phóng xạ. Một loại phân rã hiếm nữa là sản phẩm phân rã bao gồm những neutron hoặc proton hoặc đám nucleon từ một hạt nhân, hoặc có nhiều hơn một hạt beta bị bắn ra, hoặc sản phẩm (thông qua biến đổi nội bộ hạt nhân gốc) là những electron năng lượng cao mà không phải là chùm tia beta, hay những photon năng lượng cao không phải là tia gamma. Một vài hạt nhân nổ thành hai hoặc nhiều hạt nhân không cố định đi kèm với một số neutron, trong phân rã tự phát của phản ứng phân hạch hạt nhân. Mỗi đồng vị phóng xạ có chu kỳ phân rã đặc trưng — hay nửa thời gian sống — xác định bởi lượng thời gian cần thiết cho một nửa mẫu hạt phân rã. Đây là tiến trình phân rã hàm mũ và giảm dần lượng đồng vị còn lại một nửa sau mỗi chu kỳ phân rã. Do đó sau chu kỳ phân rã thứ hai số hạt đồng vị còn lại chỉ là 25% so với ban đầu, và cứ như thế. Mômen từ Các hạt cơ bản có một tính chất cơ học lượng tử nội tại gọi là spin. Tính chất này tương tự như động lượng góc của một vật quay quanh khối tâm của nó, mặc dù nói một cách sơ lược những hạt cơ bản được cho là những hạt điểm và không thể hiện tính tự quay quanh trục nào cả. Spin lượng tử hay mômen từ nội tại có đơn vị đo bằng hằng số Planck thu gọn (ħ), với electron, proton và neutron chúng chỉ có hai giá trị spin ½ ħ, hoặc "spin -½". Trong nguyên tử, các electron bao quanh hạt nhân có mômen động lượng orbital cùng với đặc tính spin, trong khi hạt nhân có mômen động lượng chính nó do spin của hạt nhân. Từ trường sinh ra bởi nguyên tử—mômen từ— được xác định bởi nhiều giá trị mô men động lượng, giống như một vật tích điện chuyển động trong điện từ học cổ điển sinh ra từ trường. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu đến từ spin. Do bản chất các electron tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli, hai electron không thể có cùng một trạng thái lượng tử trong một vùng ở cùng thời gian (không có cùng 4 số lượng tử) và quy tắc Hund về quy trình phân bố electron trong orbital. Các electron liên kết tạo cặp với nhau trong orbital, với một electron có trạng thái spin lên và electron kia có trạng thái spin xuống. Do vậy trong một cặp, spin lượng tử bị triệt tiêu, dẫn đến tổng mômen lưỡng cực từ bằng 0 trong một số nguyên tử có số chẵn electron với mỗi orbital đã lấp đầy bởi những cặp electron. Trong các nguyên tố sắt từ như sắt, niken, chúng có một số electron chưa bắt cặp trong orbital và vì vậy có mômen từ nguyên tử. orbital của các nguyên tử lân cận phủ lên nhau và xuất hiện một trạng thái năng lượng thấp hơn khi spin của các electron chưa bắt cặp đồng loạt hướng theo nhau, một quá trình gọi là tương tác trao đổi. Khi mômen từ của các nguyên tử sắt từ sắp hàng, vật liệu sẽ sinh ra một từ trường vĩ mô đo được. Nguyên tử của vật liệu thuận từ có mômen từ sắp xếp ngẫu nhiên không theo một hướng, nhưng khi có từ trường ngoài thì các mômen từ hưởng ứng theo hướng của từ trường ngoài và có một từ trường vĩ mô nhỏ ở vật liệu thuận từ. Hạt nhân nguyên tử cũng có spin. Thông thường các hạt nhân có spin định hướng theo những hướng ngẫu nhiên trong cân bằng nhiệt động. Tuy nhiên, đối với một số nguyên tố (như xenon-129) hạt nhân của nó có thể bị phân cực spin theo số lượng lớn của trạng thái spin hạt nhân do vậy chúng có thể sắp hàng theo một hướng— hay hiện tượng siêu phân cực. Spin hạt nhân có một ứng dụng quan trọng trong y học đó là chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân. Mức năng lượng Các nhà vật lý quy ước thế năng của một electron trong nguyên tử có giá trị âm, và phụ thuộc vào vị trí của nó trong nguyên tử. Nó có giá trị cực tiểu khi nằm ở gần hạt nhân nhất và quy ước bằng 0 khi nó nằm xa vô cùng so với hạt nhân, hay thế năng của nó tỉ lệ nghịch với khoảng cách. Trong mô hình cơ học lượng tử, một electron liên kết chỉ có thể chiếm những trạng thái lượng tử xung quanh hạt nhân, và mỗi trạng thái tương ứng với một mức năng lượng xác định; xem phương trình Schrödinger độc lập thời gian về cách giải thích lý thuyết. Mức năng lượng có thể đo bằng lượng năng lượng cần thiết để bứt electron tại trạng thái đó ra xa vô cùng, và có đơn vị electronvolt (eV). Trạng thái năng lượng thấp nhất của electron liên kết gọi là trạng thái năng lượng nền và khi một electron chuyển dịch sang mức năng lượng cao hơn thì nó ở vào trạng thái kích thích. Năng lượng của electron tăng lên khi số lượng tử chính n tăng bởi vì khoảng cách trung bình đến hạt nhân tăng. Sự phụ thuộc năng lượng vào số lượng tử xung lượng ℓ không phải là do thế năng tĩnh điện với hạt nhân mà là bởi tương tác giữa các electron. Khi một electron chuyển dịch giữa hai trạng thái năng lượng, nó phải hấp thụ hoặc phát ra một photon có năng lượng bằng hiệu giữa hai trạng thái năng lượng này. Năng lượng của một photon tỷ lệ với tần số của nó, do đó những mức năng lượng xác định này hiện lên thành những dải phân biệt trong phổ điện từ. Mỗi nguyên tố có một phổ đặc trưng phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, cấu hình electron, tương tác điện từ giữa các electron và bởi những nhân tố khác. Khi ánh sáng với phổ năng lượng liên tục truyền qua chất khí hay plasma, một số nguyên tử hấp thụ photon, khiến cho các electron thay đổi mức năng lượng của nó. Những electron kích thích này vẫn liên kết với nguyên tử của nó và tự phát phóng thích năng lượng qua phát ra photon theo hướng ngẫu nhiên, và trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn. Do vậy nguyên tử thể hiện như một máy lọc tạo ra một dãy các vạch tối trong phổ năng lượng phát ra. (Một người quan sát nguyên tử khi chùm sáng chiếu qua chúng sẽ thấy khi lọc bỏ phổ liên tục thu được dãy phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tử.) Đo lường phổ về cường độ và độ rộng của các vạch phổ nguyên tử cho phép các nhà khoa học xác định được thành phần và tính chất vật lý của chất cần nghiên cứu. Khi nghiên cứu kĩ hơn phổ nguyên tử các nhà vật lý nhận thấy có sự tách vạch trong cấu trúc tế vi. Sự xuất hiện này là do hiệu ứng spin-quỹ đạo tương đối tính, khi tính đến ảnh hưởng giữa chuyển động của electron lớp ngoài cùng với spin của nó. Khi nguyên tử đặt trong từ trường ngoài, các vạch phổ của nó bị tách thành ba hoặc nhiều vạch; hay hiệu ứng Zeeman. Hiệu ứng này là do tương tác của từ trường ngoài với mômen từ của nguyên tử và của electron. Một số nguyên tử có nhiều cấu hình electron với cùng một mức năng lượng, do đó vạch phổ thu được là giống nhau cho những cấu hình này. Khi nguyên tử tương tác với từ trường làm dịch chuyển những cấu hình electron đến một mức năng lượng hơi khác, làm cho xuất hiện nhiều vạch phổ trên quang phổ thu được. Sự có mặt của một điện trường ngoài cũng làm tách và dịch chuyển vạch phổ và thay đổi đáng kể mức năng lượng của electron, hay hiệu ứng Stark. Nếu electron liên kết trong trạng thái kích thích, một photon tương tác với năng lượng riêng có thể gây ra hiệu ứng phát xạ kích thích cho một photon với năng lượng phù hợp với mức kích thích. Để điều này xảy ra, electron phải trở về trạng thái năng lượng thấp hơn mà có hiệu năng lượng giữa hai trạng thái chuyển dịch bằng với năng lượng của photon tương tác. Photon phát ra và photon tương tác di chuyển song song và có cùng pha với nhau, phản xạ qua lại giữa hai gương. Khi đó, phần sóng của hai photon được đồng bộ hóa. Tính chất vật lý này được ứng dụng để chế tạo các loại laser, một chùm sóng điện từ kết hợp với tần số đồng bộ. Hóa trị và liên kết hóa học Lớp vỏ electron ngoài cùng của nguyên tử cô lập trong trạng thái chưa kết hợp gọi là vỏ hóa trị, và các electron trong lớp vỏ này gọi là electron hóa trị. Số các electron hóa trị xác định lên tính chất liên kết hóa học giữa các nguyên tử với nhau. Nguyên tử có xu hướng phản ứng với nhau theo cách lấp đầy (hoặc làm trống) các vỏ hóa trị ngoài cùng của chúng. Ví dụ, sự truyền đổi một electron giữa các nguyên tử là một cách xấp xỉ tốt cho liên kết hình thành giữa một nguyên tử cần thêm một electron là đầy lớp vỏ hóa trị với một nguyên tử khi bớt một electron nó sẽ đầy lớp vỏ, cách liên kết này xuất hiện trong hợp chất natri chloride và những muối ion khác. Tuy nhiên, nhiều nguyên tố có nhiều số hóa trị, và có xu hướng chia sẻ nhiều electron khác nhau trong những hợp chất khác nhau. Như thế, các liên kết hóa học giữa những nguyên tố hình thành theo kiểu chia sẻ nhiều electron hơn là chỉ truyền đổi một electron. Ví dụ này bao gồm nguyên tố cacbon và các hợp chất hữu cơ. Tính chất hóa học của các nguyên tố thể hiện tính tuần hoàn khi sắp xếp trên bảng tuần hoàn, và các nguyên tố với cùng số electron hóa trị tạo thành một nhóm trong cùng một cột của bảng. (Hàng ngang tương ứng với sự lấp đầy lớp vỏ electron.) Các nguyên tố ở phía ngoài cùng bên phải của bảng có lớp vỏ hóa trị đã được lấp đầy electron, khiến cho những nguyên tố này rất thụ động trong các phản ứng hóa học, hay còn gọi là khí hiếm. Trạng thái Các nguyên tử tham gia cấu thành lên những trạng thái vật chất khác nhau phụ thuộc vào những điều kiện vật lý, như mật độ, nhiệt độ và áp suất. Khi những điều kiện này thay đổi đến điều kiện giới hạn, xảy ra sự chuyển pha vật chất giữa các pha rắn, lỏng, khí và plasma. Trong một trạng thái, vật liệu cũng thể hiện những dạng thù hình khác nhau. Ví dụ như đối với cacbon rắn, nó có thể hiện như graphen, graphit hay kim cương. Dạng thù hình trong chất khí cũng tồn tại, như dioxy và ozone. Quan sát và thăm dò Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi quét chui hầm là thiết bị quan sát bề mặt vật liệu ở cấp nguyên tử. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên hiệu ứng đường hầm lượng tử, hiệu ứng cho phép các hạt đi qua rào cản là giếng thế mà về mặt trực giác vĩ mô là không thể. Các electron chui hầm qua chân không giữa hai điện cực kim loại đồng phẳng, trên mỗi phía có một nguyên tử hấp thụ electron, dẫn đến xuất hiện mật độ dòng điện mà có thể đo được. Khi đầu dò được quét trên bề mặt mẫu, sẽ xuất hiện các điện tử di chuyển từ bề mặt mẫu sang mũi dò do hiệu ứng chui hầm lượng tử và việc ghi lại dòng chui hầm (do một hiệu điện thế đặt giữa mũi dò và mẫu) này sẽ cho các thông tin về cấu trúc bề mặt. Khi nguyên tử bị mất một vài electron nó trở thành ion. Khi là hạt điện tích quỹ đạo của nó bị lệch đi trong từ trường. Đo được bán kính độ lệch quỹ đạo của ion cho phép chúng ta xác định được khối lượng của nguyên tử. Thiết bị phổ khối kế dựa trên nguyên lý này để đo tỉ số khối lượng trên điện tích của các ion. Nếu một chứa nhiều ion, phổ khối có thể xác định được tỉ lệ của mỗi đồng vị trong mẫu bằng cách đo cường độ của nhiều chùm ion khác nhau. Kỹ thuật làm bay hơi nguyên tử bao gồm "phổ kế phát xạ cặp nguyên tử plasma cảm ứng" và "phổ kế khối lượng cặp plasma cảm ứng", cả hai kỹ thuật sử dụng plasma làm bay hơi mẫu để phân tích. Một phương pháp hay dùng nữa là phổ tổn hao năng lượng điện tử, dựa trên việc ghi và phân tích phần năng lượng bị mất mát của chùm electron trong kính hiển vi điện tử truyền qua do tán xạ không đàn hồi khi truyền qua mẫu vật rắn. Phương pháp thăm dò nguyên tử (atom probe) có độ phân giải dưới nanômét và thu được ảnh 3-D cũng như xác định được đặc tính hóa học của từng nguyên tử thông qua phổ khối thời gian truyền. Phổ của trạng thái nguyên tử kích thích được dùng để phân tích thành phần nguyên tử trong các sao ở xa. Các nhà thiên văn có thể tách những bước sóng điện từ đặc trưng trong ánh sáng phát ra từ ngôi sao và liên hệ nó với sự dịch chuyển lượng tử trong nguyên tử khí tự do. Những màu này (bước sóng) có thể được sao chép bằng cách sử dụng đèn phóng điện qua khí (gas-discharge lamp) chứa cùng nguyên tố trên ngôi sao. Đặc biệt nguyên tử Heli đã được phát hiện theo cách này khi nghiên cứu phổ Mặt Trời sớm 23 năm trước khi nó được phát hiện có tồn tại trên Trái Đất. Nguồn gốc và trạng thái hiện tại Nguyên tử chiếm khoảng 4,9% tổng mật độ năng lượng trong Vũ trụ quan sát được (còn lại là vật chất tối và năng lượng tối), với mật độ trung bình khoảng 0,25 nguyên tử/m³. Trong một thiên hà như Ngân Hà, nguyên tử có độ tập trung cao hơn, với mật độ vật chất bên trong môi trường liên sao (ISM) từ 105 đến 109 nguyên tử/m³. Mặt Trời nằm trong Bong bóng địa phương, một vùng tập trung khí ion hóa cao, do vậy mật độ ở môi trường lân cận hệ Mặt Trời trung bình vào khoảng 103 nguyên tử/m³. Các ngôi sao hình thành từ những đám mây đậm đặc trong ISM, và quá trình tiến hóa của sao dần dần làm giàu môi trường trong ISM với các nguyên tố nặng hơn hydro và heli. Có tới 95% nguyên tử trong Ngân Hà tập trung bên trong các ngôi sao và tổng khối lượng nguyên tử chiếm khoảng 10% khối lượng toàn thiên hà. (phần khối lượng còn lại đa số là vật chất tối.) Sự hình thành Electron tồn tại trong Vũ trụ từ giai đoạn sơ khai sau Vụ nổ lớn. Hạt nhân nguyên tử hình thành trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Quá trình tổng hợp hạt nhân sau Vụ nổ lớn tạo ra phần lớn heli, lithi, và deuteri trong Vũ trụ, và có lẽ là beryli và bo. Sự tồn tại khắp nơi và tính ổn định của nguyên tử dựa trên năng lượng liên kết của nó, có nghĩa là nguyên tử có năng lượng thấp hơn so với một hệ không liên kết gồm hạt nhân và các electron. Khi nhiệt độ cao hơn năng lượng ion hóa nguyên tử, vật chất tồn tại ở trạng thái plasma – chất khí chứa ion điện tích dương (hoặc thậm chí cả hạt nhân trần trụi) và electron. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức năng lượng ion hóa, các nguyên tử bắt đầu hình thành theo các định luật của vật lý thống kê. Nguyên tử (khi đã bắt các electron) trở lên vượt trội so với các hạt tích điện sau 380.000 năm từ Big Bang— một kỷ nguyên gọi là "tái kết hợp", khi Vũ trụ giãn nở ra và lạnh đi cho phép các electron gắn kết được với hạt nhân. Do Vụ nổ lớn không sinh ra cacbon hoặc nguyên tử nặng hơn, hạt nhân nguyên tử được sản sinh trong lòng các ngôi sao thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra nhiều nguyên tố heli hơn, và (thông qua quá trình bộ ba heli) sản sinh ra các nguyên tố cacbon cho tới sắt; xem thêm tổng hợp hạt nhân sao. Những loại đồng vị như lithi-6, cũng như một số đồng vị berylilli và bo sản sinh trong không gian thông qua phản ứng bắn phá của tia vũ trụ. Khi chùm tia proton năng lượng cao va đập vào hạt nhân nguyên tử trong khí quyển Trái Đất, khiến cho một lượng lớn số hạt nhân nhẹ sinh ra. Những nguyên tố nặng hơn sắt hình thành trong vụ nổ siêu tân tinh thông qua quá trình-r (r-process) và trong các sao nhánh tiệm cận khổng lồ (AGB stars) thông qua quá trình-s (s-process), cả hai quá trình có sự bắt neutron của hạt nhân nguyên tử. Trái Đất Hầu hết các nguyên tử cấu tạo nên Trái Đất và những thứ tồn tại trên nó đã có mặt trong những tinh vân suy sụp hấp dẫn từ đám mây phân tử để hình thành lên Hệ Mặt Trời. Một số hạt nhân còn lại là sản phẩm của quá trình phân rã, và khi đo được tỷ lệ có mặt của chúng các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của Trái Đất thông qua định tuổi bằng đồng vị phóng xạ. Hầu hết heli trong lớp vỏ Trái Đất (khoảng 99% khí heli xuất hiện trong các giếng khai thác khí đốt, và một lượng nhỏ heli-3) là sản phẩm của phản ứng phân rã alpha. Một vài dấu vết của một số đồng vị nguyên tử trên Trái Đất không có mặt lúc hình thành hệ Mặt Trời (hay không phải là "nguyên thủy"), hay là sản phẩm của quá trình phân rã. Cacbon-14 liên tục được sinh ra từ tia vũ trụ trong khí quyển. Một số nguyên tử trên Trái Đất sinh ra từ các máy gia tốc hay trong lò phản ứng hạt nhân hoặc các vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Trong các nguyên tố siêu urani—với số nguyên tử lớn hơn 92—chỉ có plutoni và neptuni xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất. Các nguyên tố siêu urani có chu kỳ phân rã phóng xạ ngắn hơn tuổi của Trái Đất và do vậy nếu chúng hình thành nguyên thủy thì cũng đã bị phân rã từ lâu, ngoại trừ có một ít plutoni-244 xuất hiện trong bụi vũ trụ. Nguyên tố plutoni và neptuni có trong tự nhiên chủ yếu là sản phẩm của urani bắt neutron và thường thấy ở các quặng urani. Trái Đất chứa xấp xỉ nguyên tử. Mặc dù có dạng nguyên tử tồn tại độc lập như các khí hiếm tồn tại ít, như argon, neon, và heli, 99% khí quyển chứa chủ yếu các nguyên tử dạng kết hợp như phân tử, bao gồm cacbon dioxide CO2 và phân tử hai nguyên tử như oxy O2 và nitơ N2. Tại bề mặt Trái Đất, lượng khổng lồ các nguyên tử kết hợp theo nhiều dạng, bao gồm nước H2O, muối, silicat và các oxide. Nguyên tử cũng kết hợp lại thành vật liệu không chứa phân tử rời rạc, bao gồm tinh thể và chất lỏng hoặc kim loại rắn. Dạng vật chất nguyên tử này tạo nên mạng lưới được sắp xếp thiếu đi kiểu trật tự gián đoạn loại đặc biệt quy mô nhỏ thường gặp ở dạng vật chất phân tử. Các dạng hiếm và trên lý thuyết Nguyên tố siêu nặng Các đồng vị với số nguyên tử lớn hơn của chì (82) có tính phóng xạ, các nhà vật lý đã đề xuất về sự tồn tại của "đảo bền" cho những nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 103. Những nguyên tố siêu nặng này có hạt nhân tương đối ổn định trong quá trình phân rã. Ứng cử viên cho nguyên tử siêu nặng ổn định đó là unbihexium, có 126 proton và 184 neutron. Vật chất ngoại lai Mỗi hạt vật chất đều có dạng tương ứng trên lý thuyết đó là hạt phản vật chất với điện tích trái dấu. Hay hạt positron điện tích dương là phản hạt của electron và phản proton điện tích âm là phản hạt của proton. Khi vật chất và phản vật chất tương ứng gặp nhau chúng lập tức bị hủy thành các tia gamma. Bởi vì lý do này, cùng với sự mất cân bằng giữa lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ, phản vật chất rất hiếm thấy trong vũ trụ. (Mặc dù nguyên nhân của sự mất cân bằng trên quy mô Vũ trụ chưa được hiểu đầy đủ, một số lý thuyết đã đề xuất ra về sự vi phạm đối xứng CPT trong thời điểm của Vụ nổ lớn.) Và hiện nay chưa có nguyên tử phản vật chất nào tìm thấy tồn tại trong tự nhiên. Trong phòng thí nghiệm, năm 1996, trung tâm nghiên cứu hạt hạ nguyên tử CERN ở Genève đã lần đầu tiên tạo ra được phản hydro. Các nhà vật lý cũng tạo ra được những nguyên tử ngoại lai khác bằng cách thay hạt proton, neutron hay electron bằng hạt khác có cùng điện tích. Ví dụ, trong nguyên tử hydro hạt electron được thay thế bằng lepton nặng hơn là muon, tạo ra nguyên tử muonic. Nguyên tử lạ là một trong những mẫu để các nhà vật lý kiểm chứng các tiên đoán cơ bản của vật lý. Xem thêm Lịch sử cơ học lượng tử Hạt nhân nguyên tử Hạt hạ nguyên tử Electron Photon Đồng vị Chú thích Tham khảo Sách tham khảo Liên kết ngoài Cấu trúc của nguyên tử bản lưu Quantum Mechanics 22/4/2004 —a guide to the atom for teens. Vật lý nguyên tử Khái niệm vật lý Hạt tổ hợp Hóa học
5712
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20c%E1%BB%A5%20t%C3%ACm%20ki%E1%BA%BFm
Công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm là một phần mềm nhằm cho phép người dùng tìm kiếm và đọc các thông tin có trong nội dung phần mềm đó, trên một trang Web, một tên miền, nhiều tên miền khác nhau, hay trên toàn bộ Internet. Người ta phân biệt hai loại công cụ tìm kiếm: Máy truy tìm dữ liệu (search engine) Công cụ truy vấn dữ liệu (search tool)
5723
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%202005
Tháng 4 năm 2005
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2005 Bulgaria và România ký hiệp định gia nhập Liên minh châu Âu. Trật đường rầy xe lửa ở Amagasaki, Nhật Bản làm chết 73 người. Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2005 Faure Gnassingbé thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Togo với hơn 60% số phiếu. Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2005 Sau sự thành công của phương án Wikipedia, Microsoft cho rằng để cho độc giả tự bổ sung và sửa đổi các bài viết của họ là một việc làm có lợi. Tổng biên tập cho bách khoa toàn thư Microsoft Encarta, Gary Alt, nói đến việc khai thác kiến thức tự do của vô số người. Khác với các dự án của Tập đoàn Wikimedia, nơi các thay đổi thông thường được phát hành trực tiếp, các thay đổi của Encarta sẽ được kiểm tra bởi các biên tập viên được Microsoft này đặc biệt thâu nhận nhằm để mở rộng cuốn từ điển bách khoa của họ. (n:de: n:en:) Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2005 NASA hoãn chuyến bay của tàu vũ trụ Discovery. Thời điểm phóng tàu vũ trụ được ấn định lại vào ngày 22 tháng 5. Như vậy việc tiếp nối các chuyến bay tàu con thoi ở Cape Canaveral từ khi tàu vũ trụ "Columbia" rơi hơn hai năm trước đây tiếp tục bị trì hoãn. (n:de:) Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2005 Quốc hội Hy Lạp thông qua Hiến pháp Liên minh châu Âu. (n:de:) Alfredo Palacio trở thành tổng thống lâm thời của Ecuador sau khi quốc hội cách chức Lucio Gutíerrez sau một thời gian có nhiều người biểu tình. Máy bay rơi ở Tehran. (n:de:) Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2005 Đức hồng y người Đức Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng vào ngày thứ hai của hội nghị hồng y, lấy hiệu là Beneđitô XVI. (BBC VNN VOA) Thủ tướng tiểu bang Baden-Württemberg (Đức), Erwin Teufel, xin từ chức. Người kế nhiệm sẽ được bầu vào ngày 27 tháng 4. Chủ nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2005 Nhiều bản viết bị mất của Sophocles, Euripides, Archilochus, và tác phẩm cổ điển khác, và có thể cả một số sách Phúc âm Kitô giáo bị mất, đang tìm lại được từ những sách giấy cói ở Oxyrhynchus tại Ai Cập. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản suy thoái khi Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Nhật buộc Trung Quốc phải xin lỗi về những cuộc biểu tình lớn tại một số thành phố Trung Quốc liên quan đến những tranh cãi về sách giáo khoa lịch sử Nhật. Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2005 Hoàng thân Rainier III Công quốc Monaco qua đời, thọ 81 tuổi. Thay ông là Hoàng tử Albert, 47 tuổi, độc thân. (BBC) Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2005 Israel bắt đầu đổ 10000 tấn rác thải xuống Bờ Tây mỗi tháng. Việc này được xem là vi phạm các hiệp ước quốc tế, và có thể gây ô nhiễm nguồn nước chính của Palestine. (Haaretz) Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết có ít nhất 3797 người bị hành quyết và 7395 người bị kết án tử hình trong năm 2004. (Ân xá Quốc tế ) Tổng thống Kyrgyzstan bị lật đổ, ông Askar Akayev chính thức tuyên bố từ chức tại Đại sứ quán Kyrgyzstan ở Nga. (Báo Lao động) Kỹ sư người Pháp gốc Việt André Trương Trọng Thi, được xem là "cha đẻ máy vi tính" qua đời tại Pháp sau hơn hai năm rưỡi nằm viện, thọ 69 tuổi. (Tuổi trẻ) Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng tư Năm 2005
5724
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A2y%20nhu%E1%BA%ADn
Giây nhuận
Giây nhuận là sự điều chỉnh (chèn thêm) một giây thường áp dụng cho Thời gian Phối hợp Quốc tế để giữ cho thời gian của ngày theo chuẩn thời gian đó gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn. Bảng danh sách giây nhuận Lý do, nguyên tắc chèn Trước đây, để đo thời gian, người ta thường dùng đồng hồ nước, đồng hồ quả lắc hoặc đồng hồ Mặt Trời. Tuy nhiên, từ năm 1950, Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) sử dụng đồng hồ nguyên tử, có khả năng đo thời gian với độ chính xác cao: 50 triệu năm mới chỉ chệch 1 giây. Văn phòng quốc tế về trọng lượng và đo lường (BIPM), có trụ sở ở Pháp, hiện dùng một hệ thống gồm 250 đồng hồ nguyên tử được đặt rải rác trên thế giới, quyết định về thời gian nguyên tử quốc tế (TAI - International Atomic Time) và thời gian phối hợp toàn cầu (UTC - Coordinate Universal Time). Tuy nhiên, TAI được tính toán dựa trên máy móc, trong khi UTC được tính dựa theo các chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời. Các tiêu chuẩn phổ biến của thời gian thông thường dựa trên "Giờ phối hợp quốc tế" (UTC), mà chúng được duy trì bằng cách sử dụng các đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao. Ngược lại, sự tự quay của Trái Đất, được đo theo thang thời gian UT1, là không đều (dù rất nhỏ). Hiện tượng thủy triều, dưới tác động của lực hấp dẫn của Mặt Trăng, khiến Trái Đất quay chậm lại do động năng quay bị chuyển hóa thành dạng năng lượng khác trong việc nâng hạ nước trên bề mặt Trái Đất. Theo thời gian thì ngày mặt trời trở nên dài hơn, dẫn đến chênh lệch rất nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái Đất nhưng cũng đủ để tạo ra sự khác biệt giữa giờ TAI và giờ UTC do đó đôi khi cần có sự điều chỉnh về thời gian. Để giữ cho chuẩn phổ biến của UTC gần với thời gian mặt trời trung bình, UTC thỉnh thoảng phải sửa chữa bằng cách điều chỉnh chèn vào, tức "nhuận", một (1) giây. Giây nguyên tử là nhanh hơn một chút hơn so với giá trị nó lẽ ra phải có để giữ cho ngày trung bình chính xác bằng 86.400 giây nguyên tử. Vì Trái Đất tự quay chậm dần đi, tần suất thêm vào các giây nhuận sẽ tăng lên theo thời gian. Khoảng 50.000 năm sau, người ta có thể cho rằng một ngày có 86.401 giây nếu như định nghĩa của giây theo SI là không thay đổi. Thông báo về việc chèn giây nhuận sẽ được đưa ra khi sai số giữa UTC và UT1 đạt trên mức 0,5 giây, để giữ cho sai số giữa UTC và UT1 không vượt quá ±0.9 giây. Sau UTC 23:59:59, một giây nhuận dương ở 23:59:60 sẽ được tính, trước khi đồng hồ chỉ tới 00:00:00 của ngày hôm sau. Giây nhuận âm là có thể nếu như sự tự quay của Trái Đất trở thành nhanh hơn; trong trường hợp này, 23:59:58 sẽ được kế tiếp bởi 00:00:00. Các giây nhuận chỉ được tính ở cuối tháng UTC, và đã từng được chèn thêm vào cuối ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12. Không giống như ngày nhuận, chúng diễn ra đồng thời trên toàn thế giới; ví dụ, giây nhuận vào ngày 31 tháng 12 theo thời gian chuẩn miền đông nước Mỹ là giây vào thời điểm 18 giờ 59 phút 60 giây chiều. Áp dụng Theo lịch sử, các giây nhuận đã được chèn thêm vào khoảng sau từng 18 tháng. Tuy nhiên, sự tự quay của Trái Đất là không thể dự đoán trước trong một khoảng thời gian dài, vì thế không thể dự đoán trước sự cần thiết phải thêm vào xa hơn là một năm về phía tương lai. Giữa tháng 1 năm 1972 và tháng 11 năm 2001, IERS (viết tắt trong tiếng Anh của tổ chức: International Earth Rotation and Reference Systems Service tức Dịch vụ quốc tế các hệ thống tham chiếu và sự tự quay Trái Đất) đã ra chỉ thị chèn vào giây nhuận trong 22 trường hợp. Cho tới nay, khoảng thời gian dài nhất mà không cần giây nhuận là từ giây nhuận ngày 31/12/1998 tới giây nhuận ngày 31/12/2005. Ngày 14 tháng 1 năm 2005, IERS thông báo là sẽ KHÔNG có giây nhuận vào cuối tháng 6 năm 2005. Đây là trách nhiệm của IERS trong việc đo lường sự tự quay của Trái Đất và xác định cần hay không cần giây nhuận. Sự xác định của họ được thông báo trong Tập san C (Bulletin C), thông thường được xuất bản sáu tháng một lần. Dự kiến, Liên hiệp quốc tế các ngành liên lạc viễn thông (UIT) có thể sẽ xem xét việc chấm dứt sử dụng giây nhuận. Lưu ý rằng giây nhuận không có liên quan gì với năm nhuận. Tham khảo Liên kết ngoài Giây nhuận cuối cùng Một giây sẽ được thêm vào ngày 30/6/2012 IERS Bulletin C, where leap seconds are announced IERS information about Bulletin C and when leap seconds may occur IERS Archive, to view old announcements USNO article on leap seconds UTC might be redefined without Leap Seconds Efforts to abolish leap seconds Đơn vị đo thời gian
5730
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng
Sương
Sương hay còn gọi là giọt sương hay sương móc hay móc (tiếng Hán-Việt: lộ thủy) là các thuật ngữ để chỉ những giọt nước nhỏ xuất hiện trên các vật thể vào buổi sáng sớm hay có khi là buổi chiều, kết quả của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối. Sương thông thường được gắn liền với sự tinh khiết và tươi mát. Ví dụ: Ở Việt Nam, các cụ già thường có sở thích pha chè (trà) bằng nước thu được từ sương mai (sương buổi sáng sớm). Ở Mỹ có các loại đồ uống nổi tiếng như Mountain Dew và Sierra Mist, trong tên của nó đều có liên quan đến từ sương hay sương mù. Hình thành Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy. Nước sẽ ngưng tụ thành các giọt nhỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó các giọt nước có thể hình thành được gọi là điểm sương. Khi nhiệt độ bề mặt giảm xuống, đạt tới điểm sương, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ để tạo thành các giọt nhỏ trên bề mặt. Quá trình này phân biệt sương với các dạng khí tượng thủy văn khác, được hình thành trực tiếp trong không khí bằng cách làm lạnh nó tới điểm sương (thông thường xung quanh các nhân ngưng tụ) như sương mù hay mây. Tuy nhiên, các nguyên lý nhiệt động lực học của sự hình thành là giống như nhau. Yếu tố tụ sương Một vật thể sẽ hao nhiệt khi nó mất nhiều nhiệt lượng vì bức xạ hồng ngoại phát ra nhiều hơn là năng lượng nhận được dưới dạng bức xạ mặt trời. Trường hợp này rõ nhất vào những đêm trời quang mây. Điều kiện thứ hai là khi một vật có độ dẫn nhiệt kém thì phần năng lượng mất đi từ lớp trên sẽ không được thay thế từ nhiệt năng của các lớp sâu ấm hơn nên lớp trên cùng sẽ lạnh đủ để tụ sương. Các vật thể thích hợp cho sự hình thành sương vì thế là những vật dẫn nhiệt kém hay bị cách biệt ít nhiều khỏi mặt đất. Những vật thể với bề mặt phi kim loại hay được che phủ như là lớp mạ ánh kim là những vật thể với bức xạ tia hồng ngoại kém. Các điều kiện thời tiết thích hợp bao gồm trời quang mây và ít hơi nước trong phần cao của khí quyển để giảm thiểu các hiệu ứng nhà kính và độ ẩm thích hợp của không khí gần mặt đất. Đêm có sương điển hình thường được coi là những đêm tĩnh gió vì gió sẽ đẩy khí nóng từ các tầng không khí trên xuống làm giảm lạnh ở tầng dưới. Nếu khí quyển là nguồn chính của hơi ẩm, thì một lượng thông gió nhất định vẫn là cần thiết để thay thế hơi nước đã ngưng tụ. Tốc độ gió tối ưu cao nhất có thể thấy trên các đảo khô cằn. Tuy nhiên, nếu đất ẩm cận kề là nguồn chính của hơi nước thì gió luôn luôn là bất lợi cho sự hình thành sương. Các nguyên lý hình thành sương không chỉ hạn chế áp dụng về đêm và ở ngoài trời. Điển hình là khi một người đeo cặp mắt kính bước vào một không gian mới và gặp luồng khí ấm và ẩm thì "sương" sẽ tụ trên cặp kính đó. Một số quy trình công nghiệp được căn cứ trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, thuật ngữ thường dùng trong những trường hợp đó là ngưng tụ chư không phải tụ sương. Tác động Vì phụ thuộc vào cân bằng bức xạ, nên lượng sương có thể đạt được tối đa trên lý thuyết là khoảng 0,8 mm mỗi đêm. Tuy nhiên, rất hiếm khi lượng đó vượt quá 0,5 mm. Phần lớn các vùng khí hậu trên thế giới, lượng sương trung bình hàng năm rất nhỏ so với lượng mưa. Trong những khu vực với mùa khô đáng kể, các dạng thực vật như địa y hay thông non có thể thu lợi từ sương. Riêng sa mạc Atacama và sa mạc Namib là hai vùng đất chủ yếu nơi sương mù là nguồn tưới chính vì gần như không có mưa. Một tác động khác của sương đối với thực vật là vai trò làm môi trường sống cho các mầm bệnh như nấm Phytophthora infestans, thường nhiễm loài khoai tây. Văn hóa Trong thần thoại Hy Lạp, Ersa là nữ thần sương. Sương, được biết đến trong tiếng Hebrew như là טל (tal), là rất quan trọng trong tín ngưỡng Do Thái đối với các mục đích nông nghiệp và thần học. Trong ngày đầu tiên của lễ Vượt Qua, người điều khiển ban ca mặc áo lễ màu trắng, điều khiển buổi lễ trong đó ông cầu nguyện để có sương từ thời điểm đó cho tới lễ hội Sukkot. Trong mùa mưa giữa tháng 12 và lễ Vượt Qua cũng có các bổ sung trong Amidah để cầu sương đến cùng mưa. Cũng có nhiều kiến giải nói tới sương như là công cụ để phục sinh cơ bản. Xem thêm Điểm sương Sương mù Sương giá Sương muối Sương móc Mù Ghi chú Liên kết ngoài Sương muối, sương giá và sương móc bản lưu 14/9/2008 Giáng thủy
5732
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng%20m%C3%B9
Sương mù
Sương mù là một thể aerosol bao gồm các hạt nước siêu nhỏ hoặc các tinh thể băng được nén chặt trong không khí tại hoặc gần mặt đất. Sương mù có thể được xem là một dạng mây bay thấp, thường có hình dáng của địa tầng, và chịu tác động bởi các vùng nước, điều kiện địa hình và gió trong khu vực xung quanh. Ngược lại, sương mù ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, bao gồm vận tải, du lịch, và tác chiến. Sương mù xuất hiện khi hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Trong quá trình này, các phân tử hơi nước kết hợp với nhau để tại thành các hạt nước nhỏ trong không khí. Biển sương mù, thứ thường xuất hiện gần các khu vực nước mặn, được hình thành khi hơi nước ngưng tụ trên các mảnh tinh thể muối. Sương mù có thể giống, nhưng ít trong suốt hơn, sương mù mỏng (bạc vụ). Phân loại Sương mù cấu tạo bằng nhiều cách, phụ thuộc vào phương thức giảm nhiệt để gây ra sự ngưng tụ Sương mù bức xạ: được tạo thành khi mặt đất giảm nhiệt lúc hoàng hôn bởi bức xạ nhiệt (hồng ngoại) tỏa ra trong điều kiện yên tĩnh với bầu trời quang đãng. Lớp đất lạnh khiến ngưng đọng trong không khí gần đó bằng truyền dẫn nhiệt. Trong sự yên tĩnh hoàn hảo, lớp sương mù có thể thấp hơn 1 mét nhưng sự chuyển động hỗn loạn có thể tạo ra lớp sương mù dày hơn. Loại hình này phổ biến trong mùa thu và thông thường không tồn tại lâu sau bình minh. Sương mù gió: xảy ra khi không khí ẩm chuyển động qua bề mặt lạnh do gió và bị làm lạnh. Dạng này của sương mù là phổ biến trên biển khi không khí vùng nhiệt đới gặp gỡ với nước lạnh hơn của các vĩ độ cao hơn. Nó cũng là phổ biến khi hai luồng không khí có các đặc trung khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm (frông) đi qua khu vực lạnh. Sương mù hơi: là dạng cục bộ nhất, được tạo ra do luồng không khí lạnh đi trên nước ấm hơn. Hơi nước nhanh chóng đi vào khí quyển bằng cách bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra khi đạt tới điểm sương, tạo ra lớp hơi mỏng và yếu. Sương mù hơi là phổ biến ở các khu vực gần hai địa cực, cũng như xung quanh các hồ sâu và rộng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Nó rất gần với hiện tượng tuyết hiệu ứng hồ hay mưa hiệu ứng hồ, và thông thường sinh ra sương giá, hoặc đôi khi là sương muối. Sương mù ngưng đọng: (hay sương mù mưa) tạo thành do các giọt nước bị ngưng đọng rơi xuống lớp không khí khô hơn ở dưới các đám mây, các giọt nước bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bị làm lạnh và tại điểm sương nó ngưng tụ và tạo ra sương mù. Sương mù núi: tạo thành khi gió thổi không khí trên các chỗ dốc, làm lạnh đoạn nhiệt nó khi nó được nâng lên và làm cho hơi ẩm trong không khí phải ngưng tụ. Loại hình này thường tạo ra sương giá trên các đỉnh núi. Sương mù thung lũng: tạo thành trong các thung lũng núi, thông thường trong mùa đông. Nó là kết quả của sự đảo lộn nhiệt độ sinh ra bởi không khí lạnh nặng hơn đi vào trong các thung lũng, với không khí ấm hơn đi qua các ngọn núi ở phía trên. Nó là sương mù bức xạ bị giam giữ bởi địa hình khu vực, và có thể tồn tại trong vài ngày trong điều kiện yên tĩnh. Ở thung lũng trung tâm California, sương mù thung lũng được nói đến như là Tule fog. Sương mù băng: là bất kỳ dạng sương mù nào khi các giọt nước bị đóng băng thành các tinh thể nước đá nhỏ trong không khí. Nói chung, loại hình này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng, làm cho nó chỉ phổ biến ở gần Bắc cực hay châu Nam cực. Các lượng cực kỳ nhỏ của chúng rơi xuống tạo ra dạng ngưng tụ gọi là tinh thể nước đá, thông thường thấy có ở Barrow, Alaska. Mọi loại hình sương mù tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ. Ngoài ra còn loại sương mù khô là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên. Cảnh báo Sương mù làm giảm tầm nhìn. Các loại xe cộ phải đi chậm hơn và phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng vàng là thích hợp trong điều kiện sương mù. Đặc biệt nguy hiểm khi sương mù là cục bộ, do người lái xe bị bất ngờ. Sương mù cũng là tai hại đối với ngành hàng không. Người ta đã cố gắng phát triển nhiều phương pháp để làm tan sương mù như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng. Xem thêm Khói sương Sương muối Điểm sương Sương giá Sương móc Sương đồi(núi) Tham khảo Liên kết ngoài Sương mù trên trang Khí tượng Thủy văn Khí tượng học Thời tiết
5737
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20s%C6%B0%C6%A1ng
Điểm sương
Điểm sương hay còn gọi là điểm ngưng sương, nhiệt độ hóa sương (tiếng Anh: dew point) của một khối không khí, ở áp suất khí quyển cố định, là nhiệt độ mà ở đó thành phần hơi nước trong khối không khí ngưng đọng thành nước lỏng. Nói cách khác, điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt đến 100%. Khi điểm sương thấp hơn điểm đóng băng, thì nó gọi là điểm băng giá, thay vì tạo ra sương, nó sẽ tạo ra sương giá hay sương muối do sự ngưng đọng. Điểm sương không phụ thuộc vào sự hiện diện của oxy, nitơ hay các chất khí khác hơi nước trong không khí. Sự hình thành của sương có thể xảy ra ở điểm sương ngay cả khi khí duy nhất tồn tại trong hỗn hợp không khí là hơi nước. Khi nhiệt độ cao hơn điểm sương thì áp suất thành phần của hơi nước tăng lên và nước có thể bay hơi vào không khí. Điếm sương xác định độ ẩm tương đối. Khi độ ẩm tương đối cao, điểm sương gần với nhiệt độ hiện tại của không khí. Nếu độ ẩm tương đối là 100%, điểm sương sẽ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ không khí lúc đó. Nếu độ ẩm tương đối giảm điểm sương sẽ thấp hơn đối với cùng một nhiệt độ của khối không khí. Nhiều người có cảm thấy khó chịu với điểm sương cao. Những người đã quen với khí hậu lục địa thông thường bắt đầu cảm thấy khó chịu khi điểm sương đạt tới khoảng 15° - 20°C. Phần lớn những người sống trong khu vực này sẽ cho rằng điểm sương trên 21 °C là rất ngột ngạt. Tham khảo Khí tượng học Thời tiết Chuyển pha Nhiệt độ Chất khí sv:Luftfuktighet#Daggpunkt
5738
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A2y
Mây
Trong khí tượng học, đám mây (hay mây, vân) là một aerosol bao gồm một khối lượng nhỏ có thể nhìn thấy chất lỏng giọt nước, tinh thể đông lạnh, hoặc hạt khác lơ lửng trong bầu khí quyển của một hành tinh vật thể khô hoặc không gian tương tự. Nước hoặc nhiều hóa chất khác có thể tạo thành các giọt và tinh thể. Trên Trái đất, các đám mây được hình thành do bão hòa của không khí khi nó được làm lạnh đến điểm sương hoặc khi đạt đủ độ ẩm (thường là ở dạng của hơi nước) từ nguồn lân cận để nâng điểm sương lên nhiệt độ xung quanh. Chúng được nhìn thấy trong khí quyển của Trái đất, bao gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng trung lưu. Nghiên cứu về mây là khoa học về các đám mây, được thực hiện trong nhánh vật lý đám mây của khí tượng học. Có hai phương pháp đặt tên cho các đám mây trong các lớp tương ứng của khí quyển, tiếng Latinh và tên chung. Các loại Chi trong tầng đối lưu, lớp khí quyển gần bề mặt Trái đất nhất, có tên tiếng Latinh vì sự phổ biến của danh pháp của Luke Howard được đề xuất chính thức vào năm 1802 Nó trở thành cơ sở của một hệ thống quốc tế hiện đại chia các đám mây thành năm dạng vật lý có thể được chia nhỏ hoặc phân loại thành độ cao mức để rút ra mười chi cơ bản. Các loại đám mây đại diện chính cho mỗi dạng này là mây tầng, mây tích, tầng tích, mây vũ tích và mây ti (dạng ti ti). Các đám mây cấp độ thấp không có bất kỳ tiền tố nào liên quan đến độ cao. Tuy nhiên, các loại địa tầng và địa tầng cấp trung bình được đặt tiền tố alto-: cao- trong khi các biến thể cấp cao của hai dạng giống nhau này mang tiền tố cirro-: tua quắn hoặc xám. Trong cả hai trường hợp, strato-: lớp được loại bỏ khỏi dạng sau để tránh tiền tố kép. Các loại chi có phạm vi thẳng đứng đủ để chiếm nhiều hơn một cấp độ không mang bất kỳ tiền tố nào liên quan đến độ cao. Chúng được phân loại chính thức là thấp hoặc trung bình tùy thuộc vào độ cao mà mỗi loại ban đầu hình thành, và cũng được đặc trưng một cách chính thức hơn là đa cấp hoặc thẳng đứng. Hầu hết mười chi có nguồn gốc theo phương pháp phân loại này có thể được chia nhỏ thành loài và được chia nhỏ hơn nữa thành giống. Những đám mây có dạng địa tầng rất thấp kéo dài xuống bề mặt Trái đất được đặt tên chung là sương mù, nhưng không có tên Latinh. Ở tầng bình lưu và tầng trung lưu, các đám mây có tên gọi chung cho các loại chính của chúng. Chúng có thể có sự xuất hiện của các mạng hoặc tấm dạng địa tầng, các nếp nhăn dạng vòng, hoặc các dải hoặc gợn sóng dạng địa tầng. Chúng không thường xuyên được nhìn thấy, chủ yếu ở các vùng cực của Trái đất. Các đám mây đã được quan sát thấy trong bầu khí quyển của hành tinh và mặt trăng trong Hệ mặt trời và hơn thế nữa. Tuy nhiên, do đặc điểm nhiệt độ khác nhau, chúng thường bao gồm các chất khác như mêtan, amoniac, và axit sunfuric, cũng như nước. Các đám mây tầng đối lưu có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu trên Trái đất. Chúng có thể phản xạ các tia tới từ mặt trời có thể góp phần tạo ra hiệu ứng làm mát tại nơi và khi những đám mây này xuất hiện, hoặc bẫy bức xạ sóng dài hơn phản xạ ngược lại từ bề mặt Trái đất có thể gây ra hiệu ứng ấm lên. Độ cao, hình thức và độ dày của các đám mây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình làm nóng hoặc lạnh cục bộ của Trái đất và bầu khí quyển. Những đám mây hình thành phía trên tầng đối lưu quá khan hiếm và quá mỏng để có thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến biến đổi khí hậu. Mây là yếu tố không chắc chắn chính trong độ nhạy cảm với khí hậu. Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua. Mây trên các hành tinh khác thông thường chứa các loại chất khác chứ không phải nước, phụ thuộc vào các điều kiện của khí quyển của chúng (thành phần khí và nhiệt độ). So sánh bằng dạng bảng Bảng sau có phạm vi rất rộng giống như mẫu đám mây theo sau nó. Có một số khác biệt về kiểu danh pháp giữa sơ đồ phân loại được sử dụng cho tầng đối lưu (tiếng Latinh nghiêm ngặt ngoại trừ các sol khí trên bề mặt) và các cấp cao hơn của khí quyển (các thuật ngữ phổ biến, một số có nguồn gốc không chính thức từ tiếng Latinh). Tuy nhiên, các sơ đồ được trình bày ở đây chia sẻ sự phân loại chéo của các dạng vật lý và các mức độ cao để rút ra 10 chi tầng đối lưu, sương mù và sương mù hình thành ở bề mặt, và một số loại chính khác ở trên tầng đối lưu. Chi cumulus bao gồm bốn loài biểu thị kích thước thẳng đứng có thể ảnh hưởng đến các mức độ cao. Từ nguyên và lịch sử của khoa học và danh pháp đám mây Từ nguyên Nguồn gốc của thuật ngữ "mây" có thể được tìm thấy trong các từ Tiếng Anh cổ clud hoặc clod, có nghĩa là một ngọn đồi hoặc một khối đá. Vào khoảng đầu thế kỷ 13, từ này được sử dụng như một phép ẩn dụ cho những đám mây mưa, vì sự giống nhau về hình dáng giữa một khối đá và đám mây tích. Theo thời gian, cách sử dụng ẩn dụ của từ này đã thay thế tiếng Anh cổ , vốn là thuật ngữ chỉ những đám mây nói chung. Thời Aristolte Các nghiên cứu về đám mây cổ đại không được thực hiện một cách riêng lẻ, mà được quan sát kết hợp với các yếu tố thời tiết khác và thậm chí là các ngành khoa học tự nhiên khác. Vào khoảng năm 340 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã viết Khí tượng học, một tác phẩm đại diện cho tổng thể kiến ​​thức của thời đại về khoa học tự nhiên, bao gồm cả thời tiết và khí hậu. Lần đầu tiên, lượng mưa và những đám mây mà từ đó lượng mưa rơi xuống được gọi là sao băng, bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp meteoros, có nghĩa là 'trên bầu trời cao'. Từ đó ra đời thuật ngữ hiện đại metnticlogy, nghiên cứu về các đám mây và thời tiết. Khí tượng học dựa trên trực giác và sự quan sát đơn giản, nhưng không dựa trên phương pháp khoa học ngày nay. Tuy nhiên, đây là công trình đầu tiên được biết đến đã cố gắng xử lý một loạt các chủ đề khí tượng một cách có hệ thống, đặc biệt là chu trình thủy văn. Phân loại toàn diện đầu tiên Sau nhiều thế kỷ suy đoán về sự hình thành và hành vi của các đám mây, các nghiên cứu khoa học thực sự đầu tiên được thực hiện bởi Luke Howard ở Anh và Jean-Baptiste Lamarck ở Pháp. Howard là một nhà quan sát có phương pháp với nền tảng vững chắc về ngôn ngữ Latinh, và đã sử dụng kiến ​​thức nền tảng của mình để chính thức phân loại các loại mây tầng đối lưu khác nhau trong năm 1802. Ông tin rằng những quan sát khoa học về các dạng mây thay đổi trên bầu trời có thể mở ra chìa khóa cho dự báo thời tiết. Lamarck đã làm việc độc lập về phân loại đám mây cùng năm và đã đưa ra một cách đặt tên khác nhưng không tạo được ấn tượng ngay cả ở quê hương của ông Pháp vì nó sử dụng các tên và cụm từ tiếng Pháp mang tính mô tả và không chính thức cho các loại đám mây. Hệ thống danh pháp của ông bao gồm 12 loại mây, với những cái tên như (dịch từ tiếng Pháp) mây mờ, mây lốm đốm và mây giống cái chổi. Ngược lại, Howard sử dụng tiếng Latinh được chấp nhận rộng rãi, vốn đã nhanh chóng nổi tiếng sau khi nó được xuất bản vào năm 1803. Như một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến của cách đặt tên, nhà viết kịch và nhà thơ người Đức: Johann Wolfgang von Goethe đã sáng tác bốn bài thơ về những đám mây, dành tặng chúng cho Howard. Hệ thống của Howard được cải tiến cuối cùng đã được Hội nghị Khí tượng Quốc tế chính thức thông qua vào năm 1891. Hệ thống này chỉ bao gồm các loại mây tầng đối lưu. Tuy nhiên, việc phát hiện ra các đám mây phía trên tầng đối lưu vào cuối thế kỷ 19 cuối cùng đã dẫn đến việc tạo ra các sơ đồ phân loại riêng biệt quay lại việc sử dụng các tên và cụm từ mô tả thông dụng phần nào gợi lại các phương pháp phân loại của Lamarck. Những đám mây rất cao này, mặc dù được phân loại theo các phương pháp khác nhau này, tuy nhiên về mặt rộng rãi, chúng tương tự như một số dạng mây được xác định trong tầng đối lưu với tên Latinh. Sự hình thành trong khí quyển: Làm thế nào không khí trở nên bão hoà? Các đám mây trên cạn có thể được tìm thấy trong hầu hết các khí quyển, bao gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng trung lưu. Trong các lớp này của bầu khí quyển, không khí có thể trở nên bão hòa do được làm lạnh đến điểm sương của nó hoặc bằng cách bổ sung độ ẩm từ một nguồn lân cận. Trong trường hợp thứ hai, bão hòa xảy ra khi điểm sương được nâng lên bằng nhiệt độ không khí xung quanh. Làm mát đoạn nhiệt Làm mát đoạn nhiệt xảy ra khi một hoặc nhiều trong ba tác nhân nâng có thể có - đối lưu, xoáy thuận/trực diện hoặc lực nâng orographic hay núi orographic - làm cho một lô không khí chứa hơi nước vô hình bay lên và nguội đến điểm sương của nó, nhiệt độ tại đó không khí trở nên bão hòa. Cơ chế chính đằng sau quá trình này là làm mát đoạn nhiệt. Khi không khí được làm mát đến điểm sương và trở nên bão hòa, hơi nước thường ngưng tụ để tạo thành các giọt mây. Sự ngưng tụ này thường xảy ra trên hạt nhân ngưng tụ của đám mây chẳng hạn như muối hoặc các hạt bụi đủ nhỏ để được giữ ở trên cao bởi hoàn lưu của không khí. Một tác nhân là chuyển động đối lưu hướng lên của không khí gây ra bởi sự sưởi ấm ban ngày của năng lượng mặt trời ở cấp độ bề mặt. Khối lượng không khí ổn định cho phép hình thành các đám mây vũ tích có thể tạo ra mưa rào nếu không khí đủ ẩm. Trong những trường hợp hiếm hoi vừa phải, lực nâng đối lưu có thể đủ mạnh để xuyên qua vùng nhiệt đới và đẩy đỉnh mây vào tầng bình lưu. Lực nâng phía trước và xoáy thuận xảy ra khi không khí ổn định bị cưỡng bức ở trên cao tại mặt trận thời tiết và xung quanh trung tâm của áp suất thấp bởi một quá trình được gọi là hội tụ. Mặt trước ấm liên kết với các xoáy thuận ngoại nhiệt đới có xu hướng tạo ra hầu hết các đám mây dạng vòng và dạng địa tầng trên một khu vực rộng trừ khi khối không khí ấm áp đến gần không ổn định, trong trường hợp đó mây vũ tích hoặc mây vũ tích thường được nhúng trong lớp mây kết tủa chính. Các Phrông lạnh thường di chuyển nhanh hơn và tạo ra một dòng mây hẹp hơn, chủ yếu là dạng tầng, dạng tích hoặc dạng tích tùy thuộc vào sự ổn định của không khí ấm ngay phía trước mặt trước. Nguồn lực nâng thứ ba là lưu thông gió ép không khí qua một rào cản vật lý chẳng hạn như núi (lực nâng orographic). Nếu không khí nói chung là ổn định, không có gì khác hơn là mũ dạng thấu kính hình thành các đám mây. Tuy nhiên, nếu không khí trở nên đủ ẩm và không ổn định, mưa rào hoặc dông có thể xuất hiện. Làm mát không đoạn nhiệt Cùng với việc làm mát đoạn nhiệt yêu cầu tác nhân nâng, ba cơ chế phi tần chính tồn tại để hạ nhiệt độ của không khí xuống điểm sương của nó. Làm mát bằng chất dẫn điện, bức xạ và bay hơi không yêu cầu cơ cấu nâng và có thể gây ngưng tụ ở mức bề mặt dẫn đến hình thành sương mù. Bổ sung độ ẩm cho không khí Một số nguồn hơi nước chính có thể được thêm vào không khí như một cách để đạt được độ bão hòa mà không cần bất kỳ quá trình làm mát nào: bay hơi từ nước bề mặt hoặc mặt đất ẩm, lượng mưa hoặc virga, và thoát hơi nước từ thực vật. Sự hình thành mây và các thuộc tính (tóm lược) Mây được tạo thành trong những khu vực không khí ẩm bị làm lạnh, nói chung là do bay lên. Nó có thể xảy ra: Cùng với frông nóng và frông lạnh, Khi không khí chuyển động lên trên các dãy núi và bị làm lạnh khi nó lên cao hơn trong khí quyển (sự nâng sơn căn), Khi không khí ấm thổi qua bề mặt lạnh hơn, chẳng hạn mặt nước. Mây tương đối nặng. Nước trong các đám mây điển hình có thể có khối lượng hàng triệu tấn, mặc dù mỗi mét khối mây chứa chỉ khoảng 5 gam nước. Các giọt nước trong mây nặng hơn hơi nước khoảng 1.000 lần, vì thế chúng nặng hơn không khí. Lý do tại sao chúng không rơi, mà lại được giữ trong khí quyển là các giọt nước lỏng được bao quanh bởi không khí ấm. Không khí bị ấm lên do năng lượng nhiệt giải phóng khi nước ngưng tụ từ hơi nước. Do các giọt nước rất nhỏ, chúng "dính" với không khí ấm. Khi mây được tạo thành, không khí ấm mở rộng hơn là giảm thể tích sau khi hơi nước ngưng tụ, làm cho các đám mây bị đẩy lên cao, và sau đó mật độ riêng của mây giảm tới mức mật độ trung bình của không khí và mây trôi đi trong không khí. Hình thái thực thụ của mây được tạo ra phụ thuộc vào cường độ lực nâng và phụ thuộc vào sự ổn định của không khí. Trong các điều kiện khi sự không ổn định của sự đối lưu thống lĩnh thì sự tạo thành các đám mây theo chiều thẳng đứng được hình thành. Không khí ổn định tạo ra chủ yếu là các đám mây thuần nhất theo chiều ngang. Sự nâng lên theo các phrông tạo ra các hình thái khác nhau của mây, phụ thuộc vào thành phần của các phrông này (dạng ana hay dạng kata của phrông ấm hay phrông lạnh). Sự nâng sơn căn cũng tạo ra các hình thái khác nhau của mây, phụ thuộc vào sự ổn định của không khí, mặc dù mây chóp và các mây sóng là đặc thù của các loại mây sơn căn. Các thuộc tính của mây (chủ yếu là suất phản chiếu của chúng và tỷ lệ tạo mưa) là phụ thuộc rất lớn vào kích thước của các giọt nước và cách mà các hạt này kết dính với nhau. Điều này lại chịu ảnh hưởng của số hạt nhân ngưng tụ mây hiện diện trong không khí. Vì sự phụ thuộc này, cũng như sự thiếu vắng các quan sát khí hậu toàn cầu, các đám mây là rất khó để tham số hóa trong các mô hình khí hậu và là nguyên nhân bất hòa trong các tranh luận về sự ấm toàn cầu. Sự ngưng tụ của hơi nước thành nước lỏng hay nước đá diễn ra ban đầu xung quanh một số loại hạt siêu nhỏ các chất rắn gọi là trung tâm ngưng tụ hay trung tâm đóng băng. Trong giai đoạn này các hạt rất nhỏ và các va chạm hay tổ hợp không thể là các yếu tố cơ bản của sự lớn lên. Điều diễn ra được gọi là "nguyên lý Bergeron". Cơ chế này dựa trên nguyên lý áp suất cục bộ của nước đá bão hòa là thấp hơn của nước lỏng, điều này có nghĩa là nó ở trạng thái giữa của sự tồn tại đồng thời cả tinh thể nước đá và các giọt nước lỏng siêu lạnh. Phân loại: Làm thế nào các đám mây được xác định trong tầng đối lưu? Phân loại đối lưu dựa trên hệ thống phân cấp các loại với các dạng vật chất và các mức độ cao ở trên cùng. Chúng được phân loại chéo thành tổng cộng mười loại chi, hầu hết trong số đó có thể được chia thành các loài và tiếp tục được chia thành các giống nằm ở cuối hệ thống phân cấp. Lưu ý: Các tên riêng đã được chuyển sang tiếng Việt, còn một số tên vẫn giữ nguyên từ của nó, chủ yếu các từ được dịch từ tiếng: Latin, Ý,... khiến cho nó có nghĩa sẽ khó hiểu hơn nhưng ngữ nghĩa được hiểu tuỳ theo ngữ cảnh và theo thời tiết đang diễn ra. Hình thức vật lý Các đám mây trong tầng đối lưu giả định có 5 dạng vật chất dựa trên cấu trúc và quá trình hình thành. Các hình thức này thường được sử dụng cho mục đích phân tích vệ tinh. Chúng được đưa ra dưới đây theo thứ tự không ổn định tăng dần hoặc hoạt động đối lưu. Mây tầng - Stratus Mây tầng không đối lưu xuất hiện trong ổn định điều kiện khối không khí và nói chung, có cấu trúc phẳng, dạng tấm có thể hình thành ở bất kỳ độ cao nào trong tầng đối lưu. Nhóm địa tầng được chia theo phạm vi độ cao thành các chi tầng mây (tầng cao), mây trung tầng (tầng trung bình), tầng tầng lớp lớp (tầng thấp-cấp) và mây vũ tầng (nhiều cấp). Sương mù thường được coi là lớp mây trên bề mặt. Sương mù có thể hình thành ở mức bề mặt trong không khí trong hoặc nó có thể là kết quả của một đám mây có địa tầng rất thấp đang lún xuống mặt đất hoặc mực nước biển. Ngược lại, các đám mây phân tầng thấp là kết quả khi sương mù đối lưu được nâng lên trên bề mặt trong điều kiện gió nhẹ. Mây ti - Cirrus Các đám mây dạng vòng trong tầng đối lưu thuộc giống mây ti và có hình dạng của các sợi tách rời hoặc dạng sợi. Chúng hình thành ở độ cao tầng đối lưu cao trong không khí, hầu như ổn định với ít hoặc không có hoạt động đối lưu, mặc dù các mảng dày đặc hơn đôi khi có thể cho thấy sự tích tụ do đối lưu cấp cao hạn chế nơi không khí một phần không ổn định. Các đám mây tương tự như mây ti, mây ti và mây ti có thể được tìm thấy ở trên tầng đối lưu nhưng được phân loại riêng biệt bằng cách sử dụng các tên chung. Mây địa tầng Các đám mây của cấu trúc này có cả đặc điểm dạng tích và dạng địa tầng ở dạng cuộn, gợn sóng hoặc các phần tử. Nhìn chung, chúng hình thành do đối lưu hạn chế trong một khối lượng không khí gần như ổn định được bao phủ bởi một lớp đảo ngược. Nếu không có lớp đảo ngược hoặc cao hơn trong tầng đối lưu, sự bất ổn định của khối lượng không khí tăng lên có thể khiến các lớp mây phát triển các đỉnh dưới dạng tháp tháp bao gồm các khối tích tụ được nhúng vào. Nhóm cấu trúc địa tầng được chia thành mây ti tích (cấp cao, tiền tố tầng bình lưu-bị giảm), mây trung tích (cấp trung bình, tiền tố tầng bình lưu bị giảm) và mây tầng tích (cấp thấp). Mây tích Mây tích thường xuất hiện thành từng đám hoặc chùm riêng biệt. Chúng là sản phẩm của lực nâng cục bộ nhưng nói chung là đối lưu tự do, nơi không có lớp đảo ngược nào trong tầng đối lưu để hạn chế sự phát triển theo chiều thẳng đứng. Nhìn chung, các đám mây vũ tích nhỏ có xu hướng cho thấy sự bất ổn định tương đối yếu. Các dạng mây tích lớn hơn là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn định của khí quyển và hoạt động đối lưu lớn hơn. Tùy thuộc vào kích thước thẳng đứng của chúng, các đám mây thuộc loại chi mây tích có thể ở cấp thấp hoặc nhiều cấp với mức độ thẳng đứng cao vừa phải. Mây vũ tích (Cumulonimbiform) Các đám mây đối lưu tự do lớn nhất bao gồm chi mây vũ tích, có phạm vi thẳng đứng cao chót vót. Chúng xảy ra trong không khí không ổn định cao và thường có các đường viền mờ ở phần trên của các đám mây mà đôi khi bao gồm các đỉnh của cái đe. Những đám mây này là sản phẩm của sự đối lưu rất mạnh có thể xuyên qua tầng bình lưu thấp hơn. Cấp độ và chi Các đám mây tầng đối lưu hình thành ở ba cấp độ bất kỳ (trước đây được gọi là étages) dựa trên phạm vi độ cao trên bề mặt Trái đất. Việc nhóm các đám mây thành các cấp thường được thực hiện cho các mục đích của tập bản đồ mây, các quan sát thời tiết bề mặt, và các bản đồ thời tiết. Phạm vi độ cao cơ sở cho mỗi cấp khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý vĩ độ. Mỗi cấp độ cao bao gồm hai hoặc ba loại chi khác biệt chủ yếu theo hình thức vật lý. Các cấp độ tiêu chuẩn và các loại chi được tóm tắt dưới đây theo thứ tự giảm dần gần đúng của độ cao mà mỗi cấp độ thường dựa vào. Các đám mây nhiều cấp với phạm vi thẳng đứng đáng kể được liệt kê riêng và tóm tắt trong gần đúng thứ tự tăng dần của sự mất ổn định hoặc hoạt động đối lưu. Cấp độ cao Những đám mây cao hình thành ở độ cao của trong các vùng cực, bên trong vùng nhiệt đới, và cũng bên trong vùng nhiệt đới. Tất cả các đám mây dạng ti được phân loại là cao, do đó tạo thành một chi duy nhất mây ti (Ci). Các đám mây địa tầng và địa tầng trong phạm vi độ cao cao mang tiền tố cirro-, mang lại tên chi tương ứng là Mây ti tích (Cc) và Mây ti tầng (Cs). Nếu các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải hạn chế của các đám mây cao được phân tích mà không có dữ liệu hỗ trợ từ các quan sát trực tiếp của con người, thì việc phân biệt giữa các dạng riêng lẻ hoặc các dạng chi sẽ trở nên bất khả thi và chúng được gọi chung là loại cao (hoặc không chính thức là ti-loại, mặc dù không phải tất cả các đám mây cao đều thuộc dạng ti hoặc chi). Chi mây ti - Genus Cirrus (Ci): Đây chủ yếu là những đám mây tinh thể băng mỏng manh, màu trắng, dạng vòng, hiện lên rõ ràng trên nền trời xanh. Mây ti nói chung là không đối lưu ngoại trừ các loại phụ castellanus và floccus cho thấy sự đối lưu hạn chế. Chúng thường hình thành dọc theo độ cao dạng vòng cung và ở rìa chính của rối loạn áp suất thấp hoặc trán, nơi chúng có thể hợp nhất thành xơ mạch. Loại mây tầng cao này không tạo ra lượng mưa. Chi mây tích - Genus cirrocumulus (Cc): Đây là một lớp địa tầng cao màu trắng tinh khiết có giới hạn đối lưu. Nó bao gồm các tinh thể băng hoặc các giọt nước siêu lạnh xuất hiện dưới dạng các khối tròn nhỏ không bị che khuất hoặc các mảnh thành từng nhóm hoặc đường với những gợn sóng giống như cát trên bãi biển. Mây tích đôi khi hình thành cùng với mây ti và có thể đi kèm hoặc thay thế bởi những đám mây ti ti gần rìa hàng đầu của một hệ thống thời tiết đang hoạt động. Loại chi này đôi khi tạo ra virga, lượng mưa bốc hơi bên dưới lớp nền của đám mây. Chi mây ti tầng - Genus cirrostratus (Cs): Mây ti tầng là một tấm màn tinh thể băng mỏng không đối lưu, thường tạo ra quầng sáng do khúc xạ tia nắng mặt trời. Mặt trời và mặt trăng có thể nhìn thấy trong đường viền rõ ràng. Mây ti tầng không tạo ra kết tủa, nhưng thường đặc lại thành mây cao tầng (altostratus) ở phía trước ấm áp hoặc khu vực áp suất thấp, đôi khi có. Mức giữa Các đám mây không thẳng đứng ở tầng giữa có tiền tố là alto-, mang lại tên chi là mây trung tích (Ac) cho các dạng địa tầng và mây trung tầng (As) cho các dạng địa tầng. Những đám mây này có thể hình thành thấp đến mức trên bề mặt ở bất kỳ vĩ độ nào, nhưng có thể cao đến gần các cực, ở nhiệt độ trung bình, và ở vùng nhiệt đới. Cũng như các đám mây trên cao, các loại chi chính có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt người, nhưng việc phân biệt giữa chúng chỉ bằng cách sử dụng chụp ảnh vệ tinh là không thể. Khi dữ liệu hỗ trợ về các quan sát của con người không có sẵn, những đám mây này thường được gọi chung là loại trung bình trên ảnh vệ tinh. Chi mây trung tích - Genus altocumulus (Ac): Đây là lớp mây đối lưu hạn chế ở giữa, thường xuất hiện dưới dạng các mảng không đều hoặc các lớp rộng hơn được sắp xếp theo nhóm, đường hoặc sóng. Mây trung tích đôi khi có thể giống với mây ti tích, nhưng thường dày hơn và được cấu tạo bởi sự pha trộn của các giọt nước và tinh thể băng, do đó, các cơ sở hiển thị ít nhất một số bóng màu xám nhạt. Mây trung tích có thể tạo ra virga, lượng mưa rất nhẹ bay hơi trước khi chạm đất. Chi mây trung tầng - Genus altostratus (As): Mây trung tầng là một tấm màn mờ không hoạt động hoặc mờ ở giữa của đám mây màu xám/xanh xám thường hình thành dọc theo mặt trước ấm áp và xung quanh các khu vực áp suất thấp. Mây trung tầng thường được cấu tạo từ các giọt nước, nhưng có thể lẫn với các tinh thể băng ở độ cao lớn hơn. Các mây trung tầng mờ đục lan rộng có thể tạo ra kết tủa nhẹ liên tục hoặc không liên tục. Cấp thấp Những đám mây thấp được tìm thấy từ gần bề mặt lên đến . Các loại chi trong cấp độ này hoặc không có tiền tố hoặc mang tiền tố đề cập đến một đặc tính khác ngoài độ cao. Những đám mây hình thành ở tầng thấp của tầng đối lưu thường có cấu trúc lớn hơn những đám mây hình thành ở tầng giữa và tầng cao, vì vậy chúng thường có thể được xác định bằng các dạng và chi của chúng chỉ bằng chụp ảnh vệ tinh. Chi mây tầng tích - Genus stratocumulus (Sc): Loại chi này là một lớp mây có cấu trúc địa tầng đối lưu hạn chế, thường ở dạng các mảng không đều hoặc các tấm rộng hơn tương tự như mây tầng tích nhưng có các phần tử lớn hơn với màu xám đậm hơn. Mây tầng tích thường xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt bắt nguồn từ các đám mây mưa khác, nhưng chỉ có thể tự tạo ra lượng mưa rất nhẹ. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loại humilis 'ngoại hình thấp' – phạm vi dọc nhỏ: Đây là những đám mây vũ tích thời tiết công bằng nhỏ tách rời có phần đáy gần như nằm ngang và phần ngọn dẹt, và không tạo ra mưa rào. Chi mây tầng - Genus stratus (St): Đây là một dạng địa tầng phẳng hoặc đôi khi rách rưới, đôi khi giống như sương mù trên cao. Chỉ có lượng mưa rất yếu mới có thể rơi ra từ đám mây này, thường là mưa phùn hoặc hạt tuyết. Khi một đám mây có địa tầng rất thấp giảm xuống mức bề mặt, nó sẽ mất thuật ngữ Latinh và được đặt tên chung là sương mù nếu tầm nhìn phổ biến trên bề mặt nhỏ hơn 1 km. Nếu khả năng hiển thị là 1 km trở lên, độ ngưng tụ có thể nhìn thấy được gọi là sương. Đa cấp hoặc dọc vừa phải Những đám mây này có cơ sở cấp thấp đến trung bình hình thành ở bất kỳ đâu từ gần bề mặt đến khoảng và các ngọn có thể mở rộng đến phạm vi độ cao trung bình và đôi khi cao hơn trong trường hợp của nimbostratus. Chi mây vũ tầng - Genus nimbostratus (Ns); mức thấp: Đây là một lớp địa tầng đa cấp, màu xám đậm, khuếch tán với mức độ lớn theo chiều ngang và thường phát triển theo chiều dọc từ trung bình đến sâu, trông yếu ớt được chiếu sáng từ bên trong. Mây vũ tầng thường hình thành từ mây trung tầng cấp trung bình, và phát triển ít nhất ở mức độ dọc vừa phải khi bazơ lắng xuống mức thấp trong quá trình mưa có thể đạt cường độ trung bình đến nặng. Nó đạt được sự phát triển theo chiều dọc thậm chí lớn hơn khi đồng thời phát triển lên đến tầng cao do lực nâng phía trước hoặc xoáy thuận quy mô lớn. Tiền tố nimbo- đề cập đến khả năng tạo ra mưa hoặc tuyết liên tục trên diện rộng, đặc biệt là trước mặt trận ấm áp. Lớp mây dày này không có bất kỳ cấu trúc tháp nào của riêng nó, nhưng có thể đi kèm với các loại mây tích (cumuliform) hoặc cumulonimbiform cao chót vót. Các nhà khí tượng học liên kết với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức phân loại mây vũ tầng là cấp trung bình cho các mục đích khái quát trong khi mô tả nó một cách không chính thức là đa cấp. Các nhà khí tượng học và nhà giáo dục độc lập dường như có sự phân chia giữa những người phần lớn theo mô hình WMO và những người phân loại mây vũ tầng là cấp thấp, mặc dù phạm vi thẳng đứng đáng kể của nó và sự hình thành ban đầu thông thường của nó ở phạm vi độ cao trung bình. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loài tầm thường; 'loài trung bình' – mức độ dọc vừa phải: Những đám mây vũ tích đối lưu tự do này có phần gốc phẳng, màu xám trung bình, rõ ràng và phần đỉnh hình vòm màu trắng ở dạng mầm nhỏ và nói chung không tạo ra mưa. Chúng thường hình thành ở tầng thấp của tầng đối lưu ngoại trừ trong điều kiện độ ẩm tương đối rất thấp, khi các tầng mây có thể tăng vào phạm vi độ cao trung bình. Mây tích trung gian được chính thức phân loại là cấp thấp và có đặc điểm chính thức hơn là có mức độ thẳng đứng vừa phải có thể liên quan đến nhiều hơn một mức độ cao. Cao chót vót Các dạng mây tích và dạng tích cực lớn này có các nền mây ở cùng một phạm vi cấp thấp đến trung bình như các loại đa cấp và dạng thẳng đứng vừa phải, nhưng các đỉnh gần như luôn mở rộng đến các mức cao. Không giống như các đám mây kém phát triển theo chiều thẳng đứng, chúng được yêu cầu phải được xác định bằng tên hoặc chữ viết tắt tiêu chuẩn của chúng trong tất cả các quan sát hàng không (METARS) và dự báo (TAFS) để cảnh báo phi công về thời tiết khắc nghiệt và nhiễu động có thể xảy ra. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loài congestus – phạm vi dọc lớn: Sự bất ổn định của khối lượng không khí ngày càng tăng có thể làm cho các đám mây tích đối lưu tự do phát triển rất cao đến mức độ cao thẳng đứng từ chân đế đến đỉnh lớn hơn chiều rộng cơ sở của đám mây. Phần nền của đám mây có màu xám đậm hơn và phần trên thường giống như một bông súp lơ. Loại mây này có thể tạo ra mưa rào vừa phải đến nặng hạt và được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) chỉ định là Khí tích cao chót vót (Tcu). Chi mây vũ tích - Genus cumulonimbus (Cb): Loại chi này là một khối mây tích tụ nặng, cao chót vót, có dạng khối đối lưu tự do với phần gốc từ xám đen đến gần đen và đỉnh rất cao có dạng núi hoặc tháp khổng lồ. Mây vũ tích có thể tạo ra dông, các trận mưa rất lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét và nhiều loại sét bao gồm mây từ mặt đất có thể gây ra các vụ cháy rừng. Thời tiết khắc nghiệt đối lưu khác có thể có hoặc không kèm theo giông bão và bao gồm mưa rào tuyết lớn, mưa đá.<ref name="ncar"></ref><ref name="Renno"> Trong số tất cả các sự kiện có thể xảy ra liên quan đến vũ tích, sét là sự kiện duy nhất trong số này yêu cầu phải có sấm sét vì chính tia sét tạo ra sấm sét. Mây vũ tích có thể hình thành trong điều kiện không khí không ổn định, nhưng có xu hướng tập trung và cường độ cao hơn khi chúng kết hợp với các front lạnh không ổn định. Loài Các loại chi thường được chia thành các loại phụ được gọi là loài chỉ ra các chi tiết cấu trúc cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ ổn định và đặc điểm gió của khí quyển tại bất kỳ thời điểm và vị trí nhất định. Bất chấp hệ thống phân cấp này, một loài cụ thể có thể là một kiểu phụ của nhiều chi, đặc biệt nếu các chi có cùng dạng vật chất và được phân biệt với nhau chủ yếu theo độ cao hoặc cấp độ. Có một số loài, mỗi loài có thể liên kết với các chi của nhiều hơn một dạng vật chất. Các loại loài được phân nhóm dưới đây theo các dạng vật chất và các chi mà chúng thường liên kết với nhau. Các dạng, chi và loài được liệt kê từ trái sang phải theo thứ tự tăng dần về tính không ổn định hoặc hoạt động đối lưu. Ổn định hoặc gần như ổn định Thuộc nhóm địa tầng không đối lưu, tầng tầng cao bao gồm hai loài. Mây ti tích sương mù có vẻ ngoài khá lan tỏa, thiếu chi tiết cấu trúc. Mầy ti tích sợi xơ là một loài được tạo thành từ các sợi bán hợp nhất chuyển tiếp đến hoặc từ mây ti. Mây trung tầng bậc trung và mây vũ tích nhiều bậc luôn có dạng phẳng hoặc lan tỏa và do đó không được chia nhỏ thành các loài. Địa tầng thấp thuộc loài sương mù ngoại trừ khi bị vỡ ra thành những mảng địa tầng rách nát Mây fractus nghĩa Latinh 'bị hỏng, rách nát' (xem bên dưới). Các đám mây tuần hoàn có ba loài không đối lưu có thể hình thành trong điều kiện khối lượng không khí ổn định. Mây ti sợi xơ bao gồm các sợi có thể thẳng, lượn sóng hoặc đôi khi xoắn lại do gió cắt. Loài uninus cũng tương tự nhưng có móc hếch ở đầu. Mây ti spissatus xuất hiện dưới dạng các mảng mờ đục có thể hiển thị màu xám nhạt. Các loại chi lớp vũ tích (mây ti tích, mây trung tích và mây tầng tích) xuất hiện trong không khí chủ yếu ổn định với sự đối lưu hạn chế có hai loài, mỗi loài có hai loài. Các loài phân tầng thường xuất hiện trong các phiến rộng hoặc trong các mảng nhỏ hơn, nơi chỉ có hoạt động đối lưu tối thiểu. Các đám mây của loài mây dạ quang (lenticularis) có xu hướng có hình dạng giống thấu kính thuôn nhọn ở các đầu. Chúng thường được nhìn thấy nhất là núi orographic (lực nâng orographic) - mây luợn sóng, nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong tầng đối lưu nơi có gió cắt mạnh kết hợp với sự ổn định của khối lượng không khí đủ để duy trì cấu trúc mây nhìn chung bằng phẳng. Hai loài này có thể được tìm thấy ở các tầng cao, giữa hoặc thấp của tầng đối lưu tùy thuộc vào chi hoặc chi dạng địa tầng có mặt tại bất kỳ thời điểm nào. Loại mây "rách rưới" Loài bị hỏng - fractus thể hiện tính không ổn định thay đổi vì nó có thể là một nhóm nhỏ của các loại chi thuộc các dạng vật chất khác nhau có các đặc điểm ổn định khác nhau. Kiểu phụ này có thể ở dạng các tấm địa tầng rách nát nhưng chủ yếu là ổn định mây dạng "giường bị hỏng" - (stratus fractus) hoặc những đám mây tích nhỏ vụn với độ không ổn định lớn hơn một chút mây tích "đỗ vỡ" - (cumulus fractus). Khi các đám mây của loài này được kết hợp với các hệ thống mây kết tủa ở mức độ đáng kể theo chiều dọc và đôi khi nằm ngang, chúng cũng được phân loại là mây phụ với tên gọi "vải" - pannus (xem phần về các đặc điểm bổ sung). Một phần không ổn định Những loài này là sự phân chia của các loại chi có thể xuất hiện trong không khí một phần không ổn định với đối lưu hạn chế. Loài castellanus xuất hiện khi một lớp cấu trúc hoặc địa tầng gần như ổn định bị xáo trộn bởi các khu vực cục bộ không ổn định về lượng không khí, thường vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Điều này dẫn đến việc hình thành các tích tụ dạng tích nhúng phát sinh từ một cơ sở địa tầng chung. Castellanus giống như tháp pháo của một lâu đài khi nhìn từ bên cạnh và có thể được tìm thấy với các chi dạng địa tầng ở bất kỳ mức độ cao tầng đối lưu nào và với các mảng đối lưu hạn chế của mây ti tầng cao. Các đám mây dạng sợi của các loài floccus tách rời hơn là các phần nhỏ của các loại chi có thể là dạng vòng hoặc dạng địa tầng trong cấu trúc tổng thể. Đôi khi chúng được nhìn thấy cùng với mây ti ti, mây ti tích, mây trung tích và mây tầng tích. Một loài stratocumulus hay altocumulus mới được công nhận đã được đặt tên là mây truy nã - volutus, một đám mây cuộn có thể xảy ra trước khi hình thành vũ tích. Có một số đám mây volutus hình thành do tương tác với các đối tượng địa lý cụ thể chứ không phải với đám mây mẹ. Có lẽ đám mây kỳ lạ nhất về mặt địa lý thuộc loại này là Morning Glory - mây rau muống; mây sáng sớm, một đám mây hình trụ cuộn xuất hiện không thể đoán trước trên Vịnh Carpentaria ở Bắc Úc. Được liên kết với một "gợn sóng" mạnh trong khí quyển, đám mây có thể được "lướt" trong máy bay tàu lượn. Không ổn định hoặc chủ yếu là không ổn định Sự mất ổn định khối lượng không khí tổng quát hơn trong tầng đối lưu có xu hướng tạo ra các đám mây thuộc loại chi mây tích đối lưu tự do hơn, các loài của chúng chủ yếu là chỉ số về mức độ không ổn định của khí quyển và kết quả là sự phát triển theo chiều dọc của các đám mây. Một đám mây tích ban đầu hình thành ở mức thấp của tầng đối lưu dưới dạng một đám mây nhỏ của loài humilis chỉ cho thấy sự phát triển theo chiều dọc nhẹ. Nếu không khí trở nên bất ổn định hơn, đám mây có xu hướng mọc thẳng đứng thành loài tầm thường (mediocrics), sau đó tắc nghẽn đối lưu mạnh, hay tích (congestus) loài tích cao nhất cùng loại mà Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế gọi là 'đống tích cao chót vót'. Với các điều kiện khí quyển rất không ổn định, mây tích lớn có thể tiếp tục phát triển thành mây vũ tích đối lưu mạnh hơn nữa có tên gọi là hói (calvus), (về cơ bản là một đám mây tắc nghẽn rất cao tạo ra sấm sét), sau đó cuối cùng trở thành loài capillatus (mao mạch) khi những giọt nước siêu lạnh trên đỉnh mây biến thành băng tinh thể mang lại cho nó một sự xuất hiện hình tròn. Đẳng cấp Các loại chi và loài được chia nhỏ hơn nữa thành các loại có tên có thể xuất hiện sau tên loài để cung cấp mô tả đầy đủ hơn về đám mây. Một số giống mây không bị giới hạn ở một mức hoặc dạng độ cao cụ thể và do đó có thể phổ biến đối với nhiều chi hoặc loài. Dựa trên-độ mờ Tất cả các loại đám mây rơi vào một trong hai nhóm chính. Một nhóm xác định độ mờ của các cấu trúc mây cấp thấp và trung bình cụ thể và bao gồm các loại translucidus (trong mờ mỏng), perlucidus (đục dày với các vết đứt trong mờ hoặc rất nhỏ) và opacus (đục dày). Những giống này luôn có thể xác định được đối với các loại mây và loài có độ mờ thay đổi. Cả ba đều được liên kết với các loài phân tầng của mây tích và mây tầng tích. Tuy nhiên, chỉ có hai giống được nhìn thấy với mây trung tầng và tầng tinh vân hay tiếng Latinh là giường sương mù (stratus nebulosus) có cấu trúc đồng nhất ngăn cản sự hình thành của một giống sáng/ trong suốt (perlucidus). Các dạng dựa trên độ mờ đục không được áp dụng cho các đám mây cao bởi vì chúng luôn trong mờ, hoặc trong trường hợp ti mây, luôn luôn mờ đục. Dựa trên-mẫu Nhóm thứ hai mô tả sự sắp xếp không thường xuyên của các cấu trúc đám mây thành các mẫu cụ thể mà người quan sát trên bề mặt có thể nhận thấy được (các trường mây thường chỉ được nhìn thấy từ độ cao đáng kể phía trên các thành tạo). Những biến thể này không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng với các chi và loài mà chúng có liên quan khác, mà chỉ xuất hiện khi điều kiện khí quyển thuận lợi cho sự hình thành của chúng. Các giống intortus (bên trong) và vertebratus thỉnh thoảng xuất hiện với xơ xác xơ. Chúng tương ứng là các sợi xoắn thành hình dạng không đều và những sợi được sắp xếp theo kiểu xương cá, thường là do các luồng gió không đều có lợi cho sự hình thành của các giống này. Bán kính đa dạng được liên kết với các hàng mây thuộc một loại cụ thể dường như hội tụ ở đường chân trời. Đôi khi nó được nhìn thấy với các loài sợi (fibratus) và cái móc (cuncinus) của ti, các loài phân tầng của altocumulus (mây tích cao), các loài tầm thường (mediocris) và đôi khi là humilis (khiêm tốn) của mây tích, và với chi mây tầng cao (altostratus). Một loại khác, duplicatus, (các lớp cách đều nhau của cùng một loại, lớp này chồng lên lớp kia), đôi khi được tìm thấy với ti của cả loài fibratus và uncinus, và với altocumulus và stratocumulus của loài stratiformis và lenticularis. Sự đa dạng của undulatus (có đáy nhấp nhô gợn sóng) có thể xảy ra với bất kỳ đám mây nào thuộc loài stratiformis hoặc lenticularis, và với altostratus. Nó hiếm khi được quan sát thấy với tinh vân tầng. Đa dạng lacunosus được gây ra bởi các dòng chảy xuống cục bộ tạo ra các lỗ tròn ở dạng tổ ong hoặc lưới. Đôi khi nó được nhìn thấy với mây tích và mây trung tích của loài stratiformis, castellanus và floccus, và với mây tích của loài stratiformis và castellanus. Kết hợp Một số loài có thể hiển thị các biến thể kết hợp cùng một lúc, đặc biệt nếu một biến thể dựa trên độ mờ và biến thể kia dựa trên mẫu. Một ví dụ về điều này sẽ là một lớp mây tích phân tầng cao (altocumulus stratiformis) được sắp xếp thành các hàng dường như hội tụ được phân tách bằng các khoảng ngắt nhỏ. Tên kỹ thuật đầy đủ của một đám mây trong cấu hình này sẽ là mây tích phân tầng cao tỏa ra trong suốt (altocumulus stratiformis radiatus perlucidus), sẽ xác định tương ứng chi, loài và hai giống kết hợp của nó. Đám mây phụ kiện, tính năng bổ sung và các loại phái sinh khác Các tính năng bổ sung và các đám mây phụ kiện không phải là các phân khu tiếp theo của các loại mây bên dưới loài và cấp độ đa dạng. Thay vào đó, chúng hoặc là khí tượng thủy văn hoặc là các loại mây đặc biệt có tên Latinh riêng hình thành cùng với các loại, loài và giống mây nhất định. Các tính năng bổ sung, dù ở dạng mây hay lượng mưa, đều được gắn trực tiếp vào đám mây chi chính. Ngược lại, các đám mây phụ thường tách rời khỏi đám mây chính. Các tính năng bổ sung dựa trên-lượng mưa Một nhóm các tính năng bổ sung không phải là sự hình thành mây thực tế, mà là lượng mưa rơi xuống khi các giọt nước hoặc tinh thể băng tạo nên các đám mây nhìn thấy được đã trở nên quá nặng để có thể duy trì ở trên cao. Virga là một đặc điểm được nhìn thấy với các đám mây tạo ra lượng mưa bốc hơi trước khi chạm tới mặt đất, chúng thuộc các chi mây ti tích, mây trung tích, mây trung tầng, mây vũ tầng, mây tầng tích, mây tích, và mây vũ tích. Khi lượng mưa đến mặt đất mà không bay hơi hoàn toàn, nó được gọi là lượng mưa đặc trưng, sự kết tủa (praecipitatio). Điều này thường xảy ra với các tầng cao mờ đục, có thể tạo ra lượng mưa lan rộng nhưng thường nhẹ và với các đám mây dày hơn cho thấy sự phát triển theo chiều dọc đáng kể. Trong số đó, mây tích-trung bình phát triển hướng lên trên chỉ tạo ra mưa rào nhẹ, trong khi mây vũ tầng phát triển hướng xuống có khả năng tạo ra mưa lớn hơn, rộng hơn. Những đám mây thẳng đứng cao chót vót có khả năng lớn nhất để tạo ra các sự kiện mưa dữ dội, nhưng những đám mây này có xu hướng cục bộ trừ khi được tổ chức dọc theo các frông lạnh di chuyển nhanh. Mưa rào cường độ trung bình đến nặng có thể rơi xuống từ các đám mây tích tụ. Mây vũ tích, lớn nhất trong tất cả các loại mây, có khả năng tạo ra mưa rào rất lớn. Các đám mây tầng thấp thường chỉ tạo ra lượng mưa nhẹ, nhưng điều này luôn xảy ra dưới dạng lượng mưa đặc trưng, sự kết tủa (praecipitatio) do thực tế là loại mây này nằm quá gần mặt đất để cho phép hình thành các virga. Các tính năng bổ sung dựa trên-đám mây Incus là đặc điểm bổ sung dành riêng cho từng loại nhất, chỉ thấy ở mây vũ tích của loài mao mạch (capillatus). Đỉnh mây vũ tích incus là đỉnh lan rộng thành hình đe rõ ràng do các luồng không khí đi lên va vào lớp ổn định ở tầng đối lưu nơi không khí không còn tiếp tục lạnh hơn khi tăng độ cao. Tính năng mamma hình thành trên nền của các đám mây dưới dạng các chỗ lồi giống như bong bóng hướng xuống dưới gây ra bởi các dòng chảy xuống cục bộ trong đám mây. Đôi khi nó còn được gọi là mammatus (mây vảy rồng), một phiên bản trước đó của thuật ngữ được sử dụng trước khi tiêu chuẩn hóa danh pháp Latinh do Tổ chức Khí tượng Thế giới đưa ra trong thế kỷ 20. Nổi tiếng nhất là mây vũ tích với mammatus, nhưng đặc điểm mamma đôi khi cũng được nhìn thấy với mây ti, mây ti tích (ti ti), mây trung tích, mây trung tầng và mây tầng tích. Tính năng tuba là một cột mây có thể treo ở dưới cùng của mây tích hoặc vũ tích. Một cột mới hình thành hoặc được tổ chức kém có thể tương đối lành tính, nhưng có thể nhanh chóng mạnh lên thành mây hình phễu hoặc lốc xoáy. Đặc điểm vòng cung (arcus) là một đám mây cuộn với các cạnh rách rưới gắn vào phần dưới phía trước của mây tích hoặc mây vũ tích hình thành dọc theo mép đầu của một đường gió bão hoặc dòng chảy giông bão. Một đội hình vòng cung lớn có thể trông giống như một vòng cung tối đầy đe dọa. Một số tính năng bổ sung mới đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức công nhận. Biến động đặc trưng có thể hình thành trong điều kiện độ đứt gió mạnh hay sóng (flucturs) của khí quyển khi mây tích tầng, mây trung tích hoặc mây ti phá vỡ thành các đỉnh cách đều nhau. Biến thể này đôi khi được gọi một cách không chính thức là đám mây (sóng) Kelvin–Helmholtz. Hiện tượng này cũng đã được quan sát thấy trong sự hình thành mây trên các hành tinh khác và thậm chí trong bầu khí quyển của mặt trời. Một đặc điểm khác của đám mây dạng sóng nhưng hỗn loạn hơn liên quan đến mây tích tầng hoặc mây trung tích đã được đặt tên Latinh là độ nhám hay đơn giản là nhám (asperitas). Tính năng bổ sung rỗng (cavum) là một lỗ vệt rơi hình tròn đôi khi hình thành trong một lớp mỏng mây trung tích hoặc mây tích siêu lạnh. Các vệt mùa thu bao gồm virga hoặc các dải ti thường được nhìn thấy bên dưới lỗ khi các tinh thể băng rơi xuống độ cao thấp hơn. Loại lỗ này thường lớn hơn các lỗ hỏng (lacunosus) điển hình. Một đặc điểm của tường (muru) là một đám mây có tường vũ tích với phần chân mây thấp hơn, xoay tròn hơn mức có thể dẫn đến sự phát triển của lốc xoáy. Đặc điểm đuôi (cauda) là một đám mây đuôi kéo dài theo chiều ngang ra khỏi đám mây bức tường (murus) và là kết quả của việc không khí đi vào cơn bão. Accessory clouds Supplementary cloud formations detached from the main cloud are known as accessory clouds. The heavier precipitating clouds, nimbostratus, towering cumulus (cumulus congestus), and cumulonimbus typically see the formation in precipitation of the pannus feature, low ragged clouds of the genera and species cumulus fractus or stratus fractus. A group of accessory clouds comprise formations that are associated mainly with upward-growing cumuliform and cumulonimbiform clouds of free convection. Pileus is a cap cloud that can form over a cumulonimbus or large cumulus cloud, whereas a velum feature is a thin horizontal sheet that sometimes forms like an apron around the middle or in front of the parent cloud. An accessory cloud recently officially recognized the World meteorological Organization is the flumen, also known more informally as the beaver's tail. It is formed by the warm, humid inflow of a super-cell thunderstorm, and can be mistaken for a tornado. Although the flumen can indicate a tornado risk, it is similar in appearance to pannus or scud clouds and does not rotate. Mother clouds Clouds initially form in clear air or become clouds when fog rises above surface level. The genus of a newly formed cloud is determined mainly by air mass characteristics such as stability and moisture content. If these characteristics change over time, the genus tends to change accordingly. When this happens, the original genus is called a mother cloud. If the mother cloud retains much of its original form after the appearance of the new genus, it is termed a genitus cloud. One example of this is stratocumulus cumulogenitus, a stratocumulus cloud formed by the partial spreading of a cumulus type when there is a loss of convective lift. If the mother cloud undergoes a complete change in genus, it is considered to be a mutatus cloud. Other genitus and mutatus clouds The genitus and mutatus categories have been expanded to include certain types that do not originate from pre-existing clouds. The term flammagenitus (Latin for 'fire-made') applies to cumulus congestus or cumulonimbus that are formed by large scale fires or volcanic eruptions. Smaller low-level "pyrocumulus" or "fumulus" clouds formed by contained industrial activity are now classified as cumulus homogenitus (Latin for 'man-made'). Contrails formed from the exhaust of aircraft flying in the upper level of the troposphere can persist and spread into formations resembling cirrus which are designated cirrus homogenitus. If a cirrus homogenitus cloud changes fully to any of the high-level genera, they are termed cirrus, cirrostratus, or cirrocumulus homomutatus. Stratus cataractagenitus (Latin for 'cataract-made') are generated by the spray from waterfalls. Silvagenitus (Latin for 'forest-made') is a stratus cloud that forms as water vapor is added to the air above a forest canopy. Các lĩnh vực mây tầng tích Các đám mây tầng tầng lớp lớp có thể được tổ chức thành các "trường" có hình dạng và đặc điểm được phân loại đặc biệt nhất định. Nhìn chung, các trường này có thể nhận biết được từ độ cao hơn là từ mặt đất. Chúng thường có thể được tìm thấy ở các dạng sau: Đám mây Actinoform, giống như một chiếc lá hoặc một bánh xe hình chóp. Ô kín, có mây ở trung tâm và rõ ràng ở các cạnh, tương tự như một tổ ong được lấp đầy. Phòng giam mở, giống như một tổ ong rỗng, với các đám mây xung quanh các cạnh và không gian thoáng đãng ở giữa. Đường xoáy Các mô hình này được hình thành từ một hiện tượng được gọi là xoáy Kármán được đặt theo tên của kỹ sư và nhà động lực học chất lỏng Theodore von Kármán. Các đám mây do gió điều khiển có thể tạo thành các hàng song song theo hướng gió. Khi gió và mây gặp phải các đặc điểm trên đất liền ở độ cao lớn chẳng hạn như các hòn đảo nổi bật theo chiều thẳng đứng, chúng có thể tạo thành các xoáy xung quanh các khối đất cao làm cho các đám mây có hình dạng xoắn. Phân loại mây (tóm lược) Các đám mây được chia thành hai loại hình chính: mây lớp hay mây đối lưu. Chúng được gọi là mây tầng (Stratus, từ tiếng Latinh có nghĩa là tầng, lớp) và mây tích (Cumulus, từ tiếng Latinh có nghĩa là tích lũy, chồng đống). Hai dạng chính này được chia thành bốn nhóm nhỏ phân biệt theo cao độ của mây. Các đám mây được phân loại theo cao độ gốc của mây, không phải là đỉnh của nó. Hệ thống này được Luke Howard giới thiệu năm 1802 trong thuyết trình của hội Askesian. Mây cao (họ A) Các hình thái này ở trên 5.000 m (16.500 ft), trong đới lạnh của tầng đối lưu. Chúng được biểu thị bởi tiền tố cirro- hay cirrus, nghĩa là mây ti. Ở cao độ này nước gần như đóng băng hoàn toàn vì thế mây là các tinh thể nước đá. Các đám mây có xu hướng là mỏng và yếu và thông thường là trong suốt. Các mây trong họ A bao gồm: Mây ti (Cirrus) Cirrus uncinus Cirrus Kelvin-Helmholtz Mây ti tầng (Cirrostratus) Mây ti tích (Cirrocumulus) Cumulonimbus với pileus Vệt ngưng tụ (Contrail) Vệt ngưng tụ là kiểu mây dài và mỏng được tạo ra như là kết quả của sự bay qua của máy bay phản lực ở cao độ lớn. Mây trung bình (họ B) Các loại mây này chủ yếu ở cao độ khoảng 2.000 đến 5.000 m (6.500 đến 16.500 ft) và được biểu thị với tiền tố alto- (gốc Latinh, nghĩa là "cao"). Chúng thông thường là các giọt nước siêu lạnh. Các mây trong họ B bao gồm: Mây trung tầng (Altostratus) Altostratus undulatus Mây trung tích (Altocumulus) Altocumulus undulatus Altocumulus mackerel sky Altocumulus castellanus Mây hình hột đậu Mây thấp (họ C) Chúng được tạo ra dưới 2.000 m (6.500 ft) và bao gồm mây tầng (đặc và xám). Khi các mây tầng tiếp xúc với mặt đất, chúng được gọi là sương mù. Các mây trong họ C bao gồm: Mây tầng (Stratus); không dày, độ cao thấp. Mây vũ tầng (Nimbostratus); rất dày, độ cao thấp đến trung bình. Cumulus humilis Cumulus mediocris Mây tầng tích (Stratocumulus) Các đám mây thẳng đứng (họ D) Các mây này có thể có hướng thẳng đứng lên trên, rất cao so với gốc của chúng và có thể hình thành ở bất kỳ độ cao nào. Các mây trong họ D bao gồm: Mây vũ tích (Cumulonimbus, liên kết với sự ngưng tụ nặng và mưa dông) Cumulus congestus Pyrocumulus Cumulonimbus incus Cumulonimbus calvus Cumulonimbus với mammatus Các loại mây khác Có một số mây có thể tìm thấy ở phía trên tầng đối lưu; chúng bao gồm mây xà cừ và mây dạ quang, chúng hình thành ở tầng bình lưu và tầng trung lưu. Phân bố: Nơi các đám mây tầng đối lưu phổ biến nhất và ít phổ biến nhất Sự hội tụ dọc theo vùng áp suất thấp Mặc dù sự phân bố cục bộ của các đám mây có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi địa hình, nhưng mức độ phổ biến toàn cầu của mây che phủ trong tầng đối lưu có xu hướng thay đổi nhiều hơn theo vĩ độ. Nó phổ biến nhất trong và dọc theo các vùng áp suất thấp của hội tụ tầng đối lưu bề mặt bao quanh Trái đất gần xích đạo và gần vĩ độ 50 ở phía bắc và phía nam Bán cầu của trái đất. Các quá trình làm mát đoạn nhiệt dẫn đến việc tạo ra các đám mây bằng cách tác nhân nâng đều liên quan đến sự hội tụ; một quá trình liên quan đến luồng không khí thổi ngang và tích tụ không khí tại một vị trí nhất định, cũng như tốc độ mà điều này xảy ra. Gần xích đạo, lượng mây tăng lên là do sự hiện diện của áp suất thấp Vùng hội tụ giữa các vùng nhiệt đới (ITCZ), nơi không khí rất ấm và không ổn định tạo ra hầu hết là mây vũ tích và mây vũ tích. Hầu như bất kỳ loại mây nào cũng có thể hình thành dọc theo các đới hội tụ vĩ độ trung bình tùy thuộc vào độ ổn định và độ ẩm của không khí. Các đới hội tụ ngoại nhiệt đới này bị chiếm giữ bởi mặt cực nơi khối không khí có nguồn gốc địa cực gặp nhau và đụng độ với các đới có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Điều này dẫn đến việc hình thành các xoáy thuận ngoại nhiệt đới bao gồm các hệ thống mây có thể ổn định hoặc không ổn định ở các mức độ khác nhau tùy theo đặc tính ổn định của các khối khí xung đột khác nhau. Sự phân kỳ dọc theo vùng áp suất cao Sự phân kỳ ngược lại với sự hội tụ. Trong tầng đối lưu của Trái đất, nó liên quan đến luồng không khí thổi ngang từ phần trên của một cột không khí đang lên, hoặc từ phần dưới của một cột lún thường liên quan đến một khu vực hoặc đỉnh áp suất cao. Mây có xu hướng ít phổ biến nhất ở gần các cực và ở các vùng cận nhiệt đới gần với các điểm 30, bắc và nam. Cái sau đôi khi được gọi là vĩ độ ngựa. Sự hiện diện của một áp suất cao quy mô lớn sườn núi cận nhiệt đới ở mỗi bên của đường xích đạo làm giảm lượng mây ở các vĩ độ thấp này. Các mô hình tương tự cũng xảy ra ở các vĩ độ cao hơn ở cả hai bán cầu. Độ sáng, độ phản xạ và màu sắc Độ chói hoặc độ sáng của một đám mây được xác định bởi cách ánh sáng phản xạ, phân tán và truyền bởi các hạt của đám mây. Độ sáng của nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của mây mù hoặc các chất quang điện như quầng sáng và cầu vồng. Trong tầng đối lưu, các đám mây sâu, dày đặc thể hiện độ phản xạ cao (70% đến 95%) trong suốt quang phổ khả kiến. Các hạt nước nhỏ được đóng gói dày đặc và ánh sáng mặt trời không thể xuyên sâu vào đám mây trước khi phản xạ ra ngoài, tạo cho đám mây có màu trắng đặc trưng, ​​đặc biệt là khi nhìn từ trên xuống. Các giọt mây có xu hướng phân tán phát sáng hiệu quả, do đó cường độ của bức xạ mặt trời giảm theo độ sâu của khí. Do đó, cơ sở đám mây có thể thay đổi từ rất nhạt đến xám đen tùy thuộc vào độ dày của đám mây và lượng ánh sáng đang được phản xạ hoặc truyền trở lại người quan sát. Các đám mây tầng đối lưu mỏng cao phản xạ ít ánh sáng hơn do nồng độ tương đối thấp của các tinh thể băng thành phần hoặc các giọt nước siêu lạnh, dẫn đến hình dạng hơi trắng nhạt. Tuy nhiên, một đám mây tinh thể băng dày đặc xuất hiện màu trắng rực rỡ với bóng mờ màu xám rõ rệt vì độ phản xạ lớn hơn của nó. Khi đám mây tầng đối lưu trưởng thành, các giọt nước dày đặc có thể kết hợp để tạo ra các giọt lớn hơn. Nếu các giọt trở nên quá lớn và nặng không thể giữ được trong không khí lưu thông, chúng sẽ rơi ra khỏi đám mây dưới dạng mưa. Bằng quá trình tích tụ này, không gian giữa các giọt ngày càng trở nên lớn hơn, cho phép ánh sáng xuyên sâu hơn vào đám mây. Nếu đám mây đủ lớn và các giọt bên trong được đặt cách nhau đủ xa, một phần trăm ánh sáng đi vào đám mây không bị phản xạ lại mà bị hấp thụ làm cho đám mây trông tối hơn. Một ví dụ đơn giản về điều này là một người có thể nhìn xa hơn trong mưa lớn hơn là trong sương mù dày đặc. Quá trình phản xạ/hấp thụ là nguyên nhân gây ra dải màu của đám mây từ trắng đến đen. Màu sắc của đám mây nổi bật có thể được nhìn thấy ở bất kỳ độ cao nào, với màu của đám mây thường giống với ánh sáng tới. Vào ban ngày khi mặt trời tương đối cao trên bầu trời, các đám mây tầng đối lưu thường xuất hiện màu trắng sáng ở phía trên với các sắc thái xám khác nhau bên dưới. Những đám mây mỏng có thể trông có màu trắng hoặc có vẻ đã có màu của môi trường hoặc nền của chúng. Các đám mây màu đỏ, cam và hồng hầu như xuất hiện hoàn toàn vào lúc mặt trời mọc/lặn và là kết quả của sự tán xạ ánh sáng mặt trời bởi bầu khí quyển. Khi mặt trời ở ngay dưới đường chân trời, các đám mây ở tầng thấp có màu xám, các đám mây ở giữa có màu hồng phấn và các đám mây ở tầng cao có màu trắng hoặc trắng nhạt. Những đám mây vào ban đêm có màu đen hoặc xám đen trên bầu trời không có trăng, hoặc có màu trắng khi được mặt trăng chiếu sáng. Chúng cũng có thể phản ánh màu sắc của đám cháy lớn, ánh đèn thành phố hoặc cực quang có thể hiện diện. Một đám mây vũ tích xuất hiện có màu xanh lục hoặc hơi xanh là dấu hiệu cho thấy nó chứa lượng nước cực cao; mưa đá hoặc mưa làm tán xạ ánh sáng theo cách làm cho đám mây có màu xanh lam. Màu xanh lục chủ yếu xảy ra vào cuối ngày khi mặt trời tương đối thấp trên bầu trời và ánh sáng mặt trời tới có màu hơi đỏ xuất hiện màu xanh lục khi chiếu sáng một đám mây hơi xanh rất cao. Các cơn bão loại Supercell thường có đặc điểm như vậy nhưng bất kỳ cơn bão nào cũng có thể xuất hiện theo cách này. Màu sắc như thế này không trực tiếp chỉ ra rằng đó là một cơn giông bão nghiêm trọng, nó chỉ xác nhận tiềm năng của nó. Vì màu xanh lá cây/xanh lam biểu thị lượng nước dồi dào, dòng nước mạnh để hỗ trợ nó, gió lớn từ cơn bão đổ ra và mưa đá ướt; tất cả các yếu tố cải thiện cơ hội để nó trở nên nghiêm trọng, tất cả đều có thể được suy ra từ điều này. Ngoài ra, dòng hải lưu càng mạnh, bão càng có khả năng trải qua lốc xoáy và tạo ra mưa đá lớn và gió lớn. Những đám mây hơi vàng có thể được nhìn thấy trong tầng đối lưu vào cuối mùa xuân đến những tháng đầu mùa thu trong mùa cháy rừng. Màu vàng là do sự hiện diện của các chất ô nhiễm trong khói. Các đám mây màu vàng là do sự hiện diện của nitơ điôxít và đôi khi được nhìn thấy ở các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao. Ảnh hưởng đến tầng đối lưu, khí hậu và biến đổi khí hậu Các đám mây tầng đối lưu có nhiều ảnh hưởng đến khí hậu và tầng đối lưu của Trái đất. Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng là nguồn tạo ra lượng mưa, do đó ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và lượng mưa. Do tính nổi khác biệt của chúng so với không khí không có mây xung quanh, các đám mây có thể được liên kết với các chuyển động thẳng đứng của không khí có thể là đối lưu, trực diện hoặc xoáy thuận. Chuyển động hướng lên nếu các đám mây ít dày đặc hơn vì sự ngưng tụ của hơi nước sẽ giải phóng nhiệt, làm ấm không khí và do đó làm giảm mật độ của nó. Điều này có thể dẫn đến chuyển động đi xuống vì sự nâng lên của không khí dẫn đến việc làm mát làm tăng mật độ của nó. Tất cả những tác động này phụ thuộc một cách tinh tế vào nhiệt độ theo chiều thẳng đứng và cấu trúc độ ẩm của khí quyển và dẫn đến sự phân bố lại nhiệt lớn ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất. Sự phức tạp và đa dạng của các đám mây trong tầng đối lưu là lý do chính gây khó khăn trong việc định lượng ảnh hưởng của các đám mây đối với khí hậu và biến đổi khí hậu. Một mặt, các ngọn mây trắng thúc đẩy quá trình làm mát bề mặt Trái đất bằng cách phản xạ bức xạ sóng ngắn (nhìn thấy và hồng ngoại gần) từ mặt trời, làm giảm lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ trên bề mặt, tăng cường albedo của Trái đất. Phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt đất bị hấp thụ, làm ấm bề ​​mặt, bức xạ này phát ra bức xạ có bước sóng dài hơn, tia hồng ngoại. Tuy nhiên, ở những bước sóng này, nước trong các đám mây hoạt động như một chất hấp thụ hiệu quả. Nước phản ứng bằng cách bức xạ, cũng trong tia hồng ngoại, cả hướng lên và hướng xuống, và bức xạ sóng dài đi xuống làm tăng sự ấm lên ở bề mặt. Điều này tương tự với hiệu ứng nhà kính của khí nhà kính và hơi nước. Các kiểu chi cấp cao đặc biệt cho thấy tính hai mặt này với cả hiệu ứng làm mát albedo sóng ngắn và sóng dài làm nóng nhà kính. Nhìn chung, các đám mây tinh thể băng ở tầng đối lưu trên (mây ti) có xu hướng ưa thích sự nóng lên của mạng lưới. Tuy nhiên, hiệu ứng làm mát lại chiếm ưu thế với các đám mây ở mức độ trung bình và thấp, đặc biệt là khi chúng hình thành ở dạng tấm rộng. Các phép đo của NASA chỉ ra rằng về tổng thể, tác động của các đám mây tầng thấp và tầng trung bình có xu hướng thúc đẩy quá trình làm mát lớn hơn tác động ấm lên của các tầng cao và các kết quả thay đổi liên quan đến các đám mây phát triển theo chiều thẳng đứng. Việc đánh giá ảnh hưởng của các đám mây hiện tại đối với khí hậu hiện tại đã khó, dự đoán những thay đổi về mô hình và đặc tính của đám mây trong tương lai, khí hậu ấm hơn và kết quả của đám mây ảnh hưởng đến khí hậu trong tương lai còn khó khăn hơn. Trong khí hậu ấm hơn, nhiều nước hơn sẽ đi vào khí quyển bằng cách bốc hơi ở bề mặt; do các đám mây được hình thành từ hơi nước, nên lượng mây sẽ tăng lên. Nhưng trong khí hậu ấm hơn, nhiệt độ cao hơn sẽ có xu hướng làm bốc hơi các đám mây. Cả hai tuyên bố này đều được coi là chính xác và cả hai hiện tượng, được gọi là phản hồi của đám mây, đều được tìm thấy trong các tính toán mô hình khí hậu. Nói rộng ra, nếu các đám mây, đặc biệt là các đám mây thấp, tăng lên trong khí hậu ấm hơn, thì hiệu ứng làm mát dẫn đến phản hồi tiêu cực trong phản ứng khí hậu đối với sự gia tăng khí nhà kính. Nhưng nếu các đám mây thấp giảm, hoặc nếu các đám mây cao tăng lên, thì phản hồi là tích cực. Số lượng khác nhau của những phản hồi này là lý do chính dẫn đến sự khác biệt về Độ nhạy cảm với khí hậu của các mô hình khí hậu toàn cầu hiện tại. Do đó, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phản ứng của các đám mây thấp và thẳng đứng đối với khí hậu đang thay đổi. Tuy nhiên, các mô hình toàn cầu hàng đầu tạo ra các kết quả khá khác nhau, với một số cho thấy các đám mây thấp đang tăng lên và các mô hình khác cho thấy giảm. Vì những lý do này, vai trò của các đám mây tầng đối lưu trong việc điều chỉnh thời tiết và khí hậu vẫn là nguồn không chắc chắn hàng đầu trong các dự báo về sự nóng lên toàn cầu. Sự mờ toàn cầu (tóm lược) Gần đây, người ta nhận ra hiện tượng sự mờ toàn cầu được cho là sinh ra bởi sự thay đổi hệ số phản xạ ánh sáng của các đám mây do sự có mặt ngày càng tăng của các hạt treo lơ lửng và các loại hạt khác trong khí quyển. Tầng bình lưu cực Các Mây tầng bình lưu (PSC) hình thành ở phần thấp nhất của tầng bình lưu trong mùa đông, ở độ cao và trong mùa tạo ra nhiệt độ lạnh nhất và do đó, cơ hội tốt nhất để kích hoạt ngưng tụ do đoạn nhiệt làm mát. Độ ẩm khan hiếm trong tầng bình lưu, vì vậy mây xà cừ và không xà cừ ở phạm vi độ cao này bị hạn chế ở các vùng cực vào mùa đông, nơi không khí lạnh nhất. PSC cho thấy một số thay đổi về cấu trúc theo thành phần hóa học và điều kiện khí quyển của chúng, nhưng được giới hạn trong một phạm vi độ cao rất cao duy nhất là khoảng , vì vậy chúng không được phân loại thành các mức độ cao, loại chi, loài hoặc giống. Không có danh pháp Latinh theo cách gọi của các đám mây tầng đối lưu, mà là các tên mô tả sử dụng tiếng Anh thông dụng. Axit nitric siêu lạnh và nước PSC, đôi khi được gọi là loại 1, thường có hình dạng phân tầng giống như mây ti hoặc sương mù, nhưng vì chúng không đông đặc thành tinh thể nên không hiển thị màu phấn của các loại xà cừ. Loại PSC này đã được xác định là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ôzôn ở tầng bình lưu. Các loại xà cừ đông lạnh thường rất mỏng với màu sắc như ngọc trai và xuất hiện dạng vòng tròn hoặc dạng thấu kính (dạng tầng) nhấp nhô. Chúng đôi khi được gọi là loại 2. Cực trung quyển Các Mây tầng bình lưu hình thành ở phạm vi độ cao cực hạn khoảng . Chúng được đặt tên theo tiếng Latinh mây dạ quang vì khả năng chiếu sáng của chúng rất tốt sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc. Chúng thường có màu hơi xanh hoặc trắng bạc, có thể giống như những hạt ti được chiếu sáng rực rỡ. Các đám mây dạ quang đôi khi có thể có nhiều màu đỏ hoặc cam hơn. Chúng không phổ biến hoặc không đủ rộng rãi để có ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều của các đám mây dạ quang kể từ thế kỷ 19 có thể là kết quả của biến đổi khí hậu. Mây dạ quang là cao nhất trong khí quyển và hình thành gần đỉnh của tầng trung lưu ở độ cao gấp mười lần độ cao của mây tầng đối lưu. Từ mặt đất, đôi khi chúng có thể được nhìn thấy bởi mặt trời chiếu sáng trong chạng vạng sâu. Nghiên cứu đang tiến hành chỉ ra rằng lực nâng đối lưu trong tầng trung quyển đủ mạnh trong suốt mùa hè cực để gây ra sự làm mát đoạn nhiệt của một lượng nhỏ hơi nước đến điểm bão hòa. Điều này có xu hướng tạo ra nhiệt độ lạnh nhất trong toàn bộ khí quyển ngay dưới trung bình. Những điều kiện này dẫn đến môi trường tốt nhất cho sự hình thành của các đám mây thượng quyển địa cực. Cũng có bằng chứng cho thấy các hạt khói từ các thiên thạch bốc cháy cung cấp nhiều hạt nhân ngưng tụ cần thiết để hình thành đám mây dạ quang. Mây dạ quang có bốn loại chính dựa trên cấu trúc vật lý và hình dáng bên ngoài. Các mạng che mặt loại I rất mỏng manh và thiếu cấu trúc rõ ràng, hơi giống như sợi xơ vữa (tức mây sợi) hoặc tiều bì kém xác định. Dải loại II là những vệt dài thường xuất hiện trong các nhóm sắp xếp gần như song song với nhau. Chúng thường có khoảng cách rộng hơn so với các dải hoặc các phần tử được nhìn thấy với các đám mây hình tròn. Dòng chảy dạng III là sự sắp xếp của các vệt ngắn gần nhau, gần như song song, gần như giống với ti. Xoáy nước loại IV là một phần hoặc hiếm hơn là các vòng mây hoàn chỉnh với các tâm tối. Sự phân bố ở tầng trung lưu tương tự như tầng bình lưu ngoại trừ ở độ cao lớn hơn nhiều. Do nhu cầu làm mát tối đa hơi nước để tạo ra các đám mây dạ quang, sự phân bố của chúng có xu hướng bị hạn chế ở các vùng cực của Trái đất. Một sự khác biệt lớn theo mùa là lực nâng đối lưu từ bên dưới tầng trung quyển đẩy hơi nước rất khan hiếm lên các độ cao lạnh hơn cần thiết để hình thành mây trong các mùa hè tương ứng ở bán cầu bắc và nam. Rất hiếm khi nhìn thấy ở phía nam của cực bắc hoặc phía bắc của cực nam 45 độ. Màu sắc mây Màu sắc của mây cho ta biết nhiều về những gì đang diễn ra trong mây. Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí như những giọt nhỏ. Các hạt nhỏ này là tương đối đặc và ánh sáng không thể đi sâu vào trong mây trước khi nó bị phản xạ ra ngoài, tạo cho mây có màu đặc trưng là màu trắng. Khi mây dày hơn, các giọt có thể liên kết lại để tạo ra các giọt to hơn, sau đó khi đủ lớn, chúng rơi xuống đất như là mưa. Trong quá trình tích lũy, không gian giữa các giọt trở nên lớn dần lên, cho phép ánh sáng đi sâu hơn nữa vào trong mây. Nếu như mây đủ lớn, và các giọt nước đủ xa nhau, thì sẽ có rất ít ánh sáng mà đã đi vào trong mây là có khả năng phản xạ ngược trở lại ra ngoài trước khi chúng bị hấp thụ. Quá trình phản xạ/hấp thụ này là cái dẫn đến một loạt các loại màu khác nhau của mây, từ trắng tới xám và đen. Các màu khác xuất hiện tự nhiên trong mây. Màu xám ánh lam là kết quả của tán xạ ánh sáng trong mây. Trong quang phổ, màu lam và lục là có bước sóng tương đối ngắn, trong khi đỏ và vàng là có bước sóng dài. Các tia sóng ngắn dễ dàng bị tán xạ bởi các giọt nước, và các tia sóng dài dễ bị hấp thụ. Màu xám ánh lam là chứng cứ cho thấy sự tán xạ được tạo ra bởi các giọt nước có kích thước đạt tới mức độ tạo mưa có trong mây. Những màu xấu được quan sát trước khi có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Màu ánh lục của mây được tạo ra khi ánh sáng bị tán xạ bởi nước đá. Các đám mây cumulonimbus có màu ánh lục là dấu hiệu của mưa to, mưa đá, gió mạnh và có thể là vòi rồng. Màu mây ánh vàng hiếm hơn, nhưng có thể diễn ra trong các tháng từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu do cháy rừng. Màu vàng có lẽ tạo ra do sự hiện diện của khói. Mây đỏ, da cam, hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển. Mây tự bản thân nó không có những màu này, chúng chỉ phản xạ các tia sóng dài (không tán xạ) của ánh sáng là những bước sóng chính trong khoảng thời gian đó. Buổi chiều trước khi có vòi rồng ở Edmonton, Alberta năm 1987, người dân Edmonton đã quan sát thấy màu đỏ về phía mặt trời của các đám mây và màu đen thẫm về phía tối của chúng. Trong trường hợp này, ngạn ngữ "bầu trời đỏ buổi đêm, thủy thủ vui sướng" (red sky at night, sailor's delight) là hoàn toàn sai. Ngoài trái đất Mây che phủ đã được nhìn thấy trên hầu hết các hành tinh khác trong Hệ mặt trời. Các đám mây dày của Sao Kim được cấu tạo bởi sulfur dioxide (do hoạt động của núi lửa) và dường như gần như hoàn toàn là dạng địa tầng. Chúng được sắp xếp thành ba lớp chính ở độ cao từ 45 đến 65 km che khuất bề mặt của hành tinh và có thể tạo ra virga. Không có loại vũ tích nhúng nào được xác định, nhưng các hình thành sóng địa tầng bị phá vỡ đôi khi được nhìn thấy ở lớp trên cùng để lộ ra nhiều đám mây lớp liên tục bên dưới. Trên Sao Hỏa, dạ quang, thạch ti, thạch nhũ và địa tầng cấu tạo từ băng nước đã được phát hiện hầu hết ở gần các cực. Sương mù băng nước cũng đã được phát hiện trên sao Hỏa. Cả Sao Mộc và Sao Thổ đều có tầng mây hình vòng tròn bên ngoài bao gồm amoniac, một lớp mây mù dạng tầng trung gian được tạo thành từ amoni hydrosulfide, và một tầng bên trong của các đám mây nước tích. Các vũ tích nhúng được biết là tồn tại gần Great Red Spot trên Sao Mộc. Có thể tìm thấy các loại cùng loại bao gồm Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, nhưng tất cả đều được cấu tạo từ methane. Mặt trăng Titan của Sao Thổ có các đám mây ti được cho là có thành phần chủ yếu là mêtan. Sứ mệnh Cassini – Huygens, Sao Thổ đã khám phá ra bằng chứng về các đám mây ở tầng bình lưu ở cực và chu trình mêtan trên Titan, bao gồm các hồ gần các cực và các kênh phù sa trên bề mặt của mặt trăng. Một số hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời được biết là có các đám mây khí quyển. Vào tháng 10 năm 2013, việc phát hiện các đám mây quang học dày ở độ cao trong khí quyển của exoplanet về Kepler-7b đã được công bố, và, vào tháng 12 năm 2013, trong bầu khí quyển của GJ 436 b và GJ 1214 b. Trong văn hóa và tôn giáo Các đám mây đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại hoặc phi khoa học trong các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác nhau. Akkadians cổ đại tin rằng những đám mây (trong khí tượng học, có lẽ là đặc điểm bổ sung mamma) là bộ ngực của nữ thần bầu trời Antu và cơn mưa đó là sữa từ ngực cô ấy. Trong , Yahweh là được mô tả là dẫn đường cho người Y-sơ-ra-ên băng qua sa mạc dưới hình dạng "Cột mây" vào ban ngày và "Cột lửa" vào ban đêm.<ref></ref name= described="Gertz"></ref>. Trong Mandaeism, các uthra (các thiên thể) đôi khi cũng được đề cập là đang ở anana ("mây"; v.v., trong Right Ginza Sách 17, Chương 1), mà cũng có thể được hiểu là nữ phối ngẫu. Trong hài kịch Hy Lạp cổ đại The Clouds, được viết bởi Aristophanes và được trình diễn lần đầu tiên tại City Dionysia vào năm 423 trước Công nguyên, nhà triết học Socrates tuyên bố rằng Mây là vị thần thực sự duy nhất và nói với nhân vật chính Strepsiades không được tôn thờ bất kỳ vị thần nào khác ngoài Mây, mà chỉ để tỏ lòng tôn kính với họ. Trong vở kịch, Những đám mây thay đổi hình dạng để lộ bản chất thật của bất kỳ ai đang nhìn chúng, biến thành nhân mã trước mắt một chính trị gia tóc dài, sói trước mắt Embezzlement Simon, hươu trước mắt kẻ hèn nhát Cleonymus, và những người phụ nữ phàm trần trước sự xuất hiện của con người ẻo lả người cung cấp thông tin; Cleisthenes. Họ được ca ngợi là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và triết gia truyện tranh; họ là bậc thầy về hùng biện, về tài hùng biện và ngụy biện giống như "bạn bè" của họ. Trong Trung Quốc, mây là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Những đám mây chồng chất (trong khí tượng học, có lẽ là những đám mây trùng lặp) được cho là ngụ ý hạnh phúc vĩnh cửu và những đám mây với nhiều màu sắc khác nhau được cho là biểu thị "phước lành được nhân lên". Ngắm nhìn đám mây hay nhìn đám mây là một hoạt động phổ biến của trẻ em liên quan đến việc ngắm nhìn những đám mây và tìm kiếm hình dạng của chúng, một dạng pareidolia. Trong các hát bài hát như "Áng mây buồn" (Cẩm Ly]), "Mây và Núi" (The Bells), "Clouds" (One Direction), "Mây và Gió' (JoyBle)..., truyện "Cô dâu chuột",..., phim "Là mây trên bầu trời của ai đó" (Việt Nam), "Mây họa ánh trăng" (Hàn Quốc),... hay mascot "Lady Mây" (do Myra Trần thể hiện) trong chương trình Ca sĩ mặt nạ. Xem thêm Khoa học mây Albedo mây Gốc mây Dạng mây Sương mù Sự ngưng tụ Vòi rồng Bão Gió mùa Mưa Mưa dông Tham khảo Liên kết ngoài Australia Severe Weather: cloud classification system Lots of photos. Click on the thumbnail to get a bigger image. Chitambo Clouds – Clouds and other meteorological phenomena - photographs and information on different types of clouds Khí tượng học Thời tiết Bài cơ bản dài trung bình Gỗ
5741
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20s%E1%BB%A9c%20gi%C3%B3%20Beaufort
Thang sức gió Beaufort
Thang sức gió Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Thang sức gió này được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, được sử dụng trong việc xác định cường độ gió, dự báo và cảnh báo thiên tai. Thang sức gió Beaufort nguyên gốc có 12 cấp và hiện tại thang này vẫn đang được công nhận và sử dụng chính thức bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (VMO) trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây, do xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, vượt quá mốc cho phép của thang Beaufort nguyên gốc, nhiều nước và vùng lãnh thổ đã sử dụng thang Beaufort mở rộng, với các cấp bão từ 12 cho đến 17, bổ sung thêm 5 cấp so với ban đầu, chẳng hạn như Trung Quốc, Ma Cao, Hông Kông... Còn tại Việt Nam, sau những thiệt hại do các cơn bão Chanchu, Xangsane năm 2006 gây ra với sức gió trên cấp 12, từ cuối năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu sử dụng thang Beaufort mở rộng. Theo văn bản mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, thang sức gió ở Việt Nam chỉ được quy định đến cấp 17 và trên cấp 17. Lịch sử Khởi thủy Thang sức gió này được Francis Beaufort, 1 đô đốc hải quân và đồng thời là 1 nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830. Đầu thế kỷ XIX, các sĩ quan hải quân thực hiện các quan sát thời tiết theo thường lệ nhưng không tồn tại 1 thang tiêu chuẩn và vì thế các quan sát này là rất chủ quan - 1 người cho đó là "gió nhẹ" thì người khác cũng có thể coi đó là "gió vừa phải". Beaufort đã thành công trong việc đưa mọi thứ vào quy chuẩn. Thang ban đầu có 13 cấp (0 - 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ "vừa đủ để chịu lái" tới "không vải nào của buồm có thể chịu được". Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại. Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén. Năm 1853, thang này được chấp nhận lần đầu tiên bởi một tổ chức tiền thân của Tổ chức Khí tượng Thế giới, được thành lập ở Brussels. Năm 1916, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền. Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. George Simpson, Giám đốc Cục Khí tượng Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các nhà khí tượng học. Ngày nay, nhiều quốc gia đã từ bỏ kiểu miêu tả và đơn vị đo này và sử dụng các đơn vị của Hệ đo lường quốc tế như m/s hay km/h, nhưng các cảnh báo thời tiết khắc nghiệt đưa ra công chúng vẫn là xấp xỉ như vậy khi sử dụng thang Beaufort. Thang mở rộng Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 - 17 được thêm vào. Tuy nhiên, các cấp từ 13 - 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh. Ngày nay, thang mở rộng chỉ được sử dụng tại Đài Loan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam. Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong một tuyên bố vào năm 2012 vẫn chưa chính thức sử dụng thang mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Tốc độ gió trên thang Beaufort mở rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm: v = 0.836 B3/2 m/s v = 1.625 B3/2 hải lý () trong đó v là tương đương với vận tốc gió 10 m trên bề mặt và B là số trên thang Beaufort. Chẳng hạn, B = 9,5 cho giá trị của v là 24,48 m/s, nó tương đương với giới hạn dưới của "cấp 10 Beaufort". Theo ước tính từ công thức này thì gió mạnh nhất (trên 330 km/h) trong các trận siêu bão có thể đạt tới giá trị trên cấp 23. Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 - 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão này tương đương với cấp 12 trong thang sức gió Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với các cấp của thang bão Saffir-Simpson. Các vòi rồng cấp 1 trên thang Fujita và thang TORRO cũng bắt đầu gần đúng ở mức trên của cấp 12 trong thang Beaufort nhưng chúng là các thang độc lập. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ngoài biển khơi, chứ không phải ven bờ. Thang độ và miêu tả Thang sức gió Beaufort ban đầu có 13 cấp (0 - 12) và được mở rộng thành 18 cấp (0 - 17) năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào. Thang đo Beaufort khởi thủy Đây là thang bão chuẩn vẫn đang được Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng trên phạm vi toàn cầu cho đến ngày nay Thang sức gió Beaufort Thang Beaufort mở rộng Bảng thang độ và miêu tả dưới đây liệt kê đầy đủ 18 cấp gió và 1 cấp phụ (18+) trở lên cho những cơn bão trên cấp 17. Bảng bao gồm 12 cấp cơ bản và 5 cấp mở rộng áp dụng tại một số quốc gia. Phép chuyển đổi như sau: 3,6 km/h ≡ 1 m/s, đơn vị SI của tốc độ, mét trên giây. 1 km/h ≈ 0,27778 m/s. 1 km/h ≈ 0,621 37 mph ≈ 0,911 34 feet trên giây. 1 km/h ≡ 1,852 nút. 1 nút ≡ 1,852 km/h (chính xác). 1 dặm trên giờ ≡ 1,609344 km/h (~1,61 km/h). Thang Beaufort tại Việt Nam Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17. Có một số đề xuất về thang bão trên cấp 17 ở Việt Nam, nhưng chưa được Trung ương, Chính phủ và Tổng cục Khí tượng Thủy văn công nhận, áp dụng trên toàn quốc trong văn bản quy phạm pháp luật nên không được sử dụng. Chính vì vậy, theo đúng Quyết định của Chính phủ (mới nhất ngày 22 tháng 4 năm 2021), văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất cho đến hiện tại và Luật Khí tượng Thủy văn 2015, thang sức gió của Việt Nam là thang sức gió Beaufort mở rộng chỉ dùng đến cấp 17. Sau đây là thang cấp gió được tính theo km/h Ứng dụng Thang đo sức gió Beaufort được sử dụng để phục vụ cho công tác dự báo thời tiết. Ngày nay, đôi khi các cơn bão mạnh được đánh số từ 12 - 16 sử dụng thang bão Saffir-Simpson có năm loại, với bão loại 1 có số Beaufort là 12, bão loại 2 có số Beaufort là 13... Tại Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua Philippines để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu (2006) và bão Xangsane (2006). Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13. Chính vì vậy từ cuối năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 245/2006/QĐ-TTg, quy định mở rộng thang sức gió ở Việt Nam lên cấp 17 (tối đa 220 km/h). Vào khoảng giữa năm 2011, lần đầu tiên các báo chí truyền thông đã phát bản tin về siêu bão Songda với sức gió giật trên cấp 18 - 19. Và cũng vào cuối năm 2013, lần đầu tiên cấp 20 trở lên đã được phát trực tiếp trên Đài truyền hình kỹ thuật số của VTC14 và Đài truyền hình Việt Nam VTV1 dành cho siêu bão Haiyan. Cũng vào đầu năm 2015 tại Đài truyền hình thông tấn xã Việt Nam trong bản tin VOV, họ đã mô tả sức gió trên cấp 18 cho siêu bão Soudelor (2015). Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, thang bão chính thức ở Việt Nam theo quy định tại Luật Khí tượng Thủy văn 2015 và văn bản quy phạm pháp luật – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2021, thang bão chính thức vẫn chỉ dừng lại ở cấp 17. Đối với Trung Quốc và Đài Loan, các trang báo điện tử và truyền thông cũng đều đồng loạt sử dụng thang bão Beaufort mở rộng 2 (cấp 18 - cấp 24) trong một số các cơn bão, điển hình như siêu bão Haiyan (năm 2013) và siêu bão Soudelor (năm 2015) Tại Mỹ, gió có cấp Beaufort 6 - 7 tạo ra các bản thông báo là small craft advisory, với sức gió cấp 8 - 9 là gale warning, cấp 10 hay 11 - storm warning (hay "tropical storm warning"), và tất cả những cái mạnh hơn gọi là hurricane warning, thời nay khi trên các cấp trên sẽ tính theo một từ mới gọi là "Major hurricanes". Tham khảo Liên kết ngoài National Meteorological Library and Archive Film of Wind Scale Historical Wind Speed Equivalents Of The Beaufort Scale Howtoons Poster Beaufort scale Ireland's Beaufort was Windscale Inventor—bởi Dr John de Courcy Ireland The Beaufort Scale and Weather Diaries of Rear Admiral Sir Francis Beaufort—Lịch sử thang Beaufort Radio interview với Scott Huler Beaufort wind force scale. Met Office US Economic Costs of High Winds tại NOAA Economics Thang sức gió Beaufort và các thang sóng biển, PGS.TS. PHAN VĂN KHÔI, Cục Đăng kiểm Việt Nam Beaufort (sức gió) Khí tượng học
5745
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rabindranath%20Tagore
Rabindranath Tagore
Rabindranath Tagore (tiếng Bengal: রবীন্দ্রনাথ ঠাকুর, , tên phiên âm là Ra-bin-đra-nát Ta-go), tên khai sinh Rabindranath Thakur, 6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941, biệt danh: Gurudev, Kabiguru, và Biswakabi), là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Ông còn là tác giả của bài Quốc ca Ấn Độ (Jana Gana Mana) và Bangladesh (Amar Sonar Bangla). Quốc ca của Sri Lanka lấy cảm hứng từ các tác phẩm của ông. Tagore đã bắt đầu sự nghiệp khi mới 8 tuổi. Năm mười sáu tuổi, ông đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình dưới bút danh Bhānusiṃha ("Sư tử Mặt trời"), được chính quyền văn học thu giữ như những tác phẩm kinh điển đã mất từ ​​lâu. Đến năm 1877, ông đã hoàn thành những truyện ngắn và phim truyền hình đầu tiên, được xuất bản dưới tên thật của mình. Là một người theo chủ nghĩa nhân văn, phổ quát, quốc tế và chống chủ nghĩa dân tộc hăng hái, ông đã tố cáo Ấn Độ thuộc Anh và ủng hộ độc lập khỏi Anh. Di sản của ông cũng tồn tại trong tổ chức do ông thành lập, Đại học Visva-Bharati. Tagore đã hiện đại hóa nghệ thuật của người Bengal bằng cách bỏ qua các hình thức cổ điển cứng nhắc và chống lại sự khắt khe về ngôn ngữ. Tiểu thuyết, câu chuyện, bài hát, bộ phim khiêu vũ và tiểu luận của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Gitanjali (Cung cấp bài hát), Gora (Công bằng) và Ghare-Baire (Nhà và Thế giới) là những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và những câu thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã được hoan nghênh, chủ nghĩa tự nhiên, và chiêm nghiệm không tự nhiên. Các tác phẩm của ông được hai quốc gia chọn làm quốc ca: Jana Gana Mana của Ấn Độ và Amar Shonar Bangla của Bangladesh. Quốc ca Sri Lanka được lấy cảm hứng từ tác phẩm của ông. Tiểu sử Gia đình Họ ban đầu của gia đình Tagore là Kushari. Gia đình Tagore là những người Rarhi Brahmin và ban đầu thuộc về một ngôi làng tên là Kush ở quận tên là Burdwan ở Tây Bengal. Nhà viết tiểu sử Rabindra Kumhat Mukhopadhyaya đã viết trong trang thứ hai của tập đầu tiên của cuốn sách có tên "Rabindrajibani O Rabindra Sahitya Mitcheshika" rằng, "Người Kushari là hậu duệ của Deen Kushari, con trai của Bhatta Narayana; Kush (ở Burdwan zilla) bởi Maharaja Kshitisura, ông trở thành thủ lĩnh của làng và được biết đến với cái tên Kushari." Thời thơ ấu Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình đẳng cấp Bà La Môn trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù vậy Tagore vẫn được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, ông được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng ông thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch. Shelaidaha: 1878–1901 Năm 1890, sau khi trưởng thành, Tagore bắt đầu quản lý điền trang rộng lớn của cha ông mình tại Shelaidaha (ngày nay là một vùng của Bangladesh); ông, vợ và các con chuyển đến đó vào năm 1898. Tagore đã phát hành tập thơ Manasi (1890), một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ông đã thu thập hầu hết các khoản tiền thuê đất và chúc phúc cho dân làng, những người lần lượt tôn vinh ông bằng những bữa tiệc thỉnh thoảng dùng cơm khô và sữa chua. Ông gặp Gagan Harkara, qua đó ông làm quen với Baul Lalon Shah, người có những bài hát dân gian ảnh hưởng rất lớn đến Tagore. Tagore đã làm việc để phổ biến các bài hát của Lalon. Thời kỳ 1891–1895, thời kỳ Sadhana của Tagore, được đặt theo tên một trong những tạp chí của ông, là một trong những tác phẩm có ấn tượng lớn nhất của ông; trong những năm này, ông đã viết hơn một nửa câu chuyện Galpaguchchha gồm ba tập. Những câu chuyện mỉa mai và nghiêm trọng của nó đã kiểm tra sự nghèo khó đầy thách thức của một vùng nông thôn lý tưởng hóa ở Bengal. Chuyển đến Santiniketan: 1901–1932 Năm 1901, Tagore chuyển đến Santiniketan để tìm một đạo tràng với phòng cầu nguyện bằng đá cẩm thạch. Cha ông mất năm 1905. Ông nhận được các khoản thanh toán hàng tháng như một phần của tài sản và thu nhập của mình từ Maharaja ở Tripura, bán đồ trang sức của gia đình ông, ngôi nhà gỗ bên bờ biển ở Puri và 2.000 rupee vô chủ trong tiền bản quyền sách. Ông đã có được những người đọc tiếng Bengal và nước ngoài như nhau; ông đã xuất bản Naivedya (1901) và Kheya (1906) và dịch thơ thành thơ tự do. Ông đã từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tại Amritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lý của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951. Cuối đời: 1932–1941 Trong những năm cuối đời, Tagore đã dành nhiều thời gian hơn cho khoa học. Sự tôn trọng của ông đối với các định luật khoa học và sự khám phá của ông về sinh học, vật lý và thiên văn học đã truyền cảm hứng cho thơ ông, trong đó thể hiện chủ nghĩa tự nhiên rộng lớn và tính chân thực. Ông đưa quá trình khoa học, tường thuật của các nhà khoa học vào các câu chuyện trong Se (1937), Tin Sangi (1940) và Galpasalpa (1941). 5 năm đó của ông được đánh dấu bằng nỗi đau mãn tính và hai thời gian dài bị bệnh. Những điều này bắt đầu khi Tagore mất ý thức vào cuối năm 1937; Ông đã bị hôn mê và gần chết một thời gian. Điều này đã được tiếp nối vào cuối năm 1940 bởi một hiện tượng tương tự, từ đó ông không bao giờ hồi phục. Thơ từ những năm tháng định cư này là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Sau một thời gian đau đớn kéo dài, Tagore qua đời vào ngày 7 tháng 8 năm 1941, ở tuổi tám mươi; ông qua đời khi ở trong một phòng trên lầu của biệt thự Jorasanko mà ông đã lớn lên. Ngày đó vẫn còn được nhớ đến. A. K. Sen, anh trai của ủy viên bầu cử đầu tiên, đã nhận được một bài thơ từ Tagore vào ngày 30 tháng 7 năm 1941, đó là bài thơ cuối cùng của ông. Các cuộc gặp gỡ của Tagore Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia,... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Trong khoảng thời gian từ năm 1878 đến năm 1932, Tagore đã đặt chân tới hơn 30 quốc gia trên năm lục địa. Vào năm 1930, tại một hội nghị diễn ra ở Đức, Tagore đã gặp gỡ và nói chuyện với nhà khoa học Albert Einstein. Ngoài ra, Tagore cũng được biết đến tại Việt Nam qua chuyến thăm Việt Nam vào năm 1924, được phổ biến qua giới báo chí. Tác phẩm Được biết đến chủ yếu về những bài thơ của mình, Tagore đã viết tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, phim truyền hình, và hàng ngàn bài hát. Trong văn xuôi của Tagore, truyện ngắn của ông có lẽ được đánh giá cao nhất; ông thực sự có công với việc bắt nguồn từ phiên bản tiếng Bengal của thể loại này. Các tác phẩm của ông thường được chú ý vì tính chất nhịp nhàng, lạc quan và trữ tình. Những câu chuyện như vậy chủ yếu mượn từ cuộc sống của những người bình thường. Ông viết tự truyện. Cuộc trò chuyện ngắn của ông với Einstein, "Lưu ý về bản chất của thực tế", được đưa vào như một phụ lục cho phần sau. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 150 của Tagore, một tuyển tập (có tên Kalanukromik Rabindra Rachanabali) trong tổng số các tác phẩm của ông hiện đang được xuất bản bằng tiếng Bengal theo thứ tự thời gian. Điều này bao gồm tất cả các phiên bản của mỗi tác phẩm và điền vào khoảng tám mươi tập. Năm 2011, Nhà xuất bản Đại học Harvard đã hợp tác với Đại học Visva-Bharati để đánh dấu kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Tagore bằng một tác phẩm của ông. Kịch Kinh nghiệm của Tagore với kịch bắt đầu khi ông mười sáu tuổi, với anh trai Jyotirindranath. Ông đã viết tác phẩm kịch tính đầu tiên của mình khi ông hai mươi tuổi - Valmiki Pratibha, được biểu diễn tại biệt thự của Tagore. Tagore tuyên bố rằng các tác phẩm của ông đã tìm cách nói rõ "vở kịch của cảm giác chứ không phải hành động". Năm 1890, ông đã viết Visarjan (bản chuyển thể từ tiểu thuyết Rajarshi của ông), được coi là bộ phim hay nhất của ông. Trong ngôn ngữ gốc của tiếng Bengal, các tác phẩm như vậy bao gồm các ô phụ phức tạp và các đoạn độc thoại mở rộng. Sau đó, các bộ phim của Tagore đã sử dụng các chủ đề triết học và ngụ ngôn nhiều hơn. Truyện ngắn Tagore bắt đầu sự nghiệp của mình bằng truyện ngắn vào năm 1877, khi ông chỉ mới mười sáu tuổi với "Bhikharini" ("Người phụ nữ ăn xin"). Với điều này, Tagore đã phát minh một cách hiệu quả thể loại truyện ngắn tiếng Bengal. Bốn năm từ 1891 đến 1895 được gọi là thời kỳ "Sadhana" của Tagore (được đặt tên theo một trong những tạp chí của Tagore). Thời kỳ này có chứa một trong những câu chuyện hay nhất của Tagore, mang lại hơn một nửa câu chuyện trong Galpaguchchha gồm ba tập, mà bản thân nó là một tập hợp của tám mươi bốn câu chuyện. Những câu chuyện như vậy thường thể hiện sự phản ánh của Tagore về môi trường xung quanh, về những ý tưởng hiện đại và thời trang, và về những câu đố tâm trí thú vị (mà Tagore thích thử nghiệm trí tuệ của mình). Tagore thường liên kết những câu chuyện đầu tiên của mình (chẳng hạn như những câu chuyện của thời kỳ "Sadhana") với sự phấn khích của sức sống và tính tự phát; những đặc điểm này có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của Tagore tại các ngôi làng chung, trong số những nơi khác, Patisar, Shajadpur và Shilaida trong khi quản lý các vùng đất rộng lớn của gia đình Tagore. Ở đó, ông đã theo dõi cuộc sống của những người nghèo và dân thường ở Ấn Độ. Nhiều truyện Galpaguchchha được viết trong thời kỳ Sabuj Patra của Tagore từ 1914 đến 1917, cũng được đặt theo tên của một trong những tạp chí mà Tagore biên tập và đóng góp rất nhiều. Tiểu thuyết Trên bình diện quốc tế, Gitanjali (tiếng Bengal:গীতাঞ্জলি) là tập thơ nổi tiếng nhất của Tagore, ông đã được trao giải thưởng Nobel về văn học năm 1913. Tagore là người đầu tiên không phải người châu Âu nhận giải thưởng Nobel về văn học và không phải là người châu Âu thứ hai nhận giải thưởng Nobel sau Theodore Roosevelt. Bên cạnh Gitanjali, các tác phẩm đáng chú ý khác bao gồm Manasi, Sonar Tori ("Thuyền vàng"), Balaka ("Ngỗng hoang" - tựa đề là một phép ẩn dụ cho các linh hồn di cư). Sau này, với sự phát triển của những ý tưởng thi ca mới ở Bengal - nhiều nguồn gốc từ những nhà thơ trẻ đang tìm cách phá vỡ phong cách của Tagore - Tagore tiếp thu những khái niệm thơ mới, cho phép ông phát triển thêm một bản sắc độc đáo. Ví dụ về điều này bao gồm Châu Phi và Camalia, một trong những bài thơ sau này được biết đến nhiều hơn. Những bài hát Tagore là một nhà soạn nhạc tài ba với khoảng 2.230 bài hát. Các bài hát của ông được biết đến với tên Rabindrasangit ("Những bài hát của Tagore"), nó hòa nhập một cách trôi chảy vào văn học của ông, hầu hết các bài thơ hay các phần của tiểu thuyết, truyện hay vở kịch đều được viết lời. Năm 1971, Amar Shonar Bangla trở thành quốc ca của Bangladesh. Nó đã được viết - trớ trêu thay - để phản đối sự Phân chia vùng Bengal năm 1905 dọc theo đường xã: cắt đứt phần lớn người Hồi giáo Đông Bengal khỏi Tây Bengal do Ấn Độ giáo thống trị là để ngăn chặn một cuộc tắm máu trong khu vực. Tagore đã xem phân vùng này là một kế hoạch xảo quyệt để ngăn chặn phong trào độc lập, và ông nhằm mục đích khơi dậy sự thống nhất của người Bengal và chủ nghĩa cộng sản tar. Jana Gana Mana được viết bằng shadhu-bhasha, một dạng tiếng Phạn của tiếng Bengal, và là bản đầu tiên trong năm khổ thơ của bài thánh ca Brahmo Bharot Bhagyo Bidhata mà Tagore sáng tác. Nó được hát lần đầu tiên vào năm 1911 tại một phiên họp tại Calcutta của Quốc hội Ấn Độ và được Hội đồng lập hiến của Cộng hòa Ấn Độ thông qua vào năm 1950 làm quốc ca của nó. Sự nghiệp chính trị Tagore phản đối chủ nghĩa đế quốc và ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, và những quan điểm này lần đầu tiên được tiết lộ trong Manast. Ông đã vận động phong trào Swadeshi; ông đã khiển trách nó trong The Cult of the Charkha, một bài tiểu luận sôi nổi năm 1925. Ông kêu gọi quần chúng tránh sự đàn áp và thay vào đó tìm kiếm sự tự giúp đỡ và giáo dục, và ông thấy sự hiện diện của chính quyền Anh là một "triệu chứng chính trị của bệnh xã hội của chúng ta". Ông đã duy trì quan điểm rằng, ngay cả đối với những người ở mức cực đoan của nghèo đói, "không thể có câu hỏi về cách mạng mù quáng"; tốt hơn là nó là một "nền giáo dục ổn định và có mục đích." Quan điểm như vậy đã làm phẫn nộ nhiều người. Ông đã thoát khỏi nhiều vụ ám sát và suýt thiệt mạng bởi những người nước ngoài Ấn Độ trong thời gian ở trong một khách sạn ở San Francisco vào cuối năm 1916; âm mưu thất bại khi những kẻ ám sát ông tranh cãi nhau. Tagore đã viết những bài hát tôn sùng phong trào độc lập của Ấn Độ. Hai trong số các tác phẩm mang tính chính trị hơn của Tagore, "Chitto Jetha Bhayshunyo" ("Trường hợp tâm trí không sợ hãi") và "Ekla Chalo Re", về sau được Gandhi ưa chuộng. Ảnh hưởng và di sản Hàng năm, nhiều sự kiện vinh danh Tagore: Kabipranam, kỷ niệm ngày sinh của ông, được tổ chức bởi các nhóm rải rác trên toàn cầu; Lễ hội Tagore hàng năm được tổ chức tại Urbana, Illinois (Hoa Kỳ); Rabindra Path Parikrama, cuộc đi bộ hành hương từ Kolkata đến Santiniketan; và những bài thơ của ông, được tổ chức vào những ngày kỷ niệm quan trọng. Văn hóa của người Bengal có nhiều di sản: từ ngôn ngữ và nghệ thuật đến lịch sử và chính trị. Amartya Sen coi Tagore là một "nhân vật ở địa vị cao chót vót", một "nhà tư tưởng đương đại có liên quan sâu sắc và nhiều mặt". Bản gốc tiếng Bengal của Tagore, năm 1939 Rabīndra Rachanāvalī, được phong thánh là một trong những kho tàng văn hóa vĩ đại nhất của quốc gia, và ông được giới thiệu trong một vai trò khiêm tốn hợp lý: "nhà thơ vĩ đại nhất Ấn Độ đã từng sản sinh". Danh tiếng của Tagore vang khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Ông là người đồng sáng lập Trường Đại học Dartington, một tổ chức hợp tác tiến bộ; Ở Nhật Bản, ông đã ảnh hưởng đến những nhân vật như người đoạt giải Nobel Yasunari Kawabata. Ở Việt Nam thời thuộc địa, Tagore đã cổ vũ tinh thần hoạt động không ngừng nghỉ của nhà văn và nhà báo cấp tiến Nguyễn An Ninh. Các bài báo của Tagore đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ châu Âu khác của nhà khoa học người Séc Vincenc Lesný, người đoạt giải Nobel Pháp André Gide, Nhà thơ Nga Anna Akhmatova, cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bülent Ecevit, và những người khác. Tại Hoa Kỳ, các bài giảng của Tagore, đặc biệt là các bài giảng năm 1916-1917, đã được tham dự rộng rãi và được hoan nghênh nhiệt liệt. Một số tranh cãi liên quan đến Tagore, có thể là hư cấu, đã phá hủy sự nổi tiếng và doanh số của ông ở Nhật Bản và Bắc Mỹ sau cuối những meme năm 1920, kết luận với "nhật thực toàn phần" của ông bên ngoài xứ Bengal. Tuy nhiên, một sự tôn kính tiềm ẩn của Tagore đã được phát hiện bởi một Salman Rushdie đáng kinh ngạc trong chuyến đi đến Nicaragua. Trong văn hóa đại chúng Trong bộ phim tiếng Bengal của Sukanta Roy, Chhelebela (2002), Jisshu Sengupta đóng vai Tagore. Trong bộ phim tiếng Bengal của Bandana Mukhopadhyay Chirosakha He (2007) Sayandip Bhattacharya đóng vai Tagore. Trong bộ phim tài liệu tiếng Bengal của Rituparno Ghosh, Jeevan Smriti (2011) Samadarshi Dutta đóng vai Tagore. Trong bộ phim tiếng Bengal của Suman Ghosh, Kadambari (2015) Parambrata Chatterjee đóng vai Tagore. Xem thêm Gia đình Tagore Debendranath Tagore Rathindranath Tagore Tham khảo Ghi chú Chú thích Nguồn Sơ cấp Thứ cấp Bài viết Sách Khác Văn bản Thought Relics, Internet Sacred Text Archive Đọc thêm Liên kết ngoài Gitanjali hoặc tại (tiếng Anh) Một số tác phẩm của Tagore tại Dự án Gutenberg (tiếng Anh) Tâm tình hiến dâng , bản dịch The Gardener của Đỗ Khánh Hoan (hoặc tại ) (đến bài 67) Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển Đại học Vishwa-Bharti Nhà thơ Ấn Độ Người đoạt giải Nobel Văn học Bài cơ bản dài trung bình Người Ấn Độ đoạt giải Nobel Người Kolkata Rabindranath Tagore
5750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20b%C3%A3o%20Saffir-Simpson
Thang bão Saffir-Simpson
Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 74 dặm trên giờ (33 mét trên giây; 64 knot hay 119 kilômét trên giờ). Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 155 mph (69 m/s; 136 kt; 249 km/h). Sự phân loại này được sử dụng để đo khả năng gây thiệt hại và ngập lụt do bão gây nên khi đổ bộ vào đất liền, mặc dù nó bị phê phán là quá đơn giản. Về mặt chính thức, thang bão Saffir-Simpson được sử dụng để mô tả các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương về phía đông đường đổi ngày quốc tế. Các khu vực hay quốc gia khác sử dụng sơ đồ phân loại của họ, chủ yếu dựa theo thang sức gió Beaufort, chẳng hạn như Nha khí tượng học Úc sử dụng thang độ 1-5 gọi là tropical cyclone severity categories (các cấp dữ dội của bão). Không giống như thang Saffir-Simpson, các cấp dữ dội dựa trên gió giật mạnh nhất mà không phải là gió kéo dài. Các cấp dữ dội được chia độ thấp hơn so với thang Saffir-Simpson, với cấp dữ dội 2 của bão chỉ gần bằng cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson. Lịch sử Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, được kỹ sư dân dụng Herbert Saffir và nhà khí tượng học Bob Simpson, giám đốc Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) phát triển năm 1971. Thang bão này được giới thiệu với công chúng năm 1973, và sử dụng phổ biến sau khi Neil Frank thay thế Simpson lãnh đạo NHC năm 1974.. Thang ban đầu được Saffir, một kỹ sư kết cấu, xây dựng năm 1969 khi thực hiện công việc do Liên hiệp quốc ủy nhiệm để nghiên cứu xây dựng nhà ở giá rẻ trong các khu vực nhiều bão. Trong khi nghiên cứu, Saffir nhận ra rằng không có một thang đơn giản để miêu tả các tác động có thể xảy ra của một cơn bão. Biết được lợi ích của thang Richter trong việc mô tả các trận động đất, ông nghĩ ra thang từ 1 đến 5 dựa trên vận tốc gió có thể gây hư hại dự kiến cho các kiến trúc xây dựng. Saffir cung cấp thang này cho NHC, và Simpson bổ sung thêm các hiệu ứng sóng cồn của bão (chiều cao sóng) và ngập lụt. Tuy nhiên, năm 2009, NHC đã loại bỏ các khoảng khí áp và sóng cồn ra khỏi các cấp, biến đổi nó thành thang sức gió thuần túy. Thang bão này không tính tới lượng mưa hay vị trí, nghĩa là một cơn bão cấp 2 nếu đi qua một thành phố lớn sẽ có thể gây thiệt hại lớn hơn cơn bão cấp 5 đi qua khu vực nông thôn. NHC quyết định rằng cho mùa bão 2009 người ta sẽ dùng thang gió bão Saffir-Simpson thử nghiệm (SSHWS), vẫn dựa trên thang SSHS, nhưng loại trừ mức độ ngập lụt và các ước tính sóng cồn. Trung tâm này trích dẫn một loạt các trận bão làm các lý do để loại bỏ thông tin "không chính xác về mặt khoa học", như bão Katrina và bão Ike với cả hai đều có sóng cồn cao hơn so với ước tính và bão Charley với sóng cồn thấp hơn mức dự báo. Các cấp Thang bão này chia tách các cơn bão biển thành 5 cấp khác biệt, dựa trên sức gió, khí áp trung tâm và sóng cồn. Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ phân loại bão cấp 3 trở lên là các trận bão lớn. Phần lớn các tổ chức dự báo thời tiết sử dụng định nghĩa cho sức gió kéo dài do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) khuyến cáo, trong đó định rõ các sức gió đo đạc tại độ cao 10 m (33 ft) trong 10 phút và sau đó lấy số liệu trung bình. Ngược lại, Cục dự báo thời tiết quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa sức gió kéo dài như là tốc độ gió trung bình trong thời gian 1 phút tại độ cao 10 m (33 ft). Các giá trị khí áp tâm bão và sóng cồn là xấp xỉ và thường phụ thuộc các yếu tố khác, như quy mô của cơn bão và vị trí của nó. Cường độ của các cơn bão ví dụ tính theo cả thời gian đổ bộ vào đất liền và cường độ tối đa. Thang bão này là gần đúng với logarit của sức gió, và tốc độ gió tối đa cho cấp "c" (c=1, 2, 3) có thể biểu diễn như sau: dặm trên giờ, làm tròn tới bội số gần nhất của 5. Năm cấp được sắp xếp trong bảng sau theo trật tự tăng dần lên: Mọi vận tốc gió dựa trên cơ sở trung bình một phút. Giá trị của áp suất tâm bão là xấp xỉ. Cường độ các cơn bão ví dụ là đo theo thời gian đổ bộ vào đất liền. Phê phán Một số nhà khoa học, như Kerry Emanuel và Lakshmi Kantha, đã phê phán thang này là quá đơn giản hóa, chỉ ra rằng thang này không tính đến quy mô tự nhiên của cơn bão mà cũng không tính tới lượng giáng thủy do nó sinh ra. Ngoài ra, họ và một số người khác chỉ ra rằng thang Saffir-Simpson, không giống như thang Richter được dùng để đo động đất, là không bỏ ngỏ, và được lượng tử hóa thành một lượng nhỏ các cấp. Các phân loại thay thế được đề xuất bao gồm Chỉ số cường độ bão, dựa trên áp suất động lực do gió bão gây ra, và Chỉ số nguy hiểm bão, dựa trên tốc độ gió bề mặt, bán kính sức gió tối đa của cơn bão và tốc độ dịch chuyển của nó. Cả hai thang này đều liên tục và hơi giống thang Richter. Tuy nhiên, chưa có thang nào được các tổ chức chính thức sử dụng. Cấp 6 Sau một loạt các trận bão mạnh của mùa bão Đại Tây Dương 2005, một vài nhà bình luận báo chí và một số nhà khoa học đã đề xuất việc đưa vào cấp 6, và họ gợi ý rằng cấp 6 là bão với sức gió trên 174 hoặc 180 mph (78–80 m/s; 150–155 knot; 280–290 km/h). Chỉ một số ít trận bão trong lịch sử đạt tới cấp giả thuyết này. Phần lớn trong số chúng là các trận siêu bão Tây Thái Bình Dương, đáng chú ý như bão Tip năm 1979 với sức gió kéo dài 190 mph. Theo Robert Simpson, không có lý do để có cấp 6 trên thang Saffir-Simpson là do nó được thiết kế để đo đạc thiệt hại tiềm năng của một cơn bão đối với các kết cấu nhân tạo. Nếu tốc độ gió của cơn bão là trên 155 mph (250 km/h) thì thiệt hại đối với một công trình xây dựng sẽ là "nghiêm trọng không phụ thuộc vào việc nó được xây dựng tốt như thế nào". Ghi chú Liên kết ngoài Descriptions of the likely damage and flooding caused by each category of hurricane Interview with Herbert Saffir, contains description of the scale's history Saffir-Simpson(cấp bão)
5751
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4%20men%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%29
Mô men (vật lý)
Mô men (tiếng Anh là Moment), M, của một vectơ B có gốc tại G tính từ tâm O là tích véc tơ: M = r × B ở đó r là véc tơ khoảng cách nối O tới G. Đọc tên một cách đầy đủ, người ta có thể nói M là mô men tương ứng với trục đi qua điểm 0, hay đơn giản, "mô men M quanh O". Mô men trong vật lý học là khái niệm được phát triển để mở rộng nhiều tính chất của chuyển động thẳng sang cho chuyển động quay của vật rắn. Định luật trục song song Mô men phụ thuộc vào tâm quay O. Nếu MA là mô men quanh điểm A, thì mô men quanh điểm B là ở đó R là vectơ từ điểm B tới điểm A. Cách biểu diễn này còn được gọi là định luật trục song song. Với trường hợp mô men là tổng của các mô men thành phần, như trong các hệ động lực rắn, ở đó mỗi thành phần của hệ sẽ tạo ra một mô men, sự thay đổi của trục được tính bằng: ở đó hay chuyển sang, Các đại lượng liên quan Một số đại lượng cơ học quan trọng được phát triển cho chuyển động quay từ những ứng dụng của các mô men: Mô men quán tính (I = m r2), tương ứng với khối lượng trong chuyển động quay. Mô men động lượng (L = I ω), tương ứng với động lượng trong chuyển động quay. Mô men lực (τ = F×r), tương ứng với lực trong chuyển động quay. Trong cơ học lượng tử: Spin Mô men từ quỹ đạo Mô men từ spin Xem thêm mô men (toán học) Tham khảo Chuyển động quay Cơ học vật rắn Giải tích toán học Đại lượng vật lý bg:Момент на сила el:Ροπή fa:گشتاور (فیزیک) sq:Momenti tr:Moment (fizik)
5755
https://vi.wikipedia.org/wiki/Magnesi
Magnesi
Magnesi, tiếng Việt còn được đọc là Ma-giê (Latinh: Magnesium) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Thuộc tính Magnesi là kim loại tương đối cứng, màu trắng bạc, nhẹ (chỉ nặng khoảng nhôm nếu cùng thể tích) bị xỉn nhẹ đi khi để ngoài không khí. Ở dạng bột, kim loại này bị đốt nóng và bắt lửa khi để vào chỗ ẩm và cháy với ngọn lửa màu trắng. Khi ở dạng tấm dày, nó khó bắt lửa, nhưng khi ở dạng lá mỏng thì nó bắt cháy rất dễ. Khi đã bắt lửa, rất khó dập, nó có thể cháy trong nitơ (tạo ra magnesi nitride) và cả trong carbon dioxide. Magnesi không tan trong nước nhưng nước nóng đun sôi thì có thể hòa tan Magnesi. Lịch sử Tên gọi của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, khi chỉ tới một khu vực ở Thessaly gọi là Magnesia. Người Anh Joseph Black nhận ra magnesi là một nguyên tố vào năm 1755, Năm 1808, Sir Humphrey Davy bằng điện phân đã cô lập được kim loại magnesi nguyên chất từ hỗn hợp của magnesia và HgO. Năm 1831, A. A. B. Bussy điều chế được nó trong dạng cố kết. Magnesi là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất. Nó là một kim loại kiềm thổ, vì thế không tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Nó được tìm thấy trong các khoáng chất như magnesit, dolomit v.v. Ứng dụng Nó được sử dụng để làm cho hợp kim nhẹ bền, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng trong flashbulbs và pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Các hợp chất của magnesi, chủ yếu là magnesi oxide, được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng. Magnesi oxide và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magnesi dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Ngoài ra magnesi kim loại còn được sử dụng để khử lưu huỳnh từ sắt hay thép. Các công dụng khác: Magnesi, giống như nhôm, là cứng và nhẹ, vì thế nó được sử dụng trong một số các thành phần cấu trúc của các loại xe tải và ô tô dung tích lớn. Đặc biệt, các bánh xe ô tô cấp cao được làm từ hợp kim magnesi được gọi là mag wheels (tiếng Anh, nghĩa là bánh xe magnesi). Các tấm khắc quang học trong công nghiệp in. Nằm trong hợp kim, nó là quan trọng cho các kết cấu máy bay và tên lửa. Khi pha thêm vào nhôm, nó cải thiện các tính chất cơ-lý, làm nhôm dễ hàn và dễ chế tạo hơn. Là tác nhân bổ sung trong các chất nổ thông thường và sử dụng trong sản xuất gang cầu. Là chất khử để sản xuất urani tinh khiết và các kim loại khác từ muối của chúng. Magnesi hydroxide Mg(OH)2 được sử dụng trong sữa magnesi, magnesi chloride và magnesi sulfat trong các muối Epsom và magnesi citrat được sử dụng trong y tế. Magnesi oxide được dùng để tạo ra lò sưởi và lò luyện kim vì nhiệt độ nóng chảy của nó là rất cao. Bột magnesi carbonat (MgCO3) được sử dụng bởi các vận động viên điền kinh như các vận động viên thể dục dụng cụ và cử tạ, để cải thiện khả năng nắm chặt dụng cụ. Magnesi stearat là chất bột màu trắng dễ cháy với các thuộc tính bôi trơn. Trong công nghệ dược phẩm nó được sử dụng trong sản xuất các viên thuốc nén, để ngăn cho các viên nén không bị dính vào thiết bị trong quá trình nén thuốc. Các sử dụng khác bao gồm đèn flash trong nhiếp ảnh, pháo hoa, bao gồm cả bom cháy. Nguồn Kim loại này được sản xuất thông qua điện phân magnesi chloride nóng chảy, thu được từ các nguồn nước mặn, nước suối khoáng hay nước biển. Mặc dù magnesi được tìm thấy trong hơn 60 khoáng chất, nhưng chỉ có dolomit, magnesit, bruxit, cacnalit, bột tan, và olivin là có giá trị thương mại. Cô lập: cathode: Mg2+ + 2e- → Mg anode: 2Cl- → Cl2 (khí) + 2e- Hợp chất trong cơ thể sống Magnesi hữu cơ là quan trọng cho cả thực vật và động vật. Chất diệp lục (Chlorophyll) là các porphyrin có magnesi ở trung tâm. Khẩu phần dinh dưỡng của người lớn là 300-400 mg/ngày, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng. Nhiều loại enzyme cần có cation magnesi cho các phản ứng xúc tác của chúng, đặc biệt là các enzyme sử dụng ATP. Không đủ magnesi trong cơ thể sinh ra các chứng co thắt cơ, và nó liên quan đến các chứng bệnh tim mạch (cardiovascular), tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương. Sự thiếu hụt cấp tính là hiếm hơn. Các nguồn thức ăn Các loại rau xanh như rau bi na (spinach) cung cấp nhiều magnesi vì nguyên tử trung tâm của chất diệp lục là magnesi. Các loại quả hạch, hạt, một số ngũ cốc là nguồn cung cấp magnesi. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp tương đối đầy đủ magnesi cho cơ thể. Magnesi trong các loại lương thực, thực phẩm chế biến quá kỹ thông thường bị mất nhiều magnesi. Ví dụ, bánh mì trắng thông thường có ít magnesi hơn bánh mì đen vì cám và phôi giàu magnesi đã bị loại bỏ khi làm trắng bột mì. Nước có thể cung cấp magnesi, nhưng lượng magnesi này thường nhỏ và dao động theo nguồn nước. Nước "cứng" chứa nhiều magnesi hơn nước "mềm". Các nghiên cứu về dinh dưỡng không tính đến lượng magnesi này, và do vậy có thể dẫn đến việc tính không đầy đủ lượng magnesi cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thức ăn và lượng magnesi chúng có: Rau bi na (1/2 chén) = 80 miligam (mg) Dầu lạc (2 thìa chè) = 50 mg Các loại đậu mắt đen (1/2 chén) = 45 mg Sữa, ít béo (1 cup) = 40 mg Đồng vị 24Mg là đồng vị ổn định có ứng dụng trong địa chất học, tương tự như 26Al.24Mg là sản phẩm phân rã của 26Al, có chu kỳ bán rã 717.000 năm. Sự giàu có của 24Mg ổn định được tìm thấy trong một số thiên thạch chondrit carbon giàu Ca-Al. Sự phổ biến bất thường của 26Mg là do sự phân rã của 26Al trong các thiên thạch này. Vì thế, thiên thạch phải được tạo ra trong tinh vân trước khi 26Al phân rã. Vì điều này, các mảnh vỡ thiên thạch là những vật thể già nhất trong hệ Mặt Trời và chúng chứa thông tin về lịch sử của hệ Mặt Trời trong giai đoạn đầu tiên của nó. Cảnh báo Magnesi kim loại và hợp kim là rất dễ cháy trong dạng nguyên chất và dễ chảy khi ở dạng bột. Magnesi phản ứng và giải phóng nhiệt rất nhanh khi tiếp xúc với không khí hay nước và cát, Mg có tính khử rất mạnh, nên có thể "lấy Oxi" từ không những H2O, CO2, mà cả trong cát (SiO2) 2Mg + SiO2 ---> 2MgO + Si. Cần phải đeo kính khi làm việc với magnesi. Ánh sáng trắng chói lòa của magnesi có thể làm tổn thương mắt. Không được dùng nước để dập ngọn lửa cháy do magnesi, vì nó làm ngọn lửa cháy to hơn, theo phản ứng sau: Mg(rắn) + 2H2O(lỏng) → Mg(OH)2(dung dịch) + H2(khí) Các bình cứu hỏa chứa dioxide carbon CO2 cũng không được dùng do magnesi cháy trong carbon dioxid. Phải dập lửa bằng các bình cứu hỏa bằng hóa chất khô cấp D (nếu có) hoặc dùng bột phủ vào để dập lửa do Magnesi gây nên Mức cao nhất theo DRI để hấp thụ magnesi là 350 mg/ngày. Triệu chứng chung của thừa magnesi là tiêu chảy. Không được cấp cho trẻ em các loại hình thuốc chứa magnesi. Liên kết ngoài WebElements.com – Magnesium EnvironmentalChemistry.com – Magnesium Magnesium Deficiency The Magnesium Website Magnesium Dietary Reference Intake Dietary Magnesium Chú thích Kim loại kiềm thổ Chất khoáng dinh dưỡng Magnesi Phụ gia thực phẩm
5756
https://vi.wikipedia.org/wiki/OpenGL
OpenGL
OpenGL (Open Graphics Library) là một API đa nền tảng, đa ngôn ngữ cho render đồ họa vector 2D và 3D. API thường được sử dụng để tương tác với bộ xử lý đồ họa (GPU), nhằm đạt được tốc độ render phần cứng. Silicon Graphics, Inc. (SGI) Bắt đầu phát triển OpenGL năm 1991 và phát hành nó vào 30 tháng 6 năm 1992; Nó dùng trong các ứng dụng CAD, thực tế ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, video game. Từ năm 2006, OpenGL được quản lý bởi consortium công nghệ phi lợi nhuận Khronos Group. Đối thủ chính của OpenGL là DirectX của Microsoft. Thiết kế Đặc tả OpenGL mô tả một API trừu tượng để vẽ đồ họa 2D và 3D. Mặc dù API có thể được triển khai hoàn toàn trong phần mềm, nhưng nó được thiết kế để triển khai hầu hết hoặc hoàn toàn trong phần cứng. API được định nghĩa là một tập hợp các hàm có thể được gọi bởi chương trình khách, cùng với một tập hợp các hằng số nguyên được đặt tên (ví dụ, hằng số GL_TEXTURE_2D, tương ứng với số thập phân 3553). Mặc dù các định nghĩa hàm bề ngoài tương tự như các định nghĩa của ngôn ngữ lập trình C, chúng không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Vì vậy, OpenGL có nhiều language bindings, một số liên kết đáng chú ý nhất là WebGL ràng buộc JavaScript (API, dựa trên OpenGL ES 2.0, cho render 3D từ trong trình duyệt web); C binding WGL, GLX và CGL; C binding cung cấp bởi iOS; và Java, C bindings cung cấp bởi Android. Ngoài việc không phụ thuộc vào ngôn ngữ, OpenGL cũng đa nền tảng. Đặc tả kỹ thuật không nói gì về chủ đề lấy và quản lý ngữ cảnh OpenGL, để lại điều này như một chi tiết của windowing system. Vì lý do tương tự, OpenGL hoàn toàn quan tâm đến việc hiển thị, không cung cấp API nào liên quan đến đầu vào, âm thanh hoặc windowing. Phát triển OpenGL là một API hiện đang được phát triển. Các phiên bản mới của thông số kỹ thuật OpenGL được Khronos Group phát hành thường xuyên, mỗi phiên bản đều mở rộng API để hỗ trợ nhiều tính năng mới khác nhau. Chi tiết của mỗi phiên bản được quyết định bởi sự đồng thuận giữa các thành viên của Nhóm, bao gồm các nhà sản xuất card đồ họa, nhà thiết kế hệ điều hành và các công ty công nghệ nói chung như Mozilla và Google. Ngoài các tính năng được yêu cầu bởi API lõi, các nhà cung cấp bộ xử lý đồ họa (GPU) có thể cung cấp thêm chức năng ở dạng tiện ích mở rộng. Các tiện ích mở rộng có thể giới thiệu các chức năng mới và hằng số mới, đồng thời có thể nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế đối với các chức năng OpenGL hiện có. Các nhà cung cấp có thể sử dụng tiện ích mở rộng để hiển thị các API tùy chỉnh mà không cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp khác hoặc toàn bộ Nhóm Khronos, điều này làm tăng đáng kể tính linh hoạt của OpenGL. Tất cả các tiện ích mở rộng được thu thập và được xác định bởi OpenGL Registry. Mỗi tiện ích mở rộng được liên kết với một số nhận dạng ngắn, dựa trên tên của công ty đã phát triển nó. Ví dụ: định danh của Nvidia là NV, là một phần của tên mở rộng GL_NV_half_float, hằng số GL_HALF_FLOAT_NV và hàm glVertex2hNV. Nếu nhiều nhà cung cấp đồng ý triển khai cùng một chức năng bằng cách sử dụng cùng một API, thì một tiện ích mở rộng dùng chung có thể được phát hành, sử dụng số nhận dạng EXT. Trong những trường hợp như vậy, cũng có thể xảy ra trường hợp Ban Đánh giá Kiến trúc của Khronos Group chấp thuận rõ ràng cho phần mở rộng, trong trường hợp đó ARB định danh được sử dụng. Các tính năng được giới thiệu bởi mỗi phiên bản OpenGL mới thường được hình thành từ các tính năng kết hợp của một số tiện ích mở rộng được triển khai rộng rãi, đặc biệt là các tiện ích mở rộng thuộc loại ARB hoặc EXT. OpenGL được thiết kế nhằm thỏa mãn mục đích chính sau: Che giấu sự tương tác phức tạp với các bộ máy xúc tiến 3 chiều bằng cách đưa ra một giao diện lập trình thống nhất. Che giấu các sự khác biệt giữa các phần cứng 3 chiều bằng cách bắt buộc các phần cứng tương thích OpenGL phải hỗ trợ tất cả các chức năng của giao diện OpenGL. Nếu cần, các chức năng chưa được hỗ trợ đầy đủ bởi phần cứng có thể được hỗ trợ bằng phần mềm. Các thao tác OpenGL cơ bản là nhận các nguyên hàm hình học như điểm, đường thẳng và đa giác rồi chuyển thành các điểm đồ họa (pixel) trên màn hình. Điều này được thực hiện bởi luồng ống dẫn đồ họa (graphics pipeline). Nó còn được gọi là bộ máy trạng thái OpenGL. Đa số các lệnh OpenGL được dùng để tạo ra các hình học cơ bản đã gặp ở trên hoặc là quy định cách chuyển đổi hình học trong bộ máy trạng thái OpenGL. Trước khi OpenGL 2.0 ra đời, mỗi giai đoạn trong luồng ống dẫn đồ họa thi hành một nhiệm vụ nhất định, khó có thể thay đổi được. Từ phiên bản OpenGL 2.0, một số giai đoạn đó có thể sửa đổi bằng cách dùng ngôn ngữ chuyển màu GLSL. Hình ảnh Tài liệu tham khảo thêm GLSL - Ngôn ngữ chuyển màu OpenGL Cg - Ngôn ngữ chuyển màu của hãng nVidia dùng cho OpenGL Java OpenGL - OpenGL cho Java OpenGL ES - OpenGL for embedded systems OpenAL - Thư viện âm thanh tự do thiết kế với mục địch dùng chung với OpenGL. OpenSL ES - Một thư viện âm thanh khác Graphics pipeline Thư viện hỗ trợ OpenGL GLUT - Thư viện công cụ cho OpenGL GLU - Thư viện hàm cho các ứng dụng OpenGL Assimp - Thư viện nhập dữ liệu từ các tập tin đồ họa 3D Các giao diện lập trình đồ họa khác Mesa 3D - Một thư viện thực thi OpenGL mã nguồn mở Direct3D - Thư viện đồ họa của Microsoft Light Weight Java Game Library VirtualGL Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính OpenGL Phần mềm năm 1992 API đồ họa 3D Giao diện lập trình ứng dụng Phần mềm đa nền tảng Thư viện đồ họa Tiêu chuẩn đồ họa Phát triển trò chơi điện tử Phần mềm phát triển trò chơi máy tính Thực tế ảo
5757
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Amp%C3%A8re
Định luật Ampère
Trong vật lý, định luật Ampere là tương đương từ lực với định luật Gauss, được phát biểu bởi André-Marie Ampère. Nó liên kết sự lan truyền từ trường trong mạch kín với dòng điện đi qua đoạn mạch: trong đó: là từ trường, là thành phần vi phân của mạch kín , là dòng điện đi qua diện tích bao phủ bởi đường cong , là độ từ thẩm của môi trường, là đường tích phân theo mạch kín . Định luật Ampere cho thấy mọi dòng điện đều sinh ra quanh nó một từ trường. Định luật Ampere tổng quát James Clerk Maxwell nhận thấy sự mâu thuẫn lôgic khi áp dụng định luật Ampere trong khi nạp điện cho tụ điện, và vì thế ông kết luận định luật này chưa hoàn thiện. Để giải quyết vấn đề, ông nêu ra khái niệm dòng dịch chuyển và tạo ra phiên bản tổng quát của định luật Ampere, được hợp nhất lại trong phương trình Maxwell. Công thức tổng quát như sau: trong đó: là thông lượng của điện trường xuyên qua bề mặt . Định luật Ampere-Maxwell này có thể viết dưới dạng vi phân: trong đó số hạng thứ hai phát sinh ra từ dòng dịch chuyển; bỏ qua nó sinh ra dạng vi phân của định luật Ampere gốc. Xem thêm Định luật vật lý Tham khảo Điện từ học Định luật Tĩnh từ học Tĩnh điện học
5761
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o
Lịch sử Phật giáo
Phật giáo được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. Bối cảnh lịch sử Miền Bắc Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học lý luận cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh... Giai đoạn sơ khai và Giáo hội đầu tiên Giai đoạn sơ khai Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) thì Phật Thích Ca đã quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Phật Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn. Tổ chức đầu tiên Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Phật Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt.. Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai. Các Hội nghị kết tập kinh điển chính Kết tập lần thứ 1 Lý do Khi Phật còn sinh tiền, các giảng thuyết đều chỉ truyền miệng. Phật lại tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng hấp thụ để có lời giảng thích hợp. Các phương pháp dùng lại rất phong phú tùy theo hoàn cảnh và phương tiện. Do đó, sự dị biệt khó tránh khỏi trong các lời giảng. Ngay sau khi Phật nhập niết bàn, đã có các đệ tử cho rằng phải làm điều này, không làm điều nọ, không chịu ràng buộc tâm ý... Để tránh sự sai biệt, và bảo tồn các giáo pháp và luật lệ cho được toàn vẹn, Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) đã đề nghị kết tập và phân loại toàn bộ lời dạy của Phật lại thành kinh điển để tránh chia rẽ, sai lầm về giáo pháp. Diễn biến và kết quả Cuộc kết tập lần I đã được tổ chức tại thành Vương Xá (Rājagaha), gồm 500 A-la-han Arhat. Được sự bảo trợ của vua A Xà Thế (Ajatasatru) là vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha. Thời gian: vào mùa Hạ năm Đức Phật Niết-bàn. Ngài Ưu Ba Ly (Upali) trùng tuyên Luật tạng trước, Ngài A Nan trùng tuyên Kinh tạng sau. Bộ luật được trùng tụng là: Bát thập tụng Luật. Lý do kiết tập: Tỳ kheo Bạt Nan Đà vui mừng khi nghe tin Đức Phật nhập niết bàn. Phương pháp kết tập được kể lại bằng trí nhớ và cũng không có ghi thành văn bản. Những điều ghi nhận này sau đó được viết lại thành 4 bộ kinh: Kinh Trường A Hàm (Digha agama) Kinh Trung A Hàm (Majjhima agama) Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama) Kinh Tạp A Hàm (Samyutta agama) Đây là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Các bộ kinh văn trên cũng là căn bản cho Phật giáo nguyên thủy. Kết tập lần thứ II Lý do Sau 100 năm (đầu thế kỉ thứ 5 TCN) thì có nhiều người muốn thay đổi một số điều chi tiết trong giới luật. Đại hội kết tập lần thứ II cốt để bàn thảo về những thay đổi này. Đại hội còn nhằm mục đích ngăn không để các tư tưởng của các đạo khác thâm nhập vào giáo lý Phật giáo. Diễn biến và kết quả Đại hội có 700 vị tỳ kheo, được tổ chức tại Vesali trong tám tháng dưới sự trợ giúp của vua Kalasoka. Trong đại hội những người không đồng ý với việc giữ nguyên giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng bộ (mahāsāṅghika). Số người còn lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ (Theravada). Kết tập lần thứ III Asoka (A Dục) là hoàng đế của đế chế Mauryan, ra đời khoảng năm 273 TCN. Trước khi trở thành Phật tử, ông có tính khí rất hung bạo, đã giết nhiều anh em của mình để cướp ngôi vua cũng như đã xua quân chiếm lãnh thổ Kalinga (ngày nay thuộc bang Orissa) phía Đông Ấn Độ. Nhưng ngay sau đó nhờ gặp được Sa di Nigrodha, ông theo Phật giáo cải hối và làm rất nhiều điều thiện, chống lại bạo lực. Ông là người có công lớn khuyến khích Phật giáo, xây dựng hàng chục ngàn chùa chiền, bảo tháp Phật giáo. Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của Phật giáo ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắp nơi từ Âu sang Á, đến tận Hy Lạp, các nước tại Trung Á, Trung Đông, cũng như Trung Quốc, Miến Điện và Sri Lanka. Hiện còn một vấn đề đang được tranh luận là liệu đoàn thuyết pháp của vua Asoka đã đến được Việt Nam hay không. Câu hỏi này còn trông chờ vào việc tìm ra thêm các bằng chứng về khảo cổ ở Việt Nam. Ngoài ra, vua Asoka còn là người bảo trợ cho kì kết tập kinh điển lần thứ III. Kết tập kinh điển lần thứ III và bản dịch tiếng Pali của toàn bộ Tam Tạng kinh Lý do: Trong thời gian vua Asoka trị vì vào giữa thế kỉ thứ 3 TCN, Phật giáo đã phát triển rộng ra nhiều nơi. Một điều tất yếu là có nhiều sự phân hóa ngay trong đạo Phật. Ngoại đạo trà trộn, sửa đổi Kinh Tạng, không giữ giới luật, cho nên vua A Dục đã cử hành cuộc kết tập lần này, viết bằng tiếng Pali trên lá bối. Diễn biến và kết quả: Hội nghị được chủ trì bởi Moggaliputta Tissa, khoảng 1.000 tì kheo ưu tú được cử đến. Hội nghị được tổ chức vào khoảng năm 225 TCN và kéo dài trong 9 tháng. Địa điểm kết tập là thành Pataliputta thuộc về đế chế Magadhan dưới sự khởi xướng và giúp đỡ của vua Asoka. Đây là lần đầu tiên Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng được hoàn thiện. Cuối đại hội, Moggaliputta Tissa đã chỉ ra "Những Điểm Dị Biệt" (Kathavatthu) để bác bỏ luận thuyết không hợp lệ của một số bộ phái. Đại hội kết tập này có hạn chế là chỉ được sự công nhận về giáo pháp của tông phái Thượng tọa bộ, tông phái chiếm đa số lúc bấy giờ. Sau đại hội, Tam Tạng kinh cùng với các chú giải được con trai vua Asoka là Mahinda đem tới Tích Lan. Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang tiếng Pali và còn nguyên vẹn cho đến nay. Kết tập lần thứ IV Đại hội tại Sri Lanka Một đại hội của phái Thượng tọa bộ diễn ra vào khoảng năm 25 TCN tại chùa Thūpārama ở kinh đô Anuradhapura của Tích Lan. Cũng có thuyết cho rằng đại hội này diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Đức Phật qua đời và được vua Vattagàmani bảo trợ. Lại có thuyết nữa cho rằng Đại hội này diễn ra vào năm 232 TCN (năm Phật lịch 313) thời vua Devanampiya Tissa (trị vì: 307 TCN – 267 TCN, mất 267 TCN). Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, do vua xứ Tích Lan là Vattagàmani hỗ trợ. Kì kết tập này đã đọc, hiệu đính và sắp xếp lại thứ tự của Tam Tạng kinh, cũng như dịch bộ kinh này sang tiếng Pali. Thuyết này được nhiều học giả công nhận chính là kết tập lần thứ IV của Thượng tọa Bộ (Theravada). Thành quả của cuộc kết tập này của phái Thượng tọa bộ là bộ kinh điển bằng tiếng Pali, được viết lên lá cọ và được truyền bá sang xứ của người Môn ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào ngày nay. Đại hội tại Kashmir Vua Kanishka (Ca Nị Sắc Ca Vương) là tín đồ trung thành với Phật giáo, rất ưa được nghe giảng kinh văn nên thường mời nhiều vị cao tăng đến giảng kinh. Tuy nhiên, ông nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt về các kiến giải trong Phật giáo nên khởi tâm bảo trợ cho kì kết tập lần thứ IV. Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập niết bàn (thế kỉ thứ 1). Địa điểm là vùng Kasmira miền Tây Bắc Ấn Độ. Vì mục đích muốn thống nhất các khác biệt và tránh sự trà trộn như các kết tập trước nên Đức vua Ca Nị Sắc Ca Vương ra lệnh tuyển chọn các vị đã chứng đạo quả nghiêm ngặt và đã chọn ra 500 vị A La Hán để kết tập Tam Tạng kinh và do Vasamitra (Bồ Tát Thế Hữu) chủ tọa với sự trợ giúp của Parsva (Hiếp Tôn Giả). Sau khi kết tập, vua Kanishka đã ra lệnh khắc lại toàn bộ Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng lên trên những lá đồng, bảo quản tại một nơi cố định, không cho mang ra ngoài. Tuy nhiên, những di vật này đã bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà Trần Huyền Trang đã dịch sang tiếng Hán, gồm hai trăm quyển. Các kì kết tập khác Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng tọa Bộ (còn gọi là Nam Truyền) tiến hành. Kết tập lần thứ V được tổ chức vào năm 1871, trong suốt 5 tháng tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là Mandalay. Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Kết quả là 3 tạng kinh được hiệu đính lại và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông cất vào trong chùa tháp Kuthodaw. Kết tập lần thứ VI bắt đầu ngày 17 tháng 5, nhân dịp lễ Phật Đản, năm 1954, trong suốt thời gian là 2 năm. Địa điểm kết tập là phía Bắc của Ngưỡng Quang (Yangon), trên núi Nghệ Cố. Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo Miến Điện và bảo trợ của chính phủ Miến Điện. Kết quả là sự tham khảo lại tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá. Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự chính thức biến mất hoàn toàn trên đất Ấn từ cuối thế kỉ thứ 12. Mãi cho đến giữa thế kỉ thứ 20 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới chính thức bắt đầu trở lại. Sự phân hoá của Phật giáo Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình ảnh Bồ Tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn. Các vua trong nước Ấn mặc dù sẵn sàng nghe thuyết giảng Phật pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát huy đạo này thay vì Phật giáo. Quan hệ với Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo (hay Bà La Môn) là một tôn giáo ra đời từ thế kỉ 15 TCN, với một điểm đặc thù là nó sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo khác. Trong số tín đồ Phật giáo có rất nhiều tu sĩ phát gốc từ đạo Bà La Môn nên các tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo Phật. Mặt khác quan trọng hơn là việc Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La Môn. (Trong đó có việc Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành một vị tiên tri quan trọng của tôn giáo này). Những cuộc tự đổi mới của Ấn Độ giáo kể từ thế kỉ thứ 7 đã đem lại sinh khí cho tôn giáo này cũng như làm mờ nhạt dần hình ảnh Phật giáo. Sự pha trộn của các tư tưởng Phật giáo vào Ấn giáo sâu và rộng đến nỗi một người bình dân rất khó phân biệt được rõ ràng giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mãi cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo và Ấn giáo nhiều tác giả Tây phương vẫn còn bối rối khi phân biệt hai tôn giáo này. Ngoài ra, trong thời gian đó, với đặc tính dễ thích nghi và phù hợp với nhu cầu thờ phụng của người bình dân ở Ấn Độ, đạo Phật đã dần dà trở thành thứ yếu hay trở thành tôn giáo của tầng lớp trí thức. Chịu hủy diệt của Hồi giáo Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo—trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo, nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn Độ, Afghanistan và Trung Đông. Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ. Các bộ phái chính hiện nay Các nhánh chính Phật giáo Nguyên thủy (tiếng Pali: Theravada, tiếng Phạn: Sthaviravada), còn được gọi là Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Chữ Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng". Do đó nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Tiểu thừa khác với Thượng tọa bộ (Theravada - Phật giáo nguyên thủy hay Trưởng lão bộ) vì Thượng tọa bộ được truyền tới Tích Lan và phát triển ở đó vào thế kỉ thứ 3 TCN (thời vua Asoka) khi chưa hề có các khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa. Đến khi bộ phái Tiểu thừa hình thành ở Ấn Độ thì Thượng tọa bộ đã phát triển hoàn toàn độc lập ở Tích Lan. Chính xứ Sri Lanka là nơi bảo tồn được truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy mặc dù đạo Phật tại đó là một kế thừa từ trung tâm Ấn Độ. Phật giáo ở Ấn Độ đã bị suy tàn và biến mất từ thế kỉ thứ 6 do sự lan rộng của Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Do đó, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) đã quyết định xoá bỏ danh từ này vào năm 1950 vì nó hoàn toàn không liên quan tới đạo Phật hiện diện ngày nay ở Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào... Phật giáo Phát triển (Mahayana), còn được gọi là Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Đại thừa. Từ thế kỉ thứ 1 TCN các tư tưởng Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện và thuật ngữ Mahayana, hay Đại thừa, chỉ thực sự có khi nó được đề cập trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nói chung, tư tưởng Đại thừa có xu hướng rộng rãi và tự do hơn các phép tắc ràng buộc của Tiểu thừa (Hinayana). Đến thế kỉ thứ 3, khái niệm Đại thừa mới được xác định rõ ràng qua các trước tác của bồ tát Long Thọ trong Trung Luận (hay Trung Quán Luận), chứng minh tính không của vạn vật. Các ý này đã được Long Thọ khai triển. Bên trong Đại thừa, lại có các trường phái khác như là Trung quán tông, Duy thức tông. Phật giáo Mật tông (Vajrayana), còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Kim cương thừa, Phật giáo Chân ngôn. Mật tông thường có khuynh hướng giữ bí mật các thông tin nên khó xác định được chính xác thời điểm ra đời của tông phái này. Mật tông xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 6, hay chắc chắn hơn là thế kỉ thứ 7. Mật tông có rất nhiều pháp môn thực hành được gọi là các phương tiện hay phương tiện thiện xảo, trong đó bao gồm Mạn đà la, Chân ngôn, Ấn, Thần thể, Ngũ trí như lai (Dhyani-Buddha), Chủng tử, Đại thủ ấn, Kim cương chử và Kiền trùy (Ghanta - chuông nhỏ). Khối lượng kinh điển Mật tông rất khổng lồ và chưa được biết hết. Trong đó, cần kể đến Đại Nhật kinh, Kim Cương Đỉnh kinh, Tô Tất Địa kinh, Du kỳ kinh, Yếu lược niêm tụng. Các tông phái khác Tịnh Độ tông hay Tịnh thổ tông (淨土宗), còn gọi là Liên tông xuất hiện vào giữa thế kỉ thứ 4 từ sự truyền bá của nhà sư Huệ Viễn. Tư tưởng về Tịnh Độ đã có sẵn trong Phật giáo Ấn Độ nhưng tới khi sang Trung Hoa, nó đã phát triển thành một tông phái lớn của Đại thừa.Kinh điển phái này phần chính là các kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, cộng với luận Vãng sinh Tịnh độ. Phương pháp tu học có 3 nguyên tắc: Tín, Nguyện và Hành. Đây là một trong các tông phái tương đối dễ tu học nên ở Đông và Nam Á có rất nhiều Phật tử trong vùng theo tông này, nhất là những người lớn tuổi. Thiền tông (禪宗, Zen). Thiền là phương pháp tu tập có từ khi Thích Ca truyền giảng. Tông phái này được Bồ Đề Đạt Ma đem sang Trung Hoa vào đầu thế kỉ thứ 6. Đến đầu thế kỷ thứ 8 thì Thiền tông đã thực sự phát triển và lớn mạnh sâu rộng hơn các tông phái khác. Thiền tông cũng thường được xem là một nhánh của Đại thừa. Tuy nhiên, phương cách tu học được nhấn mạnh là việc tự nỗ lực để phá bỏ các định kiến chấp trước, các kinh nghiệm hay lề lối suy diễn cũ của bản thân để trực tiếp chứng nghiệm chân lý. Do sự lớn mạnh đặc biệt, Thiền tông còn được chia ra thành nhiều tông phái nhỏ, quan trọng nhất là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Ngoài ra các bộ phái khác tầm mức nhỏ hơn đáng kể là Luật tông (Vinaya), Duy Thức tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông hay Hiền Thủ tông, Thành Thật tông và Chân Ngôn tông. Các di tích và trung tâm Phật giáo Ấn Độ Là cái nôi đầu tiên của Phật giáo. Các trung tâm Phật giáo đã ra đời ngay từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đạo và phát triển mạnh vào thời vua Asoka. Ngày nay, những di tích quan trọng ở Ấn Độ là: Bồ-đề đạo tràng (BodhGaya): Đây là nơi mà Phật Thích Ca đã ngồi thiền và thành đạo. Alexander Cunningham và các cộng sự đã tìm ra các chứng tích về các cột trụ của đạo tràng này vào thập niên 1880. Tháp Bồ Đề ngày nay được dựng lại từ thế kỉ thứ 7. Bodh Gaya cách thành phố Gaya 12 km bằng đường bộ. Người ta có thể đến đó qua ngõ Gaya bằng đường hàng không hay dùng xa lộ Deli-Calcuta. Vườn Lộc Uyển hay Sarnath, còn gọi là Mrigadava: Đây là nơi mà Phật bắt đầu thuyết giảng giáo lý cho 5 anh em Kiều Trần Như (vườn Lộc Uyển). Di tích còn sót lại là tháp Dhamekh được xây vào triều đại Gupta thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. (Chữ Phạn dharmekh nghĩa là chánh pháp.)Sarnath chỉ cách Varanasi ở Uttar Pradesh khoảng 8 km và có thể đến đó từ Varanasi bởi đường hàng không, hay xe lửa. Kusinagara: Đây là nơi mà Phật nhập niết bàn. Qua các khai quật thì người ta đã tìm thấy được các mảnh vỡ của các tượng phật và các cột trụ mà vua Asoka đã xây dựng. Nơi này ngày nay là Kasia, thuộc về Deoria của bang Utta Pradesh. Trung tâm Phật giáo Nalanda: Đây là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Nalanda nằm cách Patna 90 km. có thể đến Patna bằng đường hàng không hay đường bộ. Sau đó có thể đến Nalanda bằng đường tàu hoả. Trạm Nalanda nằm trên nhánh đường của Bhaktiyarpur-Rajgir trong phần Eastern Railway. Hoặc từ Patna, có thể dùng xe bus để đến Nalanda. Sri Lanka (Tích Lan) Ở Sri Lanka có rất nhiều các di tích Phật giáo. Quan trọng nhất bao gồm. Anuradhapura: Đây là cố đô của Sri Lanka (thời ấy có tên là Tích Lan, hay Ceylon) có rất nhiều di tích Phật giáo. Trong số đó, đáng chú ý là: Cây bồ đề được chiết cành từ cây bồ đề gốc nơi mà Phật Thích Ca đã thành đạo. Cây này có tuổi thọ hơn 2100 năm. Cây bồ đề chính ở Ấn đã bị hủy hoại. Hầu hết các nhánh bồ đề hiện tại chiết ra về các nơi khác trên thế giới đều chỉ xuất phát từ cây bồ đề con này. Đền Thuparama, đây là một trong những ngôi đền cổ nhất của Phật giáo tại Sri Lanka, xây dựng vào thế kỉ thứ 3 TCN dưới triều đại vua Devanmpiyatissa. Đền này có đặt một mảnh vụn xương vai phải của Phật. Ngôi đền đã được trùng tu và xây lại nhiều lần. Ngôi đền hiện tại là phiên bản năm 1862. Khu đền Ruvanveli đã được xây cất bởi vua Dutugemunu vào thế kỉ thứ 2 TCN. Đây là một kiến trúc khổng lồ cao 103 mét và chiếm chu vi 286 mét. Khu di tích này được được phát hiện vào đầu thế kỉ 20 và được phục chế theo đúng kích thước ban đầu. Anuradhapura, cách Colombo 250 km về phía bắc. Từ Colombo có nhiều chuyến xe buýt Colombo-Anuradhapura mỗi ngày. Phương tiện tàu hoả từ Colombo đến Anuradhapura cũng có. Tượng Phật ngồi thiền Lord Buddha tìm thấy ở Polonnaruwa. Tượng được tạc vào thành núi đá bằng granit vào thế kỉ thứ 12 cao 14 mét. Gần đó, cũng có hai khối tượng hình sư Anan đứng khoanh tay bên cạnh Phật Thích Ca tịch diệt trong tư thế nằm. Polonnaruwa nằm ở phía Đông Sigiriya, tốn chừng 1,5 giờ đi xe buýt. Quần thể tượng và tranh Phật trong các hang động ở Dabulla. Đây là nơi trú ẩn của vua Valagam Bahu ở thế kỉ thứ 1 TCN. Tổng cộng hơn 80 hang động đã được các sư thời đó dùng để tọa thiền. 5 trong tổng số các hang này có nhiều tượng và tranh Phật được kiến tạo vào thời gian đó. Dambulla nằm cách Kandy 72 km về hướng bắc và cách Anuradhapura 64 km về hướng đông nam trên đường nối hai thành phố này. Từ đường cái người ta phải đi bộ lên cao 150 mét qua các bậc đá trọc. Nên mang theo dù khi thăm viếng. Nepal Nepal cũng có nhiều trung tâm Phật giáo quan trọng như: Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là nơi Phật Thích Ca ra đời. Vùng di tích tìm thấy ở hướng Tây Nam là một đồng bằng ở chân của rặng núi Churia (xem thêm bản đồ trong bài Phật Thích Ca Mâu Ni). Trước đây người ta không xác định được địa danh này. Mãi đến 1 tháng 12 năm 1886, nhà khảo cổ người Đức Dr. Alois A. Fuhrer mới tìm thấy cột tháp của vua Asoka ghi lại làm xác nhận nơi ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.Để đến Lumbini, dùng đường hàng không từ Kathmandu tới Bhairawa. Từ nơi này có các loại xe buýt hay taxi đưa đến Lumbini cách đó 22 km. Kathmandu: Đây là thành phố mà có khoảng 1/3 số người theo Phật giáo. Đáng để ý có: Tháp Swayambhunath (có nghĩa là "tự tại") ở Kathmandu. Nằm về phía tây của trung tâm thành phố. Tháp này đã có 2000 năm tuổi. Tháp này nằm trên đỉnh của một đồi cao 77 mét và có 350 bậc thang đi bộ. Đỉnh tháp là các khung thiếp vàng của các mắt Phật nhìn về bốn phía. Giữa hai mắt thường có thêm mắt thứ 3 tượng trưng cho khả năng thiên nhãn thông. Tháp Bodhnath (hay Boudhanath) ở Kathmandu. Đây là tháp lớn nhất Nam Á cách 5 km về phía đông của Katmandu. Đây được xem là trung tâm Phật giáo Tây Tạng quan trọng nhất bên ngoài Tây Tạng. Trong khuôn viên của tháp có 35 thiền đường. Tháp có thể được xây vào thế kỉ thứ 14. Có một ít đường bay đến Kathmandu. Sân bay quốc tế ở đó là Tribhuvan. Afghanistan (A Phú Hãn) Afghanistan nằm trên con đường tơ lụa (the Silk Road), đường bộ huyết mạch giao thương Á-Âu trong lịch sử loài người. Đạo Phật trước khi truyền sang Trung quốc cũng đã lan đến xứ này từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ 2 TCN. Vua Kaniska, một Phật tử, đã cai trị Afghanistan từ thế kỉ thứ 1 TCN. Đến thế kỉ thứ 3, thời đại vua Asoka, thì Phật giáo ở đây trở nên hưng thịnh. Một trung tâm Phật giáo quan trọng hình thành vào cuối thế kỉ thứ 1 tại nơi này là Gandhara. Grandhara là một trung tâm Phật giáo rất lớn. Nghệ thuật Phật giáo ở đây đã đạt đến đỉnh cao. Các thành phố chính của văn minh Granhara bao gồm Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và Peshawar. Một trong những công trình nghệ thuật Phật giáo tiêu biểu là các tượng Phật tạc vào núi đá khổng lồ ở Bamiyan. Các công trình này được xây dựng khoảng thế kỉ 2-5. Pho tượng lớn nhất cao khoảng 52 mét (pho nhỏ hơn cao 35 mét). Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng kiến trúc văn hoá của Hy Lạp, Ba Tư, Trung và Nam Á. Công trình đã bị phá hủy một lần bởi Hephthalites (White Huns, Yanda, 厌哒) vào thế kỉ thứ 6. Lần đó, pho tượng lớn nhất vẫn còn. Sau đó, các tượng đã bị chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy hoàn toàn vào tháng 3 năm 2001. Ngoài ra, trong năm 1994 thì thư viện quốc gia Anh công bố tìm được một di chỉ kinh Phật cổ lấy từ Grandhara bao gồm nhiều mảnh gốm. Tiếp sau đó, Đại học Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2002 cũng tìm được thêm 8 mảnh vỡ của cùng một di chỉ này. Việc nghiên cứu giải mã nội dung đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đang được xuất bản từ từ. Tây Tạng Tây Tạng là quốc gia mà trước khi bị Trung Quốc chiếm (1951) có hơn 99% dân số theo Phật giáo mà đa số là Mật tông. Thủ đô Tây Tạng là Lhasa và cũng là trung tâm Phật giáo quan trọng. Sau khi bị chiếm đóng, hàng chục ngàn chùa chiền bị tiêu hủy và rất nhiều di sản quý liên quan tới Phật giáo ở đây bị cướp phá nghiêm trọng. Số di tích còn sót lại hiện nay thuộc về thành phố LhasaLhasa Thành phố ở độ cao gần 3700 mét này có từ thế kỷ thứ 7 và ngay từ khi thành lập nó đã dung nạp Phật giáo. Hai địa danh còn giữ lại và được chính quyền Trung Quốc trùng tu cho mục tiêu du lịch là đền Jokhan và điện PotalaChùa Jokhan (hay Đại Chiêu) ngày trước là trung tâm của bộ phái Shakya (Thích Ca) thuộc Mật tông. Trên đỉnh chùa có hình tượng bánh xe Pháp Luân. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc khổng lồ với 3 tầng bên trong phủ đầy bởi các tượng Phật. Đáng kể nhất là tượng Jowo Shakya (Phật Thích Ca khi 12 tuổi). Nơi này là trung tâm cho hàng trăm ngàn người Tây Tạng đến hành hương.Điện Potala, nghĩa là "thánh địa Phật giáo", là nơi mà các Dalai Lama trú ngụ. Đây là một biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Điện này được xây cất từ thế kỉ thứ 7. Dáng hiện tại của nó là kiến trúc đã trùng tu vào thời gian của Dalai Lama thứ 5. Điện này có 13 tầng cao 117 mét gồm gần 1000 phòng là nơi làm việc ngày xưa của chính quyền Tây Tạng. Miến Điện Miến Điện, nay là Myanmar, là một quốc gia mà Phật giáo đã truyền đến rất sớm. Phật giáo là quốc giáo của xứ này. Truyền thuyết cho rằng Phật giáo đã du nhập xứ này từ khi Phật Thích Ca còn sống. Hiện tại đa số Phật tử theo Thượng tọa bộ. Yangon (hay Rangoon) và vùng phụ cận. Đây là trung tâm Phật giáo lớn còn giữ lại được rất nhiều đền đài, trong đó có: Tháp Shwedagon: Ngôi đền lớn nhất tại đây, toàn bộ được dát vàng và trang trí rất nhiều gỗ, đá quý. Chu vi của ngôi tháp là 1.420 feet và cao 326 feet. Xung quanh có 64 đền nhỏ. Truyền thuyết cho rằng đền này có hơn 2500 năm, được xây từ thời Phật Thích Ca còn tại thế. Độ cao nguyên thủy của ngôi đền là 66 feet nhưng sau nhiều lần trùng tu nó đã đạt được độ cao hiện tại. Tháp Sule: Theo truyền thuyết, đây là nơi cất giữ 8 sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni tặng cho 2 đệ tử mang về đất nước Miến Điện. Tháp có tiết diện dạng bát giác, nhìn xa gần giống như một cái chuông đặt úp, cao 152 feet, lần cuối cùng nó được trùng tu vào thập niên 1880. Đền Botataung (nghĩa là "một ngàn sĩ quan") được xây dựng gần như cùng lúc với đền Shwedagon. Đền cao 132 feet dùng thờ tóc Phật. Thành phố Bago, 80 km bắc Yangon là nơi đóng đô của 42 vị vua triều đại Bago. Nơi này có những di tích quan trọng là: Tượng đài Kyaik Pun được ghép từ 4 hình tạc Phật khổng lồ nhìn về 4 hướng. Nằm gần dường nối Yangon-Bago. Tượng đài được xây bởi vua Zedi năm 1467 chưa bị huỷ hoại. Chùa Shwemawdaw, đây là chùa cổ nhất Bago có hơn 1000 năm tuổi, cao 114 mét và có thờ hai cọng tóc Phật trong bảo tháp. Trung tâm Phật giáo Bagan, hay pagan. Thành phố cổ này thuộc miền Trung Miến Điện nằm về phía tả ngạn sông Irrawaddy. Đây là nơi được các nhà khảo cổ cho là có nhiều di chỉ nhất thế giới mà chính yếu là di chỉ Phật giáo. Các vua ở nơi đây từ thế kỉ 11 tới thế kỉ 13 đã cho xây hàng ngàn chùa tháp. Anawrahta (1044-1077), vị vua đầu tiên, đã trở thành một Phật tử phái Thượng tọa bộ sau khi hành hương đến Tích Lan và ông đã chuyển xứ Bagan theo Phật giáo. Đến năm 1287 thì triều đại này sụp đổ bởi quân Mông Cổ và thành phố Bagan bị xoá sổ.Nhiều đền đài ở đây đặc trưng cho các kiến trúc Phật giáo. Tháp Shwezigon, tháp duy nhất phủ vàng, đã trở thành kiểu mẫu cho nhiều đền tháp sau này. Đền Ananda, đây là một trong những ngôi đền còn nguyên vẹn nhất được xây bởi Kyansittha vào năm 1090. Nó là biểu tượng cho năng lực trí huệ vô biên của Phật. Ngôi tháp ở trung tâm khu đền có mặt cắt ngang hình vuông, độ cao 175 feet. Trong trung tâm của khối là 4 ảnh Phật cao 31 feet quay về bốn hướng chính: Kakusanda (Phật Câu Lưu Tôn) hướng Bắc, Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) hướng Đông, Kassapa (Phật Ca Diếp) hướng Nam và Gotama (Phật Cồ Đàm) hướng Tây. Tháp Maha Bodhi, đây là ngôi tháp rập lại theo khuôn mẫu của tháp Bodhgaya và đã được đặt cùng tên "Bồ Đề Đạo Tràng" được xây vào triều vua Nadaungmya (1211-1234). Tương truyền, chính những người thợ xây tháp này đã được gửi sang Ấn Độ để phục hồi lại ngôi bảo tháp nguyên thủy Bodh Gaya. Ngoài ra nơi đây còn có các tháp Bupaya (850), Nathlaung Kyaung (931), Nga-kywe-na-daung (khoảng thế kỷ thứ 9), Shwezigon Paya (cuối thế kỷ 11), Pahtothamya... Trung Hoa Phật giáo phát triển rất sớm ở Trung Hoa. Do địa bàn rộng lớn nên có nhiều di tích liên quan đến lịch sử Phật giáo. Đáng kể là: Chùa Thiếu Lâm (少林寺 - Thiếu Lâm tự), được xây khoảng năm 540. Nơi đây, sơ tổ phái Thiền tông Trung Hoa là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đã trụ trì và truyền đạo cho Huệ Khả cũng như dạy võ tăng cường sức khoẻ cho những người phụ việc dịch kinh Phật trong chùa. Chùa xây trên một phần rừng còn lại sau khi cánh rừng này đã bị cháy (Thiếu Lâm có nghĩa là rừng non) trên núi Tung Sơn (嵩山) tỉnh Hà Nam của Trung Quốc ngày nay. Ngôi chùa nguyên thủy đã bị phá hủy hoàn toàn trong thời gian nội chiến giữa quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Trước đó, chùa đã bị đốt cháy nhiều lần do chiến tranh. Nga Mi Sơn (峨眉山) ở phía Nam tỉnh Tứ Xuyên, dãy núi này có đến hàng trăm ngôi chùa, và chùa lớn nhất kiến trúc bằng gỗ là Báo Quốc được xây vào thế kỷ 16. Phật giáo truyền tới Tứ Xuyên từ thế kỉ thứ 1. Truyền thuyết cho rằng núi Nga Mi là nơi tu luyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Pho tượng Phật lớn nhất thế giới cũng ở tại đây, nó được đục vào trong núi Lạc Sơn (樂山) cao 71 mét được bắt đầu khởi công năm 713 và xong năm 803 (90 năm). Ngũ Đài sơn (五台山), tỉnh Sơn Tây. Nơi đây, từ đời nhà Hán (25-220) đã có nhiều ngôi chùa được đục vào trong núi. Người ta tin rằng đây là nơi mà Văn Thù Bồ Tát đã hóa thân. Hiện nay, vẫn còn khoảng 47 ngôi chùa còn nguyên vẹn. Tổng cộng có đến hàng trăm ngàn tượng và hình Phật lớn nhỏ. Hai ngôi chùa cổ quan trọng nhất ở đây là Nanchan (1200 tuổi) và Foguang (được bắt đầu xây từ thế kỉ thứ 7). Cửu Hoa sơn (九華山 - nghĩa là "9 toà sen") -- tỉnh An Huy, nơi này theo truyền thuyết là chỗ mà Địa Tạng Vương Bồ Tát hóa thân. Chùa cổ nhất nơi đây là Huacheng. Phổ Đà sơn (普陀山) nằm trên đảo nhỏ gần Thượng Hải thuộc tỉnh Triết Giang, là nơi Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện. Hai chùa lớn là Pháp Vũ Thiền Tự và Phổ Tế Thiền Tự Động Đôn Hoàng (敦煌) tại tỉnh Cam Túc nằm trên con đường tơ lụa. Tại đây có vài chục thạch động mà bên trong được tạc tượng, vẽ tranh hay kinh văn Phật giáo bằng nghiều thứ tiếng mà đa phần là chữ Hán có từ thời Ngụy đến đời Tống.Tên của một hang động chính là Mạc Cao (莫高窟) được nhà sư Nhạc Tôn (樂尊) tìm thấy và khởi đầu việc tạc tượng Phật nhằm ghi nhớ lại sự việc ông thấy ánh hào quang như của nghìn vị phật phát ra tại đó. Ngoài ra còn có động Long Môn (龍門石窟) tại tỉnh Hồ Nam và động Vân Cương (雲崗石窟) tại tỉnh Sơn Tây cũng có các kiến trúc hay nghệ thuật Phật giáo nổi tiếng. Iran Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Iran cho biết rằng có một số chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka stories) từng được biết đến ở Iran dưới nhan đề là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Ả Rập và tiếng Syria vào thế kỷ thứ 8, dưới tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng Ba Tư này về sau lại được chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp, tiếng La Mã và tiếng Do Thái. Đến thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất được phổ biến ở các nước Trung Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-Dìn, một nhà sử học sống vào thế kỷ 13, ghi nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh Phật được chuyển ngữ và lưu hành rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào thời đó, trong số này có kinh Vô Lượng Thọ (Sukhavati- Vyuha sutra) và kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận còn hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người ta còn tìm thấy thêm một số Kinh như Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikaya) và Thọ Ký Di Lặc kinh (MaitreyaVyakarana). Mặc dù nền văn hóa của Iran và Ả Rập được xem là có ảnh hưởng qua một số mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Ả Rập hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng của Phật giáo trên nền văn học Ba Tư mà hiện tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của những nhà sử học, địa lý học và đặc biệt là nhân học chỉ là những từ ngữ Phật giáo như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát), v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả những hình ảnh và biến cố của PG từ những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến thức nghi lễ của Phật giáo có liên hệ với một bảo tháp ở Balkh được thuật lại bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế kỷ 10 và sử gia người Syria, ông Yaqut, vào thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết Phật giáo của người Ba Tư còn rất thô thiển và hạn chế, vì nó phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của Phật giáo tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác, sự tàn lụi của Phật giáo tại Ấn Độ theo sau cuộc tấn công khốc liệt của đội quân Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển Phật giáo của các quốc gia lân cận. Phật giáo tại Iran được ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp sự tấn công của phong trào Hồi giáo; thứ hai, Phật giáo lại một lần nữa được phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ 13. Về con đường truyền bá Phật giáo vào Iran có thể là gắn liền với hai hướng như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo được khởi xướng vào triều đại của vua A Dục. Sử liệu ghi nhận rằng nhiều tăng sĩ đã được phái đến truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc Afghanistan, nhờ vậy mà Phật giáo đã phát triển tại xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành phố nằm về phía Đông Bắc của Iran ngày nay). Thứ hai, Phật giáo được truyền vào Iran qua ngã đường tơ lụa (silk route), con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người Ấn khai phá để nối kết với các quốc gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và các nhà buôn PG đã có cơ hội để gieo rắc hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ thứ 2 trước CN, các nhà buôn Ấn thường dừng chân tại vịnh Ba Tư và Ả Rập, điều này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu viện Phật giáo). Mặc dù Hỏa giáo (Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Iran, nhưng Phật giáo vẫn được truyền nhập và phổ biến, điều này được chứng minh bởi tiền đồng Phật giáo của Peroz, con trai của vua Ardahir I (226-41 sau CN), một người theo đạo Phật và Hỏa giáo. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 3 cũng có một vài chứng cứ về việc Phật giáo gặp phải sự kháng cự của nhà cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá rằng Phật giáo và một số tôn giáo khác tại vương quốc Sassanid đã bị đàn áp. Al-Bìrùnì, một sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng định rằng Phật giáo đã bị áp lực trong thời kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 trước CN) truyền đến Iran. Bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của Phật giáo tại Iran ngày nay rất mỏng manh, hầu như không còn gì cả. Các hang đá nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần vịnh Ba Tư được xem như là những tu viện Phật giáo, được tạo dựng theo kiến trúc của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có một bằng chứng rõ ràng nào còn tồn tại để xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại Ba Tư có một hoàng tộc theo Phật giáo rất hùng mạnh mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác giả người Ả Rập cũng thừa nhận điều này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng tộc này đã xây dựng và trông nom nhiều Tu viện Phật giáo Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Iran. Không may thay, Hoàng tộc này đã bị sụp đổ theo sau cuộc thương thuyết bất thành với triều đình Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường như hệ thống tu viện Nawbahàr đã bị tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm lăng đến vùng này, vì khi người Hồi giáo đến thì hình bóng của Phật giáo không còn thấy ở đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện Phật giáo Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường của Hồi giáo. Thời kỳ Phật giáo được xem là phát triển tại Iran là vào đầu thế kỷ 13 khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông Cổ này và các quần thần của ông đều là Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ cho Phật giáo tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khan đổi theo Đạo Hồi vào năm 1295. Trong thời gian còn ủng hộ Phật giáo, các vua Mông Cổ đã có những dự án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông bắc Iran) và nhiều nơi khác, nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ theo lệnh của vua Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đã bị phá hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động rất nổi tiếng này đã được các họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước để trang trí trong những thánh đường Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở về với Phật giáo để phục hưng lại Phật giáo ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, Phật giáo đã biến mất tại xứ sở này vào hậu bán thế kỷ 14. Ngày nay, hình ảnh của Phật giáo tại Iran, còn chăng chỉ là những lá cờ được trang hoàng trên những ngôi tháp ở tại thành phố Kavkaz, mà người ta tin rằng nó có thể là những ảnh hưởng còn sót lại của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông này. Việt Nam Phật giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm,do nhà sư người Ấn Độ là Mahajivaka (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam tại thời điểm trước sau công lịch xê dịch một, hai thế kỉ. Đây cũng là lúc mà văn minh Trung Hoa phát huy ảnh hưởng tại các quốc gia lân cận theo cách thức vừa cưỡng bức vừa tự giác. Vì vậy, tuy có thể được coi là xứ sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng chữ Hán được truyền vào từ Trung Hoa. Việt Nam, cũng như các nước lân bang, khó tránh khỏi ảnh hưởng về văn hóa và truyền thống tôn giáo đó. Thiền Uyển Tập Anh ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc - Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (541-604): "Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó". Việt Nam cũng đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh với ngoại bang và nội chiến. Hệ quả tất yếu là hầu hết các công trình kiến trúc đặc sắc nói chung, và Phật giáo nói riêng, bị huỷ hoại phần lớn. Chưa kể ngay cả trong thời bình các phù điêu tượng khắc hay nghệ thuật cổ Phật giáo Việt Nam cũng đã bị thất thoát ra nước ngoài. Hiện tại các vùng còn lại những di chỉ quan trọng là: Bắc Ninh với trung tâm Phật giáo Luy Lâu (hay Liên Lâu). Đây là trung tâm Phật giáo lớn của quận Giao Chỉ vào thế kỉ thứ 1. Còn sót lại tại đây có: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, ở làng Dâu. Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam hiện nay, được xây vào đầu thế kỷ thứ 3. Cuối thế kỷ thứ 4, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã thuyết pháp tại chùa này, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Chùa được ông Mạc Đĩnh Chi dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ 14, và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Chùa Bút Tháp, có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), xây lại vào năm 1646-1647 tức là thời nhà Hậu Lê - thế kỷ 17. Chùa có tên nguyên thủy ghi trên bia dựng vào năm 1646 là "Ninh Phúc Tự". Theo Phật sử Việt Nam thì thiền sư Chuyết Chuyết, người để lại nhục thân không bị thối rữa cho đến ngày nay, đã trụ trì tại chùa này (viên tịch năm 1644). Chùa Phật Tích, nằm trên sườn nam núi Phật Tích, được khởi công vào năm 1057. Qua các cuộc chiến tranh chùa này đã bị hư hại nhiều lần và được nhiều lần trùng tu. Theo các tin tức gần đây (năm 2004-2005) thì nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết được đặt tại chùa này. Ninh Bình: là kinh đô phát tích của 3 triều đại phong kiến đầu tiên Đinh - Lê - Lý, các triều đại này đều coi Phật giáo là quốc giáo nên ở khu vực quanh kinh đô Hoa Lư có rất nhiều chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ X: Chùa Nhất Trụ: Được xây dựng từ thời Tiền Lê, tại đây còn cột kinh quý khắc trên đá có liên đại hơn 1000 năm. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Chùa Bái Đính: Được xây dựng từ thời Lý, trên quê hương quốc sư Nguyễn Minh Không, hiện đây được coi là khu chùa lớn nhất Việt Nam. Các chùa khác trong khu vực cố đô Hoa Lư còn tồn tại đến nay như chùa Am Tiên, chùa Thiên Tôn, chùa Kim Ngân, chùa Bà Ngô, chùa Duyên Ninh, chùa Bàn Long, chùa Đìa, chùa Tháp đều được xây dựng từ thời Đinh. Hà Nội: (Tên cũ Thăng Long) Là thủ đô lâu đời của nước Việt, Phật giáo đã từng là quốc giáo nên nơi này một thời lâu dài là trung tâm Phật giáo lớn. Các di chỉ Phật giáo còn lại đáng kể là: Chùa Trấn Quốc, đây là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Tương truyền chùa được xây vào đời Lý Nam Đế (544-548) với tên gọi "Khai Quốc". Sau này, tên chùa thay đổi nhiều lần như "An Quốc" thời Lê Thánh Tông (1434-1442), "Trấn Quốc" năm 1628, "Trấn Bắc" năm 1844 và nay chùa Trấn Quốc. Chùa cũng đã có nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc còn giữ được đến nay là từ cuộc trùng tu của vua Gia Long năm 1815, chùa chiếm diện tích hơn 3000 mét vuông. Chùa Báo Ân, xây thời nhà Trần, là một trong những trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm, nơi vua Trần Nhân Tông, các thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang đều đã từng trụ trì. Ngôi chùa từng tồn tại trong một thời gian dài, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Đến nay Chùa Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn trong quy mô rất nhỏ. Chùa Một Cột, tức chùa Diên Hựu nằm giữa Hà Nội. Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nằm mộng thấy Quan Thế Âm dắt vua lên tòa sen. Sau đó, Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao. Đó là vào năm 1049. Chùa Một Cột đã bị phá hủy và được trùng tu nhiều lần trong lịch sử. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 mét, mái cong, dựng trên một cột cao 4 mét, đường kính 1,20 mét gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Chùa Đậu. Tương truyền chùa có từ đầu công nguyên, nhưng theo văn bia ở chùa thì chùa được dựng từ đời nhà Lý, theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Chùa còn lưu lại nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá, khánh, chuông... Đặc biệt, trong chùa có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17. Chùa Thầy tọa lạc ở chân núi Sài Sơn. Chùa được dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Sau đó, được mở rộng ra. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng thờ sư Từ Đạo Hạnh. Di chỉ văn hoá Óc-eo: Khu vực văn hoá Óc-eo trải rộng nhiều tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ, các di chỉ khai quật được xác định là từ thế kỉ thứ 1 đến thế kỉ thứ 7. Trong số các di vật tìm thấy có nhiều tượng Phật gỗ chứng tỏ Phật giáo đã du nhập vào khu vực này từ rất sớm bằng đường biển. Quảng Ninh: Núi Yên tử thuộc tỉnh này đã là nơi Phát xuất của phái thiền Yên Tử. Nơi đây là một quần thể nhiều chùa trong đó có chùa Hoa Yên (tên cũ là Vân Yên - thế kỉ 13) nơi mà các tổ phái Yên Tử trụ trì. Ngôi tháp nổi trội nhất là Tháp Tổ, bằng đá, 6 tầng. Còn lại là các chùa Quỳnh Lâm, Long Động, Giải Oan, Bảo Sái, Một Mái và chùa Đồng là chùa cuối nằm trên đỉnh Yên Tử. Triều Tiên Đạo Phật được truyền sang bán đảo Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 4 (năm 372). Do lịch sử phát triển đặc thù, tại đây có mặt đủ các tông phái lớn Thượng tọa bộ, Đại thừa (kể cả Thiền tông) và Mật tông. Các di tích ở đây rất nhiều nhưng cũng bị tàn phá do chiến tranh hay do sự cấm đoán hoạt động như là dưới triều Joseon (1395-1910). Hơn nữa từ đầu thế kỷ 20 ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, do chính sách tiêu diệt tôn giáo, các công trình Phật giáo ở nơi này đã hoàn toàn bị hủy hoại. Nam Hàn ngày nay có khoảng 20% dân theo Phật giáo và có đến hàng chục ngàn chùa chiền. Do đó, rất khó để liệt kê hay đánh giá hết các công trình quan trọng ra. Ở đây chỉ hạn chế vài kiến trúc Phật giáo tiêu biểu. Nhóm chùa Tam Bảo bao gồm Tongdosa: nằm trên đường nối hai thành phố Ulsan và Busan có từ giữa thế kỷ thứ 7 (năm 646). Đây là ngôi chùa quan trọng nhất ở bán đảo Triều Tiên được sư Jajang-yulsa khởi công. Chữ "Tongdosa" theo tiếng Triều Tiên có nghĩa là "vượt qua để giác ngộ" (Thông độ tự 통도사). Chùa có lưu giữ một số mảnh xương Phật (Xá Lợi Phật) trong ngôi tháp chính. Trước đây, nó đã từng có đến hàng trăm công trình xây dựng nhỏ và hàng ngàn sư cư ngụ. Sau đó, bộ phận lớn của chùa đã bị hủy hoại do quân Nhật trong thế chiến thứ 2, ngoại trừ toà tháp Daeungjeon. Lần cuối chùa được tu sửa là vào đầu thế kỷ 17. Người ta thường gọi đây là "chùa không Phật" vì nó không có bất kì tượng Phật nào ở các cửa ra trong tầng trệt. Đối với người Triều Tiên thì đây là "Bảo tự thứ nhất của Hàn Quốc" (Korea's first Jewel Temple) hay Phật Bảo tự. Haeinsa: ở Đông Nam Daegu, xây năm 802, được gọi là Pháp Bảo tự (Dharma). Nơi này có chứa các bộ kinh điển Đại thừa (Mahayana ) gọi là "Triều Tiên Tam Bảo Kinh" (Tripitaka Koreana) nguyên vẹn nhất thế giới bao gồm 52 triệu Hán tự (chữ cái Trung Hoa) được khắc vào trong 81.258 khối gỗ và được làm vào thế kỷ thứ 13. Chùa là trung tâm chính của "Hoa Nghiêm Tông" (Avatamsaka hay Garland Sutra). Songgwangsa: nằm về phía Đông Gwangju, ban đầu chỉ là một chùa nhỏ thời Silla. Đến cuối thế kỷ 12 thì được sư Chinul mở rộng ra thành trung tâm thiền và được người Triều Tiên mệnh danh là Tăng Bảo Tự. Chữ Songgwangsa có nghĩa là "thiền" (Tùng Quảng tự 송광사). Chùa có hơn 50 thiền đường cho tăng và 30 cho ni. Đây cũng là Trung tâm thiền quốc tế đầu tiên của Triều Tiên do thiền sư Kusan sáng lập. Bulguksa: Được xây vào năm 535 với tên gọi cũ là Hwaeombeomnyusa. Ngôi chùa nằm phía Đông Daegu trên núi Doham gồm hơn 80 toà nhà cùng với hai ngôi tháp đá lớn là Shakyamuni và Tabotap. Tại đây có chứa bản in cổ nhất thế giới là Tịnh Quang Đà La Ni kinh (Pure Light Dharani Sutra). Chữ Bulguksa có nghĩa là "Phật quốc tự" (불국사). Ngoài ra ở đây cũng có pho tượng phật thiền Seokguram có khoảng 1250 năm lịch sử. Chùa bị đốt năm 1592 bởi quân đội Hideyoshi Toyotomi. Ngôi chùa hiện tại trùng tu trên nền móng ngôi chùa cũ vào thập niên 1970. Ngoài các công trình Phật giáo kể trên, ở bán đảo Triều Tiên còn có các kiến trúc Phật giáo khác không phải là các ngôi chùa như: Sinse-dong: tháp 7 tầng (xây vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10), nằm ở ngoại ô Andong, là ngôi tháp bằng đá lớn nhất của Triều tiên. Tháp cao 7,75 mét đưuợc trang trí theo cung cách 8 người bảo vệ của Phật giáo. Thân tháp làm bằng những viên đá xám cỡ 24x14x6 cm chiếm 7,75 mét vuông. Tượng Phật Dược Sư (Gatbawi Buddha): được tạc vào thế kỷ thứ 9, nằm trên đỉnh núi Palgongsan (hay Gwanbong) ở Daegu. Điểm đặc biệt là tượng Phật có đội nón dạng bất thường dày khoảng 15 cm và trên tay có cầm một siêu thuốc chữa bệnh tượng trưng cho việc đẩy lui ma đạo. Pho tượng ngồi, cao khoảng 4 mét. Đây là một trung điểm du lịch vì cảnh trí đẹp. Để đến nơi du khách phải mất ít nhất 1 giờ leo bộ. Thái Lan Nhiều người tin là Phật giáo đã truyền tới Thái Lan trong thời gian vua Asoka ở Ấn Độ đưa người đi truyền giáo vào thế kỷ thứ 3 TCN. Một cách chắc chắn thì Phật giáo và Ấn Độ giáo đã đến đây qua các ngõ giao thương đường biển hay qua các nước lân bang như Miến Điện và Campuchia vào thế kỷ thứ 6. Các di tích ở đây rất nhiều, nhưng đa số được xây sau thế kỉ 14. Những công trình hay trung tâm có giá trị lịch sử lớn bao gồm: Phra Pathom Chedi thuộc tỉnh Nakhon Pathom, 56 km phía Tây Bangkok. (Chữ chedi có nghĩa là "tháp"). Nakhon Pathon được xem là nơi xuất phát đạo Phật đầu tiên ở Thái Lan. Ngôi tháp Phra Pathom cao 120 m với đáy tròn bán kính 233,5 m. Tháp hiện nay đã được khởi công vào thời vua Mongkut Rama IV (1804-1868) trong vòng 17 năm, nhằm bao bọc cho một tháp nhỏ hơn được cho là có từ hơn 2000 năm tuổi. Đây là tháp lớn nhất thế giới. Wat Mahathat (chữ wat có nghĩa là "đền" hay "chùa"). Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu cho ảnh hưởng của văn hoá Khmer (giai đoạn nghệ thuật Tích Lan). Khu đền nằm ở trung tâm thành phố Ayutthaya, được xây dựng vào thời vương quốc Sukhothai, có tổng cộng hơn 200 ngôi tháp. Cứ mỗi ngôi tháp lớn dạng đài sen sẽ được vây quanh bởi 8 tháp nhỏ hơn. Đền này có lẽ xây vào năm 1374, nơi đây ngày trước được dùng để thờ mảnh xương Phật. Ngày nay thì tháp trung tâm đã bị đổ nát do thời gian. Ngoài ra, tại Ayutthaya còn có các đền thờ Phật nổi tiếng là Phra Si Sanphet (xây năm 1448 với 3 ngôi tháp hình chuông úp là biểu tượng cho Ayutthaya), Ratchaburana (xây vào thế kỉ 15), và Lokaya Sutha (chưa xác định chính xác niên đại). Trung tâm Phật giáo Haripuchai, ngày nay thuộc về thành phố Chiang Mai. Đây là trung Phật giáo lớn của Thái Lan khoảng 1000 năm trước. Hiện tại còn lại rất nhiều chùa tháp. Trong số đó, có tháp Wat Chiang Man dựng năm 1306. Đặc biệt, bên trong đền có một bức tranh Phật được cho là mang về từ Tích Lan 2000 năm trước đây và một tượng Phật bằng tinh thể (crystal) lấy về từ Lopburi có khoảng 1800 năm tuổi. Ngoài ra, trung tâm Haripuchai còn các đền Phật khác như là: Chedi Luang (xây năm 1391), Chet Yot (xây cuối thế kỷ 15), Doi Suthep (xây năm 1386), Phra Sing (xây năm 1345) và Wat Suan Dok (xây vào thế kỷ 16). Campuchia Một số thuyết cho rằng đạo Phật đã du nhập vào xứ Campuchia vào thế kỉ thứ 3 TCN. Tuy nhiên, có thể đạo Phật đã du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn qua việc mở rộng giao thương với Ấn Độ sớm nhất là vào thế kỷ thứ 1 TCN. Nhưng lúc đó, trong suốt thời gian dài của vương quốc Phù Nam, đạo Bà La Môn đã hưng thịnh hơn đạo Phật. Đến thế kỷ 12, vua Jayavarman II đã cho xây dựng ngôi đền Hindu khổng lồ Angkor để thờ thần Vishnu. Đền này mở rộng thành Angkor Wat. Nhưng đến triều vua Jayavarman VII, trị vì từ 1181 đến 1215, Phật giáo đã gần như thay thế hoàn toàn vai trò của Ấn Độ giáo, Angkor Wat chuyển sang thờ Phật và vua Jayavarman VII đã xây nhiều đền thờ Phật khác trong thành Angkor Thom (ở gần Angkor Wat) mà nổi tiếng nhất đền Bayon. Angkor Thom là một công trình Phật giáo lớn nhất ở Campuchia được xây vào cuối thế kỷ 12, nay thuộc về tỉnh Siem Reap. Nó có đặc điểm là chịu rất nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Bà La Môn. Thành có hào nước bao bọc rộng 100 mét cặp theo bốn vách tường cao 8 mét làm thành một khu vực hình vuông mỗi cạnh khoảng 3 km theo các hướng chính. Các cổng lớn được trổ ngay trung điểm của các bức tường cho các hướng Tây, Nam và Bắc có các cầu bắc qua. Riêng hướng Đông có hai cổng vào. Các đường dẫn tới cổng vào có các dãy 54 hình tượng bằng đá. Nhật Bản Đạo Phật chính thức du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6. Hai trung tâm Phật giáo tại đây là cố đô Nara, Kyoto, và Tokyo Nara nằm ở điểm cuối của con đường tơ lụa (the Silk Road) với các chùa: Horyu-ji xây năm 607, đây là chùa cổ nhất bằng gỗ còn sót lại trên thế giới. Thiên tai đã hủy đi phiên bản đầu tiên của chùa. Nó được xây lại vào khoảng 710. Gian tháp chính của nó có đến 5 tầng. Chùa Kokufuji xây năm 730, có tháp năm tầng bằng gỗ cao nhất nước Nhật (50 m), trùng tu năm 1426 và chùa Todaiji (760). Kyoto tập trung khá nhiều chùa cổ nhưng đa số xây từ thế kỷ 14 trở đi. Quan trọng là các chùa Kiyomizudera (dựng khoảng 798, trùng tu lại năm 1633), Ninnaji (xây năm 888, trùng tu nhiều từ thế kỷ 17 trở đi), Byodoin (1053) và chùa Ryoan-ji, dựng năm 1450, nổi tiếng với vườn sỏi kiến tạo do việc thực hành thiền, chùa Chionin của Tịnh Độ tông dựng năm 1234 nhưng phiên bản còn đến nay được xây từ thế kỉ 17. Tokyo với chùa quan trọng nhất là Sensoji (từ thế kỷ thứ 7), được xây dựng do việc 3 ngư phủ tìm thấy ảnh nhỏ của Quan Thế Âm Bồ Tát (Kannon) trong lưới của họ. Phật giáo ngày nay Theo số liệu thống kê của Adherents thì số người theo đạo Phật trên toàn thế giới là 376 triệu (vào năm 2005), chiếm khoảng 6% dân số thế giới. Cũng theo thống kê Adherents, 10 nước có đông người theo Phật giáo nhất là:Trung Quốc 102.000.000 ngườiNhật Bản 89.650.000 ngườiThái Lan 55.480.000 ngườiViệt Nam hơn 45.000.000 người Myanmar 41.610.000 ngườiSri Lanka 12.540.000 ngườiHàn Quốc 10.920.000 ngườiĐài Loan 9.150.000 ngườiCampuchia 9.130.000 ngườiẤn Độ 7.000.000 người Đạo Phật ở các nước Tây phương: Hoa Kỳ: Theo World Almanac năm 2004 có khoảng 2-3 triệu người theo đạo Phật. Đạo này đứng hàng thứ 5 ở đây. Tỉ lệ tăng số người theo đạo từ 1990 đến 2000 là 170%. Theo Australian Bureau of Statistics của Úc thì số người theo đạo Phật có tỉ lệ tăng nhanh nhất nước này từ 1996 đến 2001 (hơn 150%). Năm 2002 có đến hơn 360.000 người theo Phật giáo. Theo Pluralism Project thì trong năm 1997 ở Pháp có khoảng 650.000 và ở Anh có 180.000 tín đồ Phật giáo. Niên biểu lịch sử Phật giáo 624-544 TCN: Thích Ca Mầu Ni (Siddhartha Gautama) đản sinh. Những nghiên cứu gần đây cho rằng Phật ra đời khoảng 563-483 TCN. Do đó, thời gian tính trong 500 năm đầu kể từ khi ra đời của Phật giáo sẽ không được chính xác, sự kiện chỉ ghi lại khoảng chừng. 528 TCN: Thích Ca giác ngộ (ở tuổi 35) và thuyết pháp trong khoảng 49 năm. 483 TCN: Thích Ca nhập niết bàn 483 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần I ở Rajaghgraha khoảng 500 A-la-hán, do Mahakassapa chủ trì nhằm góp nhặt lại các bài giảng của Thích Ca. Hình thành Giới tạng và Kinh tạng. Khoảng 443-379 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần II ở Vesali, bàn về một số điểm dị biệt trong giới luật đã nảy sinh. 297 TCN: Vua Asoka (274-236 TCN) cải đạo sang Phật giáo; đạo Phật phát triển thành một quốc giáo và bắt đầu lan truyền ra ngoài Ấn Độ. 250 TCN (308 TCN?): Hội nghị kết tập lần thứ III dưới sự bảo trợ của vua Asoka ở Pataliputra, Ấn Độ. Chủ trì bởi Moggaliputta Tissa. Bàn thảo và ngăn ngừa sự phân hoá trong giáo pháp. Lần đầu tiên ra đời đủ Tam tạng kinh. Các nhà truyền giảng Phật giáo được vua Asoka gửi tới Tích Lan (Ceylon, nay là Sri Lanka), Kanara, Karnataka, Kashmir, vùng Hy Mã Lạp Sơn, Miến Điện (Burma, nay là Myanmar), Afghanistan, ngay cả đến Ai Cập, Macedonia và Cyrene. 240 TCN Tích Lan: Thành lập cộng đồng Thượng tọa bộ đầu tiên. Công chúa Sanghamitta, con vua Asoka, chiết nhánh thành công cây bồ đề nơi Phật thành đạo, về trồng tại Tích Lan. 94 TCN Tích Lan: Kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV của Thượng tọa bộ ở mũi Aloka trong thành Malaya. Năm 35 Tích Lan: Hình thành sự phân phái giữa Mahavira và Abhayagiri Vihara ở Tích Lan. Năm 65 Trung Quốc: Di chỉ sớm nhất chứng tỏ Phật giáo thâm nhập vào Trung Hoa. Thế kỉ thứ 1: Kỳ kết tập lần kinh điển lần VI tại Jalandhar, Ấn Độ được vua Kaniska bảo trợ. Các nhà sư từ Tích Lan truyền Phật giáo Thượng tọa bộ đến Thái Lan và Miến Điện. Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam cùng ở thời điểm này. Cuối thế kỉ thứ nhất: Đạo Phật đến vương quốc Phù Nam, nay thuộc địa phận Campuchia. Thế kỉ thứ 2: Năm 200 ở Ấn Độ, Đại học Phật giáo ở Nalanda ra đời và trở thành trung tâm Phật học của thế giới hơn 1000 năm (có tài liệu cho rằng đại học này ra đời vào đầu thế kỉ thứ 5). Cùng thời gian này hình thành phái Đại Thừa bắt đầu tách ra từ Thượng tọa bộ. Nửa cuối thế kỉ thứ 2: Đạo sư Long Thọ thuyết giảng về tính không. (Thật sự tính không đã được Thích Ca giảng dạy cho A Nan Đà từ khi còn tại thế nhưng tới đạo sư Long Thọ thì khái niệm này được làm nổi bật lên và cũng định nghĩa rõ hơn về Đại thừa). Thế kỉ thứ 3: đạo Phật lan tới Ba Tư qua ngõ buôn bán. Năm 320: Phái Mật tông hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ cơ sở Đại thừa. Thế kỉ thứ 4: Đạo sư Thế Thân làm nổi bật khái niệm "duy thức" và niệm Phật A Di Đà cho sự tái sinh miền Tịnh Độ. Tịnh Độ tông hình thành từ thời gian này. Ở Nepal hình thành sự tồn tại giữa hai đạo Phật giáo và Ấn Độ giáo. 334-416: Nhà sư Huệ Viễn mang Tịnh Độ tông vào Trung Hoa (Bạch Liên Hội). 372: Phật giáo thâm nhập đến bán đảo Triều Tiên. 390: Phái Pháp Hoa ra đời tại Trung Hoa. Thế kỉ thứ 5: Đại thừa du nhập vào Indonesia và Philippines. 499: Nhất Thiết Hữu Bộ Tông (Sarvàstivàdah) hình thành ở Ấn Độ. (Có tài liệu cho rằng Nhất thiết hữu bộ hình thành ngay sau lần Kết tập Kinh điển thứ II.) 526: Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Ông là sơ tổ của Thiền tông và tổ sư của phái võ Thiếu Lâm. 552: Đạo Phật đến Nhật Bản và trở thành quốc giáo. Thế kỉ thứ 6: Thiên Thai tông được sư Trí Giả (Chih-I)thành lập. 641: Đạo Phật du nhập vào Tây Tạng. Nửa sau thế kỉ thứ 7: Sư Pháp Tạng thành lập phái Hoa Nghiêm. Cùng trong cuối thế kỉ thứ 7: Thiền sư Huệ Năng phát triển mạnh Thiền tông ở Trung Hoa. Trong khi đó, ở Kashmir và Tây Tạng, Mật tông phát triển mạnh. Từ năm 713: Nhiều Thiền phái hình thành trong đó có Lâm Tế tông với khái niệm đốn ngộ và công án (koan), Tào Động tông. Thế kỉ thứ 8: Cổ Mật tông ra đời tại Tây Tạng. Thế kỉ thứ 9: Chân Ngôn tông (Shigon) ra đời ở Nhật từ đạo sư Kukai. Từ giữa thế kỉ thứ 9: Angkor Wat được xây dựng ở vương quốc Khmer. Đạo Lão phát triển mạnh làm ảnh hưởng nhiều đến đạo Phật. Trong khi đó, đạo Hồi đã bắt đầu thay thế cho đạo Phật ở nhiều nơi. Thế kỉ 11 tới thế kỉ 13: Ở Ấn Độ, đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; những người cực đoan đã tiêu hủy nhiều kiến trúc cũng như các tổ chức Phật giáo. Năm 1193 họ chiếm Magahda, tàn phá các công trình và các đại học Phật giáo như Nalanda và Vikramasila. Thế kỉ 13: Đạo Phật phát triển nhiều tông phái ở Nhật đặc biệt là các phái Thiền tông (Tào Động tông và Lâm Tế tông) cũng như Tịnh Độ tông. Nhật Liên tông cũng ra đời tại đây do đạo sư Nichiren Daishi (1222-1282) sáng lập. Cũng trong giai đoạn này, Phật giáo Thượng tọa bộ du nhập tới Lào, Phật giáo Tây Tạng thâm nhập vào Mông Cổ. Thế kỉ 14: Gelugpa (phái Nón Vàng) được Tông-khách-ba đưa vào Tây Tạng. Thế kỉ 15: Sự ra đời của nhiều giáo phái Ấn Độ giáo đánh dấu sự suy tàn cuối của Phật giáo tại Nam Ấn. Ở Tây Tạng, dòng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) bắt đầu. Thế kỉ 16: Bồ Đào Nha chiếm Tích Lan, đạo Phật không còn là quốc giáo và hầu như bị biến mất do hệ quả của các hành động phân biệt tôn giáo như phá hủy chùa chiền để dựng nhà thờ, hầu hết các sư sãi phải đào tị. Mãi cho đến thế kỉ 17, với ảnh hưởng của Hà Lan, đạo Phật bắt đầu du nhập lại nơi này từ Miến Điện. Cũng trong thời gian này, thiền phái Obaku được ra đời do đạo sư Ingen (1592-1673) sáng lập. (Tuy nhiên có tài liệu cho rằng Obaku được sư Ẩn Nguyên Long Khí - nguyên thuộc phái Lâm Tế - sáng lập từ 1654 tại Nhật. 1862: Lần đầu tiên Kinh Pháp cú (Dhammapada) được dịch ra tiếng Đức. 1871: Bắt đầu kỳ kết tập kinh điển lần thứ V ở thủ đô Miến Điện là Mandalay. Kinh điển Pali đã được khắc trên 729 phiến đá hoa cương. Cũng trong giữa sau thế kỉ 19, khi xuất hiện cộng đồng người Hoa tại Bắc Mỹ thì đạo Phật cũng thâm nhập vào đây và một phần của kinh Diệu Pháp Liên Hoa được dịch ra tiếng Anh. Năm 1905: Đạo sư Soyen Shaku là người đầu tiên dạy Thiền tại Bắc Mỹ. Từ năm 1920: Nhà nước cộng sản Mông Cổ công khai tìm cách dẹp bỏ tôn giáo, đặc biệt bắt đầu là đạo Phật tại Mông Cổ. 1950: Trung Quốc chiếm Tây Tạng, bắt đầu công việc đàn áp phá hủy các chùa chiền Phật giáo ở đây. Đến 1959 thì vị Dalai Lama của Tây Tạng phải tị nạn tại Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng lại được phát triển mạnh ở các nước Tây phương. Sau đó Dalai Lama được giải Nobel hoà bình năm 1989. 1954: Hội nghị kết tập kinh lần thứ VI tại Miến Điện ở Yangon. 1956: Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar vận động phong trào khuyến khích người Dalit thuộc đẳng cấp tiện dân, ngoại cấp theo Đạo Phật, phục hồi Phật giáo tại Ấn Độ. 1966: Tu viện Thượng tọa bộ đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ. Đọc thêm Phật giáo Các tông phái Phật giáo Thích Ca Mâu Ni Quan Âm Lịch sử Phật giáo Việt Nam Chú thích Tham khảo Tiếng Việt Các hang thờ Phật nổi tiếng trên thế giới -Văn Hưng Những Thánh Địa Phật giáo tại Ấn Độ -Thích nữ Minh Tâm dịch TINH HOA và SỰ PHÁT TRIỂN của ĐẠO PHẬT - Edward Conze Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc -- Thích Tâm Khanh LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V - VI - Thích Phước Sơn Phật giáo và Văn Hóa Ấn Độ --Dr. Bimlendra Kumar Tiếng Anh The History of Buddhism -- Dr. C. George Boeree -- Shippensburg University History of Buddhism của trang about Buddhism Timeline Dictionary of the History of Ideas Timeline of Buddhist history The Buddhist Hand Book - A Complete Guide to Buddhist Schools, Teaching, Practice, and History. John Snelling. Barnes & Nobles. 1998. ISBN 0-7607-1028-7 Buddhism and Hinduism Historical Sketch of Buddhism and Islam in Afghanistan Sacred Island - A Buddhist Pilgrim's Guide to Sri Lanka Buddhism and Its Spread Along the Silk Road History of the Shaolin Temples Travel China Guide Pagan, Myanmar Bagan (Pagan) Buddhism in Myanmar A Short History - Roger Bischoff Myanmar travel information Korean Buddhism Survey of Korean Buddhism and Temples - Brian Barry Asian Historical Architecture The Buddhist World HISTORY OF BUDDHISM IN KINGDOM OF CAMBODIA History of Cambodia Angkor History Angkor Thom Lịch sử Phật giáo
5763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF%20ph%E1%BA%A9m%20EM
Chế phẩm EM
Chế phẩm EM (有用・微生物群, "Yūyō・Biseibutsugun") hay EM là công nghệ vi sinh do Teruo Higa người Nhật Bản phát minh. Công nghệ này trở nên nổi tiếng và có ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. Từ công thức của chế phẩm EM, một số chế phẩm tương tự và nội địa hóa đã được sản xuất ở Việt Nam là chế phẩm GEM và VEM Tổng quát Về cơ bản, Teruo Higa nhận thấy có 3 dạng chính của vi sinh vật trong đất có liên quan đến sự phát triển của thực vật thông qua quá trình gọi là cân bằng thổ nhưỡng vi sinh. Chúng liên quan đến Lactobacillus, vi khuẩn tím (PNSB), và nấm men. Ông đã đến nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới để thu thập những mẫu đất từ các vùng nông nghiệp phì nhiêu. Sau đó kết hợp ba loại vi sinh vật trong các mẫu của ông. Ngày nay, ông tiếp tục thêm vào Actinomycetes (môn na nấm Ray) hay nấm True Mold (sử dụng tùy theo địa lý, vùng đất và sản phẩm mong muốn). Hỗn hợp (EM-1 hay EMkyusei) được vận chuyển dưới dạng cô đặc. Do đó người sử dụng phải bắt đầu từ bước lên men (việc nhân giống này vì lý do hiệu quả kinh tế) để chuẩn bị hoạt hóa EM Ứng dụng nông nghiệp Hỗn hợp này sau đó được kết hợp theo các công thức đặc biệt để tạo ra Bocashi EM chẳng hạn EM 12412, 12363, 12375. Các Bocashi trên là một thuật ngữ cổ trong tiếng Nhật mà nó có nghĩa là những "hỗn hợp hóa học". Khi Bocashi EM được bón (tưới) trên đất vườn thì có thể cho kết quả có thể nhận thấy được trong mùa thu hoạch. Thật thú vị hơn khi dùng Bocashi mà ta không cần bón phân hay làm đất khi canh tác. Trong một thời gian xác định có thế nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Trong nhiều năm qua, quá trình này đã được nhân rộng và tái sản xuất. Những lớp vi khuẩn khác nhau có thể được đưa vào một cách trực tiếp (EM1, EM2, EM3, EM4 và EM5) vào đất nông nghiệp. Tham khảo Liên kết ngoài tiếng Việt Nghiên cứu chế phẩm GEM - Mạng Vista Việt Nam tiếng Anh và các ngôn ngữ khác APNAN - Asia Pacific Natural Agriculture Network EM Information & Forum EM Information {a third-party source of information} EM Australia EMBNUSA - EM Bokashi Network - USA EMCO - EM Corp. {in English, 日本語} EMRO Europe {auf Deutsch und Englisch} EM Hawaii EM Italy {in Italiano e Inglese} EMRO Japan {in English,日本語} EM UK EMRO USA Nông nghiệp Phân huỷ sinh học Sinh thái học Công nghệ môi trường
5764
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20truy%20t%C3%ACm%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Máy truy tìm dữ liệu
Máy truy tìm dữ liệu trực tuyến hay máy tìm kiếm hay cỗ máy tìm kiếm (tiếng Anh: search engine), hay còn được gọi với nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm (search tool), nguyên thủy là một phần mềm (thường được tích hợp vào một trang web trực tuyến) nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Trữ lượng thông tin này của công cụ tìm kiếm thực chất là một loại cơ sở dữ liệu (database) cực lớn. Việc tìm các tài liệu sẽ dựa trên cơ sở các từ khóa liên quan đến trang web. Từ khóa được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ. Trong trường hợp một từ khoá bao gồm nhiều hơn một chữ (hay từ) thì có thể gọi tập họp tất cả các chữ đó là bộ từ khoá (set of keywords). Cơ sở dữ liệu mà máy truy tìm sử dụng thường được bổ sung cập nhật định kì bằng cách quét (scan), điều chỉnh, thêm bớt nội dung và chỉ số hoá lại tất cả các trang mà nó có thể tìm gặp trên Internet. Ngày nay, với số lượng các trang Web lên đến hàng tỉ, nên việc tìm ra số trang có chứa nội dụng đòi hỏi của từ khoá có thể lên đến hàng triệu trang. Do đó, việc hiển thị các trang tìm thấy theo đúng thứ tự quan trọng của các trang và theo mong muốn của người dùng cũng là một trở ngại lớn đòi hỏi sự chắt lọc từ máy truy tìm và sự khéo léo về cách thức đặt ra từ khoá từ người dùng máy. Một bộ máy tìm kiếm dữ liệu là một hệ thống phần mềm máy tính giúp con người tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính như mạng Internet, hoặc máy tính cá nhân. Máy tìm cho phép người sử dụng yêu cầu các thông tin với những hạn chế nhất định (thường được miêu tả bởi từ hoặc cụm từ) và nhận về một danh sách các liên kết siêu văn bản thỏa mãn các hạn chế. Máy tìm sử dụng hệ thống chỉ mục để có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả. Máy tìm thường được hiểu là máy tìm những thông tin công khai trên mạng, nếu không có những khả năng cao hơn. Ngoài ra còn có các loại máy tìm khác như máy tìm doanh nghiệp tìm thông tin trên mạng nội bộ, máy tìm cá nhân tìm thông tin trên máy tính cá nhân, và máy tìm di động. Một số máy tìm còn khai thác thông tin trong các nhóm tin, các cơ sở dữ liệu lớn, hay trong các hệ thống thư mục mở như DMOZ.org. Khác với hệ thống thư mục mạng được duy trì bởi con người, máy tìm hoạt động dựa vào các thuật toán. Những trang web được gọi là máy tìm thực chất là giao diện người dùng của các máy tìm sở hữu bởi các công ty khác nhau. Các thuật ngữ liên quan Các thuật toán hay kỹ thuật mà máy truy tìm dùng để xếp hạng hay đánh giá tầm quan trọng của một trang Web theo một từ khoá cho trước gọi là sự phân hạng (ranking), hay đơn giản hơn là phân hạng. Các kỹ thuật thay đổi mã nguồn HTML của một trang Web cũng như các kỹ thuật khác ngoài việc sửa mã nguồn HTML nhằm nâng cao tối đa thứ hạng của trang Web đối với một số từ khóa nào đó trên các máy truy tìm gọi là kỹ thuật tối ưu hoá cho máy tìm kiếm hay SEO (từ tiếng Anh Search Engine Optimization). Hoạt động phân hạng các trang Web Ngoài việc xử lý số lượng trang tìm thấy theo yêu cầu của một từ khoá trong kho dữ liệu cập nhật của nó, các máy truy tìm dữ liệu còn phải tìm cách chống lại sự nhiễu loạn của các trang không có nội dung phù hợp với yêu cầu nhưng vẫn lọt vào danh sách tuyển chọn của máy truy tìm. Nguyên do của các nhiễu loạn này là việc các trang Web chuyên về quảng cáo hay tiếp thị luôn luôn tìm cách để lọt vào hàng đầu trong danh sách tuyển chọn của máy truy tìm, và qua đó họ có thể giới thiệu sản phẩm của họ đến người dùng. Ngược lại, người dùng, trong đa số các trường hợp, không muốn tìm các quảng cáo tiếp thị mà chỉ muốn tìm các dữ liệu khác theo ý đã ghi trong từ khoá. Do các đặc điểm phức tạp trên, việc phân hạng các trang Web tìm được bởi một bộ từ khoá cho trước của máy truy tìm sẽ dựa vào việc áp dụng thêm các thuật toán hay biện pháp xử lý đặc biệt: Những tiêu chí quan trọng dùng trong phân hạng Dưới đây là các tiêu chí chủ yếu mà các thuật toán của các máy tìm kiếm Web sử dụng để phân hạng các trang Web: Tần số phát sinh : được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một chữ hay một cụm từ của từ khoá trong nội dung một trang Web nào đó. Theo sự đánh giá của các chuyên gia, thì tần số phát sinh của một trang Web càng cao sẽ chứng tỏ nội dung của trang Web đó càng liên quan hay càng đề cập nhiều đến những gì nêu trong từ khoá. Do đó, mật độ từ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân hạng một trang Web. Thẻ meta và câu lệnh title:Theo ngôn ngữ HTML, thì thẻ meta là các câu lệnh nằm ở phần đầu (header) của mã của một trang Web. Thẻ meta có dạng: Trong nhiều máy truy tìm, người thiết kế còn cho rằng sự xuất hiện các chi tiết hay toàn bộ nội dung của từ khoá càng sớm trong một trang mã HTML thì điều đó chứng tỏ trang đó có thể có chủ đề liên quan càng nhiều đến từ khoá. Hậu quả là một trang Web có thể được phân hạng cao hơn nếu các phần hay toàn bộ từ khoá có mặt sớm hơn trong phần mã HTML. Như vậy, trong một số thẻ meta, máy truy tìm sẽ đọc nội dung và lấy ra các yếu tố phân hạng. Các thẻ meta có nhiều hiệu lực cho việc phân hạng là: <META name="description" content="(miêu tả ngắn nội dung trang Web)"> <META name="keywords" content="(danh sách từ khoá)">Với lý do tương tự, nếu câu lệnh <title>(tựa đề của trang Web)</title> không bị bỏ trống thì thứ hạng của nó có thể được nâng cao hơn. Ngôn ngữ: Nếu một người dùng đang nối vào Internet bằng một máy tính sử dụng tiếng Pháp thì việc hiển thị các trang Web có cùng ngôn ngữ Pháp với máy tính đó rõ ràng là hiệu quả hơn cho người đó. Do đó, yếu tố ngôn ngữ của trang Web cũng được chú ý trong phân hạng. Số lượng liên liên kết ngoài: Theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia phát triển máy truy tìm thì nếu một trang Web được nhiều nơi khác đề cập tới hay mở liên kết tới địa chỉ của nó thì rõ ràng giá trị của trang Web này cao hơn là các trang Web cùng kiểu nhưng lại không có hay ít được liên kết hay đề cập từ các trang khác. Như vậy, các trang Web nào được nhiều trang Web khác liên kết tới (hay đề cập tới) thì chất lượng của nó có thể cao hơn và được phân hạng cao hơn. Kỹ thuật nâng cao thứ hạng cho một trang Web Việc nâng cao thứ hạng của một trang Web cho các máy truy tìm là do các nguyên nhân sau đây: Các cơ sở thương mại hay các cơ quan có hoạt động này muốn hoà nhập vào thị trường toàn cầu. Họ có các trang Web, một trong những biện pháp quan trọng là làm sao các trang Web này đến được người dùng Internet. Ngoài việc đăng quảng cáo trên trang phổ biến thì việc làm sao cho địa chỉ trang Web của họ được hiển thị ngay từ trang trả về đầu tiên cũng là một biện pháp quan trọng ảnh hưởng tới việc tiếp thị. Các trang Web truyền bá thông tin hay tuyên truyền những đề tài riêng cũng muốn đem thông tin của mình phổ biến đến được người dùng ở khắp nơi nên cũng mong muốn nâng cao thứ hạng trang Web của mình. Do tầm quan trọng của việc xếp thứ bậc cho một trang Web nên đã nảy sinh các hậu quả: Sự ra đời của các công ty tư vấn về nâng cao thứ hạng cho trang Web: các công ty này sẽ nhận làm các dịch vụ SEO cho thân chủ để đưa thứ hạng các trang đó lên trong danh sách hiển thị trước tiên của các máy truy tìm. Các trang Web giả dụng (page cloaking): Người thiết kế các trang này sẽ tìm cách cung cấp một nội dung có thể nhận sự phân hạng cao trong các máy truy tìm trong khi thực tế nếu một người dùng Internet truy cập đến địa chỉ này (qua trang trả về của máy truy tìm hay qua việc gõ thẳng địa chỉ vào máy truy cập) thì trang đó hiển thị một nội dung hoàn toàn khác với sự đánh giá của máy truy cập. Hành động này xuất phát từ ý muốn tăng cường khả năng tiếp thị của một số trang Web. Kỹ thuật đánh lừa các máy truy tìm như trên không quá phức tạp. Một ví dụ là chỉ việc thêm vào phần nội dung các thẻ meta và câu lệnh title thật nhiều chữ hay đoạn văn bản có khả năng làm tăng thứ hạng của chính nó lên mà thực ra bản thân phần hiển thị (phần giữa câu lệnh body) của trang không hề liên hệ tới. Máy truy tìm khi xét đến các trang như vậy sẽ không thể biết rằng nội dung các văn từ ghi trong thẻ meta hoàn toàn không phù hợp với nội dung hiển thị của nó. Tuy nhiên, sự đánh lừa chỉ có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Sau đó, khi nhận được phản ánh từ người dùng, máy truy cập sẽ được điều chỉnh và lúc đó các trang giả dụng này sẽ bị trừng phạt bằng cách xoá hẳn chỉ số đã được gán cho trang Web đó. Tính tạm thời của SEO: Phương pháp phân hạng các trang Web của các máy truy tìm thường thay đổi theo tình hình phát triển của Internet và của sự thay đổi nội dung của các trang Web. Do đó, một trang Web cố định chỉ có thể được phân hạng cao trong một thời hạn cố định mà thôi. Để một trang Web tiếp tục được giữ thứ hạng cao thì nội dung của nó (hay ít nhất nội dung các thẻ meta) phải thay đổi hoặc là tự trang đó phải được tăng liên kết từ các địa chỉ Web khác tới và đây cũng là chỗ cho các nhà chuyên nghiệp về SEO phục vụ. Bảo trợ quảng cáo cho máy truy tìm: Bản thân các máy truy tìm cũng có thể là các cơ quan phục vụ quảng cáo do đó một trong những cách tốt để tăng hiệu quả tiếp thị là tham gia các dịch vụ quảng cáo ngay trên các máy truy tìm. Phá hoại máy truy tìm: Có thể do nhiều nguyên do phức tạp, các tay tin tặc có thể tổ chức tấn công vào máy truy tìm nhất là các máy được ưa chuộng. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, hệ thống máy truy tìm lớn nhất hiện tại, Google, đã bị tấn công bởi virus máy tính myDoom làm cho hệ thống này ngưng hoạt động trong khoảng 4 tiếng. Phân loại máy truy tìm Ngày nay, thì các máy truy tìm đã phát triển rất xa so với dạng nguyên thủy. Có hai cách chính phân loại máy truy tìm. Theo phương thức hoạt động Kiểu máy nhện (spider): Cơ sở dữ liệu của các máy truy tìm được cập nhật hoá bởi các phần mềm đặc biệt thường gọi là "robot", "spider" hay "Webcrawler". Các phần mềm này sẽ tự động dò tìm và phân tích từ những trang có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiếm ra các liên kết (link) từ các trang và trở lại bổ sung dữ liệu cho chính nó sau khi phân tích. Phần mềm này cũng sẽ báo cáo về các liên kết đã bị đào thải. Từ khoá được bỏ vào là để cho máy truy tìm lục kiếm trong bảng chỉ số của nó. Kết quả tốt nhất sau khi phân hạng sẽ được xếp ở thứ tự đầu tiên. Trang thông dụng nhất dùng nguyên tắc này là http://www.google.com Kiểu máy truy tìm ảo (meta-search engine): Ngày nay, người ta có thể lợi dụng các máy truy tìm sẵn có để thiết kế thành một loại máy truy tìm mới gọi là máy truy tìm ảo. Nguyên tắc của loại máy truy tìm này khá đơn giản. Nó không có cơ sở dữ liệu. Khi hoạt động thì nó sẽ gởi từ khoá đến các máy truy tìm khác một cách đồng loạt và nhận về tất cả các kết quả tìm được. Nhiệm vụ tiếp theo chỉ là phân tích và phân hạng lại các tài liệu tìm được cho thân chủ. Ưu điểm của loại máy truy tìm này là lợi dụng cơ sở dữ liệu của các máy truy tìm khác để tìm ra nhiều kết quả hơn và nhanh hơn. Nhưng vì loại này chỉ tồn tại nếu có các máy truy tìm nguyên thủy nên gọi là meta- (tiền tố meta có nghĩa là "siêu hình" hay "ảo"). Điển hình loại này là MetaCrawler . Kiểu thư mục đối tượng (subject directory): Còn gọi là máy truy tìm theo phân lớp (hierarchical search engine) - máy truy tìm này phân lớp sẵn các đối tượng vào các thư mục và người dùng sẽ lựa theo kiểu rẽ nhánh từ từ cho đến khi tìm ra các trang Web mà mình muốn. Kiểu này dễ cho người truy cập nhưng có điểm yếu là nó không thể bao gồm hết mọi chủ đề mà họ muốn kiếm ra. Hơn nữa, sự phân loại đôi khi không được đầy đủ và chính xác. Điển hình của loại này là http://www.yahoo.com Kiểu cơ sở dữ liệu đặc biệt hay còn gọi là bất khả kiến Web (invisible Web): Đặc điểm của loại này là dữ liệu kiếm ra không thực sự có từ địa chỉ trang Web cụ thể qua các máy truy tìm; dữ liệu này tồn tại trong các cơ sở dữ liệu của một máy tính hay mạng ở đâu đó trên Internet mà các trang Web được phép sử dụng. Đặc biệt, các trang Web nghiên cứu của các đại học hay học viện như http://lii.org , http://www.academicinfo.net và http://infomine.ucr.edu thuộc kiểu này. Sau này nhiều máy truy tìm hỗ trợ người dùng qua nhiều cách thức khác nhau nên người ta ít thấy ranh giới phân chia của các máy truy tìm nữa mà thay vào đó là các hệ thống máy truy tìm lại bao gồm nhiều kiểu chức năng khác nhau. Chẳng hạn như http://www.yahoo.com không còn đơn thuần là một máy truy tìm theo kiểu thư mục đối tượng mà bên cạnh đó nó cũng cung cấp luôn cả kiểu máy nhện cho người dùng. Theo chức năng Theo cách phân loại này thì tùy theo đối tượng tìm kiếm mà có: Kiếm địa chỉ trang Web Kiếm địa chỉ thư điện tử Kiếm thông tin riêng về một người Kiếm thông tin về một tổ chức Kiếm việc làm Kiếm bản đồ... Phép toán và hỗ trợ của máy truy tìm Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng cho người dùng, các máy truy tìm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa. Dĩ nhiên mỗi máy có thể sẽ hỗ trợ những phép toán khác nhau. Ở đây chỉ nêu ra các phép toán được hỗ trợ bởi hầu hết các máy truy tìm. Dùng phép "+": Để tìm các trang có mặt tất cả các chữ của từ khóa mà không theo thứ tự nào hết thì viết nối các chữ này với nhau bằng dấu +. Ví dụ: Tìm trang nói về cách thức viết Linux scripts có thể dùng bộ từ khóa +Linux +script +tutor Dùng phép "-": Trong số các trang Web tìm được do quy định của từ khóa thì máy truy tìm sẽ loại bỏ các trang mà nội dung của chúng có chứa chữ (hay cụm từ) trong ngoặc kép đứng ngay sau dấu trừ. Ví dụ: Khi tìm tin tức về các loại xe dùng kỹ thuật lai mới chưa có bán trên thị trường nhưng không muốn các trang bán xe hay các trang nói về hai kiểu xe Prius (của Toyota) và kiểu xe Insight (của Honda) lọt vào danh cách truy tìm thì có thể thử từ khóa +car +hibrid -sale -Prius -Insight Dùng dấu ngoặc kép " ": Khi muốn chỉ thị máy truy tìm nguyên văn của cụm từ, có thể dùng dấu ngoặc kép. Ví dụ: Để tìm lại nguyên tác và nội dung bài thơ có câu nước non nặng một lời thề thì có thể thử dùng từ khoá với ngoặc kép"Nước non nặng một lời thề" Dùng các phép toán của đại số Bool: Hiện tại, nhiều máy truy tìm hỗ trợ thêm các phép toán như là OR, AND và NOT. Khi dùng thì tên của các phép toán này bắt buộc phải viết chữ in hoa. Phép toán Bool đòi hỏi điền vào đúng vị trí quy định một từ (hay một cụm từ trong ngoặc kép) giữ vai trò của toán tử. Ngoài ra, đa số máy truy tìm chỉ hoạt động tốt trong một số lượng giới hạn các phép toán Bool cho một bộ từ khoá. Lời khuyên chung là không nên dùng quá 6 phép toán Bool cho cùng một bộ từ khoá và không phải máy truy tìm nào cũng hỗ trợ đầy đủ các phép toán AND, OR hay NOT OR: Có cú pháp là (Toán tử 1) OR (Toán tử 2). Lệnh này cho phép tìm những trang Web nào có chứa một trong các toán tử của phép toán OR của bộ từ khoá. Ví dụ để tìm các bài viết về Nguyễn Trãi trong cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì có thể dùng bộ từ khoá"Nguyễn Trãi" OR "Nguyen Trai"Các máy truy tìm có thể dùng OR là: AltaVista, AOL Search, Excite, Google, Inktomi (HotBot, MSN), Ask Jeeves, Lycos, Northern Light, HotBot và Gigablast. AND: Có cú pháp (Toán tử 1) AND (Toán tử 2). Phép toán AND nhằm yêu cầu máy truy tìm kiếm các trang có sự hiện diện của tất cả các toán tử. Ví dụ nanotechology AND healthsẽ giúp truy tìm các trang có mặt đồng thời hai chữ health và chữ nanotechnologyMột số trang truy tìm sẽ dùng AND như là mặc định (trong đó có Google). Bạn cũng có thể thay thế bằng cách dùng dấu + trong một số trường hợp nào máy truy tìm không có chức năng của đại số Bool.Các trang hỗ trợ phép toán AND là: AltaVista, AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot, MSN), Northern Light, Yahoo và Gigablast. NOT: Phép này hoàn toàn tương tự như cách dùng dấu -. Nghĩa là, sự truy tìm sẽ loại bỏ những trang mà nội dung có chứa toán tử đứng ngay sau phép toán NOT. Tuy nhiên trong nhiều máy truy tìm có hỗ trợ thì phép này cũng chỉ được dùng có một lần cho một bộ từ khoá. Thí dụ để tìm tài liệu hướng dẫn về ngôn ngữ lập trình C/C++ có thể thử dùng trên Altavista"C/C++ tutor" NOT bookCác trang có thể dùng NOT là AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot, MSN), Northern Light và Gigablast. Dùng phép NEAR: Dùng để truy tìm những trang Web mà nội dung của chúng có các thành tố của từ khoá nằm gần nhau. Phép toán này rất có lợi để tìm ra những trang có một cụm từ, một khái niệm, một định nghĩa hay một lời phát biểu mà bạn không nhớ hết được. Ví dụ: Tìm lại nguyên văn câu thơ và tác giả bằng bộ từ khoá:"Ong non" NEAR "Dê cỏn" Dùng dấu ngoặc đơn () để chẻ nhánh. Dùng ngoặc đơn cho phép tìm nhiều kết hợp phức tạp. Ví dụ để truy tìm tài liệu về cách tạo ra CD ROM có khả năng tự khởi động có thể thử từ khoábootable AND (CD OR CDROM OR CD-ROM) AND (howto OR instruction) Hỗ trợ cho kiểu phân nhánh bằng ngoặc đơn là AltaVista, AOL Search, Excite, Inktomi (MSN), Northern Light Lưu ý: Trong mọi trường hợp thì từ khoá sai chính tả sẽ không thể có hiệu quả. Cách tốt nhất là dùng chữ in hoa cho các phép toán. Các trang tìm kiếm của Hotbot hay MSN thì bạn phải chuyển sang chọn chức năng "Boolean phrase" khi dùng các phép toán Boolean. Từ khoá mặc định Nhiều máy truy tìm còn hỗ trợ thêm các từ khoá mặc định. Khi dùng các từ khoá mặc định như một thành phần của bộ từ khoá thì các trang Web được trả về sẽ thoả mãn các đặc tính chuyên biệt hoá theo ý nghĩa mà các từ khoá mặc định này biểu tượng. Các hỗ trợ này cho phép kiểm soát được các loại trang nào muốn truy tìm. Các từ khoá mặc định kết thúc bằng dấu hai chấm : và chữ (hay cụm từ trong ngoặc kép) của bộ từ khoá nào đứng ngay sau dấu này sẽ bị chi phối bởi điều kiện của từ khoá mặc định, còn các thành phần khác trong từ khoá sẽ không thay đổi ý nghĩa. Các từ khoá mặc định giới hạn máy truy tìm trả về các trang nằm trong một tên miền, hay một miền con. Tuỳ theo máy truy tìm mà các từ khoá mặc định được sử dụng. Altavista hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá host:. Ví dụ, host:mars.jpl.nasa.gov mars saturn chỉ tìm trong mars.jpl.nasa.gov tất cả các trang có chứa chữ "mars" và chữ "saturn". Excite, Google (Netscape, Yahoo) hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá site:, khi kết hợp với các lệnh khác có thể tìm theo cách chuyên biệt. Ví dụ, "carbon nanotech" -host:www.technologyreview.com cho phép tìm tất cả các trang nào có chứa cụm từ "carbon nanotech" ngoại trừ các trang xuất sứ từ www.technologyreview.com Inktomi (HotBot, iWon, LookSmart) hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá domain:. Ví dụ, để tìm các trang có đuôi là ".edu" (thường là trang Web của các đại học) về đề tài "heart transplan", có thể dùng bộ từ khoá "heart transplan" +host:edu để tìm các trang có đuôi gốc là.edu mang đề tài này. AllTheWeb hỗ trợ các từ khoá domain, url, site: cho chức năng này. Ví dụ, để tìm các trang về "deutch" từ các trang trong nước Đức có thể dùng deutch domain:.de Các từ khoá mặc định dùng để tìm trang có tựa đề chứa một từ (hay cụm từ) đặc biệt: AltaVista, AllTheWeb, Inktomi (MSN và HotBot) dùng từ khoá title:. Ví dụ, title: "Mars Landing" sẽ giúp truy tìm các trang có đề tựa về Hoả Tinh. Google và Teoma hỗ trợ các từ khoá intitle: và allintitle: ("allintitle:" sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chữ đứng sau dấu :). Các từ khoá dùng để tìm các địa chỉ Web nào có chứa từ (hay cụm từ) của bộ từ khoá: Google hỗ trợ từ khoá inurl: và allinurl:. Muốn tìm địa chỉ các trang Web có một chữ đặc biệt thì dùng inurl. Ví dụ, inurl:nasa sẽ giúp tìm tất cả các địa chỉ Web nào có chứa chữ "nasa". Nếu cần truy tìm một địa chỉ có nhiều hơn một chữ thì dùng allinurl. Ví dụ, allinurl:vietnam thetholucbat sẽ giúp tìm tất cả các trang nào mà nội dung địa chỉ của nó chứa chữ "vietnam" hay là chữ "thetholucbat". Inktomi, AOL, GoTo, HotBot cung cấp từ khoá originurl: cho việc này. Yahoo thì dùng từ khoá u: Exite dùng url: Các từ khoá mặc định giúp tìm các trang có cài đặt các liên kết tới địa chỉ trang được ghi trong từ khoá: Google, Yahoo sẽ cung cấp từ khoá link:. Tuy nhiên, Yahoo yêu cầu địa chỉ trong từ khoá phải có đủ tiếp đầu ngữ http:// thì mới hoạt động hữu hiệu. Ví dụ, bộ từ khoá link:vi.wikipedia.org sẽ giúp truy ra tất cả các trang Web nào có liên kết tới trang Bách khoa toàn thư tiếng Việt này. MSN hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá linkdomain: Ngoài ra, để truy tìm các loại tệp có định dạng (format) đặc biệt thì có thể dùng từ khoá filetype:(đuôi của tập tin): Google: sẽ hỗ trợ truy tìm các kiểu tệp: PDF, Word (.doc), Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và Rich Text Format (.rtf) cũng như PostScript (.ps), Text (.txt), HTML (.htm hay.html), WordPerfect (.wpd) và các đuôi khác... Ví dụ: laser filetype:pdf sẽ giúp tìm các trang là các tập tin dạng .pdf (.pdf là loại tập tin được dùng trong cá hồ sơ văn bản của phần mềm Adobe Arcobat). Yahoo cho phép tìm HTML (htm hay html), PDF, Excel (.xls), PowerPoint (.ppt), Word (.doc), RSS/XML (.xml) và tập tin văn bản dạng (.txt). MSN chỉ hỗ trợ chuyên tìm các loại tệp: HTML, PDF, PowerPoint (.pps hay.ppt), các dạng của Word, hay Excel. Lưu ý: Đối với các máy truy tìm thì các tệp có đuôi.htm khác với các tệp có đuôi.html. Do đó, nếu muốn tìm một cách chắc chắc tất cả các tệp dạng HTML thì nên tìm làm hai lần, một riêng cho htm và một cho html. Ký tự thay thế và ký tự "~" trong bộ từ khoá Ký tự thay thế (wildcard character) được hiểu là một ký tự có thể dùng để thay thế, hay đại diện cho một tập hợp con của tập các ký tự chưa được xác định hoàn toàn. Một cách đơn giản hơn, ký tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự. Nhiều máy truy tìm hỗ trợ cho việc sử dụng hai loại ký tự thay thế. Đó là dấu sao * và dấu chấm hỏi ? Dấu sao *: dấu này sẽ thay thế cho một dãy bất kì các ký tự (chữ, số, hay dấu). Ví dụ, trong từ khoá có t*ng thì chữ t*ng có thể hiểu ngầm là tướng, từng, tuồng, ttamxng,... Cần lưu ý sự khác biệt về ý nghĩa đối với ký tự thay thế * dùng trong các hệ điều hành như là DOS, LINUX, Windows,... Theo cách hiểu của các hệ thống này thì dấu * hoàn toàn không bị lệ thuộc vào biên giới của một từ. Trong khi đó, dấu * dùng trong máy truy tìm sẽ được hạn chế trong biên giới của một từ. Ví dụ, từ khoá My* dùng trong các công cụ tìm kiếm của các hệ điều hành kiểu Windows thì nó có thể là My Downloads, My Documents, My Yahoo!, my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere,.... Trong khi đó my* trong các máy truy tìm chỉ giới hạn trong các chữ) lập thành bắt đầu với my. Như vậy, trong ví dụ trên thì My Downloads, My Documents, My Yahoo! sẽ không được máy truy tìm xem xét mà chỉ có my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere là hợp lệ mà thôi.AltaVista, Inktomi (iWon), Northern Light, Gigablast, Google, Yahoo, MSN,... đều hỗ trợ cho cách dùng dấu * này. Dấu chấm hỏi ?: dùng thay cho một ký tự duy nhất nào đó. Ví dụ, ph?ng có thể là phong, phặng, ph@ng, ph_ng, ph-ng,... nhưng không thể là phượng, ph ng, phug, phăang.AOL Search, Inktomi (iWon) là các máy truy tìm có hỗ trợ dấu ? này. Dấu ngã ~: Đặc biệt trong Google có một cách để tìm không những các trang có chứa từ khoá mà còn tìm các trang có chứa chữ đồng nghĩa (synonym) Anh ngữ với từ khoá. Ví dụ, ~food facts sẽ giúp truy tìm các dữ liệu có chữ "food facts" và các chữ tương đương như "nutrition facts",... Sự truy tìm theo hỗ trợ này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp các tài liệu cần tìm quá hiếm hoi. Chế độ cao cấp của máy truy tìm Ngoài chế độ tìm kiếm thông thường hầu hết các máy truy tìm đều hỗ trợ chức năng nâng cao mà dòng liên kết của nó thường viết bởi cụm từ "Advanced search", hay đơn giản là "Advanced". Trong chế độ này thì sự tìm kiếm được hướng dẫn chi tiết hơn. Đặc điểm chung của các chế độ nâng cao là: Giao diện được thêm vào nhiều khung chữ hay ô trống (text box) có dòng hướng dẫn để tiện người dùng điền vào. Không nhất thiết phải điền hết tất cả các khung chữ nhưng các khung này được điền một cách đúng cách và nhiều chi tiết thì càng giúp cho máy truy tìm làm việc hiệu quả hơn. Đa số các máy truy tìm cho phép lọc lựa (filter) lại các thông tin như là: Lựa chọn ngôn ngữ. Cho đến nay có một số máy truy tìm sau cho phép tìm riêng các trang Việt ngữ: Google, Yahoo Lựa chọn ngày tháng của trang Web. Lựa chọn các kiểu tệp (file type). Lọc bỏ các nội dung dành riêng cho người lớn... Có thể sử dụng các phép toán đã nêu trong bài 2 để nâng cao phép truy tìm. Tuy nhiên, người dùng nên cẩn thận vì có thể các kết quả sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện khác. Sử dụng các chức năng đặc biệt của máy truy tìm Các máy truy tìm có thể cung cấp thêm một số phương tiện để giảm thiểu khó khăn của việc truy tìm. Sau đây là vài chức năng đặc biệt Tìm thêm dữ liệu theo liên hệ (related search): Sau khi tìm kiếm, máy truy tìm có thể giúp đào sâu sự truy tìm bằng cách cung cấp các bộ từ khoá chi tiết hơn dưới dạng các dòng liên kết (link). Các liên kết này thu nhỏ thị trường tìm kiếm (nếu số trang tìm theo từ khoá quá lớn). Thực ra, nếu cách chọn từ khoá đủ tập trung và khéo thì sẽ không phải mượn đến chức năng này. Ví dụ, như tìm các trang viết về sao Hoả mà dùng từ khoá mars thì số lượng trang tìm ra sẽ vô cùng lớn. Do đó, có thể bấm thêm vào các chữ liên hệ để máy truy tìm thu nhỏ thị trường tìm kiếm lại. Những trang có chức năng để tìm dữ liệu theo liên hệ là: AltaVista (Related Searches),Ask.com AllTheWeb (Narrow your search), Excite (Refine Your Results), HotBot, Lycos, MSN, Yahoo (also try). Nhóm gọn (cluster): trong lúc tìm kiếm nếu máy truy tìm cho rằng các trang tìm ra có thể ở chung một trang nguồn thì nó chỉ chọn ra một trang đại diện, còn các trang khác sẽ được xếp gọn vào và người dùng có thể khai triển rộng ra thành nhiều trang nếu muốn. Như vậy, sự tìm kiếm sẽ dễ hơn và ít bị nhiễu loạn thông tin của cùng một trang.Những trang có chức năng này là: AltaVista (Additional relevant pages from this site), AllTheWeb (more hits from), Excite, Google (More results from), HotBot, MSN, Northern Light. Trang tương tự và trang có chính tả gần giống: Trong một số trường hợp thì chức năng tìm các trang tương tự như các trang mà máy truy tìm cho rằng có thể hữu dụng. Để dùng chức năng này chỉ việc bấm vào liên kết tương ứng. Riêng trong Google thì còn có link gợi ý thêm hay sửa chính tả cho việc truy tìm bằng chữ "Did you mean..."Các trang có chức năng tìm trang Web tương tự là: AltaVista (similar pages, related pages), AOL Search (Show me more like this), Google (did you mean, similar pages). Trang có từ nối dài (stemming): Đây là khả năng của một số máy truy tìm cho phép tìm những trang có những chữ mở rộng của chữ trong từ khoá. Ví dụ, thay vì chỉ tìm "tutor" thì tìm luôn các trang có "tutors, tutorial, e-tutor,..."AOL Search có chức năng này mặc định, Direct Hit, HotBot (Enable Word Stemming). Chức năng tồn trữ (cached) của Google: Có nhiều trường hợp trang Web đã bị xoá không thể hiển thị được nữa nhưng thông tin của nó trong cơ sở dữ liệu của máy truy tìm vẫn còn mà người dùng có thể cần đến. Trong thời gian các tin tức này chưa bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu thì vẫn có thể đọc được nó nhờ vào chức năng đặc biệt này của Google. Chuyển dịch (translation): Một số trang cho khả năng dịch lại trang tìm thấy sang thứ tiếng mà người dùng đang có. Thường thì chỉ có dịch được ra các thứ tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Đức, hay Tây Ban Nha và sự chuyển dịch này cũng không chính xác hoàn toàn. Dù vậy, người dùng có thể nắm được một phần thông tin có thể dịch ra. Các trang có chức năng chuyển dịch là: AltaVista (Translate), Google(Translate this page)''. Máy tìm hoạt động như thế nào Một máy tìm hoạt động theo các bước cơ bản sau Lọ mọ Tìm kiếm theo chiều sâu (DFS) Tìm kiếm theo chiều rộng (BFS) Lập chỉ mục Tìm kiếm Các máy tìm mạng thực hiện công việc lưu giữ thông tin về một số lượng khổng lồ các trang web nó tìm thấy trên WWW. Những trang web này được lấy về bằng các con lọ mọ (còn gọi là nhện web) bằng cách lần theo các siêu liên kết. Nội dung các trang web sau đó được phân tích để xác định xem trang web đó nên xuất hiện trong các yêu cầu tìm kiếm với tổ hợp từ khóa nào (ví dụ, những từ thu được từ tiêu đề, nội dung hoặc các trường đặc biệt gọi là meta tags). Đọc thêm Công cụ tìm kiếm Tham khảo Liên kết ngoài Internet Guides UC Berkeley - Teaching Library Internet Workshops The Spider Apprentice - A Helpful Guide To Web Search Engines TopWebSite Search Engines Guide Phát minh của Canada Lịch sử Internet Thuật ngữ Internet
5766
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n%20%C4%91%C3%B3i%20n%C4%83m%20%E1%BA%A4t%20D%E1%BA%ADu%2C%201944%E2%80%931945
Nạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói lớn xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Nguyên nhân Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém và từ đó gây ra nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo để chở về nước thì thực dân Pháp lại dự trữ lương thực để phòng khi quân Đồng minh chưa tới thì phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm lược Việt Nam sau này. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực ở miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật). Quân Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra Bắc, cũng cấm luôn việc mở kho gạo cứu đói (do gạo trong kho phải được ưu tiên cho lính Nhật). Máy bay của quân Đồng Minh đã cho phá hủy các trục đường sắt từ Huế trở ra Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc không thực hiện được. Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói. Tình trạng địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến phần lớn nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác, nên không có khả năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống gia đình. Nếu cả làng bị mất mùa, không vay mượn được họ hàng thì cả toàn bộ nông dân nghèo trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói. Chính sách của Pháp Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia lạc hậu và nghèo đói nhất so với nhiều quốc gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán gần hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ. Theo ông Hoàng Trọng Miên, trong sách Đệ Nhất Phu Nhân Tập I viết: Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo "bông" (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát. Theo sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4:Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương. Chính sách thu gom gạo của Nhật Bản Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế ở châu Âu. Tại khu vực Viễn Đông, Đế quốc Nhật Bản bắt đầu bành trướng và coi Đông Dương như là "đầu cầu" để tiến qua Nam Á hòng khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, nước Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây áp lực với Pháp để tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa màu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp. Theo thống kê, năm 1940, diện tích trồng đay là 5.000 ha nhưng đến năm 1944 đã tăng lên 45.000 ha. Trong thế chiến thứ 2, lãnh thổ Việt Nam nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật. Gạo và cao su được quân Nhật thu gom, chở về nước hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam. Theo tài liệu của chính quyền Pháp ở Đông Dương thì về gạo đã xuất ra nước ngoài, năm 1941: 700.000 tấn, năm 1942: 1.050.000 tấn, năm 1943: 1.125.000 tấn, năm 1944: 900.000 tấn; về cao su và các khoản thương vụ khác trong mấy năm đầu thập niên 1940 đã xuất số lượng tính ra bằng vàng tổng giá trị là 32.620 kg (tính tròn), tương đương số tiền lúc đó là 22 tỷ Franc. Cuối năm 1944, quân số của Nhật đóng ở vùng Bắc Kỳ đã lên tới gần 100.000 người. Bắc Kỳ lúc đó đã thiếu gạo vì vụ mùa bị thất thu, lại bị cái họa phải nhổ lúa để trồng cây công nghiệp cho Nhật, rồi lại phải nuôi thêm 100.000 miệng ăn của quân đội Nhật. Năm 1944, Việt Nam bị mất mùa nhưng Pháp và triều đình nhà Nguyễn vẫn phải cung cấp cho Nhật hơn 900.000 tấn gạo để đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh, làm nguyên liệu để người Pháp nấu rượu, dùng đốt lò thay cho than đá. Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt. Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng bạc Đông Dương, giá chợ đen là 57 đồng; năm 1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là 350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700-800 đồng. Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đầu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm 1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc. Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3/1945 khiến bộ máy chính quyền của Pháp ở Đông Dương nhanh chóng tan rã. Việc tiếp vận và phân phối sau đó lại bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4/1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên Đế quốc Việt Nam không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói. Trong khi Bộ Tiếp tế chỉ làm được vài việc vặt, thì Bộ Tài chính của Đế quốc Việt Nam chỉ chuyên làm 1 việc là gom tiền thuế của người dân Việt Nam giao cho Nhật. Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật Bản khoản tiền 720 triệu đồng Đông Dương (Piastre), ngang với số tiền 726 triệu do chính quyền thực dân Pháp nộp cho Nhật Bản trong 5 năm trước đó (1940-9/3/1945). Tổng cộng trong thời gian Thế chiến thứ hai, người Việt Nam đã phải nộp cho Nhật khoản tiền là 1 tỷ 446 triệu Piastre, tương đương 14 tỷ 460 triệu Franc lúc đó. Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội Nhật. Người Nhật vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước sự chết đói hàng loạt của dân bản địa. Các kho lương thực được tăng cường bảo vệ, hoạt động trưng thu và vận chuyển lương thực được bảo vệ tối đa. Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không được cứu đói đã nằm chết la liệt quanh đó. Tác giả Yoshizawa Minami cũng cho biết "ông Kawai, đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ nam ra bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung về gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh, nói có những nơi vẫn còn gạo chất như núi trong kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên chúa giáo trong tỉnh gạo đầy ắp trong kho. Ông đã thuyết phục cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe" Về việc cứu đói, đến tận tháng 6, chính phủ Trần Trọng Kim vẫn không làm được điều mình hứa hẹn. Báo Ngày Nay xuất bản tháng 6/1945 nhận xét về sự bất lực hoàn toàn của chính phủ này, viết: "Chúng tôi nhận thấy ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao giấy mực, dân đói miền Bắc cũng chưa thấy một bao gạo nào ở Nam đưa ra. Lời tuyên bố của thủ tướng còn vang vọng bên tai ta: "Cần nhất là phải tiếp tế cho dân đói miền Bắc" mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo lời nói; tuy rằng gạo miền Nam vẫn chất đầy trong các kho, các nhà máy, tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng xấp dày trong các két sắt của nhà tư sản Việt Nam, tuy rằng nội các vẫn có một bộ tiếp tế và một bộ tài chính" Về vấn đề này, nhà sử học Trần Văn Giàu chỉ ra nguyên nhân của sự bất lực này là do tính chất bù nhìn của chính phủ Trần Trọng Kim: Lẽ dĩ nhiên, nguyên nhân trận chết đói năm 1945 chủ yếu không phải là do chính phủ Trần Trọng Kim mà là do chế độ thực dân, là chính sách tàn bạo của Pháp – Nhật. Sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim phần lớn là do tính chất bù nhìn của nó. Nó không thể bớt chỗ nào thừa cho chỗ không có. Nó không thể chống nạn đầu cơ ở miền Bắc lúc ấy vẫn còn gạo trong các kho của quân phiệt Nhật. Nhật tích trữ lương thực để nuôi quân. Từ 9-3 đến giữa tháng 6, việc thu thóc tạ vẫn được thi hành trong lúc hàng chục vạn đồng bào ta chết rũ dọc đường xó chợ. Chính phủ Trần Trọng Kim đâu dám đụng đến việc thu thóc tạ, càng không dám đụng đến kho thóc. Chính phủ đã cam đoan với Nhật là tiếp tế cho Nhật bằng hay hơn Pháp, để xứng đáng với cái độc lập mà Nhật ban cho! Cả chính phủ Trần Trọng Kim và Nhật đều bắt buộc mọi sự vận chuyển thóc gạo từ Nam ra Bắc đều phải qua "Ủy ban thóc gạo" ở Sài Gòn mà ủy ban này do công ty Nhật nắm. Khi tải ra đến Bắc thì phải gom gạo cho công ty thóc gạo Bắc kỳ 75% số lượng, công ty này lo bảo đảm trước hết lương thực cho quân Nhật, còn lại mới bán cho dân Không những vậy, Đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13/6/1945 còn quy định: ai phạm việc phá hoại cầu cống, đường sá, cướp phá hoặc làm hư hại kho ngũ cốc, đồ ăn, gạo, đều bị kết án tử hình. Đạo dụ cũng cấm chỉ mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Vì đạo dụ này, nhân dân không dám tập hợp nhau kéo đi phá kho thóc để chia cho người đói, hàng chục vạn người đã chết đói ngay bên ngoài cửa những kho thóc còn đầy ắp Thiên tai Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 khắc nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới. Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) cùng tình trạng mất mùa ở các tỉnh Bắc Bộ cuối năm 1944 làm cho nạn đói diễn ra trầm trọng hơn. Theo những người dân trải qua nạn đói ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng hàng trăm mẫu đều bị rầy phá hoại. Hoạt động của quân Đồng minh Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh mà chủ yếu là Hoa Kỳ thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao thông ở Liên bang Đông Dương bị hư hại nặng. Năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý Bắc Nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được. Tình trạng địa chủ chiếm hữu ruộng đất Dưới thời Pháp thuộc, địa chủ phong kiến tiếp tục được duy trì. Ngoài ra còn có thêm việc chiếm hữu diện tích lớn đất đai của thực dân Pháp và giáo hội Thiên Chúa giáo. Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất. Thời Pháp thuộc, đời sống bần nông, cố nông ngày càng khốn khó; địa chủ thì mở rộng sự chiếm hữu đất đai. Cuộc sống của nông dân Việt Nam phụ thuộc vào ruộng vườn, nhưng do địa chủ chiếm hữu ngày càng nhiều ruộng đất, diện tích đất canh tác bình quân của nông dân ngày càng giảm, đến năm 1945 chỉ còn mức 0,18 ha (Thanh Hoá), 0,17 ha (Hà Tĩnh), 0,12 ha (Nghệ An); sản lượng lúa tính theo đầu người cũng giảm theo, trung bình chỉ còn 1,2 tạ/người/năm. Nông dân bị bần cùng hoá nhanh hơn bởi vì sự chuyển biến của nông nghiệp không theo kịp đà tăng dân số, phân chia ruộng đất bất bình đẳng. Diện tích gieo trồng tính theo đầu người ở Bắc Trung Kỳ đã giảm 5 lần tính từ thời vua Tự Đức đến năm 1945 (ở mức 1 mẫu/người xuống mức 2 sào/người). Sản lượng lúa theo đầu người giảm 1/2 tính từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (ở mức 3,2 tạ/người/năm xuống 1,7 tạ/người/năm ở Thanh Hoá; 1,6 tạ/người/năm xuống 0,8 tạ/người/năm ở Nghệ An). Trong Nạn đói năm Ất Dậu, tỷ lệ chết đói cao nhất là những nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác. Do không có đất, những nông dân này cũng không thể sản xuất được lương thực dự trữ cho gia đình, họ phải làm thuê cho địa chủ để mưu sinh. Gặp những năm mất mùa, không được thuê mướn thì những nông dân nghèo rất dễ lâm vào cảnh chết đói. Ông Phạm Công Báo, nhân chứng sống ở Giao Thủy, Nam Định năm 1945, kể lại: "Ở nhà thì đất của mình nhưng bước chân ra ngõ đã là đất của địa chủ, của nả bần nông nào có đáng gì? Đầu tiên họ bán tất những gì có thể như nồi đồng, mâm đồng, bát sứ, cối xay. Nhà ông Phạm Tại bán cả căn nhà 3 gian 2 chái cột kèo bằng gỗ xoan ngâm, mái lợp rạ dầy khít được có 5 bơ gạo. Cầm cự được mấy hôm cuối cùng cả gia đình ông ấy chết không sót lại một ai... Làng Hà Cát khi đó chết chừng ba bốn trăm người, đa phần là bần nông. Số sống sót là địa chủ, phú nông, trung nông hoặc một ít tá điền cấy rẽ, nộp tô." Phản ứng của Việt Minh Mặt trận Việt Minh chỉ trích các nhà chức trách và những người đứng đầu các hội chẩn tế đồng thời kêu gọi nông dân tấn công các kho thóc công cộng. Trường hợp cá biệt ở Quảng Ngãi, khi ngay từ tháng 3 năm 1945, đội du kích Ba Tơ đã chặn bắt một số tàu thuyền chở thóc gạo được cho là đang ra Bắc để lấy gạo đem giấu đi. Tại nhiều địa phương, từ tháng 7 đến tháng 8, khi nạn đói đã mất kiểm soát, Việt Minh vận động người dân vùng lên phá kho thóc chia cho dân nghèo sắp chết đói. Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của Việt Minh được thực hiện ở khắp Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Tại Ninh Bình, riêng hai huyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá được 12 kho thóc. Tại Hải Dương phá được 39 kho thóc và 43 thuyền gạo, tại Thái Bình lấy được hơn 1.000 tấn thóc chia cho người dân. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hải Phòng, ngoại thành Hà Nội... cũng diễn ra tương tự. Hậu quả Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói này, một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam. Đây là tỷ lệ chết đói rất cao, vì dân số toàn Việt Nam năm 1945 chỉ khoảng 23 triệu, trong đó khoảng 9 triệu sinh sống ở các tỉnh xảy ra nạn đói. Tháng 5/1945, 7 tháng sau khi nạn đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói tổng cộng là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng 20 tỉnh ở miền Bắc. Tháng 10/1945, theo báo cáo của 1 quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng 500.000 người chết. Tổng số người chết thực tế phải cao hơn nhiều con số đó, vì có nhiều người bỏ quê đi ăn xin rồi chết ở nơi khác, thi thể được dân quanh đó vội vã đem chôn nên không thống kê được. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Năm 1959, Chính phủ Nhật Bản đã đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm về việc bồi thường chiến tranh, phía Nhật cho rằng có khoảng 300.000 nạn nhân chết đói, trong khi chính phủ Ngô Đình Diệm đưa ra con số 1.000.000 người. Mức bồi thường cuối cùng được thống nhất là 14 tỉ 40 triệu yên (khoảng 39 triệu đôla Mỹ) vào năm 1960, chia ra thì mỗi mạng người Việt chết đói chỉ tương đương 39 USD, bằng một nhúm tiền lẻ. Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1-2 triệu người đã chết đói. Con số 2 triệu người chết cũng là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có >1.000 người thì chết đói mất 956 người. Thôn Thạch Lỗi (nay là thôn Quang Minh), xã Thạch Lỗi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc TP. Hà Nội) gần như cả thôn đều chết đói (trừ trẻ em). Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (huyện Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (xã Yên Nghĩa, Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân". Trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình" xuất bản năm 1986 ghi: "Năm 1945, cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số, như: xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai...". Trong cuốn "Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử" của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 52.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực". Không chỉ làm số lượng lớn người chết đói, nạn đói còn khiến hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương, ly tán khắp nơi, nhiều người không còn quay về quê quán. Nhiều gia đình, dòng họ bị tan vỡ sau nạn đói này, không thể tìm lại được người thân thích. Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945 đã mô tả rõ nét tình cảnh này. Nạn đói xảy ra có khá nhiều người bỏ quê hương ra đi, khi chết đói trở thành những xác vô danh. Do điều kiện chôn cất xác người đói sơ sài vội vàng thiếu quy hoạch và đánh dấu nên đến nay tại miền Bắc một số nơi khi khởi công các công trình vô ý khai quật những ngôi mộ tập thể được cho là mộ của những người chết đói năm 1945. Khắc phục hậu quả Đầu năm 1945, ảnh hưởng của phong trào Việt Minh còn yếu, lòng dân chưa hoàn toàn hướng về, nên dù muốn tích trữ lương thực cũng không thể thực hiện việc trưng thu lương thực trên diện rộng (chỉ trưng thu được trong vùng Việt Minh kiểm soát nên có ảnh hưởng không lớn đến nạn đói). Điều cần thiết nhất của Việt Minh lúc này là sự ủng hộ của người dân. Do bị Pháp và Nhật truy lùng, cũng không có nguồn lực tài chính nên Việt Minh không thể tạo lập được kho lương thực nào có quy mô lớn đủ để cải thiện tình hình của nạn đói. Việt Minh cùng với nhân dân chống đối việc trưng mua lúa gạo, cùng dân đánh phá các kho lúa của Nhật. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết, người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền nên hưởng ứng rất đông đảo. Chính tinh thần yêu nước chống thực dân đế quốc (chủ yếu) và hoạt động cứu đói của Việt Minh đã chiếm được cảm tình của một bộ phận nhân dân vùng Việt Minh (thứ yếu), đã dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn ra thuận lợi. Sau ngày Quốc khánh 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay và vấn đề số 1 là cứu đói: "Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi, có sáu vấn đề. Một là, nhân dân đang đói (…) Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo (…) Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm cách nào để có thể cho họ sống. Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất". Để cứu đói, nhiều tổ chức chính trị đương thời đã huy động lực lượng chặn bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo được Nhật vận chuyển từ miền Nam ra Bắc, đem tiếp tế cho dân, đồng thời để có nguồn dự trữ trường kỳ. Sau ngày 2 - 9 - 1945, họ đã tịch thu toàn bộ tiền bạc của giới thân Pháp - Nhật trên toàn quốc (số tiền của Pháp khi ấy ta thu được 1.200.000 euro và của Nhật là 7.941.000 yên) đồng thời phát động tăng gia sản xuất, tiết kiệm lương thực để cứu trợ cho người đói. Tại buổi khai mạc lễ phát động phong trào cứu đói được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem phần gạo nhịn ăn của mình đóng góp trước tiên. Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn áp dụng ngay 1 số biện pháp cụ thể như cho phép vận chuyển thóc gạo; nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tích trữ thóc gạo; cấm dùng gạo vào các công việc chưa thật sự cần thiết như nấu rượu, làm bánh; cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu; cử 1 ủy ban lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc (công việc này bị đình trệ sau đó vì thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ). Ngày 2/11/1945, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố quyết định thành lập Hội Cứu đói. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thiết lập Ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế. Hàng vạn tấn gạo đã được nhân dân cả nước đóng góp để khắc phục nạn đói. Trong 5 tháng từ tháng 11/1945-5/1946, chính phủ phát động nhân dân tăng gia sản lượng lương thực, chủ yếu là vụ màu (khoai lang, ngô, sắn, đậu nành), thu hoạch đạt tương đương 506.000 tấn lúa, đủ bù đắp số lương thực thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Đến hết năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, tại lễ kỷ niệm 1 năm độc lập, ông Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch quân sự, Ủy viên trong Chính phủ liên hiệp, tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là 1 kỳ công của chế độ dân chủ". Xem thêm Kho ảnh tư liệu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh Vợ nhặt của Kim Lân Một bữa no của Nam Cao. Chú thích Dommen, Arthur J. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001. Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài "Từ Ất Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới cây cầu Cần Thơ – 2005", đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 & 3 năm 2000 Phóng sự "Nạn đói năm Ất Dậu" nhiều kỳ trên báo Tuổi trẻ, Kỳ 1: Kỳ 1: Thảm cảnh quê nhà (Quang Thiện, 01/03/2005 04:13 GMT+7); Kỳ 2: Dưới đáy của địa ngục (Quang Thiện, 02/03/2005 06:37 GMT+7); Kỳ 3: Hành trình của những hồn ma (Quang Thiện, 03/03/2005 06:27 GMT+7); Kỳ 4: Chặng cuối của cuộc đọa đày (Quang Thiện, 04/03/2005 06:53 GMT+7); Kỳ 5: Sống qua cơn đói (GS. Phong Lê, 05/03/2005 06:43 GMT+7), Kỳ cuối: Chống giặc đói (GS. Đặng Phong 07/03/2005 06:27 GMT+7) Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc Ất Dậu Sự kiện kinh tế Việt Nam Thảm họa tại Việt Nam Năm 1944 Việt Nam năm 1945 Việt Nam thế kỷ 20 Nạn đói ở châu Á Lịch sử quân sự Việt Nam trong Thế chiến thứ hai Thảm họa y tế ở Việt Nam
5769
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng%20k%C3%ADnh
Lăng kính
Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vồng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng, có đáy là hình tam giác. Tia sáng đi từ một môi trường (như môi trường không khí) sang một môi trường khác (như thủy tinh trong lăng kính), nó sẽ bị chậm lại, và giống như kết quả, nó sẽ hoặc bị cong (khúc xạ) hoặc bị phản xạ hoặc đồng thời xảy ra cả hai hiện tượng trên. Góc mà tia sáng hợp với trục thẳng góc tại điểm mà tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là góc tới, và góc tạo ra ở đầu bên kia, qua quá trình khúc xạ được gọi là góc ló. Tương tự, tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là tia tới và tia sáng đi ra ngoài lăng kính được gọi là tia ló. Các lăng kính phản xạ được sử dụng để phản xạ ánh sáng, ví dụ như các ống nhòm, vì, nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, chúng dễ dàng được sử dụng hơn là các gương. Các lăng kính tán sắc được sử dụng để chia ánh sáng thành các thành phần quang phổ màu, bởi vì độ khúc xạ của chúng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng (hiện tượng tán sắc); khi một tia sáng trắng đi vào trong lăng kính, nó có một góc tới xác định, trải qua quá trình khúc xạ, và phản xạ bên trong lăng kính, dẫn đến việc tia sáng bị bẻ cong, hay gập khúc, và vì vậy, màu sắc của tia sáng ló sẽ khác nhau. Ánh sáng màu xanh có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng màu đỏ và vì vậy nó cong hơn so với ánh sáng màu đỏ. Cũng có loại lăng kính phân cực, nó có thể chia ánh sáng thành các thành phần phân cực khác nhau. Isaac Newton là người đầu tiên cho rằng các lăng kính có thể chia ánh sáng ra các màu từ ánh sáng trắng. Newton đã đặt một lăng kính thứ hai, nơi mà các ánh sáng sau khi tán sắc sẽ đi vào trong nó, và tìm thấy rằng, các màu sắc không hề thay đổi. Ông ấy kết luận các lăng kính phân chia các màu sắc. Ông còn sử dụng một thấu kính, giống như một lăng kính thứ hai để tạo ra cầu vồng từ ánh sáng trắng. Các loại lăng kính Lăng kính tán xạ Lăng kính tán xạ được dùng để phân tách ánh sáng đa sắc thành những tia sáng đơn sắc, phụ thuộc vào tần sô của ánh sáng chiếu vào nó. Các loại lăng kính tán xạ: Lăng kính tam giác Lăng kính Abbe Lăng kính Pellin-Broca Lăng kính Amici Lăng kính phản xạ Lăng kính phản xạ được dùng để phản xạ ánh sáng, dùng trong máy ảnh và ống nhòm. Lăng kính ngũ giác (lăng kính năm mặt) Lăng kính Porro Lăng kính Porro-Abbe Lăng kính Abbe-Koenig Lăng kính Schmidt-Pechan Lăng kính Dove Lăng kính Dichroic Lăng kính Amici roof Lăng kính phân cực Lăng kính phân cực có thể chia chùm sáng thành phần khác nhau. Chúng thường được chế tạo từ vật liệu phân cực. Lăng kính Nicol Lăng kính Wollaston Lăng kính Rochon Lăng kính Glan-Foucault Lăng kính Glan-Taylor Lăng kính Glan-Thompson Các công thức Trường hợp tổng quát Khi một tia sáng đi vào trong một lăng kính, tại điểm tới I, nó sẽ tạo ra góc tới với phương pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lăng kính tại điểm tới I), gọi là , một phần của ánh sáng sẽ phản xạ, phần còn lại đi vào trong lăng kính, được gọi là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng sẽ bị gập khúc, hoặc khuỳnh ra tùy theo môi trường của lăng kính, vì thế nó sẽ tạo ra một góc lệch, gọi là . Ánh sáng tiếp tục đi đến mặt lăng kinh bên kia, quá trình phản xạ và khúc xạ lại diễn ra tương tự, với môi trường ngược lại. Kết quả, nó sẽ tạo ra góc lệch và góc ló . Công thức tổng quát đó là: Góc lệch: Với n là chiết suất lăng kính đối với mặt ngoài. Trường hợp góc nhỏ Khi góc và đều nhỏ (ở đây nhỏ ý chỉ khoảng ≪ 10 độ), thì mọi góc khác cũng nhỏ, vì thế ta có: Chiều lệch của tia sáng : Lệch về đáy lăng kính, trường hợp này thường diễn ra. : Lệch về đỉnh lăng kính, trường hợp này ít gặp Độ lệch cực tiểu Điều kiện: Khi ấy: và Và chiết suất được tính theo công thức: Điều kiện có tia ló với Chỉ tính được nếu Khi thì mặt thứ hai của lăng kính luôn luôn phản xạ. Ảnh cho bởi lăng kính Chỉ có ảnh rõ nét nếu: Chùm tia tới là một chùm nhỏ đến gần đỉnh Góc tới trung bình của chùm tới ứng với độ lệch cực tiểu Ảnh và vật cách đều A và hợp với A góc Các bài toán về lăng kính Vẽ đường đi của tia sáng Trường hợp có góc D cực tiểu Lăng kính kết hợp với một quang cụ khác Lăng kính tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau Tham khảo Dụng cụ quang học
5778
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y
Giấy
Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc. Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750, kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến phương Tây thông qua Samarkand bởi các tù binh người Trung Quốc bị bắt trong Trận Đát La Tư giữa nhà Đường và nhà Abbas của người Hồi giáo. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo. Lịch sử Trước khi có giấy Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu. Người Sumer, có nền văn hóa cao lâu đời nhất được biết đến, viết trên những tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nêm, bắt đầu từ khoảng 3300 năm trước Công nguyên). Các vật liệu hữu cơ dùng để viết lên sau đó ít bền hơn. Nếu không có những tấm bia bằng đất sét của người Sumer chúng ta biết rất ít về thời gian này. Da, giấy da (parchment), gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ thảo) - có ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên - và giấy đều có thể cháy và bị phân hủy sinh học. Giấy cói (giấy chỉ thảo) làm bằng một loại lau sậy (cây cói giấy hay cây chỉ thảo – cyperus papyrus, họ Cói) được buộc vào với nhau và đặt chéo lên nhau trước khi được ép lại. Người ta viết trên đó bằng mực đỏ hay đen. Mực đen bao gồm bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum). Mực đỏ được làm từ hoàng thổ. Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (cây lau) để viết. Mặc dù cây cói giấy (cây chỉ thảo) cũng có ở Hy Lạp nhưng không được lan truyền ra ngoài nước. Trong thế kỷ thứ 3 người Hy Lạp thay thế cọ viết bằng lông chim. Từ giấy trong các thứ tiếng ở châu Âu (papier, paper...) dẫn từ tên của cây cói giấy - papyrus. Ngoài ra người ta còn viết trên giấy da (parchment) là loại da mỏng chưa được thuộc. Ở Roma người ta sử dụng cả giấy cói (giấy chỉ thảo) lẫn bảng làm bằng sáp, văn thơ được khía lên bằng một cây nhọn. Dùng một tấm cạo có thể làm phẳng sáp lại và lại có thể viết lên trên tấm bảng này. Ở Ấn Độ người ta dùng lá cây cọ. Ở Trung Quốc, trước khi phát minh ra giấy, xương, vỏ sò ốc, ngà voi, sau đó là đồng thau, sắt, vàng, bạc, thiếc, thạch anh, đá, đất sét, tre và tơ lụa đều được dùng đến. Trong thế kỷ thứ 5 (triều nhà Hậu Hán) Phạm Diệp (范曄) đã tường thuật lại: Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân (蔡倫) nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm Nguyên Hưng thứ nhất (105), ông tâu lên Hoàng thượng (Hán Hoà Đế), được vua khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái. Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người phát minh ra giấy thực thụ như ngày nay. Phát minh ra giấy Như vậy giấy làm từ tơ lụa đã được biết đến trước khi Thái Luân phát minh ra giấy trong thế kỷ thứ 1, khoảng năm 105, chủ yếu làm từ sợi bên trong của vỏ cây dâu (dâu tằm). Trước đó cũng đã có giấy làm từ cây gai dầu (Cannabis), còn được gọi là cây cần sa, như năm mẩu giấy được tìm thấy trong những năm từ 1973 đến 1978 đã chứng minh. Các ghi định thời gian được so sánh lại cho thấy các mẩu giấy này phải có nguồn gốc từ khoảng năm 140 đến 87 trước Công nguyên. Một loại nguyên liệu giấy khác là cây thụy hương (Daphne). Cây gai dầu và thụy hương có sợi dài hơn những loại gỗ được sử dụng ngày nay và qua đó mà có độ bền cao. Hai tính chất này cho phép giấy được sử dụng vào những mục đích khác ngoài mục đích để viết. Các đồ vật để trang trí và quần áo cũng được sản xuất theo truyền thống từ giấy ở Đông Á. Nguyên liệu làm giấy được cắt vụn ra và giã nhỏ trong nước thành bột lỏng. Các sợi được phân tán mỏng trong nước. Đầu tiên giấy được múc ra bằng một cái rây nổi trên mặt nước. Lưới ở dưới đáy rây được gắn chặt vào khung. Mỗi tờ giấy được múc ra phải được làm khô trong rây và chỉ được đem ra sau khi khô. Vì thế mà cần đến rất nhiều rây. Kỹ thuật này lan truyền đến người Thái Lan vào khoảng năm 300. Vào khoảng năm 600 kỹ thuật múc giấy cải tiến dùng loại rây múc lan truyền đến Triều Tiên và sau đó đến Nhật. Ở loại rây múc này khung rây có thể gỡ ra khỏi rây. Tờ giấy vừa được múc có thể được lấy ra khi còn ẩm và đem đi phơi khô. Kỹ thuật này còn được sử dụng cho đến ngày nay ở các loại giấy múc bằng tay và nói chung nguyên tắc sản xuất giấy (cắt vụn, giã nhỏ trong nước, múc và hong khô) vẫn không thay đổi cho đến ngày nay. Ở Nhật người ta cải tiến kỹ thuật này và pha vào bột của sợi giấy nhựa từ rễ của cây bụp mì (Abelmoschus manihot). Các sợi được phân tán đều hơn và không còn bị vón cục nữa. Loại giấy này được gọi là giấy Nhật (Washi-和紙). Ở châu Âu sau này giấy được ép từng chồng, giữa hai tờ giấy có lót một tấm vải hay nỉ (phớt). Qua đó mà quá trình làm khô giấy được tăng nhanh hơn và giấy được nén chặt lại. Sử dụng giấy lan rộng Ngay từ thế kỷ thứ 2 đã có khăn tay giấy ở Trung Quốc. Tờ Báo Bắc Kinh phát hành số đầu tiên vào năm 363 (ngưng phát hành vào năm 1936). Trong thế kỷ thứ 6 người ta đã sản xuất giấy vệ sinh từ giấy rơm rạ rẻ tiền nhất. Xưởng trong cung đã sản xuất cho triều đình 720.000 tấm giấy vệ sinh và thêm vào đó là 15.000 tấm giấy vệ sinh tẩm hương thơm, mềm và có màu vàng nhạt cho hoàng gia. Cũng với sự bành trướng của Con đường tơ lụa, sản xuất giấy đã được truyền bá sang Triều Tiên và Việt Nam từ thế kỷ 3 và Nhật Bản vào thế kỷ 4. Giấy bắt đầu sản xuất tại Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh khoảng cuối thế kỷ 7 Tiền giấy Ở Trung Quốc vua Đường Cao Tông (650–683) phát hành tiền giấy lần đầu tiên, được công nhận là tiền tệ trong thế kỷ thứ 10. Vào khoảng năm 1300 tiền giấy cũng được ban hành ở Nhật, Ba Tư và Ấn Độ. Ở Việt Nam, trong quyển Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có ghi lại Bính Tý, năm thứ 9 (1396). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 29) Tháng 4, mùa hạ. Bắt đầu ban hành tiền "thông bảo hội sao". Thiếu bảo Vương Nhữ Chu đề nghị đổi lại chế độ. Quý Ly nghe theo, mới định chế độ tiền giấy như sau: loại 10 đồng vẽ rau rong; loại 30 đồng vẽ thủy ba; loại một tiền vẽ đám mây, loại hai tiền vẽ con rùa; loại ba tiền vẽ con lân; loại 5 tiền vẽ con phượng; loại một quan vẽ con rồng. Người nào làm giả phải tội tử hình, tịch thu điền sản sung công. Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền. Cấm chỉ dân gian không được dùng tiền đồng, bao nhiêu tiền đồng đều nộp vào quan, nếu như người nào tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng cũng phải tội như người làm giả tiền giấy. Năm 1298 Marco Polo đã tường thuật lại việc lan truyền rộng rãi của tiền giấy. Trong thời gian này đã có nạn lạm phát làm giảm giá trị xuống chỉ còn vào khoảng 1% của giá trị ban đầu. Để chống nạn làm tiền giả, có thời gian tiền giấy được làm từ giấy đặc biệt có các chất phụ gia như sợi tơ, thuốc trừ sâu và chất màu. Giấy trong thế giới Ả Rập Vào năm 750 hay 751, kỹ thuật sản xuất giấy lan truyền đến Samarkand, có lẽ qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới, và từ đấy kỹ thuật này lan rộng khắp thế giới Ả Rập. Nhờ vào các khám phá mới, người ta cho rằng ở Samarkand giấy đã được biết đến và sản xuất trước đó 100 năm. Cây lanh (Linum usitatissinum) và cây gai dầu (Cannabis L.) cũng như nước đều có đầy đủ, chẳng bao lâu người Ả Rập đã xây dựng lên một công nghiệp giấy phát đạt. Giấy lan truyền nhanh chóng đến Maroc. Một cối xay giấy đã được xây ở Bagdad vào năm 795, năm 870 quyển sách làm bằng giấy đầu tiên được phát hành ở đây. Trong văn phòng của hoàng đế Harun al-Rashid người ta đã dùng giấy để viết. Sau đó là các xưởng sản xuất ở Damascus, Cairo, ở các tỉnh Bắc Phi cho đến cả phía tây. Người Ả Rập tiếp tục cải tiến kỹ thuật sản xuất. Nhờ vào các rây múc làm bằng dây kim loại mà người ta đã có thể tạo được hình chìm trên giấy (watermark). Giấy được phủ keo tốt hơn nhờ sử dụng tinh bột. (Phủ keo là tráng một lớp mỏng keo trên mặt giấy hay pha keo vào bột giấy lỏng trước khi múc giấy để giấy láng hơn và ít hút nước hơn, mực viết lem ít hơn.) Các đơn vị đo lường diện tích được tiêu chuẩn hóa. 500 tờ giấy là một ram giấy (thếp giấy) – rizmar. Từ này là nguồn gốc cho khái niệm về đơn vị giấy vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay trong ngành giấy: một ram giấy (tiếng Anh: ream, tiếng Đức: Ries, tiếng Pháp: rame, tiếng Tây Ban Nha: resma...). Giấy ở châu Âu Qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12. Theo như Al-Idrisi tường thuật lại sau các chuyến du lịch, ngay từ giữa thế kỷ thứ 12 ở San Felipe (Xativa) gần Valencia đã có một nền công nghiệp giấy phát đạt, xuất khẩu các loại giấy cao cấp sang cả các nước láng giềng. Sau khi người Ả Rập bị đánh đuổi khỏi Tây Ban Nha, vùng quanh Valencia vẫn còn là nơi có tầm quan trọng trong công nghiệp giấy vì ở đây người ta trồng được cây lanh (Linum), một nguyên liệu dùng làm giấy rất tốt. Cùng với việc sử dụng văn bản ngày càng phổ biến trong các lãnh vực khác của văn hóa (kinh tế, luật, hành chánh,...), từ giữa thế kỷ thứ 14 giấy bắt đầu cuộc tranh đua với giấy da (parchment). Kỹ thuật in sách ra đời từ giữa thế kỷ thứ 15 đã đánh dấu cho vai trò của giấy da trở thành vật liệu để viết xa xỉ. Mặc dù rẻ tiền, mãi cho đến thế kỷ thứ 17 giấy, trong vai trò là vật liệu để viết, mới đẩy lùi được giấy da tương đối đắt tiền hơn. Các phương pháp sản xuất giấy Giấy có thể sản xuất thủ công hay bằng máy không phụ thuộc vào sợi dùng làm nguyên liệu. Thành phần chính của giấy là các sợi cellulose. Trước tiên tinh bột, nhựa cây và các thành phần khác của cây được tách ra khỏi cellulose. Sau khi tách ra, cellulose được pha loãng trong nước và giã thành sợi. Khi chế bột này (khoảng 95% là nước) lên một cái rây, phần lớn nước chảy thoát đi. Rây phải được lắc đều, các sợi sẽ nằm chồng lên nhau và tạo thành một tấm giấy. Nếu trên lưới rây có làm một hình mẫu, sợi sẽ nằm chồng ở các chỗ đó ít hơn và khi soi tấm giấy trước ánh sáng có thể nhận thấy được hình chìm trên giấy. Sản xuất trước khi công nghiệp hóa Cho đến nửa sau thế kỷ thứ 19 các sợi cellulose cần dùng được người làm giấy thu lượm từ quần áo cũ làm từ sợi lanh. Những người thu mua và buôn bán quần áo cũ là những người cung cấp nguyên liệu cho các xưởng xay giấy. Có thời gian quần áo cũ hiếm đến độ đã bị cấm xuất khẩu và người ta đã dùng đến vũ lực để ngăn chặn việc này. Trong các xưởng xay giấy giẻ được cắt thành mảnh vụn, đôi khi được rửa sạch và làm cho mục nát và sau đó được đưa vào máy giã nhỏ thành sợi. Máy giã hoạt động bằng sức nước. Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 19 người ta chuyển qua tẩy bằng clo thay vì làm cho mục nát rồi rửa sạch. Sợi thất thoát rất ít và ngoài ra còn có thể dùng các loại vải có màu. Người thợ làm giấy múc tờ giấy từ bột giấy loãng này bằng một cái rây thấp, làm bằng đồng hình chữ nhật có lưới rất tinh, thành rây có thể tháo ra được. Sau đó một người thợ khác ép tờ giấy từ ray lên trên một tấm nỉ trong khi thợ làm giấy múc tờ giấy kế tiếp. Sau khi ép xong các tờ giấy được treo lên để phơi khô trong các phòng lớn và khô ráo, chủ yếu là trong các nhà kho hay trên gác xép. Sau đó giấy được ép thêm một lần nữa, vuốt phẳng, phân loại rồi đóng gói. Nếu là giấy viết thì phải tráng keo bằng cách nhúng vào keo, ép rồi phơi khô. Qua cách làm bằng tay này, ngày nay chỉ áp dụng cho các loại sợi – và qua đó là giấy – có chất lượng cao, các sợi nằm theo các hướng đều nhau. Máy Hà Lan (một phát minh của các thợ làm giấy người Hà Lan vào khoảng năm 1670) là bước đột phá kỹ thuật hiện đại. Đấy là một máy sản xuất ra bột giấy không còn dùng giẻ cũ làm vật liệu ban đầu để sản xuất giấy nữa mà phần lớn là từ các dây thừng, dây cáp và lưới đánh cá. Các vật liệu rất cứng này trước tiên được cắt nhỏ trong một máy giã có một ít búa đập và nhiều dao nhọn (Kapperij) rồi được đưa vào một máy xay (Kollergang) để được tiếp tục cắt nhỏ đi. Công nghiệp hóa việc sản xuất giấy Từ khoảng năm 1850 máy mài gỗ được đưa vào sử dụng, mở ra khả năng sản xuất giấy có tầm cỡ công nghiệp từ nguyên liệu gỗ rẻ tiền. Vào khoảng năm 1879 chỉ ở Đức thôi đã có khoảng 340 xưởng mài gỗ như vậy. Loại bột gỗ mài dùng làm giấy này còn chứa chất linhin (lignin) sẽ làm giấy bị ố vàng sau một thời gian. Friedrich Gottlob Keller (1816 – 1895) là người phát minh ra loại giấy làm từ bột gỗ này. Sản xuất giấy trong công nghiệp Nguyên liệu Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản xuất mới, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy: Điều kiện ở từng địa phương và số lượng có sẵn quyết định loại gỗ nào được sử dụng làm nguyên liệu nguyên thủy. Các loại cây tăng trưởng nhanh thí dụ như cây dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại có cellulose đều có khả năng được sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nguyên liệu. Tại Đức, giấy cũ chiếm gần 50% các nguyên liệu được sử dụng để làm các loại giấy, bìa cứng và các tông. Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là cây tre. Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát triển của công nghiệp giấy. Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi cao - trên 10 hạt với kích thước 0.4mm²/1m². Sản xuất bột giấy Gỗ có thể được xử lý cơ học hay hóa học Xử lý cơ học Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ. Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài. Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay "bột nhiệt cơ", chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Các liên kết linhin (lignin) nhờ vậy bị yếu đi. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền (refiner). Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo-mechanical pulp), hay "bột hóa nhiệt cơ". Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sản xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi cellulose mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiềm nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học. Xử lý hóa học Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm: 40% - 50% cellulose 10% - 55% hemicellulose 20% - 30% linhin (lignin) 6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác 0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sunfit (sulfit) và sunfat (sulfat). Phần linhin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi cellulose có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi cellulose từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 cho đến 4 mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1 mm. Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cácbon của clo. Cl2 + H2O → H+ + Cl- + HClO 2 NaOH + Cl2 → NaOCl + NaCl + H2O Bột sunfit được tẩy bằng hiđrô perôxít hay bằng oxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy sử dụng clo bằng sử dụng oxy và dioxide clo. 2 NaClO3 + H2SO4 + SO2 → 2 ClO2 + 2 NaHSO4 Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được dùng nhiều hơn. Phương pháp organocell Phương pháp organocell sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế mà thân thiện với môi trường hơn. Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và mêtanol (methanol) có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ đến 190 °C. Qua đó linhin và hemicellulose được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước. Mêtanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được linhin và hemicellulose không chứa lưu huỳnh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học. Khử mực giấy cũ Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi. Hai phương pháp khử mực giấy loại (de-inking) được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi (flotation) và rửa (washing). Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các hạt phụ gia có kích thước từ 10 đến 250 µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30 µm trở xuống. Ngày nay phần lớn các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất. Phương pháp tuyển nổi: Sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độn, các hạt mang màu... Có thể chia ra các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi như sau: Giai đoạn tách mực ra khỏi sơ xơi: Mực in được in vào bề mặt của sơ xợi bằng nhiều phương pháp khác nhau như in offset, in gravure, in UV-Curing, in letter press hay in flexo và trong giai đoạn đầu tiên của phương pháp khử mực, người ta phải tách các hạt mực in này cùng với các hạt phụ gia ra khỏi bề mặt của sơ xợi. Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy nghiền thủy lực với sự hỗ trợ của một số hóa chất khử mực như NaOH (sodium hydroxide), Na2CO3 (sodium silicate), (Hydrogen peroxide), các chất hoạt tính bề mặt (surfactant)... Dưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và sơ xợi bị lỏng đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị xé nhỏ và tách ra khỏi sơ xợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền thủy lực. Giai đoạn loại bỏ mực ra khỏi sơ sợi trong quán trình tuyển nổi: Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt sơ xợi, chúng ta sẽ phải loại bỏ chúng để thu được sơ xợi "sạch" để sản xuất giấy. Như đã trình bày ở trên, phương pháp tuyển nổi dùng các bọt khí để loại bỏ các hạt mực và các hạt phụ gia. Về lý thuyết có thể ứng dụng với các hạt chất rắn có kích thước từ 10 đến 500 µm nhưng hiệu quả nhất đối với tuyển nổi giấy tái chế là từ 10 đến 250 µm. Do tác dụng của hóa chất (các chất lựa chọn) và đặc biệt là sự có mặt của các ion calci mang điện dương 2+ trong nước, các phân tử của xà phòng kết hợp với các ion Calci này tạo ra các hạt vật chất nhỏ điện tích mang điện dương, qua đó dễ dàng đính với các hạt mực (điện âm). Bởi vì các chất lựa chọn như soap là một chuỗi hydrocarbon gồm cả phần kỵ nước và háo nước (ví dụ như stearic acid)nên các hạt mực được đính kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương (sản phẩm của soap collector and calcium có trong nước), rồi qua đó tiếp tục đính với các hạt mực khác (cũng đã được đính với các hạt mang điện dương) và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm mực nhỏ này tiếp tục được đính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của soap collector. Xử lý bột trước khi sản xuất giấy Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền (refiner) trước khi đưa qua máy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tùy theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẻ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành. Các loại giấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. Ngoài ra khi nghiền các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy. Máy xeo giấy Giấy được tạo thành tấm trên máy xeo giấy. Dung dịch bột giấy (99% là nước) sau khi được làm sạch nhiều lần chảy lên mặt lưới. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng, các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép láng và cuộn tròn. Chất độn Ngoài sợi cellulose ra bột giấy còn được trộn thêm đến 30% các chất độn: Cao lanh (China clay) Tinh bột Blanc fixe Dioxide titan Phấn Các chất độn làm đầy phần không gian giữa các sợi giấy và làm cho giấy mềm mại và có bề mặt láng hơn. Thành phần của chất độn sẽ quyết định độ trong suốt hay độ mờ đục của giấy. Để chống không lem mực phải cần đến keo. Tiêu chuẩn kích thước giấy Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung - DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada. Phân loại giấy tại Việt Nam theo HS Chương 48 Theo bảng phân loại HS, giấy chủ yếu được xếp vào nhóm 48 1. Giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ: Là loại giấy không tráng dùng để in báo, có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ-hoá học lớn hơn hoặc bằng 65% tổng lượng sợi, không hồ hoặc dát rất mỏng, có độ ráp bề mặt Parker Print Surt (IMPa) trên 2.5 micromet, định lượng không dưới 40 g/m², nhưng không quá 65 g/m². 2. Giấy không tráng (uncoated paper) được dùng để viết, in và các mục đích in ấn khác; giấy làm thẻ hoặc dải đục lỗ: Nhóm này bao gồm giấy được làm từ bột giấy đã tẩy trắng hoặc bột giấy thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc hóa cơ, thoả mãn một trong những tiêu chuẩn sau đây: 2.1. Đối với giấy định lượng ≤ 150g/m²: 2.1.1. Chứa ≥ 10% lượng sợi thu được bằng phương pháp cơ học hoặc hóa cơ, và: 2.1.1.1. Định lượng ≤ 80g/m²; hoặc 2.1.1.2. Nhuộm màu toàn bộ 2.1.2. Chứa ≥ 8% cặn, và: 2.1.2.1. Định lượng ≤ 80g/m²; hoặc 2.1.2.2. Nhuộm màu toàn bộ 2.1.3. Chứa ≥ 3% cặn, có độ sáng ≥ 60% 2.1.4. Chứa ≥ 3% và ≤ 8% cặn, có độ sáng ≤ 60% và chỉ số bục (burst index) ≤ 2.5 kPa.m²/g 2.1.5 Chứa ≤ 3% cặn, có độ sáng ≥ 60%, chỉ số bục (burst index) ≤ 2.5 kPa.m²/g 2.2. Đối với giấy định lượng ≥ 150g/m²: 2.2.1. Nhuộm màu toàn bộ 2.2.2. Có độ sáng ≥ 60% và: 2.2.2.1. Độ dày ≤ 225 micromet, hoặc 2.2.2.2. Độ dày ≥ 225 micromet nhưng ≤ 508 micromet và lượng cặn ≥ 3% 2.2.3. Có độ sáng ≤ 60%, dộ dày 254 micromet và lượng cặn ≥ 8% 3. Giấy vệ sinh, khăn lau mặt, lau tay, khăn ăn và các loại tương tự dùng cho mục đích nội trợ, vệ sinh; giấy nỉ xenlulô và giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô; có thể đã được làm nhăn, dập nổi, tạo lỗ châm kim, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 4. Giấy và bìa Kraft không hồ trắng, dạng cuộn hoặc tờ: Giấy có tỷ trọng sợi gỗ thu được bằng phương pháp chế biến hoá học soda hoặc sunphat chiếm ≥ 80% tổng lượng sợi. Trong nhóm này có nhóm 4804.11 và 4804.19 giấy gói hàng được hiểu là giấy được hoàn thiện bằng máy hoặc được láng bằng máy, có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp chế biến hoá học soda hoặc sunphat chiếm ≥ 80%, dạng cuộn, định lượng xấp xỉ 115g/m², có chỉ số cháy Mullerf tối thiểu được tính bằng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính theo bảng kết quả dưới đây: Định lượng (g/m²): 115; 125; 200; 300; 400 Chỉ số cháy Mullerf tối thiểu: 393; 417; 637; 824; 961 Trong nhóm này có nhóm 4804.21 và 4804.29 "giấy kraft làm bao" là giấy được hoàn thiện bằng máy có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp ché biến hoá học soda hoặc sunphat ≥ 80%, dạng cuộn, định lượng ≥ 60g/m² và ≤ 115 g/m², thoả mãn một trong các điều kiện sau: 4.1. Có chỉ số cháy Mullen ≥ 3.7 kPa.m²/g và hệ số căng ≥ 4.5% theo chiều ngang và ≥ 2% theo chiều máy 4.2. Có chỉ số độ dai và độ giãn được tính bằng phương pháp nội suy - ngoại suy tuyến tính từ bảng tính dưới đây: 5. Giấy và bìa không tráng khác, không hồ khác, dạng cuộn hoặc tờ, chưa được gia công thêm hoặc xử lý khác 6. Giấy đã sunphua hoá, giấy chống thấm dầu, giấy can (tracing paper) và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ 7. Giấy hỗn hợp được làm bằng cách dán các lớp giấy phẳng lại với nhau bởi một lớp keo dính, không hồ trắng hoặc thấm tẩm bề mặt, có hoặc không có gia cố bên trong, dạng cuộn hoặc tờ. 8. Giấy đã gấp nếp làn sóng (có thể đã được dán các tờ phẳng lên mặt) đã làm vân, làm nhăn, dập nổi hoặc soi lỗ, dạng cuộn hoặc tờ 9. Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy để sao chụp khác (kể cả giấy đã hồ trắng hoặc thấm tẩm dùng cho máy đánh giấy nến hoặc in bản kẽm) đã hoặc chưa in, dạng cuộn hoặc tờ 10. Giấy đã hồ trắng (giấy tráng - coated paper) 1 hoặc cả hai mặt bằng một lớp cao lanh hoặc các chất vô cơ khác, có thể có thêm chất kết dính, không có lớp phủ ngoài nào khác, có thể đã nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 11. Giấy nỉ xenlulô, giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô đã hồ trắng, thấm tẩm, phu nhuộm màu bề mặt, có thể được trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 12. Khối lọc, thanh tấm lọc, bột giấy dạng tấm 13. Giấy cuốn thuốc lá, có thể đã được chia cắt thành miếng nhỏ hoặc cuốn sẵn thành ống 14. Giấy dán tường và các loại giấy phủ tường tương tự 15. Tấm phủ sàn 16. Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy dùng để sao chụp khác, giấy nến và các bản in offset bằng giấy 17. Phong bì, thiếp mời, bưu thiếp, danh thiếp, các loại hộp, túi và các sản phẩm tương tự bằng giấy khác để đựng thư từ trao đổi 18. Giấy dùng cho vệ sinh và các loại giấy tương tự, giấy nỉ, giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô dùng mục đích cắt theo hình dạng, kích thước khăn lau tay, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót, băng vệ sinh, khăn trải giường, đồ dùng nội trợ, vệ sinh và một số, các vật phẩm trang trí, đồ phụ tùng tương tự 19. Thùng, sắc, túi nhỏ và các loại bao bì khác bằng giấy 20. Sổ đăng ký, sổ sách kế toán, vở ghi chép (Sổ đặt hàng, biên lai), sổ ghi nhớ, nhật ký, vở bài tập... 21. Các loại nhãn bằng giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa in 22. Ống lõi, tuýp, suốt, cửi và các loại tương tự bằng bột giấy, giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa đục lỗ hoặc làm cứng. 23. Giấy bìa, giấy xenlulo và giấy nỉ mỏng sợi xenlulo khác, cắt theo kích cỡ hoặc mẫu, các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy hoặc bìa giấy, giấy nỉ xenlulo hoặc giấy nỉ mỏng sợi xenlulo Chương khác Ngoài ra, có một số loại giấy được phân vào các nhóm khác: 24. Giấy thơm, các loại giấy đã thấm tẩm mỹ phẩm: nhóm 33 25. Giấy hoặc tấm lót xenlulo đã thấm tẩm, tráng, phủ bằng xà phòng hoặc chất tẩy (nhóm 34.01), hoặc bằng các chất đánh bóng, kem hoặc các chế phẩm tương tự: nhóm 34.05) 26. Giấy hoặc cáctông có phủ lớp chất nhạy (Photographic paper): nhóm 37.01 đến 37.04, chưa phơi sáng hoặc đã phơi sáng nhưng chưa tráng 27. Giấy được thấm tẩm chất thử chẩn đoán (Paper chromatography) hoặc chất thử thí nghiệm: nhóm 38.22 28. Giấy được gia cố bằng tấm plastic, hoặc một lớp giấy hoặc cáctông được tráng hoặc phủ một lớp plastic, lớp plastic này dày hơn 1/2 tổng bề dày, hoặc các sản phẩm làm bằng loại giấy này (trừ các tấm phủ tường thuộc nhóm 48.14): nhóm 39 29. Giấy hoặc các tông ráp (Sandpaper): nhóm 68.05; giấy hoặc cáctông bồi mica: nhóm 68.14 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giấy Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng giấy bao gồm: độ trắng, định lượng giấy, độ dày, độ cứng, độ đục, độ trong, độ bền xé, độ bền gấp, chiều dài đứt, độ ẩm, độ hút nước, độ kiềm, độ sần, độ nhám, độ tro và khối lượng riêng. Theo định lượng Giấy lụa, giấy mỏng: ≤40 g/m² Giấy: 40 - 120 g/m² Giấy bìa: 120 - 200 g/m² Bìa: >200 g/m² Theo màu sắc Nâu: giấy chưa tẩy trắng Trắng: giấy đã tẩy trắng Giấy màu: giấy đã tẩy trắng và nhuộm màu dye hoặc pigment. Theo ứng dụng Công nghiệp: giấy bao bì, giấy gói, giấy lọc, giấy cách điện... Văn hóa: giấy viết, giấy in, giấy báo, giấy in tiền... Lương thực: giấy gói thực phẩm, giấy gói kẹo, giấy túi chè... Theo vật liệu Sợi gỗ: giấy sản xuất từ sợi gỗ Nông sản: rơm, cỏ... Tái chế: rác thải hoặc bột giấy thứ cấp Theo xử lý bề mặt Giấy tráng: tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác Giấy không tráng: không tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác Giấy tráng nhôm, thiếc, hợp chất cao phân tử... Theo kỹ thuật kết thúc quá trình sản xuất Giấy cán láng và siêu cán láng Giấy tráng men Giấy có bề mặt được làm bóng 1 mặt hoặc cả hai mặt Đọc thêm In ấn In lưới In offset In thạch bản Nghệ thuật gấp giấy Origami Nghệ thuật cuốn giấy tại Việt Nam Danh sách bảo tàng giấy Chú thích Liên kết ngoài Giấy siêu bền không cháy T. An, VnExpress 27/9/2006, 07:00 GMT+7 (theo Discovery) Nanowire-Paper Offers Strength, Flexibility University of Arkansas, Aug. 22, 2006 Tẩy trắng bột giấy bằng chất xúc tác B.H. VnExpress 9/11/2001, 12:53 GMT+7 (theo Nature) Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Tin Hiệp hội In VPA Tin Hiệp hội Bao bì Vinpas Tin Tổng cty Giấy VPC Tin Viện giấy RIPPI Một số chủng loại giấy của APP, một trong 10 nhà sản xuất giấy lớn nhất thế giới bản lưu Guide to International Paper Sizes Concise Tables of Measurements | Hướng dẫn về khổ giấy tiêu chuẩn quốc tế EDS Inc., Editorial & Design Services. Last updated ngày 15 tháng 1 năm 2004. Basis Weight and Grammage Conversion Tables Of Use in the Publishing Industry | Một số định lượng giấy tiêu chuẩn và ứng dụng EDS Inc. Last updated ngày 15 tháng 1 năm 2004 The Arches Mill: Early Beginnings | Lịch sử sản xuất giấy Arches bản lưu Đại học Stanford The Confederation of European Paper Industries (CEPI)CEPI Hiệp hội Nhà máy Giấy Đức Papier trên trang Igepa Austropapier - Hiệp hội Công nghiệp Giấy Áo Công nghiệp Nghệ thuật thủ công Phát minh của Trung Quốc Chất liệu nghệ thuật Văn phòng phẩm Vật liệu đóng gói
5781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Peter%20Benenson
Peter Benenson
Peter James Henry Solomon Benenson (31 tháng 7 năm 1921 – 25 tháng 2 năm 2005) là một luật sư người Anh, người sáng lập tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế. Peter sinh ở Luân Đôn, khi còn nhỏ đã mất cha, ông học với gia sư là W. H. Auden trước khi vào học ở Eton College. Sau khi ông ngoại mất, ông lấy họ mẹ là Benenson để tưởng nhớ ông ngoại. Ông bắt đầu học đại học tại Trường Balliol của Đại học Oxford nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai cắt ngang việc học của ông. Từ 1941 đến 1945, Benenson làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mã của nước Anh, ở "Testery", một bộ phận nghiên cứu giải mã máy chữ điện báo của Đức . Sau khi giải ngũ năm 1946, Benenson bắt đầu hành nghề luật sư, sau đó gia nhập đảng Lao động, nhưng ra tranh cử thất bại. Năm 1958 ông đổi đạo, theo Công giáo La Mã. Năm sau ông cảm thấy đau ốm bèn sang Ý dưỡng bệnh. Năm 1961 Benenson bị sốc và tức giận trước bài về hai sinh viên người Bồ Đào Nha ở Coimbra bị kết án 7 năm tù vì đã nâng ly mừng tự do (chuyện xảy dưới chế độ chuyên quyền của António de Oliveira Salazar). Ông viết cho David Astor, biên tập viên tờ báo The Observer. Ngày 28 tháng 5 xuất hiện bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên . Bức thư kêu gọi độc giả viết thư để ủng hộ hai sinh viên. Để phối hợp hoạt động viết thư đó, một cuộc gặp gỡ giữa Benenson và 6 người khác vào tháng 7 tại Luxembourg đã thành lập ra Ân xá Quốc tế. Sự phản hồi dồn dập đến nỗi trong vòng có 1 năm mà các nhóm viết thư đã được lập ra ở hơn 1 tá quốc gia. Benenson được bổ nhiệm làm tổng thư ký của tổ chức, đến năm 1964 thì rút lui do sức khoẻ kém. Người ta lập ra chức danh cố vấn gọi là chủ tịch Điều hành quốc tế dành cho ông. Năm 1966, ông bắt đầu khiếu nại rằng một số thành viên điều hành khác không đủ tư cách. Một cuộc thẩm tra được tiến hành, sau đó đã báo cáo tại Elsinore (Đan Mạch) năm 1967. Các khiếu nại bị bác bỏ, và Benenson từ chức. Mặc dù không hề hoạt động trở lại trong tổ chức, về sau Benenson đã giảng hoà với các thành viên điều hành khác, trong đó có Seán MacBride. Ông mất năm 2005 tại Bệnh viện John Radcliffe (Oxford), thọ 83 tuổi. Xem thêm Người Anh gốc Do Thái (tiếng Anh) Chú thích Liên kết ngoài Amnesty International biography (tiếng Anh) Người sáng lập Ân xá Quốc tế qua đời (BBC Việt ngữ) Luật sư Anh Ân xá Quốc tế Nhà hoạt động nhân quyền Sinh năm 1921 Mất năm 2005 Cựu học sinh Eton College Người ủng hộ bất bạo động
5784
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%ABn
Sóng hấp dẫn
Trong vật lý học, sóng hấp dẫn (tiếng Anh: gravitational wave) là những dao động nhấp nhô bởi độ cong của cấu trúc không-thời gian thành các dạng sóng lan truyền ra bên ngoài từ sự thăng giáng các nguồn hấp dẫn (thay đổi theo thời gian), và những sóng này mang năng lượng dưới dạng bức xạ hấp dẫn. Albert Einstein, vào năm 1916, dựa trên thuyết tương đối rộng của ông lần đầu tiên đã dự đoán có sóng hấp dẫn. Nhóm cộng tác khoa học Advanced LIGO đã thu được trực tiếp tín hiệu sóng hấp dẫn từ kết quả hai lỗ đen sáp nhập vào ngày 14 tháng 9 năm 2015 và phát hiện này được thông báo trong cuộc họp báo tổ chức ngày 11 tháng 2 năm 2016 bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF). Theo thuyết tương đối rộng, sóng hấp dẫn có thể phát ra từ một hệ sao đôi chứa sao lùn trắng, sao neutron hoặc lỗ đen. Hiện tượng sóng hấp dẫn là một trong những hệ quả của tính hiệp biến Lorentz cục bộ trong thuyết tương đối tổng quát, bởi vì tốc độ lan truyền tương tác bị giới hạn bởi đặc tính này. Nhưng trong lý thuyết hấp dẫn của Newton tất cả các vật tương tác tức thì với nhau, vì vậy không có sóng hấp dẫn trong lý thuyết cổ điển này. Các nhà khoa học đã thăm dò dấu hiệu của bức xạ hấp dẫn bằng các phương pháp gián tiếp khác nhau. Ví dụ, Russell Hulse và Joseph Taylor tìm thấy hệ sao xung Hulse - Taylor có chu kỳ quỹ đạo giảm dần theo thời gian do hai sao neutron quay gần về phía nhau, từ đó cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của sóng hấp dẫn; vì sự phát hiện này mà vào năm 1993 hai ông được Giải Nobel Vật lý. Các nhà khoa học cũng sử dụng các trạm dò sóng hấp dẫn để thám trắc hiệu ứng sóng hấp dẫn, ví dụ như Đài thám trắc sóng hấp dẫn - giao thoa kế laser (LIGO). Giới thiệu Thuyết tương đối tổng quát của Einstein mô tả hấp dẫn là một hiện tượng gắn liền với độ cong của không-thời gian. Độ cong này xuất hiện vì sự có mặt của khối lượng. Càng nhiều khối lượng chứa trong một thể tích không gian cho trước, thì độ cong của không thời gian càng lớn hơn tại biên giới của thể tích này. Khi vật thể có khối lượng di chuyển trong không thời gian, sự thay đổi độ cong hồi đáp theo sự thay đổi vị trí của vật. Trong một số trường hợp, vật thể chuyển động gia tốc gây nên sự thay đổi độ cong này mà lan truyền ra bên ngoài với tốc độ ánh sáng theo như dạng sóng. Hiện tượng lan truyền này được gọi là sóng hấp dẫn. Khi sóng hấp dẫn truyền tới một quan sát viên ở xa, bằng dụng cụ phát hiện người đó sẽ kết luận là không thời gian bị bóp méo. Khoảng cách giữa hai vật tự do sẽ biến đổi tăng giảm một cách nhịp nhàng (dao động), bằng với tần số của sóng hấp dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình này, các vật là tự do và không có lực tác động giữa chúng, vị trí tọa độ là không thay đổi, sự thay đổi ở đây là thay đổi hệ tọa độ không gian và thời gian của khoảng cách giữa chúng. Đối với quan sát viên ở xa, cường độ sóng hấp dẫn tại vị trí của người này tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ anh ta đến nguồn sóng. Theo dự đoán của lý thuyết, ở các hệ sao đôi chứa sao neutron chuyển động vòng xoắn ốc vào nhau với tốc độ lớn trên quỹ đạo elip dẹt, chúng sẽ sáp nhập vào nhau trong tương lai và là nguồn phát ra sóng hấp dẫn mạnh. Nhưng bởi vì khoảng cách thiên văn đến chúng quá lớn, cho nên ngay cả các sóng hấp dẫn có cường độ cao nhất phát từ các sự kiện trong vũ trụ khi lan tới Trái Đất đã yếu đi rất nhiều, với biên độ dao động khoảng cách giữa hai vật thử thấp hơn 10−21. Để phát hiện sự thay đổi tinh tế này, các nhà khoa học phải tìm cách tăng độ nhạy của máy dò. Tính đến năm 2012, các máy dò nhạy nhất nằm ở các trạm thám trắc LIGO và VIRGO có độ chính xác lên tới 5 x 10−22. Các nhà vật lý đã tính toán ra ngưỡng giới hạn trên của tần số của sóng hấp dẫn lan truyền tới Trái Đất. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang phát triển một hệ thống vệ tinh thám trắc trong không gian để phát hiện sóng hấp dẫn, tên dự án là Ăngten giao thoa kế Laser trong Vũ trụ (Laser Interferometer Space Antenna LISA). Sóng hấp dẫn có thể thâm nhập vào các vùng không gian mà sóng điện từ không thể xâm nhập. Dựa vào các tính chất thu được từ sóng hấp dẫn có thể giúp tìm hiểu Vũ trụ tại những vùng sâu nơi một số loại thiên thể kỳ lạ nằm ở đó, chẳng hạn như các cặp lỗ đen. Những đối tượng như vậy không thể quan sát trực tiếp theo cách truyền thống bằng kính thiên văn quang học và kính thiên văn vô tuyến. Ưu điểm này của sóng hấp dẫn cũng là một lợi thế để nghiên cứu trạng thái sớm nhất của Vũ trụ. Không thể áp dụng các phương pháp quan sát hiện nay bởi vì trước giai đoạn tái kết hợp electron, Vũ trụ trở lên mờ đục đối với toàn bộ dải sóng điện từ. Ngoài ra, các phép đo chính xác hơn của sóng hấp dẫn có thể tiếp tục xác minh thuyết tương đối tổng quát. Sóng hấp dẫn về mặt lý thuyết có thể tồn tại ở bất kỳ tần số nào, nhưng hầu như không thể phát hiện được chúng ở tần số rất thấp, và nguồn phát sóng tần số cao được biết đến là không thể quan sát được. Stephen Hawking và Werner Isreal dự đoán rằng có thể phát hiện sóng hấp dẫn với tần số trong miền 10 -7 Hz tới 10 11 Hz. Sóng hấp dẫn GW150914 mà nhóm hợp tác LIGO lần đầu tiên thu nhận trực tiếp có tần số trong khoảng 35 Hz đến 250 Hz. Các hiệu ứng khi sóng hấp dẫn truyền qua Để hiểu được tính chất của sóng hấp dẫn bằng cách thăm dò, có thể tưởng tượng trong một khu vực không-thời gian phẳng có một tập hợp các hạt thử đứng yên tạo thành một bề mặt phẳng. Khi sóng hấp dẫn truyền theo phương vuông góc với mặt phẳng này đi qua các hạt nó kéo giãn không gian và thời gian theo một hướng và nén không gian và thời gian theo hướng vuông góc (ảnh động bên phải). Diện tích bao quanh bởi các hạt thử nghiệm là không thay đổi, và các hạt không dịch chuyển theo hướng chuyển động của sóng (tức là chúng không bật ra khỏi bề mặt phẳng). Khi khoảng cách giữa các hạt theo phương dọc là lớn nhất thì khoảng cách giữa các hạt theo phương ngang là nhỏ nhất và ngược lại khoảng thời gian di chuyển giữa hai hạt theo phương ngang là lớn nhất và theo phương dọc là ít nhất. Hai hình bên cạnh minh họa phóng đại sự dao động của các hạt vì biên độ sóng hấp dẫn thực sự là rất nhỏ. Tuy nhiên chúng cho phép hình dung ra kiểu dao động đặc trưng của sóng hấp dẫn phát ra từ hai vật thể quay trên quỹ đạo hình tròn. Trong trường hợp này, biên độ của sóng hấp dẫn không thay đổi, nhưng mặt phẳng phân cực (hay phương dao động) thay đổi hay quay với chu kỳ bằng hai lần chu kỳ quỹ đạo của hai vật thể trong nguồn. Do đó, kích thước của sóng hấp dẫn (biến dạng tuần hoàn của không thời gian) thay đổi theo thời gian, như thể hiện trong các hình ảnh động. Nếu quỹ đạo của hai vật thể là hình elip, thì biên độ của sóng hấp dẫn cũng sẽ thay đổi theo thời gian như được miêu tả bằng công thức tứ cực của Einstein. Giống như các sóng khác, sóng hấp dẫn có một số đặc điểm sau: Biên độ: Thường được ký hiệu bằng , đại lượng này biểu thị độ lớn của sóng — phần bị dãn ra hay nén lại trong ảnh động. Biên độ minh họa ở đây có giá trị gần bằng (hay 50%). Sóng hấp dẫn đi qua Trái Đất có biên độ nhỏ hơn hàng tỷ nghìn tỷ lần minh họa này — . Chú ý rằng đại lượng này không giống với cái gọi là biên độ như của sóng điện từ, mà bằng . Các nhà vật lý thường dùng h với ý nghĩa là biến dạng của sóng hấp dẫn (gravitational wave strain). Tần số: Thường ký hiệu bằng f, đây là tần số mà sóng dao động (1 chia cho lượng thời gian giữa hai lần giãn và nén liên tiếp) Bước sóng: Thường ký hiệu bằng , đây là khoảng cách dọc theo phương truyền sóng giữa hai điểm có độ dãn hoặc độ nén lớn nhất. Tốc độ: Đây là tốc độ mà tại một điểm trên sóng (ví dụ, điểm tại độ giãn hay độ nén là lớn nhất) lan truyền. Đối với sóng hấp dẫn có biên độ nhỏ, tốc độ này bằng tốc độ ánh sáng, . Từ những đại lượng trên có thể tính toán ra độ sáng của sóng hấp dẫn bằng cách tính đạo hàm bậc ba theo thời gian đối với công thức tứ cực. Tốc độ, bước sóng, và tần số của sóng hấp dẫn có liên hệ với nhau bởi phương trình c = λ f, giống như phương trình của sóng ánh sáng. Ví dụ, ảnh động minh họa ở đây sóng hấp dẫn dao động động khoảng 1 lần trong 2 giây. Tương ứng với sóng này có tần số 0,5 Hz, và bước sóng vào khoảng 600.000 km, hay 47 lần đường kính Trái Đất. Trong ví dụ vừa nêu, chúng ta đã giả sử một số điều đặc biệt về sóng. Chúng ta giả sử rằng sóng hấp dẫn là phân cực tuyến tính, hay phân cực "cộng", viết là . Sự phân cực của sóng hấp dẫn giống như phân cực của sóng ánh sáng ngoại trừ rằng sóng hấp dẫn phân cực ở góc 45 độ, như ngược lại đối với 90 độ. Đặc biệt, nếu chúng ta có sóng hấp dẫn phân cực "chéo", , hiệu ứng tác dụng lên các hạt thử về cơ bản là như nhau, nhưng góc quay đi 45 độ, như được chỉ ra ở hình thứ hai. Giống như phân cực ở sóng ánh sáng, sự phân cực ở sóng hấp dẫn cũng được biểu diễn theo kiểu sóng phân cực tròn. Sóng hấp dẫn bị phân cực bởi vì bản chất của nguồn phát ra chúng. Sự phân cực phụ thuộc vào góc từ nguồn, mà được trình bày ở phần tiếp theo. Ước lượng giới hạn trên của biên độ Một hệ nguồn điển hình có các thành phần tứ cực với độ lớn , với M và R lần lượt là khối lượng và bán kính của hệ. Nếu chuyển động bên trong nguồn không có tính đối xứng cầu, thì đạo hàm bậc hai theo thời gian của thành phần tứ cực sẽ có độ lớn , trong đó là thành phần không đối xứng cầu của bình phương vận tốc bên trong nguồn phát ra sóng hấp dẫn. Khi thay vào công thức xác định biên độ sóng hấp dẫn từ các thành phần tứ cực ta có ước lượng biên độ . Lưu ý ở đây là thế hấp dẫn Newton tại khoảng cách r nằm bên ngoài nguồn sóng, và tỉ số của biên độ sóng với thế hấp dẫn bên ngoài của nguồn tại khoảng cách r đến quan sát viên là . Theo định lý virial đối với hệ hấp dẫn, tỷ số này không thể vượt quá giá trị lớn nhất của thế hấp dẫn Newton đối với bên trong nguồn sóng . Kết quả này rất thuận tiện và thiết thực đối với phương pháp ước tính giới hạn trên của biên độ sóng hấp dẫn. Đối với một sao neutron nằm trong cụm thiên hà ở chòm sao Xử Nữ thì biên độ bức xạ hấp dẫn nó phát ra có giới hạn trên xấp xỉ bằng 5. Trong hàng thập kỷ, các nhà khoa học đã sử dụng cách này để ước tính độ nhạy tối thiểu cho các máy dò sóng hấp dẫn phải bằng hoặc nhỏ hơn . Ước lượng tần số Trong một số trường hợp, tần số sóng hấp dẫn bị ảnh hưởng bởi chuyển động của nguồn, ví dụ, tần số của sóng hấp dẫn phát ra từ sao xung bằng hai lần tần số tự quay của ngôi sao. Nhưng đối với hầu hết các hệ thống sao đôi, tần số bức xạ hấp dẫn có liên quan đến tần số động lực tự nhiên của hệ hấp dẫn được định nghĩa là: Ở đây là mật độ trung bình của khối lượng - năng lượng của nguồn sóng. Nó có cùng độ lớn với tần số quỹ đạo của hệ sao đôi (binary orbital frequency-tương đương với chu kỳ quỹ đạo) và tần số xung nhịp cơ bản (fundamental pulsation frequency) của vật thể. Nếu ước lượng nguồn sóng phân bố trong mặt cầu với khối lượng M và bán kính R thì . Đối với một sao neutron có khối lượng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, bán kính bằng 10 km, tần số tự nhiên của nó sẽ là 1,9 kHz; đối với một lỗ đen có khối lượng 10 lần khối lượng của mặt trời, bán kính chân trời sự kiện bằng 30 km, tần số tự nhiên của nó bằng 1 kHz; và cho lỗ đen siêu khối lượng bằng 2,5 × 106 lần khối lượng của Mặt Trời, tần số tự nhiên của nó là 4 milliHertz, vì mật độ trung bình của nó thấp hơn. Nói chung, việc ước lượng tần số sóng hấp dẫn từ tần số tự nhiên của nguồn là đúng, về bản chất đó là một phương pháp thô cho phép ước lượng một cách nhanh chóng, cung cấp cho việc tính giá trị giới hạn trên của tần số đúng của nguồn sóng hấp dẫn. Nguồn sóng hấp dẫn Sóng hấp dẫn phát ra do sự không đối xứng của mô men tứ cực gây bởi chuyển động có gia tốc, với điều kiện là các chuyển động không hoàn toàn đối xứng cầu (giống như một quả cầu nở rộng hoặc co lại) hoặc đối xứng trụ (giống như một đĩa quay hoặc hình cầu quay quanh trục). Một ví dụ đơn giản của nguyên tắc này đó là trường hợp ở quả tạ quay. Nếu quả tạ quay tít như bánh xe trên một trục, nó sẽ không tỏa ra sóng hấp dẫn; nếu quay quanh trục như hai hành tinh quay quanh nhau, nó sẽ tỏa ra sóng hấp dẫn. Quả tạ càng nặng, và quay càng nhanh thì sóng hấp dẫn sẽ phát ra càng mạnh. Nếu chúng ta tưởng tượng một trường hợp cực hạn, trong đó hai đầu của quả tạ là những thiên thể lớn như sao neutron hoặc lỗ đen quay quanh nhau rất nhanh, thì một lượng đáng kể các bức xạ hấp dẫn sẽ phát ra từ hệ này. Tần số sóng hấp dẫn phụ thuộc vào đặc trưng hệ động lực quy mô theo thời gian. Đối với hệ sao đôi, tần số quỹ đạo của hai thiên thể quay quanh nhau chính là tần số của sóng hấp dẫn mà hệ phát ra. Các nguồn sóng hấp dẫn thường được phân loại theo dải tần số. Tần số 1 Hz đến 10 kHz là dải nguồn sóng cao tần, như hệ hai sao neutron, hệ hai lỗ đen, siêu tân tinh... và đây cũng chính là dải tần mà các máy thăm dò sóng hấp dẫn trên mặt đất có thể phát hiện ra được. Từ 1mHz đến 1 Hz được phân loại thành nguồn sóng thấp tần, như lỗ đen siêu khối lượng, hệ hai sao lùn trắng... những nguồn này có thể phát hiện từ những vệ tinh quan trắc sóng hấp dẫn dựa trên phương pháp giao thoa kế laser để đo dịch chuyển Doppler của chùm tia laser. Nguồn sóng từ 1nHz đến 1mHz được phân loại thành dải tần rất thấp, từ các nguồn lỗ đen siêu khối lượng, dây vũ trụ... Phương pháp phát hiện sóng hấp dẫn bằng cách theo dõi cũng một lúc thời gian đến của xung sóng vô tuyến từ nhiều sao xung một lúc cho phép xác định sóng hấp dẫn trong phạm vi tần số rất nhỏ từ 10−18 Hz đến 10−15 Hz, tương ứng với sóng hấp dẫn phát ra từ thời điểm vũ trụ lạm phát sau Vụ Nổ Lớn mà những sóng này có thể để lại dấu vết trong bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Hệ sao đôi Những hệ sao đôi có khả năng phát ra sóng hấp dẫn ở mức quan sát được bao gồm hệ chứa một sao lùn trắng, hoặc một sao neutron hoặc lỗ đen và các hệ sao đôi khoảng cách quỹ đạo giữa hai thiên thể là nhỏ, như hệ sao quay quanh một lỗ đen, hệ sao neutron quay quanh lỗ đen, hệ hai sao neutron, hệ hai sao lùn trắng... Những hệ này có thành phần mô men tứ cực với độ biến thiên theo thời gian lớn, và là những nguồn quan trọng đối với các trạm quan trắc trên mặt đất như LIGO và trạm thăm dò trong không gian như eLISA. Cho tới nay chỉ có những chứng cứ gián tiếp xác nhận sự tồn tại của sóng hấp dẫn thông qua việc quan sát những nguồn sóng này (chẳng hạn hệ sao xung và sao PSR 1913+ 16). Trên toàn bộ, quá trình bức xạ sóng hấp dẫn từ hệ sao đôi bao gồm quá trình ba giai đoạn, hai thiên thể quay xoáy ốc càng gần về nhau (inspiral) với tốc độ ngày càng nhanh hơn và càng gần nhau hơn, sáp nhập vào nhau (merger) tạo thành vật thể duy nhất quay xung quanh trục của nó một cách ổn định khi nó phát ra sóng hấp dẫn mang theo thông tin về khối lượng và spin của vật thể này (ringdown phase - giai đoạn rung ngân). Bức xạ hấp dẫn phát ra từ hệ sao đôi làm hệ mất mô men động lượng, khiến cho quỹ đạo của hệ suy giảm dần với một tốc độ rất chậm, dần dần làm cho hai thiên thể va chạm vào nhau. Nói cách khác, thời gian làm cho quỹ đạo của hệ suy giảm lớn hơn rất nhiều lần so với chu kỳ quỹ đạo của nó, do đó giai đoạn sáp nhập thường được tinh toán bằng phương pháp xấp xỉ hậu Newton dùng để tiên đoán ra dạng sóng hấp dẫn mà hệ sẽ phát ra. Tần số sóng hấp dẫn có thể được suy ra từ phương pháp xấp xỉ, do tần số này tỉ lệ với căn bậc hai của mật độ trung bình của khối lượng - năng lượng của hệ đôi. Các trạm quan trắc mặt đất có thể phát hiện ra các hệ sao đôi neutron và lỗ đen khối lượng sao, trong khi eLISA được phát triển để thăm dò các hệ đôi sao lùn trắng và các lỗ đen siêu khối lượng khác. Sóng hấp dẫn lấy đi năng lượng từ quỹ đạo khiến cho quỹ đạo của hệ hai thiên thể sẽ dần co lại, kết quả là tần số sóng hấp dẫn phát ra sẽ tăng theo thời gian, hay được gọi là tín hiệu di tần (chirp signal). Tín hiệu di tần có thể được theo dõi trong một khoảng thời gian dài, và chúng ta có thể tính được khối lượng của hệ hai thiên thể nhờ tín hiệu chirp, và từ kết quả quan trắc được biên độ sóng hấp dẫn ta sẽ thu được khoảng cách từ nguồn đến Trái Đất, và có nghĩa là phương pháp này sẽ bổ sung thêm một cách để đo hằng số Hubble và hằng số vũ trụ khác. Với bán kính quỹ đạo của hệ thiên thể đôi giảm tăng dần, phương pháp gần đúng đoạn nhiệt không còn được áp dụng, hệ tiến tới giai đoạn hai vật sáp nhập vào nhau: giai đoạn hai vật thể sáp nhập dữ dội tạo ra một lỗ đen mới, và một lượng đáng kể năng lượng và động lượng được giải phóng dưới dạng sóng hấp dẫn (nhưng ngoài ra phần lớn dạng mô men động lượng không bị sóng hấp dẫn mang đi bởi định luật bảo toàn mô men động lượng, điều này dẫn tới hình thành một đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen mới, đĩa bồi tụ vật chất sẽ phát ra các chớp tia gamma), phương pháp xấp xỉ Newton cũng không áp dụng được ở đây (xem lỗ đen khối lượng sao); sau cùng một lỗ đen hình thành trong trạng thái xoay quanh một trục với vận tốc xoay chậm dần, cùng với đó là tần số sóng hấp dẫn phát ra cũng giảm dần, và cuối cùng lỗ đen sẽ ổn định về dạng lỗ đen miêu tả bằng mêtric Kerr. Theo kết quả thống kê và mô hình lý thuyết, số lượng các hệ đôi sao neutron là tương đối hiếm trong Vũ trụ, và số lượng chúng có thể quan sát được nhỏ hơn so với số lượng hệ đôi chứa một sao neutron và một sao lùn trắng, và phổ biến hơn là hệ chứa hai sao lùn trắng với sóng hấp dẫn phát ra có tần số thấp (10−5 đến 10−1 Hz). Những hệ hai sao lùn trắng chắc chắn sẽ nhiều hơn hệ hai sao neutron quay trên quỹ đạo chật nổi tiếng là PSR B1913 + 16. Điều này bởi vì hầu hết trong Vũ trụ chiếm đa số là các ngôi sao có khối lượng nhỏ và trung bình, và hầu hết chúng ở trong hệ sao đôi. Các nhà vật lý thiên văn ước lượng được rằng, eLISA có khả năng phát hiện ra hàng ngàn những hệ đôi sao lùn trắng này, với xác suất tìm thấy cao hơn so với khả năng tìm thấy các hệ đôi sao neutron của những trạm thăm dò mặt đất. Nhưng mặt khác, trong Ngân Hà có quá nhiều hệ đôi sao lùn trắng sẽ dẫn tới mức độ ồn trong tần số dưới 1 milli-hertz, và mức ồn nền này được gọi là "mức ồn gây hiểu nhầm", vì nó cao hơn mức độ ồn từ thiết bị của các vệ tinh eLISA, nhưng mức ồn này lại không ảnh hưởng tới những tín hiệu thu từ các hệ có chứa lỗ đen. Các hệ hai sao lùn trắng nằm bên ngoài Ngân Hà có biên độ sóng hấp dẫn tới Trái Đất quá nhỏ, mặc dù khi ấy mức ồn từ những hệ như vậy có tần số ồn tới 1 Hz, và mức ồn này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức ồn từ thiết bị của LISA. Sao xung Đối với một sao neutron quay độc lập (hay pulsar đơn lẻ hoặc những vật thể đặc tương tự khác), để trở thành nguồn phát sóng hấp dẫn tuần hoàn (preriodic gravitational waves) hay sóng liên tục (continuous gravitational waves) thì phải tồn tại sự phân bố khối lượng ở dạng bất đối xứng cầu (hay tồn tại dòng khối lượng). Những nguyên nhân gây ra sự bất đối xứng này gồm hai loại sau đây: Kịch bản đầu tiên gắn với cấu hình hình học bất đối xứng của nó, bao gồm các cơ chế: Bản thân ngôi sao là một hình phỏng cầu đối xứng không hoàn hảo (như trường hợp PSR J1748-2446ad trong cụm sao cầu Terzan 5, sao xung quay nhanh nhất được biết đến với tốc độ 716 lần trong một giây)) Trục đối xứng của sao neutron không trùng với trục quay của nó, hoặc tương đương trục từ trường ngôi sao không trùng với trục quay (như ở PSR 1828-11) Quá trình bồi tụ vật chất gây ra sự phân bố khối lượng bất đối xứng (chẳng hạn ở những hệ sao đôi khối lượng nhỏ phát ra tia X, ví dụ như Cygnus X-1) Sự phân bố khối lượng bất đối xứng trên lớp vỏ sao neutron hiện nay được ước lượng nhỏ hơn 10−5 khối lượng Mặt Trời. Ví dụ, LIGO ước lượng được giá trị giới hạn trên của độ dẹt elipsoid (ε) của nguồn sóng hấp dẫn từ sao xung PSR J2124-3358 không lớn hơn 1,1. Từ điều này có thể ước tính được thời gian suy giảm chu kỳ tự quay của sao neutron gây bởi sóng hấp dẫn là rất lớn. Do vậy bức xạ hấp dẫn dường như không phải là nguyên nhân chính làm giảm xuống chu kỳ quay thực sự của chúng. Chẳng hạn, bên trong tinh vân Con Cua với sao xung còn trẻ PSR J0534+2200, sự bất đối xứng của sao này có giới hạn trên với ε < 3, và biên độ biến dạng sóng hấp dẫn phát ra từ nguồn này h < 2; đối với các sao xung miligiây già hơn độ dẹt này vào khoảng 10−9, và nếu đo từ khoảng cách 1parsec thì giá trị biên độ biến dạng thu được rất nhỏ cỡ 10−28. Mặc dù những biên độ điển hình này thấp hơn rất nhiều độ nhạy của LIGO, nhưng các dữ liệu thu được cho phép các nhà vật lý thu được kết quả tương quan tương ứng với giới hạn trên của tín hiệu sóng hấp dẫn phát ra từ sao xung.。 Một kịch bản thứ hai tạo ra sự bất đối xứng nằm ở chế độ r (r-mode), một dạng dao động chất lưu xảy ra bên trong lòng sao neutron (còn gọi là sóng Rossby) do hiệu ứng Coriolis. Những chế độ này có thể không tồn tại ổn định đủ để dẫn tới hình thành sóng hấp dẫn dưới những điều kiện thiên văn vật lý thực tế. Đối với trường hợp này, tính toán lý thuyết cho kết quả tần số của sóng hấp dẫn phát ra bằng 4/3 tần số quay của sao xung. Xem thêm Phình to vũ trụ Phát biểu toán học của thuyết tương đối rộng Graviton Sóng điện từ Einstein@Home Chú thích Tham khảo Đọc thêm Chakrabarty, Indrajit, "Gravitational Waves: An Introduction". arXiv:physics/9908041 v1, Aug 21, 1999. Landau, L. D. and Lifshitz, E. M., The Classical Theory of Fields (Pergamon Press),(1987). Will, Clifford M., The Confrontation between General Relativity and Experiment. Living Rev. Relativity 9 (2006) 3. Peter Saulson, "Fundamentals of Interferometric Gravitational Wave Detectors", World Scientific, 1994. J. Bicak, W.N. Rudienko, "Gravitacionnyje wolny w OTO i probliema ich obnarużenija", Izdatielstwo Moskovskovo Universitieta, 1987. A. Kułak, "Electromagnetic Detectors of Gravitational Radiation", PhD Thesis, Cracow 1980 (In Polish). P. Tatrocki, "On intuitive description of graviton detector", www.philica.com. P. Tatrocki, "Can the LIGO, VIRGO, GEO600, AIGO, TAMA, LISA detectors really detect?", www.philica.com. Thư mục tham khảo Berry, Michael, Principles of cosmology and gravitation (Adam Hilger, Philadelphia, 1989). ISBN 0-85274-037-9 Collins, Harry, Gravity's Shadow: the search for gravitational waves, University of Chicago Press, 2004. P. J. E. Peebles, Principles of Physical Cosmology (Princeton University Press, Princeton, 1993). ISBN 0-691-01933-9. Wheeler, John Archibald and Ciufolini, Ignazio, Gravitation and Inertia (Princeton University Press, Princeton, 1995). ISBN 0-691-03323-4. Woolf, Harry, ed., Some Strangeness in the Proportion (Addison–Wesley, Reading, Massachusetts, 1980). ISBN 0-201-09924-1. Liên kết ngoài The LISA Brownbag – Selection of the most significant e-prints related to LISA science Astroparticle.org . To know everything about astroparticle physics, including gravitational waves Caltech's Physics 237-2002 Gravitational Waves by Kip Thorne Video plus notes: Graduate level but does not assume knowledge of General Relativity, Tensor Analysis, or Differential Geometry; Part 1: Theory (10 lectures), Part 2: Detection (9 lectures) www.astronomycast.com ngày 14 tháng 1 năm 2008 Episode 71: Gravitational Waves Laser Interferometer Gravitational Wave Observatory. LIGO Laboratory, operated by the California Institute of Technology and the Massachusetts Institute of Technology The LIGO Scientific Collaboration Einstein's Messengers – The LIGO Movie by NSF Home page for Einstein@Home project, a distributed computing project processing raw data from LIGO Laboratory, searching for gravitational waves The National Center for Supercomputing Applications – a numerical relativity group Caltech Relativity Tutorial – A basic introduction to gravitational waves, and astrophysical systems giving off gravitational waves Resource Letter GrW-1: Gravitational waves – a list of books, journals and web resources compiled by Joan Centrella for research into gravitational waves Mathematical and Physical Perspectives on Gravitational Radiation – written by B F Schutz of the Max Planck Institute explaining the significance and background of some key concepts in gravitational radiation Binary BH Merger – estimating the radiated power and merger time of a BH binary using dimensional analysis Sao đôi Lỗ đen Tác dụng của lực hấp dẫn Vấn đề chưa được giải quyết trong vật lý học
5787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andr%C3%A9-Marie%20Amp%C3%A8re
André-Marie Ampère
André-Marie Ampère (20 tháng 1 năm 1775 – 10 tháng 6 năm 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere và ampere kế. Cuộc đời Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên. Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội Cách mạng Pháp năm 1793, cha của Ampère, người giữ chức vụ juge de paix (thẩm phán trị an), đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự mình viết những bài thơ. Sau này, ông cho biết đến năm 18 tuổi, ông tìm thấy ba mốc lớn của cuộc đời ông là rước lễ lần đầu, đọc bài "Eulogy of Descartes (Điếu văn cho Descartes)" của nhà thơ Pháp Antoine Leonard Thomas và sự kiện chiếm ngục Bastille .(Nguyễn Văn Thành) Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí (Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon. Bài báo nhỏ của ông Considérations sur la théorie mathématique du jeu, trong đó miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất bản năm 1802 và đã giành được sự chú ý của Jean Baptiste Joseph Delambre, là người đã giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon, và sau đó một thời gian (năm 1804) là vị trí trợ giảng ở trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809. Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1814. Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này. Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới. Các bài báo gốc của ông về đề tài này có thể tìm thấy trong Ann. Chim. Phys. trong khoảng từ năm 1820 đến năm 1828. Sau đó ông đã viết bài Essai sur la philosophie des sciences rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết một loạt các luận văn và bài báo, trong đó có hai bài về tích phân của các phương trình vi phân (Jour. École Polytechn. x., xi.). Ông mất ở Marseille và được hỏa táng ở nghĩa trang Montmartre, Paris. Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách của ông Journal et correspondance (Paris, 1872). Bốn mươi lăm năm sau, các nhà toán học đã công nhận ông. Đóng góp Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn. Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này như thế nào. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại. Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp. Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết học. Trong toán học ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng dụng toán học vào vật lý. Công trình của Ampère trong vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại. Dựa vào phát hiện của Ørsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát biểu thành định luật mang tên ông (Xem định luật Ampere). Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ. Ampère đã phát biểu quy tắc xác định từ trường của dòng điện (quy tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến. Trong hoá học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện. Xem thêm Ampere Ampe kế Định luật Ampere Giải Ampère Tham khảo và chú thích Liên kết ngoài Bài này sử dụng các thông tin công cộng thuộc bách khoa toàn thư 1911 Encyclopædia Britannica Ngoài ra, các dữ liệu khác có thể tham khảo tại đây: http://www-groups.dcs.st-and.ac.uk/~history/Mathematicians/Ampere.html Ampère, André-Marie Ampère, André-Marie Tín hữu Công giáo Pháp Ampère, André-Marie Collège de France Nhà vật lý thực nghiệm Mất năm 1836 Sinh năm 1775 Tĩnh điện học Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Người Lyon