title
stringlengths
2
214
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
5 values
content
stringlengths
4
32.6k
Hy vọng mới giải mã vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370
Ngày 31/7, giới chức Australia cho biết họ "ngày càng tin chắc” rằng mảnh vỡ giạt vào đảo Reunion của Pháp ở phía Nam Ấn Độ Dương thuộc về chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines thực hiện chuyến bay số hiệu MH370 mất tích năm ngoái.
Thế giới
Một thành viên Hiệp hội làm sạch bờ biển đảo La Reunion (thuộc Pháp), đã tìm thấy một chiếc vali bị hỏng nặng tại Saint-Andre, đúng khu vực ông và các đồng nghiệp phát hiện mảnh vỡ nghi là của máy bay mất tích MH370. (Nguồn: AFP/TTXVN). Diễn biến mới này mang lại hy vọng giải mã được một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không. Phát biểu với báo giới ở Sydney, ông Martin Dolan đứng đầu Cơ quan An toàn vận tải Australia phụ trách hoạt động tìm kiếm máy bay MH370, cho biết hình dáng vật thể được tìm thấy rất giống mảnh vỡ từ một bộ phận chỉ được lắp ráp cho máy bay Boeing 777, đồng thời bày tỏ hy vọng trong 24 giờ tiếp theo có thể làm rõ hơn nhận định này. Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông và Hạ tầng Australia Warren Truss cho rằng việc tìm kiếm máy bay MH370 đang được tiến hành đúng khu vực vì mảnh vỡ được tìm thấy ở phía Bắc đảo Reunion phù hợp với dòng chảy đại dương. Ngày 29/7 vừa qua, Không quân Pháp thông báo phát hiện một vật thể dài 2m nghi là mảnh vỡ thuộc phần cánh của chiếc MH370 ở vùng bờ biển St. Andre thuộc đảo Reunion, cách vùng biển được cho là nơi máy bay MH370 rơi khoảng 4.000 km. Theo các nguồn tin từ Pháp, vật thể trên sẽ được đưa về trung tâm nghiên cứu ở Pháp gần thành phố Toulouse để tiến hành phân tích và dự kiến ngày 1/8 mảnh vỡ này sẽ đến Toulouse. Một quan chức Pháp cho biết có thể mất một tuần hoặc lâu hơn để xác định mảnh vỡ này có phải là của chiếc máy bay mất tích hay không. Chiếc máy bay Boeing 777 chở 239 hành khách và phi hành đoàn trong hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã biến mất một cách bí ẩn ngày 8/3/2014. Nhà chức trách Malaysia cho biết các dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay này chệch khỏi đường bay đã định và hướng ra vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn và tốn kém nhất trong lịch sử do Australia dẫn đầu đã được tiến hành tại vùng biển được cho là nơi máy bay rơi, song chưa phát hiện manh mối nào trước khi tìm thấy mảnh vỡ nói trên./.
Khủng bố tung video dọa tấn công nước Mỹ
Báo Daily Mail (Anh) cho biết bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung một đoạn video ngắn đe dọa tấn công nước Mỹ. IS cũng tiếp tục tuyên bố Stephen Paddock, hung thủ gây ra vụ thảm sát ở Las Vegas hôm 1.10, là đối tượng ủng hộ IS.
Thế giới
Đoạn video mới được cắt từ phim tuyên truyền Ngọn lửa Chiến tranh II: Cho đến giờ cuối (Flames of War II: Until the Final Hour), được IS phát tán thông qua các nền tảng chia sẻ như Youtube và Google Drive. Tổ chức này thông báo những phần tử ủng hộ IS có thể tải bản phim đầy đủ bằng tiếng Ả Rập lẫn tiếng Anh. Đoạn video hiển thị cảnh bom rơi xuống nước Mỹ. Những địa điểm từng bị tấn công khủng bố như thành phố New York (đâm xe tải cuối tháng 10.2017, làm 8 người thiệt mạng) và bang Florida (xả súng vào tháng 6.2016, làm 49 ngườI thiệt mạng) đã xuất hiện trong đoạn video. Ngoài ra, đoạn phim còn có cảnh những tù nhân của bọn IS đang đào hố. Cảnh bom rơi xuống nước Mỹ - Ảnh: Daily Mail. Đặc biệt, tổ chức khủng bố này còn tiếp tục tuyên bố Stephen Paddock, hung thủ gây ra vụ thảm sát ở Las Vegas hôm 1.10, là đối tượng ủng hộ IS, mặc dù không có bằng chứng chứng minh. Ngày 1.10, với 17 khẩu súng hỏa lực mạnh, Paddock (64 tuổi), đã đập vỡ cửa sổ từ phòng khách sạn của mình ở tầng 32 rồi xả đạn xuống khoảng 20.000 người đang xem đại nhạc hội ở đại lộ bên dưới. Vụ xả súng đã cướp đi mạng sống của 59 người. IS tuyên bố Stephen Paddock là kẻ ủng hộ tổ chức này - Ảnh: Daily Express. Theo Daily Mail, phim tuyên truyền mới của bọn IS là phần tiếp theo của bộ phim năm 2014, đe dọa tiến hành một vụ tàn sát nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama triển khai thêm quân đến Iraq. Ngoài đe dọa tấn công Mỹ, đoạn video cũng nhắc đến bọn IS ở tỉnh Sinai (Ai Cập). Chúng xem chi nhánh ở Sinai là lực lượng chủ yếu. Lực lượng ở Sinai thường tấn công vào cảnh sát và nhóm quân đội, các nhà thờ Cơ đốc và người đi nhà thờ ở Ai Cập. Tuy vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm, nhưng vụ tấn công nhà thờ Hồi giáo al-Rawda hôm 24.11, khiến 305 người thiệt mạng, có nhiều khả năng do bọn IS gây ra. Đoạn video xuất hiện trong bối cảnh bọn IS đang mất dần lãnh thổ ở Syria và Iraq. Đang có lo ngại bọn IS đang chuyển hướng tập trung sang Đông Nam Á. Cẩm Bình (theo Daily Mail ).
Tướng Thái Lan bác bỏ việc lên "kế hoạch đảo chính"
Một vị tướng cấp cao Thái Lan trả lời phỏng vấn BBC cho biết, cuộc đảo chính quân sự hồi tháng trước không hề có kế hoạch chuẩn bị trước.
Thế giới
Trung tướng Chatchalerm Chalermsukh, Phó Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội và là thành viên Hội đồng quốc gia vì hòa bình Hội đồng hiện đang điều hành đất nước. Phát ngôn trên được đưa ra sau khi một lãnh đạo đối lập tuyên bố quân đội Thái Lan đã thảo luận về kế hoạch lật đổ chính phủ trong nhiều năm. Trung tướng Chatchalerm Chalermsukh, người trả lời phỏng vấn BBC, cũng cho biết những người bị quân đội bắt giữ kể từ cuộc đảo chính xảy ra đang được chăm sóc tốt. Ông nói thêm rằng việc cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và gia đình ông có thể quay trở lại chính trường Thái Lan vẫn đang gây tranh cãi. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan - Tổng tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha. Quân đội nắm quyền tại quốc gia Đông Nam Á vào ngày 22/5 với mục đích ổn định lại đất nước sau nhiều tháng bất ổn chính trị và xã hội. Chính phủ quân đội Thái Lan hứa sẽ đưa đất nước trở lại với nền dân chủ, nhưng chỉ sau khi quốc hội nước này tiến hành cải cách sâu rộng hệ thống chính trị. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính, do Tổng tư lệnh quân đội Prayuth Chan-Gen ocha đứng đầu, cho biết họ đã quyết định can thiệp vào phút chót để ngăn chặn đất nước trượt dài trong cuộc xung đột chính trị và bạo lực nguy hiểm. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn gần đây, một trong những người ủng hộ cuộc đảo chính - lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết ông đã thảo luận với tướng Prayuth về cuộc lật đổ nhiều lần trong những năm gần đây. Cho đến nay, theo như tôi biết thì không hề có một kế hoạch sắp đặt nào, Trung tướng Chatchalerm trả lời phỏng vấn BBC cho biết, Nếu được chuẩn bị trước, kế hoạch đó là bất hợp pháp. Nếu bạn thắc mắc vì sao điều này xảy ra một cách suôn sẻ, đó là vì lực lượng đã được triển khai ở Bangkok. Vì vậy, khi chúng tôi tuyên bố thiết quân luật, quân đội và cảnh sát đã cùng có mặt trong khu vực. Trung tướng Chatchalerm Chalermsukh hiện là Phó Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội và là thành viên Hội đồng quốc gia vì hòa bình Hội đồng hiện đang điều hành đất nước. Kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, hàng trăm người đã bị giam giữ trong một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến với quân đội. Nhưng ông Chatchalerm cho biết nơi họ đang bị giam giữ "không hẳn là một nhà tù" mà giống với một nhà khách. "Không có hàng rào dây thép gai, và chúng tôi đã công khai những nơi này với các tổ chức nhân quyền. Chúng tôi thậm chí còn phát sóng hình ảnh của họ trên truyền hình quốc gia. Chúng tôi cũng cho phép phỏng vấn những người bị triệu tập. Mọi người đều yên tâm với điều này. Ông cũng cho biết quân đội sẽ khoan dung với những người bị bắt. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Những người ủng hộ cuộc đảo chính cáo buộc rằng chính phủ bị lật đổ của Yingluck Shinawatra đã bị anh trai bà Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan điều khiển. Ông Thaksin đã bị kết tội tham nhũng và phải sống lưu vong ở nước ngoài. Gia đình Shinawatra được sự hỗ trợ mạnh mẽ trong các khu vực nông thôn và miền Bắc, giúp họ liên tiếp chiến thắng trong các cuộc bầu cử hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, nhiều người trong tầng lớp trung lưu thành thị và tầng lớp chống đối họ một cách mạnh mẽ, cáo buộc họ đã làm hỏng nền dân chủ Thái Lan. Mặc dù vậy, Tướng Chatchalerm cho biết sẽ vẫn có khả năng ông Thaksin quay lại chính trường Thái Lan sau khi các biện pháp cải cách được hoàn thành. "Tất cả người dân Thái Lan và có đủ điều kiện tham gia bầu cử đều có thể tham gia, ngay cả những người trong gia đình ông Thaksin Shinawatra, ông Chatchalerm nói. Đầu tuần này, cựu Bộ trưởng Thái Lan Charupong Reuangsuwan cho biết ông đã thành lập một nhóm để lãnh đạo một chiến dịch chống lại chính phủ quân sự. Ông là vị bộ trưởng duy nhất thời Thủ tướng Thaksin thoát khỏi việc phải sống lưu vong. Ông Charupong gọi cuộc đảo chính là "một hành động thái quá" và "phi pháp nghiêm trọng". Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet. Minh Anh (lược dịch).
Vatican ra mắt cổng thông tin điện tử từ 29/6
Vatican sẽ bước vào thế giới mạng với việc cho ra mắt cổng thông tin điện tử http://www.news.va và Giáo hoàng Benedict XVI sẽ đích thân đưa trang web lên mạng bằng một cú nhấp chuột.
Thế giới
Các quan chức Vatican ngày 25/6 nói rằng Giáo hoàng Benedict XVI đã theo sát quá trình phát triển của cổng điện tử này. Trang mạng này sẽ tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông đồng thời của Tòa thánh như các sản phẩm in ấn, phát thanh, truyền hình. Cổng thông tin điện tử này sẽ được cho ra mắt vào ngày 29/6 nhân kỷ niệm 60 năm ngày Giáo hoàng Benedict được thụ phong giám mục. Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Truyền thông Xã hội, cho biết Giáo hoàng Benedict có thể đưa trang web lên mạng bằng một cú nhấp chuột từ Phủ Giáo hoàng./. Huy Lê (Vietnam+).
Tìm máy bay Malaysia mất tích: Trung Quốc có kế hoạch riêng
Thứ trưởng GTVT Trung Quốc Hà Kiến Trung cho biết nước này sẽ tự có kế hoạch riêng để tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Thế giới
Trong chiến dịch tìm kiếm , ông Hà Kiến Trung nói, Trung Quốc đến nay đã cử 6 tàu, bao gồm 4 tàu tuần tra và 2 tàu chiến của hải quân. Hai tàu chiến này là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu chiến Miên Dương, trước đó đã được Việt Nam cho phép tiến vào vùng Biển Đông, phối hợp cùng các nước tìm kiếm, cứu hộ. Thứ trưởng TQ cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch phạm vi tìm kiếm của 6 tàu trên. Ngày mai, nước này sẽ triển khai thêm 3 tàu tuần tra, đồng thời huy động tàu buôn hỗ trợ. Ông Hà Kiến Trung khẳng định Trung Quốc vẫn duy trì liên lạc và phối hợp với Malaysia và Việt Nam. Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn tham gia tìm máy bay mất tích. Hôm 10/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc Malaysia đẩy nhanh việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích với 239 người, trong đó có 153 người Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng Malaysia có thể hiểu tâm trạng củaTrung Quốc, đặc biệt là tâm trạng của gia đình hành khách Trung Quốc và tăng tốc độ điều tra cũng như nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ hơn nữa" ông Tần Cương nói tại cuộc họp báo hàng ngày. "Chiếc máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia, vì vậy Malaysia phải có trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm và cứu nạn. Bộ Công an Trung Quốc cũng đã cử người đến Malaysia để điều tra việc hai người sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp để lên trên máy bay, "nhưng chúng tôi không thể xác định ai đang sử dụng hộ chiếu này, ông Tần nói. "Khi việc điều tra vẫn được tiến hành, vẫn còn quá sớm để kết luận, mọi người cần bình tĩnh và tránh phát tán thông tin sai lệch" người phát ngôn nói. Clip tàu chiến Trung Quốc tìm máy bay Boeing 777 mất tích : Linh An.
Máy bay Mỹ chở tiền sang Iran chuộc người?
(Công lý) - Một máy bay chở hàng của Mỹ được cho là chở một khoản tiền lớn tới Tehran để chuộc 4 công dân Mỹ mà Iran đã bắt trước đó, Wall Street Journal (WSJ) tiết lộ.
Thế giới
Hàng trăm triệu đô với nhiều loại ngoại tệ đã được Mỹ chuyển tới Iran. Mới đây, nhật báo Phố Wall tiết lộ, Washington đã bí mật chuyển một khoản tiền mặt lớn khoảng 400 triệu USD, bao gồm cả Euro, Frank Thụy Sỹ và các loại tiền khác cho Iran để đổi lấy tự do cho 4 công dân Mỹ. Số tiền trên được chứa trong các hòm gỗ và chở tới Tehran bằng một chiếc trực thăng vận chuyển không tên. Số tiền này được rút từ các ngân hàng Thụy Sỹ và Hà Lan. Việc cấp tiền được các ngân hàng thực hiện dưới dạng ngoại tệ vì bất cứ hoạt động giao dịch nào bằng đồng USD giữa Mỹ và Iran hiện đều đang bị cấm. Cùng thời điểm này, Mỹ tiến hành đàm phán trao đổi tù nhân với Iran khiến nghi ngờ về việc Mỹ chuộc người có vẻ như có cơ sở. Nhiều tranh cãi đã nổi lên trên chính trường Mỹ. Thượng nghị sỹ Tom Cotton nhận định, việc này phá vỡ chính sách bấy lâu nay của Mỹ, dẫn tới việc Iran tiếp tục các vụ bắt giữ phi pháp của họ. Trong khi đó, Nhà trắng biện minh rằng, khoản tiền trên là phần tiền chuyển giao đầu tiên trong vụ dàn xếp trị giá 1,7 tỷ USD giữa 2 nước, nhằm kết thúc cuộc tranh chấp kéo dài 37 năm đối với những quỹ mà Iran thanh toán cho việc chuyển giao vũ khí. Trong gói đầu tiên này, phía Tehran muốn Washington phải trả cho họ hơn 10 tỷ USD vì bị đóng băng các quỹ, cùng lợi nhuận phát sinh. Trong diễn biến liên quan, hồi tháng 1 vừa qua, Iran đã cho phóng thích 4 công dân Mỹ là nhà báo Jeyson Rezayan, giáo sỹ Saeda Abedini, quân nhân Amir Hekmati và Nosratollu Hosraui. Ngược lại, chính quyền Mỹ đã trả tự do cho 7 người Iran, 6 trong số đó có quốc tịch kép.
Tổng thống Mỹ Obama lớn tiếng chỉ trích Nga tại cuộc họp LHQ
Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/9 đã lên án những hành động gây căng thẳng của Nga ở châu Âu, nhưng cũng đề xuất dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva nếu Nga thay đổi cách tiếp cận cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Thế giới
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (Nguồn: AP). Phát biểu tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc trước sự có mặt của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông Obama nói: Sự xâm lược của Nga ở châu Âu gợi nhớ lại thời kỳ các nước lớn chà đạp những nước nhỏ để theo đuổi tham vọng lãnh thổ. Các hành động của Nga ở Ukraine thách thức trật tự thời hậu chiến. Chúng tôi sẽ khiến Nga phải trả giá vì sự xâm lược này. Ông đồng thời lên án việc Moskva thâu tóm Crimea và hậu thuẫn phiến quân ly khai vũ trang ở Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định thỏa thuận ngừng bắn gần đây ở Ukraine đang mở ra cánh cửa hướng đến ngoại giao và hòa bình. Ông nói: Nếu Nga đi theo con đường đó, con đường đã mang lại sự thịnh vượng cho người dân Nga trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, thì chúng tôi sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của mình và hoan nghênh vai trò của Nga trong giải quyết những thách thức chung. Ông chỉ rõ Nga và Mỹ đã hợp tác trong quá khứ, từ cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân đến di dời và tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, đồng thời nhấn mạnh Washington sẵn sàng tiếp tục theo đuổi kiểu hợp tác đó nếu Nga thay đổi cách tiếp cận./.
Có tổng thống da màu, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày càng bùng phát
ANTĐ - Hãng thông tấn Nga Rossiya Segodnya vừa có bài bình luận cho rằng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dù công khai hay ẩn giấu cũng đang tác động mạnh mẽ đến đường lối chính trị và hoạt động kinh doanh của Mỹ.
Thế giới
ANTĐ - Hãng thông tấn Nga Rossiya Segodnya vừa có bài bình luận cho rằng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dù công khai hay ẩn giấu cũng đang tác động mạnh mẽ đến đường lối chính trị và hoạt động kinh doanh của Mỹ. Nạn phân biệt chủng tộc bùng phát dưới thời ông Obama. Trong bài viết, bình luận viên chính trị của hãng thông tấn Rossiya Segodnya Valentin Zorin cho biết, trong khi Washington cố gắng áp đặt mô hình của họ cho những quốc gia nằm cách xa biên giới của mình, thì bản thân nước Mỹ lại có nguy cơ bùng phát bạo loạn quy mô lớn đến mức có thể làm rung chuyển đất nước. Một dấu hiệu nguy hiểm là sự bùng nổ làn sóng phẫn nộ của người dân da đen tại thành phố Baltimore vào cuối tháng 4 vừa qua. Bạo lực đã bùng lên ở Baltimore vào ngày 27 tháng 4 sau đám tang thanh niên Mỹ da đen Freddy Gray, 25 tuổi. Anh này bị nhân viên công lực Mỹ bắt giữ ngày 12 tháng 4, sau đó đã chết tức tưởi. Khi bắt giữ người da màu trẻ tuổi này, cảnh sát đã làm anh ta bị chấn thương cổ nghiêm trọng. Thậm chí đã có tin nói, anh ta gần như đã bị bẻ gãy cổ khi bắt giữ. Sau đám tang anh này, hàng chục nghìn người da màu đã tràn ra đường phố đốt phá và ném đá, xô xát với nhân viên cảnh sát. Chính quyền đã ra lệnh giới nghiêm, cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và bắt giữ một số người, lực lượng vệ binh quốc gia cũng tiến vào thành phố và được phép sử dụng vũ lực. Sự kiện Baltimore không phải là lần đầu tiên ở Mỹ xảy ra tình trạng như vậy. Hồi cuối năm 2014, những sự kiện tương tự đã xảy ra ở thành phố Ferguson. Máu cũng đã đổ và chính quyền địa phương cũng phải điều hàng ngàn lính tới trấn áp bạo động ở thành phố này. Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ trên đường phố Baltimore. Một nghiên cứu của Nhóm công tác đặc biệt Bảo vệ trật tự pháp luật trong thế kỷ XXI cho biết, chỉ trong tháng 3 năm nay số người bị giết trong tay cảnh sát Hoa Kỳ nhiều hơn số người bị cảnh sát Anh giết chết trong hơn 100 năm qua. Nhóm công tác được thành lập theo lệnh của ông Obama vào tháng 12 năm 2014 thừa nhận, trong tháng 3, cảnh sát Mỹ đã giết chết 111 người, điều đó nói lên việc sử dụng vũ lực của nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật xảy ra quá thường xuyên và tùy tiện. Dưới thời chính quyền Obama, ở hàng chục thành phố thuộc tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ đã xảy ra tình trạng bất ổn, các cuộc biểu tình phản đối việc đối xử bất công với người da đen ngày càng gia tăng, số người Mỹ da màu bị giết, bị bắt bớ đang tăng lên chóng mặt. Rõ ràng là điều này đã bác bỏ những tuyên bố chính thức của Nhà Trắng về việc lần đầu tiên một người da đen (ông Obama) giữ ghế tổng thống, mà còn tại vị 2 nhiệm kỳ đã chứng tỏ rằng, Hoa Kỳ đã giải quyết thành công vấn đề phân biệt chủng tộc. Những tuyên bố như vậy không phù hợp với thực trạng đời sống kinh tế-xã hội Mỹ hiện nay. Người biểu tình da đen đập phá xe cảnh sát Baltimore. Báo cáo nhân quyền Mỹ bị chỉ trích dữ dội. Vị Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ Jimmy Carter cũng thừa nhận điều đó. Ông công khai bày tỏ sự lo ngại: "Ở đất nước chúng ta, nạn phân biệt chủng tộc hay sự căm ghét người da đen đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Nhà khoa học Mỹ nổi tiếng John Dovidio cũng nêu lên thực trạng tương tự. Trong cuốn sách xuất bản gần đây ở Mỹ, ông viết rằng, "nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang liên tục biến đổi và đột biến một cách nhanh chóng như một virus, có những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ". Hiện nay, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dù công khai hay ẩn giấu cũng đã tác động mạnh mẽ đến đường lối chính trị và hoạt động kinh doanh của Mỹ. Theo báo cáo của tổ chức Mỹ có ảnh hưởng rất lớn là "National League of Cities" (Liên đoàn quốc gia của các thành phố), hiện nay số gia đình da đen sống dưới chuẩn nghèo nhiều gấp ba lần số gia đình người Mỹ da trắng. Báo cáo còn nêu một thực tế đáng buồn rằng, 70% người Mỹ da đen bị phân biệt đối xử khi đi xin việc làm. Người da đen bị đuổi việc đầu tiên và là người cuối cùng được thuê - báo cáo của National League of Cities viết. Một vấn đề khác gây đau đầu cho quan chức Washington là hội chứng "Chicano" (thuật ngữ dùng để chỉ những người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha). Số người thuộc nhóm Chicano đang tăng lên nhanh chóng. Ví dụ, hơn 1/3 cư dân của bang California là những người nói tiếng Tây Ban Nha, tình hình ở các tiểu bang gần biên giới với Mexico cũng tương tự như vậy. Lính cứu hỏa Mỹ dập tắt những đám cháy do người biểu tình đốt phá. Dù không có số liệu chính xác, nhưng ở đó có tới hàng triệu người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha đang chịu cảnh tương tự như người da đen. Và những "công dân mới của Mỹ" ngày càng tích cực phản đối sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử, bằng việc tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng. Hôm 11-5, Hoa Kỳ đã đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bản báo cáo định kỳ lần thứ hai về tình hình nhân quyền ở trong nước. Tài liệu này đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi 47 nước thành viên tham gia Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đã có nhiều câu hỏi được những nhà phân tích chính trị và nhân quyền trên thế giới đặt ra câu hỏi là tại sao bạo loạn chủng tộc lại bùng phát tại Mỹ? Tại sao Hoa Kỳ luôn rao giảng về nhân quyền đối với các nước khác mà tình hình kỳ thị chủng tộc, bạo loạn chủng tộc lại xảy ra nhiều thế? Các đảng viên Cộng hòa nói thẳng: "Người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong Nhà Trắng đã tạo ra, thờ ơ và làm trầm trọng thêm khối lượng lớn các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ". Xung đột xảy ra là kết quả của sự bất bình đẳng kinh tế và sự hiện diện "vài thế hệ thanh thiếu niên bị mắc kẹt trong các ngôi trường chất lượng sa sút, các khu phố bị bỏ hoang. Một số quốc gia đã đề nghị Hoa Kỳ xem xét và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những cái chết bi thảm tại Ferguson và Baltimore, chứ không phải là vài biện pháp mang tính hình thức như cách chức vài viên cảnh sát, giải tán công lực hay vỗ về xoa dịu người dân bằng các khẩu hiệu mị dân.
Triều Tiên đưa ra điều kiện đàm phán với Mỹ - Hàn
(TNO) CHDCND Triều Tiên vào sáng nay 18.4, đã đưa ra danh sách các điều kiện cho bất kỳ cuộc đàm phán nào với Seoul hoặc Washington, bao gồm việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và bảo đảm chấm dứt cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Thế giới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 101 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15.4 - Ảnh: AFP/KCNA. Nếu Mỹ và con rối Hàn Quốc có một chút khát vọng nhỏ nhoi nhất nhằm tránh những đòn trí mạng từ quân đội, nhân dân chúng ta, và thật sự ao ước đối thoại - đàm phán, họ phải đưa ra quyết định kiên quyết, Ủy ban Quốc phòng CHDCND Triều Tiên thông báo. Trước tiên, các nghị quyết trừng phạt bịa đặt từ những lý do bất công của Liên Hiệp Quốc phải được rút lại, cơ quan lãnh đạo quân sự hàng đầu ở CHDCND Triều Tiên khẳng định trong thông báo được KCNA đăng tải. Thông báo cũng yêu cầu Seoul và Washington dừng mọi hành động khiêu khích và đưa ra lời xin lỗi. Theo AFP, các điều kiện chắc chắn sẽ bị cự tuyệt thẳng thừng bởi Mỹ và Hàn Quốc, những nước đã đặt điều kiện đối thoại là CHDCND Triều Tiên phải thực hiện những động thái phi hạt nhân hóa. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng phải dựa vào tín hiệu từ CHDCND Triều Tiên cho thấy họ đã thay đổi và tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt là chương trình hạt nhân. Sơn Duân.
Pháp không công nhận tuyên bố độc lập đơn phương của Catalonia
Ngày 9-10, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu của Pháp Nathalie Loiseau cho biết, Pháp sẽ không công nhận Catalonia nếu khu vực thuộc Tây Ban Nha này đơn phương tuyên bố độc lập.
Thế giới
Hàng trăm nghìn người biểu tình phản đối Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha ngày 8-10. Cnews dẫn lời bà Nathalie Loiseau: Nếu có một lời tuyên bố độc lập, đây là một quyết định đơn phương và sẽ không được công nhận. Catalonia là một khu tự trị thuộc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt. Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý đòi tách khỏi Tây Ban Nha được tiến hành ngày 1-10. Tòa án hiến pháp nước này đã bác bỏ cuộc bỏ phiếu và coi điều này là bất hợp pháp. Một tuần sau cuộc bỏ phiếu, hàng trăm nghìn người đã tụ tập tại trung tâm thành phố Barcelona biểu tình phản đối Catalonia đòi độc lập. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu cho biết thêm: Vấn đề Catalonia không thể được giải quyết thông qua cuộc bỏ phiếu cách đây 1 tuần. Cuộc khủng hoảng này cần được giải quyết thông qua đối thoại từ tất cả các cấp chính trị của Tây Ban Nha. Bà Loiseau cũng nói rằng, nếu Pháp vội vàng công nhận Catalonia độc lập chỉ sau một tuyên bố đơn phương là lẩn trốn trách nhiệm trong việc này. Nếu độc lập của khu vực này được công nhận mặc dù đây là quyết định đơn phương, hậu quả tức thì sẽ xảy ra đó là Catalonia tự động rút khỏi Liên minh Châu Âu. Tiến Đạt Theo Reuters.
26.000 người được ân xá mà không có tên Thaksin
Cuối tuần qua, Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej thông báo sẽ ân xá cho 26.000 phạm nhân để tạo điều kiện cho họ bắt đầu cuộc sống mới và trở thành những người tốt.
Thế giới
Tuy vậy, lệnh ân xá được đưa ra nhân kỷ niệm lần thứ 84 ngày sinh của Nhà Vua kể trên đã không đưa ông Thaksin Shinawatra vào danh sách (giảm án), cho dù người ta tin rằng chính phủ của bà Yingluck Shinawatra đã soạn thảo lệnh ân xá để tìm cách xin ân xá cho ông Thaksin. Theo quy định của luật pháp, lệnh ân xá chỉ áp dụng đối với những người phạm tội ít nhất đã thụ án một phần của mức án đã tuyên. Theo báo Bưu điện Bangkok, văn bản cuối cùng của lệnh ân xá mới được Nhà Vua Thái Lan thông qua làm hài lòng Đảng Dân chủ đối lập. Ông Thepthai Senpong, một nghị sỹ của Đảng Dân chủ, nói các chi tiết quan trọng trong lệnh ân xá của Hoàng gia là không khác mấy so với những điểm mà đảng này đã dự thảo khi còn nắm quyền./. (Vietnam+).
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thành lập nhóm chính trị mới
Nhóm chính trị mới của bà Clinton mang tên "Cùng Tiến”, một tổ chức cấp tiến phi lợi nhuận với mục tiêu xây dựng một liên minh quốc gia của các cử tri tự do.
Thế giới
Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton ngày 15/5 đã "trở lại chính trường" với việc công bố quyết định thành lập nhóm chính trị mới, được cho là nhằm "chống" Tổng thống Mỹ Donald Trump - tỷ phú bất động sản đã bất ngờ đánh bại bà trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thành lập nhóm chính trị mới. Ảnh: EPA/TTXV. Nhóm chính trị mới của bà Clinton mang tên "Cùng Tiến, một tổ chức cấp tiến phi lợi nhuận với mục tiêu xây dựng một liên minh quốc gia của các cử tri tự do. Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trên trang Twitter cá nhân, chiều 15/5, bà Hillary Clinton chia sẻ rằng mấy tháng qua, bà đã suy nghĩ những gì đã qua, khẳng định bản thân vẫn đang đấu tranh cho một nước Mỹ bao dung với những trái tim rộng mở và công bằng. Trong khi đó, trong một tuyên bố chính thức, nhóm "Cùng Tiến của bà nêu rõ mục đích thành lập nhóm là để khuyến khích người dân tổ chức, tập hợp cùng nhau và chạy đua, theo đó nhóm sẽ "thúc đẩy các giá trị tiến bộ và nỗ lực xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ tương lai. Cựu Chủ tịch Ủy ban toàn quốc của đảng Dân chủ Howard Dean được cho sẽ là nhà lãnh đạo hàng đầu của tổ chức chính trị mới này, trong khi cá nhân bà Hillary chưa tuyên bố giữ vai trò cụ thể nào. Theo nhận định của báo giới Mỹ, mục tiêu trước mắt của tổ chức chính trị "Cùng Tiến" sẽ là nỗ lực đoàn kết và củng cố sức mạnh cho các cử tri đảng Dân chủ nhằm giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử vào năm 2018, đồng thời hậu thuẫn cho đảng này hướng tới các cuộc bầu cử cấp địa phương, cấp bang và liên bang trong tương lai. Động thái này cũng có thể báo hiệu bà Hillary Clinton sẽ không quay trở lại đường đua vào Nhà Trắng nữa, song bà sẽ giữ vai trò cố vấn trong đảng. Với dòng tít "Hillary Clinton trở lại chính trường", trang mạng bình luận chính trị uy tín politico.com cho biết cựu ngoại trưởng này đã gửi một bức thư điện tử cho những người ủng hộ kêu gọi họ gia nhập tổ chức do bà kêu gọi thành lập. Trong thư, bà Hillary Clinton cho rằng người dân các cộng đồng trên khắp nước Mỹ đang chào đón người nhập cư và người tị nạn tới tham dự các cuộc họp của cộng đồng". Tuy nhiên, phản ứng trước thông tin bà Clinton thành lập nhóm chính trị mới, Ủy ban Toàn quốc của đảng Cộng hòa (RNC) đã lên tiếng chế nhạo động thái này, cho rằng bà Hillary đã bị cử tri từ chối bởi bà không đáng tin cậy, xa rời người dân và theo đuổi các chính sách thất bại trong quá khứ. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton tuyên bố thành lập nhóm chính trị mới 6 tháng sau thất bại trước ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái. Dù không trực tiếp đề cập đến ông Trump, song phương châm hành động của nhóm Cùng Tiến được cho là nhằm củng cố các giá trị truyền thống của đảng Dân chủ, bảo toàn sự ủng hộ của hơn 66 triệu cử tri từng bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, theo đó thu hút và tập hợp sự tham gia của các cử tri tự do và chống lại chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Donald Trump./.
Vũ khí Mỹ mang màu sắc Trung Quốc trông ra sao?
(Kiến Thức) - Dân mạng Trung Quốc đã “hô biến” các vũ khí Mỹ sang trang bị Quân đội Trung Quốc bằng cách thay màu sơn và phù hiệu.
Thế giới
Trong ảnh, tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ được sơn màu đen bạc giống với tiêm kích J-31, J-20 cùng phù hiệu Không quân Trung Quốc. Máy bay vận tải hạng nặng C-17 Mỹ khi mang màu ngụy trang máy bay Trung Quốc (đây là màu giống với vận tải cơ Il-76). Máy bay tiêm kích hạng nặng F-15 Mỹ được sơn màu ngụy trang giống với tiêm kích J-7, J-8 của Trung Quốc. Khi xe tăng M1 Abram Mỹ độ màu sơn, phù hiệu tăng Type 99 Quân đội Trung Quốc. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang màu sắc Trung Quốc. Tàu khu trục Areligh Burke được dân mạng Trung Quốc dùng Photoshop hóa trang thành tàu chiến Trung Quốc.
'Anh hùng chiến tranh' tại Iraq là kẻ xả súng tại sân bay ở Mỹ
Cảnh sát sân bay quốc tế Fort Lauderdale ghi nhận một cựu binh chiến tranh Iraq với hơn 5 huân chương các loại đã bắn chết 5 người và làm 8 người khác bị thương ngày 6.1.2017.
Thế giới
Chân dung của Esteban Santiago. Esteban Santiago, 26 tuổi bị bắt ngay sau khi thực hiện vụ tấn công. Tên Santiago là một "anh hùng chiến tranh" tại Iraq khi giải ngũ hồi tháng 8.2016 với hơn 5 huân chương các loại. Hiện Santiago đang chờ lệnh trừng phạt từ tòa án liên bang, theo đặc vụ FBI George Piro. Ông Piro cho hay cơ quan điều tra không loại trừ khả năng đây là một vụ khủng bố và họ đang tiến hành điều tra lý lịch du lịch của nghi phạm. Được biết Santiago đã phục vụ trong quân đội Mỹ một thời gian. Tên này đã nổ súng vào dân thường lúc 13 giờ (giờ địa phương) bằng khẩu súng ngắn bán tự động 9mm được giấu trong hành lý ký gửi. Thủ phạm chỉ ngừng nổ súng khi hết đạn và ngay sau đó anh ta ra đầu hàng cảnh sát. Đây quả là hành động mất nhân tính, Thống đốc bang Florida Rick Scott nói với Reuters. Sau vụ việc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trong vụ xả súng tại sân bay Fort Lauderdale. Bên cạnh số người bị thương do bị bắn, khoảng 30 người khác cũng phải nhập viện do bị thương khi đám đông trở nên hoảng loạn khi chứng kiến sự việc. Tháng 11.2016, Santiago đã có những lối hành xử không bình thường tại văn phòng FBI ở thành phố Anchorage, bang Alaska. Nhân viên điều tra sau đó phải chuyển anh đến cơ sở y tế để thẩm định tâm thần. Thủ phạm vụ xả súng vừa qua quả quyết rằng anh đang bị một cơ quan tình báo Mỹ giám sát và yêu cầu theo dõi các đoạn phim của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Theo Reuters , Santiago đã có thời gian tại ngũ từ năm 2007-2016. Lần trở về Mỹ gần đây nhất là vào tháng 8 năm ngoái và người thân anh này cho rằng anh trở thành con người khác hẳn. Xuân Hồng (theo Reuters ).
Hàn mua 36 máy bay trực thăng cường kích của Mỹ
Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 26/9 cho biết đã thông báo lên Quốc hội nước này việc Hàn Quốc muốn mua 36 chiếc máy bay trực thăng cường kích bao gồm AH-1Z, AH-64D và các phụ tùng liên quan của Mỹ.
Thế giới
Máy bay trực thăng AH-1Z của Mỹ. Được biết, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch ký kết chính thức dự án mua máy bay trực thăng cường kích của Mỹ hoặc T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 12 tới. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, việc Hàn Quốc tăng cường sức mạnh của lực lượng bảo vệ quốc gia cũng sẽ có lợi cho Mỹ. Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng là cơ quan phụ trách các thương vụ chuyên bán vũ khí cho nước ngoài của Chính phủ Mỹ./. (Vietnam+).
Số người chết ở Nhật có thể lên hơn 10.000
Hai ngày sau động đất, sóng thần kinh hoàng, Nhật tiếp tục vật lộn với những thiệt hại khủng khiếp. Số nạn nhân vượt quá 10.000 người và khủng hoảng leo thang ở hai nhà máy hạt nhân.
Thế giới
Ảnh chụp từ trên cao ở vùng tâm chấn động đất Sendai, Nhật Cơ quan khí tượng Nhật sáng nay (13/3) đã sửa lại mức độ động đất tại nước này từ 8,8 độ lên 9, một trong những trận động đất lớn nhất trên thế giới. Số người thiệt mạng và mất tích được dự báo là đã vượt quá 10.000 trong khi con số tử vong chính thức đã hơn 800. Chỉ riêng tỉnh Fukushima, 1.167 người chưa rõ tung tích và hơn 600 tử thi đã được tìm thấy ở cả hai tỉnh Fukushima và Miyazaki. Chính quyền địa phương cho hay vẫn chưa thể liên lạc với hàng chục nghìn người khác. Ít nhất 20.820 tòa nhà bị hủy hoại toàn bộ hoặc một phần do động đất, quan chức và thống kê của chính quyền địa phương cho thấy. Công ty điện Tokyo thông báo với cơ quan an toàn hạt nhân của chính phủ rằng mức phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã vượt quá mức cho phép. Tại nhà máy điện này, tới sáng 13/3, ít nhất 22 người đã bị nhiễm phóng xạ gần nhà máy. Thủ tướng Naoto Kan đã ra chỉ thị tăng gấp đôi số nhân viên của Lực lượng phòng vệ tới khu vực bị động đất tàn phá, lên tới 100.000 người - một trong những chiến dịch lớn chưa từng có của SDF, Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa cho hay. "Tôi yêu cầu mọi người nỗ lực hết sức để cứu mạng càng nhiều người càng tốt", Thủ tướng Kan phát biểu tại cuộc họp sáng ở trung tâm đối phó thảm họa khẩn cấp. Tại Miyagi, khoảng 200 thi thể vừa được tìm thấy ở thành phố Higashimatsushima, sở cảnh sát quốc gia cho hay. Đến rạng sáng 13/3, khoảng 4,400 người vẫn bị cô lập trong các trường học, bệnh viện và các khách sạn nhỏ khi sóng thần nhấn chìm toàn bộ thị trấn Onagawa và vùng phụ cận thành phố Ishinomaki dưới làn nước, quan chức Miyagi cho biết. Tại Minamisanriku, khoảng 10.000 người, một nửa dân số thị trấn, hiện vẫn mất tích. Ở tỉnh Iwate, bắc Miyagi, sáng 13/3, rất nhiều thi thể được tìm thấy dưới đống đổ nát ở Rikuzentakata. Khoảng 5.000 ngôi nhà trong thành phố bị sóng thần nhấn chìm. Nhà chức trách xác nhận chỉ có 5.900 trong số 23.000 người dân thành phố này là tới nơi lánh nạn. Chính quyền tỉnh Iwate cho hay, hiện vẫn chưa liên lạc được với 1.167 cư dân, gồm cả 918 người ở Namiem, làm tăng số người mất tích trong dữ liệu thống kê. Ngoài ra, nhà chức trách vẫn chưa kết nối được với thị trưởng và các quan chức Otsuchi sau khi trụ sở chính quyền thị trấn bị sóng thần cuốn trôi lúc ông thị trưởng và nhiều quan chức khác ở trong tòa nhà. Một nhà dưỡng lão có 30 cụ già ở thành phố Ofunato cũng bị cuốn trôi. Trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển đã được phái đi để xác định quy mô thiệt hại ở 7 địa điểm ở thành phố Miyako lúc sáng 13/3, Bộ Quốc phòng Nhật cho hay. Những trục trặc về vấn đề thông tin đang ngày càng trầm trọng hơn. Nippon Telegraph và Telephone East Corp cho biết, 475.400 dịch vụ cáp quang bị ngừng kết nối lúc 6h sáng, tăng 76.500 so với thời điểm 8h tối ngày 12/3. Trước đó, 879.500 đường dây điện thoại thuê bao vẫn nằm ngoài vùng dịch vụ, hầu hết đều tập trung tại Iwate và Miyagi. Hiện, hàng triệu người Nhật đang thiếu nước uống, điện và chỉ sống nhờ vào mỳ ăn liền. Chính phủ Nhật tối 12/3 đã ra sắc lệnh coi động đất là một thảm họa nghiêm trọng để có thể tăng chi phí dành cho tái thiết. Tổng số 69 chính phủ nước ngoài và 5 tổ chức quốc tế đã đề nghị trợ giúp Nhật tính đến 9h sáng 13/3, Bộ Ngoại giao cho hay. Hoài Linh (Theo Mainichi).
Máy bay quân sự rơi tại Ethiopia, ít nhất 18 người thiệt mạng
Ít nhất 18 người thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng quân sự tại khu vực Oromiya, Ethiopia vào sáng 30/8 (giờ địa phương).
Thế giới
Ít nhất 18 người thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng quân sự tại khu vực Oromiya, Ethiopia vào sáng 30/8 (giờ địa phương). Hãng thông tấn Fana của Ethiopia đưa tin trong số 18 người thiệt mạng có 15 người thuộc quân đội và 3 dân thường. Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Ethiopia (ENA) cho biết trực thăng gặp nạn khi bay từ thành phố miền Đông Dire Dawa tới Bushoftu. ENA cũng cho hay trực thăng rơi tại khu vực cách thủ đô Addis Ababa gần 100 km. Trong số những người thiệt mạng có 2 trẻ em và 2 phụ nữ. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ việc. ENA cũng cho hay máy bay đã bốc cháy trên không trước khi rơi./. (TTXVN/Vietnam+).
Syria yêu cầu AL triệu tập họp khẩn về tình hình nước này
(VOV) - Đây được xem như một biện pháp của Tổng thống Bashar al-Assad kéo dài thời gian trong khi nước này đang phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt quốc tế
Thế giới
AL yêu cầu Syria chấm dứt bạo lực. Tổng thư ký Liên đoàn A-rập (AL) Nabil Elaraby ngày 14/11 cho biết Syria đã chính thức yêu cầu AL triệu tập một cuộc họp khẩn về tình trạng bạo động chính trị ở nước này. Syria đang đối mặt với tình trạng bị cô lập không những từ các nước phương Tây mà ngay cả các quốc gia xung quanh bởi chiến dịch sử dụng bạo lực đàn áp người biểu tình của nước này trong vòng 8 tháng qua. Tổng thư ký Nabil Elaraby nói ông đã nhận được yêu cầu của Syria nhưng yêu cầu này chỉ được thực hiện khi nhận được sự đồng ý của 15 nước thành viên. Việc Syria kêu gọi tổ chức một cuộc họp bất thường được xem như một biện pháp của Tổng thống Bashar al-Assad kéo dài thời gian trong khi nước này đang phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt quốc tế do việc sát hại hơn 3.500 dân thường trong các đợt đán áp người biểu tình. ** Ngoại trưởng Syria ông Walid al- Moallem ngày 14/11 lên tiếng xin lỗi về các vụ tấn công của những người biểu tình nước này vào cơ quan đại diện ngoại giao một số nước Arập tại thủ đô Damascus. Ông Walid al- Moallem nói: Là Ngoại trưởng Syria, tôi xin lỗi vì vụ việc vừa rồi. Tôi hy vọng rằng với nhận thức của người dân Syria, việc này sẽ không xảy ra nữa. Chúng tôi, với trách nhiệm của một nhà nước sẽ đảm bảo an ninh tại các đại sứ quán. Bắt nguồn từ việc Liên đoàn A-rập (AL) đình chỉ tư cách thành viên của Syria với lý do quốc gia Trung Đông này trì hoãn thực thi thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng, ngày 12/11, nhiều người dân Syria đã biểu tình và tấn công các đại sứ quán Arabia Saudi và Qarta tại thủ đô Damascus. Trong tuyên bố của mình, Ngoại trưởng Walid al- Moallem cũng cho biết, chính quyền nước này sẽ không lay chuyển ngay cả khi Syria bị đình chỉ tư cách thành viên AL, đồng thời cảnh báo quyết định của AL là một "bước nguy hiểm". Ngoại trưởng Moallem cũng cho biết chính phủ Syria không lo sợ về khả năng can thiệp quân sự nước ngoài, khẳng định sẽ không tái diễn kịch bản Lybia tại Syria. Ngoại trưởng Moallem cũng bày tỏ tin tưởng cuộc khủng hoảng tại Syria đang đi tới hồi kết, đồng thời kêu gọi đối thoại với phe đối lập trong nước khi khẳng định sẽ tiến hành tái cơ cấu. Như vậy, việc AL không còn đứng về phía Syria, thậm chí muốn áp đặt trừng phạt Damascus càng làm tăng sức ép quốc tế đối với quốc gia Trung Đông này. Theo các nhà phân tích, dù không giống như lời kêu gọi của AL về việc thiết lập "vùng cấm bay", một động thái đã "tiếp sức" cho các hành động quân sự của NATO ở Lybia - quyết định đình chỉ tư cách thành viên của AL đối với Syria - tạo điều kiện để phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép chống Syria và đẩy nước này vào tình trạng ngày càng bị cô lập./.
Nga triệu hồi đại sứ ở NATO, bắt 25 người Ukraina
Nga vừa triệu ông Valery Yevnevich từ NATO về để tham vấn 2 ngày sau khi các thành viên liên minh quân sự này dừng hợp tác với Nga vì khủng hoảng ở Ukraina.
Thế giới
TIN BÀI LIÊN QUAN: Quân đội Nga hiện đã kiểm soát hoàn Crưm. Hãng thông tấn ITAR-Tass dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Anatoly Antonov cho biết, Thượng tướng Yevnevich sẽ trở về Moscow vì các hành động của NATO. "Chính sách cố ý leo thang căng thẳng không phải là lựa chọn của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy có khả năng tiếp tục hợp tác quân sự với NATO theo một chế độ thông thường", ông Antonov được dẫn lời khẳng định. Vị thứ trưởng Nga cáo buộc Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã có những "thông điệp đối đầu" tại cuộc gặp của các ngoại trưởng NATO hồi đầu tuần và nghi ngờ các bước đi của khối nhằm tăng cường sự hiện diện ở Đông Âu. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước ông muốn các câu trả lời từ NATO về các hoạt động ở Đông Âu sau khi liên minh quân sự phương Tây này cho biết họ sẽ tăng cường phòng thủ cho các thành viên phía đông của mình. Trong số các kế hoạch được NATO đưa ra có việc gửi quân lực và trang thiết bị tới cho các đồng minh ở Đông Âu, tiến hành tập trận nhiều hơn và đảm bảo lực lượng phản ứng nhanh của liên minh có thể triển khai mau chóng hơn. Việc Nga quyết định sáp nhập bán đảo tự trị Crưm ở miền đông Ukraina hồi tháng 3 đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng Đông - Tây tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Trong một diễn biến khác, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo họ vừa bắt giữ 25 người Ukraina vì lên kế hoạch các cuộc tấn công khủng bố vào thời điểm Crưm tổ chức trưng cầu dân ý hồi giữa tháng 3. Theo FSB, những đối tượng này là thành viên các phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đang chuẩn bị các cuộc tấn công bên trong nước Nga. Theo phóng viên Steven Rosenberg của BBC ở Moscow, trong số bị bắt có 3 thành viên phong trào Right Sector. Trước đó, các quan chức chính phủ Ukraina cũng đưa ra cáo buộc chống lại Moscow, tuyên bố hơn 30 điệp vụ FSB đã tham gia hoạch định chiến dịch nhằm vào người biểu tình chống chính phủ ở Kiev hồi đầu năm nay. Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraina Valentyn Nalyvaychenk còn nói rằng FSB đã gửi "hàng tấn" chất nổ và vũ khí bằng máy bay tới Ukraina. Ngày 3/4, Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Arsen Avakov khẳng định một cuộc điều tra cho thấy cảnh sát đặc nhiệm đã đứng sau cái chết của hàng chục người biểu tình ở Kiev hồi tháng 2. Ông cho biết, 12 thành viên cảnh sát Berkut đã được nhận diện khi các tay bắn tỉa bị bắt. Avakov cũng trình ra "bằng chứng mới" veè các vụ bắn giết trong ngày 18-20/2, thời điểm 76 người thiệt mạng. Cùng ngày 3/4, Moscow thông báo nâng giá khí đốt bán cho Ukraina lên 485 USD/1.0000 m3 - lần tăng thứ 2 chỉ trong vòng 2 ngày. Phía Quốc hội châu Âu ủng hộ một đề xuất cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Ukraina - một biện pháp được cho là sẽ giúp các hãng của Ukraina tiết kiệm được 487 triệu Euro mỗi năm. Thanh Hảo.
Quân tinh nhuệ Syria chiếm thêm cứ địa tại Sweida, IS co cụm chuẩn bị phản công
Ngày 09.08.2017 theo hãng tin nhà nước SANA, quân đội Syria tiếp tục tiến công trên vùng sa mạc phía bắc al-Suwayda, tiến đến các địa bàn Dahrat Rashid, al-Naima, al-Salasil và al-Sawut. Các cánh quân của lực lượng vũ trang Syria đang tiến vào khu vực Taloul al Safa
Thế giới
Các đơn vị vũ trang Syria tiến công Sweida. Ảnh hãng tin SANA. Phóng viên chiến trường hãng tin SANA, đi cùng với các đơn vị thuộc sư đoàn cơ giới số 4 trên sa mạc al-Suwayda cho biết, quân đội Syria tiêu diệt hàng chục tay súng IS trong cuộc tiến công. Các đơn vị công binh Syria đang rà phá bom mìn, vũ khí nổ tự chế IED do IS gài đặt bừa bãi trên vùng sa mạc rộng mênh mông. Blog al-Suwayda 24 Syria cho biết, quân đội Syria giải phóng khoảng hơn 50 km2 trong chiến dịch tiêu diệt và truy quét các phần tử IS trên vùng nông thôn phía bắc al-Suwayda. Chiến dịch tấn công có hàng trăm binh sĩ tình nguyện thuộc Đảng Xã hội Dân chủ Syria (SSNP), nhóm các cựu binh của tổ chức Quân đội Syria tự do FSA ở Daraa và các binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang địa phương NDF. Truyền thông địa phương cho biết, các tay súng IS hiện đang co cụm về khu vực al-Safa, tăng cường sức mạnh phòng ngự trên vùng sa mạc miền bắc Suweida. Các tay súng khủng bố đang sốc lại đội hình phòng ngự và có thể sẽ tiến hành một cuộc phản công trên vùng sa mạc này. Các cánh quân của lực lượng vũ trang Syria đang tiến vào khu vực Taloul al Safa. Video truyền thông quân đội Syria. Các đơn vị quân đội Syria tiến công vào sa mạc Sweida. Video FAN.Ria. Quang Anh /
IS thất bại liên tiếp tại hang ổ Tal Afar trước quân đội Iraq (video)
Ngày 24.08.2017, quân đội Iraq và Lực lượng Động viên Rộngrãi (quân tình nguyện người Shitte - PMU)  giải phóng các quận al-Khdra'a, al-Noor vàal-Naser trên phần phía đông thị trấn Tal Afar thuộc vùng dân cư phía tâyMosul.
Thế giới
Xe cơ giới Iraq tấn công trên chiến trường thị trấn Tal - Afar - ảnh video Masdar News. Các lực lượng vũ trang Iraq chiếm được các quận al-Wihdah và al-Mualimen phía bắc thị trấn, các quận al-Jazzera và Tal Khidr Elias ở khu phía nam cao điểm Tal Talar. Các đơn vị vũ trang Iraq cũng giành được khu dân cư Qurahat Tabi phía bắc sân bay Tal Afar và tuyến đường dẫn tới thành cổ Tal Afar lịch sử. Các đơn vị vũ trang Iraq tiêu diệt 71 tay súng khủng bố IS trong cuộc tấn công, phá hủy 4 xe VBIED và 4 xe máy bẫy bom của IS. Lực lượng pháo binh PMU và máy bay chiến đấu không quân Iraq tập kích phá hủy nhiều vị trí của IS trong thị trấn Tal Afar. Bản đồ cuộc tấn công của quân đội Iraq vào thị trấn Tal-Afar - South Front. Các đơn vị hỏa lực quân đội Iraq và PMU tập kích IS trên chiến trường thị trấn Tal-Afar - video Masdar News. Lực lượng quân đội Iraq trên đường tấn công vào thị trấn Tal Afar - video Masdar News. Trang Amaq, cơ quan truyền thông IS tuyên bố, 16 binh sĩ Iraq thiệt mạng khi IS kích hoạt một quả bom trong một ngôi nhà bẫy ở quận al-Naser. Amaq cũng cho rằng, 9 xe cơ giới của lực lượng PMU bị phá hủy bằng vũ khí nổ hạng nặng tự chế (IED) ở quận al-Naser. Đơn vị trinh sát của lực lượng PMU cho biết, các tay súng IS đang rút khỏi quận al-Auruba và al-Talia'a trên khu dân cư phía bắc thị trấn Tal Afar, biến khu vực này thành trận địa mìn khổng lồ với vô số quả mìn tự chế lượng nổ lớn bố trí ở nhiều nơi, ngăn chặn cuộc tấn công của các đơn vị vũ trang Iraq. Lữ đoàn bộ binh số 16 quân đội Iraq thu giữ được một tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin FGM-148 do Mỹ sản xuất, khi tấn công vào một địa bàn gần thành phố Tal Talar bị IS tạm chiếm trên vùng nông thôn miền bắc Iraq. Tổ hợp tên lửa có điều khiển FGM-148 Javelin là vũ khí chống tăng và máy bay trực thăng bay thấp do Mỹ. Loại vũ khí chống tăng hiện đại này có tầm bắn đến 2000m, sử dụng hệ thống điều khiển tự động bắn và quên. Đầu dẫn đạn hồng ngoại cho phép tên lửa tự tìm mục tiêu sau khi phóng. Hệ thống đầu dẫn thông minh cho phép người bắn có thể sử dụng phương thức bắn cầu vồng tấn công tháp pháo tăng thiết giáp hoặc bắn trực tiếp vào thân xe. Xạ thủ có khả năng bắn 3 tên lửa trong vòng 2 phút. Tên lửa sử dụng đầu đạn tandem hiệu ứng nổ lõm. Tổ hợp tên lửa Javelin chỉ được trang bị cho các quân đội đồng minh của Mỹ, một số lực lượng đặc nhiệm Mỹ, Anh, Canada cũng sử dụng tên lửa này trên chiến trường Iraq và Syria. Không rõ bằng cách nào, loại vũ khí hiện đại này lại rơi vào tay IS. Quân đội Iraq thu chiến lợi phẩm một tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại của MỹFGM-148 Javelin - Video South Front. QA. Quang Anh.
Quân đội Iran đang chế tạo tàu khu trục hiện đại
Ngày 2/1, Thiếu tướng Hải quân Iran Abbas Zamini tuyên bố quân đội Iran đang chế tạo tàu khu trục hiện đại.
Thế giới
Ông Zamini cho biết ngành công nghiệp quốc phòng Iran đang tiến hành chế tạo 5 tàu khu trục tương tự và thậm chí hiện đại hơn tàu khu trục Jarmaran, loại tàu khu trục đầu tiên do Iran chế tạo và được đưa vào sử dụng tại vịnh Persia từ tháng 2/2010. [Iran thử tên lửa hành trình đất đối hạm Ghader]. Theo kế hoạch, tàu khu trục nặng 1.420 tấn sẽ được trang bị hệ thống rađa hiện đại, các hệ thống vũ khí tối tân và có sân bay trực thăng... Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 30 dặm/giờ và sẽ được trang bị cho Hạm đội 16 của Iran. Cùng ngày, trong khuôn khổ cuộc tập trận hải quân "Velayat 90", Iran đã bắn thử thành công tên lửa tầm xa đất đối đất Nour. Đây là quả tên lửa thứ hai được Iran bắn thử sau tên lửa hành trình đất đối hạm Qader trong ngày 2/1. Dự kiến, Iran sẽ tiến hành vụ thử nghiệm tên lửa thứ ba trong ngày cuối cùng của cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày này./. (TTXVN/Vietnam+).
Đánh bom vào lực lượng NATO làm 11 người chết
Theo THX, giới chức Afghanistan cho biết ngày 20/6, đã có 11 người thiệt mạng và 17 người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết nhằm vào nhóm tuần tra của lực lượng liên quân Afghanistan-NATO tại thành phố miền Đông Khost, gần biên giới với Pakistan.
Thế giới
Theo Giám đốc bệnh viện thành phố Khost, Amir Padsha, có 11 người chết bao gồm ba sỹ quan cảnh sát và tám dân thường. Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Afghanistan Sediq Sediqqi, cho hay vụ đánh bom trên nhằm vào đội tuần tra phối hợp của Afghanistan và NATO đang đi qua thành phố. Ông Sediqqi đổ trách nhiệm tiến hành vụ đánh bom trên cho "kẻ thù của Afghanistan," cụm từ thường được giới chức nước này dùng để ám chỉ lực lượng phiến quân Taliban./. (Vietnam+).
Cộng hòa Czech thừa nhận sản xuất chất độc Novichok
Novichok là chất độc thần kinh mà Anh từng cáo buộc Nga sản xuất và dùng để đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal hồi tháng 3.
Thế giới
Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman - Ảnh: AFP. Đài RT ngày 4.5 đưa tin Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman thừa nhận nước này từng sản xuất và thử nghiệm Novichok, chất độc hóa học mà Anh từng cáo buộc Nga sử dụng để đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal hôm 4.3. Phải kết luận rằng nước chúng tôi đã sản xuất và thử nghiệm Novichok, dù chỉ một lượng nhỏ và sau đó đã tiêu hủy. Sẽ là đạo đức giả nếu giả vờ như không có, ông Zeman nói, đồng thời cho rằng không cần phải giấu diếm. Tổng thống Cộng hòa Czech cho biết thông tin này dựa trên kết luận của ông sau khi cơ quan tình báo quân đội nước này trình báo cáo. Báo cáo này cho thấy chất độc thần kinh A230 từng được Viện Nghiên cứu quân đội Czech tại thành phố Brno sản xuất thật ra là Novichok. Tuy nhiên, một báo cáo khác của Cơ quan An ninh Czech cho rằng chất này thật ra không phải là Novichok. Sau khi nghiên cứu cả 2, ông Zeman đồng ý với kết luận của Viện Nghiên cứu quân đội. Trước đó vào tháng 3, Tổng thống Cộng hòa Czech đã chỉ đạo điều tra xem Novichok từng được sản xuất ở nước này hay không. Sau vụ đầu độc, Nga bác bỏ cáo buộc từ phía Anh, và các nhà ngoại giao Nga cho rằng chất độc thần kinh này có thể được sản xuất ở Czech, Slovakia, Thụy Điển và thậm chí ở Anh. Ngoại trưởng Nga ngày 3.5 khẳng định lại rằng Moscow sẵn sàng hợp tác với Anh để điều tra vụ án, đồng thời kêu gọi London chân thành hợp tác để làm rõ vụ việc. Sau thông tin của Tổng thống Zeman, nghị sĩ Nga Aleksey Pushkov cho rằng đây là một cú giáng mạnh vào cáo buộc của Anh đối với Nga. London đang bối rối vì toàn bộ suy nghĩ đang lung lay, ông nói. Khánh An.
Ukraine khẳng định sẽ không gia nhập khối NATO
Reuters đưa tin, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 18/3 cho biết chính phủ lâm thời nước này sẽ không tìm kiếm tư cách thành viên NATO, trong một bình luận nhằm làm yên lòng Nga và cộng đồng đông đảo những người nói tiếng Nga tại Ukraine.
Thế giới
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk. (Nguồn: AFP/TTXVN). Trong bài phát biểu kéo dài 10 phút được phát trên truyền hình bằng tiếng Nga, ông Yatsenyuk nói: "Với quan điểm duy trì sự thống nhất của Ukraine, việc gia nhập NATO không nằm trong chương trình nghị sự. Đất nước Ukraine sẽ được bảo vệ bởi một quân đội Ukraine hùng mạnh và hiện đại.". Ông Yatsenyuk cũng cho rằng phi tập trung hóa quyền lực là nguyên tắc chủ chốt trong chính sách của chính phủ, và các nỗ lực của Ukraine liên kết với châu Âu sẽ tính đến lợi ích của khu vực công nghiệp phía Đông chủ yếu nói tiếng Nga của Ukraine. Ông còn nêu rõ chính quyền Ukraine nhất định giải giáp tất cả các nhóm vũ trang, bất chấp mục đích của họ là gì"./.
Italia che tượng khỏa thân đón Tổng thống Iran
Italia đã thể hiện sự mến khách của mình với Tổng thống Iran bằng cách che phủ những bức tượng khỏa thân trong bảo tàng nơi ông tới thăm.
Thế giới
Hộp gỗ dán kín các bức tượng khỏa thân tại bảo tàng ở Rome. Ảnh: BBC. CNN đưa tin những bước tượng khỏa thân trong bảo tàng Capitoline, thành phố Romes - trong đó có một bức tượng thần Venus cổ - đã bị che phủ bằng những tấm vải màu trắng. Quyết định này đã gây ra một số lời chỉ trích mạnh mẽ trong nước. Truyền thông Italia cho biết những bức tượng này được che lại để thể hiện lòng tôn kính với văn hóa và sự nhạy cảm của người Iran. Một phát ngôn viên của thành phố Rome, nơi quản lý bảo tàng cho biết kế hoạch cho cuộc gặp đã được Văn phòng Thủ tướng Italia hoạch định. Chính phủ Italia không đưa ra bình luận về vấn đề này. Các bức tượng được che phủ nằm trong căn phòng liền kề với nơi mà Thủ tướng Italia Matteo Renzi và Tổng thống Iran Rouhani đưa ra tuyên bố chung hôm 25/1. Quyết định này đã khiến nhiều người Italia nổi giận. Trên mạng xã hội, nhiều người cáo buộc chính phủ phản bội lịch sử và văn hóa Italia để tìm kiếm lợi ích kinh tế và làm hài lòng vị khách quốc tế này. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Iran tới thăm chính thức châu Âu trong vòng 16 năm. Ông Rouhani đã lên kế hoạch tới thăm Pháp vào tháng 11 nhưng lại hủy bỏ vào phút chót, sau vụ tấn công Paris. Chuyến đi này diễn ra vài ngày sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế với Tehran được dỡ bỏ khi thực hiện thỏa thuận hạt nhân. Tại Rome, ông Rouhani đã gặp Tổng thống Italia Sergio Mattarella, Thủ tướng Renzi và Giáo hoàng Pope Francis. Ông cũng đã ký các hợp đồng với những công ty Italia trị giá khoảng 18 tỷ USD. An Hy Theo BBC, CNN.
Tổng công tố Brazil yêu cầu điều tra 9 bộ trưởng trong vụ Petrobras
Tổng công tố Brazil Rodrigo Janot đã yêu cầu Tòa án tối cao điều tra 9 bộ trưởng trong thành phần nội các của Tổng thống Michel Temer vì tình nghi có liên quan tới vụ bê bối Petrobras.
Thế giới
Ngoại trưởng Brazil Aloysio Nunes nằm trong danh sách bị yêu cầu điều tra. (Nguồn: AFP/TTXVN). Ngày 22/3, Tổng công tố Brazil Rodrigo Janot đã yêu cầu Tòa án tối cao điều tra 9 bộ trưởng trong thành phần nội các của Tổng thống Michel Temer vì tình nghi có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Nhật báo Globo đưa tin trong số các bộ trưởng bị tình nghi có liên quan tới vụ Petrobras có Ngoại trưởng Aloysio Nunes, Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi, Chánh văn phòng Nội các Eliseu Padilha, Bộ trưởng Tổng Thư ký Chính phủ Moreia Franco, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Gilberto Kassab và Bộ trưởng Phát triển Marcos Pereira. Yêu cầu của ông Janot được đưa ra sau khi 77 cựu lãnh đạo của tập đoàn xây dựng hàng đầu Brazil Odebrecht, mắt xích quan trọng trong vụ điều tra Petrobas, đã khai ra nhiều manh mối của đường dây nhận hối lộ khổng lồ tại nước này để đổi lấy khoan hồng. Tới thời điểm này, ông Janot đã yêu cầu điều tra 211 người, trong số đó nhiều nghị sỹ, thống đốc bang và chính trị gia đã bị bác quyền miễn trừ như trường hợp của các cựu Tổng thống Lula da Silva (2003-2010) và Dima Rousseff (2011-2016). Cũng theo nguồn tin trên, thẩm phán liên bang Edson Fachin cũng đã nhận được yêu cầu của Cơ quan kiểm sát về việc mở cuộc điều tra 83 nghị sỹ, bộ trưởng. Ông Fachin, người thụ lý vụ điều tra liên quan tới bê bối Petrobras, sẽ có quyền đưa ra quyết định về yêu cầu nói trên. Ông Fachin là người được Tổng thống Temer chỉ định thay cho thẩm phán Teori Zavascki, người từng thụ lý vụ điều tra, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay mới đây./.
Thiếu đạn ở Libya sau 1 tháng chiến tranh?
Một tháng kể từ khi chiến dịch Libya bắt đầu, liên quân vẫn tốn nhiều bom đạn cho các cuộc oanh kích còn đại tá Muammar Gaddafi kiên quyết không nhượng bộ trong khi chiến trận trên bộ giữa lực lượng nổi dậy và quân đội chính phủ bế tắc.
Thế giới
Gaddafi chi cho nữ bắn tỉa 1000 USD/ngày Quân đối lập "hack" mạng di động của Gaddafi Chiến sự ở Libya vẫn diễn ra ác liệt. (Ảnh: Reuters) "Thiếu đạn" Sau khi Hội đồng Bảo an cho phép "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để lập vùng cấm bay trên không phận Libya, ngày 19/3, Mỹ và các nước đồng minh đã bắt đầu các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của chính quyền Libya nhằm yểm trợ quân nổi dậy và tăng sức ép đòi đại tá Gaddafi phải từ bỏ quyền lực. Vào ngày 30/3, Mỹ đã trao quyền chỉ huy cho NATO và chuyển sang vai trò hỗ trợ. Với khoảng 60 máy bay chiến đấu, 6 nước thành viên NATO gồm Anh, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Canada đã tham gia chiến dịch dự định sẽ kéo dài 3 tháng này. Lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự này cho đến khi nào Muammar Gaddafi phải thoái lui. Tuy nhiên, các các quan chức NATO thừa nhận họ đang thiếu bom chính xác cao và nhiều loại đạn dược khác để mở rộng tấn công. NATO hiện cũng phải tìm kiếm thêm chiến đấu cơ từ các thành viên để duy trì chiến dịch dài hạn và giảm bớt sức căng về phi công khi họ liên tục phải lặp lại các nhiệm vụ chiến đấu. Trong khi đó, Anh và Pháp than phiền rằng các thành viên NATO khác không cung cấp đủ hỏa lực cần thiết để loại trừ các xe bọc sắt của Gaddafi và giúp quân nổi dậy ở phía đông hạ bệ vị đại tá này. "Gaddafi quyết không từ chức" Tuyên bố để ngỏ khả năng sẽ tổ chức bầu cử dân chủ và trưng cầu dân ý về cải cách chính trị, chính quyền Libya khẳng định đại tá Muammar Gaddafi sẽ không từ chức, nhấn mạnh chỉ người dân Libya mới có quyền quyết định số phận quyền lực ông chứ không phải quốc tế. Mặc dù một số quan chức trong chính quyền đã đào tẩu sang phe nổi dậy hoặc chạy ra nước ngoài tị nạn, ông Gaddafi vẫn không nao núng và kiên quyết không nhượng bộ. Con gái Aisha của ông còn tuyên bố trước những người ủng hộ ở Tripoli rằng yêu cầu cha cô ra đi là một sự xúc phạm đến phẩm giá người Libya và Muammar Gaddafi không chỉ ở Libya mà còn ở trong tim tất cả người dân nước này". Mới đây, ông Gaddafi đã chấp nhận kế hoạch hòa bình do Liên minh châu Phi (AU) đề xuất nhằm tìm lối thoát cho xung đột Libya. Kế hoạch của AU bao gồm các điểm chính: Một lệnh ngừng bắn lập tức; Không cản trở việc giao đồ viện trợ; Bảo vệ công dân nước ngoài; Một cuộc đối thoại giữa chính phủ và quân nổi dậy về một giải pháp chính trị; Đình chỉ cuộc không kích của NATO. Tuy nhiên, phe nổi dậy ở đại bản doanh Benghazi, thành phố lớn thứ 2 Libya, bác bỏ kế hoạch này, viện dẫn nó không khả thi vì thiếu các điều khoản buộc nhà lãnh đạo Libya phải từ chức. Bế tắc Trên chiến trường, lực lượng nổi dậy và quân đội trung thành với đại tá Gaddafi vẫn giao chiến ác liệt. Đối mặt với chiến dịch bắn phá dữ dội của quân đội chính phủ ở tuyến đầu Misrata, thành phố lớn thứ 3 ở Libya, quân nổi dậy đã đề nghị NATO thực hiện thêm các cuộc không kích yểm trợ. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà các chiến đấu cơ của liên quân xác định được các mục tiêu cần nhắm tới. Mặc dù hệ thống phòng không của Libya bị hạ gục ngay trong những ngày đầu chiến dịch, lực lượng xe bọc thép của họ lại được ngụy trang rất kỹ và ẩn bên các con đường khiến cho máy bay liên quân nhiều lần xuất kích và quay về căn cứ với nguyên số bom và tên lửa dưới cánh. Cho rằng NATO phản ứng quá chậm, phe nổi dậy - vốn không đủ mạnh để tự hạ bệ Gaddafi - đã lên tiếng kêu gọi Mỹ quay lại hạ gục lực lượng trên bộ của chính phủ, mở đường cho họ tiến về Tripoli. Anh và Pháp có chung mong muốn này nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định. Trong bối cảnh đó, các thông tin tình báo mới đánh giá không ai trong số các lãnh đạo đối lập ở Libya nổi lên như một người đáng tin cậy để kế nhiệm Gaddafi. Thanh Hảo.
Nga muốn giải quyết vấn đề Nam Kuril với Nhật
Thủ tướng Nga kiêm ứng cử viên tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga muốn giải quyết dứt điểm vấn đề liên quan đến chủ quyền quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) với Nhật Bản.
Thế giới
Thủ tướng Putin đưa ra tuyên bố trên tại cuộc gặp lãnh đạo báo giới nước ngoài ở Mátxcơva tối 1/3. Theo ông Putin, giải pháp tương lai cho quần đảo Nam Kuril phải được Nga và Nhật Bản cùng nhất trí. Ông cho biết sẵn sàng thảo luận thêm với các nhà lãnh đạo Nhật Bản về vấn đề này sau cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 4/3 tới. Thủ tướng Putin hy vọng hai bên sẽ thống nhất được lập trường chung để giải quyết dứt điểm vấn đề liên quan đến chủ quyền của Nam Kuril. [ Nga phản đối Nhật "xem xét" quần đảo Nam Kuril ]. Về quan hệ Nga-Mỹ, Thủ tướng Putin nhấn mạnh việc tái khởi động quan hệ giữa hai nước đã mang lại những kết quả thực tế, trong đó có việc hai nước ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START mới) và Nga được mời gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, Mátxcơva và Washington chưa đạt được thỏa thuận nào liên quan đến Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) mà Lầu Năm góc có kế hoạch bố trí tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có châu Âu và sát biên giới Nga, do Mỹ không muốn bảo đảm bằng văn bản rằng NMD sẽ không nhằm chống lại Nga. Về tình hình Syria, Thủ tướng Putin nhấn mạnh cần tôn trọng lợi ích của hai bên xung đột, buộc họ chấm dứt chiến sự và ngồi vào bàn đàm phán. Về tình hình Iran, người đứng đầu Chính phủ Nga tuyên bố Mátxcơva nỗ lực không để chiến tranh xảy ra vì nó sẽ mang lại những hậu quả nặng nề, kể cả những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến Nga. Về quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Putin khẳng định EU là đối tác lớn nhất, chiếm 50% kim ngạch ngoại thương của Nga. Vì vậy, Nga luôn mong muốn các nước EU phát triển phồn vinh và sẵn sàng góp phần ổn định đồng euro./. (Vietnam+).
Nga, Syria, Iran cảnh báo nghiền nát cuộc tấn công tên lửa của Mỹ
Liên minh Nga-Syria-Iran cảnh báo trong một tuyên bố hôm 9/4 rằng bất kỳ cuộc tấn công tương tự nào khác của Mỹ chống chính phủ Syria cũng sẽ bị nghiền nát.
Thế giới
Phòng hoạt động chung của Nga-Syria-Iran chịu trách nhiệm về chiến lược và sự phối hợp chiến đấu ở Syria đã cảnh báo trong một tuyên bố hôm 9/4 rằng bất kỳ cuộc tấn công mới nào của Mỹ chống chính phủ Syria cũng sẽ bị liên minh này nghiền nát. Tàu chiến của Nga bắn tên lửa tấn công IS ở Syria. "Chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ bất kỳ cuộc tấn cônh nào, Nga và Iran sẽ không bao giờ cho phép Mỹ thống trị thế giới. Chúng tôi tin rằng vụ tấn công vũ khí hóa học ở thị trấn Khan Sheikhoun chỉ là cái cớ để Mỹ tiến hành tấn công tên lửa vào căn cứ không quân ở tỉnh Homs của Syria", tuyên bố nêu rõ. Tuyên bố nhấn mạnh rằng những người ủng hộ và huấn luyện các nhóm khủng bố, bao gồm cả IS và Mặt trận Al-Nusra không có quyền tự giới thiệu mình là những người ủng hộ nhân quyền và Mỹ không tôn trọng các thành viên của LHQ khi đơn phương hành động chống lại Syria trước bất kỳ cuộc điều tra chính thức nào về vụ không kích bằng bom hóa học ở Idlib. Trong những nhận xét có liên quan, Bộ trưởng Ali Shamkhani, Ali Shamkhani nhấn mạnh rằng Iran, Nga và Syria mạnh mẽ quyết tâm hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Trước đó, đêm 6/4 theo giờ địa phương, các tàu chiến của Mỹ đã bắn 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay quân sự Syria ở Ash Shairat, cách thành phố Homs khoảng 40km. Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, vụ nã tên lửa hành trình nhằm trả đũa cuộc tấn công bị nghi là vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib của Syria hôm 4/4 mà Washington đổ trách nhiệm cho chính phủ Assad dù Syria đã bác bỏ việc thực hiện vụ tấn công cũng như sở hữu bất kỳ loại vũ khí hóa học nào. Tùng Bách (theo Fars News).
Tòa án Philippines ủng hộ kéo dài thiết quân luật của Tổng thống
Tòa án Tối cao Philippines đã chấp thuận việc gia hạn thêm 1 năm sắc lệnh thiết quân luật của Tổng thống Rodrigo Duterte, áp dụng cho khu vực miền Nam của nước này.
Thế giới
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: AFP/Getty Images). AFP đưa tin, ngày 6/2, Tòa án Tối cao Philippines đã chấp thuận việc gia hạn thêm 1 năm sắc lệnh thiết quân luật của Tổng thống Rodrigo Duterte, áp dụng cho khu vực miền Nam của nước này, một quyết định mà giới chỉ trích nhận định là đòn mạnh giáng vào nhân quyền. Ban đầu, Tổng thống Duterte áp đặt thiết quân luật trên khắp tỉnh Mindanao, với khoảng 20 triệu người sinh sống, hồi tháng 5 năm ngoái, khi quân đội giao tranh với nhóm phiến quân có quan hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại thành phố Marawi thuộc tỉnh Mindanao. Sau đó, Quốc hội thực thi kế hoạch kéo dài thiết quân luật trên khắp khu vực cho tới cuối năm 2018. Tuy nhiên, những người tham gia chiến dịch nhân quyền, cảnh báo về chế độ độc tài, yêu cầu Tòa án Tối cao ngăn chặn việc gia hạn này. Tuy nhiên, thông báo của tòa án xác nhận: Tổng thống và Quốc hội có đủ căn cứ thực tế để gia hạn (thiết quân luật), bởi mối nguy từ các phiến quân vẫn hiện diện. Hàng trăm tay súng đã tiến hành vây hãm thành phố Hồi giáo Marawi hồi tháng 5 năm ngoái, mà theo nhà chức trách là một phần trong âm mưu thiết lập thành trì tại Đông Nam Á của IS tại quốc gia đa số theo Công giáo này./. (Vietnam+).
Chiếm 3 điểm yết hầu ở Biển Đông là âm mưu lâu dài của Trung Quốc
“Toàn bộ cửa ngõ ra vào Biển Đông là đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và các đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng là 3 điểm “yết hầu” có vị trí địa – chính trị quân sự, kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không của khu vực và thế giới nằm trong kế hoạch đầy tham vọng mà Bắc Kinh đã âm mưu tính toán, bài bản dài lâu hòng độc chiếm”.
Thế giới
Đây là phát biểu thẳng thắn của Tiến sỹ Ngô Hữu Phước tại Hội thảo Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông diễn ra sáng nay (17.8) ở Nha Trang (Khánh Hòa) với sự tham gia của 30 học giả quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới. T.S Ngô Hữu Phước - Trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa luật quốc tế, ĐH Luật TP.HCM cho biết, về tốc độ, từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã tăng diện tích cải tạo đất từ 20 đến 810 ha trên Biển Đông. Trung bình cứ mỗi ngày họ xây dựng thêm 96,5m2. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8.5.2015, Trung Quốc đã mở rộng diện tích các đảo họ chiếm đóng trái phép trên Biển Đông lên khoảng 400 lần. Ảnh chụp từ vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc đã xây dựng các cấu trúc địa lý rộng hơn gấp 20 lần diện tích ban đầu chỉ trong vòng 3 năm. Hội thảo Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông diễn ra sáng nay ở Nha Trang (Khánh Hòa). Về quy mô, tại Hoàng Sa, Trung Quốc xây mới đường băng dài 2.920m thay thế cho đường băng cũ, mở rộng khu vực hậu cần cho máy bay, xây dựng doanh trại quân đội, đê chắn biển Tại Trường Sa, Trung Quốc cải tạo toàn bộ bảy cấu trúc địa lý mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Đến nay họ đã hoàn thành việc nạo vét, tôn tạo, kè bao, hải đăng, sân bay và đang xây dựng các công trình tại đảo Gạc Ma, Huy Gơ, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn. TS Phước cho rằng, những hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiên trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cản trở tiến trình xây dựng Bộ quy tắc của các bên ở Biển Đông (COC) đang được Trung Quốc và ASEAN bàn thảo. TS Phước cho biết: Hành động đó vi phạm các quy định của luật quốc tế về môi trường, làm phá hủy các rặng san hô để lấy nguyên liệu bồi đắp các đá, dẫn đến tài nguyên hải sản cạn kiệt làm ảnh hưởng đến hàng trăm triệu ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh cá, khai thác hải sản của các quốc gia ven biển. Không những thế, những hành động của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến an ninh hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đồng thời đe dọa hòa bình và an ninh làm gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực và thế giới. Nhằm bảo vệ các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố thiết lập một vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo và cấm tàu thuyền, máy bay của các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển và vùng trời bên trên. Đồng thời liên tục đe dọa sử dụng vũ lực với tàu thuyền và máy bay hoạt động trong khu vực mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý. Trước những phân tích nêu trên, TS Phước nhận định: "Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và các hành vi gần đây trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang hướng tới mục đích cơ bản đó là củng cố và mở rộng tham vọng, yêu sách phi pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ trên Biển Đông. Theo TS Phước, để đạt được tham vọng phi pháp này, Trung Quốc đã vạch ra lộ trình gồm 5 bước: Thứ nhất, tấn công chiếm đóng trái phép ở vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng. Thứ ba, yêu sách vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo. Thứ tư, tiến tới là quân sự hóa các đảo nhân tạo. Thứ năm, liên kết chiến lược tiền tiêu án ngữ toàn bộ cửa ngõ ra vào Biển Đông là đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và các đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng". Hội thảo quốc tế Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông với 30 tham luận của các học giả đã kết thúc và đưa ra một kết luận chung về quy chế đảo, đá trong luật quốc tế, nội dung ý nghĩa tác dụng phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) ngày 12.7 đối với tranh chấp ở biển Đông, vai trò của Asean trong việc thúc đẩy tiển trình ngoại giao pháp lý thúc đẩy việc giải quyết tranh cấp ở biển Đông. Tại hội thảo, một số học giả đã trực tiếp bày tỏ quan ngại và phản đối trước các hành động đơn phương của Trung Quốc như xây dựng, cải tạo đảo trái phép và đẩy nhanh tiến trình quân sự hóa ở Biển Đông; nhấn mạnh đây là hành động không phù hợp với nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nhất trí việc làm trên của Trung Quốc không thể làm thay đổi quy chế pháp lý của các cấu trúc ở Biển Đông. Đồng thời, các đại biểu đã khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và hàng không trên cơ sở pháp luật quốc tế ở khu vực biển Đông đối với không chỉ các quốc gia trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế. Nhiều đại biểu đã tỏ rõ sự lo ngại về khả năng nước này thiết lập tại Biển Đông vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Về phán quyết vụ kiện Biển Đông ngày 12.7 vừa qua, các học giả nhất trí phán quyết có ý nghĩa to lớn đối với việc làm rõ các cơ sở yêu sách biển cũng như đã giúp thu hẹp phạm vi các khu vực biển có tranh chấp giữa các bên liên quan và mở ra cơ hội mới cho việc giải quyết hòa bình, thúc đẩy đối thoại và hợp tác Biển Đông. Do đó, các đại biểu hoan ngênh phán quyết của Tòa trọng tài, coi đây là bước phát triển mới trong lĩnh vực luật pháp quốc tế. Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng các nước cần có sự điều chỉnh chính sách và pháp luật nhằm phù hợp với những diễn biến mới của tình hình.
FBI điều tra ông Sepp Blatter xung quanh vụ hối lộ 100 triệu USD
Giới chức Mỹ đang điều tra về khả năng Chủ tịch FIFA Sepp Blatter biết rõ việc các cựu thành viên của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh này nhận hối lộ khoản 100 triệu USD.
Thế giới
Ông Sepp Blatter bị điều tra. (Nguồn: Getty Images). Tập đoàn truyền thông Anh BBC ngày 6/12 công bố báo cáo cho biết giới chức Mỹ đang điều tra về khả năng Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) hiện bị đình chỉ công tác Sepp Blatter biết rõ việc các cựu thành viên của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh này nhận hối lộ khoản 100 triệu USD. Theo BBC, kết quả điều tra cho thấy công ty quảng bá thể thao ISL đã "lót tay" khoản tiền trên cho nhiều quan chức, trong đó có cựu Chủ tịch FIFA Joao Havelange và cựu thành viên Ủy ban điều hành FIFA Ricardo Teixeira. Đổi lại, công ty này sẽ nhận được bản quyền truyền hình và quảng bá sản phẩm trong những năm 90 của thế kỷ 20. Mặc dù ông Blatter vẫn một mực khẳng định không hay biết gì về vụ việc trên, nhưng BBC cho hay hãng đã thấy một bức thư mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang nắm giữ, được cho là do ông Havelange viết, trong đó ám chỉ tới các khoản thanh toán của ISL và nhấn mạnh rằng ông Blatter nắm rõ tất cả mọi hoạt động và luôn được thông báo về mọi điều. Ông Blatter từng là cấp phó của ông Havelange trước khi kế nhiệm chức Chủ tịch FIFA vào năm 1998. Hồi tháng 10 vừa qua, Ủy ban Đạo đức (FIFA) đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ này đối với ông Blatter trong vòng 90 ngày đến khi ông hết nhiệm kỳ công tác vào tháng 2 năm sau./.
‘Không có gì phải sợ Trung Quốc’
Nga không có gì phải sợ Trung Quốc. Thông tin hàng triệu người Trung Quốc một ngày nào đó sẽ chiếm những vùng đất rộng lớn ở Viễn Đông của Nga đang bị thổi phồng, Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định.
Thế giới
Trước nhiều chuyên gia người Nga, ông Putin khẳng định: Không có nguy cơ nào tới từ Trung Quốc. Chúng ta là hàng xóm hàng trăm năm nay. Chúng ta biết phải làm gì để tôn trọng lẫn nhau. Sau đó, Thủ tướng Nga nhấn mạnh: Trung Quốc không phải di dân tới Viễn Đông của Nga để tìm kiếm những gì họ muốn, như các khoáng sản chẳng hạn bởi chúng ta bán dầu và khí đốt cho họ. Hiện Nga vẫn còn nhiều mỏ than gần Trung Quốc và Bắc Kinh không muốn làm quan hệ song phương xấu đi. Không lạc quan như ông Putin, Phó giám đốc Học viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Sharavin vừa có bài báo nhận định, việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quốc phòng đe dọa vùng Viễn Đông của Nga. Ông Sharavin cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự dọc biên giới với Nga có thể thổi bùng xung đột song phương. Ông kêu gọi Moscow cẩn trọng, đề phòng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân lính tới vùng biên giới, cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận tại vùng này. Còn theo tạp chí Diplomat, ngoài lý do an ninh, Nga đang phải đối mặt với nguy cơ về việc người Trung Quốc có thể tràn vào vùng Viễn Đông, Siberia hẻo lánh. Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, dân số Nga sẽ giảm 1/3 trong 40 năm tới. Tình hình ở vùng Viễn Đông còn thê thảm hơn khi người dân di cư sang những nơi có thời tiết ấm hơn, kinh tế phát triển hơn. Lấy khu vực hồ Baikal làm ví dụ. Dân số nơi đây giảm từ 8 triệu xuống 6 triệu trong bốn năm, từ 1998 tới 2002. Đáng ngại hơn là xu hướng này chưa dừng lại. Trong khi đó, ở bên kia biên giới, riêng ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc là Heilongjiang, Jilin và Liaoning có tới 110 triệu dân. Cộng với việc hai nước mở rộng cửa biên giới, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, người Trung Quốc có thể dễ đàng tràn vào, áp đảo người Nga về số lượng. Giám đốc viện Khổng tử ở Blagoveshchensk là Mikhael Kukharenko khẳng định: Xét về mặt vật lý, có khoảng trống thì phải cần được lấp đầy. Nếu không có người Nga, sẽ có người Trung Quốc. Một nguy cơ khác của Nga chính là việc phía Tây nước này có rất nhiều tài nguyên, khoáng sản. Theo Diplomat, vùng Viễn Đông của Nga chứa hầu hết kim cương của nước này, 70% lượng vàng, nhiều mỏ lớn chứa dầu, khí đốt, than, gỗ, bạc, bạch kim, thiếc, chì, kẽm chưa được khai thác. Trong khi đó, láng giềng Trung Quốc phát triển kinh tế thần tốc, luôn "khát: năng lượng, nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy, đất để trồng trọtnhững thứ mà vùng Viễn Đông của Nga đang để không. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành một nguy cơ không thể lảng tránh. Ngay cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng nhận ra tình trạng này và lên tiếng cảnh báo: Nếu không đẩy mạnh phát triển Viễn Đông, chúng ta có thể mất tất cả. Trước tình hình đó, Moscow đã và đang tìm cách đưa người dân tới Viễn Đông và Siberia. Họ lập ra chương trình lớn để đưa người thiểu số Nga từ Trung Á tới vùng này. Đồng thời, Kremlin tìm cách hạn chế những mặt tiêu cực do khoảng cách lớn giữa hai miền Đông, Tây nước Nga tạo ra như mở thêm tuyến đường sắt, hạ giá vé máy bay, giảm số múi giờ xuống còn ba tới bốn để các doanh nhân ở miền Tây không gặp khó khăn khi làm việc với doanh nhân miền Đông... Chưa dừng lại, Moscow còn thúc đẩy kinh tế khu vực bằng cách tăng cường đầu tư, điển hình là cho thành phố Vladivostok, xây thêm nhiều cầu cống, đường cao tốc, khách sạnđể biến nơi đây thành cửa ngõ vào Thái Bình Dương. Nhà nghiên cứu Mikhail Shinkovsky nhận định: Trong những năm 1990, Nga sai lầm khi cho rằng Moscow là trái tim của nước Nga và Viễn Đông, Siberia chỉ là cái đuôi mà thôi. Điều này đang thay đổi bởi châu Âu không thích nước Nga. Ngược lại, ở Viễn Đông rộng lớn, Nga có nhiều hàng xóm. Có thể họ không thực sự thích Nga nhưng cũng chẳng nghĩ chúng ta xấu như người châu Âu. Đã tới lúc Moscow phải đánh thức vùng đất phía Tây bởi chỉ có như vậy, nước này mới có hy vọng tìm lại được ánh hào quang của quá khứ. Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt thì việc phát triển Viễn Đông, Siberia đóng vai trò quan trọng cả về địa chính trị lẫn kinh tế. Với diện tích khoảng 13 triệu km, Siberia và vùng Viễn đông chiếm tới 77% lãnh thổ Nga và rất giàu tài nguyên khoáng sản, khi sở hữu gần như tất cả các loại kim loại có giá trị. Một số mỏ ở Siberia ước tính có trữ lượng lớn nhất thế giới như nikel, vàng, chì, kim cương, bạc, hay thiếc. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực có chứa các bể dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ. Siberia cũng là nơi cung cấp tới 10% lượng cá đánh bắt toàn cầu từ khu vực biển Okhotsk. Với vị trí trung tâm lục địa Á Âu, để giữ vai trò ảnh hưởng đối với khu vực và phát triển kinh tế thì Nga bắt buộc phải tăng cường khai thác tiềm năng khu vực này. Nga đang nỗ lực củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng như hiện đại hóa và mở rộng các tuyến đường sắt xuyên Siberia nối liền với Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, xây dựng đường ống dẫn dầu chạy từ thành phố Taishet, Irkutsk tới cảng Kozmino trên bờ biển Thái Bình Dương cung cấp cho các khách hàng châu Á Thái Bình Dương. Trần Lâm (tổng hợp).
Thái Lan: Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp
Theo Tân Hoa xã, cuộc bầu cử ngày 2/2 tại Thái Lan có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp khi hàng triệu người không thể tham gia bởi sự cản trở của người biểu tình chống chính phủ.
Thế giới
Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra (trái) bỏ phiếu tại điểm bầu cử gần tư dinh ở Bangkok ngày 2/2. Ảnh: THX/TTXVN. Tân Hoa xã dẫn một thống kê không chính thức cho biết tỷ lệ này chỉ đạt 45,8% trong tổng số 44,6 triệu cử tri hợp lệ. Ngày 3/2, Tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC), ông Puchong Nutrawong, nói rằng tỷ lệ trên chưa tính số cử tri tại chín tỉnh nơi cuộc bầu cử phải hủy bỏ. Trong ngày bầu cử vừa qua, đã có hơn 10.000 điểm bỏ phiếu tại 67 đơn vị bầu cử của 18 tỉnh, thành Thái Lan không thể mở cửa do vấp phải sự cản trở của người biểu tình hoặc thiếu phiếu bầu và nhân viên hỗ trợ. Phần lớn các điểm bỏ phiếu này nằm ở thủ đô Bangkok và khu vực phía Nam nơi được coi là "cứ địa" của phe đối lập. Đây cũng là nguyên nhân khiến EC chưa thể công bố ngay kết quả tổng tuyển cử. Trong khi đó, đảng Dân chủ đối lập tuyên bố sẽ đưa đơn kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp Thái Lan yêu cầu không công nhận kết quả cuộc bầu cử, đồng thời hối thúc Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp được áp dụng từ trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra, cho rằng luật này gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và kinh tế đất nước. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã ban bố luật tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày 22/1 tại thủ đô Bangkok và các khu vực lân cận nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cuộc tuần hành do người biểu tình chống chính phủ thực hiện. Trong một diễn biến khác, ngày 3/2, thủ lĩnh phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố những người biểu tình sẽ tiếp tục các hoạt động chống đối như chiếm các trụ sở cơ quan chính phủ nhằm buộc chính quyền của Thủ tướng Yingluck phải từ chức và thực hiện cải cách quốc gia. Trong ngày, hàng trăm người biểu tình tiếp tục bao vây Văn phòng Ủy ban thường trực Bộ Quốc phòng Thái Lan, nơi Thủ tướng Yingluck và các thành viên nội các làm việc tạm thời kể từ khi phong trào chiếm giữ trụ sở công quyền của phe đối lập được khởi xướng. Cùng ngày, một nhóm người biểu tình khác đã tuần hành khắp thủ đô Bangkok nhằm gây quỹ và kêu gọi ủng hộ cho chiến dịch lật đổ chính phủ đã kéo dài ba tháng qua tại Thái Lan. Trước tình hình trên, ngày 3/2, Mỹ tuyên bố không muốn chứng kiến một cuộc đảo chính quân sự hay bạo lực tại Thái Lan, bày tỏ quan ngại tình hình căng thẳng chính trị đang thách thức nền dân chủ của quốc gia Đông Nam Á này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nêu rõ tất cả các thành phần trong xã hội Thái Lan cần làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện dân chủ và hiến pháp để giải quyết các bất đồng chính trị. Theo bà Psaki, Mỹ không đứng về bên nào đồng thời hối thúc tất cả các bên tiến hành đối thoại thẳng thắn nhằm giải quyết bất đồng chính trị một cách hòa bình và dân chủ. TTXVN/Tin tức.
Thụy Điển: Tấn công trường mầm non, 5 người thương vong
Do mức độ hung hăng của thủ phạm, cảnh sát Thụy Điển đã buộc phải nổ súng tại trường mầm non. Trong vụ việc này, 1 người chết, 4 người bị thương.
Thế giới
Hôm 22/10 tại thành phố Trollhattan của Thụy Điển đã xảy ra một vụ tấn công nhằm vào trường mầm non, làm 1 người thiệt mạng và 4 người bị thương. Trong số các nạn nhân có 4 trẻ em. Ảnh minh họa của IrishExaminer. Theo cảnh sát, họ đã nhận được điện thoại thông báo về sự có mặt của một kẻ tấn công bịt mặt, mang vũ khí gần một trường học. Cảnh sát đã lập tức được triển khai tới khu vực. Do mức độ hung hăng của thủ phạm, cảnh sát đã buộc phải nổ súng. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng sức khỏe của tên này. Ngôi trường đã tạm thời bị đóng cửa. Trollhattan là một thành phố công nghiệp với 57.000 dân, cách thành phố lớn thứ 2 Thụy Điển Gotebord khoảng 75km về phía Bắc./. >> Xem thêm: Các vụ bạo loạn rung chuyển Thụy Điển - Vì sao? Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin Theo AFP.
Mỹ cảnh báo Pakistan: Ngăn khủng bố hoặc mất viện trợ
Hoa Kỳ hôm thứ 3 (2/1) đã cáo buộc Pakistan về chính sách '2 mặt' trong vấn đề chống khủng bố.
Thế giới
Washington đồng thời cũng cảnh báo Islamabad rằng sẽ phải hành động nhiều hơn nếu muốn duy trì viện trợ của Hoa Kỳ. Phát ngôn viên của Nhà Trắng, bà Sarah Sanders, nói với các phóng viên: "Họ có thể làm nhiều hơn để chấm dứt khủng bố và chúng tôi muốn họ làm điều đó. Nhà Trắng cho biết họ sẽ công bố các hành động để gây áp lực cho Pakistan trong vài ngày tới, ngay sau khi Đại sứ Hoa Kỳ Nikki Haley nói tại Liên Hiệp Quốc rằng Washington sẽ giữ lại khoản tiền 255 triệu đô thay vì viện trợ cho Pakistan. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. "Có những lý do rõ ràng cho điều này. Pakistan đã sử dụng chính sách 2 mặt trong nhiều năm. Đôi khi họ làm việc cùng chúng tôi, nhưng đôi khi họ lại chứa chấp những kẻ khủng bố tấn công quân đội của chúng tôi ở Afghanistan, bà Haley phát biểu. "Điều đó là không thể chấp nhận được. Chúng tôi mong muốn hợp tác chân thành hơn nữa từ Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố.". Trước đó Tổng thống Donald Trump hôm thứ hai (1/1) đã tuyên bố Mỹ không nhận lại được gì ngoài sự lừa dối và Mỹ đã "dại dột" cho Pakistan hơn 33 tỷ đô la viện trợ trong 15 năm qua. Ông chủ Nhà Trắng cũng cáo buộc Pakistan đã trở thành nơi chứa chấp những kẻ khủng bố mà Mỹ săn tìm. Các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Pakistan đã bác bỏ những nhận xét của ông Trump, gọi đó là cáo buộc "không thể hiểu được" và triệu tập Đại sứ Mỹ David Hale để giải thích về điều đó. Theo Reuters. Ngọc Ánh.
Ngoại trưởng Mỹ: Cuộc chơi tại Syria đã thay đổi
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley mới đây cho hay nước này không còn coi việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad là điều kiện bắt buộc nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dàu hơn 6 năm tại Syria.
Thế giới
RT hôm 31-3 dẫn lời Đại sứ Nikki Haley cho biết: Ưu tiên của Mỹ tại Syria không còn là cố ngồi thật lâu ở đó và tìm mọi cách để lật đổ ông Assad. Theo đó, đại diện từ phía Mỹ khẳng định Washington muốn thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo ra những biến chuyển tốt đẹp và khác biệt cho người dân Syria. Trước đó, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã phát tín hiệu về sự thay đổi trong lập trường của Mỹ bằng việc thừa nhận rằng số phận của ông Assad sẽ do người dân Syria quyết định. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Ảnh: Reuters. Được biết, kể từ khi phong trào Mùa xuân Arap bùng nổ tại Syria kéo theo cuộc nội chiến từ năm 2011, Mỹ luôn nhấn mạnh điều kiện tiên quyết trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria là Tổng thống Assad phải ra đi. Mỹ, theo đó, đã cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các lực lượng phiến quân tại Syria để chiến đấu chống lại quân đội của ông Assad. Tuy nhiên, theo lời cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cuộc chơi tại Syria đã thay đổi" sau khi Nga, theo lời đề nghị của Tổng thống Bashar Al- Assad đã bất ngờ phát động một chiến dịch không kích lớn chưa từng có để hỗ trợ quân đội Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm khủng bố Al-Nursa tại quốc gia Trung Đông. Moscow sau đó sử dụng các căn cứ không quân nằm trong lãnh thổ Syria để triển khai các hoạt động tấn công. Một lượng lớn binh sĩ, chuyên gia được cử tới Syria để hỗ trợ sứ mệnh này. Với sự trợ giúp của Nga, quân đội Chính phủ Syria đã đạt nhiều bước tiến đáng kể và giành quyền quyết định các điều kiện trong giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị. Trong một diễn biến liên quan, Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cũng tuyên bố đã kết thúc hoạt động quân sự tại Syria. Phùng Nguyễn.
Diều hâu không thể biến thành bồ câu!
(PetroTimes) - Dư luận đang quan tâm tới chuyến công du tới Tajikistan, Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (từ 11 đến 19/9) bởi diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Bangladesh và Sri Lanka (từ 6 đến 7/9), 2 quốc gia nằm dọc tuyến đường biển giữa các nguồn tài nguyên phong phú ở Trung Đông và Đông Á.
Thế giới
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông nhân chuyến thăm tới Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức (từ 13 đến 20-9). Lưỡi không xương. Sau khi gặp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đã hội đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị, trước khi bà rời Bắc Kinh ngày 10-9. Đây là chuyến đi nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bắc Kinh trong tháng 11. Ông Dương Khiết Trì cho rằng, Mỹ - Trung cần thật sự tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và những vấn đề song phương cùng quan tâm để giải quyết theo hướng xây dựng các vấn đề nhạy cảm và những bất đồng giữa hai nước. Bà Susan Rice tuyên bố, chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương bởi ông chủ Nhà Trắng coi trọng quan hệ Mỹ - Trung. Trong khi bà Susan Rice cho rằng, Bắc Kinh phải chấm dứt các vụ chặn đầu nguy hiểm, thì Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương kêu gọi Mỹ giảm và chấm dứt các hành động do thám hải quân và trên không gần Trung Quốc. Giới bình luận coi chuyến công du của bà Susan Rice còn nhằm dàn xếp bất hòa Mỹ - Trung trong một số vấn đề nhạy cảm, xây dựng mối quan hệ hữu ích bởi khi còn là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ nhiều lần chỉ trích chính sách của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Bắc Kinh luôn cho rằng, Washington đang kiềm chế họ, còn Mỹ khẳng định, chiến lược của Trung Quốc là hạ thấp vị thế của Chú Sam tại khu vực này. Có một chi tiết thú vị là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã lẫn lộn giữa Cố vấn An ninh quốc gia với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, khi đưa tin về chuyến thăm của bà Susan Rice. Bà Susan Rice bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ngày 9 / 9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã cố tình xuyên tạc và lấp liếm việc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên 6 bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cũng trong ngày 9/9, Đài Loan thông báo đang hoàn tất dự án vẽ bản đồ các đảo ở Biển Đông (đã hoàn tất sơ đồ của 198 đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông), để in ấn bản đồ mới và Đài Loan sẽ xuất bản riêng một tấm bản đồ về Biển Đông trên cơ sở những thông tin được cập nhật này. Ngày 10/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, việc biến đá thành đảo (trái phép) ở Gạc Ma đã chuyển sang giai đoạn phủ xanh. Còn theo báo chí Nhật Bản, Trung Quốc đã xây xong cảng khẩu trên đảo nhân tạo (trái phép) ở bãi đá Châu Viên. Động thái đắp đất phong nền - biến đá thành đảo ở Trường Sa mặc dù là trái phép, nhưng lại giúp Trung Quốc có thể giải thích lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để đòi thêm 200-350 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Và sau khi đảo hóa thành công một số bãi đá ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ thay đổi căn bản và toàn diện tình hình ở Biển Đông. 4 tôn trọng ở Biển Đông. Ngày 8/9, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, khi tiếp Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại thành phố Sydney, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các nước không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông không nên can thiệp và tạo thêm rắc rối. Giới chuyên môn cho rằng, tuy không nói cụ thể tên của quốc gia nào, nhưng ông Vương Nghị đã ám chỉ Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines về quân sự bởi Washington giữ vai trò tích cực trong tranh chấp Biển Đông. Bà Julie Bishop và ông Vương Nghị đã đồng chủ trì vòng 2 Đối thoại Ngoại giao và Chiến lược Australia - Trung Quốc. Vòng hai Đối thoại Ngoại giao và Chiến lược Australia - Trung Quốc được tổ chức trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra trong tháng 11 tại thành phố Brisbane, Australia. Điều đáng nói là ông Vương Nghị đã đưa ra cái gọi là 4 tôn trọng ở Biển Đông, bao gồm sự thật lịch sử, tôn trọng luật pháp quốc tế, đối thoại trực tiếp giữa các nước liên quan và tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc với ASEAN. Sở dĩ nói như vậy vì, tuy kêu gọi đối thoại và đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan tới Biển Đông, nhưng Trung Quốc luôn yêu cầu đàm phán song phương để dễ gây sức ép với đối phương, tiếp tục trì hoãn đàm phán với ASEAN về COC. Ngày 7-9, tờ Văn hối dẫn tuyên bố tại diễn đàn Trung Sơn - Hoàng Phố - Tình nghĩa hai bờ của Phó hội trưởng kiêm Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, Thiếu tướng diều hâu đã nghỉ hưu La Viện khi ông kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan cần hợp tác để thôn tính biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ông La Viện kiến nghị 5 điểm để hai bờ hợp tác bảo vệ cái gọi là chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ngày 9/9, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert khẳng định, Mỹ sẽ không dừng lại hay giảm hoạt động do thám gần bờ biển Trung Quốc và Bắc Kinh không nên lặp lại sự cố hàng không như hôm 19-8. Đô đốc Jonathan Greenert sẽ gặp Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tại hội thảo Seapower lần thứ 21 tổ chức tại Naval War College ở Newport thuộc Rhode Island từ 16 đến 19-9. Ngày 8/9, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines, bà Zeneida Collinson cho biết, Tổng thống Benigno Aquino muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông nhân chuyến thăm kéo dài một tuần tới Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức, từ 13 đến 20/9. Theo bà Zeneida Collinson, các nước EU từng ủng hộ Philippines trong việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông. Trước đó (3/9), Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Catapang cho rằng, tình trạng hiện nay của Trung Quốc - Philippines giống như cuộc đấu quyền anh giữa người khổng lồ với người lùn, do đó, Manila phải tăng cường xây dựng quân sự. Theo đó, đến năm 2028 nước này sẽ xây dựng một lực lượng vũ trang cấp thế giới. Được biết, Nhật-Mỹ đang trợ giúp xây dựng hải quân Philippines để đối phó với nguy cơ bành trướng của Trung Quốc. Gai trong mắt. Sáng 10/9, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo, 4 tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc đi vào vùng biển này kể từ hôm 1-9 và là lần thứ 22 trong năm nay. 2 năm trước (11/9/2012 - 11/9/2014), Tokyo đã quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và chính phủ Nhật Bản đang tăng cường cảnh giác trước các hành động của Trung Quốc nhân dịp này. Bởi trước khi Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư, tàu Trung Quốc chỉ xâm nhập vùng lãnh hải của quần đảo này có 2 lần trong năm 2011, nhưng sau khi quốc hữu hóa, con số này tăng lên 188 lần trong năm 2013. Ngày 9/9, Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tham mưu trưởng lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản cho biết, đang sắp xếp một cuộc tập trận chung lần đầu tiên với các đơn vị NATO hiện đang tham gia chống cướp biển ngoài khơi bờ biển Somalia. Bởi trước đó (tháng 5-2014), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã đồng ý tổ chức tập trận chung. Ngày 10/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã bày tỏ quan ngại trước thông tin cho rằng, Mỹ nhiều khả năng tham gia vào cuộc thảo luận với Nhật Bản về cách thức mở rộng năng lực tấn công của Tokyo. Hãng Reuters cũng vừa dẫn lời giới chức Nhật Bản cho biết, Tokyo đang đàm phán với Washington về mua sắm vũ khí nhằm giúp tăng cường khả năng tấn công của Nhật Bản để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Nhật Bản đang lên kế hoạch mua 42 chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ. Bản tin CCTV nhầm giữa hai bà Rice. Ngày 8/9, Hãng Kyodo dẫn tuyên bố của Đô đốc Jonathan Greenert bày tỏ hy vọng sẽ được chứng kiến sự hợp tác hơn nữa với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo và rà phá thủy lôi theo chính sách an ninh mới của Tokyo. Đô đốc Jonathan Greenert cho rằng, công nghệ đánh chặn tên lửa và năng lực tác chiến hiện nay của Nhật Bản sẽ sánh ngang với Mỹ trong đối phó với mối đe dọa mang tính khu vực và quốc tế. Cũng trong ngày 8/9, tờ Sankei Shimbun cho biết, Nhật Bản sẽ huấn luyện mô phỏng tấn công-phòng thủ mạng bởi Tokyo coi đây là chiến trường thứ năm nên cần bảo đảm để tất cả các cơ quan chính phủ có khả năng đáp trả khi bị tấn công mạng từ các nước khác. Cùng ngày 8/9, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay hoạt động khảo sát biển bất hợp pháp gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ông Yoshihide Suga cho biết, máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) đã phát hiện tàu Hải cảnh 2149 của Trung Quốc dường như đang kéo một dây cáp trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản và Tokyo không chấp nhận việc này. Đây là ngày thứ 31 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh quần đảo này. Trí thông minh nhân tạo. Giới quân sự quan tâm tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 sẽ thay thế chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet của hãng Boeing và F-22 Raptor của hãng Lockheed Martin khi nó được giới chuyên môn gọi là Trí thông minh nhân tạo sẽ được sử dụng tối đa. Bởi trí thông minh nhân tạo sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho các quyết định của người điều khiển, ý tưởng của họ giống như chức năng tích hợp số liệu của bộ cảm biến tiên tiến của F-22 và F-35. Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến không quân Mỹ, tướng Gilmary Michael Hostage từng chủ trì hội nghị Ưu thế trên không sau năm 2030 tại bang California và đưa ra quan điểm cùng phương pháp mới để nắm lấy quyền kiểm soát trên không. Mỹ hy vọng có thể dựa vào công nghệ của Thung lũng Silicon để giải quyết các thách thức công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Tờ National Interest vừa đề cập đến 5 loại vũ khí đáng chú ý của Trung Quốc vì đó là mối đe dọa đối với quân đội Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với các nước này. Trong 5 loại vũ khí kể trên, đáng chú ý nhất là hệ thống phóng tên lửa siêu thanh WU-14 vừa được quân đội Trung Quốc thử nghiệm trong tháng 8 khi đạt tốc độ 5-10 Mach, rất khó có thể đánh chặn được 100% bằng các hệ thống tên lửa phòng không hiện nay. Sau khi biết Bắc Kinh có thể sử dụng hệ thống phóng tên lửa siêu thanh WU-14 bắn đầu đạn hạt nhân tấn công khu vực Bắc Mỹ, Washington đã thực sự quan ngại. Và một cuộc chạy đua chế tạo và phát triển vũ khí tấn công nhanh đang được Mỹ-Trung khởi động khi 2 nước liên tiếp thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Sau khi Bắc Kinh thử nghiệm (7/8) hệ thống phóng tên lửa siêu thanh WU-14, ngày 25-8, Washington cũng phóng thử nghiệm vũ khí tấn công nhanh. Tuy 2 cuộc thử nghiệm kể trên thất bại, nhưng việc này đã hình thành cuộc cạnh tranh đầy nguy hiểm khi Trung - Mỹ đều tham vọng sở hữu loại vũ khí có thể tấn công bất cứ nơi nào với quy mô toàn cầu bằng loại vũ khí siêu thanh (nhanh hơn tốc độ âm thanh tới 5 lần). Giới truyền thông Trung Quốc khẳng định, máy bay không người lái (UAV) CH-4 của Trung Quốc có tính năng vượt trội hơn UAV MQ-1 Predator của Mỹ về khả năng theo dõi, do thám, tấn công trên bộ. Trang mạng Stripes (Mỹ) đưa tin, trước khi chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 hình thành khả năng chiến đấu, không quân Mỹ đã bắt đầu phát triển thế hệ thứ sáu. Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến không quân Mỹ Michael Hostage cho biết, họ đang nghiên cứu phát triển khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu - sẽ khác hoàn toàn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Và thời điểm biên chế của chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu là những năm 2030. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Hãng Nghiên cứu thị trường IHS (Mỹ), chỉ 10 năm nữa (đến 2024), Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự kiến trong vòng 10 năm tới (2014-2024), chi tiêu của người Trung Quốc sẽ nhiều gấp 3 lần hiện nay, đạt hơn 10 nghìn tỉ USD và các đầu tư cho tiêu dùng sẽ khiến nền kinh tế nước này phát triển nhanh. Và đến năm 2040, GDP của Trung Quốc sẽ nhiều hơn Mỹ gần 10.000 tỉ USD. Dự tính, GDP của Mỹ năm 2014 khoảng 17,3 nghìn tỉ USD, trong khi GDP của Trung Quốc là hơn 10 nghìn tỉ USD. 4 năm trước (2010-2014), GDP của Mỹ gấp 2,5 lần Trung Quốc, nhưng hiện chỉ còn 1,7 lần. Trong khi đó, theo kết quả điều tra dư luận được công bố hôm 9-9, có tới 93% người dân Nhật Bản có ấn tượng không tốt đối với Trung Quốc, tăng 2,9% so với năm 2013 và đây là con số kỷ lục kể từ khi cuộc điều tra được tiến hành cách đây 10 năm. Còn ấn tượng của người dân Trung Quốc đối với Nhật Bản tuy có cải thiện - tỷ lệ người dân có ấn tượng không tốt đối với Nhật Bản giảm 6% so với năm ngoái, nhưng vẫn ở mức 86,8%. Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh.
Thái Lan quyết mua tàu ngầm Trung Quốc
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon ngày 30.3 khẳng định quyết tâm mua 3 tàu ngầm Trung Quốc trị giá 36 tỉ baht (hơn 1 tỉ USD).
Thế giới
Một mô hình tàu ngầm được cho là loại S20 hoặc S26 chạy bằng động cơ không phụ thuộc không khí (AIP) do Trung Quốc chế tạo, tại triển lãm quốc phòng IDEAS (Pakistan) năm 2016. Thái Lan được cho đang muốn mua 3 chiếc loại S26T. Việc mua tàu ngầm là cần thiết vì những đe dọa trong khu vực đang ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hơn 60 năm qua Thái Lan chưa mua thêm tàu ngầm mới nào, ông Prawit nói trên Bangkok Post. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang chuẩn bị xây dựng khu neo đậu và sửa chữa tại vịnh Thái Lan và biển Andaman để đón 3 chiếc tàu ngầm sắp mua. Kế hoạch mua tàu ngầm này đã vấp phải chỉ trích kịch liệt vào năm ngoái vì bị cho là không minh bạch và không đáng đồng tiền. Tuy nhiên ông Prawit cho biết tiến trình mua bán được thực hiện minh bạch và Văn phòng Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng đang kiểm tra chi tiết hợp đồng giữa chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để chắc chắn mọi thứ được chặt chẽ, chính xác. Sau đó, hợp đồng này sẽ được trình lên nội các để xem xét. Năm 2011, Thái Lan có ý định mua 6 tàu ngầm đã qua sử dụng của Đức với giá 7,7 tỉ baht (khoảng 220 triệu USD) nhưng kế hoạch này đã bị thủ tướng khi ấy là bà Yingluck Shinawatra bác bỏ. L.Yên. (VP Bangkok).
Tình báo Mỹ, Đức bị tố “cùng một giuộc”
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã tiết lộ Mỹ hợp tác chặt chẽ với Đức cùng các nước phương Tây khác trong hoạt động tình báo.
Thế giới
Tuần báo Đức Der Spiegel ngày 7.7 dẫn lời Snowden cho hay: Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chung giường với Đức và hầu hết các nước phương Tây khác. Snowden đã tiết lộ thông tin trên trong cuộc phỏng vấn với chuyên gia mật mã Jacob Appelbaum và nhà làm phim tài liệu Laura Poitras. Snowden cho hay NSA có một cơ quan gọi là hội đồng ngoại giao có nhiệm vụ hợp tác và điều phối các hoạt động với các cơ quan tình báo phương Tây. Diễn biến này gây không ít bất ngờ vì trước đây Đức từng lên tiếng như một nạn nhân chỉ trích Mỹ về chương trình theo dõi trên của NSA, sau những thông tin đầu tiên cũng do Snowden tiết lộ. Thậm chí, Berlin còn yêu cầu Washington giải thích. Bích Huệ.
Đánh bom đẫm máu ở miền Nam Philippines, 10 cảnh sát bị thương
Giới chức Philippines ngày 30/5 cho biết ít nhất 15 người, trong đó có 10 cảnh sát, đã bị thương trong một vụ tấn công nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo trên đảo Jolo, thuộc tỉnh Sulu ở miền Nam nước này vào tối 29/5.
Thế giới
Hiện trường một vụ đánh bom ở Philippines. (Nguồn: interaksyon). Theo Giám đốc sở cảnh sát tỉnh Sulu Abraham Orbita, vụ nổ thứ nhất xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 khi một người đàn ông chưa rõ danh tính cho nổ một quả lựu đạn bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo tại Trại Kasim ở Jolo, khiến 5 dân thường, trong đó có cả trẻ em, bị thương. Khoảng 10 phút sau đó, một quả bom đã phát nổ khi lực lượng cảnh sát ập tới hiện trường vụ ném lựu đạn trước đó. Vụ nổ đã khiến 10 cảnh sát bị thương. Chưa có tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công nói trên, song đảo Jolo được cho là cứ điểm hoạt động mạnh của nhóm phiến quân Abu Sayyaf có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Abu Sayyaf từng đứng sau hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại Philippines, trong đó có nhiều vụ đánh bom và bắt cóc người Công giáo và người nước ngoài nhằm mục đích đòi tiền chuộc./.
Nga: Nổ ngay tại trung tâm Moskva khiến 3 người bị thương
Hãng tin TASS của Nga đưa tin ngày 7/12 một vụ nổ do thiết bị tự chế gây ra tại một bến xe buýt ở trung tâm thủ đô Moskva đã khiến 3 người bị thương nhẹ.
Thế giới
Cảnh sát bảo vệ hiện trường vụ nổ. (Nguồn: Sputnik). Hãng TASS của Nga đưa tin ngày 7/12 một vụ nổ do thiết bị tự chế gây ra tại một bến xe buýt ở trung tâm thủ đô Moskva đã khiến 3 người bị thương nhẹ. Thiết bị nổ này có thể đã được ném ra từ một tòa nhà cao tầng hoặc một chiếc ôtô chạy ngang qua. Sở Nội vụ Moskva cho biết vụ nổ xảy ra lúc chiều muộn 7/12, gần nhà số 19 trên đường Pokrovka ở Moskva. Trong số 3 người bị thương có 2 phụ nữ phải nhập viện và một nam giới được sơ cứu tại hiện trường. Theo đánh giá sơ bộ, cả 3 người đều chỉ bị thương nhẹ. Ngay lập tức, giới chức Nga đã cho điều động chuyên gia về thuốc nổ cùng cảnh sát điều tra tới hiện trường. Hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Sở Nội vụ Moskva cho biết thêm cơ quan chức năng đã khởi tổ vụ án hình sự liên quan tới vụ nổ và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để truy tìm và bắt giữ thủ phạm./.
Bàn tin 8H: Mỹ vẫn muốn lập vùng cấm bay để chống IS
TPO - Đặc phái viên sắp mãn nhiệm của Mỹ phụ trách liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, Tướng John Allen ngày 12/11 cho rằng Mỹ nên xem xét tất cả các biện pháp trong đó có thiết lập vùng cấm bay trong cuộc chiến chống IS.
Thế giới
Ảnh minh họa. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh ở phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Dự báo, trong ngày và đêm hôm nay (13/11) không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Các tỉnh Bắc Bộ trời lạnh, vùng núi phía Bắc trời rét, Khu vực Hà Nội thấp nhất 18 độ C. (Xem chi tiết). Ngày 12/11, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng được ủy quyền của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban này, ký công văn gửi Bộ GTVT, UBND các địa phương tăng cường xử lý nạn xe dù, bến cóc. Ủy ban ATGT yêu cầu Bộ GTVT tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan theo thẩm quyền. Ủy ban này cũng yêu cầu, các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, kiên quyết xử lý vi phạm; kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm quy định hoặc có hành vi dung túng, bao che vi phạm quy định pháp luật của chủ xe, lái xe. (Xem chi tiết). Chiều 12/11, ông Vi Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Mai, huyện Văn Quan, Lạng Sơn cho biết, Hội đồng kỷ luật huyện Văn Quan đã tiến hành họp bàn, xem xét mức độ sai phạm của hai cô giáo Hoàng Thị Thủy và Hoàng Thanh Tâm, giáo viên trường mầm non xã Xuân Mai, xảy ra vụ nhốt trẻ 2 tuổi ngoài sân ngày 1/10. Theo đó, cô Tâm bị sa thải, chấm dứt hợp đồng; cô Thủy nhận mức kỷ luật cảnh cáo. (Xem chi tiết). Hollywood sẽ quay bộ phim bom tấn Kong: Skull Island tại Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Được biết, kịch bản chi tiết của bộ phim Kong: Skull Island hiện đang được trình lên Bộ VHTTDL để xin giấy phép. Nếu được chấp nhận, sẽ có khoảng 300 người với khối lượng máy móc hùng hậu của Kinh đô điện ảnh thế giới sẽ vào Việt Nam. Có thể một phim trường rất lớn được xây dựng tại địa điểm chưa được công bố, các dự đoán cho hay rất có thể là khu vực Quảng Bình. Ngoài ra có hai địa danh khác của Việt Nam là Ninh Bình và Hạ Long cũng được các nhà làm phim chọn cho một số cảnh quay của phim. (Xem chi tiết). Trước việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Singapore vừa qua nói rằng, Trung Quốc có chủ quyền lâu đời đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 12/11 tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ: Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa và Hoàng Sa, không có lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực, ổn định ở thế giới. (Xem chi tiết). Lầu Năm Góc ngày 12/11 tuyên bố một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ mới đây đã bay gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Lực lượng kiểm soát ở dưới mặt đất của Trung Quốc đã liên lạc với máy bay trên song chiếc B-52 này "vẫn tiếp tục nhiệm vụ". Hồi cuối tháng 10 vừa qua, một tàu khu trục của Mỹ cũng đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Đặc phái viên sắp mãn nhiệm của Mỹ phụ trách liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, Tướng John Allen ngày 12/11 cho rằng Mỹ nên xem xét tất cả các biện pháp trong đó có thiết lập vùng cấm bay trong cuộc chiến chống IS. Theo ông Allen, mục tiêu của một vùng cấm bay như vậy cần phải được cân nhắc một cách thận trọng, khi viện dẫn tính chất phức tạp và những chi phí cho việc làm này. Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện chưa ủng hộ biện pháp trên. Nga sẽ cung cấp biến thể tên lửa phòng không S-300 đặc biệt dành riêng cho Iran được cho là có tên S-300BM. Hợp đồng cung cấp mới các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 giữa Nga và Iran sẽ chính thức được ký kết vào đầu năm 2016. Đây cũng được xem là bước đột phá mới của Nga đối với các tổ hợp phòng không S-300 khi phát triển một biến thể xuất khẩu mới dựa trên biến thể S-300PMU1. (Xem chi tiết). Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tuyên bố tôn trọng kết quả bầu cử và mong muốn làm việc với chính phủ mới do đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Việc tướng Aung Hlaing công khai bày tỏ sự tôn trọng kết quả bầu cử thực sự là bước tiến lớn làm yên lòng NLD, vốn sợ lặp lại kịch bản bầu cử năm 1990 khi NLD cũng chiến thắng bầu cử nhưng bị quân đội từ chối công nhận kết quả. (Xem chi tiết). Hai vụ đánh bom liều chết xảy ra ngày 12/11 tại một quận đông dân cư ở ngoại ô thủ đô Beirut của Liban đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và hơn 180 người bị thương. Khu vực xảy ra các vụ đánh bom được coi là thành trì của phong trào Hồi giáo Hezbollah. Nguồn tin an ninh địa phương cho biết hai vụ nổ xảy ra gần như đồng thời và làm rung chuyển khu dân cư và thương mại Borj al-Barajneh ở phía Nam thủ đô Beirut. Khu vực bị tấn công nằm gần một bệnh viện do lực lượng Hezbollah điều hành và được canh gác cẩn mật.
Ông Trump thăm quốc gia nào trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên?
Nguồn tìn từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Israel, Vatican và Saudi Arabia vào cuối tháng này trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.
Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Reuters). Trang Polico.com dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Israel, Vatican và Saudi Arabia vào cuối tháng này trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Chuyến thăm của ông Trump sẽ kết thúc bằng chặng dừng chân tại một hội nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 25/5 và Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) tại Sicily (Italy) vào ngày sau đó. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên thường là một cột mốc đối với một vị Tổng thống Mỹ mới./.
Israel quyết định trả tự do cho 26 tù nhân Palestine
VOV.VN - Đây là nhóm tù nhân thứ 2 được phóng thích trong tổng số 104 tù nhân Palestine được chính quyền Israel trả tự do.
Thế giới
Chính quyền Israel ngày 27/10, đã thông qua một danh sách gồm 26 tù nhân Palestine được phóng thích trong bối cảnh tiến trình đàm phán hòa bình giữa 2 bên đang có dấu hiệu được cải thiện. Đây là nhóm tù nhân thứ 2 được phóng thích trong tổng số 104 tù nhân Palestine được chính quyền Israel trả tự do. Các nhà hoạt động biểu tình trước một nhà tù ở Israel yêu cầu trả tự do cho các tù nhân Palestine (Ảnh: Reuters). Trong một tuyên bố, Thủ tướng Israel Bengiamin Netanyahu cho biết, chính phủ cần phải giữ đúng cam kết về việc trả tự do cho các tù nhân Palestine, mặc dù quyết định này có thể vấp phải sự phản đối từ những gia đình tại Israel từng là nạn nhân của các chiến binh Hồi giáo Palestine. Hồi tháng 7, Nội các Israel đã bỏ phiếu thông qua quyết định thả 104 tù nhân Palestine. Nhóm đầu tiên, gồm 26 tù nhân Palestine đã được phóng thích hôm 13/8./.. Lệ Chi/VOV - Trung tâm Tin. (Theo Tân Hoa xã).
Liên quân Arab thừa nhận sai lầm trong vụ không kích xe buýt tại Yemen
Ngày 1-9, liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu tham chiến tại Yemen đã thừa nhận sai lầm trong vụ không kích thực hiện vào tháng 8 vừa qua nhằm vào một chiếc xe buýt làm 40 trẻ em trong số 51 người thiệt mạng. Lực lượng này cam kết sẽ tìm ra người chịu trách nhiệm trong vụ tấn công.
Thế giới
Chiếc xe buýt sau vụ tấn công. Theo hãng tin Reuters, đây là sự thừa nhận hiếm hoi sau áp lực quốc tế, trong đó có các thành viên đồng minh của liên minh này, kêu gọi liên quân Arab nhận trách nhiệm. Động thái này là một trong các nỗ lực nhằm hạn chế thương vong cho dân thường trong cuộc nội chiến làm hơn 10.000 người thiệt mạng và đẩy đất nước nghèo khổ Yemen đến bờ vực nạn đói. Hôm thứ bảy 1-9, cơ quan thông tấn của Saudi Arabia SPA đưa ra tuyên bố: "Bộ Tư lệnh Liên minh thể hiện sự hối hận về những sai lầm và gửi lời chia buồn tới gia đình nạn nhân. Liên minh cho biết họ sẽ phối hợp với chính phủ Yemen để đền bù cho các gia đình nạn nhân và sẽ xem xét các quy tắc nhằm ngăn chặn sự cố này lặp lại một lần nữa. Phát ngôn viên của liên minh Mansour al-Mansour cho biết, một cuộc điều tra được tiến hành đã phát hiện ra một số lỗi được đưa ra trước cuộc tấn công và tuyên bố những người chịu trách nhiệm sẽ bị "trừng phạt". Ông này cũng nói tại cuộc họp báo ở Riyadh rằng "một lệnh cấm tấn công vào xe buýt, giữa khu dân cư, đã được đưa ra nhưng lệnh này đến trễ". Chôn cất các học sinh thiệt mạng trong vụ tấn công. Được biết, theo tin của cơ quan tình báo, chiếc xe buýt chở các nhà lãnh đạo Houthi. Liên minh do Saudi dẫn đầu bị cáo buộc phạm nhiều sai lầm ở Yemen nhưng các vụ tấn công nhằm vào dân thường đều bị đổ lỗi cho việc Houthi trốn lẫn trong dân thường hoặc sử dụng họ làm lá chắn sống. Lực lượng liên minh đã can thiệp vào Yemen từ tháng 3-2015 sau khi phiến quân Houthi lật đổ chính phủ của Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi, đẩy chính phủ này khỏi thủ đô Sanaa và chiếm nhiều vùng đất của quốc gia này. Minh Thu (Theo Reuters).
Những hình ảnh ấn tượng trong tuần
(GD&TĐ) - Xem hoạt động tập trận chống khủng bố ở Hàn Quốc, cuộc gặp gỡ của cựu cầu thủ bóng đá Maradona và cựu lãnh đạo Cuba... trong chùm ảnh sau.
Thế giới
Cảnh sát Syria trong một cuộc tập trận tại thủ đô Damascus. Những phón viên tác nghiệp khi theo dõi diễn biến cuộc truy tìm nghi phạm vụ đánh bom ở Boston. Quân đội Iran diễu binh kỷ niệm Ngày Quân đội tại thủ đô Tehran. Một thanh niên kiểm tra sức khỏe để nhập ngũ tại Hồ Nam, Trung Quốc. Cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro bắt tay ngôi sao bóng đá Diego Maradona tại Havana, Cuba. Những chiếc túi không có người nhận tại nơi xảy ra vụ đánh bom ở Boston (Mỹ). Một nghi lễ cúng thần trong lễ hội Navratri tại Jammu (Ấn Độ). Một binh lính Hàn Quốc tập trận chống khủng bố tại Seoul. Nhiếp ảnh gia Dario Sastre đã chờ 3 đêm tại Iceland để chụp được bức ảnh cực quang này. Phương Hà (Theo Telegraph).
Singapore-Australia tập trận tăng thiết giáp chung
Truyền thông Singapore dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết lực lượng vũ trang Singapore và Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) vừa tiến hành một cuộc tập trận tăng thiết giáp chung mang tên "Matilda" tại thao trường Mount Bundey ở Darwin, Australia.
Thế giới
(Ảnh: channelnewsasia.com). Khoảng 100 quân nhân thuộc tiểu đoàn 48, Trung đoàn Thiết giáp Singapore cùng xe tăng chiến đấu Leopard 2SG đã tham gia diễn tập cùng với các đối tác Australia thuộc Trung đoàn Thiết giáp số 1. Theo Bộ Quốc phòng Singapore, trong hai ngày diễn tập 16 và 17/9, hai bên đã trao đổi nghiệp vụ cả về lý thuyết và thực hành xe tăng chiến đấu cũng như tiến hành hàng loạt hoạt động tác chiến phối hợp. Bộ này khẳng định cuộc diễn tập "Matilda" là kết quả của mối quan hệ quốc phòng gần gũi và lâu dài giữa Singapore và Australia. Cả Singapore và Australia hiện tích cực thúc đẩy hợp tác quốc phòng thông qua các cuộc diễn tập song phương và đa phương, trao đổi nghiệp vụ và thăm viếng lẫn nhau. Hai bên cũng phối hợp hoạt động trong việc tái thiết Afghanistan./. (Vietnam+).
Quân đội Nga sẽ tham dự duyệt binh ở Trung Quốc
(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Nga vừa tuyên bố, Quân đội Nga sẽ tham gia duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới 2 ở Bắc Kinh.
Thế giới
Tuyên bố này mới được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết trong cuộc gặp với lãnh đạo cao cấp của quân đội Trung Quốc Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Fan Changlong hôm 10/5. Nga hứa sẽ gửi binh sĩ tới tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít của Trung Quốc vào tháng 9 tới. Ông Chanlong là một trong những thành viên của đoàn đại biểu Trung Quốc do Chủ tịch nước Tập Cận Bình dẫn đầu tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến Thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới 2 của Nga. Chúng tôi vui mừng nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để tham gia lễ kỷ niệm dịp 70 năm ngày chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới 2 vào ngày 3/9/2015. Chúng tôi đồng ý gửi một đơn vị Quân đội Nga tới duyệt binh , ông Shoigu nói. Đồng thời Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng cảm ơn Trung Quốc đã gửi các binh sĩ tham gia duyệt binh ngày 9/5 ở Moscow. Trước đó vào đầu tháng 4/2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã mới Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Trung Quốc vào tháng 9 tới nhân dịp nước này kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít Nhật Bản.
Cảnh báo bom, Bangkok thắt chặt an ninh
T.Linh
Thế giới
(Cadn.com.vn) - Cảnh sát ở thủ đô Bangkok của Thái Lan ngày 4-11 tăng cường các biện pháp an ninh sau khi có cảnh báo về các cuộc tấn công bằng bom xe trong khu vực Sathon. Theo Bangkok Post, giới chức Thái Lan khẳng định khả năng xảy ra tấn công liên quan nhiều đến hoạt động của các nhóm cực đoan ở miền nam chứ không phải do mạng lưới khủng bố nước ngoài. Cảnh sát Bangkok cho biết đã lên kế hoạch tăng cường an ninh từ tối 3-11, sau khi có thư cảnh báo đánh bom do Văn phòng Sathon gửi đến các trường học. Theo văn bản trên mạng truyền thông xã hội, giới chức Bangkok chỉ thị cho các lực lượng thắt chặt các biện pháp an ninh và tìm kiếm tung tích 2 ô-tô mang biển số Bangkok (No.1563) và Yala (No.3597) được cho là có thể được sử dụng để đánh bom. Giám đốc Cục Điều tra Trung ương (CIB) Thitirat Nongpharpitak cho biết đã chỉ đạo giám sát chặt chẽ các hoạt động của bất kỳ đối tượng đáng ngờ nào. Lực lượng an ninh cùng chó nghiệp vụ tuần tra trên đường phố Bangkok, Thái Lan hôm 4-11. Ảnh: Bangkok Post.
Cảnh sát biển có thêm tàu cứu hộ hiện đại
Để đáp ứng yêu cầu công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp ngư dân yên tâm sản xuất trên biển, Cục Cảnh sát biển Việt Nam vừa trang bị cho Vùng Cảnh sát biển 4 (Phú Quốc) tàu cứu hộ, cứu nạn phiên hiệu 9003, do Xí nghiệp liên hợp Sông Thu, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng ở TP Đà Nẵng đóng và hạ thủy.
Thế giới
Tàu được thiết kế và trang bị công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 3.500 CV, dài 46 m, rộng 12 m, chiều cao mạn 5,5 m. Tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, cấp sóng gió với thời gian liên tục 30 ngày trên biển, vận tốc 12 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý. Lê Sen.
QH Ukraine cho phép quân đội nước ngoài tập trận
Với 269 phiếu thuận (trong khi số phiếu tối thiểu cần thiết là 226), Quốc hội Ukraine tối 12/5 đã thông qua quyết định cho phép quân đội nước ngoài tới lãnh thổ nước này để tham gia tập trận.
Thế giới
Theo Hiến pháp Ukraine, quyết định cho phép quân đội nước ngoài tới lãnh thổ nước này phải được Quốc hội thông qua trên cơ sở tờ trình của Tổng thống. Năm 2009, cuộc tập trận "Sea Breeze" giữa Ukraine và Mỹ đã bị hủy do Quốc hội Ukraine không cho phép quân đội nước ngoài tới lãnh thổ nước này. Trước khi Quốc hội Ukraine thông qua quyết định nói trên, Hội đồng An ninh quốc gia và Quốc phòng nước này cũng đã thông qua quyết định cho phép quân đội nước ngoài tới tập trận trên lãnh thổ Ukraine trong năm 2011 và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký sắc lệnh liên quan để trình Quốc hội thông qua thành luật. Cuộc tập trận Ukraine-Mỹ mang tên "Sea Breeze - 2011" chống cướp biển sẽ được tiến hành vào mùa hè này tại vùng biển gần Odessa với sự tham gia của quân đội các nước khác. Mùa Hè năm nay, trên lãnh thổ Ukraine cũng sẽ diễn ra cuộc tập trận "Luồng lạch hòa bình - 2011" giữa Ukraine và Nga cũng như cuộc tập trận chiến thuật "Repeed Trident - 2011" giữa Ukraine và Mỹ tại tỉnh Lvov với sự tham gia của các đơn vị quân đội 11 nước khác. Tổng cộng sẽ có 9 cuộc tập trận quốc tế diễn ra trên lãnh thổ Ukraine trong năm 2011./. (TTXVN/Vietnam+).
​Hàn Quốc: Giám đốc cơ quan hưu trí quốc gia bị tạm giữ khẩn cấp
Các công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc đã quyết định tạm giữ khẩn cấp ông Moon Hyung-pyo, Giám đốc NPS, do nghi ông này đã ép NPS hậu thuẫn việc sáp nhập 2 chi nhánh của Samsung hồi năm ngoái.
Thế giới
Ông Moon Hyung-pyo bị bắt giữ. (Nguồn: AP). Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 28/12, các công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc đã quyết định tạm giữ khẩn cấp ông Moon Hyung-pyo, Giám đốc Cơ quan Hưu trí Quốc gia (NPS), do nghi ông này đã ép NPS hậu thuẫn việc sáp nhập 2 chi nhánh của hãng Samsung hồi năm ngoái khi còn là Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi. Các công tố viên cho biết họ quyết định như vậy vì lo ngại rằng ông Moon có thể tìm cách hủy bằng chứng và họ có 48 giờ để xin lệnh bắt chính thức hoặc phải thả ông Moon. Hiện đang có những lời cáo buộc rằng Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã ép NPS, vốn có cổ phần tại 2 chi nhánh mới sáp nhập của Samsung, phải ủng hộ việc sáp nhập để đổi lấy những ưu ái mà Samsung dành cho người bạn thân lâu năm của Tổng thống Park Geun-hye là bà Choi Soon-sil. Tuy nhiên, ông Moon vẫn luôn bác bỏ những nghi ngờ và tuyên bố rằng ông không hề có tiếp xúc với Phủ Tổng thống hay Samsung liên quan đến vụ sáp nhập trước khi diễn ra việc này. Việc NPS hậu thuẫn vụ sáp nhập đã bị phê phán mạnh mẽ do quyết định trên không được một ủy ban độc lập xem xét./.
Ông Trump bỏ ý định lập đội an ninh mạng 'bất khả chiến bại' chung với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa rút lại ý định thành lập một đơn vị an ninh mạng chung với Nga, chỉ ít giờ sau khi bị nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ trích về ý tưởng này.
Thế giới
Vào đầu ngày 9-7, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng, ông và Tổng thống Putin đã cùng thảo luận về việc thành lập một đơn vị an ninh "bất khả chiến bại" nhằm giải quyết các vấn đề như việc dùng công nghệ cao để can thiệp bầu cử. Ý tưởng ngày lập tức hứng chịu nhiều chỉ trích từ nhiều nghị sĩ, thậm chí cả những người cùng thuộc Đảng Cộng hòa, vốn luôn tin rằng, chính Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ. Tổng thống Trump không định thành lập đơn vị an ninh mạng chung với Nga. Đây không phải là điều tồi tệ nhất tôi từng nghe nhưng nó cũng gần như vậy, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói trên NBC, trong khi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ví việc này như là hợp tác với một nhóm tội phạm đã ăn trộm trong nhà của mình. Bị chỉ trích sau khi vừa nêu ra ý tưởng, ông Trump đã ngay lập giải thích bằng một dòng trạng thái trên Twitter chỉ sau đó ít giờ: Trên thực tế, việc tôi và Tổng thống Putin bàn về một đơn vị an ninh đặc biệt không có nghĩa là điều này có thể xảy ra, nó không thể xảy ra. Nga bị nhiều cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc là cố gắng can thiệp vào bầu cử Mỹ qua nhiều cách, như tấn công mạng hay gây ảnh hưởng lên những thành viên quan trọng của những đảng phái chính trị. Trong cuộc gặp ở G20, Tổng thống Trump cho biết, ông đã ít nhất 2 lần hỏi ông Putin về vấn đề can thiệp bầu cử, tuy nhiên, đều nhận được những lời phủ nhận hoàn toàn.
Mẹ doanh nhân người Anh không tin vợ Bạc Hy Lai mưu sát con mình
(GDVN) - Cho tới thời điểm này, thân nhân của Heywood vẫn kiên định tin rằng không có tình tiết đáng ngờ nào xung quanh cái chết của ông.
Thế giới
Mẹ của Neil Heywood nói với tờ Telegraph rằng bà đã "bàng hoàng" khi nghe thông tin cho rằng con trai mình có thể bị sát hại bởi vợ của Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (Trung Quốc Bạc) Hy Lai là Cốc Khai Lai. Vợ chồng Bạc Hy Lai và Heywood (phải). Cốc Khai Lai. Ảnh hiếm: Vợ, con cựu quan chức cấp cao ĐCS Trung Quốc - Bạc Hy Lai. Heywood, một doanh nhân người Anh 41 tuổi, được tìm thấy đã chết tại một khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 10/2011. Cảnh sát Trung Quốc nhanh chóng tiến hành điều tra và khẳng định nguyên nhân cái chết của Heywood là do "ngộ độc rượu". Cho tới thời điểm này, thân nhân của Heywood vẫn kiên định tin rằng không có tình tiết đáng ngờ nào xung quanh cái chết của ông. Họ đã nói với cảnh sát rằng ông chết vì một cơn đau tin, không yêu cầu khám nghiệm tử thi và nhanh chóng làm lễ hỏa táng. Tuy nhiên, hôm 10/4, chính quyền Trung Quốc đã ban hành một thông báo về việc bắt giữ bà Cốc Khai Lai để điều tra làm rõ mối liên quan tới vụ mưu sát Heywood. Thông tin về việc bắt giữ bà Cốc được công bố trong cùng ngày chính quyền Trung Quốc quyết định bãi miễn chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đối với ông Bạc Hy Lai. Trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên Telegraph tại nhà riêng ở Streatham, nam London, người mẹ 74 tuổi của Heywood cho biết vụ bắt giữ bà Cốc là một "cú sốc đối với bà. "Tất cả những gì tôi muốn nói là tôi đang cảm thấy bị sốc và không biết nói gì nữa" - bà Heywood cho biết. Theo các phương tiện truyền thông, Heywood có mối quan hệ tốt với vợ chồng Bạc Hy Lai từ hơn 10 năm nay kể từ sau khi họ quen biết nhau tại Đại Liên. Doanh nhân này đã kết hôn với một người phụ nữ Trung Quốc và đã sống ở nước này hơn một thập kỷ. Thông tin về cái chết của Heywood được đưa ra ánh sáng sau khi Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu Trung Quốc mở lại vụ án. Phát biểu tại Jakarta (Indonesia) trong chuyến thăm chính thức quốc gia này, Thủ tướng Anh David Cameron đã yêu cầu Trung Quốc mở lại cuộc điều ra và sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để làm rõ vụ việc "đáng lo ngại" này. Trong khi đó, Wang Lulu, người vợ của Heywood hiện đang sống cùng với hai người con ở khu vực ngoại ô phía bắc thủ đô Bắc Kinh đã từ chối bình luận về việc bà Cốc bị cáo buộc mưu sát ông chồng mình.
Mỹ viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam tuần tra biển
Ngày 16/12, ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD để thúc đẩy hoạt động an ninh hàng hải.
Thế giới
Trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên với cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam "nhằm tăng cường năng lực tuần tra ven biển và triển khai nhanh chóng các công cuộc tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với thiên tai, và các hoạt động khác". Tàu cảnh sát biển Việt Nam trong một chuyến tuần tra. Ông Kerry cho biết kinh phí bao gồm năm tàu tuần tra cao tốc sẽ được trao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào năm 2014. Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm, Hoa Kỳ cũng sẽ mở rộng viện trợ cho hợp tác khu vực bằng cách tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quốc gia ở Đông Nam Á chịu trách nhiệm an ninh hàng hải và thực thi pháp luật. Hãng thông tấn AP dẫn lời ngoại trưởng Kerry cho hay Mỹ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng biển và bảo đảm tự do hàng hải. Như vậy, hỗ trợ an ninh hàng hải của Mỹ cho khu vực sẽ vượt 156 triệu USD trong hai năm tới, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Không có khu vực nào có được an toàn nếu không thực thi pháp luật hiệu quả trong vùng lãnh hải'', hãng AP dẫn lời ông Kerry nói trong cuộc họp báo chung với với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Ngày mai, ông John Kerry sẽ tiếp tục chuyến công du tới Philippines. Thùy Ngân (theo Ap/Reuters).
Lạc đà "khát nước" bao vây ngôi làng ở Australia
Một ngôi làng hẻo lánh gần khu vực Docker River đang phải trong tình trạng "cách ly hoàn toàn" bởi người dân tại đây lo sợ hàng nghìn con lạc đà hoang dã, đang trong tình trạng "thiếu kiểm soát" vì khát nước do hạn hán kéo dài nhiều ngày qua tại Australia, sẽ sẵn sàng tấn công họ.
Thế giới
Những con lạc đà hoang dã một bướu đang "hùng hổ" tiến tới các khu vực có nước uống và "chiếm lĩnh" toàn bộ khu vực sân bay Docker River khiến nhiều người dân tại khu vực này không dám đi ra ngoài đường. Hội đồng thành phố trên đã phải đưa ra quyết định "tiêu diệt" lũ lạc đà "háo nước" này bằng cách sử dụng trực thăng dồn chúng lại thành từng đàn lớn và "nã đạn". Chủ tịch Hội đồng thành phố, Rob Knight cho biết, khu vực làng trên thuộc khu vực lãnh thổ phía Bắc Australia với dân số chỉ vỏn vẹn có 350 người trong khi họ phải chống chọi với hơn 6.000 con lạc đà đang trong tình trạng "thiếu kiểm soát". Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng tại ngôi làng trên đã bị những con lạc đà phá hoại, chúng phá vỡ những nơi có nguồn nước và làm tắc nghẽn hệ thống giao thông, đường băng. Lạc đà được đưa đến xứ sở chuột túi từ những năm 1840 để giúp các nhà thám hiểm đi lại và vận chuyển hàng hóa qua vùng xa mạc hoang dã. Kể từ đó, số lượng lạc đà ở Australia đã tăng lên chóng mặt, cứ 9 năm lại tăng gấp đôi, đe dọa nghiên trọng tới hệ thống kinh tế khu vực cận sa mạc. Australia hiện là quốc gia có số lượng lạc đà hoang dã cao nhất thế giới, với số lượng hơn 1 triệu con. Giống lạc đà tại Australia thuộc loại một bướu, có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Theo các nhà khoa học, trên thế giới hiện không còn lạc đà một bướu sống trong điều kiện hoang dã, nhưng tại Australia vẫn có một quần thể lạc đà một bướu sống hoang, vốn là con cháu của các bầy lạc đà đã thuần hóa nhưng thoát khỏi các chuồng trại vào cuối thế kỷ 19. Lạc đà hoang dã sinh sống nhiều nhất tại các sa mạc ở miền Trung nước này. Những con lạc đà hoang dã này cạnh tranh với cừu và gia súc để tìm thức ăn, phá hoại hoa màu và thậm chí còn sục sạo vào cả những khu dân cư ở các vùng hoang vắng để tìm nước uống. Chuyện lạc đà xông vào nhà dân, húc đổ nhà tắm hoặc bới tung các đường ống dẫn nước để tìm nước giờ đây không phải là điều xa lạ với các cộng đồng dân cư ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Lạc đà không những đang tàn phá các hệ sinh thái mong manh ở Australia bằng việc ăn những loài cây bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn giẫm đạt lên cả những địa điểm linh thiêng và các giếng nước cổ của thổ dân. Những đàn lạc đàn hung hăng với số lượng lớn đã khiến cho các phụ nữ gốc thổ dân ở Australia không dám ra đồng vì sợ bị tấn công hay bị giẫm nát. Trước tình hình đó, Chính phủ Australia đã quyết định dành 19 triệu AUD cho chương trình giảm 2/3 số lượng lạc đà hoang dã, chủ yếu là loài lạc đà một bướu, ở nước này. Theo kế hoạch này, các đội bắn tỉa thiện xạ sẽ được điều động trong một chiến dịch săn lạc đà trên bộ cũng như trên không bằng máy bay lên thẳng. Khoảng 650.000 con lạc đà sẽ bị tiêu diệt trong chiến dịch này và thịt của chúng có thể sẽ có mặt tại các nhà hàng, siêu thị để phục vụ cho các bữa tiệc nướng gia đình ngoài trời mang tính truyền thống của người dân Australia./. Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+).
Thái Lan: Quân đội trấn áp “Áo đỏ”
Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra có kế hoạch thành lập chính phủ lưu vong
Thế giới
Chính phủ quân sự Thái Lan - tự xưng là Hội đồng Giữ gìn trật tự và hòa bình quốc gia (NCPO) - ngày 25-5 tuyên bố hơn 100 nhân vật đang bị quân đội cầm giữ sau khi ra trình diện sẽ không bị buộc tội và được trả tự do sau 1 tuần. Tuy nhiên, những ai có lệnh bắt riêng sẽ được giao cho bên công tố. Đại tá Werachon Sukondhapatipak, người phát ngôn của chính phủ quân sự, nhấn mạnh những người bị bắt giữ được tự do sống cuộc sống bình thường nhưng họ sẽ bị theo dõi sát trong nỗ lực ngăn họ can dự vào cuộc xung đột. Ông khẳng định: Chúng tôi sẽ lưu ý xem họ có đưa ra lời phát biểu khiêu khích nào không. Đại tá Werachon quả quyết NCPO đang tìm kiếm sự hiểu biết chung giữa các đảng phái. Cho rằng Thái Lan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng do sự chia rẽ xã hội gây ra, ông thừa nhận không thể giải quyết tất cả mọi chuyện trong vòng 1 tuần nhưng khoảng thời gian này sẽ là khởi đầu sự hiểu nhau. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, nhiều nhà hoạt động và chính khách đang lẩn trốn, một số còn tìm cách trốn ra nước ngoài. Hơn 1.000 người tuần hành phản đối đảo chính ở Bangkok hôm 25-5Ảnh: EPA. Trong cuộc thanh lọc các cá nhân liên can đến gia đình Shinawatra cũng như những người chỉ trích cuộc đảo chính, tướng Prayuth Chan-ocha, tư lệnh lục quân, đã nắm lấy tất cả mọi quyền lực lập pháp và triệu tập khoảng 200 cá nhân đến các căn cứ quân sự. Trong khi đó, theo báo The Sunday Times, quân đội Thái Lan đang trấn áp phong trào Áo đỏ vốn từng dọa sẽ kháng cự nếu quân đội tổ chức đảo chính. Tuy nhiên, NCPO cho biết con trai cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra là Panthongtae đã được trả tự do. Các nhà phân tích dự báo chính sách khẩn cấp của giới quân sự sẽ kích động sự phản kháng mạnh hơn từ phe Áo đỏ trong khi các thủ lĩnh của họ đã bị tóm gọn từ hôm 22-5. Hơn 1.000 người biểu tình tuần hành khắp Bangkok hôm 25-5 phản đối quân đội chiếm quyền lực, bất chấp lệnh cấm tụ tập. Thêm vào đó, một số người phản đối tụ tập tại Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok. Vài chục người cầm biểu ngữ yêu cầu tổ chức bầu cử. Trong quá trình thâu tóm quyền lực, chiều 25-5, NCPO đã triệu tập lãnh đạo 18 tờ báo lớn nhất Thái Lan để truyền đạt chỉ thị về việc đưa tin. Giới quân sự cũng triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các tổ chức thương mại nhà nước cũng như tư nhân, các quan chức cao cấp bộ thương mại, tài chính và năng lượng, lãnh đạo doanh nghiệp, các công ty mua bán và vận tải dầu mỏ. Một giới chức quân sự cao cấp tuyên bố: Kể từ nay, quân đội sẽ giải quyết các vấn đề của đất nước. Quân đội nắm quyền trong một thời gian ngắn nhất có thể. Họ muốn bảo đảm rằng đất nước thực sự trở lại bình thường, không có bất cứ sự kháng cự nào.Trước mắt, tướng Prayuth cho biết những ưu tiên kinh tế hàng đầu là trả nợ cho nông dân tham gia chương trình trợ giá lúa gạo và lên kế hoạch ngân sách năm 2015. Trong khi đó, theo đài ABC (Úc) hôm 25-5, cựu thủ tướng Thaksin đang có kế hoạch thành lập chính phủ lưu vong trong bước đi thách thức tính hợp pháp của chính quyền quân sự được lập ra sau cuộc đảo chính trong nước. Thông tin về kế hoạch do ông Robert Amsterdam, cố vấn pháp lý của ông Thaksin, tiết lộ. Theo ông Amsterdam, một số nước đã đề nghị cho chính phủ lưu vong của ông Thaksin đặt trụ sở và ông Thaksin đang thương thảo về vấn đề này. Hiện danh tính những nước này chưa được công bố. Ngành du lịch kêu cứu. Ngành du lịch Thái Lan kêu gọi thành lập gấp chính phủ mới để thu hút du khách trở lại. Ông Pornthip Hirunkate, Phó Chủ tịch Hội đồng Du lịch Thái Lan (TCT), thừa nhận: Chúng tôi cần một chính phủ mới càng sớm càng tốt. Nếu không, ngành du lịch sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn nữa. Theo ông, hơn 50 quốc gia và lãnh thổ đã khuyên công dân mình không đến Thái Lan lúc này. Riêng Mỹ hôm 24-5 tiếp tục tỏ thái độ lo ngại về cuộc đảo chính khi tuyên bố hủy chương trình tập trận với Thái Lan cũng như chuyến thăm của các vị tư lệnh 2 bên. Trước đó, Washington đã đình chỉ khoản viện trợ quân sự 3,5 triệu USD cho Thái.
Người phát ngôn Nhà Trắng hối lỗi vì so sánh ông Assad với Hitler
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer vào ngày 11/4 đã gửi lời xin lỗi sau khi “đề cao” tên trùm phát xít Adolf Hitler để cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Thế giới
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer. Ảnh: NBC News. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 11/4, ông Spicer đã so sánh trùm phát xít Hitler với Tổng thống Syria Bashar al-Assad: Chúng tôi không sử dụng vũ khí hóa học trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngay cả kẻ hèn hạ như Hitler còn không sử dụng vũ khí hóa học. Việc ông Spicer nói rằng Hitler không sử dụng vũ khí hóa học đã ngay lập tức khiến công chúng phẫn nộ. Ngay cả những người xuất hiện trong cuộc họp báo cũng tỏ ra bất ngờ về phát biểu này. Trên thực tế, trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai, trùm phát xít Hitler đã cho dùng khí gas để giết hơn 6 triệu người Do Thái. Các phóng viên trong cuộc họp đã nói đến cuộc tàn sát người Do Thái bằng khí gas của Hitler và yêu cầu ông Spicer làm rõ về phát biểu vừa đưa ra. Người phát ngôn Nhà Trắng phân trần: Tôi hiểu rằng Hitler đã đưa người Do Thái vào các trại tập trung. Nhưng cách ông Assad sử dụng vũ khí hóa học lại là thả chúng vào giữa các thị trấn. Sau đó, ngay trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh CNN cùng ngày 11/4, ông Spicer đã thẳng thắn bày tỏ sự hối hận khi đưa ra phát biểu như vậy. Hà Linh/Báo Tin Tức.
Sau vụ 2 người giúp việc bị hành quyết, Indonesia ngưng xuất khẩu lao động
(TNO) Indonesia sẽ ngưng đưa thêm lao động sang 21 quốc gia ở Trung Đông. Quyết định đưa ra sau khi có 2 phụ nữ Indonesia bị hành quyết ở Ả Rập Xê Út khiến Jakarta hết sức tức giận, AFP đưa tin.
Thế giới
Nhiều người Indonesia tập trung để chuẩn bị bay sang Ả rập Xê Út làm giúp việc - Ảnh: Reuters. Lệnh ngưng xuất khẩu lao động sẽ sớm có hiệu lực và ảnh hưởng đến các nước vốn đang là thị trường xuất khẩu lao động chính của Indonesia như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Bahrain và Ai Cập, Bộ trưởng Nhân lực Indonesia Hanif Dhakiri cho biết hôm 5.5. "Theo điều luật, chính phủ có quyền ngưng bố trí việc làm cho công nhân Indonesia ra nước ngoài nếu công việc đó làm mất giá trị nhân phẩm và lòng tự tôn dân tộc", hãng thông tấn nhà nước Antara của Indonesia dẫn lời Bộ trưởng Dhakiri. Hầu hết những người xuất khẩu lao động Indonesia sang Trung Đông là phụ nữ giúp việc. Quyết định ngưng xuất khẩu lao động của Indonesia là vô thời hạn. Tuy nhiên, những người đang làm việc tại 21 nước chịu tác động của lệnh cấm sẽ vẫn được phép ở lại làm việc, theo AFP. Jakarta từ lâu đã lên án tình trạng người giúp việc Indonesia bị đối xử tệ và đã quyết định ngưng đưa lao động sang Trung Đông mà không hề đưa ra lời cảnh báo chính thức nào. Ả Rập Xê Út hôm 15.4 đã hành quyết bằng cách chặt đầu một nữ giúp việc 47 tuổi người Indonesia tên Siti Zainab. Cô bị buộc tội đánh chết người chủ thuê mình là bà Noura al-Morobei vào năm 1999. Gia đình của Siti Zainab, nữ giúp việc Indonesia bị hành quyết, cùng bức ảnh của cô tại nhà riêng ở huyện Bangkalan, tỉnh Đông Java, Indonesia - Ảnh: AFP. Ả Rập Xê Út vẫn thi hành án dù trước đó một tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Indonesia đã lên tiếng xác nhận Zainab có thể mắc bệnh tâm thần và hành động của cô chỉ để tự vệ khi bị người chủ ức hiếp. Trước khi bị bắt ở Ả Rập Xê Út, Zainab từng gửi 2 bức thư cho tổ chức này và tố cáo mình bị ngược đãi. Hai ngày sau đó, Ả Rập Xê Út tiếp tục hành quyết một nữ giúp việc Indonesia khác là Karni Binti Medi Tarsim, 37 tuổi. Cô bị kết tội vì giết chết một đứa trẻ 4 tuổi vào năm 2013. Bộ ngoại giao Indonesia đã triệu đại sứ Ả Rập Xê Út sau 2 vụ hành quyết. Ngọc Quý.
Mỹ - Nga không kích, chảo lửa Syria càng thêm nóng?
Khủng hoảng ở Syria chưa thể kết thúc bởi xung đột giữa các phe phái với lực lượng chính phủ, vai trò của Syria trên bàn cờ Trung Đông và mới đây Mỹ - Nga nhảy vào tiêu diệt IS.
Thế giới
Người Syria chạy khỏi đất nước vì chiến tranh. Ảnh: Reuters. Ngày 1/10, Nga bắt đầu không kích tiêu diệt phiến quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest chỉ trích đây là "những hoạt động quân sự bừa bãi chống lại phe đối lập Syria" và sự can thiệp của Nga vào Syria khiến cuộc xung đột trở nên "vô thời hạn". Trong hội nghị truyền hình Mỹ - Nga giữa quan chức quốc phòng hai nước, phía Mỹ đã vạch rõ rằng "hoạt động quân sự của Nga nhắm mục tiêu vào các khu vực có rất ít lực lượng của IS hoạt động". Sở dĩ phía Mỹ phản ứng bởi bề ngoài Nga tuyên bố không kích IS, song thực tế lại nhắm vào các nhóm đối lập mà Mỹ đổ công sức huấn luyện với chi phí lên đến 500 triệu USD. Vấn đề ở đây là cả hai phía Mỹ (cùng đồng minh) và Nga đều lần lượt nhảy vào Syria và khẳng định dẹp Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Trên thực tế, một bên muốn lật đổ chính phủ Assad vì cho rằng chính phủ này từ tháng 3/2011 đàn áp dân chúng (các bộ tộc, các hệ phái Hồi giáo thiểu số) bằng vũ khí hạng nặng và cả vũ khí hóa học. Bên kia bảo vệ chính phủ Assad đến cùng và cáo buộc các phe đối lập cũng vi phạm nhân quyền không kém. Trong bối cảnh bị đàn áp từ mọi phía, người dân Syria đành chạy chạy trốn khỏi đất nước. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, khoảng 9 triệu người Syria, tức phân nửa dân số, phải chạy ra nước ngoài (tính đến tháng 1/2015, 1,6 triệu người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 1,1 triệu người ở Lebanon, trên 600.000 người ở Jordan, 250.000 người ở Iraq, trên 130.000 người ở Ai Cập). Sự việc dẫn đến cuộc khủng hoảng di tản sang châu Âu mà hiện nay EU đang phải đối phó trong vô vọng. Khủng hoảng ở Syria dường như khó có thể kết thúc. Bên cạnh cuộc xung đột giữa chính phủ Assad và lực lượng đối lập, các phe này cũng đối đầu với IS. Chính cuộc xung đột sau cùng này đã dẫn đến việc Mỹ và đồng minh nhảy vào. Vấn đề không chỉ ở chỗ Nga bảo vệ ông Assad cho bằng được và, ngược lại Mỹ kiên quyết lật đổ cá nhân ông Assad. Trong lịch sử cận đại qua cuộc Chiến tranh Lạnh và cho đến ngày nay, Syria cũng như nước láng giềng không đội trời chung Israel, là những vị trí tối quan trọng trên bàn cờ Trung Đông, ngay từ khi Israel lập quốc năm 1948. Nếu Israel từng là tiền đồn của Mỹ giữa lòng một thế giới Arab thân Liên Xô (cũ), thì Syria cũng như là tiền đồn thân Liên Xô như Ai Cập và các nước Arab khác để kiềm chế Israel, theo New York Times. Các cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Arab từ suốt thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước còn được gọi là chiến tranh dầu hỏa. Đến nay tuy dầu hỏa đã không còn mang tính sống còn, cũng như một số nước Arab đã quan hệ bình thường với Israel, Syria hay Iran vẫn sinh tử" với Israel. Vai trò tiền đồn của Syria hay của Israel đối với phe này hay phe kia vẫn còn và cứ thế cuộc khủng hoảng Syria vẫn là vô vọng. Từ hôm nay Zing.vn mở mục mới Giải mã thời sự để giải đáp những thắc mắc phía sau các sự kiện đang diễn ra trên thế giới bằng kiến thức cơ bản, dễ hiểu. Mục này do Nhà báo Danh Đức phụ trách. Danh Đức.
Mỹ trấn an Israel sau cuộc 'điện đàm lịch sử' với Iran
(TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 30.9 đã cố gắng trấn an Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về bước chuyển biến mới đây trong quan hệ Mỹ - Iran.
Thế giới
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 30.9 - Ảnh: AFP. Ông Obama đã trấn an đồng minh rằng chỉ lời nói từ lãnh đạo Iran thôi là chưa đủ để xóa bỏ các lo ngại của Washington đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Lo lắng của thủ tướng Israel xuất phát từ việc Tổng thống Iran Hassan Rowhani mới đây đã hạ giọng khi nói về Mỹ, dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Washington và Tehran đang ấm lại, theo tờ USA Today (Mỹ). Chúng tôi không bỏ đi bất kỳ giải pháp nào, gồm cả giải pháp về quân sự. Chúng tôi phải làm phép thử về ngoại giao. Chúng tôi phải tìm hiểu xem liệu họ có thực sự sẵn sàng tuân thủ theo các yêu cầu và các giải pháp của quốc tế hay không, ông Obama phát biểu sau cuộc gặp với ông Netanyahu. Được biết, chuyến viếng thăm Nhà Trắng của thủ tướng Israel diễn ra ba ngày sau khi tổng thống Mỹ và người đồng cấp Iran có cuộc điện đàm vào hôm 27.9. Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Netanyahu cho rằng phía Iran đã không thành thật về sự sẵn sàng tham gia vào các vòng đám phán về giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và sẽ lợi dụng sự chuyển biến trong quan hệ với Mỹ để có thời gian chế tạo bom nguyên tử. Thủ tướng Israel cũng yêu cầu Mỹ đừng nên nới lỏng lệnh cấm vận Iran. Đáp lại lời ông Netanyahu, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh Mỹ sẽ bàn bạc trước với Israel về các cuộc liên lạc với Iran trong tương lai. Chúng tôi sẽ rất tỉnh táo khi tham gia đàm phán (với Iran), USA Today dẫn lời ông Obama phát biểu. Hoàng Uy.
Thủ tướng Israel bác tin bị vợ đuổi ra khỏi xe
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 14-3 phủ nhận chuyện vợ ông từng đuổi ông ra khỏi xe trong khi cãi cọ.
Thế giới
Nhà báo Igal Sarna đã viết trên mạng xã hội Facebook 2 năm trước rằng bà Sara Netanyahu, vợ Thủ tướng Netanyahu, đã cho dừng đoàn xe hộ tống trên đường cao tốc vào ban đêm và đuổi chồng ra ngoài. Vợ chồng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra tòa hôm 14-3 tham dự phiên xử kiện ông bà bị nhà báo bôi nhọ. Ảnh: AP. Ông Sarna, đang làm việc cho tờ báo Yediot Aharonot , viết rằng đoàn xe của Thủ tướng Netanyahu đã dừng trên cao tốc Tel Aviv - Jerusalem và một người đàn ông không quá trẻ bị đuổi xuống xe trong đêm cùng những tiếng la hét chỉ bởi vì một người phụ nữ không muốn ông ta ngồi chung xe với mình. Tuy nhiên, tại phiên xử kiện bị bôi nhọ hôm 14-3, ông Netanyahu tuyên bố thông tin của nhà báo trên là lời nói dối. Về phần mình, ông Sarna nhấn mạnh điều đó hoàn toàn là sự thật và dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy. Theo báo Haaretz , vợ chồng Thủ tướng Isreal kiện ông Sarna có hành động kinh tởm, hoài nghi, thấp kém, hèn hạ và quá quắt đối với họ cũng như cố tình làm cả hai xấu hổ trước công chúng. Hai ông bà Netanyahu yêu cầu nhà báo Sarna bồi thường số tiền tương đương 76.400 USD vì tổn hại danh dự. Nhà báo Igal Sarna. Ảnh: EPA. Báo Haaretz trích lời Thủ tướng Netanyahu nói tại tòa án: Mọi thứ ông Sarna nói đều là dối trá. Bất kỳ ai hiểu biết về an ninh của đoàn xe hộ tống đều rõ những chuyện như thế không thể xảy ra. Bà Netanyahu cũng đã xác nhận rằng bà từng tranh cãi với chồng trong nhiều năm qua nhưng không thể nhớ được có trường hợp nào như thế xảy ra. Luật sư của ông Sarna đã hỏi lý do bà Netanyahu không kiện các nhà báo khác viết những câu chuyện không đúng sự thật về mình. Nếu tôi phải kiện những người viết lời bịa đặt về tôi trong 20 năm qua, tôi sẽ phải ra tòa mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút bà Netanyahu đáp. Trong khi đó, ông Sarna khẳng định những gì ông viết dựa trên thông tin từ một số người cung cấp, trong đó có thành viên đội an ninh của thủ tướng Israel. Tuy nhiên, nhà báo này từ chối tiết lộ danh tính những người cung cấp thông tin cho ông và nói với tòa rằng họ đã từ chối làm chứng vì lo sợ bị ảnh hưởng. Xuân Mai (Theo BBC).
Trúng số 1,9 triệu USD nhờ hai ngày sinh nhật
Một người Mỹ 70 tuổi ở bang Maryland có tới 2 ngày sinh. Ông sinh ngày 21/4 nhưng chính quyền bang lại ghi nhầm thành ngày 23/4.
Thế giới
Ảnh minh họa. Mãi tới gần đây sai lầm này mới được sửa chữa nhưng ông vẫn coi cả 2 ngày sinh đều là những ngày may mắn. Chính vì thế mà mới đây, ông ghi cả 2 ngày đó vào tấm vé số ông mua cầu may. Và ông vừa ngạc nhiên vừa vui sướng khi đọc báo thấy mình trúng số 1,9 triệu USD. Ngọc Thoa. Theo Newsru.co.il.
EU chính thức thông qua kế hoạch cứu trợ Ireland
Ngày 7/12, các bộ trưởng tài chính của 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch cứu trợ 85 tỷ euro (115 tỷ USD) cho Ireland.
Thế giới
Gói cứu trợ trên gồm 10 tỷ euro huy động vốn cho các ngân hàng, 25 tỷ euro dự trữ đề phòng trường hợp khẩn cấp và 50 tỷ euro dành cho kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Ireland. Trong gói cứu trợ này, Ireland đóng góp 17,5 tỷ euro, phần lớn lấy từ quỹ lương hưu. Phần còn lại chia đều cho Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (EFSM), Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các khoản vay song phương từ Anh, Đan Mạch và Thụy Điển, những nước tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Ireland đối phó với nguy cơ vỡ nợ. Một nguồn tin của EU cho biết các bộ trưởng tài chính EU cũng nhất trí về các điều kiện nghiêm ngặt mà Dublin phải đáp ứng để đổi lấy khoản cứu trợ tài chính trên, bao gồm cải tổ hệ thống ngân hàng của Ireland, thực hiện các cải cách thúc đẩy tăng trưởng và đến năm 2015 giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ xuống mức dưới 3% GDP. Kế hoạch trên được EU thông qua vài giờ trước khi Quốc hội Ireland dự kiến bỏ phiếu về ngân sách "thắt lưng buộc bụng" năm 2011, trong đó dự kiến tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tổng cộng 6 tỷ euro (8 tỷ USD)./. (TTXVN/Vietnam+).
Tổng thống Bashar al-Assad sẽ tái tranh cử vào năm 2014
(HNMO) - Iran và Syria đều lên án kế hoạch của Mỹ hỗ trợ quân nổi dậy nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, đồng thời cùng khẳng định nhà lãnh đạo Syria sẽ tiếp định duy trì quyền lực ít nhất là cho đến năm 2014, khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống.
Thế giới
Ngày 2/3, phát biểu tại buổi họp báo cùng người đồng cấp Syria đang ở thăm Tehran, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi nói: Trong cuộc bầu cử sắp tới, giống như những người khác, Tổng thống Assad sẽ tham gia và nhân dân Syria sẽ chọn ra người mà họ mong muốn... Ông Salehi còn nhấn mạnh ngoài Syria, sẽ không có quốc gia nào được phép quyết định số phận của người dân Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội Syria đang có những chiến thắng mang tính chiến lược trước quân nổi dậy. Trong khi đó, hôm 27-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố rằng chính quyền Obama đã đưa ra thêm 60 triệu USD hỗ trợ cho phe đối lập chính trị ở Syria và sẽ lần đầu tiên, cung cấp viện trợ phi vũ khí trực tiếp cho quân nổi dậy. Bộ trưởng Ngoại giao Syria và Iran thì cáo buộc Washington đang trì hoãn việc kết thúc cuộc nội chiến. Tổng thống Syria, Assad, nói với tờ Sunday Times trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm trùng với chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Kerry rằng: Sự hỗ trợ tình báo, truyền thông và tài chính là cực kỳ nguy hiểm. Ông Assad cũng nói với tờ Sunday Times rằng ông không có ý định sẽ sống lưu vong. "không có người dân yêu nước nào lại nghĩ về cuộc sống bên ngoài đất nước mình" ông Assad nói. Liên hợp quốc ước tính, khoảng 70.000 người đã chết kể từ khi cuộc nổi dậy chống Assad bắt đầu từ tháng 3-2011.
Lắp 1.000 camera giám sát ngục giam trùm ma túy Guzman
Nhà chức trách Mexico ngày 20/1 cho biết đã lắp đặt 400 camera mới trong nhà tù giam giữ trùm ma túy Guzman vừa bị bắt lại, 600 chiếc dự kiến được thêm vào tháng 4.
Thế giới
Trùm ma túy Guzman đã được đưa lại nhà tù liên bang Altiplano, nơi tên này trốn thoát hồi tháng 7 năm ngoái. Lực lượng an ninh tăng cường một loạt biện pháp để ông trùm không có thêm cơ hội vượt ngục. Theo đó, họ lắp thêm 400 camera mới ở khắp nơi, các sĩ quan hy vọng sẽ có thêm 600 chiếc vào tháng 4 này. Các nhân viên an ninh có nhiệm vụ không rời mắt Guzman và mang theo camera gắn trên mũ của họ. Ngoài ra, Guzman không được giam ở một phòng trong thời gian dài, hắn bị di chuyển vài phút hoặc vài giờ một lần. Nhằm tránh để ông trùm lợi dụng đường hầm một lần nữa, nhà chức trách gia cố sàn phòng giam bằng các thanh sắt dày gần 2 cm. Bùi Loan.
G7 cứng rắn về biển Đông
Các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí về sự cần thiết phải chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng nhưng thời điểm và số tiền cụ thể còn tùy thuộc từng nước
Thế giới
Lãnh đạo các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Mỹ hôm 26-5 bày tỏ quan ngại về hiện trạng của các nền kinh tế mới nổi tại ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tại Ise-Shima, tỉnh Mie - Nhật Bản. Nỗi lo về kinh tế. Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe thậm chí còn đưa ra dữ liệu cho thấy giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu đã giảm 55% trong giai đoạn từ tháng 6-2014 đến tháng 1-2016. Tỉ lệ này cũng tương tự như giai đoạn từ tháng 7-2008 đến tháng 2-2009, tức sau khi xảy ra vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan như nhà lãnh đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo G7 đánh giá thực trạng các nền kinh tế đang phát triển là nghiêm trọng nhưng vẫn có quan điểm cho rằng tình hình kinh tế lúc này không phải là một cuộc khủng hoảng - phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hiroshige Seko nói với các phóng viên sau ngày làm việc đầu tiên. Dù vậy, theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí phải thúc đẩy chi tiêu để tạo động lực cho tăng trưởng thế giới nhưng thời điểm và số tiền cụ thể còn tùy thuộc từng nước. Anh và Đức cho đến giờ vẫn không đáp lại lời kêu gọi tung ra các gói kích thích tài chính. Các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản hôm 26-5 Ảnh: REUTERS. Ngoài kinh tế, những nội dung khác được thảo luận tại hội nghị là chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng di cư, an ninh mạng và an ninh hàng hải, nhất là sự hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí về tầm quan trọng của việc phát đi tín hiệu rõ ràng về những gì xảy ra tại các vùng biển trên. Quan chức này nói thêm cái tên Trung Quốc đã được nhắc đến trong các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải hôm 26-5. Phớt lờ sức ép của Trung Quốc. Phát biểu bên lề hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh G7 cần có lập trường rõ ràng và cứng rắn về những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc. Chính sách của G7 là rõ ràng: bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc hàng hải nào cũng cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực sẽ không được chấp nhận - ông Tusk khẳng định. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhấn mạnh Washington muốn thấy giải pháp hòa bình cho tranh chấp biển Đông sau cuộc gặp Thủ tướng Abe hôm 25-5. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông. Những phát biểu trên cho thấy Trung Quốc đã thất bại trong việc vận động một số thành viên G7, như Ý, ngăn Mỹ và Nhật đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận tại hội nghị. Trước thềm hội nghị, Trung Quốc còn tìm đủ mọi cách gây sức ép lên G7. Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 26-5 kêu gọi G7 phải duy trì lập trường khách quan và công bằng, không nên leo thang căng thẳng. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc hành động nào có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực - ông Vương nhắc G7. Cứ như cuộc chạy đua tiếp sức, Tân Hoa Xã cùng ngày cũng lớn tiếng cảnh báo các thành viên G7 không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Bài viết còn cáo buộc Nhật Bản lèo lái hội nghị thượng đỉnh G7 theo ý đồ của mình nhằm thu hút thêm nhiều đồng minh để cô lập Trung Quốc. Bất chấp sức ép này, theo hãng Kyodo, các nhà lãnh đạo G7 dự kiến ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành vi xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở biển Đông sau khi hội nghị kết thúc. HUỆ BÌNH.
Iran tuyên bố vẫn bán được dầu bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Mỹ đã khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng cũng như giao thông của Iran, và có thể sẽ tăng cường các biện pháp bổ sung.
Thế giới
Chính phủ Iran ngày 6/11 tuyên bố, tới thời điểm hiện tại, nước này vẫn bán được đủ lượng dầu cần thiết bất chấp các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo cũng hối thúc châu Âu hành động quyết liệt hơn nữa nhằm bảo vệ Iran trước sức ép của Mỹ. Iran tuyên bố vẫn bán được dầu bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Indian Express. Hồi đầu tuần này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng và giao thông của Iran, đồng thời cảnh báo sẽ triển khai các biện pháp bổ sung nhằm làm thất bại điều mà nước này gọi là chính sách ngoài vòng phát luật của Iran. Mỹ hi vọng có thể buộc Iran đàm phán về việc chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như sự can dự vào các cuộc xung đột tại khu vực như Yemen và Syria. Lần trừng phạt này của Mỹ không chỉ nhằm vào nguồn thu nhập chính của nền kinh tế Iran là xuất khẩu dầu mỏ, mà còn nhằm vào lĩnh vực tài chính, cắt đứt 50 ngân hàng của Iran và các chi nhánh khỏi các cơ quan tài chính nước ngoài. Theo Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri, người Mỹ vẫn luôn nói, họ sẽ đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về con số không, song tới thời điểm hiện tại, tức là 2 ngày sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran vẫn đủ khả năng bán lượng dầu cần thiết. Giám đốc Ngân hàng trung ương Iran Abdolnasser Hemmati thì tuyên bố, với kinh nghiệm trước đây, các ngân hàng nước này có đủ khả năng xoay xở với các lệnh trừng phạt để thúc đẩy ngoại thương và các giao dịch tài chính. Liên minh châu Âu, Pháp, Đức và Anh, những bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đều bày tỏ lấy làm tiếc về bước đi của Mỹ và mong muốn bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu làm ăn hợp pháp với Iran. Liên minh châu Âu đang có kế hoạch thành lập một thực thể pháp lý đặc biệt có tên SPV để bảo vệ hoạt động kinh doanh dầu mỏ và các lĩnh vực khác với Iran, mà vẫn tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoại trưởng Đức Heiko Mass nhấn mạnh: Chúng tôi coi bước đi vừa qua của Mỹ là một sai lầm và đã nói điều này nhiều lần trong suốt những tuần qua, tháng qua. Toàn bộ Liên minh châu Âu đều nhất trí với quan điểm này. Trên tất cả, chúng tôi tin chắc thảo thuận mà chúng ta đạt được năm 2015 là phương tiện hữu hiệu nhất để ngăn chặn Iran theo đuổi việc làm giàu urani cho các mục đích quân sự. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với Iran cũng không hề nhỏ. Bởi bất chấp sự bảo vệ của Liên minh châu Âu, các doanh nghiệp lớn của châu lục như Total, Allianz và Siemens, PSA hay A.P Moller- Maersk đều lần lượt ngừng hoặc giảm các hoạt động tại Iran nhằm tránh phải chịu tổn thất từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo Thứ trưởng Iran Mohammad Kazem Sajjadpour, SPV là một cơ chế rất đáng quan tâm, song thiếu tốc độ và tính hiệu quả: Liên minh châu Âu đã bắt đầu làm việc về cơ chế này. Về mặt cá nhân, tôi nghĩ đây là một biện pháp rất thú vụ, rất đáng quan tâm. Nhưng những gì họ còn thiếu là tốc độ và tính hiệu quả như chúng ta trong đợi. Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta cần là tốc độ, sự nhanh chóng và một quá trình được xây dựng dựa trên kết quả. Bởi điều chúng ta muốn đó là kết quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù tới nay vẫn chưa cho thấy ý định sẽ rời Iran, song các nước châu Âu vẫn đang tìm cách giữ chân những công ty này. Trên trang mạng cá nhân Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho rằng, Tổng thống Mỹ cuối cùng cũng sẽ phải tôn trọng Iran. Theo ông, những người tiền nhiệm của ông Donald Trump khi bắt đầu cũng theo đuổi một cách tiếp cận tương tự, song sau đó khi đã có đủ kinh nghiệm về quyền lực, họ đã phải chấp nhận và tôn trọng thực tế của Iran. Tám nước, trong đó có Trung Quốc nhận được quyền miễn trừ tạm thời của Mỹ và có thể tiếp tục mua dầu thô của Iran. Một số nguồn tin cho biết, theo quyết định này, Trung Quốc có thể nhập khẩu 360.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng 180 ngày. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 6/11 cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran là bất hợp pháp. Trong phát biểu chính thức đầu tiên của Nga về vấn đề này sau khi các lệnh trừng phạt của hiệu lực, ông Lavrov tuyên bố, Mỹ đã viện đến những phương cách không thể chấp nhận được để ép buộc các công ty tài chính quốc tế cắt đứt các mối liên hệ với lĩnh vực ngân hàng của Iran. Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, nước này sẽ không thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran, bởi không muốn sống trong một thế giới của chủ nghĩa bá quyền. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong số 8 nước và vùng lãnh thổ được hưởng quyền miễn trừ tạm thời của Mỹ, cùng với Ấn Độ, Hàn Quốc, Hy Lạp, Italy, Nhật bản và Đài Bắc Trung Hoa./. Thu Hoài/VOV1.
Nhiều công ty quốc phòng Mỹ đến Việt Nam bàn chuyện cung cấp vũ khí
Việt Nam hoan nghênh Mỹ thúc đẩy việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời Reuters ngày 12.5. Ngoài ra nhiều công ty quốc phòng Mỹ cũng đến VN tìm cơ hội kinh doanh.
Thế giới
Bộ đội Việt Nam tham gia duyệt binh kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30.4.2015Reuters. Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phỏng vấn Reuters ngày 12.5. \Hồi tháng 10.2014, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại thủ đô Washington. Nhà Trắng trong thông cáo ngày 17.11.2015 cũng đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương trên biển đối với Việt Nam, đồng thời tăng cường hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực bảo đảm an ninh hàng hải. Dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là một bước tiến mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam, 21 năm sau khi hai bên bắt đầu bình thường hóa quan hệ, theo nhận định của Reuters. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng hoan nghênh nhiều tiếng nói ủng hộ ở Mỹ đã kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này. Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22.5.2016 Reuters. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam không có ý định thiết lập liên minh quân sự để chống lại bất kỳ quốc gia nào và chính sách quốc phòng của Việt Nam chỉ nhằm mục tiêu tự vệ. Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng từ các nước đối tác là điều hoàn toàn bình thường, tuân thủ chính sách phòng vệ, đảm bảo hòa bình. Chúng tôi không làm đồng minh, không liên kết quân sự với bất kỳ quốc gia nào để chống lại những nước khác, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Reuters cũng tiết lộ các công ty quốc phòng Mỹ bao gồm Boeing và Lockheed Martin trong tuần này đã tham dự một cuộc hội thảo về quốc phòng tại Việt Nam, ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ ngày 22.5. Việt Nam cũng đã đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và phương Tây nhằm bổ sung các phi đội chiến đấu cơ, trực thăng và máy bay tuần tra biển. Loại máy bay tuần tra biển và săn ngầm P-3 Orion của Lockheed Martin hay loại tiên tiến như P-8 Poseidon của Boeing đang được quan tâm, theo Reuters. Phúc Duy.
Tajikistan bất ngờ nhượng đất cho Trung Quốc
- Tajikistan đã đồng ý nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc.
Thế giới
Tân Hoa Xã ngày 12/1 đưa tin Quốc hội của Tajikistan đã bỏ phiếu thông qua việc từ bỏ phần đất rộng khoảng 1.000 km2 ở khu vực dãy núi Pamir thưa thớt dân cư của mình. Hiện vẫn chưa có thông tin cập nhật về số người định cư trên vùng lãnh thổ nhượng lại cho Trung Quốc. Như vậy là Tajikistan đã đồng ý nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc trong nỗ lực nhằm chấm dứt tranh chấp lãnh thổ có từ hơn 100 năm trước khi nước này là một phần của nước Nga dưới thời Sa Hoàng. Quyết định của Quốc hội Tajikistan dĩ nhiên vấp phải sự phản đối của không ít nhân vật ở nước này. Thủ lĩnh phe đối lập Mukhiddin Kabiri cho rằng việc nhượng đất là vi hiến và cho thấy sự thất bại trên mặt trận ngoại giao của Tajikistan. Trà My (Tổng hợp).
Ngoại trưởng Đức nói “lòng tin với Nga đã suy giảm nghiêm trọng” sau vụ MH17
BizLIVE - Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức giải thích rằng Berlin không để gián đoạn kênh tương tác với Nga vì "sự bột phát ngây thơ", mà luôn xuất phát từ quan điểm thực dụng.
Thế giới
Photo: Flickr.com. Tiếng nói nước Nga đưa tin, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier đã phản bác những lời chỉ trích cho rằng Berlin quá nhu nhược trong quan hệ với Nga, ông tuyên bố, sẽ không giải quyết nổi cuộc khủng hoảng Ukraine nếu thiếu Moscow, còn đường lối đối ngoại không thể để cảm xúc nhất thời chi phối. Tại Đức, nhiều người bắt đầu cáo buộc Ngoại trưởng Steinmeier không đủ cứng rắn trong quan hệ với Nga. Trả lời phỏng vấn của báo Frankfurter Allgemeinen Sonntagszeitung, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức giải thích rằng Berlin không để gián đoạn kênh tương tác với Nga vì "sự bột phát ngây thơ", mà luôn xuất phát từ quan điểm thực dụng. "Thiếu sự hiệp lực của Moscow sẽ rất khó đạt tới giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Ukraine, thậm chí không thể đạt tới, Bộ trưởng Frank-Walter Steinmeier nhận định. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "không nghi ngờ gì, lòng tin đối với Nga đã suy giảm nghiêm trọng" Bộ trưởng Steinmeier cũng tuyên bố, gánh nặng của biện pháp trừng phạt chống Nga "ở mức độ nhất định được phân bố đồng đều" giữa các quốc gia EU. Nhiều doanh nghiệp châu Âu trước đó đã tuyên bố họ sẽ phải đón nhận thiệt hại do lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu ban hành chống các hãng và công ty Nga. Cũng theo Tiếng nói nước Nga, sau khi chiếc máy bay Boeing của Malaysia mang số hiệu MH17 bị rơi ở Ukraine, Hoa Kỳ và châu Âu áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, gán trách nhiệm làm máy bay rơi cho dân quân miền Đông Ukraine, còn Nga bị họ cáo buộc cung cấp vũ khí cho phái ly khai Ukraine. Moscow kiên quyết bác bỏ những lời cáo buộc này. Cho tới nay biện pháp trừng phạt cứng rắn chủ yếu do Hoa Kỳ thực thi, đồng thời Washington ráo riết vận động hành lang hối thúc các nước châu Âu áp dụng biện pháp tương tự, trong khi các quốc gia này miễn cưỡng thực hiện động thái như vậy bởi có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga. Những nước ủng hộ lối tiếp cận kiềm chế là Đức và Pháp.
Thủ tướng Romania được bầu làm Chủ tịch DLP
Đại hội đảng Dân chủ-Tự do (DLP) cầm quyền của Romania đã bế mạc tối 15/5 ở Bucharest, Thủ tướng Emil Bok được bầu làm Chủ tịch chính đảng này.
Thế giới
Thủ tướng Bok đã nhận được 868 phiếu ủng hộ trong tổng số 1.400 đại biểu dự đại hội của DLP, trong khi hai ứng cử viên khác gồm cựu Bộ trưởng Nội vụ Vasile Blagu và cựu Bộ trưởng Kinh tế Teodor Paleologu chỉ nhận được 499 và 24 phiếu bầu. Đại hội DLP cũng đã bầu Ngoại trưởng Teodor Bakonski và Chủ tịch Quốc hội Robert Anastase làm Phó Chủ tịch chính đảng thuộc liên minh cầm quyền ở Romania. Phát biểu với báo giới cùng ngày, Thủ tướng Bok tuyên bố nền kinh tế Romania sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối năm 2011. Ông nhấn mạnh hiện đại hóa Romania và giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012 là những nhiệm vụ chính của DLP. DLP là hạt nhân của liên minh cầm quyền tại Romania gồm Hiệp hội Dân chủ của người gốc Hungary và các nhóm đại biểu Quốc hội. Đối trọng với liên minh này có đảng Xã hội-Dân chủ (CDP), đảng Tự do (LP) và đảng Bảo thủ (CP) - ba chính đảng đối lập tháng Hai vừa qua đã ký thỏa thuận về thành lập Khối Xã hội-Dân chủ với mục đích lật đổ Tổng thống Trajan Besescu, Thủ tướng Bok và LDP cầm quyền. Trong vòng hai năm qua, phe đối lập Romania đã sáu lần đề nghị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Bok nhưng cả sáu lần đều không hội đủ số phiếu cần thiết. Romania đã nhận được 16 tỷ euro tín dụng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác để khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Bok đánh giá là "trầm trọng nhất trong vòng 60 năm qua" đối với nước ông./. (TTXVN/Vietnam+).
“Quả bom lợi hại” của Assange vẫn chưa được tung ra
(VTC News) – Nhà sáng lập WikiLeaks đe dọa trong trường hợp ông bị ngồi tù hoặc bỏ mạng thì sẽ có hàng loạt “bom thông tin tác chiến nhanh” đánh vào yết hầu của Mỹ.
Thế giới
Ông Assange tiết lộ, hiện ông đang nắm giữ trong tay quả bom thông tin tác chiến nhanh với mã khóa 256 ký tự. Để có thể phá được mã khóa này thì phải cần ít nhất 10 năm làm việc cật lực của các lập trình viên giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao. Trong tay tôi hiện đang nắm giữ một nút bấm, khi tôi đặt tay lên nó hoặc tôi nói với các bạn tôi làm điều này thì quả bom thông tin tác chiến nhanh sẽ được khai hỏa khẳng định của Julian Assange. Ngoài Assange còn có một vài biên tập viên của WikiLeaks cũng biết mã khóa để mở bom thông tin tác chiến nhanh. Tuy nhiên, tên và chỗ ở hiện nay của các biên tập viên này không được tiết lộ. Dung lượng của "quả bom thông tin" nguy hiểm này rơi vào khoảng 1,4 GB tương đương với dung lượng của tất cả các thông tin mà website này đã cho công bố từ tháng 7 vừa qua bao gồm: 90.000 tài liệu mật về cuộc chiến ở Afghanistan, 400.000 trang thông tin về cuộc chiến ở Iraq và khoảng gần 300.000 bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo một số nguồn tin không chính thức cho biết, bom thông tin tác chiến nhanh mà WikiLeaks đang nắm giữ có thể bao gồm các thông tin về ngân hàng trung ương Mỹ/Bank of America, tập đoàn British Petroleum và kế hoạch chiến lược của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi có không ít người đồng cảm với Tổng Biên tập Assange, thậm chí còn coi việc làm của ông là hữu ích cho xã hội và cộng đồng. Chính Ngoại trưởng Úc cũng lên tiếng ủng hộ Assange vì cho rằng lỗi là do phía Mỹ đã không quản lý tốt tài liệu của mình. Không chỉ có Úc mà gần đây Nga cũng lên tiếng ủng hộ trao giải Nobel hòa bình cho hoạt động của Assange. Trước đó, thời báo Time danh tiếng của Mỹ cũng dự định trao tặng danh hiệu "Người của năm" cho Assange. Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi về mức độ tin cậy của tuyên bố này, đồng thời coi đó chỉ là những lời "bịt bợm rẻ tiền. Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo News).
Máy bay chiến đấu Su-24MR của Nga bay trên biển Nhật Bản
Truyền thông Nga ngày 28/2 đưa tin, một máy bay chiến đấu Su-24MR của Nga đã thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên biển Nhật Bản.
Thế giới
Hãng tin Sputnik dẫn một tuyên bố của Quân khu miền Đông cho hay: "Phi hành đoàn của chiến đấu cơ Su-24MR từ Quân khu miền Đông đã thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên biển Nhật Bản". Máy bay Nga bay trên biển Nhật Bản. (Nguồn: Sputnik). Chuyến bay đã được thực hiện theo đúng các quy định quốc tế về việc sử dụng không phận. Tuyên bố cũng cho biết, chuyến bay không xâm phạm biên giới của các quốc gia khác. Su-24 là loại máy bay tấn công siêu thanh, có thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, được thiết kế từ thời Liên Xô trước đây. (theo Tân Hoa Xã/Sputnik).
Quân đội Mỹ đốt sáng trời đêm bằng đạn pháo
Những hình ảnh này được cho là cảnh quân đội Mỹ đang đồn trú tại Afghanistan tiến hành huấn luyện cho lực lượng quân đội của nước này...
Thế giới
Nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội Afghanistan về đêm, quân đội Mỹ đã tiến hành phối hợp với lực lượng này tiến hành buổi huấn luyện về đêm ngày 13/10 vừa qua. Tham gia buổi diễn tập lần này quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng vũ khí tấn công cá nhân và đạn pháo. Trời đêm bỗng rực sáng sau những loạt đạn pháo đầu tiên của quân đội Mỹ tại Afghanistan. Theo đại diện quân đội Afghanistan thì đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ và quân đội nước này có những buổi diễn tập huấn luyện như vậy. Do đòi hỏi về việc tác chiến trong đêm, khi đây là thời điểm các tay súng vũ trang thường tiến hành những hoạt động gây rối loạn tại Afghanistan. Trong ảnh là cảnh binh sĩ Mỹ dùng súng AK, loại súng được trang bị trong quân đội Afghanistan tiến hành tấn công trong đêm. Buổi diễn tập lần này được kéo dài trong 2 đêm với sự hỗ trợ từ lực lượng trực thăng chuyển quân, khoa mục tác chiến là tấn công tìm diệt các phần tử khủng bố. Đại diện quân đội Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đang nỗ lực huấn luyện cho lực lượng quân đội Afghanistan những kỹ năng tốt nhất để lực lượng này có đủ sức bảo đảm an ninh quốc gia. Hình ảnh trực thăng Mỹ tham gia cuộc diễn tập vào đêm 13/10 vừa qua. Địa hình tiến hành diễn tập là trong những ngôi làng của Afghanistan, nơi được cho là địa bàn ưa thích của những tay súng được vũ trang. Với sự hỗ trợ tích cực từ những phương tiện chiến tranh tối tân, quân đội Mỹ cùng lực lượng quân đội Afghanistan đã hoàn thành tốt buổi diễn tập thực chiến của mình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mối quan ngại đặt ra khi Mỹ rút hết quân đội đang còn đồn trú tại Afghanistan, bởi dù được huấn luyện kỹ nhưng rõ ràng các tay súng trong lực lượng quân đội của quốc gia này vẫn chưa thực sự tinh nhuệ để có thể bảo đảm an ninh ở một quốc gia vốn ẩn chứa nhiều mối mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội.
Mỹ trông đợi vào ban lãnh đạo mới của Trung Quốc
Ngày 15/11, Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò to lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh Washington cho biết nước này trông đợi một mối quan hệ “mang tính xây dựng” với ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh.
Thế giới
Nhiều giờ sau khi Trung Quốc công bố đội ngũ lãnh đạo mới, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon tuyên bố Tổng thống Barack Obama sẽ ưu tiên duy trì mối quan hệ với Trung Quốc khi bước vào nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Ông Donilon nói: Chúng tôi thiết lập các cơ chế để có một mối quan hệ hữu ích cũng như mang tính xây dựng và trông đợi cộng tác với đội ngũ lãnh đạo mới ở Bắc Kinh. Tất nhiên, quan hệ Mỹ - Trung có cả các nhân tố hợp tác lẫn cạnh tranh. Chính sách kiên định của chúng tôi là nhằm cân bằng các nhân tố này theo phương cách gia tăng lượng và chất trong sự hợp tác với Trung Quốc cũng như năng lực cạnh tranh của chúng tôi. Ngoài ra, phát biểu trước báo giới cùng ngày, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: Chúng tôi đã cộng tác tốt với đội ngũ lãnh đạo cũ và trông đợi cộng tác với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Chúng tôi cam kết xây dựng một mối quan hệ đối tác hợp tác với Trung Quốc./. Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 của Trung Quốc ra mắt (Nguồn: AFP). (Vietnam+).
Philippines đề nghị Mỹ cung cấp máy bay và radar
(TNO) Philippines đã đề nghị Mỹ cung cấp cho lực lượng vũ trang nước này những vũ khí quân sự hạng nặng trong bối cảnh leo thang tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Thế giới
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario hôm 2.5 cho biết Philippines đã gửi cho chính phủ Mỹ một danh sách các yêu cầu gồm tàu tuần tra và máy bay, hệ thống radar và các trạm quan sát bờ biển, theo AP. Tiết lộ của ông del Rosario được đưa ra sau các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước tại Washington trong tuần này. Vào năm ngoái, Mỹ đã chuyển cho Philippines một chiến hạm cũ, hiện là soái hạm của hải quân Philippines. Một chiến hạm thứ hai sẽ được chuyển giao trong năm nay. Ông del Rosario phát biểu với tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation rằng việc hỗ trợ Philippines là lợi ích của các quốc gia khác nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và thương mại cũng như dàn xếp hòa bình các tranh chấp, theo AP. Những gì đang xảy ra là biểu hiện của một mối đe dọa lớn hơn. Chúng tôi đang làm chuyện này một minh, song thật sự chúng tôi không nên làm một mình. Tôi nghĩ các quốc gia khác nên lo ngại cho lợi ích của chính họ, ông del Rosario nói. Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết Trung Quốc đã khước từ lời mời của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough ở biển Đông ra tòa án quốc tế. Vụ đụng độ giữa tàu Philippines và Trung Quốc bắt đầu vào ngày 10.4.2012 sau khi hải quân Philippines cáo buộc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm tại khu vực bãi cạn nói trên. Ông del Rosario nói Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao, pháp lý và chính trị để giải quyết tranh chấp, song tỏ ý rằng nước này muốn xây dựng khả năng phòng thủ đáng tin cậy tối thiểu nhằm củng cố vị thế ngoại giao. Mỹ cần một đồng minh mạnh hơn trong khu vực, nước sẽ có thể gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo đảm ổn định khu vực. Do đó, việc đầu tư phát triển năng lực quân sự và quốc phòng của Philippines là lợi ích chiến lược của Mỹ, ông del Rosario phát biểu. Sơn Duân. >> Philippines tố Trung Quốc ức hiếp trên biển. >> Nhật Bản sẽ hiện diện quân sự ở Philippines. >> Vụ bãi cạn Scarborough: Philippines nhờ chuyên gia luật nước ngoài. >> Tin tặc Trung Quốc và Philippines choảng nhau. >> Philippines kêu gọi tỏ rõ lập trường về biển Đông. >> Trung Quốc lúng túng về đường lưỡi bò.
Iran kiện Mỹ đối xử bất hợp pháp với nhà ngoại giao
(VOV) - Hãng thông tấn Iran ISNA đưa tin, ngày 6/10, người phát ngôn Quốc hội Iran Ali Larizani cho biết, Quốc hội nước này sẽ kiện Mỹ về việc đã đối xử bất hợp pháp với các nhà ngoại giao Iran mà Mỹ đã bắt giữ 2 năm trước.
Thế giới
Hãng thống tấn ISNA trích lời ông Larizani cho biết, Quốc hội Iran sẽ cáo kiện Mỹ đến một số các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc về việc Mỹ đã phạm tội gây áp lực về thể chất và tinh thần đối với các nhà ngoại giao Iran mà Mỹ bắt giữ, đồng thời giam giữ cách ly họ trong một thời gian quá dài. Ông Larizani đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp trung Iran vừa được Mỹ thả tự do vào tháng 7 vừa qua. Vào tháng 1/2007, trong cuộc tấn công vào văn phòng liên lạc của Iran tại thành phố Arbil, Iraq, quân đội Mỹ bắt giữ 5 nhà ngoại giao của Iran./. Theo Tân Hoa xã.
Rơi máy bay tại Pakistan, hơn 100 người thiệt mạng
(VOV) - Theo CNN, chiều tối 20/4, một máy bay dân sự chở 131 hành khách đã rơi ngay trước khi hạ cánh xuống một sân bay ở thủ đô Islamabad của Pakistan.
Thế giới
Chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Bhoja xuất phát từ Karachi và dự kiến sẽ hạ hánh tại Islamabad vào lúc 6h40 chiều (giờ địa phương). Cục hàng không dân sự nước này xác nhận vụ tai nạn và cho biết nguyên nhân ban đầu là do thời tiết xấu, trời có giông bão và tầm nhìn hạn chế. Vụ tai nạn xảy ra gần căn cứ không quân Chaklala của Pakistan và tiếp giáp với sân bay quốc tế Benazir Bhutto ở Islamabad. AFP dẫn lời một quan chức cảnh sát tại địa điểm vụ tai nạn cho biết, máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn. Các đội cứu hộ đã được điều động tới hiện trường vụ tai nạn gần căn cứ Chaklala của Lực lượng Không quân Pakistan. Hiện chưa có thông tin chi tiết về số thương vong. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, toàn bộ số hành khách và phi hành đoàn có mặt trên máy bay đã thiệt mạng. Kênh truyền hình nhà nước của Pakistan cho biết, hiện tất cả các bệnh viện ở Islamabad và thành phố lân cận của Rawalpindi đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Theo CNN, chiếc máy bay chở 131 người. Trong khi đó, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của hãng hàng không xác nhận, máy bay chở 116 hành khách cùng 6 người thuộc phi hành đoàn. Năm 2011, một chiếc máy bay chở khách Pakistan cũng đến từ Karachi đã bị rơi ở ngoại ô Islamabad, làm 152 người thiệt mạng./.
Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ ở Hoa Đông
Một máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ ở không phận quốc tế trên biển Hoa Đông trong khoảng cách được cho là 30 m.
Thế giới
Các quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết vụ chặn máy bay hôm 6-6 có sự tham gia của máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc và máy bay trinh sát RC-135 của không quân Mỹ. Các quan chức cho biết phi công Mỹ coi cuộc chạm trán là không an toàn vì máy bay Trung Quốc di chuyển với tốc độ cao. Đài CNN dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết máy bay Trung Quốc bay chỉ cách máy bay Mỹ trong khoảng 30 m. RC-135 khi đó đang làm nhiệm vụ thường xuyên trên không phận quốc tế ở ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ không nói rõ liệu máy bay nước này có tránh chiến đấu cơ Trung Quốc hay không hoặc J-10 bay tách ra vào thời điểm nào. Họ cũng chưa rõ liệu Washington có phản ứng ngoại giao sau sự việc hay không. Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận nào. Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc Ảnh: TÂN HOA XÃ. Lần cuối Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu chặn máy bay do thám Mỹ gần biển Hoa Đông là vào quý cuối của năm 2015. Ngày 15-9, hai máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn phi cơ RC-135 ở cách bán đảo Sơn Đông khoảng 130 km về phía Đông trên biển Hoàng Hải. Hai máy bay chiến đấu Trung Quốc tháng trước bay cách máy bay EP-3 của Mỹ trong khoảng 15 m trên biển Đông. Lầu Năm Góc xác định vụ việc hồi tháng 5 vi phạm thỏa thuận hai chính phủ ký năm ngoái. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông đang ở mức cao sau khi Trung Quốc ngang nhiên bồi lấp nhiều bãi đá mà họ chiếm trái phép thành đảo nhân tạo, đồng thời ráo riết thực hiện chủ trương quân sự hóa vùng biển này. Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ xem việc Trung Quốc muốn đơn phương thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông như là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định khu vực. Trái lại, Bắc Kinh nhiều lần chỉ trích Nhà Trắng điều tàu và phi cơ tuần tra gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp cũng như việc diễn tập ở châu Á. H.Bình (Theo Reuters, The Diplomat).
Báo Australia: Nếu Trung Quốc, Mỹ có chiến tranh ở Biển Đông, kinh tế toàn cầu sẽ tê liệt
VietTimes -- Chuyên gia Peter Jennings nhấn mạnh, thực lực trên không của tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu sân bay USS Ronald Reagan tương đương với thực lực trên không của toàn bộ Quân đội Australia.
Thế giới
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D được Trung Quốc khoe trong Lễ duyệt binh ngày 3/9/2015. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc. Tờ "Bình luận Tài chính" Australia ngày 21/7 đặt vấn đề: Nếu chiến tranh nổ ra vì tranh chấp Biển Đông thì ai có thể thắng? Bài viết cho rằng 10 năm trước đáp án cho vấn đề này chắc chắn là ủng hộ Mỹ giành chiến thắng một cách quả quyết. Mặc dù cơ thắng hiện nay vẫn nghiêng về siêu cường này, nhưng chuyên gia quân sự cho rằng việc trả giá cho cuộc chiến tranh này sẽ rất cao, Trung Quốc có thể gây ra một số thiệt hại thực sự cho Mỹ. Đương nhiên, đây là một trường hợp cực đoan. Đa số nhà phân tích cho rằng khả năng nổ ra chiến tranh thông thường giữa Trung Quốc và Mỹ do vấn đề Biển Đông là cực kỳ thấp, bởi vì hậu quả của nó rất nghiêm trọng. Trung Quốc và Mỹ nổ ra chiến tranh sẽ làm chia rẽ toàn thế giới, dẫn tới kinh tế toàn cầu rơi vào tê liệt. Vì vậy, đây là một trường hợp không có nhiều khả năng xuất hiện, nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ. Như vậy trong tình hình nổ ra chiến tranh, Trung Quốc có thể chống lại Mỹ hay không? Tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 được Trung Quốc khoe trong Lễ duyệt binh ngày 3/9/2015. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc. Nói thuần túy về hỏa lực, kinh nghiệm và vũ khí, Mỹ dẫn trước Trung Quốc 10 năm. Nhưng, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách, đầu tư quân sự thực sự của họ dự tính cao hơn ngân sách chính thức. Công ty RAND, một cơ quan nghiên cứu Mỹ cho rằng trong 5 - 15 năm tới, nếu hai bên tiếp tục duy trì chi tiêu quốc phòng hiện có, "châu Á sẽ chứng kiến vị thế bá chủ của Mỹ dần dần bị cạnh tranh". Trung Quốc luôn gia tăng dự trữ tên lửa chống hạm, trở thành một bộ phận buộc Mỹ rút lui chiến lược đến vùng biển xa hơn. Tháng 9/2015, trong Lễ duyệt binh kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng chống Nhật, Trung Quốc đã khoe những vũ khí trang bị mới nhất, trong đó có tên lửa Đông Phong-21D, có thể tấn công tàu chiến đang di chuyển trên biển, tốc độ bay gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Nó được gọi là "sát thủ tàu sân bay". Một loạt tên lửa khác xuất hiện trong lễ duyệt binh là tên lửa YJ-12 bay lướt biển. Chuyên gia nghiên cứu chiến lược Hugh White từ Đại học Quốc lập Australia cho rằng: "Vũ khí Mỹ nhiều hơn nhiều, tốt hơn nhiều, nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào mới có thể ngăn chặn đối thủ? Phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc luôn rất coi trọng phát hiện và bắn chìm tàu chiến Mỹ". Hai cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều, Mỹ. "10 năm trước bạn sẽ nói Mỹ có thực lực tất thắng. Hiện nay, khả năng Mỹ đối mặt với tổn thất lo lớn... thậm chí có thể sẽ tổn thất một chiếc tàu sân bay". Hugh White cho rằng từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc luôn tập trung các nỗ lực cho phát triển tàu ngầm, tên lửa chống hạm và tàu tuần tra linh hoạt, tìm cách ngăn chặn Mỹ điều động lực lượng hải quân đến khu vực này. Peter Jennings, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cũng cho rằng Trung Quốc đã đưa ra một chiến lược tìm cách có thể làm cho Quân đội Mỹ rời xa đất liền Trung Quốc. Ông đặc biệt đề cập đến đến tên lửa Đông Phong-21D "thực sự là một nguy hiểm đối với bất cứ đối thủ nào". Ông nói: "Trung Quốc luôn chuyên tâm tăng cái giá phải trả cho Mỹ". Tuy nhiên, Peter Jennings cho rằng Trung Quốc hiện nay còn chưa địch nổi Mỹ, trong khi đó Mỹ còn có sự ủng hộ đặc biệt của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. "Trong 10 năm qua, Quân đội Trung Quốc đã đi một con đường dài, trở thành một đội quân khu vực đáng tin cậy, nhưng họ còn lâu mới sánh nổi thực lực của Quân đội Mỹ". Hai cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina Trung Quốc. Khả năng này đã được phô diễn đầy đủ khi Mỹ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay tới Biển Đông vào tháng 6/2016. Đây là một hoạt động phô trương sức mạnh trước khi Tòa trọng tài vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines có trụ sở ở The Hague đưa ra phán quyết. Peter Jennings nhấn mạnh, thực lực trên không của tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu sân bay USS Ronald Reagan tương đương với thực lực trên không của toàn bộ Quân đội Australia. Tàu chiến xung quanh mỗi cụm tấn công tàu sân bay đều mạnh hơn toàn bộ Hải quân Australia. Trương Kiếm, chuyên gia vấn đề an ninh Trung Quốc từ Đại học New South Wales, Australia cho rằng trọng điểm ưu tiên xem xét của Trung Quốc là có thể gây tổn thương đầy đủ cho Mỹ, buộc Mỹ không muốn can thiệp. Ông nói: "Then chốt trong khả năng đe dọa của Trung Quốc là tàu ngầm và tên lửa đạn đạo. Rất khó đánh giá khả năng quân sự của Trung Quốc, bởi vì tất cả vũ khí đều chưa được thử nghiệm thực sự". Viettimes.vn.
Trung Quốc bác tòa án trọng tài, Philippines được lợi
(NLĐO) - Việc Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của tòa trọng tài quốc tế đối với biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ là bước đi có lợi cho Manila.
Thế giới
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 23-2. Ông Gazmin cho biết: Sẽ thuận lợi cho Manila nếu Bắc Kinh không tham gia và vụ việc sẽ vẫn được đưa ra phán xét ngay cả khi họ không tham gia. Khi đưa vụ tranh chấp chủ quyền ra tòa án trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi tháng trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Manila đã thử gần như tất cả các biện pháp cho một giải pháp hòa bình. Philippines cũng cho biết nước này đang đi đúng hướng trong nỗ lực tìm kiếm một phán quyết từ tòa án trọng tài sau khi chính phủ Trung Quốc từ chối theo kiện. Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định cách xử lý của Philippines là một giải pháp thân thiện, hòa bình và cần được các bên có liên quan hoan nghênh. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng. Manila dễ dàng trong kiện tụng khi Trung Quốc rút lui. Ảnh: SINA. Trước đó, trợ lý của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras, cho biết Manila đã dự đoán được việc Bắc Kinh phớt lờ kế hoạch đưa vụ việc lên LHQ và nhấn mạnh rằng vụ kiện vẫn sẽ được tiến hành mà không cần tới sự chấp thuận của Trung Quốc. Giờ đây, Philippines có 2 tuần để đề nghị Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật biển bổ nhiệm một thẩm phán thay thế vị trí mà Trung Quốc bỏ trống trong ban hội thẩm.
Nhà kinh tế Trung Quốc là Phó Tổng giám đốc IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 12/7 đã bổ nhiệm ông Zhu Min, một nhà kinh tế người Trung Quốc, làm Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ tư của tổ chức này.
Thế giới
Đây được coi là một sự thừa nhận về sức mạnh to lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu. Ông Zhu, 58 tuổi, từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và là cố vấn đặc biệt của Tổng Giám đốc IMF từ năm 2010. IMF cũng bổ nhiệm ông David Lipton, một phụ tá của Nhà Trắng, thay thế Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất sắp mãn nhiệm là ông John Lipsky. Ông Lipton, 57 tuổi, là cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề kinh tế quốc tế và là một cựu nhân viên IMF. Đây là những bổ nhiệm nhân sự đầu tiên của bà Christine Lagarde, người vừa nhậm chức tân Tổng Giám đốc IMF trong tuần qua./. (Vietnam+).
Tổng thống Trump không dự tiệc tối với báo chí ở Nhà Trắng
Tổng thống Trump thông báo sẽ không tham dự tiệc tối thường niên của Hiệp hội báo chí Nhà Trắng (WHCA) vốn thu hút nhiều người nổi tiếng, phóng viên, chính trị gia.
Thế giới
Tôi sẽ không tham dự tiệc tối của Hiệp hội báo chí Nhà Trắng năm nay. Chúc mọi người có một buổi tối vui vẻ, Tổng thống Trump viết lên tường Twitter. Quả thực, trong suốt thời gian vận động tranh cử vào Nhà Trắng, ông Donald Trump và cánh báo chí có những xung đột mà tới nay vẫn chưa thể chấm dứt. Ông cũng thường xuyên chỉ trích tờ báo và phóng viên viết bài có nội dung mà theo ông đó là không chính xác. Ông Donald Trump dự cuộc họp báo thường niên của Hiệp hội báo chí do Nhà Trắng tổ chức hồi năm 2015. Ảnh Daily Mail. Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không dự tiệc tối thường niên WHCA này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa chính quyền Tổng thống Trump và báo giới không mấy mặn mà. Hôm 24/2, các tờ báo hàng đầu như New York Times, CNN và The Guardian đã không nhận được lời mời tham dự họp đại diện của báo giới ở Nhà Trắng trong khi một số tờ báo bảo thủ thân thiện hơn lại được mời dự. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 25/2, người chịu trách nhiệm tổ chức WHCA, ông Jeff Mason cho biết rằng WHCA mong đợi có một tiệc tối thường niên tuyệt vời và nói thêm rằng họ sẽ lưu tâm tới thông báo trên Twitter của Tổng thống Trump.
Tổng thống Hàn Quốc tạm thời bị đình chỉ chức vụ
Tổng thống Hàn Quốc đã tạm thời bị đình chỉ chức vụ sau phiên bỏ phiếu thủ tục luận tội tại quốc hội nước này chiều 9/12.
Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: AP/TTXVN. Vào hồi 15h ngày 09/12 (theo giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc đã nhóm họp phiên toàn thể với 300/300 nghị sỹ để tiến hành biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín (không ghi danh) đối với thủ tục luận tội Tổng thống Park Geun-hye theo đề xuất của phe đối lập. Kết quả, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua đề xuất luận tội Tổng thống Park Geun-hye với 234 phiếu tán thành, 56 phiếu chống, 7 phiếu vô hiệu và 2 phiếu trắng. Chủ tịch Quốc hội Chung Sye-kyun không tham gia bỏ phiếu. Với kết quả này, Tổng thống Park Geun-hye sẽ ngay lập tức bị đình chỉ tạm thời chức vụ Tổng thống. Thủ tướng đương nhiệm Hwang Kyo-ahn sẽ thay thế bà Park đứng đầu chính phủ. Tòa án Hiến pháp sẽ có thời hạn 180 ngày để xem xét và ra phán quyết cuối cùng đối với đề xuất luận tội tổng thống. Trong trường hợp có ít nhất 6/9 thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp chấp thuận với đề xuất luận tội thì bà Park sẽ bị đình chỉ chức vụ Tổng thống ngay lập tức, thủ tướng đương nhiệm sẽ đứng đầu chính phủ tạm thời và chính giới có 60 ngày để tổ chức cuộc bầu tổng thống mới. Trong trường hợp còn lại, bà Park Geun-hye sẽ được khôi phục chức vụ và tiếp tục nắm quyền Tổng thống. Bên ngoài tòa nhà quốc hội Hàn Quốc, hàng nghìn người dân Hàn Quốc thuộc các nhóm dân sự đã tập trung biểu tình từ đầu buổi chiều cùng ngày nhằm kêu gọi và gây áp lực đến các nghị sỹ đòi biểu quyết thông qua thủ tục luận tội Tổng thống. Cảnh sát cũng đã bố trí lực lượng dày đặc xung quanh tòa nhà quốc hội. Phóng viên các báo đài Hàn Quốc và quốc tế đã được cho phép vào bên trong phòng họp chính của quốc hội để đưa tin trực tiếp về sự kiện này. Trong lịch sử chính trường Hàn Quốc, đây là lần thứ hai một Tổng thống đương nhiệm bị Quốc hội tiến hành thủ tục luận tội. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2004, khi đó Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua thủ tục luận tội cố Tổng thống Roh Moo-hyun vì cho rằng ông đã có phát biểu kêu gọi cử tri ủng hộ đảng của mình trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Sáu cùng năm. Việc này vi phạm luật bầu cử của Hàn Quốc trong đó yêu cầu tổng thống phải duy trì quan điểm trung lập. Tuy nhiên đến tháng 5/2014, Tòa án hiến pháp nước này đã phán quyết rằng hành vi vi phạm của ông tương đối nhẹ và không đáng bị luận tội. Cố Tổng thống Roh Moo-hyun sau đó đã quay trở lại nắm quyền. Phạm Duy (P/v TTXVN tại Hàn Quốc).
Ông Kim Jong-un khoe tài lái máy bay ngày đầu năm mới
Sau những ồn ào trong năm 2014, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mở màn năm mới 2015 bằng việc xuất hiện trong vai trò là một phi công lái một máy bay do Ukraine sản xuất.
Thế giới
Truyền thông Bình Nhưỡng vừa công bố đoạn video quay cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện trong vai trò một phi công lái máy bay, bay qua các cảnh núi non kỳ vĩ của nước này. Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trổ tài lái máy bay. Theo truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lái một chiếc Antonov AN-148 do Ukraine sản xuất. Toàn bộ video được quay từ góc phía sau lưng và bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên. Theo đó, khán giả có thể chứng kiến nhiều thao tác thuần thục trên bàn điều khiển máy bay của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như những hướng dẫn của phi công phụ lái. Đoạn video được thể hiện trên nền nhạc sôi nổi, mang âm hưởng diễu hành, chiến thắng. Video truyền thông Triều Tiên đưa tin về việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang lái máy bay. Đoạn video này cho thấy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không mắc bệnh "sợ máy bay" như cha mình, cố lãnh đạo Kim Jong-il. Trong suốt 7 chuyến thăm Trung Quốc, cũng như chuyến đi dài một tháng tới Nga năm 2001, ông Kim Jong-il luôn chọn tàu bọc thép để làm phương tiện đi lại vì sợ đi máy bay và sợ bị ám sát. Trái lại, Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại thường xuyên đi lại bằng máy bay. Dường như với khả năng lái máy bay, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên càng chứng tỏ mình giống ông nội hơn là cha từ trang phục, ngoại hình, kiểu tóc đến tính cách. Còn vợ nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như cũng thích thú với việc đi lại bằng máy bay hơn là tàu hỏa hoặc đường bộ bởi bố vợ của nhà lãnh đạo Triều Tiên vốn là một phi công. Trong một diễn biến khác, ngay đầu năm mới 1.1.2015, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đàm phán cấp cao nhất với Hàn Quốc. Hãng tin Yonhap cho biết, lời đề nghị của ông Kim được đưa ra trong thông điệp đầu năm mang tính truyền thống của quốc gia này, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước, được xem là đáp lại thiện chí từ phía Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đáp lại thiện chí của Hàn Quốc trong ngày đầu tiên của năm mới bằng quyết định nối lại các đàm phán liên Triền. Trước đó, hôm 29.12, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae có đề xuất một cuộc đàm phán cấp cao với Triều Tiên vào tháng 1.2015 để thảo luận các vấn đề chung, trong đó có việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh, ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc hoặc ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Vòng đàm phán cấp cao chính thức gần đây nhất giữa hai miền Triều Tiên diễn ra hồi tháng 2.2014, Tháng 10 vừa qua, hai bên đã nhất trí tái khởi động đối thoại sau khi một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên thăm Hàn Quốc nhân Đại hội thể thao châu Á (ASIAD 17). Đây là động thái mới nhất mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Mỹ hoàn tất triển khai máy bay Osprey ở Okinawa
Theo Kyodo, ngày 25/9, Mỹ đã hoàn tất việc triển khai chiếc máy bay vận tải hạng nặng MV-22 Osprey cuối cùng trong đợt bổ sung loại máy bay cánh quạt nghiêng này ở Nhật Bản từ một căn cứ không quân của Mỹ tại miền Tây Nhật Bản tới tỉnh Okinawa.
Thế giới
Máy bay MV-22 Osprey tại căn cứ Okinawa. (Nguồn: theguardian). Tin cho biết chiếc Osprey nói trên đã tới căn cứ không quân Futenma của Mỹ tại Ginowan, thuộc Okinawa, hợp nhất đội hình với 11 chiếc Osprey khác được triển khai hồi tháng 8 vừa qua bất chấp sự phản đối của dư luận Nhật Bản do lo ngại về mức độ an toàn của loại máy bay này. [Mỹ tiếp tục triển khai máy bay Osprey tới Okinawa]. Trước đó, 12 chiếc Osprey đã được triển khai tại căn cứ này hồi tháng 10/2012. Cùng ngày, tỉnh trưởng Okinawa, ông Hirokazu Nakaima đã bày tỏ quan ngại rằng việc triển khai các máy bay Osprey "không nên chỉ tập trung ở Okinawa mà nên phân bố trên khắp đất nước Nhật Bản"./. (Vietnam+).
Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ tuyên bố Mỹ ngừng cấp vũ khí cho người Kurd ở Syria
Theo lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ dừng các hoạt động cung cấp vũ khí cho người Kurd ở Syria. Ông đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Ankara yêu cầu Mỹ đưa ra bằng chứng cho thấy quyết tâm hành động của Mỹ là thật.
Thế giới
Một chiến binh người Kurd ở Syria. Trước đó, hôm 1/12, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Yildiz nói với tờ Sputnik, Washington vẫn chưa chứng minh được rằng Lầu Năm Góc đang cắt giảm tài trợ vũ khí cho người Kurd ở Syria với những bằng chứng, tài liệu cụ thể như những gì Nhà Trắng trước đó tuyên bố. Vâng. Chúng tôi đang thực hiện theo đúng những gì mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đáp lời ông Ahmet Yildiz khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Washington có ngừng hỗ trợ vũ khí cho người Kurd ở Syria. Vào ngày 24/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc cho ngừng hỗ trợ đạn dược, khí tài cho người Kurd ở Syria. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc về sau lại nói rằng họ cần xem xét lại về quá trình hỗ trợ cho các đơn vị YPG (thuộc Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd). Quan hệ giữa Washington và Ankara vẫn đang trượt dài sau nhiều bất đồng khác nhau, đặc biệt là việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho YPG - lực lượng hiện đang chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Ankara nhiều lần bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ ngừng viện trợ cho người Kurd bởi thực tế rằng IS sẽ sớm bị đánh bại. Ankara coi YPG là một nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn được Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố. PKK từ lâu đã chiến đấu đòi giành độc lập và quyền tự trị chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc đó, YPG cũng như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) lại nhận được nhiều sự trợ giúp từ phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Bản tin 20H: Ly khai Ukraine có khả năng bỏ lệnh ngừng bắn
TPO - Các thủ lĩnh của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang đe dọa từ bỏ lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Ukraine sửa đổi đạo luật về quyền tự trị của khu vực này. Trong một tuyên bố ngày 18/3, hai thủ lĩnh Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky cáo buộc đạo luật trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt đã bị suy yếu do những sửa đổi trên.
Thế giới
Xe quân sự hạng nặng của phe ly khai. (Ảnh: AFP/TTXVN). Trước dư luận phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, chiều 18/3, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn. Thời gian qua, dư luận phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, điển hình trong đó có bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch UBND thành phố nêu lên những băn khoăn về việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh trên địa bàn Thủ đô. (Xem chi tiết). Khi đang trên đường đi học bằng xe đạp, nữ sinh bất ngờ va chạm với một chiếc xe tải nên đã tử vong tại chỗ. Sự việc xảy ra vào khoảng 6h35 ngày 18/3 tại km 43+900 trên QL5 (ngã 3 Lai Sách) Lai Sách, Cẩm Giàng, Hải Dương. Vào thời điểm trên chiếc xe tải từ QL5 rẽ vào đường 394 va chạm với chiếc xe đạp do cháu Trần Thị T.L (SN 2002, trú thôn Trằm, Lai Sách, Cẩm Giàng, Hải Dương) điều khiển đi cùng chiều trên đường đi học làm cháu T.L chết tại chỗ. (Xem chi tiết). Ngày 18/3, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã đi kiểm tra đột xuất công tác tổ chức lễ hội tại tỉnh Phú Thọ. Theo Bộ trưởng, tại Phú Thọ vẫn có một số tục lệ được tổ chức trong lễ hội chưa phù hợp, gây dư luận không tốt, điển hình như lễ hội Cầu trâu. "Lễ hội Cầu trâu mặc dù được thực hiện theo truyền thống của làng xã nhưng với tục lệ đập trâu đến chết trong lễ hội mang nhiều yếu tố bạo lực, gây phản cảm, tạo dư luận không tốt, không còn phù hợp và phải loại bỏ," Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ký Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận đặc cách với 3 giống ngô biến đổi gen của Công ty Syngenta. Đây là một sự kiện đánh dấu việc cây ngô chuyển gen chính thức được phép thương mại hóa đưa vào sản xuất đại trà tại Việt Nam. Cụ thể, 3 giống ngô biến đổi gen là giống NK66 Bt, NK 66 GT và Nk66 BT/GT sẽ chính thức được áp dụng cho các vùng trồng ngô trên cả nước. Một vụ vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra tại khu vực xã Dào San, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (cách biên giới Việt Nam 4km) khiến 3 người chết, 18 người bị thương. Trong đó tất cả nạn nhân đều trú tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Phía Trung Quốc đã hỗ trợ mỗi nạn nhân hơn 300 nghìn tệ, tương đương 115 triệu đồng. Chính quyền và cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất các thủ tục theo quy định, đưa ba nạn nhân trên về quê nhà an táng theo phong tục địa phương. (Xem chi tiết). Sáng 18/3, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội kiến với Ngài Kevin Andrew, Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhân dịp cùng tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu thăm chính thức Australia. Tại buổi hội kiến, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh và Bộ trưởng Kevin Andrews đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước trên các lĩnh vực như trao đổi, chia sẻ thông tin chống khủng bố, đào tạo, chống khủng bố và kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Truyền thông quốc tế và báo chí Ukraine cuối tuần qua, tiếp tục đăng tải một loạt ảnh với chú thích chung chung vũ khí tiến về tiền tuyến. Dường như Quân đội Ukraine đang tiếp tục tăng cường thêm vũ khí hạng nặng tới miền đông Ukraine. Các hình ảnh mới nhất cho thấy, tiếp tục có một lượng lớn vũ khí hạng nặng gồm loạt pháo đủ kiểu loại đang tiến "tiền tuyến" như từ ngữ mà báo chí Ukraine sử dụng. (Xem chi tiết). Các thủ lĩnh của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang đe dọa từ bỏ lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Ukraine sửa đổi đạo luật về quyền tự trị của khu vực này. Trong một tuyên bố ngày 18/3, hai thủ lĩnh Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky cáo buộc đạo luật trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt đã bị suy yếu do những sửa đổi trên. Hai thủ lĩnh này cảnh báo họ sẵn sàng nối lại các hành động thù địch trừ phi chính quyền Ukraine nhượng bộ. Báo Handelsblatt (Đức) nhận định sự kỳ vọng của Ukraine vào lòng hảo tâm tài chính của Đức có thể không thành hiện thực, vì trong tương lai Ukraine cần tới ít nhất 40 tỷ USD cho các hoạt động bình ổn nền kinh tế. Trong chuyến thăm Berlin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng ông có mối quan hệ tốt đẹp với Thủ tướng Đức. Ông Poroshenko thúc đẩy tình hữu hảo với Đức không chỉ bởi đất nước của ông đang bên bờ vực sụp đổ tài chính mà còn bởi trong tương lai nước này cần tới ít nhất 40 tỷ USD theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi khoản cho vay mới đây của IMF cũng không thấm vào đâu. Lực lượng cảnh sát địa phương thông báo ít nhất 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong một vụ xả súng ở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Stockton, bang California. Nguồn tin trên cho hay vụ xả súng xảy ra tối 17/3. Cảnh sát nói rõ họ đã tìm thấy thi thể một người phụ nữ ở lối đi bộ, bên ngoài hiện trường, và một người khác đã tử vong ở bệnh viện. Ngoài ra, một số nạn nhân khác bị thương cũng được tìm thấy bên trong cửa hàng.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khuấy động Biển Đông
Sự xuất hiện của tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông cùng với thông tin quân đội Mỹ sẽ trở lại Vịnh Subic là những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy Mỹ muốn cùng Philippines khuấy động bất ổn ở khu vực này.
Thế giới
Đó là nhận định của tờ China Daily trước sự kiện Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân USS George Washington vào khu vực Biển Đông vừa qua. Theo tờ báo này, trong bối cảnh khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã trở nên lắng dịu sau những căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines vào hồi tháng 4 vừa qua, việc tàu sân bay USS George Washington đi qua bãi cạn Scarborough trước khi đến Philippines (như thông tin báo chí đưa) cho thấy, Manila và Washington một lần nữa tìm cách gia tăng căng thẳng tại vùng biển này. Tàu sân bay USS George Washington được cho là đã đi qua bãi cạn Scarborough. Cũng theo bình luận của China Daily , sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ ở khu vực có thể coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp thêm tình hình khu vực. Việc điều tàu chiến tới cửa ngõ nước khác rõ ràng không phải là một hành động thiện chí. USS George Washington là tàu sân bay thứ 4 đến Philippines trong năm nay. Những chuyến thăm thường xuyên như vậy của Hải quân Mỹ cho thấy, Philippines đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Mỹ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Đây chính là lý do Manila có thể cho phép quân đội Mỹ trở lại Vịnh Subic sau khi đã rút lui cách đây 20 năm. Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly , các quan chức Mỹ và Philippines đã xác nhận rằng, Vịnh Subic, từng là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, sẽ trở thanh căn cứ bán thường trực của quân đội Mỹ. Những nỗ lực muốn dựa vào Mỹ của Manila đều nằm trong toan tính của Washington trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Barack Obama đang triển khai chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương. Washington cần nhận thức rằng, Mỹ cũng có một phần trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và bất kỳ tính toán sai lầm nào đều có thể phản tác dụng và tác động xấu đến ổn định khu vực, tờ China Daily kết luận. Thanh hương. Theo Infonet.
Nga ngừng cấp S–300 cho Syria
Nga đã ngừng thực hiện hợp đồng bán cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không S–300PMU2.
Thế giới
(ĐVO) Ngày 26/6, Vedomosti dẫn nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, việc chuyển S-300 sang Syria đã bị bãi bỏ theo chỉ thị của cấp trên. Trước đây, Nga có hợp đồng với Algieria và Syria về bán S-300 trị giá lần lượt là 39 triệu USD và 105 triệu USD. Các hợp đồng này lẽ ra phải được thực hiện vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Theo đại diện của Rosoboroneksport, việc gửi ba tiểu đoàn S-300 sang Algieria đã được thực hiện. Nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ và các nước Liên minh châu Âu phản đối bán vũ khí cho Syria. Theo dự đoán của Vedomosti , Nga có thể đã từ chối bán S-300 cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al Assad để không làm phức tạp quan hệ với các đối tác phương Tây. Năm 2010, Nga đã hủy bỏ hợp đồng bán S 300PMU2 cho Iran cũng vì lý do tương tự (>> chi tiết ). Theo nguồn tin, Nga tiếp tục (hoặc là đã kết thúc) việc bán cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk M2, các tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir-S, cũng như các tổ hợp Pechora2M (>> xem thêm ). Trong trường hợp đưa những tổ hợp như vậy vào trang bị, Syria sẽ có được ưu thế đáng kể trước không quân của kẻ thủ tiềm tàng. >> Cuộc chiến phòng không ở Syria, nếu xảy ra sẽ rất ác liệt. >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria. >> Nga bí mật gửi S-300 tới Syria. >> Nga hiện đại hóa radar cảnh giới bảo vệ Syria. >> Điểm qua vũ khí Nga ở Syria. >> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam. Nguyễn Vũ (theo Lenta).
Các bên đối địch Libya đưa ý kiến về dự thảo thỏa thuận hòa bình
Các đại diện của Quốc hội được quốc tế công nhận của Libya (HoR) và Đại hội Nhân dân Toàn quốc (GNC - cơ quan lập pháp cũ được lực lượng Hồi giáo hậu thuẫn) cho biết đã gửi tới Liên hợp quốc quan điểm của họ về dự thảo thỏa thuận tiến tới thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.
Thế giới
Đại diện các bên tại vòng đàm phán thứ hai ở Algiers. (Nguồn: THX/TTXVN). Ông Mohamed Mouaazab, đại diện của phái đoàn GNC cho biết đã gửi tới Liên hợp quốc quan điểm của GNC về dự thảo thỏa thuận nhằm đạt được sự đồng thuận về những người lãnh đạo Libya trong giai đoạn chuyển tiếp tới đây. Trong khi đó, ông Mohamed Chouaib, thành viên phái đoàn HoR, cho biết đã nêu rõ quan điểm của họ với Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya Bernardino Leon, đồng thời nhấn mạnh cuộc đàm phán sẽ tiếp tục nhằm đi tới một thỏa thuận cuối cùng trong 2 ngày tới. Về phía Liên hợp quốc, ông Leon chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào. Trước đó hôm 16/4, các đại diện của HoR và GNC đã nối lại đàm phán tại thành phố Skhirat (Maroc) nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Libya. Liên hợp quốc hôm 24/3 đã công bố đề xuất gồm 6 điểm nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại Libya bằng cách thiết lập một chính phủ chuyển tiếp điều hành đất nước cho đến khi hiến pháp mới được thông qua và bầu cử được tiến hành. Theo đề xuất, một chính phủ đoàn kết sẽ do 1 tổng thống đứng đầu và bao gồm 1 hội đồng tổng thống với các các nhân vật độc lập, bên cạnh 1 quốc hội đại diện cho nhân dân Libya và 1 hội đồng nhà nước tối cao./.
Campuchia: Tranh cãi về án tù đối với tên đồ tể Duch
Hãng AFP ngày 16/8 đưa tin, các công tố viên đã làm đơn kháng án lên tòa án xét xử Khmer Đỏ do Liên Hợp Quốc (LHQ) hậu thuẫn tại Campuchia với kiến nghị rằng, mức án mà cựu Giám đốc nhà tù Toul Sleng Kaing Guek Eav (hay còn gọi là Duch) vừa được tuyên cách đây vài tuần là quá nhẹ.
Thế giới
Duch bị buộc tội đã tham gia sát hại 17.000 tù nhân ở nhà tù Toul Sleng, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngay sau khi quan tòa công bố bản án dành cho Duch, nhiều nạn nhân may mắn sống sót và thân nhân gia đình những người đã thiệt mạng trong nhà tù này đã lên tiếng phản đối và cho rằng, Duch cần bị trừng phạt nhiều hơn thế bởi những gì mà hắn đã gây ra. Trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cũng cho rằng, bản án vẫn còn quá nhẹ. Chum Mey (79 tuổi), một trong số 140 người bị giam ở nhà tù Toul Sleng may mắn sống sót nói, ông sẽ cùng nhiều người Campuchia khác khiếu kiện về bản án dành cho Duch, đòi tòa phải tăng mức hình phạt cho tên đồ tể gây bao tội ác này. Theo dự kiến, sau phiên xử Duch, vào đầu năm 2011, tòa án xét xử Khmer Đỏ sẽ tiếp tục mở các phiên xét xử 4 thủ lĩnh Khmer Đỏ còn lại gồm Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary và vợ là Ieng Thirith.
Đặc công đổ bộ đường không, đánh bắt khủng bố
(Phunutoday) - Sáng 28/9, tại sân bay Gia Lâm, Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) đã thực hành huấn luyện đổ bộ đường không, đánh bắt khủng bố. Tới dự và chỉ đạo có Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. (Ảnh QĐND)
Thế giới
Giả đến làm việc tại Công ty trực thăng miền Bắc, bọn khủng bố tấn công, sát hại lực lượng bảo vệ khu vực để máy bay... ...Chúng chiếm giữ máy bay... ...Bắt cán bộ, nhân viên của công ty đang làm việc tại khu đỗ máy bay và khu kỹ thuật... ...chiếm giữ một số tòa nhà để nhốt con tin, cố thủ và ra yêu sách. Được lệnh của trên, một chiếc trực thăng của Công ty Trực thăng miền Bắc bí mật tiếp cận khu vực sân bay... ...Và tiến hành thả lực lượng đặc công tinh nhuệ. ...Các chiến sĩ đặc công bí mật, bất ngờ, khôn khéo cơ động tiếp cận mục tiêu. Một chiếc trực thăng hiện đại EC-155B1 cũng "treo" trên nóc tòa nhà bị khủng bố chiếm giữ... Bằng kỹ thuật điêu luyện, chuẩn xác, các chiến sĩ đặc công tiếp cận các phòng bọn khủng bố giam giữ con tin. Phía chiếc trực thăng bị con tin chiếm giữ, các chiến sĩ đặc công đã đột nhập và làm chủ. Bị tấn công quyết liệt, bọn khủng bố lên ô tô bỏ chạy khỏi tòa nhà. Song vừa đến khu vực đường băng, chúng đã bị đặc công "đánh chặn". Bọn khủng bố chiếm giữ chiếc trực thăng cũng bị tóm gọn. Sau khi xác minh, phân loại, các con tin được đưa lên xe. Một tên khủng bố ngoan cố bị tiêu diệt. Sau khi nhiệm vụ đánh bắt khủng bố kết thúc, lực lượng bảo vệ của Công ty Trực thăng miền Bắc tiếp tục cơ động về vị trí bảo vệ sân bay. (Theo QĐND).
Nga sẽ dùng quân sự để bảo vệ Nam Ossetia
(VnMedia) - Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (1/8) đã bày tỏ lo ngại về những vụ tấn công bằng súng gần đây vào thủ phủ Tskhinval và những khu vực lân cận của Nam Ossetia đồng thời tuyên bố Moscow sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ người dân ở khu vực này.
Thế giới
"Cuộc chiến hồi tháng 8 năm 2008 đã được châm ngòi từ chính một kịch bản tương tự như thế này. Quân lính Gruzia sau đó đã mở một chiến dịch xâm lược vào Nam Ossetia và tấn công các binh lính gìn giữ hòa bình của Nga," tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Trong những ngày gần đây, Gruzia đã nhiều lần nã súng vào lãnh thổ của Nam Ossetia. Mới đây nhất, ngày hôm qua, các quan chức Nam Ossetia đã cáo buộc Gruzia bắn súng cối vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Gruzia đã phủ nhận cáo buộc trên đồng thời nói rằng đó thực chất là một hành động khiêu khích của Nam Ossetia. "Không hề xảy ra vụ bắn súng nào trong khu vực xung đột," lực lượng cảnh sát Gruzia khẳng định. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: Những hành động như trên đang khiến Moscow đặc biệt lo ngại.". "Trong trường hợp có thêm những hành động khiêu khích đe dọa đến sự an toàn của người dân Nam Ossetia cũng như các binh lính Nga đang được triển khai tại Nam Ossetia, Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp, kể cả các hành động quân sự để bảo vệ họ," Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. Moscow đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, hai khu vực ly khai của Gruzia, sau cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm ngoái. Hầu hết các công dân Nam Ossetia và Abkhazia đều mang quốc tịch Nga từ nhiều năm nay. Các binh lính Gruzia đã tấn công Nam Ossetia trong một nỗ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Kể từ khi Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực trên, Nga và Gruzia đã cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao. Kiệt Linh - (theo RIA).
Gần 170.000 người Nga đòi Thủ tướng Medvedev từ chức
Gần 170.000 người Nga đã ký vào đơn kiến nghị trực tuyến đòi Thủ tướng Medvedev từ chức.
Thế giới
Thủ tướng Nga Medvedev khiến người dân nước này nổi giận và đòi Tổng thống Putin cách chức ông. Hãng tin AP ngày 5/8 đưa tin vụ việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khuyến khích một giảng viên có thu nhập thấp bỏ nghề để tìm việc làm khác vẫn tiếp tục gây bão tại nước này khi hàng nghìn người Nga đòi ông phải từ chức. Theo đó, tính đến ngày 5/8 đã có tới hơn 168.000 người Nga ký vào đơn kiến nghị trực tuyến để đòi ông Medvedev rời ghế thủ tướng. Vụ việc dẫn đến đông đảo người Nga đòi ông Medvedev từ chức diễn ra khi một giảng viên đại học ở vùng Dagestan nghèo đói tham gia diễn đàn giáo dục dành cho giới trẻ hôm 2/8. Cô giáo này đã đặt câu hỏi tại sao những người làm nghề ươm mầm tương lai ở Nga lại chỉ được nhận tiền lương bằng phân nửa cảnh sát. Thay vì khuyên nhủ hay an ủi người giảng viên đó, Thủ tướng Nga Medvedev lại cho rằng người này đừng nên so sánh, và nghề giáo không phải dành cho những đối tượng muốn kiếm tiền nhanh chóng. Do vậy, ông Medvedev đã khuyên những ai đang đứng trên bục giảng mà muốn giàu nhanh thì nên tìm công việc khác. Sự việc trên đã gây ra cơn bão thực sự trong dư luận Nga, khiến gần 170.000 người tức giận và ký tên vào đơn kiến nghị trên trang change.org để đòi Tổng thống Nga Putin cách chức đồng minh thân thiết của ông. Xem thêm video: Hán Hiển (Theo AP).
Vụ Skripal: Căng thẳng giữa Nga và phương Tây chưa có hồi kết
Phương Tây vẫn kiên quyết giữ lập trường cứng rắn, trong khi Nga khẳng định sẽ đáp trả việc các nước trục xuất các nhà ngoại giao của Moscow.
Thế giới
Căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh tiếp tục gia tăng khi mà các nước phương Tây muốn giữ lập trường cứng rắn lâu dài nhằm ngăn ngừa một hành động tái diễn từ phía Moscow. Trong khi đó, giới chức Nga hôm qua tiếp tục khẳng định, hành động đáp trả các nước phương Tây về việc trục xuất các nhà ngoại giao của nước này là điều chắc chắn. Căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh tiếp tục gia tăng. Ảnh: Sputnik. Dẫu vậy, một cuộc điều tra chung về vụ việc mà phía Nga đang kêu gọi Anh hay một cơ chế điều tra chung của Liên Hợp Quốc do Mỹ vừa mới đề xuất đang là hy vọng duy nhất có thể làm tan băng những căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa các bên. 19 trong tổng số 28 quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia khác đã quyết định trục xuất gần 150 nhà ngoại giao Nga, nhằm ủng hộ quan điểm của nước Anh liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc trước đó. Theo nguồn tin từ châu Âu, Ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ tiếp tục thảo luận về những căng thẳng ngoại giao với Nga vào ngày 16/4 tới, với hy vọng có thể duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn lâu dài đối với Moscow. Tuy nhiên, một lằn ranh đỏ về việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga cũng đã được EU chỉ rõ là các nước châu Âu sẽ không được đi quá xa, để tránh trở về thời kỳ chiến tranh lạnh. Còn về phía Nga, nước này hôm qua tiếp tục khẳng định sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả vào một thời điểm thích hợp, đồng thời yêu cầu Anh và các nước ủng hộ London đưa ra các bằng chứng khi cho rằng Nga đứng đằng sau vụ việc. Người phát ngôn điện Kremlin nói: Chúng tôi hy vọng rằng, các quốc gia thể hiện tình đoàn kết với Vương quốc Anh và đưa ra quyết định trục xuất các nhà ngoại giao của chúng tôi, sẽ thấy được sự cần thiết phải xem xét lại thông tin mà họ đã nhận được có đáng tin cậy hay không. Hãy đưa ra bằng chứng khi cho rằng Nga có liên quan đến vụ việc tại Salisbury. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố kêu gọi Anh hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra Nga để làm rõ vụ việc. Tuyên bố nêu rõ Ủy ban điều tra của Nga đã khởi tố hình sự vụ giết hại có chủ đích nữ công dân Nga Yulia Skripal con gái cựu điệp viên Skripal, đồng thời cũng soạn thảo xong yêu cầu hỗ trợ hợp tác với phía Anh. Tuyên bố thậm chí còn cáo buộc chính quyền Anh không có khả năng bảo vệ an toàn cho công dân Nga trên lãnh thổ của mình, cũng như không quan tâm đến việc làm rõ động cơ đích thực của kẻ đã gây ra tội ác. Do đó, Nga đang nghi ngờ ngược lại khả năng cơ quan tình báo Anh có liên quan đến vụ này. Nhiều Nghị sĩ Nga hôm qua cũng lên tiếng yêu cầu Anh cung cấp bằng chứng cho các cáo buộc của nước này nhằm vào Nga. Theo đại diện ngoại giao của Nga tại Anh, gần 160 quốc gia trên thế giới - những nước thuộc và không thuộc khối đồng minh phương Tây với Anh cũng đã đưa ra lời đề nghị tương tự. Trước những diễn biến trên, hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ quốc gia trục xuất nhiều nhất nhân viên Ngoại giao Nga, đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một Cơ chế chung để điều tra các vụ việc tương tự như trường hợp cựu điệp viên Skripal. Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhấn mạnh, Washington muốn sớm kết thúc cuộc điều tra do Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đang tiến hành tại Anh. Theo bà Nauert, Mỹ cũng hy vọng rằng Nga sẽ nhất trí tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về một cơ chế giống như Cơ chế điều tra chung mà Liên hợp quốc từng thành lập, để điều tra vụ việc. Theo thông tin điều ra mới nhất từ cảnh sát Anh, cựu điệp viên Nga Skripal và con gái ông này nhiều khả năng bị phơi nhiễm chất độc thần kinh ngay tại khu vực cửa trước nhà của họ./. Đình Nam/VOV1 -.
'So găng' Hillary-Trump: Ứng cử viên Dân chủ chiếm ưu thế
Dù không mấy nổi bật trong lần tranh luận đầu tiên trên truyền hình, bà Hillary Clinton được cho là chiếm được ưu thế rõ ràng trước tỷ phú Trump.
Thế giới
Clinton cứng nhắc những vẫn đủ dồn ép Trump. Theo Washington Post , bà Clinton không có được sự hoàn hảo trong lần tranh luận này. Đôi lúc bà có vẻ quá tập trung và xơ cứng. Câu trả lời của bà Clinton về vấn đề sắc tộc tại Mỹ được cho là quá giáo điều và không chạm được đến tim người xem truyền hình. Dù vậy, câu trả lời của bà Clinton được cho là vẫn tốt hơn nhiều so với của ông Trump. Bà Clinton đã thể hiện rất tốt trước đối thủ Donald Trump. Ảnh: AP. Bà Clinton đã chuẩn bị rất kỹ cho gần như mọi câu hỏi và trích dẫn rất nhiều nhiều số liệu giúp bà ghi điểm trước người xem truyền hình. Không những thế, bà Clinton còn lấn lướt ông Trump nhất là trong vấn đề thuế. Phản ứng của bà Clinton trước lời chỉ trích của ông Trump về khả năng kiềm chế của mình bằng một cái lắc đầu nhẹ là rất ấn tượng. Phản ứng của bà trước tuyên bố của ông Trump về vấn đề nơi sinh của Tổng thống Obama cũng ấn tượng không kém. Tuy nhiên, bà Clinton cũng có chút thất thế khi bị ông Trump công kích trúng vào điểm yếu nhất của bà- bê bối sử dụng email cá nhân vào việc công khi còn là Ngoại trưởng Mỹ. Trước sự dồn épcủa ông Trump, bà Clinton chỉ còn biết đứng ra xin lỗi và công khai nhận trách nhiệm của mình trong vụ này. Dù vậy, những gì bà Clinton đã làm được là rất đáng hoan nghênh. Trong cuộc tranh luận lần này, truyền hình Mỹ đã có một sự thay đổi nhỏ khi cho xuất hiện đồng thời hình ảnh của 2 ứng viên trên một màn hình được chia làm 2 phần để cử tri có thể theo dõi mọi động thái của họ. Một lần nữa, bà Clinton lại chiếm ưu thế khi thể hiện một phong thái chững chạc, tự tin và cuốn hút. Trong khi đó, ông Trump bị mất điểm rất nhiều khi liên tục thay đổi biểu hiện trên mặt, đôi lúc ông còn húng hắng ho và thực sự nhìn không được giống một ứng viên Tổng thống cho lắm. Donald Trump thực sự lúng túng. Tỷ phú Mỹ dường như không chuẩn bị đủ kỹ cho cuộc tranh luận lần này. Ông Trump đã phải rất khó khăn để trả lời những câu hỏi mà ông biết chắc là sẽ phải trả lời. Câu trả lời của ông Trump liên quan đến việc ông khẳng định Tổng thống Obama không sinh ra tại Mỹ là quá nhàm chán. Trong khi đó, câu trả lời của tỷ phú Mỹ về việc tại sao ông không muốn công khai thuế thu nhập cá nhân cũng chẳng khá hơn. Mọi chuyện còn tệ hơn khi ông Trump đề cập đến cuộc chiến Iraq. Quan điểm của ông Trump không chỉ hoàn toàn đi ngược lại với thực tế diễn biến cuộc chiến này mà còn khá vô nghĩa. Tỷ phú Trump cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tung ra những đòn chí mạng vào đối thủ của mình. Ông không lại sử dụng cụm từ một lũ tệ hại mà bà Clinton đã dùng để chỉ trích những người ủng hộ ông và đã phải lên tiếng xin lỗi vì lỡ lời sau đó. Thậm chí, ông cũng không nhắc nhiều đến bê bối sử dụng email cá nhân vào việc công và cũng không nhắc đến nhiều cụm từ quan trọng như thành thật hay đáng tin vốn được các cử tri Mỹ đưa ra để bày tỏ nghi ngờ về tính cách của bà Hillary Clinton. Thay vì thế, trong suốt thời gian tranh luận, ông Trump lại thể hiện mình một cách rất bản năng khi liên tục ngắt lời bà Clinton hay hét lên không đúng trước mỗi cáo buộc mà bà Clinton nhằm vào ông. Thậm chí, ông Trump gần như không nêu ra được bất kỳ lý do nào để phản bác bà Clinton. Điểm cộng cho người dẫn chương trình Lester Holt. Dù có thể chỉ trích về 2 điểm chính trong quá trình dẫn dắt cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton đó là không xác minh những gì ông Trump nói có đúng hay không trong rất nhiều trường hợp và thường xuyên mất tích khi 2 ứng viên tranh luận, người dẫn chương trình Lester Holt vẫn được các đồng nghiệp đánh giá cao và những gì ông Holt bị chỉ trích lại được coi là dấu ấn về sự chuyên nghiệp của một trong những người dẫn chương trình hàng đầu của Mỹ. Điều này là bởi, trong thời lượng phát sóng chương trình có hạn, việc thường xuyên xác minh những gì ông Trump nói sẽ tốn rất nhiều thời gian và có thể khiến cuộc tranh luận kéo dài tới 7 giờ thay vì 1 giờ rưỡi như kế hoạch. Ngoài ra, việc một người dẫn chương trình thường xuyên không có mặt trên sân khấu khi hai ứng viên tranh luận cho thấy ông Holt là một người rất thạo nghề. Người dẫn chương trình Holt đã chứng tỏ mình thực sự là trọng tài cho cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton, để cho họ có đất diễn và chỉ xuất hiện tại những thời điểm nóng nhất. Ông Holt cũng tránh dồn ép họ theo một chương trình đã định sẵn và biết cách hướng họ tới vấn đề khác khi cả hai bên tỏ ra bế tắc và không đồng thuận với nhau. Có thể sau cuộc tranh luận này, ông Holt sẽ không được ai nhắc đến nữa nhưng đó mới chính là thắng lợi của người dẫn chương trình./. Trần Khánh/VOV.VN.