query
stringlengths
13
5.62k
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
15
15
Thưa bác sĩ, Khoa thấy triệu chứng: đau tức âm âm ở đằng sau lưng dưới hai bả vai và có thời gian mấy tháng nay rồi (khoảng 4 tháng ), xin bác sĩ cho biết đó là triệu chứng của bệnh gì? Nên đi khám chụp ở đâu cho kết quả tốt nhất? Hiện tại Khoa không bị bệnh gì và cũng không dùng thuốc gì. Xin chân thành cám ơn! (Huy Khoa - Hà Nội)
[ "Huy Khoa mến, Bạn không cho biết bạn bao nhiêu tuổi, công việc có ngồi nhiều hay lao động, khuân vác nặng hay không? Đau lưng vùng dưới 2 bả vai thường liên quan đến các vấn đề trên. Nếu công việc bạn phải ngồi nhiều một chỗ mà không giữ đúng tư thế như ngồi học, đánh máy vi tính, vẽ tranh, viết văn... hay phải khuân vác nặng thường xuyên sẽ ảnh hưởng cột sống, co cơ cạnh cột sống và gây đau. Ngoài ra, đau sau lưng có thể do tư thế ngủ (nằm co người, không thoải mái), vẹo cột sống bẩm sinh, chấn thương... Nếu bạn có kèm ho đàm kéo dài, có thể sốt, mệt mỏi... thì cũng có thể là bệnh lý ở phổi. Bạn có thể uống thuốc giảm đau kháng viêm như (Diclofenac75mg), thuốc giãn cơ (Coltramyl), đồng thời khắc phục các nguyên nhân nêu trên nếu có. Nếu vẫn không bớt đau thì nên đi khám để chụp X-quang phổi, X-quang cột sống, MRI... ở bệnh viên lớn như bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Chúc bạn mau bình phục nhé!" ]
[ " Chào em, Do bác sĩ không trực tiếp thăm khám nên không rõ cục cứng sau lưng của em là gì nhưng dựa trên phim chụp mà em cung cấp, tại vị trí mũi tên là bóng hơi dạ dày. Bình thường chứa nhiều hơi và do bản chất của khí bay lên nên sẽ nằm sát bờ dưới phổi. Lý do vị trí dạ dày nằm bên phải là do em đã để ngược phim (đối chiếu với hình ảnh bóng tim phía trên). Do đó, phim chụp Xquang của em không phát hiện có gì bất thường. Nếu lo lắng em nên tái khám bác sĩ ung bướu để được thăm khám và chẩn đoán bản chất của khối u em nhé! ", "Những bất thường của cơ thể như đau bụng hay đau lưng dưới đều ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, cần khắc phục sớm tránh di chứng sau này Xin chào bạn, \"Đau bụng” là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, nếu đi kèm với đau lưng dưới và tiểu nhiều lần có thể bệnh lý liên quan đến đường tiểu trên (vùng thận, đài bể thận, niệu quản)… Tôi khuyên bạn nên đến khám chuyên khoa tiết niệu hoặc ngoại tổng quát để tiến hành siêu âm bụng và làm các xét nghiệm máu, nước tiểu… kiểm tra tầm soát các nguyên nhân để chữa trị sớm sẽ đạt kết quả khả quan. Chúc bạn nhiều sức khoẻ, nếu có vấn đề cần chia sẽ hãy nhắn AloBacsi nhé, chúng tôi mong tin bạn.", "Chào\r\nbạn, Tôi\r\nkhông hiểu rõ lắm từ “váng phía sau tai” của bạn, có phải là hay không? Triệu\r\nchứng đau đầu và có thể do nhiều nguyên nhân, như tăng huyết áp,\r\nviêm nhiễm trong ống tai, viêm nhiễm vùng xương chẩm phía sau tai, do rối loạn\r\ntiền đình... nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh hay chuyên khoa Tai mũi họng\r\nđể tìm ra nguyên nhân là tốt nhất. Thân,", "Chào bạn Công Minh, Đau bụng là 1 triệu chứng chung của nhiều bệnh khác nhau, rất khó để trả lời cho bạn. Dựa vào vị trí bạn mô tả: đau vùng dưới rốn, đau liên tục lan xuống bẹn, đau cảm giác đau nóng thì có thể là triệu chứng của 1 trong số những bệnh sau: viêm đại tràng (bạn đã có tiền căn), sỏi thận - niệu quản, viêm nhiễm bàng quang niệu đạo, viêm thừng tinh, dị cảm thần kinh... Như vậy có khá nhiều nguyên nhân, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị. Khi đi khám có thể bạn sẽ cần phải siêu âm bụng, nội soi đại tràng, xét nghiệm nước tiểu... Chúc bạn trị liệu thành công!", "Chào bạn, ở phụ nữ sau sinh và những người làm việc văn phòng thường do ngồi lâu, do tư thế không tốt đối với cột sống, nhất là những động tác cúi người để chăm sóc em bé khiến cho cột sống bị cong thường xuyên, không phù hợp sinh lý. Quá trình dài sống tĩnh tại, ít vận động càng khiến cho sức khoẻ hệ cơ xương đi xuống, các cơ bắp dễ bị mỏi hơn. Nếu kết hợp tập luyện các động tác tăng cường sức cơ, sự dẻo dai cho vùng lưng, kết hợp với một số thuốc giảm đau nhẹ, triệu chứng sẽ cải thiện dần và biến mất. Đương nhiên, để chẩn đoán xác định nguyên nhân đau lưng, bạn cần phải được bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám, đánh giá, từ đó sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán và điều trị bệnh bạn nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Em Linh Đan thân mến, Triệu chứng của em là tình trạng . Nếu tái phát thường xuyên cần được cấy nước tiểu và điều trị kháng sinh phù hợp đủ thời gian từ 7 đến 10 ngày. Do niệu đạo của nữ ngắn, gần âm đạo và hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn. Cần vệ sinh đúng cách (rửa từ trước ra sau). Ngoài ra, nếu có khí hư nhiều, có mùi cũng cần điều trị. Em nên tiếp tục tuân thủ điều trị để bệnh dứt hẳn nhé. Đau lưng (ngang thắt lưng) có thể do ngồi lâu hoặc do thoái hóa cột sống. Đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân cần thăm khám trực tiếp, BS khám cho em sẽ là người quyết định điều trị cụ thể. Thân chào em.", "Đau sau lưng vùng phổi sau khỏi COVID_19 là tình trạng thường gặp Chào bạn, Bệnh COVID 19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Triệu chứng chủ yếu là ở đường hô hấp, nhưng virus cũng có thể gây ra các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hoá... Đối với một số người, các triệu chứng này thể kéo dài sau khi đã âm tính, dao động từ vài ngày, vài tuần, có thể đến hàng tháng. Vì vậy, nếu bạn chỉ bị đau nhức lưng nhưng không kèm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực, sụt cân, yếu liệt chi, cảm giác đau nóng rát, châm chính ở vùng da tương ứng với phần lưng bị đau thì không cần phải lo lắng nhiều bạn nhé, vì có thể nguyên nhân chỉ là đau nhức cơ vùng lưng mà thôi. Bạn có thể cải thiện triệu chứng nhờ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để sức khỏe hồi phục dần, đặc biệt là tập các bài tập giúp tránh co thắt cơ lưng bạn nhé!", "Chào em Đình Toàn, Theo như mô tả tình trạng đau lưng của em có thể do bệnh lý nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác. Trước mắt em nên điều trị dứt hẳn tình trạng nhiễm trùng, nếu vẫn còn đau lưng nên khám thêm xem có bị bệnh lý cột sống hay không. Với công việc phải ngồi nhiều, em nên tập thói quen ngồi đúng tư thế, tránh ngồi thõng vai, cong lưng dễ gây mệt mỏi; thỉnh thoảng mỗi 30 phút nên đứng dậy đi lại, vươn vai, thay đổi tư thế. Tập thể dục đều đặn thường xuyên mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Thân mến!", "Chào em, Đau vùng vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh lý của cột sống cổ, thường do thoái hóa ở người lớn tuổi, do vận động sai tư thế hay căng cơ căng thẳng ở người trẻ tuổi. Trường hợp của em, ngoài còn có nghi ngờ u cục bất thường thì em cần kiểm tra lại với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp. Cụ thể là u gì thì bác sĩ phải khám và xem kết quả chẩn đoán hình ảnh mới dự đoán được, u xương thì sẽ rõ ngay trên phim X-quang còn u của mô mềm thì siêu âm sẽ nhìn rõ hơn X-quang. Chưa chắc gì u này gây ra triệu chứng đau (vì bản thân bệnh lý cột sống cổ cũng gây đau) và cũng không phải u nào cũng là u ác. Em nên khám sớm, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Triệu chứng đau vùng giữa lưng 1 bên hay gặp là do căng mỏi cơ và dây chằng cạnh cột sống - có liên quan đến sai tư thế làm việc, mức độ công việc nhiều, ít vận động thể thao; gù vẹo cột sống, gai cột sống...cảm giác tê nhẹ 1 bên cánh tay cho thấy mạch máu - thần kinh bị chèn ép. Với triệu chứng này, em khám kiểm tra tại chuyên khoa cơ xương khớp là phù hợp nhất, có thể là BV tư nhân chuyên về xương khớp hoặc BV đa khoa khu vực có chuyên khoa cơ xương khớp đều được, em nhé.", " Chào em, Biểu hiện đau từ bên hông phải xuống tới bụng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, như bệnh của hệ thận - tiết niệu, , thần kinh cơ, tiêu hóa gan mật... BS cần phải thăm khám trực tiếp + hỏi kỹ bệnh sử và tiền căn bệnh lý cùng với các xét nghiệm hỗ trợ (các xét nghiệm đã làm bao gồm Xquang và siêu âm rất có giá trị) mới chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Nếu mẹ em tự đi siêu âm, chụp Xquang thì bác sĩ làm chẩn đoán hình ảnh không có thăm khám hay hỏi bệnh gì cả thì không thể kết luận được bệnh. Do vậy, em nên khuyên mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám, có thể đăng ký phòng khám tổng quát hay chuyên khoa tiêu hóa đều được, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, - nguồn internet Đau bụng quanh rốn là triệu chứng của nhiều bệnh, như: viêm ruột, viêm đại tràng, giun sán...Do câu em hỏi cung cấp quá ít thông tin ví dụ, chúng tôi cần biết thêm triệu chứng: đau liên tục hay thỉnh thỏang đau nhói, mức độ đau...mới có thể chẩn đoán bệnh ban đầu cho em. Theo tôi, em thu xếp đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám trực tiếp, siêu âm, thử phân... để xác định đúng bệnh và điều trị em nhé. Thân chào em,", " Chào em, Qua thư, tôi không thể đưa ra kết luận nhưng em cần theo dõi và ghi nhận thêm cơn đau thường xuất hiện lúc nào trong ngày, tính chất và cường độ cơn đau, thời gian và khoảng cách giữa các lần đau, có hay hắt hơi, chảy mũi đi kèm theo không,…nếu cần sẽ nhờ sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh mới có thể đưa ra chẩn đoán xác định. Trước mắt cần loại trừ , sau đó mới tìm thêm các nguyên nhân khác. Thân mến! ", "Tức ngực là triệu chứng khá phổ biến và gây nhiều lo lắng cho người bệnh. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim. Đặc điểm của tức ngực hay đau ngực do tim: cảm giác đau, tức ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay co thắt, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau từ phía sau xương ức lan lên cổ, lưng, vai và tay bên trái. Thời gian cơn đau tức chỉ trong vài phút, và không kéo dài quá 30 phút. Để chẩn đoán bệnh, BS thường cho đo điện tâm đồ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không thấy biểu hiện trên điện tâm đồ bình thường. BS có thể cho bệnh nhân thực hiện điện tâm đồ gắng sức hay các xét nghiệm đặc hiệu khác. Đau, tức vùng ngực còn do nhiều nguyên nhân khác như: viêm khớp sụn sườn, viêm dây thần kinh liên sườn, bệnh ở phổi… Bạn đừng quá lo lắng, bạn có thể đến một cơ sở y tế khác khám lại để chữa trị phù hợp hơn. BS Tư vấn – AloBacsi", "Hầu hết mọi người đều từng bị đau lưng Chào bạn, Triệu chứng đau ngang thắt lưng, đau hai bên mông và lan xuống chân là dấu hiệu của chèn ép thần kinh tọa. Nếu em chụp phim mà chụp phim Xquang thì khó khảo sát rõ được chuyện thần kinh bị chèn ép lắm, vì phim chụp Xquang chỉ chủ yếu khảo sát xương, có những hình ảnh trên Xquang có thể giúp nghi ngờ chèn ép thần kinh như là hẹp khe khớp nhưng mà thường lúc đó là nặng lắm rồi. Phim chụp rõ nhất để khảo sát chèn ép thần kinh tọa là phim MRI tủy sống thắt lưng. Cho nên, nếu em còn triệu chứng đau kể trên và chỉ mới chụp phim Xquang thôi thì nên đến khám thêm ở chuyên khoa  thần kinh sẽ tốt hơn, BS sẽ tư vấn em các bước kiểm tra sâu thêm để tầm soát các nguyên nhân gây bệnh, em nhé." ]
(AloBacsi) - Trước đây cháu từng bị chứng rối loạn tiền đình và hay bị mất thăng bằng, đặc biệt khi cháu ngồi lâu hoặc suy nghĩ nhiều.
[ "Kính chào các bác sĩ của Alobacsi.vn! Cháu năm nay 22 tuổi và đang là sinh viên. Cách đây 5 năm cháu từng bị chứng rối loạn tiền đình và hay bị mất thăng bằng, đặc biệt khi cháu ngồi lâu hoặc suy nghĩ nhiều. Xin bác sĩ chỉ cho cháu chế độ ăn uống ngủ nghỉ và luyện tập cho phù hợp để hạn chế tình trạng của cháu. Cháu xin cảm ơn! (Van Chung - ) Trả lời: Chào cháu, Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Biểu hiện của rối loạn tiền đình là bệnh nhân có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động, mất thăng bằng, đi đứng không vững, đầu nhẹ tâng tâng, buồn nôn, nôn… Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh, tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Cụ thể là trường hợp của cháu, xảy ra khi ngồi lâu, suy nghĩ nhiều. Để hạn chế rối loạn tiền đình, cháu cần lưu ý: - Tập thể dục thường xuyên. Ngủ đủ giấc - Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. - Tránh căng thẳng, lo âu, nghĩ ngợi nhiều. - Tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích - Tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc thay đổi tư thế đột ngột - Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh. - Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá. Cháu cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu: mắt mờ, cơn nhức đầu đột ngột, tay chân run rẩy, nói khó khăn, giảm thính giác, mất định hướng… Chúc cháu luôn khỏe để học hành thật tốt! BS Chuyên khoa của AloBacsi" ]
[ "Chào Thúy An, Trong thư, An mô tả các dấu hiệu buồn vô cớ, thường xuyên, tính tình dễ nổi nóng, khó kiểm soát dù biết là vô lý, giảm hết mọi hứng thú đối với xung quanh, tăng nhạy cảm đối với tiếng ồn (khó chịu đối với các tiếng ồn chung quanh), giảm tập trung chú ý, hay quên, giảm khả năng học hành, rối loạn giấc ngủ (ác mộng tái diễn, buồn ngủ thường xuyên vào ban ngày)… cho thấy em có thể đang trong tình trạng trầm cảm, kèm theo lo âu (cảm giác bất an). Tình trạng này đã xuất hiện và kéo dài một thời gian, bắt đầu gây ảnh hưởng đến năng lực học tập, cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ của bản thân trong môi trường gia đình và xã hội (mất kiểm soát, dễ nổi nóng) cho nên việc điều trị là không nên trì hoãn. Để điều trị bệnh lý trầm cảm, song song với việc điều trị bằng thuốc hợp lý (loại thuốc phù hợp với bệnh cảnh, thể trạng, tuổi tác; liều dùng thích hợp; thời gian đủ lâu), tâm lý trị liệu thường xuyên góp phần thúc đẩy quá trình cải thiện và ổn định bệnh. Do đó, em nên khám tại chuyên khoa tâm thần để được kiểm tra chi tiết và được điều trị bằng thuốc phù hợp sớm nhất có thể, để có thể phục hồi khả năng học tập. Chúc em mau bình phục.", " Chào bạn, Dựa vào mô tả, bác sĩ không nghĩ bạn đang gặp vấn đề với mà nhiều khả năng bạn đang bị trầm cảm. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tùy vào từng giai đoạn và điều kiện thuận lợi. Nếu tình trạng bệnh kéo dài đã lâu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc thì bạn cần đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn cụ thể hơn. Quá trình điều trị sẽ kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Hiệu quả điều trị khá tốt và thuốc ít tác dụng phụ hơn thuốc điều trị tâm thần phân liệt bạn nhé! Thân mến! ", "Trào ngược kèm stress nhiều gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống cần sớm thăm khám để có thể khắc phục kịp thời Xin chào bạn, Những triệu chứng bệnh bạn hiện có hầu như do rối loạn lo âu kích phát nên, điều trị bệnh lý này cần sự chỉnh liều thuốc và đi kèm với những hoạt động thư giãn, tập luyện thể dục thể thao (có thể đến phòng gym) , có thể đọc thêm sách của Thiền sư Nhất Hạnh (Thiền sư và đứa trẻ 5 tuổi) … nhằm tạo ra những hormon tích cực hỗ trợ điều trị - chứ không đơn thuần là uống thuốc. Khi tình trạng lo âu giảm đi thì những bệnh lý đi kèm khác cũng cải thiện.Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng nhé.", "Bạn thân mến, Bạn đang có dấu hiệu chứng rối loạn dạng cơ thể. Bệnh này thường lo lắng quá mức, không cân xứng với những vấn đề thể chất. Ngoài ra, người mắc chứng bệnh này thường xuyên tìm đến những trung tâm y tế để khám chữa bệnh. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn cho chứng bệnh này. Tuy nhiên, những liệu pháp tâm lí, bổ sung bằng thuốc đặc trị tâm lí, có thể giúp người bệnh kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và hành vi để họ sinh hoạt và hoạt động như bình thường. Liệu pháp tâm lí được cho là hiệu quả nhất là liệu pháp nhận thức hành vi. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Tâm lý-Tâm thần để được bác sĩ thăm khám, chỉ định điều trị phù hợp nhé. Hy vọng rằng câu trả lời này mang tới kết quả tích cực cho bạn. Nếu có thắc thêm xin hãy liên hệ với Alobacsi.com. >>> >>>", "Chào bạn, Theo tôi bạn đã đi nhiều bác sĩ chuyên khoa và đã được giải thích khá cặn kẽ, vấn đề hiện tại là bạn vẫn luôn lo lắng quá mức về tình trạng sức khoẻ của bản thân hoặc có vướng mắc tâm lý chưa thể giải quyết được. Lo âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá mức về các tình huống hằng ngày. Tình trạng này thường đi kèm với rối loạn lo âu, gây nên một số triệu chứng về tâm thần kinh, tiêu hoá, cơ xương khớp… như đau nhức toàn thân, mệt mỏi, đau ngực, đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản… Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ toàn thân, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần kinh sớm để được hỗ trợ điều trị bạn nhé! Thân mến.", " Chào cháu, Lứa tuổi của cháu sẽ có những thay đổi rõ rệt về , đôi khi cơ thể không kịp thích ứng dễ dẫn đến những rối loạn nhất thời. Nếu những cảm giác này tự đến rồi tự hết thì có lẽ chưa cần thiết phải dùng thuốc. Cháu nên có chế độ sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ. Tìm cho mình một môn thể thao vừa sức, giao tiếp và chia sẻ vấn đề của mình cho những người thân xung quanh, sẽ được giải tỏa phần nào. Trường hợp đã cố gắng thay đổi lối sống mà vẫn còn những cảm giác trên, cháu nên cùng mẹ đến khám bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt cháu nhé! Thân mến! XEM THÊM >>> >>> Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào\r\nbạn, Đọc\r\nnhững tâm sự của bạn tôi nhận thấy bạn có khá nhiều vấn đề chưa được\r\ngiải quyết và hơn nữa hiện tại bạn có , đây là một triệu\r\nchứng khá nguy hiểm. Vì vậy em nên nhanh chóng đến khám BS chuyên khoa Tâm thần\r\nkinh em nhé. Chúc bạn sớm vui, khỏe.", "Chào em, Thay đổi tâm tính trở nên dễ cáu gắt, nóng giận, mất bình tĩnh có thể là biểu hiện của rối loạn tâm lý - tâm thần (bệnh lý tâm thần), cũng có thể do bệnh lý không phải tâm thần gây nên như rối loạn nội tiết (cường giáp), bệnh gan, thận, u não…Do đó, em cần phải đến BV để kiểm tra sức khỏe, em đăng ký khám BS chuyên khoa Tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh tâm thần ngày nay rất thường gặp và có thể điều trị được. Để chẩn đoán một người có phải rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Sau khi thăm khám, BS sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, em sẽ mau phục hồi hơn, em nhé. Song song đó, em cần áp dụng thử các phương pháp giúp trầm tính lại, như đi chùa/nhà thờ, tập thể dục thể thao, không hút thuốc lá, không cafe bia rượu, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt - làm việc - nghỉ ngơi cho hợp lý. Thân mến.", " Chào em, Ở tuổi dậy thì, các em có rất nhiều , trạng thái tâm lý không ổn định. Vì thế, chỉ một chút thay đổi cũng khiến các em lúng túng, đôi khi có những suy nghĩ và hành động cực đoan. Áp lực về học tập thi cử ở lứa tuổi này cũng nhiều, một số bạn thường xuyên thức khuya học bài. Hơn nữa, do cậy có sức khỏe nên nhiều em ăn uống và sinh hoạt thất thường, các bạn nữ sợ béo còn kiêng khem quá mức. Những điều này càng khiến cho sức khỏe của các em suy giảm. Các biểu hiện dễ thấy nhất của rối loạn tâm lý là biếng ăn, kém ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, suy nghĩ lệch lạc, học tập giảm sút... Nặng hơn là nói lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ... Điều quan trọng là con nên tâm sự với cha mẹ và người thân của em, nên kể lại cho người thân biết những bệnh trang hiện tại của em để họ tìm cách giúp đỡ em. Cha mẹ nên là người bạn thân nhất của em. BS khuyến khích em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy... Em cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của em ngày càng theo chiều hướng không cải thiện thì em nhờ người thân đưa em đến bệnh viện để gặp BS tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời. Thân mến.", " Chào em, Theo ghi nhận của em cho thấy nhiều khả năng bé bị chứng và có kèm theo chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, để xác định em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc BV Tâm Thần chuyên khoa sức khỏe trẻ em ở địa chỉ 165b Phan Đăng Lưu quận Phú Nhuận khám và theo dõi. Thân mến! ", " Chào em, Vấn đề hiện tại của em có thể do nhiều nguyên nhân như ngủ không đủ giấc, quá lớn dẫn đến căng thẳng quá mức làm em không thể tập trung. Tôi rất ít nghĩ đến nguyên nhân thực thể dẫn đến tình trạng này. Em nên tập thể dục thường xuyên, học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Em có thể đến khám BS tâm lý nếu tình trạng này vẫn kéo dài, em nhé. Thân mến! ", "Em Trung Nghĩa thân mến, (XTS) không phải là bệnh, đó chỉ là 1 tật.\r\nKhi XTS gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống mới cần phải điều chỉnh.\r\nCó thể dùng thuốc uống, thuốc bôi, hoặc dùng liệu pháp tâm lý tùy em lựa chọn. Khi em xác định loại hình điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ tư\r\nvấn tiếp cho em để đạt được kết quả ưng ý nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị\r\nhoặc dùng thuốc em nhé, kết quả không thấy mà nhiều khi gây hậu quả khó lường. AloBacsi và BS Trường Xuân sẽ rất vui nếu có thể cùng em\r\nvượt qua khó khăn này. Thân mến! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà\r\nNội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", "Chào em, Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, làm tinh thần bất ổn; những cú sốc tâm lý quá lớn có thể làm cơ thể nhất thời mất kiểm soát về tâm lý. Tuổi của em là độ tuổi nhiều nhiệt huyết nhất, và cũng nhiều biến động trong cuộc sống, tôi không rõ em có gặp phải cú sốc tâm lý nào hay không, có bị căng thẳng áp lực quá mức không, nếu có thì các rối loạn hiện tại của em có thể chỉ do rối loạn tâm lý nhẹ, còn nếu không có chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của em cả mà em đột ngột trở nên như thế thì có khả năng em bị bệnh tổn thương thực thể gây ảnh hưởng lên tâm lý - tâm thần. Nhìn chung, những triệu chứng mà em cung cấp là triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý - tâm thần. Tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần nên không thể chẩn đoán bệnh cho em được, em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp. Để chẩn đoán một người có bệnh hay không, mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào và hướng điều trị thích hợp. Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân mà thôi. Song song đó, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng để giải stress, hạn chế cafe bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân em nhất và áp dụng, kiên trì. Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống, em nhé. Thân mến.", " Chào em, kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và gây ra hàng loạt các khó chịu của em. Những biện pháp như tập thể dục, đặc biệt là yoga, tham gia các hoạt động xã hội để thư giãn như tập nhảy, hội họa...để giải tỏa đầu óc và kết thêm nhiều bạn bè, cố gắng tập chia sẻ với người thân, đi du lịch...sẽ giúp ích em nhiều. Song song đó, em cũng cần nâng cao sức khỏe của bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể bớt nhiệt, hạn chế các chất kích thích như cafe, rượu bia, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, để cải thiện nhanh chóng hơn, tôi khuyên em nên đến khám BS, đặc biệt là BS chuyên khoa Tâm thần kinh để nhận sự hỗ trợ của y khoa, trong đó có tư vấn tâm lý và thuốc sẽ hỗ trợ em nhiều hơn. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần kinh là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Chúc em mau quay về với cuộc sống trước đây. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng chóng mặt kèm buồn nôn là triệu chứng thường gặp trong bệnh rối loạn tiền đình, tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp trong những bệnh lý khác, ngoài ra, ngay cả rối loạn tiền đình thì cũng cần tìm nguyên nhân gây ra (bao gồm nhiễm siêu vi làm rối loạn chức năng tiền đình, bệnh lý tại dây thần kinh VIII, bệnh lý tiền đình ốc tai, bệnh lý tại tiểu não… Do đó, an toàn nhất là em nên khám chuyên khoa nội thần kinh để bác sĩ kiểm tra cho em, xem có đúng là rối loạn tiền đình hay không, nguyên nhân gì và tùy mức độ mà sẽ có hướng điều trị thích hợp tương ứng. Khi em chóng mặt nhiều, thì em nên nằm nghỉ tại giường, hạn chế ánh sáng - tiếng ồn, phòng thông khí tốt, nhiệt độ dễ chịu, tránh di chuyển có thể gây té ngã, đồng thời chú ý: - Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. - Tránh cafe, rượu, bia. - Uống nhiều nước. - Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không thức khuya. - Ăn uống đầy đủ chất." ]
Thưa bác sĩ, Em 27 tuổi, hiện đang là giáo viên. Em bị đỏ họng có kèm theo nốt hạt trắng trong họng (không nhiều lắm) gây hiện tượng khó phát âm, phát âm không bật hơi, giọng nói rất yếu nhiều khi cảm tưởng như không nói được nữa rồi bác sĩ ạ. Em chữa 1 năm mà vẫn không khỏi. Mong bác sĩ cho biết em bị bệnh gì? Cảm ơn bác sĩ! (Thu Hà - Hà Nội)
[ "Cô giáo Thu Hà thân mến! Qua thư, chúng tôi nghĩ có thể cô đang mắc 2 bệnh chính là: viêm amygdale (amidan) hốc mủ mạn tính và rối loạn giọng nói do nói nhiều. - Vùng mũi họng có một hệ thống các tổ chức lympho gồm các amydale là: amygdale vòm (VA), amygdale quanh lỗ tai vòi, amygdale họng, amygdale lưỡi - chúng tạo thành một vòng bạch huyết là tuyến đầu giúp cơ thể phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ ngoài vào. Hoạt động mạnh từ khi sinh ra cho tới 5-7 tuổi, cho đến khi lượng kháng thể đã cơ bản đáp ứng cho cơ thể thì chức năng của chúng giảm dần, chúng sẽ teo dần. Được xem là “tuyến phòng thủ” đầu tiên của đường hô hấp và đường tiêu hóa nên chúng thường bị các loại mầm bệnh tấn công, gây viêm cấp. Lúc này, nếu không điều trị đúng, hay khi cơ thể gặp nhiều yếu tố bất lợi khác (mắc nhiều bệnh, suy dinh dưỡng...) mầm bệnh không bị tiêu diệt, sẽ chuyển sang dạng viêm mạn tính với các triệu chứng đôi khi rất mơ hồ: cảm giác vướng , rát, nghẹn trong họng, hôi miệng, sốt vặt... Lúc này, BS khám thấy họng và 2 trụ trước amygdale xung huyết... nhu mô amygdale có thể có các hạt màu trắng đục, khi ấn sẽ xì ra chất bã đậu hôi (do các chất viêm, vi trùng, chất cặn bã tạo nên), đây gọi là viêm amygdale hốc mủ mạn tính. Nhưng bệnh này không làm cho cô phát âm không bật hơi, giọng nói yếu… như cô nghĩ. Giọng nói do thanh quản phát ra, đây là bộ phận phát âm nằm ở hạ họng, được sụn giáp bao bọc ở phía trước và 2 bên. Khi 2 dây thanh âm khép chặt, áp lực luồng khí từ phổi đi lên làm rung động 2 dây thanh âm, tạo ra âm thanh. Âm thanh cơ bản này cộng hưởng với các khoang họng, mũi, xoang tạo cho mỗi người có chất giọng riêng. Khi nói nhiều (do nghề nghiệp, thói quen) cả về thời gian và cường độ, dẫn tới tổn thương dây thanh như: hạt dây thanh, polyp, viêm dày dây thanh..., gây ra rối loạn giọng nói với đặc điểm là: khàn tiếng và nói mau mệt. Như vậy cô nói không ra hơi, nói mệt, không còn muốn nói, được xem là bệnh nghề nghiệp. Việc điều trị trước hết cô phải diều chỉnh âm lượng như dùng micro hỗ trợ khi giảng dạy, nói ít, nói nhỏ, chỉ nói những điều cần phải nói... Phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cô có thể tới BV Tai mũi họng khám, soi thanh quản, nếu có các tổn thương như hạt dây thanh, polyp có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật nhỏ. Sau đó cô sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn tập thở, luyện tập âm, cô nhé! Chúc cô luôn tự tin với giọng oanh vàng của mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả!" ]
[ " Chào em, Tình trạng hiện tại của em theo tôi là cấp, do có cả triệu chứng tăng tiết dịch ở vùng mũi vòng họng. Do tai mũi họng là 3 cơ quan thông thương với nhau nên khi một cơ quan bị viêm nhiễm có thể kéo theo tình trạng nhiễm trùng ở hai cơ quan còn lại. Do hiện nay tình trạng đề kháng với kháng sinh tăng cao nên khả năng là em không đáp ứng với kháng sinh nên bệnh lâu khỏi. Em có thể tái khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để khám lại và thay đổi điều trị em nhé. Thân mến! ", "Viêm họng hạt mãn tính là một trong những bệnh hô hấp phổ biến, dễ tái phát và tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm Chào bạn, Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc cổ họng bị viêm kéo dài. Bệnh lý này thường là hệ quả do viêm họng cấp tính không được điều trị kịp thời và tái phát nhiều lần. Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường khởi phát chậm và mức độ nhẹ hơn so với bệnh ở giai đoạn cấp. Tuy nhiên viêm họng mãn thường có tính chất dai dẳng, kéo dài, khó điều trị và rất dễ tái phát.Viêm họng mạn được chia thành nhiều thể, bao gồm: + Viêm họng mãn tính xung huyết + Viêm họng mãn tính xuất tiết + Viêm họng hạt + Viêm họng teo Trong những đợt bệnh ổn định, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng thường trực như nuốt vướng, khô họng, ngứa họng, ho khan kéo dài... thường không lây nhiễm. Tuy nhiên, các đợt bệnh bùng phát cấp tính do nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn thì có thể lây nhiễm. Trong trường hợp bạn nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn gây viêm họng thì nên điều trị tích cực để tránh diễn tiến thành viêm họng mạn bạn nhé!", "Chào em, Em bảo em hay bị viêm họng, phù hợp với hình ảnh em gửi về cho thấy hiện tượng viêm sung huyết ở thành sau họng và nổi hạt, là triệu chứng của . Bệnh nhân viêm họng hạt thì rất nhạy với nước đá lạnh. Tuy nhiên, vì là tự chụp nên chỉ thấy được 1 góc rất nhỏ của thành sau họng, không quan sát được toàn cảnh của amidan 2 bên và thành sau họng. Vì thế để chắc chắn chẩn đoán thì em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS khám và soi kỹ khu vực hầu họng, nếu có tổn thương nghi ngờ ác tính thì BS sẽ xét nghiệm tế bào, sinh thiết để định bệnh; nếu là viêm họng mạn thì cũng có hướng dẫn cụ thể cách điều trị bệnh, em nhé. Trong thời gian đó, em nên uống nhiều nước trong ngày, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến.", "Chào em, là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không\r\ncó tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư họng miệng. Bệnh lý thường gặp\r\nhơn cũng có thể gây rêu lưỡi và nuốt vướng là viêm họng mạn, viêm amidan mạn với\r\nyếu tố thuận lợi là môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, bệnh lý răng miệng, trào\r\nngược dạ dày thực quản, stress, dinh dưỡng kém, bia rượu... Triệu chứng của\r\nem nhiều khả năng do viêm họng trào ngược chứ chưa hẳn là do ung thư. Để phân\r\nbiệt với ung thư họng miệng thì BS cần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế\r\nbào ung thư. Em nên đến BV Tai mũi họng để BS kiểm tra kỹ, em nhé. Thân ái,", " Chào em, Do vùng tai mũi họng thông thương với nhau nên khi mắc bệnh ở một cơ quan thì hai cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Điển hình như trường hợp của em. Các triệu chứng của em có thể do gây ra. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để điều trị em nhé. Thân mến! ", "Bạn Thùy Trang thân mến, là bệnh thường gặp khi giao mùa. Nguyên nhân viêm họng có thể do\r\nvirus, do vi khuẩn. Một số mầm bệnh có thể gây giả mạc màu trắng trong niêm mạc\r\nhọng như: do vi khuẩn liên cầu, viêm họng do vi khuẩn bạch\r\nhầu... trong đó viêm do bệnh bạch hầu có nhiều biến chứng thần kinh và tim mạch\r\nnguy hiểm, do đó cần theo dõi kỹ nhé. Trường hợp của bạn cần tới bệnh viện khám bệnh, làm xét nghiệm tìm vi khuẩn gây\r\nbệnh bằng nhuộm soi và nuôi cấy. Nếu mầm bệnh là do vi khuẩn bạch hầu, bạn phải\r\nnhập viện để được điều trị tích cực theo nguyên tắc: - Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt. - Kháng sinh diệt vi khuẩn. - Chống bội nhiễm và tái phát. - Điều trị tại giường, nghỉ ngơi tuyệt đối theo dõi, ngăn ngừa và điều trị các\r\nhội chứng. - Dinh dưỡng đầy đủ. Chúc bạn mau chóng bình phục sức khỏe!", "Chào em, Giọng nói là một công cụ giao tiếp mà tạo hóa đã ban cho con người, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra giọng run, khàn tiếng, khó phát âm, và thường là liên quan đến thanh quản, trong đó thường gặp là do phát âm quá mức trong thời gian dài; do viêm nhiễm mạn tính, do có khối lành tính như polyp, u nang dây thanh, hạt xơ dây thanh, lõm dây thanh, loét ở thanh quản; hở thanh môn, những nguyên nhân ít gặp hơn là tổn thương thần kinh thanh quản... Với tình trạng này, tốt nhất em nên đi khám BS Tai Mũi Họng chuyên khoa về Thanh quản để nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản, qua đó BS sẽ đánh giá chính xác bệnh và điều trị tốt hơn cho em. Song song đó, để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào em, Trường hợp của bạn có thể có tổn thương ở hầu họng, hay thực quản. Theo tôi trước tiên bạn có thể đến gặp BS Tổng quát để khám họng, nếu có bất thường bạn sẽ được hướng dẫn đến khám đúng chuyên khoa.", " Chào em Sơn, Kết quả nội soi của em cho thấy em bị viêm dạ dày - tá tràng. Các yếu tố thúc đẩy làm cho bệnh viêm họng lâu khỏi là viêm dạ dày kèm trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, môi trường ô nhiễm khói bụi, nghề nghiệp nói to nói lớn... kèm trào ngược dạ dày thực quản và viêm họng mạn là 2 nhóm bệnh khác nhau nhưng là yếu tố thúc đẩy của nhau tạo thành 1 vòng xoáy bệnh lý. Dịch acid từ dạ dày trào lên làm viêm niêm mạc vùng họng miệng. Cả 2 bệnh đều không phải bệnh nan y, tuy nhiên việc điều trị cần trị song song cả 2 bệnh và cần kiên trì, vì không phải ngày 1 ngày 2 là hết. Em cần chú ý là lối sống ảnh hưởng rất nhiều lên hiệu quả điều trị bệnh, chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc của BS. Em nên tuân thủ lối sống sinh hoạt phù hợp, gồm hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao, giữ ấm vùng hầu họng, đặc biệt là trời lạnh, đi ra đường nhớ đeo khẩu trang. Không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào đầu mặt cổ, uống nước ấm thay vì nước lạnh. Đồng thời em cần tích cực điều trị viêm dạ dày - trào ngược dạ dày thực quản thì vấn đề viêm họng sẽ cải thiện. Thân mến! ", " Chào bạn, do nhiễm khuẩn có thể gây viêm hạch cổ đi kèm, nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với sự hiện diện của vi khuẩn. Nếu không điều trị triệt để bằng kháng sinh thích hợp sẽ kéo dài dai dẳng, lâu ngày dẫn đến viêm họng mạn tính, thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, tùy vào lứa tuổi, giới tính, cơ địa, các yếu tố nguy cơ mà có những bệnh lý khác cần chẩn đoán phân biệt. Do vậy, bạn nên khám chuyên khoa tai mũi họng để chẩn đoán và kê toa thích hợp, bạn nhé! Thân mến! ", "Chào\r\nbạn, Khi có cảm giác vướng như có\r\nđờm trong họng, phát âm như bị giới hạn lại, âm không thoát ra ngoài... là\r\nnhững dấu hiệu có thể do amidan viêm quá phát gây nên (không phải do lưỡi gà). Khi quá phát, làm\r\ncho khẩu kính của họng bị giới hạn. Do đó, bạn hãy tới cơ sở y tế khám\r\nbệnh và điều trị. Khi xác định chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hướng\r\ndẫn bạn cách điều trị tốt nhất nhé.", "Bác sĩ hãy giúp cháu với, cháu phải làm thế nào để bệnh này khỏi hẳn được? (Thu Hồng, 20 tuổi – Hà Nội) Trả lời: Thu Hồng thân mến! Họng hạt là triệu chứng của viêm họng mạn tính, khi các tổ chức bạch huyết vùng hầu họng nằm dưới niêm mạc bị viêm phì đại và nổi lên các hạt, gọi là họng hạt. Có nhiều nguyên nhân viêm họng mạn như: Viêm mũi, xoang mạn, viêm amygdale mạn... Hôi miệng là triệu chứng của bệnh lý: Viêm mũi, xoang, viêm amygdale, viêm răng lợi, viêm dạ dày, một số bệnh gan mật, hay do thức ăn… Bạn bị viêm họng mạn tính 2 năm nay, gần đây lại có hôi miệng thì nguyên nhân phần lớn do viêm Amygdale mạn. Viêm amygdale mạn nên các nang của chúng có các hạt màu trắng đục, khi ấn sẽ xì ra chất bã đậu hôi (do các chất tiết, chất viêm, vi trùng, chất cặn bã tạo nên), gọi là viêm amygdale hốc mủ mạn tính, gây hôi miệng. Bạn nên tới BS chuyên khoa Tai Mũi Họng khám, nếu đúng viêm amygdale mạn gây hôi miệng thì đây là chỉ định cắt amygdale nhé. Chúc bạn chóng bình phục sức khỏe! BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng", " Chào em Ngọc, Triệu chứng của em có thể gặp trong thuộc nhóm viêm họng miệng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm lưỡi: trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn (thường trên người có vấn đề về răng miệng), nấm, chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống quá nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai,... Em cần khám BS tai mũi họng để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và đánh giá cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý đi kèm (gan, thận...) để chọn lựa thuốc điều trị thích hợp, em nhé! Thân mến! ", " Chào em Thuận, Tình trạng của em hiện tại xuất hiện triệu chứng đau họng, ho đàm, (nhiều khả năng là hạch viêm), vì vậy những dấu hiệu này khiến tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân viêm họng cấp. Em không có yếu tố nguy cơ của ung thư vùng hầu họng nên tôi ít nghĩ đến nguyên nhân này. Tuy nhiên, để điều trị, em cần đến gặp BS chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xác định lại nguyên nhân em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn, Hình ảnh em gửi về cho thấy hiện tượng ở thành sau họng. Ở thành sau họng phía sau lưỡi gà có hệ bạch huyết rất phong phú, khi họng bị viêm thì bạch huyết sẽ phát triển lên, mạch máu sẽ dồn về để tập trung chống lại yếu tố gây hại cho cơ thể, cho hình ảnh thành sau họng rất “xấu xí”, sần sùi, nhiều hạt đỏ, nhiều mạch máu. Điểm khác biệt với bệnh lý ác tính thành sau họng là sau khi điều trị hết viêm, thì hệ thống mạch máu - bạch huyết sẽ trở về bình thường lại. Nếu các biểu hiện trên xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C); trừ khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm nhiều, thở nhanh, khó thở, khi đó cần khám BS Tai mũi họng để được điều trị thêm thuốc (trong đó có kháng sinh). Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày hoặc tái đi tái lại thì coi chừng là viêm họng mạn tính. Về mặt điều trị thuốc, em cần khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, để giảm triệu chứng khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! " ]
Chào AloBacsi, Mình có đi chụp phim và thử máu, bác sĩ bảo mình bị viêm khớp bao miễn dịch khớp tay. Mình đã uống thuốc lành rồi, giờ đi xe nên tái phát lại. Mình đi khám thì vẫn là bệnh ấy. Giờ mình phải triều trị bằng cách nào cho dứt điểm? Vui lòng cho mình câu trả lời, mình xin cám ơn! (T.T. Ha, Thừa Thiên - Huế)
[ "Chào bạn, Rất tiếc là bạn không mô tả triệu chứng bệnh, và ghi lại chẩn đoán (của bác sĩ) chưa chính xác. Theo chúng tôi đoán, có phải bạn bị “viêm bao hoạt dịch”? Nếu đúng, đây là tình trạng viêm túi dịch bao quanh khớp hay cân cơ. Nguyên nhân của bệnh là do các kích thích, tổn thương, đè nén lên túi hoạt dịch gây ra tình trạng viêm. Biểu hiện sưng, đỏ đau tại vùng gần khớp. Điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về khớp: uống thuốc kháng viêm giảm đau, giữ cho vùng tổn thương được nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động khớp, chườm đá lạnh để giảm đau. Nếu không thuyên giảm, bác sĩ có thể rút bớt dịch, tiêm thuốc kháng viêm, giảm đau vào vùng viêm... Bạn nên đi khám đúng chuyên khoa để điều trị và giữ cho đôi tay được nghỉ ngơi nhé. Chúc bạn mau bình phục!" ]
[ " Chào em, Em chưa mô tả kỹ triệu chứng đau của mình như đau có lan xuống cánh tay và cẳng tay hay không hoặc có kèm tê tay hay không, nên chưa thể nói chính xác em có vấn đề gì. Tuy nhiên ở vị trí vai, cánh tay, 2 bệnh thường gặp nhất là viêm chu vai và . 2 bệnh này có hướng điều trị hoàn toàn khác nhau nên cần được khám chính xác và thực hiện thêm 1 vài xét nghiệm để có chẩn đoán xác định. Vì vậy, em nên đến 1 đơn vị y tế chuyên về cơ xương khớp như khoa Cơ Xương Khớp BV Nhân dân 115 để được khám thêm. Thân mến! ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - BV Nhân dân 115", "AloBacsi ơi, tôi bị viêm bao quy đầu, tôi nên làm gì, nên uống hay bôi thuốc gì? Cảm ơn AloBacsi!\r\n\r\n(Ngọc Thế, 57 tuổi - Đồng Nai) Chú Ngọc Thế kính mến, Khi có những biểu hiện của , chú cần khám chuyên khoa Niệu hoặc Nam khoa để BS xác định và kê toa\r\nđúng thuốc. Sau điều trị viêm, chú có thể dài để tránh ung\r\nthư dương vật luôn ạ. Mong chú luôn dồi dào sức khỏe. Kính, Th.S.BS Trần Thiện Hòa - ", "Hiện đã có những phương pháp điều trị giúp hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì bác sĩ khuyên em cần phải tái khám lại tại 1 cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp mạnh để đánh giá lại tổng thể tình trạng viêm khớp dạng thấp của em và đưa ra chiến lược điều trị tích cực hơn. Y khoa hiện nay đã phát triển rất nhiều so với những năm về trước, cụ thể với bệnh viêm khớp dạng thấp đã được hiểu rõ nhiều hơn và đã có những dòng thuốc mới có thể làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Hơn nữa, mình cũng nên kiểm tra lại xem chẩn đoán cách đây 5 năm đã hoàn toàn chính xác chưa. Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Như vậy, việc em kiểm tra lại và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tích cực hơn không chỉ vì ngăn ngừa tình trạng cứng khớp gối, biến dạng khớp gối, thấp lùn mà còn bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể nữa. Nếu không điều trị bệnh, việc tập tăng chiều cao của em sẽ không có ích mà còn có hại khi có thể kích hoạt phản ứng viêm ở khớp gối và các khớp khác nữa. Một số bệnh viện tuyến đầu điều trị tốt bệnh lý này là bệnh viện Chợ rẫy, Trưng Vương, Gia Định, BV 115... em có thể tham khảo thêm. Thân mến!", " Thu Thủy thân mến, Bệnh này không chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm và được chữa đúng thì khớp sẽ hết viêm, người bệnh sẽ hết đau và tránh được biến dạng khớp - tàn phế về sau. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc, có 2 nhóm thuốc được chỉ định. Một là thuốc điều trị triệu chứng để cho người bệnh giảm sưng đau khớp trong giai đoạn đầu. Song song đó, bác sĩ sẽ cho những thuốc cơ bản trong điều bệnh như Methotrexate hoặc các thuốc mới như thuốc sinh học nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị cơ bản. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp khác như tập thể dục nhẹ nhàng và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng. Người bị không có chống chỉ định cho máu, tuy nhiên vì đây là bệnh tự miễn cho nên trong máu đôi khi tồn tại 1 số tự kháng thể, hơn nữa mổ bắc cầu nối động mạch vành là mổ chương trình mà ngân hàng đã có chuẩn bị máu sẵn vì vậy không nên cho máu trong trường hợp không cần thiết. Thân mến! BS Cao Thanh Ngọc - Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích trong", "Bạn Thanh Trúc thân mến, Theo mô tả, bạn bị bong tróc da có thể do tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm nhiều; do khí hậu khô lạnh, dinh dưỡng kém hoặc có thể do bị ra mồ hôi tay vì rối loạn hệ thần kinh thực vật... Bạn cần phải tìm ra và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh kể trên. Đặc biệt trường hợp của bạn cần phải tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, khi lúc tiếp xúc phải đeo bao tay nhưng cũng đừng đeo quá lâu mà cởi ra vài phút rồi đeo lại. Thường xuyên bôi kem bảo vệ da tay như: Hand Cream. Thời điểm bôi kem tốt nhất là sau khi rửa tay xong, lau khô. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước cũng rất cần thiết. Bạn nên đi khám bác sĩ trong trường hợp da bị chảy máu, nhiễm trùng, ngứa hoặc thường xuyên ra mồ hôi tay nhiều. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "- nguồn internet Chào em Đồng, Em đang có . BS cho toa thuốc và tư vấn về việc ăn uống kiêng cữ, nhưng em không tuân thủ điều trị (kiêng cữ như hướng dẫn và uống thuốc không đủ) nên bệnh không khỏi hoàn toàn là đúng rồi. Em nên tái khám, nếu cần BS điều trị sẽ cho làm lại xét nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là em phải tuân thủ điều trị (uống thuốc đúng, đủ liều và thay đổi lối sống như BS đã tư vấn). Chúc em mau khỏi bệnh.", " Chào bạn, Bệnh hay chàm tiết bã là bệnh dễ tái phát, khi có yếu tố khởi kích, như thay đổi khí hậu, stress… và ở em là bia rượu. Nếu như tuyến y tế địa phương kê toa thuốc cho em uống mà bệnh khỏi trong 2 tháng thì chứng tỏ thuốc cho đúng và có công hiệu, em không thật cần thiết phải vào tận TPHCM để khám, em có thể dùng lại toa thuốc cũ và chú ý chăm sóc da theo hướng dẫn lần trước của BS địa phương. Vì hiện cũng không có điều trị nào bảo đảm ngăn chặn bệnh viêm da tiết bã mãi mãi mà chủ yếu là người bệnh tự chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ và phòng bệnh tái phát bằng việc hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây khởi phát bệnh là chính, em nhé. Nếu như em vẫn muốn vào TPHCM để khám kiểm tra, em có thể đến BV Da liễu để kiểm tra là chính xác nhất.", " Chào em, Những thông tin của em chưa đủ để tôi có thể chẩn bệnh cho em được, em là nam/nữ, bao nhiêu tuổi, có bệnh lý gì trước đây không, có đang dùng thuốc gì không, có hút thuốc lá không, tần suất em bị các triệu chứng trên bao nhiêu lần trong 3 tháng, triệu chứng xuất hiện trong hoàn cảnh nào, em có dùng thuốc gì để điều trị nó không, bao lâu thì hết…em đã khám ở đâu chưa, đã làm xét nghiệm gì, được chẩn đoán và điều trị ra sao… Do đó, tốt nhất là em nên đến BV để kiểm tra, ít nhất là 1 lần thì mới có thêm nhiều thông tin để tôi tư vấn. Thân mến! ", "Chào em, Theo em mô tả thì không cần mua thuốc kháng viêm, vì trong không thể làm mủ như ngoài da được. Do đó, em yên tâm điều trị theo phác đồ BS kê toa và tái khám theo lời dặn của BS em nhé. Thân mến! ", "Có nhiều phương pháp điều trị giúp phòng ngừa tái phát và di căn ung thư vú Chào bạn, Giải phẫu bệnh vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán ung thư. Hoá mô miễn dịch giúp chẩn đoán phân biệt về bản chất và nguồn gốc của tế bào, bản chất của mô u thông qua sự hiện diện của một số kháng nguyên đặc hiệu, đặc biệt trong trường hợp các mô kém biệt hoá hoặc không biệt hoá trên mô học. Do đó, phương pháp này giúp xác định chính xác thể bệnh, nguồn gốc tế bào u, giúp tiên lượng độ nặng cũng như mức độ đáp ứng điều trị để các bác sĩ lâm sàng lựa chọn được phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Vì vậy, để trả lời được câu hỏi của bạn cần chờ kết quả xét nghiệm hoá mô miễn dịch, nếu xác định khối u ác tính thì cần làm thêm một số xét nghiệm đánh giá giai đoạn như xạ hình xương, CT scan ngực... để giúp chẩn đoán giai đoạn và tiên lượng đáp ứng điều trị. Điều trị ung thư vú hiện nay đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, phối hợp nhiều liệu pháp điều trị mới giúp đạt hiệu quả tối ưu trong phòng ngừa tái phát và di căn. Do đó, gia đình nên tiếp tục theo đuổi điều trị ở bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu để bệnh nhân được can thiệp càng sớm càng tốt và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị bạn nhé! Thân mến!", " Chào em, Qua mô tả có thể thấy bệnh tình của em tiến triển khá tốt, nhưng do không đầy đủ chi tiết nên BS chưa thể nhận định được đã khỏi hẳn hay chưa. Tốt nhất, em nên tái khám thường xuyên và không nên tự ý ngưng thuốc. BS điều trị sẽ có hướng giảm liều thuốc, tiến tới ngưng thuốc khi thời điểm phù hợp, em nhé! Thân mến!", " Chào bạn, Viêm đa cơ tự miễn là bệnh lý mạn tính, với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Ngoài tổn thương ở cơ hoặc kèm theo da, các bệnh nhân thường có biểu hiện khác ở gối, phổi, tim mạch, tiêu hóa. Về nguyên tắc điều trị, bên cạnh dùng thuốc ức chế miễn dichh, bệnh nhân cần được theo dõi và hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu, bao gồm để trị giảm đau, hỗ trợ các vận động thụ động và hướng dẫn các bài tập chủ động. Nghĩa là các bài tập sẽ được thiết kế dựa trên tình trạng vận động hiện tại của từng bệnh nhân và khả năng dung nạp vận động. Việc bạn quan tâm tới chế độ vận động trong bệnh lý của vợ là hết sức đáng mừng, tuy nhiên cách tốt hơn nữa là nên tập luyện theo hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa thì mới đạt hiệu quả tối đa. Các bài tập sẽ tập trung trên hầu hết các nhóm cơ, chú ý cao độ tới các cơ tổn thương nên khó có thể xây dựng cấu trúc chung cho mọi bệnh nhân. Ngoài ra có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ cơ trong trường hợp đặc biệt. Về chế độ ăn uống không có kiêng khem đặc biệt, cần đảm bảo đủ các nhóm chất để có sức khoẻ tập luyện, nếu có khó nhai thì nên cho ăn thức ăn nhỏ, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Khi bị trật khớp vai (còn gọi lệch khớp vai) thì phương pháp điều trị bao gồm: Đây là cách chữa trật khớp vai phổ biến khi trật khớp mới và mức độ nhẹ, bác sĩ có thể nắn lại vai bị trật bằng một số thao tác nhẹ để giúp xương vai trở lại vị trí đúng. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc đến khi xương vai trở lại vị trí ban đầu thì các triệu chứng sẽ được cải thiện ngay lập tức. phương pháp này sử dụng đai cố định để giữ vai ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai cố định phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai của bạn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, giảm phù nề giúp cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi chờ đợi khỏi bệnh. Khi bạn được nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng đeo, bạn sẽ bắt đầu quá trình phục hồi chức năng. Bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật nếu khớp vai hoặc dây chằng yếu, có yếu tố tái lại sớm dù đã phục hồi và tăng cường chức năng. Trong một số trường hợp, có thể sẽ cần phẫu thuật nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh lớn hoặc tổn thương bên trong khớp, khớp vai có thể sẽ được cải thiện trong một vài tuần. Như vậy, nếu sau 10 ngày uống thuốc giảm đau mà khớp vai vẫn đau nhức, bạn cần tái khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại cho bạn, xem có cần cố định khớp vai hỗ trợ hay không, điều chỉnh liều thuốc giảm đau phù hợp, hướng dẫn các hoạt động vùng vai phù hợp để bệnh mau khỏi, bạn nhé.", "Bạn Linh thân mến, Thật sự bệnh về muốn điều trị dứt điểm\r\ncần 1 sự kiên trì cao, chứ không phải uống thuốc vài ngày là hết được. Bệnh lý về khớp là do một vài rối loạn nào đó từ bộ\r\nrăng/cơ/xương khiến hoạt động khớp bị thay đổi, lâu dần sẽ khiến bề mặt khớp\r\nthay đổi theo. Do đó tùy thuộc tình trạng bệnh của bạn như thế nào nữa thì mới\r\nkết luận được. Thông thường nếu bề mặt khớp đã thay đổi thì chữa hơi lâu và\r\ncũng không hồi phục lại như trước nữa, còn nếu mới chỉ bắt đầu rối loạn vận\r\nđộng khớp thì bạn cũng cần phải đeo máng nhai có khi 2, 3 tuần thì khỏi, có khi\r\nphải 1, 2 tháng mới khỏi. Điều trị bệnh về khớp cũng chỉ có 1,2 nơi có thể làm được,\r\nnên bạn không có nhiều lựa chọn đâu. Ngoài điều trị tại BV Răng Hàm Mặt ra, nếu\r\nbạn muốn giảm chi phí thì có thể đến khoa Răng Hàm Mặt ĐH Y Dược do sinh viên\r\nnăm cuối điều trị và tự làm máng nhai và các giáo sư kiểm tra từng bước một rất\r\nkỹ lưỡng - bạn có thể yên tâm về chất lượng điều trị tại đây. Thân chào bạn,", "AloBacsi rất vui được gặp lại bạn! Chúng tôi vẫn nhớ lần trước bạn hỏi câu này: Theo như câu trả lời trước của chúng tôi, nếu u còn nhỏ, không đau thì nên theo dõi, nếu u quá lớn gây hạn chế vận động của khớp mới cần giải quyết sớm. Hiện bác sĩ cho bạn điều trị cứng khớp rồi sau đó mới điều trị u bao hoạt dịch, có thể là u bao hoạt dịch không ảnh hưởng đến hệ vận động của khớp nên ưu tiên điều trị cứng khớp cho bạn trước. Vì vậy, bạn hãy yên tâm điều trị để mau lành bệnh. Bạn thông cảm nha, do chúng tôi không phải “thổ địa vùng Đăk Nông” nên chưa rõ cơ sở y tế nào tốt để hướng dẫn cho bạn, chỉ có lời khuyên bạn nên đi khám ở BV Chấn Thương Chỉnh Hình thì tốt cho cả hai bệnh. Không dám hứa trước nhưng trong tương lai, sẽ đáp ứng yêu cầu này của bạn. BS chuyên khoa của AloBacsi - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. " ]
Chào BS, Công việc của tôi thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất là Acetone. BS cho tôi hỏi, tiếp xúc với hóa chất này hàng ngày có gây hại gì cho sức khỏe không? Cảm ơn BS. (Khanh Toan - Hà Nội)
[ "Chào bạn, Acetone còn được gọi (Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde) là một hóa chất rất thông dụng trong nhiều ngành kỹ nghệ và nghề làm móng. Acetone là một chất lỏng, hòa tan trong nước, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy và có mùi vị đặc biệt nên dễ nhận biết khi ngửi. Trong cơ thể, acetone cũng được tạo ra từ các cơ quan và quá trình chuyển hóa thực phẩm, sau đó acetone được nước tiểu thải ra ngoài, vì lý do nào đó mà acetone không được thải ra thì axít của máu lên cao có thể bị choáng. Trong ngành kỹ nghệ hoặc các tiệm làm móng, 97% acetone thoát ra khi được sản xuất hoặc sử dụng chúng sẽ bay hơi trong không khí. Công dụng của aceton rất nhiều như: tạo dung môi hữu cơ, các sợi, thuốc nhuộm, thuốc chùi rửa móng tay... Tuy nhiên, tác hại của chúng cũng không ít: - Nếu nồng độ aceton trong không khí quá cao, chỉ hít thở trong thời gian ngắn cũng không tốt cho sức khỏe gây ói mữa, dị ứng da. - Nếu bất cẩn vào mắt sẽ gây tổn thương giác mạc, ngứa, chảy nước mắt. - Với nồng độ rất nhỏ (500-1000ppm) hơi acetone cũng gây kích thích niêm mạc của mũi, họng, có thể thở chậm, khó thở… Hóa chất này chưa có liên quan đến ung thư và hiện chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh . Nhưng để tốt cho sức khỏe, về lâu dài khi tiếp xúc, bạn phải phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang y tế, mang kính bảo hộ, hạn chế tiếp xúc và hít hóa chất này. BS Chuyên khoa của AloBacsi - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. " ]
[ "Người nhà nên hạn chế dùng chung đồ với bệnh nhân trong 1 tuần sau hóa trị Chào bạn, Hóa chất là chất độc tế bào cho nên chúng ta thấy thuốc hóa chất cần được pha trộn trong buồng pha chế được trang bị cách ly để tránh cho nhân viên y tế tiếp xúc dài lâu với hóa chất. Đáng tiếc là nhiều trung tâm ung thư ở nước ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Sau mỗi đợt hóa trị, hóa chất tồn tại trong cơ thể bệnh nhân đến cả tuần, tuỳ loại thuốc, sau đó thuốc sẽ thải qua nước tiểu, phân, dịch nôn ói, nước bọt, mồ hôi,... Để người thân, người xung quanh chúng ta không bị tiếp xúc hóa chất có những cách để hạn chế rơi vãi dịch tiết trong 1 tuần sau hóa trị: nôn ói trong chậu riêng; tránh rơi vãi dịch tiết, nước tiểu; giặt đồ riêng;... bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT )", "Thuốc clobetamil có thành phần từ thảo dược tự nhiên, nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý nếu trẻ nuốt nhầm Chào bạn, Mức độ độc hại do thuốc gây ra sẽ phụ thuộc vào liều lượng mà bé nuốt phải. Nếu đánh giá thành phần thuốc có thể gây nguy hại, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày cho bé trong 6 giờ đầu. Một số hoá chất dù có thể gây hại nhưng khi vào cơ thể với liều lượng ít thì chưa thể gây ra triệu chứng. Thành phần của thuốc clobetamil theo thông tin từ nhà sản xuất làm từ thảo dược tự nhiên thì chưa có gì đáng ngại, do đó bạn có thể theo dõi xem bé có các dấu hiệu quấy khóc, nôn, lừ đừ, tím tái, tiêu chảy, bạn có thể đưa bé tới khám bác sĩ để đánh giá, thăm khám trực tiếp và can thiệp xử trí bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện có nhiều loại vắc xin trong cùng một mũi tiêm, để khỏi phải tiêm nhiều lần. Do đó, em tiêm như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe nên có thể yên tâm nhé. Thân mến!", "Chào bạn, Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em. Người hít phải khói thuốc lá lại có yếu tố nguy cơ gấp 4 lần so với người hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại khác nhau, trong đó có chất gây ung thư, chủ yếu là ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột. Vì vậy, bạn đang có bệnh lý đang được điều trị mà hút thuốc thì chắc chắn không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến việc điều trị. Các chất độc trong thuốc lá khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và tương tác với thuốc đang sử dụng. Do đó hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng điều trị bệnh mà còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội. Bạn nên bỏ dần thuốc lá để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, gia đình và cộng đồng. Chúc bạn mau khỏe!", "Chào bạn, Astaxanthin là một carotenoid, họ hàng với beta-carotene, lutein và canthaxanthin, có tác dụng tốt trong việc giảm oxy hoá, chống lão hoá nên có lợi cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Sản phẩm này không được xem là thuốc mà chỉ là thực phẩm chức năng. Vì là thực phẩm chức năng nên bạn đừng kì vọng quá nhiều vào khả năng cải thiện trí nhớ hay thị giác do quảng cáo. Sử dụng liều cao có thể gây ra sắc tố đỏ trong phân hoặc một số tác dụng phụ. Astaxanthin có nhiều trong cá hồi, tảo biển, nấm men và tôm… Do đó, bạn có thể sử dụng các thực phẩm tự nhiên này nếu lo sợ tác dụng phụ do sử dụng nhiều và lâu dài sản phẩm trên. Astaxanthin dùng chung với Omega 3 không gây tương tác thuốc bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Tôi đoán em đang muốn nói đến vấn đề .\r\n Đây là hóa chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến \r\nsức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Khi \r\ntiếp xúc với phenol liều cao có thể tử vong do ngộ độc cấp tính. Với\r\n liều thấp hơn, phenol gây hiệu ứng tích lũy tại các cơ quan và gây nên \r\nbiến chứng lâu dài như vô sinh, rối loạn thần kinh, bệnh lý tim mạch… \r\nPhenol có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu, em nhé! Tôi\r\n không rõ em đang sinh sống tại khu vực nào để định hướng BV em cần đến \r\nkiểm tra. Xét nghiệm phenol thực tế không phải là BV nào cũng làm vì nhu\r\n cầu ít, 1 số trung tâm xét nghiệm y khoa lớn thì có làm, VD như Medic \r\n(Hòa Hảo). Để biết rõ hơn BV em định đến có làm xét nghiệm này hay \r\nkhông, em có thể gọi điện thoại liên hệ với phòng tư vấn của BV, em nhé. Thân mến! BS.CK1 Cao Thị Lan Hương Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe ", "Xin chào bạn, Tất cả những khói nhựa, những sản phẩm thải dạng khí đều có nguy cơ gây xơ phổi thậm chí một số chất còn tiềm ẩn khả năng gây đột biến gene dẫn đến bệnh lý ung thư về sau này. Cho nên nếu như bạn phải làm công việc có tiếp xúc những chất độc, nhất định phải yêu cầu chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, được thăm khám sức khỏe toàn diện ít nhất mỗi năm 1 lần và có chế độ đãi ngộ chăm sóc sức khỏe hợp lý, bạn nhé. Thân ái chào bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe.", "Chào em, Rõ ràng là em bị dị ứng với chất cay rồi, giống như có người dị ứng với hải sản, người dị ứng thịt bò vậy. có rất nhiều trường hợp lúc nhỏ không bị dị ứng với tác nhân này, nhưng lớn lên mới bị, là do sự thay đổi của cơ thể tương tác với môi trường bên ngoài, như thay đổi nội tiết tố, nhiễm ký sinh trùng, do món ăn đi kèm khi nhậu... có khi không rõ nguyên nhân. Nhưng mà dị ứng với 1 món hay 1 hóa chất gì đó là do yếu tố cơ địa, không có loại thuốc truyền nào trị khỏi bệnh này, tất cả các thuốc dù uống hay tiêm chích hay truyền cũng chỉ làm giảm mẩn đỏ ngứa nhất thời mà thôi, ăn đồ cay lại là sẽ bị. Hiện tại các thuốc em đang dùng là các thuốc giảm dị ứng dòng corticoid, thuốc này giảm dị ứng mạnh nhưng dùng lặp lại nhiều lần dù mỗi lần dùng 1 ít hay dùng kéo dài nhiều ngày thì cũng đều gây tác dụng phụ là suy thượng thận, cushing do thuốc (tích nước tích mỡ ở mặt, da mặt đỏ, dễ nổi mụn, loãng xương...). Vì thế, an toàn cho em là em nên kiêng vĩnh viễn đồ cay. Thân mến.", " Chào em, Trong khói thuốc lá chứa 4700 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, trong đó có chất Nicotin. Với liều lượng thấp trong 1 điếu, chất này chỉ gây hưng phấn thần kinh trung ương. Nhưng nếu người nghiện thuốc lá và hút nhiều năm thì lượng Nicotin mà họ \"thu nạp\" không những gây nên những bệnh như phổi mạn tính, ung thư (phổi, hầu họng, bàng quang...), các bệnh về tim mạch, nội tiết tố... mà nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khô miệng, viêm loét dạ dày dẫn đến cảm giác chán ăn và sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng kém đi. Vì vậy có thể nói thuốc lá là nguyên nhân gián tiếp gây tình trạng sụt cân, thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có người hút thuốc lá nhưng vẫn mập mạp đó là do chế độ ăn uống vẫn còn cung cấp đủ dinh dưỡng “bù lại”. Nhưng chắc chắn, người hút thuốc lá nhiều thì không có “khỏe mạnh”, mà là bệnh sẽ tích lũy theo từng năm, từng điếu thuốc hút. Hơn thế nữa, những ai mà người suy mòn nhanh và hay mắc bệnh vặt thì tác hại của thuốc lá lên người đó nặng nề hơn, dễ bị lao phổi, xơ phổi, ung thư... Hãy tự cứu lấy mình, khi còn có thể, em nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Dị ứng thuốc là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với một loại thuốc Xin chào bạn, Tình trạng dị ứng với thuốc (không phải nhóm kháng sinh) thì không dị ứng chéo  bản chất các kháng viêm không steroid cũng ít khi phản ứng chéo với nhau. Để biết cơ thể dị ứng với kháng nguyên (chất nào) có thể làm thử nghiệm test da với các dị nguyên đó – hiện tại có bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Đại học Y Dược, Gia An 155 … thực hiện những test này, nếu có nhu cầu bạn hãy đến nhé. Thân ái chào bạn.", "Cần chăm sóc mắt cẩn thận khi bị viêm hoặc tổn thương Chào bạn Bất cứ hoá chất nào rơi vào mắt cũng có thể gây kích ứng, viêm hoặc tổn thương giác mạc tuỳ theo mức độ độc hại và phản ứng của từng người. Trước hết bạn cần phải rửa sạch mắt với nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Nếu bạn đeo kính áp tròng thì nên cởi kính áp tròng ra khỏi mắt trước khi rửa mắt với nước. Chú ý, tuyệt đối không rụi tay vào mắt vì rất có thể khiến cho tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu có đỏ mắt, cộm mắt, ngứa hoăc nhìn mờ, khó chịu thì nên khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay, tuyệt đối không tự ý nhỏ thuốc vì có thể làm trầm trọng thêm tổn thương vốn có ở mắt bạn nhé!", "Em Diep Anh thân mến, Trường hợp của em khá là đặc biệt và không được bình thường,\r\nnhưng để kết luận vấn đề trên có nguy hiểm không thì AloBacsi chưa thể kết luận. Tuy chưa biết những biểu hiện này có nguy hiểm cho sức khỏe của em không nhưng\r\ntrước mắt sẽ làm cho em khó chịu và có cảm giác sợ sệt khi đến giờ em càng sợ thì cảm giác trên sẽ tăng lên. Trước hết, em cần giải tỏa áp lực công việc và tinh thần cần được thoải mái,\r\nđồng thời em nên khám chuyên khoa nội tổng quát để sớm tìm được nguyên nhân (nếu\r\ncó bệnh lý) em nhé. Chúc em khỏe!", "Bạn thân mến, Dexamethason là kháng viêm thuộc nhóm corticoid, trong 1 số trường hợp có thể sử dụng trong điều trị kháng viêm làm hạn chế tình trạng viêm. Loại thuốc này có thể sử dụng lâu dài, trong trường hợp của em dùng 1 tuần là thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ, do đó em nên sử dụng theo chỉ định của BS. Sau 1 tuần em hỏi ý kiến BS để tiếp tục dùng hoặc ngưng. Trân trọng.", " Chào em Hằng, Gia công ép nhựa nếu em trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, tức là thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang của em hiện giờ nếu giờ nếu dùng khẩu trang vải thường hay khẩu trang y tế trên thị trường mà không phải là khẩu trang bảo hộ lao động thì ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng. Do em không nói rõ môi trường làm việc của em có nhiều bụi hay không nên BS chưa thể tư vấn thêm về việc em dễ mắc các bệnh gì khi lao động. Thân mến!", "BS Lương Lễ Hoàng là vị bác sĩ hay hỏi ngược lại bệnh nhân - những câu hỏi lật ngược lại vấn đề, chỉ hỏi thôi, người đối thoại cũng tự biết câu trả lời. Đôi khi, chỉ nghe ông hỏi, người bệnh cũng thấy khỏe, thấy hết bệnh bởi thực chất “nhiều người bệnh là do lo quá mà ra”. Chào bạn, Với quan điểm phân tích chi li đế bới lông tìm vết, các nhà nghiên cứu về thành phần đã từ lâu nay tìm ra chất sinh ung thư trong món này, mai tìm ra chất sinh ung thư trong món khác. Từ chất có thể sinh ung thư cho đến chất chắc chắn gây ung thư là một khoãng cách rất xa. Bệnh có thành hình hay không tùy thuộc nhiều yếu tố khác như cơ tạng, sức đề kháng, trạng thái tinh thần… Lo chi chuyện có chất sinh ung thư trong mì ăn liền khi cả tỷ người trên khắp năm châu đã, đang và sẽ tiếp tục dùng vì hữu ích, vì tiện dụng? Lượng chất gọi là sinh ung thư, cho dù nếu có trong mì ăn liền, liệu có thể mối nguy nếu so với lượng khói thuốc lá nơi công cộng, khói xăng dầu của xe cộ quá tải, của chất thải công nghệ vô tội vạ vào nguồn nước, với nếp sinh hoạt trái ngược với qui luật thiên nhiên, ngủ ít, thức khuya, lạm dụng rượu bia…? Chuyện nào đáng lo hơn? Thân mến! Trích trong: BS Lương Lê Hoàng " ]
Tôi đọc bài "Bệnh điếc đứng đầu 25 căn bệnh nghề nghiệp". AloBacsi vui lòng cho tôi hỏi 25 bệnh nghề nghiệp là những bệnh gì? (Quỳnh Nga - TP.HCM)
[ "Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp là do người bệnh tiếp xúc thường xuyên và lâu dài các tác nhân độc hại kết hợp với môi trường lao động không đảm bảo an toàn vệ sinh. Danh sách 25 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm ở Việt Nam: 1. Bệnh bụi phổi silic 2. Bệnh bụi phổi atbet hay bụi phổi amiăng 3. Bệnh bụi phổi bông (byssinosis) 4. Bệnh điếc nghề nghiệp 5. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 6. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp (bức xạ ion hóa) 7. Bệnh loét da, loét vành ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm) 8. Bệnh sạm da 9. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) 10. Bệnh nhiễm độc benzen 11. Bệnh nhiễm độc mangan 12. Bệnh nhiễm độc thủy ngân 13.a. Bệnh nhiễm độc chì vô cơ 13.b. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ 14. Bệnh lao nghề nghiệp 15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp (Leptospirosis) 16. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp 17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ 18. Bệnh nhiễm độc nicôtin 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu 20. Bệnh giảm áp 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính 22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp 23. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp 25. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp. Do đó, để dự phòng các bệnh nghề nghiệp, người lao động phải được làm việc trong môi trường không độc hại, có đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động, được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và có hướng điều trị kịp thời. BS Chuyên khoa của AloBacsi" ]
[ "- Nguồn: Internet Bạn Vinh thân mến, thường gặp ở những người có công việc thường phải\r\nnói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng, k hàn tiếng ảnh hưởng đến hoạt động nghề\r\nnghiệp.Tỷ lệ người mắc khàn tiếng do nguyên nhân này khá cao. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy\r\ncơ như: thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc những người làm việc trong môi trường\r\ntiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc\r\nbệnh. Như vậy nguyên nhân rất phức tạp, do đó muốn điều trị có kết quả\r\nphải chẩn đoán và xử trí đúng. Nếu bạn đã mổ nhưng giọng nói vẫn rất khàn thì cần phải tới bệnh viện\r\nchuyên khoa Tai Mũi Họng khám, đánh giá lại tình trạng tổn thương của dây thanh\r\nvà tìm các nguyên nhân khác liên quan. Sau khi phẫu thuật bạn cần phải tập thở, tập nói (rất quan trọng),…\r\nthay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng tới dây thanh: nói to, nói nhiều, hút\r\nthuốc lá, bia rượu... Nếu không, dây thanh bị vi chấn thương sẽ tạo lại hạt dây\r\nthanh mới, bạn nhé! AloBacsi.com Cổng\r\nthông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào cháu, Theo AloBacsi, cháu\r\nnên khám kiểm tra các bệnh lý về máu tại BV Truyền máu Huyết học TPHCM và xin\r\nkhám chuyên khoa nội cơ xương khớp ở các bệnh viện đa khoa trong thành phố để\r\nđiều trị . Không bi quan, tất các bệnh lý này có thể chữa\r\nđược cháu ạ. Chúc cháu khỏe,\r\nnhiều niềm vui!", "Nghe kém, ù tai gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống Chào em, Với tình trạng này, em cần phải khám chuyên khoa tai mũi họng, để BS soi tai cho em, làm các trắc nghiệm về thính đồ, thính lực cho em, xác định nguyên nhân gây ù tai và nghe kém là do đâu (có thể là hẹp tắc ở ống tai ngoài, tổn thương màng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con trong tai, tổn thương dây thần kinh số 8...). Tùy nguyên nhân mà sẽ có hướng chữa trị khác nhau, tiên lượng trị khỏi hay không cũng khác nhau. Em đến bệnh viện lớn về tai mũi họng để kiểm tra cho kỹ, em nhé.", "Chào Trung Sơn, Các triệu chứng kể trên là những biểu hiện bất thường, báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như hệ lụy của áp lực công việc - căng thẳng lo âu nhiều, cảm nhiễm siêu vi, nhiễm trùng huyết, bệnh lý tự miễn... Do vậy, BS không thể chẩn đoán bệnh cho em nếu chỉ dựa vào các thông tin trên, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát. Song đó, em nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá. Thân mến.", "Chào em, Đau nhức một bên tai kèm đau nửa đầu mới xuất hiện là triệu chứng thường gặp của viêm tai ngoài , viêm tai giữa, zona ở tai (đặc biệt khi những phồng nước ở ống tai hoặc hố thuyền); ít gặp hơn là tổn thương các dây thần kinh. Bệnh lý tại tai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như điếc không hồi phục. Do đó, em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi tai cho em, sớm xác định bệnh và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Nếu thông tin em cung cấp là đúng thì em cần xem lại đơn vị đo khúc xạ cho em chưa chính xác, vì em mới 25 tuổi mà chẩn đoán là lão thị, trong khi bệnh này thường chỉ xuất hiện ở người trên 40 tuổi. Cơ chế bệnh lão thị khác với cận thị, viễn thị và loạn thị. Mặt khác, rõ ràng là em đeo kính vào thì bị đau đầu, choáng váng có nghĩa là không hợp kính. Em nên đến bệnh viện mắt để kiểm tra lại tật khúc xạ của mình, đa số các bạn kỹ thuật viên đo kính ở các cửa hàng bán kính không phải là bác sĩ đâu, chỉ là kỹ thuật viên mà thôi, em nhé.", "Điếc nhưng không câm không phải là điếc bẩm sinh Chào em, Điếc nếu xuất hiện trước thời điểm phát triển ngôn ngữ (thường khoảng 2 tuổi) sẽ khiến trẻ không tiếp nhận được tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, khiến trẻ câm. Do đó, từ thông tin “ông nội vợ điếc bẩm sinh nhưng không câm”, bác sĩ cho rằng ông bị điếc do mắc phải, không phải bẩm sinh. Về phần người con thứ 3 của bố vợ em biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ, có thể do nhiều nguyên nhân như các bệnh lý cấu trúc (hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn bất thường, bại não, loạn dưỡng cơ), mất phối hợp động tác trong việc nói, rối loạn xử lý âm thanh, bệnh khó học, bệnh tự kỷ, bệnh lý thính giác, nhiễm trùng tai, trẻ sinh non… Do đó, phía gia định của vợ em chưa thấy có dấu hiệu của điếc di truyền (do bất thường gen) nên em không cần quá lo lắng. Có thể phát hiện điếc bẩm sinh bằng cách quan sát phản xạ, cử động của trẻ sơ sinh, đáp ứng với âm thanh; trẻ bình thường sẽ chớp mắt, cử động chân tay, giật mình hoặc khóc khi có tiếng động. Nhưng trẻ bị khiếm thính sẽ không có các dấu hiệu trên. Khi trẻ lớn hơn, có thể quan sát phản xạ quay đầu theo nguồn phát âm thanh hoặc chậm nói/ngọng/không nói được em nhé!", "Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet Chào bạn, Cách phát hiện sớm là bạn phải đi tầm soát, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung:", "Em bôi nhiều loại thuốc nhưng chưa khỏi. Cho em hỏi có thuốc nào bị khỏi bệnh này không ạ? Xin cảm ơn AloBacsi. (Đào Sỹ Cương – Ninh Bình) - nguồn internet Chào em, Triệu chứng mà em mắc phải theo tôi là hiện tượng dị cảm da,\r\n rối loạn cảm giác da có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân \r\nthường gặp là tổn thương các . Để có chẩn đoán \r\nchính xác em nên đến gặp BS Nội thần kinh để tìm nguyên nhân và điều \r\ntrị. Theo BS Trần Thị Thu Cúc - BV Nhân dân Gia Định", "Chào bạn , Công việc tiếp xúc hàng ngày với nhựa, nếu không được trang\r\nbị thiết bị bảo hộ lao động đúng cách, sẽ chịu rất nhiều tác dụng có hại của\r\ncác và từ trong quy trình làm việc. Các độc chất này đều tác\r\nđộng lên toàn thân, tùy loại và thời gian tiếp xúc, nồng độ tiếp xúc\r\nvà cơ địa mà ảnh hưởng lên cơ quan nào nổi trội hơn. Các bệnh lý có thể gặp, nhìn chung, là viêm da; bệnh lý của\r\nphổi như viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản mạn, bụi phổi, ung thư phổi;\r\ncác bệnh lý của tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm gan; các bệnh của thần kinh như\r\nrối loạn giấc ngủ, tâm sinh lý; các bệnh lý của máu như thiếu máu… Do đó, cách bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt nhất là tuân\r\nthủ luật bảo hộ lao động, kiểm tra sức khỏe định kỳ, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi\r\nhợp lý. Chúc bạn luôn khỏe. Thân mến,", "Chào em, Có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ trước khi đưa ra kết luận về bệnh tình của em. Cụ thể là thời gian đi ngủ của em là lúc nào, kéo dài mấy tiếng vào ban đêm và mấy tiếng vào ban ngày, ngủ có ngon giấc hay không, có thường xuyên tỉnh giấc hay gặp ác mộng hay không, có tiểu đêm không, ban ngày có cảm thấy uể oải, thiếu ngủ không, công việc có căng thẳng, mệt mỏi, có điều gì lo âu hay không hài lòng về cuộc sống hay không, có bệnh lý Tai Mũi Họng mạn tính hay bệnh lý cột sống gì hay không, em có tập thể dục hàng ngày hay không… Em vui lòng cung cấp thêm các thông tin trên để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Bạn không nghe rỏ tiếng mình nói, theo như bạn mô tả thì có thể bị . Bạn nên đến bệnh viện khoa Răng - Hàm - Mặt để BS khám và điều trị cho bạn.", "Minh Anh thân mến, Bệnh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Trong nhóm nguyên nhân di truyền thì do gien bệnh gây ra, gien bệnh này có loại là gien trội, có loại là gien lặn. Vì thế không thể dự đoán trước rằng con của người con trai đó có thể bị câm hay không nếu chỉ dựa vào 2 đời bố con và chưa biết phía mẹ thế nào, em nhé. Nếu muốn kiểm tra vấn đề di truyền, em có thể liên hệ với BV Từ Dũ, Hùng Vương, nơi có làm xét nghiệm về di truyền học đánh giá khả năng sinh con dị tật. Trân trọng.", "Em Trung Nghĩa thân mến, (XTS) không phải là bệnh, đó chỉ là 1 tật.\r\nKhi XTS gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống mới cần phải điều chỉnh.\r\nCó thể dùng thuốc uống, thuốc bôi, hoặc dùng liệu pháp tâm lý tùy em lựa chọn. Khi em xác định loại hình điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ tư\r\nvấn tiếp cho em để đạt được kết quả ưng ý nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị\r\nhoặc dùng thuốc em nhé, kết quả không thấy mà nhiều khi gây hậu quả khó lường. AloBacsi và BS Trường Xuân sẽ rất vui nếu có thể cùng em\r\nvượt qua khó khăn này. Thân mến! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà\r\nNội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", "Chào bạn Thái, Bạn không cho AloBacsi biết bạn làm nghề gì, hình như là… nhân viên văn phòng thì phải? Bởi bệnh cũng có liên quan đến nghề nghiệp nữa đó bạn, vì vậy mới có thành ngữ “bệnh nghề nghiệp”. Bạn bị đau thần kinh tọa khoảng 1 năm nay, là đã đi khám và được chẩn đoán !? Vậy nguyên nhân đau thần kinh tọa của bạn là do gì? Có phải là gai cột sống - đây là nguyên nhân hay gặp nhất, mà để trị dứt điểm thì chỉ có phẫu thuật. Bạn còn trẻ, nên cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân đau thần kinh tọa này, đồng thời phải thay đổi thói quen làm việc, không nên ngồi quá lâu, ngổi đúng tư thế, không nên ngồi ghế nệm xoay mà nên ngồi ghế gỗ... Bạn không nên tự ý uống thuốc nam hay thuốc bắc.., sẽ có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm sau này. Đồng thời nên đi khám BS chuyên khoa cơ xương khớp, có thể khám tại các phòng khám Cơ xương khớp của BV Đại học Y dược, Chợ Rẫy, hay Chấn thương Chình hình để chụp X-quang, nếu cần làm thêm CT... Nếu nhẹ thì BS sẽ cho toa uống kèm tập vật lý trị liệu, mang nẹp lưng... Nặng hơn hay có các biến chứng chèn ép thì xem xét vấn đề phẫu thuật... Bạn cố gắng thu xếp công việc để đi khám nhe. Chào bạn và chúc bạn luôn vui, khỏe!" ]
Chào AloBacsi, Tôi hơi gầy, làm nghề may mặc nhưng có tiền sử hen suyễn. Do công việc nên tôi cần có chút cafe để tỉnh táo, mỗi ngày tôi uống 2 ly cafe như vậy thì có ảnh hưởng gì đến bệnh suyễn của tôi không? Mong AloBacsi cho tôi lời khuyên, cám ơn nhiều! (Thanh Huong)
[ "Chào bạn, Suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Bệnh thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, chàm, tiếp xúc dị ứng với phấn hoa, khói bụi, thuốc lá, khói xe, mạt nhà… Bệnh do cơ địa dị ứng nên thường có liên quan đến thức ăn biển, nhưng thực tế số người dị ứng thức ăn biển đưa đến bệnh suyễn thường rất ít. Do đó việc bạn uống cà phê không ảnh hưởng đến hen suyễn. Nhưng nếu bạn có bệnh cao huyết áp, tim mạch thì không tốt cho sức khỏe. Chúng tôi lo là nghề may của bạn sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng ít nhiều đến bệnh suyễn. Vì vậy, bạn cần đeo khẩu trang y tế khi làm việc để hạn chế tiếp xúc với bụi vải, nhà cửa phải thông thoáng, tránh ẩm thấp. Chúc bạn luôn vui - khỏe!" ]
[ " Chào em, Theo thông tin em cung cấp, có khả năng em bị ruột. Em nên khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để BS chẩn đoán xác định bệnh (nhớ xét nghiệm xem có nhiễm Hp không) và kê thuốc thích hợp. Bác sĩ không được kê thuốc khi không thăm khám trực tiếp cho em, đây là luật. Song song đó em cần thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Tôi chưa hiểu lý do vì sao em muốn uống . Nếu có vấn đề sức khỏe em nên đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị. Nếu nuống mà em có thể ăn uống như bình thường thì không gây sụt cân em nhé. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn Duy Minh, Điều đầu tiên BS muốn nhắc đến là của bạn > 32, thuộc diện béo phì độ 2, thêm vào đó bạn còn tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, và chắc có kèm theo rối loạn lipid máu,... Công việc mà bạn sắp thay đổi không rõ là việc gì? Là nhân viên văn phòng, lao động chân tay nặng nhọc, hay phải lên độ cao (việc này không phù hợp khi bạn đang bị các bệnh lý kể trên), bạn còn phải đi về >100km/ ngày bằng xe máy, tất nhiên là không hợp với tình hình sức khỏe của bạn hiện nay. Quyết định có nên thay đổi việc làm hay không là tùy ở bạn, không ai rõ bản thân mình bằng chính bạn cả. Chúc bạn luôn khỏe và có được quyết định đúng đắn nhất trong lúc này.", " Chào bạn, ngoài cơn khi đo chức năng hô hấp có thể cho kết quả bình thường, lúc đó việc chẩn đoán hen suyễn cần dựa thêm một sô yếu tố khác đặc biệt là đặc điểm bệnh sử, tiền sử, lâm sàng, điều kiện khởi phát cơn hen... Trong bệnh hen suyễn việc chụp XQuang phổi thường quy thường cho kết quả là bình thường hoặc chỉ có tình trạng ứ khí hai phổi. Với những đặc điểm bạn đã nêu tình trạng bệnh của bạn rất có thể bạn đã mắc bệnh hen suyễn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên sâu bệnh hô hấp để được khám và điều trị phù hợp. Thân mến!", "Chào em, Triệu chứng của em thường gặp nhất trong bệnh hen suyễn. Tất nhiên, triệu chứng kể trên cũng có thể gặp trong những nguyên nhân lành tính hơn như viêm mũi họng dị ứng mà thôi, nhưng mà khi nghi ngờ có hen suyễn thì cần phải tầm soát bệnh này, để có biện pháp phòng ngừa cơn hen cấp nặng. Ho khi thay đổi thời tiết thường do bệnh hen suyễn. Để tầm soát bệnh hen, em nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Hô hấp, làm xét nghiệm đo chức năng hô hấp kèm test kích thích phế quản là có thể biết được bệnh. trong thời gian đó, em cần giữ ấm cơ thể, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ. Đồng thơi, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về. Nếu có điều kiện có thể mua máy làm sạch không khí có chế độ bù ẩm để trong phòng ngủ, em nhé, Thân mến.", "Hình minh họa Chào em, Cơ địa em dễ , nay lại xuất hiện những\r\ncơn khó thở lúc nửa đêm gần sáng và cải thiện với Salbutamol, em cần kiểm tra bệnh\r\nlý hen (suyển). Tuy nhiên, vì không khám trực tiếp cho em, tôi\r\nkhông thể đưa ra kết luận chắc chắn được, có thể là nguyên nhân khác nhưng khả\r\nnăng hen là có và thường gặp. Em nên đến cơ sở y tế chuyên về phổi để kiểm\r\ntra, xét nghiệm chính xác nhất để tầm soát bệnh lý này là đo chức năng hô hấp,\r\nchẩn đoán ra bệnh thì mới có hướng điều trị thích hợp, em nhé.", "- nguồn internet Chào em, Cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ tim mạch. Do đó, một số người có bệnh lý tim mạch, có rối loạn vận mạch, rối loạn thần kinh thực vật hay đơn giản là không dung nạp với cà phê thì khi uống sẽ bị hồi hộp, . Socola cũng tương tự vậy. Đây không phải là bệnh, em chỉ cần hạn chế cà phê và socola là được.", " Chào bạn, Điều bạn cần làm hiện nay là đến khám BS, hiện giờ bạn có thể “lướt qua” được nên chưa có gì nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu về dài, cần phải tìm ra rối loạn gì mới có cách trị đúng. Bởi vì, về đêm gần sáng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, từ bệnh lý tim mạch, bệnh lý hô hấp, đến bệnh lý của tiêu hóa (như trào ngược dạ dày thực quản), bệnh lý của thần kinh cơ... BS cần phải khai thác nhiều hơn nữa các thông tin về bệnh sử và tiền căn của bạn, tính chất đau ngực, khó thở, đồng thời khám toàn diện và có thể cần làm một số xét nghiệm cần thiết, từ đó mới có chẩn đoán cụ thể và điều trị thích hợp. Trong thời gian này, bạn nên ngừng uống cà phê, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý, bạn nhé. Thân mến!", "Hình minh họa Chào em, Do tính chất và căng thẳng nên gây ra triệu chứng trên, em nên cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe, không nên ngồi quá lâu trước máy, nếu tính chất công việc phải ngồi trước máy liên tục thì nên để mắt thư giãn và thực hiện các động tác nhẹ nhàng mỗi giờ để có tinh thần sảng khoái hơn. Bên cạnh đó, em cũng nên dành thời gian tham gia các hoạt động thể dục thể thao sau giờ làm để có sức khỏe dẻo dai hơn. Chúc em mau khỏe và tập trung vào công việc. Nếu mất ngủ em có thể đến khám tại phòng khám Mất ngủ để được kê toa điều trị tốt hơn. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào bạn, Nếu bạn ngủ quá nhiều hay quá ít, sẽ gây ảnh hưởng lên toàn cơ thể gây ra các triệu chứng như mỏi vai gáy, nhức đầu, và cả đãng trí, hay quên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe nói chung và chất lượng công việc, lẫn cuộc sống nói riêng. Vì thế, hãy tập vận động đều đặn, sống lối sống khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ hợp lý, tránh hút thuốc lá, bia rượu vừa phải, và tạo không gian ngủ thoải mái, sẽ giúp ích nhiều, bạn nhé. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Không rõ tình trạng táo bón của bạn đã kéo dài bao lâu rồi? Không rõ ý của bạn đi ngoài không đều là như thế nào? Bao nhiêu ngày thì bạn đi vệ sinh một lần, tính chất phân ra sao? Nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm việc nhiều áp lực, ít lao động chân tay, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá, trà đặc…) rất dễ bị căng thẳng thần kinh chính là những đối tượng mắc chứng táo bón đáng kể. Do đó, bạn cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thường xuyên vận động thể lực, sinh hoạt điều độ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý: - Uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít nước/ngày. - Ăn đủ chất, nhất là các loại vitamin và khoáng chất. Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn. - Cố gắng đi vệ sinh vào thời gian cố đinh, tốt nhất là sau bữa ăn, nhất là sau bữa ăn sáng là thời gian nhu động ruột nhiều nhất, thuận lợi cho việc tống phân. Nếu triệu chứng tiếp diễn kéo dài, có kèm đi cầu ra máu hoặc sụt cân, mệt mỏi, bạn nên đến khám bác sĩ Tiêu hóa để tìm các nguyên nhân khác gây bạn nhé! Thân mến! ", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp, tôi nghĩ nhiều khả năng\r\ngây tình trạng của em là do mỏi cơ, căng cơ, thiếu oxy và các vi\r\nkhoáng chất (Magne, sắt, canxi...). Để khắc phục tình trạng này, em nên ăn uống đầy đủ\r\nchất, uống nhiều nước, sinh hoạt và làm việc trong môi trường thoáng khí, có thể\r\nuống bổ sung các loại thực phẩm chức năng như multivitamin, Magne B6, canxi D,\r\nsắt...và tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng đầu óc.", "Tú Linh thân mến, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như thiếu máu thiếu vi khoáng chất, , căng thẳng lo âu nhiều, bệnh lý tim mạch, thần kinh cơ, rối loạn thần kinh thực vật… Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám Tổng quát. Song song đó, em nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu. Không hút thuốc lá và bổ sung thêm một số vi khoáng chất cho cơ như canxi, magie, kẽm, kali, vitamin nhóm B. Trân trọng!", " Chào Mai Phương, Việc hằng ngày của chị em như vậy hoàn toàn không có hại, tuy nhiên cần lưu ý vì chị em gần như dùng trà hằng ngày và số lượng tính 2 lít hằng ngày. Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể số lượng giới hạn dùng hằng ngày của trà xanh nhưng theo Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ thì nếu tiêu thụ với số lượng khá nhiều có thể gây nên những khó chịu về thần kinh như run rẩy, mất ngủ và có thể ảnh hưởng đến gan. Do đó chị em cần không nên pha trà quá đậm để hạn chế những tác dụng không mong muốn này. Trích trong:", " Chào em, Cơ địa em dễ dị ứng, nay lại xuất hiện những cơn khó thở lúc nửa đêm gần sáng và cải thiện với Salbutamol, em cần kiểm tra bệnh lý hen (suyễn). Tuy nhiên, vì không khám trực tiếp cho em, tôi không thể đưa ra kết luận chắc chắn được, có thể là nguyên nhân khác nhưng khả năng hen là có và thường gặp. Em nên đến cơ sở y tế chuyên về phổi để kiểm tra, xét nghiệm chính xác nhất để tầm soát bệnh lý này là đo chức năng hô hấp, chẩn đoán ra bệnh thì mới có hướng điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến!" ]
Tôi làm nghề dệt đã lâu. Gần đây, tôi hay bị khó thở, tức ngực. Xin hỏi, có phải tôi mắc bệnh bụi phổi bông không vì ở xưởng dệt đã có người mắc bệnh này? (Dinh Hoang Anh - Binh Tan, TP.HCM)
[ "Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay. Dấu hiệu nhận biết bệnh: Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường bị đau tức ngực vào ngày đầu tuần, qua ngày hôm sau hết hẳn. Khi bệnh trong giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng này xuất hiện vào các ngày trong tuần, ngay cả khi chuyển sang nghề khác (không tiếp xúc với bụi nữa). Vào giai đoạn muộn, bệnh có triệu chứng giống bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang không do nghề nghiệp. Tình trạng của bạn, rất có thể bạn đã mắc bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và có phương pháp điều trị hợp lý, xem bạn có nên tiếp tục làm công việc này nữa hay không, nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp không hồi phục và suy tim. Để ngăn ngừa bệnh bụi phổi bông, người lao động cần được trang bị khẩu trang ngăn bụi, xưởng sản xuất phải đảm bảo thông gió tốt, thường xuyên đo nồng độ bụi, hút lọc bụi và duy trì các biện pháp giảm bụi. Trong quá trình lao động, người lao động nên ý thức bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang thường xuyên, nếu làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao thì cần được luân chuyển sang môi trường làm việc khác trong thời gian ngắn. BS Tư vấn - AloBacsi" ]
[ " Chào em, Triệu chứng và cảm giác khó thở khi hít vào sâu, có thể nằm trong bệnh cảnh của sa dạ dày. Đó là do dạ dày căng dãn, đẩy cơ hoành (một cơ lớn ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực) lên cao. Vì thế, đau ngực và khó thở có thể xuất hiện cùng lúc với cảm giác đầy hơi, chướng bụng và tăng lên khi nằm. nếu như em cảm thấy khó thở và đau ngực cả những lúc bụng trống, đau thắt ngực kèm vã mồ hôi, đau ngực khi gắng sức, khó thở cả hít vào và thở ra, ho đàm, hay có khối bất thường ở ngực là những triệu chứng của một bệnh lý khác, em cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Thân mến! ", "Anh Sơn thân mến, Triệu chứng đau nhói, ran tức ở ngực không chỉ xuất hiện ở bệnh Lao phổi mà nó còn có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý  khác như: - B ệnh lý về phổi hay màng phổi : viêm phổi, viêm dày dính màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, thuyên tắc mạch phổi, ung thư phế quản, phổi … - B ệnh lý về tim mạch: bệnh lý mạch vành : thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim … - B ệnh lý về đường tiêu hóa : bệnh trào ngược dạ dày - thực quản , viêm dạ dày cấp … Như vậy, với triệu chứng đau ngực khi đang điều trị lao phổi, anh không nên chỉ nghĩ đến nguyên nhân là lao, mà cần kiểm tra các bệnh lý khác của phổi và màng phổi. Nếu anh đã kiểm tra các bệnh lý trên mà kết quả là bình thường thì anh cần tìm nguyên nhân ở nhóm bệnh lý về tiêu hóa, và nhất là tim mạch (đặc biệt là khi anh đang ở độ tuổi trung niên). Do vậy , anh nên làm một số xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân khác gây đau ngực không do lao phổi như: - Điện tâm đồ - Soi dạ dày - CT scan ngực - Soi phế quản Chúc anh sớm tìm được nguyên nhân và trị liệu đạt kết quả tốt!", "Chào em, Ho kéo dài có thể gặp trong nhiều nguyên nhân, như biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang chảy dịch mũi sau, hen suyển, lao phổi, thuốc...Ho nhiều có thể dẫn đến đau liên sườn do căng cơ thành ngực. Nếu em đã khám phổi bình thường, uống thuốc vẫn không hết ho và đau ngực, lại có thêm triệu chứng khó thở khi ho thì cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra bệnh, như chụp X-quang ngực nếu chưa chụp hoặc đã chụp nhưng chụp cách đây 2 tháng, chụp CTscan ngực nếu X-quang ngực có tổn thương nghi ngờ, tầm soát bệnh hen, tầm soát trào ngược dạ dày thực quản… Như vậy, em nên đến bệnh viện để kiểm tra lại, nếu là bệnh viện đa khoa thì vẫn đăng ký khám ở chuyên khoa hô hấp, hoặc đến bệnh viện chuyên về phổi thì có BV Phạm Ngọc Thạch (TPHCM). Khi đi em nhớ đem theo hồ sơ sức khỏe gồm hồ sơ khám bệnh và toa thuốc đã dùng. Song song đó, em cần chú ý, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về.", "Chào bạn, Theo như thông tin bạn cung cấp, bác sĩ đoán rằng bạn đang lo sợ bản thân mắc bệnh lao phổi. Lao phổi thường biểu hiện bằng tình trạng sốt, ớn lạnh về chiều, khạc đờm, ra mồ hôi, đau ngực, khó thở, chán ăn, mệt mỏi, có thể có ho ra máu... Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Với bệnh cảnh lao phổi thì Xquang ngực có thể phát hiện ra tổn thương dạng lao trên phim chụp và xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao thường dương tính. Do đó, bạn nên khám bác sĩ Hô Hấp để được chẩn đoán và điều trị sớm bạn nhé! Thân mến.", "Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản Xin chào bạn, Những yếu tố kích hoạt cơn hen phế quản như viêm họng, viêm phổi, khí lạnh, phấn hoa … ; khi cơn hen bị kích hoạt bởi những yếu tố đó sẽ khiến khó thở tức ngực, đôi khi ho quá nhiều cũng khiến đau cơ thành ngực. Cho nên vì tiền căn hen phế quản, khi có bất kì triệu chứng gì về đường hô hấp bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Đau ngực phải có thể do nguyên nhân, như thành ngực, bệnh lý phổi - màng phổi, trung thất, do bệnh lý ở gan, hiếm gặp do tim ở người trẻ khỏe... em có biểu hiện ho và đau ngực phải, khó thở khi nằm nghiêng kéo dài hơn 1 tuần nay thì cần khám chuyên khoa Hô hấp, vì cần tầm soát bệnh lý trong lồng ngực trước tiên. Em nên sắp xếp đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé. Thân ái.", " Chào bạn, Để chẩn đoán bệnh cần phải dựa vào diễn tiến bệnh sử, kết quả thăm khám và các xét nghiệm trong đó có Xquang phổi, xét nghiệm máu, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm đàm… Các dấu hiệu bạn đề cập chưa đủ để xác định chẩn đoán, tuy nhiên, nếu viêm phổi tái phát nhiều đợt, trên cơ địa có sụt cân, chán ăn, đau ngực kéo dài, cần phải loại trừ lao phổi và các bệnh phổi mạn tính (trong đó có hen, giãn phế quản, bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh lý ác tính…). Tốt nhất bạn nên mang các kết quả xét nghiệm và toa thuốc đã dùng quay lại bệnh viện chuyên khoa Hô hấp (như Bệnh viện Phổi Trung ương chẳng hạn) để bác sĩ xem xét và tư vấn trực tiếp cho bạn nhé! Thân mến.", "Em chào bác sĩ, Em hay thấy nặng và đau trong lồng ngực, muốn hít sâu cho bớt đau, nhưng càng hít thì tim đập càng mạnh. Leo cầu thang em thấy rất mệt BS ạ. Em bị bệnh gì, thưa BS? (Thủy - ) Trả lời: Chào bạn, Lồng ngực là một danh từ chung, lồng ngực có chứa nhiều cơ quan, bạn phải cung cấp cho chúng tôi những thông tin riêng về bạn, chúng tôi mới hướng đến bệnh lý. Chúng tôi rất cần những thông tin sau: Bạn bao nhiêu tuổi, có tiền căn bệnh lý gì trước đây không, đau nặng ngực kéo dài bao lâu rồi, đã dùng thuốc gì chưa…? Lồng ngực nằm giữa cổ và cơ hoành, được bao bọc bởi 12 xương sườn làm chấn song cho lồng ngực. Xương sườn được nối với xương ức ở phía trước và các đốt xương sống ở phía sau, trong xương sườn có nhiều mạch máu và cơ. Lồng ngực được che chắn cho tim, phổi, thực quản… thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Với sự sắp xếp theo cấu trúc của giải phẫu học lồng ngực như trên nên đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân: - Viêm dây thần kinh liên sườn - Các bệnh lý có liên quan đến tim mạch: Viêm màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim… - Các bệnh lý phổi: viêm phổi, tràn dịch-tràn khí màng phổi… - Trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, viêm dạ dày-tá tràng. Do đó, để chẩn đoán và điều trị bạn cần khám bệnh và làm thêm xét nghiệm như: chụp hình phổi, đo ECG, siêu âm tim… BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", " Trong không khí có rất nhiều hạt bụi như bụi từ thuốc lá, từ các khói công nghiệp hoặc từ những đám cháy lớn... Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micro sẽ dễ dàng đi vào trong niêm mạc mũi, thẩm thấu và khuếch tán vào trong phế quản phổi, gây nên tình trạng kích ứng viêm, làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, sau đó gây ra tình trạng thiết lập và tái tạo lại niêm mạc đường hô hấp là phù nề và dày đường hô hấp. Từ đó, gây ra tình trạng hẹp phế quản, điều này lặp đi lặp lại làm giảm chức năng của hệ hô hấp. Đối với những người bị bệnh hô hấp mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì tình trạng này sẽ nặng hơn so với những người bình thường. Tỉ lệ tái phát của những đợt cấp sẽ thường xuyên hơn. Đối với những ảnh hưởng từ không khí ô nhiễm đến người bệnh, bản thân mỗi người cần tự bảo vệ là chính. Chẳng hạn, như hiện nay bụi rất nhiều, khi ra đường cần phải đeo khẩu trang. Tránh tập trung những nơi đông người vì những hạt bụi này có thể lan truyền qua đường hô hấp, rất dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra, những người có bệnh phổi, phải đi tái khám định kỳ hoặc khi có những triệu chứng về đường hô hấp, nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt với những loại cúm, nên tiêm chủng phòng ngừa thường xuyên. Thân mến.", "Chào em, tăng khi hít thở có thể trong đau ngực kiểu màng phổi, do viêm thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, em có triệu chứng ho kéo dài kèm them đua ngực kiểu màng phổi nên tôi nghĩ nhiều đến bệnh lí từ đường hô hấp như chèn dịch màng phổi, viêm phổi cận màng phổi... Em nên đến khám bác sĩ nội hô hấp để được thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.", " Chào em, Em nên và cần phải đi khám lại, BS không thể chỉ dựa vào mỗi triệu chứng “hơi ” của em mà “đoán” ra bệnh được vì nguyên nhân gây khó thở có rất nhiều nguyên nhân, do phổi, do tim, do thiếu máu, do thần kinh cơ… BS cần phải hỏi kỹ bệnh sử, khám toàn diện và làm một số xét nghiệm kiểm tra cho em, mới kết luận được em khó thở do đâu và cần điều trị ra sao, em nhé. Thân mến! ", "Thưa bác sĩ, Tôi là nam năm nay 21 tuổi, thỉnh thoảng tôi bị đau ngực bên phải, trước kia tôi có hút thuốc lá nhưng đã bỏ được 1 thời gian, liệu triệu chứng tôi bị có liên quan đến phổi không ạ? Cảm ơn bác sĩ! Chào bạn Tuan Anh, có thể có rất nhiều nguyên nhân, liệt kê theo cấu trúc giải phẫu thì đau ngực phải có thể do: đau thần kinh - cơ - xương vùng ngực, đau do màng phổi, đau bệnh tại phổi, phía dưới: đau do áp xe gan, viêm tụy... Như vậy đau ngực phải chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó khó có thể chỉ dựa vào triệu chứng này để chẩn đoán bệnh cho bạn được. Bạn cần phải đi khám và nếu cần có thể cần làm những xét nghiệm thông thường như Xq tim phổi, điện tim... giúp cho chẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị phù hợp. Thân chào!", "Hình minh họa Chào em là\r\nmột cảm giác khá chủ quan, phụ thuộc vào cảm nhận khác nhau của mỗi người bệnh.\r\nEm đã khám 2 nơi với 2 BS khác nhau và đều được kết luận là cảm giác khó thở\r\ncủa em hiện không liên quan đến bệnh lý thực thể nào (của phổi, của tim...) thì\r\nkhả năng cao đây là một tình trạng của rối loạn dạng cơ thể, hay còn gọi là rối\r\nloạn thần kinh thực vật, khá thường gặp ở người nữ trẻ và điều trị chủ yếu là\r\nthay đổi chế độ sống. Em cần tập\r\nthể dục để tăng cường sức khỏe, tăng dung tích phổi, tập hít thở sâu và chậm,\r\nsong song đó là hạn chế căng thẳng đầu óc, cải thiện môi trường sống chung\r\nquanh càng thoáng đãng và ít ô nhiễm càng tốt, ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp\r\nlý, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như bia rượu, cà phê sẽ giúp em\r\nnhiều. Thân ái.", "Chào bạn, là một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp. Bệnh nhân đang điều trị cường giáp mà thấy khó thở thì có thể do cường giáp nặng lên, có thể khó thở do loạn nhịp tim, do suy tim tâm trương… là các biến chứng của cường giáp, cũng có thể là do viêm phế quản phổi, đặc biệt quan trọng là thuốc điều trị cường giáp có thể có tác dụng phụ là giảm bạch cầu hạt, tức là suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng hơn - mặc dù tác dụng phụ này rất ít gặp. Như vậy, khi cảm thấy khó thở hơn, bạn cần đến tái khám tại chuyên khoa Nội tiết (điều trị cường giáp) - tim mạch để được kiểm tra thêm và điều trị thích hợp. Thân mến.", "Bệnh nhân tim mạch nếu có triệu chứng khó chịu cần thăm khám bác sĩ ngay Chào bạn, Đau ngực và khó thở là 2 triệu chứng thường đi cùng nhau và có thể xảy ra ở ngươi có bệnh tim mạch hay không có bệnh tim mạch. Trong mùa dịch này bạn có thể lo lắng vì không phân biệt được với các dấu hiệu nhiễm COVID 19. Đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch, bất kỳ lúc nào bạn có triệu chứng đau ngực, khó thở thì hãy xem các triệu chứng đó so với trước đây như thế nào. Bất kỳ sự thay đổi nào về cường độ, thời gian, tính chất của triệu chứng cũng cần được gọi điện thoại tư vấn với bác sĩ để có lời khuyên phù hợp. Đối với bệnh nhân không có bệnh tim mạch, bạn không phải lo lắng quá về các triệu chứng này, vì có thể xảy ra khi bạn bị stress hay khi làm việc nhiều hơn, công việc nặng hơn so với bình thường. Nhiễm COVID-19 sẽ có kèm theo các dấu hiệu khác như ho khan, sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi nhiều. Thân mến. (Trích từ Livestream )" ]
Tôi là công nhân ở xưởng sản xuất đồ gốm. Gần đây, tôi thường bị ho có đờm. Tôi đi khám và phát hiện bị bệnh phổi silic giai đoạn sớm. Xin hỏi, bệnh này có chữa khỏi hẳn được không? (Tran Van Duc - Binh Duong)
[ "Bệnh bụi phối silic là một bệnh mạn tính. Nguyên nhân do người bệnh làm việc trong môi trường có bụi silic tự do (SiO2) trong một thời gian dài (5 – 10 năm). Ngoài ra còn có các bụi khác như: than, sắt, nhôm, vải, len, gỗ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bụi silic. X.quang phổi là một xét nghiệm cho biết bệnh bụi phổi giai đoạn sớm (khám phổi không phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm). Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc chống viêm, chống yếu tố hoại tử U để giảm quá trình xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp (hiện ở Việt Nam chưa áp dụng được phương pháp này). Do đó việc dự phòng đeo khẩu trang trong lúc làm việc là chưa đủ, các xưởng sản xuất cần có máy móc hiện đại và phương pháp loại trừ bụi từ nguồn để giảm bớt nồng độ bụi trong sản xuất. Người làm việc trong môi trường này phải được khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để chủ động kiểm soát bệnh." ]
[ " Chào em, Chẩn đoán là có bị mắc bệnh hay không mắc bệnh hiện tại không có chuyện chớm lao phổi. Nếu thật sự em bị mắc bệnh phổi (có xác nhận vi trùng học, hay mô học, hay một cơ sở nào khác,...) thì việc điều trị lao càng sớm càng tốt. Để xác định chắc chắn tình trạng có bị lao phổi hay không em nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu bệnh phổi và lao để được khám và chẩn đoán xác định. Thân mến! ", "Chào em, Viêm màng phổi có nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn thông thường, do vi khuẩn lao hoặc không liên quan nhiễm khuẩn; tuỳ theo nguyên nhân mà tiên lượng bệnh khác nhau. đa phần là những trường hợp nguy hiểm, có thể gây ra nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể, biến chứng suy thận, suy hô hấp, suy gan cấp… nếu không điều trị kịp thời. Thân mến!", "Chào bạn, Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao (Myobacterium tuberculosis) phát triển gây nên. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, trong đó có phổi, ruột, màng bụng, màng phổi, phế quản, màng não, cột sống.... Lao hô hấp là khái niêm bao gồm cả lao phổi, lao của đường dẫn khí… Thân mến.", "Chào bạn Thành, Đọc thư bạn mà AloBacsi cảm thấy tiếc cho bố bạn. Bởi lẽ: - Thứ nhất là bố bạn chỉ mới 56 tuối, thứ hai là bố bạn đã được phát hiện ung thư (K) dạ dày ở giai đoạn đầu cách nay 1 năm; ấy vậy mà bố bạn lại không chịu điều trị cho triệt để, uống các loại lá cây chưa có cơ sở khoa học, để bây giờ khối K vừa to ra vừa di căn tùm lum. K gây loét và tổn thương niêm mạc dạ dày nên gây chảy máu (nôn ra máu và có thể có đi cầu phân đen nữa), khối K còn di căn và xâm lấn, dính các tạng lân cận (phổi, gan, não, ruột, hạch, xương...) nên gây ra các triệu chứng (hay dấu hiệu) như bạn mô tả. Nếu được điều trị ngay từ đầu ở giai đoạn sớm (mổ cắt bỏ khối K và hạch di căn nếu có, hóa trị thêm hay xạ trị kết hợp) thì tỷ lệ khỏi hẳn rất cao (90 %). - Ho là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật ở đường hô hấp hay khi có một kích thích nào đó, với sự hỗ trợ của phổi và các cơ hô hấp phụ (cơ gian sườn, cơ thành bụng, cơ hoành...) nên ho nhiều sẽ gây đau quặn bụng và vùng trên rốn là vì vậy. - Vấn đề của bố bạn bây giờ chỉ là điều trị triệu chứng (giảm các triệu chứng) nhưng chỉ phần nào thôi chứ không thể hết hẳn được vì nguyên nhân gây bệnh vẫn còn sờ sờ đó. Vì vậy thuốc long đờm chỉ có tác dụng phần nào thôi chứ không hết hẳn đờm được bạn à. - Gần đây bố bạn còn phát hiện ra bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nữa, 2 căn bệnh này sẽ làm trầm trọng thêm và càng khó khăn cho điều trị và rút ngắn khoảng thời gian sống còn của bệnh nhân. Đối với bố bạn, thời gian sống được bao lâu thì còn tùy thuộc vào mức độ xuất huyết ở dạ dày (gây mất máu mạn hay cấp), vào tạng bị di căn (tạng quan trọng và quyết định như não, phổi...), vào mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng, tinh thần... Hy vọng bạn hiểu những gì AloBacsi giải thích và đủ nghị lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thân chào bạn.", "Chào bạn, Bạn điều trị lao phổi kháng thuốc, đã vào giai đoạn duy trì và hai lần xét nghiệm đàm không phát hiện vi khuẩn thì có thể yên tâm không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, là một thể lao nặng, đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài hơn lao phổi thông thường, phác đồ ít nhất 12 tháng đối với vi khuẩn còn nhạy thuốc. Biểu hiện của bệnh là hiện tượng sưng đau các khớp, có thể hình thành ổ áp-xe, ổ mủ, hoại tử bã đậu, viêm các thân xương và tuỷ xương… Vi khuẩn lao có thể tấn công bất kỳ xương hoặc khớp nào, và ngày càng lan rộng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh lao cần có thời gian để thuốc tác dụng tiêu diệt dần các vi khuẩn lao có trong cơ thể, do đó không thể khỏi hẳn trong một sớm một chiều. Ở giai đoạn đầu, có thể do BS nhận định rằng, bệnh chưa đủ thời gian đáp ứng với thuốc nên yêu cầu bạn tuân thủ phác đồ và theo dõi thêm. Tuy nhiên, hiện tại thời gian điều trị đã 2 tháng mà bệnh vẫn liên tục tiến triển thì bạn cần tái khám BV Phạm Ngọc Thạch ngay để xem xét có kháng thuốc hay không hoặc cần thiết phải can thiệp phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động trở về như ban đầu, bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, F0 trong giai đoạn nhẹ, không triệu chứng có thể thử dùng các loại cây cỏ để xem bệnh tình có cải thiện không? Nếu bệnh không cải thiện, F0 vẫn có thể vào bệnh viện để điều trị. Các bài thuốc chữa ho gồm: Húng chanh (Tần dày lá) 200 gam tươi, ép lấy nước, pha với 100ml nước ấm và một muỗng mật ong, chưng cách thủy, chia ra uống 3-4 lần trong ngày cho một người. Bài thuốc này giúp giảm ho tức thời, long đờm. Húng chanh là một vị thuốc trong danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu của Bộ Y tế. Chanh (1 quả) + gừng tươi (10-12 lát) + một muỗng canh mật ong. Vắt nước cốt chanh, trộn với gừng giã nhuyễn, mật ong (có thể thêm vài hạt muối) và thêm 100ml nước sôi. Uống hỗn hợp này trong ngày sẽ giúp giảm ho tức thời. Củ cải trắng (1 củ) + 100 gam gừng tươi + 50ml mật ong. Nấu với 2 lít nước, nấu còn 1 lít, uống trong 1 ngày cho một người. Mật ong không chỉ giúp ngọt, dễ uống mà còn có tác dụng làm niêm mạc không bị khô. Nếu là mật ong rừng kết hợp với húng chanh sẽ tăng hiệu quả kháng sinh trong húng chanh. Kháng sinh thực vật giúp giải quyết viêm nhiễm đường hầu họng. Ngoài ra, bạn có thể ăn canh hẹ để tăng đề kháng trong cơ thể. Bạn cũng có thể dùng các dược liệu như tô tử, hạnh nhân, cát cánh, tang diệp, tang bì, kinh giới,... Quan trọng là bạn đừng quên súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Điều này giúp làm sạch vùng hầu họng, đỡ bị sâu răng. Thân ái!", "Chào em, Theo em mô tả, lúc nào cũng có đờm kèm cảm giác mắc ói, các triệu chứng này có khả năng là bệnh . Em cần đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để được xác định chính xác và điều trị. Thân mến. BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, BV Nhân dân 115", " Chào em, Theo như mô tả có khả năng em mắc viêm họng mạn tính. Trong bệnh này, thành sau họng có thể xuất hiện các “hạt” nhỏ là các tổ chức lympho phì đại, các hạt này không mất đi kể cả khi các đợt sốt, viêm cấp tính đã được điều trị ổn, nhưng nhìn chung không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Việc em hút thuốc lá và ít để ý tới sức khoẻ, ít vận động thể lực là một yếu tố khiến cho bệnh dai dẳng. Ngoài ra nếu có vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày, ợ hơi ợ chua, nóng rát ngực (trào ngược dạ dày thực quản) thì nên khám thêm chuyên khoa Tiêu Hoá để điều trị dứt điểm em nhé! Thân mến.", "Chào em, Các triệu chứng của bạn có thể do cùng một bệnh gây ra hoặc nhiều bệnh phối hợp với nhau. Ví dụ như bệnh lý tim mạch (suy tim, thiếu máu cơ tim, bệnh van tim mức độ trung bình - nặng), bệnh ở phổi kèm viêm họng mạn tính, bệnh hệ thống... Do đó, bác sĩ sẽ cần kiểm tra tổng thể cho bạn, qua khai thác kỹ hơn các triệu chứng, tiền căn sức khỏe, xét nghiệm sinh hóa và hình ảnh học, từ đó mới xác định được nguyên nhân và điều trị bệnh thích hợp. Bạn có thể đăng ký khám tại khoa Nội tổng quát hay chuyên khoa Tim mạch - Hô hấp đều được. Thân mến.", " Chào em, Ho kéo dài có thể gặp trong rất nhiều nguyên nhân, như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen nặng, lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản nặng, viêm mũi xoang chảy dịch mũi sau, bệnh tim mạch, do thuốc... Em không nói rõ triệu chứng của mình như thế nào, ho xuất hiện khi đang làm gì, lúc nào, tính chất ra sao, đã được chẩn đoán và điều trị thuốc gì... nên BS không đủ dữ liệu để định hướng sơ bộ bệnh tình cho em được. Vấn đề này em nên khám chuyên khoa hô hấp là phù hợp nhất. BS cần phải hỏi kỹ bệnh sử, tiền căn bệnh lý, thăm khám toàn bộ các cơ quan chứ không chỉ hệ hô hấp cùng các xét nghiệm kiểm tra hỗ trợ (như chụp phim phổi, xét nghiệm máu, đàm, đo chức năng hô hấp...) mới định được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Song song đó, em cần chú ý, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về. Thân mến!", "Chào bạn Quốc Bảo, Hẹp van động mạch phổi (PULMONARY STENOSIS = PS) bẩm sinh là dạng bệnh lý hay gặp nhất (chiếm tỷ lệ 10% trong số các bệnh tim bẩm sinh). Van động mạch phổi là van tổ chim ngăn cách động mạch phổi với thất phải, khi có rối loạn hoạt động van động mạch phổi sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thất phải. Hẹp van động mạch phổi có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các tật tim bẩm sinh khác. Về điều trị có nhiều phương pháp: nong van bằng bóng, nong mạch máu bằng bóng, đặt stent nội mạch hoặc xẻ mép van dính, cắt bỏ van… Về chi phí điều trị còn phụ thuộc vào hẹp van động mạch phổi đơn thuần hay phối hợp, phương pháp điều trị và những vấn đề phát sinh trong lúc mổ…nên khó dự đoán trước chi phí chính xác, nếu chỉ nong van động mạch phổi thì giá khoảng 15 triệu. Vấn đề bảo hiểm y tế cho bé dưới 6 tuổi, phần lớn đều được chữa trị miễn phí, bạn cần xuất trình thẻ bảo hiểm của bé cho cơ sở y tế điều trị, còn cụ thể chế độ hưởng như thế nào bạn vui lòng tìm hiểu thông tin bên cơ quan bảo hiểm y tế mà bạn đang cư trú hoặc tại cơ sở điều trị cho bé. BS chúc bé mau khỏi bệnh.", " Kim Ngân thân mến! Cần xác định rõ là do bệnh gì gây ra từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Con cần đưa mẹ đến cơ sở y tế chuyên khoa hay bệnh viện chuyên khoa về phổi để làm rõ.", " Chào Nguyễn Hanh, Trước hết những triệu chứng ngứa họng, có đàm, ho kéo dài kèm theo khò khè khi thở sâu… 1 năm là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp (trên và dưới). Bạn đã khám và được xác định là viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, tuy nhiên việc điều trị vẫn chưa có kết quả rõ ràng, nên bệnh trở thành mạn tính. Viêm xoang, có thể điều trị khỏi dứt điểm với điều kiện phải được chữa trị đúng cách, đúng phương pháp. Khi điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang, viêm phế quản thì các dấu hiệu trên sẽ được cải thiện và hết, sức khỏe sẽ hồi phục và ổn định trở lại. Chúc bạn sức khỏe! Trích trong: ", "Chào bạn, Tổn thương do lao phổi gây ra thường ở vùng hạ đòn, sau điều trị có thể để lại di chứng xơ sẹo, vôi hoá vùng phổi này. Do trước đây bạn đã từng bị lao và điều trị khỏi nên chưa thể chắc chắn đây là di chứng phổi do lao cũ hay lao tái phát. Bạn cần khám BS chuyên khoa Hô hấp để đánh giá trực tiếp, kết hợp với các dấu chứng lâm sàng, xét nghiệm đàm, máu để chẩn đoán chính xác bạn nhé! Thân mến." ]
Tôi có một cửa hàng photocopy gồm 12 công nhân, trong số đó hầu hết chưa lập gia đình. Tôi xin hỏi, thường xuyên đứng gần máy photo có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không? (Cam Tu -Q.9)
[ "Hiện nay, người ta vẫn chưa phát hiện sóng điện từ do các thiết bị văn phòng phát ra, hay các tia cực tím sử dụng trong các công cụ in ấn gây ung thư hay gây vô sinh trên người. Để giảm bớt tác hại từ máy, người đứng in không nên nhìn trực tiếp vào ánh sáng phát ra từ máy; đậy nắp máy lại rồi mới cho máy chạy; đặt máy nơi thoáng mát, có ánh sáng và gió tự nhiên càng tốt; không đứng in liên tục nhiều giờ; đeo khẩu trang khi làm việc. Để đảm bảo sức khỏe, mỗi năm bạn nên tổ chức cho công nhân đi khám tổng quát một lần. Tư vấn - AloBacsi" ]
[ "Chào bạn, Chu kỳ kinh nguyệt bạn đều, trứng rụng đúng ngày thứ 14, phụ khoa bình thường, siêu âm bụng không có vấn đề gì bất thường, tinh trùng khỏe là các yếu tố thuận lợi để bạn dễ thụ thai. Theo thư bạn mô tả thì bản thân bạn và chồng có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng tại sao lại chưa có con? Bạn nên canh trứng rụng qua siêu âm rồi giao hợp thì xác suất có thai sẽ cao hơn, phương pháp này đòi phải canh trứng qua siêu âm nhiều ngày (từ lúc trứng còn nhỏ đến lúc trứng trưởng thành). Nếu vẫn chưa có thai bạn cần: Chụp X-quang tử cung - vòi trứng (HSG) thường thực hiện sau khi sạch kinh hoặc nội soi chẩn đoán khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng. Bạn càng lo lắng càng khó thụ thai, do ức chế tiết nội tiết tố sinh dục làm ảnh hưởng đến sự dày lên của lớp nội mạc tử cung (là yếu tố thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ). Xem ra hai bạn nóng lòng muốn có bé yêu lắm rồi, nhưng cũng đừng nên sốt ruột vì lấy chồng 6 tháng rồi mà chưa có con, bạn chưa phải là trường hợp hiếm muộn đâu. Vì vậy, hai bạn hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái nhé.", "Hải Hậu thân mến, Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và là nhóm tật về thị giác thường gặp, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Xã hội càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với nhiều sách báo, truyện tranh, máy vi tính phục vụ cho việc học tập và nhu cầu giải trí, do đó số lượng người cận thị ngày càng tăng lên, đặc biệt gần đây tỷ lệ trẻ em bị cận thị tăng cao, có những em còn rất nhỏ. Nguyên nhân cận thị: ngồi học, làm việc không đúng tư thế, thiếu ánh sáng, do di truyền, do cơ điều tiết mắt kém (bẩm sinh hoặc nguyên phát). Khi đã bị cận thị thì không có thuốc gì uống để sáng mắt mà không cần đeo kính. Vì vậy, cháu cần ngồi học đúng tư thế, tránh đọc sách, hay học hành trong phòng thiếu ánh sáng, hạn chế ngồi lâu bên máy vi tính bắt mắt phải làm việc và điều tiết nhiều, mỗi 2-3 giờ cho mắt nghỉ 15 phút, ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhất là thực phẩm có nhiều vitamin A. Mắt của cháu thuộc loại cân thị nhẹ nhưng việc có đeo kính hay không cháu phải đi khám, trực tiếp đọc bảng chữ và soi đáy mắt bác sĩ mới quyết định được. BS Chuyên khoa của AloBacsi - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Nhiều chị em không biết việc xăm hình khi còn đang cho con bú là một việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ Bạn thân mến, Với những hình xăm nhỏ, xăm chân mày, xăm mí mắt thì chỉ cần ủ tê tại chỗ và không cần dùng thuốc thêm sau khi xăm, phản ứng viêm tại chỗ rất ít nên việc này không ảnh hưởng đến sữa mẹ và không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ, vì thuốc tê chỉ có tác dụng tại chỗ, vào máu rất ít không đáng kể. Nhưng với những hình xăm lớn hơn, đặc biệt là người xăm lần đầu chưa biết da mình có \"lành\" không, thì dù cho không có dùng thuốc tê cũng không thể ngăn hoàn toàn phản ứng viêm da sau khi xăm. Mức độ viêm da nhiều, da nhạy cảm thì sẽ cần dùng thêm thuốc để khống chế, khi đó các thuốc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ, cho nên, nếu phải dùng thuốc thì mẹ cần dùng sữa khác cho con (sữa công thức, sữa trữ đông, sữa mẹ đi xin) để cho con bú trong giai đoạn dùng thuốc và sau đó vài ngày để cơ thể thải hết thuốc.", "Sinh con 3 lần đều bị dị tật bẩm sinh, em có nên sinh tiếp không? (Ảnh minh họa) Em Hien thân mến, Về tiền căn sản khoa, em đã có ba lần sanh mổ, nhưng lần\r\nsanh nào con em cũng có về tim, não…và 2 bé đã mất khi bé được 6\r\ntháng tuổi. Do đó, em nên thận trọng và cân nhắc khi có thai lần sau, nhất là về sức khỏe\r\ncủa em sẽ không cho phép, hai là liệu sanh nữa con em có được khỏe mạnh hay\r\nkhông? Theo AloBacsi em nên khám khoa tiền sản và khoa di truyền\r\ntại BV Từ Dũ hoặc BV Hùng Vương… BS sẽ hướng dẫn cho vợ chồng em làm xét\r\nnghiệm, sau đó BS sẽ giải thích cụ thể hơn cho trường hợp của em. Thân mến!", "Chào em, AloBacsi xin chia buồn cùng gia đình em vì những sự cố vừa qua. Nhưng để chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai em hãy luôn giữ cho mình thật vui vẻ, thoải mái em nhé! Quá trình thụ thai còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trứng, tinh trùng, tử cung, vòi trứng... nếu có một bất thường nào đó của các yếu tố kể trên sẽ không thể có thai. Những ngày vừa qua siêu âm của em có nang trứng trưởng thành và rụng rất tốt nhưng nếu tinh trùng không tốt hoặc lớp nội mạc tử cung của em không đủ dày để trứng làm tổ hay do vòi trứng có bất thường... thì em sẽ khó có thai. Do vậy, việc thụ thai rất khó dự đoán trước. Nang buồng trứng trái của em cần được theo dõi và xác định lại, đây là nang cơ năng hay nang thực thể, cấu trúc bên trong nang... Nếu là nang thực thể, nang sẽ tồn tại mãi, em vẫn có thai bình thường và không can thiệp đến nang này, ngoại trừ trường hợp có biến chứng. Hiện tại còn theo dõi, em không nên lo lắng quá sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là lúc này em đang chuẩn bị có thai. Chúc em sớm có bé yêu!", "Chào em, Em làm 2 lần gần nhau như vậy thật ra không có hại, tuy nhiên nếu không thực sự cần thiết thì không nên làm gần như vậy, em nhé. Thân mến! BS.CK2 Đinh Thu Oanh Trưởng đơn vị Nội soi BV Nhân dân 115", "Chào em, Những thức ăn này rất cần thiết cho\r\nthai kỳ, vì chúng có chứa nhiều chất canxi, nên ở tuổi thai nào em cũng có thể dùng\r\nđược. Bên cạnh đó, em cần ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nữa em nhé. Chúc em có thai kỳ khỏe mạnh! Chào bác sĩ, Con bị cận từ lúc 13 tuổi và đến bây giờ đi khám mắt thì cận 1 độ. Tuy nhiên, các\r\nbạn của con cũng bị cận 1 độ thị lực các bạn tốt hơn con rất nhiều, xem ti vi\r\ncon phải ngồi sát cách ti vi nữa mét mới nhìn được. Khi nhìn ai đó khoảng cách\r\ntrên 4m con không nhận ra là ai. Liệu mắt con có bệnh gì khác không ạ? (Vân\r\nAnh – Nha Trang) 25369 TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ: Bạn Vân Anh thân mến, Thông thường khi cận một độ thì mắt sẽ nhìn rất rõ khi được đeo\r\nkính. Do đó, mắt bạn có thể không phải 1 độ hoặc do có kèm theo bệnh lí\r\nnào đó ở mắt. Bạn nên đi kiểm tra mắt lại ở một cơ sở y tế có chuyên khoa mắt. Thân chào bạn! Chào AloBacsi, Chồng tôi năm nay 34\r\ntuổi, chơi tennis bị bóng bay trúng vào hốc mắt, làm bong rách võng mạc. Vừa phẫu\r\nthuật ở bệnh viện mắt TW Hà Nội (thắt đai, cắt dịch kính, bơm bóng khí). Tôi có\r\nvài thắc mắc muốn nhờ AloBacsi tư vấn: 1. Sau khi bóng khí bơm vào xẹp hết thì sẽ có khoảng không, dịch kính đã cắt có\r\ntự sinh ra thêm hay không? 2. Nên kiêng cữ như thế nào để phòng tránh tái phát bong võng mạc? Cảm ơn AloBacsi! (Minh\r\nLe - ) 25344 TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ: Chào bạn, Sau khi bóng khí bơm vào xẹp hết thì sẽ không có khoảng\r\nkhông do thủy dịch và dịch kính được tạo ra thêm bạn nhé. Để tránh tái phát , cần tránh chơi những\r\nmôn thể thao vận động mạnh. Chúc anh nhà sớm bình phục! Thưa\r\nbác sĩ, Hơn\r\n1 tuần trước đây em hít đất thì thấy bình thường, nhưng không hiểu tại sao gần\r\nđây em mỗi lần hít đất là cảm thấy nhức đầu (đau nửa bên trái) khoảng 5 phút\r\nsau thì hết. Vậy em bị bệnh gì, có nên đi khám không ạ? (Song Vũ - songvupro…@ ) 25366 BS CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào em, Trước tiên, em cần kiểm tra lại xem\r\nem có tập quá nhiều, nhanh hoặc quá sức hơn những ngày trước không, nếu có cần\r\nđiều chỉnh lại em nhé. Nếu vẫn còn đau thì em nên đi khám\r\ntổng quát mới tìm được nguyên nhân em ạ. Chúc em luôn vui – khỏe!", "Chào\r\nem, Em\r\ncần thử máu để kiểm tra lại chức năng tuyến giáp, vì có thể làm cho\r\nmặt, tay, chân bị phù. Tóm lại em cần đến BS Nội tiết để làm các xét nghiệm\r\nchẩn đoán chính xác. Chào AloBacsi, Mẹ cháu vừa xạ hình tuyến giáp bằng i ốt 131 để chuẩn đoán\r\nbệnh về tuyến giáp, liệu có ảnh hưởng đến người xung quanh nhất là vợ cháu đang\r\nmang bầu không? Cảm ơn bác sĩ! (Nam - Hà Nội) TS.BS Lê Tuyết Hoa: Chào em, Xạ hình không ảnh hưởng đến người xung quanh em ạ.\r\nEm có thể hoàn toàn yên tâm nhé! Chào bác sĩ, Năm nay 18 tuổi, em mắc bệnh đái tháo nhạt khoảng 1 năm nay,\r\nBS cho em hỏi bệnh này có chữa được không? Hiện tại em đang sử dụng Minirin, em\r\nrất muốn hết bệnh, BS ơi! (Duy Quang, 18 tuổi - mr.te…@ ) TS.BS Lê Tuyết Hoa: Chào em, Nếu em đã được chẩn đoán chắc chắn\r\nlà đái tháo nhạt trung ương (tức thiếu một hormone ADH vốn giúp chúng ta cô đặc\r\nđược nước tiểu, tránh đi tiểu quá nhiều; hormone này do tuyến yên tiết ra) thì\r\nxịt hay uống Minirin là giải pháp. Việc có phải dùng thuốc suốt đời hay\r\nkhông còn tùy vào nguyên nhân gây ra thiếu ADH nữa em nhé! Chào\r\nBS, 1\r\ntuần trở lại đây, em cảm thấy cổ bên phải có một cục u (dạng hạt, rất nhỏ), mắt\r\nthường không thấy được, chỉ cảm nhận khi sờ bằng tay. Em thường xuyên cảm thấy\r\nngứa ở vùng đấy, và hay có triệu chứng nhức mỏi cổ (chủ yếu là bên phải). Em đi\r\nsiêu âm thì nhận được kết qua như sau: I.\r\nTuyến Giáp -\r\nKích thước: kích thước 2 thùy không lớn, kích thước mỗi thùy #48x25x12mmm. -\r\nCấu trúc: echo dày > SCM 2o GS -\r\nMật độ: đồng nhất -\r\nBờ: đều -\r\nTổn thương khu trú: thùy (P) có focal echo kèm không đồng nhất, bờ đều\r\nrõ, kích thước # 12 x 7mm. II.\r\nHạch cổ: không thấy hạch phì đại vùng cạnh cổ 2 bên. III.\r\nCấu trúc cơ cạnh cổ: bình thường IV.\r\nCác tuyến nước bọt: bình thường Kết\r\nluận: Phình giáp hạt thùy (P) Em\r\nhỏi BS siêu âm thì được trả lời là: \"Anh nghĩ là lành tính\". Nhưng em\r\nkhông biết thực ra nó là lành tính hay ác tính? Vậy\r\ncho em hỏi, theo kết quả trên thì nó có đúng là lành tính không? Em có nên làm\r\nsinh thiết không? Em chân thành cảm ơn. (Kim\r\nDung - kimdung…@gmail.com) TS.BS Lê Tuyết Hoa: Chào em, Nhân giáp 12x7mm của em có nhiều đặc\r\nđiểm cho biết lành tính. Tuy nhiên vì\r\nnhân này >10mm nên các bác sĩ có thể sinh thiết bằng kim nhỏ để có thể biết\r\nrõ ràng hơn về mức độ lành tính hay nghi ngờ. Việc sinh thiết này rất nhẹ nhàng,\r\nem không quá lo lắng. Thân chào em,", "Chào em, Khả năng đậu thai tự nhiên cũng như quan hệ vợ chồng không phụ thuộc vào khung xương chậu mà phụ thuộc vào âm đạo, tử cung, vòi trứng. Mặc dù chấn thương khung xương chậu của em khá nặng, nhưng âm đạo - tử cung - vòi trứng bình thường thì vẫn có khả năng đậu thai sau này. Khi thai đã đậu vào tử cung rồi thì 9 tháng 10 ngày thai sẽ phát triển trong tử cung và hướng lên trên về phía ổ bụng, chỉ khi sinh mới phải chui qua khung chậu ra ngoài mà thôi, nếu dị dạng khung chậu thì bác sĩ có thể mổ lấy thai. Do đó, đánh giá việc lập gia đình, cũng như khả năng sinh con của em sau này, sức khỏe ra sao thì phải chờ em ra viện 3 tháng sau tái khám lại chuyên khoa Sản để bác sĩ đánh giá lại rồi mới trả lời cho em được, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, bao gồm thay đổi về nội tiết tố, thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa, có gia đình xuất hiện những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân, khó khăn trong chăm sóc bé, chồng ít phụ giúp hay vô tâm, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nên có nhiều bức bối khó nói ra. Càng nén trong lòng thì càng bức bối, khó giữ bình tĩnh. Tất cả những điều này làm cho tinh thần của người phụ nữ sau sinh có nhiều biến động lớn, nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình nữa thì là đã có bệnh, đặc biệt các triệu chứng em nêu ra đều hướng nhiều đến bệnh trầm cảm sau sinh. Đối với tình trạng trầm cảm sau sinh, người bệnh sẽ không thể kiểm soát suy nghĩ của mình theo hướng tích cực được. Trầm cảm sau sinh là bệnh có thể điều trị được, nhưng càng để lâu thì bệnh càng khó trị, và em cần chú ý là trầm cảm của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sự phát triển của con. Nay em nhận ra tình trạng của mình và tìm đến y khoa để được tư vấn, hỗ trợ là một điều đáng khen và sẽ rất tốt cho việc điều trị của em. Với trình trạng này, em cần liên hệ với người mà em tin cậy (không nhất thiết là chồng em) để tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ em, đồng thời nên khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Chỉ có thuốc điều trị kèm tâm lý trị liệu mới giúp em sớm hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống nữa, chứ 1 mình em không thể gỡ rối được đâu. Hãy nghĩ đến con mình mà cố gắng lên, em nhé. Thân mến.", "Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, cuối năm nay sẽ kết hôn và năm sau em muốn sinh em bé. Em đã từng kế hoạch hóa gia đình 3 lần, 2 lần uống thuốc, 1 lần phẫu thuật trước đây khoảng 3-4 năm. Giờ em lo lắng nhiều lắm, không biết liệu sau 3 lần ấy em còn khả năng có thai được nữa hay không? Em cũng muốn đi bệnh viện kiểm tra và khám tổng quát xem tình trạng của em thế nào nhưng không biết phải từ đâu và như thế nào cả. Mong sớm nhận được phản hồi của bác sĩ, em xin chân thành cảm ơn. (Tho - ) Trả lời: Chào bạn Tho, Tuy chưa biết rõ chu kỳ kinh nguyệt của bạn, hoạt động buồng trứng, tử cung, vòi trứng… như thế nào? Nhưng với tiền căn sản khoa của bạn (2 lần dùng thuốc bỏ thai, 1 lần phẫu thuật) chúng tôi e rằng chức năng sinh sản của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lúc này bạn cũng không nên quá lo lắng, mọi việc cũng cần phải có thời gian mới giải quyết được. Trước mắt, việc cần làm bây giờ là phải giữ sức khỏe cho tốt, khám phụ khoa xem có viêm nhiễm thì điều trị kịp thời, siêu âm kiểm tra và đánh giá chức năng tử cung, buồng trứng, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng có đều không… kết hợp khám tổng quát để loại trừ các bệnh lý nội khoa đi kèm. Đồng thời bạn nên tiêm ngừa các bệnh lý: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm… trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Sau khi lập gia đình nếu có những bất thường bạn sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn cụ thể và làm thêm các xét nghiệm cần thiết, bạn nhé. Thân ái!", "Bạn Bảo Yên thân mến, Nhân xơ tử cung nói chung có thể ảnh hưởng đến chức năng\r\nsinh sản (khó thụ thai, sảy thai, thai kém phát triển…) nhưng không làm cho\r\nthai ngưng phát triển. Còn nhiễm Toxoplasma có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn cần đến BV Bệnh Nhiệt Đới để khám và điều trị bệnh nhiễm ký sinh\r\ntrùng, đồng thời bạn cũng cần khám tiền sản trước khi có thai lần sau. Bạn tham khảo thêm đường link sau để hiểu rõ nguyên nhân gây : >> Chúc bạn sức khỏe, chuẩn bị thật tốt cho lần mang thai sau nhé.", " Chào em Hằng, Theo mô tả thì em có thể đưa bé đi thẩm mỹ lại , điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé nên em yên tâm nhé. Thân mến!", "Sau sanh phải ngồi nhiều nên giờ em bị đau lưng? (Ảnh: Internet) Em Trúc Phạm\r\nthân mến, Ngồi nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây , ngoài ra,\r\ncũng còn những nguyên nhân do bệnh lý. Nếu em nghi ngờ đau lưng của em do tư\r\nthế thì cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế ngồi lâu, nếu không giảm em nên đi khám và\r\nchụp X. quang để loại trừ các nguyên nhân do bệnh lý. AloBacsi không rõ em còn cho bé bú không, nếu còn thì em nên tiếp tục\r\ndùng 2 loại thuốc trên. Bé đã quen bú vú mẹ rồi thì rất khó để tập cho bé bú\r\nbình, tốt nhất em nên đút muỗng cho bé. Thân!", "Chào em, Trước tiên xin đính chính với em, vấn đề phơi nhiễm tia trong phòng can thiệp mạch máu (đặt stent) là , là 1 dạng bức xạ năng lượng cao không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia X có thể xuyên thấu qua nhiều vật thể, khi xuyên qua những vật thể sống, tia X làm biến đổi tế bào và DNA của những tế bào sống. Hậu quả là nếu với liều lượng đủ cao có thể gây chết tế bào hoặc gây ra các đột biến hình thành nên ung thư, dị tật bẩm sinh ở thai nhi… Trên thực tế, việc chiếu tia X trong phòng can thiệp không phải là chiếu liên tục. Do đó, mức độ ảnh hưởng mà em đang lo ngại còn phụ thuộc vào số lần bác sĩ “bắn tia”. Nếu trong 10 phút này chỉ can thiệp cho 1 bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm xạ của em tương đương với bệnh nhân đang nằm trên bàn can thiệp, và thực tế nguy cơ này nằm trong khoảng cho phép về mặt sức khoẻ. Việc tiếp xúc với tia xạ sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi em phải tiếp xúc lâu dài, nhiều ngày nhiều tháng, như các nhân viên y tế làm công việc liên quan tới bức xạ hoặc em là phụ nữ có thai. Trường hợp này em chỉ đi học ngắn hạn một vài buổi thì không nên quá lo lắng, nhưng chú ý những lần sao cần tuân thủ đúng trang phục bảo hộ khi bước vào phòng can thiệp em nhé! Thân mến." ]
Chào bác sĩ. Mình 27 tuổi, đang có nhu cầu hiến thận cho anh trai mình nhóm máu AB+, mình muốn hỏi sau khi hiến thận sẽ mất bao lâu để phục hồi và sau này liệu có bị bệnh gì về thận không?
[ "Xin chào bạn, Cơ thể người được tạo hóa sinh ra có 2 quả thận nhưng theo những nghiên cứu cho thấy con người có thể sống bình thường chỉ với 1 quả thận. Nguyên nhân bởi vì dự trữ chức năng lọc của thận có thể tăng hiệu suất gấp đôi. Những người hiến thận có thể sống khỏe mạnh với một quả thận còn lại, tuy nhiên khi quả thận còn lại vì một lý do gì đó suy giảm chức năng thì quá trình diễn tiến đến bệnh thận giai đoạn cuối sẽ nhanh hơn so với người bình thường, đó chắc hẳn là nguy cơ bạn đã được giải thích rất rõ trước khi quyết định hiến thận đúng không? Khác hẳn với gan, gan là một cấu trúc có thể tăng sinh tạo ra thùy gan mới bù trừ sau khi hiến một phần gan. Phẫu thuật hiến thận là một ca đại phẫu, thời gian hồi phục khoảng 2 tuần đến 1 tháng nếu không có những biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Hiến một phần cơ thể của bản thân cho người khác là một nghĩa cử cao đẹp, không gì có thể sánh bằng, những nhân viên y tế như chúng tôi thật sự rất khâm phục những người như bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và những điều tốt đẹp trong cuộc sống." ]
[ "Chào bạn, Khi một và mất chức năng thì thận còn lại sẽ hoạt động bù trừ. Nhiều người vẫn sống bình thường dù chỉ còn 1 quả thận do đã hiến tặng hoặc 1 thận bẩm sinh. Chỉ định phẫu thuật khi thận teo gây ra biến chứng (như tăng huyết áp) hoặc triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hiện tại bác sĩ chỉ nhận được kết quả siêu âm bụng của mẹ bạn và không kèm theo kết quả nào khác về chức năng thận, không trực tiếp thăm khám nên chưa thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần đưa mẹ đi tái khám thường xuyên, đúng lịch hẹn, đúng chuyên khoa để bác sĩ theo dõi sát và bảo tồn quả thận còn lại bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Nếu thông thường và người nhận máu có sức đề kháng tốt thì không có vấn đề gì bạn nhé. Thân mến! ", " Chào em, Người bệnh sau mổ dù vết thương bên ngoài lành rồi nhưng vẫn nên tái khám kiểm tra lại “bên trong bụng”, bao gồm siêu âm 2 thận, đánh giá lại chức năng thận nếu trước đó đã có suy giảm chức năng thận... Bên cạnh đó, nếu như em gắng sức không thấy đau thấy mệt, tiểu bình thường thì hoàn toàn có thể quan hệ với vợ trở lại. Thân mến!", " Chào bạn, Khi bạn bị nhiễm siêu vi hay bị nhiễm trùng cơ thể bạn sẽ bị suy yếu, làm cơ thể bạn suy yếu hơn nữa. Với một người khỏe mạnh nếu lượng máu mất <10% trọng lượng cơ thể sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn đang bệnh, bạn sẽ không đủ sức để vượt qua. Vì vậy không nên hiến máu khi sức khỏe không tốt. Thân mến! ", " Chào bạn Đỗ Hoài Nam, Trước đây, trong điều trị bệnh viêm gan C thì người ta thường sử dụng thuốc chích, mà trong việc chích thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ, dẫn đến tỉ lệ thành công không cao. Ngày nay, việc ra đời rất thuận tiện, rút ngắn thời gian điều trị xuống còn khoảng 3 tháng thôi nên bệnh nhân vẫn có cơ hội được ghép thận. Thực tế, tại khoa Nội thận chúng tôi có những bệnh nhân bị viêm gan B, C vẫn ghép được thận như thường. Thân mến! Trích trong:", " Chào bạn Kiều Vân, Ở Việt Nam, hiện người ghép cao tuổi nhất là 71 tuổi. Trước khi ghép, bệnh nhân cần được kiểm tra kĩ về sức khỏe để dảm bảo là chịu đựng được ca phẫu thuật hay không. Một ca , trung bình vào khoảng 2-4 tiếng. Ca kéo dài thường là do vừa kết hợp ghép thận, vừa rút bỏ Catheter lọc màng bụng trước đây. Bệnh nhân trung bình nằm viện 2 tuần sau khi ghép. Cho tới giờ, nguồn thận từ người cho sống là do bệnh nhân tự tìm trong gia đình, bạn bè, người thân. Trừ khi, có nguồn thận từ người chết não thì Trung tâm điều phối Ghép tạng sẽ phân bổ. Thân mến! Trích trong:", "Chào em, Như BV\r\nđã trao đổi với em, việc cho máu của người nhà không nhất thiết phải cùng nhóm\r\nmáu với người bệnh vì bệnh viện sẽ quy đổi máu cùng nhóm với bệnh nhân. Do đó, việc “cùng nhóm máu hoặc không cùng nhóm máu với người bệnh” em không\r\nphải lo lắng nữa, nhưng người cho máu phải đảm bảo không mắc các bệnh về máu ( ) hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường máu như (sốt rét, giang mai, viêm\r\ngan siêu vi B, C, HIV…). Em và bạn em không mắc bệnh viêm gan B nên được chỉ định tiêm vacxin phòng ngừa\r\nbệnh này là tốt rồi nhưng máu của hai em sẽ được xét nghiệm để loại trừ các\r\nbệnh lây truyền qua đường máu khác mới được chấp nhận. Chúc ca mổ của chú em thành công tốt đẹp. Thân mến,", "So với các bệnh thận khác như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận thì bệnh thận IgA là bệnh lý tương đối hiếm gặp Chào bạn, Bệnh thận IgA còn gọi là bệnh Berger’s xảy ra khi kháng thể immunoglobulin A (IgA) lắng đọng trong thận. Bệnh tiến triển theo thời gian nhưng không giống nhau giữa các bệnh nhân. Một vài trường hợp chỉ có tiểu máu không triệu chứng, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau đó, nhưng một số bệnh nhân diễn tiến tới bệnh thận giai đoạn cuối. Tuỳ theo độ nặng và diễn tiến của bệnh, bác sĩ có thể sẽ kê toa có chứa một hoặc một vài thuốc có tác dụng giảm mỡ máu, kiểm soát huyết áp, giảm đạm niệu, ức chế miễn dịch, lợi tiểu... Về chế độ ăn, nên hạn chế muối, giảm cân, tập thể dục và hạn chế rượu bia để kiểm soát tốt huyết áp và giảm diễn tiến nặng hơn của bệnh.  Nên tuân thủ điều trị và theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để báo cho bác sĩ điều chỉnh thuốc. Chế độ ăn hạn chế đạm vừa phải, giảm cholesterol, hạn chế thức ăn chiên xào cũng giúp ích bảo vệ thận. Quan trọng nhất là nên tái khám định kỳ ở bệnh viện chuyên khoa Thận để xử trí kịp thời khi có diễn tiến bất thường bạn nhé!", " Chào Anh Tuấn, là loại vắcxin tinh khiết, bất hoạt, chỉ chứa 1 phần kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B, chứ không phải toàn bộ con virút. Khi tiêm vắc xin này cơ thể sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ, kháng thể này không gây hại cho người được tặng máu, do đó em có thể tham gia hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, em cần chú ý thêm các điều kiện hiến máu sơ khởi như sau: tuổi từ 18 - 60 với nam, 18 - 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường và không có các vấn đề sau: 1. Huyết áp cao hoặc thấp. 2. Có bệnh tim mạch từ trước. 3. Thường xuyên có tình trạng chóng mặt, choáng váng. 4. Đang trong giai đoạn sốt cao. 5. Có bệnh thấp khớp và các bệnh tự miễn về khớp. 6. Thiếu máu. 7. Mắc bệnh đái tháo đường. 8. Đang mắc bệnh viêm loét, hoặc nhiễm trùng cấp và mạn tính. 9. Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. 10. Đang có thai hoặc cho con bú. 11. Đang có rối loạn về kinh nguyệt. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", " Chào bạn, Hiện tại nồng độ trong máu của bạn đã đủ sử dụng trong ít nhất 5-10 năm nữa. Bạn có thể yên tâm về miễn dịch của cơ thể. Sau 10 năm nên kiểm tra lại lần nữa bạn nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào em, Trong giai đoạn viêm nhiễm cấp, chấn thương mô sẽ làm thay đổi tỉ lệ phần trăm bạch cầu (thường là neutrophil, lympho, mono) liên tục. Lần trước thì em bị viêm họng, lần này thì bị chấn thương chơi thể thao thì công thức máu không bình thường được đâu. Do đó, em cần phải để cơ thể nghỉ ngơi thiệt khỏe, thường là 1 tháng không có bệnh gì hay phải uống thuốc gì nữa, rồi mới xét nghiệm lại công thức máu thì mới xác định được công thức máu cơ bản của em ra sao, và nơi làm xét nghiệm này chính xác nhất là Bệnh viện Truyền máu Huyết học, sẽ giúp em loại trừ lo lắng mình có bệnh về máu, em nhé. Thân mến. Câu tư vấn trước:", " Chào bạn Quảng Long, Thông thường thì không cần cắt bỏ thận hư trong cơ thể. Nhưng một số trường hợp, chẳng hạn như người bệnh có hiện tượng trào ngược, tức là nước tiểu trào ngược bàng quang lên thận thì bác sĩ sẽ cắt đi, bởi vì nếu không sau này lại trào ngược gây nhiễm trùng. Nói tóm lại, nếu thận cũ hay nhiễm trùng hoặc chảy máu thì sẽ phải cắt bỏ thận đó. Thông thường, chúng tôi sẽ cắt bỏ thận trong khi ghép hoặc trước khi ghép. Điều kiện cho và nhận thận ghép: Đối với người bệnh thì không cần điều kiện gì, chỉ cần sức khỏe đảm bảo chịu đựng cuộc mổ. Đối với người cho thì điều đầu tiên phải là tự nguyện, dù đó là người thân hay bạn bè. Thứ 2 là phải qua kiểm tra sức khỏe có tốt hay không, có phù hợp hay không bạn nhé! Thân mến! Trích trong:", "Bạn Tri thân mến, Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hàng ngày. Ví dụ, hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp (250ml, 350ml hoặc 450ml…). Lượng máu trong cơ thể mỗi người khoảng từ 70 – 77ml/kg cân nặng. Như vậy, một người trưởng thành khỏe mạnh có khoảng trên 3, 5 lít máu. Thực tế, trên thế giới có hơn 80 triệu người tham gia hiến máu. Ở Việt Nam, nhiều người hiến máu gần 100 lần, sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Hiến máu không thử ure và creatinin. Hiến máu nhiều lần không gây suy thận mạn. Ở người suy thận mạn giai đoạn 2 bắt đầu có biểu hiện thiếu máu nhẹ và giai đoạn 3 thiếu máu khá rõ: người bệnh sẽ có biểu hiện như da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, mệt mỏi, hay quên… Thiếu máu trong bệnh thận là thiếu máu đẳng sắc đẳng bào. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn đầu chưa có biểu hiện thiếu máu, lượng huyết sắc tố vẫn bình thường (giai đoạn đầu suy thận mạn thường rất khó phát hiện vì bệnh rất âm thầm), nếu máu không dương tính đối với một số bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét, giang mai… thì vẫn được nhận. Tuy nhiên khi đã biết bị suy thận mạn bạn không nên hiến máu. Thân chào bạn! BS-CK1 Hoàng Bích Hồng", "Chào bạn, Sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật ghép thận, cơ thể người bệnh đòi hỏi cần có nhiều protein để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và để cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Những người trước khi ghép thận đều phải chạy thận nhân tạo sẽ không được tiêu thụ nhiều chất protein, vì vậy sau ghép thận người bệnh cần được bổ sung thêm protein để bù đắp lượng protein cho cơ thể, làm chậm hội chứng Cushing - 1 bệnh lý nội tiết do vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn chức năng. Tùy thuộc mỗi thể trạng bệnh nhân để bổ sung lượng protein với liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc sự hồi phục sức khỏe của người bệnh, nếu lượng protein hấp thụ vào cơ thể chưa đủ thì cần bổ sung nhiều hơn, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi ghép thận, chức năng thận của bệnh nhân sẽ hồi phục dần nhưng phải mất 1 thời gian khoảng từ 3- 6 tháng mới có thể ăn uống bình thường. Đây là khoảng thời gian cần thiết trung bình để giúp ức chế miễn dịch của người bệnh được ổn định và nguy cơ biến chứng ít. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận cần đặc biệt chú ý. Theo đó, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bệnh cần: Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi • Người bệnh nên ăn đồ đã nấu chín, không ăn các loại đồ sống, thực phẩm đồ biển vì rất dễ bị nhiễm khuẩn E.colilegionella. • Uống nước đã đun sôi, rửa, ngâm sạch rau để loại bỏ vi khuẩn • Không nên ăn rau sống, salad, rau quả bị dập nát • Không ăn đồ chiên xào nhiều, đồ nướng trực tiếp trên than • Không nên ăn các thực phẩm đồ nóng, nồng như tỏi sống, ớt, tiêu,... • Không được uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác để tránh gây áp lực lên thận Bổ sung nhiều thực phẩm có protein cao Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu, sữa, đậu nành, đậu phụ,... Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn quá 3 quả trứng trong 1 tuần. Việc bổ sung nhiều đạm cho cơ thể sau khi ghép thận sẽ giúp phục hồi mô và cơ nhanh do trước đó cơ và mô bị phá vỡ do sử dụng nhiều thuốc chống thải ghép (steroids liều cao). Ăn khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm • Ăn thanh đạm, ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa • Ăn ít muối, ít đường • Ăn thực phẩm an toàn, còn tươi • Không nên ăn ở ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn lại đồ ăn thừa từ hôm trước, đồ ăn hâm lại nhiều lần Không nên ăn trái cây • Một số loại hoa quả bệnh nhân sau ghép thận không nên ăn như nho, bưởi, lựu hay rau, vì các loại quả này sẽ gây tăng nồng độ thuốc, có khả năng gây tương tác với thuốc ức chế miễn dịch đang dùng làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi thận. Trong chế độ dinh dưỡng sau ghép thận, người bệnh có thể ăn thực phẩm chua như chanh hoặc me. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây chưa chín, chưa rửa sạch, trái cây bị hỏng,... • Thay vì ăn trực tiếp trái cây tươi thì bệnh nhân có thể ăn dưới dạng trái cây rau củ hầm vừa thanh đạm, dinh dưỡng cao, đồng thời giúp làm giảm lượng vi khuẩn hoạt động, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc. Bổ sung uống sữa đông Sữa đông chứa nhiều protein rất cần thiết và tốt cho quá trình phục hồi bệnh nhân sau khi ghép thận. Vì thế, bệnh nhân có thể bổ sung loại sữa này trong khẩu phần ăn của mình.", "Chào Đức Minh, Bạn đã cung cấp các kết quả xét nghiệm máu nhưng lại không cung cấp thêm 1 số chỉ số cần thiết như huyết áp của bạn là bao nhiêu, chỉ số đường huyết sáng (nhịn đói)... và bạn có các bệnh gì khác kèm theo không? Với chiều cao và cân nặng như của bạn, BMI (chỉ số khối cơ thể) của bạn khoảng 24,2, thuộc dạng thừa cân, gần béo phì rồi đó. Bạn còn có thêm 1 yếu tố nguy cơ nữa là lượng mỡ trong máu cao. Suy thận được phân thành 4 độ hay 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ, thận chỉ mới giảm chức năng lọc 1 chút xíu. Nguyên nhân suy thận có rất nhiều. Một số nguyên nhân hay gặp nhất: tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu mạn (nhiễm giun sán, rong kinh ở phụ nữ, trĩ xuất huyết,...) nhiễm trùng đường tiểu không điều trị triệt để, sỏi đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiểu hay gây thận ứ nước, sau bỏng nặng, shock phản vệ, nhiễm trùng, mất máu cấp, suy tim... Và diễn tiến bệnh chậm hay nhanh, ngày càng xấu đi nhanh hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận và chế độ điều trị. Khi suy thận đến giai đoạn cuối buộc lòng phải chạy thận nhân tạo hay thay thận... Như vậy khi đã chẩn đoán suy thận thì không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ làm chậm diễn tiến suy thận mà thôi. Bạn cần phải điều trị triệt để nguyên nhân gây suy thận (ví dụ suy thận do huyết áp cao thì phải điều trị và kiểm soát huyết áp cho thật tốt) đồng thời giảm các yếu tố nguy cơ làm suy thận nặng hơn ví dụ tránh 1 số thuốc độc cho thận, tránh ăn nhiều muối… Bạn nên tái khám BS chuyên khoa Thận tiết niệu hay chuyên khoa Nội tiết thận để làm xét nghiệm máu thêm, xác định nguyên nhân gây suy thận, có hướng điều trị và chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý. Chào bạn!" ]
Alobacsi cho em hỏi. Thực đơn của người mới ghép thận như nào ạ, nên ăn gì và kiêng gì?
[ "Chào bạn, Sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật ghép thận, cơ thể người bệnh đòi hỏi cần có nhiều protein để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và để cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Những người trước khi ghép thận đều phải chạy thận nhân tạo sẽ không được tiêu thụ nhiều chất protein, vì vậy sau ghép thận người bệnh cần được bổ sung thêm protein để bù đắp lượng protein cho cơ thể, làm chậm hội chứng Cushing - 1 bệnh lý nội tiết do vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn chức năng. Tùy thuộc mỗi thể trạng bệnh nhân để bổ sung lượng protein với liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc sự hồi phục sức khỏe của người bệnh, nếu lượng protein hấp thụ vào cơ thể chưa đủ thì cần bổ sung nhiều hơn, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi ghép thận, chức năng thận của bệnh nhân sẽ hồi phục dần nhưng phải mất 1 thời gian khoảng từ 3- 6 tháng mới có thể ăn uống bình thường. Đây là khoảng thời gian cần thiết trung bình để giúp ức chế miễn dịch của người bệnh được ổn định và nguy cơ biến chứng ít. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận cần đặc biệt chú ý. Theo đó, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bệnh cần: Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi • Người bệnh nên ăn đồ đã nấu chín, không ăn các loại đồ sống, thực phẩm đồ biển vì rất dễ bị nhiễm khuẩn E.colilegionella. • Uống nước đã đun sôi, rửa, ngâm sạch rau để loại bỏ vi khuẩn • Không nên ăn rau sống, salad, rau quả bị dập nát • Không ăn đồ chiên xào nhiều, đồ nướng trực tiếp trên than • Không nên ăn các thực phẩm đồ nóng, nồng như tỏi sống, ớt, tiêu,... • Không được uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác để tránh gây áp lực lên thận Bổ sung nhiều thực phẩm có protein cao Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu, sữa, đậu nành, đậu phụ,... Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn quá 3 quả trứng trong 1 tuần. Việc bổ sung nhiều đạm cho cơ thể sau khi ghép thận sẽ giúp phục hồi mô và cơ nhanh do trước đó cơ và mô bị phá vỡ do sử dụng nhiều thuốc chống thải ghép (steroids liều cao). Ăn khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm • Ăn thanh đạm, ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa • Ăn ít muối, ít đường • Ăn thực phẩm an toàn, còn tươi • Không nên ăn ở ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn lại đồ ăn thừa từ hôm trước, đồ ăn hâm lại nhiều lần Không nên ăn trái cây • Một số loại hoa quả bệnh nhân sau ghép thận không nên ăn như nho, bưởi, lựu hay rau, vì các loại quả này sẽ gây tăng nồng độ thuốc, có khả năng gây tương tác với thuốc ức chế miễn dịch đang dùng làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi thận. Trong chế độ dinh dưỡng sau ghép thận, người bệnh có thể ăn thực phẩm chua như chanh hoặc me. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây chưa chín, chưa rửa sạch, trái cây bị hỏng,... • Thay vì ăn trực tiếp trái cây tươi thì bệnh nhân có thể ăn dưới dạng trái cây rau củ hầm vừa thanh đạm, dinh dưỡng cao, đồng thời giúp làm giảm lượng vi khuẩn hoạt động, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc. Bổ sung uống sữa đông Sữa đông chứa nhiều protein rất cần thiết và tốt cho quá trình phục hồi bệnh nhân sau khi ghép thận. Vì thế, bệnh nhân có thể bổ sung loại sữa này trong khẩu phần ăn của mình." ]
[ "Chào bạn, Người bị phải hạn chế đạm trong khẩu phần ăn, không ăn phủ tạng động\r\nvật, thịt gia cầm, thịt đỏ. Bổ sung cá và thực vật. Về cần hạn chế thức ăn ngọt và giảm tinh bột, tăng cường rau\r\ncải, chất xơ. Thân mến,", "Chào bạn, Khi một và mất chức năng thì thận còn lại sẽ hoạt động bù trừ. Nhiều người vẫn sống bình thường dù chỉ còn 1 quả thận do đã hiến tặng hoặc 1 thận bẩm sinh. Chỉ định phẫu thuật khi thận teo gây ra biến chứng (như tăng huyết áp) hoặc triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hiện tại bác sĩ chỉ nhận được kết quả siêu âm bụng của mẹ bạn và không kèm theo kết quả nào khác về chức năng thận, không trực tiếp thăm khám nên chưa thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần đưa mẹ đi tái khám thường xuyên, đúng lịch hẹn, đúng chuyên khoa để bác sĩ theo dõi sát và bảo tồn quả thận còn lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Theo dân gian thì các loại rau có nhiều mủ hay nước tương, và đồ biển, thịt gà vịt, đồ nếp không tốt cho người mới mổ xong hay có vết thương vì nghĩ là sẽ tạo mủ, khó lành, sẹo lồi... Tuy nhiên, theo bằng chứng khoa học thì điều đó không đúng. Người có vết thương như bấm lỗ tai thì có thể ăn uống bình thường, không kiêng cử gì cả, miễn là thức ăn phải nấu chín uống sạch, rau nên luộc chín để dễ tiêu, những món ăn trước đây gây dị ứng nếu có thì không dùng. Người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới mau lại sức và lành vết thương. Tuy nhiên, không nên uống rượu bia và hút thuốc lá vì có thể làm vết thương chậm lành, dị ứng, giảm tác dụng thuốc uống đi kèm… Bên cạnh đó, em chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi, rửa lỗ bấm khuyên tai mỗi ngày đúng như bác sĩ dặn thì lỗ bấm sẽ lành tốt. Trong trường hợp em bấm lỗ tai bên ngoài bệnh viện thì em có thể đến cơ sở y tế gần nhà để được kiểm tra và hướng dẫn cách chăm sóc lỗ bấm phù hợp, đồng thời chích ngừa uốn ván nếu chưa được bảo vệ.", "Hình minh họa Chào\r\nem, Thời\r\nđiểm tháo bột phải do BS điều trị cho em quyết định, vì BS cần đánh giá xem mức\r\nđộ lành xương đến đâu, cal xương có đủ vững chưa chủ yếu qua phim chụp Xquang\r\nkiểm tra lại. Nếu như hiện giờ em không còn đau nữa, cũng đã bó bột được 2\r\ntháng rồi thì em cũng sắp được tháo bột rồi đấy, em nên tái khám BS đúng hẹn. Còn\r\nvề chế độ ăn thì đối với nói chung, trong vấn đề ăn uống không có\r\nkiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm giảm tỷ lệ lành\r\nxương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Việc\r\năn uống nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao (như hải sản) hay uống thêm\r\nthuốc/sữa bổ sung canxi thật ra không được chứng minh là làm tăng khả năng liền\r\nxương hay rút ngắn thời gian liền xương. Do đó tốt nhất vẫn là ăn uống đầy đủ\r\nchất là tốt nhất.", "Chào\r\nem Diên Khánh, Đa\r\nsố các bé sau khi khỏi bệnh rồi nhưng vẫn còn biểu hiện như bé của em.\r\nDo đó, vấn đề dinh dưỡng sau bệnh cho bé cũng rất quan trọng đó em. Bây\r\ngiờ, em vẫn cho bé ăn uống bình thường như mọi ngày, có nghĩa là thực đơn của\r\nbé vẫn đủ 4 nhóm thức ăn, nhưng cần tăng thêm số lần (ví dụ lúc trước khi bệnh\r\nbé ăn mỗi ngày 4 bữa thì bây giờ em tăng lên thành 6 bữa). Ngoài\r\nra, em cần chú ý, thực đơn trong ngày cần thay đổi giữa các bữa, nếu bé không\r\năn cơm, cháo thì em có thể đổi sang nui, phở, bánh canh,… hoặc cũng có thể thay\r\nbằng bánh ngọt, mặn (tùy theo sở thích của bé), bánh Flan, sữa, phô mai,… Những\r\nthức ăn này tuy không phải là thực đơn chính trong ngày nhưng trong lúc này\r\nchúng vẫn cung cấp đủ năng lượng để bé sinh hoạt vui chơi trong ngày, đây chỉ\r\nlà giải pháp tạm thời thôi em nhé, sau khi sức khỏe được hồi phục bé sẽ ăn uống\r\nngon trở lại. Nếu\r\ncần em có thể cho bé khám thêm để BS bổ sung thêm thuốc giúp bé ăn\r\nngon. AloBacsi\r\nthân chúc bé sớm phục hồi sức khỏe!", "Huong thân mến, Suy thận giai đoạn cuối: lối thoát\r\ncuối cùng là ghép thận. Sau ghép thận, chất lượng cuộc sống của bé sẽ tốt hơn\r\nvà có thể có cuộc sống bình thường. Chúc mọi điều tốt lành đến với bé và gia\r\nđình. PGS.TS Trần Thị Mộng\r\nHiệp Trích nội dung:", " Chào em, Em không cần đổi thuốc nên tiếp tục dùng thuốc trên cho đủ thời gian điều trị. Để giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá em có thể dùng hai thuốc Biaxin Bid 500mg, Amocillin 1000mg sau khi ăn, thuốc Prevacid 30mg dùng trước ăn 30 phút, có thể bổ sung men vi sinh để hổ trợ ăn uống tốt hơn. Chúc em mau khoẻ. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, Đa số các đều chuyển hóa và đào thải qua gan, thận, vì vậy có thể ảnh hưởng lên gan thận. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị là bắt buộc, nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển có thể tử vong. Quan trọng là theo dõi điều trị, trong quá trình điều trị nên theo dõi men gan, chức năng thận, ăn uống đầy đủ chất tránh suy kiệt và phải uống đủ nước để bảo vệ thận. Chúc em mau khỏe.", "Cấy ghép thận là giải pháp điều trị hiệu quả với nhiều bệnh lý thận, đặc biệt là suy thận khiến chức năng lọc máu bị suy giảm nghiêm trọng Chào bạn, Ghép thận được chỉ định rộng rãi cho những bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối, nhưng trước khi ghép cần đảm bảo điều kiện bệnh nhân ổn định, không còn nguyên nhân gây tiến triển suy thận, các bệnh lý nền kiểm soát tốt (tăng huyết áp, đái tháo đường), tình trạng mạch máu vùng chậu tốt, không có bệnh tim nặng hay ung thư... Hiện tại nếu tình trạng gãy xương chưa ổn định thì chưa thể tiến hành ghép thận. Bạn nên tiếp tục cho ba mình đi tái khám, đồng thời khám sàng lọc, đánh giá ở bệnh viện có thể ghép thận để chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết và tiến hành ghép khi sức khoẻ cho phép bạn nhé!", " Nếu như chưa tuân thủ được điều trị nên tạm ngưng ghép thận bởi vì đã có nhiều chứng minh rằng tỷ lệ không tuân thủ ảnh hưởng trên 50% các lý do dẫn tới thận ghép bị suy: uống thuốc không đủ, uống thuốc thừa và uống thuốc không đúng giờ cũng không được, thậm chí là uống thuốc đủ, đúng mà nồng độ thay đổi (biến thiên nồng độ, nồng độ lên, nồng độ xuống). Chính vì vậy mà thường thì chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân khi tuân thủ tốt rồi thì trước khi ghép chúng ta cũng phải lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng vẫn phải uống thuốc, đó chính là những cơ hội mà chúng ta tập quen dần đến việc uống thuốc hay chưa. Khi đã uống thuốc và đã cảm thấy quen thì chúng ta đã sẵn sàng cho việc ghép thận bởi vì ghép thận để tìm được người tặng cho thận rất khó, không phải không ghép bây giờ thì chúng ta sẽ có cơ hội thứ hai. Ghép lần thứ hai rất phức tạp vì có thể những xét nghiệm kỹ hơn hoặc do phản ứng của lần ghép trước vì vậy lần thứ hai tìm một người phù hợp cực kỳ khó. Thân mến.", "Chào em, Nếu cử động nhai và nuốt của em không gặp khó khăn gì như đau khi nhai, đau khi nuốt, ăn sặc thì em có thể chuyển sang ăn chế độ ăn đặc hơn như cơm, thịt cá trứng, rau xanh, hoa quả, tăng dần mức độ thô của món ăn, nhưng chưa thể xử lý các món cần lực cắn mạnh và nhai lâu được thôi (ví dụ như gặm sườn, gân...). Về vấn đề tập thể dục thì em có thể chạy bộ nhẹ nhàng được, không ảnh hưởng gì đến việc lành vết thương cả, em nhé. Thân mến.", "- nguồn internet Chào bạn Tấn Tài, đến giai đoạn phải thay thận là đã có ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể. Sau khi thay thận, phải theo dõi định kỳ và uống thuốc suốt đời để chống thải bỏ mảnh ghép, thuốc này khá là đắt tiền. Quả thận thay có hoạt động tốt hay không tùy thuộc vào sức khỏe của chị bạn, mức độ thích hợp của quả thận đó trong cơ thể mới và các bệnh lý kèm theo … Vấn đề kiêng cữ trong thời gian đầu khá nghiêm ngặt (ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi…). BS điều trị sẽ tư vấn cặn kẽ, bạn an tâm nhé. Chúc chị bạn nhiều sức khỏe.", "Chào em, Em cần có một chế độ dinh dưỡng tốt trước khi , ăn đầy đủ chất, bổ sung 2 ly sữa giàu dinh dưỡng mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả trái cây tươi giàu vitamin C. Sau khi cắt thì những ngày đầu em ăn thức ăn mềm, lỏng: cháo xay, nước trái cây, sữa, không ăn uống nóng. Nước giá luộc cũng được xem như nước rau luộc, em có thể uống, chú ‎ý chọn giá sạch. Thân mến. ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhân dân 115", "Ăn đủ các nhóm chất đối với người có 1 quả thận Chào em, Mặc dù cơ thể người bình thường có 2 quả thận, tuy nhiên khi 1 quả bị hư hỏng hoặc không tồn tại, thận còn lại vẫn bù trừ tốt và không ảnh hưởng sức khoẻ chung. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân thận độc nhất hoặc hiến 1 thận, cắt bỏ 1 thận do chấn thương... vẫn sống khoẻ mạnh tới cuối đời. Việc em quá lo lắng, quá kiêng khem, vô tình lại làm cho cơ thể suy yếu, ảnh hưởng xấu tới dinh dưỡng và lượng máu nuôi thận, bắt thận làm việc quá mức và dễ sinh bệnh hơn. Em nên sinh hoạt điều độ, ăn đủ các nhóm chất, tránh ăn quá mặn, uống đủ nước, tập vận động thể lực hàng ngày ít nhất 30 phút và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, kể cả các thuốc giảm đau, thảo dược em nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", " Chào bạn Hoài Phong, Tùy vào từng trường hợp của mỗi bệnh nhân mà có mức phí khác nhau. Sự khác nhau nằm ở các xét nghiệm chẩn đoán, sự tương thích giữa nguồn thận với cơ thể và thuốc sẽ được chỉ định… sẽ quyết định tổng chi phí mà bệnh nhân phải trả. Thông thường, chúng tôi luôn tư vấn cho bệnh nhân của mình phải chuẩn bị khoảng từ 300-400 triệu đồng/ ca (ngoài BHYT). Chúng ta cũng cần phải đề phòng sau mổ có những biến chứng mà phải sử dụng thuốc thêm hoặc dị ứng thuốc này phải thay bằng thuốc khác… do đó, việc chuẩn bị mức tiền trên là cả dùng cho phương án dự trù này. Nếu nguồn thận ở người cho đang còn sống, khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nên việc đào thải trên người được ghép thận rất thấp. Tuy nhiên, nếu ghép ở người chết não thì do không có nhiều thời gian chuẩn bị nên tỉ lệ này cao hơn. Về sau này, do có những loại thuốc mới ra đời cho phép việc tự khắc phục được sự đào thải này. Một số trường hợp cơ thể không chấp nhận quả thận mới thì bác sĩ buộc phải lấy quả thận đó ra. Việc dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ nhằm hạn chế và thích nghi dần. Các trường hợp nặng hơn thì bác sĩ buộc phải loại bỏ quả thận ghép. Tuy nhiên, trường hợp này được cho là khá hiếm gặp. Thân mến! Trích trong:" ]
BS cho mình hỏi, sau mổ nội soi đặt lưới thoát vị bẹn thì bao lâu tôi có thể chơi thể dục thể thao được ạ?
[ "Chào bạn, Thời gian để thành bẹn được phục hồi sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng tùy vào tình trạng lỗ thoát vị to hay nhỏ, mục đích là để lưới gia cố có thời gian liền với thành bẹn. Hiện tại nếu không còn đau tại vết mổ bạn có thể tập vận động tăng dần cường độ, nhưng để vận động lại bình thường như trước kia phải cần thời gian khoản 3 tháng sau mổ. Thân ái chào bạn." ]
[ "Bạn thân mến, Phương pháp đốt điện trong được đánh giá là một trong những thủ thuật phụ khoa có thời gian phục hồi trung bình, thời gian để phục hồi hoàn toàn các tổn thương sau đốt lộ tuyến là 6 - 8 tuần. Tuy nhiên, để sinh hoạt bình thường sau đốt lộ tuyến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Đốt viêm lộ tuyến ở những cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có chuyên môn giỏi và tay nghề cao. - Ngoài ra, bệnh nhân phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn và chỉ định chăm sóc của bác sĩ sau thủ thuật. Trân trọng!", " Chào em, Thời gian lành thường ở mỗi người khác nhau và không có cách nào khiến nhanh chóng hơn. Em không nên nóng vội mà ảnh hưởng xấu đến việc lành thương, để lại di chứng về sau. Em nên tập luyện theo khả năng và không cố gắng quá sức. Thân mến! ", "Nên mang dụng cụ bảo vệ khớp khi chơi thể thao sau rút đinh nội tủy Chào em, Em hoàn toàn có thể chơi thể thao lại như trước đây nhưng mà phải luyện tập từ từ tăng dần. Thời gian trung bình sau rút đinh nội tủy khoảng 3 tháng là xương phục hồi hoàn toàn rồi. Khi đó em có thể tham gia lại các môn thể thao mình yêu thích, nhưng thời gian đầu cần tập luyện các bài tập toàn thân cơ bản để tăng cường thể lực, cơ săn chắc trở lại, các dây chằng khớp dẻo dai hơn sau 1 thời gian dài bị hạn chế vận động. Song song đó em tập chạy tăng dần cường độ và mức độ. Khi chơi lại đá bóng, có thể mang theo dụng cụ bảo vệ khớp gối, cẳng chân để an tâm hơn. Thân mến.", "Chào em, Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước có những bài tập tương đối khác nhau. Tuy nhiên, quy trình luyện tập đều dựa trên những nguyên tắc chung, qua từng giai đoạn sau đây: Giai đoạn I: (từ tuần 0 - tuần thứ 2 sau mổ): Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ; Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên); Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần); Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ; Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp; Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân; Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa; Băng chun, chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ; Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ. Giai đoạn II: (từ tuần thứ 3 - 4): Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4. Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản; Đi xe đạp tại chỗ; Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân). Giai đoạn III: (từ 5 - 6 tuần): Bỏ nẹp gối; tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối; Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại; Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc; Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng. Tập bơi. Em có thể dựa trên bài tập trên để luyện tập tại nhà, tất nhiên là tốt nhất vẫn nên đến trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để bác sĩ hướng dẫn, giám sát và chỉnh sửa động tác cho em. Do đó, nếu em tập tại nhà mà có khó khăn gì hay muốn phục hồi nhanh thì có điều kiện nên đến bệnh viện để tập vật lý trị liệu, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Phẫu thuật nội soi cắt polyp dây thanh hiện nay đa số thực hiện bằng ống nội soi mềm, bệnh nhân không cần gây mê, không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung. Thông thường bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, hạn chế nói khoảng 1-2 tháng thì tình trạng thanh quản mới hồi phục tốt. Nếu sau mổ hơn 20 ngày mà chồng bạn cảm thấy mệt và đau nhiều thì nên tái khám lần nữa để tìm xem có nguyên nhân khác gây tổn thương thanh quản dai dẳng như nhiễm trùng vết mổ, trào ngược dạ dày thực quản… hay không để xử trí kịp thời bạn nhé! Thân mến.", " Chào em Hoàng, Điều trị hiện nay đa số là bằng phương pháp đặt lưới vào thành bụng, đây là phương pháp mới và có hiệu quả cao, tỉ lệ tái phát rất thấp. Miếng lưới được làm bằng vật liệu bền vững, được đặt vào thành bụng và cố định chặt với tổ chức xung quanh có tác dụng bít lỗ thoát vị, ngăn không cho các cấu trúc trong ổ bụng lọt ra và gây thoát vị. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau, có người có cấu trúc thành bụng lỏng lẻo thì dễ tái phát thoát vị thành bụng ở vị trí khác (như bên đối diện) hoặc tại chỗ cũ dù tỷ lệ này khá thấp. Hiện tại, em có thể tập gym lại và chơi thể thao, tuy nhiên thời gian đầu cần tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp, tập mức độ tăng dần và vừa sức, tránh các động tác gắng sức làm tăng áp lực ổ bụng quá mức. Thân mến! ", "Chào bạn, Phẫu thuật nội soi cắt túi mật tương đối an toàn, thời gian xuất hiện biến chứng khoảng 01 tuần sau mổ, nếu qua khỏi thời gian này thì hầu như không có biến chứng gì cả. Những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật khoảng 06 tháng đầu tiên sẽ cảm giác ăn khó tiêu bởi vì đã không còn nơi dự trữ và cô đặc mật (hỗ trợ tiêu hóa mỡ). Tuy nhiên sau 06 tháng hệ thống đường mật sẽ phình dãn ra có vai trò như một nơi dự trữ và cô đặc mật, khi đó thì hệ thống tiêu hóa sẽ được điều hòa. Riêng về vấn đề vận động, bạn có thể vận động thể dục thể thao 01 tháng sau cuộc mổ, hiện tại đã 03 tháng nên bạn có thể bắt đầu chơi đá bóng được rồi. Riêng những miếng clip được chế tạo cho việc cầm máu, hàn những hệ thống ống nhỏ trong phẫu thuật nội soi, chất liệu tương thích sinh học với cơ thể nên có thể để lại trong cơ thể suốt đời mà không gây bất kỳ phản ứng nào, vì vậy bạn không cần phải lo lắng nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Trường hợp của em vẫn ưu tiên tập vật lý trị liệu hơn là phẫu thuật, bởi vì tuổi của em còn rất trẻ, và em tập vật lý trị liệu đáp ứng rất tốt. Phẫu thuật chỉ được đặt ra trong trường hợp chèn ép tủy sống nặng, gây yếu cơ, teo cơ, đau nhức không đáp ứng điều trị nội và vật lý trị liệu. Bởi vì phẫu thuật cột sống là phẫu thuật xâm lấn, vẫn có phần trăm tai biến, phần trăm thất bại (mổ xong như cũ), mà sau phẫu thuật em cũng phải tập vật lý trị liệu tiếp thôi. Quan trọng hơn là theo thời gian khi em 60-70 tuổi, nếu mà thoát vị đĩa đệm tái lại do thoái hóa thì khi đó mổ lần 2 sẽ rất khó. Em mới tập có 2 tuần thì đừng nản, em có thể tự phối hợp tập vật lý trị liệu thêm ở nhà để giảm chi phí và tăng tốc độ lành bệnh mà. Thân mến.", "Chào em, Sau nếu em tuân thủ tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng đều đặn, vừa sức theo đúng hướng dẫn của BS chuyên khoa thì em hoàn toàn có thể quay lại chơi thể thao như trước đây, em nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào bạn Bình, Thông thường xương sẽ lành sau khi cố định khoảng 2-3 tháng tùy vào mức độ tổn thương. Nếu có băng bột thì sau khi cắt bột chị bạn có thể tập đi lại dần dần để hồi phục nhanh hơn. Chúc chị bạn mau khỏi.", "Hình minh họa Chào em, Em có thể áp phương pháp tập vật lý trị liệu tại nhà sau gãy xương chày đã phẫu thuật bắt nẹp vít như sau: Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường, dạng khép chân, tập ngồi dậy xoa bóp vùng khớp gối, di động xương bánh chè, ngốc cổ chân, ngón chân cơ tứ đầu đùi, theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù không… Từ 3 ngày đến 7 ngày: tự ngồi dậy xoa bóp cơ đùi, di động xương bánh chè, di động khớp gối, ngồi thả lỏng chân xuống nền giường và làm quen với nạng… Từ 7 ngày đến 10 ngày: xoa bóp khớp gối cho tăng tuần hoàn máu và di động khớp, tập gập duỗi khớp gối và gập tối đa nếu chịu được, tăng lực góc độ gập từ 10 độ tăng lên 30 độ. Từ 10 ngày đến 15 ngày: tập đứng và tập đi làm quen với nạng xoa bóp di động khớp gối, tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi, xoa bóp các nhóm cơ mặt sau cẳng chân, tập ép tăng dần góc độ. Từ 15 ngày đến 1 tháng: tập đi chịu lực chân gãy và tập đi cho máu lưu thông tăng sức chịu lực lên mâm chày và nhóm cơ tứ đầu đùi. Từ 4 tuần đến 8 tuần: tập đi kết hợp đeo tạ chân để mạnh các nhóm cơ cẳng chân và cơ tứ đầu đùi, chịu trọng lực cơ thể xuống chân yếu, vận động khớp gối tối đa để lấy lại tầm vận động, ngồi trên giường thả chân xuống gập duỗi tối đa vận động. Sau 2 tháng nếu tập tốt là có thể quay lại sinh hoạt và làm việc như bình thường, nhưng nếu muốn chơi thể thao thì phải tập thêm tùy môn thể thao. Nếu em kết hợp với kỹ thuật viên tập vật lý trị liệu thì sẽ phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi. Sau 12-18 tháng bệnh phục hồi rồi thì em tháo nẹp vít ra sẽ sinh hoạt như người bình thường thôi, em nhé.", "Hạn chế vận động mạnh sau phẫu thuật cơ xương khớp Chào em, Sau các tổn thương xương khớp có giai đoạn hạn chế vận động ban đầu, chủ yếu để tổn thương có thời gian lành lại còn hầu hết thời gian còn lại các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân lên kế hoạch tập vật lý trị liệu đều đặn và khoa học. Phẫu thuật sụn chêm là để khôi phục lại sinh hoạt bình thường của bệnh nhân nên không phải chống chỉ định tập thể dục thể thao và đi lại (nếu như vậy thì không khác gì tàn phế rồi). Tuy nhiên, tập thế nào là đúng cách, cường độ ra sao, thời điểm nào phù hợp còn tuỳ cơ địa từng người và phần thăm khám đánh giá trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, em nên tái khám để bác sĩ xem lại tổn thương và hướng dẫn từng bước tập luyện để tránh chấn thương đáng tiếc em nhé! Thân mến.", " Chào em, Trường hợp của em cần đến trung tâm y học thể thao để bác sĩ đánh giá lại xem khớp gối của em hoạt động trơn tru chưa (việc này phụ thuộc nhiều vào việc tập vật lý trị liệu của em trong thời gian sau phẫu thuật), mục tiêu của em là chơi bóng đá để rèn luyện thể lực, để vui cùng bạn bè hay là thi đấu các giải như cầu thủ, từ đó bác sĩ mới có hướng tư vấn hỗ trợ cho mong muốn chơi thể thao của em được, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Đối với tổn thương gãy xương cổ tay , nếu chăm sóc, dinh dưỡng và vật lý trị liệu thì sau 3-6 tháng, người bệnh có thể phục hồi hoạt động như bình thường, kể cả tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, em cần lưu ý dù có vận động thế nào cũng nên vừa sức, tăng dần cường độ từ nhẹ tới nặng để cơ thể kịp thích nghi, tránh vận động mạnh, đột ngột có thể làm tổn thương nặng lên em nhé! Thân mến.", "Chào em, Chuyện sau này đi lại có bình thường được hay không phụ thuộc vào việc em tập vật lý trị liệu có tích cực hay không, nếu em lười tập sẽ bị teo cơ, cứng khớp khó đi lại bình thường được. Cách tập cụ thể như sau: Đối với các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật gãy vỡ xương bánh chè, néo ép bánh chè hoặc các phương pháp phẫu thuật khác không cần bột, nẹp tăng cường thì sau phẫu thuật từ ngày thứ nhất đến 14 ngày cần duỗi gối tối đa; gấp khớp gối tới 90 độ. Người bệnh cần chườm lạnh khớp gối 20 phút cách 2 giờ, sau đó băng chun ép cố định khớp gối. Người bệnh đi lại bằng nạng đến khi kiểm soát được cơ đùi, chân phẫu thuật chịu một phần trọng lượng. Bệnh nhân cần tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật; vận động thụ động khớp gối từ 0 - 30 độ trong những ngày đầu, tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối 90 độ; tập duỗi khớp gối, vận động khớp cổ chân, khớp háng của chân phẫu thuật. Sau phẫu thuật từ 2 - 6 tuần, bệnh nhân cần vận động của khớp gối; tăng sức mạnh nhóm cơ đùi; giảm đau và phù nề. Bệnh nhân tiếp tục các bài tập ở trên. Tập duỗi khớp gối tối đa; gấp dần khớp gối đến 6 tuần khớp gối có thể vận đông bình thường; chân phẫu thuật tiếp tục chịu trọng lượng và bỏ nạng sau 4 tuần. Tập gia tăng sức mạnh cơ đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ chuyên dụng. Tập xuống tấn, đạp xe đạp, bơi. Sau 6 tháng, bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường. Em có thể đến trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được hướng dẫn cụ thể tùy khả năng vận động hiện tại của em mà bác sĩ sẽ hướng dẫn em các bước tập tiếp theo, em nhé Thân mến." ]