query
stringlengths
10
5.62k
pos
stringlengths
75
19.2k
neg
stringlengths
8
19.2k
Thuốc Stiprol 3g Hadiphar dùng để thụt trực tràng, điều trị táo bón (6 tuýp)
Mô tả ngắn: Stiprol do công ty Dược Hà Tĩnh sản xuất.Thuốc có thành phần chính là glycerol, dùng để thụt trực tràng, trị táo bón. Quy cách đóng gói: Tuýp 3g, 6 tuýp/hộp. Thành phần: Glycerol: 2.25g Chỉ định: Thuốc Stiprol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị táo bón trong thời gian ngắn giúp cho việc bài tiết nhanh và dễ hơn.
Mô tả ngắn: Thuốc Stomex là sản phẩm được sản xuất bởi Young – Poong Pharmaceutical Co., Ltd. (Hàn Quốc), thành phần chính là omeprazole, thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc Stomex được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa các hạt bao tan trong ruột, được đóng gói theo quy cách hộp 2 vỉ x 8 viên nang. Thành phần: Omeprazol: 20mg Chỉ định: Thuốc Stomex được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Viêm dạ dày nặng, loét đường tiêu hoá kể cả loét dạ dày và tá tràng , viêm thực quản hồi lưu, hội chứng Zollinger - Ellison (ZES) và những rối loạn tiêu hoá khác do acid.
Chào bác sĩ! Em năm nay 32 tuổi đã có vợ và 1 con. Cách đây 1 tuần em đá banh và trong pha đối mặt với thủ môn đội bạn bị thủ môn đạp bằng gầm giầy và gãy xương chính cổ chân phải. Em chụp X-quang và thấy vết gãy của mình không bị di lệch, mà bị lõm vô một vết của đinh giầy khi đạp. Hiện tại em đã bó bột được 8 ngày. Có thể đi lại bằng nạng. Xin hỏi bác sĩ, em đi lại như vậy có ảnh hưởng gì không? Em cần kiêng ăn những món nào? Chuyện chăn gối em có cần kiêng cữ không? Vì một số người nói em phải kiêng ăn một số thứ và kiêng không quan hệ trong 6 tháng. Sau này khi đi lại được em có thể chơi lại thể thao (bóng đá) hay ko? Vì em rất đam mê chơi môn đó. Mong bác sĩ hãy cho em một lời khuyên bổ ích nhất! Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Chào bạn Thế Anh, Tôi làm nghề này 12 năm nhưng chưa nghe chẩn đoán "gãy xương chính ở cổ chân" bao giờ (và chắc chắn không có bác sĩ chuyên khoa nào chẩn đoán như vậy) nên chỉ có thể trả lời bạn câu hỏi liên quan đến gãy xương chân thôi. Bạn không phải kiêng ăn gì (ăn đầy đủ giúp xương mau lành), quan hệ vợ chồng bình thường (chỉ e không đủ sức thôi!) vì ăn đầy đủ nên không sợ gì. Chuyện đi lại sớm có ảnh hưởng gì không và có thể trở lại chơi thể thao hay không phụ thuộc vào bạn gãy xương gì và tổn thương dây chằng kèm theo mức độ nào. Nếu loại xương gãy đơn giản, ít biến chứng về lâu dài và vùng xương khớp cổ chân vững thì bạn hoàn toàn có thể trở lại chơi thể thao bình thường. Thưa BS, em bị gãy xương cẳng chân (trên mắt cá chân khoảng 15cm), xương đòn lớn bác sĩ ạ. Nhưng xương của em vẫn nằm đúng vị trí không bị lệch nên chỉ bó bột thôi. Cám ơn bác sĩ vì lời khuyên đã dành cho em ! Chào bạn! Gãy xương trên cổ chân 15 cm là gãy thân xương chày (xương lớn) cần 3 tháng hoặc  xương mác (xương nhỏ) cần 1.5 tháng là lành được. Bạn có thể chơi đá banh hoàn toàn bình thường. Chúc bạn mau bình phục!
Chào em, Trong mỗi con người luôn hiện diện song song phần thiện và phần ác. Em còn ý thức được việc mình làm, biết đâu là đúng đâu là sai và luôn đấu tranh cho những suy nghĩ không đúng chứng tỏ em vẫn là người tốt. Không có ai là hoàn hảo cả, kể cả ba mẹ và anh chị ruột, có khi hành động và suy nghĩ của họ là sai, nhưng thấu hiểu và rộng lượng tha thứ sẽ tốt cho tâm hồn của em hơn là ghi nhớ và trả thù. Hơn nữa, có bao giờ em bình tĩnh ngồi xuống cùng mẹ em và những người khác giải quyết mâu thuẫn trong suy nghĩ chưa, nếu không có thì mâu thuẫn sẽ càng chồng chất ở cả 2 phía. Hiện giờ cách tốt nhất cho em là em nên tập các phương pháp giúp trầm tính lại, như đi chùa/nhà thờ, tập thể dục thể thao giải tỏa năng lượng xấu, tự học yoga, thiền để bình tâm. Nếu vẫn không khống chế được luồng cảm xúc và , em nên khám chuyên khoa Tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn lưỡng cực, đa nhân cách... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, BS được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Bệnh tâm thần là bệnh có thể điều trị được, em nhé. Thân mến.
Chào bác sĩ, Em mang thai tháng thứ 4, bác sĩ cho em hỏi khi nào thì đi tiêm phòng, và phải tiêm những loại vacxin nào ? Và bác sĩ cho em hỏi thêm chút nữa là thỉnh thoảng em hay bị đau giật ở vùng bụng như thế là triệu chứng của bệnh gì? Em xin cám ơn bác sĩ! (N. T Mai - Bắc Giang)
Chào em, Việc phòng bệnh cho em và thai nhi sẽ được tiêm trước khi mang thai, thời gian tối thiểu là 1 tháng trước khi có thai. Còn khi có thai rồi và trong thời gian mang thai em chỉ được tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván, vacxin này sẽ phòng được bệnh uốn ván cho mẹ và phòng ngừa được bệnh uốn ván rốn cho bé sơ sinh. Để hiểu rõ thời gian tiêm ngừa, mời em tham khảo . Còn thỉnh thoảng em có đau giật ở vùng bụng thì chưa thể kết luận được em đang mắc bệnh gì, vì đây không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh nào cả em à.
Chào bạn, Với tuổi 26 của bạn với thời gian xuất tinh dưới 1 phút, chúng tôi nghĩ nhiều bạn nằm trong nhóm sớm nguyên phát. Nguyên nhân chính của nguyên phát là do bất thường trong tái hấp thu serotonin tại các đầu tận cùng của thần kinh. Do vậy việc điều chỉnh chế độ ăn không tác động trên cơ chế này mà phải dùng các thuốc tác động đúng vào cơ chế nguyên phát. Hiện tại BV tỉnh Thái Nguyên đã có những BS đã được đào tạo chuyên ngành nam khoa - (các BS này đã được huấn luyện tại BV Bình Dân - TPHCM) có thể khám và tư vấn điều trị cho bạn nhé. Trưởng khoa Nam Học, Bệnh viện Bình Dân
Thưa BS, Em ngã xe cách đây 1 tuần và bị xây sát ở mắt cá chân. Em có đi khám thì được BS cho uống kháng sinh và thuốc tiêu sưng. Hiện tại đến giờ vết thương mới chỉ khô và bàn chân vẫn sưng. Đặc biệt là chân em không thể hạ xuống để bước đi đi được, mỗi lần hạ xuống em cảm giác như các dây thần kinh căng lên và gây đau nhức. Em muốn hỏi làm cách nào để em có thể đi lại được và thường thì khoảng bao lâu là chân sẽ trở lại bình thường? Em cảm ơn BS!
Chào Khánh Linh, Nếu chỉ xây xát ngoài da và chấn thương mô mềm làm sưng bầm thì bây giờ lẽ ra em phải hết rồi. Thế nhưng em vẫn còn sưng ở bàn chân nhiều và quan trọng là không đi lại được, nếu thật sự là như vậy thì phải coi chừng gãy/nứt xương, , nhiễm trùng... Do vậy phải đến khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để BS kiểm tra, chụp phim Xquang xương khớp, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp mới được (nắn trật, bó bột, nẹp cố định...). AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Chào em, Chỉ định mổ cho bệnh lý này không phụ thuộc vào số tuổi, chủ yếu BS thường dựa vào biểu hiện lâm sàng của đường dò ra ngoài và vị trí, phân loại của đường dò. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào sức khỏe, bệnh lý đi kèm (nếu có) của bé nữa. Tốt nhất, em nên tham khảo ý kiến của BS điều trị. Thân mến, Câu tư vấn trước:
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa suy gan mạn
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa suy gan mạn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy gan mạn Chế độ sinh hoạt: Hầu hết các yếu tố gây suy gan mạn đều gây tổn thương gan trong thời gian dài do đó cần phải ngăn chặn sự tiến triển của nó để tránh xơ gan và các biến chứng của nó. Khuyến cáo về chăm sóc người bệnh suy gan mạn: Tránh nhiều loại rượu (rượu vang, rượu mạnh, bia); Sàng lọc định kỳ viêm gan virus B và viêm gan virus C; Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A và B; Tránh bổ sung sắt trừ khi bị thiếu sắt; Tránh tự ý dùng thuốc giảm đau (aspirin, acetaminophen) và các loại thuốc gây độc cho gan khác; Duy trì lượng mỡ máu tốt để tránh hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh suy gan mạn có thể bao gồm: Biến carbohydrate thành nguồn calo chính của bạn. Chế độ ăn có lượng chất béo vừa phải. Hạn chế lượng protein động vật ăn vào. Gan bị tổn thương không thể xử lý protein đúng cách. Bác sĩ của bạn sẽ cho biết lượng protein bạn nên tiêu thụ dựa trên trọng lượng cơ thể. Uống bổ sung vitamin. Bệnh gan có thể ảnh hưởng cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là vitamin B và vitamin D. Giới hạn lượng natri bạn tiêu thụ ở mức 2.000mg/ngày hoặc ít hơn. Giới hạn lượng natri của bệnh nhân suy gan mạn tiêu thụ ở mức 2.000mg/ngày hoặc ít hơn Điều quan trọng là bạn phải được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cá nhân của bạn. Phương pháp phòng ngừa suy gan mạn hiệu quả Cách để phòng ngừa suy gan mạn tốt nhất là hạn chế yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa những tình trạng này: Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Có chế độ ăn uống đầy đủ tất cả các nhóm thực phẩm. Tiêm vắc-xin phòng ngừa hoặc globulin miễn dịch để phòng ngừa nhiễm viêm gan virus A và B. Đừng uống rượu quá nhiều. Tránh uống rượu khi bạn đang dùng thuốc acetaminophen. Vệ sinh đúng cách. Rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và trước khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào. Không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân, kể cả bàn chải đánh răng và dao cạo râu với người khác. Nếu bạn xăm mình hoặc xỏ khuyên trên cơ thể, hãy đảm bảo điều kiện vệ sinh và tất cả các thiết bị đều vô trùng. Hãy nhớ sử dụng biện pháp bảo vệ (bao cao su) khi quan hệ tình dục. Nếu bạn sử dụng ma túy tiêm tĩnh mạch bất hợp pháp, đừng dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai.
Triệu chứng đau hốc mắt Những dấu hiệu và triệu chứng của đau hốc mắt Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau không quá nghiêm trọng khiến mọi người khó có thể nhận biết được điều gì đang xảy ra với mắt của mình. Nhưng có một số triệu chứng có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân thực sự. Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi chảy nước mắt sống và trong một số trường hợp, bị song thị (nhìn đôi). Đau hốc mắt cũng có thể dẫn đến đau đầu dữ dội và đôi khi có vết đỏ xuất hiện ở phần lòng trắng của mắt. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu dữ dội kéo dài ở hốc mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và chẩn đoán. Bất kỳ tổn thương nào đối với mô mềm trong hốc mắt phải được theo dõi hoặc điều trị.
Bác sĩ ơi, Tôi năm nay 39 tuổi, hiện nay huyết áp của tôi đo hàng ngày (3 lần/ngày vào sáng chiều tối) đều nằm trong khoảng 100/70 đến 120/80. Thỉnh thoảng tôi bị lên cơn nhịp tim nhanh, mạch lên đến 100 lần/phút và huyết áp có khi lên đến 160/100. Tôi đã đi nhiều BS, được chẩn đoán là cường giao cảm và cho uống Panagin và Dogmatil 50mg nhưng vẫn thế. Có khi lên cơn, tôi nhập viện cấp cứu nhưng người ta chỉ đo huyết áp, cho uống thuốc rồi bảo về. Tiền sử bệnh: Cao huyết áp, đo tại các phòng mạch là 150/90 – 160/90. Nhưng đo tại nhà là từ 120/80 – 140/90 trước khi uống thuốc Lostard 25 mg. Siêu âm bụng, siêu âm tim, điện tim kết quả bình thường. Thử máu (đường huyết, mỡ máu, chức năng gan, thận, siêu vi B…), thử nước tiểu đều bình thường. Thuốc đã dùng: Lostard 25 mg, uống trong 7 tháng. Hiện tôi đang mắc chứng bệnh gì, có cần làm các xét nghiệm gì thêm không? Điều trị như thế nào? Có khi nào đột quỵ không? (Ngọc Thụy - Đà Lạt)
Chào bạn Ngọc Thụy, Cao huyết áp là bệnh thường gặp và gia tăng theo tuổi. Cao huyết áp cũng gia tăng khi có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, di truyền… và cả yếu tố tâm lý nữa. Huyết áp không phải là con số hằng định. Trị số huyết áp thường tăng cao khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, cà phê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn). Do đó nếu bạn càng lo lắng về bệnh của mình thì huyết áp càng tăng và dao động nhiều. Trong ngày thường huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng. Bạn thường đo huyết áp 3 lần mỗi ngày, kết hợp với tâm trạng lo lắng thì sẽ làm gia tăng huyết áp. Lời khuyên của AloBacsi là bạn không cần thiết phải đo như vậy, trường hợp của bạn thậm chí không cần đo mỗi ngày, thỉnh thoảng khi nào thấy khó chịu thì mới đo kiểm tra thôi. Tôi có cần làm xét nghiệm gì thêm không? Điều trị như thế nào? Hiện tại bạn đã làm đầy đủ các xét nghiệm rồi nên không cần làm thêm nữa, còn việc điều trị bạn tiếp tục dùng theo thuốc cũ (nếu huyết áp ổn định 120/80 mmHg). Điều trị cao huyết áp phải kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống gồm không hút thuốc, không uống nhiều rượu bia, không ăn mặn quá, kiêng ăn mỡ, tập thể dục đi bộ đều đặn mỗi ngày khoảng 45 phút, tránh lo lắng buồn bực, tránh stress… Bên cạnh đó, bạn cứ tuân thủ uống thuốc đều đặn theo toa bác sĩ, tái khám đầy đủ thì sẽ hạn chế được nguy cơ đột quỵ xảy ra. Bạn hãy bình tĩnh hơn nhé!
Có 2 loại viêm ruột thừa: Mạn tính và cấp tính. Chào bạn, Đa phần mọi người chỉ biết đến . Từ “viêm ruột thừa mạn” thật ra không chính xác. Với viêm ruột thừa cấp, nếu không được xử lý sẽ gây vỡ ruột thừa và nhiễm trùng tại chỗ khu trú ở vùng hố chậu phải, sau đó gây nhiễm trùng toàn ổbụng và cuối cùng là toàn thân. Đây là con đường diễn tiến thứ nhất và nhiều nhất của viêm ruột thừa. Con đường thứ 2 là viêm ruột thừa vỡ ra gây nhiễm trùng nhưng tạo apxe bao quanh vị trí hố chậu phải và không lan ra, chỉ thành apxe ruột thừa. Trong một số trường hợp, do bệnh nhân có sức đề kháng khá tốt, kèm sử dụng kháng sinh tại chỗ, nên ruột thừa tạo thành đám quánh và được mạc treo bọc lại hạn chế tình trạng viêm nhiễm trùng lan ra bên ngoài. Tình trạng này được gọi là đám quánh ruột thừa. Một số người thường gọi apxe ruột thừa hay đám quánh ruột thừa là viêm ruột thừa mạn tính. Thật ra đây là biến chứng của viêm ruột thừa cấp, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT )
Chào bác sĩ, Tôi năm nay đã 67 tuổi có chứng bệnh như sau: Mỗi sáng khi thức dậy tôi thường nhổ ra chất nhầy màu vàng sậm màu. Chất nhầy đôi lúc có điểm chút màu đen và chỉ ra vào buổi sáng sớm 1 lần sau dó thường khạc ra đờm có đầy bọt trắng khi cần khạc. Tôi có bị bệnh về tuyến giáp đã lâu rồi nhưng thời gian gần đây nhân giáp bên trái của tôi đã xẹp gần như không thấy ngoài cổ nữa, nhưng siêu âm định kỳ 3 tháng theo chữa trị chuyên khoa thì vẫn còn. Sự chuyển biến đồng bộ này nhân giáp có thể bị thoái hoá chăng?! Thực ra trước đây tôi cũng bị nang giáp thùy trái hiện nay là nhân giáp. Tôi không bị ho, ăn vẫn biết ngon nhưng ngủ dậy cảm giác có đờm ở cổ họng mặc dù đã giảm ăn dầu mỡ rất nhiều. Kính xin Bác sĩ tư vấn giùm, tôi phải trị như thế nào để hết bệnh này. Cảm ơn rất nhiều.
Chào cô, Nhân giáp thoái hoá không gây khạc đàm, nguồn gốc của đàm này có thể từ vùng mũi xoang hoặc từ phế quản phổi. Đàm đổi màu thường là do viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và dưới, đàm có màu đen gợi ý có chảy máu trước đó, là máu cũ nên cần được thăm khám và tìm nguyên nhân chảy máu đường hô hấp. Cô nên khám hai chuyên khoa Tai Mũi Họng và Hô Hấp để xác định chẩn đoán và điều trị cho dứt điểm bệnh cô nhé! Thân mến.
Chào em, Thông tin của em quá sơ sài nên chúng tôi không thể trả lời chắc chắn thắc mắc của em được. Chúng tôi cần biết người bệnh còn nằm trong BV hay không, ăn đường miệng hay qua ống đặt vào dạ dày, có bệnh lý nền gì không, có tiền căn dị ứng hải sản hay không, BS đang cho ăn chế độ ăn ra sao... Tốt nhất nếu còn trong BV thì em nên hỏi trực tiếp BS điều trị, em nhé. Còn nếu bệnh nhân đã xuất viện về nhà, tự ăn qua đường miệng được, không có tiền căn dị ứng hải sản, BS không dặn dò chế độ ăn đặc biệt nào thì người bệnh có thể ăn hải sản. Thân mến.
Xét nghiêm máu cho kết quả Anti HBS DƯƠNG TÍNH 360 IU/L. Có cần kiểm tra thêm về gan không thưa bác sĩ? Xin cảm ơn.
Chào em, Xin chúc mừng em, với kết quả này là em đã có đề kháng tự nhiêm với viêm gan B, không cần phải suy nghĩ gì nữa về bệnh . Nhưng kết quả này không bảo đảm em không bị những bệnh viêm gan khác như: viêm gan C hay gan nhiễm mỡ. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725
Chào em, Một số thành phần trong thuốc lao có thể gây tăng acid uric máu, thường gặp là Ethambutol và Pyrazinamide. Trong đó Pyrazinamide gây ra tác dụng giữ urat mạnh hơn, có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric của em. Tuy nhiên, em cũng không nên quá lo lắng, vì việc sử dụng Pyrazinamide chỉ kéo dài trong khoảng 2 tháng tấn công, sau đó sẽ được đưa ra khỏi phác đồ. Để giảm acid uric máu, trước tiên cần phải tập trung vài điều chỉnh lối sống. Cụ thể là nên hạn chế các món sản sinh nhiều acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi…), bia rượu… Darinol 300 có thành phần Allopurinol là thuốc hạ acid uric máu, dùng cho các trường hợp gout mạn tính hoặc sỏi thận liên quan đến tăng acid uric máu. Nếu em có cơn đau khớp cấp tính, nghi ngờ bệnh gout thì việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này là chưa hợp lý. Em nên ngưng thuốc và khám chuyên khoa về khớp để xác định nguyên nhân gây ra đau nhức chân để có phương pháp điều trị hiệu quả em nhé! Thân mến.
Viên sủi Kidsolon 4 USP chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (5 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Kidsolon 4 mg chứa hoạt chất methylprednisolon có tác dụng kháng viêm dùng để điều trị các bệnh lý viêm xương khớp, hen phế quản và dị ứng. Thành phần: Methylprednisolone: 4mg Chỉ định: Thuốc Kidsolon 4 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống. Ðiều trị một số thể viêm mạch: Viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid. Ðiều trị hen phế quản , viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt. Ðiều trị những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Điều trị ung thư, như bệnh leukemia cấp tính, u lymphô, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.
Mô tả ngắn: Siro C.C.Life được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3, với thành phần chính Acid ascorbic, là thuốc dùng để phòng và điều trị thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Thành phần: Vitamin C: 100mg Chỉ định: Thuốc Siro C.C.Life được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Phòng và điều trị thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Chào bác sĩ, Con 25 tuổi, bạn trai con 28 tuổi. Tụi con “quan hệ” và bạn trai ra máu rất nhiều từ dương vật. Máu của bạn màu đỏ thẫm và để chảy vào trong người con mà con không biết. Tụi con không biết là bị bệnh gì và con rất lo sợ vì hiện âm đạo vẫn chảy máu, mặc dù con quan hệ từ sáng. Con không cảm thấy đau đớn hay có biểu hiện gì, chỉ lo không biết có phải bạn con đang bệnh và máu của bạn đang ở trong âm hộ con không ạ? Xin AloBacsi giúp con với. Chân thành cám ơn.
- nguồn internet Chào bạn, Hiện tại không thể xác định máu chảy ra từ âm đạo của bạn sau khi làm "chuyện ấy" có nguồn gốc từ đâu (của bạn hay bạn trai), tuy nhiên khả năng rất cao máu này là của bạn vì nếu là máu của bạn trai thì chỉ chảy ra nhất thời, không thể kéo dài như trường hợp của bạn. Nếu hiện không trong giai đoạn hành kinh thì bạn nên tìm đến BS Sản phụ khoa để được thăm khám và tìm nguyên nhân.
- nguồn internet Chào em, Qua mô tả, BS không khám trực tiếp thương tổn trên da và dấu hiệu tê buốt... của mẹ em, cũng không khai thác thêm được các dấu hiệu khác có liên quan nên khó kết luận chính xác. Em đưa mẹ khám tại các BV hoặc Trung tâm Y khoa, khám chuyên khoa hay Nội thần kinh để có chẩn đoán chính xác, em nhe. Chúc mẹ em sớm tìm ra bệnh.
Thuốc Mendaz Glomed điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương (2 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Mendaz là sản phẩm thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm Glomed với thành phần hoạt chất là Chymotrypsin - một kháng viêm dạng men tác động trên mô mềm, được chỉ định trong để chống phù nề và điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Thành phần: Alpha chymotrypsine: 4.2mg Chỉ định: Thuốc Mendaz được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Chống phù nề và kháng viêm dạng men tác động trên mô mềm. Điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
Mô tả ngắn: Thuốc Paracetamol 500mg Stada là sản phẩm của Công ty TNHH Liên doanh Stada Việt Nam có thành phần dược chất chính Paracetamol được sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, đau thần kinh, đau răng, đau họng, đau do hành kinh, đau nhức, giảm triệu chứng đau nhức do thấp khớp, cảm cúm, cảm sốt và cảm lạnh. Thành phần: Paracetamol: 500mg Chỉ định: Paracetamol có tác dụng gì? Thuốc Paracetamol 500mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau: Các cơn đau từ nhẹ đến trung bình bao gồm đau đầu , đau nửa đầu, đau thần kinh đau răng, đau họng, đau do hành kinh, đau nhức. Giảm triệu chứng đau nhức do thấp khớp, cảm cúm, cảm sốt và cảm lạnh.
Xin chào bác sĩ, Khoảng hơn 1 tuần nay mũi của em rất ngứa và khó chịu, cổ họng cũng vậy mặc dù em đánh răng và thường xúc họng bằng nước muối. Em kiểm tra thì thấy 2 hạt amidan ở cổ họng sưng tấy đỏ. Hiện em muốn đi cắt amidan vào tuần tới nhưng em muốn xin ý kiến của BS là hiện nay amidan của em nó tấy đỏ và ngứa, phần mũi cũng vậy thì có thể đi cắt amidan được không? Em xin chân thành cảm ơn!
Bạn Xoan thân mến, Chỉ định khi bị viêm tái đi tái lại nhiều lần (4-5 lần/năm), hoặc amidan phì đại gây khó thở, hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính, áp xe quanh amidan không đáp ứng điều trị và dẫn lưu… Hiện tại amidan của bạn đang viêm, do đó, phải điều trị kháng sinh cho tới khi hết nhiễm trùng. Không thể phẫu thuật khi còn đang viêm cấp tính vì sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn lan tỏa hoặc nhiễm khuẩn máu, hay gây chảy máu vết mổ rất nguy hiểm. Sau khi điều trị hết viêm từ trên 10 ngày, bác sĩ khám lại và thử máu (xét nghiệm tiền phẫu) kiểm tra các chỉ số về huyết học, sinh hóa, chụp Xquang, đo điện tâm đồ… mới có thể tiến hành phẫu thuật. Thân mến,
Chào em Thịnh, Những triệu chứng em mô tả cho thấy em đã bị chấn thương gây rách cơ do tập luyện quá sức. Muốn biết mức độ tổn thương ra sao thì cần phải thăm khám trực tiếp mới đánh giá được. Tuy nhiên, có thể thấy sau chấn thương em vẫn chạy nhảy, đá bóng bình thường nên có lẽ tổn thương cũng không quá nghiêm trọng (mặc dù em có nói 2 tuần mới chơi được một lần thì BS không rõ lý do vì sao). Nếu có điều kiện em nên đến BV chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình để BS kiểm tra và đưa ra hướng xử trí, em nhé! Thân mến!
Thưa bác sĩ, Em chấn thương ở mắt trái, rách giác mạc phức tạp và vở thủy tinh thể. Hiện tại em đã được khâu giác mạc và thay thủy tinh thể (TTT) nhân tạo rồi nhưng chỉ khâu giác mạc vẫn chưa rút được. Thỉnh thoảng mắt em bị rát và đỏ rất khó chịu, khi dó nó rộp lên một lớp màng mỏng kiểu như mọng nước ạ. Em muốn BS tư vấn cho em khi nào thì có thể rút bỏ chỉ giác mạc? Thời gian phẫu thuật cho đến bây giờ là 1 năm 5t háng rồi ạ. (Nguyễn Thuần – Thanh Hóa)
Bạn Thuần thân mến, Thông thường sau khi bị rách, chỉ khâu được cắt đi sau thời gian khoảng ba tháng. Nếu ta cắt chỉ sớm thì vết thương có thể bị hở nếu là rách giác mạc sâu nhưng nếu để lâu quá bệnh nhân sẽ xốn cộm và có thể bị viêm nhiễm trùng vết khâu. Như vậy đối với trường hợp của bạn là quá dư thời gian để các nốt chỉ cần phải cắt bỏ đi. Thân chào bạn, Hỏi lần 2: Em cảm ơn bác sĩ! Cho em hỏi thêm là có phải khi nào mắt em có cảm giác bị cộm thì khi đó mới cắt được chỉ phải không ạ? Nếu mà không cắt được chỉ thì có những biến chứng gì không? Hiện tại mắt em chỉ nhìn được 3/10 thôi, khoảng cách 2 mét. Em có thể nhìn sáng hơn nếu đeo kính không? TTƯT.BS-CK2 Nguyễn Thế Hồ: Bạn Thuần thân mến, Có lẽ bạn chưa rõ chuyện cắt chỉ khâu giác mạc. Tôi xin mạn phép trao đổi lại với bạn là trên ba tháng khâu giác mạc thì chỉ khâu có thể cắt được vì đã an toàn cho vết thương. Nếu bạn không muốn cắt chỉ khâu cũng được nhưng dễ gây xốn cộm khó chịu và mối chỉ để lâu có thể gây phản ứng viêm hay nhiễm trùng. Nếu bạn đeo kính mà thấy rõ hơn thì quá tuyệt vời. Bạn nên đeo kính mà không nguy hại gì cho mắt cả. Chào bạn,
Thùy Dương thân mến, có bản chất hóa học là Methylmorphin, là alkaloid của thuốc phiện, nên có tác dụng giảm đau và giảm ho giống như Morpine, tuy nhiên tác dụng giảm đau và giảm ho của Codein kém Morphin 10 lần. Giống với Morphin, Codein cũng gây ức chế hô hấp, ức chế co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Khi sử dụng với liều cao sẽ giống như sử dụng ma túy và do có tính gây nghiện nên BS thường khôgn kê toa Codein kéo dài quá 10 ngày. Hiện tại bạn nên cho cháu ngưng ngay việc dùng thuốc và theo dõi, nếu xuất hiện trạng thái đói thuốc sự có cảm giác thèm thuốc, đau bụng, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, co thắt cơ, trong cơn thèm thuốc có thể xuất hiện ảo giác, có ý nghĩ tự tử hoặc ý nghĩ sát hại người khác... thì cần tới khám tại BV Tâm Thần ngay bạn nhé! Trân trọng.
Triệu chứng mụn cóc phẳng
Triệu chứng mụn cóc phẳng Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc phẳng Mụn cóc phẳng khó phát hiện hơn so với những mụn cóc khác, thường nhô cao hơn bề mặt da. Những đặc điểm của mụn cóc phẳng giúp nhận biết gồm: Bề mặt nhẵn mịn, phẳng hoặc hơi nhô so với nền da; Hình tròn hoặc bầu dục; Kích thước nhỏ cỡ đầu ghim, đường kính từ 1 đến 5mm; Có màu hồng hoặc vàng nâu hoặc màu da; Thường xuất hiện trên mặt, mu bàn tay hoặc chân, có thể gặp ở cả ngón tay và cánh tay; Thường bao quanh vết cắt hoặc trầy xước của da; Xuất hiện theo cụm, từ 20 đến 200 mụn cóc phẳng. Mụn cóc phẳng là bệnh lành tính, không gây tác động có hại hay biến chứng cho người mắc bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có vết sẩn trên da và không biết chúng là gì, hãy đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc phẳng bằng cách nhìn vào vết sẩn này. Nếu như không chắc chắn vết sẩn này do đâu thì bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm cho bạn. Ngoài ra, nếu mụn cóc phẳng của bạn phát triển lớn hơn, đổi màu hoặc chảy máu , hãy gặp bác sĩ ngay. Khi các nốt mụn cóc phẳng xuất hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ
Nguyên nhân thủng đại tràng Nguyên nhân dẫn đến thủng đại tràng Thủng trong đại tràng có thể tự xảy ra. Loại thủng tự phát này thường là do tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease). Ruột bị thủng cũng có thể do thủ thuật y tế tại đường tiêu hoá hoặc gần đó. Chấn thương do tai nạn hoặc lực tác động cũng có thể gây thủng ruột. Điều này đặc biệt đúng với chấn thương ở vùng bụng, chẳng hạn như xảy ra do một cú đá trực tiếp hoặc một cú ngã. Nguyên nhân liên quan đến y tế Một số thủ thuật y tế có thể dẫn đến thủng ruột. Những nguyên nhân này có thể bao gồm: Thụt tháo: Hầu hết các dụng cụ thụt tháo đều sử dụng một ống đưa vào trực tràng. Nếu thao tác này được thực hiện với lực quá mạnh hoặc thực hiện sai cách, nó có thể làm rách hoặc đẩy qua lớp niêm mạc của đại tràng. Chuẩn bị ruột cho nội soi: Trường hợp này hiếm gặp nhưng việc làm sạch ruột trước khi nội soi có thể tạo ra một lỗ thủng. Điều này thường gặp hơn hơn ở những người có tiền căn táo bón. Nội soi đại tràng sigma: Máy nội soi là công cụ dùng để thực hiện nội soi đại tràng sigma. Nó thường khá an toàn, tuy nhiên nguy cơ gây thủng vẫn có thể xảy ra. Nội soi đại tràng: Đầu ống nội soi có thể xuyên qua lớp lót bên trong của đại tràng. Đây là một biến chứng hiếm gặp. Lỗ thủng do nội soi tạo ra sẽ phổ biến hơn khi thực hiện cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi. Phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu: Phẫu thuật, đặc biệt đối với ung thư đại tràng, có thể có nguy cơ gây thủng. Nguyên nhân tự phát Các nguyên nhân khác gây thủng đại tràng không liên quan đến y tế, có thể bao gồm: Các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Nguy cơ thủng ruột khi mắc bệnh Crohn là từ 1% đến 3%, đây là nguyên nhân rất phổ biến. Tắc ruột nghiêm trọng, đặc biệt là khi ruột già “suy yếu”. Điều này có thể là do bệnh túi thừa, ung thư hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Chấn thương hoặc tổn thương ruột. Bệnh ruột thiếu máu cục bộ, với một số loại can thiệp vào việc cung cấp máu cho đại tràng. Ung thư đại tràng . Dị vật, chẳng hạn như xương cá, mảnh vỡ hoặc vật dụng khác. Tắc ruột, đại tiện không ra ngoài được vì táo bón nặng. Ung thư đại tràng có thể gây thủng đại tràng
Em chào bác sĩ ạ, ai đã từng chăm con nhỏ luôn quen thuộc với việc phải chăm sóc bé bị sốt. Vậy vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại hay bị sốt như vậy ạ? Những bệnh thường gặp khiến trẻ bị sốt là gì ạ?(Thái Hiền)
Sức đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc bệnh Chào bạn, Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, của bé sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Bé mới sinh ra sẽ có kháng thể trong sữa mẹ bảo vệ khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường trong những năm tháng đầu đời, nhưng dần dần sau đó bé vẫn phải dựa vào chính hệ miễn dịch của bản thân mình. Mỗi lần sốt, mỗi lần bệnh là hệ miễn dịch của bé sẽ được tập dợt để dần thích nghi với môi trường sinh học này. Khi hết bệnh cơ thể được trải nghiệm, hệ miễn dịch được tập dợt và thường sau 3 tuổi chúng ta sẽ thấy con ít mắc bệnh nữa. Sốt ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là sốt mọc răng, sốt sau tiêm ngừa, sốt do nhiễm siêu vi, sốt do nhiễm vi khuẩn… ít gặp hơn là sốt do bệnh lý miễn dịch, thấp tim, thấp khớp, bệnh lý ác tính.
Xét nghiệm virus viêm gan B Chào bạn, Theo như kết quả xét nghiệm, HBsAg dương tính thì bạn đã nhiễm siêu vi viêm gan B, nhưng nhiễm cấp hay mạn, có chỉ định điều trị hay chưa thì cần theo dõi và đánh giá tiếp. Hiện tại có tình trạng tăng men gan, do đó bạn nên khám sớm ở bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hoá - gan mật để bác sĩ đánh giá, làm thêm xét nghiệm cho bạn và xem xét điều trị thuốc kháng virus bạn nhé! Thân mến.
Thuốc Acenocoumarol 1 SPM điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch (3 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Thuốc Acenocoumarol 1 là sản phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần S.P.M, thuốc có hoạt chất chính là acenocoumarol. Thuốc có tác dụng chống đông máu, được dùng điều trị, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch… Thuốc Acenocoumarol 1 được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên chứa 1mg acenocoumarol. Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên. Thành phần: Acenocoumarol: 1mg Chỉ định: Thuốc Acenocoumarol 1 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch.
Mô tả ngắn: Nước cất pha tiêm 5 ml (Bidiphar) được sản xuất bởi công ty cổ phần dược–TTBYT Bình Định (Bidiphar), với thành phần chính là nước cất pha tiêm, là sản phẩm dùng để pha loãng và hoàn nguyên các chế phẩm thuốc thích hợp được sử dụng bằng đường tiêm. Chất lỏng trong, không màu, không mùi và không vị. Thành phần: Nước cất: Chỉ định:
Thưa BS, Bé nhà em mới được 12 ngày tuổi và em sinh thường. Mấy ngày gần đây em sờ đầu bé thì phát hiện 1 vết lõm dài khoảng 2,5cm và rộng 1,5cm vắt ngang qua đầu phía gần tai phải ạ. Vậy cho em hỏi như thế là bị gì và có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Em xin cảm ơn. (Phan Thị Hương - Hà Tĩnh)
Chào em, Qua thư, em mô tả tôi không thể xác định nhưng cần loại trừ của bé ở vùng đó chưa đóng tốt? Bây giờ, em cần tiếp tục theo dõi thêm, nếu thấy bé vẫn bú ngủ bình thường, lên cân tốt thì em đừng quá lo lắng, còn ngược lại và hoặc sang thương đó có thêm bất thường thì em nên đưa bé đi khám sớm em nhé. Thân mến!
Chào bạn, Mẹ bạn được chẩn đoán nhưng là bướu gì (cường giáp, bướu giáp nhân, phình giáp…), các xét nghiệm FT3, FT4 bao nhiêu? Thuốc bướu giáp đang uống?... Bạn cung cấp thông tin quá ít, không chính xác nên BS chưa thể giải thích thêm về bệnh bướu cổ của mẹ bạn. Ngoài ra, mẹ bạn còn bị tăng huyết áp (hiện huyết áp này chưa kiểm soát tốt) kèm theo đau ngực khó thở… Vì vậy, cần tái khám chuyên khoa Nội Tim mạch, điều trị ổn bệnh lý tim mạch. Kết luận nốt vôi hóa trên kết quả CT scan sọ não chỉ là kết luận của khoa chẩn đoán hình ảnh, chỉ hỗ trợ cho lâm sàng, không có tính quyết định chẩn đoán trên lâm sàng. Mẹ bạn cần khám định kỳ chuyên khoa Nội tiết và Nội tim mạch, uống thuốc đều thì bệnh sẽ ổn thôi. Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe.
Thuốc Fenostad 67mg Stella điều trị các rối loạn lipid (6 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Thuốc Fenofibrat 67mg là sản phẩm của Công ty TNHH LD Stellapharm với thành phần chính là fenofibrate dưới dạng fenofibrat pellets. Thuốc Fenofibrat 67mg được sử dụng điều trị các rối loạn lipid, tăng triglycerid huyết nặng và tăng lipid hỗn hợp... Giúp cải thiện đáng kể sự phân bố các cholesterol trong huyết tương. Thành phần: Fenofibrate: 67mg Chỉ định: Fenostad 67 được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân): Điều trị tăng triglycerid huyết nặng có hoặc không có HDL cholesterol thấp. Tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin. Tăng lipid huyết hỗn hợp ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cần thêm vào một statin khi các triglycerid và HDL cholesterol không được kiểm soát đầy đủ.
Mô tả ngắn: Thuốc Lambertu chứa dược chất chính là pyridostigmin được dùng để điều trị bệnh nhược cơ. Thành phần: Pyridostigmin bromid: 60mg Chỉ định: Thuốc Lambertu được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Pyridostigmin được sử dụng trong điều trị bệnh nhược cơ.
Thưa bác sĩ em bị gẫy 1/3 xương mác dưới phải mỗ bắt vít. Đến nay em được 8 tuần rồi, bác sĩ cho em hỏi em đã tập đi được chưa ạ.
Vật lí trị liệu giúp người bệnh sớm phục hồi khả năng đi lại Ở thời điểm này em không những có thể mà còn cần thiết bắt đầu tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng đi lại, tránh hiện tượng co rút, teo cơ. Nguyên tắc tập luyện chủ yếu là tăng dần về mức độ và cường độ tập, bắt đầu với các động tác co giãn gập duỗi nhẹ nhàng, giúp cho máu lưu thông, tập đứng trên 1 chân để chịu lực, tập đi lại tăng dần. Về bài tập cụ thể thì em nên đến các bv có khoa tập vật lý trị liệu để có những bài tập chính xác ban đầu, sau đó quen dần có thể tự tập. Về mặt chế độ ăn, thì nhìn chung không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành vết thương, không rượu bia, cần ăn uống đầy đủ chất (rau thịt cá trứng sữa), tránh các thực phẩm gây dị ứng (món nào ăn vào thấy nổi ban ngứa thì né ra), uống đủ nước trong ngày.
Chào em Hoàng Ngọc, Theo em mô tả phim X-quang phổi của cháu em có một bên toàn bộ, hình ảnh này có thể do nhiều bệnh lý gây nên như: viêm phổi, tràn dịch màng phổi chưa rõ nguyên nhân,... Em nên đưa cháu đến cơ sở y tế chuyên sâu bệnh phổi và lao để được xác định chính xác là bệnh gì từ đó sẽ có hướng điều trị và thời gian điều trị tương ứng. Thân mến!
Viên Hộ Tâm Opcardio OPC phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực (5 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Viên Hộ Tâm OPCARDIO® là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC , thuốc có hoạt chất chính là cao đặc của các dược liệu: Đan sâm, Tâm thất, Borneol. Thuốc được dùng để phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực , tim hồi hộp, bệnh xơ vữa mạch vành . Thành phần: Bột talc: tinh bột ngô: Tam thất: 141mg Đan sâm: 450mg Borneol: 8mg Chỉ định: Thuốc Viên Hộ Tâm OPCARDIO® được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực, tim hồi hộp. Phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa mạch vành .
Mô tả ngắn: Dung dịch tiêm Neupogen 30MU/0.5ml là sản phẩm của Amgen chứa hoạt chất Filgrastim dùng dự phòng và điều trị sốt do giảm bạch cầu đa nhân trung tính trên bệnh nhân hóa trị. Thành phần: Filgrastim: 30mcg Chỉ định: Dung dịch tiêm Neupogen 30MU/0.5ml dùng dự phòng và điều trị sốt do giảm bạch cầu đa nhân trung tính trên bệnh nhân hóa trị.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đông máu nội mạch rải rác
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa đông máu nội mạch rải rác Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đông máu rải rác nội mạch Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Không hút thuốc lá và hạn chế tối đa sử dụng rượu bia. Vận động và tập thể dục điều độ, tránh chơi các môn thể thao đối kháng, dễ gây chấn thương. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thức ăn giàu vitamin K vào bữa ăn mỗi ngày với lượng bằng nhau. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin K như: Cải bó xôi, húng quế, măng tây, cải xoăn, bắp cải, cần tây, rau mùi tây, bông cải xanh, rau xà lách, trứng, dầu olive, cà rốt, trái cây sấy khô (việt quất, mận, sung, nho, đào), dưa chuột,... Phương pháp phòng ngừa đông máu rải rác nội mạch hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Điều trị sớm những bệnh lý có thể gây ra đông máu rải rác nội mạch. Đánh giá tình trạng bệnh nhân và chỉ định sớm thuốc chống đông nếu nhận thấy có nguy cơ đông máu cao.
Nguyên nhân viêm gân Nguyên nhân dẫn đến viêm gân Nguyên nhân chủ yếu của viêm gân là do hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên. Bệnh nhân bị viêm gân thường thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nhất định. Nguy cơ tăng cao nếu như thực hiện hoạt động không chính xác.
Bác sĩ ơi, Mình bị lên một cục u ở mắt dạng như chắp lẹo cách đây vài tháng. Vì chủ quan giống những lần lẹo trước tự khỏi và không gây đau hay sưng nên mình không để ý đến nó nữa. Giờ nhân đó cứng lại nhưng không gây đau nhức. Xin bác sĩ tư vấn mình nên lầm thế nào? Mình có đi khám, bác sĩ nói bị chắp lẹo, cho thuốc tra nhưng không hết. Xin cám ơn.
Chào bạn, Chắp và lẹo là 2 bệnh lý có căn nguyên khác nhau, lẹo là do nguyên nhân nhiễm trùng còn chắp thì không. Trong khi lẹo thường gây ra các nốt viêm mủ, kèm theo viêm kết mạc, sưng nóng đỏ đau, còn chắp mắt thường không gây tổn thương, chỉ làm cho mí mắt sưng lên một ít. Hầu hết lẹo và chắp đều tự khỏi mà không cần điều trị. Bạn nên giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ, tránh dụi mắt, nghỉ ngơi đầy đủ, chườm ấm sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt. Ngoài ra nếu xuất hiện chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, chắp tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần phân biệt với các ung thư tại mi mắt như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã  để điều trị kịp thời bạn nhé! Thân mến.
Chào bạn Tuấn, Nóng rát hậu môn vài ngày rồi tự hết thường gặp nhất trong do tiêu phân cứng (táo bón) và thường đi kèm với trĩ, thứ hai là do ăn đồ nóng nhiều gia vị như ớt, tiêu, một vài trường hợp do bia rượu. Bạn thử điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, ăn nhiều đồ mát, uống nhiều nước, hạn chế bia rượu, cafe, không hút thuốc xem có cải thiện không, nếu vẫn còn thì phải đi khám BS thôi. Còn nếu nóng rát hậu môn kéo dài nhiều ngày coi chừng viêm hậu môn, rò hậu môn...thì cần phải khám BS sớm, bạn nhé.
Chào BS ạ,Tôi vừa rồi bị rạn xương mắt cá chân gần ba tháng nay rồi nhưng hiện nay đi vân bị tiết dịch và sưng, vậy bây giờ tôi phải uống gì để hết sưng thưa BS?(Nguyen Thi Quyen - 0977249…)
Rạn xương gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống cần được khắc phục để cải thiện chất lượng sống Chào bạn, Trường hợp của bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lại, cần phải làm siêu âm mô mềm kiểm tra lại xem vết thương có ăn luồn bên dưới hay không, có kèm suy van tĩnh mạch chi dưới làm mạch máu lưu thông kém hay không, vết thương có còn làm mủ hay chỉ tiết dịch sạch mà thôi, bạn có bị bệnh tiểu đường hay không? rồi từ đó BS mới có hướng xử lý thích hợp tương ứng cho bạn được. Bạn đến lại bệnh viện để kiểm tra lại, bạn nhé!
Triệu chứng nổi hạt trắng tại vùng amidan. Chào bạn, Các hạt trắng đục nằm trong các hốc amidan có thể là sỏi amidan (bã đậu amidan). Sỏi này xuất hiện khi các dịch tiết, xác vi khuẩn, tế bào chết, và thức ăn thừa tích tục trong các hốc amidan gây ra. Tình trạng thường có liên quan đến viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần. Điều này cũng dẫn đến phì đại các tổ chức lympho thành sau họng, nên còn được gọi là viêm họng hạt. Bã đậu amidan gây hôi miệng, hơi thở có mùi đồng thời có cảm giác nuốt vướng, khó chịu ở cổ họng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý chăm sóc sức khoẻ răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày, giữ ấm vùng mũi họng, uống nhiều nước tránh để khô họng, ăn ngủ, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, hạn chế các đợt viêm nhiễm bùng phát. Còn để cho các “hạt” viêm này biến mất thì rất khó và thường không có ý nghĩa bạn nhé! Thân mến.
Lưỡi của cháu khi chạm vào phần đầu lưỡi bên trái bị đau nhẹ. Cháu bị sao vậy bác sĩ ơi?
Chào bạn, Dựa vào hình ảnh, đầu lưỡi của bạn có một mảng viêm nhẹ, đây là hiện tượng cũng khá thường gặp. Lưỡi bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu hụt vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, PP…), những yếu tố vi lượng (sắt), một số bệnh răng miệng (viêm nướu răng, sâu răng…), bệnh về đường tiêu hoá (trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng căng thẳng… cũng thể hiện ra bằng một triệu chứng viêm lưỡi. Thông thường sang thương sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Nếu kéo dài hơn, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt khám lại để có hướng điều trị đúng đắn nhất. Chúc bạn mau lành bệnh! >>> >>>
Miêm dâm xảy ra khi bệnh nhân ngủ chập chờn Chào bạn, Miên dâm là một chứng rối loạn tình dục khi ngủ hiếm gặp, trong đó hành vi tình dục được diễn ra trong khi đang ngủ thông qua các hoạt động như thủ dâm, mơn trớn bản thân hay người khác, quan hệ tình dục với người khác giới... Người miên dâm thường mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng chán nản... Miên dâm khác với mộng tinh. Mộng tinh là có những giấc mơ về tình dục, như thấy đang âu yếm, giao cấu với ai đó và kết quả cuối cùng là xuất tinh. Mộng tinh chỉ xảy ra ở những người có giấc ngủ sâu và say, trong khi miên dâm thì ngược lại, chỉ xảy ra khi người đó ngủ chập chờn. Người mộng tinh sau đó thường nhớ rất rõ các hành vi tình dục vừa mơ thấy còn miên dâm thì ngược lại. Vì đây là một dạng rối loạn giấc ngủ phức tạp, liên quan đến rối loạn tâm thần kinh, nên cần được khám bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần để phối hợp liệu pháp tâm lý và thuốc bạn nhé! Thân mến.
Nhờ AloBacsi tư vấn giúp tôi các bước điều trị viêm phổi kèm theo có khối u ở phổi. Xin cảm ơn BS.
Bạn Hằng mến, Câu hỏi bạn đặt ra rất chung chung nên khó trả lời, tuy nhiên nếu bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm trùng ( do vi trùng thường hay vi trùng lao), thì BS sẽ phải kiểm soát tình trạng nhiễm trùng trước cho ổn định tương đối, rồi đến điều trị u. Thân chào bạn. XEM THÊM: >>> AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Chào em, Em không cung cấp đủ thông tin (dịch khu trú ở cơ quan nào hay toàn ổ bụng, lượng dịch nhiều hay ít, sau điều trị dịch có sạch hẳn chưa…), các kết quả xét nghiệm, siêu âm cần thiết…và cách chữa trị trước đây như thế nào, nên AloBacsi không thể biết được bệnh của em trước đây đã khỏi chưa và có mối liên quan đến bệnh lần này không. Hiện tại, em có đang có biểu hiện trên, theo AloBacsi em nên đi khám nội khoa và xét nghiệm tổng quát, em có khám trực tiếp và kết hợp làm thêm xét nghiệm mới tìm rõ được nguyên nhân.
Thưa BS, Tôi đi khám tai mũi họng và nội soi vô tình phát hiện có khối u trong vòm hầu. Tôi đã đến BV Ung bướu và được lấy sinh thiết 2 lần: Lần 1: Kết quả chẩn đoán lâm sàng giải phẫu bệnh là: viêm vòm hầu kinh niên. Chẩn đoán lâm sàng bên dưới là T.D U vòm hầu. Sau 1 tháng lấy lại sinh thiết. Lần 2: Kết quả chẩn đoán lâm sàng giải phẫu bệnh là: tăng sinh mô lympho vòm hầu. Chẩn đoán lâm sàng bên dưới là U vòm hầu. Trong tờ nội soi hai tờ đều là U chồi sung huyết nốc thành sau vòm hầu. Tình trạng sức khỏe của tôi rất bình thường không có triệu chứng gì ngoài thường xuyên có dịch đàm xuống sau cổ họng. Thỉnh thoảng lúc trời lạnh hay cảm thì có triệu chứng nhức tăng sau thành mũi (giống vị trí lấy sinh thiết). BS hẹn sau 3 tháng tái khám nay được 2 .5 tháng rồi. Mong được BS chẩn đoán bệnh xem có nguy hiểm không. Tôi rất lo lắng. Chân thành cảm ơn! (Quốc Hưng - Tiền Giang)
- Nguồn: Internet Bạn Quốc Hưng thân mến, Bạn có u nhú trong vòm hầu bạn đã điều trị là cắt và sinh thiết là hoàn toàn đúng đắn. Bạn nên tái khám định kỳ như BS đã hướng dẫn. Quan trọng là kết quả giải phẫu bệnh của bạn không phải ung thư, bạn yên tâm và nhớ tái khám lại để theo dõi khối u có mọc ra thêm và hóa ác hay không bạn nhé. Thân chào bạn, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Bệnh nhân vẫn có thể bị ho ra máu khi đã khỏi bệnh lao Chào bạn, là biểu hiện khá thường gặp của lao phổi, thậm chí bệnh nhân có thể ho ra máu cả khi bệnh lao đã khỏi hẳn, do di chứng từ các tổn thương cũ. Đây không phải là tác dụng phụ của thuốc kháng lao, và nếu chỉ mới điều trị phác đồ mới 2 tuần thì triệu chứng lao sẽ chưa thể hết hẳn. Bạn nên báo lại với bác sĩ điều trị về các triệu chứng này khi tái khám để xem xét hiệu quả của thuốc mới bạn nhé! Thân mến.
BS ơi em bị gãy xương cánh tay 23 tết 2013, gãy có mảnh vỡ nhỏ bàng hạt ngô phải mổ đóng đinh. Tháng 9/2014 em mổ lại vì không liền. Bây giờ vẫn không liền. BS tư vấn giúp em với, em bị sao vậy ạ? (Nguyễn Đình Cảnh - Thái Bình)
Chào bạn Cảnh, Có nhiều nguyên nhân khiến cho , như do tuổi tác, điều kiện dinh dưỡng kém, bệnh lý xương, di lệch do vận động mạnh, nhiễm trùng… Do BS không trực tiếp thăm khám, không rõ bị gãy ở vị trí nào, nên chưa thể kết luận nguyên nhân chậm liền của bạn là do đâu. Bạn nên tiếp tục tái khám BS chuyên khoa chấn thương đã phẫu thuật cho mình để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nhé! Thân mến!
Chào bạn Thịnh, Bạn đang tháng đầu và phát hiện mình có thai, bạn hãy bình tĩnh chỉ cần thông báo việc bạn có thai với bác sĩ đang điều trị lao cho bạn từ đó bạn sẽ được bỏ đi thứ thuốc lao có thể gây ảnh hưởng thai nhi và việc điều trị lao vẫn được tiếp tục và có kết quả tốt. Bạn nên thực hiện ngay càng sớm càng tốt. Thân mến!
Em đau bụng 2-3 ngày rồi chưa hết,uống thuốc rồi vẫn bị đau kèm theo khi đi vệ sinh bị tiêu chảy. Kính mong bác sĩ góp ý cho em.
Chào em, Tiêu chảy mới xuất hiện gần đây là tiêu chảy cấp . Tiêu chảy cấp với phân không lẫn đàm máu hướng nhiều đến tác nhân không do vi trùng như virus, thức ăn, thuốc, loạn khuẩn ruột. Tiêu chảy cấp không do vi trùng thì thường tự giới hạn và không cần phải dùng đến kháng sinh. Tôi không rõ em có khám bác sĩ chưa, thuốc em đang dùng là do ai chỉ định, tính chất phân ra sao, có hành sốt gì không, đau bụng và tiêu chảy xảy ra cùng với nhau hay là do uống thuốc xong rồi mới tiêu chảy, hiện đau bụng còn nhiều không, tính chất đau bụng ra sao... Do đó tôi không thể chẩn đoán bệnh cho em được, với tình trạng hiện tại, tốt nhất em nên đến khám bác sĩchuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra kỹ lại, nếu cần bác sĩ sẽ yêu cầu thêm xét nghiệm như siêu âm bụng xem có bất thường gì đáng ngại không và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý ăn thực phẩm dễ tiêu ít dầu mỡ, uống đầy đủ nước trong ngày. Thân mến.
Chào Lê Mây, Vòi trứng có nhiệm vụ dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung và cũng là nơi noãn gặp tinh trùng để thụ tinh và sau đó mới di chuyển vào làm tổ ở buồng tử cung. Nếu vì một lý do nào đó làm tắc vòi trứng sẽ không có hiện tượng thụ tinh. Nếu tai vòi dính ít, còn di động thì bác sĩ sẽ tái tạo vòi trứng và kiểm tra lại khả năng thông thương. Nhưng nếu tổn thương quá nặng thì sẽ đốt hay cắt luôn 2 tai vòi để giảm nguy cơ thai ngoài tử cung khi thụ tinh ống nghiệm. Phẫu thuật nội soi cho kết quả tốt với những trường hợp vòi trứng chỉ tổn thương nhẹ và ở phụ nữ còn trẻ, có buồng trứng tốt. Nếu vòi trứng chỉ tổn thương nhẹ thì tỷ lệ có thai sau mở thông vòi trứng là 81%, tổn thương vừa thì tỷ lệ có thai khoảng 31% và tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 16% nếu vòi trứng tổn thương nặng. Theo báo cáo của Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) tỷ lệ có thai sau thực hiện nội soi tái tạo vòi trứng là 28,6%. Thời gian nằm viện tùy theo mức độ dính của vòi trứng nhưng trung bình từ 3 – 5 ngày, chi phí phẫu thuật tùy theo BV công hay tư, xét nghiệm và thuốc sử dụng, phòng lưu của từng bệnh nhân, thời gian nằm viện nên giá cả sẽ khác nhau khoảng 7 -10 triệu. Thân ái!
Chào bác sĩ, mấy hôm nay em bị chấn thương dây chằng ở một bên xương chậu, bị cách đây 4 ngày rồi. Em dán cao dán salonsip lạnh cũng không khỏi. Cho tới giờ đi lại còn khó khăn hơn lúc đầu nữa. Vậy bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.
Chào bạn, Theo tôi bạn cần đến khám BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để đánh giá mức độ tổn thương, vì không hẳn trường hợp của bạn là tổn thương dây chằng bạn nhé. Thân,
Chào bạn Trường, Cảm giác có thể xảy ra khi bệnh nhân không dung nạp tình trạng huyết áp thấp hơn so với trước đó. Tuy nhiên, nếu như mức huyết áp này đã được duy trì 2 năm nay thì có thể đây không phải là nguyên nhân gây ra chóng mặt. Hơn nữa, coversyl với thành phần là thuốc ức chế men chuyển mang lại những lợi ích nhất định khi sử dụng với liều tối ưu, nếu sử dụng liều thấp có thể không đem tới lợi ích này. Hiện tại BS không rõ tình trạng bệnh của bạn được chẩn đoán với mức huyết áp bao nhiêu, tiền căn gia đình có vấn đề tim mạch hoặc bản thân có yếu tố nguy cơ tim mạch gì khác hay không (rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, đái tháo đường...), có biến chứnggì do tăng huyết áp gây ra chưa… Tuy nhiên, mức huyết áp nếu không sử dụng thuốc 130/85 mmHg thì không được xem là tăng huyết áp (cần lưu ý là các thuốc hạ áp mới hiện nay có tác dụng kéo dài nên có thể đây không phải là mức huyết áp không dùng thuốc nếu chỉ mới ngưng thuốc 1-2 ngày). Tóm lại, tăng huyết áp là một bệnh thường gặp, nhưng muốn kiểm soát tối ưu thì không phải chuyện đơn giản, người bệnh nên đến gặp BS điều trị để điều chỉnh thuốc chứ không nên tự ý thay đổi liều, có thể làm diễn tiến bệnh xấu hơn về lâu dài. Nếu BS đã chẩn đoán bạn bị thiếu máu não thì sẽ đưa ra biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, nên tốt nhất là nên hỏi lại ý kiến BS điều trị. Trân trọng!
Chào BS, Cháu năm nay 14 tuổi. Đầu năm ngoái cháu thấy trí nhớ bị sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến học tập. Tính cách dễ cáu bẳn và hay sử dụng bạo lực. Hay ngồi một chỗ rồi lo lắng những thứ không đâu, không thích giao tiếp với người khác. Cả người suốt ngày mỏi mà không biết làm sao. Một ngày cháu ngủ rất nhiều mà vẫn cảm thấy buồn ngủ, sức ăn vẫn như bình thường nhưng cân nặng lại tăng rất nhanh. Trong lòng hay có cảm giác bồn chồn lo âu, luôn cảm thấy rằng mình rất vô dụng. Đây có phải là bệnh không ạ? Nếu là bệnh thì nên sử dụng thuốc gì? Cám ơn BS! (Thanh Hang, 14 tuổi - Hà Nội)
Hình minh họa. Nguồn Internet Chào em, Những biểu hiện trên cho thấy cơ thể của em đang bị mất cân bằng, nguyên nhân có thể do , do căng thẳng quá mức, do rối loạn nội tiết tố... Trước hết, em nên khám tổng quát, xem có bệnh lý nào tiềm ẩn gây ra các bất thường kể trên không (chú ý xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận, thiếu máu). Nếu khám tổng quát cho sức khỏe thể chất bình thường, tức là sức khỏe tinh thần của em có vấn đề, trước mắt em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng trong lúc học để giải stress, hạn chế cafe uống vào buổi tối, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn... bổ sung thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn não, vitamin và khoáng chất. Nếu vẫn không hết thì em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... sau khi chẩn bệnh, BS sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này . Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Chào em, có nhiều nguyên nhân: + Các nguyên nhân tại mũi thường gặp như: viêm mũi, viêm xoang… bên cạnh đó còn do những thói quen xấu như ngoáy mũi. + Không khí quá khô cũng có thể gây chảy máu mũi. + Nguyên nhân do bệnh toàn thân: bệnh về máu (rối loạn đông máu), tăng huyết áp, thiếu vitamin C, hay thành mạch yếu. + Nóng hoặc lạnh đột ngột. Em có thể phòng tránh chảy máu mũi bằng cách: giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên cắt móng tay, không ngoáy mũi, tránh ra vào nóng lạnh đột ngột. Có thể dùng nước muối rửa sạch mũi, tuy nhiên cũng không nên rửa quá nhiều lần. Nếu em vẫn chảy máu mũi, khó cầm, em nên đến khám BS Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến!
Thưa bác sĩ, Tôi thích ăn bưởi và được biết bưởi giúp cơ thể hấp thu tốt các thuốc bổ, dưỡng chất trong thức ăn. Tuy nhiên, bạn tôi lại bảo khi uống thuốc thì không nên ăn bưởi. Xin hỏi, điều đó có đúng không? (Nguyễn Thị Mùi - Ba Đình, Hà Nội)
Bạn Mùi thân mến, giúp hấp thu tốt một số các loại thuốc bổ dưỡng đường uống như thuốc chứa các axit amin, các vitamin, các chất khoáng (sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho, selen)... Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần kiêng ăn hoặc uống nước bưởi khi dùng những thuốc chữa bệnh có tên gốc gồm: Thuốc hạ mỡ máu (Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin); thuốc chữa bệnh tim mạch, chống tăng huyết áp, nhóm chẹn kênh canxi (Felodipin, Nicardipin, Nifedipin, Nimodipin, Nisodipin); thuốc chống loạn nhịp tim (Amiodaron, Disopyramid, Quinidin); thuốc ức chế Protease (Saquinavir); thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporin, Tacrolimus). Tương kỵ của các loại thuốc nói trên với dịch bưởi (chủ yếu là dạng thuốc uống) là do dịch bưởi ức chế men chuyển hoá (cytochrom P450 3A4) ở ruột non, làm tăng độc tính của thuốc. Alobacsi.vn Theo DS Trần Xuân Thuyết - Kiến thức
Chào bạn, Trong quá trình lành vết thương, có những cơ địa không tạo sẹo, có cơ địa tạo sẹo ít và cũng có cơ địa tạo sẹo lồi. Dù vết thương trên da hay vết thương trên niêm mạc thì cơ chế này cũng gần như nhau. Những tổn thương tạo ra do quá trình viêm cũng tương tự. Để những tổn thương của quá trình viêm lành, sẽ có hiện tượng tăng sinh mô hạt và tế bào sợi tại chỗ, tùy vào cơ địa mà số lượng tế bào sợi này tăng sinh nhiều hay ít từ đó có tạo nên sẹo hay không. Ở nướu răng sau khi trải qua hiện tượng viêm, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện dạng sẹo lồi nhỏ lồi trên niêm mạc, dần dần theo thời gian vết sẹo này có thể tự teo nhỏ đi hoặc biến mất hoàn toàn. Bạn không cần phải lo lắng nhé. Thân ái chào bạn.
Dạ em chào BS, Em có triệu chứng đau bụng râm ran 24/24h. Đi khám nội soi ở phòng khám tư nhân, ở đó BS kết luận em âm tính vi khuẩn HP. Nhưng sao gần 4 tháng qua em vẫn đau, gần đây không biết em lo lắng hay vì đau mà sụt hơn 2kg. Vậy BS tư vấn giúp cho em giờ em phải điều trị như thế nào ạ? Em cám ơn BS!
Chào em, Tình trạng của em nhiều khả năng là do yếu tố thần kinh nên làm đau bụng kéo dài không theo chu kỳ gì cả mà còn có thể gây căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra tình trạng co thắt ruột cũng có thể gây đau như vậy. Tuy nhiên, em có hiện tượng sụt cân nên có thể có bệnh khác kèm theo như lao, cường giáp, suy nhược thần kinh… do đó cần phải khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa để tầm soát thêm rồi mới thay đổi hướng điều trị. Trước mắt em cần hạn chế thức ăn béo, chua cay, rượu bia, thuốc lá, sắp xếp công việc và thời gian học hành, nghỉ ngơi hợp l‎í, không nên thức khuya. Thân mến!
Chào bạn, Đúng là trên thị trường thuốc có rất nhiều loại thuốc bổ có chứa , có loại đơn độc hoặc có loại phối hợp với vitamin D,… về mặt đóng gói thì có dạng viên, dạng nước, dạng gói,… Tùy theo biểu hiện thiếu canxi của bé, mức độ thiếu canxi và các vitamin khác hoặc thiếu các khoáng chất khác đi kèm, tiền căn bệnh lý của bé,… BS sẽ chọn lựa thuốc, liều dùng, thời gian dùng thuốc thích hợp. Tốt nhất, em nên đưa bé đi khám để BS đánh giá và có hướng điều trị theo những tiêu chí trên thích hợp cho bé.
Thưa bác sĩ! Trong khoảng thời gian cách đây 1 tháng em bị cúm và có sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hiện giờ em phát hiện mình có thai vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Em chậm kinh 2 tuần và có thử que 2 vạch rồi bác sĩ.
Sử dụng ít thuốc kháng sinh trước khi phát hiện có thai thường không gây nguy hiểm cho thai nhi Chào bạn, Thời gian bán huỷ các thuốc kháng sinh rất ngắn, hầu hết từ 1-3 ngày sẽ thải ra khỏi cơ thể hoàn toàn, một số loại vẫn khá an toàn cho thai kỳ. Do đó, nếu theo thời gian mà bạn cung cấp thì ít có khả năng gây hại cho thai vì giai đoạn sớm phôi vẫn chưa làm tổ. Thân mến!
- nguồn internet Chào em, là khi tiêu phân lỏng lớn hơn 3 lần ngày. Trường hợp của em không phải là tiêu chảy. Tiêu phân nhão, không thành khuôn, nhiều lần trong ngày, trường hợp triệu chứng này chỉ thoáng qua, xuất hiện vài ngày rồi tự khỏi có thể do rối loạn tiêu hóa thường do thức ăn không hợp vệ sinh. Nếu những triệu chứng này kéo dài, phân xuất hiện mỡ hay thức ăn sống có thể do thiếu men tiêu hóa hoặc củng có thể do bệnh lý đại tràng. Em nên đến khám chuyên khoa tiêu hóa để BS tìm nguyên nhân và điều trị, em nhé.
Nguy cơ sa van 2 lá
Nguy cơ sa van 2 lá Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) sa van hai lá? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sa van hai lá. Tuy nhiên, phụ nữ thường có nguy cơ bị sa van hai lá hơn đàn ông. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) sa van hai lá Các yếu tố làm tăng nguy sa van hai lá: Tiền sử gia đình có người bị sa van hai lá; Dị tật tim bẩm sinh (Ebstein dị thường); Bệnh Grave; Vẹo cột sống ,… Rối loạn mô liên kết (collagen, gân, dây chằng,...); Hội chứng Marfan; Hội chứng Ehlers-Danlos.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị giãn dây chằng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giãn dây chằng Giãn dây chằng có thể được chẩn đoán: Thông qua bác sĩ: Bác sĩ sẽ hỏi thông tin bệnh sử và khám sức khỏe để xem liệu bệnh sử và thăm khám có phù hợp với tình trạng tổn thương một hoặc nhiều dây chằng hay không. Họ sẽ kiểm tra tình trạng sưng, biên độ vận động và độ ổn định của khớp. Thông qua hình ảnh học: Bác sĩ sẽ đề nghị chụp X-quang để đảm bảo rằng không có gãy xương. Mặc dù không thể nhìn thấy hình ảnh dây chằng trên phim X-quang, nhưng điều quan trọng là phải xem xét khoảng cách của khớp và loại trừ gãy xương. Có thể cần phải có hình ảnh học cao hơn như siêu âm hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) để đánh giá thêm chấn thương của bạn. Bác sĩ thăm khám cổ chân người bệnh Phương pháp điều trị giãn dây chằng hiệu quả Sơ cứu giãn dây chằng Tiêu chuẩn vàng về chăm sóc giãn dây chằng được gọi là liệu pháp “RICE”. Nó là viết tắt của: Nghỉ ngơi (Rest): Không đè nặng lên vùng bị thương trong 24 đến 48 giờ. Điều này bao gồm việc không nâng bằng cổ tay hoặc khuỷu tay bị đau. Nếu bạn không thể đặt trọng lượng lên đầu gối hoặc mắt cá chân bị thương, hãy đến gặp bác sĩ. Chườm lạnh (Ice): Đặt túi nước đá lên vùng bị thương trong 10 phút cho mỗi lần, sau đó bỏ ra ít nhất 30 phút, thực hiện trong 3 ngày đầu tiên. Bọc nước đá trong một miếng vải ẩm hoặc cho vào túi nhựa (không đặt túi đá trực tiếp lên da của bạn). Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu và làm chậm quá trình viêm, giúp giảm đau và sưng. Nhưng sử dụng nước đá quá lâu mỗi lần có thể gây tổn thương, vì vậy phải có thời gian nghỉ cho mỗi lần chườm. Băng ép (Compression): Bạn có thể quấn cổ tay, mắt cá chân, đầu gối hoặc khuỷu tay bị thương bằng băng thun. Giống như chườm đá, băng ép giúp giảm sưng và đau. Kê cao (Elevation): Nằm xuống, đặt vùng bị thương lên một chiếc gối và kê cao hơn mức tim của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không bị sưng nhiều. Liệu pháp RICE đặc biệt quan trọng trong 24 đến 72 giờ đầu tiên sau khi xảy ra giãn dây chằng. Trong thời gian này, bạn cũng có thể kết hợp dùng thuốc để hạn chế cơn đau. Nên đến gặp bác sĩ để xem loại thuốc nào phù hợp với tình trạng của bạn, Ibuprofen hoặc một loại NSAID khác (thuốc chống viêm không steroid) có thể làm giảm viêm. Sơ cứu giãn dây chằng bằng cách chườm lạnh Phẫu thuật Tùy thuộc vào khớp liên quan và mức độ nghiêm trọng của giãn dây chằng, đôi khi phẫu thuật là cần thiết để điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá vết thương, khả năng chữa lành cả khi phẫu thuật và không phẫu thuật, đồng thời đưa ra khuyến cáo để phục hồi tốt nhất dựa trên độ tuổi, mức độ hoạt động và các yếu tố rủi ro liên quan đến phẫu thuật của bạn. Vật lý trị liệu Thông thường, vật lý trị liệu được khuyến khích sau khi bị giãn dây chằng. Loại chấn thương này có thể mất thời gian để chữa lành và có thể thay đổi động lực học của khớp. Mức độ giãn của dây chằng sẽ quyết định các bước bạn cần thực hiện trong quá trình phục hồi. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại sức mạnh và khả năng vận động của khớp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bài tập, cũng như lập ra cho bạn một chương trình tập luyện tại nhà để ngăn ngừa cứng khớp ở khớp bị thương. Các bài tập để tăng cường sức cơ và khả năng giữ thăng bằng (khi bị giãn dây chằng ở mắt cá chân và đầu gối) sẽ được tăng dần theo thời gian cho đến khi bạn trở lại mức độ hoạt động như trước khi bị chấn thương. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn quay trở lại các hoạt động như tập thể dục, thể thao và giúp khớp bị ảnh hưởng thậm chí còn khỏe hơn so với ban đầu.
Thưa BS ạ,Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ gây ra triệu chứng nào, thưa BS? Chúng ta có phương tiện gì để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Tĩnh mạch thừng tinh là cấu trúc nằm chung trên cấu trúc thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn Chào bạn, Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch ở thừng tinh bị giãn ra rất nhiều so với người bình thường. Hầu như nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng thừng tinh sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh rất cao, khoảng 15%-20%. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh là phía trên tinh hoàn xuất hiện những đường tĩnh mạch như con giun và có thể quan sát được bằng mắt thường. Đây là biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở phía bên trái nhiều hơn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng rất lớn đến vô sinh ở nam giới. Trích GLTT của AloBacsi:
Chào bạn Tài, Xét nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ có nhiễm trùng tiểu, nước tiểu lấy từ người bệnh sẽ được đưa vào môi trường phù hợp để vi khuẩn phát triển. Nếu trong nước tiểu có vi khuẩn thì kết quả cấy sẽ dương tính và có thể định danh vi khuẩn phục vụ điều trị. Trường hợp cấy nước tiểu không mọc thì khả năng là không có nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm chủng vi khuẩn khó nuôi cấy, môi trường nuôi cấy không phù hợp… Điều này còn phụ thuộc vào đánh giá lâm sàng của BS điều trị, bạn nhé! Thân mến!
Thưa bác sĩ, Tôi sinh năm 1983, 29 tuổi, sinh mổ lần đầu tại BV Từ Dũ ngày 21/8/2012, bé 4kg. Lúc đó, tử cung hở hơn 4 phân, bác sĩ chỉ định mổ do bị suy tim thai. Nay tôi phát hiện có thai lại (ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 22/4/2012). Tôi giữ lại có ảnh hưởng sức khỏe của mẹ không? Vì em bé đầu còn nhỏ quá, mới hơn 9 tháng, nếu bỏ đi thì có ảnh hưởng lần có thai sau không?
Mến chào bạn Ngọc Hiền, Sau sanh mổ 9 tháng thì sức khoẻ của bạn đã kịp hồi phục, chỉ có điều bé còn quá nhỏ mà bạn có thai lại thì bạn sẽ cực hơn, vì vừa phải chăm sóc con vừa phải chịu thai hành (nghén), nhưng rồi cơ thể sẽ dần dần thích nghi. Tuy bạn có thai lại sớm hơn mong đợi nhưng không vì vậy mà quyết định bỏ thai, tốt nhất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ 2 bên gia đình. Để có thai phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy, nếu lần này bạn bỏ thai thì không biết lần sau bạn có thai lại được không, vì sau bỏ thai có thể có biến chứng BS không thể tiên đoán trước bạn à.
Chào em, Bệnh là một thể lao nặng, diễn biến thường cấp tính, khó tiên lượng (giai đoạn đầu bệnh nhân có thể vào hôn mê, co giật, yếu liệt, thậm chí ngưng tim ngưng thở bất kỳ lúc nào), với nhiều rối loạn nặng về thần kinh và tâm thần; hệ tuần hoàn và hô hấp nên khả năng xảy ra tử vong cao trong quá trình bệnh. Do vậy bệnh nhân cần phải được theo dõi và điều trị tích cực ở trong bệnh viện nhất là những nơi có đủ phương tiện cấp cứu hồi sức, và BV Phạm ngọc thạch là bệnh viện lớn, đi đầu về bệnh lao và thỏa các điều kiện trên, nên bệnh nhân có thể yên tâm điều trị tại đây. Tuy nhiên, bệnh lao màng não ngày nay hoàn toàn có thể chữa được, thời gian điều trị từ 8-12 tháng, có người có di chứng, có người không bị. Nếu bệnh nhân nặng cần nằm khoa săn sóc đặc biệt thì chi phí chắc chắn tốn kém, nếu bệnh nhân có BHYT thì sẽ đỡ được rất nhiều trong tiền viện phí. Chi phí điều trị nhìn chung phải từ vài triệu trở lên. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Kính chào TS Liêm, tôi đọc rất nhiều bài của anh trên AloBacsi. Kiến thức anh truyền đạt vô cùng quý giá. Không ngờ nay có việc cá nhân phải nhờ TS giúp. Tôi xip phép hỏi về trường hợp của anh tôi, đã 59 tuổi, vừa phát hiện bị ung thư phổi đã di căn. Chúng tôi nên làm gì để chữa trị và chăm sóc tốt nhất cho anh tôi? Có cần kiêng cữ gì trong ăn uống không, thưa tiến sĩ? Có thuốc nào để phòng ngừa ung thư cho người thân trong gia đình? Chân thành cảm ơn TS Liêm.
Em chào anh, K phổi của anh anh cần được điều trị tích cực theo phác đồ của bệnh viện có chuyên ngành ung thư, anh nhé. Ngoài ra, anh nên khuyên anh ấy nên chụp CT phổi mỗi 3 tháng, PET mỗi 6 tháng, xét nghiệm máu Cyfra 21-1, CEA, thành phần tế bào máu và chức năng gan thận mỗi tháng. Anh ấy và gia đình nên: 1. Ăn uống nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn. Tuyệt đối không ăn tương, chao, đậu phụng, nước tương (ngoại trừ nước tương thương hiệu Maggi có chất lượng đảm bảo, được bán trong siêu thị), không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. 2. Các thức ăn dầu mỡ, chiên, nướng, khét cần tuyệt đối tránh. Các loại thịt bò, thịt mỡ cần tránh. Anh nên ăn cá, tôm, hải sản, thức ăn chay. 3. Anh nên ăn gạo lức và muối mè. Gạo lức nên nhai thật kĩ, đến khi thấy ngọt trong miệng hoặc nhai đủ 36 lần thì mới nuốt để tránh đau bao tử. Gạo lức rất tốt cho anh. 4. Các thức ăn nóng, và có dầu mỡ tuyệt đối không đựng trong các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, nylon. Thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm. 5. Không ăn các đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiều chất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại. 6. Tuyệt đối không được dùng thức uống có cồn. Anh ấy cũng tuyệt đối tránh xa nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Khẩu trang tránh khói bụi sẽ rất cần thiết.linh chi và nấm lim xanh rất tốt cho sức khoẻ của anh). 7. Tập thể dục điều độ và rất nhẹ nhàng, sống nơi yên tĩnh, thoáng mát, thư giãn, lạc quan ở nơi có nhiều cây xanh. Cần lưu ý không để thừa cân, thiếu cân và phòng ngừa tiểu đường. Chế độ ăn uống đúng bữa, ăn vừa đủ no. Ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện là rất tốt cho sức khỏe. 8. Sức khoẻ tinh thần rất quan trọng đối với việc điều trị ung thư. Khi mình lạc quan, hạnh phúc, phấn chấn thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả và tiêu diệt ung thư tốt. Khi mình bi quan, buồn, chán đời thì hệ miễn dịch hoạt động yếu, cơ thể sản xuất ra các stress hormone làm kích thích ung thư phát triển. Anh nên khuyên anh ấy kiên trì và tích cực điều trị. Có nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối như ung thư não, ung thư tuyến tiền liệt với di căn khắp các xương, ung thư bạch cầu… nhưng sau khi sử dụng liệu pháp Integrative Medicine (Y học tích hợp), điều trị tích cực và thay đổi cách sống lạc quan, chan hoà và yêu đời, thì bệnh lui và dần dần hết bệnh. 9. Duy trì cân nặng hợp lý. Không để thừa cân hoặc thiếu cân. Béo phì và tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư. 10. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư như tia tử ngoại, khói thuốc, khói bụi, các hoá chất độc hại... Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày,...  như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu... có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ ung thư. Do đó, mình cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống có chức năng lọc không khí và cô lập, phân huỷ các hoá chất gây ung thư này. Sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại. Ngoài ra, em xin đề nghị anh và gia đình hết sức lưu ý việc phòng ngừa ung thư. Ung thư xảy ra do nhiều yếu tố như di truyền (đột biến gien), môi trường sống, lối sống, thực phẩm, ô nhiễm… Do đó, mọi người trong gia đình anh nên theo các chỉ dẫn về sức khoẻ như em đã ghi ở trên và thường xuyên thực hiện định kì các xét nghiệm và chẩn đoán tầm soát ung thư như chụp nhũ ảnh (mammogram), xét nghiệm máu, nội soi ruột, woman well exam, man well exam. - Một số link trên Internet với các hướng dẫn xét nghiệm và phòng ngừa ung thư: - Một số thu ốc giúp phòng ngừa ung thư (uống theo chỉ định của bác sĩ): Curcumin (chiết xuất từ nghệ) Resveratrol (chiết xuất từ vỏ nho...) Zyflamend (kết hợp nhiều dược chất giúp ngừa ung thư) EGCG (chiết xuất từ trà xanh) Ngoài ra, linh chi và đông trùng hạ thảo (cordyceps) cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngừa ung thư. Kính chào anh,
Bạn Mai Hương thân mến, Da có vết sẹo cũ sẽ không đàn hồi như da bình thường, nhưng vùng da bình thường xung quanh vết sẹo có thể bù đắp lại cho việc bụng lớn ra trong khi mang thai. Thường vết sẹo cũ này sẽ không gây cho bạn có vấn đề gì trong lúc mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khám và tư vấn ở một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về vết sẹo này để có cách khắc phục nếu bạn muốn. Thân mến!
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng thực phẩm
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng thực phẩm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng thực phẩm Dấu hiệu và triệu chứng: Cung cấp cho bác sĩ tiền sử chi tiết về các triệu chứng, loại thực phẩm nào và lượng bao nhiêu nghi ngờ gây ra vấn đề. Tiền sử gia đình bị dị ứng: Đồng thời chia sẻ thông tin về các thành viên trong gia đình bị dị ứng dưới bất kỳ hình thức nào. Khám sức khỏe: Kiểm tra tổng quát để xác định hoặc loại trừ các vấn đề y tế khác. Kiểm tra da: Xét nghiệm chích da có thể xác định phản ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Trong thử nghiệm này, bác sĩ đặt một lượng nhỏ thức ăn nghi ngờ trên da của cánh tay hoặc lưng rồi dùng kim chích vào da để đưa chất này bên dưới bề mặt da. Nếu bị dị ứng với chất đang được thử nghiệm (dương tính), sẽ xuất hiện vết sưng hoặc phản ứng nổi mề đay nhưng chỉ dựa vào phản ứng này sẽ không đủ để xác nhận dị ứng thực phẩm. Thử máu: Xét nghiệm máu đo kháng thể liên quan đến dị ứng là immunoglobulin E (IgE) để đánh giá mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch với một loại thực phẩm cụ thể. Chế độ ăn kiêng: Yêu cầu bệnh nhân loại bỏ thực phẩm nghi ngờ trong một hoặc hai tuần và sau đó thêm từng loại thực phẩm trở lại chế độ ăn uống. Chế độ ăn kiêng loại trừ có thể giúp liên kết các triệu chứng với các loại thực phẩm cụ thể nhưng không cho biết liệu phản ứng này có phải là dị ứng thực sự hay chỉ là nhạy cảm với thực phẩm. Hơn nữa, nếu bệnh nhân từng bị phản ứng nghiêm trọng với một loại thực phẩm nào đó thì chế độ này có thể không an toàn. Dùng thử thức ăn: Kiểm tra này được thực hiện tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cung cấp một lượng nhỏ và tăng dần thức ăn bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Nếu không có phản ứng trong quá trình thử nghiệm này, bệnh nhân có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình một lần nữa. Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm hiệu quả Không sử dụng thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng. Giải mẫn cảm bằng các ăn bột gây dị ứng đậu phộng (Arachis hypogaea ) (đã khử chất béo), có sẵn để điều trị cho những người từ 4 - 17 tuổi bị dị ứng với đậu phộng. Giải mẫn cảm bắt đầu với 5 liều tăng dần từ 0,5 - 6 mg trong một ngày được thực hiện tại bệnh viện. Sau đó, tăng liều hàng ngày từ 3 mg và sau mỗi 2 tuần trong vòng 22 tuần trước khi đạt đến liều duy trì 300 mg 1 lần/ngày. Trong thời gian tăng liều, ngày sử dụng liều cao hơn phải được thực hiện ở bệnh viện. Bệnh nhân phải tiếp tục dùng bột đậu phộng gây dị ứng hàng ngày để duy trì giải mẫn cảm, và vẫn cần duy trì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có đậu phộng nhưng có lợi từ việc giảm nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng (bao gồm cả phản vệ) do vô tình tiêu thụ đậu phộng. Cromolyn đường uống đã được sử dụng để giảm phản ứng dị ứng với hiệu quả rõ ràng. Thuốc kháng histamine ít có giá trị ngoại trừ các phản ứng cấp tính nói chung kèm mày đay và phù mạch. Điều trị corticosteroid kéo dài rất hữu ích đối với bệnh ruột tăng bạch cầu ái toan có triệu chứng. Bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nên mang theo thuốc kháng histamine để uống ngay lập tức nếu phản ứng bắt đầu và một ống tiêm epinephrine tự tiêm, bơm sẵn để sử dụng khi cần cho các phản ứng nghiêm trọng.
Triệu chứng suy gan mạn Những dấu hiệu và triệu chứng của suy gan mạn Dấu hiệu của suy gan mạn: Các dấu hiệu chung: Suy nhược, bầm tím dưới da và xanh xao. Dấu hiệu ở bàn tay: Lòng bàn tay son, ngón tay dùi trống, co rút dupuytren. Dấu hiệu ở ngực/bụng: Dấu sao mạch (4 dấu hoặc nhiều hơn là bệnh lý), tĩnh mạch vùng bụng nổi (tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ), giảm lông trên cơ thể, vú to ở nam giới, teo tinh hoàn, cổ trướng . Các dấu hiệu về gan: Có thể sờ thấy một khối to dưới bờ sườn bên phải (gan to). Dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của suy gan mạn: Béo phì gợi ý bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, run rẩy gợi ý bệnh gan do rượu. Bệnh gan còn bù hay mất bù: Sự hiện diện của vàng da, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ hoặc bệnh não gan gợi ý bệnh gan mất bù. Các triệu chứng của suy gan mạn: Đau bụng; Vàng da ; Ngứa da; Buồn nôn và nôn mửa; Mệt mỏi và buồn ngủ có thể gợi ý bệnh não gan; Xuất hiện cổ trướng hoặc phù nề (ban đầu người bệnh có thể cảm thấy tăng cân). Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy gan mạn Sau đây là những biến chứng có thể gặp của bệnh suy gan mạn: Bệnh não gan; Hội chứng gan thận; Hội chứng gan phổi; Ung thư biểu mô tế bào gan; Xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản; Cổ trướng và viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát. Bệnh suy gan mạn có thể dẫn đến bệnh não gan Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm suy gan mạn sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
AloBacsi cho em hỏi, người già thiếu canxi nặng (đã khám ở bệnh viện) có uống được Kisout của Mỹ không ạ? Nếu uống được thì liều lượng như thế nào?
Chào bạn Hiếu, thành phần Canxi và vitamin D3 dạng giọt, dạng này sinh khả dụng tốt, hấp thu tốt khi vào cơ thể hơn dạng viên. có thể sử dụng được, dùng theo liều khuyến cáo trong tờ hướng dẫn sử dụng, nhưng cần lưu ý nếu uống thuốc kéo dài sẽ dẫn đến tăng canxi máu, sỏi thận. Bạn có thể cho người nhà dùng khoảng 1 tháng rồi đến bác sĩ kiểm tra lại. Hiện em không ngừa thai để có con. Do răng bị chảy máu nên em đến BV nhổ răng, BS cho uống thuốc Novogyl, Glotadol và Alphachymotrypsin trong 5 ngày. Nếu trong 5 ngày đó em đậu thai thì có bị dị tật không ạ? Chu kỳ kinh cuối của em là 1/10, ngày bắt đầu uống thuốc 10/10. (Hoang Truc - ) Chào em, kháng sinh, không dùng cho phụ nữ có thai. giảm đau, hạ sốt. kháng viêm, thận trọng cho phụ nữ có thai. Em chưa mang thai, dùng thuốc không ảnh hưởng đến dị tật bào thai đâu em. Những thuốc trên sẽ đào thải ra khỏi cơ thể em sau ngưng thuốc 1 ngày. Em cứ an tâm dùng thuốc nhé. Em xài HP Max trị đau dạ dày được 12 ngày rồi vẫn chưa đỡ, em muốn dùng thêm Dalovi, nhưng thấy thành phần của 2 thuốc này có điểm hơi giống nhau. Trong 1 viên (gói) thuốc HP Max có 2800mg chè dây, Dalovi có 625mg cao chè dây. Em uống 2 thuốc này chung được không, AloBacsi? (Thanh Châu - TPHCM) Cao chè dây: ....................................625 mg Rotundin: ..........................................10 mg Curcumin: .........................................500mg Bioperine: .......................................1.25 mg Chất phụ gia: ...........................Bột sữa vừa đủ Mỗi viên nang cứng chứa cao khô tương đương: Chè Dây ...................................................2800 mg Dạ Cẩm ....................................................1700 mg Lá Khôi Tía...............................................1100 mg Tá dược (tinh bột, Talc, Magnesi Stearat) vừa đủ 1 viên Hai thuốc trên đều có thành phần giống nhau, theo tôi em dùng 1 thứ thôi. Dùng thuốc 12 ngày rồi vẫn chưa giảm , em nên đến BS chuyên khoa Tiêu hóa để được khám và điều trị sẽ tốt hơn, không nên tự ý dùng thuốc. Gửi AloBacsi, Em đi khám Da liễu để điều trị mụn, BS nói da em nhờn và cho toa thuốc: Honymarin, Nicofort, Doxyglobe, Dasavit, Amiteron, thuốc bôi ngoài da Lưu Huỳnh 5%. Nhờ AloBacsi tư vấn giúp em toa thuốc như trên có điều trị tốt không ạ? Xin cảm ơn. (Hai Dang- TPHCM) có tác dụng giải độc gan. vitamin PP chỉ định bệnh Pellagra với các biểu hiện: + Ở da: viêm da đối xứng ở chân và phần hở, lúc đầu là vết đỏ, sau đóng vẩy. + Ống tiêu hóa: viêm lưỡi, loét lưỡi, viêm miệng, viêm thực quản, dạ dày, ruột, tăng tiết nước bọt, đi phân lỏng, nôn mửa. + Dấu hiệu thần kinh: mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, lẫn, rối loạn trí nhớ, ảo giác, hoang tưởng. kháng sinh vitamin AD, chỉ định trong bệnh lý về da. chỉ định: suy nhược cơ thể, viêm da, sạm da, da biến màu, sạm nắng, ngừa và trị các bệnh biểu bì: móng tóc khô giòn dễ gãy... có tính chất sát trùng. Những thuốc mà BV Da liễu cho em dùng là tốt rồi, em cứ an tâm sử dụng nhé. Em có thể tham khảo các bước chăm sóc da nhờn .
Tuấn Anh thân mến, để lại sau bệnh là tình trạng tăng sắc tố sau viêm sẽ mất dần tự nhiên sau ít nhất 6 tháng, tuy nhiên bạn có thể sử dụng các thuốc thoa để vết thâm mờ nhanh hơn, bên cạnh đó việc cũng giúp cải thiện màu sắc của vết thâm. Các thuốc thoa bạn có thể sử dụng như sau: -  Uniton –reveal thoa 2 lần/ ngày -  Anzela cream thoa 2 lần/ ngày
BS ơi, Mình hay bị đau bụng thất thường, kiểu như lâu lâu lại quặn đau, đi ngoài xong thì thấy dễ chịu nhưng đi thường không hết phân, ăn xong 10 bữa thì 5 bữa bị đau bụng. Xin hỏi BS đó là bệnh gì ạ? Nhờ BS tư vấn giúp.
Quân thân mến, Biểu hiện trên có thể gặp trong nhiều nguyên nhân khác nhau, như , loạn khuẩn ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, bệnh lý gan, mật, tụy, bệnh lý nội tiết... Do vậy, em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để BS xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, nếu bs khám thấy nguyên nhân ngoài hệ tiêu hóa hoặc có kết hợp với bệnh lý thuộc chuyên khoa khác thì sẽ hướng dẫn em khám thêm 1 chuyên khoa nữa để phối hợp điều trị. Đồng thời em nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau xanh hoa quả, hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, trà đặc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng đầu óc. Trân trọng.
Chào em Đông, Phương pháp chẩn đoán nhiễm Toxocara tại nhiều phòng xét nghiệm vẫn chưa được chuẩn hóa, nên giá trị mật độ quang (OD) không được dùng để theo dõi diễn tiến bệnh. Xét nghiệm này có thể dương tính tới 3 tháng sau khi Toxacara đã bị thải loại khỏi cơ thể. Do đó, không thể đánh giá dựa trên chỉ số xét nghiệm đơn độc. Tùy vào bệnh cảnh lâm sàng và kinh nghiệm của BS điều trị sẽ quyết định em nên điều trị lúc nào và tới bao giờ, em nhé! Thân mến!
Bé nhà em bị nổi hạch dưới góc hàm. Bác sĩ cho em hỏi bé mọc răng hàm có liên quan gì nổi hạch không ạ? Em cảm ơn.
Bé bị nổi hạch sau khi mọc răng hàm. Chào bạn, Khi hạch nổi, sưng đau là biểu hiện phản ứng của cơ thể trước một nhiễm trùng gần đó. Thông thường, trường hợp bé nổi hạch khi mọc răng là do phản ứng của cơ thể bé trong quá trình mọc răng, gây nhiễm trùng vùng nướu kế cận. Tuy nhiên nếu nổi hạch kèm sốt cao thì bạn vẫn nên đưa bé đến bác sĩ khám kiểm tra đánh giá tình hình, có thể nổi hạch còn do nguyên nhân khác như virus, bệnh hô hấp, viêm họng ... Khi bé mọc răng bị nổi hạch bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, vệ sinh răng miệng kỹ, tránh vi khuẩn từ thức ăn đọng lại. Thân mến.
Chào em, Với tình trạng này em nên đưa mẹ em đến Bệnh viện Da Liễu để bác sĩ xem xét trực tiếp sang thương da và các thuốc mẹ em đã dùng để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị thuốc thích hợp. Bởi vì có khả năng đây không phải nấm da, mà là tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, trị không đúng sẽ tạo thành chàm. Việc tự điều trị tại nhà là không an toàn đâu, em nhé. Thân mến.
Tôi có để gói thuốc lá trên ghế, con chó tiến lại liếm lên đó. Lúc tôi cầm bao thuốc lên thấy ướt phần ngoài bao ni lông của gói thuốc, tôi lấy giẻ lau. Sau đó tôi cầm lại bao thuốc hút 1 điếu. Khoảng một lúc sau tôi có cầm tay con gái tôi (16 tháng). Vậy xin hỏi sau nhiều trung gian vậy liệu con tôi có khả năng lây bệnh dại không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, Bệnh dại có thể truyền qua vật trung gian. Đường lây truyền của bệnh dại như sau: Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng vi rút dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương. Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm virus dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú. Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người. Trong tình huống bạn nêu ra, khả năng bị nhiễm dại của bé gần như không có vì qua quá nhiều giai đoạn trung gian, mà bạn cũng đã lau đi gói thuốc dính nước bọt của chó rồi. Mặt khác, chó nhiễm dại thì cũng không "hiền" như vậy. Để chắc chắn thì bạn nên theo dõi con chó đó 10-15 ngày, nếu nó còn sống thì chắc chắn tại thời điểm trước đó, nó không hề bị nhiễm dại mà lây cho gia đình bạn được. Thân mến.
Nha chu là tổ chức nâng đỡ xung quanh của răng bao gồm xương ổ răng và phần dây chằng xung quanh, mô nướu bám vào răng. Khi hình thành vôi răng, nó sẽ tấn công nướu răng, gây chảy máu nhưng ít đau nhức, chỉ khi hình thành ổ áp xe bên dưới thì bệnh nhân mới đau. Bên cạnh đó, vi khuẩn của vôi răng sẽ tấn công phần dây chằng gây tiêu dây chằng và tiêu xương ổ răng, do đó những người bị viêm nha chu thường bị răng lung lay, dẫn đến rụng răng Ở giai đoạn đầu khi viêm nha chu, nếu điều trị tốt thì có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, khi đã đến mức độ tiêu xương hay tiêu dây chằng thì rất khó phục hồi như giai đoạn đầu. Thân mến.
Chào bác sĩ, Em năm nay 30 tuổi. Hiện nay em có một cái mụn trên đầu bằng hạt đậu xanh. Đã 1 năm nay mà không thể lành hẳn được. Gần đây, em thấy có xuất hiện tình trang mất thăng bằng trong giây lát. Không biết việc này có liên quan đến cái mụn trên đầu đấy không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Chào em, Do không thăm khám nên tôi không rõ bản chất của khối trên đầu của em. Khối này có thể xuất phát từ lớp bì, cũng có thể từ bên trong. Bạn nên đến khám BS Da liễu để xác định nguyên nhân và điều trị bạn nhé. Triệu chứng choáng váng có thể không liên quan đến khối trên da đầu, có thể do thiếu máu, hạ áp tư thế bạn nhé. Vấn đề này có thể khám BS Nội tổng quát.
Chào em Trang, Nếu loét miệng của bé là do bệnh lý thì không thể nào khỏi nhanh được em à. Bệnh sẽ ổn định sau 7 – 10 ngày. Do đó, trong lúc này bé không thể ăn uống như bình thường được. Em nên xay lỏng thức ăn rồi đút muỗng hoặc cho bé dùng sữa nhưng cũng cần đút từng muỗng (bé không thể tự bú bình được vì miệng đau nhiều). Sau mỗi bữa ăn hoặc uống sữa em nên vệ sinh răng miệng thật tốt, tránh thức ăn hoặc sữa còn ứ đọng lại trong khoang miệng và răng gây nhiễm trùng. Ngoài các thuốc trên em có thể dùng thêm thuốc giảm đau cho bé. Chúc bé sớm bình phục. Thân mến,
"Em sinh ra đã bị sứt môi, trong nhà chỉ mình em bị. Giờ em sắp lập gia đình nhưng lại sợ con em sau này cũng thế. Xin hỏi bện này có di truyền không?".
Chào em, Khe hở môi (sứt môi) là một bệnh lý bẩm sinh, tỷ lệ bệnh khá cao (khoảng 1/600-1/1.000 trẻ). Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần gây ra tình trạng khe hở môi như: - Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35). - Trong thời gian mang bầu, người mẹ tiếp xúc với môi trường chất độc. - Trẻ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ. - Cha mẹ mắc một số bệnh mãn tính. - Trong thời kỳ có thai, người mẹ sử dụng thuốc bừa bãi. Yếu tố di truyền ít được đề cập đối với bệnh này; và không có chống chỉ định có thai ở những người mắc bệnh khe hở môi bẩm sinh. Bạn không nên quá bi quan. Ngoài ra, bệnh khe hở môi bẩm sinh có thể phát hiện rất sớm ngay từ trong bụng mẹ thông qua các phương tiện chẩn đoán như siêu âm, nội soi... Và việc điều bệnh khe hở môi cũng không quá phức tạp. Vấn đề quan trọng là cần giữ gìn bản thân, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại; không để mắc bệnh cúm trong lúc mang thai. Theo BS Bạch Long - Thanh Niên
Chào bạn, Thiếu canxi có thể gây ra một số triệu chứng không đặc hiệu như cơ thể mệt mỏi, dễ bị cảm, chuột rút, đau xương, răng, móng dễ gãy, mất ngủ… Những triệu chứng bạn mô tả ít gợi ý thiếu canxi mà nghĩ nhiều đến các bệnh lý cơ xương khớp nhiều hơn, có thể là thoái hoá khớp gối và cột sống cổ. Bạn nên khám chuyên khoa để bác sĩ xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị bạn nhé! Thân mến.
BS cho hỏi, Tôi có đứa cháu bị tràn dịch màng phổi đang điều trị được nửa tháng mà sao BS vẫn chưa cho ra viện, còn kim tiêm trong người. BS ở đó kêu phải theo dõi thêm. Mong BS tư vấn giúp. (Ái Châu - Phú Yên)
Chào chị, là tình trạng có nước trong khoang màng phổi, gây giảm một phần dung tích phổi. Triệu chứng thường gặp là khó thở, đau ngực, ho… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi, có thể do bệnh lý toàn thân như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan… Trường hợp cháu của chị đã dẫn lưu dịch màng phổi nhiều ngày, nguyên nhân có thể do chấn thương, ung thư, lao, nhiễm trùng nặng… Đây là những bệnh lý phức tạp, cần phải làm thêm nhiều phương pháp chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị. Do không rõ nguyên nhân gây tràn dịch của cháu là gì nên rất khó để tư vấn cụ thể cho chị. Người nắm rõ nhất tình trạng này chính là bác sĩ điều trị hằng ngày cho cháu, chị đừng ngần ngại hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để giúp gia đình hiểu rõ và yên tâm hơn. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Chào bạn, Bạn cần đi khám BS để kiểm tra xem mình có rối loạn gì dẫn đến tình trạng khát nhiều, uống nhiều hiện nay hay không. Và theo tôi, chuyên khoa Nội tiết ở các BV lớn có uy tín như BV ĐH Y dược, BV Chợ rẫy, BV 115,  BV Trưng Vương, BV Nguyễn Tri Phương... có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây , uống nhiều như đái tháo đường, đái tháo nhạt, do tâm lý... nên cách điều trị còn tùy thuộc vào chẩn đoán của BS. Thân mến!
Tìm hiểu chung thiên đầu thống
Tìm hiểu chung thiên đầu thống Bệnh thiên đầu thống (bệnh tăng nhãn áp) là gì? Nhãn áp (intraocular pressure - IOP) là áp suất của chất dịch bên trong mắt của bạn. Nhãn áp có kết cấu như gel, chứa tại vị trí giữa giác mạc và mống mắt, đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và sự linh hoạt của mắt. Nhãn áp bình thường dao động từ 10 - 20 mmHg. Bệnh tăng nhãn áp hay bệnh glaucoma (dân gian còn gọi là bệnh thiên đầu thống, bệnh cườm nước ) là tình trạng áp suất của chất dịch bên trong nhãn cầu tăng cao, làm chèn ép và tổn thương các tế bào thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, không hồi phục. Phân loại bệnh thiên đầu thống (bệnh tăng nhãn áp) Theo Quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt của Bộ Y tế, bệnh glaucoma được chia thành những loại sau: Glaucoma góc đóng nguyên phát: Là tình trạng cấp tính, xảy ra khi mống mắt phồng ra trước làm che lấp góc dẫn lưu, dịch trong nhãn cầu tắc nghẽn gây tăng nhãn áp. Đây là một cấp cứu nhãn khoa, bạn phải đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị lập tức. Glaucoma góc mở nguyên phát: Là tình trạng bệnh lý tiến triển mạn tính, do quá trình cơ hóa vùng bè làm lắng đọng các chất ngoại bào trong lớp bè gây dính khoang bè, tắc đường lưu thông thủy dịch làm tăng nhãn áp. Hoặc do sự chênh lệch áp lực giữa tiền phòng và ống Schlemm gây xẹp ống này, cản trở thủy dịch thoát ra ngoài nhãn cầu làm tăng nhãn áp. Glaucoma thứ phát: Do chấn thương, đục thủy tinh thể hoặc có khối u ở mắt. Sử dụng corticosteroid hoặc phẫu thuật vùng mắt cũng có thể gây glaucoma thứ phát nhưng hiếm gặp. Glaucoma bẩm sinh: Hiếm gặp, có thể di truyền, xuất hiện khi sinh cho đến vài năm tuổi đầu đời, do khiếm khuyết tại góc dẫn lưu làm tắc nghẽn dịch nhãn cầu gây tăng nhãn áp.
Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường gây ra: Đau ở bụng dưới, thắt lưng hoặc trực tràng; Đau xung quanh dương vật hoặc bìu; Mắc tiểu gấp không kiềm được; Tiểu khó hoặc tiểu không hết, luôn có cảm giác mắc tiểu; Đi tiểu thường xuyên, lắt nhắt, đặc biệt vào ban đêm; Đau, nóng rát khi đi tiểu và khi xuất tinh; Cảm giác ớn lạnh; Sốt; Đau nhức cơ; Buồn nôn, nôn; Nước tiểu có máu, có mùi hôi hoặc đục. Với viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn, triệu chứng sẽ tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Tác động của viêm tuyến tiền liệt đối với sức khỏe Viêm tuyến tiền liệt có thể làm bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi đồng thời cũng gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày do tiểu khó, không tiểu hết được. Bên cạnh đó, việc đi tiểu thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của bệnh nhân. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt Trường hợp viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn (kể cả mạn tính và cấp tính), vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các cơ quan lân cận khác (viêm tinh hoàn, nhiễm trùng vùng chậu...). Bên cạnh đó, viêm tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng rối loạn tình dục, rối loạn cương dương , thậm chí là vô sinh (do những thay đổi trong tinh dịch, tinh trùng), gây lo lắng, trầm cảm… Không chỉ vậy, viêm tuyến tiền liệt còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm tính mạng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị dạng bán cầu não
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị dạng bán cầu não Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm dị dạng bán cầu não Chẩn đoán dị dạng bán cầu não có thể được thực hiện từ ngay giai đoạn tiền sản. Các xét nghiệm hình ảnh học có giá trị chẩn đoán bao gồm: Siêu âm trước sinh: Hình ảnh siêu âm trước kinh có thể quan sát được bán cầu não của trẻ. Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh MRI có thể được xem xét thực hiện để chẩn đoán dị dạng bán cầu não. Đối với các trường hợp không được chẩn đoán trước sinh, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các đặc điểm biểu hiện của trẻ khi sinh ra. Dị dạng bán cầu não có thể được chẩn đoán bằng hình ảnh học trước sinh Điều trị dị dạng bán cầu não Nội khoa Điều trị dị dạng bán cầu não là điều trị hỗ trợ, lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và biến chứng liên quan: Động kinh: Đây là một biến chứng thường gặp, trẻ có thể cần điều trị với thuốc chống động kinh. Rối loạn điều hoà hormone: Có thể trẻ cần bổ sung prednisone, thyroxine và hormone tăng trưởng nếu có triệu chứng thiếu hụt rõ ràng. Các bất thường vận động: Cần được can thiệp bằng thuốc như thuốc giãn cơ và các liệu pháp vật lý trị liệu. Rối loạn ăn uống: Trẻ có thể cần được sử dụng thuốc và đặt ống thông dạ dày. Tư vấn di truyền: Việc tư vấn di truyền là cần thiết khi gia đình có trẻ mắc dị dạng bán cầu não. Ngoại khoa Phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa các bất thường sọ mặt. Ví dụ như trẻ có rối loạn vận động vùng miệng, hở hàm ếch, sứt môi gây sặc, cần phẫu thuật để sửa chữa cấu trúc cho trẻ. Hoặc trong trường hợp não úng thuỷ, chỉ định phẫu thuật tạo shunt sẽ được thực hiện. Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp như sứt môi, hở hàm ếch hay có não úng thuỷ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sưng hạch bạch huyết Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm hạch bạch huyết Đánh giá lâm sàng. Đôi khi phải nuôi cấy hoặc sinh thiết. Gợi ý chẩn đoán bệnh lý căn nguyên thông qua hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng. Nếu không, chọc hút dịch và nuôi cấy hoặc sinh thiết sẽ được chỉ định. Để chẩn đoán điều gì có thể gây ra các hạch bạch huyết sưng của bạn, bác sĩ có thể cần: Tiền sử bệnh của bạn: Bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm và tình trạng hạch bạch huyết bị sưng của bạn phát triển và nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác hãy báo với bác sĩ. Một cuộc kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ cũng sẽ muốn kiểm tra các hạch bạch huyết gần bề mặt da của bạn để biết kích thước, độ mềm, độ ấm và kết cấu. Vị trí các hạch bạch huyết bị sưng và các dấu hiệu và triệu chứng khác của bạn sẽ cung cấp thêm dữ liệu để chẩn đoán nguyên nhân cơ bản. Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu có thể giúp xác nhận hoặc loại trừ bất kỳ tình trạng cơ bản nào bị nghi ngờ. Các xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nhưng rất có thể sẽ bao gồm công thức máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm này giúp đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm cả nhiễm trùng và bệnh bạch cầu. Kỹ thuật hình ảnh: Chụp X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng bị ảnh hưởng có thể giúp xác định các nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc tìm các khối u. Sinh thiết hạch: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sinh thiết để đảm bảo chẩn đoán được chính xác hơn. Bác sĩ sẽ lấy mẫu từ một hạch bạch huyết hoặc thậm chí toàn bộ hạch bạch huyết để kiểm tra bằng kính hiển vi. Phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo kinh nghiệm. Các lựa chọn bao gồm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch, thuốc chống nấm và chống kí sinh trùng tùy theo nguyên nhân hoặc triệu chứng lâm sàng nghi ngờ. Nhiều bệnh nhân viêm hạch bạch huyết có thể đáp ứng với điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục hình thành áp xe, cần phải chích rạch rộng phối hợp với các kháng sinh đường tĩnh mạch. Ở trẻ em, kháng sinh đường tĩnh mạch là cần thiết. Chườm ấm có thể làm giảm đau. Viêm hạch bạch huyết thường đáp ứng tốt với điều trị kịp thời, mặc dù hạch to, dai dẳng, không có triệu chứng là thường gặp. Các hạch bạch huyết bị sưng do vi rút thường trở lại bình thường sau khi tình trạng nhiễm vi rút khỏi. Thuốc kháng sinh không hữu ích để điều trị nhiễm vi-rút. Điều trị sưng hạch bạch huyết do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân: Sự nhiễm trùng: Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các hạch bạch huyết bị sưng do nhiễm vi khuẩn là thuốc kháng sinh. Nếu các hạch bạch huyết sưng lên là do nhiễm HIV, bạn sẽ được điều trị cụ thể cho tình trạng đó. Rối loạn miễn dịch: Nếu các hạch bạch huyết bị sưng là kết quả của một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, thì việc điều trị được hướng dẫn trực tiếp vào tình trạng cơ bản. Bệnh ung thư: Các hạch sưng do ung thư cần điều trị ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư, việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân ung thư máu cấp tính
Nguyên nhân ung thư máu cấp tính Nguyên nhân dẫn đến ung thư máu cấp tính Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho: Không xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ trong hầu hết các trường hợp; Tổn thương tủy xương trước đó do thuốc hóa trị liệu alkyl hóa hoặc bức xạ ion hóa ; Bệnh bạch cầu/u lympho tế bào T trưởng thành có liên quan đến nhiễm virus HTLV; Yếu tố di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Hội chứng Down, bệnh u sợi thần kinh loại 1, mất điều hòa mao mạch (ataxia telangiectasia). Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: Không xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ trong hầu hết các trường hợp; Rối loạn tạo máu đã có từ trước (nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được): Hội chứng rối loạn sinh tủy, thiếu máu bất sản, tăng sinh tủy ác tính. Yếu tố môi trường: Hóa trị liệu alkyl hóa, bức xạ ion hóa, tiếp xúc với benzen, hút thuốc lá. Yếu tố di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Hội chứng Down , thiếu máu fanconi. Hội chứng Down có thể là nguyên nhân của ung thư máu ác tính
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm đường tiết niệu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đường tiết niệu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng bằng cách thường xuyên uống vitamin C bổ sung. Uống nhiều nước. Phương pháp phòng ngừa Viêm đường tiết niệu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Gìn giữ vệ sinh cá nhân, tránh tắm bồn, thay tã cho trẻ ngay khi đi ngoài. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt. Nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nên tuyệt đối không được nhịn tiểu. Cần uống nhiều nước mỗi ngày, từ 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Do vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn nên cần bổ sung vitamin C thường xuyên. Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong và thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình một đêm hay quan hệ không có chủ định trước. Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn… Probiotic là các vi sinh vật sống có thể làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Chúng cũng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiết niệu. Điều này có thể giúp phòng tránh viêm đường tiết niệu.
Triệu chứng đau tinh hoàn
Triệu chứng đau tinh hoàn Những dấu hiệu và triệu chứng của đau tinh hoàn Các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với đau tinh hoàn bao gồm: Vết bầm tím: Vết bầm tím có thể xuất hiện ở bìu của bạn sau khi bị chấn thương ở tinh hoàn. Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và/hoặc nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn, bao gồm chấn thương, viêm tinh hoàn hoặc sỏi thận. Sưng tấy: Sưng hoặc một cục u có thể xuất hiện ở bìu của bạn. Bìu của bạn có thể bị đổi màu (đỏ, tím, nâu hoặc đen). Sưng có thể là triệu chứng của chấn thương hoặc nhiễm trùng. Sốt: Sốt xuất hiện cùng với đau tinh hoàn thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vấn đề đi tiểu: Sỏi thận có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Chúng cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát khi bạn đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu (tiểu máu). Biến chứng có thể gặp khi đau tinh hoàn Bác sĩ có thể điều trị thành công hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị như chlamydia hoặc tình trạng nghiêm trọng như xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn và bìu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến khám bác sĩ nếu: Bạn cảm thấy có cục u trên bìu; Bạn bị sốt; Bìu có màu đỏ, nóng khi chạm vào hoặc mềm; Gần đây bạn đã tiếp xúc với người bị quai bị. Bạn nên đến cơ sở y tế khẩn cấp nếu tình trạng đau tinh hoàn của bạn: Xuất hiện đột ngột hoặc đau dữ dội; Kèm theo buồn nôn hoặc nôn; Là do một chấn thương gây đau hoặc nếu sưng tấy xảy ra sau một giờ.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoái hóa thần kinh Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Thoái hóa thần kinh Chẩn đoán bệnh thoái hóa thần kinh khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Một số tình trạng khác có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm cụ thể bao gồm: Xét nghiệm máu và xét nghiệm di truyền đôi khi chỉ cần thiết để chẩn đoán một số tình trạng thoái hóa thần kinh. Hình ảnh học: Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (quét MRI) và các xét nghiệm hình ảnh khác thường rất quan trọng trong việc chẩn đoán các tình trạng này. Chúng cho phép quan sát não và xác định xem có tổn thương hoặc thay đổi nào cho thấy bạn bị thoái hóa thần kinh hay loại trừ các nguyên nhân khác hay không. Mô bệnh học (phân tích mô vi mô) sau khi chết: Một số tình trạng thoái hóa thần kinh chẳng hạn như bệnh Pick hoặc bệnh não chấn thương mãn tính không thể chẩn đoán được khi bạn còn sống. Cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán chắc chắn là xem xét các mẫu não của bạn dưới kính hiển vi sau khi khám nghiệm tử thi. Cần thăm khám để chẩn đoán sớm các bệnh Thoái hóa thần kinh Điều trị Thoái hóa thần kinh Nội khoa Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho phần lớn các bệnh này. Nhưng các phương pháp được đưa ra để làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng, giảm đau, tăng khả năng vận động và duy trì chất lượng cuộc sống. Tùy từng trường hợp có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và các giải pháp khác nhau. Thông thường người ta phải dùng đến các biện pháp phục hồi chức năng tâm thần kinh, vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ và liệu pháp vận động. Tất cả những phương pháp này đều có thể giúp bệnh nhân cải thiện. Ngoại khoa Đối với những người được chẩn đoán mắc nhóm rối loạn thoái hóa thần kinh gọi là rối loạn vận động như Parkinson, một kỹ thuật phẫu thuật được gọi là kích thích não sâu hay DBS, có thể giúp giảm triệu chứng đáng kể.
Chào bác sĩ! Bé trai nhà em 10.5 tháng, bé nặng được 8kg, bé ăn uống bình thường nhưng lên cân rất ít. Tháng lên được 0.5kg tháng sau bé đau là giảm cân ngay. Tháng nào cũng vậy nên em cũng không biết xử lý như thế nào. Bé nhà em hay bị bón lắm. Bé bị bón gần 5 tháng rồi. Em đi BS, BS cho uống Sobitol, bé còn dùng thuốc thì hết bón, hết thuốc thì bé trở lại như trước. Mọi người khuyên em nên pha sữa loãng hơn 1 tý so với sữa công thức, em cũng áp dụng nhưng không có kết quả. Bây giờ em phải làm sao? Mỗi lần đi bé rặn đau nên chỉ đi ngoài 1 vài viên là bé nín luôn. (Thanh Hoài – Bình Định)
Chào em, Bé của em đang thiếu cân nặng, nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của bé chưa tốt và do em cho bé uống sữa pha loãng hơn bình thường nên không đủ năng lượng để bé tăng cân. Để cải thiện vấn đề của bé em cần thực hiện những điều sau: - Nếu em còn cho bé bú thì em cần ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính nhuận trường và uống nhiều nước. - Em nên chọn loại sữa có bổ sung thêm chất xơ và men vi sinh và tuyệt đối không nên pha sữa loãng hơn. - Cho bé uống thêm nước và dùng các loại trái cây như chuối, đu đủ, saboche, nước cam, quýt… - Mỗi bữa ăn chính của bé cần đủ 4 nhóm thức ăn, nhất là rau xanh, củ quả và dầu ăn. - Bổ sung men vi sinh và chất xơ bằng đường uống kéo dài từ 1 – 2 tháng như Golden Lab. Đồng thời em nên cho bé khám thêm dinh dưỡng để BS bổ sung thêm thuốc giúp bé tăng cân. Chúc bé của em lên cân tốt, sớm cải thiện được tình trạng trên!
Chào bạn Phương, thường hay rướn người, vặn vẹo là triệu chứng bình thường không phải bị bệnh, từ từ khi lớn sẽ hết. Con của bạn bị són phân hơn 30 lần cả ngày lẫn đêm có thể do bạn ăn uống không kiêng cữ thì khi bé bú sẽ gặp tình trạng như vậy. Bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên ăn uống cữ dầu mỡ, chất khó tiêu, chua cay… để khi con bú sẽ giảm tình trạng bị són phân. Nếu sau 3 tháng mà con bạn vẫn són phân khoảng 30 lần và không lên cân thì bạn nên đưa bé đến BV gặp BS chuyên khoa Nhi (khoa Tiêu hóa) để được hướng dẫn điều trị. Thân mến!
Thuốc Zanedip 10mg Recordati điều trị tăng huyết áp vô căn (2 vỉ x 14 viên)
Mô tả ngắn: Zanedip® 10 mg của công ty Recordati Industria Chimica e Farmaceutica S.P.A, Ý. Với thành phần chính là lercanidipin hydroclorid, dùng để điều trị tăng huyết áp vô căn từ nhẹ đến vừa. Thành phần: Lercanidipine: 10mg Chỉ định: Thuốc Zanedip® 10 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị tăng huyết áp vô căn từ nhẹ đến vừa.
Mô tả ngắn: Hoàn quy tỳ TW3 chủ trị tâm tỳ đều hư, hơi thở ngắn, tim đập mạnh, mất ngủ, ngủ hay mê, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, đại tiểu tiện ra máu, suy nhược thần kinh, thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Thành phần: Bạch linh: 0.62g Bạch truật: 0.62g Đương quy: 0.62g Hoàng kỳ: 0.62g Đảng Sâm: 0.31g Long nhãn: 0.31g Táo Nhân: 0.31g Đại táo: 0.3g Cam thảo: 0.09g Mộc hương: 0.05g Chỉ định: Hoàn quy tỳ TW3 chủ trị tâm tỳ đều hư, hơi thở ngắn, tim đập mạnh, mất ngủ, ngủ hay mê, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, đại tiểu tiện ra máu, suy nhược thần kinh, thiếu máu, kinh nguyệt không đều.
Chào bác sĩ, Con tôi nay đã được 8,5 tháng tuổi. Cân nặng lúc sinh là 3,4kg, đến tháng thứ 7 bé được 10,2 kg, từ tháng thứ 8 bé tăng cân rất chậm, hiện tại bé được 10,5kg, dài 72,5 cm. Bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và vẫn duy trì cho đến nay kèm theo 3 bữa ăn dặm chính, một bữa trái cây vào 9h (hoặc 10h), nước cam (hoặc nho) vào lúc 15h. Bữa ăn chính đủ 4 nhóm thực phẩm. Tôi cho bé bú mẹ theo nhu cầu cả ngày và đêm. Cho tôi hỏi, con được 8 tháng thì sữa mẹ có đủ cho bé không, bé có cần bổ sung thêm sữa công thức? Khi cho bé bú, tôi quan sát thấy sữa bên bầu vú còn lại chảy ra áo. Tuy nhiên bé đi tiểu ít. Cả ngày đêm khoảng 4-5 lần. Như vậy có phải bé bú ít không? Làm cách nào để nhận biết bé bú đủ lượng sữa trong ngày. Lúc nào thì nên bổ sung sữa ngoài cho bé. Cảm ơn bác sĩ! (Thùy Linh - TPHCM)
Thân chào Thùy Linh, Dù bé là trai hay gái nhưng với bé 8,5 tháng tuổi, có cân nặng và chiều cao như trên là bé đã phát triển rất tốt, cả cân nặng và chiều cao theo tuổi đều vượt. Với thực đơn cho bé ăn dặm và bú mẹ hoàn toàn như bạn mô tả, kết hợp với sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé, cho thấy sữa mẹ vẫn đảm bảo đủ về chất lượng và số lượng và là nguồn năng lượng chính cho bé phát triển. Vì thế, BS vẫn khuyến kích bạn tiếp tục cho bé bú mẹ, chưa cần thiết phải bú thêm sữa công thức. Hiện tại, bé phát triển tốt thì đây là dấu hiện nhận biết lượng sữa và thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé đã đủ rồi đó bạn. Các bữa ăn phụ bạn có thể cho bé dùng xen kẽ sữa chua, nước trái cây hoặc trái cây tươi, mềm nạo nhuyễn. Bé càng lớn thì chức năng thận càng phát triển hoàn thiện, khả năng cô đặc nước tiểu tốt hơn nên số lần tiểu sẽ giảm dần, quan trọng là bạn xem màu sắc nước tiểu (trong hay vàng), nếu nước tiểu trong là bình thường. Thân mến!
- nguồn internet Chào bạn, Nếu chưa quá thời gian 6 tiếng, bạn có thể đến BV để nội soi dạ dày và lấy dị vật ra. Tuy nhiên nếu quá thời gian này thì nhiều khả năng đã đi xuống ruột, lúc này sẽ có phương pháp khác như X-quang bụng để xác định vị trí của dị vật … tốt nhất bạn vẫn phải đến BV để kiểm tra nhé.
Chào BS, Em 22 tuổi, đã kết hôn, tuần nay em có nhiều triệu chứng như tiểu rắt những hôm trước, hôm nay thì em đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đi cầu phân lỏng khiến em hoạt động rất mệt và khó khăn. Em mong BS có thể tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
Chào em, Tiểu gắt tiểu buốt là triệu chứng của kích thích đường tiểu dưới. Khi tiểu gắt kèm đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi là dấu hiệu báo động cần phải đến BV để kiểm tra vì hướng đến viêm nhiễm hệ tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, cần được sớm xác định và xử trí thích hợp, nếu không bệnh sẽ nặng hơn và có thể có biến chứng (như viêm đài bể thận, nhiễm trùng huyết…). Em đến khám tại BV, đăng ký khám chuyên khoa Thận tiết niệu, BS sẽ thăm khám + xét nghiệm kiểm tra (xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…) cho em để xác định bệnh, mức độ và xử trí tương ứng, em nhé. Thân mến.
Hàm lượng sữa cần tiêu thụ ở trẻ nhỏ và người lớn sẽ khác nhau Chào bạn, Cần lưu ý, trên thị trường có rất nhiều loại sữa, tuy nhiên nếu loại sữa đó không được sản từ sữa bò và được bỏ thêm chất bổ sung thì phải cẩn thận, vì nó đã được thay đổi thành phần. Khi dùng sữa sẽ căn cứ vào thành phần quan trọng nhất đó là canxi. Đối với trẻ nhỏ cần bổ sung khoảng 400mg canxi, còn từ 4-10 tuổi khoảng 400 -800mg, trên độ tuổi này khoảng 800-1200mg. Do đó, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên uống sữa từ 100 - 200ml, ngoài sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh thì tuyệt đối không dùng sữa bò, vì thành phần prrotein trong sữa bò cao trẻ rất khó hấp thu, nhưng trên 1 tuổi thì sử dụng được. Sữa bò ở trẻ dưới 10 tuổi uống khoảng 200 - 400ml, trẻ từ 10 tuổi trở lên uống như người lớn khoảng 500ml. Do quá nhiều thành phần trong sữa nên mọi người có thể uống sữa bất cứ lúc nào cũng được (trước, trong, sau khi ăn) và tùy vào mục đích sử dụng. Nếu mục đích uống chỉ để cung cấp năng lượng thì có thể uống sữa thay bữa ăn sáng hoặc uống sau khi ăn sáng. Nếu muốn có giấc ngủ ngon thì trước khi ngủ uống 1 ly sữa ấm. Trong trường hợp cần tăng khối cơ thì uống 1 lượng sữa sau khi tập luyện. Thân mến. (Trích từ GLTT của AloBacsi: )
Chào BS, Em bị nổi 1 cục mụn gần ngay hậu môn, sưng to, hay chảy mủ rất hôi và máu. Em có nên nặn mụn mủ đó không ạ? Em đọc trên mạng thì thấy dấu hiệu như bị áp-xe hậu môn, mong BS hướng dẫn điều trị? Cám ơn AloBacsi. (Thuy Vi, 23 tuổi)
Chào em, Em đã bị và đã thành rò hậu môn. Em nên đến BV có khoa hậu môn mà siêu âm để xác định chẩn đoán và cắt đi đường rò hậu môn. Bệnh này dễ tái phát em cần điều trị đúng chỉ định của BS nhé.
Chào em, Qua thư của em BS chỉ biết trong ngày nhưng không biết được tính chất phân, tình trạng mất nước của bé như thế nào,… nên BS không thể tư vấn cụ thể hơn cho em. Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài nhiều lần và “nôn rất nhiều” như em trình bày thì nên nhanh chóng đưa bé đi khám để bé sớm được điều trị (phòng ngừa được tình trạng ) em nhé!
BS cho em hỏi, vùng nướu răng cùng hàm trên của em sao lại bên to bên nhỏ. Em thường ăn nhai thì bên là bên nhỏ. Nhưng lâu em ăn nhai bên to thì lại đau vùng nướu bên to. Nhờ BS tư vấn là tại sao nướu lại bên to bên nhỏ, hay bị ê răng cùng và bên do thịt nhiều lại đau ạ?
Chào em, Nướu răng to hơn bình thường nhưng lại đau khi ăn nhai là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nướu, nha chu. Em cần khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ kiểm tra hệ thống răng miệng cho em, sớm phát hiện bệnh nếu có và có hướng điều trị tích cực sớm, em nhé.
Thiếu ngủ có thể gây đau đầu, chóng mặt Chào bạn, Chóng mặt có thể phân thành chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương. Chóng mặt trung ương là loại chóng mặt gây ra bởi các vấn đề từ não, trong đó tiểu não là phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chóng mặt ngoại biên thường kèm theo ù tai hoặc giảm thính lực (hoặc điếc). Giấc ngủ là cơ chế quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi, tự phục hồi để có thể hoạt động hiệu quả vào ngày hôm sau. Thiếu ngủ, hoặc có như ngáy, căng thẳng, lo lắng, chứng ngưng thở lúc ngủ, mệt mỏi sau chuyến bay xa... có thể gây ra đau đầu căng thẳng, nặng đầu, chóng mặt, kém tập trung, buồn ngủ, ngủ ngày. Thiếu ngủ kéo dài và nặng thậm chí còn có thể gây đột quỵ. Do đó, để đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần, bạn cần ngủ đủ giấc, trung bình là từ 7-8 tiếng/ngày ở người trưởng thành, cố gắng ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ ngày, ngủ trái giờ bạn nhé! Thân mến.
AloBacsi ơi, Bé nhà em bị hen phế quản. Em có lên mạng tìm hiểu cách điều trị bệnh này thì thấy có bài thuốc từ rau hẹ, hoa đu đủ đực, lá dâu tằm có thể trị được bệnh hen? Em có nên nấu loại nước này cho bé uống không? Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc khác, vậy hiệu quả của những bài thuốc này lên bệnh hen suyễn có đúng như báo chí đưa tin không ạ?
Thanh Hiển thân mến, Hiện nay theo các hướng dẫn quốc gia cũng như quốc tế thì chưa có phương pháp Y học dân tộc nào trị được . Điều trị hen hiện nay rất hiệu quả với thuốc corticoid trong bình xịt định liều xịt thẳng vào đường hô hấp và thuốc cắt cơn để điều trị các đợt cấp em nhé! Trích trong:
Hình minh họa Chào bạn, Polyp đại trực tràng thực chất là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng. Polyp đại trực tràng có thể có cuống hoặc không cuống và đa số polyp là lành tính, một số là ác tính, một số lúc đầu là lành tính nhưng theo thời gian chuyển sang ác tính. Tất cả các polyp đại trực tràng khi phát hiện được đều cần phải cắt bỏ trọn vì có khả năng chuyển sang ung thư theo thời gian. Trường hợp polyp của bạn là thuộc nhóm nguy cơ cao, vì loạn sản là tương đương với tiền ung thư (tức là chưa phải ung thư, nhưng có khả năng chuyển thành ung thư theo thời gian), do đó theo khuyến cáo là cần nội soi lại toàn bộ đại trực tràng trong vòng 3 năm sau cắt polyp. Nhưng mà, tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, đến năm sau mới tạm ổn định được và thuận tiện hơn cho việc đến BV kiểm tra và tái khám. Do đó, bạn có thể chờ đến năm sau nội soi đại trực tràng kiểm tra lại, bạn nhé.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị vỡ túi mật
Phương pháp chẩn đoán & điều trị vỡ túi mật Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm vỡ túi mật Để chẩn đoán viêm túi mật, bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe và thảo luận về các triệu chứng cũng như tiền sử mắc bệnh của bạn. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm túi mật hoặc vỡ túi mật bao gồm: Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dấu hiệu của các vấn đề về túi mật. Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm bụng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ đường mật tụy (MRCP) có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh về túi mật và ống mật của bạn. Những hình ảnh này có thể có dấu hiệu viêm túi mật hoặc sỏi trong ống mật và túi mật. CT thường tốt hơn siêu âm trong chẩn đoán biến chứng vỡ túi mật. Chụp HIDA: Phương pháp này theo dõi quá trình sản xuất và lưu lượng mật từ gan đến ruột non của bạn. Chụp cắt lớp vi tính (CT) là xét nghiệm hàng đầu giúp bác sĩ chẩn đoán vỡ túi mật Điều trị vỡ túi mật Nội khoa Vỡ túi mật được điều trị ban đầu bằng phẫu thuật cắt túi mật qua da. Bệnh nhân thường cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, hồi sức dịch và theo dõi chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cụ thể các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm: Nhịn ăn: Ban đầu, bạn có thể không được phép ăn hoặc uống để giảm căng thẳng cho túi mật đang bị viêm. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Hồi sức dịch: Truyền dịch đường tĩnh giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng: Nếu túi mật của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh có thể chỉ định định như Piperacillin, Meropenem , Ceftriaxone … Thuốc giảm đau: Có thể giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi tình trạng viêm trong túi mật của bạn thuyên giảm. Ngoại khoa Hầu hết các trường hợp vỡ túi mật đều được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật cắt túi mật theo ba cách: Phẫu thuật mở cắt túi mật: Với phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ phẫu thuật thông qua một vết mổ lớn trên bụng. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: Với phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thông qua một vài vết mổ nhỏ. Phẫu thuật nội soi thường giúp phục hồi nhanh hơn, ít đau hơn và sẹo nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, cắt túi mật sẽ được thực hiện bằng nội soi. Phẫu thuật cắt túi mật bằng robot: Đây là phương pháp mới hơn và hiện có ở một số ít trung tâm. Phẫu thuật cắt túi mật
Triệu chứng giác mạc hình chóp Những triệu chứng của giác mạc hình chóp Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên đến đầu tuổi 20. Các triệu chứng về thị lực dần dần trở nên tồi tệ hơn trong khoảng thời gian khoảng 10 đến 20 năm sau đó. Bệnh giác mạc hình chóp thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể dẫn đến thị lực rất khác nhau giữa hai mắt. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi mắt và chúng có thể thay đổi theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của Bệnh giác mạc hình chóp có thể bao gồm: Mờ mắt. Tầm nhìn hơi méo mó (các đường thẳng trông cong hoặc lượn sóng). Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và ánh sáng chói. Mắt đỏ hoặc sưng tấy. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng của bệnh giác mạc hình chóp thường bao gồm: Tầm nhìn mờ và méo mó nhiều hơn. Tăng cận thị hoặc loạn thị (khi mắt bạn không thể tập trung tốt như bình thường). Do đó, bạn có thể đổi kính mắt mới thường xuyên. Không thể đeo kính áp tròng vì chúng không còn vừa vặn và thoải mái nữa. Giác mạc hình chóp là sự phòng lên của giác mạc ảnh hưởng đến khả năng nhìn Bệnh giác mạc hình chóp thường mất nhiều năm để chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên, đối với một số người mắc bệnh giác mạc hình chóp có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng. Giác mạc có thể sưng lên đột ngột và bắt đầu hình thành sẹo. Tác động của giác mạc hình chóp đối với sức khỏe Giác mạc hình chóp làm người mắc bệnh không có khả năng nhìn bình thường mà cần dùng kính hỗ trợ. Việc đeo kính này gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Biến chứng có thể gặp giác mạc hình chóp Giác mạc hình chóp tiến triển cũng có thể khiến giác mạc của bạn bị sẹo, đặc biệt là nơi hình nón to nhất. Trong một số trường hợp, giác mạc của bạn có thể sưng lên nhanh chóng và gây giảm thị lực đột ngột và để lại sẹo giác mạc. Điều này là do tình trạng lớp lót bên trong giác mạc bị phá vỡ. Điều này khiến chất lỏng đi vào giác mạc được gọi là phù nước. Vết sưng thường tự giảm nhưng có thể hình thành sẹo ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về khả năng nhìn, bạn nên đến khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị ngay.
Thưa bác sĩ, Cháu đi khám da liễu mới biết mình bị bệnh vảy nến dạng khớp kèm like phẳng. BS đã cho cháu biết khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp, giờ đây cháu rất hoang mang. BS ơi, liệu cháu chữa thuốc nam thì có khả năng khỏi bệnh không ạ? Cháu có phải kiêng kỵ gì trong ăn uống, sinh hoạt để bệnh không tiến triển nhanh? Cháu cảm ơn BS! (Nguyễn Thị Thúy - Yên Bái)
Chào bạn Thúy, là một bệnh tự miễn liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, bệnh có thể trở nặng hơn khi bị stress tâm lý hoặc sinh lý hoặc có một số bệnh lý nội khoa khác đi kèm. Việc điều trị thường khó khăn và lâu dài và nên được theo dõi bởi BS. Vì là bệnh lý tự miễn nên bệnh không thể chữa khỏi, tuy nhiên không thể chữa khỏi không có nghĩa là không thể điều trị. Hiện nay, có nhiều thuốc giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh , bạn nên tuân thủ việc thăm khám và điều trị thường xuyên tại BV. Việc sử dụng thuốc Nam có thể làm bệnh trở nặng nếu trường hợp cơ thể không dung nạp hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố tâm lý và tinh thần lạc quan sẽ giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh, do đó bạn đừng quá bi quan mà nên tin rằng bệnh của mình sẽ giảm nếu tuân thủ điều trị.
Chào em, Trường hợp này có thể do em đi lại sớm quá, hoặc do vết thương dị ứng với cái gì đó (băng keo, băng gạc, thức ăn...). Trước mắt em nên nghỉ ngơi, nằm kê cao chân xem có bớt phù không. Nếu chân không bớt phù hay có thêm biểu hiện nóng, đau, đỏ thì cần phải tái khám lại bác sĩ, vì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm cần phải được xử lý sớm, em nhé. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>
Thuốc nhỏ mắt Simbrinza Novartis hỗ trợ giảm áp lực nội nhãn (5ml)
Mô tả ngắn: Hỗn dịch nhỏ mắt Simbrinza là sản phẩm của SA Alcon-Couvreur NV chứa hoạt chất Brinzolamid và Brimonidin tartrat giúp giảm áp lực nội nhãn (IOP) ở bệnh nhân người lớn bị glaucom góc mở hoặc tăng nhãn áp mà không kiểm soát đầy đủ được nhãn áp bằng đơn trị liệu. Thành phần: Brimonidin tartrat: 10mg Brinzolamide: 50mg Chỉ định: Hỗn dịch nhỏ mắt Simbrinza chỉ định điều trị trong các trường hợp sau: Giảm áp lực nội nhãn (IOP) ở bệnh nhân người lớn bị glaucom góc mở hoặc tăng nhãn áp mà không kiểm soát đầy đủ được nhãn áp bằng đơn trị liệu.
Mô tả ngắn: Thuốc Pyme Fucan được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco, có thành phần chính là fluconazol. Thuốc Pyme Fucan được dùng trong điều trị bệnh viêm màng não do cryptococcus, nhiễm nấm candida toàn thân, bệnh nấm da, dự phòng nhiễm nấm ở bệnh nhân bệnh ác tính dễ mắc nhiễm khi điều trị bằng hoá chất và tia xạ. Thuốc Pyme Fucan được bào chế dưới dạng viên nang. Quy cách đóng gói: Vỉ 01 viên, hộp 01 vỉ. Thành phần: Fluconazole: 150mg Chỉ định: Thuốc Pyme Fucan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị viêm màng não do cryptococcus, điều trị duy trì ngăn ngừa tai phát bệnh do cryptococcus ở bệnh nhân AIDS. Nhiễm nấm candida toàn thân: Gồm nhiễm candida huyết, candida khu trú và các dạng khác của nhiễm candida xâm lấn bao gồm nhiễm nấm ở phúc mạc, nội tâm mạc, mắt, đường hô hấp, và đường niệu. Nhiễm nấm candida âm đạo cấp và tái phát và phòng ngừa tái phát nhiễm nấm candida âm đạo. Các trường hợp nhiễm nấm candida ở miệng, họng, thực quản, viêm quy đầu. Bệnh nấm da: Nấm da toàn thân, nấm da đùi, nấm móng và trường hợp nhiễm candida da khác. Thuốc còn được dùng để phòng các bệnh nhiễm nấm trầm trọng (như nhiễm nấm coccidioides immitis, histoplasma...) ở người bệnh nhiễm HIV. Dự phòng nhiễm nấm ở bệnh nhân bệnh ác tính dễ mắc nhiễm khi điều trị bằng hoá chất và tia xạ.
Mấy bữa nay đầu ngón trỏ tay trái của em tự nhiên bị tê, mất cảm giác. BS cho em hỏi đó là bệnh gì ạ? Có cần đi khám BS không? Em cảm ơn.
Chào em, Những tổn thương trực tiếp lên có thể ảnh hưởng các đầu mút thần kinh cảm giác, gây mất cảm giác, tê bì. Triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hẳn nếu em cho ngón tay được nghỉ ngơi vài ngày. Nếu tình trạng vẫn còn kéo dài thì nên khám BS để tìm nguyên nhân khác em nhé! Thân mến.
Chào em, Hành vi của em có thể xem là hành vi nguy cơ, có khả năng bị lây . Do đó nếu hiện tại thời gian tiếp xúc của em chưa quá 72 giờ, em có thể đến trung tâm y tế dự phòng để đề nghị được sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV. Nếu như quá thời gian này thì thuốc không còn tác dụng nữa, lúc đó em nên chờ 3 tháng để được xét nghiệm máu kiểm tra nhiễm HIV. Thân mến!
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm độc giáp
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm độc giáp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm độc giáp Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Sự tăng cường trao đổi chất do nhiễm độc giáp có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác (insulin…). Do đó, bạn cần nói với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng vì có thể cần phải chỉnh liều những thuốc này. Nhiễm độc giáp có thể gây nên các triệu chứng khá giống với hạ đường huyết (run, toát mồ hôi…) khiến bệnh nhân tăng sử dụng đường gây tăng đường huyết. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý tim phổi hoặc nhiễm độc giáp nặng, cần thận trọng và giảm các hoạt động thể chất đến khi tình trạng cường giáp được kiểm soát. Thận trọng khi dùng thuốc cản quang chứa iod khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh. Nên kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, đặc biệt ở bệnh nhân bị mất nước. Bổ sung thêm calci từ sữa, các sản phẩm từ sữa và trong thực phẩm hàng ngày. Tránh dùng các thực phẩm chứa iod. Phương pháp phòng ngừa nhiễm độc giáp hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không dùng các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp quá liều chỉ định của bác sĩ. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên bằng việc tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Triệu chứng viêm xương hàm Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm xương hàm Các triệu chứng của viêm xương hàm thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác của bệnh lý răng miệng do triệu chứng tương đồng. Do đó quan trọng cần nhận biết rõ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này giúp bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời: Đau hàm: Đau nhức hàm là triệu chứng chính của viêm xương hàm. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mặt và có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Đau thường lan rộng đến trong hàm và xung quanh tai. Cảm giác đau liên tục, thường xuyên và tăng nhiều hơn khi nhai. Sưng tấy: Khu vực xương hàm bị viêm thường có sưng và tấy đỏ. Sưng có thể là khu vực nhỏ hoặc lan rộng trên toàn bộ vùng hàm. Khó khăn trong việc mở hàm: Viêm xương hàm có thể gây ra sự cứng trong việc mở và đóng hàm. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhai, nói và thực hiện các hoạt động hàng ngày liên quan đến hàm. Khó khăn hoặc đau khi mở miệng là một dấu hiệu nghiêm trọng. Mỏi cổ và đau nhức tai: Viêm xương hàm có thể lan rộng đến các cơ và mô xung quanh, gây ra mỏi cổ và đau nhức tai. Chóng mặt : Một số người bị viêm xương hàm có thể trải qua cảm giác chóng mặt do ảnh hưởng đến hệ thống cân bằng. Nổi hạch: Trong một số trường hợp, viêm xương hàm có thể gây ra hạch nổi, tức là các khối u nhỏ, trong vùng hàm. Phì đại cơ nhai: Viêm xương hàm có thể gây phì đại cơ nhai, làm cho các cơ trong khu vực hàm trở nên phình to và đau nhức. Đau hàm là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xương hàm Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Viêm xương hàm Bệnh viêm xương hàm không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng: Giãn khớp: Viêm xương hàm có thể gây ra giãn khớp, làm tăng nguy cơ trật khớp hoặc dính khớp. Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng: Bệnh viêm xương hàm có thể lan rộng đến vùng dưới hàm sàn miệng, gây sưng và có thể lan sang vùng cổ, ngực. Điều này có thể làm hạn chế sự mở hàm, gây khó nuốt và khó thở. Biến dạng xương hàm: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xương hàm có thể gây hủy hoại và biến dạng cấu trúc xương hàm, có thể dẫn đến sự phá vỡ và biến dạng nghiêm trọng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nêu trên hãy đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
Thai nhi bị thất não bên 6mm có nguy hiểm đến em bé không? Nguyên nhân dẫn đến bị thất não là gì? Có phải thai nhi nào cũng đều bị như vậy không ạ?
Giãn não thất thai nhi. - Nguồn: Internet. Chào bạn Nguyên, Thông thường, đường kính não bên thai nhi dưới 10mm nếu trên mức này gọi là giãn não thất . Như vậy, trường hợp đường kính não thất bên thai nhi của bạn là trong giới hạn bình thường, bạn cứ khám thai định kỳ. Thân mến.
Bạn Diễm Phúc thân mến, Tuy có cùng nguồn gốc từ dầu thực vật, nhưng thành phần cấu tạo của hai loại dầu dừa và dầu olive lại khác nhau: - Dầu dừa có thành phần chính là acide béo bão hòa (chủ yếu acide laurique) và giống như các acide béo có nguồn gốc động vật, chúng làm tăng cholesterol trong máu, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, acide laurique trong dầu dừa làm tăng tỉ lệ cholestérol HDL có lợi cho cơ thể, điều này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên có một điều mà ai nấy đều công nhận rằng dầu dừa vẫn là một sản phẩm thiết yếu của nhiều quốc gia trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm và trong tương lai là ngành công nghiệp hóa dầu khi dầu dừa có thể thay thế dần dầu diesel. - Ngược lại, thành phần chính của dầu olive lại là acide béo không bão hòa, được khuyến khích sử dụng vì nhiều lợi ích của chúng lên tim mạch, và được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của dân cư vùng địa trung hải. - Cũng như dầu dừa, dầu olive cũng được sử dụng trong vì tác dụng giữ ẩm cũng như chống lão hóa nhờ đặc tính của các chất chống oxy hóa có trong thành phần của hai loại dầu này đó là vitamine E, nên chúng được xem như một “vũ khí truyền miệng” của nhiều chị em phụ nữ mặc dù thành phần vitamine E của chúng thấp hơn các loại dầu khác cùng có nguồn gốc thực vật. - Trong khi một số nước Châu Âu khen ngợi dầu dừa, thì tại Việt nam dầu olive cũng không thua kém khi trở thành mốt để “làm đẹp”. Thực tế, các thành phần acide béo bão hòa cũng có trong dầu olive, và điều ngược lại cũng có trong thành phần của dầu dừa, nên thật không công bằng khi so sánh loại dầu nào tốt hơn loại dầu nào khi mà hiệu quả “làm đẹp” chỉ được đúc kết từ kinh nghiệm sử dụng của cá nhân cũng như của các vùng văn hóa khác nhau trên thế giới. Vì chỉ chứa các acide béo và một số vitamine thiết yếu nên dầu dừa, dầu olive và các loại dầu khác hoàn toàn không có tác dụng “kéo dài” lông mi như lầm tưởng, vì lông mi dài hay ngắn, rậm hay thưa hoàn toàn bị quyết định bởi yếu tố di truyền. Trường hợp bạn Diễm Phúc có cảm giác ngứa khi sử dụng dầu olive chứng tỏ bạn có dị ứng với thành phần nào đó có trong dầu, bạn nên ngưng sử dụng. Cần chú ý rằng, các loại dầu olive có trên thị trường có thể đã qua qui trình tinh chế, nên thành phần có thể thay đổi so với dầu nguyên thủy. Nếu vẫn thích tiếp tục sử dụng dầu thực vật để dưỡng da, bạn có thể tìm mua dầu olive chưa qua tinh chế, hoặc thay thế dầu olive bằng các dầu “nội địa” khác, chẳng hạn như dầu dừa. Thân mến,
Chào bác sĩ, Tôi bị lên quai bị và khỏi được 1 tháng sau thì tự nhiện có hiện tượng lạ là ù tai và tức 2 bên tai, cảm giác nóng và khó chịu 2 bên, kéo dài cả tháng nay rồi. Xin bác sĩ tư vấn.
Chào bạn, Nhiều khả năng bạn đã bị và có biến chứng viêm tai - xương chũm do không điều trị triệt để. Tình trạng sức đề kháng yếu sau quai bị có lẽ là điều kiện thuận lợi làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời, tránh kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng lan rộng. Thân mến!
Chào Hoài Nam, là sự phát triển về cân nặng và chiều cao đều không đạt chuẩn so với tuổi. Điều này có thể nhận biết được nếu em cho bé khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, giúp phát hiện sớm. Giảm cân kéo dài mà không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến chiều cao. Cách phòng ngừa: khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân thì nên đưa trẻ đến phòng khám nhi/dinh dưỡng để được khám và tư vấn cụ thể. Thân mến. ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhân dân 115
Xin chào bác sĩ, Tôi bị xe đè vào đầu gối chân cách đây 3 năm, lúc bị đè tôi đi bị đau một tuần thì hết, tới giờ tôi bị đau lại phía sau đầu gối chân, kéo theo đau cả bắp đùi, bắp chân. Mà ngồi lâu thì đau cơ hông khó chịu. Vậy tôi phải đi chữa ở đâu thì khỏi thưa BS? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, Tình trạng này là biểu hiện của một bệnh lý mới, không phải là hậu quả của chấn thương cũ, nên theo tôi, bạn nên đến khám tại khoa cơ xương khớp trước, có ở BV Chợ rẫy, BV 115, BV ĐH Y dược, tùy diễn tiến khám chữa bệnh mà BS sẽ hội chẩn và chuyển chuyên khoa khác như nội thần kinh, ngoại thần kinh... khi cần. Thân mến!
Chào em, Tức ngực, khó thở có thể do nhiều nguyên nhân, gồm tim mạch (có bệnh cơ tim, van tim, động mạch vành...), hô hấp, thần kinh cơ, tiêu hóa (chủ yếu là ống tiêu hóa trên), tâm lý, bệnh lý nội tiết tố... Viêm dạ dày có thể gây nặng ngực, khó thở do hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản. Khi điều trị theo hướng viêm dạ dày mà người bệnh hết các triệu chứng nặng ngực, khó thở, đầy hơi thì chắc chắn có bệnh viêm dạ dày. Ngược lại, khi điều trị viêm dạ dày mà triệu chứng không bớt thì có thể người bệnh vẫn có bệnh dạ dày nhưng cần phải điều chỉnh thuốc, có bệnh lý hay yếu tố khác kèm theo làm bệnh dạ dày khó chữa hơn bình thường như rối loạn lo âu, nhiễm Hp... và có trường hợp là không phải bệnh dạ dày. Như vậy, em cần uống thuốc theo toa của bác sĩ, tái khám theo hẹn để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị thì mới kết luận được vấn đề. Đồng thời em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân nến.
Xin chào BS, Em năm nay 18 tuổi, em có các triệu chứng sau đây: lo lắng, mệt mỏi, đôi khi hơi hoảng loạn, biếng ăn, tim đôi khi đập khá nhanh, không muốn tiếp xúc mọi thứ xung quanh mình, muốn được tĩnh lặng và bình yên. Em nghĩ là áp lực là nguyên nhân tạo nên tất cả, nhưng cũng không chắc lắm. Xin hỏi đây là triêu chứng của bệnh gì? Xin chân thành cảm ơn BS.
Chào bạn Nguyen, Đôi khi áp lực cũng là một nguyên nhân nhưng áp lực thì không kéo dài. Theo các mà bạn miêu tả, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe tổng quát bạn nhé! Ngoài ra bạn cũng nên vận động thể thao, ăn uống đủ chất, giảm bớt các căng thẳng, luôn vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống, học tập. Thân mến. ThS Tâm lý Bùi Thị Ngọc Hân BV Nhân dân 115
Sốt sau khi điều trị lao phổi có thể là do người bệnh kháng thuốc Chào bạn, Lao phổi đã hoàn thành phác đồ điều trị nhưng vẫn còn sốt, sụt cân, được xác định là do nguyên nhân lao thì có khả năng là lao phổi kháng thuốc. Khi đó, người bệnh cần được làm các xét nghiệm sinh học phân tử, kháng sinh đồ để xác định phác đồ điều trị thích hợp. Bạn nên tiếp tục khám và điều trị theo hướng dẫn của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, để được kiểm soát, theo dõi và xử trí kịp thời. Lao phổi kháng thuốc thường khó chữa hơn, đòi hỏi thời gian dùng thuốc kéo dài hơn và nhiều tác dụng phụ hơn, do đó không nên lơ là, cần điều trị tại cơ sở y tế uy tín thì mới mong khỏi bệnh bạn nhé!
Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch
Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch Viêm tắc tĩnh mạch hầu hết luôn có các triệu chứng sau: Sưng tấy: Triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và dễ nhận thấy nhất ở các tĩnh mạch nông gần sát da. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể thấy sưng tấy ngay cả ở các tĩnh mạch sâu hơn tùy vào vị trí khác nhau của các cục máu đông đó. Tĩnh mạch căng phồng: Khi sờ vào các tĩnh mạch bị viêm, bạn sẽ có cảm giác săn chắc và kém đàn hồi hơn so với tĩnh mạch thông thường và thường là những tĩnh mạch gần với cục máu đông. Đau nhức: Khu vực xung quanh và phía trên cục máu đông có thể cảm thấy đau và âm ỉ hoặc đau chói. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: Thay đổi màu sắc da xung quanh vùng bị sưng: Khu vực gần cục máu đông nhất có thể đỏ hơn hoặc sẫm màu hơn khu vực xung quanh. Nóng: Khu vực phía trên và xung quanh cục máu đông có thể có cảm giác ấm hơn khi chạm vào so với các vùng da khác. Triệu chứng điển hình của viêm tắc tĩnh mạch Biến chứng có thể gặp phải khi mắc viêm tắc tĩnh mạch Các biến chứng do huyết khối tĩnh mạch nông rất hiếm. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu , nguy cơ biến chứng nghiêm trọng sẽ tăng lên. Các biến chứng có thể bao gồm: Cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi): Nếu cục máu đông tĩnh mạch sâu bị bong ra, nó có thể di chuyển về phổi của bạn và làm tắc nghẽn động mạch phổi, có khả năng đe dọa tính mạng. Đau và sưng chân kéo dài (hội chứng hậu viêm tĩnh mạch): Tình trạng này, còn được gọi là hội chứng hậu huyết khối, có thể phát triển nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Cơn đau có thể làm mất khả năng hoạt động. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến khám bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện thấy vùng da quanh tĩnh mạch đỏ, sưng hoặc đau, đặc biệt nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch. Gọi cấp cứu tại địa phương của bạn nếu: Tĩnh mạch bị sưng và đau dữ dội; Khó thở hoặc đau ngực, ho ra máu có thể gợi ý tình trạng cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi.
Nguyên nhân u trong ống sống Nguyên nhân dẫn đến u trong ống sống nguyên phát Nguyên nhân u trong ống sống nguyên phát Các nhà khoa học vẫn chưa rõ về nguyên nhân của các khối u trong ống sống nguyên phát. Một trong số chúng được cho rằng do tiếp xúc với các hóa chất hoặc chất gây ung thư. U lympho tủy sống (ung thư ảnh hưởng đến một loại tế bào miễn dịch) phổ biến ở những người suy giảm miễn dịch. Các khối u trong ống sống có thể có tính di truyền trong gia đình như bệnh u sợi thần kinh loại 2 (NF2) hoặc bệnh Von Hippel - Lindau. Nguyên nhân u trong ống sống thứ phát Các loại bệnh ung thư phổ biến thường di căn đến cột sống bao gồm: Ung thư phổi: Đây là loại ung thư di căn sang cột sống phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới. Ung thư vú: Đây là loại ung thư di căn sang cột sống phổ biến nhất, đặc biệt ở nữ. Ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ung thư hạch (ung thư hệ bạch huyết). Đa u tủy (một loại ung thư bạch cầu). Khối u ác tính (ung thư da). Sarcoma (ung thư mô liên kết). Ung thư thận. Ung thư tuyến giáp. Ung thư đường tiêu hóa. Ung thư vú di căn có thể là nguyên nhân của u trong ống sống thứ phát
Bác sĩ ơi, bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Em 25 tuổi. Hiện giờ em đang chuẩn bị đến chu kỳ kinh rồi. Em định sang tháng 9 tới có em bé, nhưng vì kinh nguyệt của em không đều nên em không biết phải tính toán như thế nào để biết ngày rụng trứng. Em đã chuẩn bị rất đầy đủ cho lần mang thai này rồi như: tiêm phòng rubella, sởi, cúm, uống sắt và tham khảo các kinh nghiệm khi mang thai, tìm hiểu các chất dinh dưỡng nên bồi bổ. Em rất hi vọng và mong lần này sẽ có em bé luôn. Bác sĩ tư vấn giùm em xem nên làm cách nào để có thể thụ thai tốt? Em có nên mua máy xác định ngày rụng trứng không ạ? Nếu mua thì mua loại gì và ở đâu? Em cảm ơn bác sĩ ạ! (C.L.N. - Hà Nội)
Chào em, Em đã chuẩn bị để mang thai như vậy là rất tốt, tuy nhiên các mũi tiêm ngừa em còn thiếu tiêm ngừa thủy đậu. Mũi tiêm này rất quan trọng em ạ, vì trong thời gian mang thai nếu mẹ bị thủy đậu có thể ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ (sẩy thai) và thai nhi (dị tật bẩm sinh, thủy đậu sơ sinh rất nặng…). Kinh nguyệt em không đều thì không thể áp dụng cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh được. Nhưng em có thể canh ngày rụng trứng bằng cách: 1. Đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt mỗi sáng trước khi xuống giường vào một giờ nhất định, ghi lên bảng theo dõi. Chỉ sử dụng một nhiệt kế và lấy ở một nơi nhất định trên cơ thể. Sau khi hành kinh đến trước ngày trứng rụng 2 ngày, thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt trung bình 0,2 - 0,3 độ C. Trong vòng 2 ngày trước khi trứng rụng, thân nhiệt tụt xuống thêm 0,1 - 0,2 độ C. Ngày rụng trứng (14 ngày trước khi thấy kinh), thân nhiệt đột ngột tăng lên 0,3 - 0,5 độ C (trên thân nhiệt trung bình 0,1 - 0,2 độ C) và cứ giữ như vậy cho đến cuối chu kỳ. 2. Que thử nước tiểu, nếu là ngày rụng trứng, que sẽ hiện 2 vạch. 3. Siêu âm rụng trứng. Thường siêu âm trước ngày tiên đoán rụng trứng 4 - 6 ngày. Vì tinh trùng có thể sống 48 giờ và trứng có thể sống 24 giờ nên khi siêu âm rụng trứng trong ngày được bác sĩ thông báo là sắp rụng trứng thì có thể sắp xếp để quan hệ trong thời gian 1-2 ngày xung quanh thời gian rụng trứng. Các biểu hiện khác như: + Vào ngày trứng rụng, ở lỗ cổ tử cung có một chất dịch nhờn, trong. Cho chất đó vào hai ngón tay, có thể kéo ra được. Nếu giao hợp lúc đó, tử cung có khả năng thu hút tinh trùng mạnh. + Trong những ngày trứng rụng, người vợ thường có cảm giác thích gần chồng, thường chủ động gặp chồng, có thể kèm hiện tượng buồn nôn. + Vài ngày trước khi trứng rụng, vú nở to và có cảm giác căng cứng. Chúc em sớm có tin vui!
Hamster là loài vật nuôi an toàn, không lây truyền bệnh dịch hạch qua con người Chào bạn, Chuột hamster cắn có thể gây ra vết thương hở và nhiễm trùng tại chỗ hoặc gây uốn ván do bào tử vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở. Nếu chỉ mới tiêm vắc xin uốn cán 1 tuần, bạn nên tới bệnh viện để đánh giá và tiêm SAT phòng ngừa hoặc dùng thêm kháng sinh chống nhiễm trùng. Đối với bệnh dại, chuột và các động vật thuộc họ gặm nhấm không bị nhiễm virus dại và chưa có báo cáo về việc lây truyền virus dại cho người từ nhóm động vật này nên có thể yên tâm theo dõi thêm bạn nhé! Thân mến.
Chào BS Tôi bị mụn mắt cá chân khoảng 4 tháng nay. Tôi dùng nhiều liệu pháp điều trị mà không hết. Tôi thấy trên mạng có nhiều loại cao dán trị nhưng không biết xài có hiệu quả không? Giờ mụn mẹ nhảy thêm nhiều mụn cơm, đi lại rất nhức và khó chịu. Mong BS tư vấn. Tôi xin cám ơn.
là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Cần phân biệt với mụn cóc lòng bàn chân (Plantar wart). Mụn cóc lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn, xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen. Và cũng cần phân biệt với chai chân (Callus), vốn là tổn thương dày sừng thường xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài; tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa. Phương pháp điều trị: +  Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. +  Phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ). +  Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi. +  Chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần . +  Có thể sử dụng salicylic acid 40% để làm tiêu sừng… Thân mến!
Chào bạn, Như mô tả, bạn bị cảm giác thần kinh còn lại hay gọi là ngón tay ma (đã bị cụt rồi đó). Thường thì một thời gian sau hiện tượng này sẽ tự hết. Nếu bạn còn khó chịu thì hãy đến BS sẽ cho toa thuốc uống đỡ chứ không giảm nhanh được bạn nhé!
Chào bác sĩ. Em bị ám ảnh nghi bệnh, em mỗi lần bệnh nhẹ là liên tưởng mình bệnh nặng, em đi khám tốn kém mà bệnh thì nhẹ. Em nghe ai nói bệnh gì là em liên tưởng mình có triệu chứng giống vậy. Em đi học xa về mà họ hàng kêu em gầy là em sợ, hay suy nghĩ tiêu cực. Bạn bè khuyên em rất nhiều, nhưng em không tiếp thu được, có cách nào thoát khỏi tình trạng này không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Chào em, Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Tuy nhiên, người bệnh có lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu là khi lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. Bản thân em cũng biết là mình bị ám ảnh bệnh, nhưng em không thể khống chế được luồng cảm xúc và suy nghĩ lo lắng đó thì nhiều khả năng em thật sự bị chứng rối loạn lo âu, nặng hơn là ám ảnh cưỡng chế. , ám ảnh cưỡng chế, là các bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý tâm thần. Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay – dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Khi mà mình có bệnh , ám ảnh cưỡng chế rồi thì suy nghĩ của mình sẽ không đủ để kiểm soát được cảm xúc nữa, và người bệnh thật sự là có bệnh. Bệnh này có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu của bác sĩ có chuyên môn về bệnh tâm thể - tâm thần. Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu) để giúp em lấy lại được cân bằng trong cuộc sống, em nhé.
Chào em, Triệu chứng của em cho thấy sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều có vấn đề, nguyên nhân thì gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, như thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não, viêm nhiễm hệ thống, rối loạn nội tiết, bệnh tự miễn, bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi... vì vậy BS cần phải khám trực tiếp kèm xét nghiệm kiểm tra tổng quát cho em thì mới định được các bệnh, xem bệnh nào là chính, cơ quan nào chỉ là bị ảnh hưởng. BS cần phải qua bước thăm khám ban đầu rồi mới kê y lệnh xét nghiệm cho em được, sau khi có kết quả thì BS cũng sẽ giải thích cho em, do đó việc em tự làm các xét nghiệm là không nên. Em nên đến BV đa khoa, đăng ký khám nội thần kinh, em nhé. Trong thời gian này, em nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế thức ăn chua cay nhiều dầu mỡ và sinh nhiệt, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá.
2 tháng trước tự nhiên cảm thấy vướng cổ họng, dần dần cảm thấy đau rát nuốt vướng, soi thấy hạt ở họng nhưng em không ho, không có đờm. Vòm họng không sưng đỏ. Có đau lên đầu. Cảm giác hay ù tai. Có phải em bị ung thư vòm họng không?
Chào bạn, Viêm họng tái đi tái lại nhiều lần có thể gây phì đại các tổ chức lympho ở thành sau họng, còn gọi là viêm họng hạt. Bệnh này phổ biến hơn so với các dạng ung thư, mặc dù vậy, ung thư giai đoạn thường ít có triệu chứng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghi ngờ như ù tai 1 bên, hạch cổ 1 bên kéo dài, nghẹt mũi 1 bên, chảy máu mũi… hoặc có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá nhiều, tiền căn gia đình có người bị ung thư… thì nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để tầm soát. Thân mến.
- nguồn internet Chào bạn, Medsamic 500mg: hoạt chất traexamic có tác dụng cầm máu. Gynoflor: hoạt chất chính của viên thuốc là Estriol và Lactobacillus acidophilus sống (vi khuẩn có lợi). Lactobacillus là những vi khuẩn không gây bệnh và có chức năng bảo vệ ở âm đạo. Estriol làm cải thiện sự tăng sinh và trưởng thành của biểu mô âm đạo, nên tạo điều kiện tối ưu cho sự phục hồi vi khuẩn lactobacillus âm đạo. Trường hợp của bạn phải sạch kinh thì mới sử dụng thuốc đặt, bạn nhé.
BS cho em hỏi, Có phương pháp nào tìm ra chính xác bị bệnh gì không? Em bị đau toàn thân đã 2 năm nay. Các khớp đau mà cơ bắp cũng đau. Gân ở tay cũng đau và da đầu cũng đau ạ.
Chào em, Đối với bệnh lý có biểu hiện ở toàn thân, thường có liên quan tới chuyển hoá, nội tiết hoặc tự miễn. Các bệnh lý này thường khó phát hiện nếu chỉ làm xét nghiệm tổng quát thông thường, tốt nhất em cần tới BV lớn, tuyến TP hoặc Trung ương để có đầy đủ kinh nghiệm và các phương tiện giúp chẩn đoán nguyên nhân bệnh. Thân mến.
Thùy thân mến, Amitryptiline thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants), thuốc có chu kỳ bán hủy khá dài (9 - 36 giờ). Do đó, nếu em muốn đăng ký , em cần ngưng thuốc khoảng từ 5-7 ngày thì thuốc mới thải trừ hết và chất lượng máu mới an toàn để truyền cho người cần máu. Trân trọng.
Chào bác sĩ, Năm nay tôi 33 tuổi, khoảng 6 tháng nay tôi hay bị đau trong cổ họng có đờm rất khó chịu tôi đã đi nhiều bệnh viện ở Đaklak, có nội soi bác sĩ nội bị amidan mạn tính. Tôi đã uống rất nhiều loài thuốc nhưng không khỏi bệnh. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi nên khám chuyên khoa nào để có cách điều trị dứt điểm được không? Cám ơn bác sĩ. (Bạn đọc Xuân Cường)
Hình minh họa. Nguồn Internet Chào bạn, Hiện tại bạn có tình trạng viêm xuất tiết vùng hầu họng kéo dài, đã nội soi tai mũi họng để loại trừ bệnh lý ác tính, có lẽ chẩn đoán của bác sĩ là chính xác. Một số nguyên nhân có thể làm cho amidan viêm tái đi tái lại như viêm mũi xoang dị ứng đi kèm, trào ngược dạ dày thực quản… Cần phải giải quyết các nguyên nhân này thì bệnh mới chữa khỏi được. Trong trường hợp bệnh tái phát quá nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn cụ thể hơn. Nếu có kèm triệu chứng tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, nóng rát sau xương ức… bạn có thể khám thêm chuyên khoa tiêu hóa để điều trị dứt điểm. Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Thời tiết ẩm ướt, mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển Chào em, Những nơi chịu ảnh hưởng của mùa lụt hoặc thường bị ngập nước là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc. Chúng có thể phát tán vào môi trường và bị hít phải, gây ra . Ngay cả nguồn nước ngập lụt ít bẩn hơn như nước mưa thì cũng có thể chứa đựng nhiều tác nhân gây bệnh và gây kích ứng, dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, thở khò khè, đỏ mắt hoặc đỏ da hoặc ngứa. Các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp thường gặp bao gồm , viêm họng, viêm phế quản và . Đặc biệt trên cơ địa bệnh nhân vốn có bệnh phổi mạn tính như hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì tình trạng nhiễm trùng hoặc độ ẩm môi trường tăng quá mức có thể gây khởi phát cơn khó thở, kém đáp ứng với điều trị thường ngày, đôi khi khiến bệnh nhân phải nhập viện hoặc nguy hiểm tính mạng. Để phòng tránh điều này, trước tiên cần phải giữ cho môi trường sống được khô thoáng. Điều quan trọng là làm sạch và làm khô đúng cách khu vực vừa bị ngập, loại bỏ hoặc thay thế các tấm thảm, nệm, vật dụng đã bị ngấm nước và không thể sấy khô ngay. Dọn dẹp và lau khô nhà thật kỹ càng và nhanh chóng (trong vòng 24-48 giờ) sau khi bị ngập nước. Moi hết bùn đất và bụi bẩn. Các bề mặt có thể làm sạch (như gỗ, gạch, đá, sàn nhà, mái đua, nội thất gỗ và kim loại, mặt quầy và bồn rửa) cần được vệ sinh bằng xà phòng và bàn chải. Nên sử dụng quạt hoặc máy hút ẩm để giúp sấy khô các bề mặt đó sau khi làm sạch xong. Khi nước chưa thể rút ngay thì cần tránh sử dụng nước bẩn và nên di chuyển tới nơi khô ráo, xa mặt nước và thoáng khí. Quan trọng nhất là cần giữ gìn sức khoẻ để nâng cao sức đề kháng bằng các biện pháp như nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cơ thể và tiêm vaccine cúm hàng năm. Những người có bệnh phổi mạn tính nên chú ý dùng thuốc đầy đủ và tái khám để điều chỉnh phác đồ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thân mến.
Bác sĩ ơi, em nghe nói chỉ quan hệ bên ngoài âm đạo thì cũng có thể có thai đúng không ạ? Nếu tinh trùng ở bên ngoài thì nó có bò vào trong được không? Khi tinh dịch dính vào tay, trong lúc âu yếm sờ vào âm đạo thì có thai không? Em lỡ làm chuyện đó giờ em lo quá. Kính mong bác sĩ tư vấn. Em Xin cảm ơn! (Thanh Nam, 24 tuổi - Cần Thơ)
Chào em, Đó là những quan điểm sai lầm không chỉ của riêng em mà đa số các bạn trẻ chưa có đủ kiến thức về an toàn trong tình dục. Hiện tượng thụ thai có thể xảy ra nếu như tinh dịch tiếp xúc gần với âm đạo phụ nữ vào thời kỳ dễ thụ thai. Trong 1ml tinh dịch có hàng trăm triệu "chàng tinh trùng"  mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, nên các chàng ở bên ngoài âm đạo có chạy vào trong hay không thì không ai khẳng định được. Do đó, dù em không có giao hợp thực sự (dương vật không đưa vào âm đạo), không dùng phương pháp tránh thai nào hỗ trợ thì tinh trùng vẫn có thể di chuyển qua âm đạo đi gặp "nàng trứng" để thụ tinh và khả năng có thai là rất lớn. Khi tinh trùng dính vào tay và đưa vào âm đạo thì vẫn có khả năng có thai nếu gặp môi trường thuận lợi. Tóm lại, chỉ cần các em có quan hệ tình dục không an toàn thì ngoài hay trong vẫn có thể mang thai. Vì vậy, nếu muốn tránh có thai, tránh lây nhiễm các bệnh tình dục và các em được ăn ngon, ngủ yên thì các em cần chủ động dùng biện pháp tránh thai như mang bao cao su ngay từ đầu, không để tay mình dính dịch rồi lại đưa vào âm đạo bạn tình. Chúc em vui, khỏe!
Chào bạn, Thuốc ketosteril là thuốc điều hòa chuyển hóa protein trong cơ thể, giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận đến giai đoạn cuối. Thuốc cũng giúp phòng ngừa các nguyên nhân gây suy thận mạn. Có thể sử dụng cùng lúc với các loại thuốc khác không cần cách khoảng, hầu như không có tương tác thuốc khi sử dụng cùng lúc nên bạn không cần phải lo lắng nhé. Thân ái chào bạn.
Cách đây hơn 1 tuần, sau khi ăn cơm trưa và súc miệng thì tôi thấy máu chảy nhiều từ trong miệng. Hôm qua do thấy như có gai nên soi thử thì bị như vậy (hình ảnh 1). Sáng nay tôi soi lại thì thấy cục máu không còn nữa (hình ảnh 2). Vậy có phải do tôi bị nóng trong miệng và nên khám ở đâu? Mong nhận được lời khuyên, tôi xin cảm ơn.
Hình 1 Hình 2 Chào bạn, Mạch máu dưới niêm có thể bị vỡ, gây ra vết bầm máu do những chấn thương trong khoang miệng (do răng, do đánh răng quá mạnh tay), đặc biệt trên nền bệnh nhân có viêm nha chu. Cơ thể cũng có chức năng hấp thu khối máu tụ này nhưng sẽ chậm và từ từ. Bạn nên khám răng để xem xét có vấn đề gì về khớp cắn hoặc răng lợi không để giảm viêm và bầm máu. Các trường hợp bầm máu không liên quan tổn thương cơ học hay bệnh lý răng thì nên khám bác sĩ nội khoa hoặc huyết học để kiểm tra chức năng đông máu và tiểu cầu bạn nhé! Thân mến.
Chào em Le Thang, Dây rốn có thể quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng, thường gặp trong  những tháng cuối thai kỳ. Đây là sợi dây kết nối giữa mẹ và thai nhi, qua dây này máu mẹ sẽ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng cho thai. Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sanh ngã âm đạo và bé vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu số vòng dây rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sanh ngã âm đạo, khi đó mới cần mổ lấy thai. Do vậy, rất cần được theo dõi cử động thai, tim thai và đánh giá qua siêu âm Doppler màu (đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi), chưa thể can thiệp gì trong lúc này em à. Còn việc đau bụng của vợ em, cần được xem lại đau do nguyên nhân nào, chứ dây rốn quấn cổ không phải là nguyên nhân, có thể xương vùng chậu tiếp tục giãn nở để chuẩn bị tốt cho cuộc chuyển dạ. Nếu đau nhiều và đau từng cơn em nên cho vợ đi khám ngay em nhé!
Thưa bác sĩ, Em xét nghiệm sán chó, sán lươn ở Bệnh viện Nhiệt Đới, kết quả bị sán chó, uống thuốc gần 2 tháng, hiện tại còn đang uống gefbin, lyodura và halez. Nhưng da ngày càng bị nổi nhiều mụt, ngứa, gãi thì bị thâm. Lúc trước khám chỉ bị 2 bắp đùi, nay bị nổi cả 2 chân và bắp tay, bụng. Cho em hỏi do sán chó vẫn còn hay có khả năng bị sán khác không? Hình phiếu xét nghiệm và toa thuốc ban đầu của em, bác sĩ nói sán chó nhẹ uống thuốc 1 tháng là hết không cần tái khám nhưng không bớt nên em tái khám và đang uống thuốc trị ngứa tiếp nhưng da vẫn bị nổi nhiều mụt và ngứa, em cũng kiêng ăn 2 tháng nay các thức ăn như hải sản, bò, gà, mì, dưa chua, rau muống, nước ngọt.., tắm sữa tắm diệt khuẩn của bên Da Liễu nhưng vẫn còn nổi. Hình nhiều nốt thâm đen là đùi, bị trước khi xét nghiệm nhưng ít hơn, giờ thì nổi hai bên bắp tay và tay, cả lòng bàn chân.
Chào em, Mặc dù ngứa da thường gợi ý bệnh mề đay, tuy nhiên, nhiễm giun đũa chó không phải là nguyên nhân duy nhất của bệnh. Hơn nữa, kháng thể với Toxocara có thể tồn tại rất lâu (nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm) trong máu ngay cả khi bạn đã không còn giun đũa chó trong người (tự khỏi hoặc điều trị). Trên thực tế, mề đay rất thường gặp, và thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, quần áo, mỹ phẩm, thuốc, phấn hoa, xà phòng, mạt nhà… Nếu tìm được nguyên nhân này và tránh xa thì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp, bệnh nhân và cả bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân gây dị ứng, nên sẽ kê toa một số thuốc để làm giảm triệu chứng khó chịu (là các toa thuốc bạn sử dụng sau này). Một số trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị gì. Mặc dù hình ảnh bạn gửi về rất khó phân tích, nhưng có nhiều yếu tố gợi ý nguyên nhân liên quan đến dị ứng do côn trùng cắn đốt hoặc viêm da tiếp xúc. Theo ý kiến của bác sĩ, bạn nên bỏ qua ám ảnh về việc nhiễm sán chó mà nên tới khám chuyên khoa Da Liễu để xem trực tiếp các sang thương da, loại trừ các chẩn đoán phân biệt khác và tiến hành điều trị cho bạn nhé! Thân mến.
Bạn có thể ngâm tay với nước ấm và thêm gừng hoặc ngải cứu Chào anh, Tê bàn tay thế này có khả năng do hội chứng ống cổ tay hoặc do thoái hóa cột sống cổ. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách tập vật lý trị liệu khác nhau. Do anh chưa đi khám được, tạm thời ngâm tay nước ấm xem sao, có thêm gừng hoặc ngải cứu càng tốt. Thân ái!
Thưa BS, Con nhà em hiện được 6 tháng, mùa hè nóng bức cháu hay bị mẩn đỏ ở 2 má. Cháu cũng đã đi thăm khám BS bảo bị viêm da cơ địa. Cháu rất khó chịu, ngủ không ngon và không tăng cân. Xin BS tư vấn giúp! (Tú Trân - Đà Nẵng)
Chào bạn, Mùa nóng, các cháu bị nổi mẩn 2 má, có thể do cháu thuộc diện cơ địa dị ứng với thời tiết nắng nóng. Tránh nóng cho bé và thoa cho bé một lớp kem dưỡng da như Atopictair, Ceradan… Cần để ý thêm cháu có dị ứng vị trí khác hay không để được giấc ngủ ngon. Cần loại trừ những trường hợp cơ địa dị ứng do thức ăn hoặc môi trường (mạt, lông mèo….). Nếu tình trạng kéo dài, bạn nên cho bé đi khám chuyên nhi - dị ứng. Chương trình do Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.
Chào Thuỳ Dung, Vấn đề giải quyết , sẹo cứng hiện nay vẫn là khó khăn đối với các BS Da liễu, do chưa có phương pháp nào điều trị cho hiệu quả tối ưu và sẹo dễ tái phát. Tuỳ vào “tuổi” của sẹo, kích thước, đặc điểm, vị trí mà có phương pháp xử trí khác nhau. Em nên trực tiếp đến các địa chỉ uy tín về thẩm mỹ hoặc BV Da Liễu TPHCM để được BS xem trực tiếp và tư vấn thêm các phương pháp điều trị sẹo tuỳ tình trạng cá nhân của em. Thân mến.
Chào BS ! Hiện tại con em được 7 tháng, nặng 8kg. Hơn một tháng nay cháu bị tiêu chảy, em đã cho cháu đi khám tại bệnh viện nhi TW, kết quả khám có hồng cầu (+), không có nấm, giun sán... BS cho cháu uống Bisepton, men vi sinh, siro kẽm nhưng không khỏi. Ngoài ra em có cho cháu khám bác sĩ CK nhi tại BN và uống rất nhiều đợt thuốc nhưng mỗi đợt cháu chỉ khỏi được 2-3 ngày rồi lại bị lại. Thuốc bác sĩ kê gồm Smecta, men tiêu hóa và viên màu tím (em không nhớ rõ tên). Cháu đi ngoài có cả phân và nước có nhầy màu vàng có lẫn ít xanh không có máu. Em rất mong được bác sĩ tư vấn để con nhanh khỏi bệnh? Em cảm ơn. Thuốc đã dùng: Bisepton, men vi sinh, siro kẽm, Smecta, thuốc tím dạng viên. (Đặng Thị Huệ - Bắc Ninh)
Chào em, Để có hướng điều trị tốt cho bé sắp tới theo tôi em nên đưa bé đi khám và làm lại xét nghiệm . Tùy theo kết quả xét nghiệm BS trực tiếp khám cho bé sẽ có hướng điều trị thích hợp. BS không khám được cho bé và không nắm rõ được bệnh cũng như các xét nghiệm cần thiết thì không thể đưa ra chẩn đoán xác định và điều trị cho bé nhanh khỏi được. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Chào em Huyền, Em vừa mới tiếp xúc với người bị thì em không cần nghỉ việc hay cách ly vì sợ mình lây cho người khác. Bởi vì bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi người bệnh nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên). Ngay cả trong trường hợp virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể em thì cũng cần có thời gian ủ bệnh rồi mới phát bệnh, thời gian ủ bệnh đối với bệnh thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Diễn tiến của bệnh như sau: - Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường. - Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Rất khó xác định người vừa mới tiếp xúc người bị thủy đậu có bị nhiễm virus thủy đậu hay không, cách tốt nhất là theo dõi khi có dấu hiệu của thời kỳ khởi phát thì bắt đầu đeo khẩu trang và bảo vệ người xung quanh tránh bị lây nhiễm từ mình. Thân mến!
Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm nocardia
Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm nocardia Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm Nocardia Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định căn nguyên nhiễm Nocardia là nuôi cấy và phân lập được vi khuẩn Nocardia trong bệnh phẩm. Một số kỹ thuật và xét nghiệm được dùng: Nhuộm Gram: Vi khuẩn Nocardia có dạng hình que mảnh, hoặc dạng sợi, phân nhánh, Gram dương; Nuôi cấy vi khuẩn: Môi trường nuôi cấy hiếu khí, Nocardia có hình thái khuẩn lạc thay đổi, từ trắng đến cam, vàng hoặc nâu; Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR): Cho kết quả nhanh và chính xác; Mô bệnh học: Sự hoại tử và hình ảnh ổ áp xe, thâm nhiễm tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, tế bào plasma và đại thực bào, đôi khi thấy vi khuẩn trên bệnh phẩm mô bệnh học. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: Nhiễm trùng do vi nấm ( Hisptoplasma , Cryptococcus ,…), lao , nhiễm trùng do các vi khuẩn khác, bệnh lý ác tính (ung thư phổi), nhiễm ký sinh trùng tại thần kinh trung ương ( Toxoplasma ), tổn thương da do các nguyên nhân khác: Bệnh Leshmaniasis ở da,… Phương pháp điều trị nhiễm Nocardia Dùng thuốc kháng sinh là cách điều trị nhiễm Nocardia tốt nhất hiện nay. Tùy thuộc nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến bộ phận nào mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. Do các chủng Nocardia nhạy cảm với các loại kháng sinh khác nhau, nên việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh cần cá thể hóa người bệnh dựa trên yếu tố lâm sàng cũng như kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ. Chú ý: Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh khi sử dụng lâu dài, cần tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị, tái khám để đánh giá đáp ứng điều trị và phòng tránh tái phát.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị giun đầu gai Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giun đầu gai Bệnh giun đầu gai được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các yếu tố sau: Tiền căn: Bệnh nhân nên được hỏi về tiền sử gần đây ăn cá nước ngọt, lươn, ếch, chim hoặc bò sát chưa nấu chín hoặc sống ở khu vực dịch tễ của ký sinh trùng hay du lịch đến vùng dịch tễ của bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Chẩn đoán nên được xem xét ở người có vết sưng tấy dưới da và di chuyển khắp cơ thể và các triệu chứng không đặc hiệu khác như ngứa, nổi mề đay ,... Xét nghiệm máu: Sự gia tăng nồng độ bạch cầu ái toan trong máu. Xét nghiệm ELISA: Phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng ấu trùng Gnathostoma spp. Xét nghiệm mô học: Soi tìm thấy ấu trùng trong mô, vết loét. Soi phân: Soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai trong phân. Hình ảnh giun đầu gai qua soi mô Các hình ảnh học như Xquang, CT scan, MRI,... có thể cho thấy tổn thương tương ứng với triệu chứng lâm sàng. Phương pháp điều trị giun đầu gai Có 2 loại thuốc chống ký sinh trùng đã được sử dụng thành công ở những bệnh nhân mắc bệnh giun đầu gai ảnh hưởng đến da là albendazole và ivermectin. Trong đó liều lượng thuốc albendazole, ivermectin tính theo cân nặng và mức độ nhiễm giun đồng thời cũng khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Thời điểm uống thuốc trong ngày và thời gian sử dụng kéo dài tùy chu kỳ phát triển của giun. Các loại thuốc này cũng được dùng thận trọng cho người suy gan, suy thận , phụ nữ mang thai hay người lái tàu xe,.... Vì thế cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn. Các thuốc điều trị triệu chứng cũng có thể được chỉ định như kháng histamin, NSAIDS, Corticosteroids,... đóng vai trò quan trọng trong điều trị với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong giảm các triệu chứng như mề đay, đau, ngứa, ban đỏ,…. Có thể sử dụng phẫu thuật, chích ổ áp xe và lấy ấu trùng giun. Trong thể mắt và thể thần kinh cần hướng dẫn bệnh nhân đi khám chuyên khoa phù hợp để có hướng điều trị phối hợp thích hợp.
Vì sao chúng ta có cảm giác đau? Tại sao cùng một chấn thương, cùng một tác nhân gây đau, có người đau nhiều, có người đau ít, thưa bác sĩ? Để chữa đau, hiện nay chúng ta có những phương pháp nào?
Theo y học, người ta định nghĩa đau là sự phối hợp của các cảm giác khó chịu về mặt giác quan, cảm xúc, cũng như về tinh thần. Kèm theo đó là những phản ứng về nội tiết với mục đích đáp ứng lại những tổn thương của cơ thể. Chẳng hạn khi bị đạp gai, cơn đau lan truyền theo hệ thần kinh về trung ương, tức vỏ não. Và khi đó chúng ta cảm thấy đau. Đau nhìn về phương diện xã hội là một trải nghiệm của từng người một, mang tính chất cá nhân, chủ quan của người đó. Dân gian thường ví von “Nhà giàu đứt tay như ăn mày đổ ruột”. Vì vây, có những người chỉ bị một tổn thương nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau. Nhưng đối với những người trải nghiệm nhiều, như những người lính, đối với họ 1 vết thương cũng bình thường. Phương pháp giảm đau đa mô thức đang được sử dụng hiện nay. Khi dùng đơn trị liệu, tức dùng một loại thuốc trị liệu duy nhất thì để điều trị dứt điểm một cơn đau, bệnh nhân cần sử dụng liều khá cao, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, trên lâm sàng thường phối hợp nhiều thuốc với nhau, mỗi thuốc một ít thì tác động cộng hưởng với nhau làm giảm đau tốt nhưng ít để lại tác dụng phụ. Hiện nay, có nhiều loại thuốc có thể phối hợp với nhau như thuốc giảm đau ngoại biên, thuốc giảm đau trung ương,... Đồng thời có thể kèm theo các biện pháp khác. Chẳng hạn như các phương pháp vật lý, điện, mát-xa, tập thể dục, yoga hay thiền,... cũng có thể sử dụng phối hợp để chữa đau cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay có một vài phương pháp điều trị như điện từ trường, nhiệt sóng ngắn,... Thân mến.
Chào em, Giọng nói của người phụ nữ sau sinh thường sẽ trở nên thấp hơn và ngang hơn. Một năm sau khi sinh con, giọng nói của một người phụ nữ mới trở lại với tần số ban đầu. Những thay đổi này là do biến động nội tiết tố sau sinh. Mức hormone giới tính sẽ giảm mạnh ở khoảng thời gian này và điều đó có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm. Tuy nhiên, nếu giọng nói của phụ nữ sau sinh sau 1 năm vẫn chưa trở lại bình thường, đặc biệt là nếu kèm các triệu chứng nam hóa khác như giọng nói trầm, giảm sữa nhanh và đáng kể, thậm chí là teo vú, tăng cơ, rậm lông, mất kinh...có thể là biểu hiện tiềm ẩn của rối loạn nội tiết buồng trứng hoặc thượng thận thì cần khám chuyên khoa Nội tiết kiểm tra thêm. Mặt khác, nguyên nhân gây giọng trầm kéo dài có thể do tổn thương dây thanh âm (ví dụ như đặt nội khí quản thở máy khi mổ gây mê), khi đó bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ tầm soát được nguyên nhân. Nhìn chung, sau 1 năm sinh con, phụ nữ nên khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của mình, và đặc biệt là người có những bất thường kéo dài sau sinh trên 6 tháng - 12 tháng, em nhé.
Thưa BS, Xin BS tư vấn giúp tôi mấy băn khoăn sau đây: 1- Con trai tôi 6 tuổi. Hiện cháu bị gãy 2 tay phần xương cẳng tay (tay trái được 6 tuần, tay phải được 3 tuần) đều do va chạm khi vận động. Cháu đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Cháu có cần đeo bao treo cẳng tay khi đi học không? Tôi có nên đưa cháu đi kiểm tra xem có bị bệnh loãng xương hay bệnh xương thuỷ tinh hay không? 2- Tôi năm nay 35 tuổi. Hàng ngày khi thức dậy hay khi chơi thể thao tôi thấy rất mỏi 2 bên thắt lưng. Vậy tôi nên đi khám chuyên khoa gì để kiểm tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên? (Trung Quân - Bắc Giang)
- Nguồn: Internet Chào bạn, 1. Gãy 2 xương cẳng tay nếu sau tháo bột hoạt động tốt, cơ năng bình thường thì không có gì phải lo lắng. Ở độ tuổi này chưa ghi nhận về bệnh loãng xương. Nếu sợ bị sang chấn thì bạn vẫn có thể treo tay đảm bảo an toàn khi cháu đi học 1 thời gian. 2. Trước tiên bạn nên đến khoa Y học thể thao để khám kiểm tra về hệ cơ dây chằng có liên quan đến tổn thương, sau đó BS sẽ có tư vấn tiếp tục nên khám ở chuyên khoa nào có liên quan đến bệnh lý của bạn. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích nội dung: “ "
Em Nguyen Kim thân mến, Có rất nhiều nguyên nhân làm cho , chứ không nhất thiết là do dây rốn (tràng hoa) quấn cổ em nhé. Vì có rất nhiều trường hợp thai nhi có dây rốn quấn cổ nhiều vòng vẫn sinh nở bình thường. Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể phát hiện qua siêu âm màu, còn siêu âm 2D thì không thể phát hiện được em ạ. AloBacsi xin được chia buồn cùng gia đình em. Mong chị gái em sớm hồi phục sức khỏe. Thân mến,
AloBacsi cho cháu hỏi: Dermatix có trị vết thâm do mụn để lại không ạ? Và dùng trong bao lâu thì có kết quả? Cháu cảm ơn AloBacsi rất nhiều! (Nguyễn Thị Thủy, 19 tuổi – TPHCM)
Thủy thân mến, Dermatix có chứa thành phần là cyclopentasiloxane, phenyl trimethicone, polysilicone-11, dimethicone, polymethylsilsesquioxane, tetrahexyldecyl ascorbate, chỉ định trong các trường hợp điều trị sau phẫu thuật, mổ bắt lấy con, chấn thương, bỏng, sẹo ở mặt và chứng đỏ da sau khi điều trị bằng laser… Dermatix hiệu quả trong các trường hợp sẹo lồi và sẹo bình thường dày, khô, thành cao, có thể có màu sẫm hoặc màu đỏ và có thể gây ngứa, đau. Dermatix giúp làm mờ vết đỏ, vết thâm gây ra do sẹo lồi, không có tác dụng điều trị em nhé. Chúc em sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapha rm
Chào bạn, Các triệu chứng bạn kể trên không nằm trong triệu chứng , có thể do nguyên nhân rối loạn cơ thất niệu đạo. Bạn nên đến gặp BS Ngoại niệu khám và điều trị để nhanh chóng trở lại bình thường bạn nhé! Thân mến!
Chào bác sĩ! Hiện em đang trong thời gian cho con bú 5 tháng tuổi, tự dưng nửa đêm bị đau tai, sáng dậy tai ù, cũng có bị viêm mũi, nghẹt mũi hơn tuần nay rồi. Cho em hỏi giờ uống thuốc gì để khỏi đau tai và không ảnh hưởng đến sữa mẹ ạ? Em cảm ơn!
Mẹ nên khám bác sĩ để được kê thuốc uống không làm ảnh hưởng đến sữa Chào em, Khi viêm nghẹt mũi mà kéo theo ù tai, đau tai là dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa rồi. Cơ thể người có 1 ống nối thông thương tai giữa và thành sau họng gọi là vòi nhĩ. Dịch viêm từ mũi có thể chảy theo lổ mũi sau vào hầu họng, rồi dịch viêm từ hầu họng có thể theo ống vòi nhĩ đến tai giữa gây viêm tai giữa và ù tai, đau nhức tai. Cho nên, em cần phải đi khám ở chuyên khoa Tai mũi họng sớm để bác sĩ soi mũi và soi tai cho em, tùy mức độ mà cho thuốc phù hợp. Mặc dù biết là có con nhỏ thì sẽ rất khó khăn cho việc đi khám bệnh, nhưng trong trường hợp này thì em nên đi sớm, tránh để biến chứng nguy hiểm. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của bộ y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh. Điều này là do vấn đề an toàn của người bệnh. Khi đi khám, em nhớ nói với bác sĩ là em đang cho con bú để bác sĩ lựa chọn thuốc cho phù hợp hoặc hướng dẫn em cách cho con ăn sữa an toàn trong thời gian dùng thuốc, em nhé.
Việt thân mến, Xốp xương hay có nhiều nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân không thể thay đổi được như di truyền, thể trạng thấp bé, lớn tuổi, thì lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng kém, các rối loạn về nội tiết tố, lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau… cũng có thể là nguyên nhân. Để xác định chẩn đoán, em có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để đo mật độ xương, em nhé! Nếu ở TPHCM, em có thể đến BV Nhân dân 115 để đo mật độ xương tại 2 vị trí trí cột sống và cổ xương đùi với giá 250.000 đồng. BHYT có chi trả cho điều trị loãng xương bằng thuốc hoặc truyền tĩnh mạch. Trân trọng.
Dạ cho em hỏi, 2 tháng trước em đã bị sốt xuất huyết. 2 ngày nay em bị sốt lại, đi khám bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết lần 2. Vậy nguyên nhân gây sốt lần 2 là do đâu ạ? Ở nhà hay nơi làm việc của em đều không có người bị sốt xuất huyết. Lần trước cũng vậy, không ai sốt chỉ mình em bị. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (ZL Trinh Trinh)
Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Chào bạn, Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi vằn (Aedes aegypti) là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Do có 4 tuýp huyết thanh nên dù bạn đã từng bị sốt xuất huyết rồi, lần này vẫn có thể nhiễm sốt xuất huyết do tuýp huyết thanh khác gây ra. Còn yếu tố dịch tễ (có những người cùng nhiễm sốt xuất huyết cùng nhà hay cùng cơ quan làm việc, …) là một yếu tố gợi ý chẩn đoán nhưng không phải là tiêu chuẩn xác định, nghĩa là nếu như có những người xung quanh cùng bị sốt xuất huyết thì tỷ lệ bạn mắc sốt xuất huyết tăng lên nhưng không phải chắc chắn bạn sẽ bị sốt xuất huyết, và ngược lại, nếu như không có ai xung quanh bị sốt xuất huyết thì bạn vẫn có thể nhiễm sốt xuất huyết bạn nhé. Thân mến.
- nguồn internet Chào bạn, Phù có nhiều nguyên nhân: Suy gan, suy thận, suy tim, suy dinh dưỡng. Trong đó nguyên nhân gây , đặc biệt là phù mặt, phù mi mắt buổi sáng sau khi thức dậy thường do suy thận. Nếu hiện tượng trên kéo dài kèm theo phù chân, tiểu ít bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát tìm nguyên nhân và hướng điều trị tích cực. Thân!
Viên nén Meyerpanzol 40mg Meyer - BPC điều trị viêm thực quản trào ngược (3 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Thuốc Meyerpanol được sản xuất bởi Công ty Liên doanh Meyer - BPC . Thuốc có thành phần chính là pantoprazol , được chỉ định để điều trị viêm thực quản trào ngược, phối hợp với liệu pháp kháng sinh thích hợp để diệt helicobacter pylori (H. pylori) ở những bệnh nhân loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra, loét dạ dày và tá tràng, hội chứng zollinger - ellison và các tình trạng bệnh lý tăng kích thích bài tiết khác. Thành phần: Pantoprazol: 40mg Chỉ định: Thuốc Meyerpanol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Pantoprazol được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên để điều trị: Viêm thực quản trào ngược. Pantoprazol được chỉ định dùng cho người lớn: Phối hợp với liệu pháp kháng sinh thích hợp để diệt helicobacter pylori (H. pylori) ở những bệnh nhân loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra. Loét dạ dày và tá tràng . Hội chứng zollinger - ellison và các tình trạng bệnh lý tăng kích thích bài tiết khác.
Mô tả ngắn: Thuốc ho P/H là loại thuốc trị ho được bào chế duới dạng cao lỏng và đóng gói dưới dạng hộp 1 lọ x 100ml, được sản xuất bởi Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng với SĐK là VD-25450-16. Thuốc ho P/H có hàm lượng dược liệu đâm đặc, gồm các vị thuốc có tác dụng phát hàn, giải biểu, nhuận phế trị ho, tiêu đàm. Bởi vậy có thể trị được ho do ngoại cảm, trị được ho do nội thương với tác dụng nổi bật như trị ho, bổ phổi, tiêu đờm. Thành phần: Cát cánh: 1 Bách bộ: 2 Mạch môn: 8 Hạnh nhân: 4 Xuyên bối mẫu: 4 Bạc hà: 0.033ml Ma hoàng: 6 Bạch quả: 4 Cam Thảo Bắc: 4 Natri benzoat: 1.2 Chỉ định: Thuốc ho P/H được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Bổ phổi, tiêu đờm, trị các chứng ho gió, ho lâu ngày, rát cổ, viêm họng , viêm phế quản.
Dạ em chào bác sĩ. Em đi khám bệnh viện chấn thương chỉnh hình cách đây 2 năm. BV báo là bị hoại tử chỏm xương đùi, phải thay khớp, em rất hoang mang. Bác sĩ cho em hỏi còn phương pháp nào điều trị không ạ? Cám ơn bác sĩ.
Chào em, Chỏm xương đùi là thành phần cấu tạo nên khớp háng, chỏm xương đùi hình dạng 2⁄3 khối cầu có hướng lên trên và vào trong. Hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, nguyên nhân do thiếu máu nuôi dưỡng. Dẫn tới tình trạng xương hoại tử tổ chức xương và sụn, lúc đầu vùng chỏm xương thưa dần, hình thành các ổ khuyết xương về sau dẫn tới gãy xương dưới sụn và cuối cùng gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế. Các nguyên nhân gây bệnh: • Do chấn thương khớp háng trật khớp hay gãy cổ xương đùi • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoại tử chỏm xương đùi. Do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá làm tổn thương gây viêm mạch máu mạn tính và làm tắc các mao mạch nuôi dưỡng chỏm xương đùi dẫn tới hoại tử chỏm • Bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ... • Lạm dụng các thuốc có chứa corticoid • Bệnh lý tăng đông và tắc mạch tự phát • Bệnh nghề nghiệp như công nhân làm thợ mỏ, thợ lặn. Điều trị hoại tử chỏm xương đùi không phải lúc nào cũng phải thay khớp, thay khớp là lựa chọn điều trị cuối cùng khi hoại tử nặng. Hiện y học có những cách điều trị hoại tử chỏm xương đùi như sau: Điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc (bisphosphonates), vật lý trị liệu (trường điện từ, sóng âm), tiêm những yếu tố sinh học… Những phương pháp này có thể giúp giảm đau, làm chậm tiến triển bệnh. Với các trường hợp khớp chưa bị tổn thương nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khoan giải ép bằng cách mổ mở hoặc kết hợp nội soi. Nếu bệnh nhân đau đớn nhiều, chỏm xương đùi bị xẹp, thoái hóa ổ cối nặng, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có thể được chỉ định. Em đã khám bệnh viện chấn thương chỉnh hình cách đây 2 năm, không rõ từ đó đến nay triệu chứng của em ra sao và có điều trị gì hay không. Do đó, em nên khám lại tại chuyên khoa cơ xương khớp hay chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng bệnh hiện tại để tư vấn em hướng điều trị thích hợp nhất, em nhé.
Chào em, Tùy vào mức độ của em mà có tiên lượng khác nhau, tôi không khám trực tiếp cho em nên không thể kết luận được, tuy nhiên, tôi nghĩ nhiều khả năng đây chỉ là mức độ nhẹ đến trung bình mà thôi, vì dị ứng mức độ nặng thì chắc nay em đã phải vào bệnh viện theo dõi rồi. Mức độ dị ứng nhẹ - trung bình bao gồm nổi sẩn hồng ban đỏ ngứa và không kèm các rối loạn toàn thân như khó thở, bong da bóng nước…Em có thể mua thuốc giảm dị ứng ở ngoài nhà thuốc như Telfast, clopheniramin (loại này gây buồn ngủ)… trong vài ngày, bệnh sẽ giảm. Tuy nhiên, việc quan trọng hơn là đánh dấu lại các thứ có thể gây dị ứng cho em, gồm hải sản, tiffi, amefle để không bị tái lại, những thứ gây dị ứng phải là những thứ em tiếp xúc là bị dị ứng, em nhé. Thân mến!
Tôi 35 tuổi, vừa mới lập gia đình. Nhiều người nói, sinh muộn con rất dễ bị bệnh down đúng không AloBacsi? Có cách nào để sinh con không mắc bệnh này?
Dù không ai biết chắc vì sao hội chứng down xuất hiện và cũng chưa có cách nào để phòng ngừa hội chứng này, nhưng các nhà khoa học nhận thấy những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng down. Hiện nay, các trung tâm chẩn đoán tiền sản trên thế giới và tại VN đã có những phác đồ nhằm sàng lọc và chẩn đoán hội chứng down trước sinh, khi tuổi thai còn rất nhỏ. Xét nghiệm sàng lọc nhằm ước tính nguy cơ thai bị hội chứng down và xét nghiệm chẩn đoán thực hiện trên những thai kỳ có  nguy cơ cao để xác định xem thai nhi có thực sự bị hội chứng down không. Nếu chẩn đoán chính xác thai nhi bị hội chứng down, thai phụ và gia đình sẽ được tư vấn kết thúc thai kỳ. BS Tư vấn - AloBacsi
U thực quản lành tính có thể diễn tiến thành ung thư thực quản, tuy nhiên, tỷ lệ này là rất ít. U nhú thực quản đa số là u lành, thường kích thước nhỏ dưới 3cm và không gây triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện thông qua nội soi khi đi khám bệnh về dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân của u nhú thực quản cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân sinh bệnh học của u nhú thực quản có liên quan đến sự kích thích kéo dài và quá trình viêm mạn tính, chẳng hạn như trào ngược thực quản – dạ dày, viêm thực quản, chấn thương, các chất kích thích như rượu, thuốc lá. Một yếu tổ khác được coi là nguyên nhân của u nhú thực quản và có khả năng tiến triển ác tính của u nhú thực quản đã được đề xuất là do Human Papilloma virus (HPV). Đối với u nhú kích thước nhỏ thì nếu người bệnh có yếu tố nguy cơ gây chuyển sản, hóa ác bao gồm hút thuốc lá, trào ngược dạ dày tá tràng, nhiễm Hp, có tiền căn gia đình bị bệnh ung thư hay đa polyp ống tiêu hóa, quan hệ tình dục qua đường miệng (nguy cơ nhiễm HPV)… thì nên cắt bỏ u nhú, làm giải phẫu bệnh. Còn nếu người bệnh không có bất kỳ nguy cơ nào gây chuyển sản, hóa ác như trên thì không cần cắt, chỉ cần theo dõi định kỳ sự phát triển của khối u, tất nhiên phải bằng nội soi thực quản dạ dày tá tràng, vì theo thời gian, u nhú này cũng có thể sinh chuyện như lớn hơn, hóa ác. Cho nên, nhiều bệnh nhân không muốn phải nội soi thực quản định kỳ kiểm tra nó, thì họ chọn lựa cách cắt bỏ u nhú này luôn khi làm nội soi, sẵn làm giải phẫu bệnh xem u nhú này bản chất là gì. Đối với u nhú kích thước lớn gây chèn ép ống tiêu hóa thì chỉ định phẫu thuật là chắc chắn. Hiện tại em “nghi ngờ là u nhú lớn hơn gây khó nuốt, tức ngực” thì cần phải nội soi thực quản dạ dày lại để xem có đúng vậy hay không. Một u nhú thực quản trước đây lành tính thì vẫn có thể hóa ác được theo thời gian. Nếu nội soi mà u nhú vẫn còn nhỏ xíu thì chắc chắn nó không phải nguyên nhân gây ra tình trạng khó nuốt, tức ngực rồi, bác sĩ sẽ đi tìm nguyên nhân khác gây ra các khó chịu này của em và điều trị thích hợp tương ứng, em đăng ký khám chuyên khoa Tiêu hóa.
BS cho hỏi, Kết quả xét nghiệm Hp của tôi: Hp test IgG (elisa) neg < 5U/mL (<20u /mL GZ: 20-30), Hp test IgM pos 46.15U/mL (<30u/mL , GZ : 30-40). Vậy tình trạng như thế nào và có cần dùng thuốc không ạ? Tôi bị viêm xoang, dạo gần đây ăn uống kém, trong người mệt mỏi, uể oải.
Chào em, Hp là 1 loại vi khuẩn có thể gây viêm loét dạ dày. Xét nghiệm mà em làm là xét nghiệm tìm kháng thể kháng Hp trong máu. Kết quả xét nghiệm của em là IgM dương tính còn IgG âm tính, có nghĩa là em mới nhiễm Hp. Nếu chỉ có xét nghiệm máu dương tính với Hp nhưng không có bất kỳ khó chịu ở dạ dày không cần điều trị Hp, còn nếu có khó chịu gì hướng đến viêm loét dạ dày tá tràng thì có chỉ định tiệt trừ Hp và điều trị viêm loét dạ dày. Khi cần điều trị Hp thì BS sẽ phải dùng kháng sinh, vì đây là vi khuẩn, và phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế tiết dạ dày từ 10-14 ngày mới diệt được Hp (phác đồ chuẩn của hội tiêu hóa gan mật Việt Nam và thế giới), vì chúng trú ẩn sâu trong thành của dạ dày. Sau đó tùy mức độ viêm hay loét của dạ dày mà BS có thể duy trì thêm thuốc điều trị dạ dày (không có kháng sinh nữa) thêm 1 thời gian để dạ dày lành hẳn, và sẽ kiểm tra lại xem đã tiệt trừ Hp thành công chưa. Triệu chứng ăn kém và mệt mỏi của em có thể do viêm xoang gây nên, chưa điển hình cho viêm loét dạ dày do Hp, do đó em cần khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để BS khai thác thêm 1 số thông tin mới quyết định có cần điều trị Hp hay không, nếu điều trị thì kết hợp thuốc thế nào cho phù hợp với các thuốc em đang dùng trị viêm xoang, em nhé. Thân mến.
Chào em Ngô Tuyến, Với các kết quả xét nghiệm trên thì em có 1 số vấn đề sau: 1. Cả 3 lần cholesterone của em đều cao. Ở đây em cần làm thêm Tryglycerid, LDL, HDL, cả 4 gọi là Bilan mỡ để điều trị và phải kèm theo kiểm tra huyết áp thường xuyên. 2. Cả 3 lần acid uric đều tăng nhẹ. Không rõ em có đau nhức khớp hay có các u cục gì không để xác định thêm có gout không. Xét nghiệm tăng nhưng không đáng kể. 3. Cả 3 lần phân tích tế bào máu của em đều có dấu hiệu hơi giảm nhưng không thay đổi. MCV (thể tích trung bình của 1 hồng cầu) và MCH (số lượng hemoglobin bình thường trong 1 hồng cầu) có giảm không đáng kể; MCHC (nồng độ hemoglobin trong 1 hồng cầu) và RBC đều tăng nhẹ. Phân tích tế bào máu về hồng cầu ở đây chỉ số tăng giảm ít chưa có ý nghĩa kết luận, em nhé! Thưa BS, 3 tháng trước em có đi khám BS kết luận em bị Thalassaemia. Hôm nay đọc lại KQXN có vài chỗ em thắc mắc, nhờ BS tư vấn giúp em. XN huyết học: Hematies: 5,67 T tb/L (3,5-5,5); Leucocytes: 9 G tb/L (4-10); Plaquettes: 347 G tb/L (150-400); Hematocrite: 0.38 L/L (0.37-0.5); MCV: 67.6 fL (80-99); MCH: 21.3 pg (27-31) MCHC 315 g/L (330-370); Neutrophiles: 61% (50-66); Eosinophiles: 0.8% (0-8); Monocytes 4% (0-10); Lymphocytes: 33.1% (20-35); Basophiles: 1.2% (0-2) ;TAUX D'HEMOGLBINE: 121 g/L (110-160) Kết quả sinh hóa máu: Total Bilirubine: 6.2 mol/L (1.7-18.5); Bilirubine Direct: 2.4 mol/L (0-5.1) ;Bilirubine Indirect: 3.8 mol/L (1.7-15.3) XN miễn dịch: Fer: 68g/dl (50-168); Ferritin: 28.8g/dl (30-400) BS cho em hỏi: Với kết quả như trên em bị thiếu máu thiếu sắt, Thalassaemia hay bệnh đa hồng cầu. Cảm ơn BS nhiều! Lúc nhỏ em bị hen nhưng đã hết khi lên 6 tuổi. Từ năm 13 -16 tuổi, em thường xuyên bị chảy máu mũi, làm nhiều xét nghiệm BS vẫn không biết bị bệnh gì nên kết luận thiếu Vitamin. Từ năm 18 tuổi đến nay cứ vài tháng một lần em bị đau quặn bụng (không phải bệnh về đường tiêu hóa, em đã đi khám rồi), đau đầu, chóng mặt, chân tay tê dại. (Như Hoàng, 24 tuổi – Đà Nẵng) Trả lời: Chào Như Hoàng, Với kết quả xét nghiệm của em có giảm 1 số yếu tố, dù giảm không đáng kể nhưng có kèm 1 số triệu chứng lâm sàng điển hình: mệt mỏi, da xanh, nhức đầu, đau bụng có khả năng là ở lách vì không có bệnh tiêu hóa như em tả. Tiểu sậm màu ở đây em không nói nhưng xét nghiệm bilirubine tăng, nên BS chẩn đoán em bệnh Thalassemia là đúng rồi. Bạn đọc Ngô Tuyến ở trên đây có câu hỏi giống em nhưng BS trả lời không bệnh vì bạn đọc này hoàn toàn không kèm dấu hiệu lâm sàng nào, bạn khỏe mạnh và không thấy cơ thể mình có vấn đề gì. Ở đây em bệnh nhẹ nên chủ yếu là theo dõi, chỉ phải điều trị khi kèm các bệnh, sau phẫu thuật, sau sanh đôi khi phải truyền máu. Lưu ý: Em không nên uống nhiều vitamine mà không qua sự hướng dẫn của BS vì dễ bị dư sắt. Trong trường hợp phải truyền máu cho em đôi khi phải thải sắt nếu truyền nhiều. Bệnh này có yếu tố di truyền nên cả gia đình em nên đi khám sàng lọc để BS tư vấn về bệnh cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt… Với bệnh này chế độ ăn uống dinh dưỡng rất quan trọng em nhé! Thân mến, Con năm nay 27 tuổi, vô tình đi khám thì kết quả là con bị bệnh tan máu bẩm sinh và thoái hoá các đốt sống lưng, cổ ạ. 6 tháng nay con thấy trong người đau linh tinh, đau nhất là đầu không làm gì được. Kết luận của điện di huyết sắc tố là: HbA 21,5+96-99; HbA2 <3.5; HbF 19.0+ <2.0; HbE 59,5+0. Kết quả sức bền hồng cầu là: Bắt đầu tan: 4,25 + 4,5-5,0; Tan hoàn toàn: 3,25 +3.0 - 3,5. Như vậy là con đang ở dạng nặng, trung bình hay là nhẹ ạ? Diễn biến bệnh có nhanh không? Có phải là khoảng 2 năm nữa là con phải vào viện chuyền máu thường xuyên không? Con gái con 13 tháng tuổi cháu cũng mang gen em nhưng không bị bệnh thì có cần kiêng hay điều trị hỗ trợ gì không ạ? Cảm ơn BS! (Tiếp Lục – ) Trả lời: Chào em Tiếp Lục, của em nằm giai đoạn nhẹ nên chủ yếu là theo dõi chỉ phải điều trị sau khi kèm các bệnh, sau phẩu thuật đôi khi phải truyền máu… Em có thể tham khảo ở câu trả lời dành cho bạn Như Hoàng trên đây. Con gái em 13 tháng bị mang gen là vì tỉ lệ di truyền chiếm tới 25% nên các câu trước BS đều khuyên đi tầm soát. Các thành viên trong gia đình em nên đi khám kiểm tra. Con em chỉ nên theo dõi, tái khám định kỳ không điều trị hỗ trợ gì cả, không nên tự ý mua thuốc bổ, uống thuốc phải qua ý kiến BS, em nhé! Bạn Tiếp Lục hỏi tiếp… Thưa BS, Con em mang gen như vậy cuộc sống sinh hoạt có bình thường không ạ? Ví dụ như 2 bé đều viêm phế quản giống nhau thì phác đồ điều trị giống nhau hay là con em mang phải điều trị khác? Khi tiêm phòng vẫn tiêm như những bé khác hay là khó khăn hơn? Em muốn điều trị thì nên điều trị ở viện nào ạ? Em cảm ơn ạ! Trả lời: Chào em, Thalassaemia là rối loạn máu di truyền đặc trưng bởi hemoglobin và các tế bào hồng cầu trong cơ thể ít hơn bình thường. Hemoglobin là chất trong các tế bào hồng cầu cho phép các tế bào này mang dưỡng khí. Hemoglobin thấp và hồng cầu ít hơn có thể gây thiếu máu và mệt mỏi. Nếu có bệnh thalassaemia nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có hình thức của bệnh thalassemia nặng hơn, có thể cần truyền máu thường xuyên. Cũng có thể tự thực hiện các bước trên, chẳng hạn như ăn chế độ ăn uống tốt, để giúp tăng năng lượng. Con em mang gen thì cuộc sống sinh hoạt vẫn bình thường nhưng cần lưu ý mang gen dễ chuyển thành bệnh và chuyển giai đoạn. Khi bé mắc bệnh thông thường thì uống thuốc không giống các bé khác vì phải chú ý thuốc chuyển hóa ở lách. Vì vậy khi đưa bé đi khám bệnh cần thông báo với BS em nhé! Việc tiêm phòng cho cháu vẫn bình thường như các bé khác nhưng phải báo BS nơi tiêm để BS xem có cho tiêm được ngay lúc khám đó hay không. Để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn nữa thì bắt buột em phải gặp chuyên gia tư vấn di truyền học. Thân mến, BS-CK1 Nguyễn Thị Kim Anh
Thuốc trị đau răng Dentanalgi OPC điều trị đau răng, viêm nướu răng, nha chu (7ml)
Mô tả ngắn: Thuốc Trị Đau Răng Dentanalgi 7Ml Opc của Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC thành phần chính gồm camphor, menthol, procain hydroclorid, tinh dầu đinh hương, sao đen, tạo giác, thông bạch, là thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng để điều trị đau răng, viêm nướu răng, nha chu. Thuốc được bào chế dạng cồn thuốc là chất lỏng màu nâu đậm, mùi thơm đặc trưng, vị cay chát. Thành phần: Camphora: 420mg Bạc hà: 280mg Tinh dầu hương nhu: 439mg Procaine: 35mg Sao đen: 700mg Tạo giác: 140mg Thông bạch: 140mg Chỉ định: Thuốc Thuốc Trị Đau Răng Dentanalgi 7Ml Opc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Ðiều trị đau răng, viêm nướu răng, nha chu.
Mô tả ngắn: DuoPlavin® 75mg/100mg là thuốc của công ty Dược phẩm Sanofi, với hoạt chất chính là Clopidogrel và Acid acetylsalicylic. DuoPlavin® 75mg/100mg thuộc nhóm thuốc kháng tiểu cầu làm giảm nguy cơ đông máu. DuoPlavin® 75mg/100mg là viên nén bao phim hình bầu dục, hai mặt hơi lồi, màu hồng sáng, có khắc ‘C75’ ở một mặt và ‘A100’ ở mặt kia. Thành phần: Clopidogrel: 75mg Acetylsalicylic acid: 100mg Chỉ định: Thuốc DuoPlavin® 75mg/100mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: DuoPlavin® chứa clopidogrel và acid acetylsalicylic (ASA) và thuộc nhóm thuốc kháng tiểu cầu. Tiểu cầu là những cấu trúc rất nhỏ trong máu có thể kết tụ với nhau trong khi đông máu. Bằng cách ngăn chặn sự kết tụ này ở động mạch, thuốc kháng tiểu cầu làm giảm nguy cơ đông máu, giảm xơ vữa huyết khối. DuoPlavin® được dùng để phòng sự hình thành cục máu đông trong các động mạch xơ cứng có thể dẫn đến tai biến xơ vữa huyết khối (như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong). DuoPlavin® để thay cho hai thuốc riêng biệt, clopidogrel và ASA, giúp đề phòng các cục máu đông gây đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim. Để điều trị bệnh này, bác sĩ có thể đặt một khung đỡ (stent) trong động mạch bị tắc hoặc bị hẹp để phục hồi lưu lượng máu hữu dụng.
Chào bác sĩ,Bạn em bị nổi rất nhiều hạt li ti trong khoang miệng, cũng khoảng 2 ngày rồi, lúc ăn cơm thì hạt đó sẽ phình to lên và mọng nước, sau khi ăn xong tầm 15 phút thì nó xẹp lại. Vậy bác sĩ cho em hỏi nổi hạt li ti trong khoang miệng là bị bệnh gì?
Chào bạn, Theo như mô tả của bạn, đó chính là tổn thương bóng nước do Herpes Simplex Virus - Đây là chủng virus phổ biến ở 80% người Việt Nam trưởng thành, lây truyền qua đường tiếp xúc niêm mạc trực tiếp như: ôm hôn, ăn chung bát đũa… Khi cơ thể giảm sức đề kháng, mệt mỏi thì virus này sẽ tái hoạt động tạo nên những tổn thương hình bóng nước đặc biệt là trong vùng họng miệng như bạn đã thấy. Những bóng nước này thường sẽ tự hết và bạn sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì cả. Hiện tại hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng họng miệng, những bóng nước này theo thời gian sẽ tự hết, đừng cố gắng làm vỡ những bóng nước này trừ khi bóng nước rất to thì đến bệnh viện để được chích xẹp và bôi thuốc nhé bạn. Thân ái chào bạn.
Chào bạn, Các xét nghiệm trên của bạn là bình thường. Bạn đã đi khám ở nhiều nơi, được siêu âm tim nhiều lần vẫn không phát hiện bệnh tim về cấu trúc. Kèm với các triệu chứng như bạn mô tả rất có thể bạn thật sự bị rối loạn thần kinh tim. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng hồi hộp, , mệt… bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần giữ một tinh thần sảng khoái, yêu đời, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có một sức khỏe tốt. Chúc bạn luôn vui vẻ nhé. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Em hiện đang làm việc ở Nhật. Vừa rồi đi khám sức khoẻ định kỳ thì thận của em được xếp loại E, mà đợt này em đứng lâu chân em cũng bị phù lên nữa. BS cho em hỏi là nên điều trị như thế nào ạ? Em cảm ơn! (Le Huong - Hà Tĩnh, Nhật Bản)
Chào em, Rất tiếc là tôi không rõ xếp loại em trong mục khám sức khỏe định kỳ tại Nhật có ý nghĩa gì? xuất hiện khi đứng lâu ở người trẻ thường gặp nhất là do bệnh suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới là từ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm, mẩn đỏ... Suy tĩnh mạch có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu... Nguyên nhân là do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên, do thoái hóa theo tuổi, tư thế sinh hoạt, béo phì... Để điều trị bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng... Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật, chích xơ. Em có thể khám tại chuyên khoa Tim mạch, em nhé. Thân mến!
Chào em, Chất khoáng và vitamin là thành phần quan trọng của tổ chức trong cơ thề, có nhiều tác dụng trong các chức năng sinh lý và chuyển hóa của cơ thể. Nhu cầu hàng ngày ở thanh thiếu niên và người trưởng thành: chất sắt 25mg, canxi 400-500mg, Iod 0,14mg, kẽm 2,2mg, vitamin A 600mcg, vitamin B1  1,1-1,2mg, vitamin B6  1,3mg, Vitamin B12 2,4mcg, vitamin C 35-60mg, vitamin D 400-800 UI... Để có cơ thể khỏe mạnh hàng ngày, tốt nhất em nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thay đổi loại thức ăn mỗi ngày để đảm bảo cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể một các đa dạng. Ngoài các chất đạm có trong thịt, cá, trứng, hải sản; chất béo nguồn gốc thực vật, chất bột đường; cần tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc, uống sữa... Nước ép trái cây đóng chai không thể thay thế trái cây tươi được, vì có chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, không còn đủ hàm lượng vitamin như trái cây tươi. Viên sủi cam hay bất cứ thuốc bổ nào cũng chỉ để bổ sung khi nào mệt mỏi, ăn uống ít, cảm cúm... không thể thay thế các chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Chúc em luôn có sức khỏe tốt nhé!
Tai em bấm lỗ về được 1 tuần thì có hiện tượng hơi ngứa và chảy mủ vàng. Vậy em nên vệ sinh như thế nào và có thể tháo hoa tai ra rồi đeo cọng chiếu vào được không ạ?
Không nên đeo bông tai khi bị đau nhức, chảy mủ Chào em, Với tình trạng này em cần tháo khuyên tai ra, vệ sinh vành tai với nước sạch hay nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày, và nặn dịch xem dịch thế nào. Nếu dịch vàng mà đục thì mới là có mủ, khi đó em có thể thoa tetracycline 1% ngày 3 lần. Nếu đây chỉ là dịch vàng trong thì không phải có mủ, chỉ cần thoa thuốc đỏ (Povidine) ngày 2 lần mà thôi. Em nên đeo sợi chiếu hay cuống tỏi để giữ lỗ khuyên không tịt. Đến khi lỗ khuyên lành hẳn rồi mới thử đeo lại khuyên kim loại, em nhé. Thân mến.
Bạn Cảnh Sơn thân mến! Sau khi bạn bị viêm họng và ho 2 ngày thì tai bị như có nước, làm cho khó chịu, cảm giác đầy tai, đây là triệu chứng của tình trạng thương tổn lan từ vùng hầu họng tới tai giữa. Tai giữa và mũi hầu có đường thông gọi là tai vòi, là một ống nhỏ, bình thường giúp cho thông khí từ vòm hầu tới tai giữa, làm cân bằng áp lực bên ngoài và bên trong của màng nhĩ. Khi sự thông khí này bị hạn chế hay tắc nghẽn làm áp suất tai giữa giảm xuống, sự rung động và dẫn truyền âm thanh của màng nhĩ và các bộ phận khác của tai giữa bị ảnh hưởng, gây những triệu chứng như ù tai, nặng trong tai, nghe vang trong tai.... Do đó bệnh của bạn có thể chỉ mới gây hẹp (bán tắc tai vòi). Bạn nên tới BS Tai mũi họng khám và điều trị. Bệnh diễn tiến 2 ngày, chưa có biến chứng trầm trọng nên việc chữa trị sẽ thuận lợi. Nếu điều trị tích cực các tiệu chứng sẽ cải thiện nhanh sau vài ngày. Bạn không nên tự chữa và không nên để lâu, dẫn tới viêm tai giữa cấp (sốt, đau sâu trong tai, nhức đầu nhiều bên tai viêm, chảy mủ tai, chóng mặt, ù tai...). Khi đó bệnh có thể có biến chứng, điều trị sẽ kéo dài, tốn kém, ảnh huỏng tới sức khỏe, công tác, học tập Chúc bạn mau chóng bình phục sức khỏe! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.
Chào bác sĩ, Em 24 tuổi. Em xài kem trị mụn nên da mặt bóng đẹp lắm. Lúc thoa vào cảm giác rát nhẹ, em chỉ chấm kem vào đầu mụn 2 - 3 ngày là hết hẳn. Xài kem này riết em thấy da mặt càng mỏng em sợ nên có ý định bỏ mà bỏ được mấy ngày là mặt sần lên ngứa ngáy nên lại sử dụng, thoa kem đó thì hết hẳn. Em bỏ 3 lần rồi mà không được. Giờ em quyết tâm không sử dụng hơn nửa tháng nay rồi. Em có đi BS da liễu, được cho thuốc uống và thuốc thoa nhưng tình trạng ngày càng nặng. Mặt nổi mụn li ti, có thêm mụn nước ngứa ngáy khó chịu lắm. Giờ em nên làm gì đây? Có địa chỉ nào uy tín ở miền tây hoặc TPHCM xin chỉ giúp em.
Bi Bé thân mến, Triệu chứng bạn mô tả là các triệu chứng của da lệ thuộc , kháng viêm này được sử dụng trong các loại kem, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc một cách vô tội vạ. Triệu chứng khi ngưng sử dụng các loại kem trôi nổi thường là các phát ban dạng mụn đồng đều, đỏ da, da ngứa ngáy và nhạy cảm ánh sáng, dễ đưa đến sạm da, tăng sắc tố da về sau,… nên cách tốt nhất bạn nên hạ quyết tâm ngưng sử dụng chúng. Bạn nên đến khám trực tiếp tại bệnh viện để điều trị tình trạng “lệ thuộc” corticoide này, khi tình trạng ổn, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cách chăm sóc da để giúp da mau phục hồi. Tại TPHCM bạn có thể đến khám tại BV Da Liễu TPHCM hoặc khoa Da liễu của BV ĐHYD. Thân mến,
Chào em, Qua trình bày của em cho thấy bệnh tình của bé cũng khá trầm trọng, có thể đây là nguyên nhân chính làm cho cân nặng của bé thấp hơn cân nặng chuẩn theo tuổi. Trường hợp này cần loại trừ hội chứng . Em nên nhanh chóng đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị tích cực, nếu không bé sẽ bị thấp còi suy dinh dưỡng.
Thưa bác sĩ, cháu trai 4 tuổi không được bú sữa mẹ nên bú bằng sữa bột. Hiện giờ không uống nữa mà cháu hư mất răng hàm trên, nay muốn cháu bọc răng có được không? Do còn gốc răng sợ không mọc được răng sữa. Xin BS chỉ giúp.
Bạn Lân thân mến, Răng sữa hầu như không liên quan gì đến răng vĩnh viễn cả, trừ việc nếu nhổ quá sớm thì răng vĩnh viễn sau này mọc lệch lạc, hoặc răng sữa bị nhiễm trùng chân răng thì mủ sẽ ảnh hưởng sự hình thành răng vĩnh viễn. Như vậy vấn đề là làm sao chữa trị răng sữa nếu răng lỡ bị hư để giữ răng tồn tại đến khi nó tự rụng. Về răng hàm của bé bị hư, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để trám răng hay bọc răng đều được. Khi nào răng bé đến tuổi thay thì tự nhiên răng sẽ lung lay. Việc trám răng/ lấy tủy/ bọc răng tốt cho răng chứ không ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Thân chào bạn,
Chào em, Tôi không rõ tính chất công việc của em là gì, nếu công việc phải ngồi lâu hay phải đứng lâu 1 tư thế, khuân vác bằng vai đầu thì nhiều khả năng đây là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau này. Triệu chứng của em theo tôi là , đau do căng cơ gây ra. Ngoài việc dùng thuốc em cũng có thể làm thuyên giảm triệu chứng bằng cách thường xuyên tập thể dục, xoa bóp vùng vai gáy em nhé. Thân mến!
Thưa bác sĩ, em bị bệnh lao uống thuốc nay cũng được 3 tuần, thường thì em uống thuốc lúc 6g30, 6g45 hoặc có khi lấy thuốc trễ nên 7g, 8g em mới uống. Uống thuốc xong em luôn canh 1 giờ sau mới ăn sáng. Vậy cho em hỏi em uống thuốc như vậy có được không? Hay nhất thiết phải đúng 7g mỗi ngày ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, Thuốc lao cần được uống đúng giờ để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu luôn ổn định. Nếu thời gian cách quãng chỉ trong khoảng 30 phút - 1 giờ thì không đáng lo ngại. Thường thì giai đoạn tấn công cần nghiêm ngặt hơn về thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất và mau khỏi các triệu chứng của bệnh bạn nhé! Thân mến.
Chào em, Trường hợp của em chắc chắn không dẫn đến . Thời gian uống thuốc và tiêm thuốc trong quá trình điều trị lao tốt nhất là cùng lúc, trường hợp của em là chấp nhận được không ảnh hưởng nhiều đâu em.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mạch
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mạch Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm mạch Xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán viêm mạch, đánh giá giai đoạn bệnh như: Công thức máu, máu lắng, CRP, albumin, protein huyết thanh, AST và ALT, ure và creatinine, xét nghiệm nước tiểu. Bệnh nhân thường có tốc độ máu lắng hoặc CPR tăng, thiếu máu do tình trạng viêm mạn tính, tăng tiểu cầu và giảm albumin huyết thanh. Xét nghiệm nước tiểu để xác định tổn thương thận cần kiểm tra xem có hồng cầu, trụ hồng cầu và protein hay không. Các xét nghiệm giúp xác định loại viêm mạch máu như: Các kháng thể kháng tương bào của bạch cầu đoạn trung tính [ANCA] được chỉ định sau khi đánh trên lâm sàng dựa vào kết quả của xét nghiệm cơ bản. Các các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm: X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Bác sĩ có thể xác định các động mạch lớn như động mạch chủ và các nhánh của nó có bị viêm không, giúp xác định loại viêm mạch và đánh giá mức độ viêm mạch ở các cơ quan. Sinh thiết mạch máu bị viêm. Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ mạch máu hoặc các cơ quan bị viêm như da, phổi, thận… để kiểm tra dấu hiệu của viêm mạch. Vì các bệnh lý mạch máu là hiếm gặp và điều trị bằng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, nên cần sinh thiết mô để khẳng định chẩn đoán chính xác vị trí bị tổn thương. Để lựa chọn vị trí sinh thiết tốt nhất cần dựa trên kết quả khám lâm sàng. Sinh thiết cho kết quả dương tính cao nếu được lấy từ mô thận, da và phổi bị tổn thương. Ngược lại, nếu sinh thiết mù tại các cơ quan mà không có biểu hiện lâm sàng hoặc các dấu hiệu gợi ý trên xét nghiệm có khả năng cho kết quả dương tính thấp. Phương pháp điều trị viêm mạch hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phù hợp. Trường hợp viêm mạch nghiêm trọng đe dọa đến các cơ quan hoặc tính mạng của bệnh nhân, khởi đầu điều trị bằng corticosteroid, thường kết hợp với cyclophosphamide hoặc rituximab. Đối với viêm mạch ít nghiêm trọng hơn, khởi đầu điều trị bằng corticosteroid kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch ít độc ví dụ như: Methotrexate, azathioprine, mycophenolate mofetil hoặc rituximab. Thuốc thường được dùng để điều trị duy trì lui bệnh như là methotrexate, azathioprine, hoặc rituximab, kết hợp với giảm liều corticosteroid. Điều trị viêm mạch phụ thuộc vào loại, nguyên nhân, mức độ lan rộng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục tiêu điều trị đối với các tổn thương mạch nguyên phát là đạt được lui bệnh và duy trì lui bệnh. Để đạt được mục tiêu lui bệnh bằng cách sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch tế bào và liều cao corticosteroid, trong vòng 3 - 6 tháng, cho tới khi đạt lui bệnh hoặc bệnh giảm tới mức có thể chấp nhận được. Thời gian lui bệnh có thể phụ thuộc vào loại viêm mạch và rất khó tiên đoán. Để duy trì lui bệnh, người bệnh cần tiếp tục sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có hoặc không kết hợp với corticosteroid liều thấp. Trong giai đoạn này, mục tiêu là giảm liều hoặc cắt corticosteroid và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch ít độc khi cần thiết. Cần theo dõi các bệnh lý nhiễm khuẩn ở tất cả các bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. Cần tiến hành xét nghiệm viêm gan B và bệnh lao, những bệnh có thể bị kích hoạt trở lại bằng một số liệu pháp ức chế miễn dịch. Ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch mạnh hoặc kéo dài cần dự phòng nhiễm Pneumocystis jirovecii . Trường hợp viêm mạch nặng, tiến triển nhanh và đe dọa tới tính mạng hoặc cơ quan (như gây xuất huyết phế nang, viêm cầu thận tiến triển nhanh, hoặc thiếu máu mạc treo tràng) là những trường hợp khẩn cấp cần phải được nhập viện và điều trị ngay lập tức. Thuốc dùng trong điều trị viêm mạch thường được sử dụng là: Corticosteroid: Sử dụng corticosteroid liều cao thường là corticoid đường tĩnh mạch nếu điều trị tại bệnh viện. Ví dụ: Dùng methylprednisolon 16 mg /kg hoặc 1g truyền tĩnh mạch một lần/ngày trong 3 ngày, sau đó dùng prednisone 1 mg/kg hoặc methylprednisolone đường uống. Tùy từng bệnh nhân mà lựa chọn liều và thuốc điều trị phù hợp. Không được ngưng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ, tùy theo mức độ dung nạp, sau đó giảm dần cho đến khi ngừng thuốc. Cần phải thay đổi quá trình giảm liều có thể nếu bệnh nhân không cải thiện hoặc tái phát. Cyclophosphamide: Khi điều trị viêm mạch bằng thuốc cyclophosphomide cần phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ số lượng bạch cầu và phải điều chỉnh liều để tránh giảm bạch cầu đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận nặng. Số lượng bạch cầu phải được duy trì > 3500/microL [> 3,5 x 109/L]. Ngoài ra, có thể sử dụng phác đồ truyền tĩnh mạch cyclophosphamid 0,5 đến 1 g/m2 mỗi 2 tới 4 tuần. Bệnh nhân điều trị viêm mạch bằng corticosteroid liều cao kéo dài, đặc biệt là những bệnh nhân sử dụng cyclophosphamid, cũng nên được điều trị dự phòng nhiễm Pneumocystis jirovecii. Mesna: 1mg Mesna được trộn với 1mg cyclophosphamide đường truyền tĩnh mạch để gắn với acrolein, một sản phẩm thoái giáng của cyclophosphamide gây độc cho biểu mô bàng quang và có thể dẫn đến viêm bàng quang chảy máu hay nghiêm trọng hơn là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp của bàng quang. Do đó thường kết hợp Mesna và cyclophosphamide trong điều trị để tránh tác dụng không mong muốn này. Rituximab: Rituximab, một kháng thể đơn dòng kháng CD20 ức chế tế bào B, đã được dùng trong điều trị viêm mạch nghiêm trọng liên quan đến ANCA. Điều trị duy trì Giảm liều corticosteroid tới khi ngưng hẳn hoặc dùng liều thấp nhất có thể để duy trì lui bệnh. Để giảm tác dụng phụ của một số thuốc điều trị viêm mạch như cyclophosphamide, có thể thay thế bằng các thuốc trong quá trình điều trị duy trì như methotrexate hàng tuần (kết hợp với folate) hoặc azathioprine hàng ngày. Có thể được sử dụng rituximab truyền tĩnh mạch định kì để duy trì lui bệnh. Thời gian điều trị khác nhau đối với từng người bệnh, có thể từ một năm đến vài năm. Trường hợp bệnh nhân tái phát thường xuyên có thể cần sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Vì corticosteroid có nhiều tác dụng phụ do đó bệnh nhân sử dụng corticosteroid mỗi ngày với liều ≥ 7,5 mg prednisone hoặc liều corticosteroid tương đương kéo dài cần được bổ sung canxi và vitamin D và bisphosphonates để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng loãng xương; cần theo dõi mật độ xương. Lưu ý: Các loại thuốc điều trị viêm mạch khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng hay ngưng thuốc đột ngột. Phẫu thuật Viêm mạch tạo ra khối phình trong thành mạch máu như phình mạch não. Khối phồng này có thể cần phải phẫu thuật vì nếu vỡ sẽ gây xuất huyết khoang dưới nhện, tụ máu não, tổn thương não, liệt, hôn mê hay tử vong. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần điều trị viêm mạch máu nhằm ngăn ngừa viêm tái phát cũng như tiến triển nghiêm trọng của bệnh, cần thường xuyên thăm khám kiểm tra tình trạng mạch máu và kịp thời can thiệp khi bệnh tiến triển nặng.
Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay Những dấu hiệu và triệu chứng của thoái hoá khớp ngón tay Thoái hoá khớp ngón tay thường ảnh hưởng nhất đến các khớp bên ngoài của ngón tay (khớp liên đốt xa) và khớp giữa của ngón tay (khớp liên đốt gần). Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp gần bàn tay nhất (khớp bàn ngón). Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hoá khớp ngón tay bao gồm: Đau ở các ngón tay; Cứng khớp; Giảm lực cầm nắm hoặc chức năng của bàn tay; Hạn chế biên độ vận động của các ngón tay; Gai xương; Ngón tay cong vẹo. Một triệu chứng kinh điển của thoái hóa khớp nặng ở ngón tay là sự phát triển của các gai xương trên khớp bị bệnh. Những gai xương này trông giống như cục xương nhô lên trên ngón tay và thường vô hại. Các gai xương hình thành trên các khớp liên đốt xa được gọi là hạt Heberden. Những nốt hình thành ở khớp liên đốt gần của ngón tay được gọi là hạt Bourchard. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng này càng trở nên rõ rệt hơn. Ở giai đoạn cuối của bệnh, các ngón tay có thể thay đổi hình dạng hoàn toàn và trông cong queo. Đôi khi, các hạt vô hại hoặc u nang hình thành trên các ngón tay. Những nang này hình thành khi khớp tạo ra quá nhiều dịch. U nang không giống như gai xương. Thoái hoá khớp ngón tay ở giai đoạn muộn có thể gây biến dạng khớp nghiêm trọng Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Điều trị thoái hoá khớp ngón tay sớm sẽ giúp giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chào BS, xin BS tư vấn giúp: Con gái tôi hiện được gần 5 tuổi. Gần đây mỗi khi cháu bị cảm sốt thì kèm theo triệu chứng buồn nôn, khi cho cháu uống thuốc thì cháu bị nôn ra. Triệu chứng này có ảnh hưởng gì đến cháu không? (Đào Thị Hoa - Hưng Yên)
Chào bạn Hoa, Theo bạn mô tả thì nên đưa bé đến bệnh viện gặp BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị. Vì sốt và có nhiều nguyên nhân và có nhiều bệnh có triệu chứng gần giống nhau nên chỉ có BS trực tiếp thăm khám bé mới chẩn đoán xác định và có hướng điều trị thích hợp được. Thân mến!
Chào em, Xét về nguy cơ bị thì trường hợp của em là nguy cơ thấp vì tổn thương do con vật gây ra không gây chảy máu, hơn nữa con vật vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Em lại tiêm ngừa sớm và đúng theo lịch nên nguy cơ của em là rất thấp. Em không nên quá lo lắng mà tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra tôi còn nhận thấy biểu hiện của rối loạn lo âu, do em quá lo lắng nên xuất hiện những dấu hiệu bất thường như dị cảm da, mất ngủ. Em cứ yên tâm, tiêm ngừa theo hẹn, nếu vẫn còn mất ngủ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh em nhé. Thân mến!
Thuốc Stadloric 200 Stella điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp (6 vỉ x 10 viên)
Mô tả ngắn: Stadloric 200 Stella là sản phẩm của Stella Pharm với thành phần hoạt chất là celecoxib, được chỉ định trong điều trị triệu chứng thoái hóa khớp , viêm khớp dạng thấp ở người lớn, điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng Polyp dạng tuyến đại-trực tràng có tính gia đình, điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng và điều trị thống kinh nguyên phát. Thành phần: Celecoxib: 200mg Chỉ định: Thuốc Stadloric 200 Stella được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng Polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính gia đình. Điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng. Điều trị thống kinh nguyên phát.
Mô tả ngắn: Dung dịch nhỏ mắt Diquas là sản phẩm của Công ty Santen Pharmaceutical Co., Ltd (Nhật Bản), thành phần chính là Natri Diquafosol. Thuốc dùng để điều trị khô mắt kết hợp rối loạn biểu mô kết giác mạc kèm bất thường nước mắt. Diquas là dung dịch nhỏ mắt thân nước, trong, không màu, vô khuẩn. Sản phẩm có pH 7,2 - 7,8 và áp lực thẩm thấu 1,0 - 1,1. Thuốc được đóng gói theo quy cách: hộp 1 lọ nhựa chứa 5 ml dung dịch. Thành phần: Natri diquafosol: 3% Chỉ định: Thuốc nhỏ mắt Diquas được chỉ định dùng trong trường hợp sau: Ðiều trị khô mắt kết hợp rối loạn biểu mô kết – giác mạc kèm bất thường nước mắt.
BS cho tôi hỏi: Đầu tháng 8 tôi nội soi lại thì được kết luận là viêm dạ dày mạn tính và chuyển sản ruột độ thấp. Xin BS giải thích và giúp hướng điều trị. Bệnh gây cho tôi bị nấm lưỡi, rát lưỡi mấy tháng nay, tôi có dùng thuốc rơ lưỡi thì đỡ nhưng ngưng thì lưỡi bị rát lại liền. Cám ơn BS.
Chào anh, là sự thay đổi cấu trúc niêm mạc dạ dày trở thành giống như niêm mạc ruột, là một thương tổn có nguy cơ tiến triển đến ung thư. Bệnh thường có liên quan đến tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc lá, di truyền… Như vậy, anh cần phải điều trị triệt để cả tình trạng viêm dạ dày mạn - chuyển sản ruột kết hợp với điều trị nguyên nhân gây nên tình trạng này thì bệnh mới có thể cải thiện. Các thuốc được sử dụng trong tây y hiện nay có hiệu quả khá tốt, chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ, điều trị đủ thời gian thì niêm mạc dạ dày vẫn có hi vọng phục hồi. Do đó, anh cần mang các xét nghiệm đã có đến BV có chuyên khoa Tiêu hoá để BS xem xét và kê toa. Khi tình trạng dạ dày ổn định hơn, trào ngược dịch acid sẽ giảm và tình trạng răng miệng cũng cải thiện tốt hơn. Thân mến!
Chào em, Do vùng tai mũi họng thông thương với nhau nên khi mắc bệnh ở một cơ quan thì hai cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Điển hình như trường hợp của em. Các triệu chứng của em có thể do gây ra. Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để điều trị em nhé. Thân mến!
Thưa bác sĩ, Con tôi 10 tuổi, cháu đi bơi va chạm gẫy răng hàm trên (răng vĩnh viễn), xin hỏi ở tuổi này có căm implant được không, chi phí khoảng bao nhiêu? Cám ơn BS! (Anh Sơn – TPHCM)
Bạn Sơn thân mến, Bé của bạn bị gãy răng là gãy một phần hay răng rơi ra khỏi ổ răng rồi? Nếu răng chỉ bị gãy 1 phần thì bạn có thể trám lại (nếu gãy chưa tới tủy), hoặc lấy tủy rồi (nếu gãy đã tổn thương đến tủy). Còn nếu răng đã rơi ra khỏi ổ răng, hoặc do gãy sâu quá mà phải nhổ thì thật sự bé còn quá nhỏ để cắm implant. Ở tuổi này cấu trúc xương mặt bé còn thay đổi, bé cũng còn đang ở độ tuổi mọc răng nên bộ răng và xương hàm còn vài thay đổi cho đến khi ổn định hẳn. Thông thường khoảng 18 tuổi thì bé có thể tiến hành ghép implant được. Trong thời gian này chỉ có thể làm răng giả cho bé được thôi, nếu bé có thể chịu đựng được sự vướng víu thì làm răng tháo lắp cho bé để giữ chỗ và cũng không cần mài răng thật bên cạnh là tốt nhất. Thân chào bạn,
Chào em, Các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau vùng khớp là các triệu chứng biểu hiện của tình trạng . Viêm khớp có nhiều nguyên nhân có thể gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn… Tình trạng viêm khớp của em đã tái đi tái lại nhiều lần mà không rõ chẩn đoán. Triệu chứng lại thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, vì vậy tôi nghĩ nhiều đến thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cần phải thăm khám lâm sàng khi có tình trạng viêm khớp mới có thể đưa ra chẩn đoán. Em nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp để có chẩn đoán xác định và điều trị hiệu quả hơn. Thân mến!
Tôi có một số thắc mắc về bệnh xơ gan xin được BS tư vấn: Vì sao mẹ chồng tôi không hút thuốc, không uống rượu, cũng không bị viêm gan B, C nhưng mới đây vẫn phát hiện bà bị xơ gan giai đoạn 2. Gia đình chúng tôi rất sốc, thưa bác sĩ. Vì sao lại thế ạ? Bà ăn uống rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Vì sao bị xơ gan? Xin được hỏi BS xơ gan là gì? Các nguyên nhân dẫn đến xơ gan. Khi gan bị xơ thì có những biểu hiện như thế nào và nếu không nhận biết hoặc không điều trị kịp thời gây biến chứng gì? Cách nào phòng ngừa được căn bệnh này thưa BS? Một bệnh nhân xơ gan cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt thế nào, thưa bác sĩ? Gia đình chúng tôi xin cảm ơn bác sĩ và cảm ơn Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi luôn đồng hành chia sẻ những kiến thức quý giá, giúp chúng tôi giải đáp nhiều thắc mắc không biết hỏi ai. Trân kính, (Trịnh Thị Thu Hoài - 47 tuổi, Đồng Nai)
Chào chị Thu Hoài, Nguyên nhân xơ gan ở nước ta hiện nay ngoài rượu còn do siêu vi B, C. Siêu vi B và C lây qua đường máu, đường vợ chồng và đường mẹ truyền cho con. Do giai đoạn đầu thường không có triệu chứng người bệnh không được chẩn đoán để theo dõi và điều trị, khi có triệu chứng rõ ràng thường đã diễn tiến xơ gan. Tuy nhiên, hiện nay với những phương pháp điều trị tiên tiến xơ gan vẫn có thể được theo dõi, làm chậm diễn tiến bệnh, hạn chế biến chứng cuối cùng của bệnh gan. Vì vậy, chị cũng đừng quá lo lắng nên tập trung điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Xơ gan là tình trạng gan bị xơ hóa không thực hiện được các chức năng bình thường của gan. Gan là một cơ gan lớn nhất và quan trọng nhất cơ thể đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, khi bị xơ gan sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng trong cơ thể. Nguyên nhân gây xơ gan ở nước ta gặp nhiều nhất là rượu bia, viêm gan siêu vi B và C, viêm gan do thuốc, viêm gan tự miễn, viêm gan do các bệnh lý đường mật. Xơ gan thường giai đoạn đầu bệnh nhân ít có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy mệt, ăn uống khó tiêu, đến giai đoạn trễ hơn sẽ có vàng da, vàng mắt, bụng to, phù chân, chẩn đoán giai đoạn càng trễ việc điều trị càng kém hiệu quả. có thể gây ra các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, nhiễm trùng, suy thận… Chúc chị sức khỏe! Thân mến! TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Nhân dân 115 Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983
Chào em, Trĩ ngoại hay nội độ 3, 4 thường gây ẩm ướt quanh hậu môn, có trường hợp tăng tiết nhiều làm ướt cả quần; nhưng trĩ nội độ 1 thì thường không thể một mình nó gây ướt vùng mông nhiều đến mức 1 ngày phải thay quần mấy lần. Nhiều khả năng là em bị chứng tăng tiết mồ hôi khu trú. Nguyên nhân: Chia làm 2 loại: * Loại tăng tiết mồ hôi thứ phát: Thường bị sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc bệnh của tuyến giáp trạng. * Loại tăng tiết mồ hôi tiên phát: Xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hay chỉ khu trú ở một vùng. Người ta cho rằng bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Xuất hiện nhiều khi bệnh nhân lo lắng, xúc động, ăn các loại thức ăn có tính kích thích nhiều (đồ chiên xào, cay, tỏi, hành tây…) Chữa trị: * Điều trị nội khoa: Bôi chloruahay kalipermanganat, hay dùng thuốc an thần, tâm lý liệu pháp, châm cứu. * Điều trị ngoại khoa: tiểu thủ thuật; hủy bỏ hạch giao cảm bằng phẫu thuật nội soi, tiêm huyết thanh nóng vào hạch, cắt bỏ hạch... Tốt nhất em nên khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ kiểm tra và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Thân mến!