query
stringlengths
10
5.62k
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
15
15
Chào bác sĩ, Tôi cắt amidan hơn 1tháng rồi giờ vết mổ đã ổn nuốt cũng không còn đau nữa nhưng vấn đề là tôi bị mất hoàn toàn vị giác. Tôi đã hỏi BS phẫu thuật thì họ nói cắt amidan không ảnh hưởng đến vị giác, tôi rất lo lắng, mong BS cho lời khuyên.
[ "Bạn Yến thân mến, Tổn thương vị giác có thể do những nguyên nhân sau: 1. Do thuốc: - Kháng sinh; - Thuốc chữa trầm cảm; - Thuốc ha huyết áp; - Thuốc hạ cholesterol; 2. Do tổn thương dây thần kinh: dây thần kinh số VII và dây thần kinh số IX; 3. Do xạ trị ung thư đầu và cổ; 4. Do hút quá nhiều thuốc lá; 5. Do thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố…. Trường hợp của bạn, không phải do phẫu thuật cắt amidan, có thể do tác dụng phụ của thuốc sử dụng trong quá trình điều trị. Theo thời gian, có thể cảm giác vị giác sẽ dần hồi phục. Bạn nên khám chuyên khoa nội thần kinh, BS đánh giá mức độ tổn thương vị giác (nếu có) nhé. Thân chào và chúc bạn nhiều sức khỏe!" ]
[ " Chào em, Bệnh lý viêm nhiễm vùng tai mũi họng là vấn đề thường gặp của nhiều người, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng như hiện nay. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát tốt nếu điều trị nội khoa tích cực, các loại thuốc phun xịt, thuốc rửa thường được ưu tiên do ít tác dụng phụ toàn thân và hiệu quả cao. Chỉ định cắt amidan hiện nay khá nghiêm ngặt, thường chỉ dành cho các bệnh nhân có các đặc điểm sau: - mạn tính 7 lần/năm; 5 lần hàng năm/2 năm; 3 lần hàng năm/3 năm. - Viêm Amidan mạn tính điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần, bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi. - Viêm Amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang…tái đi tái lại nhiều lần. - Viêm Amidan gây Apxe quanh Amidan - Amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp trên. - Amidan quá phát có hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ. - Nghi ngờ ung thư Amidan. Bác sĩ tai mũi họng sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng của em, nếu không có các vấn đề nêu trên thì em không nên phẫu thuật, vì sau khi cắt amidan, nếu không giữ gìn tốt em vẫn có nguy cơ viêm họng mạn tái đi tái lại em nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Nga thân mến, Bệnh của bạn đã được chẩn đoán là . Việc điều trị\r\nkhông rõ có được bác sĩ khám theo dõi và điều trị tích cực chưa bạn nhỉ? Nếu bệnh hay tái phát, mặc dù đã điều trị tích cực, bạn hãy tham khảo ý kiến\r\nbác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, tư vấn và có thể thực hiện phẫu thuật\r\namidan nhé. Chỉ định cắt amidan khi: • Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng họng mỗi năm từ 4-5 lần trở lên dù đã được điều\r\ntrị thích hợp. • Phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, khó nuốt nặng, rối loạn giấc ngủ,\r\nhoặc các biến chứng tim phổi. • Áp xe quanh amidan không đáp ứng điều trị và dẫn lưu. • Hơi thở hôi kéo dài do mãn tính không đáp ứng với điều trị. • mãn tính hoặc tái phát liên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm A và\r\nkhông đáp ứng với thuốc kháng sinh kháng beta-lactamase. • Amidan phì đại một bên không loại trừ ung thư.", "- nguồn internet Chào bạn, Bác sĩ lúc nào cũng suy xét thật kỹ và quyết định đúng theo chỉ định dựa trên quyền lợi và sức khỏe của người bệnh. Chỉ định bao gồm: amiđan phì đại gây ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, hay khi amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính. Sau khi cắt amiđan người bệnh vẫn có thể bị viêm họng, tuy nhiên nếu cắt đúng chỉ định thì số lần viêm họng giảm rất nhiều. Việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày là biện pháp phòng ngừa viêm họng viêm amiđan rất hiệu quả dù có cắt hay không cắt amidan cũng phải duy trì đều đặn. Nếu viêm amidan mạn tính có chỉ định cắt mà không cắt thì khi vệ sinh họng tốt, số lần viêm họng cũng sẽ giảm, nhưng hiệu quả không tốt bằng, nhất là khi viêm amidan phì đại nặng. Việc quyết định có phẫu thuật hay không thuộc về người bệnh.", "Chào bạn, Sau khi , vết thương có thể còn phù nề, sung huyết và có phản ứng viêm trong vài ngày đầu (khoảng 7- 10 ngày). Sau đó, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Bình thường sau mổ cắt amidan 10 ngày, nếu người bệnh tuân thủ kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước có ga, chất kích thích thì hầu như không còn cảm giác đau, vướng, đàm nhớt ở họng nữa. Vết cắt amidan trong họng thường sẽ lành hẳn sau mổ 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi cắt amiđan người bệnh vẫn có thể bị viêm họng lại, vì hệ bạch huyết thành sau họng rất nhiều và amidan chỉ là 2 tuyến lớn nhất nằm ở 2 bên. Thậm chí, người bệnh có thể viêm họng tái đi tái lại nếu giữ không kỹ, như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường và nói to, nói nhiều, ăn đồ chua cay nóng (đặc biệt ở người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản), uống nước đá lạnh, viêm mũi xoang mạn không chữa tận gốc… Như vậy, sau cắt amidan thì người bệnh chú ý kiêng tuyệt đối đồ cay nóng trong vòng 2 tuần sau mổ, sau đó thì cần hạn chế đồ cay nóng trong suốt thời gian còn lại, nên súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.", "Chào bạn, Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm nhiễm tái đi tái lại của Amidan, dẫn đến phản ứng quá phát hoặc xơ teo của Amidan. Điều trị nội khoa bằng thuốc chủ yếu trong đợt cấp. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan khi viêm tái phát quá nhiều đợt trong năm (5-6 đợt) hoặc khi amidan viêm gây nên những biến chứng toàn thân như viêm khớp, viêm thận, thấp tim, quá phát gây ngủ ngáy… Có thể điều trị tận gốc mà không cần phẫu thuật bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên, điều trị sớm trong những đợtviêm amidan cấp, mỗi đợt dùng thuốc ít nhất 10 ngày theo đơn của bác sĩ chuyên khoa bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Theo thông tin em cung cấp, có khả năng em bị viêm amidan mạn hốc mủ hơn là bệnh ung thư vòm họng. Với amidan viêm mạn tính tạo hốc mủ thì có chỉ định cắt amidan, bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Em cần khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để BS soi kỹ vùng hầu họng cho em, chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp sớm. Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến.", "Chào bạn, Trường hợp của bạn, sau phẫu thuật 20 ngày, đã qua\r\ngiai đoạn khó khăn nguy hiểm, vết thương hết đau, lành tốt. Tuy nhiên còn vài\r\nkhó chịu nhỏ về vị giác, cơ thể sẽ dần dần hồi phục, bạn sẽ trở về những cảm\r\ngiác bình thường. Bạn hãy yên tâm ăn uống, học tập, làm việc bình thường nhé!", " Quang thân mến, không làm giãn đường ruột, bạn hãy yên tâm về điều này nhé. Nội soi tuy có khó chịu nhưng không đến mức là nỗi ám ảnh. Thực tế, hơn 20 năm nội soi cho bệnh nhân tôi cảm nhận được những khó chịu mà bệnh nhân đã trải qua. Vấn đề chính là người bệnh phải tự tin, đừng quá sợ hãi, bác sĩ phải giải thích rõ ràng và y tá phải chuẩn bị bệnh nhân thật kỹ, gây tê cho tốt kèm theo kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bác sĩ nội soi thì việc khó chịu của bạn cũng giảm đi ít nhất là 70-80%. Với kỹ thuật nội soi không đau, tức là cho bạn dùng một ít thuốc gây ngủ nhẹ để bạn bị buồn ngủ giống như ngủ gật trên lớp nên lúc bác sĩ soi thì bạn không bị cảm giác đau đớn hay khó chịu gì hết. Bạn hãy yên tâm. Việc nội soi không ảnh hưởng sức khỏe, ngoại trừ việc làm cho em cảm thấy khó chịu. Về lý thuyết thì biến chứng sau nội soi vẫn có như thủng ruột, thủng dạ dày hay chảy máu trong đường tiêu hóa, tuy nhiên thực tế với bác sĩ nội soi có kinh nghiệm thì những biến chứng này đã giảm đi đáng kể chỉ còn khoảng 1/10.000 - 1/20.000. Trân trọng!", "Chào bạn, Nhiều bệnh viện đã đưa vào sử dụng coblator để cắt amidan. Coblator là 1 dụng cụ để bóc tác\r\namidan ra khỏi thành họng trong phẫu thuật cắt amidan. Cắt amidan hay nạo viêm amidan bằng máy Coblator là phương pháp dùng \r\nsóng radio cao tần để phá hủy mô trong môi trường nước, với nhiệt độ \r\nkhoảng 60 độ C. Phương pháp này không còn lạ lẫm nhưng lại ít được áp \r\ndụng ở nước ta do chi phí cho dịch vụ này khá cao so với những cách làm \r\ntrước đây. Khi sử dụng dụng cụ này, vết thương ít bỏng hơn những\r\ndụng cụ đốt họng bằng điện thông thương. Dụng cụ này có tác dung cầm máu\r\nkhi phẫu thuật nên hạn chế chảy máu, đỡ đau, nhanh lành hơn và giảm thiểu các\r\nbiến chứng. Bệnh nhân có thể xuất viện sau vài tiếng. Khi chỉ định cắt amiđan, bác sĩ chỉ tiến hành cắt khi bệnh nhân ở trong tình trạng\r\ncơ thể khỏe mạnh nhất, amidan không bị viêm. Tuy nhiên, dù cắt bằng phương pháp\r\nnào cũng có vết thương. Do đó, sau mổ vẫn phải dùng thuốc kháng sinh\r\nvà thuốc giảm đau từ 5-7 ngày. Bạn có thể quay lại nơi mổ để hỏi xin toa thuốc từ\r\nbác sĩ. Thân mến chào bạn,", "Bạn Giang thân mến, Không biết răng bạn nhổ là 2 răng 6, hay răng 6 và\r\nrăng 5, hay răng 6 và răng 7? Khi , xương ổ sẽ bắt đầu tiêu dần đi và lấp\r\nđầy ổ răng là nơi trước đây chân răng chiếm giữ, vì vậy nếu mất chỉ 1 răng (hoặc\r\nmất các răng xen kẽ nhau) thì xương ổ chỉ tiêu đi ngay vị trí đó, còn lại 2 bên\r\nvẫn bình thường nên cũng không thể thể hiện ra tới phía bên ngoài khuôn mặt bạn\r\nđược, trừ trường hợp bạn mất nhiều răng cùng bên thì xương hàm bị tiêu đi cả 1\r\nkhoảng lớn, lúc đó nhìn từ bên ngoài mới có sự thay đổi. Bạn mới chỉ nhổ 1 tháng thì tôi cho rằng khoảng thời\r\ngian chưa đủ để gây ra thay đổi bên ngoài, tuy nhiên cơ thể mỗi người mỗi khác\r\nnên cũng không loại trừ trường hợp này (nếu bạn nhổ răng 6 và răng 7 cùng bên).\r\nCó thể chỉ là thay đổi chung về cơ thể chứ không phải do nhổ răng, tuy nhiên dù\r\ncó ảnh hưởng hay không đến khuôn mặt bạn thì bạn cũng nên sớm làm răng giả vì nếu\r\nkhông thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm của bạn gây đau, mỏi,\r\ncó tiếng kêu mỗi khi há ngậm, dễ sái quai hàm khi há lớn, khi ngáp...", " Chào bạn, Sau khi cắt người bệnh vẫn có thể bị viêm họng lại, vì hệ bạch huyết thành sau họng rất nhiều và amidan chỉ là 2 tuyến lớn nhất nằm ở 2 bên. Thậm chí, người bệnh có thể viêm họng tái đi tái lại nếu giữ không kỹ, như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường và nói to, nói nhiều, ăn đồ chua cay nóng, uống nước đá lạnh, viêm mũi xoang mạn không chữa tận gốc, trào ngược dạ dày thực quản... Việc bạn uống bia rượu thường xuyên gây viêm họng cấp, chứ không phải do vết thương cắt amidan. Trước mắt, bạn cần khám chuyên khoa tai mũi họng để BS kiểm tra và kê thuốc thích hợp. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thân mến! ", "Chào em, Cũng có nhiều trường hợp sau khi nội\r\nsoi dạ dày có cảm giác giống em. Nguyên nhân là do ống soi có thể làm\r\nviêm nhẹ dạ dày trong lúc soi, tình trạng này sẽ hết sau 1 vài ngày. Hơn nữa\r\nthuốc em đang dùng để điều trị viêm hang vị cũng có thể kiểm soát triệu chứng\r\nnày, em không cần lo lắng nhé.", "Chào bạn, Nếu thật sự bé bị viêm amidan và tái phát nhiều lần trong tháng như bạn trình bày là có chỉ định cắt amidan. Do đó, để điều trị triệt để, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Song song đó bạn cũng nên cho bé điều trị tốt bệnh lý rối loạn tăng động và động kinh kéo dài. Thân mến.", "Chào bạn, Dài xương mỏm trâm không thể nào gây ra triệu chứng đau họng, bởi vì nếu một xương phát triển dài ra sẽ phát triển rất chậm theo thời gian, khi đó sự chèn ép các cơ quan nội tại gần đó sẽ không thể nào cảm nhận được nên triệu chứng đau chắc chắn không thể xảy ra trừ khi phát triển quá mức thành khối u. Theo bác sĩ nghĩ chẳng qua trong quá trình chụp X-quang phát hiện mỏm trâm dài hơn bình thường nên được kết luận như vậy, nhưng đây không phải là nguyên nhân của triệu chứng đau họng. Phẫu thuật cắt amidan làm giảm triệu chứng khó chịu của bạn do tình trạng viêm amidan mãn tính gây ra mà thôi. Bản chất amidan không phải là một cấu trúc rời hoàn toàn trong vùng hầu họng nên khi cắt thì những nang lympho có khả năng vẫn còn sót lại, đồng thời trong vùng hầu họng vẫn còn tồn tại hệ thống nang lympho khác cũng có khả năng gây viêm đối với bệnh nhân viêm họng cấp hay viêm họng mãn. Có thể tình trạng của bạn là viêm họng mãn tính tái đi tái lại nhiều lần, vì vậy bác sĩ khuyên bạn hãy súc họng miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 3 đến 4 lần để làm dịu nhẹ vùng họng miệng thì những triệu chứng khó chịu sẽ hết mà thôi. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Bác sĩ sẽ khuyên bạn cắt amidan khi có chỉ định. Có rất nhiều phương pháp cắt amidan từ kinh điển cho tới tiên tiến nhưng mục đích chính cũng chỉ là bóc bỏ cái cục amidan ấy ra khỏi cơ thể. Người ta có thể bóc bỏ bằng tay, bằng dụng cụ thông thường, bằng dao điện, bằng laser, bằng dao plasma,… Nếu bạn muốn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với yêu cầu của mình thì phương pháp cắt bằng dao plasma là một lựa chọn với chi phí khoảng 4 triệu đồng. Chúc bạn mau khỏi bệnh. Thân mến." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u xơ tuyến vú
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u xơ tuyến vú Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u xơ tuyến vú Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Ăn những thực phẩm có lợi như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, sữa chua. Hạn chế ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn mặn. Tránh sử dụng đồ hộp chế biến sẵn, những thực phẩm lên men như dưa muối. Chế độ sinh hoạt: Cần phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì một lối sống tích cực và hạn chế stress, căng thẳng. Trong quá trình điều trị, khi gặp những điều bất thường nên liên hệ ngay với bác sĩ. Để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe nên thăm khám định kỳ để giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu tình trạng bệnh của có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa u xơ tuyến vú hiệu quả Để phòng ngừa u xơ tuyến vú hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Để giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao phù hợp. Mặc áo ngực vừa vặn kích thước để không chèn ép ngực. Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và phòng ngừa bệnh sớm." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa teo thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của teo thực quản Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ, theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó mỗi 3 - 6 tháng, sau đó mỗi năm. Tập thể dục thường xuyên, tìm bộ môn thể thao thích hợp để rèn luyện nhưng tránh tập luyện quá sức Nghỉ ngơi, thư giãn và đặc biệt tránh căng thẳng sau khi mới phẫu thuật. Khám thai đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm tiền sản để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi nếu có. Chế độ dinh dưỡng: Ban đầu sau khi mới phẫu thuật xong nhịn ăn, giữ kỹ sonde dạ dày hoặc sonde dạ dày ra da, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều rau củ quả, những thức ăn dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khó tiêu.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa phát ban ở ngực Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của phát ban ở ngực Chế độ sinh hoạt: Không gãi ở vùng da bị phát ban. Đắp một chiếc khăn ấm lên vùng phát ban trong vài phút, vài lần trong ngày. Hãy sử dụng các sản phẩm nhẹ dịu cho da và tránh các chất tẩy rửa. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nếu bạn không chắc mình đang mắc phải loại phát ban nào. Chế độ dinh dưỡng: Tránh các chất kích thích; Tăng cường tiêu thụ các chất chống viêm; Tiêu thụ nhiều rau và hoa quả tươi; Đảm bảo cung cấp đủ protein; Uống đủ nước; Không sử dụng các thực phẩm mà bạn từng dị ứng. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trường hợp cụ thể của bạn. Thăm khám sức khoẻ định kỳ giúp phòng ngừa phát ban ở ngực Phòng ngừa phát ban ở ngực Để phòng ngừa phát ban ở ngực, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Giữ da sạch và khô: Hãy tắm hàng ngày và sử dụng xà phòng nhẹ dịu và không gây kích ứng. Sau khi tắm, hãy lau khô kỹ càng. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Tránh tiếp xúc với chất kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng như hóa chất, thuốc nhuộm, mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng, và các chất dẻo chứa latex. Đảm bảo sự thoáng khí cho da: Hạn chế việc sử dụng quần áo chật và chất liệu không thoáng khí, thay vào đó hãy chọn quần áo bằng chất liệu mềm mại và thoáng khí như cotton. Tránh tác động cơ học: Hạn chế việc cọ xát hoặc gãi vùng da bị tổn thương. Điều này có thể gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ phát ban. Điều chỉnh chế độ ăn: Cân nhắc việc hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, cồn và thực phẩm có nhiều đường. Hãy ăn một chế độ ăn giàu chất chống viêm, bao gồm các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mackerel, hạt lanh và dầu ô liu. Điều chỉnh môi trường sống: Đảm bảo môi trường sống của bạn sạch sẽ, thoáng khí và có độ ẩm hợp lý. Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn và hóa chất. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến da sớm, tránh tình trạng phát ban ngực trở nên nghiêm trọng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư tinh hoàn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tinh hoàn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tham khảo chế độ dinh dưỡng từ chuyên gia y tế. Người bệnh có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng từ chuyên gia y tế Phương pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Thường xuyên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp giúp năng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh. Tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên. Tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị. Cách tự kiểm tra tinh hoàn: Kiểm tra ở thời điểm cơ thể đang thư giãn. Đứng trước gương, nâng nhẹ bìu và kiểm tra vết sưng hoặc bầm tím ở trong bìu. Cảm nhận trọng lượng và kích thước của 2 bên tinh hoàn. Nắn bóp nhẹ tinh hoàn để xem có khối u trong tinh hoàn không.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm tuyến vú Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tuyến vú Để hạn chế diễn tiến viêm tuyến vú bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Vệ sinh vú đúng cách. Xoa bóp nhẹ nhàng và chườm lạnh. Cho trẻ bú thường xuyên hơn tránh để căng nặng vú. Đến khám bác sĩ sớm và tuân thủ điều trị. Hãy chắc chắn rằng trẻ ngậm đúng cách trong khi bú để tránh tổn thương vú của bạn Phương pháp phòng ngừa viêm tuyến vú hiệu quả Để giảm thiểu nguy cơ bị viêm vú bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên sau: Gặp bác sĩ để được tư vấn các vấn đề thường gặp trong lúc nuôi con bằng sữa mẹ. Cho con bú thường xuyên theo nhu cầu của trẻ. Hút hết sữa ra khỏi ngực khi trẻ bú không hết và ngực của bạn còn cảm giác căng tức. Cho phép bé bú hết một bên vú trước khi chuyển sang bên kia trong khi bú. Thay đổi tư thế cho con bú từ lần bú này sang lần bú tiếp theo. Hãy chắc chắn rằng trẻ ngậm đúng cách trong khi bú để tránh tổn thương vú của bạn. Ngừng hút thuốc lá.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm nội mạc tử cung Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến Viêm nội mạc tử cung Chế độ sinh hoạt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt để giúp hạn chế bệnh, các biện pháp bao gồm: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị cho cả bạn tình. Dùng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào trong vùng kín, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 - 6 giờ/lần. Chọn đồ lót chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi, đúng kích cỡ. Đồ lót nên được giặt riêng với quần áo và phơi khô trước khi sử dụng. Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có triệu chứng bất thường. Chế độ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như: Chế độ ăn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong rau củ quả và trái cây như đu đủ, táo, ổi, cam, bông cải xanh, ớt chuông, kiwi,… Nên ăn các thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua, các sản phẩm làm từ đậu nành. Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt. Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục Phương pháp phòng ngừa viêm nội mạc tử cung Vì nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) không được điều trị thường gây viêm nội mạc tử cung nên cách phòng ngừa tốt nhất là: Dùng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn (bao cao su). Thường xuyên đi khám kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục;. Khuyến khích bạn tình đi kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị STI sớm và kịp thời. Dùng kháng sinh trước khi thực hiện thủ thuật sinh mổ giúp ngăn ngừa viêm nội mạc tử cung.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm niệu đạo Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm niệu đạo Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Nên tránh quan hệ tình dục khi chưa chữa khỏi nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh lỗ niệu đạo sau khi đi tiểu. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Uống đủ nước mỗi ngày. Nên kiêng các thực phẩm, đồ uống chứa caffeine gây lợi tiểu (cà phê, sô cô la…) để tránh hệ bài tiết hoạt động quá mức. Nên kiêng rượu và đồ ăn cay nóng. Phương pháp phòng ngừa viêm niệu đạo hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Không nên sinh hoạt tình dục với nhiều người. Nên có các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục (dùng bao cao su …). Uống nhiều nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh lỗ niệu đạo. Không dùng thuốc diệt tinh trùng nếu đã biết gây kích ứng. Kiểm tra, thăm khám phụ khoa thường xuyên.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm túi mật Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm túi mật Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Chia nhỏ bữa ăn. Chọn một chế độ ăn uống phù hợp, ít chất béo, lượng protein hợp lý. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Viêm túi mật nên ăn gì và tránh ăn gì? Phương pháp phòng ngừa viêm túi mật hiệu quả Cách phòng ngừa bệnh viêm túi mật hiệu quả bao gồm: Tập thể dục thường xuyên, để tinh thần thoải mái như thiền, yoga,… Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết. Tuy nhiên cần phải giảm cân từ từ, có thể giảm 500 - 900gr mỗi tuần. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm túi mật. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và tránh đường có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, nguyên nhân chính gây viêm túi mật", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u sợi thần kinh Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u sợi thần kinh Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Tập thể dục và vận động điều độ để tăng cường sức khoẻ. Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn. Chế độ dinh dưỡng: Có chế độ ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng (protein, vitamin và khoáng chất ) để cải thiện sức khoẻ và khả năng đề kháng. Có thể thảo luận với bác sĩ để được tư vấn. Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều muối và chất béo bão hoà. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều calci như sữa, phô mai, yoghurt hỗ trợ xương chắc khoẻ. Phương pháp phòng ngừa u sợi thần kinh hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: U sợi thần kinh là bệnh di truyền nên không có cách phòng bệnh nào hữu hiệu. Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh hoặc có những triệu chứng của u sợi thần kinh, cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư thực quản Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein. Phương pháp phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại. Điều trị kịp thời những bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), Barrett thực quản. Tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị. Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm thực quản Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thực quản Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein. Tránh ăn những thức ăn cay, nóng. Tránh những thực phẩm có tính aicd như cam, chanh, bưởi. Phương pháp phòng ngừa viêm thực quản hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn; Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết; Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm cay nóng và có tính acid; Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm vùng chậu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm vùng chậu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Viêm vùng chậu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục, hạn chế số lượng bạn tình và hỏi về tiền sử tình dục của bạn tình tiềm năng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai . Nhiều hình thức tránh thai không bảo vệ khỏi sự phát triển của viêm vùng chậu. Sử dụng các phương pháp rào cản, chẳng hạn như bao cao su, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả khi bạn uống thuốc tránh thai, hãy sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình mới để bảo vệ khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn hoặc bạn tình của bạn bị bệnh viêm vùng chậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên được điều trị sớm để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay khả năng tái phát của viêm vùng chậu. Tránh thụt rửa âm đạo vì sẽ làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo của bạn. Tình dục một vợ một chồng. Giảm số lượng bạn tình.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm động mạch thái dương Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm động mạch thái dương Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ đúng toa thuốc: Quan trọng nhất là tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm soát cân nặng: Duy trì một cân nặng lành mạnh và giảm cân nếu cần thiết có thể giúp giảm tải lên hệ thống mạch máu và cải thiện tình trạng tổng quát. Hạn chế stress: Cố gắng giảm stress trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, tập thể dục, đi dạo, học cách quản lý stress và tạo ra một môi trường sống thoải mái. Thực hiện vận động: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga hoặc tập thể dục định kỳ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, vì vậy nên cố gắng ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu nếu không thể hoàn toàn tránh. Theo dõi định kỳ: Điều quan trọng là tuân thủ các cuộc kiểm tra định kỳ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe với bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Tập yoga giúp giảm căng thẳng, stress Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, thực phẩm chế biến, bơ, kem và đồ ngọt. Thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa, như dầu ô liu, dầu cây lạc và các loại hạt. Tăng cường lượng chất xơ: Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau xanh lá, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường lượng omega-3: Omega-3 có tác dụng chống viêm và có thể giúp làm giảm viêm nhiễm trong viêm động mạch thái dương. Các nguồn omega-3 bao gồm cá, hạt chia, hạt lanh và dầu cá. Hạn chế natri: Giới hạn lượng natri trong chế độ ăn để kiểm soát áp lực máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, như thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh và một số loại gia vị. Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C, vitamin E, beta-caroten và khoáng chất như selen và kẽm. Các nguồn vitamin và khoáng chất này có thể được tìm thấy trong trái cây, rau xanh, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước và hỗ trợ chức năng cơ thể. Phương pháp phòng ngừa viêm động mạch thái dương hiệu quả Đây là một số cách phòng ngừa viêm động mạch thái dương: Không hút thuốc lá: Đối với những người hút thuốc lá, việc cố gắng từ bỏ hút thuốc hoàn toàn sẽ mang lại lợi ích lớn. Thuốc lá gây hại cho hệ thống mạch máu và có thể gây viêm động mạch. Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức lý tưởng và tránh tăng cân quá nhanh. Quá trình tăng cân không kiểm soát có thể tạo áp lực lên hệ thống mạch máu và tăng nguy cơ viêm động mạch thái dương. Chế độ ăn lành mạnh: Ưu tiên ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, chất béo không no và thực phẩm lành mạnh như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn chất béo không bão hòa như cá, hạt, dầu ô-liu. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa cholesterol cao, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến và đồ ngọt. Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ viêm động mạch thái dương. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe hay tham gia các hoạt động thể thao khác có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sự linh hoạt của hệ thống mạch máu. Kiểm soát bệnh lý cơ bản: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Tuân thủ chế độ ăn phù hợp, uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tham gia vào các hoạt động định kỳ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này. Tránh áp lực dài hạn trên chân: Đối với những người có nguy cơ cao, hạn chế áp lực dài hạn trên chân bằng cách thay đổi tư thế, thực hiện giãn cơ và nghỉ ngơi định kỳ trong quá trình làm việc hoặc hoạt động. Điều trị các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc bệnh nhiễm trùng da cũng có thể gây viêm động mạch thái dương, do đó, điều trị và kiểm soát các bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng. Kiểm tra y tế định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe với bác sĩ và theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng như huyết áp, mức đường huyết và cholesterol. Tuy viêm động mạch thái dương có thể không được ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng những biện pháp trên có thể giúp giảm nguy cơ và duy trì sức khỏe tim mạch. Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn cụ thể và tư vấn cho trường hợp cá nhân.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rách sụn viền khớp vai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rách sụn viền khớp vai Chế độ sinh hoạt: Duy trì một lối sống hoạt động và rèn luyện cơ bắp: Bài tập thường xuyên có thể giúp tăng cường cơ bắp quanh vai và hỗ trợ sụn viền khớp. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập thể dục nhẹ hoặc tập các bài tập cường độ thấp để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của vai. Đảm bảo về tư thế và cử động đúng: Khi thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc vận động, hãy đảm bảo giữ tư thế đúng và tránh chấn thương cho vai. Hạn chế việc nâng vật nặng quá sức hoặc sử dụng đúng kỹ thuật để tránh gây căng thẳng và áp lực không cần thiết lên vai. Tránh chấn thương và vận động quá mức: Tránh các hoạt động mạo hiểm hoặc va chạm mạnh có thể gây chấn thương cho vai và gây tổn thương sụn viền khớp. Hạn chế việc nâng vật nặng quá mức hoặc thực hiện các hoạt động vận động mà vai không thể chịu đựng được. Duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh: Việc duy trì trọng lượng cơ thể trong khoảng phù hợp giúp giảm áp lực lên các khớp, bao gồm vai. Quá trình cân đối cân nặng có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương và bảo vệ sụn viền khớp. Hạn chế thời gian ngồi lâu: Ngồi lâu trong một tư thế không đúng có thể gây căng thẳng cho vai và khớp. Hãy đảm bảo bạn thay đổi tư thế, dùng gối hỗ trợ nếu cần và tập thực hiện các bài tập giãn cơ thường xuyên. Bơi lội giúp tăng độ linh hoạt và sức mạnh cho vai Chế độ dinh dưỡng: Tiêu thụ đủ chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa như vitamin C , vitamin E và beta-carotene có khả năng bảo vệ sụn viền khớp khỏi tổn thương. Hãy bao gồm trong chế độ ăn của bạn các nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau quả tươi, hạt và các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá, lạc và hạt chia. Cung cấp đủ canxi: Canxi là một chất quan trọng cho sức khỏe xương và sụn. Hãy bao gồm trong chế độ ăn của bạn các nguồn giàu canxi như sữa và sản phẩm từ sữa không béo, cá hồi, cá mòi, rau xanh, hạt và các loại đậu. Tăng cường protein: Protein là thành phần chính của cấu trúc sụn và có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phục hồi của các mô cơ, xương và sụn. Bao gồm trong chế độ ăn của bạn các nguồn protein chất lượng như thịt gia cầm, cá, hạt, đậu và các sản phẩm từ sữa không béo. Tăng cường chất béo omega-3: Chất béo omega-3 có khả năng giảm viêm và giúp duy trì sức khỏe của các mô mềm và sụn. Hãy bao gồm trong chế độ ăn của bạn các nguồn omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi và hạt lanh. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây viêm và tác động tiêu cực đến xương và sụn. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao như thịt đỏ, thịt gia cầm có da, kem và các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như bánh mì nhanh, bánh ngọt và thực phẩm chế biến. Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm cho các cơ và sụn, đồng thời tạo điều kiện tốt cho quá trình tái tạo và bảo vệ sụn viền khớp. Hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày. Phương pháp phòng ngừa rách sụn viền khớp vai hiệu quả Để phòng ngừa rách sụn viền khớp vai hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: Duy trì một lối sống hoạt động và rèn luyện cơ bắp: Bài tập thường xuyên có thể tăng cường cơ bắp quanh vai và hỗ trợ sụn viền khớp. Tập thể dục nhẹ, đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc các bài tập cường độ thấp như yoga có thể giúp duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của vai. Đảm bảo tư thế và cử động đúng: Khi thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc vận động, hãy đảm bảo giữ tư thế đúng và tránh chấn thương cho vai. Hạn chế việc nâng vật nặng quá sức hoặc sử dụng đúng kỹ thuật để tránh gây căng thẳng và áp lực không cần thiết lên vai. Tránh chấn thương và vận động quá mức: Tránh các hoạt động mạo hiểm hoặc va chạm mạnh có thể gây chấn thương cho vai và gây tổn thương sụn viền khớp. Hạn chế việc nâng vật nặng quá mức hoặc thực hiện các hoạt động vận động mà vai không thể chịu đựng được. Bảo vệ vai trong các hoạt động thể thao: Khi tham gia các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn thể thao mạo hiểm hoặc có nguy cơ chấn thương cao, hãy đảm bảo sử dụng các thiết bị bảo vệ như găng tay, băng cổ tay hoặc băng vai để giảm nguy cơ tổn thương. Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của sụn viền khớp và giảm nguy cơ tổn thương. Hãy bao gồm trong chế độ ăn của bạn các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D , omega-3, canxi và các chất chống viêm tự nhiên như các loại rau quả tươi, cá, hạt, lúa mạch và các nguồn thực phẩm giàu canxi.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u hốc mũi Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của u hốc mũi Chế độ sinh hoạt: Trong quá trình điều trị bệnh, có một số điều người bệnh cần thực hiện để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu: Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ; Tái khám theo lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi quá trình điều trị và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh; Giữ tinh thần lạc quan và kiên trì trong suốt quá trình điều trị; Luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng, vừa sức giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn; Nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ dinh dưỡng: Tìm hiểu một chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với việc điều trị u hốc mũi khá quan trọng, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc sau: Ăn uống đa dạng các nhóm chất: Người bệnh cần được đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn gồm chất đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không nên bồi bổ quá mức, ưu tiên các phương pháp luộc, hấp, hầm, nấu để người bệnh dễ hấp thu. Ăn nhiều bữa nhỏ: Người bệnh u hốc mũi thường chán ăn, giảm vị giác. Vì thế, cần chia nhỏ bữa ăn, điều này giúp người bệnh dễ tiếp nhận thức ăn hơn và đảm bảo việc nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Không ăn kiêng bất kỳ nhóm thực phẩm nào: Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng loại thực phẩm nào có thể khiến khối u phát triển nhiều hơn. Mỗi nhóm thực phẩm sẽ bổ sung lượng dưỡng chất khác nhau. Việc kiêng khem thức ăn khiến người bệnh dễ mắc tình trạng suy nhược cơ thể và ảnh hưởng điều trị. Phương pháp hỗ trợ ăn uống: Nếu người bệnh không thể ăn qua đường miệng, nhân viên y tế có thể hướng dẫn người nhà nuôi ăn cho người bệnh qua ống thông mũi dạ dày. Phòng ngừa u hốc mũi Cho đến nay, chưa có phương pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn u hốc mũi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một số phương pháp sau: Không hút thuốc lá; Tránh hít các loại khói bụi độc hại; Mang khẩu trang khi đi ra ngoài; Nếu bạn làm việc trong môi trường có hóa chất hoặc chất độc hại, hãy đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng hộ và đeo thiết bị bảo hộ thích hợp; Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV. Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u nhầy xoang trán Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nhầy xoang trán Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của u nhầy xoang trán, việc quan trọng nhất là bạn được chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt nếu mắc u nhầy xoang trán mà có nghi ngờ nhiễm trùng hốc mắt sẽ có nguy cơ bị mất thị lực, hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Sự chậm trễ trong điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nhau, do đó hãy đến khám sớm và tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ (tùy tình trạng bệnh mà bạn có thể được lên kế hoạch mổ trong vài tháng, vài tuần hay thậm chí là mổ ngay lập tức). Với sự phát triển của các kỹ thuật như hiện nay, việc điều trị bằng phương pháp nội soi được thực hiện nhanh, ít biến chứng, ít tổn thương đến xoang và sinh lý của hệ mũi xoang. Từ đó người bệnh có thể trở lại sinh hoạt hàng ngày nhanh chóng hơn. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được rửa khoang mũi bằng nước muối đẳng trương nhiều lần mỗi ngày và được kiểm tra bằng nội soi một cách thường xuyên và kéo dài. Bạn cũng sẽ được chụp CT scan theo dõi nếu có nghi ngờ tái phát. Do đó, hãy tự theo dõi các triệu chứng của mình và tái khám đúng hẹn để được kiểm tra tình trạng hồi phục. Vì u nhầy xoang trán có thể ảnh hưởng đến mắt và gây ra các triệu chứng ở mắt như đã đề cập, nên ngoài việc tái khám thần kinh, tai mũi họng, tái khám mắt cũng cần thiết để các bác sĩ mắt có thể theo dõi, tiến hành kiểm tra mắt cho bạn ngay sau khi được điều trị phẫu thuật nội soi u nhầy xoang trán. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập được thực đơn phù hợp cho người bị u nhầy xoang trán. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục Phương pháp phòng ngừa u nhầy xoang trán hiệu quả Việc phòng ngừa u nhầy xoang trán cũng như u nhầy ở vùng xoang mũi, giảm thiểu biến chứng và quản lý bệnh vẫn đang cần được nghiên cứu thêm." ]
Kính chào bác sĩ.Em là nam giới năm nay 35 tuổi, công chức văn phòng, vừa rồi em có đi khám xét nghiệm mỡ máu thì chỉ số cholesterol là 7.02 nmol/L, triglycerid 4.37 nmol/L, em thấy cao quá. Em ít ăn nội tạng, dân văn phòng ngồi hơi nhiều mà sao em thấy cao quá.Có cách nào giảm hai chỉ số này không bác sĩ? và nguy cơ gì khi hai chỉ số này tăng cao. Bác sĩ có kê cho em thuốc hạ mỡ máu, chỉ số men gan của em thì bình thường ạ?
[ "Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, tăng cholesterol có hại cho cơ thể và giảm lượng cholesterol có lợi của cơ thể Chào bạn, Xét nghiệm mỡ máu của em cho thấy một tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu với đặc điểm là tăng triglyceride đơn thuần. Triglyceride và cholesterol LDL là hai loại mỡ máu \"xấu\" đối với cơ thể con người. Người bị rối loạn mỡ máu có thể trong nhiều năm trời sẽ khỏe mạnh bình thường, nhưng càng về sau sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều hệ lụy như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Trong nhóm rối loạn mỡ máu, người bị tăng cao triglyceride còn tăng nguy cơ bị sỏi mật, viêm tụy... Tăng triglyceride máu không chỉ liên quan đến việc ăn đồ nội tạng động vật, mà còn gặp trong các hành vi khác như lười vận động, uống rượu bia, chế độ ăn nhiều tinh bột, nhiều chất béo... Để giảm nhanh mỡ máu, bên cạnh việc dùng thuốc theo toa bs, em cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống - sinh hoạt hằng ngày. Về việc ăn uống, em cần hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó em nên tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần. Em có thể sử dụng thêm 1 số loại trà, thảo mộc giúp hạ mỡ máu, như trà dây, trà sen, trà giảo cổ lam...em nhé." ]
[ "Nguy cơ rối loạn lipid máu Những ai có nguy cơ mắc phải Rối loạn lipid máu? Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc rối loạn lipid máu. Tuy nhiên những người cao tuổi, người sống ở thành thị, người mắc các bệnh chuyển hoá (như đái tháo đường, gout...) có nguy cơ bị rối loạn lipid máu cao hơn so với người bình thường. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Rối loạn lipid máu Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Rối loạn lipid máu, bao gồm: Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn lipid máu; Thừa cân hoặc béo phì (nguy cơ cao ở những người có chỉ số khối cơ thể - BMI > 30); Chu vi vòng eo lớn (> 102 cm ở nam và > 89 cm ở nữ); Đái tháo đường; Ít vận động; Hút thuốc lá; Tuổi tác.", " Chào em, Các xét nghiệm trên của em gồm 2 nhóm chính. AST, ALT và GGT là các chỉ số , ở nam giá trị trên bình thường là 30 U/L và ở nữ là 19 U/L. Em có một chỉ số AST cao hơn bình thường, cho thấy có thể có viêm gan, tuy nhiên, viêm gan mạn do virus chưa diễn tiến tới xơ gan thì tỉ lệ ALT thường lớn hơn AST, ở kết quả trên thì ngược lại. Do đó, tôi cần nhiều thông tin hơn về bệnh sử, tiền căn, các xét nghiệm, thuốc em đã dùng trước đây…mới đánh giá sâu hơn được. Về phần các xét nghiệm HBsAg, Anti HBs, Anti HCV thì cho thấy em đang nhiễm HBsAg, tuy nhiên, nhiễm cấp hay mạn thì chưa kết luận được chỉ với 1 xét nghiệm trên. Để xác định hướng điều trị, cũng như tiên lượng bệnh nặng nhẹ ra sao, BS cần nhiều thông tin hơn, cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu khác, như định lượng HBV-DNA, HBeAg, Anti HBe, chức năng gan… Do đó, tốt nhất em nên đến khám tại BS chuyên khoa Gan mật để nắm rõ bệnh tình của mình, em nhé! Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Chào bạn, Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch nhưng có thể thay đổi được. Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị rối loạn lipid máu là cần có sự kết hợp giữa thay đổi lối sống (như ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp thể trạng) và dùng thuốc để điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể. Thay đổi lối sống, cụ thể là điều chỉnh chế độ ăn uống và giảm cân đã được chứng minh có thể giúp giảm đáng kể mức cholesterol trong máu. Chiến lược ăn kiêng để cải thiện cholesterol bao gồm giảm lượng cholesterol ăn vào <200 mg mỗi ngày và giảm tổng lượng chất béo ăn vào <20% tổng lượng calo. Ngoài ra, việc bổ sung chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống, isoflavone trong đậu nành và các loại hạt đều đã được chứng minh có thể giúp giảm từ 5 – 10 mg/dL cholesterol có hại (LDL) trong hầu hết các trường hợp. Về thuốc, có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu bao gồm statin, ezetimibe, fibrate, hợp chất axit béo omega-3 và chất ức chế PCSK9 nhằm điều chỉnh cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Do đó, nếu bạn dị ứng với loại thuốc hạ mỡ máu nào đó, bác sĩ có thể xem xét mức độ rối loạn mỡ máu của bạn và yếu tố nguy cơ tim mạch của bạn mà tư vấn bạn chuyển đổi sang nhóm thuốc khác, kết hợp với thay đổi lối sống, sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu. Bạn có thể khám chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa nội tiết để được tư vấn điều trị về vấn đề này, bạn nhé.", " Chào bạn, 1. Trường hợp của bạn có các vấn đề sau đây: - Bạn bị thừa mỡ trong máu => Bạn xem xét lại chế độ ăn uống và tập thể dục. - Bạn chưa bị bệnh và không có đề kháng tự nhiên với bệnh viêm gan B => Bạn nên đi chủng ngừa viêm gan B (Nên đến viện Pasteur). - 95% là bạn đã bị nhiễm viêm gan A và hiện tại đã có đề kháng với bệnh => không cần lo lắng. Bạn xem thêm câu trả lời của tôi về bệnh viêm gan A: + 2. Trường hợp của vợ bạn: - Vợ bạn bị thừa mỡ trong máu => Vợ bạn xem xét lại chế độ ăn uống và tập thể dục. - Vợ bạn chưa bị bệnh và có đề kháng tự nhiên với bệnh viêm gan B nhưng còn ít và khó đủ dùng đến cuối đời => Vợ bạn nên đi chủng ngừa viêm gan B tăng cường (Nên đến viện Pasteur). - 95% là vợ bạn đã bị nhiễm viêm gan A và hiện tại đã có đề kháng với bệnh giống như bạn => không cần lo lắng. Thân mến! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào bạn, Uống rượu bia và hút thuốc lá chỉ là một trong những nguy cơ gây mà thôi, tăng lipid máu còn do chế độ ăn, lối sống lười vận động, do rối loạn chuyển hóa (người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn thường kèm theo tăng mỡ máu), hay do các bệnh lý rối loạn nội tiết tố khác... Tùy thuộc vào mức độ rối loạn mỡ máu, tăng mỡ máu chủ yếu là thành phần nào (LDL, HDL, Triglyceride) và bệnh đi kèm mà lựa chọn thuốc sẽ khác nhau, bạn vui lòng gửi thông tin kết quả về cho chúng tôi, bạn nhé. Trong thời gian đó, việc thay đổi lối sống là điều cần thiết phải làm dù kết quả thế nào đi nữa, gồm ăn uống hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, đồ lòng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, tập thể dục điều đặn tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày các tuần. Thân mến! ", "Chào bạn, Nếu bạn đã được chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng lượng cholesterol trong máu thì việc điều trị bao gồm: - Sử dụng thuốc điều hòa mỡ máu theo toa thuốc của bác sĩ trưởng khoa tim mạch. - Điều chỉnh chế độ ăn giảm các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại dầu cá thay thế. - Tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ rau xanh và cân bằng dinh dưỡng làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu hụt calo hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn sử dụng thức ăn tuyệt đối kiêng dầu mỡ cơ thể sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, bởi vì bản thân cơ thể cũng cần lipid để tái tạo màng tế bào. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Với kết quả xét nghiệm máu do bạn cung cấp cho thấy các chỉ số tế bào máu và men gan đều trong giới hạn bình thường bạn nhé! Thân mến.", "Xét nghiệm men gan giúp chẩn đoán nguyên nhân nóng trong người Chào em, Vấn đề của em rất đơn giản mà, mình đâu cần phải ngồi chờ đoán \"hình như trình trạng men gan tăng trở lại\" gây ra nóng trong người, em chỉ cần xét nghiệm men gan trong máu là biết được liền. Nếu men gan có tăng cao trở lại, thì tùy mức độ tăng men gan mà liều lượng dùng thuốc sẽ khác nhau, hạ men gan bằng Tây dược hay thảo dược Đông y đều được nhưng phải có liều lượng thích hợp và phải có bằng chứng tăng men gan mới dùng thuốc. Chứ nếu men gan không tăng mà nóng trong người do thiếu nước, do ăn thực phẩm cay nóng, do nhiễm trùng... thì dùng thuốc hạ men gan đâu có ích lợi gì. Em có thể khám lại tại chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra sức khỏe của mình, em nhé. Thân mến.", " Chào bạn, Chế độ ăn uống và cách uống thuốc của bạn không có vấn đề gì cả. Việc tế bào CD4 giảm từ 615 còn 570 có thể chỉ là sai lệch do xét nghiệm (càng đúng hơn nếu bạn xét nghiệm ở phòng xét nghiệm khác), có thể là biến thiên sinh lý… chưa phải là dấu hiệu chứng tỏ bệnh trở nặng. Khi nào bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể, tế bào CD4 giảm dưới mức CD4 ban đầu trước điều trị hoặc giảm hơn phân nửa số CD4 cao nhất đạt được trong thời gian điều trị qua thì đó mới là dấu hiệu nguy hiểm, BS thăm khám cho bạn sẽ kiểm tra các bất thường ngay. Còn nếu BS đã xem kết quả và không yêu cầu bạn làm gì thêm, tức là mọi chuyện vẫn bình thường trong tầm kiểm soát, bạn nhé. Khi đã mắc bệnh này, không phải việc dùng thuốc sẽ cứ làm tăng dần được và về mức bình thường như người bình thường, mà chỉ dừng ở 1 mức tương đối để bảo vệ cơ thể. Thân mến! ", "Chào bạn Linh, Bạn không cho AloBacsi biết chỉ số LDL Cholesterol là bao nhiêu? Tuy nhiên, dựa vào 3 chỉ số đã có, tính ra được mức LDL- C: 1,45 mmol/L. Bạn có Triglyceride khá cao, nên uống thuốc hạ Triglyceride là fenofibrate (biệt dược là Lipanthyl 200mg, 300mg hay loại mới là lipanthyl supra 160mg, lipanthyl 145 mg,...). Trong điều trị , quan trọng nhất là chế độ ăn và vận động (tập thể dục), thuốc chỉ hỗ trợ thôi, bạn à. Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn có thể uống thêm thực phẩm chức năng, nhưng lưu ý chọn loại có nguồn gốc rõ ràng và được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Thân mến,", "- nguồn internet Chào\r\nbạn, Trong\r\ntoa thuốc của bạn, BS có kê thuốc hạ áp, đó là Co-aprovel, đây là 1 tốt, chắc chắn HA của bạn sẽ có cải thiện, tuy nhiên để đạt HA an toàn (HA mục\r\ntiêu) thì bạn phải tái khám BS theo lịch để BS điều chỉnh thuốc cho bạn (duy\r\ntrì thuốc, hay thêm giảm thuốc). Về\r\nchế độ ăn uống đối với người tăng huyết áp, cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn\r\nchế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối,\r\nnhững loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực\r\nphẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1\r\nlon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày).", "Chào bạn, Bạn không cung cấp cho BS biết chiều cao và cân nặng của bạn\r\nđể tính chỉ số BMI - là chỉ số khối cơ thể, BMI = cân nặng : (chiều cao (m) x\r\nchiều cao), cơ thể ở mức bình thường thì BMI nằm trong khoảng 19- 24. Thêm vào đó, ngoài biểu hiện gầy, chỉ số MCV thấp, còn các\r\nchỉ số khác trong xét nghiệm máu thì sao, bạn có các biểu hiện khác như: hay mệt, chóng\r\nmặt, hụt hơi, lòng bàn tay đỏ hơn bình thường… hay không? Sốt xuất huyết cách nay đã 2 năm rồi, cơ thể đã hồi phục\r\nlại, và không còn ảnh hưởng gì đâu bạn à. Có bệnh lý máu đó là bệnh thiếu máu\r\nđa hồng cầu nhỏ, bệnh này có thể là nguyên phát và cũng có thể là thứ phát. Bạn\r\ncần tái khám BS chuyên khoa Huyết học để có chẩn đoán rõ ràng hơn. Còn về chế độ dinh dưỡng, bạn cần ăn uống cân đối (đủ 4 nhóm\r\nthực phẩm, tăng cường thêm sữa), xổ giun định kỳ và đúng, ngủ đủ giấc, sinh\r\nhoạt hợp lý và cần chơi 1 môn thể thao phù hợp… Có như thế bạn mới có 1 thân\r\nhình chuẩn được. Chào bạn và chúc bạn luôn khỏe và yêu đời!", "Chào bạn, Kết quả xét nghiệm này cho thấy bạn đang bị rối loạn lipid máu, LDL Cholesterol và Triglyceride là hai thành phần mỡ máu xấu, khi dư thừa sẽ sinh chuyện. LDL Cholesterol là thành phần mỡ gây xơ vữa động mạch, kết quả xét nghiệm LDL Cholesterol tăng trên trị số tham chiếu là tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tuy nhiên, nguy cơ này cao hay thấp còn phải xét thêm yếu tố tuổi tác, giới, các thói quen và bệnh lý đi kèm có hại khác như hút thuốc lá, béo phì, béo bụng, tăng huyết áp, đái tháo đường… Người bị rối loạn lipid máu có thể trong nhiều năm trời sẽ khỏe mạnh bình thường, nhưng càng về sau sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều hệ lụy như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần ăn uống hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Song song đó cần tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần. Sau 3 tháng thì bạn xét nghiệm kiểm tra lại mỡ máu, nếu vẫn chưa đạt mục tiêu (dưới trị số tham chiếu) hoặc trong người có sẵn bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành…thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch hay nội tiết để được hướng dẫn điều trị thuốc hỗ trợ từ sớm, bạn nhé.", "Thưa bác Phú, Rối loạn mỡ trong máu còn gọi là tăng mỡ trong máu hay tăng cholesterol máu là bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, những người có tình trạng cân nặng dư thừa nhưng thực tế nhiều người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch... Theo như cân nặng và chiều cao hiện tại thì bác đã bị thừa cân, cholesterol máu càng cao thì tỷ lệ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim cũng càng tăng. Kết quả xét nghiệm của bác cholesterol trong máu 7mmol/l là quá cao (bình thường dưới 5,2mmol/l, tức dưới 200mg/100ml). Như vậy, bác đã thuộc nhóm có nguy cơ cao bệnh tim mạch. Bác nên đến BV khám chuyên khoa tim mạch để điều trị kịp thời tránh biến chứng. Đồng thời, trong chế độ ăn hàng ngày bác hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ, các loại da động vật, bánh ngọt, trái cây ngọt; nên sử dụng dầu ăn, tăng ăn các loại rau củ quả; không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá, tránh bị stress; vận động tập thể dục mỗi ngày 30- 60 phút. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Em thân mến, Lượng hồng cầu trong máu của em tăng là tăng bao nhiêu, chỉ số nào tăng, chỉ số đó trước đây ra sao, tôi không thể trả lời câu hỏi của em với thông tin em cung cấp. Tuy nhiên, em làm xét nghiệm máu trong đợt tái khám thì chắc chắn BS phải coi xét nghiệm của em rồi, nếu BS khuyên em đi làm nghĩa là không có gì lo lắng. Về việc ăn uống, em chú ý ăn sạch, uống sạch, đầy đủ chất, hạn chế dầu mỡ, tăng cường rau xanh, hoa quả, không thuốc lá, hạn chế bia rượu. Trân trọng. Câu tư vấn trước:" ]
Chào bác sĩ, cháu năm nay 19 tuổi. Gần đây cháu cảm thấy người luôn trong tình trạng mệt mỏi, họng và ngực đau, nôn nao, buồn ngủ, tim đập mạnh, ăn không ngon, choáng váng cảm giác như sắp ngất, ớn lạnh. Cháu đi khám thì họng cháu bị sưng. Cháu đã uống thuốc nhưng vẫn người vẫn bị trình trạng như trên. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì ạ?
[ "Chào\r\nem, Theo\r\nnhững triệu chứng mà em mô tả thì tôi nhận thấy hiện tại em đang lo lắng về\r\nbệnh quá mức, gây rối loạn lo lâu, làm xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, hồi\r\nhọp tim đập nhanh, có thể có ù tai, mất ngủ… Tuy nhiên trước khi nghĩ đến do\r\nnguyên nhân tâm lý cần loại trừ những nguyên nhân thực thể khác gây ra triệu\r\nchứng gây . Em có thể đến BV và khám sức khỏe tổng quát em\r\nnhé. Thân ái," ]
[ "Anh Trẫm thân mến, Anh bị đau rát họng sau khi ngủ dậy, chứng tỏ anh đang\r\nbị viêm họng, . Nguyên nhân của viêm họng có thể do nhiễm trùng hay\r\ndo trào ngược dịch vị dạ dày thực quản gây tổn thương niêm mạc họng. Anh sờ vùng cổ có cục u bằng quả chanh hơi đau, có thể cục u\r\nđấy là hạch, bị ảnh hưởng bởi viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, khối u cục vùng\r\ncổ còn có thể u của tổn thương bệnh lý khác như tuyến giáp, nang vùng cổ, hệ\r\nbạch huyết... Hai năm nay, trong đầu luôn có tiếng vo ve, là triệu chứng\r\ncủa nhiều nhóm bệnh lý nội khoa như: tổn thương tai (ống tai ngoài, tai giữa,\r\ntai giữa tai trong), rối loạn chuyển hóa (đường; mỡ…), tổn thương thần kinh\r\ntrung ương... Với những triệu chứng như trên, anh cần phải tới bệnh viện\r\nkhám đầy đủ, toàn diện tình trạng sức khỏe nhé. Mong anh khỏe!", "Khó thở tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân, cần được thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời Chào em, Triệu chứng mệt, khó thở, tim đập nhanh hay còn gọi là đánh trống ngực ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, gồm đáp ứng sinh lý (tức là không có bệnh) khi gắng sức, khi căng thẳng, hoặc cũng có thể gặp trong bệnh lý tim mạch, hô hấp, viêm nhiễm, thiếu máu, bệnh lý nội tiết... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em, hỏi kỹ triệu chứng của em hơn nữa và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân (như chụp phim Xquang phổi, điện tim, siêu âm tim, xét nghiêm máu...). Để biết rõ tình trạng thực sự của mình, em nên đi khám chuyên khoa tim mạch - hô hấp hay chuyên khoa nội tổng quát đều được, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp tương ứng, em nhé.", "Chào em, Triệu chứng nuốt cảm giác bị nghẹt, nóng rát cổ họng là các triệu chứng thường gặp trong (có thể cấp cũng có thể là cấp trên nền mạn tính), trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng và chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp, em nhé. Song song đó, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn đồ mát, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn. Thân mến.", " Chào em, Những biểu hiện gồm sốt, đau đầu, đau họng, sổ mũi báo hiệu cơ thể đang có tình trạng viêm nhiễm, thường gặp là cảm cúm, ... Việc xác định cụ thể viêm nhiễm ở đâu, do nguyên nhân gì và điều trị ra sao cần phối hợp với dữ liệu từ việc thăm khám toàn diện cho em, do đó sẽ do BS trực tiếp khám cho em quyết định. Em nên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe, em nhé. Thân mến!", "Chào\r\nbạn, Theo thư mô tả, bạn có triệu chứng: sốt, đau họng, , khạc đờm như có lẫn máu... AloBacsi nghĩ rằng có thể bạn đang bị (Viêm mũi họng, amidan...). Đây là bệnh thường gặp, nhất là\r\nkhi thời tiết chuyển mùa. Việc bạn tự ý uống thuốc khi chưa có sự thăm khám đầy đủ, toàn diện của các bác\r\nsĩ là điều đáng tiếc, nên không xác định được chính xác mức độ tổn thương, cơ\r\nquan tổn thương, loại tổn thương bệnh lý, do đó, bạn uống thuốc không đúng bệnh\r\nnên bệnh không thể khỏi và có nguy cơ nặng hơn. Bạn hãy tới cơ sở y tế để các bác sĩ khám chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều\r\ntrị thích hợp và tích cực, bệnh sẽ khỏi nhé.", "Chào bạn, Với thông tin bạn cung cấp thì tôi đồng quan điểm với BS Tai mũi họng của bạn, rằng bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, chính dịch acid từ dạ dày trào lên vòm họng làm niêm mạc hầu họng bị viêm, loét. Do đó, chuyên khoa bạn cần đến kiểm tra và điều trị là chuyên khoa Tiêu hóa, nên nội soi thực quản - dạ dày tá tràng để xác định bệnh, mức độ, xem có kèm hở van tâm vị hay không để điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, bạn chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, không hút thuốc lá, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, uống thêm vitamin PP mỗi ngày. Thân mến.", "Chào em, Thứ nhất, nhóm các triệu chứng nuốt đau, sốt nhẹ tái đi tái lại trong 2 tháng nay hướng nhiều đến bệnh lý viêm mạn tính ở thành sau họng, em cần khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định bệnh. Thứ hai, nhóm các triệu chứng chóng mặt về đêm, sáng dậy nặng đầu có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau, trong đó bao gồm viêm xoang mạn, rối loạn tiền đình, biến đổi huyết áp, biến đổi đường huyết...cần khám chuyên khoa nội thần kinh (chuyên về đau đầu, chóng mặt) hoặc có thể khám chuyên khoa nội tổng quát trước để bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm ban đầu nhằm loại trừ những bệnh lý toàn thân khác gây ra tình trạng trên. Như vậy, để tầm soát nguyên nhân gây ra 2 nhóm triệu chứng kể trên thì em có thể cân nhắc khám gói sức khỏe tổng quát, bao gồm cả khám tai mũi họng, khám răng, khám mắt, khám nội tổng quát cùng các xét nghiệm cơ bản ban đầu để tìm định hướng nguyên nhân gây bệnh, nếu nguyên nhân quá chuyên biệt theo hướng nội thần kinh thì mình sẽ khám chuyên khoa sâu thêm, em nhé.", "Cháu Hùng ơi, Cháu suy nghĩ sai rồi đó, sắp đến kỳ thi thì cháu cần phải\r\nkhám để điều trị sớm, vì sức khỏe của cháu có tốt thì khi thi đầu óc mới minh\r\nmẫn giúp cháu làm bài tốt được. Vì vậy, cháu nên đi khám và làm thêm các xét nghiệm (đo điện tâm đồ, X.quang\r\nphổi hoặc siêu âm tim…), tùy theo bệnh lý của cháu lúc khám, BS sẽ hướng dẫn\r\ncho cháu làm những xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lý sau: , viêm phổi, tràn dịch màng phổi hoặc các bệnh lý ở tim… Sau khi có chẩn đoán chính xác BS sẽ điều trị và cho cháu biết mức độ nguy hiểm\r\ncủa bệnh như thế nào. Chúc cháu sức khỏe, thi tốt nhé!", "Chào em, Các triệu chứng của em hướng nhiều đến tình trạng tụt huyết áp tư thế, suy nhược cơ thể. Nguyên nhân có thể do ăn uống kém liên quan đến bệnh dạ dày, cũng có thể do stress học tập, stress tâm lý... Một số bệnh lý ít gặp khác ở độ tuổi của em có thể gây ra tình trạng trên là bệnh tim, bệnh phổi, bệnh hệ thống... Do đó, em cần đến khám kiểm tra tại chuyên khoa Tim mạch, để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Song song đó, em cần ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế dùng các chất kích thích như café, trà, bia rượu, uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, không thức khuya, không tiếp xúc dưới máy vi tính quá lâu, không nghe điện thoại liên tục trong nhiều giờ, tập thể dục điều. Điều quan trọng là tránh thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng, xoay người nhanh có thể gây choáng váng, hoa mắt dẫn đến té ngã. Thân mến.", " Chào em, Triệu chứng em miêu tả có thể gặp trong bệnh lý , loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tuyến giáp... Tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán xác định bệnh, mức độ và điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas. Không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến!", " Chào em, Với triệu chứng em mô tả có khả năng em đang mắc bệnh . Triệu chứng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, đau họng, góc hàm khi nuốt, tuyến mang tai sưng to thường là một bên. Bệnh sẽ cải thiện dần và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Trong thời gian này, em nên chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Cần chú ý cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh em nhé! Thân mến! ", "Chào em, Những triệu chứng như vậy có thể do , em cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, súc họng nước muối, nếu kéo dài trên 1 tuần khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS đánh giá tình trạng bệnh lý và có hướng điều trị phù hợp. Thân mến. BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, BV Nhân dân 115", "Nếu triệu chứng đau ngực kéo dài kèm ho, sốt, khó thở em nên đi khám chuyên khoa tim mạch - ho hấp Chào em, Triệu chứng đau ngực của em thường gặp trong nguyên nhân thành ngực - sụn sườn nhiều hơn là các bệnh lý nguy hiểm gây đau thắt ngực (như bệnh lý tim mạch). Nếu như em sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, không thuốc lá, hạn chế cafe bia rượu, tập thể dục vận động thêm mà triệu chứng này hết đi thì không sao cả, không đáng ngại. Ngược lại, nếu triệu chứng vẫn kéo dài hoặc kèm theo những khó chịu khác như sốt, khó thở, ho, mệt mỏi liên tục thì cần đến khám chuyên khoa tim mạch - hô hấp, em nhé.", "Viêm họng gây nuốt vướng, đau cổ và nổi hạch. Chào em, Theo như mô tả, bác sĩ nghi ngờ em bị viêm họng mạn, tình trạng viêm họng tái đi tái lại nhiều lần thường dẫn tới quá phát các tổ chức lympho, hạch cổ to viêm xơ, dẫn tới cảm giác sần sùi, vướng nhẹ ở họng. Đây là tổn thương mạn tính, em có thể hiểu giống như là “sẹo” cũ sau bệnh và hiếm khi chữa khỏi hẳn về bình thường được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên có nhiều đợt viêm họng cấp tính với sốt, hạch cổ sưng to lên, mệt mỏi, ho đàm vàng xanh, đau họng... thì em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ hỗ trợ tìm nguyên nhân và chữa trị cho dứt điểm em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi chẩn đoán được bệnh. Triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, như bệnh lý răng miệng, đau do nguyên nhân thần kinh - cơ... Do đó, bạn cần phải đến khám cơ sở y tế để được kiểm tra toàn diện, phát hiện bệnh sớm mà xử trí thích hợp. Ở độ tuổi của bạn, nếu không có bất kỳ triệu chứng nào đi nữa cũng cần được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các rối loạn thường gặp ở độ tuổi này như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... để điều chỉnh sớm, bạn nhé. Thân mến! " ]
Tôi bị bệnh nhân tuyến giáp thùy phải. Kết quả siêu âm ngày 23/9/2020 viện quân đội 108 là:Thùy phải kích thước bình thường, có nhân hỗn hợp 22x13x18mm. Ranh giới rõ, không có vi vôi hóa, phần dịch chiếm 5%, tăng sinh mạch mức độ ít.Xét nghiệm TSH 2.19 (chỉ số bình thường 0.27-4.2uIU/mL) Và FT4 là 15.50 (chỉ số bình thường 12-22pmol/L, máy OBASE601).Vậy xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi ở mức độ nào, u lành tính hay ác tính và cách điều trị sao cho phù hợp? Bác sĩ viện 108 có tư vấn tôi điều trị bằng sóng cao tần, xin hỏi như vậy có tốt không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
[ "Chọc hút khối u sẽ giúp xác định u lành tính hay ác tính hơn siêu âm Chào bạn, Để đánh giá nguy cơ ung thư tuyến giáp cần thêm một số thông tin về tuổi tác, cơ địa, tiền căn bệnh nền... Trường hợp này, nhân giáp của bạn ít có dấu hiệu nghi ngờ ung thư nhưng phần đánh giá có thể không chuẩn, do bác sĩ không nhận được đầy đủ thông tin. Độ chính xác của kết quả siêu âm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của người bác sĩ thực hiện, nên lựa chọn can thiệp cần dựa trên kết quả siêu âm của một bác sĩ ở bệnh viện chuyên khoa có kinh nghiệm. Đối với can thiệp bằng sóng cao tần, khối bướu giáp cần được xác nhận lành tính trước. Hơn nữa, khối bướu của bạn có kích thước cũng khá to, nên chọc hút bằng kim nhỏ nên được thực hiện để xác định bản chất của u. Nếu khối u ác tính, bắt buộc phải cắt rộng và điều trị bổ trợ sau đó tuỳ vào kết quả phẫu thuật. Nếu khối u lành tính, bạn có thể giải quyết bằng phẫu thuật hay sóng cao tần khi khối u gây khó chịu (đau, vướng, khó nuốt) hoặc vấn đề thẩm mỹ bạn nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>" ]
[ "Chào em, Theo kết quả mô tả siêu âm tuyến giáp của em thì hai nhân giáp thùy phải và thùy trái của em sẽ được đánh giá là tirads 3 (phân độ nguy cơ ác tính của nhân giáp), tức là nhiều khả năng lành tính và có 1,7% nguy cơ ác tính mà thôi. Đối với nhân giáp tirads 3, nguy cơ ác tính thấp, thì việc quyết định nên sinh thiết hay theo dõi sẽ cần dựa vào nhiều yếu tố khác, như nhân giáp này có làm rối loạn hormone tuyến giáp hay không, tiền căn gia đình có ai bị ung thư không, bản thân em có từng chiếu xạ vùng đầu mặt cổ không… Do đó, em cần khám chuyên khoa Giáp, thuộc chuyên khoa Nội tiết hoặc chuyên khoa Ung bướu để bác sĩ xem lại biên bản siêu âm, khai thác thêm những thông tin về bản thân và gia đình em, làm thêm xét nghiệm nếu chưa đủ (như xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp) từ đó mới đưa ra kết luận về hướng xử trí phù hợp tiếp theo, em nhé.", "Xin chào bạn, Trong bệnh lý tuyến giáp có 2 vấn đề liên quan đến quyết định điều trị (phẫu thuật hay dùng thuốc) đó là: - Kích thước và bản chất khối u: lành tính hay ác, có làm khó thở, nuốt khó, quá to ảnh hưởng thẩm mỹ? - Chức năng tuyến giáp: cường hay suy? Hiện tại kết quả sinh thiết ra nhóm tế bào không điển hình, nghĩa là chưa thể loại trừ đây là khối u ác tính. Bạn nên tái khám chuyên khoa bệnh lý tuyến giáp để được sinh thiết lần 2 sau đó mới quyết định điều trị nhé bạn. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Phân loại Ti- RADS là phân loại tiên lượng ác tính của nốt tuyến giáp trên siêu âm: +  TI-RADS-1: Mô giáp lành. + TI-RADS-2: Các tổn thương lành tính (0% nguy cơ ác tính). + TI-RADS-3: Các tổn thương nhiều khả năng lành tính (1,7% ác tính). + TI-RADS-4: 4a: Tổn thương có 1 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (3,3% ác tính). 4b: Tổn thương có 2 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (9,2% ác tính). 4c: Tổn thương có 3-4 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (44,4-72,4% ác tính). + TI-RADS-5: có từ 5 trở lên dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (87,5% ác tính). + TI-RADS-6: Biết chắc chắn bướu ác tính trước đó. Như vậy, nhân giáp ở thùy trái tuyến giáp của mẹ em được đánh giá là TI-RADS-3, tức là nhiều khả năng lành tính và có 1,7% nguy cơ ác tính. Mẹ em nên gặp bác sĩ điều trị của mình, hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Bướu giáp để xem xét thêm các yếu tố khác (chức năng tuyến giáp, độ tuổi, triệu chứng...) để quyết định có cần chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) nhân này hay không, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Kết quả của siêu âm chỉ cho biết có nhân giáp và kích thước là 17x5 mm, không có mô tả đặc điểm của nhân giáp (như tăng sinh mạch máu hay không, dạng nang đồng nhất hay sao…), BS cũng chưa biết bạn có rối loạn chức năng tuyến giáp hay không, bạn có triệu chứng khó chịu gì với cái nhân này (ví dụ: đau) hay không… thì BS không thể trả lời câu hỏi của bạn là cần mổ hay chưa được. Vì có nhiều loại nhân giáp không cần mổ, có loại cần phải sinh thiết, có loại cần phẫu thuật… Với bệnh lý này, bạn có thể theo dõi bệnh tại chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Ung bướu chuyên về bướu giáp hay chuyên khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu (cũng có chuyên môn về bướu giáp), đều được. Thân mến.", "Chào em, Phân loại Ti-rads là phân loại tiên lượng ác tính của nốt tuyến giáp trên siêu âm +  TI-RADS-1: Mô giáp lành. + TI-RADS-2: Các tổn thương lành tính (0% nguy cơ ác tính). + TI-RADS-3: Các tổn thương nhiều khả năng lành tính (1,7% ác tính). + TI-RADS-4: 4a: Tổn thương có 1 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (3,3% ác tính). 4b: Tổn thương có 2 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (9,2% ác tính). 4c: Tổn thương có 3-4 dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (44,4-72,4% ác tính). + TI-RADS-5: có từ 5 trở lên dấu hiệu siêu âm nghi ngờ (87,5% ác tính). + TI-RADS-6: Biết chắc chắn bướu ác tính trước đó. Như vậy, nhân giáp ở thùy trái tuyến giáp của em được đánh giá là tirads-3, tức là nhiều khả năng lành tính và có 1,7% nguy cơ ác tính, em nên gặp bác sĩ điều trị của mình, hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - bướu giáp để xem xét thêm các yếu tố khác (chức năng tuyến giáp, độ tuổi, triệu chứng...) để quyết định có cần chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) nhân này hay không. Nhân giáp Ti-rads 3 theo thời gian có thể tiến triển lên Ti-rads 4, hoặc có thể đứng yên tại chỗ ti-rads 3, không đoán trước được. Đối với các nhân giáp nhỏ từ 1-2cm thì người bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe. Nghĩa là bệnh nhân chỉ cần tái khám định kỳ để làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đánh giá sự tiến triển của khối u. Nếu thấy khối u lớn hơn thì cần phải sinh thiết. Nếu ngược lại, khối u tuyến giáp lành tính không thay đổi về kích thước, thì không cần điều trị gì thêm. Dùng thuốc chỉ cân nhắc áp dụng với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3 cm), có thể điều trị bằng hoóc môn giáp L-T4 ít nhất 6 tháng rồi đánh giá lại kết quả. Tuy nhiên, liệu pháp này vẫn còn rất nhiều tranh luận vì chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc điều trị bằng thuốc kháng giáp sẽ làm thu nhỏ kích thước khối u. Vì vậy, trong quá trình điều trị cần phải theo dõi, nếu khối u có kích thước nhỏ đi sẽ tiếp tục điều trị, ngược lại nhân to lên thì nên cân nhắc việc dừng điều trị bằng thuốc kháng giáp mà chuyển sang các phương pháp điều trị khác. Với nhân có kích thước lớn (trên 4 cm) hoặc có chèn ép gây khó thở hoặc nuốt nghẹn, thì một khối u lành tính cũng có chỉ định phẫu thuật. Khối u được chẩn đoán là không xác định hoặc nghi ngờ ác tính cũng cần phải được phẫu thuật để dễ dàng kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Thân mến.", "Chào em, Với kết quả siêu âm trên, hiện tại em đang có 1 nhân giáp kích thước 8,6 x 3,6 mm bên thùy phải tuyến giáp, có tăng sinh mạch máu, giới hạn còn rõ. Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở phía trước cổ, có hình con bướm, là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể. Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm ở tuyến giáp, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Đa số các nhân giáp là lành tính, chỉ 1 số ít là ung thư. Khi phát hiện 1 nhân giáp thì bác sĩ sẽ xem xét các đặc điểm của nhân giáp trên siêu âm, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp nếu cần, để định hình đây là bướu giáp nhân đơn thuần hay kèm cường giáp, nhân này có dấu hiệu ác tính cần chọc hút tìm tế bào ung thư không (FNA)…rồi mới quyết định xem có cần mổ không, có cần uống thuốc gì hay không. Vì có nhiều loại nhân giáp không cần mổ chỉ uống thuốc, có loại cần phải sinh thiết, có loại cần phẫu thuật, có loại chỉ cần theo dõi không uống thuốc… Với bệnh lý này, em nên theo dõi bệnh tại chuyên khoa Nội tiết hay chuyên khoa Ung bướu chuyên về bướu giáp hay chuyên khoa ngoại lồng ngực - mạch máu (cũng có chuyên môn về bướu giáp), đều được. Thân mến.", " Chào bạn, Theo như kết quả siêu âm của bạn rất nhỏ (<1cm) và không có các dấu hiệu nghi ngờ ác tính vì vậy có thể theo dõi thêm. Ngoài ra, chức năng tuyến giáp của bạn không bất thường vì vậy không cần phải dùng thuốc điều trị. Vậy trường hợp bạn có thể siêu âm kiểm tra sau 6 tháng -1 năm bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, U lành tuyến giáp vẫn có khả năng biến chuyển sang u ác theo thời gian, nhưng không phải tất cả các trường hợp u lành tuyến giáp đều như vậy. Vẫn có nhiều trường hợp u lành tuyến giáp vẫn mãi là u lành theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là tái khám kiểm tra u lành này định kỳ, bằng siêu âm tuyến giáp, nếu có dấu hiệu bất thường như u to lên nhanh, có dấu hiệu nghi ngờ ác tính thì sinh thiết lại. Nếu khối u có kích thước lớn (trên 4 cm) ảnh hưởng đến thẩm mĩ hoặc chèn ép gây khó khăn khi nuốt hoặc thở thì cũng phẫu thuật luôn, em nhé. Thân mến.", " Chào em Quyên, MPV hay Mean Platelet Volume là thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu ngoại vi, do máy đo được. Chỉ số này tăng cao trong một số bệnh lý viêm nhiễm và tự miễn. Tuy nhiên, giá trị đo được trường hợp của em có thể xem như bình thường. Anti thyroglobulin và Anti Microsomal là những kháng thể thường được tìm thấy khi có bệnh lý tự miễn liên quan đến tuyến giáp, các chỉ số kháng thể này trong máu của em trong giới hạn bình thường, chức năng tuyến giáp bình thường. Như vậy, em đang có một mật độ hỗn hợp, với tình trạng bình giáp. Nguy cơ tiến triển ung thư của tổn thương dạng này, khoảng 5%. Do đó, em cần thực hiện siêu âm tuyến giáp bởi một BS siêu âm có kinh nghiệm để đánh giá nguy cơ ung thư, nếu nghi ngờ cần làm thêm xét nghiệm chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) để kiểm tra bất thường tế bào. Trân trọng!", "Chào chị Tran Nhung, AloBacsi không thấy chị mô tả các nhân giáp, chỉ thấy\r\nghi về hạch. Thường thì đa hạt nhỏ thường lành tính. Ở tuổi chị\r\nkhông cần điều trị gì chuyên biệt. Để biết rõ tình trạng tuyến giáp từ đó có lời\r\ntư vấn chính xác, chị nên đi khám chuyên khoa. Chị có thể ăn uống bình thường, không ăn quá nhiều\r\nmón gì hay quá kiêng khem món gì trong các thứ chị đã nêu. Thân mến,", " Chào em Huyền, Phân loại Tirads là phân loại khả năng lành - ác của nhân tuyến giáp trên siêu âm. Kết quả nhân thùy phải tuyến giáp tirads 3 nghĩa là nhân giáp nhiều khả năng là lành tính (< 5% ác tính). Theo tôi, BV 108 cũng là BV đa khoa có khả năng theo dõi và điều trị bệnh lý . Hơn nữa, nhân thùy phải tuyến giáp tirads 3 của em cũng nhiều khả năng là lành tính, do đó chưa thật sự cần thiết để chuyển sang BV ung bướu để điều trị, đặc biệt là khi em có BHYT tại BV 108. Thân mến! ", "Chào bạn, Kết quả siêu âm cho hình ảnh gợi ý ung thư tuyến giáp (TIRADS 4A) và do vậy cần phải làm chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Tuy nhiên, kết quả là “nghi ngờ ung thư tuyến giáp”. Trường hợp của bạn cũng thường gặp khi khám bệnh. Theo tôi, BS cần hỏi thêm một số yếu tố góp phần ung thư tuyến giáp như: - Tiền căn xạ trị vùng đầu mặt - Tuổi rất trẻ hoặc rất già - Theo dõi siêu âm tuyến giáp thấy tiến tiển kích thước của nhân giáp rất nhanh - Hoặc siêu âm có hạch cổ… Như vậy, nếu còn nghi ngờ, có thể bạn đề nghị BS cần làm lại chọc hút tế bào tuyến giáp lần thứ hai tại một cơ sở khác để tham khảo thêm hoặc làm xạ hình tuyến giáp tìm hình ảnh nhân lạnh. Sau đó, tùy kết quả này có thể xem xét cách điều trị tiếp theo như phẫu thuật hay theo dõi tiếp một thời gian. Thân mến.", "Chào em, Kết quả chọc hút tế bào của nhân giáp có nhiều đặc điểm lành tính (khả năng ác rất thấp). Có thể điều trị bằng berlthyrox. Thuốc có thể làm giảm kích thước của nhân giáp lẫn bướu giáp. Tuy nhiên, hiệu quả giảm nhỏ lại này chưa phải là 100%, có nhiều người uống vẫn không giảm thêm, mà chỉ là giúp nó đừng to ra hay phát triển thêm nữa mà thôi. Nếu đã uống thuốc Berlthy rồi thì em cần theo dõi xem cơ thể có biểu hiện gì khác thường không. Nếu có, phải báo cho bác sĩ biết ngay. Em nên theo dõi định kỳ nhân giáp này bằng cách siêu âm lại cổ sau 1 năm, em nhé. Chúc em luôn vui, khỏe!", "Chào bạn, Trong thông tin gửi về không thấy bạn mô tả có kích thước thế nào, diễn tiến có tăng nặng lên hay to lên trong 1 năm không, khối có di động hay xâm lấn vào các mô xung quanh không… Phải có những thông tin này mới có thể tư vấn rõ ràng hơn cho bạn. Kết quả tế bào học lành tính vẫn chưa đủ để loại trừ một khối u ác tính. Kết quả siêu âm mà bạn cung cấp có phần mô tả khá mập mờ, không nói rõ được bản chất của khối u là gì, có thể do bạn gửi thiếu thông tin gì chăng? Nếu được bạn vui lòng gửi hình chụp trực tiếp kết quả siêu âm, hình chụp sang thương ở cẳng tay và kết quả tế bào học để BS tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm với bạn, kết quả siêu âm phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của BS thực hiện, do đó bạn nên siêu âm tại BV lớn, tốt nhất là các BV có chuyên khoa Ung Bướu để có kết quả chính xác nhất bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Nếu như này của em không ác tính, không tăng tiết hormon giáp thì sau khi phẫu trị không cần xạ nữa, sau đó tùy vào việc em đã cắt tuyến giáp toàn phần hay một phần mà BS có kê thêm thuốc cho em uống hay chỉ theo dõi định kỳ mà thôi. Thân mến." ]
Thưa bác sĩ,Em mới phẫu thuật nối gân, nối dây thần kinh trụ tay phải cách đây 3 ngày. Vậy em có được ăn trứng gà, trứng vịt không và kiêng cữ những gì ạ?Ngón út của em bị mất cảm giác nhưng vẫn co giãn bình thường vậy có sao không ạ?Cảm ơn bác sĩ!
[ "Việc ngón tay cử động co giãn bình thường nhưng mất cảm giác có thể do thần kinh trụ chưa phục hồi chức năng hoàn toàn Chào em, Thứ nhất, về chế độ ăn, theo dân gian thì các loại rau có nhiều mủ hay nước tương, trứng, đồ biển... không tốt cho người mới mổ xong hay có vết thương vì nghĩ là sẽ tạo mủ, khó lành, sẹo lồi... Tuy nhiên, theo bằng chứng khoa học thì điều đó không đúng. Người có vết thương thì có thể ăn uống bình thường, không kiêng cử gì cả, miễn là thức ăn phải nấu chín uống sạch, rau nên luộc chín để dễ tiêu, những món ăn trước đây gây dị ứng nếu có thì không dùng. Người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới mau lại sức. Tuy nhiên, không nên uống rượu bia vì có thể làm vết thương chậm lành, dị ứng, giảm tác dụng thuốc uống đi kèm. Như vậy, về mặt chế độ ăn, thì nhìn chung không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá, không rượu bia, cần ăn uống đầy đủ chất (rau thịt cá trứng sữa), tránh các thực phẩm gây dị ứng (món nào ăn vào thấy nổi ban ngứa thì né ra), uống đủ nước trong ngày. Thứ hai, việc ngón tay út của em cử động co giãn bình thường nhưng mất cảm giác là do thần kinh trụ mặc dù đã được nối lại nhưng vẫn chưa phục hồi chức năng như trước được. Thần kinh một khi đã tổn thương thì khó mà phục hồi hoàn toàn lắm, em có thể phối hợp thêm châm cứu, nhân điện sẽ kích thích sợi thần kinh phục hồi nhanh hơn. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Thần kinh khác với gân nha em. Thần kinh một khi đã đứt rồi thì rất khó khâu nối lại, khâu nối lại cũng chưa chắc hoạt động được, và dây thần kinh đứt đã lâu (trường hợp của em là 5 tháng) thì bây giờ không thể khâu nối lại được nữa. Em trình bày là bị đứt dây thần kinh mác, nhưng câu hỏi lại là chuyển gân, không rõ là muốn chuyển gân gì, hiện tại em đi lại ra sao. Nhìn chung, em nên đến khám lại tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại toàn diện cho em, xem cái nào có thể chỉnh sửa được thì chỉnh sửa, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn, Sau phẫu thuật 3 tuần, nếu vết mổ vẫn còn sưng thì rất có khả năng là nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, có một số trường hợp tổn thương mô mềm và mạch máu nặng nên lưu thông máu bị ảnh hưởng, dẫn đến phần thương tổn dễ bị sưng phù. Dù sao thì bạn cũng nên quay lại bệnh viện để bác sĩ đánh giá trực tiếp, xem có khả năng bị nhiễm trùng hay không và điều trị sớm. Thời gian để gân bắt đầu lành và có thể tập luyện vận động trung bình từ 4-6 tuần, do đó trong thời gian sau khi mổ nối gân, nhất thiết phải bất động hoàn toàn bằng bột, nẹp. Bạn có thể cử động nhẹ các ngón tay, tập nắm bàn tay để giảm tê và tăng lưu thông mạch máu.Khi tổn thương lành hẳn sẽ bắt đầu tập các bài sức cơ cho từng nhóm cơ bạn nhé! Thân mến.", "Ngón áp út không phải là ngón tay chịu lực chính Chào bạn, Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nối gân ngón tay phụ thuộc vào mức độ tổn thương của gân và kỹ thuật thực hiện. Thông thường sau phẫu thuật, bạn sẽ được bất động bằng nẹp hoặc bột nhằm giữ cho diện đứt gân ổn định cho quá trình liền gân và phục hồi. Sau thời gian bó bột, bạn sẽ được chỉ định tập vật lý trị liệu để phục hồi sức cơ và chống dính vết mổ. Quá trình hồi phục có thể kéo dài 2-3 tháng, nếu tập luyện và chăm sóc tốt, có thể hồi phục gần như hoàn toàn. Ngón áp út không phải là ngón tay chịu lực chính, trong quá trình hồi phục bạn vẫn có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt thường ngày, nên bạn cũng đừng quá lo lắng bạn nhé!", "Xin chào em Hương, Thai trứng là do sự phát triển bất thường của các gai nhau,\r\ntrong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to,\r\nnhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Phần lớn các trường hợp thai trứng sau khi hút nạo sẽ diễn tiến tốt (khoảng\r\n80%), còn 20% trường hợp bệnh diễn tiến thành u nguyên bào nuôi xâm lấn vào lớp\r\ncơ tử cung - đó là thai trứng xâm lấn, hoặc phát triển trở thành ung thư nguyên\r\nbào nuôi. Do đó, bước theo dõi sau hút nạo rất quan trọng. Cần theo dõi nồng độ hCG mỗi\r\ntuần đến khi âm tính ba tuần liên tiếp, sau đó mỗi tháng một lần trong 6 tháng.\r\nKhi nồng độ hCG chỉ giảm dưới 10% hoặc có chiều hướng tăng lên thì sẽ cần phải\r\nđiều trị thêm hóa chất. Trường hợp của em, nồng độ hCG sau nạo 2 ngày còn rất cao, có khả năng thai\r\ntrứng nguy cơ cao, nhưng sau đó nồng độ này có giảm nhiều. Em cần tiếp tục theo\r\ndõi mỗi tuần theo lịch trên, trường hợp xấu cần phải được điều trị ngay. Nếu em\r\nkhông yên tâm, em có thể lên tuyến trên để theo dõi và điều trị. Thân chào em!", "Chào bạn, Trường hợp của bạn, sau phẫu thuật 20 ngày, đã qua\r\ngiai đoạn khó khăn nguy hiểm, vết thương hết đau, lành tốt. Tuy nhiên còn vài\r\nkhó chịu nhỏ về vị giác, cơ thể sẽ dần dần hồi phục, bạn sẽ trở về những cảm\r\ngiác bình thường. Bạn hãy yên tâm ăn uống, học tập, làm việc bình thường nhé!", "Chào bạn, Sau , vết thương mới, gây cảm giác khá khó chịu, bạn phải chịu đựng chút nhé. Bạn hãy dùng thuốc giảm đau như Panadol, Efferangan codein trước mỗi bữa ăn từ 15-30 phút. Sau khi thuốc có tác dụng, bạn hãy ăn, uống, lúc ấy bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Bạn ăn thức ăn mềm nhưng giàu chất đạm (thịt, trứng, cá...) trong vòng 1 tuần. Cảm giác đau rồi cũng nhanh chóng qua mau. Bạn không làm việc nặng trong 7- 10 ngày sau phẫu thuật, để tránh chảy máu vết mổ. Nếu có những dấu hiệu không tốt như: chảy máu vết mổ, sốt... bạn phải báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật hoặc vào ngay bệnh viện nhé. Chúc bạn mau chóng bình phục sức khỏe!", "Gân là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương. Tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Chào em, Trong chiến lược vận động trị liệu, việc phục hồi vận động cho gân cần phải đúng thời điểm. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi. Thông thường thời gian cần bất động chi sau phẫu thuật nối gân là 3-4 tuần, nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân. Thời điểm hiện tại là đủ an toàn để tháo bột cố định và bắt đầu tập vật lý trị liệu rồi, nhưng tốt nhất là em nên tái khám lại bên BS khoa chấn thương chỉnh hình đã mổ cho em, để BS thăm khám kiểm tra lại sau tháo bột và hướng dẫn em cách tập vận động khớp cổ chân - đi lại cho đúng cách, giúp em mau phục hồi, em nhé.", "Chào em, Gãy xương sẽ làm tổn thương mạng lưới thần kinh - mạch máu xung quanh,\r\ndo vậy, sau khi cố định xương và xương đã lành thì triệu chứng tê tê lâu lâu xuất\r\nhiện 1 lần là bình thường, không đáng ngại. Em ăn hải sản mà thì coi chừng có biểu hiện dị ứng hải sản rồi, hay ăn quá cay quá nóng cũng bị,\r\nnên hạn chế lại. Thân,", "Vật lí trị liệu giúp người bệnh sớm phục hồi khả năng đi lại Ở thời điểm này em không những có thể mà còn cần thiết bắt đầu tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng đi lại, tránh hiện tượng co rút, teo cơ. Nguyên tắc tập luyện chủ yếu là tăng dần về mức độ và cường độ tập, bắt đầu với các động tác co giãn gập duỗi nhẹ nhàng, giúp cho máu lưu thông, tập đứng trên 1 chân để chịu lực, tập đi lại tăng dần. Về bài tập cụ thể thì em nên đến các bv có khoa tập vật lý trị liệu để có những bài tập chính xác ban đầu, sau đó quen dần có thể tự tập. Về mặt chế độ ăn, thì nhìn chung không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành vết thương, không rượu bia, cần ăn uống đầy đủ chất (rau thịt cá trứng sữa), tránh các thực phẩm gây dị ứng (món nào ăn vào thấy nổi ban ngứa thì né ra), uống đủ nước trong ngày.", "Chào bạn Đứt gân là một tổn thương thường gặp ở cổ tay, chân, bàn tay, chân. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương, đả thương, hay gặp nhất là bị chém. Gân là phần chuyển tiếp của cơ, từ đó bám vào các mấu xương, các vị trí để khi cơ co - dãn sẽ hình thành động tác cụ thể cho từ vị trí. Do đó, khi đứt gân cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt thì mới mong lấy lại được tầm vận đông như trước. Các trường hợp đứt gân càng để lâu thì hiệu quả hồi phục sau phẫu thuật càng thấp. Do đó, để xác định được tình trạng của mình có đủ điều kiện phẫu thuật hay không, bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa Ngoại Chấn thương để bác sĩ đánh giá trực tiếp và tư vấn cho bạn nhé! Thân mến.", "Nên tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật nối gân Chào bạn, Sau phẫu thuật nối gân giai đoạn đầu cần bất động tốt phần được nối nhằm mục đích: giảm phù nề, giảm đau sau mổ, đảm bảo an toàn cho gân bị đứt do giảm sự căng giãn của diện nối gân. Quá trình bất động này có thể gây ra hậu quả là cứng khớp và yếu các cơ vận động nhưng có thể phục hồi nhờ tập vật lý trị liệu. Tại thời điểm này, bạn nên tái khám để bác sĩ hướng dẫn tập luyện vì nếu tập quá muộn dễ bị viêm dính gân và khó phục hồi. Về vấn đề tê tay thường do nguyên nhân thần kinh, cần có thời gian để hồi phục dần, nhưng nếu khó chịu bạn có thể tái khám để bác sĩ kê thuốc giảm triệu chứng  bạn nhé! Thân mến.", "Thận trọng khi ăn cá hồi nếu có tiền căn dị ứng Chào bạn, Giác mạc là tổ chức đảm bảo chức năng thị giác và cực kỳ quý hiếm, do đó sau mổ nên gìn giữ kiêng cữ, tránh làm việc quá sức cho tới khi lành hẳn, thông thường trong khoảng 1 tháng đầu tiên. Cá hồi và cá thu là các loại cá rất tốt, nhiều dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng, do đó cần thận trọng nếu tiền căn có nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Và khi quan hệ trong thời gian đầu phẫu thuật sẽ có sự tăng áp lực do gắng sức, từ đó dễ ảnh hưởng đến vết khâu, bạn nhé. Thân mến.", "- nguồn internet Kim\r\nChung thân mến, Ngay\r\nkhi vừa mổ xong, bụng của bệnh nhân thường còn hơi chướng,\r\nnhu động ruột cũng giảm so với trước, nên tốt nhất là ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu\r\n(như súp, cháo), đến khi đánh hơi được thì có thể ăn uống lại như bình thường.\r\nDo vậy trong thời gian đầu sau mổ, em chưa cần vội uống thêm tinh bột nghệ, khi\r\nbệnh đã ổn và BS cho xuất viện, em có thể ăn uống lại như bình thường. Ngoài ra, theo dân gian thì các loại rau có nhiều mủ\r\nhay nước tương, đồ biển không tốt cho người mới mổ xong, vì nghĩ là sẽ tạo mủ,\r\nkhó lành, sẹo lồi... Tuy nhiên, theo bằng chứng khoa học thì điều đó không\r\nđúng. Người sau mổ khi đã ổn định thì có thể ăn uống lại bình thường như trước\r\nđây, không kiêng cử gì cả, miễn là thức ăn phải nấu chín uống sạch, rau nên luộc\r\nchín để dễ tiêu, những món ăn trước đây gây dị ứng nếu có thì không dùng. Người\r\nbệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới mau lại sức.", " Chào bạn, Thần kinh trụ chi phối vận động cho các cơ gấp cổ tay trụ, cơ gấp chung các ngón sâu, tất cả các cơ ô mô út, các cơ gian cốt mu tay và gian cốt gan tay, cơ giun 3-4 và cơ khép ngón cái. Hiện nay kĩ thuật nối gân và thần kinh đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, người bệnh có thể phục hồi tốt, trở về như bình thường nếu quá trình tập vật lý trị liệu tích cực, phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bạn nên tái khám để bác sĩ đánh giá và quyết định phương hướng tập luyện chứ không nên tự ý tập tại nhà, nhất là giai đoạn đầu rất dễ xảy ra biến chứng bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Các dụng cụ cố định xương rất chắc chắn, sẽ không thể bị nới lỏng với các lực tác động nhẹ bên ngoài được, thậm chí với lực va đập mạnh trong chấn thương gây mới mà đoạn xương được bắt vít cố định vẫn dính chặt. Do đó, bạn không cần phải kiêng quan hệ vợ chồng, các động tác sinh hoạt bình thường như ăn uống, hôn, nói chuyện không dẫn đến lỏng vít như bạn lo lắng đâu, nhưng nhớ chú ý những tư thế nguy hiểm có thể gây chấn thương, bạn nhé! Thân mến! " ]
BS ơi, Chân cháu bị những nốt sần nổi lên như da gà rất mất thẩm mỹ, không ngứa. Nó lan ra rất nhiều. Cháu đã đi khám mà BS ở đây khám bệnh rất qua loa. Họ cho cháu thuốc bôi nirozal nhưng không có tác dụng. Cháu bị cũng mấy tháng rồi ạ. Đây là ảnh chỗ chân của cháu. BS chỉ cho cháu thuốc cần dùng với ạ. Cháu rất cảm ơn! (Yến Nhi - TPHCM)
[ "Chào Yến Nhi, Qua hình ảnh cung cấp có khả năng em đang bị viêm nang lông. phát sinh do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu, nấm, vi rút trú ngụ ở nang lông; do dị ứng thuốc; dùng các chất tẩy rửa mạnh; do vệ sinh không đúng cách sau khi cạo, nhổ khiến chân lông bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm; do tăng tiết bã nhờn của da gây bít lỗ chân lông; lớp tế bào trên da quá dày làm lông không mọc được phải cuộn tròn dưới da... Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Cải thiện môi trường sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Em nên khám chuyên khoa da liễu để BS kê toa thuốc điều trị, em nhé! Thân mến! " ]
[ "Thành Tâm thân mến, Triệu chứng sưng, ngứa ở\r\nbàn chân là các triệu chứng của bệnh . Ngoài xi măng thì còn rất nhiều\r\nyếu tố khác như do côn trùng đốt, tiếp xúc hóa chất nằm trong đất cát,… Do đó\r\ncác lần sau, dù chơi thể thao ở đâu em cũng nên mang giày để bảo vệ đôi chân\r\nmình, vì ngoài chuyện dị ứng thì còn rất nhiều nguy cơ khác có thể lây nhiễm\r\ncho em như: giẫm phải dị vật (đinh sét, vật nhọn, kim chích,…), nhiễm nấm (gây\r\nbệnh nấm móng rất khó điều trị), vi khuẩn và ký sinh trùng (ghẻ, giun móc,…). Điều trị bệnh dị ứng tốt\r\nnhất là phòng bệnh. Trường hợp của em có thể thoa các thuốc kháng viêm như\r\nHydrocortisone 0,05% 1-2 lần/ngày trong vài ngày để làm giảm các triệu chứng\r\nngứa. Tuy nhiên trong trường hợp bàn chân vẫn sưng, hoặc có thêm các triệu\r\nchứng khác như viêm đau, mưng mủ,... khi có bội nhiễm vi khuẩn thì em nên đến\r\nkhám và điều trị trực tiếp tại bệnh viện. Thân mến,", "Hình ảnh do bạn đọc cung cấp Chào em, Hình ảnh em gửi về có độ phân giải\r\nkhông cao, kết hợp với thông tin em cung cấp, bác sĩ thấy những nốt này tương đối\r\ngiống sẩn mày đay, một loại sẩn da kèm ngứa do dị ứng. có rất nhiều nguyên\r\nnhân và thường do: - Thức ăn: hải sản, thịt rừng, mắm,\r\nrượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm. - Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau\r\nkhi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. - Côn trùng: Ong, kiến, sâu bọ... - Chất gây dị ứng: Rơm rạ, phấn\r\nhoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, bột giặt, dầu gội, sữa tắm... - Nhiễm: siêu vi, giun sán, nấm... - Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ,\r\nthường xuyên ẩm ướt mồ hôi Em cần cố gắng tìm và loại trừ\r\nnguyên nhân bệnh mới giảm, có thể uống một đợt thuốc kháng histamin vài ngày để\r\ngiảm triệu chứng (có thể mua ở nhà thuốc tây, gồm thuốc uống, thuốc bôi), nếu\r\nkhông đỡ nữa thì phải đi BS da liễu khám và điều trị. Thân mến! ", "Chào bạn, Các thuốc điều trị mụn là những thuốc được kê toa và theo dõi bởi BS chuyên khoa. Để điều trị hiệu quả bạn nên đến khám trực tiếp và theo dõi bởi BS Da liễu. Bên cạnh đó bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Để hạn chế tình trạng tăng tiết bã bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, không tự ý sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm theo hướng dẫn của bạn bè hoặc quảng cáo trên mạng. Thân mến.", "Tuấn thân mến, Tuy không trực tiếp khám, nhưng hiện tượng da mà bạn mô tả “ nhìn thấy các lỗ chân lông nổi lên giống như khi bị xởn gai ốc, còn khu vực xung quanh vẫn bình thường và không ngứa” rất giống bệnh dày sừng nang lông. Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da, tổn thương là các sẩn nhỏ cứng tại các lỗ nang lông kích thước khoảng 1-2 mm, màu hơi trắng hoặc xám, đôi khi cũng viêm đỏ ngứa, do sự tắc nghẽn đường ra của nang lông, sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại.Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân… Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, thường xuất hiện ở những người có da khô, do chất keratin được tạo ra nhiều hơn bất thường làm bít lỗ chân lông làm cho sợi lông không mọc ra ngoài được. Bệnh không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bệnh có thể kéo dài quanh năm hoặc nhiều năm, mùa đông phát triển nhiều hơn mùa hè, sau đó bệnh giảm hoặc tự khỏi. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát. Các thuốc bôi có tác dụng tiêu sừng như Salicylic acid 3-5%, hoặc kem Tretinoin 0.05 - 0.1%... Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dùng xà bông tắm do tính kiềm cao gây kích thích da, và nên dùng các sản phẩm sữa tắm giữ ẩm như Cetaphil, Saforell. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa Da Liễu để BS khám trực tiếp thì việc chẩn đoán và điều trị sẽ tốt hơn bạn ạ! Thân ái!", " Chào em, là bệnh lý mạn tính dai dẳng, có liên quan đến cơ địa. Tình trạng nhiễm nấm làm cho bệnh dễ bùng phát hơn, do đó Nizoral có hiệu quả trong một số trường hợp nhưng không phải lúc nào cũng có thể trị khỏi bệnh. Việc quan trọng là em cần tuân thủ theo phác đồ của BV Da Liễu để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Em cũng nên chú ý hạn chế tiếp xúc ánh nắng, giữ vệ sinh da và tránh sử dụng mỹ phẩm, các loại sữa rửa mặt, xà phòng có tính tẩy rửa cao em nhé! Thân mến! ", "Chào cháu Tuấn Anh, Qua hình ảnh và mô tả của cháu thì có thể đây là bệnh chàm (hay còn gọi là Eczema như BS đã chẩn đoán cho cháu). Chàm là một bệnh da phổ biến và là một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu. Bệnh này không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, thường dai dẳng, tái phát nhiều lần, và như một số căn bệnh da khác, chàm cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ. Chàm khó có thể trị dứt hẳn được. Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại, giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính hay vẫn kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị thường dùng thuốc bôi kèm với thuốc uống, cháu nên khám chuyên khoa Da Liễu để được điều trị thích hợp, nên tái khám để BS theo dõi và điều chỉnh thuốc Cháu cũng cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa bao gồm: - Hạn chế dùng xà bông, hóa chất tẩy rửa - Giảm stress - Không nuôi thú, trồng hoa hoặc chưng hoa tươi trong nhà - Tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men, sữa ... - Vệ sinh nhà cửa, tránh bụi, nấm mốc - Thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da Thân ái!", "Chào\r\nem, Theo\r\nem mô tả thì rất có thể em đã bị bệnh chàm, nếu là bệnh chàm do cơ địa của em\r\nthì khó mà chữa trị được triệt để, nhiều khi phải chung sống hòa bình với bệnh\r\nnày. Tổn\r\nthương trên có biểu hiện như em trình bày trong thư, là do em không điều trị\r\nkịp thời và em gãi nhiều quá nên vùng da đó bị chàm hóa và đổi màu. Nếu đúng là\r\nbệnh này, phải dùng đến thuốc chống dị ứng, thuốc thoa có Corticoide, kem làm\r\nẩm da. Tuy\r\nnhiên, để chẩn đoán đúng bệnh và dùng thuốc hiệu quả cho em, tốt nhất em nên\r\nđến BV Da Liễu, em nhé!", "Thưa BS, 1 tháng trước em đi xét nghiệm máu thì bị sán chó. BS kê đơn cho em điều trị sán chó bằng Albendazole trong vòng 20 ngày. Em đã uống đủ liều rồi nhưng hiện tại vẫn bị ngứa và nổi mày đay mỗi ngày. Cho em hỏi là em phải làm sao ạ? Em có nên mua thuốc uống tiếp không ạ? (Hoàng Thị Ái - [email protected]) Ái thân mến, Nhiễm sán chó là 1 trong các nguyên nhân gây nổi ban dị ứng, nhưng đây không phải bệnh nan y và có thể điều trị được, liệu trình điều trị có khả năng thành công rất cao và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Em uống thuốc điều trị 20 ngày là đủ để tiêu diệt hết sán chó rồi. Giun đũa chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó, mèo; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian. Khi bị nhiễm giun chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun chó. Do đó người bị nhiễm giun đũa chó sau khi điều trị mà xét nghiệm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xn huyết thanh miễn dịch dương tính với giun đũa chó là thường gặp, không phải là bệnh còn. Nguyên nhân còn ngứa không phải do trị sán chó chưa sạch, mà do phản ứng của cơ thể với việc nhiễm giun vẫn chưa hết, mặt khác, ngoài nhiễm sán chó thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, rượu bia, chàm tiếp xúc... Như vậy, khi hết liệu trình điều trị sán chó thì nên ngưng thuốc trị giun, mà chỉ trị ngứa đơn thuần mà thôi, vì uống thuốc trị giun sán kéo dài không có lợi mà có hại cho gan, thận. Song song đó, xem lại các yếu tố gây dị ứng khác kể trên xem có không để xử trí luôn. Em có thể tái khám BS chuyên khoa Nhiễm hay chuyên khoa Da liễu để chỉnh thuốc cho phù hợp, em nhé. Trân trọng.", "Hình minh họa Chào em, Tình trạng da ở hai\r\nchân của em đang bị do thuốc, do tác động cơ học. Hiện nay em\r\nkhông nên tự xử trí tại nhà mà cần đến khám BVDa liễu để được xử trí thích hợp,\r\nđừng để tổn thương da tiếp tục lan rộng và nặng nề hơn, sẽ dễ để lại sẹo thâm\r\nsau này. Thân ái.", "Chào Thùy Ngân, Do em không gửi em hình ảnh sang thương, cũng không mô tả rõ triệu chứng ở da xuất hiện ra sao, diễn tiến thế nào để BS có thể tư vấn cụ thể hơn. Tốt nhất em nên khám chuyên khoa Da liễu để BS quan sát trực tiếp sang thương da và kê toa thuốc bôi thích hợp nhằm hạn chế tác dụng phụ do thuốc em nhé! Thân mến.", "Chào Tuấn Kiệt, Những sẩn đỏ trên da mà xuất hiện đột ngột khi có yếu tố khởi kích (thời tiết nóng hay lạnh, hải sản, bia rượu, côn trùng...) và biến mất tự nhiên, không để lại vết tích gì trên da và lại xuất hiện lặp đi lặp lại tương tự khi có yếu tố khởi kích đó thì đây là sẩn da do dị ứng, còn gọi là viêm da dị ứng. Thường các sẩn da do dị ứng kèm theo ngứavà không đau rát, càng gãi thì càng nề to lan rộng, nhưng không có mụn nước, không bong vảy. Trường hợp sẩn đỏ kèm theo mụn nước, bóng nước, đầu có mủ, bong vảy... thì coi chừng không phải viêm da dị ứng đơn thuần, cần khám BS Da liễu để định rõ bệnh. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng có thể do nhiễm ký sinh trùng, thời tiết thay đổi, quần áo không sạch (thô ráp, còn cặn bột giặt), đổ mồ hôi nhiều, thực phẩm ăn uống, sữa tắm gội, sinh vật nhỏ trong chăn ga gối nệm... Em xuất hiện những triệu chứng giống như lần viêm da dị ứng đợt trước do BS chẩn đoán, thì có khả năng lần này em bị tái phát. Nhưng việc uống lại toa thuốc cũ thì không an toàn lắm, bởi vì BS không rõ toa thuốc cũ đó được kê cách đây bao nhiêu năm, gồm những thuốc gì, liều lượng ra sao, mức độ dị ứng của lần trước với lần này khác nhau không… để BS có thể đánh giá toa thuốc cũ trên hiện có còn an toàn và phù hợp để điều trị bệnh cho em ở thời điểm hiện tại hay không được. Do đó, tốt hơn hết em nên tái khám lại BS cũ hoặc khám BS chuyên khoa Da liễu để được điều trị thích hợp; hoặc cách thứ hai là em cầm toa thuốc ra tiệm thuốc Tây, gặp dược sĩ (không phải dược tá) để được tư vấn trực tiếp. Bởi vì, theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, BS không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, điều này là do vấn đề an toàn của người bệnh, em nhé. Thân mến.", " Chào bạn Mai Linh, Với dấu hiệu ngứa tay và chân, các nguyên nhân thường gặp có thể do , viêm da dị ứng hoặc bệnh ghẻ. Bạn cần tới khám chuyên khoa Da liễu để BS tìm kiếm, quan sát sang thương da, đánh giá nguyên nhân và kê toa điều trị. Riêng triệu chứng đau xương sống do thông tin bạn cung cấp khá sơ sài, chưa đủ để xác định bệnh; vì vậy bạn cũng nên đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để BS chỉ định thêm xét nghiệm như Xquang cột sống hoặc MRI khi cần thiết, phục vụ chẩn đoán và điều trị. Tại TPHCM bạn có thể đến khám tại khoa Cơ xương khớp BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định, BV Đại học Y dược… bạn nhé! Thân mến!", "(Ảnh: bạn đọc Hai Nguyen) Chào em, Theo như mô tả triệu chứng da của em có thể do viêm da dị ứng; nguyên nhân gây kích ứng thường là thức ăn, thay đổi thời tiết, môi trường, hoá chất, mỹ phẩm... Bệnh thường tiến triển mạn tính, gây khô da, ngứa và nổi mẩn đỏ; có thể biến mất sau vài giờ. Trong trường hợp nghiêm trọng, phát ban hình thành các mụn nước rõ ràng và kéo dài hơn. Cách điều trị triệt để bệnh là tìm ra nguyên nhân gây kích ứng và tránh xa nó. Nếu liên quan tới thay đổi thời tiết, em nên dưỡng ẩm da, nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ, dưỡng ẩm. Có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin để giảm bớt triệu chứng ngứa. Khi tình trạng kéo dài dai dẳng gây khó chịu thì cần khám bác sĩ Da Liễu em nhé! Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Nizoral” chứa tác nhân kháng nấm tổng hợp phổ rộng ketoconazol, hàm lượng 20mg/g, là thuốc bôi điều trị nhiễm nấm ngoài da gây ra bởi nấm sợi và nấm men.\nThành phần:\nKetoconazol: 20mg/g\nChỉ định:\nCông dụng thuốc Nizoral cream 10g. Thuốc Nizoral được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các nhiễm nấm ngoài da :\nNhiễm nấm ở thân; Nhiễm nấm ở bẹn; Nhiễm nấm ở bàn tay và bàn chân do Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis và Epidermophyton floccosum; Điều trị nhiễm nấm Candida ở da; Điều trị bệnh lang ben .\nÐiều trị viêm da tiết bã - một bệnh lý da liên quan đến sự hiện diện của nấm Malassezia furfur.", "Chào em, Với triệu chứng của em, nhiều khả năng các BS ở Viện Da liễu Trung ương đã chẩn đoán phù hợp. Tức là, và có khả năng em bị chàm thể tạng. Em đã làm các xét nghiệm về giun sán và không mắc bệnh đó, có thể em cần kiểm tra thêm xem có bị hạch to hay không, bệnh lý về gan mật hay không trước khi quyết định thay đổi điều trị cho em. Do đó, em nên kiểm tra thêm với BS chuyên khoa Nội để tầm soát thêm 1 số nguyên nhân khác và phối hợp điều trị với BS Da liễu. Thân mến." ]
Chào BS, Làm ơn cho em hỏi anh của em bị nhiễm HIV, tay có bị trầy xước, lúc đó đang bê thùng giấy lên mang đi dọn và khoảng 2 phút sau nhờ em bê phụ tiếp. Lúc quay đầu thùng giấy thì em thấy có vết máu dính trên thùng mà tay em cũng bị trầy xước, vết thương vẫn còn ướt, lỡ đụng phải vết máu đó. Vậy cho em hỏi em có bị lây nhiễm không? Em cảm ơn.
[ " Chào em, Về việc điều trị : Phơi nhiễm là khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị dịch tiết, máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hay do quan hệ tình dục không an toàn… Em nằm trong nhóm này nên em phải đi gặp BS thật sớm. Điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần. Vì vết trầy xước của em và anh em đều giống nhau nên em nằm trong nhóm phải điều trị dự phòng phơi nhiễm. Nếu em chưa điều trị dự phòng thì phải chờ qua giai đoạn cửa sổ để xét nghiệm, từ 3 - 6 tháng sẽ xét nghiệm, 12 tuần sau khi nghi ngờ. Như vậy, trường hợp của em cho đến thời điểm này BS không xác định được bao nhiêu ngày nên em bắt buộc phải chờ 12 tuần sau xét nghiệm mới kết luận chính xác. Thân mến!" ]
[ " Chào\r\nbạn, Virus có thể sống trong giọt máu khô từ 2 - 7 ngày, virus HBV có thể tồn tại lâu\r\nhơn. Do đó, tùy vào thời gian của vết máu mà khả năng lây nhiễm HIV, HBV là cao\r\nhay thấp. Việc lây nhiễm nếu có là do sự tiếp xúc giữa vết thương và dịch tiết,\r\nmáu có chứa virus. Cách\r\ntốt nhất để chắc chắn có nhiễm bệnh hay không là xét nghiệm test nhanh HIV ở các\r\ncơ sở y tế, chi phí chỉ khoảng 100 ngàn đồng, và toàn bộ thông tin của bạn sẽ\r\nđược bảo mật. Ngoài ra, khi dọn dẹp vệ sinh phòng, bạn nên đeo găng tay để bảo\r\nvệ mình, bạn nhé. Còn việc tiêm ngừa viêm gan B, bạn chỉ cần đi kiểm tra lại nồng\r\nđộ kháng thể bảo vệ là Anti HBs, nếu cao thì không cần phải tiêm ngừa lại dù thời\r\ngian tiêm ngừa là bao nhiêu năm đi nữa. Thân mến! ", "Chào em, Trong trường hợp trước khi siêu âm vết mổ cho em được BS lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc đầu dò siêu âm được bao lại bởi 1 bao sạch (như găng tay sạch và mới, bao cao su mới) thì nguy cơ lây nhiễm từ đầu dò dơ qua vết mổ bị hở của em là không có. Ngược lại nếu không có 2 bước trên thì nguy cơ lây nhiễm là có. Thân mến.", "Chào em, Thực sự nguy cơ bị của em là rất thấp. Một là virus HIV sẽ bị bất hoạt khi gặp cồn 70 độ, lượng virus càng ít thì thời gian tác dụng càng nhanh. Hai là BS đó chắc chắn không dùng miếng bông đã lau máu của bệnh nhân HIV để dùng cho em, vì việc này vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong y khoa. Miếng bông đó có thể chỉ tiếp xúc với tay của BS, điều này thì không thể tránh khỏi nhưng sẽ không đủ lượng virus để lây nhiễm. Ba là ngay cả khi miếng bông dính một ít máu HIV đi nữa, tải lượng virus thấp mà vết thương miệng kim khá nhỏ, không đủ để virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, em không nên quá lo lắng. Thân mến! ", "Chào bạn, Quan hệ tình dục qua đường miệng là một trong những hành vi nguy cơ thấp, nhưng tinh dịch của bệnh nhân HIV có chứa một nồng độ virus nhất định, nếu khoang miệng đang có tình trạng viêm nhiễm, vết thương hở lớn thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng hiện nay chưa ghi nhận bất kỳ một ca nhiễm HIV nào qua quan hệ đường miệng, tất cả những nguy cơ chỉ nằm trên lý thuyết bởi vì thực tế nếu người bị phơi nhiễm có tình trạng đau họng miệng, chảy máu, lỡ loét vùng họng miệng thì chắc chắn họ cũng không hề có nhu cầu quan hệ tình dục qua đường miệng. Nếu vùng khoang miệng của bạn trong lúc xảy ra quá trình quan hệ vẫn trơn láng, không có vết thương hở lớn thì cũng có thể an tâm một phần. Tuy nhiên, ngoài HIV còn có các bệnh lý lây qua đường tình dục khác như: lậu, giang mai, sùi mào gà… là những bệnh lý dễ dàng bị lây nhiều hơn so với HIV. Chính vì vậy nếu quan hệ tình dục với bất kỳ ai bạn cũng hãy nên sử dụng các biện pháp bảo vệ cho bản thân và nhất là sử dụng bao cao su, bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "HIV có thể lây truyền trong thời gian ủ bệnh. Chào bạn, Người bị nhiễm HIV nhưng không dùng thuốc ức chế virus sẽ có thể sống như người bình thường nhiều năm mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào, giai đoạn này gọi là giai đoạn ẩn bệnh. Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch nên người bị nhiễm vẫn có thể lây truyền virus trong giai đoạn này. Tiếp sau đó, người bệnh sẽ mới dần bước vào giai đoạn bệnh AIDS, giai đoạn này cũng có thể kéo dài nhiều năm sau khi bị lây nhiễm HIV. Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội (như lao, nấm, nhiễm trùng nặng...) do bệnh nhân đã bị suy giảm miễn dịch nặng do virus. Thân mến.", "Chào em, HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng không dễ lây lan đến như vậy đâu em, HIV có thể lây qua ba con đường chính là đường máu như tiêm chích, truyền máu của người có nhiễm HIV, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con. HIV không thể lây qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn, dùng chung đồ, mặc chung quần áo, ngủ chung trên giường, tay vô tình chạm vào dịch gì không rõ… Tình huống của em là em xem cái kềm bấm móng tay có máu hay không, tôi đoán là em không có thấy máu khô gì nên mới an tâm để xuống, em chỉ sợ tay mình dụi vào mắt rồi bị nhiễm bệnh gì thôi, khả năng đó là cực kỳ thấp, gần như không có. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ngay cả đối với 1 lần bị kim tiêm có HIV đâm là khoảng 0,3 – 0,5%, nghĩa là cực kỳ thấp. Có thai, lo cho con là điều đương nhiên, nhưng nếu em làm gì cũng lo lắng quá mức sẽ gây hại cho con em hơn. Mặt khác, khi em sắp sinh, bác sĩ cũng sẽ làm bộ kiểm tra các bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan B, C cho em. Nếu em thấy mình lo chịu không nổi, có thể em đang bị rối loạn lo âu, cần đến khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa Sản khoa, vì càng về cuối thai kỳ, tình trạng này sẽ càng nặng và không tốt cho con em sau này, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Với tình huống em cung cấp thì em có nguy cơ bị lây nhiễm HIV nếu cô gái kia bị nhiễm HIV và tốt nhất là nên điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Hiệu quả của điều trị sẽ cao nhất trong 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm. Sau điều trị thì em cần xét nghiệm máu kiểm tra xem có nhiễm HIV hay không để có hướng xử trí thích hợp tiếp theo, em nhé. Mặt khác, các cô gái hành nghề như trên thì có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngoài HIV, còn có viêm gan B, C, giang mai, sùi mào gà, HPV... là những bệnh có thể không có triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh, em cũng nên kiểm tra nếu quan tâm đến sức khỏe. Thân mến.", "Chào em, Việc dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nguy cơ tăng lên cao nếu người bệnh và/hoặc em có bệnh lý răng miệng có chảy máu bên trong. Tuy nhiên, trường hợp của em thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp, vì người nhiễm H đang dùng thuốc ức chế virus nên nồng độ virus trong máu và dịch cơ thể không cao; bên cạnh đó, người nhiễm H có thói quen rửa bàn chải rất kỹ và cá nhân em cũng đã súc miêng lần nữa. Như vậy, với nguy cơ thấp hiện tại, em có thể chờ 21 ngày sau làm xét nghiệm combo Ag/Ab tầm soát HIV và xét nghiệm test nhanh HIV vào thời điểm 3 tháng - 6 tháng sau. Hoặc, nếu lo lắng quá, em có thể uống thuốc phơi nhiễm HIV ngay từ bây giờ. Thân mến.", " Chào em, Sau này khi lo lắng hay nghi ngờ mình bị thì em tuyệt đối không được đi hiến máu, vì việc làm này có thể gây hại cho người khác. Bởi vì mặc dù trong quy trình hiến máu, bịch máu của em vẫn được kiểm tra xem có nhiễm HIV hay không nhưng 1 số trường hợp đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn quá sớm, nồng độ virus quá thấp thì xét nghiệm vẫn có thể không phát hiện ra, hại cho em và hại cho cả người được truyền máu. Trong tình huống này, nguy cơ nhiễm HIV của em rất thấp. Tuy nhiên, để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu. Nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Bởi vì mới nhiễm HIV thì thường không có triệu chứng gì cả, hoặc có thể có triệu chứng như cảm mạo thông thường, rất đa dạng, không đặc trưng. Thân mến! ", "Ngày nay, Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng Xin chào bạn! Vết thương đâm kim do test đường máu mao mạch có thể khép miệng trong khoảng 6-8 giờ. Vả lại khả năng có vết máu chứa HIV trên bàn lăn tay là gần như bằng 0%. Cả 2 yếu tố trên đều cho thấy bạn không hề có nguy cơ nhiễm HIV nên bạn đừng lo lắng nhé. Thân ái chào bạn.", "Tỉ lệ lây HIV trong trường hợp này là 0,3% Chào em, Có khi nào em bị lo lắng quá hay không. Điều dưỡng lấy máu xét nghiệm cho em nhiều khả năng là có thay găng đó, và dùng bơm tiêm mới, thủ thuật của họ làm rất nhanh do thuần việc nên em không nhìn kịp thôi. Nếu là máu dính lại của người trước đó thì khi chì lên da em để tìm ven, theo nguyên tắc màu đỏ đó sẽ loang ra chứ vì là nước mà, còn nếu không lem ra thì có thể đó là mực đã khô mà thôi. Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra, cho nên giả sử như tình huống của em là đúng như em miêu tả, thì nguy cơ em bị lây nhiễm cũng tương đương với nguy cơ bị 1 kim tiêm có dính máu người HIV đâm vào da thịt, tỉ lệ này là 0,3%, nghĩa là rất thấp đó. Em có thể dùng test combo Ag/Ab để kiểm tra từ ngày thứ 15 trở đi, và test lại cho chắc chắn vào tháng thứ 3-6 tính từ ngày có hành vi nguy cơ, em nhé.", "Xin chào bạn, thuộc nhóm virus có vỏ bọc, khi ra môi trường bên ngoài cơ thể rất dễ chết. Đặc tính của những virus là phải ký sinh vào tế bào cơ thể sống mới có thể tồn tại, khi ra khỏi một cơ thể sống thì thời gian tồn tại của virus không lâu chỉ tính bằng phút hoặc giờ, nhất là nhóm virus như HIV rất dễ chết. Khay sử dụng lấy máu của nhân viên y tế đều được sát khuẩn kỹ, không thể nào dính máu bệnh nhân trên đó đồng nghĩa không thể nào có virus HIV tồn tại, vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn hầu như bằng 0%. Ví dụ như nhân viên y tế bị kim đâm có chứa máu của bệnh nhân nhiễm HIV thì nguy cơ lây nhiễm cũng rất thấp. Trong một nghiên cứu hồi cứu của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới suốt 30 năm không có trường hợp nào nhân viên y tế bị phơi nhiễm với máu có chứa HIV của bệnh nhân mà bị nhiễm bệnh cả! Thân ái chào bạn.", "Chào em, Trước tiên cần phải làm rõ, ly nước mà em uống có màu, mùi đặc biệt hay không. Nếu nước vẫn trong suốt, không màu, không mùi thì có thể tin rằng nước này tinh khiết hoặc gần như tinh khiết. Nếu có pha lẫn máu thì cũng với nồng độ rất thấp, nồng độ virus thấp thì nguy cơ lây nhiễm cũng cực kỳ thấp. Trên bình diện rộng hơn, tức là cộng đồng, hiện chưa ghi nhận ca nhiễm HIV nào chỉ do uống nước, hay ngồi ăn chung với một ai đó nhiễm HIV (mặc dù người bị HIV cũng có khá nhiều vết thương, vết loét ở miệng). Nếu em quá lo sợ và đa nghi, em có thể tới bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra sau 3 tháng để có kết quả chính xác em nhé! Thân mến.", " Chào em, Theo như những gì mà em mô tả thì nhiều khả năng em bị . Em cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị, vì bệnh rất lây lan. Trong thời gian này em không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người thân đặc biệt là khăn tắm, chăn. Thân mến! ", " Chào bạn, Trong thông tin bạn cung cấp, BS nhận thấy có vài vấn đề cần làm rõ, cụ thể là tại sao bạn không rửa tay ngay sau khi chạm vào vết máu mà phải chờ tới lúc về nhà, vết máu mà bạn thấy là máu khô hay còn ướt, vết trầy da kích cỡ ra sao, có rướm máu hay không…? Về máu khô trên tóc thì ít có khả năng lây nhiễm vì tỷ lệ virus còn sống là rất thấp, tuy nhiên, nếu vết trầy trên tay rướm máu chạm phải giọt máu còn ướt trên sàn nhà thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu đây là vết máu của người nhiễm . Vấn đề có dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV hay không thì cần làm rõ một số điều mà BS đã nêu ra trên đây, bạn nhé!" ]
Em có nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn và có đi xét nghiệm ở các mốc: 10 combo ab/ag âm tính, 55 ngày combi pt âm tính, 83 ngày combi pt âm tính, 93 ngày combi pt âm tính. Với những lần xét nghiệm và kết quả như vậy, em đã yên tâm được chưa?Từ khi có nguy cơ em không ốm sốt gì, ăn uống bình thường, tăng cân, có 1 lần bị tiêu chảy mất 1 ngày vì ăn hàu sống.
[ "Xét nghiệm HIV combo cho kết quả chính xác đến 95% Chào em, Xét nghiệm HIV combo hay xét nghiệm HIV combi là một, đều là xét nghiệm HIV ag/ab. Phương pháp xét nghiệm HIV ag/ab combo là phương pháp thế hệ thứ 4, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện kháng nguyên p24 và kháng thể kháng HIV từ tuần thứ 3 trở đi. Phương pháp xét nghiệm HIV ag/ ab combo này có thể xét nghiệm sau 15 ngày và khoảng thời gian lý tưởng nhất là sau 28 ngày. Sau khi làm xét nghiệm HIV combo cho kết quả là âm tính thì đây là kết quả khả quan, và thường sẽ không thay đổi nếu không có nguy cơ nào khác. Phương pháp xét nghiệm HIV combo cho kết quả chính xác đến 95% vào thời điểm ngày thứ 21-28, vì nó có thể phát hiện virus HIV ở người nhiễm ngay trong giai đoạn đầu. Khi kết quả combo lặp lại vào ngày thứ 93, tức là xét nghiệm sau 12 tuần, vẫn âm tính thì có thể hoàn toàn yên tâm về việc không nhiễm HIV." ]
[ " Chào em, Với kết quả xét nghiệm này thì em đang nhiễm viêm gan siêu vi B. Vì đây là virus lây lan qua đường máu và dịch tiết nên có thể lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, đây là loại virus có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, bạn em nên đi xét nghiệm HBsAg, AntiHBs xem đã có kháng thể phòng bệnh chưa, nếu chưa có kháng thể hoặc kháng thể không đủ thì nên phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine. Đối với người đã nhiễm thì nên được khám và theo dõi bệnh bới bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hoá em nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Nguy cơ nhiễm HIV khi kim đâm xuyên da chiếm 0,3%. Chào em, Lo lắng của em là có cơ sở, vì tình huống mà em nêu ra thì nguy cơ lây nhiễm HIV là có. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc với nguồn HIV khi kim đâm xuyên da vào cũng chỉ khoảng 0,3%, tỷ lệ này rất thấp. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong tình huống em nêu ra là có, nhưng còn thấp hơn con số 0.3% nữa. Để loại trừ lo lắng, tốt nhất em nên làm xét nghiệm kiểm tra cho bé với test HIV ag/ab combo là phương pháp thế hệ thứ 4, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện kháng nguyên p24 và kháng thể kháng HIV từ tuần thứ 3 trở đi. Phương pháp xét nghiệm HIV ag/ ab combo này có thể xét nghiệm sau 15 ngày và khoảng thời gian lý tưởng nhất là sau 28 ngày. Thân mến!", "Chào bạn, Nếu kết quả xét\r\nnghiệm tới thời điểm hiện tại vẫn âm tính thì chúc mừng bạn, bạn không bị . Tuy nhiên, “đi đêm có ngày gặp ma”, hãy cố gắng xây dựng lối sống\r\nlành mạnh mới là cách tốt nhất để phòng bệnh bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Xét nghiệm hiện tại của em dương tính là do em đã bị và có kháng thể, chứ không phải vì em uống thuốc mà kết quả sẽ âm tính. Cho nên em phải ngưng thuốc khi đã đủ liều. Thân mến! BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới - BV Nhân dân 115", "Chào em Khắc, Theo kết quả xét nghiệm em cung cấp các chỉ số có tăng, dù hiện tại không điều trị nhưng chức năng thận có thay đổi. Vì vậy định kỳ 3 tháng xét nghiệm 1 lần và nếu thấy trong người có gì thay đổi phải xét nghiệm ngay, em nhé! Trong ăn uống chỉ cần lưu ý hạn chế muối, ăn nhiều rau xanh là được em ạ. Em có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng mà em thích. Thân mến, BS-CK1 Nguyễn Thị Kim Anh", "Nhiễm Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Chào em, Neg có nghĩa là âm tính, kết quả của em là âm tính vì thấp hơn chỉ số bình thường, cho nên, theo xét nghiệm này thì em không có bị nhiễm chlamydia trachomatis, em đừng lo lắng nhé. Nhưng trong thời gian chồng em điều trị, cho đến khi có kết luận là chồng em đã trị khỏi bệnh rồi thì hai vợ chồng mới có thể quan hệ tình dục an toàn, trong thời gian điều trị thì nên kiêng quan hệ tình dục, nếu có quan hệ tình dục thì cần sử dụng bao cao su, em nhé. Thân mến.", "Mỗi lần xét nghiệm đều sau khi có hành vi nguy cơ từ 1 - 3 tháng. Từ đó về sau em cũng có quan hệ tình dục 2 lần khác nhưng em có dùng bao cao su an toàn. Nhưng do ám ảnh của lần trước, những lần sau khi quan hệ em đều sống trong lo lắng và sợ hãi. Em mong BS tư vấn giúp em. Nếu em tìm đến chuyên gia tâm lý thì vấn đề của em có thể chữa hết không ạ? Ở TPHCM thì em có thể đi đâu để trị vấn đề của em? Em cảm ơn BS. Chào em, Xét nghiệm kiểm tra HIV sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng và \r\nlần 2 sau 6 tháng đều âm tính thì độ tin cậy rất cao, gần 100% là em \r\nkhông có nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu em cứ có hành vi nguy cơ liên tục, \r\nđặc biệt là với đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV thì độ an toàn sẽ \r\ngiảm xuống. Việc sử dụng bao cao su là rất tốt, nhưng nếu em và \r\nđối tác có quan hệ bằng miệng kèm theo thì dù dùng bao cao su khi giao \r\nhợp thì nguy cơ nhiễm HIV của em sẽ tăng lên. Cách tốt nhất là nên chung\r\n thủy 1 bạn tình, bạn tình được kiểm tra không nhiễm HIV thì nguy cơ \r\nnhiễm của em là không có. Vấn đề rối loạn lo âu của em nếu có \r\nchuyên gia tâm lý giúp đỡ thì rất tốt, chữa hết hay không thì lại còn \r\ntùy thuộc vào chính bản thân em. Em có thể tham khảo bài viết “ ” để được tư vấn. Thân mến. BS.CK1 Cao Thị Lan Hương", " Chào em, Hành vi của em có thể xem là hành vi nguy cơ, có khả năng bị lây . Do đó nếu hiện tại thời gian tiếp xúc của em chưa quá 72 giờ, em có thể đến trung tâm y tế dự phòng để đề nghị được sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV. Nếu như quá thời gian này thì thuốc không còn tác dụng nữa, lúc đó em nên chờ 3 tháng để được xét nghiệm máu kiểm tra nhiễm HIV. Thân mến! ", "Em Tuan thân mến! Trước hết, xin bái phục tần suất hoạt động cao độ và khả năng sắp xếp chia lịch của em với vợ và 2 bồ mà vẫn bảo đảm bí mật, vui vẻ cả làng! Đứng dưới góc độ y học hiện đại thì số lần quan hệ trong ngày tùy thuộc vào mỗi người, có người ít, người nhiều, miễn sao sau đó mình vẫn cảm thấy khỏe khoắn và đối tác hài lòng là được. Vì vậy, đừng nghĩ là bác sĩ xúi, nếu em cảm thấy tần suất quan hệ như trên mà vẫn khỏe khoắn thì không có gì đáng ngại. Chỉ ngại là “đi đêm có ngày gặp ma”, lúc đó chắc có trời xuống cứu em khỏi tay hoạn thư, chứ AloBacsi cũng “potay.com” luôn! Thân chào em, hãy bảo trọng!", " Chào em, Trường hợp của em rất khó để kết luận em có nguy cơ bị hay không, mặc dù khả năng lây lan qua các dụng cụ không chứa máu là khá thấp. Tốt nhất em nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm máu kiểm tra sau 3 tháng em nhé! Thân mến! ", "Xét nghiệm HIV âm tính sau 45 ngày thường là kết quả khả quan Chào em, Phương pháp là phương pháp thế hệ thứ 4, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện kháng nguyên p24 và kháng thể kháng HIV từ tuần thứ 3 trở đi. Phương pháp xét nghiệm HIV ag/ab combo này có thể xét nghiệm sau 15 ngày và khoảng thời gian lý tưởng nhất là sau 28 ngày. Sau khi làm xét nghiệm HIV combo vào ngày thứ 28 và 45 đều cho kết quả là âm tính thì đây là các kết quả khả quan, và thường sẽ không thay đổi nếu không có nguy cơ nào khác. Phương pháp xét nghiệm HIV combo cho kết quả chính xác đến 95%, vì nó có thể phát hiện virus HIV ở người nhiễm ngay trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu em muốn thực sự yên tâm và chắc chắn, thì em có thể làm xét nghiệm sau 12 tuần để khẳng định kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, không có triệu chứng nào đặc hiệu cho nhiễm HIV, hay nói cách khác là không có dựa vào các triệu chứng mệt mỏi, đau cơ và khớp mà chẩn đoán có hay không có nhiễm HIV. Có rất nhiều bệnh có thể gây ra các triệu chứng kể trên. Do đó, phải dựa vào xét nghiệm máu mới kết luận được có nhiễm HIV hay không. Em nên khám thêm chuyên khoa Cơ xương khớp để chẩn đoán bệnh gây ra các khó chịu hiện tại và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Với thông tin em cung cấp thì em đã an toàn với HIV rồi. Tuy nhiên, tùy vào \"nguy cơ phơi nhiễm HIV\" của em là gì, nếu có liên quan đến quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ thì ngoài HIV thì em còn cần cảnh giác với bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như giang mai, lậu, sùi mào gà... em nhé. Thân mến.", "Chào\r\nem, Hiệu\r\nquả của sẽ giảm dần theo thời gian từ lúc đến lúc\r\nuống càng xa, qua 72 giờ thì hiệu quả của thuốc cũng còn, nhưng khá thấp (nghĩa\r\nlà có nguy cơ vẫn dính thai). Nếu\r\nmà tính từ ngày 2 em “quan hệ” dưới 6 ngày thì uống, còn từ 7 ngày trở lên rồi\r\nthì nên mua que thử thai về thử nếu 2 vạch thì cần khám BS sản khoa kiểm tra\r\nlại (XN máu, SA bụng), nếu 1 vạch thì chú ý là nên dùng 2 - 3 que thử lại để tin\r\ncậy hơn, nếu nhiều que vẫn 1 vạch thì có thể yên tâm là không có thai, và lần\r\nsau “quan hệ” nên dùng bao cao su để ngừa thai và ngừa bệnh lây nhiễm. Thân ái,", "Chào em, Mức độ tin cậy của xét nghiệm tầm soát HIV phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà em thực hiện chứ không phải tình trạng sức khỏe có mệt mỏi hay không. Với xét nghiệm test nhanh thì độ tin cậy sẽ thấp hơn so với test định lượng. Xét nghiệm chỉ tìm kháng thể kháng HIV trong máu thì sẽ có thời gian cửa sổ dài hơn so với xét nghiệm combo vừa tìm kháng nguyên và kháng thể HIV trong máu, vì thời gian mà cơ thể tạo ra kháng thể sẽ chậm hơn khi lượng virus nhiễm ít. Như vậy, để đảm bảo kết quả tháng thứ 3 đủ tin cậy, em nên lựa chọn xét nghiệm combo Ag/Ab HIV em nhé.", "Test nhanh HIV nhiều lần âm tính cho kết quả đáng tin cậy Chào em, Tất cả các xét nghiệm em làm đều là xét nghiệm test nhanh kháng thể kháng HIV sau ngày có hành vi nguy cơ 6 tháng, 4 lần xét nghiệm kết quả âm tính là tín hiệu khả quan, độ tin cậy lên đến 98%. Nếu em muốn an tâm hơn và tăng độ tin cậy của xét nghiệm, em có thể làm thêm xét nghiệm combo Ag/Ab HIV, tức là vừa xét nghiệm phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể chứa virus gây bệnh HIV trong máu, ở thời điểm này nếu xét nghiệm combo Ag/Ab mà âm tính là độ tin cậy có thể lên đến 100%. Mặt khác, tâm bệnh cũng có thể sinh ra bệnh thật, cho nên nếu em thấy mình lúc nào cũng lo lắng, mệt mỏi, coi chừng em có bệnh rối loạn lo âu, nên khám thêm ở chuyên khoa Thần kinh để được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến." ]
Triệu chứng chấn thương cột sống
[ "Triệu chứng chấn thương cột sống Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cột sống Dấu hiệu cơ bản của chấn thương cột sống là mức độ tổn thương không đồng nhất, trong đó chức năng thần kinh phía trên tổn thương còn nguyên vẹn, và chức năng bên dưới tổn thương không có hoặc suy giảm rõ rệt. Sức mạnh cơ bắp được đánh giá bằng thang điểm tiêu chuẩn từ 0 - 5. Các biểu hiện cụ thể phụ thuộc vào mức độ chính xác và tổn thương dây hoàn toàn hay không hoàn toàn. Priapism (hội chứng cương cứng kéo dài) có thể xảy ra trong giai đoạn cấp tính của tổn thương cột sống. Ngoài chức năng vận động và cảm giác, các dấu hiệu thần kinh vận động trên là một phát hiện quan trọng trong chấn thương cột sống. Những dấu hiệu này bao gồm tăng phản xạ gân sâu và trương lực cơ, phản ứng giãn cơ (ngón chân hướng lên), chứng rung giật (thường thấy nhất ở mắt cá chân khi gập nhanh bàn chân lên trên) và phản xạ Hoffmann (phản ứng dương tính: Ngón tay cái gấp lại sau khi búng nhẹ vào móng của ngón giữa). Chấn thương đốt sống, cũng như các trường hợp gãy xương và trật khớp khác, thường gây đau đớn, nhưng bệnh nhân bị phân tâm và không kêu đau bởi các chấn thương gây đau khác (ví dụ: Gãy xương dài) hoặc ý thức thay đổi do say rượu hoặc chấn thương đầu. Tổn thương tuỷ sống hoàn toàn Tổn thương cột sống hoàn toàn dẫn đến: Liệt ngay lập tức, hoàn toàn, người mềm nhũn (bao gồm cả mất trương lực cơ vòng hậu môn). Mất tất cả cảm giác và phản xạ. Rối loạn chức năng tự chủ ở vùng dưới vị trí chấn thương. Tổn thương đốt sống cổ (bằng hoặc trên C5) ảnh hưởng đến các cơ điều khiển hô hấp, gây suy hô hấp. Bệnh nhân phải phụ thuộc vào máy thở, đặc biệt ở những người bị chấn thương ở đốt C3 trở lên. Rối loạn chức năng tự chủ do tổn thương dây đốt sống cổ có thể gây nhịp tim chậm và hạ huyết áp; tình trạng này được gọi là sốc thần kinh. Không giống như các dạng sốc khác, da bệnh nhân vẫn ấm và khô. Rối loạn nhịp tim và huyết áp không ổn định có thể phát triển. Viêm phổi là nguyên nhân tử vong thường xuyên ở những người bị tổn thương dây thần kinh cổ, đặc biệt ở bệnh nhân phụ thuộc vào máy thở. Liệt mềm thay đổi dần theo giờ hoặc ngày thành liệt cứng có tăng phản xạ gân sâu do mất ức chế giảm dần. Sau đó, nếu dây chằng còn nguyên vẹn, co thắt cơ gấp xuất hiện và phản xạ tự chủ quay trở lại. Tổn thương tuỷ sống không hoàn toàn Trong chấn thương cột sống không hoàn toàn, mất vận động và cảm giác xảy ra, phản xạ gân sâu có thể tăng. Mất vận động và cảm giác vĩnh viễn hoặc tạm thời, tùy thuộc vào căn nguyên. Chức năng có thể bị mất trong thời gian ngắn do chấn động hoặc lâu dài hơn do va chạm hoặc rách tuỷ. Tuy nhiên, đôi khi, dây sưng phù nhanh chóng dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh toàn bộ giống như chấn thương dây hoàn toàn; tình trạng này được gọi là sốc tủy sống (không nên nhầm lẫn với sốc thần kinh). Các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến vài ngày, nhưng tình trạng tàn tật thường vẫn còn. Biểu hiện phụ thuộc vào phần dây bị chấn thương; một số hội chứng riêng biệt được ghi nhận. Hội chứng Brown-Séquard là kết quả của tổn thương một bên hoặc một nửa tuỷ sống. Bệnh nhân bị liệt co cứng hai bên và mất cảm giác vị trí bên dưới tổn thương, đồng thời mất cảm giác đau và nhiệt độ ở hai bên. Hội chứng tủy sống trước do chấn thương trực tiếp đến tủy sống trước hoặc động mạch tủy sống trước. Bệnh nhân mất khả năng vận động và cảm giác đau hai bên dưới tổn thương. Chức năng của dây sau (rung, cảm thụ) còn nguyên vẹn. Hội chứng dây thần kinh trung ương thường xảy ra ở những bệnh nhân bị hẹp ống sống cổ (bẩm sinh hoặc thoái hóa) sau một chấn thương do tăng huyết áp . Chức năng vận động ở tay bị suy giảm nhiều hơn ở chân. Nếu các bó tháp sau bị ảnh hưởng thì bệnh nhân bị mất cảm giác nông, cảm giác tư thế và độ rung. Nếu các bó tháp bị ảnh hưởng, thường mất cảm giác đau, nhiệt độ và cảm giác nông hoặc sâu. Xuất huyết trong tủy sống do chấn thương (tụ máu) thường khu trú ở chất xám trung tâm cổ, dẫn đến các dấu hiệu tổn thương tế bào thần kinh vận động dưới (yếu và teo cơ, co cứng cơ và giảm phản xạ gân ở cánh tay), thường là vĩnh viễn. Yếu cơ thường ở gốc chi, kèm theo sự suy giảm có chọn lọc của cảm giác đau và nhiệt độ. Tổn thương chùm đuôi ngựa Mất vận động, mất cảm giác, hoặc cả hai, thường là một phần, xảy ra ở các chân xa. Các triệu chứng cảm giác nói chung là hai bên nhưng thường không đối xứng, ảnh hưởng đến bên này nhiều hơn bên kia. Cảm giác thường giảm ở vùng đáy chậu (gây tê yên ngựa). Rối loạn chức năng ruột và bàng quang gây ra đại tiện không tự chủ hoặc bí tiểu. Đàn ông có thể bị rối loạn cương dương và phụ nữ giảm đáp ứng tình dục. Cơ vòng hậu môn giãn, phản xạ hành lang và co thắt cơ hậu môn bất thường. Những triệu chứng này có thể tương tự của hội chứng tủy sống conus. Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Phân loại chấn thương cột sống theo phân độ Frankel Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cột sống Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chấn thương cột sống Không kiểm soát được hoạt động của bàng quang: Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Kiểm soát ruột: Mặc dù dạ dày và ruột hoạt động giống như trước khi bị thương, nhưng việc kiểm soát nhu động ruột thường bị thay đổi. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp điều hòa đường ruột và bệnh nhân cần biết cách kiểm soát đường ruột trong quá trình phục hồi chức năng. Các chấn thương do áp lực: Có thể mất một số hoặc tất cả các cảm giác trên da do chấn thương. Do đó, tín hiệu từ da không thể gửi não có thể khiến bệnh nhân dễ bị lở loét do tì đè. Bệnh nhân cần thường xuyên thay đổi tư thế để ngăn ngừa hình thành những vết loét này. Kiểm soát tuần hoàn: Chấn thương cột sống có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn như hạ huyết áp thế đứng, phù ngoại biên... đồng thời cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (như thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu). Một vấn đề khác đối với việc kiểm soát tuần hoàn là huyết áp tăng có thể đe dọa tính mạng (chứng rối loạn phản xạ tự động). Hệ hô hấp: Chấn thương có thể khiến bệnh nhân khó thở và ho hơn nếu cơ bụng và ngực của bạn bị ảnh hưởng. Mức độ tổn thương thần kinh quyết định vấn đề hô hấp mà bệnh nhân mắc phải. Ví dụ: Chấn thương cột sống cổ và ngực gây tăng nguy cơ bị viêm phổi hoặc các bệnh lý phổi khác. Mật độ xương: Sau chấn thương cột sống, nguy cơ loãng xương và gãy xương dưới mức chấn thương sẽ tăng lên. Trương lực cơ: Một số người bị chấn thương cột sống có một trong hai loại vấn đề về trương lực cơ: Cơ bị co cứng gây không kiểm soát được cử động hoặc cơ mềm do giảm trương lực cơ. Thể dục và sức khỏe: Sút cân và teo cơ thường xảy ra ngay sau khi bị chấn thương cột sống. Khả năng vận động hạn chế có thể dẫn đến lối sống ít vận động hơn, khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Sức khỏe tình dục: Quá trình cương cứng và xuất tinh ở nam giới bị thay đổi sau khi bị chấn thương cột sống. Cơn đau: Một số người bị đau cơ hoặc khớp, do vận động các nhóm cơ bị ảnh hưởng bởi chấn thương cột sống. Đau dây thần kinh có thể xảy ra sau chấn thương cột sống, đặc biệt là ở những người bị chấn thương không hoàn toàn. Vấn đề tâm lý: Chấn thương cột sống gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày dễ dẫn đến trầm cảm ở một số người. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ " Chào em, Xương cùng được cấu tạo bởi 5 đốt sống, giữa các đốt sống có đĩa đệm. Sau chấn thương có thể xuất hiện , tổn thương đĩa đệm hoặc mô mềm… gây đau nhức tái đi tái lại, và có khả năng diễn tiến nặng dần nếu không điều trị đúng mức. Em nên tái khám để bác sĩ chụp lại xem xét tổn thương và kê toa thuốc giảm đau cũng như các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, được biểu hiện bởi cảm giác đau, tê lan dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương. Bệnh nhân thường có cảm giác đau ở cột sống thắt lưng, lan ở mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân đến mắt cá ngoài hoặc cẳng chân. Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân thường gặp là thoát vị đãi đệm chèn ép rễ thần kinh trong đó vị trí thường gặp nhất là ví trí L4-L5 (rễ L5 bị chèn ép), L5-S1 (rễ S1 bị chèn ép). Ngoài ra còn có thể do trợt đốt sống, hẹp ống sống, chấn thương, u chèn ép… Trường hợp của em bạn, triệu chứng đau lại xuất hiện tại khớp và có cảm giác sưng chân, không phù hợp với kiểu đau thần kinh. Có thể có bệnh lý khớp kèm theo. Bạn có thể nói với em mình đến khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp để được khám và tìm nguyên nhân nhé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Trong chấn thương, bên cạnh , còn có thể tổn thương hệ mạch máu, bên cạnh đó, sự bất động kéo dài và những chèn ép do dụng cụ cố định có thể làm tổn thương cơ chế hồi lưu tĩnh mạch ở chi dưới. Vì vậy mà gây nên những triệu chứng khó chịu khi đứng lâu, ngồi lâu, thậm chí là đau cách hồi… Để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, em nên đến bác sĩ chuyên khoa mạch máu để thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát bệnh, từ đó có hướng xử trí thích hợp em nhé! Thân mến! ", "Chào\r\nem, Hộp\r\nsọ bảo vệ não rất cứng, không dễ bị tổn thương đâu. Bất kỳ chấn thương ở vùng\r\nnào của cơ thể cũng sẽ gây , dân gian gọi là cục u đầu, bầm\r\ndập... thì chắc chắn phải đau khi sờ chạm vào rồi. Có\r\nnhững trường hợp xuất huyết sọ não ban đầu không rõ triệu chứng thật nhưng về\r\nsau sẽ có, và để gây xuất huyết sọ não ở người bình thường thì lực va chạm phải\r\nmạnh. Các\r\ndấu hiệu của chấn thương sọ não là nhức đầu nhiều, nôn ói, nhìn mờ, nhìn đôi, rối\r\nloạn cảm giác và/hay yếu liệt bất kỳ vùng nào trên cơ thể, co giật, nuốt khó,\r\nkhó thở… khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, em cần đến bệnh viện để kiểm tra\r\nngay. Còn nếu chỉ có sưng đau hay thỉnh thoảng nhói lên ở vị trí va đập thì đó\r\nchỉ là chấn thương phần mềm mà thôi, theo thời gian sẽ hết. Thân ái,", "Chào bạn Hiếu, Tủy sống cùng với não bộ hình thành nên hệ thần kinh trung ương, có nhiệm vụ điều phối cử động và cảm giác của cơ thể. Khi tủy sống bị chấn thương, các tín hiệu từ cơ thể lên não hay tín hiệu từ não xuống cơ thể đều bị cắt đứt làm cho bệnh nhân bị liệt một phần hay hoàn toàn. Các di chứng sau phần lớn chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ thần kinh bằng thuốc, quan trọng nhất là tập vật lý trị liệu để tránh teo cơ, cứng cơ và giúp hồi phục phần nào khả năng vận động. Bạn nên liên hệ với khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng của BV để được hướng dẫn tập tại nhà, bạn nhé! Thân ái! ", "Triệu chứng bong gân cổ chân Những dấu hiệu và triệu chứng của bong gân cổ chân Triệu chứng của bong gân cổ chân tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương cổ chân. Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau, đặc biệt khi bàn chân chịu thêm lực nặng đè nén; Đau khi chạm vào mắt cá chân; Sưng viêm , vết sưng có màu đỏ hoặc tím; Khó khăn khi di chuyển, vận động. Biến chứng có thể gặp khi bị bong gân cổ chân Nếu không điều trị bong gân mắt cá chân đúng cách, tham gia các hoạt động quá sớm sau khi bị bong gân cổ chân nhiều lần có thể bị biến chứng sau: Đau mắt cá chân kéo dài; Mất ổn định khớp mắt cá chân; Viêm khớp cổ chân . Nếu bong gân cổ chân không được điều trị đúng cách có thể gây ra viêm khớp cổ chân Khi nào cần gặp bác sĩ? Liên hệ bác sĩ nếu bạn bị đau và sưng ở mắt cá chân và nghi ngờ bị bong gân hoặc có chấn thương cổ chân trước đó. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng ở dây chằng hoặc gãy xương ở mắt cá chân hoặc cẳng chân. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", " Chào bạn, Xẹp đốt sống, thường gặp do chấn thương cột sống, trên người bị loãng xương… Ngoài cảm giác đau, xẹp đốt sống còn có thể gây ra triệu chứng gù, mất vững cột sống hoặc biến chứng thần kinh do chèn ép. Việc điều trị cần phải giải quyết nguyên nhân, tức là dùng thuốc trị loãng xương, bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ nặng và biến chứng của tổn thương mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc tạo hình đốt sống bằng tiêm xi măng. Bạn nên đưa mẹ đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ đánh giá và quyết định phương pháp điều trị bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Em đã chụp cột sống thắt lưng và chỉ có hình ảnh phình đĩa đệm L4/5, không có ghi nhận đốt sống bị sụp lún và cũng không ghi nhận tủy sống bị chèn ép thì em có thể yên tâm, vì kết quả chụp MRI rất khách quan, đáng tin cậy. Triệu chứng đau lưng nhiều có thể do căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...). Em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để bác sĩ thăm khám và kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, uống thuốc theo toa của bác sĩ. Về các triệu chứng đau cổ, tức ngực, khó thở, tê tay chân có thể cùng chung trong bệnh cảnh căng mỏi cơ do stress, thiếu vitamin và khoáng chất... có thể do bệnh lý khác đi kèm gây tức ngực khó thở như viêm nhiễm ở vùng hầu họng, bệnh ở phổi, bệnh lý tim mạch, bệnh lý tuyến giáp... Em nên đi đến BVĐK để thăm khám, sau khi khám ở chuyên khoa cơ xương khớp, bác sĩ sẽ tư vấn em đến phòng khám chuyên khoa phù hợp tiếp theo nếu có dấu hiệu bất thường sau thăm khám + xét nghiệm kiểm tra ban đầu. Thân mến! ", "Triệu chứng giãn dây chằng Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn dây chằng Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương . Cụ thể, dấu hiệu giãn dây chằng bao gồm: Đau vị trí tổn thương; Sưng, đây là tình trạng viêm tiềm ẩn trong khớp hoặc trong mô mềm xung quanh khớp; Bầm tím; Mất vững khớp, đặc biệt được chú ý ở các khớp chịu trọng lượng như khớp gối hoặc cổ chân; Mất khả năng vận động và sử dụng khớp. Khi nào cần gặp bác sĩ? Giãn dây chằng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng một số chấn thương có thể kèm theo những tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương . Bạn nên đi khám bác sĩ nếu: Không thể di chuyển hoặc chịu trọng lượng trên khớp bị tổn thương; Đau trực tiếp trên xương của khớp bị thương; Tê ở bất kỳ chỗ nào của khu vực bị thương.", "Tôi đi khám và dùng thuốc mấy tháng rồi mà bệnh không giảm. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. (Nguyen Minh Toan - Q. Go Vap, TP.HCM) Chào em, Với các triệu chứng như bạn mô tả, nếu chưa có các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI cột sống thì cũng chưa thể kết luận được gì. Song có nhiều khả năng bạn bị chứng đau nhức mỏi do phải ngồi lâu ở một tư thế do ít vận động. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp để khắc phục như sau: - Tránh ngồi lâu ở một tư thế, mỗi giờ nên đứng dậy 1 lần, vươn vai khởi động nhẹ nhàng lại các khớp. - Cần tăng cường tập thể dục thể thao với các bài tập thư giãn, cường độ từ nhẹ đến tăng dần. Tránh căng thẳng, stress, lo âu. Cần tạo một giấc ngủ sâu trong đêm. Không nên uống quá nhiều bia, rượu, cà phê hay hút thuốc lá. - Bữa ăn hàng ngày nên lưu tâm bổ sung đủ các yếu tố vi lượng bao gồm vitamin nhóm B, canxi, vitamin E… Có thể dùng thêm Centrum mỗi ngày 1 viên. Hãy kiên trì tập luyện một thời gian, nếu không bớt và có điều kiện thì nên đi chụp MRI cột sống để có cơ sở xác định bệnh rõ hơn. Thân mến! BS Châu Thị Kiều Oanh", "Chào em, gây tổn thương dây chằng,\r\nsụn chêm…tùy theo mức độ tổn thương thì các bác sĩ sẽ có hướng phẫu thuật hay\r\nđiều trị bảo tồn. Nếu có triệu chứng đau khi đi lại thì em nên đến\r\nkhoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM để được thăm khám và\r\nchẩn đoán. Thân mến,", " Chào em, Với triệu chứng này thì bạn khám tại chuyên khoa Cơ Xương Khớp là phù hợp nhất. Sau khi thăm khám, tùy vào các dấu hiệu khai thác được khi thăm khám, hỏi kỹ hơn về đặc điểm đau mà bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết như chụp Xquang cột sống, đo loãng xương, thậm chí là chụp MRI cột sống nữa, bạn nhé. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Cảm giác mà em đang mắc phải, theo tôi là do ít vận động gây ra. Với trường hợp này, em có thể tham khảo các bài tập hỗ trợ cột sống lưng như đạp xe đạp tại chỗ hoặc em tham gia các lớp yoga, bơi lội để tăng cường sức khỏe và có cột sống dẻo dai. Nếu đã tăng cường vận động nhưng hiện tượng đau vẫn không giảm, em có thể đến gặp bác sĩ cơ xương khớp để thăm khám, tìm nguyên nhân thực thể gây ra triệu chứng trên và có hướng điều trị tích cực nhất.", "Hình minh\r\nhọa. Nguồn Internet Chào bạn, Vị trí\r\nđau mà bạn mô tả thông thường là do , xuất hiện sau chấn thương. Điều trị chủ yếu là\r\nnghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng hoặc chịu lực quá nhiều khu vực này, đeo bao\r\ngối và thuốc giảm đau. Tuy\r\nnhiên, tùy vào tuổi tác, hoàn cảnh khởi phát bệnh, các tính chất của đau mà có\r\nthể phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác. Bạn nên\r\nđưa người nhà đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được\r\nchẩn đoán và kê toa phù hợp bạnh nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào\r\nbạn, Khi\r\nbị , tùy cường độ của lực va chạm mà có thể gây tổn thương từ nhẹ\r\nđến nặng như tổn thương phầm mềm, nứt xương, vỡ xương, xuất huyết ngoài màng cứng,\r\nxuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết trong sọ. Các tình trạng vỡ xương và xuất\r\nhuyết trên sẽ gây triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn tâm thần kinh,\r\ntê yếu liệt, rối loạn cảm giác…Còn chỉ tổn thương phần mềm, có thể kèm nứt xương\r\nhay không thì chỉ gây nhức đầu nhẹ, giảm đau với thuốc giảm đau thông thường như\r\nParacetamol, Panadol… Theo\r\nnhững gì bạn miêu tả thì có nhiều khả năng bạn chỉ bị tổn thương phần mềm mà thôi,\r\nbạn có thể chụp X-quang sọ não để kiểm tra có nứt xương không (chi phí khoảng\r\ndưới 200 ngàn đồng), nếu BS có kê toa thuốc giảm đau giảm viêm và tan máu bầm\r\nthì chi phí sẽ khác nữa. Quan trọng là khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của xuất\r\nhuyết não kể trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và có thể chụp\r\nCtscan sọ não kiểm tra, bạn nhé! Thân mến! " ]
Triệu chứng bệnh buerger
[ "Triệu chứng bệnh buerger Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Buerger Các triệu chứng thường gặp của bệnh Buerger bao gồm: Bàn tay và bàn chân có màu nhợt, đỏ hoặc xanh; Lạnh tay hoặc chân; Đau dữ dội ở tay và chân, có thể có cảm giác như nóng rát hoặc ngứa ran; Đau ở phần dưới cánh tay và chân khi nghỉ ngơi do lượng máu cung cấp bị hạn chế; Đau khi đi lại ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân (thường gặp nhất là ở lòng bàn chân); Xuất hiện các vết loét ở bàn tay, bàn chân và thường gây đau; Thiếu máu đến ngón tay và ngón chân khi thời tiết lạnh (được gọi là hội chứng Raynaud ). Rất hiếm khi động mạch và tĩnh mạch ở trong bụng (mạc treo) bị ảnh hưởng, người mắc bệnh Buerger cũng có thể cảm thấy nặng và đau ở bụng. Một số người cũng bị sụt cân trầm trọng. Bệnh Buerger có xu hướng xảy ra trong thời gian ngắn. Các triệu chứng thường kéo dài từ một đến bốn tuần, sau đó thì tạm thời giảm bớt. Mặc dù bệnh này thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 nhưng nó đang trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ. Điều này rất có thể là do sự gia tăng hút thuốc lá ở phụ nữ. Người bệnh Buerger có thể có triệu chứng đau khi đi lại ở chân Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng nêu trên của bệnh Buerger hoặc nếu bạn đang mắc bệnh này mà các triệu chứng đó trở nên nặng hơn." ]
[ "Triệu chứng bệnh pompe Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Pompe Bệnh Pompe gây ra tình trạng yếu cơ tiến triển, đặc biệt là ở các cơ xương ở hông, chân, vai, cánh tay và cơ hoành. Trẻ sơ sinh có thể có trương lực cơ kém, có thể xảy ra hiện tượng phì đại tim ( tim to ), gan ( gan to ) và lưỡi (lưỡi phì đại). Các triệu chứng bệnh Pompe ở trẻ sơ sinh khác có thể bao gồm: Khó tăng cân và tăng trưởng như mong đợi (không phát triển); Khó thở ; Vấn đề trong ăn uống; Nhiễm trùng đường hô hấp; Vấn đề về thính giác. Các triệu chứng bệnh Pompe khởi phát muộn có thể nhẹ hơn và tiến triển chậm hơn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây suy nhược nghiêm trọng và các vấn đề về hô hấp. Các triệu chứng có thể bao gồm: Chân và thân ngày càng yếu đi; Khó đi lại tăng; Đau cơ trên một diện rộng; Mất khả năng tập thể dục; Thường xuyên bị ngã; Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên; Khó thở khi gắng sức; Đau đầu vào buổi sáng; Mệt mỏi trong ngày; Sụt cân; Khó nuốt; Nhịp tim không đều ( rối loạn nhịp tim ); Khó nghe ngày càng tăng. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh mắc bệnh Pompe Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Pompe Nếu không điều trị bệnh Pompe khởi phát ở trẻ sơ sinh sẽ gây tử vong sớm ở trẻ nhỏ. Nhiều người mắc bệnh Pompe có vấn đề về hô hấp và tim. Hầu như tất cả những người mắc bệnh đều bị yếu cơ. Hầu hết mọi người sẽ cần hỗ trợ oxy và hỗ trợ di chuyển trong quá trình bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu và triệu chứng kể trên của bệnh Pompe, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán sớm có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của trẻ em và người lớn mắc chứng rối loạn này.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh beriberi Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh Beriberi Đối với các trường hợp điển hình, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như sau: Triệu chứng huyết quản: Mạch nhanh, tim có thể tăng kích thước hoặc suy tim. Triệu chứng thần kinh: Tê bì, cơ bắp co rút và teo nhỏ (có thể nhận biết thông qua cách bắt tay không chặt được). Triệu chứng phù: Phù lan rộng khắp cơ thể đặc biệt là ở chân, da trở nên dày và cứng, bụng và chân có thể sưng to. Trong trường hợp không điển hình và khó chẩn đoán, việc đưa ra đánh giá dựa trên những triệu chứng khác như: Dân số nhiễm bệnh đồng đều: Nếu có nhiều người trong cùng một khu vực quần thể mắc phải triệu chứng tương tự, đó có thể là dấu hiệu của sự lây lan bệnh trong cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng kém chất lượng: Nếu người bệnh có chế độ ăn thiếu chất lượng, thiếu vitamin B1 và ít rau xanh, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Beriberi. Kết quả xét nghiệm: Xác định mức độ vitamin B1 và acid pyruvic trong cơ thể thông qua xét nghiệm có thể cung cấp thông tin quan trọng, nếu vitamin B1 giảm và acid pyruvic tăng cao, đây có thể là dấu hiệu của bệnh Beriberi. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh Điều trị bệnh Beriberi Nội khoa Giai đoạn cấp tính: Sử dụng thuốc tiêm vitamin B1 liều cao: Để bổ sung nhanh chóng lượng vitamin B1 cần thiết. Các thuốc giàu đạm cũng được sử dụng để hỗ trợ phục hồi. Nghỉ ngơi và quản lý hoạt động: Trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân thường cần nghỉ ngơi tuyệt đối để giảm áp lực trên tim mạch và hỗ trợ quá trình phục hồi. Quản lý hoạt động vận động theo dõi sát sao để tránh tăng cường cảm nhận bệnh. Giai đoạn mạn tính: Sử dụng Strychnin theo liệu pháp tiêm bắp với liều ban đầu là 1 Mg x 3 ống mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 1 ống mỗi ngày cho đến khi đạt 10 Mg/24 giờ, sau đó giảm dần xuống mỗi ngày 1 ống cho đến khi đạt 3 Mg/24 giờ, sau đó ngừng liệu trình. Stricnin có thể được kết hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi. Ngoại khoa Giai đoạn cấp tính: Chế độ ăn giảm glucid, tăng đạm và các sinh tố: Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối, đặc biệt là giảm lượng glucid và tăng cường đạm và các sinh tố như vitamin B1, B6 và B12. Giai đoạn mạn tính: Tắm nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng: Các biện pháp này có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp và tăng cường cảm giác thư giãn cho bệnh nhân. Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh Beriberi được áp dụng. Tuy nhiên, trong từng trường hợp bệnh cụ thể, quyết định về liệu pháp cụ thể sẽ do bác sĩ đưa ra tùy thuộc vào đặc điểm và phản ứng của từng người bệnh.", " Chào bạn, Các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, ợ chua, ợ hơi… là những triệu chứng của . Bệnh lý này tuy lành tính nhưng vấn đề kiểm soát triệu chứng không phải đơn giản vì còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, cảm xúc của bệnh nhân. Khi quá căng thẳng triệu chứng có thể tăng lên. Nếu hiện tại bạn có thêm triệu chứng buồn nôn, ăn mau no, chậm tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện nội soi dạ dày kiểm tra hoặc tái khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị bạn nhé. Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng sturge-weber Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm hội chứng Sturge-Weber Thông thường, bước đầu tiên trong chẩn đoán hội chứng Sturge-Weber là bác sĩ chú ý và kiểm tra vết bớt rượu vang. Trẻ sinh ra có vết bớt cũng có thể được xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề về não và mắt. Các xét nghiệm có thể bao gồm: Chụp mạch máu não: Giúp phát hiện các mạch máu bất thường trong não. CT scan hoặc MRI sọ não: Chụp CT scan hoặc MRI sọ não cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng Sturge-Weber. Điện não đồ (EEG): Điện não đồ (EEG) có thể được sử dụng để đánh giá và xác định vị trí gây động kinh. Ngoài ra, điện não đồ có thể được sử dụng để sàng lọc những bất thường trong não ở trẻ sơ sinh mà trên hình ảnh học không phát hiện ra. Kiểm tra mắt toàn diện: Khám mắt toàn diện có thể phát hiện bệnh tăng nhãn áp và các bất thường khác về mắt có khả năng liên quan đến hội chứng Sturge-Weber. Do nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao nên cần phải khám mắt toàn diện thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc kiểm tra tiếp theo nên tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành, ngay cả khi kết quả là bình thường trong suốt thời thơ ấu. Chụp cắt lớp vi tính là xét nghiệm thường được chỉ định để giúp chẩn đoán xác định hội chứng Điều trị hội chứng Sturge-Weber Nội khoa Các phương pháp điều trị nội khoa thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Nếu trẻ có vết bớt rượu vang, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp laser. Liệu pháp laser có thể làm sáng hoặc loại bỏ vết bớt rượu vang, ngay cả ở trẻ sơ sinh một tháng tuổi. Tuy nhiên, vết bớt rượu vang có xu hướng quay trở lại hoặc sẫm màu hơn, cần phải thực hiện nhiều đợt trị liệu bằng laser. Nếu trẻ có triệu chứng động kinh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống động kinh để ngăn ngừa xuất hiện các cơn co giật. Levetiracetam , Aspirin liều thấp và Oxcarbazepine là những loại thuốc được sử dụng thường xuyên nhất để kiểm soát cơn động kinh. Điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu và đau đầu có thể được khuyến nghị và có thể bao gồm các loại thuốc như Propranolol hoặc Verapamil. Một số loại thuốc chống động kinh như Gabapentin, Topiramate và Valproic Acid cũng có thể giúp điều trị chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu. Liệu pháp bổ sung bao gồm vật lý trị liệu cho tình trạng yếu cơ, giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển hoặc thiểu năng trí tuệ cũng như các dịch vụ y tế, xã hội hoặc dạy nghề khác. Ngoại khoa Điều trị ngoại khoa có các phương pháp sau: Phẫu thuật cắt bỏ vùng não khu trú: Nếu cơn động kinh chỉ xảy ra ở một phần não, thường là ở vùng chẩm. Phẫu thuật cắt bỏ bán cầu: Nếu toàn bộ bán cầu có biểu hiện bất thường và gây ra cơn động kinh. Kích thích dây thần kinh phế vị: Là phương pháp giúp gửi xung điện đến não để ngăn chặn cơn động kinh xảy ra. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả giúp cắt bỏ khối u khỏi cơ thể", "Triệu chứng hội chứng kẹp hạt dẻ Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng kẹp hạt dẻ Khi không gây triệu chứng nó thường được gọi là hiện tượng kẹp hạt dẻ, khi gây triệu chứng nó sẽ được gọi là hội chứng kẹp hạt dẻ. Các triệu chứng của hội chứng kẹp hạt dẻ có thể khác nhau tùy thuộc mức độ chèn ép của tĩnh mạch thận trái. Một số trường hợp có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của hội chứng hạt dẻ có thể xảy ra: Đau hông sườn trái; Đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ, đau vùng chậu; Có máu trong nước tiểu (tiểu máu): Đây là triệu chứng phổ biến nhất; Cảm thấy chóng mặt khi đứng dậy do hạ huyết áp tư thế đứng. Các triệu chứng cũng có thể khác nhau ở nam giới và nữ giới. Nam giới có thể bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nữ giới có thể gặp hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Đau khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu, đau vùng chậu. Đau hông sườn Biến chứng có thể gặp khi mắc phải hội chứng kẹp hạt dẻ (nếu có) Hội chứng kẹp hạt dẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt nếu không điều trị bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tổn thương thận do tăng áp lực tĩnh mạch thận trong thời gian dài; Huyết khối tĩnh mạch thận trái; Thiếu máu do tiểu máu có thể cần phải truyền máu; Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới; Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu; Vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam và hội chứng tắc nghẽn vùng chậu ở nữ. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bạn cần đi khám bác sĩ ngay: Tiểu máu ; Đau hông sườn trái; Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế; Ngất ; Nhịp tim nhanh.", "Triệu chứng bướu giáp lan tỏa Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu giáp lan tỏa Bướu giáp lan tỏa không nhiễm độc Bướu giáp lan tỏa không nhiễm độc hầu hết sẽ không có triệu chứng. Người bệnh hoặc người khác có thể vô tình phát hiện tình trạng sưng lên ở cổ, có cảm giác trơn nhẵn khi chạm vào. Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc Đối với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, các triệu chứng bao gồm: Tình trạng cường giáp Người bệnh gặp các triệu chứng của tình trạng cường giáp do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp, bao gồm: Sụt cân; Không dung nạp nhiệt (khát nhiều, đổ mồ hôi); Run; Hồi hộp; Lo lắng; Mệt mỏi; Đánh trống ngực; Khó thở; Đại tiện hoặc tiểu tiện thường xuyên; Buồn nôn, nôn. Bướu giáp to chèn ép Tương tự như ở bướu giáp lan tỏa không nhiễm độc. Nếu bướu giáp quá to có thể dẫn đến chèn ép ở khu vực cổ. Người bệnh có cảm giác sưng hay có khối u ở cổ, khó nuốt, khó thở. Bệnh Graves Nếu người bệnh mắc bệnh Graves, có thể có các triệu chứng khác kèm theo như: Bệnh ở mắt: Lồi mắt, nhìn đôi, phù quanh ổ mắt, chảy nước mắt nhiều. Bệnh ở da: Biểu hiện bằng sắc tố da hơi dày, đặc biệt ở vùng trước xương chày. Bệnh ở hệ thống sinh sản: Những bất thường ở hệ thống sinh sản thường gặp nhất là kinh nguyệt không đều . Bệnh Graves (hay còn gọi là Basedow) có thể gây ra các tình trạng như lồi mắt, phù quanh ổ mắt Biến chứng có thể gặp khi mắc bướu giáp lan tỏa Bướu giáp lan tỏa không nhiễm độc có thể dẫn đến các dấu hiệu và biến chứng nếu nó trở nên quá lớn gây chèn ép, ví dụ như: Khó nuốt; Khó thở; Khàn giọng; Xung huyết vùng mặt và khó chịu. Biến chứng liên quan đến phẫu thuật điều trị bướu giáp lan tỏa gồm chấn thương dây thần kinh thanh quản và suy tuyến cận giáp . Biến chứng của bướu giáp lan tỏa nhiễm độc cũng tương tự như bướu giáp lan tỏa không nhiễm độc. Tuy nhiên, có kèm theo biến chứng khác như: Cường giáp hoặc bão giáp do dư thừa hormone giáp. Rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết; Bệnh lý gan hiếm gặp bao gồm xơ gan; Bệnh da liễu chủ yếu liên quan đến bệnh Graves; Bệnh mắt Graves; Tình trạng nhiễm độc giáp đó là có thể gây dày tâm thất, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do tim. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn gặp các triệu chứng hay các biến chứng của tình trạng bướu giáp lan tỏa, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu bạn vô tình phát hiện bị sưng hay khối u ở cổ mà không có bất kỳ triệu chứng nào kèm theo, bạn cũng nên đến khám để có thể biết được bản chất của tình trạng trên. Điều quan trọng là phải biết được nguyên nhân, loại trừ các trường hợp ác tính và có những điều trị phù hợp cho bạn.", "Triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản (vur) Những triệu chứng của bệnh trào ngược bàng quang niệu quản Đôi khi trẻ bị VUR không có triệu chứng. Nếu một đứa trẻ có biểu hiện bệnh thì các triệu chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Khi nước tiểu chảy ngược dòng, vi khuẩn từ cơ quan sinh dục ngoài có thể dễ dàng vào các tổ chức cao hơn trong đường tiết niệu của trẻ và gây ra nhiễm trùng tiểu. Các triệu chứng biểu hiện là các triệu chứng của UTI: Cảm giác mắc tiểu liên tục; Cảm giác nóng rát khi đi tiểu; Cảm giác phải rặn tiểu; Nước tiểu đục; Sốt ; Đau ở bên hông (sườn) hoặc bụng. UTI có thể khó chẩn đoán ở trẻ em, những trẻ có thể chỉ có các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu. Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị UTI cũng có thể bao gồm: Sốt không rõ nguyên nhân; Chán ăn ; Cáu gắt. Khi con bạn lớn hơn, trào ngược bàng quang niệu quản không được điều trị có thể dẫn đến: Đái dầm; Táo bón hoặc mất kiểm soát nhu động ruột; Huyết áp cao; Protein trong nước tiểu. Tác động của trào ngược bàng quang niệu quản với sức khỏe Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại gây nhiều khó chịu cho trẻ và tăng nguy cơ tổn thương thận về sau khi trẻ mắc bệnh trào ngược bàng quang niệu quản. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh trào ngược bàng quang niệu quản Trào ngược càng nghiêm trọng thì các biến chứng càng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm: Sẹo thận: UTI không được điều trị có thể dẫn đến sẹo, là tổn thương vĩnh viễn đối với mô thận. Sẹo rộng có thể dẫn đến cao huyết áp và suy thận. Huyết áp cao: Thận tổn thương giảm khả năng bài xuất nước tiểu có thể làm tăng huyết áp do tăng thể tích tuần hoàn. Suy thận: Sẹo thận có thể làm mất chức năng lọc của thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận , có thể xảy ra nhanh chóng (suy thận cấp tính) hoặc có thể phát triển theo thời gian (bệnh thận mãn tính). Suy thận là một trong những biến chứng của trào ngược bàng quang niệu quản Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng bệnh não wernicke Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh não Wernicke Bệnh não Wernicke có thể khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như: Lú lẫn; Hạ thân nhiệt; Huyết áp thấp; Thiếu sự phối hợp vận động (thất điều); Mất phương hướng; Chuyển động mắt nhanh chóng, không tự chủ; Nhìn đôi; Sụp mi mắt ; Liệt vận nhãn; Mệt mỏi; Thiếu chú ý; Buồn ngủ; Thờ ơ; Dáng đi chậm chạp, không vững; Không thể đi lại hoặc đứng mà không có sự trợ giúp. Bệnh cũng có thể dẫn đến hôn mê. Lú lẫn có thể là triệu chứng của bệnh não Wernicke Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu người thân của bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh não Wernicke, bạn nên đưa họ đến trung tâm y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh não Wernicke có thể gây tử vong. Điều trị sớm cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh não Wernicke tiến triển thành hội chứng Korsakoff. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ nếu họ có bất kỳ triệu chứng thiếu thiamine giai đoạn đầu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa xuất hiện bệnh não Wernicke. Các triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu thiamine bao gồm: Sụt cân; Chán ăn ; Lú lẫn; Mất trí nhớ ngắn hạn; Yếu cơ; Khó chịu; Vấn đề về tim.", "Triệu chứng thoát vị thành bụng Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị thành bụng Đa số các bệnh nhân sẽ phàn nàn về khối u ở trên bụng, gây sự khó chịu một cách mơ hồ hoặc là không có triệu chứng. Hầu hết các thoát vị (kể cả các thoát vị có kích thước lớn) có thể nhỏ lại nhờ việc đẩy tạng lên bằng tay khi đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg. Tuy nhiên, đối với thoát vị nghẹt không thể dùng cách này để làm nhỏ lại, thậm chí thoát vị này có thể gây tắc ruột nếu không được xử lý. Thoát vị nghẹt gây các cơn đau tăng dần liên tục, triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn. Các triệu chứng của thoát vị thường là khối mềm, vùng da bao lấy đỏ lên, có thể có viêm phúc mạc tùy vị trí, ấn vào sẽ thấy đau, co cứng. Biến chứng có thể gặp khi mắc thoát vị thành bụng Thoát vị thành bụng có triệu chứng, các tạng bị nghẹt hay kẹt cần được phẫu thuật kịp thời, nếu không sẽ làm máu không tới nuôi được vùng này, gây hoại tử và có thể dẫn đến tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh Những dấu hiệu và triệu chứng của phình đại tràng bẩm sinh Bệnh thường khởi phát sớm trong những năm đầu đời nhưng một số không biểu hiện cho đến khi lớn hơn hoặc thậm chí đến tuổi trưởng thành. Khoảng 98% trẻ sơ sinh đi ngoài phân su trong 24 giờ đầu đời, tuy nhiên 50 - 90% trẻ sơ sinh mắc phình đại tràng không đi được phân su trong 48 giờ đầu. Trẻ sơ sinh có biểu hiện táo bón, chướng bụng và nôn trớ như trong các dạng tắc ruột khác. Đôi khi, trẻ sơ sinh mắc chứng loạn sản đoạn siêu ngắn chỉ bị táo bón nhẹ hoặc ngắt quãng, thường kèm theo những cơn tiêu chảy nhẹ xen kẽ, dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ. Triệu chứng ở trẻ lớn hơn bao gồm biếng ăn , táo bón, không có nhu cầu đại tiện sinh lý, khi khám trực tràng, trực tràng trống rỗng do phân nằm ở vị trí cao hơn trong đại tràng và khi rút ngón tay kiểm tra ra thấy nhiều phân bài xuất (dấu hiệu vụ nổ). Trẻ sơ sinh cũng có thể bị chậm phát triển thể chất và bị viêm ruột do phình đại tràng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh Phình đại tràng bẩm sinh có thể khiến trẻ ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển thế chất so với bạn cùng lứa. Ngoài ra một số biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: Viêm ruột tái phát nhiều lần. Tắc ruột , thủng ruột có thể gây tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", " Chào em, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như viêm nhiễm mạn tính, bệnh hệ thống, căng thẳng lo âu nhiều, rối loạn nội tiết tố, ... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em cần đến bệnh viện đa khoa để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát. Song song đó, em nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá. Thân mến! ", "Triệu chứng hội chứng lynch Những dấu hiệu và triệu chứng của Hội chứng Lynch Các triệu chứng của hội chứng Lynch thay đổi từ người này sang người khác tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hội chứng Lynch là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Lynch liên quan đến ung thư đại trực tràng bao gồm: Máu trong phân; Táo bón; Đau bụng; Tiêu chảy hoặc phân nhỏ hơn bình thường; Mệt mỏi; Cảm thấy no hoặc đầy hơi; Buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ung thư đại trực tràng, phổ biến nhất trong hội chứng Lynch là ung thư nội mạc tử cung . Các triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung bao gồm: Chảy máu tử cung bất thường; Chảy máu sau mãn kinh. Không phải mọi người đều sẽ trải qua các triệu chứng trên cho đến khi ung thư chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời. Đau bụng và rối loạn đại tiện là các triệu chứng thường gặp của ung thư đại trực tràng Khi nào cần gặp bác sĩ? Điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ ngay để trao đổi về các lựa chọn điều trị nếu có các triệu chứng của hội chứng Lynch. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm và thăm khám để xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân khác ngoài hội chứng Lynch. Những người được chẩn đoán mắc Hội chứng Lynch nên nói với các thành viên gia đình của và khuyến khích họ tìm kiếm sự tư vấn về di truyền, giúp bạn và gia đình hiểu được những rủi ro khi sinh con mắc bệnh di truyền. Tư vấn bao gồm đánh giá về tiền sử cá nhân và gia đình của bạn cũng như xét nghiệm di truyền về đột biến gen hội chứng Lynch.", "Triệu chứng ung thư ruột kết Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư ruột kết Dấu hiệu của ung thư ruột kết bao gồm máu trong phân hoặc thay đổi thói quen đại tiện, có thể kể đến như: Máu (đỏ tươi hoặc rất sẫm) trong phân hoặc trực tràng bị chảy máu. Sự thay đổi dai dẳng trong thói quen đại tiện, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón hoặc thay đổi độ đặc của phân hoặc cảm giác ruột không rỗng hết. Phân hẹp hơn bình thường. Thường xuyên bị đầy hơi , khó chịu dai dẳng ở bụng, chướng bụng, đầy bụng hoặc chuột rút. Đau bụng và đau ở vùng bụng dưới. Giảm cân không rõ lý do. Cảm thấy rất mệt mỏi. Nôn . Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Ung thư ruột kết đôi khi không thể hiện bất kì triệu chứng bất thường nào. Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể do ung thư ruột kết hoặc các tình trạng khác gây ra. Do đó cần liên hệ với cơ sở y tế sớm nhất để xác định đúng bệnh, không nên tự ý đoán bệnh hoặc tự điều trị khi chưa thăm khám và chẩn đoán. Cần đi khám ngay nếu xuất hiện bất kì dấu hiệu ung thư ruột kết nào", "Triệu chứng suy gan cấp Những dấu hiệu và triệu chứng của suy gan cấp Các dấu hiệu và triệu chứng của suy gan cấp có thể bao gồm: Vàng da và vàng mắt; Đau ở vùng bụng trên bên phải của bạn; Bụng to lên (cổ trướng); Buồn nôn; Nôn mửa; Cảm thấy mệt mỏi (khó chịu); Mất phương hướng hoặc lú lẫn; Buồn ngủ; Hơi thở có thể có mùi ceton; Run. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy gan cấp Suy gan cấp thường gây ra các biến chứng, bao gồm: Phù não: Tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến mất phương hướng, rối loạn tâm thần nghiêm trọng và co giật. Xuất huyết và rối loạn động máu: Tế bào gan bị suy không thể tạo ra các yếu tố đông máu. Xuất huyết ở đường tiêu hóa là phổ biến và khó kiểm soát. Nhiễm trùng: Những người bệnh suy gan cấp có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là nhiễm trùng huyết , nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiết niệu. Suy thận: Suy thận thường xảy ra sau suy gan, đặc biệt nếu bạn dùng quá liều acetaminophen, gây tổn thương cả gan và thận. Khi nào cần gặp bác sĩ? Suy gan cấp có thể tiến triển nhanh chóng ở người khỏe mạnh và đe dọa tính mạng. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đột nhiên bị vàng mắt hoặc da, đau ở vùng bụng trên, hoặc bất kỳ thay đổi bất thường nào về trạng thái tinh thần, tính cách hoặc hành vi, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Suy gan cấp là một tình trạng cấp cứu y tế cần phải gặp bác sĩ ngay", "Triệu chứng rubella Những dấu hiệu và triệu chứng của Rubella Có thể nhận thấy dấu hiệu đặc trưng nhất ở người bệnh Rubella là ban đỏ xuất hiện từ 14 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Ở thể Rubella điển hình: Dấu hiệu của bệnh thường nhẹ và lành tính, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Triệu chứng ở bệnh nhân thể Rubella điển hình: Sốt nhẹ, ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ và lan khắp toàn thân, có các dấu hiệu ở cơ quan bạch huyết. Ngoài ra, người bệnh Rubella thường gặp tổn thương hạch bạch huyết ở sau tai, vùng chẩm, cổ sau. Ở người lớn mắc bệnh Rubella thường sốt và phát ban nhiều hơn, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp. Ở thể Rubella bẩm sinh: Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh Rubella rất dễ bị sẩy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ mắc Rubella bẩm sinh: Đục thủy tinh thể, thiểu năng tim và điếc bẩm sinh. Thông thường, bệnh Rubella rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh Sởi do nhiều triệu chứng giống nhau. Để có thể phân biệt được hai căn bệnh này, có thể dựa vào một số điểm đặc trưng sau. Bệnh sởi Bệnh Rubella Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài lên đến 10 ngày. Phát ban nổi rõ thành từng đốm, lành vẫn có thể để lại dấu vết; Sốt cao có thể lên đến 400C; Có giai đoạn tiền triệu chứng đặc trưng với các biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày. Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban biến mất hoàn toàn; Sốt nhẹ; Không có giai đoạn tiền triệu chứng. Biến chứng có thể gặp khi mắc Rubella Rubella nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: Đối với người bệnh nói chung: Rubella là dạng nhiễm trùng nhẹ hơn so với Sởi, hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số nữ giới phơi nhiễm virus Rubella dễ gặp biến chứng viêm khớp ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Ngoài ra, Rubella có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm não. Đối với phụ nữ mang thai: Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ – khi các bộ phận của thai nhi đang hình thành. Virus xâm nhập qua hàng rào nhau thai đến bào thai và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể: Sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu. Trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao gây đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu, dị tật tim, điếc bẩm sinh, khiếm khuyết các cơ quan trong cơ thể, viêm phổi , viêm màng não,… và có thể dẫn đến tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
Chào BS Lan Hương, Vành tai em hay bị ngứa rất khó chịu, có rộp ở vành tai giống như bọng nuớc. Khi em gãi thì có nước vàng chảy ra và rất ngứa. Mong BS tư vấn giúp em cách chữa trị. Em xin chân thành cảm ơn BS nhiều.
[ " Chào bạn, Mỗi một sang thương da, có cách điều trị riêng, nếu điều trị không đúng, tổn thương có thể lan ra và trầm trọng hơn như nhiễm trùng. Các biểu hiện của bạn gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau như , viêm vành tai... Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh sẽ mau khỏi, bạn nhé. Thân ái. " ]
[ "Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, cách đây 2 tháng, sau 1 lần em đi làm dịch vụ ear candling (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa), thì bị ngứa và chảy nước vàng, đi khám BS thì em bị nấm tai. BS có bôi thuốc và sau đó tình trạng chảy nước vàng không còn nữa nhưng em vẫn rất ngứa và khó chịu. Em đi khám lần nữa thì BS nói em không bị gì cả nhưng có kê toa cho em dùng Polydexa. đi các tiệm thuốc đề không có nên dược sĩ đã đổi cho em sang Polydeson. Em xin hỏi AloBacsi, vậy tình trạng của em có dùng Polydeson được không? Vì em đọc thấy nhiều tác dụng phụ quá. (Lan Anh - ) Trả lời: Lan Anh thân mến! Qua thư thì có thể sơ bộ xác định em đã bị viêm ống tai ngoài. Đây là bệnh lý khá thường gặp, nhất là những người hay ngoáy tai, hoặc đi lấy ráy tai tại các cửa hàng dịch vụ hớt tóc, vì dụng cụ không sạch, dễ truyền các bệnh viêm ống tai do vi nấm, vi trùng qua dụng cụ không vô trùng này. Da ống tai ngoài có thể chia làm 2 phần: Phần ngoài có da dày, có lông, có các tuyến, có chất nhờn, và dáy tai. Phần trong da mỏng, có các lông nhỏ, không có tuyến. pH của ống tai có tính acid (6,5- 6.8). Khi ngoáy tai gây vi chấn thương ống tai, làm mất các chất bảo vệ của ống tai (chất nhờn, dáy tai) lây các mầm bệnh từ người này sang người khác qua dụng cụ, gây viêm ống tai do vi trùng, vi nấm sau đó gây chàm hóa ống tai. Tai viêm chảy nước dịch viêm vàng như em mô tả. Em đã điều trị hết chảy nước vàng, nhưng vẫn còn ngứa, như vậy có thể vẫn còn nấm tai, hay chàm hóa ống tai, hay vẫn còn nhiễm trùng nhẹ. Do đó, em có thể nhỏ thuốc Polydexa, hay Polydeson khoảng 7 ngày. Sau khi bệnh ổn định Em có thể nhỏ thuốc Boric acid 3% vài ngày để điều chỉnh lại pH acid của ống tai thì sẽ hết ngứa. Bên cạnh đó, em cũng nên hạn chế ngoáy tai, em nhé! Chúc em mau khỏi bệnh! BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng", " Chào bạn, , viêm nhiễm vùng hầu họng tiến triển có thể gây ra tình trạng ù tai, nghe thấy âm thanh lạ ở tai, đặc biệt khi nuốt nước bọt do phù nề bít tắc vòi tai và có nguy cơ tiến triển đến viêm tai giữa nếu không điều trị triệt để. Em nên khám bác sĩ Tai Mũi Họng để được kê toa thuốc và xét chỉ định nội soi mũi xoang em nhé! Thân mến! ", "Xin chào bạn, Những khó chịu của bạn là do viêm ống tai ngoài, do bạn\r\nngoáy nhiều gây trầy xước. Khi viêm, ống tai tiết dịch, làm cho sự dẫn truyền\r\nâm thanh bị cản trở bởi dịch viêm, nên làm cho bạn ù tai. Khi giọt nước nhỏ bé chui vào tai, chúng dính vào thành ống\r\ntai, do sức căng bề mặt của giọt nước lớn hơn trọng lượng của nó nên nó bị ống\r\ntai giữ lại, không tự chảy ra được, nếu bạn ngoáy cho khô dễ gây thương tổn và viêm\r\nống tai. Giờ ống tai của bạn đã bị viêm, hãy nhanh chóng tới bệnh\r\nviện có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, hút dịch ống tai, kê toa mua\r\nthuốc uống, thuốc nhỏ tai, phù hợp với tình trạng bệnh lý nhé. Nhân đây, BS xin hướng dẫn bạn cách xử trí khi nước vào tai,\r\nrất đơn giản thôi bạn à! Nếu khi tắm không may có nước vào tai, bạn bình tĩnh, nhỏ\r\nthêm vào tai vài giọt nước sôi để nguội, sau đó nghiêng đầu sang tai bên\r\nấy, nước sẽ thoát hết ra ngoài. Tai sẽ dễ chịu ngay. Vài lời giải đáp băn khoăn trên BS hy vọng bạn chóng bình\r\nphục. Thân mến!", "Chào em, Trường hợp của em BS nghi ngờ là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, bệnh thường do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virus Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Tổn thương thường khu trú tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp  chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến. Bệnh không ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục, không gây vô sinh. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu điều trị không dứt điểm hoặc có nguyên nhân gây ứ trệ, viêm nhiễm. Do đó, em nên tới BS chuyên khoa Răng Hàm Mặt để kê toa các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau… để bệnh nhanh khỏi em nhé! Thân mến.", "Chào em, Tình trạng của em có 2 khả năng xảy ra: bị viêm tai ngoài hoặc bị (hay còn gọi là khớp nhai), những nguyên nhân khác cũng có nhưng ít gặp hơn như: viêm lợi vùng góc hàm, viêm hay u tuyến mang tai… Em nên đi khám BS chuyên khoa Tai Mũi Họng trước để xem tai có bị gì không. Nếu tai bình thường em đi khám tiếp BS chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Thân mến.", "Chào em, Sở dĩ em xuất hiện các triệu chứng\r\nnày vì em đang có tình trạng ,\r\ncó lẽ liên quan đến thay đổi thời tiết. Các khác có thể gây ra tình trạng này là thức ăn, phấn hoa, khói bụi… Nếu như tình trạng này không ảnh\r\nhưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, em có thể cải thiện nó bằng cách rửa mũi\r\nthường xuyên với nước muối sinh lý để hạn chế khô niêm mạc và rửa trôi bớt các\r\ndị nguyên, nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm vùng mũi họng. Nếu ngứa nhiều, em có thể sử dụng\r\ncác loại thuốc kháng histamine theo hướng dẫn của dược sĩ. Nếu đã áp dụng các\r\nbiện pháp trên mà tình trạng này vẫn kéo dài hoặc nặng hơn làm ảnh hưởng đến\r\nsinh hoạt hằng ngày, em nên khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kê toa\r\nthuốc phù hợp. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Em Hồng Hạnh thân mến, Quan trọng là cần xác định nguyên nhân vì sao tai của em bị\r\nra nước và ngứa, có thể do viêm ống tai ngoài hay là do nấm tai… mỗi loại bệnh\r\ncó phương thức điều trị khác nhau em à. Do đó, em nên đi khám tai mũi họng tìm\r\nnguyên nhân rồi BS mới giúp em điều trị được. Còn vết bỏng, em có thể dùng kem Silvirin thoa hoặc dùng Panthenol spray, gạc\r\nvaselin đắp lên vết bỏng. Việc em không uống được sữa bà bầu hoặc sữa tươi, em đừng\r\nquá lo lắng, em có thể dùng sữa chua, phô mai, sữa đậu nành thay thế, nhưng\r\nquan trọng là em cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các loại thức ăn\r\nlà tốt rồi em. Chúc em và bé luôn khỏe!", "Chào\r\nbạn, Những triệu chứng như bạn mô tả: cảm giác như hóc xương, nổi\r\nhạch dưới cằm, họng nổi mụn mủ… AloBacsi\r\nnghĩ là những triệu chứng của . Để chẩn đoán, điều trị, theo dõi sát tình trạng bệnh lý, bạn\r\nhãy tới bệnh viện gần nhà, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và điều trị\r\ntích cực. Không nên tự  mua thuốc uống, vì dùng thuốc không chuẩn xác,\r\nkhông diệt hết vi trùng gây bệnh, làm cho vi trùng lờn thuốc rất nguy hiểm bạn\r\nnhé. Chúc bạn điều trị đạt kết quả tốt. Thân mến,", "Thời gian gần đây em thấy tần suất bị sưng 2 bên mang tai nhiều hơn, đàm ở trong họng cũng nhiều hơn, đôi khi thấy có máu. Bác sĩ cho em hỏi có nguyên nhân và cách điều trị bệnh này không, điều trị như thế nào và ở đâu ạ? Em xin cảm ơn. (Nguyễn Trọng Chỉnh - Đồng Nai) Chào em, Viêm\r\n tuyến nước bọt mang tai mạn tính gây khá nhiều khó khăn cho các bác sĩ \r\ntrong chẩn đoán nguyên nhân, trong đó có thể do di truyền, nhiễm trùng \r\nmạn, bệnh tự miễn, thâm nhiễm hệ thống… Do tính phức tạp của \r\nbệnh, em nên đến bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt có uy tín để được \r\nbác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí thích hợp\r\n em nhé! Thân mến! BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên ", "Chào bạn, Sau khi bạn đi 2 ngày, tai bị chảy nước vàng và\r\nsau đó chảy mủ, đây là yếu tố gây sang chấn, nhiễm trùng ống tai ngoài, không\r\nloại trừ khả năng màng nhĩ bị thủng, gây viêm tai giữa. Bạn biết rằng dụng cụ\r\ncủa tiệm hớt tóc rất bụi bẩn, chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Tai được phân chia thành 3 phần: ống tai ngoài, tai giữa,\r\ntai trong. Ống tai ngoài có phần ngoài lót bởi lớp da mỏng và phần trong lót\r\nbởi niêm mạc. Màng nhĩ mỏng ngăn cách ống tai ngoài với tai giữa, lớp màng này\r\ndễ bị thủng, rách do chấn thương và dễ bị nhiễm trùng. Trường hợp của bạn, ống tai đang bị chảy mủ là do nhiễm\r\ntrùng ống tai, không loại trừ khả năng viêm tai giữa. Vi trùng gây bệnh có hoạt\r\nlực mạnh, nên việc điều trị chưa đạt hiệu quả mong  muốn. Bạn hãy tới bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng\r\nkhám và điều trị tiếp tục cho tới khi hết bệnh nhé. Từ nay về sau, bạn không tự ý đưa bất kỳ dụng cụ hay vật\r\ndụng nào vào ống tai vì có thể gây chấn thương, gây nhiễm trùng rất nguy\r\nhiểm.", "Chào bạn, Theo như mô tả của bạn thì bạn có thể bị viêm họng mạn tính. Viêm mạn tính với tăng sản lan tỏa vùng niêm mạc họng, những hạt lympho rải rác tập trung dưới niêm mạc (viêm họng hạt). Triệu chứng thường là cảm giác nóng, rát trong họng, hay ho khan, hay đằng hắng và thường kèm cảm giác nuốt vướng… Ngoài ra, một số còn cảm giác loạn cảm họng (bệnh nhân có cảm giác mắc sợi tóc hay vỏ thóc…). Bạn nên đến BS Tai mũi họng, khám chính xác nguyên nhân viêm họng mạn để điều trị. Trước mắt, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và súc miệng bằng nước muối pha loãng. Thân mến.", "Chào Quang Thanh, Theo như thông tin bạn mô tả thì rất có thể bạn bị nấm ống tai ngoài. Bệnh nấm tai là nhiễm nấm chủ yếu ở ống tai ngoài, đôi khi cũng gặp ở tai giữa. Bệnh có khi có triệu chứng rất rõ, cũng có thể rất âm thầm và được phát hiện tình cờ. Bạn cần đến khám BS tai mũi họng để chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ hết hẳn. Nguyên tắc điều trị nấm ống tai ngoài là phải giữ vệ sinh tai sạch sẽ và bôi thuốc chống nấm. Thường thì ta có thể lau ống tai ngoài bằng bông tẩm oxy già cho sạch ống tai; sau đó kết hợp bôi thuốc chống nấm như: nizoral, fungal, cồn boric… Cách phòng bệnh nấm tai là phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm, sau bơi lội. Không nên lấy ráy tai tại thợ cắt tóc gội đầu do dụng cụ sử dụng cho nhiều người nên rất dễ lây nhiễm. Khi có dấu hiệu bất thường ở tai, cần đi khám đúng chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thân mến.", " Chào em, Nơi của em có thể đang viêm, nếu chỉ sưng đỏ, chảy dịch vàng ít thì em không cần lo lắng chỉ cần rửa với dung dịch nước muối sinh lý Nacl 9%. Em không nên bôi các loại dầu nóng, đắp thuốc lá cây… vì có thể gây viêm nhiễm cho vết thương. Nếu nơi xỏ lỗ tai sưng kèm mủ, sốt thì em nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Thân ái, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Anh Tuấn thân mến, Khi bạn bị gây chảy máu lỗ tai, chảy dịch\r\nvàng, nghe kém, ù tai... chứng tỏ bạn bị chấn thương đầu, chấn thương thương\r\ntai. Chấn thương này có thể ảnh hưởng tới các cấu trúc của chuỗi xương con của\r\ntai giữa, hay ốc tai tiền đình của tai trong, gây ảnh hưởng sức nghe. Bạn hãy tới bệnh viện tuyến tỉnh khám lại, đo sức nghe nhằm\r\nphát hiện loại giảm thính lực, mức độ giảm thính lực, chụp CTscanner sọ não và\r\ntai nhằm phát hiện các thương tổn của nhu mô não, khảo sát các cấu trúc của\r\nchuỗi xương con của tai... Đồng thời khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe toàn\r\nthân nhé!", " Chào em Khánh, Tình trạng của em có đủ yếu tố để chẩn đoán , nhiều yếu tố gợi ý là do nhiễm trùng. Em nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, súc họng thường xuyên với nước muối và khám BS Tai Mũi Họng để được kê toa kháng sinh phù hợp em nhé! Thân mến!" ]
Thuốc Domitazol Domesco điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (5 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Domitazol® do Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Y tế Domesco sản xuất, với thành phần chính gồm: Bột hạt Malva (Malva purpurea), Xanh methylene, Camphor monobromide. Domitazol® là thuốc được dùng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng.\nThành phần:\nCamphor: 20mg\nXanh Methylen: 25mg\nMalva: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Domitazol® được chỉ định dùng để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không có biến chứng." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Garosi 500 mg có thành phần là Azithromycin có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản cấp, và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng và amidan, viêm yết hầu, các nhiễm khuẩn da và mô mềm; các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae.\nThành phần:\nAzithromycin: 500mg\nChỉ định:\nGarosi được chỉ định trong các trường hợp:\nAzithromycin được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, các nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tai giữa , nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang , viêm họng và viêm amidan . Azithromycin chỉ nên dùng cho những người bệnh dị ứng với penicilin, vì nguy cơ kháng thuốc. Trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ, azithromycin đoác dùng điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.", "Mô tả ngắn:\nOfloxacin 200mg/100ml là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân, thành phần chính là Ofloxacin. Ofloxacin 200mg/100ml được sử dụng dưới dạng tiêm truyền để điều trị tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan nội tạng cơ thể.\nThành phần:\nChỉ định:\nOfloxacin được chỉ định để điều trị các nhiễm trùng ở người lớn khi gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm:\nĐường tiết niệu trên và dưới: Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới mãn tính; nhiễm trùng tính đường tiết niệu trên cấp tỉnh và mạn (viêm bể thận).\nĐối với các bệnh nhiễm trùng dưới đây ofloxacin nên chỉ nên sử dụng chỉ khi các kháng sinh khác được đề nghị cho điều trị ban đầu là không phù hợp:\nNhiễm trùng da và mô mềm. Đợt cấp tính của viêm phế quản mãn tính. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cefimbrano 200mg là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Trung ương Vidipha, thành phần chính là cefixim thuộc nhóm thuốc kháng sinh. \n Cefimbrano được bào chế dưới dạng viên nang, quy cách đóng gói gồm hộp 10 gói.\nThành phần:\nCefixim: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Cefimbrano 200mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng nhạy cảm E.Coli hoặc Proteus mirabilis và một số ít trường hợp do các trực khuẩn Gram âm khác như Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus spp. Điều trị viêm thận – bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae nhạy cảm. Điều trị viêm tai giữa do Haemophylus influenzae (kể cả các chủng tiết beta – lactamase), Moxarella catarrhalis (kể cả các chủng tiết beta – lactamase), Streptococcus pyogenes. Điều trị viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenes. Điều trị viêm phế quản cấp và mạn do Streptococcus pneumonia, hoặc Haemophylus influenzae , hoặc Moraxella catarrhalis. Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa. Điều trị lậu chưa có biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng tiết beta – lactamase). Điều trị thuơng hàn do Salmonella typhi (kể cả chủng đa kháng thuốc). Điều trị bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (kể cả chủng kháng ampicilin).", "Mô tả ngắn:\nDorotyl 250Mg Domesco của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, thành phần chính mephenesin, là thuốc được sử dụng để điều trị hỗ trợ các cơn đau co cứng cơ trong các bệnh thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng ở người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. \n Viên nén bao đường màu đỏ cam, hình tròn, mặt viên nhẵn bóng. Nhân thuốc bên trong màu trắng.\nThành phần:\nMephenesin: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Dorotyl 250Mg Domesco được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị hỗ trợ các cơn đau co cứng cơ trong các bệnh thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng ở người lớn và trẻ em trên 15 tuổi.", "Mô tả ngắn:\nThuốc “Albendazole STELLA 400 mg” là sản phẩm của công ty TNHH LD Stellapharm, có chứa hoạt chất chính là albendazole 400 mg. Thuốc được chỉ định trong trường hợp nhiễm một loại hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như: giun đũa ( Ascaris lumbricoides ), giun kim ( Enterobius vermicularis ), giun móc ( Ancylostoma duodenale ), giun mỏ ( Necator americanus ), giun tóc ( Trichuris trichiura ), giun lươn ( Strongyloides stercoralis ), sán hạt dưa ( Hymenolepis nana) , sán lợn ( Taenia solium ), sán bò ( T. saginata ), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis. Ngoài ra, Albendazole cũng có hiệu quả trên các bệnh ấu trùng di trú ở da, bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não và bệnh nang sán không thể phẫu thuật. \n Thuốc có dạng viên nén dài, bao phim màu trắng, một mặt khắc vạch, một mặt trơn. Viên có thể bẻ đôi. Viên nhai. Quy cách đóng gói hộp 01 vỉ, vỉ 01 viên hoặc hộp 01 vỉ, vỉ 10 viên.\nThành phần:\nAlbendazole: 400mg\nChỉ định:\nThuốc Albendazole STELLA 400 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị nhiễm một loại hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa ( Ascaris lumbricoides ), giun kim ( Enterobius vermicularis ), giun móc ( Ancylostoma duodenale ), giun mỏ ( Necator americanus ), giun tóc ( Trichuris trichiura ), giun lươn ( Strongyloides stercoralis ), sán hạt dưa ( Hymenolepis nana ), sán lợn ( Taenia solium ), sán bò ( T. saginata ), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis.\nAlbendazole cũng có hiệu quả trên ấu trùng di trú ở da.\nThuốc còn có tác dụng với bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não.\nĐiều trị các trường hợp bệnh nang sán không phẫu thuật được, nhưng lợi ích lâu dài của việc điều trị này còn phải đánh giá thêm.", "Mô tả ngắn:\nLomexin 200 mg được sản xuất bởi Catalent Italy S.P.A , với thành phần chính Fenticonazole nitrate , là thuốc dùng để điều trị nhiễm nấm Candida âm hộ–âm đạo. \n Viên nang mềm đặt âm đạo, hình giọt nước, màu ngà.\nThành phần:\nFenticonazole: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Lomexin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị nhiễm nấm Candida âm hộ–âm đạo.", "Mô tả ngắn:\nCefalexin 250 mg công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, thành phần chính là cefalexin, là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, nhưng không chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai, mũi, họng; viêm đường tiết niệu…\nThành phần:\nCephalexin: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Cephalexin 250 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nNhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc và viêm họng. Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát. Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa. Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương. Bệnh lậu (khi penicillin không phù hợp). Nhiễm khuẩn răng. Điều trị dự phòng thay penicillin cho người mắc bệnh tim phải điều trị răng.", " Chào bạn, Sự hiện diện của trong nước tiểu gợi ý có khả năng bị nhiễm trùng tiểu (viêm đường niệu), tuy nhiên nếu đã điều trị thuốc 6 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm thì bạn cần tái khám chuyên khoa thận niệu để được tầm soát các nguyên nhân khác. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nOraldroxine 250 mg của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương VIDIPHA có hoạt chất chính là cefadroxil 250 mg. Thuốc được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình (nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp, da và mô mềm, viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn…) với tác nhân là các vi khuẩn còn nhạy cảm.\nThành phần:\nCefadroxil: 250mg\nChỉ định:\nThuốc Oraldroxine 250 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm:\nNhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa. Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản – phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa. Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, viêm nhọt, viêm quầng. Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.", "Chào anh, Tôi nghĩ anh bị do lây qua đường tình dục. Bệnh này cần cấy mủ làm kháng sinh đồ, soi tạp trùng\r\nvà trùng roi trong mủ niệu đạo. Cấy cả nước tiểu. Ở châu Phi không có điều kiện\r\ny tế tốt thì có thể mua kháng sinh ở nhà thuốc chợ trời, nhưng thuốc giả khá\r\nnhiều và tự ý dùng kháng sinh như vậy sẽ kháng thuốc và bệnh có thể mạn tính và\r\nnặng thêm bởi kháng thuốc. Nếu có kháng sinh như Doxycyclin, Levofloxacin anh\r\ndùng 2 thứ này trong 2 tuần, mỗi ngày 2 lần mỗi viên. Anh nên đến một BS nào đó ở đây họ sẽ\r\ngiúp anh tìm kháng sinh và cấy mủ anh nhé.", "Mô tả ngắn:\nAgimycob của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm có tác dụng trị viêm âm đạo do các mầm bệnh gây ra.\nThành phần:\nMetronidazol: 500mg\nNystatin: 100000IU\nNeomycin: 65000IU\nChỉ định:\nThuốc Agimycob được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTrị viêm âm đạo do các mầm bệnh gây ra.", " Chào em, Mictasol bleu là thuốc điều trị hỗ trợ sát khuẩn đường tiểu trong điều trị nhiễm trùng tiểu. Chính thành phần Methylene blue trong thuốc tạo màu xanh cho nước tiểu. Một số người bệnh khi uống thuốc này không thấy nước tiểu màu xanh có thể do thuốc bị chuyển hóa gần hết khi đến thận, do nước tiểu nhiều pha loãng... vấn đề này không nói lên được chức năng thận có vấn đề hay điều trị không đáp ứng. Ngày nay, Mictasol bleu không được khuyến cáo trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nữa. Mặt khác, điều trị nhiễm trùng tiểu mà dùng tới 2 loại kháng sinh cũng hơi lạ, hi vọng em đi khám ở bệnh viện đàng hoàng chứ không mua thuốc ở tiệm thuốc Tây, vì khả năng dùng thuốc quá liều và kháng thuốc sau này khá cao. Bản thân người nữ đã dễ bị viêm nhiễm đường tiểu hơn người nam, vì đường tiểu của nữ ngắn, gần âm đạo và hậu môn, mỗi kỳ kinh lại là môi trường thuận lợi để sinh sôi vi khuẩn; người nữ có quan hệ tình dục lại càng tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu. Người nam quan hệ với người nữ vẫn khỏe mạnh bình thường không có nghĩa là người nữ không bị bệnh phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục. Em nên khám phụ khoa thêm là điều an toàn cho sức khỏe của chính em. Thân mến.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Doxycycline 100mg là viên nang cứng chứa hoạt chất Doxycyclin (dưới dạng Doxycyclin hyclat) dùng điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn gây ra bởi các dòng nhạy cảm của vi khuẩn gram dương và gram âm và những vi sinh vật khác: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, những bệnh lây truyền qua đường sinh dục, những nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng mắt, những nhiễm khuẩn Rickettsia, những nhiễm khuẩn khác. Doxycycline cũng được chỉ định cho dự phòng cho những tình trạng sau: Sốt phát ban bụi rậm, tiêu chảy ở người di du lịch (gây bởi nội độc tố của Escherichia coli), bệnh trùng xoắn móc câu.\nThành phần:\nDoxycycline: 100mg\nChỉ định:\nThuốc Doxycycline 100mg chỉ định điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn gây ra bởi các dòng nhạy cảm của vi khuẩn gram dương và gram âm và những vi sinh vật khác.\nNhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi và những nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới khác gây bởi những dòng nhạy cảm của Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae và những vi khuẩn khác. Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae. Điều trị viêm phế quản mạn tính và viêm xoang.\nNhiễm khuẩn đường tiết niệu: Những nhiễm khuẩn gây bởi những dòng nhạy cảm của chủng Klebsiella, chủng Enterobacter, Escherichia coli, Streptococcus faecalis và những vi khuẩn khác.\nNhững bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Những nhiễm khuẩn gây bởi Chlamydia trachomatis bao gồm nhiễm khuẩn niệu đạo không biến chứng, nhiễm khuẩn nội mạc cổ tử cung hoặc hậu môn. Viêm niệu đạo không do lậu gây bởi Ureaplasma urealyticum. Bệnh hạ cam gây bởi Alymmatobacterium granulomatis. Thuốc thay thế trong điều trị bệnh lậu và bệnh giang mai.\nNhững nhiễm khuẩn da: Mụn trứng cá khi liệu pháp kháng sinh được coi là cần thiết.\nDo doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, có thể hữu dụng trong điều trị những nhiễm khuẩn đáp ứng với những tetracyclin khác như:\nNhiễm trùng mắt: Gây bởi những dòng nhạy cảm của khuẩn cầu gây bệnh lậu (gonococcus), tụ khuẩn cầu (staphylococcus), và Haemophilus influenzae. Doxycyclin được chỉ định trong điều trị bệnh đau mắt hột, mặc dù tác nhân nhiễm khuẩn không phải lúc nào cũng bị loại bỏ, như được đánh giá bởi phân tích nhuộm màu huỳnh quang kháng thể.\nNhững nhiễm khuẩn Rickettsia: Sốt đốm Rocky Mountain, nhóm sốt phát ban, sốt Q, viêm màng tim do Coxiella và sốt cấp tính do ve.\nNhững nhiễm khuẩn khác: Sốt virut vẹt, bệnh dịch tả, bệnh Whitmore, bệnh trùng xoắn móc câu, những nhiễm khuẩn khác gây bởi những dòng nhạy cảm của chủng Yersinia, chủng Brucella (kết hợp với Streptomycin), chủng Clostridium, Francisella tularensis và sốt rét falciparum - kháng chloroquin.\nDoxycyclin cũng được chỉ định cho dự phòng cho những tình trạng sau: Sốt phát ban bụi rậm, tiêu chảy ở người di du lịch (gây bởi nội độc tố của Escherichia coli), bệnh trùng xoắn móc câu.", "Mô tả ngắn:\nKem bôi da Gentameson dùng điều trị tổn thương viêm ngoài da do dị ứng khi có nhiễm trùng thứ phát: Vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm, viêm da do nắng, viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục, hăm đỏ da, viêm da do côn trùng, nấm da và lang ben.\nThành phần:\nGentamicin: 10mg\nBetamethasone dipropionate: 6.4mg\nClotrimazol: 100mg\nChỉ định:\nKem bôi da Gentameson dùng điều trị trong các trường hợp tổn thương viêm ngoài da do dị ứng khi có nhiễm trùng thứ phát:\nBệnh vảy nến , viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm có hoặc không có bội nhiễm, viêm da do nắng, viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục. Hăm đỏ da ở nách, bẹn, mông, kẽ tay, kẽ chân. Viêm da do côn trùng cắn, chấy rận đốt. Nấm da và lang ben.", "Mô tả ngắn:\nDomperidon của Công ty Stada Việt Nam, thành phần chính Domperidone, dùng cho để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn. \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim 10mg. Viên nén dài, bao phim màu trắng, một mặt có khắc vạch, một mặt trơn. Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nDomperidone: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Domperidon được chỉ định để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn." ]
Thưa BS, Con trai tôi 5 tuổi, vừa qua cháu bị ho nhiều và thở khò khè, hơi sốt nhẹ. Tôi đưa đi khám BS thì được kết luận viêm tiểu phế quản co thắt. 3 hôm sau cháu đỡ hơn, tôi cho cháu đi kiểm tra tại BS khác thì BS lại nói con tôi bị hen (theo BS này bây giờ y khoa không sử dụng thuật ngữ "viêm phế quản co thắt" nữa) và cho thuốc điều trị dự phòng hen. Gia đình tôi không có ai bị bệnh hen, từ khi mới sinh đến nay cháu mới chị bị triệu chứng này 2 lần (14/11/2010 và lần này 28/11/2011). Mũi cháu hay bị dị ứng thời tiết. BS làm ơn cho tôi hỏi: 1. Con tôi như vậy có phải bị bệnh hen không? Để kiểm tra cháu có phải bị hen không thì tôi nên đưa cháu tới đâu và phải làm những xét nghiệm gì? 2. Trường hợp cháu không phải bị hen nhưng lại điều trị dự phòng hen thì thuốc điều trị có ảnh hưởng không tốt (tác dụng phụ) tới sức khỏe của cháu như thế nào? Xin chân thành cảm ơn BS. (Nhat Minh-HN)
[ "Chào bạn, Bệnh hen vẫn có thể xảy ra ở những bé hoàn toàn trong gia đình không có ai có tiền căn mắc bệnh hen.Con bạn có tiền căn viêm mũi dị ứng là một yếu tố thuận lợi để khởi phát cơn hen. Để nghĩ đến bé bị hen phải có những triệu chứng sau: - Triệu chứng điển hình: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực nhưng thực tế không phải bé nào cũng có đầy đủ các triệu chứng này. - Ho kéo dài hoặc ho từng cơn - Ho tái đi tái lại, ho tăng về đêm và lúc sáng vừa ngủ dậy, ho tăng khi thay đổi thời tiết. - Có triệu chứng khò khè, khó thở về đêm - Tiền căn viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, tiền căn gia đình - Kết hợp đo chức năng hô hấp và thử dùng thuốc giãn phế quản. Bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa hô hấp để khám và làm xét nghiệm đo chức năng hô hấp, sau khi có kết quả BS sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị và phòng ngừa cho bé. Khi đã chẩn đoán chắc chắn bé bị hen, cần được phân độ hen, vì dựa vào phân độ hen sẽ có hướng điều trị khác nhau. Khi hen bậc 2 trở lên thì ngoài thuốc cắt cơn Ventolin dạng xịt hoặc phun khí dung và Corticoide còn sử dụng thuốc điều trị phòng ngừa. Điều trị phòng ngừa là tránh các yếu tố khởi phát cơn hen trên và dùng thuốc dự phòng (uống và xịt). Chỉ định sử dụng thuốc xịt phòng ngừa khi có chẩn đoán chắc chắn là hen bậc 2 trở lên hoặc bé lên cơn khò khè, khó thở trên 1 lần trong một tuần, hoặc bé có cơn hen trên 2 lần trong một tháng, hoặc bé phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày. Do vậy, thuốc xịt d ự phòng cần được dùng đúng chỉ định, đúng bệnh , đúng thời gian và phải được BS điều trị theo dõi chặt chẽ để đánh giá lại cơn hen và giảm liều thuốc từ từ, tuyệt đối không được ngưng thuốc đột ngột. Khi không phải bệnh hen thì không nên dùng thuốc này, vì không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh của bé mà còn tốn kém về kinh tế. Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, nhưng thuốc dự phòng dạng xịt được xem là tương đối an toàn hơn các thuốc đường uống hoặc tiêm. BS chúc bé mau sớm khỏi bệnh!" ]
[ "Bé không sốt, không khó thở. Xin hỏi BS, bé ho như vậy có hại phổi không? Tôi nên cho bé uống thuốc gì? (Trương Tuyết Mai - Khánh Hòa) Trả lời: Bạn Tuyết Mai thân mến, Như vậy là bé nhà bạn thuộc nhóm ho kéo dài nhưng nguyên nhân chưa được khống chế. Bạn cho uống thuốc ho nhưng không rõ loại thuốc nào, bạn tự mua hay có chỉ định của bác sĩ? Nguyên nhân của ho kéo dài có thể do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như viêm xoang mũi, viêm tai, trào ngược dạ dày-thực quản, tim mạch, hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ho kéo dài thường do nhiễm trùng hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao, viêm mũi xoang sau, hen phế quản, dị tật đường hô hấp, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày-thực quản. Đối với trẻ lớn ho có thể do hen phế quản, lao, dị vật, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm xoang sau, hoặc do ho tâm lý. Do đó khi trẻ bị ho kéo dài, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Phải tìm được nguyên nhân rồi điều trị mới khống chế được cơn ho. Bạn xem tiền sử gia đình có người mắc bệnh hen, dị ứng hay môi trường sống có tiếp xúc với yếu tố dễ gây dị ứng (khói bụi xe, thuốc lá...). Ngoài ra, bé có thể được làm các xét nghiệm như: chụp X-quang phổi, thử đàm tìm vi trùng lao (nếu bé lớn), chụp mũi xoang, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật... BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào Hoàng Long, Bé hay ho và tái phát nhiều lần thì thường gặp ở , viêm xoang… Nếu ho nhiều về đêm thì cần phải đi khám để kiểm tra xem bé có bị hen phế quản hay không? Đối với trẻ 6 tuổi, kháng thể chưa đầy đủ nên dễ bị lây nhiễm các bệnh viêm hô hấp trên (viêm mũi họng, xoang…), nhất là từ các bạn cùng lớp. Do đó, hằng ngày nên vệ sinh mũi họng bằng cách nhỏ nước muối vào mũi để dẫn lưu các dịch nhầy đọng ở vùng mũi xoang và ngậm nước muối. Bạn nên cho bé đi khám để BS điều trị các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp trên hoặc hô hấp dưới, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định. Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hen phế quản Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh hen phế quản Nghĩ đến hen phế quản khi bệnh nhân có một trong những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: Cơn hen với các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; Tiền sử có một trong các triệu chứng sau: Ho tăng về đêm; Tiếng rít tái phát; Khó thở tái phát; Nặng ngực nhiều lần; Thăm dò chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục với thuốc giãn phế quản. Ngoài ra, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô hấp khác như: X-quang phổi; Lưu lượng đỉnh kế; Khí máu; Xét nghiệm đờm; Điện tim,… Phương pháp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả Điều trị hen phế quản bao gồm kiểm soát yếu tố kịch phát, điều trị thuốc theo mức độ kiểm soát và độ nặng của bệnh, theo dõi đáp ứng điều trị và sự tiến triển bệnh và giáo dục bệnh nhân để tối ưu hóa tự chăm sóc bệnh. Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa đợt kích phát và các triệu chứng mạn tính như thức giấc về đêm, khám cấp cứu hay nhập viện, duy trì tình trạng ổn định và tránh tác dụng phụ của điều trị. Kiểm soát các yếu tố kịch phát bệnh Bao gồm các yếu tố dị ứng và không dị ứng của môi trường xung quanh. Bệnh nhân hen lưu ý tránh các thuốc aspirin, NSAID, ức chế β, kể cả dạng dùng tại chỗ. Điều trị thuốc Gồm kích thích β2, anticholinergics, corticoid, anti leukotrien và methylxanthine. Thuốc kích thích β2 SABA (Ventoline): 2 – 8 nhát bóp khi cần thiết để giảm co thắt phế quản cấp tính và ngừa co thắt phế quản do gắng sức. Tác dụng trong vòng vài phút và kéo dài vài giờ tùy loại (6 – 8 giờ). LABA: Dùng ban đêm hay 2 lần/ ngày, thời gian tác dụng tới 12 giờ. Được dùng cho hen trung bình hay nặng cũng như hen nhẹ nhưng gây thức giấc về đêm. Hiệp đồng tác dụng với corticoid hít và giúp giảm liều corticoid. Anticholinergic Có hiệu quả hiệp đồng khi dùng với SABA (Berdual, Combivent ). Tác dụng phụ gồm giãn đồng tử, nhìn mờ, khô miệng. Corticoid Kháng viêm, phục hồi chức năng thụ thể β, ức chế tổng hợp leukotriene và ức chế sản xuất cytokine. Có ba dạng sử dụng là uống, hít và tiêm. Corticoid hít không hiệu quả trong cơn cấp, chỉ định cho kiểm soát lâu dài. Giúp giảm nhu cầu corticoid uống, cải thiện chức năng phổi. Tác dụng phụ gồm khàn tiếng, nấm Candida miệng. Tác dụng phụ toàn thân xảy ra với liều trên 800 µg/ ngày. Thuốc ức chế leukotriene Nên tránh nếu có thể trong thời gian mang thai và cho con bú. Thuốc dùng đường uống nhằm kiểm soát lâu dài cũng như phòng ngừa triệu chứng hen trên bệnh nhân hen nhẹ tới nặng nhất là hen có kèm viêm mũi dị ứng. Tác dụng phụ chủ yếu là tăng men gan. Methylxanthine Thuốc được dùng như dạng bổ sung kích thích beta, dạng giải phóng chậm giúp kiểm soát hen về đêm. Tác dụng phụ gồm nhức đầu, nôn, loạn nhịp tim và co giật. Cần theo dõi nồng độ định kỳ trong khi dùng và duy trì từ 5 – 15 mg/ L. Nhiều thuốc tương tác với methylxanthine. Kháng thể Anti IgE Thuốc được dùng trong hen dị ứng nặng có nồng độ IgE cao. Thuốc giúp giảm nhu cầu corticoid uống và giảm triệu chứng. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Chào bạn, Theo như bạn trình bày về bệnh sử và tiền căn bệnh của bé trước đây thì bé\r\ncủa bạn cần được theo dõi bệnh . Đối với bệnh này thì bạn cần chú ý đến các nguyên nhân gây dị ứng có thể làm\r\nkhởi phát cơn suyễn hoặc các bệnh lý ở đường hô hấp trên. Các nguyên nhân\r\nthường gặp là do thời tiết thay đổi, bụi phấn, khói nhang, dầu thơm, phấn thơm,\r\nbụi nhà, nấm mốc, thú nhồi bông, hoặc do thức ăn… Tùy theo cơ địa của mỗi bé sẽ bị một hoặc nhiều tác nhân gây dị ứng trên làm\r\nkhởi phát cơn hen, do đó, nếu bé thường hay bị khi thời tiết thay đổi thì bạn\r\ncần giữ ấm cho bé thật tốt, thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh\r\nlý, nhiệt độ phòng ngủ không quá lạnh và cần tránh thay đổi nhiệt độ nóng –\r\nlạnh đột ngột.. Nếu tình trạng trên kéo dài hoặc bệnh tiến triển nặng hơn thì sẽ ảnh hưởng\r\nđến sức khỏe và sinh hoạt của bé. Tuy nhiên, hiện nay y học đã có đầy đủ các\r\nthuốc điều trị để khống chế được bệnh này, vì vậy, bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa hô hấp, tùy theo mức độ của\r\nbệnh BS sẽ có hướng điều trị thích hợp.", " Chào em, Theo em trình bày tôi chỉ biết bé đang có biểu hiện nhưng không xác định được bé viêm đường hô hấp trên hay dưới hoặc kết hợp cả hai không, viêm do vi trùng hay do virus, mức độ viêm như thế nào,…? Nên tôi không thể tư vấn cho em. Tốt nhất, em nên đưa bé đi gặp BS và đừng tự điều trị cho bé. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Với một em bé bị hen cần phải được thăm khám và điều trị lâu dài Chào bạn, Điều trị hen là một vấn đề lâu dài mà chúng ta không nên vội vã ngưng thuốc khi cảm giác rằng bé đã khỏe rồi. Có thể là bé nhà bạn khỏe chạy, chơi giỡn bình thường vẫn không lên cơn hen nhưng tôi xin nhấn mạnh bệnh hen này vẫn chưa dứt đâu. Khi bác sĩ đã cho giảm liều có nghĩa là bệnh của bé đã tiến triển khá tốt. Khi bé đã được sáu tháng như hiện nay theo ý kiến của tôi thì bé vẫn nên phải được tiếp tục theo dõi. Nếu thực sự em bé nhà bạn sau khi được bác sĩ chẩn đoán và bác sĩ cho rằng đã ổn rồi thì có thể sẽ giãn cách thời gian phải xịt hai lần/ tuần hoặc một lần/ tuần. Nếu cho em bé xịt ở khoảng thời gian giãn cách ra xa mà vẫn thấy bé khỏe mạnh chơi đùa vui vẻ bình thường thì lúc này chúng ta có thể nghĩ đến việc ngưng cho em bé sử dụng thuốc nhưng vừa ngưng và vừa theo dõi. Theo thống kê cho thấy cứ ba em bé thì sẽ có hai em bé khỏi bệnh khi đến tuổi đi học hoặc đến tuổi dậy thì và em bé còn lại bệnh vẫn sẽ “lai rai”. Thế nhưng trong hai em bé đã khỏi bệnh này sẽ có một em bé đến khoảng từ 40 hoặc 50 tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện lại triệu chứng của một cơn hen. Trong trường hợp của bạn tôi khuyên nên đưa em bé đến các bác sĩ đã được chẩn đoán và điều trị nếu thực sự em bé được giảm liều, một tuần chỉ phải dùng thuốc xịt một lần thì lúc đó chúng ta mới nghĩ đến việc ngưng sử dụng thuốc và vẫn tiếp tục theo dõi điều trị. Trích từ:", "Chăm sóc bé cẩn thận để tránh khởi phát cơn hen Chào bạn, Dạng siro bạn sử dụng cho bé giúp giảm ho, có thể giảm khó chịu cho bé, có thể sử dụng tạm thời khi nhiễm siêu vi thông thường, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây ho. Nếu có đợt viêm nhiễm mũi họng cấp, triệu chứng là sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng hoặc đàm vàng xanh hoặc có sốt, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để kê toa điều trị bệnh. Nhất là những trường hợp có ho đờm, sổ mũi trên 7 ngày thì cần khám và xem xét sử dụng thêm kháng sinh để tránh biến chứng nặng hơn của nhiễm trùng bạn nhé!", "Chào em, Ở tuổi này bé đã mọc đủ răng sữa, nên em cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm sữa tươi hoặc sữa công thức cũng là một cách để bé tăng sức đề kháng rồi đó. Để phòng bệnh dạng hen cho bé, ngoài việc ăn uống đủ chất, em nên giữ ấm cho bé, tránh gió lùa, tránh lạnh hoặc nóng đột ngột, bụi khói, hóa chất và cần tránh những thức ăn mà bé hay bị dị ứng (nếu có)… Chúc bé của em luôn khỏe, ngoan!", "Bệnh hen phế quản (hen suyễn) gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi, bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt. Chào bạn, Hiện nay, việc điều trị hen được chuyển dần từ thuốc uống sang các thuốc xịt, hít và phun khí dung, giúp giảm tối đa tác dụng phụ toàn thân do thuốc uống và thuốc tiêm mà vẫn đảm bảo hiệu quả kiểm soát hen tốt. Nếu đã được chỉ định thuốc xịt mà vẫn không đáp ứng, có khả năng bệnh của bố bạn cần thay đổi phác đồ (đổi loại thuốc xịt) hoặc do xịt thuốc không đúng cách. Máy phun khí dung có ưu điểm là dễ sử dụng hơn nhưng không đảm bảo tính tiện lợi, không mang đi được, chi phí thuốc dùng cho phun khí dung khá cao mà hiệu quả chỉ tương đương, có khi còn ít lựa chọn thuốc hơn so với liệu pháp bình xịt hoặc bình hít. Bạn nên nhờ người nhà đưa bố mình tới khám ở bệnh viện lớn có chuyên khoa hô hấp để bác sĩ đánh giá lại xem chẩn đoán đã đúng chưa và thay đổi liệu pháp điều trị trước khi có quyết định mua máy tại nhà bạn nhé!", "Tìm hiểu chung hen suyễn Hen suyễn là gì? Hen suyễn là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và có thể tăng tiết chất nhầy. Điều này có thể gây khó thở và gây ho, phát ra tiếng rít (thở khò khè) khi bạn thở ra và khó thở. Bệnh hen suyễn có thể gây phiền toái với một số người nhưng lại là một vấn đề lớn cản trở các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến cơn hen suyễn đe dọa tính mạng đối với những người khác. Hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng. Vì bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian, cần phải thăm khám với bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám sức khỏe và xét nghiệm chức năng phổi. Điều trị bằng cách kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh và thuốc, phổ biến nhất là các thuốc chủ vận beta-2 dạng hít và corticosteroid dạng hít. Tiên lượng bệnh thường tốt nếu được điều trị.", "Triệu chứng viêm phế quản co thắt Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản co thắt Ho ( ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng...): Đây là triệu chứng không đặc hiệu, chỉ thể hiện có tình trạng viêm trên đường hô hấp (từ mũi họng đến phổi). Một số bác sĩ kinh nghiệm có thể phán đoán được khu vực bị viêm dựa vào tiếng ho. Sốt: Bệnh nhân có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc cao, cơn sốt ngắt quãng hoặc kéo dài. Sổ mũi, nghẹt mũi . Tiết đờm (dịch tiết đường hô hấp): Đây là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu trắng, xanh hoặc vàng và không giúp phân biệt nguyên nhân gây viêm nhiễm này là do virus hay vi khuẩn. Khò khè: Do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch gây thu hẹp lòng phế quản... Triệu chứng khò khè này không hoặc đáp ứng kém với thuốc giãn phế dạng khí dung như salbutamol (khác với hen suyễn). Các triệu chứng khác: Khó thở hoặc thở nhanh, ít gặp trong viêm phế quản thông thường. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt Tình trạng viêm phế quản co thắt sẽ tiến triển nặng hơn sau khi xuất hiện các triệu chứng khoảng từ 2 - 3 ngày nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ gặp phải do viêm phế quản co thắt như viêm tai giữa , viêm phổi, suy hô hấp, xẹp phổi... Viêm phế quản co thắt không phải hen suyễn có thể biến chứng thành hen suyễn nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và dự phòng sớm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", " Chào Hữu Bằng, Trẻ em bị có thể con bạn bị mắc bệnh về đường hô hấp mà chưa xác định được. Nếu để lâu dài sẽ rất nghiêm trọng vì khiến bé khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng,… Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi bé thở ra nghe gần giống như tiếng ngáy. Nếu nặng hơn, phải tìm đến bác sĩ dùng ống nghe chuyên môn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Đặc biệt, khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này). Do đó, bạn nên đưa bé đến BV gặp BS chuyên Nhi để khám và tư vấn cho bạn tốt hơn. Thân mến! ", "Chào cháu Thu Huyền, Tình trạng của cháu dân gian hay gọi là “cảm lậm vào phổi” hay “cảm nhập vào phổi”. Nhưng đây là một trong những dấu hiệu gợi ý bệnh lý hen phế quản (còn gọi là suyễn hoặc hen). Tuy nhiên, để chẩn đoán BS cần hỏi kỹ bệnh sử của bệnh nhân, tiền sử gia đình, thăm khám toàn diện và bên cạnh việc chụp X-quang phổi có thể BS sẽ cho cháu đo chức năng hô hấp nữa mới có thể định bệnh được. Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp, hiện vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm, tuy nhiên nếu chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh sẽ đươc kiểm soát và các triệu chứng khó chịu như cháu mô tả sẽ cải thiện rất tốt. Cháu nên đi khám lại ở BS chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhé. Về kết quả X.quang phổi của cháu thì không vấn đề gì, nhưng trong chẩn đoán hen việc chụp phổi là cần thiết để loại trừ trường hợp lao phổi. Để phòng bệnh cháu cần tránh các tác nhân kích thích như bụi, lông thú, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí lạnh, một số thức ăn có thể gây dị ứng như tôm, cua, cá... Ngoài ra việc phòng tránh nhiễm khuẩn và chích ngừa cúm là cân thiết. Chúc cháu điều trị đạt kết quả tốt!", " Chào em, Việc chẩn đoán ở trẻ em thường khó hơn người lớn nên qua thư BS không cơ sở, không đủ thông tin và không có thời gian để BS theo dõi và đưa ra kết luận. Do đó, với những triệu chứng trên của bé trước mắt cần loại trừ các bệnh lý về hô hấp trên và dưới, còn bé thở không được cũng có thể là do mũi họng, xoang, hen, viêm phổi,…? Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị, đừng tự ý cho bé dùng thuốc hoặc dùng theo quảng cáo,…sẽ làm chậm trễ cho việc chẩn đoán và điều trị. Thuốc em đề cập đến không thể chữa trị triệt để bệnh hen. Thân mến! ", " Chào bạn Quốc Hùng, Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, là một phản xạ của trẻ khi có dị vật kích thích đường thở như: khi bị viêm nhiễm, có đàm nhớt, thật sự ra ở trẻ ho là một phản xạ để bảo vệ phổi, ít khi cần phải dùng thuốc ho. Nhưng khi ho do co thắt trong bệnh lý suyễn hay viêm thanh khí phế quản thì nên dùng thuốc ho có tính chất giãn phế quản sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc ho. Có thuốc ho có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, không nên dùng cho trẻ nhỏ và có thuốc ho tác dụng lên hệ thần kinh ngoại biên. Phụ huynh không nên tự động dùng những thuốc ho, các BS sẽ dựa trên những tiêu chí sau đây để lựa chọn thuốc ho: - Hiệu quả: thuốc có hiệu quả được nghiên cứu lâm sàng, chứng minh về cơ chế tác dụng - An toàn: thuốc có nghiên cứu lâm sàng chứng minh an toàn, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay thuốc thảo dược được ưu tiên hơn vì tính an toàn để sử dụng lâu dài. Trong khi đó, 1 số thuốc ho, cảm tân dược được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được bác sĩ chỉ định. - Ngoài ra, em nên lưu ý thêm chọn thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên mua thuốc xách tay, hàng trôi nổi không qua kiểm duyệt của Bộ Y tế. Với trẻ nhỏ, nên chọn dạng thuốc lỏng như siro có mùi vị dễ uống… em nhé. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2" ]
Xin chào BS, Bé gái nhà em được 6 tháng tuổi, khi bé tiểu thì bé rặn có vẻ hơi khó. Đi khám được BS kết luận là bé không có lỗ âm đạo, không có màng trinh, và được BS khuyên nên đưa bé xuống BV Nhi Thụy Điển ở Hà Nội để can thiệp. Hiện nay em rất lo lắng cho tình hình của bé nên em mong BS tư vấn cho em phần nào được yên tâm: 1. Nếu khi đến khám ở BV Nhi Hà Nội kiểm tra kết luận bé không chỉ không có lỗ âm đạo, mà không có đầy đủ bộ phận khác để sau này sinh đẻ bình thường thì có nên phẫu thuật cho bé nữa không? Và nếu như phẫu thuật thì các dây thần kinh cảm giác ở âm đạo bé có bình thường được không? 2. Như trường hợp của bé không có lỗ âm đạo ở thời điểm bé 6 tháng tuổi thì bệnh viện có phẫu thuật cho bé được không, hay phải đợi tầm bé đến bao nhiêu tuổi thì bé phẫu thật được? 3. Do gia đình kinh tế khó khăn em muốn BS cho em biết là chi phi phẫu thuật cho bé là khoảng bao nhiêu tiền? Và thời gian phẫu thuật xong thì bao lâu bé ổn định có thể ra viện. Hoặc bé có thể chuyển viện về đia phương để tiện phục vụ không? Em nghe nói là phẫu thật xong vài hôm khi bé ổn đinh gia đình phải thuê nhà trọ ở ngoài và thuê BS bệnh viện làm cho bé nữa. Em rất mong BS sớm tư vấn giúp em. Em chân thàng cảm ơn BS.
[ "Chào em, 1. Rất khó để chúng tôi có câu trả lời thích hợp cho em, vì tùy theo sự khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục của bé BS mới có thể tư vấn. Nhưng nếu tình huống chung như em đặt ra thì không cần phẫu thuật và nếu như không có khiếm khuyết dây thần kinh cảm giác ở bộ phận này thì bé vẫn tiếp nhận cảm giác bình thường. 2. Vấn đề này không cần vì bé còn quá nhỏ, cơ quan này chưa phát triển đầy đủ nên BS không thể đánh giá đúng mức. Sau này, em nên đưa bé đi khám và tùy theo mức độ khiếm khuyết BS sẽ có lời khuyên tốt cho em và mốc thời gian phẫu thuật thích hợp. 3. Câu hỏi này em nên lưu lại và sau này nên đặt câu hỏi cho BS khám cho bé hoặc BS phẫu thuật. Vì tùy theo dị tật, sức khỏe trước, trong và sau phẫu thuật, hình thức phẫu thuật, chọn lựa phương thức khám, điều trị,… nhân viên y tế và BS sẽ thông báo chi tiết cho em. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Trường hợp này BS cần khám trực tiếp và dựa trên phim Xquang mới có thể đưa ra kết luận và hướng điều trị cụ thể được em à. Do đó, em nên trao đổi với BS điều trị để hiểu chi tiết hơn về bệnh của bé. Thân mến.", "Chào em, Em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám chuyên khoa Thận - Niệu. Nếu đúng là có bệnh lý thì bệnh này cần được theo dõi và nhiều lần. Trước mắt, BS sẽ khám và chỉ định cho bé siêu âm bụng, tùy theo mức độ ở thận BS sẽ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cao hơn\r\nđể tìm nguyên nhân. Thân,", " Chào em, Thật tình tôi không biết gì để trả lời cho em. Vì không biết bé sanh đủ tháng hay , sanh thường hay sanh mổ hoặc phải can thiệp bằng những thủ thuật khác, chỉ số áp ga lúc sanh và sau 5 phút,... bao nhiêu, nhịp tim, nhịp thở như thế nào,...? Tóm lại, em nên trao đổi với BS sản và BS nhi đang theo dõi cho bé mới đánh giá được nha em. Thân mến! ", " Chào em, Nếu không trực tiếp khám cho bé và nhờ đến các xét nghiệm cần thiết thì rất khó để tôi đưa ra kết luận. Nhưng nếu em thấy biểu hiện trên xuất hiện ngày càng nhiều hơn hoặc thời gian mỗi cơn kéo dài hơn thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám để BS sớm tìm được nguyên nhân. Thân mến! ", "Em Nhã uyên thân mến, Trường hợp này BS không thể đưa\r\nra chẩn đoán chính xác và tư vấn cho em cách điều trị vì những lý do sau : - BS không trực tiếp khám cho bé. - Thông tin em trình bày còn quá ít (bé có khám và điều trị gì chưa, đã dùng\r\nthuốc gì, thời gian dùng, bé có tiền căn bệnh lý gì trước đây không, bé sinh\r\nthường hay mổ, có tiêm ngừa đầy đủ chưa, có sốt nhẹ về chiều hay có sụt cân gì\r\nkhông..). - Bệnh của bé kéo dài 1 tháng. - Chưa có xét nghiệm cần thiết để hổ trợ cho chẩn đoán. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có chẩn đoán loại trừ, BS phải\r\nkhám trực tiếp cho bé và cần đến những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu,\r\nX. Quang phổi, siêu âm bụng... Theo em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám tổng quát, để tìm rõ nguyên\r\nnhân và sớm được điều trị.", "Chào em, Em đừng lo lắng quá về việc bé bị , vì chỉ cần tiến hành làm tiểu phẫu đơn giản là giải quyết được vấn đề và việc này không cần phải làm gấp, nên chờ bé lớn, cứng cáp hơn khoảng vài tháng đến 1 tuổi rồi làm cũng không muộn. Việc quan trọng và cần lo là dị tật hở vòm miệng của bé. Đây là 1 dị tật cần được phẫu thuật triệt để nhưng cần phải có thời gian và chờ bé đạt được số cân nặng thích hợp. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám, BS sẽ tư vấn về việc chăm sóc và thời gian thích hợp để bé được phẫu thuật, em nhé!", "Bạn Hoa thân mến, Sau mỗi lần sinh nở, cơ thể người phụ nữ bị thay đổi rất nhiều, đặc biệt là\r\ncác trường hợp mổ đẻ (can thiệp phẫu thuật, dùng kháng sinh, thuốc gây mê\r\nv.v…). Một trong các biểu hiện là giảm nhu cầu tình dục, âm đạo hay viêm nhiễm,\r\nkhô rát v.v… Bên cạnh đó, việc chăm con nhỏ vất vả khiến bà mẹ trẻ mất nhiều sức lực, mệt\r\nmỏi, căng thẳng… cũng ảnh hưởng nhiều đến chuyện “yêu đương”. Vì thế, bạn cần có thời gian để cơ thể phục hồi, có thể kéo dài 1-2 năm tùy\r\nđiều kiện kinh tế, tập luyện thể thao, ăn uống… Theo AloBacsi, điều bạn cần làm là giữ nếp sống lành mạnh (ăn, ngủ, tập\r\nluyện, giao lưu…) và chia sẻ giữa hai vợ chồng. Người chồng tâm lý, biết sẻ\r\nchia chính là liều thuốc hiệu quả nhất giúp bạn sớm lấy lại cân bằng trong sinh\r\nhoạt hằng ngày và cả chuyện chăn gối. Nếu âm đạo quá khô, gây đau rát hãy sử dụng các biện pháp hỗ trợ như gel bôi trơn... đừng để việc đau rát này trở thành nỗi ám ảnh, càng khiến bạn sợ \"yêu\". Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến BS bạn nhé. Chúc hai bạn hạnh phúc! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh\r\n2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515\r\n- ĐT: 043 562 7979", "Chào em, Quá trình trong và sau , BS phải sử dụng một số loại thuốc gây tê, gây mê, kháng viêm, kháng sinh… Do đó, em sẽ phải ngưng cho em bé bú 1 thời gian. Nếu em cảm thấy điều này là thiệt thòi cho em bé thì có thể trì hoãn cho tới sau cai sữa mới thực hiện phẫu thuật, em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Theo mô tả thì con bạn bị do khi mang thai, ống rốn - niệu  (dài 3-10 cm, đường kính 8-10 mm)  là ống nối liền giữa bàng quang và rốn. Sau sinh ống này tự động đóng lại và trở thành dây chằng rốn. Trong một số trường hợp đặc biệt, ống này không đóng lại và trẻ sơ sinh bị chứng bệnh tồn tại ống rốn niệu. Tồn tại ống rốn - niệu biểu hiện bằng việc dò rỉ nước tiểu ra rốn và dễ khiến nhầm lẫn với viêm rốn. Bệnh này nếu sau 6 tháng vẫn tồn tại ống rốn - niệu thì phải điều trị bằng phẫu thuật. Thân mến! ", "Chào bạn, Tôi không trực tiếp khám cho bé nên không xác định được bé có vấn đề gì không. Nhưng trước mắt cần loại trừ những cặn lắng từ nước tiểu bám vào do không vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu hoặc do viêm nhiễm vùng âm hộ, âm đạo,… Thân mến.", "Chào bạn, Lỗ tiểu đóng thấp là một dị tật bẩm sinh, tuy nhiên tùy vào tình trạng khác nhau mà có thể chỉ định phẫu thuật hoặc không. Ở tình trạng nhẹ thì không cần phẫu thuật nếu không ảnh hưởng gì đến chức năng tiểu tiện của trẻ. Tuy nhiên, vì không có hình ảnh, không thể thăm khám trực tiếp lâm sàng cũng như theo dõi chức năng tiểu tiện của trẻ nên bác sĩ không đưa ra hướng giải quyết cụ thể được. Bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện Nhi đồng thăm khám chuyên khoa Ngoại niệu để được tư vấn rõ hơn về tình trạng của bé xem có cần phẫu thuật điều trị hay không nhé bạn. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Nếu thật sự bé bị thì cần được phẫu thuật sớm nhưng phẫu thuật liền hay không còn phụ thuộc vào các xét nghiệm tiền phẫu, sức khỏe và tiền căn bệnh lý của bé,… BS mới có thể đưa ra quyết định. Tốt nhất, em nên trao đổi với BS điều trị và phẫu thuật. Thân mến! ", "Chào em, Hiện tại, bé của em còn quá nhỏ nên không thể can thiệp gì được trong lúc này em à. Ngoài ra, xương mặt của bé còn phát triển nên hy vọng sẽ căng ra và mờ hơn sau nhiều tháng, nhiều năm. Do đó, em không nên nóng vội và nên chờ cho bé đến tuổi dậy thì, sau đó, đưa bé đến BV Da liễu khám chuyên khoa Thẩm mỹ. Thân ái.", "Cháu gái thân mến, AloBacsi rất thông cảm với nỗi lo lắng của cháu, nhưng vì không khám trực tiếp nên không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng cỡ nào. Nhưng BS ngạc nhiên là tại sao cháu lại không nhờ mẹ hay cô, dì (người lớn) đánh giá xem có đúng là “chỗ đó” bất thường không, trong khi người khác phái lại “tham quan vùng cấm địa” và đánh giá được? Vả lại không nghe cháu nhắc gì đến chu kỳ kinh nguyệt cả (bắt đầu có từ năm bao nhiêu tuổi, đều hay không ?). Như vậy AloBacsi hướng dẫn cháu thế này: - Cháu đi khám chuyên khoa phụ khoa, BS sẽ khám và nếu cần sẽ cho cháu siêu âm vùng chậu xem các bộ phận tương ứng của nữ giới như tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo, âm hộ… xem có gì bất thường không. - Nếu chỉ là bất thường bên ngoài thôi (bộ phân sinh dục không rõ ràng) hoặc kể cả nếu có bất thường bên trong, BS sẽ khuyên cháu khám chuyên khoa nội tiết (các BV lớn đều có chuyên khoa này như BV Chợ Rẫy, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân dân Gia Định, BV Đại học Y dược… và xin được BS nữ khám). Cháu sẽ làm thêm một số xét nghiệm về nội tiết tố (là các hormon đó mà) nhằm tìm ra nguyên nhận của sự bất thường (nếu có), từ đó điều trị sớm. Còn vấn đề sinh em bé cần rất nhiều yếu tố chứ không chỉ là do hình thể bộ phận sinh dục ngoài, hay chỉ vì quá nhỏ con... Có những người nhỏ con nhưng sanh con vẫn đủ kí một cách “ngon lành” đấy thôi. Cháu nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Chúc cháu gái luôn yêu đời! BS Dưa Hấu", "Chào em, BS không trực tiếp khám cho bé nên không thể xác định bé có bệnh lý đó hay không nhưng nếu hiện tại bé đi lại bình thường, các cơ ở hai chi dưới hoạt động bình thường,… thì nhiều khả năng bé không mắc này. Tuy nhiên, để có chẩn đoán xác định, bạn nên đưa bé đến BV Nhi đồng khám tìm nguyên nhân. Thân mến!" ]
Thưa BS, Em 40 tuổi, sanh con đầu lòng đã 9 năm, từ năm 2010 đến nay em bị 3 lần thai lưu khi muốn sanh con thứ 2. Tháng 10 vừa qua em đi khám tại phòng mạch bác sĩ tư của BV Từ Dũ, BS cho em làm xét nghiệm với kết quả: Rubella IGM 0.423 (âm tính) Rubella IgG Dương tính 210.8 CMV IgM 0/256 (âm tính) CMV IgG Dương tính 414.9 Toxoplasma IgM âm tính 0.274 Toxoplasma IgG âm tính <0.130 BS cho em uống vitamin C và khuyên nên ăn thức ăn có vitamin C, tập thể dục. Hôm qua em đi xét nghiệm lại CMV, chỉ số IgG của CMV là Dương tính 1530. BS cho em hỏi, như vậy em có thể mang thai được không? Rất mong AloBacsi trả lời giúp em. Cảm ơn rất nhiều.
[ "- nguồn internet Chào bạn Quế, Trường hợp của bạn được gọi là sảy thai liên tiếp ( ≥ 3 lần). có nhiều nguyên nhân: -    > 50% không tìm được nguyên nhân -    10-15 % dị tật đường sinh dục -    10-15 % do yếu tố nội tiết -    5-10% do yếu tố di truyền -    5-10% do bệnh tự miễn -    5% do nhiễm trùng Xét nghiệm của bạn Toxoplasma không bị nhiễm, Rubella đã từng bị nhiễm (đã có miễn dịch), XN CMV cũng xem như đã từng bị nhiễm, tuy nhiên XN lần 2 kết quả IgG tăng nhiều nên có nghi vấn tái nhiễm hay không? Thực tế nếu tái nhiễm khả năng ảnh hưởng em bé cũng rất thấp. Bạn nên đến khám BS hiếm muộn để được tư vấn và điều trị nhé!" ]
[ "Xin chào bạn, Kết quả xét nghiệm bạn cung cấp cho thấy bạn có tình trạng nhược giáp dưới lâm sàng, tình trạng này chỉ cần điều chỉnh bằng Hormon tuyến giáp đường uống là được. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được siêu âm tuyến giáp và tư vấn điều trị. Những bệnh nhân có tình trạng suy giáp nếu được điều trị sớm vẫn có thể mang thai được như thường, chỉ là trong quá trình mang thai sản phụ suy giáp sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn và phải cố gắng nhiều hơn so với những người bình thường khác mà thôi. Bạn cũng đừng quá lo lắng nhé, trình độ Y học hiện giờ có thể giúp bạn. Thân ái chào bạn.", "Thanh Hương thân mến, Trường hợp của em có khả năng em có nhóm máu O Rhesus âm (O-), chồng em có nhóm máu O+ vì vậy con em sẽ có nhóm máu O+ nên gây ra hiện tượng giữa mẹ và con. Ở lần mang thai thứ 2 này nguy cơ sẽ cao hơn lần đầu, vì vậy em nên khám thai theo đúng lịch hẹn của BS để được theo dõi sát và tư vấn tốt hơn.", "Chào bạn, Tất cả các bệnh lý gây viêm nhiễm vùng sinh dục đều ảnh hưởng đến việc có thai. Do đó, bạn bị nấm âm đạo và huyết trắng nhưng không điều trị, để bệnh kéo dài có thể là một trong những nguyên nhân làm bạn khó thụ thai. 1 tháng sau tiêm ngừa rubella bạn có thể có thai không phải chờ đến 3-6 tháng bạn nhé. Ngoài ra bạn cũng nên tiêm ngừa thêm các bệnh cúm, thủy đậu, viêm gan B… Ngoài việc bạn bị nấm âm đạo còn có huyết trắng nhưng chúng tôi không thấy bạn đề cập đến tính chất của huyết trắng như thế nào (màu sắc, có hôi, có ngứa, rát không…), có xét nghiệm huyết trắng không, nhưng xem qua thuốc bác sĩ đã dùng cho thấy bạn vừa nhiễm nấm vừa nhiễm tạp trùng. Bệnh của bạn tốt nhất là điều trị tây y, vừa uống thuốc vừa đặt thuốc âm đạo. Bạn nên chọn cơ sở điều trị có uy tín để điều trị dứt điểm bệnh này trước khi có thai. Nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài không điều trị, e rằng việc có thai của bạn sẽ khó khăn hơn. Bạn lưu ý điều trị cho đủ liều thuốc, đủ thời gian, giữ vệ sinh vùng kín khô ráo sau mỗi lần tiêu tiểu vì bệnh này tuy dễ điều trị nhưng hay tái phát.", "Bạn Thom thân mến, Qua thư cho thấy bạn rất quan tâm đến sức khỏe của mẹ và con. Trước khi có thai bạn chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như vậy là rất tốt, tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm... Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh. Một tháng sau tiêm ngừa bạn có thể yên tâm có thai, nhưng bạn lưu ý trong ba tháng đầu có thai bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kết hợp ăn uống đủ chất, hạn chế tiếp xúc nơi đông người do khi có thai sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. BS Chuyên khoa của AloBacsi", "Em Tường Lam thân mến, Qua xét nghiệm trên cho thấy em đang có kháng thể kháng\r\nCardiolipin, kháng thể này hay gặp trong hội chứng kháng photpholipid như:\r\nhuyết khối động mạch, tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, sảy thai hoặc liên\r\ntiếp… Đây được xem là một bệnh hệ thống, cơ chế sinh bệnh thì chưa rõ nhưng có liên\r\nquan đến di truyền và yếu tố môi trường, tình trạng viêm nhiễm cũng khởi phát\r\ngây bệnh (viêm da, viêm phổi, viêm gan C, giang mai…) Trường hợp của em có tiền căn thai lưu 2 lần và xét nghiệm này dương tính,\r\nchứng tỏ đây là nguyên nhân dẫn đến thai lưu và hiện tại xét nghiệm này cũng có\r\nthể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc điều trị cho những bệnh nhân này là sử dụng Heparin trọng lượng phân tử\r\nthấp phối hợp với Aspirin liều thấp và duy trì cho đến khi thai 34 tuần. Tuy\r\nnhiên, việc điều trị còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh, có\r\ntiền căn các bệnh lý khác đi kèm… BS điều trị sẽ giải thích cụ thể hơn cho em.", "Chào em, Theo em trình bày thì tử cung của em bị dị dạng bẩm sinh (tử\r\ncung hai sừng), phần đáy tử cung chưa sáp nhập lại trong thời kỳ bào thai nên bị\r\ntách đôi ra. Loại tử cung này có thể dẫn đến một số nguy cơ, như sinh non, ngôi thai bất\r\nthường hoặc sẩy thai. Do đó, nếu em có thai lần sau sẽ có những nguy cơ trên.\r\nCòn nguyên nhân gây thai lưu, em tham khảo thêm đường link sau: Theo AloBacsi, em nên đếm BV sản khoa có chuyên môn cao để khám, tùy mức độ di dạng tử cung BS sẽ có hướng điều trị cho em.", "Chào em, Nhiễm Toxoplasma nguy hiểm nếu ở người suy giảm miễn dịch và nếu nhiễm trong lúc mang thai thì có thể truyền sang thai nhi gây sẩy thai, dị tật hoặc nhiễm Toxoplasma bẩm sinh. Em chưa nói rõ kết quả xét nghiệm IgM và IgG về Toxoplasma thế nào để biết mới nhiễm hay nhiễm đã lâu. Tạm thời em nên theo lời khuyên của BS 2 tháng sau trở lại thử máu lại. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm Toxoplasma đều phải điều trị. Thân ái chào em!", " Em Phi thân mến, Lẽ ra là em nên tham vấn với BS đang điều trị gan cho em trước khi quyết định có thai sẽ tốt hơn. Bởi vì thông thường trường hợp như em BS sẽ điều trị cho tạm ổn định rồi ngưng thuốc để em có thai và khi thai được 6-7 tháng sẽ bắt đầu dùng thuốc trở lại. Việc đăng ký khám dịch và yêu cầu thì em nên liên hệ trực tiếp với BV Từ Dũ, em nhé: >> Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "- nguồn internet Chào bạn, Kháng sinh Clamentin được xếp vào nhóm penicillin khá an toàn khi sử dụng lúc mang thai. Cúm khi mang thai cũng không ghi nhận gây dị tật thai, người ta ghi nhận mẹ bị cúm khi mang thai bé có tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, điều này có thể do bị sốt cao. Xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể có 2 giai đoạn, giai đoạn 11-13 tuần 6 ngày gọi là xét nghiệm combined test sàng lọc được khoảng gần 90% bất thường nhiễm sắc thể (NST 21, 18, 13) với sai số khoảng 5%. XN giai đoạn 15-20 tuần gọi là triple test bằng xét nghiệm máu AFP (ng/mL), b-hCG (mU/mL) và uE3 (ng/mL). Sự khác nhau của các giá trị AFP (ng/mL), b-hCG (mU/mL) và uE3 (ng/mL) được một phần mềm máy vi tính chuyên dụng tính toán hiệu chỉnh theo tuổi mẹ (năm), tuổi thai (tuần + ngày), cân nặng của mẹ (kg) và chủng tộc để thành một đơn vị đa trung bình MoM (multiple of median) và mức độ nguy cơ của các hội chứng trên được tính toán từ các giá trị đa trung bình ấy. Mức độ cao của β-hCG > 2,5 Mom và mức độ thấp của AFP < 0,4 MoM và uE3 < 0,5 MoM trong máu người mẹ có thể phát hiện hội chứng Down với độ nhạy 70% và dương tính giả là 5%. Mức nguy cơ đối với hội chứng Down thường được đánh giá là > 1: 250. Các mức độ thấp của cả 3 dấu ấn β-hCG < 0,4 MoM, AFP < 0,4 MoM và uE3 < 0,5 MoM chỉ ra một nguy cơ cao đối với trisomy 18 - một bất thường nhiễm sắc thể, gây nên hội chứng Edward với độ nhạy là 60% và dương tính giả là 0,2%. Mức nguy cơ đối với hội chứng Edward thường được đánh giá là > 1: 100. Nếu chỉ có sự tăng riêng mức độ AFP > 2,5 MoM, trẻ có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Triple test có khả năng phát hiện 88% tật không não (anencephaly) và 79% tật hở cột sống (open spina bifida) với dương tính giả 3%. Khi làm xét nghiệm sàng lọc BS chỉ có thể đưa ra kết luận nguy cơ cao hay nguy cơ thấp chớ không thể kết luận được bé bình thường. Khi xét nghiệm có nguy cơ cao sẽ được làm tiếp chẩn đoán xác định bằng sinh thiết gai nhau hay chọc ối để chẩn đoán xác định. Thai của bạn xét nghiệm triple test có nguy cơ bệnh Down là 1/404, nghĩa là bạn có nguy cơ bệnh Down thấp so với mốc là 1/250. Bạn cứ đi khám thai định kỳ để được khám và siêu âm để phát hiện những bất thường, từ đó tính lại trị số nguy cơ mới.", "Mến chào em Kim Lien, BS không rõ trước đây kinh nguyệt của em có đều không, chu kỳ kinh bao nhiêu ngày? Nếu kinh nguyệt của em trước đây đều thì khi có hiện tượng trễ kinh, có thể nghĩ đến có thai nhưng không thể khẳng định là chắc chắn, kể cả khi que thử dương tính, vì có những trường hợp que âm tính hoặc dương tính giả. Để biết có thai không và giải tỏa được nỗi lo lắng trong lòng em, tốt nhất em nên làm xét nghiệm máu beta hCG. Beta-hCG  là một chất do nhau thai tiết ra, thường dùng để chẩn đoán có thai khi trễ kinh. BS hẹn em sau khi sạch kinh tái khám và siêu âm lại để theo dõi lại khối u buồng trứng, xem u này là u cơ năng hay u thực thể. Thân mến!", " Chào bạn, Tôi không rõ các xét nghiệm bạn muốn hỏi dùng cho việc chuẩn bị trước khi kết hôn hay trước khi mang thai. Trước khi kết hôn cả nam và nữ nên làm các xét nghiệm như HIV, , siêu vi C, các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai. Tất cả mọi người đều có thể tiêm ngừa cúm. Tuy nhiên, chủng cúm thường thay đổi vì vậy bạn phải tiêm ngừa mỗi năm. Trước khi mang thai bạn cũng cần làm những xét nghiệm tìm các bệnh trên, và tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. HIV, VGSV C hiện chưa có thuốc phòng ngừa. Ngoài ra, bạn cũng cần tầm soát các bệnh THA, đái tháo đường, xét nghiệm tìm Rubella, tiêm phòng rubella nếu chưa có kháng thể, tiêm ngừa uốn ván là thường quy khi mang thai, ngoài ra còn khám phụ khoa. Vì vậy, theo tôi bạn nên đến gặp BS Sản phụ khoa để được khám và tư vấn trước khi mang thai, bạn nhé. Thân mến! ", "Mến chào em, Qua thư em trình bày, thì nhiều khả năng em có thai. AloBacsi sẽ phân tích cho em biết tại sao có nhiều khả năng em sẽ có thai: - Tuổi của em còn trẻ, cơ quan sinh dục và nội tiết tố sinh dục đang hoạt động tốt. - Có quan hệ tình dục nhiều lần. - Có trễ kinh. - Dùng bao cao su không đều, lúc có lúc không. - Dùng thuốc ngừa thai không đúng. Với những yếu tố trên cho thấy nhiều khả năng em có thai ngoài ý muốn, nhưng để có chẩn đoán chính xác, em cần khám, siêu âm và làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, cũng cần loại trừ những trường hợp khác như do thay đổi mô trường sống, dinh dưỡng kém do chưa thích hợp các món ăn ở Nhật… Lẽ ra em cần lường trước những sự việc có thể xảy ra như thế trước khi qua một đất nước khác, khi mà ngôn ngữ chưa vững, đường xá, bệnh viện, nhà thuốc cũng không biết…để em không phải bị động như tình trạng hiện nay. Biết em đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng AloBacsi cũng không thể giúp gì được cho em ngoài chuyên môn. Vì thế, tốt hơn hết em nên trao đổi với bạn trai (bạn em cũng phải lo và có trách nhiệm với em trong chuyện này) hoặc tìm một người bạn Việt Nam đã qua Nhật trước em hoặc nếu có người thân càng tốt để nhờ giúp đỡ em nhé!", "Chào Khánh Hồng, Ai lập gia đình cũng mơ ước sinh được những đứa con khỏe mạnh, nhưng không phải muốn là được, đúng không em? Qua 2 lần sảy thai, hẳn là giờ em lo sợ lắm. Trường hợp của em sảy thai lúc 5 tuần tuổi được gọi là “sảy thai sớm”. Sảy thai sớm là sảy thai trước tuần thứ 12 vô kinh, thường có liên quan đến nội tiết tố. Trước tiên em tìm hiểu về các nguyên nhân sảy thai: - Do bất thường nhiễm sắc thể của thai là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể do bất thường về gen của tinh trùng hoặc trứng, chiếm khoảng 50 – 70 %. - Do rối loạn nội tiết - Bất thường về cấu trúc giải phẫu tử cung (tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn…), u xơ tử cung, dính lòng tử cung, hở eo tử cung… - Do bất đồng nhóm máu mẹ và con. - Do bệnh lý của mẹ như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, lupus…hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn toxoplasma, rubella, cytomegalovirus… - Do rượu, thuốc lá… - Không rõ nguyên nhân Để chuẩn bị tốt cho lần có thai sau, em có thể cùng chồng lên BV Từ Dũ hoặc BV Hùng Vương khám tầm soát tìm nguyên nhân sảy thai, kết hợp khám và siêu âm “buồng trứng có nhiều nang nhỏ” như em mô tả có gì bất thường không nhé. Sau sảy thai từ 3 - 6 tháng em có thể có thai trở lại nhưng lần này ngoài các xét nghiệm tầm soát về sản khoa, em nên tìm thêm các nguyên nhân gây sảy thai khác: bệnh lupus, tiểu đường, nhiễm khuẩn (Toxoplasma, Rubella, Cytomegalovirus…). Chúc hai em mau có bé yêu!", "Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, cuối năm nay sẽ kết hôn và năm sau em muốn sinh em bé. Em đã từng kế hoạch hóa gia đình 3 lần, 2 lần uống thuốc, 1 lần phẫu thuật trước đây khoảng 3-4 năm. Giờ em lo lắng nhiều lắm, không biết liệu sau 3 lần ấy em còn khả năng có thai được nữa hay không? Em cũng muốn đi bệnh viện kiểm tra và khám tổng quát xem tình trạng của em thế nào nhưng không biết phải từ đâu và như thế nào cả. Mong sớm nhận được phản hồi của bác sĩ, em xin chân thành cảm ơn. (Tho - ) Trả lời: Chào bạn Tho, Tuy chưa biết rõ chu kỳ kinh nguyệt của bạn, hoạt động buồng trứng, tử cung, vòi trứng… như thế nào? Nhưng với tiền căn sản khoa của bạn (2 lần dùng thuốc bỏ thai, 1 lần phẫu thuật) chúng tôi e rằng chức năng sinh sản của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lúc này bạn cũng không nên quá lo lắng, mọi việc cũng cần phải có thời gian mới giải quyết được. Trước mắt, việc cần làm bây giờ là phải giữ sức khỏe cho tốt, khám phụ khoa xem có viêm nhiễm thì điều trị kịp thời, siêu âm kiểm tra và đánh giá chức năng tử cung, buồng trứng, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng có đều không… kết hợp khám tổng quát để loại trừ các bệnh lý nội khoa đi kèm. Đồng thời bạn nên tiêm ngừa các bệnh lý: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm… trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Sau khi lập gia đình nếu có những bất thường bạn sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn cụ thể và làm thêm các xét nghiệm cần thiết, bạn nhé. Thân ái!", "Chào bạn, Trước khi mang thai đều có khuyến cáo tất cả phụ nữ phải được khám sàng lọc trước khi thụ thai được gọi là “khám tiền sản”, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm toàn bộ các dấu chứng xem người phụ nữ này có đang nhiễm các loại bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, các loại bệnh lý nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Nếu có sẽ được tư vấn rõ về các biện pháp điều trị khi đạt điều kiện tối ưu mới được phép mang thai. Sản phụ đang trong thời kỳ thai sản cũng sẽ được xét nghiệm lại các chỉ số này để đảm bảo quá trình mang thai trở nên suôn sẻ. Chính vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Điều quan trọng trước khi có ý định mang thai hãy đến những bệnh viện có chuyên khoa sản uy tín, như BV Từ Dũ TP.HCM để được thăm khám, tư vấn cẩn thận nhằm đảm bảo thai kỳ thật khỏe mạnh nhé bạn. Thân ái chào bạn." ]
Bác sĩ cho cháu hỏi là có phải khi cai thuốc lá sẽ làm tăng cân và kém tỉnh táo, làm việc căng thẳng không ạ? Tại sao nó lại ảnh hưởng đến kết quả công việc. Nhờ bác sĩ giải thích giúp cháu với.(Bạn đọc Thành Ngân)
[ "Để không tăng cân khi cai thuốc lá có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng Chào em, là có và bớt tỉnh táo khi làm việc căng thẳng cũng có luôn. Trong khói thuốc lá chứa 4700 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, trong đó có chất Nicotin. Với liều lượng thấp trong 1 điếu, chất này gây hưng phấn thần kinh trung ương. Nhưng nếu em nghiện thuốc lá và hút nhiều năm thì lượng Nicotin mà em \"thu nạp\" không những gây nên những bệnh như phổi mạn tính, ung thư (phổi, hầu họng, bàng quang...), các bệnh về tim mạch, nội tiết tố...và chúng đốt năng lượng, giảm thèm ăn, và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng kém đi. Vì vậy có thể nói thuốc lá là nguyên nhân làm cho giảm cân và làm việc tỉnh táo nhưng hơn theo hướng có hại, vì đó là nghiện, là phụ thuộc thuốc lá, còn tác hại thì nhiều vô kể. Cai thuốc lá mà cân nặng tăng lên là điều bình thường, nhưng cân nặng sẽ tăng đến 1 mức tương đối chứ không tăng hoài không ngừng. Để không bị tăng cân khi cai thuốc lá, bạn phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, giảm tinh bột và đạm đường mỡ, tăng rau xanh hoa quả; kết hợp với vận động thể lực thể thao nhiều hơn. Đâu phải ai muốn làm việc hiệu quả đều phải hút thuốc lá đâu em, đó chỉ là lời biện minh cho việc không đủ ý chí cai thuốc lá mà thôi, để sau này lúc gặp phải tác dụng phụ của thuốc lá thì lại ân hận. Thân mến." ]
[ "Người già kiêng quá mức có thể gây thiếu một số vi chất, ảnh hưởng tới hoạt động chức năng thần kinh. Chào chú, Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi phục thuộc vào tình trạng sức khoẻ chung và môi trường xã hội, quan trọng nhất là môi trường văn hóa - tình cảm trong gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là tình trạng hướng về quá khứ, thường suy nghĩ tiêu cực, cảm giác cô đơn, cảm giác bất lực, tủi thân, lo lắng về sức khoẻ, bệnh tật, hoàn cảnh con cháu, đa nghi, sợ đối mặt với các chết... Khi tuổi tác ngày càng cao, người già rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Nếu các tác nhân tiêu cực này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, họ sẽ bị trầm cảm ở người cao tuổi. Những suy nghĩ của chú hiện tại là khá thường gặp ở người lớn tuổi, tuỳ mức độ nghiêm trọng mà có thể tự vượt qua hoặc phải nhờ tới các chuyên gia tâm lý. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, chú nên chia sẻ nhiều hơn với người thân, thực tập suy nghĩ tích cực thông qua các hoạt động thiền, thể dục thể thao, thiện nguyện... Nếu có bệnh tăng huyết áp, chú nên sắp xếp khám để bác sĩ kê toa điều trị, kết hợp với lối sống lành mạnh, kiêng khem vừa phải bệnh sẽ ổn định. Chế độ ăn ở người tăng huyết áp được khuyến khích là chế độ ăn giảm muối, hạn chế chất béo bão hoà (thịt mỡ, thức ăn chiên xào...), tăng cường rau xanh và vận động thể lực hàng ngày. Điều này không có nghĩa là chú phải kiêng khem quá mức, đạm từ cá rất tốt, nhưng vẫn có thể bổ sung thêm thịt nạc, các loại đậu, sữa tươi... Ăn kiêng quá mức có thể gây thiếu một số vi chất, ảnh hưởng tới hoạt động chức năng thần kinh, làm suy giảm cảm giác ngon miệng, có thể là nguyên nhân dẫn tới giai đoạn buồn phiền vừa qua. Chúc chú sớm khoẻ và lấy lại cân bằng! Thân mến!", "Chào Trung Sơn, Các triệu chứng kể trên là những biểu hiện bất thường, báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như hệ lụy của áp lực công việc - căng thẳng lo âu nhiều, cảm nhiễm siêu vi, nhiễm trùng huyết, bệnh lý tự miễn... Do vậy, BS không thể chẩn đoán bệnh cho em nếu chỉ dựa vào các thông tin trên, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát. Song đó, em nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá. Thân mến.", "Chào em, Đó là tác dụng phụ của sản phẩm gọi là \"thuốc giảm cân\". Xử trí hiện tại như sau: Nếu vẫn người mệt lả, khó thở, tim đánh trống ngực không ngừng, nôn ói, đau ngực, đau bụng, sốt thì phải vào bệnh viện để kiểm tra, tùy mức độ mà BS xử lý truyền dịch hay kê thuốc uống hỗ trợ. Nếu người chỉ mệt nhẹ, chỉ hơi khó chịu, có thể chịu được thì nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn cháo hay soup nhẹ ít dầu mỡ, để chờ thuốc thải ra hết thì sẽ dễ chịu dần. Ngoài ra, bất kỳ thuốc giảm cân nào cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng ít nhiều lên gan, thận, tim mạch, nội tiết tố...và khi đạt được cân nặng mong muốn rồi, ngưng thuốc có thể tăng cân lại. Cách giảm cân tốt nhất là tập thể dục và chế độ ăn giảm calo (tăng rau xanh, hoa quả, giảm đạm, đường và dầu mỡ). Em đừng sử dụng \"thuốc giảm cân\" nữa, em nhé.", " Chào bạn, Tình trạng hiện tại của bạn theo tôi không liên quan đến vần đề bệnh lý chủ yếu do hoặc công việc quá căng thẳng gây ra. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 7-8h mỗi ngày, sinh hoạt điều độ. Bạn cũng có thể khám sức khỏe tổng quát nếu vẫn lo lắng về bệnh bạn nhé. Thân mến! ", "Hình minh họa Chào em, Do tính chất và căng thẳng nên gây ra triệu chứng trên, em nên cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe, không nên ngồi quá lâu trước máy, nếu tính chất công việc phải ngồi trước máy liên tục thì nên để mắt thư giãn và thực hiện các động tác nhẹ nhàng mỗi giờ để có tinh thần sảng khoái hơn. Bên cạnh đó, em cũng nên dành thời gian tham gia các hoạt động thể dục thể thao sau giờ làm để có sức khỏe dẻo dai hơn. Chúc em mau khỏe và tập trung vào công việc. Nếu mất ngủ em có thể đến khám tại phòng khám Mất ngủ để được kê toa điều trị tốt hơn. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào bạn, Với chiều cao và cân nặng như trên, so với tổng trạng chung của người Việt Nam, bạn hơi bị thừa cân, việc giảm cân là rất cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp giảm cân tốt nhất là chế độ ăn uống và tập thể dục, phối hợp song song và duy trì lâu dài. có khá nhiều tác dụng phụ, loại có chất kích thích có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ; loại làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa, thiếu vi khoáng chất và vitamin, chóng mặt; loại mà kết hợp của caffeine, chất lợi tiểu, gây mất nước thì thời gian đầu cơ thể sẽ xuống cân nhanh nhưng thực chất không phải là vì chất béo được loại bỏ mà do cơ thể mất nước và dần dần dẫn đến thiếu nước, thiếu dinh dưỡng trầm trọng; các thuốc giảm cân cũng thường có chất chống trầm cảm, lo âu và chất kích thích dễ dẫn đến nghiện thuốc... Vì thế, tôi khuyên bạn không nên dùng thuốc giảm cân mà nên phối hợp giữa chế độ ăn giảm năng lượng, ít tinh bột và dầu mỡ, tăng cường rau xanh, trái cây, kèm tập luyện thể dục điều độ sẽ mang lại thành công. Thân mến! ", " Chào bạn, Nếu bạn đã đến khám tại BV Đại học Y dược và đã làm tất cả xét nghiệm tầm soát như trên rồi và không thấy bất thường gì thì bạn nên tin vào chẩn đoán của các BS tại đây. Rối loạn hô hấp do căng thẳng tức là một rối loạn cơ năng, không có tổn thương ở tim phổi nào cả mà chủ yếu là do cảm giác của bạn nhiều hơn, còn gọi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Hiện giờ, bạn đang có viêm dạ dày, đã là một yếu tố gây căng thẳng, ngoài ra, triệu chứng của có thể gây ra ợ chua, đầy bụng, khó tiêu nếu nhiều cũng có thể gây nóng rát hay đau ngực sau xương ức, khó thở; tuy nhiên, chỉ cần điều trị viêm dạ dày ổn thì các triệu chứng trên sẽ hết. Ngoài ra, nếu bạn thấy căng thẳng nhiều, bạn có thể dùng kèm toa thuốc của BS Đại học Y dược để giảm lo âu căng thẳng, đồng thời, tốt hơn hết bạn nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thân mến! ", "Chào bạn, Rượu cũng là một trong số những chất hướng thần kinh, có khả năng gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Người ta có nghiên cứu rằng những người có triệu chứng nghiện ở một vấn đề nào đó ví dụ như nghiện ma túy, nghiện mua sắm, nghiện rượu, nghiện chơi game … có vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. Phương pháp điều trị tốt nhất cho họ là tái lập lại các mối liên kết xã hội bạn bè, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa thì những cảm xúc thăng hoa đạt được khi thực hiện những hành vi nghiện cũng sẽ dần mờ đi trong ký ức của não bộ. Chính vì vậy, tạo lập mối quan hệ gia đình hòa thuận cũng là một yếu tố rất cần thiết cho những người đàn ông nghiện rượu tập cai. Riêng về quá trình cay rượu, đó là sự thay đổi thói quen cần thời gian rất lâu dài. Đồng thời dưới tác dụng hướng thần của rượu, khi ngưng rượu một cách đột ngột sẽ gây hội chứng cai rượu - bệnh nhân sẽ có những rối loạn về tâm thần, điều này sẽ rất nguy hiểm. Để quá trình cai rượu được an toàn, tốt nhất bạn nên đưa bác đến những bệnh viện lớn có chuyên khoa về thần kinh để được bác sĩ tham vấn, vạch ra quy trình và tiến hành theo từ từ thì mới đạt được kết quả. Không được tự ý cai rượu đột ngột tại nhà. Thân ái chào bạn.", "Tăng cân khiến bạn khổ sở và mất tự tin, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa Chào em, Nguyên nhân khiến cho em dễ tăng cân sau khi thành công là do giảm cân không đúng cách và quá căng thẳng với chỉ số cân nặng của bản thân. Em nên biết rằng nếu giảm cân càng nhanh, bằng những cách thức không khoa học như nhịn ăn, ăn uống không cân bằng... đều sẽ gây một tác dụng phụ là tăng cân rất nhanh khi ăn uống bình thường trở lại. Trong 2 tháng nếu giảm tới hơn 15kg là quá nhiều, em cần phải điều chỉnh lại để đảm bảo sức khoẻ của bản thân. Thông thường sẽ tính số cân nặng cần giảm dựa trên chỉ số BMI, khi BMI đã về mức dưới 23 thì đừng nên nghĩ tới việc giảm cân nhiều vì sẽ ảnh hưởng sức khoẻ. Nếu ở mức BMI này mà em vẫn thấy cơ thể xồ xề, không gọn gàng chính là do lượng mỡ quá thừa còn cơ thì lại thiếu nên không được săn chắc. Ngoài ra, stress quá độ cũng khiến cơ thể sản xuất ra những hormon gây tích trữ mỡ ở thân mình, ở bụng, cằm... tạo cảm giác thân hình mập hơn so với cân nặng. Chế độ ăn khoa học là chế độ cân bằng 4 nhóm đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất, trong đó năng lượng từ tinh bột cần chiếm 50-60% tổng năng lượng nạp vào hàng ngày. Trong rau củ, trái cây vẫn chưa một lượng đường nhất định nên vẫn sẽ gây thừa nếu sử dụng sai cách. Hơn nữa, khi cơ thể tập luyện nhiều mà không bổ sung đủ protein, năng lượng từ đường, mỡ thì sẽ tự tiêu huỷ cơ để bù đắp vào năng lượng thiếu hụt. Em nên tính năng lượng cần thiết trong ngày, để lựa chọn khẩu phần cho phù hợp và tập luyện thêm để giảm cân, nên tránh ăn vặt, ăn khuya. Nếu cảm thấy việc tính toán năng lượng cho mỗi bữa ăn là khó khăn, em có thể nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ dinh dưỡng em nhé!", "Chào bạn, Thuốc tránh thai có thể có một số tác dụng phụ như nhức đầu, căng ngực, buồn nôn, mệt... Tuy nhiên hiện nay các thuốc ngừa thai thế hệ mới ít tác dụng phụ và an toàn hơn. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra khoảng dưới 10% các trường hợp và các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi dùng 3-6 vỉ thuốc. Bản thân hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau: ung thư phổi, ung thư bàng quang, thuyên tắc mạch, đột quỵ... Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ bị những tác dụng phụ nguy hiểm như thuyên tắc mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Thuốc lá sẽ tăng nguy cơ của các tác dụng phụ ở thuốc tránh thai, nhất là với phụ nữ trên 35 tuổi. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn một biện pháp tránh thai phù hợp. ThS. BS Lê Văn Hiền - GĐ Bệnh viện Phụ sản Mekong", "Chào bạn, rất quan trọng, giúp cơ thể hồi phục sau 1 ngày làm việc mệt mỏi và tập trung\r\ntinh thần cho ngày làm việc tiếp theo. Vì vậy, nếu chị bạn mất ngủ khi ngưng\r\nthuốc, chị bạn có thể tái khám BS đang điều trị để xem xét chỉ định điều thuốc\r\ntrở lại giúp nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Thân mến! ", " Chào em, kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và gây ra hàng loạt các khó chịu của em. Những biện pháp như tập thể dục, đặc biệt là yoga, tham gia các hoạt động xã hội để thư giãn như tập nhảy, hội họa...để giải tỏa đầu óc và kết thêm nhiều bạn bè, cố gắng tập chia sẻ với người thân, đi du lịch...sẽ giúp ích em nhiều. Song song đó, em cũng cần nâng cao sức khỏe của bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể bớt nhiệt, hạn chế các chất kích thích như cafe, rượu bia, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, để cải thiện nhanh chóng hơn, tôi khuyên em nên đến khám BS, đặc biệt là BS chuyên khoa Tâm thần kinh để nhận sự hỗ trợ của y khoa, trong đó có tư vấn tâm lý và thuốc sẽ hỗ trợ em nhiều hơn. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần kinh, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần kinh là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Chúc em mau quay về với cuộc sống trước đây. Thân mến! ", " Chào em, và duy trì cân nặng ở người từ độ tuổi trung niên trở đi sẽ khó khăn hơn nhiều so với người trẻ tuổi. Người thừa cân - béo phì trong nhiều năm trời sẽ khỏe mạnh bình thường, nhưng càng về sau sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều hệ lụy như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Trước hết mẹ em cần khám tổng quát, xem có bệnh lý gì không, như rối loạn mỡ máu, thoái hóa khớp, bệnh tim mạch... để có hướng điều trị và kế hoạch tập luyện cho phù hợp. Sau đó, mẹ em cần lên kế hoạch tập thể dục và chế độ ăn giảm calo (tăng rau xanh, hoa quả, giảm đạm, đường và dầu mỡ) tích cực hơn nữa. Tập thể dục thì nên có huấn luyện viên hướng dẫn sẽ an toàn và đạt hiệu quả cao hơn, có thể đến các trung tâm thể dục thể thao, thể dục thẩm mỹ, một số nơi có các thiết bị đánh giá chi tiết các chỉ số từng vùng trên cơ thể (chu vi, tỷ lệ cơ, mỡ...), ở đó có huấn luyện viên có thể hướng dẫn cách tập cho phù hợp. Dinh dưỡng cũng vậy, nếu không thể tự tiết chế ăn uống bản thân thì nên khám chuyên khoa dinh dưỡng. Hút mỡ bụng không giải quyết được mỡ nằm trong nội tạng, lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ của phẫu thuật, và sau hút mỡ bụng mà không có chế độ tập luyện + kiêng cữ ăn uống thì sẽ tạo mỡ trở lại. Ngoài ra, các thuốc giảm cân luôn có tác dụng phụ đi kèm mà hãng ít đề cập đến, trong đó có tác dụng phụ lên gan, tim mạch, thận; và đặc biệt là khi ngừng dùng thuốc thì cân nặng tăng lên lại rất nhanh và còn nhiều hơn trước, do vậy đừng nên lạm dụng. Thân mến!", " Chào bạn, là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện. Tuy nhiên, có một số loại ma túy thật sự không gây nghiện về mặt thực thể, tức là không gây vật vã khi cai thuốc nhưng có thể gây lệ thuộc về mặt tinh thần. Hiện tại bạn đã ngừng hút thuốc và vẫn còn tỉnh táo sinh hoạt bình thường là dấu hiệu đáng mừng. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, có biện pháp tập luyện thể lực để cơ thể khỏe mạnh hơn và tinh thần luôn vui vẻ thoải mái bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "- nguồn internet Chào em, Trên thị trường có loại kẹo ngậm , bạn em có thể mua ở các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, để cai được thuốc lá quan trọng là ý chí kiên quyết của bản thân, chứ kẹo ngậm chỉ hỗ trợ phần nào thôi, em nhé. (Bài liên quan: )" ]
Bác sĩ cho em hỏi tình trạng bệnh như trên siêu âm có nguy hiểm gì không? Bác sĩ xem đó là lành tính hay ác tính ạ? Có cần mổ không hay chờ theo dõi ạ?
[ " Chào bạn, Khối u tuyến giáp của bạn khá nhỏ, với kích thước và tính chất như trên, lựa chọn thường là theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng. Các khối u TIRADS 3 có nguy cơ ung thư dưới 2% và diễn tiến ung thư giáp cũng thường chậm nên bạn không cần quá lo lắng bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào em Bích Liên, lành tính có nhiều dạng (u bì, u lạc nội mạc tử cung…),\r\ntùy từng loại u nang, chúng có thể tái phát sau phẫu thuật và cần điều trị\r\nphòng ngừa, thường gặp đó là dạng u lạc nội mạc tử cung, nên được điều trị sau\r\nmổ khoảng 6 tháng để phòng ngừa u tái phát. Trường hợp của em thì ít tái phát và không cần thiết phải điều trị phòng\r\nngừa. Còn thuốc em đề cập đến em có thể dùng, thuốc này không ảnh hưởng đến\r\nchức năng sinh sản của em. Đối với bệnh này thì em có thể lập gia đình ngay và sinh con bình thường. Chúc em khỏe, vui!", "- nguồn internet Chào em, Với kết luận của CT bụng, khả năng của chồng em là khối lành tính hoặc ác tính. Chồng em cần đi khám bệnh ở trung tâm ung bướu để được bác sĩ làm sinh thiết gan (tức là đưa kim vào gan để hút một ít mẫu ra, đem nhìn dưới kinh hiển vi xem là thật sự lành tính hay ác tính). Việc thứ 2, em và chồng em, các con em cần được xét nghiệm kiểm tra xem có bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C hay không để có kế hoạch điều trị triệt để, em nhé. Thân chào em. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào em, Vì tôi không trực tiếp khám và xem kết quả cận lâm sàng nên tôi không trả lời bạn được. Tuy nhiên, em có thắc mắc gì thì em nên nhờ BS đang điều trị cho bạn tư vấn thêm. Vì chỉ có BS này mới hiểu rõ của em mà có hướng điều trị an toàn và thích hợp. Thân mến.", " Chào em Nguyên, là tình trạng lành tính, không gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do hạch viêm phản ứng với nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần hoặc bệnh lý viêm mạn tính. Với kết quả tế bào học bình thường em có thể yên tâm phần nào, nên theo dõi thêm kích thước và diễn tiến hạch, tái khám ngay khi hạch tăng nhanh kích thước hoặc xuất hiện thêm nhiều hạch khác, em nhé! Thân mến!", " Chào em, Theo như thông tin mà em cung cấp thì kết quả siêu âm là bướu giáp đa nhân, và đã được làm xét nghiệm tế bào học kết quả không phát hiện tế bào bất thường gợi ý ác tính vì vậy em có thể yên tâm. Tuy nhiên, em cần thực hiện thêm xét nghiệm chức năng tuyến giáp để đánh giá chức năng : bình giáp, cường giáp hay suy giáp để có hướng điều trị tiếp. Với bệnh cảnh hiện tại em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc cũng có thể tiếp tục tái khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để theo dõi điều trị em nhé. Thân mến! ", "Xin chào P. Thi, Bướu giáp nhân là tổn thương hình thành trong tuyến giáp thường dạng đặc, nếu có nhiều nhân thì gọi là bướu giáp đa nhân. Phần lớn bướu giáp nhân là không triệu chứng và vì thế được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe tổng quát, ngoài ra thường lành tính. Do đó, người bệnh có thể được hẹn tái khám 6-12 tháng. Tuy nhiên, người bệnh cần đến khám sớm khi có một trong các dấu hiệu nghi ngờ ác tính bao gồm: - Kích thước bướu phát triển nhanh - Có kèm theo triệu chứng chèn ép vùng cổ, gây khó nuốt, khó thở - Hình ảnh siêu âm gợi ý ác tính như bờ không đều, Halo sign (+), vi vôi hóa… Để xác định bướu ác tính, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA). Trường hợp của bạn nhiều khả năng không dùng thuốc, chỉ khám định kỳ và khi có bất thường. Như trên phân tích, phần lớn bướu giáp nhân là lành tính, điều trị chủ yếu là theo dõi. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể tăng kích thước gây chèn ép hoặc gây mất thẩm mỹ. Những trường hợp này, phẫu thuật tuyến giáp thường cân nhắc chỉ định, nhưng nguy cơ phẫu thuật cũng nên xem xét. Gần đây, một kỹ thuật dùng sóng cao tần đốt khối u lành tính bằng nguyên lý đốt nhiệt với ưu điểm không để sẹo, ít gây đau. Chỉ định cho các bướu giáp nhân lành tính, kích thước dưới 3 cm thường chỉ làm 1 lần, còn từ 3 cm trở lên có thể làm 2-3 lần thực hiện sóng cao tần. Hiện tại bệnh viện Nhân Dân 115 chưa áp dụng kỹ thuật này, nên bạn có thể đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Trân trọng.", " Chào bạn Minh Sang, Với kết quả siêu âm như trên, bạn nên đến chuyên khoa Nội tiết hoặc khoa Ung bướu để BS xem xét, thăm khám và chỉ định thêm một số cận lâm sàng khác, và xác định bản chất các khối u này, bạn nhé! Thân mến!", "Thuy thân mến, AloBacsi trả lời từng thắc mắc của bạn như sau: Về kết quả siêu âm tim: thì không có gì trầm trọng, và chắc chắn không BS nào can thiệp bằng phẫu thuật cả. Đối với 2/4 cũng vậy, không can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, cần tìm nguyên nhân của bệnh lý van tim này. Ba bạn có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), nhưng BS chưa thấy bạn nhắc đến vấn đề điều trị. Để bệnh lý van tim này không tiến triển nặng hơn, ba bạn cần điều trị tốt 2 bệnh lý (tăng huyết áp và mỡ máu cao), muốn vậy, ba bạn nên khám và theo dõi tại BS chuyên khoa Tim mạch, kèm theo đó cần có chế độ ăn phù hợp cho người bị tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Ba bạn còn bị u xơ tiền liệt tuyến, nếu có kèm các rối loạn đi tiểu thì nên khám BS chuyên khoa Ngoại niệu để xem xét vấn đề điều trị nội khoa hay phẫu thuật... Tê và đau bàn chân và gót chân, ba bạn nên khám BS chuyên khoa Chỉnh hình, chụp phim xương bàn gót chân để loại trừ trường hợp đau do gai xương gót, điều trị thêm Vật lý trị liệu nếu có chỉ định. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe.", " Chào bạn, Khối bất thường ở vị trí kể trên xảy ra không do va chạm thì có thể gặp trong những nguyên nhân sau: hạch, u bã, mỏm gai đốt sống C7, u xương... Bạn chưa đi khám thì chưa thể xác định đây có phải là u lành hay không. Nếu thật sự đây là , thì đặc điểm của u lành là chậm phát triển theo thời gian, không di căn, chỉ khi u lớn quá mới gây triệu chứng (chèn ép, vỡ, viêm...). Do vậy đối với u lành tính thì chỉ phẫu thuật khi có triệu chứng do u lớn, hoặc do vấn đề thẩm mỹ, chứ không cần phải bắt buộc mổ gấp như u ác. Trước mắt bạn nên sắp xếp đi khám tại BV đa khoa tỉnh theo BHYT, nếu vượt quá khả năng của BV thì BV sẽ có giấy chuyển tuyến lên BV trung ương. Thân mến!", "Chào em Quang, Chị em bị , bệnh lành tính. Ở đây em không mô tả mức độ lớn của bướu khi nhìn. Thường chỉ mổ khi bướu to chèn ép, làm người bệnh khó nuốt hay khó thở. Nếu không thì có thể điều trị nội khoa. Khi đó, cho uống thuốc và theo dõi sự đáp ứng sau 6-12 tháng em à. Chị em nên trao đổi cụ thể với BS khám bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhé. Thân mến!", " Chào bạn, Với một biểu hiện bất thường trên cơ thể, xuất hiện cấp tính trong vòng 2 tháng thì bạn cần đưa em bạn đi khám BS để kiểm tra. Vì không thể thông qua miêu tả cá nhân mà chẩn đoán được bệnh, ít nhất BS phải hỏi bệnh và khám trực tiếp cho em bạn mới có được nhiều thông tin liên quan đến khối u trên, và thậm chí, nếu nghi ngờ BS có thể chỉ định để làm giải phẫu bệnh lý, từ đó mới biết u này bản chất là gì và điều trị ra sao. Chúc em bạn mau khỏi. Thân mến! ", "Chào em, Sức khỏe hoàn toàn bình thường thì không có . Có một số bệnh lý không gây bất kỳ triệu chứng nào, hay khó chịu nào, ngoại trừ nổi hạch. Trong đó có bệnh lành tính, và cả bệnh ác tính. Do vậy, khi có nổi hạch thì em nên khám chuyên khoa ung bướu để ngoài thăm khám, BS còn làm xét nghiệm kiểm tra, mới định rõ bệnh và xử trí thích hợp được. Nhưng nhìn chung, hạch kích thước nhỏ, không tăng theo thời gian, trơn nhẵn, di động được là những biểu hiện thường gặp trong hạch lành tính. Thân,", "Chào\r\nem, Kết\r\nquả sinh hóa máu cho thấy bình thường. Vì kết quả siêu âm\r\nphụ thuộc khá nhiều vào BS thực hiện nên đôi lúc kết quả siêu âm có thể khác nhau giữa những lần siêu âm khác nhau. Để chắc chắn em nên siêu âm lần 2 tại cơ sở y tế khác, đánh giá thêm 1 lần nữa\r\nxem có nghi ngờ ác tính, cần thực hiện FNA hay không em nhé.", "Ảnh: Trần Tất Viên Chào bạn, Polyp đại tràng có thể lành tính hoặc có nguy cơ tiến triển tới ung thư đại tràng trong tương lai, do đó nên được sinh thiết để đánh giá. Một số bác sĩ có quan điểm không sinh thiết cho polyp nhỏ hơn 5mm mà sẽ lựa chọn theo dõi bằng nội soi đại tràng. Hiện tại bác sĩ chưa thấy có kết quả giải phẫu bệnh đính kèm. Polyp đại tràng lành tính không cần điều trị bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Không thể dựa vào kết quả siêu âm đơn thuần để tiên lượng bệnh, cần phải dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch màng bụng… để đưa ra chẩn đoán xác định, phân giai đoạn bệnh thì mới biết được bệnh có điều trị hiệu quả hay không và mức độ nghiêm trọng ra sao. Với kết quả này em nên đi khám chuyên khoa Tiêu hoá để bác sĩ tầm soát các nguyên nhân gây gan to, lách to (như bệnh lý huyết học, tăng áp tĩnh mạch cửa, bệnh mạch máu…) và điều chỉnh em nhé! Thân mến." ]
Chào AloBacsi, Em năm nay 25 tuổi. Vài hôm trước do đi mưa nên em bị cảm lạnh, sốt. Giờ đã hết sốt nhưng toàn cơ thể em ngứa khó chịu lắm BS ạ, mà không thấy nổi mẩn đỏ hay gì khác thường trên da. Ngứa toàn thân làm em không ngủ được. Xin BS giúp em với, nên uống loại thuốc nào khỏi bệnh ạ. Chân thành cảm ơn.
[ " Chào bạn, Một số trường hợp nhiễm siêu vi gây , có thể gây ban đỏ toàn thân, ngứa. Nhưng trường hợp của bạn chỉ có sốt và không nổi ban, vì vậy theo tôi tình trạng ngứa da này ít liên quan đến sốt trước đó. Có thể do cơ thể bạn bị dị ứng (không rõ dị nguyên là gì). Vì bệnh cảnh không rõ ràng nên bạn đến BS Nội tổng quát để được khám và tìm thêm dấu hiệu gợi ý và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn nhé. Thân mến! " ]
[ "Cảm giác ớn lạnh khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống Chào bạn, Cảm giác ớn lạnh thường đi kèm với sốt, chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi. Ngoài ra, cảm giác lạnh toàn thân còn có thể gặp ở bệnh nhân hạ đường huyết, suy giáp, một số tình trạng viêm mạn tính khác như lao, bệnh lý tự miễn... Tuỳ theo nguyên nhân, có trường hợp tự khỏi nhưng cũng có thể diễn tiến nặng, do đó bạn nên sắp xếp khám sức khỏe tổng quát để tìm nguyên nhân và điều trị sớm bạn nhé!", "Hình minh họa. Nguồn Inetnet Chào em, Hiện nay khoa học đã\r\ntìm ra rất nhiều loại kháng sinh, vì vậy em không cần phải lo lắng vấn đề không\r\ncó thuốc điều trị khi cần . Vấn đề quan trọng là cơ địa của em\r\ncó thể là cơ địa , có thể di ứng nhiều loại thuốc, vì vậy khi\r\ndùng bất cứ loại thuốc nào em nên giữ lại tên thuốc. Nếu có dấu hiệu dị ứng thì\r\nnên ghi nhớ tên thuốc đó, khi có cần để sức khỏe cần phải dùng thuốc không\r\nnên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám BS để được kê toa phù hợp em nhé. Thân,", " Chào em, Tất cả biểu hiện trên thường gặp nhất trong bệnh cảnh , là bệnh lý do nhiễm virus cúm thông thường gây ra, không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, vì không trực tiếp khám cho em, nên tôi chưa thể đưa ra kết luận một cách chắc chắn được. Nhưng hiện giờ cơ thể của em còn khá yếu, tôi khuyên em nên đến khám kiểm tra tổng quát để xác định nguyên nhân và xử trí thích hợp, ngoài ra, em cần ăn uống đầy đủ chất và uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều. Thân mến!", " Chào Bảo Quân, Không rõ khi có triệu chứng ngứa thì da em có sang thương gì lạ như nổi sẩn li ti, mụn nước, mảng đỏ… hay không? Nếu cơ địa em dễ bị thì có thể xuất hiện mề đay khi tiếp xúc với mồ hôi, sẽ giảm sau khoảng vài giờ. Để giảm triệu chứng, em nên chú ý hơn vấn đề vệ sinh thân thể, sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội lành tính và mặc các loại quần áo thoáng mát, hút ẩm tốt, em nhé!", "Theo như mô tả, có thể bạn bị viêm da dị ứng mãn. Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Trong khoảng 70%-80% các ca bệnh, bệnh nhân thường có tiền sử gia tộc mắc phải một hoặc nhiều loại dị ứng sau: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da quá mãn, tức là có khuynh hướng di truyền khi mắc phải bệnh này. Bệnh có thể trầm trọng thêm do dị ứng với một số thực phẩm như: Cá, trứng, sữa, đậu phụng hay các loại thức ăn khác, hoặc ở những người có làn da khô, dùng quá nhiều xà phòng, tình trạng thần kinh căng thẳng... Biểu hiện của bệnh: Ngứa và sần, hay nổi ở vùng da trán, nặng thì có thể ở khắp vùng mặt hoặc trên cơ thể, nhưng ít khi bị ở vùng háng. Phòng ngừa: - Không để cho da bị khô và nứt nẻ quá mức. - Tránh tiếp xúc với thức ăn có tiền sử bị dị ứng. - Mỗi lần tắm gội không nên lâu quá 3 phút, tắm bằng nước ấm chứ không nên tắm bằng nước quá nóng, tránh dùng khăn tắm và bọt biển Polymer để kỳ cọ trong lúc tắm, nếu có thế thì dùng Actibath Tabllets cho thêm vào nước tắm để giảm bớt tình trạng khô da sau này. Điều trị: Hiện nay chủ yếu là dùng các thuốc làm giảm các triệu chứng ngứa, sần. Thường là các loại kem: Corticosteroide kết hợp với các loại thuốc kháng histamin đang uống. Ngoài ra có thể chích histaglobin, Hyposunphen tiêm hoặc uống.", " Chào bạn, Khi thời tiết thay đổi về nhiệt độ,\r\nđộ ẩm hay khi tiếp xúc với một số chất kích ứng da, hoặc chất có tính\r\nkiềm/acid, da có thể có hiện tượng như trên. Đây là biểu hiện hoàn toàn\r\nbình thường, không cần điều trị gì cả, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Sở dĩ em xuất hiện các triệu chứng\r\nnày vì em đang có tình trạng ,\r\ncó lẽ liên quan đến thay đổi thời tiết. Các khác có thể gây ra tình trạng này là thức ăn, phấn hoa, khói bụi… Nếu như tình trạng này không ảnh\r\nhưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, em có thể cải thiện nó bằng cách rửa mũi\r\nthường xuyên với nước muối sinh lý để hạn chế khô niêm mạc và rửa trôi bớt các\r\ndị nguyên, nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm vùng mũi họng. Nếu ngứa nhiều, em có thể sử dụng\r\ncác loại thuốc kháng histamine theo hướng dẫn của dược sĩ. Nếu đã áp dụng các\r\nbiện pháp trên mà tình trạng này vẫn kéo dài hoặc nặng hơn làm ảnh hưởng đến\r\nsinh hoạt hằng ngày, em nên khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kê toa\r\nthuốc phù hợp. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Có 2 vấn đề ở đây khiến tôi khó định hướng đến hệ cơ quan nào có bệnh dựa trên thông tin của bạn. Thứ nhất là tôi không biết được những thông tin cơ bản của bạn như tuổi, giới, trước đây đã có bệnh gì chưa, có đang dùng thuốc gì không, có tiền căn dị ứng hay không... Thứ hai là là tôi không rõ ý nghĩa của cụm từ “ngứa bên trong” bạn miêu tả là như thế nào, là ngứa cơ quan mà mọi người thấy nằm ở trong hốc, trong sâu của cơ thể như hầu họng, tai, mũi, âm đạo, hậu môn..., hay là cảm giác ngứa như châm chích khắp cơ thể, khó định khu vùng nào trên da? Do đó, nếu như bạn có kèm biểu hiện bất thường ở trên da như sưng ngón tay, bạn có thể đi khám Da liễu, hoặc bạn cũng có thể đi khám Tổng quát để được kiểm tra toàn diện. Thân mến! ", "Châu Ngà thân mến, Thông tin mà bạn mô tả là triệu\r\nchứng của bệnh dị ứng hoặc . Việc điều trị chỉ giúp hạn chế các triệu\r\nchứng của bệnh bằng sử dụng các thuốc như Vaselin thoa nhiều lần\r\ntrong ngày, kết hợp với các thuốc uống để giảm tình trạng dị ứng như\r\nFexofenadine 180mg uống 1 viên/ ngày. Để theo dõi bệnh được tốt bạn nên đến\r\nkhám trực tiếp tại phòng khám chuyên khoa da.", " Chào em, Với tình trạng này, em cần đến BS Da liễu để kiểm tra, em nhé. BS cần phải quan sát và khám trực tiếp cho em để phát hiện những bất thường trên da em nếu có, từ đó với đánh giá chuyên môn của mình bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán và xử trí phù hợp được. Trong thời gian này, em có thể dùng kèm Clorpheniramin để giảm ngứa và không nên cào gãi hay bôi những thuốc không rõ loại. Thân mến!", "Tình trạng ngứa khắp người có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do thay đổi thời tiết, dị ứng, hoặc cũng có thể là do dị ứng hay một số bệnh lý mạn tính về gan, thận gây ra Chào bạn, Tình trạng nổi nốt đỏ ngứa toàn thân có khả năng là phản ứng dị ứng với một trong các loại thuốc uống, trong đó nghi ngờ nhiều nhất là Zalenka, tức thuốc kháng sinh Minocycline. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch và bảo vệ ti thể. Nếu chỉ dùng thuốc để điều trị mụn, bạn có thể tạm ngưng thuốc này và quay lại tái khám, thông báo với BS điều trị để xem xét kê toa thêm thuốc chống dị ứng bạn nhé!", "Chào bạn, Bác sĩ đã từng tư vấn với bạn rằng: “Mỗi lần viêm mũi dị ứng xuất hiện triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi… là do hệ thống miễn dịch tại chỗ được kích hoạt và thậm chí có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch toàn thân gây sốt, mệt mỏi, uể oải. Nhưng tình trạng mệt mỏi chỉ suất hiện trong những đợt viêm mũi dị ứng cấp nghĩa là khi có triệu chứng. Sau khi hết triệu chứng rồi thì tình trạng mệt mỏi cũng sẽ hết chứ không kéo dài”. Nghĩa là tình trạng mệt mỏi không phải do sử dụng thuốc mà do bản thân bệnh lý gây nên. Bác sĩ biết rằng những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường rất khó chịu, đặc biệt ở tình trạng chảy nước mũi, đôi khi cảm giác đau đầu nhẹ, mệt mỏi… Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ điều trị và vệ sinh vùng mũi họng hằng ngày để giảm thiểu tối đa tần suất tái phát bệnh, cũng như giảm triệu chứng bệnh lý mới có thể khỏe mạnh, bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Cảm thường do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, có thể tự khỏi sau 7 ngày mà không cần điều trị. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin trong rau xanh, trái cây giúp cơ thể mau hồi phục. Nếu có sốt, đau đầu nhiều có thể uống thêm paracetamol tối đa 4 viên (2000mg)/ngày. Nếu sau 7 ngày vẫn còn khó chịu nhiều thì nên đi khám để bác sĩ kê thêm thuốc phù hợp cho bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Các loại thuốc bạn đang sử dụng khá lành tính và ít khi gây ra mệt mỏi toàn thân, nên các triệu chứng mới xuất hiện này có thể do nguyên nhân khác. Bạn nên tới BV để BS làm kiểm tra tổng quát đánh giá, chẩn đoán bệnh và từ đó có hướng điều trị thích hợp. Thân mến.", " Chào em, Có nhiều nguyên nhân gây mẩn ngứa như do thời tiết thay đổi, côn trùng đốt, do dị ứng các loại thực phẩm. Do các nguy cơ mắc các bệnh về da liễu như vảy nến, nấm da, viêm da cơ địa, bệnh chàm, thủy đậu, bệnh ghẻ, phát ban có thể khiến cho da bị khô, ngứa, nổi mẩn bất thường. Hoặc cũng có thể gặp với những người có bệnh lý về gan. Gan có chức năng phân hóa các chất độc thành dạng đơn giản hơn và dễ dàng thải ra ngoài theo các tuyến mồ hôi, qua nước tiểu và phân. Nếu gan không khỏe mạnh thì các chất độc ứ đọng gây ra hiện tượng lở loét, nổi mụn, nhọt, trứng cá trên da. Trường hợp này của em, tốt nhất để xác định nguyên nhân chính xác em nên tới các bệnh viện có chuyên khoa về da liễu thăm khám và kiểm tra để có hướng xử trí sớm. Hơn nữa mình cũng nên chú ý vấn đề vệ sinh thân thể đảm bảo là được em nhé. Thân mến." ]
Thưa bác sĩ, cách đây 10 ngày, tôi có đi hút thai 6 tuần tuổi. Sau đó, tôi bị đau bụng dưới 2 ngày, ra một chút máu 3 ngày là hết và không bị đau bụng nữa. Đến giờ là ngày thứ 10, tôi lại bị ra 1 ít máu nữa nhưng không đau bụng. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có bình thường không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.
[ "Chào bạn, Sau nạo hút thai thường ra huyết âm đạo trung bình từ 2 -7 ngày, lượng máu ngày càng ít dần đi, đôi khi cũng có thể ra máu từng đợt kéo dài tới 2 tuần. Trường hợp của bạn, đến ngày thứ 10 chỉ còn ra 1 ít máu, nếu không có mùi hôi, không kèm đau bụng, sốt…thì bạn có thể yên tâm vì đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu theo dõi sau 2 tuần vẫn còn ra máu thì nên khám lại ngay vì có thể còn sót nhau sau nạo hút thai. Những dấu hiệu bất thường sau khi hút thai gồm: - Chảy máu nhiều hơn cả khi bạn hành kinh và kéo dài trong vòng hơn 2 ngày - Đau dai dẳng hoặc bị chuột rút (vọp bẻ) hơn 2 ngày - Ra máu cục dai dẳng - Khí hư có mùi khó chịu - Thân nhiệt tăng và cảm giác như bị sốt - Bị ốm hoặc đau ngực trong vòng 2 tuần sau khi hút thai - Không có kinh lại sau 8 tuần kể từ khi hút thai Nếu có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đi khám ngay nhé." ]
[ "Mến chào em Minh Tâm, Theo thư em trình bày và dựa vào ngày kinh cuối của em, nếu có thai thì tuổi thai khoảng 6 – 7 tuần. Nếu ở tuổi thai này thì phải thấy rõ được túi thai trong lòng tử cung, bên trong túi thai sẽ có phôi thai và có thể tim thai nhi đã hoạt động. Vì thế, trường hợp của em như vậy là bất thường, cần loại trừ thai ngoài tử cung (có trễ kinh hơn 2 tuần, chưa thấy túi thai trong lòng tử cung và có đau bụng nhiều). Em nên nhanh chóng đến BV sản khoa lớn để khám, xét nghiệm máu và siêu âm đầu dò âm đạo, không chờ nữa em nhé!", "Chào bạn, Trường hợp này cũng có thể là bé đang có biểu hiện nhưng cũng có thể do một nguyên nhân khác mà khi thăm khám tổng quát và dựa vào siêu âm bụng,… BS mới định bệnh chính xác và giải thích được vì sao có máu bầm? Do đó, để phân biệt bạn nên xem bé có phát triển dậy thì chưa (ngực lớn lên, xuất hiện lông nách, lông mu chưa, bé cao lớn hơn,…), nếu có thì nhiều khả năng bé đang có kinh. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để biết được nguyên nhân. Thân mến,", "Vòng tránh thai có thể gây 1 số tác dụng phụ ở phụ nữ Chào bạn, Thường ra huyết trong vòng 3 tháng sau đặt vòng. Bạn ra huyết bất thường sau quan hệ tình dục. Đầu tiên bạn cần đi khám phụ khoa để kiểm tra cổ tử cung định kỳ xem có bất thường ở cổ tử cung hay không. Kiểm tra xác định vị trí vòng bằng siêu âm. Nếu không có bất thường và tình trạng đau bụng và ra huyết kéo dài, bạn có thể xem xét tháo vòng và chuyển qua phương pháp ngừa thai khác (bao cao su, cấy que, thuốc), bạn nhé. Thân mến.", "Chào\r\nem, Nói\r\nchung sau bỏ thai bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp khác đều có nguy cơ ảnh\r\nhưởng đến chức năng sinh sản về sau của em. Điều này BS cũng không muốn và cũng\r\nkhông thể dự đoán trước được cho em. Hiện\r\ntại, nếu em vẫn còn có biểu hiện sót nhau thai hoặc ứ dịch trong lòng tử cung,\r\nthì cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của BS điều trị, càng để lâu càng có\r\nnhiều nguy cơ nói trên. Vì\r\nđây là những yếu tố thuận lợi, chúng âm thầm gây viêm nhiễm tử cung hoặc viêm\r\nnhiễm ngược dòng lên vòi trứng, buồng trứng…có thể dẫn đến vô sinh là điều khó\r\ntránh. Do đó, em cần nhanh chóng điều trị theo BS. Việc can thiệp bằng phương\r\npháp hút không cần thiết phải gây mê em nhé!", "Chào Kim Anh, Sau sinh mổ muốn kế hoạch hóa gia đình bằng phương pháp đặt\r\nvòng phải cần thời gian sau sinh là 4 tháng. Sau 13 tháng em mới đặt vòng và\r\nđặt sau khi sạch kinh là điều kiện thuận lợi vì xác định được chắc chắn em\r\nkhông có thai. Đồng thời, vòng tránh thai được xem như vật lạ khi đặt vào\r\ntử cung, tử cung sẽ tăng co bóp, vì vậy sẽ có những tác dụng phụ thường gặp sau\r\nđặt vòng như: ra máu âm đạo, đau bụng, mỏi vùng thắt lưng, ra nhiều khí hư… Những tác dụng phụ này thường phát sinh trong vòng 3 tháng đầu\r\nsau đặt vòng, sau đó các triệu chứng này sẽ giảm dần, không phải điều trị. Nếu rong kinh, rong huyết kéo dài, lượng nhiều ảnh hưởng đến\r\nsức khỏe thì cần phải điều trị tùy trường hợp có thể BS sẽ tháo vòng và hướng\r\ndẫn 1 biện pháp tránh thai khác. Như vậy, trường hợp của bạn chỉ ra huyết ít, không ảnh hưởng\r\nsức khỏe thì nên tiếp tục theo dõi, sau vài tháng sẽ ổn. Nếu lượng máu ra nhiều\r\nhoặc đau bụng nhiều bạn nên tái khám ngay. TS.BSCK II Nguyễn\r\nThị Thanh Hà - Trưởng khoa Sản, BV Đại học Y Dược", "Chào bạn Linh, Sau , phá thai hay thai lưu... BS thường chỉ định nạo buồng tử cung và gửi mẫu mô làm giải phẫu bệnh lý (GPB). Mục đích là lấy bất kỳ mẫu mô nào còn sót lại trong tử cung để phòng ngừa nhiễm trùng, chảy máu và chuẩn bị một tử cung tốt cho lần mang thai sau. Các mẫu mô cũng được khám xét xem có bất thường hay bệnh lý gì không. Mẫu mô bạn gửi làm GPB bao gồm mô thai và lớp nội mạc tử cung. Kết quả cho thấy mẫu mô bình thường không có bệnh lý gì. Bạn an tâm và không phải lo lắng. Qua ít chu kỳ kinh nữa bạn có thể mang thai lại bình thường. Thân mến,", "Chào em, Kết quả xét nghiệm máu cho thấy em có bệnh lý có thể là bệnh tồn tại Hemoglobin bào thai kéo dài do di truyền hoặc Beta- thalasemia thể nhẹ. Với các chỉ số trên thì bệnh của em chưa tới mức phải điều trị truyền máu, nhưng em cần chú ý khám và tư vấn tiền sản trước khi có ý định sanh con em nhé! Thân mến.", "Chào em, Tuy kết quả khám thai và siêu âm thai không có gì bất thường (không có dấu bóc tách túi thai), nhưng em có ra máu âm đạo trong lúc có thai, đó là dấu hiệu báo động cần được theo dõi sát. Chính vì vậy, mà BS cho em thuốc dưỡng thai, em cần chú ý đi đứng nhẹ nhàng, tránh giao hợp trong những ngày này, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều. Tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường và em phải siêu âm lại để xác định xem có phôi thai và tim thai chưa. Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu em tham khảo thêm: >>", "Chào bạn, Bình thường sau hút bỏ thai, kinh nguyệt sẽ hoạt động trở lại sau 4 – 8 tuần. Kinh nguyệt muốn hoạt động trở lại cần phải có thời gian và qua nhiều giai đoạn lớp nội mạc tử cung mới hồi phục được sau hút. Một tuần sau hút thai, bạn có ra máu âm đạo thì không thể là kinh nguyệt, bạn nên khám lại sản khoa và siêu âm kiểm tra lại tử cung, cần loại trừ sót thai hoặc tử cung còn ứ dịch sau hút. Thân!", "Chào em Huyền Trang, Em có tiền căn sản khoa sanh non một lần do hở eo cổ tử cung, thì lần có thai\r\nsau cũng có nguy cơ này nếu em không điều trị kịp thời theo hướng dẫn của BS.\r\nDo đó, em cần khâu eo cổ tử cung vào thời điểm thích hợp là điều cần thiết. Theo AloBacsi, em đã đi khám thai và có tụ dịch trong lòng tử cung, thỉnh\r\nthoảng có đau bụng dưới là có bất thường, em nên sử dụng thuốc theo toa của BS\r\nđiều trị, thuốc BS đã chỉ định (mà em chưa dùng đến) hoàn toàn phù hợp và an\r\ntoàn cho phụ nữ có thai. Siêu âm nhiều lần không có hại cho thai nhi, nhưng không nên lạm dụng, tốt nhất\r\ncần có chỉ định của BS sản khoa. Thân mến!", "- nguồn Internet Chào bạn, Trường hợp của bạn chưa thể loại trừ thai ngoài tử cung một lần nữa.\r\nKhông phải thai ngoài tử cung luôn biểu hiện đau bụng, đôi khi chỉ là trễ kinh,\r\nra huyết kéo dài mà thôi. Có hơn 1 nửa trường hợp không có\r\ntriệu chứng gì cho đến khi thai vỡ. Đặc biệt trong trường hợp của\r\nbạn đã từng có tiền căn thai ngoài tử cung 2 lần, càng không thể chủ quan. Bạn\r\nnên đi khám ngay ở BV hay phòng khám Sản phụ khoa uy tín để được theo dõi và điều trị kịp\r\nthời. Với trường hợp của bạn, tôi không rõ chỉ số beta hCG là vào ngày\r\n25/6 hay 25/7, (vì theo lời kể ở trên, bạn thử thai lần đầu vào ngày 15/7).\r\nNhưng với chỉ số beta hCG 258 mIU/mL và siêu âm không thấy túi thai trong lòng\r\ntử cung, có thể xảy ra các trường hợp sau: - . - Thai trong tử cung giai đoạn sớm : trường hợp này thai phát triển\r\ntrong tử cung, nhưng do chu kì kinh kéo dài hoặc không đều,… nên chưa thể thấy\r\nhình ảnh túi thai trên siêu âm. Chỉ biểu hiện bằng chỉ số beta hCG dương tính,\r\ntăng gấp đôi sau 2 ngày và thấy thai trên siêu âm khi beta hCG > 1.500\r\nmIU/mL. - Thai sinh hóa: Tức không thấy thai trên siêu âm, chỉ có nồng độ\r\nbeta hCG trong máu tăng lên, sau đó lại giảm dần và ra huyết. Tóm lại, trong trường hợp này bạn nên đến khám và theo dõi tại cơ sở\r\nSản phụ khoa càng sớm càng tốt. BS sẽ theo dõi tình trạng đau bụng, ra huyết và\r\ncác triệu chứng bất thường khác, cũng như theo dõi chỉ số beta hCG máu và siêu\r\nâm đầu dò kiểm tra cho bạn vài ngày một lần, cho đến khi nào xác định được\r\nnguyên nhân chính xác. Ngoài ra, bạn nên nhập viện ngay lập tức khi có một trong các dấu hiệu\r\nsau: - Đau bụng, nhất là đau hạ vị một bên. - Ra huyết âm đạo nhiều hơn. - Mệt, choáng, ngất, buồn nôn, nôn. - Cảm giác thốn hậu môn, mắc đi cầu. Mong rằng bạn sẽ tìm được nguyên nhân và cách khắc phục.\r\nLuôn khỏe mạnh và sớm có tin vui bạn nhé! Thân,", "Chào bạn Phượng, Bình thường sảy thai trong 3 tháng đầu thường sảy thai trọn. Có nghĩa là thai được tống xuất ra ngoài hoàn toàn, không sót mô thai, mô nhau… Sau sảy thai cũng có hiện tượng ra máu âm đạo 7-10 ngày. Khi sảy thai, phần mô thai và phần nội mạc tử cung bị bong tróc sẽ bị tống xuất ra ngoài. Sau sảy thai sẽ có hiện tượng tái lập một chu kỳ mới , điều này cần có sự hoạt động trở lại của hệ thống nội tiết là estrogen và progesterone. Sự hoạt động của hệ thống nội tiết này có thể bị ảnh hưởng bởi những lo âu, căng thẳng của người phụ nữ do mới bị sảy thai , do đó khi sảy thai ra máu âm đạo kéo dài hơn 10 ngày hoặc có những bất thường khác, bạn cần siêu âm để kiểm tra. Siêu âm ghi nhận có hình ảnh ứ dịch trong lòng tử cung , có 2 khả năng xảy ra: - Có thể là máu - Phần mô nhau, mô thai chưa tống xuất ra hết. Do còn ứ dịch lòng tử cung nên BS sợ nhiễm trùng gây viêm dính tử cung, sẽ ảnh hưởng đển chức năng sinh sản của bạn nên đã chỉ định dùng kháng sinh và thuốc bổ sắt để bù lại lượng máu mất trong những ngày vừa qua. Cũng chính vì sợ dịch để lâu trong tử cung sẽ không tốt nên nếu sau 1 tuần tái khám còn ứ dịch lòng tử cung , bạn nên làm theo chỉ định của BS hút dịch càng sớm càng tốt, đây là một thủ thuật đơn giản, bạn không nên chậm trễ nhé. Hiện tại bạn hết ra dịch thì quá tốt rồi, nhưng cũng cần siêu âm kiểm tra kết quả hết dịch mới chắc chắn được bạn ạ. Lá rau ngót và rễ đều có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, ban sởi, tưa lưỡi… trong dân gian thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ, bạn lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống , điều này bạn có thể tham khảo. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai bạn ạ. Muốn biết bạn bị sảy thai do nguyên nhân nào, sảy thai lần này liệu có ảnh hưởng đến lần mang thai sau không thì cả hai bạn phải khám tổng quát và tầm soát nguyên nhân sảy thai. “Một lần sảy bằng 3 lần đẻ” nên bạn cũng cần nghỉ dưỡng như khi sinh đẻ, ăn uống bồi bổ để sức khỏe mau hồi phục, tránh làm việc nặng trong 3 tháng đầu để tử cung trở về vị trí bình thường trong tiểu khung và niêm mạc tử cung được tái tạo chuẩn bị cho lần có thai sau nhé. Thân ái!", "- nguồn internet Chào bạn, Người nhà của bạn hiện đang được theo dõi và điều trị , có lịch hẹn tái khám và sau 6 tháng chụp CT kiểm tra. Trong khoảng thời gian đang theo dõi lại xuất hiện triệu chứng đau bụng thì nên tái khám ngay để kiểm tra, bạn nhé. Còn vấn đề là kiểm tra gì và có chụp CT 64 lát cắt (như đã hẹn) hay không là tùy vào BS điều trị, sau khi khám lại, BS sẽ cho chỉ định kiểm tra và xét nghiệm gì. Chụp CT hay bất kỳ xét nghiệm nào có xâm lấn… đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân (dù ít hay nhiều), tuy nhiên, vì mục đích theo dõi và điều trị nên các BS sẽ cân nhắc. Bạn cứ yên tâm, đừng quá lo lắng. Trước mắt, bạn cần cho người thân tái khám ngay nhé. Thân mến,", "Chào em, AloBacsi muốn hỏi lại em, ngoài triệu chứng đau bụng ra, em\r\ncó kèm theo ra máu âm đạo không, làm sao em biết chảy máu tử cung (em có siêu âm\r\nchưa)…? Nếu có biểu hiện đau bụng và chảy máu âm đạo nhiều như em đã mô tả, là em đang\r\ncó dấu hiệu dọa sảy thai, em cần nhanh chóng vào phòng cấp cứu của BV sản khoa\r\nđể khám và điều trị ngay. @ Để tránh những\r\ntrường hợp đáng tiếc xảy ra vì chậm trễ thông tin, AloBacsi đề nghị bạn đọc\r\ncung cấp số đi ện thoại để chúng tôi có thể liên lạc ngay nếu bạn đọc đang gặp\r\nbệnh nguy hiểm. AloBacsi cam kết sẽ đảm bảo bí mật số đi ện thoại, email và\r\nnhững thông tin cá nhân của bạn .", "Chào bạn, 1 tháng sau cắt tử cung hoàn toàn thì vết thương ngoài da đã lành nhưng vết thương bên trong bụng thì cần thời gian nhiều hơn (trung bình là 2 tháng sau phẫu thuật). Nếu người bệnh làm việc gắng sức lại sớm, đi xe dằn xốc, đi lại nhiều…sẽ có thể có cảm giác mệt và đau bụng. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường sau: Sốt, dịch âm đạo ra có mùi hoặc ra máu kéo dài, bụng chướng hay khó tiêu kéo dài, đau hông lưng nhiều, đau hạ vị liên tục, âm đạo luôn ẩm ướt như có nước tiểu chảy ra ở âm đạo… Nếu bạn không có các triệu chứng cảnh báo kể trên thì bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động gắng sức đợi đến khi vết thương lành hẳn, cơ thể phục hồi hoàn toàn và tái khám phụ khoa sau 6 tháng để bác sĩ kiểm tra lại, bạn nhé." ]
BS cho em hỏi, Sao miệng em thở ra hơi nóng mặc dù em không bị sốt, môi khô nứt nẻ. Lúc nằm nghỉ ngơi thì không có nhưng khi thức dậy hoạt động thì lại có hiện tượng này. Đặc biệt là buổi chiều tối thì xảy ra rất rõ. Cảm giác nóng bức trong người rất khó chịu. BS giúp em với. Xin cảm ơn BS.
[ " Huy thân mến, Em không nói rõ là em có triệu chứng này bao lâu rồi, từ nhỏ đã có hay gần đây mới bị, đã khám và làm xét nghiệm ở đâu chưa, BS chẩn đoán và điều trị ra sao...? Dựa vào thông tin em cung cấp thì triệu chứng của em có thể gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, như do uống nước chưa đủ, do ăn nhiều chất cay nóng sinh nhiệt; sốt nhẹ kéo dài do bệnh lý viêm nhiễm, cường giáp... Với tình trạng này, em cần phải đến BV để kiểm tra sức khỏe, đăng ký khám chuyên khoa nội tổng quát hoặc chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa nhiễm đều được. Sau khi thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm kiểm tra thì BS sẽ định ra bệnh và có hướng điều trị thích hợp, em nhé!" ]
[ "Bác sĩ cho em hỏi mỗi sáng thức dậy trong miệng bị đắng thì đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ? Em cảm ơn. Chào bạn! Đắng miệng sau khi ngủ dậy có thể gặp phải khi em đang bị những bệnh liên quan đến tai-mũi-họng, khi em bị cảm cúm hay cúm và đang phải dùng thuốc điều trị, hoặc do em có chế độ vệ sinh răng miệng không tốt. Đắng miệng không chỉ xảy ra vào buổi sáng mà cũng có vào những thời điểm khác trong ngày thì đó là dấu hiệu của bệnh về dạ dày hoặc một bệnh về gan. Em nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt hơn vào sáng, tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn, xúc miệng bằng nước muối loãng hay các loại dung dịch khử hôi miệng. Khi em đang điều trị một số bệnh cảm cúm, ho và đang uống thuốc điều trị thì sau thời gian dừng uống thuốc thì hiện tượng đắng miệng này sẽ hết. Nếu em thực hiện tốt các phương pháp mà vẫn không khỏi, em cần đi khám chuyên khoa để  tìm ra nguyên nhân và điều trị nhé! Thân mến.", " Chào em, Cảm giác nóng mà em đang mắc phải có thể do sự gặp trong sốt hoặc tăng chuyển hóa trong cường giáp. Em có thể đến khám BS chuyên khoa Nội tiết để tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! AloBacsi.v n", "Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng miệng đắng và hơi thở có mùi Chào bạn, Các triệu chứng \" sáng thức dậy miệng thì đắng, lưỡi thì chát, nước miếng thì có màu nâu, hơi thở có mùi \" thường gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, còn có thể gặp trong 1 số nguyên nhân khác, như viêm amidan mạn mưng mủ, viêm xoang mạn với triệu chứng chảy dịch mũi sau, u vòm họng... Do đó, bạn nên đi khám sớm để xác định bệnh và điều trị bệnh thích hợp. Bạn đăng ký khám tại khoa Tiêu hóa và khoa tai mũi họng nhé. Song song đó, bạn chú ý uống thêm nước trước khi ngủ để tránh mất nước (uống nhiều quá thì sẽ dậy nửa đêm đi tiểu), không để quạt thổi vào đầu mặt, tránh để nhiệt độ phòng quá lạnh, giữ ấm hầu họng, có thể ngủ đầu hơi cao 1 chút, trong ngày nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.", "Chào bạn, Những triệu chứng trên của bạn là do điều trị chưa khỏi. Do đó, bạn\r\ncần tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, nội soi tai mũi họng xác định\r\ntình trạng, mức độ, nguyên nhân các xoang bị viêm, xác định sơ bộ có thương tổn\r\nnghi ngờ ung thư hay không. Khi bạn bị viêm mũi xoang gây nghẹt mũi, phải thở bằng miệng,\r\nđồng thời đang dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng dị ứng sẽ làm giảm tiết\r\ncác niêm mạc, gây cảm giác khô họng. Khi bạn ăn chất cay nóng, kích thích dây\r\nthần kinh tăng tiết chất nhày nhớt, nước bọt, làm cho các dịch nhày từ các\r\nxoang, từ các hốc mũi lỏng ra, chảy ra vào thành sau họng. Bạn cần điều trị tích cực, phòng ngừa hữu hiệu bệnh lý viêm\r\nmũi xoang. Tránh để viêm lâu ngày có thể gây biến chứng như: polyp mũi xoang,\r\nviêm tai giữa, viêm phế quản… Chúc bạn mạnh khỏe nhé!", "Chào bạn, Ba nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hôi miệng là bệnh lý tai mũi họng, bệnh của răng và nha chu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tại có thể thấy tình trạng hôi miệng và khô miệng của bạn có liên quan rất nhiều đến bợn vàng ở lưỡi. Đây là môi trường thích hợp để vi khuẩn gây mùi phát triển, rêu lưỡi cũng gây ra khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng nặng nề hơn. Nếu đã điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ổn định, bạn có thể áp dụng những cách sau để hạn chế hôi miệng: - Tránh uống các thức uống có gas, thức uống nhiều đường (nước ngọt, nước tăng lực…) vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển - nếu có, bạn cần phải đánh răng ngay trong vòng 15 phút sau uống để phòng ngừa rêu lưỡi và hôi miêngj, tránh hút thuốc lá, uống trà, café, bia rượu, sữa, các thức ăn chua, cay hoặc quá nhiều gia vị (hành, tỏi…) - Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi đặc biệt là mặt trên của lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng nước súc miệng, và sau mỗi lần ăn uống hoặc đánh răng nên súc miệng lại bằng nhiều nước, khò kĩ. - Bạn nên khám lại chuyên khoa Răng hàm mặt để đánh giá lại tình trạng răng, nếu có răng mọc lệch, răng khôn gây khó chăm sóc sức khoẻ răng miệng thì nên xử trí sớm. Cạo vôi răng định kỳ, theo chỉ định của nha sĩ. - Uống nhiều nước, uống nước thường xuyên để rửa trôi các phân tử gây mùi và vi khuẩn có trong khoang miệng, nhai kẹo cao su có thể hạn chế khô miệng. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh! Thân mến.", "Chào bạn, Hình ảnh bạn gửi về hướng nhiều đến bệnh nhiệt miệng. Nguyên nhân sinh nhiệt miệng thường gặp là do chế độ ăn uống thiếu nước, thiếu vitamin và khoáng chất, viêm họng, uống rượu và hút thuốc, hệ miễn dịch suy giảm, hoặc khi bị những kích thích của răng giả, của răng bị sún, bị sâu, có những phụ nữ mỗi khi có kinh nguyệt cũng bị viêm khoang miệng có tính chất chu kỳ. Nhiệt miệng lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng lại dễ tái phát. Do vậy, bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn, uống đủ nước, ăn đầy đủ chất, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, tăng cường ăn rau xanh hoa quả, mỗi ngày cần bổ sung thêm viên multivitamin, khoáng chất, quan trọng là vitamin PP và vitamin C, không hút thuốc lá, rượu bia, không thức khuya, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang. Theo dõi những nốt này thêm 7-10 ngày, nếu đau nhiều, nốt tiếp tục tăng kích thước hay chảy máu, loét rộng ra hay tồn tại kéo dài trên 14 ngày không khỏi thì cần khám chuyên khoa da liễu hay răng hàm mặt (không phải nha khoa) để kiểm tra toàn diện và điều trị tích cực hơn, em nhé.", " Chào em, Khoang miệng bình thường thì rất thẳng và bóng bảy, sạch sẽ. Những đốm trắng 1-2 mm hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loại vỡ ra tạo thành vết loét thường gặp nhất là nhiệt miệng (aphthe). Nguyên nhân sinh thường gặp là do chế độ ăn uống thiếu nước, thiếu vitamin và khoáng chất, viêm họng mạn, uống rượu và hút thuốc quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, hoặc khi bị những kích thích của răng giả, của răng bị sún, bị sâu, có những phụ nữ mỗi khi có kinh nguyệt cũng bị viêm khoang miệng có tính chất chu kỳ. Do vậy, em có thể theo dõi tiếp tiến triển của nốt trên, kèm với vệ sinh răng miệng đều đặn, tăng cường ăn rau xanh hoa quả, mỗi ngày cần bổ sung thêm viên multivitamin, khoáng chất và acid amin, quan trọng là vitamin PP, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, không hút thuốc lá, rượu bia và uống đủ nước, tích cực điều trị viêm họng mạn. Tuy nhiên, vì không khám trực tiếp cho em nên mọi tư vấn chỉ mang tính tham khảo, an toàn nhất là em nên khám chuyên khoa tai mũi họng, đặc biệt khi nốt bất thường trên tiến triển lan rộng và không bớt khi áp dụng các phương pháp kể trên. Thân mến! ", "Chào em, Các triệu chứng mà em cung cấp hướng đến bệnh lý viêm niêm mạc miệng do tiếp xúc. Tình trạng này thuộc về cơ địa, có nghĩa là cơ địa của em nhạy cảm với đồ nóng, đồ có độ mặn cao như mắm, nên khi niêm mạc miệng, môi tiếp xúc với những thức ăn này sẽ sinh ra phản ứng viêm nhanh chóng dẫn đến sưng, tê, đau. Để tầm soát thêm những bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến bất thường này, em nên khám tổng quát kết hợp khám chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra sức khỏe toàn diện, đồng thời nên hạn chế tối đa việc ăn thức ăn mà cơ địa mình nhạy cảm, em nhé.", " Chào em, Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu: sót thức ăn giữa các kẽ răng, viêm nướu, sâu răng, mảng bám vôi dày, , trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gan, bệnh thận, ung thư hầu họng bị hoại tử... Triệu chứng khạc cục đàm vàng rất hôi là biểu hiện của ổ viêm nhiễm trong hầu họng, thường gặp nhất là viêm amidan mạn mưng mủ. Tôi không rõ “một lần đi khám BS” của em cách đây bao lâu, hiện tại với triệu chứng này thì em nên khám lại tại chuyên khoa Tai mũi họng. BS sẽ soi hầu họng cho em, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến!", " Chào bạn, Trước hết là cần phải xác định tại sao môi bị sưng, do dị ứng, do té dập, do sau va chạm mạnh, do viêm loét, do viêm nướu răng tụ mủ... từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Vấn đề này bạn cần khám chuyên khoa tai mũi họng. Còn về việc vệ sinh vết thương phía trong miệng, thì bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên: - Đánh răng ngày 3 lần sau ăn, súc miệng nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý (nếu pha nước muối đậm đặc sẽ làm khô niêm mạc) mỗi lần ăn hay uống (nước ngọt) gì lặt vặt trong ngày. - Không rượu bia cafe thuốc lá - Theo quan niệm dân gian thì không nên ăn: rau muống, thịt gà, thịt bò, nước tương, đồ biển. Theo quan niệm Tây y thì chỉ cần ăn chín uống sạch và hạn chế các món ăn bị dị ứng là được. - Dùng khẩu trang sạch, chất liệu cotton khi ra đường. - Nên cắt nhỏ thức ăn, hạn chế các món phải “gặm” như sườn, giò. - Hạn chế thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ gia vị. Thân mến! ", "Chào bạn, Không phải riêng mình bạn, mùa hè nắng nóng khiến nhiều có cảm giác uể oải, mệt mỏi, chán ăn, dễ căng thẳng… Nhiệt độ cao làm hao hụt độ ẩm của cơ thể, điều này làm cho cơ thể phải hoạt động hết mức để điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tiết mồ hôi làm mát, dẫn đến sự mất nước trong cơ thể, gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng xấu lên hoạt động của các cơ chế dẫn truyền thần kinh nên làm cho tinh thần trở nên căng thẳng, dễ lo lắng. Do đó, vào mùa nóng, bạn nên cố gắng ở trong phòng có điều hoà hoặc phòng thoáng khí, uống nhiều nước, có thể nhu cầu về nước sẽ cao hơn bình thường một chút nhưng điều này là hết sức bình thường ở tất cả mọi người, bạn không nên lo lắng quá. Nếu tình trạng căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thì cần tái khám chuyên khoa để bác sĩ điều chỉnh toa thuốc cho bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Thời tiết thay đổi có thể là nguyên nhân gây ra , với triệu chứng ho, mệt mỏi nhưng nếu tình trạng ho đàm của em kéo dài trên 2 tuần, dù đã điều trị đủ thời gian, em nên tới bệnh viện để BS làm lại xét nghiệm đàm, Xquang phổi để tìm nguyên nhân bệnh em nhé! Thân mến.", "Ngăn ngừa nhiệt miệng mùa nóng. - Nguồn: Internet. Chào Tuyết Le, Để ngăn ngừa nhiệt miệng vào mùa nắng nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng như ăn nhiều rau, trái cây, uống nước đầy đủ đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách. Lưu ý, những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >> Đẹn miệng và nhiệt miệng có phải một bệnh? >>", " Chào em Duy, Biểu hiện , khó thở, đau ngực và mệt mỏi hướng nhiều đến bệnh lý viêm nhiễm tại phổi, như áp xe phổi, lao phổi, u phổi... ngoài ra cũng có thể gặp trong tình trạng viêm hầu họng nặng, bệnh hệ thống... Em cần khám chuyên khoa hô hấp để tìm ra nguyên nhân, loại trừ bệnh lý nguy hiểm để xử trí sớm. Trong thời gian đó, em chú ý hạn chế ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn chua cay, sinh nhiệt, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thêm rau xanh và trái cây, không hút thuốc lá, không rượu bia, uống đủ nước và giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm. Thân mến! ", " Chào bạn, Các triệu chứng kể trên thường gặp trong mũi mạn, niêm mạc khô và/ hoặc sung huyết và có thể có loét chợt. Những yếu tố thúc đẩy gây viêm họng mạn là trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, viêm xoang nặng, môi trường ô nhiễm khói bụi, thời tiết hanh khô, nghề nghiệp nói to nói lớn, uống nước đá lạnh... Do vậy, bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra cho bạn (nhìn trực tiếp, nội soi mũi họng khi cần) và cho thuốc đúng thì mới hết được. Ngoài ra, để phòng và điều trị bệnh, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Con cháu học lớp 1 nhưng trí nhớ rất kém, không nhận biết được chữ số, cô giáo nói nên cho đi kiểm tra. Vậy cháu hỏi BS đi khám những gì, ở đâu chi phí ra sao? Cháu xin cảm ơn.
[ " Chào em, Trong trường hợp này em nên đưa bé đến khoa sức khỏe trẻ em của BV Tâm Thần thăm khám, BS sẽ thăm khám và có nhiều bài test cho bé mới có thể đánh giá và kết luận được. Nếu bé có thể bảo hiểm y tế thì em nên sử dụng thẻ này để được miễn giảm chi phí khám và điều trị. AloBacsi.v n" ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị mất trí nhớ tạm thời Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mất trí nhớ tạm thời Chẩn đoán phần lớn là chẩn đoán loại trừ vì không có xét nghiệm chẩn đoán chứng mất trí nhớ tạm thời. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể gây mất trí nhớ khác trước khi chẩn đoán TGA như đột quỵ , co giật, chấn thương,... Để loại trừ các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể thực hiện các chỉ định sau: Điều này bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra thần kinh, kiểm tra phản xạ, trương lực cơ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác, dáng đi, tư thế, sự phối hợp và cân bằng. Bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng tư duy, khả năng phán đoán và trí nhớ. Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bạn: Độ bảo hòa oxy máu,... Họ cũng có thể thực hiện kiểm tra thần kinh như điện não đồ. Điện não đồ (EEG) ghi lại hoạt động điện của não thông qua các điện cực gắn trên da đầu. Những người bị động kinh thường có những thay đổi về sóng não, ngay cả khi họ không bị động kinh. Thử nghiệm này thường được chỉ định nếu bạn có nhiều hơn một đợt mất trí nhớ tạm thời hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang bị co giật. Họ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh và một số xét nghiệm máu, chẳng hạn như MRI và CT. Có thể không cần chụp MRI nếu bạn đã chụp CT vào thời điểm xảy ra cơn đau và CT không cho thấy bất kỳ vấn đề nào trong não. Bảng chuyển hóa toàn diện: Nồng độ cồn, đường máu, điện giải,... Xét nghiệm ma túy (sàng lọc độc tính). Chẩn đoán sớm can thiệp kịp thời : Đo điện não đồ và những điều bạn cần biết Điện não đồ ghi lại các sóng điện ở não giúp chẩn đoán loại trừ mất trí nhớ tạm thời Phương pháp điều trị mất trí nhớ tạm thời hiệu quả Điều trị TGA phần lớn là hỗ trợ. Không có liệu pháp cụ thể cho tình trạng này, cũng không cần thiết. Bệnh nhân nên được kiểm tra cẩn thận để tìm bất kỳ khiếm khuyết thần kinh đi kèm nào hoặc bằng chứng chấn thương đầu,... để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong khi khả năng xảy ra tái phát là rất hiếm. Bệnh nhân không yêu cầu bất kỳ hạn chế nào đối với việc lái xe hoặc các hoạt động khác sau khi tình trạng thiếu trí nhớ được giải quyết. Nếu bạn đã trải qua chứng mất trí nhớ tạm thời và hiện đang lo lắng về những đợt có thể xảy ra tiếp theo, bạn nên nói về trải nghiệm của mình với bác sĩ trị liệu.", " Chào em, Hiện tại BHYT không chi trả cho các trường hợp khám theo yêu cầu. Nếu muốn khám, em có thể đến các bệnh viện từ tuyến quận/huyện trở lên, chi phí sẽ thay đổi tùy theo gói dịch vụ em lựa chọn. Thân mến! ", "Đức Việt thân mến, Thực tế khám từ đầu đến chân rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Nếu có điều kiện thì bạn có thể khám như vậy nhưng theo tôi không cần thiết. Bên cạnh gói khám sức khỏe tổng quát về những hạng mục cơ bản, bạn có thể khám chuyên sâu vào những vấn đề sức khỏe bạn đang có. Chẳng hạn như đau đầu, làm những xét nghiệm cần thiết… Chúc bạn sức khỏe! Trân trọng.", "Chào bạn, Với bệnh lý của bé bạn có thể vượt tuyến đến BV chuyên khoa Tai Mũi Họng mà gia đình bạn định cho bé mổ, sẽ không có gì khó khăn trong chuyện này nhưng bạn phải đóng phí nhiều hơn. Tuy nhiên, quan trọng ở đây là trường hợp của bé có đúng chỉ định để mổ? Vì ttheo bạn trình bày, tôi nhận thấy bé không có biểu hiện viêm nhiễm từ lúc phát hiện 1 tháng tuổi cho đến nay là 6 tuổi. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV chuyên khoa khám để được tư vấn trước nhé!", "Chào em, Theo thông tin bác cung cấp thì hiện sức khỏe của bác trai đang khá ổn định, đường huyết và mỡ máu kiểm soát tốt, bệnh nhân vẫn đang nhận được sự điều trị hỗ trợ tối ưu (vật lý trị liệu, châm cứu, tập đi bộ hàng ngày trên 30 phút), do đó việc kiểm tra lại toàn thể cho người bệnh là không cần thiết (trừ khi kết quả các xét nghiệm trên cách đây hơn 6 tháng thì cần xét nghiệm lại và kiểm tra thêm 1 số xét nghiệm khác như công thức máu, creatinine...), bởi vì những tổn thương của hệ thần kinh trung ương hồi phục rất là chậm, vì tế bào não một khi đã chết là không tái tạo lại, các tế bào não còn lại sẽ tăng hoạt động lên để bù vào phần thiếu đó. Trong vòng 9 tháng mà bệnh nhân có thể \"đi lại bình thường, trí nhớ có giảm sút nhưng nhìn chung đã phục hồi\" là đã rất tốt, nên tập vật lý trị liệu thêm 1 thời gian nữa. Nếu bác muốn hướng điều trị tích cực hơn nữa thì có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng ghép tế bào gốc đang được ứng dụng ở các nước phát triển trong điều trị phục hồi bệnh lý thần kinh, chi phí cực kỳ cao, tại Việt Nam chưa ghi nhận bệnh viện nào triển khai, bác khám thêm tại chuyên khoa Thần kinh để được hướng dẫn cụ thể, bác nhé. Thân mến.", " Chào anh, Việc xảy ra là một chấn động về mặt tâm lý, con anh có thể quên chuyện đã xảy ra tai nạn như thế nào và tình trạng lúc nhớ lúc quên có thể xảy ra một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, đau đầu, rối loạn về thị giác thì anh nên đưa con gái đi khám sớm để được tư vấn và chữa trị một cách tốt nhất nhé. Chúc con gái anh sớm khỏe lại. Thân mến, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Theo bạn trình bày cho thấy bệnh tình của bé khá trầm trọng nhưng vì bé còn nhỏ nên bệnh càng nặng nề hơn bé lớn. Do đó, trường hợp của bé cần được điều trị sớm và triệt để bằng phẫu thuật . Chi phí điều trị và thời gian điều trị còn phụ thuộc vào bệnh lý và mức độ bệnh của bé, em nên trao đổi với BS điều trị mới có thể tiên lượng chính xác. Thân mến! ", "Bạn Thu thân mến, Bạn nên nhanh chóng cho con vào BV Nhi Đồng 1 hoặc 2 (TPHCM) để tìm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị sớm thích hợp. Bệnh tình của bé có biểu hiện ngày càng tiến triển và không có dấu hiệu dừng lại, điều trị thuốc canxi không giảm. Nhiều khả năng BS sẽ cho bé làm nhiều xét nghiệm cần thiết và đo điện não đồ. Vậy bạn sắp xếp để đưa bé đi BV nhanh nhé!", " Chào bạn, Khi đi khám bạn có thể đem theo các kết quả đã có để BS đánh giá, vì thời gian đã lâu nên một số xét nghiệm có thể cần làm lại. BS không rõ loại thuốc giảm cân bạn đang sử dụng là gì, nhưng nếu thuốc có nguồn gốc rõ ràng thì chỉ cần ngưng 1 ngày trước khi đi khám và nên khai báo thông tin này với BS điều trị. Chi phí ở BV Đại học Y Dược TPHCM vào khoảng 2-3 triệu, nếu gây mê thì tăng thêm 1 triệu, chưa tính chi phí xét nghiệm, bạn nhé! Thân mến!", "Bạn Châu thân mến, hay suy giảm sức nghe (giảm thính lực) là triệu\r\nchứng do nhiều nguyên nhân gây nên: nút ráy tai, viêm tai giữa, tổn thương tai\r\ntrong do lớn tuổi (lão thính), do thuốc, u dây thần kinh số VIII... Vì vậy khi có giảm thính lực, người bệnh cần tới bệnh viện có bác sĩ chuyên\r\nkhoa tai mũi họng khám, đo thính lực, nhằm phát hiện mức độ và loại giảm thính\r\nlực, kiểm tra tai mũi họng, đầu, mặt, cổ, đặc biệt là các ống tai, màng\r\nnhĩ. Nội soi tai mũi và vòm họng, khám thần kinh và các xét nghiệm có liên quan\r\ncho việc chẩn đoán. Trường hợp mẹ bạn cần phải tới bệnh viện có bác sĩ chuyên\r\nkhoa tai mũi họng, có thiết bị nội soi, có máy đo sức nghe, nhĩ lượng... khám,\r\nxác định tình trạng bệnh lý, từ đấy mới có y lệnh điều trị đúng nhé.", " Chào bạn, Tôi không trực tiếp khám cho bé nên tôi không thể kết luận hiện tại sức khỏe của bé như thế nào nhưng khi bé có những trên là không được bình thường. Do đó, bạn cần theo dõi sát và nếu thấy có những biểu hiện gì khác so với ngày thường thì bạn nên đưa bé đi khám ngay. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều , như huyết áp thấp, thiếu dưỡng chất và vi khoáng chất, đau đầu căng cơ, bệnh lý nội tiết tố... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân. Em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám tại phòng khám tổng quát. Song song đó, em nên bố trí thời gian nghỉ ngơi - học tập phù hợp, có sức khỏe thì hiệu quả học tập mới cao được, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu. Thân mến! ", "Chào em, Để chẩn đoán được một bệnh chính xác, thường cần có 2 tiến trình là hỏi bệnh sử (tức là quá trình bệnh khởi phát như thế nào, gồm các biểu hiện gì diễn tiến theo trình tự ra sao, có những thay đổi, phát sinh gì…) và thăm khám bệnh (trực tiếp khám với bệnh nhân). Qua thư, các biểu hiện được em nêu lên chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ. Nhóm biểu hiện như dễ hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng khi nói chuyện, cử động nhiều; trí nhớ giảm sút có thể là hậu quả của việc giấc ngủ kém kéo dài, nếu vấn đề giấc ngủ xảy ra trước. Hơn nữa, ngoài 2 nhóm triệu chứng đó ra, em cũng không cho biết gì thêm về bối cảnh sống, tình trạng thể chất và tinh thần. Do vậy, khó có thể đưa ra một chẩn đoán chính xác cho em. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng em đang có một rối loạn thuộc nhóm bệnh lý tâm thần kinh mà đã ảnh hưởng lên cuộc sống và sinh hoạt của em. Rối loạn này nên được can thiệp và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Vì vậy, tốt nhất lúc này, em nên đến khám với một bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán bệnh chính xác và có cách điều trị thích hợp. Chúc em sớm khắc phục được tình trạng trên. Thân mến!", "Chào em Kim Phượng, Theo như các chi tiết trong thư, cho thấy bé nhà em 5 tuổi, hiện tại hơi nhút nhát, không thích chơi các trò chơi cảm giác mạnh, không chơi với bạn hàng xóm, có lúc hơi lơ là, kém tập trung chú ý, có một số hạn chế về mặt phát triển trí tuệ và tâm lý nhưng không rõ chi tiết là các hạn chế gì. Các thông tin trên chưa đủ cơ sở để đánh giá tình hình bệnh lý của bé, thậm chí lại hơi mâu thuẫn với nhau (bé có hạn chế về mặt trí tuệ và tâm lý, nhút nhát, nhưng lại có thể trả lời được hết các câu hỏi của cô, trí nhớ tốt, tiếp thu nhanh), do đó không thể gợi ý cho bạn. Tuy nhiên, cần phải biết rằng việc đánh giá một đứa trẻ có bệnh lý hay không, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến tâm lý tâm thần, là một việc hết sức tinh tế, phải dựa vào việc quan sát trực tiếp trẻ và các nguồn thông tin chính xác, trung thực được cung cấp từ người thân (cha, mẹ, người chăm sóc trẻ), giáo viên… Do đó, để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất, em nên cho bé được thăm khám chuyên khoa tâm thần bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bệnh lý trẻ em. Chúc em nhanh chóng tìm được đáp án mong muốn.", "Xin chào Alobacsi, Một hôm cháu đang chở thằng bạn đi về nhà, thì có một chiếc xe honda tông rất mạnh từ phía sau, cả cháu và thằng bạn đều té.\r\n\r\nCháu thì không sao, nhưng thằng bạn cháu bị va đập đầu xuống đất ở phần sau đầu phía trên lệch sang trái một tí. Ban đầu, bạn cháu bị choáng, đứng không được, nhưng sau khi cho bạn ngồi xuống, uống nước thì bạn tỉnh lại dần, nhưng bạn liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần. Cháu có hỏi bạn vài câu thì bạn chẳng nhớ những chuyện xảy ra vào sáng hôm đó, còn những chuyện khác thì bạn vẫn nhớ.\r\n\r\nThưa bác sĩ, bác sĩ hãy cho cháu biết bị như vậy có nghiêm trọng không? Có phục hồi lại được không? Việc mất trí nhớ đó chỉ là triệu chứng thường gặp thôi phải không ạ?\r\n\r\nXin bác sĩ trả lời cho cháu gấp. Cám ơn bác sĩ! (Như Tài, 15 tuổi – TPHCM) Chào cháu Tài, Tốt nhất cháu nên khuyên bạn đi khám nội thần kinh, sau khi\r\nthăm khám BS mới kết luận và tư vấn được rõ hơn. Nếu cần thiết BS sẽ cho chụp thêm CT scan vùng đầu mới biết được là chấn thương\r\nđầu của bạn cháu có nguy hiểm hay không. Còn việc “mất trí nhớ gần” của bạn cháu\r\nlà do chấn thương và đây không phải là triệu chứng thường gặp như cháu đã nghĩ\r\ncháu nhé! Thân chào cháu! BS Chuyên khoa của AloBacsi" ]
Bác sĩ ơi, Em nghe nói Paracetamol độc với gan, không dùng cho người bị suy gan. Nếu không may bị ngộ độc thì làm thế nào ạ? (Thanh Hằng - Bình Dương)
[ "Chào bạn, Paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc hạ nhiệt thông dụng nhưng có chống chỉ định với những người bị suy chức năng gan. Nhiều người đã tự ý sử dụng, lại dùng liều cao hay để hạ sốt hay giảm đau nhanh hoặc uống nhầm thuốc... dẫn đến ngộ độc, nhất là những người bị bệnh gan. Triệu chứng ngộ độc lúc đầu chỉ thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, người khó chịu. Nhưng 10 - 12 giờ sau đó, xuất hiện các dấu hiệu suy gan cấp: vàng da, rối loạn tiêu hoá, huyết áp hạ; xét nghiệm thấy SGOT, SGPT tăng, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu tiến triển, creatinin> 200 micromol/l, hạ đường huyết, toan chuyển hoá... rồi hôn mê gan, thậm chí tử vong. Nếu phát hiện được sớm, ngay khi nạn nhân vừa uống xong có thể gây nôn rồi cho uống ngay Acetylcystein (140mg/kg ) hoặc siro ipeca (không dùng cho trẻ <12 tháng tuổi) hoặc cho uống than hoạt (50gam với người lớn, 1g/kg với trẻ em). Sau đó đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay để rửa dạ dày và các biện pháp hồi sức khác. Thân ái!" ]
[ " Chào em, Với thông tin quá ít và không có xét nghiệm nên tôi không thể biết chính xác bé đang bị bệnh gì làm bé to, mức độ bệnh như thế nào, chức năng gan,... nên tôi cũng không thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Tốt nhất, em nên hỏi BS trực tiếp điều trị cho bé em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Em đang đau dạ dày thì những thuốc này rất hiếm khi ảnh hưởng đến gan. Còn các thuốc kháng sinh trị viêm họng em đang dùng nếu thời gian ngắn (trong vòng 2 tuần) thì cũng ít ảnh hưởng đến gan. Em nên thu xếp đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để xác định đúng thể bệnh viêm gan B của em nhằm có hướng theo dõi và điều trị thích hợp. Thân mến! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Để bệnh gan không tiến triển chỉ có cách duy nhất là phải ngưng rượu. Đầu tiên người bệnh phải có ý thức tầm quan trọng của . Vì vậy em cần đưa bố đến khám bác sĩ chuyên khoa gan mật để đánh giá lại chức năng gan và giải thích cho bố em hiểu về lợi ích của ngưng rượu. Sau đó có thể đưa bố đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được điều trị và cai rượu em nhé. Thân mến! ", "Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, trong đó có nhiệm vụ chuyển hóa các chất Chào bạn, Tăng men gan khi sử dụng thuốc lao có nhiều mức độ, nếu nhẹ và thoáng qua thì bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục điều trị thuốc an toàn. Bạn nên mang kết quả xét nghiệm gặp bác sĩ điều trị để đánh giá nguyên nhân tăng men gan và mức độ để quyết định hướng xử trí tiếp theo bạn nhé!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nem, Trước\r\nkhi điều trị lao màng bụng em đã được , chức năng gan thận. Sau khi điều trị 5-7 ngày em sẽ được\r\nkiểm tra các xét nghiệm này một lần nữa để so sánh và xem xét thuốc có ảnh\r\nhưởng lên gan thận hay không. Nếu\r\nthuốc kháng lao có ảnh hưởng lên gan, thì bác sĩ điều trị sẽ kê toa cho em. Nếu không có ảnh hưởng gì thì sau khi xuất viện sẽ\r\nkhông có thuốc hạ men gan. Trong\r\nquá trình điều trị nếu em thấy xuất hiện vàng mắt, vàng da, hoặc thị lực giảm\r\nhoặc có bất kỳ tác dụng phụ nào khác em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội\r\ntiêu hóa. Em không nên tự ý dùng thuốc không có chỉ định, đặc biệt là các thuốc\r\nlá cây sắc không rõ nguồn gốc vì có thể làm suy gan, suy thận không hồi phục em\r\nnhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Nguy cơ suy gan mạn Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải suy gan mạn Có nhiều yếu tố nguy cơ và bệnh gây ra suy gan mạn. Ba yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với suy gan mạn là: Béo phì ; Uống quá nhiều rượu; Virus truyền qua đường máu, đặc biệt là viêm gan virus B và C. Các yếu tố nguy cơ có thể có tác động nhân lên, một cá nhân có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ (ví dụ như viêm gan virus C kèm theo béo phì cũng như uống quá nhiều rượu) có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh suy gan mạn.", "Chào em, Tình trạng viêm gan của em cũng\r\ncó thể gây ra những biểu hiện trên. Quan trọng bây giờ là cần phải biết được\r\ntrong giai đoạn này, bệnh gan của em có được ổn định hay không, cần phải dựa\r\nvào những xét nghiệm cần thiết mới có thể kết luận được nha em. Bệnh lý của em sẽ được lây truyền sang con, nhưng còn tùy thuộc vào bệnh viêm\r\ngan của em ở giai đoạn nào (cấp hay mạn, đang hoạt động mạnh hay không hoạt\r\nđộng…), BS sẽ chủ động tiêm thuốc phòng ngừa cho bé. Thân mến!", " Tình trạng cấp tính diễn tiến trong vòng 6 tháng, quá 6 tháng là mạn tính. Viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính tuy khác nhau về thời gian, nhưng đều có nguy cơ tử vong, suy gan, rối loạn và suy đa chức năng các cơ quan trong cơ thể. Đa phần các bệnh lý gan cấp tính diễn tiến ào ạt, người bệnh có thể nhận biết được như sốt, vàng da vàng mắt, bụng chướng, phù chân… dấn đến tình trạng suy gan, gây rối loạn đông máu, và các biến chứng nặng như hôn mê gan, suy thận, suy đa cơ quan Viêm gan mãn tính thường không có triệu chứng, đến khi có triệu chứng thường là nặng. Ví dụ, bệnh nhân xơ gan cơ biến chứng bụng bự lên, vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn đông máu, chảy máu nhiều nơi trong cơ thể như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não gây tử vong, hình thành các tổn thương ác tính ở gan… Những triệu chứng cấp tính bệnh nhân có thể nhận biết được như sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên giai đoạn khởi đầu thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, có thể là mệt mỏi, đau cơ, ăn không ngon. Triệu chứng này tthường lướt qua, người bệnh không để ý. Dến khi vào giai đoạn toàn phát, bệnh trở nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, nếu chúng ta có những triệu chứng, ví dụ như cơ thể không như bình thường, thì nên đi khám sớm. Việc phát hiện, ngay cả bác sĩ cũng phải dựa vào các phương pháp cận lâm sàng. Vì vậy, đa phần những người có yếu tố nguy cơ cao như những người nhiễm virus viêm gan B, C, rối loạn mỡ máu; uống rượu… nên tầm soát 6 tháng/lần để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng mới phát hiện. Thân mến.", " Chào bạn, Siêu âm là phương pháp đánh giá mức độ tổn thương gan về mặt hình thể, cho thấy nhu mô gan đang bị tổn thương nhưng do nguyên nhân nào thì chưa thể xác định được. Bạn cần đến một bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa gan mật để làm thêm một số xét nghiệm máu thì mới có thể chẩn đoán được bệnh và có hướng điều trị cụ thể. Nếu như đang sử dụng rượu, các thuốc độc gan, bạn nên ngưng càng sớm càng tốt. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Chào bạn, “Tiền\r\nsử về bệnh gan” có nhiều tình huống. Nếu đó là tiền sử viêm gan cấp (như viêm\r\ngan siêu vi) và hiện giờ đã khỏi thì có thể dùng thuốc như người bình thường. Nếu\r\nđó là tiền căn do thuốc thì phải xem là thuốc gì để tránh ra (có thể\r\nlà thuốc giảm đau, thuốc cảm sốt...). Như vậy, quan trọng là tình trạng bệnh\r\ngan hiện tại và người bệnh có đang dùng bia rượu hay không. Tính\r\nđến nay paracetamol vẫn là thuốc giảm đau hạ sốt ít tác dụng phụ nhất, kể cả\r\ntrên người có bệnh gan. Liều lượng paracetamol an toàn cho bệnh nhân xơ gan\r\nkhông nghiện rượu là 2-3 g/ngày dùng trong thời gian ngắn, nghiện rượu thì ≤ 2\r\ng/ngày. Các\r\nthuốc giảm đau hạ sốt khác là: THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID, GIẢM ĐAU\r\nOPIOIDS... đều có nhiều tác dụng phụ đi\r\nkèm. Do vậy, tốt hơn hết là người bệnh nên khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe\r\nvà điều trị an toàn.", " Viêm gan không chừa một ai, kể cả người lớn, trẻ em, người già, nam hay nữ đều có thể mắc phải. Ở trẻ em bệnh gan đặt ra 2 vấn đề: - Nếu là cấp tính thường diễn tiến nặng nề, cần được theo dõi chặt chẽ và cụ thể bởi cơ thể trẻ em chưa hoàn tiện. - Với trường hợp diễn tiến mạn tính, khi không tầm soát, theo dõi thì chúng ta không biết trẻ nhiễm virus B, C hay gan tự miễn, di truyền, từ đó không có biện pháp kiểm soát, chặn đứng kịp thời thì đến tuổi trung niên bệnh sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy, dù là người lớn hay trẻ em khi mắc bệnh gan thì cũng cần được theo dõi, tầm soát theo chỉ định của bác sĩ. Thân mến.", "Chào em, Mặc dù các thuốc điều trị lao thường có tác dụng phụ gây độc gan, nhưng còn tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như liều lượng sử dụng thuốc. Không bắt buộc phải sử dụng thêm thuốc bổ gan trong quá trình dùng , nếu BS có kê toa thêm thì em có thể sử dụng nhưng vẫn phải tái khám để kiểm tra lại chức năng gan trong quá trình điều trị em nhé! Chúc em luôn khỏe. Thân mến!", "Sử dụng thuốc tây nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lá gan Chào bạn, Cơ chế khiến cho lá gan kiệt sức nếu áp dụng thuốc tây tựa như những người uống bia rượu. Do đó những người uống thuốc tây nhiều cộng với việc dùng thêm bia rượu nữa thì vận tốc phá hoại lá gan sẽ tăng gấp 3-4 lần. Do đó, việc thanh lọc cơ thể là điều nên làm lúc này. Nếu bạn xét nghiệm thấy gan nhiễm mỡ, tăng men gan hay tăng creatinin thì nên sử dụng, nhưng không nên sử dụng theo định kiến rằng nếu uống thuốc tây phải dùng thuốc gan, mà nên nhường phần quyết định cho thầy thuốc đang chịu trách nhiệm điều trị bằng thuốc đặc hiệu và thầy thuốc sẽ biết bạn trong giai đoạn này có nên thanh lọc cơ thể hay không, và sau này khi ổn rồi có nên áp dụng thanh lọc cơ thể định kỳ bằng những thành phẩm nào đã được nghiên cứu có độ an toàn tối đa, bạn nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh! Thân mến. (Trích từ GLTT )", "Chào em, Thứ nhất, Paracetamol là thuốc giảm đau tương đối là an toàn đối với thai phụ, vì ít tác dụng phụ lên thai nhi nhất so với các dòng thuốc giảm đau khác. Em lưu ý chỉ dùng Paracetamol hàm lượng 500mg mỗi lần 1 viên, liều tiếp sau phải cách liều trước đó 4 - 6 giờ, tuyệt đối không dùng trên 6 viên/ ngày. Sử dụng thuốc giảm đau ngắn ngày, tốt nhất là dưới 5 ngày. Thứ hai, bác sĩ đã kê thuốc rửa tai cho em để điều trị viêm tai ngoài, thường trong thuốc rửa tai đã có thành phần giảm viêm, sát khuẩn và kháng sinh dùng tại chỗ, để hạn chế tối đa thuốc thấm vào máu và ảnh hưởng đến phôi thai. Tuy nhiên, nếu thuốc dùng tại chỗ mà không đủ khống chế bệnh, tai đau nhức liên tục sau 2 ngày điều trị thì em cần quay lại Bệnh viện Tai Mũi Họng để bác sĩ chỉnh thuốc mạnh hơn mà vẫn an toàn cho em và thai. Vì nếu em chỉ dùng paracetamol cầm cự giảm đau thì bệnh không mau khỏi được và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ.", "Hình minh họa Chào bạn, Tình trạng trên khá\r\nphổ hiện nay và làm cho nhiều người hoang mang. Tất nhiên, khi dùng nhiều hóa\r\nchất sẽ có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng\r\nvề nồng độ bao nhiêu có thể gây tổn hại đến sức khỏe, và mức độ ảnh hưởng cũng\r\nnhư ảnh hưởng như thế nào. Vì vậy bạn nên lựa\r\nchọn những sản phẩm có thể tin tưởng được để an tâm hơn." ]
Bác sĩ ơi, “cứu” con với! Năm ngoái, răng vĩnh viễn của con bị lung lay và bị gãy 1 cái răng bên dưới. Năm nay, con lại bị lung lay sắp rụng nữa đồng thời có răng bé xíu mọc bên trong răng đó mọc lên và không thấy mọc thêm nữa. Vậy bác sĩ vui lòng cho con biết răng của con bị bệnh gì, khám và chữa ở đâu? Con sợ lắm bác sĩ ơi!
[ "Răng cháu bị lung lay và mọc cái răng bé xíu bên trong. (Ảnh minh họa) Cháu Giao thân mến, Với độ tuổi của cháu và theo cháu mô tả thì BS\r\nnghĩ đó chỉ là răng sữa của cháu sắp rụng thôi chứ không phải răng vĩnh viễn\r\nđâu. Thông thường thì khi răng vĩnh viễn sắp mọc lên sẽ đẩy răng sữa đi để\r\nnhường chỗ cho nó, cho nên răng bé bé cháu thấy chính là đỉnh của răng vĩnh viễn\r\nđang nhú lên. Thời gian mọc răng hoàn tất lâu hay mau tùy theo thể trạng\r\ntừng người. Quá trình của con người thường diễn ra từ 6 tuổi đến 12\r\ntuổi mới hết, tất nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ như thay lúc 5 tuổi\r\nhay 13 tuổi chẳng hạn. Ngoài ra, một số người đặc biệt có dư mầm răng, nghĩa là\r\nthông thường người ta chỉ có 2 loại răng là răng sữa và răng vĩnh viễn thì một\r\nsố người răng vĩnh viễn mất đi lại có 1 răng vĩnh viễn khác mọc ra (ở người\r\nbình thường thì mất răng luôn). Vì thế cháu không có gì phải lo\r\ncả, còn nếu muốn an tâm thì cháu có thể nhờ mẹ dắt đến bất cứ phòng nha hoặc bệnh viện nào gần\r\nnhà để khám và tư vấn. Chúc cháu có bộ răng mới thật đều, thật đẹp!" ]
[ "Chào bạn, thường là do răng bị hoại tử tủy gây ra. Để điều trị, bác sĩ sẽ phải điều trị nội nha cho răng này, làm sạch hết phần tủy hoại tử bên trong và trám bít lại để vi khuẩn không thể đi vào được nữa. Khoan răng để mủ trào ra là 1 trong các bước của điều trị tủy răng, và việc điều trị sẽ mất thời gian dài chứ không phải 1 ngày là xong, vì mủ trào ra hết chỉ giải quyết triệu chứng, còn nguyên nhân sâu xa là tủy hoại tử thì cần thời gian dài, ít nhất là vài buổi hẹn mới xong. Vì vậy, bạn nên hợp tác đi theo đúng ngày hẹn với bác sĩ, nếu không chữa dứt điểm thì chắc chắn sẽ tái phát, nang càng ngày càng to gây tiêu xương rất nhiều. Đối với việc có mổ hay không thì tùy thuộc tình huống lâm sàng, nhìn chung nếu nang quá to thì có thể phải tiểu phẫu để lấy nang song song với điều trị tủy. Đây là tiểu phẫu chứ không phải đại phẫu, chỉ là gây tê tại chỗ, thực hiện ngay tại ghế nha chứ không phải mổ xẻ gì cả, bạn đừng lo nhé.", "Chào em, Như hình em gửi, tôi nghĩ nhiều đến u máu hoặc u nang nhầy. Vị trí khối u ngay phần bụng lưỡi dễ bị chấn thương khi ăn nhai. Em nên đến chuyên khoa Răng hàm mặt để sớm can thiệp cắt bỏ và làm sinh thiết (nếu cần). Em không nên quá lo lắng, trường hợp này can thiệp rất đơn giản. BS Răng hàm mặt sẽ giúp em, chúc em mau khỏe! Thân mến.", "Chào bạn Xuân Mơ, mẻ tùy mức độ ta sẽ có cách điều trị khác nhau. Trường hợp đơn giản, lỗ sâu chưa tới tủy thì chỉ cần trám lại hay phục hình răng (đối với răng mẻ lớn). Trường hợp lớn đã tới tủy thì phải chữa tủy trước khi trám hay phục hình. Nếu kèm theo nhiễm trùng nặng vùng chóp và lung lay thì có thể phải nhổ bỏ răng. Trường hợp đặc biệt, khi răng trong cùng mà bạn nhắc đến là răng khôn thì khả năng nhổ bỏ sẽ cao vì răng khôn có cấu trúc giải phẫu ống tủy phức tạp gây khó khăn cho việc điều trị tủy, chưa kể răng khôn mọc lệch, nghiêng gần không có chức năng ăn nhai. Bạn nên đi khám răng sớm để được điều trị tốt nhất nhé. ", "Chào bạn, Dưới chân răng giả của bạn mọc có thể là phần nướu triển dưỡng hoặc một lỗ dò abcess lớn do nhiễm trùng chân răng. Tốt nhất bạn nên đi khám sớm, để lâu ngày dễ làm nhiễm trùng lan rộng, tiêu xương ổ, răng lung lay phải nhổ bỏ. Thân mến.", "- Nguồn: Internet Bạn\r\nThảo thân mến, Răng\r\nđó đã rồi nay tự nhiên đau thì bạn nên đi khám lại. Nếu do chữa tủy\r\nchưa tốt thì phải chữa tủy lại, nếu chữa tủy tốt nhưng răng vẫn bị đau thì có\r\nnghĩa là đây là ca lấy tủy thất bại, không có cách nào khác ngoài nhổ răng. Cũng\r\ncó thể không phải do răng đó mà do răng kế bên có vấn đề, nhưng do các răng kế\r\nnhau đều có chung 1 nhánh dây thần kinh nên cảm giác đôi khi hơi lẫn lộn - thậm\r\nchí có trường hợp đau răng khôn hàm trên nhưng bệnh nhân lại cảm thấy đau răng\r\nhàm dưới nữa… Nói\r\nchung là để chẩn đoán chính xác bạn phải đi khám răng thôi. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn thân mến, Bạn nên đến nha sĩ kiểm tra lại thì chắc hơn, chứ chỉ dựa vào việc thì không nói được gì cả. Tôi thì nghĩ chỉ là do mà thôi. Khi\r\nnướu bị vi khuẩn tấn công gây viêm cũng sẽ có mùi rất khó chịu khi ta chạm tay\r\nvào vùng đó. Bạn có thể cạo vôi thử xem mùi có bớt hay không thì sẽ rõ thôi. Hỏi tiếp… Em cám ơn\r\nBS! Em vẫn ăn uống đều độ,\r\nkhi ăn thì hạn chế không nhai hàm có răng sứ nhiều, nhưng không hiểu vì sao\r\nkhoảng 2 tháng nay cái răng đó đau buốt, đụng vào có mùi hôi thối khó chịu và\r\nchân răng muốn lung lay nhẹ. Em có đến nha khoa em đã làm răng BS kiểm tra trả\r\nlời răng vẫn bình thường. Em soi gương nhìn bên trong răng bọc sứ đã chuyển màu\r\nđen không phải màu trắng như lúc mới làm răng. Mong BS giải đáp giúp. Em cảm ơn\r\nBS nhiều lắm! BS Đoàn Khánh Ngọc: Các triệu chứng bạn kể có thể liên quan đến 2 trường hợp:\r\nthứ nhất là do lấy tủy thất bại, thứ hai là do viêm nướu. Trường hợp thứ nhất, có trường hợp\r\nrăng có ống tủy phụ quá nhỏ, bác sĩ không thể nào làm sạch hết được nên sau 1\r\nthời gian tủy viêm trở lại gây đau nhức. Trường hợp này không thể lấy tủy lại\r\nđược nữa mà phải nhổ răng luôn. Trường hợp thứ hai là do bám xung quanh vùng cổ răng gây với các triệu chứng: nướu viêm đỏ dễ\r\nchảy máu, , nướu có cảm giác tức tức, ê ê rất khó chịu. Tôi nghĩ bạn\r\nrơi vào trường hợp này nhiều hơn do thư trước bạn cũng đã nhắc tới việc tê tê ở\r\ngốc răng. Chưa kể việc bạn nhìn bên trong răng có màu đen thì đây chính là vết\r\ndính bám trên răng, càng chứng tỏ sự liên quan đến viêm nướu. Răng sứ không bao giờ đổi màu, nên\r\nchắc chắn vết đen là vết mới bám vào, thường do màu thực phẩm tạo ra, bám dính\r\nchặt vào mặt răng rất khó lấy ra (giống như vết dính xuất hiện ở người hút\r\nthuốc). Răng chúng ta thì luôn có độ di động\r\nnhất định nên việc bạn thấy lung lay nhẹ chưa nói lên điều gì. Nếu thật sự răng\r\nlung lay chứng tỏ bạn bị viêm nha chu chứ không còn là viêm nướu nữa (nặng hơn\r\nrất nhiều so với viêm nướu). Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình là bạn nên\r\nđi cạo vôi răng và theo dõi thêm. Thân mến,", "Chào bạn, Theo tôi nghĩ, đây chính là lồi xương hay còn gọi là torus. chỉ là 1 hiện tượng bình thường mà thôi, không phải là bệnh, chỉ có biểu hiện là hơi cứng, nhô lên và sờ vào không đau. Lồi xương thường ngẫu nhiên xuất hiện, và hay xuất hiện ở khẩu cái hàm trên, xương hàm dưới (vùng tương ứng với răng cối nhỏ). Lồi xương chỉ gây ảnh hưởng sau này nếu bạn phải đeo răng giả tháo lắp thì có thể nó sẽ vướng, cộm, gây đau... và bạn sẽ phải tiểu phẫu cắt bỏ đi, còn trong tất cả các trường hợp khác thì nó không gây ảnh hưởng gì cả.", "- Nguồn: Internet Bạn\r\nDuy thân mến, Có\r\nthể đó chính là răng bé chuẩn bị mọc lên, nhưng do lợi dày quá nên\r\nmãi không lên được. Bạn nên đưa bé đi nha sĩ kiểm tra và nếu cần\r\nthiết, chỉ cần rạch 1 đường nhỏ 1,2mm ngay lợi răng để tạo điều kiện\r\ncho răng nhú lên là xong. Cháu không quấy khóc gì là 1 điều tốt, bạn\r\nđừng quá lo lắng nhé. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn\r\nNgọc thân mến, do men răng mềm hơn nhiều so với răng vĩnh viễn nên dễ bị mòn hơn\r\nchỉ 1 thời gian ngắn sau mọc. Đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều\r\ntrẻ. Điều này không liên quan đến việc bé có mầm răng vĩnh vĩên hay\r\nkhông. Đối\r\nvới bé lớn không biết bác sĩ có chụp phim cho bé chưa, vì mầm răng\r\nvĩnh viễn nằm bên dưới chân răng sữa, sau khi răng sữa rụng đi thì răng\r\nvĩnh viễn sẽ mọc lên, chứ nếu khám không thì không thể biết được có\r\nmầm răng vĩnh viễn hay không. Nếu đã chụp phim và trên phim cho thấy\r\nkhông có mầm răng vĩnh viễn thì là do bé bị thiếu mầm răng. Điều\r\nnày là 1 bất thường, nhưng cũng là hiện tượng thường thấy ở nhiều\r\nngười, có người dư răng, có người thiếu răng. Việc\r\nnày hầu như không gây ảnh hưởng gì đến trẻ sau này nhưng nếu thiếu\r\nrăng cửa thì có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ mà thôi. Sau này bé lớn\r\nlên nếu muốn có thể dùng vài biện pháp để cải thiện về mặt thẩm\r\nmỹ sau cũng không muộn.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nbạn, Nếu\r\nrăng lung lay nhiều thì giải pháp đi là thích hợp lúc này. Để biết chính xác đây có phải hay là răng vĩnh viễn mọc sớm nên bạn không nhận ra sự thay răng\r\nthì cần quá trình thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để xác định lại. Trường\r\nhợp đây là răng sữa thật sự, khi nhổ đi cũng không chắc răng vĩnh viễn sẽ mọc\r\nlên được tại vị trí này, dẫn đến vấn đề về thẩm mỹ. Tóm lại, bạn nên đến gặp\r\nnha sĩ để được đánh giá và xử lý tình trạng hiện tại của mình. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn\r\nPhương thân mến, 5,6\r\ntuổi là thời gian thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn. Một số bé thì răng sữa rụng\r\nrồi vài tháng sau răng vĩnh viễn mới mọc, cũng có bé mọc răng rồi mà răng sữa\r\nchưa lung lay - có lẽ bé thuộc trường hợp này. Bạn nên đưa bé đi khám để nhổ\r\nrăng sữa đi nhé, vì răng mới là răng vĩnh viễn chứ không phải đâu.", "Em Phúc\r\nthân mến, rồi thì phải lấy ra\r\nthôi, nếu là răng sữa thì vẫn có thể nhờ người lớn lấy ra được nếu em đủ can\r\nđảm (vì không có thuốc tê bôi), còn nếu răng vĩnh viễn bị gãy thì phải đến nhờ\r\nbác sĩ lấy ra do chân răng vĩnh viễn thường dài, ở nhà không lấy ra đựơc hết. không ảnh hưởng gì đến thần kinh cả. Thân chào\r\nem,", "Chào bạn, Những chiếc răng hàm của bé rất quan trọng vì không chỉ giúp bé ăn nhai ngon, mau lớn mà còn giúp giữ khoảng, hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh lệch lạc răng sau này. Nếu răng đã sưng mưng mủ thì cần điều trị sớm tránh gây đau nhức khó chịu cho bé cũng như hạn chế tối đa nguy cơ nhổ răng sữa sớm trước tuổi thay. Bé nhà mình 3 tuổi còn khá nhút nhát và sợ hãi khi lần đầu tiếp xúc với nha sĩ, do đó bạn hãy bỏ chút thời gian chuẩn bị tâm lý giúp bé tự tin hơn, dũng cảm hơn bằng cách mở những phim hoạt hình về việc khám răng cho bé xem. Sau đó, bạn hãy dẫn bé đến những bệnh viện răng hàm mặt, nơi có chuyên khoa răng trẻ em, vì phòng khám được trang trí những hình ảnh hoạt họa dễ thương tạo không khí gần gũi thân thiện, tiếp đó hãy để bé ngồi quan sát những bạn nhỏ khác điều trị và giải thích rằng việc làm đó không đau. Từ từ bé sẽ hợp tác giúp bác sĩ dễ dàng điều trị hơn. Thân! ", "Chào bạn, Bé nhà mình năm nay 5 tuổi và các răng trên cung hàm của bé hiện nay đều là răng sữa và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng không phải vì thế mà khi chúng ta không cần điều trị, đây là quan điểm rất không đúng. Răng hàm trong cùng của bé bị sâu và thời điểm thay răng này là khoảng 11-12 tuổi, nếu chúng ta cứ để nguyên hiện trạng thì trong khoảng 5 năm tiếp theo răng bé sẽ đau nhức gây khó chịu cho bé nhiều lần, chưa kể có khả năng nhiễm trùng phải nhổ sớm, dẫn đến mất khoảng trên cung hàm, gây lệch lạc răng. Do vậy bạn cần trám lại răng khi lỗ sâu còn nhỏ, nếu sâu lớn vô tủy thì bạn cần chọn một nha khoa uy tín hoặc dẫn bé đến bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt để điều trị tủy. Thân mến.", "Chào bạn, Răng số 7 thường bị sâu dưới chân răng phía xa do khi răng 8 mọc nghiêng đâm vào gây nhồi nhét thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra tình trạng hư tổn nặng có thể không bảo tồn được răng. Đối với trường hợp của bạn cần chụp phim kiểm tra xem răng 7 đang sâu ở mức độ nào. Nếu còn giữ lại được thì bạn phải điều trị tuỷ sau đó phục hình lại. Còn trong trường hợp mô răng mục, tiêu xương, lung lay mạnh thì bắt buộc phải nhổ, sau đó có thể cắm implant hoặc làm răng sứ. Do vậy bạn nên đi khám sớm để điều trị đạt kết quả tối ưu. Thân mến." ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị parkinson thứ phát
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị parkinson thứ phát Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Parkinson thứ phát Triệu chứng lâm sàng Khó bắt đầu hoặc dừng một số chuyển động; Căng cơ; Vấn đề với tư thế; Đi bộ chậm, lộn xộn; Run (rung chuyển); Các xét nghiệm có thể được chỉ định để xác nhận hoặc loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Phương pháp điều trị Parkinson thứ phát hiệu quả Nếu tình trạng bệnh là do thuốc, có thể thay đổi hoặc ngừng thuốc. Điều trị các tình trạng khác như đột quỵ hoặc nhiễm trùng, có thể làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu các triệu chứng khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, có thể đề nghị dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm xoang Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm xoang Khi bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị viêm xoang. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như: Nội soi tai mũi họng là phương pháp sử dụng thường xuyên để chẩn đoán viêm xoang; Nuôi cấy dịch từ mũi; X - quang xoang; Chụp cắt lớp vi tính xoang (CT hoặc CAT scan). Phương pháp hình ảnh này sử dụng tia X và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh (thường được gọi là lát cắt) của cơ thể; Xét nghiệm máu. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị viêm xoang hiệu quả Khi bệnh viêm xoang cấp tính không được điều trị triệt để sẽ trở thành viêm xoang mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Và các yếu tố dị ứng nếu vẫn tồn tại trong môi trường sống của người bệnh thì bệnh lý viêm xoang cũng rất khó kiểm soát. Điều trị bằng thuốc Kháng sinh: Amoxicillin/Clavulanate 875 mg uống mỗi 12 giờ (25 mg/kg uống mỗi 12 giờ ở trẻ em) là thuốc đầu tay hiện nay. Bệnh nhân có nguy cơ kháng kháng sinh được dùng liều cao hơn 2 g uống mỗi 12 giờ (45mg/kg uống mỗi 12 giờ ở trẻ em). Những bệnh nhân có nguy cơ kháng thuốc bao gồm những người dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi, những người đã dùng kháng sinh trong tháng trước, những người đã nhập viện trong vòng 5 ngày qua và những người bị suy giảm miễn dịch. Người lớn bị dị ứng với Penicilin có thể dùng Doxycycline hoặc Fluoroquinolon đường hô hấp (ví dụ: Levofloxacin, Moxifloxacin). Trẻ em bị dị ứng với penicilin có thể dùng levofloxacin, hoặc clindamycin cộng với cephalosporin thế hệ thứ 3 đường uống (Cefixime hoặc Cefpodoxime). Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán. Thuốc co mạch tại chỗ , chẳng hạn như phenylephrine 0,25% xịt 3 giờ một lần hoặc oxymetazoline 8 đến 12 giờ một lần, có hiệu quả nhưng nên dùng trong tối đa 5 ngày hoặc trong một chu kỳ lặp lại 3 ngày và 3 ngày nghỉ cho đến khi hết viêm xoang. Thuốc co mạch toàn thân , chẳng hạn như pseudoephedrine 30mg uống (cho người lớn) mỗi 4 đến 6 giờ, ít hiệu quả hơn và nên tránh dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc xịt mũi corticosteroid có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhưng thường mất ít nhất 10 ngày để có hiệu quả. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu tất cả các giải pháp trên không phát huy hiệu quả. Thủ thuật phẫu thuật có thể làm sạch xoang, loại bỏ poly hoặc điều chỉnh vách ngăn bị lệch. Các biện pháp điều trị khác Biện pháp tại chỗ để tăng cường dẫn lưu: Xông hơi. Hít hơi nước; đắp khăn ướt, nóng lên các xoang bị ảnh hưởng; và đồ uống nóng giúp làm dịu sự co mạch ở mũi và thúc đẩy quá trình thoát dịch. Xông mũi bằng nước muối có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng nhưng gây khó chịu, bệnh nhân cần được hướng dẫn để thực hiện đúng cách.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn ngôn ngữ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Rối loạn ngôn ngữ Để chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ dysarthria, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng sau đó đề nghị các cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán. Việc khám lâm sàng sẽ bao gồm khám toàn diện, khác lời nói và vận động miệng, khám hệ thống thần kinh của bạn. Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm: Xét nghiệm máu và nước tiểu; Hình ảnh học như chụp MRI hoặc CT-scan; Đo điện cơ, kiểm tra chức năng cơ; Đánh giá chức năng phổi cũng được thực hiện nếu nghi ngờ hội chứng Guillain-Barré. Phương pháp điều trị Rối loạn ngôn ngữ Mục tiêu điều trị rối loạn ngôn ngữ dysarthria là tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi giao tiếp, hỗ trợ người bệnh phát triển các phương pháp bù đắp cho các rối loạn giao tiếp. Đồng thời tư vấn và giáo dục những người trong môi trường của người bệnh (người thân, bạn bè) về việc hỗ trợ giao tiếp, giảm sự cô lập và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người bệnh. Các liệu pháp điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ dysarthria. Bao gồm: Trị liệu nhắm vào hệ thống lời nói; Chiến lược truyền thông; Thích ứng môi trường; Tăng cường giao tiếp (ACC); Can thiệp y tế/ phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ Cụ thể các phương pháp có thể bao gồm: Bài tập để tăng cường các cơ sử dụng cho việc nói. Thiết lập các cuộc trò chuyện, có thể nói chậm lại, lặp lại các cụm từ, giao tiếp bằng mắt và nét mặt cũng giúp ích. Không gian trò chuyện yên tĩnh, chỗ ngồi thận mật và tương tác trực tiếp. Sử dụng các thiết bị như bảng, bút, giấy hoặc các thiết bị phóng đại âm thanh. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng sjogren Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng Sjogren Xét nghiệm máu Nhằm kiểm tra: Mức độ của các loại tế bào máu khác nhau. Sự hiện diện của các kháng thể thường gặp trong hội chứng Sjogren. Bằng chứng về tình trạng viêm. Dấu hiệu của các vấn đề với gan và thận của bệnh nhân. Kiểm tra mắt Bác sĩ có thể đo độ khô của mắt bệnh nhân bằng một xét nghiệm gọi là xét nghiệm nước mắt Schirmer. Một mảnh giấy lọc nhỏ được đặt dưới mi mắt dưới để đo lượng nước mắt của bệnh nhân. Một bác sĩ chuyên điều trị các rối loạn về mắt (bác sĩ nhãn khoa) cũng có thể kiểm tra bề mặt mắt bằng một thiết bị phóng đại được gọi là đèn khe. Họ có thể nhỏ thuốc vào mắt để giúp bệnh nhân dễ dàng nhận thấy tổn thương giác mạc. Chẩn đoán hình ảnh Biểu đồ hình thái: Tia X đặc biệt này có thể phát hiện thuốc nhuộm được tiêm vào tuyến nước bọt trước tai. Quy trình này cho biết lượng nước bọt chảy vào miệng. Xạ hình tuyến nước bọt: Thử nghiệm y học hạt nhân này bao gồm việc tiêm vào tĩnh mạch một đồng vị phóng xạ, được theo dõi hơn một giờ để xem nó đến nhanh như thế nào trong tất cả các tuyến nước bọt. Sinh thiết Bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết môi để phát hiện sự hiện diện của các cụm tế bào viêm, có thể chỉ ra hội chứng Sjogren. Đối với thử nghiệm này, một mảnh mô được lấy ra từ các tuyến nước bọt trong môi và được kiểm tra dưới kính hiển vi. Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Sử dụng các loại thuốc làm giảm viêm mắt, tình trạng tăng tiết nước bọt, các triệu chứng toàn thân và biến chứng. Phẫu thuật. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn tuần hoàn não Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não Trước tiên, để chẩn đoán bệnh rối loạn tuần hoàn não thì bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn. Họ sẽ làm một bài kiểm tra thể chất để kiểm tra: Trạng thái tinh thần (mức độ tỉnh táo và hiểu biết về môi trường xung quanh). Chuyển động mắt bất thường hoặc thay đổi thị lực như trên. Yếu hoặc tê liệt. Giảm hoặc cảm giác bất thường. Các khía cạnh khác nhau của bài phát biểu như lưu loát, hiểu và đặt tên. Mất thăng bằng và phối hợp. Chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng trong phòng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh rối loạn tuần hoàn não, đôi khi họ sẽ sử dụng các xét nghiệm khác  tìm ra nguyên nhân của bệnh và chẩn đoán chính xác hơn như: Chụp động mạch não . Chụp cắt lớp vi tính mạch vành . Điện tâm đồ (ECG) . Chụp cộng hưởng từ (MRI) . Vòi cột sống (thủng thắt lưng). Phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não hiệu quả Bác sĩ thường sẽ điều trị cho bạn bằng thuốc để cải thiện lưu lượng máu đến não của bạn. Những loại thuốc này có thể bao gồm như thuốc hạ huyết áp , thuốc chống đông máu, thuốc hạ cholesterol, thuốc đường huyết. Nếu bạn bị tắc nghẽn nghiêm trọng trong mạch máu, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Các loại phẫu thuật có thể bao gồm: Tạo hình mạch cảnh, trong đó bác sĩ phẫu thuật của bạn thổi phồng một ống thông có đầu bóng bay bên trong động mạch của bạn để mở nó ra. Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, trong đó bác sĩ phẫu thuật của bạn rạch một đường (rạch) trong động mạch cảnh của bạn để loại bỏ mảng xơ vữa. Đặt stent động mạch cảnh , khi bác sĩ phẫu thuật của bạn chèn một ống kim loại hẹp (stent) vào động mạch cảnh của bạn để cải thiện lưu lượng máu. Lấy huyết khối cơ học hướng dẫn bằng ống thông , khi bác sĩ phẫu thuật của bạn chèn một ống thông vào động mạch của bạn cùng với một thiết bị để hút cục máu đông.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn nhân cách loại phân liệt Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm rối loạn nhân cách loại phân liệt Tính cách của một người sẽ liên tục phát triển từ thời thơ ấu đến thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Do đó, nếu bạn chưa đủ 18 tuổi, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán bạn đang bị rối loạn nhân cách loại phân liệt. Hiện nay, khó có thể chẩn đoán một người mắc rối loạn nhân cách loại phân liệt vì hầu hết những người này không nghĩ rằng họ bị bệnh và không nghĩ rằng họ cần thay đổi hành vi của mình. Người bệnh thường tìm đến bác sĩ thường do những bệnh lý khác kèm theo như trầm cảm, lo âu . Tỷ lệ mắc cùng lúc hai tình trạng tâm thần này đặc biệt cao ở những người mắc rối loạn nhân cách loại phân liệt. Bác sĩ chuyên ngành tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý học sẽ nghi ngờ bạn mắc rối loạn nhân cách loại phân liệt thông qua các thông tin do bạn cung cấp về: Các sự kiện trong thời thơ ấu của bạn; Các mối quan hệ xã hội; Tình trạng công việc của bạn; Các trải nghiệm thực tế của bạn. Những người mắc bệnh này thường không nhận biết được hành vi của họ nên bác sĩ thường sẽ cần nói chuyện với những người thân trong gia đình và bạn bè để thu thập thêm thông tin chi tiết giúp chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ chuyên ngành tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý học sẽ là người đưa ra chẩn đoán Điều trị rối loạn nhân cách loại phân liệt Liệu pháp tâm lý và thuốc chống loạn thần liều thấp là hai phương pháp điều trị chính cho rối loạn nhân cách loại phân liệt. Thuốc chống loạn thần Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống loạn thần liều thấp cho bạn nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn nhận thức, có những lời nói kỳ quặc, trầm cảm, lo âu. Thuốc chống loạn thần có ích nếu bạn có triệu chứng tâm thần phân liệt mức độ vừa, có triệu chứng loạn thần nhẹ, thoáng qua. Liệu pháp tâm lý Nhằm giúp bạn xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi bất thường. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin và hỗ trợ hướng dẫn cho người nhà và người bệnh cách thực hiện. Các loại trị liệu tâm lý cho thấy lợi ích trên người mắc rối loạn nhân cách loại phân liệt: Liệu pháp tâm lý nhóm: Một nhóm người sẽ tập trung lại với nhau để diễn tả và thảo luận về các vấn đề mà họ gặp phải dưới sự giám sát của chuyên viên tâm lý học. Liệu pháp sẽ giúp người mắc rối loạn nhân cách phát triển các kỹ năng xã hội vì nó giúp giải quyết sự lo lắng và lúng túng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn mắc rối loạn nhân cách mức độ nặng điều này có thể gây rối loạn nhóm. Liệu pháp nhận thức hành vi: Là một loại liệu pháp có cấu trúc và mục tiêu rõ ràng. Nhà trị liệu sẽ giúp bạn xem xét kỹ hơn về suy nghĩ và cảm xúc để hiểu rõ được suy nghĩ đã tác động đến hành vi như thế nào. Đối với người mắc rối loạn nhân cách loại phân liệt, nhà trị liệu sẽ tập trung vào kiểm tra các trải nghiệm và chú ý đến ranh giới giữa các cá nhân. Phương pháp này có thể giúp người bệnh nhận ra những kiểu suy nghĩ lệch lạc như hoang tưởng có phép thuật. Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh teo đa hệ thống Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh teo đa hệ thống Hiện nay chưa có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh teo đa hệ thống. Chẩn đoán thường có thể được thực hiện dựa trên các triệu chứng, tuy nhiên các triêu chứng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh Parkinson, do đó cần phải đánh giá xem người bệnh mắc bệnh teo đa hệ thống hay bệnh Parkinson trước khi bắt đầu điều trị. Một người có nhiều khả năng mắc bệnh teo đa hệ thống hơn là bệnh Parkinson nếu: Các triệu chứng tiến triển nhanh; Không đáp ứng với thuốc levodopa (là thuốc điều trị bệnh Parkinson); Nói ngọng, nói lắp bắp; Khó thở. Nếu nghi ngờ bệnh teo đa hệ thống, bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ kiểm tra phản xạ và các chức năng bình thường của cơ thể, chẳng hạn như chức năng bàng quang và huyết áp. Một số phương pháp khác: Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể cho thấy bất thường ở vùng não. Xét nghiệm di truyền: Có thể cho biết liệu một người có đột biến làm thay đổi cách cơ thể họ xử lý α-synuclein hay không. Sinh thiết da: Có thể phát hiện các dấu hiệu tích tụ α-synuclein trong mô thần kinh. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn trước khi các nhà khoa học xác định liệu nó có đủ hữu ích để khuyến nghị biến nó thành một phần tiêu chuẩn của quá trình chẩn đoán hay không. Chụp MRI có thể cho thấy bất thường ở vùng não khi bị teo đa hệ thống Phương pháp điều trị bệnh teo đa hệ thống hiệu quả Hiện tại không có cách chữa trị bệnh teo đa hệ thống và chưa có cách nào làm chậm sự tiến triển của bệnh. Những người mắc bệnh này thường sống được từ 6 đến 9 năm sau khi có triệu chứng và nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người có thể sống hơn 10 năm sau khi được chẩn đoán. Điều trị triệu chứng giúp kiểm soát và hỗ trợ người bệnh tốt hơn, bao gồm: Sử dụng thuốc làm tăng huyết áp trong trường hợp người bệnh bị hạ huyết áp nặng: Corticosteroid có thể làm tăng huyết áp bằng cách giúp cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Thuốc pyridostigmine có thể làm tăng huyết áp khi đứng mà không làm tăng huyết áp khi bạn đang nằm. Midodrine có thể làm tăng huyết áp của bạn một cách nhanh chóng; tuy nhiên, nó cần phải được dùng cẩn thận vì nó có thể làm tăng áp lực khi nằm. FDA đã phê duyệt droxidopa để điều trị hạ huyết áp thế đứng. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của droxidopa bao gồm nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn. Thuốc làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng giống bệnh Parkinson: Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson, chẳng hạn như levodopa kết hợp carbidopa, có thể được sử dụng để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng giống bệnh Parkinson, chẳng hạn như cứng khớp , các vấn đề về thăng bằng và chậm vận động. Những loại thuốc này cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, tuy nhiên không phải ai bị teo đa hệ thống cũng phản ứng với thuốc điều trị bệnh Parkinson. Chúng cũng có thể trở nên kém hiệu quả hơn sau một vài năm. Thuốc điều trị rối loạn cương dương: Chẳng hạn như sildenafil, những loại thuốc này có thể làm giảm huyết áp. Cải thiện chứng khó nuốt và khó thở: Nếu gặp khó khăn khi nuốt, hãy ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Nếu việc nuốt hoặc thở ngày càng trở nên khó khăn, nên liên hệ các cơ sở y tế để được hỗ trợ bằng thiết bị dụng cụ phù hợp như ống thở, ống thông dạ dày. Nếu bạn đang gặp vấn đề về kiểm soát bàng quang: Mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, tuy nhiên bệnh tiến triển nặng cần phải đặt ống dẫn lưu nước tiểu. Vật lý trị liệu: Có thể giúp những người mắc bệnh teo đa hệ thống duy trì khả năng vận động và duy trì thể lực cũng như sức mạnh cơ bắp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị các triệu chứng của bệnh teo đa hệ thống", "Nguy cơ parkinson thứ phát Những ai có nguy cơ mắc phải Parkinson thứ phát? Người lớn tuổi, có chấn thương não hoặc dùng các thuốc kéo dài có tác dụng phụ gây giả parkinson. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Parkinson thứ phát Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Parkinson thứ phát, bao gồm: Một số loại thuốc có thể can thiệp vào quá trình truyền dopamine trong não và gây ra các triệu chứng giống như bệnh Parkinson. Các loại thuốc được biết là gây ra bệnh parkinson bao gồm: Thuốc an thần kinh (thuốc chống loạn thần); Thuốc làm suy giảm dopamine; Thuốc chống nôn; Thuốc chặn canxi; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc chống động kinh.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thoái hóa đĩa đệm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần các thông tin về triệu chứng bệnh và đánh giá một yếu tố sau: Chức năng thần kinh: Các bác sĩ kiểm tra chức năng cảm giác, vận động, phản xạ bằng một số công cụ và một số nghiệm pháp đặc hiệu. Mức độ đau: Bác sĩ đánh giá mức độ đau qua bảng câu hỏi, qua việc sờ, ấn vùng đau. Sức cơ: Cơ yếu hoặc teo gợi ý có sự tổn thương dây thần kinh do thoái hóa đĩa đệm. Để nhìn rõ đặc điểm tổn thương ở đĩa đệm các bác sĩ có thể chỉ định các cận lâm sàng hình ảnh sau: X-quang cột sống: Hình ảnh X-quang cấp thông tin cơ bản về xương cột sống, chiều cao đĩa đệm,... CT hoặc MRI cột sống: Hình ảnh CT và MRI cung cấp thông tin chi tiết đặc điểm đĩa đệm và các tổn thương phần mềm khác kèm theo. MRI cung cấp những thông tin chi tiết về đĩa đệm và các phần mềm xung quanh Phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm Nội khoa Mục đích điều trị là giảm đau và ngăn chặn tổn thương tiến triển nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng các phương pháp sau: Thuốc: Thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs có thể giúp dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Nếu thoái hóa đĩa đệm có thêm co cơ có thể sử dụng thuốc giãn cơ. Duy trì cân nặng hợp lý: Cơ thể quá cân sẽ làm tăng sức ép lên vùng cột sống lưng trong đó có cả phần đĩa đệm cột sống và làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm và chèn ép thần kinh. Duy trì cân nặng hợp lý giúp hạn chế bệnh xuất hiện và giảm đau. Xoa bóp: Một số nghiên cứu cho thấy xoa bóp có thể giúp giảm đau lưng mà không cần dùng thuốc. TENS: Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS) là phương pháp điều trị bằng xung điện giúp giảm đau. Tư thế sinh hoạt đúng: Bằng cách ngồi và đứng với tư thế đúng, bạn sẽ giữ cho cột sống giữ được độ cong sinh lý và giảm áp lực lên cột sống từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa đĩa đệm xuất hiện sớm và gây đau lưng. Tập thể dục thường xuyên: Có nhiều loại bài tập có thể giúp giảm đau lưng như yoga, thái cực quyền, các bài tập giãn cơ,... tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Liệu pháp chườm nóng và lạnh: Chườm một miếng đệm nóng lên lưng trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó đổi nó lấy một túi chườm lạnh trong 10 đến 15 phút nữa. Làm điều này ba đến bốn lần mỗi ngày để giảm đau và viêm. Tư thế mang vác đúng giúp hạn chế tổn thương cột sống Ngoại khoa Nhiều bệnh nhân không cần phẫu thuật vì bệnh thoái hóa đĩa đệm. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi đã điều trị bằng nhiều phương pháp nội khoa tích cực trong khoảng 6 tháng mà tình trạng đau vẫn tồn tại dai dẳng hoặc ngày càng tệ như yếu 2 chân, 2 tay, teo cơ,... Bác sĩ thể có thể sử dụng một trong một số loại phẫu thuật giải nén cột sống như: Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Loại bỏ một phần đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh từ đó giúp giảm đau. Cắt bỏ lỗ thông: Mở rộng lỗ liên hợp giúp rễ thần kinh không bị chèn ép bằng cách loại bỏ mô và xương xung quanh. Thay thế đĩa nhân tạo: Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ chiếc đĩa tổn thương và thay thế nó bằng một chiếc đĩa làm bằng kim loại hoặc kim loại và nhựa.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị xuất tinh sớm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh xuất tinh sớm Để chẩn đoán xuất tinh sớm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán. Tiền sử bệnh: Các tình trạng y tế khác đã từng được chẩn đoán (tâm thần,…) Lưu ý các tên thuốc và thời gian sử dụng của các thuốc hiện nay đang sử dụng hoặc mới được sử dụng gần đây. Tiền sử tình dục: Mối quan hệ và vấn đề xảy ra khi bắt đầu có đời sống tình dục. Đã từng có vấn đề xuất tinh sớm từ trước? Với ai? Số bạn tình? Trong hoàn cảnh nào? Tiền sử có hay thủ dâm không? Khám lâm sàng: Khám bộ phận sinh dục ngoài (cong dương vật, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…), trực tràng và toàn thân (bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần kinh, …). Xét nghiệm: Ít giá trị cho chẩn đoán xuất tinh sớm Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm để đánh giá nội tiết tố ( testosterone , prolactin, …). Những xét nghiệm thường quy hoặc tâm thần kinh chỉ nên thực hiện khi có những phát hiện bất thường khi khám lâm sàng hoặc bệnh sử có liên quan đến một số bệnh như: Đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tăng prolactin máu, suy tuyến sinh dục khởi phát muộn, rối loạn cương, viêm tuyến tiền liệt,… Phương pháp điều trị xuất tinh sớm hiệu quả Các phương pháp không dùng thuốc Phương pháp “ngừng – bắt đầu”: Bạn tình kích thích dương vật cho đến khi người nam cảm thấy sự thôi thúc xuất tinh. Lúc đó người nam sẽ ra hiệu cho đối tác của mình dừng lại, đợi cho cảm giác vượt qua và sau đó kích thích trở lại. Kỹ thuật “bấm quy đầu”: Tương tự nhưng bạn tình sẽ bấm mạnh vào quy đầu ngay trước khi xuất tinh cho đến khi người nam mất cảm giác thôi thúc. Cả hai thủ thuật này thường được áp dụng trong một chu kỳ ba lần dừng trước khi tiến tới cực khoái. Thủ dâm trước khi quan hệ tình dục: Phương pháp này có thể áp dụng đối với những người trẻ tuổi. Sau thủ dâm, dương vật sẽ giảm sự nhạy cảm dẫn đến chậm xuất tinh hơn. Liệu pháp tâm lý: Các yếu tố tâm lý liên quan đến xuất tinh sớm cần được giải quyết trong điều trị. Liệu pháp hành vi, tâm lý có thể có hiệu quả nhất khi được sử dụng “tăng cường” cho điều trị thuốc. Các thuốc điều trị xuất tinh sớm Dapoxetine là một thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc với tác dụng nhanh. Liều khuyến cáo là 30mg, có thể tăng liều đến 60mg, sử dụng trước khi quan hệ 1 – 3 giờ. Tác dụng phụ thường gặp gồm buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy và nhức đầu. Tuy nhiên chỉ một số ít bệnh nhân phải ngưng thuốc do các tác dụng phụ này. Hạ huyết áp tư thế là tác dụng phụ nặng nhất của thuốc tuy nhiên tỉ lệ hiếm gặp. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và clomipramine. Thuốc gây tê tại chỗ làm giảm cảm giác của vùng quy đầu dẫn đến chậm xuất tinh bao gồm: Kem lidocaine 2,5%, kem Emla hoặc prilocaine 2,5% dùng 20 – 30 phút trước khi giao hợp. Tramadol : Được hấp thu dễ dàng sau khi uống và có thời gian nồng độ giảm ½ trong 5 – 7 giờ. Thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase type 5 (sildenafil). Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn đa nhân cách Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm rối loạn đa nhân cách Chẩn đoán thường bao gồm việc khai thác các triệu chứng của người bệnh và loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý nào có thể gây ra các triệu chứng ấy. Các đánh giá sức khỏe tổng thể và chẩn đoán bệnh thường bao gồm việc giới thiệu người bệnh tới một bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để thăm khám và phối hợp đưa ra chẩn đoán. Chẩn đoán có thể được dựa trên: Khám sức khỏe tổng quát: Khám tổng trạng và đề nghị một số xét nghiệm nhất định có thể loại trừ các tình trạng sức khỏe có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ và cảm thấy tách biệt với thực tế. Ví dụ như chấn thương đầu, một số bệnh về não, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và sử dụng các chất kích thích. Khám sức khỏe tâm thần: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sẽ nói chuyện với người bệnh về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ, cũng như các triệu chứng bất thường. Ngoài ra, một số thông tin từ các thành viên gia đình hoặc những người thân thiết có thể hữu ích. Khám sức khỏe tâm thần Điều trị rối loạn đa nhân cách Việc điều trị rối loạn phân ly có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn bạn mắc phải, rối loạn đa nhân cách là một loại trong đó. Nói chung, việc điều trị bao gồm liệu pháp trò chuyện và thuốc. Liệu pháp trò chuyện Còn được gọi là liệu pháp tâm lý, liệu pháp trò chuyện là phương pháp điều trị chính cho các rối loạn phân ly. Hình thức trị liệu này bao gồm việc trò chuyện với chuyên gia Tâm lý - Tâm thần về rối loạn của bạn và các vấn đề liên quan. Hãy tìm một chuyên gia Tâm lý - Tâm thần có kinh nghiệm điều trị với những người bệnh có rối loạn phân ly. Chuyên gia trị liệu sẽ làm việc với bạn để giúp bạn hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng của mình. Chuyên gia trị liệu cũng có thể giúp bạn xây dựng chiến lược để đối phó với những tình huống căng thẳng, tránh phân ly nhân cách. Theo tiến trình thời gian, chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn chia sẻ nhiều hơn về những sự kiện gây sốc, đau khổ mà bạn đã trải qua và tìm được phương pháp đối mặt phù hợp. Thuốc Mặc dù không có loại thuốc nào đặc hiệu điều trị rối loạn phân ly, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống loạn thần. Những loại thuốc này có thể giúp cải thiện các triệu chứng sức khỏe tâm thần, là một phần của rối loạn phân ly. Liệu pháp tâm lý", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh than Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh than Lấy bệnh sử để xác định cách phơi nhiễm có thể xảy ra, và yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Nếu nghi ngờ bệnh than nhiễm qua đường hô hấp, X-Quang ngực hay chụp CT nhằm đánh giá chức năng phổi, để xác định có tràn dịch màng phổi hay không. Cách chẩn đoán xác định bệnh than: Đo lường các kháng thể hay độc tố trong máu. Xét nghiệm trực tiếp để tìm vi khuẩn Bacillus anthracis trong mẫu bệnh phẩm. Các mẫu phải được lấy trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh để điều trị. Phương pháp điều trị bệnh than Nguyên tắc điều trị: Bệnh than nhiễm qua da: Dễ điều trị nhất. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Diễn tiến nhanh và nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não nên cần được xử trí tích cực. Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Khó điều trị vì bệnh nhân bị mất nước, mất điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết và thủng ruột. Bệnh than nhiễm qua kim tiêm: Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết và điều trị hơn Bệnh Than nhiễm qua da. Sử dụng thuốc điều trị: Thường sử dụng kháng sinh (đặc biệt kháng sinh Penicillin) qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền tĩnh mạch để điều trị bệnh than.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh do cryptosporidium Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh do Cryptosporidium Chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium không dựa vào biểu hiện lâm sàng mà thay vào đó nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xét nghiệm phân. Các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium cụ thể bao gồm: Nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến hoặc nhuộm Aumarin huỳnh quang: Để đưa ra chẩn đoán, bác sĩ thực hiện xét nghiệm nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến hoặc nhuộm Aumarin huỳnh quang. Để thu thập tế bào phân để phân tích dưới kính hiển vi, bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc mẫu mô (sinh thiết) từ niêm mạc ruột của bệnh nhân. Cấy phân: Một phương pháp khác là cấy phân, trong đó xét nghiệm phân được thực hiện bằng cách nuôi cấy bệnh phẩm phân. Tuy không thể phát hiện ra Cryptosporidium nhưng lại có thể giúp loại trừ nguyên nhân do các mầm bệnh vi khuẩn khác. Các xét nghiệm khác: Khi đã xác định tình trạng của người bệnh là do ký sinh trùng Cryptosporidium gây ra, bác sĩ có thể tiếp tục thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra biến chứng. Cụ thể, xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và túi mật có thể được thực hiện để xác định sự lan rộng của nhiễm trùng. Người bệnh cần làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium Điều trị bệnh do Cryptosporidium Hiện nay, điều trị bệnh do Cryptosporidium vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc trị mang lại hiệu quả cao. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thuốc Spiramycin với một số kết quả tích cực nhưng phương pháp điều trị chủ yếu vẫn tập trung vào giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Đối với bệnh nhân, quá trình điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc chống tiêu chảy, bù nước và điện giải bằng việc sử dụng dung dịch Oresol hoặc viên Hydrite. Người bệnh cần chú ý quan trọng đến việc pha đúng dung dịch bù nước theo hướng dẫn sử dụng, nếu dung dịch đã pha không sử dụng hết trong vòng 12 giờ cần phải loại bỏ. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và được chẩn đoán mắc bệnh do Cryptosporidium thì có thể cần giảm liều thuốc để tăng khả năng loại trừ ký sinh trùng.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm võng mạc Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm võng mạc Một số cận lâm sàng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh cũng như đánh giá mức độ nặng của bệnh như sau: Phương pháp chẩn đoán viêm võng mạc sắc tố Kiểm tra thị trường: Để tìm kiếm và đo lường các điểm mù ngoại vi trong tầm nhìn của bệnh nhân. Chụp cắt lớp quang học: Cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao của võng mạc để chẩn đoán và nhận định mức độ ảnh hưởng của bệnh mà cụ thể hơn là ở điểm vàng - nơi chịu trách nhiệm cho vùng thị trường trung tâm. Xét nghiệm di truyền học: Bệnh nhân sẽ cung cấp mẫu mô kiểm tra các gen có liên quan đến bệnh và tính toán khả năng thành công của liệu pháp di truyền. Tuy nhiên đây là một cận lâm sàng ít được sử dụng. Phương pháp chẩn đoán viêm võng mạc trung tâm thanh dịch Kiểm tra thị trường: Để tìm kiếm và đo lường các điểm mù trung tâm trong tầm nhìn của bệnh nhân. Soi đáy mắt: Soi đáy mắt có thể thấy vùng bong võng mạc do thanh dịch và một số tổn thương khác kèm theo như sự bong biểu mô sắc tố võng mạc, các sợi tơ huyết hoặc cặn lipid dưới võng mạc,… Soi đáy mắt thấy sự bong biểu mô sắc tố võng mạc Hình ảnh OCT: Cho thấy rõ các tổn thương của bệnh viêm võng mạc trung tâm thanh dịch như bóng dịch dưới võng mạc, sự bong biểu mô sắc tố,... Chụp mạch huỳnh quang: Cho thấy hình ảnh các điểm rò riêng rẽ hoặc các vùng tăng huỳnh quang không đều với các điểm rò kín đáo. Giai đoạn muộn còn cho thấy hình ảnh bọng thanh dịch dưới võng mạc lấp đầy huỳnh quang. Phương pháp điều trị viêm võng mạc Phương pháp điều trị viêm võng mạc sắc tố Hiện nay chưa có biện pháp hiệu quả điều trị thoái hóa sắc tố võng mạc. Một số phương pháp có thể làm chậm sự phát triển của bệnh như bổ sung vitamin A , sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như kính lúp, đeo kính mát ban ngày để bảo vệ võng mạc, sử dụng ống nhòm hồng ngoại vào ban đêm giúp bệnh nhân nhìn rõ hơn trong điều kiện thiếu sáng và thăm khám định kỳ thường xuyên để đánh giá tình trạng của bệnh. Phương pháp điều trị viêm võng mạc trung tâm thanh dịch Bệnh nhân không nên quá lo lắng khi mắc bệnh bởi đây là bệnh lành tính và hầu như chỉ cần dùng thuốc đã khỏi. Đa phần bệnh thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng mà không cần điều trị gì. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cần điều trị bằng laser.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị són phân Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán són phân Ban đầu bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng. Bạn có thể thấy xấu hổ, nhưng điều quan trọng là bạn phải trả lời một cách trung thực và đầy đủ nhất có thể để đảm bảo rằng bạn nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có thể giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn, bao gồm: Nội soi hậu môn trực tràng: Nội soi hậu môn trực tràng sẽ kiểm tra xem có bất kỳ tắc nghẽn, tổn thương hoặc viêm nào trong lòng trực tràng của bạn hay không. Đo áp lực hậu môn trực tràng: Đo áp lực hậu môn trực tràng sẽ giúp đánh giá áp lực trực tràng, cơ thắt hậu môn và phản xạ hậu môn – trực tràng. Siêu âm hậu môn hậu môn trực tràng: Siêu âm hậu môn trực tràng sẽ có ích trong việc phát hiện tổn thương của các cơ vùng hậu môn trực tràng Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng về cơ vòng để xác định xem cơ có còn nguyên vẹn hay không. Nội soi hậu môn trực tràng giúp chẩn đoán nguyên nhân gây són phân Phương pháp điều trị són phân hiệu quả Són phân thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả. Lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của són phân. Điều trị nội khoa: Thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường sức khỏe ruột và giảm tình trạng són phân không tự chủ. Điều này bao gồm việc tăng cường cung cấp chất xơ trong khẩu phần ăn, duy trì lượng nước đủ, và tránh các chất kích thích như cafein và cồn. Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống như tăng cường hoạt động thể chất và giảm căng thẳng để cải thiện chức năng ruột. Thuốc có thể được sử dụng để giúp điều trị tiêu chảy hoặc táo bón trong són phân: Thuốc chống tiêu chảy như loperamid giúp làm chậm chuyển động của phân qua hệ thống tiêu hóa, cho phép hấp thụ nhiều nước hơn từ phân. Thuốc nhuận tràng nếu táo bón mạn tính gây ra tình trạng són phân của bạn. Phẫu thuật: Phẫu thuật thường chỉ được khuyến cáo nếu điều trị nội khoa không có hiệu quả. Một số thủ thuật như phẫu thuật tạo hình cơ vòng hoặc cơ vòng nhân tạo.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phế quản Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phế quản Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm phế quản cấp tính dựa trên tập hợp các triệu chứng và tiền sử bệnh tật kết hợp nghe phổi, khám sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng. Không có dấu hiệu cụ thể hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán. Điều kiện quan trọng nhất để loại trừ là viêm phổi cấp tính. Spirometry (xét nghiệm đo chức năng phổi của bạn và mức độ bạn có thể hít vào/thở ra không khí) có giá trị chẩn đoán cao, có thể loại trừ những nguyên nhân gây ra các cơn ho kéo dài thường xuất hiện trong bệnh giãn phế quản, viêm phổi . Phương pháp điều trị viêm phế quản hiệu quả Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản cấp tính tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Trong thời gian chờ đợi, bạn nên uống nhiều chất lỏng và nghỉ ngơi nhiều. Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm phế quản có thể kéo dài hơn nhiều. Nếu các triệu chứng kéo dài >= 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liên tiếp, nó được gọi là viêm phế quản mạn tính. Không có cách chữa khỏi bệnh viêm phế quản mạn tính, nhưng một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục vừa phải tránh hút thuốc. Thuốc giảm triệu chứng: Thuốc uống và làm thông mũi như phenylephrine, pseudoephedrine và oxymetazoline. Những chất này làm giảm sưng và viêm trong đường mũi, cho phép chất nhầy thoát ra và lưu thông khí nhiều hơn. Thuốc long đờm, chẳng hạn như guaifenesin. Những chất này làm giảm độ đặc hoặc độ nhớt của dịch tiết và tăng lưu lượng chất nhầy, giúp ho ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giúp giảm đau họng hoặc đau đầu. Thuốc giãn phế quản (theo toa) như ipratropium (Atrovent) để mở đường thở giúp thở dễ dàng hơn. Thuốc chủ vận beta - 2 dạng hít, chẳng hạn như albuterol , có thể được xem xét nếu cũng mắc bệnh hen suyễn. Người mắc bệnh viêm phế quản mạn thường được chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản có công dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi, giúp người bệnh thở một cách dễ dàng hơn. Trường hợp nghiêm trọng hơn, sẽ chỉ định sử dụng theophylline nhằm xoa dịu những lớp cơ ở đường thở. Trường hợp cả hai loại thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén, giúp mở đường thở." ]
Em có tiền sử bệnh K đại tràng. Khi tái khám siêu âm kết luận có khối echo kém 10x8mm. Xung quanh có phân bố mạch máu dạng viền. Lúc chụp CT có thuốc không thấy dấu hiệu gì bất thường. Bác sĩ khám bảo không phải do bệnh tái phát. Xin bác sĩ cho em ý kiến.
[ "Chào bạn, Một khối ở gan có echo kém, có thể là u lành hoặc u ác. Kết quả siêu âm phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ siêu âm, do đó mọi trường hợp u gan chưa thể xác định bản chất đều phải được chụp CT scan để đánh giá cẩn thận hơn. Trường hợp của bạn đã được chụp CT xác nhận không có nguy cơ ung thư thì có thể tiếp tục theo dõi bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào bác, Với tình trạng này, bác cần đến cơ sở y tế gần nhà nhất để tiến hành đo điện tim, xét nghiệm men tim và siêu âm tim kiểm tra, xem tim hoạt động ổn không, có rối loạn nhịp hay có dấu hiệu tắc hẹp nhánh mạch vành đã đặt stent và nhánh mạch vành chưa đặt stent hay không, chức năng co bóp của tim tốt không. Nếu sốt, ho có đàm, khó thở nhẹ thì phải chụp thêm phim phổi tầm soát viêm phổi. Nếu loại trừ được suy tim, rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim tái phát thì bác yên tâm tới ngày tái khám quay lại bệnh viện Đại học Y dược để kiểm tra lại, báo bác sĩ tình trạng này để bác sĩ điều chỉnh thuốc thêm cho bác, bác nhé. Thân mến.", " Bác Hạnh thân mến, Bác đã 80 tuổi chụp CT phổi phát hiện có 10mm, hạch này có thể là bình thường hay bất thường. Nếu bác có biểu hiện bất thường về hô hấp như tức ngực, khó thở, ho đàm,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên sâu hô hấp để được khám và làm rõ. Nếu bác hoàn toàn bình thường thì không cần xem xét thêm, cũng nên theo dõi biểu hiện của bác và chụp lại CT phổi sau 3 - 6 tháng. Chúc bác sức khỏe, Trân trọng!", "Chào bạn, dễ chảy máu là polyp đã bị viêm, loét, sùi, vì vậy nguy cơ ác tính cao, cho nên cần tầm soát và chẩn đoán kỹ. Polyp không cắt được, theo tôi suy đoán có thể polyp không có cuống. Polyp đường kính 8-10mm không có cuống thì BS ít khi xử lý cắt polyp, vì nếu cắt thì phải cắt sâu, cầm máu khó khăn, nguy cơ thủng ruột cũng cao, do đó BS chỉ làm sinh thiết để chẩn đoán polyp lành hay ác tính. Đối với ung thư ống hậu môn, đúng như bạn suy nghĩ, bệnh này có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy người. Tuy nhiên, các triệu chứng thông thường nhất là: đi cầu ra đàm lẫn máu, phân dẹt, táo bón thường xuyên, sụt cân,… Trường hợp của bạn, polyp 10mm không có cuống mà lại dễ chảy máu thì đây là yếu tố nguy cơ nhưng bạn cũng không nên lo lắng nhiều, còn phải chờ kết quả sinh thiết mới có thể chẩn đoán rõ ràng hơn. Thân mến. Trích từ: BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân dân 115", "Nguy cơ viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Những ai có nguy cơ mắc viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra trên những người bệnh có nguy cơ thiếu máu cục bộ mạc treo. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tiến triển âm thầm trên những người không có nguy cơ nào. Tuổi: Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Do động mạch của bạn dễ hình thành mảng xơ vữa, lúc này tim và mạch máu phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu đi nuôi cơ thể. Rối loạn đông máu: Người bệnh dễ bị đông máu hơn bình thường như thiếu yếu tố V Leiden. Nhồi máu cơ tim ; Chạy thận nhân tạo; Sử dụng thuốc gây táo bón, thuốc điều hòa miễn dịch; Tiền sử phẫu thuật động mạch chủ; Suy tim; Đái tháo đường; Huyết áp thấp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm đại tràng thiếu máu cục bộ Một số yếu tố được xem là làm tăng yếu tố nguy cơ mắc viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, tuy nhiên các yếu tố này thường hiếm gặp: Hút thuốc lá: Là yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch; Tập thể dục cường độ cao như chạy marathon đường dài; Thuốc: Thuốc điều trị đau nửa đầu , estrogen, thuốc điều trị bệnh tim. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm đại tràng thiếu máu cục bộ", "Xin chào bạn, Bất kỳ một khối bất thường nào trên cơ thể cũng đều phải được thăm khám trực tiếp và thực hiện cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh ít nhất là siêu âm để khảo sát sơ lược bản chất của khối u đó là gì, sau khi có kết quả siêu âm mới định hình được chẩn đoán nghi ngờ và thêm các loại xét nghiệm khác chuyên biệt nhằm loại trừ các bệnh lý ác tính. Không thể dựa vào mô tả, sờ chạm mà có thể khẳng định được tình trạng bệnh lý. Vì vậy, bạn hãy đến bệnh viện đa khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm nhé. Thân ái chào bạn.", " Chào bạn, Theo như kết quả siêu âm của bạn rất nhỏ (<1cm) và không có các dấu hiệu nghi ngờ ác tính vì vậy có thể theo dõi thêm. Ngoài ra, chức năng tuyến giáp của bạn không bất thường vì vậy không cần phải dùng thuốc điều trị. Vậy trường hợp bạn có thể siêu âm kiểm tra sau 6 tháng -1 năm bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Quả thật cho đến nay, nội soi đại trực tràng là phương pháp rẻ tiền, ít biến chứng, độ chính xác cao trong khảo sát bệnh lý về đại tràng vì phương pháp này có thể quan sát trực tiếp trong lòng đại tràng, thực hiện được thủ thuật (như sinh thiết), và điều trị (cắt đốt qua nội soi). Bản thân Bệnh viện ĐH Y Dược và Bệnh viện 115 đều là bệnh viện lớn, kỹ thuật nội soi đại tràng thực hiện tại 2 bệnh viện này đều được làm rất bài bản. Em lo lắng vì kết quả nội soi đại tràng tại Bệnh viện ĐH Y Dược và Bệnh viện 115 khác nhau, nhưng chuyện này không có gì lạ bởi vì 2 kết quả này cách nhau tới 6 tháng lận mà, trong 6 tháng đó có rất nhiều chuyện có thể xảy ra. Bệnh viện ĐH Y Dược soi đại tràng thấy bình thường, thời điểm đó em cũng đâu có đi cầu ra máu, nên Bệnh viện ĐH Y Dược chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích là phù hợp. Hiện nay, đã 6 tháng từ lúc làm nội soi đại tràng tại Bệnh viện ĐH Y Dược, em mới xuất hiện đi cầu ra máu, phía Bệnh viện 115 mới soi đại tràng lại thì thấy có viêm loét trực tràng , đây là nguyên nhân gây đi cầu ra máu, chứ không phải cứ ung thư mới đi cầu ra máu kéo dài. Nội soi đại tràng có thể tầm soát ung thư đại tràng đến 98%, không ai dám nói là 100% được vì nếu ung thư nhỏ quá như mới ở dạng vi thể thì sao mắt thường thấy được. Em nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn, việc kiểm tra sát sẽ giúp chẩn đoán sớm hay loại trừ bệnh ung thư. Thân mến.", "Chào em, Kết quả xét nghiệm máu cho thấy em có bệnh lý có thể là bệnh tồn tại Hemoglobin bào thai kéo dài do di truyền hoặc Beta- thalasemia thể nhẹ. Với các chỉ số trên thì bệnh của em chưa tới mức phải điều trị truyền máu, nhưng em cần chú ý khám và tư vấn tiền sản trước khi có ý định sanh con em nhé! Thân mến.", " Chào em Huy, là 1 từ nói chung chỉ hành động lấy máu để xét nghiệm. Do đó “xét nghiệm máu” có thể bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau trong cùng 1 động tác lấy máu. Xét nghiệm máu về các marker ung thư thì chỉ cho cái đánh giá sơ khởi chứ không loại trừ 100% ung thư được, vì có trường hợp ung thư nhưng các chất chỉ điểm không tăng. Em thấy mình có dấu “thiếu máu” nhưng xét nghiệm máu mà không làm tổng phân tích tế bào máu thì không biết được có thiếu máu thật hay không. Em phát hiện có khối bất thường ở hạ sườn phải thì bước đầu cần phải được thăm khám bụng và kết hợp với siêu âm bụng để xem có khối nào thật không và đó thuộc cơ quan nào. Hơn nữa, em có viêm gan mạn, men gan tăng cao mà không trị thì sau này sẽ thành xơ gan. Với tình trạng này, việc “xét nghiệm máu” là chưa đủ, em cần được thăm khám toàn diện để điều trị thích hợp, em nên đăng ký khám chuyên khoa tiêu hóa, đem theo các kết quả em đã làm để BS cân nhắc. Thân mến!", " Chào bạn, Viêm họng hạt là bệnh lý lành tính, xuất phát từ viêm họng mạn tái đi tái lại nhiều lần và đây là bệnh lý lành tính, không tiến triển đến ung thư. Tuy nhiên, một khối ở thành sau họng có kích thước 1-1,5 cm là khá to, nếu ngày càng tăng kích thước cần loại trừ khối u ác tính. Do đó em nên kiểm tra lại lần nữa ở bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ xem xét chỉ định nội soi, sinh thiết. Thân mến.", "Chào em, Nếu như số lần trong ngày vẫn bình thường, phân vẫn thành khuôn mềm, không kèm nhày máu, phân không dẹt ít và không có cảm giác mót rặn, dù đau dọc khung đại tràng sau khi đi tiêu thì hết đau, tổng trạng em không có gì thay đổi cụ thể là không cảm thấy mệt mỏi, không buồn nôn, ăn uống vẫn bình thường, không sốt, da niêm hồng hào và gia đình không có ai có tiền căn bệnh lý ác tính đại tràng thì đây chỉ là rối loạn tiêu hóa do chế độ sinh hoạt, ăn uống mà thôi. Nếu như em có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kể trên thì cần phải khám BS chuyên khoa Tiêu hóa. Thân mến.", "Chào bạn, Nhân giáp lành tính khá thường gặp, với kích thước như bạn mô tả, nếu kèm theo chức năng tuyến giáp bình thường (kiểm tra bằng xét nghiệm máu) thì không cần điều trị. Bạn hãy an tâm mang thai và sinh con, nên khám siêu âm kiểm tra mỗi 3-6 tháng bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser của em có huyết sắc tố là Hemoglobin 11,8g/dL có hơi giảm nhẹ, là có thiếu máu nhẹ, vì em không nêu các giá trị khác của hồng cầu như MCV, MCHC nên BS dự đoán là trong giới hạn bình thường, cho thấy thiếu máu đẳng sắc đẳng bào. Bên cạnh đó, nổi bật là tỷ lệ phần trăm bạch cầu thay đổi, với phần trăm Neutrophil giảm, Lympho tăng, giá trị tuyệt đối của mono bào tăng. Tình trạng này có thể gặp trong viêm nhiễm mạn tính, bệnh lý huyết học, cũng có thể do mono bào trong giai đoạn chuyển tiếp sang neutrophil (phần trăm bên neutrophil lại giảm nhẹ)... Nhìn chung BS chỉ có thể kết luận là bất thường, chưa đủ dữ kiện để định bệnh cho em được, vì phải dựa vào thăm khám trên lâm sàng cùng các kết quả xét nghiệm khác nữa. Em nên đến khám lại BV Truyền máu Huyết học ở TPHCM hoặc chuyên khoa/ BV huyết học tại địa phương để kiểm tra lại và một số xét nghiệm có liên quan (BS sẽ chỉ định trong khi nhận bệnh), để chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào bạn! Theo mô tả của bạn, với cách chụp CT thông thường chưa đủ kết luận teo mạch máu não. Muốn chẩn đoán bệnh nhân bị teo mạch máu não chúng ta phải chụp mạch máu não. Trong khoảng 10-20% số người trẻ khỏe mạnh, tình cờ chụp CT, MRI có tái tạo hình mạch máu não có thể thấy một bên của động mạch đốt sống bị teo nhỏ, đa phần là do biến thể về giải phẫu bình thường (normal variant) không phải do bệnh. Có khi trường hợp của bạn là như thế. Nếu bạn không có triệu chứng gì liên quan đến cơn thiếu máu não thì chưa cần thiết đặt vấn đề điều trị xâm lấn, bạn nhé. Tuy nhiên, bạn nên đi chụp mạch máu não để bác sĩ chuyên khoa có cơ sở chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bạn. Thân, TS.BS Trần Chí Cường AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Kết quả xét nghiệm và siêu âm giáp cho thấy em có nhân giáp, hiện tại nhưng không thấy mô tả tính chất của nhân này trên siêu âm. Thông thường kích thước nhân như vậy là không đáng lo ngại, chỉ cần theo dõi thường xuyên xem nhân có tăng kích thước hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ác tính gì hay không. Nếu lo lắng cho sức khỏe của mình, em có thể thực hiện luôn xét nghiệm chọc hút nhân bằng kim nhỏ để loại trừ ung thư tuyến giáp. Các xét nghiệm nội tiết tố có thể bị ảnh hưởng tại thời điểm lấy máu, giới tính, tình trạng sức khỏe hiện tại. Em nên mang hết các kết quả đã có đến khám BS nội tiết tại các BV lớn như BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược… để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Thân mến! " ]
BS ơi, Cháu bị mụn thịt ngay khẩu cái, ngay lưỡi gà chạy thẳng lên và nằm giữa vòm họng. Mụn to bằng hạt tiêu. Cháu phát hiện được 14 ngày rồi. Nó không phát triển, có lỗ miệng và có mủ. Vậy cháu có bị ung thư không? Cám ơn BS! (Khương Vũ, 25 tuổ - Đà Nẵng).
[ "- nguồn internet Chào em, không có lỗ miệng và có mủ,\r\nđó là mụn mủ. Với mụn mủ trong miệng thì cần phải đánh kháng sinh toàn thân\r\n(uống) để ngăn ngừa ổ mủ lan rộng ra thêm, có khi ăn vào xương hàm, đồng thời\r\nkèm các thuốc giảm đau giảm viêm khác. Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác\r\ntính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút\r\nthuốc lá hay gia đình bị ung thư. Bệnh ung thư vòm họng cũng ít có\r\ntiến triển như biểu hiện của em. Nhưng em cần đi khám chuyên khoa Tai mũi họng\r\nđể BS kiểm tra kỹ hơn và kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em cần súc\r\nmiệng với nước muối pha loãng hay povidine loại súc miệng ngày 4 lần." ]
[ " Chào em, Thỉnh thoảng khi sức đề kháng cơ thể suy yếu, căng thẳng tâm lý, người ta có thể bị . Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều mụn nước 1 - 2 mm, sau vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày. Nếu kéo dài hơn thì em nên tới BS để khám và tìm nguyên nhân khác. Trân trọng! ", "Ảnh: bạn đọc Anh Trúc Chào em, Hiện tại, chưa ghi nhận có biểu hiện nào nghi ngờ sùi mào gà trên niêm mạc họng của em, đặc biệt, đây là bệnh lý lây nhiễm do virus HPV gây ra, nên nếu không có yếu tố nguy cơ (tức là 2 bạn có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn trước đây) thì càng ít nghĩ tới. Các mụn nước mọc lên rồi vỡ nhanh để lại vết loét nhỏ trên bề mặt niêm mạc miệng, họng khá thường gặp, được gọi là vết nhiệt miệng. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết rõ, có thể liên quan tới nhiễm virus, thiếu một số vitamin nhóm B, stress tâm lý... Thông thường mụn nước và vết loét sẽ tự khỏi sau 2 tuần, nếu không cải thiện em cần sắp xếp khám bác sĩ để quan sát trực tiếp sang thương mới có thể đưa ra nhận định chính xác. Về bệnh lý viêm họng hạt, đây là tình trạng viêm họng mạn tính, niêm mạc họng bị biến đổi, các tổ chức lympho phì đại do viêm nhiễm tái phát nhiều lần, dai dẳng mà không điều trị đúng cách. Bệnh có thể bùng phát thành các đợt cấp tính gây sung huyết, tạo các hốc mủ cần được điều trị tích cực. Do đó, em nên sắp xếp khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kê toa các thuốc giúp bệnh cải thiện nhanh và dứt điểm em nhé! Thân mến!", "Chào em, Ung thư họng miệng là một bệnh lý ác\r\ntính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc\r\nlá hay gia đình bị ung thư họng miệng. Bệnh lý thường gặp hơn cũng có thể gây\r\nviêm họng tái đi tái lại là viêm họng mạn, viêm amidan mạn với yếu tố thuận lợi\r\nlà môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, bệnh lý răng miệng, trào ngược dạ dày thực\r\nquản, stress, dinh dưỡng kém, bia rượu... Triệu chứng ù tai của em có thể do thành\r\nsau họng bị viêm nhiều gây tắc ống tai vòi (ống ở thành sau họng thông thương với\r\ntai giữa) chứ chưa hẳn là do ung thư. Để phân biệt với ung thư họng miệng thì BS\r\ncần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Em nên đến BV Tai mũi\r\nhọng để kiểm tra và cố gắng khắc phục các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan tái\r\nđi tái lại, em nhé.", "Chào em, Đặc điểm của sùi mào gà ở lưỡi là: - Có yếu tố nguy cơ của bệnh: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh qua đường miệng; Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: bàn chải đánh răng… - Các nốt sùi thường có màu trắng hoặc hồng, bề mặt gồ ghề, lồi lõm tùy theo kích thích của nốt sùi. Nếu sùi mào gà ở miệng sẽ thấy màu đỏ. - Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở miệng và lưỡi, khi ăn uống sẽ cảm thấy đau, rát,… thậm chí việc uống nước cũng trở nên khó khăn. - Khi kiểm tra sẽ thấy mụn sùi trông giống như mào gà hoặc hình súp lơ nhỏ, những mụn sùi này có thể đơn chiếc hoặc từng mảng. Tuy nhiên, sùi mào gà ở lưỡi có thể nhầm với mụn thịt, viêm gai lưỡi, ung thư lưỡi... Do vậy, người bệnh nhất thiết phải khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình có bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Thân mến.", "Chào em, “Cục u” mà em miêu tả chắc chắn không phải là lồi xương, vì liên quan tới xương thì sẽ cứng và ấn không xẹp xuống được. “ ” dưới lưỡi theo miêu tả của em thì có thể là nang dưới lưỡi, lỗ mở của tuyến nước bọt dưới lưỡi… không phải lồi xương, không phải ung thư, không có gì nghiêm trọng. Để biết chắc chắn đây là gì thì BS phải quan sát trực tiếp “cục u” đó, em có thể đến khám tại BS chuyên khoa Tai mũi họng, em nhé. Thân mến.", " Chào em, Theo như em mô tả thì khả năng lớn nhất là bị . Viêm xoang đàm từ trên đổ xuống, em khạc ra màu nâu do nhiễm trùng và do khạc mạnh nên lẫn máu. Hình ảnh của em kèm viêm nhiễm cả họng do ảnh hưởng của đàm. Kết hợp cả triệu chứng và hình ảnh em cung cấp thì em bị viêm cả tai, mũi, họng, xoang, vì thế điều trị phải tích cực và tuân thủ phác đồ của BS mới đạt hiệu quả. Thường thì điều trị kháng sinh khoảng 1 tháng do xoang kín vì khuẩn yếm khí điều trị vất vả. Ung thư vòm họng trên như ù tai, đau họng, khạc ra máu như em tìm hiểu là không sai nhưng nhưng lâm sàng như thế nào: nhìn vòm họng, lưỡi gà của em BS không thể nghĩ tới ung thư vòm họng được. Việc đau họng của em là đau ra sao? Đau của em đã lâu nhiều năm lại khạc máu, máu ung thư vòm họng sẽ đỏ tươi hay đỏ bầm chứ không đỏ nâu, vì thế BS nghĩ em nên đến gặp BS chuyên khoa Tai Mũi Họng và điều trị đúng đủ. ", "Chào\r\nbạn, Tỉ\r\nlệ mắc rất hiếm, thường trên người có yếu tố nguy cơ như lớn\r\ntuổi, ăn trầu, hút thuốc lá, có các tổn thương tiền ung thư như bạch sản dạng\r\nlông…Những mụn nước đỏ và đau xuất hiện trong thời gian gần đây thường là biểu\r\nhiện của những bệnh lý thông thường như nhiệt miệng (đẹn miệng), nhiễm Herpes\r\nvirus… Nếu\r\nsố lượng mụn nước ít, bạn có thể tăng cường uống nhiều nước, uống các loại nước\r\nmát, ăn trái cây giàu Vitamin C như cam, chanh và hạn chế các thực phẩm cay,\r\nnóng thì bệnh sẽ giảm, bạn nhé. Thân\r\nái,", " Chào bạn Thu Hoài, Kết quả trên là ung thư biểu mô tuyến ở trực tràng, là bệnh lý ác tính, nguy hiểm. Loại ung thư này thường xâm nhập sâu đến cơ niêm và gây di căn sớm ở hạch lympho tại chỗ. Bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện ra bệnh. Điều trị ung thư trực tràng chủ yếu là ngoại khoa. Xạ trị và hoá trị liệu thường có tính chất hỗ trợ, có thể sử dụng đồng thời hay sau khi phẫu thuật. Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh khi có chỉ định phẫu thuật cũng như quá trình theo dõi và điều trị bổ sung sau mổ. Bạn cần khám chuyên khoa ung bướu càng sớm càng tốt, bạn nhé. Thân mến!", "Bạn Ngọc Thanh thân mến, Đôi mắt \"cửa sổ tâm hồn\" vậy nên khi những mụn này xuất hiện bao quanh mắt khiến nhiều người thiếu tự tin khi giao tiếp, nhất là các bạn nữ phải mất ăn mất ngủ vì mụn thịt làm mất thẩm mỹ của khuôn mặt. Mụn thịt còn được gọi là u tuyến mồ hôi, được mô tả bởi những sắc tố nhỏ hình nấm biểu lộ ra ngoài giống như nốt hạt gạo. Nguyên nhân là do rối loạn chất tạo keo dưới da gây nên, những chất keo này dư thừa gây ra những nốt mụn. Mụn thịt thường xuất hiện ở quanh vùng mắt, có tính chất đối xứng bên dưới hai mí mắt và có thể lan rộng hơn quanh mắt. Mụn nhỏ trắng, sau to dần, lâu ngày có thể lan khắp mặt. Khi mụn xuất hiện nhiều, gây rối loạn cấu trúc và cản trở việc bài tiết, khiến da thô sần và sạm đi. Đều trị mụn thịt ở mỗi người có khác nhau, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố da của từng người (da khô, da bình thường hay da dầu). Có một số phương pháp như Laze, Nitơ hay laser CO2 để chấm hoặc đốt những mụn này nhưng hiệu quả không cao, không lấy hết được nhân mụn hoàn toàn. Hiện nay, hầu hết các thẩm mỹ viện đều làm công nghệ mới này, những mụn này được triệt tiêu ngay dưới lớp biểu bì, hạn chế gây tổn thương bề mặt da; chỉ trong một thời gian ngắn, vùng da điều trị sẽ trở nên nhẵn mịn, lấy lại vẻ đẹp tươi sáng mịn màng cho làn da mặt. Chi phí điều trị mụn thịt tùy thuộc vào tình trạng mụn ít hay nhiều và từng vùng khác nhau, mức trung bình khoảng từ 2-3 triệu đồng. Bạn ở TPHCM có thể liên hệ khoa thẩm mỹ BV Trưng Vương. BS Chuyên khoa của AloBacsi - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Chào em, BS không rõ khối u ở dái tai của em đã xuất hiện từ bao lâu rồi. Thông thường, các khối ở vị trí này nếu không thay đổi kích thước theo thời gian có thể là u bã đậu. Đây là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. Biểu hiện u nổi trên mặt da, mềm, ấn không đau và di động. U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã như vùng mặt, vai, lưng, ngực… Em không nên bóp, nặn u vì có thể gây nhiễm trùng. Thường không cần điều trị trừ khi có biến chứng. Tuy nhiên nếu u tăng nhanh kích thước thì em nên tới BV có chuyên khoa Ung bướu để khám và tìm nguyên nhân khác em nhé! Thân mến.", " Chào em, Với bệnh sử ho nhiều, nghẹt mũi một bên chỉ mới xảy ra 4 tháng nay thì rất khó để phân biệt giữa viêm họng hạt, viêm mũi xoang với ung thư vòm hầu. Bởi vì giai đoạn đầu của ung thư cũng rất nghèo nàn triệu chứng, đôi khi chỉ có nghẹt mũi 1 bên, hạch cổ, ù tai hoặc chảy máu mũi 1 bên mà thôi. Tình trạng niêm mạc hầu họng của em hiện tại đang viêm cấp, sung huyết nhiều, cần phải được điều trị tích cực. Em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ trực tiếp loại trừ ác tính và kê toa điều trị cho em nhé! >>> >>>", "Chào em, Với tiền căn , trào ngược dạ dày thực quản và lối sống thường xuyên căng thẳng tâm lý, ít vận động thể lực thì những mô tả triệu chứng của em hoàn toàn phù hợp với bệnh lý và tiền căn đã có, chưa có dấu hiệu nào gợi ý ung thư. Tuy nhiên, nếu lo lắng nhiều em nên tới BS chuyên khoa Tai Mũi Họng để thăm khám trực tiếp, nếu cần thiết sẽ chỉ định soi hoặc chụp cắt lớp vùng mũi họng để loại trừ giúp em bệnh lý ung thư. Do tình trạng viêm họng và trào ngược chưa ổn định, khi đi khám bệnh, BS cũng sẽ giúp kê toa điều trị dứt điểm em nhé! Thân mến.", " Tâm thân mến, nổi hơn 1 năm nay, có lúc sưng viêm, lúc không đau và không tăng thêm kích thước thì ít có khả năng là do ung thư vòm họng. Tuy nhiên, em có triệu chứng của bệnh lý Tai mũi họng khá dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; do đó em nên đến khám tại BV chuyên khoa Tai mũi họng để BS đánh giá nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhé!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, Tôi không rõ khối mà em mô tả nhìn thấy trong\r\nhọng hay sờ thấy dưới da. Nếu sờ thấy dưới da, thì khả năng đó có thể là hạch. Hạch có nhiều nguyên nhân, được chia thành hai\r\nnhóm nguyên nhân lớn là hoặc lành tính. Hoặc ác thường tăng kích thước nhanh, xuất hiện\r\nở nhiều vị trí, không đau, cứng, dính lại thành chùm hoặc không di động. Nếu có các dấu hiệu trên em nên đến khám bác sĩ\r\nchuyên khoa Ung bướu để tìm nguyên nhân em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, Dựa vào hình ảnh có thể thấy trên đầu lưỡi\r\ncó nhiều mụn nước nhỏ, vỡ thành vết chợt; thông thường do virus Herpes gây ra,\r\ndân gian gọi là . Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể suy\r\nyếu tạm thời, và tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Nếu loét miệng tiến triển tăng dần\r\nvà kéo dài trên 3 tuần thì em nên đi khám bác sĩ Răng Hàm Mặt để tìm nguyên\r\nnhân khác em nhé! Thân mến! " ]
Chào AloBacsi.vn, Khi 22 tuần 3 ngày, em đi siêu âm 4D và có kết quả như sau: BPD :56mm - AC:17.8cm FL: 38mm - Cân nặng: 554gr Nước ối: góc sâu nhất 74 mm BS kết luận thai tương đương 23 tuần 1 ngày và em bị dư ối. Vậy em phải làm gì để cải thiện tình hình nước ối và em có phải giảm lượng nước lọc uống hàng ngày không? Khi xét nghiệm nước tiểu chỉ số Pro=30mg/dl, 1 chân của em bị phù nhẹ. BS nói có nguy cơ tiền sản giật. Em phải làm gì để các chỉ số trở lại bình thường? Em cảm ơn AloBacsi!
[ "Em Duyên thân mến, được định nghĩa khi chỉ số 18cm< AFI > hoặc bằng 20cm, em xem\r\nlại kết quả siêu âm có đo chỉ số này không. Nếu thật sự em có dư ối thì không\r\ncó cách nào để giảm thiểu tình trạng trên, do đó, dù em có giảm lượng nước uống\r\nhàng ngày cũng không có kết quả mong muốn. Đúng như BS khám thai đã tư vấn cho em, khi thai phụ có đạm trong nước tiểu\r\nthì cần được theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có tiền sản\r\ngiật hoặc sản giật xảy ra. Bây giờ em cần được theo dõi sát huyết áp và xét nghiệm nước tiểu theo hướng\r\ndẫn của BS điều trị, đồng thời em cần ăn lạt hơn bình thường. AloBacsi chúc em sức khỏe, vượt cạn an toàn!" ]
[ "- nguồn internet Chào bạn, Sau hư thai sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và nội tiết của người mẹ. Do đó, cần thời gian 3- 6 tháng để tất cả trở lại bình thường, ít nhất chu kỳ kinh trở lại 1-2 lần mới nên để có thai. ngày 12 của chu kỳ kinh chỉ có ý nghĩa nếu trên 3ng/ml, nghĩa là chu kỳ này có rụng trứng. Khi có thai XN progesterone cũng có tác dụng hạn chế, bình thường từ 10-20 ng/ml, nếu <5 ng/ml khả năng thai lưu hay thai ngoài tử cung, nếu > 25 ng/ml thai khỏe. Các XN còn lại của bạn trong giới hạn bình thường.", "Chào Thái Xuân, Khi siêu âm tuổi thai thường được phần mềm máy siêu âm tính toán và cho ra kết quả, tuy nhiên tuổi thai càng lớn thì độ sai lệch càng nhiều, có thể cộng trừ 2 tuần. Với kết qủa siêu âm trên tuổi thai trong khoảng từ 33 – 35 tuần, các chỉ số trong giới hạn cho phép, nhau ối nình thường, duy có dây rốn quấn cổ, em cần siêu âm màu để khảo sát thêm dây rốn có thắt quá chặt không, tùy theo mức độ quấn cổ có thể khó khăn khi sinh đường dưới và gây nguy hiểm cho thai nhi. Dựa vào ngày kinh cuối thì thai của em khoảng 32 – 33 tuần, ngày sinh dự đoán nếu dựa vào ngày kinh cuối của em là khoảng 30/4. Chúc em vượt cạn an toàn!", "Chào bạn, Bạn chỉ cung cấp cho AloBacsi thông tin về nước tiểu (TPTNT) còn kết quả siêu âm bụng, xét nghiệm máu, X-quang (ngực hay bụng chậu không cản quang...?) thế nào nên BS khó giải thích bạn bị bệnh gì. Bạn bao nhiêu tuổi, có gia đình chưa? Tiền căn có bệnh lý gì trước đó không? Tất cả những thông tin này tưởng chừng không liên quan nhưng lại có ích trong việc “ khoanh vùng” chẩn đoán. Nếu chỉ số Blood/ nước tiểu là 50 tức là không bình thường, kết hợp thêm các triệu chứng trên lâm sàng: , tiểu khó và gắt, đau, đau lưng và đau vùng hạ vị thì bạn phải khám lại thôi. Bạn có thể khám chuyên khoa ngoại niệu hay nội nhiễm tại các BV hay TT chẩn đoán y khoa đều được, BS sẽ cho làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để có chẩn đoán chính xác. Chúc bạn mau tìm ra bệnh.", "Chào bạn Phượng, Siêu âm thai của bạn kết quả khá rõ, tuy nhiên có khoảng cách 2 hố mắt là 3,1mm thì ngắn, bạn thử kiểm tra lại xem bạn có gõ nhầm không? Với cân nặng như thế thì thai nhi phát triển bình thường, tuy nhiên chỉ số ối 25cm được gọi là . Đa ối có rất nhiều nguyên nhân như mẹ bị tiểu đường, bất đồng nhóm máu, thai bị dị tật (dị tật hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, bất thường nhiễm sắc thể),… và khoảng 60% là không rõ nguyên nhân. Đa ối không có trị liệu nào có thể thay đổi diễn tiến của bệnh, cần theo dõi bằng siêu âm, bạn nhé.", "Hình minh họa. Nguồn internet Chào em, Chỉ số cơ\r\nthể của em hiện nay đang trong tình trạng thiếu cân. đơn thuần ít khi gây ra triệu chứng - nôn kéo dài, mệt mỏi, sụt cân. Do\r\nđó, tôi khuyên em nên đến khám tổng quát tại một cơ sở y tế đa khoa uy tín, kiểm tra\r\nthêm một số vấn đề khác nữa cho em mà có thể gây ra tình trạng này, lưu ý kiểm\r\ntra chức năng tuyến giáp, nhiễm giun sán, thần kinh (đặc biệt nếu có kèm nhức đầu nhiều). Thân ái,", "Chào em Khắc, Theo kết quả xét nghiệm em cung cấp các chỉ số có tăng, dù hiện tại không điều trị nhưng chức năng thận có thay đổi. Vì vậy định kỳ 3 tháng xét nghiệm 1 lần và nếu thấy trong người có gì thay đổi phải xét nghiệm ngay, em nhé! Trong ăn uống chỉ cần lưu ý hạn chế muối, ăn nhiều rau xanh là được em ạ. Em có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng mà em thích. Thân mến, BS-CK1 Nguyễn Thị Kim Anh", "Em Nguyên thân mến, Theo kết mô tả của em và qua kết quả xét nghiệm cho thấy em bị . Em cần siêu âm, kiểm tra hết hệ niệu, nếu không có sỏi thì cần uống\r\nnhiều nước để cặn không lắng đọng thành em nhé. Tốt nhất nên uống hơn 2 lít\r\nnước mỗi ngày. Thân chào em,", "Em Lê Khanh thân mến, Xét nghiệm nước tiểu của em có đạm là không được bình thường, trường hợp này\r\ncần theo dõi sát cho đến khi loại trừ được các bệnh lý sau: - hoặc sản giật. - Nhiễm trùng tiểu. - Hoặc các bệnh lý về cầu thận... Do đó, em nên đến BV sản khoa có uy tín khám và làm thêm những xét nghiệm\r\ncần thiết, đồng thời theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu… BS\r\nmới có thể có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp cho em. AloBacsi mong em khỏe, mẹ tròn con vuông.", "Chào bạn Thu Huyền, Với cân nặng trên thì bé của em\r\nđang bị thiếu cân, còn số lần đi tiểu của mỗi bé sẽ tùy thuộc vào chế độ ăn\r\nuống, số lượng sữa uống… Nhưng trường hợp của bé, mỗi ngày đi tiểu từ 15 –\r\n20 lần là không được bình thường. Trước hết, bé cần được loại trừ do , nhiễm trùng đường tiểu…để xác định, bạn nên đưa bé đến BV\r\nNhi Đồng khám, nếu cần thiết BS sẽ cho bé làm thêm xét nghiệm nước tiểu, siêu\r\nâm bụng…mới biết rõ được nguyên nhân, kết hợp bạn nên cho bé khám thêm dinh\r\ndưỡng bạn nhé. Chúc bé sức khỏe, ăn nhiều, mau lớn", "Xin chào em Hương, Thai trứng là do sự phát triển bất thường của các gai nhau,\r\ntrong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to,\r\nnhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Phần lớn các trường hợp thai trứng sau khi hút nạo sẽ diễn tiến tốt (khoảng\r\n80%), còn 20% trường hợp bệnh diễn tiến thành u nguyên bào nuôi xâm lấn vào lớp\r\ncơ tử cung - đó là thai trứng xâm lấn, hoặc phát triển trở thành ung thư nguyên\r\nbào nuôi. Do đó, bước theo dõi sau hút nạo rất quan trọng. Cần theo dõi nồng độ hCG mỗi\r\ntuần đến khi âm tính ba tuần liên tiếp, sau đó mỗi tháng một lần trong 6 tháng.\r\nKhi nồng độ hCG chỉ giảm dưới 10% hoặc có chiều hướng tăng lên thì sẽ cần phải\r\nđiều trị thêm hóa chất. Trường hợp của em, nồng độ hCG sau nạo 2 ngày còn rất cao, có khả năng thai\r\ntrứng nguy cơ cao, nhưng sau đó nồng độ này có giảm nhiều. Em cần tiếp tục theo\r\ndõi mỗi tuần theo lịch trên, trường hợp xấu cần phải được điều trị ngay. Nếu em\r\nkhông yên tâm, em có thể lên tuyến trên để theo dõi và điều trị. Thân chào em!", "- nguồn internet Chào bạn Ngọc, diễn tiến thông thường là đau bụng, ra máu, rồi sau đó tự sẩy thai nếu không có can thiệp. Xin cung cấp cho bạn thêm một số thông tin khi chẩn đoán hư thai sớm để tham khảo thêm: 1. Khi đường kính trung bình túi thai > 13mm mà chưa có Yolk sac. 2. Khi đường kính trung bình túi thai >18mm mà chưa có phôi. 3. Kích thước phôi > 4mm mà chưa có tim thai. 4. Túi thai hoặc phôi thai phát triển < 1mm/ngày. 5. Mất hoạt động tim thai trên một phôi thai đã có hoạt động tim thai. Như thông tin bạn cung cấp, túi thai 22mm chưa có phôi thai có thể chẩn đoán hư thai sớm rồi. Tuy nhiên, nếu chưa có đau bụng hay ra máu có thể theo dõi thêm 1 tuần. Hư thai sớm nhưng nhau và hoàng thể còn hoạt động và tiết ra nội tiết tố nên vẫn còn triệu chứng nghén, bạn nhé.", "Chào em, Trường hợp này em cần nhanh\r\nchóng khám chuyên khoa tiết niệu, để loại trừ viêm hoặc sỏi đường tiết niệu nha\r\nem (thận, niệu quản hoặc bàng quang…). Rất cần được làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng mới có chẩn đoán chính\r\nxác và điều trị cho em. Tùy theo nguyên nhân BS sẽ giải thích thêm cho em ở\r\nnhững câu hỏi sau. Thân mến!", "- nguồn internet Chào bạn Huyên, Tỷ lệ khá hiếm gặp (1-3% trong các trường hợp đa thai). Biến chứng cho thai cao, thai lưu khoảng 10-20%, sanh non, thai chậm tăng trưởng, xoắn dây rốn hay gặp đối với song thai 1 ối. Ở một số nước phát triển, bệnh nhân được nhập viện theo dõi từ tuổi thai 24-26 tuần, mổ sanh khi thai được 34 tuần. Trường hợp của bạn nên theo dõi thai bởi BS sản khoa để được tư vấn thêm nhé.", " Chào bạn, Các chỉ số trên của bạn là bình thường. Bạn nên theo dõi lượng trong ngày, tốt nhất bạn có thể giữ lại nước tiểu trong bô (ví dụ: lấy nước tiểu bắt đầu từ 6g ngày hôm nay đến 6g sáng ngày hôm sau, sáng ngủ dậy bạn nên đi tiểu hết và bỏ lượng nước tiểu này. Những lần tiếp theo, bạn đi tiểu vào bô đã chuẩn bị, đậy nắp bô lại, chú ý lấy cả nước tiểu khi đi đại tiện. Đến 6g ngày hôm sau bạn sẽ đi tiểu lần cuối cùng vào bô). Nếu lượng nước tiểu 24h >3 lít, bạn nên đến khám BS Nội tiết để tìm nguyên nhân và điều trị, bạn nhé. Thân mến! ", "Ảnh minh hoạ Chào em, Chỉ số Eosinophil (Eos) tăng có thể gặp trong trường hợp dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Nếu em không em có thể dùng thuốc xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng hoặc em cũng có thể đến BV xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị nhiễm giun hay không để điều trị đặc hiệu." ]
Chào bác sĩ. Tôi bị khó thở tức ngay thắt ngực, nhiều khi hít sâu vào có tiếng kêu lách cách ở bụng và cả ở sau lưng. Rồi nhiều khi tôi ngoái người sang một bên chỗ thắt ngực có tiếng kêu. Không biết liệu tôi bị bệnh gì, thưa bác sĩ?
[ "Chào bạn, Với các triệu chứng nêu trên thì bạn nên khám tổng quát là phù hợp nhất. Khám tổng quát bao gồm khám tim, khám phổi, khám bụng, khám cơ xương khớp… Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám cho bạn và đề nghị những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết (như xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm bụng, chụp X-quang xương…) sau đó sẽ tổng hợp hồ sơ và đưa ra chẩn đoán bệnh, bạn nhé." ]
[ "Chào em, Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, trung thất, thần kinh cơ, sụn sườn... Tuy nhiên, cảm giác đau của em thì không điển hình đặc điểm của đau ngực do tim mạch và hô hấp; mà thường là do nguyên nhân thành ngực (thần kinh cơ, sụn sườn...) nhiều hơn. Bác sĩ vẫn cần phải thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm liên quan thì mới chẩn đoán xác định bệnh được em nhé. Với tình trạng này, em nên khám tại chuyên khoa Tim mạch là phù hợp nhất, em nhé. Song song đó, em nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá, và bắt đầu tập thể dục (đb là yoga) sẽ giúp ích cho em rất nhiều. Thân mến.", "Triệu chứng khó thở của em có thể do nhiều nguyên nhân Chào em, Triệu chứng khó thở của em có thể do nhiều nguyên nhân, có thể xuất phát từ vấn đề tại phổi (hiện nay sợ nhất hàng đầu là mắc COVID-19, ngay cả khi không sốt, không ho mà chỉ có khó thở thì cũng cần nên chụp Xquang ngực, test COVID-19), cũng có thể do trào ngược dạ dày thực quản, do cả yếu tố tâm lý nữa... Với lượng thông tin mà em cung cấp thì BS không đủ cơ sở để \"đoán\" được nguyên nhân gây khó thở của em là gì. Mặc dù là đi khám bệnh tại bệnh viện mùa này khá khó khăn do dịch bệnh hoành hành, nhưng với triệu chứng khó thở kéo dài thì người dân cần phải đến bệnh viện kiểm tra sớm, xác định nguyên nhân để loại trừ bệnh lý nguy hiểm, em nhé.", " Chào em, thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc những người có yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá nhiều hay hút thuốc lá thụ động. Trường hợp của em nếu cảm giác đau nhói ở ngực liên quan đến nhịp thở, khi hít thở đau tăng lên thì có thể triệu chứng liên quan đến bệnh lý màng phổi. Tuy nhiên, em cũng nên đến khám BS Nội hô hấp để được chụp X-quang kiểm tra sớm phát hiện nguyên nhân và điều trị. Thân mến! ", "Chào em, Đau ngực, khó thở có nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là do bệnh lý tim mạch và bệnh phổi. Trên cơ địa lao phổi cũ, đau ngực khó thở có thể do hoặc lao tái phát. Trường hợp này, BS cần phải thăm khám trực tiếp và xem xét các kết quả cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán, chỉ thông qua mô tả của em rất khó có thể đoán bệnh. Đối với tình trạng phát ban có thể do bệnh lý toàn thân gây ra chứ chưa thấy có dấu hiệu nào gợi ý bệnh gan cả. Trong lúc đang đau ngực, khó thở chưa rõ nguyên nhân thì cần điều trị cho ổn định rồi mới có thể vận động gắng sức và tập gym được. Do vậy, em nên tới bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Hô hấp để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Thân mến!", "Chào bạn, Khó thở là triệu chứng do nhiều nguyên nhân, như suy tim, bệnh van tim, viêm màng ngoài tim, hen, tràn dịch màng phổi… cũng có thể khó thở do nguyên nhân tâm lý, do bệnh cơ xương, thần kinh… Trước tiên, bạn nên tới BV có phòng khám Nội tổng quát để BS đánh giá trực tiếp, loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm, từ đó sẽ giải thích cụ thể hơn cho bạn về nguyên nhân khó thở bạn nhé! Thân mến.", " Chào Tuyết Minh, Tình trạng của em hiện tại có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, em cần đến BV để BS thăm khám và đánh giá nguyên nhân là từ vùng hầu họng hay từ phổi. Nếu cần thiết BS sẽ cho chỉ định chụp Xquang phổi che bụng và kê toa thuốc điều trị phù hợp, em nhé! Trân trọng!", "Khó thở thường do bệnh lý hô hấp hoặc tim mạch Chào em, Khó thở là triệu chứng cơ năng, có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp là bệnh lý của hệ tim mạch và hệ hô hấp như suy tim, bệnh van tim, hen suyễn, tràn khí, tràn dịch màng phổi.... Tuy nhiên, trong thông tin em gửi về, bác sĩ không thấy các thông tin về thăm khám và khảo sát hai hệ thống quan trọng này. Nếu được em vui lòng cung cấp đầy đủ các kết quả xét nghiệm đã có hoặc mang các kết quả đã thực hiện tới bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để khám trực tiếp và thực hiện xét nghiệm tầm soát thêm em nhé!!! Thân mến!", "Xin chào bạn, Những triệu chứng bạn mô tả quá khái quát không đủ để có thể đưa ra chẩn đoán. Khó thở có thể là triệu chứng của tim mạch, hô hấp. Ho nhiều có thể là bệnh lý hô hấp hoặc trào ngược dạ dày thực quản do dung dịch dạ dày có chứa acid trào lên kích ứng niêm mạc hầu họng gây viêm, khiến bệnh nhân ho. Viêm họng mãn tính làm amidan sưng lên cũng khiến bệnh nhân cảm giác nuốt vướng, hoặc những bệnh lý ác tính vùng hầu họng cũng có triệu chứng tương tự. Nói chung bệnh nhân xuất hiện rất nhiều triệu chứng không có sự liên kết với nhau. Bạn hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa để được các bác sĩ thăm khám tổng quát, dựa vào kết quả nếu có bất thường bác sĩ sẽ tiến hành thêm các chỉ định chuyên sâu hơn nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Rất tiếc là thông tin bạn cung cấp chưa được đầy đủ. Không biết bạn khó ngủ thời gian gần đây hay đã nhiều năm rồi? Khó ngủ do có thể nhiều nguyên nhân: suy nghĩ lo lắng nhiều, mắc một số bệnh (tim mạch, tiểu đường), uống vitamin C, cà phê vào buổi tối, nơi ngủ ồn ào, phòng ngủ nhiều ánh sáng, bệnh lý tâm thần… Dựa vào các nguyên nhân trên bạn xem mình tại sao khó ngủ mà điều chỉnh lại hoặc điều trị bệnh căn nguyên. Nếu vẫn còn mất ngủ, bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được uống thuốc thích hợp nhé. Bạn cũng cần phải phân biệt giữa đau tim và đau ngực (co thắt cơ) vì chúng có những triệu chứng gần như nhau. Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đau tim: có cảm giác khó chịu ở phần giữa lồng ngực chỉ kéo dài vài phút, người bệnh cảm thấy như bị bóp nghẹt ở tim, gây khó thở. Cơn đau lan xuống cánh tay, vai, lưng, cổ họng và hàm và thậm chí có kèm theo chóng mặt, vã mồ hôi lạnh, yếu người, choáng váng và buồn nôn. Nếu bạn thấy có những cảm giác khó chịu ở ngực và có kèm theo những dấu hiệu của cơn đau tim, hãy khẩn trương gọi bác sĩ hay cấp cứu.", "Chào em, Triệu chứng khó thở là một trong các triệu chứng của bệnh tim (như suy tim, bệnh van tim…), tuy nhiên, khó thở cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý hô hấp, trong đó hen phế quản không kiểm soát tốt có thể gây khó thở. Ngoài ra, khó thở còn có thể do những nguyên nhân khác như thiếu máu, thần kinh cơ, tâm lý… Để biết có phải khó thở do bệnh lý tim mạch hay không, em chỉ cần khám BS chuyên khoa Tim mạch, sau khi thăm khám + xét nghiệm (như xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tim…) là BS sẽ có câu trả lời cho em. Thân mến.", "Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch Chào bạn, Thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi gắng sức, trong bệnh cảnh gọi là bệnh động mạch vành mạn tính. Lúc chúng ta leo cầu thang, lên dốc, đi bộ nhanh thì có cảm giác nghẹn ở ngực. Còn cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim thì ngược lại, xảy ra trong khi chúng ta nghỉ, thường là buổi sáng hoặc ban đêm. Hoặc cũng có trường hợp một ông giáo sư đang thuyết trình có thể bị nhồi máu cơ tim cấp, tử vong ngay tại bàn thuyết trình. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa ba tới bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám và điều trị đúng cách nhé. Thân mến.", " Chào em, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân hô hấp và tim mạch chiếm tỷ lệ đa số. Tuy nhiên, khó thở trong hai nhóm bệnh lý này thường tăng lên khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Trường hợp của em tính chất khó thở lại ngược lại. Vậy, cần phải thăm khám lâm sàng mới có thể gợi ý nguyên nhân. Em có thể đến bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát em nhé. Thân mến! ", " Chào bạn Huế, có thể do những nguyên nhân sau: thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý gan mật tụy, bệnh tim thiếu máu cục bộ thành dưới... triệu chứng đi kèm là khó thở và nặng ngực, có thể gặp trong bất kỳ nguyên nhân gây đau thượng vị nào, đặc biệt là khi đau nhiều vì phần này sát với lồng ngực (nơi có tim và phổi). Ngoài ra có thể bệnh lý ở tim và phổi gây đau thượng vị kèm tức ngực, đặc biệt ở người lớn tuổi. Do vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến BV để kiểm tra, có thể đăng ký khám BS chuyên khoa tiêu hóa trước để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm) và kê thuốc thích hợp. Song song đó bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, tránh khói thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến!", "Chào bạn, Triệu chứng khó thở và đau vùng ngực trái xảy ra khi nằm thường gặp trong bệnh lý mạch vành, suy tim, bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh lý màng phổi, bệnh lý màng tim, u trung thất... Để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp thì BS phải khám trực tiếp cho bạn, hỏi kỹ thêm về bệnh sử và tiền căn, làm một số xét nghiệm hỗ trợ (như xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, chụp phim Xquang ngực...) mới chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Bạn nên khám tại chuyên khoa tim mạch về triệu chứng này, bạn nhé.", "Chào bạn, Theo như bạn mô tả, ba bạn có các triệu chứng của cơn đau thắt ngực , đây là bệnh lý hẹp mạch máu nuôi tim, tình trạng này đáng lo ngại. Ba bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ Tim mạch để xác định bệnh lý cụ thể và điều trị kịp thời. Ba bạn cần ngưng hút thuốc lá càng sớm càng tốt, ăn nhạt, kiêng cữ dầu mỡ, nên tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chỉ thật sự yên tâm tập luyện sau khi khám bác sĩ Tim mạch và được tư vấn cụ thể. Thân mến." ]
Chào BS, Gia đình tôi có người bị ung thư gan đã mất. Một lần tôi giặt quần áo của người bệnh có dính máu mà tay tôi bị xước. Liệu có bị nhiễm virus ung thư không? Mong BS tư vấn ạ. Xin chân thành cảm ơn.
[ "Chào bạn, Ung thư gan có thể liên quan đến nhiễm virus viêm gan B, C - đường lây truyền thường là đường máu, quan hệ tình dục hoặc mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Trong môi trường có bột giặt, chất tẩy rửa, virus thường khó có thể tồn tại lâu; tuy nhiên, cũng không thể loại trừ bạn đã bị nhiễm trong những tình huống khác. Tốt nhất bạn nên tới BV để làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng nhiễm virus, nếu nhiễm sẽ xem xét chỉ định điều trị, còn nếu may mắn chưa bị nhiễm virus thì có thể tiêm vaccin phòng ngừa bạn nhé! Thân mến." ]
[ " Thưa bác Minh Mỹ, Viêm gan siêu vi B chỉ lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền cho con, không lây qua các đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, chăm sóc con… Trường hợp của con bác nên tầm soát tình trạng nhiễm siêu vi B của chồng và cháu trai. Những hành động chăm sóc thông thường không lây nhiễm cần giải thích cho gia đình chồng hiểu để không quá lo lắng và gây bi quan cho người bệnh. Chỉ 20% những người nhiễm siêu vi B mới có nguy cơ đưa đến xơ gan, ung thư gan. Đa số những người nhiễm siêu vi B vẫn sinh hoạt khỏe mạnh, làm việc bình thường cho đến tuổi già mà không bị biến chứng gì. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt những người nhiễm siêu vi B cần theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa. Thân mến! TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Nhân dân 115 Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Em rất lo sợ vì hôm đó cô em đã lấy quần áo của cô cho em mặc ngủ, em cũng ăn cơm chung với gia đình cậu. Em có đọc được thông tin là bệnh này rất dễ lây, mà lại khó trị. BS xin cho em hỏi là tiếp xúc như nói chuyện, đụng chạm và ăn uống chung vậy có khả năng em bị lây không? Lỡ có bệnh thì điều trị sớm như thế nào? Em chân thành cảm ơn ạ. Chào em, có nhiều con đường lây truyền bệnh. Ngoài sự truyền nhiễm bệnh qua \r\nđường tình dục, có lúc bệnh cũng lây qua đường khác, như vết trầy xước \r\nlàm cho virus gây bệnh có thể thâm nhập vào. Nam giới hay nữ giới ngồi lên thành toilet (tiếp xúc da trực tiếp) có bám virus gây bệnh sùi mào gà cũng có thể lây bệnh. Mặc chung quần lót chưa vệ sinh kỹ nếu người đó có mang virus cũng có thể truyền cho người kia. Tuy nhiên, sùi mào gà không lây qua đường nói chuyện, không lây qua 2 vùng da lành đụng chạm \r\nnhau, không lây qua đường ăn uống chung (khi người bệnh không phải bệnh sùi mào gà ở miệng). Trường hợp của em là chị họ bị sùi mào gà ,\r\n em mặc quần áo sạch của người khác không bệnh, chỉ ăn cơm chung với gia\r\n đình thì không có khả năng bị lây bệnh. Vì những người trong gia đình \r\nchị họ em vẫn sống chung với người bệnh mà đâu có bị lây bệnh, chứng tỏ \r\nhọ biết cách giữ gìn vệ sinh rất kỹ. Thân mến. BS.CK1 Cao Thị Lan Hương", "Chào em, Nếu em lo lắng mình có thể bị những bệnh lây truyền\r\nqua đường tình dục thông qua bạn nữ kia, em có thể đến bệnh viện để làm , viêm gan B, giang mai, lậu là các bệnh thường lây qua đường tình dục\r\nnhất. Còn những bệnh khác như sùi mào gà, herpes thì thường sẽ có nổi sang\r\nthương ở cơ quan sinh dục. Em lo lắng nhiều mà không đi khám thì sẽ càng lo lắng\r\nhơn, vì cách chính xác và sớm nhất để biết có bệnh là xét nghiệm. Em có thể đến BV Da liễu, trung tâm xét nghiệm Medic, viện Pasteur, BV Bệnh nhiệt đới... để\r\nkiểm tra. Chúc em vui, khỏe.", "Nhân viên y tế sẽ có những biện pháp để giảm thiểu tối đa quá trình lây nhiễm chéo Chào bạn, Theo hướng dẫn lấy mẫu của Bộ Y tế, nhân viên y tế sẽ có những biện pháp để giảm thiểu tối đa quá trình lây nhiễm chéo (ví dụ: khử khuẩn găng tay sau mỗi lần lấy mẫu, tư thế lấy mẫu,..), do đó khả năng virus dính trên găng tay và lây nhiễm là tối thiểu. Đối với người nhiễm virus, virus chủ yếu nằm trong các giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh), và lưu lại trên bề mặt các vật dụng khi giọt bắn đó dính vào. Người có tiếp xúc gần (F1) được định nghĩa là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 (theo Hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 30/07/2021). Bác sĩ rất thấu hiểu nỗi lo của bạn về việc nguy cơ lây nhiễm qua vật dụng. Tuy nhiên, nếu người bị nhiễm chỉ mở khẩu trang ra mà không có ho, hắt hơi, khạc nhổ,.. thì nguy cơ giọt bắn chứa virus phát tán ra ngoài và dính trên ghế ngồi là không thể. Khi đi lấy mẫu, bạn vẫn nên tuân thủ 5K, giữ khoảng cách với những người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bản thân mình. Thân ái!", "- nguồn internet Chào em, thường lây truyền con đường như: đường máu, dịch tiết, vì vậy dù em không nhiễm virus Viêm gan B, không thể lây cho chồng, điều này không có nghĩa là chồng em không có khả năng nhiễm. Vấn đề thứ hai, lần đầu tiên xét nghiệm chồng em không nhiễm virus viêm gan B, sau đó xét nghiệm lại cho kết quả dương tính, có hai trường hợp xảy ra, có thể lúc đó chồng em đang trong giai đoạn nhiễm cấp, lúc này HbsAg (-), anti HBs (-), chỉ có IgM AntiHBc là dương tính, và xét nghiệm này không phải là xét nghiệm thường quy được sử dụng để tầm soát viêm gan B. Trường hợp thứ hai có thể lần đầu do kết quả sai lệch. Vấn đề hiện tại, chồng em đang nhiễm viêm gan B, và có thể đang trong giai đoạn cấp, có thể kiểm tra lại xét nghiệm sau 3 tháng xem có chuyển đảo huyết thanh hay không (cơ tể tự tạo kháng thể để chống lại virus). Nếu sau 6 tháng cơ thể vẫn không thể thải trừ virus thì chồng em đã nhiễm virus mạn tính. Do quá trình theo dõi và quyết định điều trị khá phức tạp, chống em cần được theo dõi bởi BS chuyên khoa nội tiêu hóa hoặc BS chuyên khoa Nhiễm để điều trị kịp thời em nhé. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Với kết quả xét nghiệm trên, quả thật em đang bị , virus này thường lây truyền qua đường máu, nhưng để xác định có phải bạn nhiễm từ năm 1998 do truyền máu hay không thì thật chưa đủ bằng chứng kết luận, nhưng dẫu sao thì mình lo hiện tại trước mắt cái đã, bạn nên đến BS chuyên khoa Gan mật để tiến hành điều trị bệnh sớm. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", " Chào em Lam, Tôi không rõ mẹ em ung thư từ\r\nđâu di căn qua gan, nhưng tình trạng đau bụng hiện tại nhiều khả năng là do khối\r\nu lan tràn gây tắc ruột. Em cần nhanh chóng đưa mẹ đến BV để có hướng xử trí kịp\r\nthời. Nếu không do nguyên nhân tắc ruột thì tại BV cũng có thuốc giảm đau\r\nchuyên dùng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, giúp mẹ em cảm thấy nhẹ nhàng. Tại BV Ung bướu TPHCM có\r\nkhoa điều trị chăm sóc giảm nhẹ, có đội ngũ BS chăm sóc tại nhà cho những trường\r\nhợp như mẹ em. Em có thể đến liên hệ để biết thông tin cụ thể, em nhé. >> Khi ung thư đã di căn xa thì\r\nđiều trị chủ yếu là điều trị nâng đỡ, giảm đau cho người bệnh. Tôi không rõ tại\r\nsao gia đình em chọn theo phương pháp dân gian nhưng phương pháp này còn\r\ngây tranh cãi. Em có thể tham khảo thêm ý kiến\r\ncủa TS. Phan Minh Liêm - Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ về chế độ ăn dành cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối: >> Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", " Chào bạn, Với vài chi tiết nêu trên, thật khó cho chúng tôi hướng đến chẩn đoán nào. Bạn vui lòng gửi hình ảnh vùng sang thương và cung cấp thêm các thông tin liên quan đến tình trạng trên càng chi tiết càng tốt, như trước đây bạn có bị vậy ở vùng da khác chưa, bạn có bôi thuốc hay sản phẩm nào lên vùng da dưới cánh tay như kem thoa không… Nếu như cho đến nay, các sang thương da dưới cánh tay vẫn còn, ngứa nhiều hoặc lan rộng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào em, lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con. Nghĩa là máu có chứa virus phải tiếp xúc trực tiếp với vết thương da, niêm mạc hoặc kim tiêm đâm vào người thì mới có nguy cơ nhiễm bệnh. Em không cần lo lắng nếu thời điểm đó chân không có vết thương hở. Bản thân cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch, nếu nồng độ virus không đủ cao thì không thể gây bệnh, do vậy, ngay cả khi có trầy xước nhỏ thì nước mưa có chứa virus với tỉ lệ rất thấp cũng khó có khả năng gây bệnh em nhé! Thân mến! ", " Chào em, Bất kì vết thương hở nào bị dính máu không rõ nguồn gốc đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, cần được đánh giá để sử dụng thuốc chống phơi nhiễm và xét nghiệm tầm soát bệnh em nhé! Thân mến.", "Chào em, Trường hợp của em chắc chắn đã bị nhiễm viêm gan B mãn tính và theo mô tả của em là phát hiện tình cờ khi hiến máu nên tôi dự đoán em đang bị viêm gan B ở thể người lành mang mầm bệnh. Tuy nhiên, em cần khám bệnh và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm chẩn đoán chính xác thể bệnh của em và có kế hoạch theo dõi thích hợp. Trân trọng! Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học để điều trị và phòng các bệnh về gan được các nhà khoa học đánh giá rất cao vì lợi ích và hiệu quả lâu dài của nó. Việc ứng dụng công nghệ sinh học để giải độc gan đã được nghiên cứu hơn 20 năm bắt đầu từ 1986 bởi Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và sau đó công trình nghiên cứu này đã được Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) ứng dụng để sản xuất ra thành phẩm đặc trị có tên là (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế của Cục Sở hữu Trí tuệ). Theo đó, Phòng Enzyme học, Viện Công nghệ Sinh học đã tập trung nghiên cứu theo hướng enzyme khử độc cơ thể, thải nhanh các chất độc hại và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Theo đó, chế phẩm sinh học sẽ bao gồm các enzyme thiên nhiên, và các chất chống oxy hóa chiết xuất từ 6 loại rau củ: nhựa quả đu đủ, dịch tiết từ khổ qua, củ cải, acid amin từ nhộng tằm, B-Carotene từ quả gấc, bột tỏi: - có tác dụng như men pepsin của dạ dày. - có tác dụng kháng khuẩn tăng cường hệ thống miễn dịch. - có đặc tính quan trọng là chống oxy hóa, loại bỏ tác nhân oxy hóa tế bào, đóng vai trò bảo vệ cơ thể, đáp ứng miễn dịch, phòng và điều trị được một số bệnh mạn tính, trong đó có ngăn ngừa tiền ung thư gan. - khử độc cho cơ thể. - có khả năng giải độc, có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, giảm mụn nhọt... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chế phẩm công nghệ sinh học này có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng để chữa bệnh hay phòng bệnh. Với người bình thường, việc sử dụng chế phẩm thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa những tác nhân có thể gây hại cho cơ thể, tổn thương chức năng gan và các cơ quan chính của cơ thể. Đối với người bị bệnh, ngoài các thuốc điều trị đặc hiệu cho từng bệnh thì nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học để hỗ trợ điều trị, mà chủ yếu là tăng cường chức năng gan, giúp giải độc cho gan. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan. Tham khảo thêm về được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,... tại: Hotline: Facebook: Các giải đáp từ chuyên gia:", "Bác Tuấn Ngọc thân mến! Trên cơ thể bị ung thư tái phát, đang điều trị\r\nbằng tia xạ, ăn uống không được, phải thường xuyên đi xa khám bệnh, tới\r\nnơi đông người, có nhiều mầm bệnh... tất cả những yếu tố trên đều góp phần\r\nlàm cho cơ thể rất yếu, sức đề kháng rất kém, rất dễ nhiễm trùng, nhất\r\nlà vùng hầu, họng, phổi…, do đó có thể gây nhiễm trùng huyết chứ không\r\nphải do hút mũi gây ra. Mặt khác khối u có thể di căn vào sọ não và các cơ quan\r\nkhác, gây hôn mê do chèn ép, tổn thương não, màng não... Trong lúc này, gia đình cùng hợp tác với y bác sĩ\r\ncứu chữa tích cực để bác gái thoát khỏi nguy kịch nhé! Chúc gia đình bác sức khỏe, bác gái chóng bình\r\nphục!", " Chào bạn, Trong thông tin bạn cung cấp, BS nhận thấy có vài vấn đề cần làm rõ, cụ thể là tại sao bạn không rửa tay ngay sau khi chạm vào vết máu mà phải chờ tới lúc về nhà, vết máu mà bạn thấy là máu khô hay còn ướt, vết trầy da kích cỡ ra sao, có rướm máu hay không…? Về máu khô trên tóc thì ít có khả năng lây nhiễm vì tỷ lệ virus còn sống là rất thấp, tuy nhiên, nếu vết trầy trên tay rướm máu chạm phải giọt máu còn ướt trên sàn nhà thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu đây là vết máu của người nhiễm . Vấn đề có dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV hay không thì cần làm rõ một số điều mà BS đã nêu ra trên đây, bạn nhé!", "Hình minh họa Chào bạn, Tôi không khám bệnh trực tiếp cho bạn nhưng với kết quả này tôi dự đoán bạn bị thể hoạt động nên khả năng diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan là cao nếu không điều trị tích cực. Bạn nên đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được xét nghiệm thêm chuyên sâu đồng thời điều trị sớm và theo dõi định kỳ vì trường hợp của bạn, theo kinh nghiệm điều trị của tôi sẽ cần điều trị kéo dài ít nhất là 5 năm. Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Kết quả cho thấy ba em bị viêm gan C, nồng độ virus khá cao Chào em, Kết quả này cho thấy ba em đang bị viêm gan C, nồng độ virus viêm gan C trong máu khá cao. Bên cạnh đó chỉ số AFP cũng tăng là một dấu hiệu đáng ngại, vì đây là chỉ dấu của ung thư gan. Vì thế, ba em cần đến khám tại bất kỳ cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa nào thuộc bệnh viện đa khoa, làm siêu âm bụng/CTscan ổ bụng để phát hiện hay loại trừ sớm u ở gan. Gia đình đừng chờ đợi Bệnh viện Nhiệt đới hết giãn cách để lên khám và lấy thuốc, hãy đến bất kỳ bệnh viện nào gần nhà kiểm tra ngay vấn đề trên, em nhé." ]
Chào BS ạ,Dạ cho hỏi, tôi 53 tuổi âm tính với viêm gan B, C Fibroscan:kPa=5.1d#7mm, v=19cm/s alt=38 ast=40 ggt=90 đường trong ngưỡng TB axit uric trong ngưỡng TB cholesterol toàn phần 7.1 dạ xin hỏi BS như vậy đã phải điều trị chưa ạ?
[ "Có chỉ số cholesterol cao chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Trong đó có các bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ… Xin chào bạn, Chỉ số Cholesterol 7.1 mmol/L là nằm ở ngưỡng cao và mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý tim mạch (xơ vữa mạch vành, hẹp mạch não …). Bạn cần được điều trị thuốc giảm mỡ máu để giảm thiểu các biến cố tim mạch có thể xảy ra. Trước tiên hãy đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để thăm khám, xét nghiệm chuyên biệt và tư vấn theo dõi điều trị lâu dài nhé bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ." ]
[ "Chào em, Trong bệnh nhiễm virus viêm gan B thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời. Cho nên theo dõi cũng chỉ đơn giản là theo dõi men gan, HBsAg, Anti HBs xem loại trừ được hẳn virus chưa, có kháng thể chưa trong vòng 6 tháng, không cần điều trị trừ khi viêm gan B tối cấp, chỉ cần hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể sau 6 tháng, nếu không điều trị và theo dõi sát bệnh thì sẽ dẫn đến ung thư gan, xơ gan lúc nào không biết. Ngày nay có rất nhiều thuốc ra đời để đặc trị HBV, nhưng tùy vào phân type HBV, đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh... mà việc điều trị mang lại khả năng thành công khác nhau. Bệnh nhân cần theo dõi bệnh ở BS chuyên khoa Gan mật để được hướng dẫn điều trị đúng đắn. Thân mến.", "Chào em, HBsAg là xét nghiệm cho biết em đang có nhiễm virus gây viêm gan B không, kết quả âm tính tức là hiện không có bị nhiễm. Anti HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B (HBV), dương tính tức là có kháng thể. Kháng thể được tạo ra trong 2 trường hợp, một là em đã từng nhiễm HBV từ bên ngoài, có thể có biểu hiện viêm gan cấp do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể và tạo ra kháng thể bảo vệ; hai là kháng thể được tạo ra nhờ vào chủng ngừa viêm gan B. Anti HBc total dương tính chứng tỏ em đã từng nhiễm virus viêm gan B lúc nào em không biết. Như vậy, bộ ba xét nghiệm em làm cho thấy, hiện em không có bị nhiễm HBV, đã có kháng thể bảo vệ rồi, và kháng thể này là do trước đây cơ thể từng nhiễm HBV nhưng vượt qua được, tự đào thải và tạo ra kháng thể bảo vệ. điều này là tốt, em không cần phải tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, em nhé. Thân mến.", "Hình minh họa Chào em, Theo thông tin cung cấp thì trường hợp của em là một người lành mang siêu vi viêm gan B, hiện tại virus chưa có dấu hiệu hoạt động và gây bệnh, nên em chưa cần phải dùng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, em cần tái khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hoá – Gan Mật mỗi 3 tháng để theo dõi men gan và siêu âm giúp phát hiện sớm tổn thương hoặc khối u gan (nếu có). Nếu men gan không tăng, em không nên lạm dụng thuốc hạ men gan vì không có lợi ích nào, thậm chí còn che giấu tình trạng hoạt động của virus, làm chậm trễ việc điều trị. Đối với người viêm gan siêu vi B, cần thận trọng khi dùng thuốc, nhất là thuốc ảnh hưởng tới gan. Tuy nhiên, nếu sốt và đau đầu nhẹ, em có thể dùng paracetamol liều lượng theo cân nặng, thông thường 3-4 viên/ngày, chia đều các cữ sau ăn. Em nên giữ tinh thần thoải mái, lối sống khoa học để tăng cường sức đề kháng, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ức chế hoạt động của virus em nhé!", "Chào em, Trong bệnh nhiễm virus thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời, do đó, trừ trường hợp suy gan cấp thì mới cần điều trị, còn lại chỉ là hỗ trợ gan (thuốc bổ gan). Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể, nhưng không có nghĩa là không có khả năng chữa khỏi, ngày nay có rất nhiều thuốc ra đời để đặc trị HBV, nhưng tùy vào phân type HBV, đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh... mà việc điều trị mang lại khả năng thành công khác nhau. Chẩn đoán “viêm gan B nhẹ” khá mơ hồ, em cần khám bác sĩ chuyên khoa Gan mật, để BS xác định thể bệnh của em, tầm soát thêm về chức năng gan của em, gan có bị xơ hóa chưa (qua xét nghiệm fibroscan, ARFI) nhằm đánh giá bệnh sớm và điều trị thích hợp. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào em, HBsAg là xét nghiệm cho biết em đang có nhiễm virus gây viêm gan B không, kết quả âm tính tức là hiện không có bị nhiễm. Anti HBc total dương tính chứng tỏ em đã từng nhiễm virus viêm gan B lúc nào em không biết. \"HBsAg âm tính, Anti HBc Total dương tính\" cho thấy em đã từng nhiễm virus viêm gan B, nhưng hiện đã khỏi bệnh (tự khỏi) và giờ không có đang nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, em nên kiểm tra thêm anti HBs để biết có cần chích ngừa vắc xin viêm gan B hay không. Anti HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B. Dù em đã từng nhiễm virus viêm gan B, nhưng nếu lượng kháng thể bảo vệ (Anti HBs) tụt giảm theo thời gian thì vẫn có khả năng bị nhiễm lại. Thân mến.", "Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có đến hơn 300 triệu người mắc Viêm gan B trên toàn thế giới Trong bệnh nhiễm virus viêm gan B thì có những thể lâm sàng sau: Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan. Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời, do đó, trừ trường hợp suy gan cấp thì mới cần điều trị, còn lại chỉ là hỗ trợ gan (thuốc bổ gan). Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể, nhưng không có nghĩa là không có khả năng chữa khỏi, ngày nay có rất nhiều thuốc ra đời để đặc trị HBV, nhưng tùy vào phân type HBV, đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh... mà việc điều trị mang lại khả năng thành công khác nhau. Đối với trường hợp viêm gan B mạn thì BS sẽ tiến hành điều trị bệnh cho em bằng thuốc đặc trị tiêu diệt virus. Tùy vào chức năng gan, nồng độ virus trong máu, thể hoang dại hay đột biến... mà bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc phù hợp cho em (thuốc uống kéo dài hay thuốc chích), khả năng thành công của liệu pháp điều trị và tư vấn chi phí điều trị cho em (dựa vào diện BHYT hay dịch vụ cùng các xét nghiệm đi kèm khi tái khám). Thuốc điều trị viêm gan B đặc trị hiện nay không hề khó tìm. Do vậy, tốt hơn hết em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được hướng dẫn tư vấn điều trị và theo dõi bệnh phù hợp, em nhé.", "Em Bích Thảo thân mến, Theo kết quả xét nghiệm em cung\r\ncấp, tôi nhận thấy men gan em cao nhưng không biết do nguyên nhân nào? Nếu do\r\nviêm gan B thì không đúng như xét nghiệm (HbsAg và  HbeAg đều âm tính). Dù là nguyên nhân nào đi nữa mà men gan em quá cao cũng cần nhanh chóng điều\r\ntrị, vì khi chứng tỏ có tổn thương tế bào gan. Chính vì vậy, mà BS\r\nở BV đã cân nhắc giữa cái lợi và hại nếu em không được điều trị, sẽ có nhiều\r\nnguy cơ không tốt cho sức khỏe của em và thai nhi. Tuy nhiên, thuốc này được khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai chứ không có\r\nchống chỉ định tuyệt đối, còn thuốc có gây dị tật cho thai nhi không, thông tin\r\nnày chưa được ghi nhận.", "Chào em, Chồng của em có xét nghiệm có nghĩa là chồng của em đang mang trong người virus viêm gan B, nhưng có 2 tình huống xảy ra, một là “viêm gan B” (virus đang làm tổn thương tế bào gan, men gan sẽ tăng), hai là “nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động”. Giá trị HBsAg dương tính bao nhiêu (3403.47 hay cao hơn hay thấp hơn) không quan trọng bằng việc chẩn đoán thể bệnh như tôi đã đề cập ở trên. Do vậy người bệnh cần được khám và điều trị tại chuyên khoa gan mật hay chuyên khoa nhiễm để xác định bệnh và điều trị thích hợp. Kết quả xét nghiệm của em là HBsAg âm tính, chứng tỏ em không nhiễm viêm gan siêu vi B, em nên chích ngừa viêm gan B sớm để phòng cho chính mình, khi hoàn tất liệu trình chích ngừa viêm gan B (3 mũi hay 5 mũi) thì em sẽ có kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm siêu vi gây viêm gan B, em có thể quan hệ tình dục với chồng em mà không lo ngại việc nhiễm viêm gan siêu vi B từ anh ấy, và khi mang thai sinh nở em cũng không lo ngại việc truyền cho con mình (chú ý, nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì bệnh khá nặng nề). Khi chưa tiêm ngừa đủ mũi thì em và chồng em nếu có quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để bảo vệ (tức là chưa có con sớm), cũng không nên quan hệ tình dục bằng đường miệng, tránh tối đa các tiếp xúc có dính máu của cả 2 (như dùng chung bàn chải đánh răng, cạo lưỡi...). Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Hình minh họa Chào em, Nhìn vào kết quả trên cho thấy men gan trong giới hạn bình thường, sốt copies virus dưới ngưỡng phát hiện cho thấy em đang điều trị tốt, tuy nhiên HBeAg vẫn còn dương tính vì vậy em vẫn phải tiếp tục điều trị. Em nên uống thuốc đầy đủ và tái khám theo hướng dẫn của BS để được theo dõi và đạt kết quả điều trị tốt nhất. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", " Chào em, Viêm gan B có 3 thể bệnh là thể hoạt động, thể ngủ yên và thể người lành mang mầm. Chỉ khi nào ở thể hoạt động thì mới điều trị để ngăn chặn diễn tiến bệnh thành xơ gan hoặc ung thư gan. Em cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để được làm xét nghiệm, đánh giá đúng thể bệnh. Hiện tại, em chỉ cần kiêng rượu bia và hạn chế ăn quá nhiều chất béo. Hiện tại không có thức ăn nào để giảm lượng virus trong máu cả. Em xem thêm bài viết của tôi để hiểu rõ hơn về các thể bệnh viêm gan B, cần chú ý gì: Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào em, Các xét nghiệm em cung cấp chỉ cho biết em đang mang trong người virus viêm gan B, chưa thể trả lời có viêm gan hay không, mức độ nào, cơ thể tự diệt trừ được hay uống thuốc gì cả ! HbsAg dương tính thì có nghĩa là em đang mang trong người virus viêm gan B, nhưng có 2 tình huống xảy ra, một là “viêm gan B” (virus đang làm tổn thương tế bào gan, men gan sẽ tăng), hai là “nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động”. HBeAg âm tính thì một là virus không đang sinh sôi, hai là virus vẫn sinh sôi nhưng là thể đột biến. Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động: tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, không cần điều trị, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm sóat ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Viêm gan B, tức là vừa nhiễm virus viêm gan B và virus này đang làm tổn thương gan, men gan sẽ tăng. Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, hiện tượng tế bào gan bị phá hủy không phải do virus mà do chính cơ thể chống lại virus gây ra, và trong vòng 6 tháng là cơ thể sẽ thải toàn bộ virus và tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời. Viêm gan B mạn là cơ thể không thể tự thải trừ HBV ra khỏi cơ thể. Đa số mọi người nhiễm HBV không có triệu chứng gì cả, ngay cả viêm gan B cấp có thể không có triệu chứng và viêm gan B mạn cũng có thể không có triệu chứng gì trong thời gian đầu. Do đó nhiều trường hợp không biết mình nhiễm lúc nào. Như vậy, chỉ dựa vào kết quả em cung cấp thì không biết được em có bị viêm gan không, nếu viêm gan thì cấp hay mạn, chức năng gan ra sao… Do vậy, em nên khám thêm ở bác sĩ chuyên khoa Gan Mật về vấn đề này (xét nghiệm men gan, chức năng gan…) và xử trí thích hợp tương ứng, em nhé. Thân mến.", "Hình minh họa Chào bạn, Trường hợp của em do hiện tại men gan không tăng nên không có chỉ định dùng thuốc điều trị, chỉ cần theo dõi men gan, mỗi 6 tháng để kịp thời nhận diện giai đoạn cần điều trị. Điều trị viêm gan B là một quá trình lâu dài, hơn nữa trường hợp của bạn chưa có chỉ định điều trị nên khả năng cơ thể tự sinh kháng thể loại trừ virus là rất thấp. Vì vậy em không nên hiến máu. Cơ thể loại trừ được virus khi HBsAg âm tính, Anti HBs dương tính, Anti HBc dương tính. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào em, Bệnh viêm gan B mạn có thể điều trị bằng thuốc và uống thuốc có thể giúp chuyển đổi huyết thanh giúp cho virus trở thành âm tính. Dựa vào các khuyến cáo của những tổ chức Gan mật lớn trên thế giới thì khi HBV-DNA huyết thanh giảm > 100 lần sau điều trị 6 tháng hay > 10 lần sau điều trị 3 tháng thì gọi là có đáp ứng với thuốc điều trị. Tuy nhiên, để gọi là điều trị thành công và ngưng thuốc điều trị diệt virus thì không dựa vào HBV-DNA, mà dựa vào yếu tố sau: Viêm gan siêu vi B có HbeAg (+): điều trị thêm 6-12 tháng sau khi có chuyển đổi huyết thành HbeAg sang âm tính. Viêm gan siêu vi B có HbeAg (-): điều trị đến khi HbsAg âm tính. Lý do không dựa vào HBV DNA âm tính thì ngưng thuốc là do nồng độ HBV DNA của bệnh nhân đạt mức dưới ngưỡng phát hiện thì gọi là âm tính, nhưng thực sự nếu còn chút ít trong máu mà “dưới ngưỡng phát hiện” thì vẫn là âm tính. Nếu điều trị tiệt trừ thành công virus viêm gan B thì đa phần người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời, tức là HbsAg âm tính và Anti HBs phải dương tính mới gọi là an toàn. Trường hợp chưa có miễn dịch, tức Anti HBs còn âm tính thì cũng chưa thật sự an toàn. Như vậy, thời gian uống thuốc đối với viêm gan B mạn khá dài, đến khi chuyển đổi huyết thanh. Tuy nhiên, con virus viêm gan siêu vi B rất “ranh ma”, khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ để lại 1 “dấu ấn” của mình, do vậy ngay cả khi điều trị thuốc uống đến khi không còn thấy virus trong cơ thể nữa, vẫn có những trường hợp “tái phát bệnh”, đặc biệt hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch (dùng thuốc corticoid kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị ung thư...). Vì thế, ở 1 số nước quy định điều trị thuốc uống trị viêm gan siêu vi B dùng suốt đời. Một số trường phái khác thì chấp thuận ngưng thuốc khi điều trị hiệu quả, có chuyển đổi huyết thanh HbeAg dương thành âm, còn HBsAg thì khó mà chuyển đổi từ dương thành âm nổi lắm, nên sẽ phải được theo dõi chặt chẽ mỗi năm vì tái phát cao, khi bùng phát thì điều trị lại. Điều này có nghĩa là em vẫn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, khi men gan có xu hướng tăng lại thì phải làm xét nghiệm định lượng nồng độ HBV để quyết định điều trị lại hay không, thuốc uống có thể là thuốc cũ trước đây cũng có thể sẽ đổi thuốc để tránh kháng thuốc, em nhé.", " Chào em, Như thông tin em cung cấp, kết quả xét nghiệm trước và sau điều trị 3 tháng cho thấy tình trạng viêm gan siêu vi B có đáp ứng tốt với thuốc Tenofovir em đang được sử dụng. Tuy nhiên em còn phải được điều trị kéo dài vì hiện tại siêu vi vẫn còn hoạt động mặc dù tải lượng siêu vi đã giảm. Sau 6 tháng điều trị em sẽ được BS kiểm tra lại tình trạng viêm gan và tải lượng siêu vi để có kế hoạch điều trị tiếp theo. được điều trị kéo dài và khó khỏi hẳn với nên em cần được BS đang trực tiếp điều tư vấn về tình trạng bệnh, độ an toàn của thuốc cũng như giá thành nhằm  có sự chuẩn bị về tâm lý để điều trị lâu dài. Thân mến! - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Cần xét nghiệm kiểm tra mới xác định được viêm gan B khi nào cần điều trị thuốc Chào em, Kết quả xét nghiệm trên cho thấy em đang nhiễm virus viêm gan B, nhưng men gan thì chưa tăng (chủ yếu là xem chỉ số ALT - đặc trưng cho gan nhất). Trường hợp của em có 2 tình huống xảy ra, một là gan chưa bị tổn thương và virus đang chung sống hòa bình trong cơ thể em, hai là gan có tổn thương nhưng xn lần này thì không bắt được lúc men gan tăng - lý do là men gan dao động chứ không phải đứng yên 1 con số. Tình huống số 1, em chưa cần điều trị thuốc, và em được chẩn đoán là Nhiễm virus viêm gan B thể không hoạt động, chỉ theo dõi định kỳ men gan, tầm soát ung thư gan (AFP, siêu âm bụng) và sống lối sống lành mạnh, hạn chế các chất độc gan (bia rượu, thuốc uống bừa bãi, thuốc đông nam không rõ loại). Tình huống số 2, tức là em có viêm gan B, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị thuốc đặc trị dựa vào chỉ số men gan, đo độ xơ hóa gan và nồng độ virus ở lần xét nghiệm sau. Như vậy, để phân biệt tình huống nào thì bác sĩ sẽ hẹn em quay lại xét nghiệm kiểm tra, thường là sau 3-6 tháng, em nhé. Em theo dõi bệnh của mình ở bác sĩ chuyên khoa Gan mật là yên tâm." ]
Tôi rất cám ơn BS Thu Cúc đã trả lời câu hỏi lần trước của tôi. Tôi xin gửi thêm câu hỏi, mong BS trả lời giúp ạ: Theo một chương trình phát thanh trên truyền hình nói rằng: Những đồ ăn trái cây (hay bất cứ gì) mà chuột đã ăn vào thì nên bỏ đi, không nên tiếc vì có thể gây nên bệnh thận. Vậy điều đó thật hư thế nào? BS tư vấn giúp tôi. Chúc BS luôn khỏe và thăng tiến trong công việc.
[ " Chào bạn, Xin cảm ơn những phản hồi và lời chúc của bạn. Tôi không xem chương trình này, không biết cụ thể chương trình đã giải thích thế nào. Tuy nhiên, không chỉ riêng chuột, thức ăn đã bị những động vật khác ăn thì không nên ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nhé. Thân mến! Câu tư vấn trước: " ]
[ "Chào bạn, Theo như kết quả xét nghiệm có lẽ bệnh tiểu đường ở bệnh nhân đã có từ lâu, hiện tại đã tới biến chứng suy thận. Chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào việc bệnh nhân có điều trị thay thế thận hay chưa. Đặc biệt trong trường hợp này, creatinine tăng khá cao, kali cũng tăng, nên cần có chế độ ăn kiêng kali và tái khám, theo dõi sát điện giải đồ để tránh biến chứng nguy hiểm. Bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều kali như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ, rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu. Tuy nhiên, rau xanh lại là thực phẩm hết sức cần thiết cho người tiểu đường, bạn có thể luộc rau bỏ nước (vì trong nước luộc rau có nhiều kali). Nên hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây, gạo đỏ huyết rồng, bánh bột ngô nướng, miến, bánh kẹo ngọt… các chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa… hạn chế thực phẩm nhiều phốt pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò… tránh ăn nhiều muối, hạn chế mắm, cá khô, tôm khô, hột vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên… Ăn hạn chế đạm 0,8g/kg cân nặng/ngày, nên chọn các loại sữa giảm đạm (người chưa chạy thận), lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần: làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mãn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…), chậm tiến triển đến suy thận mãn giai đoạn cuối. Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung Keto/Aminoacid theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đã chạy thận rồi thì không cần kiêng đạm quá mức như vậy. Thân mến.", "Chào em, Kích thước của hạt vải cũng tương đối nhỏ so với đường ruột nên hiếm khi gây tắc ruột vì một hạt vải đơn thuần. Trường hợp viêm ruột thừa cấp, thủng ruột thì bản thân tôi cũng chưa thấy báo cáo. Thông thường cơ thể sẽ tự động thải bỏ hạt vải theo phân ra ngoài vì không tiêu hóa được. Em không có khó chịu gì là tốt, đừng lo lắng quá, tiếp tục theo dõi thôi em nhé!", " Chào em, Mỗi một quả thận có chứa xấp xỉ 1 triệu bộ lọc nhỏ (tiểu cầu), trong đó gắn với một ống nước thu nhỏ. Các cầu thận làm nhiệm vụ lọc máu và tạo ra nước tiểu. và hội chứng thận hư đều là bệnh lý của cầu thận. Trong đó, viêm cầu thận thường có đặc điểm là tiểu máu, còn hội chứng thận hư có đặc điểm là tiểu đạm nhiều. Tuy nhiên, 2 bệnh này có thể chồng lấp với nhau, có 1 số trường phái xếp hội chứng thận hư vào chung nhóm viêm cầu thận. Không thể nói 2 bệnh này bệnh nào nặng hơn vì tùy vào thể bệnh, đối tượng bị bệnh, nguyên nhân, tiến triển của tổn thương tại thận, đáp ứng điều trị ra sao... mới kết luận được mức độ nặng nhẹ trên từng bệnh nhân cụ thể. Em nên hỏi thông tin chi tiết về bệnh của mình từ BS điều trị chính cho mình, em nhé. Thân mến! ", "Thưa BS, em nghe nói khi bị mụn trứng cá có phải kiêng ăn ngọt vì dễ bị \r\nthâm, kiêng ăn rau muống vì sợ bị sẹo lồi, kiêng ăn chuối tiêu và gạo nếp \r\nvì sợ tăng viêm làm bệnh nặng thêm. Vậy những điều trên có đúng không ạ? Xin BS cho em lời khuyên. Thùy Linh Bạn thân mến, Câu hỏi của bạn tương tự câu hỏi của nhiều bạn đọc đã gửi AloBacsi. Mời bạn đọc bài sau để tháo gỡ những thắc mắc của mình bạn nhé: Thân chào! BS chuyên khoa của AloBacsi", "Ăn nhiều chuối già có bị tiểu đường? Chào chị, Chuối già được nhiều người rất ưa thích do vị ngon, thơm, có nhiều\r\nchất bổ dưỡng, dễ ăn và có gần như quanh năm. Nếu cơ thể bình thường thì việc\r\năn nhiều chuối không thể bị được dù chuối có vị ngọt nhiều. Tuy nhiên không nên ăn kéo dài, lâu ngày với chế độ ăn chỉ duy nhất có\r\nchuối, vì chuối già tuy có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng chưa phải là đủ\r\nđáp ứng cho nhu cầu của cơ thể, nhất là cháu chị đang ở tuổi 18 - lứa tuổi đang\r\nphát triển. Vì vậy, chế độ ăn của cháu cần điều chỉnh một cách phù hợp để đảm bảo\r\ntổng số năng lượng cần thiết mỗi ngày. Nên duy trì một tỷ lệ cân đối, hợp lý\r\ngiữa các thành phần thức ăn glucid, protid, lipid và chất xơ. Cần đảm bảo đầy đủ khoáng chất cũng như các loại vitamin cần thiết cho\r\nhoạt động và tăng trưởng của cơ thể, phù hợp với lứa tuổi của cháu. Theo TS Nguyễn Bích Đào - Sức Khỏe &\r\nĐời Sống", "Ăn đủ các nhóm chất đối với người có 1 quả thận Chào em, Mặc dù cơ thể người bình thường có 2 quả thận, tuy nhiên khi 1 quả bị hư hỏng hoặc không tồn tại, thận còn lại vẫn bù trừ tốt và không ảnh hưởng sức khoẻ chung. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân thận độc nhất hoặc hiến 1 thận, cắt bỏ 1 thận do chấn thương... vẫn sống khoẻ mạnh tới cuối đời. Việc em quá lo lắng, quá kiêng khem, vô tình lại làm cho cơ thể suy yếu, ảnh hưởng xấu tới dinh dưỡng và lượng máu nuôi thận, bắt thận làm việc quá mức và dễ sinh bệnh hơn. Em nên sinh hoạt điều độ, ăn đủ các nhóm chất, tránh ăn quá mặn, uống đủ nước, tập vận động thể lực hàng ngày ít nhất 30 phút và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, kể cả các thuốc giảm đau, thảo dược em nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "Chào em, Khi vô tình nuốt phải mảnh xương gà trong lúc ăn thì điều quan trọng nhất là không cố gắng móc họng để lấy ra. Những biến chứng có thể xảy ra khi nuốt phải xương gà là phản xạ ho sặc nếu rơi vào đường thở nguy hiểm nhất có thể gây ngưng tim ngưng thở, với mảnh xương gà có đầu sắc, nhọn thì có thể gây trầy xước trên đường đi của nó (hầu họng, thực quản, ruột) tạo nên viêm nhiễm, chảy máu, thủng, áp xe; với mảnh xương lớn thì thường gây tắc hẹp trên đường đi gây khó thở, nuốt nghẹn, tắc ruột. Trường hợp mảnh xương nhỏ và không có đầu sắc nhọn thì sẽ tiêu hóa ít nhiều rồi co bóp đẩy ra ngoài theo phân. Do đó, trường hợp em nuốt phải xương gà mà chỉ thấy hơi đau ở vòm họng bên trái thì chỉ cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi vòm họng xem có trầy xướt gì không, có bị mảnh xương gà vướng lại không để gắp ra, em nhé. Thân mến.", " Chào bạn Tòng, Cầu\r\n thận là một bộ phận trong đơn vị chức năng của thận đóng vai trò lọc \r\nmáu và tạo thành nước tiểu. Viêm cầu thận, bao gồm thể cấp và mạn tính, \r\nvới các biểu hiện thường gặp là phù, tiểu máu, tiểu đạm và tăng huyết \r\náp. cũng như tổn thương thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào \r\ntừng nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau. Đây là các tình trạng \r\ncó diễn tiến phức tạp, có nguy cơ dẫn đến mất chức năng thận tạm thời \r\nhoặc vĩnh viễn, cần được điều trị bởi BS chuyên khoa. Thân mến!", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào bạn Tuấn, Các chất thải qua thận vì lý do nào đó không thể hoà tan trong nước tiểu có thể bị tích tụ lại thành cặn, lâu ngày dẽ diễn tiến đến . Đối với cặn và sỏi nhỏ có thể được tiểu ra ngoài dễ dàng. Do đó, bạn cần chú ý uống nhiều nước, tránh nín tiểu để hạn chế tích tụ thêm sỏi. Hiện tại chức năng thận của bạn vẫn còn trong giới hạn bình thường. Bạn nên kiểm tra lại mỗi 6 tháng để theo dõi kích thước sỏi và có hướng dử trí đúng thời điểm, bạn nhé! Thân mến!", "Nên ăn thực phẩm dễ tiêu và mát - nhuận trường để hạn chế tình trạng táo bón Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì tôi nghĩ nhiều khả năng các vấn đề em gặp phải sau khi uống thuốc vài ngày là do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên không có dấu hiệu nguy hiểm bắt buộc phải ngừng thuốc. Em vẫn uống thuốc thoe toa và tái khám theo hẹn của bác sĩ, em nhé. Song song đó, trong thời gian điều trị bệnh, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe, nên ăn các thực phẩm dễ tiêu và mát - nhuận trường như đu đủ, chuối, yaua, không bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ. Thân mến.", " Có thể nói bệnh gout có 2 dạng nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát do yếu tố gia đình, thiếu men chuyển hóa trong chương trình chuyển hóa axit uric, thì thường rất phức tạp. Gout thứ phát xảy ra do cơ địa, có sự rối loạn chuyển hóa của axit uric trong nhân purin và sản phẩm cuối của nhân purin, có nhiều trong các mô trong cơ thể và cũng có nhiều trong thức ăn như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Nếu nói ăn nhiều những thực phẩm trên mà bị bệnh gout thì ai cũng bị nhưng thật sự có những người ăn chay trường vẫn mắc bệnh, cho nên yếu tố ăn uống chỉ là điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh gout mà thôi. Với những người dễ mắc bệnh gout, nên khuyên họ ăn một lượng vừa phải, tránh một bữa ăn thịnh soạn vì khi nạp lượng thức ăn đó vào quá nhiều, cơ thể vốn dĩ không hoàn thiện trong vấn đề đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, sẽ gây ứ đọng, tăng vọt nồng độ axit uric máu lên cao tới ngưỡng gây bệnh gout. Như vậy tùy theo mỗi người, có những người ăn nhiều không sao, có những người ăn vào là bệnh thì chúng ta điều tiết lại. Theo tôi, bệnh nhân không cần kiêng ăn gì cả vì không ai ăn 1 lần 1kg tôm, cua, ghẹ… Nếu chúng ta ăn với lượng ít và không quá liên tục thì cúng không có gì nguy hiểm, trừ trường hợp những người vừa ăn vào là bị bệnh thì mới không nên ăn hoặc nồng độ axit uric trong máu được bác sĩ điều trị dưới ngưỡng nguy hiểm. Bên cạnh đó rượu bia cũng là yếu tố thuận lợi làm cho cơn gout xảy ra nhiều hơn vì đa phần bệnh nhân có nhậu, nhưng xin nhắc lại những người ăn chay vẫn có thể bị bệnh như thường. Thân mến.", "Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Chào em, Đây là triệu chứng nguy hiểm vì có thể do ngộ độc thực phẩm gây nên. Em cần đến bv gần nhất để được kiểm tra sớm, nên có người thân đi cùng, em nhé. Thân mến!", " Chào em, Đọc thông tin của em tôi cũng chưa nắm được bệnh trạng của em. Cụ thể là em có triệu chứng gì khó chịu phải đi khám, em đã làm xét nghiệm gì mà có kết luận “thùy trái rải rác có nhân, nhân lớn nhất là 9mm”? Bởi vì rất nhiều cơ quan trong cơ thể có phân thùy và có thể có nhân, như tuyến giáp, gan... Chúng tôi cần thêm thông tin thì mới tư vấn cho em được, em nhé", "Chào bạn Kim Dung, Sau mổ phải cần có nhiều thời gian sức khỏe mới được phục hồi trở lại, nên vấn đề chăm sóc sau mổ là rất cần thiết. cần đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin), nên chọn những thực phẩm có nhiều chất sắt (tham gia vào việc tạo máu), tăng cường rau xanh, trái cây… Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn để giúp ruột dễ hấp thu và tiêu hóa sau mổ (nếu mổ ổ bụng), thức ăn phải được nấu chín, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, để tránh ngộ độc, cần tránh các thực phẩm cứng khó tiêu hóa và thực phẩm lên men (dưa, giá, cà muối) hoặc các nước uống có gas… Tóm lại, sau mổ không nên kiêng khem quá mức, chẳng những sức khỏe lâu phục hồi mà còn lâu lành vết thương. Do vậy, những thực phẩm của bạn đề cập vẫn dùng được, ngoại trừ bạn bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Dân gian thường cho rằng, sau mổ ăn rau muống sẽ bị sẹo lồi, uống nhiều nước cam vết mổ sẽ chảy nước vàng… nhưng thực chất không phải như vậy, sẹo lồi là do cơ địa của bạn, nếu bạn có, thì dù cho bạn không dùng rau muống cũng bị sẹo lồi, uống nhiều nước cam sẽ làm cho vết thường mau lành hơn. Thân mến!", "- nguồn internet Chào em, có nhiều nguyên nhân,\r\ncách điều trị cũng khác nhau. Tôi không rõ trước đây em bị viêm cầu\r\nthận nguyên nhân gì, kết quả giải phẫu bệnh như thế nào và điều trị ra sao,\r\nngưng điều trị từ bao lâu. Tất cả những thông tin này đều rất quan trọng cho\r\nviệc chẩn đoán và điều trị sau này. Các triệu chứng hiện tại hông nói lên\r\nđược bệnh có tái phát hay không. Nếu em thấy cơ thể có bất thường như tiểu ít,\r\ntiểu khó, tiểu đỏ, phù toàn thân, phù chân, phù mặt, tăng huyết áp thì nên đến\r\nkhám BS chuyên khoa Nội thận để kiểm tra. Còn với những triệu chứng trên em chỉ\r\ncần đến khám BS Nội tổng quát để tìm nguyên nhân em nhé." ]
Thuốc NeuroAID II MLC 901 Moleac điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ (3 hộp x 60 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc NeuroAiD là sản phẩm của Poli Medical Company có thành phần chính là chất chiết xuất từ các dược liệu quý: Hoàng kỳ, đan sâm, xuyên khung, xích thược, đương quy có tác dụng bổ khí hoạt huyết, thông lạc. Thuốc NeuroAiD được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng sau đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, để phục hồi các chức năng và khả năng bị suy giảm.\nThành phần:\nRadix Astragali: 800mg\nRadix Salviae Miltiorrhizae: 160mg\nRadix Paeoniae Rubra: 160mg\nRhizoma Ligustici Wallichii: 160mg\nRadix Angelicae Sinensis: 160mg\nFlos Carthami Tinctorii: 160mg\nSemen Pruni: 160mg\nRadix Polygalae: 160mg\nRhizoma Acori Tatarinowii: 160mg\nChỉ định:\nThuốc NeuroAiD được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng sau đột quỵ hoặc chấn thương sọ não , để phục hồi các chức năng và khả năng bị suy giảm của họ. NeuroAiD nên được bắt đầu sau khi bệnh nhân đã ổn định kết hợp với các liệu pháp phục hồi chức năng." ]
[ "Mô tả ngắn:\nBisoloc™ của Công ty TNHH United International Pharma, thành phần chính là bisoprolol fumarate. Bisoloc™ có tác dụng điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực); điều trị suy tim mạn ổn định từ vừa đến nặng cho bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và các glycoside trợ tim nếu cần. \n Bisoloc™ được bào chế dạng viên bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên bao phim hoặc hộp 1 vỉ x 10 viên bao phim.\nThành phần:\nBisoprolol: 5mg\nChỉ định:\nBisoloc™ dùng trong các trường hợp:\nĐiều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực). Điều trị suy tim mạn ổn định từ vừa đến nặng cho bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và các glycoside trợ tim nếu cần.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Mecitil capsule 5 mg là sản phẩm của Nam Sam Pharmaceutical chứa Flunarizin, có tác dụng điều trị đau nửa đầu, chóng mặt, thiểu năng tuần hoàn não.\nThành phần:\nFlunarizine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Mecitil capsule 5 mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nDự phòng đau nửa đầu dạng cổ điển (có tiền triệu) hoặc đau nửa đầu dạng thông thường (không có tiền triệu). Ðiều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình. Ðiều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não bao gồm: chóng mặt, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích, mất trí nhớ, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ.", "Xuất huyết não là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Chào chị, Xuất huyết não là tình trạng mạch máu nuôi não bị vỡ, khiến cho máu chảy khỏi lòng mạch và gây gián đoạn quá trình cung cấp máu đến nuôi mô não. Từ đó, các tế bào thần kinh sẽ tổn thương và dần chết đi do thiếu oxy và dinh dưỡng, mà các tế bào này lại không có khả năng sản sinh thêm, dẫn đến những di chứng kéo dài về cảm giác và vận động cho người bệnh (dị cảm, tê đau, yếu liệt tay, chân...). Các di chứng về vận động có thể phục hồi một phần sau vài tháng nhờ tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, trong khi các di chứng cảm giác như đau, tê, mất cảm giác lại ít cải thiện, hầu như phải dùng thuốc kéo dài để triệu chứng. Pregabalin là thuốc điều trị tê nửa người do di chứng đột quỵ, nếu chưa có đáp ứng đúng mức, chị nên quay lại BS chuyên khoa nội thần kinh để được điều chỉnh thuốc. Bên cạnh đó, vấn đề phòng ngừa đột quỵ tái phát cũng cần được chú trọng, do đó việc tái khám rất cần thiết chị nhé!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Coldnic 100mg Usa-Nic Pharma là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm USA-NIC Pharma, thuốc có thành phần chính bao gồm: Cetirizin dihydroclorid, Guaifenesin, Dextromethorphan HBr. Thuốc dùng trong trị viêm mũi dị ứng, cắt cơn ho. \n Thuốc Coldnic 100mg Usa-Nic Pharma được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 1 lọ x 100 viên.\nThành phần:\nCetirizin: 5mg\nGuaifenesin: 100mg\nDextromethorphan: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Coldnic 100mg Usa-Nic Pharma được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các chứng ho trong các trường hợp như: Ho do cảm cúm có nhiều đờm, ho do cảm lạnh, ho do bị kích thích hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi, sung huyết mũi, ngứa và chảy nước mắt.", "Hằng thân mến, Triệu chứng của ba em có thể bắt nguồn từ những tổn thương trên não do tai biến mạch máu não, còn gọi là hội chứng hành tuỷ bên. Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh có thể làm giảm thiểu triệu chứng này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải tìm nguyên nhân gây ra đột quỵ, là nhồi máu não hay xuất huyết não, để có hướng điều trị và phòng ngừa thì bệnh mới có thể tiến triển tốt hơn được, em nhé! Trân trọng!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Promethazin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 - Nadyphar, có chứa Promethazin hydroclorid. Thuốc dùng để phòng và điều trị các tình trạng dị ứng, chống nôn, chống say tàu xe. \n Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp 5 vỉ x 20 viên, hộp 30 chai x 40 viên.\nThành phần:\nPromethazin HCl: 15mg\nChỉ định:\nThuốc Promethazin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng và điều trị các tình trạng dị ứng ( mày đay , phù mạch, viêm mũi , viêm kết mạc, ngứa). An thần, chống nôn và buồn nôn. Phòng và điều trị say sóng, say tàu xe.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Enteric của Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar, là thuốc nhóm thuốc đường tiêu hóa có thành phần hỗn hợp calci lactat và vi khuẩn lactic, nhôm hydroxyd, kaolin. \n Enteric là thuốc đường tiêu hóa, thường được dùng để điều trị viêm ruột cấp tính, mạn tính, các biến chứng tại ruột do dùng nhiều thuốc kháng sinh (ói mửa, tiêu chảy…). \n Thuốc Enteric được bào chế dưới dạng thuốc bột. Hộp 30 gói x 3 gam.\nThành phần:\nKaolin: 150mg\nNhôm hydroxyd: 300mg\nHỗn hợp Calci lactat và vi khuẩn lactic: 900mg\nChỉ định:\nThuốc Enteric được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHỗ trợ điều trị viêm ruột cấp tính và mãn tính. Các biến chứng ở ruột do dùng thuốc kháng sinh ( tiêu chảy , ói mữa, viêm lưỡi, viêm miệng...).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Melobic là sản phẩm của Công ty TNHH MTV Dược phẩm và Sinh học Y tế, có thành phần chính là meloxicam 7,5 mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hư khớp.\nThành phần:\nMeloxicam: 7.5mg\nChỉ định:\nThuốc Melobic được chỉ định dùng để điều trị thoái hóa khớp , viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hư khớp.", "Không có thuốc tiêm ngừa đột quỵ cho bệnh nhân có nguy cơ. Chào Thanh Kiều, Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu… Đột quỵ gồm 2 thể: nhồi máu não (khi mạch máu não bị tắc nghẽn) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ). Khi đột quỵ nhồi máu não xảy ra, một số phương pháp để làm tái thông mạch máu như tiêm thuốc, dùng dụng cụ lấy huyết khối… như vậy, sau khi bị nhồi máu não mới có thuốc tiêm để làm thông mạch máu. Hiện nay không có thuốc tiêm ngừa đột quỵ cho những bệnh nhân có những nguy cơ dẫn đến đột quỵ, chỉ có những thuốc để điều trị các yếu tố nguy cơ như: bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… mà thôi. Thân mến.", "Thuốc làm loãng máu có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng không đúng chỉ định Chào bạn, Hẹp nặng động mạch ở não thường gây ra triệu chứng tương ứng trên cơ thể như yếu liệt nửa người, liệt mặt, dị cảm... Nếu như hiện tại bạn vẫn thấy khoẻ khoắn tức là cơ thể đã tự tạo ra tuần hoàn bàng hệ, hay nói cách khác là tự hình thành đường đi khác cho mạch máu để phần não không bị thiếu máu nuôi. Các thuốc phòng ngừa đột quỵ có vai trò giữ vững dòng chảy của động mạch, tránh hình thành cục máu đông và cũng phòng ngừa luôn nguy cơ vỡ do huyết áp cao. Do đó, điều trị nội khoa tối ưu hiện tại là cần thiết và đầy đủ, nếu tự ý dùng thêm thuốc (gây loãng máu hoặc gây giãn mạch tụt huyết áp) mà không đúng phác đồ có thể gây hại nhiều hơn có lợi bạn nhé! Thân mến.", "Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào cần quay lại cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp Chào em, Toa thuốc bạn cung cấp là dành cho đối tượng bệnh nhân có bệnh lý phức tạp hơn cả thời điểm 7/2/2021 với chẩn đoán \" tiểu đường, suy thận, suy tim, nhồi máu não\". Vì trong toa thuốc có bao gồm cả kháng sinh, giãn phế quản, corticoid giống với điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và còn thêm kháng đông, thuốc chống loạn nhịp, bên cạnh các thuốc huyết áp và Insulin ổn định đường huyết. Với những bệnh nhân có bệnh nền phức tạp như vậy, khi xuất hiện triệu chứng bất thường như nhịp tim tụt sâu thì cần phải tái khám lại sớm, để BS kiểm tra lại mới điều chỉnh thuốc được, bạn nhé.", "Mô tả ngắn:\nVoltaren 5ml 5 ống của Công ty Novartis Pharma Stein AG., với thành phần chính chứa diclofenac natri, là thuốc dùng để kháng viêm, giảm đau.\nThành phần:\nDiclofenac: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Voltaren được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTiêm bắp: Các đợt kịch phát của các dạng viêm và thoái hóa của thấp khớp, viêm khớp dạng thấp , viêm cột sống dính khớp, viêm xương-khớp, viêm đốt sống, các hội chứng đau của cột sống, bệnh thấp không khớp; cơn cấp tính của dạng gút; cơn đau quặn thận, đau quặn mật ; đau, viêm và sưng sau chấn thương và sau phẫu thuật; các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng. Truyền tĩnh mạch: Điều trị hoặc phòng ngừa đau sau phẫu thuật trong môi trường bệnh viện.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Cofidec 200 mg của Công ty Lek Pharmaceutical, thành phần chính là celecoxib, được sử dụng để giảm đau và giảm sưng mô mềm trong bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và một số trường hợp viêm khớp quanh đốt sống. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng có thân màu trắng và nắp màu da cam, chứa pellet màu trắng đến hơi vàng.\nThành phần:\nCelecoxib: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Cofidec 200 mg được chỉ định trong các trường hợp sau:\nGiảm đau và giảm sưng mô mềm trong bệnh thoái hóa khớp ( viêm xương khớp ). Viêm khớp dạng thấp . Viêm khớp quanh đốt sống (viêm cột sống dính khớp).", "Hình minh họa Chào chú, Piracetam thường được chỉ định để điều trị triệu chứng chóng mặt, có thể dùng ngắn hạn cho tới khi hết triệu chứng khó chịu thì ngưng. Trong đột quỵ thiếu máu cục bộ có thể được chỉ định trong quá trình hồi phục trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào tuổi tác và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến để quyết định. Khi sử dụng Piracetam kéo dài có thể có một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà. Khi dùng chung với các thuốc kháng đông có thể kéo dài thời thời gian tác dụng của thuốc kháng đông, tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, chú nên quay lại tái khám để có ý kiến điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhé!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Neuropentin là viên nang chứa hoạt chất Gabapentin có tác dụng điều trị bệnh động kinh cục bộ. Thuốc Neuropentin là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Korea United Pharm. Int L.\nThành phần:\nGabapetin: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Neuropentin có tác dụng điều trị bệnh động kinh cục bộ." ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị liệt dây thần kinh số 3
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị liệt dây thần kinh số 3 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán liệt dây thần kinh số III Bạn có thể phát hiện các triệu chứng bất thường ở mắt và tìm đến bác sĩ chuyên khoa Mắt. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định liệt dây thần kinh số III, cần có sự hội chẩn từ bác sĩ chuyên khoa Nội Thần kinh. Chẩn đoán liệt dây thần kinh số III là một chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về bệnh sử, tiền căn bệnh lý bản thân và gia đình, sau đó thăm khám toàn diện các chức năng thần kinh nói chung và chức năng dây thần kinh số III nói riêng. Từ đó, bác sĩ sẽ định vị vị trí tổn thương của người bệnh. Để định vị vị trí tổn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm chẩn đoán phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh. Các xét nghiệm được chỉ định bao gồm: Công thức máu, tốc độ máu lắng (VS), protein phản ứng C (CRP) đánh giá tình trạng viêm. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) đánh giá cấu trúc hệ thần kinh trung ương. Chụp động mạch cộng hưởng từ (MRA) hoặc chụp cắt lớp mạch máu (CTA) giúp chẩn đoán các tình trạng dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, tắc hoặc hẹp mạch máu não, huyết khối xoang tĩnh mạch, dò động mạch cảnh xoang,... Bệnh sarcoidosis thần kinh gây liệt dây thần kinh số III trên MRI và MRA Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số III hiệu quả Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số III đến nay vẫn chưa được phát hiện. Đối với liệt dây thần kinh số III mắc phải, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như sau: Phẫu thuật Đối với khối u hoặc phình động mạch não chèn ép lên dây thần kinh, phẫu thuật loại bỏ khối u và túi phình được khuyến cáo giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương. Phẫu thuật cắt mí mắt giúp khắc phục tình trạng sụp mi. Phẫu thuật cơ vận nhãn giúp khắc phục tình trạng mắt lác, điều chỉnh lại hướng nhìn của mắt. Phẫu thuật lác có hiệu quả từ 80 - 90%, tùy thuộc vào độ tuổi và loại lác Liệu pháp thị giác Đây là một liệu pháp vật lý trị liệu cho hệ thống liên hệ thị giác - não và mắt. Bằng các bài tập về mắt, người bệnh sẽ phục hồi và phát triển các kỹ năng thị giác về bình thường. Các bài trị liệu được thiết kế cá nhân hóa, thường được kết hợp với các phương pháp khác như đeo kính mắt hoặc phẫu thuật. Sử dụng kính lăng trụ Phương pháp này để điều chỉnh các rối loạn về thị giác (nhìn đôi), mắt lác, thiếu hội tụ nhãn cầu. Lăng kính mang tính chất đặc biệt, giúp “đánh lừa” mắt rằng một vật thể đang ở một vị trí khác nhằm cải thiện khả năng căn chỉnh của mắt. Châm cứu kết hợp xoa bóp Châm cứu và xoa bóp được chứng minh qua nhiều nghiên cứu rằng có tác dụng hoạt huyết thông kinh lạc quanh mắt, nuôi dưỡng cơ nhục và cải thiện chức năng của mắt. Các huyệt được sử dụng phổ biến trong bệnh lý liệt vận nhãn là Toán trúc (BL2), Tình minh (BL1), Thừa khấp (ST1), Tứ bạch (ST2), Thái dương (EX-HN5). Ngoài ra, nhĩ châm cũng được áp dụng đối với liệt vận nhãn với các huyệt Mắt (LO5), Thận (CO10), Gan (CO12) để cải thiện chức năng của mắt. Sử dụng các vitamin nhóm B Các vitamin nhóm B hướng thần kinh như thiamine (vitamin B1), pyridoxine (vitamin B6) và cobalamin (vitamin B12) là những hoạt chất đóng vai trò quan trọng. Vitamin B1 hoạt động như một chất chống oxy hóa, vitamin B6 cân bằng quá trình chuyển hóa thần kinh và vitamin B12 làm bền bao myelin. Các vitamin hỗ trợ quá trình tái tạo của các tế bào thần kinh, giúp hồi phục sự dẫn truyền và hoạt động của dây thần kinh. Bổ sung vitamin nhóm B là một trong các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số III" ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn tiền đình ngoại biên Bác sĩ có thể kiểm tra tai của bạn để tìm dấu hiệu nhiễm trùng , cũng như xem tư thế dáng bộ của bạn để kiểm tra khả năng giữ thăng bằng. Nếu bác sĩ nghi ngờ là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, họ có thể thực hiện nghiệm pháp Dix-Hallpike để xác minh chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra khả năng giữ thăng bằng và thính giác. Tùy thuộc vào các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ cũng có thể đề nghị thêm cận lâm sàng hình ảnh học (chẳng hạn như chụp MRI ) não và cổ để loại trừ các nguyên nhân khác gây chóng mặt. Nghiệm pháp Dix-Hallpike được dùng để chẩn đoán cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên hiệu quả Thuốc và dược phẩm Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên, bao gồm: Thuốc kháng sinh (trường hợp nguyên nhân do nhiễm trùng); Thuốc kháng histamin ; Thuốc chống nôn; Thuốc benzodiazepine (thuốc điều trị lo lắng cũng có thể làm giảm các triệu chứng thực thể của chứng chóng mặt); Thuốc betahistine (có thể đối với bệnh Meniere). Điều trị mất thính giác Những người mắc bệnh Meniere có thể cần điều trị ù tai và mất thính lực. Điều trị bao gồm thuốc và máy trợ thính. Nghiệm pháp Nếu bạn được chẩn đoán là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn thực hiện các nghiệm pháp Epley và Brandt-Daroff. Cả hai đều liên quan đến việc di chuyển đầu của bạn theo một loạt các động tác, sau khi thực hiện bạn có thể hết chóng mặt mà không cần phải dùng thuốc. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu liên quan đến việc một bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện sự cân bằng bằng cách dạy não của bạn học cách bù trừ cho các vấn đề bị thiếu hụt ở tai trong. Phẫu thuật Có thể là một lựa chọn cho trường hợp chóng mặt nghiêm trọng, dai dẳng nếu các phương pháp điều trị nội khoa khác không hiệu quả.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị động kinh thùy thái dương Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán động kinh thuỳ thái dương Bác sĩ có thể chẩn đoán cơn động kinh thùy thái dương từ mô tả chi tiết về cách cơn động kinh xảy ra. Người ta thường gợi ý rằng nhân chứng (người chứng kiến) sẽ mô tả các cơn động kinh vì họ có thể nhớ lại những gì đã xảy ra tốt hơn. Hình ảnh học được sử dụng để chẩn đoán bệnh là chụp cộng hưởng từ (MRI) não. Các bác sĩ tìm kiếm những bất thường về não đặc trưng liên quan đến bệnh động kinh thùy thái dương. Bác sĩ cũng đề nghị đo điện não đồ (EEG), để xem hoạt động điện của não. Đo điện não đồ hỗ trợ chẩn đoán động kinh thuỳ thái dương Phương pháp điều trị động kinh thuỳ thái dương hiệu quả Thông thường những người bệnh động kinh thùy thái dương đều đáp ứng tốt với thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, có thể như mệt mỏi, chóng mặt và tăng cân. Chúng cũng có thể gây trở ngại cho các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc tránh thai. Ít nhất một phần ba số người bị động kinh thùy thái dương không đáp ứng với thuốc đơn thuần và cần các biện pháp can thiệp y tế khác để điều trị chứng rối loạn của họ. Phẫu thuật là một phương pháp điều trị phổ biến khác cho những người bị động kinh thùy thái dương. Nó được sử dụng để loại bỏ hoặc giảm số cơn động kinh mà người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, tất cả các cuộc phẫu thuật đều có rủi ro và một cuộc phẫu thuật không thành công có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Các loại can thiệp y tế khác được sử dụng để điều trị bệnh động kinh thùy thái dương bao gồm: Kích thích dây thần kinh phế vị: Một thiết bị kích thích được cấy vào ngực dưới xương đòn bằng dây từ máy kích thích nối với dây thần kinh phế vị ở cổ có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn động kinh. Điều biến thần kinh đáp ứng (Responsive neurostimulation): Thiết bị này nhằm phát hiện các cơn động kinh và gửi một kích thích điện đến khu vực xảy ra cơn động kinh để ngăn chặn nó. Kích thích não sâu (Deep brain stimulation): Đây là một phương pháp điều trị thử nghiệm liên quan đến việc cấy các điện cực vào đồi thị. Những điện cực này phát ra tín hiệu điện làm ngừng cơn động kinh.", "Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền Chào em, Hiệu quả của châm cứu, bấm huyệt đối với điều trị liệt mặt ngoại biên hiện nay chưa được chứng minh rõ ràng. Hầu hết các trường hợp liệt mặt ngoại biên (liệt Bell’s) sẽ tự hồi phục trong vòng 6 tháng đầu. Điều trị nội khoa tích cực giai đoạn đầu có thể đẩy nhanh tiến trình hồi phục, giảm di chứng, chủ yếu là điều trị kháng viêm và bảo vệ mắt. Nhìn chung, châm cứu, bấm huyệt cũng chưa có ghi nhận nào gây hại, nếu có điều kiện kinh tế thì em có thể tiếp tục thực hiện, có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu em nhé!", "Bạn Huệ thân mến, Dây thần kinh số 5 là dây thần kinh chi phối cảm giác vùng\r\nmặt kể cả mắt. Dây thần kinh số 7 là dây chi phối vận động cơ vùng mặt\r\nvà ở mắt chi phối cơ vòng mi mắt giúp cho động tác nhắm mắt\r\nlại. Vì vậy khi tổn thương dây TK số 5, bệnh nhân mất cảm giác vùng mặt và\r\nkhi tổn thương dây TK số 7, bệnh nhân méo miệng, mắt nhắm không kín. Tổn thương\r\ndây TK số 5 và số 7 không hề gây . Thôi thì cho rằng bạn mới mổ lác và độ lác vẫn còn. Bạn cần\r\nbiết rằng kỹ thuật mổ lác không khó nhưng vấn đề khó là tính toán như thế nào\r\nđể sau mổ không còn độ lác hoặc chỉnh quá lố gây ra lác ngược lại. Ở đây hoàn\r\ntoàn không có lỗi gì của việc che mắt cũng như là tập luyện mắt. Nếu lác còn\r\nsau mổ, bạn phải chờ ít nhất 6 tháng trở lên mới đặt lại chuyện phẫu thuật. Chào bạn,", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư vòm họng giai đoạn iii Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 3 Bên cạnh việc hỏi bệnh sử và thăm khám toàn diện, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các xét nghiệm ung thư vòm họng nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3, bao gồm: Nội soi: Ống nội soi được đưa vào mũi và xuống họng để quan sát các bất thường. Hình ảnh học: MRI, CT-scan, PET-CT có thể được thực hiện để kiểm tra mức độ lan rộng của khối u. Sinh thiết: Mẫu mô nhỏ sẽ được lấy trong quá trình nội soi để kiểm tra về bản chất mô học. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, kiểm tra virus EBV và HPV cũng sẽ được thực hiện. Bạn sẽ được nội soi mũi để kiểm tra các bất thường ở vòm họng Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 Các lựa chọn điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 bao gồm: Hóa xạ trị Hóa xạ trị là phương pháp điều trị chính cho ung thư vòm họng giai đoạn 3. Trong hóa xạ trị, hóa trị được thực hiện đồng thời với xạ trị, việc kết hợp giúp tăng hiệu quả điều trị của từng phương pháp. Hóa xạ trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 sử dụng cisplatin và xạ trị. Xạ trị Bạn có thể được đề nghị xạ trị cho ung thư vòm họng giai đoạn 3 nếu không thể chịu được phương pháp hóa xạ trị và tác dụng phụ của nó. Loại xạ trị được sử dụng cho ung thư vòm họng giai đoạn 3 thường là IMRT. Hóa trị Hóa trị bằng cisplatin và fluorouracil thường được dùng sau khi hóa xạ trị hoặc xạ trị để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu ung thư lan đến các hạch cổ và không đáp ứng với hóa xạ trị hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ khối u và hạch ở 1 hoặc cả 2 bên cổ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa liệt dây thần kinh số 6 Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt dây thần kinh số VI Chế độ sinh hoạt: Thăm khám định kỳ sức khỏe mỗi 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý, hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,... Chế độ dinh dưỡng: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối và các thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, các loại nước giải khát và bánh kẹo. Bổ sung rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp phòng ngừa liệt dây thần kinh số VI hiệu quả Các biện pháp được đề xuất như sau: Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương bằng cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai và tăng cường sức khỏe tổng thể.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị trật khớp cùng đòn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán trật khớp cùng đòn Để chẩn đoán trật khớp cùng đòn, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, các chấn thương (nếu có) hoặc các triệu chứng liên quan đến mạch máu thần kinh hoặc cột sống cổ. Bệnh nhân thường có tiền sử bị chấn thương trực tiếp ở mặt trên hoặc mặt bên của vai (mỏm cùng vai). Đặc biệt ở những bệnh nhân bị chấn thương nặng ở cổ, phải loại trừ chấn thương cột sống cổ trước khi nghĩ đến trật khớp cùng đòn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ áp dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ như: Chụp X-quang , siêu âm. Chụp X-quang Loại I là biểu hiện bong gân hoặc rách một phần dây chằng cùng đòn, khớp cùng đòn mềm, thường sưng nhẹ nhưng không biến dạng. Các dây chằng quạ đòn và xương đòn thường không đau. Loại II là đứt dây chằng cùng đòn, trong khi dây chằng quạ đòn vẫn còn nguyên vẹn. Chúng thường biểu hiện dưới dạng khớp cùng đòn mềm, thường bị sưng tấy đáng kể. Phim X-quang cho thấy phần xa xương đòn được nâng lên mà không có hoặc giãn ra rất ít ở dây chằng quạ đòn. Loại III (chấn thương Rockwood) được đặc trưng bởi sự đứt hoàn toàn của cả dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn. Tuy nhiên, cơ delta không bị thương; do đó, xương đòn chỉ bị dịch chuyển theo chiều rộng của trục. Biến dạng của khớp cùng đòn có thể thấy rõ, mặc dù sưng tấy có thể che khuất mức độ chấn thương. Loại IV mô tả một chấn thương trong đó xương đòn bên bị đẩy ra phía sau. Chấn thương này là do đứt hoàn toàn dây chằng cùng đòn và đứt một phần dây chằng quạ đòn. Độ cao tương đối của xương đòn bên thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng qua đòn. Thường có thể sờ thấy phần sau đầy đặn hoặc biến dạng ở vai mặc dù sưng tấy đáng kể. Có thể có vết lõm ở vùng da sau. Loại V liên quan đến đứt hoàn toàn dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn và kèm đứt cơ delta. Chụp X-quang cho thấy độ cao của xương đòn bên so với mỏm cùng vai nhiều hơn chiều rộng trục. Xương đòn bị dịch chuyển lên trên nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng căng cứng, thiếu máu cục bộ hoặc thậm chí làm rách lớp da bên trên. Xương đòn nằm phía trên cơ và không giảm khi bệnh nhân cố gắng nhún vai hoặc khi người khám ấn nhẹ xuống đầu xa xương đòn. Xương đòn được nâng lên trên mỏm cùng vai khoảng một đến ba lần chiều rộng của xương đòn và khoảng cách dây chằng quạ đòn tăng gấp hai đến ba lần phạm vi bình thường. Loại VI được đặc trưng bởi vị trí dưới mỏm cùng hoặc dưới vỏ não của xương đòn bên. Chấn thương loại VI rất hiếm và liên quan đến trật khớp nghiêm trọng, trong đó xương đòn ở xa bị buộc vào vị trí dưới mỏm cùng hoặc dưới quạ đòn. Chấn thương liên quan là phổ biến và cần phải giảm bớt áp lực lên bó mạch thần kinh. Biến dạng bất thường gần khớp cùng đòn với mức độ sưng tấy lớn thường gặp ở những chấn thương này. Nguyên nhân trật khớp cùng đòn loại VI thường liên quan đến va chạm hoặc tác động mạnh trực tiếp vào vai. Ví dụ va chạm với xe cơ giới, gậy bóng chày đập vào xương đòn ở xa. Đa chấn thương có thể dẫn đến trật khớp cùng đòn loại VI, bao gồm cả chấn thương cột sống và ngực. Chụp X-quang hỗ trợ chẩn đoán trật khớp cùng đòn Siêu âm Siêu âm là công cụ hiệu quả để chẩn đoán chấn thương khớp cùng đòn kèm theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ. Phương pháp điều trị trật khớp cùng đòn hiệu quả Thuốc kháng viêm, giảm đau Việc tiêm glucocorticoid (steroid) có thể dùng trong trường hợp đau dai dẳng sau khi vết thương dây chằng đã lành hoặc trong trường hợp vết thương nhỏ lặp đi lặp lại, đau khớp cùng đòn dai dẳng. Một số bài tập phục hồi chức năng Phục hồi chức năng trong quá trình phục hồi sau chấn thương loại I và II: Bao gồm các bài tập chuyển động vai cơ bản và tăng lực cho các cơ ổn định ở vai và xương bả vai. Đối với chấn thương loại II và loại III, nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên cho đến khi dây chằng được tái tạo hoàn toàn, có thể cần từ 6 đến 10 tuần. Vì vậy, bất kỳ bài tập nào được thực hiện trước khi vết thương lành hoàn toàn đều phải được thực hiện một cách thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuần 1 đến 3: Bệnh nhân chỉ thực hiện các bài tập chuyển động vai nhẹ nhàng để tránh mất khả năng vận động của vai, đồng thời giúp giảm viêm và đau. Những bài tập này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày. Các chuyển động của vai cần tránh khép người ngang cơ thể, xoay vai vào trong quá mức và các chuyển động qua đầu. Tuần 2 đến tuần 6: Bệnh nhân tập các bài tập để ngăn ngừa teo cơ và duy trì sức cơ, tránh các bài tập căng cơ quá mức. Các bài tập có thể bao gồm kéo và co xương bả vai vào tường, xoay vai bên trong và bên ngoài. Đối với tất cả các bài tập, tránh vận động quá mức. Lưu ý rằng những bài tập này chỉ được thực hiện nếu bệnh nhân có thể thực hiện chúng mà không bị đau nhiều. Các bài tập có thể được thực hiện ba lần mỗi ngày, từ 10 đến 15 lần lặp lại cho mỗi bài tập trong mỗi buổi là hợp lý. Tuy nhiên, cần luyện tập dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuần 6 đến 8: Bệnh nhân bắt đầu thực hiện các bài tập khó hơn để tăng cường cơ bắp. Chỉ thực hiện những bài tập này khi chúng không gây ra cơn đau đáng kể. Các bài tập thường bao gồm chèo thuyền có kiểm soát, ổn định xương bả vai. Các bài tập có thể được thực hiện ba lần mỗi ngày, hai đến ba hiệp, từ 10 đến 15 lần lặp lại cho mỗi bài tập trong mỗi buổi. Tuần 8 đến 10: Tiếp tục luyện tập nếu bệnh nhân không cảm thấy đau đáng kể khi thực hiện các bài tập này. Tầm quan trọng của việc tăng sức cơ dần dần và tránh các bài tập gây đau. Một số bài tập phục hồi chức năng cho người bị trật khớp cùng đòn Trật khớp cùng đòn bao lâu thì lành? Bệnh nhân bị chấn thương loại I nhẹ, không có chấn thương nào khác và sức mạnh cơ bản tốt ở vai và cơ quanh xương bả vai có thể chỉ cần phục hồi vài tuần, trong khi bệnh nhân bị chấn thương loại II và sức mạnh cơ bản kém có thể cần nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn. Loại I (chấn thương nhẹ) ban đầu được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá và bảo vệ, đôi khi bằng dây đeo. Bệnh nhân bắt đầu thực hiện các bài tập vận động và tăng cường sức mạnh ngay khi có thể chịu đựng được. Hầu hết bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường trong vòng từ ba ngày đến hai tuần sau chấn thương, mặc dù các vận động viên có thể cần từ hai đến sáu tuần phục hồi chức năng tiến triển trước khi họ có thể trở lại luyện tập ở cường độ cao. Việc chữa lành hoàn toàn và tái tạo các dây chằng bị tổn thương có thể mất từ bốn đến sáu tuần. Chấn thương loại I thường lành mà không bị biến dạng và không có nguy cơ tái phát chấn thương đáng kể sau khi đã lành hoàn toàn. Chấn thương loại II thường gây đau và sưng nhiều hơn loại I. Ngoài chườm đá và thuốc giảm đau, việc xử lý ban đầu thường bao gồm đeo dây đai cố định bả vai đến khủy tay, từ ba đến bảy ngày. Bệnh nhân bắt đầu các bài tập vận động và có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi phục hồi sức cơ tay. Việc này thường mất từ hai đến bốn tuần. Việc lành hoàn toàn các dây chằng thường cần thêm vài tuần nữa. Giống như chấn thương loại I, các vận động viên cần thêm thời gian và phục hồi chức năng trước khi trở lại hoạt động bình thường. Loại III (chấn thương vừa phải) điều trị ban đầu là không phẫu thuật, bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, cố định bằng dây đeo và thuốc giảm đau. Đai đeo có tác dụng trong hai đến ba tuần, tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân, để giúp phục hồi và giảm đau. Bệnh nhân bắt đầu thực hiện các bài tập vận động và tăng cường sức mạnh ngay khi có thể. Cường độ của các bài tập phục hồi chức năng này được tăng dần và dựa trên cơn đau. Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường trong khoảng từ 6 đến 12 tuần sau chấn thương, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động. Các vận động viên và công nhân phải chịu tải nặng trên vai nên được đánh giá chỉnh hình sớm. Mặt khác, nên tư vấn chỉnh hình nếu cơn đau kéo dài hơn 12 tuần hoặc quay trở lại khi bệnh nhân tăng cường hoạt động. Loại IV, V và VI (chấn thương nặng) là loại nghiêm trọng nhất và cần được đánh giá chỉnh hình. Cần lưu ý nếu tồn tại tổn thương thần kinh mạch máu. Chấn thương loại IV ban đầu có thể được điều trị bằng phương pháp chỉnh hình (nắn xương) hở hoặc kín, sau đó được điều trị bảo tồn như với chấn thương loại III. Phẫu thuật mở cơ delta hình thang có thể cải thiện kết quả. Chấn thương loại V đòi hỏi phải phẫu thuật mở và điều chỉnh cơ delta hình thang cũng như tái tạo dây chằng quạ đòn. Chấn thương loại VI có thể liên quan đến tổn thương bó mạch thần kinh và cần phải mổ hở. Khả năng phục hồi ở những bệnh nhân này phụ thuộc vào mức độ chấn thương và thủ thuật cần thiết để điều chỉnh xương đòn bị dịch chuyển.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa liệt dây thanh quản Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt dây thanh quản Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên tập luyện phương pháp trị liệu bằng giọng nói theo hướng dẫn của chuyên gia. Giữ tinh thần lạc quan cho người bệnh, giúp người bệnh có thể an tâm và có động lực phục hồi tình trạng sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh tránh các tổn thương thêm tại dây thanh quản. Phương pháp phòng ngừa liệt dây thanh quản hiệu quả Một số phương pháp giúp phòng ngừa liệt dây thanh quản là: Hạn chế nói nhiều, nói to và nói liên tục: Các thói quen này dễ gây tổn thương đến dây thanh quản. Thường xuyên luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,... Khám sức khỏe định kỳ: Thói quen này giúp chúng ta có thể kịp thời phát hiện các tình trạng bất thường của sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh lý", " Chào em, Tôi không rõ mẹ bạn bị hay giãn dây chằng? Tuy nhiên với bệnh này thường hồi phục chậm cần một thời gian dài mới có thể vận động được dễ dàng. Trường hợp của mẹ bạn đã được điều trị 3 tháng (khoảng thời gian quá dài) mà vẫn còn đau nhức nhiều thì bạn nên đưa mẹ đến BS Chấn thương chỉnh hình khám để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tích cực. Thân mến! ", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm thần kinh thị giác Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dây thần kinh thị giác Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, tránh tiêu thụ các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, vì những loại thực phẩm này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa viêm dây thần kinh thị giác hiệu quả Nếu bạn bị viêm dây thần kinh thị giác kèm theo từ hai hoặc nhiều tổn thương não rõ ràng trên phim chụp MRI, bạn có thể đã mắc bệnh đa xơ cứng và cần được sử dụng một số thuốc để điều trị đa xơ cứng chẳng hạn như interferon beta - 1a hoặc interferon beta - 1b. Các thuốc này có thể làm chậm hoặc giúp ngăn ngừa đa xơ cứng nói chung và tình trạng viêm dây thần kinh thị giác tái diễn.", "Bạn Hiền thân mến, Hy vọng là mắt trái không bị ảnh\r\nhưởng. Vì hai mắt hoàn toàn cách biệt nhau trong từng hốc mắt. Chỉ khi dây thần\r\nkinh thị giác của từng mắt vào trong sàn sọ thì chúng mới gặp nhau, trao đổi\r\nnhau. Song có lẽ bạn không bị chấn thương sọ não nên tổn thương thần kinh thị\r\ngiác mắt trái chắc không xảy ra. Mắt phải bạn có ba vấn đề là lác,\r\nsụp mi và giảm thị lực. Hy vọng là thị lực giảm do giãn đồng tử thì tiên lượng\r\ntốt hơn chứ không phải do chấn thương dây thần kinh thị giác đoạn còn trong hốc\r\nmắt. Đồng tử giãn vì dây thần kinh điều khiển cơ đồng tử đi chung với dây thần\r\nkinh sọ não số III bị chấn thương. Dây thần kinh số III chấn thương sẽ làm lác\r\nmắt và sụp mi. Theo phác đồ điều trị, ta phải đợi\r\nsau 6 -12 tháng để mắt tự hồi phục. Sau thời sau này, chỉ định phẫu thuật mới\r\nđặt ra. Phẫu thuật sụp mi tương đối đơn\r\ngiản. Phẫu thuật lác trong trường hợp này gặp khó khăn vì dây thần kinh số III\r\nđiều khiển đến 4 cơ vận động nhãn cầu khá phức tạp. Thân chào bạn, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ Bệnh lupus ban đỏ hình đĩa kinh điển Chẩn đoán xác định thường là dễ và chủ yếu dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên một số thương tổn không điển hình, cần phải sinh thiết để xác định chẩn đoán như xét nghiệm hàm lượng bổ thể C3, C4; Kháng thể kháng nhân. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, năm 1971 Hội Khớp học Mỹ (ARA) đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm 14 biểu hiện quan trọng của bệnh. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này có một số nhược điểm nên năm 1982 ARA đã điều chỉnh lại còn 11 tiêu chuẩn: Ban đỏ ở má: Phẳng hoặc nổi cao trên gò má; Ban dạng đĩa: Thương tổn nổi có vảy sừng bám chắc và nút sừng quanh nang lông; Cảm ứng ánh nắng; Loét miệng, mũi, họng; Viêm khớp không hủy hoại ở hai hoặc nhiều khớp, có đau, sưng và tiết dịch; Viêm các màng: Viêm màng phổi; vêm màng ngoài tim; Tổn thương thận; Tổn thương thần kinh; Rối loạn huyết học; Rối loạn miễn dịch (Anti DNA, VDRL (+) giả, LE (+)…); Kháng thể kháng nhân ANA (+). Phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hiệu quả Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính Sử dụng thuốc chống nắng phổ rộng ban ngày sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các tổn thương mới và các thuốc steroid tại chỗ loại có tác dụng vừa hoặc mạnh sẽ giúp làm giảm viêm và giảm tạo sẹo ở các thương tổn đã có. Đây là một ngoại lệ nằm ngoài các nguyên tắc không nên sử dụng các steroid tại chỗ loại mạnh ở mặt, nhưng dù là như thế thì trong bệnh này vẫn cần phải đánh giá lại đều đặn và giảm bớt tác dụng mạnh của steroid. Nếu như áp dụng một chế độ bôi chống nắng vào ban ngày và thuốc steroid tại chỗ buổi tối mà mảng tổn thương vẫn tiếp tục xuất hiện, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng sốt rét toàn thân. Chloroquin (liều tối đa 150 mg/ngày) hoặc hydroxychloroquin sulphat (Plaquenil, liều tối đa 200 mg/ngày) có thể hữu ích, thường chỉ dùng trong khoảng 4 – 6 tháng vào mùa hè mỗi năm. Các thuốc chống sốt rét có thể gây tích lũy độc ở mắt, và do đó khám đánh giá mắt trước khi bắt đầu điều trị là quan trọng nếu phải điều trị lâu dài. Lupus ban đỏ ở da bán cấp Sử dụng thuốc chống nắng phổ rộng ban ngày sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các tổn thương mới và các thuốc steroid tại chỗ loại có tác dụng vừa hoặc mạnh sẽ giúp làm giảm viêm và giảm tạo sẹo ở các thương tổn đã có. Đây là một ngoại lệ nằm ngoài các nguyên tắc không nên sử dụng các steroid tại chỗ loại mạnh ở mặt, nhưng dù là như thế thì trong bệnh này vẫn cần phải đánh giá lại đều đặn và giảm bớt tác dụng mạnh của steroid. Nếu như áp dụng một chế độ bôi chống nắng vào ban ngày và thuốc steroid tại chỗ buổi tối mà mảng tổn thương vẫn tiếp tục xuất hiện, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng sốt rét toàn thân. Chloroquine (liều tối đa 150 mg/ngày) hoặc hydroxychloroquine sulphate (Plaquenil, liều tối đa 200 mg/ngày) có thể hữu ích, thường chỉ dùng trong khoảng 4 – 6 tháng vào mùa hè mỗi năm. Các thuốc chống sốt rét có thể gây tích lũy độc ở mắt, và do đó khám đánh giá mắt trước khi bắt đầu điều trị là quan trọng nếu phải điều trị lâu dài. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống Điều trị bệnh thường dựa vào các corticosteroid toàn thân và trong một số trường hợp, kết hợp với một thuốc ức chế miễn dịch chẳng hạn như cyclophosphamide, azathioprine, hoặc chlorambucil. Liều dùng ban đầu tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, nhưng thường là cần liều 50 – 100 mg prednisolone hàng ngày. Khi tình trạng của bệnh nhân cải thiện, phải giảm liều. Trong quá trình theo dõi bệnh, liên kết AND hoạt động có thể hữu ích, nếu nó tăng đột ngột có thể cảnh báo trước một đợt tái phát bệnh. Điều trị steroid duy trì nên dùng liều thấp để hạn chế các tác dụng phụ lâu dài của thuốc và dùng cách ngày là hữu ích. Bổ sung thuốc ức chế miễn dịch cũng hữu ích trên phương diện này và một số bệnh nhân có thể điều trị duy trì chỉ bằng các thuốc ức chế miễn dịch đơn độc. Dù bất cứ một chế nào được thấy là tốt nhất đối với bệnh nhân, thì tất cả bệnh nhân vẫn cần phải giám sát hai tuần hoặc một tháng một lần để theo dõi tiến triển của bệnh và để sàng lọc các tác dụng phụ do điều trị gây ra. Các thuốc azathioprine, cyclophosphamide, và chlorambucil có khả năng gây độc cho máu và thận nhiều nhất. Tăng huyết áp, tăng cân, đường niệu và các rối loạn thăng bằng điện giải là các tác dụng phụ có hại cơ bản đối với bệnh nhân được điều trị bằng steroid. Điều trị tại chỗ là một yếu tố nhỏ trong xử trí những bệnh nhân này, tuy nhiên tránh nắng là một điều quan trọng. Chống nắng bằng loại có SPF 10 đơn vị hoặc lớn hơn và một thuốc steroid bôi tại chỗ vào buổi tối có thể làm tăng thêm mức độ cải thiện của các thương tổn da, ngay cả trên bệnh nhân đang dùng liều tương đối cao các steroid toàn thân. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng đường hầm xương trụ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng đường hầm xương trụ Chẩn đoán hội chứng đường hầm xương trụ thường được thực hiện trên thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán lâm sàng không rõ ràng và khi cần cân nhắc việc phẫu thuật, các cận lâm sàng khảo sát sự dẫn truyền thần kinh sẽ được thực hiện. Một số bệnh lý cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng đường hầm xương trụ với: Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay (trong kênh Guyon); Chèn ép dây thần kinh trong hội chứng lối thoát ngực (Thoracic Outlet Syndrome); Bệnh chèn ép rễ thần kinh cổ C8 - T1; Bán trật ra trước của dây thần kinh trụ khi gập khuỷu tay. Một số xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: Xét nghiệm máu: Phát hiện bệnh đái tháo đường hoặc bệnh tuyến giáp. Điện cơ đồ (EMG): Khảo sát sự dẫn truyền thần kinh về vận động và cảm giác, xác định vị trí tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh. Chụp X-quang: Kiểm tra các gai xương, viêm khớp và những vị trí mà xương có thể chèn ép dây thần kinh trụ. Phương pháp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ hiệu quả Điều trị hội chứng đường hầm xương trụ bao gồm phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật. Phương pháp không phẫu thuật Các bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp điều trị không xâm lấn trước tiên và thường bắt đầu bằng các lựa chọn không phẫu thuật, bao gồm: Nẹp cố định: Đeo nẹp có đệm khi ngủ có thể giúp giữ thẳng khuỷu tay. Vật lý trị liệu: Các bài tập lướt dây thần kinh có thể giúp dây thần kinh trụ của bạn trượt dễ dàng hơn qua đường hầm khuỷu tay và cổ tay. Những bài tập này cũng có thể ngăn ngừa tình trạng cứng khớp ở khuỷu và cổ tay của bạn. Trị liệu bằng tay: Chuyên gia trị liệu bằng tay có thể giúp bạn thực hiện những động tác hàng ngày sao cho tránh gây áp lực lên dây thần kinh trụ. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc như ibuprofen, naproxen có thể giảm đau và giảm sưng viêm mô mềm quanh dây thần kinh trụ. Tiêm corticosteroid: Giúp chống viêm, giảm áp lực lên dây thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm hư hỏng dây thần kinh nên ít được sử dụng. Thuốc kích thích hồi phục tổn thương thần kinh như tiêm nucleo fort CMP, nivalin,... Bài tập lướt dây thần kinh trụ Phương pháp phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị không phẫu thuật không cải thiện hội chứng đường hầm xương trụ, dây thần kinh của bạn bị chèn ép quá nhiều gây ra yếu cơ, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có một số loại phẫu thuật giúp điều trị hội chứng này, bao gồm: Giải phóng thần kinh trụ: Phần mái của rãnh thần kinh trụ là dây chằng bên trụ. Phẫu thuật này cắt và phân chia dây chằng, làm cho đường hầm lớn hơn và giảm áp lực lên dây thần kinh trụ. Chuyển vị dây thần kinh trụ trước: Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ di chuyển dây thần kinh trụ của bạn từ phía sau mỏm lồi cầu trong ra phía trước (gần da của bạn nhất). Phương pháp này ngăn việc dây thần kinh trụ của bạn bị mắc vào mỏm trên lồi cầu trong. Phẫu thuật cắt bỏ lồi cầu trong: Phẫu thuật này loại bỏ một phần của mỏm trên lồi cầu trong để giải phóng dây thần kinh của bạn. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đeo nẹp cánh tay - cẳng tay trong khoảng 2 - 3 tuần. Vật lý trị liệu cần thiết để hồi phục khả năng vận động và sức cơ của bạn.", "Bạn Luân thân mến, chi phối nhiều\r\nhoạt động mắt. Một nhánh của dây thần kinh chi phối hoạt động của nhiều cơ vận\r\nnhãn mắt như cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ trực trong và cơ chéo bé. Khi nhánh\r\nnày tổn thương sẽ làm mắt liệt vận động. Do đó mắt này không còn vận động cân\r\nđối với mắt kia nên gây ra song thị. Một nhánh còn lại của dây thần kinh số 3\r\nchi phối hoạt động của cơ nâng mi trên. Khi nhánh này tổn thương sẽ làm sụp mi\r\nmắt. Ngoài ra có một dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ co đồng tử mà dây\r\nnày đi cùng với dây thần kinh số 3. Khi dây thần kinh số 3 tổn thương thì dây\r\nnày cũng tổn thương làm mắt giãn đồng tử. Tóm lại khi dây thần kinh số 3 tổn\r\nthương làm mắt bị liệt gây song thị, sụp mi và giãn đồng tử. Hướng điều trị, ta\r\nthường chờ đợi để dây thần kinh tự phục hồi bởi vì trong một số trường hợp nó\r\nbình phục trở lại. Sau thời gian 6 tháng -1 năm trở lên, ta mới đặt vấn đề phẫu\r\nthuật điều chỉnh song thị. Chúc bạn may mắn,", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm đa rễ dây thần kinh Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đa rễ dây thần kinh Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi và giữ thời gian nghỉ đủ: Đối với những người bị viêm đa rễ dây thần kinh, nghỉ ngơi là rất quan trọng để giúp cơ thể hồi phục và tự phục hồi. Bệnh nhân nên dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Tập luyện và vận động nhẹ nhàng: Dù viêm đa rễ dây thần kinh có thể gây ra một số tình trạng giới hạn chức năng vận động, nhưng việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và vận động có lợi vẫn được khuyến khích. Đi bộ, tập thể dục nhẹ, yoga hoặc các hoạt động khác có thể giúp duy trì sự linh hoạt và tăng cường sức khỏe chung. Tránh căng thẳng và tạo ra môi trường thư giãn: Căng thẳng và áp lực có thể gây xáo trộn hệ thống thần kinh và làm gia tăng triệu chứng. Bệnh nhân nên tìm cách giảm căng thẳng, như thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, hay tham gia các hoạt động giảm stress khác. Theo dõi tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân cần tuân thủ lịch hẹn kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ thay đổi hoặc biến chứng nào và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn như các loại nhiễm trùng, thuốc độc, hóa chất độc hại, hay các chất kích thích thần kinh. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình điều trị do bác sĩ chỉ định, cùng với việc tham gia đầy đủ các phiên hẹn kiểm tra và theo dõi. Người bệnh có thể tập yoga giúp hồi phục Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ năng lượng: Người bệnh cần tiêu thụ đủ lượng calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Số calo cần thiết có thể được tính toán dựa trên tuổi, giới tính, trạng thái sức khỏe và mức độ hoạt động. Hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng calo phù hợp. Tăng cường protein: Protein là thành phần quan trọng để tái tạo mô và duy trì sức khỏe. Hãy bổ sung nguồn protein chất lượng từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa chất lượng cao. Ăn các bữa ăn chứa protein trong suốt ngày để đảm bảo cung cấp liên tục cho cơ thể. Tăng cường hợp chất chống oxy hóa: Viêm đa rễ thần kinh có thể gây tổn thương oxy hóa trong cơ thể. Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây tươi, hạt, đậu và các loại thực phẩm có chứa vitamin C, E và beta-caroten. Tăng cường chất xơ: Chất xơ giúp duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tổng quát. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu vào chế độ ăn hàng ngày. Giảm tiêu thụ chất bão hòa và đường: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao như thực phẩm nhanh, thịt mỡ, kem và sản phẩm có chứa dầu bơ. Cố gắng giảm tiêu thụ đường tinh khiết và thức uống ngọt. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất: Bổ sung các nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng quát. Bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt, sữa, trứng và các nguồn thực phẩm khác vào chế độ ăn hàng ngày. Phương pháp phòng ngừa viêm đa rễ dây thần kinh hiệu quả Để phòng ngừa viêm đa rễ dây thần kinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Duy trì lối sống lành mạnh: Điều này bao gồm ăn một chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng, bao gồm rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu đạm. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất béo và đường. Ngoài ra, duy trì một lịch trình hoạt động thể chất đều đặn và giảm căng thẳng cũng rất quan trọng. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất và thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm đa rễ thần kinh. Điều trị các bệnh nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng kịp thời và hiệu quả để giảm nguy cơ viêm đa rễ thần kinh do các nhiễm trùng gây ra. Thực hiện tiêm chủng: Tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết để ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra viêm đa rễ thần kinh. Nhớ rằng viêm đa rễ thần kinh là một bệnh lý phức tạp và không có cách phòng ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, tuân thủ các biện pháp trên có thể giúp giảm nguy cơ và bảo vệ sức khỏe thần kinh. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc lo lắng nào, hãy thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ." ]
Bác sĩ cho con hỏi, Cuối tuần trước con bị bỏng bô, có lấy cục đá chà lên. Đến ngày hôm sau nó tróc da, có vết đỏ quanh vết thương. Con có rửa nước sạch và băng cá nhân. Đến 2 ngày nay nó chảy mủ vàng lợt. Mong bác sĩ tư vấn giúp con.
[ "Chào em, Dịch vàng chảy ra từ vết bỏng, nếu trong suốt, không hôi thì là dịch huyết thanh của cơ thể, chưa phải là dấu hiệu nhiễm trùng. Em có thể chăm sóc tại nhà bằng cách rửa vết thương hàng ngày với nước muối sinh lý và povidine pha loãng, bôi thuốc trị bỏng biafine hoặc đắp gạc chuyên dùng cho vết bỏng sẽ giúp mau lành hơn. Nếu có dấu hiệu mưng mủ, sốt thì nên tới bác sĩ để kê toa kháng sinh điều trị nhiễm trùng em nhé! Thân mến." ]
[ "Chào em, Theo em trình bày thì nhiều khả năng bé bị . Điều trị chủ yếu\r\nlà dùng kháng sinh nhưng vì bé còn quá nhỏ và BS không trực tiếp nhìn thấy sang\r\nthương, không đánh giá được mức độ viêm nhiễm… nên BS không thể tư vấn cho em cách\r\nđiều trị. Do đó, để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh, em nên đưa bé đi\r\nkhám da liễu em nhé! AloBacsi chúc bé sớm khỏi bệnh. Thân mến!", "Chào bạn Nhân, Đây là tình trạng cấp cứu, được gọi là viêm mô tế bào do nguyên nhân từ . Bạn nên đến ngay bất cứ trung tâm răng hàm mặt hoặc bệnh viện nào cũng được để điều trị ngay. Nếu cứ bỏ mặc không điều trị, vi khuẩn ngày một sinh sôi tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu thì cực kỳ nguy hiểm. Trước mắt phải điều trị viêm mô tế bào để qua cơn cấp đã, sau đó sẽ điều trị nguyên nhân là cái răng bị mủ kia, bạn nhé.", "Chào bạn, Răng bé bị ăn mòn và hiện tại có mủ, chứng tỏ tủy răng đó đã chết gây nhiễm trùng dưới chóp. Bạn cần dẫn bé đến gặp bác sĩ để xử lý ngay vì tình trạng này nếu không được điều trị sẽ tái diễn nhiều lần. Sau khi kiểm tra, răng còn cứng, nhiễm trùng ít thì bạn nên chữa tủy giữ lại răng cho bé đợi đến khi thay vào khoảng 6-7 tuổi, còn đối với răng lung lay mạnh thì có thể phải nhổ sớm. Thân mến! ", "Chào em, Nước vàng trong rỉ ra từ vết thương chính là huyết tương, là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương. Tuy nhiên dịch này là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, do đó phải rửa vết thương hằng ngày bằng nước muối sinh lý, có thể pha loãng với povidine, sau đó dùng gạc mềm chấm khô và đắp gạc để tránh bụi bẩn. Vết thương có thể rỉ dịch vàng từ 3-7 ngày là bình thường. Nếu dịch có mùi hôi, chuyển sang đục, vết thương tấy đỏ hoặc có sốt thì em nên tới BS khám ngay em nhé! Thân mến.", "Chào em, Theo như em trình bày, BS nhận thấy cần loại trừ bệnh lý viêm da mủ và . Tuy nhiên, BS không thể chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị qua hình ảnh được em à, nhất là khi bé của em còn quá nhỏ mới 1 tuần tuổi. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi đồng khám và điều trị. Thân mến.", " Chào em, Vết thương có chảy máu là có đường vào nên dễ bị nhiễm trùng nếu không được săn sóc và điều trị tốt. Ngoài ra, vấn đề uốn ván cũng cần được quan tâm, em nên đến BV Đa Khoa khám và điều trị. Thân mến! ", "Hình ảnh phỏng bọng nước Xin chào Phương Dung, Em thử để ý những vết thương mất da thường chảy-nước-vàng, đó là dịch dưỡng trấp được thấm qua mạch máu đến nuôi hệ thống mô dưới da, nếu không có lớp da chống thấm thì nó sẽ chảy ra bên ngoài. Khi bị bỏng, nhiệt độ làm tổn thương đến mô dưới da làm cắt đứt liên kết giữa thượng bì (lớp da bên ngoài) và hạ bì, khiến dịch dưỡng trấp tràn ra,  tuy nhiên cho còn lớp da giữ lại nên dịch chỉ đội lên, căng ra tạo thành bóng nước. Dịch trong bóng nước sẽ được hấp thu dần, tôi thường khuyên bệnh nhân tuyệt đối không dùng bất cứ gì chọc thủng vì sẽ tổn hại lớn da phủ bên ngoài tạo cửa ngõ cho vi khuẩn thâm nhập gây nhiễm trùng và dễ tạo sẹo. Nếu không nhiễm trùng, bóng nước sau khi lành, tróc mài tự nhiên sẽ để lại vết da mới hơi thâm – đó là do quá trình phản ứng viêm hồi phục, thường tự hết sau vài tuần. Nếu thật sự để lại sẹo em có thể đến tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu như laser xoá sẹo thâm hoặc bôi thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên nếu vết sẹo quá nhỏ thì thường không cần thiết như vậy.Thân ái chào em.", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào bạn, là hiện tượng tái hoạt của\r\nvirus gây bệnh thủy đậu trước đây gây ra. Đối với người khỏe mạnh, không có yếu\r\ntố suy giảm miễn dịch, việc điều trị chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da\r\nnày, tránh bị bội nhiễm thêm vi khuẩn. Nếu như đã vỡ, bạn nên mua thuốc… bôi vào để sát trùng, bổ sung thêm một\r\nsố loại vitamin để tăng cường sức đề kháng trong thời gian này. Khi miễn dịch\r\ncơ thể tốt hơn bệnh sẽ tự khỏi. Nếu tình trạng viêm đỏ nặng hơn và có mủ, bạn cần\r\nđến gặp bác sĩ để được kê toa kháng sinh phù hợp. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Không phải ai cũng biết rằng, lớp vẩy hình thành sau khi bị thương ngoài da sẽ tạo thành một lớp bảo vệ, đồng thời cho phép các tế bào di chuyển bên dưới nó để tái tạo lại da (Ảnh minh họa) Xin chào bạn, Hiện tượng vết thương đóng vảy bề mặt mà còn chảy nước vàng có khả năng nhiễm trùng sâu nên bên trong tạo ổ mủ. Bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, siêu âm đánh giá và có thể rạch tháo mủ nếu cần, đồng thời được kê toa kháng sinh điều trị. Nếu để lâu, nguy cơ nhiễm trùng máu hoặc hoại tử vùng mô có vết thương sẽ để lại di chứng rất nặng nề về sau. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, BS không rõ “khối sưng to, mềm mềm” mà bạn mô tả có đỏ\r\nkhông, bé có khó chịu quấy khóc không, bé có sốt... ? Trường hợp của bé có thể là nhọt hoặc khối áp xe, tốt nhất bạn nên cho bé đi\r\nkhám và siêu âm (nếu BS thấy cần thiết), để tìm rõ nguyên nhân rồi mới điều\r\ntrị. Tuyệt đối không được nặn bóp, chích lễ hoặc đắp lá thuốc gì đó, vì khi\r\nkhối đó vỡ ra chảy dịch sẽ dễ nhiễm trùng.", "Chào em, Với bóng nước do phỏng bô bị vỡ thì nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hằng ngày, sau đó chấm khô bằng gạc sạch, đắp lưới Urgotul rồi băng lại mỗi ngày đến khi lành. Gạc lưới Urgotul được làm từ sợi polyester tẩm các phần tử hydrocolloid (carboxymethylcellulose) và vaseline, nên gạc lưới này không dính vào vết thương, thay băng không đau và không làm tổn thương mô tân sinh vết thương. Nước vàng trong rỉ ra từ vết thương chính là huyết tương, là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương. Tuy nhiên dịch này là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, do đó phải chăm sóc vết thương hằng ngày cho sạch để tránh bội nhiễm. Nếu vết thương tiết dịch có mùi hôi, đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da hoặc bỏng sâu thì cần đi khám ở cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Khi vết thương lành rồi mới dùng đến kem trị sẹo Thân mến.", "Vết thương mưng mủ thường do nhiễm trùng Chào bạn, Trường hợp này có lẽ bạn đã bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, biến chứng này khá hiếm gặp nhưng thường nặng và làm cho tổn thương chậm lành, thậm chí gây nguy hiểm. Do đó, bạn nên quay lại bệnh viện nơi đã phẫu thuật để bác sĩ kiểm tra, xem xét chỉ định lấy dụng cụ cố định ra và điều trị nhiễm trùng cho ổn định bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Theo em mô tả vết thương sâu và rộng, nhưng tôi không rõ mức độ sâu như thế nào, có hình ảnh quan sát trực tiếp sẽ tốt hơn. Vết thương hiện tại chảy nước vàng nhạt có thể là huyết tương, không phải mủ, ít nghĩ đến nhiễm trùng. Em có thể rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó băng lại bằng gạt sạch, tránh để vết thương nhiễm bẩn, thấm nước, tránh băng quá chặt, có thể rửa vết thương 1 - 2 lần mỗi ngày. Chúc vết thương của em mau lành.", "Chào em, Qua mô tả của em, có thể bé đang bị viêm da do dị ứng hay gặp ở bé sơ sinh. Nếu không nhiễm trùng da, bé vẫn bú - ngủ bình thường, không quấy khóc. Lúc này em cần mặc quần áo thoáng mát cho bé, ngưng tắm xà phòng, mỗi ngày tắm nước muối Nacl 0,9% , sau đó lau khô và dùng Milian thoa vùng da có nổi mụn trắng mỗi ngày 2 lần, sau vài ngày nốt sẩn đỏ này sẽ khô và lặn đi, không để lại sẹo hoặc vết thâm. Em tránh cạy nốt mụn hoặc làm trầy xước vì da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chức năng bảo vệ kém nên dễ bị dị ứng và nhiễm trùng da nếu chúng ta chăm sóc không tốt. Điều quan trọng ở đây “bé có vài mụn bọc to như là có mủ trắng”, em xem bé có kèm theo sốt, quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú không... Nếu có em cần nhanh chóng đưa bé vào BV Nhi Đồng để được điều trị. Thân mến!", "Chào em, Sau mổ thì thường còn chảy ít máu và chỉ kéo dài 1-2 ngày là hết. Em miêu tả lượng máu bầm từ vết mổ “nhiều” và xuất hiện sau mổ 2 tuần, kéo dài liên tục 2 ngày là một điều bất thường, dù vết mổ không gây đau nhức gì cả thì em vẫn cần đến lại bệnh viện để kiểm tra xem vì sao bị chảy máu, có rối loạn đông máu gì không…và xử trí thích hợp sớm, em nhé. Thân mến." ]
Chào bác sĩ, Dạo gần đây mắt trái tôi bị giật liên tục, cụ thể là mi mắt trái, giật nhẹ và đều, mỗi lần giật kéo dài 1 đến 3 giây. Tôi không bị cận viễn loạn. Sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường không nhức đầu u tai, chỉ có mắt trái là hay giật liên tục. Mọi khi không có lúc nào giật nhiều, lúc nào giật ít. Cảm ơn bác sĩ trả lời giúp tôi!
[ "Bạn Vân thân mến, Rung giật mi mắt\r\nlà một biểu hiện xáo trộn nhẹ của hoạt động thần kinh - cơ nhắm mi mắt. Nó\r\nthường xảy ra do mệt mỏi vận động mi mắt hay vận động toàn cơ thể. Hiện tượng\r\nnày thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không để lại di chứng\r\ngì. Tôi nghĩ bạn cứ an tâm. Trong trường hợp\r\nxấu nhất nếu nó xảy ra liên tục và kéo dài nhiều ngày bạn có thể khám mắt xem\r\ncó tổn thương hay viêm nhiễm gì ở mắt gây kích thích rung giật mí không? Và nếu\r\ncó thể bạn cần đo điện cơ, điện não đồ và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh\r\nkiểm tra tổn thương đường dẫn truyền thần kinh và não bộ điều khiển\r\nvận động mí mắt như CT scan và MRI. Tôi chỉ hy\r\nvọng bạn thuộc dạng nhẹ thoáng qua!" ]
[ " Chào em, Thông tin em cung cấp có điểm chưa rõ. Phần hông phải nằm ở phía trên cao (phần ) so với phần chân, như vậy ý của em là bị giật mạnh phần mặt ngoài của chân hay là ở ngay hông phải? Tuy nhiên, hiện tượng giật cơ khi xoay trở mình đột ngột xảy ra 1 lần mà không tái diễn thì tương đối không nguy hiểm, nguyên nhân thường lành tính do kích thích đột ngột thần kinh, gân cơ. Nếu hiện giờ em không cảm thấy đau, tê ở đâu và cũng không có bất kỳ triệu chứng bất thường gì thì không sao cả, nên tập thể dục hằng ngày, ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày là sẽ khỏe. Thân mến! ", "Bạn\r\nPhương thân mến, AloBacsi không rõ một số chi tiết\r\nnhư: mắt phải của bé có bình thường không và mắt trái đeo kính do bị loại cận thị, viễn thị hay loạn thị và bao nhiêu độ. Thông thường khi mới bắt đầu mà cảm thấy rất khó chịu, mắt bị kích thích nhiều thì do hoặc kính làm\r\nkhông đúng yêu cầu hoặc chỉ định đeo kính của bác sĩ không phù hợp. Bạn nên đến\r\nhiệu kính nhờ kiểm tra lại kính làm có đúng yêu cầu không. Tôi chỉ trao đổi với bạn về chỉ\r\nđịnh đeo kính. Thường khi mới lần đầu đeo kính, ta không nên cho trẻ đeo đúng độ\r\nđã đo nếu độ khá cao. Ta phải cho trẻ đeo độ thấp hơn cho quen với kính. Thời\r\ngian dần dần ta nâng độ kính lên cho đúng. Trường hợp thứ hai là mắt phải và\r\nmắt trái chênh lệch nhau trên 2 độ, ta gọi là bất đồng khúc xạ. Trường hợp này\r\nta cũng không cho đeo kính mà có tròng kính chênh lệch nhau quá 2 độ. Ví dụ mắt\r\nphải 1 độ, mắt trái 4 độ ta cho mắt phải đeo kính 1 độ còn mắt trái đeo kính\r\nkhông được qúa 3 độ. Hy vọng một số điều có thể giải\r\ntỏa thắc mắc của bạn. Thân chào bạn,", " Chào chú, Mắt có thể nhanh bị do làm việc quá sức mà không nghỉ ngơi đầy đủ, trong các trường hợp có bệnh về mắt, mắt cũng nhanh mỏi hơn bình thường. Ngoài ra, các bệnh lý về thần kinh như nhược cơ, tổn thương thần kinh vận nhãn cũng có thể gây nặng mắt. Nếu mắt vẫn nhìn rõ, không phải do vấn đề làm việc quá sức thì chú nên đến khám chuyên khoa nội thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị. Thân mến! ", "Chào Minh Tấn, Triệu chứng của em liên quan nhiều đến vấn đề thần kinh tâm\r\nlý. Khi nghe những âm thanh khó chịu có thể làm kích thích các phản ứng thần\r\nkinh gây cảm giác bất thường. Vấn đề này thường không liên quan đến bệnh lý tim\r\nmạch thực thể em ạ. Để tránh cảm giác khó chịu, chỉ có cách em tránh nghe những\r\nâm thanh này thôi. Tuy nhiên theo thời gian em có thể sẽ quen với các âm thanh\r\nnày và không còn cảm thấy nữa. Thân mến, Thưa bác sĩ, Em cứ hay bị đau phía dưới ngực bên tay trái cơn\r\nđau thường kéo dài khoảng 5 phút có khi hơn và rất là đau. Em có đi bệnh viện\r\nkhám nhưng bác sĩ nói em chỉ bị loạn nhịp tim, uống thuốc nhưng cơn đau không bớt.\r\nCòn ngực phía bên tay phải thì cơn đau lại đi từ sau lưng lên. Rất mong các bác\r\nsĩ cho em biết em bị bệnh gì và cần khám ở đâu? (Trung Tín - tinphongluu…@ ) BS Trần Nhân Tuấn: Chào Trung\r\nTín, Bạn không\r\ncho biết bạn bao nhiêu tuổi và có bệnh lý gì khác hay không nên khó có thể cho\r\nlời khuyên đầy đủ. Tuy nhiên theo mô tả của bạn thì nhiều khả năng đây là dấu\r\nhiệu của bệnh lý thần kinh cơ. Loạn nhịp\r\ntim có rất nhiều loại cần phải đánh giá trên trường hợp cụ thể mới cho ý kiến\r\nđược. Bạn có thể đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra đầy\r\nđủ. Thân mến , Thưa\r\nbác sĩ, Em hay\r\nbị nhói ở ngực trái. Khi thay đổi trọng lượng đột ngột thì tay bỗng rung mạnh\r\nhay khi hồi hộp thì có cảm giác khó chịu ở tim. Vậy em có mắc bệnh gì không\r\nạ? (Mỹ\r\nNinh – Đà Nẵng) BS Trần Nhân Tuấn: Chào Mỹ\r\nNinh, Thông tin\r\nem cung cấp không rõ ràng nên bác sĩ không thể cho ý kiến được. Thay đổi trọng\r\nlượng đột ngột nghĩa là thế nào? Khi hồi hộp thì thường sẽ thấy khó chịu ở tim,\r\ntuy nhiên nếu hồi hộp mà không có nguyên nhân rõ ràng thì là bất thường, cần phải\r\nkhám kiểm tra em nhé. Chúc em\r\nluôn khỏe mạnh, BS Trần\r\nNhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Chào em, của mắt khoảng 1-2 giờ, nếu sử dụng mắt liên tục và nhiều hơn dễ gây tình trạng mỏi mệt thị giác, tăng độ đối với các tật khúc xạ. Em nên nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút, nhìn tầm xa để mắt được thư giãn sau mỗi 2 giờ tiếp xúc với máy tính hoặc điện thoại. Thân mến. BS.CK1 Bùi Trung Dũng Phó khoa Răng hàm mặt - Mắt, BV Nhân dân 115", " Chào em Hằng, Theo như kết quả đo mắt thì mắt trái cận 1,5 độ; mắt phải viễn thị nhẹ 0,25 độ, loạn thị 1,25 độ. Em nên tới bệnh viện Mắt để kiểm tra lại và cắt kính phù hợp, em nhé!", "Thưa bác sĩ, Thời gian gần đây, mẹ tôi khi ngủ thi thoảng bị giật tay rất mạnh nhưng cũng không tỉnh. Đó có phải triệu chứng ban đầu của căn bệnh nào không? \r\n\r\nCảm ơn BS rất nhiều! (Hoàng Nga - Hòa Bình) Chào Hoàng Nga, Khi ngủ thường phần não bộ chi phối vận động sẽ bị ức chế. Nếu vùng này vì lý do nào đó chưa được ức chế hoàn toàn thì có thể gây . Một số người khi sắp rơi vào giấc ngủ có thể có hiện tượng này. Tình trạng cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, giấc ngủ không sâu, viêm thần kinh trong bệnh đái tháo đường, bệnh lý tâm thần cũng có thể là nguyên nhân. Em thử khuyên mẹ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nếu không còn tình trạng này xảy ra thì có thể là do làm việc quá sức và chưa có giấc ngủ chất lượng. Thư sau em hãy cho biết độ tuổi, nghề nghiệp và các bệnh lý đi kèm (nếu có) của mẹ em nhé. Thân ái chào em! BS-CK1 Hoàng Bích Hồng", "Bạn Đại thân mến, Chỉ với vài tia đỏ máu trên mắt mà không có triệu chứng khác kèm thêm thì vẫn có thể xem là bình thường. Đa số mọi người với mắt bình thường nếu nhìn lâu điện thoại lúc nhắm mắt lại thấy hơi đau là do mỏi điều tiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên khám mắt để kiểm tra tật khúc xạ cận, loạn hay viễn thị có hay không. Chào bạn,", "Bạn Hữu Quang thân mến, Bạn mô tả triệu chứng quá ít, chỉ với “cảm giác tai\r\nhay bị giật giật” mà không mô tả kỹ thời gian bị bao lâu, yếu tố nào\r\nkích thích gây phát cơn hay tự nhiên, tai có chảy máu, chảy mủ, có ảnh\r\nhưởng tới sức nghe, chóng mặt hay không, có hay ngoáy tai không, có bị\r\nnghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, đau răng không ...? Cảm giác sợ hãi là sợ cái gì, sợ bệnh lý trong tai\r\nhay điều gì ám ảnh, bạn có nghe, có thấy, hay cảm tưởng có ai\r\nhại mình không...? Bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám, nếu\r\nkhông phát hiện bệnh lý tại tai thì bạn nên khám tới bác sĩ chuyên khoa Tâm\r\nThần Kinh nhé.", "Chào em, Thông thường có tác dụng tại chỗ và không làm giãn đồng tử. Tình trạng bệnh của em có thể do 1 bệnh lý khác, em nên đi khám BS chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Thân mến. ThS.BS Khâu Minh Tuấn Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115", "Mắt bị cộm sẽ luôn kéo theo nhiều biểu hiện khác như cay, rát… Chào em, Có thể em bị khô mắt, thường biểu hiện nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt, chảy nước mắt liên tục, ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt, cảm giác khô rát, cộm như có cát trong mắt. Tuy nhiên, nhìn mờ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mắt nguy hiểm như tổn thương võng mạc, viêm nhiễm trong mắt, viêm loét giác mạc... cần được khám trực tiếp, làm rõ nguyên nhân và điều trị sớm. Em nên sắp xếp khám chuyên khoa Mắt nhé!", " Chào em Thức, Khi mắt phải làm việc với cường độ cao, ít được nghỉ ngơi thì có thể gây ra hiện tượng , nhìn mờ tạm thời. Hiện tượng này càng dễ xảy ra ở người có tật khúc xạ như cận, loạn thị. Em nên khám BS Mắt để đo mắt và đeo kính đúng độ cận, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc liên tục và kéo dài với các màn hình thiết bị điện tử, em nhé! Thân mến! ", "Chào bạn, Triệu chứng giật cơ một bên mặt nếu chỉ xuất hiện thỉnh thoảng vào buổi sáng có thể cho trong lúc ngủ bạn đã chèn ép vào vị trí cơ vùng đó khiến chuột rút. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Có một số bệnh lý liên quan tới rối loạn vận động cơ, hiện tượng giật cơ vùng đó sẽ xảy ra liên tục cả ngày chứ không chỉ ở một thời điểm nhất định. Một dạng khác nguy hiểm hơn là dấu hiệu báo trước của một cơn co giật. Bệnh nhân sẽ co giật cơ ở một vùng mặt sau đó diễn tiến co giật nửa người và co giật toàn thân. Tình trạng của bạn chỉ dừng lại ở một bên mặt sau khi thức dậy thì khả năng những bệnh lý nguy hiểm là không có. Cũng có thể trong khẩu phần ăn thiếu nguyên tố magiê và kali, bạn có thể ăn thêm chuối, các loại rau củ, đậu… để bổ sung các vi chất này nhé. Thân ái chào bạn.", " Chào bạn, Triệu chứng bạn mô tả gợi ý nhiều tình trạng mắt, làm mi mắt sưng phù nề, nhiều gỉ và hay chảy nước mắt. Sử dụng điện thoại cả ngày là một yếu tố gây kích thích. Tạm thời bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế nhìn lâu vào màn hình điện thoại hoặc tivi, rửa mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Nếu triệu chứng vẫn tiếp diễn hoặc nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ mắt để được kê toa thuốc nhỏ phù hợp bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Rung giật nhãn cầu là một tình trạng mắt nhìn không cố định , khiến người bệnh không kiểm soát được Chào em, Rung giật nhãn cầu là sự chuyển động theo nhịp có chu kỳ của nhãn cầu, chuyển động này có thể xảy ra ở cả hai mắt hay chỉ một mắt, do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, do bẩm sinh hay mắc phải. Rung giật nhãn cầu ngang có thể xảy ra ở bệnh nhân có tật khúc xạ nặng, bất đồng khúc xạ. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh bằng quang học: đeo kính gọng, mang kính sát tròng; khi lớn (trên 18 tuổi) có thể phẫu thuật em nhé!" ]
Chào bác sĩ, em muốn hỏi tinh dịch có dính máu là dấu hiệu của bệnh gì? Mong được bác sĩ hồi âm.
[ "Tinh dịch có máu nguyên nhân do viêm nhiễm hoặc chấn thương niệu đạo Chào bạn, Khi tinh dịch có màu đỏ, nam giới thường nghĩ đến tinh dịch có máu, chắc chắn đây là dấu hiệu bất thường. Nếu chỉ thoáng qua hoặc sau một hoạt động tình dục quá mức cần phải được theo dõi. Trường hợp tần suất xuất hiện nhiều và kéo dài, cần nghĩ ngay đến những bệnh lý thường gặp như viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, nấm… Ngoài các bệnh lý về viêm nhiễm, có thể bệnh nhân mắc bệnh lý ác tính như ung thư túi tinh hoặc ung thư tiền liệt tuyến có thể gây xuất tinh ra máu. Hoặc các bệnh lý giãn mạch máu quá mức, như giãn mạch tinh, khi xuất tinh có thể làm vỡ mao mạch và gây ra tình trạng xuất tinh ra máu. Đường niệu đạo cũng có thể gây xuất tinh ra máu. Bác sĩ nên hỏi tiền sử xem bệnh nhân có chấn thương vùng niệu đạo hay không; hoặc trên bệnh nhân vừa sinh thiết tiền liệt tuyến, hay có chọc kim ở tầng sinh môn thì cũng có nguy cơ xuất tinh ra máu. Ngoài ra, những bệnh nhân lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn bằng cách chọc kim sẽ lẫn máu trong tinh dịch. Có rất nhiều nguyên nhân gây tinh dịch có máu. Cho nên, khi tinh dịch có màu đỏ nam giới nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nam khoa để được bác sĩ tầm soát và tìm nguyên nhân điều trị. Thân mến. (Trích )" ]
[ "Bạn Mạnh thân mến, Bị chảy tinh dịch khi ngủ, đó là hiện tượng .\r\nMộng tinh thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì và trong giai đoạn “không có\r\nngười sử dụng”. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Không có cũng bình\r\nthường. Bạn không nên quá lo lắng, bạn nhé! Chúc bạn vui vẻ! Bác sĩ PHÒNG KHÁM TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố\r\nThái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515\r\n- ĐT: 04 3562 7979", "Nhiễm trùng tiết niệu do bệnh lậu Chào bạn, Triệu chứng tiểu buốt, tiểu mủ, xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu là dấu hiệu khẳng định của nhiễm trùng tiết niệu. Nguyên nhân thường gặp gây nhiễm trùng tiết niệu ở người nam trẻ là các tác nhân lây lan qua đường tình dục, trong đó lậu cầu là phổ biến nhất. Hiện nay đã xuất hiện chủng lậu cầu kháng thuốc, có thể không đáp ứng với các điều trị thông thường nên dẫn tới nhiễm trùng tiết niệu của bạn chưa kiểm soát tốt, hoặc do tái nhiễm từ bạn tình hoặc cũng có thể từ chủng vi khuẩn khác. Do đó, bạn nên quay lại bệnh viện có khoa Tiết niệu hoặc Bệnh viện Da Liễu để bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị tích cực cho bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Kết quả xét nghiệm cho thấy có thể bạn bị đa hồng cầu loại hồng cầu nhỏ, tuy nhiên trong xét nghiệm máu còn có các chỉ số quan trọng như Hct, Hb, số lượng tiểu cầu, bạch cầu không thấy bạn nêu nên cũng khó xác định. Đa hồng cầu có thể do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (ở vùng cao, bệnh lý tim phổi, rối loạn nội tiết, u bướu...). Bạn nên khám chuyên khoa huyết học, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh và điều trị thích hợp. Tình trạng đa hồng cầu thường không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tinh dịch đồ của bạn với tỉ lệ như vậy, nếu mật độ tinh trùng trên 15 triệu/ml thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên tinh dịch đồ chỉ đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng ở một thời điểm chứ không hẳn là dựa vào đó để khẳng định khả năng có con của bạn vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Về tinh dịch đồ, em có thể tham khảo thêm câu sau: >> Việc điều trị hiếm muộn không đơn giản và có khi phải kéo dài nhiều năm. Tuổi 2 bạn còn trẻ nên kiên trì điều trị, giữ tâm lý thoải mái sẽ sớm có kết quả thôi. Chúc gia đình bạn hạnh phúc và sớm có tin vui!", " Tuấn Đạt thân mến, Có chứ em, vì số lượng tế bào máu thường gặp trong những bệnh lý viêm nhiễm cấp tính hoặc ác tính,…? Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Trân trọng!", "Chào em, AloBacsi xin chia buồn cùng gia đình em vì những sự cố vừa qua. Theo giá trị tối thiểu tinh dịch đồ của WHO 2010 (mật độ tinh trùng ≥ 15 triệu/ml), như vậy thì mật độ tinh trùng của em 16 -18 triệu/ml là trong giới hạn bình thường. Ngoài ra, còn xét đến độ di động có tiến tới của tinh trùng khoảng 32% là được (không cần xem xét nhanh hay chậm, miễn là đội quân này đừng có dậm chân tại chỗ). Và tinh trùng có hình dạng bình thường chỉ cần ít nhất là 4% thì được xem là “ổn”. Khi nói đến tinh trùng yếu cũng còn tùy theo mức độ, phái nam dù có tinh trùng rất ít nhưng vẫn có khả năng làm cho trứng thụ tinh, vì trong mỗi ml tinh dịch của phái mạnh có hàng triệu tinh trùng tí hon, chỉ cần một chú “chiến binh dũng cảm” về tới đích, đến được vòi trứng gặp trứng là sẽ thụ tinh. Sau 2 lần thai ngưng phát triển vì không có tim thai, sau khi phôi thai ngưng phát triển một thời gian sẽ dẫn đến thai chết lưu. Thai chết lưu là thai được làm tổ trong buồng tử cung, nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm thai ngưng phát triển, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Nguyên nhân có thể do di truyền, môi trường, mẹ bị bệnh cấp tính như sốt cao đột ngột, bị cúm… các bệnh mạn tính: bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao (tiền sản giật, sản giật), các bệnh bẩm sinh của thai hoặc phần phụ thai, có thể sai lệch về nhiễm sắc thể của trứng, phôi hoặc tinh trùng… Mặc dù sau khi em đã khám và tầm soát các nguyên nhân làm thai ngưng phát triển, kết quả vợ chồng em đều bình thường nhưng vẫn còn khoảng 25 – 30% không tìm được nguyên nhân. Để chuẩn bị cho lần có thai sau được tốt, theo BS hai vợ chồng em nên đến khám BV chuyên khoa sản lớn có uy tín như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, Phụ Sản Quốc Tế…BS sẽ khám và tư vấn cho trường hợp của em được cụ thể hơn. Vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh em tham khảo theo câu hỏi này nhé: >> Chúc em mau sớm có tin vui!", " Chào em, Theo kết quả xét nghiệm cho thấy bé có nhưng không biết được nguyên nhân thiếu máu. Do đó, để biết rõ được nguyên nhân, sau khi bé hết sốt em cần đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc BV Truyền Máu Huyết Học khám và điều trị, vì cần loại trừ bệnh lý thiếu máu thiếu sắt hoặc các bệnh về máu khác như Thassemia. Thân mến! ", "Chào em, Em nên , và chữa luôn tràn dịch tinh mạc. Nếu\r\nđể như vậy thì vệ sinh không sạch sẽ và tràn dịch tinh mạc sẽ lớn dần làm chèn\r\nép tinh hoàn. Theo AloBacsi, em nên đi khám, siêu âm, sau khi có kết quả BS\r\nchuyên khoa Niệu sẽ tư vấn cho em rõ hơn. Thân mến,", "Bạn Ngọc Giàu thân mến, Qua thư bạn mô tả cho thấy bệnh của bạn cần đi khám ngay, bạn đã tiểu máu đại thể (tức là nhìn thấy bằng mắt thường), thuốc ngừa thai không ảnh hưởng đến tiểu máu. Tiểu ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu trong nước tiểu, nước tiểu có thể có màu đỏ, đậm màu như nước trà, đôi khi có máu cục, cũng có trường hợp tiểu máu nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ nhận dạng được qua xét nghiệm nước tiểu (tiểu máu vi thể). Có nhiều nguyên nhân gây tiểu máu và bất kỳ cơ quan nào thuộc hệ tiết niệu cũng có thể bị tổn thương và gây tiểu máu. Các nguyên nhân gây tiểu máu thường gặp: - Nhiễm trùng tiểu - Viêm bàng quang - Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang - Ung thư thận, ung thư bàng quang - Các bệnh lý của thận - Do thuốc aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư cyclophosphamide… Xét nghiệm phát hiện tiểu máu đơn giản nhất là tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng. Tuy nhiên, muốn tìm nguyên nhân của tiểu máu, bác sĩ có thể cho làm thêm các xét nghiệm cấy nước tiểu, chụp hệ niệu có cản quang hoặc chụp bụng cắt lớp. Do chúng tôi không khám trực tiếp cho bạn và bệnh của bạn cần làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây tiểu máu, nên chúng tôi không thể tư vấn thuốc điều trị. Bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè hướng dẫn khám bệnh và điều trị sớm, để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Chúc bạn điều trị tốt!", "Chào em, Bình thường tinh dịch xuất ra có màu trắng ngà, dạng keo. Khi em xuất tinh ra, nếu thấy có nhiều bột hoặc hạt như thạch thì chứng tỏ độ cô đặc quá cao, có thể do em uống ít nước hoặc viêm nhiễm ở đường sinh dục. Trường hợp này em nên đến cơ sở nam khoa để khám và điều trị. Thân mến.", "Chào em, có thể do nhiều nguyên nhân,\r\ntừ các nguyên nhân không bệnh lý như uống nước nhiều, tâm lý căng thẳng lo âu,\r\ntrời lạnh quá, đồ ăn thức uống lợi (cafe, bia rượu, hoa quả chua nhiều acid, thực\r\nphẩm cay...) đến nguyên nhân bệnh lý như nhiễm trùng tiểu, viêm kẽ bàng quang,\r\nu kích thích lên bàng quang... Vì ở nam chung với đường sinh dục\r\nnên viêm nhiễm đường tiểu có thể ảnh hưởng lên tinh hoàn. Trước mắt em nên kiểm\r\nsoát các nguyên nhân không gây bệnh (ăn uống, tâm lý, nhiệt độ) gây tiểu nhiều,\r\nđồng thời tốt nhất là nên khám BS để kiểm tra nước tiểu. Nhưng em không có điều kiện đi khám thì có thể\r\nthử dùng thuốc kháng sinh em đem theo, cefuroxim 500 mg ngày uống sáng 1 viên,\r\ntrưa 1 viên, chiều 1 viên. Nếu là nhiễm trùng tiểu thì thường sẽ đáp ứng với\r\nthuốc trong 2 - 3 ngày, nếu bớt thì uống đủ 5 ngày, không bớt thì phải đi khám\r\nBS thôi. Chúc em mau khỏe,", " Chào em Thoại, Những biểu hiện trên báo hiệu sức khỏe có vấn đề, , nhưng chưa đủ để chỉ điểm ra bệnh gì, vì có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như thiếu dưỡng chất (thiếu máu, thiếu vitamin và khoáng chất... ), viêm nhiễm mạn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống... BS cần phải khám trực tiếp cho em một cách kỹ càng và làm một số xét nghiệm kiểm tra tổng quát mới chẩn đoán sơ bộ được nguyên nhân. Do vậy, em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể đăng ký khám nội tổng quát, hay chuyên khoa nhiễm đều được. Song song đó, em nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế thức ăn chua cay nhiều dầu mỡ và sinh nhiệt, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá và có thể bổ sung thêm viên multivitamin mỗi ngày. Thân mến! ", "Chào em Thanh Tiến, Qua những triệu chứng em mô tả, có thể em đã bị vì có dịch trắng đục tiết ra ở đầu dương vật. Hiện tại, em cần đi khám, thử nước tiểu, cấy dịch niệu đạo,\r\nsiêu âm bẹn bìu và tiền liệt tuyến như em nghi ngờ. Sau khi có kết quả cấy (có\r\nthể BS sẽ cho thuốc trước), BS sẽ cho kháng sinh để diệt hết vi trùng và trùng\r\nroi lây bệnh. Đặc biệt, em nên điều trị cả bạn tình nữa nha, cả hai điều\r\ntrị cùng lúc nhé. Em có thể khám và điều trị tại BV Da liễu hay Nam khoa, bạn gái em thì khám Phụ\r\nkhoa. Đến BV Quận 11 cũng được em nhé. Chúc em sớm lành bệnh!", "Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nề, sung huyết (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Nguyên nhân gây ra bệnh xoắn tinh hoàn có thể là do cấu trúc tinh hoàn thay đổi không treo cố định mà quay xoay tự do trong bìu ở trẻ sơ sinh nam nên gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn. Còn đối với những người nam khi lớn lên do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao là do tinh hoàn không đứng yên mà di động liên tục gây ra xoắn tinh hoàn. Thân mến!", "BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Xuất tinh ra máu có nhiều nguyên nhân, đa số là lành tính như viêm nhiễm, bướu lành, nang, dị dạng đường dẫn tinh, túi tinh... phần lớn sẽ tự khỏi và không cần điều trị gì. Nếu xuất tinh ra máu dai dẳng kéo dài, tái đi tái lại (có thể do những nguyên nhân ác tính hay của 1 bệnh toàn thân) thì em nên đi khám ở khoa niệu. Bác sĩ ơi, em thấy dương vật em bị cong về một bên khi cương. Có cách nào (ở nhà) để cho dương vật thẳng ra không vậy BS? (Trần Cần, 16 tuổi - Cần Thơ) 9274 BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Nếu “thằng nhỏ” bị cong < 30 độ và không ảnh hưởng gì đến việc “tác chiến” của đương sự thì không có lý do gì mà phải nắn lại cho thẳng, ngoại trừ phạm trù thẩm mỹ. Tuy nhiên, xấu đẹp tùy người đối diện, xấu với người này nhưng đẹp với người khác thì sao? Vả lại “xấu gỗ nhưng tốt nước sơn” vẫn hơn chứ! Em đừng táy máy nắn lại ở nhà nhé, kẻo nó gãy thì đổ nợ! Tại sao da đầu dương vật của em bị khô và khi cương thì có những đường nứt màu trắng vậy ạ? (không đau rát gì cả). (Diệu Xương - ledung…@yahoo.com) 9272 BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Đó là những vết rạn da khi “thằng nhỏ” cương cứng khiến da quy đầu căng tạo nên những vết rạn (giống như những người béo phì có nếp rạn da ở đùi, bụng), hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả. Thời gian ngần đây sau mỗi lần tôi thủ dâm lại xuất hiện những mụn nước ở kẽ ngón chân và quanh các ngón chân, nước có màu trắng đục và ngứa. Bệnh xuất hiện cách đây khoáng 4 tháng, sau lần tôi quan hệ với 1 gái làng chơi. Xin BS cho biết tôi bị bệnh gì, cách điều trị? Xin chân thành cảm ơn! (Tuấn Minh - tuan…@gmail.com) 9220 BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Mụn nước kèm ngứa ở kẽ ngón chân và quanh ngón chân do nhiều nguyên nhân gây ra như chàm, tổ đỉa, ghẻ ngứa... do đó bạn nên đến BV Da liễu để các bác sĩ khám trực tiếp mới chẩn đoán và điều trị chính xác được. Thân chào bạn!", "Triệu chứng xoắn tinh hoàn Những dấu hiệu và triệu chứng của xoắn tinh hoàn Thông thường, đau và sưng túi bìu là triệu chứng chính của xoắn tinh hoàn. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Sưng có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc toàn bộ bìu. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy có sự chênh lệch ở 2 bên tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị xoắn sẽ lớn hơn bình thường và có màu đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ đậm. Ngoài ra, cũng có thể gặp một số biểu hiện: Chóng mặt; Đau bụng , buồn nôn, nôn mửa; Có khối u ở bìu; Có máu trong tinh dịch. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xoắn tinh hoàn Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng: Nhiễm trùng: Trường hợp tinh hoàn bị tổn thương hoặc chết mà không được loại bỏ có thể dẫn đến hoạt tử và nhiễm trùng. Teo tinh hoàn: Nếu bệnh nhẹ không được điều trị có thể gây teo tinh hoàn và mất khả năng sản xuất tinh trùng. Vô sinh : Trong trường hợp mất 1 bên tinh hoàn thì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của nam giới. Nhưng nếu mất cả 2 tinh hoàn thì người bệnh không có khả năng sinh con. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn." ]
Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi uống nhầm 4 viên thuốc tránh thai hàng ngày trong vòng 4 ngày có sao không ạ? Để điều trị rong kinh tôi được kê uống 2 viên marvelon/ngày nhưng tôi nhìn nhầm là 2 viên/lần, 2 lần/ngày. Sau đó có cảm giác căng cứng ở bụng dưới, đi tiểu nhiều.
[ "Nên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách để đảm bảo hiệu quả ngừa thai và tránh tác dụng phụ Chào bạn, Bạn không có gì phải lo lắng, những trường hợp chảy máu nhiều, bạn có thể uống 2 viên mỗi ngày cho đến khi ngưng chảy máu mới giảm xuống còn 1 viên cho đến hết vỉ. Sau đó bạn nghỉ 1 tuần và bắt đầu vỉ mới. Nếu bạn có ý định tiếp tục ngừa thai thì cứ uống tiếp. Cần lưu ý là uống thuốc đúng giờ để khỏi quên và có tác dụng cao nhất. Thân mến." ]
[ "Chào em Đặng Hà, Em có thể bắt đầu uống thuốc theo các cách sau: - Uống viên thuốc thứ nhất của vỉ thuốc đầu tiên vào ngày 1 của chu kỳ kinh. Cách uống này có tác dụng bảo vệ lập tức không cần biện pháp tránh thai dự phòng (BPTTDP), đồng thời tránh rụng trứng sớm. - Uống viên thứ nhất vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi thấy kinh. - Uống viên thuốc thứ nhất vào bất cứ ngày nào chắc chắn không có thai. Ngoại trừ cách uống vào ngày thứ 1 của chu kỳ kinh, các cách khác đều cần BPTTDP cho đến khi uống được 7 viên đầu tiên. Nên uống mỗi ngày 1 viên thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để tránh quên, đồng thời giữ vững nồng độ thuốc trong máu là yếu tố cần thiết đạt hiệu quả tránh thai cao. Uống thuốc tránh thai vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ có hiệu lực tránh thai tối đa và giảm đến mức thấp nhất các tác dụng phụ. Thân mến!", "Chào em, Thuốc Alsoben là thuốc dùng trong 2 chỉ định chính là phá thai và trị đau dạ dày. 1 số tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngày hành kinh tới nhanh hơn do tử cung bị kích thích. Nếu em không có bệnh gì cũng không có thai mà lỡ uống nhầm thuốc này rồi nôn ra không kịp thì có thể gặp các tác dụng phụ kể trên. Các tác dụng phụ này nhìn chung không nguy hiểm và sẽ tự hết khi thuốc hết tác dụng trong cơ thể và không để lại di chứng, em nhé. Thân mến.", "Chào\r\nbạn, Qua\r\nthư bạn mô tả, cho thấy trước khi sử dụng thuốc ngừa thai bạn chưa được tư vấn\r\nhoặc tìm hiểu kỹ về cách dùng. Khi\r\nsử dụng thuốc viên ngừa thai phối hợp loại dùng hằng ngày, bạn cần bắt đầu uống\r\nviên đầu tiên của vỉ vào ngày đầu tiên có hiện tượng máu kinh. Nếu như uống từ\r\nngày thứ 2-5 của chu kỳ, trong 7 ngày đầu bạn cần sử dụng 1 biện pháp tránh\r\nthai kết hợp (ví dụ như bao cao su) để đảm bảo hiệu quả ngừa thai. Bạn\r\nmô tả không rõ về chu kỳ kinh của bạn, bạn uống 5 viên - 5 ngày nhưng ngày thứ\r\n9 của chu kỳ và vừa sạch kinh… các mô tả của bạn chưa rõ để xác định cụ thể hiệu\r\nquả ngừa thai của thuốc. Nếu\r\nnhư bạn sử dụng đúng phương pháp, hiệu quả ngừa thai cao ngay từ viên đầu tiên,\r\nsau 5 ngày dùng thuốc bạn không cần ngưng dùng thuốc và uống viên khẩn cấp. Bạn có thể đến một cơ sở y tế gần nhà để khám và nhận tư vấn thêm\r\ncho trường hợp của bạn cũng như có nhiều thông tin về biện pháp ngừa thai mà bạn\r\nđang sử dụng. BS Huỳnh Thị\r\nThúy Mai - BS.CKII Sản Phụ khoa, BV Hùng Vương", "Chào Nhạn Nghi, Vì đây là thuốc nội tiết, có nhiều chống chỉ định, nên khi dùng cần phải thận trọng. Liều lượng thuốc dùng, thời gian dùng thuốc ngắn hay dài còn tùy thuộc vào bệnh lý điều trị và nguyên nhân gây bệnh. Vì thế mà có người dùng liên tục trong một tháng, nhưng có người chỉ dùng trong 14 ngày trong mỗi chu kỳ. Chúng tôi không rõ em bị rối loạn kinh nguyệt nhưng do nguyên nhân nào, vì thế không thể chỉ định cho em dùng thuốc. Tốt nhất, để an toàn cho sức khỏe em nên hỏi lại BS điều trị. Thân ái!", "Tuấn Anh mến, Thuốc ngừa thai Tri-Regol là thuốc ngừa thai hàng ngày 3 pha, có nồng độ hormon gần giống sự dao động hormon sinh lý hàng tháng của phụ nữ. Đây là loại thuốc ngừa thai hàng ngày chứa thành phần levonorgestrel và ethinylestradiol, gồm 6 viên màu vàng, 5 viên màu hồng và 10 viên màu trắng với các liều lượng tăng dần theo từng pha. Có thể dùng thuốc cho bé gái dậy thì, người chưa sinh con, và phụ nữ trung niên. Thuốc ngừa thai hàng ngày thường dùng bắt đầu từ ngày thứ 1 của chu kỳ kinh, tuy nhiên cũng có thể dùng trong vòng 5 ngày đầu. Do đó, vợ bạn đã lỡ dùng Tri-gerol từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (theo quy định là ngày thứ 5), và dùng đều đặn thì thuốc vẫn có tác dụng ngừa thai bình thường. Vậy hai vợ chồng bạn yên tâm rồi nhé!", "ThS. BS Lê Văn Hiền - GĐ Bệnh viện Phụ sản Mekong: Chào bạn, Sản phẩm bạn nói là loại sản phẩm thuốc tránh thai phối hợp có 2 pha tăng giảm hàm lượng nội tiết tố estrogen và progestin cho phù hợp với chu kỳ kinh tự nhiên nhất. Chính vì vậy khi dùng loại này tác dụng phụ rất ít, đặc biệt tác dụng ra huyết thấm giọt giữa chu kỳ kinh giảm đi so vớic các loại thuốc tránh thai khác. Sản phẩm này có tác dụng ngừa thai hiệu quả cao 99,9%. Ngoài ra thành phần progestin có tính kháng androgen nên thuốc có tác dụng điều trị mụn trứng cá. Thuốc cũng ít ảnh hưởng đến cân nặng của người phụ nữ. Do vậy bạn nên yên tâm sử dụng thuốc bạn nhé. 2. Mấy hôm trước em có quan hệ tình dục với bạn trai. Sau đó em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Khoảng 3 hôm sau em lại uống thêm viên thuốc giun nữa vì hôm đấy em thấy đau bụng nên nghĩ mình bị giun và cũng lâu lắm rồi em chưa tẩy giun. Không ngờ đến sáng hôm sau em thấy mình bị ra máu nhiều như đến \"ngày\" trong khi em vừa đến \"ngày\" cách đây hơn một tuần. Vậy em kính mong toàn soạn giải đáp giúp em với, liệu em có bị bệnh gì không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của em sau này không. Em chỉ uống thuốc tránh thai khẩn cấp này là lần đầu trong tháng. (Nguyễn Thanh Tâm) Chào bạn, Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường có tác dụng phụ là rong huyết. Do vậy trường hợp của bạn ra huyết cũng không có gì đáng lo bạn à. Tuy nhiên nếu tình trạng ra huyết kéo dài trên một tuần hay ra huyết nhiều, hoặc có kèm theo đau bụng thì bạn nên đi khám tại các bệnh viện sản phụ khoa để bác sỹ kiểm tra loại trừ nguyên nhân thai ngoài tử cung. Vì khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu thất bại dễ bị thai ngoài tử cung (và biểu hiện cũng là rong huyết). Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe doạ đến tính mạng người phụ nữ. Bạn không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì hiệu quả tránh thai thấp và thường có nhiều tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là rong huyết. 3. Em nghe nói thuốc tránh thai sẽ làm người uống tăng cân. AloBacsi ơi, điều đó có đúng không? Em định chọn biện pháp tránh thai uống thuốc viên hằng ngày nhưng rất sợ bị tăng cân. (Khanh, 25 tuổi, Đà Nẵng) Chào Khanh, Trong viên thuốc tránh có chứa estrogen và progestogen là hai nội tiết tố của buồng trứng. Thành phần estrogen có tác dụng giữ muối và nước làm cho người phụ nữ tăng cân, đôi khi có cảm giác sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Ngoài ra thành phần progestogen có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể. Thuốc tránh thai đầu tiên được phát minh và đưa vào sử dụng vào thập niên 50 với hàm lượng estrogen và progestogen rất cao nên hầu như mọi phụ nữ dùng thuốc đều bị “phát phì”. Để khắc phục nhược điểm này cũng như những tác dụng phụ khác do estrogen và progestogen viên thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng nội tiết rất thấp đủ để có tác dụng ngừa thai. Mặc dù với hàm lượng nội tiết rất thấp nhưng một số phụ nữ nhạy cảm với nội tiết estrogen vẫn bị tăng cân khi dùng thuốc ngừa thai. Do vậy các thuốc ngừa thai thế hệ mới sử dụng thành phần progestogen thế hệ thứ 4 (Drospirenone) có tính kháng mineralocorticoid, ngăn sự giữ muối và nước trong cơ thể, giúp giảm nhẹ cân nặng trong thời gian dùng thuốc, kiểm soát được trọng lượng và giúp chị em giữ được vóc dáng của mình. Theo điều tra của Trung tâm Sức khỏe Hoa Kỳ chỉ 20-25% phụ nữ tăng 2kg trong năm đầu tiên uống thuốc; 60% không thay đổi trọng lượng cơ thể; 20% còn lại thì giảm khoảng 2kg. Do vậy em có thể yên tâm dùng thuốc ngừa thai nhé. Để an toàn hơn, em nên đến các chuyên khoa sản của các bệnh viện, các trung tâm Kế hoạch hoá gia đình để được bác sĩ tư vấn chọn phương pháp tránh thai phù hợp với thể trạng và nội tiết của em. 4. Trước đây kinh nguyệt em binh thường, cách đây 3 năm 1 lần em uống thuốc tránh thai khẩn cấp nên bị rối loạn nội tiết tố. Hàng tháng lúc hành kinh bị đau bụng nhiều và mệt mỏi, thời gian bị lâu hơn. Lần nào em cũng uống thuốc giảm đau Alverin và No-Spa. Bác sĩ cho em hỏi, em uống nhiều như thế có hại gì cho cơ thể không ạ? Và làm sao để nội tiết tố trở lại bình thường ạ? Em xin cảm ơn! (Lê Na - ) Chào bạn, Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên áp dụng trong những tình huống cấp bách, không nên sử dụng thường xuyên như một biện pháp tránh thai thường quy. Đau bụng mỗi khi hành kinh hay còn gọi là thống kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tạm thời chia ra 2 dạng là cơ năng và bệnh lý thực thể. Em nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể như khối u buồng trứng, u xơ tử cung, đặc biệt là bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu do nguyên nhân thực thể cần được điều trị cụ thể tuỳ vào nguyên nhân (có thể điều trị nội khoa hay phẫu thuật). Nếu không có nguyên nhân thực thể thì bạn có thể áp dụng một số cách sau: - Dùng thuốc tránh thai dạng kết hợp hàng tháng để kinh nguyệt điều hoà và ít đau bụng kinh. - Dùng thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết, vì các thuốc giảm đau (nhất là các thuốc kháng viêm NSAID) có thể gây loét dạ dày tá tràng nếu dùng kéo dài.", "Nguyễn An thân mến, Mercilon là chứa desogestrel, ethinylestradiol, khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ huyết khối, ung thư vú, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng/giảm cân, giữ nước, đau đầu, đau nửa đầu, trầm cảm, thay đổi tính khí, đau/căng vú, vú nhạy cảm đau, tiết dịch núm vú/âm đạo, mày đay, phát ban, ban đỏ nốt/đa dạng, kém dung nạp với kính sát tròng, phản ứng quá mẫn. Diane 35 chứa cyproteron, ethinylestradiol là thuốc có chỉ định điều trị những bệnh phụ thuộc androgen ở phụ nữ, như mụn trứng cá, thuốc cũng có tác dụng tránh thai. Trong một số trường hợp hiếm, có thể xảy ra nhức đầu, đau dạ dày, buồn nôn, cảm giác căng vú, thay đổi thể trọng và tình dục, hoặc trầm cảm, mảng màu hơi nâu trên mắt, kém dung nạp với kính sát tròng… Thuốc viên tránh thai liều thấp hàng ngày có làm giảm mụn trứng cá ở những phụ nữ bị mụn do nguyên nhân nội tiết. Có thể trong thời gian đầu dùng thuốc mụn sẽ nổi nhiều nhưng sau đó sẽ giảm dần, da bớt nhờn và láng mịn hơn do cơ chế thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, em gặp tình trạng nhức đầu, ngứa là tác dụng phụ của thuốc. Em nên ngưng thuốc và đi khám chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng của em và tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp nhé. Chúc em sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapharm AloBacsi.com", "Chào em, Thuốc ngừa thai khẩn cấp là một loại thuốc nội tiết với liều cao, do đó sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể ít nhiều, những tác dụng phụ trong 1 lần uống thuốc ngừa thai khẩn cấp đó là buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, thay đổi kinh nguyệt, chóng mặt. Tác dụng phụ nhiều hay ít tùy thuộc vào đáp ứng của mỗi người và mức độ sử dụng thuốc, không nói trước được, có người uống 1 viên cũng bị mà người uống 2 viên gần nhau cũng không bị. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp (dùng nhiều lần trong thời gian gần) thì sẽ tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, gan, máu, rối loạn nội tiết tố, đa nang buồng trứng (cái này có thể gây vô sinh)… Nếu quan hệ tình dục thường xuyên hoặc quan hệ mỗi tháng 1-2 lần, em nên lựa chọn phương pháp ngừa thai an toàn hơn cho sức khỏe là bao cao su hoặc thuốc ngừa thai dùng hàng ngày sẽ ổn định nội tiết tố hơn, ít tác dụng phụ hơn.", "Việc quên chỉ một viên thuốc tránh thai thường nguy cơ mang thai sẽ không cao Chào bạn, Trường hợp quên 1 viên thuốc tránh thai, bạn cần uống ngay khi nhớ. Nếu quên đến qua ngày hôm sau, bạn cần dùng 2 viên vào ngày hôm sau. Việc quên chỉ một viên thuốc tránh thai thường nguy cơ mang thai sẽ không cao. Không có phương pháp ngừa thai nào có thể đảm bảo hiệu quả 100%, thuốc ngừa thai hàng ngày nếu dùng đúng cách có thể mang lại hiệu quả lên tới 99%. Nếu vẫn lo lắng hoặc có bệnh lý cần phải ngừa thai tuyệt đối, bạn nên áp dụng thêm một phương pháp ngừa thai khác bạn nhé!Bạn nên tiếp tục dùng thuốc, nếu thấy trễ kinh thì nên thử thai bạn nhé! Thân mến!", "Thuốc đặt âm đạo là dạng khá phổ biến trong chữa phụ khoa nhưng không nên tự ý dùng nếu chưa được khám cẩn thận Chào bạn, Khi thuốc đặt âm đạo được đặt vào âm đọa thuốc sẽ tan thành chất lỏng trong âm đạo nhờ vào nhiệt độ cơ thể và phát huy tác dụng của thuốc. Không biết loại thuốc mẹ bạn uống là gì, tuy nhiên khi dùng đường uống, thuốc đặt âm đạo sẽ không có hiệu quả trị bệnh. Nếu uống nhầm thì có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…Nếu chỉ uống 1 viên và chỉ buồn nôn thì không có gì đáng ngại, hiện tại bạn dặn mẹ uống nhiều nước và theo dõi thêm. Nếu có biểu hiện nôn ói nhiều, tiêu chảy,… hoặc bất kì biểu hiện gì lạ thì cần đến bệnh viện. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc đặt âm đạo cần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất bạn nhé. Thân mến!", "- nguồn internet Chào bạn, Thuốc Drosperin Chỉ định: Ngừa thai dạng uống Tác dụng ngoài ý: Thay đổi kinh nguyệt, xuất huyết không thường xuyên, đau rát vú. Đau đầu, chán nản, khó chịu, buồn nôn. Liều lượng: Khởi đầu dùng 1 viên vào ngày thứ nhất chu kỳ kinh. Dùng 1 viên/ngày, vào cùng một thời điểm trong 28 ngày liên tiếp. Sau đó tiếp tục dùng vỉ mới, nếu quên 1 viên trong vòng 12 giờ, nên uống viên bị quên ngay lập tức và tiếp tục uống theo thường lệ. Nếu quên uống thuốc vượt quá 12 giờ, uống ngay viên bị quên ngay cả khi phải uống cả 2 viên cùng 1 ngày. Các viên tiếp theo vẫn uống như thường lệ và nên dùng cùng lúc với bao cao su, màng ngăn… trong suốt 7 ngày tiếp theo. Thuốc này cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. là thuốc nội tiết làm tăng cân. Bạn cứ dùng theo hướng dẫn để điều trị bệnh, nếu tác dụng phụ không giảm sau một thời gian dùng thuốc thì nên báo với BS để có hướng điều trị tiếp, bạn nhé. Thân mến,", " Chào bạn, Nếu uống thuốc ngay ngày thứ nhất của chu kỳ kinh thì có tác dụng ngay tháng đó. Bạn đã thay loại thuốc khác nên dễ ra máu và cũng không có tác dụng ngừa thai tốt. Bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngừa thai trong tháng này. Thường khi mới bắt đầu sử dụng thuốc ngừa thai, trong mấy tháng đầu có thể có ra huyết bất thường sau đó kinh nguyệt mới đều và ít đi. Thân mến! ", "Bạn Hương thân mến, Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc: Các thoáng qua có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) bao gồm thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân. Một vài trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn. Với liều cao, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da. Trường hợp của bạn có thể lúc đó cơ thể bị nhiệt nên khi uống thuốc có sự trùng hợp xảy ra. Nếu bạn muốn thử có phải do dị ứng với thuốc đó không thì bạn nên ngưng thuốc vài ngày xem tình trạng của bạn có cải thiện hơn không. Bạn có thể uống thêm nước mát giúp giải nhiệt cơ thể.", " Em thân mến, Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hai loại hormone sinh dục nữ là hormone estrogen và hormone progesterone. Thuốc tránh thai hàng ngày có hai loại là 21 viên và 28 viên. Về cơ bản thì hai loại thuốc tránh thai này giống nhau, chỉ khác nhau ở hàm lượng nội tiết và cách uống. Loại thuốc tránh thai 21 viên thì cả 21 viên đều chứa hormone nội tiết, sau khi uống hết vỉ này (21 ngày), thì em nghỉ 7 ngày cho hết chu kỳ, sau đó lại tiếp tục uống vỉ mới. Loại thuốc tránh thai 28 viên thì 21 viên đầu (có đánh số/ngày) có chứa hormone nội tiết, 7 viên sau không chứa nội tiết, em cần uống hết cả vỉ rồi chuyển sang vỉ tiếp theo ngay, không nghỉ ngày nào cả. Trường hợp của em, em đã uống đến viên thứ 16 (còn 12 viên) thì bị mất vỉ, ra nhà thuốc chỉ có thuốc tránh thai 21 viên thì em có thể uống vỉ thuốc tránh thai 21 viên từ viên số 17 trở đi, tức là vẫn tiếp tục số thứ tự của viên tiếp theo như trên vỉ 28 viên, hết vỉ này (21 ngày), thì em nghỉ 7 ngày cho hết chu kỳ, sau đó lại tiếp tục uống vỉ mới. Trân trọng.", "Chào em, Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 21 viên như sau: - Cách uống vỉ đầu tiên: 1 viên/ ngày, từ ngày thứ 1 của chu kỳ kinh, liên tục suốt 21 ngày; nếu kinh nguyệt đã xảy ra trong vòng 5 ngày: uống viên đầu tiên vào ngày thứ 5 và tiếp tục 1 viên/ ngày cho đến hết vỉ thuốc, dùng kèm bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong 7 ngày đầu uống thuốc. Sau 7 ngày dùng thuốc liên tục thì quan hệ xuất trong vẫn được bảo vệ ngừa thai do thuốc (chứ không bảo vệ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục). - Cách uống vỉ kế tiếp: Nghỉ 7 ngày sau khi uống hết vỉ đầu tiên, bắt đầu uống vỉ thứ 2 cho dù kinh nguyệt xuất hiện vào ngày nào. Ngoài ra, xét về hiệu quả ngừa thai thì với loại thuốc tránh thai dùng hàng ngày, thì nếu dùng không đúng (không đúng giờ, có ngày quên ngày không) thì hiệu quả ngừa thai là 92%, còn nếu dùng tuyệt đối đúng giờ không bỏ ngày nào thì cũng chỉ ngừa được 97-98%. Chỉ có triệt sản mới đạt hiệu quả ngừa thai 100% mà thôi. 100 người đặt vòng tránh thai vẫn có khoảng 5 người dính thai khi còn mang vòng. Do đó, nếu tần suất quan hệ của người sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày quá dày đặc trong 1 ngày (quan hệ trong 1 ngày nhiều lần kèm xuất tinh trong) thì sẽ giảm hiệu quả ngừa thai xuống dưới mức 98% như kỳ vọng cho dù uống đủ và đúng thời gian quy định. Do đó, với người có tần suất quan hệ dày thì cũng nên hạn chế quan hệ xuất tinh trong khi 1 ngày quan hệ nhiều lần; còn 1 tuần quan hệ nhiều ngày (mỗi ngày 1 lần) thì không ảnh hưởng." ]
Xin hỏi bác sĩ : Em hiện nay 43 tuổi, bị trĩ nội khoảng 10 năm, hiện tại đi đại tiện phân dẹt, khi đi cảm giác còn phân nếu cố rặn thì ra tiếp kèm chảy máu và sa trĩ. Phân không bị táo bón, bình thường hoặc hơi nát, không sẫm màu, không có máu lẫn phân, chỉ ra máu khi cố rặn. Nếu ăn đồ cay, nóng, uống rượu nhiều thì đi đại tiện ra máu hoặc táo. Khi ăn nhiều mỡ: Nếu ăn đồ mỡ nhà làm thì không sao. Còn ăn đồ mỡ mua ngoài hàng như: xôi có nước mỡ, bánh rán, bánh cuốn… thì hay bị đi ngoài tức thì. Bác sĩ cho biết các biểu hiện trên có thể bị u trực tràng không? Nếu nội soi trực tràng ở Hà Nội thì ở đâu uy tín ạ? Vì khâu chuẩn bị để nội soi rất phức tạp (do cá nhân bị trĩ) nên muốn khám ở đâu sạch sẽ và dịch vụ tốt. Xin cám ơn bác sĩ nhiều. (Quang Thanh - Hà Nội)
[ " Chào bạn, Hiện tại bạn có các triệu chứng như đi ngoài rặn nhiều thì có khối trĩ sa ra ngoài, đi cầu ra máu. Cần phải thăm khám lâm sàng kết hợp với nội soi mới có thể xác định đó là hay khối u. Vì vậy, việc nội soi trực tràng là điều cần thiết phải thực hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng khác như đau bụng, tiêu lỏng khi ăn thức ăn chứa dầu mỡ không phải là triệu chứng của bệnh trĩ. Vậy, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để xác định chẩn đoán và đề nghị những cận lâm sàng cần thiết, xác định nguyên nhân và điều trị bạn nhé. Thân mến! " ]
[ "Nên tăng cường ăn rau xanh, nước trái cây để phòng táo bón, giảm triệu chứng chảy máu sau đi tiêu. Chào em, Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng là em bị nứt hậu môn và có cả trĩ nữa. Nếu việc chảy máu nhỏ giọt sau đi tiêu ngày nào cũng xảy ra, em cần khám chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám hậu môn, búi trĩ và kê thuốc để cầm máu, co hồi búi trĩ. Nếu việc chảy máu đã tự cầm, sau đi tiêu không còn đau rát và cũng không sờ thấy búi trĩ thì chỉ là trĩ độ 1,2 mà thôi, không nguy hiểm, quan trọng là phòng ngừa táo bón mà thôi. Tránh táo bón, em cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh (luộc chín thì dễ tiêu hơn là ăn sống), hoa quả (chuối, đu đủ), tránh đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá, cafe. Thân mến!", "Bạn Hương Ngân thân mến, Sau mổ đã 2 tuần mà vẫn đi cầu có máu tươi, phân đỏ\r\nthẫm, mót rặn, đau tức hậu môn thì bạn nên cho bố tiếp tục dùng thuốc như trên\r\nvà nên soi lại đại tràng - trực tràng. Ngoài những nguyên nhân còn trĩ, hay\r\nhoại tử tiếp diễn để cho giai đoạn lành bệnh trĩ thì còn các nguyên nhân khác\r\ntrên trực tràng mà nội soi ban đầu chưa đưa ống soi lên. Vậy bạn nên đưa bố đi khám\r\nvà soi lại để điều trị tiếp tục. Thân mến! Em đi siêu âm (SA)\r\nthai được hơn 5 tuần, BS hẹn 2 tuần sau đi SA lại xem tim thai. 2 tuần sau đi\r\nSA thì thai chỉ được 6 tuần 2 ngày, BS nói là bờ ối mỏng, thai không được đẹp\r\nhẹn 10 ngày sau quay lại. Ngày hôm sau em bị ra dịch màu hồng nhạt, đi khám thì\r\nBS cho thuốc Utrogestan 200mg, Spasmavérine 40mg, vitamin E. Bảo là để giữ thai sợ thai lưu. Mong BS tư vấn giúp em! (N.T Hiền – Hải Dương) 21737 BS chuyên khoa của AloBacsi: Theo em trình bày thì em đang có biểu hiện động thai, nhưng\r\nem không cung cấp rõ kết quả siêu âm như thế nào (hiện túi thai đã có Yolk sac,\r\nphôi chưa, túi thai có dấu hiệu bóc tách không, bóc tách bao nhiêu phần trăm…)\r\nnên AloBacsi không thể tư vấn cho em rõ hơn. Bây giờ việc quan trọng cần làm là em nên nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế đi lại, đi\r\nxa, xách nặng, kiêng giao hợp…tiếp tục dùng thuốc và tái khám theo hướng dẫn\r\ncủa BS điều trị em nhé! Em muốn hỏi con em\r\nhiện giờ 5 tháng 20 ngày thì có uống được sản phẩm chức năng Calcium Kids Grow\r\nkhông? Bé nhà em sinh non, lúc sinh được 2kg1. Em muốn bổ xung canxi cho bé\r\nnhưng không biết bổ sung như thế nào. Hiện giờ bé nhà em chưa cứng cổ nữa như\r\nvậy có ảnh hưởng gì không? Bé nhà em hiện giờ\r\nđược 6kg5, cao 64 cm. Bé chơi cười đùa dẫy đạp khỏe? Như vậy bé có phát triển\r\nbình thường? (Thu Pham – ) 21710 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Với cân nặng và chiều cao như trên thì bé của em là trai hay\r\ngái gì cũng đang thiếu cân nặng và chiều cao. Tuy chưa đến mức suy dinh dưỡng, nhưng bé đang trong tình trạng báo động suy\r\ndinh dưỡng, em nên nhanh chóng đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị. Sau khi\r\nkhám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé, BS sẽ đưa ra hướng điều trị và\r\ntư vấn thích hợp cho em. Con gái tôi bị viêm phổi, khò khè và ho. Khám\r\nBS Viện Nhi cho uống thuốc 1 gói Nac-stada 200mg và 2 gói hagimox 250mg chia 2\r\nlần 1 ngày trong 1 tuần, hết thuốc thì khám lại. Tôi rất lo lắng vì con gái tôi\r\nmới được 2 tháng tuổi, cháu dùng thuốc kháng sinh nặng như vậy có sao không? Rất\r\nmong BS sớm có câu trả lời giúp tôi. (Thanh Nga – Hải Phòng) 21717 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Bạn đừng quan tâm đến kháng sinh nặng hay nhẹ, mà cần quan tâm\r\nđển việc dùng thuốc kháng sinh trên có phù hợp với bệnh của bé hay không. Trường hợp của bé, mới 2 tháng tuổi đã bị viêm phổi khò khè là\r\nkhông nhẹ tí nào, do đó, trước khi dùng thuốc, chắc chắn BS đã cân nhắc và chọn\r\nlựa thuốc phù hợp cho bé. Theo tôi bạn nên dùng thuốc theo toa của BS, nếu sau 2 ngày\r\ndùng thuốc mà bệnh của bé không giảm hoặc bé có biểu hiện khò khè, khó thở\r\nnhiều thì cần nhanh chóng cho bé vào BV để khám lại ngay bạn nhé!", " Chào em, Triệu chứng đi cầu nhiều lần, ngay sau ăn, phân nát hoặc phân không thành khuôn, đôi khi tiêu chảy hoặc táo bón là dấu hiệu của bệnh lý đại tràng. Tuy nhiên, để chẩn đoán xem có phải là hay không thì cần phải nội soi đại tràng mới có thể chẩn đoán. Em cần đến khám bác sĩ Nội tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị em nhé. Thân mến! ", "Xin chào bạn, Riêng về vấn đề trĩ nội độ I, tất cả các loài linh trưởng có tư thế đứng đều xuất hiện trĩ nội độ một. Trĩ nội độ I thật ra là một dạng trĩ chức năng tránh để phân và hơi trong đại tràng thoát ra ngoài một cách tự do, trĩ nội độ I không cần điều trị. Triệu chứng đại tiện cảm giác rát vùng hậu môn, đặc biệt khi có ít máu dính vào giấy vệ sinh thì khả năng là do phân cứng khiến vùng niêm mạc quanh hậu môn bị trầy xước, thậm chí nứt hậu môn. Bạn hãy tăng chế độ ăn nhiều rau xanh, có thể uống thêm hạt chia, hạt é để tăng nhu động đường tiêu hóa giúp phân trở nên mềm hơn và dễ đại tiện, sau vài hôm tình trạng này sẽ hết, bởi vì niêm mạc quanh hậu môn rất dễ lành. Thân ái chào bạn.", "- nguồn internet Chào\r\nbạn, Đọc\r\nmail của bạn tôi nhận thấy bạn có các vần đề chính sau: · Rối loạn đi cầu theo kiểu bệnh lý\r\nđại trài, liên quan nhiều đến tâm lý, stress. · Đi cầu ra máu (nhưng không rõ tính\r\nchất, máu bầm hay máu đỏ tươi, lẫn trong phân hay nhỏ giọt sau phân, bao quanh\r\nphân). Tính chất phân khác nhau sẽ gợi ý nguyên nhân khác nhau. Xuất\r\nhuyết tiêu hóa dưới nguyên nhân thường gặp nhất là do , ngoài ra\r\ncòn có thể do viêm đại tràng, u đại trực tràng… Vì\r\nvậy mà trước khi nghĩ đến nguyên nhân cơ năng do hội chứng ruột kích thích gây\r\nđau bụng và rối loạn đi cầu kèm theo trĩ gây xuất huyết tiêu hóa dưới cần phài\r\nloại trừ nguyên nhân do bệnh lý thực thể của đại trực tràng. Bạn\r\ncần đến gặp BS Nội tiêu hóa để được thăm khám và nội soi đại tràng nếu đánh giá\r\ncần thiết bạn nhé.", " Chào bạn, Ở độ tuổi của bạn, nếu không có tiền căn gia đình có bệnh lý hay đa polyp đại trực tràng thì tỉ lệ ung thư là cực kỳ thấp, thông thường việc rối loạn tiêu hóa liên quan nhiều đến chế độ ăn uống, ít vận động và tâm lý. Việc đương nhiên là bất kể ai ít uống nước, ít ăn rau thì đều có thể bị táo bón. Bạn trước hết cần thay đổi lối sống tích cực hơn, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và luyện tập thể thao đều đặn để tăng nhu động ruột, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà. Nếu tình trạng trên cải thiện, chứng tỏ bạn không có bện lý thực thể gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm tra chắc chắn mình có vấn đề gì nguy hiểm ở đoạn ruột dưới - đại trực tràng hay không, bạn có thể đi nội soi đại trực tràng và làm xét nghiệm phân ở cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa, bạn nhé. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", " Chào em, Mặc dù em chỉ bị trĩ mức độ nhẹ thôi (qua thăm khám của BS), nhưng triệu chứng sau mỗi lần táo bón là do nứt hậu môn gây ra. Nứt hậu môn ở vị trí các nếp gấp nhíu da vùng hậu môn nên thăm khám bằng tay không phát hiện được, chủ yếu nhận biết qua triệu chứng đau rát sau khi tiêu phân cứng, to. Nứt hậu môn không phải bệnh ác tính, không đáng sợ, và điều trị chỉ có cách là không gây táo bón. Tránh táo bón, em cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh (luộc chín), hoa quả, tránh đồ cay nóng. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Ở độ tuổi của bạn, nếu không có tiền căn gia đình có bệnh lý hay đa polyp đại trực tràng thì tỉ lệ ung thư là cực kỳ thấp. Việc rối loạn tiêu hóa lúc tiêu lỏng lúc táo bón cũng thường gặp ở độ tuổi này là do vấn đề ăn uống không điều độ cả về số lượng và thành phần, hay do hội chứng ruột kích thích có liên quan nhiều đến vấn đề tâm lý. Hiện nay, vấn đề nổi trội của bạn là tiêu phân bón, sau đi tiêu thì đau rát hậu môn và có máu, nếu đó là máu đỏ tươi, máu chảy sau phân, không lẫn vào phân thì đó là biểu hiện của trĩ và nứt hậu môn, là hậu quả của việc tiêu bón. Rõ ràng là bạn đã đi khám và được xác định là trĩ, bệnh này không phải là ung thư, uống thuốc và có chế độ ăn hợp lý, bệnh sẽ ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn đi cầu ra máu đỏ bầm, máu lẫn vào phân (phân không còn màu vàng đơn thuần), hoặc bạn muốn xác định chắc chắn mình có vấn đề gì nguy hiểm ở đoạn ruột dưới - đại trực tràng hay không, bạn có thể đi nội soi đại trực tràng, chứ không phải là nội soi dạ dày, bạn nhé. Việc căng thẳng tâm lý hiện giờ cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa đấy. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", "Chào em, Biểu hiện của em thường gặp trong kèm nứt hậu môn. Đặc điểm của bệnh là người bệnh thường bị táo bón, đi cầu phải\r\nrặn nhiều, phân cứng, có thể chảy máu trước hay sau ra phân, nhỏ giọt và không\r\nlẫn trong phân, cảm giác đau rát ở hậu môn sau đi tiêu. Thế nhưng, đi cầu ra\r\nmáu còn có thể gặp trong bệnh polyp đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng,\r\nnhiễm ký sinh trùng... Thông tin của em cung cấp chưa đủ để BS định\r\nbệnh, tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa, để BS thăm khám, nếu nghi\r\nngờ bệnh lý đại tràng thì làm thêm nội soi đại trực tràng, từ đó sẽ có thuốc điều\r\ntrị thích hợp.", " Chào em Nhung, Triệu chứng có thể gặp trong bệnh lý của ống tiêu hóa trên (dạ dày, tá tràng), ống tiêu hóa dưới (ruột non, đại trực tràng), hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, bệnh phụ khoa... Các xét nghiệm mà em liệt kê (phân, nước tiểu, máu) là cần thiết nên làm để tầm soát bệnh, nhưng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể biết được tất cả thông tin về bệnh đại trực tràng. Cho đến nay, nội soi đại trực tràng là phương pháp ít tiền, ít biến chứng và hữu ích để quan sát lòng đại tràng, thực hiện được thủ thuật (như sinh thiết), và điều trị (cắt đốt qua nội soi), nếu khó chịu có thể làm với gây mê nhẹ. Tùy từng bệnh lý khác nhau mà vai trò của nội soi đại trực tràng có giá trị khác nhau, có trường hợp không nhất thiết phải nội soi, nhưng có trường hợp bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán và điều trị bệnh (ví dụ như polyp, ung thư đại trực tràng...). Thân mến! ", "Trước khi nội soi đại tràng để an toàn bệnh nhân sau tai biến nên thăm khám và tư vấn từ bác sĩ Chào em, Nội soi đại tràng là phương pháp đưa một ống mềm có gắn camera với đường kính ống khoảng một ngón tay theo đường hậu môn đi qua trực tràng vào trong đại tràng để kiểm tra trình trạng cụ thể bên trong lòng đại tràng của bệnh nhân. Phương pháp nội soi đại tràng được xem là một thủ thuật khá an toàn và gần như không ra tai biến nào nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, có 1 số vấn đề có thể phát sinh khi nội soi đại tràng, bao gồm cảm giác đau (do đặc điểm của đại tràng khá dài và có nhiều phần bị gập, xoắn; chuyện này cũng phụ thuộc vào khả năng chịu đau của từng người), tai biến thủng ruột do thành đại tràng quá mỏng khi đang bị viêm nhiễm nặng, đầy bụng (do phải bơm hơi vào trong lòng đại tràng nhằm quan sát rõ được các tổn thương bên trong nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài lần xì hơi). Mới đây có 2 tháng thì mẹ em có triệu chứng tai biến, cho nên, lần này để mà nội soi đại tràng an toàn thì mẹ em cần phải khám chuyên khoa Tiêu hóa trước, để bác sĩ xem xét các thuốc mẹ em đang dùng, xem có thuốc nào cần phải ngưng vài ngày trước nội soi hay không (thường là các thuốc làm loãng máu), hay tình trạng tim mạch cũng như khả năng chịu đau của mẹ em ra sao để tư vấn nội soi thường hay nội soi có hỗ trợ chích thuốc giảm đau, an thần; em nhé.", "Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ Chào bạn, Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, do tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch, do các rối loạn hormone. Bệnh trĩ có thể gây ra triệu chứng ngứa, đau hậu môn, chảy máu sau khi đi tiêu. Táo bón làm cho bệnh trĩ nặng hơn, do đó, vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh trĩ là phải phòng ngừa táo bón. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện triệu chứng bệnh: - Ngâm hậu môn nước muối ưu trương – ấm 30 phút, 3 lần/ngày. - Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày, tức là phải ăn nhiều rau xanh, củ quả. Bổ sung men vi sinh - Không rặn mạnh khi đi đại tiện, tránh ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, tránh gây áp lực lên hậu môn - Nên tập thói quen đi tiêu đều đặn ở một thời gian nhất định mỗi ngày. - Vận động thường xuyên, tập các bài tập yoga và đi lại nhiều để tăng nhu động ruột - Uống nhiều nước, vừa giúp phân mềm dễ đi ngoài, vừa tăng lượng sữa cho bé bú mẹ. Nếu tình trạng chảy máu diễn ra nhiều, liên tục hoặc đau tức hậu môn nhiều, búi trĩ lòi ra ngoài thì nên sắp xếp tới bệnh viện khám sớm bạn nhé!", "Trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng Chào em, Đi cầu bón phải rặn nhiều hoặc phân quá cứng có thể gây ra nứt hậu môn, với triệu chứng điển hình là đau rát hậu môn và chảy máu khi đi cầu. Nếu sờ thấy khối lộ ra khi đi tiêu, có thể là trĩ nội. Trĩ là đám rối tĩnh mạch ở ống hậu môn, là cấu trúc giải phẫu bình thường. Tuy nhiên, khi có tình trạng gia tăng áp lực máu trong tĩnh mạch vùng này do rặn nhiều hay ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến phồng giãn những mạch máu này, hình thành búi trĩ vào trong lòng hậu môn. Hiện tại chưa có biểu hiện nào để nghi ngờ ung thư hậu môn. Tuy nhiên, để giảm bớt tình trạng khó chịu, em nên thay đổi lối sống khoa học hơn để tránh táo bón, cụ thể là uống nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày), tăng cường vận động thể lực hàng ngày như đi bộ, tập thể thao, tăng cường các chất xơ trong bữa ăn: như rau cải, đậu, trái,… tránh căng thẳng, lo lắng. Em có thể ngâm hậu môn nước ấm (40 độ C) 10 – 20 phút vào buổi tối để việc đi tiêu dễ dàng hơn em nhé!", "Hình minh họa Chào em, Nguyên\r\nnhân gây đi cầu ra máu tái đi tái lại không chỉ có duy nhất bệnh trĩ mà thôi,\r\nngoài ra còn có thể do , u đại tràng, túi thừa, viêm\r\nruột, lỵ trực trùng, polyp... Với những\r\ntrường hợp đi cầu ra máu, ngoài hỏi bệnh và thăm khám thông thường, bác sĩ còn\r\nđề nghị một số xét nghiệm khác, trong đó có nội soi đại trực tràng để quan sát\r\ntổn thương và loại trừ bệnh lý ác tính. Người bệnh\r\ncần phải được tìm ra nguyên nhân bệnh lý để có hướng điều trị thích hợp, việc\r\nmất máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và gây ra nhiều rối loạn toàn\r\nthân, hơn nữa chậm trễ trong điều trị gây khó khăn trong điều trị, tiên lượng\r\nxấu và nhiều di chứng, biến chứng. Do đó, em\r\ncần đưa ba đến khám cơ sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa sớm. Thân ái.", "Chào em, Sau phẫu thuật trĩ, vùng hậu môn của bạn có thể đau tức hoặc chảy dịch vàng hoặc lẫn ít máu trong 1-2 tuần đầu. Sau thời gian này, bạn có thể có sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cần tránh mang vác vật nặng và gắng sức (rặn mạnh) khi đi ngoài trong thời gian đầu sau mổ. Hiện tại trong toa thuốc bạn gửi kèm, bác sĩ không nhận thấy thuốc nào gây đi ngoài nhiều lần, do đó bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra lại hệ tiêu hoá, tìm nguyên nhân và điều trị em nhé! Thân mến." ]
Chào BS, cho chảu hỏi về tình trạng bệnh lý của bố cháu ạ. Bố cháu năm nay 48 tuổi, ông bị đau gai đầu gối, muốn lên trung ương khám kỹ hơn và xin thuốc tốt về uống để được giảm đau hơn. Tiện thể bố cháu muốn khám kỹ về gan thận vì bố cháu bị vàng mắt vàng da trước giờ, cứ nghĩ bị gan không tốt. Nhưng kết quả cho thấy gan thận bình thường, và lại phát hiện bị tăng tiểu cầu đột biến, hiện tại tiểu cầu của bố cháu là hơn 800, và tăng bạch cầu hiện tại là 12.5. Bố cháu đi khám ở Bạch Mai và BV Huyết học Hà Nội, BS đều chẩn đoán bố cháu bị ung thư. Tuy nhiên, bố cháu đang chờ 1 tuần để bắt đầu xét nghiệm tuỷ mới có kết quả chính xác. Cháu rất lo lắng, đọc thông tin trên mạng cháu thấy còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tăng tiểu cầu và bạch cầu như: lá lách, suy gan, vết thương lớn, thiếu sắt... các lý do này cháu đều có thể loại trừ. Cháu thấy có lý do nữa là viêm khớp dạng thấp, hoặc uống nhiều thuốc dạ dày thì có thể có khả năng làm tăng bạch cầu và tiểu cầu không ạ? Cháu xin cám ơn!
[ " Chào em Mừng, Về mặt huyết học, bố của em được phát hiện có tăng 2 dòng tế bào máu là tiểu cầu và bạch cầu, trong đó tăng tiểu cầu là nổi bật nhất. Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu, nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền, các tiểu cầu không bình thường. Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do thuốc... Tôi thông cảm cho sự lo lắng của gia đình em. Tuy nhiên, BV Bạch Mai và BV Huyết Học là 2 BV lớn đầu ngành, nơi có cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu nhiều năm trong lĩnh vực này và có đầy đủ trang thiết bị để chẩn đoán bệnh thì em nên trao gửi niềm tin cho BV. Nếu dựa vào các thông tin trên mạng mà người dân thường “có thể loại trừ bệnh này, chẩn đoán bệnh kia” một cách chắn chắn thì đã có thể tự điều trị tại nhà. Tôi tin là các nguyên nhân mà em đề cập đến thì BS tại 2 BV trên cũng đã xem xét và loại trừ, và tôi đồng ý là xét nghiệm tủy có thể chẩn đoán và loại trừ bệnh lý ác tính tại tủy. Gia đình nên chờ kết quả xét nghiệm tủy và trao đổi thêm thông tin với BS điều trị để giải tỏa khúc mắc, nắm rõ bệnh tình và hướng điều trị, em nhé. Thân mến! " ]
[ "Chào em, ở bệnh nhân ung thư có nhiều nguyên nhân, em không nói rõ bố em bị ung thư gì, có di căn đâu chưa để BS tư vấn cụ thể cho em hơn. Trường hợp này em có thể liên hệ khoa Chăm sóc giảm nhẹ của BV Ung Bướu, BV ĐH Y dược hoặc BV Chợ Rẫy để được BS khám và hướng dẫn chăm sóc người bệnh em nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Theo kết quả xét nghiệm máu, ghi nhận có các bất thường bao gồm tăng bạch cầu chủ yếu lymphocyte, tăng triglyceride máu và tăng nhẹ acid uric máu. Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B. Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,… Tuy nhiên cần so sánh với triệu chứng lâm sàng và thăm khám mới có thể đưa ra kết luận. Với tình trạng tăng cholesterol máu và tăng acid uric máu, tuỳ vào lứa tuổi, yếu tố nguy cơ mà có hướng xử trí khác nhau. Giai đoạn đầu chủ yếu thay đổi lối sống, cụ thể là, bạn nên tăng cường vận động hằng ngày (chạy bộ, đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần), hạn chế dầu mỡ, kiêng rượu bia, cai thuốc lá, không ăn phủ tạng động vật, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước. Nếu có béo phì, thừa cân thì bạn nên kiểm soát lại cân nặng của bản thân, lên kế hoạch giảm cân dần. Bạn nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các biến chứng của bệnh và có được chỉ định điều trị tốt nhất bạn nhé! Thân mến.", " Chào bạn, , thoái hóa khớp là những bệnh lý mạn tính, thường khó có thể điều trị dứt điểm mà phải uống thuốc thường xuyên liên tục để kiểm soát. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tăng huyết áp là phối hợp việc thay đổi lối sống và kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Chế độ ăn được khuyến cáo là giảm muối, giàu kali và canxi. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, thì cũng cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn. Các loại thức ăn nhanh, món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao. Trong nước ngọt có ga, bia có hàm lượng natri rất cao nên cũng cần hạn chế. Nên bổ sung nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Cố gắng ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, đậu hạt. Cần chú ý hạn chế rượu bia và ngưng hoàn toàn việc hút thuốc lá vì rất có hại cho sức khỏe. Đối với viêm gan siêu vi C hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tiệt trừ virus khá cao. Bạn có thể đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được tư vấn cụ thể hơn tùy vào tình trạng riêng của người bệnh. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào Minh Tuấn, Trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser có chỉ số RBC (red blood cell) là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³). Số lượng hồng cầu tăng thì cần phải xét đến Hb và Hct xem có tăng hay không cùng số lượng bạch cầu, tiểu cầu. Nếu Hb trên 160g/l và Hct trên 47 % ở nữ HAY Hb trên 180g/l và HCT trên 55% ở nam thì cần xem xét đến bệnh đa hồng cầu. là một trong những nhóm bệnh tăng sinh tủy. Nếu chứng đa hồng cầu là hậu quả của bệnh lý khác (tâm phế mạn, thiếu oxy máu mạn...) thì đây là đa hồng cầu thứ phát. Nếu đa hồng cầu không do bệnh lý nào khác gây ra, gọi là đa hồng cầu nguyên phát, đây là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm. Bởi vì là phân tích tế bào máu bằng máy nên có thể có sai số khách quan. Do vậy, tốt hơn hết em nên đến khám lại BV truyền máu huyết học ở TPHCM hoặc chuyên khoa/ BV huyết học tại địa phương để kiểm tra lại công thức máu và một số xét nghiệm có liên quan (BS sẽ chỉ định trong khi nhận bệnh). Trong thời gian đó, bạn nên uống nhiều nước trong ngày (trung bình là 2, 5-3 lít/ngày). Còn về phần chỉ số phần trăm lympho tăng nhẹ, nhưng giá trị tuyệt đối của tổng số lượng bạch cầu và số lượng lympho bình thường thì chưa nói lên được điều gì cả, em nhé.", " Chào em Thành, Với kết quả siêu âm như vậy, nhiều khả năng là của người nhà em đã di căn gan. Giai đoạn này thì việc điều trị là truyền hóa chất cho đủ liều, chứ không phẫu thuật thêm nữa. Người nhà em chỉ cần ăn uống bình thường là đủ, trừ khi bị ói, không ăn uống gì được. Tuy nhiên, em cần chú ý không để ông ăn thức ăn nhiều chất sắt như thịt bò vì sẽ làm khối u phát triển mạnh hơn. Điều quan trọng thứ 2 là con cái của ông hoặc anh chị em ruột của ông nên đi nội soi ruột già dù chưa có triệu chứng gì hết để tầm soát xem có mắc những khối u từ giai đoạn sớm, chưa ác tính thì việc điều trị rất hiệu quả, vì bệnh này có tính di truyền trong gia đình. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>> Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Giảm số lượng tiểu cầu có thể do nhiều nguyên nhân Chào bạn, Giảm số lượng tiểu cầu có thể do nhiều nguyên nhân, như nhiễm siêu vi, bệnh lý của tủy xương, bệnh của lách, bệnh của gan, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch... Khi tiểu cầu giảm, bạn sẽ có nguy cơ bị xuất huyết do va chạm nhẹ, thậm chí là xuất huyết tự nhiên. Tùy vào nguyên nhân gây giảm tiểu cầu mà cách điều trị sẽ khác nhau, ví dụ như giảm tiểu cầu do nhiễm siêu vi thì chỉ cần chờ đợi bệnh nhiễm siêu vi hồi phục là số lượng tiểu cầu tự động tăng lại về bình thường. Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (hay vô căn) thì gần như uống thuốc suốt đời và cũng chỉ để duy trì số lượng tiểu cầu ở mức bình thường thấp mà thôi. Do đó, với bệnh này, bạn nên khám chuyên khoa huyết học để bác sĩ xác định rõ bệnh tình, tùy nguyên nhân mà sẽ hướng điều trị và tiên lượng cho bạn sau này. Bạn khám tại bệnh viện truyền máu huyết học ở đường Phạm Viết Chánh (TPHCM) hoặc Viện huyết học - truyền máu trung ương (Hà Nội) là chuyên nhất về bệnh lý huyết học, bạn nhé!", "Chào bạn, Ba bệnh lý bạn đề cập đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Cụ thể là tăng huyết áp có thể là nguyên nhân của suy thận mạn, nhưng cũng là biến chứng do bệnh nhân đã bị suy thận mạn từ trước. Acid uric được thải trừ chủ yếu qua thận, suy thận mạn là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric trong máu, dẫn tới tăng nguy cơ bị gout, một số thuốc sử dụng trong suy thận mạn cũng dễ dẫn đến gout. Ngược lại, bệnh nhân có acid uric máu cao cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và suy thận mạn, một số thuốc điều trị gout nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới suy thận. Thông thường sẽ dựa trên thứ tự xuất hiện bệnh để dự đoán bệnh lý nào là nguyên nhân, bệnh lý nào là hậu quả. Suy thận mạn là bệnh lý có diễn tiến phức tạp, tuỳ vào nguyên nhân mà tiên lượng và điều trị khác nhau. Do đó bạn nên theo dõi và tái khám thường xuyên ở BV có chuyên khoa nội thận và lọc máu, để kiểm soát tốt các biến chứng, điều trị nguyên nhân và có hướng điều trị thay thế thận khi giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, của mẹ em tăng cao, chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, cần phải tầm soát các nguyên nhân làm gan bị tổn thương, trong đó có viêm gan siêu vi, viêm gan rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu... để điều trị thuốc đặc trị và tiên lượng mức độ nặng của bệnh. Giá trị men gan tăng không thể hiện được chức năng gan thế nào (như trường hợp xơ gan thì men gan có thể không còn tăng cao nổi), nên không nói chính xác được là bệnh gan nặng đến đâu; tuy nhiên vì chỉ số AST < ALT nên cần phải cảnh giác đến khả năng viêm gan mạn, thậm chí là xơ gan. Mẹ em cần thiết phải khám BS chuyên khoa Gan mật để BS tiến hành tìm ra nguyên nhân, mức độ của bệnh gan để cho thuốc điều trị thích hợp. Diệp hạ châu chỉ là thuốc trợ gan, không phải thuốc đặc trị trong mọi loại bệnh gan. Mẹ em cần ăn uống đầy đủ chất, không uống bia rượu, không tự ý uống thuốc không rõ loại có thể đẩy vào suy gan cấp (thuốc nam, bắc, đông y truyền miệng không do BS có bằng cấp và nắm rõ bệnh gan kê toa). Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Bạch cầu có nhiệm vụ giống như những chiến sĩ chiến đấu chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh Xin chào bạn, Chỉ số công thức máu riêng lẽ không thể cho ra bất kì một chẩn đoán gì để bác sĩ có thể tư vấn tường tận cho bạn được. Từ thông số bạn cung cấp chỉ có thể kết luận rằng bác gái đang có tình trạng tăng bạch cầu lympho và giảm bạch cầu hạt, đây có thể là viêm mãn tính, lao hoặc đôi khi là bệnh lý ung thư máu … Để xác chẩn bạn cần đưa bác gái đến bệnh viện Truyền máu huyết học làm xét nghiệm phết máu ngoại vi để xem hình dạng và số lượng tế bào máu, nếu có bất thường thì tiến hành sinh thiết tủy xương để đảm bảo không bỏ sót bệnh lý nguy hiểm. Thân ái!", " Chào em, Người mắc dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn những người bình thường. Vì vậy vấn đề hiện tại là kiểm soát tốt đường huyết và uống thuốc chống lao đều đặn. Trong thời gian dùng thuốc kháng lao người bệnh thường mệt, rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém nên dễ đường huyết càng khó kiểm soát hơn. Bố em nên được theo dõi bởi bác sĩ chuyên về nội tiết để được điều trị đúng chuyên khoa em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn Nguyễn Trung, Hội chứng thận hư là do tổn thương cầu thận làm thay đổi tính thấm của màng đáy cầu thận, gây tiểu đạm >3,5g/24h, giảm albumin máu, tăng lipid máu và phù toàn thân. Khoảng 80% bệnh là do nguyên phát tại thận liên quan đến cơ chế tự miễn, số còn lại là thứ phát sau các bệnh: như nhiễm trùng, viêm gan siêu vi, bệnh tạo keo như lupus đỏ, đái tháo đường, hội chứng Goodpasture, ung thư... Những biến chứng có thể gặp trong hội chứng thận hư: + Nhiễm trùng + Tạo huyết khối: gây tắc mạch vì có sự mất cân bằng giữa yếu tố đông máu và chống đông + Suy thận cấp + Rối loạn về chuyển hóa: teo cơ, loãng xương, thiếu máu, suy giáp, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu (do tăng lipid máu) +Tác dụng phụ của thuốc: khi dùng corticoid, ức chế miễn dịch, lợi tiểu... Trong câu hỏi của bạn: tăng lipid máu còn thường tỉ lệ thuận với tình trạng còn giảm albumin máu, có thể bệnh của bạn chưa ổn chăng? Bạch cầu tăng quá cao (31.000) thì phải tìm ổ nhiễm trùng: tôi thấy trong đơn thuốc của bạn cũng đã có kháng sinh, nhưng ổ nhiễm trùng cần phải tìm vì cảm cúm thường không tăng bạch cầu như vậy. Các dấu hiệu như: giãn mạch gây chấm đỏ ở da, mặt béo tròn, teo cơ thường là do tác dụng phụ của thuốc corticoid, ngoài ra các dấu hiệu như táo bón cũng có thể là biểu hiện của suy giáp. Tóm lại: ở lứa tuổi bạn thì hội chứng thận hư đại đa số là nguyên phát do bệnh tự miễn, điều trị và theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa thận, trong phác đồ điều trị  thường phải có coticoid. Tuy nhiên thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bạn cần đi khám và thông báo cho bác sĩ điều trị của mình biết để có hướng khắc phục. Thân chào!", " Chào em, có khá nhiều nguyên nhân như bệnh lý suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng. Theo mô tả của em thì có khả năng em bị bệnh lý thận. Tôi không rõ em đã uống thuốc nam có thành phần là gì, vì những thuốc không rõ nguồn gốc có khả năng làm xấu thêm tình trạng bệnh. Vậy với tình trạng hiện tại trước mắt em nên đến gặp BS và khám sức khoẻ tổng quát để đánh giá lại chức năng gan thận, phát hiện bệnh nếu có, em nhé.", " Chào bạn, Ở độ tuổi của bạn, cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe là chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tập luyện thể dục đều đặn, bạn ạ. Các thuốc bổ để tăng cường sức khỏe, tráng dương bổ thận không nên dùng ở độ tuổi của bạn vì có thể sẽ gây lệ thuộc thuốc, lờn thuốc và có thể có các tác dụng phụ khác nữa. Uống và khoáng chất có thể được dùng, bạn có thể mua loại multivitamin dành cho độ tuổi 20-30 và cho nam giới, và khi dùng thuốc thì cần uống đủ nước mỗi ngày để thận lọc tốt, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, Bố của bạn có nhiều yếu tố nguy cơ như tuổi cao, béo phì, hút thuốc lá. Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương động mạch vành ở tim gây (đau ngực, thiếu máu cơ tim) và mạch máu ở não (gây đột quỵ, thiếu máu não). Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ trên cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh đái tháo đường, có thể gây các rối loạn thần kinh, và lại càng tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Do đó, bạn nên đưa bố bạn đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa Nội thần kinh để được khám toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó mới có chẩn đoán và điều trị thích hợp, bạn nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, được chẩn đoán khi nồng độ Hgb > 18.5 ở nam, Hgb > 16.5 ở nữ kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác. Ở người bình thường đôi khi số lượng hồng cầu cũng vượt trên ngưỡng. Nếu lo lắng bạn có thể đến BV Truyền máu huyết học để được kiểm tra lại và làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết nhé. Thân mến! " ]
Xương và răng nanh chó đã khô thì có còn chứa virus dại không ạ? Em có cầm chiếc nanh chó đã khô, trên tay thì có vết thương hở, vô tình nằm vào chỗ chảy máu, liệu có còn virus dại không? Em xin được tư vấn ạ.
[ "Chào bạn, Virus dại tồn tại trong nước bọt của con vật bị nhiễm bệnh, vết cắn của con vật chỉ góp phần tạo ra vết thương hở để virus có sẵn trong nước bọt xâm nhập vào mà thôi chứ bản chất răng, nanh và xương của con vật không có chứa virus dại. Vả lại virus dại nếu có dính tại bất kỳ một vị trí nào bên ngoài môi trường thì cũng không tồn tại được lâu và có thể chết trong khoảng vài giờ. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng về trường hợp của bạn nhé. Thân ái chào bạn." ]
[ "Chào bạn, Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Một số trường hợp có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc ghép giác mạc nhưng rất hiếm gặp. Nếu là chó nhà, có thể theo dõi được thì bạn có tiếp tục theo dõi thêm từ 3-5 ngày nữa. Nếu chó vẫn khoẻ mạnh thì có thể yên tâm. Nếu trong thời gian trên chó mất theo dõi hoặc bệnh chết thì nên đi tiêm ngừa ngay bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Đường lây truyền của bệnh dại như sau: Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng virus dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương... Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm virus dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú. Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người. Như vậy, tình huống giặt chung quần áo với đồ vật bị dính nước bọt của chó không lây truyền bệnh dại. Vùng da lành có tiếp xúc với chó sau khi đã rửa sạch và chế biến món ăn thì cũng không lây truyền bệnh dại. Khi em tiêm đủ 5 mũi vắc xin ngừa dại thì hiệu quả bảo vệ trung bình là 1 năm, nên tình huống bị chó liếm lại sau chích ngừa xong 5 mũi được vài ngày thì cũng không cần tiêm ngừa vắc xin dại thêm nữa. Thân mến.", " Chào em, Trường hợp của em cần phải xác định rõ vết xước có phải là vết thương hở, có chảy máu hay chỉ là vết đỏ da tạm thời do tổn thương cơ học. Nếu là vết thương hở thì em có nguy cơ mắc và cần tiêm ngừa đủ 5 mũi vaccine; vì con chó tiếp xúc với vết thương của em đã chết. Nếu chắc chắn em không có vết thương thì không cần thiết phải tiêm ngừa nữa. Ngoài ra, em cũng nên đưa chó mẹ và chó con còn lại đi tiêm ngừa dại để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và người xung quanh, em nhé! Thân mến!", " Chào em, Vi khuẩn khi ra ngoài cơ thể nếu còn sống thì vẫn còn khả năng lây nhiễm, tuy nhiên mức độ lây tùy thuộc vào nồng độ virus trong chất dịch. Nếu em cầm phải vật dụng có virus HIV mà tay có vết thương hở thì hoàn toàn có khả năng bị mắc bệnh. Nhưng với người bình thường thì nguy cơ để tiếp xúc với virus HIV không cao. Nguy cơ này chỉ tăng lên ở những nhóm người đặc biệt như nhân viên y tế, người thường xuyên truyền máu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn… Do đó, em không nên quá lo lắng! Thân mến! ", "Chào em, Virus dại cư trú chủ yếu trong hệ thần kinh, trong tuyến nước bọt và đào thải theo nước dãi của con vật bị mắc bệnh dại. Cơ chế lây truyền từ súc vật sang người là súc vật bị nhiễm virus dại cắn, cào, liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương. Cũng may nhờ em mặc quần jean, nếu không thì chân em đã có một vết thương to rồi. Tuy không chảy máu, nhưng có dấu răng thì em cũng nên cẩn thận đi tiêm ngừa, em nhé. 12668 Em mua nước đá mà con chó nó liếm cục nước đá, về nhà em rửa lại mấy lần rồi uống, vậy em có bị lây bệnh dại không? (Khắc Thuần) BS Chuyên khoa của AloBacsi: Hi vọng là cục nước đá em Thuần rửa nhiều lần thì em không sao. Tuy nhiên, nếu có lần sau thì em nên bỏ cục nước đá đi, nó không đáng bao nhiêu tiền so với sự an toàn của em.", "Nhà con có rất nhiều lông chó, mèo từ nhà của hàng xóm nuôi bay sang, có khi bay bám vào quần áo, đồ ăn, rau quả. Có khi nào lông chó, mèo mang virut dại và con có thể bị nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với lông của chó, mèo không ạ? Con cảm ơn bác sĩ. Chào em, Đường lây truyền của như sau: -\r\n Qua da và niêm mạc: Vi rút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại \r\nkhông bao giờ qua được da lành nhưng vi rút dại lây từ động vật này sang\r\n động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất \r\nnhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. \r\nRất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó \r\ndại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương... - \r\nQua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, \r\nkhi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú. Ngoài \r\nra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh \r\ndại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng \r\nchứng lây bằng đường này trên người. Do vậy, tiếp xúc với lông \r\nchó mèo thì không lây dại, em nhé. Tốt hơn hết em nên báo với cô tổ \r\ntrưởng tổ dân phố vận động mọi người tiêm ngừa dại cho chó mèo để bảo vệ\r\n cả toàn khu phố. Thân mến! BS.CK1 Cao Thị Lan Hương", "Chào em, Thực tế, nguy cơ bị lây nhiễm dại của em là rất thấp. Vì đây là chó con, dễ mắc nhiều bệnh lý khác và cũng dễ tử vong, thời gian tử vong của chó lên tới 25 ngày sau khi cắn người thì chưa phù hợp với diễn tiến bệnh dại ở chó, nhất là chó nhỏ thường sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Tuy nhiên, vì đảm bảo an toàn cho bản thân, dù tỷ lệ mắc bệnh rất nhỏ thì việc em tiêm phòng dại cũng không thừa, cẩn tắc vô ưu, việc tiêm ngừa dù trễ vẫn có hiệu quả nhất định. Bác sĩ phân tích như vậy để em có thể yên tâm phần nào, nguy cơ mắc bệnh dại của em rất thấp, em không nên lo lắng quá. Các triệu chứng tê tay chân hoặc tê môi, đau đầu có thể do một bệnh lý khác. Về lý thuyết, các phản ứng sau tiêm chủng vaccin ngừa dại có thể gặp ở tại chỗ và toàn thân như sốt, chóng mặt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm, ngứa… nhưng ít khi kéo dài tới 12 ngày sau tiêm, do vậy, em cần khám bác sĩ nội khoa để tầm soát nguyên nhân khác em nhé! Thân mến.", "Bệnh dại gây ra hậu quả rất nghiêm trọng ở não và dây thần kinh Chào em, Quả đúng là thời gian ủ bệnh dại trung bình từ 10 ngày đến 2 năm lận. Thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Sau khi bị con vật có khả năng nhiễm dại cắn thì em nên chích ngừa vắc xin càng sớm càng tốt chứ chờ đến cả năm sau mới chích ngừa vắc xin dại thì e rằng vắc xin ít có giá trị bảo đảm cho lần bị chuột hay mèo cắn cách đây 1 năm lắm. Nhưng mà, ở Việt Nam ổ chứa vi rút dại chủ yếu là chó nhà, hiếm thấy ở mèo và chuột, cho nên cũng đỡ lo phần nào, em nhé.", "Nước dãi của chó không tiếp xúc trực tiếp với vết thương sẽ ít có khả năng lây bệnh Chào em, Trường hợp của em con chó không liếm trực tiếp vào vết thương, và vết thương ở tay của em cũng nhỏ, đã bị hơn 1 ngày nên nguy cơ mắc bệnh dại rất thấp, hầu như là không có. Do đó, em không cần phải lo lắng, chưa cần thiết phải tiêm ngừa em nhé! Thân mến.", "Chào em, Nếu chó con nhà em nuôi đảm bảo an toàn, như không thả rong bên ngoài, chó vẫn khỏe mạnh bình thường tính đến ngày xảy ra sự cố, thì nguy cơ nhiễm dại là rất thấp, em có thể chưa tiêm ngừa dại mà chờ sau 15 ngày, nếu con chó đó vẫn còn sống thì chắc chắn nó không nhiễm dại tại thời điểm nó tạo ra vết thương trên tay em, và vì thế em không có nguy cơ nhiễm dại. Còn ngược lại nếu em không dám chắc mức độ an toàn của chó nhà mình nuôi, thì em có thể tiêm ngừa dại kết hợp song song với theo dõi chó, nếu sau 15 ngày chó còn sống thì em có thể ngưng mấy mũi vắc xin ngừa dại cuối cùng của liệu trình 5 mũi.", "Chào em, Những tình huống nguy hiểm sau thì em cần phải tiêm phòng vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng dại: tại thời điểm bị cắn mà con chó đã có biểu hiện bệnh dại hoặc xác định là bị dại, vết cắn gần thần kinh trung ương (vùng đầu, mặt, cổ), bộ phận sinh dục. Còn ngoài những tình huống trên thì em chỉ cần chích ngừa đủ 2 mũi còn lại là đủ, vẫn ưu tiên theo dõi con chó đã cắn em, nếu sau sau 15 ngày, kể từ khi cắn người, con chó đó vẫn bình thường, thì chắc chắn nó không bị dại ở thời điểm cắn người. Thân mến.", "Vậy em có sao không ạ và chà như vậy có khiến virus vào miệng không ạ? Sau 3 tiếng em bị muỗi chích vào đó, như vậy có sao không ạ. Bệnh dại chủ yếu lây qua người do nước bọt của chó bị dại dính vào vết \r\nthương hở thông qua vết cắn hoặc liếm. Trường hợp của em không thấy có \r\nyếu tố nguy cơ bị mắc dại do da không có vết thương hở hoặc trầy xước. Hiện\r\n tại con chó liếm em chưa hẳn là chó dại. Nếu thật sự có virus dại trong\r\n nước bọt chó thì virus dại rất yếu và không thể tồn tại lâu dài trong \r\nmôi trường. Trong điều kiện nhiệt độ phòng ở môi trường bên ngoài thì \r\nvirus dại sẽ chết sau vài giờ. Virus dại cũng kém bền vững trước những \r\nhóa chất khử trùng thông thường như xà phòng, nước rửa tay, dung dịch \r\nsát khuẩn. Đó là lý do vì sao khi bị chó cắn cần rửa sạch vết thương với\r\n xà phòng trong 10-15 phút để tiêu diệt virus dại. Do đó, nếu \r\nchó dại liếm vào bát, bát sau đó được rửa sạch với xà phòng và phơi khô \r\nthì virus dại sẽ không còn tồn tại được. Như vậy trường hợp của em không\r\n có yếu tố nguy cơ bị dại em nhé. Thân mến.", "Bệnh dại lây truyền khi nước bọt của chó dính vết thương hở. Chào bạn, Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật lên vết thương hở. Virus dại có trong nước bọt của chó, mèo và có thể xâm nhập qua những vùng da bị trầy xước của cơ thể. Thế giới ghi nhận việc lây bệnh qua không khí có thể xảy ra khi ở trong hang dơi hay tiếp xúc với chất thải của dơi, việc lây bệnh qua không khí này đã được ghi nhận tại 4 báo cáo về ca mắc bệnh dại ở người và liên quan tới công việc thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên các ca mắc dạng này chưa ghi nhận tại Việt Nam. Trường hợp của bạn mô tả, nguy cơ mắc bệnh dại là rất thấp, chưa cần phải tiêm phòng. Ngưng nếu quá lo lắng hoặc thường xuyên tiếp xúc với chó mèo không rõ nguồn gốc thì bạn có thể đi tiêm phòng dại phòng ngừa trước phơi nhiễm bạn nhé! Thân mến.", "Cần để xa thức ăn của người ra khỏi chó mèo, tránh nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng Xin chào bạn, Nguy cơ mắc bệnh dại chủ yếu do vết thương chó cắn chảy máu (xâm nhập virus qua đường máu là chính), nên việc chó lỡ liếm tô cháo mà bạn ăn phải thì không cần phải lo lắng về bệnh dại. Tuy nhiên việc chó nhà tiếp cận với dụng cụ ăn uống có thể dẫn đến nguy cơ nhiểm ký sinh trùng (gián chó, giun đũa chó mèo…). Bạn nên cẩn thận vệ sinh về vấn đề này và cho chó nhà tiêm ngừa đầy đủ nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Bệnh dại có thể truyền qua vật trung gian. Đường lây truyền của bệnh dại như sau: Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng vi rút dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương. Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm virus dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú. Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người. Trong tình huống bạn nêu ra, khả năng bị nhiễm dại của bé gần như không có vì qua quá nhiều giai đoạn trung gian, mà bạn cũng đã lau đi gói thuốc dính nước bọt của chó rồi. Mặt khác, chó nhiễm dại thì cũng không \"hiền\" như vậy. Để chắc chắn thì bạn nên theo dõi con chó đó 10-15 ngày, nếu nó còn sống thì chắc chắn tại thời điểm trước đó, nó không hề bị nhiễm dại mà lây cho gia đình bạn được. Thân mến." ]
Thưa BS cho em hỏi:Đang điều trị bệnh động kinh được 4 tháng và xuất hiện lại 1 cơn động kinh ngắn thì có nguy hiểm không ạ?
[ "Động kinh gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống Chào em,, 1 cơn động kinh ngắn xuất hiện trong thời gian 4 tháng điều trị động kinh thì không phải là nhiều và mức độ nguy hiểm không cao. Tất nhiên là bs sẽ cố gắng điều chỉnh thuốc để khống chế hoàn toàn không để cơn động kinh nào xuất hiện cả. hiện tại em đang điều trị với thuốc điều trị động kinh cơ bản, cũng mới 4 tháng thôi, do đó em đừng lo lắng quá. Em duy trì toa thuốc hiện tại và tái khám theo hẹn của BS, báo cáo với BS về cơn động kinh ngắn xuất hiện gần đây để BS điều chỉnh thuốc cho em, em nhé." ]
[ "Chào em, Những thuốc điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp với các thành phần em cung cấp thì không có tác dụng phụ trực tiếp lên hệ nội tiết tố nữ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, stress tâm lý, khó chịu do cơ thể đang bị bệnh, \"nóng trong người\" do sử dụng kháng sinh có thể gián tiếp làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến chậm kinh. Do đó, có một số người bị chậm kinh trong thời gian điều trị viêm dạ dày do Hp còn một số người khác thì không. Hiện tượng này không nguy hiểm, với điều kiện là đảm bảo không có thai (không có quan hệ tình dục hoặc có quan hệ tình dục và thử thai âm tính), em có thể uống thêm nước mát để điều hòa nhiệt của cơ thể, chờ thêm 7-10 ngày nữa xem có hành kinh được hay không, nếu vẫn chưa hành kinh thì em khám chuyên khoa phụ khoa để kiểm tra lại, em nhé.", "Tật vật lý trị liệu sẽ rất tốt cho người bị tai biến Chào bạn, Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ thường được chia làm 2 thể, xuất huyết não và thiếu máu não. Phương pháp điều trị và phòng ngừa 2 thể này có nhiều điểm khác biệt. Ví dụ như đối với xuất huyết não ở người lớn tuổi thường do tăng huyết áp, do đó nếu kiểm soát tốt huyết áp thì hầu như bệnh nhân sẽ không bị tái phát. Đối với đột quỵ thiếu máu não thường do tắc một nhánh động mạch cấp máu cho vùng não nhất định, do đó, bệnh nhân cần điều trị bệnh nguyên nhân tích cực cũng như sử dụng các thuốc phòng ngừa cục máu đông (thuốc kháng kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông tuỳ chỉ định). Lý do là vì nguy cơ tái phát đột quỵ thiếu máu não rất cao, ngay từ những ngày đầu sau lần đột quỵ trước và hầu hết các trường hợp tái phát thường xảy ra trong năm đầu tiên. Đột quỵ tái phát chiếm khoảng 25 - 40% trong tổng số BN đột quỵ, có tỉ lệ tử vong, tàn tậtvà chi phí điều trị cao hơn so với đột quỵ lần đầu.Việc điều trị phòng ngừa đột quỵ hầu như là suốt đời, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến tái phát. Người bệnh đột quỵ có thể hồi phục các chức năng thần kinh sau giai đoạn cấp tính, thường là trong vòng 6 tháng đầu. Nếu sau khoản thời gian này, khả năng phục hồi còn rất thấp. Đột quỵ nhiều lần, vùng cấp máu của động mạch càng lớn, thời gian can thiệp chậm trễ thì phần não bị tổn hại lâu dài càng nhiều và sẽ khó hồi phục hơn. Hiện tại, tai biến mạch máu não đã xảy ra nhiều lần, nếu tổn thương đã lâu thì rất khó hồi phục. Gia đình nên cho bệnh nhân tái khám định kỳ ở chuyên khoa Nội thần kinh để bác sĩ kê các thuốc phòng ngừa tái phát, đồng thời tập vật lý trị liệu tích cực để chờ đợi các tín hiệu hồi phục từ người bệnh bạn nhé! Thân mến!", "Rối loạn thần kinh tim khiến bệnh nhân khó chịu ở ngực và tim đập nhanh Chào em, Ở độ tuổi của em, nguy cơ bệnh mạch vành là rất thấp, trừ những trường hợp như đái tháo đường típ 1, rối loạn lipid máu di truyền, tăng huyết áp thứ phát, dị dạng mạch vành bẩm sinh thì mới tăng nguy cơ bệnh mạch vành ở độ tuổi này thôi. Mặt khác, đo điện tim lúc nghỉ thì bác sĩ mới \"nghi ngờ\" thôi mà, đâu có chẩn đoán xác định đâu, em đã làm điện tim gắng sức là 1 xét nghiệm có độ tin cậy hơn so với đo điện tim lúc nghỉ, kết quả âm tính có nghĩa là nguy cơ bệnh mạch vành của em rất thấp. Từ đó, bác sĩ nghĩ nhiều khả năng em bị rối loạn thần kinh tim theo chẩn đoán gần đây nhất của em. Rối loạn thần kinh tim là một bệnh lý không có tổn thương ở hệ cơ quan bao gồm tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết... (thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát loại trừ bệnh lý cho kết quả mọi thứ đều bình thường) nhưng người bệnh vẫn có “cảm giác” khó chịu ở ngực và tim đập nhanh không thích hợp, đặc biệt mỗi khi căng thẳng. Chữa bệnh rối loạn thần kinh tim gồm có 2 phần, dùng thuốc và không dùng thuốc. về phía sử dụng thuốc, người bệnh phải khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được kê thuốc phù hợp với triệu chứng và cơ địa. Thuốc chủ yếu hỗ trợ cho bệnh nhân có triệu chứng nặng, thường xuyên, đặc biệt là tâm lý rối loạn lo âu, còn trường hợp nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc hoặc dùng thuốc trong thời gian ngắn mà thôi. Về phía không dùng thuốc, người bệnh chú ý tránh lo âu căng thẳng, ăn uống khỏe mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục, không thuốc lá rượu bia, hạn chế cafe và thức khuya. Nếu còn khó chịu thì nên quay lại tái khám bác sĩ để được kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Thân mến.", "Chào em, Trong cả ba tình huống em đều xử trí rất đúng quy trình, nguy cơ nhiễm dại của em là cực kỳ thấp. Tại thời điểm tháng 2, chó cắn em vẫn sống sau 14 ngày thì tại thời điểm nó cắn em, nó không bị nhiễm dại và em cũng không có nguy cơ nhiễm dại. Tại thời điểm tháng 4, em có nguy cơ nhiễm dại nhưng mà đã tiêm ngừa rất sớm và tỉ lệ nhiễm dại do mèo cắn ở nước ta là cực kỳ thấp. Ở thời điểm tháng 6, nguy cơ nhiễm dại cũng rất thấp vì em đã có kháng thể bảo vệ và chó con cũng sống nhiều ngày sau đó. Có rất nhiều bệnh có thể gây đau nhức mỏi người, thường gặp là do nhiễm siêu vi, căng cơ căng thẳng, chứ không phải chỉ gặp trong bệnh dại. Chỉ là em quá ám ảnh với bệnh dại mà thôi. Nếu thật sự em bị nhiễm dại thì triệu chứng không có \"nhẹ nhàng\" vậy đâu em, một khi bệnh khởi phát rồi thì triệu chứng thường rất nặng nề và diễn tiến nhanh, liệt mềm hướng dần lên cao và rối loạn cả việc tiêu tiểu. Cho nên, tốt hơn hết em nên đến bv để khám kiểm tra về vấn đề đau cơ của mình cho an tâm và có hướng điều trị thích hợp tương ứng khi đã xác định nguyên nhân, em nhé!", "Chào bạn, Bình thường mỗi chu kỳ kinh trung bình từ 3 – 5 ngày và\r\nkhông quá 7 ngày, còn bạn chỉ có 1 ngày là thuộc dạng kinh ít. Nhưng để biết bạn có bệnh không và do nguyên nhân nào, AloBacsi phải biết thêm\r\nnhiều thông tin và cần khám trực tiếp mới rõ được bạn à. Những thông tin cần thiết đó là: bạn bao nhiêu tuổi, đã lập gia đình chưa hay\r\ncòn là học sinh – sinh viên, ăn uống có đủ chất dinh dưỡng không, tinh thần làm\r\nviệc hay học hành có lo lắng căng thẳng, stress không, trước đây có hút bỏ thai\r\nkhông… Tốt nhất, với kinh nguyệt như thế, bạn nên khám phụ khoa để được khám và tư vấn\r\nthích hợp. Thân ái chào bạn!", " Chào bạn, Nếu chỉ dựa vào những gì bạn mô tả thì rất khó để chẩn đoán chính xác đây là bệnh gì. Rất có thể bạn đang bị một dạng cơn động kinh vắng ý thức, tuy nhiên, do không nói rõ bệnh thần kinh đang điều trị là gì nên rất khó để bác sĩ nhận định vấn đề. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị hiện tại của bác sĩ , và trình bày lại vấn đề này một lần nữa khi tái khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Mến chào Lan Anh, Trường hợp của em được gọi là kinh thưa (chu kỳ > 35 ngày). Hiện tượng kinh nguyệt đều mỗi tháng đòi hỏi có sự điều hòa bởi hệ thống thần kinh- nội tiết phức tạp: Vùng hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng - tử cung, một khâu nào trục trặc sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Dùng thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, nhưng những căng thẳng trong khi điều trị bệnh lại tác động đến vùng dưới đồi gây rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt của em rất thưa, mỗi lần có kinh lại rong kinh, có khả năng do rối loạn rụng trứng, hay gặp trong buồng trứng đa nang. Em nên đi khám phụ khoa và siêu âm kiểm tra xem tử cung và 2 buồng trứng, đặc biệt xem có bị buồng trứng đa nang không. Lúc đó mới có phương pháp điều trị cụ thể được. Thân chào!", "Thuốc em đề cập đến đó là “men vi sinh”, không phải là men\r\ntiêu hóa em nhé. Bé của em 5 tháng tuổi có thể dùng được, em cho bé uống trước\r\nkhi ăn hoặc bú, mỗi lần ¼ gói, ngày 2 lần, thời gian dùng từ 5 – 10 ngày, thời\r\ngian kéo dài hơn BS sẽ cân nhắc tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên, em cần chú ý, các loại thuốc em đã dùng cho bé,\r\ntrong đó có một loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ làm bé tiêu chảy, nhưng\r\nkhi ngưng thuốc bé sẽ trở lại bình thường, không cần thiết phải điều trị. Sau khi phá thai em ra\r\nmáu kéo dài 20 ngày. Sau đó đến kỳ kinh em bị 10 ngày chưa hết. Xin BS cho em\r\nlời khuyên. Em đã xét nghiệm sau khi phá thai, kết quả bình thường. (L.T Hồng - ) 10234 BS Chuyên khoa của AloBacsi: Sau bỏ thai thì chu kỳ kinh nguyệt ít nhiều cũng bị\r\nthay đổi, chứ không theo đúng như chu kỳ kinh cũ, nhưng sẽ không có biểu hiện\r\nkinh nguyệt ra kéo dài như em (10 ngày). Với kinh nguyệt ra kéo dài 10 ngày là\r\nem đã bị rong kinh, nếu đã loại trừ được nguyên nhân do bỏ thai thì em yên tâm,\r\nem theo dõi thêm, nếu tháng sau vẫn có biểu hiện rong kinh thì em nên đi khám\r\nđể BS hướng dẫn điều trị rong kinh cho em nhé! Tôi bị sưng lên 1 các\r\nhạch ở bên phải cổ, rất to, cứng và hơi đau. Tôi bị khoảng 10 ngày rồi mà không\r\nthấy hết. Khi quay trái, phải thì kéo theo mắt cũng bị tác động, rất khó chịu.\r\nHàng ngày, thì tôi thấy mệt và rất buồn ngủ. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi là tôi có\r\nphải đi khám chuyên khoa không hay hạch tự khỏi? (P.T. Mai, 25 tuổi – Hà Nội) 9379 BS-CK1 Nguyễn Minh Thu: Với tính chất và diễn tiến nổi hạch như bạn mô\r\ntả: hạch cổ 1 bên rất to, cứng, hơi đau, khoảng 10 ngày rồi mà không thấy\r\nhết và khi quay trái, phải thì kéo theo mắt cũng bị tác động, rất khó chịu, thì\r\nnhất thiết bạn phải nhanh chóng đi khám chuyên khoa Ung bướu để BS có thể thăm khám\r\ntrực t iếp và chỉ định làm sinh thiết khối u (mà bạn gọi là hạch) để\r\nbiết bản chất là gì nhằm có chẩn đoán chính xác bệnh của bạn. Ở Hà nội, bạn có thể khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà nội. Bé nhà em được 14\r\ntháng, bé ngủ thường không ngon giấc, đêm dậy 2-3 lần, lăn lộn nhiều, em nên bổ\r\nsung canxi và vitamin D như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyên Khôi –\r\nomovi…@ ) 10138 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Trước tiên, em xem lại bé có được phơi nắng mỗi sáng\r\nchưa, nếu chưa em cần thực hiện cho bé phơi nắng mỗi sáng từ 15 – 20 phút nha,\r\nkết hợp cho bé bổ sung vitamin D3 mỗi ngày 2 giọt. Còn canxi em có thể bổ sung\r\nqua chế độ ăn uống, sữa và các chế phẩm của sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa). BS hy vọng sau khi dùng thuốc và phơi nắng bé sẽ ngủ ngon\r\ngiấc và phát triển tốt.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em Hiền, Qua các triệu chứng em mô tả như xuất hiện và hành kinh kéo dài có khả năng hệ đông cầm máu của em đang có vấn đề. Đó có thể do bất thường mạch máu, rối loạn số lượng và chức năng tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu huyết tương. Em cần đến BV có chuyên khoa huyết học để khám và tìm nguyên nhân, điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng xuất huyết nguy hiểm, em nhé! Thân mến!", "Chào em, Một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Khi chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày, thậm chí đến vài ba tháng mới có kinh một lần thì được gọi là chu kỳ kinh nguyệt thưa. Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai loại nội tiết tố nữ là oestrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng. Khi hai chất nội tiết này được tiết ra đều đặn theo chu kỳ với một tỷ lệ cân đối, thích hợp thì các bạn nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều, số lượng máu kinh vừa phải. Ở độ tuổi vị thành niên do buồng trứng chưa ổn định nên các bạn nữ có thể có kinh nguyệt chưa đều trong khoảng 1 - 2 năm đầu. Sau 1 - 2 năm, hay sau khi lập gia đình hoặc sinh con lần đầu vòng kinh sẽ đều đặn hơn. Tuy nhiên, có những chị em phụ nữ sau thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt thưa có thể do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân do buồng trứng như: - Buồng trứng đa nang - Suy buồng trứng sớm - Khối u ở buồng trứng Nguyên nhân ở vùng hạ đồi như: - Do thiếu GnRH bẩm sinh. - Do thiếu GnRH chức năng do suy dinh dưỡng, căng thẳng quá mức, tập thể dục quá sức,... Nguyên nhân ở tuyến yên như khối u tiết prolactin,... Nguyên nhân ở tử cung Trường hợp của em đã khám phụ khoa 1 lần cách đây 3 tháng, được chẩn đoán nguyên nhân gây thưa kinh là do tăng cân quá nhiều thì em cần tích cực giảm cân, sau đó tái khám lại bên sản phụ khoa sau 6 tháng để bác sĩ tái đánh giá cho em, từ đó sẽ có hướng dẫn điều trị thích hợp tiếp theo cho em. Hiện tại việc có kinh ít và kéo dài 9 ngày sau 1 giai đoạn ngưng kinh 3 tháng là chưa phải dấu hiệu nguy hiểm, có thể tiếp tục theo dõi thêm, nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục kéo dài đến 15 ngày thì cần khám lại chuyên khoa phụ khoa sớm hơn lịch hẹn (6 tháng).", "Chào\r\nem, Lựa\r\nchọn đường có nhiều lợi ích cũng như 1 số tác dụng phụ đi kèm. Một\r\ntrong những tác dụng phụ thường gặp do nhiều lần trong thời gian ngắn, dù 1 lần chỉ 1 lượng nhỏ\r\nthuốc, đó là triệu chứng tê, hay tạm thời giảm cảm giác ở vùng mông. Hiện\r\ntượng này là lành tính như BS điều trị của em đã thông báo, từ từ sẽ hết, có\r\nngười nhanh người chậm. Nếu em muốn hết nhanh có thể xoa bóp, chườm ấm, mát xa\r\ncho mô dưới da đàn hồi lại nhanh. Biến\r\nchứng tiêm thuốc ở mông sợ nhất là liệt chân do chạm vào thần kinh ngồi (khi đó\r\nkhông chỉ giảm cảm giác ở mông mà còn không đi lại được nữa), hay áp xe mông (sờ\r\ncó ổ áp xe, sưng nóng đỏ đau) và hiện em không có biểu hiện đó. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em, Em đừng quá lo lắng, với hai lần thực hiện xét nghiệm Xquang cột sống và CT não thì mức độ của em rất thấp, không có nguy cơ bị ảnh hưởng em nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, thì cần tiêm phòng lâu dài để tránh thấp tái phát và hạn chế các biến chứng của bệnh thấp lên van tim. Điều trị an toàn và không có gì nguy hiểm. 3 tuần thì tiêm 1 lần, tối thiểu trong vòng 5 năm và ít nhất đến 23 tuổi mới được ngưng. Bệnh này không phải bệnh di truyền nên không có truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị bệnh van tim hậu thấp thì việc mang thai cũng như sinh nở sẽ có những trở ngại. Do đó, nếu mang thai thì bạn cần được theo dõi sát bởi BS chuyên khoa tim mạch và BS sản. Thân mến, Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào bạn, Hiện nay kĩ thuật nối gân và thần kinh đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, người bệnh có thể phục hồi tốt, trở về như bình thường nếu quá trình tập vật lý trị liệu tích cực, phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Thời gian để hồi phục sau tổn thương thần kinh kéo dài vài tháng, nhưng nhiều nhất là trong 2 tháng đầu. Hiện tại bạn mới phẫu thuật được 5 ngày, chưa thể nói được điều gì, bạn nên tịnh dưỡng, chăm sóc tốt vết mổ để quá trình lành sẹo diễn ra thuận lợi, đồng thời tái khám đúng hẹn để lên lịch tập vật lý trị liệu bạn nhé. Thân mến.", "Em Hằng thân mến, Kích thước của em như trên là khá to, nên\r\nkhông có thuốc gì uống vào để u nhỏ lại em nhé. Em yên tâm, em chưa có con thì BS sẽ bóc tách khối u này chứ không cắt luôn\r\nbuồng trứng, nên không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của em. Bé nhà em 12 tháng\r\ntuổi, được 9,2kg. Bé bị sốt, ho, sáng dậy ra ghèn mắt nhiều, ghèn mắt có màu\r\nhơi xanh. BS cho uống và nhỏ thuốc 5 ngày rồi mà chưa khỏi? (Minh Ngọc – TPHCM) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Chào em, Trường hợp này tạm thời BS chưa thể tư vấn cho em. Đó là do\r\nem cung cấp còn thiếu nhiều thông tin: - Thứ nhất là BS không biết bé của em bị sốt, ho và mắt ra nhiều ghèn là do\r\nnguyên nhân gì (do nhiễm vi trùng hay do siêu vi). - Thứ hai là em không cho biết các thuốc bé đã uống và nhỏ mắt trong những ngày\r\nqua. - Điều quan trọng thứ ba là BS không trực tiếp khám cho bé. Tóm lại, BS không thể đưa ra chẩn đoán xác định và giúp em điều trị. Em nên đưa\r\nbé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị cho bé sớm nha. Bác sĩ ơi, Cháu mới lập gia đình\r\nđược gần 3 tháng. Kinh nguyệt của cháu dao động từ 33 tới 35,36 ngày, mỗi chu\r\nkỳ phải tới 6 ngày cháu mới hết. Tháng vừa rồi cháu có đi soi trứng để tính chuyện có em bé nhưng BS không nói cho cháu ngày trứng rụng (cháu tính\r\nngày trứng rụng rồi gần tới ngày hôm đó cháu mới đi soi). Cháu đang rất lo lắng\r\nchuyện con cái. Xin hỏi BS kinh nguyệt\r\ncủa cháu như thế có được coi là ổn không ạ? Tháng tới cháu phải quan hệ vào\r\nngày nào để có kết quả? (Yến Thái – ) BS chuyên khoa của AloBacsi: Chào em, Kinh nguyệt của em có đều mỗi tháng và không có biểu hiện\r\nrong kinh hoặc rong huyết là không có gì bất thường, chỉ có chu kỳ kinh kéo dài\r\nngày hơn thôi (chu kỳ kinh bình thường là 28 – 30 ngày). Còn việc canh trứng em cần gặp BS sản khoa khám ngay từ đầu chu kỳ kinh, BS sẽ\r\ntheo dõi và có lời khuyên thích hợp cho em. Cháu nhà tôi 10 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột do dùng khang\r\nsinh. Tôi được BS chỉ định dùng men vi sinh Bio Acmin. Nhưng khi tôi đi mua\r\nthuốc dược sĩ lại khuyên tôi nên dung Kidlac, tôi đang băn khoăn quá. Xin BS\r\nchỉ giúp tôi nên dùng loại nào cho cháu. (Quynh Nga – ) BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo: Các men vi sinh bạn đề cập đến thì ngoài việc bổ sung chủng\r\nvi khuẩn có lợi cho đường ruột, còn có nhiều thành phần vitamin, men tiêu hóa…\r\nkhác nữa. Sở dĩ, DS khuyên bạn dùng men vi sinh đó là vì thành phần chính của\r\nmen có 4 chủng vi khuẩn Acid lactic. Do đó, nếu bạn muốn bổ sung men vi sinh cho bé thì bạn có thể dùng\r\n(Enterogermina hoặc Lactamin, L- bio,…)." ]
Trà Gừng Thái Dương điều trị cảm lạnh, nôn mửa, thổ tả (10 gói x 3g)
[ "Mô tả ngắn:\nTrà gừng Thái Dương được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, có thành phần chính là gừng tươi. \n Trà gừng Thái Dương được dùng để điều trị cảm lạnh, nôn mửa ỉa chảy (thổ tả), đau bụng, ho, khản tiếng do lạnh, đầy bụng, sôi bụng, ăn uống không tiêu.\nThành phần:\nGừng tươi: 5g\nLactose: \nChỉ định:\nThuốc Trà gừng Thái Dương được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị cảm lạnh, nôn mửa ỉa chảy (thổ tả), đau bụng, ho, khản tiếng do lạnh, đầy bụng, sôi bụng, ăn uống không tiêu." ]
[ " Diệu thân mến, Triệu chứng của em trong mùa này khá thường gặp, đó là biểu hiện của tình trạng do virus, viêm mũi vận mạch, dân gian có thể gọi là cảm lạnh cũng có thể là viêm mũi dị ứng. Bệnh thường đáp ứng tốt với các thuốc kháng dị ứng, thuốc nhỏ mũi có thành phần giảm viêm, co mạch. Tuy nhiên, BS không được phép kê toa qua kênh truyền thông, đây là luật. em nên đến khám BS chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thích hợp, em nhé. Đồng thời em chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa/ quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá… Em cũng hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về em nhé!", "Mô tả ngắn:\nThăng Trĩ Nam Dược được sản xuất bởi Công ty TNHH Nam Dược, có thành phần chính là từ các dược liệu như hoàng kỳ; cam thảo; đảng sâm; đương quy; bạch truật… Thăng Trĩ Nam Dược được dùng để điều trị các loại trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại,... đồng thời bổ dưỡng tỳ vị giúp nhuận tràng, ngăn chặn trĩ quay trở lại và tác dụng cả với những người gặp phải tình trạng chán ăn, chướng bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thăng Trĩ Nam Dược được bào chế dưới dạng viên nang uống, hộp 50 viên gồm 5 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nĐại táo: 70mg\nSài Hồ: 100mg\nTrần bì: 100mg\nThăng ma: 100mg\nĐương quy: 100mg\nĐảng Sâm: 100mg\nHoàng kỳ: 350mg\nSinh khương: 30mg\nBạch truật: \nCam thảo: \nChỉ định:\nThăng Trĩ Nam Dược được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc các loại trĩ ( trĩ nội , trĩ ngoại), các chứng sa giáng, sa dạ dày, sa dạ con. Các đối tượng tùy vị suy yếu, chán ăn, ăn ít, cơ thể suy nhược, bụng chướng, đi ngoài lâu ngày. Các chi mệt mỏi không muốn vận động, mệt mỏi, yếu ớt.", "Mô tả ngắn:\nAllerba-10 của Công ty Bal Pharma Ltd., Ấn Độ, thành phần chính là ebastine, được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm có hay không có viêm kết mạc dị ứng, cải thiện chứng ngứa và làm giảm sự hình thành nốt sưng mới trong chứng nổi mày đay vô căn.\nThành phần:\nEbastine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Allerba-10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm có hay không có viêm kết mạc dị ứng. Cải thiện chứng ngứa và làm giảm sự hình thành nốt sưng mới trong chứng nổi mày đay vô căn.", "Mô tả ngắn:\nTiêu độc Nam Hà của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Thành phần chính là Sài đất (Herba wedeliae); Thương nhĩ tử (Fructus xanthi); Kim ngân (Lonicera japonica thumb); Hạ khô thảo (Spica prunellae); Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis). Thuốc dùng để giải nhiệt độc, tiêu viêm, dùng uống khi trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, phát ban, rôm sảy. \n Tiêu Độc Nam Hà được bào chế ở dạng thuốc ống uống. Hộp 20 ống, mỗi ống 10ml.\nThành phần:\nHạ khô thảo: 6.25\nThổ phục linh: 3.75\nThương nhĩ tử: 12.5\nSài đất: 37.5\nChỉ định:\nThuốc Tiêu độc Nam Hà được chỉ định dùng trong các trường hợp giải nhiệt độc, tiêu viêm, dùng uống khi trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, phát ban, rôm sảy .", "Mô tả ngắn:\nOmevin của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, thành phần chính là omeprazol. Omevin là thuốc điều trị trào ngược dịch dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison. \n Omevin được bào chế dưới dạng thuốc tiêm bột đông khô, đóng gói theo quy cách hộp 10 lọ bột đông khô.\nThành phần:\nOmeprazol: 40mg\nChỉ định:\nThuốc Omevin được chỉ định trong các trường hợp:\nĐiều trị trào ngược dịch dạ dày - thực quản. Điều trị loét dạ dày - tá tràng . Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.", "Chào em, “Cảm\r\nlạnh” là thuật ngữ dân gian thường chỉ tình trạng nhiễm virus cúm mùa, gây\r\nra các khó chịu toàn thân và mũi họng; các thuốc trị cảm thường có thành phần\r\nlà paracetamol, chỉ điều trị giảm đau hạ sốt không đặc trị bệnh. Cảm lạnh\r\nthường chỉ kéo dài vài ngày, không kéo dài đến 2 tuần. Cảm giác ớn lạnh, mỏi\r\ntay chân, khó thở có thể do em đang bị suy nhược cơ thể, thiếu máu thiếu chất,\r\nlàm việc căng thẳng... mà ra. Tốt nhất\r\nem nên đi khám tổng quát, nếu kiểm tra cho thấy chưa có biến đổi gì bất thường\r\nnhờ cơ thể em còn bù trừ được, thì em chỉ cần thay đổi lối sống, bằng cách tăng\r\ncường bổ sung thêm các vi khoáng chất như canxi D, Magie B6, vitamin, sắt... có\r\ntrong viên multivitamin hoặc từng loại dược chất riêng. Em nên uống nhiều nước,\r\nnghỉ ngơi hợp lý và quan trọng nhất là nên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng\r\nvà giải tỏa đầu óc, em nhé.", "Mô tả ngắn:\nDầu gió Kim Linh lọ 6ml có tác dụng chuyên trị cảm ho, sổ mũi, sưng viêm, đau nhức cơ bắp, đau bụng buồn nôn, say tàu xe, nhức đầu.\nThành phần:\nMenthol: \nEucalyptol: \nLavender oil: \nChỉ định:\nThuốc Dầu gió Kim Linh được chỉ định dùng trong các trường hợp:\nĐiều trị cảm ho, sổ mũi, sưng viêm, đau nhức cơ bắp, đau bụng buồn nôn, say tàu xe, nhức đầu , trúng gió, muỗi chích kiến cắn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Ngân Kiều Giải Độc - F là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Fito Pharma, thành phần chính là kim ngân, liên kiều, cát cánh, đạm đậu xị, ngưu bàng tử, kinh giới, đạm trúc diệp, cam thảo, bạc hà, thuốc được dùng trong trường hợp cảm mạo phong nhiệt, phát sốt, nhức đầu, ho, miệng khô, họng đau.\nThành phần:\nKim ngân hoa: 284mg\nCát cánh: 240mg\nĐạm đậu xị: 200mg\nNgưu bàng tử: 180mg\nKinh giới: 160mg\nĐạm trúc diệp: 160mg\nBạc hà: 24mg\nChỉ định:\nThuốc Ngân Kiều Giải Độc - F được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nCảm mạo phong nhiệt, phát sốt, nhức đầu , ho, miệng khô , họng đau.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Bổ Thận Dương TW3 là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Trung Ương 3 - Việt Nam, thuốc có thành phần chính là thục địa, hoài sơn, táo nhục, củ súng, thạch hộc, phấn tỳ giải,... Thuốc được dùng để điều trị bệnh thận dương hư, người mệt mỏi, nhức đầu, chân tay lạnh, kém ăn, đau lưng mỏi gối, đại tiện lỏng, tiểu đêm nhiều lần.\nThành phần:\nChỉ định:\nThuốc dùng cho cả nam và nữ trong các trường hợp thận hư, thận yếu: tiểu tiện nhiều lần, chân tay tê mỏi, đau lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm, sinh lý yếu.\nNam giới dùng trong các trường hợp di mộng tinh, xuất tinh sớm, yếu sinh lý do bệnh tiểu đường, giảm chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, giúp cải thiện và làm chậm quá trình mãn dục nam.\nNữ giới dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, bốc hoả, đổ mồ hôi, sạm da, nám má, khí hư, bạch đới.", "Mô tả ngắn:\nThuốc cốm Phong Liễu Tràng Vị Khang là sản phẩm được sản xuất tại Haikou Pharmaceutical Factory Co.,ltd, thuốc có thành phần chính là dịch chiết Ngưu Nhĩ Phong ( Daphyniphyllum calycinum Benth. ), dịch chiết La Liễu ( Polygonum hydropiper L. ) dùng trong trường hợp viêm dạ dày, ruột cấp tính thể ỉa chảy do ngộ độc thức ăn và thể ỉa chảy do thấp nhiệt với các triệu chứng: Đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy phân thối, buồn nôn, nôn hoặc có sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác... Hoặc có thể dùng trong trường hợp đau dạ dày do tích trệ thức ăn, biểu hiện: Đau vùng thượng vị, đau khi ấn, nôn sau khi ăn, ợ hơi, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhờn hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sắc.\nThành phần:\nLá liễu: 1g\nNgưu nhĩ phong: 2g\nChỉ định:\nThuốc cốm Phong Liễu Tràng Vị Khang dùng trong trường hợp viêm dạ dày, ruột cấp tính thể ỉa chảy do ngộ độc thức ăn và thể ỉa chảy do thấp nhiệt với các triệu chứng: Đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy phân thối, buồn nôn, nôn hoặc có sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác...\nHoặc có thể dùng trong trường hợp đau dạ dày do tích trệ thức ăn, biểu hiện: Đau vùng thượng vị, đau khi ấn, nôn sau khi ăn, ợ hôi, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhờn hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sắc.", "Mô tả ngắn:\nDung dịch uống ATErsin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên chứa hoạt chất Terbutalin sulfat và Guaifenesin giúp làm long đờm, giảm ho do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng, giãn phế quản, nhiễm trùng cấp ở đường hô hấp trên cấp tính và các bệnh lý khác có liên quan.\nThành phần:\nTerbutalini sulfas: 1.5mg\nGuaifenesin: 66.5mg\nChỉ định:\nDung dịch uống ATErsin chỉ định điều trị trong các trường hợp giúp làm long đờm, giảm ho do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng, giãn phế quản, nhiễm trùng cấp ở đường hô hấp trên cấp tính và các bệnh lý khác có liên quan.", "Trào ngược gây ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa, gây khó chịu mệt mỏi Xin chào bạn! Trước tiên, bạn bị bệnh lý về trào ngược dạ dày thực quản, có đến hơn 80% bệnh nhân mắc bệnh này là do stress, căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm… và cũng vì vậy gây ra mất ngủ. Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên sử dụng một số thảo dược như trà tim sen, trà bồ công anh hoặc sử dụng viên an thần thảo dược: Mimosa, Rotundin (uống 2 viên trước khi ngủ 30 phút). Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện và stress căng thẳng nhiều hơn, bạn cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý và bác sĩ nội thần kinh. Về vấn đề trào ngược dạ dày thực quản, cần phải điều trị liên tục ít nhất 1 tháng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hoá. Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng và có nhiều sức khoẻ!", "Mô tả ngắn:\nTelfor 120Mg DHG 2X10 do công ty Dược Hậu Giang sản xuất, hoạt chất chính là fexofenadin HCl, được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay tự phát mạn tính.\nThành phần:\nFexofenadin Hydroclorid: 120mg\nChỉ định:\nThuốc Telfor 120 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Điều trị các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính: Ngứa, nổi mẩn đỏ.", "Chào bạn, Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hóa của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày). Vì dịch này có tính axit nên có thể gây kích ứng và làm viêm niêm mạc thực quản của bạn. Hầu hết mọi người có thể kiểm soát sự khó chịu của GERD bằng cách thay đổi lối sống hay tự mua thuốc (các thuốc không cần kê toa) từ các nhà thuốc để uống. Nhưng một số trường hợp nặng hơn có thể cần phải đi khám để được chỉ định những thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí phải phẫu thuật để làm giảm triệu chứng của bệnh. Điều trị ợ nóng và các triệu chứng khác của trào ngược axit dạ dày thường bắt đầu bằng các thuốc không cần kê đơn dùng để kiểm soát axit. Nếu bạn không thấy đỡ hơn sau vài tuần dùng thuốc, bác sĩ có thể đổi phương pháp điều trị khác, bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật. Điều trị ban đầu để kiểm soát ợ nóng. Các thuốc không kê đơn dưới đây có thể giúp kiểm soát chứng ợ nóng, bao gồm: Thuốc trung hòa axit: làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng nó không thể làm lành được phần thực quản bị viêm do axit dạ dày. Dùng quá nhiều thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón. Các thuốc làm giảm tạo axit: các thuốc này không có tác dụng nhanh như thuốc trung hòa axit nhưng làm giảm triệu chứng đáng kể và có thể giảm sự tạo thành axit lên tới 12 tiếng. Thuốc ngăn chặn tạo axit và làm lành thực quản: thuốc này mạnh hơn nhóm trên và hỗ trợ chỗ thực quản bị tổn thương lành lại. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn cần phải uống những thuốc trên trong thời gian từ 2 tới 3 tuần hoặc các triệu chứng của bạn không giảm bớt. Các thuốc được kê đơn. Khi đi khám bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc sau: - Thuốc kháng thụ thể H2 (Anti H2) - Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Nhìn chung, những thuốc này được hấp thu và có tác dụng tốt, nhưng sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và thiếu vitamin B12. Thuốc tăng cường cơ vòng dưới thực quản: thuốc này có thể làm giảm tần suất giãn cơ vòng dưới của thực quản, do đó làm giảm hiện tượng trào ngược axit dạ dày - thực quản. Thuốc này có ít tác dụng hơn thuốc chẹn bơm proton nhưng nó có thể được dùng trong trường hợp bệnh nặng. Thuốc có tác dụng phụ đáng kể, thường gặp nhất là mệt mỏi hoặc lú lẫn. Các thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày - thực quản thỉnh thoảng được kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả điều trị. Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác được sử dụng nếu như việc dùng thuốc bị thất bại. Hãy tới bệnh viện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau ngực, đặc biệt nếu bạn có kèm các triệu chứng khác như: đau lan lên vai, cánh tay hoặc cằm, có khó thở, choáng váng... vì ngoài bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì đây có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Hãy đi khám bác sĩ nếu: - Các triệu chứng càng lúc càng nặng hoặc xảy ra thường xuyên hơn. - Bạn đã tự mua và dùng thuốc dạ dày hơn 2 lần/tuần, nhưng vẫn không cải thiện. Song song đó, bạn cũng cần chú ý: Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng thừa cân gây áp lực lên toàn bộ cơ thể bạn, khiến dạ dày bị đẩy lên và làm axit dễ dàng trào ngược lên thực quản. Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, dẫn đến axit từ dạ dày trào lên thực quản. Đừng vội nằm sau khi ăn: Không ăn tối quá muộn, tốt nhất là trước 8h tối. Sau khi ăn 2- 3 tiếng hãy nằm xuống hoặc đi ngủ. Ăn chậm, nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác. Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản. Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit: Thực phẩm béo, chiên, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein. Bổ sung trái cây, rau xanh. Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng thảo dược: Cam thảo và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, các thảo dược tự nhiên thỉnh thoảng lại có tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến thuốc đang điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một loại thảo dược nào. Thư giãn, giảm stress: Các bằng chứng cho thấy, giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.", "Mô tả ngắn:\nXoang Vạn Xuân 10X10 của Công ty TNHH Vạn Xuân, thành phần chính cao khô từ dịch chiết toàn phần của thương nhĩ tử, phòng phong, bạch truật, hoàng kỳ, tân di hoa, bột khô của bạch chỉ, bạc hà, là thuốc dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn, viêm họng.\nThành phần:\nBạc hà: 100mg\nBạch chỉ: 100mg\nTân di hoa: 150mg\nHoàng kỳ: 200mg\nPhòng phong: 200mg\nThương nhĩ tử: 200mg\nBạch truật: 200mg\nChỉ định:\nThuốc Xoang Vạn Xuân 10X10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị giảm đau, chống viêm trong các bệnh:\nViêm mũi dị ứng . Viêm xoang cấp và mãn. Viêm họng ." ]
Bác sĩ ơi, Cho em hỏi dấu hiệu của mọc răng nanh ngầm, nó có ảnh hưởng gì không, điều trị như thế nào? (Như Nguyệt – TPHCM)
[ "Bạn Nguyệt thân mến, Thông thường tuổi mọc răng vĩnh\r\nviễn trong khoảng 6-12 tuổi, có thể sớm hoặc trễ hơn từ 7-13 tuổi. Trong trường\r\nhợp bộ răng vĩnh viễn đã mọc đủ hết mà còn thiếu 1 hoặc vài răng nào đó thì có\r\n2 trường hợp có thể xảy ra: thiếu các răng đó hoặc răng bị ngầm không mọc được. Trong trường hợp các không mọc được, thường thì chỉ phát hiện khi chụp phim vùng đó, vô tình phát\r\nhiện ra. Các trường hợp răng ngầm lành tính thì mãi mãi răng nằm yên trong\r\nxương không gây ảnh hưởng gì. Răng chỉ cần lấy ra 1 số trong trường hợp như có\r\nnang bao quanh răng, hoặc răng gây cản trở các điều trị khác như chỉnh hình\r\nrăng mặt chẳng hạn. Cách điều trị duy nhất là tiểu phẫu\r\nlấy răng ra, sau 1 thời gian hốc xương đó sẽ đầy lên lại như bình thường, hầu\r\nnhư không có vấn đề gì. Trong trường hợp răng được bao quanh bởi nang, nếu để\r\ncàng lâu nang càng lớn lên khiến thể tích xương ở điểm đó giảm đi, nếu có tai\r\nnạn gì dễ gãy xương cho nên nếu có các biểu hiện bất thường quanh răng ngầm thì\r\nbạn nên đến bệnh viên lấy ra càng sớm càng tốt. Thân chào bạn," ]
[ "Chào bạn , Nang chân răng thường có liên quan đến răng bị chết tương ứng. Nang xuất hiện do sự phát triển của biểu mô sót trong dây chằng quanh chân răng. Nang chân răng phải phẫu thuật triệt để lấy u mới không tái phát. Nếu phát hiện sớm và phẫu thuật thì đơn giản, tiên lượng tốt. Nếu để muộn phẫu thuật khó, còn để lại biến chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt… Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để bệnh nhân không cảm thấy đau trong khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật nang chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau vài ngày là em hết đau. Ăn uống thức ăn lỏng dễ tiêu để đỡ phải nhai nhiều, nên nhai hàm bên lành, chứ không cần kiêng cữ gì hết. Cần giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhưng đánh răng đừng để va chạm vào vết mổ. Sau khoảng 1 tuần - 10 ngày vết mổ lành. B ạn đừng lo lắng quá và nên quyết định phẫu thuật sớm đi nhé!", "Bạn Chi\r\nthân mến, muốn mọc lên thì phải \"đục\"\r\n1 lỗ thủng trên nướu răng thì mới có chỗ mà chui ra được nên thường gây ra tình\r\ntrạng viêm nướu, đau, sưng,... Đây là hiện tượng bình thường chứ không phải là\r\nbệnh nên không cần phải cắt gì cả, nhưng nếu bạn vẫn muốn như vậy thì cũng\r\nđược, không ảnh hưởng gì hết. Tình trạng\r\nnày chấm dứt lúc nào tùy thuộc vào việc khi nào mọc lên hết. Khi nó\r\nmọc thẳng lên rồi thì nướu không đau nữa. Bạn nên cố gắng uống thêm sữa, ăn\r\nthêm những thức ăn mềm để bổ sung sức khỏe và có thể uống giảm đau những lúc đau quá. Nếu có\r\nbất kỳ dấu hiệu nào của trở bệnh nặng bất thường, bạn nên đến ngay bệnh viện để\r\nkiểm tra lại nhé!", "Chào em, Nang não thường gặp nhất là nang màng nhện, nang hố sau, nang gian bán cầu...Tùy theo vị trí và kích thước nang não có thể gây triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau thậm chí không có triệu chứng gì mà được phát hiện tình cờ. Việc điều trị dĩ nhiên cũng tùy thuộc vào đặc điểm của nang và hậu quả mà nang não gây ra. Những trường hợp nang não lớn, có dấu hiệu chèn ép nhu mô não, gây triệu chứng hoặc biến chứng thì sẽ cần phải xem xét chỉ định điều trị, trong đó can thiệp phẫu thuật là cách để giải quyết nang và giảm bớt biến chứng, hiện Tây y chưa có thuốc nào điều trị được nang não. Với triệu chứng đau đầu, chóng mặt kèm kết quả chụp CTscan sọ não như trên, em nên tư vấn trực tiếp với bác sĩ đã khám và ra chỉ định cho em, hoặc khám chuyên khoa nội thần kinh để được hướng dẫn điều trị thích hợp, em nhé.", " Chào em, Trong trường hợp này, để giảm sưng đau em có thể dùng thuốc giảm đau, tan máu bầm ngắn ngày, kết hợp xoa dầu, chườm ấm. BS không được phép kê toa qua kênh truyền thông, đây là luật, em có thể đến tiệm thuốc Tây (có dược sĩ) hay phòng khám (có BS) để mua thuốc. Nếu có biểu hiện bất thường như hành sốt, vận động mở hàm - nhai khó khăn, vết thương tụ mủ thì cần đến khám BS chuyên khoa răng hàm mặt sớm để kiểm tra vết thương, xem có nứt xương, trật khớp hay không và điều trị thích hợp. Đồng thời, nếu có vết thương chảy máu thì em cần chích ngừa uốn ván, em nhé. Trân trọng!", "Em Tùng thân mến, Nếu hiện tại em không đau gì hết,\r\ncũng không lung lay thì cũng tạm yên tâm. Có thể này chỉ ở trên bề mặt\r\nmen chứ không đi sâu làm ảnh hưởng đến tủy răng. Em nên để ý xem răng có bị đổi\r\nmàu hay có bất cứ dấu hiệu gì bất thường thì hãy đi bác sĩ khám ngay nhé. Chúc em khỏe! Thân,", "Xin chào bạn, Dựa vào hình ảnh chụp phim răng, nếu như ở chân răng có những khối nang thì nguy cơ cao đó là khối abscess viêm. Những khối này về mặt nội khoa sẽ có thể điều trị kháng sinh và làm giảm viêm, nhưng nếu viêm nhiều bắt buộc phải tiến hành nhổ răng hoặc điều trị tuỷ răng nếu không nhiễm trùng sẽ lan ra khối xương hàm ảnh hưởng đến các rănh lân cận và có thể gây viêm xương rất nguy hiểm. Bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và có hướng xử trí tích cực nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Theo như mô tả của bạn thì có thể bạn bị chấn thương mô mềm do răng khôn hàm trên mọc lệch. Thường thì các trên hay nghiêng về phía má gây cấn má trong quá trình ăn nhai hoặc gây loét. Nếu vết loét nhỏ sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày, kèm vệ sinh răng miệng kỹ, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng, bổ sung thêm vitamin C. Nếu vết loét lớn sẽ gây sưng, há miệng hạn chế và nổi hạch góc hàm, nuốt đau, lúc này bạn cần khám bác sĩ và uống một toa thuốc để điều trị triệu chứng. Thân mến, ", " Chào bạn, Bạn không nghe rỏ tiếng mình nói, theo như bạn mô tả thì có thể bị . Bạn nên đến bệnh viện khoa Răng - Hàm - Mặt để BS khám và điều trị cho bạn.", " Chào Giang ! là răng mọc cuối cùng trên cung hàm, các BS Răng hàm mặt thường gọi vui là răng ngu vì mọc dại quá, chức năng ăn nhai thì không rõ ràng nhưng thường gây ra nhiều phiền toái. Răng khôn mọc ngầm, lệch, kẹt xương hàm, kết họp với vệ sinh răng miệng khó khăn sẽ dẫn đến viêm đau, nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây u nang, bệnh lý trong xương hàm. Chính vì vậy khi được chẩn đoán răng 8 mọc ngầm và hay gây đau nhức thì bạn nên tái khám định kỳ nhé. Nếu ở Cần Thơ bạn có thể đến khám tại BV Răng Hàm Mặt để được kiểm tra kỹ hơn việc có nhất thiết phải nhổ không nhé. Về vấn đề ăn uống thì không có kiêng gì cả, bạn ăn uống bình thường, chải răng kỹ sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm theo chiều dọc, kết hợp thêm chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý nhé. Thân mến! ", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị răng mọc kẹt Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán răng mọc kẹt Bác sĩ nha khoa sẽ xem xét các triệu chứng của bạn, dùng đèn để rọi vào răng để quan sát các vấn đề bên ngoài, kết hợp với chụp X - quang để quan sát toàn bộ cấu trúc răng của bạn. Từ đó đưa ra kết luận bạn có bị răng mọc kẹt hay không. Phương pháp điều trị răng mọc kẹt hiệu quả Những trường hợp buộc nhổ bỏ răng mọc kẹt: Chiếc răng có nguy cơ gây sâu răng hoặc viêm nhiễm răng số 7, hoặc có nang quanh thân răng. Tiểu phẫu thuật: Một số trường hợp cắt lợi trùm và răng khôn đó mọc thẳng, có đủ chỗ để mọc. Dùng thuốc kháng sinh , thuốc giảm đau để điều trị nhất thời.", "Triệu chứng sâu răng Những dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng Ở giai đoạn đầu sâu răng, bạn thường không có triệu chứng. Khi sâu răng trở nên tồi tệ hơn có thể gây ra các triệu chứng: Đau răng , mức độ đau tùy thuộc vào mức độ răng bị tổn thương. Răng trở nên nhạy cảm thức ăn nóng hoặc lạnh, với đồ ngọt. Vết màu trắng hoặc nâu trên bề mặt răng. Một lỗ sâu hình thành trên răng. Nhiễm trùng răng và nướu, có thể tiến triển tạo thành áp xe (túi mủ). Áp xe có thể gây đau, sưng mặt và sốt. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sâu răng Sâu răng rất phổ biến nên thường không được xem trọng. Mọi người thường nghĩ việc trẻ bị sâu răng sữa cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, sâu răng có thể diễn tiến thành những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, kể cả với những trẻ em chưa mọc răng vĩnh viễn . Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể mắc phải: Những cơn đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc. Sụt giảm cân nặng hoặc thiếu dinh dưỡng do khi ăn uống bị đau hoặc khó khăn khi nhai thức ăn. Mất răng, có thể ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như làm giảm sự tự tin khi giao tiếp. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe răng - một túi mủ hình thành do nhiễm vi khuẩn - có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bị sâu răng ở giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể vẫn chưa xuất hiện. Đây là lý do tại sao việc thăm khám nha sĩ định kỳ là rất quan trọng. Nha sĩ của bạn có thể giúp xác định và giải quyết các vấn đề sâu răng trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn. Hẹn gặp với nha sĩ nếu bạn cảm thấy ê buốt răng, đau răng hoặc sưng tấy trong hoặc xung quanh miệng. Đây đã là những triệu chứng của giai đoạn sau của bệnh sâu răng hoặc một bệnh lý răng miệng khác cần được lưu ý và theo dõi.", "Chào bạn, Răng khôn mọc lệch nghiêng gần thường gây viêm nướu kẽ, sâu răng, viêm lợi trùm, nhiễm trùng, đôi khi hành sốt,... Đối với răng bên cạnh do răng khôn chèn vào, quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương đến tủy, gây đau nhức nhiều, bệnh nhân mới đi khám thì lúc này răng bên cạnh cũng đã nhiễm trùng nặng, không thể giữ lại được. Trong khi đó răng bên cạnh lại là răng hàm lớn thứ hai, một trong những răng giữ chức năng ăn nhai chính cần được bảo vệ. Do đó tránh tình trạng bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm bạn nên đi khám sớm. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, tuỳ theo vị trí mọc răng, răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp bảo tồn hoặc nhổ bỏ. Ngày nay, với trình độ kỹ thuật cao cùng với trang thiết bị hiện đại các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn nhổ bỏ những chiếc răng khôn mọc lệch ngầm ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất. Bạn đang ở Bình Dương thì bạn có thể liên hệ phòng khám nha khoa hay bệnh viện tại địa phương để điều trị. Thân mến.", "- Nguồn Interrnet Chào bạn, Về phương pháp chỉnh nha (niềng răng) có nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào lứa tuổi và tình trạng răng từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp. Xét về lứa tuổi, khi các em bé răng chưa mọc đầy đủ sẽ được áp dụng phương pháp tiền chỉnh nha - dùng các hàm tháo lắp để bé đeo khi ngủ hoặc chơi. Xương hàm của bé đang trong giai đoạn phát triển, việc áp dụng phương pháp trên giúp cải thiện việc phát triển của xương hàm, định hướng vị trí răng mọc lên. Hay có thể dùng hàm trainer được làm bằng silicon mềm, có thể tháo lắp được. Đối với những người răng đã mọc đầy đủ sẽ được áp dụng các loại chỉnh nha như mắc cài. Tuy nhiên, do đặc thù của loại mắc cài, nên nhiều bệnh nhân e ngại trong phương pháp này. Vì thế, hiện nay, phương pháp chỉnh nha bằng hàm trong suốt được rất nhiều người quan tâm. Đây là phương pháp hiện đại nhất, gắn 1 máng trong suốt vào răng, sau 1-2 tháng, bệnh nhân sẽ đến nha sĩ thay máng khác. Hiện nay có rất nhiều mắc cài khác nhau, như mắc cài kim loại, hay mắc cài bằng sứ, mắc cài pha lê sẽ khó nhận thấy hơn. Để thẩm mỹ nhất, bệnh nhân có thể lựa chọn chỉnh nha bằng máng trong suốt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dùng máng trong suốt hay mắc cài được, phải tùy vào trường hợp tình trạng răng và túi tiền của bệnh nhân. Với những liệu pháp thẩm mỹ hơn thì giá thành cũng sẽ cao hơn. Tùy từng trường hợp mà thời gian chỉnh nha kéo dài trong bao lâu. Nếu tình trạng lệch lạc khớp cắn ít, dễ thực hiện, thời gian sẽ ngắn, dao động trong khoảng 1,5- 2 năm. Một số trường hợp kéo dài khoảng 3 năm. Ngoài ra, thời gian để bệnh nhân khắc phục còn phụ thuộc vào độ tuổi. Người nhỏ tuổi, trẻ tuổi sẽ dễ thực hiện hơn người trung niên, cao tuổi. Thân mến.", "Nếu răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn thì cần nhổ để đảm bảo sức khỏe răng miệng Chào em,", "Mỹ Thi thân mến, Thông thường ở độ tuổi 15 đã hoàn tất quá trình , trừ một số ít trường hợp răng mọc nghiêng lệch hay bị kẹt. Trường hợp của em thì mầm răng vĩnh viễn bị nằm ngang, do vậy khó thay răng tự nhiên được. Tùy vào vị trí cũng như mức độ mọc ngầm của răng, sau khi đánh giá trên phim Xquang mà bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp như chỉnh nha kéo răng lên hay phải phẫu thuật lấy ra... Tốt nhất em nên đến khám tư vấn tại những trung tâm răng hàm mặt uy tín để đạt kết quả tốt nhất nhé." ]
BS cho em hỏi, Em bị sưng 1 bên tinh hoàn, bị 4 ngày rồi mà không thấy bớt ạ. Nó bị đau âm ỉ khi em ngồi lái xe và đi lại. Có thể tư vấn cho em vì sao em bị như vậy không? Em xin cảm ơn. (Trần Văn Ph. - Phú Yên)
[ " Chào bạn, cấp tính thường do nguyên nhân viêm nhiễm, thường gặp nhất là các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể đến BS chuyên khoa Nam khoa để được chẩn đoán và xử trí, bạn nhé! Thân mến! " ]
[ "Chào bạn Nam Anh, Thường bên tinh hoàn có cục mềm là nang hay mỡ, gọi là hay nang nước tinh hoàn. Muốn biết rõ bản chất bạn đi siêu âm bìu bẹn. Sau đó BS Nam\r\nhọc hay BS Niệu sẽ tiểu phẫu lấy nang đó để tránh nang to hơn chèn ép. Thân mến,", "Chào bạn, Bao quy đầu sưng lên là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng. Đối với tình trạng viêm nhiễm có thể đó là bệnh lý lây qua đường tình dục, nhiễm khuẩn tại chỗ do vệ sinh kém. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu thì tình trạng vệ sinh rất khó khăn, rất dễ gây nên tình trạng viêm bao quy đầu và viêm quy đầu dương vật. Hiện tượng kích ứng xảy ra có thể do bạn mặc quần áo quá chật, quá cứng, hoặc quần áo chứa nhiều sợi nilon (polyester) khiến những vùng da nhạy cảm trên cơ thể bị tác động. Bạn hãy đến bệnh viện lớn có chuyên khoa Nam học, như BV Đại học Y dược TPHCM, BV Bình Dân để được thăm khám và có hướng xử trí. Tuyệt đối không đến các phòng khám trôi nổi bên ngoài vì sẽ có nguy cơ bị đưa ra các phương pháp điều trị không phù hợp làm ảnh hưởng cả về tâm lý, kinh tế và sức khỏe tình dục sau này. Thân ái chào bạn.", "Em Đông thân mến, Sau khi quan hệ với bạn gái mà hôm sau ở đầu dương vật của em bị như vậy, chính là triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục. Em và bạn gái cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu. Tại đây, BS sẽ khám bộ phận sinh dục của các em, lấy dịch tiết ở dương vật hay ở âm đạo làm xét nghiệm soi - nhuộm để xác định tác nhân gây bệnh nhằm có hướng xử trí đúng đắn. Thân ái chào em!", "BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Tê núm vú nếu chỉ là cảm giác thoáng qua, có thể do bị đè ép thì không sao. Còn nếu da xung quanh vú có thay đổi hay u cục gì đó là phải đi khám. Bác sĩ vui lòng cho em biết em bị bệnh gì mà ăn uống không được trong thời gian hơn tháng nay. Ăn không được nhiều và không có cảm giác thèm ăn. Em đi nội soi ở BV Đại học Y dược thì chẩn đoán bị viêm dạ dày, cho thuốc về uống nhưng em không thấy đỡ ạ. (Phú Hải – phuhai…@gmail.com) 9143 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Viêm dạ dày cũng có thể cho cảm giác chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu. Ngoài ra một số thuốc trị viêm dạ dày cũng có thể gây chán ăn. Tuy vậy đây chỉ là triệu chứng tạm thời. Em cần tuân thủ điều trị và tái khám để điều trị dứt bệnh. Giữ tinh thần lạc quan yêu đời, ăn uống đúng giờ giấc sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Chúc em mau bình phục. Em năm nay 18 tuổi hiện đang đau tinh hoàn trái... Mấy lần trước cũng có đau và cũng làm cho chân trái ê và mỏi sau đó thì hết đau... Không biết em có phải bị bệnh xoắn tinh hoàn không? Nếu phải thì sao triệu chứng sưng to tinh hoàn không có? Hay là do em xuất tinh quá nhiều? Anh chị chú bác nào biết thì giúp em với, trước đây có đau như vậy rồi. (Khánh Duy - talacon…@yahoo.com.vn) 9273 BS-CK1 Nguyễn Đình Sang: Có nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn như: viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tĩnh mạch thừng tinh, lao tinh hoàn… Do đó em nên đi khám và làm các xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán cho chính xác. Em bị sưng ở hai mắt cá chân, khi e đi khám bác sĩ làm siêu âm và nói chân em bị tích mỡ và không uống thuốc. Em không biết hiện tượng tích mỡ đó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ k và có cách nào làm cho chân e nhỏ xuống không? Xin bác sĩ tư vấn. Em xin cảm ơn! (Ng. Thị Lương - TPHCM) 9260 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Nếu hai mắt cá chân to do tích mỡ, không có hiện tượng như nóng, đỏ, đau thì hoàn toàn là bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trừ khi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ mới nghĩ đến can thiệp bằng ngoại khoa. Alobacsi khuyên em chấp nhận và sống cùng nó nếu nó không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của mình.Thân ái chào em!", "Chào em, Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân như nhiễm trùng tiểu, tổn thương bàng quang, sỏi niệu, hội chứng bàng quang kích thích, bệnh lý thần kinh, do thuốc, tâm lý căng thẳng, lo lắng, phì đại tiền liệt tuyến, đái tháo đường, uống quá nhiều nước, uống rượu hoặc chất kích thích… Do BS không có các kết quả xét nghiệm của em nên không rõ em đã thực hiện những xét nghiệm gì để loại trừ nhiễm trùng tiểu. Tuy nhiên nhiễm trùng tiểu ở nam giới trẻ tuổi không phải là tình trạng thường gặp, cần phải tầm soát thêm các bệnh lý lây lan qua đường tình dục, sỏi niệu hoặc bất thường giải phẫu hệ niệu em nhé! Thân mến.", " Chào em, Bên cạnh bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể nổi ở dương vật do tình trạng vệ sinh kém, lây nhiễm do dùng chung khăn, quần áo, bồn cầu… Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm virus herpes simplex, viêm quy đầu không đặc hiệu… Khi gặp phải tình trạng này, em nên chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Nên tắm gội thường xuyên bằng nước sạch, tránh sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa cao, mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng. Nếu không đỡ thì em nên khám chuyên khoa nam học hoặc da liễu nhé! Thân mến! ", "Chào em Linh, Theo em trình bày thì những biểu hiện đó không phải do viêm nhiễm, vì nếu do\r\nviêm nhiễm thì không thể tự hết trong một thời gian ngắn được em à. Trước mắt em nên xem lại cách quan hệ, sau đó em cũng cần loại trừ em nhé! Chúc em luôn khỏe, hạnh phúc!", " Chào em, Mặc dù em mô tả triệu chứng rất cụ thể, tuy nhiên bác sĩ lại không rõ em bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, mức cụ thể là bao nhiêu để biết mà tư vấn. Vì bệnh lý ở mỗi lứa tuổi thường khác nhau. Nếu em còn trẻ, có khả năng em bị đau thần kinh liên sườn. Để cải thiện tình trạng này, em nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp. Tránh thức khuya, làm việc căng thẳng quá sức. Cũng nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức đề kháng, tránh nhiễm các loại virus vi khuẩn làm bệnh trầm trọng thêm. Ngoài ra, lo lắng quá nhiều cũng làm cho triệu chứng bệnh tăng nặng em nhé! Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào Văn Cường, Với những biểu hiện đau của em, vị trí đau, tính chất đau…có thể gặp một số bệnh lý sau: - Đau thần kinh liên sườn. - Viêm túi mật hoặc sỏi túi mật. - Giun chui ống mật. - Cơn đau quặn thận phải. - Hoặc có bệnh lý tại gan… Như em thấy rồi đó, có rất nhiều nguyên nhân gây đau cần được xác định cho trường hợp của em, BS không khám trực tiếp (nhìn, sờ, gõ, nghe) thì không thể có chẩn đoán cụ thể được. Em nên khám chuyên khoa nội tổng quát để được điều trị thích hợp. Thân chào em!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, mà em mô tả rất mơ hồ, không rõ đau thật sự ở vị trí cụ\r\nthể nào, có tăng nhiều khi vận động hơn, sáng dậy đau nhưng sau bao lâu thì đi\r\nlại được, chiều tối có đau không, có lan đi đâu không? Thiếu những thông tin đó\r\nthì bác sĩ không tài nào chẩn đoán được bệnh. Nếu được, bạn vui lòng giữ liên lạc và\r\ncung cấp thêm cho bác sĩ một số thông tin về tình trạng bệnh bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Linh thân mến, Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cong dương vật như: do tật bẩm sinh, thói quen (mặc quần quá chật), di chứng sau chấn thương vùng sinh dục, bệnh mắc phải (thường gặp nhất là bệnh Peyronie) . . . Bệnh có cần được chữa trị hay không tùy mức độ nhiều ít của độ cong và việc có gây trở ngại cho các chức năng sinh lý của cơ thể hay không. Dương vật chỉ bị cong khi cương, nếu cong ít (dưới 30 độ), sẽ không ảnh hưởng đến việc đi tiểu và giao hợp - trường hợp này không cần phải điều trị. Nếu cong trên 30 độ khi cương, có thể sẽ khó khăn hơn khi tiểu và có thể gây cản trở khi giao hợp: như đau lúc dương vật cương cứng, dương vật khó đưa vào âm đạo, hạn chế khả năng giao hợp ở nhiều tư thế v.v... Trường hợp của em, dương vật em bị cong về bên trái khoảng 45 độ, em không có gì phải lo lắng, hãy đến khám ở những bệnh viện có phòng khám Nam khoa em nhé. Tại Hà Nội, có 2 địa chỉ uy tín em có thể thăm khám là: 1. Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt - Đức Phụ trách: Giáo sư Trần Quán Anh Địa chỉ: Số 8 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Phòng khám Nam khoa Ánh Sáng Địa chỉ: Toà nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại liên hệ & tư vấn miễn phí: (04) 2696269/ (04) 2696262 Lịch làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 Sáng 8h-12h. Chiều 13h30-17h30. Nghỉ Chủ nhật Tại đây em sẽ được tư vấn rõ hơn về cách điều trị . Thân ái chào em!", "Chào bạn, Nếu bạn đã đi khám cả bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá và Nam khoa, làm các xét nghiệm liên quan tới các cơ quan bị đau, không phát hiện bất thường nhiều khả năng cơn đau của bạn là do sinh lý. Đối với đau tinh hoàn và dương vật thường do mặc quần quá chật hoặc vận động quá mạnh khiến khiến các cơ quan nhạy cảm bị chèn ép vào quần, gây ra hiện tượng đau và tê đó, nhưng sẽ mau chóng khỏi sau 1-2 ngày. Một số người gặp phải tình trạng đau nhức cơ trì hoãn sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh. Đau nhất thường vào 24 tiếng sau tập thể dục, hoặc có khi sau 2 ngày tập luyện. Đây đều là những phản ứng bình thường sau khi chơi thể thao, bạn không nên quá lo lắng. Để hạn chế, nên tập thể dục thể thao thường xuyên hơn, tránh để lâu ngày mới tập 1 lần, khởi động kỹ trước tập, mặc quần áo vừa vặn, thoáng mát, hút mồ hôi bạn nhé! Thân mến.", "Chào em Duyen, Theo em mô tả cho thấy em đang có biểu hiện viêm nhiễm bộ phận sinh dục trong\r\nvà ngoài rồi đó em (âm đạo ra nhiều dịch màu vàng, vùng kín sưng tấy và mẩn\r\nđỏ). Nhưng để biết chắc chắn là bộ phận nào bị viêm, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân\r\ngây viêm và hướng điều trị như thế nào. Em cần đến BV khám phụ khoa và xét\r\nnghiệm huyết trắng để được điều trị sớm em nhé. Nếu em chậm trễ viêm nhiễm này sẽ\r\nđi ngược lên viêm tử cung, vòi trứng nữa thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh\r\nsản sau này của em đó. Thân mến!", "Chào em, Sưng có thể do virut (thường gặp trong bệnh quai bị, vi trùng, khối u, các bệnh lý thâm nhiễm…). Em nên theo dõi thêm, nếu tuyến mang tai ngày càng to, em nên đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị sớm.", " Chào bạn, Triệu chứng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, chấn thương… ung thư tinh hoàn chỉ là một trong những nguyên nhân gây đau, thường đi kèm với tinh hoàn to, tiết dịch bất thường… Để phân giai đoạn của bệnh cần có phương pháp chẩn đoán hình ảnh học, xác định mức độ xâm lấn và di căn của khối u thì mới kết luận được. Thời gian điều trị của loại ung thư này cũng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và phương pháp được lựa chọn. Mặc dù ung thư tinh hoàn là một bệnh lý hiếm gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan, cần khám bác sĩ nam khoa ngay để tìm nguyên nhân gây đau và điều trị thích hợp bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
Chào bác sĩ, Tôi bị thoát vị đĩa đệm, kết quả chụp MRI gần đây như sau: Thoái hóa đĩa đệm tầng L4-L5, L5-S1, ép mặt trước bao màng cứng, làm hẹp lỗ liên hợp và ngách bên hai bên, chèn ép rễ L5,S1 hai bên, làm hẹp ống sống ngang mức nầy # 30%. Hiện tại bị đau lưng khi lao động có động tác khom lưng. Nếu nghỉ ngơi hoặc thường thẳng lưng thì đau ít, chấp nhận được. Nhưng về nửa đêm về sáng có đau lưng âm ỉ, cảm giác như nặng nề thường hay xoay trở cho dễ chịu, bước xuống đất, nếu đi ngay sẽ hơi khó khăn vì đau gót. Nếu ngồi yên độ 15 phút bước xuống đở đau hơn, và đi lại khoảng 30 phút triệu chứng trên dần dần ổn hơn. Trước đây tôi có chụp X quang tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TPHCM và uống thuốc 45 ngày thấy khá ổn kéo dài hơn 1 năm, nay bị đau lại. Xin hỏi BS trường hợp tôi có cần phải mổ không hay điều trị bảo tồn?
[ "Chào anh, Theo như anh mô tả triệu chứng và kết quả chụp công hưởng từ đã 1 năm, nay cơn đau tái phát. Theo tôi anh nên tái khám trở lại và đánh giá tình trạng có chèn ép thần kinh đến mức phải can thiệp phẫu thuật hay không. Các bác sĩ sẽ cho anh kiểm tra lại hình ảnh qua chụp cộng hưởng từ và khám lâm sàng. Nếu chưa có hiện tượng chèn ép nhiều thì bác sĩ cho anh thuốc điều trị nội khoa và theo dõi. Điều quan trọng không quên tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức cơ vùng cột sống lưng thắt lưng, tránh lao động quá nặng và ngồi hoặc đứng lâu hàng giờ mà không được thư giãn, nghỉ ngơi." ]
[ "Chào\r\nbạn, Do sự\r\nkhác biệt giữa các vùng miền nên tôi không rõ phồng vị đĩa đệm có phải là hay\r\nkhông? Nếu thoát vị đĩa đệm không có chèn ép thần kinh, có thể điều trị bằng\r\nthuốc giảm triệu chứng, tuy nhiên có thể không khỏi hẳn. Trường hợp có chèn ép\r\nthần kinh gây yếu chân, teo cơ thì nên tái khám để xem xét chỉ định phẫu thuật,\r\ntránh để lại biến chứng. Thân mến! ", " Chào em Đức Duy, sau chấn thương tùy vào vị trí, mức độ tổn thương mà có chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Đau do tổn thương sụn chêm, mất vững khớp gối do đứt dây chằng có thể khiến vận động của em bị hạn chế, để quá lâu gây ảnh hưởng đến vận động của khớp gối. Hơn nữa, trong thời gian các bộ phận hỗ trợ chưa lành hẳn, mọi vận động chịu lực đều có thể làm cho chấn thương nặng thêm và khó điều trị về sau. Do đó, em cần tham khảo thêm ý kiến của BS trực tiếp điều trị để biết được mức độ tổn thương thực sự và chỉ định điều trị bảo tổn nếu có thể. Thân mến!", " Chào em Thảo, Hội chứng thuộc nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng, ở người trẻ tuổi thường do các nguyên nhân bao gồm căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, công việc ngồi nhiều ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)... Đau thắt lưng ở người trẻ tuổi ít khi do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là khi không có dấu hiệu chèn ép tủy sống thắt lưng (như đau lan xuống chân, tê chân...). Em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để BS thăm khám và kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, uống thuốc theo toa của BS, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào em, , đau lưng có thể do thoái hóa cột sống cổ và cột\r\nsống thắt lưng, hoặc cũng có thể chỉ do làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế gây\r\nhiện tượng mỏi cơ. Xét nghiệm siêu âm bụng không thể chẩn đoán ra nguyê nhân của\r\ntình trạng đau lưng, đau vai gáy. Em cần chụp X-quang cột sống thẳng nghiêng để\r\ntìm ra bệnh. Với triệu chứng này em có thể đến khám BS chuyên khoa Cơ xương\r\nkhớp hoặc BS Nội tổng quát đều phù hợp em nhé.", "Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay Chào bạn, Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị tận gốc tình trạng chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Do đó, nếu được chỉ định đúng thời điểm thì khả năng hồi phục sau mổ tốt. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có tỷ lệ tái phát nhất định, chủ yếu liên quan tới diễn tiến lão hoá và tư thế sinh hoạt xấu. Để hạn chế tái phát sau phẫu thuật, về sinh hoạt, người mắc thoát vị đĩa đệm cần thực hiện đúng tư thế trong các hoạt động hàng ngày, tránh nằm sấp, hạn chế đi giày cao gót, không mang vác nặng hay thay đổi tư thế đột ngột, nên duy trì tập luyện nhẹ nhàng và không tập quá sức, tránh bị chấn thương… Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, E giúp sụn khớp khỏe mạnh, bổ sung canxi cho cơ thể (uống sữa và ăn tôm, cua và các thực phẩm từ sữa). Đồng thời, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có chứa protein nạc (cá, thịt gà, đậu); hạn chế ăn thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường; uống 2 lít nước mỗi ngày… Thân mến!", "Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bảo tồn với những trường hợp bệnh nhân mới bắt đầu bị đau Chào bạn, Về vị trí tổn thương thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nhiều có thể lâm sàng khác nhau, có thể bị tổn thương thần kinh ở vị trí trung tâm, tổn thương thần kinh ở vị trí sau bên, tổn thương thần kinh ở vị trí lỗ liên hợp và tổn thương ở vị trí ngoài lỗ liên hợp. Theo y văn, ta chia làm bốn mức độ chèn ép ở 4 vị trí khác nhau và càng ra ngoại biên, tức là càng ra xa thì vấn đề điều trị càng khó khăn. Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bảo tồn với những trường hợp bệnh nhân mới bắt đầu bị đau hoặc tổn thương thần kinh không quá nặng nề. Thông thường điều trị nội khoa gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc an thần nhẹ kết hợp với vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và có thể sinh hoạt những động tác vận động nhẹ như bơi lội hoặc thể dục. Tuy nhiên, điều trị nội khoa thông thường chỉ nên kéo dài trong khoảng 6 đến 8 tuần, nếu bệnh nhân có đáp ứng thì sẽ tiếp tục. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc tái phát sớm sau khi ngưng uống thuốc thì cần được xem xét chỉ định phẫu thuật. Trong chỉ định mổ, có thể ở 2 trạng thái khác nhau: thứ nhất, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ cấp cứu khi có đau dữ dội, có nghĩa là bệnh nhân đau không thể chịu đựng được không có tư thế giảm đau kể cả dùng morphin cũng không hết đau. Chỉ định mổ thứ hai trong cấp cứu là bệnh nhân liệt đột ngột, có thể ở thời điểm thăm khám không liệt nhưng mà vài tiếng sau xuất hiện, triệu chứng tiến triển nhanh thì sẽ được chỉ định mổ cấp cứu. Đặc biệt nhất là bệnh nhân được xét chỉ định mổ cấp cứu càng sớm càng tốt để tranh thủ vấn đề hồi phục khi có triệu chứng chèn ép thần kinh. Trong trường hợp của bạn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị tuỳ theo mức độ tổn thương, nếu triệu chứng nặng thì nên sắp xếp phẫu thuật sớm vì bạn còn trẻ, cần bảo tồn chức năng thần kinh. Hiệu quả phẫu thuật thường khá tốt, tỷ lệ thành công lên đến 90- 95%, nguy cơ tái phát phụ thuộc vào chăm sóc và giữ gìn sau mổ bạn nhé!", " Chào em Huy, Biểu hiện của em thường gặp trong nhóm bệnh lý cơ xương khớp ở vùng , như căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, gai cột sống, ít vận động thể lực, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...)...ở tuổi này thì rất ít trường hợp có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với tình trạng này em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp, để BS thăm khám, chụp phim kiểm tra, chẩn bệnh và kê thuốc thích hợp. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, tập thể dục, uống thuốc theo toa của BS, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng. Thân mến!", " Chào bạn, Theo mô tả của bạn thì mẹ bạn đã lớn tuổi, vừa bị , vừa  bị cao huyết áp, do đó nếu mổ thì sợ bà không đủ sức khỏe, nếu có mổ thì cơ hội phục hồi rất chậm. Tuy nhiên nếu thoát vị đĩa đệm không mổ thì sẽ bị đau nhức. Bạn hãy cân nhắc và chọn phương pháp điều trị cho bạn nhé. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn cá hồi và cá ngừ là hai loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho xương khớp và trong việc ngăn chặn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là hai loại cá có chứa lượng lớn acid omega-3. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Những thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua đồng…là những thực phẩm cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm vì chúng giúp hệ xương khớp trong cơ thể thêm dẻo dai và chắc khoẻ. Trong nước hầm xương có chứa nhiều glucosamine và chondroitin, đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khoẻ. Những loại rau, củ như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ, đậu nành… là những thực phẩm tốt cho xương, khớp vì chúng thường giàu vitamin A và E. Mẹ bạn cần hạn chế những thực phẩm giàu đạm và chất béo, vì chất đạm sẽ làm tăng sự đào thải canxi qua thận, từ đó khiến người bị thoát vị đĩa đệm tăng nguy cơ gãy xương. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng của em có thể do ngồi\r\nlâu hoặc ngồi nhiều gây . Tuy nhiên, 1\r\nsố trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh cũng gây ra triệu chứng đau\r\nlưng lan xuống mông và đùi. Vì em đã điều trị 1 thời gian không\r\nthuyên giảm (tôi không rõ em đã được điều trị bằng thuốc gì), theo tôi em nên\r\nđến khám BS Cơ xương khớp để được thăm khám và làm thêm 1 số xét nghiệm tìm\r\nnguyên nhân và điều trị dứt điểm. Chúc em mau khỏi. Thân mến! ", "Chào bạn, Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể chèn ép vào hệ thống đám rối thần kinh cổ gây triệu chứng đau nhức vùng vai gáy thậm chí tê tay 1 bên - đây là bệnh lý mãn tính cần uống thuốc lâu dài, thuốc điều trị chủ yếu là kháng viêm, giảm đau và giãn cơ vân. Đối với những trường hợp bệnh lý quá nặng nề phải cần đến can thiệp phẫu thuật làm cứng cột sống, bơm ciment để hỗ trợ… Bạn nên đến các trung tâm vật lý trị liệu để hỗ trợ đồng thời có thể tập thể dục thể thao giúp căng giãn cột sống cổ sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiện tại. Nếu như triệu chứng đau tê tay kéo dài, bạn cần phải đến chuyên khoa Cơ xương khớp - Ngoại thần kinh cột sống để thăm khám và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ để xem xét mức độ chèn ép rễ thần kinh cũng như những tổn thương khác để có kế hoạch can thiệp điều trị nhé. Ở những trường hợp nặng chỉ có phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để hơn cả. Hiện nay, các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược, các bệnh viện tư như Tâm Anh, Gia An 115… đều có phương tiện phẫu thuật điều trị bệnh lý này. Thân ái chào bạn.", "Khuyên thân mến, Bệnh của mẹ cháu đã có chẩn đoán xác định là do cổ chèn ép thần kinh, nhưng mức độ bao nhiêu không rõ? Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ chèn ép, nếu điều trị nội khoa không đáp ứng thì việc phẫu thuật có thể phải đặt ra. Hiện nay, một số phương pháp điều trị nội khoa khá hiệu quả như: dùng thuốc, vật lý trị liệu kéo giãn cột sống, châm cứu hoặc sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị cần kiên trì và đủ thời gian. Đây là các phương pháp an toàn, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi chỉ định trong những trường hợp nhẹ. Bệnh nhân trong sinh hoạt cần tránh các tư thế xấu ảnh hưởng đến cột sống để làm giảm đau và phòng ngừa tái phát thoái hóa cột sống. Trường hợp của mẹ cháu, nếu điều trị nội khoa tích cực mà không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh càng nặng thì đòi hỏi phải phẫu thuật, khi đó BS điều trị sẽ tư vấn cụ thể. Mẹ cháu nên tái khám và điều trị theo hẹn nhé. Chúc mẹ cháu mau khỏe.", " Chào bạn, Nếu nhẹ chưa chèn ép tủy sống thì không phải kiêng quan hệ tình dục. Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục với tần suất như cũ. Tuy nhiên bạn cần tránh các tư thế nguy hiểm và các tư thế ảnh hưởng lên cột sống. Việc quan hệ tình dục đúng cách như là phương pháp tập thể dục nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, như thế nào là đúng cách, thì bạn cần phải đến khoa chuyên về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ở TPHCM thì có ở BV Chợ Rẫy, còn ở khu vực Hà Nội thì tôi không rõ, để được chuyên viên hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Còn nếu thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng, thì bản thân bệnh đã gây đau dẫn tới khó quan hệ, và việc quan hệ có thể gây nhiều biến chứng, thông thường người bệnh nên thủ dâm kèm có hay không có sự giúp đỡ của đối tác. Thân mến! ", " Chào em Dương, Do em không cung cáp thông tin về các loại thuốc đã sử dụng nên tôi không rõ em đã được điều trị nội khoa đầy đủ chưa. Điều trị do bệnh lý đĩa đệm hiện nay chủ yếu bằng thuốc và vật lý trị liệu. Khi không đáp ứng mới phải cần tới phẫu thuật. Do đó, em cần đến khám BS để được kê toa thuốc uống giảm đau và được hướng dẫn cụ thể các bài tập phù hợp, em nhé! Thân mến!", "Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm gây đau đớn và rất nhiều phiền toái cho bệnh Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm gây đau đớn và rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân Xin chào bạn, Nếu chỉ thoát vị nhân đĩa đệm chèn nhẹ vào bao màng cứng chỉ 3mm mà không gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày, không gây tê yếu sức cơ 2 tay… thì có thể theo dõi định kì và điều trị thuốc. Tuy nhiên nếu bạn có những triệu chứng rõ về đau và yếu cơ thì phải phẫu thuật điều trị. Việc phân độ nặng phải kết hợp giữa triệu chứng và biến đổi trong hình ảnh học MRI. Để biết chi tiết hơn về chi phí điều trị, lịch trình theo dõi… Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh nhé.Thân ái chào bạn.", " Nam thân mến, Tư thế ngồi làm việc không phù hợp trong một thời gian dài, kết hợp với lối sống ít vận động thể lực dẫn đến yếu khối cơ cạnh sống, là nguyên nhân thường nhất gây và có liên quan đến tình trạng thoái hóa của cột sống thắt lưng. Nếu hiện tại đau nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, em cần đến khám BS cơ xương khớp để được kê toa thuốc giảm đau và các bài tập, phương pháp vật lý trị liệu giúp làm giảm triệu chứng. Khi tình trạng đau giảm đi, em nên lựa chọn tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt cho vùng lưng, thực hiện hàng ngày để giúp cột sống dẻo dai hơn. Đây là cách phòng ngừa tốt nhất cho bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng, thường gặp nhiều ở đối tượng làm việc văn phòng phải ngồi nhiều. Sử dụng đai lưng, chêm gối tựa lưng cũng là những cách để giữ cho cột sống thẳng, giảm tiến độ thoái hóa, tuy nhiên nên tham khảo thêm ý kiến của BS điều trị em nhé! Trân trọng!" ]
Chào bác sĩ ạ, Tôi bị viêm mao mạch dị ứng đã 4 năm nay, cứ đến mùa đông là chân bắt đầu có nốt xuất huyết, những năm trước thì ngoài xuất huyết ở chân ra thì không có gì đáng ngại, nhưng năm nay bỗng dưng tôi bị đau bụng, buồn nôn, kết quả xét nghiệm nước tiểu thì hồng cầu +++. Đi khám thì bác sĩ cho uống Prednisolone. Sau khoảng 1 tuần thì đỡ, không còn đau bụng nữa, tuy nhiên 1 tháng sau làm lại xét nghiệm nước tiểu thì hồng cầu 50 Ery/ul. Vậy tôi có cần phải làm thêm xét nghiệm nào nữa không và như vậy thì bệnh của tôi đã ảnh hưởng đến thận hay chưa? Có cần phải điều trị thuốc tây thêm không thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ! Đây alf chỉ số xét nghiệm chi tiết: - Chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu 50 Ery/ul - Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu (Glucose, Creatinin, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, GOT, GPT, CRP): Bình thường - Phân tích tế bào máu ngoại vi: HBG: 108 (bình thường: 120-150) * Đơn thuốc đã dùng: 1. Hydrocolacyl: 2 viên/ngày 2. Cetimed 10mg: 2 viên/ngày
[ "Chào bạn, Viêm mao mạch dị ứng hay còn được gọi là hội chứng Schonlein-Henoch là một bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa theo hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan mà chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp. Đa số các trường hợp bệnh thường có tiên lượng rất tốt, ít khi diễn tiến nặng. Với kết quả xét nghiệm như trên (tiểu máu không rõ - có thể do xét nghiệm bị nhiễu, không kèm tiểu đạm, xét nghiệm máu và marker viêm bình thường), chưa đủ bằng chứng cho thấy bệnh ảnh hưởng lên cầu thận. Phác đồ điều trị bác sĩ kê toa cho bạn chủ yếu dành cho viêm mao mạch dị ứng ngoài da. Dù vậy, bạn vẫn nên quay lại bệnh viện để kiểm tra xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện sớm các biến chứng thận và điều trị bạn nhé! Thân mến." ]
[ "Chào em, Khi gặp thời tiết lạnh, cơ\r\nthể không mất nước qua da, vì vậy sẽ tăng thải qua vì vậy mà khi gặp\r\nlạnh bạn sẽ hơn. Vấn đề quan trọng là em có bình thường\r\nkhông, có tiểu đau, gắt, lắt nhắt, tiểu đau, tiểu phải rặn, tiểu chờ không. Nếu\r\ncó các triệu chứng này em có thể đến khám BS Nội tổng quát em nhé. Chúc em sớm phát hiện được bệnh và điều trị hiệu quả nhé.", "Chào em, Hb trên 160g/l và Hct trên 47 % ở nữ HAY\r\nHb trên 180g/l và HCT trên 55% ở nam là bệnh đa hồng cầu. là một\r\ntrong những nhóm bệnh tăng sinh tủy. Tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá\r\nnhiều tế bào máu, trong đó chiếm ưu thế làm cho máu bị cô đặc (tăng độ\r\nquánh) dẫn đến các triệu chứng như đỏ da và khó thở khi gắng sức, đau đầu, hoa\r\nmắt, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ, nhìn mờ, chảy máu cam, đau nhức xương, mất sức,\r\nsụt cân, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa; và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần\r\nhoàn (thuyên tắc phổi, đột quỵ...). Nếu chứng đa hồng cầu là hậu quả của bệnh\r\nlý khác (tâm phế mạn, thiếu oxy máu mạn...) thì đây là đa hồng cầu thứ phát. Nếu đa hồng cầu không do bệnh lý nào\r\nkhác gây ra, gọi là đa hồng cầu nguyên phát, đây là một loại ung thư máu thuộc\r\ndòng hồng cầu, tiến triển chậm. Cách điều trị trích máu chỉ là tạm thời, cần\r\nxác định rõ bệnh mới có hướng điều trị thích hợp tiếp theo. Em nên đến BV Truyền máu huyết học ở TPHCM\r\nhoặc cơ sở y tế huyết học tại địa phương/ khu vực lân cận để được kiểm tra kỹ\r\nvà điều trị thích hợp. Chúc em mau khỏe,", "Qua các thông tin và kết quả xét nghiệm bạn cung cấp, chúng tôi có một số ý kiến gửi bạn tham khảo: - WBC (bạch cầu) 18.83 10k9 L tăng, thường gặp trong nguyên nhân nhiễm trùng cấp tính hoặc hiện tượng viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng, cần xem xét khám kỹ các cơ quan khác để tìm rõ nguyên nhân nhiễm trùng hoặc hiện tượng viêm hay không do viêm. - Định lượng ACTH 0.429 pg/ml thấp, kèm định lượng cortisol máu 8.54 nmol/ l (11:00 AM) thấp, thường gặp trong các nguyên nhân do suy tuyến thượng thận kèm triệu chứng bé đang có như thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi tiêu bón, đề nghị chụp CT hoặc MRI để loại trừ bệnh lý thực thể  sọ não và khám chuyên khoa nội tiết để loại trừ suy tuyến thượng thận. - Kháng thể kháng nhân ANA: dương tính, thường gặp ANA dương tính trong nhiều trường hợp khác nhau (lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm cơ vô căn, hội chứng sjogren... hỗ trợ tiên lượng cho bệnh: viêm khớp tự phát thiếu niên,…), và trong số trường hợp khác không giúp chẩn đoán, đôi khi dương tính ngay cả người khỏe mạnh. Lưu ý: ANA không giúp cho chẩn đoán mà chỉ là một xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán. - Xét nghiệm nước tiểu: bạch cầu (WBC): 56.2 cells/ul tăng, nguyên nhân thường là do nhiễm trùng tiểu hoặc một số trường hợp có thể gây sốt nhẹ về chiều kéo dài… cần khám chuyên khoa tiết niệu nhi khoa để có hướng xử trí thích hợp. Bạn nên tiếp tục cho bé khám ở chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi nhé.", "- nguồn internet Chào em Lan Phương, Qua các thông tin em cung cấp cho AloBacsi thì bác em bị đã có biến chứng, nhưng là biến chứng gì (biến chứng ở thận, tim, mạch máu…?), khi điều trị ngoại trú mà xuất hiện các dấu hiệu bất thường (phù chân, nôn,…) thì phải tái khám ngay lập tức. Em có thể đưa bác đến khám chuyên khoa Nội tiết tại các BV tuyến tỉnh, thành phố Nam Định. Có thể bệnh của bác em không đáp ứng với thuốc, bác bị các tác dụng phụ của thuốc,… vì vậy BS sẽ điều chỉnh hay đổi thuốc. Gia đình cũng không nên lo lắng quá, em nhé. Chúc bác em mau khỏe lại.", "Chào bạn, Bạn\r\nđược bác sĩ chẩn đoán là và chỉ định các thuốc bao gồm\r\nparacetamol 500 có tác dụng hạ sốt, giảm đau, liều tối đa hằng ngày là 4,000 mg\r\n(tương đương 8 viên/ngày) và không dùng quá 10 ngày nếu không có chỉ định của\r\nbác sĩ. Acetylcystein\r\n200mg là thuốc tiêu chất nhầy, long đờm, ở liều cao thuốc có tác dụng giải độc\r\ndo quá liều paracetamol và Hasanclar 500 (clarithromycin) là kháng sinh nhóm\r\nmacrolid tác dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm\r\nxoang, viêm phế quản… Clarithromycin\r\nđược chỉ định thay thế cho penicillin trong các trường hợp dị ứng với\r\npenicillin. Trường hợp của bạn đã có tiền sử dị ứng với penicillin\r\n(amoxicillin, ampicillin…) và cephalosporin thì bác sĩ kê đơn như vậy là phù hợp\r\nvới bạn. Như vậy bạn an tâm uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc\r\nbạn sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp /\r\nHasan – Dermapharm", " Chào em, Những biểu hiện của bạn (bao gồm triệu chứng tiểu gắt, kiểm tra nước tiểu thấy hồng cầu 1 cộng, bạch cầu 1 cộng, lắng cặn 1 cộng) có thể gặp trong viêm nhiễm đường tiểu, sỏi đường tiết niệu... Xét nghiệm mà bạn đã kiểm tra gọi là tổng phân tích nước tiểu 10 thông số, chỉ cho kết quả mang tính tham khảo, nên với kết quả như trên thì chưa đủ để đưa ra kết luận cuối cùng là có hay không, có sỏi đường tiết niệu không (kích thước, vị trí...). Do vậy, bạn nên kiểm tra thêm ở chuyên khoa Tiết niệu (làm cặn lắng nước tiểu, siêu âm bụng, soi cấy nước tiểu...), đồng thời nhớ uống nhiều nước trong ngày sẽ tốt cho đường tiết niệu (trên 2 lít nước/ngày). Thân ái. ", "Chào em, Chỉ số hồng cầu có thể gia tăng do một số nguyên nhân như: đa hồng cầu, thiếu nước, hút thuốc lá nhiều, sống ở vùng cao, phỏng, ói nhiều, sau vận động thể lực mạnh… Để chẩn đoán cần dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng cũng như cần thêm một số xét nghiệm để kiểm tra cũng như đánh giá nguyên nhân bệnh. Với kết quả này có thể nghi ngờ em bị đa hồng cầu, em nên tới BV lớn có uy tín để kiểm tra lại xét nghiệm máu em nhé! Thân mến.", "Chào bạn Minh, Tình trạng Augmentin có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn ngưng thuốc đã nhiều ngày mà triệu chứng không giảm thì nên đi khám lại. BS sẽ kê toa các thuốc chống dị ứng cho bạn. Men tiêu hóa có thể được BS kê đơn kèm theo khi sử dụng một số kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ trên đường ruột. Việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của BS điều trị, tránh tự ý điều trị vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ, bạn nhé. Thân mến,", "Chào bạn, Trong thông tin gửi về chương trình bạn không đề cập đến mức huyết áp trước đây là bao nhiêu, có đáp ứng sau khi điều trị hay không, có cảm hồi hộp, tim đập nhanh… trong cơn không… Nếu trước đây bạn đã làm đầy đủ các xét nghiệm về máu, nước tiểu, cả CTscan bụng, tất cả đều bình thường thì không rõ lý do gì vẫn còn nghi ngờ bệnh thận? Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát ít gặp là u tuỷ thượng thận, có thể phát hiện nhờ sự gia tăng nồng độ catecholamine trong nước tiểu, nhưng xét nghiệm này dễ bị nhiễu bởi nhiều yếu tố. Điều trị hiện tại của bạn cũng không phù hợp với nguyên nhân này. Do đó, bạn có thể đem các xét nghiệm đã có đến bệnh viện chuyên khoa Tim mạch để tầm soát lần nữa bạn nhé! Thân mến!", "Chào bạn, Khi làm xét nghiệm huyết đồ, nếu các chỉ số về hồng cầu tăng cao hơn so với bình thường, BS có thể nghi ngờ bạn bị . Hiện tượng này có thể thoáng qua do tồn tại nguyên nhân làm giảm lượng nước trong máu, khiến máu cô đặc hơn như thiếu nước do ói mửa, tiêu chảy… Nhưng nếu hiện tượng này là do số lượng và các thành phần trong hồng cầu tăng thật sự, thì được gọi là bệnh đa hồng cầu. Đa hồng cầu có thể có nguyên nhân, ví dụ như bệnh lý tim mạch, hô hấp mạn tính, người sống ở vùng có không khí loãng… thường kích thích tuỷ xương sản xuất hồng cầu nhiều hơn bình thường. Những trường hợp điều trị chủ yếu là điều chỉnh nguyên nhân thì bệnh đa hồng cầu cũng sẽ cải thiện. Ngược lại, các trường hợp đa hồng cầu nguyên phát, tức là tuỷ xương tự động gia tăng sản xuất hồng cầu; được xem là một rối loạn tăng sinh tuỷ mạn có liên quan tới một số đột biến gene. Đây là một dạng ung thư máu, nhưng thường diễn tiến chậm trong nhiều năm. Thường tình cờ phát hiện bệnh hoặc có thể có các triệu chứng do mạch máu bị nghẽn tắc (đột quỵ, yếu tay chân…), lách to, biểu hiện ở da, niêm mạc… Nếu phát hiện sớm, bệnh được theo dõi và can thiệp điều trị những lúc cần thiết thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng hơn. Tuy nhiên, do đây là một dạng bệnh lý ác tính nên rất khó để tiên lượng trước kết quả điều trị. Thân mến.", "Dị cảm gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống Xin chào bạn, Triệu chứng dị cảm cẳng chân (nóng ổng khuyển) cách hồi có thể liên quan đến bệnh lý mạch máu nhỏ và thần kinh trên bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bạn nhất thiết cần đến bệnh viện để được thăm khám về tình trạng mạch máu nuôi chân (siêu âm doppler mạch máu chân, DSA chân …) và khám về cảm giác nông sâu 2 chân nhằm đánh giá tình trạng tổn thương mạch máu thần kinh do đái tháo đường lâu năm gây ra nhé bạn. Thân ái chào bạn.", " Chào bạn, được sử dụng để đo số lượng bạch cầu ái toan (eosinophils) trong cơ thể. Eosinophil thường tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, chàm, viêm mũi dị ứng, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc, một số ít trường hợp Eosinophil tăng trong bệnh lý ác tính, bệnh tự miễn... BS cần có thăm khám lâm sàng và xem xét các xét nghiệm khác mới định hướng nguyên nhân và tư vấn hướng xử trí tiếp theo. Thân mến!", "Chào bạn Nguyễn Trung, Hội chứng thận hư là do tổn thương cầu thận làm thay đổi tính thấm của màng đáy cầu thận, gây tiểu đạm >3,5g/24h, giảm albumin máu, tăng lipid máu và phù toàn thân. Khoảng 80% bệnh là do nguyên phát tại thận liên quan đến cơ chế tự miễn, số còn lại là thứ phát sau các bệnh: như nhiễm trùng, viêm gan siêu vi, bệnh tạo keo như lupus đỏ, đái tháo đường, hội chứng Goodpasture, ung thư... Những biến chứng có thể gặp trong hội chứng thận hư: + Nhiễm trùng + Tạo huyết khối: gây tắc mạch vì có sự mất cân bằng giữa yếu tố đông máu và chống đông + Suy thận cấp + Rối loạn về chuyển hóa: teo cơ, loãng xương, thiếu máu, suy giáp, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu (do tăng lipid máu) +Tác dụng phụ của thuốc: khi dùng corticoid, ức chế miễn dịch, lợi tiểu... Trong câu hỏi của bạn: tăng lipid máu còn thường tỉ lệ thuận với tình trạng còn giảm albumin máu, có thể bệnh của bạn chưa ổn chăng? Bạch cầu tăng quá cao (31.000) thì phải tìm ổ nhiễm trùng: tôi thấy trong đơn thuốc của bạn cũng đã có kháng sinh, nhưng ổ nhiễm trùng cần phải tìm vì cảm cúm thường không tăng bạch cầu như vậy. Các dấu hiệu như: giãn mạch gây chấm đỏ ở da, mặt béo tròn, teo cơ thường là do tác dụng phụ của thuốc corticoid, ngoài ra các dấu hiệu như táo bón cũng có thể là biểu hiện của suy giáp. Tóm lại: ở lứa tuổi bạn thì hội chứng thận hư đại đa số là nguyên phát do bệnh tự miễn, điều trị và theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa thận, trong phác đồ điều trị  thường phải có coticoid. Tuy nhiên thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bạn cần đi khám và thông báo cho bác sĩ điều trị của mình biết để có hướng khắc phục. Thân chào!", "Chào em, Các triệu chứng hắt xì, nhảy mũi khi thay đổi thời tiết, khi bụi nhiều và khi ăn đồ cay nóng là triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch. Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Có người viêm mũi dị ứng theo mùa, có người viêm mũi dị ứng quanh năm; nhưng đây là bệnh thuộc về cơ địa, tức là không chữa dứt được. Có người hồi nhỏ đã bị, có người lớn lên mới phát bệnh, nguyên nhân không rõ vì là do tương tác giữa cơ địa và môi trường theo thời gian. Viêm mũi dị ứng khó có thể chữa dứt điểm. Vì bệnh không chữa dứt điểm được, nên chủ yếu là phòng ngừa bệnh xảy ra, bằng cách tránh những yếu tố gây kích thích mũi xoang, như bụi, khói thuốc lá, mạt nhà, nước hoa, phấn hoa... giữ ấm vùng mũi họng, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, ra đường nên đeo khẩu trang, trời lạnh phải giữ ấm cơ thể, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, có thể mua máy làm sạch không khí và bù ẩm để trong nhà nếu có điều kiện. Khi triệu chứng xuất hiện nhiều thì khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được kê thuốc thích hợp, chủ yếu là thuốc nhỏ mũi và kháng dị ứng. Trường hợp triệu chứng của em \"nhẹ huề\" thì không cần phải dùng thuốc gì cả, chỉ cần chú ý phòng bệnh như đã kể trên mà thôi, em nhé. Thân mến.", "Kính chào bác! Tiểu máu và đạm trong nước tiểu thường là một trong những triệu chúng của hội chứng cầu thận (cầu thận là đơn vị chức năng của thận) do nhiều nguyên nhân. Không chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà còn căn cứ vào khám lâm sàng để xem có các biểu hiện nào khác như phù, cao huyết áp, đau bụng, sốt… mới có thể kết luận do nguyên nhân gì được. Con trai bác nên được khám và điều trị sớm theo hướng dẫn của BS điều trị. Thân ái chào bác! Cháu năm nay 26 tuổi, không hiểu sao cháu cứ hoạt động mạnh thì bị tức ngực, khó thở, mặt đỏ và nóng, ra mồ hôi nhiều, đau bụng dưới. Xin bác sĩ có thể chẩn đoán cho cháu bị bệnh gì không? (ThuyTN) 11761 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Mỗi lần cháu tức ngực như vậy khỏang bao lâu? Nghỉ ngơi có bớt không? Tức ngực ở vùng nào? Tuổi cháu ít nghĩ tới thiếu máu cơ tim nhưng không loại trừ vì có trường hợp nhỏ tuổi hơn vẫn bị. Cháu nên đi khám tại khoa tim mạch để được làm một số cận lâm sàng như đo ECG, siêu âm tim xác định chẩn đoán và điều trị. Cháu không biết tại sao 2 chân và hai cánh tay cháu nổi nhiều nốt đỏ và rất ngứa như vết muỗi đốt nhưng nó không có bỏng nước. Cháu không biết làm sao cả, mới đầu xuất hiện ít giờ nổi nhiều hơn. Hiện tại, cháu chưa dùng thuốc gì trị nó, cháu bị nấm tay nên đang dùng thuốc ngoài da Kemntax thôi. (Ngân - TPHCM) 11472 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Em bị nổi nhiều nốt đỏ rất ngứa đã bao lâu rồi? Mấy ngày trước có sốt không? Em thử banh nhẹ nốt đỏ, xem vết đỏ có biến mất không? Nếu biến mất là dạng ban đỏ có khả năng do dị ứng hoặc do côn trùng cắn (như muỗi, rệp, bọ chét…), hoặc là phát ban do siêu vi. Còn nếu không biến mất có thể là nốt xuất huyết. Em nên khám tại khoa da liễu để xác định chẩn đoán và điều trị. Em đọc báo thấy mình có vài triệu chứng giống như bị yếu thận. Khoảng 2-3 tháng nay thường bị mất ngủ, lo âu, còn tiểu nhiều thì khá là lâu rồi ạ, cỡ 7 - 8 lần 1 ngày. Và nhiều lúc thường bị nóng trong người nữa. Em có đi khám bác sĩ và siêu âm toàn diện, thì được kết quả là gan và thận bình thường, xét nghiệm nước tiểu và máu cũng bình thường nốt. Em thủ dâm được 3 năm rồi, mỗi tuần cỡ 1 -2 lần. 1 tháng lại đây em nghĩ sức khỏe của em là do thủ dâm mà ra nên em khá lo âu và bắt đầu bị mất ngủ. Em xin hỏi là bệnh của em có nặng không, có bệnh viện nào ở TPHCM chữa không? (Công - TPHCM) 11635 BS-CK1 Hoàng Bích Hồng: Em không nên lo lắng, em đã khám và kết quả đều bình thường nên tình trạng em không có gì nguy hiểm. Tuy vậy em nên hướng tới những sinh hoạt lành mạnh mang tính cộng đồng như chơi thể thao, sinh hoạt đoàn thể sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Nếu em vẫn tiếp tục mất ngủ, em có thể khám tại chuyên khoa thần kinh." ]
Tôi đang dùng Brexin trị đau xương khớp, ngưng khoảng bao lâu thì hiến máu được bác sĩ?(Đỗ Anh Thương - 091569...)
[ "Trước khi hiến máu không nên uống bất kỳ loại thuốc nào Chào bạn, Brexin có thành phần là thuốc giảm đau không steroid, thường ảnh hưởng tới chất lượng tiểu cầu. Do đó khuyến cáo nên ngưng thuốc ít nhất 72 giờ trước hiến máu đối với các trường hợp có sử dụng tới tiểu cầu của người hiến bạn nhé! Thân mến." ]
[ " Bảo Trân thân mến, Theo mô tả thì em nên đưa bé đến BS đang điều trị cho con em và kể cho BS nghe các triệu chứng sau khi uống thuốc của bé để BS sẽ có hướng xử trí thích hợp. Thường thì, phải điều trị từ 5-15 ngày mới hết bệnh, em đừng quá lo lắng nhé. Thân mến! ", "Hình minh\r\nhọa. Nguồn Internet Chào em, rất lâu khỏi, cần có thời gian để\r\nmáu bầm tan biến. Em không nên lấy kim chích máu vì rất dễ nhiễm trùng. Em có\r\nthể uống thuốc Alpha Chymotrypsin 2 viên x3 lần/ ngày để máu bầm nhanh tan hơn. Thân mến! ", "Chào\r\nem, Việc\r\nuống sẽ không ảnh hưởng đến sự\r\nlành vết thương. Em có thể dùng khi có nhu cầu em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Thành phần gây nghiện trong thuốc trị ho có thể tồn tại trong máu từ vài giờ, do đó chỉ cần ngưng thuốc vài ngày, an toàn nhất là sau 3-5 ngày, em có thể quay lại xét nghiệm để nhận kết quả âm tính em nhé! Thân mến.", "Bạn Dung thân mến, Mobic với thành phần meloxicam\r\nlà thuốc giảm đau kháng viêm không steroid chỉ định trong các trường\r\nhợp viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp), viêm khớp dạng\r\nthấp, viêm cột sống dính khớp. Meloxicam có thể gây một số tác\r\ndụng không mong muốn, thường gặp như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đau\r\nbụng, táo bón, trướng bụng, tiêu chảy, thiếu máu, ngứa, phát ban trên da, đau\r\nđầu, phù, ít gặp trường hợp tăng nhẹ transaminase, bilirubin, ợ hơi, viêm thực\r\nquản, loét dạ dày - tá tràng, chảy máu đường tiêu hoá tiềm tàng, giảm bạch cầu,\r\ngiảm tiểu cầu, viêm miệng, mày đay, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đỏ bừng\r\nmặt, tăng nồng độ creatinin và urê máu, chóng mặt, ù tai và buồn ngủ… Meloxicam được khuyến cáo sử\r\ndụng với liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất để đem lại hiệu\r\nquả. Bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ\r\nđịnh của bác sĩ và tái khám nếu cần thiết, không tự ý sử dụng\r\nthuốc kéo dài gây nguy hiểm nhé. Chúc bạn sức khỏe, Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp / Hasan – Dermapharm AloBacsi.com", "Trên mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ có lời khuyên cụ thể trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Đây cũng là thắc mắc của nhiều độc giả trong thời gian qua. Theo TS.BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đối với bệnh nhân cơ xương khớp đang sử dụng thuốc đặc trị tuỳ từng thuốc và tùy từng bệnh nhân sẽ có cách điều chỉnh khác nhau do bác sĩ chuyên khoa quyết định: - Nếu đang sử dụng các thuốc sau: Sulfasalazin, HCQ, Leflunomide, Azathioprine, Cyclophosphamide uống, các thuốc sinh học bao gồm Humira - Simponi - Remicade - Actemra - Fraizeron - Stelara (trừ Rituximab, JAKi và Abatacept): tiêm vắc xin bình thường. - Methotrexate, Cellcept, Cyclophosphamide truyền tĩnh mạch, JAKi: ngưng thuốc 1 tuần sau tiêm vắc xin. - Abatacept: ngưng thuốc 1 tuần trước và 1 tuần sau tiêm vắc xin. - Rituximab: ngưng thuốc 1 tháng trước và 1 tháng sau tiêm vắc xin. - Acetaminophen, NSAIDs: ngưng 24h trước tiêm thuốc. Do đó, không nên uống trước tiêm để dự phòng tác dụng phụ của vắc xin mà chỉ sử dụng sau tiêm nếu có triệu chứng. Trân trọng! >>> >>> >>> >>> >>> >>> >>> >>>", "Hiến tủy không ảnh hưởng sức khỏe và có thể giúp những người bị ung thư máu có cơ hội được sống Chào em, Việc bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có được người thích hợp để ghép tủy là một điều tuyệt vời, cứu vớt lấy họ - mà đây còn là anh trai em, bởi đây là cách điều trị ung thư máu có hiệu quả nhất. Những gì mà người hiến tủy cần hiểu rõ, đó là hiến tủy là một quá trình tự nguyện, là sự đồng ý cho phép các bác sĩ để thu hút các tế bào gốc máu từ tủy xương cho việc cấy ghép. Nguy cơ nghiêm trọng nhất xảy ra với người hiến tặng có liên quan đến việc sử dụng và ảnh hưởng của gây mê, gây tê trong phẫu thuật. Cụ thể, sau thủ thuật lấy tủy, người hiến tủy có thể cảm thấy mệt mỏi hay yếu và gặp khó khăn khi đi bộ, các khu vực nơi tủy xương được lấy ra có thể cảm thấy đau trong một vài ngày. Có thể sẽ cần thuốc giảm đau để giảm khó chịu. Người hiến tủy có thể sẽ trở lại với thói quen bình thường trong vòng một vài ngày, nhưng có thể mất một vài tuần để hoàn toàn bình phục. Và việc hiến tủy hoàn toàn không để lại di chứng gì cả, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này, em nhé.", "Chào em, Thời gian trung bình liền xương là 1-2 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Trong trường hợp của em, gãy xương bàn ngón út đã bó bột 1 tháng mà chưa có tốt thì em cần bó bột thêm 1 thời gian 2-4 tuần nữa rồi chụp phim kiểm tra lại. Trong thời gian đó, em có thể bổ sung thêm canxi để giúp tạo can xương. Thông thường trong toa thuốc uống của bệnh nhân bị gãy xương, BS có kê thuốc bổ sung thêm canxi-vitamin D rồi, em nên hỏi lại BS trước khi quyết định tự bổ sung thêm. Nếu BS chưa kê thuốc đó cho em, thì em có thể uống thêm 1 viên canxi 500 mg mỗi ngày là vừa đủ với cơ địa người Việt Nam, em uống đến khi xương liền thì ngưng. Nhưng khi uống bổ sung canxi thì nhớ uống nước đủ, tối thiểu 2 lít/ngày để tránh sạn thận, vì dù lượng canxi cung cấp với liều như trên là không nhiều nhưng nếu uống ít nước thì vẫn sẽ có thể bị sạn thận. Ngoài ra, em vẫn cần ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin..., không hút thuốc lá, không rượu bia. Thân mến.", "Chào em, Sau khi lấy máu, mạch máu bị tổn thương có thể còn tiếp tục chảy máu ít, hình thành gây chèn ép gân cơ, thần kinh xung quanh. Cục máu đông này sẽ dần dần thu hẹp kích thước, thông thường triệu chứng sẽ tự khỏi sau 2-7 ngày em nhé! Thân mến.", " Chào em Vinh, Theo quy định của ngành y tế, mỗi lần ,\r\n mỗi người chỉ được bán 450 ml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2\r\n đơn vị máu (250 ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 \r\ntháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần. Em không được \r\nphép bán nhiều hơn số máu quy định vì đây là quy định, hơn nữa 1 lần mất\r\n quá nhiều máu có thể gây tụt huyết áp, sốc mất máu, em nhé. Thân mến! ", "Mô tả ngắn:\nThuốc Medisamin 500mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex , với thành phần chính là acid tranexamic. Đây là thuốc được dùng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin. Dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, nhổ răng ở người hemophili, đái ra máu, rong kinh, chống máu cam...).\nThành phần:\nTranexamic acid: 500mg\nChỉ định:\nThuốc Medisamin 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tiêu fibrin quá mức: Trong và sau khi nhổ răng ở người bị bệnh ưa chảy máu, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, phẫu thuật bàng quang. Dùng trong thời gian ngắn (2 - 8 ngày). Rong kinh nguyên phát. Phù mạch di truyền. Chảy máu do dùng quá liều thuốc làm tiêu huyết khối.", "Chào bạn, Nhóm thuốc Beta-blocker là nhóm thuốc tim mạch có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp. Việc sử dụng nhóm thuốc này phải được bác sĩ chuyên khoa Tim mạch theo dõi và điều chỉnh liều cho phù hợp. Thuốc được sử dụng đều đặn sau khi đã đạt liều ổn định. Và nếu như ngừng thuốc cũng phải có quy trình giảm liều, nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây phản ứng dội làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp cấp. Còn khi bắt đầu sử dụng nếu không được chỉnh liều hợp lý, đặc biệt trên bệnh nhân suy tim sẽ gây tình trạng suy tim cấp và phù phổi rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nói chung, đây thuộc nhóm thuốc cảnh báo cao, không được tự ý sử dụng. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám toàn diện và có kế hoạch sử dụng thuốc cũng như kế hoạch theo dõi nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn Phương, Thông tin bạn cung cấp hơi mơ hồ, cụ thể là bạn bị chấn thương vùng nào, rò mủ ở đâu, có bệnh nền gì không (như tăng huyết áp, đái tháo đường...), điều trị trong 1 năm ra sao? Bạn có bảo hiểm y tế ở đâu, diện gì? Cách tốt nhất là bạn đến khám lại để BS đánh giá chi tiết, sau đó tư vấn cụ thể cho bạn về hướng xử trí, thời gian, giá cả tùy vào bệnh tình và tuyến cơ sở y tế đó.", " Chào em, Tổn thương ở khớp gối của em không phải là đơn giản, vì vừa vừa rách sụn chêm. Do vậy, sau mổ dây chằng chéo trước mà em có biểu hiện đau nhiều ở khớp gối thì em cần phải tái khám lại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, nơi đã khám và mổ cho em, để bác sĩ kiểm tra lại xem có sót tổn thương nào không, có tổn thương phát sinh không, nguyên nhân vì sao gây đau... để có cách xử trí thích hợp. BS không thể kê thuốc cho em khi mà không khám trực tiếp và định rõ bệnh cho em được (thuốc phải tùy theo cơ địa, dị ứng, bệnh tình...). Trước mắt, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều, không chạy nhảy, có thể uống thuốc giảm đau thông thường là paracetamol, panadol, Ultracet, với liều lượng an toàn của paracetamol là tối đa 6 viên 500mg trong 1 ngày, cách nhau mỗi 4-6 tiếng. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Bệnh nhiễm chlamydia đã được điều trị khỏi trên 1 năm thì vẫn có thể tham gia hiến máu được. Bác sĩ gửi cho em thông tin về điều kiện hiến máu, em tham khảo thêm: Điều kiện để được hiến máu là người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hóa, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma túy, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc quy định; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu. - Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm: + Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa; + Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não; + Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu; + Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén. - Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm: + Xăm trổ trên da; + Bấm trái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể." ]
Thưa bác sĩ ,Do sự cố ngoài ý muốn lúc rửa chén em bị miểng sành của chén làm đứt tay khá sâu vết thương khoảng 12mm nằm ngay giữa đốt thứ nhất và đốt thứ 2 của ngón tay giữa luôn. Em có ra phòng khám tư nhân để khâu, sau khi y tá kiểm tra thì kết quả không bị đứt gân ( cái này em cũng hơi nghi ngờ về y tá vì phòng khám nhỏ ).Đến hôm nay được 3 ngày rồi nhưng ngón tay em chỉ co được ở đốt thứ nhất và đốt thứ 2, 1 góc tầm 90 độ thôi còn đốt thứ 3 thì em cảm giác không co lại được, em có thử cầm đồ vật bằng ngón cái với đầu ngón tay bị đứt ( ngón giữa) vẫn cầm được chỉ không co lại được thôi, như vậy thì ngón tay của em có bị đứt gân không thưa bác sĩ?
[ "Đứt gân tay là chấn thương xảy ra khá phổ biến Chào em, Trong tình huống này, em nên đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình để kiểm tra lại thì mới chắc chắn có hay không có đứt gân được. Vì vết thương của em khá sâu, em không co được đốt xa của ngón tay bị đứt và người kiểm tra cho em chỉ là y tá ở phòng khám tư nhân chứ không phải BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nên có thể có sai sót. Em đi kiểm tra sớm để có gì thì mình phẫu thuật nối gân sớm, em nhé." ]
[ "Chào em, Chấn thương gây gãy xương là những chấn động mạnh, do đó thường tổn thương không chỉ ở xương mà còn ở những bộ phận khác như mạch máu, mô mềm. Dù là trật khớp hay gãy xương chưa lành, hay đứt dây chằng thì vẫn phải can thiệp để trở về sinh hoạt bình thường. Do vậy, bạn nên tới khám ở bệnh viện có chuyên khoa Ngoại chấn thương để bác sĩ đánh giá trực tiếp và lên kế hoạch can thiệp điều trị bạn nhé! Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Vị trí em bị gọi là khớp bàn\r\nngón I (nơi giao giữa bàn tay và ngón cái). Em vẫn cử động được nhưng hạn chế,\r\ncho thấy không có gãy xương, nhưng có khả năng bị tổn thương khớp và/ hoặc gân\r\ncơ ngón cái. Trước mắt em cần khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, tùy mức\r\nđộ qua kiểm tra ban đầu mà BS sẽ xem xét cách điều trị (nắn chỉnh, nẹp...), và\r\ntiên lượng về khả năng phục hồi hoàn toàn cho em.", "Chào bạn, Tổn thương đứt dây chằng là một trong những tổn thương nặng nề nhất của đơn vị chấn thương chỉnh hình, thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm tùy vô mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, vị trí tổn thương nằm ở dây chằng hay gần chịu lực ít hay nhiều cho cơ thể. Thông thường những phẫu thuật điều trị đứt dây chằng hoặc gân cần tốn chi phí khoảng từ 30 - 50 triệu đồng, chưa tính bảo hiểm y tế. Nếu thời gian quá lâu kể từ lúc xuất hiện tổn thương thì sẽ không đơn giản là phẫu thuật nối gân hoặc dây chằng mà phải thực hiện tái tạo, chi phí có thể cao hơn, bạn có thể đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được tư vấn thêm về phẫu thuật và chi phí nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Tất cả những chấn thương răng hàm mặt có xuất hiện vết nứt hoặc không có vết nứt mà có triệu chứng đau phải được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám để đánh giá mức độ. Đặc biệt đối với răng khi xuất hiện vết nứt, không biết rõ vết nứt này có ăn sâu vào buồng tủy hay không hay chỉ khu trú quanh vùng men răng. Men răng là loại mô cứng nhất cơ thể, nếu bị nứt thì không thể loại trừ khả năng đã nứt đến ngà răng hay vào cả ống tủy, sẽ có nguy cơ gây sâu răng diễn tiến âm thầm. Vì vậy hãy đến nha sĩ để được kiểm tra nhé bạn. Thân ái chào bạn.", " Chào em Lành, Khi bị , gây sứt móng 1 phần, em không nên tự ý rút phần móng còn lại vì có thể làm tổn thương giường móng, khiến móng chân không thể mọc lại. Nếu có thể cố định được, em cần giữ nguyên hiện trạng, rửa và thay băng sạch sẽ vết thương mỗi ngày để phần móng mới mọc ra thay thế phần bị hư tổn. Trường hợp không thể tự cố định móng được em nên đến cơ sở y tế gần nhà để được xử trí đúng cách. Trân trọng!", " Chào em, Vết thương bàn thường phức tạp vì trong một thể tích hẹp chứa nhiều tổ chức quý nên dù tổn thương rất nhỏ thôi nhưng cũng có thể tổn thương nhiều cơ quan khác như như da, gân gấp nông, gân gấp sâu, xương, khớp, mạch máu, thần kinh… Tình trạng tổn thương kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến dính xơ và xơ hóa các gân gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay. Thương tổn thần kinh làm mất cảm giác và rối loạn dinh dưỡng kéo dài là những biến chứng hay gặp trong vết thương bàn tay. Có vẻ bàn tay của em đã bị chấn thương khá nặng, em cần đến khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ thăm khám, xem xét mức độ tổn thương và điều chỉnh em nhé! Thân mến! ", "Chào\r\nbạn, Theo\r\ntôi bạn cần đến khám BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để đánh giá mức độ\r\ntổn thương, vì không hẳn trường hợp của bạn là tổn thương dây chằng bạn nhé. Thân,", "Chào bạn Ảnh hưởng của đứt gân trên khả năng vận động có nhiều mức độ, gân sẽ trải qua giai đoạn viêm và hồi phục dần sau nhiều tuần, bất kể có phẫu thuật hay không phẫu thuật. Phẫu thuật cho hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn đầu mới tổn thương, nếu để càng lâu hiệu quả sẽ càng giảm. Hiện tại bạn nên tái khám để bác sĩ khám đánh giá sức cơ và xem xét có cần phẫu thuật hay không bạn nhé! Thân mến.", "Ngón tay bị đứt gân khó co duỗi gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống Chào em, Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Giai đoạn này rất quan trọng và bắt đầu từ tuần lễ thứ 3-4 trở đi. Tuy nhiên, nguyên vật liệu kết nối gân sẽ không chắc chắn nếu không có lực tác động định hướng để tạo sự dẻo dai cho gân. Do đó, sau mổ nối gân, thường thì người bệnh sẽ phải bất động chi đó một thời gian ngắn để gân lành, trong trường hợp của em là đeo nẹp ngón tay, trung bình là 4 tuần mới tháo nẹp được. Sau khi tháo nẹp, BS sẽ kiểm tra lại lần nữa vết thương ở ngón tay và hướng dẫn em cách tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Đến ba tháng sau có thể xem như gân lành hoàn toàn.", "Bạn Ha Linh thân mến, Như vậy bạn đã bị duỗi ngón 1 bàn tay phải.\r\nKhi bị một chấn thương ngoài thương tổn gân bạn còn bị chi phối lân cận. Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa vi phẫu chấn\r\nthương chỉnh hình để thăm khám và kiểm tra cụ thể. Thân chào bạn,", "Chào em, Tình trạng này là không ổn rồi, em cần đến BV để được xử trí móng chân bị dập đó. Rãnh ngang màu đen đau nhiều chỗ móng chân bị bật là do tụ máu. Em cần đến BV để BS xử trí vết thương này cho em, tự rút móng ở nhà rất đau, có thể chảy nhiều máu, bội nhiễm vi trùng. Thứ hai là nếu em bị vật sắt nhọn làm đứt tay chảy máu, thì cần cân nhắc chích ngừa uốn ván nữa. Em có thể đến BV vào phòng cấp cứu BV đa khoa hoặc đến khám BS chuyên khoa Ngoại tổng quát đều được. Thân mến.", "Hiện tượng ly móng (Ảnh: bạn đọc Van Tran) Chào bạn, Tình trạng ly móng, tức là móng bị tách dần từ bờ tự do ra khỏi thịt, có thể có những chất sừng vụn đội bờ tự do lên. Có nhiều nguyên nhân gây ra ly móng: do nội sinh (các bệnh hệ thống, thiếu máu thiếu sắt, dãn phế quản, tiểu đường, cường giáp, suy giáp, porphyrie da muộn, các bệnh ác tính... Hoặc các bệnh da như vẩy nến, lichen phẳng, viêm da thể tạng, pemphigus, bất thường bẩm sinh của móng...), ngoại lai (các yếu tố cơ học, liên quan đến những nghề nghiệp tạo chấn thương mạnh, hoặc chấn thương nhẹ nhưng lặp đi, lặp lại; yếu tố hoá học như tiếp xúc không đúng cách với các mỹ phẩm dành cho móng, các hoá chất độc hại; hoặc yếu tố sinh học như nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi...), di truyền, tình trạng kích thích, chấn thương da quanh móng và đầu ngón tay... Mỗi nguyên nhân có cách chữa trị khác nhau, ngay cả việc điều trị nấm móng cũng rất phức tạp, không phải chỉ dùng thuốc bôi một vài ngày là khỏi. Vì lý do đó, tôi khuyên bạn nên khám trực tiếp bác sĩ Da Liễu để đánh giá nguyên nhân bạn nhé! Thân mến.", "Chào em Phương Yến, Theo em trình bày thì vết khâu tầng sinh môn của em đã bị bục chỉ, nên vết thương mới “hở và sâu bằng 1 lóng tay”. Em nên đi khám phụ khoa để BS điều trị và tư vấn thêm cho em. Ngoài ra, em cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo vùng kín, vì vết thương hở ở vùng này rất dễ nhiễm trùng. Thân chào em!", "Bạn Lê Linh thân mến, Bạn đang gặp vấn đề với cái . Dây hãm này thường bị đứt trong\r\nnhững lần quan hệ đầu tiên, lý do là dây hãm ngắn hoặc do động tác hơi thô bạo. Trong trường hợp nhẹ, chỗ đứt (rách) có thể tự liền nhưng để\r\nlại sẹo gây co kéo vì thế những lần giao hợp sau đó rất có khả năng bị đứt lại.\r\nPhẫu thuật tạo hình lại dây hãm là điều nên làm. Nếu ở Hà nội, bạn có thể tới Bệnh viện Viêt Đức để tìm hiểu\r\nthêm. Chúc bạn thành công! Phòng khám TRƯỜNG XUÂN Số 53 phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0943381515 - ĐT: 043 562 7979", " Chào bạn, Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân nói riêng hầu như không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh. Điều trị không giống với gãy xương, có trường hợp đứt gân tay phải được phẫu thuật khâu nối gân phối hợp với phục hồi chức năng thì khả năng hồi phục hoàn toàn mới cao. Do vậy, người bệnh cần khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để BS đánh giá xem mức độ tổn thương gân tay ra sao, gân chính hay gân phụ, bao nhiêu sợi gân... từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp. Vậy đứt gân tay nên ăn gì , kiêng những món gì để nhanh lành? Về mặt chế độ ăn, thì nhìn chung không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành vết thương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất (rau thịt cá trứng sữa), tránh các thực phẩm gây dị ứng (món nào ăn vào thấy nổi ban ngứa thì né ra), uống đủ nước trong ngày. Những món ăn dân gian “nghĩ” là làm sinh mủ, chậm lành vết thương như rau muống, nước tương, thịt gà... là không có cơ sở khoa học, không được chứng minh là đúng. BS nhắc lại một lần nữa là người bệnh nên ăn đầy đủ chất và chăm sóc vết thương đúng (khâu nối, rửa vết thương, cố định...) thì vết thương mới lành tốt nhất. Thân mến! " ]
Thuốc Heridone Herabiopharm điều trị tâm thần phân liệt (6 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Heridone là sản phẩm của Herabiopharm, có thành phần chính là Risperidone. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt; điều trị các cơn hưng cảm vừa đến nặng liên quan đến rối loạn lưỡng cực; điều trị ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở các bệnh nhân suy giảm trí nhớ Alzheimer vừa đến nặng; điều trị triệu chứng ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở trẻ em rối loạn hành vi trên 5 tuổi và thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển trí tuệ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV.\nThành phần:\nRisperidone: 3mg\nChỉ định:\nThuốc Heridone được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tâm thần phân liệt . Điều trị các cơn hưng cảm vừa đến nặng liên quan đến rối loạn lưỡng cực. Điều trị ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở các bệnh nhân suy giảm trí nhớ Alzheimer vừa đến nặng không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc và có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác. Điều trị triệu chứng ngắn hạn (lên đến 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn ở trẻ em rối loạn hành vi trên 5 tuổi và thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển trí tuệ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV, mà mức độ nghiêm trọng của hành vi gây hấn hoặc đập phá khác cần phải điều trị dược lý." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Clomedin 25 là sản phẩm của REMEDICA, có thành phần chính là Clozapine. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt.\nThành phần:\nClozapine: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Clomedin 25 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tâm thần phân liệt.", "Mô tả ngắn:\nPoziats 5 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun, thành phần chính là Aripiprazol, được dùng để điều trị tâm thần phân liệt ; điều trị rối loạn lưỡng cực cấp tính; hỗ trợ điều trị rối loạn trầm cảm ; điều trị triệu chứng dễ kích động, thay đổi tâm trạng do rối loạn tự kỷ ; điều trị hội chứng Tourette (không kiểm soát ngôn ngữ).\nThành phần:\nAripiprazole: 5mg\nChỉ định:\nAripiprazol là thuốc chống loạn thần không điển hình được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tâm thần phân liệt; Điều trị rối loạn lưỡng cực cấp tính; Hỗ trợ điều trị rối loạn trầm cảm; Điều trị triệu chứng dễ kích động, thay đổi tâm trạng do rối loạn tự kỷ; Điều trị hội chứng Tourette (không kiểm soát ngôn ngữ).", "Chào bạn, Qua các dữ liệu, thông tin, triệu chứng bạn cung cấp cho BS, đây là một trong những triệu chứng của hội chứng . Việc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt hay trầm cảm phải gặp BS chuyên khoa tâm thần vì 2 bệnh lý này có tiên lượng khác nhau. Đối với bệnh nhân bị hội chứng sẽ được điều trị tích cực và sẽ khỏi sau 3-6 tháng điều trị kết hợp với lối sống cân bằng, thư giãn, không áp lực, giải tỏa stress thì hy vọng bệnh nhân sẽ không tái phát, chỉ dùng thuốc trong đợt điều trị và giảm dần liều thuốc theo chỉ định của BS. Đối với bệnh nhân chẩn đoán tâm thần phân liệt thì gần như phải điều trị suốt đời, ở từng giai đoạn BS có thể cho liều tấn công để phù hợp với tình trạng bệnh lý (có biểu hiện loạn thần, rối loạn hành vi, hoang tưởng…), khi ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân chỉ dùng thuốc ở liều lượng thấp và mang tính chất duy trì nhưng việc điều trị này rất quan trọng để tránh tái phát, không được tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định của BS. Bạn nên gặp BS chuyên khoa tâm thần để điều trị đúng chuyên khoa. Tùy theo khu vực của bạn mà bạn tìm đến BS chuyên khoa tâm thần (Ví dụ như ở TPHCM thì có thể đến BV Tâm thần TPHCM để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất). BS-CK2 Trần Minh Khuyên AloBacsi.com", "Mô tả ngắn:\nThuốc Agirofen 600mg Agimexpharm 10X10 được sản xuất bởi Agimexpharm. \n Agirofen 600mg Agimexpharm 10X10 giúp chống đau và viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như thống kinh (có tác dụng tốt và an toàn), nhức đầu, thủ thuật về răng, cắt mép âm hộ. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện để điều trị đau sau đại phẫu thuật hay cho người bệnh bị đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên. \n Thuốc bào chế dạng viên bao, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nIbuprofen: 600mg\nChỉ định:\nThuốc Agirofen 600mg Agimexpharm 10X10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGiảm đau và chống viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như đau đầu, đau răng. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau đại phẫu thuật hay đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp , viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Hạ sốt ở trẻ em. Chứng còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, dưới 34 tuần. Đau bụng kinh .", "Mô tả ngắn:\nOleanzrapitab được sản xuất bởi Sun Pharmaceutical Industries Ltd., (Ấn Độ) . Đây là thuốc có thành phần chính là olanzapine , được dùng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.\nThành phần:\nOlanzapine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Oleanzrapitab được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị bệnh tâm thần phân liệt . Olanzapine có hiệu quả trong việc duy trì cải thiện triệu chứng lâm sàng trong khi tiếp tục điều trị trên những bệnh nhân có đáp ứng với điều trị ban đầu.", "Chào bác, Khi bị tâm thần phân liệt thì đã gây ra rồi, cho nên khi sử dụng các thuốc điều trị tâm thần mà có triệu chứng này thì không thể quy kết ngay do thuốc được. Theo tôi, bác nên đi khám BS Nam khoa để đánh giá tình trạng rối loạn cương dương của bác và BS có thể sẽ cho phối hợp điều trị cùng với thuốc về tâm thần. Thân mến. ThS.BS Trương Hoàng Minh Trưởng khoa Ngoại niệu - Ghép thận - BV Nhân dân 115", "Mô tả ngắn:\nSomazina 1000 mg Ferrer 6 gói của Công ty Ferrer Internacional S.A. Thành phần chính là citicolin. Thuốc được chỉ định để điều trị các rối loạn nhận thức, cảm giác, vận động và tâm thần kinh do bệnh lý thoái hóa hay tai biến mạch máu não. \n Somazina 1000 mg Ferrer 6 gói được bào chế dưới dạng dung dịch uống. Hộp 6 gói 10 ml.\nThành phần:\nCiticoline: 100mg/ml\nChỉ định:\nSomazina được chỉ định để điều trị trong các trường hợp rối loạn nhận thức, cảm giác, vận động và tâm thần kinh do bệnh lý thoái hóa hay tai biến mạch máu não .", "Mô tả ngắn:\nBivitanpo 100 là sản phẩm của Công ty Cổ phần BV Pharma, thành phần chính là Losartan. Thuốc Bivitanpo 100 được chỉ định để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp mức độ nhẹ và vừa ở người tăng huyết áp vô căn, người mắc tiểu đường tuýp 2, người bị phì đại thất trái,…\nThành phần:\nLosartan kali: 100mg\nChỉ định:\nĐiều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn và trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-18 tuổi.\nĐiều trị bệnh thận ở bệnh người lớn bị tăng huyết áp và bị bệnh tiểu đường týp II có protein niệu ≥ 0,5 g/ngày như là một phần của liệu pháp chống tăng huyết áp.\nĐiều trị suy tim mạn tính ở người lớn khi không dung nạp được các chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), đặc biệt là ho, hoặc chống chỉ định. Các bệnh nhân suy tim đã được điều trị ổn định bằng các chất ức chế enzym chuyển không nên chuyển sang dùng losartan. Các bệnh nhân phải có phân suất tống máu thất trái < 40% và đã được thiết lập một phác đồ điều trị suy tim mãn tính ổn định trên lâm sàng.\nLàm giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tăng huyết áp bị phì đại thất trái được ghi nhận bằng điện tâm đồ.", "Mô tả ngắn:\nClozapyl 25 được sản xuất bởi Torrent Pharmaceuticals Ltd. - Ấn Độ, thành phần chính là clozapine, là thuốc được chỉ định để điều trị tâm thần phân liệt. Clozapyl 25 được bào chế dưới dạng viên nén không bao, mỗi viên chứa clozapine 25 mg và được đóng gói theo quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nClozapine: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Clozapyl 25 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nClozapyl được chỉ định để điều trị tâm thần phân liệt.", "Mô tả ngắn:\nCerepril 10 có thành phần chính enalapril để điều trị tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim (huyết động học đã ổn định), bệnh thận do đái tháo đường (tăng hoặc không tăng huyết áp), suy thận tuần tiến mạn.\nThành phần:\nEnalapril maleate: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Cerepril 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp . Điều trị suy tim (giảm tử vong và biến chứng ở người suy tim có triệu chứng và người loạn năng thất trái không triệu chứng). Điều trị sau nhồi máu cơ tim (huyết động học đã ổn định). Điều trị bệnh thận do đái tháo đường (tăng hoặc không tăng huyết áp). Điều trị suy thận tuần tiến mạn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Austriol 10X10 Mebiphar-Austrapharm của Công ty Liên doanh Dược phẩm Mebiphar-Austrapharm, thành phần chính chứa calcitriol, là thuốc dùng để bổ sung vitamin và điều trị các tình trạng loãng xương. \n Thuốc Austriol 10X10 Mebiphar-Austrapharm được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 6 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nCalcitriol: 0.25mcg\nChỉ định:\nThuốc Austriol 10X10 Mebiphar-Austrapharm được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị loãng xương sau mãn kinh . Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân bị suy thận, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu. Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát. Thiểu năng tuyến cận giáp giả. Còi xương đáp ứng với vitamin D. Còi xương kháng với vitamin D, kèm theo giảm phosphat huyết.", "Mô tả ngắn:\nTricobion H5000 Pymepharco có thành phần chính là Vitamin B1, Vitamin B6 và Vitamin B12 được sản xuất bởi Pymepharco. Tricobion H5000 được chỉ định điều trị viêm dây thần kinh, viêm đa thần kinh, viêm đa thần kinh mãn tính do rượu, viêm thần kinh thị giác, hậu nhãn cầu do thuốc hay độc chất, đau thần kinh tọa, đau do phong thấp, đau thần kinh cổ cánh tay. Ngoài ra Tricobion H5000 còn được dùng trong trường hợp thiếu vitamin nhóm B.\nThành phần:\nVitamin B1: 50mg\nVitamin B6: 250mg\nVitamin B12: 5000mcg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nOleanzrapitab của Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd. sản xuất, thành phần chính là olanzapine , đây là thuốc sử dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.\nThành phần:\nOlanzapine: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Oleanzrapitab được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị bệnh tâm thần phân liệt . Olanzapine có hiệu quả trong việc duy trì cải thiện triệu chứng lâm sàng trong khi tiếp tục điều trị trên những bệnh nhân có đáp ứng với điều trị ban đầu.", "Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng Chào bạn, Rispedal có thành phần Risperidone là thuốc sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng hoạt động nếu không được chăm sóc y tế kịp thời. Những người mắc chứng bệnh này thường nghe thấy giọng nói, nhìn thấy những cảnh tượng không có thật hoặc tin rằng người khác đang kiểm soát suy nghĩ của họ, đang cố làm hại hó. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát tốt với thuốc, và người bệnh hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động, sinh sống và làm việc như bình thường nếu tuân thủ điều trị. Bạn nên quay lại tái khám BS chuyên khoa Tâm thần kinh để được điều chỉnh thuốc giúp cải thiện triệu chứng bạn nhé!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lupilopram 10mg là sản phẩm của Jubilant Generics Ltd chứa hoạt chất Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalat) có tác dụng điều trị các chứng trầm cảm trầm trọng, rối loạn hoảng sợ, sợ khoảng trống, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội), loạn ám ảnh cưỡng chế.\nThành phần:\nEscitalopram: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Lupilopram 10mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các chứng trầm cảm trầm trọng. Điều trị chứng rối loạn hoảng sợ có hoặc không kèm chứng sợ khoảng trống. Điều trị rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội). Điều trị rỗi loạn lo âu lan tỏa. Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế." ]
Do răng em ngắn nên muốn cắt lợi để răng dài ra. Cho em hỏi chi phí khoảng bao nhiêu vậy ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều.
[ "Chào bạn, Trong trường hợp thân răng ngắn, có thể điều trị làm dài thân răng. Đây là một tiểu phẫu phổ biến, thời gian điều trị ngắn, lành thương nhanh. Chi phí cho một ca  tuỳ thuộc vào số răng điều chỉnh, trung bình từ 1-2 triệu/ răng. Thân mến." ]
[ "Chào bạn, Thuật ngữ cấy titan bạn dùng chưa được chính xác nên rất khó để tôi có thể đưa ra câu trả lời hợp lý. Chính vì vậy tôi tạm chia thành hai trường hợp sau. Thứ nhất là , nghĩa là cắm trực tiếp một trụ nhỏ làm bằng titannium vào trong xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất. Phương pháp này chi phí khá cao, trung bình khoảng 27 triệu đồng/ răng và yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao, có chứng chỉ cắm implant và phòng khám đầy đủ trang thiết bị. Thời gian điều trị tùy thuộc vào việc đánh giá tình trạng xương vùng răng 7 trên miệng, có thể kéo dài vài tuần hay vài tháng. Phương pháp thứ hai có thể kể đến là làm răng sứ titan. Chi phí khoảng 1.5- 2.5 triệu đồng/ răng, tuy nhiên bạn phải mài nhỏ răng kế cận để làm trụ cầu, do đó chi phí sẽ tăng lên thành 2 hay 3 răng. Thời gian điều trị ngắn, chỉ mất khoảng 3 buổi hẹn. Thân mến! ", " Chào bạn Thu Trang, Đứt dây chằng trên thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên không cần xử trí. Nếu cảm thấy ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ bạn có thể đến BV Răng Hàm Mặt để BS xem xét chỉ định khâu lại. Chi phí phẫu thuật khoảng trên dưới 5 triệu đồng tùy địa điểm và gói dịch vụ mà bạn lựa chọn. Thân mến! ", "Bạn Linh thân mến, Có lẽ ý bạn nói là 2 cái răng ngay kế bên 2 răng cửa phải\r\nkhông? Tôi không biết nó ngắn đến mức độ nào khiến bạn cảm thấy không tự tin\r\nnhư vậy, nhưng thật sự là răng đó phải ngắn mới tự nhiên. Theo lý thuyết về hình dáng giải phẫu của bộ răng, răng cửa\r\nbên thường nhỏ hơn và ngắn hơn răng cửa giữa và răng nanh 1 mm về phía rìa cắn,\r\nđồng thời đường cổ răng của răng này cũng thấp hơn đường cổ răng của răng cửa\r\ngiữa và răng nanh. Có nghĩa là răng này nhỏ hơn hẳn so với răng cửa giữa và răng\r\nnanh. Ngay cả khi làm răng giả cũng phải cô gắng để đạt tiêu chuẩn này vì nếu\r\nlàm 2 răng cửa bên bằng kích thước với 2 răng cửa giữa thì nhìn nụ cười đó sẽ\r\nrất kỳ cục và biết ngay răng giả. Trong trường hợp răng của bạn ngắn hơn quá nhiều, bạn có thể\r\nthực hiện thủ thuật , nói nôm na là cắt 1 chút nướu giúp cho\r\nchiều cao thân răng tăng lên 1 chút. Thủ thuật này thực hiện không quá khó và\r\nkhông phải mổ xẻ gì ghê gớm cả. Bạn không cần lo lắng. Thân chào bạn,", "Bạn Nụ\r\nthân mến, không giống các phương\r\npháp phẫu thuật thẩm mỹ nên không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình\r\ncả. Sau khi chỉnh xong, răng vẫn là răng thật của bạn, chỉ là do dùng các lực\r\nkéo nhẹ (được tính toán kỹ càng) để di chuyển răng từng chút một cho đến khi\r\ntoàn bộ răng đạt được vị trí chuẩn. Vì răng di động rất ít nên mới cần thời\r\ngian dài xấp xỉ 2 năm để hoàn thành việc chỉnh hình. Về chi phí thì mỗi vùng có mức chi\r\nphí cơ bản khác nhau và cũng tùy theo từng phòng khám quy định giá cũng như độ\r\nphức tạp của mỗi ca, bạn nên đi tư vấn trực tiếp sẽ tốt hơn. Nhưng nhìn chung\r\nthì ở TPHCM, chi phí niềng răng xấp xỉ 20 triệu - 30 triệu. Thân chào bạn,", "Chào bạn, Trường hợp của bạn cần chụp phim kiểm tra xem có mầm răng vĩnh viễn hay không. Trường hợp có mầm răng thì bạn có thể nhổ bỏ răng sữa, sau đó điều trị chỉnh nha kéo răng lên đúng vị trí, thiết lập khớp cắn ổn định. Khi không có mầm răng vĩnh viễn thì bạn nên cân nhắc việc nhổ răng. Nếu yêu cầu thẩm mỹ cao thì sau khi nhổ răng sữa bạn có thể làm răng sứ mới cho cung răng đều và đẹp hơn. Thân mến.", "Chào bạn, Hiện nay để làm phục hình lại răng thì có rất nhiều loại sứ và mức giá khác nhau như kim loại thường giá khoảng 1-1.5 triệu đồng, răng sứ sườn titan giá 2 -2.5 triệu đồng, răng toàn sứ giá 3.5 - 5.5 triệu đồng. Trường hợp của bạn vì thông tin cung cấp chưa cụ thể nên tôi tạm chia thành các trường hợp sau để giải thích rõ hơn. 1. Hai răng cửa còn, nhưng vì lý do thẩm mỹ nên muốn phục hình sứ lại như răng hở kẽ lớn, răng xoay nghiêng lệch, răng chết tủy đổi màu... bạn chỉ mất khoảng 2-3 lần hẹn điều trị. Lần 1 khám tư vấn và lấy dấu răng làm phục hình tạm, lần hai bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng cửa của bạn và lấy dấu làm răng sứ chính thức, lần 3 là gắn răng. 2. Bạn bị mất hai răng cửa và muốn làm răng giả. Nếu làm phục hình sứ thông thường bạn cần mài hai răng bên cạnh vùng răng mất để làm trụ. Do đó, số lượng răng sứ nâng lên thành 4 răng thay vì 2 như trường hợp trên và chí phí cũng cao hơn. 3. Bạn mất hai răng cửa nhưng không muốn mài hai răng bên cạnh. Phương pháp đưa ra là cắm implant và phục hồi răng sứ. Giá cho mỗi trụ implant bây giờ dao động từ 800-1500$. Thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài hơn tùy vào mật độ xương vùng mất răng, thời gian tích hợp của implant... ", "Bạn Lương thân mến, thì cách tốt nhất vẫn là chỉnh hình răng, nghĩa là bác sĩ sẽ dịch\r\nchuyển răng từng chút một cho đến khi các răng đều đặn, thẳng hàng. Việc\r\nđiều trị này hơi lâu do răng di chuyển khá lâu mới vào đến vị trí đúng của nó,\r\nvà chi phí cũng cao do công sức bác sĩ rất vất vả. Cách này là tốt nhất vì sau\r\nkhi chỉnh xong, răng bạn vẫn hoàn toàn là răng thật, không xuất hiện biến chứng\r\ngì và không phải lo lắng gì về sau. Ngoài\r\nra còn 1 cách khác không tốt lắm nhưng còn đỡ hơn là nhổ bỏ răng đi trồng răng\r\nkhác, đó là làm răng sứ. Khi làm răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ thân răng đi còn\r\nlại \"cùi răng\", sau đó kỹ thuật viên sẽ tạo ra răng sứ giống lớp vỏ\r\nmới bên ngoài cho cùi răng bên trong. Do đây là lớp vỏ mới nên có thể thay đổi\r\ntrục răng một chút, đưa ra hoặc đưa vô hoặc xoay lại cho thẳng hàng. Nếu răng\r\nbạn chỉ mọc lệch một chút thì vẫn có thể thay đổi cho đều hơn được, trừ khi nào\r\nmọc lệch quá nhiều thì không thể. Việc\r\nbạn muốn nhổ răng rồi trồng răng giả là việc rất không nên, vì răng giả nào rồi\r\ncũng đến lúc hư. Cứ vài năm bạn phải thay răng giả một lần thì bạn có sẵn sàng\r\nlàm điều đó cho đến vài chục năm nữa không? Quyết định là ở bạn. Thân\r\nái!", "Chào bạn, Hiện, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bạn có thể mổ vách ngăn mũi bằng một trong 2 phương pháp: mổ thường và mổ nội soi. Chi phí mổ khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Chi phí này còn thay đổi phụ thuộc vào: mức độ vẹo vách ngăn, thời gian hồi phục,… nên sẽ dao động từ 10 - 15 triệu. Nếu cơ sở y tế nơi đăng kí khám bệnh ban đầu của bạn không thể thực hiện phẫu thuật này thì có thể xin chuyển lên truyến trên, nhưng vẹo vách ngăn mũi ít khi chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy. Mổ vẹo vách ngăn mũi chỉ là tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ được tái khám và chỉ định mổ. Thời gian phẫu thuật từ 40 - 45 phút. Sau khi mổ, thường thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra, theo dõi sức khỏe trong ngày, tái khám vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, bệnh nhân được yêu cầu nằm tại bệnh viện từ 3 - 5 ngày để theo dõi. Thân mến.", "Bạn Linh thân mến, Răng gồm có 2 phần, phần nhô ra ngoài ta hay gọi là thân\r\nrăng, phần còn lại được che phủ bởi xương và nướu gồm có 1 phần nhỏ thân răng\r\nvà chân răng. không làm yếu răng đi vì không\r\ncan thiệp vào răng mà chỉ làm bộc lộ thân răng ra thêm 1 chút thôi. Việc thực\r\nhiện trên bao nhiêu răng là do chỉ định của bác sĩ. Thân chào bạn,", "Bạn Ly thân mến, Nướu của bạn bị viêm mãn nên sưng phồng, đỏ và chảy xuống như vậy. Lý do nướu răng bị viêm mãn chính là do răng sứ/miếng trám đè lên trên nướu quá sức chịu đựng khiến nướu bị viêm. Mô nướu rất mỏng manh và nhạy cảm, chỉ cần lấn nướu 1 chút là có vấn đề ngay. Nếu bạn trám kẽ răng để bịt lỗ hở, chỉ cần tháo miếng trám và để 1 thời gian cho nướu lành lại là được, sau đó đi trám lại và chú ý không đè lên nướu nữa, chỉ cần bịt kín lỗ hở được 80% là đẹp rồi vì hở 1 tam giác nhỏ ngay sát nướu là điều bình thường và đúng giải phẫu răng. Chi phí trám răng như các trường hợp trám răng bình thường khác. Nếu là răng sứ, bạn phải tháo răng sứ và làm tiểu phẫu nâng cao chiều dài thân răng, điều chỉnh nướu lại cho hết viêm, sau đó mới làm lại răng sứ mới. Chi phí sẽ bao gồm chi phí làm răng sứ và chi phí tiểu phẫu. Đối với chi phí tiểu phẫu thì còn tùy thuộc vùng tiểu phẫu bao gồm bao nhiêu răng, thông thường tiểu phẫu 6 răng sẽ khoảng 3 triệu, rất nhanh trong vòng 1 tiếng đồng hồ và sau khi tiểu phẫu chỉ hơi ê chứ rất đau rất ít. Không biết bạn ở đâu nhưng bạn có thể đến các bệnh viện Răng Hàm Mặt gần nhất hoặc khoa Răng Hàm Mặt thuộc trường đại học để hỏi về loại tiểu phẫu này.", "Bạn Hà thân mến, Thông thường thì việc lấy tủy diễn ra trong khoảng 3 buổi\r\nhẹn, mỗi buổi có thể cách nhau 1 ngày. Tuy nhiên việc có khi kéo\r\ndài hơn do răng bị viêm nhiễm nhiều, cần có thời gian để lành thương, hoặc do\r\nống tủy quá khó, cần phải đặt thuốc thông ống tủy... Để biết chắc chắn thì bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị\r\ncho bạn sẽ có câu trả lời cụ thể hơn. Về chi phí thì tùy theo từng phòng khám\r\nvà tùy theo răng khó hay dễ mà có chi phí khác nhau, điều này tôi cũng không\r\nthể trả lời chính xác cho bạn được. Tuy nhiên thông thường thì khoảng vài trăm\r\nngàn cho đến dưới 1 triệu đồng. Không biết răng ngầm của bạn có nằm ngay vị trí cần làm răng\r\ngiả không hay chỉ gần đó. Nếu nằm ngay vùng làm răng giả thì bạn có thể đợi\r\nkhoảng 2 tháng sau khi phẫu thuật do nướu răng sẽ có sự thay đổi nhẹ sau khi\r\nphẫu thuật. Sau 2 tháng làm răng giả thì đương nhiên sẽ thẩm mỹ hơn. Còn nếu\r\nkhông nằm trong vùng làm răng giả thì bạn có thể làm răng giả ngay sau khi lấy\r\ntuỷ răng. Thân chào bạn.", "Bạn Phú thân mến, Răng mẻ thì trám lại là xong, không có vấn để gì. Còn để làm răng cố định thì sẽ tốn nhiều chi phí. Muốn làm răng cố định, ta phải dùng các răng bên cạnh làm trụ đỡ cho các răng giả ở giữa, còn gọi là cầu răng (vì giống như cây cầu có 2 trụ đỡ 2 đầu). Khi ăn nhai, cầu răng cũng sẽ chịu 1 lực tác động rất lớn, cũng như cây cầu có xe đi lại trên đó, cầu muốn vững thì 2 trụ đỡ phải đủ sức. Vì đây là cây cầu dài gồm 4 răng giả, có nghĩa là trụ đỡ 2 đầu nếu chỉ là 2 răng sẽ không chịu nổi, vì 2 răng này phải chịu lực cho cả 6 răng một lượt. Ít nhất phải là 4 răng trụ ở 2 đầu, cộng thêm 4 răng giả nữa, nghĩa là cầu răng này gồm có 8 răng. Chi phí 1 tùy theo phòng khám, tuy nhiên giá cho loại răng sứ rẻ nhất cũng đã là 1 triệu đồng/ răng. Nếu bạn làm các loại sứ khác thì cứ nhân lên cho 8. Thật ra nếu bạn tiếc tiền, yêu cầu làm 2 răng trụ thôi thì vài phòng nha cũng sẽ đồng ý để giữ bệnh nhân, nhưng tôi báo trước, nếu vậy chỉ 1 năm là răng trụ cũng sẽ lung lay theo vì quá sức chịu đựng. Ngoài ra, còn 1 cách nữa là . Cắm implant là cắm chân răng giả vào xương hàm, như vậy răng giả sẽ được giữ và chịu lực bằng chân răng giả chứ không cần phải dựa vào răng thật như cách 1. Không nhất thiết phải cắm 4 implant cho 4 răng, có thể cắm 2,3 implant thôi. Chi phí implant khá cao, tùy implant của hãng nào mà chi phí khác nhau, nhìn chung là khoảng 1000 USD trở lên. Nếu bạn có thể cố gắng được thì cách này tốt hơn cách kia rất nhiều vì không đụng vô răng thật của mình. Sau này cũng không phải lo cầu răng có chịu lực quá mức hay không, răng thật bị mài đi có phải lấy tủy hay không... Thân chào bạn,", "Chào bạn, Chi phí cắt amidan thường trên dưới 5 triệu đồng tuỳ cơ sở thực hiện, BHYT có thanh toán. Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn, nhưng cũng có thể gây biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp khi cắt amidan là chảy máu, nhiễm trùng, biến chứng do gây tê, gây mê… Không phải trường hợp nào viêm amidan cũng cần phải cắt vì sau khi cắt họng vẫn có thể viêm tái phát nếu không giữ gìn tốt. Chỉ định cắt amidan hiện nay khá nghiêm ngặt, thường do các nguyên nhân sau: -    Viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần trong năm (5 lần/năm); -    Viêm amidan mạn tính điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần không cải thiện; -    Viêm amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần; -    Ápxe quanh amidan; -    Amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp trên; -    Nghi ngờ ung thư amidan; Như vậy trường hợp của bạn hiện vẫn còn đáp ứng điều trị nội khoa nên bạn cần trao đổi thêm với BS điều trị mong muốn của mình và hướng điều trị tiếp theo. Ngoài ra khi tái khám bạn cũng mô tả luôn tình trạng khàn tiếng để BS kiểm tra hoạt động của dây thanh bạn nhé! Thân mến.", "Phương pháp trồng răng Implant. Chào bạn, Implant là một trụ răng bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm, sau đó sẽ phục hình sứ lên trên. Ưu điểm là phục hồi chức năng, thẩm mỹ tối ưu nhưng chi phí khá cao. Thông thường sau khi nhổ răng, tuỳ vào tình trạng ổ răng có nhiễm trùng hay không mà bác sĩ sẽ đánh giá khả năng cấy trụ implant liền hay đợi thời gian lành thương. Tuy nhiên đối với những răng cửa việc đặt implant có thể tiến hành đồng thời với với nhổ răng nếu răng không bị nhiễm trùng cấp tính và mất xương nhiều.. Trường hợp tiêu xương nhiều thì cần phải ghép xương. Sau khi đặt trụ implant vào thì từ 3-4 tháng có thể phục hình sứ lên trên. Chi phí cho một trụ implant trung bình từ 15-25 triệu, răng sứ lên trên khoảng 3-5 triệu. Thời gian bảo hành tuỳ thuộc vào trung tâm nha khoa bạn chọn. Để biết chính xác tình trạng hiện tại của mình bạn nên đến gặp bác sĩ khám và điều trị sớm, bạn nhé. Thân mến.", " Chào bạn Tôn Thường, Việc mổ thì đơn giản tuy nhiên việc hồi phục tùy thuộc vào chế độ tập luyện của bệnh nhân. Chi phí phẫu thuật không nhiều và nếu có BHYT và được chuyển viện đúng tuyến thì chỉ thanh toán 30%. Em nên đến khám tại BS chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để được tư vấn chính xác hơn. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích trong" ]
Nguy cơ ung thư mũi
[ "Nguy cơ ung thư mũi Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư mũi? Một số nghiên cứu đã cho thấy, virus HPV gây u nhú trên cơ thể người và virus Epstein Barr ( EBV ) góp phần gây bệnh ung thư mũi trong một số trường hợp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư mũi Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thói quen hút thuốc lá được cho là một trong những yếu tố tăng nguy cơ làm phát triển khối u ác tính trong khoang mũi. Thêm vào đó, người thường xuyên tiếp xúc, hít khói thuốc lá thụ động hoặc chủ động cũng rơi vào nhóm nguy cơ cao mắc ung thư mũi. Bên cạnh đó, những đối tượng phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi gỗ, bụi vải thường xuyên, người tiếp xúc với chất hóa học như radium , niken… cũng tăng nguy cơ làm khối u ác tính hình thành và phát triển. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến mũi và ung thư mũi, mỗi người cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe đường hô hấp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị ung thư mũi" ]
[ "Nguy cơ chảy máu mũi Những ai có nguy cơ mắc phải chảy máu mũi? Chảy máu cam xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi và người già từ 50 đến 80 tuổi. Chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ nhỏ và thường do trẻ vô ý cho dị vật vào mũi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chảy máu mũi Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chảy máu mũi, bao gồm: Tiền sử dùng các thuốc chống đông, aspirin , NSAIDs, steroids tại chỗ. Bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn đông máu. Hay ngoáy mũi, tác động lực lên vách mũi hoặc đưa dị vật vào mũi (trẻ em).", "Ung thu vòm họng cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác Chào bạn, giai đoạn đầu khó phát hiện, do khối u nằm khuất và triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lần với các bệnh lý khác. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi cơ địa lại có nguy cơ ung thư khác nhau, không phải ai cũng có khả năng bị bệnh. Do đó, muốn xác định chẩn đoán có u hay không, bạn cần phải khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ thăm khám, xem xét nội soi hoặc chụp phim vùng đầu mặt cổ bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trời lạnh gây , ho, ù tai là bệnh lý thông thường. Khi niêm mạc\r\nmũi bị viêm sung huyết thì các mạch máu sẽ dễ vỡ, nếu cạy ráy mũi mạnh hay hỉ\r\nmũi mạnh hay để mũi khô lạnh quá thì sẽ bị chảy máu mũi, cũng là hiện tượng\r\nbình thường. Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ\r\ntuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị . Bệnh thường diễn tiến mạn tính, kéo dài và tiến triển gây suy mòn người\r\nbệnh, gây viêm họng chảy máu mũi tái đi tái lại, chứ không chỉ xuất hiện vào\r\nmùa lạnh. Do vậy, tôi rất ít nghĩ em bị ung thư vòm họng. Thân,", "Chào bạn, Các dấu hiệu bạn mô tả không thể khẳng định là ung thư, do một số trường hợp viêm amidan nặng, nhiễm trùng lan rộng lên toàn bộ vùng hô hấp trên bao gồm tai, mũi, thanh quản… sẽ gây ra khàn tiếng, ù tai… thậm chí là xuất huyết niêm mạc. Do đó bạn cần tái khám ngay BS chuyên khoa Tai Mũi Họng để đánh giá thêm, giúp loại trừ ung thư và kê toa điều trị cho bạn nhé! Thân mến.", "Nguy cơ u trong ống sống Những ai có nguy cơ mắc phải u trong ống sống Một số đối tượng có nguy cơ mắc u trong ống sống bao gồm: U sợi thần kinh loại 2 (NF2): Trong bệnh lý di truyền này, các khối u lành tính phát triển gần các dây thần kinh liên quan đến thính giác, dẫn đến tình trạng mất thính lực tiến triển ở một hoặc cả hai tai. Một số người mắc bệnh u sợi thần kinh loại 2 cũng phát triển khối u trong ống sống. Bệnh Von Hippel - Lindau: Rối loạn đa hệ thống hiếm gặp này có liên quan đến các khối u nguyên bào mạch máu trong não, võng mạc và tủy sống cũng như các loại khối u khác ở thận hoặc tuyến thượng thận. Người suy giảm miễn dịch. Tiền căn ung thư tại các cơ quan khác. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải u trong ống sống Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải u trong ống sống: Hệ miễn dịch suy yếu; Tiếp xúc với hóa chất độc hại; Tiếp xúc với các chất có khả năng gây ung thư.", "Nguy cơ ung thư mô mỡ Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư mô mỡ? Mặc dù ung thư mô mỡ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi trung bình khi chẩn đoán là 65 tuổi. Số lượng nam giới được chẩn đoán mắc ung thư mô mỡ cao gấp đôi so với nữ giới. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư mô mỡ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô mỡ bao gồm: Gia đình có người mắc bệnh; Xạ trị cho bệnh ung thư ác tính khác; Tiếp xúc với các hóa chất;", "Nguy cơ ung thư hậu môn Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư hậu môn bao gồm: HPV: Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh một số loại virus HPV làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự hiện diện của HPV16 với các bệnh ung thư khác nhau trong đó có cả nhóm ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Các bệnh ung thư khác: Những người bị ung thư liên quan đến HPV khác dường như có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn. Đối với phụ nữ, chúng bao gồm ung thư âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc tiền căn có tế bào tiền ung ở cổ tử cung. Nam giới bị ung thư dương vật cũng có nguy cơ cao hơn. HIV: Những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn những người không bị nhiễm. Suy giảm miễn dịch: Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hệ thống miễn dịch có thể suy yếu ở những người bị AIDS và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng. Hoạt động tình dục: Có nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ, vì điều này làm tăng khả năng tiếp xúc với virus HPV. Giới tính: Ung thư hậu môn phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Tuy nhiên, đối với người Mỹ gốc Phi, nó phổ biến hơn ở nam giới dưới 60 tuổi. Tuổi: Khả năng mắc ung thư hậu môn tăng dần lên theo độ tuổi. Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn đáng kể, bao gồm cả ung thư hậu môn.", "Nguyên nhân ung thư vòm họng giai đoạn i Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng giai đoạn I Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng đến nay vẫn chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc nguy cơ xuất hiện ung thư vòm họng có sự liên quan đến một số lối sống và tình trạng bệnh lý nhất định.", "Chào em, Ung thư vòm họng thường ít biểu hiện triệu chứng, giai đoạn trễ có thể có ù tai, nghẹt mũi hoặc nổi hạch cổ kéo dài. Qua những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ nhận thấy chẩn đoán viêm họng hạt là phù hợp hơn. Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng viêm mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến phì đại các tổ chức lympho, giống như các “hạt”. Đây không phải là tổn thương tiền ung thư do đó em không nên quá lo lắng. Trước tiên, em cần tái khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để điều trị dứt điểm các bệnh lý đi kèm như GERD, viêm mũi xoang… thì bệnh mới cải thiện được em nhé! Thân mến.", "Giang thân mến, Mặc dù không xem được hình em gửi, nhưng BS cũng xin tư vấn cho em như sau: Ung thư vòm họng thường có triệu chứng không đặc hiệu, có thể biểu hiện ban đầu là ù tai, nổi hạch cổ… và không thể phát hiện khi quan sát họng theo cách thông thường. Ung thư vòm họng thường xảy ra ở những người hút thuốc lá nhiều, tiếp xúc tia xạ, hoá chất hoặc cơ địa di truyền về ung thư. Nếu không có các yếu tố nguy cơ trên thì ít có khả năng là ung thư vòm họng. Triệu chứng đau nhức họng của em có thể do chưa điều trị dứt điểm, amidan to gây chèn ép, nuốt vướng. Nếu được, em nên sắp xếp đi khám để chẩn đoán chính xác hơn, em nhé! Thân mến!", "Ung thư phổi. - Nguồn: Internet. Chào bạn Minh Nguyệt, Có một số chất gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân đưa đến loại ung thư phổi đặc trưng như: khói thuốc lá hay khí radon gây ô nhiễm không khí thường đưa đến ung thư phổi loại biểu mô tuyến, tế bào gai,… Trong khi đó, ô nhiễm không khí do amiăng (bụi) lại là nguyên nhân chính gây ung thư màng phổi. Do vậy, việc xem xét tiền căn bệnh nhân từng tiếp xúc lâu dài với tình trạng ô nhiễm không khí ra sao cũng là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ hướng đến loại ung thư nào bệnh nhân có thể mắc. Hiện nay, “khắc tinh” của ung thư phổi là việc tầm soát phát hiện sớm. Bệnh ung thư phổi có đặc điểm biểu hiện ra bên ngoài rất ít hay không có nhưng thật sự đã diễn tiến âm thầm lan rộng trong cơ thể người bệnh. Do vậy, nếu xét vấn đề tầm soát ung thư phổi thì nên chủ động khi có ít triệu chứng hoặc không, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như: hút thuốc lá lâu năm, hít khói thuốc lá thụ động, bệnh phổi kéo dài, người trên 50 tuổi… Chúng ta chủ động tầm soát sớm ung thư phổi nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 1A hay 1B thì khả năng chữa trị hết hẳn trên 80%, nếu phát hiện ở giai đoạn trễ hơn hiệu quả điều trị rất kém, đặc biệt khi đã ở giai đoạn 3, 4. Việc tầm soát ung thư phổi hiện nay trên thế giới các nước đều công nhận tiêu chuẩn là CT ngực liều thấp, dựa trên kết quả này bạn có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn rất sớm (nếu có). Ngoài ra, để yên tâm và tránh mất nhiều thời gian, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu về bệnh phổi để có kết quả sớm và tốt nhất. Thân mến.", "Nguyên nhân ung thư phổi Các nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Người bắt đầu hút thuốc càng sớm, thời gian hút càng lâu và hút càng nhiều thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao. Nguy cơ này là tương tự ở những người hút thuốc thụ động. Tiếp xúc với hóa chất như amiang, thạch tín, khí thải diesel, crom, beryli, niken, bồ hóng, hắc ín, đặc biệt là radon tại nơi làm việc hoặc sinh sống. Tiếp xúc với phóng xạ, bức xạ, từ trường, không khí bị ô nhiễm... Từng xạ trị vú hoặc vùng ngực. Yếu tố di truyền. Bệnh phổi mạn tính.", "Khó thở, ho, nghẹt mũi dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp trên. Chào em, Các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi bao gồm: lớn tuổi, hút thuốc lá, phơi nhiễm các tác nhân sinh ung như amiang, phóng xạ, uranium, arsenic, silic, hợp chất nickel, chromium, sản phẩm từ than, diesel, bột talc, khói đốt, các bất thường nhiễm sắc thể di truyền, tiền căn bệnh phổi trước đó như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi nguyên phát hoặc lao phổi... Như vậy trường hợp của em không phát hiện có yếu tố nguy cơ nào của ung thư phổi. Triệu chứng em mắc phải hầu hết gợi ý nhiễm trùng hô hấp trên, nếu tái phát nhiều lần, em cần thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân và giải quyết dứt điểm em nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "Nguy cơ viêm mũi mãn tính Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm mũi mạn tính Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi mãn tính hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bạn, bao gồm: Nhiễm virus: Một số người bị viêm mũi mãn tính sau khi bị nhiễm virus nhiều lần (chẳng hạn như cảm lạnh thông thường). Nhiễm virus lặp đi lặp lại được cho là nguyên nhân gây viêm ở một số người bệnh viêm mũi xoang mạn tính, nhưng nhiễm virus không tồn tại lâu dài. Dị ứng: Dị ứng phổ biến hơn ở những người bị viêm mũi mãn tính so với những người trong dân số nói chung. Dị ứng không được kiểm soát tốt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm mũi mãn tính. Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc chất kích thích trong không khí: Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc một số chất kích thích trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi mãn tính. Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hầu hết những người bị viêm mũi mãn tính đều có hệ thống miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, những người có vấn đề về hệ thống miễn dịch nhất định sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi mãn tính cao hơn.", "Chào em, Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư vòm họng. Hơn nữa, bệnh ung thư thường diễn tiến kéo dài, nặng dần lên nếu không điều trị. Bệnh cảnh của em là mới xuất hiện 3 tháng nay, có triệu chứng của viêm amidan cấp trên nền mạn; hạch ở cổ cũng có thể xuất hiện trong viêm amidan cấp, chứ không phải có hạch thì hạch đó luôn là hạch ung thư. Để phân biệt với ung thư họng miệng thì BS cần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Như vậy, để chẩn đoán bệnh chắc chắn, loại trừ lo lắng mắc bệnh ác tính, em nên đến khám BV Tai Mũi Họng để được kiểm tra toàn diện và điều trị thích hợp, trường hợp viêm amidan quá phát cứ viêm họng tái đi tái lại thì cân nhắc mổ cắt amidan, em nhé. Thân mến." ]
Chào BS, Em năm nay 12 tuổi. Trong mũi em bỗng dưng nổi cục nhỏ nhỏ ở bên mũi phải. Chạm vào rất đau. Mong BS cho biết là triệu chứng gì ạ? (Lê Thảo Ngân - Vinh)
[ "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào cháu, Theo mô tả có thể cháu bị , cháu cần đến BV để BS Tai mũi họng khám, tư vấn và điều trị nhé. Thân mến!" ]
[ " Chào em, Nếu mọc lan ra, tăng về số lượng và kích thước thì đó là hiện tượng bất thường em cần đến khám BS Tai mũi họng để tìm nguyên nhân. Trường hợp của em chỉ có 1 nốt, không rõ kích thước, theo tôi em có thể theo dõi thêm diễn tiến nếu có các dấu hiệu bất thường như tôi kể trên em có thể đến khám BS, em nhé. Thân mến! ", "Em An thân mến, Muốn chắc chắn ung thư thì phải đi cắt và em ạ. Em đừng quá lo lắng, có thể những cục nhỏ em mô tả chỉ là tuyến bã như BS\r\nkhám đã chẩn đoán. Nhưng nổi nhiều quá cũng mất thẩm mỹ em nhỉ? Vậy em nên đến BV, BS khám tư vấn cụ thể trên từng khối u mà\r\nem có, đừng sợ , vì nếu phát hiện sớm thì cũng sẽ được chữa khỏi\r\nthôi. Chúc em mau lành bệnh và không nổi lên cục u nào nữa. Đến BV\r\nsớm em nhé!", " Chào bạn Lập, Bệnh nặng hay nhẹ không dựa vào mũi đặc hay mũi loãng, mũi trong hay mũi xanh. màu xanh có thể là do bị viêm mũi. Bạn nên rửa mũi nhiều lần trong ngày và tập cho trẻ xì mũi. Uống nước trái cây nhiều, nếu vẫn không hết thì bạn nên cho bé đi khám với BS bạn nhé. Thân mến! BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2", "Chào em, Khối mà em miêu tả có thể là nang bã, cục máu đông, vùng da bị viêm nhiễm... rất hiếm khi là ung thư da, em đừng quá lo lắng, nhưng bác sĩ phải khám trực tiếp thì mới đánh giá chính xác được. Với tình trạng này, em có thể khám tại chuyên khoa Da liễu hay chuyên khoa Tai mũi họng đều được, em nhé. Thân mến.", "Bạn Ngọc thân mến, Hiện tượng của con bạn có thể là do bé có 1 răng nào ở gần\r\nđó bị sâu lâu ngày dẫn đến chết tủy mà không được chữa trị nên vi khuẩn ăn sâu\r\nxuống dưới tạo . Cục mụn thịt có chấm màu trắng phía đỉnh đó có thể là lỗ\r\ndò của khối mủ bên dưới. Bạn nên đưa bé đi khám và chữa trị ngay, để lâu sẽ ảnh hưởng\r\nnhiều tới sức khỏe của bé bởi hiện nay bé đã có phản ứng không tốt như sốt, rớt\r\ndãi... rồi. Thân chào bạn,", "Chào em, Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi xoang dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Có người viêm mũi dị ứng theo mùa, có người viêm mũi dị ứng quanh năm; nhưng đây là bệnh thuộc về cơ địa, tức là không chữa dứt được. Có người hồi nhỏ đã bị, có người lớn lên mới phát bệnh, nguyên nhân không rõ vì là do tương tác giữa cơ địa và môi trường theo thời gian. Vì bệnh không chữa dứt điểm được, nên chủ yếu là phòng ngừa bệnh xảy ra, việc phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi mức độ nhẹ không cải thiện được bệnh. Em chú ý rửa mũi hàng ngày 2 lần với nước muối sinh lý, tránh những yếu tố gây kích thích mũi xoang, như bụi, khói thuốc lá, mạt nhà, nước hoa, phấn hoa... giữ ấm vùng mũi họng, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, ra đường nên đeo khẩu trang, trời lạnh phải giữ ấm cơ thể, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, có thể mua máy làm sạch không khí và bù ẩm để trong nhà nếu có điều kiện. Nên tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày và có thể bổ sung thêm vitamin C để nâng miễn dịch. Khi triệu chứng xuất hiện nhiều thì khám chuyên khoa tai mũi họng để được kê thuốc thích hợp, chủ yếu là thuốc nhỏ mũi và kháng dị ứng. Thuốc em sử dụng có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng nên sẽ có hiệu quả đối với viêm mũi dị ứng. Nhưng nếu dùng kéo dài sẽ có tác dụng phụ là viêm loét mũi, tăng huyết áp... vì thế không nên nhỏ quá 3 lần/ngày và tránh dùng kéo dài.", "Chào em Lê Tùng, Theo cảm nhận chủ quan của mình, những khó chịu của bạn là khó\r\nthở, khó khăn trong việc phát âm và có thói quen dụi mũi, có thể bạn bị chứng . Tuy nhiên khi khám bệnh, bác sĩ không thấy có tổn thương thực\r\nthể. Bởi vậy, bạn hoàn toàn yên tâm. Có thể bạn quá lo lắng về sức khỏe của mình nên bị ám ảnh\r\nquá không? Bạn hãy tạo môi trường sống trong lành, tổ chức công việc khoa học,\r\nhợp lý, có thời gian vui chơi giải trí,\r\nthể dục thể thao nhé. Đồng thời, bạn hãy theo dõi diễn tiết tình trạng các khó\r\nchịu của cơ thể để sớm đi khám bệnh. Việc mũi hơi bị vẹo (có thể do sống mũi) ảnh hưởng tới dung\r\nnhan, chức năng hô hấp và sự tự tin của bạn. Bạn hãy tới BV khám, xác định vị\r\ntrí, mức độ vẹo, nếu cấn thiết, bác sĩ sẽ phẫu thuật chỉnh hình lại phần mũi bị\r\nvẹo nhé.", " Chào em Sơn, Tình trạng của em hiện tại có thể đã nhiễm trùng, em cần đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kiểm tra và xem xét chỉ định sử dụng kháng sinh thì bệnh mới mau khỏi. Trong thời gian này, em nên thường xuyên rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, uống đủ nước, có thể sử dụng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng khó chịu ở mũi. Thân mến! ", "Chào em, Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi , còn gọi là chảy máu cam, bao gồm nguyên nhân tại chỗ và cả bệnh lý toàn thân. Tại chỗ: do viêm nhiễm như viêm mũi cấp và mạn (môi trường ô nhiễm là yếu tố thuận lợi gây viêm mũi); do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi; do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi…; do khối u lành và ác tính Toàn thân: bệnh tim mạch, bệnh lý huyết học, thuốc... Tuy nhiên, chảy máu mũi ở người lớn tuổi, có tiền căn uống bia rượu và hút thuốc lá nhiều năm là triệu chứng cảnh báo cần phải khám bác sĩ, cần soi mũi và khám toàn thân kiểm tra để loại trừ bệnh lý nguy hiểm. Với tình trạng này, ba em cần đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp em nhé. Sau khi khám, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tương thích. Đồng thời, khi chảy máu cam, người bệnh nhớ dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 - 10 phút, trong khi đầu để thẳng và chú ý hạn chế thức ăn cay nóng. Thân mến.", " Chào em, Em vui lòng cung cấp thêm hình ảnh và những triệu chứng em gặp phải như đau, nổi mụn nước, chảy dịch… để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, như bạn nói chính là các tĩnh mạch và mao mạch nhỏ ở dưới da, thường bé nhỏ thì da rất mỏng vì vậy nên nhìn rõ các mao mạch và tĩnh mạch nhỏ, đặc biệt ở các vùng gần xương như gân mũi, sống mũi, trán. Nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên bạn yên tâm nhé và không cần đưa bé đi khám. Thân mến!", "Chào em, Amidan nằm ở vị trí đặc biệt trong họng, BS chỉ cần khám họng là biết\r\ncó phải amidan sưng viêm hay không, viêm cấp hay mạn. Còn miêu tả của em rất mơ\r\nhồ, không xác định được có phải amidan hay không. “Cục nhú nhỏ, đầu trắng” có thể là , có thể là nhọt mủ ở\r\nvị trí khác, có thể giai đoạn đầu của nhiệt miệng... Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để xác định chính xác. Thân ái,", "Chào\r\nem, Nhiều\r\nkhả năng là bé của em bị , nên bệnh này không thể điều trị dứt\r\nhẳn được em nhé. Việc\r\nđiều trị chủ yếu là phòng bệnh: giữ ấm mũi, tránh tiếp xúc với bụi khói thuốc\r\nlá, hóa chất và các tác nhân mà người bệnh bị dị ứng, môi trường sống và làm\r\nviệc phải thông thoáng, vệ sinh, tránh ẩm ướt, nấm mốc, tránh thay đổi thời\r\ntiết nóng lạnh đột ngột,… Trường\r\nhợp của bé nếu có nhức đầu, nhức mũi thì cần loại trừ đã ảnh\r\nhưởng đến các xoang (gây viêm xoang).", "Bạn Quang Minh thân mến, Tình trang bệnh của bạn kéo dài và nhiều triệu chứng như vậy\r\ncó thể có những bệnh lý sau: - Viêm mũi xoang mạn. Có lúc đã biến chứng viêm phế\r\nquản. - Trào ngược dịch vị dạ dày tá tràng thực quản. Viêm mũi xoang và trào ngược dịch vị dạ dày thực quản cần\r\nphải điều trị tích cực. Bạn tới bệnh viện khám và dùng thuốc theo y lệnh của\r\nbác sĩ nhé. Ngoài việc dùng thuốc đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đủ\r\nthời gian điều trị, còn có phải chăm sóc tích cực bằng cách rửa mũi, dẫn lưu dịch\r\nnhày bằng dung dịch nước muối 0.9%. Bạn có thể thực hiện như sau: Sử dụng bơm tiêm 20ml hoặc 50ml, hút dung dịch nước muối,\r\nsau khi tháo kim tiêm ra, bơm thẳng vào từng bên mũi, nhiều lần (tư thế: ngồi\r\ntrên ghế, đầu cúi về trước, miệng mở cho nước chảy ra, dưới chân đặt chậu\r\nhứng), làm cho tới khi dịch mũi loãng và chảy ra hết, mũi sẽ thông thoáng dễ\r\nchịu. Mỗi ngày là 1-2 lần. Làm nhiều ngày cho tới khi hết dịch nhày viêm. Sau khi khỏi bệnh bạn nên phòng ngừa bằng cách: - Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao hàng ngày. - Có chế độ học tập làm việc, ăn uống phù hợp. Tránh môi\r\ntrường ô nhiễm… Chúc bạn mau chóng\r\nbình phục sức khỏe nhé!", " Bình thân mến, Hình ảnh em nhìn thấy có thể là hay polyp mũi, do tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kê toa thuốc điều trị dứt điểm bệnh, em nhé! Trân trọng!" ]
Kiểm soát đường huyết kém có tác động như thế nào đến nguy cơ bị COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường type 2?  Những yếu tố nào có thể dẫn đến kiểm soát đường huyết kém ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 trong giai đoạn đại dịch COVID-19 này, thưa bác sĩ?
[ "Ăn uống hợp lý theo hướng dẫn bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết Chào bạn, Đối với bệnh nhân đái tháo đường, không chỉ COVID-19 mà tất cả các bệnh lý khác, việc kiểm soát đường huyết là cực kỳ quan trọng. Nếu kiểm soát đường huyết tốt, cơ thể bệnh nhân, các hoạt động cũng như biến chứng gần như tương đương người bình thường. Đối với người kiểm soát đường huyết kém, khi mắc bất kỳ bệnh gì, thời gian điều trị sẽ lâu hơn và dùng thuốc mạnh hơn. Ví dụ, một người bình thường mắc bệnh lý A thì chỉ cần 1 tuần dùng kháng sinh; nhưng đối với người đái tháo đường, ngoài việc kiểm soát đường huyết, việc dùng kháng sinh phải 2 tuần; đối với những người đái tháo đường có nhiễm trùng chân, không có khái niệm dùng kháng sinh 1 tuần mà phải kéo dài đến 1 tháng, thậm chí có thể hơn. Đối với COVID-19 hay những bệnh lý khác, một khi đái tháo đường kiểm soát không tốt, nếu không may mắc COVID-19, cơ thể bệnh nhân suy sụp nhanh và tiên lượng xấu. Có một nghiên cứu trên 5.500 bệnh nhân tại Pháp thấy rằng, đối với người có HbA1c (chỉ số đường gắn hồng cầu, hiểu nôm na là mức độ kiểm soát đường huyết), nếu mức độ càng cao thì kiểm soát càng kém. Với những người có HbA1c trên 7.5% có tỷ lệ tử vong gấp 7 lần so với người dưới 7.5%, có nghĩa là kiểm soát đường huyết càng kém thì tỷ lệ tử vong càng cao. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông cho thấy những người có HbA1c trên 10% có tỷ lệ tử vong cao gấp 7 lần so với nhóm kiểm soát đường huyết tốt. Do đó, chúng ta rút ra kết luận rằng, đối với người kiểm soát đường huyết kém, khi mắc COVID-19, nguy cơ tử vong rất cao. Có 3 yếu tố dẫn để kiểm soát đường huyết tốt: phải dùng thuốc đúng, phù hợp; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; chế độ luyện tập tốt. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang “hoành hành” như hiện nay, vấn đề vận động thể lực dường như bị bỏ quên bởi Bộ Y tế khuyến cáo mọi người (nhất là những người dân ở vùng dịch) hạn chế ra ngoài. Thứ hai, mọi người ở nhà nhiều sẽ ăn vặt nhiều hơn, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Thứ ba, nhiều người mắc đái tháo đường bị stress kéo dài, không chỉ trong thời gian COVID-19 mà ngay cả khi bình thường, do đó sẽ dẫn đến tăng đường huyết. Thứ tư, nhiều bệnh nhân lo ngại đến bệnh viện nên muốn dùng toa thuốc cũ. Do đó, bác sĩ phải hiểu rõ về bệnh nhân của mình và hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi đường huyết ở nhà, tự chăm sóc bản thân, tự biết các triệu chứng để theo dõi, do đó có thể trì hoãn khám 1-2 tuần. Nhưng đối với một số bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thích hợp. Như vậy, những yếu tố như vận động thể lực, giảm stress, ăn uống hợp lý theo hướng dẫn bác sĩ, dùng thuốc đều đặn, đúng chỉ dẫn, tái khám định kỳ sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt và giảm nguy cơ nếu mắc COVID-19. Thân mến. (Trích từ Livestream )" ]
[ "Chỉ số đường huyết trong cơ thể người không cố định và thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày Xin chào bạn, Kết quả đường huyết bình thường là < 140 mg%, tuy nhiên không rõ bệnh nhân được đo bằng máy bấm đường nhanh hay xét nghiệm máu tĩnh mạch. Vả lại xác nhận bệnh nhân có bệnh đái tháo đường chưa còn phụ thuộc vào kết quả HbA1C, nghiệm pháp dung nạp đường … không kết luận chỉ dựa vào kết quả test nhanh đường huyết. Để có kết quả chính xác, bạn hãy đưa anh của bạn đến bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được thăm khám cẩn thận nhé. Thân ái chào bạn.", "Tuân thủ 4 biện pháp an toàn khi đi làm đẹp mùa COVID-19 Chào bạn, Đây là nỗi băn khoăn của chúng tôi. COVID-19 lây theo đường thở, nếu ho, hắt xì, thậm chí nói chuyện lớn, những hạt có chữa virus bay hoặc văng ra, nên việc lây lan rất dễ. Hơn nữa, việc lây theo tiếp xúc, hoặc các bề mặt cũng truyền virus. Những triệu chứng của người bệnh COVID-19 rất mơ hồ, như đau họng, sốt nhẹ, nghẹt mũi, mất mùi… Hoặc những người hoàn toàn bình thường vẫn mang COVID-19, vì vậy việc tránh lây lan rất khó. Rất may mắn xứ mình được các yếu tố thuật lợi về thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp, cộng với sự quyết tâm của Chính phủ trong việc phòng chống COVID-19, nước ta hiện tại mới được như vậy. Nếu không có được yếu tố thuận lợi trên, việc lây lan là rất khó tránh. Trên tinh thần chúng tôi đều xem mọi người là COVID dương tính. Ví dụ, khi một bệnh nhân mổ cấp cứu, tất cả mọi khâu phải thực hiện vô trùng như đối với một bệnh nhân HIV dương tính. Trong thời gian COVID này, bất cứ người nào vào phòng khám đều cần thực hiện các biện pháp an toàn cho người khám cũng như những người khác. Như khi bệnh nhân đến khám, chúng tôi phải kiểm tra nhiệt độ, điền bản kê khai dịch tễ (ở đâu, đến từ vùng nào, tiếp xúc với ai mắc COVID hay không, triệu chứng tuần vừa qua… và chịu trách nhiệm những lời khai y tế trên). Nếu mọi việc tốt đẹp sẽ hẹn bệnh nhân để hạn chế việc tiếp xúc với những bệnh nhân khác. Phòng chờ sẽ bố trí nhiều hơn với ít bệnh nhân hơn để thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề hô hấp mũi họng, chúng tôi sẽ khám, soi mũi họng để xem họ có an toàn không. Nếu mọi thứ đều được kiểm soát tốt sẽ tiến hành phẫu thuật. Trong phẫu thuật thẩm mỹ sẽ thực hiện toàn thân, nếu có lây lan thì cùng từ vùng mũi họng. Vì vậy chuyên khoa dễ lây lan nhất là Răng Hàm Mặt, sau đó là Tai Mũi Họng, và Phẫu thuật Thẩm mỹ. Do đó, nếu bệnh nhân phẫu thuật mắt, ngực, không phải vùng mũi họng thì bệnh nhân sẽ được đeo mask, bác sĩ cũng đeo mask. Nếu phải phẫu thuật mũi, lúc đó bệnh nhân không thể đeo mask, nhưng chúng tôi sẽ đeo những loại mask tốt hơn như N95 và tấm chắn mặt để thực hiện phẫu thuật, và phải theo dõi sau mổ. Với những biện pháp như thế bệnh nhân sẽ an toàn hơn. Có nhiều người hỏi nếu làm phẫu thuật thẩm mỹ thì vấn đề an toàn là như thế nào? Chúng tôi có mà các bạn nên nhớ: - Thứ nhất, . Nghĩa là bệnh nhân biết rõ về bệnh của mình, hoặc cần khai rõ những nghi ngờ về bệnh tật để bác sĩ biết rõ và có những biện pháp phòng ngừa. - Thứ hai, . Chẳng hạn phẫu thuật mắt hai mí sẽ nhẹ nhàng, an toàn hơn là phẫu thuật mũi tái cấu trúc. Nếu đặt túi ngực hay hút mỡ bụng thì độ an toàn sẽ thấp hơn, do đó sẽ có cách xử lý và kỹ thuật, bác sĩ tốt hơn. Vì vậy khi chọn một loại thủ thuật / phẫu thuật phải hiểu rằng độ an toàn nằm ở đâu. - Thứ ba, . Bác sĩ phải an toàn, biết cách phòng chống COVID-19; bác sĩ được học hành chuyên nghiệp về phẫu thuật đó; bác sĩ có giấy phép hành nghề; bác sĩ được theo dõi bởi cơ quan chức năng; bác sĩ được học hành bồi dưỡng bởi chuyên khoa của mình đầy đủ, hằng năm; bác sĩ nhiều kinh nghiệm… - Thứ tư, . Là những cơ sở phải kiểm tra nhiệt độ từ khâu bệnh nhân bước vào, có yêu cầu bệnh nhân kê khai dịch tễ… để thực hiện biện pháp bao vây an toàn. Những cơ sở này phải có những trang thiết bị đầy đủ để thực hiện phẫu thuật. Chúng tôi thường nhắc bệnh nhân rằng bạn hãy là bệnh nhân thông minh, biết đâu là sự thật, đâu là cái đúng cái sai. Vì vậy, đi làm thẩm mỹ cần nhớ 4 an toàn trên, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ livestream )", "Ảnh: Getty Chào bạn, Thứ nhất, bác sĩ cần biết là chỉ số đường huyết bạn nêu trên (123,125, thỉnh thoảng 130) là kiểm tra lúc nào, buổi sáng trước khi ăn, hay ngay sau ăn, cách bữa ăn 1 giờ - 2 giờ hay lấy máu bất kỳ? Bác sĩ cần dựa vào mối liên quan giữa bữa ăn và xét nghiệm đường huyết mới biện luận được kết quả của bạn cung cấp một cách chính xác. Giả dụ như đây là các chỉ số đường huyết lúc buổi sáng trước khi ăn hay lấy máu bất kỳ thì với các chỉ số nêu trên cùng với xét nghiệm HbA1C 5,6% thì bạn chưa bị đái tháo đường, mới chỉ rối loạn đường huyết đói mà thôi, chưa cần dùng thuốc tiểu đường. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn đầy đủ chất, giảm ăn trái cây ngọt, giảm lượng tinh bột và dầu mỡ, tăng rau xanh và hoa quả, hạn chế bia rượu và không hút thuốc lá, tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần. Tập thể dục là cách tốt nhất chứ không phải kiêng ăn quá mức, sẽ dẫn đến tụt đường huyết còn nguy hiểm hơn. Và bạn nhớ 6 tháng sau quay lại kiểm tra xét nghiệm đường huyết, mỡ máu. Còn về vấn đề tê tay thì nên khám chuyên khoa Thần kinh, xem triệu chứng này do hội chứng ống cổ tay hay do chèn ép thần kinh cột sống cổ, bạn nhé. Thân mến.", "Nguy cơ đường huyết cao Những ai có nguy cơ mắc phải đường huyết cao? Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện với triệu chứng của tăng đường máu và đôi khi đái tháo đường toan ceton (DKA). Một số bệnh nhân trải qua thời gian dài nhưng thoáng qua của nồng độ glucose gần bình thường sau khởi phát cấp của bệnh (giai đoạn trăng mật) do phục hồi 1 phần tiết insulin. Bệnh nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể xuất hiện với triệu chứng của tăng đường máu nhưng thường không triệu chứng, và tình trạng này chỉ được phát hiện khi xét nghiệm thường xuyên. Trong một số bệnh nhân, triệu chứng ban đầu là biến chứng của đái tháo đường, gợi ý bệnh đã xuất hiện được một thời gian. Có nhiều trường hợp, tình trạng tăng đường máu tăng áp lực thẩm thấu xuất hiện ngay ban đầu, đặc biệt trong thời kì stress hoặc chuyển hóa glucose suy giảm hơn do thuốc như corticosteroids. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đường huyết cao Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tăng đường huyết bao gồm: Bỏ qua hay quên tiêm insulin, hoặc không uống thuốc hạ đường huyết. Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạn. Không tuân theo kế hoạch ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường. Ăn quá nhiều tinh bột so với liều insulin bạn tiêm hoặc ăn quá nhiều tinh bột nói chung. Ít hoạt động, không tập thể dục. Bị bệnh hoặc nhiễm trùng. Sử dụng một số loại thuốc như steroid. Bị chấn thương hoặc phẫu thuật. Bị căng thẳng tinh thần. Hoạt động thể chất quá sức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và nồng độ insulin thấp. Ốm đau hoặc căng thẳng có thể là nguyên nhân đường huyết cao vì cơ thể tăng sản xuất hormone để chống lại bệnh tật hoặc căng thẳng, và khiến lượng đường trong máu tăng lên. Ngay cả những người không bị tiểu đường cũng có thể bị tăng đường huyết khi bị bệnh nặng. Người bị tiểu đường có thể cần phải uống tăng liều thuốc tiểu đường để giữ đường huyết ổn định khi bị ốm hoặc căng thẳng.", "Hình minh họa Chào bạn, Thông tin này không chính xác. Một số người bệnh COVID-19 có các triệu chứng \"hậu COVID\" nhưng không phải ai cũng bị. Các triệu chứng này hiện vẫn đang ghi nhận. Đa số mọi người khỏe hẳn nên bạn đừng lo lắng quá. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:", "Tiểu đường tuýp II thường gặp ở những người bệnh trên 40 tuổi, béo phì. Diễn biến bệnh thường xảy ra từ từ, ít khi có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân. Mục đích điều trị nhằm duy trì lượng đường trong máu bằng hoặc dưới 1,4 g/l. Đối với tiểu đường tuýp II, nguyên tắc điều trị là dùng chế độ ăn thích hợp, nếu không có kết quả mới dùng thuốc. Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh đáo tháo đường, bất kì ở tuổi nào, nhiều thể nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã làm giảm được các triệu chứng lâm sàng, giúp điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa, phục hồi và duy trì khả năng lao động của người bệnh. Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng Protid, Gluxit, Lipit cần thiết cho cơ thể gần với điều kiện bình thường, ở mức độ Protide từ 16-20%, Gluxit 50-60 %, Lipid 20-30 %. Cụ thể: - Đối với người béo: tổng số calori từ 1.500-1.750 calori, trong đó Gluxit khoảng 150- 120g, Lipid: 50-60g, Protit 100-120g. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, yên tĩnh, 1 kg cân nặng lý tưởng phải được cấp 20-25 calori; lao động đi lại vừa phải cần 30 calori; lao động nặng làm việc nhiều cần 35 calori. - Đối với bệnh nhân gầy: số lượng calori phải tăng hơn với tổng calori cần là 2.500-3.500. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, 1 kg cân nặng cần 35 calo; khi vận động nhiều cần 40-50 calo; khi cân nặng bình thường cần giảm tổng số lượng calo. Đây là một số nguyên tắc chung, việc thay đổ chế độ ăn phải theo sở thích và khẩu vị của từng bệnh nhân. Các mục tiêu của calo cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng, giảm calo chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo. Một số yêu cầu cần đạt được: - Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, các thành phần thức ăn có thể trao đổi nhau cho phép bệnh nhân tạo ra một bữa ăn phù hợp và vẫn có thể tự do lựa chọn. - Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định, các hydrat cacbon (55-60%), protein (10-20%), phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật. - Thức ăn có sợi gồm đậu, rau; thức ăn có chất keo, cám có thể làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. - Sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. - Không uống rượu và các nước ngọt có gaz, hoạt động thể lực cần được điều tiết phù hợp. - Chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.", "Đề kháng tốt sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn xâm nhập Chào bạn, Tập thở đúng cách góp phần nâng cao sức đề kháng. Bởi một trong những phương pháp bảo vệ bản thân trước đại dịch COVID-19 là tăng cường sức đề kháng. Những người mắc COVID-19 đã có tổn thương phổi, sau khi phục hồi, việc tập thở sẽ cải thiện thông khí do di chứng COVID-19 để lại, đồng thời nâng đề kháng cho cơ thể. Do vậy, thở đúng cách rất hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng cũng như các bệnh lý về sau. Thân mến. (Trích từ livestream )", "Triệu chứng tiểu đường thai kỳ Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Hầu hết trường hợp được bác sĩ phát hiện khi lượng đường huyết của bạn cao trong quá trình sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Một số thai phụ có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi đường huyết của họ tăng quá cao: Khát nước nhiều, liên tục; Tiểu nhiều; Khô miệng ; Mệt mỏi; Mờ mắt; Ngứa vùng âm hộ, khí hư nhiều, mùi hôi. Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn Khát nước nhiều, liên tục có thể là dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai phụ, đái tháo đường thai kỳ gây một số biến chứng như: Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật : Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi như đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non, thậm chí là tăng tỉ lệ tử vong chu sinh. Tăng nguy cơ mổ lấy thai: Thai nhi phát triển to hơn nên khó khăn trong việc sinh thường, cần phải chỉ định sinh mổ. Đa ối: Là tình trạng nước ối quá nhiều, có thể gây đau nhiều trước khi sinh, chuyển dạ sớm. Tăng nguy cơ sinh non: Sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu. Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu . Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai: Phụ nữ có thai mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2 sau 5 - 10 năm. Khoảng 45% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc lại bệnh lý này ở thai kỳ sau. Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kỳ cũng có các tác động bất lợi như: 3 tháng đầu thai kỳ: Thai không phát triển, thai lưu, dị tật bẩm sinh. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Thai tăng trưởng quá mức, thai to. Đối với trẻ sơ sinh: Tử vong ngay sau sinh, hạ đường huyết, bệnh lý đường hô hấp, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, mắc một số dị tật bẩm sinh (não úng thủy, dị tật thần kinh, tim, thận,...). Trẻ sinh ra bởi mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì , đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai, rối loạn phát triển tâm vận. Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể khiến trẻ bị vàng da Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau hồi phục sức khỏe.", "Người nhiễm COVID-19 sẽ làm gia tăng nguy cơ tiến triển của bệnh thận Chào bạn, Virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đóng lên các phế quản. Các protein S của nCoV gắn với thụ thể ACE-2 trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản của người, giúp chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Thụ thể ACE-2 có mặt ở nhiều lọai tế bào như phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào. Do đó khi nhiễm virus SARS-CoV-2 bệnh nhân bị tổn thương nhiều cơ quan. Về lâu dài, tổn thương trên thận chưa có những báo cáo bởi bệnh mới phát hiện đầu năm nay. Tuy nhiên những biểu hiện bệnh sớm ở trên các cơ quan, trong đó có thận đã được chứng minh. Thân mến. (Trích từ GLTT )", "Chào bạn, Hiện, chưa có thông tin về vấn đề này. Trên quan điểm dự phòng, bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, mọi khuyến cáo về bảo hộ nhân viên y tế đều được đặt lên ở mức cao nhất trước nguy cơ phơi nhiễm với máu của người bệnh. Về phương diện an toàn truyền máu, trong giai đoạn hiện nay chắc chắn người có xét nghiệm dương tính với COVID-19 sẽ không được hiến máu tình nguyện trong những đợt hiến máu tình nguyện đại trà. Trong tương lai liệu xét nghiệm COVID-19 có được đưa vào nhóm xét nghiệm sàng lọc an toàn truyền máu hay không còn chờ thêm các bằng chức chắc chắn về việc virus này có lây truyền qua đường máu hay không, bạn nhé. Thân mến. Tư liệu tham khảo: Học viện Quân y", "Việc tự thử đường huyết tại nhà là cách tốt để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, bạn cần định kỳ kiểm tra máy, nhất là trong những trường hợp nghi ngờ kết quả đo đường huyết không đúng hoặc mỗi khi thay hộp que mới hay thay pin của máy. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xem que thử đường còn hạn sử dụng và điều kiện bảo quản que thử có đúng quy cách không? Có trường hợp máy sử dụng lâu nhưng vẫn còn tốt, vì được kiểm tra đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi cảm thấy máy hoạt động không bình thường, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ điều trị hoặc liên hệ với những trung tâm tư vấn máy đo đường huyết của nhà sản xuất để có cách xử lý thích hợp. BS Châu Thị Kiều Oanh", "Người bệnh đái tháo đường vẫn chích insulin khi tiêm vắc xin COVID-19 Chào bạn, Người bệnh đái tháo đường vẫn chích insulin khi tiêm vắc xin COVID-19 như thường ngày. Bệnh nhân có bệnh mãn tính vẫn dùng thuốc bình thường trước và sau khi chích, không bỏ liều nào. Kể cả bệnh nhân tim mạch... vẫn uống thuốc đầy đủ bình thường. Trân trọng.", "Nguyên nhân đường huyết cao Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: Thiếu hụt vitamin D. Tiếp xúc với nguồn virus gây rối loạn miễn dịch. Béo phì , chế độ ăn uống nhiều đường, giàu chất béo. Ít vận động, thường xuyên ngồi một vị trí. Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng quá nhiều tinh bột, cà phê, nước ngọt, rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ chế biến sẵn. Tự ý ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết. Căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực kéo dài. Viêm dạ dày, cảm lạnh, ảnh hưởng sau phẫu thuật hoặc chấn thương.", "Tiêu chảy là vấn đề nhiều người gặp phải trong giai đoạn mắc COVID-19 Chào em, Tiêu chảy là một trong các triệu chứng có thể gặp ở người bị nhiễm COVID 19. Cách xử lý và theo dõi giống như tiêu chảy cấp do siêu vi khác, đó là uống bù nước và điện giải, em chú ý uống nước từ từ nhấp mỗi lần 1 ít chứ đừng uống 1 lần lượng nhiều sẽ làm cho dạ dày căng chướng thêm. Nên chọn loại nước có bù điện giải như oresol. Nên bổ sung thêm men vi sinh và có thể dùng thêm thuốc làm sệt phân như diosmectit. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài và em gặp những triệu chứng sau, hãy đi khám ngay: - Mất nước: ít đi tiểu, nước tiểu đậm, chóng mặt, hoa mắt - Đau bụng trầm trọng - Đau thắt trực tràng - Phân đen, phân có máu- Sốt cao trên 38.5 độ C - Nôn thường xuyên Những triệu chứng này có thể cảnh báo một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhiều, cần đi khám ngay, em nhé.", "Hình minh họa Chào bạn, Kết quả xét nghiệm đường huyết đói của bạn vào các năm 2017, 2019, 2020 và 2021 đều khá cao, nằm trong mức rối loạn đường huyết lúc đói, chưa chưa đến mức tiểu đường. Bệnh nhân rối loạn đường huyết lúc đói có nguy cơ cao mắc phải đái tháo đường type 2 trong tương lai, song song với nguy cơ bệnh tim mạch. Tình trạng này chưa cần phải dùng thuốc điều trị, nhưng cần tuân thủ lối sống sinh hoạt khoa học, với chế độ ăn kiểm soát lượng tinh bột, chất đường, ngọt ở mức vừa phải, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên giảm cân nếu hiện tại bạn đang thừa cân, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút/ngày, cai thuốc lá và hạn chế rượu bia. Thân mến!" ]
Thưa bác sĩ, để phòng tránh tai nạn, những lứa tuổi nào hay nhóm nghề nghiệp gì cần lưu tâm nhiều nhất? Xin cảm ơn.
[ "Làm việc ngoài trời nên có đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn Chào bạn, Với tai nạn lao động, lứa tuổi lao động dễ gặp tai nạn nhất. Ngoài vấn đề biết phòng tránh thì cần được huấn luyện về nghề nghiệp, huấn luyện về an toàn lao động, phổ biến các kiến thức cần thiết. Đặc biệt không nên gắng sức trong những trường hợp không còn tỉnh táo vì quá mệt mỏi hoặc đang sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến sự tập trung. Tai nạn giao thông xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên lứa tuổi chưa quá thanh thiếu niên đến trung niên có nguy cơ cao nhất nếu không tuân thủ các quy định an toàn hoặc thiếu lơ là, quan sát sẽ xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Thân mến." ]
[ " Nếu muốn hạn chế hoặc làm chậm lại tiến trình thoái hóa khớp thì chúng ta phải bảo vệ khớp ngay khi còn trẻ. Phải điều trị sớm các bệnh lý xảy ra tại khớp như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp hoặc tránh những chấn thương xảy ra tại khớp. Mọi người giữ cân nặng lý tưởng vì khi bị béo phì, các khớp sẽ phải chịu trọng lượng cơ thể nhiều hơn, dẫn đến khớp dễ bị thoái hóa hơn. Các thuốc điều trị hiện nay chỉ có tác dụng giải quyết cơn đau trong những trường hợp viêm cấp tính. Thuốc không có tác dụng “cải lão hoàn đồng” hay làm chậm thoái hóa khớp. Nguyên tắc chung mà bệnh nhân cần nhớ: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thân mến.", " Chào bạn, Về lý thuyết, một khi bà đã bị tai biến, nếu nguyên nhân có liên quan đến xơ vữa động mạch, nhiều khả năng bà cũng có bệnh lý tại các động mạch khác (động mạch ngoại biên, động mạch vành…). Do đó khám chuyên khoa tim mạch và tầm soát thêm các bệnh lý này là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết là đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân, mặc dù hiện tại các mạch máu không hẹp đáng kể nhưng trong tương lai, nhiều mảng xơ vữa nhỏ vẫn có thể gây nứt vỡ và gây nên huyết khối tắc mạch. Do đó, bác sĩ khuyến cáo tầm soát và điều trị ổn định bệnh lý tim mạch sẽ giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ đột quỵ nhưng khảo sát hết tất cả mạch máu trong cơ thể để khỏi bị đột quỵ là một quan điểm chưa thoả đáng bạn nhé! Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lỗ tiểu lệch thấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lỗ tiểu lệch thấp Chế độ sinh hoạt: Diễn tiến cho lỗ tiểu lệch thấp sau phẫu thuật chỉnh sửa là tốt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có chức năng sử dụng dương vật và sự biến dạng bị đảo ngược theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, phẫu thuật lặp lại cũng cần thiết ở một số trẻ sơ sinh. Bệnh nhân đã trải qua sửa chữa lỗ tiểu thấp ở tuổi trước dậy thì cũng được khuyến cáo nên khám sau tuổi dậy thì để đánh giá sự phát triển tổng thể của bộ phận sinh dục. Một số lượng đáng kể người lớn tiếp tục có cảm giác tiêu cực liên quan đến thẩm mỹ và chức năng của dương vật, đặc biệt là trong quan hệ tình dục. Vì vậy, một chuyên viên sức khỏe tâm thần nên tư vấn cho những bệnh nhân này. Chăm sóc trong và sau phẫu thuật rất quan trọng với trẻ. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống khoa học và đủ chất hỗ trợ cho quá trình hồi phục của bệnh nhân. Phương pháp phòng ngừa lỗ tiểu lệch thấp hiệu quả Không có biện pháp phòng ngừa lỗ tiểu lệch thấp. Bạn có thể chú ý trong lúc mang thai và kiểm tra để phát hiện tình trạng này sớm: Mẹ nên có lối sống lành mạnh trong lúc mang thai. Những bé trai có tinh hoàn ẩn hay bất thường dương vật sau phẫu thuật vẫn nên tiếp tục tái khám đến khi không còn vấn đề nào. Giữ thai kỳ khỏe mạnh là biện pháp phòng ngừa lỗ tiểu lệch thấp", "Nguy cơ áp xe Những ai có nguy cơ mắc phải áp xe? Áp xe thường gặp ở mọi đối tượng khi có nhiễm khuẩn, trong đó: Trẻ em và người cao tuổi thường bị áp xe nhiều hơn. Áp xe da thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch còn khỏe mạnh. Áp xe bên trong cơ thể thường xảy ra ở người đã mắc bệnh lý hoặc suy giảm miễn dịch. Ví dụ áp xe phổi (do viêm phổi ), áp xe não (nhiễm khuẩn màng não). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải áp xe Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe, bao gồm: Nhiễm khuẩn và bội nhiễm; Chấn thương; Bệnh lý làm suy giảm miễn dịch.", "Chào bạn, Có nhiều cách để có thể làm giảm nguy cơ tái phát của . Trong đó quan trọng nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi\r\nchế độ sống. Các yếu tố nguy cơ quan trong nhất của đột quỵ là cao huyết áp,\r\nbệnh tim, tiểu đường và hút thuốc lá. Kiểm tra sức khỏe\r\nthường xuyên Bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tăng hàm lượng\r\nmỡ trong máu cần được theo dỏi thường xuyên bởi bác sỹ chuyên khoa. Các yếu tố\r\nnguy cơ này sẽ được giảm bớt một cách tối đa bằng các thuốc điều trị thích hợp\r\nvà thay đổi lối sống. Kiểm soát huyết áp Huyết áp ở mức 120/ 80mmHg là trị số bình thường. Được gọi\r\nlà cao huyết áp khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ.\r\nNếu không kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất\r\ncao. Bệnh nhân bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4-6 lần so với bệnh\r\nnhân có huyết áp bình thường. Cao huyết áp làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch\r\nmáu và gây tăng áp lực lên thành mạch máu, có thể dẩn đến vỡ mạch máu. Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm\r\nstress, và uống các thuốc thích hợp. Cần lưu ý rằng các thuốc huyết áp chỉ có\r\ntác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Không nên tự ý ngưng thuốc khi\r\nkhông có ý kiến của BS. Nếu cao huyết áp được kiểm soát tốt, sẽ làm giảm\r\n38% nguy cơ đột quỵ và giảm 40% nguy cơ tử vong gây ra do đột quỵ. Bệnh tim Là nguy cơ quan trọng thứ hai sau cao huyết áp, bệnh lý tim\r\nnguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp\r\nbất thường của tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh\r\ngấp 4 lần so với các buồng tim còn lại. Điều này dẫn đến sự bất thường của dòng\r\nchảy trong các mạch máu, tạo điều kiện thành lập các cục huyết khối trong buồng\r\ntim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu\r\nnão. Việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp nhĩ và thuốc kháng\r\nđông lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ của rung nhĩ Tiểu đường Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ\r\nsẽ tăng gấp 3 lần. Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu và sử\r\ndụng các thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa\r\nnhững biến chứng của bệnh. Tăng cholesterol trong máu Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến sự ứ đọng của\r\ncholesterol lên thành của các mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa. Kiểm\r\nsoát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ,\r\ncác loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol), tập thể dục thường xuyên và\r\nsử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ngưng hút thuốc lá Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yêu tố\r\nnguy cơ rất nguy hiểm của đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch\r\nmáu và các chất gây đông máu (như fibrinogen). Việc ngưng hút thuốc lá có thể\r\nlàm giảm rõ rệt nguy cơ đột quỵ tái phát. TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Tổng thư ký Hội Đột Quỵ Việt Nam Trưởng khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não - BV Nhân dân 115 Bài liên quan: >> >>", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dậy thì sớm Phương pháp phòng ngừa dậy thì sớm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Giữ trẻ tránh xa các nguồn estrogen và testosterone ngoại sinh chẳng hạn như thuốc kê đơn cho người lớn trong nhà hoặc thực phẩm chức năng có chứa estrogen hoặc testosterone. Khuyến khích con duy trì cân nặng hợp lý.", "Nguy cơ chấn thương niệu đạo Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) chấn thương niệu đạo? Nam giới từ 20 – 50 tuổi do đây là tuổi lao động và thường tham gia giao thông. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) chấn thương niệu đạo Tai nạn lao động và tai nạn giao thông. Một nguyên nhân thường gặp khác của chấn thương niệu đạo, đặc biệt là ở nam giới, xảy ra khi bệnh nhân bối rối, mất phương hướng hoặc kích động rút ống thông Foley dẫn đến chấn thương niệu đạo.", "Nguy cơ loạn trương lực cơ Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) Loạn trương lực cơ? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị loạn trương lực cơ. Tuy nhiên, phụ nữ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) Loạn trương lực cơ Các yếu tố làm tăng nguy cơ loạn trương lực cơ: Tiền sử gia đình có người bị loạn trương lực cơ; Bị tổn thương não hay dây thần kinh; Nhiễm virus, nhiễm khuẩn và nấm; Sử dụng thuốc an thần; Bị đột quỵ ; Bị stress thường xuyên; Bị ngộ độc chì; Tiếp xúc với kim loại nặng hay carbon monoxide; Những công việc đòi hỏi thao tác tay phải chính xác: Kỹ sư, nghệ sĩ,…", "Nguy cơ hội chứng sudeck Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng Sudeck? Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng Sudeck: Người bệnh sau chấn thương, đặc biệt là chấn thương có gãy xương ở vùng cẳng tay, cổ tay, đùi, cẳng chân,... Người bệnh sau đột quỵ não trong giai đoạn phục hồi, thường từ 1 - 6 tháng sau đột quỵ. Người bệnh đang mắc bệnh mạch vành, thoái hóa cột sống cổ, đái tháo đường và một số bệnh nội tiết khác,... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Sudeck Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hội chứng Sudeck bao gồm: Tuổi: Hội chứng này có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, trung bình ở người 40 - 60 tuổi. Giới: Tỷ lệ bệnh ở nữ giới so với nam giới là ⅔.", "Nguy cơ áp-xe vùng hậu môn - trực tràng Những ai có nguy cơ bị áp xe vùng hậu môn - trực tràng? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị áp xe vùng hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, những người từ 20 – 40 tuổi và nam giới thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe vùng hậu môn – trực tràng Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị Áp xe vùng hậu môn – trực tràng: Bị một số bệnh liên quan tới đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,… Bệnh tiểu đường ; Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS,… Quan hệ tình dục qua đường hậu môn; Sử dụng những thuốc corticoid như prednisone,… Bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và sức đề kháng yếu; Bị táo bón hoặc tiêu chảy; Nghiện thuốc lá; Có dị vật gây viêm nhiễm ở trong trực tràng; Người đang hóa trị hoặc sử dụng thuốc ứng chế miễn dịch.", "- nguồn internet Chào bạn Duy Minh, Điều đầu tiên BS muốn nhắc đến là của bạn > 32, thuộc diện béo phì độ 2, thêm vào đó bạn còn tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, và chắc có kèm theo rối loạn lipid máu,... Công việc mà bạn sắp thay đổi không rõ là việc gì? Là nhân viên văn phòng, lao động chân tay nặng nhọc, hay phải lên độ cao (việc này không phù hợp khi bạn đang bị các bệnh lý kể trên), bạn còn phải đi về >100km/ ngày bằng xe máy, tất nhiên là không hợp với tình hình sức khỏe của bạn hiện nay. Quyết định có nên thay đổi việc làm hay không là tùy ở bạn, không ai rõ bản thân mình bằng chính bạn cả. Chúc bạn luôn khỏe và có được quyết định đúng đắn nhất trong lúc này.", "Nguy cơ hở van động mạch chủ Những ai có nguy cơ mắc phải hở van động mạch chủ Hở van động mạch chủ có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Bệnh hở van động mạch chủ ít phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Thống kê cho thấy, khoảng 10.000 người ở độ tuổi 30 – 60 sẽ có 1 người mắc bệnh hở van động mạch chủ. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hở van động mạch chủ Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: Tuổi cao: Khi đến tuổi trung niên, van động mạch chủ bắt đầu thoái hóa khiến nguy cơ mắc hở van động mạch tăng lên; Bênh lý tim bẩm sinh, van động mạch chủ hai lá van; Tăng huyết áp làm giãn gốc động mạch chủ, dẫn đến các lá van không thể khép kín vào nhau; Tiền sử thấp khớp; Bệnh di truyền: Hội chứng Marfan, hội chứng Ehler–Danlos, viêm cột sống dính khớp có thể dẫn đến giãn gốc động mạch chủ,... Van động mạch chủ tổn thương do bệnh viêm nội tâm mạc, sốt thấp khớp, hoặc hẹp van động mạch chủ cũng có thể làm máu dội ngược lại từ động mạch chủ về tim; Bị khuyết tật van tim bẩm sinh.", "Chào\r\nbạn, Bạn\r\nkhông cho biết tuổi, địa chỉ, quá trình khám và điều trị trước giờ nên khó cho\r\nlời khuyên cụ thể. Cần phải xác định rõ chính xác bệnh trước khi quyết định hướng\r\nđiều trị. Nếu\r\nbạn trên 40 tuổi, cần loại trừ các bệnh lý tim mạch trước khi kết luận bị . Thân mến , BS Trần\r\nNhân Tuấn Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Có nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp: do học hành, làm việc căng thẳng, stress, ăn mặn, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, rối loạn chuyển hóa mỡ... đôi khi không tìm được nguyên nhân. Chúng tôi không rõ bạn bao nhiêu tuổi, huyết áp cao giới hạn bao nhiêu, làm việc trong lĩnh vực nào, có tiền căn bệnh lý gì trước đây hay không, sở thích ăn uống của bạn thế nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn. Bạn có thể tham khảo cách phòng bệnh chung cho những bệnh nhân cao huyết áp sau đây. Phòng bệnh: - Ngủ đủ giấc (mỗi đêm 7-8 giờ) - Tập thể dục đều mỗi ngày 30-60 phút - Học hành, làm việc hợp lý, tránh stress - Ăn nhiều rau, trái cây, ăn cá tốt cho tim mạch; hạn chế muối, bột ngọt, các chất béo, ngọt, không ăn da các loại động vật - Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê - Theo dõi và uống thuốc huyết áp đều mỗi ngày - Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào em Vân, Sau tai nạn, một số người có thể còn bị chấn động tâm lý. Tuy nhiên, đã 3 năm từ lúc bị tai nạn đến nay mà tâm lý em vẫn còn bất ổn và có biểu hiện quá mức. Với tình trạng này, em nên trị liệu tâm lý một thời gian để ổn định lại cuộc sống. Em có thể đến khám tại BS tâm lý hoặc BS chuyên khoa tâm thần. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói bạn bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... sẽ giúp được cho em. Thân mến!" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị tràn dịch tinh mạc
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tràn dịch tinh mạc Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm tràn dịch tinh mạc Để chẩn đoán tràn dịch tinh mạc, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện cơ thể. Nếu bạn bị tràn dịch tinh mạc, bìu của bạn sẽ sưng lên nhưng bạn sẽ không bị đau. Bác sĩ sẽ không thể cảm nhận rõ tinh hoàn của bạn do túi chứa đầy dịch. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mềm ở bìu và chiếu đèn qua bìu. Điều này cho phép bác sĩ xác định xem có dịch trong bìu hay không. Nếu có dịch, bìu sẽ cho phép ánh sáng truyền qua và bìu sẽ sáng lên khi ánh sáng đi qua. Tuy nhiên, nếu bìu sưng tấy là do khối u (ung thư) thì ánh sáng sẽ không chiếu qua bìu được. Kiểm tra này không giúp chẩn đoán xác định bệnh nhưng có thể giúp bác sĩ loại trừ. Nếu bìu bị sưng tấy đáng kể và kéo dài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định siêu âm bìu để giúp xác định nguyên nhân. Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Điều trị tràn dịch tinh mạc Nội khoa Đối với trẻ sơ sinh, tràn dịch tinh mạc có thể tự biến mất sau khoảng một năm. Nếu không biến mất hoặc phát triển càng ngày càng lớn thì có thể trẻ sẽ cần được phẫu thuật. Đối với người lớn, tràn dịch tinh mạc có thể biến mất, nhưng chỉ khi nguyên nhân gây ra là viêm hoặc nhiễm trùng được điều trị khỏi. Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau để điều trị cho tình trạng nhiễm trùng. Khi tràn dịch phát triển lớn hơn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn điều trị bằng phẫu thuật. Ngoại khoa Phẫu thuật Đối với trẻ sơ sinh: Nếu tràn dịch tinh mạc không tự khỏi sau khi bé tròn 1 tuổi hoặc kích thước càng ngày càng tăng, trẻ có thể cần được phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một vết ở háng và hút dịch ra khỏi túi tinh kèm theo loại bỏ ống nối khoang bụng với bìu nhằm tránh tái phát. Đối với trẻ lớn hơn: Phẫu thuật nhằm sửa chữa chỗ sai thông qua một vết mổ ở bìu. Đối với nam trưởng thành: Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng tràn dịch tinh mạc của bạn khiến bìu sưng lớn khiến bạn khó chịu. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở bìu hoặc thành bụng dưới sau đó dẫn lưu dịch ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành khâu lỗ thông giữa bìu và bụng để ngăn sự tích tụ thêm. Chọc hút Là một phương pháp để điều trị tràn dịch tinh mạc. Một cây kim dài được đưa vào túi tinh hoàn để rút dịch ra. Chọc hút bằng kim thường được thực hiện trên những người có nguy cơ cao bị biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chọc hút bằng kim là đau tạm thời ở bìu và nguy cơ nhiễm trùng. Chọc hút bằng kim là một phương pháp điều trị của tràn dịch tinh mạc nếu bạn không thể phẫu thuật Liệu pháp xơ hóa Liệu pháp xơ hóa là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch để ngăn chặn tràn dịch tinh mạc tái phát sau khi đã rút hết dịch ra khỏi bìu." ]
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch Người bệnh nghi ngờ mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch có thể được làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau để hỗ trợ chẩn đoán bệnh, bao gồm: Các xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán bệnh bao gồm: Công thức máu, phết máu ngoại biên và xét nghiệm tủy đồ. Trong đó, xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch. Ngoài các cận lâm sàng trên thì bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như: Các xét nghiệm vi sinh: Anti HCV, HBsAg, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylori,... Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4, kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp. Các xét nghiệm nếu có kèm thiếu máu: Sắt huyết thanh, ferritin, hồng cầu lưới, haptoglobin, bilirubin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp. Phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) Điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch cần thời gian và theo dõi sát. Trong một số trường hợp bệnh sẽ tự giới hạn: Là những người bệnh chỉ có vài chấm xuất huyết trên da hoặc vài mảng bầm máu nhỏ đường kính dưới 3cm và số lượng tiểu cầu trên 50.000 tiểu cầu/mm 3 máu. Người bệnh sẽ được theo dõi sta để phát hiện triệu chứng xuất huyết nặng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Có nhiều phương thức điều trị khác nhau cho bệnh nhân mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch tùy theo giai đoạn của người bệnh. Điều trị cấp cứu Điều trị cấp cứu trong trường hợp có các dấu hiệu nguy hiểm hoặc khi số lượng tiểu cầu < 10x10^9/L. Thuốc sử dụng: Gamma IV hoặc Methylprednisolone . Có thể được chỉ định truyền tiểu cầu. Giai đoạn cấp Loại thuốc được sử dụng: Prednisone cho đến khi số lượng tiểu cầu hồi phục thì giảm liều hoặc thuốc Dexamethasone. Lưu ý: các thuốc này có thể gây biến chứng suy thận cấp nên tuyệt đối tuân thủ điều trị. Trường hợp tái phát Điều trị tương tự như giai đoạn cấp nếu có các dấu hiệu nguy hiểm tính mạng thì điều trị như trường hợp cấp cứu. Trường hợp kháng corticoid hoặc phụ thuộc thuốc hoặc bệnh mạn tính Cắt lách: Đáp ứng nhanh, tỉ lệ đáp ứng lâu dài 60 - 70%. Cắt lách nội soi, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật 0.2%. Nguy cơ : Dễ nhiễm trùng vì vậy cần chích ngừa trước khi cắt lách và kháng sinh dự phòng sau cắt. Rituximab: Thuốc này là một kháng thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm chống lại một loại protein được tìm thấy trên các tế bào máu tạo ra kháng thể. Nó làm chậm quá trình sản xuất kháng thể kháng tiểu cầu. Diễn biến tiên lượng tốt ở nhóm bệnh nhân là trẻ em, chủ yếu là cấp tính, khả năng hồi phục 80%, tỷ lệ chuyển mạn tính khoảng 20%, tỷ lệ xuất huyết nặng rất thấp. Nhóm bệnh người lớn đa số chuyển thành mãn tính 80%, tỷ lệ xuất huyết não gặp cao hơn 1 - 5%, nên cần theo dõi và tuân thủ điều trị điều chỉnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật cắt lách là một trong những phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thông liên thất Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thông liên thất Việc chẩn đoán sớm bệnh thông liên thất và phát hiện kịp thời những biến chứng bệnh có vai trò hết sức quan trọng giúp định hướng điều trị sẽ có hiệu quả. Đặc điểm lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của bệnh thông liên thất tùy thuộc vào kích thước lỗ thông, lưu lượng luồng thông, tình trạng tăng áp động mạch phổi và mức độ tiến triển của bệnh. Nếu người bệnh có thông liên thất lỗ nhỏ và luồng shunt ít chưa ảnh hưởng đến rối loạn huyết động thì lâm sàng gần như bình thường. Trong khi đó lỗ lớn và luồng shunt nhiều đủ gây rối loạn huyết động học làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi lúc đó trẻ có biểu hiện các đặc điểm lâm sàng giúp góp phần chẩn đoán bệnh. Cận lâm sàng Để chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh nói chung, bệnh thông liên thất nói riêng, vai trò cận lâm sàng hết sức quan trọng. Người ta dùng những phương tiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại khác nhau để phát hiện bệnh. Các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thông liên thất gồm X-quang tim phổi (ngực) thẳng, đo ECG, đặc biệt là siêu âm 2D và Doppler tim, thông tim… Chẩn đoán sớm: Chụp X quang phổi và tất cả những điều cần biết Phương pháp điều trị thông liên thất hiệu quả Để có định hướng điều trị bệnh thông liên thất tốt, người ta phân thông liên thất thành bốn nhóm dựa vào diễn biến của huyết động học. Nhóm I Thông liên thất lỗ nhỏ hay bệnh Roger: Huyết động chưa ảnh hưởng chức năng tim phổi, không triệu chứng cơ năng, ít biến chứng có khoảng 1 - 2% viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tiến triển tự bít 60%. Hướng điều trị: Không phẫu thuật, theo dõi tiến triển bệnh, chính yếu là điều trị nội như tăng cường dinh dưỡng, ngừa nhiễm trùng, phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng kháng sinh khi có viêm hay cắt amygdales, nhổ răng, thủ thuật… Nhóm II Thông liên thất lỗ vừa và to có rối loạn huyết động với tăng tuần hoàn phổi, tăng áp động mạch phổi, tăng gánh thất trái. Hướng điều trị: Nội khoa như tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc và phòng ngừa nhiễm trùng, điều trị các biến chứng nếu có. Làm chậm hay hạn chế tiến triển tăng áp động mạch phổi, suy tim… bằng thuốc lợi tiểu, dãn mạch, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi thích hơp. Kết hợp điều trị mổ tim hở hay qua thông tim làm bít lỗ thông. Nhóm III Áp lực thất phải > thất trái, nên shunt phải - trái gây ra phức hợp Eisenmenger. Hướng điều trị: Điều trị nội khoa là phòng ngừa biến chứng và nhiễm trùng… Điều trị ngoại khoa thường không mổ đặc biệt là khi tăng áp động mạch phổi cố định. Nhóm IV Thông liên thất kèm hẹp động mạch phổi có thể do bẩm sinh hay do quá trình tiến triển của bệnh. Huyết động ít ảnh hưởng đến phổi vì phổi được bảo vệ. Hướng điều trị: Nội - ngoại khoa kết hợp. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khám phá phương pháp điều trị : Vá thông liên thất được thực hiện như thế nào? Các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thông liên thất gồm X-quang tim phổi (ngực) thẳng", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi về bệnh sử và tiến hành một số kiểm tra cần thiết để chẩn đoán bệnh: Khám trực tràng: Họ có thể sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng bằng cách đưa ngón tay đeo găng và bôi trơn. Vì tuyến tiền liệt nằm ở phía trước trực tràng và bằng cách này bác sĩ có thể dễ dàng cảm nhận được tuyến tiền liệt bị sưng và đau. Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm máu, bạch cầu hoặc vi khuẩn. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Vì thế nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như có nhiều bạn tình, mắc bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch,… bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các tác nhân này. Xét nghiệm máu: Sự gia tăng bạch cầu là một dấu hiệu gợi ý có nhiễm trùng trong cơ thể Cấy máu : Xét nghiệm này được thực hiện để loại trừ vi khuẩn trong máu nếu nghi ngờ biến chứng nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn huyết). Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể kể đến như sau: Kháng sinh Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong bốn đến sáu tuần để điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn để giảm nguy cơ bạn bị viêm tuyến tiền liệt dai dẳng (mãn tính). Loại kháng sinh cụ thể sẽ phụ thuộc vào vi khuẩn gây ra bệnh này. Tuy nhiên thuốc kháng sinh thường được bắt đầu sau khi lấy mẫu nước tiểu và trước khi có kết quả xét nghiệm nước tiểu nhằm điều trị tích nhất, tránh tái phát và hạn chế biến chứng khác. Trong một số trường hợp người mắc bệnh cũng cần nhập viện để tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch . Chẹn alpha Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chẹn alpha để giúp giảm triệu chứng bởi thuốc này làm thư giãn cơ bàng quang và giúp giảm bớt sự khó chịu khi đi tiểu. Những thuốc ấy có thể là: Doxazosin , terazosin và tamsulosin. Thuốc kháng viêm giảm đau Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc giảm đau thông thường chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen. Đặt sonde tiểu Nếu bệnh nhân bị bí tiểu hoặc có triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng ống dẫn lưu nước tiểu có thể được thực hiện. Đặt sonde tiểu được chỉ định khi bệnh nhân bị bí tiểu hoặc có triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng Dẫn lưu dịch Nếu nhiễm trùng có liên quan đến áp xe thì để loại trừ áp xe tuyến tiền liệt người bệnh có thể cần phải dẫn lưu.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tá tràng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tá tràng Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh viêm tá tràng . Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị viêm tá tràng không bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu, phân và test hơi thở: Thường dùng để phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori . Nội soi đường tiêu hóa: Sử dụng ống nội soi dài, linh hoạt có gắn camera nhỏ di chuyển xuống cổ họng của bạn đến dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể lấy mẫu nhỏ (sinh thiết) niêm mạc tá tràng để kiểm tra xem bạn có bị Helicobacter pylori không. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị viêm tá tràng hiệu quả Điều trị viêm tá tràng sẽ tùy vào nguyên nhân cũng như các triệu chứng mà bạn mắc phải. Viêm tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị kết hợp với thuốc ức chế bơm proton PPI (Omeprazole, esomeprazole, rabeprazole) nếu như bạn bị nhiễm Helicobacter pylori. Một số kháng sinh được sử dụng là: Amoxicillin, clarithromycin, metronidazole/tinidazole, tetracycline. Sau thời gian sử dụng kháng sinh cần phải xét nghiệm lại để xác định đã hết vi khuẩn chưa. Viêm tá tràng do nguyên nhân khác: Tùy vào triệu chứng cũng như tình trạng đáp ứng của bạn mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho bạn. Một số thuốc được sử dụng là: Thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin, famotidin, ranitidine. Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, lansoprazole, pantoprazole. Thuốc kháng acid: Thường dùng muối Al hoặc Mg. Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sucralfat, Misoprostol. Thuốc an thần giúp giảm căng thẳng: Diazepam, sulpirid. Thuốc chống co thắt giúp giảm đau: Drotaverine, alverine.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sản giật Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sản giật Một số xét nghiệm dùng để xác định sản giật như: Xét nghiệm máu Các xét nghiệm này bao gồm công thức máu hoàn chỉnh, đo lượng tế bào hồng cầu có trong máu và số lượng tiểu cầu. Xét nghiệm máu cũng sẽ giúp kiểm tra chức năng gan và thận. Xét nghiệm creatinine Creatinine là một chất thải được tạo ra bởi các cơ. Thận phải lọc hầu hết creatinine từ máu, nhưng nếu các cầu thận bị hư hỏng, creatinine dư thừa sẽ vẫn còn trong máu. Có quá nhiều creatinine trong máu có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của protein và tốc độ bài tiết. Phương pháp điều trị sản giật hiệu quả Sinh con là phương pháp điều trị được khuyến nghị đối với chứng tiền sản giật và sản giật. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ trưởng thành của em bé khi đề xuất thời điểm sinh. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị tiền sản giật nhẹ thì có thể theo dõi tình trạng và điều trị bằng thuốc để ngăn bệnh chuyển thành sản giật. Thuốc và theo dõi sẽ giúp giữ huyết áp an toàn hơn cho đến khi em bé đủ trưởng thành để chào đời. Nếu phát triển chứng tiền sản giật hoặc sản giật nghiêm trọng, bác sĩ có thể sinh con sớm. Kế hoạch chăm sóc sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có thể phải nhập viện để theo dõi cho đến khi sinh con.", "Chào bạn, Số lượng và chức năng của tinh trùng là kết quả của nhiều cơ quan phối hợp. Từ việc tiết hormon sinh dục nam, đến hoạt động của các tế bào sinh tinh trong tinh hoàn, tùy theo nguyên nhân bệnh lý khác nhau mà có những cách điều trị khác nhau. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Nam học để được thăm khám làm các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị nhé. Nếu như nguyên nhân nằm ở việc rối loạn điều hòa hormon sinh dục nam thì có thể điều trị được, nhưng nếu nguyên nhân nằm chính ở những tế bào sinh tinh trùng thì đây là vấn đề nan giải hầu như không thể điều trị. Vì vậy không nên kết luận vội vàng, bạn hãy đến những bệnh viện uy tín để được thăm khám nhé. Tuyệt đối không đến những phòng khám tư nhân trôi nổi bên ngoài sẽ gây tiền mất tật mang. Thân ái chào bạn.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị vô sinh nam Phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh nam Một số bước chẩn đoán bao gồm: Khám sức khoẻ tổng quát, kiểm tra bộ phận sinh dục, tình trạng di truyền, bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phân tích tinh dịch để đo số lượng tinh trùng hiện có và tìm kiếm bất kỳ sự bất thường về hình dạng và khả năng vận động của tinh trùng. Siêu âm bìu để xác định xem có giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc các vấn đề khác ở tinh hoàn hay không. Siêu âm xuyên trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt và tìm kiếm sự tắc nghẽn của ống dẫn tinh. Xét nghiệm nội tiết tố: Các hormone được sản xuất bởi tuyến yên, vùng dưới đồi và tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giới tính và sản xuất tinh trùng. Những bất thường trong hệ thống nội tiết hoặc cơ quan khác cũng có thể góp phần gây vô sinh. Xét nghiệm máu đo mức độ testosterone và các hormone khác. Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh: Tinh trùng trong nước tiểu có thể cho thấy tinh trùng của bạn đang di chuyển ngược vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật trong quá trình xuất tinh (xuất tinh ngược). Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm máu có thể tiết lộ liệu có những thay đổi nhỏ trong nhiễm sắc thể Y hay không - dấu hiệu của bất thường di truyền. Sinh thiết tinh hoàn: Nếu kết quả sinh thiết tinh hoàn cho thấy việc sản xuất tinh trùng bình thường thì vấn đề có thể là do tắc nghẽn hoặc một vấn đề khác trong việc vận chuyển tinh trùng. Đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân gây vô sinh, từ đó tìm cách điều trị phù hợp Điều trị vô sinh nam Nội khoa Điều trị nhiễm trùng: Điều trị bằng kháng sinh có thể chữa khỏi nhiễm trùng đường sinh sản nhưng không phải lúc nào cũng phục hồi được khả năng sinh sản. Thuốc Tư vấn tâm lý có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản trong các tình trạng như rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm. Phương pháp điều trị bằng hormone và thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị thay thế hormone hoặc dùng thuốc trong trường hợp vô sinh do nồng độ hormone nhất định cao hoặc thấp hoặc các vấn đề về cách cơ thể sử dụng hormone. Ngoại khoa Phẫu thuật: Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc sửa chữa ống dẫn tinh bị tắc nghẽn. Thắt ống dẫn tinh trước đó có thể được đảo ngược. Trong trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch, tinh trùng thường có thể được lấy trực tiếp từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn bằng kỹ thuật lấy tinh trùng. Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Các phương pháp điều trị ART liên quan đến việc lấy tinh trùng thông qua xuất tinh bình thường, phẫu thuật chiết xuất hoặc từ người hiến tặng, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể và mong muốn của bạn. Sau đó, tinh trùng được đưa vào đường sinh dục nữ hoặc được sử dụng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh cầu thận màng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh cầu thận màng Việc hỏi bệnh và thăm khám sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán và theo dõi diễn tiến bệnh. Sau khi thực hiện hỏi và khám bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm phù hợp, bao gồm: Xét nghiệm máu Các xét nghiệm máu có thể được thực hiện bao gồm: Creatinin, ure máu và độ lọc cầu thận (eGFR) để đánh giá chức năng thận; Các chất điện giải (Na, K, Cl) để đánh giá rối loạn điện giải; Albumin huyết thanh và protein toàn phần để đánh giá tình trạng hạ albumin và protein máu; Bilan lipid để đánh giá rối loạn mỡ máu; Các xét nghiệm tương ứng với từng loại nhiễm trùng (ví dụ như viêm gan siêu vi B, HIV); Tìm kháng thể kháng PLA2R trong máu. Xét nghiệm albumin và protein để đánh giá tình trạng hạ albumin và protein máu Xét nghiệm nước tiểu Tổng phân tích nước tiểu để đánh giá protein niệu, tiểu máu và soi cặn lắng nước tiểu. Xác định tỷ lệ protein trong nước tiểu hoặc albumin nước tiểu với creatinin sẽ được thực hiện. Xét nghiệm đạm niệu 24 giờ cũng có thể được thực hiện, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Hình ảnh học Các xét nghiệm hình ảnh học có thể được thực hiện để đánh giá tình trạng thận, bao gồm: Siêu âm thận đánh giá bệnh thận , bằng chứng tắc nghẽn và huyết khối tĩnh mạch thận; Chụp doppler tĩnh mạch thận và chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp mạch cộng hưởng từ để loại trừ huyết khối tĩnh mạch thận; Chụp CT ngực loại trừ tắc mạch phổi; Doppler động tĩnh mạch chi dưới đánh giá huyết khối tĩnh mạch sâu. Sinh thiết thận Sinh thiết thận là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh cầu thận màng. Bác sĩ sẽ cho chỉ định thực hiện và kiểm tra các tình trạng của bạn trước khi thực hiện bao gồm rối loạn đông máu. Phương pháp điều trị Bệnh cầu thận màng Điều trị chung của bệnh cầu thận màng bao gồm sử dụng các thuốc: Lợi tiểu; Statin; Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEi) hoặc thuốc chẹn thụ thể (ARB); Liệu pháp chống đông máu (NOAC hoặc thuốc kháng vitamin K); Thuốc hạ áp. Các biện pháp điều trị khác cũng có thể được áp dụng như: Liệu pháp ức chế miễn dịch; Điều trị nguyên nhân của bệnh cầu thận màng thứ phát; Điều trị thay thế thận ở các trường hợp tổn thương thận thiểu niệu, vô niệu tiến triển; Bổ sung vitamin D và canxi nếu có điều trị steroid; Ghép thận ở những người bệnh thận mạn giai đoạn cuối.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng sjogren Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng Sjogren Xét nghiệm máu Nhằm kiểm tra: Mức độ của các loại tế bào máu khác nhau. Sự hiện diện của các kháng thể thường gặp trong hội chứng Sjogren. Bằng chứng về tình trạng viêm. Dấu hiệu của các vấn đề với gan và thận của bệnh nhân. Kiểm tra mắt Bác sĩ có thể đo độ khô của mắt bệnh nhân bằng một xét nghiệm gọi là xét nghiệm nước mắt Schirmer. Một mảnh giấy lọc nhỏ được đặt dưới mi mắt dưới để đo lượng nước mắt của bệnh nhân. Một bác sĩ chuyên điều trị các rối loạn về mắt (bác sĩ nhãn khoa) cũng có thể kiểm tra bề mặt mắt bằng một thiết bị phóng đại được gọi là đèn khe. Họ có thể nhỏ thuốc vào mắt để giúp bệnh nhân dễ dàng nhận thấy tổn thương giác mạc. Chẩn đoán hình ảnh Biểu đồ hình thái: Tia X đặc biệt này có thể phát hiện thuốc nhuộm được tiêm vào tuyến nước bọt trước tai. Quy trình này cho biết lượng nước bọt chảy vào miệng. Xạ hình tuyến nước bọt: Thử nghiệm y học hạt nhân này bao gồm việc tiêm vào tĩnh mạch một đồng vị phóng xạ, được theo dõi hơn một giờ để xem nó đến nhanh như thế nào trong tất cả các tuyến nước bọt. Sinh thiết Bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết môi để phát hiện sự hiện diện của các cụm tế bào viêm, có thể chỉ ra hội chứng Sjogren. Đối với thử nghiệm này, một mảnh mô được lấy ra từ các tuyến nước bọt trong môi và được kiểm tra dưới kính hiển vi. Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Sử dụng các loại thuốc làm giảm viêm mắt, tình trạng tăng tiết nước bọt, các triệu chứng toàn thân và biến chứng. Phẫu thuật. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mô tế bào quanh hốc mắt Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm mô tế bào quanh hốc mắt Hỏi bệnh sử và khám thực thể là rất cần thiết trong việc chẩn đoán viêm mô tế bào quanh hốc mắt. Trong nhiều trường hợp, sẽ có tiền sử viêm xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương, nhiễm trùng từ khu vực lân cận hoặc bị côn trùng cắn. Tiến hành kiểm tra trực quan, kiểm tra xem mắt có di chuyển tự nhiên và phản ứng thích hợp với ánh sáng hay không. Tiến hành khám mắt để kiểm tra các triệu chứng về mắt, nhiệt độ và sưng tấy. Tìm kiếm bất kỳ vết thương nào hoặc xem có vết sưng nhiễm trùng nào khác có thể dẫn đến tình trạng này hay không, chẳng hạn như lẹo mắt. Điều quan trọng là viêm mô tế bào quanh hốc mắt và viêm mô tế bào hốc mắt có biểu hiện tương tự nhau khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn trong một số trường hợp. Để chẩn đoán chính xác và phân biệt với một số bệnh lý khác, cần thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu để ghi nhận tình trạng tăng bạch cầu. Chụp CT scan: Đôi khi tình trạng phù mí mắt nghiêm trọng đến mức không thể khám mắt, do đó không thể phân biệt được giữa viêm mô tế bào trước vách ngăn và viêm mô tế bào hốc mắt. Trong những trường hợp này, việc yêu cầu chụp CT hốc mắt và xoang (để chẩn đoán viêm xoang liên quan) là rất hữu ích. Cấy máu, dịch tiết của mắt, dịch mủ áp xe (nếu có và dẫn lưu) hoặc dịch tiết xoang cạnh mũi. Đây là những điều quan trọng để kê đơn thuốc kháng sinh thích hợp nhất theo độ nhạy cảm của vi khuẩn. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các dấu hiệu kích thích màng não để đánh giá sự hiện diện của các biến chứng nội sọ. Điều trị viêm mô tế bào quanh hốc mắt Nội khoa Việc điều trị viêm mô tế bào quanh hốc mắt khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và tuổi của bệnh nhân. Phương pháp điều trị chính thường là sử dụng kháng sinh đường uống hay tiêm tĩnh mạch để chống lại S.aureus, các loại Streptococcus và vi khuẩn kỵ khí. Bệnh nhân trên một tuổi có triệu chứng nhẹ có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống. Những người mắc bệnh nặng hơn hoặc dưới một tuổi nên nhập viện. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây: Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Khuyến cáo hiện nay sử dụng Clindamycin hoặc Trimethoprim - Sulfamethoxazole (TMP-SMX) cộng với Amoxicillin - Axit clavulanic hoặc Cefpodoxime hoặc Cefdinir. Nếu bệnh nhân chưa được chủng ngừa H.influenzae, nên sử dụng kháng sinh với Beta-lactam. Quá trình kháng sinh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày hoặc lâu hơn nếu tình trạng viêm mô tế bào vẫn tiếp diễn. Acetaminophen làm giảm đau và hạ sốt. NSAID, chẳng hạn như Ibuprofen, giúp giảm sưng, đau và hạ sốt. Kháng sinh là phương pháp điều trị chính khi mắc viêm mô tế bào quanh hốc mắt Ngoại khoa Nếu điều trị ngoại trú không cải thiện sau 24 đến 48 giờ, bệnh nhân nên nhập viện bằng kháng sinh phổ rộng, chụp CT và cân nhắc tư vấn phẫu thuật để có thể rạch và dẫn lưu. Đối với những bệnh nhân có các biến chứng áp xe dưới màng xương, áp xe hốc mắt và huyết khối xoang hang, phẫu thuật là cần thiết để dẫn lưu.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm tuyến tiền liệt Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE); Massage tuyến tiền liệt để thu tinh dịch tích tụ trong túi đem xét nghiệm; Chụp CT, chụp MRI; Siêu âm trực tràng; Nội soi bàng quang; Đo niệu động học; Có thể có xét nghiệm máu và nước tiểu. Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Thuốc kháng sinh: Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Dùng thuốc trong ít nhất 14 ngày. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: Dùng thuốc trong 4 – 12 tuần. Thuốc giảm đau ( paracetamol , ibuprofen…). Thuốc chẹn α để giảm sự co thắt cơ vòng niệu đạo do ảnh hưởng của viêm tuyến tiền liệt. Thuốc kháng viêm (NSAID). Ngâm nước ấm, massage tuyến tiền liệt để giảm đau. Có thể phải dẫn ống thông tiểu nếu bệnh nhân không thể tự tiểu được. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thận ứ nước Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thận ứ nước Để chẩn đoán thận ứ nước, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để phát hiện vi khuẩn gây nhiễm khuẩn, máu hoặc tế bào ung thư. Sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm để xem thận có bị ứ nước, phát hiện thấy sỏi hay không. Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán phân độ thận ứ nước trên siêu âm Phương pháp điều trị thận ứ nước Nguyên tắc điều trị: Việc điều trị thận ứ nước tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Mục đích của việc điều trị là thông dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài và ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Bệnh nhân cần được ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu và giảm thiểu đau đớn trong quá trình điều trị. Bệnh nhân được xét nghiệm, phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của bệnh rồi sau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu. Phương pháp điều trị: Một số cách điều trị bệnh hiệu quả: Thuốc nam: Râu ngô, kim tiền thảo, bông mã đề, cỏ xước, xích đồng… giúp thông dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài, hồi phục chức năng thận và ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Thuốc tân dược: Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ giúp hạn chế bệnh trở nặng và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Điều trị bằng steroid: Steroid giúp ngăn ngừa, hạn chế axit uric có trong sỏi. Điều trị bằng tia laser: Trong trường hợp sỏi thận, sóng xung kích được sử dụng bắn vào viên sỏi, làm sỏi vỡ ra nhiều mảnh nhỏ để có thể ra ngoài qua đường tiết niệu. Đặt ống thông bàng quang: Chỉ định trong trường hợp đường tiết niệu quá hẹp. Phẫu thuật: Liệu pháp phẫu thuật để cắt bỏ, lấy sỏi niệu quản, loại bỏ các khối u gây tắc nghẽn niệu quản khi thận ứ nước ở giai đoạn 3 hoặc 4, thận phình to gây đau đớn cho bệnh nhân. Tìm hiểu thêm: Bệnh thận ứ nước độ 2 có phải mổ không? Thận ứ nước độ 4 có điều trị được không? Liệu pháp phẫu thuật để cắt bỏ, lấy sỏi niệu quản", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị xuất tinh ngược dòng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xuất tinh ngược dòng Kiểm tra sức khỏe Để đánh giá và chẩn đoán tình trạng xuất tinh ngược dòng của bạn, bác sĩ sẽ hỏi và đánh giá về các dấu hiệu và triệu chứng: Xuất tinh rất ít hoặc không có tinh dịch khi đạt cực khoái; Nước tiểu đục sau khi quan hệ tình dục; Vô sinh nam; Bao lâu và tần suất bạn xảy ra tình trạng cực khoái khô; Bất kỳ triệu chứng bất thường khác trên cơ thể bạn; Tiền sử mắc bệnh mạn tính hoặc chấn thương hoặc thuốc đang sử dụng; Tiền sử mắc bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư của bạn. Xét nghiệm Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản để đánh giá tình trạng thiếu hay không có tinh dịch có phải do xuất tinh ngược dòng hay không. Bạn sẽ được yêu cầu tự tạo cảm giác khoái cảm để xuất tinh. Nếu nước tiểu của bạn chứa nhiều tinh trùng thì chẩn đoán sẽ là xuất tinh ngược dòng. Nếu nước tiểu không chứa tinh dịch có nghĩa là bạn có vấn đề trong sản xuất tinh dịch hoặc một bệnh lý khác gây ra. Lúc này, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán. Phương pháp điều trị xuất tinh ngược dòng hiệu quả Xuất tinh ngược dòng có thể không cần phải điều trị nếu bạn không muốn có con. Chúng không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục của bạn và không gây hại đến sức khỏe của bạn. Nếu nguyên nhân gây ra là do thuốc, các triệu chứng sẽ biến mất sau khi bạn ngừng thuốc. Tuy nhiên việc ngừng thuốc cần được sự cho phép của bác sĩ điều trị, do đó hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị trước khi ngừng thuốc đang dùng. Nhiều loại thuốc có thể giúp cơ cổ bàng quang co thắt lại khi xuất tinh gồm: Imipramine: Là một thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ. Thuốc kháng histamin như brompheniramine, chlorpheniramine. Thuốc giúp thông mũi như phenylephrine và pseudoephedrine. Tuy nhiên nếu bạn bị tổn thương thần kinh hoặc cơ cổ bàng quang do phẫu thuật, thuốc thường sẽ không có hiệu quả. Nếu bạn đang muốn có con và sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa sản. Những phương pháp hỗ trợ thụ tinh hiện nay: Thụ tinh trong tử cung: Bơm tinh trùng đã rửa sạch vào tử cung tại thời điểm rụng trứng. Thụ tinh trong ống nghiệm hay IVF (In vitro fertilization). Tinh trùng sẽ được lấy bằng các phương pháp phẫu thuật như: Hút tinh trùng từ tinh hoàn qua da (Testicular sperm aspiration - TESA), chọc hút tinh trùng từ mào tinh (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration - PESA), thu nhận tinh trùng bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (Testicular sperm extraction - TESE). Nhiều phương pháp hỗ trợ thụ tinh hiện nay có thể giúp bạn nếu muốn có con", "Chào em Dũng, Em siêu âm lại hiện nay còn tràn dịch màng tinh hoàn không? Tràn dịch màng tinh hoàn không gây tiểu khó. Tiểu khó do nhiều nguyên nhân khác. Khi lượng nước tiểu có từ 250 ml trong bàng quang sẽ gây kích thích buồn tiểu. Đi tiểu là một động tác tự ý (có thể điều khiển theo ý muốn). Khi tiểu cần sự co bóp đủ mạnh của bàng quang, cổ bàng quang dãn nở đủ rộng, niệu đạo không bị bít tắc. Như vậy tất cả những nguyên nhân ảnh hưởng các yếu tố trên đều gây tiểu khó. Các nguyên nhân có thể gặp là tổn thương thần kinh chi phối, rối loạn co bóp cơ vòng do viêm tại chỗ, u hoặc sỏi niệu đạo gây bít đường đi ra của nước tiểu. Em cần khám tại chuyên khoa tiết niệu có đo niệu động học (đo áp lực bàng quang, áp lực niệu đạo, đo niệu dòng…) để xác định nguyên nhân và điều trị. Thân ái chào em!", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh van tim Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân bệnh van tim Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và lắng nghe tiếng thổi của tim. Bạn có thể làm một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của mình. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm: Siêu âm tim; Điện tâm đồ (ECG); Chụp Xquang lồng ngực; MRI tim; Bài kiểm tra vận động hoặc bài kiểm tra căng thẳng; Thủ thuật đặt ống thông tim. Phương pháp điều trị bệnh van tim hiệu quả Điều trị bệnh van tim phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và tiên lượng của bệnh nhân. Hầu hết các vấn đề về van tim đều có thể được điều trị thành công. Điều trị có thể bao gồm: Thuốc để kiểm soát các triệu chứng và duy trì hoạt động tim. Thay đổi lối sống có lợi cho tim để điều trị các bệnh tim liên quan khác. Phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim. Phẫu thuật sửa van tim có ít rủi ro hơn thay van tim. Vì vậy, khi có thể sửa chữa, nó được ưu tiên hơn thay thế van. Trong một số trường hợp, thay van là cần thiết. Có 2 loại van thay thế: Van sinh học làm từ mô lợn, bò hoặc người. Các van này có xu hướng bị mòn sau 10 đến 15 năm, nhưng một số có thể tồn tại lâu hơn. Van cơ học (do con người tạo ra) thường không bị mòn. Nhưng với van cơ học, bạn thường phải dùng thuốc chống đông máu trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa cục máu đông và nguy cơ bị viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng tim) cao hơn so với van sinh học." ]
Xin nhờ BS tư vấn giúp: Tôi năm nay 40 tuổi điều trị viêm gan B mãn tính đã được 3 năm. Tháng 5/2013 bắt đầu dùng thuốc Hepazol E (các chỉ số khi bắt đầu điều trị AST/ ALT: 70/ 110; HBe: +; HBVDNA = 1,5 x 10 mũ 5). Xét nghiệm gần đây nhất, tháng 2/2016: AST/ ALT: 27/32; DL HBsAg = 3798; HBVDNA < 3x 10 mũ 2. Nay do thuốc Hepazol E trên thị trường sắp hết, tôi muốn chuyển sang dùng Trenstad được không? (Tôi thấy 2 loại thuốc này thành phần như nhau: Emtricitabine............................... 200mg Tenofovir disoproxil fumarate............... 300mg) Kính mong BS giải đáp giúp. Trân trọng cảm ơn. Cụ thể xét nghiệm các giai đoạn như sau: Phát hiện viêm gan B năm 2006, từ tháng 5/2013 bắt đầu dung Hepazol E (tenofovir + Emtricitabine). Kết quả xét nghiệm từng giai đoạn như sau: 1. Tháng 5/2013 (bắt đầu dung thuốc Hepazol E đến nay): AST/ ALT: 70/ 110; HBe: +; HBVDNA = 1,5 x 10 mũ 5 2. Tháng 01/ 2014: AST/ ALT: 24/ 26; HBe: +; AntiHBe: -; HBVDNA< 1,6 x 10 mũ 2; SA ổ bụng : bình thường 3. Tháng 7/ 2014: AST/ ALT/GGT: 19/16/30; HBe: -; Anti HBe: +; DL HBsAg = 7922; HBVDNA < 1,6 x 10 mũ 2. SAOB: bình thường. 4. Tháng 5/2015: AST/ ALT: 32/17; DL HBsAg= 4571; HBVDNA < 1,16 x 10 mũ 2; SAOB: bình thường. 5. Tháng 2/2016: AST/ ALT: 27/32; DL HBsAg = 3798; HBVDNA < 3x 10 mũ 2 (Nguyễn Trọng Văn - Hà Tĩnh)
[ " Chào em, Trường hợp của em là bị viêm gan B mạn thể hoạt động và đã được điều trị tích cực, đáp ứng khá tốt. Hiện, virus đã chuyển sang thể ngủ yên nhưng “mầm” virus vẫn còn trong gan, đang giảm dần theo thời gian. Nếu có điều kiện, em nên tiếp tục theo dõi điều trị như trên với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để khống chế virus tối đa nhằm hạn chế khả năng tái phát và khả năng diễn tiến thành ung thư gan. Thân mến! XEM THÊM: >>> >>> AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn." ]
[ " Chào bạn, Để quyết định có điều trị đặc trị HBV hay không, cần phải xác định cho rõ, bạn đang bị cấp hay mạn. Nếu là cấp thì không cần điều trị đặc trị, chỉ cần dùng thuốc hạ men gan, bổ gan... và theo dõi sau 6 tháng là cơ thể tiệt trừ hết HBV một cách tự nhiên rồi. Nếu là mạn thì phải xét nghiệm thêm HBeAg dương tính hay âm tính vì khi đó chỉ định điều trị và cả thời gian điều trị sẽ khác nhau. Để trả lời câu hỏi về tình trạng gan của bạn có nguy hiểm không thì tôi chưa trả lời được, vì như tôi đã nói 2 yếu tố trên cần làm rõ, nhưng chưa xét đến việc viêm gan siêu vi B, bản thân gan nhiễm mỡ về lâu về dài cũng có nguy cơ làm viêm gan, làm gan yếu đi, do đó, cái chắc chắn trước mắt là bạn phải thay đổi lối sống của mình, tùy mức độ nhiễm mỡ mà có cần dùng thuốc hỗ trợ không, và phòng ngừa lây lan HBV cho người thân, bạn nhé. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface Antigen - kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Chào em, HbsAg dương tính (nồng độ tăng cao vượt ngưỡng tham chiếu) là dấu chứng cho thấy em đang nhiễm virus viêm gan B. Men gan cũng tăng cao, chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, có thể là do viêm gan B cấp, cũng có thể là đợt cấp của viêm gan B mạn, cũng có thể là viêm gan do tác nhân khác trên nền có nhiễm virus viêm gan B không hoạt động. Tùy vào trường hợp nào mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Và để phân định được em rơi vào trường hợp nào, thì bác sĩ sẽ cần xem xét trực tiếp xét nghiệm em đã làm, và đề nghị thêm 1 số xét nghiệm khác nữa. Em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Gan mật để được kiểm tra chuyên sâu hơn và có hướng điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Thân mến!", "Suy gan cấp trong thai kỳ dẫn đến hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai khi tự ý ngưng thuốc. Chào em, Trường hợp của em là cần phải duy trì uống thuốc Batigan liên tục mỗi ngày 1 viên cho đến khi dịch bệnh tạm ổn định hơn rồi đi khám kiểm tra lại. Nếu em không lấy thuốc được thì đành phải tự mua thuốc ở ngoài, chỉ cần là thuốc có thành phần Tenofovir 300 mg (hiệu gì cũng được, Batigan cũng được) chứ không được ngưng thuốc này nha. Biến chuyển của bệnh viêm gan B trong thai kỳ không đơn giản. Xét về mẹ, có những trường hợp bị bùng phát viêm gan B cấp, suy gan cấp trong thai kỳ dẫn đến hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai khi tự ý ngưng thuốc (tức là có người bị, có người không bị, không ai nói trước được em thuộc nhóm nào). Xét về con, người mẹ có viêm gan B mạn mà HbeAg Dương Tính thì khả năng lây cho con lúc sinh cao hơn người có HbeAg âm tính; nguy cơ lây cho con còn phụ thuộc vào tải lượng virus trong những tháng cuối của thai kỳ. Thân mến!", "Mô tả ngắn:\nThuốc Tefostad T300 là sản phẩm của Stellapharm, có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarate được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị nhiễm HIV-týp 1 (HIV-1) ở người lớn, điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, chống lại virus HBV đột biến đề kháng với lamivudin.\nThành phần:\nTenofovir disoproxil fumarat: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Tefostad T300 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTenofovir disoproxil fumarate được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (nhưng không nên sử dụng riêng lẻ) trong điều trị nhiễm HIV -týp 1 (HIV-1) ở người lớn. Tenofovir disoproxil fumarate được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong phòng ngừa nhiễm HIV sau khi đã tiếp xúc với bệnh (do nghề nghiệp hay không do nghề nghiệp) ở những cá thể có nguy cơ lây nhiễm virus. Tenofovir disoproxil fumarate cũng được dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn. Cũng như adefovir, tenofovir cũng có hoạt tính chống lại virus HBV đột biến đề kháng với lamivudin.", " Chào em, Các xét nghiệm mà em nêu trên đều cho kết quả rất khả quan. Gan còn tốt, không viêm, không xơ hóa, lượng virus viêm gan B trong máu thấp hơn ngưỡng (không đồng nghĩa là không có virus HBV nào trong máu đâu nhé em!). Nếu thật sự em có “bị viêm gan B” thì theo xét nghiệm này, chúng ta có 3 tình huống. - Một là, em bị nhiễm virus : Tế bào gan không bị tổn thương, men gan không tăng, vì virus và cơ thể em (chủ yếu là lá gan) đang chung sống hòa bình với nhau. - Hai là, em bị viêm gan B cấp tính: Ban đầu thì có tổn thương tế bào gan cấp do nhiễm HBV, nhưng cơ thể có thể chống lại và thải trừ virus gây bệnh (trong vòng 6 tháng), nồng độ virus trong máu giảm dần và mất đi hẳn, men gan về bình thường. - Ba là em bị viêm gan B mạn tính nhưng điều trị khỏi (đa số là nhờ thuốc, có rất ít trường hợp là tự khỏi), thì nồng độ virus trong máu cũng giảm dần và men gan về bình thường. Vì thế, hiện với thông tin em cung cấp thì BS không biết em thuộc tình huống nào, em nên đem kết quả này trao đổi với BS gan mật đang điều trị cho em để nắm rõ tình hình và hướng điều trị tiếp theo tùy vào dạng nào, em nhé. Thân mến!", " Chào em Nam, Trường hợp của em có một điều đáng mừng là em không bị viêm gan C và em đã có đề kháng với viêm gan B khá nhiều, không cần phải chích ngừa lại mà vẫn không bao giờ bị mắc bệnh , ít nhất là cho đến khi 90 tuổi. Tôi không khám bệnh trực tiếp cho em cũng như không rõ lứa tuổi, chiều cao và cân nặng của em nên tôi chỉ dự đoán khả năng men gan cao của em là do trước đó em có uống thuốc gì đó (ví dụ như thuốc ho, cảm, sổ mũi thông thường) hoặc 24 giờ trước khi xét nghiệm kiểm tra em có uống rượu bia hoặc em bị gan thoái hóa mỡ mà không biết. Tóm lại, em cần ngưng rượu bia, hạn chế thức ăn béo trong 1 tháng rồi đi khám lại với BS chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để có hướng theo dõi và chẩn đoán chính xác hơn. Men gan cao đôi khi không có triệu chứng gì cả. 10-15% số trường hợp bệnh nhân than tức vùng bụng trên bên phải hoặc có người cảm thấy mệt mỏi, đuối sức khi làm việc. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Mô tả ngắn:\nThuốc Tenofovir Stada 300 mg được sản xuất bởi Công ty Tnhh Ld Stada - Việt Nam chứa thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat . Thuốc được chỉ định sử dụng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV – typ 1 (HIV-1) ở người lớn. Thuốc còn được dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn.\nThành phần:\nTenofovir disoproxil fumarat: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Tenofovir 300 mg Stada được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTenofovir disoproxil fumarat được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (nhưng không nên sử dụng riêng lẻ) trong điều trị nhiễm HIV - typ 1 (HIV-1) ở người lớn. Tenofovir disoproxil fumarat được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong dự phòng nhiễm HIV sau khi đã tiếp xúc với bệnh (do nghề nghiệp hay không do nghề nghiệp) ở những cá thể có nguy cơ lây nhiễm virus. Tenofovir disoproxil fumarat cũng được dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn. Cũng như adefovir , tenofovir cũng có hoạt tính chống lại virus HBV đột biến đề kháng với lamivudin.", "Mô tả ngắn:\nTeravir – Af 25 mg do Natco Pharma Limited sản xuất, có thành phần chính là tenofovir 25 mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và thanh thiếu niên. \n Teravir – Af 25 mg được đóng gói trong hộp 1 chai 30 viên nén bao phim.\nThành phần:\nTenofovir alafenamide: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Teravir – Af 25 mg được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, nặng ít nhất 35 kg).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Fenostad 200 mg là dược phẩm của công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam, có thành phần chính fenofibrat 200 mg, được sử dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các tip IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.\nThành phần:\nFenofibrate: 200mg\nChỉ định:\nFenostad được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân):\nĐiều trị tăng triglycerid huyết nặng có hoặc không có HDL cholesterol thấp. Tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin. Tăng lipid huyết hỗn hợp ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cần thêm vào một statin khi các triglycerid và HDL cholesterol không được kiểm soát đầy đủ.", " Chào em, hiện nay được điều trị khởi đầu theo phác đồ 2RHZE(S)/4RHE. Liều lượng cần thiết với cân nặng của em là Ethambutol 400mg x3 viên/ngày; TURBE 150/100mg x4 viên/ngày. Nhưng liều lượng thuốc nên được cân nhắc và điều chỉnh bởi bác sĩ chuyên khoa tùy theo cơ địa mỗi người, tự ý thay đổi liều thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Do đó, em cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị trước đó đã kê toa cho mình để biết lý do vì sao em được kê toa thuốc với liều như trên em nhé! Thân mến! ", "Chào bạn, Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi B hiện tại đang được sử dụng tại Việt Nam là theo khuyến cáo y tế toàn cầu, thuốc điều trị Tenofovir là phác đồ chung nên bạn sẽ không cần phải lo lắng nếu có sự thay đổi về hệ thống y tế từ Việt Nam sang Nhật. Tình trạng của bạn hiện tại virus đã về dưới ngưỡng phát hiện thì rất an toàn cho việc mang thai. Đối với phụ nữ nhiễm viêm gan siêu vi B trong quá trình mang thai cũng được khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị và có sự chỉnh liều cũng như một số loại thuốc bổ khác, vấn đề này do bác sĩ sản khoa khi tham vấn tiền sản sẽ chỉ định rõ ràng để sản phụ theo đó mà thực hiện, nên bạn sẽ không cần lo lắng nhé. Để đảm bảo quá trình thai kỳ an toàn, bạn nhất định phải đến khám chuyên khoa Sản trước khi có ý định mang thai. Thân ái chào bạn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg được sản xuất bởi Mylan Laboratories Limited- Ấn Độ, thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarate, là thuốc được dùng để điều trị HIV-1 và viêm gan B . \n Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi viên chứa Tenofovir disoproxil fumarate 300 mg và được đóng gói theo quy cách: Chai HDPE chứa 30 viên\nThành phần:\nTenofovir disoproxil fumarate: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nHIV-1: Tenofovir được chỉ định kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác để điều trị nhiễm HIV-1 ở bệnh nhận từ 18 tuổi trở lên.\nHiệu quả của Tenofovir dựa trên kết quả của các nghiên cứu điều trị cho các bệnh nhân chưa từng điều trị trước đó, bao gồm các bệnh nhân có số lượng virus lớn (> 100.000 bản sao/ ml) và các nghiên cứu trong đó. Tenofovir được dùng bổ sung vào liệu pháp điều trị cơ bản (chủ yếu là liệu pháp kết hợp 3 thuốc) cho bệnh nhân trước đó đã từng điều trị thuốc chống retrovirus nhưng thất bại (<10.000 bản sao/ml, chủ yếu là bệnh nhân có < 5.000 bản sao/ml).\nLựa chọn Tenofovir để điều trị cho những bệnh nhân đã từng điều trị thuốc chống retrovirus trước đó phải dựa trên kết quả thử nghiệm tính nhạy cảm của virus và/hoặc tiền sử điều trị của bệnh nhân.\nViêm gan B: Tenofovir được chỉ định cho điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn với chức năng gan còn bù, với bằng chứng hoạt động nhân bản của virus, nồng độ alanine aminotrasferasem (ALT) tăng cao liên tục và bằng chứng mô học của viêm đang hoạt động và/hoặc xơ hóa hoặc điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn với bệnh gan mất bù .", "Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới Chào bác, Mục tiêu điều trị viêm gan B chủ yếu là ức chế sự sao chép của HBV lâu dài, cải thiện chất lượng sống của người bệnh, ngăn ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan, dự phòng lây truyền HBV cho cộng đồng, dự phòng đợt bùng phát viêm gan siêu vi B. Điều trị thuốc kháng virus đường uống nhìn chung thường sử dụng kéo dài; trước đây, thường dựa vào HBeAg, HBV-DNA để xác định thời điểm ngưng thuốc (thường là khi đạt chuyển đổi huyết thanh, HBV DNA dưới ngưỡng thì  điều trị thêm 12 tháng rồi ngưng thuốc). Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy virus tái hoạt hoá sau khi ngưng thuốc. Do đó, việc xác định thời gian điều trị nên có sự theo dõi sát về đáp ứng của từng bệnh nhân, một số cơ địa người bệnh nguy cơ cao diễn tiến tới xơ gan, ung thư gan thì nên điều trị kéo dài (điều trị suốt đời). Nếu chưa có xơ gan thì thời điểm lý tưởng nhất để ngưng điều trị là khi xét nghiệm HBsAg âm tính. Ngay cả khi HBV-DNA dưới ngưỡng, bác vẫn cần tiếp tục duy trì thuốc, BS sẽ theo dõi các xét nghiệm HbeAg, HBsAg để quyết định thời điểm kết thúc điều trị bác nhé!", " Chào anh, Mục tiêu điều trị theo các khuyến cáo hiện nay là: 1. Bình thường hóa men gan 2. Chuyển đổi huyết thanh: HBeAg từ (+) thành (-) và xuất hiện anti HBe 3. HBV DNA không phát hiện (dưới ngưỡng) kéo dài 4. Mất HBSAg và chuyển đổi huyết thanh: HBSAg từ (+) thành (-) và xuất hiện anti HBS. Để đạt được mục tiêu số 4 là vấn đề hết sức khó khăn, do đó, khi ngưng thuốc sớm rất nhiều trường hợp bị viêm gan siêu vi B bùng phát mặc dù đã đạt 3 mục tiêu điều trị trước đó. Vì vậy, khi các chỉ số của anh trở về bình thường thì cần duy trì thuốc kháng virus ít nhất 1 năm nữa, và chỉ ngưng thuốc khi BS điều trị đánh giá là an toàn (đối với thuốc uống). Thân ái, Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725", "Chào em, Xét nghiệm định lượng HBV-DNA hay còn gọi là định lượng virus viêm gan B trong máu là một xét nghiệm nhằm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong một đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh, sử dụng đơn vị IU/ml hoặc copy/ml (1IU tương ứng 5-6 copy), từ đó đánh giá mức độ nhân lên của virus trong các tế bào gan. Nồng độ virus được coi là cao khi trên 10.000 IU/ml, mức độ trung bình từ 2000-10.000 IU/ml và mức độ thấp khi dưới 2000 IU/ml và dưới ngưỡng phát hiện là khi dưới 20 UI/ml. Do đó, kết quả xét nghiệm HBV-DNA của em là dưới ngưỡng phát hiện. Điều này có nghĩa là còn virus trong máu nhưng thấp hơn ngưỡng phát hiện. Em vẫn chưa khỏi bệnh. Để xác định là khỏi bệnh, cần có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính và HBsAb dương tính đồng thời." ]
BS cho em hỏi, Hôm rồi em vừa bị ăn trúng đồ nướng mà chưa được chín. Mà đồ sống này em mua ở siêu thị về nướng. Cho hỏi em có bị sao không ạ?
[ "Chào em, Ăn đồ nướng chưa chín tới thì sẽ đối diện với 2 nguy cơ chính, một là nhiễm ký sinh trùng, hai là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy) do nhiễm trùng nhiễm độc. Tuy nhiên, khả năng xảy ra 2 nguy cơ này còn tùy vào chất lượng thực phẩm, lượng độc chất hay vi sinh vật nuốt phải, sức đề kháng của cơ thể… mà có xảy ra hay không. Nếu đã ăn hơn 6 giờ thì chỉ đành ngồi đợi khi có triệu chứng ngộ độc (đau bụng, tiêu chảy…) thì đến BV để được xử trí thích hợp tùy mức độ của bệnh, còn nếu không có gì xảy ra thì thôi. Đồng thời em cũng cần tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Thân mến." ]
[ "Dạ kính chào bác, Trường hợp của bác gái có thể chỉ là sự nhuộm màu thực phẩm chứ không phải dấu hiệu bệnh lý. Bác chú ý lại những món ăn hoặc thuốc uống trong tháng xem những loại nào có màu đậm hay không. Nếu như tình trạng trên vẫn tiếp diễn sau khi tránh các thức ăn màu thì bác có thể đưa bác gái tới BV khoa Răng hàm mặt để kiểm tra lại. Thân mến!", "Nên kiểm tra và lót vải trước khi ngồi lên cỏ Chào em, Không ai có thể trả lời chắc chắn là em có bị kim đâm hay con gì cắn được, vì 2 cảm giác đó như nhau. Nhưng đa số trường hợp là do con gì cắn mà thôi. Cách an toàn nhất để mang lại sự an tâm cho bản thân là làm xét nghiệm HIV, viêm gan B, C sau 3 tháng từ ngày em ngồi trên cỏ, và chú ý khi ngồi lên bãi cỏ, nhớ kiểm tra bên dưới cỏ và lót miếng lót dày bên dưới chỗ ngồi, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Hiện tượng sưng tăng lên sau khi cắt chỉ ở môi có thể do dị ứng (ăn phải món gì gây dị ứng, dùng son môi...), có thể do sẹo phì đại, cũng có thể do viêm nhiễm. Em có bệnh tiểu đường thì cần khám lại bác sĩ đang điều trị bệnh cho em sớm, để bác sĩ xem có dấu hiệu viêm nhiễm hay không mà điều trị thích hợp, vì người bệnh tiểu đường rất dễ bị viêm nhiễm. Việc ăn trứng không ảnh hưởng đến vết thương, nhưng ăn nhiều trứng thì không tốt cho mỡ máu, em chú ý không ăn quá 3 trứng / tuần, em nhé. Bên cạnh đó, em cần: - Đánh răng ngày 3 lần sau ăn, súc miệng nước muối pha loãng (đậm đặc sẽ làm khô niêm mạc) mỗi lần ăn hay uống (nước ngọt) gì lặt vặt trong ngày; - Không rượu bia, café, thuốc lá; - Dùng khẩu trang sạch, chất liệu cotton khi ra đường; - Nên cắt nhỏ thức ăn, hạn chế các món phải “gặm” như sườn, giò; - Rửa mặt bằng nước sạch, tránh dùng hóa chất (sữa rửa mặt, xà bông); - Không cào gãi môi, liếm môi, bặm môi; - Không sử dụng son môi. Thân mến.", "Chào bạn, Thịt gà đã qua tẩm ướp cũng là một dạng thực phẩm được xử lý, các loại thực phẩm được xử lý đều có hạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Nếu bạn sử dụng thực phẩm này trong thời hạn sử dụng và đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm đúng như khuyến cáo thì vẫn có thể sử dụng bình thường. Còn những thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc được bảo quản trong điều kiện không đúng như nhà sản xuất đưa ra thì tuyệt đối không được sử dụng vì có khả năng sẽ gây nguy hại cho đường tiêu hóa. Thân ái chào bạn.", "Em Tiền\r\nthân mến, Vết\r\nthương sau bằng laser cần được chăm sóc như vết thương bình\r\nthường. Tránh nước được khuyến khích sau ừ 6-12 tiếng giúp bạn chế\r\ntình trạng nhiễm trùng. Em\r\nsử dụng thuốc bôi liền sẹo gây ngứa và sưng lên có thể do vùng da mới của sẹo\r\nmẩn cảm với một số thành phần của thuốc, em nên ngừng sử dụng. Em có thể thoa\r\ncác thuốc giúp quá trình liền sẹo như A-derma epithelial HA nhiều lần trong\r\nngày. Chế\r\nđộ ăn không liên quan đến khả năng liền sẹo cũng như ảnh hưởng đến màu sắc của\r\nsẹo, em nhé!", "Chào em, Trong tình huống của em, tại thời điểm con chó con cắn em thì chắc chắn nó không bị nhiễm dại, vì nó vẫn còn sống qua mốc 15 ngày sau đó, do đó tại thời điểm đó chắc chắn em không bị lây virus dại, hơn nữa em vẫn tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa dại kia mà. Các triệu chứng của em hiện tại cũng không phải triệu chứng nhiễm dại, và không có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nguyên nhân do đâu mà em bị ngứa, bị sốt, ho, đau họng (có thể là viêm họng cấp thôi) thì cần đến bệnh viện để kiểm tra, em có thể đến Bệnh viện Nhiễm Nhiệt đới cũng được, để làm luôn xét nghiệm tầm soát nhiễm sán dải chó mèo nếu em có tiếp xúc thân mật với chó mèo, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Nhiều khả năng em bị trào ngược dạ dày thực quản và có bệnh lý về răng miệng đi kèm. Em nên khám chuyên khoa tiêu hóa và khám cả nha khoa để phối hợp điều trị song song. Trong thời gian này, em nên hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm/ vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé!", "Trong cuộc sống hàng ngày việc chế biến thức ăn cho gia đình rất quan trọng, đảm bảo sao cho thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, ngon, bổ và hợp vệ sinh. Điều đó đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Để có một bữa ăn ngon cho gia đình trước tiên chúng ta cần chọn lựa thức ăn như rau cải, thịt cá phải tươi không bị ươn thì nấu mới ngọt và có nhiều chất dinh dưỡng. Thức ăn được chế biến nên dùng trong ngày. Nếu để lâu ngày và hâm lại nhiều lần sẽ mất đi dưỡng chất và các vitamin. Tuyệt đối không dùng thức ăn bị ôi thiu, lên men. Nhất là khi thời tiết nắng nóng dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, không khí và thời gian thức ăn rất dễ bị ôi thiu. Sau khi dùng các thực phẩm này từ 1 -48 giờ có thể gây nôn ói, tiêu chảy, đau đầu. đau bụng, sốt, nhiễm nấm hoặc nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng như tiêu chảy nhiễm trùng, về lâu dài có thể gây ung thư.", "Chào em, Hiện tượng này rất thường gặp, đó là do thực phẩm mà gia đình em chế biến vệ sinh kỹ hơn, ít dùng gia vị hơn trong nấu nướng hơn nên đường ruột của em không có đủ đề kháng khi ăn món ăn không phải gia đình nấu. Một số ít trường hợp là có liên quan đến tâm lý căng thẳng khi ăn bên ngoài gây nên. Dù sao đi nữa thì hiện tượng này không nguy hiểm, nhưng sẽ gây bất tiện sau này khi em cần hòa nhập với cuộc sống ngoài xã hội (ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp...). Để khắc phục chuyện này em có thể dùng thêm men vi sinh, và tập dần ăn đồ ăn bên ngoài riết là quen. Thân mến.", "Chào em, Đây là tình trạng , có thể là do nhiễm virus,\r\nnhiễm nấm, tiếp xúc với côn trùng hay tác nhân gây dị ứng... Vì trên nền da đã\r\nxăm bác sĩ rất khó quan sát tổn thương da. Do vậy, tốt hơn\r\nhết là em nên khám chuyên khoa da liễu sớm, để được chẩn đoán xác định bệnh và\r\nđiều trị thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ\r\nmỗi ngày, mặc đồ thoáng mát, hạn chế các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng lên\r\nnhư đồ biển, thịt bò, thịt rừng (món nào ăn vào thấy nổi sẩn ngứa thì tránh\r\nra), không thuốc lá, cử bia rượu. Thân mến! ", " Chào em, Tình trạng em gặp phải có liên quan đến phản ứng - là phản ứng dị ứng cấp tính có thể gây nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời. Các dị ứng nguyên có thể là thức ăn, thuốc, côn trùng đốt… Phản ứng phản vệ có thể xuất hiện hai pha, kể cả khi không còn tiếp xúc với dị nguyên. Do đó em nên khám cấp cứu tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được theo dõi và điều trị. Thân mến! ", "Chào bạn, Chắc là bé ăn trúng gì rồi, nên coi lại . Thân mến! BS Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - BV Nhi đồng 1", "Chào\r\nem, Các\r\nvật lạ (dị vật) khi vô tình nuốt vào đường tiêu hoá có thể bị tiêu huỷ bởi , hoặc vướng lại trong\r\nđường tiêu hoá. Trường hợp nếu có trầy xước hoặc vướng lại thì đã có biểu hiện\r\ncủa biến chứng. Nếu có vướng lại trong ruột thì đã có biểu hiện của tắc ruột. Trường\r\nhợp của em thời gian nuốt dị vật đã lâu mà hiện tại em không có triệu chứng gì,\r\nvậy em đừng quá lo lắng. Nếu chưa yên tâm, em cũng có thể đến khám BS chuyên\r\nkhoa Nội tiêu hoá để kiểm tra lại, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Thông thường cảm giác nóng sau khi rất nhanh khỏi, ít khi kéo dài như trong trường hợp của em. Nếu triệu chứng trên vẫn còn kéo dài nhiều ngày sau thì nhiều khả năng \r\ncó tổn thương da thật sự. Em nên đến khám BS chuyên khoa Da liễu em nhé. Chúc em sớm khắc phục được tình hình.", " Chào bạn, thi thoảng xảy ra khi ăn một vài loại thức ăn rắn không phải là dấu hiệu của bệnh lý ung thư thanh quản hay thực quản mà có thể nguyên nhân là do tình trạng viêm họng mạn của bạn. Các dấu hiệu do bệnh lý ung thư gây ra như nuốt nghẹn, khó thở, khàn tiếng… thường dai dẳng và tiến triển nặng thêm theo thời gian. Nếu tình trạng viêm họng thường xuyên gây khó chịu, bạn nên đến BS chuyên khoa tai mũi họng để BS đánh giá và có hướng xử trí thích hợp. Thân mến!" ]
Chào bác sĩ! Em mang 2 thai cùng trứng, 1 thai bị lưu 13 tuần, 1 thai bị phù, BS siêu âm bảo bị hỏng. Em đang lo lắng không biết phải làm như thế nào? Xin bác sĩ cho em lời khuyên về nạo hút thai trong trường hợp của em. Em xin chân thành cảm ơn! (P.T Chuyên – Hà Nội)
[ "Em Chuyên thân mến, Tùy theo tuổi thai và thời gian thai lưu sẽ có hướng xử trí\r\nkhác nhau em ạ! Có thể nạo hoặc nong cổ tử cung bằng que nong rồi nạo hút\r\nlại bằng ống carman. Nếu thai lớn trên 14 tuần phải đặt kovac’s rồi truyền giục\r\nsanh bằng Oxytocin chờ sanh tự nhiên, sau đó kiểm tra lại buồng tử cung. Nhưng trước khi can thiệp, cần phải làm nhiều xét nghiệm máu\r\ncần thiết để phòng ngừa rối loạn cơ chể đông máu. Trường hợp của em nên đến BV\r\nsản khoa có uy tín, các BS sẽ hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp\r\ncho em. AloBacsi thành thật chia buồn cùng em!" ]
[ "Bạn Hồng Nhung thân mến, Trường hợp của bạn trên siêu âm cho thấy: - Túi thai 2 tương đương 6-7 tuần, không có phôi thai và túi noãn hoàng như vậy túi thai đã hỏng. - Túi thai 1 tương đương 6 tuần, có phôi thai, tim thai (+) nên bạn tiếp tục theo dõi chưa thể khẳng định đang hỏng. Do có 2 túi thai riêng biệt nên khi một túi thai hỏng thì túi thai còn lại sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay không có cách điều trị nước ối ít. Bạn nên uống nhiều nước, trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi. Bạn tiếp tục theo dõi sát sự phát triển của thai bởi một BS sản khoa để có hướng can thiệp khi cần thiết. Chúc bạn nhiều may mắn!", "- nguồn internet Chào bạn Hoàn, Thai lưu có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bất thường giải phẫu chiếm khoảng 10-15%. Bất thường tử cung có nhiều loại: tử cung đôi, tử cung 1 sừng, tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn. Khi có dị dạng tử cung, người phụ nữ dễ bị hư thai, sanh non, ngôi bất thường. Trong các dị dạng tử cung thì chỉ có tử cung có vách ngăn là có thể điều trị hiệu quả bằng nội soi buồng tử cung cắt vách ngăn. Còn các dị dạng khác thì điều trị còn khá hạn chế. Bạn nên thăm khám đúng hẹn của bác sĩ, tranh thủ thư giãn nghỉ ngơi. Khi có dấu hiệu bất thường như ra huyết, ra nước âm đạo hay đau bụng thì đi khám ngay. Thân mến,", "Chào bạn, Hiện tượng của em mang lại là song thai cùng trứng có một hội\r\nchứng là: hội chứng truyền máu trong . Lúc này sẽ có một thai bị phù còn\r\nmột thai bị suy dinh dưỡng. Nếu hiện tượng này kéo dài thì 2 thai sẽ tử vong,\r\nvì thế em nên đi khám trước sinh vào tuần thứ 16 đến 19 tuần 6 ngày.", "- nguồn internet Chào bạn Mẫn, tăng biến chứng cho những lần mổ sau. Biến chứng khi mang thai cũng như khi mổ sanh lặp lại. Nếu lần mổ trước có nhiễm trùng hay lành vết mổ không tốt sẽ gây nguy hiểm cho lần mang thai sau như đau hay nứt vết mổ. Bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có thai lại. Nếu không bạn có thể phải trả giá cho sức khỏe thậm chí cả tính mạng của mình. Hãy cố gắng nuôi dưỡng 2 bé thật tốt là góp phần ủng hộ bình đẳng nam nữ rồi, bạn nhé!", "Chào Xuân Linh, AloBacsi rất cám ơn bạn đã trình bày thật chi tiết. Sau khi hút thai, kinh nguyệt của bạn tuy có đều nhưng cũng có bất thường là lượng kinh quá ít và số ngày hành kinh ngắn hơn bình thường (2 ngày). Qua các chu kỳ kinh (tháng 9 – 10), nang noãn của bạn có trưởng thành nhưng lớp nội mạc quá mỏng, nên bạn không thể có thai (nang noãn 19mm, lớp nội mạc 5mm). Từ tháng 11/2011 đến nay bạn chưa có kinh, chưa có hiện tượng thụ thai, nhưng chu kỳ kinh của bạn đang bị rối loạn (kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc mất kinh…), nên BS đã điều trị. Bạn yên tâm dùng thuốc và tái khám theo hướng dẫn của BS, phải điều trị nhiều chu kỳ mới có kết quả. Trong thời gian chuẩn bị mang thai bạn cố gắng nghỉ ngơi nhiều, làm việc và sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, stress… sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời tránh dùng các thuốc (đông hoặc tây y) khi chưa có chỉ định của BS. Chúc bạn mau sớm có baby!", "Em\r\nPhan Liên thân mến, Với\r\nkết quả siêu âm trên thì chỉ biết em đang có thai và hiện thai đã làm tổ trong\r\nbuồng tử cung, còn thai kỳ của em (đơn hay đôi, tim thai, nước ối…) như thế nào\r\nthì chưa thể biết được trong lúc này. Buồng\r\ntrứng trái có nang nhưng có thể đây là , nên em không phải\r\nlo lắng về vấn đề này. Em cần tiếp tục tái khám và siêu âm lại sau 1 tuần. Chúc\r\nem có thai kỳ khỏe mạnh. Thân\r\nmến,", " Chào em, Trường hợp của em nên xạ em nhé. Em sẽ được tư vấn kỹ trước khi xạ. và xạ đều ảnh hưởng đến buồng trứng dù ít hay nhiều. Em nên khám lại và tư vấn kỹ hơn, dù tình hình xấu như thế nào cũng can đảm mà xạ trị em nhé. Chúc em mau khỏe! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em Thanh Trà, Đây cũng là một vấn đề khó, gia đình em cần được tư vấn bởi bác sĩ sản khoa trước khi quyết định giữ thai hay bỏ thai. Hiện tại em đã điều trị đến tháng thứ 7, gần chấm dứt liệu trình điều trị. Em cần đến khám BS chuyên khoa hô hấp để đánh giá lại bệnh và thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tình trạng mang thai của em. Nếu vợ chồng em hiếm muộn thì có thể cân nhắc giữ lại thai và theo dõi sát bởi bác sĩ sản khoa, chấm dứt thai kỳ sớm nếu có dấu hiệu bất thường. Thuốc ethambutol là thuốc qua được nhau thai, vì vậy em nên tham khảo ý kiến BS sản khoa, em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn Hien, AloBacsi thật lấy làm tiếc cho việc đã xảy ra với bạn. Thai chết lưu là thai được làm tổ trong buồng tử cung, nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm thai ngưng phát triển, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai chết lưu trong trường hợp quá non (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi mà chính người mẹ cũng không biết thai đã chết lưu. Nguyên nhân có thể do di truyền, môi trường, mẹ bị bệnh cấp tính như sốt cao đột ngột, bị cúm… các bệnh mạn tính: bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao (tiền sản giật, sản giật), các bệnh bẩm sinh của thai hoặc phần phụ thai… Khi phát hiện thai lưu cần nhanh chóng đưa thai ra ngoài để tránh tình trạng rối loạn đông máu gây băng huyết nặng. Tuy nhiên, nếu thai chết lưu được phát hiện và can thiệp sớm thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người mẹ. Bình thường khi có thai, màng bào thai có 3 màng: màng rụng, màng đệm, màng ối. Bản chất của màng rụng là nội mạc tử cung chuyển hóa thành, trứng thụ tinh sẽ làm tổ trong nội mạc tử cung. Màng rụng có 3 phần: Phần nội mạc bên ngoài là màng rụng thành, phần nội mạc bao trùm lên thai là màng rụng bao và phần nội mạc nơi nhau thai bám vào là màng rụng đáy. Khi thai phát triển lớn lên, màng rụng bao và màng rụng thành sẽ áp sát vào nhau. Bình thường khi có thai màng rụng sẽ dày lên trong 3 tháng đầu thai kỳ (để thuận lợi cho thai làm tổ và phát triển) mỏng dần để đạt 1 - 2 mm lúc gần ngày sanh, sẽ bong ra trong thời kỳ hậu sản. Nếu do một nguyên nhân nào đó làm thai ngưng phát triển, thì màng rụng này sẽ không dày lên nữa, mà dần dần thoái hóa và bong ra gây xuất huyết âm đạo (nếu phát hiện sớm sẽ chưa có dấu hiệu xuất huyết âm đạo). Bình thường sau khi lấy thai hoặc sảy thai tự nhiên cần tái khám lại sau 2 tuần để xem có sót thai hoặ tử cung có ứ dịch…? Sau 4-8 tuần mới có kinh trở lại, nhưng cũng có trường hợp thuận lợi sẽ có thai lại trong giai đoạn này, nên bạn cần thận trọng nhé. Thân ái!", "Chào em Kim Châu, AloBacsi xin trả lời cho em như sau: - Phần của cô bạn thân em, tốt nhất nên theo dõi khám và làm xét nghiệm ở BV\r\nPhạm Ngọc Thạch cho đến khi có kết quả chẩn đoán rõ ràng là ung thư phổi hoặc\r\nlao phổi, từ đó BV sẽ có phác đồ điều trị cho cô bạn của em. Tất cả các bệnh lý của thai phụ đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi,\r\nnhưng ảnh hưởng như thế nào còn tùy thuộc vào bệnh lý, thuốc điều trị và sức\r\nkhỏe của thai phụ… - Tất cả các xét nghiệm trong quá trình mang thai đều có một ý nghĩa riêng biệt\r\nvà giúp cho BS điều trị cũng như BS siêu âm theo dõi được sự phát triển của\r\nthai nhi, so sánh các kết quả của những lần khám trước hoặc theo dõi những bất\r\nthường (nếu có). Do vậy, em làm mất hết những xét nghiệm trước sẽ khó cho BS điều trị và BS siêu\r\nâm, nhưng những xét nghiệm hoặc siêu âm sau này em cần giữ kỹ nha, sẽ giúp cho\r\nBS theo dõi được thai nhi và liên quan đến quá trình chuyển dạ của em. Chúc em vượt cạn an toàn!", "Chào em Trúc Phạm, AloBacsi không rõ em đã làm xét nghiệm Double test chưa, nếu chưa thì em nên\r\nlàm xét nghiệm Triple test, khi có kết quả BS sẽ tư vấn thêm cho em nên làm\r\nxét nghiệm chọc ối nữa không nhé. Hiện tại, với kết quả siêu âm có nang đám rối mạch mạc chưa thể khẳng định thai\r\nnhi có bệnh hoặc không, vì nang này có thể thấy một hoặc hai bên não thất với\r\nnhiều kích thước khác nhau. Nang thường thấy trên siêu âm ở tuổi thai 16-24\r\ntuần và hơn 95% trường hợp nang tự biến mất ở tuần thứ 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số nhỏ thai nhi có nang đám rối mạch mạc liên quan đến bệnh\r\nnhiễm sắc thể trisomy 18.", "Mến chào em, Theo như em mô tả thì em đang có dấu hiệu dọa sảy thai, qua siêu\r\nâm có hiện tượng bóc tách túi thai. Việc tiên lượng còn tùy thuộc vào sự phát triển của phôi thai,\r\ntim thai, bóc tách túi thai có tiển triển hay giảm đi, ra máu âm đạo, sự đóng\r\nmở cổ tư cung…do vậy, BS trực tiếp khám thai cho em mới có thể tiên lượng được. Hiện tại, em nên nằm nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại, xách\r\nnặng, kiêng giao hợp và tái khám theo hẹn, nếu có bất thường cần nhanh chóng\r\nvào BV em nhé!", "Chào em, Đã thì đã có siêu âm trước và sau mổ theo dõi thai,\r\nthai không bị sảy sau mổ là tốt em ạ. BS cũng sẽ cho thuốc không ảnh hưởng đến\r\nthai. Em yên tâm nhé. Để yên tâm hơn, vợ em nên theo dõi thai thường xuyên tại BV\r\nchuyên khoa Sản em nhé!", "Chào em, Rất khó để BS tư vấn chính xác cho em trong trường hợp này vì những lý do sau: - BS không nắm rõ bệnh lý của em từ đầu cho đến hiện tại - Khối u nằm trong tiểu khung nhưng thuộc bộ phận nào trong cơ thể - Tính chất u, mật độ u, khả năng di động, mức độ lớn nhanh hay chậm của u - Thời gian tái phát u - Kết quả giải phẫu bệnh lý của những lần mổ trước - Sau mỗi lần mổ được điều trị như thế nào… Với những lý do trên rất khó để BS khuyên em nên có thai không? Em cần tư vấn bởi BS chuyên khoa ngoại, tốt nhất là BS đã mổ cho em. Tuy nhiên, em nên giải quyết trước khối u vì khi có thai, tử cung ngày càng to lên, chèn ép vào các cơ quan như dạ dày, ruột, bàng quang, thận, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng, đồng thời cũng sẽ chèn ép vào khối u này, hậu quả sẽ khó nói trước được em ạ. Chúc em nhiều may mắn!", "- nguồn internet Chào bạn, Thai lưu 1 lần chưa nói lên vấn đề gì cả. Thường thai lưu liên tiếp 3 lần mới gọi là sẩy thai liên tiếp. Khi đó mới cần phải làm xét nghiệm đầy đủ, trong đó có xét nghiệm di truyền của 2 vợ chồng. Bạn có thể khám phụ khoa sau sạch kinh 3 ngày để được tư vấn và xét nghiệm cũng như tiêm ngừa một số bệnh trước khi có thai như thủy đậu, sởi, quai bị, rubella… Nếu bạn muốn thì cần làm cả 2 vợ chồng. Ở Hà Nội có nhiều trung tâm di truyền trong đó công ty BIONET khá nổi tiếng. Bạn có thể liên hệ để được tư vấn thêm nhé." ]
Tôi bị lao màng phổi tái lại lần 2 sau đúng 1 năm ngừng thuốc. Giờ tôi đã điều trị xong 6 tháng và ngừng thuốc được 4 tháng rồi. Vậy làm cách nào để biết mình đã an toàn với bệnh lao màng phổi? Cách sống, ăn uống và làm việc ra sao? Nếu sử dụng rượu bia vừa phải có làm tái phát bệnh không? Xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.(Hà văn Quang - 09467...)
[ "Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi. Chào bạn, Không phải trường hợp nào tiếp xúc với người bị lao cũng dẫn tới mắc bệnh lao. Bên cạnh yếu tố tiếp xúc là do nhiễm vi khuẩn từ người khác lây lan, người bệnh lao hầu hết thường có cơ địa yếu, miễn dịch kém do suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, mắc bệnh tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia thường xuyên. Nếu đã tuân thủ đúng phác đồ, đủ thời gian thông thường vi khuẩn lao trong cơ thể đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Để tránh tái nhiễm, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, xem xét có tiềm ẩn vi khuẩn lao trong cơ thể hay không và đánh giá di chứng phổi sau điều trị lao. Con đường lây lan của bệnh lao là qua đường hô hấp, vì vậy, người bình thường hoặc người đã điều trị lao phổi khỏi khi hít phải dịch tiết từ ho, hắt hơi của người bệnh chứa vi khuẩn lao đều có thể bị nhiễm lao. Do đó, hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị lao phổi là điều quan trọng nhất giúp phòng ngừa bệnh lao và lao tái phát. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc hoặc thường xuyên tiếp xúc ở nơi đông người, cần trang bị các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc... Nếu cơ thể có đủ sức đề kháng khống chế được vi khuẩn lao thì sẽ không thể tái phát lao. Có thể tăng sức đề kháng bằng các biện pháp: Hạn chế sử dụng các chất có cồn, chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...; Bảo vệ cơ thể khỏi những chất gây hại cho đường hô hấp như khói bụi, chất bẩn...; Thực hiện lối sống sinh hoạt điều độ và khoa học; Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học; Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng bạn nhé! Thân mến!" ]
[ "Chào bạn, Phác đồ điều trị lao đòi hỏi sử dụng nhiều loại kháng sinh liều cao trong thời gian dài nên dễ gây nên độc tính đối với một số cơ quan như gan, thận, thần kinh…; trong đó thường gặp nhất là độc tính trên gan. Thông thường đối với người trẻ tuổi, không có bệnh lý gan trước đây thì độc tính trên gan thường ít gặp. Các triệu chứng gợi ý bệnh gan khi đang điều lao bao gồm: Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau hạ sườn phải, vàng da,vàng mắt, gan to, tăng men gan… Hiện nay chưa có khuyến cáo về việc bổ sung thêm các thuốc bảo vệ gan khi điều trị lao. Tuy nhiên một số trường hợp sự dụng thảo dược bảo vệ gan cũng báo cáo kết quả khả quan hơn. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm arginin, L-orthinin asparat, sylimarin, các thuốc nhuận gan, giải độc… Bạn có thể uống cách thuốc kháng lao từ 6-8 tiếng để tránh tương tác. Ngoài ra trong quá trình điều trị lao bạn cần chú ý sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đầy đủ, ăn nhiều hoa quả và uống đủ nước bạn nhé! Thân mến.", "- Nguồn: Internet Chào bạn, Tràn dịch màng phổi trong là một bệnh cảnh thường gặp. Để xử lý\r\ntình trạng này các BS sẽ đặt ống dẫn lưu màng phổi để lấy hết dịch màng phổi ra\r\nvà đánh giá lại, nếu phổi bệnh nhân nở trở lại tốt BS sẽ bơm chất thuốc qua ông\r\ndẫn lưu này nhằm làm xơ dính màng phổi để hạn chế dịch tái lập lại, sau đó bệnh\r\nnhân sẽ được điều trị tiếp khối u phổi. Sóng cao tần hiện nay\r\nchỉ áp dụng ở một số trung tâm điều trị, bạn cần trao đổi thêm với BS điều trị\r\ncủa bố bạn về hiệu quả, tai biến, chi phí... về phương pháp này nhé. Thân chào bạn, AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em Dũng, Trường hợp của bố em cần phải xác định xem có bệnh sau lao hay không, xơ phổi sau lao, yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm phổi tái đi tái lại (như hút thuốc lá, đái tháo đường, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, dùng corticoide kéo dài, bệnh tim mạch...)... để điều trị toàn diện thì mới ngăn ngừa được tình trạng viêm phổi tái đi tái lại. Tuy nhiên, những bệnh lý trên thường gây khó thở là chủ yếu, nếu bố em bị tức ngực là chính, tức ngực đáng kể nhiều hơn khó thở thì cần phải kiểm tra bệnh lý tim mạch kèm theo. Như vậy, theo ý kiến của tôi thì bố em nên khám ở chuyên khoa hô hấp - tim mạch là phù hợp nhất. Đồng thời, bố em cần ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, cần tập thở sâu (theo kiểu thiền, yoga) để tăng đàn hồi cho phổi, nếu có hút thuốc thì phải ngừng hút, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh môi trường quá ô nhiễm. Thân mến! ", " Cháu chào và cảm ơn bác Đào, Sự ra đi của bác Hán Văn Tình cũng như rất bệnh nhân ung thư trong thời gian gần đây khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa ung thư. Đây là tín hiệu tốt cho sức khỏe cộng đồng, bởi khi người dân nhận thức về căn bệnh này sâu sắc hơn thì việc phòng ngừa sẽ được chú trọng và tương lai hi vọng rằng tỉ lệ mắc ung thư sẽ giảm xuống, bác ạ. Đối với ung thư phổi, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, ung thư phổi còn do những yếu tố khác như đột biến gen, đột biến thụ thể như tăng trưởng trên tế bào mặt của tế bào ung thư, đột biến trong quá trình sao chép AND của tế bào hay là những sắp xếp gen ALK, hoặc do yếu tố môi trường (ô nhiễm, bức xạ) đều tăng khả năng ung thư phổi. Trong trường hợp của bác, để biết nguy cơ ung thư của bác là bao nhiêu %, chúng ta cần có các thông tin về yếu tố thói quen, lối sống như: Bác có hay thức khuya không, có hay vận động không, bác ăn uống như thế nào và trong bộ gen của bác có bị đột biến tiềm ẩn gây ung thư không... từ đó mới đưa ra đánh giá khách quan và chính xác về nguy cơ mắc ung thư của bác được ạ. Việc bác ngừng hút thuốc lá là điều rất đáng mừng, bởi dù chỉ hút 1-2 điếu so với việc chúng ta không hút thì nguy cơ ung thư phổi của việc hút 1-2 điếu vẫn cao hơn rất nhiều. Và không những nguy cơ đối với người hút mà còn đối với những người khác nữa. Vì thế việc ngưng hút thuốc lá rất tốt cho sức khỏe của mình và những người xung quanh. Việc thanh lọc độc chất tích tụ trong phổi nhiều năm do thuốc lá về nguyên tắc, một khi phế nang đã bị tổn thương bởi những độc chất thì hầu như không thể loại bỏ được những tổn thương đó. Tuy nhiên, có một phương pháp - gọi là \"phương pháp tế bào mầm\" có tác dụng thanh lọc những độc chất tích tụ trong tế bào nhiều năm, cũng giúp một số trường hợp bệnh nhân hồi phục và sửa chữa những tổn thương gây ra trong phế nang. Phương pháp tế bào mầm mặc dù gần đây phát triển như vũ bão lại dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt là nguy cơ tế bào mầm trở thành tế bào ung thư. Bởi vì tế bào mầm và tế bào ung thư có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Nếu chúng ta xét về mặt phân tử, có rất nhiều con đường tín hiệu tế bào mầm mà tế bào ung thư sử dụng và ngược lại. Chính vì vậy, phương pháp tế bào mầm mặc dù là điều hy vọng trong việc phục hồi những tổn thương hoặc là việc thanh lọc những độc chất tích tụ trong tế bào nhiều năm, nhưng sẽ cần thời gian để đánh giá khách quan sự an toàn của liệu pháp này. Trong thời gian này, việc thanh lọc hết hầu như không thể làm được, nhưng mà cơ thể chúng ta vẫn có khả năng tự cứu chữa nhất định. Chính vì vậy khi mình ngưng hút thuốc lá những tổn thương đó sẽ giảm đi. Chúc bác sức khỏe! Trích trong *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", "Hình minh họa Chào bạn Virus gây (HBV) là một loại virus rất khó trị, và tỉ lệ tái phát sau khi điều\r\ntrị thành công với thuốc uống rất thường gặp. Đó là do hoạt động của HBV rất\r\ntinh vi, xét nghiệm HBV-DNA âm tính không có nghĩa là không còn HBV trong cơ\r\nthể, mà chỉ là số lượng HBV quá ít dưới ngưỡng phát hiện. Do đó khi\r\nngừng thuốc thì HBV thoát ức chế và tải lượng tăng dần. Kết quả xét nghiệm gần\r\nđây cho thấy bạn đã bị tái phát, bạn cần quay lại tái khám BS chuyên khoa Gan\r\nmật đã điều trị cho bạn trước đây để lên kế hoạch điều trị tiếp tục, bạn nhé.", "Hình minh họa Chào em, Từ kết quả Xquang và xét nghiệm máu mà em cung cấp, bác sĩ nghi ngờ hiện tại em đang có viêm phổi, tràn dịch màng phổi, chưa loại trừ lao phổi. Nếu dùng thuốc tại nhà 1 tuần mà không giảm, em cần phải quay lại bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để tái khám ngay để có chỉ định nhập viện, xem xét chọc dịch màng phổi (nếu có) để chẩn đoán. Nếu để chậm trễ, phổi có thể bị tổn thương năng, gây nguy hiểm cũng như để lại những di chứng nặng nề khó hồi phục kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh em nhé!", "Hình minh họa Chào em, Dịch màng phổi tái lập\r\n1 bên khoang màng phổi trong quá trình điều trị là một trong những\r\ntriệu chứng nghi ngờ lao kháng thuốc, tuy nhiên, để chẩn đoán xác định vấn đề\r\nnày, BS cần thêm một số tiêu chuẩn chắc chắn, trong đó cần chọc dò dịch màng phổi,\r\nchụp lại phim X-quang phổi và một số xét nghiệm cần thiết cho em. Nếu thật sự em bị lao\r\nkháng thuốc, nguyên nhân ít nghĩ là do dùng không đúng thuốc bởi vì thuốc kháng\r\nlao và phác đồ điều trị lao được chuẩn hóa trên toàn quốc, không phải thuốc ở BV\r\nlớn thì sẽ tốt hơn tuyến địa phương; nguyên nhân thường gặp là do chủng vi khuẩn\r\nhay một số yếu tố khách quan khác... Tôi khuyên em nên bình\r\ntĩnh, nhận giấy chuyển tuyến của BV phường về lại BV chuyên khoa Lao - bệnh phổi\r\nđể kiểm tra lại, em nhé.", " Chào em, Với những thắc mắc của em tôi xin được giải đáp như sau: - Bệnh của em chỉ ở giai đoạn đầu. - Khả năng lây nhiễm cho cộng đồng là rất thấp vì AFB - đàm (ngay cả khi trước điều trị). - Trên lý thuyết sau 2 tuần điều trị khả năng lây nhiễm cho cộng đồng là rất thấp, em có thể sinh hoạt và giao tiếp với cộng đồng bình thường. - Đơn thuốc em nêu là phù hợp với kg cân nặng của em. - thường từ 2 khả năng chính: Ngoại sinh (tỉ lệ thấp); nội sinh (thường gặp nhất, từ tổn thương cũ tạo nên). Sau 6 tháng hoàn tất điều trị lao em có thể chụp CT ngực để đánh giá lại tổn thương phổi so với ban đầu từ đó bác sĩ trực tiếp điều trị có thể cho em lời khuyên thích hợp.", "Chào bạn, Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ “Đ” có nghĩa: Đúng, Đủ, Đều. Đúng phác đồ đúng liều lượng, đúng thuốc. Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ cữ thuốc vì nồng độ thuốc diệt vi trùng lao trong máu không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Nếu bạn chỉ lỡ quên 1 liều, bạn nên tiếp tục dùng thuốc và chờ đợi thêm một thời gian sau mới biết có ảnh hưởng hay không, nên báo cáo với nhân viên y tế để đánh giá hiệu quả thuốc. Và nên tránh để tình trạng này lặp lại bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Mặc dù lao màng não là một thể nặng của bệnh lao, tuy nhiên bệnh vẫn có thể chữa trị được, bạn đã được bệnh viện tuyến trên cho xuất viện tức là bác sĩ nhận định tình trạng bệnh của bạn đã đủ an toàn để theo dõi và điều trị tiếp tục tại bệnh viện tuyến địa phương. Bạn yên tâm điều trị theo đúng liệu trình của trạm y tế chống lao của địa phương vì phác đồ chống lao là thống nhất trên cả nước, khi nào có những biểu hiện bất thường (đau đầu, buồn nôn - nôn, sốt, nhìn mờ nhìn đôi, rối loạn hành vi...) thì bạn báo với nhân viên y tế của trạm, để được hướng dẫn, tùy trường hợp mới cần lên bệnh viện tuyến trên kiểm tra lại, bạn nhé. Thân mến.", "Bệnh nhân lao phổi nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ Chào bạn, Lao phổi là bệnh lý có thể lây nhiễm qua các hoạt động tiếp xúc hàng ngày do giọt bắn có chứa vi khuẩn lao bay vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi. Thông thường sau điều trị tích cực, đúng phác đồ khoảng 2 tháng thì khả năng lây nhiễm gần như không còn và người bệnh có thể trở về sinh hoạt bình thường trong cộng đồng. Bạn có thể chờ đủ 2 tháng, khi hoàn thành giai đoạn tấn công của thuốc, đánh giá lại thấy có đáp ứng tốt thì có thể làm việc bình thường, không lo ngại lây nhiễm cho người xung quanh bạn nhé! Thân mến!", "Chào em, Việc sử dụng thuốc lao phải đủ liều lượng, tuân thủ đều đặn và đúng giờ sẽ giúp nồng độ thuốc ổn định, tăng hiệu quả và giảm các tác dụng phụ của thuốc. Nếu em quên uống thuốc nhiều lần hoặc nôn khi thuốc chưa kịp hấp thu thì có khả năng nồng độ thuốc trong máu không đủ để tiêu diệt vi khuẩn, rất dễ dẫn tới điều trị không hiệu quả và tạo chủng vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, em cũng không nên quá lo lắng, sau 2 tháng, bác sĩ điều trị thường cho kiểm tra lại xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu có tiến triển tốt, giai đoạn sau sẽ bước vào giai đoạn duy trì vẫn khá quan trọng, em nên tuân thủ tốt hơn để bệnh mau khỏi em nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Bạn điều trị lao phổi kháng thuốc, đã vào giai đoạn duy trì và hai lần xét nghiệm đàm không phát hiện vi khuẩn thì có thể yên tâm không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường bạn nhé! Thân mến.", "Bệnh nhân khi điều trị lao kháng thuốc có thể sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu Chào em, Bệnh lao kháng thuốc có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ, đủ thời gian quy định và biết chăm sóc sức khỏe của bản thân để tăng cường sức đề kháng. Trở ngại lớn nhất khi sử dụng thuốc lao là tác dụng phụ có thể gây cho bệnh nhân mệt mỏi và bỏ trị, từ đó bệnh lao không được chữa khỏi sẽ diễn tiến nặng, kháng nhiều thuốc hơn nữa và nguy hiểm. Thời gian cách ly để tránh lây lan bệnh lao kháng thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của từng người. Thường sau 1 tháng, khả năng lây lan cũng đã giảm mạnh, nhưng tốt nhất nên dựa trên kết quả xét nghiệm đàm. Nếu âm hoá sau 2 lần xét nghiệm thì em có thể an tâm là bệnh sẽ ít có nguy cơ lây lan cho người xung quanh. Tuy nhiên em vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo phác đồ để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao trong cơ thể, tránh tái phát và tránh kháng thuốc nặng hơn. Thuốc lao có thể thay đổi giờ dùng thuốc để giảm khó chịu nhưng tuỳ loại, em nên mang tới hỏi trực tiếp bác sĩ tại Trạm Chống lao đang điều trị để được hướng dẫn trực tiếp em nhé!", "Xin chào BS Minh Thu, Ba tôi ho đã nhiều ngày được nhập viện. Khi chụp phim phổi bên phải mờ. Bác sĩ nghi bị lao nhưng xét nghiệm đờm thì không có vi khuẩn lao. Sau 2 tuần điều trị kháng sinh đến nay vẫn còn sốt. Vậy theo bác sĩ cần phải làm xét nghiệm gì để có thể biết chắc chắn có bị lao hay không? Cách đây 20 năm ba đã điều trị tràn dịch màng phổi 20 ngày đã khỏi hẳn. Bạn Hải thân mến, Ba của bạn có tiền căn tràn dịch màng phổi cách đây 20 năm, nay lại ho nhiều ngày, chụp X Quang phim phổi mờ bên phải, thì chẩn đoán đầu tiên được nghĩ đến nhiều nhất là viêm phổi do vi trùng lao (hay gọi lao phổi) trước khi nghĩ đến viêm phổi do vi trùng khác, hay siêu vi, ký sinh trùng,… Để chẩn đoán chính xác Lao phổi trong trường hợp này, các xét nghiệm cần làm là  soi đờm trực tiếp hoặc xét nghiệm nuôi cấy đờm tìm vi trùng lao. Trong 2 Xét nghiệm trên, thì soi đờm trực tiếp tìm vi trùng lao tương đối đơn giản và cho kết quả nhanh hơn, nhưng lại đòi hỏi mật độ vi trùng trong 1 ml đờm phải đạt 5000 - 10.000 vi trùng thì khi soi mới nhận định được. Do đó, kết quả xét nghiệm đờm của bệnh nhân có thể là âm tính mặc dù trên thực tế có mắc Lao phổi. Lúc này, xét nghiệm tiếp theo cần làm để chẩn đoán chính xác có mắc lao hay không chính là xét nghiệm nuôi cấy đờm tìm vi trùng lao. Đây là xét nghiệm có độ đặc hiệu rất cao, tăng 30% - 50% khả năng phát hiện vi trùng lao so với phương pháp soi đờm trực tiếp, nhưng bù lại chi phí tốn kém hơn. Tùy loại, sẽ cho kết quả nhanh hay chậm (chậm nhất sau 8 tuần, nhanh hơn thì khoảng 10 ngày, nhanh nhất 1 giờ). Loại cho kết quả càng nhanh thì chi phí càng cao. Mong rằng những lời giải thích trên sẽ ít nhiều giúp ích cho bạn. Chúc ba của bạn sớm khỏi bệnh. Thân mến!" ]
Thuốc nhỏ mắt V.Rohto Lycée 13ml điều trị đỏ mắt, ngứa mắt, mỏi mắt
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc V.rohto Lycée là sản phẩm của Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam) ; thuốc chứa các hoạt chất chính: Potassium L-Aspartate, Zinc sulfate, Pyridoxine hydrochloride (Vitamin B6), Tetryzoline hydrochloride, Chlorpheniramine maleate, Cyanocobalamin (Vitamin B12); thuốc dùng cho các trường hợp: Đỏ mắt, ngứa mắt, mỏi mắt; phòng ngừa các bệnh về mắt (khi bơi lội hoặc do bụi, mồ hôi rơi vào mắt), cảm giác khó chịu khi đeo kính tiếp xúc cứng, viêm mắt do tia tử ngoại hoặc các tia sáng khác (như mù tuyết), viêm mí mắt, mắt mờ do tiết dịch.\nThành phần:\nTetrahydrozolin hydrochloride: 5.2mg\nChlorphenamine: 1.3mg\nZinc sulfate: 13mg\nVitamin B6 (Pyridoxin Hydroclorid): 6.5mg\nCyanocobalamin: 0.78mg\nPotassium L-Aspartate: 130mg\nChỉ định:\nThuốc V.rohto Lycée được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐỏ mắt, ngứa mắt, mỏi mắt , phòng ngừa các bệnh về mắt (khi bơi lội hoặc do bụi, mồ hôi rơi vào mắt), cảm giác khó chịu khi đeo kính tiếp xúc cứng, viêm mắt do tia tử ngoại hoặc các tia sáng khác (như mù tuyết), viêm mí mắt, mắt mờ do tiết dịch." ]
[ "Bạn Hòa thân mến, có nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm\r\ngiác mạc đốm sau khi đau mắt đỏ sẽ thường rất nhẹ, thoáng qua trong vài ngày và\r\nkhông tái phát. Do vậy cần để ý đến nguyên nhân khác. Trong đó viêm giác mạc đốm\r\ntái phát thường gặp nhất là do vi rút Herpes và do khô mắt. Herpes thường gây viêm một mắt hơn và sau vài lần\r\ntái phát sẽ để lại biến chứng mờ mắt. Khô mắt hầu như xảy ra ở hai mắt. Viêm\r\ngiác mạc đốm do khô mắt hay tái phát nhưng thường nhẹ. Bạn thử dùng thuốc nhỏ\r\nnước mắt nhân tạo thường xuyên, ngày 4 lần. Có những biện pháp phòng ngừa khô mắt.\r\nHy vọng bạn mau chóng hết bệnh. Chào bạn,", " Chào bạn, Bệnh lý thông thường gây đau mắt, là viêm kết mạc. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Tùy vào nguyên nhân mà có cách chữa trị khác nhau, đối với vi khuẩn cần phải sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thì bệnh mới mau khỏi. Nếu xác định do nguyên nhân dị ứng, thì cần phòng tránh dị nguyên. Về ăn uống bạn nên kiêng các loại thức ăn mà trước đây từng bị dị ứng. Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ mắt để được kê toa thuốc nhỏ thích hợp, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn để lại di chứng. Trong thời gian này cần chú ý vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không dụi mắt, không nên đeo kính sát tròng. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với dịch tiết do đó bạn cần lưu ý để tránh lây truyền qua mắt bên lành hoặc cho người thân bạn nhé! Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Mô tả ngắn:\nThuốc tra mắt Sankle 10ml là sản phẩm của Samchundang Pharmaceutical Co., Ltd có thành phần chính là Sodium chondroitin sulfate, hypromellose , sodium chloride, potassium chloride dùng điều trị bệnh lý kích ứng, ngứa, nhức mắt do làm việc văn phòng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, làm việc trong môi trường bụi bẩn, dị vật bay vào mắt.\nThành phần:\nSodium Chloride: \nHypromellose: \nPotassium Chloride: \nSodium Chondroitin Sulfate: \nChỉ định:\nThuốc tra mắt Sankle 10ml dùng điều trị bệnh lý kích ứng, ngứa, nhức mắt do làm việc văn phòng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, làm việc trong môi trường bụi bẩn, dị vật bay vào mắt.", "- nguồn Internet Chào bạn Sang, Đúng như bạn nói, nhiều tỉnh thành của cả nước đang có dịch đau mắt đỏ. ( ). là tình trạng viêm kết mạc do\r\nnhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng\r\n7-9, là những tháng mưa nhiều. Triệu chứng ban đầu chỉ là mắt cộm\r\n(cảm giác có sạn trong mắt), ngứa, đỏ 1 hoặc cả 2 mắt. Mắt thường sưng tấy,\r\nđau nhức và đổ ghèn liên tục. Một số người còn bị nhức đầu, sốt nhẹ. Thật ra, đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng\r\nnếu chủ quan, không đi khám, điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng như viêm\r\ngiác mạc, dẫn đến giảm thị lực, diễn biến nặng có thể dẫn đến mù mắt. Thời gian điều trị từ 7 - 10 ngày để\r\nloại bỏ vi-rút khỏi cơ thể. là bệnh lây truyền nên dễ\r\nthành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây\r\nqua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, ly tách, ra\r\ngối, chăn, màn…Do đó, để tránh lây lan thì điều quan trọng nhất là hạn chế tiếp xúc. Không hôn các con trong thời gian này, bạn nhé. Cả nhà phải rửa tay thường xuyên và không dùng chung các vật dụng cá nhân. Việc một người đau mắt đỏ lây cho cả\r\nnhà là rất phổ biến. Đặc biệt tình trạng tái nhiễm rất cao. Nhiều người khỏi\r\nrồi lại tái lây từ người thân. Nên - Rửa tay thường xuyên - Uống nhiều nước - Nghỉ ngơi, thư giãn. Cho mắt nghỉ dưỡng. - Tránh khói bụi. Tránh các nơi công cộng. - Nên đeo khẩu trang, kính mát khi ra ngoài. Việc đeo kính mát sẽ giúp mắt bớt\r\nkích thích với ánh sáng chói khi đi ra ngoài lúc có nắng (từ 9-10 giờ sáng\r\nđến 3-4 giờ chiều, thời điểm chứa nhiều tia cực tím) - Trước mỗi lần nhỏ thuốc mắt cần rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý. Nên nằm nghiêng, rửa từng Toa thường dùng (Không tự ý dùng toa này nếu không có chỉ định của BS \r\nbạn nhé): Tobradex 5ml (nhỏ10 lần/ ngày). Một số trường hợp\r\nuống kèm thuốc kháng sinh Ciprofloxacin 500mg (ngày 2 lần, mỗi lần 1 \r\nviên) và\r\nthuốc kháng viêm Prednison 5mg (ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. Lưu ý thuốc \r\nnày\r\nkhông dùng cho người đau dạ dày). mắt một, nhỏ nước muối liên tục để làm mềm dử mắt rồi dùng gạc tiệt trùng lau\r\nkhô. - Khi rửa mắt không để đầu thuốc chạm vào mắt để tránh lây lan. - Mỗi lần đi bên ngoài về nên nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa sạch mắt. Sau đó nhắm kín hai mắt và xoa nhẹ vào hai nhãn cầu (khối cầu của mắt)\r\nkhoảng 10-15 lần giúp các cơ được “thư giãn” và các mạch máu nhỏ cung cấp dưỡng\r\nchất cho mắt lưu thông tốt hơn. Dĩ nhiên phải rửa tay sạch với xà\r\nphòng trước khi thực hiện thao tác trên bạn nhé. Không nên - Không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt\r\nmà phải đến BS chuyên khoa thăm khám, tránh các biến chứng đáng tiếc cho giác\r\nmạc, thị lực. - Không nên sử dụng chung một lọ thuốc\r\nnhỏ mắt hoặc nước muối bởi nguồn bệnh có thể lây qua phần nắp lọ. - Tuyệt đối không nên tự ý pha nước muối để tra mắt bởi có thể bị bỏng, rát mắt\r\nnếu pha tỉ lệ không đúng . Chúc gia đình bạn sớm vượt qua 1 tuần điều trị này mà không làm lây bệnh cho người thân. BS Chuyên khoa ", "Bạn Nga thân mến, Đỏ mắt và là\r\ntriệu chứng đặc thù của viêm kết mạc dị ứng. Bạn nhỏ thuốc mắt Puritan chứa\r\nchất Tobramycine là một loại kháng sinh chứ không phải thuốc kháng dị ứng. Bạn\r\nnên đến khám bác sĩ mắt để có điều trị hiệu quả hơn. Chào bạn,", "Chào em, Triệu chứng mắt bạn bị ngứa, đỏ và đổ ghèn sau khi nhỏ thuốc sanlein là do bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc. Bạn ngưng thuốc là đúng đắn. Hiện tại, bạn cần đến bệnh viện Mắt để bác sĩ kiểm tra sớm cho bạn. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh. Trong thời gian đó, bạn chú ý nhỏ mắt với nước muối sinh lý 0.9% để làm dịu mắt, tránh dụi mắt, đeo kính râm khi ra đường lúc trời nắng. Thân mến.", "Bạn Hương Mai thân mến, Làm việc lâu với máy vi tính nhất là kéo dài về đêm buộc mắt điều tiết nhiều gây mỏi mắt, nhức mắt và đỏ mắt. Bạn nên chia khoảng cách giờ ra để mắt được nghỉ ngơi, không nên kéo dài một khoảng liên tục. Hạn chế làm về khuya không hợp sinh lý người bình thường. Tóm lại mắt của bạn đang có hiện tượng mỏi điều tiết. Bạn có thể nhỏ nước mắt nhân tạo ngày 4- 6 lần sẽ tốt cho mắt giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn khi phải làm việc bằng mắt. Thân mến!", "Mô tả ngắn:\nThuốc PANDEX DK 5ML - DUNG DỊCH NHỎ MẮT VÔ TRÙNG do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC KHOA sản xuất có chứa Tobramycin, Dexamethasone Phosphat điều trị các tình trạng viêm nhiễm tại mắt.\nThành phần:\nTobramycin: 15mg\nDexamethason natri phosphat: 5mg\nChỉ định:\nThuốc PANDEX DK 5ML - DUNG DỊCH NHỎ MẮT VÔ TRÙNG được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tại chỗ cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với Steroids, có chỉ định dùng Corticoid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.\nCác loại Steroids nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết mạc bờ mi và kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc và bán phần trước nhãn cầu khi người ta chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng steroid để nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm. Chúng cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm màng bồ đào trước mạn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt hoặc do dị vật.\nViệc sử dụng một loại thuốc hỗn hợp có thành phần chống nhiễm trùng được chỉ định khi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn thông thường ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm hay khi thấy có khả năng có sự hiện diện ở mắt một số vi khuẩn nguy hiểm nhạy cảm với Tobramycin.", "Bạn Anh thân mến, là thuốc kháng sinh\r\nLevofloxacine nhỏ mắt thuộc dòng Quinolone. Thuốc này tác dụng diệt vi khuẩn\r\nrất hữu hiệu. Tuy nhiên thuốc loại uống và tiêm chích, đặc biệt không được sử\r\ndụng cho trẻ em và phụ nữ có thai, cho con bú. Theo khuyến cáo thuốc nhỏ mắt nên\r\nthận trọng cho trẻ em và phụ nữ cho con bú. Do đó chỉ những trường hợp hết sức\r\nđặc biệt mới nên dùng đến cho trẻ. Theo tôi biết có rất nhiều thuốc nhỏ mắt\r\nkháng sinh dùng cho trẻ rất tốt như Tobramycine không sót mắt, không đắng và\r\nhiệu quả đều trị nhiễm trùng mắt. Thuốc này được các bác sĩ nhãn khoa ưa thích\r\ndùng cho trẻ em. Chào bạn,", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Oflovid 0.3% được sản xuất bởi công ty Santen Pharmaceutical Co., Ltd , thành phần chính là ofloxacin, được dùng để điều trị các bệnh: Viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp), viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc) do nhiễm khuẩn nhạy cảm và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau phẫu thuật mắt.\nThành phần:\nOfloxacin: 0.3%\nChỉ định:\nThuốc nhỏ mắt Oflovid 5 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các chủng vi khuẩn nhạy cảm gồm Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Streptococcus pneumoniae, Enterococcus sp., Micrococcus sp., Moraxella sp., Corynebacterium sp., Klebsiella sp., Serratia sp., Proteus sp., Morganella morganii, Providencia sp., Haemophilus influenzae, Haemophilus aegyptius (Koch - Weeks bacillus), Pseudomonas sp., Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia, Stenotrophomonas (Xanthomonas) maltophilia, Acinetobacter sp., và Propionibacterium acnes. Viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp) , viêm kết mạc , viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc) do nhiễm khuẩn nhạy cảm và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau phẫu thuật mắt.", "Mô tả ngắn:\nThuốc nhỏ mắt Tobraquin 0.3% của Makcur Laboratories Ltd (Ấn Độ) có thành phần chính là Tobramycin sulfate và Dexamethasone natri phosphate có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mắt, nhiễm khuẩn mắt, bỏng nhiệt hoặc do dị vật.\nThành phần:\nTobramycin: 15mg\nDexamethasone: 5mg\nChỉ định:\nThuốc nhỏ mắt Tobraquin 0.3% dùng điều trị viêm mắt, nhiễm khuẩn mắt, bỏng nhiệt hoặc do dị vật.", "Chào bạn Baby Boy, Theo như mô tả thì mắt bạn “khó có thể là bệnh nặng”, bạn\r\nyên tâm nhé. Thông thường, với bụi gió nắng sẽ làm cho mắt bị kích thích.\r\nMắt sẽ dễ bị , đỏ, dịch rỉ. Để cải thiện, bạn nên đeo kính bảo hộ hay kính mát che chở\r\nmắt mỗi khi đi đường. Bạn không nên dùng Rhto cool kéo dài sẽ có một\r\nsố tác dụng phụ. Một số loại nước mắt nhân tạo, bạn có thể sử dụng thời\r\ngian dài. Thân mến,", "Thưa bác sĩ,\r\n\r\nBình thường da mặt của em rất mịn, hầu như rất ít khi có mụn. Nhưng không hiểu sao mấy hôm nay mặt em nổi rất nhiều nốt mẩn đỏ, em chỉ có cảm giác hơi ngứa một chút.\r\n\r\nEm đang bị đau mắt đỏ và phải tra thuốc nhỏ mắt, em không biết việc tra thuốc có ảnh hưởng gì cho da không? Xin hỏi BS đó là bệnh gì và em phải điều trị như thế nào? Em xin cảm ơn nhiều ạ! \r\n\r\n(Huyền, 28 tuổi - Hà Nội) Huyền thân mến, Các loại thuốc nhỏ mắt sử dụng\r\ntrong bệnh có thành phần là nước muối sinh lý đơn thuần hoặc kháng\r\nsinh có hoặc không có phối hợp với corticoide,… nhằm mục đích điều trị tại chỗ,\r\ndo đó không ảnh hưởng đến da. Ngoài virus là nguyên nhân thường\r\ngặp thì bệnh đau mắt đỏ còn có nhiều nguyên nhân khác như từ vi khuẩn, hay khô\r\nmắt do phơi nắng dẫn đến hiện tượng đỏ mắt, và nguyên nhân dị ứng… do đó những\r\nmẩn đỏ trên mặt của bạn kèm theo ngứa không thể loại trừ các yếu tố sau: - Phản ứng da trong bệnh , và\r\nđỏ mắt là do dị ứng mà có. - Phát ban bởi nhiễm một loại virus\r\n(siêu vi) khác đi kèm ngoài nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ. - Sang thương của mụn trứng cá. Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà biện\r\npháp điều trị sẽ khác nhau. Huyền nên đến khám bệnh trực tiếp để được chẩn đoán\r\nvà điều trị chính xác. Tại Hà Nội, bạn có thể khám tại Viện Da Liễu Hà Nội. Thân mến, BS Đoàn mạnh Khải", "Mô tả ngắn:\nThuốc mỡ tra mắt Chlorocina-H là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình có thành phần chính là Chloramphenicol , Hydrocortison acetat dùng điều trị trong các trường hợp viêm mí, viêm kết mạc, củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm mắt đồng cảm, viêm nội nhãn, viêm thần kinh thị giác, viêm sau chấn thương, sau khi mổ.\nThành phần:\nChloramphenicol: 0.04g\nHydrocortisone acetate: 0.03g\nChỉ định:\n", " Chào bạn Thúy Ngân, V-rohto được khuyến cáo là an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, là triệu chứng báo động mà bạn cần phải đến khám BS chuyên khoa ngay để tìm nguyên nhân. Không nên tự ý điều trị vì có thể dẫn đến chậm trễ trong điều trị và không thể cải thiện thị lực được nữa. Thân mến!" ]
Tìm hiểu chung rỗ não
[ "Tìm hiểu chung rỗ não Rỗ não là gì? Rỗ não (Porencephaly) hay còn gọi là rỗng não, là một rối loạn hiếm gặp thường được chẩn đoán trước khi sinh hoặc trong giai đoạn phôi thai. Tổn thương bán cầu não của trẻ có thể xảy ra khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Rỗ não dẫn đến sự phát triển của các u nang hoặc một khoang chứa đầy dịch não tủy trong não của trẻ. Các u nang có thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển bình thường của não. Trẻ mắc rỗ não có thể gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc các khiếm khuyết về thần kinh khác (bất thường ở các vùng khác trên cơ thể)." ]
[ "Tìm hiểu chung u não thứ phát U não thứ phát là gì? U não thứ phát phổ biến hơn 10 lần so với u não nguyên phát. U não thứ phát hay di căn não xảy ra khi các tế bào ung thư lan từ vị trí ban đầu đến não. Bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể lan đến não nhưng các loại ung thư có khả năng gây di căn não thường thấy nhất là ung thư phổi , ung thư vú, ung thư đại tràng và khối u ác tính. U não thứ phát có thể là một khối u hoặc nhiều khối u trong não. Khi các khối u não phát triển và gây ra áp lực bên trong hộp sọ, chèn ép gây tổn thương và làm thay đổi chức năng của các mô não xung quanh. Điều này gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như đau đầu, rối loạn chức năng nhận thức, mất trí nhớ và co giật,...", "Tìm hiểu chung rối loạn phân ly Rối loạn phân ly là gì? Rối loạn phân ly là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến việc mất kết nối giữa suy nghĩ, trí nhớ, cảm xúc, môi trường xung quanh, hành vi và nhận thức. Những tình trạng này bao gồm việc trốn chạy khỏi thực tế theo những cách không mong muốn và không lành mạnh. Điều này gây ra các vấn đề trong việc quản lý cuộc sống hàng ngày. Rối loạn phân ly thường xuất hiện như một phản ứng trước các sự việc gây sốc, buồn hoặc đau đớn và giúp đẩy lùi những ký ức khó khăn. Các triệu chứng phụ thuộc một phần vào loại rối loạn phân ly và có thể từ mất trí nhớ đến mất kết nối nhận dạng. Các tình trạng căng thẳng có thể làm nặng thêm triệu chứng của rối loạn phân ly trong một thời gian, khiến chúng dễ được phát hiện hơn. Điều trị rối loạn phân ly có thể bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc. Điều trị rối loạn phân ly có thể khó khăn nhưng nhiều người bệnh học được những cách đối phó mới cho tình trạng này và cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.", "Tìm hiểu chung lỗ tiểu lệch thấp Lỗ tiểu lệch thấp là gì? Lỗ niệu đạo không nằm ở đầu dương vật mà lệch xuống phần thân dương vật được gọi là lỗ niệu đạo hay lỗ tiểu lệch thấp. Ở những bé trai bị lỗ tiểu thấp do niệu đạo hình thành bất thường trong tuần 8 - 14 của thai kỳ. Việc mở bất thường có thể hình thành bất cứ nơi nào từ ngay dưới phần cuối của dương vật đến bìu. Có nhiều mức độ lỗ tiểu thấp khác nhau, một số có thể ít nghiêm trọng và một số nghiêm trọng hơn. Loại lỗ niệu đạo thấp của một người phụ thuộc vào vị trí mở niệu đạo: Thể trước: Lỗ niệu đạo nằm ở đâu đó gần đầu dương vật. Thể giữa: Lỗ niệu đạo nằm dọc theo thân dương vật. Thể sau: Lỗ niệu đạo nằm ở nơi dương vật và bìu gặp nhau.", "Vỡ túi phình mạch máu là bệnh lý thần kinh có nguy cơ tử vong rất cao (Ảnh minh họa) Chào bạn, Tình trạng vỡ là bệnh lý thần kinh có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh thường xảy ra khi túi phình trở nên to hơn, cùng với đó là sự mỏng đi của thành mạch. Khi đó, máu sẽ bị rò rỉ chảy vào không gian xung quanh não. Tình trạng này còn có tên gọi khác là xuất huyết dưới nhện (SAH) cực kỳ nguy hiểm khi điều trị không kịp thời, nhiều khi còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, việc tiên lượng bệnh và điều trị cấp cứu càng sớm sẽ càng giảm thiểu các biến chứng và tỷ lệ tử vong do các tế bào não bị tổn thương, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng phục hồi. Điều trị vỡ phình mạch máu não là làm cho mạch máu bị vỡ hết chảy máu để cứu sống người bệnh, ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, hai phương pháp chính để cấp cứu điều trị cho người bệnh bị vỡ mạch máu não chính là can thiệp nội mạch và vi phẫu thuật. Bên cạnh đó, cũng cần điều trị nội khoa trong các ca bệnh vỡ mạch máu não để giúp bệnh nhân ổn định tình trạng sức khỏe, điều trị các các biến chứng xảy ra. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị chính xác là dùng thuốc hay phẫu thuật (phẫu thuật mở hộp sọ, phẩu thuật bắt cầu động mạch não) hay can thiệp mạch não. Trân trọng!", "Tìm hiểu chung cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì? Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), là sự tắc nghẽn tạm thời lưu lượng máu đến não. Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ giống như một cơn đột quỵ, nhưng kéo dài trong thời gian ngắn, và hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa chặn nguồn cung cấp máu trong não. Khi cục máu đông di chuyển, các triệu chứng sẽ biến mất. Do đó, bạn có thể thấy mình ổn vì hết toàn toàn triệu chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng khi TIA chính là một cảnh báo rằng bạn có thể có nguy cơ mắc đột quỵ. Nên dù hết triệu chứng hay không, bạn cũng nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để có thể được tư vấn và điều trị phù hợp.", " Nang rốn là do ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn không được đóng kín tạo thành. Tình trạng này ít gặp ở trẻ sơ sinh. Khám nang rốn ở trẻ sơ sinh bằng cách sờ nắn bụng có thể sờ được phần u dạng nang, thể chất mềm và căng nằm ở ngay bên dưới rốn. Tuy nhiên qua thăm khám lâm sàng đơn thuần thì cũng không thể phân biệt được bệnh mà phải qua siêu âm. Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi mà cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi có một khối u mềm nhô lên tại rốn khi trẻ khóc, trẻ rặn và biến mất khi trẻ nằm im. Thân mến.", "Chào Phước An, Xoang là một lỗ rỗng, chứa đầy không khí. Xoang bao gồm những lỗ rỗng trong hộp sọ và nối với đường thở khí mũi bằng một lỗ hổng trong xương (ostium). Thông thường tất cả các xoang đều mở cho đường thở qua mũi thông qua một mũi. Con người có bốn cặp khoang này được gọi là: - Xoang trán (trán) - Xoang hàm (sau má) - Xoang sàng (giữa mắt) - Xoang bướm (sâu đằng sau hốc mắt) Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng, cụ thể: - Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang là một bệnh xảy ra do viêm các lỗ hổng không khí trong các đoạn của mũi. - Viêm xoang có thể là do nhiễm trùng, dị ứng và hóa chất hoặc các chất kích ứng của xoang. - Hầu hết mọi người không lây nhiễm trùng xoang sang người khác. - Viêm xoang có thể được phân loại thành nhiễm trùng xoang cấp, nhiễm trùng xoang bán cấp, nhiễm trùng xoang mạn, viêm xoang nhiễm trùng và viêm xoang không nhiễm trùng. Triệu chứng của em là thuộc bệnh viêm xoang sàng cấp. Về mặt điều trị thuốc, em cần tuân thủ theo chỉ định thuốc của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, không nên tự ý mua thuốc tại nhà thuốc tây sẽ có nguy cơ kháng thuốc. Song song đó, để phòng ngừa bệnh viêm xoang tái phát, em cần chú ý: - Đeo khẩu trang khi làm ra đường và làm việc tại nơi bụi bặm: giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, tránh xa khói bụi, chất thải, chất kích thích như khói thuốc lá hoặc mùi hóa chất mạnh. - Tránh tiếp xúc môi trường quá lạnh, khô: không nên để mũi đối diện với luồng không khí trực tiếp của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, làm việc. Nên để nhiệt độ máy lạnh khoảng 27-28 độ là phù hợp. Những trường hợp thay đổi đột ngột môi trường từ quá nóng đến quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể gây tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời mưa, trời lạnh, đặc biệt với những ai phải thường xuyên làm việc quá khuya hoặc quá sớm vì đây là thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang. - Giữ ẩm cho vùng mũi: vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển, xịt nước muối, xịt mũi. - Tránh stress: khi làm việc quá sức và căng thẳng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là mũi xoang vì đây là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể. - Tập thể dục để điều chỉnh cân nặng và nâng cao thể lực. - Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh xoang như hắc hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, đau đầu, chóng mặt... em nên đến ngay chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và chữa trị kịp thời. Thân mến.", "Tìm hiểu chung răng thừa Răng thừa là gì? Răng thừa là hiện tượng có thêm răng. Nó không thường gây đau đớn, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng dẫn đến đau và sưng. Mọi người thường có 20 chiếc răng sữa mọc trong suốt thời thơ ấu và 32 chiếc răng vĩnh viễn để thay thế chúng. Tuy nhiên, đôi khi có người mọc thêm răng. Trường hợp này được gọi là răng thừa. Răng thừa có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Ở răng vĩnh viễn , tỷ lệ mắc chứng răng thừa mọc trong khoảng từ 0,1% đến 3,8%. Ở răng sữa, tỷ lệ mắc bệnh là 0,3% đến 0,6%. Khi nó xảy ra ở răng vĩnh viễn, tình trạng răng thừa thường gặp gấp đôi ở nam giới so với nữ giới.", "Tìm hiểu chung hẹp động mạch cảnh Hẹp động mạch cảnh là gì? Động mạch cảnh là hệ thống động mạch chính nuôi dưỡng não bộ. Động mạch cảnh gồm hai nhánh động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải xuất phát từ cung động mạch chủ , chạy dọc hai bên cổ lên nuôi hai bán cầu não hai bên, với nhiều nhánh thông nối với nhau. Sự tích tụ các chất béo trong lòng mạch hình thành mảng bám, khi các mảng xơ vữa này bám ở trong lòng động mạch cảnh gây ra tình trạng hẹp động mạch cảnh. Mảng bám là sự lắng đọng các LDL cholesterol vào tế bào nội mô mạch máu làm các tế bào này chứa đầy các chất béo và phát triển to lên. Quá trình này được gọi là quá trình hình thành mảng xơ vữa. Động mạch cảnh có các mảng xơ vữa sẽ thu hẹp lại. Sự tắc nghẽn trong động mạch cảnh khiến oxy và chất dinh dưỡng khó đến não, sự thiếu hụt oxy đột ngột ở não sẽ làm não bộ tổn thương gây nên các cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.", "Tìm hiểu chung phù não Phù não là gì? Phù não là sự gia tăng áp lực xung quanh não. Nó có thể là do sự gia tăng lượng chất lỏng xung quanh não của bạn. Ví dụ có thể có lượng dịch não tủy tăng lên tự nhiên đệm não của bạn hoặc tăng lượng máu trong não do chấn thương hoặc khối u bị vỡ. Phù não có thể là kết quả của chấn thương não và nó cũng có thể gây ra chấn thương não. Phù não có thể xảy ra ở các vị trí nào ở não hay phù toàn bộ não , điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây phù não. Phù não là một tình trạng đe dọa tính mạng. Nếu bạn có triệu chứng của phù não nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.", "Tìm hiểu chung rối loạn tuần hoàn não Rối loạn tuần hoàn não là gì? Rối loạn tuần hoàn não hay còn được biết với tên gọi thiểu năng tuần hoàn não là hiện tượng lượng máu lưu thông lên não không đủ oxy để cho tế não não hoạt động. Vì vậy các tế bào thần kinh não không đủ năng lượng để hoạt động, khiến chức năng não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ rối loạn tuần hoàn não có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc tâm lý. Nếu tình trạng này diễn biến nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ, tâm thần không ổn định, nói lắp, thậm chí có thể bị đột quỵ. Thông thường những cơn rối loạn tuần hoàn não cấp hay xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc lúc trời gần sáng.", "Tìm hiểu chung loạn trương lực cơ Loạn trương lực cơ là gì? Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động nguyên nhân do mất đi sự điều hòa phối hợp giữa não bộ và tủy sống gây ra những chuyển động lặp lại nhiều lần hay những từ thế bất thường của người bệnh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới một cơ, một nhóm cơ hay toàn bộ cơ thể. Những cơn co thắt có thể từ nhẹ tới nặng. Chúng có thể gây đau đớn và run làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Loạn trương lực cơ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, phụ nữ thì dễ mắc bệnh hơn nam giới. Loạn trương lực cơ được phân loại theo 3 cách: Theo tuổi, theo vị trí và theo nguyên nhân. Phân loại theo tuổi khởi phát: Khởi phát sớm: Xảy ra ở những người dưới 26 tuổi. Khởi phát muộn: Xảy ra những người trên 26 tuổi. Loạn trương lực cơ được phân loại theo vị trí: Loạn trương lực cơ cục bộ: Chỉ xảy ra ở một vùng duy nhất trên cơ thể. Loạn trương lực cơ một đoạn: Ảnh hưởng tới hai hay nhiều vùng tiếp giáp nhau trên cơ thể. Loạn trương lực cơ toàn thể: Ảnh hưởng tới hầu hết các vùng trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. Loạn trương lực cơ được phân loại theo nguyên nhân: Loạn trương lực cơ nguyên phát: Thường không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào về thần kinh hay qua thăm khám. Khởi phát và diễn tiến của bệnh thường từ từ và không có tư thế cố định. Tuy nhiên, vùng loạn trương lực cơ lâu ngày đôi khi có hiện tượng cơ rút. Loạn trương lực cơ thứ phát: Thường bắt nguồn từ một nguyên nhân đã mắc phải như bại não, chấn thương não, tủy sống, suy tuyến cận giáp, viêm não,… hay kèm theo những dấu hiệu thần kinh khác như co cứng, yếu cơ, mất thăng bằng, mắt cử động bất thường, suy giảm nhận thức,…", "Tìm hiểu chung đổ mồ hôi trộm Đổ mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi là một phương thức làm mát tự nhiên của cơ thể để cân bằng nhiệt độ với sự hoạt động của hơn 2 triệu tuyến mồ hôi khắp bề mặt da. Vùng dưới đồi trong não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đổ mồ hôi trộm (hay còn gọi là đổ mồ hôi về đêm) là một từ ngữ dân gian hay gọi để chỉ về hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi nhiều trong lúc ngủ vào ban đêm nhưng không phải do thời tiết nóng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đôi lúc cũng xảy ra ở người lớn. Đổ mồ hôi trộm chủ yếu xuất hiện ở vùng đầu, trán, lưng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đổ mồ hôi trộm có thể nhiều đến mức khiến quần áo và ga giường thấm ướt và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu triệu chứng này khiến bạn phải thường xuyên thức giấc, khó chịu và lo lắng, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.", "Chào em, Hiện tại các kết quả kiểm tra của em chưa phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh của em. Hở van tim hai lá và ba lá ¼ là hở van sinh lý, không phải là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Dày thành động mạch cảnh nghĩa là động mạch cảnh chưa bị hẹp tắc, máu lên não vẫn bình thường, do đó cũng không phải là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu và chóng mặt. Về xét nghiệm máu thì trong xét nghiệm máu có rất nhiều chỉ số, bác sĩ không biết là em kiểm tra những mục nào, chỉ số nào do đó không thể kết luận được là xét nghiệm máu \"bình thường\" là có thật sự \"bình thường\" chưa. Em nên đem các kết quả xét nghiệm mình đã làm đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, để bác sĩ kiểm tra xem em đã làm đủ xét nghiệm chưa, các triệu chứng của em có cần phải chụp phim sọ não kiểm tra sâu thêm hay không…từ đó sẽ xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp tiếp theo cho em, em nhé.", "Tìm hiểu chung mất ngủ Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập. Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn như thế nào? Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Trung bình một người bình thường ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy. Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Xem thêm: Tìm hiểu các giai đoạn mất ngủ" ]
Xin bác sĩ cho biết về các phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay? Bệnh gout có thể chữa khỏi hẳn không?
[ " Đầu tiên, bệnh nhân gout cần được dùng thuốc giảm đau, kháng viêm tích cực vì bệnh gout gây đau đớn rất nhiều cho người bệnh, chúng ta có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid để điều trị. Trước đây khi nói đến gout thì người ta thường nghĩ đến colchicine nhưng bây giờ không dùng để điều trị nữa và may mắn thay, gout đáp ứng rất nhanh với thuốc kháng viêm. Thuốc corticoid cũng là thuốc giảm đau rất nhanh và mạnh tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng mà phải được chỉ định ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị gout nhưng không đáp ứng tốt với thuốc kháng viêm không steroid. Diễn tiến bệnh gout không ai giống ai, có những người cả đời mới bị 1 cơn gout mà thôi hoặc thậm chí 1-2 năm khi có yếu tố thuận lợi khởi phát như bệnh nhân chấn thương, hoặc sau bữa ăn thịnh soạn, hoặc bữa tiệc có quá nhiều chất cồn thì mới tái phát cơn viêm khớp gout đó. Nếu như may mắn, bệnh nhân sử dụng chế phẩm từ những trang quảng cáo trên mạng mà chữa được hết bệnh thì họ rất sung sướng. Nhưng tiếc thay, điều này không đúng với tất cả bệnh nhân gout. Có những người 3-5 năm không bị nổi cục tophi nhưng có những người mới 1-2 năm đã xuất hiện nên đảm bảo không có thuốc nào chữa khỏi hẳn bệnh gout, trừ những trường hợp may mắn bị những cơn viêm khớp gout thoáng qua hoặc chỉ bị một vài lần trong đời. Thân mến." ]
[ "Bạn Lương thân mến, Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc\r\nthường có ở nam. Tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45.\r\nThường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào\r\ntuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau\r\ncác khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu). Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón cái ở bàn chân\r\n(70%). Bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không\r\nđối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều\r\nkhớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các\r\nkhớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: Sốt cao, lạnh\r\nrun, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...). Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn\r\nkinh lại tăng lên. Nam\r\nthường bị gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70. Bệnh gout ở nữ thường\r\nxảy ra sau mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gout như thường.\r\nCác yếu tố có nguy cơ khác khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận,\r\nhuyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc\r\n(Aspirin, thuốc lợi tiểu). Alobacsi.vn Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Báo Nông\r\nnghiệp Việt Nam", "Chào bạn, Gout là bệnh lý khớp viêm do rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng acid uric trong máu, các tinh thể urat lắng đọng trong bao khớp gây ra đau khớp. Bệnh thường khởi phát lần đầu ở khớp bàn ngón chân cái, triệu chứng đau nhiều và tăng nhanh đến dữ dội; nhưng bệnh cũng đáp ứng rất nhanh với thuốc nếu điều trị sớm. Hiện nay Tây Y đã có phác đồ rõ ràng để điều trị triệt để và dự phòng bệnh gout, cũng như thuốc làm giảm acid uric máu khi có chỉ định. Bạn nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp định kỳ để  BS kê đúng loại thuốc theo từng giai đoạn bệnh. Để phòng ngừa bệnh tái phát, bên cạnh dùng thuốc, bạn cần chú ý hơn về chế độ ăn. Cụ thể là hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, đậu đỗ; tuyệt đối không uống rượu, bia,…; duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, uống nhiều nước. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị giả gút Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Giả gout Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh giả gout. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như: Chọc dịch khớp ở khớp bị đau và tìm các tinh thể canxi pyrophosphate có thể gây bệnh dưới kính hiển vi. Chụp X - quang khớp để tìm ra sự lắng đọng những tinh thể canxi và tổn thương xương do viêm khớp nhiều lần. MRI hoặc CT giúp quan sát sự lắng đọng canxi trong khớp; Siêu âm cũng để tìm kiếm các khu vực tích tụ canxi; Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng như sự mất cân bằng khoáng chất có thể liên quan đến bệnh giả gout. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị bệnh giả gout Hiên nay, vẫn chưa có cách loại bỏ các tinh thể canxi pyrophosphate trong khớp gây bệnh giả gout. Mục đích của phương pháp điều trị hiện tại là giảm đau và cải thiện chức năng của khớp. Điều trị dùng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại thuốc dưới đây để giúp người bệnh giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, naproxen hay indomethacin được dùng để giảm sung và giảm đau. Tuy nhiên. NSAID có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận đặc biệt là ở người cao tuổi. Colchicine liều thấp: Nếu những cơn đau, sưng, viêm của bệnh giả gout xuất hiện thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng colchicine hàng ngày như một phương pháp phòng ngừa. Corticosteroid: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Nhưng không nên sử dụng corticosteroid lâu ngày vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy yếu xương, gây đục thủy tinh thể,... Những người có chức năng thận kém, dùng thuốc làm loãng máu hoặc có tiền sử loét dạ dày không thể dùng NSAID. Trong những trường hợp này, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể rút dịch khớp và tiêm corticosteroid. Corticosteroid cũng có thể dùng tiêm nội khớp để giảm viêm giảm đau tại chỗ. Để giảm đau và áp lực ở khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ chèn kim giúp loại bỏ dịch khớp cùng các tinh thể khỏi khớp. Đây là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Điều trị không dùng thuốc: Chườm đá tại vị trí khớp viêm, nghỉ ngơi hạn chế vận động trong thời gian đầu sẽ giảm triệu chứng tại khớp. Ăn uống cân bằng các chất. Omega 3 là một chất béo không bão hòa rất cần thiết cho cơ thể. Giúp giảm tình trạng viêm, phòng ngừa tình trạng thoái hóa cũng như hạn chế một số bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến bệnh giả gout. Kiểm soát tốt cân nặng. Việc cơ thể ở trạng thái thừa cân béo phì luôn là một yếu tố rủi ro gây ra nhiều loại bệnh lý, bao gồm cơ xương khớp. Sau giai đoạn cấp tính, tập vật lý trị liệu giúp tăng cường độ linh hoạt của khớp, gia tăng sức mạnh của các cơ quanh khớp và duy trì sức khỏe tổng quan ở mức ổn định. Phẫu thuật: Phẫu thuật không phải là một phương pháp được ưu tiên. Tuy nhiên, nếu người bệnh giả gút nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc có xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật thay khớp cho người bệnh.", "Việc điều trị gút rất khó khăn, cần xác định bệnh này phải điều trị lâu dài, tránh ngưng thuốc khi bệnh vừa thuyên giảm. Người bệnh cần hợp tác chặt chẽ với BS điều trị nhằm hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến chứng. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchicin, allopurinol (zyloric), benémid, các thuốc chống viêm không steroid. Tùy mức độ tổn thương và cơ địa của người bệnh mà BS có chỉ định điều trị khác nhau, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo mách bảo, nhất là dùng prednisolon như cháu mô tả trong thư. Prednisolon là thuốc kháng viêm steroid không có chỉ định dùng trong bệnh lý này.  Cháu nên khuyên bác đến BV để điều trị và theo dõi lâu dài. Bên cạnh đó bác của cháu phải thay đổi chế độ ăn uống, giảm đạm, mỡ, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, heo, dê), các loại hải sản, tránh ăn những thức ăn chua như nem, dưa hành muối, trái cây chua, uống nước chanh. Nên uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, tập thể dục đều mỗi ngày. BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo", " Chào em, Mức acid uric trong máu của em có tăng nhưng không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh . Vì gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Do đó, nếu chỉ tăng acid uric máu mà không có tổn thương khớp đặc trưng của bệnh Gout thì không gọi là bệnh Gout. Em đau khớp khi tập gym nhiều, chỉ đau khi tập thì không phải là Gout, nhiều khả năng do em tập không đúng cách, tập quá sức làm tổn thương gân cơ (chụp phim sẽ không thấy). Tăng acid uric là có nguy cơ bị Gout, và tăng acid uric không nói lên được là thận yếu hay không (mặc dù bệnh thận mạn sẽ tăng acid uric, nhưng tăng acid uric còn do nhiều nguyên nhân khác). Việc chẩn đoán và điều trị cần có bs ck cơ xương khớp xác định sau khi hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám cho em, đồng thời kiểm tra chức năng thận cho em là biết được. Trước mắt, em vẫn có thể tiếp tục tập thể dục nhưng cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn cách tập, hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol và acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi), tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Thân mến! ", " Chào em Phương, không phải là biểu hiện đặc trưng của bệnh gout, mà có thể là do thoái hóa các khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khớp viêm tự miễn khác… Em nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và tìm nguyên nhân để chữa trị sớm. Thân mến!", "Chào bạn, Triệu chứng của bạn hướng nhiều nhất đến bệnh lý thoái hóa khớp gối. Để điều trị bệnh này, bạn cần đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp là phù hợp nhất. Viêm thoái hóa khớp gối có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm: Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri… thường dùng trong tối đa 10 ngày. Sử dụng chúng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nếu sau 10 ngày mà thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc chống viêm theo toa. Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh. Trong khi đó, axit hyaluronic hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn cho khớp. Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…). Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối là: - Nội soi khớp Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ, sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi. - Phẫu thuật cắt xương Đây là thủ thuật nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, từ đó làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nhược điểm của nó là không điều trị được thoái hóa sụn khớp gối triệt để. Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này. - Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp Đây là thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Tùy mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 20 năm. Trước mắt bác sĩ sẽ cần khám kiểm tra cho bạn, xem lại hồ sơ sức khỏe đã điều trị trước đây, rồi từ đó mới tư vấn hướng điều trị thích hợp tương ứng, bạn nhé.", "- nguồn internet Chào cháu, Căn bệnh (K) nói chung không chữa khỏi đâu cháu, chỉ là tạm ổn định mà thôi. Có thể hiện giờ ba cháu đang bị các triệu chứng của bệnh K máu kèm bệnh gout. Ví dụ K gây thiếu máu (biểu hiện chóng mặt, mệt, buồn nôn, ăn uống kém,…), K còn gây sốt nhẹ. Chính ăn uống kém lại gây viêm dạ dày, thiếu máu. Đau nhức các khớp, khó co duỗi,…có thể là triệu chứng của cơn gout cấp (kèm sốt). Đúng là chất sắt có nhiều trong gan, thịt bò… nhưng cũng có trong một số thực phẩm khác như các loại rau, các loại hạt đậu (mè, hạnh nhân,…), ngũ cốc (lúa mạch, yến mạch…), nhưng cũng nên tránh dùng chung với các sản phẩm có thể làm hạn chế sự hấp thu sắt (ví dụ sữa, trà, café, coca,…). Trong điều trị thiếu máu, ngoài sắt ra còn cần các chất khác như protid, vitamin C, B12, acid folic,… Bệnh Gout kiêng ăn các loại thịt đỏ trong giai đoạn cấp, khi bệnh điều trị ổn thì có thể ăn với lượng vừa phải. Cháu nên khuyên ba khám BS chuyên khoa ung bướu để kiểm tra lại bệnh K máu kèm gout. Thêm vào đó, ba cháu chia nhỏ bữa ăn ra (có thể ăn 5-6 bữa/ ngày), đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây… Chúc ba cháu nhiều sức khỏe.", "Chào em, Gout là bệnh lý khớp viêm do rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng acid uric trong máu, các tinh thể urat lắng đọng trong bao khớp gây ra đau khớp. Bệnh thường khởi phát lần đầu ở khớp bàn ngón chân cái, triệu chứng đau nhiều và tăng nhanh; do đó trường hợp này không giống với đau khớp do Gout. Bên cạnh đó có nhiều bệnh lý viêm khớp khác cũng khởi phát tại khớp nhỏ ngoại biên như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong các bệnh tự miễn… Trước tiên cần phải xác định tổn thương tại ngón tay của em là tổn thương mô mềm đơn thuần hay tổn thương tại khớp. Điều này cần phải xác định thông qua thăm khám trực tiếp, nên tốt nhất là em đi khám tại BS chuyên khoa Cơ xương khớp để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị em nhé! Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gout cấp tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến gout cấp tính Chế độ sinh hoạt: Hoạt động thể chất: Người trưởng thành nên hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày một tuần. Hoạt động dù nhẹ hay bất kỳ hoạt động nào cũng tốt hơn là không có hoạt động nào trong ngày. Tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối. Duy trì cân nặng khỏe mạnh, hợp lý có thể giảm đau, cải thiện chức năng các khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Bảo vệ khớp: Chấn thương khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tại khớp hay làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp. Chọn các hoạt động dễ dàng và phù hợp cho khớp của bạn như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội,... Những hoạt động này ít có nguy cơ chấn thương và không gây vặn xoắn hoặc gây quá nhiều áp lực lên khớp. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Phương pháp phòng ngừa gout cấp tính hiệu quả Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh gout là hạn chế tần suất tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp và giảm nguy cơ béo phì , giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh gout.", " Chào chị, 1. Thật ra thì , suy tĩnh mạch, gai gót không liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, nếu chị có bị gout thì sẽ đau nhức và cả 3 bệnh trên cũng gây đau nhức. Do đó, đôi khi chị không phân rõ là đau nhức do bệnh nào. 2. Chỉ có bệnh gout là phải kiêng còn 3 bệnh của chị thì không phải kiêng. Vấn đề vận động rất quan trọng, thoái hóa khớp, gai gót phải tập vật lý trị liệu và suy giãn tĩnh mạch phải mang vớ chân hỗ trợ. Thân mến! ", " Chào em, Nếu như em có uống thì khả năng em điều trị khỏi là có thể. Nhưng nếu em không uống 1 thuốc gì mà để tự nhiên thì hiện tượng viêm gan B mạn tự thải trừ (tự khỏi bệnh) rất hiếm, do đó em cần làm lại xét nghiệm định lượng HBSAg, Anti HBS, men gan để kiểm chứng kết quả vừa rồi, xem có nhầm mẫu hay không. Em nên đăng ký khám tại chuyên khoa gan mật để BS kê y lệnh cho em, khi có kết quả cũng sẽ tư vấn cho em. Thân mến! Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983", "Chào em, là bệnh có thể chữa được nhưng thường phải điều trị kéo dài, bệnh hay tái phát và tùy vào mức độ nặng của bệnh kèm tác động của môi trường xung quanh mà điều trị khỏi nhanh hay chậm, có trường hợp điều trị suốt đời. Điều trị trầm cảm gồm 2 phần chính, thứ nhất là tâm lý, thứ hai là thuốc. Về mặt tâm lý, nếu em không giải phóng đầu óc của mình với những chuyện “không đáng” trong cuộc sống, chỉ hi vọng vào thuốc mà còn kèm thêm chán nản, nóng vội trong điều trị thì rất khó trị khỏi. Thứ hai là về việc dùng thuốc, điều trị trầm cảm không phải dễ, em đã từng điều trị BS này và đã hết, tức là BS điều trị có hiệu quả, do đó theo tôi em nên theo dõi điều trị BS đó thêm 1 thời gian xem sao, nếu cảm thấy không thoải mái với BS này thì đổi chỗ khác vì điều trị muốn tốt là người bệnh và BS phải hiểu, tin tưởng và hợp tác với nhau, em nhé. Thân mến! ", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gút Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Gout Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa Gout hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Chọn các loại đồ uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn và nước trái cây có chứa fructose. Thay vào đó, hãy uống nhiều đồ uống không cồn, đặc biệt là nước tinh khiết. Tránh thức ăn có nhiều purin như thịt đỏ và các loại thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, hải sản giàu purin bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ. Các sản phẩm sữa ít béo có thể là nguồn cung cấp protein tốt hơn cho những người bị bệnh gút. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân. Giữ cơ thể ở mức cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Các môn thể thao đơn giản như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội - những hoạt động giúp cải thiện chức năng các khớp của bạn.", "Chào em, Bệnh gout là bệnh gây viêm khớp do lắng đọng tinh thể urate, thường gặp ở khớp ngón chân cái, và có tăng acid uric máu. Nhưng, không phải ai có viêm khớp và tăng acid uric máu là bị gout vì rất nhiều trường hợp có tăng acid uric máu nhưng viêm khớp do bệnh lý khớp viêm khác. Tính chất viêm khớp ở ngón chân cái do gout là khớp đau tăng dữ dội đạt đỉnh trong ngày, giảm đau và giảm viêm nhanh khi dùng colchicine trong vòng 2 ngày, có thể có hạt tophy. Ngoài ra BS còn dựa vào xét nghiệm máu, Xquang, dịch khớp để ủng hộ chẩn đoán gout. Như vậy, em có tăng acid uric máu, điều chỉnh chế độ ăn thì acid uric về bình thường nhưng vẫn còn đau nhức bàn chân, có khả năng không phải là Gout, mà chỉ là tăng acid uric máu kèm bệnh lý ngoài Gout gây đau nhức bàn chân (như viêm can gan chân, viêm khớp bàn chân…), em nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Còn về chế độ ăn của người bị gout cần chú ý kiêng các món giàu đạm như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi), tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá. Thân mến." ]
AloBacsi cho tôi hỏi: Con tôi trước đây khi sanh khoảng 7 ngày bác sĩ nói con tôi bị vàng da nhân ảnh hưởng tới não (G80). Tôi có đi BV Nhi đồng 1 khám và chiếu đèn khoảng 1 tháng bác sĩ cho con tôi xuất viện về nhà, cho theo toa thuốc chống động kinh và phải tập vật lý trị liệu mõi ngày. Cứ mỗi tháng lên tái khám 1 lần nhưng lấn nào lên khám bác sĩ cũng cho thuốc uống y như vậy và chỉ định tôi đưa con qua Trung tâm Hoàn Hảo chụp IMER đầu, nhưng kết quả eray con tôi bình thường (bác sĩ coi kết quả và nói như vậy). Nhưng đến nay con tôi đã 19 tháng chưa biết lật, bò, bản thân con tôi lúc nào tay, chân cũng rồng cứng ngắt, tập vật lý trị liệu thì về nhà đở rồng hơn 1 chút, nhưng nghỉ một ngày thứ bảy, hay chủ nhật là con tôi lại rồng tay, chân cứ ngắt. Như vậy con tôi bị bệnh gì? Có hướng điều trị ra sao? Tôi phải làm sao cho con tôi bớt rồng? Tôi xin AloBacsi hãy hướng dẫn cho tôi khám bệnh dịch vụ ở BV Chợ Rẫy thì đến khoa nào? Chân thành cảm ơn.
[ "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào bạn, Nhiều khả năng bé bị vàng da nhân có tổn thương não\r\nvà để lại nên bé mới có những\r\nbiểu hiện trên. Do đó, việc điều trị chủ yếu bây giờ là dùng thuốc\r\nchống động kinh và tập vật lý trị liệu kéo dài cả năm hoặc nhiều năm nên gia\r\nđình cần kiên trì và xác định một khi não bị tổn thương thì rất khó hồi phục,\r\nvì không có thuốc điều trị triệt để. Nếu bạn muốn đưa bé đến BV Chợ Rẫy khám thì bạn có\r\nthể cho bé đăng ký khám khoa nội thần kinh và phục hồi chức năng. Thân mến! " ]
[ "Chào bạn Thanh, Theo tôi thì bác sĩ mắt ở BV Điện Biên Phủ đã khám, điều\r\nchỉnh mắt cho cháu bằng đeo kính và hướng dẫn điều trị tiếp rất cặn kẽ\r\nrồi. Đây là một trường hợp bẩm sinh rất rõ mà bạn không nên nghi\r\nhoặc nữa. Vấn đề là bạn cố gắng tuân thủ hướng dẫn theo dõi điều trị mà bác sĩ\r\nđã đưa ra. Việc phục hồi thị lực cần phải có thời gian nhưng quan trọng hơn là\r\nmắt sẽ không tiếp tục bị thêm, nhất là khả năng của\r\ntrẻ vẫn còn. Thân mến,", "Chào em, chủ yếu được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, tức là\r\nhỏi bệnh, thăm khám, quan sát triệu chứng hoặc dựa vào lời kể của người\r\nthân/người chứng kiến cơn động kinh. Ngoài ra, có một số xét nghiệm giúp khẳng\r\nđịnh chẩn đoán, cũng như xác định nguyên nhân gây động kinh: điện não đồ (EEG),\r\nCT hoặc MRI não,... Các xét nghiệm này nên được thực hiện tại bệnh viện có\r\nchuyên khoa Thần kinh nhi. Nếu ở TP.HCM, em có thể đưa cháu đến Bệnh viện Nhi\r\nđồng 1 hoặc 2. Bệnh này cần điều trị lâu dài, với mục đích kiểm soát, không\r\nđể xảy ra cơn động kinh. Thông thường, thời gian điều trị ít nhất là 2 năm, nếu\r\nkhông có cơn động kinh thì bác sĩ có thể xem xét ngưng thuốc. Một số trường hợp\r\ncần điều trị suốt đời. Có nhiều loại thuốc điều trị, tùy vào thể động kinh và\r\nnguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân gặp tác dụng phụ với 1 loai thuốc, bác sĩ\r\ncó thể đổi sang thuốc khác. Tuy nhiên, việc đổi liều, đổi thuốc, ngưng thuốc\r\nphải đúng chỉ định của bác sĩ, nếu bệnh nhân tự ý thực hiện sẽ khiến bệnh khó\r\nkiểm soát hơn, có khi gây nguy hiểm. Có thể hạn chế tác dụng phụ về gan, thận\r\ncủa valproate bằng cách dùng thuốc với liều phù hợp, xét nghiệm chức năng gan,\r\nthận mỗi 6 tháng đến 1 năm. Thân mến,", " Chào em, Qua thư tôi không thể kết luận được bé của em đang mắc bệnh gì. Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tùy theo nguyên nhân BS sẽ tư vấn cho em hướng điều trị thích hợp. Thân mến!", " Chào bạn, Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì lý do khác. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu lạ như dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh. Để biết những triệu chứng đó do tim mạch hay do nguyên nhân nào khác: - Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngưc bị rút lõm khi hít vào, thường bị viêm phổi) - Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, chân, khóc khi rặn. - Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết bò). Bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa tim mạch ở TPHCM: BV Nhi đồng, Viện tim TPHCM, BV Đại học y dược… Hà Nội: BV Nhi Trung ương, BV Tim Hà Nội, Trung tâm tim mạch bệnh viện E Miền Trung: BV Trung ương Huế, BV Đa khoa Đà Nẵng… Thân mến! Trích trong: PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định ", "Chào cháu, Theo AloBacsi, cháu\r\nnên khám kiểm tra các bệnh lý về máu tại BV Truyền máu Huyết học TPHCM và xin\r\nkhám chuyên khoa nội cơ xương khớp ở các bệnh viện đa khoa trong thành phố để\r\nđiều trị . Không bi quan, tất các bệnh lý này có thể chữa\r\nđược cháu ạ. Chúc cháu khỏe,\r\nnhiều niềm vui!", "Chào em, Theo em mô tả có thể em bị bên tinh hoàn phải.\r\nEm nên gặp BS để kiểm tra nhé. Ở TPHCM em có thể đến khám tại BV Bình dân. Thưa bác sĩ, Nửa tháng trước em có\r\nbị đau đầu, mấy sợi dây thần kinh nó cứ giật bưng bưng từng cơn làm em đau và\r\nkhó chịu lắm. Em không uống thuốc nhưng có dùng salonpas mấy ngày sau mới hết.\r\nTự nhiên hôm qua em đang nằm nghỉ trưa thì đầu em bị tê cứng nửa bên phải.\r\nKhông biết đó là bệnh gì thưa bác sĩ?(Hoàng Nam – TPHCM) BS Bùi Diễm Khuê: Chào Nam, có rất nhiều nguyên nhân, chỉ với ít thông tin em\r\ncung cấp, AloBacsi chưa thể kết luận được bệnh gì. Hơn nữa, bác sĩ cần phải khám\r\ntrực tiếp mới tìm ra nguyên nhân em ạ, em thông cảm nhé. Nếu dùng thuốc không\r\nđỡ, em nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn cụ thể. Chúc em mau khỏe. Thưa bác sĩ, em có\r\nthai được 7 tuần, khi siêu âm mới chỉ có noãn hoàng, có ít âm vang thai, túi ối\r\nméo, bị dịch dưới màng nuôi dày 6mm. Em mang thai lần đầu nên không biết trường\r\nhợp của em có quá nguy hiểm cho thai không ạ? (Mai Ha – Hà Nam) BS Chuyên khoa của\r\nAloBacsi: Chào em, Thai kỳ của em đang có biểu hiện không tốt rồi đó em (thai 7\r\ntuần tuổi rồi mà chưa có phôi thai, tim thai, túi ối thì méo mó, ngoài ra, còn\r\ncó xuất huyết quanh túi thai). Em nên đến BV sản khoa có uy tín khám và tiếp\r\ntục theo dõi, để loại trừ thai ngưng phát triển. Bệnh lao hạch có ảnh\r\nhưởng đến sinh sản không AloBacsi? Lúc em 17 tuổi bị bệnh\r\nhạch lao, ở 2 bên tinh hoàn bị nổi hạch và bể sau đó. Em đã điều trị nhưng giờ\r\n2 tinhhoan2 củ em chỗ hạch bể vẫn còn 2 cục cứng. Em đã lấy vợ 2 nam9 vẫn chưa\r\ncó con. Mong BS tư vấn. (Đăng Khoa – Kiên Giang) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào em, Em phải điều trị cho hết Lao em ạ.\r\nSau đó kiểm tra lại tại BV Bình Dân, các bác sĩ sẽ tư vấn và trả lời câu hỏi\r\ncủa em về khả năng có con em nhé. Chúc em sức khỏe, gặp nhiều may\r\nmắn!", "Chào bạn, Sau mổ 1 -2 tuần, nếu kiểm tra lại\r\nthấy không bị tụ dịch thì có thể sinh hoạt hoàn toàn bình thường rồi bạn nhé. Chúc bạn khỏe, vui! Câu hỏi : Chào bác sĩ, Tôi bị lao hạch đã mổ\r\n2 tháng, đang uống thuốc điều trị nhưng vết mỗ không lành mà cứ kéo khô da rồi\r\nlại ra nước vàng. Xin hỏi BS như vậy có sao không, để lâu có bị nhiễm trùng và\r\ncó cần uống thuốc gì khác không? Cảm ơn BS! (Mai Anh - banglang…@ ) ThS.BS\r\nTrần Thiện Hòa: Bạn Mai Anh thân mến, được sinh thiết thường chảy nước vàng trong thời gian điều trị lao. Hết bệnh lao\r\nthì sẽ khỏi thôi bạn ạ. Câu hỏi : Thưa bác sĩ, Tôi năm nay 45 tuổi, má\r\nngoài bàn tay trái (từ ngón út xuống cổ tay) phình to bằng cỡ trái chanh, hơi\r\nđỏ, không đau, mềm. Giữa lòng bàn tay mạch máu cũng hơi nổi lên. Xin nói thêm\r\ntay tôi từ nhỏ đã có bướu này nhưng rất nhỏ. 2,3 năm gần đây mới phình lên. Tôi\r\nđã chụp MRI kết luận: bướu mạch máu chiếm gần trọn bàn tay trái vùng cạnh ngoài\r\nngón út lan vào bên trong lòng bàn tay đến phía trong ngón trỏ, lan 1 ít lên cổ\r\ntay bên trụ khoảng 3cm. Xin bác sĩ chỉ giúp\r\ntôi nên điều trị thế nào, ở đâu? (Diep Tran - dieptran…@ ) ThS.BS\r\nTrần Thiện Hòa: Chào bạn Diep Tran, Ngày nay điều trị đã có\r\nthể kiểm soát được sự phát triển của nó nên bạn có thể yên tâm. Nếu ở Hà Nội\r\nbạn có thể ghé BV Việt đức. Ở phía nam thì khám ở BV ĐHYD, BV Bình Dân, BV Chợ\r\nrẫy… Thân mến, Câu hỏi : Xin chào Alobacsi, em\r\nđã mổ rò hậu môn được gần 3 tháng rồi nhưng em vẫn cảm thấy đau và cộm cộm ngay\r\nvết mỗ sau khi hoạt động mạnh, khi ngồi và sau khi đi đại tiện. Nhưng sau khi\r\nngủ dậy thì em không còn cảm giác đau nữa. Lâu lâu em lại thấy có dịch mủ chảy\r\nra ngoài hậu môn. Bác sĩ có thể cho em biết về tình trạng của em được không? Em\r\ncám ơn BS! (Minh Nhựt, 18 tuổi) ThS.BS\r\nTrần Thiện Hòa: Chào em, Như em mô\r\ntả có khả năng bị tái phát. Rò hậu môn có thể phải mổ vài lần và\r\nthay băng kỹ mới không tái phát em ạ. Tái khám và tích cực điều trị em nhé!", "Chào em Thảo, Theo em trình bày, nhiều khả năng bệnh của em sẽ liên quan đến nhiều cơ quan chứ không phải một. Em cần được thăm khám tỉ mỉ và xét nghiệm tổng quát BS mới có thể định bệnh cho em. Trường hợp của em cần loại trừ do những nguyên nhân sau: - Thiếu máu và thiếu canxi sau sanh. - Suy nhược cơ thể kéo dài. - Ăn uống kém nên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc đang có bệnh lý về dạ dày - tá tràng. Do đó, để có chẩn đoán chính xác và điều trị tốt cho em, em nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa nội tổng quát, BS sẽ giúp em điều trị khỏi bệnh. Còn trường hợp của bé em nên đặt câu hỏi riêng cho BS nhi, BTV của AloBacsi sẽ chuyển giúp em, BS sản khoa không thể tư vấn về vấn đề này. Thân mến!", "Chào bạn, là một bệnh lý do tổn thương\r\nnão bộ trong thời kỳ não phát triển và thể co cứng là một thể chiếm phần lớn\r\ncủa bệnh bại não, khoảng 80%. Về điều trị thì hiện không có thuốc\r\nđiều trị đặc hiệu, nên điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm co cứng và tập vật\r\nlý trị liệu kéo dài nhiều năm. Vì vậy, gia đình cần kiên trì cho bé điều trị và\r\ntập luyện theo hướng dẫn của BS thì tình trạng co cứng và vận động của bé mới\r\nđược cải thiện. Còn hiện tại có đề cập đến phương\r\npháp ghép tế bào gốc nhưng phương pháp này còn mới mẻ và chưa được công bố rộng\r\nrãi ở Việt Nam cũng như chưa thống kê được hiệu quả lâu dài sau điều trị. Gia đình có thể tham khảo theo link sau:", "Chào bạn, Trường hợp của cháu nhà bạn cần phải\r\nđược thăm khám trực tiếp và có thể cần làm một số xét nghiệm để tìm bệnh. Có\r\nmột số nguyên nhân bệnh xuất hiện thoáng qua, khi đến khám thì không còn nữa.\r\nBạn nên đưa cháu đến kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa can thiệp để\r\nđược hướng dẫn chi tiết. Chúc cháu mau khỏe mạnh! Thân mến, BS\r\nTrần Nhân Tuấn Phòng\r\nkhám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", " Chào bạn, Qua thư của bạn, cho thấy bé đang có những vấn đề bất thường sau cần được quan tâm: -Thứ nhất là bé phát triển cân nặng và chiều cao chưa tốt theo tuổi. Cân nặng và chiều cao bị thiếu nhưng chưa đến mức suy dinh dưỡng. -Thứ hai là bé chậm phát triển vận động, cần loại trừ . -Ngoài ra, bé có thể bị thiếu vitamin D, canxi,…? Tóm lại, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị sớm. Thân mến! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em Quy, Em nên đưa bé đến BV chuyên khoa Nhi để BS khám tìm ra nguyên nhân và của bé thì sẽ có hướng điều trị thích hợp theo sức khỏe của bé. Thân mến!", "Chào em, Đây là một bệnh lý cấp tính, khó điều trị. Nhưng tùy theo nguyên nhân gây bệnh: nguyên phát (do đột biến gen) hoặc thứ phát sau nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, vi nấm, bệnh tự miễn hoặc mắc phải sau khi mắc bệnh ác tính,… và biến chứng (nếu có) BS sẽ đưa ra hướng điều trị, thời gian trị liệu và tiên lượng khác nhau. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng thì sau khi điều trị tốt bệnh lý nền, sẽ không chế được bệnh lý này. Còn do các nguyên nhân khác, BS sẽ cân nhắc ghép tế bào gốc hoặc điều trị hóa chất. Trường hợp của bé, em nên trao đổi trực tiếp với BS điều trị mới rõ được em nhé. Thân mến.", " Chào em, Nếu không trực tiếp khám cho bé và nhờ đến các xét nghiệm cần thiết thì rất khó để tôi đưa ra kết luận. Nhưng nếu em thấy biểu hiện trên xuất hiện ngày càng nhiều hơn hoặc thời gian mỗi cơn kéo dài hơn thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám để BS sớm tìm được nguyên nhân. Thân mến! ", "Chào em, Với bệnh tay chân miệng em cần theo dõi trong 10 ngày, đến ngày thứ 8 bệnh này vẫn còn có thể chuyển độ nặng hơn đó em, nên bé của em vẫn còn trong giai đoạn theo dõi sát. Tuy bé của em còn sốt nhưng ở mức độ nhẹ và không có các biểu hiện của dấu hiệu chuyển độ nặng, nên BS mới cho bé về và theo dõi tại nhà. Hiện tại, em nên điều trị theo hướng dẫn của BS điều trị và cần chú ý theo dõi những dấu hiệu nặng (mà BV đã cấp cho  em) thì cần nhanh chóng đưa bé vào BV ngay em nhé!" ]
Thuốc Hemoral Tablet 450mg/50mg Aristopharma điều trị suy tĩnh mạch, mạch bạch huyết (3 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Hemoral là sản phẩm của Aristopharma, có thành phần chính là Diosmin, Hesperidin. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị những triệu chứng liên quan tới suy tĩnh mạch - mạch bạch huyết (nặng chân, đau, chồn chân vào cuối ngày); điều trị những triệu chứng liên quan tới cơn trĩ cấp.\nThành phần:\nDiosmin: 450mg\nHesperidin: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Hemoral được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị những triệu chứng liên quan tới suy tĩnh mạch - mạch bạch huyết (nặng chân, đau, chồn chân vào cuối ngày). Điều trị những triệu chứng liên quan tới cơn trĩ cấp." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Nevol là sản phẩm của Medley Pharmaceuticals Limited có thành phần chính là Nebivolol (dưới dạng Nebivolol Hydrochloride) dùng điều trị các trường hợp tăng huyết áp vô căn từ nhẹ đến vừa, suy tim mạn tính ổn định như một thuốc hỗ trợ cho phương pháp điều trị tiêu chuẩn ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên.\nThành phần:\nNebivolol: 5mg\nChỉ định:\nThuốc Nevol chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐể điều trị các trường hợp tăng huyết áp vô căn từ nhẹ đến vừa. Để điều trị suy tim mạn tính ổn định như một thuốc hỗ trợ cho phương pháp điều trị tiêu chuẩn ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên.", "Mô tả ngắn:\nAtorvastatin 10 mg của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm TV PHARM.\nThành phần:\nAtorvastatin: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Atorvastatin 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị giảm cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và apolipoprotein B ở những bệnh nhân tăng cholesterol nguyên phát và rối loạn chuyển hóa lipid hỗn hợp. Ðiều trị tăng nổng độ triglycerid huyết tương. Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng để đạt hiệu quả trị liệu cao. Tăng cholesterol máu dạng gia đình đồng hợp tử, bằng các biện pháp hạ lipid khác khi các liệu pháp này không đáp ứng.", "Mô tả ngắn:\nDopolys-S có thành phần chính Ginkgo biloba extract 7 mg, Heptaminol hydrochlorid 150 mg, Troxerutin 150 mg để điều trị triệu chứng suy tĩnh mạch bạch huyết: Nặng chân, vọp bẻ, đau nhức, hội chứng cẳng chân rung khi nằm, điều trị những dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn trĩ cấp.\nThành phần:\nBạch quả: 14mg\nTroxerutin: 300mg\nHeptaminol: 300mg\nChỉ định:\nThuốc Dopolys-S được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị triệu chứng suy tĩnh mạch bạch huyết: Nặng chân, vọp bẻ, đau nhức, hội chứng cẳng chân rung khi nằm. Điều trị những dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn trĩ cấp.", "Mô tả ngắn:\nAgiosmin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, với thành phần chính Diosmin và Hesperidin. Đây là thuốc dùng để điều trị suy tĩnh mạch mạn tính vô căn hay thực thể với các triệu chứng như phù, đau chân, nặng chân, co cứng cơ ban đêm. Thuốc còn dùng để điều trị các cơn trĩ cấp, trĩ mạn và bảo vệ tránh tái phát.\nThành phần:\nDiosmin: 450mg\nHesperidin: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Agiosmin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị suy tĩnh mạch mạn tính vô căn hay thực thể với các triệu chứng như phù, đau chân, nặng chân, co cứng cơ ban đêm. Ðiều trị các cơn trĩ cấp, trĩ mạn và bảo vệ tránh tái phát.", "Mô tả ngắn:\nDaflon 500mg của Les Laboratoires Servier Industries, thành phần chính flavonoid vi hạt tinh chế là thuốc tác động trên hệ thống tĩnh mạch được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến suy giảm tĩnh mạch bạch huyết và các triệu chứng liên quan đến trĩ cấp.\nThành phần:\nDiosmin: 450MG\nHesperidin: 50MG\nChỉ định:\nThuốc Daflon 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị các triệu chứng liên quan đến suy giảm tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, hội chứng nhức chân tăng nặng vào cuối ngày). Điều trị triệu chứng liên quan đến trĩ cấp.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Agirovastin 10 là viên nén bao phim chứa hoạt chất Rosuvastatin dùng trong điều trị tăng cholesterol máu, phòng ngừa biến cố tim mạch.\nThành phần:\nRosuvastatin: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Agirovastin 10 chỉ định trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng cholesterol máu:\nBệnh nhân người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên có tăng cholesterol máu nguyên phát (loại lla kể cả tăng cholesterol máu di truyền gia đình kiểu dị hợp tử) hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại llb): Điều trị bằng rosuvastatin như một liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng và các liệu pháp không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân).\nBệnh nhân người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên có tăng cholesterol máu di truyền gia đình kiểu đồng hợp tử: Điều trị bằng rosuvastatin như một liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và các liệu pháp làm giảm lipid khác (ví dụ ly trích LDL máu) hoặc khi các liệu pháp này không thích hợp.\nPhòng ngừa biến cố tim mạch:\nPhòng ngừa biến cố bệnh tim mạch ở những bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ cao bị biến cố tim mạch đầu tiên, như một thuốc hỗ trợ để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Bonsartine 25 Tablet được sản xuất bởi công ty Square Pharmaceuticals Ltd - Bangladesh, với thành phần chính losartan, là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, bệnh thận ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Thuốc còn được dùng trong trường hợp suy tim và nhồi máu cơ tim. \n Thuốc Bonsartine 25 Tablet được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 5 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nLosartan: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Bonsartine 25 Tablet được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nTăng huyết áp . Giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch cho người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái. Giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch được đo bằng các biến cố phối hợp như tử vong do tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim trên người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái. Bảo vệ thận cho người bệnh tiểu đường loại 2 có protein niệu: Làm chậm lại quá trình diễn tiến bệnh thận, được xác định bằng bằng sự giảm tỷ lệ biến cố phối hợp tăng gấp đôi hàm lượng creatinine máu, giai đoạn cuối của bệnh thận (cần thẩm phân lọc máu hoặc ghép thận), hoặc tử vong và làm giảm protein niệu.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Clopalvix Plus là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam chứa hoạt chất Aspirin và Clopidogrel (dưới dạng Clopidogrel bisulfat) điều trị hội chứng mạch vành cấp không tăng đoạn ST, nhồi máu cơ tim cấp không tăng đoạn ST, can thiệp mạch vành. Phòng ngừa huyết khối và huyết khối động mạch (có thể dùng được cho bệnh nhân rối loạn nhĩ).\nThành phần:\nAspirin: 75mg\nClopidogrel: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Clopalvix Plus chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nHội chứng mạch vành cấp không tăng đoạn ST (sử dụng thuốc trong vòng 12 tháng). Nhồi máu cơ tim cấp không tăng đoạn ST. Bệnh nhân can thiệp mạch vành. Phòng ngừa huyết khối và huyết khối động mạch (có thể dùng được cho bệnh nhân rối loạn nhĩ).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Thiazifar 25 mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic , có thành phần chính là hydroclorothiazid . Thiazifar 25 mg có tác dụng điều trị phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận do corticosteroid, estrogen), điều trị tăng huyết áp dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác như chất ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn beta. \n Thuốc Thiazifar 25 mg được bào chế dạng viên nén tròn, màu vàng cam, hai mặt phẳng, một mặt trơn, một mặt có vạch chia đôi. Đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên nén.\nThành phần:\nHydrochlorothiazide: 25mg\nChỉ định:\nThuốc Thiazifar 25 mg được chỉ định trong các trường hợp:\nÐiều trị phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận do corticosteroid, estrogen). Điều trị tăng huyết áp dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác như chất ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn beta.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Livermarin là sản phẩm của Công ty Cổ phần BV Pharma chứa hoạt chất Silymarin giúp bảo vệ gan, điều trị rối loạn chức năng gan.\nThành phần:\nSilymarin: 140mg\nChỉ định:\nThuốc Livermarin là sản phẩm của Công ty Cổ phần BV Pharma chứa hoạt chất Silymarin giúp bảo vệ gan, điều trị rối loạn chức năng gan .", "Mô tả ngắn:\nSagason 75 Celogen 3x10 là sản phẩm của Công ty Celogen Pharma Pvt., Ltd (Ấn Độ), có thành phần chính là clopidogrel bisulfat. Thuốc được sử dụng để dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên. Kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị đột quỵ, mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã xác định. \n Sagason 75 Celogen 3x10 bào chế dạng viên nén bao phim, hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.\nThành phần:\nClopidogrel: 75mg\nChỉ định:\nThuốc Sagason 75 Celogen được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nDự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên. Kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị đột quỵ, mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã xác định.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Valiera 2mg là sản phẩm được sản xuất bởi Laboratories Recalcine SA (Chile), thuốc có thành phần chính là estradiol , thuốc được dùng điều trị các triệu chứng rối loạn vận mạch liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh, teo âm hộ - âm đạo, giảm tiết estrogen, ung thư biểu mô, dự phòng loảng xương… \n Thuốc Valiera 2mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói theo quy cách hộp 1 vỉ x 30 viên.\nThành phần:\nEstradiol: 2mg\nChỉ định:\nThuốc Valiera 2mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị các triệu chứng rối loạn vận mạch từ trung bình đến nặng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Không có bằng chứng tương đương cho thấy các estrogen có ảnh hưởng đến các triệu chứng thần kinh hay trầm cảm thường xảy ra ở thời kỳ mãn kinh do vậy không chỉ định điều trị các trường hợp này. Điều trị teo âm hộ và âm đạo. Điều trị các trường hợp giảm tiết estrogen do thiểu năng sinh dục, cắt buồng trứng hay thiểu năng buồng trứng nguyên phát. Điều trị ung thư biểu mô tuyến tiền liệt tiến triển phụ thuộc androgen (chỉ dùng để điều trị tạm thời). Dự phòng loãng xương .", "Mô tả ngắn:\nSaVi Valsartan Plus HCT 80/12.5 có chứa valsartan 80 mg, hydroclorothiazid 12,5 mg có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch gây tử vong và không gây tử vong chủ yếu là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.\nThành phần:\nValsartan: 80mg\nHydrochlorothiazide: 12.5mg\nChỉ định:\nThuốc SaVi Valsartan Plus HCT 80/12.5 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp: Có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch gây tử vong và không gây tử vong chủ yếu là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.", "Mô tả ngắn:\nCemofar 150 Pharmedic dạng thuốc bột có thành phần chính là Pracetamol của Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic. Thuốc được chỉ định điều trị để giảm đau nhức và hạ sốt ở trẻ em.\nThành phần:\nParacetamol: 150mg\nChỉ định:\n", "Mô tả ngắn:\nThuốc Visartis 40 là sản phẩm của BRV Healthcare, có thành phần chính là Telmisartan. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp vô căn, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc tăng huyết áp khác; làm giảm các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong nơi các bệnh nhân có nguy cơ cao từ 55 tuổi trở lên mà không dung nạp các thuốc ức chế ACE.\nThành phần:\nTelmisartan: 40mg\nChỉ định:\nThuốc Visartis 40 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp vô căn, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc tăng huyết áp khác. Giúp làm giảm các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong nơi các bệnh nhân có nguy cơ cao từ 55 tuổi trở lên mà không dung nạp các thuốc ức chế ACE" ]
Tôi bị gãy chỏm xương bàn chân trái số 5 đến nay đã hơn 5 tháng, nhưng đi lên xuống cầu thang là lại bị đau nhói bàn chân. Còn nếu đi mặt đất bằng phẳng thì không bị đau. Bác sĩ cho biết tình trạng chân tôi khi nào mới hết đau vậy ạ?
[ "Hạn chế vận động mạnh khi xương chưa lành Chào bạn, Gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, đồng thời hiện tượng loãng xương khu trú tại vị trí gãy xương sẽ làm cho người bệnh còn cảm giác đau nhói khi tăng áp lực lên điểm gãy xương (trong trường hợp của bạn là đi bộ lên xuống cầu thang). Hiện tượng này có thể kéo dài 3-6 tháng ở người trẻ và có thể dài hơn ở người lớn tuổi, người đã có bệnh lý thoái hóa khớp, loãng xương. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách mang giày đế mềm đi lại trong nhà, tập thêm thể dục, ăn uống đầy đủ chất - đặc biệt là canxi, xoa bóp và bấm huyệt bàn chân tại nhà. Nếu vẫn không hết hay cảm giác khó chịu gia tăng thì cần khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra thêm, bạn nhé." ]
[ "Chào em, Thời gian để xương gãy lành lại cần từ 4-6 tuần. Thông thường BS chỉ tháo bột khi kiểm tra phim Xquang thấy tổn thương đã lành hẳn. Nếu hiện tại vấn đề của em chỉ là khó cử động chân (do chân cứng) và không còn đau nhiều thì khả năng là do bất động lâu, gây teo cơ và cứng khớp. Em nên khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để BS đánh giá và đề ra các bài tập phục hồi chức năng giúp chân trở về bình thường em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Khớp cổ chân phải chịu một áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, những hoạt động hằng ngày như chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh ở chân đều có khả năng làm tổn thương khớp cổ chẩn, gây viêm sưng tại khu vực mắt cá và cả cổ chân. Các chấn thương vùng xương khớp ít nhiều cũng có nguy cơ để lại các di chứng liên quan. Trong đó, khớp cổ chân là bộ phận rất nhạy cảm với các chấn thương. Chỉ một chấn thương do tai nạn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp. Chấn thương của bạn đã kéo dài trên 5 tháng, nên vấn đề viêm khớp và mô mềm cấp tính sau chấn thương là không nghĩ tới. Vùng chi dưới có thể phù nhẹ nếu hồi lưu tĩnh mạch có vấn đề (cũng có thể gặp sau chấn thương), bạn nên khám thêm chuyên khoa mạch máu để phát hiện và điều trị. Ngoài ra, thoái hóa khớp vùng cổ chân có thể gặp sau chấn thương nhưng điều trị chủ yếu vẫn là giảm đau và tập vật lý trị liệu. Nếu được bạn vui lòng cung cấp thêm phim chụp Xquang khớp gối và toa thuốc để bác sĩ đánh giá thêm, hoặc khám trực tiếp chuyên khoa cơ xương khớp để được hướng dẫn tập luyện phù hợp bạn nhé! >>> >>>", "Chào em, Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, do thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương... Đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới... Nếu triệu chứng đau không nhiều, xuất hiện gần đây, em có thể cải thiện bằng cách chọn loại giày dép thích hợp (vừa chân, đế êm), hạn chế đi lại quá nhiều và đứng lâu, không để thừa cân, béo phì, để chân nghỉ ngơi 1 thời gian và xoa bóp vào buổi tối với dầu nóng sẽ bớt. Nếu triệu chứng nhiều, thì cần đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp để kiểm tra toàn diện, chụp Xquang khớp cổ chân 2 bên, siêu âm mạch máu chi dưới... xác định bệnh và điều trị thuốc thích hợp. Thân mến.", " Chào Thu Hương, Hiện tượng đó là thường gặp khi gãy xương chân mác em nhé. Bởi vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây kèm việc cố định bằng bột lâu ngày nên sẽ dễ gây sưng nề nhẹ. Ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em đi lại nhiều thì chân sẽ sưng nề nhiều hơn. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Vì thế, em vẫn tiếp tục tập đi, nhưng cần hạn chế đi lại nhiều hay đứng lâu, khi ngồi/ ngủ nên kê chân cao, nếu bắt buộc phải đứng lâu hay đi nhiều nên mua vớ áp lực để đeo, xoa bóp sẽ giúp cải thiện. Thân mến! ", "Hạn chế vận động nhiều sẽ giúp xương mau lành Chào em Thời gian để lành lại là từ 4-6 tuần, tuỳ theo cơ địa và độ nặng của vết gãy. Ngoài tổn thương gãy xương, chấn thương nặng còn có thể làm đụng dập mô mềm, tổn thương mạch máu, thần kinh tại chỗ nên cần có thời gian để hồi phục. Em có thể chườm lạnh, kê cao chân, dùng thuốc kháng viêm giảm đau và hạn chế vận động chỗ gãy để vết thương mau lành em nhé! Thân mến.", " Chào em, Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Mặc dù xương đã lành, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, bên cạnh đó gót chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau nhói tại điểm gãy. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Đa số trường hợp 3-4 tháng sau bệnh mới lành hẳn. Trường hợp của em bị vỡ xương gót đã 2 tháng và hoàn toàn không thấy thuyên giảm thì phải khám lại tại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, xem xương có lành không (nhiều trường hợp phẫu thuật cố định xương), có kèm bệnh gì đi kèm không (như loãng xương, tiểu đường, tổn thương dây chằng...), có dấu hiệu nhiễm khuẩn không để xử trí thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Gãy xương bàn chân gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, ảnh hưởng đến đi lại và di chuyển của người bệnh Xin chào anh Hải, Tình trạng gãy nứt xương bàn chân thì tương đối nhẹ, để giảm sưng anh nên kê cao chân lên khi nằm và ngồi, có thể cử động nhẹ các ngón chân, tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân giúp tăng đẩy lượng máu ở chân về tim – nhằm tránh máu dồn xuống chân; nếu chân sưng to quá thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để xẻ bột nhằm giải áp. Về thuốc giảm đau đã có kèm tác dụng giảm sưng viêm, bạn đừng nên tự ý mua thuốc uống nhé vì một số loại thuốc rất hại dạ dày. Chúc bạn mau bình phục!", "Với bất ký chấn thương nào gây rạn xương cũng đều gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cần cẩn trọng để tránh những biến chứng về sau Chào em, Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Thời gian trung bình phục hồi đối với gãy nứt xương bàn chân để tham gia chơi thể thao lại là 6 tháng, khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào quá trình luyện tập. Ban đầu sẽ là tập đứng chịu lực một chân trên chân gãy cho vững; tập lại dáng đi bình thường chịu lực đều hai chân, sau đó tập chạy bộ tăng dần từ chậm đến nhanh, từ ít đến nhiều, tập bật nhảy cao; tập các thụ thể thần kinh cảm nhận không gian trong động tác di chuyển đổi hướng, bật nhảy....tốt nhất em nên đến các phòng tập gym và tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Khi em không còn đau chỗ gãy khi tập thể thao, tầm vận động khớp bình thường, sức bật và di chuyển đa hướng tốt, chạy nhảy bình thường thì có thể quay lại chơi thể thao và nhảy.", "Chào con, Xe 16 chỗ cán qua bàn chân trái của con không gãy mới là chuyện lạ, con cần nói rõ con bị gãy xương nào của bàn chân trái (xương bàn chân, xương ngón chân, gót chân, mắt cá chân…) thì AloBacsi mới tư vấn rõ cho con được. Nếu không bó bột được, con có thể mang vớ, băng thun hoặc mang giày như BS điều trị đã hướng dẫn cho con (vớ hoặc băng thun cố định con mua ở các cửa hàng dụng cụ y tế). Để chân giảm sưng, khi ngồi con chú ý kê cao chân bị bệnh, duỗi thẳng và vuông góc với thân người, khi ngủ kê chân cao hơn bình thường. Sau khi bó bột hoặc cố định xương gãy, cần tập lại sức mạnh gân, cơ vùng cổ - bàn chân vì gân và cơ dễ bị teo sau thời gian bất động, tập vận động các khớp cổ - bàn chân, massage bàn chân cho máu huyết lưu thông… Tuy nhiên, con cần làm theo hướng dẫn (thời gian cố định hoặc hướng dẫn tập vận động…) của BS trực tiếp điều trị cho con, vì BS này nắm rõ vị trí xương gãy, mức độ tổn thương và sưng nề… của chân con. Sau thời gian cố định hoặc trước khi vận động chạy nhảy bình thường, con cần khám và chụp X-quang lại để đánh giá xương gãy có lành tốt  không, có di lệch không. AloBacsi chúc con mau lành bệnh!", " Chào cháu, được 15 ngày chưa lành xương nên cháu không thể đi lại bình thường và gập ngón chân xuống. Cháu nên bó bột ôm ngón chân để đủ thời gian lành xương là 3-4 tuần. Nếu xương không lành thì sẽ đi lại khó khăn và đau. Cháu nên vào các bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được tư vấn và điều trị cụ thể. Trân trọng! Trích trong:", "Tốt nhất chỉ nên bỏ nạng khi kiểm tra thấy xương đã lành Chào anh, Ưu điểm của phẫu thuật đặt dụng cụ cố định trong gãy xương là cho phép nắn xương đúng vị trí, bất động tương đối chắc chắn, tránh được di lệch thứ phát, người bệnh có thể tập cử động và chịu trọng lượng sớm, tránh cách biến chứng teo cơ, cứng khớp, loãng xương… Do đó ở thời điểm này, anh đã có thể tập vật lý trị liệu cho chân bị tổn thương, bắt đầu bằng những bài tập dành cho khớp và gồng cơ, sau đó sẽ tập đi bằng nạng, với mức độ chịu lực tăng dần. Tốt nhất chỉ nên bỏ nạng khi kiểm tra thấy xương đã lành. Thời gian để có thể phục hồi sinh hoạt lại như bình thường thường từ 3-6 tháng tuỳ tốc độ hồi phục của từng người anh nhé!", "Chào bạn, Gãy xương chày cẳng chân thời gian liền xương từ 3-4 tháng. Bạn bị gãy xương chày, bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn (bó bột), 1 tháng đầu bó bột cao rồi hạ bột thấp hơn, hướng dẫn tập đi chống chân nhẹ nhằm giúp liền xương nhanh chóng. Thuốc uống chỉ hỗ trợ thêm trong việc lành xương. Bạn cần tập đi trên 2 nạng, chống nhẹ chân đau đủ thời gian lành xương 3-4 tháng. Thân mến.", " Chào em, Thời gian trung bình ở người trẻ khỏe là 1 tháng. Riêng đối với gãy ngón chân thì có thể kéo dài lâu hơn 1 chút, có thể mất 2 tháng. Gãy xương và đặc biệt là bị lột 1 mảng da lớn làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây nên sẽ dễ gây sưng nề nhẹ, và điểm gãy xương lâu lâu cũng nhói đau nhẹ khi đi lại nhiều hay trời trở lạnh, dù là xương đã lành. Ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em đi lại nhiều thì chân sẽ sưng nề nhiều hơn. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Không nói trước được tình trạng phù chân này cụ thể khi nào thì hết, vì có thể kéo dài nhiều tháng tùy bệnh trạng, cơ địa, sinh hoạt và làm việc. Nếu còn đau nhiều thì em khoan đi lại nhiều, nên tập co cơ tại giường, xoa bóp và đi lại sinh hoạt trong nhà. Còn nếu đau ít thì có thể tập đi nhiều hơn chút. Em cần chú ý hạn chế đứng lâu, khi ngồi/ ngủ nên kê chân cao, xoa bóp sẽ giúp cải thiện. Thân mến! ", "Chào bạn, Sau tổn thương gãy xương cần ít nhất 2 tháng để liền xương và từ 3-6 tháng để hồi phục lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bất động do gãy xương có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp, ảnh hưởng tới vận động về sau - cách điều trị duy nhất là tập phục hồi chức năng tích cực. Do đó bạn nên tới BV có chuyên khoa Vật lý trị liệu để khám và tập theo hướng dẫn của BS chuyên khoa bạn nhé! Thân ái.", "Chào bạn, Xương gót là một trong những xương chậm lành nhất khi có gãy xương. Do đó, bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng lành xương trước khi tập chịu lực, tránh vận động quá mạnh có thể gây di lệch vùng gãy bạn nhé! Thân mến." ]
Chào bác sĩ, Em bị sảy thai khi đã hơn 6 tuần. Em có triệu chứng đau bụng trước đó nhưng không biết. Đúng sáng hôm đó em đi siêu âm và BS chuẩn đoán là dọa sảy. Nhưng không may tối đó em bị sảy. Xuất viện BS có kê thuốc giúp xương chắc (230k/lọ), vitamin E, vitamin A, không kê kháng sinh. Thuốc đó có tác dụng gì về sau vậy BS? Mẹ em có mua thuốc mán về xông và đun uống cho em, liệu có phá thuốc tây không ạ? Vì em ở Lạng Sơn nên có người dân tộc. Thuốc mán là do họ pha chế từ các loại lá cây rừng + gỗ cây... không thể biết thành phần gồm gì đâu ạ. Vì rất nhiều người đẻ hoặc sảy đều dùng được thuốc đó, có lẽ tốt cho thai phụ nên mọi người khuyên nhau dùng... có lẽ ở Hà Nội thì không có loại thuốc này đâu. Chu kỳ kinh của em không đều từ trước đó rồi, em có uống Cao ích mẫu nhưng vẫn vậy. Em có đọc đâu là kinh không đều thì khó có con, liệu có phải vậy ạ? Em đang rất lo sợ và băn khoăn mong BS dành cho em chút thời gian tư vấn & giải đáp giùm em nhé!! Giờ vợ chồng em rất mong có con lại sớm, em cần kiêng gì và sau bao nhiêu lâu nên bắt đầu có thai lại ạ? Mong sớm nhận được câu trả lời của BS trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn BS rất nhiều!! (Pinny Tay - Lạng Sơn)
[ "AloBacsi xin chia buồn cùng vợ chồng em nhé! Để có thai phải hội đủ nhiều yếu tố: - Tinh trùng phải tốt về số lượng và chất lượng. - Trứng phát triển tốt và trưởng thành, có rụng trứng mỗi tháng - Tử cung và nội mạc tử cung tốt để trứng làm tổ - Vòi trứng thông tốt - Buồng trứng hoạt động tốt… Do vậy, nếu có bất thường một trong những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt(kinh thưa, vô kinh…) cũng là một trong những nguyên nhân gây khó thụ thai. Biết em ở xa nhưng chúng tôi rất tiếc không thể tư vấn về thuốc cho em, vì không rõ thuốc bạn đề cập đến là thuốc nào (không có tên thuốc, không rõ nguồn gốc, thành phần thuốc…), khi dùng thuốc đông y và tây y lẫn lộn có thể gây tương tác thuốc hoặc làm mất tác dụng của thuốc điều trị, em nên thận trọng nhé. Để có thai lại em cần thời gian 3 - 6 tháng, đây là khoảng thời gian để em phục hồi lại sức khỏe ban đầu và để lớp nội mạc tử cung phát triển tái tạo trở lại chuẩn bị cho trứng làm tổ. Chúc em mau sớm có bé yêu!" ]
[ "- nguồn internet Chào bạn Phương Anh, Thông tin bạn cung cấp cho AloBacsi quá ít. Trước đây mẹ bạn uống thuốc Nam nhưng là thuốc gì, do BS chuyên khoa Y học cổ truyền kê toa hay tự mua theo lời mách bảo, truyền miệng…? Thuốc Nam không có nguồn gốc hay thuốc gia truyền thường được pha thêm thuốc kháng viêm mạnh nhưng lại rất độc và nhiều tác dụng phụ, dễ “nghiện” nếu uống liên tục… Ví dụ nó có thể gây , nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, làm rối loạn chuyển hóa và dung nạp đường (gây tăng đường huyết), phù và có thể bị tăng huyết áp… Bạn cần đưa mẹ tái khám chuyên khoa Nội tiết, mô tả rõ tiền sử đã từng uống thuốc Nam cho BS biết… Làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nữa để tìm ra bệnh, khi đó việc điều trị mới hiệu quả, bạn nhé. Chúc mẹ bạn chóng khỏe lại.", "Chào bạn, Hiện nay, viên thuốc tránh thai khẩn cấp (TTTKC) được nhiều người biết đến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc cũng không nhỏ (làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt…). Chúng tôi cảm thông với nỗi lo của bạn, việc bạn hỏi thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, chúng tôi không thể khẳng định được, y học cũng chưa có kết luận rõ ràng về việc này. Ba mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, nhưng vì một lý do nào đó bé sinh ra bị dị tật thì đó là gánh nặng cho bản thân bé, cho ba mẹ và cả xã hội. Do đó, hai bạn nên suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Hiện tại thai được 6 tuần, khám cũng chưa thể kết luận được thai có dị tật hay không, nếu hai bạn quyết định để thai thì phải đợi đến khi thai được 11-14 tuần siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm máu PAPP-A (protein trong huyết tương liên quan đến thai kỳ), free beta HCG. Nếu nguy cơ cao, bạn sẽ được tham vấn chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.", "Chào bạn Phượng, Bình thường sảy thai trong 3 tháng đầu thường sảy thai trọn. Có nghĩa là thai được tống xuất ra ngoài hoàn toàn, không sót mô thai, mô nhau… Sau sảy thai cũng có hiện tượng ra máu âm đạo 7-10 ngày. Khi sảy thai, phần mô thai và phần nội mạc tử cung bị bong tróc sẽ bị tống xuất ra ngoài. Sau sảy thai sẽ có hiện tượng tái lập một chu kỳ mới , điều này cần có sự hoạt động trở lại của hệ thống nội tiết là estrogen và progesterone. Sự hoạt động của hệ thống nội tiết này có thể bị ảnh hưởng bởi những lo âu, căng thẳng của người phụ nữ do mới bị sảy thai , do đó khi sảy thai ra máu âm đạo kéo dài hơn 10 ngày hoặc có những bất thường khác, bạn cần siêu âm để kiểm tra. Siêu âm ghi nhận có hình ảnh ứ dịch trong lòng tử cung , có 2 khả năng xảy ra: - Có thể là máu - Phần mô nhau, mô thai chưa tống xuất ra hết. Do còn ứ dịch lòng tử cung nên BS sợ nhiễm trùng gây viêm dính tử cung, sẽ ảnh hưởng đển chức năng sinh sản của bạn nên đã chỉ định dùng kháng sinh và thuốc bổ sắt để bù lại lượng máu mất trong những ngày vừa qua. Cũng chính vì sợ dịch để lâu trong tử cung sẽ không tốt nên nếu sau 1 tuần tái khám còn ứ dịch lòng tử cung , bạn nên làm theo chỉ định của BS hút dịch càng sớm càng tốt, đây là một thủ thuật đơn giản, bạn không nên chậm trễ nhé. Hiện tại bạn hết ra dịch thì quá tốt rồi, nhưng cũng cần siêu âm kiểm tra kết quả hết dịch mới chắc chắn được bạn ạ. Lá rau ngót và rễ đều có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, ban sởi, tưa lưỡi… trong dân gian thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ, bạn lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống , điều này bạn có thể tham khảo. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai bạn ạ. Muốn biết bạn bị sảy thai do nguyên nhân nào, sảy thai lần này liệu có ảnh hưởng đến lần mang thai sau không thì cả hai bạn phải khám tổng quát và tầm soát nguyên nhân sảy thai. “Một lần sảy bằng 3 lần đẻ” nên bạn cũng cần nghỉ dưỡng như khi sinh đẻ, ăn uống bồi bổ để sức khỏe mau hồi phục, tránh làm việc nặng trong 3 tháng đầu để tử cung trở về vị trí bình thường trong tiểu khung và niêm mạc tử cung được tái tạo chuẩn bị cho lần có thai sau nhé. Thân ái!", "Em Nga thân mến, Nói chung khi có thai mà phải can thiệp thì sẽ có nhiều nguy cơ cho thai, nhất là khi thai còn quá nhỏ. Trường hợp của em sau mổ ruột thừa một tuần rồi mà em không có biểu hiện gì khác thường của thai kỳ thì em có thể yên tâm. Trong những thuốc trên, có 2 loại thuốc kháng sinh Korixone và \r\nMetheonidagol dùng thận trọng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên theo thống \r\nkê, tỉ lệ dị tật bào thai do thuốc gây ra chỉ có 2% thôi. Em đang trong\r\n tình trạng cấp cứu phải mổ ruột thừa nên BS phải dùng kháng sinh là điều không tránh khỏi. Em nên báo với BS về tình trạng của mình để BS sẽ theo dõi và lựa chọn những thuốc tương đối an toàn cho em nhé. Em nhớ khám thai định \r\nkỳ hàng tháng và thông báo với BS khám thai về những loại \r\nthuốc mà em đã dùng để BS theo dõi và tư vấn cho em. Hiện tại, em và thai nhi đã qua giai đoạn nguy hiểm và sức khỏe đang bình phục dần, em cần nghỉ ngơi thêm và ăn uống bồi dưỡng, đủ chất, dùng nhiều thực phẩm có chứa nhiều canxi và sắt. Chúc em phục hồi sức khỏe thật nhanh!", "Chào Viên Viên, Sắt là một chất không thể thiếu cho hoạt động của cơ thể (từ trẻ sơ sinh cho đến người già), vì khi thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn thường có biểu hiện mệt mỏi, dễ mệt, chóng mặt ù tai, hay quên… trẻ em quấy khóc, vật vã, chán ăn, ngủ ít, giảm trí nhớ, chậm biết ngồi, đi… đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nếu thiếu sắt sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhu cầu sắt mỗi ngày tùy thuộc vào giới tính (nam hay nữ), lứa tuổi, giai đoạn dậy thì, giai đoạn mãn kinh, có thai… Nhu cầu sắt ở người có thai và trẻ em thường cao hơn, nên thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở 2 nhóm này. Do đó, để chuẩn bị có thai em nên dùng viên sắt có chứa axit Folic mỗi ngày 1 viên, dùng trước khi có thai 3 tháng, sau đó tiếp tục dùng trong 3 quý của thai kỳ và kéo dài sau sanh 1 tháng. Tốt nhất, em nên dùng theo hướng dẫn của BS (dù đây là thuốc bổ), và không nên dùng liều cao, sẽ có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, táo bón, đau bụng hoặc tiêu chảy… em yên tâm dùng thuốc, thuốc sắt hoàn toàn không ảnh hưởng đến huyết trắng sinh lý của em. Viên Viên tham khảo thêm câu hỏi trước em nhé: >> Bà bầu có nên uống nước dừa mỗi ngày không BS? Chúc em khỏe và mau sớm có bé yêu!", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào\r\nbạn, Các\r\nloại thường khởi phát tác dụng chậm, cần kiêng quan hệ\r\nít nhất 7 ngày từ lúc bắt đầu sử dụng thuốc. Nghĩa là thuốc đòi hỏi phải được\r\nsử dụng đều đặn hàng ngày, theo đúng lịch mới đạt được hiệu quả. Do đó, thuốc\r\nkhông có hiệu quả trong việc ngừa thai khẩn cấp nếu trước đó bạn chưa từng dùng\r\nthuốc. Thân\r\nmến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Suy gan cấp trong thai kỳ dẫn đến hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai khi tự ý ngưng thuốc. Chào em, Trường hợp của em là cần phải duy trì uống thuốc Batigan liên tục mỗi ngày 1 viên cho đến khi dịch bệnh tạm ổn định hơn rồi đi khám kiểm tra lại. Nếu em không lấy thuốc được thì đành phải tự mua thuốc ở ngoài, chỉ cần là thuốc có thành phần Tenofovir 300 mg (hiệu gì cũng được, Batigan cũng được) chứ không được ngưng thuốc này nha. Biến chuyển của bệnh viêm gan B trong thai kỳ không đơn giản. Xét về mẹ, có những trường hợp bị bùng phát viêm gan B cấp, suy gan cấp trong thai kỳ dẫn đến hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai khi tự ý ngưng thuốc (tức là có người bị, có người không bị, không ai nói trước được em thuộc nhóm nào). Xét về con, người mẹ có viêm gan B mạn mà HbeAg Dương Tính thì khả năng lây cho con lúc sinh cao hơn người có HbeAg âm tính; nguy cơ lây cho con còn phụ thuộc vào tải lượng virus trong những tháng cuối của thai kỳ. Thân mến!", "Chào em, Thời gian trung bình liền xương là 1-2 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Khi uống bổ sung canxi thì nhớ uống nước đủ, tối thiểu 2 lít/ngày để tránh sạn thận, vì dù lượng canxi cung cấp với liều như trên là không nhiều nhưng nếu uống ít nước thì vẫn sẽ có thể bị sạn thận. Ngoài ra, em vẫn cần ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin..., không hút thuốc lá, không rượu bia. Việc xuất tinh không ảnh hưởng đến việc lành xương, tuy nhiên những tư thế nguy hiểm khi quan hệ tình dục có thể gây chấn thương, gãy xương lại; và việc thủ dâm quá nhiều cũng có thể gây mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và sự phục hồi xương. Ngoài ra trong thời gian còn uống kháng sinh nhiều thì dù có quan hệ tình dục cũng cần kiêng cử có thai, bằng cách sử dụng phương pháp ngừa thai. Thân mến.", "Chào em Trang, và lạc nội mạc tử cung thường là một bệnh lành tính. Biến chứng hay gặp là đau bụng kinh và kinh nhiều. Vòng Mirena chứa levonorgestrel phóng thích chậm có tác dụng tại chỗ giúp giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu kinh. Là một chọn lựa tốt để cho những phụ nữ lớn tuổi, rối loạn kinh nguyệt. Nếu không muốn đặt vòng em có thể chọn cấy Implona vào cánh tay có tác dụng ngừa thai trong 3 năm. Implanon có tác dụng phụ là hay ra huyết dây dưa. Ngừa thai có nhiều phương pháp, tuy nhiên tùy tình trạng của bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, do đó em nên tới bác sĩ phụ khoa để khám và tư vấn cụ thể nhé. Thân mến!", "Bạn Lành thân mến, có chứa isotretinoin là thuốc trị mụn trứng cá nặng\r\nhoặc ít đáp ứng với các điều trị truyền thống như kem bôi, làm khô, kháng sinh\r\nuống hoặc dùng tại chỗ. Isotretinoin đã được xếp loại X (chống chỉ định) theo hệ thống\r\nphân loại nguy cơ thuốc đối với thai kỳ của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược\r\nphẩm Hoa Kỳ (FDA). Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai, có ý định có thai\r\nhoặc có khả năng mang thai. Không nên có thai ít nhất 1 tháng sau khi ngưng\r\ndùng isotretinoin vì isotretinoin được biết đến là gây quái thai cho con người. Các dị tật bẩm sinh ghi nhận sau khi mẹ sử dụng isotretinoin\r\nbao gồm những bất thường của khuôn mặt, mắt, tai, xương sọ, hệ thống thần kinh\r\ntrung ương, hệ tim mạch, tuyến giáp... Theo 1 nghiên cứu dịch tễ học tiến hành\r\ntại Hà Lan, tỷ lệ dị tật thai ở bà mẹ có sử dụng isotretionin trong quá trình\r\nmang thai và trong vòng 30 ngày sau khi ngưng thuốc là 9.4%. Trường hợp bạn đã dừng uống thuốc cách đây 3 tuần, khi đã có\r\nthai được 1 tuần thì thuốc tích lũy có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nên bạn cần\r\nnói rõ vấn đề với bác sĩ khi khám thai để theo dõi và thực hiện các xét nghiệm\r\nsàng lọc dị tật thai trước khi sinh nhé. Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp /\r\nHasan – Dermapharm", "Phi thân mến, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Trong thời gian bó bột, em đi lại không thấy đau chứng tỏ can xương (phần xương mới hình thành để nối 2 đầu xương gãy) đang tạo lập dần, nếu em tháo bột đi sớm thì có thể làm nứt gãy phần can xương còn mỏng manh này, gây di lệch xương, gây đau, khớp giả, khớp xấu… Do đó, cách tốt nhất là em đến khám lại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình nơi đã bó bột cho em, chụp lại phim Xquang xem xương lành thế nào, rồi quyết định tháo bột hay chưa. Về phần thuốc, thông thường trong toa thuốc uống của bệnh nhân bị gãy xương, BS có kê thuốc bổ sung thêm canxi-vitamin D rồi, em nên hỏi lại BS trước khi quyết định tự bổ sung thêm. Nếu BS chưa kê thuốc đó cho em, thì em có thể uống thêm 1-2 viên canxi 500 mg mỗi ngày là vừa đủ với cơ địa người Việt Nam, em uống đến khi xương liền thì ngưng. Nhưng khi uống bổ sung canxi thì nhớ uống nước đủ, tối thiểu 2 lít/ngày để tránh sạn thận. Trân trọng.", "Chào Ngọc Hồ, Chỉ định: lạc nội mạc tử cung, nữ hóa tuyến vú, bệnh vú lành tính, dậy thì sớm nguyên phát do thể trạng, đa kinh, phù thần kinh mạch máu do di truyền. Tác dụng phụ: mụn, phù, rậm lông nhẹ ở phụ nữ, giảm kích thước vú, da nhờn, tóc nhờn, tăng cân; Biểu hiện thiểu năng oestrogen; Nổi mẩn da, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau lưng, rụng tóc. chỉ hết khi em ngưng dùng thuốc mà thôi, không có thức ăn hay trái cây nào lọc đi được. Thuốc em uống vào cơ thể ngoài tác dụng chính thì sẽ bị tác dụng phụ, tác dụng phụ bị nặng hay nhẹ tùy vào cơ thể của mỗi người. Mến chào em,", "Em Hằng thân mến, Hai loại thuốc trên đều là thuốc nội tiết được chỉ định dùng\r\ntrong trường hợp hoặc sảy thai liên tiếp, nên trường hợp của em có\r\nthể dùng một trong hai loại thuốc trên. Nhưng hiện tại em đang “khám và theo dõi động thai” thì em\r\nnên dùng thuốc theo hướng dẫn của BS trực tiếp khám cho em và tái khám theo\r\nhướng dẫn của BS em nhé. Chúc em và bé luôn khỏe!", "Chào em, Trước hết xin nhắc lại định nghĩa, sẩy thai là sự kết thúc thai kỳ trước 20 tuần. Tỷ lệ sẩy thai tự nhiên từ 14-40% , tùy theo tác giả và đối tượng nghiên cứu. Thường sẩy thai vào gian đoạn thai nhỏ. N guyên nhân sẩy thai tự nhiên có nhiều, hay gặp nhất là bất thường nhiễm sắc thể (50-64%), ngoài ra còn có nguyên nhân nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, bất thường tử cung và một số không tìm ra nguyên nhân. Nếu đã sẩy thai một lần, nguy cơ tái phát là 16%. Sau hút sẩy thai ra huyết chút ít, dây dưa không ảnh hưởng gì. Nếu đau bụng kèm sốt thì cần đi khám ngay, phòng ngừa nhiễm trùng. Sau sẩy thai thường hơn 1 tháng sau sẽ ra kinh, sạch kinh 3 ngày em nên đi khám phụ khoa để xem có gì bất thường không và sẽ được tư vấn chích ngừa một số bệnh như: rubella, thủy đậu, cúm… Em cũng có thể uống acid folic khoảng 2-3 tháng trước khi có thai để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai. Tuổi của em tương đối lớn. Nguy cơ sinh con bất thường cũng cao. Sau này khi có thai em nên đi khám ở những bệnh viện chuyên khoa để được tầm soát các dị tật cho em bé. Thân chào!", "- nguồn internet Chào bạn Thanh, Bạn thời gian dài không sao. Tuy nhiên, không cần thiết dùng vậy đâu, bạn chỉ dùng khi có thai hoặc khi có kinh mà thôi. Vì trong chế độ ăn hàng ngày của bạn là đủ sắt rồi. Tác dụng phụ của sắt: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, đi cầu phân đen... Khi dùng thuốc sắt thì phải dùng cách xa các loại thuốc kháng acid, chế phẩm bổ sung canxi, các loại thức ăn như trứng, sữa, cà phê, ngũ cốc khoảng 1-2 giờ. Vì những thuốc, thực phẩm này làm ức chế sự hấp thu của sắt." ]
Xin hỏi BS, Mẹ tôi bị bệnh về thận, đã khám ở BV từ huyện, tỉnh cho đến BV TƯ Huế, BS chỉ kê đơn thuốc về uống hàng tháng, mỗi tháng vào Huế lấy thuốc 1 lần. Dấu hiệu ban đầu lúc mẹ bị là sưng phù chân. Sau 1 thời gian uống thuốc thì cảm thấy đỡ, không còn sưng chân nữa. Nhưng khi làm việc nặng hay liên tục là chân lại bị sưng lên như cũ. Chỉ có chân sưng thôi chứ không mệt mỏi, không đau nên mẹ vẫn đi lại làm việc bình thường. Do ở nông thôn, nhà nhiều công việc nên mẹ thường xuyên phải làm việc nhiều. Xin hỏi BS mẹ tôi có thể bị bệnh gì, và nên khám ở đâu (tại Hà nội), chuyên khoa gì? Cám ơn BS! (Thanh Đồng - Quảng Bình).
[ "Chào em, Bệnh thận mà em đang nhắc đến có lẽ là , hay còn gọi là bệnh thận mạn. Khi suy thận, khả năng điều chỉnh nước,\r\nđiện giải không còn như người bình thường, nước sẽ bị tích tụ gây phù chân. Phù tăng lên là một dấu hiệu của bệnh\r\ntiến triển hoặc tuân thủ điều trị không tốt. Em nên đưa mẹ tái khám để kiểm tra\r\nvà điều chỉnh toa thuốc em nhé." ]
[ "Chào em, Mẹ em có nhiều bệnh và cần dùng thuốc để trị chứ không phải một “sản phẩm trị bách bệnh” nào cả. Em cần đưa mẹ đến BV để kiểm tra toàn diện, tiểu đường nhẹ là thế nào, kiểm soát đường huyết tốt không, có biến chứng của tiểu đường chưa, đang ở giai đoạn hoạt động hay không, có dấu hiệu xơ hóa gan không... Tùy vào tình trạng bệnh lý của mẹ em mà BS sẽ kê thuốc đầy đủ cho bác. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý (tùy thể trạng, thói quen, mức độ đường huyết...), uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục phù hợp sẽ tốt cho mẹ em. Thân mến.", "Chào bạn, Triệu chứng phù chân của bạn có thể gặp do những nguyên nhân sau: do thuốc (một số thuốc tim mạch có thể gây phù chân), suy tim nặng hơn, dãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh thận, bệnh gan, suy dinh dưỡng… Nếu tình trạng phù không cải thiện sau 2 tuần dùng thuốc, bạn cần khám lại tại chuyên khoa tim mạch của bệnh viện địa phương, đưa cho bác sĩ xem các xét nghiệm đã làm và toa thuốc đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra lại, xác định nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị tích cực hơn, bạn nhé.", "Chào bác, đôi khi không phải là bệnh, đó là khi chúng ta ít vận động (ngồi lâu, đi tàu xe, máy bay…) rồi cảm thấy nặng chân, nhưng sau khi vận động, thể dục… sẽ hết tình trạng này thì đây chưa phải là bệnh. Trường hợp phù chân thường xuyên và kéo dài, cô bác thử ấn ngón tay vào chân bao nhiêu để lại dấu bấy nhiêu thì là có bệnh lí. Nguyên nhân của phù chân: suy tĩnh mạch, suy thận, ăn quá nhiều món mặn, suy tim… Phù chân là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, do đó tùy theo nguyên nhân mà điều trị. Trân trọng. Trích từ:", "Chào em Khắc, Theo kết quả xét nghiệm em cung cấp các chỉ số có tăng, dù hiện tại không điều trị nhưng chức năng thận có thay đổi. Vì vậy định kỳ 3 tháng xét nghiệm 1 lần và nếu thấy trong người có gì thay đổi phải xét nghiệm ngay, em nhé! Trong ăn uống chỉ cần lưu ý hạn chế muối, ăn nhiều rau xanh là được em ạ. Em có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng mà em thích. Thân mến, BS-CK1 Nguyễn Thị Kim Anh", " Chào em, Theo mô tả thì mẹ em bị , theo khoa học tiến bộ thì phương pháp điều trị hiện nay rất thành công. Em nên cho mẹ điều trị tại BV và tuân thủ theo chỉ dẫn của BS. Em nên yên tâm để chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ em nhé! Thân mến! ", "Chào bạn, Hội chứng thận hư là tình trạng bệnh lý ở 2 thận gây tiểu nhiều đạm làm bệnh nhân phù toàn thân. Do mất đạm qua nước tiểu nên bệnh nhân có thể có thêm nhiều biến chứng khác đi kèm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đạm máu giảm, nhiễm trùng… Nguyên nhân của hội chứng thận hư có thể do bệnh lý tại thận hoặc do các bệnh lý khác như hội chứng thận hư do viêm gan siêu vi B, C, do Lupus, do đái tháo đường, do ung thư, do thuốc, ong đốt..., và có thể không rõ nguyên nhân. Điều trị hội chứng thận hư tùy thuộc vào nguyên nhân nếu có, mức độ nặng của bệnh và các biến chứng đi kèm . Nếu khộng tìm ra nguyên nhân nào cả, có thể tạm xem như là hội chứng thận hư nguyên phát và điều trị bằng corticoid (prednisone hoặc methylprednisolone) liều cao, kéo dài. Thời gian điều trị thuốc sẽ chia thành 2 giai đoạn tấn công cho đến khi đạt hiệu quả hết tiểu đạm, trung bình thời gian này khoảng 6-12 tuần. Sau đó giảm liều thuốc và duy trì. Thời gian giảm liều thuốc có thể 3-5 tháng. Nếu bệnh không đáp ứng với thuốc trên, bệnh nhân sẽ được chuyển đổi sang thuốc độc tế bào. Trường hợp của bạn do không có đủ thông tin về trị số huyết áp, các chỉ số xét nghiệm về đạm niệu, đạm máu, chức năng thận, mỡ máu... nên BS khó có thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn, bạn nên khám theo dõi ở BS chuyên khoa để được điều trị thích hợp. Về chế độ ăn hiện tại do còn phù nhiều thì bạn nên ăn lạt tối đa, không chấm thêm nước mắm, nước tương. Ăn đạm khoảng 200g thịt, cá mỗi ngày. Nếu có suy thận, cần hạn chế đạm. Không ăn mỡ động vật, tránh thức ăn quay, chiên ngay cả bằng dầu thực vật. Có thể uống thêm sữa tách bơ (sữa gầy) để bổ sung canxi, đạm. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!", "Chào bạn, Bên cạnh viêm dạ dày, bác sĩ nghi ngờ mẹ của bạn còn có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản . Trào ngược dạ dày thực quản và viêm dạ dày là bệnh lý rất dễ tái phát nếu không chăm sóc sức khoẻ tốt. Bạn nêu đưa mẹ quay lại bệnh viện khám chuyên khoa Tiêu hoá để bác sĩ đánh giá trực tiếp, kiểm tra xem có tái nhiễm Hp hay không để điều trị sớm bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Có nhiều cơ quan ở vùng hông lưng phải và hạ sườn phải, gồm thận, gan, ruột, cơ, xương sườn, đáy phổi... Hiện em có triệu chứng đau vùng hông lưng phải lan ra phía trước là hạ sườn phải kèm triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (nước tiểu đục có mùi hôi, sốt, ớn lạnh) thì hướng nhiều đến vấn đề tại thận tiết niệu, thường gặp nhất là viêm đài bể thận bởi vì vị trí 2 bên cạnh sống là vị trí của 2 thận. Tình trạng này không xem nhẹ được, em cần phải vào BV kiểm tra sớm nhất có thể, đăng ký khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được điều trị thích hợp sớm, tránh biến chứng và di chứng. Thân mến.", " Chào bạn, Với việc điều trị tại trạm y tế đã giúp vết thương tiến triển tốt và lành lại sau 2 tuần, chứng tỏ trạm y tế đã điều trị đúng, và tôi thấy toa thuốc của trạm y tế cũng rất hợp lý. Còn việc vết thương lại bắt đầu có biểu hiện sưng lên, thì nhiều khi do bạn đi lại quá nhiều hoặc lại va quẹt vào đâu đó gây viêm lại, nếu có mủ hay sốt cao thì tức là có nhiễm trùng rồi. Với điều kiện của bạn hiện nay thì dù khó lên bệnh viện quận huyện điều trị, bạn cũng nên đến trạm y tế để chăm sóc vết thương thay vì ra nhà thuốc tây, và việc điều trị tại nhà lại càng không nên. Cách tốt nhất để giúp chân bạn không sưng nữa là điều trị tốt viêm nhiễm nơi vết thương, các thuốc ibuprofen, mekopora và chymotrypsin có tác dụng này, còn cefaclor là kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm trùng, ngoài ra, bạn cần hạn chế đi lại và tránh giữ cho chân ở tư thế thấp, như nếu ngồi thì gác chân lên cao hoặc nằm thì chèn một gối dưới chân, chân sẽ giảm phù. Thông thường bị không gây viêm mủ nặng như vậy, có lẽ chúng ta nên xem lại vệ sinh môi trường sống và nếu được nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn, vì không rõ bạn bao nhiêu tuổi, có đang bị bệnh gì không như đái tháo đường, có đang dùng thuốc gì không nên tôi chưa kết luận được gì. Do đó, nếu một lần này nữa mà vết thương khó lành hoặc dễ tái phát, bạn nên đến bệnh viện quận huyện kiểm tra tổng quát. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào bạn Nga, do nhiều nguyên nhân, có thể do mất máu (rong kinh, xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý ác tính…), có thể do dinh dưỡng (chế độ ăn), do các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh thận mạn… Trường hợp của mẹ bạn, điều đầu tiên có thể nghĩ thiếu máu do bệnh thận mạn kèm + sỏi thận. Tuy nhiên, để có kết luận chắc chắn, cần làm thêm một số xét nghiệm liên quan đến nguyên nhân là do bệnh thận mạn (ví dụ chức năng thận, siêu âm hay CT bụng kiểm tra) hay tìm nguyên nhân do các bệnh lý khác như: soi tươi phân, nội soi đường tiêu hóa… Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Nội, tìm ra nguyên nhân mới có hướng điều trị, bạn nhé. Chúc mẹ bạn có nhiều sức khỏe.", "Bệnh tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và cũng thuộc loại nguy hiểm nhất vì nó có thể gây ra các biến chứng nặng (xuất huyết não, nhồi máu não, phình động mạch chủ...) và về lâu dài sẽ để lại di chứng trên rất nhiều cơ quan (suy tim, mờ mắt, suy thận, tai biến mạch máu não...). Hiện nay, việc kiểm soát căn bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn do: - Thời gian điều trị cần thường xuyên và lâu dài nên có nhiều bệnh nhân bỏ điều trị vì tưởng đã khỏi bệnh khi thấy huyết áp về bình thường (sau khi dùng thuốc), vì chán nản phải uống thuốc quá lâu... - Chỉ biết uống thuốc mà quên mất một khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị đó là chế độ ăn uống phải giảm mặn, kiêng ăn mỡ, duy trì tập thể dục và giữ cân nặng ở mức lý tưởng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý (tránh căng thẳng, stress). - Bác sĩ dùng thuốc chưa đạt liều hiệu quả hoặc phối hợp thuốc không đúng cách. Vì vậy, để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bạn cần đưa mẹ đi khám và theo dõi định kỳ tại các bệnh viện có phòng khám tim mạch (BV Chợ Rẫy, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định...). Ngoài việc điều trị, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn cách theo dõi bệnh tại nhà, cách phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và sơ cứu. BS Châu Thị Kiều Oanh", "Chị Hòa thân mến, Chị có thể đọc tham khảo các câu trả lời của BS về việc ăn uống như: Để có 1 thực đơn hàng ngày chính xác, chị cần gặp BS dinh dưỡng, vì phải tính toán calories nhập vào cân đối với cân nặng và mức độ hoạt động thể lực của chị. Cũng như tính toán thành phần thực phẩm trong hoàn cảnh tăng huyết áp và mỡ máu của chị. Tuy nhiên, cách tốt nhất là chị đừng quá quan trọng hóa việc ăn uống, đừng quá lo lắng... Nếu bệnh chưa có biến chứng thận, chị chỉ cần ăn đa dạng, ít chất bột (cơm, bánh mì, miến, phở, hủ tiếu, mì gói...), thịt cá có thể ăn bình thường (nhưng không ăn nhiều khi đi ăn tiệc), tăng gấp đôi rau cải, trái cây ăn khoảng 1/2 của người bình thường, giảm bớt chất béo (dầu mỡ), bớt ăn mặn. Chị không nên ăn quá no, vừa đủ no sẽ tốt hơn. Nếu được, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, điều này hạn chế đường huyết tăng cao sau ăn. Bữa chiều tối là bữa ăn nhẹ nhất trong ngày. Việc ăn uống hãy linh động nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc trên. Việc tê tay và chân, chị nên đến BS chuyên khoa để được khám và chẩn đoán. Thân ái! TS-BS Lê Tuyết Hoa - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ \"gỡ rối\" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. ", "Chào em, Một điều đầu tiên là em cần phải hạn chế đi lại, nằm kê cao chân kèm xoa bóp xem chân có bớt phù không. Nếu sau 1 ngày mà chân vẫn còn phù, hoặc có biểu hiện nóng, đỏ, đau tăng, người mệt mỏi hành sốt ớn lạnh thì phải đến BV kiểm tra lại ngay, coi chừng viêm mô tế bào, suy van tĩnh mạch sâu… tùy nguyên nhân mà BS sẽ xử trí thích hợp cho em. Thân ái.", " Chào em Châu, Biểu hiện của mẹ em có thể gặp trong rất nhiều nguyên nhân, như viêm nhiễm, bệnh lý hô hấp, tim mạch, thận... do vậy, em cần đưa mẹ đến BV để kiểm tra sức khỏe, có thể khám tổng quát hay chuyên khoa thần kinh đều được. BS sau khi thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết sẽ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé. Thân mến! ", " Chào em, Thông tin em cung cấp không cho biết là em bị như vậy bao lâu rồi, đã khám ở đâu chưa, có đang uống thuốc gì không, có kèm triệu chứng gì khác như sốt, nổi ban bất thường trên da không... nên BS không thể ước định bệnh ban đầu cho em được. Những biểu hiện này có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như viêm nhiễm, ... Em nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sớm, có thể đăng ký khám ở chuyên khoa cơ xương khớp hay phòng khám tổng quát đều được. Thân mến! " ]
Chào BS, Tôi 30 tuổi, bị thoái hóa khớp toàn bộ xương khớp trên cơ thể. Vậy có thể dùng phương pháp tế bào gốc để điều trị được không?
[ "Chào bạn, Thoái hoá khớp là bệnh lý tổn thương sụn khớp, thường có liên quan đến tuổi tác. Ở tuổi 30 nếu bạn nghi ngờ mình bị thoái hoá khớp toàn thân thì nên xem lại chẩn đoán. Phương pháp điều trị tế bào gốc trong thoái hoá khớp hiện nay cho kết quả khả quan trong một số nghiên cứu, nhưng chi phí khá cao mà mức độ tin cậy và quá trình theo dõi trong thời gian dài chưa được chắc chắn. Do đó, trước tiên bạn nên tới một BV có chuyên khoa Cơ xương khớp để làm rõ chẩn đoán, xem mức độ tổn thương sụn khớp, tìm nguyên nhân gây thoái hoá khớp sớm và điều chỉnh; trước khi nghĩ đến liệu pháp tế bào gốc nhé. Thân mến." ]
[ " Cô Giang thân mến, Nhiều khả năng là cô bị đa khớp bao gồm cột sống và những khớp khác. Đây đúng là bệnh mãn tính do tình trạng lão hóa hệ cơ xương khớp dưới tác động của những yếu tố nguy cơ gây ra và cần phải điều trị liên tục và thường xuyên. Tùy theo mức độ của từng bệnh nhân mà BS sẽ chỉ định những thuốc khác nhau và chế độ luyện tập khác nhau. Do đó, cô cần nên đén BS chuyên khoa để có chế độ thích hợp nhất cho mình. Thân mến! BS Cao Thanh Ngọc - Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí Trích trong", "Chào cô, Theo như mô tả trên Xquang, bệnh đau khớp của cô không phải mới bị gần đây mà đã biểu hiện triệu chứng từ lâu. Ở người lớn tuổi, thoái hoá khớp và viêm điểm bám gân khá thường gặp, diễn tiến tái đi tái lại từng đợt kéo dài sẽ dẫn tới hình thành chồi xương và vôi hoá điểm bám gân cơ. Điều trị hiện tại chủ yếu vẫn là giảm đau, tập vật lý trị liệu, giảm các yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nặng hơn. Nếu cô đã dùng thuốc 2 tuần mà chưa thấy giảm nhiều, nên tái khám để bác sĩ thay đổi loại thuốc phù hợp hơn. Tập vật lý trị liệu là cần thiết nhưng cần chờ cho khớp gối bớt đau thì tập mới có hiệu quả, đạp xe đạp là một biện pháp hợp lý, cô nên tránh việc leo cầu thang hoặc mang vác nặng, các động tác ngồi xổm vì dễ làm cho thoái hoá khớp nặng hơn. Thân mến.", "Chào chị, Triệu chứng co duỗi đầu gối xuất hiện cơn đau là một trong những dấu hiệu của bệnh lý viêm khớp thoái hóa tuổi già ở người lớn tuổi. Bên ngoài người ta thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, thậm chí các loại thuốc Bắc-Nam không rõ nguồn gốc và thành phần để giảm đau, nhưng sử dụng những thuốc này rất gây hại bởi vì sẽ có nguy cơ gây suy tuyến thượng thận. Chị nên đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và có kế hoạch điều trị nhé. Các tình trạng viêm khớp nếu không điều trị sẽ gây thoái hóa nặng đôi khi phải tiến hành phẫu thuật thay khớp mới có thể cử động được. Thân ái chào chị.", "Chào em, Một số người hay gọi nhầm bệnh thoái hoá khớp ở người già là “thấp khớp”. Thấp khớp về mặt y khoa thường được hiểu là viêm khớp dạng thấp hoặc sốt thấp khớp. Thấp khớp cấp hay sốt thấp khớp thường có tỷ lệ mắc bệnh cao và có thể gây ra tử vong, chủ yếu lưu hành ở các nước đang phát triển. Bệnh do quá trình tự miễn dịch sau khi nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A.5 biểu hiện chính của sốt thấp khớp cấp là viêm tim, viêm khớp, múa giật, ban vòng, và các hạt dưới da, trong đó thường gặp nhất là viêm tim và viêm khớp. Đa số các biểu hiện khác của thấp khớp cấp đều tự khỏi, không để lại di chứng, ngoại trừ viêm tim có thể dẫn đến thấp tim mạn tính. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính tự miễn, chủ yếu xảy ra ở các khớp nhỏ ngoại vi như bàn tay, bàn chân, tác động đến đầu xương dưới sụn, màng hoạt dịch và sụn khớp gây nhức mỏi, đau buốt. Biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp bị tổn thương, bệnh cũng có thể gây ra tổn thương ở tim, phổi, mắt, thần kinh và mạch máu. Bệnh hay gặp ở phụ nữ, gặp từ khi ở lứa tuổi còn trẻ cho đến trung niên, nếu không điều trị có thể gây biến dạng các khớp, tàn phế. Tuy nhiên, đau các khớp lớn ở người lớn tuổi, như khớp gối, khớp háng, cột sống… thường do nguyên nhân thoái hoá khớp, liên quan tới quá trình lão hoá. Qua mô tả, bác sĩ cho rằng bệnh của bố mẹ em là thoái hoá khớp, và không có liên quan tới tình trạng đau khớp hiện tại của em. Những biểu hiện sưng phù đầu ngón tay của em cũng chưa rõ ràng của bệnh lý về khớp, gợi ý nguyên nhân liên quan tới viêm da tiếp xúc, bệnh mạch máu, thần kinh ngoại biên nhiều hơn. Do đó, trước tiên em nên khám chuyên khoa Da liễu để loại trừ bệnh lý về da, cũng như khám sức khoẻ tổng quát để tìm ra một bệnh lý nội khoa toàn thân nào có thể gây ra các biểu hiện trên em nhé (như đái tháo đường, suy thận… chẳng hạn). Thân mến.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa chất trắng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa chất trắng Chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước ít nhất 2 lít nước/ngày; Bỏ thuốc lá, rượu bia; Duy trì cân nặng khỏe mạnh; Hạn chế căng thẳng tinh thần; Tập thể dục ít nhất 30 - 40 phút mỗi ngày; Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ dinh dưỡng: Một số thực phẩm giúp bạn có một bộ não khỏe mạnh bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt chia, hạt óc chó; Sử dụng dầu oliu, dầu đậu nành thay vì dầu động vật; Thực phẩm bổ sung omega-3 như cá trích, cá thu, cá mòi, cá ba sa, cá hồi; Trái cây và rau quả có màu sẫm, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn, quả việt quất và dâu tây. Một số thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng bao gồm: Ăn nhạt, không dùng quá 5g muối trong ngày; Tránh đồ ăn và đồ uống có đường; Tránh đồ uống chứa cà phê; Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn; Hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bạn. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa chất trắng hiệu quả Cách để phòng ngừa thoái hóa chất trắng là giữ cho bộ não của bạn khỏe mạnh nhất có thể bằng cách ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp, đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Điều quan trọng nữa là phải tập thể dục thường xuyên, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không hút thuốc, tham gia giao tiếp xã hội và giảm căng thẳng. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày có thể ngăn ngừa mắc bệnh thoái hóa chất trắng", "Bạn Quy Long thân mến, Bệnh thoái hóa hoàng điểm là một bệnh tổn thương hắc mạc - võng mạc của người lớn tuổi từ 50 trở lên. Tuổi càng cao thì tỷ lệ xuất hiện càng nhiều. Bệnh gây giảm thị lực, mù lòa ở người lớn tuổi. Việc điều trị thật sự hiện nay y học còn hạn chế, chủ yếu là phòng ngừa và điều trị biến chứng tân mạch. Phòng ngừa bằng cách nên mang kính râm khi đi ngoài đường để ngăn tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, ăn các loại củ, quả chứa nhiều vitamine A, beta Caroten. Điều trị biến chứng tân mạch võng mạc bằng laser quang đông hay chích các loại thuốc ức chế phát triển mạch máu vào nội nhãn. Nói chung việc điều trị còn nhiều hạn chế và thật sự chưa đem lại kết quả mỹ mãn hài lòng cho bệnh nhân. Thân chào bạn! BS đông y Lê Ngọc Hồ: Chào bạn Long, Đối với bệnh thoái hóa hoàng điểm thì theo tôi, hiện đông y cũng không điều trị được. Rất lấy làm tiếc với trường hợp của bạn!", " Chào bạn, Điều trị bằng phương pháp bó thuốc tại các cơ sở đông y uy tín thật sự có hiệu quả giúp lành xương. Tuy nhiên, có thể xương sẽ không thẳng được như phẫu thuật bắt vít hoặc bó bột. Đối với người cao tuổi, người bị loãng xương thì xương giòn khó bắt vít để cố định xương, có thể bó thuốc theo đông y.", "Chào em, Triệu chứng của em có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau, từ bệnh lý thần kinh, mạch máu, cơ, xương khớp tại chỗ hay có thể ở vị trí cao hơn là nách, cổ, đến bệnh lý rối loạn điện giải, nhiễm độc... Bác sĩ sẽ cần khai thác nhiều hơn thông tin về các triệu chứng của bệnh, tuổi tác, giới, nghề nghiệp, thói quen, tiền căn bệnh lý, tiền căn dùng thuốc...cùng với các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, chụp Xquang, đo điện cơ nếu cần, từ đó mới đưa ra chẩn đoán xác định bệnh và hướng điều trị thích hợp tương ứng. Với triệu chứng này, em có thể đăng ký khám tại phòng khám Nội tổng quát hay chuyên khoa Cơ xương khớp đều được, em nhé. Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hoá khớp khuỷu tay Chế độ sinh hoạt: Vận động nhẹ nhàng: Thực hiện các động tác nhẹ nhàng để duy trì sự linh hoạt và cung cấp dưỡng chất cho các khớp khuỷu tay. Các bài tập như uốn, duỗi, xoay và nắm tay có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển và giảm đau. Nghỉ ngơi và đặt giới hạn: Đảm bảo cung cấp thời gian nghỉ ngơi đủ cho khớp khuỷu tay để giảm căng thẳng và hạn chế các hoạt động gây áp lực lên khớp. Sử dụng phương pháp nhiệt: Áp nhiệt độ ấm lên khuỷu tay có thể giúp giảm đau và cải thiện sự lưu thông máu. Bạn có thể sử dụng túi nhiệt hoặc bồn nước ấm để tạo ra hiệu ứng nhiệt. Bảo vệ và hỗ trợ khớp: Sử dụng băng cố định để hỗ trợ khớp khuỷu tay khi cần thiết. Điều này có thể giúp giảm đau và giữ cho khớp ở vị trí đúng. Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Tập trung vào việc giảm cân nếu cần thiết và tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất gây kích thích khác. Lưu ý rằng chế độ sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn cụ thể và tư vấn cho trường hợp của bạn. Sử dụng băng cố định hỗ trợ khuỷu tay khi hoạt động Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu canxi: Canxi là một thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe xương. Bạn nên bổ sung canxi từ nguồn sữa và sản phẩm sữa không béo, cá, hạt chia, rau xanh lá, đậu phộng và các loại hạt. Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương. Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong cá như cá thu, cá mòi, trứng, nấm. Omega-3: Các axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm và có thể giảm triệu chứng đau và viêm trong thoái hoá khớp. Các nguồn omega-3 bao gồm cá như cá hồi, cá mòi, cá trích, hạt lanh và hạt chia. Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-caroten có thể giúp giảm viêm và bảo vệ khớp khỏi tổn thương. Bạn có thể tìm thấy chất chống oxy hóa trong các loại trái cây và rau quả tươi, hạt, các loại hạt có vỏ và dầu ô liu. Giảm chất béo bão hòa: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, bơ và mỡ động vật. Thay vào đó, ưu tiên chất béo lành mạnh từ nguồn thực vật như dầu ô liu, hạt và quả. Đủ chất xơ: Chất xơ có thể giúp duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, hạt và các loại đậu. Uống đủ nước: Duy trì cơ thể luôn được cung cấp nước là rất quan trọng. Hãy uống đủ nước trong suốt ngày để duy trì sự mềm mại của các mô mềm và khớp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn cụ thể và tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay hiệu quả Phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay có thể bao gồm các biện pháp sau đây: Duy trì cân nặng lành mạnh: Bạn nên duy trì cân nặng trong khoảng phù hợp để giảm tải lực lên khớp khuỷu tay. Quá trình giảm cân nếu bạn có thừa cân hoặc béo phì có thể giảm nguy cơ thoái hoá khớp. Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập và hoạt động thể chất để duy trì sự linh hoạt, tăng cường cơ và xương, và cung cấp dưỡng chất cho khớp khuỷu tay. Tuy nhiên, tránh các hoạt động gây căng thẳng mạnh hoặc va chạm lớn trực tiếp vào khuỷu tay. Đảm bảo vị trí làm việc và tư thế đúng: Đối với những công việc liên quan đến sử dụng khuỷu tay, hãy đảm bảo vị trí làm việc và tư thế đúng để giảm căng thẳng và áp lực lên khớp. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như bàn phím, chuột và ghế có thiết kế phù hợp để giảm tải lực lên khuỷu tay. Tránh chấn thương và tai nạn: Cẩn thận trong hoạt động hàng ngày và tránh các tình huống có thể gây chấn thương hoặc tổn thương khớp khuỷu tay. Đeo bảo hộ khi tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc công việc nguy hiểm. Tập luyện các phương pháp giảm căng thẳng: Thực hiện các phương pháp tập luyện giảm căng thẳng như yoga, thái cực quyền và kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng cơ và tăng cường sự thoải mái trong khuỷu tay. Chú ý đến dinh dưỡng: Dinh dưỡng cân bằng, giàu canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ sức khỏe xương và khớp. Hãy ăn một chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, đậu và các nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều trị các vấn đề khớp sớm: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng khớp không bình thường hoặc đau, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Can thiệp sớm có thể giúp ngăn chặn diễn tiến của thoái hoá khớp. Cẩn trọng trong các hoạt động có thể làm tổn thương khớp khuỷu tay Lưu ý rằng thoái hóa khớp là một quá trình tự nhiên của tuổi tác, nhưng các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ và duy trì sức khỏe khớp khuỷu tay trong tình trạng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho trường hợp của bạn.", "Chào em, Nếu mẹ em bị lao phổi và điều trị đủ thuốc, đủ ngày thì có thể điều trị dứt bệnh. Tuy nhiên ở người bị tiểu đường, tỷ lệ lao tái phát gặp nhiều hơn so với những đối tượng khác. Do đó, sau khi điều trị lao xong, mẹ em nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Còn về di chứng của bệnh lao phổi thì không thể điều trị được. Phương pháp cấy tế bào gốc hiện nay các nước đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa có kết luận rõ ràng, do đó BS không thể tư vấn cho em được. Thân mến.", "Glucosamin được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, đau khớp, đau đầu gối, đau lưng, tăng nhãn áp, đa xơ cứng Xin chào cô, 72 tuổi mới xuất hiện đau xương khớp là cô cũng thuộc nhóm người khỏe mạnh lắm rồi! càng theo tuổi tác, các khớp xương sẽ thoái hóa, mất độ trơn ở sụn đầu khớp cũng như trong các bao hoạt dịch, làm tăng ma sát khi vận động và gây thoái hóa khớp, có thể có cả viêm khớp mạn tính. Glucosamin chỉ là thực-phẩm-bổ-sung giúp hỗ trợ tạo chất nhờn trong khớp, không thể thay thuốc chữa bệnh nếu bệnh nhân có thoái hóa khớp hoặc viêm khớp. Cô nên đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được hỗ trợ nhé cô, thân ái chào cô.", "Chào em, Hiện tại mức độ viêm khớp của em khá là nặng, với biểu hiện tê cứng, giảm khả năng vận động cơ bản. Bác sĩ không thể chỉnh thuốc qua kênh truyền thông được, bác sĩ sẽ cần xem xét đánh giá trực tiếp tổn thương cơ, khớp của em, và cần làm xét nghiệm đánh giá các tác dụng phụ có thể đi kèm khác thông qua xét nghiệm máu, trong đó quan trọng nhất là công thức máu, chức năng gan, chức năng thận. Do đó, em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe toàn diện, em có thể đăng ký khám chuyên khoa nhiễm hoặc chuyên khoa cơ xương khớp đều được, em nhé.", "Chào bạn, Ở mỗi lứa tuổi, mỗi cơ địa lại có nguy cơ bệnh lý xương khớp khác nhau, tuỳ thuộc vào diễn tiến đau, loại khớp bị đau cũng như đặc điểm khớp đau do viêm hay đau cơ năng, kết hợp với chụp Xquang khớp thì BS mới có thể đưa ra chẩn đoán và điều trị. Những thông tin bạn cung cấp khá sơ sài nên BS chưa thể trả lời cụ thể hơn cho bạn. Tốt nhất bạn nên tới khám trực tiếp BV có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám trực tiếp và kê toa thuốc khi cần bạn nhé! Thân mến.", "Bạn Bằng thân mến, Bệnh là một bệnh thuộc dạng di truyền. Rất\r\ntiếc hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh này. Người ta cũng đã\r\nthử điều trị bằng nhưng vẫn không có kết quả . Chào bạn,", "Chào bạn, Tế bào thần kinh (Neuron) là một trong những tế bào biệt hóa cao nhất, vì vậy khi bị tổn thương thì những tế bào thần kinh này không thể tăng sinh tái tạo mà sẽ bị thay thế bằng những tế bào sợi, đồng nghĩa chức năng cho những tế bào thần kinh tổn thương này chi phối cũng sẽ mất. Đó cũng là lý do vì sao những bệnh nhân có chấn thương tủy sống hoặc tổn thương não sẽ bị mất chức năng hoàn toàn và rất khó có thể hồi phục lại chức năng như trước. Với tình trạng của bạn gần như không thể phục hồi chức năng vận động của vùng tủy sống chi phối. Để hồi phục vận động một phần bạn có thể tập vật lý trị liệu đi kèm một số thiết bị hỗ trợ như cánh tay robot hoặc chân robot… kết nối với hệ thống thần kinh chi phối đám rối cánh tay hay chân còn lại để có thể sinh hoạt tương đối bình thường nhưng chi phí rất đắt và ở Việt Nam chưa tiếp cận được đại trà phương pháp này. Nếu có điều kiện bạn có thể liên hệ các nước phương Tây hoặc Singapore để được tiếp cận phục hồi chức năng bằng cánh tay robot. Riêng phương pháp “ghép tủy” mà bạn nghe được trên thông tin đại chúng, thực chất đó là ghép tủy xương điều trị những bệnh lý về huyết học như ung thư máu, thiếu máu, loạn sản tủy… Còn việc ghép tủy sống hiện nay y học chưa thể làm được. Thân ái chào bạn." ]
Chào BS, Cháu 21 tuổi, trước nay sức khỏe rất tốt. Tự nhiên 2 ngày nay cháu bị đau bụng dưới, cả bên trái và phải, hơi chướng bụng, kèm theo tức ngực khó thở và nhức, nhói xương. BS có thể cho cháu biết đây là dấu hiệu của bệnh gì không ạ? (Hồng Vân, 21 tuổi )
[ "Ảnh minh hoạ Hồng Vân\r\nmến, dưới, chướng bụng là những dấu hiệu có thể gặp trong bệnh lý rối loạn tiêu hóa.\r\nEm có thể theo dõi thêm, nếu thấy đau tăng dần về thời gian và cường độ em nên\r\nđến BV để được thăm khám và loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí" ]
[ "- nguồn internet Chào em, Tùy vào tính chất cơn đau, vị trí đau, cường độ, thời gian cùng với thăm khám lâm sàng mà có thể tìm ra những nguyên nhân khác nhau. Nếu em đau bụng vùng hông lưng trái, đau quặn từng cơn, dữ dội, lan xuống đùi, bìu thì có thể gặp trong cơn do sỏi thận gây ra. Nếu đau bụng kéo dài, cường độ đau ngày càng tăng dần em nên đến bệnh viện thăm khám và tìm nguyên nhân.", " Chào bạn, Các triệu chứng , đau bụng dọc khung đại tràng, đau bụng ngay sau ăn, đi cầu giảm đau, tiêu chảy,… là một trong những triệu chứng của bệnh lý đại tràng. Bạn nên đến khám BS Nội tiêu hóa để được nội soi đại tràng kiểm tra xác định bệnh và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên có chế độ ăn hợp lý như: nhiều rau xanh, ít thịt đỏ, ít dầu mỡ. Giảm bớt các căng thẳng trong công việc và cuộc sống vì những căng thẳng này cũng góp phần gây nên những triệu chứng trên. Thân mến! ", "Thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng đau bụng, khó chịu kéo dài Chào em, Theo thông tin mà em cung cấp thì hiện em đang có rối loạn chức năng cả dạ dày lẫn đại tràng (là đường tiêu hóa trên và đường tiêu hóa dưới), nhưng mà em phải kiểm tra xem dạ dày và đại tràng có tổn thương thực thể gì không, như nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày, viêm loét đại tràng, nhiễm ký sinh trùng... hay chỉ là rối loạn chức năng mà thôi. Và dù là có tổn thương thực thể hay chỉ rối loạn chức năng thì em cũng cần được hỗ trợ điều trị, chứ để vậy hoài thì khó chịu lắm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, công việc của em. Em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để được hướng dẫn kiểm tra và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "- nguồn internet Chào em, Như vậy là em đang có\r\n2 khó chịu chính, đau quặn vùng dạ dày (bao tử) và nóng rát vùng dạ dày. Triệu\r\nchứng của em thường gặp trong bệnh tá tràng. Ngoài ra còn có\r\nthể gặp trong một số bệnh lý khác như bệnh đường mật, bệnh lý vùng gan trái\r\n(nằm trước dạ dày)... Em cần khám bác sĩ\r\nchuyên khoa Tiêu hóa để BS chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm,\r\nnếu nghi ngờ bệnh dạ dày thì tốt nhất nên nội soi dạ dày tá tràng xem viêm ở\r\nđâu, có loét không, có nhiễm Hp không) và kê thuốc thích hợp. Song song đó em cần\r\nhạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu,\r\nkhông hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi\r\nhợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, em nhé.", "Em\r\nNhi thân mến, Sau mà có biểu hiện đau vùng bụng dưới như em thì em cần được khám và theo\r\ndõi sát hoặc cũng có thể phải điều trị cho đến khi không còn những dấu hiệu bất\r\nthường này. Em\r\nnên quay lại tái khám và siêu âm bụng xem có biểu hiện hoặc\r\ncòn sót thai không em nhé.", " Chào cháu Hậu, kèm theo khó thở rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, suy vành…), bệnh van tim (hep, hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ…), viêm cơ tim... Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như: - Bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm thực quản… - Viêm sụn sườn: viêm tại các sụn của xương sườn, xương ức và xương cổ có thể gây ra cơn đau ngực, khó thở. - Căng cơ ngực quá mức - Căng thẳng kéo dài, đau dây thần kinh liên sườn. Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng cơ năng mà cháu đang gặp phải thì không thể xác định chính xác được nguyên nhân gây ra cơn đau. Chính vì vậy, cháu nên tâm sự với gia đình để sớm đi khám tại các BV để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Em Trang thân mến, Trước hết, em cần xác định những biểu hiện trên là của bệnh\r\nlý nào, sau đó mới đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác thì em cần phải khám trực tiếp và làm thêm\r\nnhững xét nghiệm cần thiết (máu, siêu âm bụng…), tùy theo bệnh lý của em BS sẽ\r\ncó chỉ định xét nghiệm thích hợp. Việc của em có thể là do hoạt động nội tiết tố nữ trong mỗi chu\r\nkỳ, đây cũng là những biểu hiện sinh lý bình thường thôi em, nếu cần em có thể\r\nsiêu âm kiểm tra tuyến vú. Còn việc đau bụng của em có thể là do bệnh lý ở đường tiêu hóa, ngoại khoa hoặc\r\ncủa bệnh lý sản khoa, em cần khám trực tiếp BS mới loại trừ và xác định được\r\nnguyên nhân em nhé!", " Chào em, Triệu chứng mà em mô tả có thể là cảm giác đau thượng vị, khó tiêu, đôi lúc lại có biểu hiện của dạ dày tăng tống xuất thức ăn. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý . Em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để điều trị và tìm nguyên nhân em nhé. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng khó thở, tức ngực kèm nôn trớ của em có thể do nhiều nguyên nhân, gồm bệnh lý tim mạch, hô hấp, vấn đề của nội tiết, bệnh lý tiêu hóa, viêm nhiễm... Do vậy, BS phải khám trực tiếp cho em, hỏi kỹ triệu chứng của em hơn nữa và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới chẩn đoán được nguyên nhân (như chụp phim Xquang phổi, điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm máu...). Hơn nữa, dựa vào cân nặng và chiều cao của em, tôi tính ra chỉ số khối cơ thể (BMI) là 17,5 kg/m2, chỉ số này là không bình thường, và em đang bị suy dinh dưỡng. Em nên đến BV để kiểm tra sức khỏe sớm, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch - Hô hấp trước tiên, từ đó BS sẽ có hướng xử trí thích hợp tương ứng cho em, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Triệu chứng em mô tả khá mơ hồ, có thể là tình trạng từng cơn và chướng hơi nhưng cần phải thăm khám trực tiếp thì mới xác định được nguyên nhân chính xác là gì. Mặc dù thông thường sẽ là những bệnh lý không nguy hiểm như rối loạn tiêu hoá, viêm ruột nhưng nếu đau nhiều hơn, em nên tới phòng khám Tiêu hoá để BS đánh giá trực tiếp, nhằm loại trừ các trường hợp bụng ngoại khoa em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Chẩn đoán ở lứa tuổi của bạn rõ ràng là một dấu hiệu bất thường, cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân đó thông thường là bệnh phổi nghề nghiệp, lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh di truyền, mô liên kết... Nếu được, bạn vui lòng cung cấp thêm hình ảnh Xquang ngực hoặc CT ngực, kết quả xét nghiệm đàm, kết quả nội soi (nếu có) để BS vấn cụ thể hơn, bạn nhé! Thân mến! ", " Chào em, Phần bụng dưới sát là khu vực của hạ vị và 2 hố chậu (trái và phải). Khu vực này có nhiều cơ quan gồm ruột, bàng quang, niệu quản, cơ thành bụng, thần kinh, mạch máu... Triệu chứng đau xuất hiện khi gồng người hoặc vận động mạnh có thể là đau do cơ, do thoát vị bẹn... ít nghĩ do viêm nhiễm hay khối u (vì sẽ đau liên tục). BS cần phải hỏi kỹ bệnh sử, cũng như thăm khám toàn bộ và chú ý vùng bụng, làm các xet nghiệm kiểm tra thì mới định được bệnh và có hướng điều trị thích hợp tương ứng. Em có thể khám ở chuyên khoa tiêu hóa (nội tiêu hóa hay ngoại tiêu hóa - còn gọi là ngoại tổng quát, đều được). Thân mến! ", "Chào em, Vùng bụng bên phải ngay dưới xương sườn còn gọi là phải. Có nhiều cơ quan ở vùng hạ sườn phải đều có thể gây đau, gồm thận, gan, ruột, cơ, xương sườn, đáy phổi... Triệu chứng đau nhói ở vùng này khi thay đổi tư thế, còn bình thường không đau, thì hướng nhiều đến nguyên nhân thành bụng nhiều hơn. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải hỏi kỹ hơn triệu chứng của em (đau có kèm theo buồn nôn, hành sốt gì không...), thăm khám toàn diện và khám kỹ vùng bụng, cùng các xét nghiệm hỗ trợ khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...) sẽ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp tương ứng. Em nên đăng ký khám chuyên khoa tiêu hóa, em nhé. ", " Chào em, Đau bụng ¼ dưới trái thường gợi ý đau do căn nguyên đường tiêu hóa nhưng cũng có thể đau do da, hệ sinh dục, đường niệu, thành bụng hoặc mạch máu. Đa số bệnh nhân đau vùng này thường do các nguyên nhân sau: - Viêm túi thừa đại tràng - - Nhiễm trùng tiểu - Viêm ruột, hội chứng ruột kích thích - Sỏi thận Dựa vào mô tả của em, đau có khả năng liên quan đến thành bụng, có thể là đau cơ. Tuy nhiên, do không thăm khám trực tiếp nên bác sĩ chưa thể xác định vị trí đau có phù hợp với giải phẫu của các khối cơ vùng bụng hay không. Do đó, tốt nhất em nên đến một phòng khám nội khoa, có siêu âm bụng để khám và thực hiện chẩn đoán em nhé! Thân mến! ", "Chào Phuonghang, Em bị đau bụng dưới, vùng giữa bụng hay đau một bên, hay cả hai bên phải và trái? Tính chất đau như thế nào, đau nhẹ hay dữ dội, từng cơn hay đau âm ỉ liên tục…? Đau không phải lúc hành kinh nhưng có liên quan chu kỳ kinh không, lúc gần có kinh hay giữa kỳ kinh…? Em không nói rõ nên BS nêu một số nguyên nhân để em tham khảo sau đây: - Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ : Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đau tức âm ỉ ở 1 hoặc 2 bên bụng dưới. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau, nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa. - Đau xuất hiện trước khi hành kinh : là một dấu hiệu “hội chứng trước kỳ kinh”. Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh. - Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh : Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ. - Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh : (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt. Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Em xem mình thuộc trường hợp nào, nếu nghi ngờ bệnh lý thì đi khám sớm nhé. Thân ái chào em!" ]
Xin bác sĩ cho biết loãng xương là bệnh gì và vì sao nó lại được coi là kẻ giết người thầm lặng ạ? Chân thành cảm ơn.
[ "Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương Chào bạn, Loãng xương là tình trạng suy giảm khối lượng xương và thoái hóa cấu trúc xương khiến xương giòn, mỏng và dễ gãy. Tuy nhiên, trong quá trình loãng xương ngoài khối xương mất dần đi và cấu trúc xương bị xuống cấp thì hoàn toàn không gây ra triệu chứng gì. Do đó, đa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nên nó được coi là bệnh thầm lặng. Dù là thầm lặng nhưng quy mô của bệnh lại rất lớn. Một nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại TPHCM cho thấy cứ trong 3 người phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương. Còn ở nam giới thì tỉ lệ này là 1/5, nghĩa là 5 người nam trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh này. Các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp thì tỉ lệ bệnh nhân mắc chỉ chiếm khoảng 10-18%, thấp hơn nhiều so với loãng xương, bạn nhé. Thân mến. (Trích từ GLTT của AloBacsi: )" ]
[ " Chào em, Với những triệu chứng mà em mô tả rất khó để xác định nguyên nhân, nếu là xương hoặc dị vật thường khối sẽ không biến mất rồi xuất hiện mà sẽ cố định. Vì vậy, theo tôi em nên đến BV để được thăm khám và chụp X-quang hàm mặt kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến! ", "Chào bạn Phương Anh, Bạn cung cấp thông tin không đầy đủ nên BS không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên, theo phỏng đoán có thể là bệnh tạo xương bất toàn hay còn gọi là . Bệnh tạo xương bất toàn là một bệnh lý di truyền, gây hậu quả lên sức bền của khung xương nặng hay nhẹ tùy theo thể bệnh. Cho đến nay, vẫn chưa có phương cách điều trị triệt để. Bệnh không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có một số biện pháp quản lý nhằm hạn chế biến chứng của bệnh, làm giảm tần suất gãy xương cũng như cải thiện các chức năng khác của cơ thể. Bạn nên khám ở bệnh viện phụ sản để có chẩn đoán cũng như tư vấn cụ thể.", " Chào bạn, là bệnh lý tuổi tác có thể kèm hoặc không kèm loãng xương, bạn có thể đưa mẹ bạn đến khám BS Cơ-xương-khớp để đo mật độ xương để biết có bị loãng xương hay không để điều trị đúng mực, tránh biến chứng gãy xương. Bên cạnh đó, mẹ bạn cũng nên hạn chế những hoạt động mạnh hay khiêng vác đồ nặng. Nếu mẹ bạn đau nhiều, có thể điều trị bằng các thuốc giảm đau để cải thiện chất lượng cuộc sống. Thân mến! ", "Người lớn tuổi rất dễ bị loãng xương hoặc thoái hóa khớp Chào bạn, Phụ nữ sau tuổi mãn kinh là có nguy cơ loãng xương. Triệu chứng của loãng xương thường khá mơ hồ, người bệnh có thể có các triệu chứng là đau nhức đầu xương, đau nhức ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), gãy lún cột sống. Nhưng mà, ngoài nguy cơ loãng xương thì theo tuổi tác dần tăng lên, chúng ta còn đối diện với bệnh thoái hóa khớp nữa. Để mà xác định nghi vấn có loãng xương hay không, bạn chỉ cần đo mật độ xương là biết được, xét nghiệm này không xâm lấn không làm đau đớn gì cả và thực hiện rất là nhanh. Do đó, bạn nên đến khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp để xác định bệnh của mình, kiểm tra xem mình có bị loãng xương hay không, có phải là do thoái hóa khớp vai hay do vấn đề nào khác nữa, qua thăm khám và xét nghiệm kiểm tra, bạn nhé. Thân mến.", "- Nguồn: Internet Chào bạn, Tình trạng hay bị là do\r\nthiếu các vi khoáng chất như Magie, kẽm, sắt, canxi…Ở độ tuổi của bạn, vấn đề\r\nquan trọng nhất là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng qua thực phẩm hàng ngày\r\nnhư trứng, sữa, hải sản, chuối, kiwi…và tập luyện thể lực đều đặn để tăng cường\r\nsức dẻo dai và linh hoạt cho các cơ, cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý là quan\r\ntrọng nhất. Bạn có thể dùng thêm thuốc bổ tổng hợp như viên multivitamin, Magie B6…còn việc thiếu canxi thì không gây\r\n“co rút xương khớp”, mà gây loãng xương, bạn nhé. Loãng xương thường gặp ở\r\nngười lớn tuổi (nam trên 70 và nữ trên 65), phụ nữ sau mãn kinh và ở những cơ\r\nđịa có yếu tố đặc biệt. Ở độ tuổi của bạn, việc bổ sung canxi tốt nhất nên qua\r\nchế độ dinh dưỡng, thận trọng khi dùng thuốc vì nếu quá liều lượng sẽ có tác\r\ndụng có hại như tạo sỏi. Thân ái,", "Tìm hiểu chung xẹp đốt sống Xẹp đốt sống là gì? Xẹp đốt sống là một tình trạng nghiêm trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi tác. Xẹp đốt sống có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống nói chung và tuổi thọ của bệnh nhân. Xẹp đốt sống ở người lớn tuổi xảy ra khá thường xuyên và thường liên quan đến chứng loãng xương. Hậu quả là người bệnh có thể bị đau lưng trầm trọng và giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế các hoạt động sinh hoạt hằng ngày,... Nguyên nhân gây xẹp đốt sống rất đa dạng bao gồm cả tình trạng lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp xẹp đốt sống có thể kèm gãy xương và hầu hết đều có nguồn gốc lành tính (do chấn thương nhẹ ở bệnh nhân loãng xương hoặc nhuyễn xương). Tổ chức Loãng xương Quốc tế ước tính rằng ở độ tuổi 65 thì có khoảng 1% phụ nữ và 0,5% nam giới sẽ bị hội chứng chèn ép rễ cấp tính và gãy xẹp xương cột sống do loãng xương. Chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ xảy ra gãy xương tái phát và các di chứng khác. Ít gặp hơn là xẹp xương cột sống do bệnh lý ung thư căn xương. Cột sống ngực và cột sống thắt lưng là vị trí di căn xương thường gặp nhất. Điều cần thiết là phải phân biệt xẹp đốt sống lành tính với xẹp đốt sống ác tính vì phương pháp điều trị và tiên lượng rất khác nhau tùy thuộc nguyên nhân gây nên triệu chứng xẹp đốt sống.", "Bạn Gia Hao thân mến, Đây là một bệnh lý xương di truyền hiếm gặp ở trẻ em do hoạt động của tế bào xương bị thiếu hụt và đặc điểm chính của bệnh này là sự gia tăng mật độ xương trên X-quang và xương có khuynh hướng dễ gẫy. Do đây là 1 bệnh lý di truyền nên tùy theo gen bị đột biến sẽ gây ra những thể bệnh khác nhau nên sẽ có tiên lượng khác nhau cho từng thể bệnh. Do đó, trường hợp của bé bạn nên trao đổi với BS điều trị mới hiểu rõ được bệnh tình của bé hơn và chỉ có BS trực tiếp điều trị mới nắm rõ được diễn tiến bệnh, các xét nghiệm thông thường và chuyên sâu, chẩn đoán hình ảnh,…mới có cơ sở tiên lượng và dự hậu cho căn bệnh của bé. Hiện tại, việc điều trị bệnh này còn hạn chế và ít hiệu quả.", " Chào em, Người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau có biểu hiện đi còng lưng, đau vùng cột sống nhiều và chụp phim X-quang có hình ảnh xương sống bị sụp lún (bị lép) thì hướng nhiều đến tình trạng loãng xương nặng. Trong trường hợp này, người bệnh cần được đưa đến chuyên khoa cơ xương khớp để BS kiểm tra, đánh giá mức độ loãng xương và biến dạng cột sống cùng các bệnh lý đi kèm khác nếu có (như thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường...) để điều trị thích hợp. Bệnh nhân vừa phải được dùng thuốc giảm đau an toàn, vừa cần có tập vật lý trị liệu đúng cách, nếu nặng quá có cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật cột sống và có thể phối hợp với các phương pháp hỗ trợ không thuốc khác như nghỉ ngơi, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu... Em nên đưa mẹ đến khám và điều trị ở chuyên khoa cơ xương khớp nhé. Thân mến! ", " Chào em, Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn. Người trẻ khỏe mạnh thì xương lành nhanh hơn người lớn tuổi. Dấu hiệu cho thấy là giảm đau khi nghỉ và sau đó là giảm đau khi đi lại, chụp phim Xquang thấy can xương lành tốt, em nhé. Thân mến! ", "Chào em, là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay, đặc biệt nhân viên văn phòng lại đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao do lối sống thụ động, ít rèn luyện thể dục thể thao cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu chất. Những yếu tố này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên, khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động nếu không điều trị kịp thời. Nếu hiện tại đang đau nhiều, ảnh hưởng sinh hoạt, em nên tới bệnh viện khám chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc Ngoại thần kinh để bác sĩ đánh giá và kê toa thuốc điều trị. Giai đoạn đầu chủ yếu điều trị bằng thuốc, chỉ cần chụp Xquang, chưa cần chụp cộng hưởng từ. Giai đoạn sau nếu bệnh không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định chụp cộng hưởng từ và xem xét phẫu thuật em nhé! Thân mến.", " Chào bạn, Tình trạng hay bị là do thiếu các vi khoáng chất như Magie, kẽm, sắt, canxi…Ở độ tuổi của bạn, vấn đề quan trọng nhất là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng qua thực phẩm hàng ngày như trứng, sữa, hải sản, chuối, kiwi…và tập luyện thể lực đều đặn để tăng cường sức dẻo dai và linh hoạt cho các cơ, cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý là quan trọng nhất. Bạn có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng như viên multivitamin, Magie B6…còn việc thiếu canxi thì không gây “co rút xương khớp”, mà gây loãng xương, bạn nhé. Loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi (nam trên 70 và nữ trên 65), phụ nữ sau mãn kinh và ở những cơ địa có yếu tố đặc biệt. Ở độ tuổi của bạn, việc bổ sung canxi tốt nhất nên qua chế độ dinh dưỡng, thận trọng khi dùng thuốc vì nếu quá liều lượng sẽ có tác dụng có hại như tạo sỏi. Thân mến! ", "Triệu chứng bệnh thalassemia Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Thalassemia Bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia có triệu chứng tương tự như bệnh thiếu máu như: Cảm giác mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Da niêm nhợt nhạt, xanh xao, vàng da, vàng mắt Nước tiểu vàng sẫm. Khó thở khi gắng sức. Trẻ em chậm lớn, thể trạng yếu. Bụng cứng, lá lách, gan hoặc tim to. Gặp các vấn đề về xương (đặc biệt với xương ở mặt) như trán dô, mũi tẹt, xương hàm trên nhô, u trán, u đỉnh. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Thalassemia Ứ đọng sắt Do sự thiếu hụt 1 chuỗi globin trong huyết sắc tố, chất lượng hồng cầu bị suy giảm làm hồng cầu dễ bị vỡ, dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính. Khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy khiến cho một khối lượng chất sắt rất lớn bị tích tụ bên trong cơ thể gây suy tạng và xơ hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do Thalassemia thể nặng. Bệnh lý về tim Truyền máu thường xuyên là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh Thalassemia. Truyền máu có thể gây ra sắt tích tụ trong máu (ứ sắt). Điều này có thể làm hỏng các cơ quan và mô, đặc biệt là tim và gan. Bệnh tim do ứ sắt cũng là nguyên nhân gây tử vong ở những người mắc bệnh Thalassemia. Bệnh tim bao gồm suy tim , loạn nhịp tim và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Nhiễm trùng Trong số những người mắc bệnh Thalassemia, nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai. Những người đã cắt bỏ lá lách thậm chí còn có nguy cơ cao hơn vì họ không còn cơ quan chống lại nhiễm trùng nữa. Dị tật xương Nhiều người mắc bệnh Thalassemia có các vấn đề về xương, bao gồm loãng xương , xương yếu, giòn và dễ gãy. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.", "Nguy cơ xương thủy tinh Những ai có nguy cơ mắc xương thủy tinh? Vì đây là căn bệnh di truyền nên trẻ em sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất. Người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này đến suốt đời. Trong những trường hợp nặng, bệnh biểu hiện ngay khi chào đời khiến trẻ sơ sinh bị gãy nhiều xương. Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Bệnh có thể biểu hiện muộn ở những trường hợp nhẹ hơn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của khối cơ làm giảm sức bền cơ. Trẻ em sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xương thủy tinh Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Thân hình nhỏ hoặc ốm. Tiền sử gia đình mắc bệnh xương thủy tinh. Mãn kinh và đặc biệt là mãn kinh sớm. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường (vô kinh). Điều trị bằng một số thuốc kéo dài, chẳng hạn như những người điều trị bệnh lupus, hen suyễn, suy tuyến giáp và co giật. Chế độ ăn ít canxi, vitamin D . Thiếu hoạt động thể chất. Hút thuốc. Tiêu thụ quá nhiều rượu.", "Tìm hiểu chung u xương Khi các tế bào phân chia bất thường và không kiểm soát được, chúng có thể tạo thành một khối u. Khi khối u xương phát triển, mô bất thường có thể xâm lấn các mô khỏe mạnh. Các khối u xương có thể ác tính hoặc lành tính. Mặc dù các khối u xương lành tính (không phải là ung thư) thường tồn tại tại chỗ và khó có thể gây tử vong nhưng chúng vẫn là những tế bào bất thường và có thể cần phải điều trị. Các khối u lành tính có thể phát triển và có thể chèn ép các mô xương khỏe mạnh gây ra các vấn đề sức khỏe trong tương lai. U xương ác tính là ung thư . Các khối u xương ác tính có thể khiến ung thư di căn rộng khắp cơ thể. Các loại u xương lành tính, như: U xương sụn (Osteochondroma); U xơ không cốt hóa (Nonossifying fibroma unicameral); U xương tế bào khổng lồ (Giant cell tumors); U sụn trung tâm (Enchondroma); Loạn sản xơ xương (Fibrous dysplasia); Nang xương phình mạch. Các loại u xương ác tính, như: Sarcoma xương (Osteosarcoma); Khối u sarcoma Ewing (ESFTs); Sarcoma sụn (Chondrosarcoma); Ung thư xương thứ phát; Bệnh đa u tủy.", "Tìm hiểu chung loạn dưỡng xương Loạn dưỡng xương là gì? Xương chủ yếu được cấu tạo từ một loại protein gọi là collagen và một chất gọi là canxi photphat. Đây là lý do tại sao canxi rất quan trọng để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Nhưng một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể con người phân hủy và sử dụng các khoáng chất như canxi và photpho để tạo xương. Điều này có thể khiến xương hình thành bất thường hoặc dễ gãy. Loạn dưỡng xương (Osteodystrophy) là những thay đổi bất thường trong quá trình phát triển và hình thành xương. Nó thường là kết quả của bệnh thận mãn tính . Ở trẻ em, chứng loạn dưỡng xương có thể gây dị dạng xương và chậm phát triển chiều cao, trong khi người lớn có thể bị giòn xương và gãy xương. Căn bệnh này là kết quả của sự kém hấp thu canxi nên chứng loạn dưỡng xương thường được điều trị bằng cách bổ sung canxi. Bởi vì chứng loạn dưỡng xương thường liên quan nhất đến bệnh thận mạn, nên thuật ngữ loạn dưỡng xương là cách gọi ngắn gọn của chứng loạn dưỡng xương do thận." ]
Xin chào BS, BS cho cháu hỏi là cháu bị tai nạn và đứt 3 gân trên bàn chân, nhưng vào viện các BS chỉ bó tạm thời và hơn 20 giờ sau mới tiến hành mổ nối gân. BS cho cháu hỏi để lâu như thế có ảnh hưởng gì về sau không? Cảm ơn BS nhiều.
[ "Chào em, Em bị chấn thương này hở hay kín, nếu vết thương hở và chảy máu nhiều thì xử trí khẩn hơn vết thương kín. Việc chậm trễ trong xử trí hay gặp trong bệnh viện công vì bên cạnh các xét nghiệm tiền phẫu cho người bệnh còn có áp lực bệnh quá đông, chuẩn bị phòng và nhân sự không phải muốn nhanh là được... Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất cho em, trường hợp của em cũng thường gặp và thường không có ảnh hưởng gì lên quá trình lành bệnh, việc lành của vết thương đa phần phụ thuộc vào mức độ chấn thương và quá trình chăm sóc sau mổ. Em cần tuân thủ điều trị và tái khám BS đúng hẹn, hạn chế đi lại tối đa trong thời gian đầu sau mổ, xoa bóp chân nhiều để máu lưu thông tốt thì vết thương mới mau lành. Thân mến." ]
[ "Chào bạn, Bất kì tổn thương nào do chấn thương, nếu không xử trí và chăm sóc tốt đều có nguy cơ gây ra di chứng hoặc biến chứng nặng hơn, kể cả với các tổn thương thông thường như bong gân , vết xước… Do đó bạn nên khám chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình càng sớm càng tốt để được bác sĩ xem vết thương và can thiệp xử trí bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Bong gân (tổn thương dây chằng) cổ chân là một trong những chấn thương cơ xương thường gặp nhất trong thể thao. Cơ chế của chấn thương liên quan đến bàn chân bị vặn vào trong quá mức khi cổ chân gập lòng. Điều này thường xảy khi chơi thể thao sau khi bị “lật sơ mi” hoặc trượt chân khi đi trên đường không bằng phẳng (dốc, hố, bậc thang). Thời gian để các tổn thương dây chằng phục hồi trở về sinh hoạt bình thường cần nhiều tuần đến nhiều tháng. Đó là trong trường hợp chăm sóc và tập luyện tốt. Trường hợp của em có lẽ do nghỉ ngơi không tốt, tổn thương tái phát nhiều lần dẫn tới viêm phù nề tái phát, kéo dài nên khả năng hồi phục chậm. Trước tiên em cần nghỉ ngơi tối đa, ít nhất trong 2-3 tuần đầu, chườm lạnh khi chân còn phù nề, kê cao chân và tái khám để bác sĩ kê toa giúp giảm sưng viêm trong giai đoạn sớm. Bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình có thể sẽ kê cho em sử dụng một loại nẹp cổ chân hoặc dụng cụ hỗ trợ như nạng, gậy khi đi lại để bảo vệ khớp. Tập vật lý trị liệu ở giai đoạn sau đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ của người bệnh, hoạt động của khớp cổ chân mới dần trở về bình thường. Trong trường hợp kiểm tra lại mô bớt sưng viêm nhưng vẫn còn phù nhẹ vào cuối ngày, có cảm giác tê bì em nên kiểm tra thêm chuyên khoa thần kinh, mạch máu; vì trong những chấn thương nặng có thể gây tổn thương nhiều bộ phận và cần xử trí tích cực. Thân mến.", "Chào em, Để chi vận động được thì ngoài vấn đề xương, gân cơ còn cần có sự điều khiển của dây thần kinh. Chấn thương của em rất nặng, cắt đứt khối cơ và bó mạch chày trước, e rằng có dây thần kinh đi cùng với bó mạch cũng bị cắt đứt. Khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật khâu nối bó mạch bị đứt cho em, chắc chắn bác sĩ sẽ cùng lúc khâu nối gân cơ và cả dây thần kinh. Tuy nhiên, tổn thương thần kinh thường hồi phục rất ít, rất yếu. Như vậy, triệu chứng không thể cử động gấp cổ chân, bàn chân và ngón chân trong khi cử động duỗi thì thực hiện được, có thể do vấn đề của gân cơ, cũng có thể do nguyên nhân thần kinh. Với tình trạng này, em cần kiểm tra lại tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, bác sĩ sẽ đo lại điện cơ, kiểm tra hoạt động của dây gân cho em, từ đó sẽ có hướng xử trí thích hợp tùy vấn đề, em nhé. Thân mến.", "Nếu chỉ rạn nứt xương thì bệnh nhân có thể quấn băng cố định chứ không cần bó bột Chào em, Xử trí của BS như vậy là phù hợp rồi, em yên tâm tuân thủ theo hướng dẫn của BS nhé. Vì em chỉ bị rạn nứt xương thôi, chứ chưa đến mức gãy xương di lệch nên chưa cần phải nắn chỉnh bó bột đâu. Em về nghỉ ngơi, đeo băng cuốn cố định, ăn uống đầy đủ chất, co duỗi các ngón tay để đỡ tê. Sau 2-3 tuần thì quay lại chụp phim kiểm tra, em nhé.", "Nam thân mến, Sau chấn thương nếu phần tách rời thì thông thường các thầy thuốc bằng mọi cách cố gắng giữ và bảo vệ cho móng không bong ra. Điều này nhằm giữ lại giường móng giúp móng mau lành hơn, đồng thời giúp bệnh nhân bớt đau, khi mà ngón chân có phần móng mới mọc ra mà vẫn còn được phần móng cũ che chở (so với khi tróc móng hoàn toàn). Móng mới sẽ mọc lại khoảng vài tháng sau khi móng cũ rụng đi, và chiếc móng mới bao giờ cũng dày và có phần xấu hơn chiếc móng ban đầu. Em hãy mau chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa Ngoại, BS sẽ khám trực tiếp và sẽ thực hiện thủ thuật giữ lại phần móng chân cho em càng sớm càng tốt, em nhé! Chúc em mau lành bệnh! BS-CK1 Nguyễn Minh Thu", "Chào cháu, Sau khi mổ tái tạo gân thì phải bất động 4-6 tuần để gân từ từ lành, 3 tháng sau gân mới lành. Sau đó tập vật lý trị liệu cho gân trở lại bình thường. Nếu chân sưng to thì nên hạn chế đi lại. Để tránh teo cơ và máu lưu thông dễ dàng, khi nằm cháu nên gác chân cao, dùng tay xoa nhẹ , khi còn sưng nên đi bằng nạng khi nào hết sưng mới được bỏ nạng. Theo mô tả chân bị tím thì cháu nên đến bệnh viện gặp BS đã mổ cho cháu khám lại, nói rõ bệnh tình của cháu hiện tại để BS khám và có hướng xử trí thích hợp. Thân mến! ", "Tập vật lý trị liệu sẽ giúp chân sẽ nhanh hồi phục hơn. Chào bạn, Tuỳ vào vị trí đứt gân và cơ địa bệnh nhân, tiên lượng và thời gian hồi phục có thể thay đổi chút ít. Nếu được phẫu thuật và chăm sóc đúng cách, sau 1 tháng có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu và trở về sinh hoạt bình thường sau khoảng 3 tháng. Bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau mổ, tái khám thường xuyên, tập vật lý trị liệu theo đúng chỉ định, nên tránh rượu bia, thuốc lá để vết mổ mau lành bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Như diễn tả của em ở trên của em bị chấn thương có tổn thương đứt dây chằng chéo sau là một trong những dây chằng giữ vững khớp gối. Hiện tại, em đi lại được nhẹ nhàng. Em nên tập vật lí trị liệu và phục hồi chức năng cho khớp gối. Việc có chỉ định mổ hay không và thời gian mổ thì em nên khám và tư vấn điều trị với bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình. Trân trọng! Trích trong: BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình BV Nhân dân 115", "Chào em, Trên lý thuyết thì tính từ lúc mổ nối gân bị đứt thì sau 2 tháng là người bệnh có thể đi lại bình thường, sau 6 tháng thì có thể chơi thể thao như trước với điều kiện là em tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng đúng cách để phục hồi khả năng đi lại, tránh hiện tượng co rút, teo cơ. Nguyên tắc tập luyện chủ yếu là tăng dần về mức độ và cường độ tập, bắt đầu với các động tác co giãn gập duỗi nhẹ nhàng, giúp cho máu lưu thông, để cho phần gân nối lấy lại được độ đàn hồi ban đầu. Về bài tập cụ thể thì bạn nên đến các BV có khoa tập vật lý trị liệu để có những bài tập chính xác ban đầu, sau đó quen dần có thể tự tập. Về mặt chế độ ăn, thì nhìn chung không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành vết thương, không rượu bia, cần ăn uống đầy đủ chất (rau thịt cá trứng sữa), tránh các thực phẩm gây dị ứng (món nào ăn vào thấy nổi ban ngứa thì né ra), uống đủ nước trong ngày... Thân mến.", " Chào em, Tôi không rõ mẹ bạn bị hay giãn dây chằng? Tuy nhiên với bệnh này thường hồi phục chậm cần một thời gian dài mới có thể vận động được dễ dàng. Trường hợp của mẹ bạn đã được điều trị 3 tháng (khoảng thời gian quá dài) mà vẫn còn đau nhức nhiều thì bạn nên đưa mẹ đến BS Chấn thương chỉnh hình khám để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tích cực. Thân mến! ", "- nguồn internet Chào\r\nem, Thời\r\ngian trung bình lành xương là 21 - 30 ngày, tuy nhiên đối với vị\r\ntrí gần gót chân thì tương đối lâu lành hơn do thường xuyên chịu sức nặng của\r\ncơ thể khi đi lại (dù đã hạn chế). Do\r\nvậy, BS thường căn dặn bó bột lâu hơn với gãy xương ở vị trí này. Nếu em tháo bột\r\nsớm hơn quy định của BS, nhưng có chụp lại phim Xquang kiểm tra cho thấy xương\r\nđã lành tốt và đi lại cũng không thấy đau nhức gì thì không sao cả. Triệu\r\nchứng choáng váng và mệt mỏi không phải do tháo bột sớm gây ra, mà do những\r\nnguyên nhân khác, như huyết áp thấp, thiếu máu, giảm máu lên não, cảm mùa, viêm\r\nnhiễm... cần khám BS để kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân và điều trị thích\r\nhợp.", "Bệnh nhân có thể đi lại sau 15 tuần đứt gân gót chân Chào em Gân gót là cấu trúc giãi phẫu quan trong của cơ thể, và cử động chính của gân gót là gập lòng cổ chân. Sau khi phẫu thuật gân gót, sẽ cần bó bột và hạn chế đi lại trong một thời gian, trung bình từ 4-6 tuần và phải tập đi nạng. Nếu được điều trị sớm và tập vật lý trị liệu đúng theo hướng dẫn thì hầu hết các bệnh nhân đứt gân Achilles có thể phục hồi hoàn toàn. Thông thường sau 15 tuần sức cơ trở lại bình thường, có thể đi lại không cần nạng, sau 6 tháng có thể chơi các môn thể thao vừa phải. Vì thế, sau phẫu thuật, bạn nên tái khám thường xuyên để các bác sĩ đánh giá chính xác thời điểm phù hợp bắt đầu tập vật lý trị liệu bạn nhé! Thân mến.", "Sau tháo bột bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu để máu huyết được lưu thông Xin chào bạn! Bất cứ lực tác động nào gây chấn thương xương thì chắc chắn cũng đủ mạnh gây tổn thương mô mềm xung quanh (gân, cơ, dây chằng…). Trong quá trình bó bột thời gian dài, sự lưu thông máu và dịch mô bị hạn chế do bất động. Sau khi tháo bột, bạn hãy tập vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ lưu thông máu và hấp thu dịch viêm sau chấn thương, thì tình trạng phù chân sẽ biến mất. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Lần thay băng đầu tiên là sau 24 giờ tính từ lúc BS khâu vết thương lại cho em. Em nhớ uống thuốc theo toa và chăm sóc vết thương đúng theo hướng dẫn của BS, tái khám theo hẹn để cắt chỉ, em nhé. Thân mến.", " Chào em Thúy, Thời gian trung bình để là 1 tháng. Điều đầu tiên là cần xác định trên phim Xquang khớp bàn \r\nngón chân trái đã có can xương vững ở vị trí gãy chưa. Nếu chưa có can \r\nxương thì em cần phải bó bột/ nẹp lại. Lần đầu bó bột sẽ hơi tê \r\ndo chân sưng nề nhiều, nhưng thường lần 2 sẽ êm hơn. Nếu không có can \r\nxương thì đi lại sẽ đau, xương khó lành có thể lành xấu, tạo khớp giả. Thứ\r\n hai là xương chưa lành thì không có phương pháp tập luyện nào hay thuốc\r\n bôi ngoài da nào làm cho xương lành cả, mà cần cố định và hạn chế đi \r\nlại trong thời gian đầu sau gãy thì mới giúp xương lành được, em cũng \r\ncần tránh dậm chân xuống sàn nhiều (do đó nên có nạng chống), hạn chế \r\nđứng lâu và đi nhiều, nên kê cao chân, có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng để \r\nmáu lưu thông tốt hơn và uống thêm các thuốc bổ canxi, vitamin B1, B6, \r\nB12 để hỗ trợ. Nói tóm lại là em cần đến BV hay phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để kiểm tra lại, em nhé. Thân mến!" ]
Em chào bác sĩ ạ! Mẹ em năm nay 70 tuổi, bị thiếu máu, thiếu sắt và viêm dạ dày theo chẩn đoán của bác sĩ. Khi điều trị ở bệnh viện bằng cách truyền máu và uống thuốc theo chỉ dẫn, thì một thời gian sau (khoảng 3 tháng) mẹ em lại bị tái phát. Em muốn hỏi bác sĩ bệnh này có chữa triệt để được không ạ? Cách điều trị cũng như chế ăn uống như thế nào ạ? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn ạ.
[ "Chào bạn, Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Nguyên nhân gây thiếu sắt phổ biến bao gồm: không cung cấp đủ nhu cầu sắt do ăn kém, đặc biệt ở phụ nữ), giảm hấp thu sắt do viêm dạ dày, viêm ruột, tăng sử dụng sắt (viêm mạn tính, …), chảy máu mạn tính (rong kinh, rong huyết, loét dạ dày, trĩ), thiếu máu tán huyết, … Sở dĩ bệnh của mẹ bạn tái phát là do nguyên nhân chưa được điều chỉnh. Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Huyết Học để các bác sĩ làm những xét nghiệm chuyên sâu và có hướng điều trị thích hợp bạn nhé. Thân mến." ]
[ " Chào bạn, Viêm dạ dày thường với các triệu chứng đạu thượng vị, đau liên quan đến bữa ăn, đầy bụng, , ợ chua. Thường ít kèm các triêu chứng rối loạn đi cầu. Bạn bị viêm dạ dày nhiều năm tôi không rõ bạn có được nội soi thực quản dạ dày tá tràng chưa và điều trị như thế nào. Tuy nhiên những triệu chứng bạn mô tả có thể không phải viêm dạ dày. Như bạn mô tả có thể bạn thiếu men tiêu hóa sữa và lipit, bạn có thể thử thay đổi loại sữa bạn đang dùng, sữa đậu nành thường dễ hấp thu hơn. Bạn không nên uống liên tục với khối lượng sữa lớn mà nên để cho hệ tiêu hóa dần thích nghi với loại sữa bạn đang dùng. Bạn có thể dùng thêm các men vi sinh: Probiotic, Enterogermina, Antolac, Probio, có thể dùng thêm các loại sữa chua lên men. Chất dinh dưỡng hấp thu qua đường tiêu hóa là tốt nhất với cơ thể, các loại dinh dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch chỉ sử dụng cho bệnh nhân suy kiệt, những bệnh nhân không thể ăn bằng đường miệng. Bạn nên cố gắng ăn uống điều độ và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Thân ái, Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Mẹ em kéo dài cả 1 năm là một dấu hiệu cho thấy cơ thể có vấn đề, thường nhất\r\nlà bệnh lý của đường hô hấp, có thể có kèm bệnh lý tim mạch đặc biệt khi có tăng\r\nhuyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá kèm theo. Tôi thông cảm cho\r\nhoàn cảnh của em, tuy nhiên nếu không khám cho bệnh nhân, chỉ dựa duy nhất\r\ntriệu chứng ho có đàm kéo dài thì không đủ cơ sở để định bệnh và không thể cho\r\nthuốc được, bởi vì có nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra tình trạng này, ví\r\ndụ như mạn, lao phổi, u phổi... mỗi bệnh lại cần điều trị khác\r\nnhau, và tùy thể trạng và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân mà cân nhắc chọn thuốc,\r\nliều thuốc khác nhau. Tôi chỉ khuyên em trong thời gian này nên cho mẹ nghỉ\r\nngơi, hạn chế ô nhiễm, khói thuốc lá, uống nhiều nước và tẩm bổ đầy đủ sẽ tốt\r\ncho bệnh của mẹ, không nên tin theo điều trị đông y không rõ loại có\r\nthể bị ngộ độc và nhiều tác dụng phụ kèm theo, thậm chí nặng hơn tình trạng\r\nbệnh. Chúc mẹ bạn mau khỏe.", " Chào em, Với kết quả này thì quả thực em có thiếu máu thiếu sắt do mất máu kéo dài vì trĩ xuất huyết. Tuy nhiên mức độ thiếu máu chưa đến nỗi nặng, không cần phải truyền máu mà chỉ cần ăn uống tẩm bổ, nhưng em nên mổ trĩ, vì tiếp tục tình trạng này sẽ thiếu máu nặng nề hơn gây nhiều biến chứng như mệt mỏi, giảm tập trung, chóng mặt khi thay đổi tư thế…và bản thân cũng rất dễ nhiễm trùng. Sau này khi xuất viện em có thể uống thêm thuốc bổ máu (thuốc bổ sung thêm sắt) ngày uống 2 viên, 1 viên sáng, 1 viên chiều. Thân mến! ", "Chào bạn, Những gì BS tại BV giải thích cho\r\ngia đình là đúng, chắc chắn trong thời gian nằm viện BS có cho mẹ bạn truyền đạm\r\nmới bớt phù và khỏe lên được. Vấn đề là sau khi về nhà, người bệnh lại trở lại thì cơ thể sẽ suy sụp tiếp. Có 2 việc bạn cần làm cho mẹ bạn\r\nlúc này: + Chế độ ăn cho người bệnh: mẹ bạn\r\ncần bổ sung thêm sữa cao năng lượng (tức là giàu dinh dưỡng). Để bổ sung đạm tốt\r\nnhất là sữa Peptamen (nhưng thơi đắng, khó uống), Forticare, Ensure và nên bổ\r\nsung thêm vi khoáng chất (Berocca, Vitamin 3B, vitamin C...). Song song đó, nên\r\ncho mẹ bạn ăn thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, như nước súp hầm, cháo dinh dưỡng. + Khám kiểm tra tâm thần cho người\r\nbệnh: sau khi BS ở BV đã kiểm tra loại trừ tất cả các bệnh lý có thể dẫn đến\r\nsuy kiệt thì còn 1 mảng cần kiểm tra là tâm thần. Có nhiều người bệnh bị trầm cảm,\r\nbị hội chứng chán ăn từ nguyên nhân tâm thần kinh mà BS tâm thần mới tìm ra và\r\nđiều trị thích hợp được. Chú ý: tôi không quảng cáo cho bất\r\nkỳ hãng sữa hay thuốc nào, đây là lời khuyên theo kinh nghiệm điều trị của cá\r\nnhân tôi.", "Chào em, Kết quả nội soi dạ dày cách đây mới 4 tháng cho thấy em chỉ bị viêm sung huyết hang vị dạ dày, tức là một tình trạng viêm dạ dày nhẹ vùng hang vị, nội soi không thấy sang thương nào trong dạ dày nghi ngờ ung thư cả. Nay em có trở lại những triệu chứng như trước khi đi điều trị viêm dạ dày, nhiều khả năng là do viêm dạ dày tái lại vì bệnh viêm dạ dày là bệnh có thể tái phát do chế độ ăn uống, làm việc căng thẳng, rối loạn lo âu. Em chỉ cần tái khám chuyên khoa nội tiêu hóa ở cơ sở y tế gần nhà để bác sĩ đánh giá mức độ triệu chứng, các thuốc đã dùng là có thể hướng dẫn em điều trị được, đồng thời chú ý hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ.", "- nguồn internet Chào bạn Nga, do nhiều nguyên nhân, có thể do mất máu (rong kinh, xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý ác tính…), có thể do dinh dưỡng (chế độ ăn), do các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh thận mạn… Trường hợp của mẹ bạn, điều đầu tiên có thể nghĩ thiếu máu do bệnh thận mạn kèm + sỏi thận. Tuy nhiên, để có kết luận chắc chắn, cần làm thêm một số xét nghiệm liên quan đến nguyên nhân là do bệnh thận mạn (ví dụ chức năng thận, siêu âm hay CT bụng kiểm tra) hay tìm nguyên nhân do các bệnh lý khác như: soi tươi phân, nội soi đường tiêu hóa… Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Nội, tìm ra nguyên nhân mới có hướng điều trị, bạn nhé. Chúc mẹ bạn có nhiều sức khỏe.", " Chào em, Bệnh có thể ảnh hưởng lên việc ăn uống, như khó tiêu, đau bụng, ợ chua, gây chán ăn, cũng gây hạn chế hấp thu ít nhiều dẫn đến thiếu máu. Nếu nguyên nhân do viêm loét dạ dày có kèm xuất huyết rỉ rả thì đây cũng là 1 nguyên nhân khác có thể gây thiếu máu. Nếu bác sĩ khám thấy em có dấu thiếu máu thì em không được hiến máu. Ngoài ra, 1 số thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày (như kháng sinh điều trị Hp) mà người bệnh đang dùng thì cũng không được hiến máu. Thân mến! ", "Chào bạn, Thứ nhất, tình trạng bệnh của bạn không nhẹ, vì toàn bộ niêm mạc dạ dày bị sung huyết và trực tràng cũng bị viêm, nhưng không đến mức nghiêm trọng như viêm teo dạ dày, loét dạ dày, sang thương nghi ngờ ung thư. Đây là bệnh có thể chữa khỏi được, thời gian điều trị trung bình là 2 tháng. Thứ hai, Đông y hay Tây y đều có cái hay riêng của nó, nếu bạn không bị nhiễm Hp (âm tính với Hp) thì có thể điều trị bệnh này theo Tây y hay theo bài thuốc của Đông y đều được. Tuy nhiên, dù là bên nào thì bạn cần theo điều trị tại bác sĩ có bằng cấp, bên Tây y thì có bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, còn bên Đông y là bác sĩ có bằng y học cổ truyền, đừng nghe theo lời “truyền miệng”, “thầy lang”, “thầy vườn” vì có thể tiền mất tật mang, có thể làm nặng hơn bệnh dạ dày (tiến triển thành loét) hoặc gây ra biến chứng ở cơ quan khác (như gan, thận). Và cũng không nên tự ý phối hợp song song vừa Tây y lẫn Đông y có thể sẽ bị tương tác thuốc. Việc điều trị bệnh cần phải có sự phối hợp giữa thay đổi lối sống và thuốc, đồng thời cũng thích nghi tùy người, nên không ai có thể nói là điều trị bằng Đông y hay Tây y sẽ nhanh hết hơn, nhưng bệnh của bạn không khó, có thể điều trị dứt điểm được. Bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ trong thời gian điều trị bệnh, bạn nhé. Thân mến.", " Chào chị Thu, Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ nhờ vào tuân thủ lời dặn của BS. Nếu chị tuân thủ tốt thì chỉ có thể nói khả năng thành công cao hơn người không tuân thủ. Về kiểm tra sau điều trị, chị cần ngưng thuốc kháng sinh 4 tuần, ngưng thuốc ức chế bơm proton 2 tuần trước khi tái khám. Theo quan điểm của tôi và hướng dẫn thực hành của các hiệp hội về tiêu hóa thì nếu chị chưa được nội soi dạ dày thì nên nội soi dạ dày trong lần tái khám để đánh giá tổn thương trong dạ dày và làm xét nghiệm urease test (CLO test) để kiểm tra xem còn hay không. Nếu chị không muốn nội soi dạ dày, có thể làm xét nghiệm test hơi thở, chị nhé. Thân mến! Câu tư vấn trước: >> AloBacsi.v n", "Chào em, Em không cho biết mẹ em bao nhiêu tuổi. Thông thường sau tuổi 40, chức năng thận dần dần giảm đi, nên người lớn tuổi có thể độ lọc cầu thận giảm, tương đương mức độ 2, 3 của suy thận. Nếu thực sự là suy thận cần tìm nguyên nhân để điều trị nhằm “bảo tồn” trái thận. Ăn chay vẫn có thể được duy trì nhưng ăn chay không có nghĩa là chỉ ăn rau, cần bổ sung “đạm chay” (như các loại đậu, nấm…), lưu ý tránh ăn mặn và các đồ chiên xào. Thân mến.", " Chào bạn, Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân sẽ được điều trị hồi sức tích cực, lọc máu khi có chỉ định chứ không phải trường hợp nào cũng lọc máu và cũng không phải lọc máu mỗi tuần. Bệnh cũng tương tực, tức là lọc máu khi có chỉ định chứ không phải trường hợp nào cũng lọc máu và cũng không phải lọc máu mỗi tuần. chỉ có bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối mới cần lọc máu định kỳ (cách ngày hay 2 ngày/ tuần hay cách tuần là tùy thuộc vào độ nặng của bệnh). Mẹ bạn có thẻ BHYT nhưng còn tùy là điều trị đúng tuyến hay trái tuyến, lọc máu loại nào nữa mà bảng giá sẽ khác nhau. Tốt hơn hết bạn nên hỏi kỹ BS điều trị cho mẹ bạn về chỉ định và chi phí của loại xét nghiệm kỹ thuật cao này, bạn nhé. Thân mến! ", "Chào em, Nấm rất khó phát triển trong cơ thể con người, đặc biệt là trong ống tiêu hóa. Do đó, người bị nấm thực quản mà còn điều trị thuốc mấy tháng không đỡ thì cần thiết phải kiểm tra xem có bị suy giảm miễn dịch hay không. Các trường hợp gây suy giảm miễn dịch bao gồm nhiễm HIV/AIDS, dùng corticoid kéo dài, ung thư đã hóa xạ trị… Việc điều trị thì vẫn duy trì thuốc kháng nấm và thuốc ức chế tiết acid dạ dày là chính. Bệnh nhân cần phải đến khám và điều trị tại chuyên khoa Nhiễm. Thân ái.", "Chào bạn, Theo như kết quả công thức máu bạn gửi, chỉ có thể kết luận bạn có tình trạng thiếu máu mãn tính dạng thiếu máu thiếu sắt, đây là tình trạng thường gặp ở các bạn nữ do mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt, đó cũng là lý do vì sao các bạn nữ luôn có khuyến cáo bổ sung sắt trong khẩu phần ăn hoặc uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Những thực phẩm có màu xanh đậm, bí đỏ, củ dền, thịt đỏ… có thể bổ sung sắt cho bạn trong khẩu phần, bạn có thể sử dụng để cải thiện kết quả công thức máu. Thân ái chào bạn.", "Chào bạn, Phương pháp điều trị không dùng thuốc trong trường hợp của mẹ em, cần chú trọng các vấn đề sau: bớt lượng Natri nhập vào bằng cách bớt ăn mặn, khi ăn nêm vừa đủ không dùng thêm nước chấm, không dùng thức ăn làm sẵn, đồ hộp, mì gói, đồ sấy khô, mắm. Hạn chế dầu mỡ, nội tạng động vật, da động vật, dầu oliu, dầu thực vật sẽ tốt hơn ăn thực phẩm dễ tiêu, hạn chế nước có gas, cay chua, nhiều gia vị, đồ nướng, nhưng nên luộc vừa tới, hoa quả, hạn chế nước khi suy tim nặng (khó thở cả lúc nghỉ và sinh hoạt cơ bản hàng ngày). Không hút thuốc lá và không uống rượu bia, tập thể dục, nên có BS chuyên khoa phục hồi Tim mạch hướng dẫn để giảm cân đạt trọng lượng lý tưởng sống lạc quan, vui vẻ với con cháu uống thuốc theo toa và tái khám đúng hẹn. Thân mến.", "Chào bạn, Viêm dạ dày là một bệnh lý cần phải điều trị lâu dài, đôi khi thời gian điều trị phải trên sáu tháng mới có thể đáp ứng toàn diện, bạn nhất định phải tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Ngoài ra, bạn không được ăn no trong mỗi bữa ăn và sau khi ăn xong không được nằm ngay trong khoảng thời gian 30 phút đến 01 giờ sau ăn. Về mặt phương diện bổ sung điều trị, bạn nên sử dụng thêm tinh bột nghệ trộn với mật ong vào mỗi sáng như một biện pháp phòng ngừa. Lại thêm hầu hết bệnh nhân có bệnh lý viêm dạ dày mãn tính, thường đi kèm rối loạn lo âu, stress, trầm cảm…nếu bạn thực sự đã có tình trạng như vậy cần phải thăm khám thêm bác sĩ nội thần kinh, hoặc tâm-thần kinh để được phối hợp điều trị để đạt kết quả mong muốn. Nếu cả hai vấn đề viêm dạ dày và rối loạn lo âu không được điều trị cùng lúc thì vẫn như một vòng xoáy kéo dài, tình trạng bệnh sẽ không được cải thiện. Vì vậy việc phối hợp điều trị là hết sức quan trọng, bạn nhé. Thân ái chào bạn." ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u trung biểu mô
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u trung biểu mô Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u trung biểu mô Chế độ sinh hoạt: Ung thư trung biểu mô là một căn bệnh tương đối hiến gặp nhưng có khả năng tử vong cao. Việc thừa nhận mối liên hệ của bệnh và tiếp xúc amiăng đã cải thiện được mức độ phơi nhiễm ở nơi làm việc và các môi trường khác. Để hạn chế diễn tiến bệnh, bạn nên: Hạn chế tiếp xúc với amiăng nếu có thể. Trên thực tế, theo Hiệp hội Phổi Hoa kỳ, cứ 10 người được chẩn đoán mắc ung thư trung biểu mô thì có khoảng 8 người phơi nhiễm với amiăng. Đồng thời, hãy đến gặp bác sĩ để theo dõi nếu bạn làm việc hay sống ở khu vực có tiếp xúc với amiăng. Tuân thủ chế độ điều trị và tái khám đúng hẹn. Mặc dù không có cách điều trị hết u trung biểu mô, tuy nhiên các điều trị hiện có sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ của bạn. Đồng thời, việc tránh hút thuốc lá là cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ ung thư phổi khi có tiếp xúc với amiăng. Tránh hút thuốc lá là rất quan trọng nếu bạn có tiếp xúc với amiăng Chế độ dinh dưỡng: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuân theo một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe của bạn. Phương pháp phòng ngừa u trung biểu mô hiệu quả Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến u trung biểu mô. Bên cạnh các yếu tố không thể thay đổi như khuynh hướng di truyền. Bạn có thể ngăn ngừa u trung biểu mô bằng cách tránh tiếp xúc với amiăng. Nếu phải ở trong môi trường có amiăng, hãy tuân thủ theo các hướng dẫn về bảo hộ tại nơi làm việc." ]
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng sudeck Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Sudeck Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh, tái khám đúng hẹn. Duy trì thói quen tập thể dục với cường độ phù hợp, có thể bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp,... Ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái, tránh xa căng thẳng, áp lực. Vận động sớm dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên phục hồi chức năng sau đột quỵ não. Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá gây hại cho sức khỏe. Vận động sớm dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên phục hồi chức năng sau đột quỵ não Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất. Tăng cường bổ sung rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, canxi và vitamin D. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Phương pháp phòng ngừa hội chứng Sudeck hiệu quả Để phòng ngừa hội chứng Sudeck, bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh như sau: Chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Lựa chọn nhóm đường bột phức tạp (ngũ cốc nguyên cám), phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, các chất béo không bão hòa. Duy trì tập luyện thể dục, tránh thụ động khiến các khớp bị hạn chế. Kết hợp bổ sung vitamin C, canxi và vitamin D sau khi bị gãy xương theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi đầy đủ, làm việc khoa học, tránh các căng thẳng mệt mỏi kéo dài.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u tuyến tùng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tuyến tùng Chế độ sinh hoạt: Nói chuyện với bác sĩ về tiên lượng bệnh và các lựa chọn điều trị. Tuân thủ theo kế hoạch điều trị đã được đề ra. Tái khám đúng hẹn, hỏi bác sĩ về việc theo dõi các triệu chứng của bạn. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa u tuyến tùng hiệu quả Vì hiện các nguyên nhân dẫn đến u tuyến tùng vẫn chưa được biết rõ, các yếu tố liên quan đến di truyền hay các đột biến gen đều không thể phòng ngừa được. Điều quan trọng và chú ý đến các dấu hiệu triệu chứng để có thể được chẩn đoán và điều trị sớm giúp cải thiện tiên lượng bệnh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Dùng kháng sinh dự phòng khi tiến hành các thủ thật có nguy cơ cao gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch dễ mắc viêm nội tâm mạc, nhưng chỉ giới hạn chỉ định này đối với nguy cơ cao nhất. Xử trí khi có nhiễm trùng tại cơ quan được tiến hành làm thủ thuật. Các bệnh nhân chuẩn bị mổ để đặt van nhân tạo hoặc vật liệu nội mạch nhân tạo thì kháng sinh dự phòng quanh phẫu thuật cần được xem xét. Vi khuẩn thường gặp nhất ở giai đoạn sớm (<1 năm sau mổ) gây nhiễm trùng van nhân tạo là CNS và S.aureus. Phòng bệnh phải được bắt đầu ngay trước mổ và phải được nhắc lại nếu cuộc mổ kéo dài. Phải chữa trị mọi nguồn nhiễm trùng huyết tiềm tàng từ răng miệng ít nhất 2 tuần trước mổ.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư máu cấp tính Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư máu cấp tính Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh ung thư máu cấp tính, cụ thể là phụ thuộc vào từng trường hợp và chỉ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số lời khuyên chung về chế độ sinh hoạt có thể áp dụng: Giữ cân nặng lý tưởng và tăng cường sức khỏe: Cố gắng duy trì cân nặng ở mức phù hợp và tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khi tình trạng bệnh đã ổn định như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục nhẹ để duy trì sức khỏe tổng thể. Tránh tác động tiêu cực: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích thích như thuốc lá, rượu bia, và các chất gây ô nhiễm môi trường. Cố gắng giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tĩnh lặng và thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Ngủ đủ giấc: Cố gắng có đủ giấc ngủ hàng đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng. Tuân thủ lịch trình điều trị: Rất quan trọng, người bệnh nên tuân thủ lịch trình điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, bao gồm uống thuốc đúng giờ và đến các buổi tái khám định kỳ. Hỗ trợ tâm lý: Bệnh ung thư máu cấp tính có thể gây ra tác động tâm lý nặng nề. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và nhóm hỗ trợ ung thư hoặc tìm kiếm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp nếu cần thiết. Lưu ý rằng, đây chỉ là một số lời khuyên chung và quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được hướng dẫn cụ thể và phù hợp với trường hợp của từng người bệnh. Người bệnh ung thư máu cấp tính nên hạn chế hút thuốc lá Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư máu cấp tính cần được cá nhân hóa dựa trên từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số lời khuyên chung về chế độ dinh dưỡng có thể hữu ích: Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Bạn nên tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe chung. Bao gồm nhiều rau xanh (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải thìa, cải xoăn), trái cây tươi (táo, việt quất,...), ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo, thực phẩm chứa chất xơ như đậu, hạt, và các nguồn protein lành mạnh như thịt gà, cá, đậu nành, hạt chia, hạt lanh. Uống đủ nước: Đảm bảo bạn uống đủ nước trong ngày để duy trì sự cân bằng thể chất và hỗ trợ quá trình chữa lành. Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: Tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa và đường cao, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có gas và các loại đồ uống có nồng độ đường cao. Giảm tiêu thụ muối và thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc phẩm màu nhân tạo. Tránh nhiễm khuẩn: Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm sống, thức ăn chưa nấu chín hoặc không sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo thực phẩm được chế biến đúng cách và tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu ý rằng, chế độ dinh dưỡng chỉ là một phần trong quá trình điều trị ung thư máu cấp tính và việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa ung thư máu cấp tính hiệu quả Không có xét nghiệm sàng lọc sớm cho bệnh bạch cầu. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ và triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ . Điều quan trọng là phải giữ bản sao của các phương pháp điều trị, ngày tháng và loại thuốc đã được sử dụng. Những điều này sẽ giúp ích cho bạn và các bác sĩ điều trị nếu bệnh ung thư của bạn quay trở lại. Các chuyên gia chưa tìm ra cách ngăn ngừa bệnh bạch cầu. Chủ động và nói với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bạch cầu có thể giúp cải thiện cơ hội phục hồi của bạn. Xem thêm: Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì để nâng cao sức khỏe? Ung thư máu kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng từng giai đoạn cho bệnh nhân ung thư máu", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xuất huyết dưới nhện Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chảy máu dưới nhện Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng để phục hồi tổn thương não bộ sau đột quỵ. Chế độ dinh dưỡng: Ăn các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm: Bánh mì, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Chọn thực phẩm ít chất béo, cholesterol, muối và đường. Ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như khoai tây và chuối. Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lập ra kế hoạch ăn uống lành mạnh cho mỗi bệnh nhân. Phương pháp phòng ngừa chảy máu dưới nhện hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Chế độ ăn uống và tập luyện thể thao điều độ, theo khả năng của mỗi người. Kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày để giữ huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu ở mức bình thường. Duy trì cân nặng hợp lý . Bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng caffeine và không luyện tập gắng sức. Không dùng đồ uống có cồn, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác. Hạn chế tình trạng căng thẳng. Tìm cách thư giãn phù hợp, như hít thở sâu hoặc nghe nhạc. Phẫu thuật thắt túi phình động mạch đã phát hiện bằng hình ảnh học. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể trở nên buồn chán và dẫn đến trầm cảm . Vì vậy, rất cần sự quan tâm, theo dõi và hỗ trợ từ người thân và các nhân viên y tế.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u nang màng nhện não Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến u nang màng nhện Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ phác đồ của bác sĩ trong quá trình điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị và tái khám định kỳ. Phần lớn u nang màng nhện là tự nhiên và không cần điều trị nên khi mắc phải người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, tích cực. Tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng lý tưởng để nâng cao sức khỏe tổng trạng. Ngưng hút thuốc lá, rượu, bia hay các loại chất kích thích khác. Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh được chế biến sạch sẽ. Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ và duy trì cân nặng phù hợp. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh Phương pháp phòng ngừa u nang màng nhện hiệu quả Không có phương pháp nào phòng ngừa u nang màng nhện. Vì vậy hãy tới thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh u nang màng nhện hoặc một tình trạng nào đó (chẳng hạn như viêm màng nhện) có thể làm tăng nguy cơ của bạn. Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc khi cơ thể có các triệu chứng bất thường nào như: Đau đầu , mất thăng bằng, ảnh hưởng thị lực,... lập tức kiểm tra để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u sùi thể nấm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u sùi thể nấm Chế độ sinh hoạt: Thực hiện các biện pháp chăm sóc da tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng như ngứa và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn các phương pháp cụ thể như sau: Sử dụng xà phòng có độ pH phù hợp làn da, không mùi, giúp da không kích ứng thêm và có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa. Thoa kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm có thể giúp kiểm soát ngứa và tạo hàng rào bảo vệ da chống lại vi khuẩn. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo, chăn mền và bất cứ vật dụng cá nhân gì tiếp xúc trực tiếp với da của bạn. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi diễn tiến bệnh. Giữ tinh thần lạc quan. Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể của người bệnh ung thư nói chung và u sùi thể nấm nói riêng qua quá trình điều trị bệnh sẽ có một số ảnh hưởng nhất định. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh ung thư góp phần nâng cao tổng trạng và sức khỏe, giúp tiếp thêm năng lượng để người bệnh đảm bảo thể chất trong quá trình điều trị. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư gồm: Cung cấp đầy đủ các nhóm chất chính như protein (đạm), glucid (chất bột đường), lipid (chất béo). Bổ sung các vitamin, khoáng chất có nhiều trong rau củ quả, trái cây. Uống nhiều nước, ưu tiên nước lọc tinh khiết, duy trì 2 lít mỗi ngày. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, giúp người bệnh dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Phòng ngừa u sùi thể nấm Trên thực tế, không có phương pháp nào được chứng minh có thể ngăn ngừa u sùi thể nấm. Một số khuyến nghị được đưa ra giúp giảm thiểu nguy cơ mắc u sùi thể nấm bao gồm: Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng. Cần trang bị đồ bảo hộ trong các môi trường làm việc có nguy cơ độc hại cao. Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì. Tránh tiếp xúc với các tia bức xạ. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tránh tiếp xúc hóa chất", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị u trung biểu mô Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u trung biểu mô Chẩn đoán ung thư trung biểu mô có thể khó khăn, vì đây là một bệnh tương đối hiến gặp. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư trung biểu mô, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được chẩn đoán và điều trị. Một số thử nghiệm khác nhau có thể được thực hiện, bao gồm: Chụp X-quang ngực hoặc bụng của bạn. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để đánh giá chi tiết hình ảnh trong ngực hoặc bụng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp cắt lớp phát xạ positron (PET-CT) cũng có thể được thực hiện. Chọc dò dịch màng phổi hoặc màng bụng để phân tích nếu có sự tích tụ dịch dư thừa trong màng bụng hay màng phổi. Việc kiểm tra dịch bảo gồm kiểm tra dưới kính hiển vi hay các xét nghiệm sâu hơn để tìm tế bào ung thư. Đôi khi việc nội soi, sinh thiết mẫu mô để phân tích cũng sẽ được thực hiện để chẩn đoán ung thư trung biểu mô. Phương pháp điều trị u trung biểu mô Phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh ung thư trung biểu mô phụ thuộc và một số yếu tố, bao gồm mức độ ung thư đã lan rộng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì ung thư trung biểu mô thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên việc điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ càng lâu càng tốt, điều này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hay hỗ trợ. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư trung biểu mô, liên quan đến việc sử dụng thuốc để giúp thu nhỏ khối u. Xạ trị: Điều này liên quan đến việc sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể giúp kiểm soát và làm chậm quá trình phát triển ung thư. Phẫu thuật: Là thủ thuật giúp loại bỏ vùng ung thư, được thực hiện nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, mặc dù có thể chưa rõ liệu phẫu thuật có hữu ích hay không. Liệu pháp miễn dịch: Đây là việc điều trị liên quan đến sử dụng kết hợp hai loại thuốc giúp kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch không thể chữa khỏi ung thư trung biểu mô hoàn toàn, nhưng nó có thể làm chậm sự lây lan của bệnh và kéo dài tuổi thọ. Bạn cũng có thể được điều trị các triệu chứng riêng lẻ để giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Ví dụ như chọc hút dịch màng phổi để bạn giảm cảm giác khó thở và kê thuốc giảm đau mạnh để giúp giảm đau. Đôi khi, để hạn chế việc dịch quay trở lại, bạn sẽ được đặt dẫn lưu màng phổi để giúp thoát dịch liên tục tại nhà hoặc làm dính màng phổi để ngăn tái lập dịch.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư ruột kết Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư ruột kết Chế độ sinh hoạt Hoạt động thể chất, vận động hợp lý và luyện tập thường xuyên. Không hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích. Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng Ăn chế độ nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn. Phương pháp phòng ngừa ung thư ruột kết hiệu quả Ung thư ruột kết hầu như luôn có thể được phát hiện bằng nội soi trong giai đoạn đầu, là giai đoạn có thể chữa khỏi nhất. Tất cả người lớn từ 45 tuổi trở lên cần kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và khám sàng lọc ung thư ruột kết. Sàng lọc và loại bỏ các polyp trước khi chúng phát triển thành tế bào ung thư có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết. Những người có các yếu tố nguy cơ nhất định đối với ung thư ruột kết có thể cần xét nghiệm sớm hơn (trước 45 tuổi) hoặc xét nghiệm thường xuyên hơn. Cần kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và khám sàng lọc ung thư ruột kết", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ cứng bì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng bì Chế độ sinh hoạt: Tái khám thường xuyên và theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu bất thường; Chích ngừa cúm hàng năm; Cai thuốc lá, không sử dụng rượu bia; Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào; Tập luyện vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân; Luôn sống vui vẻ và hòa đồng với người xung quanh. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn. Phương pháp phòng ngừa xơ cứng bì hiệu quả Vì nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được tìm ra nên không có phương pháp phòng ngừa cụ thể của bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, tự chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn. Một chế độ sống lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh phòng ngừa bệnh", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Có lối sống tích cực, tinh thần lạc quan và hạn chế sự căng thẳng. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần có tâm lý lạc quan. Tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, hãy tâm sự với những người đáng tin cậy, chia sẻ lo lắng của mình với những thành viên trong gia đình, chăm sóc thú cưng hay đơn giản là xem phim, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hiệu quả Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát có thể dự phòng kháng sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và tử vong. Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Bệnh nhân xơ gan, xuất huyết tiêu hóa. Dự phòng bằng kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân đã từng có một hoặc nhiều đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Ở những bệnh nhân như vậy, tỷ lệ tái phát trong vòng một năm đã được báo cáo là gần 70%. Bệnh nhân bị xơ gan và cổ trướng nếu protein dịch cổ trướng <1,5g/dL (15g/L) cùng với suy giảm chức năng thận hoặc suy gan. Suy giảm chức năng thận được định nghĩa là creatinine ≥1,2mg/dL (106micromol/L), nồng độ nitơ urê trong máu ≥25mg/dL (8,9mmol/L) hoặc natri huyết thanh ≤130mEq/L (130mmol/ L]). Suy gan được xác định khi điểm Child-Pugh ≥9 và bilirubin ≥3mg/dL (51micromol/L). Bệnh nhân xơ gan nhập viện vì lý do khác và có nồng độ protein cổ trướng dưới 1g/dL (10g/L). Dự phòng kháng sinh đối với những đối tượng có nguy cơ cao giúp phòng bệnh hiệu quả Ngoài việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh, còn có những biện pháp chung cần được áp dụng để ngăn ngừa bao gồm: Thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch cổ trướng. Nhận biết sớm và điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng cục bộ (ví dụ viêm bàng quang và viêm mô tế bào). Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Hạn chế sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết áp tâm thu trong nhiều nghiên cứu. Do đó, thuốc ức chế bơm proton chỉ nên được dùng cho những bệnh nhân có chỉ định sử dụng rõ ràng.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lymphoma Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lymphoma Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ chỉ định điều trị: Thực hiện đúng các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Điều này đảm bảo rằng bệnh sẽ được kiểm soát tốt nhất có thể. Tập thể dục đều đặn: Nếu tình trạng sức khỏe của bạn cho phép, hãy tham gia vào hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Điều này giúp duy trì sức khỏe và giảm căng thẳng. Nghỉ ngơi đủ: Giấc ngủ đủ và nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch. Tránh tiếp xúc với nguồn nhiễm trùng: Người bệnh lymphoma thường có hệ miễn dịch yếu, vì vậy cần tránh tiếp xúc với các nguồn nhiễm trùng như người bị cúm , người nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn. Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích: Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây kích ứng và làm suy yếu hệ miễn dịch. Hỗ trợ tâm lý: Bệnh lymphoma có thể gây áp lực tâm lý. Hãy tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ. Nếu cần, hãy đến chuyên gia tư vấn tâm lý. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe để theo dõi tiến triển của bệnh và hiệu quả của điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng chính cho người bệnh lymphoma nên tập trung vào việc cung cấp đủ dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số lời khuyên chung về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lymphoma: Ăn nhiều rau và trái cây: Rau và trái cây tươi cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hãy ăn đa dạng loại rau và trái cây được nhận đầy đủ các dưỡng chất. Chọn nguồn protein lành mạnh: Các loại hạt, đậu, đậu phụ, cá, gia cầm và thịt không mỡ là những nguồn protein tốt. Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn. Cung cấp các nguồn chất béo lành mạnh: Chọn các nguồn chất béo tốt như dầu ô liu, dầu hạnh nhân, cá hồi, hạt chia và hạt lanh. Tránh chất béo bão hòa và chất béo no có trong thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhanh. Tăng cường lượng chất xơ: Chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và tăng cường hoạt động chức năng của các cơ quan. Tránh thực phẩm không lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, muối, chất bảo quản và chất phụ gia. Đồ uống có cồn cũng nên được hạn chế. Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng: Hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tìm hiểu về chế độ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Phòng ngừa bệnh lymphoma Bạn có thể phòng ngừa bệnh lymphoma bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: Duy trì chỉ số BMR (Basal Metabolic Rate); Tránh các hành vi làm tăng nguy cơ bị nhiễm AIDS và viêm gan C ; Tránh tiếp xúc không cần thiết với các hóa chất và phóng xạ có hại; Thăm khám và sàng lọc thường xuyên sau 50 tuổi; Bỏ hút thuốc lá; Ăn uống lành mạnh; Tập thể dục đều đặn. Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lymphoma Các câu hỏi thường gặp về bệnh lymphoma Tác dụng phụ thường gặp của điều trị bệnh lymphoma là gì? Phương pháp điều trị bệnh lymphoma có thể có những tác dụng phụ khác nhau vì mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với cùng một phương pháp điều trị. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ của việc điều trị và những gì bạn nên làm để kiểm soát tác dụng phụ đó. Tỷ lệ sống sót của người bệnh lymphoma là bao nhiêu? Bằng chứng khoa học cho thấy nếu được điều trị, hơn 74.3% số người mắc bệnh u lympho không Hodgkin sẽ sống được ít nhất 5 năm. Với bệnh u lympho Hodgkin thì 88.9% số người được điều trị sẽ sống được ít nhất 5 năm. Khi nào tôi nên đến phòng cấp cứu? Nhiều phương pháp điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Điều đó có nghĩa là việc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể cần đến phòng cấp cứu là: Sốt từ 39.5 độ C trở lên; Ớn lạnh; Ho có đờm; Đau bụng; Tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần. Bệnh lymphoma có phải là bệnh ung thư nghiêm trọng không? Điều đó phụ thuộc vào loại bệnh lymphoma. Ví dụ, u lympho không Hodgkin có thể khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng đe dọa tính mạng, các loại ung thư hoặc bệnh tim khác. Bệnh lymphoma có thể được phát hiện khi xét nghiệm máu không? Xét nghiệm máu có thể phát hiện các vấn đề như số lượng bạch cầu cao có thể là dấu hiệu của bệnh lymphoma, bệnh leukemia hoặc các bệnh ung thư máu khác. Nhưng không giúp chẩn đoán xác định bệnh lymphoma. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lymphoma dựa trên kết quả sinh thiết và hình ảnh học.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bướu cổ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bướu cổ Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ iod cho cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày (nhu cầu iod là 150 – 200 μg/ngày). Đối với tình trạng bướu cổ do thiếu iod, nên hạn chế ăn một số loại rau cải (bắp cải, bông cải, su hào…), đậu nành, ngũ cốc, thức ăn đóng hộp, thực phẩm giàu chất béo… Phương pháp phòng ngừa  hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Điều trị các bệnh mạn tính có khả năng cao dẫn đến bướu cổ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cần đi khám và điều trị ngay nếu có các triệu chứng của suy giáp ( mệt mỏi , buồn ngủ, nhạy cảm với lạnh, yếu cơ, khô da, táo bón, suy giảm trí nhớ…); cường giáp (sụt cân, đổ mồ hôi, tiểu nhiều, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, bồn chồn, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt …). Cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu cường giáp ở trẻ em như tăng trưởng chiều cao nhanh, thay đổi hành vi…", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh brucella Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Brucella Chế độ sinh hoạt: Người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp dưới đây trong thời gian mắc bệnh: Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để cải thiện sức khỏe tổng thể; Uống thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ; Vệ sinh môi trường sống, tránh xa nguồn lây nhiễm bệnh; Ăn chín, uống sôi; Rửa tay thường xuyên với xà phòng; Các dịch tiết, máu, chất thải của người bệnh cần được vứt đúng nơi quy định. Nấu chín kỹ thịt gia súc Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe trên người bệnh Brucella, bạn có thể tham khảo: Các thực phẩm giàu kẽm: Giúp các tế bào miễn dịch hoạt động tối ưu. Các loại hải sản có vỏ như sò, hàu, tôm, cá, thịt, trứng,... là những loại thức ăn giàu kẽm. Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E: Giúp chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc. Bạn nên thêm rau xanh, súp lơ, các loại quả mọng, đu đủ, cam quýt,... vào thực đơn. Các thực phẩm giàu đạm: Giúp bổ sung dưỡng chất, cải thiện sức khỏe. Đạm có nhiều trong thịt đỏ, gan, trứng, hải sản,... Gừng: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm đau. Phòng ngừa bệnh Brucella Đặc hiệu Để giảm nguy cơ mắc bệnh Brucella, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: Tránh ăn uống các thực phẩm từ sữa hoặc sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Nấu thịt thật kỹ cho đến khi đạt nhiệt độ bên trong là trên 63 độ C và để yên trong ít nhất ba phút. Nấu thịt xay chín kỹ ở nhiệt độ 71 độ C. Nấu tất cả gia cầm ở nhiệt độ 74 độ C. Đeo găng tay trong quá trình làm việc nếu bạn là bác sĩ thú y, nông dân, thợ săn hoặc công nhân lò mổ. Nếu bạn làm việc trong phòng thí nghiệm, hãy xử lý tất cả các mẫu xét nghiệm trong điều kiện an toàn sinh học thích hợp. Tiêm vắc xin phòng bệnh Brucella cho vật nuôi. Tiêm vắc xin phòng bệnh Brucella cho vật nuôi Không đặc hiệu Một số phương pháp phòng ngừa chung các bệnh lây nhiễm bao gồm: Ăn chín, uống sôi. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc sau khi đi vệ sinh. Tìm hiểu các thông tin về những bệnh truyền nhiễm có tần suất xuất hiện cao tại địa phương bạn sinh sống. Tránh tiếp xúc với động vật không rõ nguồn gốc. Các câu hỏi thường gặp về bệnh Brucella Bệnh Brucella có thể gây tử vong không? Có. Tuy nhiên, số trường hợp tử vong vì bệnh Brucella là rất hiếm. Tỷ lệ tử vong do bệnh lý này là từ 1% đến 2% trong tất cả các trường hợp. Bệnh Brucella ở người có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Có. Nhiễm khuẩn Brucella ở người có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể gây ra tổn thương trên các cơ quan trong cơ thể kéo dài. Bệnh Brucella sau khi điều trị có thể tái phát không? Điều trị bệnh Brucella nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát bệnh và tránh các biến chứng. Người bệnh sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất sáu tuần và các triệu chứng của bạn có thể không biến mất hoàn toàn trong vài tháng. Bệnh cũng có thể tái phát và trở thành mạn tính. Bệnh Brucella có lây truyền qua đường tình dục không? Không. Bệnh Brucella không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Chỉ có một số ít trường hợp bệnh Brucella được ghi nhận có lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Tôi nên gọi cấp cứu nếu có các triệu chứng gì trong quá trình bệnh Brucella? Hãy gọi cấp cứu ngay nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh hoặc biến chứng, bao gồm: Sốt cao trên 39,4 độ C; Đau bụng dữ dội; Thay đổi tri giác như ngủ gà, lú lẫn , hôn mê.", "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư dạ dày Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư dạ dày Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước; Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ; Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ; Hạn chế thực phẩm đóng hộp, xông khói, rau củ lên men. Tìm hiểu ngay: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư dạ dày Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá. Không uống rượu, bia. Chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ,... không ăn những thực phẩm đóng hộp, thực phẩm muối chua,... Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết. Tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả" ]
Năm nay cháu 18 tuổi, bị basedow đã 3 năm và BS đã cho ngừng sử dụng thuốc 1 năm. Cháu đi khám lại khi siêu âm thì kết luận thuỳ phải có vài nốt trống âm, đa nang thuỳ phải, tổn thương giảm âm lan toả 2 thuỳ tuyến giáp, vậy có gì nguy hiểm không ạ? (Phạm Mai - Kim Đính)
[ " Chào em, là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp. Điều trị đầu tay đối với bệnh Basedow là điều trị thuốc để ức chế tổng hợp hormone giáp. Tuy nhiên, thuốc uống chỉ ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp, không đánh vào cơ chế tự miễn của cơ thể, do đó điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp trong bệnh lý basedow có tỉ lệ thoái lui bệnh tối đa có thể đạt 40-50% sau 18-24 tháng, nhưng tỉ lệ tái phát cũng khá cao. Hiện tại, kết quả siêu âm cho thấy thùy phải tuyến giáp xuất hiện nhiều nang giáp và cả 2 thuỳ tuyến giáp có biểu hiện bệnh tái phát. Do đó em cần tái khám lại BS chuyên khoa nội tiết hoặc BS điều trị bệnh lần trước cho em để làm lại đầy đủ xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xem xét kết quả miêu tả nang tuyến giáp và chọn lựa hướng điều trị thích hợp tiếp theo. Thân mến!" ]
[ "Chào em, Với kết quả như trên thì chưa thể quyết định phương hướng điều trị được. Đa số phình giáp - nhân giáp là lành tính nên không cần quá lo lắng. Trong trường hợp có rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ xem xét dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu chức năng giáp ổn định, siêu âm nguy cơ thấp thì phương hướng tiếp theo là theo dõi kích thước bướu mỗi 3-6 tháng. Khi nghi ngờ ác tính, BS sẽ chỉ định FNA để xác định chẩn đoán và quyết định tiếp tục theo dõi hay phẫu thuật. Em cần tới BV có chuyên khoa Nội tiết để khảo sát thêm về chức năng tuyến giáp cũng như siêu âm kiểm tra, vì kết quả siêu âm phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của BS thực hiện nên đây chỉ là kết quả sơ khởi gợi ý chứ không hoàn toàn dựa vào kết quả này để điều trị được. Thân mến.", "Chào em, Thứ nhất, về bệnh Basedow. Basedow là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp. Điều trị đầu tay đối với bệnh Basedow là điều trị thuốc để ức chế tổng hợp hormone giáp. Tuy nhiên, thuốc uống chỉ ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp, không đánh vào cơ chế tự miễn của cơ thể, do đó điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp trong bệnh lý Basedow có tỉ lệ thoái lui bệnh tối đa có thể đạt 40-50% sau 18-24 tháng, nhưng tỉ lệ này rất thay đổi; bướu giáp nhỏ, cường giáp nhẹ và tuân thủ điều trị thì tỉ lệ thành công cao hơn nhưng tỉ lệ tái phát cũng khá cao. Điều trị phẫu thuật hay xạ trị bằng iod đồng vị phóng xạ là phương pháp được chọn lựa khi thất bại với điều trị bằng thuốc, hoặc cũng có thể sử dụng ngay từ ban đầu, thường đạt bình giáp sau lần đầu điều trị, tuy nhiên, 2 phương pháp này cũng có tỉ lệ tai biến riêng của nó. Do đó, có thể nói rằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật và xạ trị không có giải pháp nào là tối ưu 100%, khả năng tái phát và tai biến tùy loại, tùy mỗi bệnh nhân. Phẫu thuật có thể mổ hở hay mổ nội soi đều được, nhưng ngày nay thường là phẫu thuật nội soi để sẹo đẹp, ít chảy máu, thời gian nằm viện ngắn, tuy nhiên chỉ khi bướu giáp đơn giản, còn bướu giáp phức tạp thì phải phẫu thuật mổ hở sẽ an toàn hơn. Việc chọn lựa dùng thuốc hay phẫu thuật tùy vào đánh giá của bác sĩ, và lựa chọn của bệnh nhân (không muốn dùng thuốc kéo dài, sợ khả năng tái phát cao như trong trường hợp của em), điều này em có thể trao đổi với bác sĩ điều trị chính cho em. Nhưng để giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra, em cần phải uống thuốc để ổn định tuyến giáp thì mới phẫu thuật an toàn được, và quá trình này cần vài tháng chứ không ngày 1 ngày 2 được, em nhé. Thứ hai, lồi mắt là một trong những đặc điểm của bệnh Basedow. Cơ chế gây lồi mắt trong bệnh Basedow là do tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt, tổn thương cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt, thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích). Sụt cân cũng là triệu chứng có thể gặp trong bệnh Basedow nhưng không phải ai mắc bệnh Basedow cũng sẽ sụt cân, thiếu cân, mà ngược lại, có nhiều bệnh nhân vẫn thừa cân, đó là do yếu tố cơ địa và chế độ ăn uống sinh hoạt của từng bệnh nhân khác nhau. Nếu em thấy cơ thể mình mệt hơn, mắt lồi hơn thì chắc chắn nhất là làm xét nghiệm hormone tuyến giáp là trung thực nhất, đồng thời khám chuyên khoa Mắt để xem bệnh Basedow có thật sự trở nặng hay không, có cần phẫu thuật hay không, em nhé. Thân mến. Câu tư vấn trước:", " Chào em, Em bị cường giáp kèm lồi mắt, đó còn gọi là bệnh . Bệnh basedow làm cho quá trình tiêu xương nhanh hơn tạo xương nên gây thiếu xương, xẹp lún đốt sống và gây lồi mắt. Hút thuốc lá là thuốc độc chí tử đối với tổn thương mắt và xương. Bây giờ mắt em bị lồi hơn là do bệnh basedow và hút thuốc lá. Em cần ngưng ngay thuốc lá và khám lại chuyên khoa Nội tiết để bác sĩ đánh giá tình hình và điều trị thích hợp, nếu tổn thương mắt và xương nặng quá sẽ cần phối hợp của chuyên khoa cơ xương khớp và mắt nữa. Thân mến! AloBacsi.v n", "Chào bạn Thanh Nhân, Bạn đã từng bị basedow khoảng năm 2014-2015 và đã khỏi, nhưng không biết bạn có điều trị duy trì hay đã ngưng thuốc điều trị basedow hoàn toàn? Với triệu chứng bạn kể ở trên và kết quả xét nghiệm TSH3-Ultra (centaur) = 0,004L, Free T4 = 2,14 H (0,71 - 1,85ng/dl) thì có thể bạn bị trở lại. Bạn nên làm thêm siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm TSH, T4 lần nữa để bác sĩ có chẩn đoán chắc chắn và quyết định liều thuốc điều trị cho bạn. Tuy nhiên, bạn lại có thêm bệnh tăng huyết áp đang điều trị, về chỉ số huyết áp 13/7 là tốt nhưng bệnh lý tim mạch rất phức tạp, bạn nên tầm soát thêm về tim mạch kỹ hơn. Thân mến. BS.CK2 Nguyễn Quang Khiên Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115", "Chào em, Cường giáp là tình trạng tăng hoạt động của tuyến giáp, có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất ở nữ trẻ là do Basedow. Basedow là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp. Điều trị đầu tay đối với bệnh Basedow là điều trị thuốc để ức chế tổng hợp hormone giáp. Tuy nhiên, thuốc uống chỉ ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp, không đánh vào cơ chế tự miễn của cơ thể, do đó điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp trong bệnh lý basedow có tỉ lệ thoái lui bệnh tối đa có thể đạt 40-50% sau 18-24 tháng, nhưng tỉ lệ này rất thay đổi; bướu giáp nhỏ, cường giáp nhẹ và tuân thủ điều trị thì tỉ lệ thành công cao hơn nhưng tỉ lệ tái phát cũng khá cao. Điều trị phẫu thuật hay iod đồng vị phóng xạ là phương pháp được chọn lựa khi thất bại với điều trị bằng thuốc, hoặc cũng có thể sử dụng ngay từ ban đầu, thường đạt bình giáp sau lần đầu điều trị, tuy nhiên, 2 phương pháp này cũng có tỉ lệ tai biến riêng của nó. Do đó, có thể nói rằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật và iod đồng vị phóng xạ không có giải pháp nào là tối ưu 100%, khả năng tái phát và tai biến tùy loại, tùy mỗi bệnh nhân. Phẫu thuật có thể mổ hở hay mổ nội soi đều được, nhưng ngày nay thường là phẫu thuật nội soi để sẹo đẹp, ít chảy máu, thời gian nằm viện ngắn, tuy nhiên chỉ khi bướu giáp đơn giản, còn bướu giáp phức tạp thì phải phẫu thuật mổ hở sẽ an toàn hơn. Việc chọn lựa dùng thuốc hay phẫu thuật tùy vào đánh giá của bác sĩ, và lựa chọn của bệnh nhân (không muốn dùng thuốc kéo dài, sợ khả năng tái phát cao như trong trường hợp của em), điều này em có thể trao đổi với bác sĩ điều trị chính cho em. Nhưng để giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra, em cần phải uống thuốc để ổn định tuyến giáp thì mới phẫu thuật an toàn được, và quá trình này cần nhiều tháng chứ không ngày 1 ngày 2 được, em nhé. Thân mến.", " Chào chị Mỹ Hạnh, Để chẩn đoán phân biệt giữa và viêm giáp Hashimoto không phải đơn giản, đôi khi rất khó phân định, cần có thời gian theo dõi dùng thuốc. Xét nghiệm Anti TPO có thể tăng trong bệnh lý viêm giáp Hashimoto. Viêm giáp Hashimoto lại có giai đoạn cường giáp và giai đoạn suy giáp vì vậy mà đôi khi có thể nhầm lẫn với Basedow. Ngay từ đầu BS điều trị cũng đã cân nhắc đến chẩn đoán viêm giáp Hashimoto khi chỉ kê toa cho chị nửa viên thuốc kháng giáp. Vậy chị đừng quá lo lắng, có thể uống thuốc theo toa và tái khám BS chuyên khoa nội tiết để theo dõi. Thân mến! ", "ẢNh minh họa Chào bạn, Thật đáng tiếc là trong thư gửi về chương trình bạn không đính kèm kết quả siêu âm tuyến giáp và chức năng giáp để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể và chính xác hơn. Với kết quả giải phẫu bệnh này (lành tính) nếu siêu âm tuyến giáp không quá to, chức năng giáp bình thường, hướng xử trí sẽ là theo dõi mỗi 6 tháng đối với sự phát triển kích thước của khối bướu, không cần dùng thuốc gì thêm bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Em\r\nkhông nên quan tâm đến echo dày hay mỏng ở . Định bệnh hay trị bệnh\r\nkhông phải dựa vào một mình echo giáp em ạ! Chúc\r\nem khỏe! Thưa\r\nbác sĩ, Em\r\nbị suy giáp hơn mười năm nay, thường xuyên đi khám định kỳ và lần nào bác sĩ\r\ncũng cho thuốc Bethryrox 100mg ngày 1 viên. Hôm qua em đi tái khám, các chỉ số\r\nxét nghiệm nằm trong khoảng an toàn. Bác sĩ bảo ngừng uống thuốc, một tháng sau\r\nkhám lại. Cho em hỏi ngừng thuốc có ảnh hưởng gì không? ( Thu Hương - TP Vinh) TS.BS Lê Tuyết Hoa: Em Thu Hương thân mến, vĩnh viễn thì khó mà ngưng\r\nthuốc ổn định được em ạ. Không rõ tình huống của em cụ thể, nhưng nếu ngưng\r\nthuốc thì 3-4 tuần sau em phải kiểm tra lại hormone giáp, vì sợ nhất là TSH\r\ntăng trở lại, em nhé!", "Bệnh Basedow là một bệnh nội tiết, nếu điều trị khỏi không để lại biến chứng vẫn có thể có con bình thường. Nhưng đang trong giai đoạn điều trị bằng uống thuốc kháng giáp trạng tổng hợp thì không được có thai vì những thuốc thuốc này chống chỉ định đối với phụ nữ có thai. Có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh Basedow đó là: - Nội khoa: dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. - Điều trị bằng iode phóng xạ. - Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong trường hợp Basedow điều trị chưa khỏi mà mang thai thì có một số nguy cơ: gây sảy thai, đẻ non hoặc thai chết khi chưa sinh. Ngoài ra còn dễ xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát. Nếu chưa điều trị khỏi mà đã mang thai thì không được dùng thuốc kháng giáp tổng hợp cũng như iode phóng xạ. Vì vậy nếu lỡ mang thai trong khi chưa được điều trị bệnh ổn định thì chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp. Tóm lại, với phụ nữ mắc bệnh Basedow còn trẻ vẫn có thể sinh con nếu được điều trị tốt, bệnh khỏi hoàn toàn mới nên có thai là tốt nhất. Bạn còn trong giai đoạn đang dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp thì không nên có thai. BS Tư vấn – AloBacsi", "Nhân tuyến giáp hay u tuyến giáp có nhân là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp Chào bạn, Theo như thông tin mô tả thì nhân giáp của bạn rất nhỏ và khó có thể đánh giá chính xác nguy cơ ung thư qua siêu âm, kết quả tế bào học cũng chưa nghi ngờ ung thư nên chưa có chỉ định phẫu thuật. Đối với nhân giáp TIRADS 4, chỉ định sinh thiết và phẫu thuật thường dành cho khối có kích thước từ 1,5cm. Hiện tại khối bướu khá nhỏ, sẽ không gây ra triệu chứng gì khó chịu, bạn có thể tái khám định kỳ mỗi 3 tháng để siêu âm kiểm tra bạn nhé!", "Nguy cơ basedow Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh Basedow Bệnh Basedow là dạng bệnh nội tiết phổ biến, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn, thường ở độ tuổi từ 20 – 50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình bệnh tuyến giáp . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh Basedow Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này: Hút thuốc lá; Ăn quá nhiều iod; Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh; Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch; Ngừng điều trị corticoid; Nhiễm khuẩn hoặc virus; Các nguyên nhân gây stress; Một vài bệnh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Basedow: Viêm khớp dạng thấp , đái tháo đường, bệnh Crohn,…", "Chào bạn, Dựa vào xét nghiệm máu và kết quả siêu âm của em cho thấy em có bệnh phình giáp đa hạt 2 thùy, riêng toa thuốc và chẩn đoán của bác sĩ mà em đã khám thì tôi không đọc được chữ viết nên không có ý kiến gì. Phình giáp là tình trạng phình to ra của tuyến giáp, có thể là phình giáp lan tỏa hoặc phình giáp đa hạt, hoặc phình giáp đơn hạt, khi đó tuyến giáp không tăng hay giảm tiết hormone tuyến giáp nên còn gọi là không độc, gọi là phình giáp đơn thuần. Vì phình giáp đơn thuần không có kèm rối loạn hormone tuyến giáp nên sẽ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của em. Nếu phình giáp không quá to, không chèn ép, không nguy cơ ung thư hóa thì có thể không cần uống thuốc mà chỉ theo dõi định kỳ, ngược lại (phình giáp to, gây chèn ép, có nguy cơ ung thư hóa) thì nên mổ cắt tuyến giáp, nhóm còn lại thì có thể dùng thuốc để giảm kích thước các phình giáp này, và trường hợp của em theo tôi là không cần dùng thuốc vì em muốn có thai. Nếu em có dùng thuốc để giảm kích thước các phình giáp hạt này (toa thuốc tôi không đọc được) thì cũng không nói trước được bao lâu sẽ khỏi, thường là phải uống thuốc kéo dài, khi nào em muốn có thai thì cần báo bác sĩ điều trị để ngưng thuốc cho em, và chuyển qua bên Sản khoa kiểm tra tiền sản để có kế hoạch mang thai tốt nhất và an toàn nhất cho 2 mẹ con, em nhé. Thân mến.", "Chào em, Hiện tại các kết quả xét nghiệm và sinh thiết nhân giáp chưa có dấu hiệu nghi ngờ ác tính, nếu chức năng tuyến giáp bình thường thì bệnh không cần điều trị nếu không gây triệu chứng khó chịu. Em cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm mỗi 3-6 tháng hoặc theo lịch hẹn của BS chuyên khoa Nội tiết em nhé! Thân mến.", "Bạn thân mến, Khoa học đã chứng minh, với MRI 3 tesla trở xuống không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trường hợp ba bạn có tiêm thuốc cản từ nên có thể có tác dụng của thuốc nên mệt mỏi, ngoài ra, cũng chưa loại trừ khả năng bị u gan nên tốt nhất nên đi khám bác sĩ, bạn nhé. Trân trọng.", " Chào em, Theo thông tin em cung cấp, tôi cũng nghĩ nhiều khả năng trong thuốc trên có thành phần loại tác dụng mạnh, kéo dài với liều cao, và đó là nguyên nhân gây hàng loạt các triệu chứng kể trên của em. Dù em đã ngưng thuốc, nhưng tác dụng phụ lên tuyến thượng thận vẫn còn, mà cụ thể là gây suy thượng thận, cho nên tôi khuyên em nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Nội tiết để được điều trị thích hợp. Thân mến!" ]
Bác sĩ ơi, cháu vừa mổ mắt được 3 ngày hiện nay trên mắt cháu xuất hiện 1 đốm máu nhỏ bên mắt trái. Cháu phải làm gì đây ạ? Liệu có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ? (Phuc – TP Vũng Tàu)
[ "Bạn Phúc thân mến, có rất nhiều bệnh, nhiều phương pháp. Do vậy, bạn nói\r\nmổ mắt nên tôi không biết là mổ gì ở mắt. Nhưng nói chung, sau mổ mới 3 ngày thường có vệt máu\r\ngì đó cũng không phải là lạ. Vấn đề quan trọng sau mổ là\r\nmắt đừng mờ và đừng đau nhức. Dẫu sao bạn cũng nên gọi lại\r\nbác sĩ mổ mắt cho bạn để có hướng dẫn cụ thể hơn. Chào bạn," ]
[ "Bạn Han thân mến, Trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi khi có dấu hiệu bất thường nào ở mắt nên cho trẻ\r\nđi khám ngay. Triệu chứng mi mắt bị mẩn đỏ, ngứa\r\nlà biểu hiện của hay . Tuy nhiên trẻ con không phải là\r\nngười lớn thu nhỏ. Chúng có những bệnh mà người lớn không có, đặc biệt là bệnh\r\nbẩm sinh. Do vậy tôi khuyên bạn nên cho bé đến khám bác sĩ mắt, bạn nhé.", "Chấn thương mắt cần được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm tránh gây tổn thương cho mắt Chào em, Khi 1 vật văng vào mắt sẽ làm chấn thương mắt. Sau 3 ngày mắt hết đau nhưng vẫn còn mờ kéo dài 1 tuần thì em phải đi đến bệnh viện Mắt kiểm tra, xem có bị trầy xước giác mạc hay không, có xuất huyết trong nhãn cầu hay không, có tổn thương võng mạc hay không... tùy nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị khác nhau và tiên lượng hồi phục khác nhau, em nhé. Thân mến.", "Chào bạn Thùy Linh, Bạn mổ nội soi được 3 tuần rồi mà vẫn “ra máu nâu nhạt và dịch vàng” là\r\nkhông được bình thường, cần loại trừ có , cổ tử cung hay tử\r\ncung… không. Theo AloBacsi, bạn nên đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung – hai phần phụ để\r\ntìm rõ nguyên nhân và sớm được điều trị nhé. Thân,", " Chào em, Em khoan vội dùng thuốc vì chưa biết tổn thương này là do nguyên nhân gì. Nhiều khả năng là do gây ra. Em có thể theo dõi thêm 1 ngày, nếu tổn thương biến mất tự nhiên thì không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu sang thương lan rộng thì nên đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa mắt em nhé. Thân mến! ", " Chào cháu Diệu, Sau bị chảy máu là bé bị biến chứng rồi. Do đó, cháu nên nói mẹ cháu sớm đưa em cháu đến BV để BS chuyên khoa Tai mũi họng khám sức khỏe bé cũng như tình trạng sau nạo VA gặp biến chứng như vậy để kịp thời xử lý. Thân mến! ", "Bạn Lộc thân mến, Triệu chứng bạn mô tả nghĩ nhiều đến trên. Chắp mi mắt là do tắc một trong những tuyến Meibomius nằm trong sụn mi. Vì bị tắc không tiết ra được chất nhờn tạo phim nước mắt nên nó sưng lên tạo thành một khối tròn nhỏ trong mi mắt. Lúc đầu khối u này hơi đau nhức, cộm, ngứa. Khối chắp có thể tự vỡ thoát chất nhầy hoặc tự xẹp xuống lành hẳn để rồi thỉnh thoảng tái phát. Đa số chắp chỉ xẹp xuống chút ít nên để lại dạng khối nhỏ trong mi mắt thỉnh thoảng gây ngứa cộm, chảy nước mắt. Điều trị chủ yếu là tiểu phẫu nạo vét sạch chắp. Trong trường hợp phát hiện sớm có thể chườm ấm và uống thuốc kháng sinh để điều trị chắp. Chào bạn,", "Chào bạn, Chảy máu là một biến chứng rất thường gặp sau phẫu thuật cắt amidan. Nếu không phải là biến chứng chảy máu cấp (nghĩa là trong khoảng thời gian 3 ngày cho đến 7 ngày) sau khi phẫu thuật thì không cần phải lo lắng. Vì niêm mạc hầu họng bản chất có rất nhiều mạch máu, phẫu thuật cắt amidan sẽ gây tổn thương rất nhiều những mao mạch này nên khi chưa lành hẳn, chạm vào vết thương chắc chắn sẽ gây chảy máu, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà lượng máu chảy sẽ nhiều hoặc ít, nhưng đây không thuộc dạng biến chứng chảy máu nghiêm trọng sau thủ thuật nên bạn không cần phải lo lắng nhé. Hãy súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày và tránh tối đa việc ho khạc để giúp tạo điều kiện cho vết mổ lành sớm nhé bạn. Thân ái chào bạn.", "Bạn Hiền thân mến, Những chấm đỏ li ti ở vùng mắt và miệng của bé, có thể là do dị ứng hoặc nốt xuất huyết dưới da... nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa, mà những nốt này xuất hiện rồi lại tự mất đi sau 1-2 ngày, bé vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không đáng lo ngại. Trường hợp của bé nếu là nốt xuất huyết thì không thể xuất hiện rồi tự mất nhanh được bạn à! Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác là do nguyên nhân nào, bệnh có nguy hiểm không, BS cần phải nắm rõ thông tin về bé, khám và thấy trực tiếp các nốt xuất huyết này (kích thước, xuất hiện nhiều hay ít, tính chất của nốt xuất huyết “ấn vào nốt xuất huyết có mất đi hay không”…), từ đó mới tư vấn cụ thể được bạn nhé!", "- Nguồn: Internet Bạn\r\nLợi thân mến, là một trong những bệnh nặng của mắt. Tiên lượng điều trị cũng rất dè\r\ndặt. Trong trường hợp mắt bạn sau mổ bong võng mạc đạt 1/10 theo tôi cũng là tốt\r\nrồi. Có\r\nrất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc mổ như thời gian bong, mức\r\nđộ bong, loại bong, vị trí bong... Sau ba tháng mổ rồi nên theo tôi thì thị lực\r\nkhông thể tăng thêm được nữa nếu không có tổn thương khác kèm theo chẳng hạn\r\nnhư đục thủy tinh thể. Chính đục thủy tinh thể do mổ bong võng mạc sẽ làm mắt mờ\r\nnhiều và nhanh. Để khẳng định điều này chỉ có bác sĩ khám mắt trực tiếp cho bạn\r\nmới trả lời được. Phẫu\r\nthuật mổ bong võng mạc có bơm dầu silicon vào mắt. Khối dầu này để tồn lưu vĩnh\r\ncữu trong mắt, không cần và không nên lấy ra. Ta chỉ lấy ra khi khối dầu này\r\ngây biến chứng tăng nhãn áp. Thuốc uống có tác dụng không đáng kể trong trường\r\nhợp này, bạn nhé! AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Bạn Kiệt thân mến, Sau phẫu thuật Phaco có một số biến chứng thỉnh thoảng gặp phải và một trong\r\nnhững biến chứng đó là viêm giác mạc. biểu hiện mắt đỏ, nhức, xốn\r\ncộm, chảy nước mắt, chói sáng và nhìn mờ. Khi khám ta thấy giác mạc có những vùng vẩn đục mất độ\r\ntrong suốt, có những chấm lấm tấm hoặc dạng sợi mọc trên giác mạc. Viêm giác mạc\r\nđiều trị cũng không quá khó khăn. Thường biến chứng này đáp ứng tốt với những\r\nthuốc kháng viêm, kháng sinh và nước mắt nhân tạo và mắt có thể sáng lại. Chào bạn,", "Chắp mắt được định nghĩa là một khối u nhỏ phát triển trong mí mắt, gây sưng nề đỏ ,đau đễn khi tạo mủ nếu không được điều trị có thể gây vỡ làm tổn thương Chào em, Chắp là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius gây ra phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát. Chắp vỡ thường gây trào dịch viêm ra và thoái triển dần sau 2 đến 8 tuần. Hiếm khi tồn tại lâu hơn. Trong giai đoạn này em nên giữ vệ sinh, rửa mắt với nước muối sinh lý vô trùng, nghỉ ngơi để vết chắp dần hồi phục. Nếu chắp lớn, mất thẩm mỹ và kéo dài có thể khám bác sĩ chuyên khoa để chích rạch hoặc tiêm corticoid vào ổ chắp để khỏi hoàn toàn em nhé!", " Chào bạn Thúy, Theo mô tả của bạn, của bé phải làm tiểu phẫu mới hết được. Do đó, bạn phải đưa bé đến BV có chuyên khoa Mắt để BS chuyên khoa khám và tư vấn cách điều trị, bạn nhé! Thân mến!", "Bạn Hòa thân mến, sưng mắt trái và gò má\r\ncùng bên kèm theo xốn cộm mắt thì tốt nhất bạn phải đến khám bác sĩ mắt. Mắt trái xốn xộm do chấn thương\r\ntrầy xước hay có dị vật đều cần phải khám và điều trị tích cực. Không\r\nnhững cần kiểm tra mắt mà khối xương mặt và các xoang quanh hốc mắt trái cũng không\r\nđược bỏ qua, bạn nhé. Chúc bạn sớm bình phục! Thân, Thưa bác sĩ, Em đá bóng bị ngã va vào tường, bị bầm nặng bên trán mắt trái, bị sưng ít nơi mắt. 3 giờ đầu không thấy đau hay khó chịu gì cả.\r\nNhưng giờ cảm giác hơi sưng lên và thấy hơi vướng ở mắt. Em có ngậm dưới lưỡi 2\r\nviên Alpha Chymotrypsin. Như thế có ảnh hưởng gì không ạ? (Minh Thái - TP PleiKu - Tỉnh Gia Lai) TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ: Bạn Thái thân mến, Với một chấn thương mắt thì điều\r\nquan trong nhất là thị lực có giảm không và hoặc có đau nhức không? Các triệu\r\nchứng như bầm mắt hay sưng mi mắt thường không đáng lo ngại. Tuy vậy, bạn cũng\r\nnên đi khám bác sĩ mắt. Đừng quá chủ quan hay tự ý dùng thuốc mà đôi khi đưa\r\nđến hậu quả đáng tiếc. Chào bạn,", "Chào em, Có một số trường hợp da rất nhạy cảm và ngưỡng chịu đau thấp nên sẽ có cảm giác đau nhiều hơn bình thường khi lấy máu. Triệu chứng của em không hướng đến tổn thương nghiêm trọng như rách gân hay chạm thương dây thần kinh gì cả, hơn nữa với 1 vết kim nhỏ trên cơ thể (da, cơ, thành mạch máu) thì cơ thể cũng sẽ có cơ chế tự phục hồi, tự lành thương. Hiện tại, nếu da xung quanh chỗ tiêm không thay đổi màu sắc, không sưng nóng vùng lấy máu, cánh tay vẫn cử động bình thường thì không có dấu hiệu nguy hiểm. Em nên tập thể dục thêm để cơ thể được dẻo dai, linh hoạt, em nhé.", "Bạn Cảnh thân mến, Sau một chấn thương, mắt có thể bị tổn thương ở những mức độ\r\nkhác nhau. Trong trường hợp nhẹ chỉ là bầm đơn thuần mà thôi sau khi bạn\r\nđã được bác sĩ mắt kiểm tra và siêu âm. Tụ máu này tồn tại khoảng 2 tuần tùy\r\ntheo mức độ. Tất cả thuốc uống hay nhỏ mắt chỉ để giảm phản ứng viêm, giảm đau\r\nvà chống nhiễm trùng. Tác động tan máu bầm của thuốc thường kém, ít hiệu quả.\r\nDo vậy cách tốt nhất là bạn nên ngồi chờ thêm một ít nữa. Không nên nôn nóng sử\r\ndụng thêm nhiều thuốc nữa mà \"lợi bất câp hại\". Theo tôi bạn cũng nên thường xuyên tự kiểm tra thị lực từng\r\nmắt. Một số ít trường hợp sau một thời gian chấn thương mới xuất hiện dần dần\r\ntriệu chứng của tổn thương tiềm ẩn. Chính những tổn thương \"âm\r\nthầm\" này làm cho bệnh nhân chủ\r\nquan bỏ sót. Đến khi phát hiện tổn thương thì đã rơi vào tình trạng quá muộn,\r\nkhó hay không thể chữa được nữa. Chào bạn," ]
Bác sĩ cho em hỏi: Em bị đau bụng âm ỉ suốt 6 ngày hôm nay. Trước đây em đi khám thì bác sĩ khám bảo là rối loạn tiêu hoá nhưng đợt này em uống men tiêu hoá 6 ngày rồi mà không khỏi, đau cả quanh vùng rốn, cả trên lẫn dưới. Em cứ ăn 1 nửa bát đã no, cứ âm ỉ đau cả ngày lẫn đêm, đói cũng đau mà no cũng đau… Bác sĩ tư vấn xem em bị làm sao không ạ? Nhiều lúc đau theo cơn, không ngủ được đi vệ sinh ngày 1 lần. Cảm ơn bác sĩ.
[ " Chào em, Đau bụng có nhiều nguyên nhân. Tùy vào tính chất đau mà có những nguyên nhân khác nhau. Hiện tại em khắp bụng, liên tục, nhưng đi cầu mỗi ngày 1 lần, không rõ tính chất phân. Nếu phân có đàm nhớt, máu thì nhiều khả năng do bệnh lý đại tràng. Với tình trạng hiện tại, em có thể tái khám bác sĩ Tiêu hóa để xác định lại nguyên nhân và điều trị hiệu quả hơn em nhé. Thân mến! " ]
[ "Đau bụng dưới thường liên quan tới đường tiêu hoá và tiết niệu Chào bạn, Đau bụng dưới có nhiều nguyên nhân, bao gồm đau do nguyên nhân viêm đại tràng, nhiễm trùng tiết niệu, sỏi niệu, bệnh lý của tử cung, buồng trứng... Siêu âm bụng có thể không phát hiện được một số tổn thương, do đó, tuỳ vào đặc điểm cơn đau có liên quan nhiều tới việc ăn uống, tiêu tiểu mà bạn có thể sắp xếp khám chuyên khoa tiêu hoá và tiết niệu. Nếu sau thăm khám có nghi ngờ bệnh lý nguy hiểm sẽ xem xét CT scan bụng chậu và nội soi đại tràng làm rõ chẩn đoán bạn nhé! Thân mến.", "Chào em Cường, Hình ảnh nội soi cho thấy dạ dày của em bị viêm khá nặng, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu, khó chịu ở bụng của em. BS không rõ trước đây em đã từng điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori hay chưa, vì đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, tình trạng stress tâm lý… cũng là lý do khiến cho kéo dài. Do trong tin nhắn em không cung cấp thông tin về các toa thuốc đã sử dụng cũng như thời gian điều trị nên BS chưa thể đưa ra thêm bình luận nào. Tốt nhất em nên đi khám chuyên khoa Tiêu hoá để BS đánh giá lại và kê toa thuốc điều trị bệnh dứt điểm. Thân mến!", "Đau bụng dưới thường do bệnh lý về tiết niệu Chào em, Vị trí đau ở bụng mà em miêu tả còn gọi là vùng bụng dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau âm ỉ vùng này. Ở nữ giới, các nguyên nhân gây đau hạ vị có thể là do hệ sinh dục, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa,... Ở nam giới, đau bụng vùng hạ vị có thể bắt nguồn từ những bệnh lý như: viêm bàng quang, viêm đại tràng, thoát vị bẹn, đau vùng chậu,... Siêu âm bụng và xét nghiệm nước tiểu là hai xét nghiệm cơ bản cần làm, sẽ cung cấp được nhiều thông tin ban đầu để định hướng nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, em cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa Thận tiết niệu hay phòng khám Nội tổng quát đều được, BS sẽ thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết cho em để tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến.", "Chào Đăng Ninh, Có thể em đang bị nhiễm trùng đường tiểu dưới (đau bụng giữa ngay trên vùng kín, tiểu xong nó vẫn âm ỉ đau). Bệnh này tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng làm cho người bệnh khó chịu, bứt rứt, ăn uống không ngon. Em cần khám, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng, BS sẽ giúp em giải tỏa sự khó chịu này. Thân mến!", "Chào Mai Anh, là bệnh lý khá phổ biến, với các triệu chứng đau thượng vị (trên rốn), có liên quan đến bữa ăn, buồn nôn, nôn, đầy hơi… Điều trị bệnh không quá khó khăn, nhưng bệnh rất dễ tái phát nếu nguyên nhân không được giải quyết triệt để. Các nguyên nhân đó bao gồm: sử dụng thuốc giảm đau, nhiễm vi khuẩn H. pylori, stress tâm lý, sử dụng rượu bia quá nhiều, Với tình trạng em mô tả có thể có kèm theo một bệnh lý khác nữa bên cạnh viêm dạ dày. Bạn nên đến khám BS chuyên khoa Tiêu Hóa để chẩn đoán và điều trị toàn diện nhé! Thân mến!", "Chào em, - nguồn internet Đau bụng quanh rốn là triệu chứng của nhiều bệnh, như: viêm ruột, viêm đại tràng, giun sán...Do câu em hỏi cung cấp quá ít thông tin ví dụ, chúng tôi cần biết thêm triệu chứng: đau liên tục hay thỉnh thỏang đau nhói, mức độ đau...mới có thể chẩn đoán bệnh ban đầu cho em. Theo tôi, em thu xếp đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám trực tiếp, siêu âm, thử phân... để xác định đúng bệnh và điều trị em nhé. Thân chào em,", "Chào bạn, Viêm dạ dày là một bệnh lý cần phải điều trị lâu dài, đôi khi thời gian điều trị phải trên sáu tháng mới có thể đáp ứng toàn diện, bạn nhất định phải tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Ngoài ra, bạn không được ăn no trong mỗi bữa ăn và sau khi ăn xong không được nằm ngay trong khoảng thời gian 30 phút đến 01 giờ sau ăn. Về mặt phương diện bổ sung điều trị, bạn nên sử dụng thêm tinh bột nghệ trộn với mật ong vào mỗi sáng như một biện pháp phòng ngừa. Lại thêm hầu hết bệnh nhân có bệnh lý viêm dạ dày mãn tính, thường đi kèm rối loạn lo âu, stress, trầm cảm…nếu bạn thực sự đã có tình trạng như vậy cần phải thăm khám thêm bác sĩ nội thần kinh, hoặc tâm-thần kinh để được phối hợp điều trị để đạt kết quả mong muốn. Nếu cả hai vấn đề viêm dạ dày và rối loạn lo âu không được điều trị cùng lúc thì vẫn như một vòng xoáy kéo dài, tình trạng bệnh sẽ không được cải thiện. Vì vậy việc phối hợp điều trị là hết sức quan trọng, bạn nhé. Thân ái chào bạn.", " Chào em, Triệu chứng khó chịu ở bụng, mệt mỏi lả người có thể gặp trong nhiều nguyên nhân khác nhau, như bệnh lý dạ dày - tá tràng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý gan mật tụy, thai hành (nếu có quan hệ tình dục không ngừa thai), hành kinh... Tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa tiêu hóa, BS sẽ hỏi kỹ bệnh sử, tiền căn, thăm khám và cho em làm xét nghiệm kiểm tra cần thiết, như xét nghiệm máu, ... từ đó sẽ xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Thân mến! ", "Chào bạn, Đau bụng quanh rốn có nguyên nhân thường gặp là bệnh lí từ ruột non, hoặc cũng có thể do rối loạn tiêu hóa. Để tìm ra nguyên nhân, cần thăm khám và khai thác thêm thông tin. Bạn có thể đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Thân mến,", " Chào bạn Sơn Nam, Đau bụng âm ỉ, mơ hồ, có lúc đau quặn bụng, đi vệ sinh ngay sau ăn có thể là biểu hiện của . Tuy nhiên, cần loại trừ các nguyên nhân thực thể từ đại tràng. Bạn đã được soi đại tràng và không thấy bất thường, vậy bạn đừng quá lo lắng, nên tái khám BS chuyên khoa nội tiêu hoá và mang theo kết quả nội soi cũng như toa điều trị, để được thay đổi thuốc phù hợp hơn. Tại TPHCM, các BV đều có chuyên khoa tiêu hóa, bạn có thể đến BV nào thuận tiện nhất với bạn. Hoặc bạn cũng có thể đến khám với các BS có kinh nghiệm lâu năm như: Thân mến! ", " Chào em, Không rõ tình trạng đau bụng của em đã xuất hiện bao lâu rồi, sau khi đi vệ sinh thì bụng có đỡ đau không, các xét nghiệm nội soi, siêu âm, MSCT bụng thực hiện ở đâu? Nếu xét nghiệm máu và hình ảnh học đều cho kết quả bình thường, có khả năng em bị . Đây là tình trạng rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, từ thực quản dạ dày cho đến ruột non, đại tràng. Hội chứng ruột kích thích có thể đi kèm một số bệnh lý ngoài hệ tiêu hóa như đau đầu, mất ngủ, lo lắng, đau tức ngực… Điều trị bệnh khá phức tạp, có khả năng tái phát nhiều lần, do đó em cần đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được kê toa phù hợp, dứt điểm bệnh sớm tránh làm ảnh hưởng đến công việc và học tập em nhé! Thân mến! ", " Chào bạn, Theo bạn miêu tả, vị trí đau của bạn là ở vùng , đây là vị trí đau của nhiều cơ quan, như dạ dày, gan, ruột, tụy; một số cơ quan không nằm trong ổ bụng cũng có thể có biểu hiện đau ở vị trí này như tim, phổi…Do đó tôi khuyên bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để khám chi tiết, làm một số xét nghiệm nếu cần để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào em, Tôi không rõ em đã uống loại gì, thành phần ra sao nên không thể xác định đó có phải là hay không. Bên cạnh đó tôi cũng không rõ triệu chứng nôn của em đã kéo dài bao lâu, liên tục các ngày hay\r\ncó khoảng nghỉ, có liên quan với ăn uống hay không. Nếu đã nôn liên tục trên 1 tháng em cần đến khám\r\nbác sĩ Nội tiêu hóa để tìm nguyên nhân và điều trị em nhé. Khi đến khám bệnh\r\nnhớ mang theo thuốc đã sử dụng để bác sĩ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm\r\nthông tin của thuốc trên. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, Tình trạng của em nhiều khả năng là do yếu tố thần kinh nên làm đau bụng kéo dài không theo chu kỳ gì cả mà còn có thể gây căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra tình trạng co thắt ruột cũng có thể gây đau như vậy. Tuy nhiên, em có hiện tượng sụt cân nên có thể có bệnh khác kèm theo như lao, cường giáp, suy nhược thần kinh… do đó cần phải khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa để tầm soát thêm rồi mới thay đổi hướng điều trị. Trước mắt em cần hạn chế thức ăn béo, chua cay, rượu bia, thuốc lá, sắp xếp công việc và thời gian học hành, nghỉ ngơi hợp l‎í, không nên thức khuya. Thân mến!", " Chào em, Em không nói rõ em bị đau ở phần nào của bụng trái, đau khắp bụng hay chỉ đau ở một vị trí cố định, tính chất đau như thế nào, có triệu chứng khác đi kèm không? là một triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh lý nội ngoại khoa khác nhau. Vậy em cần đến khám BS để tìm nguyên nhân nếu triệu chứng kéo dài hoặc tăng dần, em nhé." ]
Tôi đang điều trị tiểu đường ban đầu. Sao uống thuốc vào là mệt, tay chân bủn rủn, tim đập nhanh. Ăn vào thì hết, tầm 1 tiếng lại bị. Hỏi bác sĩ nguyên nhân, cách khắc phục để uống thuốc cho đường huyết ổn định? Cảm ơn bác sĩ.
[ "Xin chào bạn, Nếu sau khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường lại có cảm giác run tay, hồi hộp tim đập nhanh, điều này cho thấy liều lượng thuốc điều trị đái tháo đường của bạn chưa phù hợp, có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện tái khám, trình bày các triệu chứng này với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp nhé. Những bệnh nhân thời gian đầu tiên trong điều trị đái tháo đường cũng cần phải chỉnh liều thuốc để tìm ra liều phù hợp với từng cá thể, hiện tượng liều thuốc chưa thích hợp gây hạ đường huyết trên bệnh nhân mới điều trị cũng gặp khá thường xuyên nên bạn không cần phải lo lắng quá nhé. Thân ái chào bạn." ]
[ "Ảnh: Getty Chào bạn, Thứ nhất, bác sĩ cần biết là chỉ số đường huyết bạn nêu trên (123,125, thỉnh thoảng 130) là kiểm tra lúc nào, buổi sáng trước khi ăn, hay ngay sau ăn, cách bữa ăn 1 giờ - 2 giờ hay lấy máu bất kỳ? Bác sĩ cần dựa vào mối liên quan giữa bữa ăn và xét nghiệm đường huyết mới biện luận được kết quả của bạn cung cấp một cách chính xác. Giả dụ như đây là các chỉ số đường huyết lúc buổi sáng trước khi ăn hay lấy máu bất kỳ thì với các chỉ số nêu trên cùng với xét nghiệm HbA1C 5,6% thì bạn chưa bị đái tháo đường, mới chỉ rối loạn đường huyết đói mà thôi, chưa cần dùng thuốc tiểu đường. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn đầy đủ chất, giảm ăn trái cây ngọt, giảm lượng tinh bột và dầu mỡ, tăng rau xanh và hoa quả, hạn chế bia rượu và không hút thuốc lá, tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần. Tập thể dục là cách tốt nhất chứ không phải kiêng ăn quá mức, sẽ dẫn đến tụt đường huyết còn nguy hiểm hơn. Và bạn nhớ 6 tháng sau quay lại kiểm tra xét nghiệm đường huyết, mỡ máu. Còn về vấn đề tê tay thì nên khám chuyên khoa Thần kinh, xem triệu chứng này do hội chứng ống cổ tay hay do chèn ép thần kinh cột sống cổ, bạn nhé. Thân mến.", "Đơn thuốc bạn đọc Hien Nguyen Chào bạn, Nhip tim nhanh có nhiều dạng, như nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, rung cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất... Tuỳ vào bản chất nhịp tim về mặt điện học để xác định nguyên nhân và điều trị. Theo toa thuốc thì bạn đang được điều trị nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh dạng này thường liên quan đến các vấn đề như cường giáp, rối loạn lo âu, thiếu máu, các bệnh nội khoa khác... Hiện tại bạn chỉ mới được kê toa thuốc ổn định nhịp tim, chưa rõ nguyên nhân gây nhịp nhanh là gì. Do đó, bạn cần khám chuyên khoa Tim mạch để tìm nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân này thì bệnh mới khỏi bạn nhé! Thân mến.", "Oanh thân mến, Thuốc em uống (Metformin 500mg) là một loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, nguy cơ đầu tiên là em có khả năng do thuốc với các triệu chứng hoa mắt, vã mồ hôi, run tay chân, đói bụng, hồi hộp… Lúc đó, em nên uống một ly sữa đặc có đường hoặc ăn kẹo, bánh ngọt để nâng mức đường huyết lên. Metformin thường gây tác dụng phụ làm rối loạn đường tiêu hóa giống như triệu chứng em mô tả nên theo tôi, nếu chưa có triệu chứng hạ đường huyết như đã nói ở trên, em có thể theo dõi thêm tại nhà chờ cho thuốc được thải trừ hết. Trân trọng. ThS.BS Khâu Minh Tuấn Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115", "Thưa bác sĩ,\r\n\r\nGần đây tôi thường uống cà phê pha 1-2 thìa đường. Tôi đã uống như thế từ 3 tháng nay rồi. Ngày nào tôi cũng uống, vì tôi thấy uống nó giúp tôi tỉnh táo hơn. Thời gian gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi trong người, thường vào cuối ngày. Vậy có phải tôi đã mắc bệnh gì không?\r\n\r\nTôi không tăng, hay giảm cân, mọi sinh hoạt vẫn bình thường, 1 tuần nay tôi đã kiêng ngọt nhưng vẫn cảm thấy không có chút cải thiện nào. \r\n\r\nCảm ơn BS! (Kim Tran - kimanh…@gmail.com) Chào bạn Kim Anh, Nếu trước đây bạn không có thói quen ăn ngọt mà nay bỗng dưng lại thấy thèm ngọt thì rất có thể bạn có bệnh lý rối loạn về hay Lipide. Bạn cần khám chuyên khoa Nội tiết để làm các xét nghiệm về chuyển hóa các chất trên. Triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý trong đó có bệnh Nội tiết và Tâm thần, hay cũng có thể là nguyên nhân về tâm lý như: căng thẳng, stress. Bạn cần khám Nội tổng quát để tìm nguyên nhân bệnh lý thực thể trước khi đến khám chuyên gia Tâm lý nhé. Chúc bạn mau chóng khỏe mạnh! BS-CK1 Nguyễn Minh Thu", "- nguồn internet Chào bạn, Bạn được chẩn đoán 2 và đang điều trị bằng thuốc viên uống… Hiện đường huyết sáng đói của bạn là 6,5 mmol/ L, có thể xem là bạn đã kiểm soát tốt đường huyết sáng đói. Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động như vậy, uống thuốc đều và tái khám theo hẹn. Chỉ số HbA1C (gọi theo thuật ngữ chuyên môn là Hemoglobin glycat hóa) là chỉ số dùng để đánh giá sự ổn định về chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ, vì HbA1C giúp đánh giá hồi cứu nồng độ đường huyết trung bình trong khoảng thời gian 8- 10 tuần trước đó (thời điểm làm HbA1C), và như vậy HbA1C thường được kiểm tra định kỳ mỗi 3- 4 tháng. Mức HbA1C của bạn lúc mới chẩn đoán là 10,3 %, vậy là cao (có nghĩa mức đường huyết của bạn trong vòng 3 tháng trước khi được chẩn đoán) là rất cao. Bây giờ bạn cứ yên tâm điều trị, nếu đường huyết sáng đói của bạn ổn như hiện nay…thì sau 3 tháng kiểm tra lại chỉ số HbA1C sẽ giảm xuống. Chúc bạn luôn vui và khỏe.", "Tự ý đổi liều thuốc gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa Chào em, Rối loạn tiêu hóa có thể do bệnh lý tâm thể gây ra, thường gặp là hội chứng ruột kích thích, hội chứng khó tiêu chức năng. Trong hai bệnh này, ống tiêu hóa trên và dưới (dạ dày, đại tràng) không có tổn thương gì cả nhưng nhu động ruột lại bị rối loạn do yếu tố tâm lý tác động lên, khi đó mình điều trị ổn định tâm lý lại thì nhu động ruột cũng ổn theo. Vì vậy, trước mắt em có thể tăng lại liều thuốc trị trầm cảm em đang dùng về liều 1 viên, nhưng nếu uống 1-2 tuần mà vẫn còn rối loạn tiêu hóa thì phải khám chuyên khoa Tiêu hóa, kiểm tra xem có bệnh lý thực thể gì ở ống tiêu hóa hay không để điều trị cho tốt hơn, em nhé Thân mến.", " Chào bạn, Tim và não dựa vào đường để hoạt động. Não lấy 30% lượng đường trong cơ thể và tim dùng 5-10% lượng đường của cơ thể chúng ta, tùy giai đoạn. Do đó, khi có dấu hiệu hạ huyết áp, bạn cần nhanh chóng bổ sung một lượng đường nhất định cho cơ thể. Bạn có thể ngậm 1 viên kẹo nhỏ, cho tan từ từ trong miệng. Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân uống trà đường khi hạ huyết áp, điều này là đúng nếu lúc đó nhịp tim của bạn chậm. Trường hợp bạn hạ huyết áp và nhịp tim đang nhanh thì không nên uống trà đường vì trong trà có chất kích thích khiến nhịp tim nhanh hơn. Theo tôi, tốt nhất là pha một ly nước chanh muối ấm với một ít đường. Một chút đường lúc đó là cần thiết và không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường của bạn. Sau đó bạn nên nằm nghỉ ở căn phòng thoáng mát, không nằm nơi có gió lùa nhiều. Vì bạn có và tiểu đường nên để phân biệt triệu chứng hoa mắt, vã mồ hôi, choáng váng, xây xẩm mặt mày… là do hạ đường huyết hay hạ huyết áp, bạn nên dùng máy đo đường huyết nhanh và máy đo huyết áp để có cách xử lý đúng nhất nhé. Bạn cũng nên thường xuyên mang theo trong người vài viên kẹo, phòng khi bị hạ đường huyết bất ngờ. Khi hạ đường huyết hãy ngậm ngay một viên kẹo để tránh tụt đường quá sâu dẫn đến hôn mê. Đối với bệnh tiểu đường, tăng đường huyết sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh nhưng hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém. Hạ đường quá sâu, thậm chí có thể làm cho bệnh nhân hôn mê, rất nguy hiểm. Thân mến! *** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi: >>> >>> >>> >>>", "Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 Đa phần các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 đều biểu hiện triệu chứng rất rầm rộ và điển hình: Khát nước, uống nước nhiều, tiểu nhiều : Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, nồng độ đường trong máu cao dẫn đến sự xuất hiện của đường trong nước tiểu, vì đường là chất có tính thẩm thấu tích cực nên một lượng nước đáng kể cũng di chuyển theo đường làm tăng thể tích nước tiểu. Việc tiểu nhiều khiến người bệnh mất nước, do đó họ luôn cảm thấy khát và phải uống nước nhiều. Ăn nhiều và sụt cân : Mặc dù bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có đủ lượng đường trong máu, nhưng sự thiếu hụt insulin làm cho đường không thể vào tế bào, tế bào luôn phải ở trong trạng thái thiếu năng lượng. Đáp ứng với sự thiếu hụt đó, cơ thể tiến hành phân giải mô mỡ và mô cơ để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Điều này dẫn đến hiện tượng sụt cân nhanh chóng ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, trạng thái cần năng lượng còn khiến người bệnh luôn cảm thấy đói và phải ăn nhiều. Mệt mỏi và yếu sức: Đường không được chuyển vào tế bào đồng nghĩa với việc tế bào không thể hoạt động do thiếu năng lượng, từ đó khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức. Trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện triệu chứng tiểu dầm trong khi trước đó có thể chưa từng ghi nhận tình trạng này ở trẻ. Sụt cân là một trong những triệu chứng kinh điển của tiểu đường tuýp 1 Biến chứng có thể gặp của tiểu đường tuýp 1 Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ngay tại thời điểm mới mắc và cả thời gian sau đó. Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính rất thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 1. Khoảng ⅓ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nhập viện lần đầu trong tình trạng nhiễm ceton. Nó biểu hiện bởi tình trạng nôn, buồn nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây, nếu nặng hơn bệnh nhân có thể lơ mơ, hôn mê và đe dọa tính mạng Biến chứng muộn của bệnh tiểu đường Bệnh võng mạc do tiểu đường Khoảng 90% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có bệnh võng mạc sau 15 năm mắc bệnh với các biểu hiện như giảm hoặc mất hoàn toàn thị lực, xuất hiện điểm đen, đám mờ trước mắt, đau nhức mắt. Để dự phòng, cần kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt ngay tại thời điểm chẩn đoán và sau đó ít nhất 1 lần/năm. Bệnh thận do đái tháo đường Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn ở cả Việt Nam và thế giới. Bệnh thường diễn tiến âm thầm với biểu hiện sớm là tiểu đạm vi thể tiến triển từ từ đến tiểu đạm đại thể và chức năng thận sụt giảm dần. Để dự phòng, phải kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và lipid máu. Biến chứng thần kinh Thường gồm 3 nhóm triệu chứng chính là rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn thần kinh tự chủ. Với rối loạn cảm giác, bệnh nhân thường cảm thấy châm chích, rát bỏng ở hai bàn chân hoặc đau nhức như bị bóp chặt hay bị dao đâm ở cẳng chân. Với rối loạn vận động, triệu chứng thường gặp là yếu cơ có tính đối xứng, một số trường hợp bệnh nhân liệt đột ngột thần kinh sọ não hoặc một dây thần kinh chi phối một vùng cơ thể, tuy nhiên tiên lượng thường tốt và tự phục hồi sau 3 - 6 tháng. Với rối loạn thần kinh tự chủ, nhiều chức năng về tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu - sinh dục, tiết mồ hôi bị rối loạn. Các biểu hiện thường gặp như tim nhanh lúc nghỉ, mất dần sự toát mồ hôi, nôn, buồn nôn sau ăn do mất trương lực dạ dày, tiêu tiểu không tự chủ… Bệnh lý tim mạch Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhất là bệnh lý nhồi máu cơ tim. Khoảng 55% bệnh nhân tiểu đường tử vong do nhồi máu cơ tim. Cần kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, lipid máu để dự phòng bệnh mạch vành. Bệnh mạch máu ngoại biên Bệnh thường biểu hiện ở động mạch chi dưới gây ra teo cơ, lạnh chân, loét chân hoặc hoại thư ngón chân. Bàn chân tiểu đường Là tình trạng nhiễm trùng, loét và phá hủy các mô sâu có kết hợp với bất thường về thần kinh và bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới. Biến chứng này có thể đưa đến việc cắt cụt chi bệnh nhân. Yếu tố nguy cơ bao gồm tiểu đường trên 10 năm, giới tính nam, có biến chứng tim mạch, biến chứng võng mạc, biến chứng thận. Nhiễm trùng Ngoài việc nồng độ đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn thì bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng còn do suy giảm miễn dịch. Các nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng da, mô mềm, nhiễm trùng phế quản, nhiễm nấm candida âm đạo… Giảm thị lực là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh nhân bị tiểu đường Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi nghi ngờ bản thân có triệu chứng của tiểu đường , bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Kiểm soát đường huyết tốt và kịp thời là điều kiện tiên quyết để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.", " Chào bạn, giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng. Việc điều trị chủ yếu là điều trị bệnh nguyên hay yếu tố nguy cơ. Nếu có tăng huyết áp và đái tháo đường thì cần điều trị tốt hai bệnh này bạn nhé. Về chế độ ăn thì tương tự với chế độ ăn của bệnh cơ bản. Giai đoạn này chưa cần hạn chế nước và đạm. Nên ngưng hút thuốc và uống rượu (nếu có dùng), không dùng thêm bất kỳ loại thuốc nam, bắc, thuốc lá cây không rõ nguồn gốc và không có chỉ định của bác sĩ em nhé. Thân mến! ", "Chào anh, Để kéo giảm đường huyết việc đầu tiên anh cần xem lại chế độ ăn. Có 3 vấn đề cơ bản: - Ăn đa dạng: ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày… Nên hạn chế ăn những thức ăn như đường, nước ngọt, kẹo… - Ăn chừng mực: không quá no hay quá đói, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm để cảm giác no tới và rời bàn ăn ngay. - Ăn thức ăn nguyên vẹn gạo lứt, cá tươi, không ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn. Ăn nhiều rau. Trái cây nên chọn những trái ít ngọt như cam quýt, bưởi, sơ ri....Không ăn trái cây nhiều đường anh nhé ( mít, xoài, sầu riêng, nho Mỹ, nhãn, chuối...) Theo tôi, anh nên uống mỗi buổi sáng 01 viên Diamicron MR 30 mg. Thuốc tác dụng 24 giờ nên mỗi ngày chỉ uống 1 viên. sẽ kéo theo mỡ trong máu cao khiến quá trình xơ mỡ động mạch tiến triển nhanh hơn. Đường huyết cao cũng làm tăng áp suất thẩm thấu nên làm huyết áp của anh khó giảm. Cụ thể anh đang phải uống thuốc thường xuyên. Cao huyết áp đã làm thần kinh của anh chộn rộn, khó ngủ nên bác sĩ cho anh uống Mg B6. Nên tập thể dục bằng đi bộ, mỗi ngày 1 giờ liên tục. Đi bộ sẽ giúp giảm mỡ, giảm đường, giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, tim mạch sẽ tốt hơn. Đừng nghĩ cao huyết áp không nên đi bộ, anh nhé. Vấn đề là đi đều đặn, vừa sức, đừng đi quá nhanh, đừng để mệt tim. Donaton thành phần chính  là Tadalafil 20 mg anh có thể uống 1-2 viên một tuần nếu huyết áp đã ổn định. Anh nên lập cuốn sổ tay để ghi nhật ký thử đường huyết và huyết áp. Nếu uống thuốc, thể dục đều và ăn kiêng tốt mà đường huyết và huyết áp vẫn cao thì anh cần đi tái khám. Mang theo toa và nhật ký đường huyết và huyết áp để BS đổi thuốc anh nhé. Thân mến,", "Mệt mỏi và khát nước nhiều có thể là do tác dụng của thuốc hạ huyết áp Chào em, Với chẩn đoán tăng huyết áp và rối loạn tiền đình thì BS sẽ kê các loại thuốc hạ áp và ổn định tiền đình cho bạn. Trong các nhóm thuốc hạ áp, có loại có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là tăng thải nước và muối giúp huyết áp ổn định hơn. Có thể nguyên nhân gây khát nhiều, tiểu nhiều của bạn có liên quan đến thuốc điều trị, vì triệu chứng này xuất hiện sau khi mà uống toa thuốc của BS tại bệnh viện. Triệu chứng mệt mỏi theo đó cũng có thể có liên quan đến việc thải nước và muối quá nhiều. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể do một rối loạn khác mới xuất hiện mà không liên quan đến thuốc điều trị. Do đó, bạn nên quay lại tái khám BS để BS kiểm tra xác định nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, bạn nhé.", "Tăng huyết áp làm thay đổi lượng nước tiểu ở bệnh nhân Chào bạn, Về nguyên tắc điều trị tăng huyết áp, cần phải dùng thuốc đều đặn, hàng ngày để giữ mức huyết áp ổn định chứ không phải chờ huyết áp tăng mới dùng thuốc. Huyết áp cao có thể gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng sức co giãn mạch máu tới thận, thay đổi lượng nước tiểu. Ngoài ra, chỉ số đường huyết cao có thể là dấu hiệu của đái tháo đường, bạn nên khám lại vào buổi sáng, lúc chưa ăn sáng để xét nghiệm đường huyết và đánh giá có đái tháo đường thật sự hay không. Đây là cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tiểu nhiều. Nếu vấn đề huyết áp vẫn còn chưa ổn định có thể khám thêm chuyên khoa Tim mạch bạn nhé! Thân mến.", "Hình minh họa.\r\nNguồn Internet Chào em, Em đã được làm\r\nkhá nhiều xét nghiệm để tầm soát bệnh, loại trừ nguyên nhân mệt, khó thở do\r\nbệnh lý tim phổi, thiếu máu. Triệu chứng hiện\r\ntại của em có thể không do bệnh lý thực thể gây ra mà do . Em có thể đến\r\nkhám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để tìm nguyên nhân em nhé. Ngoài ra em cũng\r\nnên kiểm tra đường huyết xem có bị đái tháo đường không vì triệu chứng ăn nhanh\r\nđói, khô môi miệng có thể do mất nước, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi cũng là dấu\r\nhiệu của đái tháo đường em nhé. Thân ái. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào chú, Các thông tin kê toa chú đọc thấy là để dành cho nhân viên y tế có kiến thức sử dụng, việc đọc và quyết định dùng thuốc phải dựa trên nhiều yếu tố. Những tác dụng phụ mà chú đọc được có thể xảy ra nhưng tỷ lệ khá hiếm, lợi ích của việc dùng thuốc trên tim mạch vượt xa nguy cơ của thuốc - gần như là thuốc bắt buộc phải dùng với bệnh nhân bệnh tim mạch. Đương nhiên khi phải sử dụng thuốc kéo dài, chú nên tái khám và kiểm tra chức năng gan, thận cũng như hoạt động hệ tim mạch theo lịch hẹn của BS chuyên khoa. Trường hợp của chú, khi cho thuốc, BS đã cân nhắc các vấn đề gan, thận nên đã loại bỏ một vài thuốc dễ ảnh hưởng tới men gan và thận hơn. Do đó chú không nên quá lo lắng chú nhé! Thân mến.", "Chào em, Chồng em bị bệnh (còn gọi là tiểu đường) và cần phải tiêm insuline, có nghĩa là bệnh\r\ncủa chồng em phụ thuộc vào insuline, nếu không có insuline thì đường huyết sẽ\r\ntăng vọt lên rất nhanh đẩy người bệnh vào hôn mê. Tuy nhiên, điều\r\nchỉnh liều insuline phù hợp là việc làm cần thời gian và cần theo dõi sát. Em\r\nphát hiện ra việc chồng em bị tụt đường huyết là rất tốt, cho thấy em theo dõi\r\nbệnh cho chồng rất sát sao. Nhưng tốt hơn nữa là những lúc như vậy, em cần đo đường\r\nhuyết cho chồng em (với máy đường huyết đo tại nhà), nếu đường huyết dưới 80\r\nmg/dl thì đúng là có tụt đường huyết, bởi vì có nhiều bệnh lý khác như bệnh thiếu\r\nmáu cơ tim có thể gây ra triệu chứng tương tự như tụt đường huyết nhưng thực sự\r\nthì đường huyết khi đó khá cao. Trường hợp chồng\r\nem thực sự bị tụt đường huyết nhiều lần thì cần khám lại bác sĩ chuyên khoa Nội\r\ntiết để điều chỉnh lại liều insuline cho phù hợp. Đối với người bệnh đái tháo\r\nđường đến giai đoạn phụ thuộc insuline thì không có bài thuốc dân gian nào có\r\nthể thay thế được thuốc tiêm insuline, em nhé." ]
Thưa bác sĩ, Bố em có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày, có hạch nhỏ, đã phẫu thuật cắt 2/3 vào năm 2015 và đến nay không có triệu chứng gì. Nhưng gần đây có dấu hiệu đau bụng, táo bón và tiêu chảy, phân đi sống nước và sùi bọt, đi kiểm tra thì chẩn đoán K trực tràng và đại tràng ngang viêm mạn. Bố em ăn uống vẫn tốt, đi ngoài không ra máu, sút cân, ăn nhiều là hôm đó đau bụng quằn quoại do không đi đại tiện được, chỉ khi nào dùng thuốc tháo thụt để kích thích đi ngoài rồi đi ngoài mới đỡ. Gần đây cơn đau nhiều hơn và kéo dài hơn ạ. Bệnh viện có bảo làm xạ trị. Vậy bác sĩ cho hỏi với K trực tràng này xạ trị và phẫu thuật thì chi phí như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời và tư vấn của bác sĩ.
[ "Chào Ngọc Bích, Trước hết xin cho tôi chia buồn với câu chuyện của ba em. Hiện tại tình trạng của ba em rất xấu, khi bác sĩ chẩn đoán ung thư trực tràng có chỉ định phẫu thuật và cần thêm hóa xạ trị hỗ trợ thì bệnh tình cũng đã ở giai đoạn 3 trở đi (hoặc có thể ung thư đại trực tràng giai đoạn 2 có yếu tố nguy cơ cao thì cũng cần hóa trị hỗ trợ). Ung thư vốn dĩ là bệnh lý ác tính, nguy cơ tử vong cao, nếu không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển xấu rất nhanh, còn nếu điều trị thì còn có hi vọng (tùy trường hợp, có trường hợp hi vọng cao, có trường hợp hi vọng thấp). Chi phí phẫu thuật ung thư trực tràng và hóa xạ trị hỗ trợ khá cao, phải xem lại cần bao nhiêu lần hóa xạ trị, thời gian dưỡng bệnh của người bệnh ra sao nữa, gia đình cần chuẩn bị số tiền lên đến chục triệu, bàn bạc với bác sĩ điều trị để nắm cụ thể chi tiết số tiền chuẩn bị, em nhé. Thân mến." ]
[ "Chào em, Để quyết định người bệnh có cần phẫu thuật cắt u ở đuôi tụy hay không, bác sĩ cần phải dựa vào nhiều thông tin, u dạng nang hay dạng đặc, kích thước ra sao, có hạch ổ bụng hay không, có triệu chứng hay không (như đau, vàng da, vàng mắt...), marker ung thư tuyến tụy có tăng hay không... để hướng nhiều đến u lành hay u ác. U lành thì có thể không phẫu thuật nếu khối u nhỏ, ít nguy cơ ung thư hóa, không gây triệu chứng; ngược lại nếu u lành có các yếu tố không thuận lợi thì cũng cần phẫu thuật. Trường hợp hướng nhiều đến u ác thì càng phải phẫu thuật, không chỉ cắt u mà có khi còn phải cắt rộng ra cả phần thân - đuôi tụy và lách nữa. Chi phí phẫu thuật thấp nhất cho mổ nội soi cắt đuôi tụy là khoảng 4 triệu, tăng lên đối với phẫu thuật phức tạp hơn, và chi phí này chưa bao gồm chi phí chẩn đoán cũng như ngày nằm viện, chi phí thuốc hỗ trợ... Thân mến.", "Chào bạn, Bạn nên tầm soát tập trung các bệnh chuyển hóa, tiểu đường, gút, gan, thận. Nếu cần thì sẽ xét nghiệm thêm về ung thư. Riêng nội soi đại tràng là xét nghiệm chuyên sâu vì chỉ có trong gói tầm soát ung thư, không có trong gói khám tổng quát. Khám tuyến tiền liệt thì có trong gói khám nâng cao. Chi phí dự kiến khoảng từ 2 - 4 triệu. Thân mến.", "Chào bạn, Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày là phẫu thuật không nhỏ, hơn nữa lại là phẫu thuật cắt bán phần dạ dày do ung thư dạ dày thì chắc chắn không thể là \"không cần tiếp tục điều trị\" được. Bệnh nhân chắc chắn là sẽ cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp sau cắt 1 phần dạ dày, uống thuốc để ổn định lành vết thương nối dạ dày ruột và tái khám định kỳ để tầm soát ung thư tái phát và điều chỉnh những vấn đề liên quan. Về chế độ ăn: Bệnh nhân có thể thấy khó tiêu đối với một số thức ăn và đồ uống mình thích trước đây. Nhiều bệnh nhân có sổ ghi chép thức ăn trong ngày giúp họ biết được loại thức ăn nào khó tiêu. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhiều bữa nhỏ ít chất xơ và dạng sợi trong thời gian dài sau mổ. Tuy nhiên theo thời gian, phần còn lại của dạ dày hoặc ruột non sẽ giãn ra và bệnh nhân có thể ăn ít bữa hơn, mỗi bữa ăn nhiều hơn. Vì dạ dày có vai trò trong hấp thu Vitamin như B12, C và D, bệnh nhân cần ăn đồ ăn có nhiều calci, sắt, vitamin C và D sau mổ cắt dạ dày. Về thuốc và lịch tái khám: điều này thuộc quyền cá nhân của bệnh nhân, gia đình nếu muốn nắm thông tin thì cần trao đổi thêm với người bệnh hoặc trao đổi riêng với bác sĩ điều trị (nếu bác sĩ điều trị đồng ý), bạn nhé.", "Chào bạn, Theo kết quả giải phẫu bệnh này thì bệnh ung thư của ba bạn đã di căn xương , tức là giai đoạn cuối. Phương pháp điều trị còn tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ xâm lấn của khối u nguyên phát. Các khối u biệt hoá kém thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán do đó tiên lượng khá xấu. Bạn nên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ điều trị về tình trạng cụ thể của ba mình để gia đình có quyết định phù hợp bạn nhé! Thân mến.", "Chào em, Trường hợp của em nếu hóa trị thì tiên lượng sẽ tốt lắm, vì em mới di căn hạch lân cận với số lượng ít, chưa có di căn xa. Khi hóa trị sẽ có thể xuất hiện các tác dụng phụ gây khó chịu, nhưng với sự tiến bộ trong điều trị ung thư hiện nay, các loại thuốc hóa trị ung thư ngày nay không như trước đây nữa, ít tác dụng phụ hơn và hiệu quả trúng đích cao hơn. Em nên lạc quan và tin tưởng vào việc điều trị, điều đó sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật. Song song đó em cần chú ý dinh dưỡng của bản thân, không nên theo các trào lưu \"thực dưỡng đẩy lùi ung thư\" trên mạng mà tiền mất tật mang, quốc hội đã có thảo luận về vấn đề này để phạt những người đưa thông tin sai lệch trong điều trị ung thư nhằm bán hàng trục lợi. Dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ giúp cho sức khỏe của người bệnh được cải thiện, tăng khả năng miễn dịch, đáp ứng cho các đợt điều trị tốt. Người bệnh nên hạn chế: - Những loại thức ăn chứa nhiều chất béo và những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như: các loại thịt đỏ, pho mát, sữa nguyên chất, kem... - Nhóm thực phẩm được chế biến quá mặn, quá cứng - Loại thực phẩm được chế biến theo cách muối như: dưa chu, cá om muối, cà muối... - Loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất bảo quản: thịt hun khói, xúc xích, pa tê... - Các thực phẩm cay - Rượu và những đồ uống có cồn. Nguời bệnh nên ăn đúng giờ, đúng lượng và lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, không nên ăn quá nhanh, nên ăn thành nhiều bữa trong một ngày. Bổ sung nhiều rau xanh, nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin trong mỗi bữa ăn. Thân mến.", "- nguồn internet Chào chị Dung, Bố chị với tuổi 72 và sau cuộc phẫu thuật lớn như vậy chắc sức khỏe suy giảm nhiều, vì thế sau phẫu thuật nên ăn uống, tẩm bổ nhiều để nhanh lợi sức chuẩn bị cho bước điều trị tiếp theo. Khuynh hướng hiện nay đối với thường các bác sĩ lựa chọn điều trị hóa- xạ đồng thời, không trước sau nữa. TS.BS Võ Đăng Hùng Trung Tâm Ung Bướu\r\nTMMC Healthcare Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn", "Polyp trực tràng k hóa dù đã cắt, nhưng bệnh nhân nên nội soi kiểm tra đại trực tràng định kỳ mỗi năm Chào em, Bệnh của em mặc dù là ung thư, nhưng mà vẫn ở giai đoạn sớm của bệnh. Vì polyp trực tràng k hóa đã cắt đi rồi và chân polyp (phần nối giữa polyp vào ống trực tràng) thì không có u. Do đó, em chưa cần phải hóa trị hay xạ trị gì thêm nữa nếu chỉ có duy nhất 1 polyp này thôi mà đã cắt đi rồi, nhưng em sẽ cần nội soi kiểm tra đại trực tràng định kỳ mỗi năm trong khoảng 3 năm đầu tiên để theo dõi và phát hiện xem có tái phát hay không, em nhé. Thân mến!", "- nguồn internet Chào bạn, Trước đây chi phí điều trị theo phác đồ cũ kéo dài 1 năm cũng nên đến 300 triệu đồng, thậm chí hiện tại cũng 100 - 120 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm 2016, với sự ra đời của hàng loạt thuốc mới, cùng với sự giúp sức của Tổ chức Y tế Thế giới thì hiện tại chi phí điều trị viêm gan C chỉ còn 1/10 so với đỉnh điểm trước đây, với tỉ lệ thành công cũng khá cao (85 - 90%). Đây là tin rất vui với người bệnh và cả bác sĩ điều trị em ạ. Tuy nhiên, việc điều trị bằng bất cứ phát đồ nào cũng cần được bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật quyết định và theo dõi đều đặn để tránh nguy cơ kháng thuốc. Lúc đó sẽ rất khó điều trị, bạn nhé. - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.", "Chào chị, Dựa trên kết quả phẫu thuật, nếu không có di căn xa nào thì bệnh của chồng chị ở giai đoạn I của K trực tràng. Tiên lượng ở giai đoạn này khá tốt, tỷ lệ sống 5 năm gặp ở 92% số bệnh nhân được điều trị. Do đó chị không nên quá lo lắng. Thân mến.", " Chào em Nhung, Triệu chứng có thể gặp trong bệnh lý của ống tiêu hóa trên (dạ dày, tá tràng), ống tiêu hóa dưới (ruột non, đại trực tràng), hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, bệnh phụ khoa... Các xét nghiệm mà em liệt kê (phân, nước tiểu, máu) là cần thiết nên làm để tầm soát bệnh, nhưng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể biết được tất cả thông tin về bệnh đại trực tràng. Cho đến nay, nội soi đại trực tràng là phương pháp ít tiền, ít biến chứng và hữu ích để quan sát lòng đại tràng, thực hiện được thủ thuật (như sinh thiết), và điều trị (cắt đốt qua nội soi), nếu khó chịu có thể làm với gây mê nhẹ. Tùy từng bệnh lý khác nhau mà vai trò của nội soi đại trực tràng có giá trị khác nhau, có trường hợp không nhất thiết phải nội soi, nhưng có trường hợp bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán và điều trị bệnh (ví dụ như polyp, ung thư đại trực tràng...). Thân mến! ", " Chào em, Đối với , khi hạch có biểu hiện bất thường bao gồm viêm, tăng kích thước, mọc thêm hạch bên cạnh hay đối bên, có triệu chứng khó chịu như ho, sụt cân, da xanh xao... thì phải khám lại sớm, kiểm tra lại bản chất của hạch và điều trị. Hiện tại thì hạch của em được chẩn đoán là lành tính, không có biểu hiện bất thường kể trên thì có thể chỉ cần theo dõi và tái khám định kỳ. Nếu như em muốn tiểu phẫu cắt hạch, vì lý do thẩm mỹ cũng được thôi. Tiểu phẫu hạch có thể làm trong ngày, không cần nằm viện, chi phí khoảng 1 triệu đồng, dao động tùy theo phí dịch vụ, chế độ BHYT... Tuy nhiên sau khi tiểu phẫu, dù là hạch lành tính thì luôn có khả năng là hạch mọc trở lại. Với vấn đề này, em nên khám tại chuyên khoa Ung bướu là phù hợp nhất, em nhé. Thân mến!", "Andy thân mến, BS đoán em là nam giới không biết có đúng không? Sau cắt thì bàng quang sẽ\r\nlành sẹo ở trong, vì nó là mô co rút nên sẹo khó lành hơn và cảm giác như nóng\r\nsau khi rặn hết nước tiểu. Em nên khám và siêu âm kiểm tra sau mổ nhé. Nếu tình trạng còn\r\nkéo dài thì em nên soi bàng quang để kiểm tra. Thưa bác sĩ, Ông ngoại tôi 87 tuổi.\r\nÔng ăn uống điều độ, mỗi bữa 1 chén cơm cùng 1 chén thức ăn gồm thịt, cá, rau\r\nvà 1 ly bia. Khoảng tuần nay ông đi cầu rất khó, không đau đớn nhưng ông ngồi\r\nrất lâu mà hậu môn không mở được. Ông tôi bị gì vậy thưa BS? (Anh Pham - anhpc…@gmail.com) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào bạn, Theo AloBacsi, bạn nên đưa ông đến BV soi trực tràng, để\r\nloại trừ bị khối làm tắc nghẽn Phân.\r\nSau đó nếu soi mà không thấy U, BS sẽ cho thuốc là mềm phân giúp đi ngoài dễ\r\nhơn. Bố em bị ung thư dạ\r\ndày đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày cách đây 10 tháng. Sức khỏe đang dần hồi phục.\r\nNhưng gần đây bố em có đi nội soi thì BS bảo bị viêm, sưng chỗ cắt nối dạ dày\r\nđó. Như vậy có nguy hiểm không thưa BS? (N.T Mai - [email protected]) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào bạn, Sau khi soi lại để truy tìm tái phát Ung thư dạ dày ở miệng\r\nnối, thường miệng nối dễ bị viêm sau mổ nối vị tràng hay sau cắt dạ dày. Nối ruột non với dạ dày là mất đi tính chất sinh lý Dạ dày -\r\nRuột non làm miệng nối dễ bị viêm do không còn ở trong môi trường cũ. Vậy viêm\r\nmiệng nối sinh thiết lành tính thì không sợ gì cả. Để kỹ lưỡng hơn bạn nên cho\r\nông làm MSCT bụng để tìm di căn ngoài dạ dày. Chúc bố bạn khỏe! Thưa bác sĩ, Tôi phẫu thuật ổ\r\nbụng 4 tháng, tôi ăn thức ăn nấu bằng khóm (dứa). Nghe người ta nói là\r\năn khóm là bị dứt chỉ may trong vết mổ. Tôi rất băn khoăn nhờ BS tư\r\nvấn giùm. (Đ.T Trong - Trà Vinh) ThS-BS Trần Thiện Hòa: Chào bạn, Phẫu thuật bụng 4 tháng thì các đường khâu đã lành nên bạn\r\ncó thể an tâm. Khi bạn ăn quá nhiều khóm sẽ có viêm dạ dày nếu như bạn từng\r\nbị viêm dạ dày. Nhưng sẽ không như thế nếu khóm đã được nấu và xào với thực\r\nphẩm khác.", "Chào bạn Thành, Đọc thư bạn mà AloBacsi cảm thấy tiếc cho bố bạn. Bởi lẽ: - Thứ nhất là bố bạn chỉ mới 56 tuối, thứ hai là bố bạn đã được phát hiện ung thư (K) dạ dày ở giai đoạn đầu cách nay 1 năm; ấy vậy mà bố bạn lại không chịu điều trị cho triệt để, uống các loại lá cây chưa có cơ sở khoa học, để bây giờ khối K vừa to ra vừa di căn tùm lum. K gây loét và tổn thương niêm mạc dạ dày nên gây chảy máu (nôn ra máu và có thể có đi cầu phân đen nữa), khối K còn di căn và xâm lấn, dính các tạng lân cận (phổi, gan, não, ruột, hạch, xương...) nên gây ra các triệu chứng (hay dấu hiệu) như bạn mô tả. Nếu được điều trị ngay từ đầu ở giai đoạn sớm (mổ cắt bỏ khối K và hạch di căn nếu có, hóa trị thêm hay xạ trị kết hợp) thì tỷ lệ khỏi hẳn rất cao (90 %). - Ho là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật ở đường hô hấp hay khi có một kích thích nào đó, với sự hỗ trợ của phổi và các cơ hô hấp phụ (cơ gian sườn, cơ thành bụng, cơ hoành...) nên ho nhiều sẽ gây đau quặn bụng và vùng trên rốn là vì vậy. - Vấn đề của bố bạn bây giờ chỉ là điều trị triệu chứng (giảm các triệu chứng) nhưng chỉ phần nào thôi chứ không thể hết hẳn được vì nguyên nhân gây bệnh vẫn còn sờ sờ đó. Vì vậy thuốc long đờm chỉ có tác dụng phần nào thôi chứ không hết hẳn đờm được bạn à. - Gần đây bố bạn còn phát hiện ra bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nữa, 2 căn bệnh này sẽ làm trầm trọng thêm và càng khó khăn cho điều trị và rút ngắn khoảng thời gian sống còn của bệnh nhân. Đối với bố bạn, thời gian sống được bao lâu thì còn tùy thuộc vào mức độ xuất huyết ở dạ dày (gây mất máu mạn hay cấp), vào tạng bị di căn (tạng quan trọng và quyết định như não, phổi...), vào mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng, tinh thần... Hy vọng bạn hiểu những gì AloBacsi giải thích và đủ nghị lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thân chào bạn.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào cháu Phương, Theo mô tả thì cháu đang bị . Cháu đã từng bị bệnh về đại tràng nhưng có thể bệnh mỗi lúc mỗi khác, muốn biết chính xác cháu nên đến BV gặp BS chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị, cháu không nên tự ý mua thuốc uống, nếu uống thuốc không đúng bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thân mến!", "Triệu chứng viêm đại tràng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng Các triệu chứng viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và nơi nó xảy ra. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Tiêu chảy , thường có máu hoặc mủ; Đau bụng và chuột rút; Đau trực tràng; Chảy máu trực tràng - đi ngoài ra máu một lượng nhỏ kèm theo phân; Đi đại tiện khẩn cấp; Không có khả năng đại tiện mặc dù khẩn cấp; Giảm cân; Mệt mỏi ; Sốt; Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Diễn biến của bệnh viêm loét đại tràng có thể khác nhau, có người bệnh thuyên giảm trong thời gian dài. Tác động của viêm đại tràng đối với sức khỏe Viêm đại tràng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc… Viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mặc dù không có cách chữa trị được biết đến, nhưng việc điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và mang lại sự thuyên giảm lâu dài. Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm đại tràng Chảy máu nghiêm trọng; Loét, thủng trên đại tràng (đại tràng đục lỗ); Mất nước nghiêm trọng; Mất xương (loãng xương) ; Viêm da, khớp và mắt của bạn; Tăng nguy cơ ung thư ruột kết; Đại tràng sưng nhanh (megacolon độc hại); Tăng nguy cơ đông máu trong tĩnh mạch và động mạch. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Bệnh nhân đã bị bệnh và tái phát các triệu chứng điển hình cần được khám lại, nhưng không phải lúc nào cũng cần tiến hành tất cả các xét nghiệm. Tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, có thể thực hiện nội soi đại trực tràng hoặc nội soi sigma và tổng phân tích tế bào máu. Nuôi cấy, xét nghiệm trứng và ký sinh trùng và độc tính C. difficile cần được thực hiện khi có các triệu chứng tái phát không điển hình hoặc khi có một đợt cấp sau thời gian hồi phục kéo dài, trong một vụ dịch, sau khi dùng kháng sinh, hoặc bất cứ khi nào thầy thuốc lâm sàng nghi ngờ." ]
Em muốn hỏi làm sao để biết thuốc mình dùng có phải corticoid không ạ? Thuốc này thường được dùng để điều trị bệnh gì ạ? Vì sắp tới em được tiêm vắc xin COVID-19 mà em nghe nói dùng thuốc này sẽ phải trì hoãn tiêm ngừa. Nếu dùng thuốc thì cần ngừng bao lâu mới đủ điều kiện tiêm ngừa? Em cảm ơn.
[ "Người sử dụng corticoid liều cao trong vòng 14 ngày cần trì hoãn tiêm ngừa vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa) Bạn thân mến, Nhóm corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm dị ứng, đồng thời ức chế miễn dịch, theo đó nhóm thuốc này được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau: Bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng, sốc phản vệ hay mề đay...; hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); hội chứng thận hư nguyên phát; viêm đa khớp và thấp khớp. Nhóm thuốc này còn có tác dụng điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, mắt, huyết học. Thuốc cũng được sử dụng cho một số bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, thấp tim; sử dụng diều trị thay thế hormone tuyến thượng thận trong trường hợp cơ thể không đủ khả năng tự sản xuất các loại hormone này. Bên cạnh đó, corticoid còn được sử dụng hiệu quả trong phẫu thuật cấy ghép tạng; điều trị phối hợp bệnh lý nhiễm trùng hoặc ung thư… Các dòng thuốc được cơ quan y tế quản lý luôn luôn có ghi thành phần biệt dược ở tờ giấy hướng dẫn hoặc vỏ thuốc, hộp thuốc. Nếu thấy các tên sau: cortisol, prednisone, prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone là những dẫn xuất thông thường của corticoid hoặc các sản phẩm trên có chứa corticoid như Soluprednisone, Medrol, Menison, Solumedrol. Ngoài ra, các dạng thuốc thoa ngoài da (Diprosone), thuốc nhỏ mắt (Dexacol), thuốc xịt mũi (Nasonex, Flosinase), xịt họng (Seretide, Symbicort, Pulmicort) cũng có thể chứa corticoid như Betamethasone, fluticasone, budesonide… Tóm lại, có nhiều tên thuốc khác nhau có chứa corticoid, bạn có thể hỏi bác sĩ khi được kê đơn thuốc điều trị, hoặc như bạn thấy những tên thuốc có âm cuối “sone” thường là những thuốc có corticoid, bạn nên báo với nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng để được tư vấn. Hiện nay, theo quy định người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao cần trĩ hoãn tiêm ngừa vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Như vậy, đối với những người bệnh chỉ sử dụng corticoid một liều duy nhất (ví dụ tiêm corticoid điều trị bệnh lý khớp) hoặc dùng một đợt ngắn ngày thì có thể chờ ít nhất 14 ngày sau thời điểm dùng liều corticoid cuối cùng để tiêm vắc xin phòng COVID-19. Với những trường hợp phải sử dụng corticoid đường toàn thân kéo dài để điều trị các bệnh mạn tính như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ cứng rải rác… thì hiện không có khuyến cáo về việc ngưng thuốc để tiêm phòng vắc xin vì nguy cơ từ việc bệnh bị tiến triển nặng lớn hơn so với lợi ích thu được từ tiêm vắc xin. Trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế sẽ hỏi tiền sử của người bệnh: Về bệnh tật và quá trình dùng thuốc. Ví dụ: Tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử bệnh nền; có đang dùng các thuốc corticoid hoặc bất kể thuốc nào khác không; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ… Bạn nên thông báo trung thực với nhân viên y tế để có quyết định nên hay trì hoãn tiêm ngừa vắc xin COVID-19 nhé! Trân trọng! >>> >>>" ]
[ "Chào em, Với xét nghiệm của em về viêm gan do virus thì việc uống thuốc điều trị có hiệu quả. Số lượng virus đã giảm rõ rệt tới ngưỡng có thể ngưng thuốc nhưng để quyết định ngưng thuốc hay không, em cần đến tái khám tại BS điều trị để có quyết định thích hợp. Thân ái.", "Hình minh họa Chào em, Thứ nhất, em cứ đăng ký chích ngừa vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của phường xã, cơ quan, còn việc quyết định em có chích được hay không đã có khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa quyết định. Tất cả những trường hợp có tiền căn nghi ngờ dị ứng thuốc thì đều cần phải báo với nhân viên y tế ở khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa. Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn, dị ứng môi trường, thời tiết… đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định. Một số người có thể được chỉ định tiêm vắc xin nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vắc xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast. Phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Tất cả bệnh nhân nếu từng ghi nhận phản vệ độ 2 với thuốc/bất kỳ thứ gì mà tới BV cấp cứu thì cũng sẽ có giấy xác nhận của bv trong lần nhập cấp cứu. Nếu em không có tờ giấy xác nhận này, chuyện dị ứng nặng với thuốc của em là chưa được xác định. Mà thiệt ra, mức độ dị ứng của em chủ yếu là ngứa khắp người, nhưng mà vẫn còn đáp ứng với thuốc Tây, đâu có lần nào khó thở nhập cấp cứu đâu, cho nên phản ứng phản vệ chỉ ở độ 1 mà thôi. Hiện nay, với quỹ vắc xin hiện tại và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và còn kéo dài chưa biết bao giờ dứt, việc chích ngừa phòng COVID-19 không còn tính bắt buộc với người dân nữa, mà ai ai cũng mong chờ được chích vắc xin hết. Những trường hợp có nguy cơ dị ứng thuốc (như trường hợp của em), hay người có bệnh lý nền phức tạp, hay người trên 65 tuổi sẽ ưu tiên chích Moderna hoặc Pfizer, khi có đủ hàng, đừng bỏ lỡ. Vì cơ địa em đã \"dễ dị ứng thuốc\" rồi, nên lỡ mắc COVID-19 là càng mệt mỏi hơn nhiều vì có thể phải dùng nhiều thuốc lắm.", "Chào em, Thuốc corticoid đúng là có tác dụng phụ ảnh hưởng lên nội tiết tố, có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, những dòng thuốc corticoid dùng để tiêm sẹo lồi thì chủ yếu có tác dụng tại chỗ hơn là toàn thân, do đó tác dụng phụ rối loạn kinh nguyệt là hiếm gặp nếu dùng đúng liều quy định. Hơn nữa, tình trạng này cũng kéo dài nhiều tháng là cần phải khám chuyên khoa sản phụ khoa xem có vấn đề phụ khoa - nội tiết hay không để can thiệp điều trị sớm, em nhé.", " Chào em, Với các thắc mắc của em tôi xin được giải đáp như sau: 1. Khi tiêm ngừa bé không cần ngưng thuốc. 2. Em không nên tự ý mua thuốc cho bé uống sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Em nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị. 3. Em bị nổi mẩn ngứa thì nên đến BV để BS chuyên khoa Da liễu khám và điều trị cho em. Em nhớ báo cho BS biết là đang cho con bú để BS kê toa không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú em nhé! Chúc gia đình nhỏ của em sức khỏe! Trân trọng!", "Bạn\r\nLoan thân mến, Hai tên thuốc bạn nêu trên đều cùng là thuốc kháng viêm corticoide, chế phẩm\r\ndạng phun sương, xịt mũi, tác dụng kháng viêm, chống tại chỗ, bạn có thể\r\ndùng một trong hai thứ thuốc trên. Chỉ định: trong điều trị và phòng ngừa bệnh , polyp mũi... Thuốc dùng xịt mũi mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 xịt cho mỗi bên mũi. Lưu ý khi dùng thuốc: Có thể gây chảy máu mũi, nấm họng (súc họng sau khi xịt\r\nthuốc). Không dùng thuốc nếu: mắt bị cườm khô hay cườm nước và nhiễm herpes simplex\r\nvirus, cơ thể đang bị bệnh lao hay các nhiễm trùng khác.", " Chào em, Qua mô tả có thể thấy bệnh tình của em tiến triển khá tốt, nhưng do không đầy đủ chi tiết nên BS chưa thể nhận định được đã khỏi hẳn hay chưa. Tốt nhất, em nên tái khám thường xuyên và không nên tự ý ngưng thuốc. BS điều trị sẽ có hướng giảm liều thuốc, tiến tới ngưng thuốc khi thời điểm phù hợp, em nhé! Thân mến!", " Chào em, Các dấu chứng mà em đang mắc phải có thể là biểu hiện của do thuốc. Tuy nhiên đây là thuốc điều trị bệnh trong trường hợp của em, nên khi giảm liều hoặc ngưng thuốc cần thận trọng và phải có ý kiến của bác sĩ điều trị. Em nên tái khám theo hẹn để được theo dõi và điều chỉnh liều thuốc em nhé. Thân mến! ", "Ho có thể do hậu nhiễm COVID hay tác dụng phụ của thuốc Chào bạn, Cách xử lý tốt nhất cho bạn của bạn là đến bệnh viện để chụp hình phổi và kiểm tra lại sức khỏe toàn bộ. Thứ nhất, bạn của bạn \"có dấu hiệu nhiễm COVID-19\" là tự chẩn đoán hay là có làm xét nghiệm xác định nhiễm COVID-19 hay chưa (test nhanh, test PCR), vì dấu hiệu nhiễm COVID 19 có thể gặp trong các bệnh lý khác nữa. Thứ hai, bạn của bạn phạm tiếp 1 sai lầm thứ hai, đó là \"điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của họ hàng đã bị nhiễm COVID\" với các thuốc như trên là thuốc phải dùng khi đúng chỉ định (như thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo Sp0, dưới 95% do nhiễm COVID 19) chứ không phải ai dùng cũng được vì thuốc có rất nhiều tác dụng phụ. Vì thế, triệu chứng ho kéo dài của người bạn đề cập có thể do rất nhiều nguyên nhân, do nhiễm COVID chưa điều trị khỏi, do hậu nhiễm COVID, do tác dụng phụ của thuốc, do bệnh lý khác không phải COVID gây ra... cần phải đến bệnh viện kiểm tra mới biết được. Thân mến!", " Chào em, Theo thông tin em chia sẻ, tôi nhận thấy bệnh của em đã được điều trị rất tốt, bằng chứng là bệnh có cải thiện rõ rệt. Em xuất viện 7 tháng và nay ngưng thuốc nhưng tinh thần vẫn thoải mái và ngủ được là điều rất tốt. Tôi không rõ ý của em khi hỏi “bệnh của em có phải dùng thuốc lâu dài không” nghĩa là thuốc gì, thuốc do em dùng ở ngoài trước khi vào bệnh viện điều trị hay sao, bởi vì thuốc mà bác sĩ điều trị kê cho em là thuốc điều trị bệnh, và bệnh của em đang tiến triển tốt lên. Do vậy, em nên duy trì lối sống tích cực hiện nay, khi nào có biểu hiện khó ngủ trở lại thì mới cần tái khám bác sĩ. Thân mến! ", "Chào bạn, Có một số bệnh lý việc sử dụng kháng viêm Corticosteroid là bắt buộc để điều trị bệnh và duy trì mạng sống, vì vậy bác sĩ điều trị đã cân nhắc lợi và hại trước khi quyết định kê toa thuốc cho bệnh nhân. Những bệnh nhân sử dụng kháng viêm Corticosteroid thời gian dài thì nguy cơ suy tuyến thượng thận là điều không thể tránh khỏi, nhưng đánh đổi điều này để có thể chữa bệnh được cho bệnh nhân đặc biệt là đối với các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch toàn thân ví dụ như: hội chứng thận hư, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh lý tự miễn… Hiện tại kết quả xét nghiệm của bệnh nhi cho thấy mức độ Corticosteroid nội sinh trong giới hạn chấp nhận được, việc có suy tuyến thượng thận hay không cũng cần phải theo dõi thêm một thời gian nữa. Đặc biệt các tác dụng phụ của thuốc như sạm da, rụng lông tóc móng … đương nhiên khi ngưng thuốc một thời gian đủ lâu sẽ hồi phục. Thân ái chào bạn.", "Hình minh họa Chào bạn, Sau tiêm vắc xin vài giờ, các dấu hiệu phản ứng của cơ thể có thể là sốt (thường sốt nhẹ), đau mình, nhức đầu... chỉ 1-2 ngày là hết triệu chứng. Nếu gần đây khó chịu, bạn phải xét nghiệm COVID-19, nếu test nhanh âm tính, thì làm PCR nhé!", "Những người trên 18 tuổi là có chỉ định tiêm ngừa nếu như không có bất kỳ chống chỉ định nào Chào bạn, Vắc xin COVDI-19 là một bước ngoặt quan trọng trong trận chiến với vi rút gây bệnh. Vắc xin giúp bảo vệ những đối tượng nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao cũng như giảm tải lượng vi rút, giảm khả năng lây nhiễm. Những người trên 18 tuổi là có chỉ định tiêm ngừa nếu như không có bất kỳ chống chỉ định nào. Bản chất việc tiêm chủng là đưa vào cơ thể một phần của vi rút, giúp cơ thể sinh miễn dịch bảo vệ, không phải là bị lây nhiễm vi rút nên bạn có thể hoàn toàn an tâm là vắc xin không làm “phát tán” vi rút cho những người chưa chích ngừa. Khi đi tiêm ngừa, gia đình phải chú ý quy tắc 5K để bảo vệ bản thân vì phải 1-2 tuần sau vắc xin mới phát huy được tác dụng bảo vệ bạn nhé!", "Hình minh họa Chào\r\nem, Tôi\r\nkhông rõ em đang dùng kháng đông để điều trị bệnh gì, nên không thể tư vấn cho\r\nbạn về thời gian có thể ngưng thuốc và những nguy cơ ngưng thuốc. Vì vậy theo\r\ntôi bạn nên tham khảo ý kiến BS Nội khoa mà bạn đang điều trị để có nhiều thông\r\ntin hơn. Hơn nữa trước khi phẫu thuật những trường hợp\r\nđặc biệt này sẽ được hội chẩn với BS chuyên khoa, vì vậy bạn có thể yên tâm.", "BS Phạm Thị Hoàng Lan - BS\r\nCKI Sản Phụ khoa, ĐH Y Dược TPHCM: Chào bạn, Que cấy tránh thai có\r\nhiệu quả ngừa thai cao, an toàn và có thể sử dụng ở những phụ nữ cho con bú mẹ.\r\nThời gian sử dụng là 3 năm, giảm lượng máu mất do hành kinh và có thể có hiện\r\ntương kinh ít hoặc vô kinh, tiện dụng hơn thuốc viên vì không phải nhớ để uống\r\nhàng ngày. Bạn có thể tìm dịch vụ này tại các bệnh viện phụ sản tuyến\r\ntỉnh và thành phố. 2. Tôi đã đặt vòng được 4 năm, do thời gian đặt kéo dài nên\r\nhiện nay tôi muốn tháo vòng ra và dùng biện pháp tránh thai bằng uống thuốc. Do cơ địa tôi hay\r\nbị nổi mụn vậy tôi muốn bác sĩ tư vấn giúp tôi nên dùng loại thuốc nào để tránh\r\nbị nổi mụn. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Phan Thị\r\nHương Mai, 35 tuổi) Chào bạn, Các dụng cụ tránh\r\nthai trong tử cung hiện nay có thời gian sử dụng đến 10 năm, do đó bạn có thể\r\nsử dụng tiếp nếu bạn muốn. Thuốc viên ngừa thai\r\nphối hợp là một biện pháp an toàn và hiệu quả cao, bạn muốn chuyển sang ngừa\r\nthai bằng thuốc thì có thể chọn thuốc viên tránh thai phối hợp hai pha tăng\r\ngiảm liều. Thuốc ngoài tác dụng\r\nngừa thai còn có tác dụng điều trị mụn trứng cá do nội tiết. Tuy nhiên, bạn cần\r\nđược khám và tư vấn bởi bác sỹ da liễu để xác định nguyên nhân mụn do nội tiết\r\nhay nguyên nhân khác. 3. Em đang dùng thuốc tránh thai, loại 21 viên. Tuy đã có\r\nthói quen uống thuốc, nhưng do nhiều nguyên nhân, thỉnh thoảng em lại uống\r\nthuốc không đúng giờ (lệch khoảng 2 tiếng). Điều này có ảnh hưởng nhiều đến khả\r\nnăng phòng tránh thai của thuốc không? (Thu Hà, 27\r\ntuổi, Hà Nội) Thu Hà thân mến, Uống thuốc ở một thời\r\nđiểm nhất định là một thói quen tốt giúp bạn không quên thuốc, thỉnh thoảng\r\nuống thuốc lệch giờ hoặc quên uống thuốc bạn hãy uống bù ngay khi nhớ ra và\r\nuống ngay tiếp viên thuốc theo đúng lịch. Nếu quên không quá 12 giờ, hiệu quả ngừa thai vẫn còn rất\r\ncao. Mong em không thường xuyên quên thuốc nhé. 4. Tôi năm nay 32 tuổi, đã có\r\n2 con: 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu 2 tuổi rưỡi, dùng thuốc tránh thai từ sau khi\r\nsinh cháu thứ 2. Tôi có nghe bác sĩ tư vấn rằng nếu dùng viên thuốc tránh thai\r\nthì thời gian dùng không nên kéo dài quá 10 năm, xin hỏi điều này có đúng\r\nkhông? Tại sao? Tôi muốn chuyển sang phương pháp ngừa thai khác thì không biết phương\r\npháp nào là phù hợp, xin nhờ bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ. (Lê Chi, 32 tuổi) Chào bạn, Thuốc ngừa thai dùng hàng ngày hiện nay không giới hạn thời gian sử dụng và an\r\ntoàn khi sữ dụng lâu dài. Bạn đã sử dụng hơn 10 năm mà không có phiền toái gì,\r\ntôi nghĩ đây là phương pháp thích hợp nhất với bạn. Chúc bạn thật thoải\r\nmái với phương pháp ngừa thai mà mình đã chọn lựa. 5. Sử dụng thuốc đau đầu Panadol Extra có ảnh hưởng đến hiệu\r\nquả của thuốc tránh thai? (Trần Huyền Trang, 23\r\ntuổi, Hưng Yên) Chào bạn, Panadol Extra không\r\nảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân và là khởi đầu của nhiều\r\nbệnh lý khác, nên bạn phải đi kiểm tra sức khỏe để tìm nguyên nhân gây ra bệnh\r\nvà sớm có cách điều trị hiệu quả. 6. Liệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp hay hằng ngày có bị\r\nmất khả năng có thai? (Hoang Minh Hằng, 25 tuổi,\r\nQuảng Ngãi) Chào bạn, Bạn cần phân biện\r\nviên khẩn cấp không phải là 1 biện pháp tránh thai lâu dài, đây chỉ là biện\r\npháp chữa cháy và có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Thuốc viên tránh thai phối hợp sử dụng hằng ngày an toàn cho\r\nbạn có thể dùng trong thời gian dài, sau khi ngưng thuốc khả năng sinh con sẽ\r\nhồi phục nên bạn có thể an tâm sử dụng.", "- nguồn internet Chào em, Đọc mail của em tôi nhận thấy em có khá\r\nnhiều vấn đề khúc mắc: Thứ nhất - tình trạng : em\r\ncần đến khám bác sĩ chuyên khoa Huyết học để tìm nguyên nhân, để hiểu rõ về\r\nbệnh hơn, điều trị đầy đủ cũng như có tiên lượng về sau. Em không nên chỉ uống\r\nthuốc một cách mù mờ mà không biết gì về tình trạng bệnh lý của cơ thể. Thứ hai là tình trạng sức khỏe hiện\r\ntại. Tôi không rõ hiện tại em có đang nằm viện không, triệu chứng hiện tại của\r\nem như thế nào, điều trị kháng sinh 17 ngày nhưng lại không biết kháng sinh gì.\r\nCó quá nhiều thông tin ẩn vì vậy mà tôi không thể giúp em nhận định vấn đề hiện\r\ntại. Em cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ điều\r\ntrị để hiểu rõ hơn về bệnh em nhé." ]
Em 35 tuổi, nặng 56kg. BS cho em hỏi, thời gian trước em bị chóng mặt dữ dội, sau đó em có đi khám ở BS tư và được chẩn đoán bị thiếu máu não và tụt canxi, uống thuốc hơn 1 tháng thì giảm chóng mặt nhiều, nhưng giờ cứ nằm nghiêng về bên trái là chóng mặt và có cảm giác đau cổ, mắt khô. Mong BS tư vấn giúp, em xin cảm ơn nhiều ạ.
[ "Chào em, Đau cổ và khô mắt không phải là triệu chứng đặc hiệu của thiếu máu não và tụt calci máu. Em nên đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát là tốt nhất, thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra toàn bộ để đánh giá thực trạng sức khỏe tốt hơn, xem nguyên nhân gây đau cổ, khô mắt và chóng mặt là gì (có thể gặp do rất nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm cấp, rối loạn tiền đình, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp…) để có hướng điều trị thích hợp hơn, em nhé. Em đăng ký khám gói khám sức khoẻ tổng quát hoặc đăng ký khám tại phòng khám nội tổng quát đều được." ]
[ "Chào bạn Minh Tâm, Thông tin bạn gửi không thấy đề cập đến các bệnh lý khác kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn lipid/ máu, tiểu đường...? Hiện mẹ bạn bị \"đau bao tử\", có thể là do bệnh lý của dạ dày, cũng có thể do tác dụng phụ của các thuốc giảm đau, kháng viêm trị đau đầu, tê tay,... mà mẹ bạn uống trước đây. Mẹ bạn bị chóng mặt nhiều khi thay đổi tư thế kèm huyết áp tăng nhẹ, bên cạnh đó đi đứng bình thường, không yếu liệt chi, như vậy AloBacsi chưa nghĩ đến trường hợp , mà có thể là rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, mẹ bạn 55 tuổi đã mãn kinh, bạn nên đưa mẹ đi khám, làm thêm 1 số xét nghiệm thường qui tầm soát các bệnh lý mãn tính hay xuất hiện ở độ tuổi này như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn Lipid máu.... khi có chẩn đoán, BS sẽ cho uống thuốc kết hợp với điều trị bệnh rối loạn tiền đình cho mẹ bạn luôn. Còn về chế độ ăn, sẽ phụ thuộc vào các bệnh lý (nếu có), chỉ số khối cơ thể (BMI),... Trước hết, mẹ bạn cần duy trì chế độ ăn cân đối, giảm chất bột đường và muối, ăn nhiều rau xanh trái cây; tập thể dục phù hợp 30 phút/ ngày x 5 ngày /tuần. Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh.", " Chào em, như trên là do dùng thuốc, em có thể yên tâm. Em nên tiếp tục uống thuốc để cơ thể có nguyên liệu để tạo máu và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, em nhé. Thân mến! ", "Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài thì cần tìm hiểu nguyên nhân Xin chào bạn, Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân từ nhẹ đến nặng (đau đầu căng cơ, đau đầu do stress, đau đầu do viêm xoang, dị dạng mạch não, xuất huyết não, đột quỵ …) nếu triệu chứng đau đầu kéo dài sẽ gây phiền toái và nhất là mất ngủ cũng như những biến chứng bệnh lý khác nếu phát hiện chậm trễ. Việc điều trị giảm đau thông thường chỉ là điều trị triệu chứng chứ không phải giải quyết căn nguyên bệnh. Bạn nên đến khám chuyên khoa Thần kinh để được chụp MSCT sọ não hoặc MRI não sau khi thăm khám để xác định nguyên nhân nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe.", "Thưa bác sĩ, Tôi thường hay bị hoa mắt chóng mặt. Cảm giác như mắt bị lóa, không thấy gì, đầu óc hơi quay quay, một lúc thì hết. Triệu chứng này xuất hiện khi tôi đang nằm hay ngồi mà đứng dậy (dù không đứng dậy đột ngột), nó xuất hiện nhiều hơn vào trước ngày kinh khoảng 1 tuần và trong ngày kinh. Có phải tôi bị thiếu máu không? Cách đây gần 1 năm, tôi đi hiến máu, người ta có thử bỏ máu tôi vào 1 dung dịch xanh dương, keo keo, máu tôi không chìm xuống được và họ không cho tôi hiến máu. Dung dịch đó là gì và thử nghiệm ấy có ý nghĩa gì? Sao tôi thấy những đợt trước không có thử nghiệm này? Chào bạn Uyên, Bạn bị chóng mặt, hoa mắt từ tư thế nằm chuyển sang ngồi hay đứng dậy là có thể là biểu hiện của chóng mặt tư thế lành tính (hay rối loạn tiền đình), thiếu máu, tụt huyết áp… Rối loạn tiền đình có 2 dạng: Tiền đình ngoại biên là tiền đình do rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong, hoặc của dây thần kinh số 8. Tiền đình trung ương là do tổn thương trong não gây ra. Chóng mặt tư thế lành tính là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiền đình ngoại biên chiếm đến 30% trường hợp. Yếu tố thúc đẩy có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó, ngoài ra còn hay xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hóa hệ thống tiền đình. Những cơn chóng mặt xảy ra khi thay đổi tư thế, kèm hoa mắt, có thể chóng mặt, buồn nôn, nôn… Trước và trong thời gian bạn bị hoa mắt, chóng mặt bạn ăn uống dinh dưỡng thế nào, da bạn có xanh xao, niêm mạc mắt nhạt, môi tái, mệt mỏi không…? Nếu có những dấu hiệu này có thể bạn bị thiếu máu , bạn cần kiểm tra huyết áp nhiều ngày để có chẩn đoán chính xác. Khi đi hiến máu, y bác sĩ có làm xét nghiệm đó cho bạn cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt nên đã không cho bạn hiến máu. Yếu tố cần thiết cho sự tạo máu bao gồm chất sắt, vitamin B12 và acid folic, vì thiếu sắt nên không tham gia tạo hồng cầu dẫn đến thiếu máu và điều này giải thích được vì sao bạn có những triệu chứng như trên. Tuy nhiên, bạn cũng cần khám nội tổng quát để BS khám và chỉ định thêm một số xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt hoặc các bệnh lý đi kèm. Chúc bạn mau chóng khắc phục được tình trạng này!", " Chào em, Triệu chứng chủ yếu của em là mệt, mất sức và có cảm giác choáng. Cảm giác choáng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra không chỉ riêng hạ huyết áp, một nguyên nhân có thể gặp như thiếu máu, hạ đường huyết, hoặc cũng có thể nhầm lẫn với triệu chứng . Nguyên nhân gây ra chóng mặt lại nhiều và phức tạp hơn choáng váng. Không đơn giản như em nghĩ chỉ cần uống đường là có thể khỏi. Vì vậy việc cần làm hiện tại là tìm nguyên nhân gây ra triệu chứng trên, em cần đến khám BS nội tổng quát để tìm nguyên nhân và điều trị nhé. Thân mến! ", "Chào em, Triệu chứng trên có thể do tụt huyết áp tư thế thoáng qua, ở người trẻ khỏe thường là do giảm trương lực co thắt mạch máu khi chuyển đổi tư thế nhanh, cũng có thể là biểu hiện của thoáng thiếu máu não. Tụt huyết áp tư thế hay gặp ở người bị thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh lý tim mạch... Tốt hơn hết bạn nên khám tại chuyên khoa Tim mạch, để BS xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Song song đó, bạn cần ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế dùng các chất kích thích như café, trà, bia rượu, uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, không thức khuya, không tiếp xúc dưới máy vi tính quá lâu, không nghe điện thoại liên tục trong nhiều giờ, tập thể dục điều độ. Điều quan trọng là tránh thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng, xoay người nhanh có thể gây choáng váng, hoa mắt dẫn đến té ngã. Thân mến.", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn tiền đình Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn tiền đình Lâm sàng Chóng mặt: Bệnh nhân cảm thấy đồ vật xoay tròn, có cảm giác sợ té ngã, kèm nôn và buồn nôn. Rung giật nhãn cầu. Mất thăng bằng. Có thể có kèm các rối loạn thần kinh thực vật: Mạch nhanh, vã mồ hôi,... Cần chú ý thêm các dấu hiệu thần kinh như viêm tai giữa, bất thường thính lực. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Chóng mặt xảy ra đột ngột khi thay đổi tử thế, cảm giác xoay tròn, thường kéo dài từ 1 – 2 phút, có thể có thèm theo buồn nôn và nôn. Hay gặp ở những người từng có chấn thương vùng đầu, nhiễm trùng hô hấp trên do virus làm tổn thương mê đạo. Chóng mặt xảy ra đột ngột khi thay đổi tử thế Cận lâm sàng Xét nghiệm cơ bản thường quy. Siêu âm mạch máu ngoài sọ. MRI sọ não, CT Scan sọ não trong trường hợp chóng mặt có nguồn gốc trung ương. Thông tin thêm: Rối loạn tiền đình khám khoa nào cho kết quả chính xác? Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả Nguyên tắc điều trị Điều trị tùy vào nguyên nhân. Xử lý cơn chóng mặt cấp. Trong cơn chóng mặt cấp, cho người bệnh nằm thấp đầu, không di chuyển, ít ánh sáng. Thuốc điều trị cơn chóng mặt cấp Thuốc chống nôn: Metoclopramide, domperidon, dimenhydrinate. Thuốc điều trị chóng mặt: Betahistine, flunarizine, cinnarizine, acetyl leucine. Thuốc giải lo âu: Diazepam. Thuốc hỗ trợ điều trị suy giảm nhận thức tiền đình: Ginkgo biloba, piracetam, almitrine – raubasine. Đối với cơn chóng mặt kích phát lành tính cần tái khám mỗi 2 tuần/ lần. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân nên được điều trị củng cố thêm 3 – 4 tuần. Xem thêm: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình", "Chào bạn, Cảm giác chóng mặt thỉnh thoảng thì xảy ra ở người nữ có thể là triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiền đình. Triệu chứng chóng mặt này điển hình tăng dần khi xoay chuyển tư thế và khi đi lại, giảm khi nằm yên. Ngoài ra, chóng mặt buồn ngủ đôi khi cũng là triệu chứng của mệt mỏi, lo âu stress bởi công việc và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu là chóng mặt do mệt mỏi hay bệnh lý thì khi triệu chứng gây phiền toái với cuộc sống vẫn phải sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Bên cạnh đó chóng mặt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý về mạch máu não, nhưng đối với các bệnh lý này triệu chứng chóng mặt rất dữ dội, nôn ói nhiều và bệnh nhân gần như không thể đứng dậy được. Để đảm bảo an toàn nhằm tránh bỏ sót các bệnh lý nguy hiểm bạn hãy đến chuyên khoa nội thần kinh của các bệnh viện lớn để được thăm khám toàn diện và sẽ có hướng xử trí cho bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "Chào em, Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải đột quỵ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Các triệu chứng có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể. Chúng sẽ nặng nhất trong vòng 24 đến 72 giờ đầu. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: - Đau đầu một cách đột ngột - Mất khả năng thăng bằng; đi đứng khó khăn - Bất tỉnh hoặc hôn mê - Hoa mắt, chóng mặt - Tầm nhìn bị tối hoặc mờ - Tê và yếu đi ở cánh tay, mặt hoặc chân ở một bên cơ thể - Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu. Với 1 người bị đau đầu, chóng mặt, bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp, khai thác thông tin triệu chứng, tiền căn bệnh lý thì mới kết luận được có nguy cơ đột quỵ hay không, chứ không thể dựa vào việc không có yếu liệt không có nôn ói là loại trừ đột quỵ, ngoài ra sau thăm khám thì bác sĩ cũng chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt cho em, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Về vấn đề này, em khám tại chuyên khoa nội thần kinh là hợp lý nhất, em nhé.", "Thuốc làm loãng máu có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng không đúng chỉ định Chào bạn, Hẹp nặng động mạch ở não thường gây ra triệu chứng tương ứng trên cơ thể như yếu liệt nửa người, liệt mặt, dị cảm... Nếu như hiện tại bạn vẫn thấy khoẻ khoắn tức là cơ thể đã tự tạo ra tuần hoàn bàng hệ, hay nói cách khác là tự hình thành đường đi khác cho mạch máu để phần não không bị thiếu máu nuôi. Các thuốc phòng ngừa đột quỵ có vai trò giữ vững dòng chảy của động mạch, tránh hình thành cục máu đông và cũng phòng ngừa luôn nguy cơ vỡ do huyết áp cao. Do đó, điều trị nội khoa tối ưu hiện tại là cần thiết và đầy đủ, nếu tự ý dùng thêm thuốc (gây loãng máu hoặc gây giãn mạch tụt huyết áp) mà không đúng phác đồ có thể gây hại nhiều hơn có lợi bạn nhé! Thân mến.", "Chào bạn, Khi nghi ngờ mình bị rối loạn tiền đình và rối loạn thần kinh thực vật (hay rối loạn thần kinh tim) thì an toàn nhất là bạn nên khám chuyên khoa Nội thần kinh. Bởi vì bản thân chứng rối loạn tiền đình cũng có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm như khối u ở tiểu não, bệnh lý tiền đình ốc tai…Do đó, bác sĩ nội thần kinh cần thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây chứng rối loạn tiền đình cho bạn, xem lại tiền sử điều trị trước đây của bạn, từ đó mới đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh. Do đó, an toàn nhất là bạn nên khám chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Khi bạn chóng mặt nhiều, thì bạn nên nằm nghỉ tại giường, hạn chế ánh sáng - tiếng ồn, phòng thông khí tốt, nhiệt độ dễ chịu, tránh di chuyển có thể gây té ngã, đồng thời chú ý: - Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. - Tránh cafe, rượu, bia. - Uống nhiều nước. - Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không thức khuya. - Ăn uống đầy đủ chất.", "Hình minh họa. Nguồn Interne Chào\r\nem, có thể do nhiều nguyên nhân, gồm tim mạch (có bệnh cơ tim, van\r\ntim, động mạch vành...), hô hấp, thần kinh cơ, tiêu hóa (chủ yếu là ống tiêu\r\nhóa trên), tâm lý, bệnh lý nội tiết tố... Do\r\nvậy, BS phải khám trực tiếp cho em và có thể cần một số xét nghiệm hỗ trợ mới\r\nchẩn đoán được nguyên nhân. Nếu em đã loại trừ được nguyên nhân do tim, thì em\r\nthử tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya, tránh các chất kích\r\nthích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá và bổ sung thêm một số vi\r\nkhoáng chất cho cơ như Canxi, magie, kẽm, kali, vitamin nhóm B xem có cải thiện\r\nkhông. Nếu vẫn không cải thiện thì em cần đến trung tâm đa khoa để kiểm tra lại. Thân,", "Thưa bác sĩ, Vào khoảng 2 hôm trước em bị đánh chai bia vào đỉnh đầu bên phải, chảy rất nhiều máu nhưng vẫn tỉnh táo. Sau đó em được đi cấp cứu ở bệnh viện. Bác sĩ khâu lại và cho em truyền nước. Sau đó em được xuất viện. \r\n\r\nXin hỏi, em bị chóng mặt là do chấn thương não hay do thiếu máu? Em xin cảm ơn! (Duc Tung – boon…@hotmail.com) Chào em, Sau khi bị đánh mạnh vào đầu như em mô tả, chảy rất nhiều máu và vẫn tỉnh táo. Nếu em bị chóng mặt ngay sau đó có thể do mất nhiều máu, tùy mức độ mất máu, bác sĩ chỉ định truyền dịch hay truyền máu, tình trạng chóng mặt sẽ từ từ phục hồi. Nhưng nếu chóng mặt càng lúc càng tăng, kèm buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, mắt mờ, yếu tay chân, hay lú lẫn, lơ mơ... đó là dấu hiệu của xuất huyết gây tụ máu trong não, làm tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này, em cần đến khám lại ngay để được chỉ định chụp CT, MRI sọ não… Từ đó mới có thể đánh giá vị trí, mức độ tổn thương do máu tụ và bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời. Em nên đi khám khoa ngoại thần kinh ngay đi nhé! Thân ái! BS-CKI Nguyễn Minh Thu", "Chào em, Khi thay đổi tư thế đột ngột, hệ thần kinh tự chủ của cơ thể chưa kịp điều chỉnh, cơ thể không thích nghi kịp gây triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra cũng có thể do hệ tiền đình của em không tốt, nên gây ra triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nếu lo lắng em nên khám sức khỏe tổng quát để xác định lại nguyên nhân và có hướng điều trị nếu có.", " Chào em, Xin chúc mừng em, mặc dù em bị nhưng rất may mắn là cơ thể em đã khống chế được nên em đang ở thể ngủ yên. Em không cần uống thuốc gì cả, chỉ cần theo dõi định kì hàng năm là được. Tuy nhiên, cần có lối sống lành mạnh (bỏ rượu bia, thuốc lá, hạn chế mỡ béo, tập thể dục đều đặn…). Thân mến! Trích trong: Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: [email protected] › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725" ]
Thưa bác sĩ, Bé nhà em được 10 ngày thì rụng rốn. Nhưng rốn của bé có chảy nước vàng đã hơn 1 tuần mà chưa hết. Em đã vệ sinh rốn cho bé ngày 2 lần bằng thuốc Povidon nhưng không khỏi. Xin bác sĩ chỉ cho em cách điều trị! (P.V. An - Bình Thuận)
[ "Chào em, Bình thường sau khi rốn rụng, chân rốn có thể chảy rỉ rỉ một\r\nít dịch màu trắng, không hôi từ 2 đến 3 ngày rồi dứt hẳn. Trường hợp của bé sau khi rốn rụng vẫn còn chảy nước vàng hơn 1 tuần rồi mà vẫn\r\nchưa khỏi, cần loại trừ bé bị chồi rốn, đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh,\r\nbản chất của các chồi này chính là mô hạt, các sợi bào, các mạch máu nhỏ. Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị không kịp thời và vệ sinh không\r\ntốt, rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng rốn. Bạn nên sớm đưa bé đi khám để tìm rõ nguyên nhân (cần chẩn đoán phân biệt với\r\nbệnh tồn tại ống niệu rốn), nếu đúng là do chồi rốn, thì tùy theo kích thước\r\ncủa chồi rốn BS sẽ có hướng điều trị cho bé (cột lại hoặc chấm thuốc để giúp\r\nchồi rốn khô và rụng). Thân mến!" ]
[ " Chào em, Trước hết em nên xem lại bệnh của bé có đáp ứng với điều trị không, nếu thấy không đáp ứng thì sau 2 ngày hoặc cũng có thể tái khám ngay nếu thấy bệnh tiến triển bất thường. Còn có thể là bệnh chưa ổn nhưng cũng có thể do bé ăn no quá hay đói quá, thời tiết nóng,…? Tốt nhất, em nên đưa bé đi tái khám lại, BS sẽ tìm ra nguyên nhân và sớm điều trị cho bé. Thân ái. ", "Chào em, Trường hợp của bé, có thể trong khi bệnh đã dùng nhiều thuốc kháng sinh, nên đã\r\ntiêu diệt luôn một số vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Thiếu những vi khuẩn này,\r\nlàm cho hệ tiêu hóa của bé kém và hậu quả là bé không muốn ăn. Bây giờ, em có thể bổ sung thêm men tiêu hóa như Neopeptin lần uống 5 giọt sau\r\năn, ngày 2 lần, kèm thêm men vi sinh (Probio, L-bio, Lacteol fort…) uống lần\r\nnửa gói ngày 2 lần, uống trước ăn, và kết hợp thêm thuốc bổ Vitaral uống lần 15\r\ngiọt, ngày 2 lần. Các loại thuốc trên em có thể sử dụng trong 10 ngày. Thân mến!", "Chào em, Theo triệu chứng em mô tả thì em\r\nđang ở trong giai đoạn . Dịch vàng trên có thể sẽ ra hết và tự khỏi nhưng\r\nkhả năng là rất thấp. Nếu không tự khỏi sẽ kéo dài và phải điều trị bằng\r\nphẫu thuật. Nếu ở TPHCM, em có thể đến BV Bình\r\nDân để kiểm tra và điều trị. Thân mến,", "Chào em, Theo mô tả thì rốn bé bị nhiễm trùng, em nên xung quanh rốn bé bằng cách dùng bông gòn tiệt trùng nhỏ vài giọt dung dịch Povidin rồi rửa xung quanh rốn và nơi có dịch vàng tiết ra, khoảng 5 ngày rốn bé sẽ khô em nhé. Thân mến! ", " Chào bạn, Tuy bé vẫn ăn uống và vui chơi bình thường nhưng nếu bạn thấy bé nhiều lần hơn và phân nước nhiều hơn hoặc phân nhầy có máu thì bạn nên đưa bé đi khám ngay. Trong thời gian này, bạn nên cho bé bú mẹ hoặc sữa ngoài nhưng cần pha sữa đúng theo hướng dẫn có ghi trên hộp. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào em Dung, Nước vàng trong rỉ ra từ phần vết thương là huyết tương, là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương. Tuy nhiên dịch này là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, do đó phải rửa vết thương hằng ngày bằng Povidin pha loãng với nước muối sinh lý, sau đó dùng gạc mềm chấm khô và có thể quấn lại bằng gạc lưới khô nếu diện tích lộ da non rộng. Không quấn quá chặt sẽ thiếu máu nuôi, băng gạc để chủ yếu để tránh va đập thêm và thấm dịch. Đồng thời với vết thương ở chân thì em nên hạn chế đi lại nhiều, khi ngồi hay nằm nhớ kê chân cao. Nếu vết thương rỉ , lẫn máu kèm sưng nóng đỏ đau nhiều hơn là đã nhiễm trùng, phải vào viện để BS xem lại ngay, em vào thẳng khoa cấp cứu ở bất kỳ BV nào vì khoa cấp cứu làm việc 24/24 bất kể lễ tết ngày nghỉ, em yên tâm nhé. Thân mến! ", "Chào em, Viêm và nổi hạt ở rốn thường do em vệ sinh chưa sạch trong rốn. Viêm tạo thành sẽ rất khó lành. Em vệ sinh sạch và dùng Povidine sát khuẩn. Nếu tiếp tục rỉ dịch phải đi khám xem có không thì phẫu thuật, em nhé.", "Chào em, Màu vàng quanh mắt của em không phải là do nhuộm màu của Povidine mà là do máu bầm mí mắt bắt đầu tan ra, sẽ để lại màu vàng trên da, rửa sẽ không hết được. Khi máu bầm dưới da tan dần theo thời gian thì màu vàng này sẽ tự hết. Nếu mức độ đau quanh vết thương nhiều, mắt sưng to, mở khó, đóng ghèn thì em cần phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại vết thương của em, xem mức độ viêm ra sao, có nhiễm trùng hay không, rồi từ đó sẽ kê thuốc phù hợp cho em uống mau tan máu bầm, mắt bớt sưng bớt đau, vết thương lành đẹp, em nhé.", "Lỗ rốn chảy dịch vàng, mùi hôi, ngứa nhiều, có khả năng em đã bị nhiễm trùng rốn Chào em, Rốn là một cơ quan trũng, có thể bị tích tụ nhiều chất bã, bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh nếu không giữ vệ sinh tốt. Lỗ rốn chảy dịch vàng, mùi hôi, ngứa nhiều, có khả năng em đã bị nhiễm trùng rốn. Nếu chỉ bị tổn thương ngoài da, bác sĩ có thể chỉ kê toa kháng sinh, hướng dẫn vệ sinh, rạch tháo mủ dịch, rốn sẽ tự lành. Trường hợp trong rốn có nang hoặc có đường dò thì cần phẫu thuật cắt bỏ đường dò, bệnh mới khỏi. Em nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kê toa thuốc điều trị, em nhé!", "Chào bạn, Nước vàng chảy ra từ các vết thương mới là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương. Tuy nhiên dịch này là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, do đó phải rửa vết thương hằng ngày bằng nước muối sinh lý, và băng gạc để tránh bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu sau 10 ngày mà vết thương vẫn còn chảy nước vàng, hoặc nước vàng có dấu hiệu đục, thối, vết thương sưng đỏ, phập phều, sốt… thì có khả năng là nhiễm trùng vết thương, nên khám bác sĩ bạn nhé! Thân mến.", " Chào em, Theo mô tả thì bé đã bị , em nên cải thiện bằng cách: - Xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 - 10 phút, sau đó xi để cho bé đi ngoài, Em hãy đặt 3 ngòn tay (hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh vì sẽ làm bé đau và cũng không quá nhẹ vì sẽ không hiệu quả, xoa vào lúc bé đang đói sẽ hiệu quả hơn, không xoa lúc bé no bụng vì sẽ không tốt. - Thụt tháo cho bé. - Nếu bé bú mẹ thì mẹ nên uống nhiều nước, ăn cấn đối các loại thực phẩm để cung cấp đủ sữa cho bé bú. Nếu sữa quá ít bé cũng sẽ ăn được ít dẫn tới phân ít > ít thúc giục đi ngoài > phân ở lâu trong ruột bị mất nước > phân bị đặc quánh > khó đi ngoài. - Nếu bé uống sữa công thức thì em cho bé uống nhiều nước. Nếu áp dụng phương pháp trên mà bé vẫn không cải thiện thì nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho bé. Thân mến!", "Chào em, Nước vàng trong rỉ ra từ vết thương chính là huyết tương, là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương. Tuy nhiên dịch này là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, do đó phải chăm sóc vết thương hằng ngày cho sạch để tránh bội nhiễm. Tùy vào diện tích bỏng và độ sâu của bỏng, cũng như việc sinh hoạt, chăm sóc vết thương hàng ngày mà vết thương lành nhanh hay chậm. Trước mắt, em nên hạn chế đi lại thì dịch sẽ tiết ra ít hơn, vẫn thay băng vết thương hàng ngày (rửa nước muối sinh lý) 1 lần mỗi ngày là được rồi, thay gạc Urgotul bằng Duoderm để giữ dịch tiết từ vết thương giúp cho vết thương khép da nhanh hơn. Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da... hoặc bỏng sâu sẽ gây hoại tử phần mô mềm thì dễ nhiễm khuẩn, cần đi khám ở cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của BS. Thân mến.", " Chào em, Em không cho biết bé uống và thoa thuốc gì nên tôi không có ý kiến về vấn đề này nhưng bé chỉ mới dùng được một ngày nên rất khó để đánh giá giảm hay không giảm. Bây giờ, em cần kiên trì cho bé dùng thuốc và thoa thuốc thêm một hai ngày nữa xem sao. Nếu không có chiều hướng giảm thì em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc BV Da Liễu khám nha. Thân mến! ", " Chào em, Trường hợp của em nơi bị tụ mủ và chảy nước chứng tỏ đang có tình trạng viêm nhiễm trùng. Cách xử trí của em là khá hợp lý, em cũng có thể rửa vết thương bằng Povidine nếu vệ sinh tốt vết thương sẽ lành dần, tuy nhiên cần theo dõi nếu có sốt vết thương chảy mủ hoặc nung mủ nhiều hơn cần đến khám BS để được bổ sung kháng sinh và mau chóng khỏi, em nhé. Thân mến! ", "Hường thân mến, Bạn lưu ý có thể trẻ bị do nhiễm khuẩn. Bạn có thể tắm cho trẻ thường xuyên và bôi Fucidine ngày 2\r\nlần trong 5 ngày. Nếu vết bóng nước tiếp tục lan nhanh thì phải đi khám để được\r\nuống kháng sinh vì ở trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng máu từ ngõ vào là da, mắt,\r\nmũi, miệng. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn\r\nphí Trích\r\nnội dung:" ]
Viên nén Navadiab 80mg Nova Argentia điều trị đái tháo đường (6 vỉ x 10 viên)
[ "Mô tả ngắn:\nNavadiab được sản xuất bởi Công ty Nova Argentia Industria Farmaceutica, thuốc có thành phần chính là gliclazide. Đây là thuốc dùng để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin.\nThành phần:\nGliclazide: 80mg\nChỉ định:\nThuốc Navadiab được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đái tháo đường nhiễm acid ceton ở người lớn và người cao tuổi, sau khi thất bại với chế độ ăn kiêng nhằm khôi phục cân bằng glucose huyết và khi có biến chứng mạch máu." ]
[ "Mô tả ngắn:\nThuốc Metformin là sản phẩm của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm có thành phần chính là Metformin hydrochloride dùng điều trị đái tháo đường type 2 ở người lớn, đặc biệt ở bệnh nhân thừa cân, khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không thể kiểm soát nồng độ đường huyết thỏa đáng.\nThành phần:\nMetformin: 1000mg\nChỉ định:\nThuốc Metformin chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nĐiều trị đái tháo đường type 2 ở người lớn. Đơn trị hoặc kết hợp thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc với insulin, đặc biệt ở bệnh nhân thừa cân, khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không thể kiểm soát nồng độ đường huyết thỏa đáng.", "Mô tả ngắn:\nGlucophage Xr 1000 mg là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Merck Sante, với thành phần chính metformin hydrochloride. Thuốc dùng để điều trị đái tháo đường type 2 ở người lớn, đặc biệt ở bệnh nhân quá cân, khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không hiệu quả trong kiểm soát đường huyết. \n Glucophage Xr 1000 mg được bào chế dưới dạng viên nén phóng thích kéo dài tròn hai mặt lồi, màu trắng đến trắng ngà, một mặt dập “1000”. Một hộp 03 vỉ x 10 viên. Mỗi viên chứa 1000 mg metformin hydrochloride.\nThành phần:\nMetformin: 1000mg\nChỉ định:\nThuốc Glucophage Xr 1000 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị đái tháo đường type 2 ở người lớn, đặc biệt ở bệnh nhân quá cân, khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không hiệu quả trong kiểm soát đường huyết. Glucophage XR có thể được dùng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường uống khác hoặc với insulin.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Metsav 1000 được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm SaVi . Thuốc có thành phần chính là Metformin hydroclorid . Thuốc Metsav 1000 được chỉ định trong điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylure khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ. \n Thuốc Metsav 1000 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén tròn, bao phim màu trắng, hai mặt khum trơn, cạnh và thành viên lành lặn. Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nMetformin: 1000mg\nChỉ định:\nThuốc Metsav 1000 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) trong đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylure khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Forxiga 10 mg của nhà sản xuất AstraZeneca, hoạt chất chính là dapagliflozin. Thuốc dùng điều trị đái tháo đường týp 2, suy tim, bệnh thận mạn tính trong một số trường hợp chỉ định.\nThành phần:\nDapagliflozin: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Forxiga 10 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐái tháo đường týp 2\nForxiga được chỉ định như là liệu pháp bổ sung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục để điều trị cho bệnh nhân trưởng thành bị đái tháo đường týp 2 không kiểm soát tốt đường huyết trong:\nĐơn trị liệu ở bệnh nhân không thích hợp sử dụng metformin do không dung nạp.\nPhối hợp với các thuốc khác để điều trị đái tháo đường týp 2 .\nForxiga được chỉ định để làm giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở bệnh nhân trưởng thành bị đái tháo đường týp 2 và hoặc có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.\nSuy tim\nForxiga được chỉ định để làm giảm nguy cơ tử vong tim mạch và nhập viện do suy tim ở bệnh nhân trưởng thành bị suy tim (phân loại NYHA II-IV) với phân suất tống máu giảm.\nBệnh thận mạn tính\nForxiga được chỉ định để làm giảm nguy cơ suy giảm eGFR kéo dài, bệnh thận giai đoạn cuối, tử vong tim mạch và nhập viện do suy tim ở bệnh nhân trưởng thành bị bệnh thận mạn tính có nguy cơ tiến triển.\nGiới hạn sử dụng\nForxiga không được khuyến khích điều trị bệnh thận mạn tính ở bệnh nhân có bệnh thận đa nang hoặc bệnh nhân cần hoặc có tiền sử gần đây sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh lý thận. Thuốc dự kiến sẽ không có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Exforge 10/160 do NOVARTIS FARMACEUTICA S.A sản xuất dạng viên uống phối hợp có thành phần là Amlodipin besylate, Valsartan có tác dụng điều trị tăng huyết áp vô căn.\nThành phần:\nValsartan: 160mg\nAmlodipine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Exforge 10/160 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nÐiều trị tăng huyết áp ở người lớn mà huyết áp không được kiểm soát đầy đủ khi điều trị đơn trị liệu bằng amlodipine hoặc valsartan.", "Mô tả ngắn:\nTanatril 10mg là sản phẩm của Công ty PT. Tanabe Indonesia (Indonesia) , thành phần chính là imidapril hydroclorid. Thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn. \n Tanatril 10mg được bào chế dạng viên nén màu trắng, hình tròn, một mặt dập \"10\", mặt kia có vạch khắc kèm dập chữ \"TA\" và số \"136\". Thuốc được đóng gói theo quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén và hộp 3 vỉ x 10 viên nén.\nThành phần:\nImidapril: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Tanatril 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị tăng huyết áp ở người lớn.", "Mô tả ngắn:\nZestril là một sản phẩm của hãng AstraZeneca Pharmaceutical Co., Ltd. Thành phần chính của thuốc là lisinopril dihydrate. Thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị biến chứng trên thận của bệnh đái tháo đường.\nThành phần:\nLisinopril: 5mg\nChỉ định:\nZestril được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:\nÐiều trị tăng huyết áp. Điều trị suy tim có triệu chứng. Ðiều trị nhồi máu cơ tim: Điều trị ngắn hạn (6 tuần) ở bệnh nhân có huyết động học ổn định trong vòng 24 giờ đầu ở bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Điều trị biến chứng trên thận của bệnh đái tháo đường: Ở bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin có huyết áp bình thường và bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin có tăng huyết áp vừa mới chớm mắc bệnh lý thận được đặc trưng bởi vì albumin niệu, Zestril làm giảm tốc độ tiết albumin niệu.", "Mô tả ngắn:\nDiamicron MR 30mg của nhà sản xuất Les Laboratoires Servier Industrie – Pháp có thành phần chính là gliclazid. Thuốc dùng để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin ở người lớn (đái tháo đường tuýp 2), phối hợp với chế độ dinh dưỡng và thể dục liệu pháp, khi mà những biện pháp trên đơn thuần không đủ để kiểm soát đường máu bình thường.\nThành phần:\nGliclazide: 30mg\nChỉ định:\nĐái tháo đường không phụ thuộc insulin ( đái tháo đường tuýp 2) ở người lớn, khi chế độ dinh dưỡng, thể dục và giảm cân đơn thuần không đủ để kiểm soát đường huyết.", "Mô tả ngắn:\nGenprid 4 do công ty Farmak JSC sản xuất, có thành phần chính là glimepirid. Đây là thuốc điều trị đái tháo đường. \n Thuốc bào chế dạng viên nén, đóng gói thành hộp 3 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nGlimepiride: 4mg\nChỉ định:\nThuốc Genprid 4 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nGenprid được chỉ định ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin (tuýp II) mà hàm lượng glucose máu không thể kiểm soát được bằng chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và giảm thể trọng.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Lodimax 10 là sản phẩm của Dược phẩm OPV, thành phần chính là Amlodipine, có tác dụng chẹn kênh calci, dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp và một số dạng cơn đau thắt ngực, thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, màu trắng hai mặt lồi, chứa hàm lượng 10 mg Amlodipine.\nThành phần:\nAmlodipine: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Lodimax được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp : Amlodipine có thể được sử dụng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để kiểm soát huyết áp.. Điều trị bệnh động mạch vành: Dự phòng cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực Prinzmetal.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Relinide có thành phần chính Repaglinide để điều trị đái tháo đường typ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) mà tình trạng đường huyết cao không thể kiểm soát đầy đủ bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân nặng và tập thể dục. \n Repaglinid cũng được chỉ định để phối hợp với metformin ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được tình trạng đường huyết khi chỉ dùng metformin. \n Viên nén tròn màu vàng nhạt, có in số \"253\" trên một mặt và in chữ \"SD\" trên mặt còn lại.\nThành phần:\nRepaglinide: 1mg\nChỉ định:\nThuốc Reglinid được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị đái tháo đường typ 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin) mà tình trạng đường huyết cao không thể kiểm soát đầy đủ bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân nặng và tập thể dục. Phối hợp với metformin ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được tình trạng đường huyết khi chỉ dùng metformin.\nNên bắt đầu dùng thuốc để điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm hạ mức đường huyết có liên hệ đến bữa ăn.", "Mô tả ngắn:\nAdalat LA 60 chứa nifedipine với công dụng điều trị tăng huyết áp tất cả các mức độ. Dùng đơn độc hoặc phối hợp với một thuốc chẹn beta để dự phòng cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính.\nThành phần:\nNifedipine: 60mg\nChỉ định:\nThuốc Adalat LA 60 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nĐiều trị tăng huyết áp tất cả các mức độ. Dùng đơn độc hoặc phối hợp với một thuốc chẹn beta để dự phòng cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính.", "Mô tả ngắn:\nDomperidon của Công ty Stada Việt Nam, thành phần chính Domperidone, dùng cho để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn. \n Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim 10mg. Viên nén dài, bao phim màu trắng, một mặt có khắc vạch, một mặt trơn. Hộp 10 vỉ x 10 viên.\nThành phần:\nDomperidone: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Domperidon được chỉ định để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.", "Mô tả ngắn:\nThuốc Nadecin 10mg được sản xuất bởi Công ty S.C. Arena Group S.A - Romania, có thành phần chính là Isosorbide . Thuốc Nadecin 10mg được chỉ định trong phòng và điều trị cơn đau thắt ngực, điều trị suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác).\nThành phần:\nIsosorbidi dinitras: 10mg\nChỉ định:\nThuốc Nadecin 10mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:\nPhòng và điều trị cơn đau thắt ngực . Điều trị suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác).", "Mô tả ngắn:\nThuốc Sitagibes là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm có thành phần chính là Sitagliptin. Thuốc được dùng đơn trị liệu để kiểm soát glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) cùng với chế độ ăn và luyện tập. Dùng phối hợp với metformin và pioglitazon khi cặp phối hợp này không kiểm soát được glucose huyết. Phối hợp với insulin (kèm theo hoặc không kèm theo metformin) khi insulin không kiểm soát được glucose huyết.\nThành phần:\nSitagliptin: 50mg\nChỉ định:\nThuốc Sitagibes chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:\nSitagliptin được dùng đơn trị liệu để kiểm soát glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) cùng với chế độ ăn và luyện tập. Sitagliptin được dùng phối hợp với các thuốc uống chống đái tháo đường khác để kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 trên những người không kiểm soát được glucose huyết khi dùng đơn trị liệu thuốc chống đái tháo đường dạng uống. Sitagliptin còn được dùng phối hợp với metformin và pioglitazon khi cặp phối hợp này không kiểm soát được glucose huyết. Sitagliptin cũng được phối hợp với insulin (kèm theo hoặc không kèm theo metformin) khi insulin không kiểm soát được glucose huyết." ]
Thưa BS cho em hỏi, cách đây mấy tháng em hay bị ngứa đầu và em có cào gãi kéo dài, em phát hiện em bị rụng tóc 2 mảng. Cho em hỏi đó là bệnh gì và nó có làm cho hói hết cả đầu không ạ? (Bạn đọc Ka Na)
[ " Chào em, Để chẩn đoán các bệnh lý về da và da đầu cần phải có hình ảnh trực tiếp thì mới giúp bác sĩ đưa ra gợi ý chẩn đoán được. Với triệu chứng em miêu tả, hai nguyên nhân thường gặp nhất là và chốc đầu. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như viêm da tiết bã, bệnh lý nội khoa toàn thân... cũng có thể gây ra triệu chứng ngứa da và rụng tóc. Em cần đến khám trực tiếp bác sĩ Da Liễu để được xem bệnh và kê toa phù hợp em nhé! Thân mến! " ]
[ "Chào em, Theo như em mô tả, cho thấy nguyên nhân bé hay gãi đầu, gãi tai có thể là do các nốt nổi trên mặt và chân tay. Ngoài ra, nếu bé có thì đây cũng là một trong nguyên nhân làm cho bé khó chịu, bứt rứt, cào gãi. Còn việc điều trị cho bé thì em nên đưa bé đi khám để BS đưa ra chẩn đoán xác định, mức độ,… rồi mới đưa ra hướng điều trị triệt để. Thân mến! ", " Chào em, Với tình trạng này, em cần đến BS Da liễu để kiểm tra, em nhé. BS cần phải quan sát và khám trực tiếp cho em để phát hiện những bất thường trên da em nếu có, từ đó với đánh giá chuyên môn của mình bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán và xử trí phù hợp được. Trong thời gian này, em có thể dùng kèm Clorpheniramin để giảm ngứa và không nên cào gãi hay bôi những thuốc không rõ loại. Thân mến!", "Hình minh họa Chào em, Những mụn nước ngứa\r\ntrên khắp cơ thể của em không phải là do nóng trong người do thuốc, mà đó là bệnh\r\nlý về da, nhiều khả năng nhất là nếu như ban xuất hiện ngay sau\r\nkhi ăn hải sản, ngoài ra còn gặp trong chàm, nhiễm khuẩn do virus, nấm... Em còn trẻ mà đã có bị\r\nviêm màng phổi thì nên kiểm tra hệ miễn dịch của bản thân, các bệnh lý hay thuốc\r\ngây suy giảm miễn dịch. Quay lại với vấn đề về\r\nda, em cần đến khám BS Da liễu để được chẩn đoán rõ ràng sau khi bs khám trực\r\ntiếp các sang thương da kể trên, từ đó mới đưa ra hướng điều trị chính xác và\r\nan toàn nhất, em nhé.", "Chào em trai, Vùng kín bị rụng lông nếu 2-3 sợi trong một ngày thì đó là điều bình thường em ạ. Nhưng nếu lông rụng nhiều hơn, kèm theo ngứa thì có thể em bị nhiễm nấm. Da vùng lông mu, tinh hoàn, bẹn có thể có những đốm đỏ hồng, ngứa. Thường gặp do nấm Candida Albican gây ra. Về điều trị em có thể bôi kem chống nấm như Nizora (ketoconazol), Canesten… Nếu lông rụng nhiều hàng loạt, em nên cạo sạch hết lông trước để dễ vệ sinh và bôi thuốc. Kèm uống thuốc chống nấm tác dụng toàn thân như Nizoral, Sporal… Bên cạnh đó, em cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc thoáng mát, không bó sát, tránh mồ hôi ẩm ướt… Quần lót cần giặt sạch phơi ngoài nắng mặt trời, tránh tiếp xúc hoặc mặc chung đồ lót với người khác. Thân mến!", " Chào em, Tình trạng em gặp phải là viêm nang lông, là sự nhiễm trùng của các do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nang lông là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Bạn nên khám chuyên khoa Da Liễu để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, xác định nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, từ đó mới kê thuốc bôi và thuốc uống phù hợp để điều trị dứt điểm được bệnh. Thân mến! ", "Vinh thân mến, Với bệnh hói đầu (do di truyền) thì 1 số người không cảm thấy khó chịu. Ngược lại 1 số người khác thì bị stress nặng, mất tự tin và . Nếu em cảm thấy có 1 số dấu hiệu của bệnh như: chán nản, buồn rầu, bi quan, kém ăn, mất ngủ, đau nhức cơ thể, sợ hãi trước người lạ, hay cáu gắt hoặc giảm 1 số chức năng sinh lý bình thường… thì nên đi khám chuyên khoa tâm thần nhé. ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà AloBacsi.com", "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tóc rụng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Khai thác tiền sử bệnh Xem xét bệnh sử bao gồm sự khởi đầu và thời gian rụng tóc, khi nào tóc rụng nhiều hơn, rụng tóc là lan rộng hay tại chỗ. Cần hỏi bệnh nhân về các triệu chứng liên quan như ngứa và sẹo, các phương pháp chăm sóc tóc thông thường (buộc tóc, hóa chất, sấy tóc…), có thường xuyên kéo hoặc xoắn tóc không. Hỏi bệnh nhân về những phơi nhiễm gần đây với các tác nhân có hại (thuốc lá, chất độc, phóng xạ), các yếu tố căng thẳng (sinh lý và tâm lý), chế độ ăn kiêng, thai sản và hormone ở phụ nữ. Hỏi về tiền sử mắc các bệnh khác và các thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Khám thực thể Khám da đầu, lưu ý xem rụng tóc ở những khu vực nào, sự hiện diện và đặc điểm của bất kỳ tổn thương da nào, có sẹo hay không, những bất thường của thân tóc. Nên đo chiều rộng của vùng rụng tóc. Cần phải khám toàn bộ da để đánh giá rụng lông ở nơi khác trên cơ thể (lông mày, lông mi, cánh tay, chân). Chú ý các dấu hiệu tổn thương do lupus, giang mai thứ phát hoặc các bệnh nhiễm khuẩn/nhiễm nấm, các dấu hiệu nam hóa ở phụ nữ (rậm lông, giọng nói trầm hơn, phì đại âm vật). Xem xét các dấu hiệu các bệnh hệ thống, khám tuyến giáp . Các thử nghiệm Đánh giá các bệnh lý có thể là nguyên nhân của rụng tóc (nội tiết, tự miễn…). Đo nồng độ hormone ở phụ nữ có biểu hiện nam hóa ( testosterone và dehydroepiandrosterone sulfate – DHEAS). Thử nghiệm kéo Dùng để đánh giá rụng tóc lan tỏa bằng cách kéo nhẹ khoảng 40 sợi tóc trên ít nhất 3 vùng khác nhau của da đầu rồi đếm số lượng tóc lấy được và kiểm tra bằng kính hiển vi. Bình thường tóc rụng dưới 3 sợi telogen/lần kéo. Nếu trên 4 – 6 sợi tóc rụng mỗi lần kéo, bài kiểm tra kéo là dương tính và gợi ý là Telogen effluvium. Kiểm tra nhổ Đột ngột kéo ra khoảng 50 sợi luôn gốc. Sau đó kiểm tra bằng kính hiển vi để xác định giai đoạn phát triển, giúp chẩn đoán đây là khiếm khuyết trên sợi telogen/anagen hay một bệnh nền. Các sợi tóc anagen có vỏ bọc ở gốc còn sợi telogen thì không. Thông thường, 85 – 90% tóc nằm trong giai đoạn anagen, khoảng 10 – 15% ở giai đoạn telogen và < 1% đang trong giai đoạn catagen. Ở bệnh nhân bị Telogen effluvium, kết quả soi kính hiển vi quang học cho thấy tăng % số tóc ở pha telogen, trong khi với bệnh nhân Anagen effluvium thì số lượng tóc pha telogen giảm và tăng số lượng tóc gãy rụng. Những bất thường của thân tóc nguyên phát thường thấy rõ khi kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết da đầu Khi chứng rụng tóc vẫn còn và nghi ngờ chẩn đoán. Sinh thiết có thể phân biệt sẹo và không sẹo. Nên sinh thiết từ các vùng viêm hoạt động, tốt nhất là ở rìa của mảng rụng. Có thể nuôi cấy nấm và vi khuẩn. Đếm tóc hàng ngày Khi thử nghiệm kéo âm tính, có thể cho bệnh nhân tự đếm tóc để xác định lượng tóc rụng. Tóc rụng vào buổi sáng khi chải đầu hoặc sau khi tắm được thu thập vào trong túi nilon trong suốt 14 ngày và ghi lại số lượng tóc trong mỗi túi. Sợi tóc > 100 sợi/ngày là bất thường ngoại trừ sau khi gội đầu (lên tới 250 sợi vẫn có thể là bình thường). Phương pháp điều trị hiệu quả Tùy thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Rụng tóc androgenetic Minoxidil (2% đối với phụ nữ, 2 – 5% đối với nam giới) Kéo dài giai đoạn tăng trưởng anagen và dần mở rộng các nang tóc nhỏ (tóc tơ) vào vùng tóc trưởng thành. Nên dùng minoxidil 1 ml tại chỗ khi rụng tóc ở đỉnh đầu. Tuy nhiên, thường chỉ có 30 – 40% bệnh nhân mọc tóc một cách hiệu quả và minoxidil nói chung không hiệu quả do các nguyên nhân rụng tóc khác, ngoại trừ rụng tóc mảng. Tóc mọc lại có thể mất từ 8 – 12 tháng. Điều trị được tiếp tục vô thời hạn vì ngừng khi điều trị, tóc rụng trở lại. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng da đầu nhẹ, viêm da tiếp xúc dị ứng và mọc lông trên mặt. Finasteride Ức chế enzyme 5α – reductase, ngăn chặn sự chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, rất hiệu quả cho rụng tóc kiểu nam. Finasteride uống 1 mg/lần/ngày có thể ngăn rụng tóc và có thể kích thích sự phát triển của tóc. Hiệu quả thường rõ ràng trong 6 – 8 tháng điều trị. Tác dụng phụ bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương cứng và xuất tinh, phản ứng quá mẫn, phì đại vú, bệnh lý cơ, có thể làm giảm nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA ở đàn ông lớn tuổi (cần chú ý khi tầm soát ung thư). Tiếp tục điều trị kéo dài đến khi còn hiệu quả. Khi ngừng điều trị ngừng, tóc có thể rụng trở lại. Finasteride không dùng cho phụ nữ và chống chỉ định ở phụ nữ mang thai vì nó gây quái thai ở động vật. Điều chỉnh hormone Thuốc tránh thai đường uống hoặc spironolactone có thể hữu ích trị rụng tóc theo kiểu nữ. Phẫu thuật Cấy tóc , chuyển vạt da đầu. Rất ít thủ thuật có bằng chứng khoa học, nhưng có thể xem xét. Rụng tóc do nguyên nhân khác Các bệnh lý nền Điều trị các bệnh này. Điều trị rụng tóc mảng Điều trị tại chỗ, nội tổn thương. Trong trường hợp nặng, dùng corticosteroids toàn thân, minoxidil tại chỗ, anthralin bôi tại chỗ, điều trị miễn dịch tại chỗ (diphenylcyclopropenone hoặc dibutylester acid squaric), psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA). Điều trị chứng rụng tóc kéo Không kéo hoặc tác động các lực căng lên da đầu. Điều trị nấm da đầu Thuốc chống nấm đường uống. Thay đổi thói quen Tật nhổ tóc rất khó điều trị, nhưng có thể điều chỉnh hành vi ám ảnh cưỡng chế bằng clomipramine, SSRI (fluoxetine, fluvoxamine , paroxetine, sertraline, citalopram). Rụng tóc sẹo hoặc viêm mô tế bào của da đầu Điều trị tốt nhất với tetracycline uống phối hợp corticosteroid mạnh. Viêm nang lông dạng sẹo lồi nặng hoặc mạn tính có thể được điều trị tương tự; nếu nhẹ, dùng dạng tại chỗ retinoid, kháng sinh, benzoyl peroxide để phối hợp điều trị. Lichen phẳng da đầu và tổn thương lupus mạn tính Điều trị bằng các thuốc sốt rét đường uống, corticosteroid tại chỗ hoặc uống, retinoid tại chỗ hoặc uống, tacrolimus tại chỗ hoặc thuốc ức chế miễn dịch đường uống. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.", "Chào bạn, Màu tóc và thường ảnh hưởng bởi di truyền từ ba mẹ. Ngoài ra, còn chịu sự ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, môi trường, khí hậu,… Do đó, những gì bạn trình bày qua thư BS không thể xác định. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám trực tiếp, BS mới có thể tư vấn cho bạn cụ thể hơn. Thân mến! ", "Chào cháu, Để cải thiện tình trạng rụng tóc gây hói đầu, cháu cần phải bổ sung các vitamin và axit amin, để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giảm sự thoái hóa của các nang tóc. Các chất cần cho sự phát triển của sợi tóc là L-cystine, Biotin (vitamin H, vitamin B8), Vitamin B5. Dùng thuốc chống rụng tóc: Thuốc chống rụng tóc bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ. Bên cạnh đó cần chế độ ăn uống đủ chất: Chất đạm, chất khoáng và vitamin: Vitamin H, chất đạm, vitamin nhóm B và các chất khoáng có khả năng kích thích sự phát triển của tóc. Trong quá trình điều trị cháu cần giữ chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, không nên dùng chất kích thích thần kinh như rượu, bia, thuốc lá… Tránh tình trạng stress, mất ngủ. Một biện pháp cho kết quả rất khả quan là cấy tóc nhưng cũng mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Tóc vốn mọc ra từ các nang tóc và tế bào nang được hình thành từ tế bào gốc nằm ngay bên cạnh nang. Một số nghiên cứu gần đây đã cho rằng có thể dùng loại tế bào gốc này để trị chứng rụng tóc, bệnh hói đầu. Cháu nên khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ chỉ định điều trị nhé!", "Chào em, Bản thân đã là nguyên nhân\r\ngây hao mòn cơ thể, các thuốc trị lao cũng rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là\r\ntác dụng trên da niêm (da xám, môi thâm, tóc rụng), lên gan, lên thận... Sau 1 đợt điều trị lao, đa số những\r\nai không bồi bổ sức khỏe tích cực đều cảm thấy mệt mỏi nhiều do thuốc, do di\r\nchứng của lao (sẹo, hang ở phổi) chứ chưa hẳn là bệnh chưa khỏi. Tâm lý buồn bã\r\ncũng làm sức khỏe kém đi. Hiện tại, em nên kiểm tra tổng quát\r\nlại xem gan, thận, máu thế nào, nếu mọi thứ đều ổn thì nhiều khả năng do em suy\r\nnhược cơ thể thôi, bồi bổ lại và tập thể dục sẽ giúp em phục hồi, nhưng tuyệt\r\nđối không được hút thuốc lá.", "Con không dùng bất kì sản phẩm gì cả lên tóc ngoại trừ chai dầu gội Head And Shoulder ạ. Lạ thay, mỗi lần chiều gội xong là tối con thấy các mảng trắng xuất hiện. Thấy vậy con hạn chế sử dụng dầu gội (khoảng 2 lần/ tuần) nhưng vẫn không hết. Mong BS giúp con tìm ra căn bện này ạ. Con xin chân thành cám ơn. Chào em, Da đầu của chúng ta luôn luôn được thay mới, hầu như quá trình lột da này rất khó nhận ra. Nhưng khi các tế bào chết bong ra quá nhiều, đó chính là hiện tượng có gàu trên da đầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra gàu, phải xác định được tác nhân này mới có thể điều trị hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn và do nấm gây ra. Ngoài hai nguyên nhân này phải kể đến một số các yếu tố khác như: sử dụng dầu gội đầu không đúng cách, xả nước không sạch, dầu gội có nhiều chất nhờn hoặc có chất tẩy rửa mạnh, tinh thần bị căng thẳng, lo lắng, stress, mất ngủ. Hay khi cơ thể tiết ra quá nhiều dầu hoặc quá ít dầu trên da đầu đều là nguyên nhân gây gàu. Em nên chuyển sang sử dụng loại dầu gội chuyên dùng trị gàu (tốt nhất theo toa của BS Da liễu) - Head And Shoulder không được xem là dầu gội đặc trị gàu. Khi gội cần xoa bóp nhẹ nhàng, không gãi quá mạnh và chỉ cần gội sạch và lau khô, không nên dùng máy sấy quá nóng sẽ gây tróc lớp da đầu. Thân mến! BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên", "Chào em, Tác dụng phụ của thuốc trị mụn Isotretinoin là gây khô da,\r\nngứa, đó có thể là nguyên nhân làm em , rụng tóc. Nhưng còn những\r\nnguyên nhân khác có thể gây rụng tóc và như viêm da đầu dị ứng do dầu\r\ngội (nếu em có thay đổi dầu gội đầu), do tăng tiết bã nhờn quá nhiều (dù đã\r\ndùng Isotretinoin, cũng là nguyên nhân gây mụn), do nấm da đầu (không loại trừ\r\nđược)... Do vậy, tốt hơn hết là em nên khám chuyên khoa Da liễu để được điều\r\nchỉnh thích hợp, nếu để kéo dài tóc sẽ rụng nhiều hơn và khó khăn hơn để phục hồi\r\nnhư ban đầu. Thân mến,", "Sụt cân, mệt mỏi có thể do ăn uống chưa đầy đủ chất dinh dưỡng Chào em, Sụt cân, rụng tóc, nổi mụn, tê tay chân, cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe. Những triệu chứng này có thể gặp do nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân lành tính như , ăn uống thiếu chất, đến những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm hơn như cường giáp, bệnh lao, bệnh tự miễn, bệnh ung thư... Vì thế, em cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Em đăng ký khám tổng quát để bác sĩthăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để sớm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé. Thân mến.", "Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Kiểu như vậy có thể gặp trong nhiễm giun sán, dị ứng (thuốc, thức ăn, sản phẩm tắm gội...), thay đổi môi trường (nhiệt độ, độ ẩm), nấm da, viêm da dị ứng, viêm gan... Như vậy vợ em phải đi BS da liễu khám cụ thể và làm các xét nghiệm cần thiết mới biết bị bệnh gì để điều trị thích hợp tùy theo bệnh, em nhé. Thân mến!", " Chào bạn, Việc được kiểm tra rất chặt chẽ theo đúng quy trình của thế giới, BS cũng kiểm tra người hiến máu đủ tiêu chuẩn hiến máu thì mới được tham gia hiến máu, số lượng máu hiến tặng cũng dựa trên sức khỏe của người hiến máu, tất cả dụng cụ đã được khử trùng toàn bộ. Do vậy, khó lòng mà nghĩ “hiến máu lại mang bệnh về nhà”. Bạn đã được chẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc là do nấm tóc. Nếu là do thiếu máu từ việc hiến máu thì thiếu máu không gây rụng tóc đột ngột và nhiều đến như vậy, và đáng lẽ tóc nếu rụng thì sẽ rụng nhiều nhất vào thời điểm ngay sau hiến máu. Rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, không phải là dấu hiệu chỉ điểm của HIV. Ngoài ra, rụng tóc còn có thể do thiếu hụt vitamin và khoáng chất; ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh; Tạo quá nhiều áp lực lên tóc (uốn, duỗi, nhuộm…); Căng thẳng, lo lắng nhiều; Các bệnh về da đầu (nấm, vảy nến, eczema…), bệnh hệ thống... Tốt hơn hết bạn nên khám lại tại chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm tầm soát ung thư, HIV, xét nghiệm máu xem có thiếu máu nhiều không và có bệnh lý nền nào gây rụng tóc hay không, để điều trị thích hợp và tích cực hơn. Thân mến! " ]
Tôi bị đau tức vùng thượng vị mấy tháng nay, vùng ngay ức giữa 2 phần xương sườn, nhất là mỗi khi làm việc căng thẳng. Cho tôi hỏi về bệnh này ạ? Xin cảm ơn.
[ "Đau thượng vị thường do bệnh lý dạ dày Chào bạn, Vùng bụng phía trên gần xương ức gọi là vùng thượng vị. Đau vùng thượng vị mỗi khi căng thẳng thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, tiếp theo là bệnh lý gan mật, ít gặp hơn là bệnh tim thiếu máu cục bộ thành dưới và 1 số bệnh lý khác. Do vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, có thể đăng ký khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trước để bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh (qua thăm khám, xét nghiệm) và kê thuốc thích hợp. Song song đó bạn cần hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas nhiều dầu mỡ nhiều gia vị cafe bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ nhé. Thân mến." ]
[ "Chào em, Em đau bụng vùng quanh rốn, có lúc đau nhói có lúc đau âm ỉ, đã siêu âm và nội soi tiêu hóa trên và dưới chỉ có viêm sung huyết hang vị. Như vậy, kiểu đau của em chủ yếu là đau do co thắt cơ (cơ thành bụng, cơ trơn của ống tiêu hóa), có thể gặp trong những nguyên nhân như hội chứng ruột kích thích, rối loạn điện giải, nhiễm ký sinh trùng đường ruột… trong đó, là bệnh không có tổn thương ở ruột, nhưng việc điều trị lại rất khó, vì tùy thuộc vào người bệnh là chính, thuốc chỉ hỗ trợ điều chỉnh triệu chứng và loại trừ yếu tố thúc đẩy. Một số yếu tố liên quan tới hội chứng ruột kích thích như một vài loại thực phẩm nhất định (tùy theo từng người), căng thẳng lo âu, thay đổi nội tiết, một số bệnh lý (viêm nhiễm dạ dày ruột). Do vậy, em nên tránh lo âu, suy nghĩ căng thẳng, kiểm soát cảm xúc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ, nên tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh và hoa quả, nên tập luyện các môn giúp thư giãn như dưỡng sinh, yoga,… Song song đó, em nên theo dõi điều trị ở BS chuyên về Tiêu hóa - gan mật là tốt nhất, em nhé. Thân mến!", "Thùy Nguyên mến, Em không cho bác sĩ biết em bao nhiêu tuổi. Em đau ngực ở vị trí nào, bên trái, bên phải hay giữa xương ức, đau từng cơn hay liên tục suốt ngày, có triệu chứng đi kèm như sốt, ho, hay ăn không tiêu, ợ chua… không. Em không mô tả kỹ nên bác sĩ chưa thể đoán được em đau ngực do nguyên nhân gì. Các bệnh lý có thể gây đau ngực thường gặp là: viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, thiếu máu cơ tim, đau thần kinh liên sườn, chấn thương ngực, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản… Em nên đi khám nội tổng quát, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cho làm xét nghiệm tương ứng như X-quang phổi, đo điện tim, xét nghiệm máu, nọi soi dạ dày… để có chẩn đoán chính xác nhé. Chúc em mau bình phục!", "Đau nhói hạ sườn trái là dấu hiệu chugn của nhiều bệnh cần được thăm khám để chẩn đoán kịp thời CHào BS ạ, Đau vùng hạ sườn trái với các đặc điểm mà em miêu tả thường gặp do nguyên nhân thần kinh cơ, như viêm dây thần kinh liên sườn. Các nguyên nhân ít gặp hơn là bệnh lý của lách, của tim, của màng phổi-phổi... Vì mức độ đau gần đây khá thường xuyên nên em cần đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát, em có thể khám tại chuyên khoa tim mạch để BS tìm ra nguyên nhân cho em và có hướng dẫn điều trị thích hợp kịp thời, em nhé.", "Đau thắt ngực khi không gắng sức dễ do nhồi máu cơ tim Chào bạn Xuân Hòa, Trường hợp nếu bạn bị cảm giác tức hay nghẹn sau xương ức hay bên ngực trái khi gắng sức như leo cầu thang hoặc đi lại 1 đoạn đường xa, thì đó gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Còn nếu bạn đang ngồi yên mà tự nhiên đau nhói trên 15-20 phút thì coi chừng nhồi máu cơ tim. Vì thế, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa điều trị chứ không có cách nào cả. Khi đến bác sĩ chuyên khoa sẽ được làm đủ khảo sát về máu, khảo sát chỉ điểm sinh học của nhồi máu cơ tim, đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Sau cùng nếu cần thiết bác sĩ sẽ chụp mạch vành để xác định bệnh và can thiệp cho bạn nhé. Thân mến.", "Tìm hiểu chung viêm sụn sườn Viêm sụn sườn là một tình trạng viêm của sụn nối giữa xương sườn và xương ức. Sụn ​​kết nối xương sườn của bạn với xương ức tạo ra khớp sườn. Viêm sụn sườn sẽ làm ngực bạn cảm thấy đau nhói hoặc nhức. Cơn đau có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển từ từ và lan khắp ngực của bạn.", "Chào em Mai, vùng sau xương ức tăng lên khi ăn uống, thường là do bệnh lý của ống tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày), ngoài ra còn có thể gặp trong rối loạn thần kinh cơ, viêm sụn sườn... Em cần đi khám để BS kiểm tra (thăm khám và làm xét nghiệm), mới có hướng điều trị thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em nên nghỉ ngơi và ăn thức ăn dễ tiêu sẽ giúp giảm khó chịu.", " Chào bạn, Tình trạng hiện tại của bạn theo tôi không liên quan đến vần đề bệnh lý chủ yếu do hoặc công việc quá căng thẳng gây ra. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 7-8h mỗi ngày, sinh hoạt điều độ. Bạn cũng có thể khám sức khỏe tổng quát nếu vẫn lo lắng về bệnh bạn nhé. Thân mến! ", "Chào bạn. Đau lưng là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh lý, có thể chỉ đơn thuần là đau cơ do làm việc sai tư thế, nằm ngủ trên chiếc giường nệm không phù hợp…, nặng nề hơn là triệu chứng của bệnh lý thoái hóa cột sống, hay thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các bệnh lý về tim mạch, tụy, dạ dày, phổi… cũng có những kiểu đau lan đến sau lưng khiến dễ lầm với các bệnh lý về cột sống. Mô tả triệu chứng của bạn không rõ ràng để đưa ra chẳn đoán và điều trị. Bạn hãy đến bệnh viện đa khoa trình bày những triệu chứng bạn gặp phải với bác sĩ để nhân viên y tế có hướng thăm khám và đề xuất các xét nghiệm phù hợp nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị cho bạn nhé. Thân ái chào bạn.", "Hình\r\nminh họa. Nguồn Internet Chào bạn, mà em mô tả rất mơ hồ, không rõ đau thật sự ở vị trí cụ\r\nthể nào, có tăng nhiều khi vận động hơn, sáng dậy đau nhưng sau bao lâu thì đi\r\nlại được, chiều tối có đau không, có lan đi đâu không? Thiếu những thông tin đó\r\nthì bác sĩ không tài nào chẩn đoán được bệnh. Nếu được, bạn vui lòng giữ liên lạc và\r\ncung cấp thêm cho bác sĩ một số thông tin về tình trạng bệnh bạn nhé! Thân mến. AloBacsi.com Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", " Chào bạn, Theo bạn miêu tả, vị trí đau của bạn là ở vùng , đây là vị trí đau của nhiều cơ quan, như dạ dày, gan, ruột, tụy; một số cơ quan không nằm trong ổ bụng cũng có thể có biểu hiện đau ở vị trí này như tim, phổi…Do đó tôi khuyên bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để khám chi tiết, làm một số xét nghiệm nếu cần để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Thân mến! Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí", "Chào em, “Mỏ ác”\r\nlà từ dân gian thường chỉ thóp trước trán ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có vùng sử\r\ndụng từ này chỉ vùng mũi xương ức (người lớn trẻ nhỏ đều có). Tôi nghĩ ý\r\ncủa em là trường hợp thứ 2. Đau tức vùng mũi xương ức, còn gọi là vùng thượng\r\nvị, có thể là biểu hiện của bệnh lý dạ dày, gan mật (gan trái), tụy, thành dưới\r\ncủa tim... Do đó,\r\ntôi khuyên em nên đến khám bác sĩ, bác sĩ cần hỏi thêm một số thông tin cơ bản\r\ncủa em, triệu chứng đi kèm và có thể làm một số xét nghiệm kiểm tra để định ra\r\nbệnh và có hướng điều trị thích hợp.", "Chào em, Đau ngực sau xương ức có thể do nhiều nguyên nhân, nếu đã khám tim và làm các xét nghiệm liên quan cho kết quả bình thường thì còn một nguyên nhân thường gặp nữa là trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trớ, nóng rát sau xương ức,… kèm với các triệu chứng ngoài tiêu hoá như viêm họng, ho kéo dài, ra nước bọt nhiều… Nếu nhận thấy bản thân có một vài triệu chứng liệt kê hoặc tiền căn có bệnh lý dạ dày, em nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hoá để chẩn đoán và điều trị em nhé! Thân mến. Mời tham khảo thêm: >>", "- nguồn internet Chào em, Có rất nhiều\r\nnguyên nhân gây đau vùng : do đau mỏi cơ (căng thẳng quá mức,\r\nkéo dài do ngồi làm việc, lao động không đúng tư thế, nằm ngủ không thoải mái\r\ngây chèn ép vai...), viêm khớp (ở đầu 2 hai quai xanh), hạch thượng đòn, do bệnh\r\nlý tại phổi... Dựa vào triệu chứng đau thì chưa đủ để xác định được nguyên\r\nnhân. Em cần đến bệnh viện để kiểm tra, BS cần thăm khám, chụp phim Xquang và\r\ncác xét nghiệm khác nếu cần để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.", "Chào em, Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa trên, thần kinh cơ đến tâm lý, nội tiết... Trong đó, bệnh viêm dạ dày có thể gây đau ngực sau xương ức do dịch acid ở dạ dày trào lên thực quản nằm gây sau xương ức làm người bệnh có cảm giác đau ngực kiểu nóng rát, khó thở thường do hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, lo lắng, giảm hấp thu dưỡng chất gây thiếu vi khoáng chất có thể dẫn đến đau ngực do đau cơ thành ngực. Cách đơn giản nhất để loại trừ lo lắng về bệnh tim mạch là em khám chuyên khoa Tim mạch và làm thêm siêu âm tim màu (chính xác và nhiều thông tin hơn chụp Xquang ngực và đo điện tim). Song song đó, em chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ, có thể bổ sung thêm một số vi khoáng chất như MgB6, vitamin 3 B, Canxi tốt cho cơ. Thân ái.", " Chào em, Triệu chứng có thể do căng mỏi cơ, căng dây chằng cột sống, thậm chí do ít vận động, do thiếu vi khoáng chất (như canxi, kali, magie...), do sai tư thế, cũng có thể do bệnh lý tại thận... tốt nhất em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp trước, để BS thăm khám, chụp phim và siêu âm kiểm tra, nhằm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, em nhé. Trong thời gian này, em có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, mát xa, ấn huyệt, châm cứu, chườm ấm, chú ý dáng ngồi dáng đi, nằm ngủ cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng lưng. Thân mến!" ]