text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Vương quốc Jerusalem (tiếng Latinh: Regnum Hierosolymitanum; tiếng Pháp cổ: Roiaume de Jerusalem; tiếng Ả Rập: مملكة القدس; tiếng Anh: Kingdom of Jerusalem) còn được gọi là Vương quốc Hierosolymitanum là một nhà nước Thập tự chinh được thành lập ở Nam Levant bởi Godfrey xứ Bouillon vào năm 1099 sau cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất, nhưng Baldwin I mới là vị vua đầu tiên của Jerusalem. Vương quốc tồn tại trong một giai đoạn gần 200 năm, từ 1099 cho đến 1291 khi thành trì cuối cùng của vương quốc là Acre (nay là Akko thuộc Israel), bị phá hủy bởi người Mamluk. Lịch sử của nó được phân tách thành hai thời kì riêng biệt. Vương quốc thứ nhất tồn tại từ năm 1099 đến năm 1187, trước khi bị Saladin đánh chiếm gần như hoàn toàn lãnh thổ. Sau cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, Richard Sư tử Tâm tái lập vương quốc ở Acre vào năm 1192, và tồn tại cho đến khi thành phố bị tàn phá vào năm 1291. Vương quốc thứ hai này đôi khi được gọi là Vương quốc Acre, theo tên thủ đô mới của nó. Acre vẫn là tân thủ đô, bất chấp việc hai thập kỷ sau đó khi hoàng đế Thánh chế La Mã Frederick II nhà Hohenstaufen giành lại thành phố Jerusalem và một hàng lang từ thành phố dẫn ra biển kết nối với phần còn lại của đất nước từ tay Vương triều Ayyub trong cuộc Thập tự chinh lần thứ sáu thông qua ngoại giao. Phần nhiều những người lính Thập tự quân đã thành lập và định cư ở Vương quốc đều có xuất thân từ Vương quốc Pháp, cùng với nhân lực từ những Dòng Hiệp sĩ, là những người đã tạo nên phần lớn dòng quân tiếp viện ổn định trong suốt 200 năm tồn tại của vương quốc. Những người cai trị và tầng lớp tinh hoa của vương quốc do đó có nguồn gốc hầu hết từ Pháp. Quân Thập tự chinh Pháp cũng mang tiếng Pháp đến Levant, do đó làm cho tiếng Pháp cổ trở thành ngôn ngữ chung của các Quốc gia Thập tự chinh. Do là thành quả của Thập tự chinh, Thế quyền của Nhà nước chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi Thần quyền, trong triều đình có lượng lớn tu sĩ Công giáo, có ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết sách của nhà vua. Tuy chỉ là thiểu số nhỏ, nhưng giới Công giáo là thành phần được trọng đãi hơn cả, điển hình là ngay sau khi Thập tự quân tiến vào Jerusalem, Tòa Thượng phụ Chính thống giáo tại đây đã ngay lập tức được thay thế bằng Tòa Thượng phụ Latinh. Thời kì này cũng chứng kiến một số lượng các dòng tu được thành lập trên Đất Thánh như: Dòng Hiệp sĩ Cứu tế (kh.1099), Dòng Đền (1119), Dòng Cát Minh (1155), Dòng Huynh đệ Nhà Teuton (kh.1190),... Người Hồi giáo và Cơ đốc giáo địa phương chiếm phần lớn dân số ở vùng nông thôn của vương quốc, nhưng những người thực dân châu Âu - chủ yếu là Pháp, Ý và Catalan - cũng định cư ở các làng mạc nhỏ . Tinh chế đường mía, dựa trên các đồn điền mía ở địa phương, đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng. Ước tính có khoảng 1000 người Do Thái trong 14 thành phố của vương quốc trong khoảng thập kỉ 1170. Quân chủ xứ Jerusalem Vương triều Thứ Nhất (1099-1190) Nhà Boulogne (1099-1118) Baldwin I (1100-1118) Nhà Rethel (1118-1153) Baldwin II (1118-1131) Melisende (1131-1153) Nhà Anjou (1153-1205) Fulk (1131-1143) (đồng trị vì với Melisende) Baldwin III (1143-1163) (đồng trị vì với Melisende tới 1153) Amalric I (1163-1174) Baldwin IV Vua hủi (1174-1185) Baldwin V (trên danh nghĩa từ 1183-1186) Sibylla đồng trị vì với chồng là Guy nhà Lusignan từ 1186-1190, trong 4 năm này đánh dấu sự kết thúc của Vương triều Thứ Nhất. Vương triều Thứ Hai (1192-1291) Thời kì này này Vương quốc liên minh với Síp (nhà Lusignan) nhưng Jerusalem vẫn do nhà Anjou cai trị Isabella (cai trị trên thực tế từ 1192-1205) -Conrad I xứ Montferrat (1190-1192) -Henry I xứ Champagne (1192-1197) -Amalric II nhà Lusignan (1198-1205) Nhà Aleramici và Brienne (1205-1228) Maria (1205-1212) -John I (1210-1212) Isabella II (1212-1225) Frederick (1225-1228) Nhà Hohenstaufen (1228-1268) Conrad II (1228-1254) Conrad III (1254-1268) Nhà Lusignan (1268-1291) Hugh (1268-1284) John II (1284-1285) Henry II (1285-1291) Sau khi Acre thất thủ năm 1291, hoàng thân Lusignan chạy qua đảo Síp nhưng trên danh nghĩa vẫn là vua Jerusalem cho đến năm 1489. Tham khảo Thư mục Nguồn Primary sources Fulcher of Chartres, A History of the Expedition to Jerusalem, 1095–1127, trans. Frances Rita Ryan. University of Tennessee Press, 1969. William of Tyre, A History of Deeds Done Beyond the Sea, trans. E.A. Babcock and A.C. Krey. Columbia University Press, 1943. Philip K. Hitti, trans., An Arab-Syrian Gentleman and Warrior in the Period of the Crusades; Memoirs of Usamah ibn-Munqidh (Kitab al i'tibar). New York, 1929 Secondary sources Bernard Hamilton, The Leper King & His Heirs. Cambridge, 2000. Carole Hillenbrand, The Crusades: Islamic Perspectives. Routledge, 2000. Holt, P. M. The Age of the Crusades: The Near East from the Eleventh Century to 1517. Longman, 1989. Humphreys, R. S. (1997) From Saladin to the Mongols: The Ayyubids of Damascus, 1193-1260, SUNY Press Benjamin Z. Kedar, Hans Eberhard Mayer & R. C. Smail, ed., Outremer: Studies in the history of the Crusading Kingdom of Jerusalem presented to Joshua Prawer. Yad Izhak Ben-Zvi Institute, 1982. John L. La Monte, Feudal Monarchy in the Latin Kingdom of Jerusalem, 1100–1291. Cambridge, Massachusetts, 1932. Hans E. Mayer, The Crusades. Oxford University Press, 1965 (trans. John Gillingham, 1972). Pernoud, Régine, The Crusaders: The Struggle for the Holy Land. Ignatius Press, 2003. Joshua Prawer, The Latin Kingdom of Jerusalem: European Colonialism in the Middle Ages. London, 1972. Joshua Prawer, Crusader Institutions. Oxford University Press, 1980. Jonathan Riley-Smith, The Feudal Nobility and the Kingdom of Jerusalem, 1174–1277. The Macmillan Press, 1973. Jonathan Riley-Smith, The First Crusade and the Idea of Crusading. University of Pennsylvania, 1991. Jonathan Riley-Smith, ed., The Oxford History of the Crusades. Oxford, 2002. Steven Tibble, Monarchy and Lordships in the Latin Kingdom of Jerusalem, 1099–1291. Clarendon Press, 1989. Jerusalem, Latin Kingdom of (1099–1291) – Article in the Catholic Encyclopedia Liên kết ngoài Quốc gia Kitô giáo Quốc gia Thập tự chinh Vương quốc Jerusalem Cựu vương quốc Cựu quốc gia ở Trung Đông Israel trung cổ Jordan trung cổ Palestine trung cổ Thời Trung cổ theo quốc gia Chính thể tại Vùng đất Israel Nhà nước và lãnh thổ được thành lập vào năm 1099 Nhà nước và lãnh thổ bị giải thể vào năm 1291
wiki
Bài làm Trong văn học cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ, Nguyễn Thi là cái tên thường xuyên xuất hiện bởi ông là tác giả của những bài bút kí chiến tranh, truyện ngắn và cuốn truyện kí nổi tiếng được nhiều người biết đến: Người mẹ cầm súng. Nội dung các sáng tác của Nguyễn Thi có chung một nền tảng là hiện thực cuộc sống chiến, đấu gian khổ, ác liệt của quân dân miền Nam. Mỗi tác phẩm là một bài ca ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng; là bài học thấm thía về lí tưởng, suy nghĩ và hành động cho tuổi trẻ thời đánh Mĩ. Bạn đọc thích thú và yêu mến văn chương của Nguyễn Thi bởi có thể tìm thấy ở đó nguồn tư liệu dồi dào, phong phú về vùng đất và con người phương Nam. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là bức tranh đậm đà chất sống dân gian và màu sắc Nam Bộ, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Thi. Tuy quê gốc ở Nam Định nhưng do phiêu dạt vào Nam kiếm sống từ thời còn ít tuổi nên Nguyễn Thi hiểu biết rất rõ về đặc điểm thiên nhiên cũng như phong tục tập quán, cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Bức tranh khung cảnh thiên nhiên trong các tác phẩm thường được độc giả miêu tả đan xen với hoạt động của con người lao động và chiến đấu. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình có nhiều nét đặc biệt. Nét đặc biệt thứ nhất là bối cảnh. Đó là khu rừng cao su nơi cách đây mấy ngày đã diễn ra một trận đánh ác liệt giữa quân Giải phóng và lính Mĩ – ngụy. Mùi khói súng, mùi xác chết, xác xe bọc thép của giặc bị bắn cháy, mặt đất ngổn ngang vì bom đạn cày xới… Nét đặc biệt thứ hai là trong khung cảnh ấy, chỉ có một mình chiến sĩ Việt bị thương nặng và lạc đơn vị. Tác giả tả khu rừng xa lạ chìm trong bóng đêm mênh mông qua cảm nhận của Việt – một chàng trai nông thôn đồng bằng Nam Bộ vừa bước qua tuổi thiếu niên và mới tham gia chiến đấu: Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên… Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân… Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chồng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc… Nguyễn Thi miêu tả khung cảnh trận đánh đang diễn ra ở phía xa qua cảm nhận của Việt trong tình huống bị thương nặng và đang cố tìm về với đơn vị của mình. Việt hình dung và phán đoán diễn biến của trận đánh qua sự nghe ngóng, nhận xét về các loại tiếng súng khác nhau: Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai… Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!… Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao… Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ… Chất Nam Bộ đậm đặc nhất là ở đoạn Việt hồi tưởng cảnh đêm mít tinh ghi tên tòng quân và cảnh hai chị em bàn bạc suốt đêm để thu xếp chuyện gia đình trước lúc lên đường nhập ngũ. Nhờ thông thuộc ngôn ngữ và cách ăn nói mộc mạc của người nông dân Nam Bộ nên các chi tiết, hình ảnh, nhân vật… hiện lên trên trang viết của Nguyễn Thi chân thực, tự nhiên, sống động khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang được chứng kiến sự việc diễn ra trước mắt: Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên. – Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. – Chị Chiến đứng sau Việt, thở: “ Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành… Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt: – Hai em là chi em ruột? – Dạ, nhà em ở ấp Một, em mười tám, chị Chiến em mười chín. Việt dòm chị, mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một ít chút thật. Chị Chiến nói: – Đến Tết này nó mói được mười tám anh à! Em nói để em đi trước, nó ở nhà, thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi, mà nó không chịu. Anh cán bộ nhìn hai bộ mặt bầu bầu cùng một khuôn có hai cái chót mũi hơi hớt lên của chị em Việt, rồi cười: – Ba mà có đi đây không em? – Dạ không. – Ba má em chết rồi. – Chị Chiến nói thêm cho rõ. Anh cản bộ đã cầm viết rồi lại đặt xuống. Từ dưới sân, chú Năm bước lên. Chú nheo mắt nhìn chị em Việt, rồi nói với anh cán bộ: – Tôi xin có một câu với đồng chỉ huyện đội. Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong. Đúng là kiểu nói và giọng điệu “rặt” Nam Bộ của một nông dân yêu nước. Chiến và Việt có những điểm chung nhưng cũng có những nét riêng thể hiện tính cách của mỗi người. Chiến với vai trò là chị nên suy nghĩ chín chắn hơn và ăn nói cũng chững chạc hơn, cố tỏ rõ cái “uy” của người trên. Còn Việt là em, tuy chỉ kém chị một tuổi nhưng tính nết vẫn còn trẻ con, bồng bột và hiếu thắng. Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa hai chị em chứng tỏ nhà văn nắm rất vững tâm lí của từng nhân vật: Cũng ngay đêm ấy, về tới nhà, trước khi ngủ, chị Chiến từ trong buồng nói với ra với Việt: – Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: – Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. – Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à. – Chà, chị Chiến bữa nay nói i như má vậy! Cũng ở trong buồng mà nói với ra, cũng nằm với thằng út em, ở trên cái giường đó. Việt nói: – Chị biết vậy sao hồi nãy chị ngăn tôi? Người ta mười tám rồi mà nói chưa. – Hồi đó má tính tuổi cho mầy chớ bộ tao tính ha? Nhà day cửa ra sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống trước mặt Việt. Chị Chiến cũng không ngủ được, sắp tới đây biết bao nhiêu chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng bao nhiêu chuyện phải nhớ. Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì mả vắng mặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ? Gây xúc động thật sự cho người đọc là cảnh sáng hôm sau, hai chị em làm cơm cúng má rồi khiêng bàn thờ má sang gởi bên nhà chú Năm: Chị Chiến… nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
vanhoc
Trong lịch phụng vụ Công giáo, Thứ năm Tuần Thánh còn gọi là Thứ năm Rửa Chân (tiếng Anh: Holy Thursday hay Maundy Thursday) là một ngày lễ quan trọng của người theo đạo Kitô giáo, Thứ năm Tuần Thánh đánh dấu sự bắt đầu của Tam Nhật Thánh nằm trong Tuần Thánh và lễ này được diễn ra vào buổi tối, theo sau ngày này là Thứ sáu Tuần Thánh. Vào ngày này, bốn sự kiện được kỷ niệm: việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích Truyền Chức Thánh trong Bữa Tiệc Ly cũng là bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn, sự lo buồn của Chúa Giêsu trong vườn Giếtsêmani và sự phản bội của Giuđa Ítcariốt. "Maundy Thursday" (Thứ năm Rửa Chân) là tên truyền thống của ngày này tại nước Anh. Bởi vậy cũng là tên thông thường trong các giáo hội Tin Lành nói tiếng Anh. Các giáo hội Tin Lành sử dụng tiếng Anh khác như Giáo hội Luther sử dụng cả hai tên gọi "Thứ năm Rửa Chân" và "Thứ năm Tuần Thánh". Trong số những tín đồ Công giáo La Mã, chỉ sử dụng tên gọi "Thứ năm Tuần Thánh", trong hàng với tên được dùng trong Nhóm ngôn ngữ Rôman. Những nghi thức được lưu truyền vào ngày này điển hình bao gồm: đọc một đoạn Sách Phúc âm về Bữa ăn tối cuối cùng, bao gồm việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh và rượu nho, trao cho các tông đồ và nói: "đây là mình và máu thầy". Ngày này cũng nhấn mạnh việc rửa chân cho các tông đồ của Chúa Giêsu khi bắt đầu Bữa ăn tối cuối cùng, như đã được viết lại trong Phúc âm Gioan - đó là một lệnh truyền. Trong việc phụng vụ vào ngày này, linh mục chủ sự có thể rửa chân tượng trưng cho một số người để kỷ niệm. Rửa chân là một truyền thống kỷ niệm trong nhiều giáo hội Kitô giáo. Chúa Jesus đã rửa chân cho các tông đồ để răn dạy rằng cúi mình rửa chân là đặt mình ngang chân người khác, biết bỏ đi cái tôi mà phục vụ bởi tình yêu. Giáo hoàng Phanxicô giải thích rằng lễ rửa chân "là một cử chỉ nhắc nhở cách chúng ta nên đối xử với nhau". Trong nghi thức phụng vụ Công giáo La Mã, cuối buổi lễ Thứ năm Tuần Thánh có nghi thức kiệu Mình Thánh sang Bàn thờ phụ, và sau đó cất mọi khăn trải Bàn thờ. Tham khảo Tuần Thánh pcd:Jeudi jeudyou
wiki
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện) là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (cầu vượt biển dài thứ hai Đông Nam Á sau Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien tại Brunei). Cầu vượt biển có bề rộng 16 m với 4 làn xe (2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). Cầu được thiết kế chạy với tốc độ 80 km/h. Cầu dài 5,44 km thuộc dự án Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng chiều dài 15,63 km. Cây cầu được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017. Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng Cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.  Trong đó, phần cầu có chiều dài 5,44 km; phần đường dẫn dài 10,19 km. Cầu Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu được thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng với tổng khối lượng khoảng 80 tấn. Cầu được thi công bởi 2000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân cùng với hơn 200 thiết bị máy móc và 20 xà lan nặng 1500 tấn. Dầm cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế, thi công theo công nghệ lắp ghép từng nhịp với 1475 đốt dầm. Bên trong dầm cầu tạo thành một đường hầm kéo dài 4,5 km. Cầu gồm 88 nhịp (mỗi nhịp 60m) được thông với nhau tạo nên một đường hầm dài 4,5 km theo chiều dài của cầu. Đường hầm dầm cầu rộng 9m, cao hơn 2,5m. Mỗi nhịp dầm cầu được thi công lắp đặt gồm 12 bó cáp dự ứng lực. Cáp này có tác dụng chịu lực chính của cầu. Bên trong đường hầm sẽ được lắp hệ thống điện chiếu sáng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng dầm cầu. Đây chính là đường hầm dầm cầu dài nhất tại Việt Nam. Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện giúp giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn và rủi ro do vận chuyển bằng phà và xà lan; giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu; kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng và thúc đẩy hoạt động du lịch tại Quần đảo Cát Bà... Đây là công trình cầu đường vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay, có công nghệ phức tạp, kỹ thuật cao, là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp tác công-tư) giữa Việt Nam-Nhật Bản. Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện do liên doanh các nhà thầu Sumitomo Mitsui Construction Co. Ltd cùng Tập đoàn Cienco4 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công. Tổng mức đầu tư dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện là 11.849 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chú thích Đ Đ
wiki
2020 QG, còn được biết đến với tên gọi nội bộ ZTF0DxQ, là một tiểu hành tinh xuyên Trái Đất, có đường kính vài mét. Nó thuộc nhóm Apollo, và bay qua bề mặt Trái đất khoảng 2.950 km (1.830 mi) (chưa đến 1/4 đường kính Trái Đất) vào ngày 16 tháng 8 năm 2020 lúc 04:09 theo giờ UTC (tức khoảng 11:09 theo giờ Việt Nam). Nó được chụp ảnh lần đầu tiên bởi Cơ sở thoáng qua Zwicky (ZTF) tại Đài quan sát Palomar khoảng 6 giờ sau lần tiếp cận gần nhất này, và sau đó được xác định bởi Kunal Deshmukh, một sinh viên tại Học viện Công nghệ Ấn Độ Bombay, cùng với các đồng nghiệp Kritti Sharma, Chen-Yen Hsu và Bryce T. Bolin phân tích hình ảnh từ ZTF. Vào thời điểm đó, QG 2020 đi qua gần Trái Đất hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào đã biết, ngoại trừ những hành tinh đã trở thành thiên thạch. Nó đã thông qua gần hơn năm 2011 CQ1 và 2020 JJ. Với cường độ tuyệt đối là 29,8, nó được ước tính có đường kính khoảng 3–6 mét (10–20 ft), tương tự như các tác nhân tác động Trái Đất 2008 TC 3, 2014 AA, 2018 LA và 2019 MO. Tham khảo Liên kết ngoài ZTF Finds Closest Known Asteroid to Fly By Earth, Whitney Clavin, Caltech, ngày 18 tháng 8 năm 2020 Tiểu hành tinh Tiểu hành tinh Apollo Thiên thể phát hiện năm 2020 Trang vật thể hành tinh nhỏ (chưa định số) Vật thể gần Trái Đất năm 2020
wiki
Grigory Davydovich Stelmakh (; 1900 - 1942) là một tướng lĩnh Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại). Ông được xem là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh bại chiến thuật blitzkrieg của Đức (Chiến dịch Barbarossa) và chiến thắng của Liên Xô trong trận Stalingrad. Trước chiến tranh Stelmakh sinh ra ở Mykolaiv, Ukraina trong một gia đình Do Thái. Năm 1919, Stelmakh tình nguyện gia nhập Hồng quân. Ông đã chiến đấu trong Nội chiến Nga, được nhận vào trường chỉ huy bộ binh (1921), và ở lại quân đội. Năm 1926, ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Frunze. Sự thăng tiến của ông rất nhanh chóng: tham mưu trưởng sư đoàn súng trường (1926-1931), tham mưu trưởng lực lượng Liên Xô ở Viễn Đông (còn được gọi là Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông Cờ đỏ - OKDVA; 1932-1935), Tư lệnh Sư đoàn súng trường 12 (1935-1938). Trong thời kỳ Đại thanh trừng, Stelmakh bị bắt và bị bỏ tù (1938-1940). May mắn sau đó ông được miễn tội, trả tự do và thăng cấp Thiếu tướng. Do nhu cầu của Hồng quân chuẩn bị một thế hệ chỉ huy cấp cao mới, Stelmakh, cùng với các sĩ quan Hồng quân lành nghề khác, đã được cử đến giảng dạy như một giảng viên cao cấp tại Học viện Quân sự Frunze (1940-1941). Trận Tikhvin Steelmakh giáp trận với chiến thuật "blitzkrieg" của Đức trên chiến trường phía bắc. Ông tham gia trận Tikhvin với tư cách là Tham mưu trưởng Tập đoàn quân dã chiến 4. Giữa trận chiến, Stavka ra lệnh cho Tư lệnh Tập đoàn quân dã chiến số 4 Kirill Meretskov và Stelmakh tổ chức một Phương diện quân Volkhov mới. Stelmakh trở thành Tham mưu trưởng của phương diện quân mới này. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1941, Meretskov và Stelmakh đã đẩy lùi được cánh quân Đức của Leeb trở lại vị trí xuất phát. Sau trận Tikhvin, Stelmakh giữ chức Tham mưu trưởng Cụm tác chiến Volkhov thuộc Phương diện quân Leningrad. Trận Stalingrad Tháng 10 năm 1942, trong khi Hồng quân đang chuẩn bị phản công trong trận Stalingrad, Stelmakh được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Phương diện quân Tây Nam mới do Nikolay Vatutin chỉ huy. Stelmakh là một trong những nhà hoạch định chính và chỉ huy trận chiến. Vatutin và Stelmakh lên kế hoạch cho Chiến dịch Sao Thổ để mở rộng cuộc tấn công của Liên Xô về phía Tây nhằm đánh bại các lực lượng Đức ở phía đông Rostov-on-Don. Họ dự định, cùng hành động với cánh quân của Rokossovsky, để bẫy các đội quân Đức đang rút lui khỏi Kavkaz. Tuy nhiên, Stavka coi đề xuất của Vatutin và Stelmakh là quá táo bạo, và ra lệnh cho Phương diện quân Tây Nam giới hạn phạm vi nhiệm vụ nhằm đánh bại nỗ lực cứu viện của quân Đức. Stelmakh đã lên kế hoạch cho Chiến dịch Sao Thổ nhỏ. Trong khi Tập đoàn quân Cận vệ 2 của Rodion Malinovsky đánh bại các lực lượng cứu viện lớn của Đức, Vatutin và Stelmakh, với sự hỗ trợ của các đơn vị từ Phương diện quân Voronezh, đã bao vây Tập đoàn quân số 8 của Ý, được tăng cường bởi các sư đoàn Đức và phe Trục khác. Hồng quân tiêu diệt gần 21.000 quân địch và bắt hơn 64.000 tù binh. Ngày 21 tháng 12 năm 1942, Stelmakh bị tử trận trên chiến trường, trong ông đang trên đường kiểm tra các đơn vị trở về bị quân Đức phục kích gần một thành phố ở Kalach-on-Don. Lược sử quân hàm Lữ đoàn trưởng (kombrig) 1935 Thiếu tướng (27/12/1941) Chú thích Tham khảo Пласков Г. Д. Под грохот канонады. — М.: Воениздат, 1969. I.M. Chistyakov, Sluzhim otchizne, Moscow, 1985. David Glantz, Trận chiến Leningrad, 1941-1944, Lawrence, KS, 2002. K. Meretzkov, Phục vụ Nhân dân, Mátxcơva, 1971. Mark Shteinberg, Evrei v voinakh tysiachiletii, Moscow, Jerusalem, 2005. Thiếu tướng Liên Xô Huân chương Cờ đỏ
wiki
Thế Lữ Đêm trăng Ở Pakha, chỗ nghỉ sau cùng tới đây, từ mười hai giờ trưa đến bây giờ gần sáu giờ chiều, mà chỉ đi được chừng ba mươi cây số. Hồi ấy vào trung tuần tháng 2. Trời về tiết xuân, nhưng gặp được lúc ấy cùng ấm áp dễ chịu.Chúng tôi dừng ngựa lại trước một cái nhà lều rộng lớn, làm trên một khoảng đất san phẳng, lấn vào khu rừng phía tay trái độ bốn năm sào. Lều dựng theo lối ta, mái lợp tranh, ba phía vách bằng phên nứa hãy còn xanh tươi; cửa cũng bằng phên, nhưng đan chưa xong, còn đặt dưới đất. Chỗ này dựng lên để cho những người đi xa nghỉ chân và nhân thể cho bọn người Thổ săn bắn ở vùng này làm nơi tạm trú. Cái lều cao rộng hơn nhà ta ở nhiều lắm, nhưng trống hơn, không có bầy biện gì. ở mặt đất giữa lều, chỉ thấy một đống củi gỗ dấm, một tia khói đưa lên thong thả, với năm ba chiếc ghế thấp vứt bỏ chung quanh. áp theo cả chiều dài bức vách trong cùng và bức vách phía trái, còn có một thứ tầng cũng đan bằng nứa, rộng ngót một thước tây, cao lên tới ngực, buộc vào những cột chống là mấy khúc cây nhỏ mới đẵn về. Thấy có hai người Thổ đang thõng chân nằm ngủ ở trên, tôi đoán đó là một thứ chõng hay một thứ giường phên mới ứng chế.Gởi người buộc ngựa rồi, chúng tôi vào lều giở bánh tây, cơm nắm, lạp sường và giò chả ra ăn với nhau. Trong lều không có đèn, chúng tôi ngồi quây lấy đống củi bấy giờ đã thổi cháy to lên cho sáng. Những chuyện Mán Thổ núi rừng tất nhiên được dịp đem ra nói. Người thì khoe những cảnh lạ, những điều kỳ quái ghê sợ mà mình đã trải qua; người thì thuật những phen thập tử nhất sinh ở chốn ma thiếng nước độc; nhưng đậm đà nhất là chuyện trăng gió đường rừng, những chuyện hát đúm ở các chợ phiên. Mỗi người đều có một chuyện “tìm hoa” trong làng để nhắc lại.Nhân đó một người bạn kể cho tôi nghe những bước phiêu lưu của một người đàn ông mà thỉnh thoảng tôi được gặp trong cái thì giờ đứng uống bát nước ở một hàng quán. Ông này là người Kinh, nhưng nét mặt với tiếng nói thì y như người Thổ; vóc trông đẫy đà lực lưỡng, bao giờ cũng mặc một bộ quần áo bằng vải ka-ki. Ông ta rất táo tợn; trong bọn đi rừng đến cả người Thổ cũng phục ông ta là người thạo và xông pha nhất. Họ gọi ông là Ba-đi-ghệt nhưng cái sính đi ghệt ông ta đã bỏ, chỉ còn lưu lại cái tên hiệu thôi - Ông Ba chẳng ở lâu được một chỗ nào; gặp việc gì ở đâu cũng nhận làm ngay, thấy cái gì cũng buôn: gỗ, vải vóc, thuốc phiện lậu, xương hùm, nấm hương, nhung hươu, đủ mọi thứ. Có một điều ai cũng chú ý nhất mà ông vẫn đem khoe với bất kỳ người nào muốn nghe chuyện, là đến đâu, ở đâu ông ta cũng tìm được một người con gái kết duyên hờ với mình. ở với nhau được ít ngày rồi một hôm, người con gái Thổ thấy ông ta đi không bao giờ trở về nữa. Tôi chưa ngồi nói chuyện với ông Ba-đi-ghệt bao giờ nên không biết rõ tâm địa của người đàn ông ấy. Nhưng tôi xem ra thì không mấy người ưa. Họ bảo rằng ông ta bạo dạn thì không ai hơn, nhưng mà giảo quyệt nham hiểm cũng không ai bằng nữa.Ăn uống xong, tôi để các bạn ngồi đó, rải áo khoác lên chiếc chõng bên cạnh một cái cửa sổ mắt cáo rồi nhẩy lên ngả lưng. Tôi duỗi thẳng chân ra nằm, vươn vai mà thở một hơi thực dài đuổi hết những cái mệt nhọc nặng nề từ trước. Không gì khoái bằng được nghỉ ngơi sau một cuộc treo non lội suối đường trường.Hai người Thổ vẫn ngủ say, tiếng ngáy rờn rợn. Các bạn đi đường thì bàn nhau vào ngủ trong làng, nhân tiện để tìm mấy đoá hoa rừng. Hôm ấy có cuộc hát thi, vì gặp ngày làng mở hội.Tôi lẳng lặng nhắm mắt không trả lời ai hết, vì tôi không muốn theo họ và để phí mất lúc khoan khoái dễ chịu bấy giờ. Tâm hồn tôi thấy bâng khuâng như nằm ở trên mây, trí tưởng tượng chập chờn… rồi giấc ngủ dịu dàng dần tới.Tôi mở mắt ra thì trăng xuyên qua khung cửa sổ mắt cáo đã đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bấy giờ có lẽ đã nửa đêm, hai người Thổ không còn ngủ gần tôi, mà các bạn người Kinh cũng đi cả.Tôi không muốn ngồi dậy, cứ để nguyên giầy mà nằm yên đó, hai mắt lim dim.Nhưng tôi không buồn ngủ thêm nữa.Trong mình thấy tỉnh táo vui lắm. Huyết mạch lưu thông như gió thổi; tôi tưởng chừng có thứ thuốc tiên trong thân thể, khiến cho người tôi bỗng chốc thành khinh khoái như bay…Tôi lắng tai nghe, một dải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong thứ giọng rù rì tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa những tiếng bí mật, khiến cho mình cảm thấy được cái sinh hoạt của nó trong lúc đêm khuya. Một con hươu đang ngẩn ngơ nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành; những tiếng lá cựa dưới mình một con vật đang nằm, một tiếng vỗ cánh nặng nề của con chim lớn. Từng trận gió thổi qua, một loạt lá rơi rào rạt, rồi tát cả lại im lặng như ngóng đợi, như nín hơi. Xa xa, rõ thực xa, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy gần thêm, rồi lại xa dần, rồi lại như biến mất. Có khi nghe như tiếng muôn nghìn người ồn ào đưa từ đâu tới; phảng phất trong trí não tôi hình dung ra cảnh chợ búa xe pháo ở chốn thị thành.Tôi cứ nằm đó nghe hoài. Nghe càng lâu muôn tiếng càng hỗn độn. Sau cùng thành một thứ giọng rì rào mờ ám mỗi khắc một nhạt dần. Thần trí lại chịu một sức thôi miên ma tuý đưa lại đâu từ chốn bồng lai. Văng vẳng trên không, chỉ còn những tiếng nhạc gần rồi lại xa, với những hơi sáo rất nhỏ, rất trong và cao tít.Bỗng đâu, một cơn gió lạnh thổi qua làm tôi hơi rùng mình. Tôi thở dài rồi hé mắt; trên lông mi những phấn bụi ánh sáng đang nhẩy nhót rập rờn. Tôi lại thấy như không phải nằm đó một mình… Hình như có ai đứng bên tôi. Mà “ai” đó hình như là một người thiếu nữ. Tôi chức đó chỉ là hình ảnh của sự mơ màng thôi, nên cứ lặng yên, bỗng thấy một bàn tay, một bàn tay nhỏ bé dịu dàng, êm ái để lên vai tôi:- Đêm trăng sáng đẹp như thế này mà không đi nghe hát một lúc chơi, lại nằm đây ngủ!…Câu nói tiếng Thổ, giọng dẻo dang trong trẻo nghe rất hay. Chưa nhìn cũng chắc người đứng đó là đẹp lắm. Tay người thiếu nữ lại lay tôi lần nữa.Tôi mở hẳn mắ nhìn thì cô ta nhoẻn miệng cười:- Đi dậy đi anh. Dậy đi chơi một tí!Cô ta đứng trước cái cửa sổ vách liếp và ngảnh mặt ra phía rừng. Người trạc mười chín, hai mươi, hai mắt tinh anh, đẹp lạ thường, đôi má đầy, mơn mởn đào non, nhỏ và mướt.Trời ơi! Con gái thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?Tôi nghĩ bụng thế, rồi ngồi dậy, thì ra tỉnh chứ không phải mơ.Tôi hỏi cô ta:- Cô em ở đâu đến?- Tôi ở trong làng (Cô vừa nói vừa lấy bàn tay lau miệng).- Làng có xa không?- Không xa lắm.- Cô em có đi với ai nữa không?- Không.Tôi bối rối quá, vì cô ta bỗng dưng có vẻ thẹn. Tôi ngẩn người ra, không biết hỏi thêm câu gì. Tôi nhìn cô ta một lúc lâu, cô ta ngẩng lên nhìn tôi rồi trông đi chỗ khác.Giá tôi đừng nín lặng, hỏi chuyện nữa đi mới phải. Nhưng biết hỏi gì? Những phút đối diện yên lặng ấy sao mà dài và khó chịu đến thế!Tôi ngượng nghịu quá chừng. Xin thú thực rằng xưa nay tôi nói đùa với các chị con gái Thổ đã nhiều, nhưng tôi đều coi thường, không để ý gì đến ai hết. Cũng nhiều cô kháu lắm, song không ai có thể gọi là đẹp, đẹp trong trẻo và say đắm như cô gái này.Tôi nghĩ mãi, mà chẳng có câu nào cho hợp lúc cả, mãi sau mới hỏi lên được:- Cô em ở đâu đến?Thì lại là câu mình đã hỏi rồi.Cô con gái nhìn tôi hơi ngạc nhiên, song cũng đáp:- Tôi ở trong làng.- Gần không?- Không xa lắm.- Nhưng cô em đi đâu thế?Cô Thổ đã hết thẹn, tươi cười nét mặt và nhanh nhẹn trả lời:- Tôi đi chơi. Tôi đến đây thấy có ngựa buộc ở ngoài kia, tôi vào, không có ai, chỉ có anh ngủ… Tôi vào rủ anh đi nói chuyện chơi.Rồi cô cười, mà cười quá chừng; tiếng cười giòn và đầy đặn. Tôi cũng cười góp nhưng nghĩ thầm:- Quái lạ, chả nhẽ người này lẳng lơ đến nỗi đi tìm một người đàn ông ngủ một mình để nói chuyện với, hay sao?Tôi nhìn người thiếu nữ một lần nữa: Không! Cô ta chỉ có vẻ đẹp, trong sạch và rất đáng yêu quý thôi. Đôi mày đưa cong lên ở dưới trán bịt khăn chàm, có vẻ kín đáo ý nhị, tôi ưa nhìn quá. Tôi hỏi cô:- Thế cô em vào đã lâu chưa?- Vào lâu rồi. Tôi xem anh ngủ mãi.- Tôi không ngủ, mà sao tôi không biết.- Anh ngủ đấy mà!Cô vừa thong thả nói lại vừa cười. Cô cười sao xinh thế! Con người nhan sắc mà có duyên thay.- Này cô em…Cô bé nhìn tôi, nhưng tôi không tiện hỏi câu ấy. Miệng cô vẫn hé mở, để lộ ra một nét trắng nhỏ của đầu hàng răng trên. Cô lại ưỡn ẹo dựa cái thân mềm mại vào chân tôi, làm cho tôi gợn cả người lên và không nghĩ đến những cái vẩn vơ như trước nữa. Tôi mỉm cười và liều để tay lên vai cô ta. Người con gái nói luôn:- Anh nhé, anh đi chơi nói chuyện với tôi nhé. Tôi… tôi đến rủ anh đi chơi…- Cô thích đi chơi với tôi à?- Thích. Mà thế nào cũng đi nhé?- Ở đây nói chuyện cũng được chớ sao?Nói rồi, tôi liền xốc nách bế cô ngồi lên với tôi, và lấy áo phủ khoác cho tấm thân xinh bé ấy. Cô ta có ý không bằng lòng, bỏ áo của tôi xuống và ngồi nhích ra một chút. Cô mặc một chiếc áo chàm mới, lúc ấy trông thẫm đen, áo cài một bên nách, hở cổ, thân ngắn, tay rộng, thắt ở ngang lưng; chiếc váy cộc cũng bằng vải chàm và cũng mới. Cái đen tối dưới lều trong trẻo dịu dàng; chúng tôi hình như ở dưới bóng rợp của một thứ “nắng trăng”. Cửa trước lều không đóng, lại thêm có ba cái cửa sổ mắt cáo ở vách trong, nên chúng tôi trông được rõ mặt nhua và cả những gói hành lý để ở một góc.Lúc ấy hai tay cô gái thu lại để chồng lên một đùi. Chân cô buông thõng và hơi đưa đẩy, nét mặt cô có vẻ buồn bực làm cho tôi lo ngại.Tôi lấy tay nhẹ nâng cằm người thiếu nữ rồi kéo lại cho trông tôi:- Cô em không muốn ngồi với tôi sao?Cô khẽ mỉm cười:- Sao không muốn? Không thì tôi “lại với anh” làm gì?- Thế cô muốn nói chuyện với tôi lắm sao?Cô Thổ lại cười:-Ừ, muốn!Tôi đánh liều hỏi thêm một câu nữa:- Thế cô em yêu tôi chứ?- Anh bảo cái gì hả?Tôi ghé vào tai cô nói:- Em… có yêu tôi không?Cô vơ vẩn trả lời:- Không biết.Rồi lai vơ vẩn nhìn tôi.Bây giờ, tấm lòng xuân phơi phới của cái tuổi hai mươi lăm bị kích động mà sôi nổi trong người tôi, khiến cho tôi quên cả chủ định từ trước. Tôi liền ôm lấy cô bé, ôm bằng cả một tấm lòng chứa chan yêu dấu và bảo cô rằng:- Sao lại “không biết” hở em? Em đến đây với tôi như một người trong giấc mơ màng, tôi có biết em là ai đâu; nhưng tôi yêu em ngay, mà sao em cứ lững lờ không để cho tôi biết bụng em thế?Tôi còn nhiều câu rất ngọt ngào, nhiều lời rất hay, mà cái vốn tiếng Thổ của tôi có thể cho nói được.Hơi nóng trong người cô thiếu nữ như thấm vào người tôi, vào tận trong huyết mạch; tôi mơn trớn cô ấy như một con chim bé nhỏ mà người ta nâng lên để vào trái tim mình…Bỗng nhiên, cô khẽ đẩy tôi ra, ngồi thẳng lên, buộc lại cái khăn chàm rồi tụt đứng xuống đất. Tôi nhìn cô ra ý hỏi duyên cớ, thì cô cau đôi mày lại, bảo tôi:- Tôi không bằng lòng thế! Tôi lại rủ anh đi đằng này với tôi kia mà.Tôi cũng đứng xuống đất, giữ lấy hai vai cô, rồi nhìn vào cái mặt lạnh lùng của cô và nói:- Trời ơi! Em biết không! Trong lúc đêm khuya canh vắng em đến đây, em gọi tôi, em làm cho tôi vui sướng vô cùng; em là con gái, mà em lại xinh đẹp dường này! Thế thì em bảo tôi không yêu mến em sao được?Cô Thổ nhìn tôi:- Nhưng anh đi đằng này với tôi đã.Tiếng cô nói gọn, nhất quyết; tôi hơi sinh nghi. Nhưng cô mỉm cười ngay; cô lại kéo lấy tay tôi nói một cách nũng nịu:- Đi chơi một lúc thì sao? Anh nhé, đi chơi với tôi, một lúc nhé, anh bằng lòng đi!- Mà đi đâu bây giờ? - Chơi bên rừng, trên bờ thác, xem nước chảy. Đêm trăng đẹp, đẹp quá, không đi cũng hoài…- Tôi nói:- Không sợ hổ à?Cô ta cười mấy tiếng khẽ:- Sợ hổ! Đây không có hổ, hay có cũng ít khi lắm.- Vả lại có trăng kia mà. Anh nằm đây còn không sợ thì đi chơi có sợ gì? Anh à, anh đi với tôi nhé.Bên rừng tối trên thác sâu, ở những nơi phong cảnh đêm khuya hoang dại này phải đâu là nơi để khách đa tình đến cùng nhua than thở? Người con gái Thổ chắc cũng chả ưa gì những chốn ấy cho lắm, thế mà cứ tha thiết nài tôi đi cho được, hẳn cũng có duyên cớ gì đây? Mà duyên cớ gì? Trông cái mặt nhan sắc dịu hiền thế kia, không thể cho cô ta là một người có lòng bí hiểm được.Tôi ngẫm nghĩ một lát, rồi quyết thử “đi chơi” với cô ấy xem sao.Tôi lấy cái áo phủ khoác lên vai, thắt lại cái thắt lưng da ở áo ngoài rồi đi lấy mũ đội.Cô ấy trông theo tôi từng cử chỉ một: lúc thấy tôi thu gọn lại cái đống dây thừng to nằm cuộn tròn trong một góc lều, để lấy một cái gậy ở dưới, thì cô Thổ liền chạy lại hỏi ngay:- Ồ, Anh có những cái dây tốt nhỉ! Để làm gì thế?- Để qua cầu.- Sao lại để qua cầu?- Cầu nhỏ ở ven núi trên này chật chưỡng lắm. Giá không có cuộn dây này thì tôi rơi xuống núi mấy lần rồi.Cô Thổ cười:- Thế mà tôi đi không việc gì đấy!Chúng tôi đã ra tới cửa, cô Thổ dắt tôi theo một lối tắt đi về bên rừng. Bỗng cô đứng yên, mắt nhìn vào tôi, rồi chạy vào trong lều bên cuộn dây chão. Tôi hỏi:- Cô làm gì thế?- Anh à, đem cái này đi!Cô vừa nói vừa lôi cuộn dây ra. Tôi hỏi lại:- Đi chơi kia mà?- Cứ đem đi, anh ạ.Tức khắc, tôi không nói một lời nào, đi vào bỏ gậy và mũ áo ra, rồi toan trèo lên cái “giường” phên nằm nhất định không đi dâu nữa. Cô ta liền chạy lại bên tôi níu lấy tay tôi năn nỉ:- Anh đi với tôi một tí, đi với tôi một tí thôi mà.- Không! đilàm gì thì cô phải nói cho tôi biết đã.- Rồi anh biết ngay mà!- Nói ngay bây giờ kia!Người thiếu nữ ra chiều vô cùng thất vọng:- Không… anh đi, anh đi với tôi một tí thôi, rồi anh thấy cái nà hay lắm.Cô ta vừa nói vừa cầm mũ và dìu tôi ra cửa, cuộn chão đeo nặng một cánh tay.Tôi không còn hiểu gì trong cái cử chỉ lạ lùng của người con gái nữa. Miệng cười của cô ta cũng không còn duyên gì hết; tôi thấy bực lắm; nhưng tôi vẫn cứ theo.Ra đến ngoài thì thấy mặt trắng đã chếch về tây. Đám rừng âm u với dãy núi chập chùng tắm trong một bầu ánh sáng rõ ràng và lạnh lẽo. Tiếng ve sang sảng kêu ran như đã kêu từ mấy thế kỷ; bóng trăng theo đó mà rung trên ngọn cỏ, bụi cây.Chúng tôi xuống một con đường dốc nhỏ đi vào nách rừng. Cô Thổ trước còn cười đon đả để tôi vui lòng; đến sau, thấy tôi nhất định đi theo, thì cô chỉ rảo chân bước. Người thiếu nữ ấy cũng đủ nhan sắc và dịu dàng để tôi quên được cái lo ngại; vả lại trường hợp cũng đủ ly kỳ để gợi tính tò mò và lòng mạo hiểm của tôi.Xuống hết đường dốc này lại trèo lên một khu rừng nhỏ nữa. Chúng tôi đi qua một đám cây rất rậm chỉ lác đác được một ít mảng trăng sáng. Rồi cây cối mỗi lúc một thưa dần, lối đi mỗi lúc một rõ.Tôi đi rừng đã quen, và chỗ này tôi cũng không khó đi lắm, nên tôi chỉ để mắt trông những bóng lá đi lần lần trên má và trên vai người thiếu nữ, với hai ống chân trăng trắng thoăn thoắt ở trong đám tối mập mờ. Có một lần tôi đi sát lưng cô ta, để tay lên vai mà giữ cô lại. Cô ngoảnh đầu cười gượng. Tôi hỏi:- Cô định dẫn tôi đi đâu?- Đi đằng này, mà!- Làm gì? Hả?Mặt cô bỗng ra vẻ thương khó. Cô ta muốn cười nhưng không được, chỉ quay đầu đi, rồi vừa nói vừa thở dài:- Anh đi một lúc nữa rồi anh biết: Anh! Anh! Đi, đi!Xuống một đường dốc.Rồi lên một đường dốc nữa.Chỗ này trèo rất khó nhọc, lại không rõ lối như trước, chỉ có người thiếu nữ đi quen nên đã lên được xa. Tôi phải bảo cô ấy quãng một đầu dây xuống cho tôi và lên trước, buộc đầu kia vào một gốc cây để tôi bám leo lên cho dễ. Qua một lớp cây rậm và um tối thì đường dốc xuống; đi một lát nữa thì đã rõ lối và dễ đi. tôi nghe thấy tiếng ào ào ở đâu từ lúc nãy; bây giờ nghe càng gần thêm.- Có phải gần đây có một cái thác không?Tôi hỏi người thiếu nữ thế. Cô ta đáp:- Phải. Gần đến nơi rồi.- Đến nơi? thế ra đi đến đấy à?- Phải.- Nhưng đến làm gì mới được chứ?- Anh cứ đi rồi biết mà!Tôi nghĩ bụng chưa bao giờ gặp cảnh ngộ nào lạ kỳ hơn. Thực vậy, mà cho cả về sau này cũng thế, trong suốt cuộc đời phiêu lưu của tôi, tôi không hề gặp một đêm nào như cái đêm hôm ấy cả.Tôi tự hỏi xem cái kết quả cuộc “đi chơi” này rồi sẽ ra sao. Nhưng không tìm được câu trả lời, thì tôi cứ gia chân bước.Tôi có ý xem xét những chỗ vừa đi qua, thì phần nhiều đường lối giống nhau không thể phân biệt và nhớ được rõ. Phải là người ở lâu và quen đây lắm mới thuộc những đường tắt này.Chúng tôi đang đi ở trong bóng những cay lá chen nhau, bỗng đến ngay một nơi quang quẻ rộng rãi toàn ánh trăng sáng. Tôi nhíp mắt lại vì hơi chói, trông ra thì núi non nhấp nhô, tỏ mờ trước mặt; khuôn trăng tròn vẹn, kê ngay trên một đỉnh núi, bình tĩnh như có ý đợi chờ.Tiếng thác nghe thấy từ lâu, bấy giờ đang rồn rã cuồn cuộn ở phía dưới chân. Nhưng tôi chưa trông thấy nước: nguồn thác sâu lắm, mà chỗ ấy thì cao. Một con đường nhỏ chạy qua mặt tôi, dẫn đến một cái cầu ghép bằng thân cây như tôi thường gặp. Cầu này thay một chỗ đất sụt làm lở một quãng đường ven núi đất và cắt đứt mất lối đến Hoàng Su Phì. Bấy giờ tôi đã nhận ra rằng cô con gái dẫn tôi đi toàn nẻo tắt và hà tiện được tới ba phần tư đường. Vì từ chỗ lều tranh đến đây, đi khỏi một quãng đường thấp rồi lên những đường leo lưng chừng núi, còn phải qua một khúc cầu nữa.Chúng tôi tiến lên chừng hai chục bước thì đến bên cầu. Cầu hẹp và dài, chỉ có mươi khúc cây đâm ngang cắm sâu vào núi để nâng đỡ. Cô Thổ nhẹ nhàng đi ra tới giữa rồi ngoảnh lại đợi tôi đi theo. Tôi trông xuống, thấy dưới sâu lắm, và rải rác có những tảng đá lớn; nước thác chảy xiết, ầm ầm từ một nẻo khuất giữa hai chân núi, vòng khúc rắn xông ra. Tôi còn ngập ngừng một hồi chưa dám đi lên vội. Sau đánh bạo tiến lên được ba bước. Một khúc gỗ cựa mình một cái làm tôi sởn cả gai ốc, đã tưởng cái cầu gẫy nhưng không việc gì.Tôi phải hết sức dè giữ mới dám bước lên, dò đi như người “leo cầu vồng” vậy. Dưới chân, nước vẫn gầm như chuyển đá, mà bên trái thì cái núi dốc như tường xiêu, lại ở quá tầm tay không thể nào vịn được.Dò được nửa cầu rồi. Càng thấy ghê sợ thêm. Liệu chừng không thể qua được khỏi cầu mà không ngã, tôi phải lấy cuộn dây định tìm quăng lên một cái trạc cây nào trên lưng núi, rút chung đôi lại rồi víu lấy mà sang.Bỗng người con gái Thổ giữ lấy tay tôi nói:- Thôi! Không phải đi nữa.Tôi vừa ngật ngưỡng vừa nhìn cô ta, lấy làm kinh dị. Cô Thổ điềm nhiên nhắc lại:- Thôi, không phải đi nữa: Đến nơi rồi!- Sao? Đến nơi?- Phải.Ồ, quái lạ! Quái lạ! Quái lạ! Tôi nghĩ bụng thế - người con gái này thực kỳ quá định trêu mình đây sao?Tôi nhìn mặt người con gái để dò xét ý tứ, nhưng cô ta không nhìn tôi và có ý quay mặt đi. Tôi vừa bực mình vừa lo ngại, quát khẽ lên một câu:- Sao lại thế này?Cô ta không trả lời. ánh trăng chiếu vào sắc da người con gái, lúc ấy xanh bệch như da người chết. Nét mặt sắt lại như lo sợ hay tức giận, miệng mím vào một cách đặc biệt, rồi bỗng nói rất nhanh:- Ở dưới cầu này có một người đàn ông cùng đi với tôi rồi lỡ chân rơi xuống đây chết.- Cùng đi chơi với cô à?- Ừ. - Thế làm sao, nói mau! Sao cô lại gọi tôi đến?Cô Thổ nói:- Tôi nhờ anh đem nó lên đây cho tôi.- Nhờ tôi? Sao lại nhờ tôi? Nhờ tôi mà được à?Cô ta điềm tĩnh không đáp câu hỏi của tôi, nhưng trỏ xuống dưới gầm cầu mà bảo:- Kia kìa, nó ngã xuống mắc vào cành cây ở lưng chừng núi kia kìa!Tôi chăm chú trông, chỉ thấy nước thác chảy xuống từng bực, bọt sùi lên trắng như tuyết ở xung quan những tảng đá cuội lù đen.- Đâu nào?-Ở cái cây kia mà. Kia kìa, chỉ có một cây thôi, mà nó ở lưng chừng núi.Tôi quỳ gối, đầu cúi về phía trong mà trông xuống thì quả thấy ngang núi đâm ra một cây nhỏ, rễ ăn chặt vào, có lẽ sâu lắm, nền đất lở đến tận chỗ ấy mà cây vẫn giữ nguyên. Mình cây cong cong ở chân rồi đâm vát lên trời, cánh lá xoè ra che gần mất một nửa mình người bị nạn. Lúc ấy tôi chỉ trông thấy một cái vai dốc xuống mắc vào gốc cây.- Các người đi xem hát hội ở làng xa hết cả (người con gái nói). Tôi đi tìm chỉ thấy có anh, tôi mới định nhờ anh lấy nó lên hộ tôi.- Ừ thế làm sao không nói thực ngay để cho tôi… (tôi nghĩ đến những cử chỉ của tôi trong lều) để cho tôi tưởng cô đến rủ đi chơi thực?Cô gái mỉm cười một cách nhạt nhẽo:- Tôi sợ anh không đến tôi phải nói thế…Thấy tôi có dáng nổi giận, cô vội nói thêm:- Mà rồi tôi cũng về với anh kia mà!Tôi vừa lườm vừa nhại:-Hừ! Về - với - anh!Cô Thổ lại hết lời nói với tôi những câu rất ngọt ngào và thiết tha; mặt thì nhợt nhạt, mắt thì long lanh mà miệng vẫn gượng cười; giọng nói khác đi, hình như cô ta cố nén sự cảm động.Tôi không nỡ từ chối giúp đỡ cô ta. Nhưng tôi không giấu cái bực mình, vừa tìm cách xuống đến cái cây.Chỗ sườn núi lở, dốc như bức vách nghiêng, mà trừ cái cây giữ lấy người chết cách tôi khá xa thì chả bấu víu vào đâu được nữa; người bị nạn chắc hẳn ngã về phía trong, nên mới tình cờ mắc vào cây đó, chứ nếu ngã phía ngoài hay nhích ra chút nữa thì không còn mảnh xác nào. Tôi giở cuộn dây ra, nằm úp mìn trên cầu rồi giòng dây xuống ướm thử. Cái dây dài được hơn hai thước mà thả đến chỗ ấy cũng không thừa được bao. Tôi thử tìm cách buộc vòng, câu lấy người chết lên nhưng vướng nhiều cành nên không làm thế được. Tôi lại kéo dây lên thắt một chục nút để cho dễ bám. Trong khi người con gái ấy lẳng lặng ngồi bên cạnh tôi mà xem.Nước thác vẫn réo ào ào, làm tăng cái vẻ to tát của chốn núi cao vực sâu ở dưới bóng một vành trăng lặng lẽ.Tôi nhìn cô Thổ thì cô ta nhìn lại; tôi cau mày mắng:- Buộc đi chứ, ngồi đấy à?- Buộc gì?- Thì thắt nút đi chứ!Cô ta lôi một dây lúng túng thắt được một nút rồi hỏi:- Anh làm những nút này làm gì thế?Tôi không thèm đáp. Rồi thấy cô ta cứ dang tay kéo dây mãi chưa thắt được vòng nào thêm, tôi tức mình giật về, không khiến nữa.Nút thắt xong tôi buộc rất chắc chắn một đầu dây vào ba thân gỗ về phía núi; bỏ mũ ra, bảo cô Thổ giữ lấy mối buộc chắc chắn để tôi leo xuống. Chân tôi đạp vào đất núi làm cho cát bụi ở đấy theo gió bay cả vào mắt mũi tôi. Tôi vừa buông một tay để giụi thì “sựt” một tiếng ở đầu dây. Tôi lạnh cả người vội quát:- Cái gì thế, cái gì thế?- Không hề gì. Cái mối dây nó thắt chặt lại đấy mà.- Phải cẩn thận nghe không! Phải nằm xuống mà giữ.Cô Thổ trên cầu nằm áp người xuống, hai tay nắm lấy phần đầu dây.Xuống đến nơi tôi bẻ mấy cành lá đi cho quang, và để chân lên một cái chạc nhún thử mấy cái. Cây này là một giống ổi rừng, thân già quánh và to. Lúc đứng trên cầu, tôi tưởng là một thứ cây lai và mềm vài thấy nó nhỏ lắm, nên định buộc cuộn dây vào người, ôm lấy cái xác mà bảo cô Thổ kéo lên. Như thế thì khó nhọc vô cùng, chưa chắc người con gái ấy đã kéo nổi.Nhưng bây giờ tôi lại tính cách khác. Người chết là một người đàn ông to lớn mặc quần áo tây vàng; hai chân giạng ra, áp với núi và đâm ngược lên trời, mình úp vào trong, nên tôi không thấy mặt. Hắn bị mắc vai bên phải vào ngay gốc cây và hình như bị nát cả cổ và có lẽ gẫy xương dầm vai; nhưng máu chỉ đẫm ra ngoài áo một ít. Một cánh tay nắm lại chọc vào núi, còn tay kia đè ở dưới mình. Tôi ngồi quắp lấy một cành to, tròng lọng dây vào hai chân người kia rồi lựa lách xuống đến tận thắt lưng.Mặt trăng lúc ấy mới lọt một phần xuống sau đỉnh núi trước mặt. Tôi trông thấy bóng cây với bóng người tôi in lên cái thây chết. Những cành lá theo gió và theo cách cử động của tôi mà lung lay một cách bình yên.Xem cách ăn mặc của người chết thì tôi đoán là một người Thổ “văn minh” giàu có, hoặc một người Kinh buôn bán đường rừng.Tôi bám dây tụt xuống, để một chân lên người chết và ghì cho cái tròng ở lưng hắn thắt vào rõ chặt rồi đạp chân kia vào núi, tôi đu người tôi sang một bên. Vai cái xác liền rời ra cùng với một loạt đất vụn rơi xuống; người chết đã nằm ngang ra dưới đầu dây. Cổ hắn trẹo về một bên và hơi ngật ra đằng sau; tóc bộn bề và ướt đẫm, da xám như màu đá mài.Tôi ngồi lên một cành cây nắm lấy vai hắn dìu lại xem cho rõ mặt. Nhưng tôi kêu lên một tiếng kinh dị: ồ lại này!Người bị nạn nào phải ai đâu? Chính là ông Ba-đi-ghệt, cái người mạo hiểm táo tớn chúng tôi vẫn biết tiếng, mà tôi mới gặp được hơn nửa tháng, trong một làng ở gần Pakha. Ông này đi trước chúng tôi đã lâu kia mà, sao bây giờ lại vẫn ở đây, rồi lại chết thảm thế này? Mà sao người con gái Thổ kia lại…Tôi thoáng nghĩ đến một điều làm cho tôi căm tức.- À thì ra (tôi lẩm bẩm nói thế) thì ra họ trăng gió với nhau đã lâu, hôm nay đi chơi trên cầu này rồi một người rơi xuống chết, rồi nó tìm mình đến, nó dụ mình để gỡ xác nhân tình nó lên!Hai con mắt ông Ba mở lim dim như ngủ gà, như xem cái tức giận trong lòng tôi. Trên cái mặt đầy những máu, máu đọng đen thẫm lại một bên, hai môi dầy trên lún phún một hàng râu; miệng thì nhăn một cái cười kinh khiếp.Tôi liền buông tay ra bám dây leo lên cầu. Người con gái hỏi, nhưng tôi lặng thinh. Lên tới nơi tôi nhìn nó một cách khinh bỉ.Nó hỏi nữa:- Sao, anh? Xong rồi chứ?Tôi cười gằn:- Xong. Chị cứ việc kéo tình nhân chị lên.Nó chỉ trông tôi một cái nhanh, không nói gì, chống tay ngồi lên rồi mắm môi kéo.Nhưng cái xác nặnglắm, nó ngã hẳn người ra mới kéo lên được một chút rồi lại để tụt xuống ngay. Tôi thấy nó làm ngứa mắt liền vuốt tóc lại bên kéo đỡ. Không đầy năm phút cái xác đã nằm trên cầu. Ngời con gái không buộc lại cái khăn vuông sổ xuống vai; mớ tóc trong cái khăn ngang phấp phới bộn bề trước gió. Tôi cởi được cái dây tròng ra khỏi lưng người chết thì nó liền xốc nách kéo giật lùi “ông Ba” ra một phía cầu.Tôi toan cuốn xong cái dây thừng rồi mới hỏi xem người con gái định xử trí ra sao, thì bỗng thấy nó cười nhạt một tiếng nghe lạnh đến xương tuỷ. Tôi ngẩng lên nhìn.Bây giờ cô thiếu nữ dịu dàng ở trong lều không còn đó nữa. Tôi chỉ thấy một người con gái kỳ dị, đang nghiến răng mà lẩm bẩm trước mặt tôi. Nó vẫn xốc nách người chết để ngồi rũ dưới chân, trông thẳng vào mặt tôi nhếch mép một cái rồi nói:- Anh tưởng nó là tình nhân tôi hả? Không! Nó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Nó giết mất anh Cẩm của tôi. Anh Cẩm là người sắp lấy tôi, mà nó giết đi, rồi quẳng xuống đây cho mất xác.Nói đoạn nó chỉ tay xuống những dòng nước trắng xoá ở dưới. Tiếng thác chảy như dữ dội thêm. Nhưng cái trường hợp làm tôi quên cả ghê rợn.Người con gái lại nói - phải nghe giọng nó nói mới thấy được cảm giác của tôi lúc bấy giờ.- Nó nhiều tiền, nó muốn lấy tôi, nó đến dụ tôi, tôi bằng lòng ngay; nhưng tôi bằng lòng ở với nó để lừa nó giết nó. Tôi rủ nó đến đây chơi, nó không nghi ngờ, tôi liền chém nó một nhát. Anh trông đây này! Tôi trông.Ở Sau gáy ông BA quả có một nhát dao bổ thực sâu, nhưng chỗ ấy máu đọng lại thâm sì nên lúc nãy tôi không để ý.- Tôi chém nó (lời người con gái) để cho nó cũng chết ở dưới cầu này, để chồng tôi… (giọng nói ngày một thêm đầy, gần như nghẹn ngào) để cho chồng tôi thấy được hả dạ… Nhưng mà nó không rơi xuống đến tận dưới thác kia, tôimới gọi anh đến. Bây giờ anh đứng mà xem.Trước cái dáng điệu kia, cái giọng nói kia, tôi không biét trả lời sao cả. Tôi cũng không biết xử trí thế nào nữa; tôi đứng ngẩn ra nhìn.Trông con mắt của lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng thấy khí chất rừng núi, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra.Tôi vẫn ngẩn ra nhìn.Người con gái lại cười nhạt mà láy lại câu lúc nãy:- Bây giờ anh đứng mà xem.Nói xong, nó đứng dạng hai chân ra, cái mép váy đằng trước căng thẳng bởi hai ống chân hơi thô và trắng. Một tay nó xốc ông Ba đứng dậy, một tay nữa nâng ở ngang lưng. Tôi toan dò bước đến gần thì đã thấy người con gái rướn mình văng cái thây chết xuống. Rồi không biết vì quá đà hay cố ý, cả người con gái cũng văng theo…Mặt trăng kia đã kín đáo ẩn mình sau đỉnh núi; hai cái thây trên cao rơi xuống một tiếng gớm ghê trong những tiếng thác đổ ầm ầm không bao giờ ngớt. Mục lục Đêm trăng Đêm trăng Thế LữChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: HùngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Varicospira là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Rostellariidae within the Stromboidea, the true conchs and their allies. Các loài Varicospira bekenuensis Raven, 2021 Varicospira cancellata (Lamarck, 1816) Varicospira crispata (G. B. Sowerby II, 1842) †Varicospira decussata (J.L.M. Defrance in B. de Basterot, 1825 ) Varicospira formosana (M. Yokoyama, 1928) †Varicospira gerthi (A. Pannekoek, 1936) †Varicospira integra (A. von Koenen, 1889) Varicospira javana (K.Martin, 1879) Varicospira kooli Moolenbeek & Dekker, 2007 Varicospira longirostra (Pannekoek, 1936) †Varicospira martini (A. Pannekoek, 1936) Varicospira mordax (K.Martin, 1916) †Varicospira narica (E.W. Vredenburg, 1925 ) †Varicospira rakhiensis (F.E. Eames, 1952) †Varicospira rembangensis (A. Pannekoek, 1936) Varicospira reticulata Raven, 2021 †Varicospira semicancellata (Martin, 1899) †Varicospira sindiensis (E.W. Vredenburg, 1925) †Varicospira spinifera (Martin, 1899) †Varicospira subrimosa (A.V.M.D. D'Orbigny, 1852) †Varicospira tenuiincisus (F.E. Eames, 1952) †Varicospira toyamaensis (K. Tsuda, 1959 Varicospira tyleri (H. Adams & A. Adams, 1864) Varicospira zuschini Harzhauser, 2007 Đồng nghĩa Varicospira lee Iredale, 1958: syn. Varicospira cancellata (Lamarck, 1816) Nomen dubium Varicospira speciosa (H. Adams & A. Adams, 1864) Chú thích Tham khảo F. E. Eames. 1952. A contribution to the study of the Eocene in Western Pakistan and Western India: C. The description of the Scaphopoda and Gastropoda from standard sections in the Rakhi Nala and Zindar Pir areas of the Western Punjab and in the Kohat District. Philosophical Transactions of the Royal Society of London Series B 236:1-168 M. Harzhauser. 2007. Oligocene and Aquitanian gastropod faunas from the Sultanate of Oman and their biogeographic implications for the western Indo-Pacific. Palaeontographica Abteilung A 280:75-121 M. Harzhauser, M. Euter, W. E. Piller, B. Berning, A. Kroh and O. Mandic. 2009. Oligocene and Early Miocene gastropods from Kutch (NW India) document an early biogeographic switch from Western Tethys to Indo-Pacific. Palaeontologische Zeitschrift 83:333-372 H. S. Ladd. 1972. Cenozoic fossil mollusks from Western Pacific Islands; Gastropods (Turritellidae through Strombidae). United States Geological Survey Professional Paper 532:1-79 H. S. Ladd. 1982. Cenozoic fossil mollusks from Western Pacific Islands; Gastropods (Volutidae through Terebridae). United States Geological Survey Professional Paper 1171:1-100 J. J. Sepkoski. 2002. A compendium of fossil marine animal genera. Bulletins of American Paleontology 363:1-560 Rostellariidae
wiki
Hannah Augusta Darling Jawara, née Mahoney (tháng 5 năm 1924 – 21 tháng 1 năm 1981), là một y tá, nhà viết kịch và nhà hoạt động cho nữ quyền người Gambia. Bà là vợ đầu của Dawda Jawara. Cuộc đời Augusta Mahoney sinh ra trong một gia đình Christian Aku Creole nổi tiếng. Bà là con gái của Sir John Mahoney, người phát ngôn của Hội đồng Lập pháp Gambia đầu tiên, và mẹ là Hannah. Em gái của Augusta là Louise N'Jie. Bà học tại trường trung học Mohammedan, nơi lần đầu tiên bà gặp người chồng tương lai của mình, (chủ tịch tương lai) Dawda Jawara, trước khi đào tạo điều dưỡng tại Edinburgh, Scotland. Vào tháng 2 năm 1955, bà kết hôn với Jawara. Đứa con đầu lòng của họ được sinh ra ở Edinburgh, nơi chồng bà đã trở lại học. Năm 1960, bà đã ứng cử vào Hạ viện trong cuộc bầu cử 1960, tranh cử chức lính trưởng ở Bathurst không thành công cho đảng PPP của chồng. Do đó, bà trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên tham gia cuộc bầu cử quốc gia Gambia. Năm 1962, bà thành lập Hội Phụ nữ đương đại. Vở kịch của Jawara The African King được sản xuất tại Negro Arts Festival ở Dakar năm 1966. Năm 1967, bà và Dawda Jawara ly dị, và ông ta đã trở lại đạo Hồi. Năm 1968 Mahoney xuất bản Rebellion - "có lẽ là cuốn sách dành cho trẻ em nữ quyền, nữ quyền đầu tiên trong lịch sử và truyền thống văn học của Gambia". Xuất bản dưới bút danh, Rebellion là một vở kịch về Nyasta, một cô gái tuổi teen ở một ngôi làng nông thôn đấu tranh để tiếp tục việc học của mình thay vì phải chịu một cuộc hôn nhân sắp đặt. Vào thời điểm nó được xuất bản, cô là Chủ tịch của Liên đoàn Phụ nữ Gambia, mà cô ấy đã giúp thành lập từ các hiệp hội phụ nữ trong Khu vực Banjul. Bà mất ở London vào ngày 21 tháng 1 năm 1981. Tác phẩm Kịch The African King, produced 1966. Rebellion, 1968 Khác "The Gambia Women's Federation", Women Today, Vol. 6, No. 4 (1965), pp. 79–81. Tham khảo Sinh năm 1924 Mất năm 1981 Nhà soạn kịch thế kỷ 20 Nữ nhà văn thế kỷ 20 Y tá và điều dưỡng viên Nhà hoạt động nữ quyền
wiki
Bánh là loại món ăn làm bằng bột mì hay bột gạo có hương vị ngọt, mặn, béo...có thể hấp, nướng, chiên,... Bánh có nhiều cách chế biến khác nhau như: rán, chiên, nướng, hấp hoặc đôi khi là ăn sống. Thành phần và nguyên liệu của bánh rất đa dạng. Ngoài thành phần chính, bánh còn một số thành phần phụ như nước dùng, rau, đồ khô, kẹo, hoặc trái cây tươi, các loại hạt, kem. Một số loại bánh còn được trang trí rất công phu, tỉ mỉ. Nguồn gốc của bánh Nguồn gốc bánh Châu Âu Bài chi tiết: Bánh ngọt Bánh ở Châu Âu có một lịch sử rất dài. Theo nhiều bằng chứng khoa học chứng minh thì người Ai Cập cổ chính là Ông tổ của ngành bánh vì kỹ năng nướng bánh của họ có từ rất sớm. Bánh lúc đầu được nhào nặn nên từ bột, sau đó được làm ẩm bằng phương pháp tự nhiên, nén lại và nướng trên đá nóng - lúc này, bánh cũng có thể gọi nôm na là bánh mì chưa lên men. Đến giữa thế kỷ XVII thì tiền thân của những chiếc bánh ngày nay mới chính thức xuất hiện ở Châu Âu. Trước đây, để làm bánh không có khuôn như bây giờ. Bột được dàn đều lên mặt phẳng và cho vào lò nướng là phương pháp thông dụng nhất. Khuôn bánh ban đầu được làm bằng giấy hoặc gỗ... Mãi sau này thì khuôn bánh kim loại với đủ hình dạng như hiện nay mới bắt đầu xuất hiện. Bánh thời gian đầu hao hao với bánh mì, bánh không xốp. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, sự phát minh của bột nổi đã làm thay đổi bánh ngọt. Bánh ngọt xốp hơn, làm cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, bánh còn có thêm nhiều lớp và được trang trí như ngày nay, mà đỉnh cao chính là những chiếc bánh sinh nhật mà chúng ta thường thấy. Nguồn gốc bánh ở Châu Á Bài chi tiết: Âm thực Châu Á Bánh ở Châu Á cũng có từ rất lâu. Các loại bánh Bánh từ bột gạo Bánh bèo Bánh bò Bánh canh Bánh căn Bánh chuối hấp Bánh cuốn Bánh dẻo Bánh đúc Bánh gai Bánh giá Bánh giò Bánh hỏi Bánh ít Bánh khảo Bánh khọt Bánh kiến Bánh lọt Bánh mật Bánh nậm Bánh phở Bánh pía Quẩy Bánh rán Bánh tai Bánh tai heo Bánh tẻ Bánh tổ Bánh tráng Bánh xèo Bánh từ bột gạo nếp Bánh bao Bánh cáy Bánh chưng Bánh cốm Bánh dẻo Bánh khúc Bánh phu thê Bánh tét Bánh ú, bánh ú tro Sủi dìn Bánh từ bột mì Bánh bông lan Pa tê sô Bánh gối Bánh kếp Bánh may mắn () Bánh mì Bánh mì kẹp () bánh mì kẹp kiểu Việt Nam Bánh ngọt Bánh nướng chảo () Bánh quế () Bánh quy () Bánh sinh nhật Bánh sừng bò () Bánh Thánh Bánh thuẫn Bánh tiêu Bánh cống, bánh tôm Hồ Tây Bánh trung thu Bánh xốp Bánh từ bột sắn Bánh bột lọc Bánh da lợn Bánh in Bánh phồng tôm Bánh phục linh Các loại bánh khác Bánh đậu xanh Bánh flan Bánh kem phô mai () Bánh pudding Bánh rế Bánh tằm khoai mì Xem thêm Các món bánh, mứt, kẹo Việt Nam Tham khảo Món hấp Món tráng miệng Các nhóm thực phẩm chủ yếu Món chiên ngập dầu Bánh ngọt
wiki
Tây Phi thuộc Tây Ban Nha (, AOE) là một nhóm thuộc địa Tây Ban Nha dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Tây Bắc Phi. Nó được thành lập vào năm 1946 bằng cách gia nhập khu vực phía nam của Tây Ban Nha bảo hộ Moroc, thuộc địa Ifni và thuộc địa Sahara thuộc Tây Ban Nha thành một đơn vị hành chính duy nhất. Sau Chiến tranh Ifni (1957–1958), Tây Ban Nha nhượng phía nam bảo hộ Maroc và thành lập ra các tỉnh riêng cho Ifni và Sahara vào năm 1958. Lịch sử Tây Phi thuộc Tây Ban Nha được thành lập bởi một sắc lệnh ngày 20 tháng 7 năm 1946. Tổng đốc mới ngồi tại Ifni. Ông là ex officio đại biểu của ủy viên cao cấp Tây Ban Nha tại Maroc ở khu vực phía nam vùng bảo hộ, để tạo điều kiện cho chính phủ của họ dọc theo đường cùng với các thuộc địa khác của Tây Ban Nha trên bờ biển. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1947, Ifni và Sahara đã được nâng lên thành các thực thể riêng biệt, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của thống đốc ở Ifni. Vào ngày 10 và 14 tháng 1 năm 1958, Sahara và Ifni được đưa vào các tỉnh Tây Ban Nha thường xuyên hoàn toàn độc lập với nhau. Ngôn ngữ Ngôn ngữ chính thức của Tây Phi thuộc Tây Ban Nha là tiếng Tây Ban Nha, quốc gia có chủ quyền của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do sự cai trị địa phương của Đế quốc Ả Rập và những người kế vị Hồi giáo như các Sultan của Đế quốc Ottoman, cư dân chủ yếu là người Ả Rập và Berber, cả hai đều là những phần quan trọng của người Moor), vì vậy tiếng Ả Rập cũng là ngôn ngữ phổ biến. Tiếng Ả Rập và tiếng Tây Ban Nha vẫn được sử dụng trong khu vực. Tham khảo Tây Phi thuộc Tây Ban Nha Sahara thuộc Tây Ban Nha Cựu thuộc địa ở Châu Phi Lịch sử Tây Phi Cựu quốc gia châu Phi Cựu thuộc địa Tây Ban Nha Lịch sử Tây Sahara Châu Phi Tây Ban Nha
wiki
Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 1 Kiếm Yêu Đỉnh Kiếm các.Mùa thu. Tháng mười một.Nhà cao vườn sâu, trong một cái sân bốn vách đều là tường cao, một đám đông bộc nhân đang chen chúc quỳ trên mặt đất.Bọn họ đã quỳ rất lâu rồi, chỉ để chờ chủ nhân trong phòng gọi vào.Ai nấy đều đeo trên mặt thần sắc sợ hãi - Bởi lẽ, cả hai người đã vào lúc trước, đều không thấy trở ra.Vị thiếu chủ ở trong đó, nghe nói mười sáu tuổi đã trở thành Giang Nam đệ nhất kiếm, người kế thừa đời thứ hai của Đỉnh Kiếm các, theo lời truyền ngôn trong giang hồ, là một con quỷ thích máu thành tính. Mỗi đêm trăng tròn hàng tháng, y đều phải tìm ba người vào phòng mình, sau đó, vĩnh viễn không còn nhìn thấy những nguời đó sống sót đi ra.Hiện tại đã có hai người tiến vào – Có nghĩa là, còn một phần vận hạn nữa chắc chắn sẽ lâm xuống đầu một người nào đó trong số họ. Vì vậy, sắc mặt của mọi người đều trắng bệch.Đột nhiên, cánh cửa tưởng như mãi mãi đóng chặt đó bỗng mở ra!Đám đông thị nữ bộc nhân chờ bên ngoài nhất tề kinh hãi, thu liễm thần sắc mệt mỏi, nhìn người bước ra từ trong căn phòng tối om. Hơn một tháng nay, đó là người sống đầu tiên đi ra từ trong phòng của thiếu chủ nhân.“U Thảo!”Nhìn người thị nữ trẻ vận y phục xanh nhạt mở cửa bước ra, đám hạ nhân đều bật thốt một tiếng nho nhỏ, ẩn chứa bên trong thanh âm đó, không hiểu là sự nhẹ nhõm, hay là đố kỵ. Hơn thế nữa, là sợ hãi.Đối với nguời duy nhất trong Đỉnh Kiếm các có thể yên ổn ở cạnh thiếu chủ, tất cả hạ nhận đều mang trong lòng một sự kính úy khác thường.Phảng phất như, lục y thị nữ có thân phận giống họ này, cũng là kẻ giết người giống thiếu chủ của họ.“Mọi người có thể về rồi. Thiếu chủ mệt rồi, không muốn gặp người thứ ba nữa.”Cô không bước vào trong sân, chỉ đứng ở dưới hành lang ngoài cửa, miệng mỉm cười khiêm nhường, truyền đạt với những bộc nhân có thân phận giống mình, những con người đang thấp thỏm bất an. Bắt gặp sắc mặt như mới trở về từ Quỷ Môn Quan của họ, cô vẫn chỉ mỉm cười giấu đi lời chúc phúc, lẳng lặng quay vào đóng cửa.Căn phòng sau cánh cửa một lần nữa bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.Ngăn cách. Bên trong, chỉ có cô và người đó, người mà họ coi là ác quỷ. Không có ai khác. Không có.Bỗng nhiên, dường như cô nhớ ra điều ra gì đó, lại đẩy cửa, gọi những bộc nhân đang tản ra tứ phía dừng lại: “Xin chờ một chút, thiếu chủ còn có phân phó!” Sắc mặt những người đó lập tức trắng bệch như vừa nãy, thấy cô đi rồi còn quay lại, một số người đã bắt đầu run lẩy bẩy.U Thảo chỉ giữ nụ cười ôn nhu, nói với một bộc nhân đứng đầu: “Từ Phúc, thiếu chủ bảo, trời nóng rồi, thi thể của Lạc Hà thiếu hiệp ghim trên tường bắt đầu nát rữa, mùi rất khó ngửi! Thiếu chủ sai anh kêu vài người đi dọn sạch phòng.”Cô nói rất tự nhiên, tựa hồ như đánh vỡ một tách trà rồi kêu người đến thu thập mảnh vỡ, thế nhưng, đám hạ nhân bắt đầu rúm ró mặt mày vì sợ hãi, người tên Từ Phúc bị chỉ đích danh lại càng lắp ba lắp bắp, lúc lâu sau mới đáp lời: “Vâng, vâng vâng…thuộc hạ, biết rồi ạ.”“Ừm, Từ đại ca vất vả rồi.” Lục y nữ tử gật đầu mỉm cười, không mang chút vẻ kiêu ngạo vì mình là thị nữ duy nhất của thiếu chủ.Từ Phúc như con mèo bị dọa sợ chết khiếp, tức khắc dẫn mọi người thoái lui, ngay cả một lời khách sáo cũng không kịp nói.Mười ngày sau, một tin tức lan truyền khắp giang hồ.Giang Bắc đệ nhất nhân: Lạc Hà thiếu hiệp Mạc Trữ, người từng khiêu chiến với Giang Nam đệ nhất kiếm Tạ Thiếu Uyên, đã bị Tạ Thiếu Uyên giết chết tại Đỉnh Kiếm các, từ nay, thiên hạ đệ nhất kiếm chỉ có một: Đỉnh Kiếm các thiếu chủ Tạ Thiếu Uyên!Xem ra, với võ công và thế lực của hai đời các chủ già trẻ, thế phát triển của Đỉnh Kiếm các đã trở nên sắc bén không thể ngăn cản.Tiếp đó, người võ lâm còn thầm thì rỉ tai nhau về tử trạng đáng sợ của Mạc Trữ - hắn bị một kiếm xuyên qua cổ họng.Thi thể bị ghim cứng trên vách tường, rồi tứ chi lần lượt bị cắt đoạn, vứt bừa bãi trên mặt đất. Theo lời kể bí mật của người bộc nhân vào dọn xác, trong căn phòng tối đen đó, máu tươi trát đầy nửa bức tường.Thiếu chủ Đỉnh Kiếm các, là một kẻ điên võ công tuyệt đỉnh.Trong võ lâm, tất cả mọi người đều nói vậy.Kiếm Yêu. Tạ Thiếu Uyên.“Thiếu chủ.”Trong phòng là một màn hắc ám, chỉ có ánh trăng mờ mờ hắt vào qua khung cửa sổ. Cô bước đến sau lưng người đang đứng tựa vào cửa sổ.Khẽ cúi đầu, gọi một tiếng, rồi cô đứng im ở đó.Người được gọi là “thiếu chủ” không quay đầu, từ lâu nay, người có thể đứng cất tiếng trong vòng một trượng sau lưng y, chỉ còn lại một người này - Những người khác, đều đã bị y ghim lên vách tường rồi.“Cái thứ dơ bẩn đó đã vứt đi rồi chứ?” Người thanh niên tóc đen áo bào trắng với tay gảy một cành trúc đung đưa ngoài cửa sổ.Ngắm vầng trăng tròn trên bầu trời, y hỏi có chút uể oải, một vị thiếu hiệp kiếm khách lúc sinh tiền đã từng tề danh với mình, vậy mà y lại chán ghét đến mức dùng từ “thứ dơ bẩn đó” để hình dung.“Vâng ạ.”“Vứt thanh kiếm đó hộ ta luôn, thứ đã thấm qua máu của người chết, cũng là thứ dơ bẩn.”Tạ Thiếu Uyên sắc mặt lạnh lẽo, có một vẻ cô ngạo và cao khiết dưới ánh trăng, hơn thế nữa là một sự u uất và bệnh thái khó nói thành lời - Rất nhiều lúc, ngay cả U Thảo cũng ẩn ước cảm thấy, thiếu chủ, đích thực là có bệnh.“Vâng ạ.” Cô lại thưa.“U Thảo…Người bên ngoài nói thế nào về chuyện lần này? Bảo ta là một tên điên phải không?” Tạ Thiếu Uyên ngắt một cành trúc xanh, tiếu ý mang hơi hướm khinh miệt, cất giọng hỏi.“…Vâng ạ.” Trầm mặc hồi lâu, nữ tử áo xanh nhạt cuối cùng trả lời.“Vậy, còn cô? Có lẽ trong lòng cô cũng cho rằng ta là một tên điên, là một con ma giết người như lời truyền ngôn phải không?” Bạch bào thiếu chủ bất chợt bừng lên cơn nộ khí không tên, “Vâng ạ vâng ạ! Cô chỉ biết nói hai chữ này thôi à?”“Không phải.” U Thảo đáp, “Thiếu chủ đã nói rồi, Lạc Hà thiếu hiệp đó có lý do phải chết…”“A…Lời của một tên điên nói mà cô cũng tin sao?” Nhìn cô, khóe miệng của Tạ Thiếu Uyên cong lên, thình lình, nhãn thần biến lạnh, hỏi: “Năm đó là cô chủ động thỉnh cầu làm thị nữ của ta còn gì? Khi ấy lũ hạ nhân đều bảo rằng ta là kẻ thường giết người hầu bên mình làm trò vui, không phải sao? Tại sao cô không sợ?”Cành trúc xanh, tựa hữu ý tựa vô ý, nhẹ nhàng điểm vào cổ cô.“Đó chỉ là tin đồn thôi.”Cảm thấy tức thở và sát khí đột ngột, khuôn mặt U Thảo hơi tái đi, kiếm khí cường liệt khiến huyết mạch của cô không sao lưu chuyển được lên trên. Thế nhưng cô vẫn mỉm cười, hồi đáp.“Nhưng giờ thì cô biết đó là sự thật rồi chứ?”Tạ Thiếu Uyên chợt cười rộ, mái tóc dài đen nhánh tung bay phần phật như có gió thổi qua, đôi mắt sáng lăng lệ như lưỡi kiếm: “Ta, đích thực, là một tên điên…một tên điên mà thôi! Hôm nay ta giết chưa đủ ba người - thế nào đây?”Cành trúc xanh trong tay y hơi gia lực, bên dưới da thịt trắng trẻo của U Thảo, huyết quản xanh nhạt hoảng sợ vặn vẹo. Y cười lớn mà hỏi, trong mắt tựa như ánh lên tia sáng điên cuồng bệnh hoạn.“Không, không…không thế nào.” Hầu như đã không nói nên lời, cô vùng vẫy cất tiếng.“Thiếu chủ…thiếu chủ muốn làm thế nào, là việc của thiếu chủ…còn muốn làm thị nữ cho thiếu chủ, là, là chuyện…chuyện của riêng U Thảo!”Sau một lúc trầm mặc cơ hồ vô pháp phát giác, nhìn người thiếu nữ trong bóng tối, Đỉnh Kiếm các thiếu chủ bất ngờ lại mỉm cười: “Xem ra…cô cũng là một kẻ điên. Một kẻ điên không thiết mạng sống.”Y hốt nhiên thu tay về, thanh trúc tràn ngập sát khí “vụt” một tiếng, sạt qua cổ U Thảo, xuyên chết con chim anh vũ trên giá, ghim vào bức bình phong bằng gỗ tử đàn!“Kẻ thứ ba.” Tạ Thiếu Uyên chầm chậm thổ ra một hơi, nhắm mắt, lông mày nhíu lại có chút thống khổ.Y rút từ trong ngực áo ra một lọ sứ nhỏ màu trắng, dốc xuống, lâu sau, chỉ có một viên thuốc đen không tình nguyện lăn ra khỏi lọ, y vội vàng đem nuốt xuống họng. Sát khí tưởng như đã không còn cách nào khống chế rốt cuộc cũng lùi dần khỏi người y.Rất lâu rất lâu, y bỗng nhấc tay, run rẩy vuốt mái tóc đẹp của người thị nữ, thở dài than: “Cô không sợ…nhưng ta sợ. Không biết chừng, sẽ có một ngày, ta không kìm nổi…sẽ giết cả cô.”U Thảo thoáng rùng mình, ngẩng đầu nhìn y, trong mắt cô là khuôn mặt xanh gầy của y, lúc nào cũng thích nhíu mày, tạo ra một nếp nhăn sâu ở giữa hai chân mày, khiến cả khuôn mặt vương ít sát khí.Mái tóc cô phất động trong tay y như những gợn sóng, một màn đen tuyền như bóng đêm ngoài cửa sổ. Đỉnh Kiếm các thiếu chủ cúi thấp đầu, dụi vào những sợi tóc như suối nước đó, hít lấy hương bạch mai thoang thoảng trong tóc. Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 2 Tử Hàm “Đại ca.” Đột nhiên, có tiếng người gọi khẽ bên ngoài cửa. Thanh âm của một thiếu niên.Trong bóng tối, đôi mắt của Tạ Thiếu Uyên chợt sáng lên, như thiểm điện!U Thảo thấy thân thể y bỗng căng ra, nhãn thần biến đổi vô số lần trong chớp mắt.“Là nhị công tử Thiếu Khanh.”Nhận ra thanh âm của đối phương, U Thảo thấp giọng bẩm báo với chủ nhân, nhưng cô không hề có ý định ra mở cửa nghênh tiếp – cô biết rằng, mặc dù là huynh đệ, nhưng hai người từ trước tới giờ đều đối thoại qua cánh cửa.Nhị công tử Thiếu Khanh là một vị công tử tốt điển hình của hào tộc, cởi mở thân thiết – hoàn toàn không giống với đại công tử Thiếu Uyên lập dị nguy hiểm. Chàng nhận được sự sủng ái của tất cả mọi người, cùng lão các chủ xử lý các sự vụ hàng ngày trong ngoài Đỉnh Kiếm các. Chàng cũng rất có tiếng tốt trong đám hạ nhân, mỗi lần chàng thay đổi thị nữ, đều có rất đông các tỷ muội tranh nhau xin làm.Đại công tử…thực sự một điểm cũng không giống là ca ca của nhị công tử!Thỉnh thoảng khi chuyện trò, các tỷ muội đều nói như vậy, họ cười đùa, liếc nhìn U Thảo trầm mặc bên cạnh bằng ánh mắt thương hại và kính sợ.Những lúc đó, thanh y thị nữ chỉ trầm mặc.“Có chuyện gì?”Đợi cho sắc sáng trong mắt từ từ mờ đi, Tạ Thiếu Uyên mới thốt lên một câu.“Phụ thân bảo đệ giao cái này cho đại ca.”Thanh âm bên ngoài vẫn cung cẩn mà dõng dạc, xem ra, thiếu niên này luôn giữ vững niềm tôn kính và ngưỡng mộ với người huynh trưởng truyền kỳ của mình, sau đó, có tiếng loạt soạt khe khẽ, tựa như có thứ gì đó được nhét vào từ dưới khe cửa.Chờ thiếu chủ gật đầu, U Thảo mới bước qua đó, nhặt lên một phong thư màu tím ở dưới cửa.Không cần châm đèn, Tạ Thiếu Uyên chỉ nhờ vào ánh trăng tròn ngoài cửa sổ, mở thư ra đọc, ánh mắt lại biến đổi rất kỳ quái – trong khoảnh khắc đó, U Thảo như nhìn thấy sự tàn khốc của dã thú, một ngọn lửa rực cháy trong mắt y!“Thiếu chủ?” Ngay cả cô cũng không khỏi giật thót mình, buột hỏi.Tạ Thiếu Uyên không đáp lời, sau khi đọc xong, song thủ xát lại, trong không khí phừng lên một đốm lửa, mảnh giấy hoa tiên đã hóa thành tro tàn. Sau đó, y hờ hững nói với đệ đệ ngoài cửa: “Về bảo phụ thân, ta biết rồi.”“Vậy thì, đại ca, đệ cáo lui. Huynh nghỉ ngơi cho khỏe.”Ngoài cửa, thanh âm của thiếu niên đó, tựa hồ vĩnh viễn chứa đựng sự mừng vui và hạnh phúc.Nghe các tỷ muội nói, gần đây nhị công tử đã phải lòng một người, chẳng trách cả lời nói cũng thấy nét cười.Tạ Thiếu Uyên tĩnh lặng đứng trong bóng tối, hồi lâu không động, hốt nhiên, bật lên tiếng cười khẽ: “Đệ đệ? Đệ đệ!...Ha ha ha ha! U Thảo, từ nhỏ tới lớn, cô biết ta đã gặp nó mấy lần không?”“Chỉ có hai lần!”“Đệ đệ ruột của ta, vậy mà ta chỉ gặp nó…hai lần.”Y cười rất đột ngột, trong căn phòng tối om tĩnh mịch, vọng lại như tiếng u linh.U Thảo không biết nên nói gì, trước giờ, cô cũng như các hạ nhân khác, đều biết tình trạng kỳ quái giữa những người trong ngôi nhà này, nhưng chưa từng hỏi qua - chỉ biết rằng, xưa nay, lão gia luôn chia tách đại công tử và nhị công tử ra nuôi dưỡng, hầu như không cho hai huynh đệ có cơ hội gặp mặt. Mà đại công tử hình như từ nhỏ đã không được khỏe, thường xuyên phải uống thuốc, có lẽ vì vậy mà lâu dần, ngay đến tính cách cũng biến thành cô tịch.Không chỉ người ngoài, có lúc, thậm chí cả cô, cũng cảm thấy thiếu các chủ…có lẽ đúng là hơi điên khùng.Rất lâu rất lâu, cô mới hỏi dè: “Thiếu chủ…lại phải đi xa sao?”Cô biết, sau mỗi lần nhận được phong thư màu tím, thiếu chủ sẽ biến mất khỏi Đỉnh Kiếm các một khoảng thời gian.Tiếp đó, sau khi thiếu chủ trở về căn phòng tối tăm này không lâu, trên giang hồ sẽ truyền ra một tin tức kinh người, một võ lâm đại hào nào đó bỏ mạng, hoặc một môn phái nào đó trong một đêm bị diệt môn.Thi thể của những đại hiệp danh chấn một phương đó, đều bị thủ phạm dùng một thủ pháp cực kỳ tàn nhẫn, ghim lên tấm biển ngoài đại môn.Kiếm sắc sáng như tuyết, thi thể đung đưa, phảng phất như người hạ thủ đang cười nhạo mọi thứ trên thế gian.Đó là hành động của một kẻ điên.Kiếm Yêu công tử. Tạ Thiếu Uyên.Đỉnh Kiếm các thiếu chủ không hồi đáp, bỗng nhiên cất tiếng hỏi như từ xa xôi vọng lại: “Nghe nói…Thiếu Khanh đang gặp gỡ với một nữ tử ở bên ngoài, phải không?” Không chờ U Thảo trả lời, y lại bật cười kỳ dị, quay người đi vào nội đường, phân phó: “Đi chuẩn bị nước nóng, ta muốn tắm. Rồi chuẩn bị cho ta một thanh hảo kiếm, một lô Long Diên Hương.”“Vâng ạ.”Vẫn là thái độ cung kính ôn hoà, thanh y thị nữ hồi đáp.“…” Ngang qua trung đường, vốn phải đi thẳng vào trong, Tạ Thiếu Uyên chợt dừng chân, xoay người bước đến trước mặt U Thảo, đứng lại. Đầu ngón tay tụ lực, “phụt” một tiếng, cách không thắp ngọn nến trên bàn.Có chút chần chừ, y giơ tay nâng khuôn mặt của người thị nữ, ngắm nhìn, không thốt một lời.Hồi lâu, y nhíu mày, hỏi: “Nghe nói cô là cô nhi?”U Thảo sực ngẩng đầu, nhãn thần hốt nhiên trở nên dị thường, nhưng thoắt cái, cô lại cúi đầu, nhẹ nhàng hồi đáp: “Vâng ạ…U Thảo từ nhỏ phụ mẫu đều qua đời. Nhưng còn một tỷ tỷ…Tiếc là, bảy năm trước đã bị bệnh chết rồi.”“Vậy à…ở đây chờ ta.” Không hiểu sao, lần đầu tiên, thiếu chủ bất ngờ hỏi về thân thế của cô. Trầm ngâm chốc lát, y nói: “Nếu mười ngày sau ta chưa trở về…cô hãy đi tìm Dư tổng quản, bảo ông ấy an bài cho cô một công việc mới. Sau đó….”Y ngừng lại, tiện tay khẩy một cái, thư quyển khí cụ trên bàn rơi bịch xuống đất.“Đem những đồ mà ta đã dùng qua, đốt hết đi. Không được để tay của những kẻ đó làm dơ bẩn…”Khuôn mặt vẫn toát lên vẻ cao khiết cô độc, vừa nói, y vừa không ngừng nhíu mày, nếp nhăn ở giữa hai chân mày đậm lại như dao khắc.Khuôn mặt U Thảo không ngăn nổi sắc tái, run giọng hỏi: “Thiếu chủ…cả ngài, cũng nói câu như vậy sao? Chẳng lẽ, người lần này lão gia muốn ngài đi giết, còn lợi hại hơn thiếu chủ?”“Y? Ha ha!...Phiên thủ vi vân phúc thủ vũ, thiên hạ anh hùng y đệ nhất…”Tạ Thiếu Uyên quay người đi vào trong nội đường sâu hút, tiếng ngâm dài đứt đoạn lúc rõ lúc không.Nghe thấy câu thơ này, U Thảo thoáng rùng mình, đột nhiên cảm thấy hoảng hốt, trước mắt mờ ảo.Phiên vân phúc vũ thủ…Võ lâm minh chủ Phương Thiên Lam.Không ngờ, lão các chủ, lão các chủ muốn thiếu chủ đi giết…võ lâm minh chủ Phương Thiên Lam! Chú thích: *Tử Hàm: phong thư tím Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 3 Ba Ngân Mùi thơm ngào ngạt của Long Diên Hương tỏa khắp căn phòng âm ám, U Thảo đứng hầu sau bức bình phong, nghe tiếng nước thỉnh thoảng lại vang lên trong bồn tắm bằng gỗ trầm hương.Thiếu chủ là nguời mắc bệnh sạch sẽ…mỗi lần trước khi giết người, tắm rửa và hương thơm, tuyệt không thể thiếu.Lần này, y tắm rất lâu.Phải chăng, điều này biểu thị, người phải giết lần này, cực khó hạ thủ?“U Thảo.”Trong lúc cô xuất thần ngắm vầng trăng tròn dần chìm xuống phía tây bên ngoài cửa sổ, bỗng nghe thấy tiếng nước “rào rào”, dường như thiếu chủ đã tắm xong, đang đứng dậy từ trong bồn nuớc, gọi cô.Cô vội vàng vòng qua bức bình phong, giăng bộ đồ ngủ, choàng lên người y từ sau lưng.Rất kỳ quái, tuy vừa tắm trong nước nóng, nhưng da thịt thiếu chủ vẫn ẩm ướt mà băng lãnh.Như thường lệ, khoác trường sam bằng lụa trắng lên thân y, nhờ những tia nguyệt quang hiếm hoi rọi vào, U Thảo theo ý thức vuốt phẳng chỗ áo nhăn trên vai y.Tay cô bỗng khựng lại, vết thương đó…cô lại động phải vết thương đó!Nhớ lại hai năm trước khi vừa mới đến phục thị thiếu chủ, lần đầu tiên cô vô ý chạm vào vết thương kỳ quái trên vai trái y, còn chưa minh bạch chuyện gì, kiếm của thiếu chủ đã rạch phá lớp da ở yết hầu cô!Lần đó, y cơ hồ đã giết cô.Lần này, cô hơi sơ suất, nhưng lại nghe thấy thiếu chủ hốt nhiên thở dài, sau đó, trường y bằng lụa trắng vừa khoác lên thân chầm chậm tuột xuống, y nhấc tay vòng ra sau vai, xoa vết thương kỳ quái đó.U Thảo phút chốc sửng sốt!Lần này, cô đã nhìn rõ! Vết thương đó…không chỉ có một.Dưới bả vai trái phải, mỗi bên có một miệng vết thương màu đen to khoảng một đốt ngón tay, bên trong đó, mặc dù vừa dùng khăn tắm chà rửa qua, nhưng vẫn có dịch thể màu đen hôi thối, rỉ ra từng chút một! Sâu trong vết thương, có thể lờ mờ trông thấy xuơng trắng ghê rợn.“Thiếu chủ!” Cô không nén nổi buột miệng kinh hô, phục thị thiếu chủ gần hai năm, thân là thị nữ cạnh bên, thế mà cô không hề hay biết chủ nhân có vết thương như vậy!Vết thương thối rữa nhơ bẩn xấu xí đó, không tưởng nổi có thể xuất hiện trên mình con người yêu sự thanh khiết đến cực đoan này.Cô rút khăn tay, định lau vết thương trên vai y thì nhìn thấy, thiếu chủ bắt chéo hai tay vòng ra sau vai, ngón tay che vết thương, mái tóc đen ướt đẫm rối tung, lòa xòa trên da thịt trắng toát.Trong đêm khuya tịch mịch, Tạ Thiếu Uyên cứ đứng quay lưng lại với cô như vậy, toàn thân bắt đầu hơi run rẩy.U Thảo không biết nói gì, chỉ thấy trong bóng tối, đại công tử vốn luôn quỷ dị kiệt ngạo tựa như phát điên, hốt nhiên quay tay lại, dùng ngón tay hung bạo kéo xé hai vết thương trên vai!“A! A a!!...” Đột nhiên, thanh âm như dã thú thụ thương, tuyệt vọng thoát ra từ cổ họng người đó. Tựa như điên cuồng tự hủy hoại cơ thể mình, y bỗng nhoài ra với lấy thanh danh kiếm đặt trên bàn dài:Băng Tuyết Thiết.“Thiếu chủ! Thiếu chủ?” U Thảo kinh hoàng thất thố, không kịp nghĩ gì, nhào lên, tay không nắm chặt lấy Băng Tuyết Thiết một nửa đã rời bao! Ánh trăng mờ mờ chiếu vào từ ngoài cửa sổ làm ánh lên khuôn mặt gần như méo mó của người trước mắt cô.Ánh mắt y ngẩng lên nhìn cô, đã không còn là của “người” nữa rồi!Mỗi lần, khi thiếu chủ hiện lên ánh mắt này, tất sẽ có người, bị ghim chết trên vách tường của căn phòng này. Nhất định, sẽ có người chết.Cô bắt đầu co rút người lại theo bản năng, từng bước lùi về phía ngoài cửa.“Ặc!” Đột nhiên, cô chỉ cảm thấy toàn thân nhẹ bẫng, yết hầu đau dữ dội, ngay đến nửa tiếng hét kinh hãi cũng không kịp phát ra, cổ cô đã bị người bóp chặt! Những ngón tay trắng toát từ từ xiết thít lại, cô nghẹt thở há to miệng để hô hấp. Tỷ tỷ! Tỷ tỷ!...Sâu trong trái tim, cô không kìm nổi tiếng la hét tuyệt vọng, thần trí dần dần mơ hồ.“Con đang làm cái gì đấy? Uyên nhi?”Hốt nhiên, đang ra sức giãy giụa, cô nghe thấy thanh âm của một người khác ở cửa phòng, sau đó, phảng phất như bị sét đánh, bàn tay tóm cô thoáng chốc vô lực.Lão các chủ…lão các chủ tới rồi.Đã hôn mê nửa chừng, trong lòng cô thở hắt ra một hơi như được cởi bỏ gánh nặng.“Ta, ta…” Y quỳ gập gối xuống mặt đất, trong thanh âm còn kèm theo dã tính còn sót lại và sự cực lực tranh đấu, rồi, thanh âm cơ hồ điên cuồng đó, bỗng bị bóp méo một cách kỳ dị - đầu óc cô sau một lúc lâu hỗn loạn, mới bừng tỉnh, đó, đó không ngờ là…Tiếng khóc nức nở!Thiếu chủ? Thiếu chủ!Tiềm thức mách bảo rằng, cô muốn đến cạnh y, nhưng, thân thể cô không thể động đậy.Hai năm nay, cô chưa từng bao giờ tưởng tượng qua, con người sắc lạnh kiệt ngạo bên cạnh mình, có lúc quỳ trên mặt đất khóc ròng.Từ lâu nay, cô thậm chí còn cho rằng, trừ chém giết và trầm mặc, không còn điều gì khác phát sinh trên thân người này.“Đừng như vậy…Uyên nhi. Con phải biết, không còn cách nào khác…”Trong cơn tĩnh lặng, thanh âm của lão các chủ truyền lại, đượm chút bi thương. Đột nhiên, thanh âm thổn thức kia mất đi sự khống chế, tiếng khóc thống thiết gần như điên cuồng.“Tại sao?....Tại sao lúc đó không để con chết đi?!”“Cha và mẹ cũng là người mà! Uyên nhi…Chẳng lẽ con, muốn cha tự tay giết con của mình sao?”Lão các chủ thường ngày hỷ nộ khó đoán, vậy mà giờ đây thanh âm của ông trở nên nghẹn ngào. Ông thở dài, nói: “Đừng lo, Uyên nhi - thầy y đã nói rồi, một khi thuốc đã ngấm vào xuơng, nếu con không ngừng việc uống ‘Phần Tâm đan’, con vẫn có thể sống tiếp.”“Tuy con sinh ra đã mắc quái bệnh, nhưng làm theo phương pháp này, con có thể sống còn lâu hơn người bình thường nữa…”“ -------- Con sắp phát điên rồi!”Đột nhiên, thiếu chủ quỳ trên mặt đất gào lên khản tiếng.“Con hận trăng sáng! Mỗi lần trăng tròn, máu trong người con như muốn cháy lên vậy!”“Thứ thuốc đó buộc con không giết người không được! Không giết không được!”Sau mái tóc dài tán loạn, mục quang của y sáng lấp loáng như quỷ dữ. Đỉnh Kiếm các thiếu chủ hốt nhiên lại như điên cuồng, dùng ngón tay móc vào hai vết thương trên vai – “Thuốc gì? Thuốc gì ở trong này?”Máu màu đỏ đen, thuận theo ngón tay trắng toát của y tí tách chảy xuống.U Thảo vừa mới thở ra được một hơi hòa hoãn, đã bị tình cảnh trước mặt dọa cho điếng người.“Đừng làm vậy, đừng làm vậy…Không uống thuốc con sẽ chết đó!” Lão các chủ như gập hẳn người xuống, an ủi con trai mình, “Những kẻ đó chẳng qua chỉ là hạ nhân, như lũ heo ngốc mà thôi, giết vài đứa thì có gì ghê gớm chứ?”U Thảo đờ người – Lão các chủ thường ngày uy nghiêm từ ái, ánh mắt lúc này chẳng khác nào ác ma!“Cha, cha! Đại ca thế nào rồi? Lại phát bệnh sao?”Dường như bị tiếng gào thét vừa nãy của thiếu chủ làm kinh động, ngoài cửa bỗng có tiếng râm ran của đám hạ nhân. Thanh âm nôn nóng của nhị thiếu gia Thiếu Khanh vang lên: “Con có thể vào không?”“Không được! Ta đã bảo con không được vào phòng của anh con! Mau tránh ra cho ta! Đừng có đến gần!”Ngược hẳn với lúc thường, với ngữ khí nghiêm khắc, lão các chủ bất ngờ quát mắng đứa con út mà mình vốn sủng ái phi thường.Ông đưa tay ra sau vuốt mái tóc đen dài của nhi tử, tay kia lôi từ trong ngực áo ra một lọ thuốc, dốc ra một ít bột đỏ, rắc lên hai miệng vết thương trên vai Thiếu Uyên. Sau đó, ông lấy một viên thuốc đen nhét vào miệng nhi tử mình.Phảng phất có một lực lượng thần kỳ, khiến thiếu chủ đang ở ranh giới điên cuồng, hốt nhiên từ từ bình tĩnh trở lại.“Uyên nhi, nếu con đã không muốn giết lũ hạ nhân đó, vậy lần này hãy đi giết Phương Thiên Lam…Người như hắn, đích thực là một trong số ít các đối thủ trên thế gian đáng để đấu với con trai ta!”“Phương Thiên Lam? Phiên vân phúc vũ thủ?...Ha, ha…rất tốt, con sẽ dùng kiếm ghim chết hắn lên tấm biển ‘Thiên hạ đệ nhất’ trước cửa nhà hắn!”Giống như vô số lần trước đây, không hỏi vì sao, thiếu chủ dần bình tĩnh trở lại, kéo tấm bạch y nhuốm máu qua bả vai, che đi hai vết thương đáng sợ, lạnh lùng mỉm cười.Nụ cười lãnh khốc như một kẻ điên.Sự tĩnh lặng cuối cùng đã về lại trong căn phòng.“Bệnh của Uyên nhi ngày càng nặng…Chỉ sợ có một ngày, nó sẽ lục thân bất nhận.” Miệng lẩm bẩm nói, nhìn con trai chìm vào giấc ngủ mê dưới tác dụng của sức thuốc, lão các chủ dời mắt sang phía U Thảo vẫn còn kinh hãi ngơ ngẩn, nghiêm khắc dặn dò: “Đêm nay ngươi không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì - biết chưa?”“….Vâng ạ. Tiểu tỳ không nhìn thấy gì cả.”Vẫn cúi thấp đầu, dịu dàng, cô ngoan ngoãn hồi đáp.“Chăm sóc đại thiếu gia cho tốt…Nhớ lấy kết cục của chị ngươi đấy!” Đang đẩy cửa chuẩn bị đi ra, lão các chủ chợt quay đầu, nói một câu đầy thâm ý.Cô đang nhấc gối mềm, định luồn xuống dưới gáy thiếu chủ đã say ngủ, nghe thấy câu nói đó, tay run lên, chiếc gối rơi phịch xuống. Sắc mặt cô trắng bệch như người chết.“Cha, đại ca huynh ấy…” Ngoài cửa, ngay khi vừa nhìn thấy phụ thân đi ra, nhị thiếu gia Thiếu Khanh lo lắng hỏi.“Không sao…sau này con không được qua đây nữa! Biết chưa? Không được vào cái sân này!” Thanh âm vô cùng nghiêm khắc.Thanh âm của Thiếu Khanh vương nỗi thắc mắc lẫn uỷ khuất: “Tại sao? Đại ca rõ ràng có bệnh!”“Vì đại ca con và con không phải những người giống nhau! Chớ có chọc vào nó, biết chưa?!”Thanh âm xa dần.U Thảo không nói gì, chỉ chầm chậm cúi người xuống, cầm chiếc chăn màu tím hoa cà, nhẹ nhàng đắp lên thân người đang ngủ mê mệt.Không biết vì sao, bỗng nhiên, nước mắt cô trào ra, lạc xuống khuôn mặt y. Chú thích: *Ba ngân: vết thương Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 4 Vũ Phong Đồng nội chớm xuân.Ngoài thành, dòng người du xuân không ngớt qua lại, thanh niên trai gái ăn mặc đẹp đẽ, tay áo níu gió xuân. Nhìn khắp nơi nơi, đâu cũng thấy quang cảnh phồn hoa tươi đẹp.Trên đường ruộng, một nam tử bạch y tóc dài, dáng vẻ cô độc đi đến. Sau lưng y, một thiếu nữ áo xanh nhạt lặng lẽ, gần như chạy bước nhỏ, bám theo cước bộ nhanh như gió của y, trong tay cô ôm một bao vải dài.Hạnh hoa nở rộ trên đồng, một trận gió thổi qua, vô số cánh hoa rụng xuống như mưa. Bạch y nam tử dừng chân, ngắm hoa rơi, dường như nhớ đến điều gì đó, lông mày nhíu lại, nếp nhăn giữa hai chân mày sâu như dao khắc.“Thiếu chủ, lão gia và họ đang chờ ở đằng kia.”Thấy y xuất thần, lục y thị nữ sau lưng nhẹ giọng đề tỉnh.Y ném ánh mắt vào trường đình, trong đó, vài vị nguyên lão của Đỉnh Kiếm các, đang thiết yến tiễn hành – không biết có phải hữu ý không, tất cả những người đến tiễn, đều vận một thân bạch y.Mũ áo tựa tuyết phủ khắp các chỗ ngồi.“…” Cả người thị nữ cũng cảm thấy hơi mất tự nhiên, đang dợm nói gì đó, bỗng nhiên bên tai vọng lại tiếng hát:“Xuân nhật du, hạnh hoa xuy mãn đầu.Mạch thượng thuỳ gia niên thiếu? Túc phong lưu!Thiếp nghĩ tương thân giá dư, nhất sinh hưu.Túng sử bị vô tình khí -----Bất năng tu!”(Bản dịch thơ của hieusol – Tàng Thư Viện:Hoa hạnh xuân bay rợp rợp đầuTrai trẻ phong lưu bước bước mauƯớc nguyện chung thân bên chàng ấyDẫu tình có nhạt cũng không sầu. )Giọng ca thanh thoát, hát lên một cách tự nhiên, chẳng chút e thẹn giả tạo, không riêng gì lục y thị nữ, đến cả bạch y nam tử, đang ngắm nhìn những cánh hoa rơi trên không trung, cũng bất giác nhìn về nơi vọng ra tiếng hát.Trên chiếc giá đu, một nhóm thiếu nữ du xuân đang cười vui đùa nghịch, nữ tử ở giữa mặc váy dài bách điệp xuyên hoa màu anh đào, có vẻ là một người giỏi chơi đu. Miệng vẫn hát ca, nàng dùng ít lực, chọn đúng thời điểm, chân nhún xuống mặt đất, dây đu ngày một lên cao, uyển chuyển như bay lượn.“Hay quá! A Tú, đẩy mạnh nữa đi!”Trong tiếng hò reo khen ngợi, bỗng nghe thấy một thanh âm quen thuộc, nhiệt tình xen lẫn vài phần rụt rè, nhìn ra, chỉ thấy dưới trường đình, Thiếu Khanh từ nãy đã không còn để ý đến sự có mặt của phụ thân cạnh bên, cao giọng gọi hướng về phía này, rất phấn khích.Trước sự cổ vũ của mọi người, nữ tử trên giá đu hé miệng mỉm cười, vạt áo như gió, tung bay mỗi lúc một cao, như một dải cầu vồng.“Cô xem, nha đầu A Tú hôm nay bị ấm đầu hay sao ấy?” Trong đám đông, có tỷ muội cười trêu.“Không thấy nhị thiếu gia của Tạ gia đang ở đây à…” Vài người khúc khích đáp lời.Lúc này, chỉ thấy giá đu đã bay lên gần như song song với mặt đất, sà thẳng vào những bụi đào bụi liễu đối diện.Trong khoảnh khắc, thiếu nữ trên giá đu hơi chúi đầu về phía trước, hàm răng nhỏ xinh cắn lấy một cành bích đào rợp hoa, giật đứt khỏi một ngọn cây nở tung như hoa lửa.“A Tú lợi hại quá!” Đám đông đứng dưới giá đu vỗ tay cười lớn, thiếu nữ trên giá đu mắt đẹp lóng lánh, tủm tỉm cười nhìn Tạ gia nhị công tử trong trường đình, không đu nữa mà buông tay, vén một lọn tóc xõa dài ra sau tai, cành bích đào ngậm trong miệng thả xuống tay, tươi cười với Thiếu Khanh, giương cao tay ném cành hoa đào về phía chàng.Thấy mọi người đồng cười rộ, mặt Thiếu Khanh lúc trắng lúc đỏ, sung sướng lẫn phấp phỏng ngó phụ thân ngồi bên bất động thanh sắc, cuối cùng không dằn được lòng mình, nhảy ra, nhặt lấy cành hoa đào.Nam tử bạch y tóc dài đứng trên đường, theo dõi hồi lâu, trong đôi mắt sâu không thấy đáy bỗng lóe lên tia sáng xa xăm yếu ớt.Y không quay đầu, hỏi: “U Thảo, đây là - người mà Thiếu Khanh phải lòng?”Câu hỏi đột ngột này khiến U Thảo không khỏi ngớ người, rồi liếc nhìn thiếu chủ với vẻ kỳ quái, kinh ngạc trước sự quỷ dị và tàn nhẫn lại hiện lên trong mắt y, nhẹ nhàng trả lời: “Vâng ạ. A Tú…là con gái của Nguyễn Hoa Tượng, người quản lý vườn trong Đỉnh Kiếm các…”“Một con hạ nhân mà thôi…” Có chút khinh miệt, Thiếu Uyên hốt nhiên nhướn mày cười gằn, “Lũ hạ nhân dơ bẩn đó - lại dám cười như vậy sao…”U Thảo thấy y nhấc tay, như vô ý mà hữu ý, động vào vết thương sau vai, trong mắt, là sự u uất nặng nề.Cô bất giác thót tim: “Thiếu chủ, tôi cầu xin ngài, xin đừng làm A Tú ----”Cô chưa nói trọn câu, đã cảm thấy bên tai có gió vù qua, thiếu chủ đã không còn ở chỗ cũ.“A á á!” Tiếng kinh hô vang vọng trong đám nữ nhân.Giá đu vừa mới thõng xuống đã lại được đẩy lên cao, thanh niên bạch y tóc dài hốt nhiên như từ trên trời bay tới, cướp lấy giá đu, một tay nắm dây, một tay ôm quanh eo A Tú, cũng không thấy y dùng lực ra sao, giá đu êm ái hạ xuống từ độ cao hai trượng như phi tiên.Thiếu nữ vận y phục màu anh đào, nhất thời sợ đến mức mặt mày trắng bệch.“Đại ca, huynh ----- ” Thiếu Uyên vừa cuống vừa giận, hoàn toàn quên bẵng hôm nay là ngày tiễn hành, chực xông đến, nhưng lão các chủ nãy giờ bất động thanh sắc đã cản lại: “Uyên nhi, con làm thế này là sao?”Nhìn đại nhi tử vốn quái dị kiệt ngạo của mình, các chủ Đỉnh Kiếm các hỏi với giọng bất lực.“Con muốn cô gái này!...Con chán ở một mình rồi. Con muốn một người mới, người sống, đến bồi tiếp con. Được chứ?”Nhãn thần của Thiếu Uyên rất bình tĩnh, rất lãnh đạm, không biết y đã làm gì, nữ tử kia ánh mắt tóe lên niềm phẫn hận và uỷ khuất, mặc dù không ngừng nỗ lực vùng vẫy, nhưng không sao động đậy được. Y kiệt ngạo nhìn phụ thân, nhìn đệ đệ, nhìn tất cả các nguyên lão.Thiếu Khanh gần như muốn gào lên: “Đại ca! Huynh điên à? A Tú, A Tú là…là người của đệ!”Người thiếu niên này, bị bức phải nói ra lời thầm kín trước mặt mọi người, nhất thời cả khuôn mặt đỏ bừng. Nhìn vị huynh trưởng mà mình từ nhỏ đã tôn trọng ngưỡng mộ, nhưng chưa từng gần gũi, đôi mắt sáng trong của chàng ánh lên sự phẫn hận thấu xương và thất vọng vô bờ.“Ngươi?...” Nhìn khuôn mặt sung mãn sức sống của Thiếu Khanh, đại công tử Thiếu Uyên chợt cười khẩy lạnh lùng, “Từ nhỏ, ngươi đã có được nhiều hơn ta bao nhiêu thứ? Lấy đi của ngươi một nữ nhân, thì đã đáng gì? Phụ thân, người có đáp ứng không?”Y nhìn phụ thân, mắt sắc như châm, lông mày hơi nhíu lại.“Không phải là cướp dâu, vi phụ cũng không thể nói là được…” Sắc mặt của lão các chủ cũng rất khó coi, nộ khí ngưng tụ tại chân mày, thế nhưng, vượt ra khỏi ý liệu, ông vẫn không nổi trận lôi đình, kiên nhẫn phân tích.Thiếu Uyên lạnh nhạt buông một câu: “Một đứa con gái hạ nhân…chẳng phải cũng như nô tài của Tạ gia hay sao.” Lão các chủ không nói gì, nhìn đại nhi tử sắp đi xa của mình, cùng người thị nữ sắc diện tái mét, ôm kiếm đứng sau lưng y, mục quang ông không ngừng biến ảo.“Tạ Thiếu Uyên! Huynh, huynh điên thật rồi!”Hành động vô thức, Thiếu Khanh xông vọt lên, muốn kéo người yêu khỏi tay huynh trưởng, nhưng, còn chưa tiếp cận thân y đuợc ba thước, Thiếu Uyên đã phất tay lên, ống tay áo bằng lụa trắng đập khẽ vào cổ tay đệ đệ, trong sát na phát ra tiếng xương cổ tay gãy giòn tan – không hề lưu tình, với đệ đệ ruột của mình cũng hạ thủ không lưu tình!Kiếm Yêu, quả nhiên là Kiếm Yêu - một kẻ điên thực sự!“Thiếu chủ!” Vài vị nguyên lão trong đình không bàng quan được nữa, lũ lượt vỗ kiếm phi lên!“Thôi vậy…” Lão các chủ rốt cuộc cũng động thủ, nhị nhi tử đã rút kiếm bị lôi về. Đối mặt với nụ cười lạnh vẫn treo trên miệng đại nhi tử, ông từ tốn nói – “Hôm nay con phải đi xa, khi nào con quay về, ta sẽ làm chủ cho con, hỏi cưới Nguyễn cô nương làm vợ, được không?” Mục quang của ông, dù nhìn nhi tử của mình, nhưng vẫn sâu sắc khó dò.“Cha! Cha! Sao cha có thể làm vậy được?” Không tin nổi vào tai mình, Thiếu Khanh thảng thốt, cơ hồ vô pháp tưởng tượng, phụ thân luôn sủng ái mình hết mực, thế mà lại đưa ra một quyết định bất cận nhân tình như vậy.Trong phút chốc, tay của đại công tử Thiếu Uyên luồn qua, xốc dựng A Tú đã gần như mềm rũ, ngắm nhìn khuôn mặt mới đây hãy còn rạng rỡ của nàng, giờ đây bị màu trắng bệch xâm chiếm, khóe môi y cong lên, thanh âm càng thêm lạnh giá – “Ai nói con muốn cuới hỏi chính thức? Cô ta cũng xứng sao? Con chẳng qua thiếu một thị thiếp mà thôi!”Hốt nhiên, y cười sằng sặc, vỗ tay, tiếng vỗ tay ngân vang phá vỡ bầu không khí im lặng. Trước cái nhìn trừng trừng của mọi nguời, đại công tử Tạ gia dang rộng tay áo, trưòng ca khởi vũ:“Khí ngã khứ giả tạc nhật chi nhật bất khả lưu,Loạn ngã tâm giả kim nhật chi nhật đa phiền ưu!Trường phong vạn lý tống thu nhạn, đối thử khả dĩ hàm cao lâu.Bồng Lai văn chương Kiến An cốt, trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát.Câu hoài dật hưng tráng tư phi, dục thượng thanh thiên lãm minh nguyệt.Trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu, cử bôi kiêu sầu sầu canh sầu.Nhân sinh tại thế bất xưng ý, minh triều tán phát lộng thiên chu!”(Bản dịch thơ của hieusol - Tàng Thư Viện:Bỏ ta đi xaHôm qua chẳng giữ chẳng thể lưuLàm rối lòng taHôm nay sao lắm nỗi phiền ưuGió tiễn nhạn thu bay muôn dặmBiệt ly say ngất chốn cao lâuKiến An cốt khí Bồng Lai ýTài thơ Tiểu Tạ dễ tìm đâuThi hứng dâng cao khoe tráng chíHái trăng kia vào tay ta mauRút đao chém nước, nước trôi mãiNâng chén tiêu sầu, càng thêm sầuKiếp sống buồn tênh lòng phai nhạtXõa tóc rong thuyền ta phiêu du. )Trường bào cưỡi gió tung bay, hứng lấy hạnh hoa đầy trời múa loạn, rải trên không trung. Thân hình Tạ Thiếu Uyên như lãnh hạc vượt qua ao lạnh, mềm dẻo lả lướt, lẻ loi cao khiết. Tiếng hát trong trẻo lanh lảnh, phảng phất như ngân hà thiên lưu, không khởi nguồn, không điểm cuối.Vung tay hất áo, vừa ca vừa cười, chân đã xuống đường, rời đi.“Điên rồi…Xem ra điên thật rồi…”Đột nhiên, mọi người đều nghe thấy lão các chủ lẩm bẩm một mình, ánh mắt ông nhìn nhi tử mình, vừa thương xót, lại vừa bất lực: “Khanh nhi, đừng trách cha - Bệnh tình hiện giờ của đại ca con, không còn ngỗ nghịch được nữa rồi…”Mọi người hít một hơi khí lạnh, ngay cả Thiếu Khanh vốn phừng phừng phẫn nộ, cũng đột nhiên minh bạch điều gì đó, không nói thêm lời nào, chỉ nhìn đại công tử múa hát đi xa dần, thở dài.Tất cả đều minh bạch -----Hóa ra truyền ngôn là sự thực, đại công tử Tạ gia, đích thực điên rồi.“Thiếu chủ! Thiếu chủ!”Trong khi tất cả đều đang còn ngây người, bỗng nhiên nghe thấy thanh âm của lục y thị nữ vang lên trong gió: “Kiếm của ngài!”Cô nâng vạt áo, chạy đi, đạp lên những cánh hạnh hoa trải đầy mặt đất.Tạ Thiếu Uyên xoay mình, nhìn cô, rồi, chìa tay, nhấc lấy thanh trường kiếm bọc kín trong tay cô, nhìn sắc mặt trắng bệch của cô, hốt nhiên y mỉm cười, với tay ngắt một nhành hạnh hoa bên đường, cài lên tóc cô.“Về phòng đi, chờ ta quay về. Mười ngày sau ta không về, thì đốt đồ của ta đi…”“Chỉ tiếc thanh Băng Tuyết Thiết, cho cô vậy…Sau đó đổi một công việc khác đi.”“Về sau cô không cần ở lỳ trong căn phòng tối tăm đó nữa rồi.”“ ----- Mau đi cầu Bồ Tát đi, cầu nguyện cho ta đừng quay về! Ha ha, ha ha!”Y cười lớn, huýt một tiếng, rút kiếm ra múa. Kiếm quang hoành không, một trời hoa bay diễm lệ trở nên ảm đạm thất sắc. Trong một vùng sắc hồng bay liệng hỗn loạn, y ca vang phóng túng nhảy múa, trời cao thông thoáng, cỏ non um tùm, người đi tiễn mũ áo tựa tuyết, Đỉnh Kiếm các thiếu chủ tiếng ca phiêu đãng vươn xa, dội lên tận mây xanh:“Ngã thị thanh đô sơn thuỷ lang. Thiên giáo lãng mạn sơ cuồng.Tằng phê cấp lộ chi phong sắc, luy tấu lưu vân tá nguyệt chương.Thi vạn thủ, tửu thiên thương. Kỷ tằng trước nhãn khán hầu vương?Ngọc lâu kim khuyết dung quy khứ, thả tháp mai hoa túy Lạc Dương!”(Bản dịch thơ của hieusol - Tàng Thư Viện:Ta ở Thanh Đô miền núi sôngTrời sinh lãng mạn tính cuồng ngông Hô mưa, gọi gió ta ban lệnhMệt, tấu “Lưu vân tá nguyệt” chươngVui vạn bài thơ, ngàn chung rượuChẳng buồn để mắt bậc hầu, vươngLầu ngọc gác vàng lười ngó tớiBận trồng hoa mai say Lạc Dương. ) Chú thích: 3 bài thơ trong chương này lần lượt là: “Tư Đế Hương” của Vi Trang, “Trên lầu Tạ Thiếu ở Tuyên Châu tiễn biệt quan hiệu thư Thúc Vân” của Lý Bạch và “Chá cô thiên” của Chu Đôn Nho Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 5 Dược Nhân Lạc Dương.Dẫu sao, nơi đây cũng không sánh được với Giang Nam, mặc dù có một khoảng rừng đào, nhưng vẫn chưa ra hoa.Vậy mà, lại có những cánh hồng rực rỡ lả lướt theo làn gió.Trong cơn mưa màu hồng, Tạ Thiếu Uyên loạng choạng gượng mình đứng dậy, ho khục khặc vài tiếng, lạnh lùng cười nhạt: “Kỳ thực…cũng chỉ có vậy thôi.” Vừa mở miệng nói, y đã phun ra một bụm máu tươi, nhuộm đỏ y phục trắng tinh, hòa vào trong gió.Y xách kiếm đứng lặng tựa yêu ma.Đỉnh Kiếm các thiếu chủ sắc diện trắng toát như tuyết, tóc dài rối tung, một thân bạch y bị rạch phá nhiều chỗ, một đạo kiếm thương từ ngực phải vắt thẳng ra sau vai, máu tươi thấm đẫm cổ áo. Dường như trận kịch chiến vừa rồi đã khiến y như ngọn đèn cạn dầu ----Nhưng, dù chỉ đứng như vậy, toàn thân y vẫn bốc lên sát khí lăng lệ như quỷ thần, đến cả những cánh hoa bay cũng không sao rơi vào trong phạm vi ba thước quanh thân y!Y không động, chỉ nhìn chằm chằm trung niên nhân vận tử y đối diện.Phương Thiên Lam.Hiệu xưng thiên hạ anh hùng đệ nhất, võ lâm minh chủ: Phương Thiên Lam.Phương Thiên Lam cũng bất động, tuy nhiên trên thân ông không có vết thương - Mới đây, Tạ Thiếu Uyên đã đâm ra bảy mươi hai kiếm, nhưng không chém rách được một vùng da thịt nào trên mình đối phương.“Kiếm…Yêu?” Ông bất ngờ cất tiếng, gượng cười, “Nghe nói, đại công tử Tạ gia, là một…”“…kẻ điên, phải không?”Ông cười càng nồng hơn, hốt nhiên, một ngụm máu to, phun ra từ trong miệng!“Ta, ta chẳng ngờ lại bại, bại trong…trong tay một kẻ điên.”Trong chớp mắt, phảng phất như có một quả bom trong người ông bỗng nổ tung, tử y Phương Thiên Lam, từng tấc cơ thịt, đều cuộn trào máu tươi!“…Thiên La khí kình! Không thể nào, không thể nào! Ngươi, ngươi mới hơn hai mươi tuổi đầu, không thể luyện thành…”Võ lâm minh chủ một thân máu tươi đầm đìa, cả đời đã trải qua vô số trận ác chiến, trước khi lâm tử đã đánh mất phong phạm vẫn luôn gìn giữ, kinh ngạc khôn nguôi.Tạ Thiếu Uyên cuời lớn, kiếm lại được rút ra, hàn quang sáng như tuyết trên thân kiếm phản chiếu khuôn mặt xanh gầy của y, cười dứt, y nhíu mày, thở dài – “Đáng tiếc, lại mất thêm một thanh hảo kiếm…chỉ để cắm vào yết hầu loại người này.”Tựa như có chút khoe khoang, y bỗng lật tay vẫy lên vạn đóa kiếm hoa, tức thì lưu quang phi vũ trên thiên không, như những vì sao rơi rụng, lạc xuống mái tóc đen như mực cùng bạch y tơi tả của y.Đắm mình trong màn kiếm quang, y cao giọng ngân nga ----“Mịch La thủy, phiên tận Sở ca thanh. Ngã tự liên quân ngã tự hận, khước thị vô lệ phú chiêu hồn. Mạc vong khước quy trình!” *Chọc kiếm vào yết hầu võ lâm minh chủ, y bỗng cất lời ca đưa ma đối thủ.Đúng thời khắc đó, phảng phất như nhìn thấy thứ gì, con mắt của Phương Thiên Lam hốt nhiên bừng sáng, thần sắc hoảng hốt rúng động, bật thốt: “Ta biết rồi! Thì ra ngươi là dược ---- ”Mới nói được nửa chừng, kiếm đã lút vào yết hầu, rồi, ngừng lại trong sát na, chờ ông nói ra nốt từ cuối:“nhân!”Sau đó, thanh kiếm lại tiếp tục gia lực, xọc thẳng không chút lưu tình, xuyên thấu qua yết hầu một đời kiêu hùng, “kịch” một tiếng, ông đã bị ghim chặt lên tấm biển “Thiên hạ đệ nhất” ngoài đại môn!Thật kỳ quái, trước khi chết, ánh mắt của Phương Thiên Lam, chứa vạn phần kinh hoàng lẫn bất cam.Thi thể của đối thủ lủng lẳng treo trên không, đứng bên dưới thi thể Phương Thiên Lam, Tạ Thiếu Uyên sắc mặt xám tro.Nhìn biểu tình sau cùng đông cứng trên khuôn mặt người chết, thuận theo mục quang của cái xác, ngón tay y run run lần ra sau vai ----Bên dưới lớp áo rách bươm, là hai vết thương sâu tận xương, vết thuơng từ nhỏ đã có, tanh hôi, ứa ra thứ nước đặc như độc dịch – cơn ác mộng hằng đêm của y.----- “Thì ra, ngươi là dược nhân!”“ Thì ra…ta là dược nhân?”Y bất giác lặp lại một lần, hốt nhiên cười sặc sụa như phát điên.Ba ngày sau, Lạc Dương chấn động.Hiệu xưng thiên hạ đệ nhất anh hùng, đại hiệp Phương Thiên Lam, bị người ta dùng một thủ pháp tàn khốc, ghim chết trên môn bài.Kẻ động thủ, nghe nói là đại công tử của Tạ gia, Tạ Thiếu Uyên.Kiếm Yêu.Nhất định là kẻ điên, mới đi làm chuyện như vậy, tất cả đều có chung một nhận định.Nhưng, không một ai để ý, khi đưa tang Phương Thiên Lam, đồng thời còn có linh cữu của vị đại phu nổi danh nhất Lạc Dương thành - Mặc Thập Nhất…Nghe nói, vì ông ta không chữa được bệnh cho một thanh niên bạch y, nên bị sát tử đương trường.Người nhà của đại phu cho biết, người đó là một kẻ điên…Căn bệnh y đòi chữa, vốn dĩ không có cách nào chữa khỏi.Ngoài Lạc Duơng thành, trên cổ đạo, gió bụi đầy trời.Thanh niên bạch y tóc dài, chân bước, miệng cuồng ca, nhảy múa, mọi người trên đường nhìn theo, vạn phần ngỡ ngàng ----“Ngươi nhìn kìa, một tên điên!”“Đúng là điên rồi! Sao người nhà lại thả cho hắn chạy loạn ra ngoài thế nhỉ?” Y cười lớn, cuồng ca.“Công tử, cậu thế này chẳng phải là làm khó tôi sao? Tôi đã nói rồi, cậu từ nhỏ đã bị hạ huyết độc, thành một dược nhân rồi, làm sao còn có thể chữa khỏi được? Ài…Thật không ngờ, trên đời vẫn còn người chế tạo dược nhân!”“Công tử vẫn không tin à? Thiên tư tập võ và khả năng ngừa bệnh của dược nhân đều hơn xa người thường – như công tử đây, tuy mới hơn hai mươi tuổi đầu, nhưng có lẽ đã là cao thủ hiếm có trên giang hồ, phải không? Công tử tưởng rằng đó là do mình có thiên phú dị thường ư?”“Công tử biến sắc rồi kìa…Tôi nói không sai chứ? Hỏi thêm một câu nữa, có phải mỗi lần đến đêm trăng tròn, công tử cảm thấy rất khó chịu, máu trong cơ thể như sôi lên sùng sục? Những lúc đó không giết người không được, đúng không nào?”“Đó chính là huyết độc…đó chính là huyết độc! Huyết độc, không thuốc nào giải được!”“Công tử, cậu từ lâu đã là một dược nhân, từ nhỏ đã vậy rồi! Thế mà cậu không hay biết gì sao?”Thanh âm của đại phu tắc nghẹn, sau đó, “phụt’ một tiếng, máu nóng bắn tung tóe.Rất lâu sau, có giọng nói lào thào truyền lại, như tự hỏi: “Cha…tại sao? Tại sao…tại sao!”Y bỗng nhiên ngửa cổ cười rộ, tiếng cười xuyên mây vỡ đá, kinh động trong ngoài. Khi người nhà thần y hấp tấp chạy đến, trong phòng chỉ còn lại một mình Mặc Thập Nhất ---- bị một chiếc bút Hồ Châu bằng ngà voi, ghim chết trên giá thuốc.Người thanh niên đến cầu y, sớm đã không biết đi về hướng nào. Mọi người chỉ biết đưa mắt nhìn nhau, hốt nhiên, có người nói khẽ: “Nghe kìa!”“Khí ngã khứ giả, tạc nhật chi nhật khả bất lưu.Loạn ngã tâm giả, kim nhật chi nhật đa phiền ưu!………..”Loáng thoáng, có tiếng hát trong trẻo, từ phương xa vọng lại. Chú thích:*Dịch nghĩa: Sông Mịch La, tiếng hát bay tận nước Sở. Ta thương vua ta, ta oán giận, nhưng không còn nước mắt mà chiêu hồn. Chớ quên lấy đường về!Mịch La: sông ở phía nam nước Sở thời Chiến Quốc, nơi Khuất Nguyên trầm mình vì can gián mà Sờ Hoài Vương không nghe, thấy rõ họa nhà Tần sắp xâm lăng nước Sở. (theo Từ điển mở Wiktionary Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 6 Mộc Hỏa Bên ngoài, tiếng người huyên náo, chen lấn, la hét: “Cháy rồi! Cháy rồi!”Chỉ có cô, chỉ có cô đứng trong đó, đứng trong căn phòng tối rừng rực ánh lửa, nhìn ngọn lửa dữ dần dần thiêu đốt bốn bức tường, cô mỉm cười, vô thanh, bất động.Trong tay, cô cầm một lưỡi dao sắc bén vô song: Băng Tuyết Thiết.“Trong đó có người không? Mau ra đi! Phòng sắp sập rồi!”Cô nghe thấy tiếng kêu gọi lo lắng của những người dập lửa bên ngoài, rồi, cô hé cười.Đã mười một ngày rồi…Thiếu chủ, sẽ không quay lại nữa.“Mười ngày sau, nếu ta chưa trở về, cô hãy đi tìm Dư tổng quản, bảo ông ấy an bài cho cô một công việc mới. Sau đó ---- đem những đồ mà ta đã dùng qua, đốt hết đi. Không được để tay của những kẻ đó làm dơ bẩn…”Vậy thì, cứ đốt hết đi…thiếu chủ.Khi nhìn thấy ngọn lửa liếm vào vạt áo xanh của mình, cô bỗng mỉm cười -----Kỳ thực, thế này là tốt nhất rồi…Nếu không, đôi khi cô cũng không dám tưởng tượng, sau này sẽ ra sao.Băng Tuyết Thiết nhè nhẹ gõ lên chiếc đàn cổ bị cháy trên bàn dài, thanh y nữ tử nở nụ cười xa xăm, thấp giọng hát: “Tạ gia đình viện tàn canh lập,Yến túc điêu lương, nguyệt độ ngân tường.Bất biện hoa tùng na biện hương?Thử tình dĩ tự thành truy ức,Linh lạc uyên ương, vũ hiết vi lương.Thập nhất niên tiền mộng nhất trường.” (Bản dịch thơ của hieusol - Tàng Th ư Viện:Đình viện Tạ gia đứng tàn sươngYến mỏi nghỉ chân đậu mé rườngBóng đổ trăng soi tường dát bạcKhóm hoa nào lặng tỏa mùi hươngChữ tình thuở ấy nên hồi ứcUyên ương lẻ cánh, mưa lạnh vươngMười một năm dài nay đã dứtCơn mộng tan theo nỗi đoạn trường.)“Cha, hình như U Thảo còn ở trong!” Ngoài cửa, nhị thiếu gia Uyên Khanh chợt kêu lên, dù sao cũng là nguời tập võ, người thường không thể so sánh, chàng ẩn ước nghe thấy có tiếng ca khẽ của nữ tử trong biển lửa.Chàng muốn xông vào, nhưng bị phụ thân giơ tay cản: “Không có ai, bên trong không có ai! Biết chưa?”“Nhưng…” Thiếu Khanh không phục, ngẩng đầu, bắt gặp ánh mắt không thể phản kháng của phụ thân, sự lăng lệ đó, hung tợn đó gần như là độc ác! Chàng hốt nhiên cảm thấy trái tim lạnh buốt, không dám nói gì thêm.“Căn phòng bất tường này, cháy rồi thì thôi…” Xua xua tay, ngăn đám hạ nhân đang nỗ lực dập tắt đám cháy, chủ nhân Đỉnh Kiếm các khí định thần nhàn dặn dò, ánh mắt xót thương và bất lực: “Thiếu Uyên điên mất rồi, tự tiện đi giết Phương đại hiệp, còn giết Lạc Dương thần y Mặc Nhất Tâm nữa… Ôi, hài tử này, tại sao lại phải hứng chịu căn bệnh như vậy chứ?”Nhắc đến đại nhi tử của mình, các chủ lắc lắc đầu, không biết phải làm sao.“Cha, đại ca, đại ca thật sự…điên rồi ư?” Thiếu Khanh không dám tin hỏi.Phụ thân nhìn đứa con thứ, lạnh nhạt hỏi ngược lại: “Ngay cả A Tú nó cũng muốn vô lễ cưỡng chiếm, con còn cho rằng đại ca con không điên sao? --- Chẳng lẽ con muốn ta thừa nhận, những lời ta nói với Thiếu Uyên lúc đó hữu hiệu, hả?”Thiếu Khanh sắc mặt thoạt trắng thoạt đỏ, cuối cùng, cúi đầu, không nói gì: “Có lẽ…có lẽ vậy, đại ca, điên rồi.”“Rắc rắc rắc!”Trong đám lửa dữ, trụ nhà chính rốt cuộc đã bị thiêu gãy, cả tảng ập xuống, mái hiên lợp đôi tức khắc thấp đi một đoạn.“Nhìn kìa, nhìn kìa! Phi tiên, phi tiên!”Đột nhiên, đám hạ nhân dấy lên hỗn loạn, lúc này, tất cả mọi người đều nhìn thấy trên bầu trời có bạch quang xẹt qua như tia chớp, phảng phất như bị một bàn tay vô hình gạt đẩy, những nơi bóng trắng đi qua, ngọn lửa đua nhau dạt sang hai bên!Chúng nhân chưa kịp nhìn kỹ, thân bạch y đó đã biến mất trong biển lửa hừng hực.“Cha…đại ca! Đại ca về phải không?”Nhìn thấy cảnh tượng phi thường đó, Thiếu Khanh run giọng hỏi, ngữ khí không biết là mừng hay lo.Sắc mặt Tạ lão gia đột nhiên trở nên cực kỳ ngưng trọng, không rời mắt khỏi đám lửa như lâm phải đại địch.Ông liền phân phó tâm phúc xung quanh: “Mau truyền bốn vị trưởng lão và hai vị hộ pháp của Đỉnh Kiếm các! Nói với họ - thời khắc cuối cùng đến rồi, hành động theo kế hoạch!”Mười một năm như giấc mộng…Từ khi tỷ tỷ mất, cô đã cảm thấy cuộc sống là một giấc mộng…trong đêm, một giấc mộng mãi mãi không thể tỉnh dậy.Xung quanh cô, vĩnh viễn chỉ có thi thể, máu tanh, và tử vong…Duy nhất chân thực, là nam tử trẻ tuổi quỷ dị như yêu ma đó. Sau khi đã quen nhìn sự vật trong bóng tối, hằng đêm, cô quan sát y làm những việc không tên.Nhìn y cười lớn, giết người, ghim thi thể lên vách tường…Nhìn y ngâm thơ dưới ánh trăng, ca vang, nhảy múa…Cứ như thế, riết rồi đến người có lá gan nhỏ như cô cũng coi tử vong như vô vật.Nhiều khi, cô còn cảm thấy, con người này cũng là hư ảo -------Đêm đó, khi trông thấy y quỳ trên mặt đất khóc ròng, lần đầu tiên, cô có cảm giác y chân thực.Là con người, còn sống, có máu thịt.Rồi, cô biết thiếu chủ không điên. Y biết mình đang làm gì, nhưng không dừng lại được mà thôi…Bao năm nay, ở bên hắn suốt, nội tâm của cô cũng dần mất tự chủ, bị bóng tối hấp dẫn rồi chăng?Vậy đấy, cô không thích nhìn thấy trời sáng.Tuy mắt không thấy y, nhưng biết là y đang ở một chỗ nào đó trong bóng tối, vì vậy, cô yên tâm.Dù ở trong đêm tối, cô vẫn có thể nhìn thấy tỷ tỷ mười ba tuổi của mình đứng trong góc phòng, nhìn cô bi ai mà không giúp gì được, khuôn mặt méo mó, đầu cúi thấp ---- như một đóa hoa trắng nhỏ hé nụ trong lặng im.Tỷ tỷ…tỷ tỷ…muội sẽ không quên đâu. Y bây giờ, sẽ không thể giết người được nữa…Thế này, là kết cục tốt nhất rồi chứ?Ngẩn ngơ ngẩng đầu, khi thấy những mảng gỗ to bốc cháy rợp trời, cô thở dài trong lòng một lượt, mắt khép lại.“Cô định làm gì đấy?!”Đột nhiên, cô nhìn thấy lửa nóng trên đỉnh đầu tản ra, tựa như khói lửa lũ lượt rải xuống bên người, cô còn chưa minh bạch chuyện gì, chỉ cảm thấy thân thể nhẹ bẫng, đến khi hồi thần, cúi đầu đã thấy căn phòng cháy nằm dưới chân mình.Tiếng gió vù vù bên tai, người cô đã bay bổng giữa không trung.Là mơ sao? Là ảo mộng sao?“Ai bảo cô tự thiêu? Đúng là điên!”Thanh âm trước giờ chỉ nghe thấy trong đêm tối, giờ đây vang sát bên tai sao mà chân thực đến vậy, pha lẫn lãnh ý và ảo não, sau đó, thân thể cô bỗng nhiên trầm xuống, rơi nhanh như bay. Cô theo ý thức vươn tay, ôm cứng người bên hông.“Thiếu chủ? Đúng là người sao? Thiếu chủ!”Bản thân cô cũng không ngờ rằng, thanh âm của cô, có thể chan chứa mừng vui nhường ấy. Con nguời này, lần đầu tiên, chân chân thực thực, gần trong gang tấc, tuyệt không phải chỉ là chiếc bóng và thanh âm trong đêm.Giọng nói còn chưa dứt, cô đã bị y ôm ngang người, đáp xuống một cái sân khác cách đám cháy mười mấy trượng.Đám bộc nhân ồ lên kinh ngạc, nhìn hai người từ trên trời giáng xuống tưởng như yêu quái.“Ta về rồi…” Y cúi đầu, nhìn cô, nói.Nửa tháng không gặp, sắc mặt thiếu chủ càng thêm tái xanh, y trầm mặc, chăm chú nhìn người thị nữ duy nhất của mình, sâu trong đôi mắt là nét ảm đạm và điên cuồng gần như ngoài tầm kiểm soát, phảng phất như một con dã thú nghiến răng nhẫn nhịn cơn thống khổ.Soi vào đôi mắt y, U Thảo cảm thấy trong đó ẩn tàng một thanh kiếm đúc bằng hàn băng. Cô bất giác gục đầu, nhưng Thiếu Uyên đã lấy tay nâng cằm cô lên. Khi tay y tiếp xúc với da thịt cô, cô không khỏi rùng mình, lần đầu tiên cô chú ý đến lớp da trắng toát như ngọc chắc của y.Mí mắt cô cụp xuống, mặc cho y ngưng thị trên khuôn mặt mình, hốt nhiên, cô nghe thấy y hỏi: “Cô, đang chờ ta à?”U Thảo gật đầu, ngẫm nghĩ, bỗng lại lắc đầu: “Tôi…muốn đi tìm thiếu chủ.”Muốn đi tìm y…do đó, cô mới ở trong biển lửa.“Đúng là điên rồi.” Y gắt, nhưng sâu trong mắt lại ánh lên tia sáng khác thường, chợt y cười khẽ, “Xem ra, đúng là do phục thị ta quá lâu rồi…”Bỗng thấy hơi nóng mặt, cô nghĩ chắc tại trận cháy vừa rồi. Ngước lên nhìn y, hốt nhiên, mục quang quét qua, cô lại nhìn thấy trong ngọn lửa rực cháy đằng kia, có một cô bé mặc bạch y, lặng lẽ cười với cô, như một đóa hoa trắng nở trong góc phòng u ám ------Tỷ tỷ.Nỗi bi thương không tên như lưỡi đao ngoan độc cắt xuống, cô thụt lùi một bước như điện giật tránh khỏi gần Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 7 Phong Tạ Thiếu Uyên không còn nhìn cô, phảng phất như tâm trí y đã dời sang nơi khác, tia sáng trong mắt y ngày một thịnh!“Cô hãy ly khai Đỉnh Kiếm các ---- ta đi tìm Tạ Thanh Vân tính sổ!”Không hiểu vì sao, y bỗng gọi tên húy của phụ thân, thanh âm hung ác, chẳng khác nào dã thú.U Thảo thất kinh, vẻ mặt phức tạp nhìn y.“Thiếu chủ, ngài ----”Cô run giọng hỏi, nhưng, lời hãy còn vương, Tạ Thiếu Uyên đã biến mất khỏi chỗ cũ.“Bệnh của Uyên nhi ngày càng nghiêm trọng…Chỉ sợ có một ngày, nó sẽ lục thân bất nhận.”Nhớ cách đây một tháng, lão các chủ đã từng lo lắng than thở trước mặt mọi người. Khi thấy thi thể ghê rợn không nỡ nhìn của Lạc Hà thiếu hiệp Mạc Trữ được khiêng ra khỏi phòng thiếu chủ, tất cả mọi người đều nặng nề gật đầu.Kiếm Yêu…kiếm pháp và tính khí của thiếu chủ như yêu ma nhập thân, khiến mọi người đều sởn tóc gáy.Hôm nay, nhìn ánh mắt y khi nhắc đến phụ thân, U Thảo ý thức được – cái ngày đó, e là cuối cùng đã tới rồi.Lại sẽ có người chết.Một khi y phát cuồng, nhất định sẽ có người chết!“Tại sao?”“Tại sao phải hạ độc tôi?!”Y nhìn xoáy vào phụ thân, người được vây quanh bảo vệ bởi các trưởng lão Đỉnh Kiếm các, hỏi.“Độc? Độc ở đâu ra chứ…hài tử đáng thương, con bệnh rồi, phải uống thuốc thôi.”Nhất gia chi chủ của Tạ gia ngồi trên bậc cao, cúi nhìn nhi tử của mình, nhãn thần ôn hòa mà vô vọng.Đại công tử của Tạ gia, thiếu chủ Đỉnh Kiếm các, hốt nhiên cười phá lên, lắc đầu mãnh liệt: “Không, đó không phải thuốc! Đó là huyết độc! Ông muốn biến tôi thành dược nhân! Tại sao? Tại sao!”Lão các chủ nhìn nhi tử, rồi quay đầu nhìn sang các hộ pháp và trưởng lão cạnh bên, thở hắt ra một hơi:“Uyên nhi, bệnh của con đúng là nặng lắm rồi…Lần này con ra ngoài đã làm những gì? Tự con có biết không?”“Cha chỉ muốn con đến Lạc Dương bái phỏng Phương đại hiệp, con lại giết ông ấy!”“Con đã làm những gì vậy chứ!”Tạ Thanh Vân thở dài, lắc đầu, nhìn đại nhi tử xách kiếm đứng một bên, sau cùng từ ái nói: “Bất quá, cha biết, không thể trách con ----- Con vốn dĩ có bệnh, tại cha không tốt, không nên để con đi xa.”“Rõ ràng là ông bảo tôi giết Phương Thiên Lam ----!”Phẫn nộ cực độ, y rống to, đột nhiên như điên cuồng, Băng Tuyết Thiết trong tay vung ra một vòng cung lăng lệ.Tất cả các trưởng lão lập tức vây lên, chặn đứng y.“Đại ca.” Nhị đệ đứng bên phụ thân không kìm nổi thốt lên một tiếng, nhìn y với ánh mắt thương xót.“Con xem con kìa…lại bắt đầu hồ đồ rồi.” Tạ Thanh Vân mục quang hiền từ vỗ về khuôn mặt nhi tử: “Cố gắng khống chế tình cảm của con đi, yên tâm, cha sẽ tiếp tục chữa khỏi bệnh cho con.”“Tôi không có bệnh!” Thanh niên bạch y cầm kiếm, nghiêm giọng hét lớn. Sắc mặt y hung ác như yêu ma.Dù cho có, cũng là vì con người trước mặt! Chính phụ thân, từ khi y còn nhỏ đến giờ, đã bức ép y, khiến y bị thần kinh.Dược nhân! Là kẻ đã khiến y sống không bằng chết!“Ở đây còn một ít thuốc.” Phụ thân không để ý tới y, mỉm cười, móc từ trong ngực áo ra một viên thuốc màu đen, đưa qua cho y: “Uống nó đi, uống rồi con sẽ ổn thôi…”“Không cần!” Y gào lên như dã thú, mục quang dữ tợn trừng trừng nhìn phụ thân,“Đại ca…đừng buông thả nữa. Phụ thân muốn tốt cho huynh mà.” Nhị đệ Thiếu Khanh xuất ngôn khuyên ngăn.Tạ Thiếu Uyên không cất tiếng, nhìn người đệ đệ trẻ trung anh tuấn của mình, ánh mắt tàn khốc ánh lên một tia châm biếm.Thiếu Khanh bắt đầu bị mục quang của đại ca nhìn đến rợn người, hoài nghi hỏi: “Đại ca?”Rốt cuộc, y đã mất đi sự khống chế, ngửa mặt cười điên cuồng ---- Đệ đệ mười chín tuổi, khỏe mạnh, được sủng ái, nó thì biết cái gì? Nó biết cái thá gì! Nó hưởng thụ mọi thứ mà chỉ trưởng tử mới được hưởng, còn mọi nỗi thống khổ, mồ hôi và máu tanh, lại chỉ mình y phải gánh chịu! Đáng chết!Không sao đè nén được cơn kích động, y hốt nhiên nhảy lên, một kiếm đâm vào yết hầu Thiếu Khanh - tưởng tượng ra cảnh máu tươi từ đó phọt ra. Tựa hồ như đã có chuẩn bị từ trước, Cầm Kiếm hai vị đại hộ pháp xuất chiêu, vừa khéo phong tỏa đường tiến của y.Thế nhưng, kiếm khí lăng lệ lấp ló ở mũi kiếm, vẫn rạch phá khuôn mặt Thiếu Khanh.Thiếu Khanh kinh hoàng giật bắn mình khỏi ghế, vội vã thoái lui ba bước dài. Chàng sợ hãi nhìn đại ca, không biết làm thế nào.“Hết cách rồi…Thiếu Uyên điên rồi.”Từng từ từng câu, phụ thân ngồi trên đài cao, hạ lệnh quyết đoán: “Bắt nó lại, bằng không nó lại gây họa.”“Ta căn bản không điên! Không hề!”Y cười ngạo nghễ, khinh khỉnh nhìn đám nhân vật vai vế trong võ lâm, Băng Tuyết Thiết trong tay chớp động, hàn quang điểm điểm ------“Các ngươi nhìn đi! Đây là cái gì! Đây chính là huyết độc mà lão đã trồng vào người ta! Các ngươi nhìn đi!”Trong tiếng cuồng tiếu, y xé rách mảng áo trắng trên vai, phía dưới bả vai, rành rành hai vết thương thối rữa. Y gập cổ tay, một kiếm gọt qua bả vai.Máu túa ra như suối, phần thịt thối nát bị vẹt đi, nhưng, trên đầu xương trắng hếu ghê rợn, màu đen đó vẫn ngoan cố bám trụ.“Mau cản nó lại! Uyên nhi điên rồi, muốn tự hủy mình!”Tạ Thanh Uyên chợt biến sắc ra lệnh, hai đại hộ pháp, bốn vị trưởng lão, liền bao vây đại công tử.“Ta không điên! Không hề!”Y cười rộ, huy kiếm, ngân quang lưu chuyển hóa thành sao bay rợi trời. Thân hình y như quỷ mị.“Thiếu chủ, mau bình tĩnh lại đi!” Mọi người xung quanh cuống quýt khuyên ngăn.“Đại ca, dừng tay đi! Huynh điên rồi sao?” Thanh âm của nhị đệ yếu ớt vô lực.“Uyên nhi, chớ có phát điên nữa!” Thanh âm của phụ thân, lạnh nhạt mà nghiêm khắc, trước sau như một.“Ta không phát điên! Không hề!” Y vẫn cười không ngớt, vẫy kiếm múa lượn, chẳng chút lưu tình, chọc vào yết hầu từng người, từng người một.Trong khoảnh khắc, bốn đại trưởng lão đã lần lượt ngã xuống.“Yêu kiếm! Yêu kiếm!” Trong đám bộc nhân vây quan, hốt nhiên có người thét lên kinh sợ.“Thiếu chủ…” Y nghe thấy trong đám đông, có tiếng kinh hô khe khẽ, nhưng, giờ phút này y không thể chú ý đến nó.Mùi vị của máu…tuyệt thật.Nhãn thần y sáng như thiểm điện, lưỡi liếm máu dây trên thân kiếm, tay nâng lên, mũi kiếm chỉ vào yết hầu phụ thân, cười lạnh:“Tại sao? Tại sao phải biến ta thành dược nhân? Trả lời ta!”Tạ Thanh Vân vẫn bất động thanh sắc, mỉm cười hiền từ mà bất lực, nhưng, chỉ những ai tinh tế, mới nhìn thấy khóe môi ông khẽ lay động, tựa hồ nói một câu không thành tiếng.Khoảnh khắc đó, người đang đứng thẳng tắp, Tạ Thiếu Uyên chợt như bị sét đánh, toàn thân rúng động, ngẩng đầu, tròng mắt cơ hồ rỉ máu!“Tạ Thanh Vân! Ta không thể không giết ngươi!”Nhãn thần của y, một lần nữa trào lên sự u uất nồng đượm.Đó là nhãn thần của kẻ giết người.“Thiếu chủ…dừng tay! Ngài điên à? Các chủ là phụ thân của ngài mà!”Trong đám đông, thanh âm đó hốt nhiên vang lên run rẩy nhưng rành rọt, Tạ Thiếu Uyên cuối cùng không nén nổi, chầm chậm quay đầu, một thân thanh y lọt vào tầm mắt, người thị nữ trẻ đang đứng bên ngoài sảnh đường. Cô nhìn y, ánh mắt…chẳng ngờ cũng giống những người bên cạnh, cũng cái vẻ xót thương mà bất lực đó.Trong nhãn thần kiệt ngạo lãnh mạc của y, lần đầu tiên chấn động, cơ hồ không thể tin nổi, y thấp giọng hỏi:“Cô, nói gì? ---- Cô, cũng nói, ta, điên?”Nhãn thần của y giấu dưới mái tóc dài tán loạn, lạnh tựa băng tuyết, nhưng thấp thoáng trong đó, là sự thống khổ và điên cuồng như lửa dữ thiêu đốt.Lúc này, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào thanh y nha hoàn.“U Thảo, ngươi phục thị nó đã nhiều năm, ngươi nói xem, Uyên nhi có phải điên rồi không?”Hốt nhiên, lão gia cao cao tại thượng, hời hợt buông ra một câu, thanh âm phiêu lãng nhẹ nhàng rớt trên mình cô, lại như một chiếc trùy đập trúng người, khiến cô choáng váng, hầu như đứng không vững.U Thảo ngẩng đầu, né tránh ánh mắt của thiếu chủ, từ từ bước đến, đứng bên cạnh Tạ Thanh Vân ----Cô nói yếu ớt, ngữ khí tựa như đang than vãn: “Lão gia…phải quản chặt thiếu chủ thôi, đừng để cậu ấy giết người nữa.”“Đại thiếu gia…điên rồi.”“Người đâu, đưa đại thiếu gia về phòng, chăm sóc tử tế!”Tạ Thanh Vân nhìn U Thảo, trong mắt ánh lên tia đắc ý, cất tiếng phân phó.Bỗng nhiên, bên tai nghe thấy tiếng cười lớn xuyên thấu trời mây, thê lương điên cuồng, như biển động gió gào, kinh hồn táng đởm!“Hay lắm, hay lắm!” Tạ Thiếu Uyên ngửa cổ hú dài, mặc sức cười, “---Các ngươi mới điên! Các ngươi mới là một lũ điên!”Hốt nhiên, mục quang y như tia chớp ghim lên người thanh y thiếu nữ, nửa cười nửa không: “Giỏi giỏi giỏi ---- Coi như ta điên! Thì đã sao nào! Hôm nay, ta nhất định phải giết lão hồ ly Tạ Thanh Vân!”Thân hình y chớp động, cả người như kiếm sắc rời vỏ, vọt thẳng về phía Tạ các chủ trên cao!Kiếm xuất, hàn mang một vùng.Băng Tuyết Thiết, như tan vào dòng chảy thời gian, hóa thành hư ảnh.Trong tay Tạ Thiếu Uyên phảng phất như không kiếm, chỉ có một đạo hư ảnh lướt tới yết hầu của lão các chủ. Phía sau hư ảnh, một thân bạch y phiêu linh như cô hạc trời sương. Vô luận kiếm, hay người, đều mơ hồ giữa thực và ảo.Đó là một kích tất sát.Trong Đỉnh Kiếm các, ngay cả Cầm Kiếm lưỡng đại hộ pháp, cũng chỉ có thể chặn y một bước mà thôi!Kiếm quang yêu dị, xạ thẳng yết hầu.Nhưng, trong chớp mắt chuyển thành tĩnh tại --- gượng ép dừng lại.Dừng trên vầng trán thanh khiết của thanh y thiếu nữ. Cự ly ba phân.Kiếm khí lấp ló do bị thu hồi mãnh liệt trong tích tắc, đập ngược vào người xuất chiêu, đến cả Kiếm Yêu đại công tử, cũng bất giác hơi loạng choạng.“Nhanh!” Kéo U Thảo chắn trước thân mình, Tạ Thanh Vân quát gọn một tiếng ra lệnh cho tả hữu.Đồng thời, hai đại hộ pháp sau lưng cùng xuất thủ, mỗi người đều dốc toàn lực xuất kiếm!Dường như đã diễn luyện vô số lần, Cầm Kiếm hai người phối hợp xảo diệu đến tuyệt đỉnh, ngay khi thanh kiếm ma quái đó khựng lại, “xoẹt xoẹt” hai tiếng, hai thanh kiếm mảnh dài đã xọc vào bả vai trái phải của y, xuyên thấu phần dưới xương quai xanh!Kiếm Yêu công tử, bị ghim giữa không trung.Đến bản thân y cũng không hay biết, vết thương dưới hai bả vai, lại chính là mệnh môn của y. Nhưng phụ thân của y biết.“Đại ca…đại ca.” Nhìn biểu tình thống khổ thoáng qua của y, Thiếu Khanh bất giác buột miệng kinh hô.Tạ Thanh Vân vẫn ngồi đó, nấp sau U Thảo mặt mũi trắng bệch, nhìn đại nhi tử của mình, mỉm cười, thậm chí còn thở dài, từ ái nói: “Làm loạn đủ chưa? Ngươi đâu, đưa đại thiếu gia về phòng, chăm sóc tử tế!”“Cầm thú đội lốt người! Đồ điên!”Ánh mắt Thiếu Uyên như điên cuồng, kiếm trong tay toan giơ lên, nhưng tên hộ pháp sau lưng chỉ vặn thanh kiếm xuyên vai phải của y, tay y đột nhiên không còn chút lực khí, “keng” một tiếng, Băng Tuyết Thiết đã rơi xuống mặt đất.Lũ gia thần thuộc hạ xung quanh đua nhau xông lên, bẻ quặt tay y, chỉ sợ con người như ma quỷ này đào thoát.“Thiếu chủ!” Nhìn thân hình nhuộm máu tươi, nhãn thần kiệt ngạo không cam tâm của y, thanh y thị nữ không còn dằn nổi lòng mình, nước mắt lăn ra như chuỗi trân chân đứt dây, cô lao lên, đỡ thân hình đung đưa muốn trĩu của y, thổn thức.“Cẩn thận!”Mọi người xung quanh nhất tề thất thanh, U Thảo chỉ cảm thấy vành tai nhói đau dữ dội, ngạc nhiên ngẩng đầu, nhìn thấy con mắt đáng sợ như yêu ma, trong đó, là hỏa quang u ám mà mãnh liệt, phảng phất như ngọn lửa bùng cháy dưới địa ngục!Cô bị người ta kéo ra, bụm lấy tai phải, kinh sợ đan xen không dời mắt khỏi y.“Phì.” Cuời gằn, nhổ miếng thịt máu vừa cắn đứt xuống nền đất, y giương mắt, nhìn cô, lạnh băng và khinh miệt.Nhưng, dù có như vậy, vừa nãy, y vẫn đã dừng kiếm trước trán cô.Kiệt ngạo lãnh mạc, y nhìn tất cả mọi người trước mặt, sau đó, cả người đầy máu tươi, bước đi đầu không ngoảnh lại.“Ài ài…đúng là gia môn bất hạnh, kiếp trước đã tạo nghiệt gì cơ chứ!”Vẫn mang vẻ thương xót và khổ não, gia chủ Tạ gia dõi theo đại nhi tử điên dại của mình, lắc lắc đầu.Sau đó, ông quay đầu, quan hoài nhìn thanh y nha hoàn như đã mất đi hồn phách, ôn hòa hỏi: “Sao rồi? Mau gọi đại phu đi! Hôm nay ngươi làm rất tốt, không uổng công bao năm nay ta để ngươi ở cạnh Uyên nhi --- Muốn được ban thưởng gì? Cứ nói đi.”Lũ hạ nhân đều nhìn cô ghen tỵ, nhưng, cô vẫn không mở miệng.Thần sắc của cô, cứ ngây ngây khờ khờ, rồi đột ngột hỏi: “Sau này, thiếu chủ sẽ không giết người bừa bãi nữa? Thiếu chủ sẽ không giết người nữa chứ?”Cô nhìn chằm chằm vào một góc sảnh đường, phảng phất như trông thấy thứ gì đó. U Thảo hỏi.Thần sắc của các chủ cũng có chút dị thường, lông mày nhíu lại, nhưng vẫn nhẫn nại trả lời: “Phải, sau này ta sẽ quản lý Uyên nhi cẩn thận…dù nó có phát bệnh khổ sở, cũng tuyệt đối không để nó giết người làm loạn nữa!”“Vậy, tốt rồi…” U Thảo gượng mỉm cười, ngẩng cao đầu, hốt nhiên yêu cầu ----“Tiểu tỳ muốn sau này tiếp tục phục thị thiếu chủ…Mong các chủ ân chuẩn.”Sắc mặt lão gia có vẻ âm trầm, nhưng cô không chút e dè, ngược lại còn nở nụ cười với góc phòng đằng kia…Ở đó, cuối cùng cô đã nhìn thấy một nữ tử như đóa hoa trắng nhỏ, lặng lẽ, chầm chậm ngẩng đầu, mỉm cười với cô.Tỷ tỷ…tỷ an tâm rồi chứ? Chú thích: *Phong: điên Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 8 Tuyết Ngục “Nghe nói con nha đầu U Thảo, lão gia thưởng gì cũng không cần, lại đòi vào Tuyết ngục phục thị đại công tử đó!”“To gan thật…đại công tử như yêu quái nghe nói định ăn thịt cô ta đấy!”“Đúng vậy đúng vậy, hôm đó thật khiến tôi sợ chết khiếp mà…”“Xem ra, ở cùng đại công tử lâu quá, con nha đầu U Thảo cũng hơi điên điên rồi.”Tay cầm hộp cơm, băng qua hành lang dài, cô loáng thoáng nghe thấy các thị nữ đang bàn luận.Cô chỉ cúi đầu, trầm mặc cất bước.Vết thương trên tai gần như đã lành hẳn, nhưng, mỗi lần nhớ đến ánh mắt cuối cùng y nhìn cô hôm đó, trái tim cô như lại bị xẻ ra lần nữa, đẫm máu.Thiếu chủ bị giam trong Tuyết ngục --- Đó là một mật thất âm u lạnh lẽo dưới lòng đất.Ba mặt là vách tường bằng đá Huyền Vũ, mặt còn lại, cánh cửa sắt dầy nặng ngăn cách với mọi thứ bên ngoài, chỉ còn một ô cửa sổ nhỏ chưa đầy một thước vuông, dùng để kiểm tra, phía dưới cửa là một cái khe hẹp, dài, làm ngăn đưa cơm.Lão các chủ đã cam đoan với toàn thể võ lâm, nhi tử của ông bị coi giữ cẩn thận tại một nơi ruồi bay không thoát, sau này, sẽ không còn ra ngoài gây họa cho võ lâm…Vì nhi tử bị điên, do đó, những việc y làm không hề liên quan đến Đỉnh Kiếm các…Ông bảo đảm, sau này khuyển tử sẽ không làm loạn nữa.Có vẻ bất lực và thống khổ, lão các chủ giải thích với các nhân vật võ lâm đầu não đến tận nhà đòi lẽ phải, sau đó, ông dẫn họ đi xem tận mắt nhi tử bị cầm tù sau cửa sắt mật thất.Khi những người đó nhòm qua ô cửa sổ nhỏ, người bên trong vội đứng bật dậy, cười lớn, ra sức giằng kéo xiềng sắt xuyên qua thân thể mình.“Hóa ra, đúng là một kẻ điên…” Những người đó, khi nhìn thấy Đỉnh Kiếm các đại công tử bị giam giữ nghiêm mật, đều thở dài như mất mát mơ hồ --- Nếu đã là một kẻ điên, vậy thì, những mối thù đó, cũng không báo được rồi.Ngó qua cửa sổ, dưới ánh sáng u ám, cô nhìn thấy xiềng sắt trĩu nặng khóa cứng hai tay hai chân y, ngoài ra còn hai chiếc, xuyên thấu qua xương quai xanh trái phải, ghim sống y trong phương viên ba thước. Chỉ cần hơi dùng lực, sẽ đau đớn không chịu nổi.Ở chỗ xiềng sắt xuyên qua, miệng vết thương đã hoàn toàn rữa nát, dẫu vậy trên khuôn mặt tái xanh của y vẫn không có bất kỳ biểu tình nào, nhưng cái mùi dịch mủ thì tràn ngập cả địa lao, không sao che giấu được.Y không còn muốn nói chuyện với cô, cũng không chịu ăn uống gì.U Thảo đi xin lão gia tìm một đại phu đến trị thương cho thiếu chủ, nhưng lão gia dửng dưng cười, nói: “Uyên nhi nó là yêu quái mà. Chút thương thế đó, làm sao mà chết được? Ngươi cũng không cần hao tâm quá, đứa con này, ta coi như không có…”Cô đứng gục đầu một bên, khóe môi cắn chặt, nhẹ giọng nói: “Lão gia, thiếu chủ không sợ chết, nhưng --- thiếu chủ là người ưa sạch sẽ! Thế này còn thống khổ hơn là giết cậu ấy!”Nhưng, lão gia đã quay đi, cười nói với tổng quản.----- Lão gia đương nhiên cao hứng, vì sau khi Phương Thiên Lam chết đi, vị trí võ lâm minh chủ năm nay, tám chín phần mười sẽ do chủ nhân Đỉnh Kiếm các đảm nhận.Trước sự lãnh đạm của người làm phụ thân đó, so sánh với vẻ từ ái trước kia, U Thảo cuối cùng đã lờ mờ đoán ra, các chủ đang cố ý giày vò đứa con trai kiệt ngạo này…Lão các chủ…thật là nhẫn tâm mà. Mặc dù không thể thả nhi tử để mặc y giết người bừa bãi, nhưng suy cho cùng vẫn là cốt nhục của mình, chẳng lẽ sau khi nhốt lại rồi, sống chết thế nào cũng không quan tâm sao?Cô chỉ là một đứa hạ nhân mà thôi…Có thể làm gì được kia chứ.Hà huống, đem giam cầm thiếu chủ, ít nhất, y sẽ không giết người được nữa. Đây là chuyện tốt ----Vậy nên, mình đã làm đúng.Cô tự nói với chính mình, lặp đi lặp lại.Đêm nay trăng tròn, theo thông lệ lúc trước, y sẽ phải giết người --- tuy nhiên, y đang bị xích trên vách đá!Trọn đêm, tiếng gào thét vùng vẫy của y khiến cô không thể chợp mắt.Giữa đêm, cô ngồi dậy, khóc ròng bên ngoài cánh cửa sắt dầy, đập cửa liên hồi, gọi người bên trong, nhưng, cái người tưởng điên đó không hồi đáp. Cô chỉ nghe thấy tiếng cuồng ca từ trong vọng ra, thanh âm lúc sau không phân biệt nổi là khóc hay cười.Nếu thực sự buộc phải giết người…nếu không giết người thì thiếu chủ sẽ chết ---- vậy, chi bằng hãy giết tôi đi.Thế nhưng…Đây không phải chuyện một mình cô chết là có thể giải quyết được. Y sau này vẫn phải giết người…Thiếu chủ, đã trở thành ma quỷ uống máu rồi.“Thiếu chủ, đến giờ dùng bữa rồi.”Người sau cửa sắt vẫn như thường ngày, không lên tiếng.Cô kiễng chân, nhìn qua ô cửa sổ, chỉ thấy trong ánh sáng u ám, y mang theo xiềng sắt, dựa vào vách đá lạnh băng, nhìn đăm đăm vào góc phòng, không biết đang nghĩ gì, chợt hơi nhíu mày, nếp nhăn giữa hai chân mày như dao khắc.Y ngày một gầy hơn, hai má hóp sâu. Cả ngày không động đậy, thỉnh thoảng đứng lên, lại giận dữ giằng lay xiềng xích trói buộc toàn thân. Nhưng do bị xuyên qua xương bả vai, khiến hai tay của y không dùng được nửa điểm sức lực. Tay còn chưa nhấc quá vai, đã rũ rượi thõng xuống, rồi, y vừa cười lớn móc xé da thịt sau vai, vừa ho dữ dội.“Thiếu chủ, ăn chút gì đi.”Cô vỗ vào cửa sắt lạnh băng, nhỏ nhẹ khuyên nhủ. Một câu chưa nói hết, đã trông thấy y đột ngột chộp lấy cơm canh tuồn vào dưới khe cửa, cười rộ, thô bạo ụp về phía cô.U Thảo né tránh theo phản xạ, nhưng bát đũa bị ném ra chưa đến ba thước đã rơi xuống đất ---- Với sức lực hiện tại của y, đến ném một cái bát cũng làm không nổi! Nhìn bát cơm tung tóe trên nền đất, ngay chính y cũng ngẩn ra, sau đó, lại ngửa cổ cười sằng sặc, vừa cười, vừa ho khùng khục, hốt nhiên cả người gập xuống co quắp.“Thiếu chủ! Người sao rồi?! Khó chịu lắm à?” Bám lấy mép cửa sổ, cô kêu khóc, “Đừng cười nữa, thiếu chủ! Cầu xin người đừng cười thế nữa!...Tôi biết thiếu chủ không điên! Cầu xin người…”Tiếng ho kịch liệt và tiếng cuồng tiếu đều im bặt trong sát na, khoảnh khắc đó, mật thất bỗng trống trải đến mức đáng sợ.“Ha ha ha ha…Bây giờ cô mới bảo ta không điên?” Sau giây phút trầm mặc, con người đó lại cười vang, nhưng tiếng cười lộ rõ vẻ hiu hắt và phẫn nộ cực độ, sau đó, y từ từ quay đầu, nhìn khuôn mặt đẫm lệ của người thị nữ trong ô cửa sổ, mục quang tỉnh táo, lãnh mạc tựa băng tuyết: “Tại sao? U Thảo?”Cô đưa mắt vào trong mật thất ảm đạm, nơi góc phòng kia, dần dần hiện lên một cô bé lặng lẽ như hoa cúc trắng, cúi đầu, mái tóc lòa xòa phủ kín gương mặt, dáng vẻ thẹn thùng đứng đó.Tỷ tỷ…Trong đôi mắt ôn nhu của lục y thị nữ, hốt nhiên cũng có một tia sáng lóe lên như kiếm sắc!“Vì, thiếu chủ đã giết tỷ tỷ của tôi…Ngài đã giết tỷ tỷ của tôi!”“Thiếu chủ đừng có nhìn tôi như thế! Ngài đương nhiên là không nhớ được rồi!”“Hàng tháng thiếu chủ đều phải giết người, lúc phát cuồng thì lục thân bất nhận, hai mươi năm nay đã giết bao nhiêu người, e là thiếu chủ đã quên lâu rồi phải không?”“Nhưng…tôi chỉ có một tỷ tỷ!”Mắt cô ứa lệ, người trong bóng tối cũng sững sờ nhìn cô, mục quang sắc nhọn mỗi lúc một ảm đạm: “U Thảo…” Y hốt nhiên thì thào như than thở.“Lúc đó tỷ tỷ mới mười ba tuổi, đến phục thị thiếu chủ, ngay tối hôm mới đến đã bị thiếu chủ giết rồi!”“Lão các chủ sai chúng tôi vào dọn tử thi…Tôi vào, vào trong căn phòng tối đen đó, chợt đụng phải một cánh tay toàn máu --- Là tỷ tỷ! Tỷ tỷ bị treo trên vách tường! Cổ họng ghim một thanh kiếm…”“Gương mặt tỷ tỷ, méo mó thật đáng sợ --- ”“Tên thiếu chủ đó nhất định không phải người! Nhất định là kẻ điên! Mười một tuổi, tôi đã nghĩ vậy đấy.”“Sau đó, lão các chủ chỉ định A Tú tới làm thị nữ mới của thiếu chủ, A Tú sợ muốn chết, vì vậy, tôi đã nói với lão các chủ, để tôi đi thay… A Tú cô ấy còn nhỏ hơn tôi.”“Chẳng ngờ rằng, tôi có thể sống bên thiếu chủ, suốt bao năm nay…”Người kia khép mắt lại, thời khắc đó, chưa bao giờ y tĩnh lặng và trầm mặc đến vậy.“Có lẽ --- ta điên thật rồi chăng?” Trong bóng tối, y chợt tự hỏi.“Thiếu chủ không điên…thiếu chủ chỉ có bệnh thôi.” Thanh âm của U Thảo nghẹn ngào, “Đêm đó, tôi nghe thấy lão gia và thiếu chủ nói chuyện, mới biết rằng bản thân ngài cũng không khống chế được mình ---- Nhìn thấy bộ dạng thiếu chủ lúc phát bệnh, tôi mới chợt hiểu ra, kỳ thực thiếu chủ cũng phải chịu khổ nhiều rồi…”“Ban đầu tôi cứ nghĩ là thiếu chủ đáng chết…Nhưng mà, sinh ra đã có bệnh, đó đâu phải là tội của thiếu chủ!”“Nhưng bất luận thế nào, không thể để mặc thiếu chủ tiếp tục giết người…không thể để có người phải chết nữa!”“Vì vậy…tôi mới nói với mọi người, thiếu chủ điên rồi.”“Làm vậy, lão các chủ cuối cùng sẽ phải quyết tâm, không để cho thiếu chủ giết người…” “Thiếu chủ, U Thảo chỉ hy vọng sau này ngài đừng bao giờ giết người…Lão các chủ dù sao cũng là phụ thân sinh ra ngài, bệnh của ngài, ông ấy nhất định sẽ tìm người chữa khỏi. U Thảo…vô luận thế nào, cũng sẽ ở đây hầu hạ thiếu chủ.”Trong căn phòng tĩnh mịch, thanh âm của cô trơn tru như dòng suối trong, ôn hòa mà kiên định.“Ha, ha ha…”Đang cúi đầu trầm mặc, Tạ Thiếu Uyên đột nhiên cười phá lên, thanh âm lại có vẻ điên cuồng không kìm chế được.“Thiếu chủ? Thiếu chủ!” Có chút lo âu kinh hoàng, cô hô hoán.“-----Ai nói lão hồ ly Tạ Thanh Vân là phụ thân ta?! Lão căn bản không phải phụ thân ta! Ta căn bản không phải con trai lão!”Ngửa cổ cười lớn, trong con mắt của Đỉnh Kiếm các thiếu chủ có ngọn lửa đang bùng cháy, ngoảnh lại, y hung ác dán mắt vào U Thảo, hỏi:“Có phụ thân nào, từ nhỏ đã hạ huyết độc với con đẻ của mình? Có phụ thân nào nhẫn tâm biến con trai mình thành dược nhân?!”“Ta căn bản không phải con trai lão, căn bản không phải!”“Hôm đó ta hỏi lão vì sao hạ huyết độc vào ta, lão hồ ly đó vừa cười vừa dùng truyền âm nhập mật nói với ta: ‘Ngươi vốn không phải con trai ta, chẳng qua là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên đường ta chọn lấy mà thôi! Căn cốt của ngươi tốt như vậy, không làm dược nhân há chẳng phải đáng tiếc sao? Ha ha! Thiếu Khanh mới là con trai độc nhất của ta, mọi thứ của ta, bao gồm cả những thứ ngươi dùng máu thịt đánh đổi lấy, tương lai đều là của Thiếu Khanh!’ ”“Vậy mà ngoài mặt, tên cầm thú đội lốt người đó, lại nhìn ta mà nói trước mặt mọi người rằng: ‘Hài tử đáng thương, con bệnh rồi, phải uống thuốc thôi. Uống thuốc rồi, con sẽ không sao...’ ”“Ta phải giết lão! Ta biết lão cố ý khích ta động thủ, nhưng ta thực sự phải giết lão!”“Ta nào sợ người khác tưởng ta là một kẻ điên giết cha!”“Ha ha ha ha!”Y cười rất to, cười đến mức lại ho dữ dội, lưng gập xuống. Xiềng sắt trên vai không ngừng lay động, thấp thoáng có máu thịt và dịch mủ, từ đó rỉ ra không dứt.“….” Nhất thời, cô không biết nên nói gì mới đúng.Trong lòng cô vẫn luôn lấy làm kỳ quái: Tại sao rõ ràng chính lão các chủ ra lệnh cho thiếu chủ đi giết Phương Thiên Lam, nhưng trước mặt mọi người lại phủ nhận sạch trơn. Hơn nữa, tuy thường ngày đối xử với thiếu chủ rất từ ái, nhưng lại không cho phép nhị công tử đến gần thiếu chủ ----“Thiếu Khanh, đại ca con và con không cùng một loại người! Chớ có chọc vào nó!”Tựa hồ, từ trước đến nay, lão các chủ luôn trăm phương nghìn kế tạo một ấn tượng với người ngoài rằng ---- Đại nhi tử của ông, là một kẻ điên…Lão các chủ không vì thế mà hổ thẹn, hết lần này đến lần khác nói trước mặt mọi người như vậy, như hữu ý như không.Từ sau khi bắt thiếu chủ giam cầm trong Tuyết ngục, dường như lão các chủ càng coi nhi tử của mình là một tù phạm.Sắc mặt U Thảo trắng bệch như tuyết, hoảng hốt nhìn thấy trong góc mật thất tối, bóng dáng hư ảo của cô bé áo trắng từ từ ngẩng đầu, cười với cô ---- thanh kiếm vẫn cắm nơi yết hầu, vẫn nụ cười đó nhưng sao bi thương và chế giễu.Tỷ tỷ?Muội sai rồi ư? Muội thực sự đã phạm sai lầm lớn rồi ư?Kẻ đáng chết, là lão các chủ, phải không? Là lão giết tất cả, bao gồm cả “con trai” của lão!“Đương nhiên, cô có thể không tin lời ta nói…Đằng nào ta cũng chỉ là một kẻ điên!”Y nhếch mép cười lạnh, nói, nếp nhăn giữa hai chân mày như dao khắc, đầu lại cúi thấp, ho mãnh liệt.“Tôi tin thiếu chủ.”Cô mơ mơ màng màng, lẩm bẩm nói, thân hình thoáng lắc lư, chỉ cảm thấy không còn chút sức lực, buộc phải tựa người vào cửa sắt: “Nhưng…đến bây giờ tôi mới tin…thì có tác dụng gì chứ? Ha ha.”Sắc mặt trắng như tuyết, cô bỗng cúi đầu cười mà không hiểu vì sao…Thì ra, mọi việc đã làm, đều không thoát khỏi cái kế hoạch hô mưa gọi gió đó sao? Bao nhiêu năm nay, mọi nỗ lực, mọi sự đấu tranh của cô, đều là vô dụng sao?Lần đầu tiên, ngay cả cô cũng không đè nén được ham muốn cười lớn để giải tỏa nỗi thương và phẫn hận…Thì ra, ca vang, cũng có thể thay khóc.“Không cần phải vậy, U Thảo…Chỉ cần có một người tin, thì ta sẽ không điên.”Trong bóng tối, người đó hốt nhiên cất tiếng.Tay nắm chặt song sắt cửa sổ, cô bỗng gục đầu khóc thống thiết Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 9 Cổ Độc Hôm sau, cuối cùng y đã miễn cưỡng chịu ăn uống, rồi, từ đó trở đi là chuỗi ngày vô cùng an tĩnh, y không còn bức bối bất an, thậm chí ngay cả khi phát bệnh, y cũng cực lực nhẫn nhịn không phát ra thanh âm.Người y ngày càng tiều tụy hơn, con mắt vốn sáng như yêu ma, cũng dần dần ảm đạm.Thu qua, đông sang…Thời gian cứ ngày ngày trôi đi như vậy đấy.“Hôm nay là Nguyên Tiêu rồi à?”Nhìn đĩa bánh trôi trong hộp thức ăn, thiếu chủ bất chợt hỏi khẽ, khóe môi vương nét cười khó hiểu, ngẩng đầu nhìn U Thảo nơi ô cửa sổ. U Thảo hốt nhiên phát hiện, tóc mai của y đã mờ mờ chớm bạc! Cô bỗng thấy xúc động muốn khóc, nhưng chỉ gật gật đầu.“Bên ngoài cả ngày đều náo nhiệt…Trong các có chuyện gì thế?” Y hỏi.Ngần ngừ hồi lâu, thanh y thị nữ thấp đầu, nhẹ nhàng hồi đáp: “Hôm nay…là ngày đại hỉ, của nhị công tử và Nguyễn cô nương. Ngoài kia có rất nhiều tân khách đến dự.”Người bên trong rất lâu không lên tiếng, không biết là cảm thấy tư vị gì. U Thảo không nhịn nổi, buột ra một câu: “Thiếu chủ đừng buồn, A Tú kỳ thực ----”“Đó chỉ là trò đùa.” Y đứng phắt dậy, xiềng sắt trên vai trơn trượt, kéo lại khiến y nhíu mày, nhãn thần của y lạnh nhạt chẳng chút e sợ, hờ hững nói: “Chẳng qua, lúc đó ta không chịu được, khi thấy nụ cười của Thiếu Khanh và cô ta mà thôi…Xem ra, ta có bệnh rồi…Nhìn thấy người khác cười như vậy, ta không chịu được.”“Ta biết A Tú là bạn thân của cô, ta cũng chỉ dọa Thiếu Khanh thôi. Hà huống…loại nữ nhân như cô ta, sao có thể xứng ở gần ta mà còn mạng được.”Y quay đầu, lẳng lặng ngắm nhìn gương mặt nhợt nhạt ngoài cửa, bỗng cười cười, nói: “Cô gầy đi nhiều đấy, U Thảo.”“Thảo nhi? Lâu lắm rồi không gặp cô!”Trong Lan Kiếm thất gấm hoa rực rỡ, đang trang điểm trước lễ cưới, hồng y thiếu nữ kinh ngạc mừng rỡ đứng bật dậy, chạy đến nắm tay người tỷ muội thân thiết từ nhỏ, vẻ mặt tươi cười rạng rỡ như đóa hoa xòe nở.Ánh mắt U Thảo phiêu hốt nhìn nàng, nhoẻn miệng cười, điềm đạm nói: “A Tú, giờ cô sắp thành nhị thiếu nãi nãi rồi…Sau này, đừng tùy tiện với đám hạ nhân chúng tôi như vậy, sẽ làm mất thân phận của cô ở nhà chồng đấy.”Nụ cười của A Tú càng thêm hạnh phúc, xán lạn như ánh mặt trời: “Yên tâm, Thiếu Khanh trước nay không vì hiềm điều này mà bỏ rơi tôi…Đúng là cái số tôi may mắn à…”Nàng nhìn sắc mặt ngày một phờ phạc của người bạn tốt, hết mực lo âu hỏi: “Nghe nói, cô vẫn theo đại công tử Thiếu Uyên? ---- Tên điên đó, có gì đáng cho cô phải vậy?”Nhớ đến cái lần y vũ nhục nàng ở ngoài thành, gương mặt ôn nhu của A Tú đanh lại, oán hận nói: “May là hắn bị điên! Nếu không, chẳng phải là muốn bức tôi làm thị nữ cho tên điên đó à?”“Cậu ấy không điên.” Hốt nhiên, thanh y nữ tử hờ hững nói, rồi, cô nhắc lại, “Thiếu chủ không điên.”Ngạc nhiên nhìn U Thảo, A Tú không nhịn nổi bật cười khúc khích: “Trông cô kìa…nói giỡn gì mà nghiêm túc thế --- Hôm đó, là ai chính miệng bảo thiếu chủ bị điên kia chứ? Ài ài, U Thảo à…Đúng là cô ở cạnh người đó lâu quá rồi, cẩn thận không cũng điên mất đó.”Mặc dù là đùa vui, nhưng thấy vẻ tiều tụy khó gượng của người bạn thân, trên khuôn mặt rạng ngời của A Tú cũng nảy sinh ý tiếc thương, than: “Thảo nhi, đừng ngớ ngẩn nữa, cô tự nhìn mình đi, người gầy đến mức thành bộ dạng gì rồi kìa --- Hay là, sau khi tôi xuất các, sẽ xin lão gia ân chuẩn, đưa cô qua Lan Kiếm thất, đều là hảo tỷ muội cả, sau này cũng có thể chăm sóc lẫn nhau.”“A Tú, cô nói đùa rồi. Phúc khí như vậy, U Thảo không hưởng nổi đâu. Tôi chỉ muốn theo thiếu chủ thôi.”U Thảo cười gượng gạo, nhìn thần sắc hạnh phúc của A Tú, mắt cô có cảm giác thấm ướt ---- phảng phất như có thứ gì đó tăm tối đang xâm chiếm cõi lòng cô, khiến trong tim cô, có một cảm giác muốn vung mạnh tay, đập tan thứ hạnh phúc đó nát thành tro bụi!Cuối cùng cô đã minh bạch tâm tình của thiếu chủ khi đó… Điên rồi. Chỉ sợ, tâm trạng hiện tại của cô, cũng sắp điên rồi.Hồi lâu sau, ánh mắt cô đọng lại nơi thanh trường kiếm màu bạc treo trên vách tường Lan Kiếm thất, vẻ hơi sửng sốt: “Băng Tuyết Thiết?” Câu nói thoát ra khỏi miệng.“Ừ, đúng rồi…Là bội kiếm của đại công tử truớc khi phát điên đó.” Chẳng liếc nửa mắt đến thanh kiếm, lông mày A Tú chau lại, có chút chán ghét và cam chịu, “Lão gia cho Thiếu Khanh rồi ---- Kỳ thực, có gì hay đâu chứ? Nó từng nằm trong tay tên điên đó, giờ khiến người ta nhìn mà vẫn rợn cả gai ốc.”Dù sao cũng sắp làm thiếu nãi nãi rồi, tuy không nghĩ gì, cố ý hay không, nhưng nàng đã không để tâm đến cảm nhận của người bạn thân -------“À, tôi phải về đưa cơm cho thiếu chủ. Đi trước nhé.”Lòng lại nhói đau, sợ nỗi u ám trong mắt lộ ra ngoài, cô vội vàng quay người cáo lui.“Ấy, Thảo nhi, cô tìm tôi có chuyện gì, còn chưa nói mà!”Sau lưng, thanh âm của A Tú gọi với lại, cô không quay đầu, đáp: “Không có gì, chỉ đến chúc mừng cô xuất các thôi. A Tú.”Không cần nói nữa…Vốn dĩ, là muốn cầu người bạn thân từ thưở nhỏ giúp đỡ, xem xem có thể khuyên lão gia khai ân, phái đại phu tới, khám cho thiếu chủ bệnh ngày càng nghiêm trọng --- thần sắc của y mỗi lúc một ảm đạm, đêm ho không ngớt, vết thương trên vai bốc mùi thối rữa khiến người ta rùng mình kinh sợ.Nếu không mời thầy y đến, y sẽ chết…Y sẽ chết trong đó mất!Nhưng, nhìn thấy nét mặt hạnh phúc của A Tú, nghe ra sự khinh thường đối với một kẻ điên trong ngữ khí của nàng, cuối cùng cô đã không mở lời.Không ai…không ai có thể giúp cô.Tất cả mọi người, đều điên rồi…đều điên rồi!“Phương lão phu nhân, bà cũng không cần phải bức người thái quá chứ? Nói gì thì Thiếu Uyên vẫn là nhi tử của tại hạ, nó đã bị giam cầm, đời này khó thoát khỏi chốn lao tù, lẽ nào tại hạ phải giết nó thì phu nhân mới chịu buông tha sao?”“Tạ các chủ, lệnh lang đã điên rồi! Dù bây giờ tạm thời nhốt y lại, khó mà bảo đảm một ngày nào đó y sẽ không ra ngoài gây hại cho võ lâm. Ngay cả con trai ta Thiên Lam cũng không phải đối thủ của y, đến lúc đó, ai có thể khống chế được y đây? Hơn nữa…chẳng lẽ để Thiên Lam bị một tên điên vô duyên vô cớ giết như vậy? Bất luận thế nào, Phương gia chúng ta cũng sẽ không bỏ qua!”“Phương lão phu nhân, hôm nay mời bà tới đây là để mừng ngày lành của Khanh nhi, chẳng lẽ bà lại đến tầm cừu? Biết bao võ lâm nguyên lão đều được tôi mời tới, đợi lát nữa sẽ thỉnh họ đánh giá đúng sai chuyện này ---- ”“Ha ha…Tạ các chủ, tâm tư của ông, tôi còn không biết sao. Hôm nay, không chỉ đơn giản là làm lễ thành hôn cho nhi tử chứ? Ông mời nhiều nguyên lão như vậy, cũng vì muốn nhân cơ hội thăm dò phản ứng của mọi người, lung lạc nhân tâm, để ông có thể làm võ lâm minh chủ nhiệm kỳ sau chứ gì?”“…….Phương lão phu nhân quả nhiên sáng suốt.”“Người ngay không nói mập mờ, tuy lệnh lang đã bị điên, đạo nghĩa võ lâm vẫn không thể loại trừ kẻ điên, Tạ các chủ, nếu ông không bắt y đền mạng cho Thiên Lam, Phương gia sẽ là người đầu tiên phản đối các chủ nhiệm chức! Lạc Dương Phương gia dù bất tài, nhưng chút ảnh hưởng này thì vẫn còn đấy.”“Lão phu nhân chớ đi vội …. Để tôi suy nghĩ.”“Nhi tử mặc dù là nhi tử, nhưng nếu đã điên rồi thì bất tất phải lưu lại? --- Ngôi vị võ lâm minh chủ và đứa nhi tử điên khùng, bên nào nặng bên nào nhẹ, Tạ các chủ một đời kiêu hùng, trong lòng tự minh bạch.”“Nếu đã như vậy…chẳng đặng đừng, phải đại nghĩa diệt thân. Đêm nay, sẽ bàn giao cho lão phu nhân.” Sau một lúc trầm ngâm, thanh âm thường ngày hiền từ, cất lên gần như độc ác.Cuộc đối thoại trong Vấn Đỉnh các, cuối cùng đã kết thúc.Đứng bên ngoài cửa sổ, toàn thân cô cứng đờ, hồi lâu không thể động đậy….Ra khỏi Lan Kiếm thất, cô quyết tâm nỗ lực lần cuối, đi van nài lão các chủ, thế rồi, cô lại tình cờ nghe được đoạn đối thoại này ở Vấn Đỉnh các.Kinh hoàng giật lùi, vừa quay đầu lại cô đã đụng mặt lão gia đứng ngay phía trước. Lão săm soi khuôn mặt t ái mét đó, nở nụ cười ôn hòa, đầu gật nhẹ, than: “Thật hiếm thấy, không ngờ Thiếu Uyên lại có được một thị nữ như ngươi…Nó cũng nhắm mắt được rồi.”Rồi, cổ họng của cô thình lình bị bóp nghẹt, ý thức thoáng chốc mơ hồ.“Bỏ đi…Bây giờ mà giết ngươi, chiều nay không thấy ngươi đến Tuyết ngục, Thiếu Uyên khó tránh khỏi sinh lòng nghi ngờ, tuy nó không thể phản kháng --- nhưng thế cũng gây bất tiện cho việc hạ thủ đêm nay.” Hốt nhiên, ở ranh giới sinh tử, cô nghe thấy lão các chủ lẩm bẩm một mình, sau đó, cằm cô bị giữ chặt, một loại thuốc nước đắng chát đổ vào miệng, trôi tuột xuống cổ họng.“Đây là Tử Tâm cổ…Ngươi cũng biết sự lợi hại của nó rồi đấy.” Dốc sức mở mắt, đúng lúc trông thấy lão các chủ cười nhạt uy hiếp, nói, “Ngươi vốn là một nha đầu thông minh, biết phải làm thế nào. Ngươi chỉ cần ngoan ngoãn qua một đêm nay, đợi ta xử trí Thiếu Uyên xong, ngày mai sẽ trao giải dược cho ngươi.”“Bằng không, cổ độc phát tác, đủ khiến ngươi cầu sống không được, cầu chết không xong!”Lão gia nghênh ngang bỏ đi, mục quang đắc ý, tựa như mọi thứ đều nằm trong bàn tay lão, không gì có thể trốn thoát.Tim cô bắt đầu đau âm ỉ, cô biết, đó là do độc trùng đang sinh sôi trong huyết dịch.Gắng guợng vịn vào lan can hành lang, đứng lên, cô xoa xoa nơi yết hầu vừa bị xiết chặt, thở hổn hển.Nước mắt. Tuyệt vọng, không sự cứu giúp, cuối cùng đã vật ngã cô.Cô nhẹ vuốt cổ họng, khóc ròng không thành tiếng…Không có cách nào, thực sự không có cách nào sao?!“Ai da…Thảo nhi, cô sao thế? Bị ngã à?”Trong cơn tuyệt vọng, bên tai chợt nghe thấy tiếng nói ân cần ---- Ngữ khí thanh thoát vô ưu, không giấu nổi niềm hạnh phát dạt dào tận đáy lòng ---- Là A Tú, là nàng A Tú hạnh phúc đó.Là A Tú sắp trở thành nhị thiếu nãi nãi. Là A Tú tương lai sẽ trở thành nữ chủ nhân của Đỉnh Kiếm các.Nàng vừa bước ra khỏi Lan Kiếm thất, nhìn thấy người bạn thân đang ngã ngồi trên đất đứng dậy, bất giác quan tâm chạy đến, đỡ lấy cô, đưa vào phòng mình nghỉ ngơi. Căn phòng trang trí hoa lệ phi phàm, dán chữ Hỉ, tô rồng vẽ phượng.Tân nương đêm nay xuất giá. Một nữ tử hạnh phúc.“Tôi đi kiếm cho cô ít thuốc trị vết bầm té…” Bảo đám hầu gái ra ngoài, A Tú không còn bị câu thúc, thoải mái cười nói với người bạn thân, rồi quay đi tìm thuốc ---- Đêm nay, nhị công tử sẽ thành hôn, còn đại công tử lại phải chết sao?!Không hiểu vì sao, ánh mắt nhìn quanh, rốt cuộc lại bám vào thanh Băng Tuyết Thiết quen thuộc trên vách tường.“Thảo nhi xem, thuốc này được không ---- ” Nữ tử mặc đồ cưới màu đỏ, cao hứng lôi ra được một lọ thuốc, quay đầu lại, tai bỗng nghe thấy một tiếng “coong” trong vắt, thanh kiếm sắc cắt băng đoạn tuyết đã gác trên cổ nàng!“Thảo nhi cô làm gì thế? Cô điên rồi à?!” Hoảng sợ trước tia sáng kỳ dị trong mắt người bạn thân, tân nương run run hỏi.“Không được loạn động, không được loạn động! Nếu không tôi giết cô đấy! A Tú.”Khuôn mặt của U Thảo, trắng bệch như chết, con mắt phóng ra tia sáng gần như điên cuồng, thanh âm run rẩy, tay cũng hơi phát run, lưỡi kiếm sắc chạm vào chiếc cổ trắng ngần của A Tú, cứa ra một vệt máu.Đám hầu gái nghe động chạy vào, trông thấy cảnh tượng trước mắt, đều kinh hãi ré lên.Kéo theo A Tú, U Thảo lùi sát vào góc tường, hết sức bình tĩnh và lạnh lùng: “Đi nói với lão gia, bảo ông ấy lập tức dẫn ta đi thả thiếu chủ ra! ---- Bằng không ta giết nhị thiếu nãi nãi! Đi mau Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 10 Yên Hoa Đỉnh Kiếm các bình lặng đột nhiên sục sôi, rất đông các gia thần thuộc hạ, cứ như từ dưới đất chui lên, hốt hoảng ùa đến, trong các vốn sung mãn hỉ khí giờ chật cứng người. Đến cả chư vị quan khách ở Trung Nguyên các cũng lần lượt xuất hiện.“Trời ạ! Sao thế? Xảy ra chuyện gì?”“Cô biết nha hoàn tên U Thảo không? Đúng đúng, chính là người phục thị cho đại công tử điên đấy ---- Nghe nói, hôm nay cô ta tự nhiên cũng phát điên, bắt nhị thiếu nãi nãi làm con tin!”“Ôi trời…A Tú, vốn là bạn thân của cô ta mà!”“Vậy mới nói, cô ta điên rồi.”“Phải đó…Tôi thấy cô ta sở dĩ theo đại thiếu gia, đến tám phần là muốn dòm ngó vị trí nữ chủ nhân Đỉnh Kiếm các ---- Bây giờ đại thiếu gia điên rồi, kế hoạch trong mơ của cô ta cũng tan thành mây khói, nên mới đố kỵ với A Tú sắp xuất các đến mức mất trí phát cuồng!”“Đúng vậy đúng vậy! Bằng hữu lúc trước bỗng nhiên thành thiếu nãi nãi, bản thân cô ta vẫn chỉ là một người hầu, lại chẳng tức chết đi à.”“Ài ài…Kể ra thì, nha đầu đó trước kia, cũng là người hiền lành ít nói.”“Xem ra, theo đại công tử lâu như vậy, cô ta cũng điên rồi.”Vài thị nữ trong các túm tụm lại với nhau, trong cơn biến loạn mà vẫn không quên gặp mặt tán dóc.“Mau lên, các chủ phân phó, bao vây Yêu Nguyệt lâu! Không được để hai người đó thoát ra!”Hốt nhiên, lại có một đội nhân sĩ võ lâm thuộc hạ của Đỉnh Kiếm các xông qua, đám thị nữ liền hấp tấp lùi tránh, khi các nhân vật võ lâm sát khí đằng đằng đó đã khuất bóng, các cô vẫn chưa hết hoảng sợ ----“Ai dà, lão các chủ thả đại công tử ra đi chứ?”“Điều đó là đương nhiên…Dù sao thì nhị thiếu nãi nãi đang nằm trong tay người ta mà! Hôm nay lại là ngày thành hôn, trước mặt anh hùng thiên hạ, nếu lão gia mặc kệ sự sống chết của con dâu, thì làm sao mà ăn nói được. Cứ đem đổi người trước rồi hẵng tính sau.”“Hơn nữa, dù có thả hắn ra, trong các đông người như vậy, lại có mặt bao nhiêu cao thủ võ lâm, chẳng lẽ còn không cản được một tên đại công tử bị điên sao?”“Yêu Nguyệt lâu…Yêu Nguyệt lâu. Hắn cũng thật biết chọn địa điểm à --- Tầng trệt ở đó là nơi cung phụng bài vị tổ tiên Tạ gia mà? Thế này thì lão gia ném chuột sợ vỡ đồ rồi.”“Thế mới nói, kẻ điên cũng có cái thông minh của kẻ điên.”“Xoẹt!”Kiếm khí lẫm liệt bức mọi người đều phải lùi lại nửa bước!Kiếm quang sáng như tuyết vụt qua, tảng đá xanh trên mặt đất bị một kiếm bổ làm hai nửa ----“Kẻ nào dám vượt qua ranh giới này một bước, chết!”Đối mặt với những bó đuốc rực cháy và đám đông võ lâm cao thủ, bạch y công tử trẻ tuổi xõa tóc, cầm kiếm đứng ngạo nghễ tựa yêu ma, mục quang hừng hực như lửa dữ, tương phản với biểu tình lãnh mạc như băng, mọi người nhìn mà không khỏi lạnh tim.Bước chân, bất tri bất giác đờ ra, dừng trước đường cong thảm liệt đó.Đối mặt với Kiếm Yêu công tử trong truyền thuyết, Đỉnh Kiếm các thiếu chủ, dù có là nhân vật võ lâm thành danh, ai nấy đều tỏ vẻ chần chừ --- Chỉ sợ một bước qua lằn ranh đó, sẽ thành sống chết hai đường!Bạch y đại công tử Tạ Thiếu Uyên, cứ vậy lạnh lùng nhìn chúng nhân, liếc qua phụ thân, rồi nói với thanh y thị nữ đứng bên: “U Thảo, chúng ta vào.”“Các chủ, làm thế nào đây?” Cầm Kiếm hai vị hộ pháp, bối rối hỏi chủ nhân.Đảo mắt nhìn mọi người xung quanh, trên mặt Tạ Thanh Vân mang vẻ đau lòng nhức óc, lắc đầu, thở dài: “Không ngờ, đúng là không ngờ! ----- Uyên nhi vừa phát điên, đã biến thành thế này. Hôm nay vốn là ngày đại hỉ của Khanh nhi, kết quả…”Lão nặng nhọc than thở, cuối cùng nói như thay lời xin lỗi chúng nhân: “Mọi người cũng không cần lo lắng, đây là chuyện của Tạ gia, lão phu tất sẽ xử lý ổn thỏa…Ài ài, có điều, Uyên nhi võ công quá cao, nếu bắt sống, chỉ sợ ngược lại còn bị nó giết chết ---- Nếu tình huống nguy hiểm, không đừng được, lão phu cũng chỉ còn cách đại nghĩa diệt thân.”“Tạ các chủ nói đúng, tráng sĩ chặt tay, cũng chỉ đau nhất thời. Nếu sau này lệnh công tử lại chạy ra ngoài giang hồ, không biết sẽ lạm sát bao nhiêu người vô tội! Thiên Lam nhà ta cũng chẳng phải hạng tầm thường, vậy mà vẫn không phải đối thủ của tên điên này, nói gì đến những người khác!”Người lớn tiếng tán đồng, chính là lão phu nhân của Phương gia ở Lạc Dương.Hai nhân vật đầu lĩnh võ lâm đã gật đầu, những người hưởng ứng càng nhiều thêm, trong chốc lát, đại bộ phận đã đi đến một sự nhất trí: dù phải giết thiếu chủ Tạ gia, cũng không thể để tên điên này đào thoát!“Các vị, trong Yêu Nguyệt lâu này không có đồ ăn nước uống, ta thấy nó đã bị thương, cũng không kiên trì được lâu đâu --- Chi bằng chúng ta tránh đối đầu, mà vây khốn nó trong đấy vài ngày, chờ nó bệnh yếu rồi sẽ một đòn đánh rốc vào, thế nào?”Tuy người bên trong là nhi tử của mình, nhưng kẻ làm “phụ thân” đó, vẫn đề ra một kế sách lãnh khốc vô tình đến vậy.“A Di Đà Phật…Thiện tai thiện tai.”Phía sau đám đông, hốt nhiên có tiếng niệm Phật khe khẽ truyền lại.“Thiếu Lâm Không Tính đại sư?” Đột nhiên, chủ nhân Đỉnh Kiếm các vốn luôn trấn định, cũng phải biến sắc.Tầng bốn của Yêu Nguyệt lâu.Có lẽ vì sợ người bên ngoài biết động tĩnh trong này, nên y không thắp đèn.Trong bóng tối, U Thảo đứng hầu một bên, nghe tiếng nước thỉnh thoảng lại vang lên trong bồn tắm bằng gỗ trầm hương.Thiếu chủ là người mắc bệnh sạch sẽ…Trong tình huống hiểm ác, nhìn quanh đều thấy đại địch này, việc đầu tiên y nghĩ đến, vẫn là tắm rửa thay y phục.Hôm nay là Tết Nguyên Tiêu, trăng tròn như gương, tỏa hào quang rực rỡ.Ánh sáng trên bầu trời phản chiếu ánh đèn dưới đất.Trên khu chợ bên ngoài hai dãy phố, người ta đang tưng bừng hớn hở ngắm hoa đăng, đốt pháo hoa.“U Thảo.”Trong lúc cô đang xuất thần nhìn ra ngoài cửa sổ, hốt nhiên nghe thấy tiếng nước “rào rào”, dường như thiếu chủ đã tắm xong, đang đứng dậy từ trong bồn nước, gọi cô. Cô vội vàng giăng bộ đồ ngủ, choàng lên người y từ sau lưng.Da thịt của y ẩm uớt mà băng lãnh, phần sau vai, do bị xiềng sắt xuyên qua, nên đã rữa nát không thành hình dạng, đập vào mắt khiến người ta kinh sợ. Cô cắn răng, xé vạt áo, băng bó vết thương trên vai y.“Thật không tưởng được…cô mà cũng làm chuyện điên khùng thế này.”Người đứng trong bóng tối, bất chợt cười khẽ, nói, thanh âm chứa ý vị ấm áp và nét cười lạ thường, hốt nhiên, lại có chút lạc lõng, “Kỳ thực, cô đâu cần phải quan tâm đến ta. Không ai coi cô là người điên cả.”“Thiếu chủ, đừng nói như vậy ---- Là tôi hại thiếu chủ.” Khoác áo lên vai y, thanh âm của cô cũng hơi run rẩy.Trong bóng tối, người đó bỗng quay ngoắt lại, ôm xiết lấy cô.Lồng ngực y lạnh băng, ẩm ướt, phảng phất khiến cô chìm đắm vào một cơn ác mộng không nguyện ý tỉnh dậy.“Đừng gọi ta là thiếu chủ! Hãy gọi Thiếu Uyên!”Tiếng y thầm thì bên tai.Toàn thân cô hơi run lên, không biết là mơ hay thật, hồi lâu sau, cô mới nhỏ nhẹ gọi: “Thiếu…Thiếu Uyên?”“U Thảo.” Người đó mỉm cười, ôm cô chặt hơn, cúi xuống, dụi đầu vào tóc cô, hít hương thơm bạch mai thoang thoảng, rất lâu rất lâu, nhẹ nhàng nói: “Trên thế gian này, ta chỉ có mình nàng, nàng cũng chỉ có mình ta ---- Những kẻ khác, bọn chúng đều muốn ép hai ta phát điên! Bọn chúng mới là một lũ điên!”Trong bóng tối, đôi mắt y ngời sáng, như sao trời, nhưng, ánh mắt khi nhìn cô lại thâm thuý vô hạn.Cô chợt nhoẻn miệng cười, nhẹ nhõm và vui sướng chưa từng có, vươn tay, ôm lấy chiếc bóng và thanh âm trong bóng tối ---- Nếu đã như thế, vậy thì, hãy cùng nhau trầm luân trong đêm đen.Đêm, trong một góc phòng của Yêu Nguyệt lâu, bạch y nữ hài đó phiêu hốt hiện ra, lại nở nụ cười với cô, và lần đầu tiên cô cười đáp lại cô bé đó: tỷ tỷ, tha thứ cho muội đã yêu người này…Cô muốn mỉm cười, nhưng, trái tim cô bỗng đau dữ dội như bị xé rách! Trước khi kịp phản ứng, cô đã kêu lên một tiếng, tay đè vào ngực, lưng gập xuống trong lòng y.Hốt nhiên nhớ ra điều gì đó, sắc mặt U Thảo chợt trắng bệch.“Nàng sao vậy?” Ôm đỡ cô, y khẩn thiết hỏi.Cô không đáp.“Ha ha…Uyên nhi, có nghe qua ‘Tử Tâm cổ’ chưa?” Dưới lầu, thanh âm của bậc trưởng giả từ ái đó nhẩn nha vọng lên, từng chữ từng chữ, rành mạch lọt vào tai, “Nếu con không muốn nha đầu đó phải chết, hãy buông kiếm xuống cho ta, ngoan ngoãn quay vào trong Tuyết ngục đi!”“Bằng không, ta sẽ bắt con tận mắt chứng kiến cô ta chết thảm thế nào!”U Thảo cảm thấy hai cánh tay ôm cô bỗng nhiên cứng đờ, cô ngẩng đầu, cố gắng mỉm cười: “Đừng tin lời lão hồ ly đó!...Làm gì có Tử Tâm cổ nào, toàn là bịa ra để gạt chàng đó thôi. Thiếu Uyên, đừng mắc lừa lão!”“Thật chứ?...” Có chút ngập ngừng, y nhíu mày, đăm đăm nhìn nàng.Ngắm gương mặt anh tuấn nhợt nhạt, đôi lông mày khẽ chau lại của y, cô bất giác nhấc tay, nhè nhẹ kéo giãn nếp nhăn giữa chân mày y, thở dài: “Đừng có lúc nào cũng nhíu mày, phải cười nhiều vào chứ…Chàng xem, đã có nếp nhăn sâu như vậy rồi.”Từ trước tới giờ không có ai nói với y những lời như vậy, nên, trong phút chốc, y cũng ngẩn người ra đó.“Nào, chúng ta ra xem pháo hoa đi!” Thấy mặt y ngơ ngác, U Thảo chợt bật cười, kéo tay y, đi ra hành lang phía ngoài. Tay cô lạnh băng, lạnh hệt như y.Trên khu chợ gần đó, người ta đi chơi tấp nập, tiếng huyên náo inh tai, nam nữ xúng xính trong y phục đẹp đẽ, từng đôi từng cặp.Pháo hoa nối đuôi nhau bùng nổ, phóng ánh hào quang, khói pháo nóng và nồng đậm khiến người ta phát sặc. Đám đông đứng thành một vòng tròn xung quanh pháo hoa, không ngớt rộ lên những tiếng hoan hô khoái chí.“Chàng xem chàng xem!” Thanh y nữ tử đột nhiên reo lên, ngẩng cao đầu, cố ý không nhìn đến đám nhân sĩ võ lâm bao vây thắt chặt dưới lầu, nắm tay y chỉ lên trời cao.Yêu Nguyệt lâu rất gần điểm bắn pháo hoa, những đóa hoa lửa sáng rực từ một điểm trên bầu trời tản ra, phủ xuống đầu mọi người, trông như một màn mưa sao băng kỳ dị.Pháo hoa nổ ngay cạnh họ. Tiếng đùng đoàng rền vang ầm ĩ, khói sương khiến người ta muốn chảy nước mắt. Còn có tro tàn lãng đãng từ trên trời rơi xuống, từng mảng từng mảng, giống như tuyết xám, chạm tay vào là tan vỡ.“Ôm chặt thiếp, Thiếu Uyên.” Trong ánh sáng và cảnh tượng rực rỡ, cô hốt nhiên nép sát người vào lòng y, nài nỉ như sợ lạnh. Y rúng động tâm hồn, vòng tay ôm lấy cô vào lòng, đột ngột, cúi đầu hôn lên đôi môi lạnh băng của cô.Dưới lầu, những người đang theo dõi đều thấy lo lắng bất an.“Đúng là điên rồi.” Tạ Thanh Vân sầm mặt, một lần nữa thúc động cổ trùng.Thế nhưng, đôi tình nhân trên lầu cao vẫn không hề có phản ứng.Lâu thật lâu sau, họ mới lưu luyến rời môi, thở gấp, phát hiện thấy có những đám tro tàn bám trên đầu, trên thân người.Cô với tay phủi tro tàn trên bộ bạch y của Thiếu Uyên, nhìn chúng hóa thành mạt vụn giữa những ngón tay trắng nhỏ của mình.Đó chính là thi thể của pháo hoa.Cô cười với y. Nếu đã không còn cái gọi là “ngày mai”, vậy thì cười cũng xong, thế nào rồi cũng xong thôi!“Thiếu Uyên…lạnh quá. Chàng đi lấy y phục cho thiếp đi.” Cô run lập cập, nhìn y như van vỉ. Y vuốt ve mái tóc đen mượt của cô, đặt thanh kiếm trong tay xuống, xoay người đi vào phòng.Hốt nhiên, trực giác mách bảo gì đó, y hoảng hốt quay đầu -----Duới những tia sáng còn sót lại, chỉ nhìn thấy kiếm quang sáng như tuyết lóe lên, máu tươi bắn ra loang lổ cả bộ thanh y.“U Thảo! U Thảo!” Tựa như phát cuồng, y quay người nhào đến, nhưng, “keng” một tiếng, Băng Tuyết Thiết đã rơi trên mặt đất, một thân thanh y bồng bềnh, rớt xuống từ trên lầu cao!Vạt áo xanh trong gió, như đang chìm đắm trong giấc mộng sâu thẳm, vĩnh viễn không tỉnh lại.Một bông pháo hoa đang bùng nở trên thiên không, năm màu đan xen sặc sỡ, ánh lên một khoảng trời lộng lẫy.Tay y chỉ chụp vào không khí.“Thiếu Uyên, thiếp sắp đến chỗ tỷ tỷ rồi…”“Trên thế gian này, từ giờ sẽ không còn gì, có thể làm vướng bận chàng nữa.”“U Thảo! U Thảo!”Trong đám đông vây quan dưới lầu, nữ tử mặc đồ cưới kinh hãi thét lên, lệ thấm đẫm mặt ---- Tân lang đứng cạnh nàng phải mất nhiều sức lực, mới ngăn cản được ý định muốn xông lên của nàng.“Các chủ…cô ấy chết rồi.” Tả Cầm hộ pháp khám xét thi thể của nữ tử nằm trên mặt đất, thấp giọng hồi báo, không nén nổi thanh âm sợ hãi run rẩy, “Các chủ --- cô ấy chết rồi!”“A Di Đà Phật…Thiện tai thiện tai.” Trong gió, hốt nhiên có tiếng người than.Tất cả mọi nguời, nhìn nữ tử từ trên không rơi xuống, một luồng hàn ý không tên chợt dấy lên trong lòng!“Ha ha ha ha ha ha!”Trên lầu cao, đột nhiên nổ ra tiếng cười rợn người! Tiếng cười thảm thiết điên cuồng, như từ chín tầng địa ngục vọng lại.“Điên, các ngươi đều là một lũ điên!....Ha ha ha ha, người thiên hạ phụ ta, ta giết người thiên hạ!”Nếu còn một người tin ta, thì ta sẽ không điên…Pháo hoa rực rỡ từ thiên không tản ra bốn bề, khi mọi người ngẩng đầu vọng nhìn, thình lình trông thấy trong một đóa hoa cúc mỹ lệ, tia sáng chói lọi nhất chớp hiện ----- Trong nháy mắt, pháo hoa rợp trời cũng vì thế mà trở nên mờ nhạt!“Cử thế giai trọc ngã độc thanh, cử thế giai túy ngã độc tỉnh! Ha ha ha ha!” (Dịch nghĩa: Cả thế gian đục mình ta trong, cả thế gian say mình ta tỉnh)Kiếm khí hoành không, tất cả đều cảm nhận được sát khí cực độ lăng lệ, rồi, kiếm quang đẹp đẽ lóa mắt, trong khoảnh khắc đã đoạt mất hồn phách của chúng nhân!Người thanh niên gầy gò, bạch y tóc xõa, từ trên lầu cao nhảy xuống, ngửa đầu cười rộ, ca vang cất bước, trong mắt y, không có phẫn nộ, cũng không có mừng vui, hoàn toàn chỉ là --- điên cuồng!Khi vừa chạm đất, tựa như quỷ mị, y vung chân, điểm vào đầu Cầm Kiếm lưỡng vị hộ pháp còn đang thất thần, chỉ nghe thấy tiếng vang giòn, hai cái đầu nứt ra dưới chân, rồi bị đạp lún xuống giữa hai vai!Mọi người xung quanh, nhất thời kinh sợ không một tiếng động.“Khí ngã khứ giả, tạc nhật chi nhật bất khả lưu;Loạn ngã tâm giả, kim nhật chi nhật đa phiền ưu!”Tiếng ca trong trẻo thê lương, tựa như ngân hà thiên lưu, chuyển xuống nhân gian. Trong tiếng cuồng ca trường tiếu, kiếm quang sáng như tuyết, nhanh như gió, đâm thẳng tới Đỉnh Kiếm các chủ Tạ Thanh Vân đứng lẫn trong đám đông!“Điên rồi…Nó, nó điên thật rồi.” Khuôn mặt tái mét, Đỉnh Kiếm các chủ lầm rầm tự nói.Nhìn người đó áp sát như thiểm điện, lão nhất thời bị đấu khí và sát khí của đối phương ghìm chặt, tay bắt kiếm quyết, nhưng lại không kịp rút kiếm!“Cha!”Trong chớp mắt, nhị công tử hốt nhiên nhảy bổ đến, chắn trước mặt phụ thân, thét khản giọng: “Đại ca, dừng tay!”“Ha ha ha ha…” Bạch y công tử ngự kiếm lăng không, ngửa đầu cười lớn, kiếm quang như sao băng lướt qua, xuyên thủng ngực Thiếu Khanh, cắm vào người Tạ Thanh Vân phía sau!Một kiếm đó sau khi giết hai người mà vẫn chưa kiệt lực, dồn thân thể hai nguời bay vọt về sau, nặng nề đập vào bức tường bình phong dưới Yêu Nguyệt lâu, “kịch” một tiếng, đã ghim cứng lên trên!“Đại…ca?”Trên kiếm, thân thể Thiếu Khanh co giật vài cái, nhìn y với ánh mắt ngỡ ngàng khó hiểu, nhẹ giọng hỏi: “Huynh…lẽ nào điên thật rồi sao?” Trong mắt chàng, chợt hiện lên nét yên bình, hòa lẫn chút bi thương.“Nó điên rồi! Nó điên thật rồi! Mọi người mau giết nó đi!”Phía sau, Đỉnh Kiếm các chủ vẫn đang giãy giụa, bỗng gào lên xé nát tim gan, bạt mạng vùng vằng chân tay trên không, hình dạng đáng sợ.“Ha ha ha ha! Giết rồi…giết hết rồi!” Nhìn phụ thân và đệ đệ bị đâm xuyên trên thân kiếm, Kiếm Yêu công tử bất ngờ cười lớn, quỷ dị điên cuồng, bất chợt, rút kiếm, để hai người ngã lăn trên mặt đất, vừa cười vừa ngâm nga:“Trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu, cử bôi kiêu sầu sầu canh sầu.Nhân sinh tại thế bất đắc ý, minh triều tán phát lộng thiên chu!”Trong tiếng cười dài, y quay tay chém một kiếm, cắt bay nửa bên đầu của Tạ Thanh Vân!Sau đó, y vung kiếm, đánh giết về phía các nhân sĩ võ lâm xung quanh, tức thì, sắc máu như pháo hoa, tung tóe bốn bề, mỹ lệ như sương. Trong sát na đó, ngay cả pháo hoa trên trời, cũng không mê hoặc và rung động lòng người bằng hoa máu rưới trên mặt đất.“Thí chủ dừng tay…”Sau bao lần Băng Tuyết Thiết vung lên hạ xuống, Kiếm Yêu công tử thoáng khựng lại.Trong con mắt màu đỏ máu, phản chiếu bóng dáng một người bước ra đứng chắn trước mặt mọi người, một lão tăng áo xám.“Mừng vui đau khổ đều không còn, mọi thứ bề ngoài, đều là hư vọng. Những chuyện của ngày hôm qua đều theo đó chết đi, thí chủ không nên cố chấp mà tàn sát, tránh bị sa ngã vào Tu La đạo.” Thương Nguyệt Ảo Thế Dịch thuật: Lãnh Huyết Chương 11 Phạm Âm Dường như chỉ trong một đêm, cả võ lâm trời long đất lở.Đỉnh Kiếm các Tạ gia sụp đổ hoàn toàn, lão các chủ bị giết, nhị công tử trọng thương tàn phế, còn đại công tử điên khùng trong truyền thuyết, thì đượcThiếu Lâm Không Tính đại sư đưa lên Tung Sơn.Sau đó, lại có người bác bỏ tin đồn trước kia, rằng:Vị Kiếm Yêu công tử đó, đích thực không điên, mà là bị Tạ Thanh Vân hạ huyết độc biến thành dược nhân, còn bản thân y, vốn không phải cốt nhục thân sinh của Tạ gia....Từ đó có thể thấy dụng tâm độc ác của Tạ lão các chủ.Người phát ngôn, chính là võ lâm đệ nhất thần y Thu Thủy Thiên, ông nhận sự ủy thác của Không Tính đại sư, đã chẩn đoán về bệnh tình của Tạ Thiếu Uyên như vậy.Chân tướng cuối cùng đã được phơi bày trước toàn thiên hạ.Cả võ lâm đều man mác tiếc than, nói rằng, lão hồ ly Tạ Thanh Vân, thật không xứng làm người.Trong đó, người nghiến răng căm hận nhất, lại chính là lão phu nhân của Lạc Dương Phương gia.Thế rồi, vị Kiếm Yêu công tử lúc trước bị người đời vu là kẻ điên, sau một đêm đó, đã thực sự trở nên ngây dại. Không nhận biết, không nói chuyện với bất kỳ người nào, suốt ngày chỉ lẩm bẩm một mình.Còn may là, Không Tính đại sư mỗi ngày đều dùng Phật kinh Phạm xướng để trừ khử sát khí trong tâm y, còn thỉnh cầu Thiếu Lâm phương trượng Không Văn, dùng nội công tâm pháp Dịch Cân Kinh vô thượng của Phật môn, dồn huyết độc ra khỏi cơ thể y từng chút một.Nhờ đó, Kiếm Yêu hàng tháng đều phải giết người, cuối cùng đã dần dần trấn áp được cơn điên cuồng, không còn thèm máu người nữa.Sau đó, y chìm dài trong chuỗi ngày trầm mặc.Một năm sau.“Đúng là một nguời kỳ quái…Ngươi xem, hắn ta ngày nào cũng ngồi ngơ ngẩn ở trên tháp kia kìa.”Trời vừa đổ một trận mưa tuyết, các tiểu sa di phải dậy sớm quét dọn. Trong số đó, có một sa di cứ thỉnh thoảng ngẩng đầu, nhìn lên tầng mười Tung Nhạc tự tháp ở phía tây, một bóng người áo trắng đang lặng lẽ tĩnh toạ.“Nghe các sư huynh nói chuyện riêng, thì người này chính là đệ nhất Kiếm Yêu công tử trong giang hồ năm đó!” Một tiểu sa di bên cạnh tiếp lời.“Hả? Chính là anh chàng điên mà sư tổ dẫn về sao?” Chổi ngừng quét, những bông tuyết li ti phất phơ, tiểu sa di kinh ngạc hỏi.“Đúng vậy…”“Đúng là không nhìn ra…Bình thường anh ta là người rất trầm lặng, chỉ tự nói một mình, nhìn thế nào cũng không giống người điên.” Có chút thương tiếc, tiểu sa di cầm cây chổi niệm một tiếng A Di Đà Phật.“Tịnh Tâm, Tịnh Minh! Ăn cơm rồi, mau đi thôi…” Dưới mái hiên, một sư huynh dáng điệu hấp tấp đến gọi hai người.Vội vàng quăng luôn cây chổi, hai tiểu sa di ba chân bốn cẳng chạy tới, nhập vào hàng, vừa đi vừa hỏi: “Tối nay làm đàn cúng, có món gì ngon không?”Một sư huynh khác cười híp mắt: “Có có có! Hôm nay, chủ nhân của Tạ gia Đỉnh Kiếm các cùng thiếu nãi nãi tới tự thắp hương lễ tạ, còn mang không ít đồ chay bánh trôi tặng mọi người nữa.”“Đỉnh Kiếm các?....Chẳng phải là người nhà của anh chàng điên trong tự à?”“Suỵt…nhỏ tiếng chút, nghe nói, cũng không phải là anh em ruột thịt đâu.” Bên canh, có người thì thào rỉ tai.“Bánh trôi…Hôm nay, là Nguyên Tiêu rồi.” Như suy nghĩ gì đó, tiểu sa di ngẩng đầu, nhìn lên bầu trời, bóng tối đang kéo đến.“Phải rồi, lát nữa còn có thể trèo lên đỉnh núi ngắm pháo hoa!” Thanh âm của các đồng môn, reo mừng hớn hở.Suy cho cùng, mặc dù là đệ tử Phật môn, nhưng vẫn chỉ là hài tử mà thôi.“Tạ thí chủ, lệnh đệ và đệ tức, đều đang ở trong tự, muốn gặp thí chủ một lần.”Tháp cao chọc trời, bốn mặt là cảnh núi non, chim chóc bay lượn, trên cầu thang, Không Tính đại sư chắp tay nói với bạch y nhân ngồi giữa tháp, nhưng phảng phất như không nghe thấy gì, thanh niên bạch y tóc xõa đó, chỉ lẩm bẩm tự nói một mình, không đáp lời.Lông mày khẽ nhíu lại, nếp nhăn giữa hai chân mày như dao khắc.“Độc tự diện bích, phủ thị thương sinh, thí chủ đến giờ vẫn không cách nào thông suốt ư? Ma chướng, ma chướng…A Di Đà Phật.” Không Tính đại sư thở dài, không nói gì thêm, quay mình đi xuống lầu.Xuống đến dốc núi, trông thấy một đám tiểu sa di đang tụ tập, í ới gọi nhau xem pháo hoa, Không Tính đại sư bất giác mỉm cười ----------Dẫu sao cũng là hài tử, đối với trần thế này vẫn còn tồn tại lòng hiếu kỳ và nhiệt tình vậy đó.Hốt nhiên, bầu trời chớp lóa, pháo hoa sáng ngời từ những hộ gia đình dưới chân núi phi lên cao, từ một điểm trên thiên không tản ra, phủ xuống đầu mọi người, như trận mưa sao băng, rực rỡ rơi rớt.“Oa! Oa!” Đám tiểu hòa thượng hò reo, vỗ tay.Không Tính đại sư chỉ đứng đó cười, nụ cười tịch mịch của một vị cao tăng đại triệt đại ngộ sau khi đã thấu tận mọi thứ phồn hoa của cõi trần. Ông phất vạt áo, chuẩn bị quay đi. Bỗng nhiên, ông bắt gặp vẻ mặt khác thường của một tiểu sa di, đang ngẩng lên nhìn về một nơi nào đó sau lưng ông.“Tịnh Tâm, có chuyện gì thế?” Ông ôn hòa hỏi.Tiểu sa di đó sắc mặt tái mét, run giọng nói: “Sư tổ…sư tổ! Người kia, cái người trên tháp kia, đang làm gì vậy?”Không Tính lập tức quay đầu, nhìn ra tòa tháp cao mười tầng theo hướng chỉ của tiểu sa di.Nơi đó, lãnh nguyệt như gương, chim bay xoay vòng, Tung Nhạc tự tháp cô đơn sừng sững giữa màn pháo hoa sặc sỡ rợp trời, quang cảnh phù hoa mỹ lệ phản chiếu tòa Phật tự cổ kính mộc mạc. cảm giác như ảo mộng --------Trên rìa tháp, một thanh niên bạch y tóc dài đứng đón gió, nhìn bầu trời, tay giơ ra tựa hồ muốn đón những đóa hoa từ trên trời rơi xuống, lại như đang đỡ lấy một người nào đó… Bóng dáng y, giữa màn quang ảnh đầy trời và lãnh nguyệt cổ tháp, phiêu nhiên xuất trần, như thiên ngoại phi tiên.“Chàng nhìn mình kìa, đừng có lúc nào cũng nhíu mày, phải cười nhiều vào chứ…Chàng xem, nếp nhăn sâu như vậy rồi.”Thanh y nữ tử, miệng mỉm cười, vươn tay ra từ hư không, nhẹ nhàng vuốt chân mày y, tay của nàng, lạnh giá như tuyết nơi chân trời…Rồi, y cũng cười, cười với nàng, tay đưa ra.“U Thảo.” Y khẽ khàng gọi.“Thiếu Uyên, nào, chúng ta ra xem pháo hoa đi!” Cô cười, kéo tay y, ôn nhu và an tĩnh.“Trời ạ! ---- Sư phụ, sư phụ!” Trên dốc núi, đám tiểu sa di kinh hãi sững sờ, buột miệng thất thanh.Dưới ánh trăng mênh mang, pháo hoa xán lạn rợp trời, một thân bạch y đột nhiên buông xuống, như lãnh hạc vượt qua ao lạnh, đầu chúi xuống trời đêm mờ mịt.Sau đó, chân trời vẫn trống vắng vô biên, phảng phất như chưa từng xảy ra chuyện gì.“A Di Đà Phật…”Hướng ra trời đêm chắp tay hành lễ chân thành, Không Tính đại sư khẽ niệm vãng sinh chú.*Dưới màn đêm, duy chỉ có pháo hoa tỏa khắp không trung, không biết đến nhân thế khổ đau, vẫn phóng hào quang tươi đẹp, tản mát rơi xuống như những vì sao.Không Tính đại sư phủi tro tàn rớt trên tăng y, nhìn chúng hóa thành mạt vụn giữa những ngón tay.Đó chính là thi thể của pháo hoa. Là dấu tích của những đóa hoa mỹ lệ đó còn sót lại sau khi đã cháy hết.Thời khắc vạn người ngưỡng vọng, chỉ có chúng bị châm nổ rồi ném lên thiên không, trong chớp mắt đã gần như cháy tàn.Mọi thứ, còn lưu lại chỉ là ảo ảnh mà thôi.Chú thích: *vãng sinh chú: lời chúc nguyện cho người chết được sinh sang cõi Phật.Hết trọn bộ. Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Ảo Thế Thương NguyệtChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: tàng thư việnĐược bạn: ms đưa lên vào ngày: 8 tháng 9 năm 2008
vanhoc
Những tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu là những thay đổi về mặt môi trường và xã hội bị gây ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) bởi việc con người phát thải khí nhà kính. Đã có một sự đồng thuận khoa học rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra, và rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính. Nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vốn đã được quan sát, bao gồm hiện tượng lùi dần của sông băng, các thay đổi về thời điểm của các sự kiện theo mùa (ví dụ như cây nở hoa sớm hơn), và các thay đổi trong năng suất nông nghiệp. Các tác động tương lai của biến đổi khí hậu sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào các chính sách biến đổi khí hậu và biến đổi xã hội. Hai chính sách chính nhằm giải quyết biến đổi khí hậu làm giảm lượng phát thải khí nhà kính của con người (giảm thiểu biến đổi khí hậu) và thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu. Địa kỹ thuật là một lựa chọn chính sách khác. Các chính sách biến đổi khí hậu ngắn hạn có thể ảnh hưởng một cách đáng kể tới các hậu quả của biến đổi khí hậu về dài hạn. Các chính sách giảm thiểu nghiêm ngặt có thể có khả năng giới hạn ấm lên toàn cầu (vào năm 2100) vào khoảng 2 °C hoặc thấp hơn, bằng với mức tiền công nghiệp. Nếu không có các phương án giảm thiểu, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cộng với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách rộng rãi có thể dẫn tới ấm lên toàn cầu khoảng 4 °C. Mức độ ấm lên toàn cầu nghiêm trọng cao hơn có thể sẽ khó để thích nghi hơn, và sẽ làm tăng rủi ro xuất hiện các hậu quả tiêu cực. Các định nghĩa Trong bài viết này, "biến đổi khí hậu" có nghĩa là có sự thay đổi trong khí hậu mà diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài. Tổ chức Khí tượng Thế giới quy định khoảng thời gian nói trên là 30 năm. Các ví dụ về biến đổi khí hậu bao gồm hiện tượng tăng nhiệt độ bề mặt (ấm lên toàn cầu), thay đổi mô hình mưa, và thay đổi mức độ thường xuyên của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thay đổi đối với thời tiết có thể là do các nguyên nhân tự nhiên, ví dụ như thay đổi trong đầu ra của mặt trời, hoặc do các hoạt động của con người như thay đổi thành phần của khí quyển. Bất cứ sự thay đổi nào do con người gây ra đối với khí quyển sẽ xảy ra mà không tuân theo bối cảnh các biến đổi khí hậu tự nhiên mà theo các thay đổi trong hoạt động của con người ví dụ như tăng trưởng dân số trên đất liền hoặc trong các khu vực khô cằn, thứ làm tăng hoặc làm giảm tính dễ bị thương tổn của khí hậu. Đồng thời, thuật ngữ "anthropogenic forcing" (tạm dịch: tác động của con người) ám chỉ tới những ảnh hưởng bị gây ra lên một sinh cảnh hoặc môi trường hóa học bởi con người, tương phản với các quá trình tự nhiên. Thay đổi nhiệt độ Bài viết này phân tích một số tác động của biến đổi khí hậu dựa theo các mức ấm lên toàn cầu tương lai khác nhau. Cách diễn tả các tác động này đã, ví dụ như, được sử dụng trong các Báo cáo Đánh giá của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) về biến đổi khí hậu. Các ghi chép nhiệt độ bằng dụng cụ cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu khoảng 0,6 °C trong thế kỷ 20. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi David R. Easterling và cộng sự, đã quan sát thấy các xu hướng trong một khoảng thời gian. "Có thể thấy rõ ràng từ biên bản ghi chép rằng đã có một sự tăng trong nhiệt độ trung bình toàn cầu vào khoảng 0,6℃ kể từ khi bắt đầu thế kỷ 20 và sự tăng này có liên hệ với một hiện tượng nóng lên mạnh mẽ hơn trong nhiệt độ tối thiểu hàng ngày thay vì là với nhiệt độ tối đa dẫn tới việc giảm phạm vi nhiệt độ hàng ngày." Tác động vật lý Ảnh hưởng đối với thời tiết Các quan sát cho thấy đã có những thay đổi trong hệ thống thời tiết. Khi khí hậu biến đổi, xác suất xuất hiện các kiểu hiện tượng thời tiết cụ thể cũng bị ảnh hưởng. Băng quyển Băng quyển bao gồm những khu vực trên Trái Đất được bao phủ bởi băng hoặc tuyết. Các thay đổi quan sát được trong băng quyển bao gồm việc suy giảm phạm vi băng Bắc Băng Dương, sự lùi dần trên diện rộng của sông băng dãy an-pơ, và suy giảm độ bao phủ tuyết trên Bán cầu Bắc. Chú thích Tham khảo .. . Archived Report website. . (pb: ) pdf . (pb: ). (pb: ). (pb: ). (pb: ). (pb: ). (pb: ). (pb: ). . . Summary for Policymakers available in Arabic, Chinese, French, Russian, and Spanish. . Climate Change 2013 Working Group 1 website. . Archived . Archived .. Also available in Arabic, Chinese, French, Russian and Spanish. .. Report website(archived). .. Report website . . Archived. Report website(archived). .. .. Report website(archived. . Archived Archived Đọc thêm Liên kết ngoài Tác động vật lý "Climate Change". World Meteorological Organization. The IPCC Working Group I (WG I). This body assesses the physical scientific aspects of the climate system and climate change. NASA Nex Climate Data and Prediction Models US Navy Climate Change Roadmap, 2010, Tác động xã hội, kinh tế và sinh thái Climate change on the United Nations Economic and Social Development (UNESD) Division for Sustainable Development website. The IPCC Working Group II (WG II) website – This body assesses the vulnerability of socio-economic and natural systems to climate change, negative and positive consequences of climate change, and options for adapting to it. Chung List of United Nations Functional Commissions and Expert Bodies related to climate change IRIN, the humanitarian news and analysis service of the UN Office for the Coordination of Humanitarian Affairs: "What climate change does", "How climate change works", and "Gathering Storm – the humanitarian impact of climate change" Video: "Educational Forum: Arctic Climate Impact". Panel discussion with James J. McCarthy, Professor at Harvard University, and Author; Paul R. Epstein, M.D., instructor in medicine at Harvard Medical School; and Ross Gelbspan, Pulitzer Prize–winning journalist and author. Massachusetts School of Law. "How we know humans are changing the climate and Why climate change is a clear and present danger". Interviews with Christopher Field and Michael MacCracken. Christopher Field is the director of the Department of Global Ecology at the Carnegie Institution of Washington, professor of biology and environmental earth system science at Stanford University, and the Working Group II Co-Chair for the Intergovernmental Panel on Climate Change. Michael MacCracken is the chief scientist for Climate Change Programs at the Climate Institute and a co-author and contributing author for various chapters in the IPCC assessment reports. Climate Progress website, ngày 5 tháng 2 năm 2010. 25 Devastating Effects Of Climate Change—Business Insider (ngày 11 tháng 10 năm 2014)
wiki
Quần đảo Stockholm () là quần đảo lớn nhất ở Thụy Điển và là quần đảo lớn thứ hai ở Biển Baltic (lớn nhất trên khắp Baltic ở Phần Lan). Nước Nước có giá trị pH từ 7,0 (trung tính) hoặc thấp hơn một chút, để so sánh với khoảng 8,0 cho nước biển. Cùng với các chất humic đôi khi gây ra màu nước hơi nâu, đặc biệt là ở các bộ phận bên trong. Độ mặn khác nhau giữa nước ngọt và nước lợ với độ mặn kém. Ở các phần bên ngoài của quần đảo, độ mặn đạt khoảng 0,6% 0,7 phần trăm theo trọng lượng, được so sánh với ít nhất 1,5 để bắt đầu có vị mặn và khoảng 3.0 trở lên đối với nước biển thích hợp. Băng biển thường xuyên được hình thành ở các phần bên trong mỗi mùa đông. Địa lý Quần đảo kéo dài từ Stockholm khoảng 60 km (37 dặm) về phía đông. Theo hướng bắc nam, nó chủ yếu đi theo đường bờ biển của các tỉnh Södermanland và Uppland, đến từ đảo Öja, phía nam Nynäshamn, đến Väddö, phía bắc Norrtälje. Nó được ngăn cách với Åland bởi một dải nước có tên South Kvarken. Một nhóm đảo riêng biệt nằm xa hơn về phía bắc, gần thị trấn Öregrund. Giữa Arholma và Landsort có khoảng 24.000 hòn đảo và đảo nhỏ. Một số hòn đảo nổi tiếng là Dalarö, Finnhamn, , Grinda, Husarö, Ingarö, Ljusterö, Möja, , Rödlöga, Tynningö, Utö, Svartsö và Värmdö và Vär. Các thị trấn lớn nhất của quần đảo, ngoài Stockholm, là Nynäshamn, Vaxholm và Norrtälje. Ngôi làng Ytterby, nổi tiếng trong số các nhà hóa học đã đặt tên không dưới bốn nguyên tố hóa học (erbium, terbium, ytterbium và yttrium), nằm trên Resarö trong quần đảo Stockholm. Các tuyến vận chuyển từ Baltic đến Stockholm đi qua quần đảo. Có ba lối vào chính phù hợp cho nghề thủ công sâu, cụ thể là những lối vào gần Landsort, Sandhamn và Söderarm. Tham khảo Quần đảo Thụy Điển Quần đảo biển Baltic
wiki
Đơn giản, tôi là Maria (tiếng Tây Ban Nha: Simplemente María) là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại telenovela do México sản xuất và phát sóng vào khoảng giữa năm 1989 và 1990. Đây là phiên bản tại México từ bộ phim cùng tên của Peru, đã rất thành công vào năm 1969. Nội dung Maria là một cô gái trẻ từ thị trấn thôn quê lên thành phố Mexico để tìm việc làm. Cô vào làm người giúp việc cho một gia đình giàu có và cô quen Juan Carlos, một anh chàng chơi bời phóng khoáng. Maria bị vướng vào cuộc chơi của Juan Carlos (Hoan Các-lốt) đào hoa, cô có mang nhưng giấu anh ta. Maria sinh con trai và bắt đầu làm thợ may. Sau này, cô quen Víctor Careno (thầy Vích-to), một người tử tế, mẫu đàn ông dành cho những phụ nữ nội trợ đơn giản. Thế nhưng, Maria không vượt qua được cảm giác bị tổn thương trước đó nên cô không thể tiến xa với Victor, cô chỉ chuyên tâm cho công việc. Dần dần, cô trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và giàu có. Và rồi, cô cũng nhận ra mình cũng rất yêu Victor. Mối tình của họ phải vượt qua rất nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, José Ignacio, con trai của Maria lại yêu con gái của Lorraine là kẻ rất ganh ghét gia đình Maria. Bộ phim đan xen giữa nước mắt, tình yêu, hận thù. Cuối mỗi tập là một cái "gút thắt" cho tập kế tiếp được mở ra. Ảnh hưởng ở Việt Nam Trong những năm 90, bộ phim này đã có những ảnh hưởng sâu rộng đối với khán giả truyền hình Việt Nam. Việc bộ phim được công chúng đón nhận nồng nhiệt chỉ là một phần nhỏ so với nội dung hấp dẫn của nó. Ảnh hưởng chính đến từ việc phim gần như là series phim duy nhất chiếu trong thời kỳ này, khi mà toàn quốc lúc đó chỉ có duy nhất Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng với thời lượng rất hạn chế. Số buổi chiếu phim cũng được phân chia rạch ròi và riêng tối thứ bảy là sẽ phải có chương trình sân khấu hoặc kịch nói bắt buộc. Do không có sự lựa chọn khác nên Đơn giản tôi là Maria được đa số khán giả truyền hình, kể cả trẻ em, theo dõi. Nội dung phim được bàn tán rộng rãi và được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam trong thời gian phát sóng phim. Diễn viên Victoria Ruffo trong vai María López, một cô gái trẻ nghèo đầy nghị lực Jaime Garza trong vai Víctor Carreño (thầy Vích-to) Manuel Saval trong vai Juan Carlos del Villar (Hoan Các-lốt) Gabriela Goldsmith trong vai Lorena del Villar de Rivera Toño Mauri trong vai José Ignacio López Amairani trong vai Laura Rivera del Villar Silvia Derbez trong vai Matilde Carreño Marcelo Buquet thủ vai Fernando Torres Roberto Ballesteros vào vai Arturo D'Angelle Rafael Inclán vào vai Don Chema Andrea Legarreta trong vai Ivonne D'Angelle Frances Ondiviela trong vai Natalia Preciado David Ostrosky trong vai Rodrigo de Peñalvert, Conde de Arenso Raúl Padilla "Chóforo" trong vai René Roberto Palazuelos trong vai Pedro Cuevas Angélica Rivera trong vai Isabella de Peñalvert Alejandro Aragón trong vai Diego López Porfirio Bas trong vai Germán Germán Bernal trong vai Luis Claudio Báeztrong vai Gustavo del Villar Cecilia Camachotrong vai Estela López Constantino Costas trong vai Clemente Reyes Esther Fernández trong vai Doña Chayo Rosa Carmina trong vai Camelia Mauricio Ferrari trong vai Dr. Valladez Bárbara Gil trong vai Dulce Manuel López Ochoa trong vai Federico Servando Manzetti trong vai Alberto Rivera Frank Méndez trong vai Reynaldo Sotomayor Lola Merino trong vai Fernanda Amolinar Karen Sentíes trong vai Silvia Rebollar Irlanda Mora trong vai Caridad Inés Morales trong vai Florencia Amolinar Adriana Parra trong vai Rita López Mercedes Pascual trong vai Constanza Roxana Saucedo trong vai Luisa Juan Carlos Serrán trong vai Román Cuco Sánchez trong vai Don Cuco Roberto Vander trong vai Rafael Hidalgo Liliana Weimer trong vai Brenda Rafael Villar trong vai Jacinto López Claudia Ortega trong vai Nazaria Fernández Silvia Suárez Braulio Castillo María Almela trong vai Ana López Javier Herranz trong vai Marcos Carreño Juan Bernardo Gazca trong vai Marcos Carreño (niño) Rosario Granados trong vai Doña Cruz Torres Rosa María Moreno trong vai Sara Serrana trong vai Zulema Polly Joana Brito trong vai Raquel Rocío Brambila Eva Calvo Lucy Reyna José Roberto Hill Silvia Campos Aurora Cortés Maya Mishalska trong vai Nadya Nicky Mondellini trong vai La Enfermera Sara Montes Diana Golden trong vai Carmen María Morett trong vai Madre Carmela María Rebeca trong vai Paulina Ignacio Retes trong vai Abel Tina Romero trong vai Gabriela Gabriela Hassel trong vai Iris Myrrha Saavedra trong vai Palmira Guadalupe Bolaños Gustavo Cosain Leonor Llausás Juan Carlos Barreto Vanessa Bauche trong vai Julia Carlos Bonavides trong vai Doctor Rojas Alberto González trong vai Tomás Eduardo Borja trong vai Jefe de estación Patricia Castro trong vai Palmira (joven) Sandra Felix trong vai Señora Urquiaga Estela Furlong trong vai Señora González Ines Jacome trong vai Rufina Arturo Lorca trong vai Lic. Hurtado Tere Rabago trong vai Eusebia Rodrigo Ramon trong vai Germán (niño) Evangelina Sosa trong vai Perla (joven) Carlos Garcia Tenorio trong vai Juez Ignacio Reites trong vai Abel Sergio Acosta trong vai Zepeta Roberto Carrera trong vai Mauricio Angelina Peláez trong vai La Prieta Beatriz Olea trong vai Yolanda Alejandro Calderón Luis Cárdenas Karin Charlotte José Antonio de la Vega Ligia Escalante Rosalinda España Adriana Fierro Lucero León Raúl Nava Guillermina Solé Irma Torres Jacqueline Voltaire trong vai Nancy Williams Toni Rodríguez Victor Carpinteiro Antonio Rangel Florencia Ferret Liên kết Simplemente María en alma-latina.net Tham khảo Telenovela Televisa Phim truyền hình México Phim tâm lý Phim lãng mạn Telenovela Phim năm 1989
wiki
Gan béo hay gan ngỗng vỗ béo (tiếng Pháp: foie gras) là món ăn đặc sản của Pháp làm từ gan ngỗng hay vịt được vỗ béo sau một thời gian nuôi ăn. Ngỗng được nuôi bằng cách ăn uống nhiều bắp nhất có thể để có bộ gan to.Nguồn gốc của món ăn này rất lâu đời và đã được pháp luật pháp định nghĩa là một phần của di sản văn hóa và ẩm thực quốc gia Pháp. Gan ngỗng là một món ngon phổ biến và nổi tiếng trong ẩm thực Pháp. Ngày nay, Pháp là quốc gia sản xuất và tiêu thụ gan ngỗng lớn nhất, tiếp theo là phần còn lại của Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lịch sử Món gan ngỗng đã được miêu tả trên các bức bích họa trong một ngôi mộ 4.500 năm tuổi ở Saqqara, cho thấy tập tục nuôi cưỡng bức ngỗng đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại đã nhồi ăn cho một số loài chim chân màng, bao gồm ngỗng bằng các hạt ngũ cốc rang hoặc làm ẩm, để khiến gan của chúng to ra Cách nuôi này tiếp tục ở Hy Lạp cổ đại và dưới thời Đế quốc La Mã. Athenaeus và một số tác giả của Hy Lạp đã kể lại trong các tác phẩm của họ về việc người Hy Lạp thực hành vỗ béo vật nuôi để làm thịt bằng cho ăn lúa mì nghiền trộn nước. Pline l'Ancien thì mô tả việc người La Mã sử dụng những quả vả khô và nghiền nát, ủ ướt trong 20 ngày để làm mềm rồi ép những con ngỗng ăn. Vào thế kỷ 4, sách nấu ăn De re coquinaria đã ghi về công thức đầu tiên của món gan ngỗng. Món được gọi bằng tiếng Latinh là Jecur ficatum, được dịch theo nghĩa đen là "lá sung". Người xưa giữ lại từ ficatum hoặc figue (quả vả) cho tên của món, về sau gọi là figido trong thế kỷ 8, sau đó là fédié, feie trong thế kỷ 12 và cuối cùng là "gan". Gốc này được tìm thấy trong các ngôn ngữ Romance, chẳng hạn như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Romania. Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 16, có rất ít bằng chứng bằng văn bản hoặc hình tượng foie gras và phương pháp sản xuất của món này. Các truyền thống làm món foie gras tiếp tục sau sự sụp đổ của đế chế La Mã ở Trung Âu, diễn ra trong ẩm thực của cộng đồng Do Thái. Người Do Thái thường dùng mỡ ngỗng để nấu ăn, vì bơ với thịt và mỡ lợn bị cấm trong ẩm thực của họ. Ngoài ra nguyên nhân khác là do dầu ô liu và dầu mè rất khó kiếm được ở Trung và Tây Âu. Người Do Thái truyền bá hoạt động chăn nuôi ngỗng, từ Alsace đến Urals, và cách khống chế ép ăn, đặc biệt là ở các khu vực nơi họ phát triển trồng ngô (được giới thiệu trong thế kỷ 17) và sau khi có sự phát triển của việc bảo quản thực phẩm ở Alsace (phát minh ra patê gan ngỗng ở Strasbourg vào khoảng năm 1780 bởi Jean-Pierre Clause, một đầu bếp của Louis Georges Érasme de Contades, đây có lẽ là một giai thoại nhưng công thức gan béo được cho có từ thời này) và Hungary. Nó được đề cập trong một cuốn sách dạy nấu ăn xuất bản ở Frankfurt vào năm 1581. Tại Pháp, từ những năm 1980, quá trình công nghiệp hóa sản xuất diễn ra, dẫn đến khả năng phân phối rộng rãi gan béo. Các nhà sản xuất “bắt đầu sản xuất gan ngỗng và thịt vịt theo chuỗi, hứa hẹn việc tiêu thụ hàng loạt nhưng chất lượng cũng sụt giảm nghiêm trọng”. Sử dụng Món này rất béo và có vị khác với gan ngỗng vịt thông thường. Ở Pháp, lễ Noel và đầu năm là lúc người dân tiêu thụ gan béo nhiều nhất. Gan béo có thể ăn cùng với bánh mì nướng, và có thể đi chung với một dạng mứt ngọt như mứt trái sung, hoặc trái táo tây áp chảo và thường thì đi chung với các loại rượu trắng ngọt (vin blanc liquoreux) như rượu Sauternes. Phản đối Các tổ chức bảo vệ quyền động vật xem việc sản xuất món gan này là tàn nhẫn do cách thức buộc vịt, ngỗng ăn no quá mức và ảnh hưởng xấu lên sức khỏe vịt, ngỗng do có bộ gan to quá cỡ. Ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, việc sản xuất gan béo là bất hợp pháp. Xem thêm Tranh cãi về gan ngỗng béo. Thư viện ảnh Tham khảo Ẩm thực Pháp Món ăn gia cầm
wiki
là một bộ phim hoạt hình Đội quân Doraemon với bối cảnh là Viện Nghiên cứu của trường đào tạo Rôbốt ở Paris. Phim được phát hành đồng thời với Nobita và chuyến phiêu lưu ở thành phố dây cót, vào ngày 8 tháng 3, năm 1997. Nội dung Nhóm "Doraemon thêm" nhận được bức thư cầu cứu của thầy hiệu trưởng: viện nghiên cứu bị tên siêu đạo chích Dorapin đe dọa. Không may, đó lại là cái bẫy của tên trộm khét tiếng. Bảy người trong nhóm bị biến thành những bức tượng đồng. Thêm vào đó, năm tấm "thẻ tình bạn" cũng nằm trong tay hắn. Dora Med III và Dora Rinho may mắn không giơ tấm thẻ ra nên không bị biến thành tượng đồng nên Dorapin cố gắng làm sao lấy được 2 tấm thẻ nữa để giải thoát Mimi, đã cứu giúp Dorapin lúc bị thương. Sau khi thu được 7 tấm thì kêu tiến sĩ Achimov thả Mimi ra nhưng tiến sĩ không thả vì không thích robot vô dụng như hắn và trả công cho hắn là bắn súng điện vào hắn, phóng tấm thẻ (mà Dora Med III đã đưa cho cậu vì tin cậu là một người thiện) vào miệng hắn lấy cái răng có công tắc với cái vòng trên cổ Mimi là bị nghẹt thở. Giải thoát cho nhóm "Doraemon thêm" ra khỏi tượng đồng và cả nhóm đã tin cậu ấy là người thiện và kết hợp sức mạnh chiếm lấy lại "Thẻ tình bạn" và phá sản kế hoạch của hắn. Khi thua hắn vẫn chưa đầu hàng và quay về Trái Đất, giữa lúc bay trên không hắn đã bị CSVT bắt lại. Nhóm đã lấy được thẻ và trở về Trái Đất bằng cánh cửa thần kỳ. Khi xuống CSVT đã thấy siêu đạo chích và chuẩn bị sắp bắt. Dora Med III bói xem cậu có thoát khỏi sự bị bắt không nhưng cậu đã lấy được lá bài bói và đó chính là lá bài Chính Nghĩa. Bảo bối Thẻ tình bạn Khẩu bazoka bé bự Vòng xuyên thấu Lá chắn phản hồi Đội quân Dora Mini Nhị khúc côn khổng lồ Cánh cửa thần kỳ Sản xuất Đạo diễn: Maiya Ryouchi Kịch bản: Hiroshi Fujimoto, Motoo Abiko Phân phối: Toho Sản xuất: Shinei Animation, Shogakukan, TV Asahi Lồng tiếng: Doraemon-xanh - Ōyama Nobuyo Dora the Kid- Nanba Keiichi Wang Dora- Hayashibara Megumi Dora Med III - Satou Masaharu Dora Nichov - Toshiharu Sakurai EI MataDora - Nakao Ryusei Dora Rinho - Suzuki Mie Dorapin - Kamiya Akira Thầy hiệu trưởng Trường Đào tạo Rôbốt - Nagai Ichirō Achimov - Ginga Banjou Mimimi, bạn gái của Dorapin - Sakuma Rei Chú thích Liên kết ngoài Siêu đạo chích Đôrêpin và lá thư thách đấu trên Anime News Network Siêu đạo chích Đôrêpin và lá thư thách đấu trên website của Nhà xuất bản Kim Đồng S Phim năm 1997 Phim Nhật Bản
wiki
Porsche Tennis Grand Prix 2021 là một giải quần vợt nữ thi đấu trên mặt sân đất nện trong nhà. Đây là lần thứ 43 giải Porsche Tennis Grand Prix được tổ chức, và là một phần của WTA 500 trong WTA Tour 2021. Giải đấu diễn ra tại Porsche Arena ở Stuttgart, Đức, từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 4 năm 2021. Điểm và tiền thưởng Phân phối điểm Tiền thưởng Nội dung đơn Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 4 năm 2021. Vận động viên khác Đặc cách: Andrea Petkovic Vượt qua vòng loại: Mona Barthel Ulrikke Eikeri Anna-Lena Friedsam Julia Middendorf Nastasja Schunk Stefanie Vögele Thua cuộc may mắn: Ekaterine Gorgodze Tamara Korpatsch Rút lui Trước giải đấu Victoria Azarenka → thay thế bởi Zhang Shuai Kiki Bertens → thay thế bởi Ekaterine Gorgodze Johanna Konta → thay thế bởi Ekaterina Alexandrova Elena Rybakina → thay thế bởi Tamara Korpatsch Iga Świątek → thay thế bởi Angelique Kerber Nội dung đôi Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 4 năm 2021. Vận động viên khác Đặc cách: Julia Middendorf / Noma Noha Akugue Bảo toàn thứ hạng: Oksana Kalashnikova / Alla Kudryavtseva Rút lui Trước giải đấu Chan Hao-ching / Latisha Chan → thay thế bởi Mona Barthel / Anna-Lena Friedsam Ellen Perez / Storm Sanders → thay thế bởi Ulrikke Eikeri / Ekaterine Gorgodze Nhà vô địch Đơn Ashleigh Barty đánh bại Aryna Sabalenka, 3–6, 6–0, 6–3. Đôi Ashleigh Barty / Jennifer Brady đánh bại Desirae Krawczyk / Bethanie Mattek-Sands, 6–4, 5–7, [10–5]. Tham khảo Liên kết ngoài Porsche Tennis Grand Prix Porsche Tennis Grand Prix Porsche Tennis Grand Prix Baden-Württemberg thập niên 2020 Porsch
wiki
Trận động đất tại Nangarhar 2009 là hai trận động đất liên tiếp đã tấn công miền đông Afghanistan trong sáng ngày 17 tháng 4, 2009 giết chết ít nhất 22 người và phá hủy gần 200 ngôi nhà. Động đất kép Trận động đất đầu tiên với cường độ 5,5 độ Richter xảy ra lúc gần 01:57 sáng, giờ địa phương (21:27 giờ phối hợp quốc tế) lúc mọi người đang ngủ. Hai giờ sau đó, cả khu vực phía Đông Afghanistan lại rung chuyển bởi một trận động đất nữa mạnh 5,1 độ Richter. Tâm động đất nằm ở tỉnh Nangarhâr, cách thủ đô Kabul 80 km về phía đông, cách biên giới Pakistan khoảng 50 km. Các trận động đất đã tấn công vào 4 ngôi làng ở khu vực miền núi cao ở tỉnh phía đông Nangarhâr. Thương vong Ở làng Bhezad Kheil, khoảng 21 người của làng này đã thiệt mạng phần lớn là sau khi mái nhà đổ sập vào người. Trận động đất đầu tiên đã phá hủy tất cả mọi thứ. Ngay sau đó là tiếng kêu khóc và gào thét vang lên khắp nơi. Hai trận động đất đã phá hủy hoặc làm hỏng khoảng 200 ngôi nhà ở 4 ngôi làng thuộc quận Sherzad. Cứu hộ Theo tướng Mohammed Zahir Azimi, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan, binh lính Chính phủ được huy động tới tham gia cứu hộ. "Các hoạt động cứu hộ được tiến hành và những đống đổ nát đang được dỡ bỏ để tìm thêm nạn nhân thiệt mạng hoặc người bị thương", phát ngôn viên Zemarai Bashari của Bộ Nội vụ nói. Những người sống sót ở làng Mir Gadkhel trong khu vực bò trườn qua những ngôi nhà bị san phẳng để tìm kiếm người thân. "Ba thành viên trong gia đình tôi đã chết và 7 người bị thương", người làng Gul Mohammad nói. "Tôi nghĩ có khoảng 40 người chết và hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy". Khu vực thuộc dãy núi Hindu Kush của Afghanistan thường phải hứng chịu hàng chục trận động đất nhỏ mỗi năm. Nhiều ngôi nhà ở Afghanistan được làm bằng bùn đất vì thế dù chỉ là những trận động đất nhỏ cũng có thể gây thương vong và tổn thất lớn. Chú thích Nangarhar Afghanistan 2009 Nangarhar Tỉnh Nangarhar
wiki
Sơn Nam Hết Thời Oanh Liệt Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện Đời Xưa của cụ Trương Vĩnh Ký. Cụ có nhắc lại câu chuyện cọp ở vùng Gò Quao. Cọp ta đi dạo xuống bãi sông để tìm mồi, rủi bị kẹt đuôi trong bụi dừa nước... Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành dám bỏ rừng sâu, bén mảng đến các xóm nhà sát mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt. Ông cha ta đã đánh đuổi lũ cọp ấy như thế nào? Có người đáp: nhờ các thầy võ giỏi chuyên môn đánh cọp xuất thân ở các trường võ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào vùng Cà Mau mà ẩn lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày ngay đánh một con mèo hoặc một con chó con...Người khác bảo rằng: họ đã từng gặp mấy ông thầy bùa Xiêm, chuyên môn dụ dỗ cọp. Các thầy Xiêm nằm ngửa dưới gốc cây giữa rừng mà thổi kè, nói đúng hơn là thổi vào một miếng lá tre. Tức thời cọp mẹ, cọp con chạy lại, quỳ xuống hầu hạ canh gác cho thầy ngủ. Sau khi thức dậy, thầy xiêm võ về từng con, nhổ vài sợi râu hoặc vài sợi lông để nuôi sâu. Lông cọp, râu cọp được đem về cắm trong măng tre đang mọc. Vài hôm sau thì ô hô, mỗi sợi là một con sâu. Tục truyền rằng loại sâu ấy lớn bằng cườm tay, mặt đỏ hói, mình mảy vằn vện, có đuôi dài ngoe nguẩy. Nhiều người nuôi nó trong một cái hũ kín mít để giữ nhà. Khi có khách đến sâu cọp nhảy dựng trong hũ nghe rổn rảng rồi la hét! Ngoài ra, cứt của loại sâu này rất quý giá vì nó là vị thuốc độc, giết người trong nháy mắt. v.v...Sự thật ra sao?Cọp U Minh, cọp Gò Quao ngày nay bị tiêu diệt hoặc bị xua về Bảy Núi, về Tà Lơn phải chăng là nhờ các thầy võ Quảng Nam hoặc các thầy Xiêm có bùa phép?Trả lời câu hỏi ấy, cách hay nhứt là đến tìm các ông bà lão hiện còn sống ở vùng Gò Quao, Trà Ban. Mấy ông này nếu không trực tiếp đánh cọp thì ít ra cũng đã thấy và nghe rõ ràng hơn chúng ta. Vậy xin mời các bạn đọc thân mến đến phỏng vấn và nghe các ông trả lời.- Thưa ông, ông xuống đây lập nghiệp từ hồi nào?- Ðiều đó không nhớ chắc chắn ngày tháng. Nhưng mà mấy cháu nên nhớ: hồi Tây đánh nước mình, miệt Rạch Giá, Cà Mau còn hoang vu. Ngoài biển, có ghe đánh lưới của người Hải Nam. Còn trong đất liền chỉ có mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ đời ông Mạc Cửu. Họ ở gần chợ Rạch Giá, chợ Bạc Liêu bây giờ. Kỳ dư, có vài sóc người Miên ở giữa đồng. Thưa thớt lắm. Sông Cái Lớn, Gò Quao này nhiều khi chèo ghe suốt ngày mà không gặp một nhà nào. Nghe nói hồi Gia Long tẩu quốc, nhiều người cất nhà ở Tân Bằng, Cán Gáo, Tàu Dừa, Cái Nước. Hồi tôi xuống Gò Quao này, ở miệt dưới đã có vườn tược, có cau lão rồi. Nhưng đó là chuyện xa xôi, cách mình một khoảng rừng trên trăm cây số. Nghe nói chớ tôi chưa từng đi tới.- Lúc đó miệt Trà Ban này phải chăng là hoàn toàn không có ai ở?- Sự thật như vậy. Vài nhà người Miên ở tận giữa đồng nhưng họ không làm ăn chung đụng với người mình. Kỳ dư, ven sông Cái Lớn này toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu. Mình chèo ghe ban ngày, chừng vài trăm trước là thấy sấu nổi trước mũi ghe. Trời chạng vạng, nghe cọp rống, mấy ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội...- Hồi mới tới cất nhà, chắc cọp khuấy rối mình dữ lắm!- Không có! Không có! Mình ngu dại gì vô tuốt trong ngọn cùng mà cất chòi. Làm như vậy có hai điều lợi. Một là trong mấy ngọn rạch không có rừng già. Rừng chỉ ăn dài theo mé sông cái, bề sâu vô chừng hai ba ngàn thước... Phía trong toàn là sậy, đế, cây mốp, rừng chồi. Mình có thể phá gấp sậy để đó để làm ruộng trước, có lúa gạo mà ăn liền. Ðiều lợi thứ hai là ở xa cọp. Lúc mới xuống làm ăn, mình cần sự yên ổn. Hơi đâu mà lo chuyện đánh cọp, trong lúc mình không rành võ nghệ.- Ở hẻo lánh như vậy, chắc sợ cọp dữ lắm. Cọp ưa tìm người mà ăn thịt...- Vài người lo xa. Họ rào chung quanh chuồng heo. Sợ nhứt là khi mình đi ruộng, cọp lén vào nhà bắt con nít. Lần đó, cọp tới sàn nhà tôi chạy vòng quanh tìm cách vô nhà. Ðứa con tôi ở một mình. Nghe tiếng động đậy nó chạy ra sát hàng rào. Cọp ta không phương thế nào vào trong được nên day lại, thò đuôi vô kẽ hàng rào. Trưa về nhà nghe con tôi nói lại: “Ba ơi! Hồi ba đi ruộng, có con vèo vện lại đây, thò đuôi vô. Con nắm đuôi mà nó mạnh lắm, kéo ra được chạy vuột.” Chừng đó, lối xóm ai cũng hoảng sợ xây hàng rào chung quanh nhà. Ðêm cũng như ngày chỉ nghe động tịnh là nghĩ tới cọp. Nhưng dân mình gốc ở hai huyện Cần Thơ, Vĩnh Long xuống đây. Ở đó, đất khai khẩn lâu đời rồi nên phần đông nghe tới tên cọp là sợ chớ ít ai thấy tường tận ông cọp lần nào. Có một cô nọ ngồi rửa chén sau nhà, thấy cái tàu mo cau rụng xuống bèn vụt chạy vô nhà, đóng cửa lại: “Má ơi, cọp! cọp!.” Hỏi cọp ra sao. Cô ta nói nó cao lắm, lưng nó vàng, bụng nó rằn. Chừng xem kỹ lại rõ ràng là tàu cau... Có bà lão khác ngồi câu cá dưới gốc cây xộp. Cọp trong rừng men chạy ra chụp một cái. Bà nọ té nhào bên một gốc cây. Nhờ vậy mà cọp chụp hụt. Sau đó cọp chạy cong đuôi vô rừng. Bà ngồi dậy mở mo trầu ra ăn rồi lững thững về nhà nói lại. Bữa nay xui xẻo quá. Câu cá không được con nào, nhè gặp heo rừng ra nhát. Chừng cả nhà hồ nghi trở ra gốc xộp mà xem kỹ, rõ ràng là dấu móng cọp. Kể từ đó, thiên hạ ưa bàn tán về cọp, bắt đầu lo ngại. Có người bàn: nên thành lập một đội binh để vô rừng đánh cọp. Công việc đầu tiên là đốn tre tầm vông vạt nhọn để sẵn. Khi gặp cọp thì đánh trống lên, cả xóm xách tầm vông tới nghinh chiến. Mới nghe qua, dường như có lý. Nhưng sau đó, ở rạch Cái Cam, Phong Ðiền, Cần Thơ, có người xuống cho hay: “Ở xứ tôi, có bố trí như vậy nhưng thất bại. Gặp cọp, đánh trống lên, ai nấy xách tầm vông chạy tới. Cọp im lặng, trụ hình một chỗ. Thinh không, ổng hét lên. Tức thì ai nấy chạy tán loạn. Có người thiếu điều đổ ruột vì chạy càn đụng nhằm ngọn tầm vông của bạn mình. Về sau, có người gài bẫy được một ông cọp. Họ đút mũi tầm vông vô miệng cọp để đâm. Dè đâu cọp nhai nát như... mình ăn mía.” Vậy làm thế nào mà đánh cọp đến đỗi không còn sót một con như ngày nay?- Chuyện đó phải làm lần hồi. Bố trí một đạo binh đánh cọp không xong, dân xóm này mới bày đặt cất miễu thờ cọp. Ðó là ngụ ý: “Chúng tôi là người làm ăn, không dám đả động tới ông, xin ông cứ ở trong rừng để chúng tôi được yên ổn!.” Cất miếu xong, chạng vạng có người tới đốt nhang. Mấy hôm đầu, ông cọp đi vòng quanh miếu, đứng nhìn nhang rồi về. Bữa sau đem ra cũng một cái đầu heo rừng. Cọp mừng lắm. Từ đó xóm giềng được yên.Nhưng tạo hoá vần xoay, dân miệt trên xuống đây khai khẩn ngày thêm đông.Ðất giữ đồng khai thác hết. Bấy giờ chỉ còn là đất rừng sát mé sông, nơi cọp ở. Ðó là hồi nguy nan nhất cho dân mình và cũng cho cọp. Nhiều người làm gan cất nhà sát mé rừng. Ban đầu, đôi ba nhà, sau, năm mười nhà. Họ thấy ở gần rừng mé sông tuy là nguy hiểm nhưng có nhiều huê lợi khác: ăn ong, làm rẫy. Một công rẫy trúng mà được tới một trăm hai chục giạ khoai lang. Lúc này, nhiều người chết vì đi một mình vô rừng bị cọp chụp bất thình lình. Họ sắm mác thông, thứ có cán dài để ứng phó. Nhưng ở chỗ rừng dày, con người khó bề xoay trở để thủ thế.Thời thế tạo anh hùng. Bận đó, ông thầy râu -thầy thuốc Nam, vì có râu dài nên gọi là thầy Râu- có đứa con gái bị cọp vồ. Tức mình ông cầm mác rượt theo tận giữa rừng, chém cọp rớt một cẳng. Tư Ngạn bị cọp cõng mất một con heo nái. Chú rượt theo cầm cự với cọp suốt buổi trưa. Nhờ lối xóm tiếp cứu nên mới thoát nạn. Từ đó về sau, chú ưa uống rượu, cặp mắt luôn luôn đỏ ngầu.Kinh nghiệm là không nên đánh cọp nơi chật chội, tứ bề có cây cối. Cọp sợ con người. Bằng cớ là ở giữa đồng trống, mình cầm mác thét lớn là cọp chạy mất. Vì vậy, khi dân mình phá động rừng, cọp tản mác, kiếm nơi khác mà hùng cứ. Rạch Cái Bần này lần hồi còn sót lại được ông Mun.- Tại sao ông Mun dám ở lại?- Vì ông thuộc về lại cọp già, đã từng chống chọi nhiều phen với loài người. Cọp nhỏ thì đi. cọp già ở lại. Thứ già là thứ dữ. Mỗi rạch chỉ còn sót lại một hai ông. Dân trong xóm đều quen mặt nên đặt tên. Có hai ông, Ông Vện với Ông Mun. Vện là cọp đực. Ông Mun là cọp cái.Trời đất dành riêng cho đôi cọp này số phận riêng. Trước hết xin nói về ông Mun.Thường ngày ông tới lui vàm Xẻo Gừa - một xẻo nhỏ, có cây gừa to lớn, nhỏ gừa (rễ thòng xuống) buông xuống hàng trăm cây to bằng cổ tay, bằng cây cột nhà. Ông Mun ngủ sát cốc, chung quanh có nhỏ gừa che chở nhiều lớp.Ông dạn lắm. Sáng đi, chạng vạng về. Tháng Tư năm đó, ông sanh được bốn ông Mun con...Thật là khủng khiếp, lạ thường. Xưa nay, cọp sanh một hay sanh đôi là cùng. Ðàng này sanh tới bốn con. Dân làng nhìn nhau lắc đầu, tưởng tượng một ngày kia bốn ông Mun nhỏ lớn lên, sung sức.Phải đối xử bằng cách nào?Bắt bốn ông Mun con chăng? Chuyện đó rất dễ. Ông Mun mẹ thường đi tìm mồi, để bầy con bơ vơ ở gốc cây gừa. Nhưng mất con, ông Mun mẹ sẽ đổ quạu, trả thù, gây nhiều chuyện bất an cho xóm.Lo xa rồi lại nghĩ gần, ông thầy Râu, ông Hương Văn Huệ, ông Tri Khách lừa bày ra một kế: bắt bớt ba, chừa lại một.Thi hành xong, ba ông đem ba con cọp nhỏ về nhà. Xóm giềng rất đỗi vui mừng. Nhưng ba ông không yên trí, sợ ông Mun mẹ đánh hơi theo tìm con để trả thù...Sau rốt, các ông mua nhang đèn về dựng bàn thờ trước nhà mà khấn vái:- Xin trình cúng ông Mun được hay: Thói thường xưa nay một mẹ thì một con. Ðằng này, ông sanh tới bốn con. Dân làng chúng tôi lo sợ nên thừa lúc ông đi vắng có tới xin bớt ba con, chừa lại cho ông một con. Như vậy không mích lòng ông mà cũng không hẹp bụng chúng tôi.Ông Mun về ổ, thấy mất con, gầm thét, rồi vài hôm sau dẫn đứa con còn lại đi đâu mất.Bây giờ làm sao để nuôi ba ông cọp con nọ?Cọp con hiền lắm, mình mẩy mềm mại, bò tới bò lui, cái lưng uốn éo như con mèo lớn. Tối ngày, mấy cậu cứ đòi sữa. Biết được chuyện ấy, người đàn bà động lòng, xúm xít lại, đặt mấy cậu ngồi giữa bộ ván, ai nấy ngồi vòng quanh mà dòm ngó cho mãn nhãn. Các cậu đánh hơi rồi từ từ bò ngay lại người đàn bà nào có sữa để đòi bú. Bà chủ H. cho bú thử. Kết quả, vài ngày sau vú sưng lên làm độc, đau sứt núm vú, bấy giờ thiên hạ càng lo ngại. Sau cùng, chở ba cậu ra chợ Rạch Giá để nạp cho quan phó chủ tỉnh. Ông phó tên Quitxy thưởng cho hai mươi lăm đồng bạc trắng.- Còn ông Vện?- Ông Vện có lẽ là chồng ông Mun cha của mấy cậu nọ. Phải chăng vì già nua bịnh hoạn mà ông Vện không theo vợ theo con. Buổi sáng đó người ta thấy ông Vện nằm dài trên bờ rẫy, sát mí rừng. Ban đầu ngỡ là ông ngủ trưa. Chừng mặt trời lên cao ngạc nhiên làm sao, ông vẫn nằm ì không nhúc nhích. Thiên hạ xúm lại gần, lấy đất chọi thữ rồi lấy cây dài đem cọc, chừng đó mới biết ông chết. Họ thui râu của ông, lấy thước đo ông dài một thước sáu. Người khác đòi, khiêng lên cân thử. Các bậc kỳ lão cản ngăn, cho rằng làm vậy là quá khinh thị mạt sát kẻ đã chết.Rạch Cái Bần không còn cọp nữa. Các rạch khác cũng nỗ lực như vậy. Lần hồi, ghe xuồng đi thông thương ngày đêm từ ngọn Cái Cau đến vàm sông Cái Lớn. Câu hát thời xưa:“U MinhRạch Giá thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp tha” không còn. Ghe xuồng tàu bè tấp nập, bọn sấu phải lui về vàm. Cũng thời câu hát xưa, thiên hạ sửa lại như vầy:”Ðường đi Rạch Giá thị quá sơn trường, Gió run bông sậy, dạ buồn nhớ ai.”Bông sậy là nơi đã khai thác thành rầy. Lòng dạ con người thơ thới hơn. Không còn sợ cọp, sợ sấu. Họ rảnh trí mà ngắm cảnh nhớ tình. Nhớ ai bây giờ? Trai nhớ gái. Vợ nhớ chồng. Người nay nhớ công ơn người xưa đã đánh cọp để tạo lập nên làng nên xóm. Họ không phải là thầy nghề võ, thầy bùa.Chẳng qua là họ muốn sống nên phải ráng sức cùng nhau, mỗi người ráng một ít. Sự thật về chuyện đánh cọp Gò Quao là vậy. Nó dễ mà khó, khó mà dễ. Người đánh cọp thời đó không bao nhiêu, tên tuổi của họ không cần bia đồng tượng đá. Vậy mà về sau này có bao nhiêu người tự xưng là thầy đánh cọp thời xưa để hát thuật Sơn Ðông, bán thuốc trật gãy xương hoặc bán bùa Xiêm để dụ dỗ gái tơ.Thiệt đáng trách biết chừng nào! Sơn Nam Mục lục Hết Thời Oanh Liệt Hết Thời Oanh Liệt Sơn NamChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: vietnoĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 9 tháng 7 năm 2007
vanhoc
Hồng Kông thuộc Anh là giai đoạn lãnh thổ Hồng Kông nằm dưới quyền kiểm soát của vương quyền Anh Quốc từ năm 1841 sau khi gây ra Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất với triều đình nhà Thanh cho đến năm 1997 được giao lại cho chính quyền Trung Quốc (ngoại trừ giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông từ năm 1941–1945). Ban đầu là thuộc địa vương thất, năm 1981, Hồng Kông được chính quyền Anh Quốc tổ chức lại thành lãnh thổ phụ thuộc. Đảo Hồng Kông trở thành nhượng địa cho Anh Quốc sau khi Thanh triều thua trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839–1842). Thuộc địa được mở rộng thêm bán đảo Cửu Long sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856–1860). Sau cùng, năm 1898, Tân Giới được thêm vào với hợp đồng thuê 99 năm. Mặc dù đảo Hồng Kông bị nhượng cho Anh Quốc vĩnh viễn, Tân Giới với hơn 90 phần trăm diện tích đất mới đóng vai trò sống còn trong nền kinh tế của lãnh thổ này. Mặc dù đảo Hồng Kông và Cửu Long đã được nhượng lại vĩnh viễn, nhưng khu vực cho thuê bao gồm phần lớn lãnh thổ Hồng Kông và Anh cho rằng không có cách nào khả thi để phân chia thuộc địa đơn lẻ hiện nay, cộng với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không xem xét việc gia hạn hợp đồng hoặc cho phép Chính quyền Anh tiếp tục cai quản lãnh thổ. Anh Quốc cuối cùng đã đồng ý bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc khi hợp đồng hết hạn sau 99 năm, với điều kiện duy trì các hệ thống, quyền tự do và đời sống của Hồng Kông trong ít nhất 50 năm. Sự kiện này đánh dấu chấm hết cho thời kỳ đế quốc Anh. Lịch sử Chiến tranh nhà Thanh Năm 1839, Anh gây sức ép với nhà Thanh phải mua thuốc phiện của mình. Nhà Thanh từ chối yêu cầu đó nên Anh đưa quân chiếm đóng Hồng Kông năm 1842. Theo Điều ước Nam Kinh, nhà Thanh nhượng lại Hồng Kông cho Anh vĩnh viễn. Thời kỳ thuộc địa Trong thời gian trở thành thuộc địa của Anh Quốc, Hồng Kông phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội. Thời kỳ thuộc Nhật Năm 1939, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và chiếm Hồng Kông từ tay Anh Quốc. Thời gian này, do sự tàn sát của Đế quốc Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, dân số Hồng Kông đã giảm đi một nửa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sau khi đánh thắng Đế quốc Nhật, Hồng Kông tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Anh. Anh đã biến Hồng Kông từ một thuộc địa nhỏ trở thành một trong bốn "Con rồng Châu Á". Kinh tế Hồng Kông tăng trưởng rất cao trong những năm kế tiếp Chuyển giao Hồng Kông Năm 1996, các bên liên quan Anh Quốc và Trung Quốc bắt đầu thảo luận về lãnh thổ Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới trong 99 năm (1898–1997) của Anh Quốc sắp kết thúc. Anh Quốc đồng ý chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc phải đảm bảo rằng Hồng Kông được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả nhượng địa (1997–2047). Lễ chuyển giao diễn ra vào nửa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997. Hiện diện ở lễ chuyển giao có Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thái tử Charles, Công tước xứ Wales của Anh Quốc. Kinh tế Sự ổn định, an ninh và khả năng dự đoán của hệ thống luật pháp và chính phủ Anh đã giúp Hồng Kông phát triển mạnh mẽ thành một trung tâm thương mại quốc tế. Trong những năm đầu của thuộc địa, doanh thu từ buôn bán thuốc phiện là nguồn ngân quỹ chính của chính phủ. Tuy nhiên tầm quan trọng của thuốc phiện giảm dần theo thời gian, nhưng chính quyền thuộc địa vẫn phụ thuộc vào nguồn thu của nó cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng năm 1941. Mặc dù các doanh nghiệp lớn nhất trong thời kỳ đầu thuộc địa đều do người Anh, Mỹ và những người nước ngoài khác điều hành, nhưng công nhân Trung Quốc mới là nhân lực chính để xây dựng một thành phố cảng mới. Vào cuối những năm 1980, nhiều người gốc Hoa đã trở thành những nhân vật kinh doanh lớn ở Hồng Kông. Trong số đó có Sir Lý Gia Thành. Ông đã trở thành một trong những người giàu nhất Hồng Kông vào thời điểm ấy. Đọc thêm James Bruce, Bá tước thứ 8 của Elgin Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài "Trang web chính thức Chính phủ Hồng Kông thuộc Anh". Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 1996. Cựu thuộc địa Anh Cựu quốc gia Đông Á Lịch sử Hồng Kông Quan hệ Vương quốc Liên hiệp Anh-Hồng Kông Tô giới ở Trung Quốc Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Á Quan hệ Vương quốc Liên hiệp Anh-Trung Quốc Hồng Kông thế kỷ 19 Hồng Kông thế kỷ 20 Cựu chính thể trong Chiến tranh Lạnh Chấm dứt năm 1997
wiki
Michael Collins (31 tháng 10 năm 1930 - 28 tháng 4 năm 2021) là một cựu người Mỹ phi hành gia đã bay lịch sử Apollo 11 mô-đun chỉ huy Columbia quanh Mặt trăng trong khi các đồng đội của ông, Neil Armstrong và Buzz Aldrin, đã hạ cánh phi hành đoàn đầu tiên trên bề mặt. Ông là phi công thử nghiệm và thiếu tướng trong Quân dự bị Không quân Hoa Kỳ. Được chọn là một phần của NASA nhóm thứ ba trong số mười bốn phi hành gia vào năm 1963, Collins đã bay trong không gian hai lần. Chuyến bay vũ trụ đầu tiên của anh là vào Gemini 10 vào năm 1966, trong đó anh và Chỉ huy phi công John Young đã thực hiện điểm hẹn trên quỹ đạo với hai tàu vũ trụ khác nhau và thực hiện hai hoạt động ngoài vũ trụ (EVA, còn được gọi là không gian vũ trụ). Trong nhiệm vụ năm 1969 Apollo 11, anh trở thành một trong 24 người bay lên Mặt trăng, mà anh đã quay quanh ba mươi lần. Anh ta là người thứ tư (và người Mỹ thứ ba) để thực hiện không gian vũ trụ, người đầu tiên đã thực hiện nhiều hơn một phi thuyền, và sau Young, người đã điều khiển lệnh mô-đun trên Apollo 10, người thứ hai quay quanh Mặt trăng một mình. Trước khi trở thành phi hành gia, Collins đã tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Kỳ với lớp 1952. Ông gia nhập Không quân Hoa Kỳ, và bay F-86 của Bắc Mỹ Máy bay chiến đấu Saber Căn cứ không quân Chambley-Bussières, Pháp. Anh được nhận vào Hoa Kỳ Trường thí điểm thử nghiệm bay thử nghiệm của Không quân tại Căn cứ không quân Edwards năm 1960. Sau khi nghỉ hưu từ NASA vào năm 1970, Collins đã nhận một công việc trong Bộ Ngoại giao với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Một năm sau, ông trở thành giám đốc của Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia, và giữ vị trí này cho đến năm 1978, khi ông từ chức để trở thành người dưới quyền của Viện Smithsonian. Năm 1980, ông nhận chức phó chủ tịch của LTV Aerospace. Ông đã từ chức năm 1985 để bắt đầu công ty tư vấn của riêng mình. Cùng với các đồng đội Apollo 11 của mình, Collins đã được trao Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1969 và Huy chương Vàng của Quốc hội vào năm 2011. Thời trẻ Collins sinh ngày 31 tháng 10 năm 1930 tại Rome, Ý. Anh là con trai thứ hai của James Lawton Collins, sĩ quan chuyên nghiệp Lục quân Hoa Kỳ, người là Hoa Kỳ tùy viên quân sự ở đó từ năm 1928 đến 1932, và Virginia nhũ danh Stewart. Collins had an older brother, James Lawton Collins Jr., và hai chị gái, Virginia và Agnes. Trong 17 năm đầu đời, Collins sống ở nhiều nơi khi Quân đội đưa cha đến những địa điểm khác nhau.: Rome; Oklahoma; Governors Island, New York; Fort Hoyle (gần Baltimore, Maryland); Fort Hayes (gần Columbus, Ohio); Puerto Rico; San Antonio, Texas; và Alexandria, Virginia. Anh đã đi máy bay đầu tiên ở Puerto Rico trên chiếc Grumman Widgeon; Phi công cho phép anh ta bay nó trong một phần của chuyến bay. Anh muốn bay lần nữa, nhưng vì Thế chiến II bắt đầu ngay sau đó, anh không thể. Collins học hai năm trong Academia del Perpetuo Socorro ở San Juan, Puerto Rico. Sau khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến II, gia đình chuyển đến Washington, D.C., nơi Collins tham dự St. Trường Albans và tốt nghiệp năm 1948. His mother wanted him to enter the diplomatic service, nhưng anh quyết định theo cha, hai người chú, anh và em họ vào các dịch vụ vũ trang. Anh nhận được một cuộc hẹn với Học viện quân sự Hoa Kỳ tại West Point, từ đó cha anh và anh trai anh đã tốt nghiệp vào năm 1907 và 1939. Anh tốt nghiệp vào ngày 3 tháng 6 năm 1952, với bằng Cử nhân Khoa học về khoa học quân sự, hoàn thành thứ 185 trong số 527 học viên trong lớp, bao gồm cả phi hành gia tương lai Ed White. Tham khảo Nhà du hành vũ trụ Mỹ Sinh năm 1930 Du hành không gian năm 1966 Du hành không gian năm 1969 Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20 Người viết tự truyện Mỹ Phi công Mỹ Apollo 11 Nhà du hành vũ trụ chương trình Apollo Người Roma Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Thiếu tướng Không quân Hoa Kỳ
wiki
Alizée en concert là album thứ ba của Alizée, phát hành vào ngay 18 tháng 10 2004. Sau khi phát hành album thứ hai, Mes courants électriques, cô đi lưu diễn Pháp. Các buổi biểu diễn tạo nên Alizée en concert. Một đĩa DVD có nội dung tương tự cũng có ngay sau đó. Đĩa DVD này có các cảnh quay với độ nét cao, âm thanh Dolby Digital, DTS 5.1, và các track âm thanh đều là stereo. Danh sách track "Intralizée" "L'Alizé" "Hey! Amigo!" "Toc de mac" "J'en ai marre!" "Lui ou toi" "Gourmandises" "Mon maquis" "J.B.G." "Moi... Lolita" "Amélie m'a dit" "Parler tout bas" "C'est trop tard" "Youpidou" "Tempête" "À Contre-courant" Lời bài hát: Mylène Farmer Nhạc: Laurent Boutonnat & Loïc Pontieux Nhà phát hành: Requiem Publishing DVD Quốc tế Một đĩa DVD cùng tên cũng được phát hành. Đạo diễn: Pierre Stine Lời bài hát: Mylène Farmer Nhạc: Laurent Boutonnat & Loïc Pontieux (except "Intralizée" music by Loïc Pontieux) Nhà phát hành': Requiem Publishing Danh sách đề mục "Intralizée" "L'Alizé" "Hey! Amigo!" "Toc de mac" "J'en ai marre!" "Lui ou toi" "L'E-mail a des ailes" "Gourmandises" "Mon maquis" "J.B.G." "Moi... Lolita" "Amélie m'a dit" "Parler tout bas" "C'est trop tard" "Youpidou" "Tempête" "À Contre-courant" "J'ai pas vingt ans" "Générique de fin" Các track phụ Clip "Amélie m'a dit" (Live) En repetition. Alizée au Japon Sur le tournage de "L'Alizé" Sur le tournage de "J'en ai marre !" Spots "Alizée en concert" Dẫn chứng Album của Alizée Album năm 2004 Album trực tiếp năm 2004
wiki
Liễu Thăng (柳升 hoặc 柳昇, ?-1427), tự Tử Tiêm (子漸), là một võ tướng nhà Minh, thống lĩnh đạo quân sang cứu viện cho đạo quân xâm lược của nhà Minh tại Đại Việt trước đây, nhưng sau đó bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và tử trận trong trận Chi Lăng năm 1427. Thân thế Theo Minh sử cuốn 154, Liễu Thăng là người huyện Hoài Ninh, phủ An Khánh, Kinh sư (nay là thành phố An Khánh, tỉnh An Huy). Cha Liễu Thăng là một võ tướng nhỏ, từng theo phò Minh Thái Tổ. Vì vậy, từ trẻ, Liễu Thăng được tập ấm cha, giữ chức Yên Sơn hộ vệ bách hộ qua đến đời Minh Huệ Đế. Trong loạn Tĩnh Nan, Liễu Thăng tham gia trong đội quân của Yên vương Chu Đệ, tham chiến hơn 20 trận lớn nhỏ. Khi Chu Đệ giành được ngôi đế, Liễu Thăng được xét công, thăng đến chức Tả quân Đô đốc thiêm sự. Sang Việt Nam lần đầu Tháng 9 năm 1406, khi đang là Tả quân Đô đốc thiêm sự, Thăng được lệnh theo Chu Năng, Trương Phụ đem quân tấn công Đại Ngu. Tháng 5 năm 1407, đem thủy quân truy đuổi tàn quân nhà Hồ tới cửa biển Kỳ La, Hà Tĩnh. Quân Minh lần lượt bắt được vua Hồ Quý Ly và các con Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng. Tháng 6 năm 1407, Thăng nhận lệnh Trương Phụ giao cùng Lỗ Lân dẫn giải cha con họ Hồ về Kim Lăng, được thăng chức An Viễn bá, mỗi năm được hưởng bổng lộc nghìn thạch. Hoạt động ở Trung Quốc Năm 1409, Liễu Thăng cùng Trần Tuyên đem thủy quân đi tuần biển, đến vùng biển Thanh Châu, phá cướp biển người Nhật Bản, truy đuổi tới tận đảo Bạch Sơn thuộc Kim Châu, Liêu Ninh. Cùng năm, tham gia quân Bắc chinh, đem quân bản bộ tấn công và đánh bại lãnh tụ người Mông Cổ là Arughtai (sử Minh chép là 阿魯台, A Lỗ Đài). Trong trận này, quân Liễu Thăng sử dụng súng thần cơ đánh thắng quân Mông Cổ. Sau chiến tích, được lên tước An Viễn hầu, bổng lộc tăng thêm 500 thạch. Minh Nhân Tông lên ngôi, Liễu Thăng được giao cai quản hữu phủ, hàm gia thêm thành Thái tử thái phó. Sang Việt Nam lần hai Khi Vương Thông bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh ở Đông Quan (nay là Hà Nội), triều đình nhà Minh sai Liễu Thăng làm Tổng binh cùng Bảo Định bá Lương Minh làm Phó tổng binh, Đô đốc Thôi Tụ làm Tham tướng, Thượng thư Lý Khánh làm Tán quân vụ đem 10 vạn quân và 2 vạn ngựa từ Quảng Tây (Minh sử chép là 7 vạn quân), cùng Kiềm quốc công Mộc Thạnh đem 5 vạn quân từ Vân Nam sang cứu viện. Lúc nhận lệnh, Liễu Thăng là Chinh Lỗ Phó tướng quân An Viễn hầu. Quân của Liễu Thăng đi đường từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Tướng Lam Sơn là Trần Lựu giữ cửa Pha Lũy (ải Nam Quan) vờ không địch nổi Liễu Thăng, rút lui về Ải Lưu. Liễu Thăng đánh tiếp Ải Lưu, Trần Lựu lại không giữ nổi (thực chất là cố ý dụ quân của Liễu Thăng vào sâu trong ải), phải lui về Chi Lăng. Mấy lần đánh đều thắng và cộng thêm việc Lê Lợi lại giả vờ sợ Liễu Thăng bằng cách viết thư xin Liễu Thăng hoãn binh để cho Trần Cảo được lập làm vua nên Liễu Thăng sinh tự đắc. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng sai quân đánh Chi Lăng. Trần Lựu ra nghênh chiến rồi giả thua bỏ chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của Lê Sát. Liễu Thăng khinh địch chỉ dẫn 100 quân kỵ đuổi theo, bị chém đầu mà chết vào ngày 20 tháng Chín. Sách Minh thực lục ghi lại, ngày 25 tháng 12 năm 1427, Liễu Thăng bị giết ở Trấn Di Quan (tức Ải Chi Lăng). Người vàng Liễu Thăng Năm Chính Thống thứ 12 (1447), ông được Minh Anh Tông truy tặng Dung quốc công, thụy là Tương Mẫn (襄愍). Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Minh Tuyên tông công nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương (tức xem Việt Nam là quốc gia độc lập), nhưng yêu sách nhà Lê mỗi khi sang sứ phải mang theo "người vàng Liễu Thăng" (tượng hình Liễu Thăng đúc bằng vàng) để đền mạng cho Liễu Thăng, kèm theo sản vật địa phương. Để giữ yên bờ cõi, chấm dứt chiến tranh, Lê Thái Tổ chấp nhận việc cống người vàng đó. Năm Tuyên Đức thứ 4 (1429), Minh sử (明 史) lại ghi nhận việc Lê Lợi "tiến cống phương vật và người vàng thế thân". Đến năm 1433, Lê Lợi mất, con là Lê Lân (tức Lê Thái Tông) lên ngôi, nhà Minh sai sứ là Từ Kì sang điếu tang đồng thời vặn hỏi về việc "thuế cống không như ngạch [đã định]" và "quân sĩ đánh phương Nam chưa về hết". Nghe lời của Từ Kì "khuyên bảo chuyện họa phúc", vua Lê Thái Tông lại sai sứ sang dâng cống người vàng và phương vật vào năm 1434. Từ đó tới hơn 100 năm sau, đến hết thời Lê sơ, sử liệu Trung Hoa không ghi nhận thêm đợt cống người vàng nào nữa. Phải sang thời nhà Mạc, Mạc Đăng Dung vì nhún nhường trước nhà Minh nên tự thân chịu trói (tượng trưng) đến Trấn Nam Quan "đầu hàng" và dâng cống người vàng, người bạc thay mình. Việc này được sử nhà Minh ghi là vào năm Gia Tĩnh thứ 19 (1540). Việc đó sang thời Lê trung hưng, nhà Thanh lên thay thế nhà Minh vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua Khang Hy chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng. Về kích thước, 2 bức tượng người vàng, người bạc của Lê Lợi, Lê Thái Tông nặng 100 lạng (khoảng 3,78 kg). Còn người bạc thời Lê Trung hưng thì Toàn thư, Loại chí có chép "tượng cao 1 thước 2 tấc, nặng 10 cân" (cao khoảng 48 cm và nặng khoảng 6,05 kg). Về hình dạng, người vàng Lê Lợi, Lê Thái Tông và Mạc Đăng Dung tiến cống được Minh sử miêu tả có dạng: "đầu tóc rũ rượi như người tù, hai tay trói quặt đằng sau". Đến khi nhà Lê Trung hưng tiến người vàng, hình trạng có sự thay đổi nhất định. Khởi đầu, nhà Lê trung hưng dự định đúc người vàng "mặc áo chầu, đội mũ chầu, đứng tự do, mặt ngửa lên như là hình dạng của vua Lê cầu ơn ở thượng quốc", nhưng nhà Minh cho rằng như vậy là có ý "kiêu ngạo" nên bắt phải đổi về hình dạng cũ. Tuy nhiên, nhà Lê Trung hưng cho rằng không thể đồng nhất người vàng của họ Lê với họ Mạc được (một bên là chính thống, một bên là tiếm nghịch). Cuối cùng, hai bên đồng ý ở hình trạng "đứng tự do, cúi đầu". Chú thích Tham khảo Minh sử, cuốn 154. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XII, XIV Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (bản in của Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa năm 1971), tập 1, trang 232 và 233. Xem thêm Khởi nghĩa Lam Sơn Trận Chi Lăng - Xương Giang Lê Sát Lương Minh Nguyễn Công Hãng Khởi nghĩa Lam Sơn Nhân vật quân sự nhà Minh Mất năm 1427 Tử trận ở Việt Nam
wiki
Sàng Eratosthenes là một thuật giải toán cổ xưa để tìm các số nguyên tố nhỏ hơn 100. Thuật toán này do nhà toán học cổ Hy Lạp là Eratosthenes (Ơ-ra-tô-xten) "phát minh" ra. Hình thức của sàng Eratosthenes Ban đầu, nhà toán học Eratosthenes sau khi tìm ra thuật toán, đã lấy lá cọ và ghi tất cả các số từ 2 cho đến 100. Ông đã chọc thủng các hợp số và giữ nguyên các số nguyên tố. Bảng số nguyên tố còn lại trông rất giống một cái sàng. Do đó, nó có tên là sàng Eratosthenes. Giải thuật Để tìm các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng số tự nhiên N bằng sàng Eratosthenes, ta làm như sau: Bước 1: Tạo 1 danh sách các số tự nhiên liên tiếp từ 2 đến n: (2, 3, 4,..., n). Bước 2: Giả sử tất cả các số trong danh sách đều là số nguyên tố. Trong đó, p = 2 là số nguyên tố đầu tiên. Bước 3: Tất cả các bội số của p: 2p, 3p, 4p,... sẽ bị đánh dấu vì không phải là số nguyên tố. Bước 4: Tìm các số còn lại trong danh sách mà chưa bị đánh dấu và phải lớn hơn p và nhỏ hơn hoặc bằng căn bậc 2 của n . Nếu không còn số nào, dừng tìm kiếm. Ngược lại, gán cho p giá trị bằng số nguyên tố tiếp theo và quay lại bước 3. Khi giải thuật kết thúc, tất các số chưa bị đánh dấu trong danh sách là các số nguyên tố cần tìm. Cài đặt mã giả:   Input: một số nguyên n > 1 Cho A là một mảng boolean, được đánh số từ 2 đến n, khởi tạo bằng cách gán tất cả phần tử trong mảng là true.   for i = 2, 3, 4,..., √n: if A[i] is true: for j = i2, i2+i, i2+2i,..., n: A[j]:= false   Lúc này, tất cả i ví dụ như của A[i] nếu true đều là số nguyên tố. Tham khảo Kiểm tra tính nguyên tố Thuật toán
wiki
Tôn giáo UFO là những nhóm phụ trách việc giao thiệp được cho là giữa con người và sinh vật ngoài Trái Đất. Thành phần ủng hộ thường tranh luận rằng hầu hết các tôn giáo lớn đều dựa trên khái niệm về một đấng siêu nhiên ở trên cõi trời. Các hình thức giao tiếp này bao gồm thần giao cách cảm và xuất hồn. Giáo đồ thường tin rằng nhân loại có thể được cứu rỗi chỉ sau khi tiếp nhận sự giáo dục về cách cải thiện xã hội từ người ngoài hành tinh. Niềm tin người ngoài hành tinh bắt cóc có thể dẫn đến hình thành cả một giáo phái UFO. Theo một tác giả cho biết thì tổ chức I AM Religious Activity do Guy Ballard thành lập vào năm 1930 được coi là giáo phái UFO đầu tiên, mặc dù Hội Aetherius do George King gầy dựng cũng đã có được sự khác biệt này. Giới học giả nhận định chính biến cố Roswell năm 1947 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử tâm linh UFO. Melodie Campbell và Stephen A. Kent từng miêu tả Cổng Thiên Đường và Giáo đoàn Đền thờ Mặt Trời như là một trong những giáo phái gây tranh cãi nhất trong các nhóm tín ngưỡng về UFO. Khoa luận giáo được các học giả coi là một tôn giáo UFO, do thuyết nguồn gốc vũ trụ Xenu của giáo phái này và sự hiện diện của Chính kịch không gian trong học thuyết Khoa luận giáo. Bối cảnh Tôn giáo UFO thường đề cập đến niềm tin vào việc giao tiếp với người ngoài hành tinh. Stephen Hunt viết trong cuốn Alternative Religions: A Sociological Introduction (tạm dịch: Tôn giáo thay thế: Dẫn nhập về xã hội học), "Một dạng bán tôn giáo có lẽ giống như một hình thức tôn giáo chính thống hơn là giáo phái đĩa bay". Trong những nhóm này, cá nhân giáo đồ tin rằng hoạt động giao tiếp giữa người ngoài hành tinh và con người có thể diễn ra dưới hình thức tiếp xúc vật lý, thần giao cách cảm và xuất hồn. Thông thường, các nhóm tin rằng nhân loại sẽ được những người ngoài hành tinh này cứu giúp khi con người được chỉ dạy về cách sống tốt hơn. Một số nhóm tin rằng người ngoài hành tinh sẽ tới đưa những tín đồ này đến một địa điểm tích cực hơn. Sinh vật ngoài Trái Đất thường tới đây cầu mong nhân loại tự cải thiện chính mình và tránh xa một xã hội tham lam và bạo tàn. Các tôn giáo UFO đặt trọng tâm vào sự phát triển tâm linh và sự tiến hóa của nhân loại. Tôn giáo UFO có thể được hình thành trước hoặc sau khi một cá nhân tuyên bố bản thân từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc và được đưa lên tàu vũ trụ cùng họ. Christopher Hugh Partridge viết trong cuốn UFO Religions (Tôn giáo UFO) rằng J. Gordon Melton xác định tôn giáo UFO đầu tiên là nhóm "I AM" Activity do Guy Ballard lập nên. Partridge nhận định rằng nhóm này "có thể được coi là tiền thân của tôn giáo UFO như Hội Aetherius, và tư tưởng của những người theo đạo UFO như George Adamski" nhưng xem đây không phải là tôn giáo UFO mà chỉ là tôn giáo Thông Thiên học. Partridge lưu ý rằng trong các tôn giáo về UFO, có niềm tin rằng Đấng Sáng Thế hoặc "thực thể đã tiến hóa" không thăng thiên từ Trái Đất, mà thay vào đó đến từ một cõi giới hoặc hành tinh khác và hạ phàm xuống Trái Đất. Trong khi đại đa số phe phái liên kết với I AM đều phủ nhận UFO không quan trọng, thì một số giảng viên theo phái Chân sư Thăng thiên ngày nay như Joshua David Stone lại đề cập đến UFO. Partridge mô tả sự cố Roswell năm 1947 là một điểm mấu chốt về niên đại trong tâm linh UFO, nhận xét: "hiện được thiết lập vững chắc về thứ có thể được mô tả như một 'địa điểm tâm linh' đóng vai trò quan trọng về mặt UFO học"; và James R. Lewis cũng kêu gọi sự chú ý về sự kiện này trong cuốn sách của ông có nhan đề The Gods Have Landed (tạm dịch: Các vị thần giáng lâm), lưu ý rằng vụ này từng được giới nghiên cứu UFO coi là ngày mở ra "sự xuất hiện của UFO trong tâm thức công chúng". Partridge đặt tôn giáo UFO trong bối cảnh của thuyết bí truyền mang hơi hướng Thông Thiên học và khẳng định rằng nó bắt đầu liên kết với cái tên "tôn giáo UFO" sau sự kiện năm 1947 tại Roswell, New Mexico. Theo Partridge, hầu hết tôn giáo về UFO vẫn có nhiều điểm chính liên quan đến Thông Thiên Học, chẳng hạn như niềm tin vào cùng Hệ thống thứ bậc của linh hồn, và ông cũng đưa ra những điểm tương đồng với tư tưởng Thời đại Mới. Ông lưu ý rằng trong tiến trình tư tưởng của tôn giáo UFO từ sau năm 1947, nhiều nhóm trong số này đã duy trì niềm tin rằng những sinh vật ngoài Trái Đất này là "thực thể báo trước một kỷ nguyên mới". Hunt mô tả Hội Aetherius do George King thành lập năm 1955 "có lẽ là giáo phái UFO đầu tiên và lâu dài nhất". Ông xếp Hội Aetherius và Raël giáo vào số "nổi tiếng nhất" trong các "giáo phái đĩa bay". Khi chấp bút viết bài cho cuốn Encyclopedia of Religion and Society (tạm dịch: Bách khoa toàn thư về tôn giáo và xã hội), những người đóng góp gồm Melodie Campbell và Stephen A. Kent đã xếp Hội Aetherius và Unarius là một trong số giáo phái đĩa bay "lâu đời nhất và được nghiên cứu nhiều nhất". Họ mô tả Cổng Thiên Đường và Giáo đoàn Đền thờ Mặt Trời là "các nhóm gây tranh cãi nhất khi kết hợp tín ngưỡng UFO với các biến thể từ những lời khẳng định của người tiếp xúc UFO". Gregory L. Reece xếp Khoa luận giáo thành "nhóm UFO" trong cuốn UFO Religion: Inside Flying Saucer Cults and Culture (tạm dịch: Tôn giáo UFO: Bên trong giáo phái và nền văn hóa đĩa bay), đồng thời thảo luận về các yếu tố của thuyết nguồn gốc vũ trụ Xenu và Chính kịch không gian trong học thuyết Khoa luận giáo. Ông so sánh Khoa luận giáo và Hội Aetherius với Bộ Chỉ huy Ashtar, rồi viết: "Dù giáo phái này mang những điểm tương đồng mạnh mẽ với Bộ Chỉ huy Ashtar hoặc Hội Aetherius, việc họ nhấn mạnh vào sự kiện Xenu như là thông điệp trung tâm của nhóm dường như đặt cả giáo phái vào trong thuyết phi hành gia cổ đại truyền thống. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, Khoa luận giáo có lẽ trông khác biệt nhất so với các nhóm UFO khác trong nỗ lực gìn giữ tất cả nội dung của đề tài chính kịch không gian ẩn mình dưới lớp vỏ bọc này." Lời so sánh tương tự còn được thực hiện trong cuốn New Religions: A Guide (tạm dịch: Tôn giáo mới: Hướng dẫn) khi mô tả thần thoại Xenu là "một huyền thoại về thuyết phi hành gia cổ đại cơ bản". Tác giả Victoria Nelson viết trong cuốn The Secret Life of Puppets (tạm dịch: Đời sống bí mật của lũ rối) rằng "[t]ôn giáo UFO nổi bật nhất hiện nay có lẽ là Giáo hội Khoa luận giáo của nhà văn khoa học viễn tưởng L. Ron Hubbard". Danh sách Xem thêm Giáo phái ngày tận thế Danh sách tổ chức UFO Danh sách nhà UFO học Danh sách phong trào tôn giáo mới Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài UFO Cults, Encyclopedia of the Unusual and Unexplained UFO Cults, Fight Against Coercive Tactics Network Hiện tượng liên quan đến UFO Danh sách liên quan đến UFO Danh sách các tổ chức
wiki
Sau nhiều năm vắng bóng, hơn 1.000 con cò nhạn quý hiếm về “trú ngụ, kiếm ăn” ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Ngày 7/6, ông Châu Văn Văn, Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, cho biết một đàn cò nhạn hơn 1.000 con xuất hiện ở khu vực trảng Tà Nốt trong vườn quốc gia từ cuối tháng 5 đến nay. Cò nhạn (còn gọi là cò ốc), tên khoa học là Anastomus oscitans, có trong Sách đỏ Việt Nam. Chim trưởng thành sải cánh 0,6-1 m, nặng 1-1,5 kg. Sinh cảnh yêu thích của loài này thường ở vùng đất ngập nước như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa… Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại ốc, ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Theo thạc sĩ Hồ Đắc Long, Phó phòng Khoa học, Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, lâu rồi mới thấy số lượng lớn cò nhạn “dừng chân” ở vườn. “Đây là dấu hiệu cho thấy sinh cảnh ở vườn quốc gia được bảo vệ tốt, tạo điều kiện cho các loại chim cư ngụ, kiếm ăn”, ông Long nói. Cũng theo chuyên gia này, khu vực sinh cảnh ở vườn khá tương đồng với vùng đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười. Loài cò nhạn thường xuất hiện 10-30 ngày rồi sau đó sẽ tìm khu vực mới để kiếm thức ăn. Hàng trăm cò nhạn đậu trên cây ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Ảnh: Thái Hà Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát với tổng diện tích vùng đệm hơn 18.600 ha, thuộc huyện Tân Biên. Năm 2019, vườn được công nhận là Vườn Di sản Asean. Sau khi xuất hiện đàn cò, vườn đã có nhiều phương án bảo vệ, đồng thời tổ chức cho du khách tham quan, ngắm chim. Phước Tuấn
vanhoc
Ban giám khảo không phát hiện ra bức tranh được tạo bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và đã trao giải nhất cho tác phẩm. Business Insider cho biết trong cuộc thi Nhiếp ảnh Thế giới Sony 2023 (SWPA 2023) vừa tổ chức hồi tháng 3, tác giả Boris Eldagsen đã mang tới tác phẩm có tên “The Electrician”. Trong ảnh là hai người phụ nữ với ánh mắt nhìn về hai hướng khác nhau và có tông màu đen trắng theo phong cách những năm 1940. Đây là tác phẩm được tạo ra hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng được Ban giám khảo trao giải nhất hạng mục Sáng tạo trong cuộc thi SWPA 2023. Tác phẩm được xướng tên khiến tác giả Boris Eldagsen – người có 30 năm kinh nghiệm, cảm thấy ngạc nhiên. “Tác phẩm ‘The Electrician’ có tất cả các lỗi đặc trưng của AI. Đáng lẽ các chi tiết này phải được các thành viên Ban giám khảo phát hiện” – nhiếp ảnh gia Boris Eldagsen viết trên blog cá nhân. Tác phẩm “The Electrician” được tạo ra bởi AI. Ảnh: Business Insider. Thực tế, thoạt nhìn tác phẩm trông khá chân thực nhưng có một số dấu hiệu cho thấy nó được tạo bằng AI. Chẳng hạn, bàn tay không tự nhiên, ngón tay không có móng tay hay chiếc váy bị lẫn vào cánh tay trái của người đứng trước. Trong bối cảnh đó, tác giả Boris Eldagsen quyết định từ chối nhận giải với lời giải thích: “AI không phải là nhiếp ảnh. Vì vậy, tôi không nhận giải thưởng này”. Tác giả cũng cho biết “The Electrician” được tạo bởi công cụ Dall-E 2 của công ty OpenAI vào tháng 9-2022. Ngay khi nhận tin đoạt giải, ông Boris Eldagsen cũng đã thông báo với ban tổ chức rằng nó do AI tạo ra. Ông đăng ký tham gia cuộc thi vì SWPA cho phép sử dụng “bất kỳ thiết bị nào”. Nhiếp ảnh gia Eldagsen nhận xét tiềm năng sáng tác ảnh nghệ thuật của AI rất lớn. Do đó, ông cũng hy vọng sẽ có một cuộc thi riêng, thay vì để ảnh AI lẫn trong các sự kiện thi ảnh do con người chụp. Đây không phải lần đầu tác phẩm do AI tạo ra đoạt giải thưởng. Tháng 8 năm ngoái, bức tranh “Theấtre D’opéra Spatial” được người dùng Jason Allen mang đến triển lãm bang Colorado ( Mỹ ) và sau đó được trao giải nhất ở hạng mục nghệ thuật số. Hồi đầu năm, công ty điện tử DigiDirect ( Úc ) cũng tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh với giải thưởng hàng tuần bằng tiền mặt. Tác phẩm biển của Jane Eykes đã đoạt giải nhưng sau đó tác giả thừa nhận ảnh được tạo bởi AI của Absolutely.
vanhoc
Hugo Karl Ernst Freiherr von Kottwitz (6 tháng 1 năm 1815 ở Wahlstatt tại Liegnitz – 13 tháng 5 năm 1897 tại Stuttgart) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trong đó ông đóng một vai trò quan trọng đến chiến thắng của quân đội Phổ – Đức trong trận Loigny-Poupry vào ngày 2 tháng 12 năm 1870. Sự nghiệp quân sự Trong dịp sinh nhật lần thứ 17 của mình, Hugo Freiherr von Kottwitz đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 11, đóng quân tại Breslau. Ông vẫn ở trong trung đoàn cho đến khi ông được phong cấp bậc Thượng tá và Tư lệnh (Kommandeur) Trung đoàn Bộ binh số 17 (Westfalen 4) không lâu trước khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần bùng nổ năm 1866. Dưới sự thống lĩnh của ông, trung đoàn này là một phần thuộc biên chế của Binh đoàn Elbe (Elbarmee) và đã thể hiện khả năng của mình trong trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7 bằng cuộc tấn công thắng lợi vào rừng Bor nơi có quân Sachsen trấn giữ. Trong cuộc tổng động viên vào năm 1870 khi Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, ông được lên cấp bậc Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 33 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 17. Lữ đoàn do ông chỉ huy bao gồm các Trung đoàn Hansestadt số 75 và 76. Sư đoàn này là một phần thuộc biên chế của Quân đoàn VIII dưới quyền chỉ huy của Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin là Friedrich Franz II. Von Kottwitz đã tham chiến trong các cuộc vây hãm Metz, Toul và Paris. Vào tháng 11 năm 1870, ông tham gia trong cuộc tiến công của quân đội Đức về phía Le Mans. Đợt tấn công đại thắng của Lữ đoàn số 33 vào làng Loigny và sau đó là cuộc phòng ngự thành công vị trí này đã đóng một vai trò quyết định đến chiến thắng của người Đức trong trận Loigny-Poupry vào ngày 2 tháng 12 năm 1870. Sau cuộc chinh phạt Orléans, ông đã tham gia trong thắng lợi quyết định của quân đội Đức trước Binh đoàn Loire của Pháp tại Le Mans vào tháng 1 năm 1871. Trận đánh đẫm máu tại Loigny vào ngày 2 tháng 12 năm 1870 đã chứng tỏ lòng dũng cảm của các trung đoàn Hansestadt dưới quyền chỉ huy của Von Kottwitz. Vào lúc 8 giờ sáng, quân đội Pháp tấn công quân đội Bayern, đẩy quân Bayern vào tình thế khó khăn. Trước tình hình đó, một sĩ quan phụ tá của tướng Ludwig von der Tann, Tư lệnh quân Bayern, phải khẩn cấp cầu viện tướng Hermann von Tresckow, Tư lệnh của Sư đoàn số 17 của Phổ. Tresckow đã điều quân chủ lực của Lữ đoàn số 33 đến hỗ trợ các lực lượng Bayern. Dưới sự thống lĩnh của tướng Kottwitz, ba tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Hansestadt số 75 và một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Hansestadt số 76 tiến về Loigny. "Như thể khi diễu binh, với trống đánh, cờ phất, và binh lính hối hả, 4 tiểu đoàn tiến xuống Loigny", với sự yểm trợ của 8 khẩu đội pháo được triển khai theo hình bậc thang ở phía tây Lumeau. Các lực lượng dưới quyền Kottwitz ngay lập tức ồ ạt quân cánh trái của Pháp dưới quyền tướng Bourdillon, và giáng cho quân Pháp một đòn mạnh vào sườn phải, gây cho đối phương choáng ngợp và phải rút chạy vào Loigny. Ở các hố sỏi phía đông ngôi làng, một số đội hình hàng dọc của Pháp đã tiến hành phòng ngự trước cuộc tấn công của quân đội Đức, nhưng bị lưỡi lê của Tiểu đoàn số 1 thuộc Trung đoàn Hansestadt số 76 quét sạch. Giờ đây, Tiểu đoàn số 2 của trung đoàn số 76 và các chi đội của trung đoàn số 75 tiến vào Loigny,. Các đại đội Hansestadt khác, phối hợp với hai tiểu đoàn Bayern, đã tấn công mạnh mẽ từ Beauvilliers, "đánh chiếm Fougeu ngay từ lúc đầu", và bắt giữ nhiều tù binh Pháp tại đây. Họ vẫn giữ được vị trí của mình bất chấp hỏa lực khốc liệt và các đợt tấn công dồn dập của quân Pháp. Một cuộc giằng co đã diễn ra hết sức quyết liệt ở Loigny, trong đó lợi thế nghiêng về phía Đức. Lúc chạng vạng, tướng Sonis của Pháp đã mang các lực lượng trừ bị của mình vào trận, nhưng để phản trả tướng Tresckow đã mở một tấn công bằng các lực lượng trừ bị cuối cùng của ông. Kottwitz xua hai tiểu đoàn mới toanh thuộc trung đoàn số 75 vào trận và họ đã đi vòng phía nam ngôi làng theo hướng Fougeu, và cùng với các lực lượng Đức chiến đấu trong khu vực này đánh tan quân Pháp, gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề. Lữ đoàn Hansestadt do Kottwitz chỉ huy đã làm chủ được Loigny. Thiệt hại cho lữ đoàn của Kottwitz là 21 sĩ quan và 428 binh lính trong trận thắng ở Loigny-Poupry. Do Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai của Trung đoàn số 76, tức Tiểu đoàn III./76, sau này được đổi thành Tiểu đoàn II của Trung đoàn Bộ binh số 162 (Hansestadt 3), cuộc tấn công vào Loigny và tên tuổi của Tướng von Kottwitz trở thành một phần của huyền thoại định hình Trung đoàn Lübeck. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, vào ngày 14 tháng 7 năm 1874, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh (Kommandeur) của Sư đoàn 26, đóng quân tại Stuttgart. Sau khi được thăng quân hàm Trung tướng, ông được lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn số 1 đóng quân ở Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ, vào ngày 22 tháng 12 năm 1876. Theo yêu cầu của ông, ông được nghỉ hưu vào ngày 5 tháng 2 năm 1878. Nhân dịp kỷ niệm 25 ngày chiến thắng Loigny-Poupry, ông được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh vào ngày 2 tháng 12 năm 1895. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1897, ông từ trần tại Stuttgart. Vinh danh Đường Kottwitz (Kottwitzstraße) tại quận Generalsviertel ở Ham-Hoheluft Đường Kottwitz (Kottwitzstraße) ở Lübeck-Marli Chú thích Tham khảo Vaterstädtische Blätter, 2 tháng 12 năm 1900, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trận chiến Loigny Liên kết ngoài Bernhard von Poten: Kottwitz, Hugo Freiherr von. In: Allgemeine Deutsche Biographie (ADB). Band 51, Duncker & Humblot, Leipzig 1906, S. 354 f. Tướng Phổ Tướng Đức Sinh năm 1815 Mất năm 1897 Nhân vật trong Chiến tranh Áo-Phổ Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ Người Đức
wiki
.um là tên miền Quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Quần đảo nhỏ rìa Hoa Kỳ. Được quản lý bởi Nhà đăng ký Quần đảo nhỏ rìa Hoa Kỳ. Cho đến cuối năm 2006 nó được quản lý bởi Đại học Nam California Viện Khoa học Thông tin, nhà quản lý gốc .us, trước khi NeuStar nhận nhiệm vụ này. Nguyên thủy, nhà đăng ký chỉ có thể đăng ký tên miền cấp 3 hoặc cao hơn, nhưng vào tháng 4 năm 2002 tên miền cấp 2 cũng đã ra đời. Trang nhà đăng ký.um hoạt động vào cuối tháng 4 năm 2007;tuy nhiên, thử tìm .um bằng Google chỉ cho ra 1 kết quả-chính là cơ quan đăng ký. Tuy nhiên truy cập vào cùng địa chỉ mà không có tên miền con WWW cho ra nó là một trang khác của ep.net Có một địa chỉ email mà thông tin có thể được yêu cầu trên trang chủ của nhà đang ký, nhưng rõ ràng cơ quan đăng ký chỉ chấp nhận nộp đơn "có quan tâm" vào thời điểm này, do đó không có đăng ký nào ở tên miền này hiện nay. Vào tháng 1 năm 2007, Công ty Internet để Gán tên và số hiệu có báo cáo đã loại bỏ tên miền.um ra khỏi danh sách tên miền chính để phản ứng lại việc tên miền không được sử dụng và mong muốn Đại học Nam California Viện Khoa học Thông tin phải từ bỏ trách nhiệm đối với tên miền.. Tuy nhiên,.um vẫn tồn tại trong DNS toàn cầu cho đến ngày 5 tháng 5 năm 2007. Vì Đại học Nam California Viện Khoa học Thông tin đã từ bỏ nhiệm vụ cơ quan tên miền, vào năm 2006, Bill Manning đã quản lý nó. Tham khảo Liên kết ngoài IANA.um whois information United States Minor Outlying Islands NIC DNS Report on the.um domain U m U m Các tiểu đảo xa của Hoa Kỳ sv:Toppdomän#U
wiki
Trần Thu Trang Bốn mùa 1881 Đây có thể coi là truyện ngắn đầu tay tôi viết, theo lời khích lệ của một người bạn để dự thi trên một website về nước hoa. Kết thúc cuộc thi, tôi xếp hạng nhì. Chuyến bay bị hoãn vì sương mù, bên hàng không bố trí cho nàng về một khách sạn cách nhà anh chỉ hai dãy phố. Nhưng nàng không gọi cho anh, nàng sợ phải nhìn lại một lần nữa ánh mắt bình lặng không trách móc của anh. Nàng cũng không báo cho T. bên kia, chỉ mệt mỏi lên nhận phòng. Để nguyên bộ quần áo dày cộp chuẩn bị cho những đợt mưa tuyết xứ người, nàng ngả xuống giường, những hình ảnh vuông tròn lẫn lộn trượt trong đầu. Nằm trằn trọc mãi không thể ngủ nổi, nàng mở vali tìm vỉ thuốc, thời gian gần đây nàng tìm nó thường xuyên. Đập vào mắt nàng, phía trên đống tư trang đã xếp gọn gàng là một vật rất quen thuộc. Cái túi giấy màu trắng đục có hàng chữ mạ vàng. Đến bây giờ nàng cũng không nhớ đã tặng ông chủ nhà hàng món gì mà ông ta tặng lại nàng túi quà ngoại cỡ đó. Chỉ nhớ là cái túi quá đẹp và nàng đã bắt anh bỏ hết đống đồ trong ngăn kéo ra để lót nó xuống đáy cùng cho đỡ nhàu. Giờ nó không còn đẹp kỳ diệu như lúc ban đầu nàng mang về, nhưng cái màu trắng ngà của giấy và màu vàng nhũ của chiếc logo đó hợp với chiếc khăn len xanh sẫm thoảng mùi nước hoa của anh vô cùng. Không một bức thư. Không một mẩu giấy nhắn. Món quà chia tay trống trải nhưng vương vấn đến nao lòng… * Mùa thu năm ngoái, trời đầy gió và mặt đất đầy xác lá, nàng đang ngồi thu mình trong căn phòng nhỏ lắng nghe “nỗi im lặng phố khuya” như trong nhạc Phú Quang thì anh đến chìa ra hai tấm vé hoà nhạc. Trong tờ chương trình có ghi: Bản Bốn mùa - Concerto cho Violon của Vivaldi. - Sao anh biết em thích Vivaldi? - Anh không biết, bạn anh mới đưa vé chiều nay. - Bạn anh là ai? - Em không biết đâu. Nàng thôi không hỏi thêm, cũng không trang điểm thêm, chỉ khoác một chiếc khăn lụa màu nhạt qua vai rồi lặng lẽ đi theo anh. Nhà hát Lớn đầy những người nước ngoài cao lớn, thanh lịch và lạ lẫm. Anh cầm khuỷu tay nàng, miết nhẹ nhẹ như trấn an. Đã lâu rồi kể từ khi T. đi, nàng mới lại đến những nơi hào nhoáng thế này. Hai người ngồi trong một lô tầng hai, nơi nghe tốt nhất và xem rõ nhất. Vị nhạc trưởng người Pháp duyên dáng đưa tay mời vị thần âm nhạc từ đâu đó trên mái vòm đậu xuống cây đũa mảnh. Những nốt thăng nốt trầm lan toả. Nàng nghiêng đầu, khép mắt. Hương thơm của một loại nước hoa lẩn quất giữa hai chiếc ghế của nàng và anh. Nàng không còn lắng nghe nữa mà đang cảm nhận. Tiếng violon réo rắt và mùi man mát trầm lặng của nước hoa đưa nàng tới xứ Lombardi miền Bắc Ý, tới với những cánh đồng hoa oải hương tím ngan ngát trải dài tới chân trời, những vườn cam vườn chanh trĩu quả bên bờ Địa Trung Hải... Giờ nghỉ giải lao, anh ra ngoài rồi trở vào, hương thơm theo những dao động không khí vỗ vào tâm trí nàng như đợt sóng. - Anh dùng nước hoa? - Anh vẫn dùng, từ lâu rồi mà. - Vậy à? Em không biết. Anh im lặng vài giây rồi nói ra một cái tên, Cerruti 1881. Nàng gật đầu lơ đãng nghiêng mặt hướng về phía anh hơn một chút, không nhận ra rằng từ nay cái ám ảnh kết bằng khói thuốc lá của T. sẽ không còn theo mình thường xuyên nữa. * Mùa đông đến, nàng ghi tên học thêm một “cua” tiếng Ý ngoài giờ. Trường ở ngoại ô, trên một con đường mà ánh đèn lấp sau tán cây. Anh đến đón nàng, chạy xe song song trên quãng đường tối nhất, lắng nghe những câu chuyện không đầu không cuối hay những từ nàng mới học và mỉm cười. Thi thoảng anh kéo nàng đi ăn món Ý ở một nhà hàng quen, ông chủ người Parma hay quàng một chiếc khăn màu ô-liu, luôn nói “Ciao, bella” mỗi khi nàng bước vào. Một lần, bên chiếc bàn trải khăn ca-rô, trong khi chờ món Pizza với xúc xích Parma, nàng cười vô tư lự, thì thào với anh: - Nếu Nino vẫn quàng chiếc khăn kia và có thêm mùi Cerruti 1881, em sẽ yêu ngay. Anh không cười, chỉ nhìn sâu vào mắt nàng như tìm kiếm một ẩn ý nào đó. Mấy ngày sau, nàng thấy anh cũng có một chiếc khăn len màu ô-liu. * Mùa xuân tới, nàng dọn về căn gác đầy ánh sáng. Ở đó, chai nước hoa Cerruti 1881 pour homme trong hộp giấy màu xanh úa vẫn đứng cô đơn trên giá sách giờ có thêm bạn mới là đống libri e taccuini của nàng. * Cuối mùa hè, T. xuất hiện, không phải bằng xương bằng thịt mà chỉ bằng một lá thư sáu trang viết tay bay bướm gửi từ một nơi cách nàng nửa vòng trái đất, đúng lúc nàng và anh đang chờ mùa thu tới để kết thúc cuộc sống chung không danh phận và tiến tới một ràng buộc thiêng liêng hơn. Trong căn gác nóng hầm hập vì mất điện, nàng thắp nến đọc thư T., anh nhìn xoáy đôi mắt long lanh nước và lung linh ánh nến của nàng, rồi im lặng ra khỏi phòng. * Nàng nâng chiếc khăn lên, ấp vào cổ, cái nham nhám của những sợi len thô to cọ lên làn da và mùi hoắc hương lẫn hoa y-lang y-lang mang mã số 1881 thoảng rụt rè len vào tâm trí, cảm giác vẫn như mỗi khi anh đi đâu về để nguyên khăn mũ khẽ cụng đầu vào thái dương nàng. Đến bây giờ nàng mới nhận ra, với nàng, anh cũng giống như chiếc khăn len đan bằng sợi thô, ấm áp chở che nhưng chưa bao đủ dài rộng để quấn và giữ chặt lấy nàng. Anh chỉ biết đến bên kéo nàng ra khỏi nỗi cô đơn lạnh lẽo, làm trái tim nàng ấm lại bằng mọi cách có thể. Và khi T. trở lại, trái tim nàng không còn cô đơn, anh lặng lẽ quay đi. Ngay cả việc đưa chiếc khăn với bao nhiêu kỷ niệm cho nàng, anh cũng làm lặng lẽ, như nhất định phải vậy, như một cử chỉ chăm sóc kín đáo cuối cùng. Nàng ngồi thẳng lên hít một hơi dài như để trấn áp sự xao động. Một cái gì đó sộc tới, thôi thúc, giục giã, nàng vùng chạy... Còn nửa dãy phố nữa là nàng sẽ tới nhà anh. Trên vai nàng, từ những nếp cuộn của chiếc khăn len màu ô-liu, Cerruti 1881 toả hương dữ dội hơn bao giờ. 17h30, 31/3/2006 Mục lục Bốn mùa 1881 Bốn mùa 1881 Trần Thu TrangChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: Awmy Trần Thu Trang (tác giả tiểu thuyết Phải lấy người như anh) Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 7 tháng 6 năm 2006
vanhoc
Paustovsky Hạt cát Dịch giả: Kim Ân Người ta phần đông quả quyết rằng phàm là truyện ngắn thì nó nhất thiết phải có ý nghĩa giáo dục. Nhưng bao giờ cũng cứ có những anh chàng kỳ quặc, phần nhiều lại chính là các nhà văn chứ không phải ai khác lại không chịu phục tùng cái chân lý ấy một cách tuyệt đối. Những người như thế quả quyết rằng có một số truyện ngắn, mặc dầu chẳng dạy dỗ độc giả được gì nhưng chúng cho họ thấy cái đẹp của một hạt cát tý xíu nào đó có thể khúc xạ ánh sáng mặt trời và biến nó thành vô vàn cầu vồng và hào quang đủ màu đủ sắc. Có một lần ngồi trên lan can đá một con đường cái miền Krưm, tôi đã bàn đến chuyện ấy với một nhà văn có tuổi là người quen của tôi. Ngay trước mặt chúng tôi, trên vệ đường đá răm thoai thoải, những bụi kim tước chỉ nở hoa như những tia nước vàng dày đặc, còn sau chúng tôi, như một vực thẳm màu xanh, Hắc Hải lấp lánh bốc khói. Biển đuổi vào bờ hàng ngàn con sóng bạc đầu nho nhỏ. Những con sóng đi xiên xiên tứ phía đông nam bờ và vì thế tiếng sóng vỗ bờ đổ xuống bãi tắm không thành từng đợt thẳng ầm ĩ mà là sự đột nhập đều đều của những con sóng nhỏ chênh chếch. - Tiếng sóng vỗ bờ này giống tiếng chân vịt Acsimét – Nhà văn có tuổi nói. Ngày trước ông là một kỹ sư và vì thế ông thường sử dụng trong cuộc sống cũng như trong văn của ông lối so sánh kỹ thuật. Bên trên những bụi kim tước chi, những khu vườn nho kéo dài trên những khúc ngoặt lởm chởm đá lửa. Ở đó, các thiếu nữ đội khăn vuông trắng buộc rất thấp, sát lông mày, đang làm việc. Gió thổi phần phật những gấu váy mỏng bạc màu của họ. Một cô trong đám thiếu nữ vừa chạy vừa nhảy trên đường cái và rẽ dần xuống biển. Cách chúng tôi mấy bước, cô vấp một cái, ngã xuống, vập chân vào đá rất đau rồi vùng dậy, nhảy lò cò về phía lan can. Cô gái ngồi xuống bên chúng tôi, khe khẽ xuýt xoa vì đau qua hai hàm răng nghiến chặt. Cô cố nhấc cái chân bị thương lên, dùng hai tay ghì chặt lấy nó rồi bối rối cười lên khanh khách. Cô cố gắng làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra và vết thương kia chẳng có gì đáng chú ý. Nhưng trong đôi mắt tái nhợt của cô, chúng tôi biết rằng cô đau lắm. Tôi lại chỗ con suối nhỏ chảy qua đường, con suối đã kịp rửa sạch trên mặt đường nhựa một giải cát sạch to hạt, dấp ướt chiếc khăn tay và đưa cho cô gái. Cô cảm ơn tôi và nhăn mặt, lấy chiếc khăn ướt buộc lại những ngón chân bị thương. - Vẫn cứ đau. – Cô than phiền bằng một giọng biết lỗi – Cháu rõ thực là ngốc! - Cô ngồi yên! – Nhà văn già nghiêm nghị bảo cô ái – Chúng tôi sẽ hãm chiếc xe đầu tiên qua đây và đưa cô về Mixkhorơ, vào bệnh viện. - Cần gì phải thế! – Cô gái van vỉ - Tốt hơn hết là cháu cứ ngồi lâu lâu một chút. Chả biết chừng tự nó khỏi cũng nên. Chúng tôi đồng ý. Cô gái người gầy gò trong bộ áo cũ, ngắn, trước kia màu xanh lá cây nhưng giờ đã ngả sang màu xám. Cô nhìn xuống cái chân đau, không ngước mắt lên và vì thế chỉ trông rõ đôi hàng mi dài và đen của cộ Mấy món tóc màu hạt dẻ xỏa ra ngoài chiếc khăn vuông trắng. - Cô ở đâu? – Nhà văn già hỏi. - Cả đội chúng cháu ở trong lều. – Cô gái đáp – Kia kìa, sau vườn nhọ Chúng cháu làm việc trong khu vườn nho ấy. Cô ngước mắt lên và tôi ngạc nhiên thấy lông mi và tóc cô màu sẫm. Tôi đã chờ đợi được nhìn thấy một đôi mắt tối, nhưng mắt cô lại có màu xanh lá cây tươi và chúng long lanh đến nỗi tưởng chúng bị phủ một màng hơi ẩm của nước mắt. Hai đầu gối cô bị đá răm làm xước và trên đó trông rõ những vết máu lấm tấm Để chúng tôi khỏi chú ý đến cái chân đau của cô, cô gái nói: - Hoa kim tước chi… đẹp quá đi mất! - Nó giống cái gì, - nhà văn hỏi, - cô có biết không? - Chịu, cháu không đoán được đâu - Thế thì tôi sẽ nói cho cô nghe. Tôi tin chắc nhà văn ngay lúc ấy sẽ dẫn ra một sự so sánh nào đó rất là kỹ thuật, nhưng ông ta chỉ nhìn về phía hoa kim tước chi, nghĩ một lát rồi nói: - Nếu ta lấy những hòn sỏi của biển cả mà ném vào trong nước vàng thì ta sẽ có những tia nước, vọt lên tung toé, như thế đấy. Có đúng vậy không? - Vâng, đúng thế. – Cô gási nói khẽ. – Câu nói của bác giống như những vần thơ của một nhà thơ haỵ Cháu rất yêu thợ Nhưng bây giờ cháu chẳng có thời giờ mà đọc thơ nữa. Cô gái kể cho chúng tôi nghe rằng năm trước cô tốt nghiệp phổ thông ở một tỉnh lỵ nhỏ bé vùng Pôntapsina, rằng cái tỉnh lỵ ấy tên là Khôrôn và tỉnh lỵ ấy có một dòng sông nhỏ ấm áp hai bên bờ mọc đầy cỏ tên chảy bên cạnh. Cô nói rằng cha cô đã mất từ lâu, còn mẹ cô - một y tá – thì bận đến nỗi không còn có thời giờ dành cho tình yêu đứa con gái duy nhất, tức là cô, Lêlia. Cô kể rằng sau khi học xong cô quyết định trở thành một nhà chọn giống thực vật và vì thế bây giờ cô đang thực tập sản xuất tại những vườn nho miền Krưm. Công việc đó khó khăn và tinh tế, loại nho ở vườn họ làm tính tình lại đỏng đảnh, nhưng cái chính là công việc đá ghê lắm. - Công việc làm sao? – Nhà văn ngạc nhiên hỏi lại. - Đá ghê lắm. Đất chẳng khác gì đá, rễ nho cũng rắn như đá, chung quanh, đá bị mặt trời hun đốt phả hơi nóng hầm hập. Lúc đầu cháu khổ vì nóng, thậm chí phát khóc lên. Ấy thế mà bây giờ cháu lại đâm ra yêu cái nóng ấy, giờ đây cháu có cảm giác như nó làm cho đất đai đẹp thêm. Nhưng khoảng thời gian thú nhất chính là lúc cái nóng dừng lại lúc gần tối, nó bắt đầu giảm dần đi một cách khó nhận thấy và không khí trở nên yên lặng, có thể nói là dịu dàng, đến nỗi cháu cảm nhận cháu thực hạnh phúc. - Đúng thế đấy, cháu hạnh phúc, - cô nhắc lại và hơi đỏ mặt. - Ở trường cháu, bà hiệu trưởng cứ căn dặn mãi là không được để cho mình dễ xúc cảm, nhưng giờ đây cháu đã hiểu ra như thế thật là ngốc. Cháu đoán được rằng các bác là nhà văn. Ở đây, ở Ianta, các bác có trại nhà văn. Nhà văn phải hiểu mọi sự vật một cách bình tĩnh hơn và tốt bụng hơn những người khác. Vậy thì, các bác hãy nói cho cháu nghe: Chẳng lẽ làm một con người tốt bụng và biết cảm thấy một cách mạnh mẽ tâm tính người và cái đẹp chung quanh lại là không tốt hay sao? Ấy thế mà người ta cứ buộc cháu vào cái tội dễ xúc cảm, thậm chí đôi lần cả ở đây, trong đội lao động nữa. Cháu có lỗi gì khi ở trước mặt kia, cả ngọn núi Aiu- Đgiơ đang đắm mình trong khói xanh, lẫn với trời xanh đến nỗi tưởng như nó hoà tan trong đó? Mà cái đó làm cho tâm hồn cháu cảm thấy sung sướng. Sung sướng đến nỗi ngay lập tức cháu bắt đầu nghĩ ra đủ mọi chuyện để cho cháu còn được sung sướng hơn nữa. Thí dụ như mới đây thôi, cháu vừa đọc được trong một cuốn sách cũ những chữ ”phương xa màu da trời”. Và cháu tự nhủ: “Núi Aiu- Đgơ không phải đắm mình trong bóng tối màu xanh mà là màu xanh da trời? Hay là màu xanh da trời nhạt?” Cháu không biết nên gọi thế nào cho đúng hơn và hay hơn. Rồi cháu bắt đầu tưởng tượng ra cháu đang trèo lên đỉnh núi, chung quanh cháu, những bông mận hoang trắng như hoa tuyết nhỏ bé đang rơi, còn biển thì đang nghiêng ngả ở xa mãi dưới kia, nó ném những tia nắng phản chiếu lên những dốc đứng. Và cháu thèm được hoà tan trong cái ánh sáng và màu xanh Hắc Hải ấy, đến nỗi cháu còn muốn, nếu cháu có phải chết thì cháu sẽ chỉ chết nơi đây. Cô gái tự nhiên bối rối và nín lặng - Như thế hẳn là ngốc lắm. – Cô nói. – Các bác tha lỗi cho cháu. Và xin các bác đừng cười cháu. - Không đâu! – Nhà văn trả lời. – Chúng tôi không cười cô đâu, mặc dầu cô cũng có buồn cười thực đấy. và rất đáng yêu như thế. Bao giờ cô đi lấy chồng? - Cháu chẳng bao giờ lấy chồng đâu! – Cô gái vội vã ngắt lời ông. - Mọi cô gái đều nói như thế. – Nhà văn phá lên cười - Cả cô nữa. Bởi vì cô chưa yêu. Tôi ghen với cô đấy. Thực thế! tôi ghen với cô vô cùng. Như tôi ghen với người chưa đọc Epgêni Ônêghin, nhưng sắp sửa đọc cuốn đó. Cô đã đọc Chiếc vòng ngọc thạch của Kuprin chưa? Chưa à? Thế thì hay lắm. Mất gì tôi cũng bằng lòng để được theo dõi cô khi cô đọc truyện ngắn tuyệt diệu đó. Để tôi xem đôi mắt cô tối lại và rưng rưng lệ, để xem cô chau mày và cắn môi như thế nào, xem cô bất thần mỉm cười ra sao. - Tại sao bác biết cháu đọc những cuốn sách hay như thế? - Con tôi đọc sách y như vậy đấy! Còn tình yêu – cái tình yêu chân chính trong sáng và giản dị như bất cứ bông hoa dại nào, như bông mận hoang trắng và khiêm tốn kia - nhất định sẽ đến. Mặc dầu cô muốn hay không. Tôi hiểu tôi nói gì. - Nói chuyện với bác đến là thú vị! – Cô gái nói. - Đấy, thế là chân cháu không còn đau lắm nữa rồi. Cháu có thể đi bộ đến tận Mixkhorơ được rồi. Nhưng cô chưa đi được ngay, hay nói cho đúng hơn, nếu không dùng gậy. chúng tôi liền đứng hai bên cô và cô gái quàng tay lên vai chúng tôi, khập khiễng, đôi lúc co hẳn một chân lên, bắt đầu nhẹ nhàng rón bước đi xuống. Chúng tôi đưa cô đi thận trọng như mang một báu vật. Mà thực vậy, đó là một báu vật sống, bám đầy bụi đất đỏ miền Krưm, báu vật sống này e thẹn, với đôi mắt bối rối màu xanh lá cây. Có lẽ tôi đã nghĩ một cách hơi văn hoa rằng mỗi mẩu đất mà đôi chân nhỏ bé đi dép của cô đặt xuống phải là một mẩu đất qúy báu đối với chúng tôi, những ông già. Mẩu đất ấm áp ấy đã được tuổi trẻ chạm tới. Tuổi trẻ là cái duy nhất, vì nó chúng ta đã sống và làm việc trong rất nhiều những năm gian khổ và đôi khi không xứng với cô ta. Liệu thanh niên có biết đến điều đó không? Tôi nghĩ. Liệu cô gái này có biết đến điều đó không? Cuộc sống sẽ mất hầu hết ý nghĩa, nếu như tuổi trẻ không biết đến công việc của những thế hệ trước mình. Và cô gái hình như cũng đoán ra tôi nghĩ gì. Đặt lại cánh tay trên vai tôi, cô khe khẽ chạm lòng bàn tay cô vào má tôi, và trong sự cọ sát vô tình ấy tự nhiên tôi cảm thấy niềm âu yếm. Mà có thể đó chỉ là tôi cảm thấy như vậy thôi, chuyện đó thường xảy đến với tôi. Tôi nhớ đến những câu thơ của Lugốpxkôi. “Tôi cần một giấc ngủ trượt sâu, tôi cần một tiết tấu cao tần…” Hẳn là trong đó ẩn náu sự sáng suốt chân chính của những nguyện vọng cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ. Nó đấy, giấc mơ trượt sâu màu anh da trời của những khoảng không, sự dao động của bóng tối mỏng manh trên biển cả bao la, cái rung rinh nhè nhẹ khó nhận ra của ngôi sao đầu tiên bên trên những ngọn núi. Tôi trỏ cho cô gái và nhà văn già nhìn ngôi sao, và chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại nói: - Hẳn đó chính là cái ngôi sao mà ánh sáng của nó đã mạ bạc những thung lũng mùa xuân. Nhà văn già trả lời tôi một cách đơn giản: - Tôi thích sống! Còn cô gái thì nói rằng ngày hôm nay đối với cô là một ngày đẹp, đẹp lắm, mặc dầu chính cô cũng không hiểu vì sao. Vâng, truyện ngắn này chỉ có thế. Trong đó không có ý nghĩa giáo dục gì, nhưng có lẽ nó có cái “hạt cát” duy nhất có thể đem lại cho con người dù chỉ chút ít niềm vui và buộc họ phải mỉm cười, mà lần này không phải tìm trong câu chuyện ngắn củn ấy một ý nghĩa sâu xa. Kim Ân chuyển dịch Mục lục Hạt cát Hạt cát PaustovskyChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm : SBC Nguồn: sưu tầmĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 2 tháng 11 năm 2005
vanhoc
Curcuma picta là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jana Leong-Škorničková đặt tên khoa học chính thức đầu tiên năm 2008. Tên gọi địa phương: karchoora, catchur, cachura, cachoramu, gandhamoolaka, kutchoor, catchoor, cachoraa (Hindu, Telingas); sat’hi, sotee (Bengal), kua, zerumbed, zerumbad. Lịch sử phân loại Năm 1810, William Roxburgh cung cấp mô tả ngắn gọn loài C. zerumbet với các nguồn dẫn chiếu là "Kua: Rheede Mal. 11: t. 7. (1692); Zerumbed: Rumph. Amb. 5: t. 68 (1747) và Amomum zerumbeth: Retz. Obs. 3. 55. [= Amomum zerumbeth J. König in Retz., Observ. Bot. 3: 55 (1783)". Năm 1811, Roxburgh cung cấp mô tả chi tiết hơn cho C. zerumbet, kèm hình minh họa. nhưng mô tả và hình minh họa của Roxburgh không giống với những gì mà Rheede, Rumphius và Koenig trong Retzius đã đề cập. Cụ thể, hiện tại mô tả và hình minh họa Kua của Rheede là lectotype cho C. zedoaria (Christm.) Roscoe, 1807 - một loài có cụm hoa ở bên, với vết mờ màu đỏ không rõ nét trên phiến lá, có ở miền nam và đông bắc Ấn Độ. Amomum zerumbeth của J. Koenig dựa theo Zerumbed của Rumphius và vì thế chúng đại diện cho cùng một loài, với thân rễ phân nhánh có ruột màu vàng, với vết màu đỏ trên phiến lá và cụm hoa trung tâm. Loài phù hợp nhất với mô tả này có lẽ là C. euchroma ở Indonesia. C. zerumbet của Roxburgh là loài có cụm hoa ở bên, với vết màu đỏ/tía rất rõ nét trên phiến lá, với thân rễ phân nhánh có ruột màu trắng. Mô tả chi tiết của William Roscoe năm 1825 cho C. zedoaria không khớp với những gì ông mô tả ngắn gọn về chính loài này năm 1807; mà giống với mô tả cho C. zerumbet của Roxburgh (1810, 1811). Năm 2008, Jana Leong-Škorničková et al. xem xét lại lịch sử định danh và nhận dạng của C. zedoaria (Christm.) Roscoe và C. zerumbet Roxb. và xác định mô tả cùng các tiêu bản của C. zerumbet Roxb. là một loài khác với C. zedoaria và C. euchroma. Nó được nhóm tác giả xác định có danh pháp là Curcuma picta, theo tên bị Roxburgh gạch bỏ trên tiêu bản holotype BM000784099. Tiêu bản định danh India orientalis, Roxburgh s.n. (holotype: BM [barcode BM000784099]!; paratype: BM [barcode BM000784100]!). Từ nguyên Tính từ định danh picta (giống đực: pictus, giống trung: pictum) là tiếng Latinh, nghĩa là sơn, tô vẽ; nói tới vệt màu đỏ đậm rõ nét chạy dọc theo gân giữa phiến lá, như thể nó được quét/vẽ bằng chổi. Tên gọi C. picta được chọn là do nó dường như là tên gọi mà ban đầu William Roxburgh muốn dùng để đặt cho tiêu bản. Phân bố Loài này có tại Ấn Độ (Tây Bengal, Meghalaya), Bangladesh, Malaysia bán đảo, Sri Lanka, Thái Lan và du nhập vào một số nơi trong vùng nhiệt đới, như Tây Ấn. Mô tả Tương tự như C. aeruginosa, thân rễ màu vàng rơm nhạt, các thùy tràng hoa màu trắng ánh vàng, vết màu đỏ sẫm rõ nét chạy dọc theo toàn bộ chiều dài xuống phía dưới (khác với C. aeruginnosa có vết màu hình lông chim đặc biệt rõ nét ở nửa xa của phiến lá là khác biệt). Thân hành hình nón, có sọc; củ chân vịt dày, mọng, vỏ xám nhạt, ruột vàng rơm nhạt, mùi thơm dễ chịu; củ rễ treo trên các sợi rễ khỏe, hình trứng-thuôn dài hay hình quả lê, ruột trắng, có bột, gần như không mùi; thân mọc ra từ thân hành rễ, được 2-3 vảy tù, nhẵn, màu xanh lục, hơi có sọc, áp ép bao quanh, xanh lục toàn bộ nhưng hơi nhạt về phía rễ; cây cao 3-4 ft (0,9-1,2 m). Lá 4-6; phiến lá thẳng-hình mác, hình elip, nhọn đầu, dài 1-2 ft (30-60 cm), nguyên, nhẵn hai mặt, vết mờ với các sọc tía/đỏ sẫm kéo dài ở giữa dọc theo mặt trên, và sọc nhạt hơn ở mỗi bên của gân giữa mặt dưới, gân nhiều, nhỏ và song song; cụm hoa mọc từ gốc, mọc ở bên, khác biệt với, và nói chung trước các lá; cán hoa dài 5-6 inch (13-15 cm), được vài bẹ tù lỏng lẻo bao quanh; cành hoa bông thóc, dài 4-5 inch (10-13 cm), hình thành từ sự nối tiếp của các lá bắc xếp lợp hình trứng rộng-thuôn dài, lõm, hợp nhất ở nửa dưới của mép trong với lưng của lá bắc ngay phía trên tạo thành túi, màu lục nhạt ánh đỏ ở mép, mỗi lá bắc mang 3-4 hoa màu vàng không cuống, nở nối tiếp nhau; các lá bắc trên vô sinh, màu trắng hay mày vàng rơm nhạt, chuyển dần thành màu hồng tươi, đỏ thắm sẫm hay tía hoặc pha trộn của các màu này ở đỉnh, tạo thành mào của cây; lá bắc con không màu, ngắn, nhỏ, bao lấy hoa; đài hoa thượng, khoảng 1/3 chiều dài của tràng hoa, như màng, bán trong mờ, 3 răng không đều; tràng hoa hình phễu, ống tràng hơi cong, dần dần mở rộng, với viền đôi, phiến ngoài 3 phần màu vàng rơm nhạt, phần giữa hay phần trên lớn nhất, có mấu nhọn hình giùi, đậy trên bao phấn, hai phần bên hay phần dưới bằng nhau, hình mác, nguyên; phiến trong chia 2 phần, phần trên chia 3 phần, phần trung tâm hay chỉ nhị, ngắn và hẹp, mang bao phấn, hai phần bên (nhị lép) hình trứng ngược, bằng nhau, màu vàng nhạt, dài gần bằng môi dưới, chụm lại bảo vệ nó; phần dưới hay môi hình trứng rộng, màu vàng đến vàng sẫm, hơi chẻ đôi ở đỉnh, thò ra, uốn ngược; bao phấn 2 thùy, có cựa hình giùi, dài, nhọn, 2 tuyến mật ôm lấy vòi nhụy thanh mảnh, nhô lên giữa các bướu nhụy, và kéo dài hơn bao phấn một chút, kết thúc bằng đầu nhụy hình chén, có lông rung, ép dẹp; bầu nhụy có lông tơ, 3 ngăn. Tại Bengal ra hoa tháng 4. Ghi chú Chú thích P Thực vật được mô tả năm 1810 Thực vật Ấn Độ Thực vật Bangladesh Thực vật Malaysia Thực vật Sri Lanka Thực vật Thái Lan
wiki
Lớp Mộc tặc hay lớp Cỏ tháp bút (danh pháp khoa học: Equisetopsida, đồng nghĩa Sphenopsida), là một lớp thực vật với các mẫu hóa thạch có niên đại từ kỷ Devon. Các loài còn sinh tồn nói chung được gọi là mộc tặc hay cỏ tháp bút hay bút đầu thái và thông thường sinh sống trong các khu vực ẩm ướt, với các lá hình kim tỏa ra từ các khoảng tương đối đều nhau trên một thân cây mọc thẳng đứng. Lớp Equisetopsida được một số tác giả đặt trong ngành dương xỉ (Pteridophyta), mặc dầu đôi khi nó cũng được coi là một ngành riêng với danh pháp Equisetophyta (hay Sphenophyta hoặc Arthrophyta). Hình thái học Các loài mộc tặc bao gồm một thân cây rỗng (đôi khi có ruột cây), có khả năng quang hợp, "phân đốt". Ở các đốt giữa các đoạn là một vòng lá. Ở chi duy nhất còn loài sinh tồn (Equisetum), chúng là các lá nhỏ (vi lá) với dấu vết mạch duy nhất. Tuy nhiên, các lá của mộc tặc có lẽ đã sinh ra từ sự suy giảm của các vĩ lá, như được minh chứng từ các dạng hóa thạch sớm hơn, chẳng hạn ở Sphenophyllum, trong đó các lá có bản rộng và các gân lá phân nhánh. Cấu trúc của các lá này là khá thú vị: các mạch rẽ ba tại các chỗ nối, với một nhánh tiến tới vi lá và hai còn lại chuyển sang mé trái và phải để hợp lại với các nhánh tương ứng của các vi lá cận kề hai bên. Hệ thống mạch tự nó tương tự một cách lạ kỳ như của hệ thống mạch trong trung trụ thật sự của thực vật có mạch khác, và chúng đã tiến hóa hội tụ. Chất gỗ sơ cấp chứa các ống mạch nhỏ (carinal); trong họ Calamitaceae, chất gỗ thứ cấp (nhưng không là libe thứ cấp) có thể được tiết ra như là tầng phát sinh gỗ mọc ra phía ngoài, sinh ra thân cây dạng chất gỗ, và cho phép chúng có thể mọc cao tới 10m. Lớp vỏ chứa các ống mạch lớn (vallecular); do bản chất mềm hơn của libe, chúng ít khi nhìn thấy trong các trường hợp hóa thạch. Các loài mộc tặc không có hệ thống rễ dính liền nhưng có các thân rễ ngầm mà từ đó các rễ chùm cũng như các trục thò lên trên không xuất hiện. Mộc tặc chứa mô phân sinh kiểu xen giữa, nghĩa là mỗi đoạn của thân cây sẽ đều phát triển để cây cao hơn. Điều này không giống như ở thực vật có hạt với mô phân sinh ở đỉnh – nghĩa là sự phát triển của thân cây chỉ đến từ phía đầu ngọn (và làm rộng thân cây). Sự phát triển được xác định – nghĩa là kiểu hình của chúng quyết định chiều cao tối đa và cây có thể phát triển cho tới khi không thể cao hơn nữa. Các dạng mộc tặc chứa các nón (về mặt kỹ thuật là các bông cầu) ở đỉnh của thân cây. Các nón này bao gồm các thể bào tử sắp xếp dạng vòng xoắn, mang các bào tử trong 4 cụm và ở các loài mộc tặc còn sinh tồn phần che phủ các bào tử bề ngoài giống bốn cái túi nhỏ thõng xuống từ dù, với cán của nó gắn vào trung tâm thể nón. Ở các nhóm tuyệt chủng, sự bảo vệ tiếp theo được tạo ra cho các bào tử bằng sự hiện diện của các vòng lá bắc – các vi lá lớn và nhọn thò ra từ nón. Các bào tử mang các (thường là 4) sợi bật (đàn hồi) đặc trưng, là các phần phụ gắn kèm kiểu lò xo đặc biệt và ưa ẩm: nghĩa là chúng thay đổi cấu hình khi có mặt của nước, giúp cho các bào tử di chuyển và hỗ trợ sự phát tán của chúng. Sự phát tán được hỗ trợ ban đầu bằng sự nứt ra ở bên của các túi mang bào tử, chúng đột ngột mở ra và phát tán bào tử. Các loài mộc tặc còn sinh tồn chủ yếu là kiểu đồng bào tử, nhưng đối với các dạng trong quá khứ thì có cả kiểu dị bào tử. Hóa thạch Các dạng mộc tặc còn sinh tồn chỉ là phần nhỏ trong sự đa dạng của lớp Mộc tặc trong quá khứ. Đã từng có ba bộ trong lớp Equisetopsida. Thứ nhất là bộ Pseudoborniales lần đầu tiên xuất hiện vào cuối kỷ Devon. Thứ hai là bộ Sphenophyllales với các đại diện là phần thống lĩnh trong tầng thấp thuộc kỷ Than Đá. Sự thịnh vượng của chúng tương ứng là tới giữa và đầu kỷ Permi. Bộ Equisetales tồn tại song song cùng bộ Sphenophyllales, nhưng đã đa dạng hóa khi nhóm kia biến mất do tuyệt chủng, nhưng với sự đa dạng dần dần bị co hẹp lại để ngày nay chỉ còn lại chi Equisetum. Thực vật dạng mộc tặc lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch vào cuối kỷ Devon, thời gian mà thực vật đất liền đang trải qua sự đa dạng hóa nhanh, với rễ, hạt và lá mới chỉ bắt đầu tiến hóa. (Xem Lịch sử tiến hóa của thực vật) Tuy nhiên, các loài thực vật đã xuất hiện trên đất liền trong gần như cả trăm triệu năm trước, với chứng cứ đầu tiên đã biết về thực vật đất liền có niên đại tới 470-475 triệu năm trước (Ma) trong kỷ Ordovic. Hệ thống hóa Các dạng mộc tặc và các họ hàng gần đã hóa thạch của chúng đã từ lâu được coi như là hoàn toàn khác biệt với các dạng thực vật có mạch và không hạt khác. Trên thực tế, nhóm này là quá khác với các dạng thực vật còn sinh tồn hay đã hóa thạch khác đến mức mối quan hệ giữa chúng được coi là có nhiều vấn đề trong suốt một thời gian dài. Do các mối quan hệ không rõ ràng của nhóm này, nên cấp bậc mà các nhà thực vật học gán cho nó cũng thay đổi từ cấp bộ tới cấp ngành. Khi được coi là một ngành tách biệt, các tài liệu sử dụng nhiều tên gọi như Arthrophyta, Sphenophyta hay Equisetophyta. Các tác giả khác lại coi nhóm này như một lớp, hoặc là trong phạm vi ngành chứa thực vật có mạch hoặc gần đây hơn là trong phạm vi ngành chứa nhóm dương xỉ mở rộng. Khi được đặt ở cấp bậc lớp, nhóm này được đặt tên là Equisetopsida hay Sphenopsida. Tham khảo Liên kết ngoài
wiki
Zingiber ventricosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Lin Bai, Jana Leong-Škorničková, Nian He Xia và Yu Shi Ye miêu tả khoa học đầu tiên năm 2016. Mẫu định danh Mẫu định danh: Bai L. 14082601; thu thập ngày 26 tháng 8 năm 2014, cao độ 780 m, tọa độ , gần sông Phổ Văn, lâm trường Phổ Văn, trấn Phổ Văn, Cảnh Hồng, Tây Song Bản Nạp, Vân Nam, Trung Quốc. Mẫu holotype lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoa Nam ở Quảng Châu (IBSC), các mẫu isotype lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoàng gia Edinburgh (E), Viện Thực vật Côn Minh (KUN), Vườn Thực vật Singapore (SING) và Viện Smithsonian ở Washington D.C. (US). Từ nguyên Tính từ định danh ventricosum (giống đực: ventricosus, giống cái: ventricosa) là tiếng Latinh nghĩa là u lên, phồng lên, nở ra, to béo, béo tốt; ở đây là để nói tới đặc điểm các lá bắc lồi, phồng ở đáy của loài này. Phân bố Loài này đặc hữu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phân loại Z. ventricosum thuộc tổ Cryptanthium. Mô tả Z. ventricosum tương tự như Z. oligophyllum, Z. thorelii và Z. xishuangbannaense ở chỗ có lưỡi bẹ tiêu giảm nhiều, thường có cuống lá và hình dạng hoa thuôn dài, bầu nhụy nhẵn nhụi. Tuy nhiên, Z. ventricosum dễ dàng phân biệt với ba họ hàng này của nó ở chỗ có các cuống cụm hoa thẳng đứng và các lá bắc lồi, phồng ở đáy và nhọn thon tỏa rộng ở đỉnh. Cùng nhau chúng tạo ra tổ hợp Z. oligophyllum. Tổ hợp này có sự phân bố địa lý khá rộng, kéo dài từ miền nam Trung Quốc đến Thái Lan, Lào, miền nam Việt Nam và đến Đài Loan. Chú thích V Thực vật được mô tả năm 2016 Thực vật Trung Quốc
wiki
Đề bài: Em hãy tả lại quang cảnh một giờ ra chơi ở trường Mỗi ngày đến trường bọn em thường được ra chơi ba phút sau đó lại vào học tiếp cho đến cuối buổi mí được về. Ở trước cửa lớp em có một cái sân rộng và phía dìa ngoài sân là một cây hoa phượng lớn. Cái cây này được trồng từ rất lâu rồi nên rất to và cao có bóng mát rộng. Ở xuang quanh sân trường có rất là nhiều cây xà cừ và ghế đá cho chúng em ngồi giải lao sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi. Vì thế mà trường em rất là đông vui và nhộn nhịp tiếng nói cười của các bạn học sinh. Những bạn nữ thì chơi nhảy dây, đánh cầu, ngồi trò chuyện với nhau ở gốc cây. Những bạn nam thì đá bóng, chơi keo,..Nói chung là có rất nhiều trò chơi dân gian. Có những bạn lại thích ra các gốc cây cổ thụ ngồi xuống những cái rễ trồi trên mặt đất rồi chơi ô ăn quan, oản tù tì,.. Có những bạn nam và bạn nữ chêu đùa nhau rồi đuổi nhau chạy khắp sân trường và cười nói rất là to. Lúc này nhìn sân trường thật nhộn nhịp và náo động hơn bao giờ hết. Góc sân có một cây phượng vĩ rất to và nở rất nhiều hoa có những bạn đã bứt hoa phượng làm thành hình những con bướm thật là ngộ nghĩnh và trong trang sách như để lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp.Xem thêm: Top 9 website soạn văn mẫu lớn nhất Việt Nam Em rất thích ngắm nhìn khung cảnh trường lúc này thật là đông vui và ý nghĩa. Những hình ảnh đẹp những kỉ niệm đẹp này mãi mãi không bao giờ phai mờ trong trái tim em.
vanhoc
Hồ Tekapo ở Quận Mackenzie, Canterbury, Đảo Nam là hồ lớn thứ hai trong ba hồ nước chạy song song từ Bắc tới Nam dọc theo rìa phía bắc của lưu vực sông Mackenzie ở đảo Nam của New Zealand (những hồ khác là Hồ Pukaki và Ohau). Hồ này nằm ở độ cao 700 mét (2.300 ft) so với mực nước biển và có diện tích 83 km2 (32 sq mi). Tekapo mang vẻ đẹp tạo thành bởi những rặng núi tuyệt đẹp, hồ nước xanh màu ngọc lam và một nhà thờ nhỏ đẹp quyến rũ bên bờ hồ. Hồ được cung cấp nước từ sông Godley có thượng nguồn ở phía Bắc của dãy núi Alpes Nam. Hồ nước này là một điểm du lịch phổ biến, một số khách sạn và khu nghỉ mát có mặt tại thị trấn Hồ Tekapo ở cuối phía nam của hồ. Các khu vực xung quanh tạo thành Công viên Hồ Tekapo được quản lý bởi cơ quan Môi trường của vùng Canterbury. Vào những tháng cuối năm, khung cảnh tại đây càng rực rỡ và quyến rũ bởi những sắc màu rực rỡ của loài hoa Lupinus polyphyllus khiến nó trở thành địa điểm hấp dẫn các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới. Một đài quan sát thiên văn đặt tại núi John ở phía bắc của thị trấn, và phía nam của một hồ nước nhỏ hơn gần đó có tên là Alexandrina. Thủy điện Dòng chảy ban đầu của nó nằm ở cuối phía nam, đổ vào sông Tekapo. Tuy nhiên, vào năm 1938, người ta tiến hành xây dựng một nhà máy điện, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 1943. Nhưng dự án bị tạm dừng bởi cuộc chiến tranh năm 1942. Đến năm 1944, việc xây dựng mới được tiếp tục, hoàn thành vào năm 1951 và nhà máy điện đó hiện nay được gọi là "Tekapo A". Nước từ hồ được chuyển qua 1,4 km (4.600 ft) đường hầm của nhà máy để tạo ra điện, sau đó đổ trở lại vào dòng sông. Với sự phát triển của các công trình thủy điện Thượng Waitaki vào những năm 1970, nước được đưa qua 26 km (16 dặm) kênh dẫn để tới Tekapo B trên bờ Hồ Pukaki. Vào năm 1986, một Tua-bin Cáp-lăng mới đã được lắp đặt giúp hoạt động có hiệu quả hơn và sản lượng cao hơn (42 000 HP) so với Tua-bin cũ. Ngày nay, các nhà máy điện sản xuất trung bình 160 GWh mỗi năm. Trong năm 2008, hai trạm thủy điện Tekapo A và B đã được tân trang sau khi nâng cấp hai đập Benmore và Waitaki. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Hồ New Zealand
wiki
Hướng dẫn “Mẹ” – một tiếng gọi cao cả thiêng liêng mà ai cũng muốn được gọi ít nhất một lần trong đời. Mẹ là tất cả đối với con, Mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục… ngày hôm nay có được tất cả là đều nhờ Mẹ. Mẹ đã che chở, nâng cánh những ước mơ hoài bão và là nguồn sức mạnh lớn tiếp bước cho con thành người. Để ngày hôm nay, con cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện để khoe với mọi người rằng Mẹ là Mẹ người con yêu quý và tôn trọng nhất. Trong tim con luôn thốt lên rằng “Mẹ ơi! Thật hạnh phúc khi con có Mẹ” khi con gặp khó khăn hay khi con được hạnh phúc. Cách đây 13 năm, có một vị thần đã mang sự sống đến cho con, vị thần ấy không ai khác chính là Mẹ. Mẹ đã quyết định hy sinh sự sống của mình để sinh con ra khi nghe Bác sĩ nói rằng một trong hai chúng ta Mẹ hoặc con được sống, nếu sinh con ra có thể Mẹ sẽ không còn trên cõi đời này nữa… Nhưng với bản lĩnh và niềm thương yêu con, Mẹ đã chấp nhận sự có mặt của con trên thế gian này mà mẹ đã không màng đến tính mạng của mình, chỉ biết phó thác sự sống của Mẹ nơi ông trời vậy. Và rồi, với lòng bao la, ý chí quyết tâm bảo vệ giọt máu đầu tiên của mình, Mẹ đã sinh con ra trong niềm hạnh phúc vô biên, kèm theo đó là nỗi đau đớn tột cùng. Tiếng khóc của trẻ thơ với giọt nước mắt hạnh phúc của Mẹ đã động lòng nơi trời cao, ông trời đã không cướp đi Mẹ mà trả Mẹ về bên cạnh con và bố. Bố thật sự vui mừng khi ôm hai mẹ con mình và khóc, chắc có lẽ đây là giọt nước mắt đầu tiên của bố giành cho hai Mẹ con chúng ta đúng không hả Mẹ? Chuyện này, trước đây, con không hề biết, mà cũng có ai cho con biết đâu. Con chỉ nghe Bài kể lại, đủ ngày, đủ tháng mà con vẫn chưa chịu ra, cứ quậy Mẹ hoài, làm cho Mẹ chịu những cơn đau vật vã; cuối cùng, đi xin gạo nhà người ta ăn con mới chịu ra… Trong một lần bị bệnh, con đã nghe Mẹ nói chuyện với bạn của Mẹ, và như thế, con đã biết được mình ra đời như thế nào. Một lần bị bệnh, biết được câu chuyện về sự ra đời của mình, đó lần bệnh con cảm thấy hạnh phúc nhất đấy Mẹ ạ! Nhưng tại sao? Tại sao Mẹ lại không cho con biết điều đó, để con có thể yêu Mẹ nhiều hơn, và nhất định con sẽ không làm Mẹ buồn đâu Mẹ ạ! Sau khi biết câu chuyện đó, nhiều lần con đã bật khóc khi nghĩ về những lỗi lầm của mình; con xin Mẹ, xin Mẹ hãy thứ tha cho những gì mà từ trước tới nay con đã làm Bố Mẹ buồn lòng, con ngốc quá Mẹ ơi! Con bao nhiêu tuổi chắc có lẽ cũng là bấy nhiêu thời gian Mẹ khó khăn vất vả kèm theo sự buồn lòng về con. Từ nhỏ, con đã là môt đứa trẻ khó nuôi, Mẹ đã phải hơn ngàn lần bực tức khi chăm sóc con, vậy mà chưa một lần Mẹ lớn tiếng, nặng lời hay la mắng; ngược lại, Mẹ ôm con vào lòng, dịu dàng chăm sóc, vỗ về con. Mẹ cười vui với những bước đi, những tiếng nói đầu đời của con; nhưng cũng còn lắm nỗi lo về “ Bé Bo” suy dinh dưỡng của mẹ. Mẹ đã vì con tất cả, nhưng con chưa làm được gì cho Mẹ hết, chắc có lẽ điều mà con làm Mẹ vui nhất là con được học sinh giỏi 6 năm liền đúng không Mẹ? Rồi con còn làm mẹ tức giận với những trò nghịch ngợm, quậy phá của con; con cũng chẳng hề quan tâm rằng, Mẹ đã buồn đến mức nào những lần con không nghe lời Mẹ, nhưng lần nào Mẹ cũng khuyên bảo, dạy dỗ con,… không hề trách phạt. Khi con lớn hơn rồi tình yêu đầu đời cũng đến, nhưng rồi chẳng giữ được lâu, chính khi con thất bại, con mới cảm nhận được sự ấm áp của gia đình và sự che chở của Mẹ. “ Đừng buồn nữa con gái của Mẹ, rồi chuyện gì cũng sẽ qua, tất cả mọi thứ bắt đầu đều có sự khó khăn, hãy vững tin vào con nhé, gia đình mình sẽ là nơi che chở, dìu dắt bước đi của con, sẽ là nơi cho con che chở về sau những lần vấp ngã. Và Mẹ, Mẹ sẽ luôn bên con để nghe con kể lể, than phiền những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Mẹ tin con của Mẹ sẽ làm được.”, Tin nhắn đó, là Mẹ đã nhắn cho con khi con vấp ngã và buồn bã nhất. Con nhớ hoài Mẹ ơi! Mười ba năm trôi qua, Mẹ đã lo lắng cho con thật nhiều; sinh con ra, phải lo nuôi con khôn lớn, đến tuổi đi học thì phải lo chọn trường cho con; mỗi lần con đi thi dù là cuộc thi nhỏ hay lớn Mẹ cũng đều lo lắng, và ủng hộ con. Và khi con lớn lên, cũng chẳng có gì khác biệt; cũng vẫn là Mẹ phải lo lắng suy nghĩ và định hướng cho tương lai của con. Và con cũng không thể nào quên trong một lần bệnh nặng, con đã nằm nhà hơn một tuần liền, tưởng chừng như suốt cuộc đời này, con sẽ nằm trên giường bệnh; thì lúc này con lại có Bố Mẹ và gia đình mình, nhất là Mẹ, Mẹ vất vả lo lắng chạy ngược, chạy xuôi để chăm sóc con, luôn bên con trong những khi con cần và ủng hộ tinh thần khi con gục ngã. Vậy mà con thật đáng ghét, tỉnh dậy rồi lại không nhớ ra ai là ai cả, phải mất một thời gian sau, con mới nhớ ra được Mẹ, Bố, và tất cả mọi người. Mẹ ơi! Con biết việc Mẹ không giữ được hai đứa em con là điều Mẹ không muốn, và không ai trong gia đình mình muốn, nhưng chuyện đã qua, Mẹ hãy thôi, đừng buồn nữa Mẹ nhé! Con sẽ luôn bên Mẹ, chăm sóc Mẹ như Mẹ đã lo cho con vậy, hãy tin ở con!
vanhoc
Laguna Niguel là một thành phố ngoại ô ở Quận Cam, California ở Hoa Kỳ. Cái tên Laguna Niguel bắt nguồn từ từ "Laguna" (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "đầm phá") và "Niguili" (tên của một ngôi làng của người Mỹ bản địa từng nằm gần Aliso Creek). Theo điều tra dân số năm 2010, dân số ở đây là 62.979 người. Laguna Niguel nằm ở đồi San Joaquin và ở phía đông nam của Quận Cam, gần Thái Bình Dương, và giáp các thành phố Aliso Viejo, Dana Point, Bãi biển Laguna, dãy đồi Laguna, Mission Viejo và San Juan Capistrano. Dân số 2010 Cuộc Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010 đã báo cáo rằng Laguna Niguel có dân số là 62.979. Mật độ dân số là 4.231,1 người trên một dặm vuông (1.633,6 / km²). Thành phần chủng tộc của Laguna Niguel là 50.625 (80,4%) người da trắng (72,5% không phải gốc Tây Ban Nha trắng), 777 (1,2%) người Mỹ gốc Phi, 219 (0,3%) người Mỹ bản địa, 5,459 (8,7%) người Châu Á, 87 (0,1%) người Thái Bình Dương, 3,019 (4,8%) từ các chủng tộc khác, và 2,793 (4,4%) từ hai hoặc nhiều chủng tộc. Người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh của bất kỳ chủng tộc nào là 8.761 người (13,9%). Cuộc tổng điều tra cho biết 62.731 người (99,6% dân số) sống trong các hộ gia đình, 248 (0,4%) sống trong các khu nhóm không được thể chế hóa, và 0 (0%) được thể chế hoá. Có 24.232 hộ, trong đó 8.085 (33,4%) có con dưới 18 tuổi sống chung với gia đình, 14,077 (58,1%) là cặp đôi kết hôn với nhau, 2,271 (9,4%) là phụ nữ độc thân, 886 (3,7%) là đàn ông độc thân. 5.390 hộ gia đình (22,2%) được tạo thành từ các cá nhân và 1,790 (7,4%) có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,59. Có 17.234 hộ gia đình (71,1% tổng số hộ); kích thước trung bình của gia đình là 3,06. Mật độ dân số được trải rộng với 14.216 người (22,6%) dưới 18 tuổi, 4.722 người (7,5%) tuổi từ 18 đến 24, 14,667 người (23,3%) tuổi từ 25 đến 44, 21.187 người (33,6%) tuổi từ 45 đến 64 và 8,197 người (13,0%) từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung vị là 42,8 tuổi. Cứ 100 nữ giới thì có 94,0 nam giới. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên thì có 91,2 nam giới. Có 25.312 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 1.700,5 mỗi dặm vuông (656,6 / km²). Trong giai đoạn 2009-2013, Laguna Niguel có thu nhập trung bình của một hộ gia đình là $ 99,771, với 6,3% dân số sống dưới mức nghèo khổ. 2000 Theo điều tra dân số năm 2000, Laguna Niguel đã có 61.891 người, 23.217 hộ gia đình và 16.785 gia đình sống trong thành phố. Mật độ dân số là 4,221,0 người trên mỗi dặm vuông (1.630,0 / km²). Có 23.885 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 1.629,0 mỗi dặm vuông (629,1 / km²). Thành phần chủng tộc của thành phố là 83,50% người da trắng, 1,25% người Mỹ gốc Phi, 0,29% người Mỹ bản địa, 7,73% người châu Á, 0,12% người Thái Bình Dương, 3,48% từ các chủng tộc khác, và 3,62% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. Tây Ban Nha hoặc La tinh của bất kỳ chủng tộc nào là 10,38% dân số. Có 23.217 hộ, trong đó 38,1% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với gia đình, 60,2% là cặp vợ chồng chung sống với nhau, 8,8% là phụ nữ độc thân và 27,7% không phải là gia đình. 20,6% hộ gia đình được tạo thành từ các cá nhân và 4,7% có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,65 và quy mô gia đình trung bình là 3,10. Trong thành phố, dân số được lan ra với 26,6% dưới 18 tuổi, 6,0% từ 18 đến 24, 32,9% từ 25 đến 44, 25,7% từ 45 đến 64, và 8,9% người từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 38 tuổi, Cứ 100 nữ giới thì có 94,9 nam giới. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên thì có 91,2 nam giới. Theo ước tính của Cục điều tra dân số năm 2008, thu nhập trung bình của một hộ gia đình trong thành phố là 98.072 đô la và thu nhập trung bình cho một gia đình là 150.963 đô la. Nam giới có thu nhập trung bình là $ 68,640 so với $ 40,487 đối với nữ giới. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố là $ 50,980. Khoảng 2,8% gia đình và 4,1% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó 3,6% của những người dưới 18 tuổi và 4,1% của những người 65 tuổi trở lên. Tham khảo Thành phố của California
wiki
Trần Việt Tân (sinh năm 1955) nguyên là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Thượng tướng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục V, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam (2011–2016). Ngày 8 tháng 8 năm 2018, theo quyết định số 988/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011-2016, trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông, do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 822-QĐNS/TW ngày 31/7/2018. Ngày 14 tháng 12 năm 2018, ông bị cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, do liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) và đồng phạm thực hiện.liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) và đồng phạm thực hiện. Chiều 30/1/2019, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Việt Tân 3 năm tù, bị cho là thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo cục B61 giúp Vũ xin quyền sử dụng đất công sản tại Đà Nẵng và TP HCM không qua đấu giá, không sử dụng vào mục đích nghiệp vụ của ngành công an. Được biết, trước khi ông Trần Việt Tân bị khởi tố, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Tân. Xuất thân và giáo dục Trần Việt Tân sinh năm 1955, quê tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người dân tộc Kinh. Ông có trình độ Phó Giáo sư - Tiến sĩ. Sự nghiệp Ông từng theo học và tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân khóa D3, sau đó thăng tiến dần trong ngành An ninh thuộc lực lượng Công an nhân dân. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, ông từng giữ các chức vụ Trưởng phòng, Cục B13 (1992); Phó Cục trưởng phụ trách Cục B13 (1995); Cục trưởng B13 (1998); Phó Tổng cục trưởng (2001) rồi Tổng cục trưởng (2009) Tổng cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V), hàm Thiếu tướng. Ngày 4 tháng 8 năm 2008, ông được thăng cấp bậc từ Thiếu tướng lên Trung tướng, cùng đợt với các tướng Công an khác là Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam, Cao Ngọc Oánh. Ngày 21 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định bổ nhiệm ông vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, vẫn kiêm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho đến khi Thiếu tướng Đặng Xuân Loan được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng thay thế. Ngày 22 tháng 7 năm 2013, ông được thăng hàm Thượng tướng. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2016, ông nghỉ hưu. Ngày 8 tháng 8 năm 2018, ông bị giáng hàm xuống Trung tướng. Đề nghị kỷ luật Chiều ngày 27 tháng 7 năm 2018, ông Trần Việt Tân bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật vì đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của ngành Công an và cá nhân đồng chí, gây dư luận xấu trong xã hội. Ngày 28 tháng 7 năm 2018, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2016; giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm đối với Thượng tướng Trần Việt Tân. Ngày 8 tháng 8 năm 2018, theo quyết định số 988/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011-2016 đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 822-QĐNS/TW ngày 31/7/2018. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký tờ trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Trần Việt Tân. Theo Quyết định số 1387/QĐ-CTN, Chủ tịch nước đã ký quyết định giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng với ông. Ngày 14 tháng 12 năm 2018, ông bị cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 do liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) và đồng phạm thực hiện.liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) và đồng phạm thực hiện. Được biết, trước khi ông Trần Việt Tân bị khởi tố, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Tân. Tội phạm Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, Trần Việt Tân khi đương chức Thứ trưởng Bộ Công an đã ký 6 văn bản gửi các cơ quan tổ chức cho công ty của Vũ Nhôm thuê 3 khu nhà đất phục vụ công tác ngành là số 16 Bạch Đằng (Đà Nẵng), 15 Thi Sách và 8 Nguyễn Trung Trực (TP HCM). Trần Việt Tân sau đó cũng đã thừa nhận việc này và lí giải do ông bận quá nhiều việc, văn bản cấp dưới (Cục Tình báo B61) trình lên thì kí mà không xem xét kĩ. Khi Vũ Nhôm nắm trong tay các bất động sản, ông Tân đã thiếu trách nhiệm chỉ đạo Tổng cục V, không giám sát dẫn đến việc Vũ Nhôm lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong của ngành được mua và thuê nhà đất công không qua đấu giá, gây thiệt hại cho Nhà nước 155 tỷ đồng.. Chiều 30/1/2019, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Việt Tân 3 năm tù. Ông Tân bị cho là thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo cục B61 giúp Vũ xin quyền sử dụng đất công sản tại Đà Nẵng và TP HCM không qua đấu giá, không sử dụng vào mục đích nghiệp vụ của ngành công an. Gia đình Trần Việt Tân là con rể của Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, chức vụ tương đương Phó Chủ tịch nước hiện nay. Phát ngôn Sáng 30/1/2019, trước khi HĐXX nghị án, bị cáo Trần Việt Tân được nói lời sau cùng: Hai bên gia đình nội và ngoại đều giàu truyền thống cách mạng. Bản thân tôi cũng vậy, chưa bao giờ nghĩ làm gì tổn hại đến đất nước nhưng hôm nay phải ra tòa, cảm thấy rất đau xót. ... Tội đến đâu, tôi nhận đến đấy, không đổ cho bất cứ ai. Cảm ơn cơ quan điều tra, HĐXX, VKSND, các luật sư… Mong HĐXX khi nghị án xem xét toàn diện, khách quan để tôi được hưởng khoan hồng. Lịch sử thụ phong quân hàm Chú thích Liên kết ngoài Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam bị giáng cấp Người Thái Bình Thứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam) Người họ Trần tại Việt Nam Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam bị kỉ luật cách chức Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2005 Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2013 Vụ án Vũ "nhôm" Mất danh hiệu Công an nhân dân Việt Nam
wiki
Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội và những kinh nghiệm giúp hoàn thiện chế độ bầu cử hiện nay PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Mặt trận, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “…tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Quốc hội đó – là cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân – sẽ cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ (1). Người nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giầu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v..”(2). Vượt qua muôn vàn khó khăn của thù trong, giặc ngoài và những âm mưu đen tối của các thế lực phản động định tiêu diệt cách mạng Việt Nam, cũng như giặc đói, giặc dốt… là di chứng của chế độ thực dân đế quốc để lại, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đã được tổ chức thành công, một cuộc bầu cử thật sự tự do, thật sự dân chủ, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, việc nghiên cứu làm rõ những thành công của nó, từ đó rút ra những bài học để kế thừa và phát triển những quy định của các sắc lệnh đầu tiên về Tổng tuyển cử và thực tiễn tổ chức cuộc Tổng tuyển cử này trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung, đổi mới chế độ bầu cử hiện nay nói riêng, là rất cần thiết và có ý nghĩa. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội lập hiến) năm 1946 Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội(Quốc hội). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về bầu cử. Sắc lệnh ghi rõ: “Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu Đại hội họp ngày 16 – 17/8/1945, tại Khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hoà, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên; Xét rằng nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ cộng hoà; Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm…”. Bản Sắc lệnh gồm 7 điều, quy định: “Trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh này sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội” (Điều 1); “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường” (Điều 2); “Một Uỷ ban để dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được thành lập” (Điều 5); “Để dự thảo một bản Hiến pháp đệ trình Quốc hội, một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp 7 người sẽ thành lập” (Điều 6) . Chính phủ lâm thời còn ra một loạt sắc lệnh để xúc tiến công việc chuẩn bị cụ thể cho việc Tổng tuyển cử. Sắc lệnh số 34-SL ngày 20/9/1945 thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm có: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu. Sắc lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử gồm 9 người, trong đó có đại diện của các ngành, các giới. Tiếp đến, Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ Tổng tuyển cử – văn bản có tính tổng thể tương đương với các Pháp lệnh và Luật về bầu cử sau này – quy định ngày mở cuộc Tổng tuyển cử là 23/12/1945 (Điều 1); quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải được tiến hành theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bí mật, tuyên bố quyền bầu cử và ứng cử của tất cả các công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, trừ những người điên, người hành khất chuyên môn, người bị án mà không được hưởng đại xá của Chính phủ; quy định đơn vị bầu cử là các tỉnh và sáu thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Sài Gòn – Chợ Lớn cũng đứng riêng làm đơn vị tuyển cử như các tỉnh, ấn định số đại biểu được bầu cử tại tỉnh, thành phố (tổng cộng 329 đại biểu); quy định cách lập danh sách ứng cử (do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố lập nên), danh sách bầu cử (do UBND làng hay khu phố lập); quy định cách thức bầu cử, cách thức điểm phiếu, cách thức tính kết quả bầu cử. Phải có một phần tư (1/4) số cử tri toàn tỉnh (trong thành phố) có đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị. Nếu không sẽ có cuộc bầu cử thứ hai. Những người ứng cử phải được hơn nửa (>1/2) số phiếu bầu hợp lệ thì mới được trúng cử. Kèm theo Sắc lệnh này là Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Sắc lệnh số 71 ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người ứng cử: vì hoàn cảnh giao thông khó khăn, người ứng cử có thể gửi ngay đơn cho UBND nơi mình c­ư trú và yêu cầu Uỷ ban ấy điện cho UBND nơi mình xin ứng cử, đơn và giấy chứng thực đủ điều kiện sẽ do UBND nơi mình cư trú chuyển sau cho UBND nơi mình ứng cử. Sắc lệnh số 72 cùng ngày 2/12/1945 quy định bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu. Để tạo điều kiện cho những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyển cử, ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Theo những Sắc lệnh trên, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành sôi nổi, diễn ra trên cả nước và giành thắng lợi to lớn. Trong không khí phấn khởi, với tinh thần dân tộc dâng cao chưa từng có sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân cả nước đã đón nhận và chuẩn bị Tổng tuyển cử như ngày hội lớn của mình. Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách các cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện của mình, hạn chế tới mức cao nhất những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh giành quyền chức. Trung ương Đảng chủ trương: “Phải đưa những người đã ở trong UBND có năng lực hành chính ra ứng cử”, và giới thiệu những thân hào có tài, có đức ra ứng cử, cùng đứng chung liên hiệp với các người ứng cử của Việt Minh. Càng gần đến ngày Tổng tuyển cử, không khí càng náo nức, sôi nổi. Một số địa phương, nhất là ở phía Nam, do lệnh hoãn không đến kịp, nên Tổng tuyển cử vẫn tiến hành như kế hoạch đã định trước là ngày 23/12/1945. Tin Tổng tuyển cử diễn ra tưng bừng ở những nơi đó được đăng tải kịp thời trên các báo chí làm tăng thêm không khí chính trị sôi động của cả nước hướng đến ngày 6/1/1946. Ngày 5/1/1946, trước Tổng tuyển cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu: “Ngày mai là một ngày đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ”, “là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu tận dụng, hưởng quyền dân chủ của mình… Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”. Vì thế mà “Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”(3). Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã thành công trên phạm vi cả nước, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp ở phía Nam. Cụ thể là: tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số (4). Cử tri bỏ phiếu bầu của Quốc hội khóa I Thành công của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 Một là,Tổng tuyển cử đã chính thức hóa chính quyền bằng cách lập ra Quốc hội, từ đó cử ra Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân. Ngay sau khi mới thành lập, Chính quyền Cách mạng của nhân dân Việt Nam phải đối phó với những tình thế hết sức hiểm nghèo. Tuy Chính phủ lâm thời đã long trọng tuyên bố với thế giới: Việt Nam đã thành một nước Độc lập và Tự do, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời, song chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận (5). Trái lại, các thế lực đế quốc và tay sai đang ráo riết chống lại Đảng Cộng sản và Việt Minh, hòng lật đổ chính quyền cách mạng và thiết lập một chính quyền phản động tay sai cho đế quốc. Dưới danh nghĩa quân Đồng Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, quân đội một số nước đế quốc đã kéo vào nước ta: gần 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc vĩ tuyến 16 và hàng vạn quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16. Nấp dưới bóng quân Anh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hàng vạn quân Nhật còn lại trên đất nước ta cũng tham gia chống lại chính quyền cách mạng. Lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam… cầm đầu và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần nắm giữ, theo chân quân đội Tưởng kéo về nước chống phá cách mạng. Việt Quốc và Việt Cách dựa vào quân Tưởng đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái. Chúng quấy nhiễu, phá phách, cướp của, tống tiền, gây rối loạn trật tự trị an. Một số lực lượng phản động khác cũng đã nổi dậy. Thêm vào đó, chính quyền cách mạng còn phải tiếp thu cả một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe doạ trầm trọng, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề, kinh nghiệm quản lý chính quyền chưa có… Giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân lúc này. Chính quyền là công cụ sắc bén, là đòn bẩy để đưa cách mạng tiến lên. Muốn vậy, phải tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hoà hợp dân tộc, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt. Công việc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện giặc ngoài thù trong, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết những nhiệm vụ rất cấp bách hàng ngày đặt ra, vừa thực hiện sách lược tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, đồng thời lại vừa phải đấu tranh để chống lại những hành động phá hoại điên cuồng của chúng. Trong điều kiện như thế, đây không phải là một cuộc Tổng tuyển cử thông thường, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt. Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ, và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của Quốc dân và của Chính phủ và mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân (6). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nướcnhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ đoàn kết”. Đối với Việt Quốc, Việt Cách, Chính phủ lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đấu tranh chống lại mọi sự phá hoại, chống đối của họ, đồng thời cũng đã cố gắng nhân nhượng, hoà giải nhằm tạo bầu không khí ổn định cho Tổng tuyển cử. Thực hiện chủ trương thống nhất và hoà giải, Hội đồng Chính phủ đã bàn bạc và nhất trí để Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch của Chính phủ, mở rộng Chính phủ lâm thời, thừa nhận 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không qua bầu cử. Tiếp theo, ngày 1/1/1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thành phần chính phủ để thu hút thêm một số thành viên của Việt Quốc và Việt Cách. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của kiếp tôi đòi đã trở thành “chủ nhân ông” một nước tự do độc lập, đã khẳng định với thế giới rằng: Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập, có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh lịch sử của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới. Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ, và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có tính chất hợp pháp, dân chủ – Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến và kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. Hai là, cuộc Tổng tuyển cử, tuy là lần đầu tiên ở nước ta, nhưng đã thể hiện một cách đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử mới: tự do bầu cử, ứng cử của công, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín mà không phải bất kỳ một nước dân chủ nào ngay từ đầu đều có thể làm được. – Bầu cử phổ thông. Điều 2 Sắc lệnh số 51 quy định rõ: “Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ: 1- Những người điên: những người mà dân địa phương đã công nhận là điên. Danh sách những người trong làng hay khu phố do UBND làng hay khu phố ấn định; 2- Những người hành khất chuyên môn, hay là những người do một hội thiện nào nuôi vĩnh viễn. Danh sách những người này do UBND làng hay khu phố ấn định; 3- Những người bị can án mà không được hưởng sắc lệnh đại xá của Chính phủ dân chủ cộng hoà”. Nguyên tắc tự do bầu cử trong cuộc Tổng tuyển cử được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích trên báo Cứu Quốc ngày 30/12/1945: “… hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”. Điều 11 Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 quy định: chậm nhất là 15 ngày trước ngày bỏ phiếu, công dân có quyền bầu cử muốn ứng cử chỉ cần gửi thẳng đơn ứng cử lên UBND tỉnh (hay thành phố) nơi mình ra ứng cử kèm theo giấy chứng nhận của UBND nguyên quán hoặc nơi trú ngụ là đủ điều kiện ứng cử. Còn Điều 12 Sắc lệnh số 51 quy định: Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn lấy nhưng chỉ một nơi ấy thôi. Do giao thông khi đó đi lại khó khăn, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân có quyền bầu cử thực hiện được quyền tự do ứng cử, Sắc lệnh số 71 ngày 2/12/1945 còn sửa đổi quy định Điều 11 Sắc lệnh số 51 nói trên để người ứng cử chỉ cần “gửi đơn ứng cử cho UBND nơi mình trú ngụ” và “yêu cầu UBND ấy điện cho UBND tỉnh (thành phố) nơi mình xin ứng cử ” thì đã được đưa tên vào danh sách ứng cử của tỉnh hoặc thành phố đó. Còn đơn và giấy chứng nhận đủ điều kiện ứng cử sẽ do UBND nơi trú ngụ chuyển sau cho UBND tỉnh, thành phố. Có lẽ từ trước đến nay, chưa ở đâu và chưa bao giờ pháp luật bầu cử lại có quy định về thủ tục ứng cử đơn giản, thuận lợi và độc đáo như quy định này của Sắc lệnh số 71 ngày 2/12/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Đặc biệt, khi thấy có những nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thì giờ để nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76 của Chính phủ lâm thời quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử ấn định ngày 23/12/1945 sang đến ngày 6/1/1946 và quy định hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến ngày 27/12/1945 để những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử đủ thời gian nộp đơn ứng cử và vận động tranh cử. Những quy định nói trên của các sắc lệnh về Tổng tuyển cử thể hiện triệt để nguyên tắc tự do bầu cử, là cơ sở pháp lý rất quan trọng bảo đảm cho mọi công dân có quyền bầu cử muốn ứng cử đều có thể thực hiện được trực tiếp và dễ dàng quyền tự do ứng cử, tự do vận động tranh cử của mình. Chính vì vậy, nguyên tắc này đã đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động của một cuộc Tổng tuyển cử thực sự tự do, thực sự dân chủ. Điều này cũng lý giải tại sao trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, để bầu được 333 đại biểu, đã có hàng nghìn người ứng cử và ở mỗi đơn vị bầu cử (tỉnh hay thành phố), số ứng cử viên nhiều hơn gấp nhiều lần số đại biểu cần bầu. Ví dụ, thành phố Hà Nội (nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử), được bầu 6 đại biểu nhưng có tới 74 người ứng cử, tỉnh Quảng Nam được bầu 15 đại biểu nhưng có đến 78 người ứng cử (7). Mục đích của nguyên tắc bầu cử phổ thông là nhằm thu hút tuyệt đại đa số dân cư ở trong nước đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định theo quy định của pháp luật tham gia vào bầu cử. Nhưng điểm độc đáo của việc áp dụng triệt để nội dung, yêu cầu của nguyên tắc này trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta là pháp luật không chỉ bảo đảm quyền bầu cử cho những người đang là công dân Việt Nam, mà còn bảo đảm cho cả những người nước ngoài đã sống lâu năm ở Việt Nam, tỏ lòng trung thành với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và có mong muốn được tham gia Tổng tuyển cử cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ thực hiện quyền bầu cử. Vì vậy, ngày 7/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 73 quy định điều kiện, thủ tục cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam để họ trở thành công dân Việt Nam, được hưởng quyền bầu cử. Điều đặc biệt đáng lưu ý là thủ tục nhập quốc tịch nếu theo Điều 4 Sắc lệnh số 73 thì đơn xin nhập quốc tịch phải qua UBND tỉnh, rồi chuyển tiếp cho Ủy ban kỳ, sau đó được chuyển cho Bộ Tư pháp xem xét và quyết định. Nhưng Điều 5 của Sắc lệnh số 73 quy định: “những người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà được UBND tỉnh thấy có đủ điều kiện và ưng nhận, thì được hưởng ngay quyền bầu cử và ứng cử, không phải chờ sắc lệnh cho nhập quốc tịch Việt Nam”. – Bầu cử bình đẳng là một nguyên tắc bầu cử tiến bộ phù hợp với quyền con người với nội dung là các công dân tham gia vào bầu cử (ứng cử và đi bầu) với những điều kiện ngang nhau, không phân biệt, giá trị của lá phiếu như nhau và đại biểu đại diện cho số lượng cử tri như nhau không phân biệt lá phiếu của cử tri thành thị, nông thôn, miền núi, người có học và có của. Sắc lệnh về Tổng tuyển cử quy định nguyên tắc bầu cử bình đẳng, nhất là bình đẳng nam nữ về quyền bầu cử, ứng cử ngay trong những ngày đầu tiên của nền Cộng hòa dân chủ nhân dân: Mỗi cử tri chỉ được đi bầu một nơi hoặc ở nguyên quán, hoặc ở một nơi mà cử tri đã trú ngụ ít nhất là 3 tháng tính đến ngày bầu cử (Điều 17). “Đơn vị bầu cử được xác định là tỉnh hoặc thành phố (8), số đại biểu một tỉnh (hay thành phố) căn cứ vào dân số của tỉnh (hay thành phố) đó để ấn định. Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn lấy nhưng chỉ một nơi ấy thôi. Nếu người ứng cử nào ứng cử nhiều nơi hoặc khai gian những giấy chứng thực về điều kiện ứng cử sẽ bị phạt… (Điều 7 – 12).“Phiếu bầu sẽ do ban phụ trách cuộc bầu cử phát cho người đi bầu, chỉ phát cho mỗi người một phiếu, có đóng dấu của UBND làng, tỉnh lỵ hay khu phố. Sẽ có phiếu kiểu mẫu chung cho toàn quốc. Phiếu sẽ phát lúc người đi bầu đã vào phòng bỏ phiếu” (Điều 40).Những quy định này thể hiện triệt để nguyên tắc bầu cử bình đẳng, đặc biệt là quyền bình đẳng của những người ứng cử (dù là Chủ tịch Chính phủ lâm thời hay một công dân bình thường) trong việc tự mình lựa chọn một và chỉ một đơn vị bầu cử để ứng cử mà thôi. Không ai có quyền sắp xếp, bố trí các ứng cử viên vào đơn vị bầu cử này hay đơn vị bầu cử khác và do vậy, cũng không có ứng cử viên nào cảm thấy mình chỉ là người “phụ cử” cho các ứng cử viên “đắc cử” và bảo đảm mỗi người chỉ có một nơi bầu và một phiếu bầu như nhau. Số đại biểu của từng tỉnh cũng phải theo tỷ lệ dân đông hay ít chỉ “…trừ một vài thành phố đặc biệt quan trọng số đại biểu có tăng lên ít” (Điều 9). – Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở tất cả các cấp mà không thông qua tầng nấc trung gian nào. Sắc lệnh về Thể lệ Tổng tuyển cử rất cụ thể, rõ ràng chứ không phải chỉ quy định chung chung bằng cách nêu tên của nguyên tắc này: “Đơn vị tuyển cử là tỉnh, nghĩa là dân trong mỗi tỉnh bầu thẳng đại biểu tỉnh mình dự vào Quốc dân đại hội” (Điều 7). Ở một số nước hiện nay vẫn còn áp dụng nguyên tắc bầu cử gián tiếp như cử tri chỉ bầu ra cơ quan đại diện cấp thấp (xã, huyện) còn sau đó các đại biểu bầu ra đại biểu cấp cao hơn, hoặc bầu đại biểu cử tri để họ bầu ra Tổng thống, Thượng viện v.v.. Luật Bầu cử nước ta quy định cử tri bầu ra đại biểu các cấp (xã, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Quốc hội) một cách trực tiếp. Nguyên tắc này bảo đảm người đại diện trực tiếp nhận uỷ quyền từ nhân dân và cũng bảo đảm sự giám sát đối với đại biểu của cấp cơ quan quyền lực đó, bảo đảm tính chịu trách nhiệm của đại biểu trước cử tri. – Bỏ phiếu kín nghĩa là bảo đảm bí mật, an toàn và tự do ý chí của cử tri, bảo đảm cho cử tri được yên tâm, tự do thể hiện ý chí của mình mà không phải chịu một áp lực nào. Bỏ phiếu kín được các Sắc lệnh quy định khá độc đáo và cụ thể. Điều 31 Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định: “Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư”, “Nếu cử tri không biết chữ quốc ngữ nhưng biết viết chữ Hán, tạm thời được phép viết chữ Hán trong phiếu bầu. Còn những cử tri không biết viết chữ quốc ngữ cùng chữ Hán thì ngày bầu cử, trước khi bắt đầu bỏ phiếu, sẽ lập một tiểu ban 03 người (một người của ban phụ trách cuộc bầu cử cử ra, hai người do dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) cử ra viết giúp cho người đi bầu, một người viết, hai người kiểm điểm. Khi lập xong, tiểu ban đó phải tuyên thệ trước mặt các người đi bầu rằng: sẽ viết đúng theo lời người đi bầu và giữ bí mật. Hộp phiếu phải có khoá, chìa khóa do ban phụ trách cuộc bầu cử giữ. Trước lúc bắt đầu bỏ phiếu, ban phụ trách cuộc bầu cử phải cho công chúng xem là trong hộp phiếu không có gì và phải khoá lại trước mặt công chúng” (Điều 26-39). Có thể khẳng định rằng, những quy định trong các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và triệt để những nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ: nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ba là, việc tuyên truyền, vận động bầu cử được tiến hành rộng rãi, dân chủ và thực chất Để cuộc Tổng tuyển cử thực sự dân chủ, công tác tuyên truyền, vận động bầu cử là rất quan trọng nhằm giúp cho người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Tổng tuyển cử, về các quy định của pháp luật bầu cử… để động viên nhân dân đi bầu cử đầy đủ, sớm nhất và để cho các ứng cử viên được tuyên truyền, vận động, cổ động cho mình. Điều đặc sắc là Sắc lệnh về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định về vận động bầu cử ngay từ đầu, tiếp sau quy định về tự do bầu cử. Sắc lệnh quy định: “Được tự do vận động những cuộc vận động không được trái với nền dân chủ cộng hoà.Những cuộc tuyên truyền vận động có tính cách phương hại đến nền độc lập và cuộc trị an đều bị cấm”(Điều 3); “Trong việc vận động, người ứng cử có thể dùng riêng một danh sách hay hợp cùng nhiều người khác lập chung một danh sách; có thể lấy danh nghĩa một đoàn thể mà cổ động”(Điều 4); “Những cuộc hội họp để vận động tuyển cử (diễn thuyết, giới thiệu những người ứng cử) chỉ phải khai cho các UBND địa phương biết trước 24 giờ. Nói rõ địa điểm cuộc họp ở đâu, mục đích làm gì và tên người chịu trách nhiệm cuộc họp đó. UBND địa phương sẽ phái người đến kiểm soát cuộc hội họp và có quyền giải tán nếu thấy cuộc hội họp có tính cách phương hại đến nền độc lập và cuộc trị an” (Điều 5); “Những yết thị, biểu ngữ, truyền đơn phải đưa UBND địa phương kiểm duyệt và dán ở những nhà công cộng (đình chùa, v.v..) cấm dán chồng lên và cấm xé (hay bóc) những yết thị, biểu ngữ, truyền đơn của người khác”(Điều 6)… Trên thực tế, các cuộc vận động và tuyên truyền về Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi và phong phú khắp cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là các báo Cứu Quốc, Sự Thật giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, cổ vũ quần chúng, đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng chính trị đối lập. Ðặc biệt, tờ Nhật báo Quốc hội, xuất bản ở Hà Nội, là tờ báo chỉ ra trong thời kỳ Tổng tuyển cử nhằm mục đích nêu rõ giá trị của cuộc Tổng tuyển cử, giới thiệu khả năng, thành tích và chương trình của những người ứng cử… Danh sách những người ứng cử ở các tỉnh, thành phố cũng được công bố công khai để nhân dân tự do tìm hiểu, lựa chọn khi bầu. Từ nhiều tháng trước ngày bầu cử, cán bộ Việt Minh ở cấp cơ sở còn trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân những kiến thức cơ bản nhất về Quốc hội, về quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Cách tuyên truyền, vận động bầu cử cũng độc đáo, sáng tạo. Có nơi cán bộ phải ở cùng với dân cả khi làm đồng, cả khi xay lúa, lấy bèo, dạy chữ…, cả ngày cũng như đêm, giải thích đi, giải thích lại một cách cụ thể và dễ hiểu cho đồng bào về Quốc hội, về tầm quan trọng của Tổng tuyển cử, về quyền bầu cử, ứng cử… của công dân. Các ứng cử viên cũng có các hình thức tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử khác nhau. Ở một số địa phương, nhân dân còn nghĩ ra những bài ca, bài vè, câu đối… để giới thiệu người ứng cử cho cử tri dễ nhớ tên các ứng cử viên cần bầu (9). Ngày 5/1/1946, trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá (10), hướng về các cử tri, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện quyền dân chủ ấy” (11). Bốn là, quy trình tổ chức bầu cử dân chủ, tiến bộ nhất đến lúc này đã được quy định và áp dụng: – Về đơn vị bầu cử Nơi bầu ra đại biểu lấy đơn vị bầu cử là một địa phương theo từng tỉnh và thành phố lớn. Sắc lệnh quy định: “Đơn vị tuyển cử là tỉnh, nghĩa là dân trong mỗi tỉnh bầu thẳng đại biểu tỉnh mình vào Quốc dân đại hội” (Điều 7), “Sáu thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Sài Gòn – Chợ Lớn cũng được đứng riêng làm những đơn vị tuyển cử như các tỉnh” (Điều 8) Cả thảy có 71 đơn vị. “Số đại biểu của một tỉnh (hay thành phố), tức của mỗi đơn vị bầu cử, thì căn cứ theo số dân mà ấn định, trừ một vài thành phố đặc biệt quan trọng thì số đại biểu có tăng lên ít” (Điều 9). Theo Bảng ấn định số đại biểu từng tỉnh và thành phố đính kèm theo Sắc lệnh trên thì những tỉnh có số đại biểu đông là Nam Định (không kể thành phố Nam Định), Thanh Hoá, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định… là từ 12 đến 15 người. Nhưng có tỉnh nhỏ, ít dân như Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tiên, Bình Thuận… chỉ có từ 1 đến 2 người. Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn nhưng chỉ được lấy một nơi (Điều 12). Số lượng ứng cử viên cho mỗi đơn vị bầu cử không bị hạn chế. Người ứng cử chỉ việc nộp đơn lên UBND (12) tỉnh, thành phố nơi mình ra ứng cử kèm theo một tờ giấy của UBND địa phương (nguyên quán hoặc nơi trú ngụ) chứng nhận đủ điều kiện ứng cử là được ghi tên vào danh sách ứng cử. Tại đơn vị bầu cử Hà Nội, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, có tất cả 74 ứng cử viên chọn lấy 6 đại biểu (13). – Danh sách ứng cử viên Danh sách ứng cử viên là văn bản xác nhận những người được giới thiệu ra ứng cử. Sắc lệnh quy định: Danh sách ứng cử sẽ do UBND tỉnh (hay thành phố) phụ trách lập lên(Điều 10); Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bỏ phiếu, người ứng cử phải gửi thẳng lên UBND tỉnh hay thành phố (nơi mà mình ra ứng cử) đơn ứng cử (có ghi rõ địa chỉ) kèm theo một tờ giấy của UBND địa phương (nguyên quán hoặc nơi trú ngụ) chứng nhân là đủ điều kiện ứng cử (Điều 11); Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn lấy nhưng chỉ một nơi ấy thôi (Điều 12); Chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử, UBND tỉnh (hay thành phố) phải niêm yết danh sách những người ứng cử tại các nơi công cộng ở tỉnh lỵ hoặc ở thành phố. Tên trong danh sách xếp theo thứ tự a, b, c… (Điều 14); Chậm nhất là 5 hôm trước ngày bầu cử, danh sách các người ứng cử đã phải tới tay các UBND làng hay khu phố để được yết ngay lên những nơi công cộng (Điều 15); Nếu trong tỉnh (hoặc thành phố) số người ứng cử chưa bằng hoặc vừa đủ số đại biểu định lấy thì cũng cứ bầu như thường (Điều 42). – Danh sách cử tri Danh sách cử tri là văn bản ghi nhận quyền bầu cử của công dân và là căn cứ để xác định giá trị của cuộc bầu cử và tính kết quả bầu cử. Sắc lệnh quy định: Danh sách bầu cử sẽ do UBND làng hay khu phố phụ trách lập nên(Điều 16); Mỗi cử tri chỉ được đi bầu một nơi hoặc ở nguyên quán, hoặc ở một nơi mà cử tri đã trú ngụ ít nhất là 3 tháng tính đến ngày bầu cử (Điều 17); Binh, lính, thợ thuyền, công chức thì bầu cử tại nơi mình đang làm việc (Điều 19); Chậm nhất là 10 hôm trước ngày bỏ phiếu, UBND làng, tỉnh, lỵ (hay khu phố) phải yết danh sách tất cả các người có quyền đi bầu cử (cử tri) trong làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) ở những nơi công cộng (Điều 23) Sau khi yết danh sách bầu cử, trong hạn 3 ngày, dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) có quyền khiếu nại: Những người có đủ điều kiện đi bầu mà UBND quên ghi vào danh sách thì có quyền bắt ghi thêm tên mình. Nếu có người không đủ điều kiện mà được ghi vào danh sách bầu cử thì bất cứ ai cũng có quyền yêu cầu UBND làng, tỉnh, lỵ (hay khu phố) xét lại (Điều 24); UBND làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) cấp cho những người có tên trong danh sách, mỗi người một cái thẻ đi bầu có đóng dấu của UBND (Điều 26). – Tổ chức bỏ phiếu Sắc lệnh quy định: Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được uỷ quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư (Điều 31); Ngày bầu cử sẽ bỏ phiếu từ 7 giờ đến 18 giờ (Điều 32); Nơi bỏ phiếu sẽ là trụ sở UBND làng, tỉnh lỵ, hay khu phố (Điều 35);Cử tri sẽ bầu bằng phiếu kín(Điều 36);Nếu cử tri không biết chữ quốc ngữ nhưng biết viết chữ Hán, tạm thời được phép viết chữ Hán trong phiếu bầu (Điều 37); Còn những cử tri không biết viết chữ quốc ngữ cùng chữ Hán thì nhờ tiểu ban 03 người được cử ra viết giúp (một người viết, hai người kiểm điểm). Tiểu ban đó phải tuyên thệ trước mặt các người đi bầu rằng: sẽ viết đúng theo lời người đi bầu và giữ bí mật (Điều 38); Phiếu bầu có đóng dấu của UBND làng, tỉnh lỵ hay khu phố sẽ phát lúc người đi bầu đã vào phòng bỏ phiếu (Điều 40); Nếu cuộc bầu cử lần đầu không có giá trị, hoặc số người trúng cử chưa bằng số đại biểu định lấy thì sẽ bầu lại… (Điều 33);UBND tỉnh (hay thành phố) sẽ định lại ngày, giờ cuộc bầu cử thứ hai và báo cáo cho UBND làng tỉnh lỵ (hay khu phố) biết (Điều 34); Những người không ra ứng cử lần đầu cũng được ra ứng cử lần thứ hai và phải gửi đơn ứng cử tới UBND tỉnh hay thành phố (nơi mình ra ứng cử) trong hạn 7 ngày kể từ ngày tuyên bố kết quả cuộc bầu cử lần thứ nhất ở tỉnh lỵ, hay thị sảnh (Điều 61); Cách bầu cử và kiểm soát lần thứ hai (nếu có) cũng y như lần đầu. – Kiểm phiếu và công bố kết quả Sắc lệnh quy định: Phiếu bầu sẽ điểm và kiểm soát ngay ở làng, tỉnh lỵ hay khu phố trước công chúng, ngay sau lúc bỏ phiếu xong (Điều 43); Lúc điểm phiếu và kiểm soát, ban phụ trách cuộc bầu cử sẽ mời thêm người đi bầu chứng kiến. Sau khi kiểm các phiếu xong, thì ban phụ trách cuộc bầu cử phải lập biên bản. Biên bản phải biên rõ số phiếu được bầu của mọi người ứng cử và phải có chữ ký của tất cả mọi người trong ban phụ trách cuộc bầu cử cùng chữ ký của hai người đi bầu được mời dự vào việc điểm phiếu. Biên bản làm hai bản: một bản giao UBND làng hay khu phố giữ, một bản gửi lên ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh (hay thành phố). Ban kiểm soát tập hợp biên bản các làng hay khu phố gửi tới và làm biên bản tổng thống kê các số phiếu. Phải có một phần tư (1/4) sổ cử tri (người có quyền bầu cử) toàn tỉnh hay thành phố có đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị. Những người ứng cử phải được hơn một nửa số phiếu bầu (hợp lệ) thì mới được trúng cử (Điều 57); Đối với cuộc bầu cử thứ hai (bầu lại, bầu thêm) thì người ứng cử nào được nhiều phiếu hơn thì trúng cử (Điều 58); Ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh hay thành phố tuyên bố kết quả cuộc bầu cử lần thứ nhất ở tỉnh lỵ, ở phủ, huyện, châu và ở các làng. UBND tỉnh hay thành phố báo cáo danh sách những người được trúng cử đại biểu của tỉnh hay thành phố dự vào Quốc dân đại hội, cho yết danh sách ấy ở tỉnh, phủ, huyện, làng và khu phố. – Giám sát và giải quyết khiếu nại về bầu cử Sắc lệnh quy định: Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tuyên bố kết quả ở tỉnh, đơn khiếu nại phải nộp cho ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh (Điều 65);Trong hạn 15 ngày kể từ ngày chấp đơn, ban này phải xử xong những việc khiếu nại (Điều 66); Người khiếu nại không có quyền kháng nghị sự xét của ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh hay thành phố (Điều 67); Lúc ban kiểm soát bầu cử toàn tỉnh đã xử xong các việc khiếu nại thì ban ấy lập lại danh sách các người trúng cử (nếu có sự thay đổi trong bản danh sách) và gửi biên bản cùng danh sách các đại biểu về Chính phủ Trung ương. UBND tỉnh hay thành phố sẽ yết danh sách mới ở tỉnh, phủ, huyện hay châu và ở các làng hay khu phố (Điều 68). Quang cảnh kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chế độ bầu cử hiện nay Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại. Nó mở đầu cho một quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới. Đó cũng chính là sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, thiết chế trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã và đang để lại những bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng trong việc hoàn thiện chế độ bầu cử hiện nay. 1. Tổng tuyển cử là để xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Ý nghĩa trực tiếp của Tổng tuyển cử mà sau này và hiện nay là bầu cử Quốc hội theo nhiệm kỳ là để lập ra cơ quan đại biểu, đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân từ đó lập ra các cơ quan nhà nước khác để hình thành bộ máy nhà nước thống nhất, phân công, phân nhiệm thực thi quyền lực. Tổng tuyển cử (bầu cử Quốc hội) còn là dịp để thực thi quyền giám sát bộ máy nhà nước, thay thế những đại diện không còn tín nhiệm. Tổng tuyển cử là một dịp rất long trọng, phải được tổ chức đặc biệt không giống như mọi cuộc bầu cử nào khác. Độc lập dân tộc gắn liền với Nhà nước của nhân dân, gắn liền với Hiến pháp và dân quyền là tư tưởng đúng đắn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng ta, Nhà nước ta khẳng định. Muốn giải phóng mình, nhân dân lao động phải giành quyền làm chủ, xây dựng và quản lý xã hội bằng Nhà nước. Nhà nước đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Cũng chính vì vậy mà một trong những nhiệm vụ quan trọng ngay sau khi tuyên bố độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ xác định là Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội và chuẩn bị bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” (14). Người cũng xác định rõ, đại biểu là người được dân bầu ra để gánh vác việc nước: “Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” (15). “Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu” (16). 2. Tin tưởng, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong công cuộc kiến quốc, lôi cuốn nhân dân tham gia công việc nhà nước kể cả người ứng cử lẫn người đi bầu. Kiên quyết chống thái độ không tin tưởng, coi thường nhân dân cũng như tránh những cung cách bầu cử theo kiểu chọn sẵn làm cho dân thất vọng và thờ ơ. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong bầu cử ở nước ta là bảo đảm phát huy dân chủ, sức mạnh trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Giải thích lý do tại sao lại ra ứng cử, bác sỹ Tôn Thất Tùng cho biết: “Tôi lấy làm lạ cho thái độ lãnh đạm của một số anh em trí thức đối với cuộc Tổng tuyển cử này. Họ làm như việc của nước mình là việc của nước nào ấy. Tôi từ trước vẫn ở yên trong địa hạt chuyên môn của tôi, không tham dự gì vào đời sống chính trị, nhưng bây giờ tôi thấy phải có bổn phận phải ra ứng cử” để “có thể giúp ích đôi chút bằng công việc chuyên môn của tôi” và cũng chính là “muốn phản đối thái độ hờ hững, lạnh lùng của bọn trí thức nói trên” (17)… Điều này giải thích tại sao trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, để bầu được 333 đại biểu, đã có hàng nghìn người hăng hái tham gia ứng cử và ở mỗi đơn vị bầu cử số ứng cử viên nhiều hơn gấp nhiều lần số đại biểu được bầu. Bài học rút ra là phải hết sức tôn trọng quyền tự do ứng cử và nơi tranh cử của ứng cử viên. Đây là tư tưởng thể hiện mở rộng dân chủ trong bầu cử, ngoài việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể đề cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội thì pháp luật cũng bảo đảm cho công dân quyền được tự ứng cử đại biểu Quốc hội nếu thấy đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định. Bảo đảm quyền tự do bầu cử với những quy định linh động sáng tạo Tổng tuyển cử đã thể hiện và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc bầu cử tiến bộ, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền của mình, tham gia bầu cử đông đủ, thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng chính quyền nhân dân. Bác Hồ nói: “…Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân…”. Chính vì thế, các quy định của pháp luật về bầu cử đều thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công khai, phổ thông, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những ai là công dân Việt Nam không vi phạm những điều pháp luật quy định, thì đều được bình đẳng, được tạo điều kiện ứng cử làm đại biểu Quốc hội và được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. Những nguyên tắc tiến bộ về bầu cử, ứng cử từ đầu của công dân như: không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo; bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín… đã được khẳng định trong Hiến pháp, được thể chế hoá trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội sau này. Đây là thành tựu của quá trình đấu tranh cách mạng không ngừng, quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; là sức mạnh đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, trí tuệ của nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm quyền vận động bầu cử dân chủ và thực chất Cơ chế vận động bầu cử đã có, nhưng so với vận động trong Tổng tuyển cử 1946 thì không được rộng rãi và phong phú bằng: Theo quy định hiện hành, người ứng cử có tên trong Danh sách ứng cử đã công bố được thực hiện quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến việc thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu. Người ứng cử đại biểu địa phương nào thì thực hiện quyền vận động ở địa phương đó; Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác; Người ứng cử trả lời phỏng vấn trên báo chí, phát thanh truyền hình; Các cơ quan, tổ chức, báo chí tạo điều kiện cho việc vận động bầu cử. Kinh phí vận động bầu cử lấy từ nguồn kinh phí phục vụ công tác bầu cử. Việc vận động bầu cử phải kết thúc trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu hai mươi bốn giờ. Không được tuyên truyền vận động bầu cử tại nơi bỏ phiếu. Có lẽ chúng ta cần nghiên cứu để vận dụng trở lại những hình thức vận động bầu cử phong phú và dân chủ của Tổng tuyển cử như: tự do vận động, có các hình thức cổ động, yết thị, biểu ngữ truyền đơn, hò vè, cho phép diễn thuyết, tranh luận…/. —————————- Chú thích: (1) Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.4, tr. 8, tr. 133; Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 vềTổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. (2) Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, . T4, tr. 16. (3) Hồ Chí Minh, Sđd, T.4, tr. 145 (4) Xem: Lê Mậu Hãn. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 – một mốc son lịch sử nhảy vọt về thể chế dân chủ, Báo Nhân dân, ngày 8/12/2005. Trên thực tế, tổng số đại biểu Quốc hội là 403, trong đó có 333 đại biểu được bầu bao gồm Việt Minh 120 ghế, Đảng Dân chủ Việt Nam 46 ghế, Đảng Xã hội Việt Nam 24 ghế, không đảng phái 143 ghế. Số đại biểu không qua bầu cử là 70 người gồm 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân Ðảng (Việt Quốc) và 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách). (5) Trước đó, trong quá trình cách mạng, nước ta đã có các cơ cấu chính quyền như: Quốc dân đại hội do Tổng bộ Việt Minh triệu tập vào tháng 8/1945, bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam này 16/8/1945 như một Chính phủ lâm thời Việt Nam và đã ra mắt quốc dân ngày 2/9/1945, sau đó được mở rộng thêm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những cơ cấu lâm thời (TG). (6) Cũng cần phải nói thêm rằng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử, thấy một số người tỏ vẻ lo lắng cuộc Tổng tuyển cử sẽ không có kết quả do trình độ nhân dân lúc bấy giờ quá thấp, Bác Hồ – với lòng tin tuyệt đối vào nhân dân – đã khẳng định: nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình. Tổng tuyển cử nhất định thành công. (7) Xem: Lê Mậu Hãn, Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 – một mốc son lịch sử nhảy vọt về thể chế dân chủ. Báo Nhân dân, ngày 8/12/2005. (8) Theo Điều 8 Sắc lệnh số 51, sáu thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Sài Gòn, Chợ Lớn cũng được xác định là những đơn vị bầu cử như các tỉnh. (9) Ví dụ, ở tỉnh Thừa Thiên được bầu 5 đại biểu, có bài giới thiệu về 5 người như sau: “Cách mạng Hoàng Anh, Học hành Trọng Tuyến, Công chánh Đăng Khoa, Cà sa Mật Thể, Y tế Kim Chi”; Hoặc ở tỉnh Quảng Nam được bầu 15 đại biểu trên tổng số 78 người ra ứng cử, có bài ca giới thiệu 14 người ứng cử (của Việt Minh) như: “Tổng tuyển cử đã tới rồi; Vì quyền, vì lợi mấy lời xin ghi; Trung bộ có anh Trần Đình Tri; Anh Lê Văn Hiến vậy thì đồng song; Phan Bôi một dạ một lòng; Anh Huỳnh Ngọc Huệ cũng dòng đấu tranh…; Đồng bào thận trọng lá thăm”. Xem: Lâm Quang Thự – Người con đất Quảng. Nxb. Đà Nẵng và Hội Khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng, 2005, tr.181-182. (10) Nay là Đại học Bách khoa. (11)Hồ Chí Minh, Sđd, T.4, tr. 147. (12) Lúc này vẫn còn đang gọi là UBND (hay UBND cách mạng). Về sau mới đổi gọi là Uỷ ban Hành chính (13) Trích theo: Hiến pháp 1946 và sự kế thừa phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.19. (14) Xem: Tờ Cứu quốc phỏng vấn ứng cử viên ĐBQH khoá đầu tiên, VietNamNet, 01/01/2006 (15) Xem: Tờ Cứu quốc phỏng vấn ứng cử viên ĐBQH khoá đầu tiên, tlđd. (16) Xem: Tờ Cứu quốc phỏng vấn ứng cử viên ĐBQH khoá đầu tiên, Tlđd. (17) Xem: Lâm Quang Thự – người con đất Quảng ,Sđd, tr. 182.
vanhoc
Họ Bướm xanh (danh pháp: Lycaenidae) hay Bướm cánh tơ hay Bướm sói ("lycaenidae" bắt nguồn từ chữ λύκαινα nghĩa là "chó sói") là họ bướm ngày lớn thứ nhì với khoảng 6.000 loài (chiếm khoảng 40% số loài đã biết) Đặc điểm sinh thái Phân loài Phylogeny of the family. Chi Chrysoritis nằm trực tiếp trong họ Bướm xanh chứ không thuộc phân họ nào. Siêu họ Papilionoidea Họ Bướm xanh Lycaenidae Phân họ Curetinae, Sunbeams (Oriental or Palaearctic) Chi Curetis Phân họ Lipteninae (Afrotropical): Lipteninae Rober đồng hóa phân họ này với phân họ Poritiinae Phân họ Liphyrinae (mostly African, some Asian) Loài Liphyra brassolis, Moth Butterfly - the largest lycaenid Phân họ Lycaeninae, Coppers (Holarctic) Chi Acesina, Adaluma, Alciphronia, Antipodolycaena, Apangea, Armenia, Callipsyche, Chalybs, Cyaniriodes, Cyprotides, Darasana, Diopetes, Eupsychellus, Heliophorus, Hypomyrina, Hyrcanana, Hysudra, Iaspis, Incisalia, Iophanus, Ipidecla, Kulua, Lepidochrysops, Lycaena, Maurus, Melanolycaena, Michaelus, Mirzakhania, Mitoura, Nadisepa, Nesa, Paiwarria, Parachilades, Paralucia, Paralycaeides, Phaedrotes, Phasis, Poecilmitis, Polycyma, Pseudolycaena, Pseudothecla, Rapsidia, Sandia, Satadra, Siderus, Stilbon, Superflua, Symbiopsis, Syntarucoides, Tatura, Thecliolia, Theritas, Thersamolycaena, Tiora, Tuttiola, Tylopaedia, Ununcula, Uranothauma, Xinjiangia, Zetona Phân họ Miletinae, Harvesters (mostly African, or Oriental, some Holarctic). Probably all feed on aphids or their secretions Tông Liphyrini Chi Aslauga, Euliphyra, Liphyra Tông Miletini Chi Allotinus, Feniseca, Lachnocnema, Logania, Lontalius, Megalopalpus, Miletus, Spalgis, Thestor Tông Tarakini: chi Taraka Phân họ Polyommatinae, Blues (Global) Tông Candalidini Chi Candalides, Nesolycaena, Zetona Tông Lycaenesthini Chi Anthene, Cupidesthes Tông Niphandini: chi Niphanda Tông Polyommatini Chi Actizera, Acytolepis, Agrodiaetus, Aricia, Azanus, Bothrinia, Brephidium, Cacyreus, Caerulea, Caleta, Callenya, Callictita, Castalius, Catochrysops, Catopyrops, Cebrella, Celastrina, Celatoxia, Chilades, Cupido, Cupidopsis, Cyclargus, Cyclyrius, Danis, Discolampa, Echinargus, Eicochrysops, Eldoradina, Elkalyce, Epimastidia, Erysichton, Euchrysops, Euphilotes, Famegana, Freyeria, Glaucopsyche, Harpendyreus, Hemiargus, Iolana, Ionolyce, Itylos, Jameela, Jamides, Lampides, Lepidochrysops, Leptotes, Lestranicus, Lycaenopsis, Madeleinea, Megisba, Micropsyche, Monodontides, Nabokovia, Nacaduba, Neolucia, Neolysandra, Neopithecops, Notarthrinus, Nothodanis, Oboronia, Orachrysops, Oraidium, Oreolyce, Orthomiella, Otnjukovia, Palaeophilotes, Paraduba, Paralycaeides, Parelodina, Perpheres, Petrelaea, Phengaris, Philotes, Philotiella, Phlyaria, Pistoria, Pithecops, Plautella, Plebejus, Polyommatus, Praephilotes, Prosotas, Pseudochrysops, Pseudolucia, Pseudonacaduba, Pseudophilotes, Pseudozizeeria, Psychonotis, Ptox, Rhinelephas, Rysops, Sahulana, Sancterila, Scolitantides, Shijimia, Sidima, Sinia, Subsolanoides, Talicada, Tartesa, Tarucus, Thaumaina, Theclinesthes, Thermoniphas, Tongeia, Turanana, Tuxentius, Udara, Una, Upolampes, Uranobothria, Uranothauma, Zintha, Zizeeria, Zizina, Zizula Tông chưa rõ ràng Chi Alpherakya, Boliviella, Cherchiella, Facula, Glabroculus, Ityloides, Maslowskia, Nivalis, Pallidula, Patricius, Plebejides, Umpria Phân họ Poritiinae (Oriental) Tông Poritiini Chi Cyaniriodes de Nicéville, 1890 (đôi khi được đặt trong phân họ Lycaeninae) Chi Deramas Distant, 1886 Chi Poriskina Druce, 1895 Chi Poritia Moore, 1886 Chi Simiskina Distant, 1886 Tông Liptenini Phân tông Pentilina Chi Alaena Boisduval, 1847 Chi Ptelina Clench, 1965 Chi Telipna Aurivillius, 1895 Chi Liptenara Bethune-Baker, 1915 Chi Pentila Westwood, 1851 Chi Ornipholidotos Bethune-Baker, 1914 Chi Torbenia Libert, 2000 Phân tông Durbaniina Chi Durbania Trimen, 1862 Chi Durbaniella van Son, 1959 Chi Durbaniopsis van Son, 1959 Phân tông Mimacraeina Chi Cooksonia Druce, 1905 Chi Mimacraea Butler, 1872 Chi Mimeresia Stempffer, 1961 Phân tông Liptenina Chi Pseuderesia Butler, 1874 Chi Teriomima Kirby, 1887 Chi Euthecta Bennett, 1954 Chi Baliochila Stempffer & Bennett, 1953 Chi Cnodontes Stempffer & Bennett, 1953 Chi Congdonia Henning & Henning, 2004 Chi Eresinopsides Strand, 1911 Chi Eresina Aurivillius, 1898 Chi Toxochitona Stempffer, 1956 Chi Argyrocheila Staudinger, 1892 Chi Citrinophila Kirby, 1887 Chi Liptena Westwood, 1851 Chi Obania Collins & Larsen, 1998 Chi Kakumia Collins & Larsen, 1998 Chi Falcuna Stempffer & Bennett, 1963 Chi Tetrarhanis Karsch, 1893 Chi Larinopoda Butler, 1871 Chi Micropentila Aurivillius, 1895 Phân tông Epitolina Chi Epitola Westwood, 1851 Chi Cerautola Libert, 1999 Chi Geritola Libert, 1999 Chi Stempfferia Jackson, 1962 Chi Cephetola Libert, 1999 Chi Deloneura Trimen, 1868 Chi Batelusia Druce, 1910 Chi Tumerepedes Bethune-Baker, 1913 Chi Pseudoneaveia Stempffer, 1964 Chi Neaveia Druce, 1910 Chi Epitolina Aurivillius, 1895 Chi Hypophytala Clench, 1965 Chi Phytala Westwood, 1851 Chi Neoepitola Jackson, 1964 Chi Aethiopana Bethune-Baker, 1915 Chi Hewitsonia Kirby, 1871 Chi Powellana Bethune-Baker, 1908 Chi Iridana Aurivillius, 1921 Chi Teratoneura Dudgeon, 1909 Phân họ Theclinae, Hairstreaks (usually tailed) and Elfins (not tailed) (Global) Tông Amblypodiini Tông Aphnaeini Tông Arhopalini Tông Catapaecilmatini Tông Cheritrini Tông Deudorigini Tông Eumaeini Tông Horagini Tông Hypolycaenini Tông Hypotheclini Tông Iolaini Tông Loxurini Tông Luciini Tông Ogyrini Tông Oxylidini Tông Remelanini Tông Theclini Tông Tomarini Tông Zesiini Phân bổ Hình ảnh Xem thêm Danh sách chi của Lycaenidae Chú thích Tham khảo Tree of Life BugGuide.net Tra cứu họ Bướm xanh trên SVRVN Họ côn trùng
wiki
Robert Duncan MacPherson (sinh ngày 25.5.1944) là nhà toán học người Mỹ, làm việc ở Viện nghiên cứu cao cấp Princeton và Đại học Princeton. Ông nổi tiếng về việc phát minh intersection homology (tính đồng điều giao nhau) chung với Mark Goresky, một sinh viên đã tốt nghiệp mà ông hướng dẫn làm luận án tiến sĩ ở Đại học Brown. Cuộc đời và Sự nghiệp MacPherson sinh ở Lakewood, Ohio ngày 25.5.1944. Ông học ở Swarthmore College, đậu bằng cử nhân năm 1966, sau đó ông học ở Đại học Harvard và đậu bằng tiến sĩ năm 1970, với bản luận án tên Singularities of Maps and Characteristic Classes dưới sự hướng dẫn của giáo sư Raoul Bott. MacPherson đã từng giảng dạy ở Đại học Brown, Đại học Paris và Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông cũng đã làm giáo sư thỉnh giảng ở "Università di Roma "La Sapienza", Đại học Utrecht, "Max-Planck-Institut für Mathematik", (Bonn), Đại học Chicago, "Institute des Hautes Etudes Scientifiques", Büres-sur-Yvette, (Pháp), Viện Toán học Steklov, (Moskva). Ông có nhiều sinh viên tiến sĩ, trong đó có Eric Babson, Kari Vilonen, Julianna Tymoczko và Mark Goresky. Năm 1983 ông đã đọc bài diễn văn trong phiên họp toàn thể của Hội nghị quốc tế các nhà toán học ở Warszawa. Giải thưởng và Vinh dự 1992: Giải Toán học của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ. 2002: Giải Leroy P. Steele của Hội Toán học Hoa Kỳ (chung với Mark Goresky) 2009: Giải Heinz Hopf của ETH Zürich. Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ Hội viên Hội Triết học Hoa Kỳ Một số tác phẩm chính Goresky, Mark; MacPherson, Robert, La dualité de Poincaré pour les espaces singuliers, C. R. Acad. Sci. Paris Sér. A-B 284 (1977), no. 24, A1549–A1551. Goresky, Mark; MacPherson, Robert, Intersection homology theory, Topology 19 (1980), no. 2, 135–162. Goresky, Mark; MacPherson, Robert, Intersection homology. II, Inventiones Mathematicae 72 (1983), no. 1, 77–129. Tham khảo Liên kết ngoài IAS page, including links to publications and CV The work of Robert MacPherson Sinh năm 1944 Nhân vật còn sống Nhà toán học Mỹ Nhà toán học thế kỷ 20 Nhà toán học thế kỷ 21 Nhà tô pô học Cựu sinh viên Đại học Harvard Nhà toán học LGBT
wiki
Soạn bài lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Hướng dẫn Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Ngữ văn lớp 11 Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1. Bài soạn văn mẫu dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm ở đồn Cần Giuộc giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn 11 Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Soạn bài lớp 11: Cha Tôi Soạn bài lớp 11: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu Phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14-12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn. 2. Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy. 3. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạnh hơn họ rất nhiều. 1. Bố cục bài văn gồm bốn phần: Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc. Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ. Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ. Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết. 2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ mới là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ. 3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không…; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa – chỉ biết ruộng trâu; nào đợi – chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong – ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm. Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác: Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc:… ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ;… muốn tới ăn gan,… muốn ra cắn cổ… Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh: Hỏa mai đánh bằng…. Kẻ đâm ngang, người chém ngược… Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý. 4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng… đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc. Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy!… cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ: đoái – nhìn, chẳng phải – vốn không, thà thác – cũng vinh. 5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ – nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ. Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
vanhoc
Star Wars Battlefront là một trò chơi bắn súng hành động phát triển bởi EA DICE, hợp tác với Criterion Games, và được phân phối bởi Electronic Arts. Trò chơi dựa trên loạt sử thi Star Wars, đây là phần thứ ba của sê-ri trò chơi Star Wars: Battlefront, và được coi là phần reboot của loạt trò chơi trước đó, thay vì một phần nối tiếp, trò chơi muốn phản ánh vũ trụ canon mới của loạt sử thi sau khi Công ty Walt Disney mua thương hiệu Star Wars. Trò chơi được phân phối trên toàn cầu vào tháng 11 năm 2015, và nhận được nhiều bình luận trái chiều. Giới phê bình khen ngợi về cách chơi, hình ảnh, âm nhạc và giá trị sản xuất cao của trò chơi, nhưng lại đánh giá về sự thiếu nội dung trong hai kiểu chơi đơn và Online. Hơn 14 triệu bản của trò chơi đã được bán ra. Một phần tiếp nối, Star Wars Battlefront II được phát hành vào ngày 17, tháng 11 năm 2017. Tham khảo Trò chơi điện tử năm 2015 Trò chơi điện tử khoa học viễn tưởng Trò chơi PlayStation 4 Trò chơi điện tử bắn súng góc nhìn người thứ ba Trò chơi Xbox One Trò chơi của Electronic Arts
wiki
Giấc mơ của Ếch Xanh là một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi của đạo diễn Nguyễn Hà Bắc, thiết kế đồ họa 3D Nguyễn Anh Quảng ra mắt lần đầu năm 2005. Lịch sử Được thực hiện bởi phần mềm Maya, "Giấc mơ của Ếch Xanh" là bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam. Nội dung Phỏng theo tích truyện ếch ngồi đáy giếng trong dân gian, chuyện phim kể về Ếch Bố là một người thủ cựu, suy nghĩ hạn hẹp, lo sợ về tai họa xung quanh nhưng lại luôn tự vỗ ngực cho mình là chúa tể muôn loài. Ếch Bố đã tìm cho Ếch Con giang sơn hoành tráng là một cái giếng. Từ đáy giếng nhìn lên trời chỉ to bằng cái vung. Ếch Bố cho rằng cuộc sống thế nào rồi cũng an cư lạc nghiệp, không phải lo tranh chấp với một thằng cua cáy nào cả. Tất nhiên, Ếch Con từ bé chẳng đi đâu xa ngoài cái giang sơn bé mọn của mình. Bằng sự giáo dục của bố, chú cũng bắt đầu nhiễm thói thủ cựu, tự cao tự đại. Giấc mơ của Ếch Con trở nên bé nhỏ và thực dụng. Ếch Con nằm mơ từ đáy giếng của mình, với tay lên lấy mảnh trăng làm vương miện. Rồi chiếc vương miện lại biến thành những con cá để làm mồi cho chú. Sự thủ cựu, thói kiêu căng sẽ làm hại Ếch Con nếu một ngày nọ bác Rùa không xuất hiện. Khi chú ta khoe khoang về cái giang sơn hoành tráng của mình thì bác đã khuyên bố con nhà Ếch nên ra biển. Bác Rùa kể cho họ nghe về những điều mắt thấy tai nghe. Đó là đại dương mênh mông sóng vỗ, cánh chim hải âu mặc sức bay, dưới mắt nước là muôn vàn sự sống khác... cùng vẻ đẹp muôn hình vạn trạng khi bình minh, lúc hoàng hôn. Ê-kíp Đạo diễn - biên kịch: Nguyễn Hà Bắc Đồ họa - tạo hình: Nguyễn Anh Quảng Âm nhạc: Như Thắng Lồng tiếng: Hà Đăng Chi tiết thú vị Ca khúc chủ đề trong phim chỉ là một câu triết lý duy nhất "Đi thì biết đó biết đây, ở lì một chỗ biết ngày nào khôn" xuất hiện ở cuối phim. Điểm đặc biệt nữa là nhạc cụ để tạo ra âm thanh phụ họa là một chiếc kèn gồm nhiều ống thổi - sáng tạo ngộ nghĩnh và rất độc đáo của riêng ê-kíp phụ trách nhạc phim. Vinh danh Giải Bông sen Bạc phim xuất sắc nhất (không có Vàng) - Liên hoan phim Việt Nam XV (2006) Xem thêm "Giấc mơ của Ếch Xanh" - Phim hoạt hình Việt Nam đầu tiên ứng dụng kỹ xảo 3D - Hà Nội Mới Đạo diễn, họa sĩ - Nghệ sĩ ưu tú Hà Bắc: Sợ mình là con ếch ! - An ninh Thủ đô // Thứ Năm, 1/10/2009, 14:15 Phim hoạt hình Việt Nam: Được chiếu là mừng rồi ! - VTC.VN // 20/11/2007 17:52 Hoạt hình 3D Việt Nam: "Truyện khu vườn", bộ phim đầu tiên được mua độc quyền Nguyễn Hà Bắc Phim của Hãng phim Giải Phóng Phim hoạt hình Việt Nam Phim thiếu nhi Việt Nam Phim dựa theo tác phẩm của nhà văn Phim năm 2005
wiki
Vắc-xin COVID‑19 Moderna (pINN: elasomeran), có tên mã là mRNA-1273 và được đưa ra thị trường với tên thương hiệu Spikevax, là vắc xin COVID-19 được Moderna , Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) và Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Tiên tiến Y sinh Hoa Kỳ (BARDA) phát triển. Vắc xin này được phép sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên ở một số khu vực pháp lý và cho những người từ 18 tuổi trở lên ở các khu vực pháp lý khác để phòng chống bệnh COVID-19 gây ra do sự lây nhiễm của vi rút SARS-CoV-2. Thiết kế sử dụng của vắc xin này là hai liều 0,5 mL, đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bắp thịt, thời gian cách nhau 29 ngày. Đây là một loại vắc-xin RNA bao gồm RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa một protein gai của SARS-CoV-2, được bao trong các hạt nano lipid. Vắc xin COVID‑19 Moderna được phép sử dụng ở một số cấp độ ở 53 quốc gia, bao gồm Canada, các quốc gia thuộc Khu vực Kinh tế Châu Âu, Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ứng dụng y học Vắc xin COVID‑19 Moderna được sử dụng để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 nhằm ngăn ngừa COVID‑19. Vắc xin này được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bắp vào cơ delta. Quá trình tiêm ban đầu bao gồm hai liều. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo khoảng cách giữa các liều tiêm là 28 ngày. Dữ liệu cho thấy hiệu quả của liều đầu tiên kéo dài đến 10 tuần. Do đó, để tránh tử vong khi nguồn cung hạn chế, WHO khuyến cáo nên trì hoãn liều thứ hai lên đến 12 tuần để đạt được mức độ bao phủ cao của liều đầu tiên trong các nhóm ưu tiên cao. Hiệu dụng Bằng chứng về hiệu quả của vắc-xin bắt đầu khoảng hai tuần sau liều đầu tiên. Hiệu quả cao đạt được khi chủng ngừa đầy đủ, hai tuần sau liều thứ hai, và được đánh giá ở mức 94,1%: vào cuối giai đoạn nghiên cứu vắc-xin dẫn đến việc cấp phép khẩn cấp cho vắc xin này ở Mỹ, có 11 ca bệnh mắc COVID-19 trong nhóm vắc-xin (trong số 15.181 người) so với 185 ca ở nhóm giả dược (15.170 người). Hơn nữa, không có ca bệnh nào bị COVID-19 nghiêm trọng trong nhóm vắc-xin, so với 11 ca ở nhóm dùng giả dược. Hiệu quả này đã được mô tả là "đáng kinh ngạc" và "gần như mang tính lịch sử" đối với loại vắc-xin virus đường hô hấp, và mức hiệu quả này tương tự như hiệu quả của vắc-xin COVID-19 Pfizer–BioNTech. Các ước tính về hiệu quả là tương tự nhau giữa các nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc, và những người tham gia mắc các bệnh đi kèm có liên quan đến nguy cơ cao mắc COVID‑19 gây biến chứng nghiêm trọng. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên mới được đưa vào các nghiên cứu này. Các nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả và độ an toàn đối với trẻ em từ 0–11 tuổi (KidCOVE) và 12–17 tuổi (TeenCOVE). Một nghiên cứu sâu hơn được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ thực hiện từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, trên gần 4000 nhân viên y tế, người trả lời đầu tiên, và các nhân viên thiết yếu khác và nhân viên tuyến đầu kết luận rằng trong điều kiện thực tế, hiệu quả của vắc xin mRNA khi tiêm chủng đầy đủ (14 ngày trở lên sau liều thứ hai) là 90% chống lại nhiễm trùng SARS-CoV-2, bất kể các triệu chứng và hiệu quả vắc-xin của việc chủng ngừa một phần (14 ngày trở lên sau liều đầu tiên nhưng trước liều thứ hai) là 80%. Thời gian bảo vệ tối đa của vắc-xin này là chưa rõ và một nghiên cứu theo dõi kéo dài hai năm đang được tiến hành để xác định mốc thời gian này. Tham khảo Vắc-xin COVID-19 Thuốc không có mã ATC Sản phẩm được giới thiệu năm 2020
wiki
Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ( được thành lập vào năm 1955, là cơ quan cao nhất của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Được bầu định kỳ 5 năm một lần bởi Đại hội Đảng toàn quốc. Số lượng các thành viên trong Trung ương Đảng do Đại hội Đảng toàn quốc quyết định, và số lượng qua mỗi kỳ đại hội đang tăng lên. Ban chấp Trung ương Đảng bổ nhiệm nhiều người quyền lực cao nhất ở Lào, bao gồm cả Tổng Bí thư và các thành viên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương. Tất cả các ủy viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng đều có quyền đề cử các thành viên của Bộ Chính trị. Ngoài ra, có ủy viên dự khuyết. Các ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng cũng có thể tham gia Trung ương Đảng, nhưng chỉ có quyền phát biểu và không có quyền bỏ phiếu. Khi một thành viên của Ban chấp Trung ương Đảng bị khuyết vì một số lý do, ủy viên dự khuyết được bầu thay thế theo số phiếu nhận được. Lịch sử Sau khi Đại hội lần thứ hai Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức quyết định việc mỗi nước Đông Dương cần có một đảng riêng biệt để lãnh đạo cách mạng cho phù hợp với từng nước. Ngày 22/3/1955 tại Hủa Phăn, các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào đã quyết định nhóm họp và thành lập Đảng Nhân dân Lào. Tại Đại hội các đại biểu đã thống nhất bầu ra Ban chỉ đạo Trung ương Đảng gồm 5 ủy viên (Kaysone Phomvihane, Nouhak Phoumsavanh, Bun Phommahaxay, Sisavath Keobounphanh, Khamseng Sivilai). Quá trình mở rộng cách mạng, tháng 5/1955 đã bổ sung thêm Souphanouvong, Phoumi Vongvichit, Phoun Sipraseuth. Và tháng 6/1959, Ban chỉ đạo Trung ương Đảng được đổi tên thành Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đầu năm 1972, Đảng Nhân dân Lào tổ chức đại hội. Đại hội chính thức đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa mới gồm 23 ủy viên chính thức và 6 ủy viên dự khuyết. Đồng thời tại kỳ đại hội này, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ra Bộ Chính trị và Ban bí thư Trung ương. Tháng 12/1975, Cách mạng Lào thắng lợi. Các đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nắm hầu hết các vị trí quan trọng của Nhà nước và Quốc hội. Các ủy viên Trung ương nắm tuyệt đối Chính phủ, Quốc hội. Đây là giai đoạn đầy biến động, Ban chấp hành Trung ương Đảng phải phụ trách những công việc lớn mà trước đây chưa thực hiện bao giờ như kinh tế, giữ trật tự trị an, an ninh biến giới, chống lại các phong trào ly khai,... Tình hình chỉ trở nên ổn định vào đầu những năm 1980. Khi tình hình xã hội, kinh tế, chính trị được ổn định; Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc để thông qua một số vấn đề quan trọng, và đồng thời bổ sung thêm thành viên của Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa mới gồm 49 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết. Số lượng ủy viên chính thức tăng gấp đôi so với khóa trước. Kể từ Đại hội III, cứ mỗi năm năm lại tổ chức Đại hội Đảng một lần. Chức năng và nhiệm vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giữa hai kỳ Đại hội Đảng, có quyền hạn và nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ Chuẩn bị và triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc. Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng; Lãnh đạo việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc, Điều lệ Đảng, nghị quyết của Trung ương Đảng; Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, là trung tâm của khối đoàn kết của toàn Đảng; Nghiên cứu và thống nhất những vấn đề quan trọng có tính chất chiến lược và chính sách đối ngoại; Lãnh đạo công tác quốc phòng-an ninh; Thống nhất và lãnh đạo thực hiện tốt các chủ trương về tổ chức, công tác xây dựng Đảng - cán bộ, công tác Mặt trận Tổ quốc Lào, công tác Cựu chiến binh, công tác đoàn thể và công tác tài chính Đảng; Đại diện của Đảng giao lưu với các chính đảng các quốc gia hữu nghị chiến lược và các chính đảng của các quốc gia khác; Quyền hạn Xem xét, quyết định bầu (từ các ủy viên chính thức) và miễn nhiệm Tổng bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban bí thư Trung ương; Xem xét, quyết định bầu bổ sung (từ các ủy viên dự khuyết) và miễn nhiệm ủy viên Trung ương Đảng; Xác định số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện của các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Nghe báo cáo và kiểm tra hoạt động lãnh đạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đảng định kỳ 2 lần/năm; Quyết định phê chuẩn các nghị quyết do Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương ban hành; Ban hành các quy định, hướng dẫn, quyết định; Giám sát các hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng; Giám sát các hoạt động của từng ủy viên do Trung ương Đảng bầu; Một số nhiệm vụ khác theo quy định. Hội nghị Trung ương Theo định lệ, mỗi năm Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ tổ chức hai Hội nghị toàn thể. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp. Trước mỗi Hội nghị, các nội dung phiên họp và các văn bản có liên quan sẽ được Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp nội dung chuyển tới từng ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết, và một số đảng viên được Bộ Chính trị phê chuẩn. Văn bản được chuyển tới không muộn quá 1 tuần trước Hội nghị. Trong một số trường hợp về bầu bổ sung nhân sự do Bộ Chính trị giới thiệu, nếu không được đa số ủy viên thông qua, ứng viên do Bộ chính trị sẽ không được phê chuẩn. Bộ chính trị có thể giới thiệu nhân sự khác thay thế để biểu quyết trong Hội nghị. Nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương Đảng có nhiệm kỳ là 5 năm. Nhiệm kỳ kèo dài đến khi Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra Ban chấp hành Trung ương khóa mới. Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp, không thể tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, Ban chấp hành Trung ương Đảng được phép kèo dài nhiệm kỳ đến thời gian ổn định có thể tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc hoặc Hội nghị toàn quốc. Nếu 2/3 số lượng tỉnh ủy, thành ủy kiến nghị tổ chức Đại hội Đảng sớm. Ban chấp hành Trung ương Đảng bắt buộc phải triệu tập Đại hội Đảng sớm hơn thời gian quy định. Ban chấp hành Trung ương các khóa Cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng có các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Trung ương Đảng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trung ương Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Báo Pasaxon Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Trong giai đoạn từ năm 1991-2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng thiết lập chức danh Cố vấn Trung ương: Xem thêm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Ủy ban Trung ương Đảng lao động Triều Tiên Tham khảo Chính trị Lào Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
wiki
Chấp nhận trong tâm lý con người là sự đồng tình của một người với hiện thực của một tình huống, nhận ra một quy trình hoặc tình trạng (thường là một tình huống tiêu cực hoặc không thoải mái) mà đã xảy ra mà không cố gắng thay đổi hoặc phản đối nó. Khái niệm này gần nghĩa với sự bằng lòng. Định nghĩa Thuật ngữ chấp nhận là một danh từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi người được đề xuất đồng ý, đó là "chấp nhận" đề xuất của họ, còn được gọi là thỏa thuận. Ví dụ, nếu ai đó tặng quà và người khác nhận nó, thì họ đã chấp nhận món quà; do đó, có sự chấp nhận. Một định nghĩa khác liên quan đến sự hoan nghênh tích cực và sự thuộc về, ủng hộ và phê chuẩn: một người đồng tình với điều gì đó. Ví dụ, người ta có thể thích một người và chấp nhận họ do họ đồng tình với người đó. Chấp nhận cũng có thể là hành động tin tưởng hoặc đồng tình. Định nghĩa này gần nghĩa với "sự dung tha," nhưng chấp nhận và dung tha không phải là từ đồng nghĩa. Trong luật hợp đồng, chấp nhận là "[m]ột hành động rõ ràng hoặc ngụ ý thông qua hành vi thể hiện sự đồng tình với các điều khoản của đề xuất theo cách được mời hoặc yêu cầu bởi đề xuất để hình thành một hợp đồng ràng buộc pháp lý. Việc sử dụng quyền được ủy quyền bằng cách thực hiện một số hành động. Hành vi của người mà người khác đã đề xuất hoặc thu mua cho họ, qua đó người đề xuất thể hiện thông qua một hành vi được mời bởi đề xuất ý định giữ lại đối tượng của đề xuất." Eckhart Tolle, một giảng viên tâm linh, định nghĩa chấp nhận như một "đáp ứng với hiện tại" đối với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống. Niềm tin Chấp nhận là nền tảng quan trọng của niềm tin cốt lõi trong hầu hết các tôn giáo Abrahamic; từ vựng "Islam" có thể hiểu đồng nghĩa với "sự chấp nhận," "sự đầu hàng," hoặc "sự tự nguyện đệ trình." và Đạo Kitô dựa trên việc "chấp nhận" Chúa Giê-su Nazaret là Chúa Kitô và ý thượng đế. Các tôn giáo và liệu pháp tâm lý thường khuyến nghị sự chấp nhận khi một tình huống bị không thích và "định mệnh," hoặc khi thay đổi có thể xảy ra chỉ với chi phí hoặc rủi ro lớn. Sự chấp nhận có thể chỉ đơn giản là thiếu sự cố gắng thay đổi hành vi bên ngoài, nhưng từ này cũng có thể ám chỉ trạng thái tinh thần hoặc tình cảm mà người ta cảm nhận hoặc giả định. Trong tín ngưỡng Đạo Kitô, sự chấp nhận được định rõ là ôm lấy thực tế của tình huống dựa trên niềm tin vào ý thượng đế và quyền kiểm soát hoàn hảo của Ngài. Trong cộng đồng Hồi giáo, sự chấp nhận của Allah tương tự như người được xem là Kitô hữu và cách họ chấp nhận Chúa là vị thượng đế của họ. Nhân dân Do Thái chấp nhận Mười Điều Răn như một hướng dẫn sống cuộc sống tốt và thỏa mãn. Tín ngưỡng và sự chấp nhận chồng lấn về nghĩa vụ. Niềm tin là coi điều gì đó là đúng hoặc nó là như vậy. Sự chấp nhận về niềm tin của một người quan trọng để thể hiện sự cam kết và cấu trúc cuộc sống của họ. Điều này không chỉ quan trọng cho sự tồn tại, mà còn được sử dụng trong các mối quan hệ hàng ngày. Được chấp nhận bởi một người bạn đã được chứng minh là có tác động tích cực đến tự trọng, sức khỏe tinh thần và tư duy tích cực của một cá nhân. Sự thiếu chấp nhận có thể dẫn đến một loạt vấn đề tâm lý. Chú thích Trạng thái cảm xúc Thái độ tinh thần tích cực
wiki
Mỹ học Nhật Bản bao gồm các khái niệm cổ xưa như sá (wabi, "vẻ đẹp thoáng qua và rõ ràng"), tịch (sabi, "vẻ đẹp của lớp gỉ tự nhiên và sự già nua"), và u huyền (yūgen, "sự yêu kiều và tinh tế sâu sắc"), là nền tảng của các chuẩn tắc văn hóa và thẩm mỹ Nhật về sự trang nhã và đẹp đẽ. Vì vậy mà tuy mỹ học được cho là ngành triết học trong xã hội phương Tây, nhưng ở Nhật Bản thì bộ môn được xem như một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Hiện nay, mỹ học Nhật dung hợp các khái niệm truyền thống với các khái niệm hiện đại, du nhập từ các nền văn hóa khác. Thần đạo và Phật giáo Tuy Thần đạo định lề lối của mỹ học Nhật Bản qua sự nhấn mạnh tính toàn vẹn của thiên nhiên và tính cách trong đạo đức với sự tôn vinh cảnh quan, và được cho là nguồn gốc của văn hóa Nhật, nhưng chính Phật giáo Nhật Bản ảnh hưởng các khái niệm mỹ học của Nhật Bản sâu sắc nhất. Theo Phật giáo, mọi thứ hoặc đang phát sinh từ hoặc đang tan biến về hư vô. Nhưng cái "hư vô" này không phải là không gian trống rỗng, mà là tiềm năng. Nếu biển là tiềm năng thì mỗi thứ giống như một làn sóng lên từ nó và xuống về nó vậy. Không có sóng nào là vĩnh viễn cả; ngay cả khi ở đỉnh, làn sóng vẫn không hoàn thành. Thiên nhiên được xem là một tổng thể sinh động, đáng được ngưỡng mộ và thưởng thức. Sự trân trọng thiên nhiên này là nền tảng của nhiều khái niệm mỹ học, bộ môn "nghệ thuật" và các đặc sắc văn hóa khác của Nhật Bản. Về mặt này thì nghệ thuật Nhật khá khác nghệ thuật phương Tây. Sá tịch Sá (侘, Wabi) và tịch (寂, Sabi) trỏ một lối sống chú tâm. Thời gian trôi qua, ý nghĩa của hai từ chồng chéo và tụ lại thành sá tịch, có nghĩa mỹ học là vẻ đẹp của các sự vật "sứt mẻ, vô thường và thiếu khuyết." Các thứ còn ấu trĩ hoặc đang suy kém khơi gợi sá tịch hơn các thứ đang nở rộ, vì chúng nó gợi ý sự chốc lát của mọi vật vậy. Trong lúc hưng suy, mọi vật đều cho thấy các dấu hiệu nở tàn được xét là đẹp, do vậy mà đẹp có thể thấy được trong các thứ trần tục và đơn giản. Các dấu hiệu của tự nhiên có thể tinh vi đến mức chỉ một tâm trí tĩnh lặng cùng một đôi mắt lão luyện mới nhận ra chúng nó. Trong triết lý Thiền có bảy nguyên tắc thẩm mỹ để đạt tới sá tịch. Bất quân (不均斉, Fukinsei): không đối xứng, không đều; Giản dị (簡素, Kanso): sự đơn giản; Cổ lão (考古, Koko): cơ bản, phong hóa; Tự nhiên (自然, Shizen): không hư hão, do trời sinh ra; U huyền (幽玄, Yūgen): duyên dáng sâu sắc tinh tế, không hiển nhiên; Thoát tục (脱俗, Datsuzoku): không bị ràng buộc, tự do; Tĩnh tịch (静寂, Seijaku): yên tĩnh, tĩnh lặng. Mỗi nguyên tắc vừa có trong tự nhiên vừa trỏ các đức tính làm người và các chuẩn tắc hành động. Điều này có nghĩa là các đức tính và sự lịch sự có thể được bồi dưỡng qua việc thưởng thức và thực hành nghệ thuật, cho nên các khái niệm mỹ học Nhật Bản đều có hàm ý luân lý và thấm sâu vào văn hóa Nhật. Nhã Nhã (雅, Miyabi) là một trong các khái niệm lâu đời nhất trong truyền thống mỹ cảm của Nhật Bản, dù có lẽ không phổ cập bằng túy hoặc sá tịch. Hiện nay, từ này thường dịch là "sang trọng", "tinh tế" hoặc "lịch sự" và đôi khi gọi là "người làm tan nát trái tim." Nhã yêu cầu loại bỏ bất cứ điều gì vô lý hoặc thô tục và "mài luyện cách cư xử, lời nói và cảm xúc để loại bỏ mọi sự thô ráp và thô thiển mà đạt được sự phong nhã cao nhất." Khái niệm biểu hiện sự cảm thụ bén nhạy với cái đẹp, là đặc trưng của thời đại Bình An. Nhã thường có mối liên lạc chặt chẽ với khái niệm mono no aware, là sự nhận thức có buồn vui lẫn lộn về sự chốc lát của mọi vật, vì thế nên một thứ đang suy tàn được cho là có nhã vậy. Shibui Shibui (渋い), shibumi (渋み) và shibusa (渋さ) đều trỏ cái đẹp của sự đơn giản, tinh tế và khiêm tốn. Bắt nguồn từ thời Thất đinh (1336–1392), từ này vốn dĩ trỏ một vị chua chát như vị của quả hồng chưa chín; shibui vẫn có nghĩa đen đấy và từ trái nghĩa của nó là amai (甘い), tức là ‘ngọt.’ Giống các thuật ngữ mỹ học khác của Nhật Bản như túy và sá tịch, shibui có thể áp dụng cho nhiều thứ, không chỉ nghệ thuật hoặc thời trang. Shibusa bao gồm các phẩm chất cần thiết sau: Các đồ vật shibui tuy nhìn đơn giản nhưng có các chi tiết tinh xảo như sự cân bằng giữa đơn giản và phức tạp, làm người xem không chán một món đồ shibui mà luôn tìm ra ý nghĩa mới và cái đẹp phong phú, khiến giá trị thẩm mỹ của vật tăng lên theo năm tháng. Không nên lẫn shibusa với sá hoặc tịch. Mặc dù nhiều thứ sá hoặc tịch là shibui, nhưng không phải mọi thứ shibui đều là sá hoặc tịch. Sá hoặc tịch đôi khi phóng đại các khuyết điểm có chủ đích đến mức giả tạo, nhưng shibui thì không nhất thiết là không hoàn hảo hoặc không đối xứng, mặc dù có thể bao gồm những tính chất này. Shibusa đứng giữa các khái niệm mỹ học tương phản như sự thanh lịch và thô ráp hoặc sự ngẫu hứng và kiềm chế. Túy Túy (粋, いき, Iki) là khái niệm truyền thống ở Nhật Bản, được cho là bắt nguồn từ tầng lớp đinh nhân (町人, Chōnin) ở Edo trong thời Đức Xuyên (1603–1868). Túy là sự đơn giản, tinh tế, ngẫu hứng, và độc đáo, là sự phù du, thẳng thắn, có đắn đo, và vô tri, nhưng không quá tinh chế, khoe khoang, phức tạp. Túy có thể thấy trong một cá tính hoặc một vật nhân tạo biểu thị ý chí con người. Túy không dùng để tả các hiện tượng tự nhiên, nhưng có thể biểu hiện trong sự thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên hoặc trong nhân tính. Trong văn hóa Nhật Bản, túy thường tả các phẩm chất đẹp mắt và là một lời khen khi áp dụng cho một người, những gì họ làm hoặc có. Túy không tồn tại trong tự nhiên. Trong khi giống sá tịch ở chỗ là coi thường sự hoàn hảo, túy bao quát các đặc điểm khác nhau liên quan đến sự trau chuốt có tài nghề. Sự biểu hiện nhục dục một cách trang nhã là túy. Túy có bộ thủ nghĩa là tinh khiết và không pha tạp, nhưng cũng bao hàm ý khao khát cuộc sống. Tự phá cấp Tự phá cấp (序破急, Jo-ha-kyū) là khái niệm điều chế và chuyển động được áp dụng trong nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Từ này dịch sơ là "bắt đầu, ngắt quãng, mau lẹ" và trỏ một nhịp độ bắt đầu chậm, tăng tốc, và kết thúc nhanh chóng. Khái niệm này ảnh hưởng các yếu tố của trà đạo Nhật, kiếm đạo (剣道, Kendō), hí kịch truyền thống, nhã nhạc (雅楽, Gagaku), và hai thể thơ truyền thống là liên ca (連歌, Renga) và liên cú (連句, Renku). U huyền U huyền (幽玄, Yūgen) là khái niệm quan trọng trong mỹ học Nhật Bản. Ý nghĩa chính xác của từ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Trong sách vở triết học Trung Quốc, u huyền có nghĩa là "mờ", "sâu kín" hoặc "bí ẩn", còn trong làng phê bình thơ hòa ca (和歌, Waka) Nhật thì từ này tả sự sâu sắc tinh tế của các điều ẩn hiện mơ hồ trong bài thơ, và cũng là tên của một thể thơ. U huyền trỏ sự ý tại ngôn ngoại, nhưng không phải là ám chỉ một thế giới khác, mà là cõi này. Các thứ sau đây đều hướng đến u huyền: Zeami sáng tạo ra loại hí kịch năng (能, Noh) và viết quyển Hoa truyền thư (花伝書, Kadensho), là tác phẩm kinh điển về kịch tuồng. Ông lấy hình ảnh thiên nhiên làm phép ẩn dụ liên tục. U huyền được cho có nghĩa là "một sự ý thức sâu sắc, bí ẩn về vẻ đẹp của trời đất… và vẻ đẹp đáng buồn trong nỗi khổ cực của con người." Nó trỏ cách Zeami giải thích "sự sang trọng tinh tế" trong vở kịch tuồng năng. Vân đạo Vân đạo (芸道, Geidō) trỏ các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác nhau của Nhật Bản: năng (能, Noh) tức hí kịch, hoa đạo (華道, Kadō) tức cách cắm hoa, thư đạo (書道, Shodō) tức thư pháp, trà đạo (茶道, Sadō) tức lễ nghi mời trà, và thiêu vật (焼物, Yakimono) tức đồ gốm. Các bộ môn này đều bao hàm ý nghĩa đạo đức và mỹ học và dạy sự thưởng thức quá trình sáng tạo. Để đưa kỷ luật vào việc huấn luyện, các chiến binh Nhật noi gương những nghệ thuật đã định thể thức cho việc thực hành, gọi là hình (形, Kata). Việc huấn luyện chiến đấu vừa hòa hợp vân đạo, chính sự thực hành nghệ thuật vừa dạy các khái niệm mỹ học như u huyền và triết lý nghệ thuật. Vì thế nên kỹ thuật chiến đấu được gọi là võ đạo vậy. Kawaii Từ thập niên 70, kawaii (可愛い, "dễ thương", "đáng yêu", "khả ái") trở thành nét đẹp nổi bật trong văn hóa đại chúng, giải trí, thời trang, ẩm thực, đồ chơi, ngoại hình cá nhân, hành vi, và cách cư xử của Nhật Bản. Là hiện tượng văn hóa, sự dễ thương ngày càng được chấp nhận làm một phần của văn hóa và bản sắc dân tộc Nhật Bản. Tomoyuki Sugiyama là người khởi xướng cụm từ "Cool Japan" tin rằng "dễ thương" bắt nguồn từ văn hóa yêu hài hòa của Nhật Bản. Nobuyoshi Kurita, giáo sư xã hội học ở Trường đại học Musashi tại Tokyo, đã nói rằng dễ thương là một "thuật ngữ thần kỳ", bao quát mọi thứ được chấp nhận và đáng muốn ở Nhật Bản. Xem thêm Kawaii Đao Nhật Bản Honkadori Ishin-denshin Vườn Nhật Hoa đạo Âm nhạc Nhật Bản Mono no aware 5s (phương pháp tổ chức) Tham khảo Đọc thêm Phong cách làm vườn Nhật Bản Khái niệm thẩm mỹ Thẩm mỹ Nhật Bản
wiki
Pleuranthodium là một chi thực vật trong họ Zingiberaceae. Trong số 25 loài đã biết ở thời điểm năm 2021 thì 23 loài đặc hữu New Guinea, 1 loài ở Queensland và 1 loài ở quần đảo Bismarck. Lịch sử phân loại Chi Psychanthus do Henry Nicholas Ridley thiết lập năm 1916, bằng việc nâng cấp tổ Psychanthus của chi Alpinia, với các loài theo tác giả sẽ được chuyển sang bao gồm A. compta, A. papilionacea, A. platynema, A. scyphonema, A. schlechteri, A. floribunda, A. gjellerupi - nhưng ông đã không tạo ra tổ hợp tên gọi mới cho chúng mà chỉ mô tả mới 1 loài là P. inaequalis, nhưng loài này hiện nay được coi là thuộc chi Alpinia. Năm 1990, Rosemary Margaret Smith chấp nhận chi Psychanthus của Henry Nicholas Ridley và tạo ra tổ hợp tên gọi mới trong chi này, bao gồm 22 loài trước đây xếp trong tổ Psychanthus và tổ Pleuranthodium (gồm A. pterocarpa, A. tephrochlamys và A. pelecystyla) của chi Alpinia. Tuy nhiên, danh pháp Psychanthus đã được Constantine Samuel Rafinesque sử dụng hợp lệ từ năm 1814 (nay là đồng nghĩa của Polygala), vì thế danh pháp do Ridley đặt ra trở thành đồng âm không hợp lệ. Năm 1991, Rosemary Margaret Smith phát hiện vấn đề và chỉnh sửa bằng cách chuyển toàn bộ 22 loài đã biết khi đó sang chi Pleuranthodium được chính tác giả này nâng cấp từ tổ Pleuranthodium. Các loài Plants of the World Online (2020) công nhận 23 loài, với Lofthus et al. bổ sung 2 loài năm 2020. Pleuranthodium biligulatum (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium branderhorstii (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium comptum (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium corniculatum Lofthus & A.D.Poulsen, 2020 - Papua New Guinea. Pleuranthodium floccosum (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium floribundum (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium gjellerupii (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium hellwigii (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium iboense (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium macropycnanthum (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium neragaimae (Gilli) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium papilionaceum (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium pedicellatum (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium peekelii (Valeton) R.M.Sm., 1991 - Quần đảo Bismarck Pleuranthodium pelecystylum (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium piundaundensis (P.Royen) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium platynema (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium pterocarpum (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium racemigerum (F.Muell.) R.M.Sm., 1991 - Queensland Pleuranthodium roemeri (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium sagittatum Lofthus & A.D.Poulsen, 2020 - Papua New Guinea. Pleuranthodium schlechteri (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium scyphonema (K.Schum.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium tephrochlamys (K.Schum. & Lauterb.) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Pleuranthodium trichocalyx (Valeton) R.M.Sm., 1991 - New Guinea Tham khảo Riedelieae Alpinioideae Thực vật đặc hữu New Guinea
wiki
Bệnh viện đa khoa Bình Dân, Đà Nẵng là một bệnh viện đa khoa có trụ sở tại 376 Trần Cao Vân, chuyên mổ và điều trị bướu cổ, tai biến mạch máu não do Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thị Tư Hằng thành lập năm 1996. Bệnh viện là bệnh viện tư nhân đầu tiên trên phạm vi cả nước và chuyên môn tốt trong việc điều trị bệnh Bướu cổ (áp dụng đề tài "Sử dụng Prorranolon để điều trị Basedow bằng phẫu thuật tức thì"). Lịch sử Tiền thân của bệnh viện là Dịch vụ Y tế Miền Trung được thành lập năm 1989 với 25 giường tại 43 Quang Trung, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ngày 14/02/1996, bệnh viện Bình Dân được thành lập tại 158 Nguyễn Thị Minh Khai (Đà Nẵng) với 50 giường nội trú và 65 cán bộ nhân viên trên cơ sở Dịch vụ Y tế Miền Trung. Năm 2005, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, bệnh viện đã xây dựng và di dời về cơ sở mới tại 376 Trần Cao Vân (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) với 100 giường bệnh và mang tên mới là Bệnh viện Đa khoa Bình Dân. Từ năm 2006, lãnh đạo bệnh viện đã thành lập pháp nhân mang tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện Đa khoa Bình Dân thực hiện quản lý bệnh viện theo mô hình doanh nghiệp. Quy mô Bệnh viện hiện có 100 giường bệnh nội trú, 148 cán bộ nhân viên bao gồm 38 bác sĩ (với 29 bác sĩ có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, CKI – CKII), 44 điều dưỡng, 20 kỹ thuật viên, 08 nữ hộ sinh, 02 dược sĩ đại học, 04 dược sĩ trung cấp, 01 dược sĩ sơ cấp. Lĩnh vực chuyên môn Nội khoa Ngoại khoa Sản phụ khoa Nhi khoa Phục hồi chức năng Vật lý trị liệu Răng hàm mặt Tai mũi họng Nhãn khoa Cấp cứu Y học cổ truyền Phẫu thuật nội soi các bệnh ổ bụng và tai mũi họng Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể Phẫu thuật thẩm mỹ Phẫu thuật bướu cổ (đã tiếp nhận và điều trị hơn 30.000 trường hợp). Phẫu thuật sỏi hệ tiết niệu. Thành tựu Bằng khen của Bộ Y tế là bệnh viện xuất sắc toàn diện 5 năm liên tục. Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững Việt Nam. Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Top 100 thương hiệu nổi tiếng ASEAN. Giám đốc bệnh viện được chọn là doanh nhân ưu tú Top 10 Việt Nam, Bông sen vàng Á Đông, Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh... Đóng góp xã hội Bệnh viện có chế độ miễn giảm viện phí cho người nghèo, đối tượng chính sách. Bệnh viện đã miễn phí hoàn toàn chi phí ca mổ với số tiền 6,6 triệu đồng khi biết được bệnh nhân có hoàn cảnh quá ngặt nghèo. Tính đến nay, bệnh viện đã miễn giảm viện phí cho người nghèo và đối tượng chính sách lên tới 7,4 tỷ đồng. Không những vậy, bệnh viện cũng là đơn vị thường xuyên có các hoạt động từ thiện, nhân đạo rất thiết thực và hiệu quả như khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân Hội An, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho hơn 2.000 người dân ở Gia Lai. Bệnh viện tổ chức các chuyến thăm, tặng 3.000 bộ quần áo và 2 tấn gạo cho trẻ em và đồng bào nghèo ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An… Tham khảo Bình Dân Bình Dân
wiki
Euphorbia latifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được C.A.Mey. ex Ledeb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đặc điểm Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao (30-)60-90(-100) cm, màu lục nhạt. Rễ hình trụ, màu nâu, dày 15-30 cm × 5-7 mm. Thân đơn hoặc ít phân nhánh ở gốc, dày 5-7 mm, phần trên phân nhánh nhiều, nhẵn và nhẵn; xuất hiện thân vô trùng. Lá mọc xen kẽ; không theo quy tắc; lá vảy gốc nhiều; cuống lá hầu như không có; phiến lá hình elip rộng, (2-)4-6,5 × (1-)2-3 cm, gốc có hình nêm hoặc hình nêm, mép nguyên [hoặc có rãnh ở đỉnh], đỉnh tròn; gân giữa nổi rõ ở gần trục, gân bên 11-15 đôi; lá trên cành vô trùng có cuống lá, hình tuyến tính, 2-4,5 × 0,7-1,5 cm. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn, thường cũng có các xim nhị hoa mảnh, có cuống dài từ các nách dưới; lá thứ cấp 6-10(-17), giống lá thường nhưng nhỏ hơn, tia thứ cấp 6-10(-16), 3-5 cm; cymes chia hai lần; cyathophylls 2, hình trứng tròn, hình trứng tam giác hoặc tròn, 1-1,5 × 1-2 cm, gốc phân nhánh, đỉnh tròn hoặc hình chữ nhật. Cuống Cyathium ngắn; hình chuông không cuốn, 2-2,5 × 1,5-2 mm, nhẵn, thùy hình trứng-tam giác, bên trong có lông; tuyến 4, màu nâu nhạt hoặc nâu, hình lưỡi liềm, đỉnh có 2 sừng, sừng tù. Hoa đực nhiều. Hoa cái: noãn thò ra từ chén, nhẵn, nhẵn; phong cách tự do, bền bỉ; kiểu cánh tay 2 thùy. Quả nang hình cầu, 4-4,5 × ca. 4 mm, có 3 rãnh dọc. Hạt hình trứng, 2,5-3 × 1,5-2 mm, màu vàng nâu; caruncle hiện tại, không cuống. Fl. và fr. tháng 5-tháng 9. Euphorbia latifolia có đặc điểm tương tự như E. esula nhưng khác ở chỗ có lá hình elip rộng hơn, màng tế bào có cuống, các tuyến có sừng tù và hạt có các hạt có màu sắc khác nhau. Phân bố Thung lũng, đồng cỏ, rừng rậm, bụi rậm; ở độ cao 1000-1500 m. Chủ yếu ở khu vực Tân Cương (thung lũng Ili He, Tacheng) [Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga (Siberia), Tajikistan]. Chú thích Tham khảo L Thực vật được mô tả năm 1830
wiki
Nguyễn Tuân Lửa nến trong tranh Tên thực ông Tây già chủ đồn điền ấy là Rê-Bít-Xê. Nhưng người mình đã đông phương hóa cái tên Rê-Bít-Xê từ hồi ông còn là quan cai trị xứ này. Trước khi được về hưu để vỡ đồn điền giồng cà-phê ở hai vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, ông Rê-Bít-Xê đã làm chức Công Sứ ở nhiều tỉnh Trung Bắc lưỡng kì và, sự thực, cái tên Rê-Bít-Xê được hóa chệch ra là Lê-Bích-Xa là từ cái hồi ông Tây đó bắt đầu lĩnh chức Đại Pháp Lưu Trú Quan ở tỉnh Quảng Ngãi. Quan Tuần Vũ Quảng Ngãi là người hoàn toàn cựu học, mỗi lần có giấy má gì ở bên tỉnh đưa sang tòa mà không có tính cách công văn lắm, lại viết lên đầu thư riêng: "Lê-Bích-Xa Công Sứ đại nhân...". Quan Tuần lấy làm thú lắm chữ Lê-Bích-Xa, nghe nó Tàu lắm, không còn tí gì là Tây nữa. Vả chăng ngài không có chút nào là dính với cái học mới nên chữ "Rê" mà đọc ra "Lê" nghe nó cũng tiện lợi: ngài và thuộc hạ phải cái bệnh là không uốn được tấc lưỡi. Cho nên mỗi lần cơ quan Công Sứ nào mới đổi đến mà tên có vần "r" là vần tên ấy sẽ biến cả ra là Lê hoặc La, Li, Lô, Lư vân vân. Có lẽ cũng vì thế mà đại danh quan nguyên Toàn quyền Robin đã biến thành Lỗ Bình đại thần. Nhưng mà chúng ta nên trở lại với cụ Tây đồn điền Rê-Bít-Xê nguyên là Lê-Bích-Xa công sứ đại nhân. Và muốn tránh sự bỡ ngỡ của chúng ta mỗi khi đọc những ngoại âm, trong truyện này, vai chính của chúng ta sẽ được mãi là Lê Bích Xa. Vậy thì cụ Lê Bích Xa là một vị trí sĩ làm đồn điền cà phê vùng Hoài Hoan. Cụ Lê doanh ấp lập trại ở đấy từ bao giờ không rõ nhưng những gốc cà phê thấy đã to lắm. Cụ đã cho trẩy hạt bán ra ngoài không biết đến mấy vụ rồi. Vị hưu quan đó giờ là một lái buôn chính hiệu và thỉnh thoảng lại cho lộ ra những cái cốt tài tử của mình những lúc chơi tranh xem tranh hoặc bày tranh. Cụ Lê không vẽ tranh, nhưng cụ buôn tranh. Hình như tôi đã quên không nói ngay ở đầu rằng cụ Lê Bích Xa là một người buôn tranh cổ. Nhiều bức lạ lắm. Đã đành là đẹp. Nhưng nhiều bức quái lắm quái lạ như là có trò phù thuỷ dính vào ấy. Nhiều người được cụ lấy tình thân cho xem những bức tranh cổ - những bức quý như thế, cụ Lê ít khi cho đem bày ra chỗ công chúng thành hẳn một cuộc triển lãm - lúc trở ra đều ngơ ngác ít nhiều và ngờ cụ Lê là một người có ảo thuật hoặc không thì cái người vẽ tranh cổ đó cũng là một ảo thuật gia. Nhà riêng ông Tây già Lê Bích Xa nhiều tranh quá. Người ta phải tưởng đấy là một nhà bảo tàng chứa tranh Tàu. Tiền của mỗi vụ cà phê thu về rất nhiều nhưng chủ nhân đều cho đi mua tranh hết. Người ta ngờ việc mở đồn điền của vị Tây già này chỉ là một cái cớ và mục đích muốn đạt được thì phải là một bảo tàng viện cổ hoạ Trung Quốc kia. Cụ Lê Bích Xa có dùng một vị Tây lai trẻ tên là Dăng để giúp cụ những lúc soạn tranh tìm tranh. Có người lại bảo cậu Dăng này ngày trước có làm phóng viên trường Bác Cổ Viễn Đông. Cái điều chắc chắn nhất là cậu Dăng người rất ít tuổi nhưng sức học nặng lắm. Không rõ cậu học môn khảo cổ từ bao giờ mà môn học so sánh của cậu sâu rộng đến nỗi các niên hiệu các tên vua lịch triều bất kể nước nào, và tên các nghệ sĩ bất kể thời nào xứ nào, cậu nhớ vanh vách rồi thì là kê khai, so sánh, suy luận. Giá có viết ra thì thành từng pho sách được ấy. Ở người cậu thành ra là cả Đông Tây Cổ Kim rồi còn gì nữa. Suốt một vùng Nghệ Tĩnh ai cũng biết cậu Dăng. Nhưng họ chỉ biết đây là một người Tây lai hạnh kiểm rất khá, không có gì là mất nết, bao giờ cũng nhớ đến mẫu hệ, rất có hiếu với mẹ và đối với người bên ngoại, thường vẫn lấy lễ ra mà xử. Dân gian gần đó chỉ biết cậu Dăng có bấy nhiêu thôi, chứ thực không rõ một tí gì về cái tài đọc tranh và cái sức đi tìm tranh của cậu ở khắp vùng quê Bắc Kì. Một lần ấy cụ Lê Bích Xa gọi cậu Dăng lên buồng riêng và sau một tuần cà phê đặc có chế rượu rôm: - Này Dăng, có lẽ cũng nên sắp mà đi Hưng Yên đi thôi. Về chuyện cái bức tranh Hàn Kỳ ấy mà. Hình như có một lần và rừng săn hươu, tôi đã nói chuyện cho cậu nghe rồi. Lúc ấy đang cùng mải tìm lối chân hươu, cậu có nghe và nhớ không? Nhưng tôi cũng cứ kể lại. Nguyên hồi tôi còn ở chức thủ hiến vùng Hưng Yên, có một người chánh tổng huyện An Thi đem dâng tôi một bức tranh để gỡ mình khỏi một vụ án hình. Hồi đó tôi còn quý cái lương tâm nhà nghề lắm. Vả lại lúc ấy còn trai khoẻ, tôi chưa để bụng vào chỗ chơi đồ cổ. Tôi bèn đuổi lão chánh tổng đó đi ra và doạ bỏ tù nó thêm về cái tội đòi hối lộ thượng quan. Cái thằng cha táo bạo thế! Bây giờ tôi mới biết bức tranh đó là quý. Nó vẽ một ông tướng già đang ngồi xem sách đêm trong quân trướng. Trên án sách có một ngọn nến cháy trên đế son. Góc phải bên án, có vẽ một thanh bảo kiếm tuốt trần ghếch lên cái hộp tướng ấn. Trông thì bẩn thỉu lắm. Lụa bồi đã bong rách và lòng tranh nhiều góc dán đã nhấm nhiều. Nhưng mà tranh đó... (nói đến đây Lê Bích Xa ngừng lại, tợp thêm một ngụm rôm, đôi mắt già sáng bừng lên bao nhiêu là thèm muốn)... nhưng mà tranh đó, cái chỗ quý giá thì không biết thế nào mà nói cho hết được. Mua được về rồi con mắt người Mỹ mà nhìn thấy là chúng ta sẽ có một cái cơ nghiệp để hưởng chung, Dăng ạ. Tôi tin rằng cậu và tôi, bao giờ cũng sống gần nhau mãi mãi. Tôi rất tin cậu và yêu cậu như là yêu con. Rồi dần dà tôi sẽ truyền hết cho Dăng những cái sở đắc của tôi về cái bí thuật tìm tranh cổ. Sớm ngày hôm sau, dân hàng ấp đã đánh sẵn xe ngựa cho cậu Dăng xuôi tỉnh về đáp tàu ra bắc - xe ô-tô, tài xế ốm nặng. Cậu Dăng đánh thức cụ Lê Bích Xa dậy. - Tôi đi Hưng Yên đây, cha già ạ... Cụ Lê giụi mắt ngáp: - Hôm qua tôi uống nhiều quá. Có lẽ gần hết chai rôm. Ít khi cao hứng như thế. - Tôi đi Hưng Yên đây, cha già ạ. - À tốt lắm. Đi đi. Cụ Lê rút ở tủ két con thúc vào mặt tường, phía trên thành đầu giường một cuốn sổ in, kí vào một tờ vẽ hoa rêu lằng nhằng và xé đưa cho Dăng: - Tạt vào nhà Đông Pháp ngân hàng Hà Nội mà lấy tiền. Đi Hưng Yên lấy tranh xong rồi tiện đường, sang luôn bên Cổ Am hỏi xem dân làng đã chịu bán cái lô hương chưa. Họ thuận hay chưa, cũng cứ đưa cho dân làng trước một nghìn bạc cho họ tiêu chơi. Mà, phải lấy dấu lí trưởng và cả một vài chữ kí của bô lão nữa nhá. Thôi, đi cho được nhanh chóng. Tôi ngủ lại, có lẽ chiều hôm mới dậy. Cụ Lê Bích Xa ngáp, vươn vai. Thấy Dăng vẫn còn ngần ngừ, cụ tưởng là cụ đã hiểu một điều gì, bèn cười: - Cái séc ấy bốn mươi ngàn phật lăng, cha tưởng là thừa thãi lắm chứ còn gì nữa. Một nghìn đồng đưa cho dân bên Cổ Am và còn ba ngàn đồng thì mua bức tranh. Có lẽ mua tranh, đến ba ngàn đồng cũng đã là nhiều lắm rồi. - Không phải thế. Tôi muốn ông cho tôi cái địa chỉ của người chánh tổng có tranh đó kia. - Tôi cũng không nhớ là về làng tổng nào và tên người đó tôi làm thế nào mà nhớ lại được. Vả lại tôi tưởng một người như Dăng thì có cần gì phải hỏi kĩ đến như thế mới tìm đến được nhà người ta. Cậu làm như xưa nay chưa bao giờ cậu thuộc làu địa dư hàng tỉnh của xứ Bắc ấy. Cụ cười. Cậu Dăng cũng cười theo. Cụ Lê Bích Xa chìa tay ra, lắc mạnh tay Dăng: "Thôi, đi cho tốt tốt", rồi chui luôn vào chăn. Ngoài cổng đồn điền, tiếng móng ngựa, dịp nhạc và sát vòng bánh thưa và bé dần. Sau đó độ dăm hôm, dân vùng Ba Tổng Lê ở Hưng Yên nhao nhao lên với nhau rằng hình như có quan Đoan về sục rượu lậu. Có người lên mặt thông thạo lại thì thầm rằng đó là quan Tây khảo cổ về đào mả Tàu đấy chứ. Cái việc Dăng về một làng vùng An Thi tìm mua tranh đã là một việc náo động cả cuộc đời an nhàn cần cù và bình dị của đám dân quê. Người ta sợ sệt lo lắng cũng mất đến một ngày tròn. Mãi sau ông lí sở tại mới cắt nghĩa rằng đấy là quan Tây về mua cái bức tranh quái gì của cụ Chánh Thuận "đâu giả những mấy nghìn bạc" thì cả làng mới thở đánh phào một cái và lại cày cuốc gánh gồng được như cũ. Cậu Tây Dăng mà tìm đúng được nhà cụ Chánh Thuận kể cũng tài thật. Thì ra đối với những người đi tìm vật báu trên đời thật không có cái gì là khó là không làm được cả. Có thế thôi, chứ dẫu có đến thiên nan vạn nan, họ cũng chẳng coi là mùi gì. Về những cái gay go trên con đường tìm đồ cổ, đâu có lần Dăng đã có nói chuyện đến những cái vất vả lúc vào huyệt đạo dưới mặt Ai Cập để tìm vào lăng tẩm các vua pha-ra-ông. Đứng trước bức tranh cổ của cụ Chánh Thuận vừa treo lên cây cột mẹ gỗ mít giữa nhà thờ, Dăng ngắm mãi và ngờ ngợ. Lòng tranh thì cũ xưa lắm mà lần vóc bồi thì tươi sáng. - Tranh này, hình như tiên sinh mới cho bồi lại. - Dạ, bẩm quan, có thể. Mới bồi độ dăm năm nay. Vì nó đã nát lắm rồi. Dăng trầm ngâm trước tranh, cố tìm cái quý giá trong những nét vẽ đã gần hết đường bút lông. Cậu ngắm mãi hình người trong lòng bức tranh trung đường. Cậu chỉ thấy nét mặt ông tướng Hàn Kỳ là tươi đẹp quắc thước. Chỉ có thế thôi. Nét chỗ khoẻ, chỗ mềm dẻo tài tình. Nhưng chẳng nhẽ cả giá trị bức cổ hoạ lại chỉ có thế? Đã gọi là vẽ, thì hoạ sĩ nào hẳn cũng phải vẽ đến được như thế. Phải có những cái gì khác thế quá thế nữa kia chứ! Thì cụ Lê Bích Xa mới chịu trả ba nghìn đồng ra tỏ lòng thèm muốn như đi mua ngọc biết nói. Cụ Lê Bích Xa về môn cổ hoạ, Dăng đã phải tôn làm bực thầy học mình kia mà. Cái tài học ấy, Dăng đã được bái phục về cái lần đó cụ Lê giảng cho Dăng về màu phẩm huyền ảo của những bức tranh đám sa môn bên Tây Tạng. Dăng đứng rồi, Dăng lại ngồi. Sau khi đặt cái ghế bành hướng vào bức tranh cách tranh độ ba thước để "quan" Dăng ngồi thẩm tranh, cái ông cụ Chánh Thuận, cả một buổi sớm ấy cũng mất cả công ăn việc làm và chỉ biết có nín thít mà ngồi túc trực đó xem người mua tranh có cần dùng hỏi han gì không. Cái ông khách trẻ đó cũng là lạ. Ngồi suốt một buổi, bên cạnh cụ Chánh Thuận, ông không nói lấy một câu. Ông chỉ có vòng tay trước ngực, ngồi đực ra và dán chặt mắt vào tranh. Ông hút không biết bao nhiêu là thuốc lá. Tàn tro và mẩu đầu thuốc dưới chân vị Tây trẻ, đã đùn lên thành một đống rác. Ông lim dim mắt, nhìn bức hoạ qua vờn khói, say sưa và thắc mắc và có lúc nét mặt người trẻ ấy xa vắng như khuôn mặt một nhà sư già nhập thiền lúc tĩnh toạ. Dăng càng ngắm tranh, càng thấy mình bất tài. Cầm ví đếm tiền, chàng có ý không muốn trao nó cho ông Chánh Thuận. Không phải Dăng có ý tiếc tiền, dẫu rằng cái tiền ấy không hẳn của mình lấy mảy may. Từ đi vào con đường khảo cổ, Dăng đã được dùng tiền nhiều gấp bao nhiêu ngần ấy kia. Có khi chỉ đổi lấy một mảnh sứ vỡ, Dăng cũng đã bỏ ra một số tiền bằng tiền mua một nếp nhà lầu rồi kia mà. Nhưng thôi, lời thầy đã dạy như thế, Dăng chỉ có biết tuân theo. Dăng đưa đủ số cho ông Chánh Thuận và lên đường về lĩnh mệnh cụ Lê Bích Xa. Cụ Lê Bích Xa đã nhận được điện tín của Dăng trước ngày về, đem tranh về. Cụ liền soạn sẵn một bữa tiệc lớn cho riêng chỉ có hai người: cụ và Dăng. Và đám dân đồn điền lấy làm lạ về việc cụ cho họ nghỉ luôn những ba ngày mà vẫn cứ cho ăn cả lương. Không những thế, họ lại còn được chủ đồn điền ban cho gạo thịt, rượu, cà phê và đường; cứ bốn người một chai rượu và tám người một ki-lô cà phê. Người bảo rằng hay là cụ Lê Bích Xa ăn mừng ngày sinh nhật. Nhưng có kẻ thông thuộc việc nhà ông chủ, lại nói rằng lễ sinh nhật mọi năm thường làm vào giữa mùa lạnh kia mà. Có đâu một người trong một năm lại ăn những hai lễ sinh nhật mình. Cả một đồn điền cà phê xao xuyến - cụ Lê Bích Xa vui. Cái buồng riêng của cụ Lê Bích Xa đã được kê dọn lại. Cụ cho cất bớt đi rất nhiều thứ. Mọi khi gian buồng này, không mấy ai được vào. Thân tín đến như Dăng mà đâu cũng chỉ được để chân tới vẻn vẹn có hai lần. Đấy đã gần như một nơi chính tẩm một ngôi đền. Đấy chứa rất nhiều của lạ trên thế gian thuộc về đủ các loại. Những kỉ niệm lữ hành. Những vật quý tích trữ được, sưu tầm được. Linh tinh quá. Và có nhiều sưu vật bé chỉ bằng khuy áo mà nói đến là y như là cơ man tiền bạc. Mỗi vật đều có trước số theo thứ tự phân loại, kê khai vào một cuốn sổ và được chụp ảnh lại dán riêng vào một cuốn an-bom, dưới mỗi ảnh đều có cước chú hình dáng cân lượng màu sắc, và cả tên tuổi những vị tiền chủ các vật đó. Thật là cả một cuốn sổ căn cước, một sổ bộ lí lịch. Thường mọi ngày, cụ Lê Bích Xa, mỗi đêm vào phòng này, đều phục sức rất trang nghiêm, tay cầm nến rọi vào từng vật, dáng đi chậm chạp thành kính: đứng ngoài nhìn cái bóng chậm yếu ấy cử động dè dặt, ta tưởng đấy là một kẻ tu hành đang thầm kín làm một lễ dâng hương vào những giờ u tịch của đêm ấp. * * *Dăng đã đưa bức cổ hoạ về. Bàn tiệc đã bày sẵn. Lê Bích Xa không cho Dăng có thời giờ đi thay quần áo và tắm gội, cụ liền nâng mừng Dăng một cốc uýt-cây tẩy trần và đòi xem ngay tranh. Tường đã đóng sẵn một cái đinh mới. Cái đinh ấy chờ bức tranh cổ đã từ mấy bữa nay. Hai thầy trò loay hoay mắc tranh lên đấy. Ngồi đối diện bức hoạ xưa thướt tha trên nền tường, sự chăm chú của Lê Bích Xa bị nghi ngờ tràn mãi vào. Lòng hoài nghi ấy càng tăng thêm mãi. Lê Bích Xa thay mãi kính tuổi. Có khi đeo hai ba kính chồng lên nhau. Đến lúc mà cụ đi gần lại tranh, rọi kính hiển vi lên nền lụa cũ một hồi lâu xong, cụ quay lại Dăng và chậm rãi: - Hỏng mất rồi Dăng ạ. - Thưa thầy tranh này vừa bồi lại. Họ cũng nói thế. - Chính vậy. Họ đánh tháo mất ruột tranh rồi. Chúng ta bị lừa to rồi. - Thầy muốn nói đây không phải là nguyên bản bức tranh? Đây chỉ là một bản sao bức cổ hoạ? Cụ Lê Bích Xa không trả lời. Mắt người sưu tầm đồ cổ có những nét chìm đường nổi của suy nghĩ và thương tiếc. Lại cho người ra Ba Tổng Lê đòi lại tiền lão Chánh Thuận? Mấy ngàn bạc, tuy là một số tiền to tròn đấy, nhưng đòi lại để làm gì. Cái đáng giữ lấy, đâu có phải là tiền, bức tranh cổ kia chứ. Rủi bị tranh giả, Lê Bích Xa chỉ hận tiếc mình đã chẳng có duyên với vật báu, giờ biết nó lạc vào đâu mà sẵn tìm. Người đã biết chơi cái ruột tranh xưa đó, hẳn không vì vàng bạc mà thuận nhường lại cho, vì có biết mà tìm đến cầu thân. Một đêm ròng ấy, chủ ấp không ngủ. Ông già ngồi đối diện bức tranh có đèn măng-sông ba trăm nến soi tỏ. ánh sáng mạnh và xanh trong càng làm tỏ thêm những thở dài tiếc thêm của chủ ấp không ngủ. Ngày sau, Dăng lên buồng thỉnh an thầy và hỏi cụ Lê Bích Xa xem giờ nên xử trí ra sao với bức tranh bị đánh tráo và chàng xin chuộc lại lỗi bất tài vô học sơ suất mình bằng sự bỏ tiền ra đền lại cho cụ, nếu Chánh Thuận manh tâm không hoàn lại mấy ngàn đồng. - Thầy bắt đền con mà làm gì. Thầy cũng không đến nỗi nghèo thiếu. Và bị mua nhầm tranh này, lỗi cũng không hẳn tại con cả. Vì cái học lực xem cổ hoạ của con, dẫu sao cũng chưa vào được mức cao đẳng. Mà lúc con đi lấy tranh, thì thầy lại không dặn kĩ về cách thử. Ai biết đâu rằng trong thế giới chơi tranh, lại cũng có người quái quỷ như mình. Kẻ kia đánh tháo ruột tranh, thực cũng là người có mắt tinh đời. Đáng nên gần lắm. - Có lẽ người ấy là tên khách bồi tranh? - Rất có thể. - Con muốn được nghe thầy giảng cho về cái quý giá của bức hoạ. - Thầy sắp nói đến mà. Con hãy ngồi xuống đã. Uống đi. Và cũng không nên tiếc nữa. Vô ích. Thế gian còn vô số cái khéo cái quý. Chỉ sợ mình không có mắt xanh đối với những vật có cái bề ngoài của vô hồn. Chỉ sợ mình kém đức để được làm bạn với vật báu thôi, con ạ. Cụ Lê Bích Xa từ tốn đặt xuống bàn một bộ đồ hút thuốc lá chưa cuộn, lấy ở giá điếu ra hai cỗ píp, đưa cho Dăng một. Mồi thuốc thơm ở hai ống điếu tỏa khói lần. Nước bọt chốc chốc chảy từ họng điếu xuống tàn lửa mồi thuốc, đánh dấu thời khắc qua bằng những tiếng sèo sèo gợi cảm. Lê Bích Xa đứng lên đi mấy vòng, bắt đầu giảng về bức cổ hoạ Trung Quốc, giọng đĩnh đạc trong trẻo. Buồng người chủ ấp có tuổi phút đã trở nên một giảng đường mà Dăng là một thính viên chăm chú. - Con có biết tác phẩm này là của ai không? À của Lỗ Hường Diên người tỉnh Mân - cái tỉnh Trung Quốc, nổi tiếng về môn hội hoạ quái ác, hẳn con đã tường! Như con trông thấy đó, tranh vẽ một ông tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách mở của ông lão tướng. Tất cả giá trị huyền ảo của tranh là thu vào ngọn nến. Ngọn nến ấy, nếu cha đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến của cuộc đời thực tại chúng ta. Con hãy cứ bình tĩnh ngồi xuống mà nghe cha nói tiếp. Cha nói cái gì nhỉ? À nếu châm lửa vào đầu nến đó của tranh thì tranh sẽ sáng bừng lên. Và, chỉ có nến cháy thôi, chứ tranh vẫn âm u nguyên vẹn; lửa nến sáng vẫn không làm hại gì đến đời vật chất của tranh. Muốn cho tranh trả lại vẻ bình thường của tranh thì chỉ có thổi tắt phụt ngọn nến đi thôi. - Thưa cha, con đi vào con đường cổ hoạ Trung Quốc kể cũng đã lâu ngày nhưng chưa từng nghe - chứ không nói đến sự thấy nữa - tới những việc quái dị như vầy. - Dăng, con hãy đứng lên ghế kia, đánh hộ cha một que diêm và châm ngay vào đầu nến tranh. Tranh tự nhiên sáng bừng lên. Nến bốc dần sức sáng, soi xuống trang sách và khuôn mặt hồng hào vị tướng già quắc thước ngồi trong lòng cổ hoạ. Giá lúc này, lửa nến lả lay ngọn đi một chút theo với tí gió đông của phòng khách đây thì Dăng đã tưởng tướng Hàn Kỳ ngồi kia là người của cuộc đời này và đang là một vị quý khách ngoài thời gian của chủ ấp đây. Dăng lùi mãi ra xa, nhỡn tuyến bị sự hiển linh của tranh sáng chi phối. Dăng dụi mắt. Giữa không khí kinh ngạc kinh sợ thầm lặng đem lại bởi quái ảo giọng cụ Lê Bích Xa cũng phào phào xa vắng như từ một thế giới nào gửi về - Lụa vẽ tranh, nguyên có những hai lượt. Vì còn cả cái ruột trong không bị người có mắt tinh đời nào đó lấy mất, thì ngọn nến sáng của chúng ta cháy mãi mãi. Ta có thể treo mãi tranh này trong nhà, dùng ngọn nến này mà chơi thay đèn, đêm đêm thắp lên. Nhưng uổng quá, chúng ta chỉ còn có một lần lụa ngoài của bức tranh nên sự thần diệu này chỉ có được trong giây lát thôi. Thắp lâu nữa thì cháy luôn cả tranh mất. Con lại chịu khó đứng lên ghế thổi tắt nến tranh đi rồi cha sẽ giảng tiếp về cái bí thuật của lối hoạ xưa tỉnh Mân này. Nến tranh tắt. Phòng giảm hẳn sức sáng - cái cây bạch lạp nơi tranh lúc sáng tỏ, sức sáng vốn ngang bằng một ngọn măng-sông nhỏ. Mùi cà phê tỏa trong sáng dịu của phòng lặng. - Lỗ Hường Diên vốn là một hoạ sĩ nổi tiếng về môn vẽ và lại kiêm cả khoa thôi miên nữa (tỉnh Mân vốn lại là quê hương của môn hư linh học). Cứ chỗ thầy biết thì lúc tạo nên bức tranh này, Lỗ đã phải vi hành hương mãi vào vùng Ma Thiên Nhẫn để tìm nguyên liệu như chất lân tinh và diêm sinh ở những mả hoang gần đấy - núi Ma Thiên Nhẫn vốn là đất cổ chiến trường - và chất thạch nhung ở đáy lòng sông Bộc Ly. Con cũng chưa biết công dụng hóa học của mấy loại khoáng này. Lân và diêm sinh thì cháy sáng và thạch nhung thì không cháy, mặc dầu bỏ thẳng vào lửa. Lụa vẽ tranh, dệt bằng tơ loài sơn tằm đánh săn lại với thạch nhung cán nhỏ ra. Vẽ đến ngọn nến, hoạ sĩ dùng chất lân và diêm Ma Thiên Nhẫn trộn lẫn với thuốc vẽ. Vẽ xong, hoạ sĩ thôi miên vào đầu ngọn nến. Đấy là ruột tranh. Cái lần trong. Lần lụa vẽ ngoài, chỉ là cái lượt hoa mĩ của màu sắc và hình vẽ phủ lên để giữ vững cái cốt kì diệu ở trong. Tranh cổ lâu ngày, lượt lụa ngoài cũng hấp thụ được cái thần diệu của cốt trong. Và thắp vào ngọn nến ngoài cũng có cháy. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc thôi. - Thưa cha, những lối hiểm hóc này của môn hội hoạ, cha sở đắc được ở nguồn khảo cứu nào? Sách không có nói đến. Cụ Lê Bích Xa sẽ cười mỉm không trả lời thẳng vào câu hỏi của Dăng. Cụ kể sang một chuyện khác: - Cái lối vẽ lấy chất lân trộn vào thuốc để điểm ngọn lửa tranh và lấy thạch nhung để làm nến tranh, đâu còn có. Cái bức vẽ tích "Phục Nữ Thổ Thư" cũng gần như thế. Nguyên tranh này diễn lại việc mừng Phục Hi Nga đọc cho thượng thư lệnh Triều Thố đời Hán chép lại những lời của lũ sách bị mất đi về đời Tần Thuỷ Hoàng phần thuê khanh nho. Lúc Phục Hi Nga đọc cho Triều Thố ngồi chép, bên án sách có hai người quỳ nâng đèn lồng soi sáng trong sách. Ấy lửa đèn lồng, cũng điểm theo cái thuật ấy. Nhưng không rõ tranh tích sau này có phải là sản phẩm của tỉnh Mân không. Cụ Lê Bích Xa ngừng một hồi lâu rồi bàn với Dăng: - Bây giờ cha nghĩ thế này. Là cũng không đòi tiền cái lão chánh tổng ấy nữa. Và cũng không giữ tranh này để chơi riêng nữa. Cha sẽ tổ chức một buổi nói chuyện về cổ hoạ Tàu và đem đan cử luôn tranh Hàn Kỳ này ra và châm lửa nến thí nghiệm ngay cho công chúng xem. Sẽ làm một tiệc trà tại câu lạc bộ Pháp Việt ở tỉnh. Mời cả thân hào và những bất cứ là ai người Pháp người Nam có cảm tình với nghệ thuật. Của báu, có khi cũng không nên giữ lấy một mình. Cha sẽ phí bức tranh cổ đó, đốt cháy cho thiên hạ đây xem chơi. Tại tiệc trà đi kèm vào buổi tối nói chuyện về tranh Tàu tổ chức ở Vinh, công chúng Việt vỏn vẹn có năm người. Bất chấp cả cái thiểu số đáng là một cái cớ để hoãn lại ngày nói chuyện, cụ Lê Bích Xa vẫn bình tĩnh giảng về cổ hoạ Trung Hoa và cứ cho châm ngọn lửa nến trong bức tranh ba nghìn đồng của mình treo ở tường câu lạc bộ. Lửa nến cháy, nhiều người trầm trồ cảm động. Phép kì diệu đó chỉ đúng được có hai mươi phút nghĩa là bức tranh đã cháy ra gió trước khi diễn giả nói đến câu cuối cùng của đề chuyện mình.../. Mục lục Lửa nến trong tranh Lửa nến trong tranh Nguyễn TuânChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: conbo2 Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 4 tháng 1 năm 2006
vanhoc
Róbert Berény (18 tháng 3 năm 1887 – 10 tháng 9 năm 1953) là một họa sĩ người Hungary, nhân vật thuộc nhóm danh họa avant-garde được gọi là A Nyolcak. Nhóm này đã giới thiệu chủ nghĩa lập thể và chủ nghĩa biểu hiện vào nghệ thuật Hungary vào đầu thế kỷ XX trước Thế chiến thứ nhất. Ông từng theo học và trưng bày ở Paris khi còn trẻ và được xem là một trong những nghệ sĩ theo trường phái dã thú của Hungary. Thân thế và giáo dục Róbert Berény sinh ra ở Budapest năm 1887. Hồi năm 17 tuổi, năm 1904, ông theo học nghệ sĩ Tivadar Zemplényi trong nhiều tháng trước khi chuyển đến học tại Académie Julian ở Paris. Trong thời gian học ở Paris, Berény đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật của Paul Cézanne. Ông còn áp dụng một số cách sử dụng màu sắc của phong trào dã thú, và trưng bày tại Salon d'Automne cùng với các nghệ sĩ người Pháp có chung trường phái này. Sự nghiệp Berény nổi danh nhất với hình thức chủ nghĩa biểu hiện và chủ nghĩa lập thể mà ông đã phát triển cùng với nhóm avant-garde có tên là A Nyolcak; họ cùng nhau tổ chức buổi trưng bày đầu tiên tại Budapest vào năm 1909. Họ bao gồm thủ lĩnh Károly Kernstok, Lajos Tihanyi, Béla Czóbel, Dezső Czigány, Ödön Márffy, Dezső Orbán và Bertalan Pór. Ông mang đến cho họ những ảnh hưởng của Pháp từ thời ông học ở Paris. Ở buổi triển lãm kế tiếp vào năm 1911, nhóm tự xưng tên là A Nyocak. Về cơ bản, họ đã hình thành cốt lõi thể nghiệm chủ nghĩa hiện đại, đồng thời là một phần của các trào lưu trí thức cấp tiến trong âm nhạc và văn học Hungary. Tác phẩm quan trọng nhất của Berény trong thời kỳ đầu này là bức chân dung mà ông vẽ nhà soạn nhạc Béla Bartók (1913). Năm 1919, Berény tham gia vào đời sống nghệ thuật của Cộng hòa Dân chủ Hungary ngắn ngủi, và là trưởng khoa hội họa của Cục Nghệ thuật. Sau khi nền cộng hòa sụp đổ vào năm ấy, Berény di cư đến Berlin cùng với nhiều nghệ sĩ và nhà văn Hungary khác. Ông sống và làm việc ở đó trong vài năm, tiếp tục chú trọng vào chủ nghĩa lập thể và chủ nghĩa biểu hiện. Mãi đến năm 1926 ông mới trở lại Hungary. Trong năm cuối của Thế chiến thứ hai, xưởng vẽ của Berény bị phá hủy cùng với nhiều tác phẩm của ông. Sau chiến tranh, dưới chính quyền cộng sản, ông trở thành giáo viên tại nơi ngày nay là Đại học Mỹ thuật Hungary ở Budapest. Ông mất năm 1953. Tác phẩm được tái phát hiện Một bức tranh của Berény có nhan đề Alvó nő fekete vázával () vốn bị thất lạc từ năm 1928 song đã được nhà sử học nghệ thuật Gergely Barki tình cờ phát hiện lại vào năm 2009 khi xem bộ phim Stuart Little (1999) của Mỹ cùng với con gái ông, trong đó bức tranh được dùng làm đạo cụ. Một trợ lý thiết kế hiện trường đã mua bức tranh với giá rẻ từ một cửa hàng đồ cổ ở California để sử dụng trong phim và rồi cất nó trong nhà của mình sau khi quá trình sản xuất phim kết thúc. Bức tranh đã được bán đấu giá tại Budapest vào ngày 13 tháng 12 năm 2014 với giá 229.500 euro. Buổi trưng bày 1991-1992, Standing in the Storm: The Hungarian Avant-Garde from 1908-1930, Bảo tàng nghệ thuật Santa Barbara, Santa Barbara, California. 2006, Hungarian Fauves from Paris to Nagybánya, 1904-1914, 21 tháng 3 – 30 tháng 7 năm 2006, Bảo tàng quốc gia Hungary 2010, A Nyolcak (The Eight): A Centenary Exhibition, 10 tháng 12 năm 2010 – 27 tháng 3 năm 2011, Bảo tàng Janus Pannonius, Pécs. 2012, The Eight. Hungary's Highway in the Modern (Die Acht. Ungarns Highway in die Moderne), 12 tháng 9 - 2 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng Áo Kunstforum, Wien hợp tác với Bảo tàng mỹ thuật và Magyar Nemzeti Galéria, Budapest. Chú thích Liên kết ngoài "Róbert Berény", Mỹ thuật ở Hungary Mất năm 1953 Sinh năm 1887 Nam họa sĩ người Hungary Nam nghệ sĩ Hungary thế kỷ 20 Nam họa sĩ Hungary thế kỷ 20 Họa sĩ người Do Thái Nghệ sĩ từ Budapest
wiki
Người Canada gốc Tây Ban Nha(, ; ) là công dân Canada có toàn bộ hoặc một phần hậu duệ người Tây Ban Nha hoặc những người có quốc tịch Liên minh Châu Âu từ Tây Ban Nha cũng như một quốc tịch từ Canada. Luật pháp ở Tây Ban Nha (xem Luật quốc tịch Tây Ban Nha) giới hạn những người có thể được cấp quốc tịch Tây Ban Nha từ Châu Mỹ Latinh cho cha mẹ và ông bà đã từng giữ quốc tịch Tây Ban Nha. Gần đây hơn, hệ thống luật pháp ở Tây Ban Nha đã cấp quyền công dân cho những người Cuba có thể chứng minh rằng ông bà của họ đã nhập cư đến Cuba trong Nội chiến Tây Ban Nha (xem Luật Ký ức Lịch sử). Lịch sử Những người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân đến lãnh thổ ngày nay được gọi là Canada đã đến vào năm 1791, ở Tây Nam British Columbia hiện đại. Họ tuyên bố chủ quyền đất đai ở khu vực này cho đến khi Đế quốc Tây Ban Nha nhượng lãnh thổ cho Anh vào năm 1818. Dân số Tây Ban Nha hiện đại ở các tỉnh Ontario và Québec đã không xuất hiện cho đến cuối thế kỷ 20. Dân số Tính đến năm 2006 , dân số người gốc Tây Ban Nha Canada là 325.730 người, người chủ yếu tập trung ở Vancouver, Toronto và Montreal. Tất cả những người tuyên bố mình là người Tây Ban Nha trong cuộc điều tra dân số đều được tính; chẳng hạn như người Mỹ Latinh. Do đó, số lượng người Tây Ban Nha không thể được biết chính xác, và nó thấp hơn nhiều so với tổng số người gốc Tây Ban Nha. Xem thêm Người Mỹ gốc Tây Ban Nha Người Mỹ gốc Latinh và Tây Ban Nha Người Úc gốc Tây Ban Nha Người Brasil gốc Tây Ban Nha Người Vương quốc Liên hiệp Anh gốc Tây Ban Nha Người Phillipines gốc Tây Ban Nha Người New Zealand gốc Tây Ban Nha Quan hệ Canada–Tây Ban Nha Tham khảo Người Canada gốc Tây Ban Nha Canada gốc Âu Canada gốc Tây Ban Nha Người Tây Ban Nha hải ngoại ở Bắc Mỹ
wiki
Hầu tước xứ Zetland (tiếng Anh: Marquess of Zetland) là một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Nó được tạo ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1892 cho cựu Phó vương Ireland, Lawrence Dundas, Bá tước thứ 3 xứ Zetland. Tước hiệu được lấy theo địa danh Zetland, tên cổ xưa của Shetland. Gia tộc Dundas xuất thân từ Lawrence Dundas, doanh nhân giàu có người Scotland và Thành viên Quốc hội Anh. Năm 1762, ông được phong Nam tước, của Kerse ở Hạt Linlithgow. Ông được kế vị bởi con trai mình, Nam tước thứ hai. Ông đại diện cho Richmond và Stirling trong Hạ viện Anh và cũng từng là Lord Lieutenant xứ Orkney và Shetland. Năm 1794, ông được phong Nam tước xứ Dundas, của Aske ở Bắc Riding của Yorkshire, thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh. Đáng chú ý là Lãnh chúa Dundas đã mua quyền Bá tước xứ Orkney và Lãnh chúa xứ Zetland từ James Douglas, Bá tước thứ 14 xứ Morton. Con trai của ông, Nam tước thứ hai, là Nghị sĩ của Richmond và cũng từng là Lord Lieutenant xứ Orkney và Shetland. Năm 1838, ông được phong làm Bá tước xứ Zetland thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Ông được kế vị bởi con trai cả của mình, Bá tước thứ hai. Ông cũng đại diện cho Richmond và York trong Quốc hội và từng là Lord Lieutenant xứ Bắc Riding của Yorkshire. Khi ông qua đời, các tước vị được truyền cho cháu trai của ông, Bá tước thứ ba. Lúc đầu là một người theo Đảng Tự do, ông giữ chức vụ nhỏ trong chính quyền thứ hai của William Ewart Gladstone nhưng sau đó gia nhập Đảng Bảo thủ và phục vụ từ năm 1889 đến năm 1892 với tư cách là Phó vương xứ Ireland. Năm sau, ông được vinh danh khi được phong làm Bá tước xứ Ronaldshay, ở Hạt Orkney và Zetland, và là Hầu tước xứ Zetland. Bá tước xứ Ronaldshay là tước hiệu lịch sự của con trai cả và là người thừa kế của Hầu tước. Ông được kế vị bởi con trai mình, Hầu tước thứ hai. Ông cũng là một chính trị gia lỗi lạc và từng là Thống đốc Bengal và Ngoại trưởng Ấn Độ trong Chính phủ Anh. Kể từ năm 2016, các tước hiệu được nắm giữ bởi cháu trai của ông, Hầu tước thứ tư, người kế vị cha mình vào năm 1989. Trụ sở của gia đình là Aske Hall, Richmond, Bắc Yorkshire. Tham khảo Kidd, Charles, Williamson, David (editors). Debrett's Peerage and Baronetage (1990 edition). New York: St Martin's Press, 1990. Liên kết ngoài Aske Hall Hầu tước thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh Hầu tước Anh Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh Hầu tước xứ Zetland
wiki
Scanlation (hay còn gọi là scanslation hay mangascan) là từ đề cập đến quét ảnh, dịch và chỉnh sửa một truyện tranh (như manga hay manhwa) từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thực hiện bởi người hâm mộ, sau đó phân phối miễn phí trên Internet. Quét ảnh được thực hiện một cách nghiệp dư và thường không được cho phép rõ ràng từ người giữ bản quyền. Từ "scanlation" là từ ghép trong các từ "scan" và "translation". Về mặt pháp lý Scanlations thường được xem là cách để đọc truyện tranh mà không có ngôn ngữ cần được dịch chính thức. Theo bản quyền quốc tế, như Công ước Bern, cho rằng scanlation là bất hợp pháp. Theo một nghiên cứu vào năm 2009 của Lee Hye-Kyung đến từ Đại học Luân Đôn, các nhà xuất bản xem scanlation như một "hiện tượng tại nước ngoài". Lee cho biết một số hành động hợp pháp có thể chấp nhận là các nhóm scanlation chắc chắn đã mua tác phẩm gốc và mang về dịch, các nhóm sẽ dừng việc scan lại cho đến khi truyện đó được cấp phép hoặc nhận được một bản dịch chính chức. Thông thường, người giữ bản quyền không yêu cầu dừng việc phân phối tác phẩm của họ trước khi tác phẩm đó chính thức được cấp phép. Nên những người "scan" truyện thường cảm thấy "an toàn" khi scan tác phẩm mà không được phát hành tại quốc gia của họ. Do độ phổ biến của manga tại thị trường nước ngoài, người giữ bản quyền thường ghi nhận scanlation đe dọa đến doanh thu bán ra của họ. Vào năm 2010, 36 nhà xuất bản của Nhật Bản quyết bắt tay với một số nhà xuất bản của Hoa Kỳ để lập thành nhóm tên "Manga Multi-national Anti-Piracy Coalition" đế "đối phó" với những scanlation bất hợp pháp. Trang tổng hợp scanlation OneManga, được xếp thứ 935 trang web được truy cập nhiều nhất tại Internet nói chung và đứng thứ 300 nói riêng tại Hoa Kỳ theo một danh sách của Google vào tháng 5 năm 2010, phía đại diện trang web đã tuyên bố đóng cửa vào tháng 7 năm 2010 để tôn trọng các nhà xuất bản không hài lòng và chính thức đóng cửa vào tháng sau. Tham khảo Liên kết ngoài Manga Nation - SF Gate Scanlation Nation: Amateur Manga Translators Tell Their Stories - The Comics Journal' Inside Scanlation, các bài về lịch sử và phỏng vấn liên quan đến Scanlation'' Thuật ngữ anime và manga
wiki
Giáo xứ (hoặc họ đạo, tiếng Latinh: paroecia hay parochia) là một cộng đoàn và đơn vị địa giới trong một giáo phận. Đây là cách phân chia về mặt mục vụ và quản trị trong một số giáo hội Kitô giáo như Công giáo Rôma, Chính thống giáo, Anh giáo, Lutheran, một số giáo hội Trưởng lão và Giám lý. Từ nguyên Parish trong tiếng Anh xuất phát từ từ tiếng Anh gốc Pháp parosse (1075), về sau là paroche (1292), từ tiếng Pháp cổ paroisse, lấy từ tiếng Latinh paroechia, từ tiếng Hy Lạp cổ παροικία paroikia có nghĩa gốc là tạm trú trên đất khách (trong phiên bản viết bằng tiếng Hy Lạp phổ thông của kinh thánh Hê-brơ Septuagint) hoặc cộng đồng người tạm trú, chỉ đến những người Do Thái ở ngoại quốc (vào thế kỷ thứ 1 TCN), về sau chỉ đến một cuộc sống tạm nơi trần thế (thế kỷ thứ nhất Công nguyên, Tân Ước: 1 Peter 1:17, 2:11), từ này có nghĩa chỉ đến cộng đồng Kitô giáo (thế kỷ thứ 3 Công nguyên), giáo phận (diocese) (thế kỷ thứ 3 Công nguyên), và cuối cùng là parish (thế kỷ thứ 4 Công nguyên). Công giáo Rôma Trong Giáo hội Công giáo Rôma, giáo xứ là đơn vị tổ chức cộng đồng tín hữu cơ bản của một giáo phận. Chỉ có giám mục giáo phận mới có quyền thành lập, giải tán hoặc điều chỉnh địa giới các giáo xứ. Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp nhân theo luật. Đơn vị địa giới trung gian giữa giáo xứ và giáo phận là giáo hạt. Tại Việt Nam, còn có phân cấp nhỏ hơn của giáo xứ là giáo họ, hoặc giáo khu (một giáo họ, giáo khu có thể là một đơn vị trực thuộc một giáo xứ, hoặc có thể độc lập nhưng cơ bản là không có linh mục quản xứ cho đơn vị kiểu này). Nhà thờ xứ là trung tâm của các hoạt động tôn giáo của tín hữu, là nơi mà họ tham gia cử hành thờ phượng, lãnh nhận các bí tích. Tại một số nơi, đây còn là trung tâm của sinh hoạt cộng đồng người Công giáo. Nếu vì lý do địa lý, tình trạng quá tải giáo dân thì có thể xây dựng thêm nhà thờ hoặc nhà nguyện phụ trợ. Ngoài ra, tùy điều kiện mà mỗi giáo xứ có thể có thêm các cơ sở bổ sung như trường học giáo lý (nhà giáo lý), trường học văn hóa, tu viện, nghĩa trang... ngay trong khu đất của nhà thờ hoặc khu đất liền kề với nhà thờ. Mỗi giáo xứ thường được giám mục bổ nhiệm một linh mục về coi sóc. Khi linh mục này có thư bổ nhiệm và tuyên thệ nhậm chức thì gọi là linh mục quản xứ (hoặc linh mục chính xứ, cha sở), nếu linh mục này chỉ được trao quyền quản lý một thời gian tạm thì gọi là linh mục quản nhiệm (hoặc linh mục đặc trách). Việc đặt tên và tước hiệu Mỗi giáo xứ có một tên gọi thông dụng và một tước hiệu. Tước hiệu là tên được chọn khi làm phép cung hiến nhà thờ và xức dầu bàn thờ lần đầu tiên. Nghi thức Cung hiến nhà thờ và xức dầu bàn thờ quy định rằng tên nhà thờ của giáo xứ phải được chọn từ một trong các tên sau: tên của Thiên Chúa Ba Ngôi tên hoặc các tước hiệu liên quan đến Chúa Giêsu (Kitô Vua, Thánh Tâm, Chúa Quan phòng, Thánh Thể...) hoặc các mầu nhiệm liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu (Phục Sinh, Thăng Thiên, Biến Hình...) tên hoặc danh hiệu của Chúa Thánh Thần (Thánh Linh, Hiện Xuống...) tên hoặc tước hiệu của Maria (Đức Mẹ Lên Trời - Mông Triệu, Đức Mẹ Sầu Bi, Mân Côi...) tên của một thiên thần tên của một vị thánh đã được tuyên thánh (Các thánh tử đạo Việt Nam, Thánh Phanxicô...) tên của một vị chân phước, nhưng chỉ với sự cho phép của Tòa Thánh Tước hiệu nhà thờ giáo xứ sẽ không được thay đổi mỗi khi đã xức dầu bàn thờ. Nếu có từ hai giáo xứ được sáp nhập lại, nhà thờ của mỗi giáo xứ được giữ lại tước hiệu của mình, nhưng giáo xứ mới sáp nhập này có thể đặt một tên khác nhau vì những lý do mục vụ. Chú thích Tham khảo ECCLESIA IN ASIA Thuật ngữ Công giáo Anh giáo Thuật ngữ Kitô giáo
wiki
Alfonso García Robles (20.3.1911 – 2.9.1991) là một chính trị gia, một nhà ngoại giao México, đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1982, chung với bà Alva Myrdal của Thụy Điển. García Robles sinh tại Zamora, Michoacán, México. Ông học luật học ở trường "Đại học tự trị quốc gia Mexico" (National Autonomous University of Mexico) (UNAM), sau đó phục vụ trong ngành ngoại giao Mexico từ năm 1939. Ông được cử vào đoàn đại biểu Mexico tham dự Hội nghị San Francisco năm 1945 để thành lập Liên Hợp Quốc. Ông làm đại sứ Mexico ở Brasil từ năm 1962 tới năm 1964, rồi làm thư ký Bộ ngoại giao Mexico từ năm 1964 tới năm 1970. Từ năm 1971 tới năm 1975 ông làm đại diện Mexico tại Liên Hợp Quốc rồi làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mexico từ năm 1975-76. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm đại diện thường trực của Mexico tại Hội nghị giải trừ quân bị. García Robles được nhận giải Nobel Hòa bình chung với Alva Myrdal cho công lao đóng góp vào Hiệp ước Tlatelolco, lập ra một vùng phi hạt nhân ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe. Hiệp ước này được đa số các nước trong khu vực ký năm 1967, tuy một số nước phải mất nhiều thời gian để phê chuẩn Hiệp ước này. Ông được nhận vào Colegio Nacional năm 1972. Chú thích Liên kết ngoài Nobel Committee information on 1982 laureates Sinh năm 1911 Mất năm 1991 Người đoạt giải Nobel Hòa bình Người Mexico đoạt giải Nobel Chính trị gia Mexico
wiki
Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã thu hút được 111 dự án, số vốn đầu tư trong nước gấp 8,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020. Tỉnh cũng xác định mục tiêu phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, chú trọng 4 nhóm ngành: công nghiệp ven biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản. Cảng Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định có lượng hàng hóa đi qua tăng 30-40%/năm, thuộc nhóm cảng biển tăng cao nhất nước. Kinh tế biển góp trên 25% tổng giá trị sản xuất Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, vùng kinh tế ven biển Nam Định đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, hằng năm đóng góp trên 25% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Vùng ven biển tỉnh Nam Định gồm 3 huyện ( Nghĩa Hưng , Giao Thủy , Hải Hậu ) với 80 xã, thị trấn (trong đó có 19 xã, thị trấn giáp biển); tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 724 km2, bằng 43% diện tích toàn tỉnh; dân số hơn 606 nghìn người, khoảng 34% dân số toàn tỉnh. Phân tích về những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định, Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng cho biết, vùng ven biển tỉnh Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển, vùng bãi bồi ngập mặn ven biển có diện tích trên 22.000 ha; có chiều dài bờ biển 72 km và hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua, mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi trong vận tải đường thủy và phát triển công nghiệp. Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình, tạo thuận lợi phát triển khu kinh tế Ninh Cơ, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông; các khu, cụm công nghiệp nhất là Khu công nghiệp Hải Long với quy mô lớn trên 1.100 ha. Đặc biệt, khu đô thị Thịnh Long – Rạng Đông đang hình thành và phát triển là đô thị loại III, trung tâm phía nam của tỉnh, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Dịch vụ cảng biển cũng là thế mạnh của Nam Định. Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy có thể phục vụ cỡ tàu trọng tải đến 3.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện. Bến phao, khu neo đậu chuyển tải Ninh Cơ, vị trí vùng nước khu vực ngoài cửa Lạch Giang phục vụ chuyển tải hàng lỏng, hàng rời cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn. Vừa qua, tỉnh Nam Định đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải bổ sung bến cảng biển chuyên dùng quy mô đến năm 2030 đáp ứng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 300.000 tấn vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1 giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khu du lịch Quất Lâm (Giao Thủy) sẽ được nâng cấp lên theo hướng khu du lịch nghỉ dưỡng tắm biển cao cấp. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch vùng ven biển cũng đang được khai thác, đầu tư, phát triển thành các sản phẩm du lịch biển như: Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy; Du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch nghỉ mát tắm biển Thịnh Long, Quất Lâm và Rạng Đông. Trong đó, đáng chú ý là dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Quất Lâm. Theo UBND huyện Giao Thủy, điểm du lịch biển thị trấn Quất Lâm được hình thành từ năm 1997. Mỗi năm, nơi này đón hàng vạn lượt khách du lịch về tắm biển, nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong quá trình phát triển, tệ nạn xã hội tại điểm du lịch nay có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các vi phạm pháp luật, tệ nạn mại dâm đã được xử lý triệt để. Khu du lịch Quất Lâm sẽ được nâng cấp lên theo hướng khu du lịch nghỉ dưỡng tắm biển cao cấp. UBND huyện Giao Thủy cũng có kế hoạch phấn đấu đưa thị trấn Quất Lâm thành khu đô thị loại IV trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, có thể thấy vùng kinh tế ven biển của Nam Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác. Nhằm phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng vốn có, đưa Nam Định trở thành địa phương mạnh về biển, làm giàu từ biển, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Trong đó, đề ra định hướng xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành vùng kinh tế động lực, có bước phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía nam của tỉnh, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước. Cùng với đó, xây dựng và phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, đồng bộ theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao; trong đó chú trọng phát triển phát triển 4 nhóm ngành gồm: Công nghiệp ven biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản. Phát triển kinh tế vùng ven biển phải gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. Giao thông đi trước một bước, tạo ‘cú hích’ phát triển kinh tế Với chủ trương giao thông phải đi trước một bước, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối trung tâm vùng, trung tâm kinh tế các huyện vùng ven biển, tạo thành mạng lưới giao thông kết nối thuận lợi vùng kinh tế biển với các địa phương trong và ngoài tỉnh, với các trục giao thông trọng điểm quốc gia. Trong đó có các công trình giao thông trọng điểm nổi bật. Dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định với tổng chiều dài tuyến đường 65,8km dọc theo cả ba huyện ven biển (Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy). Toàn tuyến đầu tư theo quy mô tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Tổng mức đầu tư: 2.655 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2024. Dự án Xây dựng đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình có tổng chiều dài tuyến đường 46 km. Nối từ xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng đến khu vực nút giao với Cao Bồ, huyện Ý Yên. Tổng mức đầu tư là 5.326 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn I (2017-2021) là 2.839,0 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1, chủ đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư cũng đang tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai các công việc giai đoạn 2 Dự án để đảm bảo tiến độ đầu tư. Các dự án kết nối thành phố Nam Định với đường bộ ven biển có tổng mức đầu tư 8.694 tỷ đồng, gồm 3 dự án lớn dự kiến khởi công trong năm 2022 và 2023. Dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng với tổng chiều dài khoảng 2 km. Tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thiện các thủ tục để khởi công dự án trong năm 2023. Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai, sớm hoàn thành và khai thác hiệu quả cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ tạo hành lang giao thông thủy nội địa với các tỉnh trong khu vực; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Bến Mới; thủ tục đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường. Tăng trưởng xanh nâng cao năng lực cạnh tranh Tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là một chủ trương lớn, được tỉnh Nam Định xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và cả cộng đồng. Theo Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng, thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ thúc đẩy cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu. Trong quá trình triển khai lập Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Nam Định đã xác định một trong những quan điểm phát triển là phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng, nội dung của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng cũng chia sẻ về những hành động cụ thể để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trưởng, tăng trưởng xanh và bền vững. Lối sống xanh, phát triển nông nghiệp sinh thái đang dần hình thành tại các địa phương ở Nam Định Đối với quá trình giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp: trong lĩnh vực trồng trọt đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa và cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện thu gom, bao cuốn rơm rạ sau khi thu hoạch để lưu trữ, tái sử dụng và xử lý rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, hạn chế việc đốt rơm rạ giảm phát thải khí nhà kính. Nhiều địa phương và các hộ nông dân đã sử dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải, phế thải chăn nuôi, thu hồi khí làm chất đốt sinh hoạt. Ứng dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi, thay thế thức ăn thô bằng thức ăn tinh, nâng cao miễn dịch cho vật nuôi và sử dụng kháng sinh từ vi khuẩn, hoàn thiện các biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi. Đối với sản xuất công nghiệp xanh, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo ngành Công Thương phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các Hội thảo để phổ biến về sản xuất sạch cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong cơ quan đơn vị, nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa và nilon. Lối sống xanh hóa cũng dần được hình thành; thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tỉnh với 3 mô hình phân loại đang áp dụng gồm: Mô hình “Phân loại chất thải rắn tại nguồn và xử lý rác hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình bằng thùng ủ”; mô hình “Hố rác hữu cơ di động” và mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”. Đặc biệt, tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025; trong đó thống nhất quan điểm chỉ thu hút các dự án có vốn lớn, có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh, tạo việc làm xanh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh; khuyến khích nghiên cứu, phát triển mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sang tạo phục vụ tăng trưởng xanh; đẩy mạnh chuyển đổi số một cách toàn diện trong các ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất xanh, nhất là trong giới trẻ về tiêu thụ các sản phẩm xanh, lối sống gần gũi với thiên nhiên để góp phần điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tìm hiểu, đề xuất và triển khai các dự án trọng điểm, có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thu hút đầu tư lớn nhất từ trước đến nay Về thu hút đầu tư, thời gian vừa qua, Nam Định đã tập trung thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, bổ sung, xây dựng các quy hoạch có chất lượng, tầm nhìn; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng cho biết, đã có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tìm hiểu, đề xuất và triển khai các dự án trọng điểm, có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã thu hút được 111 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 92 triệu USD và 135.000 tỷ đồng; số vốn đầu tư trong nước gấp 8,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020. Đây là giai đoạn thu hút đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Để tháo gỡ các điểm nghẽn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; UBND tỉnh Nam Định tập trung chỉ đạo thống nhất về quan điểm, nhận thức, chủ trương, tạo đồng thuận cao trong thu hút đầu tư, tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn, thuộc khu vực sản xuất có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra số thu ngân sách lớn. Đồng thời, thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch; sớm hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng đồng bộ, thống nhất, bảo đảm phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế và nguồn lực của tỉnh; hoàn thành các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của các quy hoạch đã được phê duyệt để thu hút đầu tư. Theo Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng, một trong những giải pháp thu hút đầu tư mạnh mẽ là tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Cụ thể, Nam Định đã tập trung hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận (trên 158 ha); sớm khởi công mở rộng Khu công nghiệp Bảo Minh (50 ha) và Khu công nghiệp Trung Thành, huyện Ý Yên (200 ha); đẩy nhanh tiến độ các cụm công nghiệp Yên Bằng (Ý Yên), Thanh Côi (Vụ Bản)… Cùng với đó, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án, công trình trọng điểm trong và ngoài ngân sách; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp Nhân dân đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của chính người dân trong vùng dự án, vì sự phát triển của địa phương mình đang sinh sống và sự phát triển chung của tỉnh. Phó Chủ tịch Trần Anh Dũng cũng cho biết, tỉnh đã chủ động mời các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, Đại sứ quán các nước, các tổ chức, hiệp hội nước ngoài tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về làm việc trực tiếp với tỉnh để kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Nam Định cũng xác định, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh kết hợp với nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả chính là nền tảng để thu hút, hỗ trợ và đồng hành cùng nhà đầu tư. Tỉnh cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng và hiệu quả, tránh hình thức, dàn trải; thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong đó ưu tiên các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng, thân thiện với môi trường. Thu Cúc
vanhoc
Tropisetron là một chất đối kháng thụ thể serotonin 5-HT 3 được sử dụng chủ yếu như một chất chống nôn để điều trị buồn nôn và nôn sau khi hóa trị, mặc dù nó đã được sử dụng làm thuốc giảm đau trong trường hợp đau cơ xơ hóa. Nó được cấp bằng sáng chế vào năm 1982 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1992. Nó được Novartis bán ở Châu Âu, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines với tên Navoban, nhưng không có sẵn ở Hoa Kỳ. từ Phòng thí nghiệm dược phẩm Novell và được bán ở một số nước châu Á với tên Setrovel. Dược lý Tropisetron hoạt động như một chất đối kháng thụ thể 5-HT 3 chọn lọc và chất chủ vận thụ thể α 7 -nicotinic. Tác dụng phụ Tropisetron là một loại thuốc dung nạp tốt với ít tác dụng phụ. Nhức đầu, táo bón và chóng mặt là những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất liên quan đến việc sử dụng nó. Hạ huyết áp, tăng men gan thoáng qua, hội chứng mẫn cảm miễn dịch và tác dụng phụ ngoại tháp cũng có liên quan đến việc sử dụng ít nhất một lần. Không có tương tác thuốc đáng kể nào được báo cáo khi sử dụng thuốc này. Nó bị phá vỡ bởi hệ thống cytochrom P450 ở gan và nó ít ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các loại thuốc khác bị phá vỡ bởi hệ thống này. Công dụng khác Là một vết bẩn sinh học và như trypanocide. Xem thêm Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT 3: Phát hiện và phát triển thuốc Zatosetron Ricasetron Bemeetron Tropanserin Granisetron Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Bảng dữ liệu Navoban
wiki
Động đất Khait (Hoit) 1949 diễn ra vào lúc 09:45 giờ địa phương (03:53 UTC) ngày 10 tháng 7 tại khu vực tỉnh Gharm của Tajikistan. Động đất có cường độ 7,5 và kéo theo một loạt trận lở đất khiến tổng cộng 7.200 người thiệt mạng. Môi trường kiến tạo Động đất diễn ra trong một khu vực phức tạp về kiến tạo tại rìa nam của Thiên Sơn. Bờ nam của Thiên Sơn có đặc trưng là kết hợp của đứt gãy trượt bằng bên phải và đứt đoạn nghịch hướng nam lên Bồn địa Tajik đến phía nam dọc theo đới đứt đoạn Gissar-Kokshaal. Đồng thời, Bồn địa Tajik bị thu hẹp do va chạm xiên với dãy núi Pamir, tạo thành một loạt đứt đoạn nghịch hướng tây nam-đông bắc, trận động đất được cho là có nguyên nhân từ chuyển động của đứt đoạn nghịch Vakhsh trong số đó. Thiệt hại Trong khu vực cảm nhận tối đa cường độ (>IX), hầu hết kishlak (khu làng) bị phá hủy hoàn toàn. Hầu hết thương vong là do các trận lở đất bắt nguồn từ động đất. Thị trấn Khait (nay viết là Hoit ()) và làng Khisorak hầu như hoàn toàn bị phá hủy do trận lở đất Khait. Một số kishlak trong thung lũng sông Yasman bị chôn vùi trong lớp hoàng thổ trượt xuôi xuống toàn thung lũng. Các kishlak khác bị phá hủy do lũ bùn hoàng thổ tại hạ du thung lũng sông Obi-Kabud và bờ bắc của thung lũng sông Surkhob. Theo công bố, ước tính số tử vong dao động từ 5.000 đến 28.000. Một nghiên cứu gần đây hơn, dựa trên quy mô các khu dân cư chịu tác động và mật độ dân số thích hợp, đưa ra ước tính 7.200 trong đó khoảng 800 là do lở đất Khait và 4.000 do lũ bùn thung lũng Yasman. Đặc điểm Động đất Trước chấn động chính là hai tiền chấn (M5.1 và M5.6) vào ngày 8 tháng 7, chỉ cách 12 phút. Chấn động chính có cường độ 7,4 tính theo 'cường độ thống nhất' theo 'Phương pháp Liên Xô'. Cường độ được tính lại là 7,5 trên thang độ lớn mô men trong mục lục ISC-GEM phát hành năm 2013. Lở đất Hầu hết các trận lở dất bắt nguồn từ động đất là lũ bùn hoàng thổ, lớp hoàng thổ không vững chắc bị vỡ và chảy đi. Thung lũng Yasman nằm gần như hoàn toàn trong khu vực chịu cường độ lớn nhất, một lượng lớn các cơn lũ bùn như vậy hợp lại trong các thung lũng phụ lưu rồi tạo thành một cơn lũ bùn lớn đi theo chiều dài của sông. Khu vực bị lũ bùn thung lũng Yasman bao trùm rộng khoảng 24,4 km², tổng thể tích là 245 triệu m³. Lở đất Khait bắt đầu bằng lở đá song hoàng thổ dần bị cuốn theo. Lở đá ban đầu là do một phần sườn tây của núi Chokrak bị nứt. Lở đất trở nên lưu động hơn khi nó bắt đầu cuốn theo hoàng thổ và tiến đến sông Obi-Kabud, tại đây nó đi qua bãi bồi và vượt qua một thềm cao 25 m ở bờ tây. Ước tính thể tích trận lở đất này là khoảng 75 triệu m³. Nó đi với vận tốc ước tính là 40 m/s. Tham khảo Khait Lịch sử Tajikistan
wiki
Đào Văn Bình là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII. Khi trúng cử thì ông là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Hà nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 74,23 phần trăm. Ông ở đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội, từng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Tiểu sử Đào Văn Bình sinh ngày 11 tháng 11 năm 1956, người Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông có trình độ cử nhân luật, cử nhân vật lý đại học sư phạm, cử nhân chính trị. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 17 tháng 12 năm 1981. Ông có chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị của đảng cộng sản. Ông nguyên là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thành phố Hà Nội. Tham khảo Trang chủ quốc hội Việt Nam Danh sách quốc hội khoá 13 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Người Hà Nội Người họ Đào tại Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Hà Nội Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
wiki
Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Lời giới thiệu Bản tiếng Pháp: “Le Meurtre de Roger Ackroyd” Cách đây không lâu Agatha Christie, nữ nhà văn Anh nổi tiếng, chuyên viết truyện trinh thám, đã qua đời, hưởng thọ trên chín mươi tuổi. Truyện đầu tay của bà xuất hiện năm 1920. Suốt trên sáu mươi năm cầm bút, bà đã viết hàng mấy trăm truyện về tiểu thuyết trinh thám. Nhiều nước trên thế giới đã dịch in tuyển tập của bà, hoặc dựng thành phim. Agatha Christie khác với một số khá đông các nhà văn viết truyện trinh thám phương Tây. Bà không lạm dụng những sự việc rắc rối bí ẩn hoặc bất ngờ để làm chốt dẫn truyện. Bà chú ý đi sâu vào tâm lý con người. Nhân vật các truyện của bà bao giờ cũng được đặt vào những tình huống tâm lý xã hội phức tạp. Câu chuyện phát triển theo sự diễn biến của tâm cảnh các nhân vật và được giải quyết qua cách nhìn nhận thấu đáo cơ sở tâm lý xã hội của những hành động phạm pháp. Ngôn từ các nhân vật trong các truyện của bà rất phong phú thể hiện được tính cách nguồn gốc xã hội của họ, từ giới thượng lưu đến bọn lưu manh đao búa, đồng thời vẫn giữ vẻ độc đáo, gọn gàng, chính xác của tiếng Anh hiện đại. Do đó, như nhà nữ phê bình người Mỹ Ruth Penison đã viết: “Những truyện của Agatha Christie đã phác họa cho các thế hệ mai sau một bức tranh sinh động và chính xác về xã hội nước Anh hiện tại mà bà am hiểu rất tường tận.” CÁC NHÂN VẬT 1. Sheppard: Bác sĩ, người kể câu chuyện này 2. Caroline: Chị của bác sĩ Sheppard 3. Bà Ferrars: Một bà góa uống thuốc độc tự tử 4. Ông Ackroyd: Nhân vật chính của câu chuyện 5. Ralph Paton: Con riêng của người vợ đầu tiên của ông Ackroyd 6. Cô Russell: Người quản lý của ông Ackroyd 7. Bà Cecil Ackroyd: Chị dâu của ông Ackroyd 8. Elora: Con của bà Ackroyd 9. Parker: Người hầu của ông Ackroyd 10. Raymond: Thư ký của ông Ackroyd 11. Ursula Bourne: Người hầu gái nhà ông Ackroyd 12. Raglan: Thanh tra cảnh sát điều tra hình sự 13. Hector Blunt: thiếu tá, bạn của ông Ackroyd 14. Hercule Poirot: Thám tử tư - người Bỉ 15. Charles Kent: Một thanh niên lạ mặt Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 1 BÁC SĨ SHEPPARD Bà Ferrars chết vào đêm hôm thứ năm, giữa hai ngày 16 và 17 tháng 9. Người ta gọi tôi đến vào lúc 8 giờ sáng ngày thứ sáu, song tôi không thể làm gì hơn được nữa. Bà ta đã chết được mấy tiếng đồng hồ rồi. Vào khoảng 9 giờ hơn, tôi về đến nhà. Cửa đóng kín. Tôi lặng lẽ mở bằng chiếc chìa khóa riêng, treo áo và mũ ở phòng ngoài. Tôi đứng yên một lúc; một cảm giác nặng nề và lo lắng đè nặng lên tôi. Không biết cái gì sẽ xảy ra sau đây, chắc chắn là tôi không thể đoán được. Nhưng trong đầu tôi cứ quay cuồng một ý nghĩ rằng trong thời gian tới đây, sẽ có nhiều điều bất ngờ nữa xảy ra như cái chết của bà Ferrars. Như người ta thường nói: Những gì con người không hy vọng thì luôn luôn xảy đến. Trong bếp có tiếng cốc va chạm nhau lách cách và một giọng nói khô khan vọng ra, đó là giọng của chị gái tôi: Caroline. - Cậu đã về đấy à, James? Một câu hỏi vô nghĩa, nếu không phải là tôi thì còn là ai khác nữa cơ chứ? Tôi vẫn im lặng không muốn trả lời, chính bà chị tôi là nguyên nhân của sự im lặng này. Caroline là một người đàn bà rất thóc mách và thậm chí còn hơn thế nữa, nếu người ta đề cập đến một vấn đề hay câu chuyện nào đó ở ngoài cái nhà này, Caroline có thể tìm mọi cách để biết cho bằng được những câu chuyện không đâu ra đâu của thiên hạ, mặc dù bà ta vẫn chỉ ngồi ở nhà. Tôi không biết bà chị tôi làm việc đó như thế nào, chỉ biết là bà ấy làm được thôi. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao tôi phải câm miệng. Tất cả những điều tôi sắp phải kể cho Caroline nghe bây giờ, xung quanh cái chết của bà Ferrars, có thể là những điều mà toàn thị trấn này đã được biết cách đây một giờ đồng hồ rồi. Song, bà chị tôi lại luôn luôn muốn biết những cái gì mà những người khác không biết cơ, đó đâu phải là lỗi của tôi. Chồng bà Ferrars bị chết cách đây đã được hơn một năm. Mỗi khi nói về cái chết của ông Ferrars, Caroline vẫn hay khẳng định rằng: Ông Ferrars chết là do bị bà vợ đầu độc. Caroline khẳng định như vậy không dựa trên một chứng cứ hoặc lý lẽ nào và thường xuyên cãi lại khi tôi nói rằng ông Ferrars chết vì bệnh dạ dày quá nặng, thêm vào đó, ông ta còn có thói quen uống rượu mạnh nhiều một cách kinh khủng. Đây là một bằng chứng đúng đắn vì hậu quả của nó đối với bệnh này của ông Ferrars cũng giống như kết quả của một vụ đầu độc. Nhưng Caroline không bao giờ dựa trên cơ sở này để đánh giá lại về bà Ferrars cả, mà vẫn buộc tội bà ấy là một kẻ giết người. - Cậu chỉ cần quan sát kỹ là hiểu ngay bà ta là một người như thế nào - Caroline vẫn thường nói với tôi như vậy. Tôi vẫn do dự đứng ngoài phòng khách không muốn vào và đang suy nghĩ về tất cả những điều đó thì giọng nói gắt gỏng của bà chị tôi lại vọng ra: - Cậu đang làm gì ngoài ấy thế hả, James? Sao không vào đây mà ăn sáng đi? - Em vào ngay bây giờ, chị yêu quí ạ - tôi trả lời - Em đang treo áo choàng, chị làm gì mà nóng tính thế. - Trong khoảng thời gian ấy, cậu có thể treo được hơn một tá áo choàng rồi đấy. Caroline nói đúng, tôi đã có thể làm được điều đó. Tôi lặng lẽ đi vào phòng ăn và ngồi xuống chỗ. - Người ta gọi cậu sớm quá nhỉ, - Caroline bắt đầu dò hỏi. - Đúng thế. Đó là vì chuyện bà Ferrars. - Tôi biết rồi - Caroline đáp lại. - Làm sao chị có thể biết nhanh thế? - Cô Ana kể cho tôi. Ana là người giúp việc của chúng tôi, một cô gái đẹp, song mắc bệnh nói nhiều. Tôi không nói gì nữa và bắt đầu nhai mẩu bánh mỳ. - Tất cả đều thuận lợi chứ? - Bà chị tôi lại bắt đầu. - Chẳng có gì tốt lành cả. Em chẳng làm được gì hết. Bà Ferrars đã chết trong lúc ngủ. - Tôi biết rồi. Lại một lần nữa, Caroline nói với tôi rằng bà đã biết rồi. Câu nói đó làm tôi phát bực. - Chị chẳng biết gì cả - Tôi nói một cách gắt gỏng. Về chuyện này, em là người đầu tiên được biết. Em cũng không biết gì cho tới khi đến nhà bà Ferrars và em cũng có kể cho ai đâu. - Thằng cha chở sữa kể cho tôi nghe đấy. Hắn ta biết chuyện này khi ở trong nhà bếp nhà bà Ferrars. Tôi thở dài lắc đầu, không có chuyện gì là Caroline không biết. Bà ta không cần phải ra khỏi nhà để nghe ngóng gì cả, chỉ cần ngồi trong nhà để cho mọi chuyện đến tai mà thôi. - Tại sao bà Ferrars lại chết, James? - Caroline hỏi tôi. Vỡ tim phải không? Tôi cười nhạt và hỏi vặn lại: - Thế anh chàng chở sữa thân mến của chị không kể cho chị nghe à? Caroline không chú ý đến cách hỏi của tôi. - Không, anh ta không biết gì hết - Caroline trả lời một cách nghiêm chỉnh. Sớm hay muộn, bà chị tôi cũng sẽ biết tất cả những điều đó thôi. Song có lẽ Caroline muốn nghe những lời của tôi hơn, dù sao đi nữa, tôi cũng là người đã được làm nhân chứng cho cái chết này. - Bà Ferrars chết là do uống thuốc độc - Tôi chậm rãi trả lời. Bà ấy đã uống trước khi lên giường đi ngủ. - Đó không phải là một điều bất ngờ - Caroline tuyên bố - Bà Ferrars tự tử là do ý định của bà ta; tôi rất biết cái điều đó. - Này, chị lại nói là biết cả rồi phải không? Thế thì chị hỏi em làm gì nữa cơ chứ? - tôi giận dữ hỏi, tuy thế trong thâm tâm tôi cũng tin là Caroline nói có lý - Việc quái gì mà bà Ferrars phải tự tử cơ chứ? Bà ấy góa chồng này, còn trẻ đẹp, giàu có nữa này. Bà ấy cũng không có bệnh tật gì, nhàn rỗi, yêu đời thế mà lại chủ ý tự tử. Chị đừng nói một cách ngốc nghếch như thế. - Tại sao những điều tôi nói lại không đúng? - Caroline cãi lại - Thời gian gần đây, bà Ferrars có vẻ lo lắng về một chuyện gì đấy. Có thể bà ấy bị dằn vặt về tội lỗi trước kia của mình. Cậu đã không tin khi tôi nói rằng bà Ferrars đã đầu độc ông chồng mình. Do đó, giờ đây những điều tôi khẳng định là đúng. Tôi đã khẳng định với Caroline rằng những ý nghĩ của chị là không đúng. Tôi có thể nói một cách chắc chắn như vậy, bởi vì tôi có thể cho bà chị mình biết thêm một số chuyện khác có liên quan đến cái chết của bà Ferrars, hay là tối thiểu cũng như bà ta nói. Song tôi không thích nói vì Caroline thể nào cũng đem câu chuyện của tôi đi làm quà cho những người khác trong cái thị trấn này và họ có thể nghĩ ngay rằng chính tôi đã kể cho Caroline nghe như vậy. - Được rồi, cậu cứ đợi đấy mà xem - Caroline nói - Tôi rất hy vọng là bà Ferrars có để lại một bức thư nói về cái chết của mình. - Bà ấy không để lại một bức thư hay một lời trối trăng nào cả đâu. - Tôi khẳng định. - Ồ, như vậy thì cậu lại không biết một tí gì về cái chết của bà Ferrars rồi. Còn tôi thì tin rằng bà ấy có để lại một bức thư, James ạ, vấn đề này tôi đã suy nghĩ nhiều rồi. Vậy có thể có một bức thư để lại hay không? - Nếu em đã tuyên bố từ đầu với chị là cái chết của bà Ferrars là một chuyện bất ngờ chứ không phải là chủ ý thì không thể có các giả thuyết về lá thư của bà Farrars để lại, phải không? - Như thế có nghĩ là cậu vẫn khẳng định những điều cậu nói là đúng? Tôi không trả lời, đứng dậy và đi ra khỏi phòng. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 2 THỊ TRẤN KING ABBOT King Abbot là một thị trấn nhỏ giống như nhiều thị trấn khác ở nước Anh này. Nó cách Granchester, một thành phố lớn của chúng tôi, khoảng chín dặm. Thị trấn King Abbot có một ga xe lửa lớn, một trạm bưu điện nhỏ và hai cửa hàng tạp hóa đối diện với nhau. Ở cái thị trấn này, lớp người trẻ rất ít; các thanh niên trai tráng rời bỏ nó để đi đến những thành phố lớn, đông đúc hơn và hiện đại hơn. Nhưng ở đây chúng tôi có rất nhiều đàn bà lớn tuổi chưa chồng và những sĩ quan quân đội về hưu. Nguồn vui duy nhất của mọi người dân trong thị trấn này là những câu chuyện thóc mách về người hàng xóm của mình. Tuy thế, ở King Abbot, có hai nhà tập trung nhiều sự chú ý của tất cả mọi người. Nhà thứ nhất thuộc về bà già Ferrars. Chủ nhân của ngôi nhà thứ hai, một dinh cơ lớn ở cạnh vườn hoa Fernly, là ông Roger Ackroyd, Ackroyd là một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi; khuôn mặt ông ta lúc nào cũng đỏ gay và ông ta luôn luôn tỏ ra vui vẻ với mọi người. Ông Ackroyd là một con người cao thượng, ông rất ghét những chuyện nhỏ nhặt xảy ra trong ngôi nhà của mình. Ackroyd còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc buôn bán ở thị trấn này. Hồi còn trẻ, lúc khoảng 21 tuổi, Roger Ackroyd đã kết hôn với một người đàn bà rất đẹp, nhưng hơn ông vài tuổi. Tên người đàn bà đó là Paton. Bà ta có một đứa con riêng tên là Ralph. Lịch sử mối tình giữa bà Paton và ông Ackroyd rất ngắn ngủi và đau đớn. Paton Ackroyd là một người đàn bà nghiện rượu rất nặng: bà ta có thể uống được những loại rượu nặng mà cho đến nay những người đàn ông khác cũng phải kiềng. Bà ta bắt đầu mắc tật xấu này một thời gian rất ngắn sau khi cưới. Năm tháng trôi qua, ông Ackroyd tỏ ra không muốn tục huyền. Người vợ của ông chết đi khi Ralph mới được 7 tuổi. Cho đến nay, Ralph đã là một thanh niên 25 tuổi. Ông Ackroyd thương anh ta như con đẻ của mình. Thế nhưng cái anh chàng liều lĩnh kia luôn gây ra cho ông Ackroyd những điều rắc rối và những nỗi lo âu. Tuy nhiên, tất cả mọi người chúng tôi ở thị trấn này đều rất mến Ralph Paton - cũng có lẽ vì anh ta là một chàng thanh niên rất đẹp trai và hấp dẫn đối với đàn bà ở cái thị trấn thiếu thanh niên trai tráng này. Như đã nói ở trên, chúng tôi chưa đề cập đầy đủ tới cái thị trấn nhỏ bé này. Bất cứ ai ở đây cũng đều có nhận xét ông Ackroyd và bà Ferrars rất tốt đôi. Sau khi chồng bà Ferrars chết, quan hệ của hai người càng trở nên gắn bó. Khi nào người ta cũng thấy hai người đi với nhau. Có một điều cũng trùng hợp với dự đoán của mọi người là bà Ferrars thế nào cũng trở thành bà Roger Ackroyd vào một ngày gần đây. Hình như trời cố tình se duyên cho họ: vợ của ông Ackroyd đã chết vì nghiện rượu và chồng bà Ferrars cũng chết trong trường hợp như vậy. Đám đàn bà của thị trấn này trước đây, đều khẳng định là ông Ackroyd sẽ cưới cô Russell, người quản lý của ông ta. Có lẽ ông Ackroyd sẽ không tránh khỏi điều này nếu như bà Ferrars không dọn đến trú ngụ ở King Abbot cách đây khoảng một năm. Ngoài ra, còn có một sự kiện khác nữa đã xảy ra làm ông Ackroyd thay đổi ý định cưới cô Russell, đó là việc người chị dâu của ông bất ngờ trở về từ Canada cùng với cô con gái. Bà Cecil Ackroyd hiện nay đang sống tại Fernly Park, và theo chị gái tôi, Caroline, thì bà Cecil đã đặt cô Russell trở lại vị trí ban đầu của cô ta là người quản lý. Bà Cecil Ackroyd cũng không đồng ý để ông Ackroyd cưới bà Ferrars, bởi vì, nếu cuộc tình duyên này mà thành thì bà Cecil Ackroyd sẽ mất một món tiền của ông em chồng để lại. Đấy là một vài vấn đề mà chúng tôi, những công dân của thị trấn King Abbot, vẫn hay bàn luận. Thế nhưng, cho đến hôm nay, những việc mọi người sắp đặt đều bị đảo lộn. Từ những lời bàn luận về đôi lứa, nay người ta lại chuyển sang bàn tán về cái chết và nỗi buồn. Tôi cũng đã nghĩ đến những điều nói trên khi đi đến nhà người bệnh của mình. Một lần nữa và một lần nữa, đầu óc tôi lại đưa tôi về với sự bí hiểm của cái chết của bà Ferrars. Bà ta đã tự tử! Chắc chắn rằng, nếu đã tự tử thì Ferrars sẽ phải để lại một vài chữ nói về cái chết này. Tôi đã gặp người xấu số lần cuối cùng vào lúc nào nhỉ? Phải rồi, cách đây không đầy một tuần. Thái độ của bà Ferrars mà tôi quan sát được vào lúc đó cho thấy không có gì là bất bình thường. Đột nhiên, tôi nhớ lại rằng, tôi có thấy bà ta vào những ngày gần đây và hình như là vào ngày hôm qua thì phải. Lúc đó bà Ferrars đang đi dạo chơi với Ralph Paton. Tôi đã lấy làm lạ không hiểu vì sao Ralph lại xuất hiện ở đây. Theo như tôi biết, trong thời gian vừa qua, anh chàng có mâu thuẫn với ông Roger Ackroyd. Vào khoảng sáu tháng qua, Ralph mất biệt và không ai thấy bóng dáng anh ta đâu. Thế mà hôm vừa rồi, Ralph lại xuất hiện ở đây và đi cùng bà Ferrars. Họ có vẻ rất thân mật, đầu sát vào nhau. Khi đó hình như bà Ferrars đang nói với Ralph một điều gì đó rất quan trọng. Nghĩ tới đây, tôi bỗng thấy ớn lạnh: một sự sợ hãi đến với tôi. Không biết tại sao câu chuyện nghiêm chỉnh giữa hai người Ralph và bà Ferrars, lại diễn ra đúng vào ngày hôm qua, một ngày trước khi xảy ra cái chết của bà Ferrars. Tôi vẫn đang nghĩ ngợi thì đụng phải ông Roger Ackroyd lúc nào không biết. - Sheppard - ông cười buồn bã nói - Ông là người mà tôi đang muốn gặp. Tôi có một câu chuyện rất khủng khiếp. - Ông vừa mới được nghe câu chuyện đó à? - Đúng, tôi vừa mới biết xong, nhưng đây là một câu chuyện ông không thể tưởng tượng được - Ackroyd bình thản nói; đôi má ông hóp lại; hình như ông đang bị điều gì đó dằn vặt. Trên khuôn mặt ông đã mất đi vẻ vui tươi và khỏe mạnh thường có. - Hãy nghe tôi nói đây, Sheppard! - Ackroyd tiếp tục - Tôi cần phải kể cho ông nghe câu chuyện này. Ông có thể đi cùng về nhà tôi bây giờ được không? - Xin lỗi ông, lúc này tôi đương rất bận. Tôi có bệnh nhân đang chờ. Đúng 12 giờ trưa tôi phải có mặt ở phòng khám. - Thế thì thôi vậy, nhưng tối nay ông phải đến tôi nhé. Ông sẽ dùng cơm tối tại nhà tôi. Ông có thể có mặt ở đó vào lúc 19g30 được không? - Vâng, rất vui lòng, ông Ackroyd ạ. Tôi sẽ có mặt vào đúng giờ ông định - Tôi đáp - Có chuyện gì đã xảy ra với ông thế? Hay lại là việc anh chàng Ralph? Ackroyd nhìn tôi với vẻ mặt lo lắng. Tôi bắt đầu nhận thấy hình như có chuyện gì đó nghiêm trọng xảy ra với ông ta. - Ralph ấy à? - Ackroyd nhắc lại - Ồ, không. Không phải là Ralph đâu. Hắn ta đang ở London cơ mà. Thôi, xin lỗi ông nhé, lúc này ông đang vội mà. Tôi chờ ông đấy. Tạm biệt. Bảy rưỡi nhé. Ông Ackroyd đã để lại cho tôi một sự ngạc nhiên. Ralph đang ở London? Nhưng rõ ràng anh ta có mặt ở đây ngày hôm qua cơ mà? Thế mà ông Ackroyd đã không gặp Ralph đã vài tháng nay rồi. Những ý nghĩ lộn xộn quay cuồng trong đầu làm tôi không biết mình đã về tới nhà. Mấy người bệnh của tôi đã ngồi chờ sẵn từ lúc nào. Khi khám xong người cuối cùng, tôi nghĩ công việc hôm nay của tôi đã kết thúc, thì có thêm một bệnh nhân nữa xuất hiện, một người làm tôi rất ngạc nhiên. Đó là cô Russell, người quản lý trong nhà ông Ackroyd. Tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Russell, bởi vì cô gái thường rất khỏe mạnh và chưa bao giờ đặt chân tới phòng khám của tôi. Russell là một cô gái to, cao và đẹp, song tôi không thấy có cái gì hấp dẫn ở cô ta. Nhìn vào đôi mắt và cặp môi mím chặt của Russell, tôi thấy cô bé có một vẻ rất nghiêm trang, đến nỗi giống như đang tức giận điều gì đó, làm cho nhìn thấy cô người ta phát sợ. Nếu tôi là người đầu bếp của Russell, thì có lẽ, mỗi lần biết cô tới, có thể tôi sẽ phải bỏ chạy thoát thân. - Chào bác sỹ - Russell lên tiếng - Tôi lấy làm sung sướng nếu bác sĩ khám cho tôi cái cổ tay này. Tôi cầm lấy tay cô gái và bắt đầu xem xét, song, không có vấn đề gì chứng tỏ Russell bị đau ở cổ tay cả. Câu chuyện về cổ tay của Russell có lẽ chỉ là mở đầu cho một câu chuyện gì đấy, nhưng chuyện gì nhỉ? Tôi cho cô gái một chút thuốc mỡ để cô xoa bóp cổ tay. - Cảm ơn bác sỹ - Russell nói ngập ngừng - Tôi nghĩ rằng những thứ thuốc này không có tác dụng gì cả. - Sợ tôi không hiểu, cô gái nói luôn - Tôi không tin tưởng chút nào vào những thứ thuốc có chứa Narcotico. Mắt Russell nhìn chăm chú vào những chai thuốc trong tủ kính của tôi. - Narcotico, phần lớn loại thuốc này chỉ làm hại người thôi, có phải thế không bác sỹ? - Cô gái tiếp tục - Nếu như người ta sử dụng một liều lượng quá cao. Tôi liền giảng giải cho Russell về tác dụng và hạn chế của các loại thuốc này, rồi tôi lại nghĩ về cái chết của bà Ferrars. - Tôi muốn nói về việc nhiều người dùng loại thuốc đó thường xuyên, bác sỹ ạ. Ông có thể giải thích cho tôi điều này không: Giả sử bác sỹ là một người thường xuyên dùng một loại Narcotico thì hiện nay có cách nào điều trị cái thói quen xấu này không? Không một ai có thể trả lời ngắn gọn câu hỏi này được. Tôi cố gắng tìm cách giảng giải cho Russell một cách dễ hiểu nhất về việc làm thế nào người ta có thể điều trị được cái bệnh nghiện dùng thuốc có chứa Narcotico. Cô gái chăm chú nghe tôi nói. Tôi có cảm tưởng rằng Russell tới đây để điều tra tin tức về vụ bà Ferrars thì phải. - Và bây giờ, thí dụ như thuốc độc - Tôi tiếp tục nói và lái câu chuyện sang hướng khác. Nhưng rất đáng ngạc nhiên là cô gái không có vẻ gì chú ý tới vấn đề thuốc độc của tôi cả. Tới đây, Russell lại thay đổi chủ đề và chuyển sang nói về vấn đề đầu độc, một vấn đề mà cô ta có vẻ quan tâm. Tôi nghĩ rằng, có lẽ Russell đang muốn tìm kiếm các câu chuyện xảy ra xung quanh cái chết của bà Ferrars. Đột nhiên Russell đứng dậy và nói rằng, cô ta phải trở về ngay lập tức. Tôi nhìn cô gái đi ra, cũng đúng vào lúc đó, vang lên tiếng chuông gọi tôi đi ăn cơm. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 3 NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRỒNG BÍ Trong bữa ăn trưa, tôi nói với Caroline rằng tối nay tôi sẽ không ăn cơm nhà, ông Ackroyd mời tôi tới nhà ông ấy dùng bữa tối. - Ồ, hay tuyệt! - Bà chị tuyên bố - Cậu sẽ được nghe nhiều điều lý thú nữa. À, nhân dịp này, tôi muốn hỏi cậu: Có chuyện gì đã xảy ra với Ralph đấy? - Với Ralph à? Không có gì đâu. Em chẳng biết gì cả - Tôi ngạc nhiên nói. - Thế thì tại sao anh ta lại xuất hiện trong một nhà trọ ở gần Fernly Park? Tôi biết rằng những điều bà chị tôi vừa nói là đúng sự thật. - Ông Ackroyd nói với em rằng Ralph hiện đang ở London - Tôi trả lời Caroline mà quên bẵng mất rằng mình định giấu bà chị tất cả những gì mình biết. - Ồ, thế à? Ralph về nhà vào buổi sáng hôm qua và hôm nay anh chàng vẫn đang ở cái nhà trọ ấy đấy. Tối hôm qua, Ralph đi dạo với một cô gái. Đối với tôi, câu chuyện này có gì đáng ngạc nhiên đâu cơ chứ. Còn đối với anh chàng Ralph, câu chuyện này cũng chẳng có gì đáng để phải nói cả. Nhưng tôi thấy lạ là tại sao Ralph về đây chỉ vì một thích thú bình thường là đi dạo chơi với một cô gái? - Ralph đi dạo với một cô phục vụ của nhà trọ phải không? - Không phải, thế mới thành vấn đề chứ. Hắn ta đi tìm cô gái đó. Tôi không biết cô ấy là ai, song tôi có thể đoán được. Một sự thú nhận cay đắng của Caroline, chị ấy không biết cô gái kia là ai, nhưng chị ấy dám chắc là có thể đoán được. Tôi im lặng nhìn bà chị và chờ đợi. - Flora Ackroyd - Caroline nói. - Như vậy, nếu là Flora Ackroyd thì tại sao Ralph Paton lại không đến Fernly Park để gặp cô ta? - Á, đấy là một cuộc họp bí mật để đính hôn với nhau - Caroline nói với vẻ mặt đắc thắng - Để cho ông già Ackroyd bị đột ngột, cho nên họ gặp nhau như vậy đấy. Tôi không muốn làm buồn bà chị tôi - tôi nghĩ rằng, tất cả những câu chuyện của chị tôi là sai hoàn toàn. Để lái qua chuyện khác, tôi hỏi Caroline đã biết gì về người hàng xóm mới của chúng tôi hay chưa. Một người đàn ông mới đến ở The Lauches, trong một ngôi nhà bên cạnh nhà chúng tôi. Caroline rất bực tức về việc không làm thế nào để có thể biết được, dù là một điều rất nhỏ, về người đàn ông này. Chính vì thế mà chị ta nói rằng, việc tìm hiểu ông hàng xóm mới kia là một việc rất hay. Những chuyện Caroline muốn biết về ông hàng xóm bao gồm: Ông ta từ đâu tới đây? Nghề nghiệp của ông ấy là gì? Đã có vợ con gì chưa?... Cho đến nay, tất cả những gì chúng tôi biết về ông hàng xóm chỉ vẻn vẹn như sau: tên ông ta là Poirot, người nước ngoài, sống một cách lặng lẽ và chỉ cần mẫn chăm lo vườn bí mà ông ta đang trồng thôi. - Tôi không thu lượm được gì mới mẻ về ông hàng xóm - Caroline bực bội thú nhận - Song tôi tin rằng ông ta có một chiếc máy hút bụi chạy bằng điện. Tôi sẽ hỏi mượn ông ấy và… Trong khi Caroline đang mải mê nói, tôi đã chuồn khỏi phòng ăn - một cuộc ngừng bắn nhỏ. Tôi đang lững thững đi bách bộ trong vườn, bỗng nghe tiếng lịch bịch của những vật nặng bị ném xuống đất; đúng lúc đó, một quả bí bay ngang qua mang tai tôi và rơi bịch xuống đất. Tôi giận dữ nhìn quả bí. Trên bức tường ngăn với ngôi nhà bên cạnh xuất hiện một khuôn mặt. Một cái đầu hình quả trứng với bộ tóc đen và một đôi mắt nhìn như muốn đọc hết tất cả suy nghĩ của người khác. Đó chính là ông hàng xóm bí ẩn của chúng tôi, Poirot. - Tôi chân thành mong ông tha lỗi - Ông ta nói với một cái nhìn thành khẩn nhận lỗi - Tôi rất bực những cây bí của tôi: chúng đã không như tôi mong muốn. Ông xem này, chúng cứ méo mó thế nào ấy, khó coi quá. Tôi đã bổ quả to nhất ném đi cho đỡ tức, không may nó lại bay qua bức tường và rơi vào vườn nhà ông. Tôi rất lấy làm xấu hổ, ông làm ơn bỏ qua cho tôi. Cơn giận của tôi dịu dần trước những lời nói chân thành của ông ta. Suy cho cùng, quả bí cũng không động chạm đến tôi; tôi tin rằng đây chỉ là ông hàng xóm quá vụng về trong khi ném. Người đàn ông nhỏ bé, kỳ quặc này hình như đọc được những ý nghĩ trên trong đầu tôi. - Không phải thế đâu. Ông đừn nghĩ như vậy. Tôi không phải là một thằng vụng về đâu - Poirot nói như cải chính - Bởi vì tôi đã quá tức giận, có lẽ tức giận bản thân mình đấy. Tôi đang cố sức làm việc trong lúc đáng được an nhàn trong tuổi già. Nhưng tôi đã thu được những gì sau những ngày lao động vất vả, mà thực ra, tôi đã tin rằng mình sẽ thu được kết quả tốt hơn nhiều. Ông có hiểu tôi không? - Tôi hiểu chứ - Tôi chậm rãi trả lời - Tôi cho rằng điều xảy ra với ông là một chuyện thường tình. Ngay cả đối với tôi, có lẽ tôi cũng có thể kể cho ông nghe một thí dụ về một việc xảy ra ngoài mong muốn của tôi. Năm ngoái, tôi nhận được một khoản tiền hồi môn. Giá trị của số tiền đó làm cho tôi có ý định thực hiện một giấc mơ. Tôi luôn luôn có ý định đi du lịch để có thể biết hơn về thế giới mà chúng ta đang sống. Đúng như vậy đấy; song chuyện đó là của một năm trước, và bây giờ thì tôi vẫn đang ở đây. - Những mắc xích của thói quen - người đàn ông nhỏ bé nói - Chúng ta bỏ công sức ra, tìm kiếm những gì chúng ta muốn, nhưng lại để mất đi các kết quả lao động hàng ngày của mình. Công việc tôi đã làm rất thú vị, đó là một công việc hay nhất trong mọi công việc trên đời này. - Ông nói thật đấy chứ - tôi tò mò hỏi lại ông ta và tự cảm thấy mình bỗng có ý muốn tìm kiếm một câu chuyện lạ tai. - Công việc của tôi là tìm hiểu bản chất của một con người. - Thế à? - Tôi cảm thấy thất vọng về câu trả lời của ông ta. Về công việc này, có lẽ Caroline, chị gái tôi, còn làm cừ hơn ông ta. - Có lẽ chưa bao giờ ông đi đâu xa nhỉ? - Chưa, đáng lẽ tôi có thể thực hiện điều đó cách đây một năm rồi. Nhưng tôi đã rất ngốc nghếch và thậm chí còn tồi hơn thế, tôi đã quá tham lam. Tôi đã liều một cú như đâm đầu vào canh bạc: có thể được tất cả, nhưng cũng có thể mất sạch sành sanh. - Có lẽ ông đã hùn vốn vào một công ty nào đó phải không? - Đúng đấy, đúng như ông nói - Tôi buồn bã trả lời - Một mỏ vàng ở Úc. Poirot nhìn tôi một cách thích thú khiến tôi không thể đoán ra được ông ta đang nghĩ gì về mình. - Ồ, một mỏ vàng ở Úc à! - Poirot nhắc lại - Tôi có một người bạn, ông ta không bao giờ rời khỏi tôi nửa bước, ông ấy cũng giống ông ở một vài điểm. Tất cả của cải, tiền bạc của ông ấy cứ chạy hết vào hãng Dầu phương Tây; cũng giống như tiền bạc của ông đã chạy hết vào mỏ vàng. Như thế là chúng ta đã quen biết nhau rồi đấy, có lẽ đây là số phận. Tôi bị mất một người bạn thì nay lại có một ông bạn mới tương tự như người bạn cũ. Poirot cúi xuống cắt một quả bí rõ to và đưa cho tôi: - Ông hãy nhận lấy quả bí này của tôi và làm ơn đưa nó cho bà chị tuyệt diệu của ông. Tôi cám ơn ông ta và cầm lấy quả bí. - Nhân tiện - ông hàng xóm nói tiếp - tôi muốn phiền ông một chút. Ông là một bác sỹ, có lẽ ông quen biết tất cả mọi người ở cái thị trấn nhỏ bé này nhỉ? Vậy anh chàng trẻ tuổi có mái tóc và cặp mắt rất đen là ai đấy? Anh ấy có một dáng điệu rất đặc biệt là đầu luôn luôn ngả về phía sau và luôn luôn có một nụ cười dễ dãi nở trên môi. - A, thế ra ông cũng quan tâm đến sự việc và con người ở cái thị trấn này đấy nhỉ. Đó là đại úy Ralph Paton. Anh chàng đó đã biệt tích một thời gian khá lâu đấy. Anh ấy là con riêng của bà góa Paton, vợ ông Ackroyd. - Tất nhiên là tôi có thể đoán được những điều ông vừa nói. Ông Ackroyd đã từng nhiều lần kể cho tôi nghe chuyện về anh chàng này. - Ông cũng quen ông Ackroyd à? - tôi ngạc nhiên hỏi. - Ông Ackroyd và tôi, chúng tôi quen nhau từ hồi còn ở London, khi tôi vẫn còn làm việc ở đó. Tôi đã yêu cầu ông Ackroyd đừng nói chuyện gì về tôi với bất cứ ai. Tôi cười. - Như vậy là anh chàng đại úy Ralph Paton này lại định cưới cô Flora em họ của anh ta, làm vợ đấy - Poirot tiếp tục nói. - Làm thế nào mà ông biết được chuyện này. - Chính ông Ackroyd chứ còn ai nữa. Cách đây một tuần, ông ấy đã kể cho tôi nghe chuyện đó; ông ấy tỏ ra phấn khởi về việc này. Tôi biết rằng đó là một mong muốn của ông Ackroyd. Chính vì thế mà ông ấy đã làm đủ mọi cách để hai người lấy nhau. Ông ta đã gây một áp lực lớn về tiền bạc đối với Ralph. Theo ý kiến tôi thì việc ông Ackroyd đã làm là không đúng. Bây giờ lũ trẻ hay làm theo ý riêng của chúng, chúng muốn lấy ai thì lấy, cha mẹ không nên bắt buột làm gì. Cái anh chàng Ralph này có lẽ phải chiều lòng ông bố dượng để có tiền. Tất cả mọi suy nghĩ của tôi lại bị đảo lộn lung tung. Ackroyd là một người đàn ông kín đáo; hình như không bao giờ ông ấy thổ lộ cho người ngoài những vấn đề xung quanh gia đình ông ta, nhất lại là một người không quen biết. Thế mà không biết tại sao ông hàng xóm của tôi lại có thể khai thác được những câu chuyện ấy từ ông Ackroyd. Tôi nhìn Poirot với thái độ dò hỏi; tôi cho rằng người đàn ông nhỏ bé này là một nhà buôn gì đó đã về hưu. Cho nên những công việc ông ta đã làm, theo lời ông ta nói, là rất quan trọng. - Riêng ông có ý kiến gì về Ralph Paton không? - Tôi hỏi. - Một anh chàng dễ coi; song, nhìn bề ngoài thì không thể đánh giá được một con người. Có một số vấn đề về anh ta tôi vẫn chưa hiểu được. Poirot thận trọng trả lời tôi, nhưng tôi vẫn chưa kịp hiểu ông ta nói những gì thì có tiếng của Caroline gọi tôi vang lên từ trong nhà. Vào tới nhà, tôi thấy Caroline vẫn còn đội mũ trên đầu; rõ ràng là chị tôi vừa đi đâu về. Caroline có vẻ như rất sốt ruột để trút cho tôi tất cả những gì chị vừa thu lượm được. Chị mở đầu trước khi tôi kịp hỏi: -Tôi vừa gặp ông Ackroyd, tôi đã hỏi ông ta về anh chàng Ralph. Rất kỳ lạ là ông ấy không hề biết một tí gì về Ralph cả. Ông Ackroyd còn kể với tôi là Ralph và Flora đã hứa hôn với nhau rồi. - Những điều chị nói em đã biết hết rồi - tôi ngắt lời Caroiline - Ông hàng xóm của chúng ta vừa kể cho em biết. Lúc ấy Caroline có vẻ như lưỡng lự một chút, hình như chị ấy thắc mắc là có nên kể tiếp cho tôi nghe nữa hay không, hay là tôi đã biết hết rồi. Nhưng rồi Carolie lại tiếp tục nói: - Tôi đã nói với ông Ackroyd rằng Ralph đang nghỉ tại nhà trọ của thị trấn; ông ấy cám ơn tôi. Tôi nghĩ rằng thế nào rồi ông Ackroyd cũng đi đến nhà trọ để tìm Ralph, nhưng ông ấy không thể nào tìm thấy đâu. - Sao lại không? - Lúc trở về nhà, tôi có đi qua khu rừng nhỏ ở Fernly Park và bỗng nhiên nghe thấy tiếng người nói chuyện. Một trong những giọng nói là của Ralph Paton, tôi nhận ra được ngay. Giọng thứ hai là của một cô gái - và tất nhiên là tôi không muốn tò mò nghe trộm câu chuyện của họ rồi. - Chị mà lại không muốn nghe à? - Tôi mỉm cười ngắt lời Caroline. - Tôi không thể nghe được - Bà chị vẫn say sưa nói mà không hề đoái hoài tới câu hỏi của tôi - Cô gái nói điều gì đó và Ralph có vẻ như rất giận dữ: Cô bé thân mến của anh, hắn cười gằn, đừng có điên mà làm điều đó. Ông già của anh, khi chết đi, sẽ không cho anh một tí gì đâu. Ông ấy vẫn còn giận anh, mà thực ra đã từ lâu nay rồi, cách đây vài năm rồi cơ. Chúng ta bất lực rồi. Chúng ta phải có tiền, cô bé ạ. Anh sẽ trở nên giàu có khi ông già đó chết và anh không muốn ông ấy thay đổi tờ di chúc của mình. Em cứ để yên cho anh làm, đừng có đâm đầu vào mà làm hỏng việc của anh… Ralph nói rõ ràng như vậy đấy. Đúng vào lúc ấy, tôi đạp phải một nhánh cây khô; họ liền hạ thấp giọng xuống và bỏ đi ngay lập tức. Tôi rất mong nghe được những gì mà cô gái sẽ nói. Tôi cho rằng đó là cô Flora, nhưng… - Nhưng, cái nhưng của chị ở đây chẳng có ý nghĩa gì - Tôi tiếp lời Caroline. Tôi bỏ đi và quyết định đến nhà trọ để tìm Ralph. Tôi quen Ralph và hiểu anh ấy hơn tất cả mọi người ở thị trấn này. Tôi đã quen mẹ Ralph trước khi anh ta ra đời. Hơn nữa, tôi lại rất hiểu Ralph trong khi mọi người biết rất mơ hồ về anh ta. Ralph không nghiện rượu như bà mẹ mình, nhưng anh ta có một số nhược điểm trong tính cách. Tôi có thể làm gì để giúp Ralph bây giờ? Tôi đã cho rằng mình có thể giúp được Ralph. Đến khách sạn, những người ở đây nói với tôi rằng Ralph Paton vừa mới về. Leo lên cầu thang, tới phòng của Ralph, tổi đẩy cửa bước vào. - Ai đấy? À, bác sỹ Sheppard - Ralph đứng dậy chào tôi - Tôi rất sung sướng được bác sĩ tới thăm. Tôi bắt tay anh ta. Một nụ cười nở trên khuôn mặt buồn bã của Ralph. - Bác sỹ chính là người tôi muốn gặp trong lúc khủng khiếp này - Ralph nói. - Sao thế, Ralph? Có chuyện gì đã xảy ra với anh thế? - Một vấn đề rất dài dòng; tôi đang gặp rất nhiều trắc trở, bác sỹ ạ. - Anh có thể nói cho tôi nghe được không? Tôi hỏi. - Đó là chuyện của cha tôi. Bác sỹ biết rằng, tôi luôn luôn kính trọng ông Ackroyd và gọi ông ấy là cha. Nghĩ lại cho cùng thì ông ấy không xứng đáng là cha tôi. - Ông ta đã làm gì anh? - Đây không phải là việc ông Ackroyd, bản thân tôi cũng chẳng hiểu ông ta thích làm cái gì bây giờ. Tôi đang gặp nhiều khó khăn rất nghiêm trọng, và cho tới lúc này, tôi cũng chưa biết mình sẽ phải làm gì. - Tôi có thể làm được gì để giúp anh? - Tôi hỏi. - Cám ơn bác sỹ, bác sỹ là một người rất tốt, bác sỹ ạ. Nhưng bác sỹ không thể làm được gì cho tôi đâu. Tôi cần phải tự xử trí lấy thôi. Một lần nữa, tôi xin cám ơn bác sỹ. Ralph im lặng một lúc và nhắc lại bằng một giọng nghiêm chỉnh hơn: - Phải, chỉ có tôi mới xử trí được thôi. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 4 BỮA CƠM TỐI TẠI FERNLY PARK Tôi bấm chuông ở chiếc cổng lớn ngôi nhà ông Ackroyd một vài phút trước 19 giờ 30. Một phút sau, người hầu của ông Ackroydlà Parker ra mở cửa cho tôi. Buổi tối hôm nay trời rất đẹp nên tôi đi bộ tới đây. Tôi theo Parker vào,d sừng lại ở phòng ngoài. Parker giúp tôi cất mũ và áo choàng. Đúng lúc đó, viên thư ký của ông Ackroyd, một thanh niên rất dễ thương đi qua. Có lẽ anh này đang đi tới phòng làm việc của ông Ackroyd bởi vì trong tay anh ấy có cầm mấy tờ giấy. Tên anh thư ký là Raymond. - Chào ông bác sỹ. Ông đến đây để ăn bữa tối cùng với chúng tôi phải không? Hay ông đến đây vì nghề nghiệp của ông? Anh thư ký hỏi như vậy vì trông thấy chiếc valy thuốc màu đen tôi vừa đặt xuống cạnh chân bàn. Tôi giải thích cho Raymond hiểu là tôi có thể bị gọi đi đột xuất, bởi vì tối hôm nay sẽ có một đứa trẻ ra đời trong thị trấn này, do vậy tôi phải chuẩn bị sẵn sàng như thế. - Mời bác sỹ vào phòng khách - Raymond nói - Tôi sẽ báo ngay cho ông Ackroyd là bác sỹ đã tới. Anh thư ký rời khỏi phòng để tôi đứng lại một mình. Tôi sửa lại chiếc cravát trước chiếc gương lớn ở phòng ngoài và đẩy cửa bước vào phòng khách. Ngay lúc tôi sờ vào nắm đấm ở cửa thì bỗng nhiên có tiếng động từ phòng khách vọng ra. Hình như đó là tiếng động của một chiếc cửa sổ được đóng lại, tôi cho là như vậy. Tuy không chú ý lắm, song tôi vẫn còn nhớ là vào lúc ấy, có một sự việc như thế đã xảy ra. Tôi đẩy nhẹ cánh cửa và bước vào. Một tý nữa thì tôi đâm phải một người đang vội vã đi ra. Đó không phải ai xa lạ mà chính là cô Russell, người đã tới phòng khám của tôi sáng hôm nay. Cả hai chúng tôi đều xin lỗi nhau. Tôi lấy làm ngạc nhiên thấy cô Russell ở trong phòng khách một mình và hình như cô gái vừa mới chạy ở đâu về thì phải, vì tôi thấy Russell thở rất gấp. - Có lẽ tôi đến hơi sớm phải không, cô Russell? - Tôi hỏi. - Ồ, tôi lại không nghĩ thế đâu, thưa bác sỹ - Russell ngập ngừng một chút trước khi nói tiếp - Tối không hề biết bác sỹ tới đây lúc này. Ông Ackroyd không nói gì cả. Tôi bỗng thấy khó chịu vì câu nói vừa rồi của Russell, nhưng tôi không hiểu tại sao mình lại cảm thấy khó chịu với cô gái như vậy. - Cổ tay của cô thế nào rồi? - Tôi hỏi. - Vẫn như thế thôi, cảm ơn bác sỹ đã quan tâm tới tôi. Bây giờ tôi xin lỗi bác sỹ, tôi có một số việc phải làm ngay. Bà Ackroyd sẽ tới ngay để tiếp ông. Còn tôi, tôi chỉ đến xem mấy lọ hoa đã có hoa chưa. Russell vội vã trở ra. Tôi rất lấy làm lạ không hiểu vì sao cô gái lại tự giải thích cho tôi lý do cô ta có mặt trong phòng khách. Tôi quay ra nhìn mất chiếc cửa sổ. Các cánh cửa kính nhìn ra phía vườn hoa mở toang. Như vậy tiếng động tôi nghe thấy ban nãy không thể là tiếng đóng cửa sổ được. Tôi quan sát các đồ vật bày biện trong phòng. Một chiếc bàn giấy, giống như một chiếc tủ, bằng bạc, có nắp bằng thủy tinh, bị mở ra. Qua tấm kính có thể nhìn thấy những gì bên trong. Tôi tiến tới bên chiếc bàn và bắt đầu ngắm nghía các đồ vật bên trong. Có một vài thứ làm bằng bạc đã cũ kỹ, một số đồ cổ Trung Hoa mạ bạc; một vài thứ như dao, kiếm đem từ Châu Phi về. Sau khi xem xét xong, tôi đậy nắp bàn lại. Khi nắp sắp đóng lại, tôi thả tay ra. Lần này tôi được nghe chính cái tiếng động mà mình đã nghe được ban nãy. Để thỏa mãn tính tò mò, tôi làm đi làm lại động tác đó. Khi tôi vẫn còn mải mê với trò chơi này thì cô Flora Ackroyd bước vào. Có nhiều người không thích Flora, song với ai Flora cũng đều đối xử rất nhẹ nhàng và tỏ ra dịu dàng. Flora rất đẹp, nhất là cặp mắt xanh của cô. Cô gái còn là một bức tranh về sức khỏe nữa, đó là ý kiến nhận xét theo thói quen nghề nghiệp của tôi. Tôi lấy làm dễ chịu khi nhìn thấy Flora. - Ồ, chào bác sỹ. Bác sỹ vẫn chưa chúc mừng cháu đấy, bác sỹ ạ - Flora cười và nói sau một vài phút - Bác sỹ đã nghe thấy người ta nói gì chưa? Flora chìa cho tôi xem một chiếc nhẫn rất đẹp đeo trên ngón tay mình. - Cháu và anh Ralph sắp làm lễ cưới rồi, bác sỹ có biết không? Bác Ackroyd rất là vui đấy. Tôi cầm tay cô gái và nói: - Tôi chúc cô nhiều hạnh phúc và may mắn. Ngay lúc đó, bà Ackroyd bước vào. Bà ta xin lỗi tôi về việc đã xuống chậm để tôi phải đứng một mình. Tôi rất lấy làm ngượng ngùng khi phải thú nhận rằng mình không thích bà Ackroyd một tí nào cả. Con người bà ta trông giống như một bộ xương bày trong phòng thí nghiệm, thêm vào đó là bộ răng quá khổ - một người đàn bà khó coi. Chỉ có đôi mắt trông còn đỡ, một cặp mắt xanh trong, nhưng lạnh lẽo vô cùng. Tôi cảm thấy người đàn bà này cũng lạnh lẽo như cái nhìn của bà ta. Tôi chào bà Ackroyd, tiến lại gần bà, để Flora lại bên cửa sổ và bắt đầu nghe chuyện bà. Bà ta nói về cuộc hôn nhân của cô con gái mình. - Tôi tin tưởng rằng thế nào rồi ông Roger cũng sẽ cho Flora một số tiền xứng đáng khi nó lấy chồng. Nhưng tôi cảm thấy khó khăn khi cần phải nói rõ với ông ấy điều này. Roger nhiều lần rất khó tính trong chuyện tiền bạc. Có lẽ bác sĩ nói hộ tôi chuyện đó với ông ấy thì tốt quá. Tôi biết rằng bác sĩ là một người bạn tin cậy của ông Ackroyd. Vừa lúc ấy, cánh cửa phòng khách lại mở ra một lần nữa. Tôi lấy làm thích thú vì được kết thúc câu chuyện không đâu vào đâu của bà Ackroyd và tôi cũng không có ý định hỏi ông Ackroyd có cho Flora tiền hay không. Tôi là người rất ghét chọc vào chuyện người khác. Người vừa vào là thiếu tá Hector Blunt. Ông ta là một người săn thú dữ nổi tiếng. Blunt trẻ hơn Ackroyd 5 tuổi, song hai người đã trở thành bạn thân của nhau từ lâu rồi. Thiếu tá là vị khách quen thuộc của Fernly Park từ khoảng hai năm nay. Đó là một người đàn ông ít nói, có khuôn mặt màu đồng, tầm vóc không cao lắm, nhưng rất lực lưỡng. Blunt và Flora bắt đầu nói chuyện với nhau ngay cạnh chiếc bàn bằng bạc; họ nói về châu Phi, nơi ông Blunt đã từng sống. Bữa ăn tối diễn ra một cách trầm lặng. Ông Ackroyd ăn rất ít, có vẻ như đang lo lắng điều gì. Vẻ mặt của ông bác khiến Flora cũng im lặng. Trái lại, Raymond, bà Ackroyd và tôi nói rất nhiều. Còn Blunt thì vẫn ngồi ăn một cách lặng lẽ như thói quen thường lệ. Ngay sau bữa ăn, ông Ackroyd lấy tay đụng vào vai tôi và mời tôi vào phòng làm việc của ông. - Chúng ta sẽ uống cà phê ở đây. Sẽ không có ai quấy rầy chúng ta được. Tôi đã nói với Raymond là không cho ai vào đây. Tôi bắt đầu quan sát ông Ackroyd. Rõ ràng là ông ta đang ở trong trạng thái bị kích động mạnh. Parker mang cà phê vào cho chúng tôi. - Tôi cảm thấy rất đau đớn trong lòng, bác sỹ ạ - Ackroyd chậm rãi nói. - Tôi cũng nghĩ như vậy, ông Ackroyd ạ. Ông cần phải bình tĩnh lại - Tôi đáp lời ông ta - Tôi sẽ cho ông vài viên thuốc an thần. Trong valy thuốc của tôi có một số thuốc giành cho ông đấy. - Parker sẽ đem valy thuốc của ông tới đây bây giờ. Parker, ông làm ơn mang hộ chiếc valy của bác sỹ vào đây. - Thưa ông, tôi sẽ đem tới ngay bây giờ - Parker trả lời và đi ra. Tôi định nói tiếp thì Ackroyd ngắt lời tôi: - Xin lỗi bác sỹ nhé, ông có nhận thấy trạng thái hiện nay của tôi như thế nào không? Hiển nhiên là tôi đã nhận ra sự thay đổi trên nét mặt của ông ta, song tôi vẫn không tiện nói ra. - Tôi muốn kể với ông một điều mà tôi cảm thấy không thể giữ mãi được nữa; song tôi không muốn cho ai nghe thấy. Ông có thể đóng cửa sổ lại được không? - Ackroyd nói. Tôi rất ngạc nhiên và làm theo lời ông ta yêu cầu. Những chiếc cửa sổ đã bị che kín bởi một chiếc rèm xanh, nhưng những cánh cửa vẫn mở. Parker bước vào phòng. Trong khi đó, tôi vẫn chưa đóng xong mấy cánh cửa sổ. Khi đóng xong, tôi trở lại chỗ ngồi của mình và chăm chú chờ đợi câu chuyện của ông Ackroyd. - Ông có nhận ra là tôi đang làm sao không? - Ackroyd hỏi lại tôi một lần nữa. - Có chứ, từ buổi sáng nay cơ. Nhưng có điều gì đã xảy ra với ông thế? Cánh cửa ra vào khép lại sau khi Parker ra khỏi phòng. - Tôi cảm thấy vô cùng kinh hoàng, tôi biết làm gì bây giờ đây. Không, không có một thứ thuốc nào chữa nổi căn bệnh của tôi lúc này. Ban nãy, tôi đã nói khác với bác sỹ vì có mặt Parker ở đây. Bây giờ thì cửa đã đóng lại rồi phải không ạ? - Đã đóng lại rồi ông Ackroydạ. Không ai có thể nghe trộm được câu chuyện của chúng ta đâu, ông đừng lo. - Bác sỹ Sheppard, không ai có thể biết được những điều gì dằn vặt tôi trong 24 giờ đồng hồ qua đâu. Tất cả mọi vật như quay cuồn xung quanh tôi - Ackroyd thở dài và nói với thái độ cầu khẩn - Bác sỹ Sheppard, ông có khám bệnh cho Ashley Ferrars khi ông ấy hấp hối không? - Có, lúc đó tôi đã có mặt ở đấy. - Vậy thì có khi nào ông nghi ngờ, à, không biết cái ý nghĩ ấy có đến với ông không nhỉ? Ackroyd ngập ngừng một chút - Phải, có bao giờ ông nghĩ là ông Ashley Ferrars bị đầu độc không? Tôi im lặng một lúc lâu, sau đó mới quyết định trả lời. Dù sao đi nữa thì ông Ackroyd không phải là bà chị Caroline. - Tôi sẽ nói sự thật về những gì tôi đã nghĩ. Tôi đã nghi ngờ là ông Ashley Ferrars bị đầu độc. Song, tôi không có bằng chứng để kết luận. - Đúng, ông ấy đã bị đầu độc - Ackroyd lẩm bẩm một mình bằng một giọng nặng nề và trầm lặng. - Thế thì ai đã làm việc đó? Tôi vội vàng hỏi. - Chính là bà Ferrars; bà ta đã thổ lộ chuyện này với tôi, mới trong ngày hôm qua thôi. - Nhưng tại sao bà Ferrars lại thú nhận với ông một chuyện kinh khủng như vậy, mà thực ra nó hoàn toàn bất lợi cho bà ấy? - Cách đây 3 tháng, tôi đã ngỏ ý với bà Ferrars về vấn đề của hai chúng tôi. Bà ấy đã do dự; song tôi đã nhất định bắt bà ta phải quyết định. Cuối cùng, bà Ferrars đã trả lời tôi là đồng ý, nhưng với một điều kiện là tôi phải chờ đợi đến hết một năm, kể từ khi ông chồng bà ấy qua đời. Tôi và bà Ferrars đã giữ kín câu chuyện này. Ngày hôm qua, tôi có gặp bà Ferrars để nhắc lại chuyện bà đã hứa hẹn với tôi: thời gian một năm để tang chồng đã hết rồi. Lúc đó, bà Ferrars có một thái độ rất lạ lùng, và đột nhiên bà ta nấc lên và nói với tôi rằng là bà rất căm thù ông Ashley Ferreras… đến mức đã giết chết ông ta. Trời ơi, bà Ferrars lại là một kẻ giết người, một kẻ có bầu máu lạnh. Tôi nhìn vào mắt ông Ackroyd, một ánh mắt đáng sợ vô cùng. Đúng, có lẽ ông Ackroyd cũng đã nhìn bà Ferrars bằng ánh mắt này, bởi lẽ, Ackroyd không phải là một kẻ si tình đến nỗi có thể bỏ qua tội lỗi của người mình yêu. - Đúng thế, bà ấy đã giết ông Ashley Ferrars - Ackroyd tiếp tục nói với một giọng đau đớn - Và hình như có một người đàn ông nào đó biết rõ sự thật này: người đó đã đe dọa bà ấy để tống tiền. - Nếu vậy ông có biết người đàn ông kia là ai không? Đột nhiên tôi chợt nhớ tới cuộc gặp gỡ giữa bà Ferrars và Ralph Paton. Một ý nghĩ thoáng chạy qua óc làm tôi cảm thấy ngượng ngùng. Có lẽ nào lại như thế? Nhưng chắc chắn là điều đó không xảy ra như vậy được. Chiều nay tôi đã tới thăm Ralph; anh ta đã tiếp tôi với thái độ rất chân thật. Ralph không thể là một con người như vậy được. - Bà Ferrars đã không chịu nói với tôi về con người đểu cáng đó. Bà ấy đã yêu cầu tôi giữ kín câu chuyện này trong vòng 24 giờ đồng hồ, sau đó bà ta sẽ trả lời tôi. Tôi phải làm gì bây giờ đây? Tôi cần phải làm gì để tìm ra kẻ đã đe dọa bà Ferrars? Bà ấy đã bị mất hết tất cả; kể cả cuộc đời của mình nữa; thế mà kẻ đã đe dọa bà ấy vẫn ung dung hoành hành. - Nhưng ông làm thế nào để có thể tìm ra được kẻ đó cơ chứ? - Tôi hỏi. - Tôi tin chắc rằng bà Ferrars sẽ tìm cách nói lại cho tôi biết cái con người bí mật ấy; chẳng hạn như bà ấy sẽ để lại cho tôi một lá thư. - Thế bà ấy có để lại cho ông một cái gì đó không? - Tôi gặng hỏi. - Không, cho đến bây giờ thì không có gì. Nhưng tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng thể nào cũng có một lá thư gửi cho tôi. Bà Ferrars đã tự sát, song không khi nào bà ấy muốn đem những lời đe dọa đi theo cả. Bà ta muốn tôi trừng trị kẻ giết người kia. Hắn cũng chính là thủ phạm cái chết của bà Ferrars. Lúc đó, có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, Parker xin phép được vào. Anh ta bước vào với một chiếc khay nhỏ trên tay, trong khay có đựng vài bức thư. - Thưa ông, ông có thư - Parker nói và đặt chiếc khay xuống bàn. Sau đó anh ta thu dọn lại mấy cốc uống cà phê đã dùng và lặng lẽ đi ra. Ackroyd đứng lên một cách nặng nề như có một cái gì đó đang đè nặng trĩu lên ông ta. Ackroyd nhìn lướt qua mấy lá thư để trên khay và ánh mắt ông đứng lại trên một lá thư màu xanh. - Đúng rồi, đây là điều tôi đang mong đợi - Ông ta khe khẽ kêu lên - Bà Ferrars đã gửi cho tôi lá thư này vào buổi tối hôm qua, trước khi xảy ra cái chết của bà ấy. Ông Ackroyd dùng kéo để cắt mép phong bì. Đôi tay ông chậm chạp, run lên, kéo lá thư ra. Sau đó ông bắt đầu đọc lá thư bằng một giọng nghiêm nghị: “Anh Roger Ackroyd rất yêu quý,Đây là tiếng gọi của một cuộc đời. Em đã nhìn thấy tất cả những gì anh đang suy nghĩ trong ánh mắt anh nhìn em chiều nay. Cho nên em quyết định bày tỏ cho anh biết tất cả những gì em đã phải cất giấu một cách đau khổ trong lòng em trong thời gian vừa qua. Em yêu cầu anh hãy vì em mà trừng trị một con người, kẻ đã gây cho em những đau khổ trong vòng một năm qua, kẻ đã cướp đi hạnh phúc được quyền sống của em. Chiều nay em đã không nói cho anh biết kẻ đó là ai. Trong lúc này đây, em không còn gì để sợ nữa, em đang chuẩn bị bước sang thế giới khác để đền bù lại những gì mà em đã làm. Chính lúc này đây, em có thể nói cho anh biết điều đó…” Ackroyd dừng lại trước khi kết thúc những gì viết trong bức thư. Ông lại cho bức thư vào phong bì. - Tôi nên đọc nó một mình thì hơn - Ackroyd nói một cách khó hiểu - Đây là một thư viết riêng cho tôi, tôi nên tôn trọng bà Ferrars. - Không sao cả; ông cứ coi là không có tôi ở đây - Tôi mỉm cười - Ông cứ đọc tiếp đi. Ackroyd nhìn tôi với một vẻ rất ngạc nhiên. - Không, tôi không muốn đọc bây giờ - Ông ta nói - Khi nào còn lại một mình tôi sẽ đọc nốt. Vì một lý do nào đó mà tôi đã giục ông Ackroyd đọc tiếp, nhưng ông ta không phải một người đàn ông dễ dàng làm theo ý người khác. Nếu có ai định bắt buộc ông Ackroyd làm một điều gì đó thì ông ta sẽ không bao giờ làm cả. Bức thư mau xanh nói trên được đem đến vào lúc 21 giờ kém 20 phút. Đúng 21 giờ kém 10 phút, tôi rời khỏi nhà ông Ackroyd để trở về nhà, bức thư nói trên có lẽ vẫn chưa được đọc xong. Tôi bước ra khỏi cửa, do dự quay đầu lại nhìn xem mình có quên thứ gì không. Không có gì cả; tôi gật đầu, đóng cánh cửa sau lưng mình lại. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Parker đã đứng ở ngoài từ lúc nào rồi. Tôi nghĩ rằng anh chàng đã có thể nghe trộm được câu chuyện của chúng tôi. Tôi không thích cái nhìn khó chịu của anh ta. - Ông Ackroyd không muốn ai làm phiền cả - Tôi lạnh lùng nói bằng một giọng cộc lốc - Ông ấy dặn tôi nói điều đó với anh. - Thưa bác sỹ, ông cứ yên trí. Tôi… hình như có tiếng chuông gọi tôi. Rõ ràng là hắn ta đã nói dối. Vài phút sau tôi ra tới đường. Suýt nữa thì tôi đâm phải một người đàn ông đi vội vã về phía tôi. - Đây có phải là đường đi tới Fernly Park không, thưa ông? - Người đàn ông lạ mặt đó hỏi bằng một giọng khàn khàn. Tôi không nhận rõ mặt người này, nhưng tôi cảm thấy đây là một thanh niên rất trẻ. - Anh đang đứng cạnh cửa Fernly Park, anh bạn ạ. - Cảm ơn ông, tôi không phải là người ở đây. Tôi nhìn theo người khách lạ mặt đó cho tới khi hắn ta mất hút ở phía xa. Người này có giọng nói giống một người mà tôi đã gặp. Tôi cố gắng vắt óc để nhớ lại, song không thể nào nhớ ra được. Mười phút sau, tôi về tới nhà. Caroline rất tò mò muốn biết những gì xảy ra trong nhà ông Ackroyd và tại sao tôi lại trở về sớm như vậy. Tôi đã nặn ra một câu chuyện để thỏa mãn tính tò mò của bà chị và giục bà chị đi ngủ. Tôi vừa leo lên gác trên thì chuông điện thoại réo vang. - Cô Bates đẻ rồi - Caroline nói vọng ra từ trong phòng của chị. Tôi chạy vội xuống để nhận điện. - Sao? - Tôi giật mình - Sao? Đúng như thế không? Tôi đến ngay đây. Tôi gọi với lên cho Caroline nghe thấy: - Parker gọi em. Người ta vừa phát hiện ra là ông Ackroyd đã bị giết chết rồi. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 5 TÊN GIẾT NGƯỜI Tôi lái chiếc xe ra ngoài và phóng ngay tới Fernly Park. Tôi phải chờ một lúc khá lâu ở ngoài cửa. Parker xuất hiện, hắn ta bình tĩnh mở cửa, trên khuôn mặt hắn không hề lộ một vẻ gì tỏ ra lo lắng hay hoang mang.- Ông Ackroyd đâu rồi? - Tôi vội hỏi - Ông Ackroyd ở đâu rồi?- Xin lỗi bác sỹ. Ông hỏi gì ạ?- Trời ơi, tại sao anh lại hỏi tôi như thế nhỉ? Anh đã báo cảnh sát chưa?- Thưa ông, cảnh sát ạ? - Parker hỏi với một bộ mặt ngớ ngẩn - Có chuyện gì đã xảy ra vậy?- Thế tại sao ban nãy anh lại gọi điện thoại cho tôi báo là ông Ackroyd đã bị giết rồi?- Không thể như thế được, thưa ông - Hắn ta hơi mỉm cười - Một vụ giết người bậc thầy!- Anh hãy trả lời tôi đi đã! - Tôi gằn giọng - Có đúng lá cách đây vài phút, anh gọi điện cho tôi phải không?- Thưa ông, không. Tôi? Không! Tôi có gọi gì cho ông đâu.- Nhưng tôi có thể nhắc lại một cách rất chính xác những lời anh vừa nói với tôi: Bác sỹ Sheppard đấy phải không? Tôi là Parker đây. Tôi đang ở Fernly Park. Yêu cầu ông đến gấp, ông Ackroyd đã bị giết chết rồi.- Đấy là có bọn nào đã đùa bác sỹ rồi; tôi xin thề là tôi không gọi điện thoại cho bác sỹ.- Được rồi. Thế ông Ackroyd ở đâu?- Ông ấy vẫn còn ở trong phòng làm việc của mình từ lúc tối, chắc bác sỹ cũng biết đấy. Các bà, các cô đã đi ngủ cả rồi. Chỉ còn có thiếu tá Blunt và ông Raymond đang chơi bài trong phòng đánh bài thôi.- Cái trò đùa không hay ho này làm tôi khó chịu quá - Tôi nói tiếp - Tôi lấy làm nhẹ nhõm là ông Ackroyd không làm sao cả; tôi muốn gặp ông ấy một chút cho thật yên tâm.Chúng tôi cùng đi đến phòng làm việc của ông Ackroyd. Tôi gõ cửa. Không có tiếng trả lời. Tôi vặn quả đấm cửa. Vô ích. Không thể mở được. Tôi lại gõ mạnh hơn và gọi tên ông Ackroyd. Parker cúi xuống nhìn qua lỗ khóa. Có lẽ ông Ackroyd đã ngủ gật trong đó rồi.Tôi lại gõ cửa một lần nữa và gọi to, song trong phòng vẫn im lìm, không có ai trả lời.- Parker, chúng ta cần phải phá cửa thôi; tôi lo quá. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này.Parker nhìn tôi bằng một vẻ mặt thắc mắc. Chúng tôi tìm được một cái ghế ở hành lang. Tôi giáng mạnh chiếc ghế vào ổ khóa, đến nhát thứ ba, ổ khóa mới tung ra. Chúng tôi xô cửa và bước vào phòng.Ackroyd vẫn ngồi ở vị trí cũ như lúc tôi đi khỏi; chiếc ghế xoay lưng về phía lò sưởi. Đầu ông ta lệch sang một bên và trên lưng ông ta, ngay dưới gáy, có một vật kim loại lấp lánh sáng. Đấy là một con dao găm!- Kinh khủng làm sao! - Parker kêu lên - Tai họa đã xảy ra từ phía sau lưng ông ta.- Parker, anh hãy đi gọi điện ngay cho cảnh sát - Tôi ra lệnh - Sau đó hãy gọi ông Raymond và thiếu tá Blunt lại đây. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là tại sao họ không nghe thấy tiếng chúng ta phá cửa.- Phòng chơi bài ở tít đầu đằng kia của ngôi nhà - Parker thanh minh cho hai người và vội vã chạy đi.Không có gì để làm nữa cả. Tôi cẩn thận để không làm xáo trộn vị trí của mọi vật trong phòng và để nguyên ông Ackroyd với con dao găm đâm lút vào dưới gáy. Ngay lúc đó, tôi nghe thấy tiếng của Raymond và thiếu tá Blunt vội vã bước vào với nét mặt kinh hoàng. Khi nhìn rõ những gì đã xảy ra, Raymond bật khóc.- Trời ơi, thật thế sao? Kinh khủng làm sao!- Một tên kẻ cắp, tôi đoán thế - Blunt nặng nề góp ý kiến - Làm sao hắn ta có thể lọt vào đây được nhỉ? Bằng đường cửa sổ à?- Có cái gì bị mất không? - Blunt hỏi tiếp.Raymond đến gần chiếc bàn làm việc của ông Ackroyd.- Không có gì bị đụng chạm cả. Ngăn kéo cũng vậy. Lạ lùng thật. - Raymond lẩm bẩm.- Dưới đất có mấy lá thư kìa - Blunt phát hiện.Tôi nhìn xuống và nhận thấy có bốn bức thư nằm dưới đó, nhưng chiếc phong bì màu xanh có chứa lá thư của bà Ferrars đã biến mất.Lúc đó, có hai người nữa mới bước vào; đó là một viên cảnh sát và một sỹ quan. Người sỹ quan quan sát tử thi một lúc, rồi hỏi tôi:- Có dấu hiệu gì chứng tỏ đây là một tai nạn hay một vụ tự sát không, bác sỹ?- Không, không có dấu hiệu gì cả - Tôi mỉa mai trả lời ngay - Không ai có thể tự sát theo kiểu này được. Làm sao có thể tự đâm được vào sau gáy mình và, như ông thấy đấy, nếu nói là tai nạn thì, theo tôi, xin lỗi ông sỹ quan nhé, tôi có thể loại bỏ ngay từ đầu cái giả thiết này rồi.- Đúng như vậy. Một tên giết người; hắn đã thoát khỏi nơi đây sau khi gây ra vụ án mạng này - Viên sỹ quan nhìn xung quanh và tiếp tục - Tôi muốn được nghe những sự việc đã xảy ra.Tôi kể lại cho viên sỹ quan nghe câu chuyện về lời gọi điện thoại mà Parker đã chối là anh ta không hề gọi điện thoại cho tôi. Tôi đã đến đây vì cú điện thoại đó và chúng tôi đã phải phá cửa như thế nào.- Tôi hiểu rồi. Ông có thể nói cho tôi biết, theo ông thì ông Ackroyd có thể bị giết vào lúc nào?- Tôi hiểu, là cách đây nửa giờ đồng hồ; có lẽ là hơn một tý, tôi có thể khẳng định đấy - Tôi trả lời viên sỹ quan.- Theo ông nói thì cửa ra vào văn phòng bị khóa từ bên trong, có phải thế không? Còn các cửa sổ thì thế nào?- Tôi đã đóng và khóa lại vào lúc chập tối, theo yêu cầu của ông Ackroyd - Tôi giải thích.Viên sỹ quan tiến lại cửa sổ và kéo chiếc rèm cửa.- Còn bây giờ thì cửa sổ đã bị mở ra rồi. Thế này là thế nào đây? - Ông ta nói và chiếu đèn pin ra ngoài để quan sát.- Ồ, như thế thì chúng ta có thể biết được là kẻ gian đã vào được đây bằng đường nào và ra như thế nào. Các ông hãy lại đây mà xem này!Chúng tôi tiến về phía cửa sổ. Có những vết chân rất rõ trên thành cửa sổ leo vào trong và leo ra ngoài.- Ở đây có bị mất cái gì không? - Viên sỹ quan tiếp tục hỏi.- Tôi không phát hiện ra cái gì bị mất ở đây cả - Raymond trả lời. Ông Ackroyd không bao giờ cất một vật gì quý trong phòng làm việc.- Hừ, hắn ta phát hiện ra chỗ này, mở cửa sổ, trèo lên, nhìn thấy ông Ackroyd có lẽ là đang ngủ. Giết ông ấy từ phía đằng sau. Hắn ta nghe thấy tiếng động và vội vã bỏ chạy ra ngoài - Viên sỹ quan lập luận - Tôi rất lấy làm lạ rằng, sao tối hôm nay không có một kẻ lạ mặt nào lảng vảng ở đây.- Tôi có gặp một người đàn ông lạ mặt vào buổi tối hôm nay - Tôi vội vã nói - Ngay sau khi tôi ra khỏi của Fernly Park. Hắn ta có hỏi tôi đường vào đây. Lúc ấy vào khoảng 21 giờ tối, đúng như vậy, 21 giờ tối, tôi có nghe thấy tiếng chuông đồng hồ vọng lại.Tôi cố gắng tả lại hình dáng của người lạ mặt đó.- Không có ai tới đây cả; theo như tôi biết, vì tôi là người mở cửa ở đây - Parker nói.- Bây giờ thì tôi muốn nghe các ông trình bày thật rõ ràng cho tôi thời gian của sự việc - Viên sỹ quan làm ra vẻ quan trọng - Ai là người cuối cùng nhìn thấy ông Ackroyd?- Có lẽ tôi là người cuối cùng - Tôi trả lời - Tôi rời khỏi phòng ông ấy lúc 21 giờ kém 10 phút.- Tôi còn nghe thấy tiếng của ông Ackroyd hình như đang nói chuyện với ai vào lúc 21 giờ 30 - Raymond thêm vào.- Ông Ackroyd nói gì lúc đó? Với ai?- Tôi không được biết. Lúc đó tôi nghĩ rằng ông Ackroyd vẫn đang nói chuyện với bác sỹ, song tôi không tới đó làm gì vì ông Ackroyd không muốn ai làm phiền mình.- Tôi về tới nhà lúc 22 giờ kém 15 - Tôi nói.- Có ai đã tới đây sau khi bác sỹ đi khỏi?Blunt, Raymond và Parker nhìn nhau, rồi tất cả đều cúi đầu im lặng.Viên sỹ quan quay sang hỏi Raymond:- Ông có nghe được câu chuyện giữa ông Ackroyd và người lạ mặt đó không?- Thưa ông, tôi chỉ nghe thấy loáng thoáng thôi. Tôi lấy làm lạ về câu chuyện giữa hai người. Tôi nghe thấy tiếng nói của người lạ mặt như sau: Họ cứ gọi tôi để đòi tiền. Sau đó ông Ackroyd trả lời: Tôi đã nghe nhàm tai lắm rồi, nhưng xin lỗi, tôi không thể làm theo yêu cầu này, vì các lý do ấy được… Chỉ thế thôi; tôi không thể nghe được gì hơn nữa.- Đòi tiền à? - Viên sỹ quan cảnh sát lẩm bẩm, trán nhăn lại - Có lẽ đây là một đầu mối quan trọng…? Nếu không có ai vào bằng cửa chính thì có lẽ ông Ackroyd đã cho phép kẻ lạ mặt vào bằng cửa sổ. Đến 21 giờ 30 thì ông ta vẫn còn sống: sau lúc đó không có ai nhìn thấy ông ấy nữa à?- Ông tha lỗi cho tôi - Parker ngắt lời viên cảnh sát - Cô Flora có gặp ông Ackroyd sau đấy. Vào lúc 22 giờ kém 15, theo thói quen như mọi khi, tôi đem đến cho ông Ackroyd vài thứ để uống, lúc đó tôi trông thấy cô Flora ở cửa phòng. Cô ấy nói với tôi rằng ông bác cô không muốn ai đến quấy rầy.Viên sỹ quan chăm chú nhìn Parker:- Đáng lẽ anh nên nói cho tôi biết điều đó trước thì hơn - Viên sỹ quan lạnh lùng nói.- Dạ đúng, thưa ông - Giọng của Parker run lên và hai tay y thõng xuống - Tôi đã quên mất là vào giờ đó tôi thường đem đồ uống tới cho ông Ackroyd.- Hừm - Viên sỹ quan gật gù khi nhận ra thái độ nói trên của Parker - Tôi cần phải gặp cô Flora Ackroyd ngay. Tôi sẽ đóng ngay cửa phòng này lại và không ai được phép vào đây nữa.- Nếu ông có thể tha thứ cho tôi - Parker lập cập nói tiếp - Nếu như quan sát vị trí của các cửa này, ông sẽ thấy ngay rằng chỉ có đi qua hành lang chính mới tới được đây thôi. Trong toàn bộ tầng này chỉ có phòng ngủ của ông Ackroyd. Như vậy là không còn con đường nào khác dẫn tới đây.Tất cả chúng tôi đi theo hành lang chính đến phòng khách. Viên sỹ quan quan sát cánh cửa mà Parker vừa nói, đồng thời yêu cầu Raymond báo ngay cho cô Flora biết là ông ta muốn gặp cô.- Không nên nói cho cô ấy biết vội về cái chết của ông bác - Viên sỹ quan căn dặn - Có thể nói rằng đây là một vụ ăn cắp.Raymond đi lên gác. Mấy phút sau Flora xuống, cô nhìn tất cả mọi người với một nét mặt hốt hoảng.- Việc gì đã xảy ra thế? - Flora hỏi - Cái gì đã bị lấy mất ở đâu vậy, ông cảnh sát?- Đúng thế đấy - Viên sỹ quan cảnh sát nhìn thẳng vào mắt Flora - Parker có nói với tôi là cô ra khỏi phòng làm việc của bác cô vào lúc 22 giờ kém 15 phút, đúng không?- Thưa ông, đúng thế. Tôi đến để chào bác tôi trước khi đi ngủ.- Bác cô lúc đó chỉ ngồi một mình à?- Vâng, lúc đó bác sỹ Sheppard đã về rồi.- Lúc đó cô thấy các cánh cửa sổ đóng hay mở?Flora cúi đầu xuống suy nghĩ.- Tôi không thể trả lời được đâu, vì những cánh cửa sổ đã bị rèm cửa che kín mất rồi.- Bác cô vẫn như thường ngày chứ?- Vâng, nhưng tại sao ông lại hỏi tôi như thế? Bác tôi đã chúc tôi ngủ ngon và yêu cầu tôi nói với ông Parker là ông rất bận, cũng như không muốn ai làm phiền mình.- Rồi cô đã gặp Parker khi ra khỏi phòng? - Viên sỹ quan hỏi tiếp.- Đúng thế, thưa ông, và tôi nhắc lại cho anh ấy nguyên văn lời bác tôi. Bây giờ tôi xin ông hãy nói cho tôi biết kẻ trộm đã lấy cái gì trong nhà này chưa?- Chúng tôi vẫn chưa biết bị mất cái gì cả.Một sự sợ hãi hiện lên trong mắt Flora.- Có chuyện gì thế? - Cô gái kêu lên - Tại sao các người cứ định giấu tôi thế?Blunt tiến tới gần Flora và cầm tay cô.- Flora, một tin rất đau đớn - Ông nói với cô gái bằng một giọng dịu dàng - Một sự kiện đau buồn vừa xảy ra. Bác cô, ông Roger, đã bị giết chết rồi.Flora ngước mắt nhìn Blunt; đôi mắt mở to đầy sợ hãi.- Khi nào? - Cô gái thét lên - Khi nào?- Ngay sau khi cô ra khỏi phòng. Tôi rất sợ. - Blunt hạ thấp giọng.Flora đặt tay lên cổ, một tiếng nấc nhỏ vang lên, cô gái từ từ khuỵu người xuống, ngất đi. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 6 CHIẾC DAO GĂM CHÂU PHI Blunt và tôi dìu Flora lên phòng cô. Tôi cho cô một viên thuốc. Để Flora lại với bà mẹ cô, tôi vội vã chạy trở lại chỗ cũ; khi đó viên sỹ quan cảnh sát đang từ bếp đi ra. Ông ta nói ông ta vừa hỏi mấy người phục vụ trong nhà, nhưng không thu được kết quả gì. Viên sỹ quan cảnh sát kéo tôi vào phòng làm việc của ông Ackroyd. Ông ta không khép cánh cửa lại và hỏi tôi: - Ông có nghi ngờ điều gì không? Theo ý ông thì Parker có hành động gì đáng nghi không? - Nghi ngờ à? - Tôi nhắc lại - Nếu hắn nghe được điều gì thì hắn ta đã nghe trộm được qua lỗ khóa. - Không có gì khả nghi à? Nói thật ra là tôi không thích điệu bộ của Parker. Không biết hắn ta có dính líu gì tới vụ án này không? Tôi kể cho ông cảnh sát nghe về tất cả những gì mình biết xung quanh cái chết của ông Ackroyd, cũng như tất cả những sự việc đã xảy ra trong buổi tối hôm nay cho tới thời điểm tôi rời khỏi ngôi nhà. - Đây là một trường hợp kỳ lạ mà tôi chưa bao giờ gặp - Ông ta nói khi tôi kết thúc câu chuyện - Có phải ông đã kể là bức thư bí mật kia đã bị biến mất phải không? Sự việc này cho chúng ta thấy cần phải để ý tới tất cả những gì có thể là nguyên nhân của vụ án mạng. Tôi lấy làm lạ là tại sao Parker đã nghe trộm ở ngoài cửa phòng lúc ông đi ra và bắt gặp hắn. Sau đó hắn lại định vào đây và lúc đó cô Flora đã gặp hắn. Có lẽ, Parker đã vào đây sau khi cô Flora đi lên phòng riêng. Hắn đã giết chết ông Ackroyd, sau đó khóa cửa lại từ bên trong, nhảy ra ngoài qua cửa sổ rồi thoát đi bằng phía cửa sau. - Theo ý tôi, lập luận của ông có một điều vô lý, rất khó hiểu - Tôi chậm rãi nói - Nếu đã đọc xong bức thư bí ẩn kia thì ông Ackroyd có thể đã nổi nóng khi gặp Parker ở trong phòng. Ông nên biết rằng, Ackroydlà một con người rất nóng nảy. Ông ta không thể ngồi lâu đến nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ về bức thư ấy đâu, và lại, ông Ackroyd lại chết ở một tư thế ngồi thoải mái trên ghế. - Có lẽ, khi đó ông ấy đã không đọc hết được bức thư - Viên sỹ quan cảnh sát tiếp lời tôi - Chúng ta biết rằng có một ngưòi nào đó đã vào đây nói chuyện với ông ta cho đến 21 giờ 30, sau đó đến lượt cô Flora vào. Như vậy ông Ackroyd đã không thể đọc được lá thư cho đến 22 giờ. - Thế còn cú điện thoại cho tôi? - Tôi cãi. - Parker đã gọi điện thoại cho ông, nhưng sau đó hắn ta sợ, hay nói đúng hơn là đã chối, để đánh lạc hướng chúng ta. Có lẽ cách làm tốt nhất bây giờ là chúng ta cùng nhau tới tổng đài thị trấn để thử tìm cách phát hiện ra người gọi điện thoại cho ông là ai. Bỗng viên cảnh sát nhổm dậy, cẩn thận cầm con dao găm đã đâm chết ông Ackroyd và tỉ mỉ quan sát nó. - Có dấu tay - Viên cảnh sát nói với vẻ mặt rất quan trọng. - Bác sỹ, ông hãy lại gần đây. Theo tôi, chúng ta hãy thử xem ông Raymond có thể giới thiệu cho chúng ta biết được điều gì về con dao găm này không. Đây là một con dao găm đặc biệt, có một không hai. Đi tới phòng chơi bài, chúng tôi thấy Blunt và Raymond đang thì thầm nói chuyện với nhau về một việc gì đấy. Họ im lặng nhìn chúng tôi. - Có, tôi có biết - Raymond trả lời - Đây là con dao găm mà ông thiếu ta Blunt đã tặng ông Ackroyd, có phải như vậy không, ông Blunt? - Đúng thế - Blunt nói ngay - Đây là một con dao găm châu Phi, tôi đã đem nó từ Tunis về. - Con dao này thường được cất ở đâu? - Viên sỹ quan ngắt lời Blunt. - Nó luôn luôn nằm trong chiếc bàn bằng bạc tại phòng khách - Raymond trả lời. - Sao, ông nói gì vậy? Tôi giật mình kêu lên và tất cả mọi người đều quay sang nhìn tôi. - Đây là một chi tiết không có gì quan trọng lắm - Tôi nói tiếp - Khi tới đây để dùng bữa tối, tôi đã nghe thấy tiếng động của chiếc nắp bàn bằng bạc này, khi đó tôi đang trên đường đi tới cửa phòng khách. Tôi kể lại một cách tỉ mỉ. - Chúng ta có thể gọi cô quản lý tới đây để chất vấn - Viên sỹ quan vừa nói vừa bấm chuông gọi Parker. Sau đó ông ta yêu cầu Parker gọi cô Russell tới. - Đúng như lời ông bác sỹ đã nói - Cô Russell điềm tĩnh trả lời viên cảnh sát - Tôi đã đậy nắp bàn bằng bạc lại. Lúc đó tôi đang ở trong phòng khách để xem hoa trong các lọ có còn tươi không thì thấy nắp của chiếc bàn bằng bạc bị mở ra, và thế là tôi đậy lại. - Thế con dao găm này lúc ấy có còn trong đó không? - Tôi không thể trả lời ông được; khi đó tôi rất vội - Russell lạnh lùng kêu lên - Tôi không để ý. - Cám ơn cô Russell. Bây giờ cô có thể đi được rồi, tất cả chỉ có thế thôi. Cô gái gật đầu chào mọi người và lặng lẽ đi ra. - Như vậy là không có ai đụng chạm tới con dao này cả. Kẻ giết người đã lấy nó vào lúc nào? - Viên cảnh sát gói con dao lại - Tôi cần giữ con dao này. Ngày mai, tôi sẽ quay lại đây cùng với ông chỉ huy của tôi, đại tá Melrose. Vài phút sau tôi rời khỏi phòng chơi bài cùng với Raymond. - Đấy, bác sĩ có thấy không? - Raymond mỉm cười quay sang tôi nói - Ngài sỹ quan cảnh sát đang tìm dấu tay của Parker đấy. Viên sỹ quan cảnh sát đã lấy dấu tay của Parker vào một cuốn sổ tay nhỏ của ông ta. - Như vậy là Parker đã bị nghi ngờ, nhưng liệu có phải là anh ta không nhỉ? - Raymond tiếp tục nói - Có lẽ chúng ta cũng nên lấy dấu tay của mình để cho họ đỡ mất thời gian. Nói xong, anh ta lấy ba tờ bìa đặt lên bàn, đánh dấu và lấy dấu tay của mấy người chúng tôi. Rồi vẫn với nụ cười trên môi, Raymond trao ba tờ bìa cho viên cảnh sát. Tôi trở về nhà thì đã khuya lắm rồi, song Caroline vẫn đang còn thức đợi tôi. Chị pha cho tôi một cốc sữa nóng. Để bù lại, tôi kể cho Caroline nghe về cái chết của ông Ackroyd, nghĩa là tất cả những gì tôi biết được; nhưng tôi vẫn giấu kín những nghi ngờ của mình về vụ giết người này. - Cảnh sát đã nghi ngờ Parker - Tôi nói thầm - Đây là một trường hợp đáng sợ đe dọa anh ta. - Nghi cho Parker à? - Caroline kêu lên - Không thể như thế được, thằng cha cảnh sát ấy hoàn toàn là một đứa ngu! Tôi im lặng và không nói gì hơn với Caroline. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 7 TÔI HỌC NGHỀ CỦA ÔNG HÀNG XÓM Buổi sáng hôm sau, tôi vội vã chuẩn bị ra phòng khám: hôm nay tôi có vài bệnh nhân. Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ thì Caroline vào báo cho tôi biết là có cô Flora Ackroyd đến xin gặp tôi. - Cô ấy rất mong được gặp cậu. Cô ta đã chờ ở đây nửa tiếng đồng hồ rồi. Tôi theo Caroline vào phòng khách. Flora mặc một bộ quần áo màu đen. Cô gái ngồi im lặng trên đi văng, hai bàn tay xoắn chặt vào nhau, trên khuôn mặt nhợt nhạt của cô hiện lên những nét đau đớn. Flora nặng nề đứng lên chào tôi. Tuy vậy, khi nói, cô tỏ ra rất bình tĩnh. - Bác sĩ Sheppard ạ, cháu tới đây để yêu cầu bác sỹ giúp đỡ cháu. - Tất nhiên rồi, James không bao giờ từ chối ai cả. James sẽ giúp đỡ cô, Flora thân mến ạ - Caroline trìu mến nói với cô gái. Lúc đó tôi nghĩ rằng, thật tình thì Flora không muốn sự có mặt của Caroline, song cô gái không muốn mất thì giờ. - Cháu muốn bác sỹ qua ngôi nhà hàng xóm của bác sỹ. Bác sỹ có biết ông hàng xóm đó làm gì không? - Ồ, chúng tôi không biết; nhưng chúng tôi nghĩ rằng ông ấy có thể là một người làm nghề buôn bán gì đó, nay đã nghỉ việc - Tôi trả lời. - Ai cơ? Ông ấy mà là một người buôn bán à? Ông ta là Hercule Poirot. Chắc bác sỹ cũng đã biết tiếng ông ấy rồi chứ, một thám tử nổi tiếng người Bỉ - Flora vừa nói vừa cười một cách cay đắng - Bác Ackroyd biết ông ta là ai, song bác ấy đã giữ kín, bởi vì ông Poirot đã thôi công việc này từ lâu rồi và muốn sống an nhàn. - Ra vậy, ông hàng xóm của tôi là một người như thế đấy - Tôi chậm rãi nói. - Kỳ lạ thật! - Caroline thốt lên, có lẽ chị ấy muốn nói điều kỳ lạ là mình đã thất bại trong việc tìm hiểu lai lịch ông hàng xóm bí ẩn này. - Cô muốn gặp ông ta ngay bây giờ à? - Tôi hỏi - Tại sao vậy? - Cháu muốn nhờ ông ấy điều tra vụ án này, bác sỹ ạ. - Cần phải thận trọng - Tôi tiếp tục - Tôi thành thật khuyên cô không nên yêu cầu ông Poirot làm gì cả, chắc cô cũng hiểu tôi chứ? Flora đứng bật dậy, mặt cô gái đỏ dần lên. - Có, cháu hiểu điều bác muốn nói - Flora cười - Bác sỹ sợ phải không? Song cháu thì khác. Có lẽ cháu hiểu về Ralph hơn bác sỹ đấy. - Không, không., đừng nghĩ như vậy, cô bé ạ! Tôi không bao giờ nghĩ sai về Ralph đâu - Tôi nói. - Như vậy thì tại sao bác sỹ đã đến nhà trọ, nơi Ralph ở, vào buổi tối hôm qua, trên đường về nhà, sau khi đã biết rằng bác Ackroyd đã bị giết chết. Tôi im lặng một lát. Tôi đã hy vọng là cuộc viếng thăm Ralph lúc đó của tôi không ai biết đến. - Làm thế nào mà cô biết được chuyện đó? - Tôi hỏi. - Cháu tới đó vào buổi sáng hôm nay. Những người phục vụ đã nói với cháu là Ralph ở đấy… - Cô đã không biết gì thật à? Caroline ngắt lời. - Không, cháu không biết gì về Ralph cả. Cháu đến đấy, và người ta nói với cháu là Ralph đã đi khỏi nhà trọ vào buổi tối hôm qua, lúc 1 giờ, và sẽ không bao giờ quay lại nữa. Flora nhìn thẳng vào mắt tôi. Có lẽ cô gái đã nhìn thấy một điều gì đó trong cái nhìn của tôi. - Nếu vậy thì tại sao anh ấy lại bỏ đi? - Flora nói tiếp - Có lẽ là Ralph đi London? - Ralph bỏ đi. Thế nhưng tại sao tất cả quần áo của anh ấy vẫn còn ở đây? - Tôi nhẹ nhàng hỏi cô gái. - Có thể Ralph là một con người yếu đuối. Trước kia anh ấy đã từng làm những điều ngốc nghếch, nhưng anh ấy không phải là một đứa khốn nạn. Ralph không có đủ can đảm để giết nỗi một ai, nhất là giết một người thân thì càng không thể được. Đấy là một điều rất đơn giản, bác sỹ ạ. - Đấy chính là nguyên nhân cô muốn yêu cầu Hercule Poirot điều tra vụ này phải không? Chúng ta cứ để mọi việc diễn ra một cách trật tự có phải là tốt hơn không? Cái gì sẽ đến thì dứt khoát phải đến; ngoài ra cảnh sát có nghi ngờ gì cho Ralph đâu! - Họ đã nghi ngờ Ralph - Flora nói - Một ông thanh tra từ Cranchester đã tới đây sáng nay; tên ông ta là Raglan. Cháu đã gặp ông này ở nhà trọ; ông ấy đã có mặt ở đó trước khi cháu đến và đã hỏi cháu về Ralph. - Từ tối hôm qua đến bây giờ người ta đã thay đổi ý kiến về thủ phạm giết người rồi - Tôi bực mình lẩm bẩm. - Bác sỹ ạ, bác sỹ hãy tin cháu. Bác sỹ không tin, nhưng cháu tin. Cháu hiểu Ralph rõ hơn bác sỹ đấy. Thấy Flora đã quyết định như vậy, tôi đành phải chịu. Chúng tôi cùng nhau đi sang ngôi nhà bên cạnh. Vài phút sau, ông hàng xóm ra tiếp chúng tôi. Ông mỉm cười chào chúng tôi. Tôi trình bày cho Poirot nghe nguyên nhân tại sao hai chúng tôi tới thăm ông. Flora thêm vào: - Tôi muốn ông tìm ra kẻ giết người, thưa ông Poirot, tôi muốn biết sự thật. Poirot nhíu mày nhìn Flora một lúc lâu. - Thưa tiểu thư, tôi muốn tiểu thư hiểu rằng, nếu dính vào vụ án này thì tôi sẽ phải đi từ đầu đến cuối, đấy là điều mà tôi muốn làm - Poirot nhấn mạnh - Tôi nhận điều tra. Tôi hy vọng là tiểu thư sẽ không thất vọng; tất cả sẽ phải ra ánh sáng. Còn bây giờ, để khỏi mất thì giờ, xin tiểu thư hãy kể cho tôi nghe tất cả những gì đã xảy ra. Tôi thay Flora cẩn thận kể cho ông Poirot biết cụ thể từng sự việc một. Poirot chú ý lắng nghe tôi kể, đôi khi ông ngắt lời tôi để nói một vài câu. Khi tôi nói xong, Flora nhìn tôi: - Bác sỹ ạ, bây giờ thì bác sỹ hãy nói với ông Poirot về Ralph đi - Cô gái yêu cầu tôi với một nét mặt sợ hãi. Tôi trung thực kể cho Poirot nghe tất cả những gì tôi biết về Ralph. - Xin lỗi bác sỹ, tại sao ông lại đến nhà trọ vào buổi tối hôm qua? - Poirot hỏi lại. - Tôi nghĩ rằng cần phải có ai đấy nói cho Ralph biết là cha của anh ấy đã bị giết - Tôi thanh minh. - Chỉ có lý do ấy thôi à? - Đúng, đó là lý do duy nhất - Tôi khẳng định. - Bác sỹ ạ, hình như ông chưa hiểu câu hỏi của tôi đâu - Poirot nói - Bác sĩ cam đoan là bác sỹ không đến nhà trọ để xem xem đại úy Ralph đã rời khỏi đó vào buổi tối hôm qua hay chưa chứ? - Không - Tôi trả lời cộc lốc. - Tôi cảm thấy hình như bác sỹ không tin tưởng tôi như tiểu thư đây. Thôi được, chúng ta không nói tới chuyện đó nữa. Có lẽ phải có một lý do đơn giản giải thích cho việc anh chàng này biến mất. Flora ra về. Tôi dẫn Poirot tới gặp cảnh sát. Tôi có quen đại tá Melrose. Ông ta chú ý lắng nghe ông người Bỉ nhỏ bé này nói. Chúng tôi cũng gặp Raglan, lúc đầu ông ấy không muốn để Poirot tham gia cuộc điều tra. Nhưng sau một hồi nói chuyện thân mật, Raglan đã đồng ý để Poirot giúp đỡ. - Tôi hiểu rằng Parker đã bị nghi ngờ - Poirot nói. - Không phải chúng tôi đã kết luận Parker là thủ phạm - Raglan tuyên bố - Vết tay ở con dao găm chưa khẳng định được điều gì hết - Ông ta quay lại phía tôi với một nụ cười - Không phải là bác sỹ hay một người nào khác ở đây đâu, mà chính tôi là người rất muốn gặp đại úy Ralph ngay và, nếu như có thể, bắt hắn ta. - Tại sao ông lại nghi ngờ Ralph? - Tôi vội hỏi. - Ralph rời khỏi khách sạn lúc 21 giờ. Xuất hiện ở gần đây vào lúc 21 giờ 30. Hắn ta đã biến mất từ khi nào? Hắn ta đang thiếu tiền. Tôi có một đôi giày của hắn ta ở đây. Tôi đang đối chiếu đôi giày này với những dấu giày ở ngoài cửa sổ. Poirot yêu cầu được xem xét lại phòng làm việc của ông Ackroyd, nơi đã xảy ra vụ án mạng. Chúng tôi theo đại tá Melrose đến phòng làm việc của ông Ackroyd, còn Raglan thì đi một mình. Trong phòng, tôi trình bày lại cho Poirot nghe về vị trí của xác chết, của con dao găm và vị trí của lá thư xanh. Poirot tiến tới bên cửa sổ. - Mấy chiếc giày mà ông giữ có trùng với vết giày ở cửa sổ và bên ngoài không ông Raglan? Tôi cho là khớp đấy - Poirot hỏi Raglan khi thấy ông kia đứng lúi húi ở phía ngoài cửa sổ. - Trùng với nhau như in. Không còn nghi ngờ gì nữa - Raglan đắc ý nhấn mạnh. Poirot quay lại, tiến tới giữa phòng và quan sát bốn phía. - Bác sỹ này, ông có chú ý tới tình trạng ngọn lửa lúc ông tới, sau khi biết là ông Ackroyd chết không? - Tôi, tôi không chú ý. Tôi không trả lời ông được. - Đối với mỗi người, sự nhận xét của người đó… - Poirot mỉm cười và lẩm bẩm. Ông ta dừng lại và bấm chuông. Khi Parker vào, Poirot hỏi anh ta về ngọn lửa: - Thưa ông, về ngọn lửa à? Phải rồi, lúc đó nó còn đang cháy âm ỉ. - Này, anh Parker. Anh hãy quan sát xung quanh anh đi. Vị trí của mọi vật trong phòng như trước đây phải không? Parker nhìn quanh. - Rèm cửa sổ được che kín chứ không mở ra như thế này và đèn điện được bật lên. - Không có gì khác nữa à? - Thưa ông, có chứ. Cái ghế ở ngoài một chút nữa. - Anh hãy chỉ cho tôi xem nào. Parker đẩy chiếc ghế ra ngoài một chút: - Trước hết, nó ở vị trí giữa cửa ra vào và cửa sổ. Tiếp theo, Parker quay chiếc ghế lại, mặt chiếc ghế quay ra phía cửa ra vào. - Kỳ lạ thật! - Poirot thốt lên - Anh đã sắp xếp lại vị trí của chiếc ghế phải không? - Thưa ông, không ạ. Chiếc ghế này vẫn như thế từ lúc tôi tới đây với mấy ông cảnh sát. - Ông có chuyển vị trí chiếc ghế đi chỗ khác không, bác sỹ? - Không - Tôi lắc đầu - Có lẽ Blunt hoặc Raymond - Tôi hỏi thêm - Không có gì quan trọng cả chứ? - À, chuyện này không có gì quan trọng cả đâu - Poirot trả lời rồi lẩm bẩm một mình - Bởi vì đây là một điều rất quan trọng. - Xin lỗi các ông nhé - Đại tá Melrose nói với chúng tôi rồi đi ra khỏi phòng cùng với Parker. Còn lại tôi và Poirot. - Ông Poirot, ông có cho rằng Parker nói thật không? - Tôi hỏi. - Về chuyện cái ghế phải không, bác sỹ? Có chứ; còn nếu hắn ta nói dối thì tôi không biết. Tôi cho là Parker nói thật. Trường hợp này cũng giống như mọi trường hợp khác; bất kỳ ai chú ý đến một việc gì đều cố tình che giấu những việc khác. - Tôi phải không? - Tôi cười và hỏi Poirot. - Tôi nghĩ rằng ông đang cố ý giấu tôi một số điều - Ông ta khẳng định - Ông đã nói với tôi tất cả những gì ông biết về anh chàng Ralph Paton chưa? Ồ, ông đừng sợ, bác sỹ ạ. Tôi không bao giờ bắt buộc bất cứ ai phải nói ra những gì người ấy không muốn nói ra. Nhưng thôi, Poirot này sẽ biết được những gì mình cần. Để hiểu rõ thêm những giả thuyết của Poirot về vụ án, tôi hỏi ông ta về phương pháp điều tra. - Cái việc ông chú ý tới ngọn lửa là thế nào? Ông có thể giải thích cho tôi biết được không? - Rất đơn giản. Ông từ biệt ông Ackroyd để đi về vào lúc 21 giờ kém 10 phút. Cửa sổ và cửa phòng đã được đóng và chốt lại cẩn thận. Cửa ra vào không khóa. Trước 22g30, xác chết được phát hiện, cửa ra vào lại bị khóa từ bên trong và cửa sổ lại bị mở tung ra. Rõ ràng là chính ông Ackroyd đã làm việc đó. Trong phòng không nóng, buổi tối mát trời và ngọn lửa cháy âm ỉ. Do đó có lẽ đã có người vào được đây bằng đường cửa sổ và Ackroyd đã cho phép người đó vào. Giống như trước đó, ông Ackroyd đã thổ lộ cho bác sỹ biết là ông ta lo lắng về cánh cửa sổ bị mở, cho nên người mà ông Ackroyd đã cho phép vào bằng đường cửa sổ phải là người quen của ông ấy. - Ồ, sự việc đơn giản quá nhỉ - Tôi nói. - Tất cả mọi sự việc đều rất đơn giản, nếu như ông biết cách phân tích chúng một cách khoa học. Điều này chứng tỏ rằng người đến gặp ông Ackroyd vào lúc 21g30 đã được phép vào bằng đường qua cửa sổ. Nếu như cô Flora đã trông thấy bác mình vẫn còn sống vào lúc 22 giờ mà không thấy vị khách nào trong phòng, thì có nghĩa là vị khách ban nãy đã bỏ đi không quay lại; và có thể là sau đó đã có một người khác nữa đã lại vào đây bằng cửa sổ vì thấy nó đã mở sẵn. A, ông đại tá đến kia kìa. Đại tá Melrose bước vào. - Về việc có người gọi điện thoại cho bác sỹ, tôi đã cho điều tra: không phải người đó đã gọi điện thoại ngay từ thị trấn này. Vào khoảng 22 giờ kém 15 phút tối hôm qua, ở trạm điện thoại công cộng tại nhà ga xe lửa, người đó đã gọi điện thoại cho bác sỹ. Có lẽ sau đó người này đã lên chuyến tàu tốc hành đi Liverpool dừng lại ở ga này. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 8 THANH TRA RAGLAN Như tôi đã tả trước đây, King Abbot là một thị trấn nhỏ, nhưng có một ga xe lửa lớn. Rất nhiều tàu chạy qua đây. Điều đó có nghĩa là khó có thể tìm ra nổi kẻ gọi điện thoại. Việc tìm hắn ta trên chuyến tàu tốc hành kể trên lại càng khó hơn. - Nhưng tại sao thủ phạm lại gọi điện thoại đến nhà bác sỹ? - Melrose hỏi - Tôi thấy không có một lý lẽ nào để giải thích việc này ở đây cả; tôi không thể hiểu nổi. - Chắc chắn phải có một lý do nào đó, và sự thật rõ ràng là đã có kẻ gọi điện cho bác sỹ - Poirot đáp lại - Nếu tìm ra được kẻ bí mật này thì chúng ta sẽ biết được bất cứ điều gì. Đây là một vụ rất kỳ lạ và rất hấp dẫn. Poirot nhìn ra ngoài cửa sổ. - Bác sỹ, ông có nói là đã gặp một người lạ mặt ở ngoài cổng nhà này vào lúc 21 giờ phải không? - Đúng thế. Lúc đó là 21 giờ, tôi nghe thấy tiếng chuông đồng hồ. - Để tới được đây từ ngoài cổng, kẻ giết người phải mất bao nhiêu thời gian, thưa bác sỹ? - Không quá 5 phút đâu; theo tôi chỉ vào khoảng 2 hay 3 phút thôi, nếu hắn ta thông thạo đường đi ở đây, nghĩa là theo con đường mòn qua ngôi nhà mát ở ngoài vườn dẫn tới đây. Poirot bấm chuông. Một lát sau Parker vào. Poirot yêu cầu Parker đi tìm Raymond. - Anh hãy ở lại đây với chúng tôi một lát, Parker - Poirot nói với Parker khi anh này vào cùng với Raymond. - Ông Raymond, ông có thể cho tôi biết được tuần vừa qua ông Ackroyd đã tiếp những ai không? - Tôi, tôi cũng không nhớ được những ai đã tới đây - Raymond trả lời Poirot và quay sang hỏi Parker - Anh có nhớ là ai đã tới đây không, Parker? - Có, thưa ông. Có một thanh niên đã tới đây vào hôm thứ tư; anh ta đến từ một cửa hàng ở Cranchester. Tôi có biết rõ việc này. - À, đúng, phải rồi. Có một anh thanh niên đến đây: song tôi cho rằng đây không phải là người mà chúng ta cần biết - Raymond quay sang Poirot - Ông Ackroyd có ý định mua một chiếc máy ghi âm để tiết kiệm thời gian trong giao dich, song việc này vẫn chưa đi tới đâu cả. Hôm đó, anh thanh niên nói trên tới để bàn về chuyện mua bán này. Nhưng ông Ackroyd lại không muốn mua nữa. - Anh có thể tả lại cho tôi hình dáng người này không, Parker? - Thưa ông - Parker trả lời - Đó là một người đàn ông có bộ tóc vàng, cắt ngắn, ăn mặc sạch sẽ và nói năng rất lịch sự. Tôi chỉ nhớ được như vậy thôi. - Thế còn người lạ mặt ông gặp thì như thế nào hả bác sỹ. - Cao khoảng 1m80, không ăn mặc sạch sẽ hay nói năng lịch sự một chút nào cả. - Như vậy là không có gì trùng lặp ở đây, hai kẻ khác nhau hoàn toàn - Poirot tuyên bố - Thôi, cảm ơn anh Parker nhé, anh có thể đi được rồi. Khi Parker ra khỏi, Poirot liền hỏi Raymond xem anh ta có xê dịch chiếc ghế của ông Ackroyd ra khỏi vị trí cũ của nó hay không hoặc có chú ý về vị trí của chiếc ghế không? - Không, tôi không hề động chạm tới chiếc ghế này; tôi cũng không có thể nói được với ông điều gì về vị trí của nó, vì tôi chẳng bao giờ chú ý đến điều đó. Poirot yêu cầu được vào phòng khách để xem xét chiếc bàn bằng bạc, nơi cất con dao găm châu Phi đã tham gia vào vụ giết người. Ông ta còn quan sát cả khung cửa sổ kiến trúc theo lối Pháp trông ra phía vườn hoa. Thanh tra Raglan đi vào và ngăn Poirot lại; ông dõng dạc tuyên bố: - Như vậy là vụ án này đã được điều tra xong. Tôi rất lấy làm tiếc vì ông không có dịp giúp tôi được nữa rồi, ông Poirot ạ. Nhưng dù sao, tôi cũng xin cám ơn ông về những ý định tốt của ông. Đây là một vụ án rất đơn giản; một chàng thanh niên đã đi lầm đường. - Ông đã điều tra xong vụ án này rồi à? - Poirot hỏi lại. - Đúng thế, cứ theo thứ tự của sự việc là có thể phát hiện được thôi - Raglan vừa nói vừa chìa ra một quyển sổ - Đây là bản ghi chép lại thứ tự thời gian của tất cả những gì đã xảy ra. Ông ta đằng hắng nhìn xung quanh với một vẻ đắc ý rồi đọc to: + 21 giờ 45 phút: Ông Ackroyd còn sống vì tới lúc đó ông ta vẫn còn gặp cháu gái mình là Flora Ackroyd. + 22 giờ: Ackroyd bị giết; bác sĩ Sheppard có nói rằng lúc 22g30 phút, khi bác sỹ tới thì Ackroyd đã bị giết cách đó khoảng nửa giờ rồi. + Vụ án như vậy xảy ra vào thời điểm 15 phút còn lại từ 21g45 phút cho tới 22 giờ. - Còn đây là ghi chép của tôi về việc làm của tất cả những người trong nhà này vào thời điểm nói trên - Raglan đọc tiếp. + Thiếu tá Blunt và Raymond đang ở trong phòng đánh bài. + Bà Ackroyd xem đánh bài cho tới 21 giờ 55; ông Blunt và Raymond có thấy bà ta đi lên gác. + Packer và cô hầu gái có nhìn thấy Flora Ackroyd đi lên gác sau khi cô ta rời khỏi phòng của Parker từ 21g45 đến 21g55. + Cô Russell và Parker nói chuyện với nhau trong phòng của Parker từ 21g45 đến 21g55. + Elsie Dale, người hầu gái, lúc đó đang ở trong phòng riêng; cô Russell và Flora có nhìn thấy việc đó. + Ursula Bourne, người quét dọn trong nhà, có mặt trong phòng ngủ của mình cho tới 21g55, sau đó cô này đi sang phòng ngủ của những người phục vụ. + Ba người phục vụ khác lúc này cũng ở đó. Trừ Parker ra, kẻ có cử chỉ nghi ngờ, còn tất cả mọi người ở đây đều không có gì đáng ngờ cả. - Ồ, một danh mục rất đầy đủ - Poirot nhấn mạnh - Tôi chắc chắn Parker không phải là một tên giết người. - Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đề cập tới một điều quan trọng hơn - Raglan tiếp tục lý luận - Bà Black, vợ của người gác cổng, từ cửa sổ phòng mình có nhìn thấy một người vào lúc 21 giờ 25 phút. Kẻ đó là ai? Đó chính là Ralph Paton; khi ấy anh ta đang đi vòng theo hàng rào và đi về phía bên phải của ngôi nhà. Một sự im lặng tuyệt đối trùm lên tất cả những người có mặt ở đây. Thanh tra Raglan nhìn mọi người một lượt rồi nói tiếp. - Rất rõ ràng là đại úy Ralph Paton đã đi vào cổng của khu nhà này vào lúc 21 giờ 30 phút. Raymond có nghe thấy ông Ackroyd đang lớn tiếng cùng với một người nào đó, người ấy chính là đại úy Ralph Paton. Paton ra khỏi phòng làm việc của ông Ackroyd bằng đường cửa sổ. Hắn ta đi quanh nhà với một nỗi tức giận và đi tới bên cửa sổ phòng khách. Chúng ta cứ cho lúc ấy là 21 giờ 45 phút. Thiếu tá Blunt, ông Raymond và bà Ackroyd đang ở trong phòng đánh bài. Ralph đã trèo qua cửa sổ để vào trong phòng khách, lấy con dao găm trong chiếc bàn bằng bạc rồi quay trở lại phía cửa sổ phòng làm việc của ông Ackroyd. Tại đấy, hắn ta đã để lại dấu giày, sau đó leo lên cửa sổ và… Tiếp sau đó sự việc diễn ra như thế nào thì các ông đều đã biết cả rồi. Tiếp theo, Ralph rời thị trấn bằng chuyến tàu tốc hành, và trong khi chờ tàu tại ga xe lửa, hắn đã gọi điện cho bác sỹ Sheppard. - Tại sao Ralph lại gọi điện cho bác sỹ Sheppard? - Poirot hỏi. Im lặng. Không có ai có thể tìm ra câu trả lời. - Ralph có sai sót là có để lại các vết giày. Khi bỏ đi, hắn đã sử dụng một đôi giày khác với đôi giày mà hắn đã dùng trong vụ giết người. Chúng tôi trở lại xem xét những dấu giày của kẻ giết người. Ở một mảnh đất ẩm ướt, nơi con đường mòn được nối với hành lang của ngôi nhà, có nhiều vết giày. Poirot quan sát một lát những vết đó. - Các ông có thấy đây là dấu giày đàn bà không? - Ông khẽ hỏi. - Có một vài phụ nữ của ngôi nhà đã đi lại trên con đường này - Raglan đáp - Đây là con đường thường được sử dụng. Song, những người đi trên con đường này thì theo tôi chẳng có gì đáng chú ý cả. Chẳng lẽ họ không có thể đi lại trên đó hay sao và con đường này cũng khá khô ráo đấy chứ? Mặc dù vậy, Poirot vẫn lần theo con đường xem nó dẫn tới đâu. Tôi theo sát ông ta; con đường đưa chúng tôi đến một ngôi nhà được dùng để nghỉ trong những ngày hè nóng nực. Người đàn ông nhỏ bé này lại một lần nữa cố gắng thận trọng tìm kiếm bất cứ một dấu vết gì có vẻ nghi ngờ. Poirot tìm được một mảnh vải nhỏ bị mắc vào thân cây. Đây là một loại vải cứng, màu trắng, có vẻ như mới bị rách và một chiếc ống lông ngỗng. Ông ta cho tôi xem rồi cẩn thận nhét những thứ nhặt được vào túi. Poirot mỉm cười hỏi tôi: - Theo ông thì những vật này có ích gì cho ông không? Tôi không thể trả lời được - đối với tôi, những thứ đó là những vật vô nghĩa. Tôi nhìn Poirot, nhún vai và không trả lời. Poirot và tôi tiếp tục đi. Chúng tôi đến chỗ vườn hoa. - Đẹp thật! - Poirot nói với tôi - Ai sẽ là người được hưởng cái cơ ngơi đẹp đẽ này nhỉ? Tôi giật mình khi nghe câu hỏi này của ông ta. - Tôi làm sao mà biết được cơ chứ - Tôi chậm rãi trả lời - Tôi chưa bao giờ được nghe về vấn đề này. Nghe ông hỏi, tôi cũng tò mò muốn biết ai sẽ là kẻ được hưởng cái cơ ngơi này. Poirot trầm ngâm một lát rồi nói: - Tôi biết rõ những điều ông đang suy nghĩ, bác sỹ ạ. Song tôi biết là ông sẽ không nói với tôi đâu. - Ban nãy ông đã khẳng định rằng bất cứ ai cũng có một vấn đề gì đó cần phải giấu kín, phải không? - Đúng là như vậy, song không phải dễ dàng giấu kín Hercule Poirot này đâu. Tôi có cách tìm ra những điều đó. Chúng tôi đi đến chiếc bể nuôi cá vàng giữa khu vườn. Đột nhiên Poirot đặt tay lên vai áo tôi để ra hiệu cho tôi dừng lại. Bên cạnh bể cá có hai người đang nói chuyện. Đó là Flora và Hector Blunt: họ đang cười với nhau. Flora im lặng, nét mặt cô trở nên đăm chiêu. - Ông Blunt, ông có biết tại sao tôi lại vui như thế này không? Nhất định là phải có một lý do nào đó chứ? - Cô nói tiếp - Tôi được nghe nói rằng bác tôi để lại cho tôi 20 nghìn bảng. Ông biết đấy, số tiền này có một ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Tôi sẽ không phải lo lắng, không phải dối trá với ai làm gì nữa… - Dối trá à? Flora có vẻ hơi bối rối. - Ồ, ông sẽ nghĩ gì khi ông phải cám ơn một người khác vì người ta đã cho ông một số đồ vật cũ kỹ? Ông có biết địa vị của một kẻ nghèo nàn luôn luôn phải phụ thuộc vào những kẻ giàu có không? - Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giúp cô, cô Flora ạ; đó là một hân hạnh đối với tôi - Blunt an ủi Flora. Poirot giả vờ ho lên một tiếng và chúng tôi tiến tới gần hai người. Poirot quay sang hỏi họ về những chuyện đã xảy ra vào buổi tối hôm trước. Song ông cũng chỉ thu lượm được thêm vài điều, mà theo tôi, là có giá trị. Blunt nói rằng ông ta đi vào nhà lúc hơn 2 giờ 30 một chút, và lúc đó, ông ta nghe thấy giọng nói của ông Ackroyd. - Tôi nghĩ rằng ông Ackroydđang nói với Raymond - Blunt nhận xét - song cũng có thể là không phải. Tôi chẳng nghe được gì cả vì lúc đó tôi đang mải chú ý về chuyện khác. - Thế à? - Poirot buột miệng hỏi. - Hình như lúc đó tôi nhìn thấy một người phụ nữ biến mất vào một bụi rậm - Blunt ngập ngừng nói, mặt đỏ lên - Cũng có thể là tôi nhầm. - Ông đã đứng ở chỗ nào khi nghe giọng nói của ông Ackroyd? - Tôi đang đi ở phía trước ngôi nhà. Lúc ấy tôi đi tới góc ngôi nhà. - Có một điều tôi muốn hỏi tiểu thư, thưa tiểu thư - Poirot hỏi Flora - khi tiểu thư và bác sỹ đứng bên chiếc bàn bằng bạc thì tiểu thư có thấy con dao ở đó nữa không? - Ông thanh tra Raglan có hỏi tôi điều này - Flora mím chặt môi trả lời - Tôi chắc chắn là con dao găm không còn ở đó nữa. Thanh tra Raglan không tin tôi; ông ấy nghĩ rằng tôi muốn bao che cho Ralph. Blunt nhìn đồng hồ. - Ồ, có lẽ chúng ta phải quay về thôi. Đã đến giờ ăn trưa rồi. - Xin mời ông vào ăn cơm trưa, Monsieur Poirot - Flora quay sang tôi - và cả bác sỹ nữa. Cô gái và Blunt đi về phía ngôi nhà. Đợi họ đi khuất, Poirot bắt đầu chăm chú quan sát bể cá. Một lát sau, ông ta reo lên. - A, có cái gì sáng sáng ở dưới kia kìa - Poirot cúi xuống, xắn tay áo, thò tay xuống và nhặt lên một chiếc nhẫn. Đó là một chiếc nhẫn cưới của phụ nữ. Trên vành nhẫn có dòng chữ: Của R. 13 tháng 3. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương 9 POIROT ĐIỀU TRA Trong bữa ăn trưa này, có thêm một vị khách nữa: ông Hammond, luật sư riêng của gia đình Ackroyd. Đó là một người đàn ông thấp, vẻ mặt khô khan; song ông ta có cặp mắt rất sắc. Trước bữa ăn, Poirot kéo Hammond sang một bên: - Tiểu thư Flora có yêu cầu tôi điều tra cái chết của ông bác cô ấy - Poirot nói - Chắc chắn là ông sẽ không từ chối khi tôi yêu cầu ông cho tôi biết những tin tức cần thiết chứ? - Tôi không tin là anh Paton lại dính dáng tới vụ này - Hammond nói - mặc dù các sự việc đang xảy ra hoàn toàn gây khó dễ cho anh ta; tất cả chỉ vì Ralph đang gặp khó khăn, về tiền nong thôi… - Anh ta đang gặp khó khăn à? - Lúc nào cũng thế - Hammond trả lời - Tiền qua tay anh chàng này cứ như là rác cả thôi và khi nào anh ấy cũng tới xin tiền ông Ackroyd. - Còn bản di chúc của ông Ackroyd, ông có biết không? - À, tôi biết chứ, đơn giản lắm: cô Russell được 1000 bảng, Raymond được 500 bảng, mỗi người hầu được một món tiền nhỏ, một số tiền lớn được đưa cho các bệnh viện… - Xin ông cho biết về những người quan trọng nhất ở đây? - Poirot ngắt lời. - Bà Ackroyd được 10.000 bản , tiểu thư Flora được 20.000. Số tiền rất lớn còn lại sẽ do đại úy Ralph quản lý; anh ta sẽ trở nên một người đàn ông giàu có còn rất trẻ. Bà Ackroyd gọi ông Hammond. Poirot bước đến chỗ tôi. - Bác sỹ này, tôi muốn nhờ ông hỏi thiếu tá Blunt xem ông ta có quen bà Ferrars không nhé. Ông nhớ quan sát nét mặt của ông thiếu tá. Thấy Blunt đang đứng một mình bên cửa sổ, tôi liền mời ông ta đi dạo một lát trong vườn hoa, Blunt nhận lời. Vừa đi, chúng tôi vừa hút thuốc. Rất nhanh chóng, tôi liền chuyển câu chuyện nói về bà Ferrars; nhưng đáng tiếc là Blunt không biết một tí gì về bà Ferrars cả. Blunt có gặp bà ấy hai lần, khi ông ta đến King Abbot, và ông ta cũng chỉ nhận thấy một nét thay đổi trên khuôn mặt bà Ferrars vào lần gặp cuối cùng. Đó là tất cả những gì mà Blunt biết. Ông ta nói chuyện với một thái độ rất cởi mở, và tôi không hề nhận thấy một điều gì khả nghi trên nét mặt hay cửa chỉ của Blunt. Kết thúc câu chuyện, thiếu tá thêm vào: - Tiền, tất cả mọi đau khổ trên thế giới này đều có thể giải quyết được bằng tiền, hay nói một cách khác, tất cả mọi việc đều cần đến tiền. - Ông có khó khăn gì về vấn đề tiền bạc không, thiếu tá? - Tôi hỏi Blunt. - Không, đối với tôi, tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng lắm. Tôi được hưởng một số tiền lớn của một người bà con; song nó cũng chẳng là gì cả vì tôi đã bị thiệt trong việc thực hiện một kế hoạch ngốc nghếch. Câu chuyện của thiếu tá Blunt làm tôi ngạc nhiên, vì câu chuyện của ông cũng giống trường hợp của tôi. Tôi bèn kể cho Blunt nghe một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng tiền của mình. Tiếng chuông gọi mọi người vào ăn trưa làm ngắt quãng câu chuyện của chúng tôi. Tất cả mọi người bước vào phòng ăn. Tôi tiến lại gần Poirot và nói nhỏ cho ông ta nghe tất cả những điều ít ỏi vừa thu lượm được. Trong bữa ăn, mọi người đều nói chuyện xoay quanh vấn đề chính của vụ án, kể cả Ursula Bourne, người phục vụ bữa ăn. Sau đó, tôi bị bà Ackroyd lôi vào câu chuyện của bà. Bà tuyên bố rằng tất cả số tiền của ông Ackroyd lẽ ra nên để lại cho bà. - Chắc chắn là bất cứ một người mẹ nào cũng đều phải chăm lo cho con mình - Bà Ackroyd nói tiếp - Tại sao cái cô Russell kia lại được hưởng 1000 bảng cơ chứ? Tôi chẳng ưa cô ta chút nào. Ở cô ấy có một vài điều gì đó bí ẩn. Cô ta đã tìm mọi cách mồi chài để được làm vợ ông Ackroyd; may mà tôi đã về đây kịp thời để chận ngay lại cuộc tình duyên không lấy gì làm tốt đẹp này. Lúc đó Raymond và Hammond tới, thế là tôi thoát được câu chuyện vô cùng khó chịu của bà. - Bà lại thắc mắc về tiền phải không, bà Ackroyd - Hammond ngắt lời bà ta - Bà muốn tất cả chứ gì? - Ô, điều bà mong muốn rất dễ thỏa mãn thôi - Raymond vừa cười vừa nói - Ngày hôm qua, ông Ackroyd đã rút từ nhà băng ra 100 bảng để thanh toán một số việc gì đấy; nay ông ấy vẫn chưa tiêu tới số tiền ấy. - Vậy số tiền đó ông ta để ở đâu? - Hammond hỏi Raymond - Có phải ở bàn làm việc của ông ta không? - Không, ông Ackroyd không có thói quen cất tiền ở bàn làm việc, ông ấy cất trong phòng ngủ - Raymond trả lời - Ông Ackroyd luôn cất tiền trong một chiếc hộp cũ, không ai đụng đến cái hộp đó bao giờ. Ông Ackroyd rất tin những người phục vụ trong nhà. Chúng tôi đi tìm thanh tra Raglan; người giữ chìa khóa phòng ngủ của ông Ackroyd và sau đó tất cả kéo nhau lên căn phòng này. Raymond mở chiếc hộp và đưa cho Hammond cuộn tiền. Ông luật sư chăm chú đếm số tiền. - Một trăm bảng, có phải anh đã nói như vậy không, Raymond? Tại sao ở đây chỉ có 60 bảng thôi? Raymond không biết trả lời thế nào; anh ta đếm lại tập tiền, Hammond đã nói đúng; toàn bộ số tiền chỉ còn lại có 60 bảng. - Theo như tôi biết thì số tiền này chưa được sử dụng và không có ai sờ đến nó cho đến buổi tối hôm qua - Raymond nói - Ông Ackroyd đã nói với tôi là ông ấy sẽ không dùng số tiền này để chi cho bữa ăn tối. - Như vậy thì vấn đề sẽ đơn giản thôi - Poirot tiếp ngay lời Raymond - Nếu ông Ackroyd đã không dùng tới số tiền này thì, nói một cách khác, là đã có kẻ lấy đi mất 40 bảng. Thanh tra Raglan quay sang nhìn bà Ackroyd: - Có ai đã đến đây vào ngày hôm qua? Ai đã quét dọn ở đây nhỉ? - Elsie Dale, người hầu gái, tôi đoán thế. - Trước đây bà có hay bị mất cái gì không? - Không, tôi không hề bị mất gì bao giờ. Còn cô Elsie thì tôi đảm bảo cô ta không đụng tới số tiền này đâu. Elsie là một cô gái có giáo dục. - Có người phục vụ nào đã rời khỏi đây không? - Raglan chất vấn. - Có, Ursula Bourne, cô ta sẽ đi khỏi đây. - Vào lúc nào? - Trong thời gian tới đây, Ursula đã xin phép ra đi vào ngày hôm qua, song tôi không phải là người trông coi những người phục vụ ở nhà này. Cô Russell chịu trách nhiệm về việc đó. Những câu trả lời của Russell không thỏa mãn mong muốn của mọi người. Khi hỏi Ursula về nguyên nhân muốn ra đi, cô gái trả lời: - Tôi có dọn dẹp phòng của ông Ackroyd và đã làm xáo trộn giấy tờ trên bàn của ông ấy; ông ấy đã tỏ ra rất giận dữ. Tôi xin phép ông ta cho thôi việc, nhưng ông Ackroyd nói với tôi là về chuyện này ông sẽ nói sau. - Tối hôm qua cô có lên phòng này không? - Poirot hỏi Ursula. - Thưa ông, không. - Thế thì tại sao ở đây lại bị mất cắp một số tiền nhỉ? - Raglan hỏi. Mặt Ursula đỏ lên, nhưng cô trả lời một cách chắc chắn. - Tôi không biết gì về chuyện này. Còn nếu các ông nghĩ rằng ông Ackroyd định đuổi tôi vì chuyện mất tiền thì các ông nhầm. - Câu chuyện của cô và ông Ackroyd kéo dài bao lâu? - Đột nhiên Poirot hỏi Ursula - Khoảng hai mươi phút. Nửa giờ hay một giờ. - Không quá nửa giờ đâu, tôi nghĩ thế. Tôi tò mò nhìn Poirot; lúc đó mắt ông ta sáng lên như vừa bắt được một vật gì quý giá. Sau đó, chúng tôi gặp Elsie Dale để hỏi cô ta vài điều, song không thu được gì sáng tỏ thêm. Poirot và tôi trở về nhà. - Tôi rất nghi ngờ về việc tại sao ông Ackroyd có thể giận dữ được chỉ vì mấy tờ giấy- tôi nói để dò hỏi Poirot - trừ trường hợp là những tờ giấy đó của ông ta thuộc loại rất quan trọng. - Raymond đã nói rằng trong phòng làm việc của ông Ackroyd không có giấy tờ gì quan trọng cả - Poirot trầm ngâm - Đây lại là một điều bí ẩn nữa. Trong danh sách của Raglan không đả động gì tới cô bé này. - Ông không nghĩ rằng… - Phải chú ý bất cứ điều gì có liên quan, bác sỹ Sheppard ạ. Song tôi thú thật với ông là tôi không thể tìm ra được một lý do nào để nói là Ursula Bourne lại muốn giết ông Ackroyd. Ông có thể giúp tôi được không? - Sao lại không? - Tôi nhấn mạnh - Tôi rất lấy làm hân hạnh khi được ông tin cậy. - Người đã giới thiệu Ursula Bourne tới làm việc ở Fernly Park là một người đàn bà tên là Folliott ở Marby - Marby, đúng rồi, cô Russell nói với tôi như thế. Marby ở đâu, ông có biết không? - Ở đầu đằng kia của Cranchester. - Ông có thể đi tới đó để tìm hiểu hộ tôi về cô Ursula không? Tôi nhận lời. Song cho mãi tới tận chiều hôm sau tôi mới có thể đi được, bởi lẽ tôi quá bận với những bệnh nhân của mình. Bà Folliott là một người cởi mở, dễ chịu, vui tính. Song khi tôi nhắc đến tên cô Ursula Bourne thì nụ cười của bà ta trở nên nhăn nhó. Hình như bà Folliott có điều gì đó khó chịu về cô gái này. - Bà có lấy làm hài lòng trong thời gian Ursula ở với bà không ạ? - Tôi hỏi - Cô ta đã ở với bà trong thời gian bao lâu? - Một hay hai năm gì đấy, tôi không còn nhớ rõ nữa. Cô ta là một cô gái tốt, hiền lành và chăm chỉ. - Xin lỗi, bà có thể kể cho tôi nghe một vài điều về Ursula được không? - Tôi không biết gì về cô ấy - Bà Folliott từ chối. Sau khi không đạt được kết quả gì trong việc thu lượm thông tin về cô Ursula, tôi lái xe trở về King Abbot. Về tới nhà, tôi nhận thấy hình như Caroline đang bị kích thích bởi vì một chuyện gì đó. Có lẽ không thể giấu kín được lâu, chị bắt đầu ngay câu chuyện: - Ông Poirot khi nãy có ở đây - Caroline nói khi tôi chưa kịp ngồi xuống. - Thế à? Ông ta có nói gì với chị không? - Ông ta nói là ông ta rất hiểu cậu và cũng muốn làm quen với tôi nữa. Poirot đã kể cho tôi nghe một vài vụ án ly kỳ mà ông ta đã từng điều tra, ông ấy có biệt tài kể chuyện. - Thế chị có kể gì cho ông ấy nghe xung quanh chuyện của ông Ackroyd không? - Tất nhiên là có chứ. Tôi đã làm sáng tỏ với ông ấy một vài vấn đề; một số chuyện mà Poirot không thể biết được, thí dụ như chuyện của Ralph và một cô gái trong khu rừng bữa hôm trước… - Tại sao chị lại kể cho ông ấy nghe câu chuyện đó? - Tôi trách Caroline - Chị đã nói là chị muốn giúp đỡ Ralph, thế mà chị lại làm thế à? - Tại sao tôi lại không muốn giúp Ralph? Biết đâu vào thời điểm ấy, anh ta lại đang ở đâu đó với một cô gái, anh chàng này có một đống con gái chạy theo. - Theo như chị nói thì Ralph vô tội. Thế thì tại sao Ralph trốn đi mà không ở lại để cải chính câu chuyện này? - Có thể là Ralph đã làm cho cô bạn gái của anh ta đau khổ, song, theo tôi, nếu như Monsieur Poirot biết được cô gái đó thì ông ấy sẽ khiến cô ta kể tất cả sự thật về Ralph. - Được rồi. Thế ông Poirot còn hỏi được ở chị điều gì nữa? - Tôi còn kể cho Poirot nghe về những người bệnh của cậu buổi sáng hôm ấy. - Về bệnh nhân của em? - Tôi ngạc nhiên nhắc lại. - Đúng, tôi có kể cho Poirot nghe về các bệnh nhân của cậu. Đúng là bà Bennet này, cậu bé nông dân này, sau đó là Dolly Grice, rồi đến một thằng cha người Mỹ. À, phải rồi, còn có cả George Evana và cuối cùng là cô Russell. - Ngày hôm qua, bà Ackroyd có nói rằng cô Russell là một con người bí ẩn. Em đoán là chị cũng nghĩ như thế chứ? - Đúng đấy. Tôi cho rằng ông Poirot cũng muốn đi tìm những điều bí ẩn của cô Russell đấy. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương X RALPH PATON Ở ĐÂU? Cuộc điều tra bị gián đoạn vào ngày thứ hai sau khi xảy ra vụ án mạng. Người ta không thể phát hiện thêm điều gì mới. Cảnh sát tiết lộ là họ bị mất đầu mối. Tôi và Poirot đi tìm gặp thanh tra Raglan và nói chuyện với ông ta. - Ralph trốn đi là một việc rất bất lợi cho anh ta - Thanh tra Raglan nói - Nếu không phải là kẻ giết người thì tại sao Ralph lại phải trốn đi? Nếu là người vô tội thì tại sao khi biết mình bị mắc nạn, anh ta lại không ra trình diện để cải chính cho bản thân mình? Thanh tra Raglan đã không nói cho chúng tôi biết là cảnh sát khắp nơi đã được thông báo để tìm bắt Ralph. Tại sao tất cả các bến xe, ga xe lửa, bến cảng, sân bay, các thành phố khắp nước Anh đều có dán ảnh của Ralph. Anh chàng này đã trở thành một con người nổi tiếng. Tất cả những nơi anh ta thường qua lại đều bị cảnh sát lục soát. Hình như Ralph không thể trốn tránh đi đâu được nữa. - Không có chút tin tức gì từ Liverpool cả - Raglan nói - Bác sỹ đã nhận được điện thoại đúng 8 phút trước khi có chuyến tàu tốc hành đi Liverpool… - Ông Raglan, ông nghĩ rằng Ralph bỏ đi Livepool à? - Poirot ngắt lời. - Rất có thể như vậy, thưa ông Poirot, trừ khi cú điện thoại đặc biệt này là một phát minh của kẻ giết người nhằm đặt chúng ta vào một hướng đi sai lầm khác. - Tôi tin tưởng rằng khi tìm được lời giải của cú điện thoại đó - Poirot nói - thì chúng ta sẽ tìm ra được sự thật của vụ án này. - Ông khẳng định thế à? - Tôi hỏi lại Poirot. - Đúng, đây là một điều chắc chắn, ông bạn thân mến của tôi. - Trên con dao găm có dấu tay - Raglan nói tiếp - Chúng tôi đã đối chiếu với dấu tay tất cả mọi người ở đây, song không ai khớp cả. Trừ đại úy Paton và người đàn ông lạ mặt mà bác sỹ đã gặp ở ngoài hàng rào của Ferly Park là chưa được đối chiếu thôi. - Thế ông đã lấy dấu tay của ông Ackroyd chưa? - Poirot hỏi. - Để làm gì cơ chứ, ông Poirot? Chắc ông định đưa ra giả thuyết là chính ông Poirot đã tự sát chứ gì? - Tôi đã giả thiết rằng - Poirot nói nhỏ - kẻ sát nhân đã đeo găng tay khi hạ sát ông Ackroyd và đã in dấu tay của xác chết lên con dao găm để đánh lừa ông. Sau đó, Raglan ra về. Tôi và Poirot quyết định ở lại để gặp toàn thể gia đình ông Ackroyd, kể cả Blunt và Raymond. Tất cả mọi người ngồi trong phòng ăn. - Thưa quí vị, tôi có nhã ý mời các ông, các bà tới đây với một mục đích. Trước hết, tôi muốn hỏi cô Flora. Nếu biết được chỗ lẫn tránh của đại úy Ralph Paton thì cô nên nói ngay cho tôi biết. Cô đã yêu cầu tôi đứng ra điều tra vụ này nên cô cũng phải giúp đỡ tôi, tôi yêu cầu cô đấy. - Đã quá muộn rồi, bác ạ - Flora nói nhỏ - Nhưng cháu xin thề với bác là cháu không biết Ralph ở đâu cả. Cháu đã không nhìn thấy anh ấy và không nghe nói gì về anh ấy nữa kể từ khi xảy ra cái chết của bác Ackroyd. - Được, chúng ta cứ cho là thế đi - Poirot quay sang nhìn tất cả mọi người - Bây giờ thì thế này: tất cả các bà, các ông ở đây đều là bạn của anh chàng bị mất tích; tôi xin nhắc lại những gì mà tôi đã hỏi. Nếu có ai trong số quý vị ở đây biết được hiện nay Ralph Paton đang trốn ở đâu thì hãy nói ngay đi. Xin quý vị hãy vì Ralph mà nói! Tất cả đều im lặng cúi đầu. - Quý vị có hiểu không? Dù thế nào tôi cũng sẽ tìm thấy Ralph, đó là một sự thật. Phải, mặc dù tất cả quý vị ngồi đây đều im lặng cả. Một trong những người ngồi đây đã giấu tôi, đúng một người ở đây, có phải thế không? Tôi đã nói đúng phải không? Poirot nhìn quanh bằng một cặp mắt rất đáng sợ, như muốn buộc tội và bất cứ ai cũng phải tránh cái nhìn đó. - Tôi đã tự trả lời được câu hỏi đó rồi - Poirot nói kèm theo một tiếng cười ngắn ngủi, rồi đi ra khỏi căn phòng. Tối đó, sau bữa ăn, Poirot mời tôi sang nhà ông ta nói chuyện. Lúc tôi sang đến nơi, Poirot đang ngồi bên một chai rượu mạnh. Vừa mời tôi uống, ông ta vừa hỏi tôi về bà chị gái của tôi. - Chị ấy có kể gì cho ông nghe không, bác sỹ? - Có và không - tôi mỉm cười trả lời. - Tôi đã thu thập được một số tin tức có giá trị - Poirot tiếp tục nói - Ông cần phải nói cho tôi biết sự thật: mặc dù chị gái ông đã không gặp Ralph ở trong khu rừng hôm ấy, nhưng phải có một người khác nữa đã nhìn thấy đại úy Ralph. - Có lẽ như vậy đấy, ông Poirot ạ - Tôi trả lời - Ông đã thu thập được những điều gì hay ho ở các bệnh nhân của tôi? - Chỉ có một người làm tôi chú ý thôi. - Ông định nói về cô Russell phải không? Poirot tránh trả lời tôi trực tiếp. - Russell là một cô gái rất hay. - Vì vậy tôi rất mong ông nói cho tôi biết ông nghĩ gì về vụ án này - Tôi dứt khoát hỏi Poirot. Đặt ly rượu xuống bàn, Poirot hỏi tôi: - Ông muốn được biết điều đó phải không? Như vậy thì chúng ta hãy nhắc lại một cách rõ ràng tất cả những gì đã xảy ra vào buổi tối xảy ra vụ giết người đó. Ông nên nhớ rằng, bất kỳ ai cũng đều có thể nói dối được đấy. - Bất kỳ ai à? - Tôi trầm ngâm hỏi. - Một thám tử cần phải nghi ngờ tất cả và không nên chấp nhận một giả thiết nào cả, trừ khi những giả thiết đó đã được chứng minh. Bây giờ tôi xin hỏi ông: Ông rời khỏi Fernly Park vào 21 giờ kém 10 phút. Làm sao mà ông biết được khi ông đi ra vào lúc mấy giờ? - Câu hỏi này tôi đã trả lời ông rồi cơ mà. - Chưa đủ đâu, vì Parker cũng nói như ông. Ngoài ra, vào lúc 21 giờ ông đã gặp một người khách vãng lai phải không? - Tôi cũng đã kể với ông rồi. - Phải, nhưng người khách đó cũng đã nói chuyện với một cô gái trước đấy để hỏi đường đi tới Fernly Park. Như vậy là sự có mặt của người đàn ông đó đã được xác nhận rồi. Người này có hút thuốc phiện ở ngoài hàng rào, và có nói là hắn ta vừa từ châu Mỹ tới đây. Tôi có cái này; chắc ông cũng đã nhìn thấy rồi đấy. Poirot lấy cho tôi xem một chiếc lông ngỗng nhặt được ở ngôi nhà nghỉ mùa hè trong khu vườn nhà ông Ackroyd. - Những kẻ nghiền thuốc phiện thường sử dụng cách này - Poirot giảng giải cho tôi - nhất là ở châu Mỹ; cho nên tôi biết là kẻ lạ mặt này phải tới đây từ châu Mỹ. Tiếp theo, người lạ mặt đó không phải đã vào ngôi nhà bằng cửa chính hay cửa sau, mà hắn ta đã đến ngôi nhà nghỉ mùa hè. Vậy ai là người đã hẹn gặp hắn ta ở đó? - Mảnh áo rách nhặt được ở đấy có nói cho ông biết thêm được điều gì không? - Tôi tò mò hỏi. - Có lẽ có, nhưng vẫn chưa có gì rõ ràng, cả ở mảnh vải rách này, và cả câu chuyện về cô hầu phòng cũng thế. Có gì ẩn sau việc cô gái bị đuổi, chỉ vì làm lẫn lộn một vài tờ giấy? Và tại sao ông Ackroyd lại phải nói tới nửa tiếng đồng hồ để đuổi một người hầu? Ông có nhớ không? Cô hầu ấy đã chẳng có lý lẽ nào để khẳng định rằng mình đã ở trong phòng riêng của mình từ 21 giờ 30 đến 22 giờ. - Theo tôi thì tôi không tin là cô hầu ấy đã làm nổi việc giết ông Ackroyd. Thủ phạm chính là người lạ mặt nói trên. Có lẽ hắn ta nằm trong vụ án quái gở này giống như trường hợp của Parker. - Theo tôi, những suy nghĩ của ông không thể giải thích được điều gì - Poirot nói - Việc có người gọi điện thoại cho ông, chiếc ghế bị dịch đi chỗ khác, sự biến mất của Ralph… - Là một bác sỹ, tôi cho rằng Ralph đã không tự chủ được bản thân. Anh ta đã biết được ông bác bị giết vài phút sau khi mình bỏ đi, và không suy nghĩ gì tiếp, Ralph trốn đi luôn. - Và còn có một điều quan trọng nữa, đó là: Nếu ông Ackroyd chết thì Ralph sẽ trở thành một người giàu có. Đó cũng là một lý lẽ chứng minh thêm cho nhận định của ông: lá thư màu xanh đã bị biến mất, Ralph đang lo lắng vì phải giữ kín câu chuyện bí mật của ông bác mình. Ba lý do, phải không? Nhiều quá đấy, ông bạn của tôi ạ. Nhưng tôi lại tin rằng Ralph vô tội. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XI BÀ ACKROYD VÀ RAYMOND Sau buổi tối nói chuyện với Poirot, mỗi người chúng tôi đều có quan điểm khác nhau. Những lúc bên cạnh Poirot, tôi đã thấy được điều ông ấy thấy: tôi tìm cách đọc ý nghĩ của Poirot. Giờ đây tôi đã biết mình thất bại trong việc tìm hiểu con người ông ta, do Poirot đã biết giữ bí mật tất cả những gì ông thu lượm được hay tất cả những gì ông ta rút ra được từ những hiện tượng đã xảy ra. Buổi sáng thứ ba sau cái chết của ông Ackroyd, bà Ackroyd nhắn tôi tới gặp bà. Tôi nghĩ rằng có thể bà ấy bị ốm, tôi vội vã đến ngay. Lúc tôi đến nơi, bà Ackroyd đang nằm trên giường, song bà ta không đau ốm gì cả. Bà Ackroyd xin lỗi vì đã làm phiền tôi, nguyên nhân của việc muốn gặp tôi là bà muốn tâm sự với tôi và bắt buộc tôi phải nghe theo một việc mà chắc tôi chẳng muốn. Tôi chú ý lắng nghe bà ta nói. Một lúc sau, tôi hiểu ra là bà Ackroyd sẽ nói với tôi một vài điều bí mật. Lúc đó, tôi chợt nhớ tới lời của Poirot về những người luôn muốn giấu một điều gì: hãy chú ý lắng nghe toàn bộ câu chuyện thì sự thật sẽ tự nó khui ra. - Cuộc sống của tôi rất vất vả - Bà Ackroyd phàn nàn - Có rất nhiều thứ phải cần đến tiền, chắc ông cũng biết thế, Roger Ackroyd lại không được rộng rãi cho lắm. Vậy mà tôi đã từng mong mượn được một khoản tiền. Thật là nhục nhã khi phải van xin một con người có vẻ là cao thượng cho mình vay tiền, bởi trước đó, tôi đã nghĩ rằng Roger sẽ tự nguyện làm việc ấy. Bà Ackroyd thở vắn thở dài khiến tôi phải giục bà ta tiếp tục câu chuyện. - Vào buổi chiều thứ sáu, tôi vào phòng làm việc của Roger. Giữa đống giấy tờ của ông ấy, tôi đã nghĩ rằng mình có thể tìm thấy bản di chúc. Chắc chắn là tôi có quyền đọc bản di chúc ấy, có phải không bác sỹ? Khi vừa tìm đến đáy chiếc ngăn kéo bàn làm việc thì cô Ursula Bourne bước vào. Thú thật với ông, tôi không có cảm tình với cô gái này; cô ta không giống như những người khác trong ngôi nhà này. - Cái gì đã xảy ra sau đó? - Tôi giục. - Roger đi vào. Tôi đã nghĩ rằng, vào thời điểm đó, Roger đang đi dạo chơi cho nên tôi mới vào phòng làm việc của ông ấy. Tôi nói là tôi vào đây tìm tờ báo. Song ai mà biết được Ursula đã kể chuyện gì về tôi cho các ông? Ông có thể kể điều này cho Poirot được không? Tôi cảm thấy người ta có thể nghĩ sai về tôi. - Được thôi, bà Ackroyd ạ, nếu như tất cả câu chuyện của bà có thể được chứng minh. - Còn một điều này nữa: đúng là tôi đã mở chiếc bàn bằng bạc. Việc này xảy ra sau khi tôi ra khỏi phòng làm việc của Roger. Tôi định lấy đi vài đồ vật bằng bạc để gởi đi bán ở London, và cũng để cho Roger bị ngạc nhiên. Tôi không chú ý lắm về câu chuyện này mà chỉ hỏi tại sao bà không đậy chiếc bàn lại. - Tôi nghe thấy tiếng chân bước bên ngoài, tôi liền vội vã đi về phòng riêng đúng lúc Parker mở cửa cho Bác sỹ. Một điều rất lý thú mà tôi nhận ra được trong câu chuyện này là cô Russell đã vào phòng khách bằng cửa sổ, và bây giờ tôi đã hiểu là tại sao cô ta lại ở trong một trạng thái như người vừa chạy xong. Trên đường về, tôi gặp Ursula Bourne và trao đổi với cô vài câu: - Xin lỗi bác sỹ - Ursula nói - bác sỹ có tin tức gì về đại úy Paton không? Tôi lắc đầu. - Không có ai biết được Paton đang ở đâu nhỉ? - Ursula nói một mình. - Cô có biết à? - Tôi vặn lại Ursula. - Không, tôi không biết, thật sự là không biết. Nhưng bất kỳ ai là bạn của Ralph đều nên nói với anh ta là hãy trở về. Rời Fernly Park, tôi lấy làm ngạc nhiên là tại sao Ursula Bourne lại có thể nói như vậy. Về tới nhà, tôi thấy Caroline với một vẻ mặt rất quan trọng. - Này James, tôi đang giúp đỡ ông Poirot đấy - Chị ta nói - Ông ấy muốn tôi tìm hiểu xem đôi bốt của Ralph màu đen hay màu vàng. Tôi trố mắt nhìn Caroline. Tôi không hiểu ra sao cả và nhận thấy rằng không nên khinh thường những đôi giày ống đó được. - Đôi giày đó màu vàng - Tôi nói. - Không phải là giày mà là bốt, Ralph có vài đôi ở nhà trọ. Tôi có thể làm được điều này một cách dễ dàng. Annie quen một người phục vụ ở đó. Đối với Caroline thì công việc nói trên quả là dễ dàng thật. Vào giữa trưa, bà chị tôi đã biết là đôi bốt màu đen. Caroline liền yêu cầu tôi đi vòng ra sau nhà để báo cáo cho Poirot và cũng để phát hiện xem tại sao anh chàng thanh niên Raymond lại đến đó để gặp Poirot. Caroline đã nhìn thấy Raymond qua cửa sổ. Tôi kể với Poirot về màu của đôi bốt và những điều tôi thu lượm được vào buổi sáng hôm nay, từ câu chuyện của bà Ackroyd. - Rất rõ ràng là cô Russell đã đi ra ngoài để gặp một người nào đó - Poirot nói. - Còn Raymond thì sao, anh ta vừa đến đây phải không? - Tôi hỏi - Raymond thú nhận với ông điều gì à? - Đúng thế, song không có gì đáng chú ý cả. Anh ta đã gặp khó khăn về tài chính. Song, số tiền 500 bảng của ông Ackroyd cho có thể giải quyết được khó khăn của Raymond. Ông thấy đấy, ông bạn của tôi ạ; tốt hơn hết là ông có muốn đi ngay với tôi bây giờ không? Đến Fernly Park? Tôi hy vọng sẽ thu lượm được một vài đầu mối ở đó. Tôi đồng ý đi Fernly Park với Poirot. Khi đến nơi, Poirot yêu cầu được gặp cô Flora. Poirot yêu cầu cô Flora và Parker diễn lại sự việc đã xảy ra bên ngoài phòng làm việc của ông Ackroyd. Hai người đó liền vào vị trí của họ: Flora ở cửa ra vào, tay đặt lên quả đấm cửa; Parker ở gần đấy với một chiếc khay, trên đó có hai chiếc ly. - Tại sao lại những hai chiếc ly nhỉ? - Poirot hỏi. - Thưa ông, đó là một thói quen ạ - Parker trả lời. Flora và Parker trình diễn lại các sự việc và câu chuyện đã xảy ra giữa hai người. Poirot tuyên bố là rất thỏa mãn với màn kịch này. Khi chúng tôi về tới nhà, Poirot nói rằng ông ta tin Parker đã nói sự thật, song hình như vẫn còn vài điều hắn ta chưa nói ra. Tối hôm ấy, Caroline có vài người khách. Đối với tôi, thời gian trôi qua quá chậm chạp, đặc biệt khi mà tất cả câu chuyện của mọi người đều chỉ xoay quanh tên giết người. Tuy thế, tôi cũng nghe được một vấn đề đáng ngạc nhiên. Caroline nói rằng chị tin chắc rằng Ralph đang trốn ở Cranchester. Lý lẽ của chị là ngày hôm trước, khi Poirot đến gặp Caroline, thì ông ấy đã đứng nhìn chăm chú vào chiếc bản đồ treo trên tường. - Điều này đã quá rõ ràng - Caroline tuyên bố - Cảnh sát đã tìm kiếm khắp nước Anh; song họ sẽ không bao giờ tìm kiếm ở ngay cạnh đây. - Có thể bà nói đúng đấy, bà Caroline ạ - Một bà khách nói - Chiều nay tôi đi dạo chơi và trông thấy ông thám tử quen thuộc đang ngồi trên ôtô từ Cranchester trở về. Song tôi chắc là bác sỹ Sheppard biết rõ được tất cả những gì mà ông thám tử kia làm. Bác sỹ đang hợp tác với ông ấy kia mà. - James sẽ không nói gì đâu - Caroline dõng dạc tuyên bố. Bị cuốn vào câu chuyện của những người khách, cuối cùng tôi cũng phải tiết lộ vài điều. Tất cả mọi người đều nhìn tôi với một vẻ chăm chú. - Tôi sẽ cho mọi người biết chuyện về chiếc nhẫn cưới bằng vàng - Tôi nói - Trên đó có khắc dòng chữ Ngày 13 tháng 3; bên cạnh đó là chữ R, Poirot và tôi tìm được nó trong hồ cá vàng tại vườn hoa nhà ông Ackroyd. Câu chuyện này của tôi kích thích tất cả mọi người. Một vài người cho rằng đó là của Ralph hoặc Raymond đã bí mật cưới Flora, một số khác cho rằng Roger Ackroyd đã cưới bà Ferrars hoặc cô Russell. Để cho họ tranh luận, tôi lặng lẽ rút lui về phòng ngủ. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XII CHARLES KENT Bà Ferrars và ông Ackroyd được an táng vào buổi sáng hôm sau. Sau lễ an táng, Poirot kéo tôi sang một bên. Tôi sợ ông ta trách tôi đã tiết lộ chuyện về chiếc nhẫn vàng, do đó mà tất cả thị trấn này đều biết; nhưng tôi đã nhầm. - Tôi muốn ông giúp tôi một việc - Poirot nói - Tôi định hỏi một người đàn ông và sẽ làm cho hắn ta vì sợ hãi mà phải nói ra tất cả mọi chuyện. - Người đó là ai? - Tôi ngạc nhiên hỏi. - Parker! Tôi đã yêu cầu hắn ta tới nhà tôi vào lúc 12 giờ trưa nay. - Ông nghĩ là Parker đã dọa dẫm bà Ferrars à? - Tôi không biết - Poirot trả lời và nghiêm chỉnh nói thêm - Tôi cũng đoán là hắn ta. Mười hai giờ trưa hôm đó, đúng hẹn, Parker tới nhà Poirot. Với một nụ cười trên môi, người đàn ông quốc tịch Bỉ mời Parker ngồi; đột nhiên, nụ cười biến mất và thay vào đó là một câu hỏi: - Ông có nhiều kinh nghiệm trong việc đe dọa người khác có phải không? - Thưa ông? - Parker bật đứng lên. - Đừng hồi hộp quá ông bạn ạ - Poirot bình tĩnh nói - Ông có nên giả vờ không hiểu câu hỏi vừa rồi của tôi? - Thưa ông, tôi, tôi không bao giờ! Parker lắp bắp đáp lại. - Tại sao ông lại tỏ ra lo lắng khi nghe trộm câu chuyện ở phòng làm việc của ông Ackroyd vào buổi tối hôm trước, sau khi ông đã được nghe những lời đe dọa? - Tôi… không… tôi… - Ai là người chủ cuối cùng của ông trước khi ông đến làm cho ông Ackroyd? - Poirot ngắt lời. - Thưa ông, thiếu tá Ellerby. - Phải, thiếu tá Ellerby, một người đàn ông buôn thuốc phiện. Ông đã từng theo ông ta đi nhiều nơi. Ở châu Mỹ, các ông có gây ra một việc không hay ho gì. Một người đàn ông bị giết và thiếu tá Ellerby, ông chủ của ông, cũng có một phần tội lỗi trong đó phải không? Thiếu tá Ellerby đã trả ông bao nhiêu tiền để bịt kín miệng ông lại, ông Parker? Parker nhìn Poirot với cặp mắt đầy sợ hãi, khuôn mặt trở nên trắng nhợt và khó khăn lắm mới mở mồm ra được: - Đúng, thưa ông, những lời ông nói là đúng sự thật - Parker thú nhận - Nhưng tôi không bao giờ làm hại đến một sợi tóc trên đầu ông Ackroyd. Ông Poirot, có Chúa chứng giám, tôi không giết ông Ackroyd đâu. - Tôi sẵn sàng tin ông - Poirot trở lại vấn đề - Ông không có can đảm để làm điều đó. Tốt, thế thì ông hãy nói tất cả cho tôi nghe đi. - Thưa ông, đúng là tôi đã nghe trộm ở ngoài cửa - Parker khốn khổ nói - Tôi đã nghe thấy những lời đe dọa, thưa ông, và tôi đã nghĩ là ông Ackroyd đã bị đe dọa. - Ông có thể nói rõ điều đó hơn được không? - Thưa ông, tôi đã không có đủ thời gian để nghe được hơn nữa. Lúc đầu, tôi định nghe thì bác sỹ Sheppard ra và suýt nữa bắt gặp tôi. Sau đó đến lượt ông Raymond đi qua về phía phòng làm việc của ông Ackroyd. Khi tôi cầm chiếc khay tới thì cô Flora đã ngăn tôi lại. - Ông có đem ví tiền của ông đến đây không? - Poirot hỏi. - Có, thưa ông, đây. Hắn ta đưa cho Poirot ví tiền: tập tiền trong ví rất mỏng, rõ ràng đây không phải là kết quả của một sự đe dọa, Poirot trả lại ví cho Parker và nói hắn ta có thể về được. - Chúng ta hãy tới thăm ông Hammond đi - Poirot yêu cầu tôi sau khi Parker đi khỏi - Rõ ràng là Parker nghĩ rằng ông Ackroyd bị đe dọa và hắn ta không biết tí gì về bà Ferrars cả. Ở trong phòng luật sư, sau một vài trở ngại, chúng tôi đã phát hiện ra rằng số tiền mà bà Ferrars đã phải rút ra trong vòng một năm sau khi ông chồng chết, lên tới hai mươi nghìn bảng. - Trời ơi, hai mươi nghìn - Tôi thốt lên - Trong vòng một năm! - Tuy rất giàu - Poirot chậm rãi nói - vậy mà sự đe dọa của thằng giết người đối với bà Ferrars cũng không lấy gì làm dễ chịu cho lắm. Khi trở về, Poirot nói với tôi: - Ông bạn này, không biết bây giờ Parker sẽ làm gì với hai mươi nghìn bảng? Hắn ta có thể cứ giữ mãi địa vị của một người hầu nữa không? Còn lại những người khác trong nhà ấy, Raymond và thiếu tá Blunt thì sao nhỉ? - Nhưng Raymond có nói với ông là anh ta không có khó khăn về tài chính với một khoản tiền hơn 500 bảng cơ mà - Tôi nhấn mạnh - và tôi không thể tin là ông Blunt có tham gia vào đấy. - Tôi đã tiến hành điều tra - Poirot ngắt lời - của hồi môn của thiếu tá Blunt đúng là 20 nghìn bảng. - Không thể được - Tôi nói - Một người đàn ông như Blunt ư? - Ai mà biết được? Thú thực là tôi đã lấy làm khó nghĩ khi coi Blunt là người đã đe dọa bà Ferrars. Song, có một khả năng khác là ông Ackroyd có thể đã tự hủy cái bức thư ấy và vứt nó vào trong lò sưởi. - Tôi không nghĩ như thế đâu - tôi chậm rãi nói - Việc đó chỉ xảy ra khi ông ấy thay đổi ý nghĩ của mình mà thôi. Về tới nhà, chúng tôi gặp Caroline. - Chào ông Poirot, ông đã tìm thấy Ralph chưa? - Caroline hỏi Poirot - Hình như là ông đã đi đến Cranchester rồi nhỉ? - À, cái việc ấy à? Đúng là tôi đã đi đến Cranchester, song, tôi đã tới đó để nhổ một chiếc răng sâu. Caroline bất mãn nhìn Poirot; sau đó chị tiếp tục nói: - Tôi không bao giờ tin kẻ giết người lại ở ngay trong nhà ông Ackroyd - Caroline nói - Tất cả bọn họ giống như những kẻ đồng lõa trừ Flora và Ralph; hai người này không làm điều đó đâu, tôi chắc chắn như vậy. - Ralph là một con người rất yếu đuối - Tôi nói thêm - song, anh ta không phải là một người xấu. - Thế thì sự yếu đuối sẽ kết thúc ở đâu? - Poirot hỏi. - Rất chính xác - Caroline phụ họa - Hãy xem James đây này, yếu như sên ấy, nhưng James rất hạnh phúc. Tôi hơn James có 3 tuổi và tôi phải trông coi James đấy. - Đừng có nói linh tinh, chị Caroline - Tôi hơi khó chịu. - Chúng ta hãy đề cập tới một người đàn ông - Poirot nói bằng một giọng lạ lùng và xa xôi - Đó là một con người bình thường, không có ý thức của một con người trong trái tim anh ta. Nhưng ẩn sâu trong lòng của con người đó, thể hiện qua vẻ bên ngoài, người ta thấy một sự yếu đuối nào đó. Đột nhiên có một chuyện gì đó xảy ra, và rất tình cờ, anh chàng kia biết được hoàn toàn một câu chuyện bí mật; một câu chuyện bí mật có nghĩa là sự sống hay cái chết của một người khác. Đầu tiên, anh chàng đó muốn khơi câu chuyện bí mật ra, nhưng sau đó, cái yếu trong con người anh ta đã ngăn ý định đó lại. Rồi sau đấy, anh ta nhận ra dịp để kiếm tiền, không những thế mà còn nhiều tiền nữa là đằng khác. Song anh bạn đó không thể dùng áp lực mãi với kẻ xấu số nọ được nữa. Cái gì cũng vậy, đều phải có giới hạn. Cuối cùng, kẻ biết chuyện bí mật kia phải nói ra sự thật. Và bây giờ thì người đàn ông của chúng ta đã phải đối mặt với sự nguy hiểm, nếu như những bí mật về việc anh ta từng làm bị lộ ra. Anh chàng ấy không thể chịu đựng nổi sự thất bại, và như vậy, con dao đã đâm vào tội lỗi. Sau đấy, người đàn ông đó lại trở lại như những con người bình thường khác. Nhưng nếu cần thiết, anh ta sẽ lặp lại sự việc một lần nữa. - Ông đang nói về Ralph Paton phải không? - Caroline hỏi - Có thể ông đúng, và cũng có thể ông sai, nhưng ông không thể buộc tội cho một con người mà ông không hề quen biết. Ngay lúc đó, có tiếng chuông điện thoại. Tôi ra nghe điện thoại và chạy vào ngay để báo cho Poirot và Caroline tin tức tôi vừa nhận được. - Cảnh sát vừa bắt được một người đàn ông ở Liverpool - Tôi nói - Tên hắn là Charles Kent. Họ mời tôi đi ngay Liverpool bây giờ để nhận dạng xem hắn có phải là kẻ lạ mặt đã tới Fernly Park vào buổi tối hôm ấy không. Một tiếng rưỡi đồng hồ sau, thanh tra Raglan, Poirot và tôi đã ở trên chuyến tàu đi Liverpool. Thanh tra Raglan rất hồi hộp, ông ta hy vọng có thể phát hiện ra những điều quan trọng. Tại đồn cảnh sát, người ta đưa Charles Kent vào cho chúng tôi gặp. Đó là một thanh niên mới lớn, cao, gầy và tóc đen. - Ông bác sỹ, đây có phải là người đàn ông mà bác sỹ đã gặp không? - Người đàn ông hôm đó cũng cao lớn bằng chừng này - Tôi nói - Có lẽ đúng là người này. - Thế này là thế nào nhỉ - Kent kêu lên - Ông có cớ gì để buộc tội tôi? Nói đi! Nói tất cả đi! Tôi đã làm gì để các ông bắt? - Đúng, đây chính là người đàn ông xuất hiện vào buổi tối hôm ấy - Tôi xác nhận - tôi đã nhận ra tiếng nói của anh ta. - Nhận ra tiếng nói của tôi à? Tôi đã gặp ông bao giờ đâu. Ông đã nghe giọng nói của tôi ở đâu? - Thứ sáu tuần trước, vào buổi tối, ngoài hàng rào ở Fernly Park tại thị trấn King Abbot - Tôi đáp - Anh đã hỏi đường đến Fernly Park. - Đúng, đúng là tôi. - Anh đã thú nhận đều đó phải không? - Thanh tra Raglan hỏi. - Tôi không thú nhận gì hết cả. Các ông buộc cho tôi tội gì? - Những ngày gần đây anh có đọc báo không? - Poirot hỏi. - Tôi có đọc, có một ông già bị giết chết, có thế thôi. Sao nữa? Ông cho rằng tôi giết phải không? - Tối hôm đó anh có mặt ở đấy - Poirot lặng lẽ khẳng định. - Sao ông biết? - Bằng cái này đây - Poirot rút ra chiếc lông ngỗng mà ông nhặt được ở ngôi nhà nghỉ mùa hè. - Trong báo có nói là ông già kia bị giết vào khoảng giữa 22 giờ kém 15 và 22 giờ phải không? - Đúng - Raglan đáp. - Nếu đúng như vậy thì các ông không có lý lẽ nào để giữ tôi ở đây cả. Tôi có mặt ở Fernly Park trước 21 giờ 20. Sau đó tôi đi uống rượu tại một khách sạn trên đường đi Cranchester, cách Fernly Park một dặm. Lúc 22 giờ kém 15, tôi có gây ra một vụ xô xát tại đó; các ông có thể hỏi khách sạn, người ta sẽ xác nhận cho tôi ngay. - Tại sao anh lại tới Fernly Park? - Raglan hỏi. - Để gặp một người và người đó thì không có gì liên quan đến các ông. Tôi rời Fernly Park trước khi xảy ra vụ án - và đó là tất cả những gì các ông quan tâm đến. Chúng tôi rời đồ cảnh sát và ăn trưa tại một khách sạn. Bây giờ tôi mới biết là toàn bộ vụ án đã được phơi bày ra trước mắt Poirot; ông ta đã thu được những điều cuối cùng mà ông ta muốn. Nhưng tôi cũng tin chắc rằng những gì khiến tôi không thể nào hiểu được thì cũng khiến cho Poirot không biết được, thí dụ như sự có mặt của Charles Kent ở Fernly Park. Tôi hỏi Poirot nghĩ gì về việc này. - Ồ, ông bạn thân mến của tôi ơi, không phải tôi nghĩ mà là tôi biết tất cả cơ. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XIII FLORA VÀ RUSSELL Sau khi khám xong các bệnh nhân vào buổi sáng hôm ấy, tôi đi gặp thanh tra Raglan. - Chào ông bác sỹ, chúng tôi đã điều tra về Charles Kent rồi. Đúng như lời khai của hắn, khách sạn mà hắn ta đã có mặt vào tối thứ sáu tuần trước đã xác nhận điều đó. Cô phục vụ trong khách sạn có nói là Charles Kent có rất nhiều tiền với một đôi bốt đã gần tụt đế, hắn đã tiêu ở đó hết tới gần 40 bảng. - Hắn ta vẫn từ chối nói ra nguyên nhận tại sao lại đến Fernly Park có phải không? - Đúng thế. Hắn ta không nói thêm một lời nào cả. - Hercule Poirot có nói với tôi là ông ta biết tại sao Kent lại đến đấy. - Tại sao ông ấy lại không nói cho chúng tôi biết nhỉ, tôi nghĩ rằng Poirot có hơi điên một chút đấy. Đây là bệnh gia truyền của dòng họ ông ta, tôi tin thế. Poirot có một người anh họ rất đẹp mã, nhưng bị điên hoàn toàn, tội nghiệp. - Ai kể với ông điều đó? - Tôi tò mò hỏi. - Chị gái ông chứ ai - Raglan mỉm cười trả lời tôi. Thật như vậy. Caroline là một người rất kỳ lạ, chị tò mò tìm hiểu cho tới khi biết được tận chân tơ kẽ tóc về bất cứ người nào. Sau đó chúng tôi gặp Poirot và nói cho ông ta biết những tin tức cuối cùng về vụ án. - Chúng ta không thể bắt giữ Kent được đâu, ông Poirot ạ - Raglan buồn bã nói - Hắn ta không thể giết một ai đó ở chỗ nào đấy, trong khi chính hắn lại đang uống rượu ở một chỗ khác, cách đó hơn một dặm. - Tôi khuyên ông là đừng thả hắn ta vào lúc này - Poirot thong thả nói. - Sao lại làm như vậy? Chúng tôi không thể giữ Kent nếu như hắn ta không phải là kẻ phạm tội. - Tôi không nói hắn ta là kẻ phạm tội - Poirot nhấn mạnh - song tốt hơn là nên giữ hắn lại vài ngày nữa. - Nhưng chúng ta đã biết ông Ackroyd đã bị giết vào lúc 22g kém 15 phút - Thanh tra Raglan nói. - Điều này chưa xác nhận được đâu - Poirot phản đối. - Flora đã nói như vậy. - Tôi không bao giờ tin lời nói của những người phụ nữ trẻ, ngay cả khi cô ta rất dễ thương và đẹp. - Nhưng thằng cha Parker đã nhìn thấy Flora khi cô ta ra khỏi phòng làm việc của ông Ackroyd kia mà. - Không - Poirot nói như quát lên - Đấy chính là điều hắn ta không nhìn thấy. Tôi đã cho tiến hành một cuộc diễn lại nhỏ, ông có nhớ không bác sỹ? Parker đã nhìn thấy Flora ở sau cửa, bàn tay cô gái đặt lên quả đấm cửa. Hắn không hề nhìn thấy Flora đi ra khỏi phòng làm việc của ông bác. - Vậy Flora còn có thể ở chỗ nào nữa? - Raglan hỏi vặn. - Có lẽ trước đó cô gái đã ở trên gác, chỗ phòng ngủ của ông Ackroyd. Thanh tra Raglan ngạc nhiên nhìn Poirot. - Như vậy ông cho rằng cô Flora lấy cắp số tiền 40 bảng phải không? - Tôi hỏi. - Tôi không cho là như thế, song; để tôi nhắc lại điều này. Cuộc sống không phải dễ dàng đối với đàn bà và phụ nữ trẻ. Họ cần tiền và luôn luôn gặp khó khăn về những món tiền nhỏ. Nếu Flora đã lấy tiền rồi đi xuống gác và sau đó đã nhìn thấy Parker với chiếc khay thì cô ta sẽ làm gì? Flora sẽ không dám để cho Parker nhìn thấy mình từ trên gác đi xuống, như vậy, cô phải chạy nhanh xuống và ở lại đó cho tới khi Parker xuất hiện. Như thế dễ dàng hơn là việc nghĩ rằng Flora đã ở trong phòng làm việc của Ackroyd… - Nhưng sau đấy - Thanh tra Raglan ngắt lời - cô ta phải nhận ra tầm quan trọng của việc nói hết toàn bộ sự thật, bởi vì toàn bộ vụ án này sẽ phụ thuộc nhiều vào cái chi tiết nhỏ này đấy. - Sau đó - Poirot giảng giải - điều rất khó khăn sau đây sẽ xảy ra với Flora. Đầu tiên, cô gái nghe nói có vụ ăn cắp , vậy là cô ta nghĩ luôn đến vấn đề 40 bảng. Nhưng sau đấy Flora lại nghe nói rằng có một vụ giết người, thế là cô ta ngất đi. Nhưng những cô gái cứng rắn không dễ dàng ngất đâu. Vậy Flora có thể làm gì được? Cô ta nên giữ kín chuyện này hay thú nhận mình là một kẻ cắp? Lúc đầu, thanh tra Raglan phản đối giả thiết của Poirot; nhưng sau đó ông ta thay đổi quan điểm và muốn gặp Flora để xác nhận lại. Tôi lái xe đưa cả hai tới Fernly Park. Chúng tôi yêu cầu được gặp cô Flora. Thiếu tá Blunt đang ngồi nói chuyện với cô gái; Flora yêu cầu Blunt ở lại với mình để trả lời những câu hỏi của thanh tra Raglan. - Có lẽ cô cũng chờ đợi điều này, cô Ackroyd ạ - Raglan nói - Bây giờ, ông Poirot nói rằng cô đã không gặp mặt bác cô, ông Ackroyd, như cô đã nói với chúng tôi; rằng về chi tiết cô vào phòng làm việc để chúc bác cô ngủ ngon, tối thứ sáu tuần trước, sau bữa ăn tối, khi đó cô đang đi xuống gác, từ phòng ngủ của ông bác, sau đó cô đã gặp Parker. Flora chăm chăm nhìn viên thanh tra; miệng há hốc; sau đó cô quay sang nhìn Poirot, ông này có một bộ mặt trông rất nghiêm trọng, nhưng nhân từ. - Cô gái ạ - Poirot nói - Ngày hôm đó, tôi đã gợi ý cô nói ra tất cả sự thật vì, nếu không, tôi cũng sẽ tìm ra được sự thật đó. Hãy dũng cảm lên, cô gái. Cô đã lấy số tiền đó phải không? Flora gục đầu xuống, im lặng. Sau đó một lúc, cô gái chậm rãi nói: - Đúng thế, ông đã nói đúng sự thật, ông Poirot ạ. Tôi là một con ăn cắp. Tôi đã lấy số tiền đó. Tôi lấy làm dễ chịu vì đã nói được việc này ra. Trong những ngày qua, tôi đã phải chịu đựng những nỗi dằn vặt, ngay cả trong giấc ngủ cũng vậy. Đã nhiều lần tôi định nói ra, nhưng rồi tôi lại thấy mình không đủ can đảm. Flora ôm lấy mặt, rồi đột nhiên đứng bật dậy và chạy vụt ra khỏi phòng. Blunt vội vã định chạy theo cô gái, nhưng Poirot đã kịp thời ngăn thiếu tá lại ở cửa ra vào. - Ông thiếu tá - Poirot nói - Nếu ông có cảm tình với Flora thì ông không nên giấu những gì bất lợi đối với cô bé. Ông tưởng rằng cô gái yêu Ralph phải không? Không phải thế đâu. Tôi, Poirot, nói với ông như vậy đó. - Nhưng, nhưng… - Blunt lắp bắp. - Có phải ông định nói về việc Flora đã làm phải không? Có lẽ ông không còn yêu cô ấy nữa? - Poirot hỏi. - Cái gì? Ông cho rằng vì thế mà tôi khinh Flora chứ gì? Cô ta bị buộc phải làm như vậy; tội nghiệp cô bé. Ông Poirot, ông vẫn nghĩ như thế về tôi à? - Nếu còn nghi ngờ thì mời ông cứ hỏi Flora, cô ấy sẽ trả lời cho ông hay. Poirot đi vào giữa phòng; lúc này Blunt đã chạy đi tìm Flora. Poirot mỉm cười, nhưng thanh tra Raglan thì không, ông ta giận dữ nói: - Thế là công cốc hết cả. Tất cả những chứng cứ mà ta có đều trở nên vô ích. Chúng ta phải xác định lại xem mọi người đã làm gì lúc 21 giờ 30. Ông đã làm đúng hoàn toàn, Poirot ạ, về việc không để cho Kent đi vội ấy mà. Hãy để tôi xem lại ở chỗ khách sạn lúc 21 giờ 45. Đúng thế, có thể Kent chạy được đến đấy trong vòng 15 phút. - Nhưng chắc là hắn ta không đi gọi điện thoại chứ? - Poirot nhắc Raglan - Ga xe lửa cách đây nửa dặm. - Còn cái câu chuyện điện thoại khốn nạn này nữa chứ! - Raglan nguyền rủa - Chúng ta luôn luôn phải quay lại với cái cú điện thoại kỳ lạ này. - Rắc rối quá nhỉ! - Poirot thêm vào. - Có lẽ Ralph Paton đã leo vào phòng làm việc của ông Ackroyd; nhìn thấy ông ta đã chết, hắn liền bỏ chạy và đi gọi điện thoại - Raglan lập luận. - Đúng thế, đấy là một khả năng chắc chắn. Chúng tôi để ông thanh tra Raglan ở lại đây. Tôi và Poirot trở về nhà. Tôi mời ông ta vào nhà và cả hai đi vào cái xưởng nhỏ của tôi, nơi tôi thường giải trí trong những lúc nhàn rỗi bằng việc sữa chữa đồng hồ và radio. Tôi giới thiệu với Poirot một trong hai phát minh của tôi mà tôi tự hào. - Rõ ràng là ông có thể trở thành một nhà phát minh hơn là một bác sỹ - Poirot cười nói - Tuy nhiên, ông là một bác sỹ nên tôi muốn ông giúp tôi một việc. - Sao? Tôi có thấy ông bị ốm đau gì đâu? - Tôi? Không, không! Tôi muốn gặp cô Russell mà không để mọi người ở đây thấy cô ta đến nhà tôi. Do đó, tôi đã yêu cầu Russell đến nhà ông. Trước đây, cô ấy đã từng khám bệnh ở nhà ông mà. Có lẽ ông không giận tôi chứ? Tôi làm như vậy để tránh dư luận. - Ồ, không sao cả, ông Poirot ạ. Tôi có thể có mặt trong cuộc gặp gỡ giữa ông với cô Russell chứ? - Sao lại không? Nhà của ông kia mà, Russell cũng sắp tới đây rồi. Bây giờ ông hãy xem cái này - Poirot lấy từ trong túi áo ra một mẩu giấy nhỏ và đọc to. Người ta nói rằng đại úy Ralph Paton, người bị cảnh sát truy lùng từ vài ngày nay, đã bị giữ lại ở Liverpool khi anh ta tìm cách đi châu Mỹ. - Mẩu tin này sẽ được đăng trên báo vào buổi sáng ngày mai, ông thanh tra Raglan đã cho phép tôi làm việc đó rồi - Poirot nói. - Ông làm thế để thu lại cái gì? - Tôi ngạc nhiên hỏi. - Kết quả của mẩu tin này sẽ rất thú vị. À, chuông kêu kìa. Có lẽ là cô Russell đến đấy. Chúng tôi đi vào phòng khám và Annie đưa Russell vào. - Chào cô Russell - Poirot bắt đầu ngay - Tôi báo cho cô một tin không hay. Charles Kent đã bị bắt ở Liverpool. Trên khuôn mặt Russell không tỏ ra một chút lo lắng hay quan tâm nào. - Thì sao cơ? - Russell nói và lập tức tôi hiểu ra ngay tại sao tôi nhận ra giọng Kent. Mặc dù khác nhau, nhưng giọng nói của Kent và Russell có một vài chỗ giống nhau. Tôi nhìn Poirot và nhận ra là ông ta cũng đã biết điều tôi đang nghĩ. - Charles Kent là ai? - Russell hỏi. - Một người đàn ông đã có mặt tại Fernly Park vào tối thứ sáu tuần trước, buổi tối xảy ra vụ án. Anh ta đã có liên quan tới vụ giết ông Ackroyd, nhưng… Cuối cùng, cô Russell có tỏ ra quan tâm hơn tới câu chuyện. - Thế à? - Bây giờ thì người ta đã xác định là vụ án xảy ra vào trước 22 giờ kém 15 phút. Do vậy việc Kent có liên quan đến vụ giết người là không hay ho gì đâu. Russell ngẩng mặt lên, một khuôn mặt trắng bệch: - Ông nói thế nghĩa là thế nào? - Anh chàng Charles Kent này có thể là người đàn ông chúng tôi tìm đấy. Anh ta đã tới Fernly Park và đã từ chối nói vì sao anh ta lại tới đấy. - Tôi có thể nói để ông biết Charles Kent đã làm gì ở đấy. Nó không hề động đến một sợi lông chân của ông Ackroyd đâu, ông Poirot ạ. Ông hãy tin tôi đi. - Phải, tôi tin cô - Poirot dịu dàng nói - Nhưng cô nên nói đi, nếu cô muốn cứu Kent. - Nó đến đây để gặp tôi, tôi không muốn nó đến nhà, nên tôi đã hẹn gặp nó ở nhà nghỉ mùa hè. Lúc đó là 21 giờ 10 phút; Kent đã rời khỏi đó vào lúc 21 giờ 25 phút. - Charles có phải là con của cô không? - Đúng thế - Russell thì thào lạc cả giọng - Tôi không muốn một ai ở Fernly Park này nghi ngờ tôi có một đứa con riêng. Ông biết đấy, tôi chưa hề cưới bao giờ. Khi lớn lên, Charles trở nên hư hỏng; nó nghiện rượu và, tệ hơn thế nữa, nó hút cả thuốc phiện. Tôi đã cho nó tiền để đi sang Mỹ, song không hiểu sao nó lại trở về Anh. Tối hôm đó, tôi đã cho nó tất cả số tiền dành dụm được và sau đó nó đã bỏ đi. Tôi tin chắc là lúc nó đi chưa tới 21g30 đâu. - Tôi có gặp bà trước bữa ăn - Tôi hỏi - Hình như lúc đó bà từ ngoài đi vào phải không? - Đúng như vậy. Tôi nghĩ rằng có lẽ mình không thể đi tới nhà nghỉ mùa hè được, do đó tôi đã chạy ra đưa cho nó một bức thư hẹn nó chờ tôi. - Thế còn việc bà hỏi về vấn đề thuốc phiện? - Tôi đã nghĩ là phải có cách điều trị bệnh nghiện thuốc phiện cho nó. Ông Poirot này, ông có tin tôi không? - Có, thưa bà. Rõ ràng là người đàn ông nói chuyện với ông Ackroyd vào lúc 21 giờ 30 không phải là con trai bà. Bà rất can đảm. Tất cả mọi việc sẽ tốt lành cả thôi. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XIV CÂU CHUYỆN VỀ URSULA BOURNE Mẩu tin của Poirot được xuất hiện trên báo vào ngày hôm sau, khiến Caroline rất xúc động. - Tôi biết rằng việc bắt Ralph là một cố gắng của Raglan - Chị bắt đầu - Tôi nghiệp cho Ralph quá. Như thế là họ đã bắt cậu ấy. James, cậu phải làm tất cả để cứu Ralph. - Em có thể làm gì được cơ chứ? - Cậu là một bác sỹ phải không? Ralph bị yếu thần kinh, cậu có thể nói như vậy với Poirot được không? Những câu nói của Caroline làm tôi nhớ lại một điều. - Này, em không hề biết là anh họ của Poirot bị điên đâu nhé - Tôi trả lời. - Ồ, đúng như vậy đấy; ông Poirot đã kể cho tôi nghe hết câu chuyện ấy. Buồn thật đấy. Họ sẽ phải chuyển ông ta đến nhà thương. - Em giả sử là chị đã biết tất cả những câu chuyện về gia đình ông Poirot. Chị thử nghĩ xem, thiên hạ có ai thích những người cứ xoắn xuýt bên họ để điều tra đâu? - Tôi không bao giờ xoắn xuýt lấy người ta để hỏi như là cậu đã buộc tội tôi đâu nhé. Mọi người đều muốn kể cho tôi nghe những khó khăn của họ. Thí dụ: tôi không bao giờ phải hỏi ông Poirot rằng ai là người đã đến nhà ông ấy sáng hôm nay. - Vào sáng hôm nay à? - Tôi gặng hỏi. - Rất sớm, sớm hơn cả anh chàng đưa sữa nữa cơ. Đó là một người đàn ông. Ông ta tới trong một chiếc xe kín mít; mặt của ông ta cũng được che kín. Tôi cho rằng đây là một người từ London, một chuyên gia về thuốc độc. - Thuốc độc? Bà chị thân mếm của tôi, chị đang nói gì thế? - Vào buổi sáng thứ sáu tuần trước, cô Russell đã tới đây hỏi cậu về thuốc độc thì buổi tối hôm đó, ông Ackroyd bị giết. Như vậy Roger Ackroyd có thể bị bỏ thuốc độc vào thức ăn của ông ta. Tôi bật cười: - Làm gì có chuyện ấy. - Ông ta có thể bị đầu độc trước, sau đó mới bị đâm; như vậy cảnh sát đã lạc hướng. - Chị Caroline, em là người đã khám nghiệm tử thi ông Ackroyd. Em có phải là một bác sỹ không? - Cậu là một bác sỹ; song cậu không nhận ra được điều đó, James ạ. - Em nói với chị nguyên nhân của cái chết là ông Ackroyd bị đâm. Tôi giận dữ nói. Tuy thế, Caroline vẫn làm ra vẻ như biết hết tất cả rồi. Hình như chị ấy không muốn tranh luận với tôi nữa. Rất buồn cười khi thấy Caroline tìm cách dò hỏi Poirot về con người bí mật đã đến nhà ông vào sáng hôm nay, khi trưa đó, ông ta đến nhà tôi. Nhưng Poirot không hề hé cho Caroline biết một tí gì hết. Poirot yêu cầu tôi đi cùng với ông đến Fernly Park. Trên đường đi, Poirot nói với tôi rằng ông muốn tổ chức một cuộc gặp mặt ở nhà ông vào buổi tối hôm nay. - Tôi cần mời tất cả những người sau đây tới nhà tôi: bà Ackroyd, cô Flora, thiếu tá Blunt, ông Raymond và tôi nghĩ là có cả cô Russell và Parker nữa. Tôi muốn nhờ ông đi mời tất cả những người đó hộ tôi. - Tại sao ông không trực tiếp nói với họ? - Nếu tôi trực tiếp yêu cầu thì họ sẽ chất vấn tôi tại sao? Để làm gì? Và tôi nghĩ gì về chuyện này? Tôi không muốn giải thích cho bất cứ ai cả, cho đến khi diễn ra buổi gặp gỡ tối hôm nay. Ông có thể giúp tôi được không? Và ông cũng sẽ đến tham dự với chúng tôi chứ? Tôi chấp nhận lời đề nghị của Poirot. Khi đến Fernly Park, tôi đi một mình vào trong; còn Poirot đi lững thững ở ngoài vườn. Người duy nhất có mặt ở nhà lúc này là bà Ackroyd, bà ta đang ngồi uống trà một mình. Cũng như mọi khi, bà Ackroyd nói rất nhanh. Bà ta thanh minh với tôi là Flora không ăn cắp tiền, mà chỉ muốn mượn một số tiền nhỏ thôi, nhưng Flora không muốn ông bác làm khó dễ. Bà Ackroyd cũng nói với tôi là Flora và thiếu tá Blunt đã hứa hẹn với nhau và sẽ làm lễ cưới trong một ngày gần đây. - Tôi rất vui mừng - bà ta nói - đây là lối thoát cho nó; không có hứa hẹn gì với Ralph cả. Có lẽ là ông đã đọc báo ngày hôm nay rồi phải không? Tôi nghiệp, Raymond đã gọi điện thoại cho cảnh sát ở Liverpool, song không thể làm gì được. - Bà Ackroyd ạ - cuối cùng tôi nói với bà - Ông Poirot muốn gặp tất cả mọi người vào tối hôm nay, tại nhà ông ta, lúc 21 giờ. Bà có thể đến được không? - Ông ấy muốn gì ở chúng tôi thế? Khi tôi nói với bà Ackroyd rằng tôi chỉ là người thừa hành của ông Poirot thôi, và cũng như bà ta, tôi không biết gì cả, thì bà ta nhận lời, và hứa sẽ nói với tất cả mọi người khác ở đây. Khi tôi trở ra, Poirot đang chờ tôi ở ngoài cổng. Chúng tôi về tới nhà thì thấy Caroline đang chờ ngoài cửa với vẻ rất sốt ruột. - Có lẽ Ursula Bourne đang ở đây - Caroline nói - Cô ấy nói rất mong được gặp ông Poirot ngay bây giờ. Tôi nghiệp cô ấy. Trông Ursula rất đau khổ; tôi vừa mới cho cô bé uống một cốc nước trà. Chúng tôi đi vào nhà thì thấy Ursula đang ngồi trong phòng khách. Đôi mắt đỏ hoe và mọng đầy nước mắt. Ursula nhìn chúng tôi với một khuôn mặt nhợt nhạt. - Ursula Bourne - Tôi gọi. - Không - Poirot ngắt lời tôi và đi lại phía cô gái - Đây là Ursula Paton, có phải thế không, bà Ralph Paton? - Vâng, đúng thế, thưa ông - Cô ta nức nở khóc. Caroline đẩy tôi sang một bên và tiến tới ôm lấy Ursula. - Tôi tới đây vì bài báo - Cô tiếp tục nói một cách bình tĩnh, Poirot nhìn cô bằng ánh mắt khích lệ. - Nếu Ralph đã bị bắt thì cuộc sống của tôi sẽ là vô nghĩa - Cô nói tiếp trong tiếng khóc. - Báo chí không bao giờ nói lên sự thật cả đâu - Poirot nói và có vẻ như rất ngượng nghịu - Song, đó là sự thật mà chúng tôi mong muốn đấy. - Tôi không tin là Ralph làm điều đó - Ursula tiếp tục - Ông là một con người thông thái và ông sẽ tìm ra sự thật; tôi xin ông hãy giúp tôi. - Nếu như cô muốn tôi cứu Ralph, thì cô phải nói cho tôi bất cứ điều gì về anh ta, ngay cả khi những điều đó có thể bất lợi cho anh ta đi nữa. Ursula bắt đầu câu chuyện. Bố cô chết đi, để lại bảy đứa con với một số tiền ít ỏi. Người chị lớn nhất của Ursula lấy ông Folliott; đấy là người đàn bà mà tôi đã gặp hôm chủ nhật; con người đó tôi vẫn nhớ rõ cho tới tận hôm nay. Cần phải tự kiếm sống, Ursula đã trở thành một người đi ở. Sau khi gặp Ralph, tình yêu đã nảy nở giữa hai người và kết thúc bằng một đám cưới bí mật. Ralph sợ ông Ackroyd biết những chuyện này, vì nếu như vậy thì ông ta sẽ không cho anh tiền nữa. Tuy thế, Ralph vẫn không có thể thoát ra vòng vây của khó khăn. Ông Ackroyd sẽ từ chối không cho Raplh một đồng nào, trừ phi anh ta lấy Flora. Do yếu đuối, Ralph đã đồng ý với hy vọng là sẽ dần dần giải quyết được khó khăn; sau đó, anh sẽ đi tìm kiếm công việc ở một nơi nào đó rồi sẽ đi đến việc xóa bỏ mối tình bắt buộc với Flora. Đây là kế họach của Ralph. Ursula rất đột ngột trước tin Ralph nhận lời lấy Flora. Cô liền hẹn gặp Ralph trong rừng. Nơi Caroline đã nghe được một phần câu chuyện của họ. Ralph yêu cầu Ursula giữ kín mối quan hệ bí mật của họ thêm một thời gian nữa, nhưng Ursula đã từ chối và cô quyết định nói tất cả với ông Ackroyd. Ursula đã thực hiện quyết định đó của mình, và cuộc gặp gỡ giữa họ, Ursula và Ralph, với ông Ackroyd đã trở thành một cơ bão tố. Ông Ackroyd đã nổi nóng với cả hai người, Ralph và Ursula. Vào buổi tối thứ sáu tuần trước, Ralph và Ursula đã gặp nhau ở ngôi nhà nghỉ mùa hè ngoài vườn. Họ cãi nhau và tuyên bố bỏ nhau. Ursula vứt chiếc nhẫn cưới vào trong bể nước. Khoảng vài chục phút sau thì người ta phát hiện ra ông Ackroyd đã bị giết chết. - Từ đó trở đi - Ursula kết thúc một cách khó khăn - tôi không hề gặp lại hay nghe nói về Ralph nữa. Bây giờ thì rất rõ ràng là tại sao trước đây Ursula không hề nói gì cả. Nếu còn sống thì ông Ackroyd sẽ làm gì trước chuyện này? Ông ta không phải là con người dễ dàng tha thứ cái việc Ralph đã lừa dối ông ta. Mặt khác, cái chết của ông Ackroyd lại rất có lợi cho Ralph và Ursula. Giả thiết này đã đặt Raplh vào một tình thế xấu hơn bao giờ hết. - Tôi có một câu hỏi quan trọng, thưa cô - Poirot nói - Cô và Ralph rời khỏi nơi đứng nói chuyện vào lúc mấy giờ? - Thưa ông - đúng 21 giờ 30 phút tôi đi gặp Ralph. Trên đường đi, tôi gặp thiếu tá Blunt đang lững thững dạo chơi, đo đó tôi phải tránh vào bụi để ông ta không nhìn thấy Ralph đang đợi tôi ở đây. Chúng tôi gặp nhau khoảng 10 phút, không hơn. Giờ đây thì tôi đã hiểu tại sao Ursula lại hỏi tôi về thời gian xảy ra vụ án. - Cô đã làm gì sau khi quay về nhà? - Poirot hỏi. - Tôi trở về phòng riêng của mình và ở đó cho tới khoảng 22 giờ. - Có ai nhìn thấy cô không? - Không, nhưng… sao, ông cho rằng họ cói thể coi tôi, tôi… - Đúng thế, họ có thể cho là cô đã vào phòng làm việc của ông Ackroyd - Poirot kết thúc hộ cô gái. - Chỉ những kẻ ngốc mới nghĩ như vậy thôi - Caroline tuyên bố - Còn đối với người chồng của cô, theo tôi thì cô không cần phải nghĩ gì về hắn ta nữa cho mệt óc. Hắn ta đã liên tục chạy theo mấy đồng tiền và đã để cho cô phải chịu đựng hết. - Không, không phải thế đâu. Bà đừng nghĩ như vậy về Ralph - Ursula khóc - Anh ấy quay lại không phải vì bản thân anh ấy đâu. Có thể là Ralph đã nghĩ rằng tôi đã gây ra vụ án mạng nên đã quay lại để cứu tôi đấy. Tôi nghiệp cho Ralph quá! Thế mà tôi đã dùng những lời lẽ tàn nhẫn để nói với Ralph. - Đấy không phải là cô đã làm hại hắn đâu - Caroline nói - Chẳng có gì phải lo lắng cả. Hãy bình tĩnh lại nào! - Tôi muốn Ralph quay lại với tôi và kể cho tôi nghe tất cả mọi việc - Ursula nói tiếp - Tôi đã nghĩ rằng bác sỹ Sheppard và Ralph rất thân nhau nên có thể bác sỹ biết được Ralph đang trốn ở đâu. Cô gái quay lại nhìn tôi. - Do đó tôi đã nói với bác sỹ một câu bóng gió là bác sỹ có thể chuyển lời nói của tôi tới Ralph. - Tôi? - Tôi kêu lên. - Tại sao James lại có thể biết được Ralph của cô đang ở đâu nhỉ? - Caroline hỏi. - Tôi không hề biết là Ralph đang ở đâu cả. - Thôi, đủ rồi, cô gái ạ - Poirot cắt ngang câu chuyện - Còn bây giờ, Madame đừng có lo lắng nhiều quá. Hãy can đảm lên và tin tưởng vào Hercule Poirot. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XV Vào lúc 21 giờ, cuộc gặp gỡ của Poirot bắt đầu. Ursula cũng được mời tới và cô ta là người đầu tiên có mặt. Sau đó, đoàn người từ Fernly Park mới kéo đến, sau cùng là cô Russell và Parker. Poirot xếp chúng tôi ngồi xung quang một chiếc bàn, còn ông ta ngồi ở vị trí chủ tọa. - Trước tiên - Poirot bắt đầu - tôi thấy cần thiết phải tuyên bố rằng - ông ta nhìn Ursula - đây không phải là Ursula Bourne, mà là Ursula Paton. Cô ấy và đại úy Ralph Paton đã lấy nhau từ hồi tháng ba. Có những tiếng kêu ngạc nhiên. - Xin chúc mừng chị, tôi rất vui mừng vì điều đó - Flora nói - Nhưng chị đã giữ câu chuyện này quá kín đấy. Tôi nghĩ rằng chị có biết hiện nay Ralph đang ở đâu chứ? Riêng tôi thì không - Flora tự trả lời - Đúng thế, tôi không biết gì cả. - Chỉ có Poirot biết thôi - Poirot nói một mình - Ông ta đã biết tất cả. - Ông cho rằng ông có thể đoán được Ralph đang ở đâu phải không? - Tôi nghi ngờ hỏi ông ta. - Không phải là đoán, ông bạn của tôi ạ, mà tôi biết cơ đấy. Nhưng bây giờ hãy để tôi bắt đầu đã. Bà Ackroyd, cô Flora, ông Raymond, thiếu tá Blunt, bà Ralph Paton, bác sỹ Sheppard, John Parker, cô Russell, tất cả các ông bà đều nghi ngờ một người. Một cảm giác ngột ngạt chạy lan khắp phòng từ người này sang người khác. Mọi người đều nghĩ rằng đây là một cái bẫy. - Khi được yêu cầu điều tra vụ án này - Poirot nói tiếp - tôi đã đến Fernly Park cùng với bác sỹ Sheppard. Tôi đã nhìn thấy dấu giày ở cửa phòng làm việc của ông Ackroyd. Tôi xem xét ngôi nhà nghỉ mùa hè và tìm thấy một mảnh vải rách. Tôi đã nhận ra đấy là mảnh vải của một chiếc tạp dề và người sử dụng nó phải là một cô gái ở đây. Khi đọc bản danh sách tất cả những người trong nhà, tôi nhận thấy rằng, một trong những người đó không có quan hệ với vụ án này, đó là Ursula Bourne. Ursula đã nói rằng cô đã ở trong phòng riêng của mình từ 21g30 đến 22 giờ. Nhưng trong khỏang thời gian này cô ta lại ở ngoài nhà nghỉ mùa hè. Nếu như vậy thì Ursula ở đó để gặp ai? Chúng ta đã biết rằng có một người lạ mặt đến Fernly Park vào tối hôm ấy, và tôi có nhặt được một chiếc lông ngỗng mà những người nghiện thước phiện hay dùng. Song, thời gian của hai sự kiện đó đã không trùng lặp. Người lạ mặt đã đến ngôi nhà nghỉ mùa hè ngay sau lúc 21 giờ; còn Ursula đã không ở đó trước 21 giờ 30. Từ đó, tôi nghĩ rằng có thể có hai cuộc gặp gỡ ở nhà nghỉ mùa hè. Tôi đã phát hiện ra việc cô Russell hỏi bác sỹ Sheppard về thuốc phiện và làm thế nào để chữa bệnh nghiện thuốc phiện. Như vậy thì ai đã đến gặp Ursula? Câu hỏi này đã được trả lời bằng chiếc nhẫn mà tôi đã tìm thấy trong bể cá vàng, cộng thêm với việc Ralph đã bị phát hiện trên con đường tới ngôi nhà nghỉ mùa hè vào lúc 21 giờ 25. Tôi cũng nghe được một câu chuyện là Ralph đã có một hội đàm ở trong rừng với một cô gái. Những chứng cứ trùng lặp xảy ra. Rõ ràng là Ralph không ở trong phòng làm việc của ông Ackroyd vào lúc 21 giờ 30, cũng không phải là Charles Kent, người đàn ông lạ mặt, vì anh ta cũng vừa bỏ đi xong. Như vậy thì ai là kẻ đã nói chuyện với ông Ackroyd? - Tôi cũng đã tự hỏi mình câu hỏi đó. Có ai đó đã ngồi với ông Ackroyd? Mà cũng không phải tôi là người duy nhất nghe thấy giọng ông Ackroyd nói - Raymond nói - Ông thiếu tá Blunt cũng nghe đấy. - Thiếu tá Blunt hình như đã nghĩ rằng khi đó ông chính là người đã nói chuyện với ông Ackroyd đấy, ông Raymond ạ - Poirot nhấn mạnh - Tôi cũng tự hỏi tại sao ông ta lại có ý nghĩ ấy? Có một nguyên nhân như thế này - Những gì ông đã nghe thấy lúc đó là: … những yêu cầu đối với tôi về vấn đề tiền là luôn luôn chậm trễ, nên tôi buộc lòng phải nói là không thể đồng ý với lời yêu cầu của ông… Ở đây có một điều đáng nghi ngờ. - Ông Ackroyd thường hay đọc cho tôi viết những bức thư có sử dụng từ như thế - Raymond nhấn mạnh. - Chính xác là như thế - Poirot trở lại vấn đề - Như thế thì đây là một bức thư được đọc lên. Tôi tự hỏi: một người bình thường, khi nói có dùng những lời lẽ như vậy không? - Có lẽ là lúc đó ông Ackroyd đang đọc to một lá thư - Song, ở đây cần phải xem là ai đọc thư cho ai nghe. - Tại sao? Không có chứng cứ nào về việc có một người nữa ở trong phòng. Đây không giống như cách ông Ackroyd đọc to lá thư cho một mình mình nghe. Nhưng hình như anh đã quên mất việc có một người rẽ qua đây vào hôm thứ tư tuần trước. Người đàn ông đó không đóng vai trò gì quan trọng, có lẽ thế. Nhưng cái công ty đã cử người đó tới đây lại gây cho tôi nhiều chú ý. - Người đàn ông của công ty bán máy ghi âm ở Cranchester - Raymond cười. - Đúng như vậy, tôi đã hỏi công ty này - Poirot nói thêm - Họ nói với tôi là ông Ackroyd có mua một chiếc máy ghi âm. Tôi không hiểu tại sao ông ấy lại không nói với ông. Nhưng bây giờ ông thấy đấy, vì sao những lời nói của ông Ackroyd là rất bình thường và tại sao ông thiếu tá Blunt lại cho rằng khi đó ông Ackroyd đang nói chuyện với ông. Thiếu tá Blunt không chú ý đến những lời nói ở trong phòng vì khi đó ông ta đang chú ý đến cái tạp dề của Ursula trong bụi cây. - Nhưng ở đây có gì khác đâu chứ? - Tôi hỏi - Nếu lúc 21g30 mà đang nói vào máy ghi âm thì lúc đó ông Ackroyd vẫn đang còn sống chứ có gì phải bàn cãi nữa. Vấn đề ở đây là phải tìm ra ai là người đã nói chuyện với ông Ackroyd hay nói một cách khác là ai là kẻ đã giết ông ấy? - Đúng thế! - Raymond đồng tình - Charles Kent vừa đi khỏi Fernly Park vào lúc đó, Ralph bỏ đi vào lúc 21 giờ 45. Nếu vô tội thì tại sao Ralph lại không ra mắt cảnh sát để cải chính nhỉ? - Tất cả quí vị ở đây đều nghĩ như vậy phải không? - Poirot hỏi - Quí vị đều cho rằng Ralph Paton cần xuất hiện ngay phải không? Quí vị đã không tin tôi khi tôi nói là: tôi đã biết tất cả. Đúng, tôi biết rõ bất cứ chuyện gì: sự thật về cú điện thoại, dấu giày nơi cửa sổ, nơi Ralph đang trốn… - Như vậy, anh ta đang ở đâu, ông Poirot? - Thiếu tá Blunt ngắt lời Poirot. - Kia kìa! - Poirot chỉ ra cửa. Tất cả mọi người cùng nhất loạt quay lại: Ralph Paton đang đứng mỉm cười ngoài cửa. Lúc này là một thời điểm bất lợi cho tôi, giá như có một lỗ nẻ nào để tôi chui xuống thì tốt quá. Có những tiếng kêu ngạc nhiên khi Ralph đi tới bên cạnh vợ anh ta và mỉm cười. Poirot cũng cười và ông ta chỉ tay về phía tôi. - Bác sỹ, tôi đã nói là ông đã phí công để giấu tôi mà - Ông ta nói - Tôi luôn luôn tìm ra được điều gì, dẫu ai có muốn giấu tôi. Ông có còn nhớ cuộc gặp mặt cuối cùng của chúng ta không? Tôi đã buộc tội 5 người đã nói dối tôi. Bốn người sau đó đã nói cho tôi nghe sự thật, nhưng bác sỹ Sheppard thì không. Ông đã tìm gặp đại úy Ralph Paton ngay sau khi từ Fernly Park trở về. Vốn là một người sâu sắc, ông đã nhận ra, có lẽ là hơn bất cứ một người nào khác, rằng vụ án này thế nào rồi cũng sẽ gây rắc rối cho Ralph Paton, vì ông là một người bạn của Paton, có phải thế không, bác sỹ Sheppard. - Đúng thế - tôi buồn bã thú nhận - Tôi có thể thú nhận tất cả ngay bây giờ. Tôi có gặp Ralph vào buổi trưa hôm đó, tôi có biết về mối tình bí mật của hai người, Ralph và Ursula, và những khó khăn về tài chính mà Ralph đang gặp phải. Chính vì vậy, sau khi xảy ra cái chết của ông Ackroyd, tôi đã đi tìm Ralph ở nhà trọ. Tôi gặp anh ta ở ngoài đường và đã khuyên anh ta trốn đi vì tôi nhận thấy rằng anh ta có thể sẽ gặp nhiều phiền phức trong vụ án này. - Và bác sỹ của chúng ta đã thắng trong việc dẫn đại úy Paton thoát khỏi vòng truy lùng của cảnh sát. Rõ ràng là cảnh sát không bao giờ nghĩ tới chuyện đi tìm Ralph trong một bệnh xá. Vậy làm sao tôi có thể tìm ra được cái bệnh xá ấy nhỉ? Tôi đã nghĩ rằng, nếu Ralph vô tội thì tại sao anh ta lại không ra trình diện với cảnh sát? Vậy có lẽ anh ta đang ở một nơi nào đó, không hề nhận được một tí thông tin nào từ bên ngoài; nơi đó chỉ có thể là chỗ điều trị các bệnh nhân bị điên mà thôi. Do đó tôi đã dựng nên câu chuyện về người anh họ bị điên của mình, và qua câu chuyện này, bà chị tốt bụng của bác sỹ đã khuyên tôi nên đưa người anh họ của mình tới một chỗ ở Cranchester, nơi bác sỹ Sheppard thường gởi những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh tới điều trị, mà theo Caroline nói, là rất tốt. Tôi đã tới đó và tìm thấy Ralph Paton. Sau khi thuyết phục mọi người ở đó họ đã đồng ý cho anh ta trở về. Và Ralph đã về đến nhà tôi vào buổi sớm hôm nay. Tôi mỉm cười nhớ tới người đàn ông của Caroline, người mà theo chị nói, là một chuyên gia về thuốc độc đã từ London tới đây. - Bác sỹ Sheppard đã đối xử rất tốt với tôi, tôi xin thành thật cảm ơn bác sỹ - Ralph cảm động nói - Bác sỹ đã giúp tôi thoát khỏi mọi khó khăn. Bác sỹ đã làm tất cả những gì mà bác sỹ cho là có lợi cho tôi. Song, bây giờ tôi nhận thấy rằng đã tới lúc tôi cần phải ra mắt mọi người. Chắc các ông các bà cũng thấy đấy, trong cái bệnh xá mà tôi đã ở, không bao giờ, chúng tôi được đọc một tờ báo. Tôi không hề biết những gì đã xảy ra đối với tôi. - Được rồi, nhưng bây giờ anh hãy nói về anh đi đã - Raymond sốt ruột đề nghị. - Có lẽ tôi không có nhiều chuyện để nói với mọi người đâu - Ralph đáp - Tôi rời nhà nghỉ mùa hè vào lúc 21g45. Trên đường về, tôi lang thang trên đường và tự hỏi không biết sẽ phải làm gì, bởi vì chắc chắn tất cả mọi người sẽ biết rõ bí mật của tôi và Ursula; điều bí mật đó đã không còn gì là bí mật nữa; bố dượng tôi, ông Ackroyd, đã biết đều bí mật đó rồi. Tôi không biết tý gì về vụ án. Tôi cũng chẳng có quan hệ gì tới nó. Thú thật là tôi không bao giờ có đủ can đảm để làm chuyện đó; cầm dao giết ông Ackroyd - người đã nuôi nấng tôi trong nhiều năm trời. Tôi cũng xin thề với mọi người ở đây, là tôi không hề đến gần ngôi nhà của ông vào buổi tối ngày hôm đó, và tôi cũng không hề gặp ông Ackroyd sau đó để biết xem là ông ấy còn sống hay đã chết. - Hình như vấn đề này còn tồi tệ hơn nữa đấy - Raymond buồn bã nói - Nó còn kéo dài cho tới khi rõ ràng anh không liên quan tới cái chết của ông Ackroyd. Vậy ai sẽ chứng minh được điều này? - Đơn giản thôi, anh bạn ạ - Poirot nói - Để cứu Ralph Paton, kẻ tội phạm hãy nên thú nhận đi! Ông ta nhìn quanh tất cả mọi người; một không khí nặng nề đè lên tất cả. - Các ông, các bà đều thấy đấy; trong buổi họp mặt này, tôi đã chủ ý không mời ông thanh tra Raglan tới dự, bởi vì tôi không muốn nói cho ông ấy biết tất cả những gì tôi biết. Hay nói một cách khác, tôi không muốn cho ông ta biết sự thật vào buổi tối hôm nay. Poirot ngả người về phía trước và nói bằng một giọng hết sức lạnh lùng: - Tôi biết rằng kẻ giết ông Ackroyd hiện đang có mặt trong phòng này. Tôi muốn nói cho kẻ giết người đó biết rằng: ngày mai, ông thanh tra Raglan sẽ biết được tất cả sự thật, hiểu không? Im lặng bao trùm lên căn phòng, không hiểu là Poirot nói với ai, một sự nghi ngờ đe dọa tất cả mọi người. Ngay lúc đó, người phục vụ của Poirot bước vào và phá tan sự im lặng đó. Ông ta đưa cho Poirot một bức điện. Poirot cẩn thận mở bức điện ra và bình tĩnh đọc; một nụ cười nở trên môi ông ta. - Bây giờ tôi đã thấy là tôi đúng rồi. Tôi đã biết chắc chắn rằng ai trong số các ông bà ngồi đây là kẻ đã giết ông Ackroyd - Poirot vừa vươn vai vừa nói. - Đó là một bức điện phải không? - Raymond hỏi. - Một bức điện gởi cho tôi từ một chiếc tàu biển trên đường đi châu Mỹ. Agatha Christie Vì sao ông Ackroyd chết Dịch giả: NGUYỄN ANH DŨNG - NGUYỄN SƠN THẠCH Chương XVI SỰ THẬT Tất cả mọi người im lặng đi ra khỏi phòng khách; Poirot đứng bên cửa sổ với một nụ cười, ông lần lượt chào từng người. Tôi cảm thấy khó hiểu. Đầu tiên, Poirot nói là ông ta đã biết tất cả rồi, nhưng chẳng có gì nghiệm trọng trong cách nói của ông ta. Tôi chỉ nhận thấy một sự đe dọa ở đó thôi. Nhưng tôi vẫn cho rằng Poirot đang ở trong hướng sai lầm hoàn toàn. - Này, ông bạn của tôi ơi - Poirot nói - Ông nghĩ gì về tất cả mọi việc vừa xảy ra? - Tôi không hiểu gì cả - Tôi thắc mắc - Tại sao lại không cho ông thanh tra Raglan biết sự thật ngay bây giờ? Tại sao lại cho con người tội lỗi ấy biết trước là hắn đã bị phát hiện? - Ông hãy nghĩ đi - Poirot nói - Tất cả những gì tôi làm đều có nguyên nhân của nó cả. - Có lẽ là trong thực tế ông không biết ai là kẻ giết người; song ông hy vọng rằng hắn sẽ tự dằn vặt vì sợ hãi mà ra đầu thú phải không? - Không phải, đấy không phải là nguyên nhân đâu. - Có lẽ ông định bắt thủ phạm phải làm một việc: hắn ta có thể sẽ làm cái việc như là đã làm đối với ông Ackroyd: đó là giết ông. - Một cái bẫy mà tôi làm luôn con mồi chứ gì? Không đâu, ông bạn thân mến của tôi ạ. Tôi không có đủ dũng cảm để làm con mồi ấy đâu. - Nhưng kẻ giết người có thể trốn thoát ngay bây giờ vì ông đã đặt hắn vào tình trạng báo động rồi. - Hắn không thể thoát được - Poirot trở lại vấn đề - Hãy chú ý nghe tôi nói đây. Có một hay hai sự việc rất lý thú trong vụ án này mà tôi đã để ý được. Sự việc thứ nhất là cú điện thoại cho ông, không có một ai trong nhà ông Ackroyd đã gọi điện cho bác sỹ cả. Như vậy, kẻ giết người có một kẻ khác tiếp tay à? Đây là một điểm rất khó đoán. Cái gì là kết quả của cú điện thoại đó? Chính chi tiết này đã gây ra cho kẻ giết người bị phát hiện sớm hơn là điều hắn hy vọng. Vào tối hôm đó, hay đúng hơn là vào buổi sáng hôm sau, tôi đã thấy rất rõ ràng là kẻ giết người đã mong có mặt ở đấy, bằng một lý do nào đó, vào lúc cửa phòng ông Ackroyd bị phá. Bây giờ chúng ta hãy tính qua sự việc thứ hai: chiếc ghế bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Parker đã chỉ cho tôi vị trí cũ của chiếc ghế, nó nằm trên một đường thẳng giữa cửa ra vào và cửa sổ. - Cửa sổ à? - Tôi nói nhanh. - Đầu tiên, tôi đã nghĩ là có một vài sự việc dính dáng tới chiếc cửa sổ mà không ai thấy khi đi vào cửa. Nhưng chiếc ghế dựa không thể che cái cửa sổ được. Tuy thế, nó đã che một chiếc bàn nhỏ đặt đối diện với cửa sổ. Kẻ giết người muốn dùng chiếc ghế để che dấu cái gì, cái mà hắn ta không thể đem đi ngay sau khi xảy ra án mạng! Chưa hết, hắn ta đã tìm cách lấy vật đó đi một cách sớm nhất nếu có thể: đó chính là lý do thật của cú điện thoại gọi bác sĩ. - Tiếp tục đi, ông Poirot. - Bốn người đã có mặt ở hiện trường trước khi cảnh sát tới: ông, Parker, thiếu tá Blunt và Raymond. Parker không thể dính dáng vào việc này được vì anh ta đã nói cho tôi biết về vị trí của chiếc ghế dựa. Mặt khác, Parker cũng không thể là kẻ giết người, mặc dù tôi đã từng nghĩ rằng anh ấy là người đã dính dáng đến việc dọa bà Ferrars. Như vậy thì cái vật đó là gì và ai đã cất giấu nó đi? Ông đã nghe tôi nói về những câu chuyện mà Raymond và thiếu tá Blunt đã nghe được và tại sao tôi đã cho là nó có dính dáng đến chiếc máy ghi âm rồi chứ? Nếu ông Ackroyd đã mua một chiếc máy ghi âm thì tại sao lại không tìm thấy nó? - Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này cả. - Nếu chiếc máy ghi âm đã bị mất, thì tại sao cái vật bí hiểm mà kẻ giết người đã dùng ghế dựa để che, và sau đó lấy nó đi từ chiếc bàn nhỏ, lại không phải là chiếc máy ghi âm? Nhưng cái máy đó không phải là nhỏ. Không ai có thể nhét được nó vào túi quần hay túi áo. Như thế là cần phải có một cái gì nữa để cho giấu chiếc máy ghi âm vào đó. - Nhưng tại sao thủ phạm lại lấy chiếc máy ghi âm đi chứ không phải cái khác? - Ông giống như ông Raymond đấy. Raymond đã giả sử rằng giọng nói vào lúc 21g30 phút là giọng của ông Ackroyd đọc vào máy ghi âm. Song ông cũng biết đấy, nó cũng có thể phát lại giọng nói ấy sau đó. Theo cách này thì người ta có thể nghe được giọng nói của ông Ackroyd. Ông thấy đấy, vào lúc 21g30 thì ông Ackroyd đã chết rồi. Lúc đó, không có ai nói gì cả và tiếng nói là của chiếc máy ghi âm. - Như vậy thì kẻ giết người vặn máy cho nói, còn hắn ta vẫn phải có mặt trong phòng làm việc của ông Ackroyd vào lúc đó. - Không cần thiết phải làm như thế. Có lẽ thủ phạm sử dụng một thiết bị giống như đồng hồ báo thức đánh chuông. Đầu tiên, người ta đặt giờ và sau đó đồng hồ sẽ tự động đánh chuông. Bây giờ thì ông có thể thấy thủ phạm vụ án thuộc loại người nào rồi chứ? Hắn ta phải là một trong số những người có mặt lúc phát hiện ra cái chết của ông Ackroyd; hắn ta là người đã đặt chiếc máy ghi âm; hắn ta cũng là người biết làm thế nào đó để sự việc xảy ra theo ý muốn sau khi hắn ta đi. - Bây giờ về những dấu giày - Poirot tiếp tục - Những dấu giày ở đấy rõ ràng được tạo nên bằng đôi giày của đại úy Ralph Paton vì Kent đã đi đôi bốt gần tụt đế như cô phục vụ ở khách sạn nói. Nếu Ralph Paton không tạo ra những dấu giày này thì phải có một ai đó làm việc ấy để chĩa những nghi ngờ sang phía Ralph. Cảnh sát lấy được một đôi giày của Ralph trong nhà trọ, nên đã cho rằng anh ta đã đổi một đôi giày khác với đôi đã để lại dấu chân. Nhưng người ta lại biết rằng, hôm ấy Ralph đã không đi giày, mà là bốt; đó là nguyên nhân câu hỏi nhỏ về màu giày của Ralph để giấu những sự thật mà tôi muốn tìm kiếm. Như thế là kẻ giết người đã đi giày của Ralph Paton. Hắn ta làm thế nào để lấy được đôi giày đó từ trong nhà trọ? Hãy để tôi nhắc lại một tý. Một người đã có mặt trong nhà trọ ngày hôm ấy, một người quen ông Ackroyd đến mức biết được rằng ông ta đã mua một chiếc máy ghi âm, một người có năng lực như một nhà phát minh và có thể nghiên cứu để làm ra một chiếc máy báo giờ cỡ nhỏ, một người có đủ cơ hội để lấy được con dao găm ra khỏi ra khỏi chiếc bàn bằng bạc trước khi cô Flora vào, một người có bên mình một chiếc túi xách có thể giấu trong đó một chiếc máy ghi âm, và cuối cùng, một người đã ở trong phòng làm việc của ông Ackroyd một vài phút trước khi Parker gọi điện cho cảnh sát sau khi cái chết được phát hiện, kết cục lại, con người đó chính là bác sỹ Sheppard! Một phút im lặng trôi qua, tôi phá lên cười. - Ông bị điên hay sao đấy, ông Poirot. - Tôi nói. - Không, tôi không điên đâu. Tôi đã chú ý đến một chi tiết nhỏ. Thí dụ ông rời khỏi nhà ông Ackroyd vào lúc 21 giờ kém 10. Phải, bất cứ ai, kể cả ông nữa, đều nói rằng để đi từ nhà ra đến ngoài cửa biệt thự chỉ mất có năm phút thôi. Còn 5 phút nữa đâu? Một thí dụ khác: không có bằng chứng để nói rằng những cánh cửa sổ nơi xảy ra án mạng đã được đóng lại; đấy chỉ là lời nói của ông thôi. Sau khi giết xong Ackroyd và đi ra bằng cửa chính, ông có đủ thời gian để đi đôi giày của Ralph vào, ông đã cất đôi giày đó trong túi thuốc của ông. Tiếp theo, ông tạo ra những dấu giày ở cửa sổ, leo vào phòng, khóa cửa ra vào lại, leo ra và cuối cùng, ông chạy ra cửa chính. Tôi biết rằng tất cả những việc đó có thể làm được trong 10 phút, vì tôi đã thử nghiệm vào hôm ông nói chuyện với bà Ackroyd. Sau khi ông về đến nhà, chiếc máy ghi âm đã được phát vào lúc 21g30 phút; chiếc máy ghi âm đã đóng vai trò của một kẻ đồng lõa cho ông. Đúng thế, nếu một ai đó đã nghe được tiếng nói từ trong phòng của ông Ackroyd thì đó là tiếng của máy ghi âm. Tôi nghĩ là ông đã phạm sai lầm ở đó. - Ông bạn thân mến của tôi ôi - Tôi nói bằng một giọng khác lạ đến nỗi bản thân không nhận ra được đó là giọng của mình nữa - Tại sao ông lại luôn nghĩ rằng tôi là kẻ muốn giết ông Ackroyd? - Chắc chắn như thế. Ông là kẻ đe dọa bà Ferrars. Ai có thể biết rõ về cái chết của ông Ferrars hơn một bác sỹ, người đã khám tử thi kia? Ông đã nói với tôi về chuyện của hồi môn; song tôi đã không thể tìm ra được một bằng chứng nào về của hồi môn của ông cả. Ông đã đặt chuyện với tôi để giải thích về số tiền hai mươi nghìn bảng mà ông đã lấy được của bà Ferrars. Nếu ông Ackroyd biết được sự thật thì ông sẽ ra sao? Điều đó ông biết rõ hơn tôi. Cú điện thoại thì cũng đã rõ ràng lắm rồi. Tôi không phát hiện ra được việc này lúc ban đầu. Nhưng tôi đã nghi ngờ cho đến khi tìm được là ông có một bệnh nhân, vào ngày đó, một người Mỹ trên một chiếc tàu cập bến vào nước Anh. Tôi đã gởi cho anh ta một bức điện để hỏi về điều mà tôi cần biết - đây là bức điện trả lời của anh ta. Poirot lấy cho tôi xem bức điện và đọc: -Đúng như vậy. Bác sỹ Sheppard đã yêu cầu tôi đi lấy một lời dặn của ông ta ở một nhà bệnh nhân. Sau đó tôi phải gọi điện thoại cho bác sỹ từ nhà ga xe lửa với một yêu cầu, yêu cầu đó là: Không trả lời! - Chị gái của ông đã nghe thấy ông nhận điện thoại, nhưng ông đã bịa ra lời gọi của Parker là ông cần phải đến ngay nơi xảy ra án mạng. - Tất cả cái đó đều rất là thú vị - tôi nói - nhưng ông định làm gì bây giờ? - Tôi đã nói với ông rồi đấy; ông thanh tra Rgalan sẽ biết rõ sự thật vào sáng ngày mai, nhưng vì bà chị tốt bụng của ông nên tôi cho ông một lối thoát. Ông có thể uống một thứ thuốc ngủ gì đấy, và vô tình, ông hãy uống nhiều vào. Ông hiểu tôi chứ? Đại úy Ralph Paton cần được yên ổn, vô tội. Ông làm ơn hãy viết lại tất cả những gì đã xảy ra. - Ông còn yêu cầu gì nữa không? - Ông có nói rằng kẻ giết người có thể làm tôi câm họng; nhưng tôi không bao giờ khuyên ông làm điều này đâu. Điều đó cũng không bao giờ có thể xảy ra được đâu. - Tôi không đến nỗi làm việc đó đâu. Nói xong tôi đứng dậy, chào Poirot và trở về nhà. Tôi đã viết được phần lớn câu chuyện này rồi, với dụng ý là thất bại cuối cùng thuộc về Poirot; nhưng cuối cùng, kẻ thất bại lại chính là tôi. Sau khi viết xong những dòng cuối cùng, tôi sẽ gói lại và gởi cho Poirot. Ông ta đã hứa với tôi là sẽ không cho Caroline biết chuyện này và tôi tin tưởng vào lời hứa của ông ấy. Trong suốt cả vụ án này, tôi đã cảm thấy rằng có những điều gì đó kinh khủng sẽ xảy ra và có rất nhiều điều khó hiểu. Thuốc đã sẵn rồi, hãy dùng Veronal, bởi vì cũng chính bằng loại thuốc độc đó mà câu chuyện này được bắt đầu. Nhưng tôi mong rằng, Hercule Poirot đừng bao giờ rút lui khỏi công việc của ông để đến đây trồng bí. HẾT Mục lục Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Vì sao ông Ackroyd chết Agatha ChristieChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: HanAn Nguồn: HanAn VNthuquan - Thư viện Online Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật TP. HCM (1987)Được bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 19 tháng 12 năm 2009
vanhoc
Pulgasari (hay Pulgasary) là bộ phim được phối họp sản xuất giữa Nhật Bản và Triều Tiên vào năm 1985, một bộ phim về quái vật khổng lồ tương tự như Godzilla của Nhật Bản. Bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn người Nam Triều Tiên Shin Sang-ok, người mà trước đó vào năm 1978 đã bị bắt cóc bởi Cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên theo lệnh của Kim Chính Nhật, với mục đích chấn hưng nền điện ảnh Bắc Triều Tiên. Công ty Nhật Bản Toho (Nhà làm phim Godzilla), đã tham gia vào việc tạo các hiệu ứng đặc biệt cho phim. Người trước đó đã đóng vai "Godzilla" — Kenpachiro Satsuma — đã vào vai Pulgasari, và khi bộ phim được phát hành vào năm 1988, anh ta nói rằng mình thích Pulsagari hơn là quái vật Godzilla của Hoa Kỳ (1998). Nội dung Bộ phim nói về một con búp bê làm từ gạo bởi một tù nhân, thứ mà sau khi có máu, đã lớn dần và trở thành một con quái vật ăn kim loại khổng lồ. Jonathan Ross đã tuyên bố rằng bộ phim đã có ý tuyên truyền cho ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản không hạn chế và sức mạnh của sự tập trung xã hội. Xem thêm List of Korea-related topics Culture of North Korea List of Korean language films List of films set in or about North Korea First NK Monster Faces Hollywood-Born Godzilla in Japan (with synopsis and images) at The People's Korea Available online here Phim do Shin Sang-ok đạo diễn Phim của Kim Se-ryun Phim CHDCND Triều Tiên Phim giả tưởng CHDCND Triều Tiên Phim giả tưởng Phim cổ trang CHDCND Triều Tiên Phim cổ trang Phim năm 1985 Phim kinh dị siêu nhiên Phim tiếng Triều Tiên Phim kỳ ảo u tối Kim Jong-il Phim về quái vật
wiki
"Tell Me" là đĩa đơn thứ hai trích từ album Press Play của Diddy phát hành năm 2006. Bài hát có thêm sự góp giọng của Christina Aguilera và được sản xuất bởi Just Blaze. Theo All Access, bài hát lên sóng radio vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Tiểu sử bài hát Ban đầu, bài hát này được dùng làm bản demo cho nhóm nhạc Danity Kane nhưng rồi Diddy lại quyết định chọn Christina Aguilera cho ca khúc. Đồng sáng tác bài hát là Steve "Static" Garrett & Yummy Bingham. Phần rap của Diddy thì do Royce Da 5'9 đảm trách viết lời. Tuy rất có tiềm năng trở thành một hit lớn, nhưng Tell Me lại thất bại chủ yếu là do quá ít hoạt động tiếp thị. Cho dù bài hát nằm trong danh sách playlist của đài Z100 suốt một năm, nhưng lượng phát sóng lại không được nhiều lắm. Và dẫu bài hát được xếp vị trí không cao trên các bảng xếp hạng, nhưng lại được các nhà phê bình khen ngợi là một trong các ca khúc nổi bật trong album Press Play. Video clip Video bài "Tell Me" được quay vào tuần cuối của tháng 9 năm 2006 ở Los Angeles dưới bàn tay của đạo diễn Erik White. Video ra mắt trên TRL vào ngày 30 tháng 10 năm 2006. 2 ngày sau đó, nó lọt vào bảng xếp hạng TRL ở vị trí thứ 10. Ở UK, video ra mắt vào ngày 17 tháng 11 năm 2006, vào đúng ngày Aguilera bắt đầu chuyến lưu diễn Back to Basics. Danh sách bài hát Các bài trong đĩa đơn: "Tell Me" (Explicit Album Version) (có sự tham gia của Christina Aguilera) - 4:06 "Tell Me" (Instrumental) (có sự tham gia của Christina Aguilera) - 4:26 "Tell Me" (A Cappella) (có sự tham gia của Christina Aguilera) - 4:36 "Come To Me" (Explicit Version) (có sự tham gia của Nicole Scherzinger, Yung Joc, Young Dro & T.I.) - 3:51 Các phiên bản khác và các bản phối lại Explicit Version Clean Version Radio Edit Instrumental Acapella Amended Mixshow Friscia & Lamboy Club Mix Friscia & Lamboy Mix Radio Edit Mixshow Version Mr. Migg Radio Mix Mr. Migg Dub Mr. Migg Club Mix DFA Club Mix DFA Club Mix #2 (Without Diddy) DFA Radio Mix Switch Remix Pull's Paranoid Remix (Findable on the official site of the remixer, Pull) Pull Extended Remix Độ thành công trên các bảng xếp hạng Bài hát là một hit không lớn lắm trên thị trường toàn cầu. Nó lọt vào top 10 ở UK tại vị trí thứ 8 (trở thành hit thứ 14 của Aguilera nằm trong top 10 ở UK), và lọt vào top 20 ở 15 nước khác nhau. Chỉ tính riêng lượng download, bài hát xuất hiện lần đầu trên bảng xếp hạng Top 75 singles chart ở UK tại vị trí thứ 20. Tuần sau đó, nó liền leo lên vị trí thứ 8. Không may rằng bài hát lại không thành công ở Mỹ khi chỉ đứng thứ 47 trên bảng Hot 100, trở thành đĩa đơn có thứ hạng thấp nhất của Diddy tính từ lần anh chỉ chạm tới mốc #66 vào năm 2001. Các nhà phê bình đánh giá rất tốt về bài hát và cho rằng nó sẽ lọt vào top 40 cho Diddy, nhưng điều đó lại không thành sự thật. Một số người nghĩ là do thiếu chiến dịch quảng bá, người thì lại cho rằng do Hurt (một bài hát khác của Aguilera tại thời điểm đó) đã cản trở sự thành công của Tell Me. Đĩa đơn này không được phát hành tại Pháp và Ý. Mặc dù không thành công lắm tại Hoa Kỳ, bài hát cũng hơi phổ biến ở một số đài radio của Mỹ, và vì thế, một số đài như Q102 của Philadelphia và Kiss 103.5 của Chicago vẫn phát sóng bài hát tuy không thường xuyên lắm. "Tell Me" đứng thứ 7 trong số các bài hát được phát sóng nhiều nhất của đài Z100 New York (đài radio lớn nhất thế giới) cho thấy bài hát vẫn là một hit lớn ở một số thị trường. Nó cũng lọt vào Z100's Top 100 of 2007 ở vị trí #11, vượt qua cả các hit "Umbrella" của Rihanna và "Stronger" của Kanye West. Đĩa đơn còn đứng vị trí thứ 33 trên bảng tổng kết cuối năm 2006 ở Indonesia, trong khi "Ain't No Other Man" (một hit khác của Aguilera) đứng thứ 8 cũng tại bảng xếp hạng đó. Bảng xếp hạng Bảng tổng kết cuối năm Chú thích Đĩa đơn năm 2006 Bài hát của Christina Aguilera Bài hát của Sean Combs Bài hát viết bởi Sean Combs nl:Tell Me ru:Tell Me
wiki
Đại dịch bộc lộ 2 thứ mà người đời quan tâm nhất đó là sức khỏe và tiền bạc Đối với Tử Vi thì 2 thứ này đều nằm ở Cung Mệnh. Mệnh chủ về sức khỏe và tư tưởng, đó là thể chất khỏe mạnh hay ốm yếu. Những người có mệnh vững như ở Trường Sinh Đế Vượng thường có sức khỏe tốt hơn những người khác. Còn Tư tưởng ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta. Emerson nói: “Suốt ngày ta nghĩ sao thì ta cư xử vậy”… Tất nhiên thế, không thể khác được. Marc Aurèle, đại triết gia và Hoàng đế của Đế quốc La Mã, tóm tắt ý ấy trong câu này – một câu quyết định được vận mạng con người: “Tư tưởng của ta ra sao thì đời của ta như vậy”. Phải, nếu ta có những tư tưởng vui vẻ thì đời ta sung sướng, có những tư tưởng hắc ám thì đời ta khốn khổ, có những ý nghĩ sợ sệt thì ta sẽ sợ sệt. Nếu ta nghĩ tới đau ốm thì ta sẽ đau ốm, nghĩ đến điều thất bại thì chắc chắn sẽ thất bại. Còn nếu ta cứ tự vùi ta vào những lời than thân trách phận thì mọi người ắt sẽ tránh ta.” (Trích sách Quẳng gánh lo đi mà sống)Đó là lý do quan trọng mà trong Tử Vi luôn phải update kiến thức, vì Tư tưởng con người thời hiện đại khác nhiều với thời xưa. Nên các sách Tử Vi theo truyền thống để lại xem Số nhiều kiến thức bị sai rất nhiều so với thời ngày nay.Cung Mệnh cũng chủ về giàu nghèo, cung Thân chủ về sang hèn. Cho nên xét về tiền bạc phải xem ở Mệnh, thường những người có Mệnh vững chắc bao giờ cũng có nền tảng gia đình tốt hơn, gia đình khá giả, được nuôi ăn học, giáo dục đầy đủ. Mệnh mà xấu thì dù cung Phụ mẫu có đẹp đến thế nào đi nữa thì bố mẹ vẫn nghèo, họ hàng chẳng giúp, lại cô đơn, không được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cá nhân. Cho nên Mệnh vững mà có các sao Tài tinh hội tụ thì thường sẽ khá giả và giàu có.Cho nên xem Số cực kỳ quan trọng phải xem kỹ cung Mệnh, ví dụ Hóa kỵ đóng tại cung Di xung cung Mệnh, đây là trường hợp hóa kỵ xấu nhất trên 12 cung. Mệnh ở Mộc Suy Tuyệt xấu cho sức khỏe, gia đình bình thường, chính tinh lại lạc hãm, không vong trấn đóng thì thường cuộc đời cực kỳ gian nan. Chỉ nói riêng Tuần Triệt đóng vào cung Mệnh dù có chính tinh hay vô chính diệu cũng không tốt. Vô chính diêu có Tuần Triệt chỉ làm con người có sức khỏe vững hơn mà thôi, còn những cái khác vẫn phải nói là yếu kém.Cát hoa họa phúc nằm chủ yếu ở mệnh. Còn cung an thân, và vận hạn chỉ được xét sau khi xét kỹ cung mệnh.
vanhoc
Nước khoáng là nước lấy từ nguồn suối khoáng, có thành phần gồm nhiều hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh. Nước khoáng có thể là nước sủi bọt. Theo truyền thống thì nước khoáng được sử dụng hoặc uống ở nguồn suối khoáng tại các spa, nhà tắm công cộng hay giếng khoan. Nhiều trung tâm du lịch đã mọc lên quanh các nguồn nước khoáng từ thời cổ đại, ví dụ ở Hungary, Hisarya, Bílina, Vichy, Jermuk, Yessentuki, Spa, Krynica-Zdrój, Old Tbilisi, Bath hay Karlovy Vary, Myrhorods'ka. Ở România, đất nước sở hữu hơn 1/3 số lượng suối nước khoáng và suối nước nóng của châu Âu, các khu nghỉ dưỡng đã hình thành từ xa xưa tại nhiều địa điểm như Baile Herculane, Geoagiu hay Slanic. Sự phát triển du lịch đã tạo nên các thị trấn spa và các khách sạn chữa bệnh bằng nước. Đến thời hiện đại, nước khoáng đóng chai để uống trở nên cực kì phổ biến. Người ta ít khi tới nguồn để trực tiếp lấy nước, và trong nhiều trường hợp điều này là không khả thi do vướng mắc về quyền sở hữu thương mại đối với nguồn nước. Trên thế giới hiện có trên 3.000 nhãn hiệu nước khoáng thương mại khác nhau Nước có nhiều ion calci và magiê hòa tan được gọi là nước cứng. Nước chứa ít ion các kim loại trên thì được gọi là nước mềm. Ở EU, nước đóng chai có thể được gọi là nước khoáng nếu nước được đóng chai tại nguồn và không qua xử lý hoặc xử lý rất ít. Nhà sản xuất được phép loại bỏ sắt, magnesi, lưu huỳnh và asen thông qua các quy trình lắng gạn, lọc hay xử lý với không khí giàu ozôn, miễn là việc xử lý không làm thay đổi thành phần các chất quan trọng tạo nên đặc tính riêng của nước. Nhà sản xuất không được bổ sung thêm các chất khác ngoại trừ cácbon dioxide (Bão hòa cacbon dioxide), không được loại bỏ hay tái bổ sung bằng các phương pháp vật lý đặc biệt. Họ cũng không được khử trùng hay thêm các chất kìm hãm vi khuẩn vào nước. Ở Mỹ, nhà sản xuất không được thêm bất cứ chất khoáng nào vào nước khoáng. Xem thêm Nước đóng chai Nước uống Chất lượng nước Chú thích Đọc thêm Liên kết ngoài Danh sách các nhãn hiệu nước khoáng phân theo quốc gia Danh sách các nhãn hiệu nước khoáng của châu Âu kèm phân tích thành phần khoáng Nước khoáng tự nhiên đóng chai ở Catalonia: nguồn gốc và cuộc cách mạng địa lý về tiêu thụ và sản xuất (luận án tiến sĩ) Tại sao phải phân biệt nước khoáng với nước tinh khiết?
wiki
Madrid Open 2021 (được tài trờ bởi Mutua) là một giải quần vợt chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân đất nện ngoài trời tại Park Manzanares ở Madrid, Tây Ban Nha từ ngày 29 tháng 4 – 9 tháng 5 năm 2021. Đây là lần thứ 19 (nam) và lần thứ 12 (nữ) giải đấu được tổ chức. Giải đấu là một phần của ATP Tour Masters 1000 trong ATP Tour 2021 và WTA 1000 trong WTA Tour 2021. Giải đấu năm 2020, ban đầu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020, và sau đó chuyển sang ngày 12 đến ngày 20 tháng 9 năm 2020 đã bị hủy vào ngày 4 tháng 8 năm 2020 do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 tại Tây Ban Nha. Điểm và tiền thưởng Phân phối điểm Tiền thưởng *mỗi đội Nội dung đơn ATP Hạt giống Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng ATP vào ngày 26 tháng 4 năm 2021. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 3 tháng 5 năm 2021. Vận động viên khác Đặc cách: Carlos Alcaraz Pedro Martínez Jaume Munar Fernando Verdasco Vượt qua vòng loại: Pablo Andújar Marco Cecchinato Federico Delbonis Marcos Giron Pierre-Hugues Herbert Alexei Popyrin Carlos Taberner Thua cuộc may mắn: Yoshihito Nishioka Rút lui Trước giải đấu Marin Čilić → thay thế bởi Tommy Paul Borna Ćorić → thay thế bởi Jérémy Chardy Novak Djokovic → thay thế bởi Alejandro Davidovich Fokina Roger Federer → thay thế bởi Miomir Kecmanović David Goffin → thay thế bởi Lloyd Harris Gaël Monfils → thay thế bởi Guido Pella Milos Raonic → thay thế bởi Yoshihito Nishioka Lorenzo Sonego → thay thế bởi Dominik Koepfer Stan Wawrinka → thay thế bởi Albert Ramos Viñolas Bỏ cuộc Lloyd Harris Guido Pella Nội dung đôi ATP Hạt giống Bảng xếp hạng vào ngày 26 tháng 4 năm 2021. Vận động viên khác Đặc cách: Alejandro Davidovich Fokina / Fernando Verdasco Marc López / Jaume Munar Petros Tsitsipas / Stefanos Tsitsipas Thay thế: Raven Klaasen / Ben McLachlan Rút lui Trước giải đấu Borna Ćorić / Franko Škugor → thay thế bởi Márton Fucsovics / Casper Ruud Alejandro Davidovich Fokina / Fernando Verdasco → thay thế bởi Raven Klaasen / Ben McLachlan Nội dung đơn WTA Hạt giống Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng WTA vào ngày 26 tháng 4 năm 2021. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 26 tháng 4 năm 2021. † Tay vợt không vượt qua vòng loại ở giải đấu năm 2019. Thay vào đó, điểm tốt nhất của lần 16 sẽ được thay thế vào. Vận động viên khác Đặc cách: Paula Badosa Sorana Cîrstea Victoria Jiménez Kasintseva Sara Sorribes Tormo Venus Williams Bảo toàn thứ hạng: Yaroslava Shvedova Elena Vesnina Vượt qua vòng loại: Irina-Camelia Begu Ana Bogdan Misaki Doi Kateryna Kozlova Kristina Mladenovic Bernarda Pera Anastasija Sevastova Laura Siegemund Nina Stojanović Ajla Tomljanović Tamara Zidanšek Vera Zvonareva Thua cuộc may mắn: Polona Hercog Hsieh Su-wei Danka Kovinić Rút lui Trước giải đấu Bianca Andreescu → thay thế bởi Zheng Saisai Danielle Collins → thay thế bởi Magda Linette Fiona Ferro → thay thế bởi Elena Vesnina Sofia Kenin → thay thế bởi Shelby Rogers Svetlana Kuznetsova → thay thế bởi Polona Hercog Garbiñe Muguruza → thay thế bởi Danka Kovinić Barbora Strýcová → thay thế bởi Yaroslava Shvedova Donna Vekić → thay thế bởi Sloane Stephens Serena Williams → thay thế bởi Hsieh Su-wei Dayana Yastremska → thay thế bởi Jeļena Ostapenko Trong giải đấu Victoria Azarenka Bỏ cuộc Marie Bouzková Elise Mertens Nội dung đôi WTA Hạt giống Bảng xếp hạng vào ngày 26 tháng 4 năm 2021. Vận động viên khác Đặc cách: Paula Badosa / Sara Sorribes Tormo Aliona Bolsova / Danka Kovinić Bảo toàn thứ hạng: Oksana Kalashnikova / Alla Kudryavtseva Makoto Ninomiya / Yaroslava Shvedova Elena Vesnina / Vera Zvonareva Thay thế: Paula Kania-Choduń / Katarzyna Piter Petra Martić / Shelby Rogers Rút lui Trước giải đấu Tímea Babos / Veronika Kudermetova → thay thế bởi Veronika Kudermetova / Anastasia Potapova Ashleigh Barty / Jennifer Brady → thay thế bởi Nao Hibino / Renata Voráčová Aliona Bolsova / Danka Kovinić → thay thế bởi Paula Kania-Choduń / Katarzyna Piter Anna Kalinskaya / Viktória Kužmová → thay thế bởi Ekaterina Alexandrova / Yang Zhaoxuan Asia Muhammad / Jessica Pegula → thay thế bởi Kaitlyn Christian / Sabrina Santamaria Elena Rybakina / Maria Sakkari → thay thế bởi Petra Martić / Shelby Rogers Trong giải đấu Victoria Azarenka / Ons Jabeur Nhà vô địch Đơn nam Alexander Zverev đánh bại Matteo Berrettini, 6–7(8–10), 6–4, 6–3. Đơn nữ Aryna Sabalenka đánh bại Ashleigh Barty, 6–0, 3–6, 6–4 Đôi nam Marcel Granollers / Horacio Zeballos đánh bại Nikola Mektić / Mate Pavić, 1–6, 6–3, [10–8] Đôi nữ Barbora Krejčíková / Kateřina Siniaková đánh bại Gabriela Dabrowski / Demi Schuurs, 6–4, 6–3 Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Madrid Open Mutua Madrid Open Mutua Madrid Open Madrid Masters Madrid 2021
wiki
Quận Carroll là một quận thuộc tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 16.674 người, 6.794 hộ gia đình, và 4.681 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 14/km ² (38/sq mi). Có 7.945 đơn vị nhà ở mật độ trung bình của 7/km ² (18/sq mi). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống trong quận bao gồm 96,94% người da trắng, 0,55% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,24% người Mỹ bản xứ, 0,41% châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 0,82% từ các chủng tộc khác, và 1,02% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 2,04% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 42,4% là người gốc Đức, 10,7% người Mỹ, Ailen 9,8%, 7,6% người gốc Anh và 5,0% gốc Hà Lan theo điều tra dân số năm 2000. 97,3% nói người gốc Anh và 1,5% tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Có 6.794 hộ, trong đó 28,90% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 58,40% là đôi vợ chồng sống với nhau, 7,40% có một chủ hộ nữ và không có chồng, và 31,10% là không lập gia đình. 27,30% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 13,90% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,42 và cỡ gia đình trung bình là 2,93. Tháp tuổi dân cư sinh sống trong quận với tỷ lệ như sau: 24,30% dưới độ tuổi 18, 6,60% 18-24, 25,40% 25-44, 24,50% từ 45 đến 64, và 19,30% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 41 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 97,80 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 95,10 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã đạt mức USD 37.148, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 43.685. Phái nam có thu nhập trung bình USD 31.318 so với 21.753 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 18.688 USD. Có 7,40% gia đình và 9,60% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 13,30% những người dưới 18 tuổi và 5,90% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của Illinois Khởi đầu năm 1839 ở Illinois Khu dân cư thành lập năm 1839 Quận của Illinois trên sông Mississippi
wiki
Dự án đen là một thuật ngữ được sử dụng cho một dự án quân sự hoặc quốc phòng tuyệt mật không được chính phủ, quân nhân và nhà thầu công khai trước dư luận. Ví dụ về các mẫu máy bay quân sự của Mỹ được phát triển thành các dự án đen bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, cả hai đều xếp loại tuyệt mật và bị từ chối cho đến khi được công bố. Ở nước Mỹ, thuật ngữ chính thức cho một dự án đen là chương trình tiếp cận đặc biệt (SAP). Tiền tài trợ cho các dự án này được gọi là ngân sách đen. Ví dụ Mỹ Dự án mật trước đây Dự án Manhattan B-2 Spirit - máy bay ném bom tàng hình Sikorsky UH-60 Black Hawk - máy bay trực thăng tàng hình Boeing Bird of Prey - mẫu máy bay trình diễn công nghệ tàng hình F-117 Nighthawk - máy bay tấn công mặt đất tàng hình KH-11 Kennen - vệ tinh trinh sát SR-71 Blackbird Mach 3.3 - máy bay trinh sát tầm cao Lockheed CL-400 Suntan - nguyên mẫu trinh sát tốc độ cao ở tầm cao Lockheed U-2 - máy bay trinh sát tầm cao Lockheed Martin RQ-170 Sentinel Lockheed Martin Polecat - máy bay không người lái Northrop Tacit Blue Chiến dịch Cyclone RQ-3 Dark Star - UAV trinh sát tầm cao Lockheed Sea Shadow (IX-529) - mẫu tàu chiến tàng hình thử nghiệm của Hải quân Mỹ Hughes Mining Barge - dự án được CIA ủy quyền năm 1974 để nâng tàu ngầm K-129 bị chìm của Liên Xô SR-72 - UAV trinh sát tàng hình, được hãng Lockheed Martin xác nhận vào tháng 10 năm 2013. Suy đoán hoặc tuyệt mật Máy bay trinh sát tàng hình kiểu dáng khí cầu Aurora TR-3 Trung Quốc Xian H-20 - máy bay ném bom tàng hình cận âm Pakistan Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Khan Dự án bom nguyên tử của Pakistan Nam Phi Dự án Coast Atlas Carver - máy bay chiến đấu đa năng Xem thêm Bí mật mở Hoạt động đen Ngân sách đen Tham khảo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
wiki
Gợi ý Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá! Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,… Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 – 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: “Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: “Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo phải về nhà thay”. Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông. Hai bên đường trước đây là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em Quê hương khiến ai không nhớ
vanhoc
Anime NYC là hội chợ anime thường niên diễn ra trong ba ngày, thường được tổ chức trong tháng 11 tại trung tâm Hội nghị Javits Center ở Thành phố New York. Nội dung hoạt động Một số hoạt động tiêu biểu như các trò chơi arcade, trò chơi video, thi đấu bài, khu vực của các họa sĩ, quầy bán vật phẩm, các buổi trình diễn, chiếu phim, thư viện manga (từ thư viện manga Carolina), cosplay và các buổi hội thảo. Anime NYC offered 100 hours of programming in 2017. Lịch sử Greg Topalian, cựu phó chủ tịch của Reed Exhibitions, người sáng lập nên hội chợ New York Comic Con vào năm 2006. Sau khi rời khỏi chức vụ, ông trở thành chủ tịch của LeftField Media vào năm 2014, nhà tổ chức Anime NYC đồng thời điều hành hội chợ Awesome Con tại Washington, D.C. New York được chọn làm nơi tổ chức hội chợ do lúc bấy giờ có rất ít các hội chợ anime lớn diễn ra tại đây. Hội chợ Anime NYC đầu tiên tốn hơn một năm để lên kế hoạch và sử dụng hơn hai hội trường tại trung tâm hội nghị. Họ không dùng nhiều diện tích như của hội chợ New York Comic Con trong hội chợ đầu tiên. Thành phố New York City thông báo về hội chợ Anime NYC năm 2017. Hội chợ Anime NYC vào năm 2018 đã bổ sung thêm không gian và có kế hoạch mở rộng vào năm 2019. Anisong World Matsuri cũng được tổ chức tại phòng khiêu vũ Hammerstein. Năm 2019, Anime NYC sử dụng hết tất cả các sảnh sự kiện chính của trung tâm Hội nghị Jacob K. Javits. Khu vực của các họa sĩ được dời vào cùng sảnh với các quầy bán vật phẩm, nơi có kích thước rộng hơn gấp đôi. Hội chợ có sự góp mặt của Ủy viên Hội đồng Thành phố New York Ben Kallos và đại diện Liên hợp quốc của phía Nhật Bản Kanji Yamanouchi. Hội chợ Anime NYC năm 2020 đã bị hủy do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và một hội chợ trực tuyến diễn ra từ ngày 17-20 tháng 11 do Anime NYC kết hợp cùng NTWRK tổ chức để thay thế. Năm 2021 hội chợ Anime NYC đã được tổ chức trở lại; những người tham dự cần hộ chiếu vaccine để chứng minh rằng mình đã được tiêm vắc-xin COVID-19 và yêu cầu phải đeo khẩu trang, hội chợ cũng cho phép những người đã tiêm chủng một phần (bao gồm cả những người mới được tiêm liều đầu tiên của vắc-xin hai liều) tham dự dựa theo các yêu cầu trong hộ chiếu vaccine "Key to NYC". Lần đầu tiên khu vực của các họa sĩ được đặt trong khu vực riêng. Hội chợ cũng được báo cáo là có vấn đề với sự đông đúc. Việc đăng ký mất nhiều thời gian chờ đợi vào thứ sáu, do có một số lượng lớn người tham dự đến sớm, dẫn đến việc họ phải xếp hàng dài chờ đợi. Hôm thứ bảy và chủ nhật do cổng vào được thay đổi nên đã phần lớn giải quyết được vấn đề về việc phải xếp hàng. Ngày 2 tháng 12 năm 2021, các quan chức y tế báo cáo có một người tham dự hội chợ mang biến thể Omicron, Thống đốc Kathy Hochul kêu gọi tất cả những người đã tham dự hội nghị đi xét ngiệm COVID-19. Trong một cuộc điều tra của CDC, trong số 4.560 người tham dự hội chợ đã tham gia xét nghiệm, tỷ lệ kết quả dương tính chỉ có 2,6%, tương ứng với 119 trường hợp dương tính, kết quả đó là nhờ sự kết hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, tiêm vắc-xin cộng với hệ thống lọc không khí chất lượng cao đã giúp ngăn chặn sự lan truyền của vi rút. Lịch sử sự kiện Xem thêm Big Apple Anime Fest New York Anime Festival Danh sách hội chợ anime Liên kết ngoài Trang chủ Tham khảo Thành lập vào năm 2017 tại thành phố New York Hội chợ anime tại Hoa Kỳ Sự kiện thường niên tại tiểu bang New York Sự kiện thường niên tại thành phố New York Hội chợ tại tiểu bang New York Hội chợ tại thành phố New York Văn hóa Manhattan Lễ hội tại thành phố New York Sự kiện tháng 11 Sự kiện định kỳ thành lập năm 2017
wiki
Kỉ niệm mơn man buổi tựu trường (Về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh) – Bình giảng Ngữ Văn 8 Hướng dẫn Kỉ niệm mơn man buổi tựu trường Hồi đầu năm lớp 7, học bài Cổng trường mở ra, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…”. Câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là văn của ai, ở trong tác phẩm nào? Giờ đây, vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn 8, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thú vị quá! Thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên. Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên. Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật “tôi” – cậu bé lớp năm, lớp đầu cấp tiểu học ấy – đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thế nào? Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh… Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy? Vì chính “lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn,… đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế “tôi” cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. Vì thế, “tôi” muốn thử sức mình, xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn khác. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu: “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Ý nghĩ ấy thoáng qua… nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Lại một so sánh thú vị nữa! Ý nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách tới trường muốn nhận thức về một nhiệm vụ trong cuộc sống, được mường tượng trong hình ảnh “một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” như muốn biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ. Đến những phút cuối của buổi tựu trường, cảm giác của nhà văn (cũng là của nhân vật “tôi”, cậu học trò nhỏ) càng trong sáng và chân thực hơn. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau. Thấy “một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ”, nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi “tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình”, nhìn người bạn ngồi bên “không cảm thấy xa lạ chút nào”,;.. Có thể nói, đoạn văn kết thúc câu chuyện ngấn gọn mà hiện lên nhiều hình ảnh rất đẹp và giàu ý nghĩa. Một chú chim nhỏ hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt “tôi” thèm thuồng nhìn theo… Kỉ niệm bẫy chim giữa đồng lúa vẫy gọi… Tiếng phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về,… Cuối cùng là “tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc…”. Phải chãng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn. Dẫn dắt, đón chào các em vào cái thế giới ấy là những người mẹ, những phụ huynh, các thầy, cô giáo. Mẹ “tôi” nắm tay “tôi” đưa từ nhà đến trường. Các phụ huynh khác đều chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ khai trường. Trái tim mỗi người như cũng bồi hồi, xao xuyến theo từng nhịp đập trái tim của con trẻ. Còn các thầy cô giáo từ “ông đốc” – thầy hiệu trưởng – đến người thầy giáo trẻ phụ trách lớp năm và các thầy, cô giáo khác, ai cũng dịu dàng, từ tốn, bao dung đón chào và động viên các em nhập trường, vào học, theo từng lớp. Nếu ví các bạn nhỏ ngày đầu đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la nhiều nắng gió thì cha mẹ, các thầy, cô giáo chính là.những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay vững vàng, những làn gió mát, những tia nắng chan chứa tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. Và bạn đọc chúng ta, khi đọc tác phẩm, cũng thích thú biết bao khi được sống lại những kỉ niệm trẻ thơ mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên.
vanhoc
Bài làm Người ta ví tình yêu như những viên sô cô la, cứ thử đi nếu lớp kem bên ngoài bạn được nhấm nháp thấm vào cuống họng, bạn sẽ thích thú biết nhường nào. Nhưng vị đắng mới thực sự là vị của sô cô la, có nhiều người đến phát nghiện với hương vị này. Và có khi người ta ví vị sô cô la chính là hương vị của tình yêu. Thế đấy, mọi thứ đều có ngọt đắng xen kẽ, đừng vội phán xét qua bề ngoài của nó để rồi tới lúc nhận ra, hóa ra lớp kem ngọt dịu kia chỉ là vỏ bọc thì lại vô cùng hụt hẫng, thất vọng. Tình yêu bao giờ ban đầu cũng dịu ngọt như vậy, nhưng có ai hiểu được chính tình yêu là thứ cần nâng niu và trân trọng biết bao nhiêu không? Câu hỏi lớn cho những người đang yêu và những người bắt đầu yêu thương. Quá hi vọng nhiều vào tình yêu sẽ khiến cho bản thân quá mệt mỏi và đặt ra tiêu chuẩn khắt khe cho người bạn đời của mình. Liệu mối quan hệ đó có được cải thiện, có được ngày một thêm êm đẹp và dịu ngọt như chính lớp kem bên ngoài sô cô la Trong tình yêu, sự thông cảm chia sẻ đôi khi lại còn lớn lao hơn và có ý nghĩa hơn với những cặp đôi. CHẳng phải vì nó là tình yêu mà tất cả mọi thứ đều cần sự tha thứ và cảm thông. Một người làm sai, một người chỉ chăm chăm vào lỗi sai của người khác thì rốt cuộc đến cuối cùng, chẳng đi đến đâu cả, kết quả chỉ còn lại những trách móc và những giọt nước mắt.
vanhoc
Seamus Thomas Harris O'Regan (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1971) là một chính khách người Canada và là cựu nhân vật truyền hình từ Newfoundland và Labrador. Ông hiện giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và trước đây là Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Bản địa và Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh. Ông là phóng viên của CTV National News và là cựu chủ nhân của Canada AM, nơi ông đồng host từ năm 2003 đến 2011 với Beverly Thomson. Đời tư Vào ngày 9 tháng 7 năm 2010, ông kết hôn với người bạn đời lâu năm của mình, Steve Doussis, ở Newfoundland. O'Regan phục vụ trong Hội đồng Katimasta, chương trình học tập dịch vụ thanh thiếu niên hàng đầu của Canada và The Rooms, nơi lưu giữ phòng trưng bày nghệ thuật tỉnh, bảo tàng và kho lưu trữ của Newfoundland và Labrador. Ông cũng ngồi trong ban giám đốc của công ty nhà hát Newfoundlander Allan Hawco, Nhà hát Công ty, nằm ở Toronto. Vào tháng 1 năm 2016, O'Regan tuyên bố rằng ông tham gia một chương trình phục hồi nghiện rượu. Vào tháng 11 năm 2017, ông phải nhập viện ở Ottawa vì bị tắc nghẽn đường tiêu hóa. Tham khảo Liên kết ngoài Official Website Bio & mandate from the Prime Minister National Speakers Bureau biography Sinh năm 1971 Nhân vật còn sống Chính khách đồng tính nam
wiki
Ad hoc là một cụm từ tiếng Latin có nghĩa đen là "cho điều này / vì điều này". Trong tiếng Anh, nó thường biểu thị một giải pháp được thiết kế cho một vấn đề hoặc nhiệm vụ cụ thể, không khái quát hóa và không nhằm mục đích có thể thích nghi với các mục đích khác (so sánh với một tiên nghiệm). Ví dụ phổ biến là các ủy ban và hội đồng ad hoc và được tạo ra ở cấp quốc gia hoặc quốc tế cho một nhiệm vụ cụ thể. Trong các lĩnh vực khác, thuật ngữ có thể đề cập, ví dụ, cho một đơn vị quân đội được tạo ra trong các trường hợp đặc biệt, một bộ quần áo được thiết kế riêng, một giao thức mạng được làm thủ công (ví dụ: mạng ad hoc), kết nối tạm thời các địa điểm nhượng quyền liên kết theo địa lý (của một thương hiệu quốc gia nhất định) để phát hành phiếu giảm giá quảng cáo, hoặc một phương trình mục đích cụ thể. Ad hoc cũng có thể là một tính từ mô tả các phương pháp tạm thời, tạm thời hoặc ngẫu hứng để đối phó với một vấn đề cụ thể, xu hướng đã dẫn đến danh từ Adhocism. Nó cũng có thể có nghĩa là thay đổi bối cảnh để tạo ra ý nghĩa mới hoặc kế hoạch không đầy đủ. Kiểu chữ Hướng dẫn về phong cách không đồng ý về việc liệu các cụm từ Latin như "ad hoc" có nên được in nghiêng hay không. Xu hướng là không sử dụng chữ nghiêng. Ví dụ, Cẩm nang Phong cách Chicago khuyến nghị rằng các cụm từ tiếng Latin quen thuộc được liệt kê trong Từ điển của Webster, bao gồm cả "ad hoc", không được in nghiêng. Giả thuyết Trong khoa học và triết học, ad hoc có nghĩa là việc bổ sung các giả thuyết ngoại lai vào một lý thuyết để giúp nó khỏi bị làm sai lệch. Các giả thuyết ad hoc bù đắp cho sự bất thường không được dự đoán bởi lý thuyết ở dạng không thay đổi. Các nhà khoa học thường hoài nghi về các lý thuyết khoa học dựa vào các điều chỉnh thường xuyên, không được hỗ trợ để duy trì chúng. Các giả thuyết ad hoc thường là đặc trưng của các môn khoa học giả như vi lượng đồng căn. Tham khảo Thuật ngữ tiếng Latinh
wiki
Power Rangers Beast Morphers là phần thứ 26 của series Power Rangers, là bộ phim đầu tiên được thực hiện bởi Hasbro, Inc. bộ phim sử dụng hình ảnh, phục trang và là bản chuyển thể của Tokumei Sentai Go-Busters phần thứ 36 trong Super Sentai series của Nhật Bản, đây là lần đầu tiên một phiên bản Super Sentai vốn đã bị bỏ qua được chuyển thể thành Power Rangers. Bộ phim chiếu trên kênh Nickelodeon Từ 2/3/2019 Nội dung Lấy bối cảnh trong tương lai, một cơ quan bí mật ở thành phố Coral Harbor có tên là Grid Battleforce kết hợp một chất mới được phát hiện có tên là "Morph-X" với DNA động vật để tạo ra một nhóm Power Rangers mới được gọi là Beast Morphers. Beast Morpher Rangers phải bảo vệ Morphin Grid khỏi Evox, một loại virus máy tính độc ác tạo ra bản sao avatar ác của các ứng cử viên Beast Morphers ban đầu Blaze và Roxy, người đã bị hôn mê. Khi ba người trong số họ được chuyển đến Cyber Dimension, Evox, Cybervillain Blaze và Cybervillain Roxy có được người cai trị thực tế của nó Scro Muff như một đồng minh khi anh ta giúp họ trong kế hoạch đưa Evox về Trái đất. Tập Phim Diễn viên Rangers Rorrie D. Travis: Devon Daniels, Red Ranger: con trai của thị trưởng Coral Harbor. Devon giả định lớp phủ của Red Ranger khi Blaze, ứng cử viên Red Ranger ban đầu, bị Avatar của anh ta hôn mê do tham nhũng Morphox X của Evox. Devon thấy hành động là một cách tuyệt vời để dành thời gian; Anh ấy thích đi đến các khóa học võ thuật và phàn nàn khi anh ấy thấy chúng không ở trình độ chuyên môn của mình. Ngoài ra, anh thể hiện mong muốn chứng tỏ sự tự lập của mình với cha mình. Devon là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Sức mạnh Red Ranger của Devon kết hợp DNA Cheetah, cho phép anh ta di chuyển với tốc độ cực nhanh, nhưng đóng băng khi nhìn thấy những con chó. Jazz Baduwalia: Ravi Shaw, Blue Ranger. Anh là con trai của Grid Battleforce Commander Shaw và là Ranger hiện tại duy nhất là ứng cử viên ban đầu cho chương trình. Ravi có mối quan hệ với ứng cử viên Roxy gốc của Ranger, nhưng đã chia tay với cô ấy để nắm lấy nhiệm vụ của anh ấy với tư cách là một Ranger. Anh cảm thấy hối hận vì đã đẩy cô sang một bên sau khi sáng tạo của Avatar khiến cô hôn mê. Sức mạnh Blue Ranger của Ravi kết hợp DNA Gorilla, mang lại cho anh ta sức mạnh thể chất to lớn, nhưng có thể quá nóng và trở nên giận dữ khi lạm dụng nó. Jacqueline Scislowski: Zoey Reeves, Yellow Ranger. Zoey là một cô gái giặt đồ cho Grid Battleforce và là cựu ứng cử viên cho chương trình Ranger, nhưng cô không được chọn. Cô trở thành Kiểm lâm vàng sau khi Roxy bị hôn mê do tham nhũng Morph-X của Evox. Cô ấy dũng cảm, và có ý thức mạnh mẽ về bản thân và công lý. Sức mạnh Kiểm lâm Vàng của Zoey kết hợp DNA Jackrabbit, mang lại cho Zoey khả năng nhảy và đá mạnh mẽ, nhưng cô có thể dễ dàng kiệt sức và cô có thể khôi phục năng lượng của mình bằng cà rốt. Abraham Rodriguez as Nate Silva, Gold Ranger. Nate là một thần đồng, nhà nghiên cứu chính và người đứng đầu công nghệ của Grid Battleforce, người đã phát triển Morph-X để sử dụng như một nguồn năng lượng sạch, bền vững. Ông đã tạo ra sức mạnh và kho vũ khí của Beast Morphers Ranger. Một thiên tài, Nate là một người suy nghĩ nhanh chóng trong các tình huống đòi hỏi nó. Đó là do suy nghĩ nhanh chóng của anh ấy đã cho phép Devon, Ravi và Zoey có được sức mạnh của họ, bảo vệ Morphing Grid. Là con một, Nate luôn muốn có một người anh trai và coi Bot Bot như một người anh em với Ranger. Anh có tình cảm với Zoey, bí mật gửi hoa Valentine của cô. Sức mạnh Gold Ranger của Nate kết hợp DNA bọ ngựa, cho phép anh ta sử dụng Võ thuật. Jamie Linehan as the voice of Steel, Silver Ranger. Beast Bot, được biết đến với cái tên Steel, là một Beast Bot có chủ đề đáng sợ được tạo ra bởi Nate khi anh ta bị bắt cóc bởi Blaze và Roxy, và được dự định sẽ được sử dụng cho một cơ thể tiềm năng cho Evox. Tuy nhiên, Nate ngăn chặn kế hoạch của Evox và Steel được liên kết với DNA của Scarab và DNA người của Nate để trở thành Ranger Silverers Morphers Ranger. Do anh ta bị ràng buộc với DNA của con người, Steel là một nửa người và được Nate coi là "anh trai" của anh ta. Veteran Rangers Austin St. John: Jason Lee Scott, Red Ranger trong Mighty Morphin Power Rangers. Brennan Mejia: Tyler Navarro, Red Dino Charge Ranger trong Power Rangers Dino Charge. James Davies: Chase Randall, Black Dino Charge Ranger từ Power Rangers Dino Charge. Yoshi Sudarso: Koda, Blue Dino Charge Ranger từ Power Rangers Dino Charge. Davi Santos: Sir Ivan of Zandar, Gold Dino Charge Ranger. Sản xuất Saban Brand tuyên bố vào ngày 12 tháng 2 năm 2018, rằng họ đã gia hạn quan hệ đối tác với Nickelodeon thêm ba năm nữa cho đến năm 2021. Trong một tuyên bố chung vào ngày 15 tháng 2 năm 2018, Saban tuyên bố rằng họ sẽ không gia hạn giấy phép đồ chơi chính với Bandai trong tương lai và giấy phép hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 4 năm 2019, chấm dứt hợp tác 25 năm kể từ năm 1993 với Mighty Morphin Power Rangers. Ngày hôm sau vào ngày 16 tháng 2 năm 2018 tại New York Toy Fair 2018, Hasbro thông báo rằng họ đã mua giấy phép đồ chơi bậc thầy từ Saban Brands, tiết lộ logo thương hiệu lại cho nhượng quyền Power Rangers và đề cập rằng hợp đồng của họ với Saban Brand bao gồm một tùy chọn đàm phán mua nhượng quyền Power Rangers từ Saban Brand sau đó nếu họ chọn. Ngày tiếp theo vào ngày 17 tháng 2 năm 2018, tại Hội chợ đồ chơi New York, Hasbro tuyên bố rằng đồ chơi của họ sẽ bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 năm 2019 và rằng Super Sentai series Tokumei Sentai Go-Busters sẽ là mùa đầu tiên được điều chỉnh dưới logo Power Rangers được đổi tên thành Power Rangers Beast Morphers. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2018, Hasbro tuyên bố rằng họ đã đồng ý mua nhượng quyền thương hiệu Power Rangers từ Saban Brand trong một thỏa thuận tiền mặt và cổ phiếu trị giá 522 triệu đô la. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2018, tiết lộ rằng Saban Brand đang chuẩn bị sa thải phần lớn nhân viên của mình với Saban Brand ngừng hoạt động vào ngày 2 tháng 7 năm 2018, mặc dù công ty mẹ Saban Capital Group sẽ vẫn mở cửa kinh doanh. Judd "Chip" Lynn, người đã nối lại nhiệm vụ sản xuất điều hành cho Power Rangers kể từ Dino Charge, cũng sẽ trở lại với Beast Morphers. Mùa đầu tiên kết thúc quay vào ngày 20 tháng 12 năm 2018. Mùa thứ hai bắt đầu quay khoảng một tháng sau đó. Quay phim cho phần hai kết thúc vào ngày 22 tháng 5 năm 2019. Noam Kaniel (Noam) sáng tác nhạc cho sê-ri cùng với Youssef "Joe" Guezoum và Matt McGuire. Tham khảo Liên kết ngoài Official Power Rangers Website Phim truyền hình Mỹ ra mắt năm 2019 Chương trình truyền hình tiếng Anh
wiki
Quận Clayton là một quận trong tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Jonesboro . Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 236.517 người . Năm 2007, ước tính dân số quận là 273.718 người. Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000 , quận đã có 236.517 người, 82.243 hộ gia đình, và 59.214 gia đình sống trong quận. Mật độ dân số là 1.658 người trên mỗi dặm vuông (640/km ²). Có 86.461 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 606 dặm vuông (234/km ²). Cơ cấu chủng tộc của dân cư quận gồm 37,94% người da trắng, 51,55% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,32% người Mỹ bản xứ, 4,49% người châu Á, Thái Bình Dương 0,07%, 3,55% từ các chủng tộc khác, và 2,08% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 7,50% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Dự kiến năm 2006 dân số là 271.240, với một chủng tộc make-up của 20,4% da trắng gốc Tây Ban Nha không, 62,9% người Mỹ gốc Phi, 5% người châu Á, 11,3% người Tây Ban Nha hoặc La tinh, 0,4% người Mỹ hoặc người Alaska Naive Ấn Độ, và Thái Bình Dương 0,1%. 1,5% đã được báo cáo là đa chủng tộc. Có 82.243 hộ, trong đó 40,70% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 45,70% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 20,30% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 28,00% là không lập gia đình. 21,80% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 3,60% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,84 và cỡ gia đình trung bình là 3,30. Trong quận này độ tuổi dân cư với 30,00% ở độ tuổi dưới 18, 10,40% 18-24, 35,40% 25-44, 18,40% 45-64, và 5,90% 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 30 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 94,50 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 90,90 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được 42.697 USD, và thu nhập trung bình cho một gia đình là 46.782 Mỹ kim. Nam giới có thu nhập trung bình 32.118 USD so với 26.926 USD cho phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư quận đạt 18.079 USD. Thông tin về gia đình 8,20% và 10,10% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 13,20% của những người dưới 18 tuổi và% 8,90 của những người tuổi 65 trở lên. Tham khảo Quận của Georgia Georgia 1858 Khu dân cư thành lập năm 1858 Quận của vùng đô thị Atlanta
wiki
Đây là bài viết về một diễn viên Trung Hoa sinh năm 1932. Về ca sĩ Trung Quốc thế kỷ 21 sinh năm 1996, xem An Kỳ (ca sĩ). An Kỳ (, 1 tháng 4 năm 1932 - 4 tháng 9 năm 2021) là một nữ diễn viên thoại kịch và điện ảnh Trung Hoa. Tiểu sử An Kỳ có nguyên danh là An Tú Châu (安秀珠), sinh ngày 1 tháng 4 năm 1932 tại huyện Ỷ Lan, tỉnh Hắc Long Giang, bấy giờ thuộc Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1945, sau khi Chiến tranh Hoa Nhật kết thúc, bà gia nhập đoàn kịch thành phố Ỷ Lan, đã diễn các vở Thiếu phóng niên (小放牛), Phóng hạ nễ đích tiên tử (放下你的鞭子). Năm 1947 lại tham gia Đoàn Văn công Đông Bắc II. Đến tháng 7 năm 1948 thì được nhận vào khóa huấn luyện điện ảnh III của xưởng phim Chế Phiến, tháng 10 cùng năm được đưa sang khoa diễn viên. Bà bắt đầu được sắm vai phụ trong các phim Bạch y chiến sĩ (白衣戰士), Triệu Nhất Mạn (趙一曼), Vệ quốc bảo gia (衛國保家), Quỷ thoại (鬼話)... Lối biểu diễn của bà chân thật và tự nhiên nên được đánh giá là một diễn viên đầy triển vọng. Năm 1949, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, An Kỳ trở thành một trong những diễn viên thế hệ tiên phong của Xưởng phim Bát Nhất. Vào năm 1951, bà được tuyển thẳng vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, rồi được giữ lại làm giảng viên sau tốt nghiệp. Mặc dù bận rộn với việc giảng dạy nhưng bà vẫn đều đặn tham gia đóng phim. Xuất phẩm Hòe thụ trang (槐樹莊) có bà tham gia đã đoạt hai giải thưởng của tạp chí Điện ảnh Đại Chúng và Giải Bách Hoa cho phim truyện hay nhất. Trong thời kỳ Văn Cách, cũng như số phận của nhiều nghệ sĩ trứ danh khác, An Kỳ bị buộc nghỉ việc và không được tham gia bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào. Vào năm 1969, bà bị điều sang nhiệm sở huyện Tùng Giang thuộc Cục Cơ điện II thành phố Thượng Hải để làm bảo quản viên thương khố. Năm 1978, sau khi phong trào Văn Cách kết thúc, An Kỳ được phục hồi công việc giảng viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và trở lại đóng phim. Thời kỳ này, bà bắt đầu xuất hiện trong các bộ phim truyền hình. Năm 2014, An Kỳ nhận giải thưởng danh dự đặc biệt Kim Phụng Hoàng của Đại hội Điện ảnh Trung Quốc XIV. Bà qua đời ngày 4 tháng 9 năm 2021, hưởng thọ 89 tuổi. Kịch Thiếu phóng niên (小放牛) Phóng hạ nễ đích tiên tử (放下你的鞭子) Phương Trân Châu (方珍珠) Lạc quan đích bi kịch (樂觀的悲劇) Phim Tham khảo 安秀珠 安琪 Họ An Người Hắc Long Giang Nữ diễn viên kịch Trung Quốc Nữ diễn viên điện ảnh Trung Quốc
wiki
Rosamond Arorunkah Fowlis (1910-1994) là một giáo viên người Gambia, người tổ chức các hoạt động khoa học trong nước, ủy viên tổ chức Girl Guide và chủ tịch của Liên đoàn Phụ nữ Gambia. Cuộc đời và sự nghiệp Rosamond Fowlis được sinh ra ở Bathurst (nay là Banjul) vào ngày 3 tháng 10 năm 1910. Cô là con gái của Henry G. Fowlis, một thành viên nổi bật của cộng đồng tôn giáo Aku Methodist. Cô theo học tại trường trung học nữ sinh Methodist ở Bathurst, và từ 1943 đến 1947 cô học tại St Joseph's Convent, Freetown, Sierra Leone. Fowlis đã dạy học ở Bathurst từ năm 1931 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1965. Với vai trò là một nhà đồng sáng lập của Liên đoàn giáo viên Gambia năm 1937, cô là chủ tịch liên đoàn từ năm 1941 đến năm 1945. Năm 1943, Fowlis đến Vương quốc Anh tham gia một báo cáo về Giáo dục Trẻ sơ sinh và Trẻ em gái ở Gambia. Từ năm 1945 đến năm 1965, cô là Nhà tổ chức Khoa học trong nước tại Thuộc địa. Fowlis được bổ nhiệm vào Hội đồng Giáo dục Gambia năm 1945, và năm 1953 là một trong năm phụ nữ trong Ủy ban Tư vấn gồm 34 thành viên của Tổ chức Cải cách Hiến pháp. Cùng năm đó, cô nhận được một Huân chương MBE về các đóng gốp của mình với tư cách là Nhà tổ chức Khoa học trong nước. Năm 1955, cô trở thành ủy viên hướng dẫn trưởng Gambian đầu tiên, truyền bá phong trào Girl Guide ở Thuộc địa Gambia. Cô từng là chủ tịch của Liên đoàn Phụ nữ Gambia vào những năm 1960. Để vinh danh Lễ kỷ niệm 75 năm của Tổ chức Hướng dẫn viên nữ, Rosnho Fowlis đã được tưởng niệm trên một con tem năm 1985 được ví như 'Quý Bà Rosamond Fowlis của Cung điện Buckingham.' Cô mất ngày 20 tháng 8 năm 1994. Tham khảo Nữ giới Gambia Mất năm 1994 Sinh năm 1910
wiki
Omar Sivori (, ; 2 tháng 10 năm 1935 – 17 tháng 2 năm 2005) là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Ý-Argentina chơi ở vị trí tiền đạo. Sivori chơi trận đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ nhà nghề dưới màu áo CLB River Plate vào năm 1952, khi ông mới 17 tuổi. Năm năm thi đấu tại quê nhà, ông đã cùng River đạt khá nhiều danh hiệu trước sự hập hực của các đối thủ truyền kiếp ở Buenos Aires. Tuy nhiên, giai đoạn thành công nhất trong sự nghiệp của ông phải kể đến quãng thời gian chơi bóng tại quê hương thư 2 - Italia - từ năm 1957 đến 1965 trước khi ông giã từ sân cỏ tại Naples. Ông từng giành Quả Bóng Vàng năm 1961. Trong danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới mọi thời đại do FIFA công bố theo sự lựa chọn của Pele (một trong những hoạt động được tổ chức chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập FIFA 1904-2004), Sivori là một trong 10 cầu thủ Argentina có mặt. Điều đó là sự khẳng định một lần nữa tài năng và những đóng góp của Sivori cho bóng đá thế giới và Juventus khi trước đó, ông đã được tạp chí France Football trao giải Quả Bóng Vàng. Ông được nhớ tới như là một món Cocktail pha trộn giữa tài năng, kì dị và tinh quái. Sivori có trận đấu đầu tiên ở giải vô địch Argentina trong màu áo River Plate vào năm 1954 và đạt hai cúp ở giải vô địch cùng với CLB. Ông chơi 18 trận đấu cho ĐTQG Argentina, và toả sáng trong màu áo này vào năm 1957 khi giúp Argentina giành chiến thắng Copa America 1957 tại Peru. Một năm sau ông chuyển tới Juventus, và ở đây ông giành được 3 Scudetto vào những năm 1958, 60 và 61 và Italia cúp những năm 59 và 60. Cũng thời gian ở đây ông đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất châu âu vào năm 1961. Ông cũng đã có 9 lần tham gia đội tuyển Italia và ghi được 8 bàn thắng và cùng ĐTQG Italia thi đấu ở World Cup 1962 tại Chile. Ông kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình tại Napoli, ghi được 12 bàn thắng trong 60 trận, trước khi từ giã sân cỏ năm 1968. Ông quay trở lại Argentina làm huấn luyện viên cho Rosario Central và River Plate sau đó được lựa chọn làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia tại vòng loại WC 1974 nhưng đã từ chức trước vòng chung kết sau khi bất đồng quan điểm với AFA. Có thể nói giai đoạn không thể quên của Omar Sivori gắn liền với màu áo Bianconeri. Nơi ông đã cùng với John Charles lập thành bộ đôi tấn công huỷ diệt và giúp "Bà đầm già" thống trị Serie A những năm cuối thập kỉ 50 đầu 60 ở thể kỉ trước. Đối với những tifosi thành Torino, người ta gọi ông âu yếm với biệt danh 'Thiên thần với bộ mặt xấu xí' (angeli dalla faccia sporca). Bởi dù không được điển trai, nhưng lối chơi của ông, tài năng của ông đã khiến những tifosi phát cuồng vào giai đoạn ấy. Chính Ông là người làm cho các nhà vật lý thời ấy phải kiểm ta lại vài định luật. Cầu thủ người Argentina có thể đi bóng lướt qua mặt cỏ, để lại đằng sau đối phương xoay tròn như chong chóng. Những tifosi thế hệ sau này ví ông là Maradona ở thời điểm đó. Họ không được tận mắt chứng kiến những điều vĩ đại mà ông đã làm được trong bóng đá, nhưng qua những băng video, những câu chuyện "cổ tích" ở thành phố Turin, ông vẫn có một vị trí trong trái tim họ... Ở Juventus, người ta nhớ tới ông như là một trong những huyền thoại vĩ đại. Người ta sẽ vẫn nhớ như in trận đấu đầu tiên của ông với Juve ở Serie A ngày 8/9/1957 (Juve thắng Verona 3-2), trận đấu đầu tiên ở châu Âu ngày 24/9/1958 (Juve- Wiener S.K 3-1). Hay một kỷ niệm không thể nào quên tại cúp C1 châu Âu khi lần đầu tiên Juventus đối mặt Real Madrid. Đó là vào mùa bóng 1961-1962, khi ấy nhà vô địch Italia đối đầu với quán quân Tây Ban Nha ở vòng tứ kết Cup C1. Vào thời điểm này, Real đang là đội bóng hùng mạnh của châu Âu với 5 lần liên tiếp đứng lên bậc cao nhất, cùng dàn sao rực sáng dẫn đầu là Di Stefano. Trong khi đó, dù chỉ là "anh chàng học việc" nhưng Juventus cũng tự hào sở hữu thủ lĩnh Omar Sivori - Quả bóng vàng châu Âu năm 1961. Trận lượt đi tại Turin đã diễn ra cực kỳ căng thẳng và chỉ có duy nhất một bàn thắng do công của Di Stefano. Tưởng như với lợi thế đó, Real sẽ biến Bernabeu trở thành "địa ngục" với đối thủ ở lượt về. Nhưng bất ngờ đã diễn ra. Sivori vô lê tuyệt đẹp ghi bàn thắng duy nhất giúp Juventus "báo thù" thành công, cân bằng tỷ số 1-1 cho hai lượt đấu. Tuy nhiên, trong trận đá lại một tuần sau đó trên sân trung lập, dù Sivori vẫn khai hỏa nhưng Juve đành chia tay cuộc chơi với 3 lần thủng lưới sau các bàn của Felo, Del Sole, Tejera. Real đi tiếp và vào tới chung kết (thua Benfica 3-5). Là người đầu tiên của Juve giành quả bóng vàng châu Âu, tổng số bàn thắng của ông ghi được cho Juventus cũng chỉ kém ít người trong suốt chiều dài lịch sử của CLB (135 bàn). Ông không còn tồn tại trên đời, nhưng với những gì ông đã làm được cho bóng đá thì tên ông sẽ gắn liền với dòng lịch sử bất tận của môn bóng tròn. Như nhận xét của một đồng đội - Antonio Luliano, cựu cầu thủ Napoli: " Anh ấy là Maradona những năm 60, một thiên tài. Anh ấy là một người hướng ngoại và rất quân tử". Sau khi giải nghệ Sívori giải nghệ cầu thủ năm 1969. Tuy trở lại quê hương Argentina khi đã giàu có, tình yêu bóng đá của Sívori vẫn nguyên vẹn, và ông tiếp tục gắn bó với bóng đá với vai trò huấn luyện viên. Ông lần lượt huấn luyện các câu lạc bộ Argentina: River Plate, Rosario Central, Estudiantes de La Plata, Racing Club và Vélez Sársfield. Từ 1972 đến 1974, Sívori dẫn dắt đội tuyển Argentina. Ông giúp đội bóng vượt qua vòng loại World Cup 1974. Sívori là người đã gọi Ubaldo Fillol vào đội tuyển quốc gia. Về sau Fillol trở thành ột trong những thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Argentina. Sau khi thôi dẫn dắt Argentina, Sívori làm người phát hiện cầu thủ ở Nam Mỹ cho câu lạc bộ Juventus. Tháng 3 năm 2004, ông được Pelé chọn vào danh sách 125 cầu thủ còn sống xuất sắc nhất. Tháng 2 năm sau (2005), Sívori mất tại quê nhà San Nicolás ở tuổi 69 vì ung thư tuyến tuỵ. Thành tích 2 chức vô địch Argentina: 1955, 1956 3 Scudetto: 1958, 1960, 1961 2 Cúp nước Ý: 1959, 1960 2 Copa America (với Argentina): 1955, 1957 Vua phá lưới Serie A: 1960 Quả bóng vàng châu Âu: 1961 Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1935 Mất năm 2005 Quả bóng vàng châu Âu Cầu thủ bóng đá Argentina Cầu thủ bóng đá Ý Cầu thủ bóng đá Juventus Cầu thủ bóng đá S.S.C. Napoli Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá River Plate FIFA 100 Huấn luyện viên bóng đá Argentina Người Buenos Aires Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina Chết vì ung thư tuyến tụy Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1962
wiki
Lech Andrzej Pijanowski (; sinh ngày 26 tháng 7 năm 1928 - mất ngày 6 tháng 1 năm 1974) là một nhà phê bình điện ảnh, phát thanh viên, đạo diễn, nhà biên kịch và người sáng tạo trò chơi người Ba Lan. Tiểu sử Lech Andrzej Pijanowski sinh ngày 26 tháng 7 năm 1928 tại Warsaw và mất ngày 6 tháng 1 năm 1974 tại đây. Sau khi qua đời, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Powązki. Trò chơi Lech Andrzej Pijanowski đã đóng góp trò chơi Lap cho cuốn sách A Gamut of Games do Sid Sackson biên tập. Trò chơi này là một cải tiến từ trò chơi Battleship. Luật của trò chơi Lap quy định mỗi người chơi sẽ bí mật chia một lưới ô 8 × 8 vào bốn phần, trong mỗi phần có 16 ô vuông tiếp giáp nhau. Mỗi người chơi lần lượt thu thập các manh mối bằng cách hỏi đối thủ của họ có bao nhiêu ô trong một hình vuông 2 × 2 cụ thể thuộc mỗi phần. Người chơi nào có thể suy luận chính xác thiết lập của đối thủ trước tiên sẽ chiến thắng. Phim Đạo diễn: 1950 Dzisiejsza gazeta 1955 Dyspozycja mocy 1955 Od Wrocławia Kịch bản: 1961 Droga na zachód (Road to the West) 1964 Barbara i Jan (sê-ri truyền hình) 1971 Kłopotliwy gość (Troublesome visitor) Tham khảo Sinh năm 1928 Mất năm 1974 Nhà biên kịch phim Ba Lan
wiki
Sóng ngắn trị liệu (tiếng Anh: shortwave therapy) là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu trong đó sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét, (gọi là Sóng ngắn, còn gọi là sóng radio, hay điện trường cao tần), sóng ngắn dùng trong điều trị thông thường có bước sóng từ 11 m (tương đương tần số 27,12 MHz) đến 22 m (tần số 13,56 MHz). Đây là bước sóng đã được quy ước cho các thiết bị sóng ngắn trị liệu để tránh hiện tượng giao thoa hoặc nhiễu lẫn nhau với sóng radio, TV, thông tin. Hiện nay, phần lớn các máy sóng ngắn trị liệu sử dụng bước sóng 11,2 m. Người ta tạo ra sóng ngắn bằng cách cho dòng điện siêu cao tần chạy trong các điện cực kim loại (điện cực dạng tụ điện hoặc điện cực cảm ứng), các điện cực này sẽ phát ra các bức xạ điện từ có tần số đúng bằng tần số của dòng điện trong mạch. Tác dụng điều trị Sóng ngắn có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong tổ chức (còn gọi là nội nhiệt) và gây hiệu ứng sinh học, do đó có các tác dụng điều trị sau: Tác dụng giảm đau Nhiệt sóng ngắn còn ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau. Trên hạch giao cảm, nhiệt khối tác dụng lên các hạch giao cảm cổ và thắt lưng làm dịu và giảm căng thẳng của hệ thần kinh thực vật, do đó có tác dụng giảm đau ở nội tạng. Tác dụng giảm đau còn do tăng tuần hoàn cục bộ làm tăng thải trừ các sản phẩm chuyển hóa, tái hấp thu các dịch tiết bị tích tụ, ngoài ra tăng nhiệt còn làm giãn và giảm trương lực cơ vân. Tác dụng chống viêm Sóng ngắn làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm, tăng khả năng di chuyển và thực bào của thực bào do đó có tác dụng chống viêm rất tốt. Tác dụng đối với mạch máu Với liều điều trị nhiệt khối gây giãn mạch, giảm ứ đọng, tăng cường lưu lượng máu lưu thông. Ngược lại với liều mạnh và thời gian kéo dài lại có tác dụng co mạch thậm chí đe dọa tắc mạch. Tác dụng lên hệ thần kinh vận động Khi điều trị băng sóng ngắn kết hợp với vận động liệu pháp sẽ làm tăng nhanh sự dẫn truyền thần kinh vận động, điều này đáp ứng tốt cho công việc phục hồi chức năng. Chỉ định điều trị Chống viêm giảm đau: viêm quanh khớp vai, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, viêm cơ, viêm màng xương, viêm tai mũi họng, viêm đau cơ quan nội tạng, đau lưng, đau thần kinh ngoại vi, co cứng cơ... Chống sưng nề và máu tụ sau chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, phù nề và đau sau chấn phẫu thuật, kích thích quá trình lành vết thương. Một số rối loạn tuần hoàn cục bộ: như co mạch ngoại vi, phù nề, thiếu máu cục bộ Xem thêm Đau Điều trị đau Điện xung trị liệu Điện di thuốc trị liệu Nhiệt trị liệu Tham khảo Cục Quân y Việt Nam - Tài liệu lớp tập huấn cán bộ chuyên ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, năm 2003. Dương Xuân Đạm - Vật lý trị liệu đại cương-Nguyên lý và thực hành - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà nội, 2004. Học viện quân y - Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng-Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội, 2004. Hội Phục hồi chức năng Việt Nam - Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng - Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1995. Tham khảo Vật lý trị liệu Điều trị đau Phục hồi chức năng
wiki
Bánh xèo tôm nhảy là một đặc sản nổi tiếng của người dân Bình Định. Bánh xèo tôm nhảy có vị ngon và nét độc đáo riêng. Tôm làm bánh xèo phải chọn kỹ, là thứ tôm đánh bắt đêm hôm từ đầm, phải còn tươi. Bột đúc bánh xèo được hoàn toàn xay bằng tay cho nên đúc bột khá giòn. Nước mắm ăn kèm cũng là một phần không thể thiếu làm món ăn ngon hơn. Nguyên liệu Nguyên liệu món ăn gồm bột bánh xèo, bột chiên giòn, tôm, trứng gà ta, dầu ăn, rau xà lách, giá, cải cay, rau thơm và bánh tráng. Cách làm Đầu tiên, thái thịt mỏng và rửa sạch rau. Sau đó, hòa tan bột chiên giòn, bột bánh xèo vào một tô lớn và trộn thật đều với vài quả trứng gà. Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn, khi dầu sôi cho tôm vào. Múc từng vá bột đổ vào chảo và tráng mỏng đều quanh chảo. Sau đó cho giá vào và đậy nắp. Đợi 2 phút, khi bánh chín giòn, gập đôi bánh và gắp ra dĩa. Trình bày và thưởng thức Món ăn được dọn bánh ra dĩa và ăn kèm cùng nước mắm, bánh tráng và rau sống. Tham khảo Món tôm Bánh nướng chảo Ẩm thực Việt Nam
wiki
Trận Kesselsdorf, còn viết là Trận Kesseldorf, là trận đánh lớn cuối cùng của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai và cũng là trận đánh lớn duy nhất của chiến dịch tấn công ngắn ngủi của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh nhằm vào Vương quốc Phổ vào cuối năm 1745. Trong trận chiến này, Quân đội Phổ dưới quyền Leopold I, Vương công xứ Anhalt-Dessau đã tấn công dồn dập và đè bẹp quân Liên minh Áo - Sachsen, bẻ gãy hoàn toàn cuộc tiến công của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh. Chiến thắng tại Kesselsdorf được xem là chiến công cuối cùng của Leopold I, được mệnh danh là "Người Dessau Lớn" (Alte Dessauer). Ngoài ra, đây là một thắng lợi quyết định của người Phổ góp phần dẫn đến sự kết thúc của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai - một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo - vào tháng 12 năm 1745, theo đó người Phổ giữ vững quyền kiểm soát tỉnh Schliesen. Vào tháng 11 năm 1745, cuộc tiến công nước Phổ của Quân đội La-Đức đã gặp bất lợi khi quân đội của vua Friedrich II của Phổ (tức là Friedrich Đại đế) giành thắng lợi trong một số cuộc chiến nhỏ nhoi, đánh tan một đạo quân Áo-Sachsen dưới quyền Vương công Karl Alexander xứ Lothringen trong trận Hennersdorf tại Schliesen. Trong khi ấy, Vương công Leopold I quyết định dẫn đạo quân Phổ thứ hai tiến xuống sông Elbe từ Magdeburg để giao tranh với quân chủ lực Sachsen cùng với một Quân đoàn Áo trợ chiến dưới quyền Thống chế Friedrich August Rutowsky. Mặc dù Rutowsky có lợi thế nhỏ nhoi về quân số, ông cố thủ tại Kesselsdorf cách kinh thành Dresden về phía Tây Nam. Trận chiến bùng nổ vào buổi chiều ngày 15 tháng 12 năm 1745, với một cuộc tập kích trực diện khốc liệt của quân Phổ. Tuy ban đầu cuộc tấn công của người Phổ bị người Sachsen đánh bại, quân Sachsen lại rời bỏ cứ điểm của mình để tập kích quân Phổ, khiến cho lực lượng Pháo binh của họ bị khuất bóng. Quân đội Phổ phản công, đẩy lùi quân Sachsen và đánh bọc sườn trái của họ. Trước khi màn đêm buông xuống, quân Phổ lại tấn công và đánh thắng trung quân Sachsen, buộc đối phương phải thoái binh trước khi bị lực lượng Bộ binh Phổ triệt tiêu. Cái ngày ngắn ngủi trong tháng 12 ấy đã chấm dứt với chiến thắng toàn diện của Quân đội Phổ trên chiến trường Kessesldorf phủ tuyết. Tuy Quân đoàn Áo không tham chiến, họ cũng triệt thoái theo chân quân Sachsen của Rutowsky. Trên đường rút, quân Đồng minh tiếp cận đạo quân cứu viện của Vương công Karl nhưng Karl quay đi.. Cũng giống như các trận đánh trước, một lần nữa sự kiên cường của Bộ binh Phổ được xem là nguyên nhân thắng lợi cho họ trong các trận giáp lá cà ở trung tâm. Trận Kesselsdorf được xem là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Đây là một chiến thắng đắt giá của quân Phổ, song quân Sachsen bị tan nát. Sachsen đã bị đánh quỵ hoàn toàn và quân đội Phổ cũng tràn vào Dresden. Ngoài ra, với 4 thảm bại liên tiếp trong vòng 7 tháng mà trong đó có chiến thắng Kesselsdorf, hào khí của Đại Công nương Maria Theresia của Áo đến đây đã tan vỡ và bà phải chấp nhận Hiệp định Dresden củng cố quyền thống trị tỉnh Schlesien của nhà vua nước Phổ. Chú thích Trận đánh liên quan tới Phổ Trận đánh liên quan tới Sachsen Trận đánh liên quan tới Áo Trận đánh trong chiến tranh Kế vị Áo Xung đột năm 1745 Đế quốc La Mã Thần thánh 1745 Sachsen thế kỷ 18 Kesselsdorf Wilsdruff Trận đánh trong Chiến tranh Silesia
wiki
Talita Fontoura Alves low (sinh năm 1966) là một nhà thực vật học người Brazil. Cô là giáo sư sinh học và thực vật học tại Đại học bang Santa Cruz ở Ilhéus, Brazil. Cô trở nên nổi tiếng vì đã phát hiện và đặt tên cho Quesnelia alborosea, một thành viên của họ Bromeliaceae có nguồn gốc ở khu vực Bahia của Brazil. Tiểu sử Năm 1988, Fontoura đã nhận được Bằng cấp của mình từ Đại học Santa Úrsula ở Rio de Janeiro. Cô có bằng thạc sĩ về sinh thái học dưới sự giám sát của Tiến sĩ Fábio Rúbio Scarano tại Đại học Campinas năm 1995, và cuối cùng là Tiến sĩ năm 2005, cũng tại Đại học Campinas. Để hoàn thành việc học của mình, cô đã tiến hành nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro. Từ năm 1996, cô làm giáo sư tại Đại học bang Santa Cruz ở Ilhéus, Bahia, và tiếp tục đóng góp cho các lĩnh vực sinh thái trong đa dạng sinh học và bảo tồn. Lĩnh vực nghiên cứu của cô là cấu trúc và cộng đồng của epiphyte. Cô đã bắt đầu nghiên cứu về Bromeliaceae tại Vườn thực vật Rio de Janeiro về các khía cạnh khác nhau của họ thực vật đó như các việc kiểm tra thực vật học và việc ăn trái cây. Chú thích Tham khảo Nhân vật còn sống Nhà khoa học nữ thế kỷ 21 Sinh năm 1966 Nhà thực vật học với tên viết tắt
wiki
thumb|So sánh hai acid nucleic chủ yếu: RNA (bên trái) và DNA (bên phải), hiển thị tách biệt xoáy ốc và nhóm gốc base chứa nitơ của acid nucleic. nhỏ|Nhà khoa học Thuỵ Sĩ Friedrich Miescher phát hiện acid nucleic vào năm 1869. Sau đó, ông nêu ra quan điểm chúng nó đáng được gia nhập di truyền. Acid nucleic là một thứ hợp chất đại phân tử sinh vật, là vật chất tổng hợp của tất cả hình thức mạng sống đã biết ắt hẳn không được thiếu. Acid nucleic được cấu tạo bởi các đơn phân gọi là nucleotide, chúng được cấu tạo bởi 3 thành phần: đường 5-carbon, nhóm gốc phosphat và nhóm gốc base chứa nitơ. Có hai loại Acid nucleic chính là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA). Nếu như đường 5-carbon là ribose thì polymer hình thành là RNA; nếu như đường 5-carbon là Deoxyribose thì polymer hình thành là DNA. Acid nucleic là đại phân tử sinh vật trọng yếu nhất (còn lại là amino acid / Protein, carbohydrat / hợp chất hữu cơ gồm carbon và hydro, lipid / chất béo). Số lượng nhiều chúng nó tồn tại ở tất cả sinh vật, có chức năng biên soạn mã, đưa chuyển và biểu đạt thông tin di truyền. Nói cách khác, thông tin di truyền được chuyển giao thông qua trình tự acid nucleic. Phân tử DNA có chứa tất cả thông tin di truyền của giống loài sinh vật, là phân tử sợi đôi, trong đó đại đa số là đại phân tử có kết cấu hình dạng chuỗi, cũng có một phần ít hiện ra kết cấu hình dạng vòng, phân tử lượng thông thường rất lớn. RNA chủ yếu là phụ trách dịch mã và biểu đạt thông tin di truyền của DNA, là phân tử sợi đơn, phân tử lượng phải ít hơn nhiều so với DNA. Acid nucleic tồn tại rộng khắp ở bên trong tất cả tế bào động thực vật, vi sinh vật và Virus, thể phệ khuẩn, là một trong những vật chất cơ bản nhất của mạng sống, đã xây dựng tác dụng quyết định trọng yếu đối với các hiện tượng như phát dục, di truyền và biến dị. Acid nucleic được nhà khoa học Thuỵ Sĩ Friedrich Miescher phát hiện vào năm 1869. Việc nghiên cứu thật nghiệm acid nucleic đã tạo thành bộ phận hợp thành trọng yếu của nghiên cứu sinh vật học và y học hiện đại, đã hình thành nền móng của bộ gen và pháp y học, cùng với công nghệ sinh học và ngành công nghiệp chế thuốc. Chủng loại và tác dụng Chủng loại Nucleotide là đơn vị cơ bản tổ thành acid nucleic, tức là mônôme của nucleotide hợp thành phân tử acid nucleic. Một phân tử nucleotide là do một phân tử nhóm gốc base chứa nitơ, một phân tử đường 5-carbon và một phân tử nhóm gốc phosphat hợp thành. Căn cứ vào sự khác nhau của đường 5-carbon có thể đem acid nucleic chia làm hai loại lớn acid deoxyribonucleic (DNA) và acid ribonucleic (RNA). Chất tương tự acid nucleic Chất tương tự acid nucleic là hợp chất tương tự kết cấu với DNA và RNA mà tồn tại ở thiên nhiên, dùng cho nghiên cứu y học và sinh vật học phân tử. Chất tương tự acid nucleic đã phát sinh biến hoá ở giữa phân tử nucleotide mà hợp thành acid nucleic cùng với nhóm gốc base chứa nitơ, đường 5-carbon và nhóm gốc phosphat mà hợp thành nucleotide. Thông thường, những biến hoá này được nhóm gốc base của chất tương tự acid nucleic kết đôi và tính chất chồng chất nhóm gốc base đã phát sinh biến hoá. Ví dụ như nhóm gốc base thông dụng được kết đôi với tất cả bốn nhóm gốc base kinh điển, thêm nữa chất tương tự khung xương acid phosphoric - đường (như ANP) thậm chí có thể hình thành được ba tầng xoáy ốc. Chất tương tự acid nucleic cũng gọi là nucleotide dị nguyên, đã đại biểu một trong những trụ chống chủ yếu của sinh học dị nguyên, tức là thiết kế sự sống dựa theo hình thức tự nhiên mới ra đời nhằm thay thế hoá học sinh vật. Chất tương tự acid nucleic bao gồm acid nucleic peptide (ANP), acid nucleic khoá kín (ANL) cùng với acid nucleic ethylen glycol (ANG) và acid nucleic threose (ANT). Bởi vì sợi chuỗi chính của phân tử đã phát sinh biến hoá, chúng nó có sự khác nhau rõ ràng với DNA hoặc RNA tồn tại ở thiên nhiên. Tác dụng DNA là cơ sở vật chất chủ yếu nhằm tích trữ, sao chép và đưa chuyển thông tin di truyền. RNA xây dựng tác dụng trọng yếu trong quá trình sinh tổng hợp protein - trong đó, RNA vận chuyển (tRNA) phát sinh tác dụng mang dắt và dời chuyển amino acid hoạt hoá; RNA thông tin (mRNA) là khuôn mẫu của sinh tổng hợp protein; RNA ribosome (rRNA) là nơi chỗ chủ yếu của các tế bào hợp thành protein. Ngoài ra, bây giờ rất nhiều chủng loại RNA có chức năng khác, ví như RNA tiểu phân tử (miRNA). Chất tương tự acid nucleic chủ yếu dùng cho nghiên cứu y học và sinh học phân tử. Lịch sử Acid nucleic do nhà sinh vật học và bác sĩ quốc tịch Thụy Sĩ Friedrich Miescher phân li được trước nhất vào năm 1869, gọi là nuclein. Thời kì đầu niên đại 80 thế kỉ XIX, nhà hoá học sinh vật Đức Albrecht Kossel - người giành được Giải thưởng Nobel Sinh lí học hoặc Y học năm 1910, tiến một bước tinh chế thu được acid nucleic, đã phát hiện tính acid mạnh của nó. Ông ấy về sau cũng đã xác định nhóm gốc nucleobase. Năm 1889, nhà bệnh lí học Đức Richard Altmann đã sáng tạo thuật ngữ acid nucleic này, đã chọn lấy thay thế nuclein. Năm 1938, nhà vật lí học và nhà sinh vật học Anh Quốc William Astbury và Florence Bell (về sau đổi tên thành Florence Sawyer) đã phát biểu sách đồ hoạ diễn xạ tia X của DNA đầu tiên. Năm 1953, nhà sinh vật học phân tử Hoa Kỳ James Watson và nhà sinh vật học phân tử Anh Quốc Francis Crick đã xác định kết cấu của DNA. Việc nghiên cứu thật nghiệm acid nucleic đã tạo thành bộ phận hợp thành trọng yếu của sinh vật học và nghiên cứu y học hiện đại, đồng thời đã dựng yên nền móng cho bộ gen và pháp y học cùng với công nghệ sinh học và ngành công nghiệp chế thuốc. Tính chất tương quan Chú ý Tham khảo Xem thêm Liên kết ngoài Interview with Aaron Klug, Nobel Laureate for structural elucidation of biologically important nucleic-acid protein complexes provided by the Vega Science Trust. Nucleic Acids Research journal Nucleic Acids Book (free online book on the chemistry and biology of nucleic acids) Di truyền học Phân tử sinh học Acid hữu cơ
wiki
Hiếu Văn Phế Hoàng hậu Phùng thị (chữ Hán: 孝文廢皇后馮氏) là nguyên phối Hoàng hậu của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành của triều Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử Phùng thị xuất thân từ Trường Lạc Phùng thị (長樂馮氏) danh giá của hoàng tộc Bắc Yên, là con gái của Thái sư Phùng Hi (馮熙), không rõ sinh mẫu, không biết bà có phải con gái của Phùng Hi và Bác Lăng công chúa (博陵公主) hay không. Phùng Hi là anh trai của Văn Minh Thái hậu Phùng thị - người nhiếp chính qua hai triều Hiến Văn Đế và Hiếu Văn Đế. Xét vai vế gia tộc, bà là cháu gọi Thái hậu bằng cô. Năm Thái Hòa thứ 17 (493), bà nhập cung làm phi tần. Sau đó, Thái úy Thác Bạt Phi (拓跋丕) dâng sớ, Trung cung vô chủ là không thỏa đáng, nên xét người hiền mà lập, vì vậy nên lập Phùng thị làm Hoàng hậu. Hiếu Văn Đế phụng di chiếu của Văn Minh Thái hậu (đã qua đời trước đó vào năm 490) mà làm theo. Thời gian làm chính cung, Phùng hoàng hậu tuân theo điển lễ rất nghiêm ngặt, giúp Hiếu Văn Đế rất nhiều trong việc chấn chỉnh nội đức. Khi Hiếu văn Đế tiến hành nam hạ, bà ở Bình Thành tiến hành thiên đô đến Lạc Dương, sắp xếp ổn thỏa, hoàn thành chí lớn của phu quân. Khi Hiếu Văn Đế ban sư hồi kinh, rất cảm kích và sủng ái Phùng hậu. Trước đó, chị gái khác mẹ của Phùng hoàng hậu là Phùng thị vào cung, khoảng năm Thái Hòa thứ 7 (483), thụ Quý nhân, nhưng do có bệnh mà về lại nhà an dưỡng. Đến năm Thái Hòa thứ 18 (494), Hiếu Văn Đế nghe nói Phùng Quý nhân bệnh đã khỏi, lại nghe Phùng Hoàng hậu cầu tình, nên xuống chiếu dụ rước Phùng Quý nhân quay trở lại hoàng cung, thụ phong Tả Chiêu nghi, địa vị chỉ sau Hoàng hậu. Phùng Chiêu nghi tuy được em gái cầu tình nên quay lại hoàng cung, song lại tự cho rằng mình là chị nên không chịu dưới trướng em gái, tìm mọi cách tước đi hậu vị của Phùng hậu. Năm Thái Hòa thứ 20 (496), mùa xuân, sau nhiều sự vu hãm của chính Tả Chiêu nghi, Hiếu Văn Đế phế truất Hoàng hậu Phùng thị làm [Thứ nhân; 庶人]. Phế hậu sau đó đến Dao Quang tự (瑤光寺) và trở thành một ni cô, sống hết quãng đời còn lại. Tham khảo Ngụy thư Bắc sử Tư trị thông giám Hoàng hậu Bắc Ngụy Ngày mất không rõ Năm sinh không rõ
wiki
Đảng Cộng sản Toàn liên minh Bolshevik (, , ВКПБ) là một chính đảng Marx-Lenin và chống chủ nghĩa xét lại hoạt động trên phạm vi Nga và các cựu thành viên Liên Xô từ 1991 đến nay. Lịch sử Đảng Cộng sản Toàn liên minh Bolshevik do nữ giáo sư Nina Aleksandrovna Andreyeva khởi xướng vào tháng 11 năm 1991 trong bối cảnh Liên bang Soviet vừa giải thể ít tháng. Ngay lúc đó, bà đang nổi danh với bức thư "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc mình được". Mặc dù chung lí tưởng cộng sản, nhưng tổ chức này với nòng cốt là một số chi bộ Đảng Cộng sản Liên Xô tại Moskva, Sankt-Peterburg tự coi mình là kế thừa chính thống Đảng Bolshevik Lenin và đối lập với Đảng Cộng sản Nga, công khai chỉ trích xu thế cải cách trong nội bộ những người cộng sản Nga và kịch liệt lên án các chính sách của tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin. Phương châm Truyền thông Đảng này xuất bản liên tục các tờ báo như Edinstvo (Единство), Bolshevik (Большевик), Bolshevik Kavkaza (Большевик Кавказа), Bolshevik Stavropol'ja (Большевик Ставрополья), Bolshevik Osetii (Большевик Осетии), Vpered (Вперед), Serp i Molot (Серп и Молот), Golos Stalingrada (Голос Сталинграда) and Raboche-Krest'janskaja pravda (Рабоче-Крестьянская правда). Tổ chức thanh niên của đảng là Đoàn Thanh niên Cận vệ Toàn liên minh Bolshevik. Xem thêm Đảng Cộng sản Liên Xô Đảng Cộng sản Nga Tham khảo Коргунюк Ю. Г., Заславский С. Е. Российская многопартийность: становление, функционирование, развитие. М.: Фонд ИНДЕМ, 1996 Холмская М. И. Коммунисты России: факты, идеи, тенденции. М., 1998 Liên kết ngoài Официальный сайт ВКПБ Всесоюзная Молодая Гвардия большевиков Московская организация ВКПБ Новосибирская организация ВКПБ Северо-Кавказское бюро ВКПБ Бюро ВКПБ по Сибири и Дальнему Востоку Ижевский горком ВКПБ ВКПБ-Украина Выборы в России. Выборы — справка. Всесоюзная коммунистическая партия большевиков (ВКПБ) ВКПБ(р) Всесоюзная Молодая Гвардия Большевиков ВКПБ(р) Коммунистическое движение Đảng cộng sản ở Nga Đảng phái chính trị cực tả Chính trị cực tả Nga Đảng phái chính trị xuyên quốc gia
wiki
Pecora là danh pháp khoa học để chỉ một cận bộ chứa các loài động vật móng guốc, với số lượng các loài còn sinh tồn chiếm phần lớn các loài còn sinh tồn của phân bộ Nhai lại (Ruminantia), bao gồm dê, cừu, linh dương, hươu, nai, trâu, bò, hươu cao cổ và linh dương sừng tỏa. Các thành viên duy nhất còn sinh tồn của phân bộ Ruminantia mà không thuộc cận bộ Pecora là các loài cheo cheo thuộc cận bộ Tragulina, với đặc điểm là không có sừng và dạ dày 4 túi của chúng kém phát triển so với các loài của cận bộ này. Điều này làm cho các loài của cận bộ Pecora đôi khi được gọi là "động vật nhai lại có sừng". Các loài Pecora cũng được coi là "động vật nhai lại bậc cao", do chúng phát sinh muộn hơn so với các nhóm còn lại của phân bộ Nhai lại. Mặc dù Pecora là một nhánh được hỗ trợ khá tốt, nhưng mối quan hệ chính xác giữa các họ trong phạm vi cận bộ này lại chưa rõ ràng và gây tranh cãi. Phân loại Bộ Artiodactyla Phân bộ Suina: lợn, hà mã và lợn pêcari Phân bộ Tylopoda: lạc đà và lạc đà không bướu Phân bộ Whippomorpha hay Cetancodonta: cá voi và hà mã Phân bộ Ruminantia Cận bộ Tragulina: cheo cheo (cận ngành) Cận bộ Pecora Họ Moschidae: hươu xạ Họ Cervidae: hươu, nai Họ Giraffidae: hươu cao cổ và okapi Họ Antilocapridae: linh dương sừng nhánh Họ Bovidae: bò, trâu, cừu, dê và linh dương Họ †Gelocidae Họ †Climacoceratidae Họ †Palaeomerycidae Họ †Hoplitomerycidae Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi Pecora dưới đây dựa theo Zurano et al. (2019), Tham khảo
wiki
Bangka (đôi khi viết là Banka) là một hòn đảo nằm phía đông đảo lớn Sumatra, Indonesia. Cũng có một hòn đảo nhỏ cùng tên nằm ở phía bắc của tỉnh Sulawesi, Indonesia. Địa lý Bangka cùng với đảo Belitung tạo thành tỉnh Bangka-Belitung. Bangka nằm ở phía đông Sumatra, cách biệt qua eo biển Bangka; phía bắc là Biển Đông, phía đông, qua eo biển Gaspar, là đảo Belitung, và phí nam là biển Java. Diện tích hòn đảo là 12.000 km². Đại hình chiếm ưu thế trên đảo là các đồng bằng, đầm lầy, đồi thấp xe lẫn với các bãi biển và vườn tiêu cùng các mỏ thiếc. Đô thị lớn nhất trên đảo là Pangkalpinang, đây cũng là tỉnh lị của Bangka-Belitung. Sungailiat là thành phố lớn thứ hai trên đảo Bangka. Muntok Mentok là cảng chính ở phía tây. Các đô thị quan trọng khác là Toboali ở miền nam, Koba là một thị trấn khai mỏ quặng thiếc quan trọng, cũng nằm ở phía nam của đảo, Belinyu là một đô thị nổi tiếng với hải sản. Có 4 hải cảng trên đảo Bangka; Muntok ở cực tây, Belinyu ở cực bắc, Sadai ở cực nam, và Pangkal Balam là hải cảng gần tỉnh lị Pangkalpinang nhất. Nhân khẩu Phần lớn cư dân trên đảo là người Mã Lai và người Indonesia gốc Hoa, chủ yếu là nhóm Khách Gia. Dân cư phân tán tại các mỏ thiếc, các đồn điền cọ dầu, đồn điền cao su, ngành đánh cá và trong các trang trại trồng tiêu. Lịch sử Bangka được quốc vương Palembang nhượng cho Anh Quốc vào năm 1812, nhưng đến năm 1814 đảo được người Anh đổi cho người Hà Lan để lấy Cochin tại Ấn Độ. Hòn đảo đã bị Nhật Bản xâm chiếm từ tháng 2 năm 1942 đến tháng 8 năm 1945. Nơi đây trở thành một phần của nước Indonesia độc lập vào năm 1949. Đảo Bangka, cùng với đảo Belitung lân cận, nguyên là một phần của tỉnh Nam Sumatra (Sumatera Selatan), nhưng vào năm 2000 hai hòn đảo được tách ra để thành lập tỉnh Bangka-Belitung. Bangka cũng được biết đến với hai sự kiện khác: Thảm sát đảo Bangka trong Thế Chiến II, do Đế quốc Nhật Bản gây ra cho các y tá người Úc cùng các quân nhân và dân thường người Anh và Úc, diễn biến của việc này được ghi trong quyển sách Lord Jim của Joseph Conrad. Năm 1930 Bangka có tổng dân số 205.363. Tham khảo Bangka Belitung Đảo Sumatra
wiki
RPM Package Manager (RPM) (ban đầu là Red Hat Package Manager; bây giờ là một từ viết tắt đệ quy) là một trình quản lý gói. Tên gọi RPM đề cập đến: định dạng file.rpm, file có định dạng file.rpm, phần mềm đóng gói file, và chương trình quản lý gói của chính nó. RPM được thiết kế chủ yếu cho các bản phân phối Linux; định dạng tập tin là định dạng gói cơ bản của Linux Standard Base. Mặc dù nó đã được tạo ra để sử dụng trong Red Hat Linux, RPM hiện được sử dụng trong nhiều bản phân phối Linux.  Nó cũng đã được chuyển sang một số hệ điều hành khác, chẳng hạn như Novell NetWare (các phiên bản 6.5 SP3) và AIX của IBM (các phiên bản 4). Một gói RPM có thể chứa một thiết lập tùy ý của các tập tin. Phần lớn các tập tin RPM gặp phải là “RPM nhị phân” (hay BRPMs) có chứa các phiên bản biên dịch của một số phần mềm. Ngoài ra còn có “source RPMs” (hay SRPMs) chưa các file mã nguồn được sử dụng để đóng gói. Chúng có một từ khóa thích hợp trong phần đầu tập mà phân biệt chúng với (B)RPM bình thường, khiến chúng bị tách ra vào /usr/src khi cài đặt. SRPMS có phần mở rộng file".src.rpm" (.spm trên hệ thống file giới hạn 3 ký tự mở rộng, ví dụ DOS FAT trước đây). Lịch sử RPM ban đầu được viết vào năm 1997 bởi Erik Troan và Marc Ewing, dựa trên các kinh nghiệm pms, rpp, và pm experiences. pm được viết bởi Rik Faith và Doug Hoffman tháng 5/1995 cho Red Hat Software, thiết kế và triển khai thực hiện của nó ảnh hưởng rất lớn từ pms, một hệ thống quản lý gói được viết bởi Faith và Kevin Martin vào mùa thu năm 1993 cho Bogus Linux Distribution. pm bảo tồn mô hình "Pristine Sources + patches"của pms, trong khi bổ sung các tính năng và loại bỏ những hạn chế có mặt trong việc thực hiện. pm cung cấp nhiều hỗ trợ tăng cường cơ sở dữ liệu để theo dõi và kiểm tra các gói cài đặt Tính năng  Đối với một quản trị viên hệ thống thực hiện cài đặt phần mềm và bảo trì, việc sử dụng các phần mềm quản lý chứ không phải cài đặt  thủ công có những lợi thế như đơn giản, nhất quán và khả năng cho các quá trình này tự động và không tương tác. Các tính năng của RPM bao gồm: Các gói RPM có thể được xác minh mã hóa với GPG và MD5 Lưu trữ mã nguồn gốc(e.g. .tar.gz, .tar.bz2) có trong SRPMS,khiến dễ xác minh hơn PatchRPMs và DeltaRPMs, RPM tương đương với một tập tin vá lỗi, từng bước có thể cập nhật phần mềm được cài đặt RPM Automatic build-time dependency evaluation. Local operations Gói có thể đến từ bên trong một phân phối cụ thể (ví dụ như Red Hat Enterprise Linux) hoặc được xây dựng cho nó bởi các bên khác (ví dụ RPM Fusion cho Fedora). Phụ thuộc chéo giữa các RPM phụ thuộc lẫn nhau (được gọi là "phụ thuộc địa ngục") có thể có vấn đề; trong trường hợp này là một lệnh cài đặt duy nhất cần phải xác định tất cả các gói có liên quan. Kho lưu trư RPM thường được thu gom tập trung về một hoặc nhiều kho lưu trữ trên internet. Một site thường có một kho lưu trữ RPM của riêng mình và có thể hoạt động như một mirrors địa phương của một kho lưu trữ trên internet hoặc là bộ sưu tập được duy trì tại địa phương của RPM hữu ích. Front ends Một số front-ends để RPM giảm bớt quá trình thu thập và cài đặt RPM từ kho và giúp đỡ trong việc giải quyết phụ thuộc của họ. Bao gồm các: yum dùng trên Fedora, CentOS 5, Red Hat Enterprise Linux 5 và mới hơn, Scientific Linux, Yellow Dog Linux và Oracle Linux DNF, giới thiệu trên Fedora 18, mặc định từ phiên bản 22. up2date dùng trong Red Hat Enterprise Linux, CentOS 3 và 4, và Oracle Linux Zypper dùng trên MeeGo, openSUSE và SUSE Linux Enterprise urpmi dùng trên Mandriva Linux, ROSA Linux và Mageia apt-rpm, một port  Advanced Packaging Tool (APT) của Debian dùng trên Ark Linux, PCLinuxOS và ALT Linux Smart Package Manager, dùng trên Unity Linux, có sẵn cho nhiều bản phân phối bao gồm Fedora. rpmquery, một tiện ích dòng lện tích hợp sẵn trên (làm ví dụ) Red Hat Enterprise Linux Cơ sở dữ liệu cài đặt RPM cục bộ Hoạt động phía sau người quản lý gói là cơ sở dữ liệu RPM, lưu trữ trong /var/lib/rpm. Nó dùng  Berkeley DB làm back-end của nó. Nó bao gồm một cơ sở dữ liệu duy nhất (trọn gói) có chứa tất cả metadata của file cài đặt RPM. Nhiều cơ sở dữ liệu được tạo ra cho mục đích lập chỉ mục, sao chép dữ liệu để tăng tốc độ truy vấn. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng để theo dõi tất cả các tập tin được thay đổi và tạo ra khi một người sử dụng (dùng RPM) cài đặt một gói, do đó cho phép người sử dụng (thông qua RPM) để đảo ngược những thay đổi và loại bỏ các gói sau đó.Nếu cơ sở dữ liệu bị hỏng (có thể nếu RPM client bị killed), các cơ sở dữ liệu chỉ mục có thể được tái tạo bằng lệnh rpm --rebuilddb. Miêu tả Trong khi định dạng RPM là như nhau trên các bản phân phối Linux khác nhau, quy ước chi tiết và hướng dẫn có thể khác nhau giữa chúng. Tên file và nhãn của các gói Một RPM được phân phối trong một tập tin duy nhất, thường là trong các định dạng: <name>-<version>-<release>.<architecture>.rpm ví dụ như: libgnomeuimm-2.0-2.0.0-3.i386.rpm where <name> is libgnomeuimm, <version> is 2.0, <release> is 2.0.0-3, and <architecture> is i386. Mã nguồn cũng có thể được phân phối trong các gói RPM trong trường hợp đó <architecture> được quy định như src as in, libgnomeuimm-2.0-2.0.0-3.src.rpm RPM với phần mở rộng noarch.rpm tham khảo các gói mà không phụ thuộc vào kiến trúc của một máy tính nào đó. Chúng bao gồm đồ họa và văn bản cho một chương trình khác để sử dụng, và các chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình thông dịch như các chương trình Python và shell scripts. Nội dung RPM cũng bao gồm một package label, chứa các mảnh thông tin sau đây: tên phần mềm phiên bản phần mềm (phiên bản lấy từ nguồn ngược dòng gốc của phần mềm) phát hành gói (số lần các gói đã được built lại bằng cách sử dụng cùng một phiên bản của phần mềm). Trường này cũng thường được sử dụng để chỉ ra sự phân bố cụ thể các gói cho bằng cách thêm các chuỗi như "mdv" (trước đây là, "mdk") (Mandriva Linux), "mga" (Mageia), "fc4" (Fedora Core 4), "rhl9" (Red Hat Linux 9), "suse100" (SUSE Linux 10.0)... kiến trúc của gói khi built (i386, i686, x86_64, ppc,...) Các trường label không cần phải phù hợp với tên tập tin. Thư viện đóng gói Thư viện được phân phối trong hai gói riêng biệt cho mỗi phiên bản. Một chứa mã biên dịch sẵn để sử dụng run-time, trong khi cái thứ hai có chứa các tập tin phát triển liên quan như tiêu đề... Những gói có "-devel" nối vào trong tên. Các quản trị viên hệ thống phải đảm bảo rằng các phiên bản của hệ nhị phân và các gói phát triển phù hợp. Định dạng Định dạng nhị phân và bao gồm bốn phần: Lead, trong đó xác định các tập tin như một tập tin RPM và chứa nhiều header dư thừa. Chữ ký, có thể được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và/hoặc tính xác thực. Header, chứa metadata bao gồm tên gói, phiên bản, kiến trúc, danh sách tập tin... Một kho lưu trữ tập tin (payload), mà thường là ở định dạng cpio, nén với gzip. Các công cụ rpm2cpio cho phép thu hồi các tập tin cpio mà không cần phải cài đặt gói RPM. Các phiên bản gần đây của RPM cũng có thể sử dụng kiểu nén bzip2, lzip, lzma, hoặc xz.. Định dạng RPM 5.0 hỗ trợ sử dụng  chuẩn nén xar. SPEC file Các "Recipe" để tạo ra một gói RPM là một file spec. File Spec có phần mở rộng ".spec" và chứa tên gói, phiên bản, số RPM sửa đổi, các bước để xây dựng, cài đặt, và dọn dẹp một gói, và một changelog. Nhiều gói có thể được xây dựng từ một file RPM đặc tả duy nhất, nếu muốn. Gói RPM được tạo ra từ các tập tin RPM đặc tả bằng cách sử dụng công cụ rpmbuild. File Spec thường phân bố trong các tập tin SRPM, có chứa các file spec đóng gói cùng với mã nguồn. SRPM Một RPM điển hình là phần mềm tiền biên dịch sẵn sàng để cài đặt trực tiếp. Các mã nguồn tương ứng cũng có thể được phân phối. Điều này được thực hiện trong một SRPM, bao gồm cả các file "SPEC" mô tả các phần mềm và cách nó được xây dựng. Các SRPM cũng cho phép người sử dụng để biên dịch, và có thể sửa đổi, mã chính nó. Một gói phần mềm có thể chỉ chứa các script là kiến trúc độc lập. Trong một trường hợp như vậy chỉ có một SRPM có thể có sẵn; đây vẫn là một RPM cài đặt. Phân nhánh , có hai phiên bản của RPM đang phát triển: một dẫn dắt bởi dự án Fedora và Red Hat, và phiên bản kia bởi một nhóm riêng biệt được dẫn dắt bởi một nhà bảo trì trước của RPM, một cựu nhân viên của Red Hat. RPM.org Sửa đổi quan trọng đầu tiên của cộng đồng rpm.org là trong tháng 7/2007; phiên bản 4.8 phát hành tháng 1/2010, phiên bản 4.9 tháng 3/2011, 4.10 trong tháng 5/2012, 4.11 tháng 1/2013, 4.12 tháng 9/2014 và 4.13 tháng 7/2015. Phiên bản này được dùng trên các bản phân phối như Fedora, Red Hat Enterprise Linux, openSUSE và SUSE Linux Enterprise, Unity Linux, Mageia, Mandriva trước đây (trước 2010). RPM v5 Jeff Johnson, người bảo trì RPM từ năm 1999, tiếp tục nỗ lực phát triển cùng với sự tham gia của một số bản phân phối khác. RPM phiên bản 5 được phát hành tháng 5 năm 2007. Phiên bản này được sử dụng bởi các bản phân phối như Wind River Linux, Rosa Linux, và OpenMandriva Lx (Mandriva Linux trước đây đã chuyển sang rpm5 năm 2011) và cũng được dự án OpenPKG cung cấp các gói và công cụ cho các nền tảng UNIX khác. OpenMandriva Lx xem là chuyển trở lại rpm.org trước khi folding. Xem thêm Autopackage — một hệ thống quản lý gói "bổ sung" Delta ISO — một hình ảnh ISO chứa file RPM Package Manager dpkg — hệ thống quản lý gói được sử dụng bởi Debian và các dẫn xuất của nó Danh sách bản phân phối Linux dựa trên RPM pkg-config — thư viện truy vấn để biên dịch phần mềm từ mã nguồn của nó MANCOOSI Chú thích Liên kết ngoài Trang chủ dự án RPM.org Trang chủ RPM5 Package Manager RPM and DPKG command reference The story of RPM by Matt Frye in Red Hat Magazine How to create an RPM package Advanced RPM query strings Video tutorials for Building and Patching the RPMs RPM Notes - Building RPMs the easy way Packaging software with RPM, Part 1: Building and distributing packages Learn Linux, 101: RPM and YUM package management Phần mềm
wiki
Sulbactam là một chất ức chế beta-lactamase. Thuốc này được sử dụng kết hợp với kháng sinh beta-Lactam để ức chế beta-Lactamase, một loại enzyme được sản xuất bởi vi khuẩn phá hủy kháng sinh. Nó đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1977 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1986. Sử dụng trong y tế Sulbactam có thể ức chế các dạng phổ biến nhất của Beta-lactamase phổ biến nhất nhưng không có khả năng tương tác với cephalosporinase của AmpC. Do đó, nó bảo vệ rất ít chống lại vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Citrobacter, Enterobacter và Serratia, thường biểu hiện gen này. Ở Hoa Kỳ, sulbactam được kết hợp để tạo thành ampicillin/sulbactam. Nó có một số hoạt động kháng khuẩn khi dùng một mình, nhưng nó quá yếu để có bất kỳ tầm quan trọng lâm sàng nào. Việc sử dụng nó ở Anh được giới hạn trong các bệnh viện. Sự kết hợp cefoperazon/sulbactam (Sulperazon) có sẵn ở nhiều quốc gia. Gần đây, việc sử dụng nó trong điều trị nhiễm trùng huyết Acinetobacter đang nhận được sự quan tâm mới. Cơ chế Sulbactam là một chất ức chế không thể đảo ngược của-lactamase; nó liên kết với enzyme và không cho phép nó làm giảm kháng sinh. Xem thêm Tazobactam Clavulanate Tham khảo Acid carboxylic Lactam
wiki
Bridegroom (tựa đầy đủ: Bridegroom: A Love Story, Unequaled) là một bộ phim tài liệu của Mỹ nói về mối quan hệ giữa hai chàng thanh niên đồng tính. Phim được đạo diễn và sản xuất vào năm 2013 bởi Linda Bloodworth-Thomason. Bridegroom được công chiếu tại Liên hoan phim Tribeca vào ngày 23 tháng 4 năm 2013 và đã thu hút được sự quan tâm của báo chí vì được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton giới thiệu ngay tại liên hoan phim này. Bộ phim đã thắng Giải thưởng do Khán giả bình chọn cho Phim Tài liệu hay nhất (Audience Award for Best Documentary Film) tại LHP Tribeca 2013. Bridegroom cũng giành được giải Phim Tài liệu xuất sắc nhất (Outstanding Documentary) cùng với phim Call Me Kuchu tại Giải thưởng GLAAD Media năm 2014. Cốt truyện Bridegroom thuật lại câu chuyện về Shane Bitney Crone và người bạn đời đồng tính Thomas Lee "Tom" Bridegroom. Tom chết trong một tai nạn thương tâm do bị rơi từ mái của một ngôi nhà bốn tầng vào ngày 7 tháng 5 năm 2011. Sau khi Tom chết, Shane cảm thấy bị bỏ rơi và bị khước từ những bảo vệ pháp lý cơ bản. Bộ phim nói về chuyện tình kéo dài sáu năm của họ, và những dằn vặt, khốn khó mà Shane phải đối mặt sau cái chết của Tom, kể cả việc gia đình Tom không cho phép Shane tham dự lễ tang của Tom. Sản xuất Bridegroom bắt nguồn từ bộ phim ngắn It Could Happen to You (tạm dịch: Điều này có thể xảy ra với bạn) do Shane đăng trên YouTube năm 2012 để kỉ niệm một năm ngày mất của Tom. Sau một thời gian quảng bá trên mạng xã hội, đạo diễn Bloodworth-Thomason, người từng gặp cặp đôi Tom-Shane trong một lễ cưới ở Palm Springs, California, đã đồng ý ký hợp đồng với Shane để sản xuất thành một bộ phim dài và đầy đủ hơn. Công tác sản xuất bắt đầu từ mùa hè năm 2012. Kinh phí $384.375 được gây quỹ trên trang web Kickstarter, vượt xa mục tiêu $300.000 và trở thành bộ phim tài liệu được gây quỹ nhiều nhất từ cộng đồng. Nhạc phim Các bài hát được sử dụng phim bao gồm cả những nhạc phẩm từ những người bạn của cặp đôi Tom-Shane: Colleen McMahon (đơn và song ca với Tom), Ben Rector (trình diễn bởi Colleen và Shane), Allison Gray (do Tom đệm đàn), một số bản thu khác của Tom, và một bài hát của Adam Lambert, người đã gặp Shane sau khi xem "It Could Happen To You" trên YouTube. Các bài hát gốc khác được trình diễn bởi Benjy Gaither, Margo Rey, Nathan Young, và Lana Ranahan. Bộ phim cũng sử dụng một số nhạc phẩm nổi tiếng của Macklemore & Ryan Lewis và Fun.. Bài hát "If I Fall" được trình diễn bởi Tom và Allison Gray trong một cảnh của bộ phim được đăng trên YouTube vào tháng 11 năm 2013.() Phân phối Bridegroom được khởi chiếu trên truyền hình vào ngày 27 tháng 10 năm 2013, trên Oprah Winfrey Network. Bộ phim cũng được phát hành trên Netflix và trên DVD vào tháng 11 năm 2013. Chú thích Liên kết ngoài Chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter Phim Mỹ Phim năm 2013 Phim tiếng Anh Phim tài liệu Mỹ Phim liên quan đến LGBT của Mỹ Phim liên quan đến LGBT thập niên 2010
wiki
Đứng giữa đất Côn Lôn (Về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh) – Bình giảng Ngữ Văn 8 Hướng dẫn Đứng giữa đất Côn Lôn Như ta đã biết, vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Châu Trinh ngắn hơn cụ Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài Đập đá ở Côn Lôn. So với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn ra đời trước sáu năm. Xa cách về thời gian, về không gian, nhưng cảnh ngộ tác giả – người anh hùng chí lớn bị mất tự do – nhất là bản lĩnh làm người của hai nhà thơ thì tương tự, nên tác phẩm có đôi ba nét tương đồng. Nét tương đồng dễ thấy giữa hai bài thơ là về thể thơ, cả hai đều là thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật ; về đề tài, cả hai đều là thơ viết trong tù vượt trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự hoạ chân dung nhân cách của chính mình ; về giọng điệu, cả hai đều là thơ khẩu khí hào hùng, mạnh mẽ, đậm chất anh hùng ca,… Tất nhiên, xét về nội dung, ngôn từ, hình ảnh,… cụ thể của tác phẩm, Đập đá ở Côn Lôn khác với Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Điểm sáng chói nhất trong bài thơ của cụ Phan Châu Trinh là hình tượng một đấng tài trai hiên ngang, ngạo nghễ vung cao chiếc búa… đứng giữa đất Côn Lôn rải rác đá hòn, đá tảng và bời bời sóng gió đại dương Bài thơ có bố cục quen thuộc của thơ Đường luật: đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên nếu ta quan sát kĩ hình tượng nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh nhà thơ – ta thấy có hai nét nổi bật: 1. Bốn câu đầu khắc hoạ dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Hai câu đề trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quả công việc, thật rõ ràng. Đó là một đấng nam nhi, đứng hiên ngang giữa “đất Côn Lôn”… Nói tới Côn Lôn, mọi người Việt Nam thuở ấy đều hiểu rằng đây là “Côn Đảo”, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm, đày đoạ những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên, hình ảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ dàng làm cho người đọc nghĩ tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích. Người trai ấy đang làm gì? Thì ra người đang đập đá. Câu thứ nhất tĩnh, xuống câu thứ hai chuyển sang nét động. Từ lừng lẫy đầu câu chưa thật rõ nghĩa. Nhưng đến cụm từ sau “làm cho lở núi non” thì ý thơ mở ra, hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi, khơi sông để sắp xếp lại núi non, trời đất. Trong thực tế, phan Châu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá để làm đường, xây nhà,… theo sự ép buộc của bọn cai ngục, sự quản thúc của bọn lính ngục. Đó là công việc chẳng hứng thụ gì nếu không nói là vô cùng cực khổ. Vậy mà, tác giả lại nói như thế, viết như thế. Thật là những câu thơ lãng mạn của một bản lĩnh người anh hùng vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc đời, để khẳng định phong cách làm người, một phong cách sống. Đến hai câu thực, phong cách sống ấy bộc lộ rõ nét hơn nữa: Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Về nghĩa tả thực, cũng như nghĩa tượng trưng, bóng bẩy, ta có cảm giác người tù – vị thần ấy đang làm việc hết mình, tung hoành, ngang dọc, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt. Hình ảnh đối xứng hài hoà, kết hợp các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc. Hoá ra, đây đâu phải việc đập đá tầm thường như kẻ địch ép buộc người tù mà chính là việc biến cải càn khôn, vũ trụ của người dũng sĩ phá tan những gò đống, đập vỡ những tảng, những hòn ngăn cản đường đi… Cặp cụm từ đánh tan, đối xứng với đập để vang lên, nghe thật sướng tai! Có thể nói, bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh Phan Châu Trinh khi phải làm khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút pháp tả thực mà phóng bút, dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự hoạ chân dung mình. Do đó, từ một việc bình thường, thậm chí tầm thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn đổi thay vũ trụ… công việc ấy lẫy lừng, vang động cả đất Côn Lôn. 2. Sang đến bốn câu sau – hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chật chẽ: “tháng ngày” – “mưa nắng” ; “thân sành sỏi” – “dạ sất son”. Ý thơ mở rộng, không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những “nắng mưa”, bão tố của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng, tất cả, mình đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi, luyện cho thân thêm “sành sỏi”, cứng rắn hơn, cho dạ “sắt son”, lòng trung thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu đối khá tinh tế: Tháng ngày – biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với “thân sành sỏi” ; Mưa nắng – biểu tượng cho những gian khổ ở đời đối chọi với “dạ sắt son”. Đồng thời, ta còn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của hai câu thơ. Dùng hai hình ảnh “sành sỏi” và “sắt son”, vốn rất gần gũi cuộc sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng: Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con. Hình ảnh “kẻ vá trời” nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại về bà “Nữ Oa đội đá vá trời”. Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời. Bởi vì, sự nghiệp cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp hơn nửa thế kỉ mà các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu theo đuổi lúc bấy giờ quả là một việc to lớn, táo bạo, nặng nề và đầy ý nghĩa, chẳng kém gì bà Nữ Oa xưa đội đá vá trời, nhằm đem lại cho nhân dân áo ấm, cơm no. Với hình ảnh vá trời ấy, nhà thơ nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên. Đồng thời, cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù đang phải làm chỉ là việc con con. Như thế, cả về niêm, luật của Đường thi lẫn nội dung, ý nghĩa, hai câu kết đã tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn. Đốt cho tiêu kiếp tù đầy Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng. Giống cảnh ngộ cụ Phan Châu Trinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở nhà tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp, đốt lửa,… Từ một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù – thi sĩ ấy đã viết nên những vần thơ ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hay Lấy củi, chúng ta không chỉ nhìn thấy nét đẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hãy nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn…
vanhoc
Tối 15/5, tại xã Khâu Vai (Mèo Vạc), UBND huyện Mèo Vạc ( tỉnh Hà Giang ) tổ chức khai mạc Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2023. Lãnh đạo tỉnh Hà Giang, huyện Mèo Vạc và các đại biểu, nhân dân địa phương và khách du lịch dâng hương miếu Ông, miếu Bà. Tới dự có Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các sở, ngành, phòng, ban của tỉnh và huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo bà con nhân dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Tại Lễ khai mạc, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc cho biết, chợ Phong Lưu Khâu Vai (hay còn được gọi là chợ tình Khâu Vai) được hình thành từ năm 1919, là một truyền thuyết mang tính huyền thoại đã trở thành nét sinh hoạt đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung. Mỗi năm được tổ chức duy nhất một lần vào ngày 27/3 âm lịch, Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai đã tôn vinh nét đẹp về mối quan hệ nhân văn giữa con người với con người, đặc biệt là ca ngợi tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, lãng mạn, nồng nàn đến cháy bỏng. Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai thực sự là một bức tranh sinh hoạt văn hóa độc đáo nhất của người dân vùng cao Mèo Vạc. Với ý nghĩa đặc sắc đó, ngày 24/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL đưa Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu (hay còn gọi là Háng Phúng Lìu) Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây chính là sự khẳng định về giá trị văn hóa tinh thần độc đáo, sự bảo tồn và phát triển của phiên chợ huyền thoại này. Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc khẳng định. Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà. Để tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của các dân tộc sinh sống trên vùng Cao nguyên đá, năm 2023, huyện Mèo Vạc tiếp tục tổ chức Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai quy mô cấp huyện với chủ đề “Về nơi tình yêu bắt đầu”. Lễ hội diễn ra trong thời gian hai ngày 15-16/5/2023 (tức ngày 26-27/3 âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Ngô Mạnh Cường, đến với Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như xem chọi chim họa my, chinh phục đỉnh Mã Pì Lèng, đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm Tu Sản, thăm mê cung đá, đi cầu tình yêu. Du khách cũng sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng người dân địa phương các trò chơi dân gian như địu nước qua cầu, bịt mắt bắt vịt… Nhằm đảm bảo Lễ hội diễn ra an toàn, chu đáo, huyện cũng đã chỉ đạo đội liên ngành kiểm tra các cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh hoạt động ăn uống. Ông Ngô Mạnh Cường cho biết, qua kiểm tra, các cơ sở này đều đảm bảo các điều kiện để đón du khách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các yêu cầu vệ sinh khác. Tin, ảnh: Nam Thái
vanhoc
Trận tập kích sân bay Cát Bi hay Trận Cát Bi là một trận đánh của bộ đội địa phương tỉnh Kiến An (nay là quận Kiến An, thành phố Hải Phòng) với Thực dân Pháp diễn ra vào ngày 7 tháng 3 năm 1954. Đầu năm 1954, thực hiện chủ trương phối hợp, chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân Hải Phòng - Kiến An phối hợp các đòn tấn công của bộ đội chủ lực, mở rộng chiến tranh du kích: Hàng chục đoàn tàu bị lật đổ, hàng chục đồn bốt bị san bằng, nhiều kho xăng dầu của địch bị đốt cháy… Nhưng có lẽ chiến công vang dội nhất của quân và dân Hải Phòng - Kiến An trong kế hoạch Xuân Hè 1954 là trận tập kích sân bay Cát Bi, đốt cháy 59 máy bay. Chiến thắng Cát Bi đã góp phần làm đảo lộn, phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp, chặt đứt một con đường tiếp viện quan trọng của địch cho chiến trường Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Tình hình chung - Sân bay Cát Bi là sân bay lớn nhất của địch ở Đông Dương, được thực dân Pháp tái thiết, mở rộng và nâng cấp vào các năm 1952 - 1953 để trực tiếp phục vụ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Để bảo vệ sân bay, giặc Pháp dồn dân, lập vành đai trắng, xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, gồm 77 đồn bốt, tháp canh rải khắp sân bay, 6 - 7 lớp hàng rào dây thép gai xen lẫn bãi mìn đủ loại. Chúng còn bố phòng 13 cụm phòng không bằng vũ khí trọng liên và đặt 5 đồn bốt kiên cố chốt dọc tuyến đường 14 (Hải Phòng - Đồ Sơn). -Bên cạnh đó, cùng với việc thường xuyên duy trì hoạt động lùng sục, đánh hơi của một đại đội thám báo do viên tướng Pháp chỉ huy. Vào thời kỳ cao điểm, chúng sử dụng tới 7 tiểu đoàn Âu Phi Lê Dương và ngụy quân canh phòng bảo vệ sân bay. Hàng ngày, địch tổ chức canh giữ, tuần tiễu rất nghiêm ngặt khắp trong lẫn ngoài sân bay. Cứ 15 phút đội tuần tiễu vòng lại một lần với sự tham gia của đội quân chó săn được huấn luyện tinh thông, phương tiện cơ giới và hệ thống đèn pha chiếu sáng dày đặc. - Tháng 7/1953, tổ trinh sát thuộc bộ đội địa phương tỉnh Kiến An được giao nhiệm vụ vào xã Hòa Nghĩa xây dựng cơ sở để bí mật tổ chức đưa lực lượng trinh sát vào sân bay nắm tình hình địch. Khó khăn lớn nhất lúc này là, do địch thường xuyên bao vây, càn quét, khủng bố và phục kích trên khắp các ngả đường nên việc ra vào của trinh sát hết sức khó khăn và khó khăn lớn nhất vẫn là tiếp cận, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với cách mạng. Vì vậy anh em trinh sát ban ngày phải nằm hố, chui dưới bụi cây nơi sình lầy, bị muỗi đốt, vắt chích đau buốt, không cơm ăn, nước uống, đói rét cắt da, rồi đêm đến mới mò vào gặp dân, tuyên truyền vận động, xây dựng cơ sở. - Cứ như vậy, sau gần tháng trời bám trụ, các chiến sĩ mới xây dựng được các cơ sở trong nhân dân để chuẩn bị cho trận tập kích sân bay. Nhờ các cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên ở xã Hòa Nghĩa, Kiến Thụy mà anh em trinh sát mới thực hiện trót lọt khoảng 36 lần để đếm đi đếm lại từng hàng rào, kho tàng, bãi mìn, từng ngọn đèn pha, hoạt động của sở chỉ huy, vị trí đỗ và kích thước của từng loại máy bay; thói quen sinh hoạt của từng toán, từng ổ đèn pha và của mỗi tên trực gác… - Tuy vậy, tuần tra không ít lần các chiến sĩ trinh sát gặp sự cố bất ngờ đến thót tim như: Vô tình vướng dây hàng rào làm mìn nổ, có lần gây tiếng động mạnh trong trạm xưởng, bị địch bao vây lùng sục; quên thời gian không ra kịp trước khi trời sáng, đành phải ém quân, nhịn đói chờ đến đêm lại thực thi nhiệm vụ… Diễn biến - Lực lượng trực tiếp tham gia trận tập kích sân bay Cát Bi ngày 7/3/1954 gồm 32 cán bộ, chiến sĩ, do các đồng chí Minh Khánh (Lê Thừa Giao) làm chỉ huy trưởng, Đỗ Tất Yến làm chỉ huy phó. Từng mũi tổ chức thành các tổ 3 người, được trang bị vũ khí cá nhân (súng, lựu đạn, dao găm…) và mỗi người 3 quả bọc phá. Quân ta chia thành 2 mũi vượt sông trong điều kiện thời tiết giá rét, rồi bí mật bám theo trinh sát mở đường, vượt qua hệ thống hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc của địch để tiếp cận với sân bay.     - 0 giờ ngày 7/3/1954, mũi 1 do đồng chí Minh khánh chỉ huy đã vào trong sân bay, bí mật ém quân gần đường băng cách khu máy bay đỗ 50m. Mũi 2 do đồng chí Đỗ Tất Yến chỉ huy đã vượt qua hàng rào thứ 5 thì gặp một hồ rộng, nước sâu, bèo tốt không thể lội hoặc vòng qua được. Lúc ấy sắp đến giờ nổ súng, đồng chí Yến đắn đo định cho nổ súng báo hiệu cho mũi 1 cứ đánh, nhưng các đồng chí quân báo dẫn đường đề nghị không nổ súng mà quay lại đi theo đường mũi 1 vào sân bay để đánh. Đồng chí Yến nghe theo và cho bộ đội nhanh chóng quay ra, đi theo đường của mũi 1 vào trong sân bay. - 0 giờ 45 phút ngày 7/3, cả hai mũi tiến công đã triển khai xong, tất cả thành hàng ngang đối diện với đường băng nơi máy bay đỗ. Cán bộ chỉ huy kiểm tra từng chiến sĩ, chỉ rõ mục tiêu đánh. Lúc 1 giờ, sắp đến giờ nổ súng thì một tiểu đội lính Âu Phi đi tuần đến gần mũi 1. Đồng chí Minh Khánh nhận định: Nếu để quân địch phát hiện trước, ta sẽ mất yếu tố bất ngờ, ảnh hưởng đến kết quả trận đánh, liền hạ lệnh cho tổ quân báo nổ súng tiêu diệt bọn đi tuần và toàn đội xông lên đồng loạt ném lựu đạn diệt bọn lính gác máy bay. Bọn tuần tiễu và lính gác bị đánh bất ngờ, đối phó không kịp bị ta diệt gần hết, một vài tên sống sót bỏ chạy. - Theo lệnh tiến công, các chiến sĩ dũng cảm xông vào khu máy bay đỗ, móc bộc phá, giật nụ xòe phá hủy từng chiếc một. Bị tập kích bất ngờ, lợi dụng mấy phút đầu địch chưa kịp phản ứng, từng tổ xông lên đánh phá máy bay theo kế hoạch được phân công, lửa cháy rực cả góc trời. Khi cả sân bay Cát Bi đã biến thành biển lửa ngút trời, quân địch mới kịp hoàn hồn và tổ chức phản công. Chúng dùng hoả lực mạnh từ các hướng chống trả rất quyết liệt như: điên cuồng vãi đạn, thả đèn dù, pháo sáng tìm mục tiêu, kéo còi inh ỏi… Nhưng tất cả đã muộn, ngay sau cuộc tập kích chớp nhoáng khoảng 15 phút, đánh nhanh diệt gọn, các chiến sĩ ta đã khẩn trương rút lui khỏi trận địa, tìm về nơi tập kết an toàn trong sự vui mừng và chở che, đùm bọc của nhân dân, để lại cho quân địch bao nỗi kinh hoàng. Kết quả - Bộ đội ta đã phá huỷ và đốt cháy khoảng 59 máy bay các loại, trong đó phần lớn là máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của địch, phá huỷ nhiều vũ khí và tiêu diệt 6 lính Âu Phi, làm tê liệt hoạt động tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ của quân đội Pháp. Để có được trận tập kích vang dội, các cán bộ, chiến sĩ ta đã phải mất gần 8 tháng trời chuẩn bị, rất công phu với bao khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh (trong quá trình trinh sát, chuẩn bị và chiến đấu đã có 16 cán bộ, chiến sĩ bị bắt và hy sinh). Ý nghĩa - Tiêu hao phương tiện chiến tranh của địch, hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. - Cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trên các mặt trận, nhất là Điện Biên Phủ. Làm cho địch hoang mang, dao động. - Phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam: Sử dụng lực lượng nhỏ, với cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954). - Các chiến sĩ tham gia trận đánh được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu "Dũng sĩ Cát Bi"; đơn vị đánh sân bay Cát Bi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu "Đoàn dũng sĩ Cát Bi" và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất. Tham khảo http://anhp.vn/tran-tap-kich-san-bay-cat-bi-chia-lua-voi-dien-bien-phu-d6392.html
wiki
Slavkov u Brna (tiếng Séc phát âm: [slafkof u br̩na], tức là Slavkov Brno, từng được biết đến trong lịch sử với tên gọi Austerlitz trong tiếng Đức) là một thị trấn nằm ở phía đông của Brno thuộc vùng Nam Moravia, Cộng hoà Séc. Dân số: 5.900 người. Thị trấn được biết đến rộng rãi cho tên của mình đặt cho trận Austerlitz, mà thực sự có cự ly nhiều số cây số nơi ở phía tây của trấn. Vào đầu thế kỷ 13, Dòng Hiệp sĩ Teuton xây dựng một thành trì tu viện mà mà ngày nay vẫn còn có thể nhìn thấy trong các hầm của Cung điện Austerlitz. Ghi chép bằng văn bản đầu tiên về địa danh này có từ năm 1237. Tên tiếng Séc Slavkov được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1361 trong khi tên tiếng Đức Austerlitz xuất hiện lần đầu vào năm 1633 và được cho là tên rút gọn của Novosedlice Séc (Novosedlicz, Nausedlicz), có nghĩa là "khu định cư mới", mặc dù điều này chưa được chứng minh rõ ràng. Sau sự thất bại Hiệp sĩ Teuton tại trận Grunwald, thị trấn đã trở thành tài sản của một số chủ sở hữu quý tộc đến năm 1509, khi gia đình tầng lớp quý tộc địa phương von Kaunitz được cho là đã kiểm soát nó trong hơn 400 năm. Hình ảnh Tham khảo Shtetl Thành phố của Cộng hòa Séc
wiki