text
stringlengths 11
351k
|
---|
Mới đây, ca sĩ - diễn viên Sĩ Thanh vừa mở một phòng khám nha khoa tại TP.HCM. Trong ngày khai trương, cô diện mẫu đầm cúp ngực màu xanh nhạt để đón tiếp khách mời. Ảnh: NVCC
Được biết trong thời gian vừa qua, giọng ca Người ta chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh vì cô muốn trở thành nhà đầu tư cho chính các sản phẩm nghệ thuật của mình. Ảnh: NVCC
Nếu Sĩ Thanh yêu thích phong cách gợi cảm thì Midu lại lựa chọn một chiếc đầm sơ mi có kiểu dáng trẻ trung kết hợp với mẫu túi Hermes đắt đỏ. Bên cạnh công việc đi dạy và kinh doanh thời trang, vào đầu năm 2023 Midu có trở lại màn ảnh rộng với tác phẩm Khi ta hai lăm.Ảnh: NVCC
Dù được nhận xét là một diễn viên đa tài, thành công ở nhiều lĩnh vực nhưng nữ chính phim Thiên mệnh anh hùng cho biết cô vẫn phải trau dồi bản thân mỗi ngày. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình thành công, mà chỉ đang ở những bậc thang đầu tiên trong cuộc đời. Mỗi ngày tôi sẽ học thêm một điều gì đó. Tôi không ôm đồm công việc mà chỉ đang khám phá tất cả năng lực, giới hạn của bản thân. Trong cuộc sống, đôi khi ở thời điểm này bạn không thể nào tưởng tượng được thêm vài năm nữa mình sẽ như thế nào, bạn chỉ có thể cố gắng hơn mỗi ngày, trau dồi bản thân nhiều hơn, con đường của bạn sẽ tự dẫn bạn đến những công việc mà bạn yêu thích", cô nói. Ảnh: NVCC
Trương Quỳnh Anh cũng dành thời gian đến chúc mừng Sĩ Thanh khai trương hồng phát. Giọng ca Đơn côi khiến mọi người xuýt xoa bởi nhan sắc tươi trẻ dù đã 34 tuổi. Ảnh: NVCC
Song Luân điển trai khi tham dự lễ khai trương cơ sở kinh doanh của nữ diễn viên sinh năm 1986. Sau khi gây ấn tượng với nhân vật John trong Nhà bà Nữ, khán giả vẫn mong chờ anh có thêm một vai diễn ấn tượng khác. Ảnh: NVCC
MC Quang Bảo dành nhiều lời khen cho phòng khám nha khoa của Sĩ Thanh. Ảnh: NVCC
Diễn viên Nhung Gumiho hy vọng những nỗ lực của đàn chị sẽ sớm nhận được thành quả xứng đáng. Ảnh: NVCC
Theo Minh Hy (TNO)
Link bài gốc: https://thanhnien.vn/midu-thu-hut-voi-ve-ngoai-thanh-lich-trong-su-kien-cua-si-thanh-185231016091846319.htm<|eot_id|> |
Tại phiên họp 27 của Ủy ban thường vụ vào sáng ngày 12/10 cho ý kiến về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021'. Trước tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện vào một số thời điểm của năm 2023, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.<|eot_id|> |
Báo cáo giám sát cấn nhấn mạnh việc tiết kiệm năng lượng<|eot_id|> |
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhìn nhận nguồn cung điện trong những năm tới sẽ rất khó khăn. Do đó, đề nghị báo cáo giám sát cần nhấn mạnh hơn về vấn đề tiếp kiệm điện.
Phân tích nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần có biện pháp cụ thể, đủ mạnh trong việc thực hiện tiếp kiệm điện, đặc biệt ngăn chặn tình trạng “ đã thiếu lại sài sang”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đoàn giám sát cần phải đưa ra những kiến nghị, đề xuất phải sát, đúng và trúng, phải đặt lợi ích của vì quốc dân, đồng bào chứ không phải một động cơ nào khác.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Diệu Huyền - Anh Đức - Quang Sỹ<|eot_id|> |
Ngày 13/10, Tại phiên họp 27 Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thảo luận về báo cáo đề xuất, giải quyết kiến nghị của Chính phủ về giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.<|eot_id|> |
Cần van khóa để giám sát chất lượng công trình chương trình mục tiêu quốc gia<|eot_id|> |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định đây là những biện pháp ngắn hạn xử lý tình huống trước mắt. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng cho rằng cần có van, có khóa để kiểm tra chất lượng giám sát.
Tiếp thu các ý kiến, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thừa nhận việc triển khai thực hiện 3 CTMTQG luôn luôn chậm là vấn đề trăn trở. Không chỉ vướng mắc tại luật, nghị đinh mà còn vướng mắc về tỉ lệ giải ngân.
Phó Thủ tướng hy vọng Quốc hội cùng đồng hành UBTVQH ủng hộ để ban hành Nghị quyết giám sát để tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện các Chương trình này.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Thanh Hải - Vũ Hiếu - Anh Đức<|eot_id|> |
Tại phiên họp 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng ngày 12/10 cho ý kiến về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021. Báo cáo của đoàn giám sát nhận định: vướng mắc lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cung cấp điện đó là vấn đề giá điện, vẫn còn tình trạng bù chéo giá điện, các thang bậc giá, điều chỉnh giá điện, các tần suất điều chỉnh. Đặc biệt, các căn cứ để tính toán giá điện, thông số đầu vào vẫn còn rất hạn chế nên không thu hút được đầu tư, không khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.<|eot_id|> |
Chính sách giá điện chưa đảm bảo tính minh bạch<|eot_id|> |
Cho ý kiến nội dung này chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề "bao giờ được phát điện tự do, bao giờ Trung tâm A0 tách ra độc lập khi hiện đã có cơ cấu giá điện và lộ trình thực hiện điện cạnh tranh. Chủ nhiệm ủy ban kinh tế cũng cho rằng báo cáo của đoàn giám sát về cơ chế giá điện "có vẻ mờ nhạt", chưa định lượng và chưa có số liệu.
Có cùng quan điểm, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng Chính sách giá điện, giá than, giá khí và xăng dầu chưa hoàn thiện. Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường điện chậm được triển khai nên có tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách.
Với vai trò là cơ quan giám sát, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng cơ chế giá điện còn hạn chế, chưa thực hiện được chủ trương về giá điện hai thành phần và còn bù chéo.
Giải trình nội dung này, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thừa nhận vướng mắc này là có, Chính phủ cũng rất bức xúc về vấn về này. Tuy nhiên, chưa cần sửa Luật Điện lực, vẫn có thể quy định được giá thị trường của điện, đặc biệt cho phép mua bán điện trực tiếp và tính toán thêm một số chi phí liên quan đến vận hành, điều tiết, phân phối.
Bên cạnh đó cần thể chế hóa cơ chế phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII. Ngoài ra, xây dựng cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo tiêu chí giá điện thấp nhất; ban hành khung giá điện nhập khẩu từ nước láng giềng.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Diệu Huyền - Anh Đức - Quang Sỹ<|eot_id|> |
HLV Hoàng Anh Tuấn đã bày tỏ sự xúc động khi HLV Park Hang Seo tới theo dõi, động viên các cầu thủ U18 Việt Nam tại giải U18 Seoul Cup 2023 vừa qua.<|eot_id|> |
HLV Hoàng Anh Tuấn xúc động với hành động đặc biệt của HLV Park Hang Seo<|eot_id|> |
U18 Việt Nam vừa hoàn thành hành trình tại giải giao hữu quốc tế U18 Seoul Cup 2023 diễn ra tại Hàn Quốc. Sau 3 trận đấu trước các đối thủ U18 Morocco, U18 Ukraine và U18 Hàn Quốc, dù đều phải nhận thất bại nhưng thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã rút ra nhiều bài học bổ ích.
U18 Việt Nam vừa hoàn thành 3 trận đấu tại U18 Seoul Cup 2023 (Ảnh: VFF)
Cựu HLV trưởng ĐT Việt Nam – Park Hang Seo đã tới theo dõi, động viên tinh thần U18 Việt Nam trong thời gian tham dự U18 Seoul Cup 2023. Điều này khiến HLV Hoàng Anh Tuấn xúc động.
HLV Hoàng Anh Tuấn chia sẻ trên trang cá nhân: “Ấm lòng trên đất Hàn Quốc. Thầy trò rất vui khi trận đấu với U18 Hàn Quốc, HLV Park Hang Seo đã đến xem và dành lời khen ngợi U18 Việt Nam. Các anh chị Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng rất quan tâm, động viên toàn đội”.
HLV Park Hang Seo gặp gỡ ban huấn luyện U18 Việt Nam (Ảnh: HLV Hoàng Anh Tuấn)
Bên cạnh đó, HLV Hoàng Anh Tuấn cũng bày tỏ sự hài lòng khi U18 Việt Nam đã có cơ hội đối đầu với các đối thủ mạnh để tích lũy kinh nghiệm: “U18 Việt Nam thu hoạch được nhiều bài học quý giá sau 3 trận đấu tại Seoul Cup 2023. Các cầu thủ tiến bộ qua từng trận đấu và dần đáp ứng được yêu cầu chuyên môn ngày càng nâng cao của các đội tuyển trẻ Việt Nam. Từ những chuyến tập huấn và thi đấu giao hữu quốc tế chất lượng, các cầu thủ trẻ của Việt Nam sẽ có cơ hội để học hỏi và phát triển, bởi trong tương lai họ sẽ là lớp kế cận các đội tuyển U23/Olympic và đội tuyển quốc gia.
Cũng như ĐT Việt Nam, các đội tuyển trẻ cần tăng cường tập huấn nước ngoài, cọ xát nhiều đối thủ mạnh thì mới tiến bộ nhanh. Tất nhiên, khó tránh khỏi những thất bại khi đối thủ trên tầm. Áp lực rất lớn không phải lúc nào cũng được chia sẻ”.
Hoàng Sơn/VOV.VN<|eot_id|> |
ARMY vô cùng háo hức trước màn hợp tác với các nghệ sĩ quốc tế trong album solo sắp tới của em út BTS.<|eot_id|> |
Jungkook BTS công bố danh sách bài hát trong album 'Golden'<|eot_id|> |
Mới đây, công ty chủ quản của BTS đã tiết lộ danh sách 11 ca khúc nằm trong album solo sắp ra mắt của thành viên Jungkook. Ngoài những ca khúc đã được phát hành trước đó như
3D
(ft. Jack Harlow), hai phiên bản của
Seven
(ft. Latto), album lần này gây bất ngờ hơn nữa khi có sự xuất hiện của 2 nghệ sĩ quốc tế đình đám khác là DJ Snake và Major Lazer.
Tracklist trong album solo sắp phát hành của Jungkook BTS
Trong khi đó, bài hát chủ đề
Standing Next To You
được xuất hiện nổi bật cũng khiến nhiều ARMY kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài danh sách bản hit của "út vàng".
Sử dụng tông màu vàng và xanh nước biển đậm vô cùng hài hòa với cái tên
Golden
, nhiều fan đã chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh mua được album của Jungkook, khẳng định sẽ giúp nam thần tượng 9x ghi được kỷ lục mới về doanh số.
Liệu em út có tạo nên kỷ lục doanh số album mới với sản phầm lần này?
Album solo của em út BTS dự kiến sẽ phát hành vào ngày 3/11 tới.
Bên cạnh sự háo hức về sản phẩm âm nhạc sắp ra mắt của thần tượng, người hâm mộ đang xôn xao trước những chia sẻ từ các ARMY may mắn đã nhận được quà và đồ ăn do chính Jungkook chuẩn bị tại buổi ghi hình Music Bank vừa qua.
Cận cảnh những món quà mà Jungkook chuẩn bị cho fan
Cụ thể, gương mặt đại diện thương hiệu Calvin Klein đã tặng cho các fan một chiếc mũ của hãng, một tấm thiệp có chữ ký và cả món tráng miệng.
Trên mỗi tấm ảnh, Jungkook đã để lại một dòng chữ viết tay như bên ngoài: "ARMY mà mình muốn xem ở chế độ 3D".
Chữ viết tay của Jungkook
Anh chàng cũng cho thấy sự tinh tế và chu đáo khi mang đến món tráng miệng bao gồm một chiếc bánh cupcake hình con thỏ, một chiếc bánh macaron và một món uống nhỏ. Chú thỏ trên chiếc bánh cupcake cũng đeo kính 3D, một hình ảnh đáng yêu liên quan đến bài hát của anh ấy.
Nam thần tượng vô cùng chu đáo, cẩn thận tới từng món quà nhỏ nhất
Hành động ấm áp của Jungkook không chỉ khiến người hâm mộ vô cùng thích thú, cảm động mà cũng nhận được rất nhiều lời khen từ cư dân mạng.
Jungkook nhanh chóng lấy lại hình tượng sau ồn ào lộ ảnh thân mật với phụ nữ tại nhà riêng
Nhiều người khẳng định em út BTS là một thần tượng đáng ngưỡng mộ khi sau 10 năm hoạt động vẫn chăm chỉ vẫy tay chào và tạm biệt người hâm mộ một cách nồng nhiệt sau buổi ghi hình thay vì ra về trong âm thầm.
V BTS có phản ứng quá khích sau khi nghe '3D' của Jungkook
Minh Châu (Tổng hợp)<|eot_id|> |
Lê Thu Trang - thí sinh đội Lan Khuê chính thức trở thành quán quân The New Mentor mùa 1.<|eot_id|> |
Lê Thu Trang chiến thắng, netizen tranh cãi nảy lửa liệu đã xứng đáng?<|eot_id|> |
Tối ngày 15/10, đêm chung kết The New Mentor (Người mẫu toàn năng) chính thức khép lại với chiến thắng của Lê Thu Trang - đội Lan Khuê. Giải Á quân thuộc về lần lượt Á quân 3 - Vũ Thúy Quỳnh (Team Hương Giang), Á quân 2 - Đỗ Hương Giang (Team Hương), Á quân 1: Mai Ngô (Team Thanh Hằng) và Nguyễn Đình Như Vân (Team Hồ Ngọc Hà).
Lê Thu Trang - thí sinh đội Lan Khuê chính thức trở thành quán quân The New Mentor mùa 1.
Sau chương trình, trên mạng xã hội, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh kết quả chung cuộc. Một số bình luận nhận xét Lê Thu Trang chưa thực sự tỏa sáng ở trong các tập thi. Lan Khuê không thắng tập nào nhưng thắng lớn trong đêm chung kết làm nổ ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Lan Khuê bật khóc khi học trò giành giải quán quân.
Thậm chí, nhiều người cho rằng Như Vân, Mai Ngô xứng đáng với danh hiệu quán quân hơn. Vô vàn những bàn tán xoay quanh kết quả đêm chung kết, hoài nghi về sự công bằng của cuộc thi:
- Quá thất vọng, Lê Thu Trang khá mờ nhạt trong cả hành trình, mình thấy không xứng đáng.
- Trang xuất sắc nhưng để xuất sắc đến mức được quán quân thì chưa tới.
- Như Vân nổi bật hơn mà, Lê Thu Trang xướng tên trong chung kết mình hơi bất ngờ về kết quả này.
- Quán quân là Như Vân hoặc Mai Ngô thì kết quả này thuyết phục và xứng đáng hơn.
Sau chương trình, trên mạng xã hội, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh kết quả chung cuộc.
Vô vàn những bàn tán xoay quanh kết quả đêm chung kết, hoài nghi về sự công bằng của cuộc thi.
Là người cầm trịch chương trình, Dược sĩ Tiến khẳng định:
"Chắc chắn không bao giờ có chuyện mua giải hay dàn xếp mua giải. Kết quả này dựa trên số điểm từng phần thi của các giám khảo, sau đó ê kíp tổng hợp, quy đổi điểm trung bình và dựa vào đó chọn người chiến thắng chứ không có sự can thiệp hay điều phối từ tôi. Giám khảo không rời khỏi bàn để đi họp.
Nếu như còn phải họp, tôi có thể dùng quyền nhà sản xuất để chọn quán quân và lúc đó giám khảo không thể từ chối. Nhưng chúng tôi làm việc công tâm dựa trên điểm trung bình để tìm quán quân. Bảng điểm lần này chúng tôi sẵn sàng công khai để kiểm toán kiểm tra".
Lê Thu Trang
sinh năm 1997, cao 1m75. Cô được sinh ra trong một gia đình gia giáo tại Hà Nội. Người đẹp từng hai lần lọt vào Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và 2019. Cô còn là huấn luyện viên cawalk của thí sinh Miss Universe Vietnam 2023 trong đêm chung kết. Thế nên, ngoài những ý kiến tranh luận, phần đông khán giả cũng cho rằng kết quả của Lê Thu Trang sau 10 năm trong nghề là xứng đáng.
Thúy Thúy<|eot_id|> |
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dự kiến vẫn được giảm 50% còn 2.000 đồng mỗi lít đến hết năm sau.<|eot_id|> |
Dự kiến giảm 50% thuế môi trường với xăng dầu đến hết 2024<|eot_id|> |
Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được áp dụng từ tháng 4 năm 2022. Hiện, mức thuế này vẫn đang được giảm 50%, tương ứng 2.000 đồng tính trên một lít xăng (trừ etanol) và 1.000 đồng với mỗi lít dầu diesel.
Tuy nhiên, chính sách này hết hiệu lực vào cuối năm nay, kéo theo thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ quay lại mức trần từ đầu năm sau.
Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương... để kéo dài chính sách này đến hết 2024.
Theo đó, phương án giảm thuế bảo vệ môi trường trong 2024 được Bộ Tài chính đề xuất tương tự theo Nghị quyết 30/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ etanol dự kiến trong 2024 vẫn là 2.000 đồng một lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng một lít; mỡ nhờn 1.000 đồng một kg; dầu hỏa 600 đồng một lít.
Từ 2025, thuế bảo vệ môi trường dự kiến quay về mức trần, theo quy định là xăng, trừ etanol là 4.000 đồng một lít; nhiên liệu bay 3.000 đồng một lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng một lít; dầu hỏa 1.000 đồng một lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng một kg.
Cây xăng góc đường Lý Chính Thắng - Trương Định (quận 3, TP HCM), tháng 2/2022.Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn, trình Chính phủ trong tháng 10/2023 theo trình tự thủ tục rút gọn.
Theo Bộ Tài chính, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, tác động đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Việc giảm thuế sẽ tác động trực tiếp giá bán lẻ xăng dầu trong nước, góp phần giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm giao giao thông vận tải, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, dịch vụ khí đốt... Bên cạnh đó, giảm giá xăng dầu cũng góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Với sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2024 tương đương năm nay, Bộ Tài chính ước tính tổng ngân sách nhà nước giảm thu 42.822 tỷ đồng (gồm hơn 38.900 tỷ đồng giảm thuế bảo vệ môi trường và hơn 3.900 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng).
Gảm thu ngân sách song Bộ Tài chính đánh giá đây là chính sách cần thiết trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục phức tạp, nhiều khả năng giá thời gian tới vẫn biến động khó lường, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đến sự ổn định kinh tế - xã hội cũng như tác động đến thị trường trong nước.
Quỳnh Trang<|eot_id|> |
Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các quận, huyện tại Quy Nhơn, Bình Định ngày mai 17/10.<|eot_id|> |
Lịch ngừng cung cấp điện Bình Định ngày mai 17/10<|eot_id|> |
Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 17/10 cập nhật ngày 16/10 tại website của EVNCPC. Ảnh: BNEWS
Công ty điện lực Bình Định thông báo lịch tạm ngừng cung cấp điện cập nhật mới nhất (lịch cúp điện Bình Định) thành phố du lịch (thành phố biển) Quy Nhơn và các huyện ngày mai 17/10 như sau:
Lịch ngừng cung cấp điện Bình Định ngày mai 17/10. Ảnh: Thành Chính
PC Bình Định khuyến cáo khi không sử dụng các thiết bị điện trong gia đình như ti vi, quạt điện, nồi cơm điện, bàn là… người dân nên rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện, bình đun nước nóng…) cùng một lúc vào giờ cao điểm.
Trong nhà, nên bố trí, sắp xếp thiết bị điện một cách khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, để vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
Để giảm bớt chi phí tiền điện, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân sử dụng điện sinh hoạt nên áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện để vừa giảm bớt chi phí phải trả cho việc sử dụng, vừa giảm bớt áp lực phải tăng công suất hệ thống để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.
Tiết kiệm điện không phải hạn chế tiêu dùng, mà là việc sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ và dùng một lượng điện ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí phát sinh, không để tiền điện tăng đột biến.
Bạn đọc có thể xem thêm và theo dõi lịch cắt điện tại tỉnh Bình Định tại trang web: Lịch cắt điện Bình Định hôm nay
Trần Trung (Tổng hợp)<|eot_id|> |
Khi phụ nữ được hỗ trợ để nâng cao quyền năng kinh tế sẽ kéo giảm nguy cơ mất đi vị thế và sự an toàn. Chính vì vậy, mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2023 mang đến những kinh nghiệm hay để các địa phương học tập, vận dụng.<|eot_id|> |
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ<|eot_id|> |
Chuyện ở Tu Mơ Rông
Hợp tác xã (HTX) Thương mại tổng hợp trồng và chế biến dược liệu An Thành (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đại diện cho gian hàng phụ nữ tỉnh Kon Tum tham gia giao lưu kết nối các mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về.
Chị Trần Thị Kiều Trinh-Trưởng phòng Kinh doanh HTX-cho biết: Đơn vị trồng, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe, chủ yếu từ sâm Ngọc Linh, các loại nấm và dược liệu từ rừng. Gần 40 sản phẩm của HTX được bào chế từ dược liệu bản địa đưa vào kinh doanh ổn định. Đây là mô hình tiêu biểu của phụ nữ tỉnh Kon Tum về tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ có nguy cơ di cư mất an toàn và phụ nữ bị mua bán trở về.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (bìa phải) cùng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Gia Lai tham quan gian hàng của Hội LHPN tỉnh Kon Tum (mô hình tiêu biểu hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị buôn bán trở về). Ảnh: M.C
Theo chị Trinh, Tu Mơ Rông là huyện còn nhiều khó khăn, thường xảy ra tình trạng di cư mất an toàn. Do trình độ hạn chế, nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số bị vướng vào các tệ nạn xã hội. Nhiều người khi được giải cứu từ Lào, Campuchia trở về rất cần có mô hình hỗ trợ, tạo sinh kế bền vững.
“Do đó, chúng tôi liên kết các hộ dân phát triển vùng nguyên liệu, cấp giống cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thu mua, bao tiêu sản phẩm. Với hình thức này, HTX tạo mô hình phát triển kinh kế nhằm giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định. Giá trị mà chúng tôi nhận lại chính là vùng nguyên liệu bền vững để sản xuất, nguyên liệu có nguồn gốc từ địa phương, không cần nhập từ nơi khác. Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh, huyện luôn song hành, hỗ trợ chúng tôi thông qua hoạt động kết nối, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm”-chị Trinh cho hay.
Đại diện mô hình tạo sinh kế cho nhóm phụ nữ yếu thế của phụ nữ tỉnh Bình Phước là Công ty TNHH MediFood.Io (thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành). Chị Trần Mạc Vân Anh-đồng sáng lập MediFood.Io là gương mặt trẻ nổi bật trong diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp của tỉnh Bình Phước. Năm 2021, chị được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen với mô hình tiêu biểu cấp tỉnh “Dự án nông nghiệp sạch MediFood.Io” và được Hội LHPN tỉnh biểu dương là tác giả “Có ý tưởng khởi nghiệp tiêu biểu năm 2020”. MediFood.Io đạt nhiều danh hiệu trên các diễn đàn doanh nghiệp, bán hàng và là dự án duy nhất của tỉnh Bình Phước vào vòng chung kết cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc năm 2022. Với hơn 30 món ăn vặt độc đáo của 54 dân tộc, các sản phẩm của MediFood.Io là một hành trình khám phá Việt Nam qua trải nghiệm món ăn.
Chị Vân Anh chia sẻ: “Sản phẩm cốm gạo MediFood.Io với 100% nguyên liệu địa phương, được sản xuất bởi nhà nông và không sử dụng chất bảo quản đã có mặt gần khắp các tỉnh và siêu thị đặc sản với hơn 8 ngàn bịch/tháng bán ra mà không cần quảng cáo. Chúng tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để hỗ trợ, đồng hành với nhà nông tạo ra từ vùng nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất, nhất là mô hình hỗ trợ phát triển nông nghiệp cộng đồng. Kết quả đã tạo việc làm cho nhiều lao động, trong đó có 70% là lao động nữ, giúp họ ổn định cuộc sống tại địa phương. Mặc dù ưu tiên của chúng tôi là lao động nữ, nhưng cũng khuyến khích các cặp vợ chồng cùng làm việc. Đây cũng là cách hướng tới giảm thiểu tình trạng phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới”.
Chia sẻ kinh nghiệm
Bà Dương Thị Ngọc Linh-Giám đốc Trung tâm Phát triển phụ nữ (Trung ương Hội LHPN Việt Nam) cho biết: Gia Lai là 1 trong 8 tỉnh điểm của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Với địa hình vùng núi và có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, phụ nữ có nhiều nguy cơ di cư mất an toàn, bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động mua bán người.
Phụ nữ Gia Lai có nhiều mô hình, sản phẩm khởi nghiệp tiêu biểu được giới thiệu tại chương trình giao lưu kết nối. Ảnh: Minh Châu
Do đó, Trung tâm Phát triển phụ nữ tổ chức giao lưu kết nối các gian hàng tại Gia Lai, giới thiệu các mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ đã thành công, những cách làm hay, những sản phẩm trở thành nguồn cảm hứng để chị em vận dụng khởi nghiệp.
“Chúng ta xác định một điều rằng, khi phụ nữ tự tạo cho mình thu nhập thì sẽ chủ động hơn trong cuộc sống, có tiếng nói trong gia đình và ngoài xã hội, vấn đề như bạo lực, lôi kéo di cư không an toàn dẫn đến bị mua bán hoàn toàn có thể giảm tránh được. Chúng tôi muốn chia sẻ những cách làm hay và kinh nghiệm quý trong khởi nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi mời gian hàng của phụ nữ 2 tỉnh Kon Tum, Bình Phước tham gia, bởi họ có những tổ sản xuất tiếp nhận phụ nữ yếu thế, di cư không an toàn vào làm việc. Tôi tin rằng phụ nữ có thu nhập ổn định sẽ không bị kẻ xấu lôi kéo, như đi lao động ở nước ngoài bất hợp pháp”-bà Linh nhấn mạnh.
Giám đốc Trung tâm Phát triển phụ nữ cho biết thêm: Bên cạnh hoạt động của Dự án 8 còn có Đề án 939 hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Hoạt động khởi nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, lan tỏa ở các tỉnh, thành trong cả nước. “Nhiều chị em đã có sản phẩm, tên tuổi nhưng chưa tìm được thị trường. Chúng tôi muốn thông qua hoạt động giao lưu này lan tỏa những câu chuyện hay, những sản phẩm truyền cảm hứng khởi nghiệp, giúp họ kết nối tiêu thụ sản phẩm, trong đó có sàn thương mại điện tử”-bà Linh khẳng định.
MINH CHÂU<|eot_id|> |
Những dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2023 đang kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc, tạo đà phục hồi thị trường.<|eot_id|> |
Thị trường bất động sản quý IV/2023 khởi sắc tạo đà phục hồi<|eot_id|> |
Giao dịch tăng
Báo cáo “Đánh giá tiến trình phục hồi thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2023 và dự báo tình hình thị trường quý IV/2023” của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Vnrea) vừa hoàn thành chỉ rõ, thanh khoản trên thị trường bất động sản trong quý III/2023 đã được cải thiện so với giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và những tháng đầu năm nay.
Thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận nhiều "điểm sáng", nhất là tại các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, TP.HCM…, nơi được thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông, có nhiều nguồn cung phù hợp với nhu cầu.
Thị trường bất động sản quý IV/2023 khởi sắc tạo đà phục hồi.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi là "điểm sáng" của nền kinh tế thế giới đang trong bối cảnh suy yếu, biến động khó lường.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng với xu hướng tích cực, GDP quý III/2023 tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, giải ngân vốn đầu tư công, tổng mức bán lẻ hàng hóa nội địa, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động… đều có kết quả khả quan, tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Hơn thế nữa, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2023. Lãi suất vay ngân hàng có sự điều chỉnh giảm rõ rệt, dao động từ 6,7% đến 10%, tiệm cận về mức đầu năm 2022, giảm từ 0,4% đến 3,5% so với cuối quý II/2023. Đây là mức lãi suất thuận lợi cho người mua nhà. Mua nhà để ở trong giai đoạn này sẽ tận dụng được tối ưu những lợi thế về tín dụng và mặt bằng giá cả.
Còn theo khảo sát gần đây của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, có tới 60% số nhà đầu tư đã tham gia thị trường bất động sản trước đó sẽ tiếp tục đầu tư nếu lãi suất tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn trong việc lựa chọn, tính toán, khai thác các gói vay tài chính cho các tài sản “gửi gắm”, chứ không đầu tư toàn bộ vào kênh bất động sản.
Thực tế từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản đã có gần 20 văn bản dưới luật liên quan được các cơ quan Chính phủ ban hành, với nội dung ngày càng sát hơn với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với chiến lược nhà ở của quốc gia. Nhờ vậy, hàng trăm dự án dần được tháo gỡ, tái khởi động trở lại, góp phần tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho thị trường.
Thống kê của Vnrea cho biết, tuy thị trường chưa đủ lực để “vượt dốc” nhưng phần nào đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh”. Lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian với nhiều hơn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân được đưa vào thị trường.
Nếu quý II/2023, thị trường ghi nhận 3.700 giao dịch, tăng 37% so với mức 2.700 ở quý I, quý III thị trường đã ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần quý II và hơn 2 lần so với quý I, nhưng tính chung 9 tháng đầu năm, lượng giao dịch mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.
"Chạy đà"
Theo đại diện các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản nhà ở các thành phố lớn hiện đã có dấu hiệu hấp thụ tốt, tập trung ở phân khúc chung cư, nhà ở giá dưới 10 tỷ đồng tại khu vực lõi trung tâm.
Phân khúc đất nền chưa có tín hiệu tích cực nhưng đã có dấu hiệu tăng trưởng ở loại hình đất đấu giá. Để đảm bảo chu kỳ tăng trưởng của các thị trường, Vnrea kiến nghị, cần có các cơ chế, chính sách cải thiện nguồn cung cho thị trường, vì nguồn cung vẫn đang bế tắc, mới chỉ có khoảng 10% dự án được tháo gỡ.
"Chính sách về nhà ở cần hướng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Quy định đối tượng được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội (NOXH) cần thay đổi phù hợp hơn, NOXH không phải là bán cho người giàu, nhưng cần hướng đến cả những đối tượng có thu nhập thuộc diện phải đóng thuế, có tích lũy, nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại hiện có giá bán ở ngưỡng cao",
ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần G-Homes chia sẻ.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Vnrea nhận định, nhu cầu ở thật đang tăng cao và chắc chắn sẽ tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa... ở các địa phương có kinh tế phát triển đa dạng như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Dự kiến tại Diễn đàn bất động sản được tổ chức vào cuối năm 2023, Vnrea sẽ công bố các chỉ số bất động sản, là cơ sở để các nhà phát triển dự án tham chiếu, để khi dự án hình thành có thể đáp ứng được từ 60 - 70% nhu cầu thực tế, đảm bảo các yêu cầu để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
"
Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn sẽ được tháo gỡ khi các luật liên quan đến thị trường và kinh doanh bất động sản được Quốc hội thảo luận, xem xét tại kỳ họp Quốc hội tới, niềm tin của nhà đầu tư quay lại thị trường chính là yếu tố cuối cùng cần giải quyết để thị trường thật sự trở về trạng thái bình thường.
Thị trường bất động sản quý IV/2023 sẽ là bước đệm cho sự phục hồi thị trường từ năm 2024, đặc biệt là những khu vực đang còn nhiều dư địa phát triển, có quy hoạch đồng bộ, hiện đại, hạ tầng được quan tâm, chú trọng đầu tư, mặt bằng giá chưa cao..."
, ông Nguyễn Văn Đính cho hay.
Theo Nguồn: Báo Tin tức/VTCNews
Link bài gốc: https://vtc.vn/thi-truong-bat-dong-san-quy-iv-2023-khoi-sac-tao-da-phuc-hoi-ar827245.html<|eot_id|> |
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố không muốn chiến tranh với phong trào Hezbollah, cảnh báo lực lượng vũ trang của Liban này sẽ phải trả giá đắt nếu chọn giải pháp chiến tranh.<|eot_id|> |
Israel: Hezbollah sẽ 'phải trả giá đắt' nếu chọn giải pháp chiến tranh<|eot_id|> |
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 15/10 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố nước này không muốn chiến tranh với phong trào Hezbollah tại Liban.
Ông Gallant khẳng định nếu Hezbollah có thái độ kiềm chế, Tel Aviv sẽ giữ tình hình ở nguyên trạng như hiện nay, đồng thời cảnh báo, nếu chọn giải pháp chiến tranh, lực lượng vũ trang của Liban này sẽ phải trả giá đắt.
Cùng ngày, truyền thông quốc tế cho biết các máy bay Israel đã bắn 2 tên lửa vào khu vực ngoại ô thị trấn Marwahin; pháo binh Israel cũng đã bắn 45 quả pháo vào thị trấn các thị trấn Marwahin và Blida ở khu vực Tây Nam Liban.
Trước đó, phong trào Hezbollah đã phóng tên lửa dẫn đường Kornet vào căn cứ quân sự Zahr al-Jamal của Israel ở phía Tây Nam Liban, khiến 1 binh sỹ Israel thiệt mạng, làm bị thương 3 người khác.
Liên quan tới khu vực Dải Gaza, cũng trong ngày 15/10, Bộ trưởng Năng lượng Israel Israel Katz thông báo quyết định mở lại nguồn cấp nước cho các khu vực phía Nam Gaza đã được thống nhất giữa Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Bộ trưởng Katz cho biết quyết định mở lại một phần nguồn cấp nước phù hợp với chính sách của Israel, trong việc thắt chặt phong tỏa trên lãnh thổ do Hamas cai trị.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng khẳng định Tel Aviv thông báo đã mở lại nguồn cấp nước ở miền Nam Gaza.
Hôm 9/10, chính quyền Israel đã ra lệnh phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza, nơi sinh sống của hơn 2 triệu người, cắt nguồn cung cấp nước, thực phẩm và nhiên liệu, sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào nhà nước Do Thái.
Trong một diễn biến liên quan, Phủ Tổng thống Ai Cập-quốc gia láng giềng có cửa khẩu biên giới vào Dải Gaza, thông báo đề nghị đăng cai tổ chức một cuộc họp đa phương để tìm cách giảm leo thang xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas cũng như tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Palestine.
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi chủ trì cuộc họp ngày 15/10 của Hội đồng An ninh Quốc gia nhằm xem xét những diễn biến hiện nay trong khu vực, đặc biệt liên quan đến sự leo thang quân sự ở Dải Gaza.
Tuyên bố nêu rõ không có giải pháp nào cho sự nghiệp của người Palestine ngoại trừ giải pháp hai nhà nước, đồng thời nhấn mạnh Ai Cập phản đối việc di dời người dân ở Dải Gaza hoặc "những nỗ lực giải quyết vấn đề Palestine bằng cái giá phải trả của các quốc gia láng giềng".
Theo Phạm Hà-Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)
Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/israel-hezbollah-se-phai-tra-gia-dat-neu-chon-giai-phap-chien-tranh/902331.vnp<|eot_id|> |
Apple được cho là sẽ công bố bản cập nhật các dòng iPad của năm 2023 vào ngày mai 17.10.<|eot_id|> |
Apple ra mắt iPad mới trong tuần này?<|eot_id|> |
Theo
9to5Mac
, iPad Air, mini và mẫu cơ bản có thể sẽ được làm mới về thông số kỹ thuật chứ không thay đổi về mặt thiết kế. Đợt cập nhật mới nhất này sẽ đưa chip Apple Silicon thế hệ mới hơn vào các dòng máy tính bảng của "táo khuyết".
Dòng iPad Air hiện tại được phát hành vào mùa xuân năm 2022 và trang bị chip M1, trang
Supercharged
cho biết iPad Air mới sẽ được nâng lên con chip M2.
Còn iPad mini mới sẽ trang bị A16 Bionic, cải tiến nhỏ so với chip A15 Bionic hiện tại. Trước đó thông tin cho biết iPad mini mới sẽ có bộ điều khiển hiển thị mới để giảm thiểu tác động của vấn đề giật hình khi cuộn trên iPad mini hiện tại.
Mẫu iPad cơ bản được cập nhật lần cuối cách nay một năm, thế hệ thứ mười sẽ có thiết kế viền mỏng mới, thêm màu mới và Touch ID nằm ở cạnh hông. Dòng hiện tại sử dụng chip A14 Bionic, vẫn chưa rõ thế hệ thứ 11 sắp ra mắt sẽ sử dụng chip nào.
Sẽ không có thế hệ iPad Pro mới dùng chip M3 trong năm nay. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH
Riêng dòng sản phẩm iPad Pro sẽ không được công bố, model gần nhất được bán ra từ tháng 10.2022. Thế hệ kế tiếp có mặt vào cuối năm sau với dự kiến lần đầu tiên được trang bị màn hình OLED.
Trước đó có tin cho biết dòng Pro mới sẽ trang bị chip M3 và đi cùng Magic Keyboard mới. Bàn phím này sẽ làm cho iPad trông giống một chiếc máy tính xách tay hơn với thân làm bằng nhôm thay vì nhựa như bản Magic Keyboard hiện tại.
Thông tin cho biết thông báo ra mắt các dòng iPad mới sẽ chỉ diễn ra trên website của Apple và kênh YouTube của hãng, không có sự kiện để giới thiệu sản phẩm.
Theo Loan Chi (TNO)
Link bài gốc: https://thanhnien.vn/apple-ra-mat-ipad-moi-trong-tuan-nay-18523101609385891.htm<|eot_id|> |
Tuôn ra những lời chửi bới, tát nữ nhân viên Cty cổ phần Đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, một phụ nữ ở TP Buôn Ma Thuột vừa bị xử phạt 6,5 triệu đồng.<|eot_id|> |
Tát nữ nhân viên công ty môi trường, bị phạt 6,5 triệu đồng<|eot_id|> |
Ngày 15/10, Công an phường Tân An (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xác nhận, đơn vị đã ra quyết định xử phạt người phụ nữ tát chị P.V.N.H. (nhân viên Phòng Kinh doanh thuộc Cty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk) số tiền 6,5 triệu đồng.
Người phụ nữ mặc áo đỏ chửi bới, tát nhân viên Cty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk
Trước đó, như
Tiền Phong
thông tin, tối 11/10, chị P.V.N.H., nhân viên Phòng Kinh doanh, thuộc Cty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk đã báo cáo sự việc lên công ty, đồng thời làm đơn trình báo đến Công an phường Tân An (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về việc chị bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ.
Trong đơn tố cáo nêu rõ, vụ việc xảy ra vào lúc 10h00 ngày 10/10. Thời điểm đó, chị H. cùng đội ngũ nhân viên của công ty đến địa chỉ số 52 đường Lý Thái Tổ, phường Tân An để cắt tỉa, nâng tán cây xanh.
Trong lúc chị H. chỉ đạo nhân viên cắt tỉa, nâng tán cây xanh thì bất ngờ bị một người phụ nữ tự xưng là chủ nhà chửi bới, xô đẩy rồi hành hung. Thậm chí, người phụ nữ này còn tát mạnh vào mặt chị H. khiến chị choáng váng. Người phụ nữ này cho rằng công ty không có quyền cắt tỉa, nâng tán cây trước nhà.
Cty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk cho biết, nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến cây xanh, đặc biệt trong mùa mưa bão, đơn vị đã triển khai công tác cắt tỉa cành, hạ độ cao, chặt hạ các cây sâu mục, chết khô nguy hiểm trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Trong đó, ưu tiên cắt tỉa các loại cây có đường kính và chiều cao lớn, cây nặng tán, cây nghiêng nguy hiểm, cành khô, sâu mục… Đây được coi là những hoạt động nhằm tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân trong mùa mưa bão. Việc cắt tỉa cây xanh, hạ cành, cành khô và sâu mục được người dân trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột rất ủng hộ.
Theo Khả Hưng (TPO)
Link bài gốc: https://tienphong.vn/tat-nu-nhan-vien-cong-ty-moi-truong-bi-phat-65-trieu-dong-post1578384.tpo<|eot_id|> |
Sáng 16-10, tại TP. Pleiku, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tiến hành bàn giao máy vi tính và đầu đọc mã vạch phục vụ công tác báo cáo, thống kê y tế do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).<|eot_id|> |
Gia Lai: Bàn giao trang thiết bị phục vụ báo cáo, thống kê y tế do UNICEF viện trợ<|eot_id|> |
Quang cảnh bàn giao. Ảnh: Như Nguyện
Theo đó, Sở Y tế đã phân bổ 22 máy vi tính xách tay, 168 máy vi tính bàn và 20 đầu đọc cho 17 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi Gia Lai quản lý, sử dụng.
Các đơn vị tiếp nhận máy vi tính và đầu đọc được giao để phục vụ công tác báo cáo, thống kê y tế và có trách nhiệm bảo quản, quản lý, sử dụng trang thiết bị đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích; đồng thời thực hiện hạch toán, theo dõi và quản lý trang thiết bị được cấp theo đúng quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Tại buổi tiếp nhận, đại diện các đơn vị cam kết sẽ bảo quản, sử dụng các trang thiết bị được tài trợ đúng yêu cầu, mục đích và đảm bảo hiệu quả góp phần phục vụ công tác thống kê, báo cáo; qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Sở Y tế bàn giao trang thiết bị cho các đơn vị. Ảnh: Như Nguyện
Được biết, khoản tài trợ trên nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, chú trọng đến việc quản lý các chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em và tiêm chủng. Toàn quốc có 7 tỉnh đang được UNICEF hỗ trợ trong khuôn khổ Dự án vì sự sống còn, phát triển trẻ em và môi trường do UNICEF viện trợ không hoàn lại, giai đoạn 2022-2026 bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum và Đak Nông.
NHƯ NGUYỆN<|eot_id|> |
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.<|eot_id|> |
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia<|eot_id|> |
Ngày 15-10, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1202/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Ảnh minh họa
Cụ thể, thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Hội đồng thẩm định) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các ủy viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các Bộ: Tài chính; Công thương; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và PTNT; Lao động-Thương binh và Xã hội; Quốc phòng; Công an; Giao thông-Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Y tế; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Ngoại giao; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
Tại Quyết định, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình, trình Chính phủ xem xét, quyết định; yêu cầu Cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến Chương trình để phục vụ công tác thẩm định; khi cần thiết, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định; xem xét, quyết định kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình.
Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50/50 trên số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình trình Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.
Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Giao Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng và các hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định.
G.B<|eot_id|> |
Qualcomm, có kế hoạch sa thải 1.258 nhân viên tại các cơ sở San Diego và Santa Clara ở California (Mỹ).<|eot_id|> |
Qualcomm cắt giảm hơn 1.200 nhân sự<|eot_id|> |
Theo GizChina, hãng sản xuất chip di động lớn nhất thế giới đang sa thải nhân viên để giải quyết tình trạng trì trệ đối với các sản phẩm của họ. Theo đó, kể từ ngày 13/12 năm nay, Qualcomm sẽ sa thải 1.258 vị trí nhân sự ở các thành phố San Diego và Santa Clara của bang California (Mỹ).
Đợt sa thải này chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động của Qualcomm. Trong đó có 750 nhân sự bị cắt giảm thuộc bộ phận kỹ thuật của công ty, với các vị trí từ giám đốc đến kỹ thuật viên. Qualcomm cho biết, việc sa thải là cần thiết để tiếp tục đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng khác trong tình trạng bất ổn về kinh tế.
Qualcomm đang sa thải hơn 1.200 nhân viên vì gặp khó khăn trong kinh tế.
Qualcomm đang cảm thấy áp lực về doanh thu khi doanh số smartphone trên toàn cầu chậm lại. Hãng cũng phải đối mặt với nguy cơ mất đi một khách hàng lớn, khi nhà phân tích Ming-Chi Kuo đưa tin Huawei có thể chuyển từ chip Qualcomm sang các nhà cung cấp nội địa cho các đơn đặt hàng bắt đầu vào năm tới.
Trong báo cáo thu nhập vào tháng trước, Giám đốc tài chính Akash Palkhiwala cảnh báo công ty sẽ thực hiện cắt giảm chi phí hơn nữa do tình hình kinh tế bất ổn đang diễn ra. Ông lưu ý cam kết của công ty về kỷ luật điều hành có nghĩa là chủ động cắt giảm chi phí cho đến khi các nguyên tắc cơ bản của ngành được cải thiện.
Trước đây, Huawei đã mua lần lượt 23 - 25 triệu và 40 - 42 triệu chipset điện thoại di động từ Qualcomm vào năm 2022 và 2023. Qualcomm cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Samsung và Apple, những hãng đang phát triển chip điện thoại di động của riêng họ.
Việc sa thải nhân viên tại Qualcomm là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự chậm lại của ngành công nghệ. Trong những tháng gần đây, những gã khổng lồ công nghệ khác như Meta và Twitter cũng đã tuyên bố sa thải nhân viên.
Thục Anh (T/H)<|eot_id|> |
Cậu bé 6 tuổi ở bang Illinois bị chủ nhà đâm chết do thù ghét tôn giáo, liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas.<|eot_id|> |
Cậu bé Hồi giáo bị đâm chết ở Mỹ vì xung đột Hamas - Israel<|eot_id|> |
Người phụ nữ ở khu Plainfield Township, cách thành phố Chicago khoảng 65 km về phía tây nam, hôm 14/10 gọi tới 911 báo rằng cô đang bị chủ nhà tấn công bằng dao, theo thông báo của Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Will ngày 15/10. Cô chạy vào nhà tắm và tiếp tục chống cự.
Khi cảnh sát tới hiện trường, họ phát hiện người phụ nữ và cậu bé bị đâm nhiều nhát dao. Nghi phạm Joseph M. Czuba, 71 tuổi, đang ở bên ngoài ngôi nhà, "ngồi trên mặt đất, gần lối lái xe vào nhà" với một vết rách trên trán.
Cậu bé được đưa tới bệnh viện, song tử vong sau đó. Khám nghiệm tử thi cho thấy bé bị đâm 26 nhát dao. Người phụ nữ 32 tuổi đã qua cơn nguy kịch. Czuba bị cáo buộc giết người và đang bị giam, chờ ngày ra tòa.
"Các nhà điều tra xác định hai nạn nhân trong vụ tấn công đều bị nghi phạm nhắm đến do là người Hồi giáo, liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông giữa Hamas và Israel", thông báo của Văn phòng Cảnh sát trưởng cho hay.
Nghi phạm Joseph M. Czuba. Ảnh: Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Will
Giới chức không công bố danh tính hai nạn nhân, song chú ruột cậu bé, Yousef Hannon, cho biết bé trai là Wadea Al-Fayoume, người Mỹ gốc Palestine, vừa tròn 6 tuổi. Nạn nhân nữ là mẹ của cậu bé.
"Chúng tôi không phải động vật, chúng tôi là con người. Chúng tôi muốn được mọi người đối xử và cảm nhận như con người", Hannon, người gốc Palestine di cư sang Mỹ năm 1999, nói tại cuộc họp báo do nhánh tại Chicago của Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo tổ chức ngày 15/10.
Những ngày gần đây, cảnh sát ở các thành phố của Mỹ và chính quyền liên bang cảnh giác cao độ về nguy cơ bạo lực do tâm lý bài Do Thái hoặc bài Hồi giáo. Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) cùng các tổ chức Do Thái và Hồi giáo đã báo cáo sự gia tăng những lời lẽ mang tính hận thù và đe dọa.
Tổ chức tự do dân sự Hồi giáo gọi tội ác nhằm vào mẹ con Wadea là "cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng tôi" và là một phần sự gia tăng đáng lo ngại về các cuộc gọi, email thù hận từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ. Cảnh sát Illinois đang liên lạc với cơ quan thực thi pháp luật liên bang và tiếp cận các cộng đồng Hồi giáo, lãnh đạo tôn giáo để đề nghị hỗ trợ, theo Thống đốc JB Pritzker.
Tổng thống Joe Biden lên án vụ tấn công là "hành động thù ghét khủng khiếp". "Hành động này không có chỗ ở Mỹ và đi ngược lại các giá trị cơ bản của chúng ta", ông Biden cho hay, thêm rằng ông đang cầu nguyện để mẹ của cậu bé sớm bình phục.
Giám đốc FBI Chris Wray cho biết cơ quan này cũng đang nhanh chóng hành động để giảm thiểu các mối đe dọa.
Huyền Lê
(Theo
AP
,
AFP
)<|eot_id|> |
CBRE (Công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản đa quốc gia) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý III-2023.<|eot_id|> |
Tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ở Việt Nam đạt mức cao<|eot_id|> |
Theo báo cáo, tại thị trường công nghiệp miền Nam, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trung bình đạt 81,9%.
Tỷ lệ hấp thụ đất công nghiệp trong quý 3 đạt hơn 190ha, tăng 5,9% so với quý trước; tính chung 9 tháng năm 2023 đạt hơn 770ha, cao hơn 20% so với cả năm 2022.
Về giá thuê, giá thuê đất công nghiệp trung bình tại các thị trường cấp 1 ở miền Nam đạt 189 USD/m2 /kỳ hạn còn lại, tiếp tục tăng nhẹ 1% so với quý trước và cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại khu vực phía Bắc, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại thị trường cấp 1 đạt 80,2%, giảm 2,4% so với quý II-2023 và tăng 0,4% theo năm.
ĐỨC TRUNG<|eot_id|> |
Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ là sự nhất quán chủ trương ngoại giao của Việt Nam: Trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước thế giới, thành viên trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.<|eot_id|> |
Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc<|eot_id|> |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trên bục danh dự, thực hiện nghi thức chào cờ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tháng Chín vừa diễn ra một trong những sự kiện quan trọng của đất nước, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9.
Chuyến thăm thu hút sự chú ý của thế giới
Có thể nói, đây là một sự kiện mang tính lịch sử.
Trước tiên, đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước đó, trong cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao diễn ra vào cuối tháng 3/2023, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi lời mời đến thăm lẫn nhau. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nhận lời mời của nhau.
Chuyến thăm của Tổng thống Biden được phía Nhà Trắng thông báo là để ông gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và "thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1995 cả Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm sang thăm Việt Nam trong cùng một nhiệm kỳ. Trước chuyến đi của ông Biden, Phó tổng thống Kamala Harris đã thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 26/8/2021.
Bên cạnh đó, chuyến thăm diễn ra đúng dịp Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện.
Theo dòng lịch sử, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 1995, mở đường cho sự đi lên của quan hệ song phương.
Vào ngày 25/7/2013 tại Nhà Trắng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Trong sự kiện này, hai nhà lãnh đạo ra quyết định thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Cần nói thêm rằng ông Bill Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam (tháng 11/2000) sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, các đời tổng thống Hoa Kỳ sau ông Clinton đều sang Việt Nam như ông George W. Bush (tháng 11/2006), ông Barack Obama (tháng 5/2016). Riêng Tổng thống Donald Trump có tới hai lần sang thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2017 đến 2021.
Như vậy để thấy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ rất tích cực và sự quan tâm của giới lãnh đạo Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là rất lớn. Chuyến thăm của ông Biden chỉ một lần nữa khẳng định điều này. Và Việt Nam đã dành cho ông sự tiếp đón trọng thể, theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Trong chuyến thăm lần này, ông Biden đã có các cuộc tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam. Chính tại cuộc hội kiến của ông Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã xác nhận việc nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Sự kiện này hiển nhiên đã thu hút mối quan tâm lớn của truyền thông thế giới. Hàng loạt các tờ báo, hãng tin như New York Times, Reuters, AP, AFP, Guardian, EIU, Nikkei, NHJ, Wall Street Journal đã thông tin đậm nét về sự kiện, cũng như đưa ra hàng loạt đánh giá, phân tích về tương lai quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đơn cử như trong bài viết về chuyến thăm của Biden, hãng tin Reuters đánh giá việc hai bên nâng cấp quan hệ là kết quả của nỗ lực xây dựng quan hệ song phương kéo dài nhiều thập kỷ. Từ những quốc gia đối đầu trong một cuộc chiến, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và rồi tiếp tục nâng cấp quan hệ để thúc đẩy an ninh và thịnh vượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Financial Times nhận định việc nâng cấp quan hệ từ “Đối tác Toàn diện” lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” là bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao và là điều mà Hoa Kỳ mong muốn thực hiện từ lâu. Còn hãng tin CNN nhân sự kiện đã nhấn mạnh việc Hoa Kỳ muốn trở thành một đối tác đáng tin cậy của Việt Nam, cũng như khu vực.
Về cá nhân Tổng thống Biden, ông đã có những lời lẽ tốt đẹp dành cho Việt Nam trong và sau chuyến thăm. Tài khoản của ông Biden trên mạng xã hội X đã liên tục cập nhật hoạt động của ông ở Việt Nam, bắt đầu bằng dòng trạng thái khi ông vừa tới Hà Nội. "Cảm ơn Việt Nam vì sự đón tiếp nồng hậu. Tôi biết rằng đây sẽ là chuyến thăm lịch sử", ông viết.
Bài đăng với nội dung cảm kích sự đón tiếp nồng ấm của Việt Nam mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter). (Nguồn: Twitter)
Trong các dòng trạng thái tiếp theo, ông Biden đăng hình ảnh lễ đón ông tại Phủ Chủ tịch do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, cùng bài viết ngắn có nội dung khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ “có thể đạt được khát vọng về một tương lai hòa bình, an ninh, thịnh vượng mà hai nước cùng chia sẻ".
Ông cũng lặp lại những nhận định tương tự trong các bài đăng khác sau đó trên mạng xã hội X và Facebook. Điều này phần nào cho thấy ông Biden, một nhân vật đại diện cho lợi ích của nước Hoa Kỳ, coi trọng người Việt và mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Những luận điệu cũ mòn
Nhưng những thay đổi theo chiều hướng tích cực này dường như vẫn chưa đủ để làm hài lòng một bộ phận cá nhân và tổ chức có tư tưởng chống phá Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài. Đó là những cá nhân không hài lòng với mọi thay đổi tích cực cũng như các bước tiến mà chúng ta đạt được.
Ngay cả khi chuyến thăm của ông Biden đang diễn ra đã có nhiều bài viết xuất hiện trên các trang tin như BBC Việt Ngữ, VOA tiếng Việt, RFI hoặc mang tính phản động như tài khoản Facebook mang tích xanh của tổ chức khủng bố Việt Tân, đưa ra những ý kiến trái chiều, mang nhiều động cơ, tính toán khác nhau.
Như thường lệ, trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao từ Hoa Kỳ tới Việt Nam, thế lực không thiện chí thường nêu lên cái gọi là “vi phạm nhân quyền” của Việt Nam. Tại một số bài viết trên trang web chính, cũng như trên Facebook, VOA tiếng Việt liên tục đề cập tới chủ đề nhân quyền, viết về các trường hợp “tù nhân lương tâm”, “bất đồng chính kiến” bị bắt giữ do có hành vi phạm luật pháp Việt Nam... Cũng trang này vào cuối tháng 9 tiếp tục tung luận điệu từ “nguồn chuyên gia uy tín” nói rằng Việt Nam không có tự do kinh tế.
Những thông tin và luận điệu này không có gì mới mẻ. Đó chỉ đơn giản là hành vi phủ nhận nhiều tiến bộ về nhân quyền và tự do mà Việt Nam đã đạt được.
Thực tế, không ít chính trị gia và học giả quốc tế đã thể hiện ấn tượng về những thành công mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới. Đặc biệt, là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Theo Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tự do ngôn luận, không thể không nói tới sự tự do sử dụng mạng Internet. Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu người dùng Internet và hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư. Tốc độ kết nối Internet Việt Nam cũng không hề kém nhiều nước trên thế giới. Người dân được hoạt động tự do trên Internet, miễn các hoạt động của họ không vi phạm luật pháp và quy định của Việt Nam. Tự do báo chí được thể hiện cụ thể với việc cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.
Việc lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2023-2025) sau nhiệm kỳ đầu (giai đoạn 2014-2016) được đánh giá cao, cũng như những thành quả tích cực của Việt Nam - đã được thế giới công nhận tại nhiệm kỳ Ủy viên Không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021 - là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Những nỗ lực nâng cao quyền con người ở Việt Nam cũng được phía Hoa Kỳ nhận thấy. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện có một mục riêng mang tựa đề “Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người”, cho thấy hai bên rất thẳng thắn, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với nhau những vấn đề liên quan đến con người và nhân quyền.
Mục này nêu rõ: “Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam - Hoa Kỳ hàng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt.
Hai Nhà Lãnh đạo khuyến khích tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay khuynh hướng tình dục và người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người.”
Cố tình tạo ý kiến “trái chiều”
Ngoài việc xoáy vào vấn đề nhân quyền, một số báo chí nước ngoài còn cố tình đưa ra các nhận định sai trái, xuyên tạc về đường lối ngoại giao của Việt Nam. Ví dụ BBC Việt ngữ có bài viết với ý Việt Nam đã “chọn bên” khi ngả về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. VOA “chọc ngoáy” bằng bài viết nói sự hợp tác mới giúp Việt Nam có thể tiếp cận với vũ khí Hoa Kỳ và “thoát khỏi sự lệ thuộc” vào nguồn cung cấp của đối tác truyền thống là Nga.
Những bài viết với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam trên RFI. (Ảnh chụp màn hình)
Nhóm phản động như Việt Tân thì liên tục có bài viết xuyên tạc chính sách ngoại giao “cây tre”, mỉa mai các lãnh đạo của đất nước. Cũng có không ít ý kiến đã hạ thấp tầm quan trọng của việc Việt Nam-Hoa Kỳ nâng quan hệ, nhằm mục đích hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Rõ ràng đây đều là những luận điệu sai trái, vô căn cứ, không phản ánh đúng thực tế. Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có nghĩa Việt Nam đã chọn đứng về bên nào, để chống lại ai. Thực tế, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã nhiều lần được các lãnh đạo cao nhất nêu rõ.
Cụ thể, trong cuộc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng đối ngoại cơ bản của đất nước vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải. Vì vậy, chúng ta thể hiện thái độ theo tinh thần này trong các vấn đề liên quan quốc tế vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực, trên thế giới phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của nước ta.
Từ đó để thấy việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ là một trong nhiều hoạt động đối ngoại mà chúng ta đang triển khai để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân, chứ không phải để chọn bên, hoặc chống ai. Như nhận xét của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, việc nâng quan hệ phản ánh sự hội tụ lợi ích giữa hai đất nước, cũng như cam kết hợp tác lâu dài để làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thông qua thương mại, đầu tư, trao đổi công nghệ và thông lệ quản trị tốt.
Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tới tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng trị giá hơn 9 tỷ USD từ Mỹ và xuất sang đây số hàng trị giá hơn 62 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và đạt kim ngạch xuất siêu cao nhất của hàng hóa Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nước cung cấp cho chúng ta nhiều nguyên liệu thô để phục vụ hoạt động sản xuất, nên có vai trò quan trọng không kém Mỹ.
Về kinh tế, Hoa Kỳ là 1 trong những quốc gia tiến hành đầu tư lớn ở Việt Nam, với hơn 1.100 dự án đang hoạt động và hơn 10 tỷ USD tiền vốn rót vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế. Sau khi thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhiều lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ như thiết bị bán dẫn, điện tử, khai thác đất hiếm… đang được kỳ vọng sẽ mang đến những khoản đầu tư khổng lồ.
Nhưng Trung Quốc cũng không hề kém cạnh khi có hơn 3.700 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD. Như vậy để thấy trên lĩnh vực kinh tế và thương mại, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng với Việt Nam. Và như thế, việc cố tình xuyên tạc Việt Nam “chọn bên” Mỹ để chống lại “Trung Quốc” là hoàn toàn sai trái.
Về quốc phòng an ninh, Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác; không cùng một nước khác để chống lại nước thứ ba; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quan điểm này có nghĩa bất kỳ sự hợp tác nào trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kể cả với Hoa Kỳ, cũng chỉ vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, chứ không phải để “chống lại” ai, hay “quay lưng” với ai như các luận điệu xuyên tạc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, lên mức bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, hoàn toàn không đi ngược lại chủ trương ngoại giao của chúng ta là muốn trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Đó chính là biểu hiện của đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, đã giúp chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và chắc chắn là thời gian tới, Việt Nam sẽ còn thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với nhiều nước khác, khi chúng ta tiếp tục đường lối ngoại giao hiện nay.
Để thấy rằng những luận điệu nói Việt Nam đã “chọn bên” là hoàn toàn sai trái. Không loại trừ việc những cá nhân, tổ chức đưa ra quan điểm như vậy đang cố tình tìm cách phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và nhiều nước đối tác khác, bao gồm cả Hoa Kỳ./.
Theo TTXVN<|eot_id|> |
Đây là những cá nhân tiêu biểu được xét chọn dựa trên kết quả thi tài tại vòng thi 'Bí thư Đoàn cơ sở - Công nghệ' và 'Bí thư Đoàn cơ sở - Trải nghiệm' trong khuôn khổ vòng Chung kết hội thi.<|eot_id|> |
Top 20 thí sinh tranh tài Chung kết Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc mùa đầu tiên<|eot_id|> |
Sáng 15/10, tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP. Thủ Đức, TPHCM), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã công bố Top 20 thí sinh xuất sắc nhất tham gia tranh tài tại đêm Chung kết Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 diễn ra tối cùng ngày.
Đây là những cán bộ Đoàn đã hoàn thành lớp bồi dưỡng chức danh Bí thư Đoàn cơ sở và các nội dung ôn tập theo thể lệ của hội thi. Ảnh: Đức Duy
Đây là những cá nhân tiêu biểu được xét chọn dựa trên số điểm thi tài của 72 thí sinh tại vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Công nghệ" và “Bí thư Đoàn cơ sở - Trải nghiệm” trong khuôn khổ vòng Chung kết hội thi.
Hoạt động là dịp tạo không khí vui tươi, gắn kết giữa cán bộ Đoàn các địa phương trong cả nước. Ảnh: Ngô Tùng
Trước đó, 72 thí sinh tranh tài với vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Công nghệ” bằng việc xây dựng video giới thiệu về bản thân và về mô hình chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn tại địa phương, đơn vị, đồng thời kêu gọi bình chọn trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam từ ngày 10/10 đến ngày 13/10.
Tiếp đó, ngày 14/10, tại TPHCM, 72 thí sinh tiêu biểu cả nước đã cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm, học hỏi tại nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thành phố mang tên Bác.
Tối nay (15/10), đêm Chung kết xếp hạng diễn ra với 3 phần thi: Thông thái, Nhạy bén và Bản lĩnh. Các phần thi trong đêm Chung kết đòi hỏi thí sinh ngoài kiến thức tổng hợp cần có sự nhạy bén, khả năng tư duy, xử lý tình huống và khả năng hùng biện.
Xem danh sách 20 thí sinh tranh tài Chung kết xếp hạng Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc lần thứ I - năm 2023 tại đây.
Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề “Bí thư Đoàn cơ sở tiên phong ứng dụng công nghệ số”. Đây là lần đầu hội thi được tổ chức trên toàn quốc, đã tạo không khí thi đua sôi nổi, hào hứng cho đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở khắp cả nước.
Hội thi được tổ chức với 3 vòng thi: Vòng loại, vòng thi cấp tỉnh và vòng Chung kết toàn quốc. Trước khi diễn ra vòng loại, Ban Tổ chức đã cung cấp tài liệu dùng để bồi dưỡng chức danh Bí thư Đoàn cơ sở và các nội dung ôn tập theo thể lệ của hội thi.
TPO<|eot_id|> |
Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng 16/10/1948 – 16/10/2003, chiều 12/10, tại Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên), Ban Thường vụ Đảng ủy Các cơ quan tỉnh và Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức Lễ báo công dâng Bác và trao Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng' năm 2023 cho các đồng chí cán bộ có nhiều đóng góp cho công tác kiểm tra của Đảng. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Thế Vinh, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, đồng chí Hoàng Xuân Tùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, đồng chí Đại tá Thân Văn Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh.<|eot_id|> |
Đảng ủy Các cơ quan tỉnh và Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ báo công dân Bác và trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng'<|eot_id|> |
Các đại biểu dâng hoa tại Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã dâng hương và ôn lại truyền thống vẻ vang của Ngành Kiểm tra Đảng trong suốt 75 năm qua; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Người, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Các cơ quan tỉnh và Công an tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. UBKT Đảng ủy Các cơ quan tỉnh và Công an tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Kết quả, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy, UBKT các cấp trong Đảng bộ Các cơ quan tỉnh đã kiểm tra, giám sát được 466 tổ chức đảng, 2.275 đảng viên; cấp ủy, UBKT các cấp trong Đảng bộ Công an tỉnh kiểm tra, giám sát được 331 tổ chức đảng, 1.920 đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát, Đảng ủy Các cơ quan tỉnh kỷ luật 3 tổ chức đảng, 35 đảng viên; Công an tỉnh kỷ luật 34 đảng viên. Hằng năm, hai đơn vị đều được công nhận danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; nhiều lượt tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng về thành tích xuất sắc trong thực hiện các mặt công tác...
Lãnh đạo UBKT Tỉnh ủy và Đảng ủy Các cơ quan tỉnh Bắc Giang trao Kỷ niệm chương tặng các đồng chí cán bộ có nhiều đóng góp cho công tác kiểm tra của Đảng.
Với tình cảm, niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu, các cán bộ, đảng viên Đảng bộ Các cơ quan tỉnh, Công an tỉnh hứa mãi mãi khắc ghi những lời dạy của Bác, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; luôn luôn rèn luyện, phấn đấu tiếp bước các thế hệ trước, nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vương Đức Đông
Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Các cơ quan tỉnh Bắc Giang<|eot_id|> |
Trước tình hình mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ chiều tối 13/10, lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai lực lượng, tiếp cận địa bàn và kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân, đặc biệt là tại những khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao.<|eot_id|> |
Công an Đà Nẵng khẩn cấp giúp dân vượt lũ trong đêm<|eot_id|> |
Trước tình hình mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ chiều tối 13/10, lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai lực lượng, tiếp cận địa bàn và kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân, đặc biệt là tại những khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao.
Để người dân kịp thời nắm bắt tình hình ngập úng trên các tuyến và chọn lựa tuyến đường đi an toàn, ngay trong chiều 13/10, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã kết nối với Đài PT-TH Đà Nẵng, thông tin đến người dân về tình hình giao thông trên tuyến, vị trí bị ngập úng, sạt lở trên địa bàn thành phố để người dân di chuyển thuận lợi, tránh những nơi nước ngập sâu. Cùng với đó, lực lượng CSGT từ thành phố đến các quận, huyện cũng trực tiếp có mặt tại hiện trường, tham gia điều tiết, phân luồng giao thông và cảnh báo, hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn.
Các chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động đưa một gia đình ở phường Hòa Khánh Nam bị mắc kẹt trong nước lũ thoát ra ngoài trong đêm 13/10.
Đặc biệt, trong tối 13/10, tiếp nhận tin báo có 1 người phụ nữ mang thai đang bị mắt kẹt trong nước sâu tại K14/15 đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Liên Chiểu đã kịp thời có mặt, tiếp cận và di chuyển người phụ nữ đến nơi an toàn.
Trong một diễn biến khác có liên quan, khi hay tin có người dân ở phường Hòa Khánh Nam bị rắn cắn trong lúc mưa lớn, nước ngập sâu, lực lượng Công an phường cũng nhanh chóng tiếp cận, đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...
Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động, Phòng Cảnh sát cơ động Công an TP Đà Nẵng giúp di dời khẩn cấp các hộ dân ở đường Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu) bị nước tràn vào, nguy cơ ngập sâu trong đêm. Trong đêm 13/10, Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động, Phòng Cảnh sát cơ động Công an TP Đà Nẵng tiếp nhận thông tin có một số hộ gia đình ở đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị nước tràn vào, nguy cơ ngập sâu rất cao... Lãnh đạo Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động đã huy động hàng chục CBCS vượt nước, tiếp cận hiện trường, tiến hành di chuyển người, đồ đạc, vật dụng... đến nơi an toàn.
Tối 13/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng chức năng hỗ trợ di dời, ứng cứu dân vùng ngập lụt. Ông Lê Trung Chinh lưu ý các đơn vị và địa phương về công tác chống ngập, đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực Khe Cạn, quận Thanh Khê và tuyến đường Mẹ Suốt, quận Liên Chiểu trước tình hình mưa lớn dự báo còn kéo dài.
Trong đêm mưa, ngập, lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng vẫn có mặt trên khắp mọi ngã đường từ đường sắt, đường bộ, đường thủy để điều tiết, đảm bảo TTATGT giao thông, vận động ngư dân neo đậu tàu thuyền và lên bờ an toàn.
Tại các điểm thị sát, ông Lê Trung Chinh chỉ đạo lực lượng chức năng tùy vào tình hình thực tế để sơ tán dân đến nơi an toàn. Cụ thể, tại quận Liên Chiểu, nhiều nơi ngập sâu, nước tràn vào nhà dân, các lực lượng vũ trang trên địa bàn quận đã kịp thời tiếp cận, hỗ trợ sơ tán hơn 500 người dân, di dời tài sản từ chỗ thấp lên chỗ cao.
Theo báo cáo nhanh, quận Thanh Khê có 13 điểm ngập, quận Liên Chiểu có 46 điểm, quận Cẩm Lệ 14 điểm, quận Sơn Trà 21 điểm, quận Hải Châu 29 điểm ngập... Để bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân tại các khu vực thấp trũng, quận Liên Chiểu đã sơ tán 274 người dân, trong đó có 250 người sơ tán tại chỗ (sang những nhà cao hơn); 24 người sơ tán tập trung gồm: 20 người sơ tán đến Trường tiểu học Bùi Thị Xuân, 4 người sơ tán đến Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh trực tiếp chỉ đạo các lực lượng chức năng di dời, ứng cứu dân vùng ngập nặng sơ tán đến nơi an toàn, bảo đảm đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Quận Thanh Khê sơ tán 35 người ở khu vực Khe Cạn (tổ 26 và 27, phường Thanh Khê Tây). Huyện Hòa Vang sơ tán 13 hộ dân (50 người), trong đó, UBND xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) sơ tán 21 người ở khu vực Núi Sọ, thôn An Ngãi Tây 1; UBND xã Hòa Bắc di dời 29 người ở thôn Tà Lang đến nơi trú ẩn an toàn.
Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ cũng thông tin, từ đêm 13/10 đến ngày 15/10, trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông với tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 400mm; trong cơn giông cần đề phòng sét và gió giật mạnh.
Từ ngày 16/10 đến hết ngày 17-10, trên địa bàn thành phố có khả năng tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Trong sáng 14/10, lực lượng chức năng sẽ thực hiện nghiêm, bố trí trực ban 24/24h, tiếp nhận, tổng hợp thông tin kịp thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố để triển khai lực lượng xử trí các tình huống có thể xảy ra.
Hoài Thu<|eot_id|> |
Bám sát chủ đề chính 'Bí thư Đoàn cơ sở tiên phong ứng dụng công nghệ số', trong hoạt động thi tài trước đêm Chung kết, các thí sinh, các đội thi nỗ lực thể hiện tinh thần đồng đội, khả năng xử lý tình huống, khả năng thanh vận và sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng được các sản phẩm truyền thông trong thời gian ngắn.<|eot_id|> |
Hơn 70 Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc sôi nổi thi tài vòng nước rút<|eot_id|> |
Trong khuôn khổ vòng Chung kết Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc lần thứ nhất - năm 2023, ngày 14/10, tại TPHCM, 72 thí sinh tiêu biểu cả nước đã cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm, thi tài tại nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thành phố mang tên Bác.
Theo đó, tất cả các thí sinh tham gia vòng Chung kết được chia thành 12 đội đã tham gia vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Trải nghiệm” tại 4 trạm thi là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM, Trường Tiểu học Hòa Bình và Công viên 30/4, Đường sách Nguyễn Văn Bình và Cột cờ Thủ ngữ.
Bám sát chủ đề chính “Bí thư Đoàn cơ sở tiên phong ứng dụng công nghệ số”, các thí sinh, các đội thi nỗ lực thể hiện tinh thần đồng đội, khả năng xử lý tình huống, khả năng thanh vận và sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng được các sản phẩm truyền thông trong thời gian ngắn.
Thí sinh hội thi tìm hiểu, tổng hợp thông tin tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM.
Ảnh: Ngô Tùng
Tham gia vòng thi, các bạn trẻ cần đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhạy để đáp ứng yêu cầu thời gian được Ban tổ chức đưa ra.
Nhóm thí sinh chuẩn bị cho phần xây dựng video tại vòng thi "Bí thư Chi đoàn giỏi - Trải nghiệm".
"Chạy nước rút" với những thử thách tại các trạm thi, qua đó trau dồi, tích lũy các kỹ năng về công nghệ lẫn khả năng tư duy, làm việc nhóm. Ảnh: Ngô Tùng
Trước đó, cũng trong khuôn khổ vòng Chung kết toàn quốc, 72 thí sinh bắt đầu tranh tài với vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Công nghệ” bằng việc xây dựng video giới thiệu về bản thân và về mô hình chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn tại địa phương, đơn vị, đồng thời kêu gọi bình chọn trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam từ ngày 10/10 đến ngày 13/10.
Trước đó, các thí sinh đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM.
Cùng đó, Ban tổ chức hội thi cùng thí sinh cũng đã dâng hoa tại Tượng đài Anh hùng Lý Tự Trọng trong khuôn viên Trường Đoàn Lý Tự Trọng. Ảnh: Thành Đoàn TPHCM
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ của hội thi, các thí sinh còn tham gia các hoạt động đa dạng, bao gồm: Dâng hoa tại Tượng đài Anh hùng Lý Tự Trọng; tham gia trò chơi vận động liên hoàn và thực hiện công tác xã hội tại Làng thiếu niên Thủ Đức. Qua các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt cộng đồng giúp các thí sinh tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồng thời tạo thêm cơ hội giao lưu, học hỏi và tự rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ.
Tối (15/10), tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP. Thủ Đức, TPHCM), Chung kết Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc lần thứ I - năm 2023 sẽ diễn ra với sự tham gia tranh tài của 20 thí sinh xuất sắc nhất tham gia Vòng Chung kết toàn quốc, sau khi căn cứ điểm thi vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Công nghệ và vòng thi “Bí thư Đoàn cơ sở - Trải nghiệm”. Đêm Chung kết xếp hạng diễn ra với 3 phần thi: Thông thái, Nhạy bén và Bản lĩnh. Các phần thi trong đêm Chung kết đòi hỏi thí sinh ngoài kiến thức tổng hợp cần có sự nhạy bén, khả năng tư duy, xử lý tình huống và khả năng hùng biện.
Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề "Bí thư Đoàn cơ sở tiên phong ứng dụng công nghệ số". Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 là lần đầu được tổ chức trên toàn quốc, đã tạo không khí thi đua sôi nổi, hào hứng cho đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở. Hội thi được tổ chức với 3 phần thi: Vòng loại, vòng thi cấp tỉnh và vòng Chung kết toàn quốc.
"Ban Tổ chức Hội thi Bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc lần thứ I, năm 2023 trân trọng cảm ơn các đơn vị đồng hành cùng chương trình: (1) Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI; (2) Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI; (3) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT; (4) Trung tâm Anh ngữ WESET
TPO<|eot_id|> |
ĐTN: Chiều 14/10/, tại Vincom Tây Ninh sôi nổi diễn ra chương trình Liên hoan Bước nhảy tuổi trẻ lần XI, năm 2023 do Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức. Chương trình thu hút sự tham gia của 20 đội thi đến từ các trường THPT, câu lạc bộ, đội, nhóm trên địa bàn toàn tỉnh.<|eot_id|> |
Tây Ninh: 20 đội thi tranh tài Liên hoan Bước nhảy tuổi trẻ lần XI, năm 2023<|eot_id|> |
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023).
Một trong những phần trình diễn ấn tượng nhất tại Hội thi
Tham dự chương trình có anh Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh đoàn; anh Trần Đăng Tiến - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tây Ninh; Chị Trịnh Thị Như Trang - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh; các đồng chí đại diện Ủy ban Hội LHTN Việt nam các huyện, thị xã, thành phố.
Sau nhiều giờ tranh tài sôi nổi, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội thi có thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, nhóm nhảy Ánh Sao thuộc Ủy Ban Hội LHTN Việt Nam huyện Tân Biên xuất sắc giành giải A và giải thưởng phụ đội thi có phần trình diễn, nội dung ấn tượng nhất (giải thưởng phụ với tiền thưởng 1 triệu đồng được tài trợ bởi Công ty sự kiện Khải Minh); Nhóm NTB SKILL CLUB đến từ Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện Dương Minh Châu và nhóm NEVES đến từ CLB kỹ năng Trường THPT Lý Thường Kiệt, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thị xã Hòa Thành đạt giải B.
Ban Tổ chức trao giải cho các đội thi có phần trình diễn xuất sắc
Đồng thời Hội thi Ban Tổ chức cũng trao 03 giải C và 06 giải khuyến khích cho các đội tham dự./.
Thu Hiền<|eot_id|> |
Khoa Luật Học viện An ninh nhân dân (ANND) được thành lập ngày 15/10/1968 sau khi tách ra từ Khoa Chấp pháp, pháp luật thuộc trường Công an Trung ương (nay là Học viện ANND).<|eot_id|> |
Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân - 55 năm xây dựng và phát triển<|eot_id|> |
Khoa Luật Học viện An ninh nhân dân (ANND) được thành lập ngày 15/10/1968 sau khi tách ra từ Khoa Chấp pháp, pháp luật thuộc trường Công an Trung ương (nay là Học viện ANND).
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự phối hợp và giúp đỡ của các đơn vị chức năng thuộc Học viện ANND, các đơn vị thực tiễn trong và ngoài ngành Công an, Khoa Luật đã trở thành một đơn vị có bề dày thành tích trong công tác giảng dạy; nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng giảng viên; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và nhiều lĩnh vực công tác khác.
1.Về công tác giảng dạy
Kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay, Khoa Luật đã tổ chức và tham gia đào tạo, giảng dạy cho hàng trăm khóa học thuộc các hệ đào tạo tại Học viện. Chất lượng giảng dạy ngày càng được quan tâm đúng tầm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trong tiến trình đổi mới giáo dục, đào tạo. Khoa Luật luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, chú trọng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Một trong những “điểm sáng” của Khoa Luật là phong trào dạy giỏi. Các giảng viên Khoa Luật đã chủ động đăng ký thực hiện nhiều bài dạy giỏi các cấp; nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Bộ, cấp Học viện. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, giảng viên toàn đơn vị, trong tất cả các hội thi dạy giỏi, Khoa Luật đều đạt thành tích cao. Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, Khoa Luật đã 3 lần tham dự Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Bộ, trong đó: 1 lần đoạt giải Nhất toàn đoàn; 2 lần đoạt giải Nhì toàn đoàn và nhiều giải Nhất, Nhì cá nhân. Các hội thi giảng viên dạy giỏi do Học viện ANND tổ chức, Khoa Luật đều đạt thành tích cao. Kết quả đó phản ánh sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, lãnh đạo Khoa Luật đã luôn quan tâm, thúc đẩy thi đua dạy tốt trong đơn vị, thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra giờ giảng, kịp thời rút kinh nghiệm nhằm giúp các giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy, áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực.
Khoa Luật Học viện ANND tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: “Chia sẻ chuẩn mực quốc tế và các điển hình tốt trên thế giới về tư pháp người chưa thành niên phạm tội – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Về công tác nghiên cứu khoa học
Trải qua các giai đoạn lịch sử, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều chuyển biến, cục diện đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia có nhiều thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp. Vì vậy, nghiên cứu khoa học là lĩnh vực công tác được Khoa Luật luôn chú trọng quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đào tạo những sĩ quan an ninh “có nhãn quan về chính trị, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ”.
Trong những ngày đầu mới tách ra độc lập, Khoa Luật đã sớm biên soạn, đưa vào sử dụng nhiều giáo trình, tài liệu dạy học các môn học luật về các nội dung như: Chứng cứ, khái niệm tội phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm, cộng phạm, hình phạt,… phục vụ công tác giảng dạy và học tập pháp luật.
Suốt hành trình 55 năm qua, Khoa Luật đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học có giá trị về lý luận và thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học pháp lý nói chung cũng như sự vận dụng pháp luật vào hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CAND nói riêng. Chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, Khoa Luật đã chủ trì và tham gia 14 đề tài cấp Bộ; 12 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài đã nghiệm thu phần lớn đều được đánh giá đạt loại xuất sắc. Đơn vị đã biên soạn 12 giáo trình, tập bài giảng cho hệ sau đại học; 23 giáo trình hệ đại học; 8 sách chuyên khảo cấp Học viện; 10 sách tham khảo; 3 sách hướng dẫn học tập cấp Học viện; 68 tài liệu tham khảo cấp Khoa; 19 chuyên đề cho các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra; 7 Bộ đề thi dành cho các hệ cao cấp lý luận chính trị. Các giảng viên Khoa Luật đã hướng dẫn nhiều học viên thực hiện và bảo vệ thành công luận án, luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học đảm bảo chất lượng và tiến độ (14 luận án tiến sĩ; 71 luận văn thạc sĩ; 275 khóa luận tốt nghiệp; 24 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học); đăng 218 bài báo trên các tạp chí khoa học trong, ngoài ngành Công an và kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt trong đó, một nhóm sinh viên do giảng viên Khoa Luật hướng dẫn đã đoạt giải Nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều giảng viên Khoa Luật là cộng tác viên tiêu biểu của các tạp chí khoa học có uy tín.
Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, các giảng viên Khoa Luật đã tích cực tham gia nhiều hoạt động khoa học trong nước và quốc tế do Bộ Công an và Học viện ANND tổ chức và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Một trong số hoạt động khoa học tiêu biểu có thể kể đến như: tham gia giảng dạy chương trình tập huấn Công ước quốc tế về phòng, chống tra tấn; phối hợp với Văn phòng Học viện tổ chức thành công 2 hội thảo khoa học quốc tế. Đây là kết quả hoạt động khoa học nghiêm túc, trí tuệ của tập thể lãnh đạo, giảng viên Khoa Luật qua các thời kỳ.
3. Về công tác cán bộ và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Khoa Luật luôn xác định công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giảng viên là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đơn vị. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ luôn quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đảm bảo vững về chuyên môn, có năng lực sư phạm tốt, tận tụy với nghề, hết lòng vì người học. Đội ngũ giảng viên Khoa Luật không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Luật có hàng chục giảng viên có học hàm Phó Giáo sư và học vị Tiến sĩ; trên 98% giảng viên trong khoa có trình độ Thạc sĩ trở lên. Nhiều đồng chí giảng viên trong khoa có bằng cử nhân ngoại ngữ; nhiều đồng chí giảng dạy các môn khoa học pháp lý bằng tiếng Anh và có khả năng làm việc độc lập trong môi trường quốc tế. Cấp ủy, lãnh đạo khoa không ngừng quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ, luôn tạo mọi điều kiện cho các giảng viên trong đơn vị được tham gia học tập, nâng cao trình độ trên nhiều lĩnh vực; thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Dù ở mọi hoàn cảnh, điều kiện công tác, các giảng viên Khoa Luật đều giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để cống hiến, phấn đấu và trưởng thành. Nhiều giảng viên từng công tác tại Khoa Luật khi được luân chuyển, điều động theo yêu cầu của công tác cán bộ đã phát huy được truyền thống tốt đẹp của đơn vị ở vị trí công tác mới; có nhiều đồng chí thành đạt và giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng trong và ngoài ngành Công an.
4. Về công tác góp ý văn bản, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các công tác khác
Từ ngày thành lập tới nay, Khoa Luật luôn làm tốt công tác tư vấn pháp lý cho Học viện. Trong 5 năm trở lại đây, Khoa Luật đã góp ý trên 130 văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Công an và Học viện. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật vừa là thế mạnh, đồng thời là trách nhiệm của Khoa Luật đã được lãnh đạo Học viện tin tưởng giao phó. Các giảng viên Khoa Luật luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức. Tính từ năm 2018 đến nay, các giảng viên Khoa Luật đã tham gia hơn 500 số phát sóng trên các kênh ANTV, VTV1, QPAN, VOV1, VOV2; tổ chức nhiều buổi tuyên truyền pháp luật cho sinh viên các trường đại học và THPT trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh như: Hưng Yên, Yên Bái, Vĩnh Phúc; tham gia tích cực vào các hoạt động của Tổ Hội Luật gia CAND; tham gia thành viên tiểu ban lý luận pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự và cải cách tư pháp trực thuộc Hội đồng lý luận Bộ Công an; tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật Việt Nam; tổ chức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Khoa Luật - Học viện ANND với Khoa Luật trong một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị thực tiễn.
Ngoài ra, với đặc thù là đơn vị có số lượng lớn đảng viên trẻ đang trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn, cấp ủy, lãnh đạo Khoa Luật đã chỉ đạo Chi đoàn Khoa Luật luôn phát huy tinh thần xung kích của Đoàn Thanh niên: thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt động tình nguyện, cống hiến vì cộng đồng; chủ động, tích cực tham gia hoạt động phản bác luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng; nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các cuộc thi do Học viện, Bộ Công an và các cơ quan khác phát động và đạt nhiều giải cao. Với những thành tích đó, Khoa Luật vinh dự được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành; nhiều năm vinh dự đạt danh hiệu thi đua Đơn vị Quyết thắng, Chi bộ đạt danh hiệu Chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, năm 2023, Khoa Luật vinh dự là một trong 16 tập thể thuộc các học viện, trường CAND được tặng Cờ thi đua của Bộ Công an vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” cấp cơ sở năm học 2022- 2023, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội”.
Thực hiện Quyết định số 3122/QĐ – BCA về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo trong CAND đến năm 2023 đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” của Bộ trưởng Bộ Công an, trong thời gian tới, Khoa Luật sẽ tiếp tục được giao nhiều trọng trách để chung tay xây dựng Học viện ANND thành cơ sở giáo dục trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, góp phần cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo ở nước ta nói chung và ngành Công an nói riêng. Với tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm cao cùng sự chủ động, sáng tạo, lãnh đạo và giảng viên Khoa Luật không ngừng nỗ lực, tiếp tục quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, phát huy truyền thống 55 năm xây dựng, phát triển của đơn vị để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng khoa Luật, Học viện ANND)<|eot_id|> |
Trên đất liền từ ngày 16 đến 18/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm. Các địa phương, chủ hồ đập chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lũ.<|eot_id|> |
Chủ động ứng phó áp thấp gây mưa lớn<|eot_id|> |
Phương án đảm bảo an toàn công trình ven biển cầu cửa Thuận An (TP. Huế)
Sáng 16/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện gửi các địa phương, chủ hồ đập trên địa bàn tỉnh về ứng phó với vùng áp thấp, mưa lớn có nguy cơ gây ngập úng.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, ngày 16/10, trên vùng biển của tỉnh có gió giật mạnh cấp 6-7, sóng cao từ 1,5-3 m, biển động. Trong cơn giông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Trên đất liền từ ngày 16 đến 18/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Để chủ động ứng phó với vùng áp thấp, mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở vùng trũng, khu đô thị, sạt lở đất vùng núi, vùng gò đồi, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vi chủ hồ đập triển khai công tác ứng phó với vùng áp thấp, mưa lớn, phân công nhâ sự xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Rà soát, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt. Triển khai phương án ứng phó mưa lũ tại cấp xã theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các hồ thủy điện triển khai phương án ứng phó tình huống khẩn cấp
Sở GTVT kiểm tra chỉ đạo các nhà thầu thi công có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công như cầu Nguyễn Hoàng, cầu cửa Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây…, triển khai phương án chống va trôi tàu thuyền, sà lan đang thi công ảnh hưởng đến an toàn các công trình cầu đường bộ, đường sắt xung yếu trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình kiểm tra công tác đảm bảo an toàn máy móc, vật tư, phương tiện đề phòng lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, người lao động. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu tránh trú (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch). Các chủ đập thủy lợi, thủy điện triển khai các nội dung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du.
Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN<|eot_id|> |
Sáng 16/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội…<|eot_id|> |
Dự kiến 5/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 không kịp 'về đích'<|eot_id|> |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 68/2022/QH15.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát; nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; thanh khoản thị trường chứng khoán có xu hướng cải thiện; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.
Về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định, nhìn lại nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam vẫn cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.
Thẩm tra giữa kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Cả WB và IMF đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là 4,7%, năm 2024 là 5,5-5,8%.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.
Cụ thể, dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp
. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%.
Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5% - 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.
Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng giảm 8,2% cùng kỳ. Xuất siêu tăng do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm (13,9%), cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm dần qua các quý (quý 1 tăng 13,9% đến quý 3 chỉ tăng 7,3%).
Đầu tư tư nhân 9 tháng tăng 2,3%, chỉ bằng khoảng 1/6 mức tăng trước đại dịch. Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm tốc mạnh (Chỉ số IIP của ngành quý 1 giảm 2,9%, quý 2 giảm 0,7%, 9 tháng tăng rất thấp 0,2%).
Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022. Lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở thời điểm cuối tháng 8/2023 chỉ giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022.
Lạm phát đã có dấu hiệu đảo chiều tăng trong 3 tháng gần đây, tỷ giá cũng có những biến động mạnh trong tháng 8, tháng 9. Lạm phát cơ bản 9 tháng là 4,49%, cao hơn nhiều so với lạm phát tổng thể sẽ ảnh hưởng đến không gian chính sách tiền tệ, hạn chế việc tăng cung tiền, tăng dư nợ tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp của các thành phần kinh tế lỏng lẻo, thiếu gắn kết.
Số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao với hơn 135 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng; doanh nghiệp mới thành lập giảm 14,6% về số vốn đăng ký và 1,2% về số lao động; tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/9/2023 giảm 1,9% so với cùng kỳ.
Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng một hệ thống pháp luật nhưng một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung (có 17 Bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân dưới 10%).
Thẩm tra dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các định hướng lớn, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho cả năm 2024 như Báo cáo của Chính phủ.
Bên cạnh đó, đề nghị xem xét, đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP cũng như việc hoàn thành mục tiêu cả nhiệm kỳ; đánh giá kỹ hơn việc lập dự toán ngân sách nhà nước, cân nhắc xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước tích cực hơn để tăng chi đầu tư phát triển và giảm bớt bội chi; nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.
Diệu Linh<|eot_id|> |
Tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Báo chí sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất phát triển mô hình tập đoàn báo chí thuộc sở hữu Nhà nước...<|eot_id|> |
Sắp hình thành các tập đoàn báo chí thuộc sở hữu Nhà nước<|eot_id|> |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, một số quy định của Luật Báo chí bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí. Do đó, Bộ này đã đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí với hàng loạt chính sách mới quan trọng.
Trước tiên, đó là đề xuất phát triển mô hình tập đoàn báo chí với mục tiêu hình thành được các cơ quan báo chí lớn, có đủ nguồn lực, để đóng vai trò dẫn dắt, làm trụ cột định hướng thông tin.
Việc bổ sung quy định cụ thể cho phép sự hình thành của mô hình tập đoàn báo chí thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó có một cơ quan báo chí giữ vai trò như cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí, doanh nghiệp trực thuộc.
Điều kiện để hình thành tập đoàn báo chí là một hoặc nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó, cơ quan báo chí phải là cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài nội dung trên, Bộ Thông tin và Truyền thông còn đề xuất bổ sung thêm điều kiện để việc cấp giấy phép hoạt động báo chí đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đảm bảo chặt chẽ, thực chất hơn; Hoàn thiện các quy định về phạm vi thông tin của cơ quan báo chí góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động báo chí và đảm bảo thực hiện theo tôn chỉ, mục đích.
Hoàn thiện các quy định để tạp chí khoa học phát triển lành mạnh, đúng tính chất; Bổ sung điều kiện cấp thẻ nhà báo nhằm nâng cao chất lượng người làm báo; Hoàn thiện quy định đối với hoạt động nhập khẩu báo in; Xuất khẩu nội dung báo nói, báo hình…
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất các trường hợp cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép khi không đảm bảo các điều kiện như về nhân sự người đứng đầu cơ quan báo chí: Trong thời hạn quy định cơ quan chủ quản không lựa chọn được người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và thực hiện được quy trình để bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan báo chí để đề nghị Bộ có ý kiến bổ nhiệm.
Hay như không đảm bảo điều kiện về tài chính để duy trì hoạt động của cơ quan báo chí: Nợ ngân sách nhà nước về thuế, tiền phạt, nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế, phí; Nợ các khoản liên quan đến người lao động như đóng bảo hiểm xã hội quá thời hạn và thanh toán tiền lương chậm….
Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép phải chấm dứt hoạt động báo chí. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề liên quan như tài chính, tài sản, lao động bảo hiểm, nghĩa vụ thuế… để chấm dứt hoạt động cơ quan báo chí.
Ánh Tuyết<|eot_id|> |
Ngày 13/10, tại Phủ Toàn quyền ở thủ đô Ottawa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada Phạm Vinh Quang đã trình Quốc thư lên Toàn quyền Canada Mary Jeannie May Simon.<|eot_id|> |
Đại sứ Phạm Vinh Quang trình Quốc thư lên Toàn quyền Canada<|eot_id|> |
Đại sứ Phạm Vinh Quang trình Quốc thư lên Toàn quyền Canada Mary Jeannie May Simon.
Tại cuộc trao đổi thân mật với Toàn quyền Canada sau lễ trình Quốc thư, Đại sứ Phạm Vinh Quang đã chuyển lời hỏi thăm, chúc sức khỏe của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các Lãnh đạo Việt Nam tới Toàn quyền Mary J. May Simon. Đại sứ khẳng định, Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam mong muốn duy trì, phát triển toàn diện và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước được thiết lập từ năm 2017.
Tin liên quan
Đại sứ Đặng Minh Khôi trình Thư ủy nhiệm lên Chủ tịch Quốc hội Turkmenistan
Trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Canada luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, là đối tác thương mại lớn thứ hai, sau Mỹ, tại lục địa châu Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam là đầu cầu, cửa ngõ để Canada vào khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 6 của Canada trong nhóm 40 quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đại sứ Phạm Vinh Quang vui mừng thông báo về sự phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Canada, nhất là trong năm 2023 khi cả hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động quan trọng.
Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Justin Trudeau đã gặp nhau hai lần bên lề các hội nghị cấp cao tại Nhật Bản (tháng 5) và tại Indonesia (tháng 9). Hai Thủ tướng đã bày tỏ ấn tượng trước tiến triển tốt đẹp trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Canada, trong đó hợp tác thương mại là điểm sáng với kim ngạch song phương đạt trên 7 tỷ USD năm 2022 và nhất trí phấn đấu đưa con số này sớm đạt 10 tỷ USD.
Đại sứ Phạm Vinh Quang nhấn mạnh, tới đây, hai bên cần tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh thông qua việc thúc đẩy duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao, tiến hành các cuộc họp thường niên, đối thoại và trao đổi chính sách ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Công Thương.
Việt Nam ủng hộ việc Canada triển khai các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đối tác chiến lược với ASEAN nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển.
Đại sứ Phạm Vinh Quang và Toàn quyền Canada Mary Jeannie May Simon.
Việt Nam sẵn sàng đón đoàn cấp Bộ trưởng của Canada thăm Việt Nam trong năm 2024 để tìm hiểu, thúc đẩy các cơ hội hợp tác, đặc biệt trên các lĩnh vực mà Canada có thế mạnh như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; đổi mới sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ, quản trị, hoàn thiện thể chế và nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đại sứ bày tỏ mong muốn phía Canada tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông - thủy sản; thúc đẩy hợp tác văn hóa - thể thao - du lịch, giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác giữa các địa phương… Hiện có trên 21.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Canada.
Nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Canada với gần 300 nghìn người, Đại sứ mong Toàn quyền Mary J. Simon và phía Canada tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người ổn định, hòa nhập, đóng góp cho sự phồn vinh của Canada cũng như sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.
Toàn quyền Mary J. Simon chúc mừng Đại sứ Phạm Vinh Quang nhận nhiệm vụ vào thời điểm quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tin tưởng Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngày càng hiệu quả, thực chất của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Canada trong những năm tới.
Bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả của quan hệ hai nước, Toàn quyền Mary J. Simon tin tưởng rằng, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp trên các vấn đề khu vực, quốc tế và toàn cầu như biến đổi khí hậu, qua đó góp phần duy trì hòa hình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.
Bà Mary J. May Simon quan tâm, bày tỏ ngưỡng mộ về một nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống văn hóa hàng nghìn năm, đồng thời nhấn mạnh Canada là một nước đa dân tộc, cá nhân bà là nữ Toàn quyền người gốc bản địa đầu tiên của Canada, muốn tăng cường hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước, chia sẻ kinh nghiệm tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh các dân tộc.
Toàn quyền Mary J. May Simon cũng khẳng định, cộng đồng người Việt tại Canada giữ một vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển phồn vinh và làm giàu cho sự đa dạng văn hóa, sắc tộc của Canada.<|eot_id|> |
Nhiều sự kiện văn hóa, ẩm thực đặc sắc đã được lồng ghép trong Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam (1945-2023) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Malaysia (1973-2023) tại Malaysia.<|eot_id|> |
Lễ kỷ niệm ghi dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia<|eot_id|> |
Đại sứ Đinh Ngọc Linh và Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển doanh nghiệp Malaysia Ewon Benedick tiến hành nghị thức cắt bánh chúc mừng. (Nguồn: TTXVN)
Dấu mốc quan trọng
Tối ngày 12/10, tại Trung tâm Thương mại và triển lãm quốc tế (MITEC), Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2023) và 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Malaysia (1973-2023).
Tham dự sự kiện và chúc mừng Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, thay mặt Chính phủ Malaysia có Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển doanh nghiệp Malaysia Ewon Benedick; đại diện Bộ Ngoại giao Malaysia; Đại sứ các nước và đại diện của các Ngoại giao đoàn; các thành viên Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam, cùng toàn thể cán bộ Đại sứ quán Việt Nam; đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng Việt Nam tại Malaysia và các cơ quan truyền thông tại địa bàn.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh xúc động nhắc lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong suốt 78 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia, trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Malaysia (1973-2023), Đại sứ Đinh Ngọc Linh nhấn mạnh, trong nửa thế kỷ qua, hai nước đã vun đắp tình hữu nghị và quan hệ đối tác bền chặt dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7/2023 của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược hai nước. Chuyến thăm góp phần củng cố nền tảng chính trị và tạo động lực mới cho hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực truyền thống như chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh; đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực mới như kinh tế số, an ninh mạng và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Đại sứ Đinh Ngọc Linh tin tưởng, Việt Nam-Malaysia còn rất nhiều dư địa hợp tác nhờ vào sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia cũng như những cơ hội mà kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Với tiềm năng to lớn của hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Malaysia sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm tới, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, thịnh vượng trong khu vực.
Đại sứ Đinh Ngọc Linh và Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển doanh nghiệp Malaysia Ewon Benedick chụp ảnh kỷ niệm cùng các Đại sứ, Cao ủy, Chủ tịch Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam và đại diện Ngoại giao đoàn. (Nguồn: TTXVN)
Đối tác quan trọng của nhau và trong ASEAN
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển doanh nghiệp Malaysia Ewon Benedick khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Malaysia ở cả cấp độ song phương và trong ASEAN. Mối quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm qua và năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong những năm qua, hai nước đã chứng kiến quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc trên nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại, giáo dục, văn hóa và ngoại giao, góp phần mang lại lợi ích cho hai nước cũng như sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Theo Bộ trưởng Benedick, chuyến thăm Việt Nam gần đây của Thủ tướng Anwar Ibrahim đã giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hai nước trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư đến văn hóa, giáo dục.
Chuyến thăm thể hiện ý chí chung của cả hai nước trong việc duy trì và mở rộng mối quan hệ song phương. Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Malaysia là dấu mốc lịch sử ghi nhận mối quan hệ lâu dài mà hai nước đã vun đắp trong nhiều năm qua và cần tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ hơn nữa thời gian tới để xây dựng sự hiểu biết và hợp tác cùng nhau vì sự thịnh vượng và hòa bình chung.
Trong không khí ấm áp tình hữu nghị, Đại sứ Đinh Ngọc Linh và Bộ trưởng Benedick đã cùng nâng ly và cắt bánh chúc mừng Quốc khánh Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới.
Các quan khách cũng có thời gian nhìn lại những khoảnh khắc kỷ niệm giữa hai nước, được thể hiện qua video tổng hợp và góc trưng bày 50 bức ảnh về quan hệ giữa hai nước cũng như di sản và cảnh đẹp Việt Nam, qua đó thêm hiểu ý nghĩa của mối quan hệ Đối tác chiến lược đã được hai nước vun đắp theo năm tháng.
Khoảng 500 quan khách tham dự sự kiện cũng được thưởng thức hàng chục món ăn Việt, với những điểm nhấn như góc quán phở Xưa Nam Định.
Những tiết mục ca nhạc của Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước cùng màn màn trình diễn áo dài trong bộ sưu tập “Linh thiêng nguồn cội” do Viện Nghiên cứu phát triển doanh nhân ASEAN phối hợp với NTK Thoa Trần và Hương Belful tổ chức, với sự tham gia của 40 người mẫu, trong đó có khoảng 20 người mẫu nhí, đã gây được ấn tượng mạnh và nhận được nhiều lời khen ngợi.<|eot_id|> |
ĐTN: Sáng ngày 14/10, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp cùng Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức khởi công xây 'Nhà Nhân ái' cho hộ gia đình anh Chamaleá Loan, thôn Chà Panh, xã Phước Hòa, huyện Bác Ái.<|eot_id|> |
Ninh Thuận: Khởi công xây 'Nhà Nhân ái' cho hộ gia đình thanh niên có hoàn cảnh khó khăn<|eot_id|> |
Tham dự chương trình có đồng chí Tạ Yên Thị Lâm Hội – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn; Ông Bùi Duy Thanh- Phó Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop; lãnh đạo huyện Bác Ái, các ban, ngành, đoàn thể xã Phước Hòa, chi bộ, BQL thôn Chà Panh và gia đình anh Chamaleá Loan.
Nhận thấy hoàn cảnh gia đình anh Chamaleá Loan thuộc hộ nghèo, là hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc miền núi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở tại thôn Chà Panh, xã Phước Hòa, huyện Bác Ái; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop hỗ trợ xây dựng 01 ngôi “Nhà nhân ái” với diện tích 32m2 trị giá 60.000.000đ.
Công trình phát huy tinh thần tương thân tương ái, tạo điều kiện để gia đình anh Chamaleá Loan an tâm về nhà ở, vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống.
Hoàng Huy<|eot_id|> |
Sáng 16-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đến cán bộ chủ chốt của tỉnh và các địa phương, đơn vị. Các ông: Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng chủ trì hội nghị.<|eot_id|> |
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII<|eot_id|> |
Sáng 16-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đến cán bộ chủ chốt của tỉnh và các địa phương, đơn vị. Các ông: Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng chủ trì hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh báo cáo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 10 điểm cầu cấp huyện và tương đương cùng 83 điểm cầu cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị tại đầu cầu Tỉnh ủy có các vị Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Tỉnh ủy viên; các vị nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; trưởng, phó các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Báo cáo viên Tỉnh ủy.
Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị
Đại biểu dự Hội nghị Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nhanh một số nội dung trọng tâm của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII (được tổ chức từ ngày 2-10 đến 8-10). Theo đó tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xem xét, thống nhất thông qua các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10-6-2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 – 2031; Thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng; Công tác cán bộ; Báo cáo những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ đến Hội nghị Trung ương 8 và một số nhiệm vụ trọng tâm đến Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII; Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2022.
Trong khi báo cáo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh đã liên hệ thực tiễn, gắn các nội dung của hội nghị với tình hình cụ thể tại tỉnh Khánh Hòa, nhất là tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách nhà nước năm 2023; vị trí quan trọng của Khánh Hòa trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Ông Nguyễn Hải Ninh đã yêu cầu các đại biểu dự hội nghị cần nắm vững tinh thần, các nội dung cốt lõi của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII để tổ chức thông tin, quán triệt đến cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh.
XUÂN THÀNH<|eot_id|> |
'Thành phố tôi yêu: Thành Đoàn thời chống Mỹ' là chủ đề trại sáng tác kịch bản phim truyền thống kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước được phát động tại TP Hồ Chí Minh.<|eot_id|> |
Phát động Trại sáng tác kịch bản phim truyền thống Thành Đoàn<|eot_id|> |
Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc.
Ngày 15/10, Thành đoàn, Câu lạc bộ Truyền thống Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trại sáng tác kịch bản phim truyền thống nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025) với chủ đề “Thành phố tôi yêu: Thành đoàn thời chống Mỹ”. Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh tham dự lễ khai mạc.
Trại sáng tác về kịch bản phim truyền thống nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh của các thế hệ cán bộ Đoàn của TP Hồ Chí Minh, đưa truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định đến gần hơn với đoàn viên, thanh thiếu nhi Thành phố. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tìm hiểu về lịch sử và phát huy công tác giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động sáng tác, giới thiệu phim, tư liệu lịch sử.
Tham gia trại sáng tác có các đạo diễn, nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch từ nhiều đơn vị như: Báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Thành phố, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim Trẻ, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh... Để nâng cao tính chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, mang đến chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm, trại sáng tác có sự đồng hành của Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh.
Để tạo điều kiện cho các tác giả có những chất liệu quan trọng để xây dựng nên các tác phẩm kịch bản phim truyền thống Thành đoàn TP Hồ Chí Minh thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Ban tổ chức triển khai nhiều tọa đàm với các chuyên đề: Phong trào đấu tranh chính trị công khai, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, đấu tranh vũ trang trong nội thành, đấu tranh trong tù và liệt sĩ Thành đoàn, hoạt động vùng căn cứ, bàn đạp giao liên...
Bên cạnh đó, Ban tổ chức triển khai hoạt động tìm hiểu khảo sát, tìm hiểu thực tế các địa chỉ đỏ như: Khu di tích lịch sử Tam Giác Sắt (Bình Dương), Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử khu căn cứ Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Các hoạt động tọa đàm, khảo sát thực tế diễn ra đến hết tháng 10-2023.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ khai mạc
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê đã chia sẻ những ký ức về chặng đường Thành Đoàn anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ; đồng thời đánh giá việc tổ chức trại sáng tác lần này hết sức có ý nghĩa. Đồng chí cho biết sẽ đề xuất Thành ủy TP Hồ Chí Minh hỗ trợ cho trại sáng tác này.
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định, Ban Tuyên giáo Thành ủy sẽ phối hợp với Thành Đoàn cùng các đơn vị bình chọn, tuyên dương gương mặt 50 năm cùng những hoạt động ý nghĩa chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Sau lễ khai mạc trại sáng tác, các đồng chí cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên, cựu cán bộ Đoàn các thời kỳ tham gia tọa đàm chuyên đề: “Lịch sử và con người Sài Gòn”, “Các hoạt động, phong trào của thanh niên thành phố thời kỳ chống Mỹ, cứu nước”./.
Tường Vy
Tường Vy<|eot_id|> |
Subsets and Splits