text
stringlengths
82
354k
Jigsaw (phần mềm tống tiền) Jigsaw là một phần mềm mã độc tống tiền xuất hiện vào năm 2016. Ban đầu phần mềm có tên "BitcoinBlackmailer", nhưng sau đó nó đã được gọi là "Jigsaw" do có hình ảnh của nhân vật Billy the Puppet từ loạt phim "Saw". Phần mềm này sẽ mã hóa các tệp máy tính và dần dần xóa chúng, yêu cầu nạn nhân phải trả một số tiền chuộc để giải mã các tệp và dừng xóa. Jigsaw được thiết kế vào tháng 4 năm 2016 và phát hành một tuần sau khi ra đời. Phần mềm được thiết kế để phát tán qua các tệp đính kèm độc hại trong email spam. Jigsaw sẽ được kích hoạt nếu người dùng tải xuống chương trình chứa phần mềm độc hại. Sau khi mã hóa tất cả các tệp người dùng và bản ghi khởi động chính (Master Boot Record), một cửa sổ với hình nhân vật Billy The Puppet sẽ bật lên kèm dòng chữ tống tiền theo phong cách của nhân vật Jigsaw. Nội dung của thông điệp yêu cầu người dùng phải chuyển một số tiền Bitcoin nhất định để đổi lấy việc giải mã các tập tin. Nếu tiền chuộc không được thanh toán trong vòng một giờ, một tệp sẽ bị xóa. Điều này tiếp tục tái diễn trong mỗi giờ tiếp theo nếu không trả tiền chuộc, với số lượng tệp bị xóa tăng theo cấp số nhân từ vài trăm đến hàng nghìn tệp cho đến khi tất cả bị xóa sau 72 giờ. Bất kỳ nỗ lực nào để khởi động lại máy tính hoặc ngăn cản quá trình sẽ dẫn đến việc 1.000 tệp bị xóa. Một phiên bản nâng cấp hơn cũng đe dọa nạn nhân bằng việc tung thông tin cá nhân của họ lên Internet. Jigsaw khi kích hoạt thường trông giống như tệp Firefox hoặc Dropbox trong trình quản lý tác vụ. Vì Jigsaw lưu trữ khóa giải mã tĩnh trong tệp nhị phân, chúng có thể được trích xuất từ tệp nhị phân bằng trình chỉnh sửa hex hoặc trình dịch ngược .NET để xóa mã hóa mà không phải trả tiền chuộc. Nói về phần mềm này, trang "The Register" nhận định: "Việc sử dụng các hình ảnh và nội dung trong phim kinh dị để gây ra sự khốn khổ cho nạn nhân đã tiến đến một mức độ mới". Vào năm 2017, Jigsaw được liệt kê vào trong số 60 mã độc tống tiền sử dụng các thủ thuật lẩn tránh phần mềm diệt virus trong khi khởi động.
Chuyện nghề của Thủy Chuyện nghề của Thủy là một cuốn tự truyện của đạo diễn Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng, xuất bản lần đầu vào năm 2013 bởi Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty sách Phương Nam. Tại thời điểm ra mắt, tác phẩm đã trở thành cuốn sách bán chạy cũng như nhận về nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Bản chuyển ngữ tiếng Anh của sách sau đó đã ra mắt tại Mỹ vào năm 2016. Cuốn sách gồm 29 chương, là lời thuật lại của Trần Văn Thủy về quãng đời làm phim của ông, từ ấn tượng ban đầu với phim ảnh thuở nhỏ đến những ngày hoạt động gian khó trong chiến tranh để làm phim tài liệu; những khó khăn và ngăn trở bởi chính quyền trong quá trình làm hai bộ phim tài liệu nổi tiếng "Hà Nội trong mắt ai" – "Chuyện tử tế" và những dự án phim ảnh quốc tế của ông; các buổi hội thảo lớn về tác phẩm của đạo diễn và sự công nhận dành cho Trần Văn Thủy. Một số chương còn lại được viết bởi Lê Thanh Dũng – người ghi chép lại các câu chuyện của Trần Văn Thủy thành sách – tâm sự về cuộc đời bạn mình. Một số chương của cuốn "Nếu đi hết biển" cũng được đưa vào sách. Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012, hai học giả người Mỹ Michael Ronov và Dean Wilson đã sang Việt Nam để phỏng vấn Trần Văn Thủy trong nửa năm và viết thành một luận văn dài với tựa đề "Tran Van Thuy's "Story of Kindness": Spirituality and Political Discourse". Sau khi được bạn thân là Tiến sĩ khoa học Lê Thanh Dũng gợi ý viết một cuốn tự truyện về mình, Trần Văn Thủy đã tận dụng các cuộn băng ghi âm từ cuộc phỏng vấn trước đó để tập hợp lại thông tin thành nội dung hoàn chỉnh, cùng với Lê Thanh Dũng suốt 10 tháng. Ngoài những thông tin đã kể với hai nhà nghiên cứu, một số thông tin chưa nêu cũng được bổ sung vào sách. Trần Văn Thủy kể lại cho Lê Thanh Dũng để bạn tự viết theo cảm nhận cá nhân, nhưng đa phần vẫn là đạo diễn tự chấp bút vì là "người trong cuộc". Bên cạnh vai trò sắp xếp nội dung và đảm trách một số chương trong truyện, Lê Thanh Dũng cũng đánh máy những trang viết chữ của Trần Văn Thủy lên máy tính. Theo lời của Trần Văn Thủy, ông viết cuốn sách này như một sự "tri ân nhưng bậc cao niên, đồng nghiệp, khán giả, bằng hữu trong và ngoài nước – những người đã tin cậy, nâng đỡ và khích lệ tôi trong suốt cuộc đời làm nghề". Bản thảo đầu tiên của sách rất dài, nhưng sau đó Trần Văn Thủy đã cân nhắc loại bỏ 50% nội dung ban đầu, như những đoạn nói về ký ức với Trần Độ, để người đọc dễ tiếp cận hơn. Bản thảo cuối cùng dừng lại ở con số 474 trang. Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng đã cân nhắc những cái tên cho cuốn tự truyện, sau cùng thống nhất đặt là "Chuyện nghề của Thủy". Trong quá trình in ấn sách, Trần Văn Thủy được Công ty sách Phương Nam hỗ trợ rất nhiều ở phương diện xuất bản và quảng bá sách. Dù lo sợ tác phẩm sẽ không được phép xuất bản và có thể bị cắt gọt nhưng đến cuối cùng bản thảo của ông vẫn được giữ nguyên từ đầu đến cuối. Cuốn sách đã chính thức phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 2013. Cái tên Lê Thanh Dũng ở mục tác giả được đặt lên trên Trần Văn Thủy, mà theo đạo diễn là vì nếu "không có anh Lê Thanh Dũng thì không có cuốn sách này". Nhiều buổi ra mắt "Chuyện nghề của Thủy" sau đó đã được lên kế hoạch tổ chức trên khắp Việt Nam, đi qua lần lượt 5 tỉnh, thành phố lớn lần lượt gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. Các buổi ra mắt này đều diễn ra trong tháng 6 và đã thu hút rất đông khán giả – chủ yếu là những người lớn tuổi – có mặt để bày tỏ sự ủng hộ đối với Trần Văn Thủy. Một số chương trong truyện cũng được trích dẫn để giới thiệu trên báo "Tuổi Trẻ". "Chuyện nghề của Thủy" thể hiện quan điểm, sứ mệnh làm nghệ thuật của một nhà làm phim tài hoa, chính trực, dũng cảm giữa một bối cảnh xã hội, chính trị và văn hóa còn đầy khuất tất, mờ ám, nhiều lý tưởng, đạo lý tốt đẹp bị bán rẻ và suy thoái. Một tác phẩm đầy khí chất trí thức. Tạp chí "Người đô thị", nhận xét về cuốn sách Cuốn sách đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả người đọc lẫn giới phê bình. Tác phẩm ngay khi ra đời đã lập tức trở thành sách bán chạy, tuy chỉ mới in 1000 bản đầu tiên và trước đó nhà phát hành có tính đến nguy cơ bị lỗ. Cuốn sách được ghi nhận đã "để lại dấu ấn" trong người đọc và vẫn được tái bản đều đặn tới công chúng, tính đến năm 2015 đã lập kỷ lục tái bản tổng cộng 7 lần. Nhà văn Võ Thị Hảo nhìn nhận sự thành công của cuốn sách cho thấy "độc giả vẫn khao khát sự thật, và rõ ràng, sự tử tế vẫn đánh thức được lương tri". Theo tờ "Phụ nữ thủ đô", sức hấp dẫn lớn nhất của cuốn tự truyện mà hiếm có tác phẩm cùng thể loại nào đạt được là nhờ kết cấu của truyện cũng như những câu chuyện ít biết trong sự nghiệp làm phim của Trần Văn Thủy. Báo "Sài Gòn Giải Phóng" thì chỉ ra rằng những phản ứng của tác giả và sự chiêm nghiệm về khó khăn là các yếu tố góp phần tạo nên sức hút cho tự truyện. Trong năm 2013, "Chuyện nghề của Thủy" đã được trao giải "Phát hiện mới" tại giải Sách hay tổ chức bởi Viện Giáo Dục IRED. Sách sau đó được mua bản quyền chuyển ngữ sang tiếng Anh. Giáo sư, cựu chiến binh người Mỹ Eric Henry cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy đã biên dịch sách và Wayne Karlin đặt tên là "In Whose Eyes". Sách do #đổi xuất bản năm 2016. Theo thời báo "Nikkei Asia", đây là cuốn tự truyện đầu tiên của một đạo diễn Việt Nam xuất bản ở tiếng Anh. Đến năm 2023, sách đã được tái phát hành bởi Phanbook, đúng 10 năm sau lần đầu ra đời. Vào tháng 8 năm 2013, nhiều báo chí đã đưa tin "Chuyện nghề của Thủy" bị in lậu và tuồn ra bán với số lượng lớn trên thị trường. Những cuốn sách có chất lượng giấy kém; hình ảnh nát, nhòe; đóng sách sơ sài đã được trưng bày cả trong phố sách Đinh Lễ, Hoàn Kiếm với giá 100.000 đồng một cuốn. Việc nhiều sách giả được bày bán đã khiến bản sách thật không tiêu thụ được và làm Công ty Phương Nam thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng. Phía Phương Nam sau đó đã gửi văn bản cho các cơ quan chức năng để điều tra và xác minh những cá nhân và tổ chức đứng sau vụ việc này.
László Bölöni (; sinh ngày 11 tháng 3 năm 1953) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người România hiện tại đang là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Metz tại Ligue 1. Sau khi bắt đầu sự nghiệp tại ASA Târgu Mureș, Bölöni đã trở thành một phần không thể thiếu của đội hình Steaua București vô địch UEFA Champions League năm 1986, trở thành đội bóng Romania duy nhất—và là một trong hai đội bóng Đông Âu đạt được vinh dự này. Ông hai lần giành được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Romania và ra sân 484 trận tại Divizia A, số lần ra sân nhiều thứ tư trong lịch sử giải đấu. Trên đấu trường quốc tế, Bölöni ra sân 102 trận cho đội tuyển quốc gia, giúp ông đứng thứ năm trong danh sách ra sân nhiều trận cho đội tuyển quốc gia và ghi được 23 bàn thắng, cao thứ sáu trong tất cả. Do đó, ông được coi là một trong những cầu thủ bóng đá Romania xuất sắc nhất trong lịch sử. Sau khi giải nghệ với tư cách là một cầu thủ, ông tiếp tục huấn luyện các câu lạc bộ ở Pháp, Bồ Đào Nha, Bán đảo Ả Rập, Bỉ và Hy Lạp. Bölöni cũng là huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Romania từ năm 2000 đến năm 2001. Xét về số danh hiệu giành được, thời gian thành công nhất của ông là ở Sporting CP và Standard Liège với mỗi đội giành được ba danh hiệu trong nước. Sự nghiệp thi đấu. Bölöni sinh ra ở Târgu Mureș, Romania, trong một gia đình dân tộc Hungary đến từ Târnăveni. Đội bóng đầu tiên của ông là Chimica Târnăveni, và vào năm 1970, ông chuyển đến ASA Târgu Mureș. Ông ở đó cho đến năm 1984, khi ông gia nhập Steaua București, nơi ông là một phần của đội đã giành chiến thắng trận Chung kết Cúp C1 châu Âu 1986 (nơi ông sút hỏng quả phạt đền trong loạt đá luân lưu) và Siêu cúp châu Âu vào năm sau. Bölöni ở lại Steaua cho đến năm 1987. Năm 1988, ở tuổi 35, Bölöni rời đất nước để chơi ở Bỉ, tại câu lạc bộ Racing Jet Bruxelles và sau đó ở Pháp tại US Créteil. Ông từ giã sự nghiệp bóng đá vào năm 1992. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2008, ông đã được tổng thống Romania, Traian Băsescu tặng huân chương Ordinul "Meritul Sportiv" — (Huân chương "The Sportive Merit") hạng II, vì đã góp phần giành được danh hiệu cúp châu Âu năm 1986. Sự nghiệp quốc tế. Bölöni giành huy chương vàng với đội tuyển bóng đá trẻ Romania tại Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới năm 1974 tổ chức tại Pháp, thi đấu cùng với Gheorghe Mulțescu, Dan Păltinișanu, Romulus Chihaia và Paul Cazan. Thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia România vào năm 1983, Bölöni đã ghi một trong những bàn thắng đáng chú ý nhất của ông, trong chiến thắng 1–0 trước Ý trong trận đấu tại vòng loại Euro 1984, trận đấu cuối cùng đã chứng minh là vô giá đối với quốc gia đủ điều kiện tham dự giải đấu. Ở vòng chung kết ở Pháp, ông đã chơi trong cả ba trận đấu của Romania, và ghi bàn gỡ hòa trong trận hòa 1-1 với Tây Ban Nha tại Stade Geoffroy-Guichard. Tổng cộng, Bölöni đã ra sân 102 trận cho Romania và ghi được 23 bàn thắng—hoặc 108 trận và 25 bàn thắng nếu bao gồm cả vòng loại Thế vận hội. Sự nghiệp huấn luyện viên. Là một huấn luyện viên bóng đá, Bölöni bắt đầu với câu lạc bộ AS Nancy, nơi ông là huấn luyện viên trưởng trong vài năm. Ông đã thăng hạng cùng đội bóng ở Ligue 1. Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, nhưng đến mùa hè năm 2001, ông quyết định rời bỏ công việc này. Sau đó, ông gia nhập câu lạc bộ của Bồ Đào Nha, Sporting Clube de Portugal, nơi ông đã giành được chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia trong năm đầu tiên của mình. Ông bị sa thải vào cuối mùa giải tiếp theo do kết quả tầm thường. Di sản của ông tại Sporting là việc đưa các cầu thủ của đội trẻ như Ricardo Quaresma, Hugo Viana và Cristiano Ronaldo vào đội hình xuất phát của đội 1. Năm 2003, ông trở lại Pháp với tư cách là huấn luyện viên của Stade Rennais; vào năm 2005, ông đã dẫn dắt đội bóng đến vị trí tốt nhất trong lịch sử (hạng 4 ở Ligue 1), và một suất tham dự UEFA Cup sau đó. Vào tháng 5 năm 2006, Bölöni ký hợp đồng hai năm với AS Monaco nhưng bị sa thải vào ngày 23 tháng 10 vì không có kết quả (Monaco đứng thứ 19/20 trong giải đấu vào ngày đó). Vào ngày 9 tháng 6 năm 2008, Standard Liège đã bổ nhiệm Bölöni làm huấn luyện viên mới của họ, khi ông kế nhiệm Michel Preud'homme, người đã dẫn dắt câu lạc bộ đến chức vô địch đầu tiên. Danh hiệu Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ sau 25 năm (2007–2008). Vào ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông giành chức vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ trong mùa giải đầu tiên tại Standard (2008–2009) sau khi chơi trận play-off tranh chức vô địch với Anderlecht. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2010, Bölöni từ chức huấn luyện viên tại Standard Liege. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2010, có thông báo chính thức rằng Bölöni đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Al-Wahda. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2010, Al-Wahda sa thải Bölöni, bất chấp chiến thắng 3-1 của đội trước Ittihad Kalba. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2011, ông được bổ nhiệm bởi RC Lens, theo hợp đồng một năm, nhưng ông không thể cứu đội bóng khỏi việc xuống hạng. Bölöni ngay lập tức bị sa thải vào tháng 6 và ký hợp đồng hai năm với PAOK vào ngày 8 tháng 6 năm 2011, sau một thời gian đàm phán ngắn. Nhiệm kỳ của Bölöni tại PAOK bắt đầu với hai chiến thắng trước Vålerenga Fotball ở Vòng sơ loại thứ ba của UEFA Europa League, giúp họ đấu với Karpaty Lviv ở vòng Play-off. PAOK thắng trận lượt đi trên sân nhà và hòa trận lượt về, giành quyền vào vòng bảng. Trong một bảng đấu khó khăn bao gồm Tottenham Hotspur F.C., FC Rubin Kazan và Shamrock Rovers F.C., PAOK của Bölöni đã vượt qua vòng bảng với thành tích bất bại, giành chiến thắng tại White Hart Lane, một kỳ tích đáng chú ý khi không có đội Hy Lạp nào giành chiến thắng trên đất Anh kể từ năm 1999 khi PAOK đánh bại Arsenal tại Highbury. Ở vòng 32 đội, PAOK đối mặt với Udinese Calcio, và mặc dù trận hòa 0–0 ở Ý đã lan truyền sự lạc quan, nhưng một PAOK suy yếu đã bị loại khỏi giải đấu khi trận lượt về trên sân nhà kết thúc với tỷ số thua 0–3. Nhìn chung, sự hiện diện của châu Âu là tích cực mặc dù kết thúc đột ngột, khi PAOK giành được 6 chiến thắng trong số 12 trận, với màn trình diễn ấn tượng và chiến thắng quan trọng trước Tottenham. Trên sân nhà, PAOK đã có một mùa giải đầy sóng gió khi đội bóng này chỉ cán đích ở vị trí thứ 3 trong mùa giải chính thức, với vị trí thứ 5 là vị trí cuối cùng sau vòng play-off. Trong mùa giải, PAOK đã thắng các trận sân khách trước AEK Athens F.C. và Panathinaikos F.C., đánh dấu sự kết thúc của truyền thống 10 năm không thắng trước các đội bóng đó khi thi đấu xa nhà. Tuy nhiên, phong độ của đội không nhất quán và sự ra đi - do khó khăn tài chính của câu lạc bộ - của hai trong số những cầu thủ quan trọng nhất của đội, Vieirinha và Pablo Contreras không giúp ích được gì. Bölöni đã phải ứng biến để bù đắp cho đội hình thiếu chiều sâu, với nhiều kết quả khác nhau. Mặc dù mùa giải được coi là không thành công, nhưng người hâm mộ không đổ lỗi cho Bölöni, người đã chiếm được cảm tình của họ nhờ tính cách của ông, kết quả của ông trước một số đối thủ lớn và lối chơi của đội khi có phong độ tốt. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2012, PAOK đã sa thải Bölöni sau một năm dẫn dắt đội bóng. Huấn luyện tại Trung Đông. Bölöni được câu lạc bộ Al Khor bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng vào ngày 21 tháng 6 năm 2012. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2013, trong trận đấu với Qatar SC, ông đã dính vào một sự cố gây tranh cãi. Ông ném một chai nước vào một cậu bé nhặt bóng phía sau khung thành sau khi cậu bé lấy quả bóng ra ngoài sân. Tuy nhiên, cái chai không trúng cậu bé, tuy nhiên, người quan sát trận đấu, Ali Al-Naimi, đã phát hiện ra nó, người đã chuyển thông tin cho một trợ lý trọng tài, người này cuối cùng đã thông báo cho trọng tài, Fahad Jaber, người đã quyết định đuổi cậu ta khỏi sân. Thay vì đi thẳng đến khán đài, ông chọn ở lại bất hợp pháp trong trạm kiểm soát. Các nhân viên an ninh đã cố gắng đuổi ông đi, nhưng ông đáp trả bằng cách sử dụng ngôn từ thô tục và xô đẩy các nhân viên cảnh sát. Kết quả là, một báo cáo của cảnh sát đã được đệ trình chống lại anh ta. Sau đó, ông bị Hiệp hội bóng đá Qatar phạt 75.000 riyal Qatar và bị cấm chỉ đạo 5 trận. Vào tháng 8 năm 2013, các phương tiện truyền thông ở Croatia suy đoán rằng Bölöni có thể được bổ nhiệm làm tân huấn luyện viên trưởng của Dinamo Zagreb, sau khi huấn luyện viên trưởng cũ của đội bị sa thải, Krunoslav Jurčić. Bölöni trước đây cũng đã được liên kết với Hajduk Split, đối thủ khốc liệt của Dinamo Zagreb. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2015, câu lạc bộ Al-Ittihad tại Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út thông báo bổ nhiệm Bölöni làm tân huấn luyện viên trưởng của đội bóng. Vào ngày 16 tháng 6 năm 2017, Bölöni được công bố là huấn luyện viên mới của câu lạc bộ Royal Antwerp. Trong mùa giải đầu tiên của mình tại câu lạc bộ, đội bóng đã cán đích ở vị trí thứ 8 trong mùa giải thông thường và vị trí thứ 3 trong nhóm đá play-off Europa League để giúp đội trụ hạng thành công. Trong mùa giải thứ hai của mình, Antwerp đã gây bất ngờ cho nhóm tranh chức vô địch, kết thúc mùa giải thông thường ở vị trí thứ 6 và lần đầu tiên đủ điều kiện tham dự vòng play-off tranh chức vô địch. Antwerp đã giành những chiến thắng quan trọng trước Genk (1–0), Anderlecht (2–1), Gent (2–1), Standard Liège (2–1), cũng như như một trận hòa không bàn thắng với Club Brugge trong nửa đầu trận play-off và leo lên vị trí thứ 3, nhưng những trận thua sau đó trước những đội bóng này đồng nghĩa với việc Antwerp đứng thứ 4, do đó sẽ tham dự vòng loại play-offs cuối cùng của Europa League. Trong trận chung kết, Antwerp đánh bại Charleroi 3–2 sau khi bị dẫn trước 0-2 trong những phút đầu tiên. Như vậy, Antwerp đã giành quyền vào vòng sơ loại thứ ba của UEFA Europa League sau 26 năm vắng bóng ở châu Âu. Sau khi bất ngờ hạ gục Viktoria Plzeň nhờ luật bàn thắng trên sân khách ở vòng thứ ba, Antwerp đã dừng bước ở vòng bảng khi sau đó bị AZ loại ở vòng play-off. Về mặt nội bộ, Bölöni đã dẫn dắt đội cán đích ở vị trí thứ 4 khác trong giải đấu, cũng như lọt vào trận chung kết Cúp quốc gia Bỉ ở mùa giải 2019–20, lần đầu tiên kể từ năm 1992. bị hoãn lại đến ngày 1 tháng 8 do đại dịch COVID-19 và hợp đồng của Bölöni sau đó hết hạn vào ngày 20 tháng 5, khiến người kế nhiệm của ông Ivan Leko huấn luyện đội bóng cho trận chung kết. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2020, K.A.A. Gent đã thông báo bổ nhiệm Bölöni trở thành tân huấn luyện viên trưởng của đội bóng. Vào tháng 9, ông bị sa thải chỉ sau ba trận cầm quân. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2020, Bölöni được công bố là huấn luyện viên trưởng mới cho câu lạc bộ Hy Lạp, Panathinaikos. Ông đã hòa trận đầu tiên với tỷ số 1-1 trước Volos tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2021, Boloni lần thứ hai trong mùa giải này bị sa thải, lần này là bởi câu lạc bộ sau khi không thể giúp họ giành một suất tham dự vòng loại cúp châu Âu; sau đó ông đuọc thay thế bởi Ivan Jovanović vào ngày 24 tháng 5. Trong suốt tháng 1 năm 2022, Bölöni đã đàm phán với chủ tịch Liên đoàn bóng đá România, Răzvan Burleanu để trở lại với tư cách là huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Romania, hơn 20 năm sau khi nghỉ việc. Các cuộc đàm phán thất bại dẫn đến việc bổ nhiệm Edward Iordănescu thay thế. Khi Bölöni 15 tuổi, cha ông qua đời vì đột quỵ khi xem ông thi đấu từ khán đài. Cái chết của cha mẹ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ông, nhưng Bölöni đã được mẹ thuyết phục tiếp tục chơi bóng. Bà chuyển từ thành phố quê hương Târnăveni của họ đến Budapest vào một thời điểm nào đó sau này trong đời. Trong thời gian làm việc tại Steaua București, Bölöni cũng đã tuyên bố là nha sĩ trong sáu năm; con gái ông đã tiếp bước ông và học cấy ghép ở Pháp. Khi được hỏi tại sao ông thích được gọi là người Hungary hơn là người Romania, Bölöni nói: "Đó không phải là vấn đề sở thích, tôi là người Hungary." Ông cũng nói thêm: "Điều đó không ngăn cản tôi sống ở Romania, nơi tôi đã thi đấu, kể cả trong đội tuyển quốc gia. Ngay cả khi tôi thuộc người Hungary thiểu số, tôi đã ghi bàn vào lưới Hungary, tôi đã tập luyện đội tuyển Romania đánh bại Hungary ở vòng sơ loại World Cup. Nhưng tôi đã nhận được nền giáo dục và văn hóa Hungary. Nhờ cha mẹ tôi." Vào năm 2019, sau khi những tiếng hô chống Hungary vang lên từ khán đài trong các trận đấu của đội tuyển quốc gia Romania với Tây Ban Nha và Malta, ông một lần nữa tuyên bố: "Tôi là người Hungary", sau đó hỏi: "Lỗi của chúng tôi là gì?" Trước hành động này, ông đã rất thất vọng với những kẻ thù độc ác. Vào năm 2021, ông được "Nemzeti Sport" thuê để phân tích các trận đấu của đội tuyển Hungary tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020, và trong cùng năm đó đã tiết lộ sự ủng hộ của ông đối với Đội bóng đá Székely Land. Tuy nhiên, sau những cuộc đàm phán thất bại để dẫn dắt đội tuyển quốc gia Romania vào năm 2022, Bölöni bày tỏ sự tiếc nuối vì không thể đại diện cho đất nước của mình một lần nữa. Bölöni nắm giữ hộ chiếu quốc tịch Romania, Hungary và Pháp. "Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của România, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Bölöni". "Tính đến 13 tháng 8 năm 2023"
M247 Sergeant York DIVAD (Division Air Defense) là một loại Vũ khí phòng không tự hành (self-propelled anti-aircraft gun) (SPAAG), do Ford Aerospace phát triển vào cuối thập niên 1970. Pháo được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng M48 Patton, với việc loại bỏ tháp pháo và thay bằng một tháp pháo mới với hai radar dẫn bắn trực tiếp cho pháo bắn nhanh Bofors 40 mm. Xe thiết giáp được đặt theo tên của Trung sĩ Alvin York, một anh hùng thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất World War I. Sergeant York được dự tính sẽ được triển khai kết hợp với M1 Abrams và M2 Bradley trong Lục quân Hoa Kỳ, tương tự như pháo ZSU-23-4 của Liên Xô và pháo Flakpanzer Gepard của Đức. Nó sẽ thay thế cho M163 Vulcan Air Defense System SPAAG và tên lửa phòng không MIM-72 Chaparral, trong khi hệ thống tên lửa phòng không MIM-46 Mauler chưa được hoàn thiện. Dù áp dụng nhiều công nghệ đã tiêu chuẩn hóa để cho phép phát triển nhanh và giảm giá thành nhưng một loạt lỗi kỹ thuật cùng với giá thành đội giá đã khiến Quân đội Mỹ hủy bỏ chương trình vào năm 1985.
Danh sách tích phân với hàm vô tỉ Dưới đây là danh sách tích phân (nguyên hàm) với hàm vô tỉ. Đối với danh sách đầy đủ hàm tích phân, xem danh sách tích phân. Trong bài này, hằng số tích phân được lược bớt đi cho ngắn gọn. Tích phân chứa "s" = √"x"2 − "a"2. Giả định "x"2 "a"2 (đối với trường hợp "x"2 "a"2, xem mục sau): Tích phân chứa "R" = √"ax"2 + "bx" + "c". Giả định rằng ("ax"2 + "bx" + "c") không thể chuyển về dạng ("px" + "q")2 với "p" và "q" là hằng số.
Thủa bé, Hopkins là rất ham mê đọc sách, và đặc biệt tỏ ra chuyên cần trong các bộ môn khoa học, toán học và văn học. Ông trở thành một nhà khảo sát, nhà thiên văn học và là người thực hiện các phép đo trong quá trình sao Kim đi qua Mặt trời, năm 1769. Vào năm 23 tuổi, ông tham gia hoạt động công ích ở thị trấn mới thành lập thời bấy giờ là Scituate, Rhode Island. Hopkins nhanh chóng trở thành thẩm phán của Tòa án chung thẩm, đồng thời phục vụ với tư cách là Chủ tịch Hạ viện và chủ tịch của Hội đồng thị trấn Scituate. Ngoài việc hoạt động tích cực trong các vấn đề dân sự, Hopkins còn là một thương gia thành đạt nhờ vào xưởng đúc sắt của ông. Năm 1750, Hopkins là nhân vật chính chính trong bức tranh châm biếm "Sea Captains Carousing in Surinam" của John Greenwood. Tháng 5 năm 1747, Hopkins được bổ nhiệm làm thẩm phán của Tối cao Pháp viện Rhode Island, công việc được duy trì cho đến tháng 5 năm 1749. Tiếp đó, vào tháng 5 năm 1751, ông trở thành thẩm phán trưởng thứ ba của cơ quan này, chức vụ được ông nắm giữ kết thúc vào tháng 5 năm 1755. Năm 1755, Hopkins trở thành thống đốc của thuộc địa và bước vào thời kỳ nhiệm kỳ đầu tiên. Chức vị này được Hopkins nắm giữ suốt 9 trong 15 năm tiếp theo của cuộc đời. Vào thời Hopkins sống, vấn đề về sử dụng đồng tiền tệ và một trong những vấn đề chính trị gây mẫu thuẫn nhất. Samuel Ward, đối thủ chính trị hàng đầu của Hopkins là một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc dùng tiền tệ cứng, trong khi Hopkins ủng hộ đồng tiền giấy. Việc cạnh tranh giữa hai chính trị gia đã có lúc lên đến đỉnh điểm khi có lần Hopkins kiện Ward đòi 40.000 bảng Anh, nhưng vụ kiện này cuối cùng không thành công và chính Hopskin là người phải trả một khoản chi phí cho vụ kiện. Samuel Ward, cũng là một đại biểu của Quốc hội Lục địa và đã từng luân phiên với Hopkins làm thống đốc của Rhode Island trong một số nhiệm kỳ. Hai người họ đã trở thành đối thủ gây gắt của nhau. Vào giữa những năm 1760, những bất đồng giữa Hopkins và Ward đã trở thành mối phân tâm nghiêm trọng đối với chính quyền tại Rhode Island, trong tình thế này cả Hopkins và Ward sau đó đã chọn cách xoa dịu lẫn nhau mặc dù ban đầu vẫn không mấy thành công. Đến năm 1768, Samuel Ward và Hopkins thông qua thỏa thuận và không đứng ra tranh cử, ứng cử viên Josias Lyndon đã trở thành Thống đốc thứ 35 của Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence. Năm 1770, một lần nữa Hopkins đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán trưởng của Tối cao Pháp viện Rhode Island, ông đảm nhận vai trò xử lý chính trong Vụ Gaspee vào năm 1772, khi nhóm công dân tại Rhode Island trong lúc nổi giận đã tấn công ngoài khơi lên một con tàu hải giám Anh Quốc. Năm 1774, với tư cách là một trong hai đại biểu cho Rhode Island, ông được giao nhiệm vụ tham dự Đại hội Lục địa lần thứ nhất cùng với Samuel Ward. Tên tuổi của Hopkins đã trở nên nổi tiếng tại Mười ba thuộc địa Anh-Mỹ vào năm năm trước khi Hopkins cho xuất bản một bài tiểu luận nhỏ mang tên "The Rights of Colonies Examined" để chỉ trích Quốc hội Anh cùng chính sách thuế tại quốc gia này. Hopkins đã ký bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1776, tại thời điểm này, một bên cánh tay của ông gặp phải chứng tê liệt nghiêm trọng. Ông đã ký bản tuyên ngôn bằng tay phải và dùng tay trái nắm chặt tay còn lại và nói rằng, "Chỉ có tay tôi run, nhưng trái tim tôi thì không." Hopkins vẫn phục vụ trong Quốc hội Lục địa đến tháng 9 năm 1776, sau đó ông đã từ chức vì sức khỏe suy giảm. Ông là một người ủng hộ nhiệt thành cho Trường Đại học thuộc địa Rhode Island và các đồn điền Providence của Anh (được đổi tên thành Đại học Brown về sau), và đồng thời cũng là hiệu trưởng danh dự đầu tiên của trường học này. Ông qua đời tại Providence vào năm 1785 ở tuổi 78 và được chôn cất ở Nghĩa trang Burial Ground của thành phố này. Stephen Hopkins được coi là một nhà chính khách vĩ đại nhất của Rhode Island. Trước đó, năm 1774, Hopkins nắm giữ sáu hoặc bảy người nô lệ, khiến ông nằm trong số 5% những chủ nô hàng đầu ở Providence vào thời đại này. Stephen Hopkins sinh ra ở Providence tại Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence, là con thứ hai trong một gia đình có chín anh chị em, cha mẹ ông là William và Ruth Hopkins (nhủ danh Wilkinson). Ông nội của Stephen, William Hopkins, là một chính trị gia thuộc địa nổi bật và đã phục vụ hơn 40 năm với tư cách là dân biểu từ Providence, Chủ tịch Hạ viện và là thiếu tá. Bà nội của Stephen, Abigail Whipple Hopkins, là con gái của John Whipple, một trong những người định cư ban đầu sớm nhất tại Providence, bà Abigail cũng là em gái của Joseph Whipple, một thương gia tại Providence giàu có, đồng thời là cô của Joseph Whipple Jr, Phó Thống đốc thứ 27 và 29 của Thuộc địa Rhode Island. Ông Thomas Hopkins, cụ cố của Stephen là một trong những người đầu tiên di cư đến Đồn điền Providence. Thomas là một đứa trẻ mồ côi và được nuôi nấng bởi người cậu William Arnold, và vào năm 1635 ông cùng với những người nhà Arnold trong đó có Benedict Arnold (em họ của Thomas) di cư đến New England, người sau này đã trở thành thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence theo Hiến chương Hoàng gia vào năm 1663. Hopkins trải qua phần lớn những năm đầu đời của mình tại phía bắc của Providence, một khu vực có nhiều cây cối được gọi là ngọn Đồi Chopmist, về sau nơi này trở thành thị trấn Scituate của Rhode Island. Vào thời điểm đó, khu vực này không có trường học, Hopkins đã tự bổ sung kiến thức cho mình bằng việc đọc ngấu nghiến những cuốn sách và tài liệu có sẵn trong gia đình. Irving Richman, một nhà sử học đã đề cập Hopkins là "một cậu học sinh nghiêm túc và chuyên cần, thường dành phần lớn thời gian của mình để đọc sách những lúc thư nhàn." John Sanderson viết rằng, "Hopkins hồi trẻ gắn bó với việc nghiền ngẫm về sách và vĩ nhân." Hopkins thừa hưởng được khả năng khảo sát từ người ông ngoại Samuel Wilkinson. Ông đã sử dụng kỹ năng này trong việc thiết kế đường phố và tạo dựng bản đồ thị trấn Scituate, và cũng như cho chính Providence sau này. Khi Hopkins 19 tuổi, ông lấy vợ và nhận từ cha và từ ông nội . Con đường chính trị và thương mại. Hopkins bắt đầu hoạt động công ích vào năm 1730 khi ông 23 tuổi, và trở thành Thẩm phán hoà giải cho thị trấn Scituate mới thành lập bấy giờ, vị trí này được ông giữ cho đến năm 1735. Ông cũng làm thư ký tại Scituate vào năm 1731, một công việc được ông nắm giữ suốt 11 năm cho đến khi chuyển đến Providence năm 1742. Sau nhiệm kỳ thẩm phán cho thị trấn Scituate, ông giữ chức vụ Inferior Court of Common Pleas và General Sessions từ năm 1736 đến 1746, trong năm năm cuối ông còn làm thư ký tòa. Một số chức vụ khác được Hopkins nắm giữ trong thời gian này gồm chủ tịch Hội đồng thị trấn, đại biểu và là Chủ tịch Viện dân biểu. Năm 1744, Hopkins được bầu trở thành đại biểu Providence, chức vụ này được ông giữ trong bảy năm tiếp theo, và dành hai năm phục vụ với tư cách là Chủ tịch Viện dân biểu trong khoản thời gian này. Hopkins bán trang trại của mình ở Scituate vào năm 1742 để chuyển đến định cư tại Providence. Tại đây, ông đã bỏ ra nhiều công sức trong việc giúp ngành thương mại phát triển. Ông trở thành một thương gia đóng, chủ sở hữu và trang bị các thiết bị cho những con tàu, Hopkins cũng là một trong những chủ sở hữu của con tàu lùng tên "Reprisal" vào năm 1745, phi vụ được hợp tác với con trai của Thượng tá Peter Mawney là ông John Mawney, cảnh sát trưởng của Providence. Giữa những năm 1750, John Greenwood, một họa sĩ vẽ chân dung ở Boston được một nhóm thuyền thương nhân và thuyền trưởng, trong đó có Hopkins, thuê để vẽ ra một bức họa châm biếm. Họa phẩm này đã vẽ lên một bức tranh gồm những người đàn ông kẹt lại tại một thương cảng lớn ở Suriname nằm trên bờ biển phía bắc Nam Mỹ, vùng mà Greenwood sinh sống vào thời điểm đó. Greenwood đã phát họa một khung cảnh trong một quán rượu gồm 22 người, thể hiện chính mình được bao quanh giữa những thương nhân giàu có khác, nhiều người trong số những thương gia này bị biếm họa trong tình trạng say rượu. Một trong những công việc của Hopkins sau này là hoạt động như một nhà kinh doanh và sản xuất, ông đã hợp tác cùng với nhóm anh em Moses, Nicholas, Joseph và John Brown để thành lập Hope Furnace. Khu xưởng này chuyên thực hiện những việc liên quan đến đúc sắt cũng như việc sản xuất gang thỏi và đại bác phục vụ trong Chiến tranh Cách mạng. Về sau việc quản lý nhà xưởng đã được giao cho Rufus, con trai của Hopkins trong bốn thập kỷ. Trở thành Thống đốc. Hopkins nhậm vào nhiệm kỳ thống đốc đầu tiên vào năm 1755, khi ông đánh bại người tiền nhiệm trước đó William Greene với tỷ số cách biệt không quá lớn. Khoảng thời gian này, Hopkins chủ yếu bận rộn với luật pháp và công việc liên quan đến cuộc chiến đang diễn với Pháp. Với thất bại của Thiếu tướng Braddock và việc đóng chiếm Pháo đài Crown Point đã khiến Rhode Island gửi một lực lượng đến Albany. Cuối năm trước đó, Hopkins và Tổng chưởng lý Daniel Updike, là một đại biểu từ Rhode Island khác đã đến Đại hội Albany, hội nghị này được triệu tập với mục đích thảo luận về các vấn đề bảo vệ các thuộc địa chung đồng thời mở một hội nghị mới với năm bộ lạc da đỏ sống tại đây để yêu cầu sự viện trợ của họ trong việc ngăn sự xâm lược của Pháp. Hopkins cùng những nhà lãnh đạo khác đã xem qua bản kế hoạch ban đầu do Benjamin Franklin đề xuất cho việc thống nhất các vấn đề về thuộc địa, nhưng các nguyên tắc của bản kế hoạch cuối cùng đã bị bác bỏ ở các thuộc địa và cả Vương quốc Anh. Vào tháng 2 năm 1756 thời điểm bùng nổ chiến tranh với Pháp, 500 người đàn ông sinh sống tại Rhode Island đã được Đại hội đồng huy động tham gia vào trận đánh Hồ George ở New York. Sau hai năm trên cương vị của mình, Hopkins bị đánh bại bởi William Greene trong việc cạnh tranh chức Thống đốc, nhưng việc Greene qua đời khi đang tại chức vào tháng 2 năm 1758, khiến Hopkins một lần nữa đảm nhiệm vai trò này. Khi đó, một trong những vấn đề gây mâu thuẫn nhất trong chính trị là việc sử dụng giữa hai loại đồng tiền tệ là đồng tiền cứng và đồng tiền giấy, so với việc dùng tiền tệ cứng, Hopkins đã ủng hộ cho việc sử dụng tiền giấy. Vấn đề chính trị gây mâu thuẫn thứ hai vào thời này là lợi ích giữa Newport và Providence. Trong nhiều năm, Hopkins đã vướng vào cuộc tranh chấp gay gắt với Samuel Ward thuộc Westerly, người ủng hộ mạnh mẽ trong việc sử dụng đồng tiền tệ cứng và là một người đặt lợi ích của Newport hàng đầu, Hopkins sau đó đã kiện Ward tội danh vu khống và đòi 40.000 bảng Anh. Vụ kiện này được đưa qua Massachusetts để được xét xử một cách công bằng; vào năm 1759, kết quả phán quyết cuối cùng nghiêng về phía bất lợi cho Hopkins, và chính ông đã phải trả giá cho vụ kiện này. Trong mười năm, Hopkins và Samuel Ward luân phiên nhau làm Thống đốc của thuộc địa, cả Ward và Hopkins đều là người đứng đầu của một đảng thế lực khác nhau. Ward là người dẫn dắt cho sự giàu có và chủ nghĩa bảo thủ tại Quận Newport, Narragansett và Kent, trong khi Hopkins đại diện cho sức mạnh ngày càng tăng của các quận Providence và Bristol. Hai chính trị gia được ví như những đấu sĩ trên đấu trường, luôn thèm muốn diệt trừ lẫn nhau. Cuối cùng, Ward đánh bại Hopkins thông qua bầu cử và nắm giữ chức vụ Thống đốc vào năm 1762. Năm 1763, Hopkins giành lại chức thống đốc, dấu hiệu hòa bình giữa Hopkins và Ward chỉ xuất hiện vào một năm sau khi Ward viết thư cho Hopkins yêu cầu cả hai nên từ bỏ "tham muốn đứng đầu chính phủ." Cùng ngày này, Hopkins không biết về lá thư, ông viết thư cho Ward để bổ nhiệm Ward nhận chức phó thống đốc, một vị trí trống sau cái chết của John Gardner. Cuối cùng, cả Hopkins và Ward đều không chấp nhận đề xuất lẫn nhau, nhưng giai đoạn này giữa hai chính trị gia trở thành khởi đầu cho sự hợp tác sau này. Đầu năm 1765, nghị viện và hạ viện của Quốc hội Anh thông qua về một đạo luật mang tên Đạo luật Tem. Đạo luật là một trong những kế hoạch nhầm áp thuế hải quan vào các thuộc địa, chỉ thị nêu rằng tất cả các tài liệu thương mại chính thức phải được viết trên giấy có tem xác nhận và bán với giá được cố định bởi các quan chức chính phủ, đồng thời chỉ thị cũng áp dụng thuế đối với báo chí. Quốc hội có quyền trong việc đánh thuế vào các thuộc địa cũng như việc tăng thuế đối với các sản phẩm như đường, cà phê và các loại mặt hàng khác, đồng thời yêu cầu hai loại mặt hàng là gỗ và sắt từ các thuộc địa Anh-Mỹ chỉ được xuất khẩu sang Vương quốc Anh. Tin tức về nội dung của đạo luật này mang lại đã khiến người dân Mỹ tức giận, và Samuel Adams ở Massachusetts phải mời tất cả quan chức của các thuộc địa đến tham dự một đại hội đại biểu ở New York để thảo luận về việc giảm bớt các khoản thuế được đề ra trước đó mang tính bất công. Vào tháng 8 năm 1765, Đại hội đồng Rhode Island đã thông qua một nghị quyết theo chính trị gia của Virginia là ông Patrick Henry. Nhà phân phối tem của Rhode Island được bổ nhiệm là Augustus Johnson, nhưng ông đã từ chối nhiệm vụ này vì cho rằng "trái với điều mà Chúa tối cao tức nhân dân mong muốn." Cuộc họp tại East Greenwich của Đại hội đồng Rhode Island vào tháng 9 năm 1765, chọn các đại biểu tham dự đại hội ở New York và quyết định bổ nhiệm một ủy ban xem xét Đạo luật Tem 1765. Ủy ban đưa ra sáu nghị quyết loại trừ mọi sự ưu ái đối với Anh Quốc trừ khi những bất lợi từ đạo luật mang lại được giải quyết. Đạo luật tem chính thức bị bãi bỏ vào năm 1766, tin tức được đưa đến Mỹ vào tháng 5 cùng năm đó và công dân Mỹ đã tỏ ra vui mừng. Năm 1764, một đạo luật được thông qua nhầm mục đích thành lập trường đại học tại Rhode Island. Hopkins và Ward đều là những người ủng hộ nhiệt thành cho một cơ sở giáo dục đại học ở thuộc địa, và cả hai chính trị gia đã trở thành ủy viên của hội đồng ủy thác ủy của Rhode Island College. Hopkins cũng đã trở thành một trong những nhà tài trợ hào phóng nhất và là hiệu trưởng đầu tiên của trường học này, một vị trí được ông giữ trong suốt nhiều năm cho đến khi qua đời vào năm 1785. Vào năm 1767, cuộc tranh cử vào chức thống đốc Rhode Island của Hopkins là cuộc tranh cử gây gắt nhất trong sự nghiệp chính trị của ông, nhưng Hopkins cuối cùng đã đánh bại Ward với kết quả áp đảo chưa từng có trong bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai người. Đến năm 1768, Hopkins đưa ra lời đề xuất với Ward nhầm khuyên nhủ cả Ward và ông nên từ bỏ yêu sách cạnh tranh trong cuộc bầu cử và đồng ý cho việc chọn ra một ứng viên thỏa hiệp thay thế. Ông Ward đã chấp thuận lời nghị này và Josias Lyndon là người tiếp theo được bầu để trở thành thống đốc, Hopkins về sau đã trở thành bạn thân của Ward và tình bạn giữa ông vẫn được truy trì trong suốt quãng thời gian sau này. Tiểu luận "The Rights of Colonies Examined". Tháng 11 năm 1764, Đại hội đồng Rhode Island cho xuất bản một cuốn sách tiểu luận nhỏ do chính Hopkins biên soạn mang tên "The Rights of Colonies Examined" (tạm dịch: "Quyền của các thuộc địa được kiểm tra"). Bài tiều luận này chủ yếu nhắm đến Đạo luật tem và trong việc tạo dựng danh tiếng của Hopkins với tư cách là một nhà lãnh đạo cách mạng, cuốn sách chỉ trích thuế và Nghị viện này đã được phân phối một cách rộng rãi. Văn bản trong bài tiểu luận được bắt đầu rằng, "Tự do là phúc lành lớn nhất mà con người được thụ hưởng, chế độ nô lệ là lời trù rủa nặng nề nhất mà về cơ bản con người có thể mắc phải;" nội dung bài tiểu luận đưa ra một đánh giá rõ ràng về mối quan hệ của các thuộc địa Anh-Mỹ. Bài luận văn của Hopkins đã nhận được sự lưu hành rộng rãi cũng như sự tán thành nồng nhiệt từ khắp các thuộc địa. Nhà sử học Thomas Bicknell gọi bài luận là "tài liệu đáng lưu tâm nhất được xuất bản trong thời kỳ trước Chiến tranh Cách mạng." Ông Thomas Hutchinson, Thống đốc Massachusetts nhận xét về bài báo rằng, "Bài tiểu luận của Hopkins có chất lượng cao hơn bất kỳ các bài báo thuộc địa nào trước đây." Hopkins được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo dư luận của các thuộc địa và tiểu luận "The Rights of Colonies Examined" của ông đã được xuất bản rộng rãi. Thẩm phán trưởng Tối cao Pháp viện Rhode Island. Tháng 5 năm 1747, Hopkins lần đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ thẩm phán tại Tòa thượng thẩm Rhode Island, có tên chính thức dài dòng là ""Superior Court of Judicature, Court Of Assize, and General Gaol Delivery"; tạm dịch: Tòa thượng thẩm Tư pháp tối cao, Tòa án Đại hình hay Tổng gia tù." Năm 1751, Hopkins trở thành người thứ ba nhậm vào chức Thẩm phán của tòa án này, chức vụ được ông nắm giữ cho đến khi trở thành thống đốc năm 1755. Vào năm 1770, Hopkins một lần nữa được bầu vào vị trí Thẩm phán trưởng tòa án sau tổng cộng chín năm trên cương vị là một thống đốc; Hopkins giữ vị trí này đến tháng 10 năm 1775, ngoài ra, ông cũng giữ chức đại biểu của Quốc hội Lục địa. Môt sự kiện quan trọng diễn ra trong nhiệm kỳ cuối cùng của Hopkins là Vụ Gaspee được chính Hopkins giải quyết trên cương vị là một thẩm phán trưởng. Vào tháng 3 năm 1772, Phó Thống đốc Darius Sessions của Providence đã gửi một lá thư bày tỏ những lo ngại của mình đến Thống đốc Joseph Wanton ở Newport, sau khi tham khảo ý kiến của Hopkins. Sessions bày tỏ sự cảnh giác đối với con tàu hộ tống "Gaspee" của Anh đi qua Vịnh Narragansett, tàu này đã dừng lại để kiểm tra các con tàu thương mại và hậu quả là làm gián đoạn sự thông thương đường thủy. Sessions đã viết:#đổi Sessions nổ lực yêu cầu thống đốc thực hiện các biện pháp buộc chỉ huy tàu phải nhận trách nhiệm. Một loạt thư tư dọa dẫm giữa thống đốc và chỉ huy của "Gaspee" là Trung úy William Dudingston và Đô đốc John Montagu, cấp trên của Dudingston đã được gửi đi sau đó. Đêm rạng sáng từ ngày 9 đến 10 vào tháng 6, trong lúc phẫn nộ một nhóm cư dân thuộc địa Mỹ đã quyết định đốt cháy tàu Gaspee. Sau vụ việc này, về mặt chính thức buộc ông Sessions chọn cách tỏ ra nổi cơn thịnh nộ và ngụ ý muốn hỗ trợ chính quyền thuộc địa Anh trong việc tìm ra thủ phạm đưa trước công lý. Nhầm giảm bớt áp lực trước chính quyền Anh Quốc, các quan chức chính phủ tại Rhode Island bắt tay vào tìm ra thủ phạm đốt cháy con tàu. Tuy nhiên, cả Sessions và Hopkins đã ngầm cố gắng che giấu tất cả những bằng chứng có thể tìm được trong việc xác định danh tính của những người thủ phạm. Một ủy ban hoàng gia được chỉ định bởi người Anh nhầm tham gia vào công việc điều tra vụ án và đưa ra yêu cầu rằng bất kỳ người bị truy tố nào được xác định phải được đưa về Anh để xét tội. Lo ngại nghiệm trọng đối với quyền tự do của cư dân địa phương đã thúc đẩy thành lập nên Ủy ban Thư tín. Thống đốc Massachusetts Hutchinson, một người trung thành với chính quyền thuộc địa, kiên quyết thúc giục Vương quốc Anh xóa bỏ Hiến chương Hoàng gia Rhode Island nên càng làm người dân thêm bức xúc. Sessions trao đổi với Hopkins cùng luật sư John Cole và Moses Brown, bốn người họ đã cùng nhau soạn một lá thứ gửi cho chính khách của Massachusetts, ông Samuel Adams. Adams hồi đáp bằng lời kêu gọi thúc giục chính quyền Rhode Island tiếp tục giữ thế thách thức, hoặc ngăn chặn bằng các vấn đề nảy sinh khi thành lập một ủy ban hoàng gia. Thống đốc Wanton là người đứng đầu ủy ban này nhưng ông lại về phía Sessions và Hopkins nhằm làm thất bại các mục tiêu của ủy ban. Sessions cùng Hopkins và những người khác phối hợp trong việc nổ lực phi tang chứng cứ, cũng như dọa dẫm các nhân chứng và làm giảm đi sự tin tưởng của những người đứng ra làm chứng. Những thủ phạm đứng sau vụ đốt cháy con tàu cũng được đa số đông đảo cư nhân tại Rhode Island ủng hộ và giữ kín về danh tính. Một năm sau đó, kết thúc cuộc truy tìm của ủy ban hoàng gia của người Anh và không có một bản báo cáo nào về danh tính thủ phạm được đưa ra. Quốc hội Lục địa. Cuộc họp Đệ nhất Quốc hội Lục địa lần đầu tiên diễn ra vào năm 1774, Hopkins và Ward là hai đại biểu đại diện của Rhode Island. Khi đó Hopkins, đã 68 tuổi, ông là người lớn tuổi nhất trong số tất cả các thành viên đại biểu vào thời điểm đó, và chỉ có Hopkins là đại biểu duy nhất từng cùng Benjamin Franklin tham dự Đại hội Albany vào 20 năm trước. Trong nhiều năm, Hopkins gặp phải chứng tê liệt ở tay và làm ảnh hưởng lớn đến năng lực viết của ông. Tại hội nghị này, Henry Arniett Brown đã viết về Hopkins rằng, "người ngồi đằng kia là người già nhất trong số họ. Dáng ông hơi nghiêng, những lọn tóc thưa thớt, vầng trán của ông trĩu xuống vì tuổi tác và lòng phụng sự tận tụy, đôi tay của ông run khi đặt chúng vào lòng. Đó là Stephen Hopkins." Hội nghị Đệ nhất Quốc hội Lục địa được triệu tập với mục đích xem xét các đối sách của Vương quốc Anh nhầm đảm bảo quyền lợi và đặc quyền của 13 thuộc địa. Cả Hopkins và Ward trước đó đều dự đoán rằng độc lập sẽ chỉ xuất phát từ chiến tranh. Hopkins nói với các cộng sự của mình tại Quốc hội: "Thuốc súng và đạn sẽ quyết định cho câu hỏi. Riêng khẩu súng và lưỡi lê sẽ kết thúc cuộc đấu giao chiến này, và bất kỳ ai trong số các anh không thể điều chỉnh sự tập trung của mình vào cuộc dao chạm, tốt hơn là nên rút lui kịp thời." Sau các cuộc tấn công nhấm vào tháng 4 tại Lexington và Concord, Đệ Nhị Quốc hội Lục địa diễn ra vào ngày 10 tháng 5 năm 1775 và Hopkins một lần nữa là đại biểu tham dự cuộc họp này. Đại hội này được triệu tập với mục đích điều hành chiến lược chiến tranh, và sau đó tiến hành việc tuyên bố độc lập của Hoa Kỳ khỏi Vương quốc Anh. Tháng 7 năm 1775, quốc hội áp dụng hệ thống bưu chính quốc gia được đề xuất bởi ông William Goddard, và Benjamin Franklin trở thành Tổng Bưu tá trưởng Hoa Kỳ đầu tiên. Đây là một ý tưởng đã được Rhode Island thực hiện vào một tháng trước đó. Đến tháng 12 năm 1775, Hopkins góp mặt trong ủy ban để báo cáo về kế hoạch trang bị vũ khí hải quân cho các quân đội thuộc địa. Lượng kiến thức mà Hopkins sở hữu về kinh doanh vận tải biển được ông phục vụ với tư cách là thành viên của ủy ban hải quân Quốc hội vốn thành lập nhầm mục đích mua, trang bị cũng như vận hành những con tàu đầu tiên của Hải quân Lục địa mới đã trở nên thực sự hữu ích. Hopkins là người có công trong việc xây dựng nên bộ luật hải quân Hoa Kỳ và soạn thảo ra các nguyên tắc cũng như những quy định cần thiết để phục vụ cho công việc quản lý một tổ chức hàng hải non trẻ vừa mới ra đời hồi Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Hải đội hải quân đầu tiên của Mỹ được hạ thủy vào ngày 18 tháng 2 năm 1776. Ngoài ra, Hopkins từng sử dụng sức ảnh hưởng của mình để giữ vị trí tổng tư lệnh hải quân mới cho người em trai Esek Hopkins, tuy sau này có kết cuộc không tốt. Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence chính thức tuyên bố tách khỏi Anh Quốc thông qua một cuộc bỏ phiếu dường như thống nhất vào ngày 4 tháng 5 năm 1775; Mười ba thuộc địa Mỹ tuyên bố tách khỏi Anh trở thành một phần văn bản phê chuẩn trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được thông qua bởi Quốc hội Lục địa vào ngày 2 tháng 7. Hopkins là một trong những người ký vào bản tuyên ngôn độc lập, ông ký văn bản bằng tay phải và nâng đỡ nó bằng cánh tay trái, Hopkins nói, "chỉ có tay tôi run, nhưng trái tim tôi thì không." Cuộc hội họp của nhóm lập quốc Hoa Kỳ được mô tả trong tác phẩm nghệ thuật "Tuyên ngôn Độc lập" bởi họa sĩ người Mĩ John Trumbull, trong đó hình ảnh Hopkins được phác họa là người đội mũ và đứng ở phía sau. Những đóng góp của Hopkins trong các phiên họp quốc hội được John Adams đánh giá cao như sau:#đổi Hopkins và chế độ nô lệ. Stephen Hopkins là một chủ nô và có sở hữu nô lệ, giống như phần lớn những chính trị gia ký bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ ở thời điểm đó, Hopkins đã đề cập 5 người nô lệ trong di chúc của mình vào năm 1760 trong số đó bao gồm một đàn ông, một phụ nữ và ba đứa trẻ. Những người nô lệ này sẽ được để lại cho các thành viên thân thiết trong gia đình Hopkins sau khi ông mất cùng với lời hướng dẫn về cách cư xử với họ; đây là một điều hiếm có ở bất kỳ chủ nô nào. Những thông tin trong bản di chúc đã nêu ra rằng nữ nô lệ Fibbo (hoặc tên Phibo hay Phebe) sẽ đến phục vụ vợ Hopkins là Anne và được đối xử theo cách giúp "Fibbo không còn cảm thấy nô lệ là một gánh nặng"; và Saint Jago sẽ đến phục vụ Rufus, con trai cả của Hopkins và được đối xử theo cách "giúp cuộc sống của anh ta có thể trở nên dễ dàng và thoải mái hơn." Mặc vậy, bản di chúc chưa bao giờ được thực hiện vì Hopkins đã sống thêm 25 năm và nội dung trong bản di chúc này đã được thay đổi. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1772, Hopkins trả tự do cho Saint Jago, trong văn thư giải phóng nô lệ của mình, ông viết: Vào năm 1774, trong thời gian phục vụ trong Đại Hội đồng lập pháp Rhode Island, Hopkins đưa ra một dự luật trong đó ngăn cấm việc nhập khẩu nô lệ vào thuộc địa. Dư luật này đã trở thành một trong những đạo luật chống buôn bán nô lệ đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số áp lực lớn khác tại Rhode Island dẫn đến nảy sinh nhiều hạn chế hơn đối với việc buôn bán nô lệ tại vùng đất này là tỷ lệ dân cư sinh sống là tín hữu Quakers chiếm một tỷ lệ lớn. Qua đời và di sản. Tháng 9 năm 1776, với tình trạng suy giảm sức khỏe đã buộc Hopkins phải từ bỏ phục vụ tại Quốc hội Lục địa để trở về Rhode Island, tuy nhiên Hopkins vẫn là một thành viên tích cực của đại hội đồng lập pháp Rhode Island trong suốt những năm 1777 đến năm 1779. Ông mất tại Providence trong nhà riêng của mình vào ngày 13 tháng 7 năm 1785, ở tuổi 78, và được chôn cất tại Nghĩa trang North Burial Ground cùng thành phố này. Năm 1753, Hopkins đã hỗ trợ thành lập Providence Library Company, ông đồng thời là thành viên của Hiệp hội Triết học Newport. Thị trấn Hopkinton của Rhode Island sau này được đặt theo tên ông. Một con tàu lớp "Liberty" mang tên SS "Stephen Hopkins" đã được đặt theo tên Hopkins để vinh danh ông, đây là con tàu đầu tiên của Hoa Kỳ đánh chìm một tàu chiến Hải quân Đức trong Thế chiến II. Ông cũng có công trong việc thành lập Trường Đại học thuộc địa Rhode Island và các đồn điền Providence của Anh (ngày nay là Đại học Brown) và là người được thụ ủy sáng lập. Từ năm 1764 đến năm 1785, Hopkins là hiệu trưởng đầu tiên của trường học này. Nhà Thống đốc Hopkins của ông ban đầu nằm trên góc đường Hopkins và South Main tại Providence, sau khi Hopkins qua đời ngôi nhà này về sau đã được chuyển đi hai lần nằm trên các địa điểm khác nhau của Phố Hopkins. Ngôi nhà hiện tọa lạc rìa khuôn viên Đại học Brown nằm tại số 15 Phố Hopkins, góc Phố Benefit, và đây là một Di tích Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Ezra Stiles, một mục sư công giáo, trong nhật ký của mình đã viết về Hopkins rằng, "Tôi hiểu rõ về Thống đốc Hopkins. Ông ấy là một thiên tài sáng suốt, rất tinh tế, mưu mẹo, hấp dẫn và gan dạ." Stiles đề cập thêm về Hopkins là một "con người có tính kiên trì và quyết tâm cao quý" đồng thời là "một nhà ái quốc quang vinh!" Hopkins đã nhận được nhiều lời phê bình tích cực từ nhiều nhà sử học, trong số đó là Sanderson, Arnold và Bicknell, nhưng Richman đơn thuần gọi Hopkins là "chính khách vĩ đại nhất của Rhode Island." Đời sống cá nhân. Vào năm 1726, Hopkins kết hôn với Sarah Scott, con gái của Sylvanus Scott và Joanna Jenckes; bà là hậu duệ của Richard Scott và Katharine Marbury, những người đầu tiên định cư tại Đồn điền Providence; bà Marbury là em gái út của Anne Hutchinson, một nhà cải cách tôn giáo. Còn Richard Scott là một tín đồ thuộc giáo phái Quaker đầu tiên của Providence. Hopkins có tổng cộng bảy người con, và có năm người trong số họ sống đến tuổi trưởng thành. Sau khi bà Sarah Scott qua đời vào ngày 9 tháng 9 năm 1753, ở tuổi 46, Hopkins đã kết hôn với Anne Smith, con gái của Benjamin Smith và không có con. Một trong những người em trai của Hopkins là Esek Hopkins đã trở thành tổng tư lệnh đầu tiên của Hải quân Lục địa Hoa Kỳ, người anh trai William của ông là một thương gia có tiếng. Jemima Wilkinson, một nhà thuyết giáo Quaker, một trong những người họ hàng của Hopkins, đã được ông xem là một người bạn. templatestyles src="Bản mẫu:Đầu tham khảo/" / Tài liệu trực tuyến. templatestyles src="Bản mẫu:Đầu tham khảo/" /
' (]; "Công ty cổ phần"), thường được viết tắt là Oy (]), là thuật ngữ chỉ một công ty trách nhiệm hữu hạn của Phần Lan (ví dụ: , LLC, or GmbH). Còn theo thuật ngữ tiếng Thụy Điển là ", thường được viết tắt (ở Phần Lan) thành Ab"', còn chữ viết tắt theo tiếng Thụy Điển đôi khi được viết như sau: "Ab Company Oy", "Oy Company Ab", hoặc "Company Oy Ab". Các chữ viết tắt đã được tạo theo nhiều kiểu cách khác, chẳng hạn như "Oy", "OY", "O.Y". hoặc thậm chí là "O/Y". Dạng viết tắt trong tiếng Anh là "Ltd". "Julkinen osakeyhtiö" (pl. "julkiset osakeyhtiöt") có nghĩa là "công ty cổ phần (đại chúng)" và được viết tắt là oyj (]). Một "julkinen osakeyhtiö" có thể được niêm yết trên . Thuật ngữ tương tự trong tiếng Thụy Điển là "Abp" ("publikt aktiebolag"). Một "oyj" có thể được gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng hoặc công ty đại chúng bằng tiếng Anh và có thể sử dụng chữ viết tắt là PLC hoặc thuật ngữ công ty trong tên tiếng Anh của công ty, ví dụ như: , và Nokia Corporation.
Bộ phim được đạo diễn bởi Tichakorn Phukhaotong và sản xuất bởi GMMTV cùng với Hard Feeling Film. Đây là một trong 19 dự án phim truyền hình cho năm 2023 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2023 Diversely Yours," vào ngày 22 tháng 11 năm 2022. Bộ phim được phát sóng vào lúc 20:30 (), thứ Bảy trên GMM 25, bắt đầu từ ngày 12 tháng 8 năm 2023. Bộ phim kết thúc vào ngày 28 tháng 10 năm 2023. Ban đầu, vai diễn Namchueam sẽ do Kanyarat Ruangrung (Piploy) thủ vai theo thông báo tại buổi họp báo GMMTV 2023 Diversely Yours. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 6 năm 2023, GMMTV đưa ra thông báo thay đổi diễn viên thành Bhasidi Petchsutee (Lookjun) do lịch trình bận rộn của các diễn viên.
Chuyển nhượng (bóng đá) Trong bóng đá chuyên nghiệp, một vụ chuyển nhượng là hành động được thực hiện bất cứ khi nào một cầu thủ theo hợp đồng di chuyển giữa các câu lạc bộ. Nó đề cập đến việc chuyển đăng ký của một cầu thủ từ câu lạc bộ bóng đá này sang một câu lạc bộ bóng đá khác. Nói chung, các cầu thủ chỉ có thể được chuyển nhượng trong kỳ chuyển nhượng và theo các quy tắc do cơ quan quản lý đặt ra (đáp ứng các yêu cầu của FIFA, các cơ quan cấp châu lục và quốc gia điều chỉnh các câu lạc bộ mua và bán). Phí chuyển nhượng thương lượng là khoản bồi thường tài chính theo thỏa thuận được trả từ một câu lạc bộ quan tâm, cho câu lạc bộ sở hữu quyền thi đấu theo hợp đồng độc quyền của cầu thủ. Khi một cầu thủ chuyển từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác, hợp đồng cũ của họ sẽ bị chấm dứt trong khi cầu thủ và câu lạc bộ đích mới của họ sẽ thương lượng về các điều khoản hợp đồng mới (hoặc đã cùng nhau đồng ý trước đó về các điều khoản cá nhân). Do đó, phí chuyển nhượng có chức năng như bồi thường tài chính (trả cho câu lạc bộ sở hữu các quyền thi đấu hiện có) đối với chấm dứt hợp đồng của một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp được hai bên đồng ý sớm. Phí chuyển nhượng phụ thuộc vào khả năng chơi bóng hiện tại của cầu thủ, tiềm năng trong tương lai, thời hạn của hợp đồng hiện tại, số tiền lương nợ trong tương lai (trong thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại) và sự sẵn lòng của các câu lạc bộ trong việc đồng ý cân bằng kinh tế thông qua cung và cầu. Chuyển nhượng trong Hiệp hội Bóng đá khác đáng kể so với giao dịch trong các môn thể thao của Mỹ, Canada và Úc, trong đó các đội về cơ bản giao dịch hợp đồng cầu thủ hiện có. Tuy nhiên, tiền mặt hoặc nghĩa vụ hợp đồng có thể được sử dụng thay vì hoặc với người chơi, chẳng hạn như Major League Baseball và National Football League để giảm bớt giới hạn tiền lương và các mối quan tâm tài chính khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phổ biến, chuyển nhượng có thể hoạt động theo cách tương tự như giao dịch cầu thủ, vì các đội có thể cung cấp một cầu thủ khác trong đội của họ như một phần của khoản bồi thường dưới hình thức giao dịch hoán đổi, nhằm giảm khoản bồi thường tài chính cho phí chuyển nhượng. Theo FIFA, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2018 đã có 15.049 vụ chuyển nhượng cầu thủ nam quốc tế với tổng phí 7,1 tỷ USD và 577 vụ chuyển nhượng quốc tế cầu thủ nữ với giá 493.235 USD. Hầu hết các hoạt động chuyển nhượng được tiến hành trong kỳ chuyển nhượng mùa hè châu Âu (kỳ trước mùa giải ở châu Âu), trùng lặp từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 8 của bất kỳ năm nhất định nào (bao gồm cả hai ngày), với các thay đổi nhỏ của cả ngày bắt đầu và ngày kết thúc, cho mỗi giải đấu trong nước tương ứng. Prominent transfers also occur during the European winter transfer window of 1–31 January. Most notably, the transfer deadline dates of the transfer windows, are solely reliant upon the country jurisdiction of the purchasing club, in order to successfully perform the registration of newly transferred players (football clubs worldwide may agree to sell the playing rights of any contracted player at any time to another club whose country's transfer window is still open, in addition free agents may be signed at any time outside the prescribed transfer windows).
Channa amphibeus là một loài cá lóc trong chi "Channa" (cá quả/cá lóc) thuộc họ Channidae có nguồn gốc từ Ấn Độ (bang Tây Bengal, Assam?) và có thể có ở Bhutan. Mẫu điển hình thu thập tại sông Chail (cửa sông khoảng 6 km ở phía bắc Jalpaiguri), chi lưu tả ngạn của sông Teesta - chi lưu hữu ngạn của sông Brahmaputra tại bang Tây Bengal, Ấn Độ. "C. amphibeus" có kích thước dài tối đa tới 90 cm. Loài này từng bị nhầm lẫn với "Channa barca" có ở bang Assam.
Cá tràu tiến vua Cá tràu tiến vua là tên gọi của một số loài thuộc họ cá quả sinh sống ở vùng núi đá vôi ngập nước thuộc Quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình. Cá tràu tiến vua gồm có hai loại có tên khoa học là Cá tràu hoa tiến vua "Channa hoaluensis" và Cá tràu đen tiến vua "Channa ninhbinhensis". Ở Ninh Bình, loại cá trèo đồi cũng được coi là cá tràu tiến vua do có đặc điểm sinh học gần giống và cũng sinh sống ở khu vực này. Cá tràu tiến vua là một loại cá quý hiếm có hoa văn màu sắc đẹp, không xương dăm, giá trị dinh dưỡng cao nên được ngành du lịch Ninh Bình bảo tồn khai thác và trở thành một đặc sản ẩm thực của địa phương. Cá tràu tiến vua chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với số lượng hạn chế. Chúng rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn như khe nước ven lưng chừng đồi, hồ trên núi, thậm chí là những nguồn nước ven các khe đá cheo leo. Loài cá này có mình tròn, thuộc họ cá quả (cá chuối), sinh sống chủ yếu trong các khe đá. Loài này có tập tính khá đặc biệt. Vào mùa đông, dù nước cạn đến mấy thì chúng cũng gắng đào hang sâu để sinh sống và ăn đất sét vàng có trong hang. Cá tràu ngủ một mạch suốt 3 tháng liền, đợi đến mùa mưa mới bắt đầu xuất hiện. Nói về ẩm thực cung đình của vùng núi đá vôi Hoa Lư Ninh Bình xưa là nói đến cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường. Tương truyền, người dân bắt cá để dâng lên đức Đinh Tiên Hoàng Đế và coi đây là 2 loài thủy sản quý hiếm. Cá tràu tiến vua được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá tràu nướng, cháo cá tràu, canh cá tràu rau sắng.
Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (, ) là một phiên hiệu đội hình tác chiến chiến lược cấp cụm tập đoàn quân của liên quân Đức Quốc xã và Vương quốc Rumani trên Mặt trận phía Đông trong Thế chiến thứ hai. Cụm tập đoàn quân này đặt bản doanh tại Slănic-Moldova, chịu trách nhiệm trên tuyến mặt trận dài 680 km, trong đó gần phân nửa do quân Romania trấn giữ. Khu vực hoạt động của nó bao phủ toàn bộ miền Đông Romania, từ một đường 40 km về phía đông Bucharest. Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina được thành lập vào ngày 5 tháng 4 năm 1944 trên cơ sở đổi tên thành từ Cụm tập đoàn quân A. Quân số lúc cao điểm của cụm tập đoàn quân này lên đến 905.000 người (gồm 500.000 quân Đức và 405.000 quân Rumani), 400 xe tăng và pháo xung kích (gồm 120 xe tăng và 280 pháo xung kích), 7.600 pháo các loại, 810 máy bay Cụm tập đoàn quân này tham chiến trong Chiến dịch Iaşi–Chişinău và sau khi chịu thương vong nặng nề được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân Nam vào nửa đêm ngày 23 tháng 9 năm 1944.
MIM-46 Mauler là một hệ thống tên lửa phòng không cơ động được phát triển bởi General Dynamics#đổi từ cuối những năm 1950s nhằm đáp ứng yêu cầu của Lục quân Mỹ về một hệ thống tên lửa phòng không chống lại mục tiêu bay thấp như máy bay cường kích và các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Hệ thống được đặt trên xe thiết giáp XM546, dựa trên khung gầm xe thiết giáp M-113, cùng với trang bị chín tên lửa MIM-46, radar chuyên theo dõi và chiếu xạ mục tiêu bằng sóng liên tục và hệ thống điều khiển hỏa lực. Là một thiết kế có nhiều tham vọng vào thời điểm nó ra đời, Mauler đã trải qua quá trình phát triển gặp nhiều vấn đề và khó khăn, nên nó đã bị hủy bỏ vào tháng 11 năm 1965. Việc hủy bỏ chương trình phát triển MIM-46 đã khiến cho quân đội Mỹ bị bỏ trống không có một vũ khí phòng không Lục quân hiện đại nào trong trang bị, bắt buộc Lục quân Mỹ phải đẩy nhanh việc phát triển hệ thống MIM-72 Chaparral và M163 Tracked Vulcan đơn giản hơn nhiều để trang bị. Những hệ thống vũ khí này có tính năng thấp hơn nhiều so với MIM-46 Mauler, và chỉ đóng vai trò là một giải pháp tạm thời cho đến khi phát triển hệ thống phòng không mới cao cấp hơn. Mặc dù vậy, chúng không bị loại biên cho đến tận cuối những năm 1990s. Cả Hải quân Mỹ và Hải quân Anh đều mong đợi rằng Mauler sẽ đảm đương tốt vai trò phòng không tầm ngắn mà hai lực lượng này vẫn còn thiếu. Sau khi chương trình phát triển MIM-46 Mauler bị hủy bỏ, cả hai đã phát triển tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow và Rapier, để đảm đương vai trò phòng không tầm ngắn. Bối cảnh ra đời. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các loại vũ khí phòng không cơ động đầu tiên mà Lục quân Mỹ phát triển đều được dựa trên pháo phòng không Bofors cỡ nòng 40 mm với tên gọi là M19 Multiple Gun Motor Carriage sau đó là M42 Duster. Lần đầu được đưa vào trang bị năm 1952, hệ thống pháo phòng không Duster nhanh chóng trở nên lỗi thời do tốc độ và tính năng của máy bay ngày một được nâng cao. Do đó việc theo dõi, bám mục tiêu, xác định khoảng cách tới mục tiêu thủ công đã trở nên lỗi thời và quân đội Mỹ đã triển khai thêm radar RADUSTER cho hệ thống Duster. Đến năm 1955 người ta nhận ra rằng cần phải phát triển loại khí tài mới để đáp ứng yêu cầu đặt ra chứ không thể nâng cấp M42 Duster được thêm nữa. Do đó vào năm 1956 kế hoạch đặt ra là cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực T50 cho hệ thống RADUSTER. Do yêu cầu đặt ra là chống lại máy bay phản lực bay cao tới và tầm bắn thẳng là , các kỹ sư đã kết hợp pháo 37 mm Gatling lên khung gầm M113 Armored Personnel Carrier tạo thành hệ thống phòng không mới mang tên T249 Vigilante cuối năm 1956. Ngoài ra còn có một phiên bản T248 dạng xe kéo cũng được phát triển. Mặc dù Vigilante ngắm bắn bằng quang học giống như Duster, nhưng vận tốc bắn cao của nó (3.000 phát/phút) giúp nó có hiệu suất tốt hơn nhiều trong việc chống mục tiêu bay có vận tốc lớn. Khi chương trình phát triển pháo phòng không Vigilante còn đang tiến hành, Lục quân Mỹ đã đưa ra quyết định sẽ hủy bỏ các chương trình phát triển pháo phòng không do vô dụng trước máy bay phản lực có vận tốc lớn cùng với thời gian giao chiến giảm xuống. Pháo phòng không Vigilante có tầm bắn hiệu dụng khoảng , và đạn pháo sẽ mất khoảng 5 giây để bay tới cự ly tối đa, trong khi máy bay phản lực bay ở vận tốc đã di chuyển được hơn một km trong khoảng thời gian này. Do đó, hệ thống radar ngắm bắn sẽ không thể đưa ra giải pháp để điều khiển pháo bắn trúng đích. Sau cùng Lục quân Mỹ đã quyết định tiếp tục sử dụng pháo phòng không Duster trong lúc chờ đợi giai đoạn phát triển thứ 3 (Phase III) phát triển loại tên lửa phòng không có năng lực để thay thế nó. Phase III được mong đợi sẽ đáp ứng yêu cầu cấp thiết của Lục quân Mỹ về hệ thống phòng không cơ động. Hệ thống có kích thước nhỏ, có khả năng cơ động và có khả năng bắn máy bay bay ở độ cao lên tới 10.000 feet. Trong dự án "Phòng không khu vực phía trước-Forward Area Air Defense", Lục quân Mỹ triển khai thu thập các thông số lý thuyết để phát triển hệ thống phòng không dựa trên tên lửa vào năm 1959. Hệ thống dẫn đường cho tên lửa là một mối quan tâm chính. Phần lớn các hệ thống tên lửa phòng không trong thời kỳ này đều sử dụng phương pháp Dẫn đường bằng radar bán chủ động, với radar mặt đất để chiếu xạ mục tiêu, sóng phản xạ trở lại từ mục tiêu được thu lại bởi bộ phận thu tín hiệu đặt trên đầu tên lửa. Hệ thống này có ưu điểm là tín hiệu radar sẽ ngày càng mạnh hơn khi tên lửa ngày càng bay lại gần mục tiêu, khiến nó dễ dàng bám mục tiêu. Ngoài ra tín hiệu phản xạ từ mục tiêu có dạng hình côn, do đó càng tăng độ chính xác khi tên lửa tiếp cận mục tiêu. Về nhược điểm, việc sử dụng Dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH cũng đồng nghĩa với việc các tín hiệu radar phản xạ từ nơi khác cũng sẽ được tên lửa thu nhận và làm nhiễu đầu dò của tên lửa. Các tên lửa SARH đời đầu thường dễ dàng bị nhiễu bởi các tín hiệu radar phản xạ từ cây, các tòa nhà hoặc phản xạ bởi mặt đất. Rất khó để tên lửa có khả năng xác định đúng đâu là tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trong một môi trường dày đặc nhiễu như vậy. Trong dự án FAAD, Lục quân Hoa Kỳ quyết định sử dụng phương pháp lái tên lửa bằng chùm tia. Phương pháp này đã được sử dụng từ rất sớm trên tên lửa RIM-2 Terrier, tuy nhiên nó đã bị bỏ xó do quân đội ưa thích hệ thống dẫn đường bằng radar bán chủ động do các ưu điểm liệt kê bên trên. Tín hiệu lái tên lửa có dạng hình côn đồng nghĩa với việc tên lửa sẽ ngày càng "thiếu chính xác" khi bay gần đến mục tiêu. Phần lớn các tên lửa sử dụng phương pháp lái tên lửa theo chùm tia như một phương pháp phụ để dẫn đường giai đoạn cuối. Mặc dù có các nhược điểm như trên, nhưng phương pháp lái tên lửa bằng chùm tia đã trở thành phương án để dẫn đường cho tên lửa ở tầm thấp gần mặt đất trong dự án FAAD. Do tín hiệu điều khiển được thu lại qua cạnh thân tên lửa, tín hiệu sẽ vẫn gần như không bị nhiễu. FAAD sử dụng radar với hiệu ứng Doppler để xác định chính xác mục tiêu trong môi trường nhiễu nền. Ở giai đoạn cuối, FAAD sử dụng hệ thống dò tìm hồng ngoại tiên tiến. FAAD sẽ có chế độ hoạt động bán tự động. Trong chiến đấu, kíp điều khiển có thể lựa chọn mục tiêu trên radar tìm kiếm từ xa và ra lệnh phóng bằng giọng nói. Sau đó hệ thống máy tính sẽ tự động điều khiển và dẫn bắn tên lửa ngay khi mục tiêu bay vào tầm bắn. Sau khi chạy mô phỏng Monte Carlo trên máy tính IBM 650, các nhà thiết kế sử dụng đầu đạn nổ văng mảnh thay vì đầu đạn continuous-rod warhead. Để cơ động, hệ thống được đặt trên khung gầm xe M113, loại xe thiết giáp chở quân tốt nhất của Lục quân Mỹ khi đó. Sau khi sửa đổi xe M113 mang định danh XM-546. General Dynamics (Convair Pomona Division) dành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng không mới vào năm 1959. Chương trình phát triển Mauler được bắt đầu vào tháng Năm năm 1959 nhưng thực sự được triển khai từ tháng Ba năm 1960. Lục quân Mỹ không phải là khách hàng duy nhất của hệ thống Mauler, cả Hải quân Mỹ và Lục quân Anh cũng dự kiến sẽ trang bị loại tên lửa phòng không này. Từ năm 1960, Hải quân Mỹ phát triển hệ thống mang tên "Basic Point Defense Missile System", với việc sửa đổi Mauler trở thành "RIM-46A Sea Mauler". Thậm chí tàu hộ tống của Hải quân Mỹ đã được chế tạo với dư địa để lắp đặt ống phóng tên lửa Sea Mauler khi nó được tiếp nhận. Việc phát triển hệ thống trên nhiều nền tảng khác nhau khá phức tạp. Trong đó vấn đề đặc thù là sự tương hợp của hệ thống nhận diện địch ta (IFF). Việc phát triển cấu hình khí động học của tên lửa và động cơ diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên hai lần phóng thử nghiệm không điều khiển và có điều khiển đều gặp nhiều vấn đề. Trong khi đó Anh và NATO đã phát triển thành công Rapier missile là một hệ thống tương tự như Mauler. Vốn phát triển hệ thống Mauler bị hạn chế và việc phát triển bị kéo dài tới hai năm. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh lại vào năm 1963 khi hệ thống pháo phòng không M42 Duster bị loại biên. Chương trình Feasibility Validation Program được đề ra năm 1963 để xác định liệu Mauler có khả năng được phát triển thành công trong khoảng thời gian và chi phí hợp lý. Chương trình đi đến kết luận rằng Mauler có khả năng chống lại máy bay phản lực và máy bay cánh quạt dù ở cự ly không không như mong đợi. Chương trình phát triển Mauler bị khai tử tháng Bảy năm 1965 không làm giới chuyên môn bất ngờ. Thiếu vốn, thiếu dẫn đường từ trung tâm chỉ huy, thay đổi về yêu cầu đặc tính kỹ thuật, và các vấn đề kỹ thuật mới chưa được kiểm chứng đã dẫn đến tương lai mù mịt của chương trình phát triển Mauler. Kết quả của sáu năm phát triển cuối cùng là sự hủy bỏ. Hủy bỏ chương trình. Lúc này đã có nhiều nghi ngại về việc hệ thống phòng không sẽ được triển khai sớm. Ngày 16 tháng Chín năm 1963, Army Materiel Command yêu cầu Aviation and Missile Command nghiên cứu khả năng phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn dựa trên AIM-9 Sidewinder. Theo đánh giá của cơ quan này, việc chuyển đổi sẽ đơn giản, nhưng sẽ không hiệu quả. Ban Lục quân với sự hỗ trợ từ Army Air Defense Artillery School tại Fort Bliss, đã bắt đầu nghiên cứu mới dưới sự lãnh đạo của Lieutenant Colonel Edward Hirsch. Theo đó Ủy ban này đưa ra một hệ thống phòng không nhiều lớp bao gồm hệ thống tên lửa phòng không MIM-72 Chaparral mang tên lửa Sidewinder đảm nhiệm phòng không tầm xa và hệ thống M163 VADS được trang bị pháo M61 Vulcan đóng vai trò phòng không tầm gần, và radar cảnh báo phía trước AN/MPQ-49 Forward Area Alerting Radar sẽ gửi tín hiệu cho cả hai hệ thống phòng thủ. Ngoài ra những tổ hợp phòng không trên sẽ được hỗ trợ bởi tên lửa phòng không vác vai FIM-43 Redeye. Mặc dù có thể không hiệu quả như Mauler nhưng những tổ hợp phòng không này sẽ được sản xuất và trang bị sớm hơn nhiều trong khi quá trình phát triển một hệ thống phòng không tiên tiến vẫn còn chưa hoàn thiện. Tháng Mười một năm 1963, Mauler được định hướng sẽ sử dụng các công nghệ kém tiên tiến hơn, một vài mẫu thử nghiệm đã được đề xuất nhưng vẫn không được trang bị trước năm 1969. Các thử nghiệm vẫn được tiếp tục cho đến khi toàn bộ chương trình bị hủy bỏ vào tháng Mười một năm 1965. Chaparral cùng với đầu dò hồng ngoại của Mauler đã tỏ ra có hiệu quả cao hơn nhiều so với nguyên mẫu AIM-9C. Sự kết hợp của bộ đôi Chaparral/Vulcan là sự bổ sung hoàn hảo trong khi một hệ thống phòng không hoàn thiện hơn được phát triển. Tuy nhiên trong những năm 1970s các mối đe dọa đường không chuyển từ máy bay cường kích-bom chiến thuật sang máy bay trực thăng mang tên lửa có khả năng tấn công từ phía sau đội hình cần bảo vệ. Điều này dẫn đến việc cần thiết phải có hệ thống dựa trên súng pháo bắn nhanh, có tầm bắn xa hơn tầm bắn 1.200 mét của pháo Vulcan. Một giải pháp đưa ra là sử dụng M247 Sergeant York. Tuy nhiên chương trình phát triển pháo này gặp nhiều vấn đề kỹ thuật dẫn đến bị hủy bỏ vào năm 1985. Sau khi chương trình phát triển Sergeant York bị hủy bỏ, Lục quân Mỹ tham gia cùng với Lục quân Canada để phát triển một hệ thống mới với cái tên ADATS dựa trên pháo Oelingkon, rất tương đồng với nguyên mẫu của Mauler cũng dựa trên khung gầm xe M113. ADATS có năng lực tốt hơn Mauler, với tầm bắn tới 10 km và tốc độ tên lửa cao hơn. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Lục quân Hoa Kỳ đã rút khỏi chương trình phát triển ADATS. Vai trò phòng không được thực hiện bởi hệ thống Bradley Linebacker, dựa trên FIM-92 Stinger. Hải quân Mỹ trong khi đó cần thứ có thể thay thế được RIM-24 Tartar, Hải quân Mỹ cũng tìm kiếm một loại vũ khí có khả năng thay thế cho các hệ thống súng phòng không tầm ngắn trên hạm tàu của mình. Hải quân mong đợi Mauler sẽ được trang bị trên không chỉ là tàu hiện đại nhất của Hải quân khi đó như lớp Knox mà còn hình thành nên một cấu hình phòng không cơ bản của Hải quân Mỹ vào những năm 1970s. Người ta cũng tin tưởng rằng Mauler sẽ cải thiện đáng kể khả năng phòng không của các tàu cỡ nhỏ, giúp nó có khả năng đảm đương nhiệm vụ tương đương một phần với các tàu cỡ lớn hơn như tàu khu trục. Tuy nhiên, sau khi chương trình Mauler bị hủy bỏ, Hải quân Mỹ buộc phải khởi động lại chương trình đã dở dang trước đó để phát triển một hệ thống phù hợp. Do tên lửa hồng ngoại Sidewinder bị giới hạn trong việc chống lại mục tiêu bay như máy bay và tên lửa bay đến trực diện, nên Hải quân Mỹ đã sử dụng AIM-7 Sparrow để thay thế. Dù cho Sparrow là một tên lửa tốt, nhưng nó được thiết kế chuyên biệt để đối phó với máy bay tốc độ cao do đó nó có gia tốc khá thấp, đổi lại cho việc bay hành trình ở cự ly xa hơn và tầm bắn lớn hơn. Do đó, một động cơ mới đã được phát triển và trang bị riêng cho RIM-7 Sea Sparrow, một tên lửa mới dựa trên AIM-7. Để dẫn đường cho tên lửa, một radar chiếu xạ thủ công mới được phát triển. Radar tìm kiếm mục tiêu của tàu chiến sẽ gửi thông tin về mục tiêu thông qua kênh âm thanh tới kíp điều khiển, kíp điều khiển sẽ vận hành thủ công hướng chùm tia radar về phía mục tiêu và phóng tên lửa. Tên lửa sẽ được chứa trong tám ống phóng quay. Toàn bộ hệ thống lớn hơn nhiều so với Mauler nhưng lại có tầm bắn ngắn hơn, và mất nhiều thời gian để chuyển trạng thái chiến đấu hơn. Do nguyên mẫu Sea Sparrow đơn giản và tính năng không cao, nó đã nhanh chóng được nâng cấp. Nhờ áp dụng kiểu cánh có thể gấp lại được nên đã làm giảm kích thước của ống phóng tên lửa, và hệ thống tự động bắt bám mục tiêu cũng sớm được bổ sung cho radar chiếu mục tiêu. Sea Sparrow còn tiếp tục được nâng cấp với radar mảng pha trên các tàu chiến hiện đại giúp trực tiếp dẫn đường cho tên lửa Sparrow, thay vì sử dụng radar chiếu xạ cồng kềnh trước kia. Phiên bản mới nhất có khả năng phóng từ giếng phóng thẳng đứng giúp tăng đáng kể số tên lửa có thể mang trên tàu. Cuối cùng, Hải quân và Lục quân Mỹ đã tìm được giải pháp cho câu hỏi phòng thủ, bắt đầu từ Mauler cho đến các hệ thống có khả năng tốt hơn rất nhiều.
Trong sức bền các môn thể thao như đạp xe đường dài và chạy bộ đường dài, đụng tường là tình trạng đột ngột mệt mỏi và mất năng lượng do cạn kiệt glycogen dự trữ trong gan và cơ. Các trường hợp nhẹ hơn có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi ngắn và ăn thức ăn hoặc đồ uống có chứa carbohydrate. Mặt khác, nó có thể được khắc phục bằng cách đạt được hô hấp lần thứ hai bằng cách nghỉ khoảng 10 phút hoặc bằng cách giảm tốc độ đáng kể và tăng tốc độ từ từ trong khoảng thời gian 10 phút. Mười phút là khoảng thời gian cần thiết để axit béo tự do sản xuất đủ ATP để đáp ứng nhu cầu gia tăng.. Có thể tránh được tình trạng này thường bằng cách đảm bảo rằng mức glycogen cao khi bắt đầu tập luyện, duy trì mức glucose trong khi tập luyện bằng cách ăn hoặc uống các chất giàu carbohydrate hoặc bằng cách giảm cường độ tập luyện. Cơ xương chủ yếu dựa vào glycogenolysis trong vài phút đầu tiên khi nó chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động, cũng như trong suốt hoạt động hiếu khí cường độ cao và tất cả các hoạt động kỵ khí. Việc thiếu glycogen gây ra lượng dự trữ ATP thấp trong các tế bào cơ đang tập luyện. Cho đến khi đạt được hô hấp lần thứ hai (tăng sản xuất ATP chủ yếu từ axit béo tự do), các triệu chứng của dự trữ ATP thấp khi tập luyện cơ do cạn kiệt glycogen bao gồm: mỏi cơ, cơ chuột rút, đau cơ nhịp tim nhanh không phù hợp khi tập thể dục (nhịp tim nhanh), khó thở (khó thở) hoặc thở nhanh (thở nhanh), phóng đại tim mạch phản ứng với tập thể dục (nhịp tim nhanh khó thở/thở nhanh). Tim cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng bằng cách tăng nhịp tim để tối đa hóa việc cung cấp oxy và nhiên liệu từ máu đến các tế bào cơ để phosphoryl hóa oxy hóa. Không có glycogen trong cơ, điều quan trọng là phải bước vào cơn gió thứ hai mà không đi quá nhanh, quá sớm cũng như không cố gắng vượt qua cơn đau. Đi quá nhanh, quá sớm khuyến khích chuyển hóa protein hơn chuyển hóa chất béo và đau cơ trong trường hợp này là kết quả của tổn thương cơ do dự trữ ATP thấp nghiêm trọng.
Katie Higgins Cook (nhũ danh Johnson) là một nữ phi công người Mỹ thuộc Thủy quân Lục chiến. Năm 2015, cô trở thành nữ phi công đầu tiên của Blue Angels, và điều khiển chiếc máy bay vận tải C-130 "Fat Albert" trong hai mùa. Cuộc biểu diễn đầu tiên của cô với đội Blue Angels diễn ra ở El Centro, California, vào tháng 3 năm 2015. Cô còn được biết với tên Katie Higgins và gia nhập Blue Angels ở tuổi 28. Đầu đời và học vấn. Higgins là phi công thế hệ thứ ba, cô sinh trưởng trong một gia đình theo quân sự thường chuyển đến sinh sống ở California và Nhật Bản. Cha cô, Bill Johnson, tốt nghiệp Học viện Hải quân năm 1981, ông đã điều khiển chiếc F-18 Hornet trong Hải quân Hoa Kỳ rồi làm kỹ sư cho Northrop Grumman. Cô tốt nghiệp Trung học W. T. Woodson ở Fairfax, Virginia năm 2004. Higgins hoàn thành bằng Cử nhân Khoa học về khoa học chính trị tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Maryland vào năm 2008. Cô nhận bằng sắc phong hàm thiếu úy từ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cô theo học an ninh quốc tế tại Đại học Georgetown và hoàn thành bằng Thạc sĩ Xã hội và Nhân văn năm 2009. Cô có một người em trai hoạt động trong lĩnh vực chất nổ tốt nghiệp trường Annapolis năm 2010. Higgins trở thành phi công hải quân thuộc phi đội VMGR-252. Cô phục vụ tại Afghanistan để hỗ trợ Chiến dịch Tự do Bền vững. Ở tuổi 26, trong hành động đầu tiên chống lại Taliban vào năm 2013, cô điều khiển chiếc KC-130 (tín hiệu gọi "Filth02"), bắn hai tên lửa Hellfire và loại bỏ vị trí quân địch, cứu sống một nhóm Thủy quân Lục chiến. Cô triển khai đến Châu Phi cùng #đổi để hỗ trợ các hoạt động dự phòng. Trong năm 2015, cô đã bay gần 400 giờ chiến đấu qua bảy quốc gia. Vào tháng 7 năm 2014, Blue Angels tuyển chọn Higgins và các sĩ quan khác vào đội biểu diễn năm 2015. Thông báo được đưa ra ngay sau khi cựu chỉ huy của Blue Angels, Hạm trưởng Gregory McWherter bị khiển trách khi để cấp dưới xem hình ảnh khiêu dâm trong buồng lái cùng những hành vi dâm ô khác. Higgins nhận những bình luận lý do duy nhất cô được chọn vì là phụ nữ, nhưng khẳng định với Blue Angels, "Ứng viên thích hợp nhất sẽ có được công việc – không quan trọng giới tính nào." Higgins tham gia cuộc biểu diễn Blue Angels đầu tiên vào tháng 3 năm 2015. Chiếc C-130 Hercules mang tên "Fat Albert", do cô lái luân phiên cùng với các Thủy quân lục chiến khác, là phần mở đầu của cuộc biểu diễn Blue Angels kéo dài khoảng tám phút. Diễn tập nhanh nhất do Fat Albert thực hiện được gọi là "con đường bằng phẳng", bay với tốc độ 370 dặm trên giờ ở độ cao 40 feet. Các diễn tập khác bao gồm "vượt qua duyệt binh", qua độ cao 300 foot ở góc 60 độ và "leo dốc", leo 45 độ tới độ cao 1.200 foot, tiếp theo lao xuống mũi dốc đứng gây ra không trọng lượng đối với hành khách ở phía sau máy bay. Trong năm 2019, cô được biết với tên Katie Higgins Cook với quân hàm Thiếu tá. Năm 2020, Cook trở thành khách mời trong buổi ra mắt mùa thứ 24 của chương trình "The Bachelor". Trong chương trình, cô giúp phi công Peter Weber thuộc Delta Air Lines, tổ chức một buổi hẹn hò theo nhóm, trong đó anh đưa các thí sinh nữ vượt qua chương trình huấn luyện bay bao gồm đi bằng con quay hồi chuyển. Katie Higgins Cook được vinh danh trong "American Valor: A Salute to Our Heroes", một chương trình truyền hình đặc biệt từng đoạt giải Emmy do Trung tâm Cựu chiến binh Hoa Kỳ sản xuất và dẫn chuyện bởi Harrison Ford. Katie Higgins kết hôn với Dusty Cook là phi công của Blue Angels, cả hai gặp nhau lần đầu ở VMGR-252 và bắt đầu hẹn hò sau khi Dusty Cook rời khỏi đội Blue Angels. Họ có hai người con và sinh sống ở Texas.
Fundadores de São Paulo Fundadores de São Paulo (tạm dịch: Những vị đấng sáng lập São Paulo) là một tượng đài nằm ở khu phố Vila Mariana của São Paulo, Brazil. Tác phẩm được tạc bởi nhà điêu khắc người Brazil Luis Morrone nhằm vinh danh những vị thuỷ tổ có công sáng lập thành phố. Tượng đài được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1963 sau 10 năm xây dựng. Tượng đài được điêu khắc bởi Luis Morrone, có vị trí nằm trên phố Nábia Abdala Chohfi, ở góc Đại lộ Sargento Mario Kozel Filho, gần R. Manoel da Nóbrega, trong khu phố Vila Mariana của São Paulo, Brazil. Tác phẩm điêu khắc này nằm giữa Nhà thi đấu Ibirapuera và Đài tưởng niệm Bandeiras. Tượng đài nằm ở phía trước #đổi , nhưng ban đầu được đặt gần Praça da Sé cho đến những năm 1970. Có chín nhân vật tượng đồng được điêu khắc trong tác phẩm, trong đó có 3 nhân vật mang vai trò tôn giáo (, và #đổi ), 2 nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha (Martim Afonso de Souza và ) và 3 người bản xứ (Bartira, Tibiriçá và cậu bé Curumim). Nhân vật thứ chín là một em bé nằm trong lòng Bartira không được xác định rõ danh tính. Một cây thánh giá được đặt ở trung tâm nhằm đề cập đến tôn giáo chủ yếu của thành phố là Công giáo. Hai tấm bảng trên bệ đá hoa cương đại diện cho quần chúng nhân dân đầu tiên ở São Paulo và sự thành lập của São Vicente. Phần chính của tượng đài được làm bằng đồng và đá hoa cương có kích thước , nằm trên một bệ đá cũng làm từ đá hoa cương có kích thước . Cây thánh giá ở vị trí trung tâm có chiều cao . Việc xây dựng tượng đài bắt đầu bằng việc đặt viên đá nền vào ngày 18 tháng 10 năm 1952 và được hoàn thành vào năm 1962. Tác phẩm được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1963 vào ngày kỷ niệm thành lập thành phố. Tấm bảng tượng trưng cho quần chúng nhân dân đầu tiên đã bị lấy trộm vào năm 2004. Và vì không có bức ảnh nào chụp lại tấm bảng này, nó đã được thay thế bằng một tấm bảng tạm thời ghi lại vụ trộm. Ít nhất kể từ năm 2016 dường như không còn cây thánh giá nào ngoại trừ cây thánh giá đang đặt ở vị trí giữa.
Martin Perscheid (16 tháng 2 năm 1966 – 31 tháng 7 năm 2021) là một họa sĩ truyện tranh người Đức. Ông đã tạo ra một nhân vật chính vào năm 1994, nhân vật này xuất hiện từ năm 1998 với tựa đề "Perscheids Abgründe" (tạm dịch là "Vực thẳm của Perscheid"). Hơn 4.300 cột tranh biếm hoạ đã xuất hiện trên một số tờ báo và tạp chí của Đức. Ông còn được biết đến với "cái nhìn không sợ hãi về vực thẳm của con người về phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, sự thiếu hiểu biết, tham nhũng và ngu si tất cả được ghi lại dưới sự hài hước của hài đen." Perscheid sinh ra ở Wesseling vào ngày 16 tháng 2 năm 1966, nơi ông đã sống và làm việc cho đến khi qua đời. Ông đã được đào tạo làm một hoạ sĩ in thạch bản. Perscheid đã kết hôn và có hai con nhưng vào thời điểm qua đời, ông đang có mối quan hệ tình cảm với đồng nghiệp là nữ họa sĩ truyện tranh Nadia Menze. Perscheid qua đời vào ngày 31 tháng 7 năm 2021 sau một thời gian dài đối mặt với căn bệnh ung thư. Sinh ra trong một gia đình Công giáo, Perscheid sớm trở thành một người theo chủ nghĩa vô thần và nhân văn, điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp của ông. Từ năm 2020 cho đến khi qua đời, ông là thành viên ban cố vấn của Giordano Bruno Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận đến từ Đức nhằm thúc đẩy chủ nghĩa nhân văn tiến hóa và sự khai sáng. Phong cách vẽ của Perscheid được so sánh với phong cách của Gary Larson. Các chủ đề trong truyện tranh của ông thường là châm biếm, kể cả những chủ đề bị cho là cấm kỵ và thường bao gồm cả hài đen. Loạt truyện tranh của ông được vẽ ở định dạng ô thẳng đứng không thay đổi, có khung màu đen, được vẽ bằng các nét thưa thớt và phóng nét vẽ một cách chính xác ("mit zielsicherer Pointenführung"). Các tác phẩm của Perscheid đã được đăng trên nhiều tờ báo và tạp chí của Đức. Năm 1994, ông gia nhập Lappan Verlag và gắn bó cho đến khi qua đời. Sau đó, vị hoạ sĩ này còn sáng tạo ra nhân vật chính của mình, một người đàn ông hói đầu, đeo kính và là người thay thế cho chính bản thân Perscheid. Loạt truyện hoạt hình xoay quanh nhân vật của ông năm 1996 có tên là "Perscheids Abgründe". Ông đã vẽ hơn hơn 4.300 tranh biếm hoạ về tác phẩm. Perscheid đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình vào năm 1995. Trong sự nghiệp của mình, ông đã cho ra mắt hơn 25 cuốn sách với truyện tranh. Giải thưởng và di sản. Truyện tranh của Perscheid đã được trưng bày tại các viện bảo tàng, bao gồm một buổi trưng bày tại bảo tàng Caricatura ở Kassel và Bảo tàng der niederrheinischen Seele vào năm 2017. Perscheid đã nhận được nhiều giải thưởng cho sự nghiệp của mình, bao gồm Giải thưởng Max Moritz 2002 cho hạng mục Truyện tranh bằng tiếng Đức hay nhất, cũng như "Kulturplakette" (Giải thưởng Văn hóa) từ quê hương Wesseling của bản thân ông. Bảo tàng Caricatura đã vinh danh ông bằng một tác phẩm điêu khắc nhân vật hoạt hình của ông có tên là "Der unbekannte Idiot" (tạm dịch là "kẻ ngốc vô danh"). Sau khi qua đời, nhà xuất bản của Perscheid bày tỏ trong cáo phó rằng: "Sự dũng cảm của ông ấy khi nhìn thoáng qua tận cùng vực thẳm của con người về phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, sự thiếu hiểu biết, tham nhũng và ngu si, cũng như cách ông thể hiện lại tất cả những điều này trong truyện tranh với sự chế nhạo gay gắt và hài đen là điều độc nhất vô nhị."
Phosphoryl hóa oxy hóa Phosphoryl hóa oxy hóa hoặc Phosphoryl hóa liên kết vận chuyển điện tử hoặc oxy hóa đầu cuối là con đường trao đổi chất trong đó tế bào sử dụng enzyme để oxy hóa chất dinh dưỡng, do đó giải phóng năng lượng hóa học để tạo ra adenosine triphosphate (ATP). Ở sinh vật nhân chuẩn, điều này diễn ra bên trong ti thể. Hầu như tất cả sinh vật hiếu khí đều thực hiện quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Con đường này rất phổ biến vì nó giải phóng nhiều năng lượng hơn các quá trình lên men thay thế như kỵ khí glycolysis. Tnăng lượng được lưu trữ trong các liên kết hóa học của glucose được tế bào giải phóng trong chu trình acid citric tạo ra carbon dioxide, và năng lượng chất cho điện tử NADH và FADH. Phosphoryl hóa oxy hóa sử dụng các phân tử này và O2 để tạo ra ATP,được sử dụng khắp tế bào bất cứ khi nào cần năng lượng. Trong quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, các electron được chuyển từ các chất cho điện tử sang một loạt chất nhận điện tử trong một chuỗi phản ứng oxy hóa khử kết thúc bằng oxy, phản ứng giải phóng một nửa tổng năng lượng.
Western Southern Open 2023 Western Southern Open 2023 là một giải quần vợt nam và nữ thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời diễn ra từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 8 năm 2023. Đây là một giải đấu Masters 1000 trong ATP Tour 2023 và WTA 1000 không Mandatory trong WTA Tour 2023. Giải đấu năm 2023 là lần thứ 122 (nam) và lần thứ 95 (nữ) giải Cincinnati Masters được tổ chức và diễn ra tại Lindner Family Tennis Center ở Mason, Ohio, ngoại ô phía bắc Cincinnati, Hoa Kỳ. Nội dung đơn ATP. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng ATP vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 14 tháng 8 năm 2023. Vận động viên khác. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Bảo toàn thứ hạng: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Vượt qua vòng loại: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Thua cuộc may mắn: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Roberto Bautista Agut → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Alexander Bublik → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Pablo Carreño Busta → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Marin Čilić → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Karen Khachanov → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nick Kyrgios → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Andy Murray → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Milos Raonic → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Denis Shapovalov → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Jan-Lennard Struff → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nội dung đôi ATP. Vận động viên khác. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Christopher Eubanks / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Mackenzie McDonald / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Lorenzo Musetti / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Alexander Bublik / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Adrian Mannarino → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Félix Auger-Aliassime / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Fabrice Martin / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Andreas Mies → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Dan Evans / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nội dung đơn WTA. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng WTA vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 14 tháng 8 năm 2023. † Điểm từ kết quả tốt nhất của lần 16 (cho điểm bảo vệ) hoặc kết quả tốt nhất của lần 17 (cho điểm thắng), vào ngày 14 tháng 8 năm ‡ Điểm từ giải WTA 1000 không Mandatory thứ hai tốt nhất của tay vợt, phải được tính vào xếp hạng của tay vợ § Không thay đổi điểm vì điểm từ giải đấu không được tính là một trong 16 kết quả tốt nhất của tay vợt. Vận động viên khác. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Bảo toàn thứ hạng: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Vượt qua vòng loại: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Thua cuộc may mắn: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Paula Badosa → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Barbora Strýcová → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Elina Svitolina → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nội dung đôi WTA. Vận động viên khác. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Jennifer Brady / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Bethanie Mattek-Sands / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Emma Navarro / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Bảo toàn thứ hạng: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Anastasia Pavlyuchenkova / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ekaterina Alexandrova / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ulrikke Eikeri / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Bethanie Mattek-Sands / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Anastasia Potapova → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ekaterina Alexandrova / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Karolína Muchová / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Markéta Vondroušová → thay thế bởi #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ulrikke Eikeri / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Novak Djokovic đánh bại #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Carlos Alcaraz, 5–7, 7–6(9–7), 7–6(7–4) Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Coco Gauff đánh bại #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Karolína Muchová, 6–3, 6–4 Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Máximo González / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Andrés Molteni đánh bại #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Jamie Murray / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Michael Venus, 3–6, 6–1, [11–9] Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Alycia Parks / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Taylor Townsend đánh bại #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nicole Melichar-Martinez / #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ellen Perez 6–7(1–7), 6–4, [10–6]
Western Southern Open 2023 - Đơn nam Novak Djokovic là nhà vô địch, đánh bại Carlos Alcaraz trong trận chung kết, 5–7, 7–6(9–7), 7–6(7–4). Đây là danh hiệu Cincinnati Masters thứ 3 và là danh hiệu ATP Tour Masters 1000 thứ 39 của Djokovic. Trận đấu giữa Djokovic và Alcaraz là trận chung kết ATP Tour theo thể thức đánh ba thắng hai dài nhất và cũng là trận đấu dài nhất trong lịch sử giải đấu, với 3 tiếng 49 phút. Borna Ćorić là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Hubert Hurkacz. Alcaraz và Djokovic cạnh tranh vị trí số 1 bảng xếp hạng đơn ATP. Alcaraz giữ nguyên thứ hạng sau khi vào trận chung kết. Đây là giải đấu đầu tiên của Djokovic ở Hoa Kỳ kể từ sau Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2021, sau khi yêu cầu tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đối với hành khách quốc tế được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2023. 8 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. "Nhấn vào số hạt giống của một vận động viên để tới phần kết quả của họ." section begin=Finals /#đổi section end=Finals / Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Vượt qua vòng loại. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Thua cuộc may mắn. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Western Southern Open 2023 - Đơn nữ Coco Gauff là nhà vô địch, đánh bại Karolína Muchová trong trận chung kết, 6–3, 6–4. Đây là danh hiệu WTA 1000 đầu tiên của Gauff và là trận chung kết WTA 1000 đầu tiên của cả Gauff và Muchová. Cô cũng trở thành tay vợt trẻ nhất vô địch giải đấu. Với việc vào trận chung kết, Muchová có lần đầu tiên vào top 10 trên bảng xếp hạng WTA. Caroline Garcia là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Sloane Stephens. 8 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. "Nhấn vào số hạt giống của một vận động viên để tới phần kết quả của họ." Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Vượt qua vòng loại. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Thua cuộc may mắn. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Western Southern Open 2023 - Đôi nam Máximo González và Andrés Molteni là nhà vô địch, đánh bại Jamie Murray và Michael Venus trong trận chung kết, 3–6, 6–1, [11–9]. Đây là danh hiệu ATP Tour Masters 1000 đầu tiên của González và Molteni. Rajeev Ram và Joe Salisbury là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước González và Molteni. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. section begin=Finals /section end=Finals /
Western Southern Open 2023 - Đôi nữ Lyudmyla Kichenok và Jeļena Ostapenko là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Parks và Townsend. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
La Liga 2023–24 (còn được gọi là LaLiga EA Sports vì lý do tài trợ) là mùa giải thứ 93 của La Liga, giải đấu bóng đá hàng đầu của Tây Ban Nha. Giải đấu bắt đầu vào ngày 11 tháng 8 năm 2023 và dự kiến ​​kết thúc vào ngày 26 tháng 5 năm 2024. Barcelona là đương kim vô địch, đã giành chức vô địch thứ 27 ở mùa giải trước. Các đội tham dự. Thăng hạng và xuống hạng. Tổng cộng có 20 đội tham dự giải, bao gồm 17 đội từ mùa 2022–23 và 3 đội thăng hạng từ Segunda División 2022–23 (2 đội đầu bảng và 1 đội thắng play-off thăng hạng). Elche là đội đầu tiên xuống hạng vào ngày 2 tháng 5 năm 2023, sau trận thua 1–2 trước Almería. Đội thứ hai là Espanyol, vào ngày 28 tháng 5 năm 2023, sau trận hòa 2–2 trước Valencia. Đội cuối cùng xuống hạng là Real Valladolid, sau trận hòa 0–0 trước Getafe vào ngày 4 tháng 6 năm 2023. Hai đội đầu tiên giành được suất thăng hạng là Granada và Las Palmas, hai đội đứng đầu mùa giải 2022–23. Granada trở lại La Liga sau một năm vắng bóng, Las Palmas trở lại sau 5 năm. Đội cuối cùng được thăng hạng là Alavés sau khi giành chiến thắng 1–0 trong trận chung kết play-off trước Levante, trở lại La Liga chỉ sau 1 năm bị xuống hạng. Vị trí theo vòng. Bảng liệt kê vị trí của các đội sau mỗi vòng thi đấu. Để duy trì các diễn biến theo trình tự thời gian, bất kỳ trận đấu bù nào (vì bị hoãn) sẽ không được tính vào vòng đấu mà chúng đã được lên lịch ban đầu, mà sẽ được thêm vào vòng đấu diễn ra ngay sau đó. Điểm tin vòng đấu. Ngày 5/9/2023, trên trang chủ của câu lạc bộ Villarreal đã đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng với HLV trưởng Quique Setién {{flagicon|ESP}}. Setién, 64 tuổi, nắm quyền ở Villarreal hồi tháng 10 năm ngoái thay Unai Emery. Mùa giải trước, Villarreal cán đích thứ 5 chung cuộc tại La Liga, tuy thất bại trong cuộc đua giành vé dự Champions League nhưng được dự vòng bảng Europa League 2023–24. Tại mùa giải năm nay, sau 4 vòng đầu tiên, Villarreal chỉ thắng 1 trận mà thua tới 3 trận. Giám đốc bóng đá của Villarreal, Miguel Angel Tena, sẽ tạm thời nắm quyền tại CLB. Như vậy, Quique Setién trở thành HLV đầu tiên ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu bị sa thải mùa này. Tại vòng 8, trong trận Almería gặp Granada, tiền đạo đội chủ nhà Almería là Luis Suárez đã lập cú hat-trick đầu tiên của mùa giải trong vòng có... 5 phút, ở các phút 41, 44 và 45+1 của hiệp một. Tuy nhiên đội khách Granada đã vùng lên trong nửa cuối hiệp hai với 3 bàn thắng để gỡ hòa. Almería, được dẫn dắt bởi Huấn luyện viên tạm quyền Alberto Lasarte sau khi Vicente Moreno bị sa thải, vẫn là đội duy nhất không có chiến thắng cho tới lúc này. Một tổn thất lớn nữa là Luis Suarez phải rời sân vào cuối hiệp hai vì bị gãy xương chân. Tiền đạo người Colombia được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu. Tại trận đấu diễn ra cuối cùng của Vòng 9 giữa Granada và Barcelona, cầu thủ trẻ Lamine Yamal của Barcelona đã ghi tên mình vào sách kỷ lục, trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở giải Vô địch quốc gia Tây Ban Nha. Với 16 tuổi 87 ngày, Yamal đã vượt qua cầu thủ Fabrice Olinga của Málaga, người mới 16 tuổi 98 ngày khi ghi bàn vào lưới Celta Vigo năm 2012. Yamal ghi bàn ở thời gian bù giờ của hiệp một, rút ngắn tỷ số xuống còn 1–2 sau khi đội chủ nhà Granada dẫn trước 2–0 trong vòng 29 phút - trong đó bàn thắng mở tỷ số diễn ra chưa đầy 20 giây sau tiếng còi khai cuộc.Tỷ số chung cuộc là 2–2. Tối muộn Chủ nhật ngày 8/10/2023 theo giờ Tây Ban Nha, tức 1 ngày sau khi lội ngược dòng thủ hòa Vallecano 2–2 trong thế bị dẫn 0–2 ngay trên sân nhà tại vòng 9, Sevilla đã quyết định sa thải HLV Jose Luis Mendilibar {{flagicon|ESP}}. Mendilibar, 62 tuổi, tiếp quản Sevilla vào tháng 3/2023 khi đội bóng đang chìm sâu trong khủng hoảng, đã giúp Sevilla về đích an toàn tại La Liga với vị trí thứ 12 chung cuộc. Không những thế, ông còn đưa đội bóng xứ Andalucia tới danh hiệu vô địch Europa League lần thứ 7. Nhưng sau 9 vòng đấu mùa giải hiện nay, Sevilla chỉ thắng hai, hòa hai và thua bốn trận, xếp thứ 14 (Sevilla chỉ đá 8 trận, trận với Atlético Madrid bị hoãn). Danh hiệu Thủ môn xuất sắc nhất La Liga
Hiệp ước Mặt Trăng Hiệp ước Mặt Trăng, tên đầy đủ là Thỏa thuận Quản lý hoạt động của Các quốc gia trên Mặt Trăng và Các thiên thể khác (tiếng Anh: Agreement Governing the Activities of States on the Moon and Other Celestial Bodies), là một hiệp ước đa phương có mục đích trao quyền tài phán cho các quốc gia tham gia đối với tất cả các thiên thể (bao gồm cả các vật thể xung quanh các thiên thể đó). Vì vậy, tất cả các hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên Hợp Quốc. Hiệp ước chưa được phê chuẩn bởi bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các chuyến bay vũ trụ tự phóng có con người (ví dụ, Hoa Kỳ, Nga (hay tiền thân là Liên Xô) hay Trung Quốc) kể từ khi nó được ký vào ngày 18 tháng 12 năm 1979, và do đó nó gần như không liên quan với trong luật pháp quốc tế. Kể từ tháng 1 năm 2022, có 18 quốc gia tham gia hiệp ước. Cần lưu ý rằng kể từ khi Hiệp ước Không gian ngoài thiên thể năm 1967 được ký kết, công nghệ và xã hội đã phát triển hơn, đòi hỏi phải xác định lại các quyền và trách nhiệm của công dân và chính phủ trong việc sử dụng và phát triển không gian ngoài thiên thể. Mục tiêu chính của Hiệp ước Mặt Trăng năm 1979 là "cung cấp các nguyên tắc pháp lý cần thiết để điều chỉnh hành vi của các quốc gia, tổ chức quốc tế và cá nhân tham gia khám phá các thiên thể khác ngoài Trái Đất, cũng như quản lý các nguồn tài nguyên mà việc thăm dò có thể phát hiện ra." Hiệp ước đề xuất thực hiện mục tiêu bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên tạo ra một "chế độ quốc tế" cùng với thiết lập các thủ tục thích hợp (Điều 11.5). Tình trạng pháp lý. Trong khi hiệp ước nhắc lại việc cấm tuyên bố chủ quyền đối với "bất kỳ phần nào" của vũ trụ, vấn đề thiếu chính xác hiện tại của hiệp ước, được gọi là chưa hoàn thành, đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Đây được coi là lý do chính khiến nó không được được hầu hết các quốc gia tham gia ký kết. Hiệp ước đề xuất rằng việc khai thác tài nguyên sẽ được điều chỉnh theo một cơ chế quốc tế (Điều 11.5), nhưng không có sự đồng thuận nào trong việc thiết lập các điều luật này. Thỏa thuận đã được mô tả là không mang lại kết quả và có thể thất bại, nếu nó vẫn chưa được nhiều quốc gia phê chuẩn, đặc biệt là những quốc gia có hoạt động trong không gian. Chỉ một quốc gia (Ấn Độ) có khả năng thực hiện các chuyến bay tự phóng vào vũ trụ đã tham gia ký (nhưng chưa phê chuẩn) hiệp ước. Các chuyên gia pháp lý gây tiếng vang, như S. Neil Hosenball, Tổng cố vấn của NASA và trưởng đoàn đàm phán Hiệp ước Mặt Trăng của Hoa Kỳ, đã quyết định vào năm 2018 rằng việc đàm phán các quy tắc của cơ chế quốc tế này nên được trì hoãn cho đến khi tính khả thi của việc khai thác các nguồn tài nguyên trên Mặt trăng được thiết lập vững chắc. Một chuyên gia về luật pháp vũ trụ và kinh tế đã tóm tắt rằng hiệp ước sẽ cần đưa ra các điều khoản thích hợp để chống lại bất kỳ công ty nào giành được vị trí độc quyền trên thị trường khoáng sản thế giới, đồng thời tránh việc "xã hội hóa Mặt trăng." Năm 2020, Hiệp định Artemis đã được ký kết, tuy không đề cập đến hiệp ước nhưng hiệp định này vẫn có công kích hiệp ước. Vào thời điểm ký kết hiệp định, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã ban hành thêm một sắc lệnh có tên "Encouraging International Support for the Recovery and Use of Space Resources" ("Khuyến khích Hỗ trợ quốc tế cho Phục hồi và Sử dụng tài nguyên vũ trụ"). Sắc lệnh nhấn mạnh rằng "Hoa Kỳ không coi không gian ngoài thiên thể là 'tài sản chung toàn cầu" và gọi Hiệp ước Mặt Trăng là "một nỗ lực thất bại trong việc hạn chế doanh nghiệp tự do." Việc Úc ký và phê chuẩn cả Hiệp ước Mặt Trăng và Hiệp định Artemis đã gây ra một cuộc thảo luận liệu chúng có thể được hài hòa với nhau hay không. Theo hướng này, một "Thỏa thuận thực thi" Hiệp ước Mặt Trăng nhận được sự ủng hộ, như một cách để bù đắp cho những thiếu sót của Hiệp ước Mặt Trăng và hài hòa nó với các điều luật khác, cho phép nó được chấp nhận rộng rãi hơn Tác phẩm liên quan đến tại Wikisource
Giáo phận Wonju (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Seoul. Lãnh đạo đương nhiệm của giáo phận là Giám mục Basiliô Cho Kyu-man. Địa giới giáo phận ở Hàn Quốc bao gồm: Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Ban Ơn ở thành phố Wonju, cũng là nơi đặt tòa giám mục của giáo phận. Giáo phận được chia thành 53 giáo xứ. Giáo phận được thành lập vào ngày 22/3/1965 theo tông sắc "Fidei propagandae" của Giáo hoàng Phaolô VI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Giáo phận Ch'unch'on (hiện là Giáo phận Chuncheon). Vào ngày 29/5/1969 một phần lãnh thổ của giáo phận được tách ra để thành lập Giáo phận Andong. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2020, giáo phận có 79.402 giáo dân trên dân số tổng cộng 880.054, chiếm 9,0%.
Alfonso của Castilla, Alfonso của Trastámara hay Alfonso Ngây thơ (tiếng Tây Ban Nha: "Alfonso de Castilla"; "Alfonso el Inocente"; tiếng Anh: "Alfonso of Castile"; 17 tháng 11 năm 1453 – 5 tháng 7 năm 1468) là Vương tử Castilla, Thân vương xứ Asturias và là nhân vật biểu tượng của cuộc nổi dậy của các cận thần Castilia chống lại người anh cùng cha khác mẹ của mình là Enrique IV của Castilla. Alfonso là con trai duy nhất còn sống của Juan II với người vợ thứ hai là Isabel của Bồ Đào Nha. Chị gái của Alfonso là Isabel, tương lai là Nữ vương Isabel I của Castilla, cũng là con gái duy nhất còn sống của Juan II và Isabel của Bồ Đào Nha. Sau cái chết của cha là Juan II, Alfonso, mẹ và chị gái gần như bị lưu đày, trong khi Thái hậu Isabel bị đưa đến Arevalo thì hai chị em đến Segovia. Khi Alfonso khoảng bảy tuổi, Vương tử cùng chị gái được chuyển đến triều đình của Enrique IV tại Madrid và được đặt trong hộ gia của Vương hậu Joana. Trong thời gian này, có tin đồn rằng Vương hậu Joana đã cố gắng đầu độc Alfonso ít nhất một lần để đảm bảo quyền kế vị cho cô con gái duy nhất của mình. Người thừa kế ngai vàng. Vào đầu những năm 1460, các quý tộc Castilia trở nên không hài lòng với sự cai trị của Enrique IV và tin rằng đứa con của Vương hậu Joana (Juana, Nữ Thân vương xứ Asturias) không phải con gái của nhà vua. Thông qua tuyên truyền và đồn thổi, được tiếp tay bởi liên minh các quý tộc nổi loạn, lập luận rằng cha của Juana thực chất là Beltrán de la Cueva, một sủng thần của vương thất có xuất thân thấp kém, người mà Henry đã nâng lên thành quyền lực to lớn và người, theo gợi ý của Alfonso de Palencia và những người khác, có thể là người tình của Joana. Điều này dẫn đến cái tên "Juana la Beltraneja" gắn với Vương nữ Juana theo dòng lịch sử. Nếu Juana là con ngoại hôn của Vương hậu Joana, thì người kế vị hợp pháp là Alfonso. Nếu Joana đích thực là con gái của Enrique IV thì Alfonso và người chị gái trứ danh Isabel I của Castilla đều là những kẻ soán ngôi. Xem xét những ảnh hưởng của Isabel I đối với lịch sử thế giới, câu hỏi này đã thu hút các nhà sử học trong nhiều thế kỷ. "Alfonso XII của Castilla". Liên minh các quý tộc kiểm soát Alfonso đã buộc Henry với Đại diện của Burgos năm 1464 phải từ chối Joanna và công nhận Alfonso là người thừa kế chính thức của mình. Alfonso do đó trở thành Thân vương xứ Asturias, thay thế cháu gái Juana. Enrique IV đã đồng ý yêu cầu này với điều kiện rằng Alfonso sẽ kết hôn với Juana trong tương lai, để đảm bảo rằng một ngày nào đó cả hai đều sẽ nhận được ngai vàng. Không lâu sau đó, Enrique IV đã thất hứa và bắt đầu ủng hộ quyền kế vị của con gái một lần nữa. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1465, liên minh quý tộc chống lại Enrique IV đã tiến hành nghi lễ phế truất hình nộm của Enrique IV bên ngoài thành phố Avila và tôn Alfonso làm quốc vương đối đầu với Enrique IV. Sự kiện này được gọi là Trò hề Ávila. Không lâu sau đó, Alfonso bắt đầu trao đất đai và phong tước vị như thể bản thân đã là quân chủ chân chính. Một cuộc nội chiến bắt đầu. Cuộc đụng độ đáng chú ý nhất là tại Trận Olmedo lần thứ hai vào năm 1467, kết thúc với kết quả hòa. Qua đời và chôn cất. Tuy nhiên, vào năm 1468, Alfonso đột ngột qua đời khi chỉ được 14 tuổi. Nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định, nhưng có khả năng là do một căn bệnh nào đó như bệnh lao hoặc dịch hạch (mặc dù có tin đồn rằng Alfonso đã bị kẻ thù đầu độc). Alfonso được chôn cất gần cha mình, (sau này di hài của Isabel của Bồ Đào Nha cũng được an táng tại đây) tại Tu viện Miraflores, được ủy quyền bởi Nữ vương Isabel I. Năm 2006, trong quá trình trùng tu tu viện, Tổng cục Di sản Văn hóa và Tài sản của Junta de Castilla y León đã quyết định thực hiện một nghiên cứu nhân chủng học về các ngôi mộ. Hài cốt của Alfonso, được đặt trong một chiếc quan tài bằng gỗ óc chó, được tìm thấy trong tình trạng bảo quản kém. Chiều cao của Alfonso được ước tính là 165 cm. Vào năm 2013, một nghiên cứu chi tiết hơn dựa trên những kết quả này đã được Đại học León công bố với giả thuyết rằng Alfonso thực chất đã bị hạ độc, vì các triệu chứng không giống với các triệu chứng của bệnh dịch hạch thể hạch và hài cốt của Alfonso cũng không có dấu vết của vi khuẩn "Yersinia pestis". Theo ý nguyện của mình, ngai vàng sẽ được kế thừ bởi chị gái Isabel, người được đề nghị thay thế em trai trở thành biểu tưởng của quân nổi loạn. Ngay sau đó, Isabel đã từ chối, và sau một cuộc đàm phán tại Toros de Guisando, Isabel và đồng minh của mình đạt được hầu hết mục tiêu, Enrique đã chấp thuận loại trừ con gái Juana khỏi vị trí kế vị và công nhận Isabel là người thừa kế chính thức của mình. Mặc dù Enrique tiếp tục chống lại quyết định này khi có thể, nhưng nỗ lực của Enrique IV không thành công, và quốc vương vẫn duy trì thế hòa hảo với Isabel trong suốt triều đại của mình. Isabel cũng trở thành vị vua tiếp theo của Castilla khi Enrique IV qua đời vào năm 1474.
Joseph William Locke (sinh ngày 24 tháng 9 năm 2003) là một diễn viên người Manx. Anh được biết đến với nam chính Charlie Spring trong sê-ri phim tuổi teen "Trái tim ngừng nhịp" (2022–nay) của Netflix, tại đây anh đã nhận được đề cử Giải Emmy dành cho Trẻ em và Gia đình. Xuất thân và giáo dục. Joseph William Locke sinh ngày 24 tháng 9 năm 2003. Anh sinh ra và lớn lên tại Douglas, đảo Man, sau đó theo học tại Trường Trung học Ballakermeen. Chia sẻ với "This Morning" của ITV vào tháng 4 năm 2022, anh đang ôn tập để lấy bằng A-level cho các môn chính trị, lịch sử và tiếng Anh. Khi còn học trung học, Locke và ba bạn học đã đệ đơn yêu cầu các quan chức chính phủ điều tra tính khả thi việc cho phép những người tị nạn Syria đến Đảo Man. Vào năm 2020, Locke trở thành thành viên của Nhà hát Quốc gia Connections cũng như sản xuất tại Nhà hát Gaiety cùng một nhóm thanh niên thuộc Trung tâm Nghệ thuật Kensington. Đến tháng 4 năm 2021, Locke được thông báo sẽ đảm nhận vai chính Charlie Spring, đây cũng là vai diễn đầu tay của anh trong loạt phim tuổi mới lớn "Trái tim ngừng nhịp" được chuyển thể từ webcomic và tiểu thuyết đồ họa cùng tên của Alice Oseman do Netflix phát hành vào năm 2022. Anh được chọn trong số 10.000 diễn viên tiềm năng khác thông qua một cuộc gọi tuyển chọn diễn viên mở. Vào thời điểm ghi hình, anh đã 17 tuổi nhưng vào vai một cậu học sinh 14-15 tuổi. Tháng 11 năm 2022, Locke đã được chọn tham gia loạt phim truyền hình ăn theo WandaVision, "" của Marvel Studios được phát hành trên Disney+. Locke công khai xu hướng tính dục trên Instagram và với mẹ của mình, bản thân là người đồng tính khi chỉ mới 12 tuổi. Tuy nhiên, sau đó anh đã xóa bài đăng này khỏi Instagram và không công khai cho đến năm 15 tuổi vì cho rằng bản thân sẵn sàng công khai xu hướng tính dục với gia đình chứ không phải thế giới. Locke cũng từng chia sẻ với truyền thông những trải nghiệm cá nhân khi là một người đồng tính trẻ xuất thân từ đảo Man cùng những điểm tương đồng giữa bản thân với nhân vật Charlie trong loạt phim "Trái tim ngừng nhịp". Vào tháng 8 năm 2022, Bộ trưởng Bộ y tế của đảo Man, Lawrie Hooper, đã xác thực chính phủ sẽ thay đổi lệnh cấm hoàn toàn đối với những người đồng tính nam hiến máu sau khi Locke kêu gọi thay đổi quy định "lỗi thời" trong một video được phát tại lễ tự hào hàng năm trên đảo.
María Clara Sosa Perdomo (sinh ngày 25 tháng 9 năm 1993) là một người mẫu, MC, nữ hoàng sắc đẹp người Paraguay. Cô đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018 và là người Paraguay đầu tiên đoạt được danh hiệu này. Cuộc đời và sự nghiệp. Sosa sinh ra ở thủ đô của Paraguay, Asunción, và lớn lên ở San Lorenzo. Cô là người mẫu thuộc quản lý của ON Management và cũng là MC dẫn chính của chương trình chào buổi sáng ăn khách "La mañana de Unicanal". Các cuộc thi sắc đẹp. Năm 2015, cô tham gia và lọt vào Top 20 cuộc thi Người mẫu Thế giới. Ngày 9 tháng 6 năm 2018, cô được trao vương miện Hoa hậu Hòa bình Paraguay trong đêm chung kết diễn ra tại Nhà hát Khách sạn Guarani. Sosa sau đó tiếp tục đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018, diễn ra vào ngày 25 tháng 10 ở One Entertainment Park tại Yangon, Myanmar. Cô là người Paraguay đầu tiên giành chiến thắng tại đấu trường này.
Timelapse of the Future Timelapse of the Future: A Journey to the End of Time là một web film ngắn khoa học viễn tưởng năm 2019 do nhạc sĩ kiêm nhà làm phim theo chủ đề thiên văn học người Mỹ John D. Boswell làm ra, nối tiếp "Timelapse of the Entire Universe". Bộ phim dài 29 phút là một flowmotion—sự kết hợp của các cảnh hyperlapse, tua nhanh thời gian (timelapse) và tốc độ thường—về vũ trụ từ năm 2019 đến tận cùng của thời gian, với thời gian trôi đi tăng gấp đôi sau mỗi 5 giây. Bộ phim bao gồm các thước phim tự làm và fair use, và các bài phát biểu của các nhà khoa học, sử dụng kiến ​​thức hiện tại kết hợp các giả thuyết khác nhau. Sau 6 tháng sản xuất, "Timelapse of the Future" được phát hành trên YouTube và được chiếu ở một số địa điểm; bộ phim cũng giành được giải Webby 2020. Bộ phim đã trở nên lan truyền, thu hút hàng triệu lượt xem và nhìn chung là được đánh giá tích cực. "Timelapse of the Future" đã truyền cảm hứng cho một bài hát và video âm nhạc của Noah Cyrus, người đã ca ngợi các yếu tố hiện sinh của bộ phim. Một spin-off, "Life Beyond", sau đó đã được thực hiện. Bộ phim mở đầu và kết thúc bằng câu nói của Helen Keller:Everything has its wonders, even darkness and silence. And I learn, whatever state I may be in, therein to be content.Tạm dịch: Mọi thứ đều có điều kỳ diệu, ngay cả bóng tối và sự im lặng. Và tôi học được rằng, dù tôi ở trạng thái nào, thì tôi vẫn hài lòng. Kỷ nguyên Anthropocene bắt đầu. Sau các sự kiện tự nhiên, con người đáp xuống Sao Hỏa và từ trường của Trái Đất bị đảo lộn. Sao chổi Hale-Bopp quay trở lại vào năm 3357, tiếp theo là mực nước biển dâng cao, va chạm với tiểu hành tinh và Antares trở thành siêu tân tinh. Sahara trở thành rừng nhiệt đới vào năm 14.811, các chòm sao bắt đầu bị thay đổi, "Voyager 1" đi qua Gliese 445 vào năm 38.874 và thời kỳ gian băng (Interglacial Period) kết thúc. Vào năm 97.583, siêu núi lửa Yellowstone phun trào. Dấu chân của phi hành gia "Apollo 11" mờ dần vào năm 968.657. Betelgeuse trở thành siêu tân tinh và các di tích bằng đá bị xói mòn. Một vụ nổ tia gamma xảy ra. Phobos trở thành hệ thống vành đai của Sao Hỏa, trong khi vành đai của Sao Thổ biến mất. Nam Cực tan chảy vào năm 43.343.155, sau đó là tác động đáng kể của một tiểu hành tinh vào năm 70.606.131, tiếp đó là sự hình thành của một siêu lục địa mới vào năm 153.793.159. Độ sáng của Mặt Trời tăng vào năm 427.821.025, khiến thực vật chết vào năm 833.270.413, tiếp đó là toàn bộ sự sống vào năm 2.952.729.059, khi các đại dương bốc hơi. Mặt Trời sau đó mở rộng và trở thành một sao khổng lồ đỏ—hủy diệt Trái Đất trong quá trình đó—trước khi chết đi, trở thành sao lùn trắng vào năm 7.650.412.497. Những ngôi sao khác cũng dần dần chết theo. Sao lùn đỏ cuối cùng sẽ chết vào năm thứ 100.000.000.000.000. Khi các ngôi sao hoàn toàn cạn kiệt nhiên liệu, Kỷ nguyên Thoái hóa bắt đầu. Vũ trụ giờ chỉ chứa các sao xung, lỗ đen và sao lùn nâu, hầu như không được chiếu sáng bởi sao lùn trắng. Theo thời gian, lực hấp dẫn đẩy hầu hết tàn dư vũ trụ vào không gian liên sao, còn vật chất không thoát ra được khỏi thiên hà thì sẽ bị lỗ đen siêu lớn ở trung tâm mỗi thiên hà hút vào. Đáng chú ý là các sao neutron có thể va chạm với nhau và tạo ra các siêu tân tinh siêu sáng. Sự sống ngoài Trái Đất có thể sống xung quanh các sao lùn trắng, nhưng tới một ngày nào đó, sao lùn trắng sẽ mờ đi và trở thành sao lùn đen. Các lý thuyết dự đoán rằng các nền văn minh có thể sử dụng lỗ đen như một nguồn năng lượng, đồng thời làm chậm thời gian của họ để tồn tại. Tuy nhiên, nếu proton là không ổn định, chúng sẽ phân rã thành các hạt hạ nguyên tử nhẹ hơn. Điều đó sẽ khiến các nguyên tử tan rã theo, từ đó khiến mọi vật chất suy biến còn lại trong vũ trụ tan rã. Với việc các proton hoàn toàn phân rã, Kỷ nguyên Lỗ đen bắt đầu. Vũ trụ giờ chứa các "thiên hà zombie" gồm các lỗ đen và hạt ánh sáng lang thang. Các lỗ đen đôi có thể hợp nhất, giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ dưới dạng sóng hấp dẫn. Vào năm 159 novemdecillion (159 × 1060), bức xạ Hawking khiến các lỗ đen đầu tiên chết đi. Khi chúng phát nổ, chúng chiếu sáng lại bóng tối xung quanh. Vũ trụ vẫn tiếp tục mở rộng hơn nữa bởi năng lượng tối, nếu nó vẫn tồn tại vào thời điểm đó, và sẽ khiến vũ trụ giãn nở mãi mãi. Các lý thuyết dự đoán rằng các nền văn minh, bao gồm cả con người, có thể tạo ra vũ trụ ảo hoặc vũ trụ thật của riêng họ, xem xét khả năng tồn tại của đa vũ trụ và sự tiến hóa giữa các vũ trụ. Tuy nhiên, nếu việc thoát khỏi vũ trụ là không thể, entropy sẽ hủy diệt các lỗ đen còn lại. Lỗ đen cuối cùng bốc hơi vào năm 15 untrigintillion (15 × 1096), khiến vũ trụ trở thành "không có gì ngoài một biển photon dần dần có xu hướng về cùng nhiệt độ khi sự giãn nở của vũ trụ làm nguội chúng về độ không tuyệt đối" theo Brian Cox. Trong thời gian này, mọi thứ trong vũ trụ sẽ phân rã thành hư vô, khiến vũ trụ kết thúc vào năm 1 googol (10100). Khi điều này xảy ra, thời gian không còn giá trị gì nữa (nó "trở nên vô nghĩa"). Sau đoạn credit ngắn, một dòng chữ xuất hiện có nội dung """Dành cho Ash" ("For Ash"), tên con trai của Boswell, sinh ngày 1 tháng 1 năm 2019. Bộ phim bắt đầu được sản xuất vào mùa hè năm 2018. Vào ngày 9 tháng 10 năm 2018, Boswell đăng trên tài khoản Twitter của mình hình ảnh về thử nghiệm ban đầu của bộ phim: hình ảnh hoạt họa về một lỗ đen. Thử nghiệm ban đầu này hoàn toàn khác với kết quả cuối cùng của phim: các số biểu thị năm cực lớn được biểu thị bằng lũy ​​thừa, không có bộ đếm chuyển động (moving counter) và văn bản trực tiếp trên frame, thay vì trên hard matte dưới; không có nhiều tuyên bố về việc sản xuất bộ phim, ngoài việc "Làm ra nó cần nhiều tháng nghiên cứu về vũ trụ học vật lý, nơi những suy đoán về số phận cuối cùng của vũ trụ là vô số, và thường trái ngược nhau" ("Creating it required months of research into physical cosmology, where speculations about the ultimate fate of the universe are legion, and often contradictory"). Boswell nói rằng mình được truyền cảm hứng, "nhiều năm trước", bởi ý tưởng về việc Mặt Trời sắp chết sau 5 tỷ năm nữa, Boswell đặt câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Điều gì sẽ xảy ra không phải trong 5 tỷ năm, mà là 5 nghìn tỷ năm? Các câu trả lời đã có sẵn, nhưng chúng là từng phần và không được xâu chuỗi lại với nhau một cách thuyết phục. Vì vậy, tôi đã tận dụng cơ hội để tạo ra thứ gì đó độc đáo làm nổi bật những dự đoán chung của chúng tôi về tương lai, cả ngắn hạn và dài hạn" ("What happens after that? What happens not in 5 billion years, but 5 trillion? The answers are out there, but they are piecemeal and not strung together in a compelling way. So I took the opportunity to create something unique highlights our collective predictions about the future, both short-term and long-term"). Sau đó, qua Long Now Foundation, Boswell nói thêm: My original plan was to make something more like an art installation piece where there wouldn't be so much talking and facts; it would basically just be the timeline and some chill music and meditative imagery of black holes that would just span for like 10 minutes at a time, and you'd get this abstract impression of how long the future is going to be, and how much emptiness there is. But the more I dug into it, the more I found there's so much to talk about, and so much to say, that it would be foolish to waste this opportunity. I had a draft of this [in summer 2018], and felt it needed to be taken to the next level. So I spent another six months really digging into the VFX of it all, and the research, and figuring out how to build the flow of it and the structure and how to make it work. And I am glad I did. There's just so much to say, and so much I had to leave out. But it came together really well and I am pretty stoked about how it turned out.Tạm dịch: Kế hoạch ban đầu của tôi là tạo ra thứ gì đó giống một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt hơn, nơi sẽ không có quá nhiều lời nói và sự thật; về cơ bản nó sẽ chỉ là dòng thời gian và một số bản nhạc chill và hình ảnh trầm tư (meditative) về các lỗ đen sẽ chỉ kéo dài khoảng 10 phút mỗi lần và bạn sẽ có ấn tượng đầy trừu tượng về tương lai sẽ kéo dài bao lâu và có bao nhiêu sự trống rỗng ở đó. Nhưng càng đào sâu vào nó, tôi càng thấy có quá nhiều điều để nói, đến nỗi thật ngu ngốc nếu bỏ lỡ cơ hội này. Tôi đã có một bản thảo về điều này [vào mùa hè năm 2018] và cảm thấy nó cần được đưa lên một tầm cao mới. Vì vậy, tôi dành thêm sáu tháng nữa để thực sự đào sâu vào VFX của tất cả, nghiên cứu và tìm ra cách xây dựng flow của nó, cấu trúc cũng như cách làm cho nó hoạt động. Và tôi vui vì tôi đã làm. Có quá nhiều điều để nói, và rất nhiều điều tôi phải bỏ qua. Nhưng nó đã kết hợp với nhau rất tốt và tôi khá ngạc nhiên về cách nó thành ra.Giống như các bộ phim khác, các hình ảnh hoạt họa và chỉnh sửa, Boswell sử dụng Cinema 4D, Octane Render và Adobe After Effects. Closed captioning được thực hiện bởi các tình nguyện viên trên Amara và YouTube; closed captioning bằng tiếng Anh được tạo theo cách thẩm mỹ hơn là theo cách dễ tiếp cận, trong đó phụ đề chi tiết được tạo cho người khiếm thính. Boswell, giống như một số bộ phim khác của ông, được hỗ trợ bởi nhà khoa học máy tính Juan Benet. Âm thanh và âm nhạc. Boswell cho biết đã sử dụng một số stock audio trên Spitfire Audio, Komplete, 8dio và Omnisphere thay vì chỉ sử dụng soundtrack gốc được sáng tác bằng Ableton Live; synth được chơi bằng Yamaha CS-80 và Moog Sub 37. Giai điệu piano cho bộ phim được chơi bởi Gulbransen, một nhạc cụ mà Boswell sử dụng nhiều lần. Track đầu tiên của soundtrack, "Sun" "Mother", sử dụng điệu 120 nhịp một phút, tăng dần theo thời gian để "làm nổi bật tốc độ tăng tốc của [thời gian trôi đi]". Timing của bài hát cũng được cân nhắc, ông nói rằng "Đối với tôi, điều quan trọng là phải có những khoảnh khắc mà âm nhạc, hình ảnh và hiệu ứng âm thanh có thể biểu lộ được và người xem có thể tiếp thu những gì họ thấy" ("It was important to me to have moments where the music, visuals, and sound effects could breathe, and the viewer could take in what they have seen"). Phương pháp thời gian trong phim "được suy xét và trickery nhiều hơn" ("a lot more thought and trickery") so với web film "Timelapse of the Entire Universe" trước đó vốn có thời lượng 10 phút, trong đó mỗi giây là 22 triệu năm và mỗi khung hình xấp xỉ 958.000 năm, tóm tắt lại lịch sử của vũ trụ từ lúc Vụ Nổ Lớn xảy ra cho đến ngày nay. Boswell đã chọn một phương pháp luận khác trong "Timelapse of the Future," nói rằng:It could have been every three seconds, and the video would have been over in fifteen minutes. But then you're really cramming a ton of stuff into the first few minutes. Everything from the present day to the death of the Earth would've occurred in one minute instead of three to four. That would've made it really hard to breathe. But then you have to apply that same rule to the rest of the video, and ensure you've got enough stuff in there to fill the time. It's a balance.Tạm dịch:Nó có thể là ba giây một lần và video sẽ kết thúc sau mười lăm phút. Nhưng sau đó bạn thực sự nhồi nhét rất nhiều thứ vào vài phút đầu tiên. Mọi thứ từ ngày nay cho đến cái chết của Trái Đất sẽ diễn ra trong một phút thay vì ba đến bốn phút. Điều đó làm cho nó thực sự hard to breathe. Nhưng sau đó, bạn phải áp dụng quy tắc tương tự cho phần còn lại của video và đảm bảo rằng bạn có đủ nội dung trong đó để lấp đầy thời gian. Đó là một sự cân bằng.Trong "Timelapse of the Future", thời gian trên mỗi khung hình giảm xuống còn khoảng 0,5 tháng cho mỗi khung hình (phim là 24 khung hình một giây) vào lúc đầu và tăng lên dần dần sau đó. Tweet đầu tiên được biết là liên quan đến bộ phim là một tweet vào ngày 21 tháng 7 năm 2018, về Pangaea Ultima, một sự kiện có trong phim. Dòng tweet đầu tiên đề cập rõ ràng đến việc sản xuất bộ phim được đăng vào ngày 10 tháng 10, cũng như một dòng tweet khác gián tiếp đề cập đến phần kết của bộ phim 8 ngày sau đó. Đoạn teaser đầu tiên được đăng trên Patreon và Vimeo của Boswell vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, tiếp theo là một thông báo trên Patreon, đề cập bộ phim là "bản phát hành đầy tham vọng nhất của tôi" ("my most ambitious release yet"). Một hình ảnh về một cảnh trong phim bị rò rỉ trên Twitter của Boswell vào ngày 15 tháng 3, tiếp theo là một đoạn giới thiệu dài 70 giây vào ngày hôm sau. Bộ phim được phát hành trên kênh YouTube Melodysheep của Boswell vào ngày 20 tháng 3, 17:15 UTC. Phim được chiếu tại event venue 393, thành phố New York vào ngày 2 tháng 5, sử dụng định dạng nhiều màn hình nhưng bộ đếm năm (year counter) không nhìn thấy được; những Patron của Boswell đã cung cấp vé miễn phí. Phim được chiếu một lần khác tại Exploratorium, San Francisco, vào ngày 25 tháng 7 lúc 9:30 tối (theo giờ Thái Bình Dương), với buổi chiếu cuối cùng lồng tiếng bởi dự án Atomic Studio với phần lồng tiếng của Andrey Lysenko diễn ra tại Rodina Film Centre, St. Petersburg, Nga, vào ngày 3 tháng 11 lúc 6:30 chiều MSK. Một buổi thuyết trình được tổ chức tại Treefort Music Fest lẽ ra sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 3 năm 2020, nhưng bị hoãn lại đến ngày 23 tháng 9 hoặc 2021 do đại dịch COVID-19.
Bá tước xứ Jersey Bá tước xứ Đảo Jersey (tiếng Anh: "Earl of the Island of Jersey"), thường được rút ngắn và gọi tắt là Bá tước xứ Jersey, là một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh. Nó được nắm giữ bởi một nhánh của gia tộc Villiers, mà từ năm 1819 là gia tộc Child Villiers. Tước hiệu được tạo ra vào năm 1697, dưới thời của Vua William III, và được trao cho Edward Villiers, Tử tước Williers thứ nhất, người giữ chức Đại sứ Anh tại Pháp từ năm 1698 đến 1699 và Ngoại trưởng từ năm 1699 đến năm 1700. Tước vị được lấy theo Đảo Jersey, Địa hạt Jersey, một lãnh địa vương quyền của Anh nằm ở Eo biển Manche. Bá tước xứ Jersey đã truyền đời được đến tận ngày nay, hiện đã là đời thứ 10 và vị Bá tước đang tại nhiệm là William Child Villiers.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Stenocereus (tiếng Hy Lạp "stenos", hẹp, tiếng Latin "cereus", nến) là một chi xương rồng. là loài bản địa của vùng Bán đảo Baja California và các phần khác của México, Arizona ở Hoa Kỳ, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Venezuela và Tây Ấn. Chi này đã được mở rộng bằng cách bổ sung các loài từ một số chi khác. Một họ hàng gần là chinoa đặc biệt hoặc xương rồng chende, "Polaskia chende". Những bông hoa chủ yếu được mọc gần đỉnh của thân cây và chủ yếu mọc về đêm. Các loài trong chi này được coi là dễ trồng và thường phát triển chậm. "Stenocereus thurberi" là một thành viên nổi tiếng của chi này và phân bố rộng rãi ở Arizona và miền bắc México. Quả tương tự như quả thanh long. Loài "Stenocereus gummosus", có tính acid và thường rất tươi, rất được người Seris ở tây bắc México ưa chuộng, họ gọi cây xương rồng "ziix là ccapxl"  - "thứ có quả chua". Chi này thường được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha là "pitaya agria", có nghĩa là "thanh long chua". "S. griseus", được người dân địa phương gọi là "iguaraya" và được người Wayuu từ Bán đảo La Guajira của Colombia thưởng thức. Chi này có các loài sau:
Bá tước xứ Cardigan Bá tước xứ Cardigan (tiếng Anh: "Earl of Cardigan") là một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh, hiện do Hầu tước xứ Ailesbury nắm giữ, và được sử dụng như một tước hiệu lịch sự bởi người thừa kế rõ ràng của Hầu tước đương nhiệm, hiện là David Brudenell-Bruce, Bá tước xứ Cardigan, con trai của Hầu tước thứ 8. Gia tộc Brudenell là hậu duệ của Ngài Robert Brudenell, Chánh án của Common Pleas từ năm 1520 đến năm 1530 (toà án thông luật cao thứ 2 ở Anh cho đến năm 1875). Chắt của ông, Ngài Thomas Brudenell, được trao tước vị Nam tước, của xứ Deene ở Hạt Northampton", vào ngày 29 tháng 6 năm 1611. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1628, ông được nâng lên hàng Đẳng cấp quý tộc Anh với tư cách là Nam tước Brudenell, của Stanton Wyvill ở Hạt Leicester, và vào ngày 20 tháng 4 năm 1661, ông được vinh danh hơn nữa khi được phong làm Bá tước xứ Cardigan, cũng trong Đẳng cấp quý tộc Anh.
Super Top Model po-ukrainsky, Mùa 7 Super Top Model po-ukrainsky, Mùa 7 là mùa thứ bảy của Top Model po-ukrainsky được dựa theo "America's Next Top Model" của Tyra Banks. Alla Kostromichova, Sergiy Nikityuk và Sonya Plakidyuk quay lại làm giám khảo cho mùa này còn Volodimir Demchinskiy sẽ không còn là giám khảo nữa và sẽ thay thế ông là một vị giám khảo khách mời ở mỗi tập. Trong mùa này, một lần nữa sẽ không có thí sinh nam tham gia trong mùa này. Thí sinh của mùa 1, Tanya Bryk là quán quân của mùa này. Cô giành được: Mùa thi này được gọi là mùa giải All-Stars vì đây là mùa thi dành cho những thí sinh đã từng tham gia các mùa trước của chương trình. 20 người đại diện cho cả 6 mùa thi của Supermodel po-ukrainsky Top Model po-ukrainsky đã được chọn thông qua cuộc bình chọn của khán giả trên website của chương trình và cho thêm 1 cơ hội thứ 2 để giành chiến thắng cuộc thi. Tuy nhiên, có một số thí sinh khác cũng được chọn vào mùa thi này nhưng họ đã từ chối. Thí sinh bị loại Thí sinh bị loại bên ngoài buổi đánh giá Thí sinh bị tước quyền thi đấu Thí sinh dừng cuộc thi Thí sinh được miễn loại Thí sinh có tấm ảnh đẹp nhất Thí sinh chiến thắng cuộc thi
Bá tước xứ Denbigh Bá tước xứ Denbigh (tiếng Anh: "Earl of Denbigh"; phát âm là 'Denby') là một tước hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Anh. Nó được tạo ra vào năm 1622 cho William Feilding, Tử tước Feilding, một cận thần, đô đốc và là anh rể của George Villiers, Quận công Buckingham thứ nhất, người nắm nhiều quyền lực đương thời. Tước hiệu được đặt theo tên của thị trấn Denbigh ở hạt Denbighshire, xứ Wales. Kể từ thời của bá tước thứ ba (1640), Bá tước xứ Denbigh cũng đã giữ tước hiệu Bá tước xứ Desmond, trong Đẳng cấp quý tộc Ireland. Trụ sở của gia tộc bá tước là Newnham Paddox, ở giáo xứ Monks Kirby, Warwickshire. Bá tước đời thứ 8 cải sang Công giáo La Mã trong những năm 1850, theo đó gia đình vẫn giữ đức tin. Bá tước là một trong những tước vị cha truyền con nối có quyền ngồi trong Viện Quý tộc đã bị loại bỏ bởi Đạo luật Viện Quý tộc 1999.
Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 - Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại Thể thao điện tử Liên Minh Huyền Thoại tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 sẽ là một nội dung thi đấu biểu diễn được tranh tài từ ngày 27 tháng 8 năm 2018 đến ngày 29 tháng 8 năm 2018. Đây là lần đầu tiên bộ môn Liên Minh Huyền Thoại được đưa vào thi đấu chính thức tại 1 sự kiện thể thao đa môn. 8 đội tuyển sẽ được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 4 đội. 2 đội có thành tích tốt nhất của 2 bảng sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp.
Giáo phận Copenhagen (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Đan Mạch. Giáo phận được đặt tên theo nơi đặt tòa giám mục là thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ nước này, trong đó có cả hai lãnh thổ hải ngoại, quần đảo Faroe và Greenland. Có khoảng 36.000 (0,7%) giáo dân trong giáo phận trên tổng dân số 5.516.597.
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1880 Tổng thống đương nhiệm Rutherford B. Hayes trước đó đã tuyên bố không ra tái tranh cử. Sau đại hội đảng dài nhất trong lịch sử, các đảng viên Cộng hòa đã chọn Dân biểu Garfield từ Ohio làm ứng cử viên Tổng thống của họ. Trong khi đó, Đảng Dân chủ đã chọn Tướng Winfield Scott Hancock từ Pennsylvania làm ứng cử viên của mình. Vị thế thống trị của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lung lay dữ dội khi một đảng cánh tả mới nổi, Đảng Đồng bạc xanh, đề cử một vị tướng Nội chiến khác làm ứng cử viên Tổng thống, Dân biểu từ Iowa James B. Weaver. Trong một cuộc bầu cử với các chủ đề tranh luận chính xoay quanh các vấn đề như Nội chiến Hoa Kỳ, thuế quan và người Mỹ gốc Hoa, Garfield thắng cả phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông với cách biệt sít sao. Ông và Hancock mỗi người chỉ chiếm hơn 48% tổng số phiếu phổ thông, trong khi Weaver và hai ứng cử viên đảng nhỏ khác, Neal Dow và John W. Phelps, thắng số phiếu còn lại. Cuối cùng, cách biệt số phiếu phổ thông của hai ứng cử viên chính là 1.898 phiếu (tương ứng với 0,11%), cách biệt nhỏ nhất trong phiếu phổ thông từng được ghi nhận. Tuy nhiên, trong cử tri đoàn, cách biệt chiến thắng của Garfield lớn hơn nhiều; ông đã giành chiến thắng quyết định ở bang New York với 21.033 phiếu bầu (tương ứng với 1,91%). Dù thắng tất cả các bang miền Nam nhưng điều đó là không đủ để Hancock giành chiến thắng, nhưng nó đánh dấu sự khởi đầu của sự thống trị của đảng Dân chủ tại miền Nam trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Đây cũng là cuộc bầu cử thứ hai mà hai ứng cử viên (nhận được phiếu đại cử tri) thắng số bang bằng nhau. Điều này cũng xảy ra vào năm 1848 và 2020. Đây là chiến thắng cuối cùng trong chuỗi 6 chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp của Đảng Cộng hòa. Đây cũng là lần đầu tiên người dân ở mọi bang có thể bỏ phiếu trực tiếp cho các đại cử tri bầu tổng thống. Hai đảng chính là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, và sau khi Kỷ nguyên Tái thiết chấm dứt vào năm 1877, cử tri toàn quốc đã luôn bầu cho ứng cử viên từ 1 trong 2 đảng này. Cử tri đi bầu không bầu cho ứng cử viên dựa trên ý thức hệ của họ; mà thay vào đó dựa trên sắc tộc và tôn giáo của mình, cũng như lòng trung thành với Nội chiến của các ứng cử viên. Hầu hết những người theo đạo Tin lành miền Bắc và người miền Nam da đen bầu cho Đảng Cộng hòa. Mặt khác, người miền Nam da trắng và người Công giáo miền Bắc thường bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Bản vị vàng và thuế quan đối với hàng nhập khẩu đã chia rẽ nội bộ các đảng lớn. Cuộc tranh luận về tiền tệ chủ yếu xoay quanh giá trị của đồng đô la Mỹ. Trước Nội chiến, hầu hết các giao dịch trái phiếu chính phủ vẫn dựa trên việc sử dụng vàng và bạc, song, khi Nội chiến bùng nổ, chi phí cho chiến tranh ngày càng tăng buộc Quốc hội Hoa Kỳ phải phát hành cái được gọi là "đồng bạc xanh". Dù đồng bạc xanh đã giúp chi trả phần nào các khoản dùng cho chiến tranh nhưng nó làm tình trạng lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Khi Nội chiến kết thúc, các chủ nợ tại miền Bắc muốn quay trở lại sử dụng vàng và bạc. Tuy nhiên, những con nợ (đặc biệt là ở miền Nam và miền Tây) lại muốn duy trì "đồng bạc xanh" do lạm phát sẽ làm giảm giá trị của đồng đô la Mỹ, từ đó, làm giảm giá trị thực các khoản nợ của họ. Vấn đề này gây ra chia rẽ trong nội bộ các 2 đảng, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của Đảng Đồng bạc xanh vào năm 1876. Cuộc tranh luận về tiền tệ trở nên căng thẳng hơn khi Quốc hội ban hành Đạo luật Tiền tệ năm 1873, ngừng lưu thông "đồng bạc xanh" và trở lại sử dụng vàng vào năm 1879. Khi cuộc bầu cử năm 1880 bắt đầu, vàng được sử dụng rộng rãi để chi trả cho các khoản phí tranh cử dù vấn đề về "đồng bạc xanh" vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Chính sách thuế quan là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa các đảng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong Nội chiến, Quốc hội đã nâng mức thuế nhập khẩu cao hơn để một phần chi trả cho chiến tranh, một phần là do các bang miền Bắc ủng hộ Liên bang có chính sách thuế quan giống vậy. Mức thuế cao có nghĩa là hàng hóa nước ngoài đắt hơn, giúp các doanh nghiệp nội địa Mỹ bán hàng dễ dàng hơn. Đảng Cộng hòa ủng hộ mức thuế cao như một cách để bảo vệ việc làm của người Mỹ cũng như giúp tăng cường sự thịnh vượng cho đất nước. Trái lại, Đảng Dân chủ lên án điều này là lý do làm giá hàng hóa tăng cao, trong khi lợi nhuận lớn cho chính phủ liên bang là điều không cần thiết sau khi Nội chiến kết thúc. Tuy nhiên, các đảng viên Đảng Dân chủ miền Bắc từ các bang thiên về sản xuất, đặc biệt là ở Pennsylvania, lại ủng hộ mức thuế cao. Để đoàn kết nội bộ đảng, thượng tầng mỗi đảng đều tránh các câu hỏi về vấn đề này càng nhiều càng tốt. Cuộc bầu cử năm 1876. Trong cuộc bầu cử năm 1876, Rutherford B. Hayes của Đảng Cộng hòa từ Ohio đã đánh bại Samuel J. Tilden của Đảng Dân chủ từ New York trong một trong những cuộc bầu cử tổng thống tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Kết quả ban đầu cho thấy Đảng Dân chủ giành chiến thắng, nhưng số phiếu đại cử tri của một số bang miền Nam bị tranh chấp gay gắt. Cả hai đảng trong Quốc hội đã đồng ý thành lập Ủy hội Bầu cử mà cuối cùng đã trao toàn bộ số phiếu bị tranh chấp cho Hayes, giúp ông đắc cử Tổng thống. Đối với các đảng viên Đảng Dân chủ, "cuộc bầu cử bị đánh cắp" đã trở thành một khẩu hiệu phổ biến trong nội bộ Đảng Dân chủ, vốn chiếm đa số trong Hạ viện và đã dành phần lớn thời gian trong năm 1878 để điều tra nó, mặc dù họ không đưa ra được bất kỳ bằng chứng mới nào chống lại kẻ thù Đảng Cộng hòa của họ. Thoạt đầu, Tilden được coi là ứng cử viên hàng đầu để ứng cử Tổng thống năm 1880. Đối với giới thượng tầng Đảng Cộng hòa, lễ nhậm chức của Hayes năm 1877 báo hiệu sự khởi đầu việc tranh giành đề cử của đảng vào năm 1880 do ngay cả trước khi đắc cử, Hayes đã cam kết không tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, để ngỏ con đường tái tranh cử vào Nhà Trắng vào năm 1880. Việc lựa chọn Nội các của ông làm phật ý giới thượng tầng của đảng mình, làm Đảng Cộng hòa bị chia rẽ giữa phe ủng hộ Thượng nghị sĩ từ New York Roscoe Conkling và phe ủng hộ Thượng nghị sĩ từ Maine James G. Blaine. Các đảng soạn cương lĩnh và đề cử các ứng cử viên của họ tại các đại hội đảng, nhóm họp vào mùa hè trước cuộc bầu cử. Đề cử của Đảng Cộng hòa. Đại hội của Đảng Cộng hòa triệu tập lần đầu tại Chicago, Illinois, vào ngày 2 tháng 6. Trong số những người tranh đề cử của Đảng Cộng hòa, ba ứng cử viên nặng ký nhất trước đại hội là cựu Tổng thống Ulysses S. Grant, Thượng nghị sĩ James G. Blaine và Bộ trưởng Ngân khố John Sherman. Grant từng là tướng tư lệnh Lục quân hàng đầu của lực lượng miền Bắc trong Nội chiến, và đã phục vụ 2 nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1869 đến năm 1877. Ông đang cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 chưa từng có tiền lệ. Ông được ủng hộ bởi phe Conkling trong Đảng Cộng hòa, bấy giờ được gọi là phái Stalwarts. Họ phản đối cải cách công vụ, điều mà Tổng thống Hayes hướng đến. Blaine, một thượng nghị sĩ và cựu dân biểu từ Maine, được hỗ trợ bởi phái Half-Breed trong đảng, vốn ủng hộ cải cách công vụ. Sherman, em trai của Tướng William Tecumseh Sherman trong Nội chiến, là cựu thượng nghị sĩ từ Ohio và khi ấy đang phục vụ trong nội các của Hayes. Ông được chống lưng bởi một phe phái nhỏ hơn nhưng không ủng hộ 2 phái lớn. Trong lần bỏ phiếu đầu tiên, Grant và Blaine lần lượt nhận được 304 và 285 phiếu bầu, trong khi Sherman nhận được 93. Không ứng cử viên nào đến gần với chiến thắng, và nhiều lần bỏ phiếu tiếp diễn để xác định người chiến thắng. Nhiều lần bỏ phiếu khác đã diễn ra, nhưng không có ứng cử viên nào giành chiến thắng. Sau lần phiếu thứ 35, Blaine và Sherman chuyển sang ủng hộ ứng cử viên "ngựa ô" mới, Dân biểu James A. Garfield từ Ohio. Ở lần bỏ phiếu tiếp theo, Garfield được đề cử làm Tổng thống khi giành được 399 phiếu bầu, hầu hết đến từ phái ủng hộ Blaine và Sherman. Để xoa dịu phái Grant, những người ủng hộ Garfield ở Ohio đề nghị Levi P. Morton làm Phó Tổng thống. Morton từ chối sau khi nghe lời khuyên của Conkling. Do đó, họ đề cử Chester A. Arthur, một thành viên của phái Stalwart khác đến từ New York. Conkling cũng khuyên ông từ chối, nhưng ông lại chấp nhận đề cử. Ông được đề cử, và Đại hội toàn quốc kéo dài nhất lịch sử Đảng Cộng hòa bế mạc vào ngày 8 tháng 6 năm 1880. Đề cử của Đảng Dân chủ. Cuối tháng đó, Đảng Dân chủ tổ chức đại hội của họ ở Cincinnati, Ohio. 6 người tranh đề cử của đảng và một số người khác nhận được phiếu bầu từ các đại biểu. Trong số này, 2 ứng cử viên hàng đầu là Thiếu tướng Winfield Scott Hancock từ Pennsylvania và Thượng nghị sĩ Thomas F. Bayard từ Delaware. Tilden không chính thức là một ứng cử viên, nhưng ông ấy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với đại hội. Bản thân Tilden không rõ liệu mình có nên tham gia một cuộc bầu cử nữa hay không, dẫn đến việc một số đại biểu ủng hộ ông quay sang ủng hộ ứng cử viên khác, trong khi những đại biểu khác vẫn trung thành với ông. Khi đại hội khai mạc, một số đại biểu ủng hộ Bayard, một thượng nghị sĩ bảo thủ, trong khi những người khác ủng hộ Hancock, một quân nhân chuyên nghiệp và anh hùng trong thời Nội chiến. Một số người khác ủng hộ những người mà họ coi là người thay thế cho Tilden, bao gồm Henry B. Payne từ Ohio, luật sư và cựu nghị sĩ, và Samuel J. Randall từ Pennsylvania, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Lần bỏ phiếu đầu tiên bất phân phân thắng bại, với Hancock và Bayard dẫn đầu. Trước lần bỏ phiếu thứ hai, Tilden dương như đã rút khỏi cuộc đua; các đại biểu sau đó chuyển sang ủng hộ Hancock, người sau cùng đã giành được đề cử. William Hayden English, một chính trị gia bảo thủ và doanh nhân đến từ bang Indiana, được đề cử làm Phó Tổng thống. Đại hội Đảng Đồng bạc xanh đã triệu tập tại Chicago vào giữa tháng 6, sử dụng hội trường do Đảng Cộng hòa vừa sử dụng trước đó. Đảng mới tham gia chính trường vào năm 1880, được thành lập sau khi tình trạng suy thoái kinh tế xảy ra sau Khủng hoảng năm 1873, chủ yếu ở miền Tây và miền Nam Hoa Kỳ. Trong Nội chiến, Quốc hội đã cho lưu thông "đồng bạc xanh ", một hình thức tiền có thể mua lại bằng trái phiếu chính phủ, thay vì bằng vàng như truyền thống. Sau chiến tranh, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa ở miền Đông tìm cách quay trở lại hệ thống bản vị vàng, và chính phủ bắt đầu ngừng lưu thông "đồng bạc xanh". Việc giảm nguồn cung tiền, kết hợp với suy thoái kinh tế, khiến cuộc sống của những con nợ, nông dân và lao động công nghiệp trở nên khó khăn hơn; Đảng Đồng bạc xanh hy vọng sẽ thu hút được sự ủng hộ từ các nhóm này. Ngoài sự ủng hộ của họ đối với một nguồn cung tiền lớn hơn, họ còn ủng hộ ngày làm việc tám giờ cũng như các quy định về an toàn trong các nhà máy và chấm dứt sử dụng lao động trẻ em. 6 người tham gia tranh đề cử của đảng Đồng bạc xanh. James B. Weaver, một dân biểu từ Iowa và là tướng trong Nội chiến, rõ ràng là người được yêu thích nhất, nhưng hai dân biểu khác, Benjamin F. Butler từ Massachusetts và Hendrick B. Wright từ Pennsylvania, cũng có lượng người ủng hộ đáng kể. Weaver giành chiến thắng trong gang tấc khi giành được đa số trong tổng số 850 phiếu bầu của đại biểu trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Barzillai J. Chambers, một doanh nhân Texas và là cựu chiến binh cho Liên minh miền Nam, cũng được đề cử làm Phó Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Hỗn loạn hơn cả là cuộc chiến soạn cương lĩnh của đảng, khi các đại biểu từ các phe phái khác nhau của phong trào cánh tả xung đột về vấn đề quyền bầu cử của phụ nữ, người Mỹ gốc Hoa và ngày làm việc tám giờ. Một đại hội của Đảng Cấm rượu cũng họp vào tháng đó tại Cleveland, Ohio. Những người theo chủ nghĩa Cấm rượu, giống một phong trào hơn là một đảng, tập trung nỗ lực vào việc cấm rượu. Hầu hết đảng viên là những người ngoan đạo, và hầu hết từng là đảng viên Cộng hòa. Chỉ có 12 bang cử đại biểu đến dự đại hội, và cương lĩnh mà họ thông qua im lặng về hầu hết các vấn đề thời đó, thay vào đó tập trung vào tệ nạn sử dụng rượu. Đối với vị trí Tổng thống, những người theo chủ nghĩa Cấm rượu đã đề cử Neal Dow, một vị tướng thời Nội chiến đến từ Maine. Với tư cách là thị trưởng của Portland, Dow đã giúp thông qua "luật Maine", cấm bán rượu trong toàn thành phố; trở thành hình mẫu cho các luật cấm rượu trên khắp đất nước. Cuối cùng, một Đảng Chống Hội Tam điểm vừa tái lập đã đề cử John W. Phelps, một vị tướng khác trong Nội chiến, thông qua cương lĩnh phản đối Hội Tam điểm. Các nhà quan sát chính trị cho rằng Weaver rất ít cơ hội giành chiến thắng, còn Dow và Phelps thì cơ hội bằng không. James Abram Garfield lớn lên trong hoàn cảnh khiêm tốn tại một trang trại ở Ohio bởi người mẹ góa bụa của mình. Khi còn trẻ, ông đã làm nhiều công việc khác nhau, kể cả trên lái sà lan. Bắt đầu từ năm 17 tuổi, ông theo học tại Đại học Williams ở Williamstown, Massachusetts, tốt nghiệp năm 1856. Một năm sau, Garfield gia nhập Đảng Cộng hòa. Ông kết hôn với Lucretia Rudolph vào năm 1858, và từng là thành viên của Thượng viện Bang Ohio (1859–1861). Garfield phản đối các bang miền Nam ly khai, từng giữ hàm Thiếu tướng trong Quân đội Liên bang trong Nội chiến, và tham chiến trong các trận Middle Creek, Shiloh và Chickamauga. Năm 1862, ông được bầu làm Dân biểu Hoa Kỳ đại diện cho Khu 19, Ohio. Trong suốt thời gian phục vụ trong Quốc hội sau Nội chiến, ông kiên quyết ủng hộ chế độ bản vị vàng và nổi tiếng là một nhà hùng biện tài ba. Garfield ban đầu đồng ý với quan điểm của đảng viên Cộng hòa cấp tiến về Tái thiết, nhưng sau đó ủng hộ cách giải quyết ôn hòa hơn nhằm thực thi quyền công dân cho các cựu nô lệ. Sau khi được đề cử, Garfield đã gặp gỡ giới thượng tầng của đảng với nỗ lực hàn gắn sự chia rẽ giữa phái Stalwarts và phái Half-Breed. Trong lá thư chấp nhận đề cử của mình, được viết với lời khuyên từ một số nhà lãnh đạo đảng, ông tán thành ý tưởng về thuế quan cao và bình định giá tiền, nhưng chú ý hơn cả đến vấn đề nhập cư của người Trung Quốc và cải cách công vụ. Với cả hai vấn đề này, Garfield tìm kiếm tiếp cận một cách ôn hòa. Ông kêu gọi hạn chế tuân theo các hiệp định cũ với chính quyền Trung Hoa bằng cách tái đàm phán với họ. Về cải cách công vụ, dù nói rằng ông đồng ý với vấn đề này, nhưng lại hứa sẽ bổ nhiệm người phụ trách vấn đề này với sự tham vấn của giới tinh hoa của đảng, vốn phản đối vấn đề này, một quan điểm mà nhà viết tiểu sử thế kỷ 20 Allan Peskin gọi là "không nhất quán". Theo truyền thống vào thời điểm đó, Garfield trở về nhà của mình trong suốt thời gian diễn ra cuộc bầu cử và để việc vận động tranh cử cho những diễn giả khác của đảng. Winfield Scott Hancock sinh ra và lớn lên ở Pennsylvania. Ông theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point và phục vụ trong Quân đội trong 4 thập kỷ, bao gồm cả việc tham chiến trong Chiến tranh Mỹ-Mễ và với giữ hàm Thiếu tướng của Liên bang trong Nội chiến. Được các đồng nghiệp trong Lục quân gọi là "Hancock Cao ngạo", ông đặc biệt được chú ý vì khả năng lãnh đạo cá nhân của mình trong Trận Gettysburg năm 1863, nơi ông chỉ huy lực lượng Pickett's Charge và bị thương trong trận này. Ông tiếp tục phục vụ quân sự sau Nội chiến khi tham gia vào Tái thiết quân sự tại miền Nam và hiện diện tại biên giới miền Tây. Trong quá trình Tái thiết, ông đã đứng về phía Tổng thống lúc bấy giờ là Andrew Johnson, ủng hộ rút quân nhanh chóng khỏi miền Nam và cho phép tái lập các chính quyền bang trước chiến tranh. Hancock nổi tiếng với tư cách là một anh hùng chiến tranh tại Gettysburg, hơn nữa còn là một Đảng viên Đảng Dân chủ nổi bật với lòng trung thành sắt đá với Liên bang cũng như quan điểm ủng hộ quyền của các bang, khiến ông trở thành ứng cử viên Tổng thống hoàn hảo cho đảng Dân chủ. Hancock chính thức được đề cử vào tháng 7. Như Garfield đã làm, ứng cử viên Đảng Dân chủ tìm cách tiếp cận các vấn đề một cách ôn hòa mà không gây tranh cãi, điều mà theo người viết tiểu sử David M. Jordan là "nhạt nhẽo và chung chung". Đảng Cộng hòa đã nắm quyền liên tục từ năm 1860 đến tận thời điểm đó, buộc Hancock phải tìm cách xoa dịu lo ngại rằng một Tổng thống Đảng Dân chủ sẽ đảo ngược kết quả của Nội chiến và Tái thiết, một chiến lược tranh cử phổ biến của Đảng Cộng hòa. Không giống như Garfield, Hancock không có bất kỳ kinh nghiệm nào với các chức vụ dân cử, nhưng lá thư chấp nhận đề cử của ông không cho biết rõ ràng sở thích chính trị của ông. Hancock tiếp tục tại ngũ trong suốt chiến dịch tranh cử tại Đảo Thống đốc ở Cảng New York. James Baird Weaver sinh ra ở Ohio và chuyển đến Iowa khi còn nhỏ khi gia đình anh đòi một ngôi nhà ở biên giới. Ông bắt đầu hoạt động chính trị khi còn trẻ và là người ủng hộ quyền của nông dân và người lao động, đã từng tham gia và rời bỏ một số đảng phái chính trị để hiện thực hóa lý tưởng của ông. Sau khi phục vụ trong Quân đội Liên bang trong Nội chiến, Weaver trở lại Iowa và làm việc cho chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Sau nhiều nỗ lực không thành công trong việc giành đề cử của Đảng Cộng hòa vào các chức vụ khác nhau và ngày càng không hài lòng với phe bảo thủ của đảng, vào năm 1877, Weaver chuyển sang Đảng Đồng bạc xanh, ủng hộ việc tăng nguồn cung tiền và gia tăng các quy định đối với các doanh nghiệp lớn. Là một đảng viên Đảng đồng bạc xanh, với sự ủng hộ của đảng Dân chủ, Weaver thắng cử vào Hạ viện năm 1878. Không giống như các ứng cử viên chính của 2 đảng lớn, Weaver, thay vì lui về nhà, đã có nhiều bài phát biểu trên khắp đất nước. Đồng tranh cử của ông, Chambers, cũng làm như vậy, cho đến khi bị ngã từ một chuyến tàu vào tháng 7 khiến ông bị tàn tật trong suốt thời gian của cuộc bầu cử. Vì Đảng Đồng bạc xanh là đảng duy nhất có liên danh tranh cử bao gồm một người miền Nam, ông ấy hy vọng sẽ thắng nhiều bang tại đây. Con đường dẫn đến chiến thắng của Weaver, vốn đã khó xảy ra, lại càng trở nên khó khăn hơn khi ông từ chối phối hợp tranh cử ở các bang mà sức mạnh của cả Đảng Dân chủ và Đồng bạc xanh có thể vượt qua Đảng Cộng hòa. Thông điệp về hòa nhập chủng tộc của đảng ông cũng báo trước khó khăn ở miền Nam, vì những đảng viên Đồng bạc xanh sẽ đối mặt với những trở ngại giống như những gì đảng viên Cộng hòa đã gặp phải khi đối mặt với tình trạng tước quyền bầu cử của người da đen ngày càng gia tăng. Hancock và các đảng viên Đảng Dân chủ dự kiến sẽ giành chiến thắng ở hầu hết các bang Miền Nam cứng rắn, trong khi phần lớn miền Bắc được coi là lãnh thổ an toàn cho Garfield và các đảng viên Cộng hòa; hầu hết chiến dịch sẽ liên quan đến một số bang dao động như New York và Indiana. Các cuộc bầu cử toàn quốc phần lớn được quyết định tại các bang dao động ở New York và Trung Tây. Sự khác biệt về lý tưởng giữa các ứng cử viên của các đảng lớn là rất ít, và các đảng viên Cộng hòa bắt đầu chiến dịch tranh cử với chủ đề quen thuộc, cái mà phe đối lập gọi là "vẫy chiếc áo đẫm máu", nhắc nhở các cử tri miền Bắc rằng Đảng Dân chủ phải chịu trách nhiệm về việc ly khai và 4 năm Nội chiến đẫm máu, và rằng nếu họ nắm quyền, họ sẽ đảo ngược thành quả của cuộc chiến đó, bôi nhọ của các cựu chiến binh Liên bang và trả lương hưu cho binh lính Liên minh từ ngân khố liên bang. Với 15 năm đã trôi qua kể từ khi Nội chiến kết thúc kết hợp với việc các tướng lĩnh của Liên bang đều được đề cử làm Tổng thống từ cả đảng lớn lẫn nhỏ, những vấn đề như lòng trung thành với Liên bang trong thời chiến không còn thu hút cử tri như trước. Về phần mình, Đảng Dân chủ đã vận động dựa trên sự nghiệp của các ứng cử viên. Họ tấn công Garfield vì mối liên hệ của ông với vụ bê bối Crédit Mobilier của Mỹ vào đầu những năm 1870, trong đó nhiều thành viên Quốc hội đã bị mua chuộc bởi tập đoàn Crédit Mobilier, một công ty xây dựng đường sắt. Liệu Garfield có trực tiếp tham gia hay không vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà viết tiểu sử hiện đại đồng ý rằng lời kể của ông rằng ông không liên quan tới tập đoàn này là không hoàn toàn trung thực. Các đảng viên Đảng Dân chủ sử dụng vụ việc như một cách nhằm nâng cao uy tín của Hancock, người, với tư cách là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, không tham gia Quốc hội. Ít người trong Đảng Cộng hòa dám trực tiếp chỉ trích "anh hùng của Gettysburg", nhưng họ lập luận rằng Hancock là người không am tường về các vấn đề chính trị, và một số đồng đội cũ của ông ấy đã có những bài phát biểu chỉ trích về tính cách của ông. Đảng viên Đồng bạc xanh đã nhận thấy tầm quan trọng của lòng trung thành trong Nội chiến sâu sắc hơn cả khi họ tranh giành phiếu bầu ở các bang miền Nam. Weaver bắt đầu chuyến công du miền Nam vào tháng 7 và tháng 8. Mặc dù các đảng Đồng bạc xanh địa phương đã đạt được một số thành công gần đây, nhưng cấp đảng toàn quốc, với một cựu tướng lĩnh của Liên bang và cựu thành viên đảng Cộng hòa đứng đầu, đã vấp phải sự phản đối lớn. Đảng này vẫn cố lôi kéo các cử tri da đen đi bầu, đe dọa của đảng Dân chủ, vốn được những người da trắng ủng hộ, dẫn đến bạo lực, các cuộc biểu tình chống lại Weaver bùng nổ và họ đe dọa sẽ chống lại những người ủng hộ ông. Khi Weaver vận động tranh cử ở miền Bắc vào tháng 9 và tháng 10, các đảng viên Cộng hòa cáo buộc ông cố tình làm chia rẽ sự ủng hộ đối với đảng Cộng hòa để giúp đảng Dân chủ giành chiến thắng ở các bang vùng biên. Weaver còn từ chối phối hợp với các đảng viên Đảng Dân chủ để cùng nhau đánh bại Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, trong các cuộc đua cấp tiểu bang, các ứng cử viên Đồng bạc xanh thường phối hợp với các ứng cử viên Đảng Dân chủ để đánh bại các ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Trong cuộc đua giành chức thống đốc bang vào tháng 9 ở Maine, một liên minh giữa 2 đảng đã đề cử Harris M. Plaisted, người đã đánh bại Thống đốc đương nhiệm đảng Cộng hòa trong gang tấc ở bang được coi là an toàn của đảng. Thất bại bất ngờ đã gây ra một cú sốc cho chiến dịch Garfield, và khiến họ phải suy nghĩ lại về chiến lược "vẫy chiếc áo đẫm máu" của mình. Thuế quan và nhập cư. Sau thất bại ở Maine, Đảng Cộng hòa bắt đầu vận động tranh cử dựa trên các khác biệt về chính sách nhiều hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa họ và Đảng Dân chủ là vấn đề về thuế quan khi Đảng Dân chủ tán thành "chỉ áp dụng thuế quan đối với ngân khố quốc gia". Đó là mức thuế sẽ chỉ được sử dụng để trang trải chi phí của chính phủ liên bang, và không được tăng để hỗ trợ các ngành cụ thể. Các nhà vận động tranh cử của Garfield đã sử dụng tuyên bố này để cho rằng Đảng Dân chủ không thông cảm với hoàn cảnh của những người lao động công nghiệp, nhóm được hưởng lợi từ mức thuế bảo hộ cao. Vấn đề thuế quan đã làm giảm sự ủng hộ đối với đảng Dân chủ ở các bang công nghiệp hóa phía Bắc - các bang quan trọng để quyết định số phận của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử. Hancock đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi cố gắng thể hiện lập trường ôn hòa, ông nói "vấn đề thuế quan là vấn đề của địa phương". Mặc dù không hoàn toàn không chính xác—các ưu đãi về thuế quan thường liên quan ít nhiều đến địa phương—nhưng tuyên bố này mâu thuẫn với cương lĩnh của Đảng Dân chủ và làm lộ ra việc Hancock không hiểu vấn đề. Sự thay đổi trong chiến thuật dường như có hiệu quả, khi các cuộc bầu cử cấp bang vào tháng 10 ở Ohio và Indiana mang lại chiến thắng cho Đảng Cộng hòa, khiến các Đảng viên Đảng Dân chủ lo lắng về cơ hội giành chiến thắng của họ vào tháng sau. Giới tinh hoa Đảng Dân chủ đã chọn English làm đồng tranh cử với Hancock vì ông nổi tiếng ở Indiana. Với thất bại cấp tiểu bang ở đây, một số người đã bàn về việc loại English ra khỏi đề cử Phó Tổng thống, nhưng ông ấy thuyết phục họ rằng trận thua vào tháng 10 là do các vấn đề ở cấp bang nhiều hơn và rằng liên danh của Đảng Dân chủ vẫn có thể thắng Indiana, ngay cả nếu thua ở Ohio, vào tháng 11. Trong những tuần cuối cùng trước cuộc bầu cử, vấn đề nhập cư của người Hoa đã làm nóng cuộc đua. Cả 2 đảng chính (cũng như Đảng Đồng bạc xanh) đều cam kết trong cương lĩnh của họ là hạn chế nhập cư người Hoa, đây là điều mà dân lao động bản địa ở các bang miền Tây ủng hộ vì càng nhiều người Hoa nhập cư đồng nghĩa tiền lương của họ cũng giảm theo. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 10, một tờ báo của Đảng Dân chủ đã đăng một bức thư, được cho là của Garfield gửi cho một nhóm doanh nhân, cam kết duy trì mức nhập cư như thời điểm hiện tại để giữ mức lương của công nhân luôn ở mức thấp. Garfield tố cáo bức thư là một âm mưu chính trị, nhưng đã quá muộn vì hơn một trăm nghìn bản sao của tờ báo này đã được công khai tại California và Oregon. Sau khi bức thư bị vạch trần là giả mạo, người viết tiểu sử của Garfield, Peskin tin rằng nó thậm chí có thể mang lại phiếu bầu cho Đảng Cộng hòa ở miền Đông, nhưng nó có thể làm vị thế của ông suy giảm ở miền Tây. Cuộc bầu cử cực kỳ có kết quả rất sát sao, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao bậc nhất lịch sử. Đảng Dân chủ đã nắm chắc chiến thắng tại Miền Nam, cũng như hầu hết các bang vùng biên. Đảng Cộng hòa thắng được vùng Đông Bắc và Trung Tây, giành được các bang dao động quan trọng như New York, Ohio và Indiana. Đảng Cộng hòa đã giành được số phiếu đại cử tri 214 so với 155 của Đảng Dân chủ, nhưng cách biệt tổng phiếu bầu phổ thông là dưới 2000 trên tổng số hơn 9 triệu phiếu bầu được kiểm. Đảng Cộng hòa đã giành được Hạ viện với tỷ số 147–135, nhưng Thượng viện chia đều cho 2 đảng, với Phó Tổng thống bỏ phiếu phá vỡ thế hòa. Khi tất cả các lá phiếu được kiểm, Garfield và Hancock hơn kém nhau 2.000 phiếu bầu, đây là cách biệt trong phiếu phổ thông sít sao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Các cử tri đã thể hiện mối quan tâm của họ đối với cuộc bầu cử này bằng cách đi bầu với số lượng kỷ lục; 78% cử tri đủ điều kiện đã bỏ phiếu, một trong những tỷ lệ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Mỗi ứng cử viên của đảng lớn chỉ giành được hơn 48% phiếu bầu. Weaver đã giành được hơn 3%, gấp 3 lần so với tổng số phiếu mà ứng cử viên Đảng Đồng bạc xanh giành được của 4 năm trước đó. Các ứng cử viên của đảng nhỏ khác có kết quả tệ hơn nhiều, khi Dow và Phelps lần lượt giành được 0,1 và 0,01%. Garfield đã thắng bang dao động quan trọng New York với cách biệt 20.000 phiếu bầu trong tổng số 1,1 triệu phiếu bầu ở đó. Các bang khác sít sao hơn nhiều; cách biệt chiến thắng của Hancock ở California chỉ là khoảng 144 phiếu bầu. Lá phiếu Đại cử tri đoàn dù dựa trên lá phiếu phổ thông ở từng bang nhưng do sử dụng hệ thống "được ăn cả, ngã về không" chứ không sử dụng cách tính tỷ lệ nên có tầm quan trọng hơn lá phiếu phổ thông. Đúng như dự đoán, Hancock đã thắng tất cả các bang miền Nam và vùng biên, trong khi Garfield thắng tất cả các bang còn lại, trừ New Jersey, nơi mà ông thua khi kém Hancock chỉ 2000 phiếu bầu. Cả hai ứng cử viên đều thắng 19 bang, nhưng chiến thắng của Garfield ở miền Bắc đông dân hơn đã đem về chiến thắng cho ông với tỷ số 214–155 đại cử tri đoàn. Sự phân chia phiếu bầu theo khu vực càng củng cố sâu sắc hơn việc Đảng Cộng hòa không thể thắng miền Nam sau Tái thiết, nhưng chứng minh rằng họ có thể giành chiến thắng mà không cần cạnh tranh ở đây. Ngay cả khi Weaver bắt tay với đảng Dân chủ, thì Hancock chỉ thắng thêm Indiana và đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số trong cử tri đoàn. Hancock tin chắc rằng đảng Cộng hòa thắng New York nhờ gian lận. Thiếu bằng chứng và ký ức về hỗn loạn trong cuộc bầu cử gây tranh cãi 4 năm trước đó, Đảng Dân chủ đã không truy tận gốc vấn đề này. California lần đầu tiên ủng hộ cho người thua đến từ Đảng Dân chủ, điều sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2000. Đảng Cộng hòa sẽ không giành chiến thắng nếu không có New Jersey và Delaware cho đến năm 2000. Nevada cũng lần đầu tiên bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Dân chủ thua cuộc. Tại Virginia, sự chia rẽ trong Đảng Dân chủ về việc thanh toán các khoản nợ của tiểu bang đã dẫn đến việc hai phe phái cùng trong Đảng Dân chủ thực hiện các chiến dịch khác nhau tại đây, một là phái "Funder", ủng hộ trả hết khoản nợ; một là phái "Readjuster", không ủng hộ điều này. Cả 2 phe đều ủng hộ Hancock. Các đảng viên Cộng hòa ban đầu hy vọng sự chia rẽ có thể giúp Garfield giành được bang này, nhưng kết quả lại khác. Readjuster mang về cho Hancock 31.527 phiếu bầu, trong khi chỉ phe Funder đã mang về 96.449 phiếu bầu, đủ để đánh bại Đảng Cộng hòa, chỉ giành 84.020 phiếu bầu. Mặc dù Hancock đã giành được phần nhiều phiếu phổ thông của Georgia một cách dễ dàng, nhưng có sự bất thường trong số phiếu đại cử tri tại đây. Theo Điều II, Mục 1, khoản 3 của Hiến pháp, "Quốc hội có thể ấn định thời điểm lựa chọn các Đại cử tri, và ngày mà họ sẽ bỏ phiếu; ngày đó sẽ giống nhau trên toàn Hoa Kỳ." Năm 1792, Quốc hội ấn định ngày Đại cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu vào thứ Tư đầu tiên của tháng 12, ngày này vào năm 1880 rơi vào ngày 1 tháng 12. Tuy nhiên, các đại cử tri Georgia đã không bỏ phiếu vào ngày 1 tháng 12, thay vào đó bỏ phiếu vào thứ Tư tuần sau, ngày 8 tháng 12. Quốc hội, sau đó, vẫn kiểm phiếu bầu của Georgia; nếu họ không làm như vậy, số phiếu đại cử tri của Hancock sẽ giảm xuống 144 chứ không phải 155. Tiểu bang sít sao. Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (15 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 1% và 5% (131 phiếu đại cử tri) Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (58 phiếu đại cử tri) Khi Garfield nhậm chức vào tháng 3 năm 1881, sự chia rẽ của đảng Cộng hòa trước đó được hàn gắn một lần nữa tan rã. Garfield bổ nhiệm Blaine vào nội các, và phái Stalwart của Conkling trở nên khó chịu vì họ không có sự bảo trợ từ Tổng thống, ngay cả ở bang New York, quê hương của Conkling. Garfield đã bổ nhiệm William H. Robertson, một người ủng hộ cải cách công vụ, vào vị trí béo bở nhất trong chính quyền New York, và từ chối rút lại sự bổ nhiệm này bất chấp sự phản đối của Conkling; để đáp lại, Conkling và các đồng minh của ông đã đóng băng mọi quy trình lập pháp trong Thượng viện đang chia đều cho 2 đảng. Vào tháng 5, Conkling và Thượng nghị sĩ New York Thomas C. Platt từ chức khỏi Thượng viện để phản đối. Hai người thuộc phái Stalwart kỳ vọng cơ quan lập pháp New York sẽ bầu lại họ vào Thượng viện như một cách để cho thấy New York ủng hộ họ; dẫu vậy, cơ quan lập pháp bế tắc trong nhiều tháng, cuối cùng từ chối đưa 1 trong 2 người trở lại Thượng viện. Tuy nhiên, trước khi kết quả đó được thông cáo rộng rãi, Charles Guiteau, một người đàn ông tâm thần không ổn định tức giận vì thất nghiệp, đã bắn Garfield ở Washington, DC, vào ngày 2 tháng 7 năm 1881. Garfield vẫn sống sót thêm 2 1⁄2 tháng trước khi qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 1881. Phó Tổng thống Chester A. Arthur, thành viên phái Stalwart từ New York, tuyên thệ nhậm chức kế nhiệm tổng thống vào đêm đó. Việc Garfield bị sát hại bởi một kẻ thất nghiệp đã tăng bật sự cần thiết của cải cách công vụ—và Arthur, dù là thành viên ủng hộ Conkling, ủng hộ cải cách công vụ. Năm 1883, đa số lưỡng đảng trong Quốc hội đã thông qua Đạo luật Cải cách Công vụ Pendleton để cải cách hệ thống tìm việc, và Arthur đã ký dự luật này thành luật. Quốc hội cũng giải quyết vấn đề người Hoa nhập cư, thông qua Đạo luật bài người Hoa năm 1882. Arthur ban đầu phủ quyết đạo luật này, mà ông tin rằng sẽ mâu thuẫn với hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng cuối cùng đã ký một dự luật thỏa hiệp, cấm nhập cư người Hoa nhưng chỉ trong trong vòng 10 năm Thuế quan, một vấn đề chính trong suốt cuộc bầu cử, hầu như không thay đổi trong 4 năm sau đó, mặc dù Quốc hội đã thông qua một sửa đổi nhỏ sau đó. Sau nỗ lực nửa vời trong việc tìm kiếm đề cử vào năm 1884, Arthur về hưu và qua đời hai năm sau đó.
Khai Thành thạch kinh Khai Thành thạch kinh (開成石經) hoặc thạch kinh thời Đường là một nhóm mười hai tác phẩm kinh điển Nho giáo thời kỳ đầu của Trung Quốc được chạm khắc trên bia đá theo lệnh của Đường Văn Tông vào năm 833–837 niên hiệu Khai Thành thời Đường để làm tài liệu tham khảo cho giới học giả. Các tác phẩm được ghi nhận gồm: Các tác phẩm kinh điển này với hơn 650.000 chữ Hán khắc hai mặt trên 114 phiến đá hiện được bảo quản trong Bảo tàng Bi Lâm ở Tây An, Trung Quốc. Được nhiều người coi là cuốn sách nặng nhất thế giới, những tấm bảng này cũng là một trong những bản sao hoàn chỉnh nhất của những tài liệu quan trọng về văn hóa Trung Quốc từng tồn tại. Kinh điển Nho giáo bằng đá khác. Kinh điển Nho giáo đã nhiều lần được khắc trên bia đá. "Hy Bình thạch kinh" hay "thạch kinh thời Hán" được thành lập tại nhà Thái học bên ngoài Lạc Dương vào năm 175–183. Khoảng 200.000 chữ Hán được khắc trên 46 tấm bia, bao gồm văn bản của bảy bộ kinh được công nhận vào thời điểm đó: "Kinh Dịch", "Kinh Thư", "Kinh Thi", "Lễ ký", "Kinh Xuân Thu", "Hiếu kinh" và "Luận ngữ". Chỉ còn sót lại một vài mảnh vỡ của những viên đá này. Kinh "Chính trị" () năm 241 ghi lại ba bộ kinh này bằng ba chữ in, nhưng những kinh điển này đã biến mất kể từ đó. Những bộ thạch kinh này bao gồm "Quảng chính" () (944), "Gia hữu" () (1061) và Thái học (1131). Suốt thời Tống, "Mạnh Tử" cũng được công nhận là một phần của tác phẩm kinh điển Nho giáo, tạo ra thập tam kinh. Nó còn nằm trong các bản khắc in vào năm 1789 dưới thời Càn Long nhà Thanh, thêm 30.000 chữ nữa trên 17 bảng khắc in. Bộ hoàn chỉnh gồm 190 bản khắc in chứa hơn 630.000 chữ được lưu giữ trong Khổng miếu, Bắc Kinh.
Khai Nguyên tạp báo Khai Nguyên tạp báo (), là ấn phẩm chính thức xuất hiện lần đầu tiên trong niên hiệu Khai Nguyên thời Đường. Nó được mô tả là tờ báo viết hoặc công báo đầu tiên của Trung Quốc, và cũng là tờ tạp chí đầu tiên trên thế giới. Những người đặt mua tờ báo này chủ yếu là giới quan lại triều đình. Những tin tức chính trị, thời sự trong nước hàng ngày đều được biên tập viên sưu tầm, người viết thuê chép lại để gửi đi các tỉnh. Báo được in bằng tay trên lụa và xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 713 đến năm 734.
Thái Bình hoàn vũ ký Thái Bình hoàn vũ ký (), hoặc "Địa lý phổ quát niên hiệu Thái Bình [976–983]," là chuyên khảo địa lý do học giả Nhạc Sử biên soạn dưới thời vua Tống Thái Tông nhà Bắc Tống. Toàn sách gồm 200 quyển, có chứa những mục từ viết về hầu hết các khu vực của Trung Quốc vào thời điểm xuất bản, hoàn chỉnh với địa danh và từ nguyên của chúng. Tác phẩm này nói chung tuân theo hệ thống phân định địa lý và hành chính thời Đường, chia Trung Quốc thành 13 "đạo" (), sau đó chia nhỏ hơn nữa thành các "châu" () và "huyện" () mang tính truyền thống hơn. Bởi vì phần lớn dựa trên các tác phẩm đời Đường, nên nó tạo thành một nguồn dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu địa lý thời kỳ này. "Thái Bình hoàn vũ ký" thường ghi chép lại dân số tại các địa điểm, địa danh đáng chú ý và cấu trúc tôn giáo hoặc nghi lễ, phong tục tập quán và thông tin lịch sử cơ bản, đôi khi thêm thắt các chi tiết không có trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên. Nó cũng đặt ra xu hướng bao gồm tiểu sử, trích dẫn văn học và nguồn tài liệu khác trong các tác phẩm địa lý của Trung Quốc.
Thái Bình ngự lãm Thái Bình ngự lãm (), là bách khoa toàn thư khổng lồ về "loại thư" của Trung Quốc do một nhóm học giả biên soạn từ năm 977 đến năm 983. Bộ sách này được triều đình nhà Tống chỉ đạo việc biên soạn vào đầu thời Tống Thái Tông. Toàn sách được chia thành 1.000 tập và 55 phần, gồm khoảng 4,7 triệu chữ Hán. Nó thu thập trích dẫn từ khoảng 2.579 loại tài liệu khác nhau trải dài từ sách, thơ, ca dao, tục ngữ, bia ký cho đến các tác phẩm khác. Sau khi hoàn thành, Tống Thái Tông đã đọc xong bộ sách này chỉ trong vòng một năm với 3 tập mỗi ngày. "Thái Bình ngự lãm" được coi là một trong "Tống tứ đại thư". Nhóm biên soạn "Thái Bình ngự lãm" bao gồm: Thang Duyệt (湯悅), Trương Kị (張洎), Từ Huyền (徐鉉), Tống Bạch (宋白), Từ Dụng Tân (徐用賓), Trần Ngạc (陳鄂), Ngô Thục (吳淑), Thư Nhã (舒雅), Lã Văn Trọng (吕文仲), Nguyễn Tư Đạo (阮思道), Hỗ Mông (扈蒙), Lý Phưởng (李昉) và những người khác. Đây là một trong những nguồn tài liệu được giới học giả thời Minh Thanh sử dụng để tái tạo lại cuốn "Kinh Sở tuế thời ký" bị thất truyền. Bản thảo quan trọng. Một bản sao như vậy của "Thái Bình ngự lãm" được cất giữ tại chùa Tōfuku-ji ở Kyoto, Nhật Bản. Năm 1244, Enni được triều đình nhà Tống chấp thuận cho mang về 103 tập sách này, và sau đó, thêm 10 tập nữa được đưa vào lưu hành trong giới tăng sĩ nơi đây. 103 tập hiện được xếp vào loại Bảo vật Quốc gia Nhật Bản.
Giáo phận Chanthaburi (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở miền đông nam Thái Lan. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Bangkok. Địa giới giáo phận bao gồm các tỉnh Chanthaburi, Chonburi, Prachinburi, Rayong, Sa Kaeo, Trat, và phần phía đông sông Bang Pa Kong nằm trong các tỉnh Chachoengsao và Nakhon Nayok ngoại trừ huyện Ban Na. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của giáo phận được đặt tại thị xã Chanthaburi. Giáo phận được chia thành 41 giáo xứ. Năm 1711, một nhà nguyện truyền giáo đã được xây dựng tại Chanthaburi. Sau khi được xây lại bốn lần và mở rộng thành một nhà thờ năm 1859 để phục vụ cộng đồng người Công giáo Việt Nam tới lánh nạn và định cư vì chính sách cấm đạo tại Đàng Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, đến năm 1909, nhà thờ được xây lại theo kiến trúc Gothic và cho đến nay đây vẫn là nhà thờ lớn nhất Thái Lan. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các ngọn tháp được tháo xuống để tránh việc nhà thờ được dùng làm điểm đánh dấu hỗ trợ máy bay ném bom của quân Đồng minh, và sau đó ngọn tháp mới đã được thay thế vào. Hạt Đại diện Tông tòa Chantaburi được thành lập vào ngày 11/5/1944 theo tông sắc "Quo in Thailändensi" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Bangkok (nay là Tổng giáo phận Bangkok). Vào ngày 18/12/1965 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Qui in fastigio" của Giáo hoàng Phaolô VI. Vào ngày 2/7/1969 giáo phận đã đổi tên thành Giáo phận Chanthaburi như hiện tại theo nghị định "Cum Excellentissimus" của Bộ Truyền giáo. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 55.806 giáo dân trên dân số tổng cộng 5.107.898, chiếm 1,1%.
Lịch sử thành văn của bán đảo Krym, từng có tên là "Tauris", "Taurica" (), và "Chersonese Taurica" (, "bán đảo Taurica"), bắt đầu vào khoảng thế kỷ 5 TCN khi một số thuộc địa của người Hy Lạp được thành lập dọc theo bờ biển của bán đảo, quan trọng nhất trong số này là Chersonesos gần Sevastopol hiện nay, còn người Scythia và Tauri sống tại vùng nội địa ở phía bắc. Duyên hải phía Nam dần hợp nhất thành Vương quốc Bosporus, sau đó bị Pontus sáp nhập và rồi trở thành một vương quốc chư hầu của La Mã (63 TCN – 341). Duyên hải phía Nam vẫn theo văn hoá Hy Lạp trong gần hai nghìn năm, bao gồm dưới thời các nhà nước kế tục của La Mã là Đế quốc Byzantine (341–1204), Đế quốc Trebizond (1204–1461), và Thân vương quốc Theodoro (kết thúc 1475) độc lập. Trong thế kỷ 13, một số thành phố cảng của Krym nằm dưới quyền kiểm soát của Venezia và của Genova, nhưng phần nội địa thì kém ổn định hơn nhiều, phải hứng chịu một loạt các cuộc chinh phục và xâm lăng kéo dài. Trong thời kỳ Trung cổ, bán đảo bị Kiev Rus' chinh phục một phần, Thân vương Vladimir Vĩ đại được rửa tội tại Sevastopol, đánh dấu khởi đầu Cơ Đốc giáo hoá Kiev Rus'. Khi người Mông Cổ xâm chiếm châu Âu, phần phía bắc và giữa của Krym rơi vào tay Hãn quốc Kim Trướng, và đến thập niên 1440 thì Hãn quốc Krym hình thành sau khi Kim Trướng sụp đổ nhưng nhanh chóng trở thành nước phụ thuộc của Đế quốc Ottoman, đế quốc này cũng chinh phục các khu vực duyên hải vốn dĩ độc lập với Hãn quốc Krym. Một nguồn góp phần vào sự phồn vinh trong những thời kỳ này là từ việc thường xuyên đột kích vào Nga để bắt nô lệ. Năm 1774, Đế quốc Ottoman chiến bại trước Đế quốc Nga dưới quyền Yekaterina Đại đế. Hiệp định Küçük Kaynarca buộc Sublime Porte công nhận người Tatar Krym độc lập về chính trị. Nữ hoàng Nga ra lệnh hợp nhất Krym vào năm 1783. Do đánh bại Đế quốc Ottoman nên sức mạnh của Đế quốc Nga gia tăng tại khu vực Biển Đen. Krym là lãnh thổ Hồi giáo đầu tiên tuột khỏi quyền bá chủ của sultan Ottoman. Từ năm 1853 đến năm 1856, vị trí chiến lược của bán đảo trong việc kiểm soát Biển Đen khiến đây là nơi diễn ra các cuộc giao tranh chính trong Chiến tranh Krym, kết quả là Nga thất bại trước liên quân do Pháp lãnh đạo. Trong Nội chiến Nga, Krym qua tay nhiều thế lực và là nơi quân Bạch vệ chống Bolshevik của Wrangel nắm giữ cuối cùng vào năm 1920, và hàng chục nghìn quân ở lại bị sát hại trong Khủng bố Đỏ. Năm 1921, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa tự trị Krym được thành lập với vị thế là nước Cộng hòa thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Krym bị Đức chiếm đóng cho đến năm 1944. CHXHCNXV Tự trị Krym bị hạ cấp thành một tỉnh trong CHXHCNXV Liên bang Nga vào năm 1945 sau khi chế độ Liên Xô thanh lọc người Tatar Krym. Năm 1954, Krym được chuyển giao cho CHXHCNXV Ukraina trong dịp kỷ niệm 300 năm Thoả thuận Pereyaslav, được gọi là "tái thống nhất Ukraina với Nga" vào thời Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Krym được hình thành vào năm 1992, nhưng bị bãi bỏ vào năm 1995. Cộng hòa Tự trị Krym được thành lập với thẩm quyền vững chắc của Ukraina, và Sevastopol là một thành phố có vị thế đặc biệt. Một hiệp định phân chia Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, cho phép Nga tiếp tục đặt hạm đội của họ tại Sevastopol với thời hạn thuê được kéo dài vào năm 2010. Năm 2014, Cộng hòa Krym tuyên bố độc lập từ Ukraina sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Nga sau đó chính thức sáp nhập Krym, nhưng hầu hết quốc gia công nhận Krym là bộ phận của Ukraina. Bằng chứng khảo cổ học về việc loài người định cư tại Krym có niên đại từ thời đại đồ đá giữa. Các hài cốt người Neanderthal được tìm thấy trong hang Kiyik-Koba có niên đại từ khoảng 80.000 năm trước. Sự chiếm giữ muộn của người Neanderthal cũng được tìm thấy tại Starosele (khoảng 46.000 năm trước) và Buran Kaya III (khoảng 30.000 năm trước). Các nhà khảo cổ học tìm thấy một vài trong các hài cốt người hiện đại về mặt giải phẫu cổ nhất tại châu Âu trong hang Buran-Kaya thuộc dãy núi Krym (phía đông của Simferopol). Các hoá thạch có niên đại từ 32.000 năm trước, với những hiện vật có liên hệ đến văn hoá Gravettia. Trong Cực đại băng hà cuối cùng, cùng với bờ biển phía bắc Biển Đen nói chung, Krym là một nơi lánh nạn quan trọng và từ đây trung-bắc châu Âu được tái định cư. Đồng bằng Đông Âu trong thời kỳ này nói chung là các môi trường vùng đất băng giá-hoàng thổ-thảo nguyên, dù khí hậu đã ấm hơn một chút trong một vài khoảng ngắn ngủi và bắt đầu ấm đáng kể sau khi bắt đầu Cực đại băng hà cuối cùng. Mật độ chiếm giữ di chỉ loài người tương đối cao tại khu vực Krym và tăng lên ngay từ khoảng 16.000 năm trước. Những người ủng hộ giả thuyết đại hồng thủy Biển Đen tin rằng Krym đã không trở thành một bán đảo cho đến tương đối gần đây, là do sự gia tăng mực nước Biển Đen vào thiên niên kỷ thứ 6 TCN. Giai đoạn bắt đầu thời đại đồ đá mới tại Krym không gắn liền với nông nghiệp, thay vào đó là với bắt đầu sản xuất đồ gốm, những thay đổi trong công nghệ chế tạo công cụ đá lửa, và thuần hoá lợn tại địa phương. Bằng chứng sớm nhất về việc chọn lọc lúa mì tại bán đảo Krym là từ di chỉ Ardych-Burun thời đại đồ đồng đá, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ 4 TCN Đến thiên niên kỷ 3 TCN, văn hoá Yamna hay "hầm mộ" đã vươn đến Krym, được cho là tương ứng với giai đoạn muộn của nền văn hóa Ấn-Âu nguyên thủy trong giả thuyết Kurgan. Trong thời đại đồ sắt sớm, có hai nhóm người định cư tại Krym được tách biệt bởi dãy núi Krym, là người Tauri ở phía nam và người Scythia thuộc nhóm Iran ở phía bắc. Người Tauri hòa trộn với người Scythia bắt đầu từ cuối thế kỷ 3 TCN, họ được gọi là "Tauroscythia" và "Scythotauri" trong các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Trong Geographica, Strabo đề cập người Tauri là một bộ lạc Scythia. Tuy nhiên, Herodotus nói rằng các bộ lạc Tauri về mặt địa lý cư trú bên cạnh người Scythia, nhưng họ không phải là người Scythia. Ngoài ra, người Tauri đã truyền cảm hứng cho các thần thoại Hy Lạp về Iphigenia và Orestes. Người Hy Lạp cuối cùng thành lập các thuộc địa tại Krym trong thời đại cổ phong, họ nhìn nhận người Tauri là một dân tộc man di, hiếu chiến. Thậm chí sau nhiều thế kỷ người Hy Lạp và La Mã định cư, người Tauri không bị họ bình định và tiếp tục tham gia việc cướp biển trên Biển Đen. Đến thế kỷ 2 TCN, họ trở thành thần tử-đồng minh của Quốc vương Scythia Scilurus. Vùng đất ở phía bắc của dãy núi Krym là nơi các bộ lạc Scythia chiếm giữ, trung tâm của họ là thành phố Neapolis thuộc Scythia tại ngoại vi Simferopol hiện nay. Thị trấn cai trị một vương quốc nhỏ bao phủ vùng đất giữa hạ du sông Dnepr (Dnipro) và Krym. Trong thế kỷ 3 và 2 TCN, Neapolis thuộc Scythia là một thành phố "với cư dân Scythia-Hy Lạp hỗn hợp, tường phòng thủ vững mạnh và các toà nhà công cộng lớn được xây dựng theo trật tự của kiến trúc Hy Lạp". Thành phố cuối cùng bị người Goth phá hủy vào giữa thế kỷ 3. Khu định cư Hy Lạp. Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên đặt tên khu vực là "Taurica" theo tên người Tauri. Do người Tauri chỉ cư trú tại vùng núi phía nam của Krym nên tên gọi Taurica ban đầu được sử dụng chỉ cho phần phía nam này, nhưng sau đó được mở rộng cho toàn bộ bán đảo. Các thành bang Hy Lạp bắt đầu thành lập các thuộc địa dọc bờ biển Đen của Krym vào thế kỷ 7 hoặc 6 TCN. Theodosia và Panticapaeum được Miletus thành lập. Đến thế kỷ 5 TCN, người Doria từ Heraclea Pontica lập cảng biển Chersonesos (nay là Sevastopol). Đế quốc Achaemenes Ba Tư dưới quyền Darius I bành trướng đến Krym trong các chiến dịch của ông nhằm chống lại người Scythia vào năm 513 TCN.#đổi Năm 438 TCN, Archon (người cai trị) của Panticapaeum nhận tước hiệu Quốc vương Bosporus Cimmeria, là một nhà nước duy trì quan hệ mật thiết với Athens, cung cấp cho thành phố lúa mì, mật ong và các mặt hàng khác. Người cuối cùng của dòng dõi quốc vương này là Paerisades V, ông bị người Scythia chèn ép, phải đặt mình dưới quyền bảo hộ của Mithridates VI, quốc vương của Pontus, vào năm 114 TCN. Sau khi ông mất, con trai ông là Pharnaces II, được Pompey đầu tư với Vương quốc Bosporus Cimmeria vào năm 63 TCN, như một phần thưởng vì đã trợ giúp cho người La Mã trong chiến tranh chống lại cha ông. Năm 15 TCN, tước hiệu lại được khôi phục thành quốc vương của Pontus, nhưng từ đó được xếp là một nước triều cống của La Mã. Đế quốc La Mã. Đến thế kỷ 2 TCN, phần phía đông của Taurica trở thành bộ phận của Vương quốc Bosporus, trước khi nó trở thành một vương quốc triều cống của Đế quốc La Mã vào thế kỷ 1 TCN. Trong các thế kỷ 1, 2, 3, Taurica có các binh đoàn và thực dân La Mã tại Charax, Krym. Thuộc địa Charax được thành lập dưới thời Vespasius với ý định bảo vệ Chersonesos và các cửa hàng mậu dịch Bosporus khỏi người Scythia. Thuộc địa La Mã được bảo vệ bởi một vexillatio của Legio I Italica; nó cũng có một biệt đội của Legio XI Claudia vào cuối thế kỷ 2. Trại bị người La Mã từ bỏ vào giữa thế kỷ 3. Tỉnh thực tế này thuộc quyền kiểm soát bởi legatus của một trong các binh đoàn đóng tại Charax. Trong suốt các thế kỷ sau đó, Krym bị xâm chiếm hoặc chiếm đóng liên tiếp bởi người Goth (250), người Hun (376), người Bulgar (thế kỷ 4–8), người Khazar (thế kỷ 8). Tiếng Goth Krym là một ngôn ngữ Đông German, được người Goth Krym nói tại một số địa điểm biệt lập tại Krym cho đến cuối thế kỷ 18. Đến thế kỷ 9, Byzantium thành lập thema Cherson để phòng thủ chống lại các vụ xâm nhập của Hãn quốc Rus'. Bán đảo Krym từ thời điểm này là nơi tranh giành giữa Byzantium, Rus' và Khazaria. Khu vực vẫn là nơi có các lợi ích chồng chéo, và có liên hệ với các vùng ảnh hưởng Slav, Turk và Hy Lạp thời kỳ đầu trung cổ. Bán đảo trở thành một trung tâm về mua bán nô lệ. Người Slav bị bán đến Byzantium và những nơi khác tại Anatolia và Trung Đông trong giai đoạn này.#đổi Vào giữa thế kỷ 10, Thân vương Sviatoslav I của Kiev chinh phục khu vực phía đông của Krym, và nó trở thành một phần của Thân vương quốc Tmutarakan của Kiev Rus'. Kiev Rus' giành lấy bán đảo từ Byzantine trong thế kỷ 10; tiền đồn lớn của Byzantine là Chersonesus bị chiếm vào năm 988. Một năm sau, Đại thân vương Vladimir của Kiev chấp thuận kết thân với Hoàng đế Basil II bằng cách kết hôn với em gái ông ta là Anna, và được rửa tội bởi các linh mục Byzantine địa phương tại Chersonesus, do vậy đánh dấu việc Rus' bước vào thế giới Cơ Đốc giáo. Nhà thờ chính toà Chersonesus đánh dấu vị trí của sự kiện lịch sử này. Trong quá trình Byzantine sụp đổ, một số thành phố rơi vào tay chủ nợ là Cộng hòa Genova, thế lực này cũng chinh phục các thành phố do kình địch là Cộng hòa Venezia kiểm soát. Trong toàn bộ giai đoạn này, các khu vực đô thị nói tiếng Hy Lạp và theo Cơ Đốc giáo Đông phương. Trong suốt giai đoạn cổ đại và trung đại, vùng nội địa và phía bắc của Krym bị chiếm đóng bởi các nhóm du mục thảo nguyên xâm lăng khác nhau, như người Tauri, người Cimmeria, người Scythia, người Sarmatia, người Goth Krym, người Alan, người Bulgar, người Hun, người Khazar, người Kipchak và người Mông Cổ. Vương quốc Bosporus từng thực thi một số quyền kiểm soát đối với phần lớn bán đảo khi đạt đỉnh cao quyền lực, còn Kiev Rus' cũng có một số quyền kiểm soát vùng nội địa Krym sau thế kỷ 10. Mông Cổ xâm chiếm và hậu kỳ Trung cổ. Các lãnh thổ hải ngoại của Trebizond là Perateia đã chịu áp lực từ người Genova và người Kipchak vào thời điểm Alexios I của Trebizond mất vào năm 1222, trước khi người Mông Cổ xâm lược về phía tây qua Volga Bulgaria vào năm 1223. Kiev Rus' mất quyền kiểm soát vùng nội địa Krym vào đầu thế kỷ 13 do Mông Cổ xâm lược. Vào mùa hè năm 1238, Batu Khan tàn phá bán đảo Krym và bình định Mordovia, tiến đến Kiev vào năm 1240. Vùng nội địa Krym nằm dưới quyền kiểm soát của Hãn quốc Kim Trướng của người Turk-Mông Cổ từ năm 1239 đến năm 1441. Tên gọi "Krym" có nguồn gốc từ tên của thủ phủ tỉnh của Hãn quốc Kim Trướng, thành phố này hiện gọi là Staryi Krym. Perateia của Trebizond trở thành Thân vương quốc Theodoro và Gazaria thuộc Genova, lần lượt chia sẻ quyền kiểm soát phía nam Krym cho đến khi Ottoman can thiệp vào năm 1475. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Genova đoạt được các khu định cư mà kình địch của họ là Cộng hòa Venezia xây dựng lên dọc bờ biển Krym và tự lập tại Cembalo (nay là Balaklava), Soldaia (Sudak), Cherco (Kerch) và Caffa (Feodosiya), giành quyền kiểm soát kinh tế Krym và thương mại Biển Đen trong hai thế kỷ.#đổi Genova và các thuộc địa của họ chiến đấu một loạt cuộc chiến với các nhà nước Mông Cổ từ thế kỷ 13 đến 15. Năm 1346, Hãn quốc Kim Trướng bao vây Kaffa (nay là Feodosiya) của Genova, khi đó họ bắn các thi thể chiến binh Mông Cổ thiệt mạng do dịch bệnh vào trong tường thành. Các sử gia suy đoán rằng những người tị nạn Genova từ cuộc giao tranh này có thể đã đưa Cái chết Đen đến Tây Âu. Hãn quốc Krym (1443–1783). Sau khi Hãn quốc Kim Trướng suy sụp, người Tatar Krym thành lập một Hãn quốc Krym độc lập dưới quyền Hacı I Giray (một hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn) vào năm 1443. Hacı I Giray và những người kế vị của ông ban đầu cai trị tại Qırq Yer, và sau đó chuyển đến Bakhchisaray. Người Tatar Krym kiểm soát các thảo nguyên trải rộng từ Kuban đến sông Dniester, nhưng họ không thể đoạt quyền kiểm soát các thị trấn thương mại của người Genova tại Krym. Sau khi người Tatar Krym yêu cầu giúp đỡ từ Đế quốc Ottoman, dưới quyền lãnh đạo của Gedik Ahmed Pasha cường quốc này tiến hành xâm chiếm các thị trấn của Genova vào năm 1475, đưa Kaffa và các thị trấn mậu dịch khác nằm dưới quyền kiểm soát của họ.:78 Sau khi chiếm được các thị trấn của Genova, Sultan Ottoman bắt giam Hãn Meñli I Giray, sau đó phóng thích ông để đổi lấy việc chấp thuận quyền bá chủ của Ottoman đối với các hãn Krym, và Ottoman cho phép họ cai trị với thân phận thân vương triều cống của Đế quốc Ottoman.:78ref name="blacksea-crimea/hist"/ref Tuy nhiên, các hãn Krym vẫn có quyền tự trị cao, và tuân theo các quy tắc mà họ nghĩ là tốt nhất cho mình. Người Tatar Krym tiến hành các cuộc đột kích vào các vùng đất Ukraina (Cánh đồng hoang), khi đó họ bắt giữ nô lệ để bán.:78 Từ năm 1450 đến năm 1586, 86 cuộc đột kích của người Tatar được ghi lại, và con số từ năm 1600 đến năm 1647 là 70.:106 Trong thập niên 1570, gần 20.000 nô lệ mỗi năm được đưa đến bán tại Kaffa. Các nô lệ và người được tự do chiếm khoảng 75% dân số Krym. Năm 1769, một cuộc đột kích lớn cuối cùng của người Tatar diễn ra trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1768-1774, ghi nhận bắt giữ 20.000 nô lệ. Người Tatar Krym là dân tộc chi phối Hãn quốc Krym. Họ bắt nguồn từ một sự hòa trộn phức tạp của các dân tộc Turk định cư tại Krym từ thế kỷ 8, có lẽ cũng hấp thụ tàn dư của người Goth Krym và người Genova. Về mặt ngôn ngữ, người Tatar Krym có liên hệ với người Khazar, những người xâm chiếm Krym vào giữa thế kỷ 8; tiếng Tatar Krym là bộ phận của nhánh Kipchak hay Tây bắc của ngữ hệ Turk, nhưng nó thể hiện ảnh hưởng đáng kể của nhánh Oghuz do sự hiện diện của người Thổ Ottoman tại Krym. Một khu biệt lập nhỏ của người Karaite Krym được hình thành vào thế kỷ 13, họ là một dân tộc gốc Do Thái thực hành tín ngưỡng Karai và sau đó tiếp nhận một ngôn ngữ Turk. Họ tồn tại giữa người Tatar Krym Hồi giáo, chủ yếu tại khu vực Çufut Qale đồi núi. Năm 1553–1554, Hetman Dmytro Vyshnevetsky của người Cossack (tại vị 1550–1557) tập hợp các nhóm Cossack lại với nhau và xây dựng một pháo đài được thiết kế để cản trở các cuộc tấn công của người Tatar vào Ukraina. Cùng với hành động này, ông đã thành lập Sich Zaporozhia, nhờ đó ông tiến hành một loạt cuộc tấn công vào bán đảo Krym và người Thổ Ottoman.:109 Năm 1774, Đế quốc Ottoman chiến bại trước Yekaterina II của Nga. Sau hai thế kỷ xung đột, hạm đội Nga phá hủy Hải quân Ottoman và Lục quân Nga gây ra những thất bại nặng nề cho Lục quân Ottoman. Hiệp định Küçük Kaynarca sau đó buộc Sublime Porte công nhận người Tatar Krym độc lập về chính trị, có nghĩa là các hãn Krym rơi vào ảnh hưởng của Nga.:176 Tuy nhiên, Hãn quốc Krym phải chịu sự suy sụp nội bộ dần dần, đặc biệt là sau một vụ tàn sát gây ra một cuộc di cư được Nga hỗ trợ của các thần dân Cơ Đốc giáo khỏi Krym, họ vốn chiếm áp đảo trong các tầng lớp đô thị và sau đó lập nên các thành phố như Mariupol. Nữ hoàng Yekaterina sau đó hợp nhất Krym vào Đế quốc Nga năm 1783, làm tăng sức mạnh của Nga trong khu vực Biển Đen. Krym là lãnh thổ Hồi giáo đầu tiên tuột khỏi quyền bá chủ của sultan Ottoman. Biên giới của Đế quốc Ottoman dần thu hẹp lại, và Nga sau đó tiến hành đẩy biên giới cường quốc này về phía tây đến sông Dniester. Đế quốc Nga (1783–1917). Vào ngày 28 tháng 12 năm 1783, Đế quốc Ottoman ký một thoả thuận công nhận việc để mất Krym và các lãnh thổ khác do Hãn quốc Krym nắm giữ. Krym trải qua một số cải cách hành chính sau khi Nga sáp nhập, đầu tiên là oblast Taurida vào năm 1784 nhưng đến năm 1796 nó bị chia thành hai huyện và bị nhập vào guberniya Novorossia, và guberniya Taurida được thành lập vào năm 1802 với thủ phủ tại Simferopol. Tỉnh này gồm cả bán đảo Krym cùng các khu vực lân cận rộng lớn hơn thuộc đại lục. Năm 1826, Adam Mickiewicz xuất bản tác phẩm tinh túy của ông "Sonnet Krym" sau khi đi qua bờ biển Đen. Đến cuối thế kỷ 19, người Tatar Krym tiếp tục hình thành thế đông đảo nhất mong manh trong cư dân nông thôn Krym, là bộ phận chiếm ưu thế trong cư dân vùng núi, và khoảng một nửa cư dân thảo nguyên.#đổi Bán đảo có số lượng lớn người Nga tập trung tại khu Feodosiya và người Ukraina cũng như một lượng nhỏ người Do Thái (bao gồm người Krymchak và người Karait Krym), người Belarus, người Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, người Hy Lạp và người Digan. Người Đức và người Bulgaria định cư tại Krym vào đầu thế kỷ 19, nhận được các vùng đất lớn và màu mỡ, sau đó các thực dân giàu có bắt đầu mua đất, chủ yếu là tại các huyện Perekopsky và Evpatoria.#đổi Chiến tranh Krym (1853–1856) là một xung đột giữa Đế quốc Nga và một liên minh của Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman, Vương quốc Sardegna và Công quốc Nassau. Đây là một phần trong cuộc tranh giành kéo dài giữa các cường quốc châu Âu về ảnh hưởng đối với các lãnh thổ của một Ottoman đang suy sụp. Nga và Ottoman đi đến chiến tranh vào tháng 10 năm 1853 về vấn đề quyền lợi của Nga trong việc bảo vệ Cơ Đốc nhân Chính thống giáo; để ngăn chặn các cuộc chinh phục của Nga thì Pháp và Anh tham gia vào tháng 3 năm 1854. Các cuộc giao tranh chính của cuộc chiến này diễn ra tại Krym. Sau hành động tại các thân vương quốc Danube và tại Biển Đen, quân liên minh đổ bộ lên Krym vào tháng 9 năm 1854 và bao vây Sevastopol, là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga và liên quan đến mối đe dọa Nga có tiềm năng xâm nhập Địa Trung Hải. Sau khi giao tranh rộng rãi trên khắp Krym, thành phố thất thủ vào tháng 9 năm 1855. Chiến tranh kết thúc với thất bại của Nga vào tháng 2 năm 1856. Chiến tranh tàn phá phần lớn cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của Krym. Người Tatar Krym phải chạy trốn hàng loạt khỏi quê hương mình, bị bắt buộc vì tình trạng do chiến tranh gây ra, hoặc do bị áp bức và trưng thu đất đai. Những người sống sót sau hành trình, nạn đói và dịch bệnh đã định cư tại Dobruja, Anatolia, và các nơi khác của Đế quốc Ottoman. Cuối cùng, chính phủ Nga quyết định dừng quá trình này, do nông nghiệp bắt đầu chịu tổn thất do vùng đất nông nghiệp màu mỡ không được chăm sóc. Nội chiến Nga (1917–1922). Sau Cách mạng Nga 1917, tình hình quân sự và chính trị tại Krym trở nên hỗn loạn giống như phần lớn Nga. Trong Nội chiến Nga sau đó, Krym qua tay nhiều thế lực và trong một thời gian là thành trì của quân Bạch vệ chống Bolshevik. Bán đảo cũng là nơi đứng chân cuối cùng của Bạch vệ Nga dưới quyền Tướng quân Wrangel chống lại Nestor Makhno và Hồng quân vào năm 1920. Khi sức kháng cự này bị đè bẹp, nhiều chiến binh và thường dân chống Bolshevik trốn thoát bằng thuyền đến Istanbul. Khoảng 50.000 tù binh Bạch vệ và thường dân bị hành quyết bằng cách xử bắn và treo cổ sau thất bại của Tướng Wrangel vào cuối năm 1920. Đây được cho là một trong các vụ tàn sát lớn nhất trong Nội chiến Nga. Từ 56.000 đến 150.000 thường dân sau đó bị sát hại trong Khủng bố Đỏ, do Béla Kun tổ chức. Các thế lực từng cai trị Krym: Giữa hai thế chiến. Krym trở thành bộ phận của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 10 năm 1921 với vị thế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Krym, CHXHCNXV Liên bang Nga tham gia hình thành Liên bang Xô viết vào năm 1922, Krym duy trì một mức độ tự chủ nhất định trên danh nghĩa và được vận hành như một khu biệt lập của người Tatar Krym. Tuy nhiên, điều này không bảo vệ người Tatar Krym đang chiếm khoảng 25% dân số bán đảo, khỏi các cuộc đàn áp của Joseph Stalin trong thập niên 1930. Người Hy Lạp là nhóm văn hoá khác chịu tổn hại. Đất đai của họ bị mất đi trong quá trình tập thể hoá, khi đó nông dân không được bồi thường bằng tiền công. Trường học dạy tiếng Hy Lạp bị đóng cửa và văn học Hy Lạp bị phá hủy, vì Liên Xô nhận định người Hy Lạp là "phản cách mạng" do các liên hệ của họ với nhà nước Hy Lạp tư bản, và văn hoá độc lập của họ. Từ năm 1923 đến năm 1944, có những nỗ lực nhằm tạo ra các khu định cư Do Thái tại Krym. Có hai nỗ lực để thiết lập quyền tự trị của người Do Thái tại Krym, nhưng cuối cùng đều thất bại. Krym trải qua hai nạn đói nghiêm trọng trong thế kỷ 20, nạn đói 1921–1922 và Holodomor 1932–1933. Một dòng người Slav (chủ yếu là người Nga và người Ukraina) lớn đổ vào Krym trong thập niên 1930 do kết quả từ chính sách phát triển khu vực của Liên Xô. Những biến động nhân khẩu học này làm thay đổi vĩnh viễn cân bằng dân tộc trong khu vực. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Krym là chiến trường của một số trận đánh đẫm máu. Các thủ lĩnh của Đức Quốc xã nóng lòng muốn chinh phục và thuộc địa hoá bán đảo màu mỡ và tươi đẹp này, nằm trong chính sách của họ về tái định cư người Đức tại Đông Âu trên đất đai của người Slav. Trong Chiến dịch Krym, quân Đức và Romania chịu thương vong nặng nề vào mùa hè năm 1941 khi họ cố gắng tiến quân qua eo đất Perekop hẹp nối Krym với đại lục Liên Xô. Đến khi quân Đức đột phá (Chiến dịch Trappenjagd), họ chiếm giữ hầu hết Krym ngoại trừ Sevastopol, thành phố này bị bao vây và sau này được trao thưởng danh hiệu Thành phố Anh hùng sau chiến tranh. Hồng quân toinr thất 170.000 binh sĩ do thiệt mạng hoặc bị bắt làm tù binh, và ba tập đoàn quân (44, 47, 51) cùng với 21 sư đoàn. Sevastopol bị bao vây từ tháng 10 năm 1941 đến ngày 4 tháng 7 năn 1942 khi quân Đức chung cuộc đã chiếm được thành phố. Từ ngày 1 tháng 9 năm 1942, bán đảo được quản lý với danh nghĩa "Generalbezirk Krim" (tổng khu Krym) "und Teilbezirk" (và phân khu) "Taurien", do "Generalkommissar" Alfred Eduard Frauenfeld (1898–1977) quản lý, dưới thẩm quyền của ba Reichskommissar liên tiếp của toàn Ukraina. Bất chấp các chiến thuật nặng tay của Đức Quốc xã và sự hỗ trợ của quân Romania và Ý, dãy núi Krym vẫn là một thành trì bất khả xâm phạm của lực lượng kháng chiến bản địa (du kích) cho đến ngày bán đảo được giải phóng khỏi lực lượng chiếm đóng. Người Do Thái Krym là mục tiêu tiêu diệt trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã. Theo Yitzhak Arad, "Vào tháng 1 năm 1942, một đại đội gồm những người tình nguyện Tatar được thành lập tại Simferopol dưới quyền chỉ huy của "Einsatzgruppe 11". Đại đội này tham gia vào các cuộc săn lùng và giết hại chống lại người Do Thái ở các vùng nông thôn". Khoảng 40.000 người Do Thái Krym bị giết. Cuộc tấn công Krym của Liên Xô giành thắng lợi, năm 1944 Sevastopol nằm dưới quyền kiểm soát của binh sĩ Liên Xô. "Thành phố Vinh quang của Nga" này từng có các kiến trúc đẹp đã bị phá hủy hoàn toàn và phải được xây dựng lại từ đầu. Do có ý nghĩa lớn về lịch sử và biểu tượng đối với người Nga, thành phố trở thành một ưu tiên của Stalin và chính phủ Liên Xô nhằm khôi phục vinh quang trong quá khứ trong thời gian ngắn nhất có thể. Cảng Yalta của Krym tổ chức Hội nghị Yalta gồm Roosevelt, Stalin và Churchill, sự kiện sau này được nhìn nhận là phân chia châu Âu giữa vùng ảnh hưởng cộng sản và dân chủ. Trục xuất người Tatar Krym. Ngày 18 tháng 5 năm 1944, toàn bộ cư dân người Tatar Krym bị chính phủ Liên Xô của Stalin trục xuất cưỡng ép đến Trung Á, đó là một dạng trừng phạt tập thể dựa trên lý lẽ là dân tộc này bị cáo buộc cộng tác với quân Đức và thành lập các quân đoàn Tatar thân Đức.:483 Ngày 26 tháng 6 cùng năm, các cư dân Armenia, Bulgaria và Hy Lạp cũng bị trục xuất đến Trung Á, và một phần đến Ufa và vùng xung quanh thuộc dãy núi Ural. Tổng cộng có trên 230.000 người – khoảng một phần năm tổng dân số bán đảo Krym khi đó – bị trục xuất, chủ yếu đến Uzbekistan. Đến cuối mùa hè năm 1944, việc thanh lọc dân tộc tại Krym đã hoàn thành. Năm 1967, người Tatar Krym được phục hồi địa vị, nhưng bị cấm quay về quê hương mình cho đến thời gian cuối của Liên Xô. Sự kiện trục xuất được Ukraina công nhận chính thức là diệt chủng từ 2015. Các dân tộc khác được tái định cư tại bán đảo, chủ yếu là người Nga và người Ukraina. Hầu hết các chuyên gia cho rằng sự kiện trục xuất nằm trong kế hoạch của Liên Xô nhằm giành quyền tiếp cận Dardanelles và giành lãnh thổ tại Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc để loại bỏ người dân tộc thiểu số khỏi các vùng biên giới của Liên Xô. Gần 8.000 người Tatar Krym thiệt mạng trong quá trình trục xuất, và hàng chục nghìn người thiệt mạng sau đó do các điều kiện lưu đày khắc nghiệt. Người Tatar Krym phải bỏ lại 80.000 hộ gia đình và 360.000 acre đất đai. Krym từ nước cộng hòa tự trị không có dân tộc tiêu đề bị chuyển thành một tỉnh trong CHXHCNXV Liên bang Nga vào ngày 30 tháng 6 năm 1945. Một quá trình phi Tatar hoá Krym được bắt đầu nhằm xoá bỏ ký ức về người Tatar, bao gồm đổi tên hàng loạt hầu hết các địa danh, chuyển thành các tên gọi Slav và cộng sản. Rất ít địa điểm – Bakhchysarai, Dzhankoy, İşün, Alushta, Alupka, và Saky – được đổi lại tên gốc của chúng sau khi Liên Xô sụp đổ. Chuyển giao cho Ukraina Xô viết năm 1954. Ngày 19 tháng 2 năm 1954, tỉnh Krym được chuyển giao thẩm quyền từ CHXHCNXV Liên bang Nga sang CHXHCNXV Ukraina, trên cơ sở "đặc điểm hợp nhất của nền kinh tế, sự gần gũi về lãnh thổ và mối quan hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ giữa tỉnh Krym và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina" và để kỷ niệm 300 năm thống nhất Ukraina với Nga. Sevastopol là một thành phố đóng cửa do tầm quan trọng của nó là cảng nhà của Hạm đội Biển Đen Liên Xô và chỉ được gắn kết vào tỉnh Krym vào năm 1978.#đổi Việc xây dựng kênh đào Bắc Krym được bắt đầu vào năm 1957 ngay sau khi chuyển giao Krym, đây là một kênh đào phục vụ tưới tiêu tại tỉnh Kherson và bán đảo Krym. Kênh đào cũng có nhiều nhánh khắp tỉnh Kherson và bán đảo Krym. Các công trình chính của dự án diễn ra từ năm 1961 đến 1971 và có ba giai đoạn. Trong những năm sau chiến tranh, Krym phát triển mạnh mẽ khi trở thành một địa điểm du lịch, với các điểm tham quan và viện điều dưỡng mới cho khách du lịch. Khách du lịch đến từ khắp Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của họ, đặc biệt là từ CHDC Đức. Theo thời gian, bán đảo cũng trở thành một điểm đến du lịch chính cho các du thuyền bắt nguồn từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ sở hạ tầng và sản xuất của Krym cũng phát triển, đặc biệt là xung quanh các cảng biển tại Kerch và Sevastopol và tại thủ phủ Simferopol. Dân số người Ukraina và người Nga tăng gấp đôi do các chính sách đồng hóa, với hơn 1,6 triệu người Nga và 626.000 người Ukrainela sống trên bán đảo vào năm 1989. Thời hậu Xô viết. Khi Liên Xô tan rã và Ukraina độc lập, bán đảo Krym có dân tộc Nga chiếm đa số được tổ chức lại thành Cộng hòa Krym, sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1991, với việc nhà cầm quyền Krym thúc đẩy độc lập hơn khỏi Ukraina và liên kết chặt chẽ hơn với Nga. Năm 1995, nước cộng hòa bị Ukraina cưỡng chế bãi bỏ và thay thế bằng Cộng hòa Tự trị Krym nằm vững chắc dưới thẩm quyền của Ukraina. Cũng có những căng thẳng không liên tục với Nga về Hạm đội của Liên Xô, nhưng hiệp ước năm 1997 đã phân chia Hạm đội Biển Đen Liên Xô, cho phép Nga tiếp tục đặt hạm đội của họ tại Sevastopol, với hợp đồng thuê gia hạn vào năm 2010. Năm 2006, các cuộc biểu tình nổ ra trên bán đảo sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến thành phố Feodosiya của Krym để tham gia tập trận quân sự Sea Breeze 2006 Ukraina–NATO. Nghị viện Krym tuyên bố Krym là "lãnh thổ không có NATO". Sau nhiều ngày phản đối, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã rút khỏi bán đảo. Vào tháng 9 năm 2008, sau Chiến tranh Nga–Gruzia, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Volodymyr Ohryzko cáo buộc Nga cấp hộ chiếu Nga cho người dân tại Krym và mô tả đây là "vấn đề thực sự" do Nga tuyên bố chính sách can thiệp quân sự ở nước ngoài để bảo vệ công dân Nga. Valentyn Nalyvaychenko, quyền giám đốc của Cơ quan An ninh Ukraina (SBU), tuyên bố vào ngày 17 tháng 2 năm 2009 rằng ông tin tưởng rằng bất kỳ "kịch bản Ossetia" nào đều không thể xảy ra ở Krym. SBU bắt đầu tố tụng hình sự chống lại hiệp hội thân Nga "Mặt trận nhân dân Sevastopol-Krym-Nga" vào tháng 1 năm 2009. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2009, các cuộc biểu tình chống Ukraina đã được tổ chức tại Krym bởi các cư dân gốc Nga. Sergei Tsekov, một chính trị gia cấp cao thân Nga, khi đó nói rằng ông hy vọng rằng Nga sẽ ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Krym giống như cách họ đã làm tại Nam Ossetia và Abkhazia. Trước năm 2014, Krym có thể được coi là một phần của căn cứ chính trị của Tổng thống khi đó là Viktor Yanukovych. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngay trước năm 2014, Krym đã không trải qua các cuộc huy động mạnh mẽ chống lại Ukraina hoặc nhân danh việc sáp nhập vào Nga. Các sự kiện tại Kyiv lật đổ tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych đã gây ra các cuộc biểu tình chống lại chính phủ mới của Ukraina. Đồng thời, tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về các sự kiện của Ukraina với các giám đốc cơ quan an ninh nhận xét rằng "chúng ta phải bắt đầu làm việc để đưa Krym trở về Nga". Vào ngày 27 tháng 2, các binh sĩ Nga chiếm giữ các điểm chiến lược trên khắp Krym. Điều này dẫn đến việc thành lập chính phủ Aksyonov thân Nga tại Krym, Trưng cầu dân ý về tình trạng Krym và tuyên bố Krym độc lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2014. Mặc dù Nga ban đầu tuyên bố quân đội của họ không tham gia vào các sự kiện, nhưng sau đó thừa nhận rằng họ đã làm. Nga chính thức sáp nhập Krym vào ngày 18 tháng 3 năm 2014. Sau sáp nhập, Nga tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên bán đảo và đưa ra các mối đe dọa hạt nhân nhằm củng cố hiện trạng mới trên thực địa. Ukraina và nhiều quốc gia khác lên án việc sáp nhập và cho đó là vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của Nga về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Việc sáp nhập đã dẫn đến việc các thành viên khác của G8 đình chỉ Nga khỏi nhóm và áp dụng các lệnh trừng phạt. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng bác bỏ trưng cầu dân ý và sáp nhập, thông qua một nghị quyết khẳng định "sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong các đường biên giới được quốc tế công nhận". Theo khảo sát được thực hiện bởi Pew Research Center vào năm 2014, phần lớn cư dân Krym nói rằng họ tin rằng cuộc trưng cầu dân ý là tự do và công bằng (91%) và rằng chính phủ tại Kyiv nên công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu (88%). Chính phủ Nga phản đối bị gắn mác "thôn tính", khi Putin bảo vệ cuộc trưng cầu dân ý là tuân thủ nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc. Trong vòng vài ngày sau khi ký hiệp ước gia nhập, quá trình sáp nhập Krym vào liên bang Nga đã bắt đầu với việc rúp Nga được đưa vào lưu thông chính thức và sau này trở thành tiền tệ duy nhất cho thanh toán hợp pháp đồng hồ được chuyển sang giờ Moskva. Bản sửa đổi Hiến pháp Nga đã chính thức được công bố với Cộng hòa Krym và thành phố liên bang Sevastopol được thêm vào các chủ thể liên bang Nga, và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Krym đã được hợp nhất hoàn toàn vào Nga. Kể từ khi sáp nhập, Nga đã hỗ trợ di cư quy mô lớn vào Krym. Sau khi Ukraina mất quyền kiểm soát lãnh thổ vào năm 2014, họ cắt nguồn cung cấp nước của kênh Bắc Krym vốn cung cấp 85% nhu cầu nước ngọt của bán đảo từ sông Dnepr. Việc phát triển các nguồn nước mới được thực hiện, với những khó khăn lớn, để thay thế các nguồn mà Ukraina đã đóng cửa. Vào năm 2022, quân Nga từ bán đảo Krym chiếm đóng một phần lớn của tỉnh Kherson, cho phép họ mở khóa kênh Bắc Krym bằng vũ lực, nối lại nguồn cung cấp nước vào Krym.#đổi Bắt đầu từ tháng 7 năm 2022, một loạt vụ nổ và hỏa hoạn đã xảy ra tại bán đảo Krym.
Hiệp ước Bầu trời Mở Hiệp ước Bầu trời Mở (tiếng Anh: Treaty on Open Skies) là hiệp ước thiết lập chương trình thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phi vũ trang trên toàn bộ lãnh thổ của các bên tham gia. Hiệp ước được thiết lập trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau bằng cách trao cho tất cả các quốc gia thành viên, bất kể quy mô, vai trò trực tiếp trong việc thu thập thông tin về các lực lượng quân sự và các hoạt động mà họ quan tâm. Nó có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 và hiện có 34 quốc gia thành viên. Ý tưởng về việc cho phép các quốc gia giám sát lẫn nhau một cách công khai được cho là để ngăn chặn sự hiểu lầm và hạn chế căng thẳng leo thang. Nó cũng đưa ra trách nhiệm giải trình lẫn nhau để các quốc gia tuân theo các cam kết trong hiệp ước. Khái niệm "giám sát trên không lẫn nhau" ("mutual aerial observation") ban đầu được Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Bulganin tại Hội nghị thượng đỉnh Genève năm 19955. Tuy nhiên, Liên Xô đã nhanh chóng bác bỏ khái niệm này và thuật ngữ đã im lìm trong vài năm. Hiệp ước cuối cùng đã được ký kết theo sáng kiến ​​của Tổng thống Hoa Kỳ (và cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương) George H. W. Bush vào năm 1989. Thỏa thuận được các thành viên lúc bấy giờ của NATO và Khối Warszawa tham gia đàm phán, và được ký kết tại Helsinki, Phần Lan, vào ngày 24 tháng 3 năm 1992. Ngày 22 tháng 11 năm 2020, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước, và ngày 15 tháng 1 năm 2021, Nga cũng công bố ý định rút khỏi, với lý do Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước và các quốc gia thành viên không có khả năng đảm bảo rằng thông tin thu thập được sẽ không bị chia sẻ với Hoa Kỳ. Nga chính thức rút khỏi hiệp ước vào tháng 12 năm 2021. Có 32 quốc gia thành viên của Hiệp ước Bầu trời Mở, gồm: Belarus, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Canada, Croatia, Séc, Đan Mạch (bao gồm cả Greenland), Estonia, Phần lan, Pháp, Gruzia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, România, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Kyrgyzstan đã ký hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn. Canada và Hungary là các bên giữ lưu chiểu của in hiệp ước để ghi nhận những đóng góp đặc biệt của họ đối với tiến trình Bầu trời Mở. Hiệp ước Bầu trời Mở là một hiệp ước có vô thời hạn và sẵn sàng cho các quốc gia khác gia nhập. Các quốc gia hậu Xô viết chưa là quốc gia thành viên của hiệp ước có thể tham gia bất kỳ lúc nào. Các hoạt động liên quan của các quốc gia quan tâm khác phải tuân theo quyết định đồng thuận của Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở (OSCC). Tám quốc gia đã tham gia hiệp ước kể từ khi nó có hiệu lực vào năm 2002: Bosnia và Herzegovina, Croatia, Estonia, Phần Lan, Latvia, Litva, Slovenia và Thụy Điển. Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở. Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở (tiếng Anh: Open Skies Consultative Commission) là cơ quan thi hành Hiệp ước Bầu trời Mở. Ủy ban bao gồm các đại diện từ các quốc gia tham gia hiệp ước và họp hàng tháng tại trụ sở Viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија), thường gọi là Slovenia Xã hội chủ nghĩa hoặc chỉ là Slovenia, là một trong sáu cộng hoà liên bang tạo thành Nam Tư và là quốc gia dân tộc của người Slovenia. Nhà nước này tồn tại dưới nhiều tên khác nhau từ khi được thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1945 cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991. Vào đầu năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được thiết lập bởi Liên đoàn những người cộng sản – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Cộng hòa Slovenia đã bỏ tên hiệu 'Xã hội chủ nghĩa' ngay sau đó và vào cuối năm 1990 đã bỏ phiếu công khai thành công cho nền độc lập, và nước này chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, và đạt được điều này sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi. Nước cộng hòa lần đầu tiên có tên chính thức là "l'Slovenia Liên bang" (, tiếng Serbia-Croatia: Federalna Slovenija / Федерална Словенија) cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1946, khi được đổi tên thành "Cộng hòa Nhân dân Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Narodna Republika Slovenija / Народна Република Словенија). Nó giữ tên này cho đến ngày 9 tháng 4 năm 1963, khi được đổi tên một lần nữa, lần này là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија). Vào ngày 8 tháng 3 năm 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia đã loại bỏ tiền tố "Xã hội chủ nghĩa" khỏi tên của mình, trở thành Cộng hòa Slovenia, mặc dù vẫn là một quốc gia cấu thành của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991, khi họ ban hành luật dẫn đến độc lập. Vào tháng 9 năm 1989, nhiều sửa đổi hiến pháp đã được Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia thông qua, áp dụng dân chủ nghị viện cho đất nước. Cùng năm đó Hành động phía Bắc đoàn kết phe đối lập và cộng sản dân chủ hóa tại Slovenia trong hành động phòng thủ đầu tiên chống lại các cuộc tấn công của các ủng hộ viên Milošević, dẫn đến nền độc lập của Slovenia. Từ 'Xã hội chủ nghĩa' đã bị xóa khỏi tên của nhà nước khi đó vào ngày 7 tháng 3 năm 1990. Cơ sở xã hội chủ nghĩa đã bị giải thể phần lớn. Cuộc bầu cử dân chủ công khai đầu tiên được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 năm 1990. Phe đối lập, được gọi là liên minh DEMOS do nhà bất đồng chính kiến Jože Pučnik lãnh đạo, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Đồng thời, Milan Kučan, cựu chủ tịch của Liên đoàn những người cộng sản Slovenia (ZKS), được bầu làm Tổng thống Cộng hòa. Quốc hội được bầu cử dân chủ đã đề cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Lojze Peterle làm Thủ tướng, điều này đã chấm dứt thực sự 45 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản. Trong thời kỳ này, Slovenia vẫn giữ lại lá cờ và huy hiệu cũ của mình, cùng với hầu hết các biểu tượng trước đây trong khi chờ đợi việc tạo ra các biểu tượng mới sẽ xuất hiện sau khi giành được độc lập. Quốc ca cũ là "Naprej zastava slave" đã được thay thế bằng "Zdravljica" vào tháng 3 năm 1990. Vào ngày 23 tháng 12 năm 1990, một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức tại Slovenia, khi đó 94,8% số phiếu (88,5% tổng số cử tri) bỏ phiếu ủng hộ việc Slovenia ly khai khỏi Nam Tư. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, các đạo luật về nền độc lập của Slovenia được Nghị viện thông qua. Sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi, quân đội Slovenia giành được độc lập; đến cuối năm, nền độc lập của họ được cộng đồng quốc tế công nhận.
Nguyễn Văn Nhuệ (20 tháng 8 năm 1938 – 30 tháng 11 năm 2022) tên thánh Phêrô, là chính khách Việt Nam Cộng Hòa, nguyên dân biểu và thượng nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Nguyễn Văn Nhuệ chào đời tại Giáo xứ Trung Lai, Giáo phận Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) vào ngày 20 tháng 8 năm 1938 (tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa ghi là năm 1938, cáo phó thì ghi là năm 1936). Từ năm 1962 đến năm 1967, ông dạy học ở trường phổ thông. Ngày 22 tháng 10 năm 1967, ông được bầu làm Dân biểu và giữ chức Phó Tổng Thư ký Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa từ năm 1968 đến năm 1969. Sau khi nhiệm kỳ Dân biểu kết thúc vào năm 1971, ông vào làm việc trong Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1973 đến năm 1975 (nhiệm kỳ ban đầu đến năm 1979, chấm dứt sớm do chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ) với chức vụ Thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng hòa. Ông qua đời ở tuổi 86 tại nhà riêng vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 ở Laguna Hills, California, Hoa Kỳ.
Nguyễn Văn Ngải (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934) là chính khách Việt Nam Cộng hòa và là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, từng là Tổng trưởng Bộ Xây dựng Nông thôn kiêm thượng nghị sĩ trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Nguyễn Văn Ngải chào đời tại Hưng Yên, miền bắc Việt Nam ngày 12 tháng 9 năm 1934. Thân phụ tên Nguyễn Chí Lai là một đảng viên tích cực của Đại Việt Quốc dân Đảng từng bị bắt giam nhiều năm từ năm 1939 vì hoạt động chống thực dân Pháp, về sau bị Đảng Cộng sản bắt giữ do bất đồng chính kiến. Năm 1950, ông gia nhập Đại Việt Quốc dân Đảng khi đang theo học ở Hà Nội. Năm 1964, ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút một tờ nhật báo và tuần báo chính trị ở Sài Gòn.:138 Từ năm 1973 đến năm 1974, ông giữ chức Tổng trưởng Bộ Xây dựng Nông thôn.:539 Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, không rõ tung tích của ông ra sao nữa. Nguyễn Văn Ngải tin theo tín ngưỡng Phật giáo. Ông đã kết hôn và có tới sáu người con (tính đến năm 1974).:539
Hoàng Xuân Tửu (ngày 5 tháng 5 năm 1928 – Tháng 9 năm 1980) là chính khách Việt Nam Cộng hòa, nguyên Phó Chủ tịch Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa. Hoàng Xuân Tửu chào đời tại tỉnh Quảng Trị, Liên bang Đông Dương vào ngày 5 tháng 5 năm 1928. Năm 1944, ông gia nhập Đại Việt Quốc dân Đảng tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam. Năm 1946, ông lãnh đạo phong trào chống đối cộng sản ở Quảng Trị. Năm 1955, ông xa lánh chính quyền Ngô Đình Diệm và tự lập căn cứ ở Ba Lòng, Quảng Trị để chống lại chế độ độc tài của ông Diệm. Ít lâu sau, ông bị tòa án thân chính phủ kết án 6 năm tù khổ sai vào năm 1956. Tháng 8 năm 1969, ông đã tổ chức thành công một cuộc họp báo tại Tokyo trước khi kết thúc chuyến công du hữu nghị tới Pháp, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh, Bỉ, Mỹ, Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1964 đến năm 1965, ông giữ chức Tỉnh trưởng Quảng Trị, sau ra làm dân biểu Quốc hội Lập hiến từ năm 1966 đến năm 1967, Thượng nghị sĩ từ năm 1967 đến năm 1973, Phó Chủ tịch Thượng viện nghị từ năm 1974 đến năm 1975, đây cũng là nhiệm kỳ cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của đời ông. Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Hoàng Xuân Tửu bị nhà cầm quyền cộng sản đưa đi cải tạo tập trung và chết tại nhà tù Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh vào tháng 9 năm 1980. Ông đã lập gia đình và có tới chín người con. ! colspan="3" style="border-top: 5px solid #cccccc" |
Hoàng Cơ Thụy (1912 – 2004) là luật sư, chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Lào. Thân thế và học vấn. Hoàng Cơ Thụy sinh ngày 24 tháng 9 năm 1912 tại làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay là quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Thân phụ tên Hoàng Huân Trung từng là quan chức triều Nguyễn. Năm 1936, ông được trường Đại học Hà Nội (tức Đại học Đông Dương chứ không phải Đại học Hà Nội ngày nay) cấp bằng hợp pháp. Từ năm 1938 đến năm 1942, ông được nhận vào làm Thư ký Tòa Sơ thẩm Hà Nội, rồi lên làm Thư ký Tòa Sơ thẩm Biên Hòa năm 1943. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946, ông giữ chức Chánh án Tòa Sơ thẩm Bến Tre. Từ năm 1943 trở về sau, ông là luật sư tại Tòa Phúc thẩm Sài Gòn. Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, ông được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Lào từ năm 1969 cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Hoạt động chính trị. Năm 1954, Hoàng Cơ Thụy làm tổng thư ký và là người khởi xướng Phong trào Tranh thủ Tự do. Ông còn là chú của Nguyễn Triệu Hồng, một sĩ quan quân đội tham gia vào âm mưu đảo chính năm 1960 nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Diệm. Khi đó ông đang là lãnh đạo của một đảng đối lập nhỏ đã ủng hộ và tham gia vào cuộc đảo chính rồi tìm cách chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam sau khi đảo chính thất bại.:420:114 Vợ là Nguyễn Thị Đính sinh được 7 người con.
Chicken tatsuta (チキン タツタ, Chicken tatsuta) là một loại bánh hamburger gà rán kiểu Nhật được McDonald Nhật Bản bày bán và đăng ký nhãn hiệu. "#đổi " được chế biến bằng cách chiên ngập dầu. Sau khi ướp thịt hoặc cá, thịt được rắc katakuri-ko (tinh bột khoai tây) của Nhật trước khi chiên. Tinh bột ngô cũng được sử dụng nếu không có sẵn katakuri-ko. Món này được nấu kèm theo thịt lợn, cá thu hoặc cá voi. Chúng cũng có thể được dùng làm bữa trưa với bánh mì đóng vai trò như một loại sandwich hoặc bánh bao.
Hòa bình kiểu Carthage Hòa bình kiểu Carthage là sự áp đặt một "hòa bình" rất tàn bạo nhằm mục đích làm tê liệt vĩnh viễn bên thua cuộc. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các điều khoản hòa bình do Cộng hòa La Mã áp đặt lên Đế chế Carthage sau Chiến tranh Punic. Sau Chiến tranh Punic lần thứ hai, Carthage mất tất cả các thuộc địa của mình, buộc phải phi quân sự hóa, liên tục cống nạp cho La Mã và bị cấm tiến hành chiến tranh nếu không có sự cho phép của La Mã. Vào cuối Chiến tranh Punic lần thứ ba, La Mã đã đốt cháy Carthage một cách có hệ thống và bắt dân Carthage về làm nô lệ. Thuật ngữ này được phổ biến bởi nhà kinh tế học thế kỷ 20 John Maynard Keynes. Thuật ngữ này đề cập đến kết quả của một loạt cuộc chiến tranh giữa La Mã và thành bang Carthage của người Phoenicia, được gọi là Chiến tranh Punic. Hai đế quốc đã tiến hành ba cuộc chiến tranh riêng biệt với nhau, bắt đầu từ năm 264 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 146 trước Công nguyên. Vào cuối Chiến tranh Punic lần thứ ba, người La Mã đã vây hãm Carthage. Khi chiếm được đô thành, La Mã đã giết hầu hết cư dân, bắt những người còn lại bán làm nô lệ và phá hủy toàn bộ thành phố. Không có bằng chứng cổ xưa nào cho các tài liệu hiện đại rằng người La Mã rải muối lên mặt đất. Nói rộng ra, một nền hòa bình kiểu Carthage có thể đề cập đến bất kỳ hiệp ước hòa bình tàn bạo nào yêu cầu bên bại trận khuất phục hoàn toàn. Sử dụng hiện đại. Việc sử dụng thuật ngữ hiện đại thường được mở rộng cho bất kỳ giải pháp hòa bình nào trong đó các điều khoản hòa bình quá khắc nghiệt và được thiết kế để làm nổi bật và duy trì sự thấp kém cho bên thua cuộc. Do đó, sau Thế chiến I, nhiều người (trong số đó có nhà kinh tế học John Maynard Keynes) ] đã mô tả cái gọi là hòa bình do Hiệp ước Versailles mang lại như một “hòa bình kiểu Carthage”. Kế hoạch Morgenthau được đưa ra sau Thế chiến II cũng được mô tả là một hòa bình kiểu Carthage, vì nó ủng hộ quá trình phi công nghiệp hóa nước Đức. Nó nhằm mục đích hạn chế nghiêm trọng ảnh hưởng quyền lực Đức trong khu vực và ngăn chặn quá trình Đức tái vũ trang, như đã xảy ra sau Thế chiến thứ nhất (Đức tái vũ trang và Tái quân sự hóa Rhineland). Kế hoạch Morgenthau đã bị loại bỏ thay thế bằng Kế hoạch Marshall (1948–1952), kéo theo việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng Tây Âu, đặc biệt là ở Tây Đức. Tướng Lucius D. Clay, cấp phó của Tướng Dwight D. Eisenhower và, vào năm 1945, Thống đốc Quân sự Vùng Hoa Kỳ chiếm đóng ở Đức, sau này đã nhận xét rằng "không còn nghi ngờ gì nữa, JCS 1067 đã dự tính hòa bình kiểu Carthage chi phối các hoạt động ở Đức trong những tháng đầu chiếm đóng. Đây là lúc Hoa Kỳ đang tuân theo Kế hoạch Morgenthau." Clay sau đó sẽ thay thế Eisenhower làm thống đốc và tổng tư lệnh ở châu Âu. Kế hoạch Marshall được ủng hộ vì sự hồi sinh của nền kinh tế Tây Đức được coi là cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu. Tây Đức được coi là bức tường thành quan trọng chống lại Khối phía Đông.
Linda Yaccarino (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1963) là một nhà điều hành truyền thông người Mỹ. Bà từng là chủ tịch mảng quảng cáo toàn cầu và cộng tác của NBCUniversal. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2023, Yaccarino kế nhiệm Elon Musk với vai trò CEO của X Corp., một phần của Twitter. Đầu đời và học vấn. Yaccarino lớn lên ở Deer Park, New York. Bà là người gốc Ý. Yaccarino tốt nghiệp Khoa Truyền thông Donald P. Bellisario thuộc Đại học Bang Pennsylvania với bằng cử nhân viễn thông năm 1985. Yaccarino hoạt động tại Turner Entertainment gần 20 năm, trở thành phó chủ tịch điều hành và giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh quảng cáo, bà giúp phát triển các quảng cáo mới và chiến lược tiếp thị. Yaccarino gia nhập NBCUniversal vào tháng 10 năm 2011. Là người đứng đầu bộ phận bán hàng quảng cáo của NBCUniversal, bà đóng vai trò chủ chốt trong việc ra mắt dịch vụ phát trực tuyến Peacock. Yaccarino gia nhập Hội đồng Quảng cáo vào năm 2014. Năm 2018, Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm bà vào Hội đồng của Tổng thống về Thể thao, Thể hình và Dinh dưỡng. Yaccarino trở thành chủ tịch của ban giám đốc Hội đồng Quảng cáo vào tháng 1 năm 2021, nhiệm kỳ kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2022. Khi là chủ tịch, Yaccarino hợp tác với chính quyền Biden vào năm 2021 để tạo ra một chiến dịch vắc-xin COVID-19 với sự góp mặt của Giáo hoàng Phanxicô. Bà còn chủ trì lực lượng đặc nhiệm Tương lai về Công việc của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Yaccarino từ chức ở NBCUniversal vào ngày 12 tháng 5 năm 2023, cùng ngày Elon Musk cho biết Yaccarino sẽ giữ chức CEO của X Corp. và Twitter. Trước việc bổ nhiệm này, tờ "Financial Times" tỏ ra hoài nghi của Musk về WEF và mối liên hệ của Yaccarino với tổ chức mà ông phê phán là "sẽ trở thành một chính phủ thế giới không được bầu". Musk trấn an người dùng là ông không nghĩ mối liên hệ của Yaccarino với WEF là trở ngại đối với cam kết tự do ngôn luận mà ông tuyên bố, về việc bổ nhiệm Yaccarino giữ chức CEO Twitter ông viết "cam kết tính minh bạch tài liệu công khai và thừa nhận nhiều quan điểm lớn không thay đổi." Yaccarino được cho là một người được địa vị theo chỉ định của Trump và theo dõi một số tài khoản theo thuyết âm mưu và cực hữu trên Twitter. Dưới sự lãnh đạo của Musk và Yaccarino, nền tảng này nổi tiếng vì gia tăng các phát ngôn thù hận và được coi là cực hữu. Yaccarino kết hôn với Claude Madrazo và có hai người con. Họ sinh sống ở Sea Cliff, New York.
Alpheus armatus là một loài tôm gõ mõ trong họ Alpheidae, được tìm thấy tại vùng nước nông ở Biển Caribe và Vịnh Mexico. Nó sống cùng với một loài hải quỳ như "Bartholomea annulata", dọn sạch cát khỏi các vết nứt và kẽ hở mà hải quỳ thường sinh sống. "Alpheus armatus" là loài tôm có kích thước vừa phải, dài từ 2 đến 5 cm (0,8 đến 2,0 in). Râu có màu trắng với các dải sẫm màu và thân màu nâu, cam hoặc đỏ, có đốm trắng. Một trong những cặp chân trước mang một gọng kìm khổng lồ, dùng làm vũ khí săn mồi và đe dọa kẻ thù, có khả năng tạo ra tiếng "cách" lớn. Chân trước còn lại mang một móng vuốt nhỏ. Phân bố và môi trường sống. "Alpheus armatus" sinh sống tại vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương, Biển Caribe và Vịnh Mexico, thường ở độ sâu lớn hơn 10 m (33 ft). Cùng với "A. armatus", loài tôm gần như tương đồng "Alpheus immaculatus" tạo thành một quần thể loài, chủ yếu xuất hiện ở độ cao từ 13 đến 25 m (43 đến 82 ft). Cả hai loài tôm sống cùng với một loài hải quỳ, thường là "Bartholomea annulata", sinh sống trong hang động, phần nhô ra và kẽ hở, cũng như san hô vụn; hải quỳ giấu chân và cột của nó ở một nơi kín đáo và vươn các xúc tu vào cột nước để kiếm ăn. Khi bị quấy rầy, hải quỳ co cơ thể trở lại hang ổ của mình, rồi tự vệ bằng các xúc tu có nọc độc. Nơi hải quỳ sống gần đáy biển có cát hoặc ở vị trí sóng gió, có nhiều khả năng có một hoặc một cặp tôm cộng sinh sống cùng với nó hơn là hải quỳ ở xa đáy biển hơn. "Alpheus armatus" là loài săn mồi, ăn động vật giáp xác nhỏ, động vật thân mềm và thậm chí cả cá nhỏ. Khi một con mồi tiềm năng tiếp cận con tôm này, nó sẽ mở rộng chiếc gọng kìm lớn của mình và tiến về phía mồi, đóng chặt càng lại bằng một tiếng lách cách lớn. Động tác này phóng ra một tia nước giống như súng nước và "hạ gục" con mồi; tiếng "cách" là do bong bóng tạo bọt vỡ ra khi móng vuốt đóng lại. Tôm sau đó mang con mồi về tổ để ăn. Nếu vì một lý do nào đó mà móng vuốt bị mất, móng vuốt còn lại sẽ to ra, mang hình dạng và chức năng của móng vuốt "cách", mặc dù không bao giờ đạt được kích thước như ban đầu. Ở lần thay vỏ tiếp theo, một móng vuốt nhỏ mới phát triển trên chi bị tổn thương, nhưng không phục hồi chức năng ban đầu. "Alpheus armatus" là loài cộng sinh bắt buộc của hải quỳ, thường là "Bartholomea annulata", và có thể thích nghi với độc tố của nó. Con tôm tìm kiếm hải quỳ ngay cả khi cả hai đều bị chôn vùi hoàn toàn trong cát. Tôm chủ động dọn sạch cát cản lối vào hang ổ của hải quỳ. Trong khi làm sạch hang, tôm thực hiện ba hành vi riêng biệt: đào bới, hất tung và xáo trộn cát. Nhờ đó, hải quỳ có thể tự co mình vào ổ một cách dễ dàng hơn nhằm tự vệ; trong khi tôm được những xúc tu độc của hải quỳ bảo vệ.
Andy Selva (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1976) là một cựu cầu thủ bóng đá San Marino hiện tại đang là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Tre Fiori tại Campionato Sammarinese di Calcio. Trong cả sự nghiệp, anh thi đấu ở vị trí tiền đạo và đã từng là đội trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia San Marino, kết thúc sự nghiệp của mình với tư cách là cầu thủ nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử của đội bóng. Sự nghiệp thi đấu. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình vào mùa giải 1994–95, chơi ở Eccellenza với A.S. Latina, trong đó anh đã ghi được 5 bàn thắng sau 26 lần ra sân. Mùa giải tiếp theo, anh ghi 10 bàn sau 31 lần ra sân cho Civita Castellana ở Serie D, trước khi chuyển đến Fano (tại Serie C2), nơi anh ở lại cho đến tháng 3 năm 1998, anh đã chơi 32 trận chỉ với một bàn thắng. Năm 1999, Selva chơi với câu lạc bộ tại Serie C2 khác, Catanzaro, ra sân 40 lần, ghi 6 bàn. Selva quay lại Eccellenza với Tivoli vào năm 1999, anh ghi 15 bàn sau 21 trận, trong khi ở mùa giải tiếp theo, anh chuyển đến San Marino, nơi anh ghi bốn bàn sau 26 lần ra sân. Trong mùa giải 2001–02 chơi ở ba đội khác nhau, anh có ba lần ra sân với San Marino, sau đó là năm lần ra sân với Maceratese ở Serie D, ghi một bàn thắng, và do đó kết thúc mùa giải ở Serie D, với Grosseto (15 lần ra sân và ghi 2 bàn). Anh đã ghi 21 bàn sau 30 trận cho Bellaria trong mùa tiếp theo. Vào mùa hè năm 2003, anh chuyển đến SPAL 1907, tại đây, trong hai mùa giải ở Serie C1, anh đã chơi 51 trận và ghi được 22 bàn thắng. Vào giữa năm 2009, anh chuyển đến Hellas Verona nhưng đã bị bán đi sau khi Verona thăng hạng lên Serie B. Vào tháng 7 năm 2011, anh thử việc tại câu lạc bộ Santarcangelo. Anh tuyên bố giải nghệ với tư cách là một cầu thủ vào tháng 7 năm 2018. Sự nghiệp quốc tế. Selva được sinh ra ở Roma, Ý với bố là người Ý đến từ Lazio và mẹ là người San Marino. Vì vậy, anh có thể đại diện cho cả Ý lẫn San Marino và anh đã chọn đại diện cho San Marino. Anh ra mắt quốc tế vào ngày 9 tháng 9 năm 1997 trong trận thua 1–4 trước U-21 Thổ Nhĩ Kỳ, và ghi được 1 bàn thắng trong trận đấu đó. Là một trong số ít những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp trong nước, anh được ca ngợi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của đội tuyển quốc gia nước này. Anh đã ra sân 73 lần cho đội tuyển quốc gia và ghi được 8 bàn thắng, trở thành tay săn bàn hàng đầu trong lịch sử của đội. Cho đến năm 2012, anh là cầu thủ duy nhất ghi nhiều hơn một bàn cho San Marino. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2004, Selva trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng quyết định cho San Marino khi anh ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1–0 trước Liechtenstein. Đó là trận thắng duy nhất mà San Marino giành được cho đến nay, đồng thời là một trong 6 trận đấu chính thức mà San Marino giữ sạch lưới. Sự nghiệp huấn luyện viên. Sau khi giải nghệ, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia San Marino vào năm 2018. Vào tháng 2 năm 2020, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của câu lạc bộ Pennarossa. Vào ngày 13 tháng 6 năm 2022, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Tre Fiori. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2022, anh đã giúp đội bóng giành chiến thắng đầu tiên trên sân khách ở một giải đấu cúp châu Âu (và là trận thắng đầu tiên của bất kỳ đội bóng ở San Marino nào), chiến thắng 1–0 trước Fola Esch. Một tuần sau, Tre Fiori đánh bại Fola Esch 3–1 trong trận lượt về, dẫn đến việc họ lần đầu tiên đủ điều kiện tham dự vòng loại thứ 2 của UEFA Europa Conference League và lần thứ hai duy nhất tiến xa ở một giải đấu tại châu Âu. "Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của San Marino, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Selva."
Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 – Liên Quân Mobile Thể thao điện tử Liên Quân tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 sẽ là một nội dung thi đấu tranh huy chương, được tranh tài từ ngày 24 tháng 09 năm 2023 đến ngày 26 tháng 09 năm 2023. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2022, bộ môn Liên Quân sẽ được thi đấu ở phiên bản Đại hội Thể thao châu Á, sẽ được thay thế bằng bộ môn Vương Giả Vinh Diệu. Phiên bản Đại hội Thể thao châu Á. Bộ môn Liên Quân (Vương Giả Vinh Diệu) sẽ sử dụng bản đồ của tựa game Vương Giả Vinh Diệu. 11 đội tuyển sẽ được chia thành 4 bảng. Mỗi bảng A, B, C có 3 đội, riêng bảng D có 2 đội. 4 đội nhất bảng sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp. Vòng loại trực tiếp. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Đẳng cấp quý tộc Scotland Đẳng cấp quý tộc Scotland (tiếng Gael Scotland: "Moraireachd na h-Alba"; tiếng Scots: "Peerage o Scotland"; tiếng Anh: "Peerage of Scotland") là 1 trong 5 bộ phận của đẳng cấp quý tộc tại Vương quốc Anh và người lập ra những tước vị thuộc đẳng cấp đó là Vua Scotland tạo ra trước năm 1707. Theo Hiệp ước Liên minh, Vương quốc Scots và Vương quốc Anh được kết hợp dưới tên gọi Vương quốc Đại Anh, và một đẳng cấp quý tộc mới được thiết lập với tên gọi Đẳng cấp quý tộc Đại Anh, trong đó các tước hiệu tiếp theo được tạo ra. Những người ngang hàng Scotland được quyền ngồi trong Nghị viện Scotland cũ. Sau Liên minh, những người đồng cấp của Nghị viện cũ của Scotland đã bầu 16 đại diện ngang hàng vào ngồi trong Viện Quý tộc tại Westminster. Đạo luật Đẳng cấp quý tộc 1963 đã cấp cho tất cả những quý tộc Scotland ngang hàng quyền ngồi trong Viện Quý tộc, nhưng quyền tự động này đã bị thu hồi, đối với tất cả các quý tộc cha truyền con nối (ngoại trừ của Bá tước Nguyên soái và Lãnh chúa Thị vệ Đại thần Anh đương nhiệm), khi Đạo luật Viện Quý tộc 1999 nhận được sự đồng ý của Hoàng gia. Không giống như hầu hết các quý tộc khác, nhiều tước hiệu của Scotland đã được ban cho phần còn lại để truyền cho con cái (do đó, một gia đình người Ý đã kế vị và hiện đang nắm giữ tước vị Bá tước xứ Newburgh), và trong trường hợp chỉ dành cho con gái, những tước vị này được trao cho con gái tránh rơi vào tình trạng bị tước bỏ tước vị khi tuyệt tự dòng nam (như trường hợp của các nam tước Anh cổ đại bằng lệnh triệu tập). Không giống như các danh hiệu quý tộc khác của Anh, luật Scots cho phép các tước vị được thừa kế bởi hoặc thông qua một người không hợp pháp khi sinh, nhưng sau đó được hợp pháp hóa bởi cha mẹ của họ kết hôn sau đó. Các cấp bậc của Quý tộc Scotland theo thứ tự tăng dần: Lãnh chúa của Nghị viện, Tử tước, Bá tước, Hầu tước và Công tước. Các Tử tước Scotland khác với các Tử tước của các Đẳng cấp quý tộc khác (của Anh, Đại Anh, Ireland và Vương quốc Liên hiệp Anh) bằng cách sử dụng phong cách của tước hiệu của họ, như trong Tử tước xứ Oxfuird. Mặc dù đây là dạng lý thuyết, nhưng hầu hết các Tử tước đều bỏ "of". Tử tước xứ Arbuthnott và ở một mức độ thấp hơn là Tử tước xứ Oxfuird vẫn sử dụng "of". Các Nam tước Scotland xếp hạng dưới các Lãnh chúa của Nghị viện, và mặc dù được coi là cao quý, nhưng tước hiệu của họ là cha truyền con nối. Đã có lúc các nam tước phong kiến ngồi trong quốc hội. Tuy nhiên, họ được coi là những nam tước nhỏ chứ không phải ngang hàng vì tước hiệu của họ có thể được cha truyền con nối hoặc mua bán. Trong bảng sau đây về Đẳng cấp quý tộc Scotland hiện tại, tước hiệu xếp hạng cao nhất của mỗi đẳng cấp trong các đẳng cấp khác (nếu có) cũng được liệt kê. Những quý tộc ngang hàng được biết đến với tước hiệu cao hơn ở một trong những đẳng cấp khác được liệt kê bằng chữ in nghiêng.
Toàn cầu hóa quân sự Toàn cầu hóa quân sự (tiếng Anh: Military globalization) được David Held định nghĩa là "quá trình ngày càng tăng về mức độ và cường độ của các mối quan hệ quân sự giữa các đơn vị chính trị trong hệ thống thế giới. Có thể hiểu, nó phản ánh sự mở rộng của mạng lưới quan hệ quân sự toàn cầu, cũng như tác động của những đổi mới công nghệ quân sự quan trọng (từ tàu thủy chạy bằng hơi nước đến vệ tinh), dần theo thời gian, đã tái tạo thế giới thành một không gian địa chiến lược duy nhất". Đối với Robert Keohane và Joseph Nye, toàn cầu hóa quân sự kéo theo 'các mạng lưới phụ thuộc quân sự lẫn nhau ở khoảng cách xa, và mối đe dọa hoặc hứa hẹn sử dụng vũ lực". Held chia toàn cầu hóa quân sự thành ba quá trình riêng biệt: Tất cả ba quá trình trên "được kết nối với sự phát triển công nghệ, thứ đã giúp chúng trở nên khả thi ngay từ đầu. Kết quả của việc này là làm tăng tính phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu". Quá trình toàn cầu hóa quân sự bắt đầu từ Thời đại Khám phá, khi các đế quốc thuộc địa châu Âu bắt đầu các hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu. "Sự cạnh tranh đế quốc đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên trong lịch sử thế giới". Keohane xác định thời điểm toàn cầu hóa quân sự bắt đầu ít nhất là từ thời những cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế.
Danh sách cầu thủ tham dự giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á 2023 Dưới đây là các đội hình cho Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á 2023, diễn ra từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 8 năm 2023. Mười đội tuyển quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tham gia giải đấu này phải đăng ký một đội có tối đa 23 cầu thủ, trong đó có ba thủ môn. Chỉ những cầu thủ trong danh sách đội dưới đây mới được phép tham gia giải đấu. Huấn luyện viên: Issara Sritaro templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Thirawut Sruanson ! scope="row" |Suksan Bunta ! scope="row" |Thanison Paibulkijcharoen ! scope="row" |Chonnapat Buaphan ! scope="row" |Songchai Thongcham ! scope="row" |Kittichai Yaidee ! scope="row" |Phanthamit Praphanth ! scope="row" |Yotsakorn Burapha ! scope="row" |Pattara Soimalai ! scope="row" |Phodchara Chainarong ! scope="row" |Netithorn Kaewcharoen ! scope="row" |Apisit Saenseekammuan ! scope="row" |Chiraphong Raksongkham ! scope="row" |Thakdanai Jaihan ! scope="row" |Warinthon Jamnongwat ! scope="row" |Kritsada Nontharat ! scope="row" |Chukid Wanpraphao ! scope="row" |Natcha Promsomboon ! scope="row" |Varintorn Watcharapringam ! scope="row" |Siriwat Ingkaew ! scope="row" |Nathaphop Kaewklang ! scope="row" |Kasidit Kalasin ! scope="row" |Sakpon Nichakam Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Pyae Phyo Thu ! scope="row" |Nyan Lin Htet ! scope="row" |Thet Hein Soe ! scope="row" |Latt Wai Phone ! scope="row" |Min Khant ! scope="row" |Arkar Kyaw ! scope="row" |Chit Aye ! scope="row" |Soe Min Oo ! scope="row" |Swan Htet ! scope="row" |Moe Swe ! scope="row" |Khun Kyaw Zin Hein ! scope="row" |Shin Thant Aung ! scope="row" |Moe Swe Aung ! scope="row" |Than Toe Aung ! scope="row" |Aung Myo Khant ! scope="row" |Lan San Aung ! scope="row" |Min Maw Oo ! scope="row" |Hein Htet Soe ! scope="row" |Naung Naung Soe ! scope="row" |Peter Aung Wai Htoo ! scope="row" |Htoo Myat Khant ! scope="row" |Than Toe Aung ! scope="row" |Nay Lin Htet Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Khairul Hisyam Norihwan ! scope="row" |Khoirunnaas Khalid ! scope="row" |Azhari Danial Yusra ! scope="row" |Abdul Hafiy Herman ! scope="row" |Wafiq Danish Hasimulabdillah ! scope="row" |Syafiq Safiuddin Abdul Shariff ! scope="row" |Ali Munawwar Abdul Rahman ! scope="row" |Khairan Zikry Zulkhairi ! scope="row" |Haziq Naqiuddin Syamra ! scope="row" |Qusyairi Haiqal Arabimulfhasal ! scope="row" |Bazli Aminuddin ! scope="row" |Rozandy Anak Bujang ! scope="row" |Amirul Aizad Zaidi ! scope="row" |Hirman Abdul Latip ! scope="row" |Imam Mahdi Suhaimi ! scope="row" |Abdul Wafiy Yazid Sudirman ! scope="row" |Hadif Aiman Adanan ! scope="row" |Abdul Basith Murtadha Billah Hussin ! scope="row" |Riyan Aiman Jali ! scope="row" |Nazhan Zulkifle ! scope="row" |Jefri Syafiq Ishak ! scope="row" |Syaherrul Affendy Syahmirul Nizam ! scope="row" |Nazry Aiman Azaman Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: E. Elavarasan !scope="col" style="width:22%"|Ngày sinh và tuổi !scope="col" style="width:30%"|Câu lạc bộ ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Syahmi Adib Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Hariz Mansor Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Ubaidullah Shamsul Fazili Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Rakesh Munusamy Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Haziq Kutty Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Najmudin Akmal Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Muslihuddin Atiq Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Alif Ikmalrizal Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Iswan Yuslan Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Saiful Jamaluddin Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nadzwin Salleh Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Umar Hakeem Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |V. Ruventhiran Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Fergus Tierney Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Azim Al-Amin Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Syahir Bashah Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Muhammad Abu Khalil Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Hazim Abu Zaid Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Aiman Afif Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Harith Akif Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Firdaus Hasnoddin Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Rahadiazli Rahalim Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !scope="col" style="width:22%"|Ngày sinh và tuổi !scope="col" style="width:30%"|Câu lạc bộ ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nuri Agus Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Bagas Kaffa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Frengky Missa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Kanu Helmiawan Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Robi Darwis Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Beckham Putra Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Arkhan Fikri Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Ramadhan Sananta Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Muhammad Ragil Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Kelly Sroyer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Abdul Rahman Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Kadek Arel Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Salim Tuharea Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Haykal Alhafiz Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Muhammad Ferarri Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Irfan Jauhari Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Alfeandra Dewangga Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Esal Sahrul Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Ernando Ari Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Daffa Fasya Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Rifky Dwi Septiawan Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Hoàng Anh Tuấn Đội hình cuối cùng được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 2023. !scope="col" style="width:22%"|Ngày sinh và tuổi !scope="col" style="width:30%"|Câu lạc bộ ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Quan Văn Chuẩn Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Mạnh Hưng Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Lương Duy Cương Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Ngọc Thắng Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Lê Nguyên Hoàng Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Sông Lam Nghệ An ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Trần Nam Hải Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Sông Lam Nghệ An ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Văn Trường Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Đức Việt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Hoàng Anh Gia Lai ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Đinh Xuân Tiến Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Sông Lam Nghệ An ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Khuất Văn Khang Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Bùi Vĩ Hào Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Sông Lam Nghệ An ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Đăng Dương Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Quốc Việt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Hoàng Anh Gia Lai ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Minh Quang Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Hữu Tuấn Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Thái Bá Đạt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Phi Hoàng Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Hồng Phúc Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Nguyễn Văn Việt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Sông Lam Nghệ An ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Phạm Đình Duy Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" style="border:0; background-color:inherit" |Trần Trung Kiên Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Hoàng Anh Gia Lai Huấn luyện viên: Christopher Pedimonte Đội hình cuối cùng được công bố vào ngày 16 tháng 8 năm 2023. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Iñigo Castro ! scope="row" |Dimitrios Makapagkal ! scope="row" |Enrico Mangaoang ! scope="row" |Kamil Amirul ! scope="row" |Jian Caraig ! scope="row" |Yrick Gallantes ! scope="row" |John Lucero ! scope="row" |Joshua Meriño ! scope="row" |Jaime Rosquillo ! scope="row" |Caleb Santos ! scope="row" |David Setters ! scope="row" |Kart Talaroc ! scope="row" |Karl Absalon ! scope="row" |Dov Cariño ! scope="row" |Dennis Chung ! scope="row" |Justin Frias ! scope="row" |Jacob Maniti ! scope="row" |Harry Nuñez ! scope="row" |Jacob Peña ! scope="row" |Jared Peña ! scope="row" |Patrick Grogg ! scope="row" |John Jalique ! scope="row" |Selwyn Mamon Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
"Plastic Love" (プラスティック・ラヴ, Purasutikku Ravu) là một bài hát city pop của ca sĩ người Nhật Bản Takeuchi Mariya, nằm trong album phát hành năm 1984 của cô "Variety". Sau khi phát hành dưới dạng đĩa đơn một năm sau đó, ca khúc đã đạt thành công tương đối và bán được khoảng 10.000 bản. Vào năm 2017, "Plastic Love" chứng kiến sự hồi sinh trên phạm vi quốc tế khi bản phối lại dài 8 phút của bài hát xuất hiện YouTube. Video nhanh chóng thu về 24 triệu lượt xem, trước khi khiếu nại bản quyền đối với hình ảnh album vô tình dẫn đến việc nó bị xóa. Bản phối này đã được khôi phục vào năm 2019 và có hơn 63 triệu lượt xem. Sản xuất và phát hành. "Plastic Love" được viết và biểu diễn bởi Takeuchi, sản xuất bởi là chồng cô, Yamashita Tatsuro. Yamashita cũng chơi guitar cho bài hát, trong khi Nakanishi Yasuharu chơi piano điện, Itō Kōki chơi guitar bass và Aoyama Jūn chơi trống. Trong một cuộc phỏng vấn với "The Japan Times", Takeuchi đã nhớ lại: "Tôi muốn viết một thứ gì đó có thể nhảy được, một thứ gì đó mang âm hưởng city [lời bài hát] kể về câu chuyện của một người phụ nữ đã mất đi người đàn ông mà cô ấy thực sự yêu". Bài hát ra mắt lần đầu trong album ăn khách số một của Takeuchi, "Variety" (1984). Một đĩa đơn 12-inch của ca khúc đã được phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1985. Đây là đĩa đơn thứ 12 của nữ ca sĩ, bao gồm một "bản hòa âm câu lạc bộ mở rộng" và bản phối lại mới bài hát. Sau khi xuất bản, đĩa "Plastic Love" đã đạt vị trí thứ 86 trên Oricon Singles Chart. Ngày 5 tháng 7 năm 2017, một người dùng có tên là "Plastic Lover" đã tải lên bản phối lại "Plastic Love" dài 8 phút trên YouTube. Video cho thấy hình ảnh cắt xén từ bìa đĩa đơn trước đó của Takeuchi "Sweetest Music", chụp bởi nhiếp ảnh gia Alan Levenson ở Los Angeles. Trong một cuộc phỏng vấn, Plastic Lover nói rằng video là bản tải lên lại của một video tương tự đã bị xóa trên nền tảng. Trùng hợp với sự phổ biến của dòng nhạc vaporwave, bản phối của Plastic Lover đã lan truyền nhanh chóng khắp YouTube thông qua thuật toán đề xuất. Sự lan truyền của bài hát cũng được hỗ trợ bởi các meme trên internet, thảo luận trên Reddit, và fan art của bìa "Sweetest Music" trên những nền tảng như DeviantArt. Video đã đạt được 24 triệu lượt xem trước khi bị gỡ xuống do tranh chấp bản quyền với Levenson, nhưng sau đó được khôi phục trở lại vào năm 2019 với phần ghi công Levenson trong phần mô tả và hình thu nhỏ của video. Bài hát cũng truyền cảm hứng cho một phiên bản lời tiếng Anh do người hâm mộ tạo ra, bên cạnh bản remix và ảnh bìa đĩa của người hâm mộ. Tính đến tháng 5 năm 2021, video đã có hơn 63 triệu lượt xem. Ryan Bassil, viết cho "Vice" đã đánh giá bài hát là "một giai điệu hiếm hoi không cần những từ ngữ chính xác để miêu tả chuyên nghiệp một cảm giác cụ thể – những ham muốn, đau lòng, tình yêu, sợ hãi, phiêu lưu, mất mát, tất cả bị cuốn vào giữa dòng xoáy của một đêm chơi bời trên phố" và gọi "Plastic Love" là "bài nhạc pop hay nhất thế giới". Cat Zhang của trang "Pitchfork" ghi nhận rằng những người trẻ hâm mộ city pop thường coi "Plastic Love" là "cánh cổng dẫn đường" của họ. Nhiều phiên bản cover của ca khúc cũng tồn tại, bao gồm của Tofubeats, Friday Night Plans và Chai. Vào ngày 16 tháng 5 năm 2019, phiên bản ngắn của video âm nhạc chính thức, do Hayashi Kyōtaro sản xuất, đã được phát hành trên YouTube với thời lượng 90 giây. Phiên bản đầy đủ, dài khoảng 5 phút, nằm trong DVD và Blu-ray của "Souvenir the Movie" phát hành ngày 18 tháng 11 năm 2020. Video âm nhạc sau đó cũng có trên YouTube vào 11 tháng 11 năm 2021. Ngày 3 tháng 11 cùng năm, Tower Records đã phát hành bản in lại đĩa đơn 12 inch cũ của "Plastic Love", cùng với các bản ghi LP album của Takeuchi gồm "Variety" and "Request". Danh sách ca khúc. Tất cả các bài hát do Takeuchi Mariya viết và sắp xếp bởi Yamashita Tatsuro.
Benjamin Cremaschi (; sinh ngày 2 tháng 3 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Inter Miami tại Major League Soccer, và Đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ. Sự nghiệp thi đấu. Cremaschi bắt đầu chơi bóng tại câu lạc bộ Key Biscayne SC khi mới 6 tuổi và năm 14 tuổi chuyển đến Weston Academy. Anh đã giúp Weston Academy giành được U-16 MLS Next Cup năm 2021, nơi anh giành được Chiếc giày Vàng. Anh chuyển đến đội trẻ của Inter Miami vào năm 2021. Năm 2022, anh giúp đội U-17 Inter Miami vô địch Generation Adidas Cup và giành được quyền lựa chọn tại MLS NEXT All-Star. Anh cũng ra mắt cho Inter Miami II vào năm 2022, ghi 5 bàn và có 1 kiến ​​tạo trong mùa giải đó ở MLS Next Pro. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Inter Miami theo bản hợp đồng 3 năm. Anh ra mắt chuyên nghiệp với Inter Miami khi vào sân thay người trong chiến thắng 2–0 trước CF Montréal tại Major League Soccer vào ngày 25 tháng 2 năm 2023. Năm 2023, Inter Miami giành được danh hiệu Leagues Cup 2023, trong đó có những đóng góp của Benjamin, với 1 bàn thắng và 2 kiến tạo. Sinh ra ở Hoa Kỳ, Cremaschi là người gốc Argentina và do đó đủ điều kiện để đại diện cho một trong hai quốc gia. Anh được gọi triệu tập lên đội tuyển U-19 Hoa Kỳ cho chiến dịch giành chức vô địch của họ tại Slovenia Nations Cup vào tháng 9 năm 2022. Anh được gọi lên một trại huấn luyện của đội tuyển U-20 Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2022 để chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023. Ngày 7 tháng 12 năm 2022, anh được triệu tập lên đội tuyển U-20 Argentina cho một trại huấn luyện để tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 Nam Mỹ 2023. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2023, Benjamin, cùng với người đồng đội Drake Callender được gọi lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ chuẩn bị cho các trận đấu trong tháng 9 năm 2023. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2023, anh có trận ra mắt quốc tế, khi vào sân thay người ở phút 71 trong trận giao hữu với Oman. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2023, Cremaschi được gọi lên Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hoa Kỳ chuẩn bị cho 2 trận giao hữu gặp México và Nhật Bản. "Tính đến 11 tháng 8 năm 2023"
Danh sách thảm họa quân sự Thảm họa quân sự là một bên thất bại trong trận chiến hoặc chiến tranh dẫn đến việc bên thua cuộc hoàn toàn thất bại trong việc đạt được mục tiêu ban đầu. Nó thường, nhưng không phải luôn luôn, liên quan đến thiệt hại về người rất lớn và không tương xứng. Các nguyên nhân rất đa dạng và bao gồm lỗi con người, công nghệ kém, vấn đề hậu cần, đánh giá thấp kẻ thù, đông hơn và kém may mắn. Danh sách được liệt kê này là những trận đánh mà nhiều nguồn liên quan đến chủ đề thảm họa quân sự đã coi sự kiện được đề cập là một thảm họa quân sự (hoặc một thuật ngữ tương đương).
Sergey Fyodorovich Rudskoy (chữ Kirin: Серге́й Фёдорович Рудско́й, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1960) là một tướng lĩnh Quân đội Liên bang Nga, Anh hùng Liên bang Nga. Ông hiện là Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, quân hàm Thượng tướng. Tướng Rudskoy sinh ngày 2 tháng 10 năm 1960 tại Nikolaev, vùng Nikolaev, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina, nay là Mykolaiv, tỉnh Mykolaiv, Ukraina Cha của ông là Anh hùng Liên Xô, thiếu tướng binh chủng tăng thiết giáp Fyodor Andreevich Rudskoy (1921-1982). Năm 1977, ông tốt nghiệp Trường Thiếu sinh quân Suvorov Minsk; năm 1981, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Chỉ huy Vũ khí Liên hợp Moskva. Ông tham gia cuộc chiến Chechnya, năm 1995, với quân hàm trung tá và là chỉ huy Trung đoàn súng trường cơ giới Cận vệ 255 Stalingrad-Korsun. Ngày 13 tháng 12 năm 2012, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga - Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Ngày 22 tháng 2 năm 2017, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Ông là Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí "Tư tưởng quân sự" của Nga. Ông bị Chính phủ Vương quốc Anh quy kết là tội phạm chiến tranh ở Syria vì hỗ trợ Chính quyền al-Assad và do đó bị Anh cấm vận từ năm 2022. Đến năm 2023, ông lại bị Liên minh châu Âu cấm vấn vì lý do Tổng cục Tác chiến do ông làm thủ trưởng là cơ quan chịu trách nhiệm chính về vạch kế hoạch tác chiến xâm lược Ukraina.
Reverend Henry Francis Cary (6 tháng 12 năm 1772 – 14 tháng 8 năm 1844) là một tác giả và dịch giả người Anh, được biết đến nhiều nhất với bản dịch thơ không vần tác phẩm "Thần khúc" của Dante. Henry Francis Cary sinh tại Gibraltar, ngày 6 tháng 12 năm 1772. Ông là con trai cả của Henrietta Brocas và William Cary. Henrietta là con gái của Theophilus Brocas, chức danh Dean của Killala và William. Vào thời điểm đó, ông là đội trưởng của Trung đoàn Bàn Chân "Regiment of Foot" đầu tiên. Ông nội của ông, Henry Cary là phó tế, và ông cố của ông, Mordecai Cary, là giám mục của giáo phận đó. Ông được đào tạo tại Trường Rugby và tại các trường Grammar của Sutton Coldfield và Birmingham, cũng như tại Christ Church, Oxford, nơi ông nhập học năm 1790 và theo học ngành văn học Pháp và Ý. Khi còn đi học, ông thường xuyên đóng góp cho "Tạp chí Gentleman's Magazine" và xuất bản một tập "Sonnets and Odes" . Ông từng nhận lệnh thánh và vào năm 1797 trở thành cha xứ của Abbots Bromley ở Staffordshire . Ông đã tại vị ở đây cho đến khi tạ thế. Năm 1800, ông cũng trở thành cha xứ của Kingsbury ở Warwickshire. Tại Christ Church, ông đã học văn học Pháp và Ý, khả năng thành thạo của ông được chứng tỏ trong các ghi chú của ông về bản dịch Dante của chính mình. Phiên bản của "Địa ngục (Inferno)" được xuất bản vào năm 1805 cùng với văn bản gốc. Cary chuyển đến London vào năm 1808, nơi ông trở thành độc giả tại nhà nguyện Berkeley Chapel và sau đó là giảng viên tại Chiswick và phụ trách viên nhà nguyện Savoy Chapel. Phiên bản của ông toàn văn tác phẩm "Thần khúc" bằng thơ không vần xuất hiện vào năm 1814. Cuốn sách được xuất bản với chi phí của chính ông, vì nhà xuất bản từ chối chấp nhận rủi ro do sự cố phát sinh đối với "Địa ngục Inferno" . Bản dịch đã gây chú ý tới Samuel Rogers bởi Thomas Moore. Rogers đã thực hiện một số bổ sung cho một bài viết về nó bởi Ugo Foscolo trên tờ "Edinburgh Review". Bài báo này, cùng với lời khen ngợi dành cho công trình của Coleridge trong một bài giảng tại Royal Institution, đã dẫn đến sự thừa nhận chung về giá trị của nó. "Dante" của Cary dần dần chiếm vị trí trong số các tác phẩm tiêu chuẩn, trải qua bốn lần xuất bản trong đời ông. Năm 1824, Cary xuất bản bản dịch "The Birds" của Aristophanes, và khoảng năm 1834, ông xuất bản bản dịch "Odes" của Pindar. Năm 1826, ông được bổ nhiệm làm trợ lý thủ thư tại Bảo tàng Anh, chức vụ mà ông đã giữ trong khoảng 11 năm. Ông từ chức vì việc bổ nhiệm người giữ sách in, lẽ ra đã phải thuộc về ông theo quy trình thăng tiến thông thường, người ta đã từ chối ông mặc dù khi đó nó đang bỏ trống. Năm 1841, khoản trợ cấp vương miện trị giá 200 bảng Anh một năm, có được nhờ nỗ lực của Samuel Rogers, đã được trao cho ông. "Cuộc đời của các nhà thơ Pháp thời kỳ đầu" của Cary và "Cuộc đời của các nhà thơ Anh" (từ Samuel Johnson cho đến Henry Kirke White), được dự định là phần tiếp theo của "Cuộc đời các nhà thơ" của Johnson, được xuất bản dưới dạng tuyển tập vào năm 1846. Ông tạ thế tại Charlotte St., St. George's, Bloomsbury, London vào năm 1844 và được chôn cất ở Poets' Corner, Tu viện Westminster. Một cuốn hồi ký đã được xuất bản bởi con trai ông, thẩm phán Henry Cary, vào năm 1847. Một người con trai khác, Francis Stephen Cary, trở thành giáo viên nghệ thuật nổi tiếng, kế nhiệm Henry Sass với tư cách là người đứng đầu học viện nghệ thuật của ông ở London.
Bacaris theo học ở Paris, Pháp và làm việc ở Buenos Aires, Argentina cho đến năm 1916. Sau đó, ông chuyển đến thủ đô Seville của Andalucia. Ông cũng từng đến Thụy Điển để tạo ra các bối cảnh và bức tượng cho vở opera "Carmen". Tương tự như vậy với phần đầu của "El amor brujo" () tại "Teatro Español" ở Madrid. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông đã chuyển chỗ ngụ cư, lần này là đến đảo Madeira của Bồ Đào Nha, rồi trở lại Gibraltar vào năm 1937. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông chuyển đến Tây Ban Nha, định cư ở Seville. Bacarisas đã trưng bày tác phẩm của mình ở nhiều thành phố của Tây Ban Nha cũng như ở nước ngoài. Ông được trao huy chương vàng và danh hiệu giáo sư danh dự bởi "Real Academia de Bellas Artes de Santa Isabel de Hungría" () và là thành viên của "Real Academia de Bellas Artes de San Fernando".
Sophie Hedevig của Đan Mạch Sophie Hedevig của Đan Mạch và Na Uy (28 tháng 8 năm 1677 – 13 tháng 3 năm 1735) là một Vương nữ Đan Mạch, con gái của Christian V của Đan Mạch và Charlotte Amalie xứ Hessen-Kassel. Sophie Hedevig đã sớm trở thành đối tượng của những cuộc hôn nhân triển vọng và đã được hứa hôn ba lần. Khi còn nhỏ, Sophie Hedevig được đính hôn với em họ là Johann Georg IV xứ Sachsen, một truyền thống về mặt chính trị giữa Đan Mạch và Sachsen. Năm 1689, cuộc hôn nhân của hai người sẽ được tiến hành vào hai năm sau đó. Tuy nhiên, khi Johann Georg IV kế vị cha mình trở thành Tuyển hầu tước xứ Sachsen vào năm 1691 thì đã hủy bỏ hôn ước với Sophie Hedevig. Vào năm 1692, và sau đó là từ năm 1694 đến năm 1697, một cuộc hôn nhân với Joseph của Áo (tương lai là Hoàng đế của Thánh chế La Mã) đã được đề xuất. Tuy nhiên, Sophie Hedevig từ chối cải sang Công giáo bất chấp áp lực từ cha. Từ năm 1697 đến năm 1699, Đan Mạch mong muốn một liên minh với Thụy Điển, liên minh này sẽ được hiện thực hóa bằng một đám cưới kép của Sophie Hedevig với Karl XII của Thụy Điển, và em trai là Carl với chị gái của Karl XII là Hedvig Sofia (sau khi Hedvig Sofia kết hôn vào năm 1698, em gái của Hegvid Sophia là Ulrika Eleonora trở thành lựa chọn thay thế). Tuy nhiên, mặc dù phần nào tiếp nhận ý tưởng về một liên minh với Đan Mạch, Karl XII thực tế không muốn kết hôn, và liên minh Đan Mạch-Thụy Điển rất không được chấp thuận ở Thụy Điển. Sophie Hedevig do đó vẫn duy trì tình trạng độc thân, mặc dù có tin đồn rằng vương nữ đã bí mật kết hôn với một cận thần quý tộc là Carl Adolph von Plessen (1678-1758). Năm 1699, cha của Sophie Hedevig qua đời và được kế vị bởi anh trai với tên hiệu là Frederik IV. Theo thông lệ, Sophie Hedevig sống với mẹ cho đến khi mẹ vương nữ qua đời vào năm 1714, và sau đó Sophie Hedevig sống tại triều đình của anh trai Frederik IV. Trong số những thị nữ của Sophie Hedevig có Elisabeth Helene von Vieregg, là tình nhân của Frederik IV từ năm 1701 và vào năm 1703 thì trở thảnh vợ lẽ của Frederik IV. Khi Thái hậu Charlotte Amalie qua đời vào năm 1714, Sophie Hedevig được thừa kế các điền trang của Gjorslev và Erikstrup và Vương nữ đã trao cho Frederik IV để đổi lấy các điền trang của Dronninglund, Dronninggård và Tu viện Børglum ("Børglumkloster"). Sophie Hedevig có mối quan hệ tốt với anh trai Frederik IV cho đến năm 1721, khi vương nữ rời triều đình cùng với em trai Carl để phản đối cuộc hôn nhân của Frederik IV với Nữ Bá tước Anne Sophie Reventlow. Hai chị em dựng nên một triều đình riêng của tại Vemmetofte, một trang viên mà Carl được thừa kế từ mẹ của hai chị em. Họ có một triều đình gồm 70 cận thần quý tộc, đứng đầu là Carl Adolph von Plessen, bạn của Carl, và thậm chí có thể là người chồng bí mật của chính Sophie Hedevig. Hai chị em chỉ làm hòa với Quốc vương vài năm sau đó. Sophie Hedevig, cùng với Carl và Carl Adolph, đã thành lập các trường học dành cho người dân trên các vùng lãnh địa của mình, vì Sophie Hedevig tin rằng trường học là cần thiết để đưa ra các chỉ dẫn tôn giáo. Khi Carl qua đời vào năm 1729, Sophie Hedevig là người thừa kế được ưu ái em trai. Vương nữ được thừa kế những vùng lãnh địa tương đối rộng lớn: Vemmetofte, Højstrup và Charlottenborg. Tuy nhiên, Vương nữ cũng phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Carl và Sophie Hedevig đã chi trả bằng thu nhập từ Cung điện Sorgenfri, Dronninggård và Frederiksdal mà Vương nữ được cháu trai Christian VI ban cho khi Christian VI kế vị Frederik IV vào năm 1730. Vương nữ Sophie Hedevig là một họa sĩ vẽ chân dung tài năng và có niềm đam mê đến âm nhạc, đồ thủ công mỹ nghệ như đồ trang trí bằng ngà voi và thêu thùa. Vương nữ cũng thu thập sách thánh vịnh và các ấn phẩm khác nhau. Nhiều tác phẩm của Vương nữ được lưu giữ trong Bộ sưu tập Vương thất Đan Mạch tại Lâu đài Rosenborg. Năm 1735, Tu viện Vemmetofte ("Vemmetofte Kloster"), một nơi dành cho những phụ nữ quý tộc chưa lập gia đình được thành lập theo chỉ dẫn trong di chúc của Sophie Hedevig. Vương nữ qua đời ở tuổi 57 tại Charlottenborg.
Chiếc khiên đặc trưng của Lyon bao gồm một cánh đồng gule (màu đỏ), trong đó có con sư tử xuất hiện một cách hung hãn (có hình dạng và dáng đứng) và bằng bạc (màu trắng). Quốc huy này được bổ sung từ Chief (huy hiệu), bộ phận chiếm phần ba phía trên. Đây là "Đứng đầu nước Pháp", được trao cho tất cả các "Bonnes Villes", thể hiện huy hiệu của các vương triều trước đây của họ: màu xanh lam với ba bông hoa vàng (nền màu xanh lam được trang trí bằng ba bông hoa loa kèn màu vàng). Vào thế kỷ thứ 13, các thương hội bắt tay vào một cuộc nổi dậy chống lại quyền thế của Tổng giám mục-Bá tước Lyon. Những người này đã sử dụng các lá cờ riêng biệt với một con sư tử để tượng trưng cho sức mạnh của mình, khiến cho vua Philip V của Pháp buộc phải can thiệp vào cuộc xung đột năm 1320. Do sự can thiệp của nhà vua, thành phố phải phụ thuộc một cách trực tiếp vào Vương quốc Pháp, được đưa vào danh sách "Bonnes Villes" và nhận được huy hiệu khiên chắn (và cờ). Năm 1376, Vua Charles V đã đơn giản hóa huy hiệu, giảm xuống còn ba con số vô định của "fleurs de lys" mà cho đến nay vẫn bao trùm toàn bộ không gian của các kho vũ khí hoàng gia và huy hiệu chief của "Bonnes Villes".
Terbi(III) oxide, còn được gọi là terbi sesquioxide, là một oxide hóa trị ba của kim loại đất hiếm terbi, có công thức hóa học Tb2O3. Nó là một chất bán dẫn loại p, dẫn proton, tính bán dẫn được cải thiện khi pha tạp với calci. Nó có thể được điều chế bằng cách khử Tb4O7 trong hydro ở 1300 °C trong 24 giờ. Nó là một oxide kiềm, dễ tan trong acid loãng, tạo ra muối terbi gần như không màu. Tb2O3 + 6 H+ → 2 Tb3+ + 3 H2O Hợp chất thuộc cấu trúc tinh thể lập phương và hằng số mạng là "a" = 1057 pm.
Erbi(III) nitrat là một hợp chất vô cơ của erbi và acid nitric có công thức hóa học Er(NO3)3. Hợp chất tạo thành tinh thể màu hồng, dễ tan trong nước, cũng tạo thành tinh thể ngậm nước. Một cách đơn giản để điều chế erbi(III) nitrat là hòa tan erbi kim loại trong acid nitric: Một cách khác là phản ứng của nitơ dioxide với erbi kim loại: Tính chất vật lý. Erbi(III) nitrat tạo thành tinh thể màu hồng, có tính hút ẩm. Nó tạo thành tinh thể Er(NO3)3·5H2O hoặc Er(NO3)3·6H2O. Pentahydrat có cấu trúc giống Y(NO3)3·5H2O, các hằng số mạng tinh thể a = 0,6603 nm, b = 0,9516 nm, c = 1,052 nm, α = 63,65°, β = 84,6°, γ = 76,07°. Cả erbi(III) nitrat khan và ngậm nước đều bị phân hủy khi đun nóng. Hợp chất tan trong nước và EtOH. Tính chất hóa học. Erbi(III) nitrat ngậm nước bị phân hủy nhiệt để tạo thành ErONO3 và sau đó thành erbi(III) oxide. Nó được sử dụng để điều chế erbi kim loại và trong thuốc thử hóa học.
Neodymi(III) hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Nd(OH)3. Chất rắn màu trắng hồng đến tím này không tan trong nước. Nếu lượng Nd(NO3)3 là 40 g/L thì lượng amoni hydroxide cần dùng là 0,50 mol/L. Amoni hydroxide được trộn vào dung dịch Nd(NO3)3 với tốc độ 1,5 mL/phút với polyethylen glycol được sử dụng để kiểm soát pH. Quy trình sẽ tạo ra bột neodymium(III) hydroxide có kích thước hạt ≤ 1 μm. Tính chất vật lý. Neodymi(III) hydroxide có thể tạo thành kết tủa màu hồng đến tím hoặc trắng, không tan trong nước. Cấu trúc của Nd(OH)3 giống UCl3, thuộc hệ tinh thể lục phương, nhóm không gian "P"63"/m", các hằng số mạng tinh thể a = 0,6418 nm, c = 0,3743 nm, α = 90°, γ = 120°. Tính chất hóa học. Neodymium(III) hydroxide có thể phản ứng với acid, tạo ra muối neodymi(III): Nd(OH)3 + 3 H + → Nd3+ + 3 H2O Ví dụ, để tạo ra neodymi(III) acetat:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Croatia (tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Hrvatska / Социјалистичка Република Хрватска), thường viết tắt là SR Croatia hoặc chỉ gọi là Croatia, là một nước cộng hoà cấu thành của Nam Tư. Theo hiến pháp, Croatia hiện đại là sự tiếp nối trực tiếp của cộng hoà. Cùng với năm nước cộng hòa Nam Tư khác, CHXHCN Croatia được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một cộng hòa xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh. Nhà nước có bốn tên chính thức đầy đủ trong suốt 48 năm tồn tại. Theo lãnh thổ và dân số, đây là nước cộng hòa lớn thứ hai tại Nam Tư, sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia. Vào năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được Liên đoàn Những người cộng sản thiết lập – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Chính phủ mới được bầu của Franjo Tuđman chuyển nước cộng hòa thành quốc gia độc lập, chính thức ly khai khỏi Nam Tư vào năm 1991 và do đó góp phần giải thể liên bang. Croatia trở thành một phần của liên bang Nam Tư vào năm 1943 sau Phiên họp thứ hai của AVNOJ và thông qua các nghị quyết của ZAVNOH, cơ quan thảo luận thời chiến của Croatia. Nước cộng hoà được chính thức thành lập với tên gọi "Nhà nước Liên bang Croatia" () vào ngày 9 tháng 5 năm 1944, tại phiên họp thứ 3 của ZAVNOH. Nam Tư khi đó được gọi là Liên bang Dân chủ Nam Tư ("Demokratska Federativna Jugoslavija", DFJ), đây không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa theo hiến pháp, hay thậm chí là một nước cộng hòa trước khi chiến tranh kết thúc, khi những vấn đề này được giải quyết. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Liên bang Dân chủ Nam Tư trở thành Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư ("Federativna Narodna Republika Jugoslavija", FNRJ), một nước cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước Liên bang Croatia trở thành "Cộng hòa Nhân dân Croatia" ("Narodna Republika Hrvatska", "NR Hrvatska"). Vào ngày 7 tháng 4 năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư (FPRY) được đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY). Nam Tư (và do đó là Croatia) dần dần từ bỏ chủ nghĩa Stalin sau chia rẽ Tito–Stalin vào năm 1948. Năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Croatia cũng theo đó trở thành "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia". Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Hiến pháp mới được thông qua, theo đó Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được đổi tên thành Cộng hòa Croatia. Theo hiến pháp này, Croatia trở nên độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991. Trong những năm đầu tiên của thế chiến, Quân Du kích Nam Tư tại Croatia không được nhiều người Croat ủng hộ, ngoại trừ người Croat trong vùng Dalmatia của Croatia. Phần lớn quân du kích trên lãnh thổ Croatia là người Serb Croatia. Tuy nhiên, vào năm 1943, người Croat bắt đầu tham gia quân du kích với số lượng lớn hơn. Năm 1943, số lượng quân du kích người Croat tại Croatia tăng lên, vì vậy vào năm 1944, họ chiếm 61% số quân du kích trên lãnh thổ của Nhà nước Độc lập Croatia, trong khi người Serb chiếm 28%; tất cả các dân tộc khác chiếm 11% còn lại. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1943 tại Otočac, Lika, quân du kích Croatia đã thành lập ZAVNOH (Hội đồng Chống phát xít Quốc gia Giải phóng Nhân dân Croatia), một cơ quan lập pháp của nước cộng hòa Croatia trong tương lai của Nam Tư. Tổng thống đầu tiên của họ là Vladimir Nazor. Quân du kích Croatia có quyền tự chủ cùng với các quân du kích Slovenia và Macedonia. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 3 năm 1945, họ được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Tối cao Quân đội Nam Tư, do đó mất quyền tự chủ. Do các chiến thắng của quân du kích và lãnh thổ do họ nắm giữ tăng lên, AVNOJ quyết định tổ chức phiên họp thứ hai tại Jajce vào cuối tháng 11 năm 1943. Tại phiên họp đó, ban lãnh đạo cộng sản Nam Tư quyết định tái lập Nam Tư thành một quốc gia liên bang. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Hội đồng Lập hiến Nam Tư tổ chức một phiên họp quyết định rằng Croatia sẽ được gia nhập cùng với năm nước cộng hòa khác tạo thành Nam Tư: Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Serbia và Macedonia. Không lâu sau, Đảng Cộng sản bắt đầu truy tố những người phản đối hệ thống độc đảng cộng sản. Vào ngày 30 tháng 1 năm 1946, Hội đồng Lập hiến phê chuẩn Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư. Croatia là nước cộng hòa cuối cùng có hiến pháp riêng, phần lớn giống với hiến pháp liên bang và các nước cộng hòa khác. Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Croatia được Nghị viện Lập hiến của Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua vào ngày 18 tháng 1 năm 1947. Trong hiến pháp của họ, tất cả các nước cộng hòa đều bị tước quyền giành độc lập. Các cộng hòa chỉ có quyền tự trị danh nghĩa; ban đầu, Nam Tư cộng sản là một quốc gia tập trung cao độ, dựa trên mô hình Xô viết. Các quan chức của Đảng Cộng sản đồng thời là các quan chức nhà nước, trong khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan cao nhất của đảng; tuy nhiên, các quyết định chính được đưa ra bởi Bộ Chính trị. Chính phủ của các nước cộng hòa chỉ là một bộ phận của cơ chế thi hành các quyết định của Bộ Chính trị. Tại Nam Tư thời hậu chiến, những người cộng sản tranh giành quyền lực với phe đối lập ủng hộ Quốc vương Petra. Milan Grol là thủ lĩnh của phe đối lập; ông phản đối ý tưởng về một nhà nước liên bang, từ chối quyền có các nước cộng hòa của người Montenegro và người Macedonia, đồng thời cho rằng một thỏa thuận giữa Tito và Ivan Šubašić đảm bảo rằng phe đối lập cần phải có một nửa số ghế các bộ trưởng trong chính phủ mới. Đảng Nông dân Croatia (HSS) là một phần của phe đối lập, đã chia thành ba nhánh: một nhánh ủng hộ "Ustaše", nhánh còn lại ủng hộ những người cộng sản và nhánh thứ ba ủng hộ Vladko Maček. Tuy nhiên, những người cộng sản chiếm đa số trong quốc hội và kiểm soát quân đội, khiến phe đối lập không có bất kỳ quyền lực thực sự nào. Šubašić có những người ủng hộ riêng mình trong HSS và ông cố gắng đoàn kết đảng một lần nữa, tin rằng, một khi đoàn kết thì đó sẽ là một nhân tố chính trị lớn của đất nước. Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, một đảng tách ra khỏi HSS, muốn gia nhập Mặt trận Nhân dân, một tổ chức siêu chính trị do Đảng Cộng sản Nam Tư kiểm soát. Šubašić biết rằng điều này sẽ đặt HSS dưới quyền kiểm soát của những người cộng sản và kết thúc các cuộc đàm phán về việc thống nhất. Trong chiến dịch bầu cử, các đảng đối lập muốn hợp nhất với Đảng Cấp tiến Serbia và các đảng khác; tuy nhiên, các hoạt động của cộng sản, sử dụng nhiều mưu kế khác nhau, đã phá hỏng kế hoạch của họ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1945, Grol từ chức và cáo buộc những người cộng sản phá vỡ thỏa thuận Tito–Šubašić. Bản thân Šubašić cũng sớm bị buộc phải từ chức vào cuối tháng 10 vì ông cũng đã tách mình ra khỏi Tito. Chẳng mấy chốc, những người cộng sản thắng cử. Họ giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội, điều này cho phép họ tạo ra hình thức Nam Tư của riêng mình. Chính phủ và chính trị. Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua Hiến pháp đầu tiên của mình vào năm 1947. Năm 1953, "Luật Hiến pháp về các vấn đề cơ bản của tổ chức chính trị và xã hội và về các cơ quan thẩm quyền của nước Cộng hòa" sau đó trên thực tế là một hiến pháp hoàn toàn mới. Hiến pháp thứ hai (về mặt kỹ thuật là thứ ba) được thông qua vào năm 1963; họ đổi tên Cộng hòa Nhân dân Croatia (NRH) thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia (SRH). Những sửa đổi lớn về hiến pháp được thông qua vào năm 1971, và vào năm 1974, Hiến pháp mới của CHXHCN Croatia được ban hành, trong đó nhấn mạnh tình trạng quốc gia của Croatia với tư cách là một nước cộng hòa cấu thành của Nam Tư. Tất cả các hiến pháp và sửa đổi được thông qua bởi Nghị viện Croatia (). Sau cuộc bầu cử nghị viện đa đảng đầu tiên được tổ chức vào tháng 4 năm 1990, Nghị viện thực hiện nhiều sửa đổi hiến pháp và bỏ tên hiệu "xã hội chủ nghĩa" khỏi tên chính thức, vì vậy "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Croatia" rút gọn thành "Cộng hòa Croatia" (RH). Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Nghị viện bác bỏ hệ thống độc đảng cộng sản và áp dụng chế độ dân chủ tự do thông qua Hiến pháp Croatia. Theo Hiến pháp này, nền độc lập sẽ được tuyên bố vào ngày 25 tháng 6 năm 1991 (sau Trưng cầu dân ý về độc lập của Croatia được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 năm 1991). Theo Điều 1.2 của Hiến pháp Croatia năm 1974, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được định nghĩa là "nhà nước dân tộc của người Croatia, nhà nước của người Serbia tại Croatia và nhà nước của các dân tộc khác sinh sống tại đây". Nhà lãnh đạo nhà nước đầu tiên sau chiến tranh của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Croatia là Vladimir Nazor (thực ra là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nghị viện Cộng hòa Nhân dân Croatia), trong chiến tranh, ông là Chủ tịch của Hội đồng Chống phát xít Nhà nước Giải phóng Nhân dân Croatia (ZAVNOH), trong khi người đứng đầu chính phủ đầu tiên là Vladimir Bakarić. Mặc dù những người cộng sản thúc đẩy chủ nghĩa liên bang, nhưng Nam Tư sau chiến tranh vẫn được tập trung hóa nghiêm ngặt. Cơ quan chính yếu là Bộ chính trị Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Croatia (từ năm 1952 là Liên đoàn Những người cộng sản Croatia) gồm khoảng mười người. Các thành viên của họ được chỉ định vào một số lĩnh vực nhất định: một người kiểm soát lực lượng vũ trang, người kia kiểm soát sự phát triển của nhà nước, người thứ ba kiểm soát nền kinh tế, , hệ thống chính phủ là dân chủ đại diện: người dân sẽ bầu ra các ủy viên hội đồng và thành viên của nghị viện. Tuy nhiên, quyền lực thực sự nằm trong tay các cơ quan hành pháp. Các cơ quan đại diện (Nghị viện và các hội đồng khác nhau ở cấp địa phương và huyện) chỉ phục vụ tính hợp pháp cho các quyết định của họ. Đảng cai trị CHXHCN Croatia là chi nhánh của Đảng Cộng sản Nam Tư gọi là Đảng Cộng sản Croatia (KPH). Mặc dù đảng mang tên Croatia, nhưng thành viên của nó chỉ có 57% là người Croatia, cùng với 43% là người Serb. Phần lớn các thành viên là nông dân và phần lớn được giáo dục không hoàn chỉnh. Ngay sau khi giành được quyền lực, những người Cộng sản bắt đầu bức hại các cựu quan chức của Nhà nước Độc lập Croatia để khiến họ phải thỏa hiệp. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1946, Tòa án Tối cao của CHXHCN Croatia kết án một số quan chức hàng đầu của NDH, bao gồm Slavko Kvaternik, Vladimir Košak, Miroslav Navratil, Ivan Perčević, Mehmed Alajbegović, Osman Kulenović và những người khác. Những người cộng sản cũng có một số phiên tòa lớn nhỏ nhằm đối phó với chế độ phát xít NDH. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo địa phương của các đảng dân sự thường "biến mất" mà không có bất kỳ nhân chứng nào. Những người cộng sản không chỉ thanh trừng các quan chức đang làm việc cho NDH mà cả những người ủng hộ Đảng Nông dân Croatia và Giáo hội Công giáo. Đảng dân sự lớn duy nhất ở Croatia là Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, chỉ hoạt động vài năm sau cuộc bầu cử, nhưng với tư cách là một vệ tinh của Đảng Cộng sản. Cuộc đụng độ với các lực lượng dân sự chống cộng sản đã kích thích tính tập trung và chủ nghĩa độc tài của Đảng Cộng sản. Khi lên nắm quyền, Tito biết rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Nam Tư là chủ nghĩa dân tộc. Do đó, những người cộng sản sẽ đè bẹp ngay cả một hình thức chủ nghĩa dân tộc nhỏ nhất bằng cách đàn áp. Những người cộng sản nỗ lực hết sức nhằm đè bẹp chủ nghĩa dân tộc tại Bosnia và Herzegovina và Croatia, đồng thời cố gắng dập tắt sự thù hận giữa người Croatia, người Serb và người Hồi giáo, nhưng ngay cả như vậy, những người ủng hộ lớn nhất của họ trong quá trình này là người Serb địa phương. Không lâu sau, người Serb chiếm đa số trong ban lãnh đạo đảng và nhà nước Croatia và Bosnia. Sau khi Tito mất. Năm 1980, Josip Broz Tito qua đời. Những khó khăn về chính trị và kinh tế bắt đầu gia tăng và chính phủ liên bang bắt đầu sụp đổ. Chính phủ liên bang nhận ra rằng họ không thể trả lãi cho các khoản vay của mình và bắt đầu đàm phán với IMF kéo dài trong nhiều năm. Các cuộc luận chiến công khai tại Croatia liên quan đến nhu cầu giúp đỡ các vùng nghèo và kém phát triển trở nên thường xuyên hơn, vì Croatia và Slovenia đóng góp khoảng 60% số tiền đó. Cuộc khủng hoảng nợ, cùng với lạm phát tăng vọt, buộc chính phủ liên bang phải đưa ra các biện pháp như luật ngoại tệ đối với thu nhập của các hãng xuất khẩu. Ante Marković, một người Croat từ Bosnia vào thời điểm đó là người đứng đầu chính phủ Croatia, nói rằng Croatia sẽ mất khoảng 800 triệu đô la vì luật đó. Marković trở thành người đứng đầu chính phủ cuối cùng của Nam Tư vào năm 1989 và dành hai năm để thực hiện nhiều cải cách kinh tế và chính trị. Những nỗ lực của chính phủ của ông ban đầu đã thành công, nhưng cuối cùng chúng thất bại do bất ổn chính trị nan y của Nam Tư. Căng thẳng sắc tộc ngày càng gia tăng và sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng tại Kosovo, Bản ghi nhớ của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia chủ nghĩa dân tộc, sự nổi lên của Slobodan Milošević với tư cách là nhà lãnh đạo của Serbia, và mọi thứ khác sau đó đã gây ra một phản ứng rất tiêu cực. Rạn nứt kéo dài 50 năm bắt đầu nổi lên, và người Croatia ngày càng bắt đầu thể hiện tình cảm dân tộc của mình và bày tỏ sự phản đối đối với chế độ Beograd. Vào ngày 17 tháng 10 năm 1989, nhóm nhạc rock "Prljavo kazalište" đã tổ chức một buổi hòa nhạc lớn trước gần 250.000 người tại quảng trường trung tâm thành phố Zagreb. Do hoàn cảnh chính trị đang thay đổi, bài hát của họ "Mojoj majci" ("Gửi mẹ tôi"), trong đó nhạc sĩ ca ngợi người mẹ trong bài hát là "bông hồng cuối cùng của Croatia", đã được lòng những người hâm mộ vì lòng yêu nước được bày tỏ. Vào ngày 26 tháng 10, Nghị viện tuyên bố Ngày Các Thánh (1 tháng 11) là một ngày nghỉ lễ. Vào tháng 1 năm 1990, trong Đại hội lần thứ 14 của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư, phái đoàn của Serbia do Milošević dẫn đầu đã nhất quyết thay thế chính sách hiến pháp năm 1974 trao quyền cho các nước cộng hòa bằng chính sách "một người, một phiếu bầu", điều này sẽ có lợi cho người Serb chiếm đa số. Điều này khiến phái đoàn Slovenia khởi đầu và sau đó là Croatia (lần lượt do Milan Kučan và Ivica Račan dẫn đầu) rời Đại hội để phản đối và đánh dấu đỉnh điểm sự rạn nứt của đảng cầm quyền. Dân tộc Serb chiếm 12% dân số Croatia, bác bỏ quan điểm tách khỏi Nam Tư. Các chính trị gia người Serb lo sợ mất ảnh hưởng mà họ có trước đây thông qua tư cách thành viên của Liên đoàn Những người cộng sản ở Croatia (mà một số người Croatia tuyên bố là họ có đại diện không tương xứng). Những ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai được gợi lên bởi những lời hùng biện đến từ chính quyền Beograd. Khi Milošević và nhóm của ông thúc đẩy làn sóng chủ nghĩa dân tộc Serbia trên khắp Nam Tư, nói về các trận chiến vì quốc gia Serb, nhà lãnh đạo mới nổi của Croatia Franjo Tuđman đã đáp lại bằng cách nói về việc biến Croatia thành một quốc gia dân tộc. Sự sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng cho phép tuyên truyền được lan truyền nhanh chóng và châm ngòi cho chủ nghĩa hiếu chiến và chứng sợ hãi, tạo ra bầu không khí chiến tranh. Vào tháng 2 năm 1990, CHXHCN Croatia đã thay đổi hệ thống hiến pháp của mình sang hệ thống đa đảng. Vào tháng 3 năm 1991, Quân đội Nhân dân Nam Tư đã gặp Tổng thống Nam Tư (một hội đồng tám thành viên bao gồm đại diện từ sáu nước cộng hòa và hai tỉnh tự trị) trong một nỗ lực để khiến họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, sẽ cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước. Các đại biểu Serbia và do người Serb thống trị (Montenegro, Vojvodina và Kosovo) đồng ý với quân đội, đã bỏ phiếu thuận cho đề xuất này, nhưng khi đại biểu của Croatia, Slovenia, Macedonia và Bosnia bỏ phiếu chống, âm mưu đã thất bại. Chuyển đổi sang độc lập. Cuộc bầu cử nghị viện Croatia năm 1990 được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 và ngày 6 tháng 5 năm 1990. Sau cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên, việc thành lập một nước cộng hòa cấu thành dựa trên các thể chế dân chủ đã diễn ra. Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên, vào tháng 7 năm 1990, tiền tố "xã hội chủ nghĩa" đã bị loại bỏ và sau đó Croatia được đặt tên là Cộng hòa Croatia. Franjo Tuđman được bầu làm tổng thống và chính phủ của ông bắt tay vào con đường hướng tới độc lập của Croatia. Mô hình và lý thuyết kinh tế. Nền kinh tế của CHLBXHCN Nam Tư và do đó của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia ban đầu chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Vì Đảng Cộng sản Nam Tư là thành viên của Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản Nam Tư nghĩ rằng con đường Liên Xô đi tới chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để tạo nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của CHLBXHCN Nam Tư, các đảng viên cộng sản đã đàn áp những người chỉ trích Liên Xô và nuôi dưỡng thiện cảm với nước này. Những người cộng sản Nam Tư thường cho rằng sở hữu nhà nước và chủ nghĩa tập trung là cách duy nhất để tránh đổ vỡ kinh tế, và nếu không có sở hữu nhà nước và kiểm soát hành chính thì không thể tích lũy các nguồn lực lớn về vật chất và con người để phát triển kinh tế. Vì mọi quốc gia chưa phát triển đều cần nguồn tài nguyên khổng lồ để bắt đầu phát triển, và Nam Tư nằm trong số đó, nên những người cộng sản nghĩ rằng đây là cách duy nhất để cứu nền kinh tế của Nam Tư. Ngoài ra, hệ tư tưởng của họ bao gồm việc loại bỏ khu vực tư nhân, vì họ cho rằng một hệ thống kinh tế như vậy là điều bị đào thải trong lịch sử. Kinh tế thời chiến. Quá trình quốc hữu hóa đầu tiên bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 1944, khi các đảng viên Nam Tư tước đoạt tài sản của kẻ thù. Nạn nhân đầu tiên của vụ tịch thu là những người chiếm đóng và tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, không lâu sau, tài sản của 199.541 người dân tộc Đức, tức toàn bộ người Đức thiểu số, bao gồm 68.781 ha đất, cũng bị tịch thu. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, nhà nước kiểm soát 55% công nghiệp, 70% khai thác mỏ, 90% luyện kim màu và 100% ngành công nghiệp dầu mỏ. Đổi mới nền kinh tế. Trong CHXHCN Croatia, thiệt hại và tổn thất vật chất trong thế chiến ở mức cao. Trong chiến tranh, CHXHCN Croatia mất 298.000 người, chiếm 7,8% tổng dân số. Do chiến tranh du kích kéo dài 4 năm, các vụ đánh bom, khai thác quá mức nguyên liệu thô và tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phá hủy các con đường và cơ sở công nghiệp, nên nhà nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kinh tế. Giai cấp nông dân cung cấp cho tất cả các bên xung đột trong cuộc chiến đã bị tàn phá và thiệt hại về người cũng ở mức cao. Thiệt hại về công nghiệp tại Nam Tư là tồi tệ nhất trên toàn châu Âu, trong đó CHXHCN Croatia nằm trong số các nước cộng hòa bị thiệt hại nặng nề nhất của Nam Tư, cùng với Bosna và Herzegovina và Montenegro. Nhà cầm quyền cộng sản cần phải làm gì đó để ngăn chặn nạn đói, tình trạng mất trật tự và hỗn loạn. Nam Tư thiếu lao động có trình độ, vì vậy sự đổi mới của nền kinh tế chủ yếu dựa vào công việc tình nguyện quần chúng. Việc tuyển dụng cho các công việc tình nguyện được tiến hành bằng tuyên truyền về một tương lai cộng sản tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong các thành viên du kích và thanh niên Nam Tư. Một bộ phận khác của những người lao động này là những người sợ bị ngược đãi, chủ yếu là những người phản đối chế độ cộng sản và những người cộng tác với Đức Quốc xã. Họ tham gia lao động tình nguyện để thoát khỏi sự ngược đãi. Bộ phận thứ ba của lực lượng lao động bao gồm các tù nhân chiến tranh, họ là những người làm các công việc nặng nhọc nhất. Việc phân phối thực phẩm và vật liệu cần thiết cho ngành công nghiệp phụ thuộc vào tốc độ làm mới nhanh chóng những con đường bị hư hỏng. Tuyến đường sắt Zagreb-Belgrade được tái thiết cả ngày lẫn đêm, vì vậy chuyến tàu đầu tiên đi trên tuyến đường sắt này thời hậu chiến đã hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 1945. Các bãi mìn cũng được rà phá. Mặc dù quan hệ giữa các nước phương Tây và Nam Tư rất căng thẳng, nhưng sự trợ giúp đáng kể cho người dân Nam Tư đã đến từ UNRRA, một cơ quan viện trợ của Mỹ được thành lập trong vai trò một chi nhánh của Liên Hợp Quốc. Họ phân phát thực phẩm, quần áo và giày dép giúp những người cộng sản tránh khỏi nạn đói. Từ năm 1945 đến 1946, UNRRA đã triển khai 2,5 triệu tấn hàng hóa, chủ yếu là thực phẩm, trị giá 415 triệu USD. Số tiền này tương đương hai lần nhập khẩu của Vương quốc Nam Tư vào năm 1938, hay 135% doanh thu thuế của nước này. Người ta thường cho rằng UNRRA đã cung cấp thức ăn và quần áo cho khoảng 5 triệu người. Cải cách nông nghiệp. Đồng thời với việc đàn áp các kẻ thù chính trị, chính quyền cộng sản đã tiến hành Cải cách ruộng đất, một cuộc cải cách được thực hiện vào ngày 23 tháng 8 năm 1945. Quá trình này bao gồm việc tước quyền sở hữu của những công dân và nông dân giàu có. Cải cách ruộng đất làm thay đổi quan hệ sở hữu tài sản nông nghiệp. Đất trên 35 acre được lấy từ chủ sở hữu. Gần một nửa số đất bị lấy được chuyển thành đất nông nghiệp (tài sản nhà nước), trong khi nửa còn lại được trao cho nông dân nghèo. Cuộc cải cách này cũng bao gồm việc di cư đến CHXHCN Croatia, nơi người dân từ những khu vực lạc hậu chuyển đến những khu vực mà người dân tộc Đức đã bị trục xuất. Ở CHXHCN Croatia, quá trình thuộc địa hóa diễn ra ở Slavonia, trong khi những người di cư là nông dân nghèo, chủ yếu là người Serb tại Croatia và người Serb tại Bosnia. Việc tịch thu tài sản cũng được tiến hành; những người buôn bán trong chiến tranh được tuyên bố là những kẻ trục lợi trong chiến tranh và bằng cách này, nhà nước đã giành được các nhà máy, ngân hàng và cửa hàng lớn. Những người cộng sản cũng giới thiệu một phương thức phân phối nông sản mới. Để cung cấp cho những người sống ở các thị trấn và thành phố, họ đã giới thiệu chế độ mua lại những sản phẩm đó. Chính sách phân phối dựa trên ý tưởng rằng bộ phận lao động của xã hội nên có lợi thế về số lượng và sự đa dạng hàng hóa so với bộ phận không lao động, ký sinh. Điều này dẫn đến sự phát triển của thị trường chợ đen và đầu cơ. Bước kế tiếp trong việc thực hiện cải cách ruộng đất là quốc hữu hóa các tài sản lớn của thành phần dân cư tư sản. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1948, khi các cửa hàng nhỏ và phần lớn ngành thủ công được quốc hữu hóa, khu vực tư nhân tại CHXHCN Croatia đã bị thanh lý đến cùng; trong số 5.395 cửa hàng tư nhân, chỉ có 5 cửa hàng còn hoạt động. Quyết định này là một con dao hai lưỡi: trong khi bộ phận người nghèo trong xã hội hài lòng với nó, thì phần lớn dân chúng lại phản kháng và sẵn sàng nổi dậy. Giống như tại Liên Xô, nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, trong khi thương mại tự do bị cấm để ủng hộ kế hoạch hóa tập trung. Do đó, nhà nước bắt đầu phân phối hợp lý các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, được phân phối cho người dân, trong khi người tiêu dùng nhận được một số lượng tem phiếu nhất định mỗi tháng để mua một lượng hàng hóa nhất định, bao gồm thực phẩm, quần áo và giày dép. Vào mùa xuân năm 1949, nhà nước áp dụng các loại thuế cao đối với nền kinh tế tư nhân của nông dân khiến nông dân không có khả năng chi trả. Điều này buộc họ phải tham gia vào các liên đoàn lao động nông dân, được thành lập dựa trên các kolhoz của Liên Xô. Theo cách này, nhà nước đã tiến hành tập thể hóa cưỡng bức các làng xã. Quá trình tập thể hóa này sớm làm thất vọng những nông dân nghèo, những người được cấp đất miễn phí trong quá trình tước đoạt từ những nông dân giàu có. Mặc dù những người cộng sản nghĩ rằng tập thể hóa sẽ giải quyết vấn đề lương thực, nhưng ngược lại, tập thể hóa đã tạo ra cái gọi là "Khủng hoảng bánh mì" vào năm 1949. Quá trình tước đoạt ở Nam Tư kéo dài từ giữa năm 1945 đến cuối năm 1949. Đây là quá trình tước đoạt nhanh nhất, thậm chí khi so với các quốc gia cộng sản Đông Âu. Đối với quá trình này, nhà nước cần một số lượng lớn quan chức là đảng viên Đảng Cộng sản, nhận lệnh từ Bộ Chính trị, do đó khiến nước cộng hòa Nam Tư không có bất kỳ quyền lực nào trong nền kinh tế. Nền kinh tế của một nước cộng hòa phụ thuộc vào các quyết định của Bộ Chính trị ở Beograd, do đó Nam Tư trở thành một quốc gia tập trung nghiêm ngặt. Hơn nữa, việc thanh lý khu vực tư nhân, thanh lọc bộ máy nhà nước và các quan chức cấp cao và thay thế họ bằng những đảng viên có học thức không hoàn chỉnh, giảm mạnh khoảng cách giữa tiền lương của bộ trưởng và công nhân (3:1), cùng sự di cư và cái chết của giai cấp tư sản dẫn đến tầng lớp trung lưu biến mất trong cơ cấu xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Kế hoạch 5 năm. Công nghiệp hóa là quá trình quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của CHXHCN Croatia, do những người cộng sản thúc đẩy công nghiệp hóa làm nhân tố chính cho sự phát triển nhanh chóng. Sau quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hóa và điện khí hóa bắt đầu theo mô hình Xô viết. Andrija Hebrang phụ trách toàn bộ nền kinh tế, tạo ra một hệ thống và xây dựng chiến lược phát triển trong Kế hoạch 5 năm. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch, Hebrang phụ trách tất cả các bộ liên quan đến kinh tế. Cùng với Tito, Edvard Kardelj và Aleksandar Ranković, ông là người có ảnh hưởng nhất tại Nam Tư. Với tư cách là người đứng đầu toàn bộ nền kinh tế, Hebrang đã hoàn thành Kế hoạch 5 năm của mình vào mùa đông 1946–47, được chính phủ phê duyệt vào mùa xuân năm 1947. Vì thiếu kiến thức, Kế hoạch này sao chép mô hình của Liên Xô. Các nhà máy được xây dựng nhanh hơn là các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, trong đó nổi tiếng nhất tại CHXHCN Croatia là "Rade Končar" và "Prvomajska". Trong Kế hoạch 5 năm, Hebrang muốn tăng sản lượng công nghiệp lên 5 lần và sản xuất nông nghiệp lên 1,5 lần, tăng GDP bình quân đầu người lên 1,8 lần và thu ngân sách quốc gia lên 1,8 lần. Kế hoạch này cũng bao gồm việc tăng số lao động có trình độ, từ 350.000 lên 750.000. Đối với CHXHCN Croatia, người ta đã quyết định rằng sản lượng công nghiệp của nước này cần phải tăng thêm 452%. Công nghiệp phát triển nhanh đòi hỏi số lượng công nhân cao, từ 461.000 công nhân vào năm 1945, đến năm 1949 đã có 1.990.000 công nhân. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1947, Kardelj tuyên bố với Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Croatia rằng Nam Tư sẽ mạnh hơn về mặt công nghiệp so với Áo và Tiệp Khắc. Cả Kardelj và Bakarić đều ủng hộ phát triển công nghiệp nhẹ, thay vì ý tưởng của Hebrang về công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Kế hoạch 5 năm thực sự đã được phóng đại; kế hoạch này không có nhân sự có trình độ, thị trường và vốn; mặc dù vậy, nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện nó. Trên khắp đất nước, nhà nước xây dựng các công trình, và tất cả các dự án công nghiệp hóa và điện khí hóa được thực hiện với tuyên truyền rằng người dân sẽ giảm nghèo đói và thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đã giảm, tuy nhiên, những người lao động mới không được đào tạo để làm việc, vì vậy nhiều công trình được xây dựng chậm và nhiều công trình trong số đó không được xây dựng. Theo quan điểm khi đó của Đảng Cộng sản, vai trò lãnh đạo nền kinh tế được trao cho tổng cục trưởng, đó là một liên kết giữa các bộ và ban lãnh đạo của Đảng. Bằng cách thực hiện chúng, nhà nước thậm chí còn giành được quyền kiểm soát lớn hơn đối với nền kinh tế. Các công ty có pháp nhân của họ; tuy nhiên, họ không có quyền tự chủ hoạt động, vì họ có tư cách là cơ quan nhà nước, chịu sự kiểm soát của nhà nước. Phần lớn cư dân là tín đồ Công giáo La Mã và khoảng 12% dân số là tín đồ Cơ đốc giáo Chính thống của Thượng phụ Serbia, với một số ít người theo các tôn giáo khác. Do mối quan hệ căng thẳng giữa Tòa thánh và các quan chức cộng sản Nam Tư, không có giám mục Công giáo mới nào được bổ nhiệm tại Cộng hòa Nhân dân Croatia cho đến năm 1960. Điều này khiến các giáo phận Križevci, Đakovo-Osijek, Zadar, Šibenik,Split-Makarska, Dubrovnik, Rijeka và Poreč-Pula không có giám mục trong vài năm. Từ giữa những năm 1950, chỉ có bốn giám mục đương nhiệm tại Croatia trong ba giáo phận: Aloysius Stepinac, Franjo Salis-Seewiss, Mihovil Pušić, và Josip Srebrnič. Nhiều linh mục bị buộc tội hợp tác với Ustaše và phe Trục trong Thế chiến II đã bị bắt sau khi Thế chiến II kết thúc, trong bối cảnh xung đột giữa Giáo hội Công giáo và Đồng minh, bao gồm cả Tổng giám mục của Zagreb là Aloysius Stepinac. Aloysius Stepinac bị bắt vào ngày 16 tháng 9 năm 1946. Ông bị kết án 16 năm tù, nhưng vào tháng 12 năm 1951 ông được trả tự do để quản thúc tại nhà riêng ở Krašić gần Jastrebarsko, nơi ông qua đời vào năm 1960. Stepinac được Giáo hoàng Pious XII phong làm hồng y vào năm 1953.
Danh sách Hán tự quy phạm chung Danh sách Hán tự quy phạm chung () là danh sách tiêu chuẩn hiện tại gồm 8.105 Hán tự, được phát hành bởi chính phủ của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa công bố và ban hành vào tháng 6 năm 2013. Trong số các ký tự bao gồm, có 3.500 ký tự ở Cấp I và được chỉ định là các ký tự thường xuyên sử dụng, giảm đi so với 7.000 ký tự trong "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" trước đó; Cấp II bao gồm 3,000 ký tự được chỉ định là các ký tự thông dụng nhưng ít sử dụng hơn so với các ký tự Cấp I; Cấp III bao gồm các ký tự thường được sử dụng trong tên và thuật ngữ. Danh sách cũng cung cấp một bảng tương ứng giữa 2.546 ký tự Giản thể và 2.574 ký tự Phồn thể, cùng với các biến thể được lựa chọn khác, phục vụ một cách hiệu quả như hệ thống tiêu chuẩn ký tự Phồn thể của Trung Quốc Lục Địa. Các ký tự phi-BMP. Trong Unicode, một số ký tự trong "Danh sách Hán tự quy phạm chung" được định vị ngoài mặt phẳng đa ngữ cơ bản (BMP).
Hà Văn Đại (1896-1964) đỗ Phó bảng, làm quan lại trong triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, sau đó tham gia trong chính quyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa với chức vụ Chánh án Tòa án đệ nhị cấp Hà Tĩnh. Hà Văn Đại sinh năm 1896 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai cả của cụ Hà Văn Kỳ, một nhà nho yêu nựớc, từng tham gia phong trào Cần Vương và đã bị bắt giam nhiều lần. Cụ Hà Văn Kỳ có lối sống cần kiệm nhưng tính tình khảng khái, trọng nghĩa khinh tài, khi cần cứu giúp người thì không tiếc sức, tiếc của. Các con cụ đều chịu ảnh hưởng đức tính cao quý ấy. Sau những năm đầu học chữ Hán với cha mình, đến 16 tuổi, Hà Văn Đại được gửi vào Huế học chữ Hán và cả chữ Pháp. Năm 19 tuổi Hà Văn Đại đỗ cử nhân và đến 23 tuổi thì đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi năm Khải Định thứ tư (1919), khoa thi cuối cùng của nền khoa cử Hán học. Vào khoảng 1925, sau khi cụ Phan Bôi Châu bị thực dân Pháp đưa về “an trí” ở Huế, cụ Phan Chu Trinh cũng đã về nước, phong trào chính trị ở cả 3 miền bùng lên sôi nổi. Hà Văn Đại liên lạc với những trí thức Tân tộc như thầy giáo Võ Liêm Sơn, Đốc học Lê Ấm (con rể cụ Phan Chu Trinh), Đốc học Nguyễn Đình Ngân, thầy giáo trường tư Đặng Chánh Kỷ, nhà viết báo Đào Duy A, thảo luận về văn thơ yêu nước của Phan Sào Nam, các tác phẩm của Mạnh-đức-tư-cưu, Lư Cuối 1926, được Võ Liêm Sơn và Đào Duy Anh giới thiệu, Hà Văn Đại tham gia Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội (sau đổi thành đảng Tân Việt), sinh hoạt trong tiểu tổ của nhũng người làm ở nhà in báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Giữa năm 1929, tiểu tổ này bị lộ, mỗi người một ngả. Hà Văn Đại tiếp tục cuộc đời một viên chức hạng thấp của Nam triều là Thừa phái bộ Công. Hơn 10 năm sau ông được bổ làm tri huyện Nghĩa Hành, một huyện miền núi Quảng Ngãi. Đầu năm 1939, Mặt trận Bình dân ở Pháp sụp đổ, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, quân Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp cùng phát xít Nhật ra sức khủng bố cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ những năm 40, Hà Văn Đại được điều lên cấp tỉnh. Năm 1943, khi ông đang giữ chức Án sát tỉnh Thanh Hóa, một số người thân Nhật ở địa phương muốn lợi dụng uy tín của Hà Văn Đại, có tiếng là một vị thanh quan, đã ra sức vận động ông vào đảng Đại Việt, nhưng ông cương quyết từ chối. Khi nạn đói ngày càng trầm họng, Hà Văn Đại, đang làm Bố chánh Nghệ An, đã tích cực tham gia cứu đói. Ngoài việc cứu tế chung cho nhân dân trong tỉnh, ông tìm hết cách lo được 2,6 tấn gạo chở về Tiên Điền góp phần cứu đói cho đồng bào xã nhà. Cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 của quân Nhật diễn ra ở Vinh một cách nhanh gọn. Chính phủ Trần Trọng Kim vừa mới ra đời đã điều ngay Hà Văn Đại ra làm Tỉnh trưởng Thanh Hóa. Ngày 23/7/1945 tại phủ Hoàng Hóa, dân chúng bắt viên Tri huyện đang đi hành hạt, tước khí giới của lính bảo an rồi xông vào phủ lỵ tịch thu hết tiền bạc và súng đạn. Được tin, quân đội Nhật đang đóng tại thị xã Thanh Hóa, tức tốc định dùng vũ lực triệt hạ 2 xã Hải Châu và Hòa Lộc. Tỉnh trưởng Hà Văn Đại vội tìm cách ngăn chặn. Ông viện lý: việc này thuộc phạm vi cai trị của Nam triều, quân đội Nhật không có lý do gì để can thiệp. Cuộc tranh luận trở nên gay gắt nhưng cuối cùng phía Nhật chịu nhượng bộ. Vì thế dân 2 xã nói trên được bảo vệ an toàn. Đầu tháng 8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim phế truất Tuần vũ Hà Tĩnh Nguyễn Khoa Nghi và Bố chánh Hà Tĩnh Đặng Thành Đôn vì tội tham nhũng và bất lực, ông Hà Văn Đại được điều về làm Tỉnh trưởng (Tuần vũ) Hà Tĩnh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, do có cảm tình với Việt Minh nên Hà Văn Đại đã tạo điều kiện thuận lợi việc bàn giao chính quyền cho Cách mạng. Tháng 2-1946, ông được chính quyền cách mạng mời ra nhận chức Chánh án Tòa án đệ nhị cấp Hà Tĩnh, với nhiệm vụ tổ chức lại bộ máy tư pháp và phụ trách công tác xét xử của Tòa án trong tỉnh. Ông vui vẻ nhận lời và trở thành một người cán bộ gương mẫu của chính quyền cách mạng. Năm 1955, ông được điều ra Hà Nội công tác ở Bộ Tư pháp, sau đó ở Tòa án tối cao. Đến giữa năm 1960, theo yêu cầu của việc dịch thuật và nghiên cứu Hán nôm của Nhà nước, ông chuyển sang Viện Văn học, công tác trong tổ nghiên cứu văn học cổ đại và cận đại Việt Nam. Lúc này ông có điều kiện phát huy sở học của mình. Ông tham gia biên dịch nhiều tác phẩm, như: "Thơ văn Lý - Trần, Thơ văn yêu nước Việt Nam, Thơ Nguyễn Xuân Ô," về văn xuôi có "Hiển học Khổng Mặc" là một công trình nghiên cứu về triết học Trung Quốc. Là một nhà Hán học vững vàng, bên cạnh việc dịch thuật, ông còn tham gia nghiên cứu và hiệu đính các công trình của nhiều người khác. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Đầu năm 1963, lúc đã 67 tuổi, ông về nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông mất ngày 4 tháng 6 năm 1964 tại Hà Nội, thọ 68 tuổi. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Khuê, cháu nội Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, thủ lĩnh phong trào Cần vương ở Nghệ An. Ông có một người con là Hà Văn Mạo, Giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân; và một người cháu (gọi ông bằng bác ruột) là Hà Văn Tấn, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học.
Serie A 2023–24 (được gọi là Serie A TIM vì lý do tài trợ) là mùa giải thứ 122 của hạng đấu cao nhất bóng đá Ý, lần thứ 92 của một giải đấu vòng tròn tính điểm, và lần thứ 14 kể từ khi nó được tổ chức dưới một ủy ban giải đấu riêng, Lega Serie A. Napoli là nhà đương kim vô địch. Spezia, Cremonese và Sampdoria lần lượt xuống hạng sau 3, 1 và 11 năm chơi ở Serie A. Họ bị thay thế bởi Frosinone, Genoa và Cagliari. Frosinone trở lại Serie A sau 4 năm vắng bóng, trong khi Genoa và Cagliari đều trở lại sau 1 năm vắng bóng. Vị trí theo vòng. Bảng liệt kê vị trí của các đội sau mỗi tuần thi đấu. Để duy trì các diễn biến theo trình tự thời gian, bất kỳ trận đấu bị hoãn nào sẽ không được tính vào vòng mà chúng đã được lên lịch ban đầu mà được thêm vào vòng đầy đủ được diễn ra ngay sau đó. Điểm tin mùa giải. Không lâu sau thất bại tan nát 0-7 trước AS Roma tại vòng 4 Serie A, ban lãnh đạo câu lạc bộ Empoli đã quyết định sa thải HLV Paolo Zanetti. Đội bóng của Zanetti đứng cuối bảng xếp hạng mà không có được điểm nào sau 4 trận, không ghi được bàn nào và để thủng lưới 12 bàn. Cựu danh thủ 40 tuổi được bổ nhiệm dẫn dắt Empoli vào đầu mùa giải 2022–23 (cuối mùa giải cán đích ở vị trí thứ 14). Paolo Zanetti trở thành HLV đầu tiên của Serie A 2023–24 bị mất việc. "Tính đến ngày 30/12/2023" "Tính đến ngày 30/12/2023" "Tính đến ngày 23/12/2023" Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1884 Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1884 là cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 25, được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 4 tháng 11 năm 1884. Trong cuộc bầu cử này, Thống đốc Đảng Dân chủ Grover Cleveland từ New York đã đánh bại James G. Blaine từ Maine thuộc Đảng Cộng hòa. Nó là cuộc bầu cử tràn ngập những lời vu khống cá nhân đáng xấu hổ, thứ đã làm lu mờ các vấn đề thực tại xảy ra trên đất nước, chẳng hạn như thay đổi công vụ. Cleveland là đảng viên Đảng Dân chủ đầu tiên được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ kể từ James Buchanan vào năm 1856, là người đầu tiên giữ chức vụ này kể từ khi Andrew Johnson rời Nhà Trắng vào năm 1869, và là người cuối cùng giữ chức vụ này cho đến khi Woodrow Wilson nhậm chức năm 1913. Vì lý do này, năm 1884 là một cuộc bầu cử quan trọng trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, đánh dấu thời gian gián đoạn đầu tiên trong kỷ nguyên mà Tổng thống phần lớn đến từ Đảng Cộng hòa giữa Tái thiết và Đại khủng hoảng. Cleveland đã giành được đề cử Tổng thống trong lần bỏ phiếu thứ 2 tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1884. Tổng thống đương nhiệm Chester A. Arthur kế vị Tổng thống vào năm 1881 sau khi Tổng thống James A. Garfield bị ám sát, nhưng ông đã không thành công trong nỗ lực tìm kiếm đề cử Tổng thống trong cuộc bầu cử này. Blaine, người từng là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Garfield, đã đánh bại Arthur và các ứng cử viên khác trong lần bỏ phiếu thứ 4 tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1884. Một nhóm những người theo chủ nghĩa cải cách của Đảng Cộng hòa được gọi là "Mugwumps" đã từ chối ủng hộ Blaine, coi ông ta là một kẻ tham nhũng. Chiến dịch tranh cử đã bị hủy hoại bởi những công kích cá nhân vô căn cứ. Blaine là người tai tiếng với việc tham nhũng công và điều này vô tình làm những cử tri Công giáo xa lánh vào phút cuối và quay sang ủng hộ các ứng cử viên khác. Trong cuộc bầu cử, Cleveland đã giành được 48,9% tổng số phiếu phổ thông trên toàn quốc và 219 phiếu đại cử tri, giành được miền Nam và một số tiểu bang dao động quan trọng. Blaine đã giành được 48,3% số phiếu phổ thông và 182 phiếu đại cử tri. Cleveland đã thắng bang quê hương New York của mình chỉ với cách biệt 1.149 phiếu bầu; và nếu ông thua tại đây, ông sẽ thất cử. Hai ứng cử viên của các đảng nhỏ, John St. John từ Đảng Cấm rượu và Benjamin Butler từ Đảng Đồng bạc xanh và Đảng Chống độc quyền, mỗi người giành được ít hơn 2% tổng số phiếu phổ thông. Blaine là cựu Ngoại trưởng cuối cùng được đề cử bởi một đảng chính trị lớn cho đến khi Hillary Clinton được đề cử vào năm 2016, trong khi Cleveland trở thành Tổng thống duy nhất đến từ Đảng Dân chủ từ khi Nội chiến kết thúc đến khi Woodrow Wilson thắng cử trong năm 1912, một khoảng thời gian gần 50 năm. Blaine, tương tự, cũng trở thành ứng cử viên Đảng Cộng hòa duy nhất trong khoảng thời gian 60 năm từ 1856 đến 1916 không bao giờ thắng trong một cuộc bầu cử Tổng thống và là 1 trong 2 ứng cử viên duy nhất thất cử trong khoảng thời gian 80 năm từ 1856 đến 1936. Đề cử của Đảng Dân chủ. Đại hội của Đảng Dân chủ nhóm họp tại Chicago từ ngày 8 đến 11 tháng 7 năm 1884, với Thống đốc New York Grover Cleveland là người dẫn đầu rõ ràng, ông nhận được sự ủng hộ từ các nhà cải cách miền Bắc và những người giàu có. Mặc dù nhóm Tammany Hall gay gắt phản đối Cleveland, nhưng nhóm này chỉ chiếm thiểu số trong phái đoàn của New York. Họ dự định ngăn Cleveland bằng cách thay đổi quy tắc bỏ phiếu, tức là thay vì cả phái đoàn chỉ có 1 phiếu duy nhất để bầu cho ứng cử viên thì mỗi người đều được bỏ phiếu; tuy nhiên, nó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Daniel N. Lockwood từ phái đoàn New York là người đề cử Cleveland trước đại hội. Nhưng bài phát biểu khá mờ nhạt của ông đã bị lu mờ bởi bài phát biểu sau đó của Edward S. Bragg từ Wisconsin. "Họ yêu mến ông ấy, thưa các quý ông," Bragg nói về Cleveland, "và họ tôn trọng ông, không chỉ vì bản thân ông ấy, vì tính cách của ông ấy, vì sự chính trực, óc phán đoán và ý chí sắt đá của ông ấy, mà hơn hết, họ yêu ông ấy vì những kẻ thù mà ông ấy đã 'tạo ra'." Bài phát biểu giống như cú tát vào mặt nhóm Tammany, đến mức ông chủ của nó, John Kelly, lao lên bục, hét lên rằng Tammany chỉ coi bài phát biểu này như một lời tán dương mà thôi. Trong lần bỏ phiếu đầu tiên, Cleveland dẫn đầu với 392 phiếu bầu, kém số phiếu tối thiểu để được đề cử hơn 150 phiếu. Theo sau ông là Thomas F. Bayard từ Delaware, 170 phiếu; Allen G. Thurman từ Ohio, 88 phiếu; Samuel J. Randall từ Pennsylvania, 78 phiếu và Joseph E. McDonald từ Indiana, 56 phiếu;... Randall sau đó rút lu và tuyên bố ủng hộ Cleveland. Động thái này, cùng với việc khối miền Nam cũng ủng hộ Cleveland, đủ để đưa ông vượt lên dẫn đầu trong lần bỏ phiếu thứ 2, với 683 phiếu bầu so với 81,5 cho Bayard và 45,5 cho Thomas A. Hendricks từ Indiana. Hendricks được nhất trí đề cử làm Phó Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên sau khi John C. Black, William Rosecrans và George Washington Glick rút lui. Đề cử của Đảng Cộng hòa. Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1884 được tổ chức tại Chicago, Illinois, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6, với cựu Ngoại trưởng James G. Blaine từ Maine, Tổng thống Arthur và Thượng nghị sĩ George F. Edmunds từ Vermont là những người dẫn đầu. Mặc dù vẫn còn nổi tiếng, nhưng Arthur đã không nghiêm túc tham gia giành đề cử vì biết rằng các vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng của ông có nghĩa là ông có thể sẽ không sống sót qua nhiệm kỳ thứ 2 của mình (cuối cùng ông qua đời vào tháng 11 năm 1886, tức là nếu tái cử lần này, ông sẽ mất 1 năm 8 tháng sau khi nhậm chức lần 2). Blaine dẫn đầu trong lần bỏ phiếu đầu tiên, Arthur về thứ 2 và Edmunds về thứ 3. Thứ tự này không thay đổi trong các lần bỏ phiếu tiếp theo khi Blaine giành được thêm nhiều phiếu hơn và đã giành được đa số phiếu trong lần bỏ phiếu thứ 4. Sau khi đề cử Blaine, đại hội đã chọn Thượng nghị sĩ John A. Logan từ Illinois làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Blaine đến này vẫn là ứng cử viên Tổng thống duy nhất từng đến từ Maine. Vị tướng nổi tiếng thời Nội chiến, William Tecumseh Sherman, được coi là một ứng cử viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa, nhưng đã rút lui theo vì được gọi là "lời thề của Sherman": "Nếu được chỉ định, tôi sẽ không ứng cử; nếu được bổ nhiệm, tôi sẽ không đảm nhận; nếu được bầu, tôi sẽ không phục vụ." Robert Todd Lincoln, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ, và là con trai của cố Tổng thống Abraham Lincoln, cũng được các chính trị gia và giới truyền thông đương thời hết sức ủng hộ để ra tranh cử nhưng Lincoln cũng từ chối giống Sherman. Đề cử của Đảng Chống độc quyền. Các ứng cử viên của Đảng Chống độc quyềnĐại hội toàn quốc Đảng Chống độc quyền được triệu tập tại Hershey Music Hall ở Chicago, Illinois vào ngày 14 tháng 5. Đảng được thành lập để phản đối các hoạt động kinh doanh của các công ty mới nổi trên toàn quốc. Có khoảng 200 đại biểu đến từ 16 bang, nhưng 61 người trong số họ đến từ Michigan và Illinois. Alson Streeter là chủ tịch tạm quyền và John F. Henry là chủ tịch thường trực. Benjamin Butler đã được đề cử làm Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Các đại biểu từ New York, Washington, DC và Maryland đã phản đối đại hội khi có vẻ như không được phép thảo luận về bất kỳ ứng cử viên khác. Allen G. Thurman và James B. Weaver được đưa ra làm những lựa chọn thay thế cho Butler, nhưng Weaver từ chối, không muốn thực hiện một chiến dịch toàn quốc khác cho một chức vụ chính trị, và Thurman cũng không mấy nhiệt tình. Butler, mặc dù không phản đối việc đề cử, nhưng hy vọng sẽ được Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa đề cử, hoặc ít nhất là giống như trước, soạn cương lĩnh dễ nhận được ủng hộ hơn Đảng Đồng bạc xanh. Cuối cùng, chỉ có Đảng Đồng bạc xanh tán thành ông ra tranh cử. Đại hội đã chọn không đề cử một ứng cử viên cho chức Phó Tổng thống, hy vọng rằng các đại hội khác sẽ tán thành một cương lĩnh tương tự họ và đề cử một ứng cử viên Phó Tổng thống phù hợp.:55Ủy ban cuối cùng đã đề cử Absolom Madden West làm ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng.:56 Đề cử của Đảng Đồng bạc xanh. Ứng cử viên Đảng Đồng bạc xanh:Đại hội toàn quốc của Đảng Đồng bạc xanh được tổ chức tại Nhà hát Opera của Anh ở Indianapolis, Indiana. Các đại biểu từ 28 tiểu bang và Quận Columbia đã tham dự. Đại hội đã đề cử Benjamin F. Butler làm Tổng thống thay vì Chủ tịch Đảng Jesse Harper trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Absolom M. West đã được nhất trí đề cử cho vị trí Phó Tổng thống, và sau đó cũng được Đảng Chống độc quyền tán thành. Butler ban đầu hy vọng các "đảng thiểu số" ở mỗi bang, Dân chủ hoặc Cộng hòa, cùng những người ủng hộ ông thuộc các đảng khác nhau thành lập một liên minh với cái tên "Đảng Nhân dân". Nhưng nhiều thành viên 2 đảng lớn, trong khi có thể đồng ý với thông điệp và cương lĩnh của Butler, lại không sẵn lòng ủng hộ một đảng khác đảng mình. Ở một số nơi, đặc biệt là Iowa, các liên minh đã được đề cử; về cơ bản, các phiếu bầu của Butler và Cleveland sẽ được cộng lại với nhau để tạo thành tổng số phiếu bầu của cả liên minh, cho phép họ giành được bang ngay cả khi cả 2 tính riêng không đạt đa số, với phiếu đại cử tri được chia theo tỷ lệ phần trăm phiếu bầu mà mỗi bên giành được. Nhưng ngay cả khi liên minh thắng tại một số bang có triển vọng (như Indiana, Nebraska, Wisconsin, Illinois), nó sẽ không thay đổi kết quả, không có tiểu bang nào mà Blaine thắng chuyển sang Cleveland thắng. Đề cử của Đảng Cấm rượu Hoa Kỳ. Đảng Cấm rượu Hoa Kỳ đã tổ chức đại hội toàn quốc tại tòa nhà YMCA ở Chicago, Illinois. Có 150 đại biểu, trong đó có nhiều đại biểu không tham gia bỏ phiếu. Đảng đã tìm cách lôi cuốn các phong trào cải cách chống Hội Tam Điểm, cấm rượu, chống chế độ đa thê thành lập một đảng mới. Jonathan Blanchard là một nhân vật quan trọng trong đảng. Ông ấy đã đi khắp các bang miền Bắc vào mùa xuân và đưa ra một bài phát biểu có tựa đề "Đảng Hoa Kỳ - Nguyên tắc và Tuyên bố của nó." Trong đại hội, tên đảng đã được đổi từ Đảng Hoa Kỳ thành Đảng Cấm rượu Hoa Kỳ. Đảng này được gọi là Đảng Chống Hội Tam điểm vào năm 1880. Nhiều đại biểu tại đại hội ban đầu quan tâm đến việc đề cử John St. John, cựu thống đốc bang Kansas, nhưng người ta sợ rằng việc đề cử như vậy có thể khiến ông mất cơ hội được đề cử bởi Đảng Cấm rượu. Các nhà lãnh đạo Đảng đã gặp Samuel C. Pomeroy, một cựu thượng nghị sĩ cùng bang, người về nhì trong lần bỏ phiếu tại đại hội, và theo đề nghị của Pomeroy, họ sẽ rút lui nếu St. John giành được đề cử của Đảng Cấm rượu. Được đề cử cùng với Pomeroy là John A. Conant đến từ Connecticut. John sau đó đã giành được đề cử của Đảng Cấm rượu, Pomeroy và Conant lập tức rút khỏi cuộc đua và ủng hộ ông. "Thời báo New York" suy đoán rằng sự ủng hộ này "mang lại cho ông ấy 40.000 phiếu bầu". Đề cử của Đảng Cấm rượu. Đại hội toàn quốc của Đảng Cấm rượu được tổ chức tại Lafayette Hall, Pittsburgh, Pennsylvania. Có 505 đại biểu từ 31 tiểu bang và vùng lãnh thổ dự đại hội. Liên danh tranh cử đã được nhất trí đề cử: John St. John cho vị trí Tổng thống và William Daniel cho vị trí Phó Tổng thống. Cương lĩnh Đảng Cấm chỉ đơn giản ủng hộ việc hình sự hoá đồ uống có cồn. Đề cử của Đảng Quyền Bình đẳng. Không hài lòng với sự phản đối của các đảng lớn đối với quyền bầu cử của phụ nữ, một nhóm nhỏ phụ nữ đã tuyên bố thành lập Đảng Quyền bình đẳng vào năm 1884. Đảng Quyền Bình đẳng đã tổ chức đại hội toàn quốc tại San Francisco, California, vào ngày 20 tháng 9. Đại hội đã đề cử Belva Ann Lockwood, một luật sư ở Washington, DC, làm Tổng thống. Chủ tịch Marietta Stow, người phụ nữ đầu tiên chủ trì một đại hội toàn quốc, đã được đề cử làm Phó Tổng thống.:57:56 Lockwood đã đồng ý trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng mặc dù hầu hết phụ nữ ở Hoa Kỳ chưa có quyền bầu cử. Cô ấy nói, "Tôi không thể bỏ phiếu nhưng tôi có thể được bầu chọn." Cô ấy là người phụ nữ đầu tiên tổ chức một chiến dịch tranh cử lớn (Victoria Woodhull trước đó chỉ tiến hành một chiến dịch nhỏ vào năm 1872). Đảng Quyền bình đẳng không ngân quỹ, nhưng Lockwood đã thuyết trình để kiếm tiền cho chiến dịch vận động tranh cử. Bà đã nhận được khoảng 4.194 phiếu bầu trên toàn quốc. Tính cách và đạo đức cá nhân là điều tối quan trọng trong chiến dịch năm 1884. Blaine đã không được đề cử làm Tổng thống trong hai cuộc bầu cử trước đó vì cái được gọi là "những bức thư Mulligan": Vào năm 1876, một nhân viên kế toán ở Boston tên là James Mulligan đã tìm thấy một số bức thư ới nội dung cho thấy Blaine đã dùng ảnh hưởng của mình ở Quốc hội để giúp đỡ các doanh nghiệp một cách bất hợp pháp. Lá thư kết thúc bằng cụm từ "hãy đốt lá thư này", từ đó nảy sinh một khẩu hiệu phổ biến của Đảng Dân chủ - "Đốt, đốt, đốt lá thư này!" Chỉ một lần làm như vậy, ông ta sẽ nhận được 110.150 đô la (hơn 1,5 triệu đô la theo tỷ giá hối đoái năm 2010) từ Công ty Đường sắt Little Rock và Fort Smith đổi lại là sự đảm bảo về trợ cấp đất liên bang, cùng những thứ khác. Kết quả là các đảng viên Đảng Dân chủ và đảng viên Cộng hòa chống Blaine đã tấn công không ngừng nghỉ vào tính chính trực của ông. Mặt khác, Cleveland được biết đến với biệt danh "Grover Cương trực" vì tính chính trực của mình; trong khoảng thời gian 3 năm trước, ông đã lần lượt trở thành thị trưởng của Buffalo, New York, và sau đó là thống đốc của bang New York, thành công dẹp yên nạn hối lộ của Tammany Hall. Nhà bình luận Jeff Jacoby bình luận rằng, "Không phải kể từ thời George Washington đến nay, Hoa Kỳ mới tìm được một ứng cử viên Tổng thống nổi tiếng về sự ngay thẳng của mình." Vào tháng 7, Đảng Cộng hòa đã tìm ra một điểm yếu trong quá khứ của Cleveland. Được hỗ trợ bởi các bài giảng của một mục sư tên là George H. Ball, họ buộc tội rằng Cleveland đã có một đứa con ngoài giá thú khi ông còn là luật sư ở Buffalo. Đối mặt với vụ bê bối, Cleveland ngay lập tức nói: "Trên hết, hãy nói sự thật." Cleveland thừa nhận đã trả tiền chu cấp vào năm 1874 cho Maria Crofts Halpin, người phụ nữ tuyên bố rằng ông là cha của đứa con của cô ấy, tên là Oscar Folsom Cleveland (đặt tên theo một người bạn và đối tác luật của Cleveland), nhưng ông khẳng định rằng quan hệ cha con với đứa trẻ này chưa chắc là sự thật. Không lâu trước ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng hòa đã công bố một bản khai có tuyên thệ của Halpin, trong đó cô ấy nói rằng cho đến tận khi gặp Cleveland, "cuộc sống của cô ấy trong sáng và không tì vết" và nói thêm rằng cô "không có và chưa bao giờ nghi ngờ về quan hệ cha con giữa 2 người, cũng như không tin Grover Cleveland cùng những người bạn của ông đã đặt tên Oscar Folsom cho cậu bé để chối bỏ nó, vì đơn giản việc này thật bỉ ổi và sai trái." Trong một bản khai khác, Halpin cũng ngụ ý rằng Cleveland đã cưỡng hiếp cô, làm cô có thai. Các họa sĩ vẽ tranh biếm họa của Đảng Cộng hòa trên khắp cả nước đã có những ngày tháng "vui vẻ" vì với những bản khai của Halpin, họ có thể phát hành hàng tá tranh biếm họa nhắm vào Cleveland về vấn đề này. Chiến dịch tranh cử của Cleveland quyết định rằng trực tiếp và thẳng thắn là cách xử trí tốt nhất trước vụ bê bối này: họ thừa nhận rằng Cleveland đã có một "mối quan hệ bất chính" với người mẹ và rằng một đứa trẻ đã được sinh ra và mang họ Cleveland. Họ cũng lưu ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy Cleveland là cha và tuyên bố rằng, việc ông chịu trách nhiệm cho vấn đề này và tìm một ngôi nhà cho đứa trẻ, chỉ là cách Cleveland làm đúng nghĩa vụ của mình. Cuối cùng, họ chứng minh được rằng người mẹ không bị buộc phải đi biệt tích; chỉ là nơi ở của cô ấy không được biết đến. Những người ủng hộ Blaine đã lên án Cleveland bằng những lời lẽ nặng nề nhất, khi dùng câu giễu cợt "Ma, Ma, Where's my Pa?" ["Mẹ, Mẹ, Cha con đâu?"] (Sau chiến thắng của Cleveland, những người ủng hộ Cleveland sẽ đáp lại lời chế nhạo bằng câu: "Đã đến Nhà Trắng, Ha, Ha, Ha.") Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề của chiến dịch của Cleveland đã đạt hiệu quả và ông vẫn dẫn đầu cho đến tận Ngày Bầu cử. Hơn nữa, mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng hòa đến từ những nhà cải cách được gọi là "Mugwumps", những người tức giận trước quá khứ tham nhũng của Blaine hơn là những vấn đề riêng tư của Cleveland. Trong tuần cuối cùng của cuộc bầu cử, chiến dịch Blaine gặp thảm họa. Tại một cuộc họp của Đảng Cộng hòa có Blaine tham dự, một nhóm các nhà thuyết giáo từ New York đã chọc tức Mugwumps. Người phát ngôn của nhóm này, Mục sư, Tiến sĩ Samuel Burchard, cho biết, "Chúng tôi là những người theo Đảng Cộng hòa, và không rời bỏ đảng của mình và tham gia đảng có tiền thân là rượu rum, chủ nghĩa La Mã và Nội chiến." Blaine không nhận ra lời nói tục tĩu chống Công giáo của Burchard, cũng như các phóng viên đã có mặt tự lúc nào, trong đó có cả những người do Đảng Dân chủ cài cắm, đảm bảo rằng vụ việc này sẽ được công bố rộng rãi. Tuyên bố này đã thúc đẩy tỷ lệ bỏ phiếu của người Ireland và Công giáo ở Thành phố New York nhằm chống lại Blaine, khiến ông phải trả giá bằng việc thua bang New York với cách biệt sít sao. Ngoài bài phát biểu của Burchard, người ta cũng tin rằng chiến dịch của John St. John là nguyên nhân giúp Cleveland giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở New York. Vì những người theo chủ nghĩa Cấm rượu có xu hướng liên minh nhiều hơn với những người Cộng hòa, nên Đảng Cộng hòa đã cố gắng thuyết phục St. John rút lui. Khi họ không thuyết phục được, họ tìm cách vu khống ông ta. Vì điều này, ông ấy đã nỗ lực gấp nhiều lần để thu hút cử tri ở ngoại ô New York, nơi Blaine dễ để thua vì lập trường cấm rượu của mình, cuối cùng đã lấy đi phiếu bầu của Đảng Cộng hòa. Mặc dù kết quả nhìn chung vẫn giống như kết quả từ năm 1880 nhưng Cleveland đã thắng ở ba bang (New York, Indiana và Connecticut) mà James A. Garfield đã thắng, trong khi Blaine thắng ở hai bang ( California và Nevada) mà Winfield Hancock đã thắng. Nhưng hầu hết các bang đó đều có số phiếu đại cử tri tương đối nhỏ, và chiến thắng của Cleveland ở New York là chiến thắng quyết định. Cleveland đã thắng với cách biệt lớn hơn một chút so với Garfield (0,57% so với 0,11%) trong phiếu phổ thông, nhưng cách biệt nhỏ hơn một chút trong Đại cử tri đoàn (29 phiếu so với 59). Cleveland trở thành đảng viên Đảng Dân chủ đầu tiên giành chiến thắng mà không thắng Pennsylvania, California, Nevada và Illinois. Pennsylvania bỏ phiếu cho ứng cử viên thua cuộc lần đầu tiên kể từ năm 1824, lần đầu bỏ phiếu cho người thua phiếu phổ thông kể từ năm 1800. Kết quả đánh dấu một bước đột phá của cho Đảng Cấm rượu, đảng chỉ là một đảng nhỏ trong ba cuộc bầu cử trước đó. Mặc dù họ chưa bao giờ đến gần với ghế Tổng thống và chỉ đạt được thành công hạn chế trong các cuộc bầu cử quốc hội và tiểu bang, nhưng họ sẽ thường xuyên giành được ít nhất một điểm phần trăm số phiếu phổ thông (và đôi khi đứng thứ ba) trong các cuộc bầu cử Tổng thống trong 3 thập kỷ tiếp theo cho đến khi Tu chính án 18, chính thức cấm đồ uống có cồn, được thông qua vào năm 1919. Ngược lại, Butler chỉ giành được ít hơn một nửa số phiếu phổ thông mà James B. Weaver giành được vào năm 1880, đẩy nhanh sự suy tàn của Đảng Đồng bạc xanh. Đây là cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng mà đảng này tham gia; nó sụp đổ sau khi cuộc bầu cử năm 1888. Tại Quận Burke, Georgia, 897 phiếu bầu đã được kiểm bầu cho "Đảng Cộng hòa Whig" cho chức Tổng thống (chúng không được tính cho Blaine). Đảng Cộng hòa đã thắng ở 20 trong số 33 thành phố có dân số trên 50.000 người bên ngoài Nam Hoa Kỳ. Kết quả theo tiểu bang. Tiểu bang sít sao. Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (55 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 1% và 5% (117 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (104 phiếu đại cử tri):
Sách phủ nguyên quy Sách phủ nguyên quy () là bộ "loại thư" (bách khoa toàn thư) lớn nhất của Trung Quốc được biên soạn dưới thời Tống (960–1279). Đây là cuốn cuối cùng trong "Tống tứ đại thư", ba cuốn trước được xuất bản vào thế kỷ 10. Cuốn bách khoa toàn thư này do Tống Chân Tông hạ chiếu cho Vương Khâm Nhược và Dương Ức cùng cộng sự biên soạn vào tháng 10 năm 1005 với tiêu đề "Lịch đại quân thần sự tích" nhưng về sau được Hoàng đế đổi tên thành "Sách phủ nguyên quy", toàn sách mất đến tám năm mới hoàn thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1013. Bản khắc in được chia thành 1.000 quyển, 31 danh mục và 1014 phụ lục, tất cả đều "liên quan đến việc quản lý triều chính, bộ máy quan lại và hoàng tộc các triều đại từ xưa đến nay". Sách không bao gồm các chương nói về thế giới tự nhiên. Nhiều viên chức đã tham gia vào công tác soạn ra bộ sách này, bao gồm cả Vương Khâm Nhược và Dương Ức, với lời thỉnh cầu hoàng đế thuê thêm người biên soạn. Tiêu đề tiếng Anh cho bách khoa toàn thư này là:
Văn uyển anh hoa Văn uyển anh hoa () là tuyển tập thơ từ, ca dao, khúc ca và tác phẩm từ thời nhà Lương đến thời Ngũ đại thập quốc. "Văn uyển anh hoa" là một tác phẩm văn học nổi tiếng thời Tống. Cuốn sách này ban đầu do một nhóm quan lại bao gồm Tống Bạch (宋白), Hỗ Mông (扈蒙), Từ Huyễn (徐鉉) biên soạn theo lệnh của triều đình từ năm 982 đến 986 dưới thời Bắc Tống. Học giả thời Nam Tống Chu Tất Đại đã khắc in cuốn sách bản hoàn chỉnh vào năm 1204, trong khi có tới bốn lần sửa đổi lớn và vô số sửa đổi nhỏ diễn ra trong suốt 200 năm qua. "Văn uyển anh hoa" được chia thành 1.000 quyển và 38 loại theo phần với 19.102 tác phẩm do khoảng 2.200 tác giả chấp bút; phần lớn việc biên soạn các tác phẩm quan trọng đến từ giới học giả thời Đường. Sách này được coi là một trong "Tống tứ đại thư". Mặc dù vậy, "Văn uyển anh hoa" có một lượng lớn nội dung đáng giá về lịch sử và văn học Trung Quốc; tác phẩm này hầu như đã bị các học giả ở cả phương Đông và phương Tây bỏ quên kể từ khi cuốn sách được biên soạn và in ấn. Nó có mối liên hệ sâu rộng với các tuyển tập văn học Trung Quốc thời Đường Tống khác.
Dendrochirus brachypterus là một loài cá biển thuộc chi "Dendrochirus" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829. Từ định danh "brachypterus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "brakhús" (βραχύς; “ngắn”) và "pterón" (πτερόν; “vây, cánh”), hàm ý đề cập đến vây ngực tương đối ngắn so với "Dendrochirus zebra", một loài được Georges Cuvier mô tả trước đó. Phân bố và môi trường sống. "D. brachypterus" có phân bố rộng rãi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ biển Ấn Độ và Sri Lanka về phía đông đến quần đảo Samoa và Tonga, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến đảo Lord Howe, phía bắc New Zealand và quần đảo Kermadec. Những ghi nhận của "D. brachypterus" ở quần đảo Hawaii nhiều khả năng là loài "Dendrochirus barberi". Còn ghi nhận ở Tây Ấn Độ Dương của loài này đã được công nhận là một loài mới, tức "Dendrochirus hemprichi". "D. brachypterus" sống phổ biến trên đới mặt bằng rạn, đầm phá nông và nền cát phủ cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 80 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "D. brachypterus" là 17 cm. Cá có màu nâu đỏ lốm đốm với các vạch màu sẫm trên thân. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có các đốm đen nhỏ, vây ngực có các dải sọc. Đầu có nhiều điểm gai, nhưng ít hơn "D. hemprichi". Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–7; Số tia vây ngực: 17–20 (ít khi là 20). "D. brachypterus" là loài sống về đêm, ăn chủ yếu động vật giáp xác nhỏ. Cá trưởng thành thường thấy gần hải miên, còn cá con đôi khi hợp thành nhóm nhỏ (khoảng 10 cá thể) trên những mỏm san hô. "D. brachypterus" thường được sử dụng làm thực phẩm trong nghề đánh bắt thủ công mặc dù chúng là cá độc, cũng thường thấy trong các hoạt động thương mại cá cảnh.
Ngụy biện gièm pha gây chán ghét Ngụy biện gièm pha gây chán ghét (tiếng Anh: appeal to spite) là loại ngụy biện trong đó người ta cố gắng giành được sự ủng hộ cho một lập luận bằng cách khai thác cảm giác cay đắng, chán ghét hoặc khinh bỉ với lập luận đối lập. Nó nỗ lực tác động đến cảm xúc người nghe bằng cách liên kết hình ảnh thù địch với lập luận đối lập với lập luận của người nói. Người ta thường nhầm loại ngụy biện này với ngụy biện tấn công cá nhân. Ngụy biện tấn công cá nhân cũng khơi gợi cảm xúc tiêu cực, nhưng khác với loại ngụy biện này ở chỗ nó "chỉ trích trực tiếp" đối thủ. Ở loại ngụy biện này, điều đó là không nhất thiết.
Nicotinamid mononucleotid ("NMN" hoặc"β-NMN") là một nucleotid, khởi phát từ ribose, nicotinamid, nicotinamid ribosid và niacin. Trong cơ thể con người, một số enzym sử dụng NMN để sản xuất nicotinamid adenin dinucleotid (NADH). Trên loài chuột, người ta cho rằng NMN được hấp thụ thông qua ruột non trong vòng 10 phút kể từ khi nuốt qua đường miệng và chuyển hoá thành nicotinamid adenin dinucleotid (NAD+) thông qua kênh vận chuyển Slc12a8. Mặc dù vậy, quan sát này vẫn đang được truy vấn, và cơ chế thực sự vẫn còn chưa hoàn toàn được giải đáp. Bởi vì NADH là một đồng nhân tố Cofactor cho các quá trình xảy ra bên trong ty thể và một số protein, NMN đã và đang được nghiên cứu trên mô hình bệnh tật động vật như một loại thuốc thần kinh và thoái hoá tiềm năng. Nó giảm thiểu thoái hoá ty thể với sự góp mặt của nồng độ NAD+ cao. Các công ty dược phẩm do đó tăng cường quảng bá, tự công nhận các lợi ích của nó. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu trên con người nào từng chỉ ra các tác dụng của nó một cách hợp lý. Cuộc thử nghiệm trên người tại Đại học Kaio đã quan sát các tác động của liều 500 mg. Một cuộc thử nghiệm y khoa năm 2021 cũng tìm hiểu tác động của NMN đối với sự nhạy cảm insulin của cơ trên các nữ bệnh nhân tiền tiểu đường, và cũng có một nghiên cứu trong tình huống vận động điền kinh. Một cuộc nghiên cứu y khoa năm 2023 cho thấy NMN cải thiện chức năng đi bộ trong bài tập 6 phút cùng một bài đánh giá sức khoẻ tổng lược chủ quan. NMN dễ bị phân huỷ ngoại tế bào bởi enzym CD38, điều này bị hạn chế bởi hợp chất như CD38-IN-78c. NMN được phát hiện thấy trong hoa quả và rau củ như edamame, bông cải xanh, bắp cải, dưa chuột và quả bơ ở nồng độ 1 mg trên mỗi 100g, một nồng độ không đáng kể, gần như không ảnh hưởng bằng liều lượng thuốc nghiên cứu trong y dược. Việc sản xuất NMN bị ngưng trệ tại Hoa Kỳ do một cuộc điều tra của FDA cuối năm 2022 dưới danh nghĩa nghiên cứu dược phẩm. Các hình thái khác nhau trong cơ quan nội tạng. Việc tổng hợp và tiêu thụ các enzym NMN cũng thể hiện tính đặc chủng của mô: NMN phân bố tại các mô và cơ quan trong cơ thể và xuất hiện trong nhiều tế bào khác nhau kể từ khi phát triển bào thai embryonic.
Adani được mô tả là thân cận với Thủ tướng Narendra Modi và chính phủ cầm quyền Đảng Bharatiya Janata của ông. Điều này đã dẫn đến các cáo buộc về chủ nghĩa thân hữu , vì các công ty của ông đã giành được nhiều hợp đồng năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ và nước ngoài sau khi Modi trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Vào tháng 1 năm 2023 , sau các cáo buộc thao túng cổ phiếu và gian lận của công ty hoạt động bán khống Mỹ Nghiên cứu Hindenburg, Tài sản của Adani và gia đình anh ấy đã giảm mạnh hơn 50%. Ông đã mất hàng chục tỷ đô la chỉ trong vài ngày, rồi xuống còn ước tính 50,2 tỷ đô la Mỹ, tính đến tháng 3 năm 2023, đồng thời tụt xuống vị trí thứ 24 trên "Forbes" Danh sách tỷ phú theo thời gian thực.Tạp chí Time đã đưa ông vào 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới vào năm 2022. Khi còn là một thiếu niên, Adani chuyển đến Mumbai vào năm 1978 để làm công việc phân loại kim cương cho Mahendra Brothers. Năm 1981, anh trai của ông là Mahasukhbhai Adani mua một cơ sở sản xuất nhựa ở Ahmedabad và mời ông quản lý hoạt động. Liên doanh này hóa ra lại là cửa ngõ để Adani tiến tới giao dịch toàn cầu thông qua nhập khẩu polyvinyl clorua (PVC). Vào tháng 2 năm 2022, ông trở thành người giàu nhất châu Á, vượt qua Mukesh Ambani. Vào tháng 8 năm 2022, ông được Fortune bầu chọn là người giàu thứ 3 trên thế giới. Năm 1988, Adani thành lập Adani Exports, hiện được gọi là Adani Enterprises, công ty cổ phần của Tập đoàn Adani. Ban đầu, công ty kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng. Năm 1991, các chính sách tự do hóa kinh tế trở nên thuận lợi cho công ty của ông và ông bắt đầu mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh kim loại, dệt may và các sản phẩm nông nghiệp. Năm 1995, ông lập cầu cảng đầu tiên. Ban đầu được điều hành bởi Cảng Mundra Đặc khu kinh tế, các hoạt động được chuyển giao cho Cảng Adani SEZ (APSEZ). Cảng Mundra là cảng khu vực tư nhân lớn nhất ở Ấn Độ, với khả năng xử lý gần 210 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Năm 1996, nhánh kinh doanh năng lượng của Tập đoàn Adani, Adani Power, được thành lập bởi Adani. Adani Power nắm giữ nhà máy nhiệt điện với công suất 4620MW, nhà sản xuất nhiệt điện tư nhân lớn nhất của đất nước. Năm 2006, Adani tham gia kinh doanh phát điện. Từ năm 2009 đến 2012, ông mua lại cảng Abbot Point ở Úc và mỏ than Carmichael ở Queensland. Vào tháng 5 năm 2020, Adani đã thắng thầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới của Solar Energy Corporation of India (SECI) trị giá 6 tỷ USD. Dự án nhà máy điện quang điện 8000MW sẽ được Adani Green đảm nhận; Adani Solar sẽ thiết lập thêm 2000MW công suất sản xuất mô-đun và pin mặt trời. Vào tháng 11 năm 2021, khi phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Bloomberg Ấn Độ, Adani cho biết tập đoàn này đang đầu tư 70 tỷ đô la Mỹ vào một doanh nghiệp năng lượng xanh mới. Vào tháng 7 năm 2022, ông đã cung cấp thông tin chi tiết mới về cách khoản đầu tư này sẽ được sử dụng để xây dựng ba nhà máy khổng lồ – năng lượng mặt trời, máy điện phân (để tạo ra hydro xanh), nhà máy tua-bin. Cáo buộc gian lận. Vào tháng 1 năm 2023, Adani và các công ty của ông bị buộc tội thao túng cổ phiếu bởi công ty đầu tư có trụ sở tại New York Nghiên cứu Hindenburg. Theo sau đó, cổ phiếu của Tập đoàn Adani giảm mạnh 45 tỷ USD. Các khoản lỗ dẫn đến việc Adani tụt xuống vị trí giàu thứ 22 trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Báo cáo cáo buộc tập đoàn có khoản nợ lớn, khiến cổ phiếu của bảy công ty Adani niêm yết giảm 3-7%. Báo cáo được phát hành trước đợt chào bán công khai tiếp theo của Adani Enterprises, mở cửa vào ngày 27 tháng 1 năm 2023. Giám đốc tài chính của Tập đoàn Adani (Jugeshinder 'Robbie' Singh) đã tuyên bố rằng thời điểm công bố báo cáo là một "ý định trắng trợn, bất chính" nhằm làm hỏng sản phẩm. Đợt chào bán công khai của Adani Enterprises đã bị hủy vào ngày 1 tháng 2 năm 2023.
Cầu thủ bóng đá Việt Nam Bùi Vĩ Hào (sinh ngày 24 tháng 2 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm hoặc tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Becamex Bình Dương và đội tuyển U-23 quốc gia Việt Nam. Sự nghiệp câu lạc bộ. Sinh ra ở An Giang, Vĩ Hào đã dành sự nghiệp bóng đá trẻ của mình để thi đấu cho Câu lạc bộ bóng đá An Giang. Năm 2021, anh được PVF mượn để thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2021, nhưng anh đã không được ra sân sau khi giải đấu bị hủy bỏ do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Năm 2022, Vĩ Hào gia nhập câu lạc bộ Becamex Bình Dương và thi đấu tại V.League 1. Anh ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên vào ngày 21 tháng 7 năm 2022, bàn thắng duy nhất cho Becamex Bình Dương trong trận thua 1–2 trước Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 1. Sự nghiệp quốc tế. Vĩ Hào được điền tên vào đội hình 23 cầu thủ cho Cúp bóng đá U-20 châu Á 2023 bởi Hoàng Anh Tuấn. Vĩ Hào ra sân trong cả ba trận vòng bảng cho U-20 Việt Nam nhưng lại không ghi được bàn thắng nào. U-20 Việt Nam cuối cùng đã không thể lọt vào vòng đấu loại trực tiếp của giải đấu.
Hi! PARIS là một tổ chức có trụ sở tại Paris nhằm thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu. Công việc của Hi! PARIS bao gồm nghiên cứu về an toàn AI kỹ thuật và đạo đức AI, vận động và hỗ trợ để phát triển lĩnh vực nghiên cứu an toàn AI. Nó đã được tạo ra vào năm 2020 bởi HEC Paris và Institut polytechnique de Paris. Vào tháng 7 năm 2021, Inria đã trở thành đối tác. Trung tâm chủ yếu tập trung vào hai chủ đề: AI Dữ liệu cho doanh nghiệp và AI Dữ liệu cho xã hội. Các công ty như Schneider Electric hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu. Ngoài các hoạt động nghiên cứu, trung tâm còn tổ chức một trường học hè và một cuộc thi hackathon.
Nhân vật chính thứ hai Nhân vật chính thứ hai (tiếng Anh: deuteragonist; tiếng Hy Lạp cổ: δευτεραγωνιστής) hay nhân vật phó chính, là nhân vật quan trọng thứ hai của một câu chuyện chỉ sau nhân vật chính. Vai trò của nhân vật phó chính được coi là quan trọng hơn nhân vật thứ chính, các nhân vật phụ và nhân vật quần chúng. Nhân vật phó chính thường đóng vai trò là người bạn thường xuyên đồng hành cùng nhân vật chính, hoặc là một người tích cực hỗ trợ nhân vật chính, hoặc là đối thủ của nhân vật chính, hoặc là nữ chính của câu chuyện (nếu nhân vật chính là nam). Nhân vật phó chính có thể chuyển đổi giữa việc hỗ trợ hoặc đối đầu với nhân vật chính, tùy thuộc vào mối quan hệ của họ và diễn biến của câu chuyện.
Nhân vật chính thứ ba Nhân vật chính thứ ba (tiếng Anh: tritagonist; tiếng Hy Lạp cổ: τριταγωνιστής) hay nhân vật thứ chính, là nhân vật quan trọng thứ ba trong một câu chuyện sau nhân vật chính và nhân vật phó chính. Đồng thời nhân vật thứ chính cũng có vai trò quan trọng hơn các nhân vật phụ và nhân vật quần chúng. Trong kịch Hy Lạp cổ, nhân vật chính thứ ba là thành viên thứ ba của đoàn diễn xuất. Với tư cách là một nhân vật quan trọng, nhân vật thứ chính thường đóng vai trò là kẻ chủ mưu hoặc là nguyên nhân gây ra những thử thách, đau khổ cho nhân vật chính và thường sẽ về cùng phe với nhân vật chính sau khi trải qua nhiều sự kiện. Hoặc đơn giản là nhân vật nữ chính của câu chuyện nếu nhân vật chính và phó chính đều là nam. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina (: ; ) là một trong hai tỉnh tự trị của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia, thuộc Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư trước đây. Tỉnh này là tiền thân trực tiếp của tỉnh tự trị Vojvodina của Serbia ngày nay. Tỉnh được chính thức thành lập vào năm 1945 sau kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nam Tư, với tên gọi Tỉnh tự trị Vojvodina (; ). Năm 1968, Vojvodina được trao quyền tự chủ chính trị ở mức độ cao hơn, và từ "Xã hội chủ nghĩa" được thêm vào tên chính thức của họ. Năm 1990, sau cuộc cải cách hiến pháp chịu ảnh hưởng của thứ được gọi là cách mạng chống quan liêu, quyền tự trị của tỉnh bị giảm xuống mức trước năm 1968, và thuật ngữ "Xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ khỏi tên gọi. Tỉnh bao gồm các khu vực Srem, Banat và Bačka, với thủ phủ là Novi Sad. Trong suốt sự tồn tại của tỉnh, người Serb tại Vojvodina tạo thành nhóm dân tộc lớn nhất trong tỉnh, song song với điều này là sự khẳng định mạnh mẽ các yếu tố đa sắc tộc và đa văn hóa là trung tâm của bản sắc tỉnh. Bên cạnh tiêu chuẩn Serbia của tiếng Serbia-Croatia chính thức khi đó, Vojvodina xã hội chủ nghĩa còn chính thức sử dụng các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Hungary, tiếng Rusyn Pannonia, tiếng Slovak và tiếng Romania. Sau khi phe đối lập không giành được bất kỳ ghế nào trong cuộc bầu cử năm 1945, tỉnh được cai trị bởi Liên đoàn Những người cộng sản Vojvodina, một bộ phận của cả đảng cầm quyền Serbia và Nam Tư. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nam Tư (1941–1945), lãnh thổ này bị phe Trục chiếm đóng. Vào mùa thu năm 1944, Quân đội Nam Tư và Hồng quân trục xuất quân phe Trục khỏi hầu hết khu vực, các vùng đất này được đặt dưới chính quyền quân đội. Vào thời điểm đó, tình trạng chính trị của lãnh thổ vẫn chưa được xác định. Biên giới dự kiến của Vojvodina trong tương lai bao gồm các vùng Banat, Bačka, Baranja và hầu hết vùng Syrmia, bao gồm Zemun. Biên giới tạm thời theo pháp lý giữa Vojvodina và Croatia ở Syrmia là đường Vukovar-Vinkovci-Županja. Trên thực tế, các phần phía tây của Syrmia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội phe Trục cho đến tháng 4 năm 1945. Từ ngày 17 tháng 10 năm 1944 đến ngày 27 tháng 1 năm 1945, phần lớn khu vực (Banat, Bačka, Baranja) nằm dưới quyền quản lý quân sự trực tiếp, và đến mùa xuân năm 1945, chính quyền khu vực lâm thời được thành lập. Tỉnh tự trị Vojvodina (: ) được thành lập vào năm 1945, với tư cách là một tỉnh tự trị trong Cộng hòa Nhân dân Serbia, một đơn vị liên bang của Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư. Quá trình được bắt đầu vào ngày 30–31 tháng 7 năm 1945, khi hội đồng tỉnh lâm thời của Vojvodina quyết định rằng tỉnh nên gia nhập Serbia. Quyết định này được xác nhận trong phiên họp thứ ba của AVNOJ vào ngày 10 tháng 8 năm 1945, và luật quy định tình trạng tự trị của Vojvodina trong Serbia được thông qua vào ngày 1 tháng 9 năm 1945. Biên giới cuối cùng của Vojvodina với Croatia và Trung Serbia được định nghĩa vào năm 1945: Baranja và tây Syrmia được giao cho Croatia, trong khi các phần nhỏ của Banat và Syrmia gần Beograd được giao cho Trung Serbia. Một phần nhỏ phía bắc Mačva gần Sremska Mitrovica được giao cho Vojvodina. Thủ phủ của tỉnh là Novi Sad, cũng là thủ phủ của tỉnh Danube Banovina cũ tồn tại từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Vị thế của Vojvodina trong Serbia được xác định trong Hiến pháp Nam Tư (1946) và Hiến pháp Serbia (1947). Quy chế đầu tiên của tỉnh tự trị Vojvodina được thông qua vào năm 1948 và quy chế thứ hai vào năm 1953. Sau khi cải cách hiến pháp năm 1963, quy chế thứ ba được thông qua trong cùng năm. Cho đến năm 1968, Vojvodina được hưởng một mức độ tự trị hạn chế trong Serbia. Sau cải cách hiến pháp được ban hành vào năm 1968, tỉnh được trao quyền tự trị cao hơn, và tên của tỉnh được đổi thành Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina (: ). Theo Luật Hiến pháp ngày 21 tháng 2 năm 1969, tỉnh này đạt được quyền tự trị lập pháp, đồng thời bốn ngôn ngữ thiểu số cũng được công nhận (ngoài tiếng Serbia-Croatia) là ngôn ngữ chính thức (Điều 67) trong tỉnh (Magyar, Slovak, Romania, Rusyn). Theo Hiến pháp Nam Tư 1974, tỉnh giành được quyền tự trị cao hơn, xác định Vojvodina (vẫn còn nằm trong Serbia) là một trong những chủ thể của liên bang Nam Tư, đồng thời trao cho tỉnh này quyền biểu quyết tương đương với chính Serbia trong ban chủ tịch tập thể của liên bang. Hiến pháp của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina () được thông qua vào năm 1974, trở thành đạo luật pháp lý cao nhất của tỉnh, thay thế Luật Hiến pháp năm 1969 trước đó. Sau cải cách hiến pháp tại Nam Tư (1988), quá trình dân chủ hóa được bắt đầu. Năm 1989, các sửa đổi Hiến pháp Serbia được thông qua, hạn chế quyền tự trị của Vojvodina. Dưới sự cai trị của tổng thống Serbia Slobodan Milošević, Hiến pháp mới của Serbia được thông qua vào ngày 28 tháng 9 năm 1990, loại bỏ từ "xã hội chủ nghĩa" khỏi tên chính thức và giảm thêm quyền lợi của các tỉnh tự trị. Sau đó, Vojvodina không còn là chủ thể của liên bang Nam Tư nữa mà chỉ còn là tỉnh tự trị của Serbia với mức độ tự trị hạn chế. Tên của tỉnh cũng được hoàn nguyên thành tỉnh tự trị Vojvodina. Trong toàn bộ thời kỳ từ 1945 đến 1990, đảng chính trị được cấp phép duy nhất trong tỉnh là Liên đoàn Những người cộng sản Vojvodina, là một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Serbia và một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư. Các thể chế của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina bao gồm: Các chủ tịch của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina: Theo điều tra nhân khẩu năm 1981, dân số của tỉnh bao gồm:
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Europa League 2023–24 bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 và kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2023. Có tổng cộng 27 đội thi đấu ở hệ thống vòng loại bao gồm giai đoạn vòng loại và vòng play-off. 10 đội thắng ở vòng play-off tiến vào vòng bảng, để cùng với 12 đội tham dự vào vòng bảng, 6 đội thua của của vòng play-off Champions League (4 đội từ Nhóm các đội vô địch và 2 đội từ Nhóm các đội không vô địch) và 4 đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch của vòng loại thứ ba Champions League. Thời gian là CEST (), như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn). Vòng loại thứ ba. Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm =3QR / Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 8 và 10 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 17 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng play-off. Đội thua được chuyển qua vòng play-off Europa Conference League thuộc nhóm tương ứng của họ. Nhóm các đội vô địch. "BK Häcken thắng với tổng tỷ số 8–1." "Qarabağ thắng với tổng tỷ số 4–2." "Zrinjski Mostar thắng với tổng tỷ số 6–3." "Sheriff Tiraspol thắng với tổng tỷ số 7–3." "Ludogorets Razgrad thắng với tổng tỷ số 6–3." "Olympiacos thắng với tổng tỷ số 2–1." "Slavia Prague thắng với tổng tỷ số 4–1." Lễ bốc thăm cho vòng play-off được tổ chức vào ngày 7 tháng 8 năm =PO / Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 24 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng bảng. Đội thua được chuyển qua vòng bảng Europa Conference League. "Slavia Prague thắng với tổng tỷ số 3–2." "Olympiacos thắng với tổng tỷ số 6–1." "Union Saint-Gilloise thắng với tổng tỷ số 3–0." "Ajax thắng với tổng tỷ số 4–2." "BK Häcken thắng với tổng tỷ số 5–3." "LASK thắng với tổng tỷ số 3–2." "Sheriff Tiraspol thắng với tổng tỷ số 3–2." "Qarabağ thắng với tổng tỷ số 3–1." "Aris Limassol thắng với tổng tỷ số 7–4." "Sparta Prague thắng với tổng tỷ số 5–4."
Get Blake! là một bộ phim hoạt hình do Antonie Guilbaud tạo ra và được sản xuất bởi Marathon Media và hãng Nickelodeon (Nickelodeon Productions). Bộ phim này được phát sóng trên cả 2 đài: Gulli và Nickelodeon ở Pháp. Theo Marathon Media, bộ phim này là loạt phim hài rộng rãi đầu tiên sau nhiều năm thực hiện những pha hành động nhẹ nhàng như ""Totally Spies!" hoặc "Martin Mystery"". "Get Blake!" đã kết thúc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, với tổng cộng 26 tập. Loạt phim theo chân Blake Myers, một cậu bé tuổi teen thích phiêu lưu, người được định sẵn một ngày sẽ bảo vệ loài người khỏi những con sóc ngoài hành tinh được gọi là ""Squaliens". Tuy nhiên, các Squalien đã được gửi ngược thời gian để ngăn Blake hoàn thành sứ mệnh này. "Get Blake!" ban đầu sẽ được công chiếu trên Nickelodeon ở Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2015, nhưng thay vào đó, nó đã bắt đầu phát sóng trên vào ngày 20 tháng 4 năm 2016. Ở Ả Rập, nó đang được phát sóng trên cả Nickelodeon và Nicktoons. Nó cũng được phát sóng trên ABC Me ở Úc. Chiếu tại Việt Nam. Tại Việt Nam, phim được chiếu trên kênh An Viên - BTV9 và kênh SAM - BTV11 với tên "Blake và người ngoài hành tinh (?)". Mỗi tập phim luôn chứa đựng những thông điệp về tình bạn trong sáng, tinh thần đoàn kết, dũng cảm chiến đấu chống lại cái ác, dù gặp bất cứ khó khăn nhưng không lùi bước, từ đó hình thành nhân cách tốt cho các khán giả nhỏ tuổi.
Nguyễn Văn Đức (Thiếu tướng Công an) Nguyễn Văn Đức là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Trang bị và kho vận, Bộ Công an (Việt Nam). Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1963. Quê quán tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông có trình độ học vấn cử nhân Học viện an ninh nhân dân. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có chứng chỉ cao cấp lí luận chính trị của đảng. Ông cũng là Đại Biểu HĐND tỉnh Long An. Ông từng kinh qua nhiều chức vụ tại Công an tỉnh Long An, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Long An, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Long An, Trưởng Công an huyện Tân Trụ, Uỷ viên BTV tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, Phó bí thư đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh Long An, Thủ trưởng Cơ quan Thi hình án hình sự, Cơ quan quản lí tạm giữ, tạm giam Công an tỉnh Long An, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An, Phó trưởng ban an toàn giao thông tỉnh Long An. Ngày 8 tháng 6 năm 2020, khi đang là Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An, Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ công an. Giám đốc Công An tỉnh Long An, Đại tá Lê Hồng Nam (hiện giờ là Trung tướng Giám đốc Công An thành phố Hồ Chí Minh) đã ký Quyết định điều động ông giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Trang bị và kho vận, Bộ Công an (Việt Nam). Ngày 2 tháng 9 năm 2020, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
Chuột Mickey hay Mickey Mouse là một nhân vật hư cấu và linh vật trong chương trình trò chuyện đêm khuya của Mỹ "Last Week Tonight with John Oliver". Dựa trên nhân vật cùng tên của Disney, nhân vật này được tạo ra để chế nhạo Công ty Walt Disney trước khi phiên bản Chuột Mickey của Disney chuyển sang phạm vi công cộng vào năm 2024. Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong mùa 10, tập 6 (tập 275 trong toàn series), trong đó người dẫn chương trình John Oliver đã công khai thách thức Disney thực hiện hành động pháp lý chống lại anh ta. Tập phát sóng 2 tháng 4 năm 2023 ("Solitary Confinement") của chương trình có một phân đoạn kiểm tra bản quyền sắp hết hạn đối với "Tàu hơi nước Willie" của Disney và các hành động trước đây của Disney để bảo vệ linh vật của họ, chẳng hạn như vận động hành lang nhằm ủng hộ việc kéo dài thời hạn bản quyền ở Hoa Kỳ. Oliver gợi ý rằng nếu không có sự bảo vệ bản quyền để ngăn chặn việc sử dụng trái phép chuột Mickey, Công ty Walt Disney có thể sẽ sử dụng luật nhãn hiệu để đạt được mục đích tương tự. Có khả năng họ lập luận rằng chuột Mickey gắn liền với thương hiệu của họ đến mức mọi hành vi sử dụng trái phép sẽ khiến người tiêu dùng hoang mang. Oliver sau đó tiết lộ rằng tiêu đề mở đầu của "Last Week Tonight" đã sử dụng hình ảnh từ "Tàu hơi nước Willie" kể từ đầu mùa và anh ấy sẽ bắt đầu sử dụng phiên bản chuột Mickey của riêng mình làm linh vật của chương trình. Anh ta tuyên bố: Oliver cũng cho ra mắt trang phục của chuột Mickey trong tập phim mà anh ấy tuyên bố sẽ có sẵn cho các bữa tiệc sinh nhật, đám tang, khai trương công viên giải trí và địa ngục tình dục từ ngày 1 tháng 1 năm 2024. Anh ta kết luận bằng cách nói rằng mặc dù Disney có thể đã có nhiều lập luận pháp lý để bảo vệ chuột Mickey, chúng sẽ chỉ trở nên rõ ràng "nếu và khi nào" họ kiện anh ta. Phiên bản chuột Mickey của "Last Week Tonight" đối lập mạnh so với nhân vật gốc của Disney và thường xuyên đưa ra những bình luận chính trị kích động. Nhân vật có một số câu cửa miệng, bao gồm "Jeffrey Epstein didn't kill himself" ("Jeffrey Epstein không tự sát"), "Where's Shelly Miscavige?" ("Shelly Miscavige ở đâu?") và "I hope Henry Kissinger dies soon" ("Tôi mong Henry Kissinger sớm chết").
Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (chữ Hán: 嗣德聖製字學解義歌) là một cuốn sách tiếng Việt dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm. Sách được Hoàng đế triều Nguyễn, Tự Đức (1848 — 1883), biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ 19. Cuốn sách bao gồm 13 tập, được chia thành 7 thư mục chính. Nội dung sách được viết theo thể thơ lục bát. Đây được xem là một quyển tự điển quan trọng cho các nhà nghiên cứu chữ Nôm bởi đây là bộ tự điển Hán-Nôm khá hoàn chỉnh mà không có ký tự mơ hồ nào. Bộ sách 13 quyển bao gồm 4.572 dòng thơ được viết theo thể lục bát 六八. Trong tất cả các dòng thơ này có chứa 32.004 ký tự với 9.028 trong số chúng là chữ Hán. Đây được cho là một quyển tự điển song ngữ Hán-Nôm. Cuốn sách trình bày các ký tự chữ Hán kèm theo ghi chú bằng ký tự chữ Nôm in kích thước nhỏ hơn. Các dẫn chứng có thể là chỉ một ký tự mà thôi cho tới cả cụm ký tự, ví dụ như ở dòng thứ năm, 月 và 日 được ghi chú bằng 𩈘𦝄 và 𩈘𡗶 một cách tương ứng. Theo Nguyễn Thị Lan thống kê, "Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca" giữ một lượng sưu tầm lớn nhất các chữ Hán được chú giải bằng chữ Nôm. Hà Đăng Việt ghi nhận rằng, chữ Nôm trong cuốn sách chủ yếu sử dụng ba phương pháp để tạo ra ký tự, giả tá 假借 (mượn âm), hình thanh 形聲 (từ ghép ngữ âm), và hội ý 會意 (từ ghép tượng hình). Nhưng hầu hết các ký tự đều rơi vào trường hợp hình thanh 形聲 như được cho thấy là phương pháp đúng đắn để viết chữ Nôm. Cuốn sách đã được Trần Kinh Hoà phiên dịch sang chữ Quốc ngữ La-tinh và được Đại học Trung văn Hồng Kông (香港中文大學) xuất bản lại năm 1971.
Tất thư (Phồn thể: 漆書; Giản thể: 漆书; Bính âm: qī shū) là một cách viết thư pháp Trung Hoa được sáng tạo ra bởi Kim Nông (1687 — ?; Giản thể: 金农; Phồn thể: 金農) dưới thời nhà Thanh. Phong cách viết là một sự kết hợp giữa lệ thư của nhà Hán và khải thư của nhà Nguỵ; hai phong cách này đã khiến cho "Tất thư" trở thành một phong cách viết độc đáo của thư pháp Trung Hoa. Kỹ thuật sử dụng để viết Tất thư rất khác biệt so với các lối viết khác. Nó yêu cầu sử dụng bút lông phẳng, không phải bút lông Đông Á thông thường.#đổi Về người sáng tạo. Kim Nông là một người vô cùng uyên bác về thư pháp Trung Hoa. Thư pháp của ông được nhận định là hay nhất trong số Bát quái Dương Châu. Đặc biệt là lối viết lệ thư của ông và lối viết bán thảo. Các tác phẩm của ông mang vẻ đẹp đặc trưng và trác tuyệt. Ngoài ngũ tuần, ông bắt đầu rời xa lối viết chinh quy và sử dụng những kiến thức thư pháp của mình để tạo ra lối viết "Tất thư". Kim Nông sử dụng một loại mực đặc biệt do chính ông tự làm ra, và ông cũng sử dụng một loại bút lông đặc biệt cho "Tất thư".
Hoàng Nhất Khải (; 1580 – 1622) là thợ khắc mộc bản Trung Quốc hoạt động vào cuối thời Minh. Hoàng Nhất Khải chào đời năm 1580 tại làng Cầu (), huyện Tân An (), tỉnh An Huy. Gia đình ông đã làm nghề chạm khắc nhiều thế hệ và chuyên về tranh khắc gỗ theo trường phái Huy (); sau khi ông vừa ra đời, cả nhà họ bèn dời đến sinh sống tại Hàng Châu. Ông đã vẽ minh họa tranh khắc gỗ cho nhiều tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, bao gồm "Tây sương ký" "Kĩ viện đích ca từ", "Khuê phòng đồ phiến", "Tố Nga thiên", và "Mẫu đơn đình". Lianhong Zhou của Viện Kinsey ở Bloomington, Indiana từng mô tả phong cách nghệ thuật của Hoàng Nhất Khải là "nhỏ nhắn và tinh tế".
Lã Thiên Thành (; 1580#đổi 1618) là nhà viết kịch và nhà thơ Trung Quốc hoạt động vào cuối thời Minh. Lã Thiên Thành được cho là tác giả của cuốn tiểu thuyết khiêu dâm "Tú tháp dã sử" (), mà ông đã chấp bút hồi còn độ tuổi thiếu niên. Theo bạn của ông và là một nhà phê bình chính kịch đương thời, Vương Kí Đức (), ông còn viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn khác mang tên "Nhàn tình biệt truyện" () "cho vui". Đã chuyển thể một số bộ vở kịch bao gồm "Tây sương ký" và "Bạch thố ký", Bản thân ông cũng là một nhà phê bình kịch. Tác phẩm nổi tiếng năm 1613 của ông có nhan đề "Khúc phẩm" () bao gồm khoảng 90 tiểu sử của các nhà viết kịch, cùng với các bài bình luận về các vở kịch đáng chú ý từ triều đại Yuan đến triều đại nhà Minh; theo "Từ điển lịch sử sân khấu Trung Quốc", "Khúc phẩm" là "một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất về kinh kịch, Nam kịch, truyền thuyết và Côn kịch."
Meikyoku kissa (名曲喫茶, Meikyoku kissa quán cà phê nhạc cổ điển) là thuật ngữ tiếng Nhật để chỉ loại hình quán cà phê nơi khách hàng có thể nghe nhạc cổ điển khi thưởng thức cà phê và các loại đồ uống khác. Tại nhiều nơi, vị khách có thể yêu cầu bản nhạc yêu thích của mình. "Meikyoku kissa" lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 1950. Hầu hết mọi người không thể mua đĩa LP đắt tiền, vì vậy họ nghe nhạc cổ điển tại các quán cà phê kiểu này. Hiện nay, số lượng "meikyoku kissa" tại Nhật Bản đang giảm dần. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Máy bay trinh sát Máy bay trinh sát, hay còn gọi là máy bay do thám, là một loại máy bay quân sự được thiết kế hoặc sửa đổi/hoán cải để thực hiện trinh sát trên không với các nhiệm vụ: thu thập thông tin tình báo hình ảnh (bao gồm chụp ảnh từ trên không), thông tin tình báo tín hiệu, thông tin tình báo đo lường, dấu hiệu và ký hiệu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép một số máy bay và UAV thực hiện giám sát thời gian thực bên cạnh việc thu thập thông tin tình báo chung. Trước khi có sự phát triển của thiết bị radar, các lực lượng quân sự đã dựa vào máy bay trinh sát để quan sát trực quan và theo dõi chuyển động của kẻ thù. Ví dụ như tàu bay tuần tra hàng hải PBY Catalina được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai đã phát hiện một phần hạm đội tàu chiến Nhật Bản đang tiến đến đảo Midway để bắt đầu trận đánh Midway. Trước thế kỷ 20, các lực lượng quân sự trên thế giới không có những phương tiện bay sử dụng động cơ năng lượng và có thể điều khiển được, vì vậy họ phải sử dụng phương tiện bay nhẹ hơn không khí. Trong chiến tranh Napoléon và chiến tranh Pháp-Phổ, khinh khí cầu được người Pháp sử dụng để trinh sát trên không. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay đã được triển khai trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với vai trò trinh sát, nó được ví như 'con mắt của quân đội' để hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất. Việc trinh sát trên không từ thời điểm này cho đến năm 1945 hầu hết được thực hiện bởi các phiên bản cải tiến của máy bay tiêm kích và máy bay ném bom tiêu chuẩn có trang bị máy ảnh. Chụp ảnh trở thành phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin tình báo vào thời kỳ cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Thế chiến I cũng chứng kiến việc sử dụng thủy phi cơ để xác định vị trí tàu chiến đối phương. Sau trận đánh Jutland, tàu tiếp nhiên liệu thủy phi cơ bộc lộ nhiều điểm hạn chế, do đó tàu chiến chủ lực được thiết kế thêm để có khả năng mang, phóng và thu hồi thủy phi cơ quan sát. Loại thủy phi cơ này có thể trinh sát tàu chiến đối phương nằm ngoài tầm nhìn của thiết bị quan sát trên tàu mặt nước, và nó có thể phát hiện điểm rơi của đạn pháo trong các cuộc giao tranh tầm xa. Sau Thế chiến II, thủy phi cơ quan sát được thay thế bằng máy bay trực thăng. Thời kỳ hậu Thế chiến II và trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã phát triển một số máy bay trinh sát chuyên dụng như Lockheed U-2 và Lockheed SR-71 Blackbird, mục đích là để giám sát kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Các loại máy bay trinh sát khác được chế tạo cho các vai trò chuyên biệt trong tình báo tín hiệu và giám sát điện tử, chẳng hạn như RB-47, RB-57, Boeing RC-135 và máy bay không người lái Ryan Model 147. Kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay, phần lớn vai trò của máy bay trinh sát chiến lược được giao cho các vệ tinh trinh sát đảm nhiệm, còn vai trò trinh sát chiến thuật thì do máy bay không người lái (UAV) đảm nhiệm. Điều này đã được quân đội Israel và quân đội Mỹ sử dụng thành công trong chiến tranh Vùng Vịnh.
Oscar Jack Piastri (sinh ngày 6 tháng 4 năm 2001) là một tay đua người Úc. Anh đã giành chức vô địch Công thức 3 vào năm 2020 và Công thức 2 vào năm 2021 với Prema Racing. Anh là tay đua thứ sáu giành chức vô địch giải đua xe GP2/Công thức 2 ngay tại mùa giải đầu tiên và cũng là tay đua thứ năm giành chức vô địch giải đua xe GP3/Công thức 3 và giải đua xe GP2/Công thức 2 trong các mùa giải liên tiếp. Sau khi tham gia Công thức 1 với tư cách là tay đua lái thử cho đội đua Alpine vào năm 2022, anh trở thành tay đua chính của McLaren vào năm 2023 cùng với đồng đội mới Lando Norris. Nhờ những thành tích xuất sắc ở các giải đua xe công thức hạng thấp hơn, anh được nhiều người coi là một trong những tay đua trẻ triển vọng nhất trong làng đua xe. Đầu đời và đời tư. Oscar Piastri sinh ngày 6 tháng 4 năm 2001 ở Melbourne, Úc. Cha mẹ anh là Chris và Nicole (nhũ danh MacFadyen) Piastri. Anh từng theo học tại trường Cao đẳng Haileybury Melbourne và Cao đẳng Haileybury UK với tư cách là học sinh nội trú với học bổng thể thao. Cha anh, Chris Piastri, từng là thợ cơ khí cho anh trong những năm đầu đua xe ở Úc. Ông hiện là người sáng lập và chủ sở hữu của HP Tuners, một công ty phần mềm ô tô chẩn đoán xe. Oscar có ba chị em gái. Anh có nguồn gốc Ý, Nam Tư và Trung Quốc. Sự nghiệp đua xe. Sự nghiệp tiền Công thức 1 (2011-2021). Đua xe go-kart (2011-2015). Piastri bắt đầu sự nghiệp đua xe ô tô điều khiển từ xa ở cấp quốc gia khi anh bắt đầu đua xe go-kart vào năm 2011. Sau khi thi đấu chuyên nghiệp và thi đấu tại nhiều cuộc đua và các giải vô địch đua xe go-kart Úc vào năm 2014, Piastri bắt đầu tranh tài ở châu Âu và các giải vô địch đua xe go-kart được CIK-FIA chấp thuận khác với Ricky Flynn Motorsport vào năm sau đó. Vào năm 2016, anh chuyển đến Vương quốc Anh để tiếp tục sự nghiệp đua xe của mình và cũng vào năm đó, anh về đích thứ sáu tại giải vô địch đua xe go-kart thế giới 2016 tại Bahrain. Công thức 4 (2016-2017). Vào tháng 10 năm 2016, Piastri ra mắt tại Giải đua xe Công thức 4 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và anh đã ký hợp đồng với đội Dragon F4 trong vòng ba chặng đua đầu tiên trong mùa giải khai mạc 2016/2017. Hai vị trí thứ ba là kết quả tốt nhất của anh trong mùa giải này. Vào cuối mùa giải 2016/17, anh đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng các tay đua. Năm 2017, Piastri chuyển đến Giải đua xe Công thức 4 Anh và anh đua cùng với Ayrton Simmons và Alex Quinn với Arden International. Arden International có một trong những chiếc xe nhanh nhất mùa giải này và Piastri đã đánh bại cả hai đồng đội của mình. Anh đã thắng sáu cuộc đua và leo chín lần lên bục vinh quang. Cuối cùng, anh đứng ở vị trí thứ hai sau Jamie Caroline, người đã trở thành nhà vô địch với số điểm cách biệt nhờ chuỗi chiến thắng liên tiếp kéo dài vào đầu mùa giải. Tại thời điểm này, theo Christian Horner, anh được coi là ứng cử viên sáng giá cho chương trình đào tạo tay đua trẻ của Red Bull Racing. Thế nhưng, cam kết này đã không thành hiện thực. Formula Renault Eurocup (2018-2019). Vào năm 2018, Piastri được thăng hạng lên Formula Renault Eurocup. Anh vẫn là tay đua chính ở Arden và anh đã đua cùng Sami Taoufik và hai tay đua người Nga Nikita Volegov và Aleksandr Vartanyan, những người sử dụng chung một chiếc xe đua thứ ba. Mặc dù Piastri không thể cạnh tranh để giành chiến thắng hoặc giành chức vô địch, anh đã ghi điểm ở hầu hết các cuộc đua. Kết quả tốt nhất của anh trong mùa giải này là ba lần lên bục vinh quang. Trong mùa giải 2019, Piastri đã được ký hợp đồng với đội đua Pháp R-ace GP, đương kim vô địch lần thứ hai liên tiếp của mùa giải trước. Đồng đội của anh là Alexander Smolyar và Caio Collet. Piastri đã thắng cả hai cuộc đua tại sự kiện thứ hai trong năm tại trường đua Silverstone. Ngoài ra, anh đã thắng thêm năm cuộc đua nữa trong mùa giải và anh giành chức vô địch sau khi đánh bại Victor Martins (312,5 điểm) với tổng cộng 320 điểm. Sau thành công này, anh được gia nhập Học viện Tay đua trẻ Renault (Renault Driver Academy), chương trình hỗ trợ tay đua trẻ của Renault. Công thức 3 (2020). Vào tháng 10 năm 2018, Piastri đã lái thử một chiếc xe đua Công thức 3 thuộc Giải đua xe GP3 cho đội đua Trident Racing trong những ngày thử nghiệm sau chặng đua cuối cùng của mùa giải tại trường đua Yas Marina ở Abu Dhabi. Thế nhưng, anh đã không đạt được cam kết nào với Trident Racing sau những ngày thử nghiệm này. Vào mùa giải Công thức 3 2020, Piastri đã được ký hợp đồng với đội đương kim vô địch Prema Racing thông qua Renault sau khi anh đã lái thử cho đội ở Valencia vào tháng 10 năm 2019. Đồng đội của anh tại Prema Racing là Frederik Vesti và Logan Sargeant. Trong mùa giải này, Prema đã lại có thể cung cấp cho các tay đua của mình những vật liệu tốt nhất. Cả ba tay đua của đội cùng Théo Pourchaire đã tranh đấu sát sao để giành chức vô địch trong mùa giải này. Piastri đã giành chiến thắng trong cuộc đua mở màn của mùa giải tại trường đua Red Bull Ring sau khi dẫn đầu từ vị trí xuất phát thứ ba. Anh cũng đã giành chiến thắng trong cuộc đua sprint tại trường đua Barcelona-Catalunya ở Tây Ban Nha. Ngoài ra, anh cũng đã lên bục vinh quang sáu lần. Tại bốn chặng đua cuối cùng của mùa giải tại trường đua Monza, Piastri ban đầu kém xa đồng đội Sargeant, nhưng anh đã được hưởng lợi từ ba chặng đua này khi Sargeant không ghi được điểm nào. Sau khi mùa giải kết thúc, anh đã giành chức vô địch với tổng cộng 164 điểm trước Pourchaire và đồng đội Sargeant. Công thức 2 (2021). Sau khi giành chức vô địch Công thức 3 vào năm 2020, Piastri đã được Prema thăng hạng để tham gia Giải đua xe Công thức 2 2021 với tư cách là người kế nhiệm Mick Schumacher, người đã giành được chức vô địch vào giải đua năm 2020 và được thăng hạng lên Công thức 1. Đồng đội của Piastri của mùa giải này, Robert Shwartzman, vẫn đua với đội với tư cách là tay đua chính thứ hai. Piastri kết thúc chặng đua đầu tiên của mùa giải ở vị trí thứ năm, và ngay tại chặng đua tiếp theo tại trường đua Bahrain International, anh đã giành được chiến thắng đầu tiên trong mùa giải này sau khi vượt qua Chu Quán Vũ ở vòng đua cuối cùng. Tại chặng đua ở trường đua Monaco, Piastri đạt về đích ở vị trí thứ nhì hai lần và một lần ở vị trí thứ tám. Sau những cuộc đối đầu với Chu Quán Vũ, Piastri trở thành ứng cử viên giành chức vô địch và anh nhấn mạnh những tham vọng này với năm chiến thắng vào cuối mùa giải. Piastri đã giành được chức vô địch trong mùa giải đầu tiên của mình tại Công thức 2 với tổng cộng 252,5 điểm trong khi đồng đội Shwartzman (192 điểm) đứng ở vị trí á quân và Chu ở vị trí thứ ba với 183 điểm. Công thức 1 (2022-nay). Piastri gia nhập Học viện tay đua trẻ Renault vào tháng 1 năm 2020. Sau khi giành chức vô địch Công thức 3 vào năm 2020, anh đã tham gia buổi lái thử Công thức 1 đầu tiên vào tháng 10 với đội đua Renault F1. Tại buổi tập đó, anh đã lái chiếc Renault R.S.18 ở trường đua Bahrain International cùng với các tay đua khác của học viện là Christian Lundgaard và Chu Quán Vũ. Anh lái chiếc xe Alpine A521 trong buổi tập dành cho các tay lái trẻ sau mùa giải 2021 tại trường đua Yas Marina vào tháng 12. Sau khi giành chức vô địch Công thức 2, Piastri được bổ nhiệm làm tay đua dự bị của đội đua Alpine cho mùa giải 2022. Anh cũng được chọn làm tay đua dự bị cho McLaren sau thỏa thuận giữa hai đội. Anh đã tham gia các buổi thử nghiệm của Alpine trên chiếc xe A521 trong suốt mùa giải ở các trường đua Americas, trường đua Losail International và trường đua Silverstone. Lãnh đội McLaren Andreas Seidl sau đó xác nhận rằng Piastri đã có buổi thử nghiệm riêng kéo dài hai ngày trên một chiếc xe đua McLaren cũ tại trường đua Paul Ricard một tuần trước Giải đua ô tô Công thức 1 São Paulo 2022. 2022: Tay đua lái thử tại Alpine và tranh chấp hợp đồng. Vào đầu tháng 8 năm 2022, Alpine thông báo trong một cuộc họp báo rằng Piastri sẽ được thăng chức lên làm tay đua chính cùng với Esteban Ocon trong mùa giải 2023 và sẽ là người kế nhiệm Fernando Alonso, người đã hết hạn hợp đồng vào cuối mùa giải 2022. Theo tuyên bố của chính mình, Piastri đã không ký hợp đồng tương ứng và điều đó đã gây ra phản ứng của giới truyền thông quốc tế bằng một bài đăng trên Twitter. Lãnh đội Alpine, Otmar Szafnauer, đã chỉ trích gay gắt tuyên bố này của Piastri và ông đã đe dọa khởi kiện. Thêm vào đó, ông đã mong đợi Piastri trung thành với đội hơn. Vấn đề cuối cùng đã được Hội đồng công nhận hợp đồng, một cơ quan trọng tài độc lập giải quyết các tranh chấp về đua xe thể thao quốc tế, xét xử và quyết định có lợi cho Piastri. Nếu phán quyết đã có lợi cho Alpine, thì đội đã có thể yêu cầu người tuyển dụng tương lai của Piastri bồi thường hàng triệu USD. Trong quá trình điều tra, người ta cũng biết rằng Piastri đã ký hợp đồng với McLaren Racing vào tháng 7 năm 2022. Hợp đồng này đã được chính thức công bố ngay sau phán quyết. Đáp lại, Alpine đã tách khỏi luật sư trưởng của mình vào tháng 11 năm 2022. 2023: Mùa giải đầu tiên tại McLaren. Piastri thi đấu với tư cách là đồng đội của Lando Norris ở McLaren tại Giải đua xe Công thức 1 2023 và anh chính thức kế nhiệm tay đua đồng hương Daniel Ricciardo. Tại mùa giải trước đó, anh đã tham gia các buổi lái thử ở Abu Dhabi cho McLaren sau khi Alpine đồng ý chấm dứt hợp đồng sớm. Tại chặng đua Công thức 1 đầu tiên của anh ở Bahrain, anh đã phải bỏ cuộc chỉ sau 13 vòng đua do chiếc xe đua McLaren của anh gặp sự cố kỹ thuật. Tại chặng đua quê nhà ở Úc, anh đã ghi điểm lần đầu tiên ở Công thức 1 sau khi về đích ở vị trí thứ 8. Tại Giải đua ô tô Công thức 1 Monaco, Piastri lại ghi điểm sau khi về đích ở vị trí thứ mười. Vào giữa mùa giải, khi McLaren thực hiện những nâng cấp sâu rộng, kết quả của đội đua truyền thống Anh bắt đầu được cải thiện. Điều này cũng được phản ánh tại các kết quả về đích của Piastri. Trong khi anh không lấy được điểm trong nửa đầu mùa giải ngoài hai chặng đua ở Úc và Monaco, anh đã về đích ở vị trí thứ tư tại Giải đua ô tô Công thức 1 Anh và vị trí thứ năm tại Giải đua ô tô Công thức 1 Hungary. Piastri đã kết thúc cuộc đua sprint trong khuôn khổ Giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ ở vị trí thứ hai. Anh thậm chí còn dẫn đầu cuộc đua này một vài vòng. Trong cuộc đua chíhh, anh đã phải bỏ cuộc tại vòng đua đầu tiên do va chạm với Carlos Sainz Jr. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2023, McLaren và Piastri tuyên bố gia hạn hợp đồng cho đến cuối năm 2026. Tại Giải đua ô tô Công thức 1 Nhật Bản, anh về thứ ba và do đó đã lên bục trao giải lần đầu tiên ở Công thức 1. Tại Giải đua ô tô Công thức 1 Qatar, Piastri đã giành được vị trí pole đầu tiên tại một cuộc đua sprint cũng như chiến thắng cuộc đua sprint đầu tiên của mình. Tại cuộc đua chính, anh đã về đích ở vị trí thứ hai. Piastri kết thúc mùa giải đầu tiên của anh tại Công thức 1 ở vị trí thứ chín trên bảng xếp hạng các tay đua với 97 điểm. Thống kê sự nghiệp. Thống kê tổng thể. Thống kê kết quả chi tiết. Công thức 1 (2023-nay). Chú thích mở rộng cho các bảng trên Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Ramario Xolo Ramirez (sinh ngày 9 tháng 6 năm 2001, nghệ danh: Xolo Maridueña, [ˈʃolo maɾiˈðweɲa]) là nam diễn viên người Mỹ. Anh từng đóng các vai Miguel Diaz trong "Cobra Kai" (Netflix, 2018 - nay), Victor Graham trong "Parenthood" (NBC, 2012 - 2015). Năm 2023, anh thủ vai Jaime Reyes/Blue Beetle trong phim siêu anh hùng "Blue Beetle" của Vũ trụ Mở rộng DC (2023). Xolo Maridueña sinh ra tại thành phố Los Angeles, California trong một gia đình có năm anh chị em. Anh là người gốc Mexico, Cuba và Ecuador. Tên Ramario là ghép từ tên hai người chú Ramón và Mario của anh. Công việc đầu tiên của Xolo là làm người mẫu ảnh cho hãng thời trang Sears. Năm 2018, anh thủ vai Miguel Diaz trong sê-ri phim Netflix, Cobra Kai. Năm 2023, anh vào vai Blue Beetle trong phim điện ảnh cùng tên của DCEU, đây là lần đầu tiên một nhân vật siêu anh hùng gốc Latinh được đưa lên phim người đóng.
Ellsworth C. Dougherty (21 tháng bảy 1921 – 1965) là một nhà sinh vật học, người đầu tiên nghiên cứu loài giun tròn "Caenorhabditis elegans" trong phòng thí nghiệm, cùng với Victor Nigon vào những năm 1940. Ông thực hiện hầu hết các nghiên cứu của mình và hoạt động y tế tại California. Mount Dougherty là một rặng núi tại Nam Cực, được đặt tên theo Ellsworth Dougherty. Một tên gọi cụ thể được đặt cho loài giun tròn "Caenorhabditis doughertyi" cũng là để tưởng niệm E. Dougherty.
Terbi(III) fluoride là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học TbF3. Chất rắn màu trắng/xám này khó tan trong nước. Nó có thể được tạo ra bằng phản ứng giữa terbi(III) carbonat và 40% acid fluorhydric ở 40 °C. 2 TbF3 + 3 Ca → 3 CaF2 + 2 Tb