question
stringlengths
12
637
terms
stringlengths
14
111
answer
stringlengths
31
1.57k
Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam bị mất giấy phép xuất nhập cảnh có thể xin cấp lại ở cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2015/TT-BCA
Trường hợp người không có quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam bị mất giấy phép xuất nhập cảnh thì có thể đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú để nộp hồ sơ xin cấp lại.
Giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn mấy năm?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2015/TT-BCA
Giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn 03 năm.
Phụ nữ mang thai có được loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai không?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP
Việc phụ nữ mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng phương pháp phá thai là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Do đó phụ nữ mang thai không được loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các phương pháp phá thai.
Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính có bị xử phạt hành chính không?
Theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Hành vi loại bỏ thai nhi trái phép có bị đi tù không?
Theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Hành vi loại bỏ thai nhi trái phép cho người khác có thể bị phạt tù đến 15 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cho tôi hỏi lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành
Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu cầu xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động không phải nộp lệ phí.
Gia đình thuộc hộ nghèo thì có được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự không?
Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Theo như quy định thì không có quy định nào quy định hộ nghèo được miễn gọi nhập ngũ. Do đó gia đình thuộc hộ nghèo không thuộc đối tượng được miễn gọi nhập ngũ theo quy định nên trường hợp này công dân vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu như đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nhập ngũ.
Cho tôi hỏi sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là gì?
Theo khoản 1 Điều 98 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Cho tôi hỏi là sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan nào lập và lưu giữ theo quy định pháp luật?
Theo Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp có được xem là chứng cứ để chứng minh chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không?
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Theo quy định, trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp được xem là một trong những căn cứ để chứng minh tư cách chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn.
Điện sinh hoạt có được giảm thuế GTGT không?
Theo Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
Mặt hàng điện đều thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10%.
Cho tôi hỏi là yêu cầu chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại cơ quan nào theo quy định hiện hành?
Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Người yêu cầu chứng thực có thể yêu cầu chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại: Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với di sản là động sản. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với di sản
Phân chia di sản được phân loại như thế nào?
Theo Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015
Chiếu theo quy định thì phân chia di sản bao gồm phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật.
Cho tôi hỏi thời hạn kích hoạt tài khoản định danh điện tử là bao lâu?
Theo Điều 18 Nghị định 59/2022/NĐ-CP
Căn cứ theo quy định thì trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử, chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dung VNelD.
Tôi quên không kích hoạt tài khoản định danh điện tử thì phải làm sao?
Theo Điều 18 Nghị định 59/2022/NĐ-CP
Trường hợp sau 07 ngày tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản.
Tôi có câu hỏi thắc mắc là Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
Theo Điều 3 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV
Theo quy định thì Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hoạt động nhằm mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ và chăm sóc theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà nước Việt Nam và Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Mục đích cao nhất của Hội là giúp trẻ em tàn tật sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.
Tôi thắc mắc là Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không?
Theo Điều 4 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV
Theo quy định trên Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tôi có một cháu trai và cha mẹ cháu mới mất do tai nạn giao thông, tôi là dì ruột của cháu và muốn nhận cháu làm con nuôi nhưng điều kiện kinh tế của tôi không được tốt thì có ảnh hưởng đến việc nhận nuôi con nuôi là cháu tôi hay không?
Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010
Trường hợp dì ruột nhận cháu làm con nuôi thì pháp luật không yêu cầu điều kiện về kinh tế.
Dì ruột có phải đối tượng được ưu tiên khi nhận nuôi con nuôi là cháu hay không?
Theo Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010
Chiếu theo quy định thì dì ruột là một trong những đối tượng được ưu tiên nhận nuôi con nuôi là cháu ruột.
Vợ chồng tôi đã về hưu và muốn nhận nuôi con nuôi tuy nhiên tôi không biết theo quy định của pháp luật nếu về hưu có được nhận con nuôi hay không ?
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010
Pháp luật chỉ quy định về tuổi của người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Như vậy, theo thông tin chú cung cấp, nếu chú đáp ứng các điều kiện kể trên thì có thể nhận nuôi con nuôi.
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi trong nước có bắt buộc phải có văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hay không?
Theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010
Chiếu theo quy định thì văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có của người nhận nuôi con nuôi
Tuổi nghỉ hưu hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Cho tôi hỏi Vắng mặt nơi cư trú trên 12 tháng sẽ bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Luật Cư trú mới nhất phải không?
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020
Nếu vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú hay khai báo tạm vắng thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú hay còn gọi là xóa hộ khẩu. Tuy nhiên, để không bị xóa đăng ký thường trú trong trường hợp này thì công dân có thể đăng ký tạm trú hoặc khai báo tạm vắng. Ngoài ra, công dân có thể trở về địa phương nơi mình đăng ký thường trú vài tháng 1 lần để không bị xét vào trường hợp vắng mặt liên tục.
Cho tôi hỏi đơn vị nào có trách nhiệm tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Theo quy định thì Văn phòng Bộ là đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin trực tiếp tại Trụ sở của Bộ, qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông bà của tôi muốn lập di chúc thừa kế để lại tài sản cho gia đình bác hai và cha mẹ tôi. Tuy nhiên, do sức khỏe già yếu khó đi lại nên ông bà có ủy quyền cho tôi đi công chứng di chúc thay ông bà. Vậy cho hỏi ông bà lập di chúc thừa kế thì có thể ủy quyền cho con cháu yêu cầu công chứng di chúc được không?
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014
Theo quy định người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Như vậy, trường hợp ông bà của bạn muốn lập di chúc thừa kế thì phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không thể ủy quyền cho bạn yêu cầu công chứng di chúc.
Nếu như di chúc thừa kế đã công chứng có bổ sung thêm nội dung được không?
Theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014
Theo quy định thì di chúc thừa kế đã công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn bổ sung thêm nội dung thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc bổ sung đó.
Tôi có thắc mắc là hiện nay ở một số vùng nông thôn có tình trạng một số trẻ khoảng 14 tuổi mượn thẻ căn cước công dân của người khác, khai gian về độ tuổi để vào làm việc tại nhà máy chế biến thủy sản thì trường hợp này bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào
Theo khoản 4, khoản 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Hành vi mượn thẻ căn cước công dân của người khác xin vào làm việc tại nhà máy chế biến thủy sản là trái quy định pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Do người thực hiện là trẻ 14 tuổi nên sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền, nhưng sẽ bị xử phạt cảnh cáo. Người vi phạm buộc nộp lại thẻ Căn cước công dân đã mượn và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Cho tôi hỏi là nếu mượn, cho mượn thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4, khoản 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
Tôi có câu hỏi thắc mắc là bố tôi trên 60 tuổi đã đổi thẻ căn cước công dân năm 60 tuổi thì tương lai không cần phải đổi thẻ căn cước công dân nữa đúng không?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014
Người 60 tuổi đổi thẻ căn cước công dân mã vạch đã đổi thẻ căn cước công dân năm 60 tuổi thì thẻ căn cước công dân sẽ được sử dụng cho đến khi người đó mất không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Người trên 60 tuổi không đổi thẻ căn cước công dân gắn chip có bị phạt hay không?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Theo quy định thì người trên 60 tuổi mà không đổi thẻ căn cước công dân gắn chip theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Tôi có câu hỏi thắc mắc là người nào có thẩm quyền đăng ký khai tử cho người mất vì tai nạn giao thông?
Theo Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Người mất vì tai nạn giao thông nhưng không có người thân thì ai là người đi khai tử?
Theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014
Theo quy định thì người mất vì tai nạn giao thông nhưng không có người thân thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Tôi có thắc mắc là việc người chồng đánh vợ của mình đến nhập viện sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Theo quy định, người chồng đánh vợ nhập viện có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời người chồng còn bị buộc xin lỗi công khai khi người vợ có yêu cầu, và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người vợ.Tuy nhiên, người chồng đánh vợ nhập viện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp được quy định theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Chồng đánh vợ nhập viện thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn không?
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
khi bị chồng đánh đến nhập viện thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi cả hai hòa giải không thành tại Tòa án và nếu có căn cứ việc người chồng có hành vi bạo lực gia đình thì Tòa án sẽ giải quyết cho cả hai ly hôn.
Ba mẹ thuộc hộ nghèo đăng ký khai sinh cho con trễ hạn thì theo quy định có được miễn lệ phí không?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014
Căn cứ quy định miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong trường hợp đăng ký cho người thuộc hộ nghèo. Như vậy, có thể thấy trường hợp ba mẹ đăng ký khai sinh cho con thì không phân biệt đúng hạn hay trễ hạn đều thuộc đối tượng được miễn lệ phí đăng ký.
Tôi có thắc mắc là quê quán của đứa con khi đăng ký khai sinh được xác định theo người cha hay người mẹ?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Khi đi đăng ký khai sinh cho con thì quê quán của đứa con được ghi trong tờ khai được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Theo Quyết định 9039/QĐ-BCA-C06 năm 2022
Công dân Việt Nam có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 mà không mất phí.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được áp dụng cho những công dân Việt Nam nào?
Theo Quyết định 9039/QĐ-BCA-C06 năm 2022
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được áp dụng cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Con là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì có được chứng thực di chúc thừa kế của cha mẹ không?
Theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015
Trường hợp con của bạn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì không được chứng thực di chúc thừa kế của bạn.
Di chúc thừa kế có hiệu lực từ thời điểm nào?
Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Cho tôi hỏi khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam qua Trang thông tin điện tử phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Theo Quyết định 6968/QĐ-BCA năm 2022
thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam qua Trang thông tin điện tử không phải nộp lệ phí.
Em tôi là nam 19 tuổi, nay muốn lấy vợ thì có bị coi là tảo hôn hay không?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn với nam là chưa từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy với trường hợp của em bạn là nam mới 19 tuổi mà kết hôn thì sẽ là tảo hôn theo quy định của pháp luật.
Hành vi tổ chức tảo hôn có bị xử lý theo quy định của pháp luật hay không?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015
Tổ chức tảo hôn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Hành vi ép buộc kết hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015
Theo quy định thì nếu ép buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này nếu mà còn vi phạm thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.
Cho tôi hỏi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú nộp bao nhiêu lệ phí?
Theo Quyết định 1050/QĐ-BTP năm 2021
Đối với công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú khi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp lệ phí 200.000 đồng/lần/người. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 03 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000 đồng/Phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Cho tôi hỏi ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Người có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức
Cho tôi hỏi vợ đang có thai thì chồng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn không?
Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi nào?
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Nhà nước và xã hội khuyến khích điều gì khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn?
Theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định nào?
Theo khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Ai là người thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án xử lý thế nào?
Theo khoản 2 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định.
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án xử lý như thế nào?
Theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cho tôi hỏi thế nào là thuận tình ly hôn?
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thuận tình ly hôn là việc cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận các vấn đề liên quan đến ly hôn.
Điều kiện để được tiến hành ly hôn được quy định như thế nào?
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn. Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
Trong vụ án ly hôn có quy định bắt buộc vợ, chồng muốn ly hôn phải tiến hành việc hòa giải hay không?
Theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khi bạn có yêu cầu ly hôn thì sẽ không bắt buộc hòa giải ở cơ sở, hình thức hòa giải này chỉ được pháp luật khuyến khích. Tuy nhiên khi bạn nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải.
Cho hỏi trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì sẽ được tòa án giải quyết ra sao?
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Cho hỏi các trường hợp nào được xác định là chấm dứt hôn nhân?
Theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Có 2 trường hợp được xác định là chấm dứt hôn nhân là chấm dứt hôn nhân do ly hôn được quy định và chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Quan hệ hôn nhân chấm dứt khi nào
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Sau khi tòa án xét xử ly hôn cho vợ chồng thì bản án sẽ được gửi đi đâu?
Theo Khoản 2 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật phải được gửi về cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch.
Sau khi ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Theo Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông mon, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do ai quyết định?
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được quyết định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó, nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật.
Vợ chồng có nghĩa vụ như thế nào khi giải quyết nợ chung trong quá trình ly hôn?
Theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Biện pháp khắc phục hậu quả của việc mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?
Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Mang thai hộ có phải lập thành văn bản không?
Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Có thể thấy một trong những điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản vì vậy mang thai hộ phải được lập thành văn bản.
Việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn được giải quyết như thế nào?
Theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia .
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng thì ly hôn có phải chia đôi không?
Theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn là gì?
Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh là như thế nào?
Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết là khi nào?
Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt khi vợ chết là khi nào?
Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Vợ chết có cần phải làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn với người khác hay không?
Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khi vợ hoặc chồng chết thì quan hệ hôn nhân của người đó với người cò lại sẽ chấm dứt do đó người chồng không cần phải làm thủ tục ly hôn mà chỉ cần đáp ứng điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định là được.
Giải quyết di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên chết được quy định như thế nào?
Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản chung sẽ do ai quản lý?
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền gì?
Theo Khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Khi một bên vợ, chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Quan hệ hôn nhân khi một người bị tuyên bố đã chết mà hiện tại quay trở về được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
khi người chồng bị tuyên bố đã chết của bạn quay về thì quan hệ hôn nhân giữa hai người được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn.
Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về và hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được tính thế nào?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực.
Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về và hôn nhân không được khôi phục thì quan hệ tài sản được tính thế nào?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?
Theo Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.
Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
Nhà nước có chính sách gì đối với các thế hệ trong gia đình?
Theo Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam khuyến khích các cá nhân tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Cha mẹ mất thì ông bà có nghĩa vụ phải nuôi cháu không?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp cháu không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu
Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu là như thế nào?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Cháu đã đủ tuổi vị thành niên thì có nghĩa vụ gì đối với ông bà không có ai chăm nom?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Nghĩa vụ và quyền của anh chị em trong gia đình như thế nào?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột là như thế nào?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Khi cha mẹ mất thì chị ruột đã tuổi thành niên thì có nghĩa vụ gì với em chưa thành niên?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Anh, chị có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng em khi cha mẹ mất.
Dì ruột thì có nghĩa vụ chăm nom cháu khi cháu chưa thành niên và không có ai chăm sóc đúng không?
Theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Dì ruột có quyền và nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nuôi dưỡng cháu khi không còn ai nuôi dưỡng.
Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình?
Theo Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Quyền và nghĩa vụ của con là gì?
Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp.
Nghĩa vụ và quyền giáo dục con của cha mẹ được hiểu như thế nào?
Theo Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
Cha mẹ có được là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên không?
Theo Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên
Con chưa thành niên có hành vi phá hoại tài sản người khác thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm liên đới không?
Theo Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con vì vậy cha mẹ phải chịu trách nhiệm thay con.
Pháp luật quy định việc cha mẹ đại diện cho con như thế nào?
Theo Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha mẹ là người đại diện cho con trong trường hợp con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định thì cha mẹ được quyền thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con và phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con.
Cha mẹ có phải bồi thường thiệt hại do con gây ra không?
Theo Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình. Nếu con gây thiệt hại không có tài sản thì cha, mẹ phải bồi thường. Nếu con gây thiệt hại có tài sản nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.