Search is not available for this dataset
text
stringlengths
2
25.3k
Cơ cấu giải thưởng bao gồm: Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, Ngân hàng điện tử tiêu biểu, Ngân hàng có hệ thống an ninh thông tin tiêu biểu, Ngân hàng có sản phẩm và dịch vụ sáng tạo tiêu biểu, Ngân hàng vì cộng đồng.
Giải thưởng "Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015" được trao tặng Agribank, một lần nữa khẳng định ngoài việc giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Agribank còn luôn luôn thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc tài trợ công tác an sinh xã hội, hoạt động từ thiện với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm tại các địa phương trong cả nước.
Tính từ khi thành lập (1988) đến cuối năm 2012, tổng số tiền Agribank dành cho an sinh xã hội lên tới trên 1.500 tỷ đồng, năm 2012 là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, năm 2014 gần 300 tỷ đồng.
Năm 2015, Agribank tiếp tục triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội tập trung mạnh mẽ vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà đại đoàn kết, cứu trợ thiên tai, tặng quà tết cho đồng bào nghèo được cộng đồng xã hội ghi nhận, được các cơ quan quản lý đánh giá cao.
Tam giác di sản - Cánh cửa mở rộng hợp tác phát triển du lịch.
Dự án Tam giác di sản đã được khởi động từ năm 2006, từ đây quan hệ hợp tác phát triển du lịch giữa Quảng Ninh (Việt Nam)-Luang Prabang (Lào)-Udonthani (Thái Lan) đã được hình thành và phát triển.
Một góc Vịnh Hạ Long.
(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Theo ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, không gì nhanh hơn để đưa những hình ảnh về du lịch Quảng Ninh đến bạn bè trên thế giới bằng con đường mở rộng cánh cửa hợp tác quốc tế phát triển du lịch giữa Quảng Ninh với các nước trên thế giới, trước mắt là tập trung ở thị trường trong khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Dự án Tam giác di sản đã được khởi động từ năm 2006, từ đây mối quan hệ trong hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam)-Luang Prabang (Lào)-Udonthani (Thái Lan) đã được hình thành và phát triển.
Trên thực tế, tiềm năng du lịch của ba tỉnh, nơi có các di sản thế giới là Vịnh Hạ Long, Luang Prabang, Ban Chiang được UNESCO công nhận là rất lớn, các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương cũng hết sức độc đáo.
Sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ba địa phương sẽ góp phần tạo lập được mạng lưới du lịch hấp dẫn trong Tam giác di sản Vịnh Hạ Long-Luang Prabang-Ban Chiang.
Tuy nhiên, các nội dung triển khai thực hiện trong thời gian qua mới chỉ là một phần nhỏ so với kế hoạch đề ra.
Các hoạt động tiếp thị và quảng bá chưa được quan tâm tổ chức triển khai, đồng thời chưa khuyến khích được sự vào cuộc của các doanh nghiệp du lịch các bên.
Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 1.700 lượt khách Lào và khoảng 30.000 lượt khách Thái Lan.
Con số này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh.
Mối quan hệ hợp tác giữa ba địa phương thực sự có bước tiến lớn từ năm 2014 trở lại đây khi các địa phương đã xây dựng được chương trình hành động cụ thể cho dự án Tam giác di sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ba địa phương đang cùng tích cực hợp tác triển khai các nội dung trong Kế hoạch hành động để cùng thúc đẩy du lịch, quảng bá điểm đến trên toàn khu vực và quốc tế, cùng hướng về mục tiêu chung, đó là ba di sản-một điểm đến.
Thực hiện chương trình hành động này, từ năm 2014-2015 tỉnh Quảng Ninh thường xuyên mời đoàn đại biểu và nghệ thuật tỉnh Udonthani và Luang Prabang tới tham dự và biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội Carnaval Hạ Long, một sự kiện điểm nhấn được tổ chức thường niên tại tỉnh Quảng Ninh nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước và con người, những nét văn hóa đặc sắc của nhân dân tỉnh Quảng Ninh tới bạn bè trong và ngoài nước.
Đại diện ba tỉnh Quảng Ninh, Udonthani, Luang Prabang cũng đã nhiều lần cử đoàn đại biểu cấp cao do lãnh đạo các tỉnh làm trưởng đoàn tham gia các buổi hội đàm đa phương, song phương, các bên đã đánh giá cao nỗ lực hợp tác, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp du lịch các địa phương cùng nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác và thiết kế tuyến du lịch trong tam giác di sản.
Thái Lan là quốc gia có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, quản lý điểm du lịch, mỗi xã làng một sản phẩm, du lịch xanh... Trong khuôn khổ hợp tác, tháng 2/2015 tỉnh Udonthani đã xây dựng chương trình đào tạo nhân lực du lịch và mời hai tỉnh Quảng Ninh và Luang Prabang cử học viên tham dự.
Mục tiêu của khóa đào tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kết nối giữa các khu di sản, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, văn hóa nghệ thuật giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan, đồng thời phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh Trịnh Đăng Thanh, thời gian qua, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Udonthani, Luang Prabang vẫn còn hạn chế.
Các hoạt động về phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch chưa được triển khai sâu rộng, chưa hình thành được tuyến du lịch di sản kết nối giữa ba tỉnh; chưa tổ chức được các hoạt động nghiên cứu khảo sát cho giới truyền thông, báo chí, lữ hành nước ngoài để quảng bá tuyến di sản thế giới như điểm đến du lịch; chưa tạo lập được sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch ba bên.
Nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch hơn nữa giữa ba tỉnh có các di sản thế giới là Vịnh Hạ Long, Ban Chiang, Luang Prabang, các địa phương có di sản cần có nhiều hoạt động thiết thực.
Các bên cần thống nhất để có cơ chế, chính sách tạo điều kiện quảng bá du lịch các bên trên các phương tiện thông tin đại chúng của ba nước, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư và kinh doanh tại nước đối tác.
Theo các chuyên gia lĩnh vực du lịch, các bên cũng cần nỗ lực, khuyến khích các doanh nghiệp cùng nghiên cứu hình thành tuyến du lịch di sản kết nối giữa ba tỉnh; sớm nghiên cứu thiết kế logo tam giác di sản Luang Prabang-Vịnh Hạ Long-Ban Chiang phục vụ cho công tác tiếp thị và quảng bá chung ba điểm; kết nối hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch các tỉnh để khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng và hình thành tuyến du lịch di sản; kết nối hợp tác các cơ quan truyền thông các tỉnh, cụ thể như hợp tác giữa đài truyền hình địa phương của ba tỉnh về việc tuyên truyền thông tin quảng bá du lịch của ba miền di sản thế giới trên.
Tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện tối đa để ngành du lịch và các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh bạn tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch, đầu tư giữa các điểm đến của tỉnh Luang Prabang-Udonthani-Quảng Ninh.
Hy vọng trong năm 2016, tỉnh Udonthani sẽ hỗ trợ Quảng Ninh các khóa đào tạo về quản lý du lịch và quản lý điểm đến, tư vấn phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch mỗi xã phường một sản phẩm... đang là thế mạnh của Thái Lan.
Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới cùng với Vịnh Bái Tử Long tạo nên quần thể với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, đặc sắc vào bậc nhất cả nước và trên thế giới.
Tỉnh còn có danh thắng Yên Tử và hơn 600 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh.
Phát huy lợi thế, tỉnh đã tăng cường mở rộng quan hệ với nhiều nước trong khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch cũng có những chuyển biến rõ nét, mang tính chuyên nghiệp hơn.
Quảng Ninh đang tập trung vào một số thị trường như Đông Bắc Á, các nước trong khu vực Đông Nam Á; liên kết với các nước trong diễn đàn Du lịch Đông Á (EATOF) để phối hợp quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của các bên, đưa hình ảnh du lịch Quảng Ninh-Hạ Long đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Đây chính là con đường mở rộng cánh cửa hợp tác quốc tế phát triển du lịch giữa Quảng Ninh với các nước trong khu vực, nhất là trong khu vực Đông Nam Á, cũng là cách thức để Quảng Ninh tuyên truyền các tiềm năng thế mạnh về du lịch của các quốc gia ASEAN tới người dân để cùng hướng về một ASEAN phát triển thịnh vượng./.
Trong phiên họp sáng nay 19/11, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng.
Sau khi chỉnh lý, Dự thảo Luật An toàn thông tin mạng đã còn lại 8 chương 54 điều (trước đây là 8 chương 62 điều).
Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An toàn thông tin mạng Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách của nhà nước về an toàn thông tin mạng trong Luật bao gồm: Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp; Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Nghệ An: Tập huấn rà soát hộ nghèo cho cán bộ cơ sở.
Trong hai ngày 16, 17/11, huyện Con Cuông (Nghệ An) tổ chức hội nghị tập huấn công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 cho gần 200 học viên là Phó chủ tịch UBND, cán bộ làm công tác chính sách của 13 xã, thị trấn và 127 trưởng các thôn bản trên địa bàn huyện.
Tại buổi tập huấn các học viên được thông tin về yêu cầu, đối tượng, phạm vi, các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, nội dung để điều tra, rà soát các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thời gian tiến hành tập huấn nghiệp vụ, lập danh sách và tổ chức điều tra rà soát, báo cáo tổng hợp của huyện Con Cuông là từ ngày 16/11 đến ngày 20/12/2015.
Trong việc điều tra, yêu cầu phải thực hiện từ cơ sở thôn bản, khối xóm và trực tiếp với từng hộ gia đình, đúng quy trình, phương pháp, đảm bảo tính chính xác theo nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ và có sự tham gia của người dân.
Qua việc điều tra, rà soát nhằm xác định đúng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2015 theo tiêu chí mới, từ đó đánh giá đúng thực trạng tình hình trên từng địa bàn từng cơ sở.
Áp dụng kịp thời các biện pháp phong tỏa để thu hồi tài sản tham nhũng.
TPO - Tội phạm tham nhũng thuộc nhóm tội có độ ẩn cao cả về hành vi phạm tội và tài sản bị chiếm đoạt.
Kẻ phạm tội luôn có xu hướng che dấu, tẩu tán, hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, kể cả tẩu tán tài sản ra nước ngoài, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản , Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trao đổi riêng với Tiền Phong bên lề Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh Năm 2015, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại gần 1 nghìn tỷ đồng, 10 nghìn m2 đất.
Nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá cao mức độ thu hồi tài sản tham nhũng, song cũng có ý kiến cho rằng, con số này còn nhiều hạn chế khi chỉ thu hồi được hơn 500 tỷ và gần 3 nghìn m2 đất.
Xin ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này?
Thu hồi tài sản tham nhũng và tịch thu tài sản do tham nhũng mà có là hoạt động quan trọng và là một trong những thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Thu hồi tài sản tham nhũng nhằm khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng gây ra cho xã hội; lấy lại nguồn lực của Nhà nước, của nhân dân đã bị chiếm đoạt; hạn chế và triệt tiêu động cơ kinh tế của hành vi tham nhũng.
Với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhất là các cơ quan chức năng PCTN thì trong những năm gần đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng đã được đặc biệt chú trọng, kết quả ngày càng tốt hơn, tỷ lệ thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTN và kỳ vọng của nhân dân.
Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố chủ quan như: Một số quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hồi tài sản tham nhũng chưa được thể chế hóa kịp thời; các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn mang tính nguyên tắc, quy định trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng; việc nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm.
Cơ chế kiểm soát tài sản, kiểm soát thu nhập, quản lý các giao dịch về tài sản còn bất cập.
Hệ thống đăng ký tài sản chưa phát triển.
Giải pháp minh bạch tài sản, thu nhập nhằm phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
Công tác phát hiện tham nhũng còn hạn chế, không kịp thời.
Không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng chưa chú ý, không kịp thời áp dụng các biện pháp tư pháp, biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên, tạm giữ, cấm dịch chuyển tài sản, phong tỏa tài khoản của bị can, bị cáo, tổ chức có liên quan v.v... Việc xác định tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng hoặc bị thiệt hại do tham nhũng trong nhiều vụ việc rất phức tạp.
Nhiều vụ còn có trở ngại từ công tác giám định tư pháp.
Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khách quan làm giảm hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng như: Tội phạm tham nhũng thuộc nhóm tội có độ ẩn cao cả về hành vi phạm tội và tài sản bị chiếm đoạt.
Kẻ phạm tội luôn có xu hướng che dấu, tẩu tán, hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, kể cả tẩu tán tài sản ra nước ngoài, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản.
Nhiều trường hợp, dù cơ quan chức năng sớm phát hiện vụ việc nhưng tội phạm tham nhũng đã sử dụng phần lớn tài sản, tiêu dùng hoang phí, khi bị phát hiện đã không còn khả năng khắc phục hậu quả... Tương trợ tư pháp trong giải quyết các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thường bị kéo dài và nhiều khi không phải do nguyên nhân từ phía các cơ quan của Việt Nam.
Vậy giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Để có thể thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, làm triệt tiêu động cơ kinh tế của tội phạm tham nhũng thì giải lâu dài là phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách, pháp luật có liên quan theo hướng tăng cường quản lý tài sản, thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, hạn chế tiêu dùng tiền mặt và mở rộng tương trợ tư pháp quốc tế Trước mắt phải tập trung thực hiện ngay các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản như: Chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp phong tỏa, kiểm soát để thu hồi tài sản tham nhũng ngay trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra , truy tố, xét xử, thi hành án theo quy định của pháp luật; Tăng cường các hoạt động phòng, chống rửa tiền, tình báo tài chính; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN, thu hồi tài sản tham nhũng; quan tâm đầu tư các phương tiện kỹ thuật, thiết bị cần thiết cho việc theo dõi, truy tìm những tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, che dấu, tẩy rửa.
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan hiện đang triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, trong đó có tổng kết, đánh giá sâu chuyên đề về thu hồi tài sản tham nhũng để chuẩn bị cho việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN, đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao hiệu quả công tác PCTN nói chung và hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng trong thời gian tới.
Tham nhũng còn nhức nhối, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhưng số vụ tham nhũng bị phát hiện lại giảm trong năm 2015.
Thẩm tra báo cáo Ủy ban Tư pháp đề nghị phải nghiêm túc xem xét vấn đề này, còn một số Đại biểu Quốc hội thì cho rằng, điều này chứng tỏ việc chống tham nhũng chưa hiệu quả.
Xin hỏi ý kiến của ông về vấn đề này?
Thông thường, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong một năm được đánh giá thông qua số vụ, số đối tượng có hành vi tham nhũng được phát hiện, xử lý qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và qua các hoạt động tố tụng.
Năm nay kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có giảm, trong khi đó tình hình tham nhũng được nhận định là vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp.
Do đó việc Ủy ban Tư pháp đề nghị phải nghiêm túc xem xét vấn đề này và có Đại biểu Quốc hội cho rằng việc chống tham nhũng chưa hiệu quả là cũng vì lý do như vậy.
Việc khởi tố điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng năm 2015 giảm do một số nguyên nhân chính sau: Có một số vụ án lớn được dư luận quan tâm, cho rằng có dấu hiệu tham nhũng nhưng cơ quan chức năng đang xem xét hoặc bước đầu mới khởi tố bằng những tội danh khác nên theo quy định, các vụ án này chưa được thống kê trong kết quả phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng năm 2015.
Tội phạm về tham nhũng có xu hướng ngày càng tinh vi theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, chủ thể của loại tội này nhìn chung là có học thức, hiểu biết sâu rộng, có địa vị cao trong xã hội, có nhiều mối quan hệ.
Đối với những vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng thường có nhiều đối tượng tham gia, có quan hệ chặt chẽ với nhau, thông tin khép kín trong phạm vi nhất định, nên khó để phát hiện.
Các vụ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi nếu xảy ra trong doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối thì sẽ khởi tổ, điều tra về tội danh tham nhũng.
Nhưng do việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước đã thu hẹp phạm vi chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp.
Do đó thực tế cơ quan chức năng đã phát hiện những vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra trong doanh nghiệp cổ phần mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối thì phải xử lý bằng các tội danh như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Ngoài, cũng có một số nguyên nhân chủ quan như: Hạn chế, khó khăn, trong quá trình xác minh, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng, áp dụng biện pháp điều tra đối tượng tham nhũng, trong định tội danh, xác định tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng, mức độ thiệt hại.
Việc tự phát hiện, tự kiểm tra phát hiện các vụ việc tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị rất kém.
Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời hạn giám định quá dài nên khó khăn cho việc khởi tố, kết luận điều tra, thậm chí không truy tố được do không xác định được thiệt hại.
Một số cơ quan được trưng cầu giám định từ chối hoặc né tránh; kết luận giám định không chính xác hoặc phải giám định nhiều lần dẫn đến thời hạn điều tra một số vụ án bị kéo dài.
Đội ngũ giám định viên, người giám định, tổ chức giám định theo vụ việc tại các bộ, ngành Trung ương, địa phương còn thiếu nên việc trưng cầu gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, trình chuyên môn của giám định viên trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Việc xác định chủ thể của các tội phạm tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự, trong thực tiễn về nhận thức và áp dụng chưa thống nhất trong cấu thành tội phạm của một số tội danh, dẫn đến khó khăn, chậm trễ trong việc khởi tố, truy tố, xét xử.
Mặc dù kết quả phát hiện tham nhũng có giảm nhưng nếu phân tích sâu một số chỉ số khác thì có thể thấy rõ hơn nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như hiệu quả của công tác chống tham nhũng năm 2015: Một là , kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra năm nay tăng hơn nhiều so với năm trước (tăng 85% số vụ, 97,7% số đối tượng), đây cũng là kết quả đầu vào quan trọng tạo cơ sở cho việc tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong thời gian tới.
Hai là, Mặc dù số vụ án được xét xử giảm nhưng tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được tuyên án lại tăng hơn so với năm 2014, tỷ lệ án treo tiếp tục giảm.
Điều đó thể hiện tính chất của các vụ án đã được giải quyết trong năm nay phức tạp, nghiêm trọng nhiều hơn năm trước.
Cùng là một vụ tham nhũng nhưng vụ án có ít bị can, hành vi phạm tội rõ ràng, ít nghiêm trọng thì việc điều tra, truy tố, xét xử thuận lợi hơn nhiều.
Ngược lại, có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhiều bị can, tình tiết phức tạp, gây thiệt hại lớn thì việc xem xét, xử lý có thể khó khăn hơn giải quyết hàng chục vụ án tham nhũng khác.
Ba là , kết quả thu hồi tài sản tham nhũng cũng tăng cao hơn nhiều so với những năm trước.
Năm 2015 thu hồi đạt 55,8%, trong khi tỷ lệ này năm năm 2014 là 22,3%, năm 2013 là 10% và trước đó còn thấp hơn.
Tuy vậy thì việc phát hiện, khởi tố, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng năm 2015 giảm so với năm trước là chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTN và kỳ vọng của Quốc hội, nhân dân, nhất là trước thực trạng tham nhũng còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội như hiện nay.
Báo cáo Quốc hội, Chính phủ cho rằng ngoài tham nhũng vặt đã xuất hiện tình trạng tham nhũng mang tính chất lợi ích nhóm.
Xin đồng chí cho biết cụ thể hơn về nội dung này?
Tham nhũng lợi ích nhóm nguy hiểm và gây nguy cơ như thế nào?
Trong báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2015 có đánh giá: Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực.
Thực ra đây không hoàn toàn là nhận định mới mà ngay từ năm 2014, khi tổng kết công tác PCTN, tại Báo cáo số 80 -/BCBCĐTW ngày 15/5/2014 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN cũng đã nêu lên nhận định này.