Search is not available for this dataset
text
stringlengths
2
25.3k
Bước sang năm 2015, Chính phủ tiếp tục nhận thấy những biểu hiện như vậy trên một số lĩnh vực nên đã thẳng thắn đưa vào báo cáo trình Quốc hội.
Tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong năm 2015 có những biểu hiện cụ thể như: Một số vụ án tham nhũng gồm nhiều đồng phạm, ở nhiều vị trí công tác khác nhau trong đơn vị, cùng thống nhất thực hiện hành vi tham nhũng để lấy tiền, tài sản chi dùng chung cho các hoạt động của đơn vị, thậm chí là chi cho hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, phúc lợi chung cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và qua đó những người thực hiện hành vi tham nhũng cũng vụ lợi cá nhân về vật chất và cả tinh thần.
Ví dụ cụ thể nhất là vụ Ban quản lý dự án đường sắt vừa được đưa ra xét xử mới đây.
Theo báo cáo của ngành ngân hàng, năm 2015 cũng đã phát hiện một số thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng có lợi ích nhóm, tham gia góp vốn, mua cổ phần để nắm giữ vị trí chủ chốt của các tổ chức tín dụng cổ phần; lợi dụng vị trí để cho vay các công ty sân sau, công ty mà mình có lợi ích liên quan... Tham nhũng có lợi ích nhóm thường là những vụ tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp.
Loại tham nhũng này rất khó phát hiện vì có sự gắn kết, đồng thuận của nhóm lợi ích.
Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì nó làm triệt tiêu các công cụ kiểm tra, giám sát nội bộ, lấn át, thậm chí là vô hiệu hóa các thiết chế dân chủ cơ sở và vai trò của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức.
Nguy hiểm nhất là việc các đối tượng tham nhũng có tính lợi ích nhóm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tạo ra những cơ chế, chính sách hoạt động để vụ lợi cho một nhóm, trong đó có lợi ích của bản thân mình mà bất chấp việc phương hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của xã hội.
Tham nhũng có tính lợi ích nhóm nếu phát triển sẽ làm gia tăng tính chất nguy hiểm của hành vi tham nhũng, lũng đoạn hoạt động quản lý và sẽ là mối nguy hại, thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân.
Có Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện chúng ta mới chỉ phòng ngự tham nhũng và phải đến năm 2018 mới có thể phản công.
Tổng Thanh tra nhìn nhận thế nào về việc này?
Liệu năm 2018 có phản công được và chúng ta dựa vào các giải pháp đột phá gì để đẩy lùi tham nhũng?
Phòng ngự và phản công là một cách hình tượng hóa rất sát với mục tiêu PCTN đã được Chính phủ đề ra trong Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Qua kết quả đánh giá công tác PCTN thời gian qua, Chính phủ nhận thấy vừa qua chúng ta mới thực hiện được việc ngăn chặn tham nhũng trên một số lĩnh vực.
Chưa có nhận định nào thể hiện đã đẩy lùi được tham nhũng.
Nếu nhận định như vậy thì chưa có đủ cơ sở lý luận, thực tiễn để minh chứng và chắc chắn là trong thời điểm hiện nay, sẽ chưa nhận được sự đồng thuận của Quốc hội và dư luận xã hội.
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Giai đoạn thứ 3 của Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020 (giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020).
Do đó, để đạt được mục tiêu từng bước đẩy lùi tham nhũng thì các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị cùng phải nỗ lực vào cuộc, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chiến lược đã đề ra mà một trong đó là việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, xây dựng dự án Luật PCTN sửa đổi trình Quốc hội trong năm 2016.
Tuy nhiên không phải là đợi đến khi có Luật PCTN sửa đổi, dự kiến có hiệu lực thi hành từ năm 2018 thì chúng ta mới có điều kiện và cơ hội để đẩy lùi hay phản công tham nhũng.
Mà ngay từ bây giờ, phải tiếp tục nỗ lực thực hiện với những giải pháp đồng bộ, bước đi vững chắc thì có thể sớm đạt được kết quả bước đầu đẩy lùi tham nhũng trên một số lĩnh vực.
Đó chính là những lĩnh vực mà tham nhũng đã được ngăn chặn trong thời gian qua.
Tiến tới chúng ta sẽ ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra khi kết thúc giai đoạn thứ 3 thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải hết sức kiên trì, kiên quyết, thận trọng, không được chủ quan, bởi nếu không nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra thì mục tiêu chung ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng hay nói theo cách hình tượng hóa của đại biểu quốc hội là phản công tham nhũng cũng sẽ khó đạt được vào năm 2020 khi kết thúc kỳ Chiến lược.
Kinh nghiệm của nhiều chuyên gia quốc tế về PCTN đã rút ra công thức: Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin Trách nhiệm giải trình Vậy từ kinh nghiệm quốc tế như vậy thì liệu có công thức phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện của Việt Nam hay không?
từ thực tiễn quản lý nhà nước về PCTN thời gian qua, tôi đã tự rút ra cho mình công thức: PCTN = Hoàn thiện thể chế + Phát huy dân chủ, công khai, minh bạch + Trách nhiệm giải trình Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN thì phải tăng cường hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; phát huy dân chủ, mở rộng công khai, minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình.
Hoàn thiện thể chế là vừa phải tăng cường rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTN để hoàn thiện các công cụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, đồng thời cũng phải hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội để bịt chặt những kẽ hở của pháp luật dễ làm nảy sinh tham nhũng.
Phát huy dân chủ trong PCTN là việc vừa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác PCTN; đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý nghiêm tham nhũng thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng và các cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát vừa phải đặc biệt chú trọng, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, nhất là các thiết chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, ở cơ sở và vai trò của quần chúng nhân dân.
Mở rộng công khai, minh bạch trong PCTN là việc công khai, minh bạch cả quá trình hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách pháp luật; việc ban hành và thực hiện các quyết định hành chính cá biệt; công khai hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và bảo đảm quyền chủ động tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường trách nhiệm giải trình trong PCTN là việc bảo đảm các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền luôn phải thực hiện tốt trách nhiệm cung cấp thông tin, giải thích, giải trình, làm rõ các thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trước Quốc hội, trước nhân dân và ngay trong nội bộ mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Trong nhiệm kỳ này, các yếu tố trong công thức PCTN nêu trên đều có những chuyển biến tích cực.
Phạt tiền do 'chê' chủ tịch tỉnh: Đừng để dân hiểu lầm là bịt miệng.
Là Chủ tịch tỉnh phải cân nhắc kỹ để xử lý, tránh để người dân hiểu lầm là lợi dụng chức quyền để biệt miệng dân, người dân cũng không nên nói xấu ai một cách tùy tiện, ông Vũ Quốc Hùng nói.
Tin thời sự, xoay quanh câu chuyện UBND tỉnh An Giang có Công văn đề nghị thông tin kết quả xử lý, chấn chỉnh 3 cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook để xúc phạm lãnh đạo tỉnh.
Để rộng đường dư luận về trách nhiệm cũng như cách thức xử lý của UBND tỉnh An Giang đối với những cán bộ trên, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Hùng cho biết: Khi sự việc xảy chúng ta phải căn cứ vào từng tình tiết để giải quyết với tinh thần mọi người phải thật nghiêm túc và cầu thị theo quy định của pháp luật.
Khi mọi người làm gì cũng phải nghĩ đến xây dựng một xã hội công bằng văn minh, một xã hội thân thiện từ đó chúng ta mới kiểm điểm.