image
imagewidth (px) 63
500
| title
stringlengths 2
105
⌀ | text
stringlengths 6
18.6k
|
---|---|---|
Danny Vukovic | Danny Vukovic (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người Úc, hiện đang thi đấu ở vị trí Thủ môn (bóng đá)|thủ môn cho câu lạc bộ K.R.C. Genk|KRC Genk và Đội tuyển bóng đá quốc gia Úc|đội tuyển bóng đá Úc.
Vukovic hiện đang nắm giữ một số kỷ lục tại A-League: thủ môn giữ sạch lưới nhiều trận nhất (84 trận),<ref>http://www.ultimatealeague.com/records.php?type=pc&season=overall</ref> và là cầu thủ ra sân nhiều trận nhất giải đấu.<ref>chú thích web|url=http://www.melbournevictory.com.au/article/danny-vukovic-set-to-reach-major-a-league-milestone-250-games/1wzavzpbjp7me1q31mk2cl48xn|title=Danny Vukovic set to reach major A-League milestone|website=Melbourne Victory FC|access-date=ngày 9 tháng 3 năm 2016|archive-date=2017-01-08|archive-url=https://web.archive.org/web/20170108140018/http://www.melbournevictory.com.au/article/danny-vukovic-set-to-reach-major-a-league-milestone-250-games/1wzavzpbjp7me1q31mk2cl48xn|url-status=dead</ref>
Danny Vukovic là một thủ môn có thể hình cường tráng nhưng phản xạ nhanh và kỹ thuật cứu thua cực tốt. |
|
Camille Pissarro | Camille Pissarro (10 tháng 7 năm 1830 - 13 tháng 11 năm 1903) là một họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những gương mặt tiêu biểu của Trường phái ấn tượng và Tân ấn tượng|Ấn tượng mới.
Camille Pissarro tên thật là Jacob Camille Pissarro, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1830 ở Saint Thomas, Charlotte Amalie vùng Vùng Caribe|Caribé. Năm 1855, ông tới Paris để tiếp tục học. Camille Pissarro đã gặp Jean-Baptiste Camille Corot, một họa sĩ vẽ phong cảnh.
Được biết tới như một trong những người thành lập Trường phái ấn tượng, Camille Pissarro vẽ rất nhiều về cuộc sống đồng quê|nông thôn nước Pháp, đặc biệt là những người nông dân với cảnh họ lao động trên cánh đồng. Camille Pissarro cũng rất nổi tiếng với các bức vẽ về Paris, đặc biệt là khu phố Montmartre. Tại Paris, ông tham gia cùng nhiều họa sĩ khác như Paul Cézanne, Paul Gauguin và Jean Peské.
Là bạn của Claude Monet và Paul Cézanne, năm 1863 Pissarro tham gia triển lãm nổi tiếng Salon des Refusés của các họa sĩ ấn tượng. Yêu thích tự nhiên, Pissarro đặc biệt quan tâm đến phong cảnh nông thôn. Những cảnh lao động trên đồng là nguồn cảm hứng lớn của ông, đặc biệt trong khoảng 1872 tới 1884 với những tác phẩm giá trị: ''La Moisson à Montfoucault'', ''Les Toits rouges'', ''Le Printemps à Pontoise''... Năm 1885, Camille Pissarro gặp Georges Seurat và tỏ ra thích thú kỹ thuật chấm màu của họa sĩ này. Pissarro đã áp dụng và tìm ra một cách diễn tả tự do hơn.
Khi còn sống, Pissarro bán được rất ít tranh và đến cuối đời mới trở nên đặc biệt nổi tiếng. Những năm cuối đời, Camille Pissarro sống tại Éragny-sur-Epte, nơi ông mua được một căn nhà.
Camille Pissarro mất ngày 13 tháng 11 năm 1903 và được án táng ở Nghĩa trang Père-Lachaise, Paris. |
|
Mori Riyo | Mori Riyo (森 理世, Mori Riyo?, Sâm Lý Thế) (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1986), cô là Hoa hậu Hoàn vũ 2007.
Mori Riyo theo học múa từ năm 4 tuổi và đã từng đi du học tại Canada. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2007, Riyo đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản từ người tiền nhiệm Chibana Kurara và có trách nhiệm đại diện cho quê hương tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2007 tổ chức tại México. Tại đây, cô đã xuất sắc vượt qua 76 thí sinh khác của cuộc thi và đăng quang danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ. Đây là danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ hai của đất nước mặt trời mọc sau khi Akiko Kojima đăng quang vào năm 1959.
Trong nhiệm kỳ của mình, Riyo Mori đã đến nhiều quốc gia trên thế giới để tham gia các hoạt động từ thiện. Các chị em hoa hậu của cô (cùng thuộc Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ) là Rachel Smith, Hoa hậu Mỹ 2007 và Hilary Cruz, Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ 2007.
Ngày 14 tháng 7 năm 2008, Riyo Mori đã trao lại vương miện cho Dayana Mendoza, Hoa hậu Hoàn vũ 2008. |
|
Marie-Thérèse Charlotte của Pháp | Marie Thérèse Charlotte của Pháp (tiếng Pháp: Marie-Thérèse Charlotte de France; tiếng Đức: Marie Thérèse Charlotte von Frankreich; 19 tháng 12 năm 1778 – 19 tháng 10 năm 1851) là trưởng nữ của Quốc vương Louis XVI của Pháp và vợ của ông là Vương hậu Maria Antonia của Áo, thường được biết đến với cái tên Pháp Marie Antoinette. Bà là con gái của Quốc vương Pháp, cho nên được phong Fille de France, đồng thời là con gái cả của nhà vua cho nên bà còn được phong Madame Royale từ khi mới sinh.
Bà kết hôn cùng với người anh họ là Louis-Antoine, Công tước xứ Angoulême, trưởng nam của Charles X của Pháp. Sau khi kết hôn, bà mang tước hiệu của chồng và được biết đến như là Công tước phu nhân xứ Angoulême (Duchess of Angoulême). Bà trở thành Trữ phi nước Pháp (Dauphine of France) khi người cha chồng của bà Charles X lên ngôi vào năm 1824. Trên nguyên tắc, thì bà đã là Vương hậu nước Pháp trong vòng hai mươi phút vào năm 1830, vào khoảng thời gian từ khi cha chồng bà ký các công văn thoái vị cho đến khi chồng bà cũng miễn cưỡng ký một văn bản tương tự. |
|
Lewis Holtby | Chú ý: Những bản dịch rõ ràng là dịch máy hoặc có chất lượng kém, KHÔNG dùng bản mẫu này, vui lòng đặt thế:clk|dịch máy chất lượng kém hoặc thế:cld5 để xóa bản dịch kém.
Lewis Holtby (sinh 18 tháng 9 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá người Đức, hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Holstein Kiel. |
|
Hussein Muhammad Ershad | Trung tướng Hussain Muhammad Ershad (đã nghỉ hưu) (tiếng Bengal: হুসেইন মুহাম্মদ এরশাদ Hussein Muhammad Ershad, sinh 01 tháng 2 năm 1930) là một chính trị gia Bangladesh, Tổng thống Bangladesh giai đoạn 1983-1990. Trước đó, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Bangladesh và sau đó là Chánh án Tòa án binh năm 1982.
Ông là một người nhận được trao giải thưởng và chiến thắng các cuộc bầu cử quốc hội ba lần sau khi bị lật đổ tổng thống. Mặc dù thường được gọi là như một nhà độc tài quân sự chuyên quyền nổi tiếng của ông vẫn còn, ngay cả khi ở trong tù chờ xét xử, Ershad đã thắng các cuộc bầu cử nghị viện từ năm bầu cử khác nhau hai lần - trong cuộc bầu cử năm 1991 & 1996[cần dẫn nguồn]. Trong năm 2009, ông thành lập một "Đại liên minh" chống lại Liên minh 4 đảng của Đảng Dân tộc Bangladesh và trở thành chính trị gia Bangladesh đầu tiên xin lỗi công khai cho tất cả các việc làm sai trái của quá khứ và yêu cầu sự tha thứ. Grand Alliance (Mohajote) đã thắng cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 2008 và HM Ershad đã trở thành một thành viên của Quốc hội một lần nữa [trích dẫn cần thiết. Đó là một thực tế được biết đến rộng rãi rằng ông chỉ huy vụ giết người của cựu Tổng thống Zia cũng như chính Tổng Abul Manzur. |
|
Uông Đông Hưng | Uông Đông Hưng (汪東興, bính âm Hán ngữ|pinyin: Wāng Dōngxīng, 1 tháng 1 năm 1916 - 21 tháng 8 năm 2015<ref>zh iconchú thích web|url=http://news.xinhuanet.com/politics/2015-08/21/c_1116332146.htm|title=汪东兴同志逝世|publisher=Tân Hoa xã|access-date = ngày 21 tháng 8 năm 2015 |last=|first=</ref>), sinh tại Dặc Dương, Giang Tây, là vệ sĩ chính của Mao Trạch Đông trong thời kỳ Cách mạng văn hóa|Cách mạng Văn hóa.
Là chỉ huy Trung đoàn đặc biệt 8341, lực lượng vệ sĩ ưu tú cá nhân của Mao, nhưng đã bị sa thải bởi Mao vì "bảo vệ quá mức", và gửi đến một học tập cải tạo|trại lao động cải tạo. Ông sau đó đã được phục hồi. Uông Đông Hưng là nhân tố quan trọng trong cuộc đảo chính chống lại nhóm Tứ nhân bang ngay lập tức sau cái chết của Mao (năm 1976).
Ông nổi bật dưới thời kỳ Hoa Quốc Phong, là một trong năm thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kỳ 11, một ủy ban mà các thành viên thay đổi từ 5 đến 9 và bao gồm các lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông bị mất quyền lực khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền lực tối cao và đã bị tước đoạt tất cả các chức vụ, năm 1977 ông mất chức vụ Phó Chủ tịch Đảng CSTQ vào tay Hồ Diệu Bang, tháng 2 năm 1980 ông bị loại ra khỏi Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Cuối cùng, để ghi nhận vai trò của ông trong cuộc đảo chính và thể hiện tín hiệu rằng kẻ thù chính trị sẽ không còn bị đàn áp, Uông được bầu vào chức ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 năm 1982 của Đại hội Đảng toàn quốc. Sau Đại hội Đảng lần thứ 13 (1987), ông không còn hoạt động chính trị.
Ngày 21 tháng 8 năm 2015, ông qua đời tại Bắc Kinh. |
|
Jordan Henderson | Jordan Brian Henderson MBE (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Eredivisie Ajax và đội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Anh được biết đến nhờ khả năng lãnh đạo xuất sắc, tính linh hoạt tốt và thể chất vượt trội.
Henderson bắt đầu sự nghiệp của mình tại Sunderland vào năm 2008, với một khoản cho mượn tại Coventry City năm 2009 trước khi chuyển đến Liverpool vào năm 2011. Anh trở thành đội trưởng của Liverpool vào năm 2015 sau sự ra đi của Steven Gerrard và giành chiến thắng ở Chung kết UEFA Champions League 2019 và Siêu cúp châu Âu 2019
Vào năm 2010, Henderson đã giành được suất đầu tiên của mình cho đội tuyển Anh, trước đó anh là đội trưởng U-21 quốc gia. Anh đã đại diện cho quốc gia tại UEFA Euro 2012, 2016 và 2020 – mùa giải mà anh giành ngôi á quân, cùng với World Cup 2014, 2018 và 2022. |
|
Hulk (cầu thủ bóng đá) | Givanildo Vieira de Souza (sinh 25 tháng 7 năm 1986), hay còn gọi là Hulk (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [ˈhuwki]), là một cầu thủ bóng đá người Brasil hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Atlético Mineiro.
Sau khi bắt đầu chuyên nghiệp với Vitória và sau đó chơi ba năm ở Nhật Bản, anh ấy đã chơi một số mùa giải ở Bồ Đào Nha với Porto, giành được mười danh hiệu - bao gồm UEFA Europa League 2010–11 và ba chức vô địch quốc gia. Anh ấy đã giành danh hiệu vua phá lưới của Primeira Liga một lần. Năm 2012, anh gia nhập đội bóng của giải Ngoại hạng Nga Zenit Sankt Peterburg với giá 60 triệu euro, giành được cả ba danh hiệu quốc nội và được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu và là vua phá lưới, mỗi người một lần. Anh được chuyển đến Shanghai SIPG với giá kỷ lục châu Á 58,6 triệu euro vào năm 2016.
Hulk ra mắt quốc tế vào năm 2009 và chơi cho Brasil tại Thế vận hội mùa hè 2012 với tư cách là một trong ba cầu thủ quá tuổi được phép. Anh tiếp tục đại diện cho đội tuyển Brazil trong chiến thắng tại FIFA Confederations Cup 2013 và về đích ở vị trí thứ tư tại FIFA World Cup 2014.
Anh ấy được trang web chính thức của FIFA mô tả là "một sức mạnh trực tiếp của một trung vệ hoặc một tiền đạo rộng, người biết cách xử lý xung quanh vòng cấm". Anh ấy được xây dựng mạnh mẽ cho một cầu thủ bóng đá và có biệt danh do anh ấy giống với diễn viên Lou Ferrigno, người đã đóng vai Incredible Hulk trên chương trình truyền hình cùng tên vào những năm 1970. |
|
Claudio Ranieri | Claudio Ranieri (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1951 tại Roma) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Ý. Ông là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Serie A Cagliari kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.
Ông từng dẫn dắt nhiều câu lạc bộ nổi tiếng ở châu Âu như là Cagliari, Napoli, Valencia, Chelsea, Juventus và Roma, Inter Milan và Monaco. Ông là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Serie B kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023
Ông được gắn biệt danh là: "Gã thợ hàn" vì những câu lạc bộ nói trên vào thời điểm ông huấn luyện đều nằm trong tình cảnh dầu sôi lửa bóng thậm chí có thể sẽ không được tham gia UEFA Champions League hay giành được danh hiệu, điển hình vào năm 2011, Khi đội bóng Serie A là Inter Milan đang xếp hạng thứ 18, và cận kề ở vị trí đỏ (3 đội bóng sẽ xuống hạng), nhưng lúc đó Inter Milan đã kịp thời cầu cứu ông, và từ khi dẫn dắt Inter Milan, đội bóng đã kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 6... Họ đã giành 7 lần chiến thắng liên tiếp trong số có AC Milan - đội thủ lớn nhất tại giải Serie A và cũng là kình địch của Inter Milan.
Năm 2016, ông giành chức vô địch Premier League 2015–16 khi dẫn dắt Leicester City dù ở mùa giải trước đội bóng phải đua trụ hạng. Đây là chiến tích lừng lẫy nhất trong sự nghiệp huấn luyện của ông. |
|
Nikolay Aleksandrovich Bulganin | Nikolay Aleksandrovich Bulganin (tiếng Nga: Никола́й Алекса́ндрович Булга́нин, chuyển tự Latinh:Nikolay Aleksandrovich Bulganin; 30/3/1895-24/02/1975) là một chính trị gia nổi tiếng của Liên Xô, từng giữ các chức vụ cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Liên Xô. |
|
Aleksey Nikolayevich Krylov | name = Aleksey Nikolaevich Krylov<br>''Алексе́й Никола́евич Крыло́в''|
image = Alexey Krylov Old.JPG|
caption = Ảnh chân dung của A. N. Krylov trong thập niên 1930|
birth_date = Birth date|1863|8|3|mf=y Lịch Julius|Lịch cũ (15 tháng 8 năm 1863 Lịch Gregory|Lịch mới)|
birth_place = Alatyrsky uezd, Ulyanovsk|Simbirsk Gubernia, Đế quốc Nga|
death_date = death date and age|1945|10|26|1863|8|3|mf=y|
death_place = Sankt-Peterburg|Leningrad, Liên Xô
Aleksey Nikolaevich Krylov (lang-ru|Алексе́й Никола́евич Крыло́в) (OldStyleDate|15 tháng 8|1863|3 tháng 8 – 26 tháng 10 năm 1945) là một kỹ sư hải quân, nhà toán học ứng dụng và nhà viết hồi ký người Nga. |
|
Louis của Battenberg | Thống chế Hải quân Hoàng gia Anh Louis Alexander Mountbatten, Hầu tước thứ nhất Milford Haven (1854-1921) là một Vương thân Đức có mối quan hệ với Vương thất Anh.
Louis sinh ra ở Graz, Áo, con trai cả của Đại Công tử Alexander của Hessen và Rhein, người có cuộc hôn nhân không môn đăng hộ với Nữ bá tước Julia von Hauke. Do cuộc hôn nhân của cha mẹ ông, Louis không được nhận kính xưng His Grand Ducal Highness dành cho hậu duệ của Đại công quốc Hessen mà chỉ được ban kính xưng thấp hơn ban đầu là His Serene Highness.
Sau khi giữ cương vị trong Hải quân Hoàng gia Anh hơn bốn mươi năm, năm 1912 ông được phong làm Thống chế. Ông đã thực hiện các bước để hạm đội Anh sẵn sàng chiến đấu khi Chiến tranh thế giới I bắt đầu, nhưng vì là một Vương thân gốc Đức nên ông buộc phải nghỉ hưu. Ông kết hôn với cháu gái của Nữ vương Victoria, Đại Công nữ Viktoria của Hessen và Rhein và là cha của Bá tước Mountbatten, sau này cũng trở thành Đệ nhất Đô đốc Hải quân từ 1954 đến 1959. Philip, Vương tế Anh, chồng của Nữ vương Elizabeth II, là cháu trai ông. |
|
David Guetta | Pierre David Guetta (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1967), được biết đến với nghệ danh David Guetta (phát âm tiếng Pháp: [daˌvid ɡɛˈta]), là một DJ, nhà viết nhạc, nhà sản xuất thu âm và remixer người Pháp. Ông đồng sáng lập Gum Productions cùng với Jean-Charles Carré và Joachim Garraud, đồng thời cũng cho ra album đầu tiên của ông, Just a Little More Love, vào năm 2002. Sau đó, hai album tiếp theo của ông là Guetta Blaster (2004) và Pop Life (2007).
Guetta đạt được thành công đỉnh cao của anh với album năm 2009 One Love, bao gồm các đĩa đơn hit như "When Love Takes Over", "Gettin' Over You", "Sexy Bitch", và "Memories", ba đĩa đơn đầu tiên đứng đầu tại Vương quốc Anh. Album tiếp theo vào năm 2011, Nothing but the Beat, đã nối tiếp sự nghiệp thành công của ông, bao gồm những đĩa đơn hit như "Where Them Girls At", "Little Bad Girl", "Without You", "Titanium" và "Turn Me On".Ông nằm trong những DJ đầu tiên theo đuổi dòng nhạc EDM và được biết đến như "Người đàn ông của dòng nhạc EDM". |
|
Jan Zajíc | Hình:Zajíc Jan - portrét na pamětní desce.jpg|nhỏ|upright|Hình chân dung trên tấm biển tưởng niệm
Hình:Palach-Zajic-memorial.jpg|nhỏ|Nơi tưởng niệm Jan Palach và Jan Zajíc trước Nhà bảo tàng quốc gia
Jan Zajíc (3.7.1950 tại Vítkov (Opava District)|Vítkov – 25.2.1969 ở Praha) là một sinh viên người Séc đã tự thiêu như một hành động phản kháng chính trị ở Tiệp Khắc. |
|
Công Lý (diễn viên) | Nguyễn Công Lý (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1973), thường được biết đến với nghệ danh Công Lý, là một nam diễn viên kiêm nghệ sĩ hài người Việt Nam. Ông được biết đến nhiều nhất với các vai hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và đặc biệt là vai diễn Bắc Đẩu trong Gặp nhau cuối năm.
Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt phong tặng năm 2019 cho những cống hiến cho loại hình kịch nói. |
|
Sergey Semyonovich Biryuzov | | relations =
| laterwork =
Sergey Semyonovich Biryuzov (Lang-ru|Серге́й Семёнович Бирюзо́в) (21/8/1904-19/10/1964) là một nhà quân sự nổi tiếng của Liên Xô. Ông được phong hàm Nguyên soái Liên bang Xô viết|Nguyên soái Liên Xô, và từng giữ cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô.
Biryuzov sinh ở Skopin, tỉnh Ryazan. Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô, tham gia Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô và được thăng dần lên tiểu đoàn trưởng trước khi được cử đi học tại Học viện Quân sự Frunze từ năm 1934 đến năm 1937. Ra trường, ông được cử làm tham mưu trưởng một sư đoàn súng trường. Năm 1939, ông trở thành Trưởng ban tác chiến Bộ tham mưu Quân khu Kharkiv|Kharkov. Nhưng đến tháng 8/1939, ông lại được cử làm sư đoàn trưởng sư đoàn súng trường số 132.
Biryuzov chỉ huy sư đoàn nói trên suốt 3 năm. Đây là một sư đoàn thuộc Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Bryansk. Biriuzov là một sư đoàn trưởng giỏi, và thường chỉ huy sư đoàn giành chiến thắng. Trong năm đầu tiên của Chiến dịch Barbarossa (1941), Biryuzov đã 5 lần bị thương trong đó 2 lần khá nặng. Tháng 4/1942, ông được cử làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 48, thuộc Phương diện quân Bryansk. Đến tháng 11/1942, ông chuyển sang làm tham mưu trưởng Tập đoàn quân Cận vệ số 2. Ông đã góp phần giúp tập đoàn quân hùng mạnh này đè bẹp Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc Xã)|tập đoàn quân số 6 của Đức trong Chiến dịch Sao Thổ khi quân Đức bị đánh bại trong Trận Stalingrad.
Tháng 4/1943, ông trở thành Tham mưu trưởng Phương diện quân Nam của Hồng quân Liên Xô, và trở thành trợ lý đắc lực cho tư lệnh mặt trận, Fyodor Ivanovich Tolbukhin|Fyodor Tolbukhin. Tháng 5/1944, ông được điều sang làm Tham mưu trưởng Phương diện quân Ukraina số 3. Tháng 10/1944, Biryuzov trở thành tư lệnh tập đoàn quân số 37 thuộc Phương diện quân Ukraina số 3 và giữ cương vị này cho đến khi chiến tranh kết thúc. Biriuzov có công trong việc lên kế hoạch và triển khai kế hoạch đánh lui quân Đức khỏi Ukraina, rồi giải phóng Bulgaria và Nam Tư.
Khi chiến tranh kết thúc, Biryuzov được cử làm tư lệnh lực lượng Liên Xô ở Bulgaria. Từ năm 1947 đến năm 1955, Biryuzov trải qua nhiều vị trí khác nhau. Ngày 11/3/1955, Biriuzov được thăng hàm Nguyên soái Liên Xô. Từ tháng 4/1955 đến tháng 4/1962, Biryuzov làm Tư lệnh Quân chủng Phòng không Liên Xô. Sau đó, chuyển sang làm Tư lệnh Bộ đội Tên lửa Chiến lược. Năm 1963, ông trở thành Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô.
Ngày 19/10/1964, Biryuzov hy sinh trọng một tai nạn máy bay ở đỉnh núi Avala gần Beograd|Belgrade. |
|
Nhậm Hiền Tề | Nhậm Hiền Tề (hay Nhâm Hiền Tề, sinh ngày 23 tháng 6 năm 1966) là một nam diễn viên, ca sĩ Đài Loan và nổi tiếng tại châu Á, đặc biệt là ở những quốc gia nói tiếng Trung Quốc. Anh sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, tốt nghiệp Đại học Văn hóa Trung Quốc. Anh hiện đang sống và làm việc tại Hồng Kông. |
|
Sauli Niinistö | Sauli Väinämö Niinistö (phát âm tiếng Phần Lan: [ˈsɑu̯li 'væi̯næmœ 'niːnistœ], sinh ra 24 tháng 8 năm 1948). Là 1 chính trị gia Phần Lan của các Đảng Liên minh Dân tộc. Ông là tổng thống của Phần Lan từ ngày 1 tháng 3 năm 2012 đến ngày 1 tháng 3 năm 2024, trở thành tổng thống đầu tiên của Đảng Liên minh quốc gia kể từ khi Juho Kusti Paasikivi, người đã rời văn phòng vào năm 1956.
Là một luật sư, Niinistö làm Bộ trưởng Bộ Tài chính 1996-2003 và ứng cử viên Đảng Liên minh các quốc gia trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006. Ông từng làm Chủ tịch của Quốc hội Phần Lan từ 2007 đến 2011 và đã được Chủ tịch danh dự đảng Nhân dân châu Âu (EPP) kể từ năm 2002. Ông cũng là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Phần Lan.
Niinistö là ứng cử viên Đảng Liên minh Quốc gia trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Với 37,0% phiếu bầu, ông đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử và phải đối mặt với Pekka Haavisto của Liên đoàn Xanh trong vòng hai quyết định. Ông đã chiến thắng trong vòng bầu cử thứ hai với khoảng 62,6% so với 37,4% phiếu bầu của Haavisto |
|
Emil Boc | Emil Boc (tiếng Romania|tiếng Rumani phát âm: [emil bok]; sinh 6 tháng 9|06 tháng 9 năm 1966) là một chính trị gia Rumani đã giữ chức Thủ tướng Chính phủ Romania kể từ tháng 12 năm 2008 cho đến khi ông từ chức vào ngày 6 tháng 2 năm 2012. |
|
Dmitry Timofeyevich Yazov | Dmitry Timofeyevich Yazov (tiếng Nga: Дмитрий Тимофеевич Язов; 1924-2020) là vị Nguyên soái Liên Xô cuối cùng, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. |
|
Hanna Suchocka | Hanna Stanisława Suchocka sinh ngày 3.4.1946 tại Pleszew, là chính trị gia người Ba Lan. Bà đã làm thủ tướng Ba Lan từ ngày 11.7.1992 tới ngày 26.10.1993 dưới thời tổng thống Lech Wałęsa. Bà là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức thủ tướng Ba Lan, đồng thời là phụ nữ thứ 19 làm thủ tướng trên thế giới. |
|
Hồ Ca | Hãng phim Đường Nhân
Hồ Ca (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1982) là nam diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc. Khi còn học tại Học viện Hí kịch Thượng Hải, anh được mời tham gia diễn xuất trong Tiên kiếm kỳ hiệp (2005) với vai chính là Lý Tiêu Dao đã giúp anh giành vô số giải thưởng và một bước trở thành một trong những nam diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc . Vào tháng 9 năm 2012, anh được đề cử hạng mục giải Nghệ sĩ mới tại giải Hoa Đỉnh lần thứ 31 cho vai diễn Lâm Giác Dân trong phim điện ảnh chính kịch Cách mạng Tân Hợi. Vai diễn xuất sắc nhất trong thời gian gần đây của anh là Mai Trường Tô trong phim truyền hình Lang Gia Bảng (2015) - giúp anh trở thành Thị Đế của Giải Kim Ưng và Giải Bạch Ngọc Lan, giải thưởng truyền hình nổi tiếng và cao quý nhất Đông Á. |
|
Aoi Yū | Nihongo|Aoi Yū|蒼井 優|Thương Tỉnh Ưu (sinh ngày 17 tháng 8 năm 1985), là một diễn viên, người mẫu người Nhật Bản. Năm 2001, Aoi xuất hiện lần đầu trong bộ phim nổi tiếng ''All About Lily Chou-Chou'' của đạo diễn Iwai Shunji với vai Shiori Tsuda. Ba năm sau, cô tái hợp với Iwai trong phim ''Hana and Alice'', đóng cùng Suzuki Anne. Các vai diễn đáng chú ý khác của Aoi gồm Kimiko Tanigawa trong ''Hula Girls'' và Hagumi Hanamoto trong phiên bản live-action của bộ manga ''Honey & Clover|Honey and Clover''.
Cô kết hôn với diễn viên hài Ryota Yamasato vào ngày 3 tháng 6 năm 2019. |
|
Emma Watson | Emma Charlotte Duerre Watson (/ɛmə/ /wˈɒtsən/; sinh ngày 15 tháng 4 năm 1990) là một nữ diễn viên, người mẫu kiêm nhà hoạt động xã hội người Anh. Sinh ra ở Paris và lớn lên tại Oxfordshire, Emma theo học tại Trường Dragon và theo học khóa đào tạo diễn viên tại chi nhánh Oxford của trường Nghệ thuật Sân khấu Stagecoach. Cô trở nên nổi tiếng sau khi đảm nhận vai diễn đầu đời Hermione Granger trong loạt phim Harry Potter, dù trước đó cô chỉ đóng kịch ở trường. Watson xuất hiện trong cả tám phần phim Harry Potter từ năm 2001 đến 2011, đem về cho cô danh tiếng trên toàn thế giới, nhiều giải thưởng quan trọng và khối tài sản lên tới 60 triệu đô la Mỹ vào năm 2017 và khoảng 80 triệu đô-la Mỹ năm 2020. Tờ báo nổi tiếng của Mỹ New York Times từng đánh giá Watson là ngôi sao có diễn xuất ấn tượng.
Watson cũng xuất hiện trong bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết năm 2007 của Anh Đôi giày Ba-lê và tham gia lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình Hiệp sĩ chuột (2008). Sau bộ phim Harry Potter cuối cùng, cô đảm nhận vai chính và vai phụ trong một số bộ phim như Một tuần với kiều nữ (2011), Câu chuyện tuổi teen (2012) và trong Băng trộm tuổi teen (2013). Cô xuất hiện như phiên bản cường điệu của chính mình trong Sống nốt ngày cuối (2013) và đóng vai cô con gái nuôi của nhân vật chính trong Noah: Đại hồng thủy (2014). Cô tiếp tục đóng vai chính Belle trong bộ phim nhạc kịch giả tưởng lãng mạn Người đẹp và quái vật (2017) và vai Meg March trong bộ phim Những người phụ nữ bé nhỏ (2019), bộ phim sau đó được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất. Các vai diễn điện ảnh khác của cô bao gồm Truy hồi ký ức (2015), Tình yêu thời bạo loạn (2015) và Vòng xoay ảo (2017).
Từ năm 2011 đến năm 2014, Watson chia thời gian của mình giữa làm phim và tiếp tục việc học tại Đại học Brown và Cao đẳng Worcester, Oxford, và tốt nghiệp Brown với bằng cử nhân văn học Anh vào tháng 5 năm 2014. Ngoài ra Watson còn có chứng nhận dạy thiền và yoga. Công việc người mẫu của cô bao gồm các chiến dịch quảng cáo cho Burberry và Lancôme. Cô còn tham gia thiết kế trang phục[cần dẫn nguồn] và đặt tên của mình cho dòng quần áo mang mục đích nhân đạo của nhãn hiệu People Tree. Cô được Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh vinh danh năm 2014 khi Emma Watson giành giải Nghệ sĩ của năm. Cùng năm đó, cô được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc và giúp khởi động chiến dịch Phụ nữ Liên Hợp Quốc HeForShe, khuyến khích chung tay hướng tới việc bình đẳng giới. Watson được bổ nhiệm vào cơ quan tư vấn về quyền phụ nữ của G7 vào năm 2019, tham vấn với các nhà lãnh đạo về chính sách đối ngoại. Năm 2020, Emma Watson được bổ nhiệm vào ban giám đốc Kering, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Phát triển Bền vững. |
|
Tony Jaa | infobox Chinese
Tatchakorn Yeerum<ref name="about">chú thích web|url=http://martialarts.about.com/od/martialartsculture/p/Biography-And-Profile-Of-Tony-Jaa.htm|title=Tony Jaa|publisher=About.com|accessdate=ngày 12 tháng 9 năm 2011|archive-date=2011-12-28|archive-url=https://web.archive.org/web/20111228103431/http://martialarts.about.com/od/martialartsculture/p/Biography-And-Profile-Of-Tony-Jaa.htm|url-status=dead</ref> (lang-th|ทัชชกร ยีรัมย์) hay Tony Jaa, Jaa Panom (tên cũ: Panom Yeerum - พนม ยีรัมย์ IPA-th|pʰanom jiːram|; sinh ngày 5 tháng 2 năm 1976) là một diễn viên, võ sĩ, chuyên viên giáo dục thể chất, chỉ đạo hành động, diễn viên đóng thế, giám đốc, và tu sĩ Phật giáo người Thái Lan<ref name=monk>Twitch Film [http://twitchfilm.net/news/2010/05/ong-bak-star-tony-jaa-joins-the-monkhood.php Ong-Bak Star Tony Jaa Joins The Monkhood.] ngày 28 tháng 5 năm 2010.</ref>. Anh là người Thái gốc Khmer sinh ra ở tỉnh Surin (tỉnh)|Surin, Isan, Thái Lan. Một số bộ phim mà anh đã tham gia có thể kể đến như: ''Ong-Bak: Muay Thai Warrior'', ''Tom-Yum-Goong'' (cũng gọi là ''Warrior King'' hay ''The Protector'') ''Ong-Bak 2'', ''Ong-Bak 3'', ''Fast & Furious 7'' và ''XXx: Phản đòn|xXx: Return of Xander Cage''. |
|
Mohammed Waheed Hassan | Ông là Phó tổng thống đầu tiên được bầu của Maldives giai đoạn 2008-2012. Ông là một thành viên cao cấp của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc|UNICEF, trong khi ông làm việc cho Liên Hợp Quốc, là người Maldives giữ cương vị cao cấp nhất tại Liên Hợp Quốc. Mohammed Waheed Hassan là người Maldives đầu tiên có bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford.
Ông là con trai của Hassan Ibrahim Maniku và Aishath của Silver Scene ở Malé, thủ đô của Maldives. Do gia đình lớn của mình, ông đã được làm quen với trách nhiệm từ khi còn nhỏ, và với sự hỗ trợ với sự chăm sóc của người em trai và chị em. |
|
Mohamed Nasheed | Mohamed Nasheed (tiếng Dhivehi: މުހައްމަދު ނަޝީދު) (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1967) là một chính trị gia Maldives và người sáng lập của Đảng Dân chủ Maldives, ông là Tổng thống 4 của Maldives giai đoạn 2008-2012. Ông là một ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 2008, trong đó ông đánh bại vị tổng thống tại vị trong thời gian dài Maumoon Abdul Gayoom ở vòng thứ hai. Ông tuyên thệ nhậm chức làm Tổng thống vào ngày 11 tháng 11 năm 2008. Ông từ chức vào ngày 7 tháng 2 năm 2012, sau nhiều tuần biểu tình công cộng.
Nasheed bị giam tù vì một bài báo trong tạp chí chính trị Sangu, xuất bản năm 1990, trong đó ông cáo buộc chính phủ Maldives đã gian lận trong cuộc tổng tuyển cử năm 1989.
Do vụ giam tù này, ông đã được Ân xá Quốc tế|Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa vào nhóm tù nhân lương tâm vào năm 1991. Sau khi bị giam trong biệt giam và tra tấn, ông bị buộc tội giấu thông tin về một âm mưu đánh bom. Ngày 08 tháng 4 năm 1992, ông đã bị kết án ba năm tù về tội đó. Ông được thả vào tháng 6 năm 1993, sau đó lại bị bắt vào năm 1994 và 1995. Năm 1996, ông đã bị kết án hai năm tù cho một bài báo ông đã viết về các cuộc bầu cử Maldives năm 1993 và 1994. |
|
Paul Gordan | Tập tin:Paul Albert Gordan.jpg|nhỏ|Paul Gordan
Paul Albert Gordan (27 tháng 4 năm 1837 - ngày 21 tháng 12 năm 1912) là một nhà toán học Đức, một sinh viên của Carl Jacobi tại Đại học Königsberg trước khi có được bằng tiến sĩ của mình tại Đại học Wrocław|Breslau (1862), và là một giáo sư tại Đại học Erlangen-Nuremberg.
Ông được biết đến là "vua của lý thuyết bất biến". Kết quả nổi tiếng nhất của ông là vòng bất biến của hình thức nhị phân của độ cố định hữu hạn được tạo ra. Ông và Alfred Clebsch đã đưa ra tên của họ để đặt cho lý thuyết: hệ số Clebsch -Gordan. Gordan cũng phục vụ như là cố vấn luận án cho Emmy Noether.
Một trích dẫn nội dung bài viết nổi tiếng do Gordan về bằng chứng David Hilbert của ''Vấn đề Gordan do ông đề ra: "Đây không phải là Toán học; Đây là Thần học" Các bằng chứng được đề cập là không xây dựng sự tồn tại của một cơ sở hữu hạn cho bất biến. Nó không phải là rõ ràng nếu Gordan thực sự nói điều này kể từ khi các tài liệu tham khảo sớm nhất để nó là 25 năm sau khi các sự kiện và sau khi ông chết, và cũng không phải là rõ ràng cho dù trích dẫn nội dung bài viết này đã được dự định như là những lời chỉ trích, hoặc khen ngợi, hoặc một trò đùa tinh tế. Gordan khuyến khích Hilbert và sử dụng kết quả và phương pháp của Hilbert, và các câu chuyện phổ biến rộng rãi rằng ông phản đối việc Hilbert của lý thuyết bất biến là 1 huyền thoại (mặc dù ông đã chính xác chỉ ra trong báo cáo 1 của trọng tài mà một số các lý luận trong bài báo của Hilbert là không đầy đủ).
Tuy nhiên sau đó 2 năm ông đã tìm được phương pháp chứng minh khác cũng dựa vạo phương pháp của Hilbert và chíng ông đã nói: ''Bây giờ tôi đã thấy Thần học vẫn có giá trị''
Ông sinh ra tại Wrocław|Breslau, Đức (nay là Wrocław, Ba Lan), và chết ở Erlangen, Đức. |
|
Võ Văn Tường | Võ Văn Tường (sinh 31 tháng 3|31 tháng 03 năm 1953, Đà Nẵng) là một nhiếp ảnh gia Người Việt|người Việt Nam, chủ đề nhiếp ảnh của ông là các ngôi Chùa|chùa Phật giáo. |
|
Basiliô Cả | Nhiều vấn đề|
15 tháng 1 <small>hoặc 16 tháng 1 (năm nhuận)</small> (Chính thống giáo Copt và Chính thống giáo Ethiopia)
14 tháng 6 (Lịch phụng vụ Roma trước năm 1969; Giáo hội Giám nhiệm (Hoa Kỳ)|Giáo hội Giám nhiệm; Giáo hội Lutheran)
Basiliô thành Caesarea, còn được gọi là Thánh Basiliô Cả hoặc Thánh Cả Basil (lang-el|Ἅγιος Βασίλειος ὁ Μέγας) (329/330 - 379) là một Giám mục thành Caesarea Mazaca thuộc vùng Capadocia, Tiểu Á.
Ông là người sáng lập một dòng tu ở vùng Pontus gần Biển Đen, và là tác giả của một bộ quy tắc tu trì sau trở thành quy tắc chính cho lối sống đan tu của các giáo hội Kitô giáo Đông phương|Đông phương, đây cũng là nguồn cảm hứng cho bộ Tu luật Biển Đức của thánh Biển Đức thành Norcia|Bênêđictô thành Norcia ở Tây phương. Ông đã sống một cuộc đời rất khổ hạnh.
Tập tin:Basilii Magni Opera.tif|thumb|Basilii Magni Opera, 1540|left
Năm 370, ông trở thành Giám mục của Caesarea. Ông cam kết với những người cùng cực trong nạn đói. Ông tạo ra khu phức hợp mang tên ông, bao gồm nhà tế bần và bệnh viện - ''Basiliad'', đấu tranh chống đói nghèo. Ông là một người tiên phong của Giáo hội.
Ông bảo vệ tín điều Nicea chống lại tà thuyết. Ông đã viết nhiều bài luận về Chúa Thánh Thần, phát triển nền thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông cố gắng rất nhiều để làm yên lòng những chia rẽ trong Giáo hội.
Trong Công giáo Rôma, ông được công nhận là Tiến sĩ Hội thánh năm 1568 bởi Đức Giáo hoàng Piô V. Ông được tôn kính là một vị thánh bởi những người Chính thống giáo cũng như những người Công giáo. Lễ kính ở Tây phương là ngày 2 tháng 1; còn ở Đông phương là ngày 1 tháng 1, ông cũng được mừng kính trong "Lễ Tam Thành Thánh Giả" ngày 30 tháng 1 cùng với thánh Gioan Kim Khẩu và Grêgôriô Nazianzênô. |
|
Sergey Fyodorovich Akhromeyev | Sergey Fyodorovich Akhromeyev (tiếng Nga: Серге́й Фёдорович Ахроме́ев; 05/5/1923 – 24/8/1991) là một Nguyên soái Liên Xô, Anh hùng Liên Xô, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô.
Akhromeyev nguyên là một hạ sĩ quan bộ binh hải quân trong chiến tranh Xô - Đức, chiến đấu tại mặt trận Leningrad. Trong cuộc chiến tranh đó, có lần ông được giao giữ một chốt chặn trên đường phố, Akhromeyev đã dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ mặc dù trận chiến đấu đó vô cùng ác liệt.
Thời kỳ 1984-1988, Akhromeyev là Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô. Ở cương vị đó, ông đã tham gia các cuộc hội đàm kết thúc Chiến tranh Lạnh. Song, dần dần ông trở nên bất mãn với đường lối cải cách quân đội của Mikhail Gorbachev và đã từ nhiệm. Hồi đó, Gorbachev đã ra lệnh giảm số lượng tên lửa đạn đạo tối tân và chính xác nhất của Quân đội Liên Xô lúc đó là OTR-23 Oka (SS-23 Spider) theo Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung.
Tháng 3/1990, ông làm cố vấn về các vấn đề quân sự cho Tổng thống Liên Xô.
Trong cuộc chính biến tháng 8 năm 1991, Akhromeyev đã từ nơi nghỉ dưỡng ở Sochi quay về Moskva để trợ giúp các nhà lãnh đạo cuộc chính biến do Gennady Yanayev đứng đầu, mặc dù ông không tham gia chính biến trên danh nghĩa. Sau khi cuộc chính biến thất bại và Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Akhromeyev đã tự vẫn ở phòng làm việc của mình trong điện Kremli.
Ông để lại lời nhắn cho người thân, giải thích lý do tự vẫn là bởi sự đau lòng khi chứng kiến sự tan vỡ của đất nước mà mình cùng hàng triệu đồng đội đã hy sinh cả đời để cống hiến. Trong bức thư tuyệt mệnh, ông để lại sự phẫn nộ và than thở: "Tất cả những gì tôi phấn đấu cho Đảng đều đã tiêu tan... Tôi không thể sống khi tổ quốc của tôi bị hủy hoại và mọi thứ mà tôi coi là ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình bị phá hủy. Tuổi tác và quá khứ của tôi đã cho tôi quyền được chết. Tôi đã chiến đấu đến cùng. Akhromeev. Ngày 24 tháng 8 năm 1991"
Đô đốc Mỹ William D. Crowe nói: "Nguyên soái Sergei Akhromeev là bạn của tôi. Vụ tự sát của ông là một bi kịch phản ánh những cơn co giật làm rung chuyển Liên Xô. Ông ấy là một người cộng sản, một người yêu nước và một người lính. Và tôi nghĩ đó là những gì ông ấy sẽ nói về bản thân."
Ông được chôn cất vào ngày 1 tháng 9 năm 1991 tại nghĩa trang Troekurovsky. Trên bia mộ của Nguyên soái có gắn những huy hiệu của Liên Xô và khắc 3 từ "Người Cộng sản. Người yêu nước. Người lính" («Коммунист. Патриот. Солдат»). |
|
Bertha Benz | Tập tin:Berthabenzportrait.jpg|nhỏ|Bertha Benz, kh. 1871
Tập tin:Berthabenzmemorialrouteschild.jpg|nhỏ|Bertha Benz Memorial Route
Tập tin:Motorwagen Serienversion.jpg|nhỏ|Benz Patent-Motorwagen Nr. 3 (1888)
Bertha Benz (có tên con gái là Cäcilie Bertha Ringer; 3 tháng 5 năm 1849 tại Pforzheim, Đức – 5 tháng 5 năm 1944 tại Ladenburg, Đức) là một nhà tiên phong trong ngành ô tô.
Bertha Ringer kết hôn với Carl Benz vào ngày 20 tháng 7 năm 1872 tại Ladenburg. Bà đã góp phần quyết định vào thành công của chồng trở thành một nhà sản xuất ô tô, không chỉ bằng tinh thần mà còn cụ thể bằng các giúp đỡ tài chính: Trước cuộc hôn nhân, Carl Benz lâm vào trình trạng khó khăn về tài chính. Bà đã xin trả trước tiền hồi môn và đã bằng số tiền này đã cứu thoát doanh nghiệp của chồng khỏi cảnh sụp đổ.
Sau đó, khi chiếc ô tô đã đăng ký bằng phát minh không được chấp nhận ở giới muốn mua như hy vọng, vào ngày 5 tháng 8 năm 1888, không cho chồng biết, bà đã cùng hai con trai là Richard và Eugen dùng xe chạy 106 kilômét từ Mannheim về Pforzheim thăm cha mẹ của bà. Chuyến đi ô tô đường dài thành công đầu tiên này đã góp phần quan trọng vào việc đánh tan các nghi ngại của khách hàng và sau đó là tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công về mặt kinh tế.
Qua chuyến đi bằng ô tô này bà là người lái ô tô đầu tiên trong lịch sử thế giới: Người lái ô tô đầu tiên là một phụ nữ! Carl Benz đã viết về bà trong hồi tưởng của ông: "Anh dũng và can đảm bà đã giương cánh buồm mới của hy vọng". |
|
Vương Quán Trung | Vương Quán Trung (tiếng Trung: 王冠中; sinh tháng 2 năm 1953) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp. |
|
Trịnh Văn Bô | Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông là nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
|
Nick Út | Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là người Người Mỹ gốc Việt|Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "''Vietnam Napalm Girl''" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napan|bom napalm của Hoa Kỳ|Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn <ref>Chú thích web |url=http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2005/09/492550/ |ngày truy cập=2007-06-06 |tựa đề=Bản sao đã lưu trữ |archive-date=2007-08-16 |archive-url=https://web.archive.org/web/20070816192410/http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2005/09/492550/ </ref>. |
|
Tomasz Frankowski | Tomasz Frankowski (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1974) là một cầu thủ bóng đá người Ba Lan. |
|
Yossi Ghinsberg | Yosseph "Yossi" Ghinsberg (tiếng Hebrew: יוסי גינסברג) là một nhà phiêu lưu, nhà văn, nhà doanh nghiệp, nhân đạo, và nhà diễn thuyết động lực người Israel ở Australia. Ghinsberg được biết đến nhiều nhất vì câu chuyện sống còn của mình khi anh bị mắc kẹt trong rừng Amazon Bolivia trong 3 tuần vào năm 1981. Ghinsberg là một doanh nhân công nghệ cao và là người sáng lập Headbox, một ứng dụng di động được thiết kế để tích hợp tất cả các hoạt động truyền thông xã hội vào một nguồn cấp dữ liệu và Blinq, một ứng dụng di động cung cấp phương tiện truyền thông xã hội và các hoạt động cập nhật trực tiếp.
Câu chuyện sống sót của Ghinsberg đã được chuyển thể thành bộ phim năm 2017 có tựa Jungle với diễn viên Daniel Radcliffe trong vai Yossi Ghinsberg. câu chuyện của Ghinsberg cũng được tái hiện trong loạt phim tài liệu I Shouldn't Be Alive trên Discovery Channel. |
|
Châu Kiệt Luân | Châu Kiệt Luân (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1979) là một ca sĩ, nhạc sĩ, rapper, nhà sản xuất âm nhạc, diễn viên, đạo diễn, doanh nhân người Đài Loan. Từng được mệnh danh là “ông hoàng nhạc pop châu Á”, Châu Kiệt Luân là nghệ sĩ có lượt tải xuống nhiều thứ ba thế giới vào năm 2010, bán được hơn 30 triệu bản album tính đến năm 2017.
Châu Kiệt Luân được phát hiện vào năm 1997 tại một cuộc thi tìm kiếm tài năng. Anh khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong vai trò là một nhạc sĩ. Kể từ khi phát hành album đầu tay Kiệt Luân (杰倫) vào năm 2000, âm nhạc của Châu Kiệt Luân luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt trên khắp châu Á. Một số bài hát của Châu Kiệt Luân từng được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Châu Kiệt Luân bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với bộ phim Khúc cua quyết định (2005). Tiếp đó, anh thủ một vai chính trong tác phẩm sử thi Hoàng kim giáp (2006). Châu Kiệt Luân ra mắt Hollywood vào năm 2011 với Chiến binh bí ẩn, và sau đó là Phi vụ thế kỷ 2 (2016).
Năm 2007, Châu Kiệt Luân cùng cộng sự thành lập công ty âm nhạc JVR Music. Trước đó vào năm 2006, anh xây dựng nhãn hiệu thời trang PHANTACi của riêng mình. |
|
Tống Mỹ Linh | | hình = Soong_May-ling_giving_a_special_radio_broadcast.jpg
| miêu tả = Tống Mỹ Linh
| nơi sinh = Tập tin:Flag of China (1889–1912).svg|25px Văn Xương, Quảng Đông, Nhà Thanh|Đại Thanh<ref>BBC và ''Encyclopædia Britannica'' cho rằng Tống Mỹ Linh được sinh ra tại Văn Xương thuộc đảo Hải Nam (bấy giờ thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông) dưới triều nhà Thanh, còn báo ''The New York Times'' cho rằng bà sinh ra tại Thượng Hải</ref>
| nơi chết = Flagicon|Hoa Kỳ Thành phố New York, Hoa Kỳ
| chức vụ = Đệ Nhất Phu nhân Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc
| bắt đầu = 20 tháng 5 năm 1948
| tiền nhiệm =
| kế nhiệm = Lưu Kỳ Thuần
| đảng = Tập tin:Naval Jack of the Republic of China.svg|25px Trung Hoa Quốc dân Đảng
| giáo dục = Đại Học Wellesley, Hoa Kỳ
| dân tộc = Khách Gia
| đạo = Phong trào Giám Lý|Giám Lý
| chồng = Tưởng Giới Thạch
| con = Tưởng Kinh Quốc (con riêng của chồng)<br/>Tưởng Vĩ Quốc (con nuôi)
| chữ ký =
Tập tin:1927 Chiang Soong wedding photo1.jpg|nhỏ|Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch trong ngày cưới 1927
Tống Mỹ Linh, cũng được gọi là Bà Tưởng Giới Thạch (zh-tsp|t=宋美齡|s=宋美龄|p=''Sòng Měilíng'', sinh ngày 4 tháng 3 năm 1898 tại Thượng Hải, Trung Quốc, qua đời ngày 23 tháng 10 năm 2003 tại Thành phố New York|New York, Hoa Kỳ|Mỹ); là một trong ba chị em họ Tống|3 chị em họ Tống và được mô tả là người yêu quyền lực.fact Bà là phu nhân của Tưởng Giới Thạch (tổng thống Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân quốc), người lãnh đạo Quốc dân đảng Trung Quốc|Quốc dân Đảng Trung Quốc nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc từ năm 1925 - 1949 và sau này ở Đài Loan; bà đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của Trung Hoa Dân quốc.
Tống Mỹ Linh là người bảo trợ Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế, Chủ tịch danh dự của Quỹ Viện trợ thống nhất Vương quốc Anh, Thành viên danh dự Hội Kỷ niệm Bản Tuyên ngôn nhân quyền. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, bà là một trong mười phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, và là người phụ nữ thứ hai được đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ. |
|
Máximo Viola | Máximo Sison Viola (1857-1933) là một nhà tuyên truyền, nhà văn, nhà lãnh đạo cách mạng và một y sĩ tại Bulacan, Philippines.
Ông được biết đến như là người bạn thân nhất của José Rizal ở Châu Âu. Họ làm việc cùng nhau, họ thăm các viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hàng và ở lại khách sạn và đôi khi làm việc ở đó. Ông đã dẫn đầu một cuộc chiến chống lại Đế quốc Tây Ban Nha|Thực dân Tây Ban Nha với hai người anh em của ông. Ông cũng là một trong những người lãnh đạo Phong Trào Tuyên truyền. Ông cũng tài trợ cho cuốn tiểu thuyết trứ danh Noli Me Tángere của José Rizal. Ông học y khoa tại trường Đại học Santo Tomas và năm 1882 ông sang Tây Ban Nha để tiếp tục học tập tại trường Đại học Barcelona. Ông đã hoàn thành khóa học của mình vào năm 1886. |
|
Ba chị em họ Tống | Tập tin:Soong sisters.jpg|phải|nhỏ|200px|Một bức ảnh chụp 3 chị em nhà họ Tống
Ba chị em nhà họ Tống (宋家姐妹 ''Tống gia tỷ muội'', bính âm Hán ngữ|bính âm: ''Sòngjiā Jiěmèi'' hay 宋氏三姐妹 ''Tống thị tam tỷ'' muội) là ba người phụ nữ có chồng là những nhân vật chính trị nổi bật của lịch sử Trung Quốc|Trung Quốc đầu thế kỷ 20.
Ba chị em là:
*Tống Ái Linh: (宋藹齡, 1890-1973) chị cả, bà đã kết hôn với bộ trưởng tài chính và cũng là người giàu nhất Trung Quốc, Khổng Tường Hi.
*Tống Khánh Linh: (宋庆龄, 1893-1981) kết hôn với Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn. Sau này bà trở thành đồng Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Đổng Tất Vũ từ 1968 đến 1972 và Chủ tịch Danh dự năm 1981.
*Tống Mỹ Linh: (宋美齡, 1897-2003) trẻ nhất trong ba chị em, bà đã kết hôn với Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.
Trong ba chị em thì Tống Ái Linh được xem là "một người yêu tiền" (一個愛錢), Tống Mỹ Linh được xem là "một người yêu quyền" (一個愛權), Tống Khánh Linh được xem là "một người chủ nghĩa yêu nước|yêu nước" (一個愛國)<ref>[http://books.google.com/books?id=DzZb2hPNbEwC&pg=PA16 Sandy Donovan, "Madame Chiang Kai-Shek: Face of Modern China", Compass Point Books, 2007]</ref>.
Cha của họ là Tống Gia Thụ, một mục sư Phong trào Giám Lý|Hội Giám lý, đồng thời kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và in ấn.
Em trai của họ đều là các quan chức cao cấp trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc, một trong ba người nổi tiếng là Tống Tử Văn.
Một bộ phim điện ảnh Hồng Kông|Hồng Kông về ba chị em có tên "Hoàng triều nhà Tống" (Tống gia hoàng triều - 宋家皇朝), có sự tham gia diễn xuất của Trương Mạn Ngọc đã miêu tả cuộc sống của ba chị em đã được sản xuất năm 1997. |
|
Đỗ Đình Thiện | Đỗ Đình Thiện (1904-1972) là một người đại tư sản dân tộc của Việt Nam, nhà tư sản ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám ông đã là chủ cửa hàng buôn bán tơ lụa tại Hà Nội; chủ của nhiều đồi điền, nhà máy Chi Nê, Hòa Bình và là chủ một nhà máy dệt ở Gia Lâm. |
|
Nicolás Almagro | Nicolas Almagro Sanchez (tiếng Tây Ban Nha: Nicolás Almagro Sánchez; sinh ngày 21 tháng 8 năm 1985 ở Murcia, Spain) là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Tây Ban Nha. Anh lọt vào tứ kết giải Pháp mở rộng vào các năm 2008, 2010 và 2012 (thua Rafael Nadal, nhà vô địch chung cuộc của giải đấu), cũng như vào tứ kết giải Úc mở rộng năm 2013 (thua David Ferrer sau khi thắng 2 séc đầu). Vào đến tứ kết chính là thành tích tốt nhất của Almagro ở các giải Grand Slam. Almagro đã giành được 13 danh hiệu đơn và anh ấy đã đạt được thứ hạng đơn cao nhất trong sự nghiệp là Số 9 Thế giới vào tháng 5 năm 2011.
Sau khi giải nghệ, Almagro bắt đầu huấn luyện tay vợt nữ người Mỹ Danielle Collins. |
|
Jan Palach | Jan Palach (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1948 – 19 tháng 1 năm 1969; phát âm tiếng Séc: [ˈjan ˈpalax]) là sinh viên người Séc đã tự thiêu như một hành động phản kháng chính trị.
Tháng 8 năm 1968, quân đội Liên Xô đã tràn sang xâm chiếm Tiệp Khắc để phá nát những cải cách theo hướng tự do hóa của chính phủ Alexander Dubček trong thời kỳ gọi là Mùa xuân Praha. Một nhóm sinh viên Tiệp Khắc, trong đó có Jan Palach đã tình nguyện tự sát, tự hy sinh tính mạng để phản đối cuộc xâm lăng nói trên. Jan Palach là người đầu tiên tự thiêu ở Quảng trường Wencesla ngày 16 tháng 1 năm 1969. |
|
Ahmad Shah Massoud | Ahmad Shah Massoud (lang|fa|احمد شاه مسعود ''Aḥmad Šāh Mas'ūd''; Sinh ngày 2 tháng 9 năm 1953 mất ngày 09 tháng 9 năm 2001) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Afghanistan người Tajik.
Từng là một kỹ sư xây dựng. Trong thời gian Liên Xô chiếm đóng (1979-1989), ông là một trong những nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến của những chiến binh phiến quân Mujahideen, lãnh đạo bởi phe Tajik. Sau sự rút lui của quân đội Liên Xô đất nước Afganistan vẫn tiếp tục chìm trong nội chiến. Vào đầu tháng 8 năm 1991, Liên Xô ngừng cung cấp thiết bị quân sự cho chính quyền thân Liên Xô. Vào cuối năm này, Liên minh phương Bắc được thành lập với vai trò lớn là của Shah Massoud và phe Tiếng Tajik|Tajik của ông.
Trong tháng 3 năm 1992 Shah Massoud thiết lập một liên minh với người đứng đầu của phe Uzbek của Dustum - tướng Mujahideen cùng chống lại tổng thống Mohammad Najibullah|Muhammad Najibullah. Một tháng sau đó, Kabul rơi vào tay của Mujahideen. Chính quyền Najibullah bị lật đổ. Vào tháng 7 năm 1992, Chính quyền mới của Afghanistan được thiết lập với tổng thống là Burhanudin Rabanne. Trong chính phủ mới Ahmad Shah Massoud là bộ trưởng bộ quốc phòng. Tháng 12 năm 1992, phe nổi loạn người Pashtun<nowiki/>s dẫn đầu là Hekmatyar tẩy chay cuộc bầu cử mà Burhanudin Rabanne đã được xác nhận là tổng thống mở đầu cho sự chia rẽ trong nội bộ của Mujahideen.
Tháng 3 năm 1993, Afghanistan được phân chia thành các khu vực dưới sự kiểm soát của các bên: Toàn bộ miền Nam với một cộng đồng dân số chủ yếu là người Pashtun được kiểm soát bởi Hekmatyar, phần trung tâm của Mazar, phần phía Tây của Herat dưới sự kiểm soát của Ismail Khan ở phía bắc của Mazari- Sharif, và phía Đông Bắc được kiểm soát bởi Shah Massoud và người Tajik. Rabbani vẫn được chấp nhận là tổng thống trong khi Hekmatyar được gọi là Thủ tướng để duy trì sự thống nhất mong manh giữa Mujahideen.
Tháng 2 năm 1994, các Dustum và Hekmatyar bắt đầu hành động quân sự chống lại Tổng thống Burhanudin Rabanne và Shah Massoud. Cuộc nội chiến một lẫn nữa tái diễn mặc dù với cường độ ít hơn. Cuộc chiến này liên quan đến vấn đề sắc tộc. Mỗi phe phái bảo vệ lợi ích riêng của mình. Afghanistan trên con đường của sự sụp đổ - các nhà lãnh đạo của các phe phái thậm chí còn tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với các nước láng giềng. Cũng vào lúc này xuất hiện của phong trào "Taliban" dẫn đầu là Mullah Omar ở Nam Afghanistan. Với sự hỗ trợ của cơ quan tình báo Pakistan ISI, Taliban nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị quân sự đáng gườm vào cuối năm 1994, và đã có những hành động quân sự với tất cả các phe phái của Mujahideen.
Trong những tháng đầu năm 1995, Taliban lại kiểm soát gần 45% của đất nước. Hekmatyar đã bị trục xuất, Mazar đã bị giết chết. Ahmad Shah Massoud, Shah Ismail và Dustum phục hồi lực lượng ở Northern Alliance, cùng liên minh chống lại phong trào "Taliban". Dưới áp lực lớn từ Taliban, Herat sụp đổ và Ismail Shah chạy trốn sang Iran. Còn Kabul vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Mujahideen cho đến khi sau khi chiến dịch tấn công lớn của Taliban vào tháng 3 và tháng 10.
Trong nửa đầu năm 1996, gần 70% của Afghanistan dưới sự kiểm soát của phong trào "Taliban". Đầu tháng 9, Taliban bắt Jalalabad. Ngày 27 Tháng 9 năm 1996, Taliban chiếm được Kabul và sau đó Taliban kiểm soát gần như toàn bộ quyền lực ở Afghanistan. Rabbani chạy trốn và cựu Tổng thống Muhammad Najibullah bị treo cổ.<br /> Năm 1998, 95% lãnh thổ của đất nước dưới sự kiểm soát của Taliban. Các lãnh thổ còn lại được bảo vệ với tất cả các lực lượng của Shah Massoud. Các nước lân cận như Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS, Nga và Iran đã bắt đầu để hỗ trợ cho Mujahideen. Vào cuối năm này, Shah Massoud phản công và lấy lại phần lớn của vùng Đông Bắc - gần 15% của đất nước. Trong 3 năm tiếp theo trạng thái Afghanistan được duy trì như cũ.
Những ngày trước cuộc tấn công 11 tháng 9 năm 2001, hai ngày sau bài phát biểu trước Liên minh châu Âu, ông đã bị giết chết bởi đối thủ của mình – một đoàn làm phim truyền hình giả gồm hai người cho kích hoạt chất nổ giấu trong một máy ảnh. |
|
Nữu Hỗ Lộc thị | Tập tin:Heshen.jpg|nhỏ|phải|250px|Hòa Thân, một nhân vật đầy quyền lực thuộc Nữu Hỗ Lộc thị. Ông xuất thân là một nhánh của Nữu Hoằng Nghị công gia.
Nữu Hỗ Lộc thị (chữ Hán: 鈕祜祿氏; lang-mnc|<br>|v=Niohuru hala), cũng gọi Nữu Hỗ Lỗ thị (钮祜鲁氏) hay Nữu Cổ Lộc thị (钮钴禄氏), là một họ của người Nữ Chân rất phổ biến triều nhà Thanh. Độ phổ biến và nối tiếng của họ này được liệt vào một trong Tám dòng họ quý tộc Mãn Châu|Mãn tộc Bát đại tính.
Căn cứ Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ (八旗满洲氏族通谱), cái tên của họ này vốn là địa danh, nhưng lại có một số cách nói khác là xuất phát từ họ Nữ Hề Liệt (女奚烈) thời nhà Kim. Đến thời nhà Minh, đại đa số người họ Nữu Hỗ Lộc thị có liên hệ với Sách Hòa Tế Ba Nhan (索和济巴颜) thế cư Núi Trường Bạch, hay một số vùng khác như Huy Phát hoặc Anh Ngạch (英额), An Đồ Qua Nhĩ Giai (安图瓜尔佳), Ngõa Nhĩ Khách (瓦尔喀),... Khi Hậu Kim quật khởi, nhiều gia tộc thuộc thị tộc này lần lượt quy phụ.
Nói đến Nữu Hỗ Lộc thị đời Thanh, vinh hiển và được biết đến nhiều nhất không thể không kể đến hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, cũng gọi [Nữu Hoằng Nghị công gia; 鈕弘毅公家]. Đây là gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị được xem là vinh hiển nhất, mệnh danh [''"Danh môn trung danh môn"''], đồng thời là gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần của nhà Thanh nhất, với cả thảy 5 vị Hoàng hậu, bao gồm cả trường hợp được con trai sau khi lên ngôi Hoàng đế truy phong cho mẹ mình. Quyền thần nổi tiếng thời Càn Long, Hòa Thân, cũng là người thuộc gia tộc này, dù thực tế lại là một chi xa so với Nữu Hoằng Nghị công gia.
Thời Dân Quốc về sau, Nữu Hỗ Lộc thị đa phần cải thành Lang (郎), Nữu (钮), Lưu (刘), Hòa (和), Dương (杨), Lâm (林), Thiệu (邵), Triệu (赵),... |
|
Won Bin | Won Bin tên thật là Kim Do Jin (Hangul: 김도진, Kim Đạo Chấn) là một nam diễn viên điện ảnh Hàn Quốc. |
|
Graciano López Jaena | Graciano López Jaena (18 tháng 12 năm 1856 - 20 tháng 1 năm 1896) là một nhà báo người Philippines, là nhà hùng biện, nhà cách mạng, và là anh hùng dân tộc nổi tiếng với tờ báo của ông, ''La Solidaridad''<ref name="RA6155" /><ref name="TDG" />.
Các nhà sử học Philippines coi Graciano López Jaena, cùng với Marcelo H. del Pilar và José Rizal, là ba thành viên quan trọng nhất của Phong trào Tuyên truyền ở Philippines. Trong ba người này, López Jaena là người đầu tiên đến Đế quốc Tây Ban Nha|Tây Ban Nha và có thể đã phát động Phong trào Tuyên truyền để ủng hộ việc cải cách thuộc địa của Đế quốc Tây Ban Nha|Tây Ban Nha ở Philippines và cuối cùng dẫn tới cuộc Cách mạng Philippines bùng nổ ở Manila vào năm 1896. Phong trào Tuyên truyền là một bước tiến quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Philippines. |
|
Tống Khánh Linh | Quốc Dân Đảng (1919-1947)
Tống Khánh Linh (giản thể: 宋庆龄; phồn thể: 宋慶齡; bính âm: Sòng Qìnglíng; Wade-Giles: Sung Ch'ing-ling, ngày 27 tháng 1 năm 1893 – ngày 29 tháng 5 năm 1981) là một trong ba chị em họ Tống - ba chị em có ba người chồng là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc của đầu thế kỷ 20. Tống Khánh Linh là phu nhân của Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi người cộng sản toàn thắng trên Trung Hoa lục địa năm 1949, bà ở lại Trung Quốc và trở thành Phó Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà còn có tên tiếng Anh là Rosamond. Bà được biết đến là "người mẹ của Trung Quốc hiện đại". |
|
Đổng Tất Vũ | Đổng Tất Vũ (tiếng Hoa|tên tiếng Hoa: 董必武, Wade-Giles: Tung Pi-wu) (1886 - ngày 2 tháng 4 năm 1975) là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. |
|
Rachel Smith | Rachel Smith, tên đầy đủ là Rachel Renee Smith (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1985 ở Panama) là một Cuộc thi sắc đẹp|nữ hoàng sắc đẹp của nước Mỹ. Cô từng là một thí sinh lọt vào Top 10 của cuộc thi Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ 2002. Năm 2007, cô đại diện cho tiểu bang Tennessee đăng quang Miss USA 2007 và đại diện cho nước Mỹ tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2007 tổ chức tại México. Tại cuộc thi này, Rachel Smith đã bị khán giả México la ó thậm tệ nhưng vẫn giành ngôi Á hậu 4. Cô đã trao vương miện cho Miss USA 2008 đến từ bang Texas, Crystle Stewart. |
|
Trường cao đẳng cộng đồng | Trường đại học cộng đồng hay trường cao đẳng cộng đồng (tiếng Anh: community college) là một loại hình cơ sở giáo dục. Thuật ngữ tiếng Anh community college có thể có nghĩa khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, trường đại học cộng đồng hay trường cao đẳng cộng đồng thuộc hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. |
|
Anh Vũ (nghệ sĩ) | Nguyễn Văn Vũ (28 tháng 7 năm 1972 – 1 tháng 4 năm 2019), thường được biết đến với nghệ danh Anh Vũ là một diễn viên hài, diễn viên kịch và diễn viên điện ảnh, MC và ca sĩ hát nhạc hài nổi tiếng Việt Nam. Anh cũng từng là phó giám đốc rạp Kim Châu, cơ sở 2 của sân khấu kịch Phú Nhuận.
Anh Vũ là diễn viên nổi tiếng của làng sân khấu phía Nam, tham gia hàng trăm tác phẩm, tiểu phẩm sân khấu như: Số đào hoa, Con nhà nghèo, Người vợ ma 2, Cậu Tèo về nước, Thay rể... Ngoài ra, anh được yêu thích qua nhiều vai diễn trên phim truyền hình, điện ảnh như seri Cổ tích Việt Nam, Một chuyến phiêu lưu, Gái ế kén chồng... Trong đó, anh để lại nhiều dấu ấn qua vai má mì ở phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng.
Anh từng đoạt các giải thưởng như: Diễn viên xuất sắc tại Gala cười 2004, Diễn viên được yêu thích nhất do Nhà hát Bến Thành tổ chức năm 2001, giải Cù Nèo Vàng năm 2004 (Tuổi Trẻ Cười tổ chức), giải Nụ cười Vàng năm 2004 (báo Sân khấu tổ chức). |
|
Stone Cold Steve Austin | Steve Austin (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1964 với tên khai sinh Steven James Anderson, sau này đổi thành Steven James Williams) hay còn được biết đến với tên thi đấu "Stone Cold" Steve Austin là một đô vật chuyên nghiệp đã giải nghệ, diễn viên, nhà sản xuất và chủ trì chương trình truyền hình và phát thanh người Mỹ.
Austin có một sự nghiệp tương đối thành công như là "Stunning" Steve Austin tại World Championship Wrestling (WCW) từ năm 1991 đến 1995. Sau một thời gian ngắn thi đấu tại Extreme Championship Wrestling (ECW) vào cuối năm 1995, ông ký hợp đồng với World Wrestling Federation (WWF, hiện tại là WWE) và xuất hiện dưới tên gọi Ringmaster. Được đổi tên thành "Stone Cold" Steve Austin vào năm sau, ông trở nên nổi tiếng dưới hình tượng của một người phản anh hùng thích uống bia, nói tục, và thường xuyên thách thức với nhà sáng lập và ông chủ của mình, chủ tịch công ty Vince McMahon. Nhân vật của Austin đã trở thành "chàng trai áp phích" của Attitude Era, một thời kỳ phát triển bùng nổ trong kinh doanh của WWF vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Ông còn giới thiệu nhiều câu cổ động nổi tiếng trong môn đấu vật chuyên nghiệp, bao gồm "What?". Một số nhân vật nổi bật trong ngành, bao gồm McMahon, đã tuyên bố Austin là ngôi sao lớn nhất trong lịch sử WWF/WWE và nhấn mạnh rằng ông đã vượt qua sự nổi tiếng của Hulk Hogan. Nhà báo đấu vật chuyên nghiệp kỳ cựu Wade Keller nhận xét rằng Austin "[trong mọi cuộc trò chuyện] là đấu vật vĩ đại nhất mọi thời đại", cũng như là "người đem lại lợi nhuận và tầm ảnh hưởng lớn nhất".
Austin đã nắm giữ 19 chức vô địch trong suốt sự nghiệp đấu vật của mình, bao gồm sáu lần vô địch WWF World Heavyweight Champion, hai lần vô địch Intercontinental Champion và bốn lần vô địch WWF Tag Team Champion — giúp ông trở thành Triple Crown Champion thứ năm trong lịch sử WWE — cũng như hai lần đạt được WCW United States Heavyweight Champion, hai lần vô địch WCW World Television Champion, một lần vô địch WCW World Tag Team Champion và một lần vô địch NWA World Tag Team Champion ở WCW. Ngoài ra, Austin cũng là người chiến thắng giải đấu King of the Ring năm 1997 cũng như Royal Rumble năm 1997, 1998 và 2001, giúp ông trở thành người chiến thắng ba lần duy nhất của sự kiện. Hơn nữa, ông còn được Ted DiBiase trao tặng danh hiệu không được công nhận Million Dollar Championship.
Austin đã tham gia những trận đấu chính trong nhiều sự kiện lớn của WWE, bao gồm ba WrestleMania (XIV, XV và X-Seven). Ông đã buộc phải kết thúc sự nghiệp đấu vật vào năm 2003 sau một loạt những chấn thương đầu gối và chấn thương cổ nghiêm trọng. Trong suốt phần còn lại của năm 2003 và 2004, ông được chọn làm đồng quản lý và Quận trưởng của Raw. Kể từ năm 2005, ông tiếp tục xuất hiện trong một số dịp và được tiến cử vào WWE Hall of Fame vào năm 2009 bởi Vince McMahon. Năm 2011, Austin trở lại WWE để chủ trì mùa giải tái khởi động của chương trình truyền hình thực tế Tough Enough!. |
|
Chris Jericho | Christopher Keith Irvine (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1970), là con của Ted Irvine, được biết đến nhiều hơn với tên Chris Jericho, là một diễn viên Mỹ gốc Canada, phát thanh viên radio, ca sĩ nhạc rock, và là đô vật chuyên nghiệp. Jericho được biết đến khi xuất hiện với đai vô địch World Championship Wrestling (WCW), và đai vô địch Extreme Championship Wrestling (ECW), và là người đầu tiên mang danh hiệu WWF Undisputed Champion và kỉ lục 9 lần WWE Intercontinental Champion. Hiện anh đang thi đấu cho All Elite Wrestling. |
|
Matt Hardy | Matthew Moore "Matt" Hardy (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1974) là một đô vật chuyên nghiệp Mỹ, đang thi đấu cho All Elite Wrestling. Anh là anh trai của Jeff Hardy. Anh đã từng giữ đai ECW Championship của WWE. Sau đó anh mất đai ECW khi bị Jack Swagger đánh bại ở ECW. Ở Royal Rumble, anh có một trận đánh lại với Jack Swagger để dành đai ECW nhưng anh đã thua. Sau đó, vào ở cuối trận của Jeff Hardy với Edge dành đai WWE title ở Royal Rumber, anh đã lên sàn và cầm ghế phang vào Jeff Hardy, làm Jeff Hardy mất đai. Mối thù giữa hai anh em nhà Hardy cũng bắt đầu ở đó. Ở Wrestlemania 25, anh đã đánh bại Jeff Hardy ở trận Extreme Rules sau khi Twist Of Fate Jeff Hardy lên ghế.Tại Backlash 2009, trong trận "I quit Match" anh đã bị Jeff Hardy trói lên bàn và đứng lên thang nhảy xuống. Trước đó, anh đã liên tục " I quit", "I quit". Sau đó Matt bị gãy một tay nhưng vẫn tiếp tục thi đấu. Tại Judgment Day 2009, trong trận World Heavyweight Championship giữa Jeff Hardy và Edge, anh đã xuất hiện và đánh Jeff Hardy giúp Edge giành đai WHC. Nhưng anh đã cùng John Morrison giúp Jeff khi Jeff bị Hart Dynasty & CM Punk hội đồng. Sau trận John Morrison & Hardy Boyz vs CM punk & Hart Dynasty, anh đã ôm Jeff và nói tạm biệt vì sau trận cuối cùng Jeff vs Cm Punk, Jeff phải đi dưỡng thương vì bị thương trong 1 trận giành đai với CM Punk. |
|
Umaga (đô vật) | Edward Umar Fatu (sinh ngày 28 tháng 3 1973, chết ngày 4 tháng 12 2009) là một đô vật chuyên nghiệp người Samoa được biết đến nhiều hơn với tên trên võ đài là Jamal, và hiện nay là Umaga. Anh từng làm việc theo hợp đồng cho World Wrestling Entertainment (WWE) và thi đấu cho nhãn hiệu RAW.
Anh là thành viên của gia đình đô vật nổi tiếng Anoa'i, và trước khi anh làm việc cho WWE anh ta thường xuyên thi đấu dưới dạng đô vật tự do và là thành viên của nhóm đô vật có nhiều tên khác nhau như The Island Boyz, The Samoan Gangstas cùng với anh họ của anh là Matt Anoa'i và anh sử dụng tên trên võ đài là Ekmo. |
|
Baltasar Garzón | Baltasar Garzón Real (phát âm tiếng Tây Ban Nha phát âm: [baltasar ɣarθon], sinh ngày 26 tháng 10 năm 1955) là một luật gia người Tây Ban Nha làm ở tòa án hình sự trung ương Tây Ban Nha, ''Audiencia Nacional''. Ông là thẩm phán điều tra của Juzgado Central de Instrucción No. 5, trong đó điều tra các vụ án hình sự quan trọng nhất ở Tây Ban Nha, bao gồm cả khủng bố, tội phạm tổ chức và rửa tiền.
Năm 1993-1994, ông được bầu làm dân biểu nghị viện và trong một thời gian ngắn giữ một chức mộ trưởng trong chính phủ xã hội Felipe González. Sau khi trở lại Nacional Audiencia, ông dẫn đầu một loạt các điều tra đã giúp kết án một bộ trưởng của chính phủ là người đứng đầu của de Liberación Antiterroristas Grupos (GAL), một nhóm khủng bố nhà nước.
Garzón thu hút sự chú ý của quốc tế vào ngày 10 tháng 10 năm 1998 khi ông ban hành một trát lệnh quốc tế bắt giữ cựu độc tài Chile, Tướng Augusto Pinochet, về cáo buộc giết chết và tra tấn của công dân Tây Ban Nha.
Garzón bị Manos Limpias cáo buộc về các vi phạm pháp luật và cuối cùng bị truy tố về ba tội danh khác nhau liên quan đến một vụ xử tội gian lạn, điều tra tội phạm Francoist và nhận hối lộ. Ông đã bị đình chỉ hoạt động tư pháp ngày 14 tháng 5 năm 2010, chờ xét xử<ref>[http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/8682948.stm "Crusading Spanish Judge Baltasar Garzón is suspended" BBC News]</ref>. Ông được cho phép làm nhà tư vấn tại Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hague trong 7 tháng từ tháng 5 năm 2010<ref>[http://www.elpais.com/articulo/espana/Poder/Judicial/autoriza/traslado/Garzon/Haya/elpepuesp/20100518elpepunac_31/Tes El Poder Judicial autoriza el traslado de Garzón a La Haya]</ref>. Ngày 09 tháng 2 năm 2012, Tòa án tối cao Tây Ban Nha kết án<ref>chú thích báo |
|
Tóc Tiên (ca sĩ) | Nguyễn Khoa Tóc Tiên (sinh ngày 13 tháng 5 năm 1989), thường được biết đến với nghệ danh Tóc Tiên, là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Việt Nam. Từng giành giải Cống hiến vào năm 2019 ở hạng mục "Bài hát của năm" cho Có ai thương em như anh, cô là cựu ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga và thường xuyên biểu diễn trong các chương trình Paris By Night của trung tâm.
Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tóc Tiên bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình từ thời niên thiếu, với việc thay đổi hình tượng với mái tóc ngắn quyến rũ, cá tính. Năm 2015, cô trở về quê hương để tham gia The Remix, đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp. Sự trở lại thành công này đã giúp cô hoạt động tự do tại Việt Nam.
Cô cũng đạt được nhiều đề cử hạng mục giải thưởng, trong đó có một giải Cống hiến, một giải Làn Sóng Xanh, một giải Zing Music Awards và một giải Yan Vpop 20 Awards. Năm 2017, cô đại diện Việt Nam tham dự MAMA và xuất sắc giành giải thưởng Nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất. Cô cũng chính là huấn luyện viên trẻ tuổi nhất trong hai mùa giải Giọng hát Việt 2017 và 2018. |
|
Thư tình | Thư tình hay bức thư tình, cánh thư tình là một lá thư có nội dung bày tỏ tình cảm, cảm xúc, tình yêu (tỏ tình) của một người gửi đến người tình của mình hoặc người mình yêu thương và thường được trình bày với nội dung lãng mạn, trữ tình với những lời có cánh, những lời lẽ yêu thương. Thư tình được chuyển đến cho người đọc bằng hình thức trao tay, nhờ đưa hộ, dùng bồ câu đưa thư và ngày nay là các dịch vụ đặc biệt của bưu điện hay thư điện tử và thậm chí là tin nhắn điện thoại.
Bức thư tình lan tỏa cảm xúc và đi đến từ cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác, từ nổi khắc khoải, hi vọng đến thất vọng, đau buồn và phẫn nộ.... Thư tình là một hình ảnh đẹp trong văn chương, thơ ca, hội họa, phim ảnh, âm nhạc,... Hình ảnh một thiếu nữ đọc thơ tình và mỉm cười hay e lệ là hình ảnh được nhiều nhà hội họa sáng tác. Nhiều nhà văn, nhà thơ cũng nổi tiếng với những bức thư gởi cho người tình của mình. |
|
Romas Kalanta | Hình:Kaunas-Romas Kalanta Memorial.jpg|300px|nhỏ|phải|Đài tưởng niệm Kalanta ở Kaunas do nhà điêu khắc Robertas Antinis thực hiện
Romas Kalanta (22.2.1953 tại Alytus – 15.5.1972 tại Kaunas) là một học sinh trung học người Litva đã tự thiêu để phản đối việc biến Litva thành một nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết trực thuộc Liên Xô. Cái chết của Kalanta đã gây ra các cuộc náo loạn sau chiến tranh lớn nhất ở Litva<ref name=misiun/> và gây ra nhiều vụ tự thiêu tương tự. Chỉ riêng năm 1972, đã có thêm 13 người tự sát bằng cách tự tử.<ref name=anusa/>
Kalanta đã trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến của Litva trong suốt 2 thập niên 1970 và 1980s.<ref name=colem/> Năm 2000, anh được truy tặng Huân chương Thập tự Vytis hạng nhất. |
|
Natalya Radina | Natalya Radina là nhà báo người Belarus, trưởng ban biên tập trang web tin tức độc lập "Hiến chương 97", nơi công bố nhiều bài báo chỉ trích chế độ cai trị của tổng thống Aliaksandr Lukašenka. |
|
Trương Hựu Hiệp | Trương Hựu Hiệp (tiếng Trung: 张又侠; bính âm: Zhang Youxia; sinh năm 1950) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; nguyên Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc. |
|
Tráng học | Hình:Huang Xianfan Graduation Photo.jpg|nhỏ|phải|220px|Hoàng Hiện Phan được xem là người sáng lập ra Tráng học.
Choang học hoặc Tráng học (tiếng Tráng: Cuenghhag/Cang’yoz; chữ Hán giản thể: 壮学; chữ Hán phồn thể: 壯學; bính âm Hán ngữ|pinyin: Zhuàngxué) là một ngành của cả nhân văn và khoa học xã hội nghiên cứu tổng hợp về người Tráng, cụ thể là nguồn gốc, lịch sử, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, văn chương và nghệ thuật của người Tráng. Nhìn chung được coi người sáng lập ra Choang học là Hoàng Hiện Phan <ref>Chú thích web |url=http://wszhuangzu.cn/zhzx/ShowArticle.asp?ArticleID=148 |ngày truy cập=2012-02-16 |tựa đề=Người sáng lập của ngành Tráng học |archive-date=2012-02-02 |archive-url=https://web.archive.org/web/20120202104402/http://wszhuangzu.cn/zhzx/ShowArticle.asp?ArticleID=148 |url-status=dead </ref>. |
|
Henrique Capriles Radonski | Henrique Capriles Radonski (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1972) là một chính trị gia người Venezuela. Từ năm 2000 đến 2008, Capriles là thị trưởng của Khu tự quản Baruta vùng Caracas; ông đã bắt đầu chiến dịch tranh cử vào chính phủ bang Miranda năm 2008. Vào tháng 11 năm 2008, Capriles đắc cử vị trí Thống đốc bang Miranda, đánh bại Diosdado Cabello. Sau khi chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập, Capriles trở thành ứng cử viên của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela năm 2012. |
|
Trương Văn Bền | Trương Văn Bền (1883 – 1956) là một thương gia người Việt gốc Hoa. Tên tuổi của ông gắn liền với thương hiệu xà bông Cô Ba quen thuộc với mọi tầng lớp xã hội Việt Nam suốt nhiều thập niên thế kỷ 20. |
|
Hirohito | Thiên hoàng Chiêu Hòa (昭和天皇 (Chiêu Hòa Thiên hoàng), Shōwa tennō?, (1901-04-29)29 tháng 4, 1901 - (1989-01-07)7 tháng 1, 1989), huý danh là Hirohito (裕仁 (Dụ Nhân), Hirohito?), là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông là Thiên hoàng từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản, và là vị Thiên hoàng cuối cùng ủng hộ sự thần thánh hoá cho hoàng đế của Nhật Bản. Trong cuộc đời ông đã chứng kiến không ít sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Nhật.
Mặc dù được biết tới bên ngoài Nhật Bản với tên riêng Hirohito, các tài liệu của Nhật Bản hiện nay chỉ sử dụng tên Thiên hoàng Chiêu Hòa để nói tới ông vì Chiêu Hòa vừa là niên hiệu duy nhất trong thời gian Thiên hoàng ở ngôi, và cũng là thụy hiệu sau khi qua đời của ông. Tại Nhật Bản việc sử dụng tên riêng (Hirohito) để nói tới vị Thiên hoàng bị cho là một hành động phạm thượng.
Chiêu Hòa là triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời kỳ này, xã hội Nhật có sự thay đổi lớn lao. Trước thời Chiêu Hòa, Nhật Bản đã trở thành một đất nước giàu mạnh nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị được thực hiện từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên Nhật vẫn còn là một nhà nước nông nghiệp với các cơ sở công nghiệp vẫn còn hạn chế. Trong những năm 1930, việc quân sự hoá nước Nhật đã dẫn tới việc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Thiên hoàng Chiêu Hòa, với tư cách là người đứng đầu quốc gia và quân đội Nhật, đã tuyên bố nước Nhật đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.
Thiên hoàng Hirohito sống vào thời kỳ đặc biệt quan trọng thứ hai trong lịch sử cận đại Nhật Bản, sau cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị năm xưa. Sau chiến tranh, Thiên hoàng bắt tay vào việc tái thiết Nhật Bản trong khi đất nước bị chiếm đóng. Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật được ban bố. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 3 tháng 5 năm 1947, đã quy định Thiên hoàng chỉ là "Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", chứ không có quyền lực chính trị. Công cuộc tái thiết đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ với mức độ đô thị hóa cao và là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Sự "thần kỳ" của nước Nhật thời bấy giờ đã khiến cho các nước khác thực sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Ngoài ra, ông cũng là một nhà nghiên cứu sinh học thực hiện một số công trình về sinh vật học biển. Ông qua đời năm 1989 và Hoàng thái tử Akihito lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Bình Thành. |
|
Moon Geun-young | Moon Geun-yeong hay Moon Geun Young (Hangul: 문근영) sinh ngày 6 tháng 5 năm 1987 là nữ diễn viên Hàn Quốc. Được gọi một cách trìu mến là "Em gái quốc dân". Moon bắt đầu làm người mẫu từ năm 10 tuổi, sau đó bắt đầu diễn xuất vào năm 1999 với tư cách là một nữ diễn viên nhí. Cô trở nên nổi tiếng thông qua vai diễn Eun-suh lúc nhỏ trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Trái tim mùa thu (2000), tiếp theo đó là bộ phim kinh dị được giới phê bình đánh giá cao Câu chuyện hai chị em của đạo diễn Kim Jee-woon (2003). Moon củng cố vị thế của mình bằng vai diễn ấn tượng với các bộ phim ăn khách tại phòng vé Cô dâu 15 tuổi (2004) và Vũ điệu Samba (2005). Ở tuổi 21, cô trở thành người trẻ nhất nhận được Giải thưởng lớn ("Daesang") tại SBS Drama Awards cho bộ phim truyền hình Họa sĩ gió (2008). |
|
Condoleezza Rice | Condoleezza "Condi" Rice (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954) là ngoại trưởng thứ 66 của Hoa Kỳ. Bà phục vụ trong chính phủ của Tổng thống George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005 đến ngày 20 tháng 1 năm 2009. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên, và là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), bà cũng là người phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này.
Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này.
Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng (Provost) từ 1993 đến 1999.
Ngoài Anh ngữ, Rice có thể nói, với các mức độ thông thạo khác nhau, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha.
Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, Tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới. |
|
Ric Flair | Ric Flair (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1949 tại Memphis) tên khai sinh là Richard Morgan Fliehr, là một cựu đô vật chuyên nghiệp người Mỹ với biệt danh "The Nature Boy". Ông từng có một sự nghiệp đô vật phát triển và đã từng được kí hợp đồng với WWE. Ông từng là đồng đội của Triple H, Randy Orton và Batista trong nhóm Evolution, và là trợ thủ đắc lực của Triple H. Tại PPV lớn nhất trong năm của WWE Wrestlemania 24 ông thua trận trước Shawn Michaels (bạn thân của ông) và buộc phải về hưu. |
|
Rob Van Dam | Robert Alex "Rob" Szatkowski (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1970) là một đô vật chuyên nghiệp người Mỹ, được nhiều người biết đến với tên trên võ đài là Rob Van Dam hay RVD. Anh được biết tới với quãng thời gian thi đấu cho World Wrestling Entertainment (WWE) và Extreme Championship Wrestling (ECW). |
|
Kaysone Phomvihane | Viên chức
| tên = Kaysone Phomvihane <br /> ໄກສອນ ພົມວິຫານ
| hình = Kaysone Phomvihane 1978.jpg
| miêu tả =
| nơi sinh = Kaysone Phomvihane (thành phố)|Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Liên Bang Đông Dương
| nơi chết = Viêng Chăn, Lào
| chức vụ = Tập tin:Flag of the Lao People's Revolutionary Party.svg|22px<br/>Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
| bắt đầu = 29 tháng 3 năm 1991
| tiền nhiệm = Bản thân (Tổng Bí thư)
| kế nhiệm = Khamtai Siphandon
| chức vụ 5 = Tập tin:LPRP logo.svg|22px<br/> Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
| bắt đầu 5 = 22 tháng 3 năm 1955
| tiền nhiệm 5 = Chức vụ thành lập
| kế nhiệm 5 = Bản thân (Chủ tịch Đảng)
| chức vụ 3 = Tập tin:Flag of Laos.svg|22px<br/>Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
| bắt đầu 3 = 15 tháng 8 năm 1991
| tiền nhiệm 3 = ''Phoumi Vongvichit (Quyền)''
| kế nhiệm 3 = Nouhak Phoumsavanh
| chức vụ 4 = Tập tin:Emblem of Laos.svg|22px<br/>Thủ tướng Lào|Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
| bắt đầu 4 = 8 tháng 12 năm 1975
| tiền nhiệm 4 = Không có
| kế nhiệm 4 = Khamtai Siphandon
| đảng = Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
| vợ = Thongvinh Phomvihane
| con = Saysomphone Phomvihane
Kaysone Phomvihane (phiên âm: ''Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn''<ref>[http://www.xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2015/8930/Quan-he-dac-biet-VietLao-mai-mai-xanh-tuoi-doi-doi-ben.aspx Quan hệ đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, không ngừng đơm hoa thơm, kết trái ngọt] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20160216143406/http://www.xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2015/8930/Quan-he-dac-biet-VietLao-mai-mai-xanh-tuoi-doi-doi-ben.aspx |date=2016-02-16 , Tạp chí Xây dựng Đảng, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.</ref> hoặc ''Cay-xỏn Phôm-vi-hản''<ref>Phạm Huy Văn, [http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Cuoc-thi-tot-nghiep-dac-biet-o-truong-Vo-bi-354533/ Chuyện về người Việt làm thư ký cho Tổng Bí thư Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản], An ninh thế giới, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.</ref>, tên Việt: Nguyễn Cai Song, tên khác: Nguyễn Trí Mưu, 13/12/1920–21/11/1992), là lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1955 trên cương vị Tổng bí thư, dù Souphanouvong đóng vai trò là nhân vật dẫn đầu hình thức nhưng có ít thực quyền hơn. Ông là Thủ tướng Lào|Thủ tướng đầu tiên của Lào|Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và sau đó từ 1991 là Chủ tịch Lào|Chủ tịch cho đến khi mất năm 1992. Kaysone Phomvihane được coi là lãnh tụ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như của đất nước Lào. |
|
Souphanouvong | Hoàng thân Souphanouvong (phiên âm: Xu-pha-nu-vông, 13 tháng 7 năm 1909 - 9 tháng 1 năm 1995) cùng với hoàng thân cùng cha khác mẹ Souvanna Phouma và hoàng thân Boun Oum của Champasak, là một trong "Ba hoàng thân" đại diện cho 3 phái chính trị riêng rẽ ở Lào: cộng sản (thân Việt Nam), trung lập và bảo hoàng (thân Mỹ). Ông là chủ tịch Lào từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 8 năm 1991. |
|
Vương Trung Hiếu | Vương Trung Hiếu (sinh 1959) là một nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu đa ngành. Ông có bằng thạc sĩ về khoa học lịch sử; hiện đang sống và làm việc tại Bangkok, Thái Lan.. Tính đến năm 2007, ông đã xuất bản trên 200 quyển sách thuộc thể loại biên soạn, dịch thuật và tiểu thuyết. Tên thật cũng là bút danh chính của ông, ngoài ra ông còn bút danh Uyên Uyên, Thoại Sơn. |
|
Đỗ Duật Minh | Đỗ Duật Minh (giản thể: 杜聿明; bính âm: Dù Yùmíng; 1903–1981) là một tư lệnh chiến trường Quốc dân đảng trong Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa từ 1945 - 1949.
Là một thuộc hạ tin cậy của Tưởng Giới Thạch, Đỗ tốt nghiệp khóa 1 Trường quân sự Hoàng Phố. Trong Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2, ông chỉ huy Quân đoàn 5 Quốc dân đảng trong Chiến dịch Trường Sa thứ nhất và Trận Quế Nam.
Trong Thế chiến II, ông cũng chỉ huy Quân đoàn 5 Quân đội Cách mạng Quốc dân trong Trận đường Vân Nam – Miến Điện từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6 năm 1942, tại Mặt trận Miến Điện dưới quyền Trung tướng Joseph Stilwell. Khi Quân đội Anh tan rã và bỏ mặc quân Trung Hoa, Đỗ buộc phải ra lệnh rút quân trong hỗn loạn, dẫn đến tổn thất 50,000 binh lính. Tuy nhiên, Đỗ cũng bị chỉ trích vì bỏ qua kiến nghị của tướng Tôn Lập Nhân rằng đường quay lại Trung Hoa rất nguy hiểm và vì thế nên rút sang Ấn Độ cùng người Anh. Hầu hết binh lính dưới quyền Đỗ chết trong rừng núi Miến Điện vì bệnh dịch và đói khát hay bị giết bởi lính phe Trục. Trong khi đó, quân của Tôn rút lui có trật tự về Ấn Độ.
Sau chiến tranh, Đỗ giúp tăng cường sức mạnh phe Quốc dân ở Tây Nam khi loại bỏ Long Vân, quân phiệt Vân Nam vào tháng 10 năm 1945. Đỗ sau đó được chuyển đến Mặt trận Đông Bắc để củng cố lực lượng Quốc dân đảng. Trong hầu hết Nội chiến, ông là Tư lệnh chiến trường ở Mãn Châu và Đông Trung Hoa.
Về cuối cuộc chiến chống Cộng sản, Đỗ dự đoán chính xác rằng Thiếu tướng Quách Nhữ Khôi (郭汝瑰), một trong những sĩ quan tham mưu tin cẩn nhất của Tưởng, là một điệp viên cộng sản, nhưng bằng chứng duy nhất mà ông có là không giống như hầu hết những sĩ quan Quốc dân đảng tham nhũng, ông này là người trong sạch. Rõ ràng, đây không phải là lý do chính đáng và Tưởng rất tức giận khi nghe Đỗ báo cáo, vì Tưởng cho rằng lý lẽ như vậy hàm ý rằng tất cả những người quốc gia đều tham nhũng, và chỉ có những người cộng sản mơi trong sạch, chưa kể vợ của Đỗ cũng từng là cộng sản.
Đỗ bị bắt làm tù binh trong Chiến dịch Hoài Hải và giam giữ trong nhà tù cộng sản cho tới khi được ân xá năm 1959, sau đó ông được tưởng thưởng một vị trí cao trong Hội nghị Chính hiệp Nhân dân Trung Hoa, được cho là vì Chính phủ Trung Quốc muốn thuyết phục con rể ông, nhà khoa học được giải Nobel Vật lý Dương Chấn Ninh quay lại Trung Hoa. Điệp viên cộng sản mà Đỗ nghi ngờ năm xưa cũng ở trong Hội nghị Chính hiệp và hai người trở thành bạn bè. |
|
Một nhà tự chia rẽ | Tập tin:Abraham Lincoln by Byers, 1858 - crop.jpg|185px|nhỏ|phải|Abraham Lincoln, năm 1858
Một nhà tự chia rẽ (nguyên văn tiếng Anh: ''A House Divided'') là bài diễn văn Abraham Lincoln đọc ngày 16 tháng 6 năm 1858 tại Springfield, Illinois, khi ông nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Đảng Cộng hòa để tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. Bài diễn từ được xem là một thành công trong nỗ lực miêu tả hiểm họa đất nước đang bị chia cắt do nạn sở hữu nô lệ, và là lời hiệu triệu tập hợp đảng viên Cộng hòa ở khắp miền Bắc. Một đồng sự của Lincoln, William H. Herndon, thuật lại rằng Lincoln "muốn sử dụng một hình ảnh quen thuộc được trình bày với ngôn ngữ mọi người có thể hiểu hầu có thể đi thẳng vào lòng người mà thức tỉnh họ trước hiểm họa của thời cuộc."<ref>chú thích web|title=The Collected Work of Abraham Lincoln|url=http://showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches/house.htm|ngày truy cập=2012-02-18|archive-date=2005-04-01|archive-url=https://web.archive.org/web/20050401233640/http://showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches/house.htm|url-status=dead</ref>
Cùng với Diễn văn Gettysburg và diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, "Một nhà tự chia rẽ" được xem là một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp chính trị của Abraham Lincoln.
Gợi ý từ câu nói của Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu được ghi lại trong Phúc âm Mác 3: 25,<ref>"Nếu một nước tự chia rẽ mà chống nghịch nhau thì nước ấy sẽ suy vong; nếu một nhà tự chia rẽ mà xâu xé nhau thì nhà ấy không thể đứng vững được." – Phúc âm Mác 3: 24, 25</ref> "Nếu một nhà tự chia rẽ mà xâu xé nhau thì nhà ấy không thể đứng vững được", Lincoln ám chỉ nước Mỹ đang bị phân hóa giữa các tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ và những bang chủ trương bãi nô.
Cụm từ "một nhà tự chia rẽ" đã được sử dụng trước đó. Tám năm trước khi Lincoln đọc bài diễn văn "Một nhà tự chia rẽ", Sam Houston đã phát biểu trong một cuộc tranh luận tại Thượng viện về Thỏa hiệp năm 1850, "Một nước tự chia rẽ mà chống nghịch nhau thì nước ấy sẽ suy vong". Một gợi ý tương tự đến từ một lá thư Abigail Adams gởi Mercy Otis Warren trong khi xảy ra Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc (1812)|Chiến tranh năm 1812. Bà Adams viết, "... Một nhà tự chia rẽ, bởi đó mà kẻ thù của chúng ta nuôi dưỡng niềm hi vọng sẽ khuất phục chúng ta."
Tuy nhiên, chính nhờ bài diễn văn này của Lincoln mà câu nói, "Một nhà tự chia rẽ" đã trở nên phổ biến cho đến ngày nay.<ref>Roy P. Basler, ed., ‘’Collected Works of Abraham Lincoln’’, vol. 2 (1953), 461-68.</ref> |
|
Quan điểm tôn giáo của Abraham Lincoln | Niềm tin tôn giáo của Abraham Lincoln vẫn là một vấn đề thu hút nhiều tranh luận. Thường xuyên nhắc đến Thiên Chúa và trưng dẫn nhiều câu Kinh Thánh, cùng vợ và các con đi lễ nhà thờ, nhưng Lincoln chưa bao giờ chính thức gia nhập một giáo hội nào.
Ông thường tỏ ra kín đáo về niềm tin của mình trong khi tôn trọng đức tin của người khác. Đến nay vẫn còn bất đồng về câu hỏi lúc cuối đời, nhất là khi đương chức Tổng thống, liệu Lincoln có thực sự chấp nhận đức tin Cơ Đốc. |
|
Leandro Damião | Leandro Damião da Silva dos Santos (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1989), thường được gọi là Leandro Damião, là một cầu thủ bóng đá Brasil, chơi ở vị trí Tiền đạo cho câu lạc bộ Kawasaki Frontale. Anh đã được thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil vào năm 2011 đến năm 2013 khi đó anh mới 21 tuổi. |
|
Park Chae-rim | Tập tin:Chae-Rim retouched.jpg|nhỏ|phải|Chae-rim
Chae Rim (nguyên danh Park Chae Rim / Phác Thái Lâm, tiếng Hàn: 박채림, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1979) là một nữ diễn viên Hàn Quốc. |
|
Cardi B | Belcalis Marlenis Almánzar (sinh ngày 11 tháng 10 năm 1992), hay được biết đến với nghệ danh Cardi B, là một rapper, nghệ sĩ thu âm hip hop người Hoa Kỳ. Cô là một nhân vật nổi tiếng trên truyền hình và mạng xã hội.
Được sinh ra và lớn lên ở khu vực the Bronx của Thành phố New York, cô lần đầu tiên nhận được sự chú ý khi thảo luận về sự nghiệp của mình là một vũ công thoát y trên mạng xã hội; cùng với thái độ "no filter" của cô, cô trở thành một người nổi tiếng trên mạng Internet thông qua Instagram.
Từ năm 2015 đến năm 2017, cô xuất hiện với tư cách thành viên thường xuyên trong dàn diễn viên trên chương trình truyền hình thực tế trên kênh VH1 Love & Hip Hop: New York. Tháng 2 năm 2017, cô ký hợp đồng thu âm đầu tiên của mình với Atlantic Records. Đĩa đơn đầu tiên của cô cho hãng Atlantic, có tựa đề "Bodak Yellow", vươn lên vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ, được New York Times gọi là "bài hát rap của mùa hè". |
|
Fabian Giefer | Fabian Giefer (sinh 17 tháng 5 năm 1990 tại Adenau, Rheinland-Pfalz|Rhineland-Palatinate) là một cầu thủ bóng đá người Đức, anh chơi ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Giải vô địch bóng đá Đức|Bundesliga - Bayer Leverkusen |
|
Ngô Đình Diệm | Ngô Đình Diệm (chữ Hán: 吳廷琰; 3 tháng 1 năm 1901 – 2 tháng 11 năm 1963) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng làm quan triều Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 sau khi thành công trong việc phế truất Bảo Đại, cho đến khi bị lật đổ vào năm 1963. Ông cũng là lãnh tụ của Đảng Cần lao Nhân vị, đảng cầm quyền chính thức của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Là một nhà lãnh đạo theo Công giáo La Mã, ông bị những người theo Phật giáo phản đối vì thực hiện các chính sách thiên vị Công giáo. Tháng 11 năm 1963, một loạt các vụ biểu tình bất bạo động của Phật tử đã gây ra những bất ổn xã hội nghiêm trọng, Ngô Đình Diệm cùng em trai của mình là Ngô Đình Nhu đã bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963 do các tướng lĩnh dưới quyền thực hiện, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và gây ra nhiều tranh cãi trong lịch sử. Một số sử gia coi ông là công cụ chống cộng trong tay người Mỹ, một số thì lại coi ông là độc tài và gia đình trị, trong khi đó một số sử gia khác coi ông là nhà chính trị mang nặng truyền thống phong kiến Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Ngô Đình Diệm là người tự cho rằng mình đang gánh vác một "Thiên mệnh", ông cũng có các kế hoạch riêng về nền chính trị ở miền Nam Việt Nam. |
|
Mariano Ponce | Mariano Ponce (23 tháng 3 năm 1863 - 23 tháng 5 năm 1918), là một bác sĩ người Philippines, nhà văn, nhà báo và là thành viên tích cực của Phong trào Tuyên truyền. Ở Tây Ban Nha, ông là một trong những người sáng lập của tổ chức La Solidaridad và Asociacion Hispano-Philippin. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông là Efemerides Filipinas, một danh sách về các sự kiện lịch sử ở Philippines, được in và ra mắt công chúng tại báo La Oceania Española (1892-1893) và báo El Ideal (1911-1912). Ông đã viết tác phẩm Ang Wika tại Lahi (1917), một bài thảo luận về tầm quan trọng của ngôn ngữ quốc gia. Ông từng là đại diện của tỉnh Bulacan cho Hội đồng Philippines. |
|
Basile Georges Casmoussa | Tập tin:Basilios-Georges-Casmoussa.jpg|thumb|Basile Georges Casmoussa
Basile Georges Casmoussa (sinh 1938) là một Giám mục người Iraq của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syria, trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện đảm trách vị trí Đại diện Thượng phụ nghi lễ Syria Thăm viếng Astralia. Trước đó ông còn đảm nhiệm nhiều vị trí khác như Đại diện Thượng phụ Syria Thăm viếng Tây Âu, Giám mục Giáo triều Giáo hội nghi lễ Syria và Tổng giám mục Tổng giáo phận Mossul, nghi lễ Syria.<ref name=g>[http://www.gcatholic.org/dioceses/diocese/moss1.htm Syriac Archdiocese of Mossul - Iraq]</ref> |
|
Robert Baden-Powell | Robert Stephenson Smyth Baden-Powell, Nam tước Baden-Powell OM, GcMG, GCVO, KCB, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 và mất ngày 8 tháng 1 năm 1941, còn được gọi là BP, là trung tướng trong Quân đội Anh, nhà văn và đặc biệt là người sáng lập ra phong trào Hướng đạo Thế giới.
Sau khi tốt nghiệp Charterhouse School, Baden-Powell nhập ngũ Anh vào 1876 và được đưa sang Ấn Độ và Châu Phi. Ông còn phục vụ 3 năm trong Sở Mật vụ Anh. Vào 1899, giữa cuộc chiến tranh chống người Boer ở Nam Phi, Baden-Powell đã phòng thủ thành công ở thành Mafeking. Ông xuất ngũ năm 1910.
Baden-Powell là một họa sĩ và tác giả có nhiều tác phẩm. Một vài quyển sách dùng trong quân đội của ông, viết về do thám và trinh sát, được nhiều thiếu niên tìm đọc. Dựa vào những quyển trước, ông viết "Hướng đạo cho trẻ em", xuất bản năm 1908. Trong thời gian viết, ông kiểm tra ý tưởng của mình qua việc tổ chức một cuộc cắm trại đầu tiên trên Đảo Brownsea vào 1907. Buổi cắm trại được xem như mở đầu của phong trào Hướng đạo thế giới.
Sau khi kết hôn với Olave St Clair Soames, ông bà và em gái của ông, Agnes Baden-Powell đã cống hiến hết mình để phát triển phong trào Hướng đạo cũng như phong trào Nữ Thiếu sinh Hướng đạo thế giới. Baden-Powell sống những năm cuối đời ở ở Nyeri, Kenya, nơi ông mất vào năm 1941. |
|
Nambaryn Enkhbayar | Nambaryn Enkhbayar (Tiếng Mông Cổ: Намбарын Энхбаяр, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1958) là một chính trị gia người Mông Cổ. Ông từng là Thủ tướng của Mông Cổ từ năm 2000 đến năm 2004, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ từ năm 2004 đến năm 2005 và là Tổng thống Mông Cổ từ năm 2005 đến năm 2009. Ông là chính khách Mông Cổ đầu tiên nắm giữ tất cả ba vị trí đứng đầu trong chính phủ Mông Cổ. Ông cũng từng là chủ tịch của Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ từ năm 1997 đến năm 2005. |
|
Lãnh tụ vĩnh viễn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên | Lãnh tụ vĩnh viễn Triều Tiên Chủ thể là tên gọi chính thức dùng để suy tôn hai Nhà lãnh đạo Chủ thể Triều Tiên được thành lập theo dòng mở đầu của Hiến pháp CHDCND Triều Tiên, sửa đổi vào ngày 13 tháng 4 năm 2012, và các sửa đổi tiếp theo. |
|
Lo âu | Hình:Emperor Traianus Decius (Mary Harrsch).jpg|nhỏ|Một bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Hoàng đế La Mã hoàng đế Decius từ Bảo tàng Capitoline. Bức chân dung này "chuyển tải ấn tượng của sự lo lắng và mệt mỏi, như của một người đàn ông đang phải gánh vác trách nhiệm nặng nề như kim loại."<ref>Chris Scarre, Chronicle of the Roman Emperors, Thames & Hudson, 1995. pp.168-169.</ref>
Lo âu hay lo là một trạng thái tâm lý và sinh lý đặc trưng bởi các yếu tố về cơ thể, cảm xúc, nhận thức, và hành vi.<ref name="Seligman">Martin Seligman|Seligman, M.E.P., Walker, E.F. & David Rosenhan|Rosenhan, D.L..''Abnormal psychology'', (4th ed.) New York: W.W. Norton & Company, Inc.</ref> Đó là cảm giác gây ra bởi Sợ|sợ hãi và phiền muộn. Cả khi bị hay không bị căng thẳng về tâm lý thì lo âu cũng tạo ra cảm giác sợ hãi, lo lắng, không thoải mái.<ref>Bouras, n. and Holt, G. (2007). ''Psychiatric and Behavioural Disorders in Intellectual and Developmental Disabilities'' 2nd ed. Cambridge University Press: UK.</ref> Lo âu được xem là phản ứng bình thường đối với tác nhân gây xúc kích|stress. Lo âu quá mức có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu.<ref name=NIH>[http://www.nimh.nih.gov/health/topics/anxiety-disorders/index.shtml National Institute of Mental Health] Retrieved ngày 3 tháng 9 năm 2008.</ref>.
Có nhiều dạng lo khác nhau chút ít về hình thức như lo sợ (''anxiety''), lo phiền, lo âu (''worry''), lo buồn, lo lắng (''angst''), lo nghĩ... |
|
Valkyrie (thần thoại) | Tập tin:Valkyrie .jpg|nhỏ|phải|Chân dung Valkyri
Tập tin:The Valkyrie's Vigil.jpg|nhỏ|phải|Họa phẩm về nàng Valkyri
Tập tin:Fallas2019 - Exposició del Ninot 07.jpg|nhỏ|phải|Tượng hiện đại về Valkyri
Trong thần thoại Bắc Âu, Valkyrie (tiếng Bắc Âu cổ: ''Valkyrja'', tiếng Việt: ''Va-kơ-ri'') là những tiểu nữ thần phục vụ vị thần tối cao Odin mà đứng đầu là Brynhildr. Trong văn học Bắc Âu cổ, ''Valkyrie'' còn được dùng để gọi những người phụ nữ trinh tiết xinh đẹp đã chết. |
|
Yoon Eun-hye | Yoon Eun-hye (Hangul: 윤은혜, Hanja: 尹恩惠; Hán Việt: Doãn Ân Huệ; sinh ngày 3 tháng 10 năm 1984) là diễn viên, ca sĩ và người mẫu Hàn Quốc. Cô từng là thành viên của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Baby V.O.X (1999-2005)<ref>ko icon[http://news.nate.com/view/20090116n19836 윤은혜, 베이비복스 막내에서 브라운관 톱스타로]</ref><ref>cn icon[http://big5.cri.cn/gate/big5/gb.cri.cn/7383/2005/07/08/[email protected] 尹恩惠退出 Baby VOX組合又失一員愛將]</ref>. Sau khi tách nhóm, cô chuyển sang lĩnh vực diễn xuất, và biết đến sau các bộ phim truyền hình ''Được làm hoàng hậu''<ref>ko icon[http://news.nate.com/view/20060831n16444윤은혜 인기 힘입어 ‘포도밭 그 사나이’ 대만 중국 수출']</ref> và ''The 1st Shop of Coffee Prince|Tiệm cà phê hoàng tử''<ref>ko icon[http://www.mydaily.co.kr/news/read.html?newsid=200704091845381110 윤은혜•이선균•공유, MBC 주말극서 '삼각사랑' 펼친다]</ref>. |
|
Lee Hyori | Lee Hyo-ri (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1979) là một nữ ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhà hoạt động, nữ diễn viên và người dẫn chương trình truyền hình người Hàn Quốc. Được mệnh danh là "Cô tiên quốc dân" trong khoảng thời gian tham gia chương trình Family Outing, cô đã ra mắt với tư cách là thành viên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Fin.K.L, nhưng đã trở thành một nghệ sĩ solo. Vào năm 2003, cô phát hành album solo đầu tay Stylish và đã giành được nhiều giải thưởng Nghệ sĩ của năm. Vào năm 2006, Hyo-ri là nữ ca sĩ có thu nhập cao nhất ở Hàn Quốc khi cô ký hợp đồng với Mnet Media. |
|
Kurt Waldheim | Kurt Waldheim (IPA-de|ˈkʊɐ̯t ˈvaldhaɪm|lang|De-at Kurt Waldheim.ogg, 21 tháng 12 năm 1918 - 14 tháng 6 năm 2007) là nhà ngoại giao Áo. Ông là Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc|Tổng Thư ký thứ tư của Liên Hợp Quốc từ năm 1972 đến cuối năm 1981 và là Tổng thống Áo từ năm 1986 đến 1992. |
|
George Soros | George Soros, [a] Hon FBA (tên khai sinh Schwartz György; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1930) là một nhà đầu tư và nhà từ thiện tỷ phú người Mỹ gốc Hungary [b]. Tính đến tháng 2 năm 2018[cập nhật], ông có tài sản ròng 8 tỷ đô la, và đã quyên góp hơn 32 tỷ đô la cho tổ chức từ thiện của mình, Quỹ Xã hội mở.
Sinh ra tại Budapest, Soros đã sống sót sau khi Đức Quốc xã chiếm Hungary và di cư sang Vương quốc Anh vào năm 1947. Ông theo học trường Kinh tế Luân Đôn, tốt nghiệp cử nhân và cuối cùng là thạc sĩ triết học. Soros bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách đảm nhận nhiều công việc khác nhau tại các ngân hàng thương mại ở Vương quốc Anh và sau đó là Hoa Kỳ, trước khi thành lập quỹ phòng hộ đầu tiên của mình, Double Eagle, vào năm 1969. Lợi nhuận từ quỹ đầu tiên của ông đã cung cấp tiền hạt giống để thành lập Soros Fund Management, quỹ đầu cơ thứ hai của ông vào năm 1970. Double Eagle được đổi tên thành Quantum Group of Funds và là công ty chính mà Soros tư vấn. Khi mới thành lập, Quỹ Quantum có 12 triệu đô la tài sản được quản lý. Tính đến năm 2011[cập nhật] công ty có 25 tỷ đô la Mỹ, chiếm phần lớn tổng giá trị ròng của Soros.
Soros được biết đến như "Người đàn ông đã làm phá sản Ngân hàng Anh " vì lệnh bán khống 10 tỷ USD tính bằng pound sterling, khiến ông có lợi nhuận là 1 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tiền tệ thứ tư đen năm 1992 của Anh. Dựa trên những nghiên cứu ban đầu về triết học, Soros đã xây dựng một ứng dụng của Lý thuyết phản xạ chung của Karl Popper cho thị trường vốn, mà ông tuyên bố là nó có khả năng tái hiện một bức tranh rõ ràng về bong bóng tài sản và giá trị cơ bản/thị trường của chứng khoán, cũng như sự khác biệt về giá trị được sử dụng cho bán khống và hoán đổi cổ phiếu.
Soros là một người ủng hộ nổi tiếng về các lý tưởng chính trị tiến bộ và tự do, là mục đích mà ông phân phối các khoản đóng góp thông qua nền tảng của mình, Tổ chức Xã hội Mở. Từ năm 1979 đến 2011, ông đã quyên góp hơn 11 tỷ đô la Mỹ cho các hoạt động từ thiện khác nhau; Vào năm 2017, các khoản đóng góp của ông "về các sáng kiến dân sự để giảm nghèo và tăng tính minh bạch, và về học bổng và các trường đại học trên khắp thế giới" có tổng cộng là 12 tỷ đô la Mỹ. Ông đã ảnh hưởng đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, và trao tặng một trong những tài sản giáo dục đại học lớn nhất châu Âu cho Đại học Trung Âu ở quê nhà Hungary của ông. Việc tài trợ rộng rãi của ông cho các nguyên nhân chính trị đã khiến ông trở thành một "con quái vật của những người theo chủ nghĩa dân tộc châu Âu". Nhiều người bảo thủ Mỹ đã thúc đẩy các tuyên bố sai lầm đặc trưng cho Soros là một "bậc thầy bù nhìn" nguy hiểm kỳ dị đằng sau một loạt các âm mưu toàn cầu bị cáo buộc, với tờ New York Times đưa tin rằng vào năm 2018, những tuyên bố này đã "chuyển từ bên lề sang dòng chính" của chính trị Cộng hòa. Các thuyết âm mưu nhắm vào Soros, vốn là người gốc Do Thái, thường được mô tả là bài Do Thái. |
|
James IV của Scotland | James IV (17 tháng 3 năm 1473 - 9 tháng 9 năm 1513), là vua của Scotland từ ngày 11 tháng 6 năm 1488 đến khi qua đời vào ngày 9 tháng 9 năm 1513. Ông được xem là vị vua thành công nhất của vương triều Stewart, nhưng triều đại của ông lại kết thúc với sự thảm bại của quân đội Scotland trong trận Flodden trước quân đội Anh; và James trở thành vị vua cuối cùng ở Scotland nói riêng và toàn bộ đảo Anh nói chung, chết trận trên chiến trường. |
|
Salvator Mundi (Leonardo) | Salvator Mundi (tiếng Latin cho ''Đấng cứu thế'') là một bức tranh được cho là công sức toàn phần hoặc bán phần của danh hoạ người Italia, Leonardo da Vinci trong thời kỳ Thượng Phục Hưng, có niên đại vào khoảng những năm k. 1499–1510.[n 1] Từ lâu tuyệt tác hội hoạ này cho là bản sao của một bản gốc bị mất với lớp sơn quá dày, nó đã được tái khám phá, phục hồi và đưa vào triển lãm Leonardo chính của Luke Syson tại Phòng trưng bày Quốc gia, London, vào năm 2011–2012 Tổ chức đấu giá Christie's tuyên bố ngay sau khi bán tác phẩm mà hầu hết các học giả hàng đầu coi đó là tác phẩm gốc của Leonardo, nhưng sự ghi nhận này đã bị các chuyên gia khác tranh cãi, một số người cho rằng danh hoạ vốn chỉ đóng góp một số yếu tố nhất định.
Bức tranh mô tả Chúa Giê-su trong một chiếc áo dáng dài màu xanh cổ điển thời Phục hưng, làm dấu thánh giá bằng tay phải, trong khi cầm một quả cầu pha lê trong suốt, không phản chiếu ở bên trái, báo hiệu vai trò của ngài là Salvator Mundi và đại diện cho 'thiên cầu' của các tầng trời. Khoảng ba mươi bản sao và các biến thể của tác phẩm của các sinh viên và tín đồ của danh hoạ Leonardo đã được xác định. Các bức vẽ bằng phấn và mực được Leonardo làm tiền đề cũng được lưu giữ trong Bộ sưu tập của Hoàng gia Anh.
Bức tranh được nhà đấu giá Christie's ở New York bán cho Thái tử Badr bin Abdullah vào ngày 15 tháng 11 năm 2017, lập kỷ lục mới cho bức tranh đắt nhất từng được bán đấu giá công khai. Thái tử Badr bị cáo buộc đã thực hiện việc mua hàng thay mặt cho Sở Văn hóa và Du lịch Abu Dhabi, nhưng kể từ đó, người ta cho rằng ông có thể là người đứng ra đấu giá cho đồng minh thân cận của mình và thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman. Sự kiến này dẫn tới các báo cáo cuối năm 2017 rằng bức tranh sẽ được trưng bày tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi và việc hủy bỏ không giải thích được của lần công bố dự kiến vào tháng 9 năm 2018.
Vị trí hiện tại của bức tranh đã được báo cáo là không xác định, nhưng một báo cáo tháng 6 năm 2019 nói rằng nó đang được cất giữ trên du thuyền của bin Salman, trong khi chờ hoàn thành một trung tâm văn hóa ở Al-`Ula, là một thành phố của tỉnh Medina ở Tây Bắc Ả Rập Xê Út và một báo cáo tháng 10 năm 2019 cho biết nó có thể được cất giữ ở Thụy Sĩ. |
|
Roberto Malone | Roberto Malone (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1956) là tên sân khấu của một diễn viên và đạo diễn phim ảnh giới tính khiêu dâm tình dục người Ý đã xuất hiện trong hơn 375 bộ phim khiêu dâm giới tình tính dục.<ref name="Roberto Malone IAFD" />
Mặc dù được biết đến nhiều nhất dưới danh hiệu "Roberto Malone", anh cũng biểu diễn dưới cái tên "Bob Holmes" hoặc "Roberto Mel"
Anh đã từng kết hôn với nữ diễn viên phim khêu gợi dục tính người Hà Lan Zara Whites. Sau đó anh lấy vợ là nữ diễn viên điện ảnh khiêu dâm tình dục người Hungary Eva Falk. Anh là cha đẻ của Andrea Malone.<ref name="Roberto Malone IAFD" />
Anh đóng một vai nhỏ trong bộ phim Romance của Catherine Breillat.<ref>[http://www.imdb.com/title/tt0194314/fullcredits?ref_=tt_cl_sm#cast Romance (1999) - Full Cast & Crew - IMDb<!-- Bot generated title -->]</ref>
Theo Marco Giusti, vai diễn hay nhất của Malone là nhân vật Al Capone trong bộ phim cùng tên.<ref>chú thích sách|last1=Giusti|first1=Marco|title=dizionario dei film italiani STRACULT [''sic'']|date=1999|publisher=Sterling & Kupfer|location=Cles|isbn=88-200-2919-7|p=11</ref> |
|
Alan Turing | Alan Mathison Turing OBE FRS (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành khoa học máy tính và A.I (Trí tuệ nhân tạo). Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến lớn nhất của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của HUT 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Giáo sư Turing đã cùng các cộng sự của tại HUT 8 đã phát triển một số kỹ thuật nhằm tăng tốc độ phá mã của quân phát xít Đức, trong đó bao gồm việc cải tiến máy bombe (máy này do các chuyên gia giải mã người Ba Lan sáng chế trước Thế chiến 2), một cỗ máy cơ-điện tử khổng lồ có khả năng tìm, dịch và đọc được các dòng thông tin đã được mã hóa thành các thông điệp vô nghĩa của đối phương. HUT 8 và giáo sư Turing đóng một vai trò quan trọng trong việc giải mã các bức điện của quân phát xít Đức trong các trận đánh quan trọng ở châu Âu, nhất là trận Đại Tây Dương. Một số nguồn báo chí sau này đã nhầm lẫn, cho rằng ông là người đã chế tạo máy giải mật mã của Đức, nhưng thực ra ông chỉ là người cải tiến máy giả mã để nó hoạt động nhanh hơn, còn máy giải mã nguyên bản là phát minh của các chuyên gia Ba Lan.
Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình, và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960.
Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh. |
|
Mustafa Kemal Atatürk | Mustafa Kemal Atatürk (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [musˈtafa ceˈmal ataˈtyɾk]; ( 19 tháng 5 năm 1881 – 10 tháng 11 năm 1938) là một sĩ quan quân đội, nhà cách mạng, và là quốc phụ cũng như vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Atatürk được biết đến với tài nghệ thống soái siêu việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông đã lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. Cuộc kháng chiến này đã thành công và dẫn đến kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Sau chiến tranh, Atatürk đã tiến hành một công cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nhà nước hiện đại và thế tục. Những nguyên tắc của cuộc Cải cách Atatürk, mà từ đó đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời, được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Kemal. |