query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
“Điều 29. Mã số doanh nghiệp 1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. 2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”
1
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
1. Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp tự động Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 2. Trình tự thực hiện Căn cứ thông tin giao dịch điện tử về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới do Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang, Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế tự động thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp của các thông tin liên quan trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế. a) Trường hợp thông tin đầy đủ, đúng quy định: Tự động tạo mã số doanh nghiệp và thực hiện phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp (Cục Thuế, Chi cục Thuế) phù hợp với Nghị quyết phân cấp nguồn thu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Tự động truyền thông tin về mã số doanh nghiệp, thông tin cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. b) Trường hợp thông tin không đầy đủ (thiếu các chỉ tiêu bắt buộc) hoặc không theo đúng quy định: Tự động tạo thông báo về thông tin không đầy đủ, không đúng quy định; Tự động truyền thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp biết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 3. Sau khi nhận được kết quả cấp mã số doanh nghiệp và các thông tin về cơ quan Thuế trực tiếp quản lý do Cơ quan thuế truyền sang, Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời in Thông báo cơ quan thuế trực tiếp quản lý và trả cùng kết quả đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết để thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ về thuế theo quy định.
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
"Điều 10. Mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, mã số địa điểm kinh doanh 1. Mỗi hợp tác xã được cấp một mã số duy nhất gồm 10 chữ số, gọi là mã số hợp tác xã. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hợp tác xã. 2. Mã số hợp tác xã tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của hợp tác xã và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì mã số hợp tác xã chấm dứt hiệu lực. 3. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số hợp tác xã để quản lý và trao đổi thông tin về hợp tác xã. 4. Mã số đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã. Mã số đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã là mã số thuế gồm 13 chữ số, bao gồm mã số hợp tác xã và 03 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 001-999. 5. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 05 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. 6. Mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, mã số địa điểm kinh doanh được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Thời gian bắt đầu tạo, gửi, nhận tự động mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, mã số địa điểm kinh doanh căn cứ theo tiến độ triển khai Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã và Hệ thống thông tin đăng ký thuế. 7. Trường hợp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. 8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, hợp tác xã liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại cơ quan đăng ký hợp tác xã theo quy định. 9. Đối với các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số hợp tác xã là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho hợp tác xã”.
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm: a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau: a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác; b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác; c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này. 3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau: a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế; b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế; d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác; đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên; e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. 4. Đăng ký thuế bao gồm: a) Đăng ký thuế lần đầu; b) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế; c) Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh; d) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đ) Khôi phục mã số thuế.
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Chương V. GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Điều 23. Giáo viên, giảng viên 1. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái. 2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. 3. Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành. Điều 24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên 1. Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như sau: a) Đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; b) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác; c) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 18 tháng với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và đã có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian đào tạo không dưới 06 tháng. 2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. 3. Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học. Điều 25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên 1. Giảng dạy đúng nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. 2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được bảo đảm chế độ trang phục, trừ cán bộ quân đội, công an biệt phái; được hưởng chế độ khác theo quy định của pháp luật. Điều 26. Báo cáo viên. Báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, bao gồm: 1. Lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương;
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được thành lập ở vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh có diện tích trên 5.000 ha. 2. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà chưa thành lập Ban quản lý thì thành lập một Ban quản lý chung. 3. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà đã có Ban quản lý thì tiếp tục duy trì hoạt động, nếu chưa thành lập Ban quản lý thì giao cho cơ quan kiểm lâm quản lý. 4. Ban quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, các tổ chức khoa học, đào tạo về lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý các khu rừng cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng đó, không thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng.
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Điều 1. Hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài. - Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. - Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng". Nghiên cứu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá trị pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới và quá trình xem xét, chấp thuận đối với hoạt động đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. - Hoàn thiện đồng bộ các quy định của pháp luật về đầu tư, chứng khoán và quản lý ngoại hối theo hướng phân định rõ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và quản lý ngoại hối về tài khoản mua bán, chuyển nhượng cổ phần.
0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Các tổ chức thành viên và hội viên có nhiệm vụ: - Chấp hành Điều lệ, và thực hiện các nghị quyết của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Cu Ba. - Tuyên truyền rộng rãi tôn chỉ, mục đích và điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các thành viên, hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội. - Giới thiệu và góp phần thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Cu Ba. - Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội. - Đóng góp vào tài chính của Hội.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Điều kiện dự thi Người dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau: 1. Giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có thời gian làm việc liên tục tối thiểu 04 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước tối thiểu 02 năm trở lên, không kể thời gian tập sự; 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước; 3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc các chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán; 4. Có Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên; 5. Công chức, viên chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được dự kỳ thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
1
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Điều kiện chung chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng 1. Công chức, viên chức phải có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và ý thức tổ chức kỷ luật cao. 2. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang nghỉ chế độ chính sách theo quy định. 3. Việc cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm và nội dung, yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của khóa đào tạo, bồi dưỡng. 4. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng khóa học. 5. Đối với công chức, viên chức được cử đi học sau đại học hoặc đào tạo chứng chỉ quốc tế từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước; từ nguồn học bổng của các đề án thuộc Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc từ nguồn học bổng của các tổ chức phi chính phủ phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại Kiểm toán nhà nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Các trường hợp chưa được xét bổ nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước 1. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch lên ngạch kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp; công chức đỗ kỳ thi ngạch kiểm toán viên, ngạch kiểm toán viên chính, ngạch kiểm toán viên cao cấp nhưng vi phạm kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào ngạch mới trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. 2. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch lên ngạch kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp; công chức đỗ kỳ thi ngạch kiểm toán viên, ngạch kiểm toán viên chính, ngạch kiểm toán viên cao cấp nhưng đang trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật thì chưa được xem xét bổ nhiệm vào ngạch mới.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Đối tượng dự thi 1. Người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước là công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước, cụ thể: - Công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương thi vào ngạch kiểm toán viên; - Công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương thi vào ngạch kiểm toán viên chính; - Công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương thi vào ngạch kiểm toán viên cao cấp. 2. Các đối tượng khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Giải thích từ ngữ ... 20. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. 21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 22. Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng. ...
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động 1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. 2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương. 4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Điều 13. Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận 1. Giấy Chứng nhận được cấp lại theo một trong các trường hợp sau: a) Bị rách, hỏng hoặc bị mất; b) Thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận. 2. Hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Giấy chứng nhận (đối với trường hợp bị rách, hỏng); c) Giấy chứng nhận và các tài liệu chứng minh việc thay đổi (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này). Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt. 3. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền: a) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ; c) Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; d) Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
0
Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì có được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Phương thức phân công giải quyết án 1. Phương thức phân công giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên. 2. Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. 3. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này. 4. Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình.
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư ... 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên; b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên; c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động; d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định; đ) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận; ... 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này; b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này; c) Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. ...
1
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; b) Thông báo không đúng thời hạn cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thông báo không đầy đủ cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; b) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề. ... 6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền; b) Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư. ...
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư ... 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên; b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên; c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động; d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định; đ) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận; e) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; g) Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng không thông qua tổ chức hành nghề luật sư hoặc không có văn bản ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư; h) Hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc vẫn hành nghề khi đã bị thu hồi giấy đăng ký hành nghề luật sư. ...
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
"Điều 7. Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài; đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền; e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; i) Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm; k) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động; l) Nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng; m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình; n) Không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. ..."
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Điều 61. Tín hiệu trên phương tiện có người ngã xuống nước 1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ, các đèn đặt cách nhau 1 mét, đèn đỏ dưới cao hơn mặt nước 2 mét, đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này. 2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ O", đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này.
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI ... 2. Xử trí tai biến: - Chảy máu sau mổ: Điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền. - Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm rãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; x-quang có hình ảnh xẹp phổi. Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, Người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm rãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản. - Rò khí sau mổ: Cần điều trị hút dẫn lưu dài ngày hoặc phải mổ lại - Tràn dịch màng phổi sau mổ phát hiện bằng chụp phim x-quang, điều trị bằng chọc hút khoang màng phổi, tập thở tốt. - Suy hô hấp sau mổ
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Tiến hành xử lý thuốc 2.2.1. Lượng thuốc và lượng nước thuốc sử dụng Lượng thuốc sử dụng được tính bằng nồng độ % trên đơn vị diện tích 1 ha. Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: Lượng nước sử dụng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Khi không có khuyến cáo của các tổ chức cá nhân đăng ký về lượng nước thuốc, lượng nước thuốc sử dụng từ 600 - 1000 l/ha. Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước sử dụng (l/ha) phải được ghi rõ. 2.2.2. Dụng cụ xử lý thuốc Dụng cụ xử lý thuốc: Bình bơm động cơ, bình bơm tay đeo vai, cốc đong, cân, pipet... Khi xử lý thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 2.2.3. Thời điểm và số lần xử lý thuốc Thời điểm và số lần xử lý thuốc thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đăng ký. Khi không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tùy theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hóa học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng thì số lần xử lý thuốc từ 1 - 2 lần cách nhau 7 ngày. Xử lý lần đầu khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%. 2.2. Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật 2.2.1. Quy trình lưu giữ mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật 2.2.1.1. Thời gian lưu giữ Đối với củ, quả tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày. Đối với rau tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày. Đối với hàng hóa là cây, cành, mắt ghép: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày. Đối với hoa tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày. Hàng hóa là các loại hạt: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng. Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng. Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng. 2.2.2.2. Theo dõi mẫu lưu - Hàng hóa là rau, củ, quả tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7 ngày/lần đối với củ, quả tươi và 3 ngày/lần đối với rau tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu. - Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7 ngày/lần đối với cây, cành, mắt ghép và 3 ngày/lần đối với hoa tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu. - Hàng hóa là các loại hạt: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu, tiến hành hủy mẫu. - Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật gây hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu tiến hành hủy mẫu.
0
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ... 4. Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can; báo cáo với Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội mất quyền đại biểu. ...
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Địa vị pháp lý của Hiệp hội Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội và Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Nguyên tắc tổ chức của Hiệp hội 1. Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng giữa các Hội viên. 2. Cơ quan Chấp hành của Hiệp hội hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Địa vị pháp lý của Hiệp hội Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại số 69 phố Chùa Bộc - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện và các chi nhánh ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam hoạt động theo pháp luật nhà nước Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản Hội, ngoại tệ tại ngân hàng, có tài sản riêng và tài chính riêng. Trụ sở chính của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đóng tại Hà Nội và có thể thành lập văn phòng đại diện ở một số địa phương theo quy định của pháp luật.
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
CẮT U, POLYPE TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG HẬU MÔN I. ĐẠI CƯƠNG Polype trực tràng là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Polype trực tràng có thể là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng trực tràng. Polype trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư. ...
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với: a) Nhà, đất tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý; b) Nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương còn có ý kiến khác nhau về phương án xử lý giữa Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất; c) Nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này. 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trừ nhà, đất quy định tại khoản 1 Điều này) do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý; do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (trừ nhà, đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
0
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng không?
Điều 3. Điều chỉnh địa giới hành chính xã để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
Thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử 1. Chậm nhất 12 giờ trước khi người nhận thị thực tại cửa khẩu dự kiến đến cửa khẩu quốc tế biên giới đất liền hoặc đến cửa khẩu cảng, người làm thủ tục phải khai báo Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, kèm theo bản chụp Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và gửi cho Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền (trường hợp đề nghị nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế biên giới đất liền) hoặc gửi cho Biên phòng cửa khẩu cảng (trường hợp đề nghị nhận thị thực tại cửa khẩu cảng) qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. ... Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định từ thời điểm Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền hoặc Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. ...
1
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
Điều 9. Thời gian bắt đầu thực hiện và thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử 1. Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử được xác định từ thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận đầy đủ hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin. 2. Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử qua Cổng thông tin.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
1. Khi Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử được hoàn thiện kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và quy định tại Quyết định này. 2. Khi Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử chưa hoàn thiện kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố, thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu thực hiện qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử thực hiện theo quy định tại Quyết định này. Việc sử dụng chữ ký số, cấp, hủy tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử của người làm thủ tục đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 Quyết định này (đối với người làm thủ tục tại cửa khẩu biên giới đất liền) hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển (đối với người làm thủ tục tại cửa khẩu cảng).
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
1. Chậm nhất 12 giờ trước khi người nhận thị thực tại cửa khẩu dự kiến đến cửa khẩu quốc tế biên giới đất liền hoặc đến cửa khẩu cảng, người làm thủ tục phải khai báo Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, kèm theo bản chụp Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và gửi cho Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền (trường hợp đề nghị nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế biên giới đất liền) hoặc gửi cho Biên phòng cửa khẩu cảng (trường hợp đề nghị nhận thị thực tại cửa khẩu cảng) qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. Riêng đối với thuyền viên nước ngoài không thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh về nước qua cửa khẩu khác, chậm nhất 02 giờ trước khi dự kiến rời cửa khẩu cảng nơi tàu neo đậu, người làm thủ tục phải khai báo Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu thực hiện theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, kèm theo bản chụp Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và gửi cho Biên phòng cửa khẩu cảng qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử; Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định từ thời điểm Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền hoặc Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. 2. Chậm nhất 03 giờ kể từ khi tiếp nhận Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu đầy đủ, hợp lệ, Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền và Biên phòng cửa khẩu cảng phải gửi Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu thực hiện theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này cho người làm thủ tục qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. Đối với thuyền viên nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu, Biên phòng cửa khẩu cảng phải gửi Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu thực hiện theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này cho người làm thủ tục qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử; Thời điểm xác định hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu là thời điểm người làm thủ tục nhận được Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử. 3. Khi người nhận thị thực đến cửa khẩu quốc tế biên giới đất liền hoặc cửa khẩu cảng để nhập cảnh Việt Nam hoặc thuyền viên nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này rời cửa khẩu cảng, người làm thủ tục xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và nộp phí cấp thị thực theo quy định cho Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền hoặc Biên phòng cửa khẩu cảng. a) Ngay sau khi nhận được đầy đủ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và phí cấp thị thực, Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền hoặc Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp thị thực theo quy định; b) Trường hợp vì lý do khách quan không thể nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an ngay khi người nhận thị thực nhập cảnh Việt Nam, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận thị thực tại cửa khẩu, người làm thủ tục phải nộp bản chính cho Biên phòng cửa khẩu biên giới đất liền hoặc Biên phòng cửa khẩu cảng.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
1. Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định của Thông tư này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng. 2. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
1. Xây dựng, tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc: a) Căn cứ danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm cả các cơ sở y tế của trung ương trên địa bàn tham gia mua thuốc tập trung tại địa phương) xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và gửi về Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương; b) Danh Mục, số lượng thuốc gửi về Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương trước ngày 15 tháng 8 hằng năm hoặc theo thời gian cụ thể do Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương thông báo trong trường hợp đột xuất; c) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương tổng hợp nhu cầu về danh Mục, số lượng thuốc của các cơ sở y tế tham gia mua thuốc tập trung tại địa phương báo cáo Sở Y tế thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương. 2. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: a) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu: - Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương căn cứ kết quả tổng hợp nhu cầu về số lượng, danh Mục thuốc đã phân chia theo các nhóm để phân chia gói thầu và xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc mỗi thuốc theo từng nhóm là một phần của gói thầu, việc phân chia nhóm thuốc trong các gói thầu, nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. - Xây dựng và đề xuất trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tỷ lệ phần trăm (%) tùy chọn mua thêm nhưng tối đa không quá 30% và phải được quy định tỷ lệ cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với từng thuốc. Trường hợp này, Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo công khai và đưa vào thỏa thuận khung để các cơ sở y tế biết, thực hiện. Các cơ sở y tế có thể mua thêm nếu sử dụng hết số lượng thuốc đã đăng ký nhưng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) tùy chọn mua thêm đã quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. b) Sở Y tế tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch; c) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương theo đề nghị của Sở Y tế. 3. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương xây dựng Hồ sơ mời thầu, báo cáo Sở Y tế tổ chức thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu theo quy định tại các Điều 18, 19 và 20 Thông tư này. 4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, đề xuất trúng thầu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23, và 24 Thông tư này. 5. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu: a) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương lập báo cáo, trình Sở Y tế tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương; b) Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương; c) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. 6. Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung: a) Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với các nhà thầu trúng thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; b) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương công khai thỏa thuận khung đã ký theo quy định của Luật Đấu thầu trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, Trang Thông tin điện tử Sở Y tế và thông báo đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp của thỏa thuận khung. 7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng cung cấp thuốc: thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 32 Thông tư này. 8. Thanh toán, quyết toán hợp đồng cung cấp thuốc: thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 32 Thông tư này. 9. Giám sát, Điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung: a) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương chịu trách nhiệm giám sát, Điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng cung cấp thuốc của các cơ sở y tế với các nhà thầu được lựa chọn; định kỳ tổng hợp, cập nhật số lượng thuốc đã cung cấp và số lượng kế hoạch chưa thực hiện trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, Trang Thông tin điện tử Sở Y tế; b) Các cơ sở y tế báo cáo định kỳ (theo quý, năm) hoặc báo cáo đột xuất số lượng thuốc đã được cung cấp và số lượng kế hoạch chưa thực hiện cho Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương để thực hiện việc giám sát và cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh và Trang Thông tin điện tử Sở Y tế.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
1. Nhà thầu thi công có trách nhiệm a) Thực hiện các yêu cầu về công tác môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan; b) Tuân thủ đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được phê duyệt trong suốt quá trình thi công; c) Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật và phù hợp với hợp đồng thi công nạo vét duy tu theo chất lượng thực hiện đã ký kết; d) Thực hiện thi công nạo vét theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, bảo đảm luôn duy trì đúng chuẩn tắc thiết kế (chiều dài, bề rộng luồng, cao độ đáy, mái dốc nạo vét và các nội dung khác có liên quan) của toàn tuyến luồng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng; đ) Trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, kể từ khi phát hiện các vị trí cạn hoặc theo phản ánh, yêu cầu của các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác quản lý, vận hành, khai thác tuyến luồng, nhà thầu thi công phải khảo sát, lập phương án nạo vét; chậm nhất 05 ngày, kể từ khi phát hiện các vị trí cạn hoặc theo phản ánh, yêu cầu của các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác quản lý, vận hành, khai thác tuyến luồng, nhà thầu thi công phải tiến hành nạo vét các vị trí cạn để đảm bảo chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu triển khai thi công nạo vét khắc phục các vị trí cạn sau khi nhận được phản ánh, yêu cầu; đồng thời thông báo cho đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công theo quy định. Trường hợp do điều kiện thời tiết không thể thực hiện được việc khảo sát, nạo vét các vị trí cạn (có xác nhận của Cảng vụ Hàng hải tại khu vực và kèm theo bản tin thời tiết tại thời điểm không thể thực hiện được), nhà thầu thi công phải báo cáo ngay cho Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công để được hướng dẫn và chậm nhất 02 ngày, kể từ ngày chấm dứt sự kiện bất khả kháng, phải thực hiện khảo sát, lập phương án nạo vét và tiến hành nạo vét ngay các vị trí cạn để đảm bảo chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày, kể từ ngày chấm dứt sự kiện bất khả kháng và bắt đầu triển khai thi công nạo vét khắc phục các vị trí cạn; e) Lựa chọn đơn vị khảo sát đo đạc nghiệm thu nội bộ kết quả thi công công trình tại hiện trường theo quy định. Thực hiện đo đạc khảo sát kết quả nạo vét các đoạn cạn bằng kinh phí của nhà thầu thi công trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; g) Trường hợp nhà thầu thi công không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và bị nhắc nhở, phản ánh mà không hoàn thành việc nạo vét các vị trí cạn đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng theo thời gian quy định tại điểm đ khoản này thì Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xem xét quyết định giảm trừ chi phí trong hợp đồng tương ứng với phần thời gian không bảo đảm chuẩn tắc (kể từ thời điểm phản ánh đến khi hoàn thành việc khắc phục); h) Trường hợp nhà thầu thi công bị nhắc nhở, phản ánh đến lần thứ hai mà vẫn không hoàn thành việc nạo vét các vị trí cạn (đã được nhắc nhở, phản ánh lần thứ nhất) đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng theo thời gian quy định tại điểm đ khoản này, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xem xét quyết định tiến hành lựa chọn nhà thầu khác có đủ năng lực để thi công nạo vét các vị trí cạn đạt chuẩn tắc với đơn giá phù hợp với điều kiện thi công tại thời điểm thực hiện. Nhà thầu thi công sẽ phải thanh toán đầy đủ cho nhà thầu được lựa chọn thi công thay thế. Nếu nhà thầu thi công chậm trễ trong thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ cho nhà thầu được lựa chọn khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục thanh toán theo quy định, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định có liên quan của pháp luật và thỏa thuận của hợp đồng thi công đã ký kết để đảm bảo việc thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn thi công thay thế; i) Trường hợp nhà thầu thi công không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đảm bảo yêu cầu tiến độ, chất lượng công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng và bị nhắc nhở, phản ánh lần thứ ba mà vẫn không hoàn thành việc nạo vét các vị trí cạn đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng theo thời gian quy định tại điểm đ khoản này hoặc có hành vi đổ chất nạo vét không đúng vị trí, chuyển nhượng thầu trái quy định pháp luật và các hoạt động nạo vét gây tai nạn hàng hải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lỗi chủ quan của nhà thầu, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, chấp thuận chấm dứt hợp đồng đã ký kết và thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công khác đủ năng lực theo quy định để tiếp tục thực hiện công trình; k) Ngoài các biện pháp quy định tại điểm g, điểm h và điểm i khoản này, nhà thầu thi công còn phải chịu phạt hợp đồng, khắc phục hậu quả vi phạm, chịu trách nhiệm đối với các sự cố xảy ra liên quan đến hoạt động của tàu thuyền do luồng tàu cạn và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng thi công đã ký kết. 2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thực hiện thi công của nhà thầu và quá trình khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường; b) Định kỳ thực hiện đo đạc khảo sát thông báo hàng hải theo quy định để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng của nhà thầu. Trường hợp phát hiện các vị trí cạn, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chủ động thông báo yêu cầu nhà thầu tiến hành nạo vét ngay các vị trí cạn đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, đồng thời thông báo cho đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công theo quy định; c) Công bố thông báo hàng hải trên cơ sở kết quả đo đạc, khảo sát theo quy định; d) Định kỳ báo cáo kết quả đo đạc, khảo sát và kết quả thực hiện thi công nạo vét duy tu cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ Hàng hải tại khu vực theo quy đinh tại hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nạo vét duy tu luồng hàng hải; đ) Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện nạo vét, duy tu cho Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. e) Tổ chức kiểm tra giám sát việc tuân thủ của nhà thầu thi công trong quá trình thi công đối với các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn giao thông. Đề xuất chủ đầu tư đình chỉ thi công để xử lý hành vi vi phạm của nhà thầu và tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có). 3. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm a) Chỉ đạo Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các đơn vị liên quan thực hiện đo đạc, khảo sát định kỳ thông báo hàng hải theo quy định để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng của nhà thầu và phục vụ nghiệm thu công trình theo giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng; b) Chỉ đạo đơn vị tư vấn thực hiện đo đạc, khảo sát kiểm tra đột xuất để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng của nhà thầu thi công; c) Kiểm điểm chất lượng, tiến độ nạo vét, duy tu công trình, an toàn hàng hải trong quá trình thi công; đình chỉ thi công và xử lý hành vi vi phạm của nhà thầu và tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định. 4. Công tác kiểm tra, giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
0
Thời gian bắt đầu thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu được xác định là khi nào?
Khoản 1. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu theo đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký thực hiện ghi nhãn theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc và được cấp phép lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu hành với mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng đã được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt cho đến hết hạn dùng của thuốc.
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
"Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình 1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. 2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật. 3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp. 4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan."
1
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
Điều 30. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng. Công tác thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định trong Nghị định số 62/2016/NĐ-CP 1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng. 2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường. 3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
"Điều 2. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng 1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP). 2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. 3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện."
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
1. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân theo kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đã được phê duyệt định kỳ hàng năm và báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. 2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm cử nhân viên tham gia các chương trình huấn luyện về ứng phó sự cố hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
Điều 18. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm 1. Kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2009) đến trước ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011), theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. 2. Kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2011), theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Tố tụng hành chính thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
Khoản 1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị quân đội; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Công ty Điện lực, Điện lực tỉnh, thành phố, tổ chức thực hiện giao, nhận và quản lý lưới điện quân đội trong thời gian từ năm 2007 đến hết ngày 31/12/2008 (đối với các công trình lưới điện đầu tư trước ngày 1/8/2007).
0
Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
a) Hàng tháng hoặc theo từng lần phát sinh, trên cơ sở kết quả kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước đồng thời thực hiện ghi thu ghi chi theo quy định. Trường hợp Chủ dự án mở tài khoản nguồn vốn viện trợ tại ngân hàng thương mại, ngoài hồ sơ nêu trên, Chủ dự án gửi kèm theo bản sao kê chứng từ thanh toán từ tài khoản nguồn vốn viện trợ tại ngân hàng thương mại; b) Kho bạc Nhà nước hạch toán vào ngân sách nhà nước theo nội dung chi viện trợ tại mục lục ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản tạm ứng theo chế độ thực hiện hạch toán ghi chi tạm ứng. Các khoản thu hồi tạm ứng thực hiện hạch toán giảm ghi chi tạm ứng. Các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành hạch toán ghi thu ghi chi thực chi và thực hiện quyết toán ngân sách hàng năm; c) Thời gian hạch toán theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước. 6. Việc thanh toán tạm ứng, kiểm soát chi từ nguồn vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước bằng tiền thực hiện theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước. 7. Lãi tiền gửi vốn viện trợ phát sinh trên tài khoản tiền gửi phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng theo quy định. Phí dịch vụ ngân hàng là khoản chi thuộc dự án. 8. Khi kết thúc hoạt động chi tiêu trên tài khoản vốn viện trợ không hoàn lại tại ngân hàng thương mại, trường hợp không có cam kết tại văn kiện dự án đã được phê duyệt về sử dụng lãi tiền gửi viện trợ, Chủ dự án nộp toàn bộ số dư lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Việc sử dụng số dư lãi phát sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. 9. Đối với viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước: a) Việc hạch toán, kế toán và quyết toán đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán và điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ. Chủ dự án lập báo cáo quyết toán khoản viện trợ hàng năm và khi kết thúc dự án trên cơ sở số liệu giải ngân hàng quý đã được đối chiếu với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản tiếp nhận viện trợ và Bên cung cấp viện trợ để gửi cơ quan chủ quản phê duyệt quyết toán; b) Cơ quan chủ quản phê duyệt quyết toán, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan; Thời điểm cơ quan chủ quản phê duyệt báo cáo quyết toán năm đối với dự án và tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan: không muộn hơn ngày 30 tháng 6 hằng năm. Điều 24. Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ 1. Việc tiếp nhận hàng viện trợ nhập khẩu từ nước ngoài được thực hiện theo Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý thuế. Hồ sơ gửi đến cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan hàng viện trợ nhập khẩu gồm: a) Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan; b) Hồ sơ khác theo quy định pháp luật về thủ tục hải quan.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp 1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: a) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; b) Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; c) Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; d) Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; đ) Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; e) Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; g) Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. 2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: a) Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; b) Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; c) Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại.
1
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
1. Căn cứ vào trình độ, ngành nghề đào tạo, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định trong biểu tổ chức biên chế để xếp quân nhân chuyên nghiệp thành 3 loại, bao gồm: a) Cao cấp: chia thành 2 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2). b) Trung, cấp: xếp một nhóm. c) Sơ cấp: xếp một nhóm 2. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của biểu tổ chức biên chế thì chỉ được xếp loại theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định. Những trường hợp đảm nhiệm những chức danh có trình độ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cao hơn trình độ hiện có thì chỉ được xếp loại theo trình độ hiện có. 3. Quân nhân chuyên nghiệp được bố trí sử dụng ngành nghề đào tạo gần đúng với ngành nghề quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ trong biểu biên chế thì được vận dụng sử dụng bằng cấp đã đào tạo để xếp loại.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức hạ bậc lương thì căn cứ bậc lương bị hạ xuống và mức lương tương ứng với cấp bậc quân hàm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để giáng cấp bậc quân hàm.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
"Điều 4. Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương 1. Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95. 2. Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45. 3. Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90. 4. Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30. 5. Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10. 6. Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80. 7. Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
1. Các công việc lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thực hiện theo hợp đồng đã ký trước ngày có hiệu lực của thông tư này thì thực hiện theo hợp đồng đã ký. 2. Kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, các công việc lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đang đàm phán, chưa ký kết hợp đồng lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thì áp dụng theo các quy định tại thông tư này để xác định và quản lý chi phí.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Khoản 1. Trách nhiệm của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS): a) Chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc; b) Điều phối thuốc methadone và duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone cho các cơ sở điều trị thay thế tại các tỉnh, thành phố từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Điều 1. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 1. Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.683.045.596 triệu đồng (một tỷ, sáu trăm tám mươi ba triệu, không trăm bốn mươi lăm nghìn, năm trăm chín mươi sáu triệu đồng), bao gồm số thu chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2016, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 2. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.681.413.646 triệu đồng (một tỷ, sáu trăm tám mươi mốt triệu, bốn trăm mười ba nghìn, sáu trăm bốn mươi sáu triệu đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2017 sang năm 2018. 3. Bội chi ngân sách nhà nước là 136.962.023 triệu đồng (một trăm ba mươi sáu triệu, chín trăm sáu mươi hai nghìn, không trăm hai mươi ba triệu đồng), bằng 2,74% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách trung ương gồm: vay trong nước 70.125.261 triệu đồng (bảy mươi triệu, một trăm hai mươi lăm nghìn, hai trăm sáu mươi mốt triệu đồng); vay ngoài nước 66.836.762 triệu đồng (sáu mươi sáu triệu, tám trăm ba mươi sáu nghìn, bảy trăm sáu mươi hai triệu đồng). 4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 283.979.522 triệu đồng (hai trăm tám mươi ba triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, năm trăm hai mươi hai triệu đồng). (Kèm theo các phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII)
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm Thông tin 1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin bao gồm: a) Phòng Hành chính - Tổng hợp; b) Phòng Quản trị và phát triển hệ thống; c) Phòng Thông tin và cơ sở dữ liệu; d) Phòng Trang thông tin điện tử; đ) Thư viện; e) Phòng Bảo đảm an toàn thông tin. Mỗi Phòng có một Trưởng phòng và không quá hai Phó Trưởng phòng. Các Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Giám đốc Trung tâm Thông tin bổ nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng do Giám đốc Trung tâm Thông tin quy định. ...
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Điều 15. Xếp loại, nâng loại, chuyển vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp 1. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, được xếp loại như sau: a) Loại cao cấp nhóm I gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; loại cao cấp nhóm II gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp cao đẳng; b) Loại trung cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp trung cấp; c) Loại sơ cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có chứng chỉ sơ cấp. 2. Quân nhân chuyên nghiệp được xét nâng loại khi hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng phù hợp do quân đội cử đi đào tạo và có năng lực đảm nhiệm chức danh tương ứng với loại quân nhân chuyên nghiệp cao hơn trong cùng ngành chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. 3. Khi quân đội có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp có thể được xét chuyển vị trí chức danh mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí chức danh đó.
1
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
1. Căn cứ vào trình độ, ngành nghề đào tạo, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định trong biểu tổ chức biên chế để xếp quân nhân chuyên nghiệp thành 3 loại, bao gồm: a) Cao cấp: chia thành 2 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2). b) Trung, cấp: xếp một nhóm. c) Sơ cấp: xếp một nhóm 2. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của biểu tổ chức biên chế thì chỉ được xếp loại theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định. Những trường hợp đảm nhiệm những chức danh có trình độ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cao hơn trình độ hiện có thì chỉ được xếp loại theo trình độ hiện có. 3. Quân nhân chuyên nghiệp được bố trí sử dụng ngành nghề đào tạo gần đúng với ngành nghề quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ trong biểu biên chế thì được vận dụng sử dụng bằng cấp đã đào tạo để xếp loại.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức hạ bậc lương thì căn cứ bậc lương bị hạ xuống và mức lương tương ứng với cấp bậc quân hàm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để giáng cấp bậc quân hàm.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
"Điều 4. Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương 1. Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95. 2. Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45. 3. Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90. 4. Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30. 5. Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10. 6. Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80. 7. Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Pin sơ cấp phải có dung lượng đủ để vận hành thiết bị liên tục trong tối thiểu 8 h tại bất kỳ điều kiện nhiệt độ nào (xem 2.2.3.1 và 2.2.4.1) với một chu kỳ làm việc phát sang thu 1:9 tại công suất phát danh định cao nhất. Chu kỳ làm việc này được xác định như sau: - Phát 6 s tại công suất ra RF đầy đủ không điều chế, thu 6 s với tín hiệu vào RF tại tần số danh định của máy thu có mức +60 dBµV sử dụng điều chế đo kiểm thông thường (xem 2.3.4); và - Đặt núm điều khiển âm thanh của máy thu cực đại sau đó thu 48 s không có tín hiệu đầu vào và chức năng tắt âm thanh hoạt động. Phải dễ dàng thay được pin mà không cần dùng các dụng cụ chuyên dụng, không làm suy giảm tính năng của thiết bị và không ảnh hưởng đến khả năng chống nước khi tháo lắp lại pin. Nếu thiết bị được kèm pin thứ cấp: - Pin thứ cấp không được có màu và đánh dấu giống với pin sơ cấp. - Tuân thủ các quy định về yêu cầu kỹ thuật quy định trong ETSI EN 301 178. 2.1.8. Ghi nhãn Tất cả các núm điều khiển và các chỉ thị đều phải được ghi nhãn một cách rõ ràng. Thiết bị phải được ghi nhãn rõ ràng với chỉ dẫn vận hành tóm tắt. Thiết bị phải được đánh dấu rõ ràng trên bề mặt ngoài với các thông tin về nhà sản xuất, dạng đăng ký của thiết bị, số xê-ri và phạm vi hoạt động an toàn. Phải ghi nhãn rõ ràng dạng đăng ký, thời hạn sử dụng của pin sơ cấp. 2.2.1. Điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn Phải thực hiện đo kiểm đánh giá phù hợp trong các điều kiện đo kiểm bình thường, khi có quy định phải thực hiện trong các điều kiện đo kiểm tới hạn. 2.2.2. Nguồn điện đo kiểm Trong khi thực hiện đo kiểm đánh giá phù hợp, nguồn điện cung cấp cho thiết bị phải có khả năng tạo ra các điện áp đo kiểm bình thường và tới hạn theo 2.2.3.2 và 2.2.4.2. Chỉ sử dụng nguồn điện đo kiểm khi các ảnh hưởng của nó lên kết quả đo là không đáng kể. Khi đo kiểm, phải đo điện áp của nguồn điện tại các cực đầu vào thiết bị. Trong thời gian thực hiện phép đo, phải duy trì điện áp nguồn điện trong khoảng sai số ±3 % của mức điện áp lúc bắt đầu phép đo. Chỉ sử dụng nguồn điện đo kiểm cho các phép đo khi có sự thỏa thuận giữa phòng thử nghiệm và nhà sản xuất. Trong trường hợp không thống nhất, các kết quả đo kiểm sử dụng pin được ưu tiên hơn các kết quả đo kiểm sử dụng nguồn điện. 2.2.3. Điều kiện đo kiểm bình thường 2.2.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm bình thường Các điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ bình thường cho phép đo kiểm là sự kết hợp cả nhiệt độ và độ ẩm trong giới hạn sau đây: - Nhiệt độ: từ +15 °C ¸ +35 °C; - Độ ẩm tương đối: từ 20 % ¸ 75 %. 2.2.3.2. Nguồn điện bình thường Điện áp đo kiểm bình thường là điện áp danh định của pin sơ cấp được nhà sản xuất công bố. 2.2.4. Điều kiện đo kiểm tới hạn 2.2.4.1.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (gọi tắt là Viện 1) 1. Viện 1 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế này trong lĩnh vực hình sự. ...
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; b) Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
0
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng. 2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có con dấu riêng. 2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên. ...
1
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là đơn vị cấp phòng thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. 2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và các công chức khác. Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải là Kiểm sát viên trung cấp.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có con dấu riêng. 2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên. 3. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm: a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1); b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2); c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3); d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4); đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5); e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6). 4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
"Điều 80. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm; b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao."
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Khoản 1. Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt được thành lập để thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp sau đây: a) Thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với đất để thực hiện dự án có giá trị lớn khi giá trị quyền sử dụng đất của toàn bộ thửa đất tính theo giá đất trong bảng giá đất từ 1.000 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 300 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 500 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại; b) Thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã thuộc địa bàn miền núi cách trung tâm tỉnh lỵ từ 60 km trở lên mà tại địa bàn huyện nơi giao đất, cho thuê đất không có tổ chức có chức năng bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2010. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Điều 22. Xử lý đối với người mua dâm 1. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. 2. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
0
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải là Kiểm sát viên cao cấp không?
Điều 10. Ban hành quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo 1. Người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định thụ lý tố cáo theo biểu mẫu quy định. Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. 2. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người là Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh); trường hợp người bị tố cáo thuộc diện quản lý của cấp ủy địa phương, nếu cần thiết, người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan khác được giao xác minh đề nghị cấp ủy địa phương đó cử cán bộ Ủy ban kiểm tra Đảng tham gia Tổ xác minh. Quyết định thành lập Tổ xác minh phải nêu rõ họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, chức vụ của Tổ trưởng và các thành viên Tổ xác minh; các nội dung cần xác minh. Quyết định thành lập Tổ xác minh thực hiện theo biểu mẫu quy định. 3. Trường hợp người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì phải có văn bản giao xác minh nội dung tố cáo. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh và thành viên Tổ xác minh cho những người có vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu; anh, chị em ruột của bản thân hoặc của vợ hoặc chồng là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo.
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Đối tượng, điều kiện dự thi 1. Đối tượng dự thi gồm: a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định. 2. Điều kiện dự thi: a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm; b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định; c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT; d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
1
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông … 1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: a) Đối với người học đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên; b) Đối với người học đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên; …
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Đối tượng, điều kiện dự thi 1. Đối tượng dự thi gồm: a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; ...
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Đối tượng, điều kiện dự thi 1. Đối tượng dự thi gồm: a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định. ... 3. Đăng ký bài thi: a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 04 (bốn) bài thi, gồm 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 (ba) bài thi, gồm 02 (hai) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh; b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện 1. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi. 2. Nội dung hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm: a) Ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện; b) Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tần số vô tuyến điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện của Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; d) Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về tần số vô tuyến điện. 3. Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện.
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm và bảo đảm điều kiện áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là bảo vệ an ninh, trật tự); chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Khoản 5. Chủ phương tiện sử dụng Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện đã được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận để đăng ký thường trú, tạm trú cho bản thân mình hoặc người khác sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện nếu chưa có nơi thường trú, tạm trú nào khác.
0
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định ra sao?
Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; b) Tham gia ý kiến đối với hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; c) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan đầu mối liên quan theo dõi và hỗ trợ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư khi cần thiết; hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu; d) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Thời hạn có giá trị của chứng nhận đăng ký xe tạm thời 1. Trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư này: Chứng nhận đăng ký xe tạm thời có giá trị sử dụng 15 ngày; được gia hạn một lần tối đa không quá 15 ngày. Khi thực hiện gia hạn, chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe tạm thời trên cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe. 2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 19 Thông tư này: Chứng nhận đăng ký xe tạm thời được ghi theo thời hạn mà cơ quan thẩm quyền cho phép để phục vụ các hoạt động đó. 3. Xe đăng ký tạm thời được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
1
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
“Điều 12. Xe phải đăng ký tạm thời Xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông; xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép vào Việt Nam du lịch, phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao; xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức; xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam và xe có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng.”
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
"Điều 13. Hồ sơ đăng ký xe tạm thời 1. Xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam: a) Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01); b) Bản sao hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc phiếu xuất kho. 2. Xe nhập khẩu; tạm nhập tái xuất có thời hạn, quá cảnh: a) Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01); b) Bản sao Tờ khai hàng hóa xuất, nhập khẩu hoặc bản kê khai chi tiết nhập khẩu xe. Đối với xe đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, thủ tục đăng ký, cấp biển số tạm thời giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này. 3. Xe được cơ quan có thẩm quyền cho phép vào Việt Nam để phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao; xe nước ngoài vào du lịch tại Việt Nam và xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc danh sách xe được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề nghị đăng ký. 4. Xe ô tô của người nước ngoài, đăng ký ở nước ngoài tay lái bên phải (tay lái nghịch), tay lái bên trái tham gia giao thông theo hình thức Canavan được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật: a) Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01); b) Văn bản cho phép tham gia giao thông tại Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền. 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia: Chủ xe đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin của xe, chủ xe vào Giấy khai đăng ký xe điện tử (theo mẫu số 01B/58) (ghi rõ số tờ khai hải quan điện tử, số phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng để kiểm tra thông tin nguồn gốc phương tiện) và gửi các tài liệu đính kèm (chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, giấy ủy quyền người kê khai làm thủ tục đăng ký tạm thời); nộp lệ phí đăng ký xe tạm thời; nhận kết quả xác thực đăng ký xe tạm thời của cơ quan đăng ký xe trên cổng dịch vụ công và in chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời điện tử (theo mẫu số 05A/58) đối với xe nhập khẩu hoặc xe sản xuất lắp ráp trong nước lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác, xe di chuyển đi địa phương khác, xe tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam. b) Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời trong trường hợp chủ xe đến đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (không phải mang xe đến để kiểm tra). Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cấp ngay Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời.
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Trường hợp đăng ký xe tạm thời 1. Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác. 2. Xe ô tô làm thủ tục thu hồi để tái xuất về nước hoặc chuyển quyền sở hữu. 3. Xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ). 4. Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép, kể cả xe ô tô có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham gia dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số tạm thời theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 5. Xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng. 6. Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Các căn cứ để tính diện tích nhiễm - Yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình); - Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan; - Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan - Quy định mật độ ổ trứng sâu đục thân, tỷ lệ hại để thống kê diện tích nhiễm; Mức độ nhiễm Sâu đục thân Sâu năn (% dảnh) Ruồi đục nõn (% dảnh) Giai đoạn mạ, đẻ nhánh Giai đoạn đòng trỗ % dảnh héo Ổ trứng/m2 % bông bạc Ổ trứng/m2 Nhiễm nhẹ 5 - 10 0,25 - 0,5 2,5 - 5 0,15 - 0,3 5 - 10 10 - 20 Nhiễm tr.bình > 10 - 20 >0,5 - 1,0 > 5 - 10 0,3 - 0,6 > 10 - 20 > 20 - 40 Nhiễm nặng > 20 > 1,0 > 10 > 0,6 > 20 > 40 Mất trắng Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất). 2.7.2. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá, bông lúa (sâu cuốn lá nhỏ, sâu cắn gié, sâu phao, sâu keo, sâu gai, châu chấu, ...) và thiên địch 2.7.2.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm; - Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm; 2.7.2.2. Cách điều tra - Ngoài đồng * Điều tra phát dục, mật độ Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm (dảnh) lúa trong điểm điều tra; phân tuổi của pha sâu non. Điều tra sâu cắn gié tuổi 1-2: dùng khay (20 x 20 x 5 cm), đáy khay tráng 1 lớp dầu hoặc chất bám dính, cầm từng bông lúa rung nhẹ để sâu rơi vào khay, đếm và phân tuổi số sâu có trong khay. Điều tra mật độ trứng và sâu non tuổi 1 của sâu cuốn lá nhỏ: Lấy tối thiểu 3 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm mang về phòng để làm tất cả các chỉ tiêu trên. Trong thời gian trườởg thành rộ, dùng thước điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1 mét chiều dài tùy theo kích thước ruộng điều tra (tối thiểu 10 mét), đếm toàn bộ số trưởng thành có trong băng đó; hoặc dùng vợt điều tra, mỗi điểm 3 vợt, rồi tính ra số trưởng thành/m2. * Điều tra đánh giá tỷ lệ, chỉ số lá bị hại Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra; đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình quân/dảnh, từ đó tính số lá/m2; Đếm toàn bộ số lá bị hại, phân cấp hại theo thang 9 cấp: + Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị hại; + Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị hại; + Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị hại; + Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Điều 19. Dự báo, cảnh báo mưa lớn 1. Nội dung dự báo, cảnh báo được đánh giá: a) Thời gian ảnh hưởng; b) Phạm vi ảnh hưởng; c) Tổng lượng mưa. 2. Xác định độ tin cậy các nội dung dự báo, cảnh báo: a) Thời gian ảnh hưởng được xác định “đủ độ tin cậy” khi thời gian ảnh hưởng được dự báo không sai khác so với thời gian ảnh hưởng thực tế đối với hạn dự báo đến 48 giờ và trong khoảng ± 1 ngày đối với hạn dự báo 72 giờ; b) Phạm vi ảnh hưởng được xác định “đủ độ tin cậy” khi có ít nhất 1/2 số trạm trong khu vực dự báo có lượng mưa từ cấp mưa lớn trở lên; c) Tổng lượng mưa được xác định “đủ độ tin cậy” theo Bảng 19 đối với hạn dự báo đến 48 giờ và ±2 khoảng đối với hạn dự báo 72 giờ. Bảng 19. Độ tin cậy dự báo tổng lượng mưa với hạn dự báo đến 48 giờ Thực tế Dự báo 30- 50 51 - 100 101 - 150 151 - 200 201 - 300 301 - 400 401 - 500 501 - 600 601 - 800 801 - 1000 > 1000 30-50 + + - - - - - - - - - 51-100 + + + - - - - - - - - 101-150 - + + + - - - - - - - 151-200 - - + + + - - - - - - 201-300 - - - + + + - - - - - 301-400 - - - - + + + - - - - 401-500 - - - - - + + + - - - 501-600 - - - - - - + + + - - 601 - 800 - - - - - - - + + + - >800 - - - - - - - - + + +
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Khoản 4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có hiệu lực trong thời gian 02 năm”.
0
Thời gian sử dụng chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời ra sao?
Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau: 1. Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu. 2. Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu. 3. Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; b) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn về chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) và các cơ sở y tế. 2. Trách nhiệm của Sở Y tế: a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý; b) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn về chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy cho cơ sở y tế và bác sỹ thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy; c) Báo cáo kết quả hoạt động xác định tình trạng nghiện ma túy trên địa bàn quản lý. 3. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở y tế và nhân viên y tế trong quá trình xác định tình trạng nghiện ma túy; b) Chỉ đạo cơ quan công an cung cấp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác định tình trạng nghiện theo đúng quy định; c) Bảo đảm kinh phí phục vụ việc xác định tình trạng nghiện ma túy do cơ quan công an đề nghị. 4. Trách nhiệm của Y tế ngành: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành. 5. Trách nhiệm của cơ sở y tế: a) Tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn xác định tình trạng nghiện ma túy theo đúng quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan; b) Tổ chức, đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho các đối tượng có liên quan các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy; c) Tổ chức điều trị hội chứng cai, các rối loạn tâm thần và các bệnh kèm theo (nếu có) cho người cần xác định tình trạng nghiện ma túy trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy; d) Thực hiện việc lưu giữ hồ sơ xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; đ) Báo cáo kết quả hoạt động xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ sở y tế. 6. Trách nhiệm của người được xác định tình trạng nghiện ma túy: a) Chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của cơ sở y tế và nhân viên y tế trong quá trình xác định tình trạng nghiện ma túy; b) Cung cấp trung thực thông tin về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy và các thông tin khác liên quan đến chuyên môn trong quá trình xác định tình trạng nghiện ma túy.
1
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
Thu thập thông tin, tài liệu để lập Hồ sơ quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy 1. Khi có kết quả xét nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này là dương tính thì cơ quan Công an nơi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm: a) Thực hiện xác minh nơi cư trú của người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này; b) Gửi thông báo về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú hoặc nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và lập Hồ sơ quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. ...
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
“Điều 27. Xác định tình trạng nghiện ma túy 1. Xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây: a) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; b) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định; c) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; d) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; đ) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy. 2. Công an cấp xã nơi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này tập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy. 3. Trường hợp công an cấp huyện, công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà phát hiện trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan công an đang thụ lý lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy. 4. Khi có kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, cơ sở y tế có trách nhiệm gửi ngay kết quả đến cơ quan đề nghị, người được xác định tình trạng nghiện ma túy. 5. Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có quyền và trách nhiệm sau đây: a) Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy; b) Chấp hành, nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy; c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. 6. Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy; hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. 7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy. 8. Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.”
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
Trách nhiệm của cơ sở y tế: a) Tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn xác định tình trạng nghiện ma túy theo đúng quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan; b) Tổ chức, đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho các đối tượng có liên quan các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy; c) Tổ chức điều trị hội chứng cai, các rối loạn tâm thần và các bệnh kèm theo (nếu có) cho người cần xác định tình trạng nghiện ma túy trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy; d) Thực hiện việc lưu giữ hồ sơ xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; đ) Báo cáo kết quả hoạt động xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ sở y tế.
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
2. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không, trung tâm kiểm soát đường dài liên quan và phòng NOTAM phải phối hợp chặt chẽ bảo đảm thống nhất các thông tin về tro bụi núi lửa trong thông báo SIGMET và NOTAM liên quan. Điều 126. Thông báo AIRMET. Thông báo AIRMET do cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không phát hành theo thỏa thuận không vận khu vực dựa trên mật độ hoạt động bay tại độ cao dưới mực bay 100 (FL100).
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
Điều 13. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch tự vận hành, khai thác tài sản 1. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, thực tế vận hành tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch: a) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản trực tiếp thực hiện toàn bộ công việc của quá trình vận hành, khai thác tài sản. b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản thực hiện giao khoán một hoặc một số công việc của quá trình vận hành, khai thác tài sản sau đây cho tổ chức, đơn vị, cá nhân: Vận hành tài sản; Bảo trì tài sản; Thu tiền nước; Các công việc khác có liên quan đến vận hành, khai thác tài sản. Quy định giao khoán một hoặc một số công việc của quá trình vận hành, khai thác tài sản tại điểm này không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị. 2. Việc giao khoán vận hành, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện như sau: a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định công việc giao khoán, đơn giá giao khoán cho từng công việc trong quá trình vận hành, khai thác tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản có trách nhiệm: Lựa chọn tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận khoán theo quy định của pháp luật đấu thầu; Ký Hợp đồng giao khoán theo quy định của pháp luật; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng và nghiệm thu, thanh toán kinh phí khoán theo Hợp đồng đã ký kết.
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV 1. Xây dựng kế hoạch, thực hiện điều trị và báo cáo hoạt động điều trị bằng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV tại cơ sở của mình theo đúng quy định của Thông tư này. 2. Quản lý, sử dụng và báo cáo việc sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động điều trị bằng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV tại cơ sở của mình theo đúng quy định của pháp luật.
0
Trách nhiệm của Sở Y tế trong việc chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy là gì?
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công việc thi công, lắp đặt (xây lắp), bảo dưỡng, sửa chữa các đường dây tải điện, các trạm biến áp và các công trình điện khác có điện áp đến 110 kV; có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các nhiệm vụ chính của ngành, nghề là: Lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV; lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp đến 110 kV; lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35 kV; lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp đến 110 kV; lắp đặt tủ, bảng của các công trình điện có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp đến 110 kV. Người hành nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống phải có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.545 giờ tương đương 55 tín chỉ.
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành 1. Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là bộ phận chuyên môn của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm thành viên theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu, định hướng nghiên cứu của ứng viên theo từng chuyên ngành. 3. Tổ chức thẩm định hồ sơ của ứng viên và kết quả xét của Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 4. Tổng hợp kết quả và báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước. 5. Giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xét hủy bỏ công nhận chức danh hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 6. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước 1. Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết định số 37/2018/QĐ-Ttg. 2. Thông qua kế hoạch công tác của các Hội đồng Giáo sư trước khi trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. 3. Đánh giá và quyết nghị miễn nhiệm những Ủy viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm trong thi hành nhiệm vụ; nhận xét, lựa chọn và quyết nghị việc điều chỉnh, bổ sung ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước theo quy định. Thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và thành viên các Hội đồng Giáo sư ngành. 4. Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư.
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư ngành 1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 37/2018/QĐ-Ttg. 2. Thu nhận hồ sơ của ứng viên thuộc ngành được phân công đảm nhiệm do Hội đồng Giáo sư nhà nước chuyển giao. 3. Thẩm định hồ sơ của ứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 19 và Điều 22 Quyết định số 37/2018/QĐ-Ttg. 4. Xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của ứng viên theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 37/2018/QĐ-Ttg. 5. Triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Hội đồng Giáo sư ngành đã được Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thông qua. 6. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công việc của Hội đồng Giáo sư ngành, báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước. 7. Xét hủy bỏ công nhận chức danh hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với các đối tượng quy định tại Điều 29 Quyết định số 37/2018/QĐ-Ttg thuộc ngành, liên ngành được giao đảm nhiệm. 8. Tư vấn và giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định luận án tiến sĩ phù hợp với ngành, chuyên ngành của Hội đồng Giáo sư ngành khi có yêu cầu.
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành 1. Giải quyết các công việc của Hội đồng Giáo sư ngành theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành. Xây dựng hồ sơ báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước kết quả xét của Hội đồng Giáo sư ngành. 2. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành với tư cách thành viên Hội đồng. 3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
0