query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Khoản 1. Điều kiện chế biến, kinh doanh: a) Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước; b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này; c) Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chính sách thu hút, thẩm quyền quyết định và quy trình chấp thuận việc sử dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thành lập đoàn đánh giá ngoài không đúng quy định hoặc không cập nhật cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá ngoài vào dữ liệu quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc không lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả đánh giá ngoài theo quy định; c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp không đúng trình tự, thủ tục; d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều này; b) Tịch thu tang vật là thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về kết quả kiểm định, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này; c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a (trừ trường hợp làm mất nhưng không báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) và điểm b khoản 2 Điều này; d) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này; đ) Buộc bảo đảm đủ các điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; g) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; h) Buộc công bố công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
0
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
1. Ban hành Mẫu C2-12/NS - Giấy đề nghị cam kết chi NSNN thay thế cho Mẫu số 01 - Giấy đề nghị cam kết chi ngân sách kèm theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC và Mẫu C2 - 12/NS - Giấy đề nghị cam kết chi kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC. 2. Ban hành Mẫu C2-13/NS- Phiếu Điều chỉnh số liệu cam kết chi thay thế cho Mẫu số 02 - Giấy đề nghị chỉnh sửa cam kết chi kèm theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC và Mẫu C2-13/NS - Phiếu Điều chỉnh số liệu cam kết chi NSNN kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Vị trí và chức năng 1. Văn phòng Bộ là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ, tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phối chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; hành chính, văn thư, lưu trữ; thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của Bộ Nội vụ; quản trị công sở, ngân sách, tài chính, kế toán - tài vụ, phục vụ hậu cần; thực hiện giúp việc Bộ trưởng, các Thứ trưởng và quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin cho báo chí. 2. Văn phòng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Vị trí, chức năng 1. Tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ là Phòng Văn thư - Lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ. 2. Phòng Văn thư - Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ của các vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục và các tổ chức tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Bộ.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Chức năng 1. Văn phòng Bộ (sau đây gọi là Văn phòng) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Bộ, ngành; xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông đối với hoạt động của Bộ, ngành và quản lý báo chí, xuất bản; tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ theo quy định của pháp luật. 2. Văn phòng có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Vị trí và chức năng 1. Văn phòng Bộ Y tế là cơ quan thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ Y tế; giúp Bộ trưởng Bộ Y tế tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Y tế; quản lý truyền thông, báo chí, xuất bản trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính của cơ quan Bộ Y tế; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương theo quy định của pháp luật. Văn phòng Bộ Y tế có tên giao dịch bàng Tiếng Anh: Cabinet Office, Ministry of Health (CO-MOH). 2. Văn phòng Bộ Y tế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
1. Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được Tổng cục Hải quan cấp sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan. Trường hợp việc khai hải quan thực hiện bằng phương thức điện tử, cơ quan hải quan sẽ cấp tên người sử dụng và mật khẩu cho người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để truy cập vào hệ thống; được sử dụng chữ ký số để phục vụ việc khai hải quan. Người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin do cơ quan hải quan cung cấp. Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan phải xuất trình mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. 2. Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có giá trị để làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng đại lý. 3. Khi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động; Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị thu hồi mã số, cơ quan hải quan sẽ ngừng cho phép nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan truy cập vào hệ thống hoặc không chấp nhận các công việc liên quan đến thủ tục hải quan của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. 4. Đại lý làm thủ tục hải quan và mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được sử dụng để làm thủ tục hải quan trên phạm vi toàn quốc.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Khoản 1. Trường hợp đang sống tại gia đình: a) Đại diện thân nhân có đơn đề nghị kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết. Trường hợp không còn thân nhân thì cá nhân có đơn kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết. b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm xác nhận đơn đề nghị, có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp giấy chứng nhận hy sinh. c) Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận hy sinh. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản trích lục hồ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này. d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Cấp bản trích lục hồ sơ thương binh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ, có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh thực hiện theo trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Trang phục hải quan ... 6. Mũ a) Mũ kêpi có thành, đỉnh và cầu mũ được may cùng một loại vải; có đai bằng sợi kim tuyến màu vàng đặt ở phía trước trên lưỡi trai màu đen bóng; quai mũ màu đen; mũ có gắn hải quan hiệu, chính giữa thành mũ phía trên lưỡi trai có thêu hàng chữ in hoa "HẢI QUAN VIỆT NAM" màu vàng, cao 08 mm. Có 02 loại mũ kêpi, gồm: Mũ kêpi màu xanh đen dùng cho trang phục thu - đông, xuân - hè. Mũ kêpi màu ghi hồng dùng cho lễ phục hải quan. b) Mũ mềm: Mũ mềm màu xanh rằn ri, kiểu dáng lưỡi trai, chính giữa gắn hải quan hiệu, dùng cho trang phục chống buôn lậu. 7. Cà vạt (caravat) màu xanh đen, trên góc trái phía đầu to của cà vạt có in biểu tượng hải quan, dùng cho cả trang phục thu - đông và lễ phục. ...
0
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Điều 60. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường 1. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu quản lý, cơ quan chủ quản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh quyết định việc mở rộng thông tin cần quản lý đối với cơ sở dữ liệu môi trường của mình. 3. Căn cứ thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ quyết định cấu trúc thông tin của cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ. 4. Cơ quan quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia có trách nhiệm xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
"Điều 141. Tội hiếp dâm 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Khoản 1 Điều 141 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 23 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
1
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Tội chứa mại dâm 1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Cưỡng bức mại dâm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chứa mại dâm 04 người trở lên; đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Điều 24. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Điều 25. Hành vi bán dâm 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân"
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Điều 2. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất 1. Hội nghị cử chủ tọa trong Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đối với hội nghị hiệp thương ở trung ương) hoặc trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở địa phương) và Thư ký hội nghị. 2. Đối với hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự kiến về cơ cấu, thành phần, số lượng người của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. Đối với hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở địa phương, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trình bày dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần, số lượng người của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. 3. Hội nghị thảo luận để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm số dư người ứng cử, tỷ lệ người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trường hợp không thỏa thuận được vấn đề nào thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết. 4. Hội nghị thông qua biên bản (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này). 5. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
PHẪU THUẬT THẮT HẸP ĐỘNG MẠCH PHỔI TRONG BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI NẶNG ... IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: - Phẫu thuật viên tim mạch - 02 người, bác sỹ gây mê - 01, phụ mê - 01, dụng cụ viên- 02, kíp tuần hoàn ngoài cơ thể - 01 kỹ thuật viên chạy máy. - Thời gian: khoảng 02 h.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Nội dung báo cáo 1. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo đề cương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo đề cương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
0
Hiếp dâm từ 2 người trở lên có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Khoản 4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn ... 3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
1
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn 1. Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, lập hồ sơ, hồ sơ bao gồm: a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, còn ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; c) Đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kiểm, ngoài các giấy tờ phải nộp quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải trình: Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó. 2. Đối với thẩm định thiết kế mẫu định hình, hồ sơ bao gồm: a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. 3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm 01 bản chính Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. 4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, hồ sơ bao gồm: a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; c) Hồ sơ xác định tuổi của phương tiện; d) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam). 5. Đối với thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp, hồ sơ bao gồm: a) Trường hợp sản phẩm công nghiệp được sản xuất, chế tạo trong nước, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm;
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn ... 4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện; d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam).
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn ... 7. Đối với thẩm định tài liệu hướng dẫn, hồ sơ bao gồm: a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định tài liệu hướng dẫn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) tài liệu hướng dẫn.
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
"Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu 1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. ..."
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Điều 13. Sửa đổi một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán như sau: 1. Điểm b khoản 1 Điều 71 được sửa đổi như sau: “b) Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng Việt Nam;” 2. Điểm b khoản 6 Điều 71 được sửa đổi như sau: “b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước. Ngoài ra: Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán thì không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác; đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác: - Có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán; - Sau khi trừ đi tài sản dài hạn, phần còn lại của vốn chủ sở hữu tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp; - Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.” 3. Điểm a khoản 1 Điều 74 được sửa đổi như sau: “a) Chịu sự giám sát thường xuyên bởi cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán tại nước nơi tổ chức đó thành lập và hoạt động;” 4. Khoản 2 Điều 74 được sửa đổi như sau: “2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.”
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Khoản 4. Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiến hành giám định bảo đảm đúng thời hạn và kết luận cụ thể về nội dung được trưng cầu giám định, chịu trách nhiệm về những nội dung đã kết luận theo quy định của pháp luật.
0
Tổ chức đề nghị sao và thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Khoản 3. Trách nhiệm của cơ quan thuế: a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thu đối với khoản thu theo quy định tại Điều 3, Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và quy định tại Điều 7 Thông tư này. b) Hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp các khoản thu quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư này trong việc thực hiện thủ tục khai, nộp các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn Hiệp hội có những nhiệm vụ và nội dung hoạt động chính sau: 1. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội để: a) Phát triển phong trào tập luyện golf trong nhân dân, góp phần nâng cao sức khỏe, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí, rèn luyện phẩm chất, ý chí, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tạo môi trường, phát hiện và bồi dưỡng ban đầu tài năng golf; b) Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng golf các lứa tuổi từ thiếu niên nhi đồng đến đội tuyển quốc gia; c) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên về golf và có kế hoạch sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ này; d) Xây dựng hệ thống thi đấu các giải golf và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế về golf sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Cấp Điểm chấp quốc gia cho người đánh golf và cấp hệ số độ khó của sân golf. 4. Thẩm tra và cấp giấy phép các dụng cụ golf. ... 10. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức thành viên và hội viên, hướng dẫn các câu lạc bộ golf, Hội golf địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức thành viên, hội viên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người chơi golf. 11. Tuyên truyền và phổ biến các luật golf của Hiệp hội golf quốc tế. 12. Thu thập, bảo quản và trưng bày các tư liệu liên quan đến môn thể thao golf. 13. Tham gia tích cực các hoạt động do các tổ chức golf quốc tế tổ chức như: Thi đấu, tập luyện, hội nghị, hội thảo… mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á và thế giới theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
1
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Địa vị pháp lý 1. Hiệp hội Golf Việt Nam có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 2. Trụ sở của Hiệp hội Golf Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định pháp luật. 3. Hiệp hội Golf Việt Nam được thành lập các tổ chức trực thuộc theo quy định pháp luật.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội 1. Tuyên truyền, giáo dục Hội viên hiểu rõ đường lối, chủ tr­ương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia súc lớn nói riêng. 2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ tr­ương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của Hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. 3. Động viên tinh thần nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi, chế biến, dịch vụ… các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau. 4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội, trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp. 5. Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả về kinh tế và xã hội cao. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trao đổi những kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp, tư vấn phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo đề nghị của các Bộ, các ngành chức năng và các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. 6. Hỗ trợ xúc tiến th­ương mại cho các doanh nghiệp các hội viên và giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khác. 7. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật để giúp các hội viên nâng cao được kiến thức và năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ trong quá trình chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gia súc lớn. 8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển Hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 9. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật để nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn. 10. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung, hòa giải tranh chấp trong nội bộ các hội viên Hiệp hội trên tinh thần hợp tác, đoàn kết. 11. Được thành lập các tổ chức chuyên môn, quỹ phát triển chăn nuôi gia súc lớn, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo dịch vụ, tư vấn... trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật để giúp Hiệp hội hoạt động có hiệu qủa. 12. Xuất bản tờ thông tin, tập san, tiến tới xuất bản tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật. 13. Quan hệ với các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn của các nước khác và Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 14. Được tổ chức gây quỹ cho Hiệp hội theo quy định của pháp luật để phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội. 15. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Vị trí, phạm vi hoạt động 1. Hiệp hội đại diện cho quyền lợi của giới golf Việt Nam và là tổ chức hoạt động về môn golf theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Hiệp hội Golf Việt Nam được quyền gia nhập Hiệp hội Golf quốc tế theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. 3. Hiệp hội Golf Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam, hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
“Điều 24. Yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất 1. Đực giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng; b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng; c) Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định. 2. Cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng; b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng, đạt chất lượng theo quy định. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.”
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Thời hạn cho vay không quá thời gian làm việc ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
1. Phương pháp mở vỉa và trình tự khai thác mỏ phải được lựa chọn trên cơ sở so sánh các phương án kinh tế - kỹ thuật và có đủ các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh kinh doanh, để đảm bảo cho công tác khai thác được an toàn. 2. Khi mở vỉa phải: 2.1. Dọn sạch cây, chướng ngại vật trong phạm vi khai trường. 2.2. Di chuyển nhà cửa, công trình nằm trong phạm vi nguy hiểm do nổ mìn, đá lăn. 2.3. Làm đường lên núi đảm bảo đưa thiết bị, vật liệu đến nơi công tác và người đi lại thuận tiện, an toàn. 2.4. Chuẩn bị bãi thải và đường vận chuyển đá, đất đá thải. 2.5. Làm mương thoát nước và bờ ngăn nước chảy vào khai trường, nếu khai thác các mỏ nằm dưới mức thoát nước tự nhiên. 3. Quá trình xây dựng cơ bản để chuẩn bị khai thác phải tiến hành theo đúng thiết kế đã được duyệt. Nếu thay đổi thiết kế phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền duyệt thiết kế.
0
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam là gì?
Nhơn Trạch 10° 42’ 01” 106° 48’ 51” C-48-34-D-a sông Phước Lý TV xã Phú Đông H. Nhơn Trạch 10° 44’ 35” 106° 49’ 18” 10° 44’ 07” 106° 48’ 05” C-48-34-D-a ấp Thị Cầu DC xã Phú Đông H. Nhơn Trạch 10° 43’ 07” 106° 49’ 11” C-48-34-D-a rạch Bàu Cá TV xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 19” 106° 53’ 47” 10° 45’ 25” 106° 53’ 42” C-48-34-B-d, C-48-34-D-b ấp Đất Mới DC xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 27” 106° 54’ 03” C-48-34-D-b đường Lý Thái Tổ KX xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 45’ 10” 106° 47’ 21” 10° 45’ 44” 106° 56’ 34” C-48-34-B-d, C-48-34-D-b Rạch Miễu TV xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 50” 106° 54’ 06” 10° 45’ 27” 106° 53’ 49” C-48-34-B-d, C-48-34-D-b giáo xứ Mỹ Hội KX xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 32” 106° 54’ 13” C-48-34-D-b rạch Ông Hương TV xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 45’ 14” 106° 54’ 08” 10° 45’ 35” 106° 54’ 09” C-48-34-B-d đình Phú Hội KX xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 42” 106° 54’ 05” C-48-34-D-b ấp Phú Mỹ 1 DC xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 44’ 44” 106° 54’ 16” C-48-34-D-b ấp Phú Mỹ 2 DC xã Phú Hội H. Nhơn Trạch 10° 45’ 04” 106° 54’ 29” C-48-34-B-d đình Phú Mỹ 2 KX xã Phú Hội H.
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
"Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất ... 2. Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). ..."
1
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
"Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất ... 2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp "dồn điền đổi thửa"; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: "Nhận ... (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) ...m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là ... m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là ... m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)"; b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế; c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư; đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất. ..."
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
"Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. 2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định."
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
"Điều 6. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất 1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm: a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Biên bản xác minh thực địa; c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai; đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất; e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này."
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
Mức thu lệ phí 1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: ... đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
Khoản 2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điểm d, đ Khoản 2 Điều 12, Điều 17, Điều 20, Điều 22, Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
Khoản 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho công chức thuộc các cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý đất đai tại địa phương thực hiện đúng các quy định của Nghị định này trong quá trình thực hiện cấp giấy phép xây dựng; tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; đồng thời, định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường những vướng mắc phát sinh để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thuộc quyền quản lý, gồm: Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, niêm yết công khai các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai quy định tại Nghị định này để các chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan biết, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
0
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ bao gồm giấy tờ gì?
Khoản 1. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động. a) Lập dự toán: - Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ theo chương trình hoạt động cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động xây dựng dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Hội trong năm, dự toán thu (nếu có), số đề nghị được ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi bộ phận tài chính của đơn vị mình. - Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động có trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ hoạt động Hội Cựu chiến binh trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Trung ương đóng tại địa bàn địa phương (cơ quan quản lý ngành dọc) có trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan cấp trên, tổng hợp gửi cơ quan chủ quản để gửi Bộ Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định. b) Phân bổ dự toán: Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước được giao trong đó ghi rõ mức kinh phí chi hỗ trợ cho hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong dự toán kinh phí chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm thông báo mức kinh phí được chi trong năm cho Hội Cựu chiến binh của đơn vị mình; c) Quyết toán: Kết thúc năm ngân sách, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quyết toán kinh phí hoạt động của Hội Cựu Chiến binh và tổng hợp trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị.
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài 1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau: a) Thủ tướng Chính phủ quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1 Điều 11 của Luật này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý. 2. Bí mật nhà nước chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. 3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan, tổ chức; quốc tịch, số Hộ chiếu, chức vụ của người đại diện; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao. 4. Cá nhân nước ngoài đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước. Văn bản đề nghị phải ghi rõ họ và tên; số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc; bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao; mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao. 5. Cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước có trách nhiệm chuyển đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước. 6. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
1. Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ bí mật nhà nước. Việc cung cấp những thông tin thuộc bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP. 2. Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc: a) Bảo vệ lợi ích quốc gia; b) Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt; c) Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thỏa thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba. 3. Việc đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ người hoặc tổ chức cung cấp tin; loại tin thuộc bí mật nhà nước sẽ cung cấp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ nhận tin; phạm vi, mục đích sử dụng tin. 4. Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc độ Tuyệt mật gửi đến Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Tối mật gửi đến Bộ Công an để Bộ trưởng Bộ Công an duyệt (trừ lĩnh vực quốc phòng). Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Mật được gửi đến người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, người có thẩm quyền theo quy định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc đồng ý cung cấp tin hay từ chối cung cấp tin và lý do từ chối cung cấp.
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
Giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo 1. Nguyên tắc giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải đảm bảo bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Căn cứ để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật: a) Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để rà soát và đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật; b) Căn cứ vào thay đổi của tình hình thực tế đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật; c) Căn cứ vào nội dung của từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cụ thể, nếu thấy việc tiết lộ không gây nguy hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đề xuất giải mật; d) Căn cứ vào việc toàn bộ hoặc một phần tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được công bố trong tài liệu khác. 3. Thẩm quyền giải mật, giảm mật, tăng mật: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức soạn thảo. ...
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
"Điều 2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước 1. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định. 2. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý. 3. Bộ Công an quy định mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước."
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý 1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải mang theo thẻ cộng tác viên và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. 2. Cộng tác viên có trách nhiệm bảo quản thẻ cộng tác viên. Nghiêm cấm việc dùng thẻ cộng tác viên vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng. Cộng tác viên không được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác; không được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên; khi mất thẻ cộng tác viên thì phải thông báo bằng văn bản ngay cho Giám đốc Trung tâm nơi ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý. 3. Cộng tác viên vi phạm các quy định về việc sử dụng thẻ cộng tác viên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị thu hồi thẻ, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo quy định của pháp luật.
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
+ Các tập thể, cá nhân được khen thưởng Huân chương Lao động các hạng được khen thưởng bằng Huân chương, kèm theo Huân chương, khung và một khoản tiền theo chế độ quy định.
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
a) 6 mm đối với má giá, xà cạnh và 5 mm đối với xà nhún của giá chuyển hướng thép đúc; a) Chênh lệch chiều cao của bàn trượt con lăn và bàn trượt mặt bằng không quá 6 mm giữa 2 bàn trượt dưới hoặc trên của cùng một giá chuyển hướng bao gồm cả đệm. a) Độ hở bàn trượt trong một giá chuyển hướng của toa xe phải nằm trong giới hạn cho phép theo tài liệu kỹ thuật phương tiện đối với loại toa xe đó; a) 5 mm giữa đầu bu lông bắt cối dưới với đầu bu lông bắt cối trên; a) 4 mm theo chiều dọc xe; riêng đối với giá chuyển hướng lò xo không khí phải theo đúng quy định của tài liệu kỹ thuật phương tiện; a) Đối với toa xe vận hành trên đường sắt quốc gia: - 35 mm đối với toa xe khách khổ đường 1000 mm; - 30 mm đối với toa xe hàng khổ đường 1000 mm; - 35 mm đối với toa xe khổ đường 1435 mm. a) Đối với toa xe vận hành trên đường sắt quốc gia: - 30 mm đối với toa xe khách khổ đường 1000 mm; - 27 mm đối với toa xe hàng khổ đường 1000 mm; - 30 mm đối với toa xe khổ đường 1435 mm. a) Đối với toa xe vận hành trên đường sắt quốc gia: - Từ 24 mm đến 30 mm đối với toa xe khổ đường 1000 mm; - Từ 26 mm đến 34 mm đối với toa xe khổ đường 1435 mm. a) Đối với toa xe vận hành trên đường sắt quốc gia: - Từ 27 mm đến 29 mm đối với toa xe khổ đường 1000 mm; - Từ 26 mm đến 28 mm đối với toa xe khổ đường 1435 mm. a) (924 ± 3) mm đối với khổ đường 1000 mm; a) Toa xe khổ đường 1000 mm: - 5 mm đối với giá chuyển hướng lò xo không khí; - 12 mm đối với giá chuyển hướng cánh cung, thép đúc; - 30 mm đối với giá chuyển hướng tôn tán (toa xe hàng); - 25 mm đối với giá chuyển toa xe khách và các loại khác. a) Toa xe khổ đường 1000 mm: - 40 mm đối với toa xe khách có giá chuyển hướng và 10 mm riêng đối với toa xe lắp giá chuyển hướng lò xo không khí; - 50 mm đối với toa xe hàng có giá chuyển hướng; - 30 mm đối với toa xe 2 trục. a) Xà dọc giữa: - Cách tâm xà gối về phía bên trong ít nhất 600 mm; - Cách tâm ngang bệ xe ít nhất 1200 mm. b) Xà dọc cạnh: - Cách tâm xà gối tối thiểu 400 mm; - Cách tâm ngang bệ xe ít nhất 800 mm. a) 12 mm giữa góc trái, góc phải của xà đầu; a) Chiều dày lưỡi móc đối với toa xe vận hành trên đường sắt quốc gia trong khoảng từ 68 mm đến 72 mm; đối với toa xe vận hành trên đường sắt chuyên dùng, chiều dày lưỡi móc trong khoảng từ 66 mm đến 72 mm.
0
Văn bản đề nghị cung cấp bí mật Nhà nước đối với người Việt Nam thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật Nhà nước phải ghi rõ thông tin gì?
Khoản 5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 08/TT-LB ngày 22/04/1996 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về công tác xóa mù chữ (sau xóa mù chữ) cho người nghiện ma túy, người mại dâm tại các cơ sở chữa bệnh. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên bộ để nghiên cứu, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Vọng KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ; - VP Chủ tịch nước; - VP Quốc hội; - VPTW Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các tổ chức chính trị, xã hội; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở LĐTBXH, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Các Vụ, Cục, Ban, Viện, Thanh tra thuộc bộ LĐTBXH, bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế; - Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế); - Phòng Công báo, Văn phòng Chính phủ; - Lưu VP Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế Cục PCTNXH (3), Bộ LĐ-TB&XH, Vụ GDTX (3), Bộ GD&ĐT, Vụ Điều trị (3), Bộ Y tế.
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm 1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực cùng cấp. 2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực. 3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu. Đối với vụ án mà lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra hoặc xét xử sơ thẩm, nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.
1
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
"Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. 3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ."
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
6. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; 7. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hoặc tái thẩm; 8. Đối với những bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, những quyết định của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Tòa án nhân dân tối cao, của Tòa án quân sự trung ương đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; tái thẩm nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; 9. Đối với những bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa chuyển hồ sơ hoặc đã chuyển hồ sơ cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm; 10. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án quân sự trung ương giải quyết; 11. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết;
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu quá thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm kèm theo các tài liệu có liên quan như bản án, quyết định sơ thẩm, biên bản phiên tòa. Khi nhận được đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên xem xét rút hồ sơ vụ án, phân công Kiểm sát viên nghiên cứu để báo cáo Viện trưởng xem xét việc kháng nghị (nếu có căn cứ). Sau khi quyết định việc kháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm để giải quyết theo quy định của pháp luật.
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Tổ chức, cá nhân có khả năng, có nhiệm vụ hoặc có nhu cầu sử dụng sáng chế quy định tại các điểm a, b, c và đ hoặc bị cản trở cạnh tranh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho mình theo quy định cụ thể tại các Điều 55 và 56 của Nghị định này.
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Khoản 1. Trước ngày 05 hằng tháng, người đại diện của những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, hoạt động việc thực hiện các chế độ đối với người lao động của tháng trước liền kề. Trường hợp dự án, hoạt động có thời gian thực hiện dưới 1 tháng thì người đại diện của những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng báo cáo việc thực hiện các chế độ đối với người lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, hoạt động trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kết thúc dự án, hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp xã công khai việc thực hiện các chế độ đối với người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng làm cơ sở cho hoạt động giám sát của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Khoản 2. Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ và đơn vị liên quan tổ chức quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án 844 theo quy định tại các Thông tư: Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”; Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.
0
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ do ai thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước 1. Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. 2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phân công làm việc đối với người học đã được công nhận tốt nghiệp, quá thời hạn trên, nếu người học không được phân công làm việc thì không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. 3. Chính phủ quy định cụ thể về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này. 2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). 3. Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này. 4. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở. 5. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật này.
1
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở 1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở. 2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi. 3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này. 4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. 5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. 6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở 1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác. Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác. 2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở. 3. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Phạm vi hòa giải ở cơ sở 1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Kết quả đạt được trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở a) Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở - Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính). - Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn. - Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở. - Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên. - Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở. - Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. - Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở. - Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có). - Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí). b) Đánh giá chung - Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả. - Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở. - Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
1. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
"Điều 15. Tổ chức lưu ký [...] 2. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí ký hợp đồng lưu ký tài sản mỗi quỹ hưu trí với 01 tổ chức lưu ký đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Hợp đồng giữa doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí với tổ chức lưu ký phải bao gồm những nội dung cơ bản sau: a) Quyền và trách nhiệm của tổ chức lưu ký và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí; b) Phí lưu ký; c) Các trường hợp tổ chức lưu ký phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định này."
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
1. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư: a) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này; c) Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; d) Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư; đ) Phù hợp với khả năng cân đối phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP; e) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm: Tên dự án; mục tiêu; sơ bộ về quy mô, công suất, địa điểm; dự kiến thời gian thực hiện, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có).
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Điều 39. Sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, binh sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ thi hành tạm giữ, tạm giam được sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Kết thúc hòa giải 1. Các bên đạt được thỏa thuận. 2. Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải. 3. Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
1
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở 1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở. 2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi. 3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này. 4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. 5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. 6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở 1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác. Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác. 2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở. 3. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Phạm vi hòa giải ở cơ sở 1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Kết quả đạt được trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở a) Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở - Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính). - Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn. - Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở. - Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên. - Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở. - Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. - Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở. - Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có). - Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí). b) Đánh giá chung - Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả. - Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở. - Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Khoản 2. Các cơ quan của Bộ Quốc phòng a) Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng Hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa xử lý tài chính trước, trong và sau khi xác định giá trị doanh nghiệp, trong quá trình cổ phần hóa. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng thẩm tra hồ sơ giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và hồ sơ quyết toán cổ phần hóa; phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Bộ Quốc phòng kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. b) Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu Tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định giải thể đơn vị quân sự; điều chuyển nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại, giải thể các tổ chức đối với doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa. Hướng dẫn và thu hồi 100% vũ khí, đạn và các trang bị đặc thù quân sự về cơ quan, đơn vị cấp trên của doanh nghiệp để quản lý. Phối hợp với Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thuộc diện quân lực quản lý khi chuyển sang công ty cổ phần; thẩm tra hồ sơ phương án sử dụng lao động, giải quyết chế độ, chính sách quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng dôi dư, báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hóa. c) Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị Phối hợp với Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thuộc diện cán bộ quản lý khi chuyển sang công ty cổ phần. Chủ trì thẩm tra hồ sơ phương án sử dụng lao động, giải quyết chế độ, chính sách cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc diện cán bộ quản lý báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hóa. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cử người đại diện vốn nhà nước tại công ty cổ phần. d) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết chế độ chính sách cho người lao động khi chuyển sang công ty cổ phần; thẩm tra hồ sơ phương án sử dụng lao động, giải quyết chế độ, chính sách cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng dôi dư, báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hóa. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. đ) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng việc giám sát chấp hành pháp luật; phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các quyết định, văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ Quốc phòng trong quá trình thực hiện chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng thành công ty cổ phần. e) Thanh tra Bộ Quốc phòng Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Thủ tục: Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự ... - Trình tự thực hiện: Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua tài khoản trên cổng dịch vụ công hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho cơ sở kinh doanh hoặc người được cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho cơ sở kinh doanh hoặc người được cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc hoặc qua tài khoản trên cổng dịch vụ công hoặc qua thư điện tử (nếu có). Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính sau khi đã hoàn thành nộp phí thẩm định. ...
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Khoản 5. Đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật Hồ sơ: 04 bộ (lưu tại đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương; đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định y khoa; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý và thực hiện chế độ), mỗi bộ gồm: a) Đơn đề nghị của đối tượng (Mẫu TB6); b) Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1); c) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương; d) Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội; đ) Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này; e) Phiếu thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (Mẫu XD); g) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa (Mẫu TB2).
0
Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?
Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy 1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy: a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy; c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự; d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế; đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy; e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy; g) Tổ chức thông tin về vụ cháy; h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy; i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy; k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy; l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy. 2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy. 3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ... 2. Xác nhận bảng kê lâm sản ... 2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 2.3.1. Hồ sơ xác nhận đối với gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên ... 2.3.1.2. Trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT . b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT . c) Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt. 2.3.2. Hồ sơ xác nhận đối với lâm sản sau xử lý tịch thu 2.3.2.1. Đối với gỗ sau xử lý tịch thu a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT . b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT. ...
1
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên 1. Hồ sơ: Bản chính Phiếu thông tin khai thác lâm sản do chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền gửi bản sao hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên 1. Hồ sơ: a) Khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng: Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt; b) Khai thác trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác: Bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản chính Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên 1. Hồ sơ: Bản sao Phương án khai thác tận thu gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt. ...
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khoản 1. Hàng hóa gửi từ một Nước thành viên xuất khẩu để triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm để nhập khẩu vào một Nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan theo AHKFTA với điều kiện hàng hóa đó phải đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này và phải chứng minh cho cơ quan hải quan có liên quan của Nước thành viên nhập khẩu một số nội dung sau: a) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa này từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nơi tổ chức triển lãm và hàng hóa được trưng bày tại đó; b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa này cho người nhận hàng ở Nước thành viên nhập khẩu; c) Hàng hóa được vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn giữ nguyên trạng như khi chúng được gửi đi triển lãm.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện, 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, cụ thể như sau: a) Lấy mẫu công nghệ vượt quá khối lượng cho phép; b) Không san lấp các công trình khai đào: Hào, giếng; không xây (hoặc lấp) bịt cửa lò đối với công trình sau khi đã kết thúc thi công theo thiết kế; c) Không lấp lỗ khoan bằng các vật liệu đúng theo đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 ngày; d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khoản 5. Thành lập xã Tà Lai thuộc huyện Mộc Châu trên cơ sở 2.730 ha diện tích tự nhiên và 2.798 nhân khẩu của xã Nà Mường. Địa giới hành chính xã Tà Lai : Đông giáp xã Nà Mường; Tây giáp các xã Tân Hợp và Tân Lập; Nam giáp xã Chờ Lồng; Bắc giáp xã Tân Hợp. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Nà Mường có 4.276 ha diện tích tự nhiên và 2.734 nhân khẩu.
0
Hồ sơ xác nhận bảng kê lâm sản trong trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Khoản 1.7. Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị lái Phải trang bị các hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị lái và các bản vẽ cơ khí của thiết bị lái. Các hướng dẫn và bản vẽ này phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Anh để sĩ quan và thuyền viên cần phải hiểu những thông tin đó khi thực hiện nhiệm vụ.
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
"Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động."
1
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
1. Đối với chủ hộ kinh doanh cá thể Theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm 2008 trở đi, nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2. Đối với Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) và Phó trưởng Công an xã Việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) được thực hiện theo các văn bản pháp luật về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003; Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ) và các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ (Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000; Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ). Theo quy định tại các văn bản nêu trên, trước năm 2016 có giai đoạn quy định Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có giai đoạn quy định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với Phó trưởng Công an xã trước năm 2016 không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ ngày 01/01/2016 trở đi, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất. Như vậy, Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã và Phó trưởng Công an xã mà thuộc các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
"Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm: a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi; b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố; c) Người lao động giúp việc gia đình; d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; h) Người tham gia khác. Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện"
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không các định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhung có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công khác trong tổ chức cơ yêu; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu ảnh hưởng lương như đối với quân nhân; đ) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo hướng được sinh hoạt phí; dân quân thường trực; e) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài; g) Người được hưởng chế độ phu nhân hoặc phu nhân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; k) Người lao động quy định tại điểm a khaonr này làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắ byoocj thấp nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 67 Luật này; l) Chủ hộ kinh doanh; m) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. 2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc dối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từu đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam trừ trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 169 của Bộ luật Lao động hoặc thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc mà Việt Nam ký kết, tham gia có quy định khác
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghệ thông tin tập trung 1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình và cơ chế, chính sách phát triển khu công nghệ thông tin tập trung. 2. Quy định và hướng dẫn việc thành lập, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghệ thông tin tập trung. 3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghệ thông tin tập trung. 4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghệ thông tin tập trung. 5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư; kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và hoạt động khu công nghệ thông tin tập trung. 6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc bảo đảm các tiêu chí của khu công nghệ thông tin tập trung; việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật tại khu công nghệ thông tin tập trung.
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Mục III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 05/1999/TT-NHNN1 ngày 05/11/1999 hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 215/1998/QĐ-TTg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm bưu điện. 2. Tổ chức dịch vụ tiết kiệm bưu điện không phải xin cấp lại giấy phép đối với các dịch vụ thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tại Quyết định số 120/QĐ-NHNN ngày 13/2/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam thực hiện dịch vụ thanh toán. 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức dịch vụ tiết kiệm bưu điện có trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổ chức dịch vụ tiết kiệm bưu điện phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) để xem xét, bổ sung, sửa đổi kịp thời.
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Điều 12. Việc thực hiện và mối liên quan đến trách nhiệm pháp lý dân sự 1. Trong luật quốc gia, các bên tham gia sẽ phải quy định nguyên tắc và quy trình giải quyết các tổn hại. Nhằm thực thi nghĩa vụ này, các Bên tham gia sẽ phải quy định các biện pháp đáp ứng tuân theo Nghị định thư bổ sung và khi cần thiết, sẽ: (a) Áp dụng trong luật hiện hành của quốc gia, bao gồm quy trình và nguyên tắc chung khả thi về trách nhiệm pháp lý dân sự; (b) Áp dụng hoặc xây dựng các nguyên tắc và quy trình về trách nhiệm pháp lý dân sự đặc biệt cho mục đích này; hoặc (c) Áp dụng hoặc xây dựng cả hai hình thức kết hợp. 2. Các Bên tham gia, nhằm mục đích thiết lập các nguyên tắc và quy trình phù hợp trong luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý dân sự đối với các tổn hại vật chất và tổn hại đến sức khỏe con người gắn đến các tổn hại được quy định tại đoạn 2 (c), Điều 2, sẽ: (a) Tiếp tục áp dụng hệ thống luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý dân sự; (b) Xây dựng và áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng các luật về trách nhiệm pháp lý dân sự đặc biệt cho mục đích này; hoặc (c) Xây dựng và áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng kết hợp cả hai hình thức. 3. Khi xây dựng trách nhiệm pháp lý và đền bù được quy định tại mục (b) hoặc (c) tại đoạn 1 hoặc 2 ở trên, các Bên tham gia sẽ giải quyết các yếu tố sau: (a) Tổn hại; (b) Tiêu chuẩn về trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm pháp lý tuyệt đối và trách nhiệm pháp lý dựa trên lỗi; (c) Tạo kênh trách nhiệm pháp lý, khi phù hợp; (d) Quyền được bồi hoàn.
0
Cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
1. Nguồn thu từ học phí, lệ phí. 2. Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và dịch vụ. 3. Viện trợ không hoàn lại, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 4. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. 5. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
"Điều 3. Phân loại viên chức 1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau: a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau: a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ; b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ; c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học; d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng; đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp."
1
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
“1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây: a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên; đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ. 2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.”
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
Điều 42. Phân loại đánh giá viên chức 1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau: 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, 3. Hoàn thành nhiệm vụ; 4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
"Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật." "Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý."
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
1. Mức chi đào tạo CBCC trong nước: a) Kinh phí đào tạo CBCC ở trong nước được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị quản lý CBCC và được sử dụng để chi cho các nội dung sau: - Chi phí dịch vụ đào tạo và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo: Theo hoá đơn của cơ sở đào tạo nơi CBCC được cử đi đào tạo hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết; - Chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: Căn cứ khả năng ngân sách được giao, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn hợp pháp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc cho đối tượng được cử đi đào tạo cho phù hợp. b) Chi hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ): Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC được cử đi đào tạo các khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. c) Chi hỗ trợ các cán bộ, công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo theo các chính sách, chế độ quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc; kinh phí hỗ trợ cán bộ, công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức. 2. Mức chi bồi dưỡng CBCC trong nước: Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau: a) Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên: Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học); Đối với giảng viên nước ngoài: Tuỳ theo mức độ cần thiết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định việc mời giảng viên nước ngoài. Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định trên cơ sở thoả thuận tuỳ theo chất lượng giảng viên và bảo đảm phù hợp với khả năng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị. Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định. b) Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên: Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp học, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. c) Chi phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên: Trường hợp cơ quan, đơn vị không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho giảng viên mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. d) Chi dịch thuật: Thực hiện mức chi dịch thuật hiện hành quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước. đ) Chi nước uống phục vụ lớp học: Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. e) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi: Áp dụng mức chi ra đề thi, coi thi, chấm thi tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT/BTC-BGDDT ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện quy đổi thời gian ra giờ chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. g) Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: Căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ số lượng học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc của từng lớp, cơ sở đào tạo được quyết định chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc theo mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên. h) Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở bồi dưỡng và đơn vị tổ chức bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ): Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ cho CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng các khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này phù hợp với mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. i) Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học: - Chi thuê hội trường, phòng học; thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy (đèn chiếu, máy vi tính, thiết bị khác....); - Chi mua, in ấn giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học (không bao gồm tài liệu tham khảo); chi in và cấp chứng chỉ; - Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên; Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định. Đối với các khoản chi thuê phòng học, thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy phải có hợp đồng, hoá đơn theo quy định; trong trường hợp mượn cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị. k) Chi phí tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế: - Chi trả tiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế: Theo hợp đồng, chứng từ chi thực tế; - Hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền nghỉ cho học viên trong những ngày đi thực tế: Do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định mức hỗ trợ phù hợp với mức chi công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao. l) Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Căn cứ quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình quyết định mức chi cho phù hợp với từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. m) Chi hoạt động quản lý trực tiếp các lớp bồi dưỡng CBCC của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC được phép trích tối đa không quá 10% trên tổng kinh phí của mỗi lớp học và được tính trong phạm vi nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được phân bổ để chi phí cho các nội dung chi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Kinh phí phục vụ quản lý lớp học không chi hết, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan tổ chức lớp bồi dưỡng được chủ động sử dụng cho các nội dung khác có liên quan phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan tổ chức lớp bồi dưỡng CBCC có trách nhiệm quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ về định mức chi quản lý và sử dụng khoản kinh phí quản lý lớp học đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. n) Chi các hoạt động phục vụ trực tiếp công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này: - Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; - Chi điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Áp dụng mức chi quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; - Chi văn phòng phẩm, các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC: Căn cứ chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành. 3. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài: a) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài được bố trí dự toán và quyết toán căn cứ vào chi phí cụ thể của từng lớp. Các nội dung chi, mức chi được thực hiện theo các quy định cụ thể sau: - Chi dịch vụ đào tạo và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ ở nước ngoài: Theo thông báo hoặc hoá đơn học phí của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nơi CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc chứng từ, hoá đơn hợp pháp do cơ sở dịch vụ ở nước ngoài ban hành hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết; - Chi mua Bảo hiểm y tế: Theo thông báo hoặc hoá đơn Bảo hiểm y tế bắt buộc của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nơi CBCC được cử đi đào tạo và không vượt mức Bảo hiểm y tế tối thiểu áp dụng chung cho lưu học sinh nước ngoài ở nước sở tại; - Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; - Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, theo chi phí thực tế phát sinh có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp; - Chi phí ăn và tiêu vặt, ở, đi lại, lệ phí sân bay, chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, thị thực (visa)) được thực hiện theo quy định hiện hành tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. b) Đối với địa phương: Căn cứ nội dung chi cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chi theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền của địa phương quyết định và sử dụng từ nguồn ngân sách đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của địa phương để thực hiện. 4. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Căn cứ nguồn lực tài chính bố trí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại cơ quan, đơn vị; căn cứ nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức quy định tại Điều 4 Thông tư này và mức chi đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này; thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức chi đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức phù hợp với quy định của pháp luật về cơ chế tài chính của đơn vị mình.
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
Khoản 2. Cơ sở đăng kiểm tàu quân sự a) Lập kế hoạch và chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung đăng kiểm tàu quân sự theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện đăng kiểm tàu quân sự; b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn, quy định liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự; c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ, đánh giá đăng kiểm viên tàu quân sự theo quy định; d) Thực hiện chế độ lưu trữ, quản lý, bảo mật hồ sơ, tài liệu liên quan về công tác đăng kiểm theo quy định; đ) Tham gia hội đồng nghiệm thu; hội đồng giám định, điều tra tai nạn, sự cố tàu theo chức năng, nhiệm vụ được giao; e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm với người chỉ huy đơn vị và cơ quan đăng kiểm cấp trên.
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
Ngoài các yêu cầu ghi nhãn được quy định tại Chương II Thông tư liên tịch này, phụ gia thực phẩm dùng để kinh doanh phải ghi nhãn như sau: 1. Tên nhóm với tên chất phụ gia, ví dụ: chất nhũ hóa: natri polyphosphat; hoặc với mã số quốc tế của chất phụ gia (mã số được đặt trong ngoặc đơn), ví dụ: chất nhũ hóa (452i). 2. Mã số quốc tế (nếu có). 3. Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng từ cao xuống thấp trong mỗi bao gói. 4. Ghi rõ “Dùng cho thực phẩm” dưới tên phụ gia với chiều cao chữ tối thiểu là 2 mm và được in đậm.
0
Viên chức là gì? Phân loại viên chức?
Điều 18. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. 2. Trong thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, việc thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, về người lao động nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, cơ sở dữ liệu về người lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư này, không áp dụng theo Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. 3. Trường hợp các văn bản trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời xem xét, điều chỉnh.
0