query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn phải có điều kiện như thế nào? | Khoản 1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chung quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và các nhiệm vụ, giải pháp sau:
a) Đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, thi hành các bản án để sớm thu hồi các tài sản nhà nước bị thất thoát, lãng phí;
b) Rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; khẩn trương có các giải pháp xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền để sớm xét xử, có phương án xử lý đối với các tài sản, nguồn lực liên quan các vụ án, vụ việc lớn tránh thất thoát, lãng phí kéo dài;
c) Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2023, có giải pháp, kiến nghị phương án xử lý đối với các dự án phải dừng thời gian thực hiện quá lâu bị ảnh hưởng do liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử hoặc đã kết thúc thời gian điều tra, xét xử nhưng chưa được xử lý để sớm đưa các tài sản, tài nguyên vào khai thác, sử dụng. | 0 |
Đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn phải có điều kiện như thế nào? | Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo đúng thẩm quyền và quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng cấp không đúng mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân, đóng dấu không đúng chỗ, ký tên không đúng chỗ, không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị dễ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Điều 29. Điều khoản tham chiếu. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết. | 0 |
Đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn phải có điều kiện như thế nào? | Điều 8. Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. | 0 |
Đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn phải có điều kiện như thế nào? | Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ, 10/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tình hình quản lý đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh và xây dựng báo cáo thuyết minh kèm theo; - Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh; - Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh; - Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp theo quy định tại Thông tư này;
c) Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo, thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các địa phương; - Tiếp nhận và kiểm tra, xử lý kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh giao nộp; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất các vùng và cả nước, gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ; 10/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tình hình quản lý đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng, cả nước và xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất kèm theo; - Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước trình Bộ trưởng phê duyệt; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai của các vùng và cả nước; - Nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước; - Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước; - In ấn và phát hành kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | Yêu cầu cụ thể về chính sách và mục tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn
1. Tổ chức phải xây dựng chính sách an toàn gồm các cam kết về quản lý an toàn, đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phản ánh cam kết của tổ chức đối với an toàn;
b) Việc cung cấp nguồn lực để thực hiện chính sách an toàn;
c) Các quy trình báo cáo an toàn;
d) Các loại hành vi liên quan tới các hoạt động hàng không của tổ chức không được chấp thuận và các trường hợp không áp dụng hình thức kỷ luật;
đ) Được ký bởi người đứng đầu tổ chức;
e) Được phổ biến trong toàn bộ tổ chức;
g) Được xem xét định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp cần thiết để đảm bảo chính sách an toàn luôn phù hợp và thích hợp đối với tổ chức.
... | 1 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | 3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách. 3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.” 3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa lên tàu bay. 3. Cục Hàng không Việt Nam xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo yêu cầu của nhà chức trách nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không: 3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm bao gồm các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro an ninh hàng không, nguồn lực của cơ quan, đơn vị và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành, tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện như sau: 3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập nhật các nội dung nêu tại khoản 2 của Điều này vào cơ sở dữ liệu. 3. Quy trình điều tra, xử lý. 3. Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro.
a) Khu vực thuộc nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa mà không phải khu vực hạn chế và không phải các khu vực sử dụng riêng của các cơ quan, đơn vị; a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời; a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, gửi Cục Hàng không Việt Nam;
b) Khu vực đường giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay; b) Hàng rào an ninh hàng không giữa khu vực hạn chế với khu vực khác phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào; b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không; | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn
1. Giám sát và đo lường thực hiện an toàn
a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì các biện pháp kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức và để xác nhận hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn;
b) Tổ chức phải kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức bằng việc đối chiếu với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn nhằm hỗ trợ đạt được mục tiêu an toàn của tổ chức.
2. Quản lý sự thay đổi
Tổ chức phải xây dựng và duy trì quy trình để nhận dạng những thay đổi có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro an toàn liên quan tới các sản phẩm và dịch vụ hàng không của mình để nhận dạng và quản lý các rủi ro an toàn có thể phát sinh từ những sự thay đổi đó.
3. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn
Tổ chức phải giám sát và đánh giá hiệu quả các quá trình của hệ thống quản lý an toàn nhằm duy trì và cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | Yêu cầu cụ thể về chính sách và mục tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn
...
5. Người quản lý an toàn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không khác được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ kiến thức về hệ thống quản lý an toàn;
b) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực chuyên môn được phê chuẩn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không;
c) Có chứng chỉ đã tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn.
6. Tài liệu hệ thống quản lý an toàn
a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì các hồ sơ, tài liệu về an toàn như là một phần của tài liệu hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, trong đó chỉ rõ sự tiếp cận của tổ chức đối với quản lý an toàn bằng cách thức phù hợp với các mục tiêu an toàn của tổ chức;
b) Tổ chức phải xây dựng và duy trì tài liệu hệ thống quản lý an toàn cập nhật với các hoạt động thực tế. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | 6. Đối với cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh: ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | Điều 15. Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của bộ. Trong khi chưa ban hành được các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì ban hành các chỉ tiêu cụ thể về an toàn thực phẩm, hoàn thành trong năm 2018. Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
b) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a Khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b Khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.
c) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hội đồng Giám định y khoa kết nối cơ sở dữ liệu về khám bệnh, chữa bệnh; dữ liệu về cấp hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện giao dịch điện tử phục vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. Ban hành đầy đủ, cụ thể các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị và điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế để áp dụng giám định điện tử.
d) Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hướng dẫn, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về an toàn thực phẩm nhằm tạo bước chuyển biến đột phá trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, làm tiền đề cải cách thủ tục trong các lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành khác.
đ) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định mức giới hạn an toàn về các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản tiêu dùng trong nước tương đương mức giới hạn an toàn của các chỉ tiêu này trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến những số liệu, tài liệu thống kê chưa được phép công bố nhưng không thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. | 0 |
Hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không sẽ phải xây dựng chính sách theo yêu cầu nào? | Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và trên Báo cáo tài chính của các công ty con (kể cả công ty con sở hữu gián tiếp) nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn (giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau).
Riêng các khoản dự phòng phải thu khó đòi giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và các công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn vẫn được giữ nguyên và trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
... | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | A.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng để xác định hàm lượng axit tổng số trong sản phẩm giấm.
A.2 Nguyên tắc
Chuẩn độ trực tiếp các axit có trong mẫu thử bằng dung dịch natri hydroxit 0,5 M đến pH 8,2, sử dụng máy đo pH hoặc thiết bị chuẩn độ điện thế.
A.3 Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất đã khử cacbon dioxit, trừ khi có quy định khác.
A.3.1 Dung dịch chuẩn natri hydroxit, 0,5 M.
A.3.2 Dung dịch hiệu chuẩn pH, sử dụng để hiệu chuẩn máy đo pH nồng độ dung dịch natri hydroxit 0,5 M.
A.4 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
A.4.1 Máy đo pH hoặc thiết bị chuẩn độ điện thế.
A.4.2 Bình nón, dung tích 200 ml.
A.4.3 Buret, dung tích 25 ml.
A.4.4 Pipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.
A.5 Cách tiến hành
A.5.1 Chuẩn bị mẫu
Dùng pipet (A.4.4) lấy chính xác từ 3 ml đến 5 ml mẫu thử, cho vào bình nón 200 ml (A.4.2). Thêm 100 ml nước không chứa cacbon dioxit.
Chuẩn bị mẫu trắng tương tự như mẫu thử, thay mẫu thử bằng nước.
A.5.2 Hiệu chuẩn máy đo pH
Thực hiện hiệu chuẩn máy đo pH (A.4.1) ở hai hoặc nhiều điểm lân cận pH 8,2 bằng dung dịch hiệu chuẩn pH (A.3.2).
A.5.3 Chuẩn độ
Thực hiện chuẩn độ trong vòng 30 min sau khi lấy mẫu để ngăn ngừa sự bay hơi của các axit dễ bay hơi.
A.5.3.1 Chuẩn độ thủ công
Đưa điện cực thủy tinh của máy đo pH đã hiệu chuẩn vào dung dịch mẫu thử (A.5.1) và chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn natri hydroxit 0,5 M (A.3.1) đựng trong buret (A.4.3), vừa thêm dung dịch chuẩn natri hydroxit vừa lắc. Điểm cuối là pH 8,2 ± 0,3, quá trình chuẩn độ kết thúc khi pH duy trì trong dải nêu trên trong ít nhất 30 s.
CHÚ THÍCH: Có thể thêm chỉ thị phenolphtalein 0,1 % (khối lượng/thể tích) vào dung dịch thử để đánh giá điểm kết thúc chuẩn độ.
Thực hiện chuẩn độ với mẫu trắng (nước không chứa mẫu thử).
A.5.3.2 Chuẩn độ điện thế
Cài đặt điểm kết thúc chuẩn độ của thiết bị chuẩn độ điện thế (A.4.1) ở pH 8,2. Đưa điện cực của thiết bị chuẩn độ điện thế vào dung dịch mẫu thử (A.5.1) và chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn natri hydroxit 0,5 M (A.3.1), vừa thêm dung dịch chuẩn natri hydroxit vừa khuấy.
Thực hiện chuẩn độ với mẫu trắng (nước không chứa mẫu thử).
A.6 Tính kết quả
Hàm lượng axit tổng số của mẫu thử, Xa, biểu thị bằng gam trên 100 ml (g/100 ml), được tính theo Công thức (A.1):
trong đó:
Vt là thể tích dung dịch natri hydroxit 0,5 M dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit (ml);
Vb là thể tích dung dịch natri hydroxit 0,5 M dùng để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit (ml);
0,03 là khối lượng axit axetic tương ứng với 1 ml dung dịch natri hydroxit 0,5 M, tính bằng gam (g);
F là hệ số hiệu chỉnh nồng độ dung dịch chuẩn natri hydroxit 0,5 M;
V là thể tích mẫu thử đã lấy để chuẩn độ, tính bằng mililit (ml). | 1 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | Chì Không được quá 2,0 mg/kg (Xác định bằng kỹ thuật hấp thụ nguyên tử thích hợp với hàm lượng quy định). 5.3. Hàm lượng Mg Không được thấp hơn 24,0% và không được quá 26,4% 6. Phương pháp thử 6.1. Độ tinh khiết Các chất không tan trong acid Cân 5 g mẫu thử, chính xác đến mg, trộn lẫn với 75 ml nước. Thêm từng phần nhỏ acid hydroclorid, vừa cho vừa khuấy đến khi mẫu thử không hòa tan thêm được nữa, đun sôi trong 5 phút. Nếu còn cặn không tan, tiến hành lọc, rồi rửa cặn bằng nước đến khi sạch clorid. Nung cặn, để nguội, cân và tính kết quả (%). Các chất tan trong nước Cân 2 g mẫu thử, chính xác đến mg. Thêm 100 ml nước mới đun sôi để nguội. Đun sôi hỗn hợp, vừa đun vừa khuấy, sau đó để nguội và lọc. Lấy 50 ml dịch lọc đem cô cạn trên bếp cách thủy, sau đó sấy cặn ở 120º trong 3 giờ. Để nguội, cân và tính hàm lượng % (Khối lượng cặn thu được không được quá 10mg). Calci Cân 1 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg, hòa tan trong hỗn hợp 3ml acid sulfuric và 22 ml nước. Thêm 5 ml ethanol và để hỗn hợp qua đêm. Nếu tinh thể magnesi sulfat hình thành, đun nóng hỗn hợp tới khoảng 50ºC để hòa tan. Lọc kết tủa bằng phễu lọc sứ đã được nung khô và cân bì. Rửa kết tủa vài lần bằng hỗn hợp ethanol và dung dịch acid sulfuric loãng (TS) theo tỷ lệ 2:1 (tt:tt). Nung phễu lọc sứ trong ngọn lửa đỏ, để nguội và cân. Khối lượng calci sulfat thu được, nhân với hệ số 0,294 được giá trị tương đương với lượng calci trong mẫu thử. 6.2. Định lượng Cân 1 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg, chuyển vào bình nón 250ml. Thêm 50 ml acid sulfuric 1N, khuấy cho tan mẫu. Chuẩn độ acid dư bằng dung dịch natri hydroxyd 1N dùng chỉ thị là dung dịch da cam methyl (TS). Hiệu giữa thể tích acid sulfuric 1 N tiêu tốn trừ đi lượng acid sulfuric 1 N tương ứng với lượng Ca có trong mẫu (20,04 mg Ca tương ứng với 1 ml acid sulfuric 1 N) chính là thể tích acid sulfuric 1N tiêu tốn để trung hòa magnesi carbonat. Mỗi ml acid sulfuric 1 N tương đương với 12,16 mg Mg. Phụ lục 24 YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI NHÔM KALI SULFAT 1. Tên khác, chỉ số Aluminium potassium sulfate; Potassium alum; Potashalum; Burnt alum (khan). INS 522 (dạng dodecahydrat). PTWI = 1 mg/kg thể trọng. 2. Định nghĩa Tên hóa học Nhôm kali sulfat dodecahydrat; Nhôm kali sulfat khan. Mã số C.A.S. | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | Giấm lên men/Dấm lên men (fermented vinegar)
Sản phẩm dạng lỏng, có vị chua, thu được hoàn toàn từ các nguyên liệu chứa tinh bột, nguyên liệu chứa đường, các loại rượu, cồn thực phẩm hoặc hỗn hợp các nguyên liệu nêu trên, thông qua các quá trình sinh học bao gồm lên men rượu (không bắt buộc nếu nguyên liệu hoàn toàn là các loại rượu, cồn thực phẩm) và lên men axetic. | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | "2. Phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương):
2.1. Phương pháp xác định hàm lượng arsen
- TCVN 7601: 2007: Thực phẩm. Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat.
- TCVN 7770: 2007 (ISO 17239: 2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
- TCVN 6626: 2000 (ISO 11969:1996) Chất lượng nước - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
- AOAC 973.78 Arsenic (total) Residues in Animal Tissues - Spectrophotometric Method (Tồn dư arsen tổng số trong mô động vật - Phương pháp quang phổ).
- AOAC 986.15: Arsenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Arsen, cadmi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).
2.2. Phương pháp xác định hàm lượng chì
- TCVN 7602: 2007 (AOAC 972.25): Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 7766: 2007 (ISO 6633: 1984): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
- TCVN 8126: 2009: Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì, cadmi, kẽm, đồng và sắt. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng.
2.3. Phương pháp xác định hàm lượng cadmi
- TCVN 7603: 2007 (AOAC 973.34): Thực phẩm. Xác định hàm lượng cadmi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 7768-1: 2007 (ISO 6561-1: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng cadmi. Phần 1: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.
- TCVN 7768-2: 2007 (ISO 6561-2: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng cadmi. Phần 2: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
2.4. Phương pháp xác định hàm lượng thiếc
- TCVN 7788: 2007: Đồ hộp thực phẩm - Xác định hàm lượng thiếc bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 7769: 2007 (ISO 17240: 2004): Sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng thiếc - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
2.5. Phương pháp xác định hàm lượng thủy ngân
- TCVN 7604: 2007 (AOAC 971.21): Thực phẩm. Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
- TCVN 7877: 2008 (ISO 5666: 1999): Chất lượng nước - Xác định thủy ngân.
2.6. Phương pháp xác định hàm lượng methyl thủy ngân
- AOAC 983.20: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua - Phương pháp sắc ký khí).
- AOAC 988.11: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Rapid gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua - Phương pháp sắc ký khí nhanh).
- AOAC 990.04: Mercury (methyl) in seafood: Liquid chromatographic - atomic absorption spectrophotometric method (Methyl thủy ngân trong hải sản - Phương pháp sắc ký lỏng - quang phổ hấp thụ nguyên tử)." | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | Khoản 3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | "Điều 26. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo." | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đối ngoại, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; tổ chức thực hiện, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Xây dựng và trình Bộ trưởng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
3. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu về văn hóa đối ngoại và các chính sách hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Là đầu mối tham mưu hoặc phối hợp đề xuất việc tham gia các Ủy ban liên chính phủ với nước ngoài, các tổ chức quốc tế thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo sự phân công của Bộ trưởng.
5. Chủ trì tham mưu, trình Bộ trưởng quyết định cho phép tổ ch ức các hội nghị, hội thảo quốc tế; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được phê duyệt.
6. Là đầu mối tham mưu và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt chủ trương cử đoàn ra, đón đoàn vào thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo phân cấp của Bộ trưởng.
7. Là đầu mối điều phối, tổ chức các sự kiện, chương trình hoạt động đối ngoại về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở quy mô quốc gia và quốc tế, thúc đẩy công tác thông tin đối ngoại, giới thiệu quảng bá, hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
8. Là đầu mối quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế (trừ lĩnh vực kinh tế quốc tế) của Bộ; tham gia phối hợp thẩm định các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài của các đơn vị thuộc Bộ; vận động tài trợ và triển khai thực hiện chương trình, dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo phân công của Bộ trưởng.
9. Trực tiếp quản lý các nguồn ngân sách dành cho các hoạt động đối ngoại do Bộ giao; ngân sách đoàn ra, đoàn vào; ngân sách dành cho chương trình hoạt động đối ngoại và công tác hỗ trợ quảng bá văn hóa, thể dục, thể thao, gia đình và du lịch có quy mô quốc gia ở nước ngoài.
... | 0 |
Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số của giấm lên men được thực hiện ra sao? | Điều 40. - Tự chủ về tài chính của Tổng công ty:
1. Tổng công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chinh, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
2. Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của Tổng công ty và cam kết tài chính khác (nếu có).
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong toàn Tổng công ty.
4. Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay và mua, bán phương tiện, thiết bị, hàng chậm trả, bảo lãnh) giữa Tổng công ty với đối tác bên ngoài Tổng công ty phải tuân theo những nguyên tắc sau đây: a. Mức tín dụng tương đương 10% vốn điều lệ trở xuống cho một lần vay do Tổng công ty quyết định; b. Mức tín dụng trên 10% vốn điều lệ cho một lần vay do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; c. Tổng dư nợ tín dụng các lần vay không được vượt quá mức quy định của Bộ Tài chính.
5. Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tài chính và các báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản của Tổng công ty để báo cáo với các cấp có thẩm quyền và tổng quyết toán hàng năm với Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và phê duyệt quyết toán hàng năm của Tổng công ty.
6. Tổng công ty được giao thu các loại phí, thuế liên quan đến hoạt động hàng hải theo uỷ quyền của Bộ Tài chính hoặc các Quyết định của Chính phủ và có trách nhiệm nộp các khoản thu này vào Ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định.
7. Tổng công ty có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp khác theo pháp luật hiện hành, và theo quy chế tài chính của Tổng công ty, trừ các khoản thuế mà các đơn vị thành viên đã nộp. Được sử dụng phần lãi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.
8. Lợi nhuận mà Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên thu được từ phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác không phải nộp thuế lợi tức, nếu doanh nghiệp này đã nộp thuế lợi tức trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn.
9. Hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên Tổng công ty và mối quan hệ về hoạt động tài chính giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên được thực hiện phù hợp với Điều lệ này, Quy chế tài chính của Tổng công ty.
10. Trách nhiệm vật chất của Tổng công ty trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn của Tổng công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
11. Tổng công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
12. Tổng công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt động kinh doanh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | "Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này." | 1 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | "Điều 52. Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định." | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | "Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
[...]
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
[...]" | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | "Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
[...]
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
[...]" | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | Vị trí, chức năng
1. Đội Kiểm soát Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng trực tiếp thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan quản lý.
2. Đội Kiểm soát Hải quan có tư cách pháp nhân, có thể có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | Điều 18. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp
1. Phân tích mẫu đất.
2. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất.
3. Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ nền (bản giấy).
4. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp. | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | Điều 61. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 162 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 như sau: “2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền và tiêu chí về công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.
3. Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; quy định việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau: “9. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau: “11. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.”. | 0 |
Công ty có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động vì tình kinh doanh gặp khó khăn không? | Điều 27. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Để hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam trong thời gian 02 năm kể từ thời điểm nhập khẩu. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Đăng tải thông tin về PPP
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Cơ quan có thẩm quyền đăng tải thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 và Điều 25 của Luật PPP, thông tin khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư quy định tại Điều 25 của Nghị định này;
b) Bên mời thầu đăng tải thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có);
c) Cơ quan ký kết hợp đồng đăng tải thông tin quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 9 của Luật PPP;
... | 1 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Đăng tải thông tin về PPP
...
2. Thời hạn đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, bên mời thầu tự xác định thời điểm đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Đối với danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, bên mời thầu chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành;
c) Đối với thông tin theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.
3. Đối với thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
... | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Đăng tải thông tin về đấu thầu
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
...
d) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông tin thay đổi về thời điểm đóng thầu (nếu có); thông tin hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
đ) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
... | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | 1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động đầu tư PPP có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án, danh mục dự án PPP và thông tin khác có liên quan quy định tại các điểm i và l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, thông tin về việc gia hạn hoặc thay đổi thời hạn đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất (nếu có), kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại các điểm i và l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông tin về việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có); thông tin hợp đồng dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
đ) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
2. Đối với dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước.
3. Trường hợp phát hiện các thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải theo quy định.
4. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành tại Việt Nam đối với dự án có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên.
5. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế, thông báo mời thầu quốc tế lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành tại Việt Nam. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | "Điều 10. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ
1. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm vốn nhà nước cấp và các nguồn vốn khác.
2. Mức vốn nhà nước cấp cho Quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khi quyết định thành lập Quỹ. Việc thay đổi vốn nhà nước cấp trong quá trình hoạt động do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích từ 30% đến 50% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố (sau khi trừ các khoản chi để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chi phí có liên quan khác) để đảm bảo hình thành đủ mức vốn nhà nước cấp cho Quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Mức trích cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Các nguồn vốn khác của Quỹ gồm: vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo quy định của pháp luật." | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ viễn thông của cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Tổng hợp kết quả thực hiện của tuyến huyện Nội dung báo cáo Cơ sở lao động Trạm y tế xã/ phường/ thị trấn Số cơ sở lao động/ trạm y tế tham dự giao ban Nội dung giao ban Đề xuất, kiến nghị
3.2. Kết quả thực hiện giao ban với cơ sở lao động - Số cơ sở lao động tham gia giao ban - Nội dung giao ban - Kết quả, đề xuất, kiến nghị
6.1. Yếu tố vi khí hậu: - Nhiệt độ: □ - Độ ẩm: □ - Tốc độ gió: □ - Bức xạ nhiệt: □
6.2. Yếu tố vật lý: - Ánh sáng: □ - Tiếng ồn theo dải tần □ - Rung chuyển theo dải tần □ - Vận tốc rung đứng hoặc ngang □ - Phóng xạ □ - Điện từ trường tần số công nghiệp □ - Điện từ trường tần số cao □ - Bức xạ tử ngoại □ - Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ) ……………………….………………………………………
6.3 Yếu tố bụi các loại: - Bụi toàn phần: □ - Bụi hô hấp: □ - Bụi thông thường: □ - Bụi silic: □ phân tích hàm lượng silic tự do □ - Bụi amiăng: □ - Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ) □ - Bụi than: □ - Bụi talc: □ - Bụi bông: □ - Các loại bụi khác (ghi rõ) ……………………….……………………….……………………….
6.4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ theo các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như: - Thủy ngân: □ - Asen: □ - Oxit cac bon: □ - Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene): □ - TNT: □ - Nicotin: □ - Hóa chất trừ sâu: □ - Các hóa chất khác (Ghi rõ) ……………………………………………………………………..
6.5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý: □ Đánh giá ec-gô-nô-my: □
6.6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp - Yếu tố vi sinh vật □ - Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm □ - Dung môi □ - Yếu to gây ung thư □
6.7. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm
1. Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.
... | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
... | 1 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Đăng tải thông tin về PPP
...
2. Thời hạn đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, bên mời thầu tự xác định thời điểm đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Đối với danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, bên mời thầu chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành;
c) Đối với thông tin theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.
3. Đối với thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
... | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Đăng tải thông tin về đấu thầu
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
...
d) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông tin thay đổi về thời điểm đóng thầu (nếu có); thông tin hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
đ) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
... | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | 1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động đầu tư PPP có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án, danh mục dự án PPP và thông tin khác có liên quan quy định tại các điểm i và l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, thông tin về việc gia hạn hoặc thay đổi thời hạn đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất (nếu có), kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại các điểm i và l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông tin về việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có); thông tin hợp đồng dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
đ) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
2. Đối với dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước.
3. Trường hợp phát hiện các thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải theo quy định.
4. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành tại Việt Nam đối với dự án có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên.
5. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế, thông báo mời thầu quốc tế lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành tại Việt Nam. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào cho doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam
…
1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
- Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào theo mẫu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
… | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Khoản 32.2. Thực tập khai thác các thiết bị điện Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Đọc bản vẽ các mạch điện đơn giản; vận hành khai thác một số thiết bị điện như đấu nối ắc quy, đấu nối tổ hợp ắc quy với các phụ tải, đấu nối một số mạch điện thông thường của các mạch thắp sáng; lắp mạch chỉnh lưu, mạch động cơ - máy phát, mạch điện lạnh; hòa đồng bộ hai tổ máy phát điện. Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vẽ được sơ đồ nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các mạch điện đơn giản; đấu nối được ắc quy với nhau, đấu nối được tổ hợp ắc quy với các phụ tải; đấu nối được một số mạch điện thông thường của các mạch thắp sáng; lắp ráp được mạch chỉnh lưu, mạch động cơ - máy phát, mạch điện lạnh; hòa đồng bộ được hai tổ máy phát điện. Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã học xong các học phần Động cơ Diesel tàu thuỷ; Điện tàu thuỷ. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Điều 6. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ ngay các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Tài liệu, chứng cứ ban đầu người khởi kiện phải nộp cho Tòa án là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hợp đồng bảo lãnh, phụ lục hợp đồng bảo lãnh (nếu có). Trong quá trình giải quyết vụ án người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. | 0 |
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin gì về dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? | Khoản 2.2. Nội dung chi phí cho việc thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm: - Chi phí thăm dò và nghiên cứu khu vực nơi xây dựng công trình nhằm xác định việc khai quật khảo cổ. - Chi phí cho công việc khai quật, khảo cổ tại công trường. - Chi phí nghiên cứu, chỉnh lý, phân loại di tích, di vật. - Chi phí cho công tác di dời di tích, di vật. - Chi phí bảo quản, bàn giao di tích, di vật. - Chi phí báo cáo, nghiệm thu kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ. - Chi phí cần thiết khác cho việc thăm dò, khai quật khảo cổ. Tuỳ theo tính chất công việc, nội dung các chi phí trên có thể bao gồm các chi phí: thuê chuyên gia khoa học, chuyên gia kỹ thuật; thuê nhân công; thuê máy thi công; mua sắm trang thiết bị máy móc cần thiết, nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ khảo cổ và các chi phí khác. | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | "Điều 7. Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo." | 1 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | "Điều 25. Vi phạm quan điểm chính trị và chính trị nội bộ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
[...] c) Dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
[...] 2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
[...] 3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: [...]" | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | "Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
[...] 8. Kỷ luật tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan để kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó và phải ghi vào lý lịch đảng viên; đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định. Đảng viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến vi phạm của tổ chức đảng cũng phải ghi rõ vào lý lịch đảng viên. [...]" | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | "Điều 36.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm :
1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.
Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.
5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.
6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ." | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | Khoản 1. Các đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với KBNN cấp huyện có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên trong 01 lần thanh toán, thì thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi KBNN cấp huyện mở tài khoản. Cụ thể:
a) Đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác thông tin (họ tên; địa chỉ; số và ngày cấp chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) của người nhận tiền mặt (cán bộ công chức của đơn vị) trên các chứng từ đề nghị thanh toán gửi KBNN.
b) KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, nếu phù hợp thì chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để đề nghị ngân hàng thương mại cung cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN. Trên chứng từ rút tiền mặt của KBNN phải ghi đầy đủ các thông tin về người nhận tiền của đơn vị nêu tại Khoản 1 Điều này.
c) Căn cứ chứng từ rút tiền mặt do KBNN chuyển đến và chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của người nhận tiền), ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản làm thủ tục cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN (thông qua người nhận tiền của đơn vị); đồng thời, báo Nợ cho KBNN theo quy trình thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và ngân hàng thương mại. | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | Khoản 3. Tổ chức tập huấn
a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý;
b) Công an cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý. | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | Khoản 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, xây dựng Chỉ thị về thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết này. | 0 |
Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng bao gồm những hình thức nào? | “1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.” | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "2.1. Đèn biển
2.1.1. Tác dụng
2.1.1.1. Báo hiệu nhập bờ
Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.
2.1.1.1.1. Báo hiệu hàng hải ven biển
Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hướng và xác định vị trí.
2.1.1.1.2. Báo hiệu cửa sông, cửa biển
Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học...; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và xác định vị trí.
2.1.2. Phân cấp
2.1.3. Các thông số kỹ thuật
2.1.3.1. Vị trí xây dựng
- Đèn cấp I: Đặt gần tuyến hàng hải quốc tế hoặc trên các khu vực biển chuyển tiếp từ tuyến hàng hải quốc tế vào tuyến hàng hải ven biển. Có vị trí thuận lợi để người đi biển có thể quan sát được từ ngoài khơi xa. Có độ cao đủ lớn để không bị che khuất từ phía biển.
- Đèn cấp II: Đặt gần tuyến hàng hải ven biển, tại những vị trí dễ quan sát từ ngoài biển, cách các tuyến hàng hải ven biển không quá 20 hải lý. Có độ cao đủ lớn để không bị che khuất từ phía biển.
- Đèn cấp III: Đặt tại cửa sông, cửa biển gần lối vào các tuyến luồng biển hoặc tại các chướng ngại vật ngầm hay các khu vực đặc biệt (neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, khu vực chuyển tải, ngư trường, khu vực thăm dò, nghiên cứu khoa học).
2.1.3.2. Kích thước tối thiểu của tháp đèn (tính bằng mét) | 1 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "1.3.1. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền." | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Bất cứ tàu thuyền nào, khi xét thấy cần phải kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác, thì có thể phát những tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng không lẫn với bất kỳ một tín hiệu nào đã quy định tại các điều của Thông tư này, hoặc có thể chiếu đèn pha về phía có nguy cơ đe doạ, nhưng không được gây trở ngại cho tàu thuyền khác. Bất kỳ đèn nào sử dụng để kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác đều không được gây nhầm lẫn với bất kì thiết bị trợ giúp hàng hải nào. Với mục đích của Điều này cần phải tránh sử dụng đèn chiếu sáng gián đoạn hoặc đèn chiếu sáng quay vòng với cường độ ánh sáng cực mạnh (như các đèn xung lượng). | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "1.6. Phân loại báo hiệu hàng hải
1.6.1. Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện) và các báo hiệu hàng hải khác;
1.6.2. Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác;
1.6.3. Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác." | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | 1. Chữ ký số sử dụng trong các GDĐT với KBNN (trừ chữ ký số trong trong thanh toán điện tử liên ngân hàng quy định tại Khoản 3 Điều này) là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
2. Việc sử dụng chữ ký số giữa các đơn vị giao dịch với KBNN được thực hiện theo quy định sau:
a) Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các GDĐT với KBNN, các đơn vị giao dịch phải thông báo chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc đơn vị giao dịch tham gia GDĐT với KBNN. Chữ ký số của các cá nhân tham gia GDĐT với KBNN phải gắn với từng chức danh tham gia và theo từng loại giao dịch cụ thể.
Chữ ký số được thông báo để ký chức danh chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ nhất): kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ hai) trên các chứng từ chuyển tiền qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phải là chữ ký số tương ứng của người đã được KBNN chấp thuận ký chữ ký thứ nhất và ký chữ ký thứ hai trong hồ sơ mở và sử dụng tài khoản của đơn vị giao dịch theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 61/2014/TT-BTC).
Số lượng chữ ký số thông báo cho chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ hai không được vượt quá số lượng người ký chữ ký tương ứng quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC.
b) Trường hợp thay đổi các thông tin đã thông báo, gia hạn, tạm dừng hoặc thay đổi chứng thư số; thay đổi cặp khóa, các đơn vị tham gia GDĐT phải có thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với KBNN.
3. Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN (Trung ương) và KBNN cấp tỉnh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán song phương điện tử tập trung và trao đổi dữ liệu về thu NSNN giữa các đơn vị KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thay đổi các thông tin liên quan đến công thức chữ ký số, chứng thư số nhân danh hệ thống mình, thì bên có thay đổi phải thông báo cho bên kia chậm nhất trước một (01) tháng kể từ thời điểm áp dụng thay đổi.
5. Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Việc sử dụng chữ ký số trong GDĐT giữa KBNN với các tổ chức khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng tổ chức đó.
7. Việc sử dụng chữ ký số giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính về trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình thu, chi NSNN được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
8. Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch thanh toán điện tử liên kho bạc và các GDĐT khác (nếu có) trong nội bộ hệ thống KBNN do Tổng Giám đốc KBNN quy định. Trường hợp KBNN đã triển khai công nghệ sinh trắc học, thì KBNN được phép sử dụng công nghệ sinh trắc học thay thế chữ ký số trong các GDĐT trong nội bộ KBNN. | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Đối tượng khen thưởng đột xuất
1. Khen thưởng cấp Nhà nước:
- Cá nhân đang công tác trong Tòa án nhân dân.
- Tập thể các đơn vị cấp Vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp.
2. Khen thưởng của Tòa án nhân dân:
- Cá nhân đang công tác trong Tòa án nhân dân.
- Tập thể các đơn vị cấp Vụ, Phòng và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
- Tập thể, cá nhân ngoài Tòa án nhân dân. | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Điều 11. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên
1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được Tổ trưởng Tổ thẩm phán phân công gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp các văn bản tố tụng trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại các điều 35, 36, 40, 43, 84, 85, 86, 92, 95, 109 và 114 của Luật phá sản.
2. Khi giải quyết vụ việc phá sản, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Tổ trưởng Tổ thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công phải gửi văn bản đề nghị và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự. | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã." | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Trong trường hợp thiết bị đèn dự phòng không đảm bảo theo quy định nêu trên thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
2.1.3.4. Màu bên ngoài của tháp đèn:
Phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt thường và được lựa chọn sao cho độ tương phản với nền phía sau tháp đèn lớn hơn hoặc bằng 0,6 (tra bảng Phụ lục 1).
2.1.3.5. Đặc tính ánh sáng ban đêm:
Ánh sáng sử dụng cho đèn biển là ánh sáng trắng, có đặc tính được quy định tại mục 2.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Trong phạm vi 70 hải lý, đặc tính ánh sáng của các đèn biển không được trùng lặp." | 1 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "1.3.1. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền." | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Bất cứ tàu thuyền nào, khi xét thấy cần phải kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác, thì có thể phát những tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng không lẫn với bất kỳ một tín hiệu nào đã quy định tại các điều của Thông tư này, hoặc có thể chiếu đèn pha về phía có nguy cơ đe doạ, nhưng không được gây trở ngại cho tàu thuyền khác. Bất kỳ đèn nào sử dụng để kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác đều không được gây nhầm lẫn với bất kì thiết bị trợ giúp hàng hải nào. Với mục đích của Điều này cần phải tránh sử dụng đèn chiếu sáng gián đoạn hoặc đèn chiếu sáng quay vòng với cường độ ánh sáng cực mạnh (như các đèn xung lượng). | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | "1.6. Phân loại báo hiệu hàng hải
1.6.1. Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện) và các báo hiệu hàng hải khác;
1.6.2. Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác;
1.6.3. Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác." | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Điều 14. Nguyên tắc cấp phép
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình đến giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thì cấp một giấy phép.
4. Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép. | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | 1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng được điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Trình tự, thủ tục cử đoàn ra
1. Đối tượng được xét duyệt cử ra nước ngoài công tác:
a) Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế thuộc Bộ hoặc những người lao động theo chế độ hợp đồng từ một năm trở lên và do đơn vị trực tiếp quản lý và trả lương;
b) Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung học trực thuộc Bộ;
c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đã được giải quyết nghỉ chế độ nhưng do yêu cầu nhiệm vụ cần thiết có thể được Bộ trưởng cử đi nước ngoài công tác nếu đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và đủ sức khoẻ tham gia chuyến công tác;
d) Các nhà hoạt động văn hóa, các nghệ sỹ, nghệ nhân, vận động viên, những người hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao và những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch không thuộc biên chế nhà nước được Bộ mời tham gia các đoàn đi công tác nước ngoài phục vụ các hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch do Bộ tổ chức ở nước ngoài.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng tuân thủ theo các quy định của về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các văn bản liên quan của Bộ.
... | 0 |
Báo hiệu hàng hải là đèn biển cần đáp ứng những quy định kỹ thuật nào? | Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
1. Hồ sơ trình thẩm định nội bộ gồm:
a) Tờ trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gửi 15 bộ hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản của mình hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để tổ chức thẩm định nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công. Thời gian thẩm định nội bộ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án theo nội dung thẩm định nội bộ. | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | "Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
...
2. Việc triệu tập người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện như sau:
...
c) Nội dung buổi làm việc và cam kết chấp hành án thực hiện như sau:
Công an cấp xã thông báo quyết định của Tòa án, các quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nghĩa vụ của người chấp hành án, các quy định của địa phương và các nội dung có liên quan đến việc chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án viết bản tự khai lý lịch và bản cam kết chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi, bản cam kết phải có xác nhận của người đại diện của người chấp hành án. Kết thúc buổi làm việc, tiến hành lập biên bản, có chữ ký của những người trong thành phần tham gia buổi làm việc; báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về kết quả việc triệu tập và cam kết chấp hành án." | 1 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | "Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
1. Việc triệu tập người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người được hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện triệu tập người chấp hành án đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục thi hành án và cam kết việc chấp hành án, chấp hành pháp luật theo đúng thời hạn quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi thì triệu tập thêm người đại diện của người chấp hành án cùng tham gia buổi làm việc.
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện gửi giấy triệu tập cho người được triệu tập, đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cử đại diện tham gia buổi làm việc của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đối với người chấp hành án.
c) Thành phần buổi làm việc với người chấp hành án gồm: Cán bộ cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (chủ trì), đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Công an cấp xã, người đại diện của người chấp hành án trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi." | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | 1. Trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ đã có quyết định thi hành án, nhưng chưa chấp hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án cư trú hoặc làm việc tự mình hoặc theo đề nghị của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Toà án cùng cấp xét miễn chấp hành án.
2. Trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ đang chấp hành án nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này và có đơn xin miễn chấp hành án thì Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp hoặc Thủ trưởng đơn vị quân đội phải tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc làm việc xem xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cho họ.
Cuộc họp xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì với thành phần tham gia gồm: Đại diện Mặt trận tổ quốc, Công an, Tư pháp cấp xã và sự có mặt của người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án; Cuộc họp xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của đơn vị quân đội do Thủ trưởng hoặc phó Thủ trưởng đơn vị quân đội chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện các tổ chức đoàn thể trong đơn vị quân đội và sự có mặt của người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án.
3. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bao gồm:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật;
c) Văn bản đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội;
d) Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lập công (nếu có);
đ) Văn bản kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo (nếu có).
4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét, đề nghị bằng văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội gửi Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực để xem xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Thi hành án hình sự đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định. | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | Thủ tục xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.
Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.
2. Trình tự, thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.
b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
d) Hội đồng thảo luận và quyết định.
3. Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
b) Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
4. Nội dung quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;
e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;
g) Quyết định của Tòa án;
h) Hiệu lực thi hành.
5. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án. | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt TK quay
- Liệt TK chày sau
- Liệt TK mác chung
- Co cứng cơ bệnh lý
- Tổn thương gân bệnh lý hoặc chấn thương không hồi phục
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương phần mềm viêm nhiễm
- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề, nhiều nốt phỏng...
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
- Tổn thương ĐRTK cánh tay, thắt lưng cùng, nhiều dây TK phối hợp. | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | Điều 11. Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên
1. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý.
2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu chuyên môn.
3. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của chương trình đào tạo; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo.
4. Giảng viên, giáo viên được đánh giá năng lực và được hỗ trợ, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; được đánh giá năng lực; được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên bảo đảm đúng quy định, công khai và minh bạch. | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của trung tâm;
c) Các trường hợp vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học thì có quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
... | 0 |
Tại buổi làm việc với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm những nội dung gì? | 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên.
a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;
b) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;
c) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;
d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Mạng lưới tư vấn viên
a) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đối với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);
c) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc.. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | "Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực." | 1 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | “Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.” | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | “Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
...
h. Phí, lệ phí
- Phí thẩm định cấp giấy phép[17]:
+ Xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm phóng xạ trên trung bình: 3.500.000 đồng/1 nguồn hoặc 1 lô nguồn để sử dụng trong 1 thiết bị.
+ Xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm phóng xạ trung bình: 1.000.000 đồng/1 nguồn.
+ Xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm phóng xạ dưới trung bình: 500.000 đồng/1 nguồn.
- Lệ phí cấp giấy phép: Không.
... | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Khoản 3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Điều 11. Thời hạn trả lời hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân đăng ký kinh doanh có trách nhiệm đăng ký con dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản.
2. Trường hợp không chấp nhận việc đăng ký dấu nghiệp vụ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Khoản 3. Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó trong các trường hợp xảy ra sự cố sau: - Mất thuốc phóng xạ; - Đổ thuốc phóng xạ gây nhiễm bẩn; - Để người không có phận sự ở trong phòng phân liều thuốc phóng xạ khi đang làm việc; - Sử dụng nhầm liều, nhầm loại thuốc phóng xạ, nhầm người bệnh, chuẩn liều thuốc phóng xạ sai; - Cháy nổ phòng lưu giữ thuốc phóng xạ, kho lưu giữ thuốc phóng xạ, chất thải phóng xạ; - Vỡ, rò rỉ bể lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ lỏng.
b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều hấp thụ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với người bệnh bị cho uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ nhầm hoặc sai so với chỉ định của bác sỹ có khả năng gây ra liều chiếu xạ đối với người bệnh lớn hơn đáng kể so với mức liều dự kiến; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công chúng và môi trường trong các trường hợp sự cố;
c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong các trường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;
d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;
đ) Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | "Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định." | 1 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | “Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.” | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | “Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
...
34. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
..
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);
+ Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
... | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Khoản 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau: “2. Trường hợp xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thì dự thảo Quyết định không khởi tố vụ án hình sự kèm theo Bản báo cáo kết thúc việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, cùng hồ sơ, tài liệu liên quan báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công (hoặc được ủy quyền); Cấp trưởng hoặc Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân được phân công (hoặc được ủy quyền) duyệt, ký ban hành. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân phải gửi Quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền”. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Điều 20. Trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến bí mật nhà nước
1. Trình tự làm việc của Hội đồng tư vấn thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Các ủy viên của Hội đồng tư vấn đánh giá đề xuất đặt hàng thông qua phiếu đánh giá trên bản giấy ngay tại phiên họp theo các mẫu quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư này. Việc giao, nhận lưu trữ phiếu đánh giá được thực hiện theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Các biểu, mẫu thực hiện có liên quan khác được giao, nhận và lưu trữ bằng bản giấy theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. | 0 |
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không? | Khoản 2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định, gồm:
a) Phương tiện đo độ dài;
b) Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
c) Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh;
d) Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở;
đ) Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh;
e) Phương tiện đo độ ồn;
g) Phương tiện đo nồng độ khí thải;
h) Phương tiện đo độ sâu của nước;
i) Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước. | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
..
2. Trong lĩnh vực thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện;
d) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo;
e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
g) Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật này;
h) Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra mà Chánh Thanh tra Bộ không nhất trí với chỉ đạo của Bộ tưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
i) Kiến nghị Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Thanh tra Chính phủ được phát hiện qua thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra;
l) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra, trừ trường hợp đã kiến nghị theo quy định tại điểm i và điểm k khoản này;
m) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra;
n) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. | 1 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao.
3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra Bộ. | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Tổng cục, Cục giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, báo cáo Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục trong kế hoạch thanh tra của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | "Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổ chức triển khai Định hướng chương trình thanh tra;
c) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;
d) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó ban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra." | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Khoản 2.4.4.18 Đối với đầu phun khí chữa cháy loại có nhiều lỗ phun với đường kính nhỏ hơn 3 mm, phải có lưới lọc để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của đầu phun khí. 2.4.4.18 Đối với đầu phun khí chữa cháy loại có nhiều lỗ phun với đường kính nhỏ hơn 3 mm, phải có lưới lọc để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của đầu phun khí.
a) Phương tiện chữa cháy di động (xe chữa cháy bằng bột hoặc Môdun bột chữa cháy); a) Các thiết bị, phụ kiện (khóa van...) công nghệ bố trí trên mái bồn khí đốt công nghệ lạnh (loại không có áp suất); a) Đảm bảo việc phun bột chữa cháy (thông qua các lăng phun bột chuyên dụng, đầu phun bột cố định) cho phía trên mái bồn (nơi có bố trí thiết bị công nghệ, thiết bị an toàn) và nơi bố trí bơm xuất, nhập khí cho bồn; a) Phương tiện chữa cháy di động (xe chữa cháy bằng bột hoặc Môdun bột chữa cháy); a) Các thiết bị, phụ kiện (khóa van...) công nghệ bố trí trên mái bồn khí đốt công nghệ lạnh (loại không có áp suất); a) Đảm bảo việc phun bột chữa cháy (thông qua các lăng phun bột chuyên dụng, đầu phun bột cố định) cho phía trên mái bồn (nơi có bố trí thiết bị công nghệ, thiết bị an toàn) và nơi bố trí bơm xuất, nhập khí cho bồn;
b) Hệ thống chữa cháy cố định bằng bột (điều khiển tự động hoặc bằng tay); b) Các thiết bị công nghệ của cảng xuất, nhập khí đốt. b) Các lăng phun bột cần bố trí trên các tháp, giá đỡ để đảm bảo chiều cao, tầm phun xa và bố trí ở phía ngoài đê bao bảo vệ của nhóm bồn bể chứa. b) Hệ thống chữa cháy cố định bằng bột (điều khiển tự động hoặc bằng tay); b) Các thiết bị công nghệ của cảng xuất, nhập khí đốt. b) Các lăng phun bột cần bố trí trên các tháp, giá đỡ để đảm bảo chiều cao, tầm phun xa và bố trí ở phía ngoài đê bao bảo vệ của nhóm bồn bể chứa.
c) Các bình bột chữa cháy (di động hoặc xách tay). c) Các bình bột chữa cháy (di động hoặc xách tay). | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
a) Điểm a khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính được thống kê theo quy định tại Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ ngày 22 tháng 12 năm 1993 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV và danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm: - Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; - Ngành thủy sản; - Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến; - Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; - Ngành xây dựng; trừ các công trình xây dựng: Công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; công trình xây dựng và sửa chữa nhà ở để bán và cho thuê; công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế không được hỗ trợ lãi suất; - Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; - Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ; - Các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động mà chu kỳ sản xuất – kinh doanh trên 12 tháng thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm này.”
b) Bổ sung khoản 4 như sau: “4. | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Khoản 7. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. | 0 |
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra? | Khoản 5. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng. | 0 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.