query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Thân nhân của Công an nhân dân được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế gồm có những ai? | Tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
...
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
... | 0 |
Thân nhân của Công an nhân dân được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế gồm có những ai? | Xét, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng và bảng điểm
1. Người học được cơ sở giáo dục đại học xét, công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Hoàn thành chương trình ĐTTX, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định; đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học.
2. Căn cứ vào các điều kiện tốt nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng cho người học đã đủ các điều kiện tốt nghiệp theo quy định. Hình thức ĐTTX được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.
3. Việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bảng điểm cấp cho người học phải ghi rõ tên các học phần được công nhận và miễn trừ, số tín chỉ tương ứng của từng học phần được miễn trừ. | 0 |
Thân nhân của Công an nhân dân được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế gồm có những ai? | Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo triển khai và giám sát việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trên địa bàn.
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trên địa bàn.
3. Tổng hợp, báo cáo định kỳ báo cáo định kỳ (6 tháng, báo báo năm) và đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trên địa bàn. | 0 |
Thân nhân của Công an nhân dân được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế gồm có những ai? | Đối tượng và điều kiện bảo lãnh để vay vốn
1. Đối tượng được cấp bảo lãnh để vay vốn, bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư thực hiện các dự án thương mại hóa công nghệ sau khi được phát triển trong Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác phục vụ các chương trình ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội.
2. Điều kiện bảo lãnh để vay vốn
a) Thuộc đối tượng vay vốn theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có dự án với mục tiêu, nội dung, hồ sơ công nghệ và sản phẩm cụ thể đáp ứng mục đích hoạt động của Quỹ quy định tại Điều 3 Điều lệ này;
c) Đủ nguồn lực để thực hiện dự án;
d) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% vốn đầu tư tham gia dự án tại thời điểm Quỹ thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh để vay vốn;
đ) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, chủ đầu tư không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
... | 1 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
...
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
... | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước.
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước
a) Chủ trì các kỳ họp và giải quyết công việc của Hội đồng Giáo sư nhà nước giữa hai kỳ họp;
b) Quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước;
c) Quyết định thành lập và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng và các thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành;
d) Quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế những Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành không còn đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định này;
đ) Phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành hoạt động;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở;
g) Ban hành nghị quyết, ký quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư;
h) Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước với tư cách thành viên của Hội đồng. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm.
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
5. Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy, tài khoản riêng và địa điểm làm việc riêng. Kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Hội đồng Giáo sư nhà nước có bộ phận giúp việc là Văn phòng và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành; Hội đồng giáo sư cơ sở và Văn phòng hội đồng giáo sư nhà nước. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Điều 8. Chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị. Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) có trách nhiệm thông báo chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp:
1. Người nộp đơn có văn bản đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo hộ;
2. Hết thời hạn có hiệu lực của Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, người nộp đơn không có văn bản đề nghị gia hạn;
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | b) Trung tâm đổi mới sáng tạo khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển tại trung tâm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 8 Điều này;
d) Dự án thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển.
7. Trung tâm đổi mới sáng tạo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chức năng hỗ trợ, phát triển, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
b) Có một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gồm: phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mẫu; cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cho doanh nghiệp để thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu; có hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và mặt bằng tổ chức sự kiện, trưng bày, trình diễn công nghệ, sản phẩm đổi mới sáng tạo;
c) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp hoạt động tại trung tâm; có mạng lưới chuyên gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp.
8. Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này là một trong các dự án sau:
a) Sản xuất sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại di động, điện toán đám mây; sản xuất dòng, giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới; tiến bộ kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Sản xuất sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hoàn thiện công nghệ; sản xuất sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
c) Dự án của các doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp văn hóa hình thành từ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Chứng nhận pháp lý đất và các quyền lợi từ tCERs/ICERs được ban hành cho CPA >> A.13. Đánh giá sự thích hợp của đất >> A.14. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn >> A.15. Tài trợ công cho CPA >> A.16. Xác nhận CPA >> A.17. Phân chia CPA >> PHẦN B. Phân tích môi trường B.1. Phân tích các tác động môi trường >> B.2. Đánh giá tác động môi trường >> PHẦN C. Các tác động kinh tế - xã hội C.1. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội >> C.2. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội >> PHẦN D. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương D.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương >> D.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được >> D.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được >> PHẦN E. Tính hợp lý của CPA và ước tính lượng giảm phát thải E.1. Tên và tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt >> E.2. Áp dụng (các) phương pháp luận >> E.3. Các bể chứa các-bon và các khí nhà kính Các bể chứa các-bon Đã chọn lựa? Chứng minh/ Giải thích … … … E.4. Nhận dạng địa tầng >> E.5. Mô tả kịch bản cơ sở >> E.6. Chứng minh tính hợp lý của CPA >> E.7. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ E.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận >> E.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định (Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số) Dữ liệu/Thông số Đơn vị Mô tả Nguồn dữ liệu (Các) Giá trị được áp dụng Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng Mục đích của dữ liệu Nhận xét bổ sung E.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ >> E.7.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ Năm Lượng khí nhà kính được hấp thụ đường cơ sở (tCO2e) Lượng khí nhà kính được hấp thụ dự án (tCO2e) Rò rỉ (tCO2e) Lượng khí nhà kính được hấp thụ (tCO2e) Lượng khí nhà kính được hấp thụ tích lũy (tCO2e) Năm A Năm B Năm C Năm Tổng Tổng số năm tín dụng Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng E.8. Ứng dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát E.8.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát (Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số) Dữ liệu/Thông số Đơn vị Mô tả Nguồn dữ liệu Các giá trị được áp dụng Chọn lựa dữ liệu hoặc phương pháp đo lường và các quy trình Tần suất quan trắc Quy trình QA/QC Mục đích của dữ liệu Bình luận bổ sung E.8.2. | 0 |
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước? | Sửa đổi khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ như sau:
“3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ gồm:
1. Bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
a) Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức).
b) Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
c) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của người tham gia hoạt động dịch vụ (đối với tổ chức).
d) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
2. Danh sách người hành nghề lưu trữ (đối với tổ chức).
3. Tài liệu chứng minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.” | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án
1. Việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan.
2. Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện việc miễn, giảm thi hành án. | 1 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
...
4. Trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị trước hoặc trong phiên họp xét kháng nghị thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét kháng nghị. Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm. | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án
1. Thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án được xác định như sau:
a) Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở, có thẩm quyền xét đề nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án bị Viện kiểm sát kháng nghị;
c) Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
2. Trình tự, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự. | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
1. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt;
2. Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự;
3. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm;
4. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
5. Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | “Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
- Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.” | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | Điều 8. Định mức lao động
1. Nội dung công việc Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo tổng chất rắn hoà tan (TDS) bao gồm các bước: chuẩn bị, tiến hành và xử lý chung. Chi tiết các bước thực hiện quy định tại Phương tiện đo tổng chất rắn hòa tan - Quy trình kiểm định (ĐLVN 80:2017).
2. Định biên Bảng 11. Quy định định biên lao động theo bước công việc TT Công việc KS1 KS2 KS3 Nhóm 1 Chuẩn bị 1 1 2 2 Tiến hành 1 2 3 3 Xử lý chung 1 1
3. Định mức ĐVT: công nhóm/PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn. Bảng 12. Quy định mức lao động theo bước công việc TT Công việc Định mức 1 Chuẩn bị 0,15 2 Tiến hành 0,86 2.1 Kiểm tra bên ngoài 0,07 2.2 Kiểm tra kỹ thuật 0,05 2.3 Kiểm tra đo lường 0,74 a Kiểm tra độ sai số 0,28 b Kiểm tra độ lặp lại 0,25 c Kiểm tra độ ổn định theo thời gian 0,21 3 Xử lý chung 0,65 | 0 |
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? | 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.”
3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất. | 1 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Lãi suất cho vay qua đêm
1. Lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay qua đêm quy định tại thời điểm phát sinh khoản vay; lãi suất áp dụng đối với lãi vay qua đêm chậm trả là 10%/năm. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
...
4. Mức cho vay:
a) Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;
b) Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
5. Thời hạn vay:
a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
c) Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
d) Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại Điểm a, b và c Khoản này thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
6. Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay.
7. Lãi suất vay:
a) Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ;
b) Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.
8. Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư. Số tiền giải ngân từng đợt căn cứ vào khối lượng hoàn thành công trình theo điểm dừng kỹ thuật. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Điều 4. Mức lãi suất cho vay
1. Mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm.
2. Mức lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6%/năm.
3. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.
4. Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay nêu tại Điều này tối đa 10 năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại và 5 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp, nhưng không vượt quá thời điểm 01/06/2023. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Điều 22. Lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án quy hoạch trước khi trình phê duyệt
1. Các dự án cần lấy ý kiến:
a) Các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
3. Hồ sơ do Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến bao gồm:
a) Văn bản gửi lấy ý kiến của cơ quan tổ chức lập quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ;
d) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
đ) Bản giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan đóng góp cho quy hoạch (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
e) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 7).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản về những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | - Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đưa thông tin chính xác và kịp thời về các chủ trương, chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả, để hướng dẫn dư luận; xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tiêu cực, không đáng có đến ổn định vĩ mô nền kinh tế, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Các cơ quan nhà nước chủ động cung cấp kịp thời các thông tin chính xác, đầy đủ và có trách nhiệm cho các cơ quan thông tin đại chúng. - Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính đã được thông qua theo Đề án 30; triển khai tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng Chiến lược cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; tăng cường kiểm tra trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xem xét xử lý kịp thời, hiệu quả những bức xúc của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, triệt để thực hành tiết kiệm, trước hết là trong sử dụng năng lượng, nước, tài nguyên, khoáng sản, tiền vốn và tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và của người dân. - Các bộ, cơ quan tập trung rà soát, chỉ đạo quyết liệt việc soạn thảo và hoàn chỉnh dự thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các thành viên Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị tích cực và đầy đủ nội dung các vấn đề mà Đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm để giải trình và trả lời chất vấn trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII.
b) Chính phủ thống nhất nhận định, thời gian 03 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới chưa đủ để đánh giá toàn diện tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam, tuy nhiên qua đó đã chứng minh tính đúng đắn của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” (Nghị quyết số 08-NQ/TW) và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương. Về cơ bản, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã đem lại những kết quả tích cực, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trên con đường phát triển và đem lại nhiều bài học trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và toàn diện của nước ta. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo và Tờ trình Bộ Chính trị về tình hình sau 03 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2011 – 2020. | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | Điều kiện niêm yết cổ phiếu của các công ty đại chúng hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách và các trường hợp cơ cấu lại khác
...
2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập trên Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Trường hợp các công ty tham gia sáp nhập đều là công ty niêm yết, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của các công ty tham gia sáp nhập;
b) Trường hợp các công ty tham gia sáp nhập đều là công ty niêm yết, trong đó có ít nhất 01 công ty bị lỗ liên tục trong 02 năm liền trước năm sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi có ROE dương căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, một trong các công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết và tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị dưới 35% tổng tài sản của công ty nhận sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi công ty nhận sáp nhập không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
d) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, một trong các công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết và tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom); trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty nhận sáp nhập cho 02 năm liền trước năm sáp nhập;
đ) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết, nhưng công ty nhận sáp nhập đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị nhỏ hơn 35% tổng tài sản của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty nhận sáp nhập;
e) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết, nhưng công ty nhận sáp nhập đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên:
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho 02 năm liền trước năm sáp nhập (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm sáp nhập);
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho năm liền trước năm sáp nhập và báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty nhận sáp nhập (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm sáp nhập);
- Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm sáp nhập);
g) Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này | 0 |
Lãi suất vay ngân hàng để mua nhà chung cư là bao nhiêu? | 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 7 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
3. Đối với hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì giải quyết theo quy định sau đây:
a) Người xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không phải làm lại hồ sơ đã nộp, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Trường hợp hồ sơ đã nộp không phù hợp về hình thức giao đất, thuê đất; về đối tượng xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép so với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ để được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
...
2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của MobiFone để thế chấp, cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Quy chế này.
3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan. | 1 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó thẩm quyền quyết định phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi thực hiện theo quy định về thẩm quyền đối với Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | 1. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản do chủ sở hữu đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Hội đồng quản trị xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của chủ sở hữu trước khi quyết định đối với các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; nhượng bán, thanh lý tài sản sau:
a) Các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; nhượng bán, thanh lý tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% vốn điều lệ của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
b) Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin làm thay đổi mô hình tổ chức hoạt động giao dịch, đăng ký lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
3. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê tài sản thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Việc quản lý tài sản bao gồm khấu hao tài sản cố định, kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản, thế chấp, cầm cố tài sản, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; việc quản lý nợ phải thu, phải trả, chênh lệch tỷ giá thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
1. Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án mua nợ theo giá trị thị trường kèm theo Phương án mua nợ theo giá trị thị trường theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của năm sau.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể của Công ty Quản lý tài sản, tình hình thị trường và yêu cầu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được chấp thuận khi cần thiết. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy hoạch sử dụng kênh tần số cho phát thanh FM, bao gồm việc bố trí và quy định điều kiện sử dụng kênh tần số cho phát thanh FM băng tần 87-108 MHz và quy định điều kiện sử dụng tần số đối với các đài truyền thanh không dây, các đài phát lại phát thanh FM.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng kênh tần số phát thanh FM. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Khoản 2.4.1. Khung xe phải đảm bảo đủ bền trong điều kiện hoạt động bình thường. 2.4.2. Xe chở công-ten-nơ phải lắp đặt các chốt hãm để giữ công-ten-nơ với sàn xe. Số lượng và vị trí của các chốt hãm phải phù hợp với loại công-ten-nơ chuyên chở. 2.4.3. Xe có khối lượng toàn bộ từ 8 tấn trở lên phải lắp rào chắn bảo vệ ở hai bên và phía sau xe thoả mãn các điều kiện sau: 2.4.3.1. Đối với rào chắn bảo vệ hai bên: - Khoảng hở từ điểm đầu của rào chắn đến các bánh xe trước của rơ moóc (hoặc chân chống của sơ mi rơ moóc) và khoảng cách giữa điểm cuối của rào chắn đến các bánh xe sau không được lớn hơn 400 mm; - Cạnh phía trên của rào chắn không được thấp hơn 700 mm tính từ mặt đường. Nếu khoảng hở giữa thân xe và mặt đường nhỏ hơn 700 mm thì không cần lắp rào chắn; - Khoảng cách từ cạnh thấp nhất của rào chắn tới mặt đường không được lớn hơn 500 mm ; 2.4.3.2. Đối với rào chắn phía sau xe: - Chiều rộng của rào chắn không được vượt quá chiều rộng toàn bộ của xe. Khoảng cách giữa hai điểm đầu của rào chắn đến mặt phẳng chứa hai thành bên không được lớn hơn 100 mm, đến mặt phẳng chứa thành sau của xe không được lớn hơn 305 mm, như thể hiện trong Hình 2. Hình 2: Minh họa yêu cầu đối với rào chắn phía sau - Khoảng cách từ cạnh thấp nhất của rào chắn tới mặt đường không được lớn hơn 560 mm; | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | 1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho yêu cầu quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí cho hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của mình. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Điều 5. Nguyên tắc, yêu cầu ban hành và thực hiện chế độ báo cáo. Việc ban hành, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện theo quy định của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP , các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định tại Thông tư này. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Huy động vốn
...
6. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:
a) Hội đồng thành viên quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên Báo cáo tài chính quý hoặc Báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định tại Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy chế phân cấp nội bộ của TKV phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Trường hợp TKV có nhu cầu huy động vốn vượt mức quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên báo cáo Ủy ban xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
7. TKV không được huy động vốn vào các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
... | 1 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó thẩm quyền quyết định phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi thực hiện theo quy định về thẩm quyền đối với Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | 1. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản do chủ sở hữu đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Hội đồng quản trị xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của chủ sở hữu trước khi quyết định đối với các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; nhượng bán, thanh lý tài sản sau:
a) Các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; nhượng bán, thanh lý tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% vốn điều lệ của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
b) Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin làm thay đổi mô hình tổ chức hoạt động giao dịch, đăng ký lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
3. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định; mua, bán tài sản; thuê, cho thuê tài sản thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Việc quản lý tài sản bao gồm khấu hao tài sản cố định, kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản, thế chấp, cầm cố tài sản, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; việc quản lý nợ phải thu, phải trả, chênh lệch tỷ giá thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
1. Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án mua nợ theo giá trị thị trường kèm theo Phương án mua nợ theo giá trị thị trường theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của năm sau.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể của Công ty Quản lý tài sản, tình hình thị trường và yêu cầu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được chấp thuận khi cần thiết. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | "Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
..
e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;" | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Khoản 5. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình cung cấp dịch vụ điều hành bay đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
1. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, phải có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi.
3. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi;
b) Thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc;
c) Chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc;
e) Các nội dung khác.
4. Việc ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành. | 0 |
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định? | Khoản 3. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án phát hành trái phiếu đồng thời kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | "1.2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:
...
- Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv." | 1 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang. | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | " Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động." | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | "Điều 17. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền" | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2021.
2. Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra
1. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hằng năm của cơ sở giáo dục.
2. Công tác tài chính, quản lý và sử dụng tài sản; xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục; việc thu chi các khoản đóng góp của người học, các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học trong cơ sở giáo dục.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục. | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Mục 3 Chương II; Điều 21; khoản 1, khoản 2 Điều 43; Điều 44; Quy định về chuẩn y nhân sự tại các Điều 16, 46, 47, 48, 49, 50, 51 Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại;
b) Quy định về chuẩn y nhân sự tại Mục II Phần III; Mục III Phần III; Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Quyết định số 14/2006/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phi ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 5 năm 2003. | 0 |
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không? | Điều 17. Thông báo về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo công khai việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia trên công báo, trên website của Bộ Tài chính trong thời hạn tối thiểu ba mươi ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ. | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Phòng, chống gian lận bảo hiểm
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận bảo hiểm.
... | 1 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | "Điều 121. Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm." | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm trong việc kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm khi thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định này. | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | "Điều 123. Phòng, chống gian lận bảo hiểm
1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống gian lận bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm; trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm." | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
...
4. Thủ tục chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại
...
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
...
* Đối với thành lập Văn phòng đại diện ở nước ngoài:
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
+ Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;
+ Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;
+ Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2013 của NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại;
... | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Điều 13.
1. Hội đồng nhân dân bầu Ban kiểm phiếu không quá năm người, gồm Trưởng ban, Thư ký và các thành viên là đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp. Trong trường hợp thành viên của Ban kiểm phiếu là người được giới thiệu hoặc tự ứng cử để bầu vào chức vụ quy định tại khoản 3 Điều 12 hoặc là người bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Hội đồng nhân dân bầu thành viên khác thay thế.
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ xác định kết quả bầu cử các chức vụ quy định tại khoản 3 Điều 12 và kết quả việc bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban kiểm phiếu thay mặt Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng nhân dân kết quả bỏ phiếu tại kỳ họp.
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả bầu cử theo nguyên tắc sau đây:
a) Người được quá nửa số phiếu bầu so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử;
b) Trong trường hợp cùng một chức vụ mà nhiều người được số phiếu ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu lại chức vụ này trong số những người được số phiếu ngang nhau. Trong số những người được bầu lại, người được số phiếu nhiều hơn là người trúng cử; nếu bầu lại mà nhiều người vẫn được số phiếu ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
4. Ban kiểm phiếu hết nhiệm vụ sau khi cuộc bỏ phiếu đã hoàn thành. | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội kiện toàn tổ chức, nhân sự, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ đang hoạt động theo đúng các quy định của Thông tư này;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Chữ thập đỏ.
3. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm:
a) Chỉ được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo sau khi có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, tổ chức, cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải gửi báo cáo kết quả hoạt động theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Bộ, ngành đã cho phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết. | 0 |
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp? | Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
...
Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
...
Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;" | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | "Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." | 1 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | "Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực." | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Điều 36. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp
1. Hồ sơ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Báo cáo tóm tắt của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
d) Các phụ lục kèm theo dự thảo báo cáo kết quả giám sát;
đ) Báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; tài liệu minh họa và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu khác được gửi bằng bản điện tử.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
3. Sau phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát tổ chức tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề, gửi xin ý kiến thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Khoản 1. Phát triển kinh tế khu vực biên giới bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với điều ước quốc tế liên quan tới thương mại biên giới, quy chế quản lý biên giới, quy chế cửa khẩu biên giới mà Việt Nam là thành viên. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Thành lập Hội đồng giám sát cuộc đua
1. Trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh đặt cược, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó có văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài chính) nơi có trường đua ngựa, đua chó đề nghị thành lập Hội đồng giám sát cuộc đua với một số nội dung sau:
a) Thành phần Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP. Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó kiến nghị thành phần Hội đồng giám sát cuộc đua phù hợp với quy mô kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và điều kiện thực tế tại địa phương nơi tổ chức kinh doanh đặt cược;
b) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng giám sát cuộc đua;
c) Nguyên tắc xác định chế độ thù lao tham gia Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
2. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó tại Khoản 1 Điều này, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có trường đua ngựa, đua chó:
a) Quyết định thành lập Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP và Khoản 3 Điều này;
b) Phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP.
3. Thành phần Hội đồng giám sát cuộc đua bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng giám sát cuộc đua là đại diện Sở Tài chính;
b) Các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua là đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao), Sở Tư pháp, cơ quan Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Thư ký kiêm thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua là đại diện của doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.
4. Khi có sự thay đổi thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua, Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thay đổi nhân sự của Hội đồng giám sát cuộc đua trong các trường hợp sau:
a) Chuyển công tác khác;
b) Vi phạm kỷ luật tại cơ quan công tác;
c) Vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng giám sát cuộc đua;
d) Thôi việc, nghỉ việc theo chế độ quy định;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:
a) Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
b) Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
4. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
5. Đơn vị sự nghiệp là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện một hoặc một số hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng cho ngân hàng thương mại;
b) Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại;
c) Văn phòng liên lạc; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường;
d) Lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại;
đ) Các hoạt động khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Sở giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch là những đơn vị đã được thành lập theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
7. Ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài là một loại hình công ty con do ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, được thành lập tại nước ngoài theo quy định luật pháp nước ngoài.
8. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
9. Thời điểm đề nghị là ngày, tháng, năm ghi trên văn bản đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
10. Khu vực nội thành thành phố Hà Nội bao gồm các quận của thành phố Hà Nội.
11. Khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội bao gồm các địa bàn còn lại của thành phố Hà Nội không thuộc phạm vi khu vực nội thành thành phố Hà Nội nêu tại khoản 10 của Điều này. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | "Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định."
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." | 1 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | "Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực." | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Long Hồ 10°16'47" 105°59'58" C-48-44-B-d ấp Hòa Lợi DC xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'32" 105°58'03" C-48-44-B-d ấp Hòa Phú DC xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'54" 105°59'10" C-48-44-B-d ấp Hòa Quí DC xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°16'49" 105°58'54" C-48-44-B-d ấp Hòa Thuận DC xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'56" 105°58'21" C-48-44-B-d Đường huyện 21 KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°16'25" 106°00'10" 10°18'38" 105°59'45" C-48-44-B-d Quốc lộ 57 KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°16'28" 106°01'33" 10°13'58" 105°59'08" C-48-44-D-b cầu Xẻo Cát KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°16'18" 106°00'06" C-48-45-A-c chùa Giác Huệ KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'35" 105°58'49" C-48-44-B-d chùa Hiếu Nghĩa KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'47" 105°58'44" C-48-44-B-d di tích lịch sử cách mạng Đình Hòa Ninh KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'54" 105°57'59" C-48-44-B-d Hội thánh Tin lành Hòa Ninh KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'52" 105°58'01" C-48-44-B-d nhà thờ Cái Muối KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°17'13" 105°59'25" C-48-44-B-d tuyến phà Đình Khao KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°15'56" 106°00'00" C-48-44-B-d Trường Trung học phổ thông Hòa Ninh KX xã Hòa Ninh H. Long Hồ 10°16'55" 105°59'45" C-48-44-B-d rạch Bình Tòng Lớn TV xã Hòa Ninh H. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Thông tư này quy định về việc đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng và xác nhận thông tin về cư trú; đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân đối với người học tập, công tác, làm việc trong Công an nhân dân; trách nhiệm quản lý cư trú. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án các cấp
1. Thực hiện công tác phối hợp với Cơ quan đại diện về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của Thông tư liên tịch này.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm về thông tin địa chỉ của đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài.
3. Đăng tải kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trên cổng thông tin điện tử của Tòa án.
4. Thông báo kịp thời cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) về các khó khăn, hạn chế, vướng mắc phát sinh từ công tác tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và những trường hợp chưa nhận được thông báo kết quả thực hiện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng sau khi đã đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
5. Định kỳ sáu tháng hoặc khi có yêu cầu, thông báo cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) về tình hình và kết quả thực hiện công tác phối hợp với Cơ quan đại diện về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
6. Lập, cung cấp cho Tòa án nhân dân tối cao danh sách hộp thư điện tử đầu mối để tiếp nhận, trao đổi thông tin với Cơ quan đại diện trong quá trình thực hiện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. | 0 |
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào? | Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
1. Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm các hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Xây dựng pháp luật;
b) Thi hành pháp luật;
c) Chia sẻ, nâng cao kiến thức, năng lực trong lĩnh vực pháp luật;
d) Cải cách tư pháp, bao gồm hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án, bổ trợ tư pháp, đào tạo các chức danh tư pháp và nghề tư pháp.
2. Hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
a) Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
b) Xây dựng và thực hiện các dự án, phi dự án;
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn hoặc các khóa bồi dưỡng theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một điểm cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp);
d) Cung cấp chuyên gia pháp luật, văn bản, tài liệu pháp luật. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | "Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương
1. Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
b) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
b) Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
c) Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng." | 1 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương
1. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | Điều 21.
1. Toà án quân sự trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao.
2. Cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự trung ương gồm có:
a) Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương;
b) Các Toà phúc thẩm Toà án quân sự trung ương;
c) Bộ máy giúp việc.
3. Toà án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này, các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế theo thẩm quyền của chức danh tương đương được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 105 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 57, 58, 59, 60, 64, 65, 66, 67, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 102; khoản 4 Điều 6; điểm h khoản 3 Điều 9; các khoản 3, 4 Điều 12; điểm đ khoản 1, các điểm a, d khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3, khoản 4 Điều 61; khoản 2 Điều 68 và điểm a khoản 2 Điều 97 Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 106 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 7, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 54, 65, 66, 67, 69, 70, 76, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102; điểm a khoản 3 Điều 5; các khoản 1, 2, 4 Điều 6; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 9; các điểm a, c khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 7 Điều 38; điểm a khoản 7 Điều 44; điểm a khoản 1 Điều 45; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 48;, các điểm a, g khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; khoản 4 Điều 55; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 59; các điểm d, đ, e, g khoản 2, điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 60; khoản 4 Điều 61; khoản 5 Điều 62; khoản 4 Điều 63; các khoản 1, 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 64; các khoản 2, 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; điểm a khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 73; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 74 và các điểm b, c, d khoản 2, các điểm c, d khoản 3 Điều 75 Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 107 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 7, 11, 12, 13, 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; các khoản 1, 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 54; các khoản 6, 7 Điều 58; các khoản 6, 7 Điều 59; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 65 và điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định này.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 108 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 76, 96, 97, 101, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a, b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 4 Điều 39; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52 và khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 64 Nghị định này.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71, 76, 80, 83, 96, 97, 101, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a, b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; các khoản 1, 3, 5, 6, 7 Điều 38; điểm b khoản 4 Điều 39; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 1 Điều 45; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52; khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 64; khoản 1 Điều 74 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 95 Nghị định này.
8. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan thuế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 110 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định này.
9. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 111 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 5 Nghị định này.
10. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 19, 25, 26, 30, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; khoản 3 Điều 31 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
11. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 19, 25, 26, 30, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
12. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 18, 19, 23, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37; khoản 2 Điều 14 và các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này.
13. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra tài nguyên môi trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 7, 10, 12, 15, 16, 18, 19, 23, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu hồ sơ hoặc lưu hồ sơ không đầy đủ về quá trình khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định không trung thực.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm, kiểm định của cơ sở khảo nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm, kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | Điều 6. - Xí nghiệp liên doanh là đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc tự quản: có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập và lỗ lãi. | 0 |
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào? | CÁC KIẾN NGHỊ ĐIỀU CHỈNH Tên nhiệm vụ KH&CN: Định hướng mục tiêu: Yêu cầu đối với kết quả: ……, ngày ... tháng ... năm 20... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG M3. CV TT số: /2016/TT-UBDT CURRICULUM VITAE OF SCIENCE 1. Name: 2. Birthday: 3. Male/Female: 4. Academic Titles: Years: Degree: Years: 5. Fields of research: Information Technology □ Automation Technology □ New Materials Technology □ Biotechnology □ Others □ 6. Title research: Current Position: 7. Contact address: Address: Phone: Email: 8. Workplace: Name: Name of the head: Address: Phone: ;Fax: ;Website: 9. Training process Level of training Place of training Majors Graduation years 10. Foreign language skills (Very good/good/normal) No. Languages Listening Speaking Reading Writing 1 2 3 11. Work experience Period (From year ... to year...) Positions Professional field Workplace 12. Research results Name of projects (Article, journal...) Author or coauthors Place of publication (Journal posted) Fields of research Years International Journal National Journal International Conference 13. Teaching experience (at the Institute, the University..) Name of projects (Article, journal...) Positions Professional field Workplace 14. Awards, results of training No. The form and content of the award Years 1 2 3 4 15. Work experience in manufacturing facility Name of projects (Article, journal...) Positions Professional field Workplace 16. Topics, projects and Science and Technology tasks (Last 5 years) Name of projects, topics Time (Beginning - Ending) Programs Situation 17. Experience management, evaluation of Science and Technology No. Councils Number of times 1 2 3 I certify that the above information is true and correct. ........................, /date ....... /month ....... /year... SIGN M3-BBHĐ TT số: /2016/TT-UBDT ỦY BAN DÂN TỘC HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP BỘ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KH&CN CẤP BỘ I. THÔNG TIN CHUNG 4. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên ......./......người. Vắng mặt .......người, gồm các thành viên: ................................................................. ................................................................. 4. Đại diện các cơ quan và tổ chức liên quan tham gia mở hồ sơ TT Tên cơ quan, tổ chức Họ và tên đại biểu 4. Chủ tịch hội đồng (ghi rõ họ tên, học vị, học hàm, cơ quan công tác): 4. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau: | 1 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế. c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó. c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
d) Người phụ thuộc bao gồm: d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014. d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ 8: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.
Ví dụ 9: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
... | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Mức giảm trừ gia cảnh
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Điều 25. Thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
1. Các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.
2. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | Giồng Riềng 9o 56' 54" 105o 13' 33" 9o 55' 50" 105o 12' 48" C-48-55-A-b kênh Ngang TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 57' 31" 105o 13' 44" 9o 57' 29" 105o 12' 57" C-48-55-A-b kênh Nước Mặn TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 55' 16" 105o 14' 14" 9o 57' 48" 105o 07' 50" C-48-55-A-b kênh Nước Mặn Cũ TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 57' 08" 105o 09' 16" 9o 55' 05" 105o 13' 22" C-48-55-A-b kênh Thầy Ban TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 10o 00' 14" 105o 15' 31" 9o 57' 54" 105o 15' 35" C-48-55-B-a kênh Tràm Chẹt Nhỏ TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 55' 51" 105o 14' 37" 9o 55' 32" 105o 13' 35" C-48-55-A-b rạch Kha Na Thum TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 57' 24" 105o 12' 57" 9o 56' 01" 105o 12' 18" C-48-55-A-b rạch Lô Bích TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 55' 05" 105o 13' 22" 9o 54' 56" 105o 14' 03" C-48-55-A-b rạch Tràm Chẹt Lớn TV xã Bàn Tân Định H. Giồng Riềng 9o 56' 37" 105o 14' 40" 9o 55' 46" 105o 14' 42" C-48-55-A-b ấp Cây Trôm DC xã Bàn Thạch H. Giồng Riềng 9o 52' 57" 105o 14' 40" C-48-55-B-a ấp Giồng Đá DC xã Bàn Thạch H. Giồng Riềng 9o 53' 49" 105o 14' 54" C-48-55-A-b ấp Láng Sen DC xã Bàn Thạch H. | 0 |
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? | 1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo toàn diện việc xây dựng nội dung, tiêu chí và kế hoạch tổ chức phát động các phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành; chỉ đạo việc xét, công nhận sáng kiến; đăng ký thi đua với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối Thi đua các bộ, ngành kinh tế; chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, bình xét khen thưởng, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
2. Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền;
a) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có liên quan đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, kế hoạch, nội dung và biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành; thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong toàn ngành; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu, phối hợp tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;
c) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có liên quan tham mưu trình Bộ trưởng ban hành tiêu chí chấm điểm, xếp hạng và hướng dẫn tổ chức chấm điểm, xếp hạng Khối, Cụm thi đua.
3. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường):
a) Chỉ đạo xây dựng nội dung, tiêu chí, biện pháp tổ chức phong trào thi đua phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đối tượng quản lý và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Phát động phong trào thi đua, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Phát hiện, bình xét, lựa chọn các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định;
d) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thi đua, khen thưởng;
đ) Tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên cơ sở gắn với kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kết quả thực hiện cải cách hành chính và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức hằng năm hoặc khi kết thúc phong trào thi đua;
e) Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng và đoàn thể các cấp trong ngành tài nguyên và môi trường chỉ đạo tổ chức, triển khai các phong trào thi đua.
4. Khối trưởng Khối thi đua, Cụm trưởng Cụm thi đua có trách nhiệm chủ trì xây dựng, thông qua, ký kết và tổ chức thực hiện: Quy chế hoạt động, Giao ước thi đua, Kế hoạch hoạt động, phát động thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.
5. Các cơ quan thông tin, báo chí của ngành tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để nêu gương hoặc giới thiệu với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp xem xét khen thưởng; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong ngành tài nguyên và môi trường. | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. | 1 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
4. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
… | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
…
5. Nhà đầu tư khi thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác hoặc thay đổi tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài khoản vốn đầu tư thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Mở tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác hoặc tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép khác;
b) Đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 124/2017/NĐ-CP và Chương IV Thông tư này;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác, nhà đầu tư phải chuyển đổi toàn bộ số dư ngoại tệ trên tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây sang loại ngoại tệ mới và chuyển sang tài khoản vốn đầu tư mới, đồng thời đóng tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng khác, nhà đầu tư phải thực hiện chuyển toàn bộ số dư của tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây sang tài khoản vốn đầu tư mới, đồng thời đóng tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây;
d) Tài khoản vốn đầu tư mới chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này sau khi hoàn tất các thủ tục nêu tại điểm a, b, c khoản này (trừ giao dịch nhận số dư chuyển từ tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây và giao dịch nhận số dư ngoại tệ mới được chuyển đổi từ số dư ngoại tệ trên tài khoản vốn đầu tư đã mở trước đây trong trường hợp thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác). | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
b) Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư;
d) Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần,...;
đ) Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết về quản lý ngoại hối đối với việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này. | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Trên bản đồ cho phép biểu thị các yếu tố nội dung hoặc kết hợp các yếu tố nội dung sau: - Các đối tượng có liên quan đến môi trường nước biển như nhà máy xí nghiệp (các nguồn nước thải công nghiệp), cảng biển, các yếu tố địa hình đáy biển (bãi bồi, chất đáy, san hô…) dòng chảy; - Trầm tích đáy: thể hiện hàm lượng các kim loại nặng và dầu trong trầm tích ven biển như đồng (Cu), kẽm (Zn), chì (Pb), cadimi (Cd), Asen (As), thủy ngân (Hg),…: đơn vị tính ppm; - Các sự cố tràn dầu: danh mục các sự cố tràn dầu tại các vùng biển với các thông số như thời gian, lượng dầu tràn, lượng dầu còn lại, lượng dầu đã được thu gom, diện tích vệt dầu. Ranh giới và vị trí các vùng bị dầu loang, thiệt hại tính thành tiền; - Những cơ sở kinh tế ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ: các cơ sở du lịch khách sạn nhà hàng, cảng biển vận tải, cảng cá, khu công nghiệp, đô thị lấn biển, rác thải sinh hoạt, nước thải thải dầu. Các điểm khai thác khoáng sản ven bờ, nuôi trồng hải sản kiểu công nghiệp. Các hoạt động du lịch, giao thông, khai thác vật liệu xây dựng than bùn cát sỏi cuội, nuôi trồng khai thác thủy sản là những hoạt động gây nhiều sức ép đến môi trường nước ven bờ; - Bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển: + Mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm của các vùng sông, biển: đánh giá theo 3 cấp (ít, trung bình, nhiều). Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển biểu thị theo 4 nhóm (chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, khai thác dầu khí, các nguyên nhân khác); + Các biện pháp khai thác và bảo vệ vùng biển: biểu thị các khu bảo vệ thiên nhiên, các khu rừng cấm (1- Khu dự trữ thiên nhiên; 2- Khu văn hóa, lịch sử và 3- Vườn quốc gia).
d) Nội dung chuyên đề của các loại bản đồ môi trường khác: Các thông số phục vụ cho thành lập bản đồ môi trường được xác định căn cứ vào các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành. Nội dung biểu thị trên bản đồ căn cứ vào chuyên đề bản đồ cần thành lập. Trên bản đồ cho phép biểu thị các yếu tố nội dung hoặc kết hợp các yếu tố nội dung sau: - Mạng lưới các điểm quan trắc; - Các đối tượng kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến các vấn đề về môi trường: khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, các khu đô thị, các tuyến đường giao thông quan trọng; - Các cơ sở gây ô nhiễm: thể hiện vị trí các điểm gây ô nhiễm, loại ô nhiễm, quy mô, mức độ, công suất phát thải của nguồn gây ô nhiễm và mức độ xử lý; - Mức độ ô nhiễm: thể hiện mức độ ô nhiễm, chất gây ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm, mức độ, quy mô lan tỏa; - Nguy cơ ô nhiễm môi trường: thể hiện ranh giới các vùng có nguy cơ bị ô nhiễm, loại ô nhiễm, mức độ ô nhiễm và thời gian có thể xảy ra ô nhiễm; - Cấp độ ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khỏe của dân cư vùng gần các nguồn gây ô nhiễm và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
đ) Trên bản đồ môi trường biểu thị mức độ ô nhiễm môi trường thành 4 cấp độ. | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | 1. Tuyến khám bệnh, chữa bệnh cho sĩ quan phục viên là bệnh viện quân đội gần nhất tại khu vực sĩ quan phục viên có hộ khẩu hoặc nơi cư trú ổn định
2. Trường hợp cấp cứu, sĩ quan phục viên được cứu chữa ở bất kỳ cơ sở điều trị quân y nào gần nhất (bệnh xá hoặc bệnh viện), không phân biệt tuyến và khu vực; được hưởng các quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định về miễn và giảm viện phí tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Chương II của Quy định này. Sau khi bệnh ổn định phải chuyển về bệnh viện đúng tuyến đã đăng ký. | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Điều 1. Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông Nguyễn Văn Dũng.
2. Ông Ngô Tiến Hùng.
3. Ông Nguyễn Biên Thùy.
4. Bà Đào Thị Minh Thủy. | 0 |
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào? | Điều 43. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư tăng vốn, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 48 của Luật này; có ý kiến kịp thời bằng văn bản đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến.
5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước.
6. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định tại Luật doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 0 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.