text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Đình Phú Cường, tục gọi là đình Bà Lụa, hiện tọa lạc ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là một di tích "Lịch sử - Văn hóa" cấp tỉnh, được công nhận vào ngày 2 tháng 6 năm 2004 theo Quyết định số 3875/QĐ-UB. Lịch sử. Đình Phú Cường được xây dựng trước năm 1861, để thờ thần Thành hoàng thôn Phú Cường. Vì đình nằm bên rạch Bà Lụa, nên người dân ở đây thường gọi là đình Bà Lụa. Theo cuốn "Hồi ký của Grammont", một sĩ quan Pháp có mặt trong cuộc xâm chiếm Thủ Dầu Một vào 1861, thì đình Phú Cường đã có trước năm ấy và ở vị trí hiện nay . Tuy nhiên, theo lời kể của một số người cao tuổi, thì ban đầu ngôi đình Phú Cường tọa lạc trên đồi Phú Cường (tức nơi có trụ sở của UBND tỉnh Bình Dương hiện nay), và bị hư hại trong thời Pháp thuộc. Về sau, dân chúng mới chung sức cất ngôi đình ở bên rạch Bà Lụa. Kiến trúc. Đình Phú Cường nổi tiếng vì kiểu kiến trúc và trang trí, chính vì vậy mà nhà cầm quyền Pháp đã cho lập mô hình và đem triển lãm ở Hội chợ Marseille (Pháp) vào năm 1921. Tiếc rằng ngôi đình ấy đã bị chiến tranh phá hủy. Ngôi đình hiện nay tọa lạc trên một diện tích là 7656.26 m², đã trải qua nhiều lần trùng tu, và những di tích cũ không còn mấy. Lược kể một vài hạng mục: Chính điện. Ngôi chánh điện của đình dựng trên một nền cao, kiến trúc theo kiểu truyền thống là có ba gian nhà liền mái theo kiểu chữ tam (三). Kèo, cột, xuyên, trính đều đúc ximent, trên lợp ngói móc (còn gọi là ngói vảy). Gian trong cùng của chánh điện gọi là chánh tẩm hay hậu cung, được xây trên một nền cao hơn hai gian kia. Vị thần được thờ chính ở đây là thần Thành hoàng. Trên khám thờ không có tượng, chỉ có một chữ Thần (神) trên bức thờ, có long vị chạm trổ, trên long vị đề: "Cung Thỉnh Phú Cường Thành Hoàng Linh Thần, Sắc Gia Tặng Bảo An Chánh Trực Chi Vị". Các tự khí có: áo, mão, và ngựa. Hai bên án thờ còn có hai giá lỗ bộ, mỗi giá cắm năm món binh khí cổ: kích, chùy, xà mâu, búa, siêu. Hai bên khám thờ thần Thành hoàng là khám thờ Tả bang, Hữu bang. Đối diện với bàn thờ Thần là hương áng, nơi đây có một bàn gỗ (bức hương áng tiền), do tập thể những người chủ xe đò, xe vận tải phụng cúng vào năm Nhâm Thân (1932). Ngoài ra, ở gian chánh còn có những tấm hoành, những câu đối tạo sự trang nghiêm cho nơi thờ Thần. Gian giữa là gian tiền tế. Đây là nơi dành cho các lễ sinh dâng lễ vật lên cúng Thần, và là nơi vị đọc chúc sẽ đọc văn tế trong dịp tế lễ Thần...Ở đây có một món tự khí đáng chú ý, đó là cập đài (hộp đựng trầu cau) bằng gỗ chạm hình tứ linh do ông Phó tổng Bình Điền cúng vào năm Giáp Thìn (1904). Gian ngoài cùng gọi là hội đồng ngoại có am thờ Tiền hiền, Hậu hiền, tức những vị có công với địa phương hoặc với ngôi đình. Các hạng mục khác. Hai bên chánh điện có đông lang dành cho bá tánh hội họp và những nhà kho. Ở giữa sân đình là bình phong (đắp hình cọp ở mặt trước, hình rồng ở mặt sau) và bàn thờ Thần nông. Hai bên có miếu thờ Tả hộ vệ và Hữu hộ vệ...
1
null
Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến là một giải thưởng âm nhạc thường niên của Việt Nam do báo "Thể thao & Văn hóa" tổ chức. Danh sách đề cử và chiến thắng được thống kê từ giải tiền Cống hiến (năm 2004). Từ năm 2005, giải chính thức có tên là Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến và được tính là mùa thứ nhất. Thập niên 2000. Giải thưởng Âm nhạc tiền Cống hiến. Giải Cống hiến 2005 (còn gọi là tiền Cống hiến) được công bố ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại hội trường cũ của văn phòng đại diện báo "Thể thao & Văn hóa", Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ nhất. Giải Cống hiến lần thứ nhất lần lượt được kiểm phiếu vào ngày 12 tháng 1 năm 2006 tại khách sạn Duxton và công bố tại phòng trà M&Tôi, Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Lê Hoàng. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 2. Giải Cống hiến năm 2007 được công bố ngày 20 tháng 3 năm 2007 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 3. Giải Cống hiến năm 2008 được công bố ngày 24 tháng 4 năm 2008 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 4. Giải Cống hiến năm 2009 được công bố ngày 11 tháng 3 năm 2009 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Lê Hoàng và Mỹ Linh. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 5. Giải Cống hiến năm 2010 được công bố ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dẫn chương trình bởi Ngô Bá Lục và Nguyễn Hữu Chiến Thắng. Thập niên 2010. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 6. Giải Cống hiến năm 2011 được công bố ngày 5 tháng 4 năm 2011 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Lê Hoàng và Thùy Minh. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 7. Giải Cống hiến năm 2012 được công bố ngày 22 tháng 4 năm 2012 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Hà Anh Tuấn và Đinh Tiến Dũng. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8. Lễ trao giải Cống hiến 2013 được tổ chức vào ngày 24 tháng 4 năm 2013 tại Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Hồ Ngọc Hà và Trấn Thành. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 9. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2014 được tổ chức ngày 27 tháng 4 năm 2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dẫn chương trình bởi Trác Thúy Miêu. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 10. Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Cống hiến năm 2015 được tổ chức vào ngày 12 tháng 4 năm 2015 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Diễm Quỳnh. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 11. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2016 được tổ chức vào ngày 24 tháng 4 năm 2016 tại Trung tâm hội nghị quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa. Dẫn chương trình bởi Anh Tuấn và Thu Hương. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 12. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2017 được tổ chức vào tối ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Nguyên Khang và Quỳnh Chi. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 13. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2018 được tổ chức vào tối ngày 22 tháng 3 năm 2018 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Dẫn chương trình bởi Lại Văn Sâm và Lan Khuê. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 14. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2019 được tổ chức vào tối ngày 16 tháng 4 năm 2019 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Thanh Bạch và Ái Phương. Thập niên 2020. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2020 theo dự tính được tổ chức vào tối ngày 22 tháng 3 năm 2020 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, phiếu bầu cho chương trình được bình chọn trực tuyến. Lễ trao giải được tổ chức vào sáng ngày 25 tháng 3 tại trụ sở báo "Thể thao & Văn hóa" tại Hà Nội. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 16. Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2021 được tổ chức trực tuyến vào sáng ngày 7 tháng 1 năm 2021 tại trụ sở báo "Thể thao & Văn hóa" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng Cống hiến lần thứ 17. Giải thưởng Cống hiến 2023 được tổ chức vào ngày 30 tháng 3 năm 2023 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Dẫn chương trình bởi Vũ Mạnh Cường và Lương Thùy Linh.
1
null
Tân Dân Tử (chữ Hán: 新民子) là bút hiệu của ông Nguyễn Hữu Ngỡi (chữ Hán: 阮有義, 1875–1955), một trong những tác giả tiên phong cho thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tiểu sử. Tân Dân Tử là người làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định; nay thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Hán học. Thân phụ cũng tinh thông chữ Hán, làm chức cai tổng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, và tỏ ra là một đứa trẻ thông minh và có trí nhớ tốt . Ít lâu sau, ông chuyển sang học chữ Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, ông được bổ làm kinh lịch ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức huyện hàm. Ngoài nhiệm vụ của một công chức, ông còn tham gia viết văn, viết báo. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, ông là một cây bút có các bài tản văn và thơ in khá sớm trên các báo quốc ngữ đầu tiên như "Nông cổ mín đàm" (Trong chén trà bàn chuyện nông thương), "Lục tỉnh tân văn, Điện tín", v.v... Năm 1953, ông mắc bệnh phải nằm một chỗ hơn hai năm rồi mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi. Tác phẩm. Tác phẩm của Tân Dân Tử gồm có: Ngoài ra ông còn có một số bài thơ và bài báo. Tôn chỉ sáng tác. Phát biểu về vai trò của tiểu thuyết lịch sử đối với đời sống hiện tại, Tân Dân Tử cho rằng: "Tiểu thuyết thì có nhiều thứ khác nhau, nhưng tiểu thuyết lịch sử thì cần nhứt cho quốc dân ta lúc này hơn hết… muốn cho nước nhà phổ thông thì chẳng chi hay cho bằng tiểu thuyết làm mai nhơn để dẫn dắt quốc dân đi vào đường lịch sử. Đó là một phương pháp rất anh minh và công hiệu" (lời tựa cuốn "Gia Long tẩu quốc"). Nhận xét khái quát. Trong số những nhà văn góp phần làm nên thành tựu của văn chương Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20, Tân Dân Tử là khuôn mặt tương đối nổi bật. Thế mạnh của ông là tiểu thuyết lịch sử. Sự nghiệp sáng tác của ông đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao...
1
null
Thiên Hậu Cung (天后宮) hay còn được biết với tên gọi là Chùa Bà Thiên Hậu (天后祠, 天后寺), gọi tắt là chùa Bà, hay miếu Thiên Hậu (天后廟) ; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Lịch sử. Không biết miếu bà Thiên Hậu được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu ngôi miếu tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu . Đến năm 1923, sau khi ngôi miếu ấy bị hư hoại (có lời kể là bị hỏa hoạn), thì bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí ngày nay. Kiến trúc. Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung (天后宮), trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An (國泰民安), hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà. Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng "lưỡng long tranh châu", "cá chép hóa rồng". Hai bên đường viền của mái là tượng "bà mặt trăng", tượng quan văn, quan võ...theo lối kiến trúc của người Hoa. Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất phủ công sở (七府公所). Trong chánh điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, là năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ . Bên phải thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công . Lễ hội. Miếu bà Thiên Hậu ở thành phố Thủ Dầu Một, là nơi tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa (chủ yếu) trên đất Bình Dương và các tỉnh thành lân cận. Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đông đảo và vui nhất là buổi rước kiệu Bà tuần du chợ Thủ Dầu Một diễn ra vào ngày rằm. Buổi rước Kiệu Bà diễn ra với sự theo dõi của hàng triệu người đến từ khắp nơi trong nước. Buổi lễ còn có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân nên đã tạo nên không khí rất đông vui và rộn ràng.
1
null
Bán đảo Taman (tiếng Nga: Таманский полуостров) là một bán đảo ở ngày nay thuộc vùng Krasnodar của Nga. Nó có ranh giới về phía bắc là biển Azov, phía Tây giáp eo biển Kerch và phía nam là Biển Đen. Bán đảo đã phát triển qua hai thiên niên kỷ qua, từ một chuỗi các hòn đảo thành bán đảo như ngày nay. Trong thời cổ đại các thuộc địa Hy Lạp Hermonassa và Phanagoria tọa lạc ở bán đảo này, sau này Tmutarakan cũng tọa lạc ở đây. Bán đảo đã có dân định cư người Maeotae và Sindi từ thời cổ đại. Trong thời cổ, nó trở thành một phần của Vương quốc Bosporan; cư dân đã sinh sống ở đây bao gồm người Sarmatia, người Hy Lạp, người định cư từ Anatolia, Pontus và người Do Thái.
1
null
Thành lập năm 1950, Các nhà biên tập điện ảnh Hoa Kỳ (, viết tắt là ACE hay A. C. E.) là một cộng đồng vinh danh các nhà biên tập phim được bình chọn dựa trên những thành tựu chuyên môn họ đạt được, những đóng góp của họ trong đào tạo, và những cống hiến của họ trong lĩnh vực biên tập. Cộng đồng này độc lập với những tổ chức công nghiệp, như I.A.T.S.E. (đặc biệt là Hiệp hội các nhà biên tập phim, hay MPEG) mà một nhà biên tập có thể đồng thời tham gia. Chủ tịch hiện tại của ACE là Randy Roberts. Đăng ký thành viên. Để trở thành thành viên của cộng đồng đòi hỏi các điều kiện dưới đây: Các thành viên có thể sử dụng đuôi "A.C.E." để ký tên của mình; ví dụ tên vị chủ tịch của cộng đồng này (tháng 10 năm 2012) có thể viết là Randy Roberts, A.C.E. Tổ chức này đăng danh sách thành viên hiện tại trên website của mình; tuy nhiên đến 2012, website không đăng những thành viên đã qua đời. Ban lãnh đạo. Tính đến tháng 10 năm 2012, danh sách ban lãnh đạo như sau: Các thành viên phụ:
1
null
Gloria Frances Stewart (tên khai sinh Gloria Stewart – nghệ danh Gloria Stuart; 4 tháng 7 năm 1910 – 26 tháng 9 năm 2010) là một diễn viên điện ảnh và sân khấu, nghệ sĩ thị giác và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Xuất thân từ Nam California, bà khởi nghiệp diễn xuất tại trường trung học vào thập niên 1920 và trên sân khấu vào thập niên 1930 và 1940 tại rạp nhỏ và sân khấu hè tại Los Angeles và thành phố New York. Bà kí một hợp đồng với Universal Pictures năm 1932, và diễn xuất cho một số phim cho xưởng phim, bao gồm "The Old Dark House" (1932), "The Invisible Man" (1933) và "The Three Musketeers" (1939). Năm 1945, sau khi kết thúc hợp đồng với 20th Century Fox, Stuart rời bỏ nghiệp diễn xuất để chuyển sang làm nghệ sĩ thợ in và làm tranh, in lụa, Bonsai và découpage trong năm thập kỉ. Bà trở lại diễn xuất vào cuối năm 1970 trong một số phim như "My Favorite Year" (1982) và "Wildcats" (1986) của Richard Benjamin. Stuart đã quay trở lại rạp chiếu ấn tượng khi bà được tuyển vai Rose Dawson Calvert lúc già 101 tuổi trong "Titanic" của James Cameron năm 1997. Diễn xuất của Stuart giúp đem về cho bà một giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh và một đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Nhận đề cử vào năm 87 tuổi, bà hiện là người lớn tuổi nhất từng nhận đề cử Oscar cho diễn xuất. Bộ phim cuối cùng bà đóng là "Land of Plenty" (2004) của Wim Wenders trước khi bà qua đời năm 2010 ở tuổi 100. Ngoài sự nghiệp diễn xuất và nghệ thuật, Stuart là nhà hoạt động môi trường và một trong những thành viên sáng lập Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh Thời thơ ấu. Stuart có tên khai sinh là Gloria Stewart, sinh lúc 11 giờ tối vào ngày 4 tháng 7 trên bàn bếp của gia đình tại Santa Monica, California. Bà là con gái của Frank Stewart và Alice Deidrick. Cha của Stuart, Frank Stewart sinh tại tiểu bang Washington là một luật sư đại diện cho sáu công ty của người Trung Quốc tại San Francisco. Em trai Stuart là Frank Jr. ra đời mười một tháng sau bà. Trong hai năm, khi em trai bà Thomas sinh ra thì đã qua đời vì viêm màng não năm ba tuổi. Năm Stuar 9 tuổi, cha bà đã qua đời vì nhiễm trùng sau khi bị một chiếc xe hơi cán qua chân. Bà cũng bị đuổi khỏi trường sau khi đá giáo viên. Khó khăn để nuôi hai đứa con nhỏ, mẹ bà đã sớm chấp nhận lời cầu hôn từ nhà doanh nhân địa phương Fred J. Finch. Stuart phải đến trường học với cái tên Gloria Fae Finch. Stuart biểu diễn trong các vở kịch tại nhà hát Golden Bough và làm thành viên của báo "The Carmelite". Bà đã tạo ra những chiếc tạp dề bằng tay, gối và khăn trải giường, làm ra những bó hoa khô cho một cửa hàng trà, trong đó bà còn làm phục vụ bàn. Vợ chồng Newell và Stuart trong một xưởng ở giữa sân gỗ và làm người gác đêm. Sự nghiệp nghệ thuật. Sau khi từ bỏ nghiệp diễn xuất năm 1945, Stuart đến New York cùng chồng Sheekman ợi Paramount đưa ông đến để xem vở kịch mới "Dream Girl" và muốn ông chuyển thể nó lên màn ảnh. Một người bạn đưa Stuart đến xưởng của một nghệ sĩ découpage và dạy bà vẽ nghệ thuật, từ đó Stuart nghĩ nó có thể thay thế sự nghiệp diễn xuất của bà. Với sự động viên của Sheekman, bà mở một cửa hàng trên dãy phố trang trí ở Los Angeles và đặt tên là Décor, Ltd. Stuart tạo ra những chiếc đèn, gương, bàn và tủ theo phong cách và một vài đồ trang trí khác theo phong cách découpage. Đời tư. Stuart kết hôn hai lần: lần đầu với Blair Gordon Newell (1930–1934) và sau đó với Arthur Sheekman từ 1934 đến khi ông qua đời năm 1978 vì nhồi máu cơ tim. Stuart sinh hạ một con gái cho Sheekman là Sylvia Vaughn Thompson năm 1935. Sau đó Stuart hẹn hò với nghệ sĩ Ward Ritchie từ 1983 đến khi ông qua đời năm 1996 vì ung thư tuyến tụy. Stuart là một Đảng viên Đảng Dân chủ suốt đời. Năm 1938 với vai trò thành viên trong Ủy ban Dân chủ Hollywood, bà được bầu vào Ủy ban chấp hành của Ủy ban Dân chủ tiểu bang California. Bà cũng là người sống sót sau căn bệnh ung thư vú khi được chẩn đoán vào thập niên 70. Bà được phẫu thuật u và sau đó là xạ trị, căn bệnh của Stuart sau đó không tái phát nữa. Những năm cuối đời. Stuart được chẩn đoán ung thư phổi năm 94 tuổi, nhiều thập niên sau khi bà bỏ hút thuốc. Cho đến thời điểm đó, bà tận hưởng sức khỏe tốt dù đã cao tuổi ngoài việc dùng cortisone chữa đau đầu gối. Bà đã trải qua đợt điều trị phóng xạ, nhưng lúc ung thư trở lại bà phải trải qua một đợt xạ trị ngắn hơn. Căn bệnh tiếp tục lan nhưng chậm đi. Bà sống thêm sáu năm sau chẩn đoán đầu tiên và đạt ngưỡng thọ bách niên. Stuart qua đời vào buổi trưa ngày 26 tháng 9 năm 2010 vì suy hô hấp, thân thể của bà được đem hỏa táng.
1
null
Bàng An (chữ Hán: 逄安, ? – 27), tự Thiếu Tử, người huyện Đông Hoàn, quận Lang Da , tướng lãnh khởi nghĩa Xích Mi cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán. Cuộc đời và sự nghiệp. Cuối đời Tân, Bàng An khởi binh phản kháng triều đình, sau đó quy phụ người cùng quận là Phàn Sùng. Bọn họ lệnh cho nghĩa quân nhuộm đỏ lông mày để phân biệt với quan quân, nên được gọi là quân Xích Mi, tiến hành đấu tranh ở một dải Thái Sơn, Bắc Hải, trước sau đánh tan các lực lượng quan quân của chính quyền nhà Tân, chính quyền Hán Canh Thủy. Tháng 6 ÂL năm Canh Thủy thứ 3 (25), nghĩa quân Xích Mi đến huyện Trịnh, đưa hậu duệ của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương là Lưu Bồn Tử lên ngôi, là Kiến Thế đế. An được nhận chức Tả đại tư mã. Tháng 9 ÂL, nghĩa quân chiếm được Trường An, giết chết Canh Thủy đế. Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), thủ lĩnh quân phiệt Duyên Sầm từ Hán Trung ra Tản Quan, đồn trú Đỗ Lăng, An đưa hơn 10 vạn quân đến đánh. Sầm hợp binh với tướng cũ của Canh Thủy đế là Lý Bảo được mấy vạn người, đôi bên giao chiến ở Đỗ Lăng. Bọn Sầm đại bại, chết hơn vạn người, Bảo đầu hàng, còn Sầm thu tàn quân bỏ chạy. Bảo ngầm sai sứ gọi Sầm trở lại tấn công, Sầm lập tức quay lại khiêu chiến, ông dốc cả doanh trại ra đánh, Bảo ở đằng sau cắm cờ hiệu của mình. Quân Xích Mi đuổi được Sầm, mệt mỏi quay về thì thấy cờ xí của địch cắm đầy doanh trại, cả sợ mà bỏ chạy tán loạn, đâm đầu xuống khe suối, chết hơn vạn người. An đưa vài ngàn người chạy thoát về Trường An. Trường An có nạn đói, vào cuối năm ấy, An theo Phàn Sùng đưa hơn 10 vạn nghĩa quân trong cơn đói kém quay về miền đông. Đầu năm thứ 3 (27), Quang Vũ đế điều quân chẹn hết đường tiến thoái của nghĩa quân, Phàn Sùng đành phải xin hàng. Mùa hạ cùng năm, An cùng Sùng mưu tái khởi binh, bại lộ nên bị giết.
1
null
Tiên hắc ám (tiếng Anh: Maleficent) là bộ phim phiêu lưu viễn tưởng, thần tiên năm 2014 được đạo diễn bởi Robert Stromberg và sản xuất bởi Walt Disney Pictures. Kịch bản được Linda Woolverton viết dựa theo bộ phim hoạt hình kinh điển "Người đẹp ngủ trong rừng". Với Angelina Jolie thủ vai phản diện chính, bộ phim tái hình dung câu chuyện trong phim hoạt hình năm 1959 "Người đẹp ngủ trong rừng", nhưng theo góc nhìn của nhân vật Maleficent độc ác. Cốt truyện thay đổi rõ ở điểm: Maleficent không mất 16 năm tìm kiếm công chúa Aurora mà theo dõi được sát sao cô suốt thời gian đó; Aurora biết là mình bị Maleficent theo dõi, biết bà ta là ai và thậm chí còn gặp trực tiếp Maleficent để nghe bà ta kể về đôi cánh bị đánh cắp của bà ta và vì sao bà ta căm ghét vua Stefan - cha của cô. Phim bấm máy ngày 18/6/2012, và lên lịch công chiếu ngày 30/5/2014 với định dạng Disney Digital 3D, RealD 3D và IMAX 3D cũng như các rạp chiếu thông thường. "Maleficent" đánh dấu lần đạo diễn đầu tay của nhà thiết kế sản xuất phim Robert Stromberg ("Alice in Wonderland" và "Oz the Great and Powerful"). Angelina Jolie, Joe Roth và Don Hahn đồng sản xuất phim. Cốt truyện. "Maleficent" kể câu chuyện chưa từng công bố về nhân vật phản diện ghi dấu ấn của Disney trong phim "Người đẹp ngủ trong rừng" và mối thù vì bị phản bội đã khiến cho trái tim trong sáng của cô phải hóa đá. Do trả thù và mong muốn mãnh liệt bảo vệ khu rừng phép thuật của mình, Nữ hoàng Maleficent (Angelina Jolie) tàn nhẫn đặt một lời nguyền hắc ám mà cô lấy cắp được từ bà chị của cô lên cô công chúa mới lọt lòng Aurora mà ngay cả chính cô và 3 đứa em họ của cô cũng không thể phá bỏ được nhưng chỉ có nụ hôn của tình yêu đích thực mới đủ sức mạnh để phá vỡ được lời nguyền này. Khi đứa trẻ lớn lên, Aurora (Elle Fanning) mắc kẹt giữa cuộc xung đột sôi sục giữa các vương quốc trong rừng sâu nơi cô đã dần yêu mến và vương quốc của con người nơi cô thuộc về. Maleficent nhận ra Aurora chính là chìa khóa dẫn tới hòa bình và buộc phải tiến hành những hành động quyết liệt để thay đổi hai thế giới mãi mãi." Sản xuất. Ngày 12 tháng 5 năm 2022, Brad Bird được tiết lộ đang phát triển một phiên bản phim điện ảnh người đóng dựa trên bộ phim nổi tiếng của hãng Walt Disney: "Người đẹp ngủ trong rừng", kể câu chuyện theo góc nhìn của Maleficent với Angelina Jolie đóng vai phản diện chính. Tháng Giêng năm 2010, có những tin đồn là Tim Burton sẽ đạo diễn phim. Các báo cáo trên mạng vào tháng 5 năm 2011 khẳng định Burton đã rời dự án để tập trung cho các dự án sắp tới của mình. Disney bắt đầu đi tìm đạo diễn thay thế, với David Yates được cho là ứng viên hàng đầu do các kinh nghiệm làm việc với thể loại viễn tưởng, đã đạo diễn bốn phần cuối của loạt phim "Harry Potter". Linda Woolverton, người từng cộng tác với Tim Burton trong "Alice in Wonderland" và đã viết kịch bản cho nhiều phim kinh điển của Disney như "Beauty and the Beast" và "Vua sư tử", sẽ đảm trách phần kịch bản. Angelina Jolie khẳng định cô chắc chắn rất quan tâm và sẽ nhận vai. Ngày 6 tháng 1 năm 2012, Robert Stromberg, người giành hai giải Oscar cho thiết kế sản xuất "Alice in Wonderland" và "Oz the Great and Powerful", nhận vai trò đạo diễn. Richard D. Zanuck từng được mời tham gia sản xuất trước khi qua đời năm 2012. Joe Roth cho rằng bộ phim có lẽ đã không được sản xuất nếu như Angelina Jolie không đồng ý đóng vai chính Maleficent; Roth nói: "Có lẽ cô ấy là người duy nhất có thể đóng vai này. Việc sản xuất bộ phim là vô nghĩa nếu như không có cô ấy." Vào tháng 3 năm 2012, báo cáo từ Heat Vision khẳng định Elle Fanning vào vai nữ chính diện. Sharlto Copley được chọn vào vai nam chính. Heat Vision cũng báo cáo rằng Imelda Staunton và Miranda Richardson đã được giao vai, cùng với Kenneth Cranham, Sam Riley, và Lesley Manville. Theo The Hollywood Reporter, Staunton và Manville sẽ lần lượt vào vai Knotgrass và Flittle, hai trong ba bà tiên chăm sóc công chúa Aurora. Vai Hoàng hậu Ulla, Richardson cho biết: "Hoàng hậu gốc tiên là dì của Maleficent và ghét người cháu gái này." Cranham vào vai vị vua của loài người toan càn quét vương quốc của các tiên, và Riley vào vai Diaval, con quạ thân tín của Maleficent trong lốt người. Quán quân 7 lần đoạt giải Oscar Rick Baker thiết kế các hiệu ứng hóa trang đặc biệt cho phim. Quay phim. Quá trình quay phim bắt đầu từ ngày 13 tháng 6 năm 2012 và kéo dài đến tháng 10 năm 2012. Một số cảnh được quay tại vùng nông thôn Buckinghamshire ở Anh. Âm nhạc. James Newton Howard được mời làm nhạc cho phim vào tháng 10 năm 2012. Ngày 23 tháng 1 năm 2014, ca sĩ Lana Del Rey hát lại bài "Once Upon a Dream", từ phim Người đẹp ngủ trong rừng gốc làm nhạc chủ đề cho phim Maleficent. Bài hát "Once Upon a Dream" được dựa trên vở ballet "Người đẹp ngủ trong rừng" của nhà soạn nhạc người Nga Tchaikovsky. Lana Del Rey được Angelina Jolie tự tay chọn cho vai trò này. Đĩa đơn phát hành ngày 26 tháng 1 và có thể lấy miễn phí trong thời gian giới hạn từ Google Play. Phát hành. Phim dự kiến ban đầu sẽ phát hành vào tháng 3 năm 2014 trước khi dời sang 2 tháng 7 năm 2014. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2013, ngày công chiếu phim dời ngược lên 30 tháng 5 năm 2014, vì bộ phim "Chú khủng long tốt bụng" của Pixar bị trục trặc trong khâu sản xuất và bị trì hoãn. Trailer quảng bá ngắn đầu tiên được chiếu kèm với ', ', "Frozen", và "". Tại Anh, phim khởi chiếu ngày 28 tháng 5 năm 2014. Quảng bá. Ngày 10 tháng 8 năm 2013, trong hội thảo phim điện ảnh 2013 Disney D23 Expo tại trung tâm hội nghị Anaheim, California, Disney tiết lộ những hình ảnh đầu tiên của phim Maleficent với logo và một phim xem thử từ bộ phim. Angelina Jolie bất ngờ có mặt tại triển lãm và trò chuyện với quan khách về sự yêu thích của cô dành cho phim Người đẹp ngủ trong rừng lúc nhỏ, những trải nghiệm với đoàn làm phim và tình cảm của cô cho hãng Disney. Cô cũng thú nhận là phần tạo hình và diễn xuất của cô làm các bé gái nhỏ rất hoảng sợ; kết quả là đoàn làm phim phải mời chính con gái của Jolie và Brad Pitt, Vivienne Jolie-Pitt, vào vai công chúa Aurora lúc nhỏ vì chỉ có cô bé là không sợ mẹ của mình trong lúc quay phim. Walt Disney Pictures công bố áp phích của Maleficent ngày 12 tháng 11 năm 2013, áp phích thể hiện Jolie trong tạo hình giống với phim hoạt hình gốc. Trailer chính thức đầu tiên được công bố vào hôm sau, 13 tháng 11. Hai trailer nữa phát hành vào tháng 1 năm 2014, hé lộ hình ảnh nhân vật Maleficent. Trong đó, cái thứ ba có phần nhạc nền của Lana Del Rey hát bài "Once Upon a Dream." Trailer chính thức sau cùng phát hành ngày 18 tháng 3 năm 2014. Doanh thu. "Tiên hắc ám" đã mang về 241,4 USD doanh thu phòng vé ở khu vực Bắc Mỹ và 517,1 USD tại những thị trường khác. Tổng doanh thu toàn cầu của phim là 758,5 USD. Tác phẩm là phim có doanh thu cao thứ 4 của năm 2014, và là phim live-action có doanh thu cao nhất của Angelina Jolie. Tại Malta, "Tiên hắc ám" được chiếu trong 18 tuần và là phim được xem nhiều nhất năm 2014. Tại Việt Nam, sau ba ngày công chiếu đầu tiên (30 tháng 5 - 1 tháng 6 năm 2014), đã có 177.378 khán giả đến rạp, với doanh thu 17.315.755.000 đồng; đưa "Tiên hắc ám" trở thành phim nước ngoài có doanh thu dịp cuối tuần đầu tiên công chiếu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam, phim có doanh thu cuối tuần đầu tiên công chiếu cao nhất mọi thời đại của hãng Disney tại Việt Nam và phim có doanh thu mở màn thành công nhất của Angelina Jolie tại Việt Nam. Phần tiếp theo. Phần tiếp theo có tên là "Maleficent: Mistress of Evil" (tiếng Việt: "Tiên hắc ám 2"), dự kiến khởi chiếu ngày 18 tháng 10 năm 2019. Ban đầu, ngày dự kiến khởi chiếu của phim được thông báo là ngày 29 tháng 5 năm 2020.
1
null
Tạ Lộc (chữ Hán: 谢禄, ? – 27), tự Tử Kỳ, người huyện Lâm Nghi, quận Đông Hải , tướng lãnh khởi nghĩa Xích Mi cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán. Cuộc đời và sự nghiệp. Cuối đời Tân, Tạ Lộc khởi binh phản kháng triều đình, sau đó quy phụ người quận Lang Da là Phàn Sùng. Bọn họ lệnh cho nghĩa quân nhuộm đỏ lông mày để phân biệt với quan quân, nên được gọi là quân Xích Mi, tiến hành đấu tranh ở một dải Thái Sơn, Bắc Hải, trước sau đánh tan các lực lượng quan quân của chính quyền nhà Tân, chính quyền Hán Canh Thủy. Năm Canh Thủy thứ 2 (24), nghĩa quân Xích Mi chia làm 2 lộ, Lộc cùng Từ Tuyên, Dương Âm nắm một cánh quân, liên tiếp đánh bại quân đội của chính quyền Canh Thủy, đến đầu năm sau (25) thì hội sư với cánh quân của Phàn Sùng, Bàng An ở quận Hoằng Nông. Tháng 6 ÂL năm thứ 3 (25), nghĩa quân Xích Mi đến huyện Trịnh, đưa hậu duệ của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương là Lưu Bồn Tử lên ngôi, là Kiến Thế đế. Lộc được nhận chức Hữu đại tư mã. Tháng 9 ÂL, nghĩa quân chiếm được Trường An, Canh Thủy đế đầu hàng, được giao cho Lộc coi giữ. Tháng 10 ÂL, Canh Thủy đế cởi trần theo Lộc đến cung Trường Lạc gặp Kiến Thế đế và các thủ lĩnh nghĩa quân. Nhiều người muốn giết Canh Thủy đế, chỉ có anh của Kiến Thế đế là Thức hầu Lưu Cung và ông xin tha cho ông ta. Lưu Cung van nài được chết thay, khiến Phàn Sùng mềm lòng, đồng ý không giết Canh Thủy đế. Bấy giờ quân Xích Mi không được lòng người Trường An, phản tướng của Canh Thủy đế là bọn Trương Ngang xem ông ta là hậu họa, khuyên Lộc giết Canh Thủy đế, cảnh báo rằng nếu để ông ta trốn thoát thì ông sẽ chịu hết trách nhiệm. Lộc lấy làm phải, nhân lúc sai Canh Thủy đế đi chăn ngựa ở Giao Nam, thì thắt cổ giết chết ông ta. Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), thủ lĩnh quân phiệt Duyên Sầm từ Hán Trung ra Tản Quan, đồn trú Đỗ Lăng, An đưa hơn 10 vạn quân đến đánh. Tướng của Quang Vũ đế là Đại tư đồ Đặng Vũ cho rằng thì Trường An rỗng không, nên đến tập kích. Lộc đón đánh, giao chiến trong Cảo Nhai, khiến Vũ đại bại bỏ chạy. Trường An có nạn đói, vào cuối năm ấy, Lộc theo Phàn Sùng đưa hơn 10 vạn nghĩa quân quay về miền đông. Đầu năm thứ 3 (27), Quang Vũ đế điều quân chẹn hết đường tiến thoái của nghĩa quân, Phàn Sùng đành phải xin hàng. Sau đó Lộc bị Lưu Cung giết để báo thù cho Canh Thủy đế.
1
null
Vùng DNS gốc () là vùng DNS cấp cao nhất trong hệ thống không gian tên DNS của Internet. Cơ quan Viễn thông và Thông tin Quốc gia (NTIA) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ có quyền quản lý tối cao về vùng DNS gốc của Internet kể từ khi nó được tư hữu hóa năm 1997. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2014, NTIA tuyên bố ý định nhường lại quyền này cho một công ty toàn cầu chưa được định rõ. Vùng này được quản trị bởi Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA), một phần của ICANN, và NTIA thuê một công ty khác, hiện nay là Verisign, để bảo quản vùng gốc. Người ta chưa biết Verisign có sẽ tiếp tục bảo quản vùng sau khi NTIA ngừng tham gia. Do những hạn chế của tiêu chuẩn DNS và một số giao thức, nhất là kích cỡ gói UDP không phân tán trên thực tế, các phản hồi truy vấn tên miền DNS chỉ có thể hỗ trợ một số địa chỉ máy chủ gốc. Vì thế, chỉ có 13 nhóm máy chủ tên miền có thể được cài đặt, số này phải phục vụ các yêu cầu của toàn thể người dùng Internet công khai ở khắp thế giới.
1
null
Quốc kỳ Anh (tiếng Anh: "Flag of England") là một trong những lá cờ có lịch sử rất lâu đời ở châu Âu và trên thế giới. Lá cờ có nền màu trắng và 2 dải đỏ ngang và dọc cắt nhau ở trung tâm lá cờ tạo thành hình chữ thập. Lá cờ này hiện nay chỉ được dùng chính thức để biểu trưng cho nước Anh- một phần nhỏ trong Đại Anh (Great Britain) và Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom). Quốc kỳ Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Quốc kỳ Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Tiếng Anh là United Kingdom) là lá cờ để biểu trưng cho toàn bộ lãnh thổ của Anh (England), Scotland, xứ Wales và một phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland. Lá cờ này có 3 màu (Xanh dương, Đỏ và Trắng) và dường như nó là sự kết hợp của lá cờ Anh với các quốc gia trong Liên Hiệp. Do Luân Đôn vừa là thủ đô của Anh cũng vừa là thủ đô chính của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nên cả hai lá cờ đều được sử dụng để nói về nước Anh.
1
null
Đạo luật Gold Standard (tạm dịch: đạo luật bản vị vàng) của Hoa Kỳ là tên một đạo luật được thông qua vào năm 1900 (phê chuẩn vào ngày 14 tháng 3) và đặt vàng trở thành một bản vị duy nhất để đảm bảo cho tiền giấy; dừng việc sử dụng chế độ hai bản vị (trong đó cho phép dùng bạc thay thế cho vàng. Tổng thống Mỹ William McKinley đã ký thông qua đạo luật. Đạo luật khiến cho chế độ Bản vị vàng đã có về mặt pháp lý từ Đạo luật Coinage năm 1873, nhờ đó chủ nợ có thể đòi bất cứ kim loại nào (thường là vàng), trở thành thực tế; giống như các cường quốc châu Âu trong cùng một thời gian. Đạo luật ấn định giá Đôla Mỹ ở mức gren vàng 90 (90% độ tinh khiết), tương đương với 23,22 gren vàng ròng. Đạo luật bản vị vàng xác nhận sự cam kết của chính phủ Hoa Kỳ đối với chế độ bản vị vàng bằng cách định giá vàng dựa trên một giá Đôla cụ thể (khoảng hơn 20.67 đôla cho mỗi once). Việc này diễn ra sau khi McKinley phái một đoàn sứ giả đi Châu Âu để thỏa hiệp về bạc với Pháp và Anh. Đến ngày 25 tháng 4 năm 1933, Hoa Kỳ và Canada đồng loạt bỏ chế độ bản vị vàng.
1
null
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là một trường đại học kinh tế và công nghệ, được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Trường có quyết định thành lập số 205/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chính về kinh tế; kế toán; tài chính ngân hàng; thương mại cho các tỉnh khu vực Bắc miền Trung và nước bạn Lào. Lịch sử. Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An được thành lập quyết định số 483/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 27/01/2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Kinh tế Nghệ An trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An. Đào tạo. Đại học. Các chuyên ngành:
1
null
Vương hậu Sonja của Na Uy (nhũ danh: Sonja Haraldsen, sinh ngày 04 tháng 07 năm 1937) là vợ của Vua Harald V và là mẹ của Thái tử Haakon - người sẽ kế vị ngai vàng của Vương quốc Na Uy trong tương lai. Trước khi kết hôn. Vương hậu Sonja được sinh ra tại Oslo vào ngày 04 tháng 07 năm 1937 là con gái của một người bán quần áo tên là Karl August Haraldsen (1889–1959) và mẹ bà là Dagny Ulrichsen (1898–1994). Vương hậu Sonja lớn lên tại 1B Tuengen Alle ở quận Vinderen ở Oslo và chương trình cấp II vào năm 1954. Bà đã nhận được một văn bằng trong ngành may mặc và may tại Trường Trung cấp nghề Oslo, cũng như bằng tốt nghiệp từ École des Jeunes Filles Professionelle tại Lausanne, Thụy Sĩ. Ở đó, bà đã học kế toán, thiết kế thời trang và khoa học xã hội. Bà trở về Na Uy để nghiên cứu sâu hơn và nhận được văn bằng đại học (tiếng Pháp, tiếng Anh và lịch sử nghệ thuật) từ Đại học Oslo. Nghệ thuật. Vương hậu Sonja là một nhiếp ảnh gia kỳ cựu, bà có một sự quan tâm cuồn nhiệt đến nghệ thuật. Bà là một nhà sản xuất in ấn và tổ chức triển lãm với Kjell Nupen và Ornulf Opdahl trong năm 2011 và năm 2013. Giải thưởng nghệ thuật Vương hậu Sonja Bắc Âu được thành lập vào năm 2011 với việc Tiina Kivinen đến từ Phần Lan là người đầu tiên nhận được giải vào năm 2012. Giải thưởng sẽ được trao hai năm một lần.
1
null
Maleficent ( hoặc ) là một nhân vật hư cấu xuất hiện với tư cách là phản diện chính trong phim hoạt hình thứ 16 củaWalt Disney Productions là "Người đẹp ngủ trong rừng" (1959). Bà xuất hiện như một bà tiên độc ác và tự xưng là "Quý bà của mọi điều ác" sau khi không được mời đến làm lễ rửa tội nên bà đã nguyền rủa đứa trẻ sơ sinh Aurora sẽ "chọc ngón tay vào con quay của khung cưỡi dệt vải và chết" trước khi mặt trời lặn vào đúng sinh nhật lần thứ 16. Maleficent dựa trên nhân vật bà tiên độc ác trong câu chuyện cổ tích "Người đẹp ngủ trong rừng" của Charles Perrault, cũng như nhân vật phản diện xuất hiện trong câu chuyện kể lại của Anh em nhà Grimm là" Little Briar Rose". Phim hoạt hình Maleficent là doMarc Davis đạo diễn. Eleanor Audley là người lồng tiếng cho Maleficent, cũng là người lồng tiếng cho Lady Tremaine, mẹ kế độc ác của Cinderella, trong "Cô bé Lọ Lem" (1950). Khi "Người đẹp ngủ trong rừng" phát hành năm 1959, bộ phim vừa là một thất bại về mặt phê bình lẫn thương mại, khiến hãng phim không khuyến khích chuyển thể những câu chuyện cổ tích thành phim hoạt hình trong suốt ba thập kỷ. Tuy nhiên, phần thể hiện bằng giọng hát của Audley được khen ngợi. Phiên bản sửa đổi của nhân vật xuất hiện với tư cách là nhân vật chính trong bộ phim live-action năm 2014 là "Maleficent (Tiên hắc ám)" do Angelina Jolie thể hiện, và cả phần tiếp theo là" Maleficent: Mistress of Evil" năm 2009. Phiên bản Maleficent này được miêu tả là một nhân vật biết đồng cảm, bị hiểu lầm khi cố gắng bảo vệ bản thân và lãnh địa của bà khỏi con người. Maleficent được mệnh danh là "một trong số kẻ phản diện tàn độc nhất của Disney." Nhân vật này cũng xuất hiện thường xuyên trong loạt trò chơi điện tử "Kingdom Hearts". Những lần xuất hiện. "Người đẹp ngủ trong rừng". Trong bộ phim hoạt hình do Eleanor Audley lồng tiếng, Maleficent đến gặp Vua Stefan và Lâu đài của Nữ hoàng Leah dự lễ rửa tội cho đứa con gái mới sinh của họ là Công chúa Aurora. Bà bày tỏ sự không hài lòng khi không nhận được lời mời dù bà tiên Merryweather nói rằng họ không cố ý. Khi chuẩn bị rời đi, nữ hoàng Leah lo lắng hỏi bà ấy có cảm thấy bị xúc phạm hay không nhưng Maleficent khẳng định bà không giận, và sau đó đề nghị ban tặng một "món quà" cho Aurora để chứng minh rằng bà ấy "không có ác ý". Maleficent xác nhận rằng Aurora sẽ lớn lên trong sự duyên dáng và xinh đẹp, "được yêu quý bởi tất cả những ai biết cô ấy", nhưng để trả thù cho việc không được mời, bà đặt một lời nguyền lên Aurora rằng trước khi mặt trời lặn vào sinh nhật thứ 16, công chúa sẽ đâm ngón tay vào trục của bánh xe quay dệt vải và chết. Trước khi các Vệ binh Hoàng gia có thể bắt giữ bà, Maleficent biến mất với nụ cười đắc thắng. Mặc dù Merryweather chưa ban tặng món quà cho công chúa nhưng nhưng bà không thể xua tan sức mạnh của Maleficent mà chỉ có thể làm suy yếu lời nguyền trở thành Aurora sẽ chìm vào một giấc ngủ thật sâu, và để thức tình, công chúa cần một nụ hôn từ tình yêu đích thực... "Maleficent". Phần tái hiện lại live-action năm 2014 giới thiệu Maleficent như một bà tiên tốt bụng nhưng có quá khứ đầy bi kịch. Bà là người bảo vệ Moors, một vương quốc của những sinh vật siêu nhiên, khỏi vương quốc loài người láng giềng. Nhân vật Maleficent do Angelina Jolie thủ vai. Trước khi mặc trang phục đen mang tính biểu tượng, Maleficent có một đôi cánh tiên đầy lông vũ, mặc một chiếc váy màu nâu và luôn đi chân trần với một chiếc kiềng chân nhỏ ở mắt cá chân trái. Sau khi chữa lành một cái cây, Maleficent kết bạn và yêu một chàng trai nông dân trẻ tên là Stefan, khi được bộ ba pixie là Knotgrass (Imelda Staunton), Thistletwit (Juno Temple) và Flittle (Lesley Manville) cảnh báo về sự hiện diện của anh ấy... "Maleficent: Mistress of Evil". Jolie đã thể hiện lại vai diễn trong "Maleficent: Mistress of Evil", mối quan hệ của Maleficent với Aurora bị thử thách. Các tiên nữ khác cùng loài với bà xuất hiện, dẫn đầu là Conall (Chiwetel Ejiofor). Mẹ của Hoàng tử Philip là Nữ hoàng Ingrith (Michelle Pfeiffer) cố gắng kích động một cuộc chiến tranh giữa con người và các bà tiên nữ bằng cách đồn rằng Maleficent đã ám một lời nguyền khác lên nhà vua, buộc Maleficent phải chạy trốn vương quốc...
1
null
Phạm Phật (范佛; trị vì 349-380) là vị vua thứ hai của vương triều Champa thứ hai. Lúc mới lên ngôi, ông đã tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống (372 và 377). Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.
1
null
Pinăng Tắc (1910-1977), là một chiến sĩ cách mạng người Raglai có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tại tỉnh Ninh Thuận. Ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào tháng 05 năm 1965. Ông nổi tiếng với bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại, tiêu diệt sinh lực địch vô số bằng địa hình rừng núi Bác Ái hiểm trở. Hiện nay tại thành phố Phan Rang có con đường mang tên ông. Và có trường PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ PI NĂNG TẮC tại địa bàn huyện Bác Ái. Sinh trưởng. Pinăng Tắc sinh năm 1910, tại một vùng núi rừng mà ngày nay thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trong một dòng họ lớn thuộc người Raglai. Ngoài việc tham gia cách mạng, ông còn huy động gia tộc của mình giúp đỡ cách mạng: "Ngoài công tác chung, đồng chí còn vận động gia đình mình tích cực tham gia kháng chiến; trong 3 năm từ 1961-1963, chỉ tính riêng gia đình đồng chí, cũng đã vót đ­ược 90.000 cây chông, có đư­ợc 130 giạ bắp (ủng hộ kháng chiến); nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng; vận động 18 thanh niên đi bộ đội, trong đó có... 2 ngư­ời con của ông!". Làm cách mạng. Pinăng Tắc tham gia cách mạng từ năm 1946, sau Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm đã dồn dân các xã của huyện Bác Ái về hai khu tập trung B'Râu và Cà Rôm thuộc quận Du Long (nay là huyện Ninh Hải) để nhằm thực hiện chính sách tách lực lượng cộng sản ra khỏi quần chúng. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ông Pinăng Tắc - lúc bấy giờ đang là du kích xã - đã xây dựng được hai cơ sở bí mật và mạnh dạn đề nghị với tổ chức vận động đồng bào vùng lên phá khu tập trung. Sau đó, tháng 02 năm 1959, ông đã chỉ huy phá khu tập trung gom dân Bà Râu, Tầm Ngân và đưa bà con về vùng núi Phước Bình cùng chung lưng đấu cật chống lại kẻ thù và tên tuổi của ông gắn liền với Bãy đá Pinăng Tắc cũng bắt đầu từ đây. Ngày 10 tháng 08 năm 1961, ông cùng các đồng chí và nhân dân xã Phước Bình, Bác Ái tổ chức trận địa phục kích bằng bẫy đá tiêu diệt hơn 100 tên địch, được biết đến như là trận Bẫy đá Pinăng Tắc. Địa điểm này ngay nay đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử kháng chiến. Vinh danh. Ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng nhiều huy chương cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1965. Tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận có một con phố mang tên ông, đường Pinăng Tắc. Hiện nay tại huyện Bác Ái, Ninh Thuận có một ngôi trường mang tên ông: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Pinăng Tắc.
1
null
Từ Tuyên (chữ Hán: 徐宣, ? – ?), tự Kiêu Trĩ (驕穉), người huyện Lâm Nghi, quận Đông Hải , tướng lãnh khởi nghĩa Xích Mi cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán. Cuộc đời và sự nghiệp. Ban đầu, Tuyên làm ngục lại trong huyện, thông hiểu kinh Dịch. Cuối đời Tân, ông khởi binh phản kháng triều đình, sau đó cùng các thủ lĩnh đồng quận là Tạ Lộc, Dương Âm, quy phụ người quận Lang Da là Phàn Sùng. Bọn họ lệnh cho nghĩa quân nhuộm đỏ lông mày để phân biệt với quan quân, nên được gọi là quân Xích Mi, tiến hành đấu tranh ở một dải Thái Sơn, Bắc Hải, trước sau đánh tan các lực lượng quan quân của chính quyền nhà Tân, chính quyền Hán Canh Thủy. Năm Canh Thủy thứ 2 (24), nghĩa quân Xích Mi chia làm 2 lộ, Tuyên cùng Tạ Lộc, Dương Âm nắm một cánh quân, liên tiếp đánh bại quân đội của chính quyền Canh Thủy, đến đầu năm sau (25) thì hội sư với cánh quân của Phàn Sùng, Bàng An ở quận Hoằng Nông. Tháng 6 ÂL năm thứ 3 (25), nghĩa quân Xích Mi đến huyện Trịnh, đưa hậu duệ của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương là Lưu Bồn Tử lên ngôi, là Kiến Thế đế. Bởi Phàn Sùng là thủ lĩnh nhưng lại không biết chữ, nên nhường Tuyên làm Thừa tướng. Tháng 9 ÂL, nghĩa quân chiếm được Trường An, Canh Thủy đế đầu hàng rồi bị giết. Trường An có nạn đói, lại thêm Bàng An thua trận. Vào cuối năm ấy, Tuyên theo Phàn Sùng đưa hơn 10 vạn nghĩa quân trong cơn đói kém quay về miền đông. Đầu năm thứ 3 (27), Quang Vũ đế điều quân chẹn hết đường tiến thoái của nghĩa quân, Phàn Sùng đành phải xin hàng. Ban đầu, đế ban nhà cửa ruộng vườn cho các tướng lãnh quân Xích Mi ở Lạc Dương, về sau Tuyên được trở lại quê nhà, rồi mất ở đấy trong yên lành, không rõ khi nào.
1
null
Urechis unicinctus ( / "hải tràng"; hay "yumushi" / "ế trùng"; "gaebul" / "hải bìu") là một loài giun thìa biển. Nó được gọi rộng rãi là cá dương vật. Môi trường sống. "U. unicinctus", giống như những loài "Urechis", sống trong hang trong cát và bùn. Sử dụng kinh tế. Loài giun thìa này thường được ăn sống với muối và dầu mè ở Hàn Quốc. Trong ẩm thực Trung Hoa, nó thường được xào với rau, hoặc dạng sấy khô và bột được sử dụng như một vị umami. Đặc biệt là chúng được xem là một thành phần quan trọng trong ẩm thực Sơn Đông và được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn. Nó cũng được sử dụng như mồi câu cá.
1
null
Dương Âm (chữ Hán: 杨音, ? – ?), người huyện Lâm Nghi, quận Đông Hải , là tướng lĩnh khởi nghĩa Xích Mi cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời và sự nghiệp. Cuối đời Tân, Âm khởi binh phản kháng triều đình, sau đó cùng các thủ lĩnh đồng quận là Từ Tuyên, Tạ Lộc, quy phụ người quận Lang Da là Phàn Sùng. Bọn họ lệnh cho nghĩa quân nhuộm đỏ lông mày để phân biệt với quan quân, nên được gọi là quân Xích Mi, tiến hành đấu tranh ở một dải Thái Sơn, Bắc Hải, trước sau đánh tan các lực lượng quan quân của chính quyền nhà Tân, chính quyền Hán Canh Thủy. Năm Canh Thủy thứ 2 (24), nghĩa quân Xích Mi chia làm 2 lộ, Âm cùng Từ Tuyên, Tạ Lộc nắm một cánh quân, liên tiếp đánh bại quân đội của chính quyền Canh Thủy, đến đầu năm sau (25) thì hội sư với cánh quân của Phàn Sùng, Bàng An ở quận Hoằng Nông. Tháng 6 ÂL năm thứ 3 (25), nghĩa quân Xích Mi đến huyện Trịnh, đưa hậu duệ của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương là Lưu Bồn Tử lên ngôi, là Kiến Thế đế. Âm được làm Liệt khanh. Tháng 9 ÂL, nghĩa quân chiếm được Trường An, Canh Thủy đế đầu hàng rồi bị giết. Trường An có nạn đói, lại thêm Bàng An thua trận. Vào cuối năm ấy, Âm theo Phàn Sùng đưa hơn 10 vạn nghĩa quân trong cơn đói kém quay về miền đông. Đầu năm thứ 3 (27), Quang Vũ đế điều quân chẹn hết đường tiến thoái của nghĩa quân, Phàn Sùng đành phải xin hàng. Âm khi còn ở Trường An có ơn với Triệu vương Lưu Lương (chú của đế), nên được ban tước Quan nội hầu. Ban đầu đế ban nhà cửa ruộng vườn cho các tướng lãnh quân Xích Mi ở Lạc Dương, về sau Âm được trở lại quê nhà, rồi mất ở đấy trong yên lành, không rõ khi nào.
1
null
Tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Đây là một giải pháp thay thế cho việc thải rác thông thường, nó có thể giúp tiết kiệm vật liệu cũng như giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tái chế có nhiều hiệu quả, giảm việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi (nguyên liệu chưa qua chế biến), giảm tiêu tốn năng lượng, phát thải khí độc ra môi trường (thông qua đốt chất thải) và cuối cùng giúp giảm đáng kể việc ô nhiễm nước rỉ rác từ việc chôn lấp rác thải. Tái thế là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện đại và là thành phần trong mô hình phân loại rác hiện nay bao gồm: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Có một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến tái chế như đối với chất thải nhựa, về quản lý môi trường đối với tái chế. Việc đảm bảo thực hiện một số tiêu chuẩn ISO liên quan tới tái chế này là lời cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bảo vệ môi trường. Các vật liệu có thể tái chế bao gồm nhiều loại thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa, lốp xe, sản phẩm dệt, và hàng điện tử. Đối với các loại rác thải hữu cơ như xác động thực vật hay thực phẩm được xử lý làm phân bón người ta cũng xem như là một quá trình tái chế chất thải . Chất thải tái chế được thu gom từ các bãi rác, lề đường,… sau đó được phân loại, làm sạch và cuối cùng là tái chế thành vật liệu mới. Tái chế chất thải có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là vòng tuần hoàn của các loại vật liệu. Là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho cùng một loại sản phẩm. Ví dụ như giấy thải ở văn phòng sau khi được sử dụng người ta có thế tái chế lại và sử dụng nó tại một nơi khác. Nhưng ở mặt khác thì việc sử dụng lại nguồn nguyên liệu như thế này có thể rất khó hoặc đắt hơn nếu so sánh với cùng nguồn nguyên liệu thô cung cấp cho sản xuất một sản phẩm. Vì thế việc tái sử dụng thường được sử dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất loại sản phẩm khác như giấy văn phòng có thể dùng để sản xuất bìa cứng. Một trường hợp khác ví dụ việc tái chế chất thải đó là sử dụng lại nguồn nguyên liệu xuất phát từ giá trị nội tại của chúng trong đó người có thể lấy được chì từ ắc–qui ô tô, vàng từ vi mạch, tái sử dụng thủy ngân trong nhiệt kế. Điều này góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu cũng như giảm phát thải chất độc hại ra môi trường. Lịch sử phát triển. Nguồn gốc. Tái chế là việc có từ rất lâu đời trong nhân loại, từ xa xưa con người đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi để có thê tái sử dụng như trong thời tiền sử con người có thể sử dụng xương động vật chết đi để làm trang sức hay trong thời phong kiến con người có thể sử dụng lại nguồn sắt thép để tái sử dụng. Việc tái chế chất thải đã được Plato ghi lại từ lâu trước công nguyên cụ thể là vào năm 400 trước công nguyên. Khảo cổ học đã có những phát hiện quan trọng trong việc chứng minh rằng tái chế có từ rất lâu. Người ta đã phát hiện vào thời kì mà vật liệu khang hiếm con người có xu hướng tận dụng nguồn nguyên liện hơn bằng chứng cho thấy thải ít chất thải ra môi trường hơn (ví dụ như tro, dụng cụ bị hỏng, và đồ gốm), điều này ám chỉ rằng chất thể có thể tái sử dụng trong suốt quá trình khan hiếm vật liệu đó. Trong thời kì tiền cuộc cách mạng công nghiệp, có nhiều bằng chứng cho thấy đồng và các kim loại phế liệu khác đã được thu thập lại để tái sử dụng. Công việc tái chế giấy được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1031 ở Nhật Bản khi mà các cửa hàng khước từ việc bán giấy . Tại Vương quốc Anh, tro và bụi từ các vụ cháy rừng hoặc gỗ được thu thập lại bởi những người hốt rác và sử dụng như một loại vật liệu cơ bản để sản xuất gạch. Lợi thế kinh tế việc tái chế chất thải là nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn nguyên liệu thô, cũng như việc dư thừa chất thải ở khu vực đông dân cư. Năm 1813 Benjamin Law đã phát triển công nghệ để biến vụn bánh mì thành các loại sợi len ở Batley, Yorkshire. Công nghệ này là sự kết hợp của sợi nhân tạo và sợi tự nhiên (ví dụ như lông cừu). Nhờ công nghệ này mà ngành công nghiệp có liên quan tới tái chế này được phát triển rộng rãi ở West Yorkshire mà điển hình là 2 công ty Batley và Dewsbury từ cuối thế kỉ 19 đến nhừng năm 1914 của thế kỉ 20. Vào thời kì công nghiệp hóa đã thúc đẩy nhu cầu về vật tư, làm vật tự khan hiếm, giá cả ngày càng đắt đỏ, khoảng thời gian đó ngoại trừ giẻ rách, thì mọi thứ đều được tái sử dụng vì chúng rẻ hơn mua quặng mới. Một trong những ngành kinh tế thu mua nhiều phế liệu nhất ngành đường sắt, công nghệ thép và ô tô, việc thu mua phế liệu được tiến hành từ thế kỉ 19 và ngày càng gia tăng vào đầu thế kỉ 20. Nhiều hàng hóa đã qua sử dụng được thu gom, xử lý và bán lại điều này đã làm giảm một lượng đáng kể rác ở những bãi tập trung, đường phố. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngành công nghiệp tái chế ngày càng phát triển tại Mỹ, việc thu gom vật liệu sau khi sử dụng để tái chế được thực hiện bởi bàng ngàn người. Việc tái chế chai nước đã đem lại một khoản tiền khổng lồ cho các nhà máy tại Anh và Ireland vào năm 1800, đặc biệt đối với Schweppes. Hệ thống hoàn tiền sau khi tái sử dụng được thiết lập ở ngân hàng Thụy Sĩ vào năm 1884, một trong những phát minh có ảnh hưởng đối với ngành giải khát và tái chế là lon kim loại ra đời vào năm 1982. Nững đạo luật về tái chế đã được ban hành dẫn đến việc tái chế được sử dụng nâng cao, người ta ước tính trung bình chai thủy tinh có thể sử dụng đến 20 lần. Trong thời kì chiến tranh. Sự phát triển của ngành công nghiệp hóa học đã dẫn đến nhiều loại vật liệu mới ra đời vào cuối thế kỉ 19, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu điều kiện quan trọng cho việc phát minh nhiều loại sản phẩm mới trên thị trường. Nhiều sản phẩm đã được tạo ra điển hình như người ta có thể tạo ra sợi từ rơm, chứng tỏ bất kì thứ gì điều có thể có giá trị của nó và mọi thứ điều được tận dụng nếu biết nó áp dụng cho có giá trị. Tái chế là vấn đề nổi bật trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trong quá trình của cuộc chiến thì những hạn chế của vấn đề tài chính cộng với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu một cách trầm trọng đã thúc đẩy các quốc gia đẩy mạnh vấn đề tái sử dụng vật liệu và hàng hóa. Các nguồn nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất vũ khí thiếu thốn do đó người ta sử dụng tái chế lại các vũ khí hư cũ để có thể sử dụng lạị. Việc cân bằng giữa vật liệu sản xuất cho đời sống và chiến tranh cần mọt nguồn nguyên liệu dồi dào mà giai đoạn này rất khan hiếm. Tuy nhiên một lượng khổng lồ các vật liệu đã qua sử dụng trong chiến tranh như quần áo, vỏ súng đạn… điều này khuyến khích người dân sử tận dụng lại nguồn nguyên liệu này để phục vụ tối đa cho đời sống trong giai đoạn khó khăn. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này tức là tạo nguồn sức mạnh hơn cho cuộc chiến, thúc đẩy cơ hội chiến thắng. Nhận thấy điều này các chính phủ kêu gọi người dân hiến kim loại và tận dụng lại nguồn vật liệu như một hành động yêu nước. Sau chiến tranh. Vào năm 1970 nguồn nguyên liệu năng lượng ngày càng khan hiếm, bắt buộc phải có một lượng đầu tư đáng kể trong việc tái chế chất thải. Đối với nhôm việc tái chế chỉ đồi hỏi 5% nguồn năng lượng cần thiết cho việc sản xuất mới. Các nguồn nguyên liệu khác như thủy tinh, giấy và kim loại khác ít tiết kiệm năng lượng hơn nhưng vẫn là một con số đáng kể. Việc tiêu dùng các mặt hàng điện tử như Ti vi đã phổ biến từ đầu những năm 1920 nhưng phải đến năm 1991 người ta mới bắt đầu quan tâm việc tái chế. Tiến trình tái chế chất thải đầu tiên được thực hiện ở Thụy Sĩ bắt đầu bằng việc thu mua các tủ lạnh hư cũ, dần dần mở rộng ra đối với tất cả các thiết bị. Nếu việc tái chế chất thải điện tử này không được lên kế hoạch thì các quốc gia phải đối mặt với lượng rác thải khổng lồ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Một cách giải quyết tiêu cực được tiến hành là xuất khẩu rác thải sang các nước không phát triển, nhằm giảm chi phí tái chế. Nhu cầu về chất thải điện tử ở Châu Á ngày càng tăng khi người ta nhận thấy có thể chiết xuất các loại vật liệu có giá trị như đồng, bạc, sắt, silicon, niken và vàng trong quá trình tái chế. Vào những năm 2000 việc gia tăng một các nhanh chóng của chất thải, đặc biệt đối với Châu Âu vào những năm 2002 là khu vực có lượng rác thải công nghệ cao nhất. Theo số liệu thống kê vào năm 2014 thì Liên minh Châu Âu chiếm 50% thị phần toàn cầu trong công nghiệp xử lý và tái chế chất thải, với hơn 60.000 công ty sử dụng 500.000 người, doanh thu là 24 tỷ Euro. Các quốc gia ở Châu Âu có tỉ lệ tái chế ở mức trung bình là 39%, một số nước có tỷ lệ tái chế đạt 65% vào năm 2013. Pháp luật. Nhu cầu nguyên vật liệu tái chế. Để vận hành một quy trình tái chế, việc cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu tái chế là rất quan trọng. Có ba điều luật đã được sử dụng để tạo ra một nguồn cung cấp vật liệu: thu mua tái chế bắt buộc, luật về đặt cọc container và ban hành các lệnh cấm. Thu mua bắt buộc thiết lập các mục tiêu tái chế cho thành phố trong một khoảng thời gian nhất định nhầm mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu. Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành mục tiêu. Luật tiền đặt cọc container là khoản tiền danh cho việc thu hồi các loại container nhất định như thủy tinh, nhựa, kim loại khi nó được sử dụng ngoài thị trường. Một biến thể của nó là việc yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình. Tại liên minh Châu ÂU, hội đồng đã đưa ra chỉ thị WEEE để yêu cầu nhà sản xuất phải bồi hoàng chi phí cho nhà tái chế. Một cách khác để tăng nguồn cung cho việc tái chế là cấm sử dụng lại một số vật liệu đã qua sử dụng như chất thải, thường là dầu đã qua sử dụng, pin cũ, lốp, và rác thải của vườn. Mục tiêu chung của phương pháp này là tạo ra một nền kinh tế khả thi để xử lý đúng cách các sản phẩm bị cấm. Phải lưu ý rằng cần có đủ các công nghệ tái chế phù hợp với lệnh cấm không sẽ dẫn đến việc trao đổi rác thải bất hợp pháp tăng lên. Nhu cầu chính phủ. Pháp luật cũng đã được sử dụng để duy trì và tăng nhu cầu về vật liệu tái chế. Bốn đạo luật về vấn đề này tồn tại: quy định thực thi nội dung tái chế tối thiểu, tỷ lệ sử dụng, chính sách mua sắm, và ghi nhãn sản phẩm tái chế. Cả quy định thực thi nội dung tái chế tối thiểu và tỷ lệ sử dụng đều tăng nhu cầu trực tiếp bằng cách buộc các nhà sản xuất phải bao gồm việc tái chế trong các hoạt động của họ. Hàm lượng tái chế tối thiểu xác định rằng một phần trăm nhất định của một sản phẩm mới phải bao gồm vật liệu tái chế. Tỷ lệ sử dụng có sự lựa chọn linh hoạt hơn: các ngành công nghiệp được phép đạt được các mục tiêu tái chế tại bất kỳ điểm nào trong hoạt động của họ hoặc thậm chí hợp đồng tái chế ra để đổi lấy tín dụng thương mại. Những người phản đối cả hai phương pháp này chỉ ra sự gia tăng lớn trong việc làm các báo cáo cần thiết để chứng minh, điều này họ áp đặt rằng sẽ làm gia tăng sự cản trở tính linh hoạt của thị trường. Các chính phủ đã sử dụng khả năng mua của mình để tăng nhu cầu tái chế thông qua cái họ gọi là "chính sách mua sắm". Các chính sách này thực chất là "sự để dành", dự trữ một khoản chi tiêu nhất định chỉ dành cho các sản phẩm tái chế hoặc các chương trình "ưu đãi về giá" được cung cấp bởi ngân sách khi mua lại các vật dụng tái chế. Các quy định bổ sung có thể nhắm mục tiêu vào các trường hợp cụ thể như ở Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường yêu cầu mua dầu, giấy, lốp xe và cách điện xây dựng từ nguồn tái chế hoặc tinh chế bất cứ khi nào có thể. Quy định cuối cùng của chính phủ đối với nhu cầu gia tăng việc tái chế sản phẩm là ghi nhãn sản phẩm tái chế. Nhà sản xuất được yêu cầu ghi nhãn bao bì của họ với số lượng sản phẩm có thể tái chế được trong sản phẩm (bao gồm cả bao bì) nhầm giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn thông minh hơn trong việc chọn mua sản phẩm. Qua việc ghi nhãn hững người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn có lợi cho môi trường hơn, những nhà sản xuất nhanh chóng tăng lượng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm của họ và tăng nhu cầu tiêu dùng một cách gián tiếp. Việc ghi nhãn tái chế theo tiêu chuẩn cũng có thể có tác động tích cực đến việc cung cấp nguyên liệu tái chế và giúp tái chế dễ dàng hơn nếu việc ghi nhãn bao gồm thông tin về cách thức và nơi sản phẩm có thể được tái chế. Tái chế. Tái chế được định nghĩa là nguồn nguyên vật liệu được gửi đến và được chế biến trong nhà máy tái chế chất thải hoặc cơ sở phục hồi vật liệu, và nguồn vật liệu đó sẽ được sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Vật liệu được thu thập bằng các phương pháp khác nhau và được chuyển đến một cơ sở nơi nó được tái chế để nó có thể được sử dụng trong sản xuất các vật liệu hoặc sản phẩm mới. Ví dụ, chai nhựa được thu gom có thể được tái sử dụng hoặc tạo thành các viên nhựa để tạo ra sản phẩm mới. Chất lượng tái chế. Tái chế chất lượng cao được công nhận là một trong những thách thức chính cần được giải quyết cho sự thành công của một kế hoạch có tầm nhìn dài hạn về một nền kinh tế xanh và không gây lãng phí. Chất lượng tái chế thường nói đến lượng nguyên liệu thô mục tiêu được tạo ra là bao nhiêu so với lượng vật liệu không phải mục tiêu và các vật liệu không tái chế. Một tỷ lệ khá lớn lượng vật liệu không phải mục tiêu và vật liệu không tái chế gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu tái chế chất lượng cao. Nếu chất tái chế có chất lượng kém, thì sẽ có xu hướng giảm xuống việc tái chế hoặc, trong trường hợp cực đoan, có thể đổi các phương án thu hồi khác hoặc được chôn lấp. Ví dụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lại các sản phẩm thủy tinh rõ ràng, có những hạn chế chặt chẽ đối với thủy tinh màu đi vào quá trình tái phân hủy. Chất lượng tái chế không chỉ hỗ trợ việc tạo ra các sản phảm tái chế chất lượng cao mà còn mang lại những lợi ích về môi trường đáng kể bằng cách giảm, tái sử dụng và bảo quản sản phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Tái chế chất lượng cao có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng trong nền kinh tế bằng cách tối đa hóa giá trị kinh tế của chất thải thu được. Mức thu nhập cao từ việc bán sản phẩm được tái chế có chất lượng cao có thể mang lại giá trị có ý nghĩa đối với chính quyền địa phương, hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo đuổi tái chế chất lượng cao cũng có thể cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sự tự tin trong ngành quản lý chất thải, tài nguyên và có thể khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đó. Có rất nhiều hành động dọc theo chuỗi cung cấp tái chế có thể ảnh hưởng và ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu tái chế. Nó liên quan đến nhà sản xuất có chất thải mà không có các kế hoạch cũng như quy trinh cụ thể trong thu gom, tái chế chất thải. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế cuối cùng hoặc cần tốn thêm kinh phí trong yêu cầu loại bỏ những chất liệu này ở các giai đoạn sau của quá trình tái chế. Vận chuyển và nén chặt có thể làm khó tách biệt vật liệu thành từng loại riêng biệt trong quá trình tái chế. Các cơ sở phân loại không phải là một trăm phần trăm có hiệu quả trong việc phân loại vật liệu ban đầu, mặc dù cải tiến về công nghệ và chất lượng tái chế có thể làm mất chất lượng sản phầm cuối cùng. Việc lưu trữ các vật liệu bên ngoài nơi sản phẩm có thể bị ướt có thể gây ra vấn đề cho việc xử lý sơ bộ lại. Các cơ sở tái chế có thể yêu cầu các bước sắp xếp thêm để giảm lượng vật liệu không là mục tiêu và không tái chế được. Mỗi một công việc trong quy trình tái chế phục vục cho việc đảm bảo chất lượng tái chế. Hoạt động tái chế của người tiêu dùng. Thu gom. Có nhiều hệ thống khác nhau đã được thiết lập để thu gom chất thải có thể tái chế được từ sinh hoạt của con người. Các hệ thống này đảm bảo sự cân bằng về mặt tiện lợi cũng như chi phí mà chính phủ phải bỏ ra. Ba thành phần quan trọng của dự án là: Trung tâm thanh toán, trung tâm thu lại và hệ thống thu gom. Hệ thống thu gom. Hệ thống thu gom bao gồm nhiều hệ thống sự khác nhau chủ yêu trong quá trình phân loại và làm sạch. Một số loại chính là thu gom chất thải hỗn hợp, phân loại chất thải tái chế và phân tách nguồn. Trong thu gom chất thải hỗn hợp là việc thu gom rác thải trong đó tất cả các thùng rác tái chế được trộn với phần còn lại của chất thải, vật liệu mong muốn sau đó được phân loại và làm sạch tại một cơ sở phân loại trung tâm. Điều này dẫn đến một lượng lớn chất thải tái chế, đặc biệt là giấy, quá bẩn để tái xử lý, nhưng cũng có lợi: nhà nước không cần phải trả tiền cho thùng phâ loại rác và không cần giáo dục ý thức của người dân. Bất kỳ thay đổi nào trong loại vật liệu tái chế được dễ dàng chứa như tất cả các loại rác khác và phân loại xảy ra ở trung tâm xử lý. Trong thu gom chất thải tái chế tất cả các vật liệu có thể tái chế để thu gom được trộn lẫn với nhau nhưng được tách biệt với các chất thải khác. Điều này làm giảm đáng kể nhu cầu làm sạch trong quá trình tái chế nhưng đòi hỏi phải có sự hiểu biết về phân loại rác thải có thể tái chế. Phân tách nguồn là giải pháp khác, nơi mà mỗi vật liệu được làm sạch và sắp xếp trước khi thu thập. Phương pháp này đòi hỏi phải phân loại ít nhất trong việc phân loại và sản xuất vật liệu tái chế tinh khiết nhất, nhưng phải chịu chi phí bổ sung cho việc thu gom từng nguyên liệu riêng biệt. Chương trình giáo dục cộng đồng cũng được yêu cầu một cách phổ biến và rộng rãi. Phương pháp tách nguồn là phương pháp được ưa thích sử dụng nhưng chi phí phân loại tại nguồn hơi cao. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ phân loại (xem phân loại dưới đây) đã làm giảm đáng kể chi phí này. Trung tâm thu mua. Các trung tâm có nhiệm vụ mua lại vật liệu đã được phân loại và làm sạch qua đó tạo động lực rõ ràng cho việc sử dụng và tạo ra nguồn cung vật liệu ổn định cho tái chế. Chính phủ cần hỗ trợ kinh phí cho việc thành lập trung tâm thu mua. Vào năm 1993, theo Hiệp hội Rác thải và Xử lý Quốc gia Hoa Kỳ, cần 50 đô la để xử lý 1 tấn rác thải, sau khi xử lý có thể bán lại được 30 đô la. Hiện nay thủy tinh không có giá trị tái chế vì nguồn nguyên liệu thô rẻ tiền hơn và nguồn vật liệu thay thế dồi dào. Vào năm 2017 Nepal, California đã được hoàn tiền lại 20% chi phí tái chế. Phân loại. Khi vật liệu được thu gom và đưa đến các trung tâm phân loại vật liệu thì cần phải được phân loại. Một số loài thực vật có thể sắp xếp các vật liệu một cách tự động, quá trình này được gọi là tái chế đơn dòng. Nhiều loại vật liệu được sắp xếp như giấy, các loại nhựa, thủy tinh, kim loại, phế liệu thực phẩm và hầu hết các loại pin. Sự gia tăng 30% tỷ lệ tái chế đã được nghiên cứu trong khu vực mà loài thực vật này tồn tại. Quá trình tái chế cũng như tái sử dụng vật liệu tái chế đã chứng minh được lợi thế bởi vì nó làm giảm lượng rác thải được gửi đến các bãi chôn lấp, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, và tạo việc làm mới. Các nguyên liệu tái chế cũng có thể được chuyển thành các sản phẩm mới có thể được tiêu thụ trở lại, như giấy, nhựa và thủy tinh. Phòng Môi trường của Thành phố và Hạt San Francisco đang nỗ lực đạt được mục tiêu toàn thành phố về việc tạo ra chất thải bằng không vào năm 2020. Công ty Recology của San Francisco đã vận hành một cơ sở phân loại rác tái chế có hiệu quả ở San Francisco, giúp San Francisco đạt được tỷ lệ chuyển đổi kỷ lục 80%. Tái chế rác thải công nghiệp. Mặc dù nhiều chương trình của chính phủ tập trung vào việc tái chế tại nhà. Nhưng một số khu vực thì lượng chất thải tập trung tại khu công nghiệp nhiều hơn. Có đến 64% chất thải ở Vương quốc Anh được tạo ra bởi ngành công nghiệp. Trọng tâm của nhiều chương trình tái chế được thực hiện đối với rác thải ngành công nghiệp là hiệu quả về chi phí của tái chế. Tính chất phổ biến của bao bì bằng bìa cứng làm cho bìa cứng là một sản phẩm thải thường được tái chế bởi các công ty chuyên chở hàng nặng nề, các cửa hàng bán lẻ, kho hàng và nhà phân phối hàng hoá. Các ngành công nghiệp khác xử lý thích hợp các sản phẩm tùy thuộc vào tính chất của các chất thải có mặt. Thủy tinh, gỗ, bột giấy và các nhà sản xuất giấy có thể xử lý trực tiếp như các vật liệu tái chế thông thường; Tuy nhiên, lốp xe cao su cũ có thể được thu gom và tái chế bởi các đại lý lốp xe độc lập cho một lợi nhuận. Mức độ tái chế kim loại thường thấp. Trong năm 2010, Hội đồng Tài nguyên Quốc tế do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức đã đưa ra các báo cáo về trữ lượng kim loại tồn tại trong xã hội và tỷ lệ tái chế của chúng. Hội đồng báo cáo rằng sự gia tăng việc sử dụng kim loại trong suốt thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 đã dẫn tới sự thay đổi đáng kể các khoáng sản kim loại và thay đổi các ứng dụng trong xã hội trên mặt đất. Ví dụ, lượng đồng sử dụng đồng ở Mỹ tăng từ 73 lên 238 kg / người / năm giữa năm 1932 và năm 1999. Các tác giả báo cáo nhận định rằng nếu tái chế được thì khoáng sản kim loại nằm trên mặt đất chứ không phải dưới lòng đất. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng tỷ lệ tái chế của nhiều kim loại là rất thấp. Báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ tái chế của một số kim loại quý được sử dụng trong các ứng dụng như điện thoại di động, pin cho xe hybrid và pin nhiên liệu quá thấp mà trừ khi tỷ lệ tái chế trong tương lai của cuộc sống được gia tăng đáng kể các kim loại quan trọng sẽ trở nên không có sẵn để sử dụng trong công nghệ hiện đại. Quân đội cũng tái chế một số kim loại. Chương trình Xử lý Tàu của Hải quân Hoa Kỳ sử dụng việc phá vỡ tàu để lấy lại thép cũ. Tàu cũng có thể bị chìm đắm để tạo ra một rạn san hô nhân tạo. Uranium là một loại kim loại có chất lượng cao hơn chì và titan cho nhiều mục đích quân sự và công nghiệp. Uranium còn sót lại từ việc chế biến nó thành vũ khí hạt nhân và nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân được gọi là Uranium đã cạn kiệt, và nó được sử dụng bởi tất cả các khu quân sự của quân đội Hoa Kỳ, sử dụng cho vỏ đạn xuyên vỏ và che chắn. Ngành xây dựng có thể tái chế bê tông và vỉa hè mặt đường cũ, bán nguyên liệu thải để thu được lợi nhuận. Một số ngành công nghiệp, như ngành năng lượng tái tạo và công nghệ quang điện mặt trời, đặc biệt, đang chủ động trong việc thiết lập các chính sách tái chế thậm chí trước khi có nguồn thải dồi giàu. Tái chế chất dẻo là khó khăn hơn, vì hầu hết các chương trình tái chế không thể đạt đến mức chất lượng cần thiết. Tái chế PVC thường dẫn đến việc cắt giảm chất liệu, nghĩa là chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thấp mới có thể được chế tạo bằng vật liệu tái chế. Mã tái chế. Mục đích của mã tái chế để đáp ứng nhu cầu của người tái chế trong khi cung cấp cho nhà sản xuất một hệ thống thống nhất và một hệ thống mã hóa được phát triển. Mã tái chế cho chất dẻo cho ngành sản xuất nhựa đã đucợ thông qua bởi Hiệp hội Công nghiệp Nhựa vào năm 1988. Bởi vì lượng rác cần tái chế đa phần là chai và nhựa nên mã tái chế đã cung cấp thông tin ban đầu cho người tái chế để việc tái chế được thuận lợi hơn. Các sản phẩm nhựa được in từ số 1 – 7 tùy thuộc vào loại nhựa. Loại 1 (polyethylene terephthalate) thường được in cho nước giải khát và chai nước. Loại 2 (polyethylene mật độ cao) được in cho hầu hết các chất dẻo cứng như bình sữa, chai giặt tẩy rửa, và một số dụng cụ nấu ăn. Loại 3 (polyvinyl chloride) bao gồm các mặt hàng như chai dầu gội, rèm tắm, thẻ tín dụng, dây kéo, thiết bị y tế, siding, và đường ống. Loại 4 (polyethylene mật độ thấp) được in cho túi mua sắm, chai squeezable, túi quần áo, quần áo, đồ nội thất, và thảm. Loại 5 là polypropylene được in cho chai xi rô, ống hút, và một số phụ tùng ô tô. Loại 6 là polystyren in cho các khay thịt, hộp trứng, hộp đựng vỏ sò, và các hộp đĩa. Loại 7 in cho tất cả các loại nhựa khác như vật liệu chống đạn, chai nước 3 và 5 gallon, và kính mát. Trong đó loại 1 và 2 thường được tái sử dụng Tác động kinh tế. Tái chế các thải có tác động đến nền kinh tế. Nó ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nguyên liệu, việc làm cũng như môi trường trong nền kinh tế. Tái chế rác thải cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế. Một lượng lớn nguyên liệu được cung cấp cho nền kinh tế qua tái chế. Hàng trăm ngàn người làm việc trong lĩnh vực tái chế chất thải. Người ta nói rằng đem 10.000 tấn chất thải đến bãi chôn lấp sẽ tạo ra 6 việc làm trong khi tái chế 10.000 tấn chất thải có thể tạo ra hơn 36 việc làm. Tuy nhiên, hiệu quả chi phí của việc tạo thêm việc làm vẫn chưa được chứng minh. Theo Nghiên cứu Thông tin Kinh tế Tái chế của Hoa Kỳ, có hơn 50.000 cơ sở tái chế đã tạo ra hơn một triệu việc làm tại Hoa Kỳ. Hai năm sau khi thành phố New York tuyên bố rằng việc thực hiện các chương trình tái chế với khẩu hiệu "dòng chảy trong thành phố", lãnh đạo thành phố New York nhận ra rằng một hệ thống tái chế có hiệu quả có tiết kiệm thành phố trên 20 triệu USD mỗi năm. Các thành phố thường thấy các lợi ích tài chính từ việc thực hiện các chương trình tái chế, chủ yếu là do giảm chi phí cho bãi chôn lấp. Theo Một nghiên cứu do Đại học Kỹ thuật Đan Mạch tiến hành đăng trên Economist cho thấy 83% các trường hợp được hỏi cho rằng tái chế là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý chất thải gia đình. Tuy nhiên, đánh giá của Viện Đánh giá Môi trường Đan Mạch năm 2004 đã kết luận rằng việc đốt là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các hộp đựng đồ uống. Hiệp hội Rác thải và Xử lý Quốc gia (NWRA) báo cáo vào tháng 5 năm 2015 rằng tái chế và chất thải đã gây ra tác động kinh tế trị giá 6,7 tỷ đô la Mỹ tại Ohio, Hoa Kỳ, và cung cấp việc làm cho 14.000 người. RecyclingToday (ngày 14 tháng 5 năm 2015). "Recycling and waste have $6.7 billion economic impact in Ohio". Archived from the original on ngày 18 tháng 5 năm 2015. Kinh doanh trong tái chế. Một số quốc gia kinh doanh tái chế chưa qua chế biến. Một số người phàn nàn rằng số phận cuối cùng của việc tái chế là được bán cho nước không được biết và có thể sẽ bị đổ vào các bãi chôn rác thay vì được tái chế. Theo một báo cáo, ở Mỹ, 50 – 80 phần trăm máy tính dành cho tái chế thực sự không được tái chế. Có báo cáo về việc nhập khẩu chất thải bất hợp pháp vào Trung Quốc để tháo dỡ và tái chế chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, không để ý đến sức khoẻ của người lao động và môi trường. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã cấm các hoạt động này, nhưng họ vẫn chưa thể loại trừ chúng. Trong năm 2008, giá phế liệu tái chế giảm mạnh trước khi hồi phục vào năm 2009. Giá phôi PET trung bình khoảng £ 53 / tấn trong giai đoạn 2004-2008, giảm xuống còn 19 USD / tấn, sau đó lên đến 59 USD / tấn vào tháng 5/2009. PET nhựa trung bình khoảng 156 USD / tấn, giảm xuống 75 USD / tấn và sau đó di chuyển Lên đến 195 USD / tấn vào tháng 5 năm 2009. Một số khu vực nhất định gặp khó khăn trong việc sử dụng dẫn đến xuất khẩu sản phẩm tái chế. Vấn đề này phổ biến nhất với thủy tinh: cả Anh và Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng lớn rượu vang đóng chai trong thủy tinh xanh. Mặc dù phần lớn thủy tinh này được gửi đến qua tái chế, vùng trung tâm phía Tây Hoa Kỳ không có đủ số lượng sản phẩm rượu để sử dụng tất cả các vật liệu tái chế. Tương tự, phía tây bắc Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm tái chế, với số lượng lớn các nhà máy bột giấy trong khu vực cũng như sự gần gũi với thị trường Châu Á. Tuy nhiên, ở các khu vực khác của Hoa Kỳ, nhu cầu về giấy in báo đã sử dụng đã có sự thay đổi lớn. Tại một số bang của Hoa Kỳ, một chương trình gọi là RecycleBank trả tiền cho mọi người để tái chế, nhận tiền từ các chính quyền địa phương để giảm diện tích bãi chôn lấp phải mua. Nó sử dụng việc phân loại rác tác biệt tại nhà. Tỷ lệ tham gia của cộng đồng. Những thay đổi đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tái chế bao gồm: - Phân loại rác tại nhà. - Thanh toán cho việc bỏ rác. "Từ năm 1960 đến năm 2000, sản lượng nhựa thế giới tăng gấp 25 lần, trong khi thu hồi nguyên liệu vẫn dưới 5%". Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hành vi và chiến lược tái chế để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình tái chế. Người ta đã lập luận rằng hành vi tái chế không phải là điều tự nhiên vì nó đòi hỏi một sự tập trung và đánh giá cao về kế hoạch dài hạn, trong khi con người đã phát triển để được nhạy cảm với mục tiêu sống còn ngắn hạn; và để vượt qua được khuynh hướng bẩm sinh này, giải pháp tốt nhất là sử dụng áp lực xã hội để bắt buộc tham gia vào các chương trình tái chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng áp lực xã hội là không thể kiểm soát được trong bối cảnh này. Một lý do cho điều này là áp lực xã hội hoạt động tốt trong các nhóm nhỏ từ 50 đến 150 cá thể, nhưng không phải trong cộng đồng với dân số hàng triệu người như chúng ta thấy ngày nay. Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Shawn Burn, người ta nhận thấy rằng việc tiếp xúc người với người trong khu phố là cách hiệu quả nhất để tăng tái chế trong một "cộng đồng]]. Trong nghiên cứu của mình, ông đã có 10 nhà lãnh đạo nói chuyện với hàng xóm của mình và thuyết phục họ tái chế. Các so sánh đã được gửi, tài liệu quảng cáo thúc đẩy tái chế. Người ta phát hiện ra rằng những người hàng xóm được các nhà lãnh đạo khối của họ liên hệ bằng cá nhân tái chế dụng hơn nhóm mà không có liên hệ cá nhân. Nhiều trường đã tạo ra các câu lạc bộ nhận thức về tái chế để giúp sinh viên trẻ có cái nhìn sâu sắc về việc tái chế. Các trường này tin rằng các câu lạc bộ thực sự khuyến khích sinh viên không chỉ tái chế ở trường mà còn ở nhà nữa.
1
null
Đại học York () là một trường đại học công ở Toronto, Ontario, Canada. Đây là trường đại lọc lớn thứ ba của Canada. Đại học York có khoảng 54.000 sinh viên, 7.000 nhân viên, và 260.000 cựu sinh viên trên toàn cầu. Trường có 11 khoa và 28 trung tâm nghiên cứu.
1
null
The Coffee Bean & Tea Leaf (đôi khi tên được rút ngắn chỉ đơn giản là "The Coffee Bean" hoặc "Coffee Bean") là một chuỗi cà phê Mỹ, sở hữu và điều hành bởi International Coffee & Tea LLC có trụ sở chính ở Los Angeles, California. Khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 9 năm 1963. Chuỗi này hiện có hơn 900 cửa hàng tại 25 quốc gia. Tại Hoa Kỳ, The Coffee Bean & Tea Leaf đã có cửa hàng tại ở San Francisco, Phoenix, Las Vegas, Honolulu, Texas, Alabama, Miami, Detroit, Thành phố New York, Twin Cities và Washington D.C.. Phần lớn các cửa hàng nằm ở miền Nam California, bao gồm Los Angeles, San Diego, Santa Barbara và Ventura. Nhiều địa điểm ngoài tiểu bang California là nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như Hawaii. Singapore Sunny and Victor Sassoon đã mở các cửa hàng trên khắp Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới kể từ khi mua công ty trong năm 1998. Ở ngoài Hoa Kỳ, hãng này có các cửa hàng tại Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Hàn Quốc, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Philippines, Qatar, Saudi Arabia, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Việt Nam Bahrain và chi nhánh mới mở ở Amman, Jordan. Lịch sử. The Coffee Bean & Tea Leaf thành lập vào tháng 9 năm 1963 Họ đã khai trương cửa hàng đầu tiên ở quận của Los Angeles Brentwood. Cửa hàng ban đầu hiện đã đóng cửa. Herbert B. Hyman, ông chủ của thương hiệu này trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên của dòng cà phê cao cấp tại tiểu bang California. Hơn 40 năm sau, Herbert B. Hyman góp công đưa The Coffee Bean & Tea Leaf vươn lên vị trí một trong những Công ty tư nhân lớn nhất trên thế giới.
1
null
Cầu cạn xoắn ốc Brusio là một cầu cạn đường sắt khánh thành ngày 1 tháng 7 năm 1908, có 9 cổng vòm ở trên có một tuyến đường ray khổ 1 m. Công trình này là một cấu trúc chính của tuyến đường sắt Bernina được UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới, tọa lạc gần Brusio, trong bang Graubünden, Thụy Sĩ, và được xây dựng để hạn chế độ dốc của đường sắt tại địa điểm đó.
1
null
Khâu Thành Đồng (tên tiếng Anh: Shing-Tung Yau, chữ Hán: 丘成桐, sinh ngày 4 tháng 4 năm 1949), là một nhà toán học Hoa Kỳ gốc Hoa, giữ ghế giáo sư William Caspar Graustein tại đại học Havard từ năm 1987 cho đến năm 2022. Tháng 4 năm 2022, ông tuyến bố rời bỏ vị trí giáo sư toán học tại Đại học Harvard để về công tác tại Đại học Thanh Hoa để xây dựng nền toán học mạnh hơn nữa tại Trung Quốc. Ông sinh ra ở Sán Đầu, Trung Quốc, sau đó chuyển đến Hồng Kông và đến Hoa Kỳ vào năm 1969. Ông nhận huy chương Fields năm 1982 cho đóng góp của ông về phương trình đạo hàm riêng, giả thuyết Jacobi, định lý năng lượng dương và phương trình Monge-Ampère. Ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của hình học vi phân và giải tích hình học hiện đại. Nghiên cứu của ông có ảnh hưởng tới rất nhiều ngành khác nhau của toán học và vật lý lý thuyết như hình học vi phân, phương trình đạo hàm riêng, hình học lồi, hình học đại số, đối xứng gương, thuyết tương đối rộng và lý thuyết dây. Tiểu sử. Khâu sinh ra ở Sán Đầu, Quảng Đông, Trung quốc. Tổ tiên của ông là người Khách Gia ở Tiêu Lĩnh. Ông có bảy anh chị em, trong số đó có Stephen Shing-Toung Yau (Khâu Thành Đống), cũng là một nhà toán học, nghiên cứu chủ yếu về hình học đại số. Khi Khâu vừa được vài tháng tuổi thì gia đình ông chuyển đến Hồng Kông. Cha của ông là Khâu Trấn Anh, một giáo sư triết học Trung Hoa yêu nước. Dưới sự ảnh hưởng của cha mình, Khâu có một nền tảng kiến thức rộng lớn về văn học và lịch sử Trung Quốc, điều này được nêu rõ trong tiểu sử của ông, khi ông có thể viết thư pháp và làm thơ. Mẹ ông là Yeuk Lam Leung, quê ở My Huyện. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến con đường sau này của Khâu, khi ông coi cha mình như một hình mẫu để phát triển bản thân. Ông từng phát biểu rằng: "Có một sự thật rằng, tôi có thể hiểu rõ hơn những cuộc đối thoại với cha mình sau khi học hình học" (nguyên văn: "In fact, I felt I could understand my father's conversations better after I learned geometry"). Sau khi tốt nghiệp từ trường phổ thông Bội Chính, ông tiếp tục theo học toán học tại Đại học Trung văn Hương Cảng từ năm 1966 đến 1969. Ông tới đại học California, Berkeley vào mùa thu năm 1969, nơi ông nhận bằng Ph.D về toán học trong hai năm, dưới sự hướng dẫn của nhà toán học lừng danh, người được coi là cha đẻ của hình học vi phân hiện đại: Shiing-Shen Chern (Trần Tỉnh Thân). Có một sự thật thú vị là những gì Khâu viết trong luận án của mình được ông tìm ra trước khi xin làm Ph.D với Trần (việc này được nói rõ trong hồi kí của ông). Khâu dành một năm tại viện nghiên cứu cao cấp Princeton trước khi gia nhập đại học Stony Brook vào năm 1972 với cương vị trợ lý giáo sư. Năm 1974, ông trở thành phó giáo sư tại đại học Stanford. Năm 1978, ông trở thành người không quốc tịch sau biến cố chính trị xảy ra ở Hồng Kông. Khi ông nhận huy chương Fields năm 1982, ông đã nói rằng:"Tôi rất tự hào khi nói rằng khi tôi nhận được huy chương Fields, tôi không có hộ chiếu của bất kỳ quốc gia nào và tôi muốn mình được công nhận là người Trung Quốc" (nguyên văn: I am proud to say that when I was awarded the Fields Medal in mathematics, I held no passport of any country and should certainly be considered Chinese). Cho tới năm 1990, ông mới có quyền công dân Hoa Kỳ. Từ năm 1984 đến năm 1987, ông làm việc tại đại học California, San Diego. Từ năm 1987, ông làm việc tại đại học Harvard. Đóng góp chính cho toán học. Khâu đã có những đóng góp mang tính cách mạng cho hình học vi phân và giải tích hình học hiện đại. William Thurston (huy chương Fields năm 1982) đã nói như sau về công trình của Khâu: "Chúng ta hiếm khi có cơ hội được nhìn thấy cảnh tượng công việc của một nhà toán học có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một lĩnh vực trong một thời gian ngắn. Trong lĩnh vực hình học ở thập niên vừa qua, một trong những ví dụ đáng kinh ngạc cho việc này chính là những đóng góp của Khâu Thành Đồng." (nguyên văn:"We have rarely had the opportunity to witness the spectacle of the work of one mathematician affecting, in a short span of years, the direction of whole areas of research. In the field of geometry, one of the most remarkable instances of such an occurrence during the last decade is given by the contributions of Shing-Tung Yau.") Giả thuyết Calabi. Năm 1978, thông qua việc nghiên cứu phương trình Monge-Ampere phức (xem thêm ở [3]), Khâu đã giải quyết giả thuyết Calabi, được nêu ra bởi Eugenio Calabi vào năm 1954. Ông đã chứng minh được rằng metric Kahler-Einstein tồn tại trên bất kỳ đa tạp Kahler đóng nào có lớp Chern (Chern class) thứ nhất không âm. Phương pháp của Khâu là vận dụng một cách thích hợp những khám phá trước đó của Calabi, Jurgen Moser và Aleksei Pogorelov cho phương trình vi phân đạo hàm riêng elliptic tựa tuyến tính (quasilinear elliptic) và phương trình Monge-Ampere thực để giải quyết phương trình Monge-Ampere phức. Định lý năng lượng dương Định lý năng lượng dương, được chứng minh bởi Khâu và Richard Schoen - một học trò và là đồng nghiệp cộng tác của ông, được phát biểu theo ngôn ngữ vật lý như sau: Trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, năng lượng tương đối của một hệ vật lý cô lập là không âm. Tuy nhiên, nó lại là một vấn đề cụ thể trong hình học vi phân và giải tích hình học. Cách tiếp cận của Schoen và Yau dựa trên nghiên cứu của họ về đa tạp Riemann với độ cong vô hướng (scalar curvature) dương. Nguyên lý cực đại Omori-Khâu (Omori-Yau) Năm 1975, Khâu đã mở rộng một phần định lý của Hideki Omori, cho phép áp dụng nguyên lý cực đại vào các không gian không compact, các không gian mà trên đó giá trị lớn nhất chưa chắc tồn tại. Định lý có thể phát biểu như sau: Cho formula_1 là một đa tạp Riemann trơn, đủ có độ cong Ricci bị chặn dưới. Xét u là một hàm khả vi liên tục cấp 2 trên formula_2 sao cho u bị chặn trên. Khi đó tồn tại một dãy formula_3 trên formula_2 sao cho: formula_5 formula_6 formula_7 Công thức của Omori yêu cầu giả thiết chặt hơn đó là độ cong mặt cắt (sectional curvature) của g bị chặn dưới bởi một hằng số, mặc dù nó cho ta một kết luận mạnh hơn, khi toán tử Laplace của có thể thay bằng Hessian. Một áp dụng trực tiếp của nguyên lý cực đại Omori-Yau là một mở rộng của bổ đề Schwarz (một kết quả cổ điển trong giải tích phức) của Yau năm 1978. Các bất đẳng thức Harnack vi phân Trong bài báo của mình về nguyên lý cực đại Omori-Yau, áp dụng ban đầu là để thiết lập một đánh giá gradient cho một số phương trình đạo hàm riêng elliptic bậc hai. Xét một đa tạp Riemann trơn, đủ formula_1 và một hàm formula_9 trên formula_2 thoả mãn một điều kiện nào đó liên kết formula_11 với formula_9 và formula_13. Yau đã sử dụng nguyên lý cực đại cho các khai triển có dạng: formula_14 để chỉ ra rằng formula_15 phải bị chặn dưới bởi một hằng số dương. Kết luận này cho ta một chặn trên cho cỡ của gradient của hàm formula_16. Những đánh giá mới lạ này được gọi là các bất đẳng thức Harnack vi phân do ta có thể tích phân trên một đường bất kì trong formula_2 để xây dựng được các bất đẳng thức có dạng bất đẳng thức Harnack cổ điển (tham khảo thêm [4]), trực tiếp so sánh các giá trị của một nghiệm cho một phương trình vi phân tại hai điểm đầu vào khác nhau. Một điểm đáng lưu ý là các bất đẳng thức Harnack vi phân xuất hiện trong chứng minh giả thuyết Hình học hoá Thurston của nhà toán học nga Grigori Perelman. Tham khảo. [1] The Shape of a life - Shing Tung Yau, Steve Nadis [2] "Shing-Tung Yau, mathematician at UCSD awarded the Fields Medal." In "News Releases," Series Two of the University Communications Public Relations Materials. RSS 6020. Special Collections & Archives, UC San Diego [3] Phạm Hoàng Hiệp, Singularities of Plurisubharmonic Functions, 2016. [4] Thomas Ransford, Potential theory in the complex plane, 1995
1
null
PicoDragon là một vệ tinh nhân tạo siêu nhỏ, theo chuẩn 1U nhỏ nhất của chương trình CubeSat, do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chế tạo và hoạt động trên không gian trong 3 tháng. PicoDragon là sản phẩm của Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhật Bản, trong việc nghiên cứu và chế tạo vệ tinh nhân tạo. Mục tiêu của dự án hợp tác này là phát triển công nghệ vũ trụ nói chung và đào tạo nguồn nhân lực cho việc nghiên cứu chế tạo vệ tinh của Việt Nam, nói riêng. Đây là vệ tinh thử nghiệm đầu tiên của Việt Nam mà hoạt động thành công trên không gian. Trước đây Việt Nam đã có Vệ tinh nano F-1 của Đại học FPT nhưng không hoạt động thành công vì mất tín hiệu ngay khi được thả. Mô tả. PicoDragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg (Cubesat 1U). Trọng lượng chính là từ một máy chụp ảnh.. Việc phát triển và chế tạo do các nhân viên của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam thực hiện, còn quá trình kiểm tra rung động, nhiệt và một số thử nghiệm khác được tiến hành tại Nhật Bản. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất. Hành trình. Lúc 2 giờ 48 phút (giờ ) ngày 4 tháng 8 năm 2013, PicoDragon cùng với các vệ tinh Ardusat-1, Ardusat-X, TechEdSat-3 của Hoa Kỳ và người máy Kirobo của Nhật Bản được phóng lên vũ trụ từ bãi phóng Tanegashima bằng tên lửa Kounotori của Nhật. Trước khi chính thức phóng ra không gian để hoạt động, PicoDragon được giữ lại trạm không gian ISS để kiểm tra. Vào ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), PicoDragon được đẩy ra từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đưa vào quỹ đạo. Chỉ 4 giờ sau, những tín hiệu đầu tiên đã được thu nhận thành công bởi các trạm mặt đất tại Nhật Bản. Tiếp sau đó, Trạm mặt đất đặt tại VNSC cũng đã nhận được tín hiệu từ PicoDragon. Trước đó, ngày 04/08, vệ tinh PicoDragon đã được phóng thành công lên Trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Sau hơn ba tháng hoạt động trên quỹ đạo, PicoDragon - vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ và bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển như dự định. Nhiệm vụ. Hoạt động của PicoDragon đã được cho là tương đối ổn định và trong 3 tháng làm việc, nó đã phát tín hiệu quảng bá là "PicoDragon Việt Nam" đến các trạm thu sóng trên mặt đất. Theo tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc của VNSC, sau dự án PicoDragon, Việt Nam dự tính sẽ chế tạo các vệ tinh cỡ lớn hơn (10 kg vào năm 2015 và 50 kg vào năm 2017) và đến năm 2020 sẽ phóng vệ tinh quan sát trái đất nặng 500 kg. Thông số kỹ thuật. Nguồn:
1
null
sinh vào ngày 29 tháng 6 năm 1990 tại Leipzig, Đức là một diễn viên lồng tiếng mang hai dòng máu Nhật-Đức. Anh được biết tới là người lồng tiếng cho nhân vật "Jaian" trong anime "Doraemon" từ năm 2005 đến nay. Vai lồng tiếng. Anime. 2005 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ACTORS: Songs Connection, Marume Chiguma Case File nº221: Kabukicho, Masaya 2020 2021
1
null
Ngọn lửa của Thánh Elmo (cũng gọi là ánh sáng thánh Elmo) là một hiện tượng thời tiết. Trong đó plasma phát sáng được tạo ra bởi một sự phóng điện từ một vật sắc nhọn hoặc trong một điện trường mạnh (chẳng hạn như chúng tạo ra bởi bão hoặc tạo ra bởi một núi lửa phun trào). Ngọn lửa thánh Elmo được đặt theo tên thánh Erasmus of Formiae (còn gọi là thánh Elmo, một trong hai tên Tiếng Ý cho thánh Erasmus, người còn lại là thánh Erasmo), vị thánh bảo trợ của thủy thủ. Hiện tượng đôi khi xuất hiện trên các tàu trên biển trong cơn dông và được coi bởi các thủy thủ với nỗi sợ hãi tôn giáo để đặt tên cho nó. Bởi vì nó là một dấu hiệu của điện trong không khí, có thể gây trở ngại cho việc đọc la bàn, một số thủy thủ có thể đã coi nó như là một điềm báo xui xẻo và thời tiết mưa bão. Tài liệu tham khảo từ các thủy thủ khác có thể cho thấy thực sự họ đã coi ngọn lửa thánh Elmo như là một điềm tốt (như trong một dấu hiệu của sự hiện diện của các vị thánh bảo trợ của họ). Đặc tính. Về mặt vật lý, lửa Thánh Elmo là một rực rỡ màu xanh hoặc tím ánh sáng, xuất hiện như lửa trong một số trường hợp, cấu trúc mạnh chỉ như thu lôi, cột buồm, chóp và ống khói, và cánh máy bay. Lửa Thánh Elmo cũng có thể xuất hiện trên lá, cỏ, và ngay cả ở phần đỉnh của sừng gia súc. Thường kèm theo ánh sáng là một âm thanh ù. Nó đôi khi bị nhầm lẫn với sét hòn. Năm 1751, Benjamin Franklin đưa ra giả thuyết rằng một thu lôi sắt sẽ sáng lên ở đầu trong một cơn bão sét, tương tự như lửa của Thánh Elmo. Hình thành. Nguyên nhân. Lửa Thánh Elmo là một dạng vật chất được gọi là plasma, mà cũng được sản xuất trong các ngôi sao, nhiệt độ cao ngọn lửa, và tia sét. Các điện trường xung quanh đối tượng được đề cập gây ra sự ion hóa của các phân tử không khí, tạo ra một ánh sáng yếu ớt dễ dàng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khoảng 1.000 volt mỗi cm gây ra lửa Thánh Elmo của, số phụ thuộc nhiều vào hình dạng của đối tượng. Điểm mạnh giảm điện áp yêu cầu bởi vì điện trường là tập trung hơn ở các vùng cao, do đó phóng điện cường độ cao hơn tại các đầu của các vật nhọn. Quan hệ với chất khí nitơ. Điều kiện có thể tạo ra Lửa thánh Elmo của có mặt trong giông bão, khi chênh lệch điện áp cao có mặt giữa đám mây và mặt đất bên dưới. Phân tử không khí phát sáng do sự ảnh hưởng của điện áp như vậy, sản xuất Lửa của Thánh Elmo. Các nitơ và oxy trong không khí của Trái Đất gây lửa Thánh Elmo để phát sáng với ánh sáng màu xanh hoặc tím, điều này cũng tương tự như cơ chế gây ra đèn neon phát sáng.
1
null
San Agustín () là một đô thị và thị trấn nhỏ ở miền nam Colombia, trong khu vực hành chính Huila. Thị trấn nằm cách Neiva, là thủ phủ của Huila khoảng 227 km với dân số khoảng 30.000 người. Ngôi làng ban đầu được thành lập năm 1752 bởi Alejo Astudillo nhưng cuộc tấn công bởi những người dân bản địa bị làm cho nó bị phá hủy. Làng mới được thành lập vào năm 1790 bởi Lucas de Herazo và Mendigaña. Khu vực này có khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình quanh năm là 18 °C. Nơi đây rất nổi tiếng nhờ những địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo thuộc nền văn hóa San Agustín cổ đại. Giờ đây nó được gọi là Công viên khảo cổ San Agustín, nơi tạo ra doanh thu đáng kể cho nền kinh tế của thị trấn nhờ vào hoạt động du lịch. Năm 1995, UNESCO đã công nhận địa điểm này là một Di sản thế giới.
1
null
Marco Materazzi (; sinh ngày 19 tháng 8 năm 1973) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Ý. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Materazzi thi đấu cho nhiều câu lạc bộ ở Serie B và Serie C và cho Everton F.C. ở Ngoại hạng Anh. Năm 2001 Materazzi chuyển từ Perugia sang Inter Milan với giá 10 triệu euro. Cũng trong năm này anh có trận đầu tiên khoác áo đội tuyển Ý, tổng cộng Materazzi thi đấu 42 trận cho đội tuyển quốc gia, ghi 2 bàn (đều ở World Cup 2006), dự 2 vòng chung kết World Cup (2002,2006) và 2 vòng chung kết Euro (2004, 2008) trước khi từ giã đội tuyển năm 2008. Materazzi là người ghi bàn gỡ hoà 1-1 cho Italia trước đội tuyển Pháp trong trận chung kết World Cup 2006 và sau đó sút thành công cú đá penalty trong lượt sút thứ 2, qua đó giúp Italia dành thắng lợi 5-3 trong lượt đấu luân lưu và lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 4. Với chiều cao và khả năng không chiến tốt, Materazzi không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng ngự mà còn đặc biệt nguy hiểm trong những pha tham gia tấn công, điển hình là 2 bàn thắng bằng đầu anh ghi cho đội tuyển Ý ở World Cup 2006 (1 trong trận cuối vòng bảng gặp Cộng hoà Séc và một trong trận chung kết) và 12 bàn thắng trong màu áo Perugia ở Serie A mùa giải 2000-2001. Trong màu áo Inter Milan, Materazzi đã dành rất nhiều danh hiệu lớn nhỏ bao gồm 5 chức vô địch Serie A liên tiếp (2006-2010), 1 Champions League (2010), 1 chức (vô địch thế giới các câu lạc bộ), 4 Coppa Italia và 4 Siêu cúp Italia. Materazzi nổi tiếng với lối đá rắn và phong cách thi đấu quyết liệt, khiến anh nhận tới hơn 60 thẻ vàng và 25 thẻ đỏ trong sự nghiệp. Tháng 12 năm 2013, website bóng đá El Gol Digital của Tây Ban Nha xếp Materazzi thứ 9 trong danh sách những cầu thủ chơi xấu nhất mọi thời đại. Materazzi giải nghệ năm 2011, đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu của anh là chức vô địch thế giới năm 2006 và cú ăn 3 cùng Inter Milan năm 2010. Materazzi còn được nhớ đến là người đã khiêu khích và khiến Zinédine Zidane thực hiện cú húc đầu nổi tiếng dẫn tới thẻ đỏ dành cho Zidane trong trận chung kết World Cup 2006.
1
null
Hồ hoàng hậu (chữ Hán: 胡皇后), là hoàng hậu của Bắc Tề Vũ Thành Đế trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Bắc Tề thư và Bắc sử không ghi rõ tên thật của Hồ hoàng hậu, chỉ cho biết nguyên quán của bà ở quận An Định, tỉnh Cam Túc . Cha bà là Hồ Diên Chi (胡延之), mẹ là Lư thị, quê ở quận Phạm Dương. Lúc Lư thị có mang, có người đạo sĩ đến cầm theo một chiếc hồ lô, tặng bà và bảo ở phía trong đó có mặt trăng. Sau đó Lư thị sinh ra bà. Những năm đầu tiên thời Văn Tuyên Đế nhà Bắc Tề, Hồ thị được gả cho Trường Quảng quận vương Bắc Tề là Cao Đam (hay Cao Trạm), em của Tề đế và trở thành Trường Quảng vương phi. Năm 556, bà sinh ra vương tử Cao Vĩ, tức Hậu Chủ nhà Bắc Tề sau này và sau đó sinh ra người con trai thứ hai là Cao Nghiễm. Hoàng hậu và Thái thượng hoàng hậu. Năm 561, Cao Đam được lên ngôi hoàng đế, tức Bắc Tề Vũ Thành Đế, Hồ thị được lập làm hoàng hậu. Trong thời gian làm hoàng hậu, bà có mối quan hệ bất chính với đại thần trong triều là Hòa Sĩ Khai, người vốn được Vũ Thành tin tưởng nhất trong triều. Hòa Sĩ Khai được tự do ra vào hoàng cung. Năm 565, do có các dấu hiệu chiêm tinh cho thấy rằng ngôi vị hoàng đế cần phải thay đổi, và cũng do muốn lấy lòng Hồ hoàng hậu và Cao Vĩ, các sủng thần của Vũ Thành Đế là Hòa Sĩ Khai (和士開) và Tổ Thỉnh (祖珽) đã đề xuất Vũ Thành Đế nên tránh điềm xấu này bằng cách truyền ngôi cho Cao Vĩ. Vũ Thành Đế chấp thuận, và Cao Vĩ đã trở thành hoàng đế khi mới được tám tuổi, tức Bắc Tề Hậu Chủ. Tuy nhiên, Vũ Thành Đế trở thành Thái thượng hoàng và vẫn nắm quyền lực thực tế. Hồ thị trở thành Thái thượng hoàng hậu. Vào mùa xuân năm 568, Vũ Thành Đế lâm bệnh nặng, và một viên quan tên Từ Chi Tài (徐之才), một y sinh được đào tạo, đã chữa cho ông khỏe lại. Tuy nhiên, sau khi Thái thượng hoàng phục hồi, Hòa Sĩ Khai đã đưa Từ Chi Tài đi làm thứ sử ở Duyện Châu (兗州). Sang mùa đông năm 568, Thái thượng hoàng lại đổ bệnh và ông cho triệu Từ Chi Tài đến chữa trị. Tuy nhiên, trước khi Từ Chi Tài có thể đến nơi, Thái thượng hoàng đã qua đời. Hoàng thái hậu. Năm 569, Thái thượng hoàng Vũ Thành chết, thọ được 33 tuổi. Cao Vĩ sau đó chính thức tôn phong Hồ thị là Hoàng Thái hậu. Cùng năm đó, Triệu quận vương Cao Duệ dẫn đầu quần thần tố cáo Hòa Sĩ Khai có tư tình với "Hồ thái hậu", đề nghị biếm truất khỏi triều. Hòa Sĩ Khai lại đến cầu xin "Hồ thái hậu". Trước sức ép của bà, Cao Vĩ đành phải nhượng bộ, sau đó "Hồ thái hậu" hạ lệnh giết Cao Duệ, đồng thời đuổi Lâu Định Viễn và Cao Văn Diêu ra khỏi triều đình. Từ khi Vũ Thành chết rồi, "Hồ thái hậu" và Hòa Sĩ Khai không còn nể sợ gì nữa, thỏa sức làm nhiều việc trái phép. Vào năm 571, con trai thứ hai của "Hồ thái hậu" là Cao Nghiễm, khi này có tước Lang Da vương, tức giận trước việc Hòa Sĩ Khai nắm giữ quyền lực nên đã giết chết người này, và thậm chí còn huy động quân của mình để nhằm đoạt lấy quyền lực và giết chết Lục Lệnh Huyên và Mục Đề Bà. Mặc dù tán thành việc Cao Nghiễm giết chết Hòa Sĩ Khai, song Hộc Luật Quang vẫn trung thành với hoàng đế và lệnh cho quân của Cao Nghiễm giải tán. Hộc Luật Quang đã bắt giữ Cao Nghiễm và đưa ông ta vào cung. Theo đề xuất của Hộc Luật Quang, ban đầu Cao Vĩ đã tha cho hoàng đệ, song đến mùa đông năm 571 ông đã phái Lưu Đào Chi đi giết Cao Nghiễm, bốn người con trai của Cao Nghiễm được sinh ra sau đó cũng bị giết. Từ khi Hòa Sĩ Khai chết, "Hồ thái hậu" thường đi đến nhiều chùa chiền và bắt gặp một nhà sư có dung mạo đẹp là Đàm Hiến (曇獻), bèn tư thông với nhau. Sau đó bà đem Đàm Hiến về cung, lại ban cho nhiều đồ quý mà Vũ Thành Đế từng sử dụng lúc còn sống. Tất cả người trong cung đều biết chuyện, duy có Cao Vĩ chưa hay gì cả. Một lần Cao Vĩ đến cung thỉnh an bà, thấy hai ni cô có dung mạo đẹp, định nạp làm thiếp, sau đó bất ngờ phát hiện ra hai người đó là đàn ông. Sự việc dâm loạn của Thái hậu bị phát giác, bà bị Cao Vĩ giam lỏng ở Bắc cung, tất cả người tình đều bị giết. Tuy nhiên không lâu sau, bà được đón về. Mùa xuân năm 572, để an ủi mẫu thân, ông đã truy thụy cho Cao Nghiễm là "Sở Cung Ai Đế" và tôn phong Lý vương phi là "Sở Đế hoàng hậu". Tổ Thỉnh và Lục Lệnh Huyên đã cố gắng để Lục thị có thể trở thành hoàng thái hậu, song Cao Vĩ đã không chấp thuận. Để làm vừa lòng hoàng nhi, "Hồ thái hậu" đã triệu con gái của anh trai ruột là Hồ Trường Nhân (胡長仁) vào cung và cho người này vận những loại y phục thượng đẳng. Cao Vĩ khi trông thấy Hồ thị đã say đắm và cưới bà làm thiếp. Sau khi Hộc Luật hoàng hậu bị phế truất năm 572, dưỡng mẫu Lục Lệnh Huyên muốn Mục Hoàng Hoa trở thành hoàng hậu, song "Hồ thái hậu" lại muốn cháu gái bà là Hồ thị trở thành hoàng hậu. Tuy nhiên, "Hồ thái hậu" cho rằng mình không đủ khả năng thuyết phục nhi tử, nên bà đã đem quà tặng cho Lục Lệnh Huyên. Lục Lệnh Huyên cũng nhận thấy Cao Vĩ sủng ái Hồ thị, vì thế đã cùng đề xuất với Tổ Thỉnh về việc lập Hồ thị làm hoàng hậu, Cao Vĩ đã chấp thuận điều này. Mùa thu năm 572, Hồ thị được lập thành hoàng hậu. Cao Vĩ hết sức sủng ái Hồ hoàng hậu, đến nỗi ông cho gắn ngọc trai bên ngoài y phục của bà, song những y phục này sau đó đã bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên, sau đó ít lâu, do sủng ái Mục Hoàng Hoa, Cao Vĩ đồng ý với nhũ mẫu, và lập Mục thị làm "hữu hoàng hậu", còn Hồ hoàng hậu có tước hiệu là "tả hoàng hậu". Khoảng tết năm 573, Lục Lệnh Huyên đã vu cáo với "Hồ thái hậu" rằng Hồ hoàng hậu đã phỉ báng phẩm hạnh của "Hồ thái hậu", "Hồ thái hậu" tức giận nên đã không thẩm tra lại thông tin và lệnh trục xuất Hồ hoàng hậu ra khỏi cung, và sau đó bảo Cao Vĩ phế truất Hồ hoàng hậu. Thái hoàng thái hậu. Năm 576, kình địch Bắc Chu tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Bắc Tề. Tin tưởng vào lời của những nhà chiêm tinh về điềm báo rằng ngôi vị hoàng đế cần phải thay đổi, Cao Vĩ đã quyết định truyền ngôi lại cho Cao Hằng, và vào mùa xuân năm 577, vị hoàng thái tử nhỏ tuổi đã đăng cơ làm hoàng đế, Cao Vĩ vẫn nắm quyền lực trên thực tế và trở thành Thái thượng hoàng. Tôn phong "Hồ thái hậu" là "Hồ thái hoàng thái hậu", trong khi Mục hoàng hậu trở thành Thái thượng hoàng hậu. Mùa xuân năm 577, tấn công kinh đô Nghiệp Thành. Bắc Tề sụp đổ. Hoàng tộc Bắc Tề bị Bắc Chu bắt giữ và giải về Trường An. Sau khi Bắc Tề kết thúc. Năm 577, Bắc Chu diệt Bắc Tề, thống nhất phương bắc. Cao Vĩ và toàn bộ hoàng tộc Bắc Tề bị bắt về Bắc Chu và bị giết tại Trường An. "Hồ Thái hậu" và Mục hoàng hậu của Cao Vĩ trốn được, vào đất Bắc Chu, xin vào thanh lâu làm kỹ nữ. Tin tức gây chấn động khắp Trường An, mọi người kéo đến thanh lâu xem tận mặt. Tương truyền, trong những ngày ở thanh lâu, bà nói với con dâu rằng Khoảng giữa những năm Khai Hoàng đời Tùy Văn Đế (580-600), Hồ thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi.
1
null
Sơn móng là một loại mỹ phẩm dùng để tô thoa lên móng tay hoặc móng chân người để trang trí và bảo vệ các tấm móng. Công thức đã được sửa đổi nhiều lần để tăng cường hiệu ứng trang trí và hạn chế nứt hoặc bong tróc. Sơn móng bao gồm một hỗn hợp polyme hữu cơ cùng vài thành phần khác tạo nên màu sắc và kết cấu độc đáo. Sơn móng tay có đủ màu sắc và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật móng tay hoặc móng chân. Trong tiếng Anh, sơn móng được gọi là "nail polish", "nail varnish" hoặc "nail enamel". Lịch sử. Sơn móng có nguồn gốc từ Trung Quốc từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên; người ta dùng các màu ánh kim để phân biệt giữa tầng lớp cai trị và dân thường. Vào thời nhà Chu (khoảng năm 600 TCN), hoàng gia chuộng màu vàng và bạc nhưng sau đã chuyển sang yêu thích màu đỏ và đen rồi sơn những màu này lên móng để khẳng định địa vị của mình. Vào thời nhà Minh, sơn móng thường chế tạo từ hỗn hợp gồm sáp ong, lòng trắng trứng, gelatin, thuốc nhuộm thực vật và gôm arabic. Ở Ai Cập, tầng lớp hạ lưu thường dùng màu nhạt, trong khi tầng lớp thượng lưu thường sơn móng màu nâu đỏ, bằng henna. Các xác ướp cũng đã tìm thấy có móng sơn màu, được các nhà khảo cổ cho là do sơn móng bằng henna hoặc do quá trình ướp xác. Sơn móng trở thành một vật phẩm thông dụng trong phái nữ vào cuối thế kỷ 18, song phải qua thế kỷ 20 thì các cơ sở làm móng mới trở nên phổ biến. Những năm 1930 đánh dấu lần đầu tiên sơn móng màu đen trở thành xu hướng; và cảnh quan thiên nhiên cũng bắt đầu được dùng làm hình ảnh để sơn lên móng tay các phụ nữ ở Anh. Sơn móng tay ngày nay là một biến thể đồng thời là một phiên bản tinh chế từ sơn xe hơi. Nó là chất sơn chuyên dụng dành riêng cho móng và linh động – nghĩa là sẽ không nứt nẻ hay tróc vảy khi móng chuyển động. Thành phần. Sơn móng bao gồm hợp chất polyme tạo màng được hòa tan trong dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Đặc thù là dung dịch của nitrocellulose trong butyl acetate hoặc ethyl acetate phổ biến. Công thức cơ bản này được mở rộng bao gồm các chất: Các loại. Sơn lót. Sơn lót thường trong suốt, màu trắng đục hoặc hồng, được sử dụng trước lớp sơn màu. Mục đích là giúp móng chắc khỏe, phục hồi độ ẩm cho móng và giúp sơn bám chặt vào móng. Đồng thời cũng ngăn ngừa hãm màu và kéo dài tuổi thọ móng tay. Một số sơn lót được bán trên thị trường dưới dạng "chất độn rãnh", và có thể tạo ra bề mặt nhẵn, làm giảm các đường rãnh có thể xuất hiện trên móng chưa được đánh bóng. Một số sơn lót, được gọi là "sơn lót có thể bóc ra được", cho phép người dùng gỡ lớp sơn móng tay của họ mà không cần đến chất tẩy. Sơn phủ. Sơn phủ có chất sơn trong suốt và được sử dụng sau lớp sơn màu. Nó tạo thành một lớp rào cứng cho móng để ngăn ngừa sứt mẻ, trầy xước và bong tróc. Trên thị trường có nhiều loại sơn phủ được quảng cáo là "nhanh khô". Sơn phủ cũng có thể giúp lớp sơn bên dưới khô nhanh chóng. Nó mang lại cho lớp sơn bóng trông hoàn thiện hơn và ưa nhìn hơn và có thể giúp giữ lớp sơn lâu hơn. Gel. Sơn gel là một loại sơn móng lâu trôi được tạo thành từ một loại polyme methacrylate. Sơn gel sẽ được sơn lên móng như bình thường nhưng sẽ không khô mà phải được làm khô dưới đèn cực tím hoặc đèn LED. Sơn móng thông thường thường kéo dài từ hai đến bảy ngày mà không bị mẻ, còn sơn gel có thể kéo dài đến hai tuần. Sơn gel thường khó tẩy hơn sơn móng thông thường, và thường được tẩy đi bằng cách ngâm móng trong nước tẩy để sơn mềm ra rồi mới lau đi được. Sơn lì. Sơn lì cũng giống như sơn móng thông thường, nhưng sẽ cho ra lớp kết thúc lì, đục màu. Loại này cũng giống sơn lót thông thường với nhiều màu sắc khác nhau. Sơn lì cũng tồn tại dưới dạng sơn phủ. Sơn phủ lì hữu ích nhất để sơn lên bất kỳ màu sơn nền khô nào, tạo cho móng có diện mạo khác hẳn. Sơn phủ lì sẽ làm mờ đi độ bóng của lớp sơn nền thông thường. Sơn lì đã trở nên rất phổ biến trong những năm qua, đặc biệt vì nó có thể được dùng trong ứng dụng nghệ thuật làm móng, nơi mà thiết kế có thể tạo ra trên móng bằng cách sử dụng độ tương phản của cả bề mặt bóng và lì. Ngoài ra, sơn móng cũng có các loại ánh kim ("metallic"), nhũ ("shimmer"), kim tuyến ("glitter"), "holographic", "foil", neon, "pearl", từ tính ("magnetic"). Trong thời trang. Theo truyền thống, sơn móng khởi đầu với các màu trong suốt, trắng, đỏ, hồng, tím và đen. Sơn móng có thể đa dạng với nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau. Ngoài màu đặc, sơn móng còn phát triển một loạt các thiết kế khác, chẳng hạn như vết nứt, lấp lánh, vảy, lốm đốm, ánh kim và ba chiều. Đốm kim cương hoặc nghệ thuật trang trí khác cũng thường được áp dụng cho sơn móng. Một số loại sơn được quảng cáo có thể kích thích móng phát triển, giúp móng khỏe, ngăn móng bị gãy, nứt hoặc tách ra, và thậm chí ngăn chặn việc cắn móng tay. Móng tay kiểu Pháp. Móng tay kiểu Pháp là một kiểu vẽ móng với lớp sơn dưỡng màu hồng nude nhạt còn đầu móng được sơn màu trắng. Móng tay kiểu Pháp do Jeff Pink tạo ra từ những năm 1970 tại Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu về một kiểu vẽ móng vừa nhanh và hợp với nhiều bộ trang phục điện ảnh cho các nữ diễn viên Hollywood. Từ đó, sơn móng kiểu Pháp ra đời và gắn liền với giới Hollywood. Với kiểu làm móng tay hiện đại của Pháp, xu hướng sơn các màu khác nhau cho đầu móng thay vì màu trắng. Đỉnh móng kiểu Pháp có thể được làm bằng miếng dán và khuôn tô vẽ. Nó vẫn thường được làm bằng tay thông qua cách vẽ với sơn bóng hoặc gel, hoặc điêu khắc bằng acrylic. Truyền thông xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội đã làm nảy sinh văn hóa nghệ thuật làm móng cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh về nghệ thuật làm móng của họ. "Women's Wear Daily" báo cáo doanh số bán sơn móng đạt kỷ lục 768 triệu đô la Mỹ tại Hoa Kỳ vào năm 2012, tăng 32% so với năm 2011. Một số chất sơn mới và các sản phẩm liên quan đã xuất hiện trên thị trường vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI như một phần của sự bùng nổ nghệ thuật làm móng, chẳng hạn miếng dán móng (làm bằng sơn móng hoặc nhựa), khuôn tô vẽ, sơn móng có tính nam châm, chì vẽ móng tay, sơn phủ lấp lánh và sequin, móng trứng cá (hạt siêu nhỏ), sơn móng trên thị trường dành cho nam, sơn móng thơm và sơn móng đổi màu (một số đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng và phạm vi thay đổi màu sắc theo phản ứng để sưởi ấm).  Thế giới phương tây. Sơn móng ở thế giới phương Tây được phụ nữ thường xuyên sử dụng hơn, tùy thuộc vào phong tục đạo đức từng thời kỳ. Trong văn hóa thời kỳ Victoria, phụ nữ thường bị cho là thô tục khi trang điểm hoặc sơn màu móng. Vì vẻ ngoài tự nhiên được xem là trong sáng và thuần khiết. Tuy nhiên, vào những năm 1920, phụ nữ bắt đầu sử dụng màu sắc trong đồ trang điểm và sản phẩm làm móng mới. Nam giới thường ít sơn móng hơn và việc này còn có thể bị xem là vi phạm chuẩn mực giới tính truyền thống. Tuy nhiên, cũng có những người sơn màu trong suốt để bảo vệ móng không bị gãy hoặc tạo độ bóng đẹp, hoặc sơn màu lên móng tay – móng chân. Trên thị trường Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu xuất hiện các loại sơn móng tay dành riêng cho nam giới. Tẩy sơn móng. Tẩy sơn móng là một dung môi hữu cơ có thể bao gồm dầu, hương liệu và chất màu. Các gói tẩy sơn móng có thể bao gồm các miếng nỉ riêng lẻ ngâm trong nước tẩy, một lọ dung dịch tẩy dùng với quả bông gòn hoặc miếng bông hoặc một hộp chứa đầy bọt để người dùng nhét ngón tay vào và vặn cho đến khi lớp sơn bong ra. Lựa chọn một loại chất tẩy do sở thích của người dùng xác định, và thường dựa theo giá cả hoặc chất lượng chất tẩy. Đa số nước tẩy sơn móng thương mại chứa dung môi hữu cơ dễ bay hơi như ethyl acetate (cũng là một dung môi trong hỗn hợp sơn móng) hoặc axeton. Axeton cũng có thể tẩy móng tay giả làm bằng acrylic hoặc gel được làm khô. Acetonitrile được sử dụng như chất tẩy sơn móng, nhưng nó độc hại hơn các lựa chọn nói trên. Nó đã bị cấm ở Khu vực Kinh tế Châu Âu khi sử dụng trong mỹ phẩm kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2000. Quan ngại về sức khỏe. Các nguy cơ sức khỏe liên quan đến sơn móng vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, "Lượng hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu trên động vật có lẽ cao hơn vài trăm lần so với những gì bạn sẽ tiếp xúc khi sử dụng sơn móng mỗi tuần hoặc lâu hơn. Vì vậy, cơ hội để bất kỳ chất phthalate riêng lẻ nào gây ra tác hại như vậy [ở người] là rất nhỏ." Các thợ làm móng chuyên nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn, những người làm móng tay trên máy trạm, được gọi là bàn làm móng, trên đó bàn tay của khách hàng nằm - ngay bên dưới không gian thở của thợ vẽ móng. Năm 2009, Susan Reutman, một nhà dịch tễ học thuộc Bộ phận Nghiên cứu Ứng dụng và Công nghệ của Viện An toàn Lao động và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đã công bố một nỗ lực liên bang nhằm đánh giá hiệu quả của bàn làm móng có lỗ thông hơi (VNT) trong việc loại bỏ hóa chất sơn móng tiềm ẩn và bụi từ khu vực làm việc của thợ làm móng. Các hệ thống thông hơi này có khả năng giúp công nhân giảm tiếp xúc với hóa chất ít nhất 50%. Nhiều thợ làm móng thường đeo khẩu trang để che miệng và mũi khỏi hít phải bụi hoặc hóa chất từ sản phẩm làm móng. Theo Reutman, ngày càng nhiều tài liệu khoa học cho rằng một số dung môi hữu cơ hít vào và hấp thụ có trong tiệm làm móng như glycol ete và carbon disulfide có thể có tác động xấu đến sức khỏe sinh sản. Những tác động này có thể bao gồm dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, sẩy thai và sinh non. Công thức sơn móng có thể bao gồm các thành phần độc hại hoặc ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một nhóm thành phần gây tranh cãi là phthalate, được coi là chất gây rối loạn nội tiết và có liên quan đến các vấn đề trong hệ thống nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhà sản xuất đã bị các nhóm tiêu dùng gây áp lực để giảm hoặc loại bỏ thành phần có khả năng độc hại. Vào tháng 9 năm 2006, một số công ty đã đồng ý loại bỏ dần chất phthalates dibutyl. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng chung cho sơn móng, và trong khi formaldehyde đã bị loại bỏ khỏi một số nhãn hiệu sơn móng, thì những nhãn hiệu khác vẫn sử dụng chúng. Quy định và các mối quan tâm về môi trường. Thành phố San Francisco của Hoa Kỳ đã ban hành sắc lệnh thành phố, công khai danh tính các cơ sở sử dụng sơn móng không chứa "bộ ba độc hại" là dibutyl phthalate, toluene và formaldehyde. Sơn móng được một số cơ quan quản lý như Sở Công chính Los Angeles xem là chất thải nguy hại. Nhiều quốc gia có những hạn chế nghiêm ngặt trong việc gửi sơn móng qua đường bưu điện. "Bộ ba độc hại" hiện đang bị loại bỏ dần, nhưng vẫn có những thành phần của sơn móng có thể gây lo ngại về môi trường. Rò rỉ từ chai vào đất có thể gây ô nhiễm nước ngầm.
1
null
Samsung SGH-C417 là một điện thoại GSM bao gồm Bluetooth và máy ảnh tích hợp VGA. Điện thoại này mỏng và nhẹ, hỗ trợ đa phương tiện, với loa ngoài. Nó có sẵn độc quyền tại Mỹ thông qua đại lý ủy quyền Cingular. Tổng quan. SGH-417 được đánh giá 7.0 (3.5 sao) bởi CNET Chiếc điện thoại này được khen ngợi về thiết kế kiểu dáng đẹp và giá cả phải chăng.
1
null
Samsung SGH-A167 là điện thoại di động phát hành bởi Samsung Electronics. A167 được phát hành bởi AT&T vào năm 2009 như điện thoại thuê bao trả trước. Đánh giá. CNET cho điện thoại 2,5/5 sao (hoặc tổng thể gần bằng 50% đánh giá). Chiếc điện thoại này được đánh giá cao về chất lượng âm thanh khá và giao diện trực quan, nhưng bị chỉ trích thiết kế phím điều hướng, bàn phím, và chất lượng hình ảnh kém.
1
null
Vương Dần (王寅) là một nhân vật hư cấu trong tác phẩm Hậu Thủy hử của tác giả Thi Nại Am. Vương Dần giữ chức thượng thư trong triều đình Phương Lạp và là một trong Ngũ hổ tướng của quân đội Phương Lạp, tham gia chống lại quân triều đình nhà Tống do Tống Công Minh làm tiên phong. Xuất thân. Vương Dần người vùng Hấp Châu (An Huy ngày nay), vốn xuất thân là thợ đá nhưng lại là người biết văn võ, có tài bày binh bố trận nên được Phương Lạp phong làm thượng thư. Hậu Thủy hử mô tả Vương Dần "quen sử dụng giáo sắt, cưỡi tuấn mã có biệt hiệu là "chuyển sơn phi" có thể trèo núi vượt sông như đi trên đất bằng" Chinh chiến và tử trận. Do giữ chức thượng thư nên Vương Dần không tham gia chiến đấu nhiều trận mà cùng với hoàng thúc Phương Lạp là Phương Hậu và Thị lang Cao Ngọc giữ thành Hấp Châu. Khi quân Lư Tuấn Nghĩa tiến đánh Hấp Châu, Vương Dần giả kế bỏ thành rút chạy song thực chất lại cho quân lính đào hầm sập sát cổng thành. Hai tướng Đan Đình Khuê và Ngụy Định Quốc muốn lập công đầu bèn xông vào trước, cả người lẫn ngựa đều sa xuống hầm, bị quân lính của Vương Dần giết chết.Khi thành Hấp Châu thất thủ, Vương Dần phá vây ra ngoài, gặp hai tướng Lý Vân và Thạch Dũng. Lý Vân không cưỡi ngựa khi giao chiến bị ngựa của Vương Dần dẫm chết, còn Thạch Dũng không thể địch nổi Vương Dần nên bị đâm chết.Ngay lúc đó, từ trong thành Tôn Lập, Hoàng Tín, Trâu Uyên, Trâu Nhuận xông ra vây Vương Dần lại. Tuy Vương Dần cố gắng tả xung hữu đột, địch nổi bốn tướng nhưng không may Lâm Xung lại cưỡi ngựa xông tới, Vương Dần không địch nổi 5 tướng liên thủ và cuối cùng bị giết.
1
null
Phương Kiệt (方杰) là một nhân vật hư cấu trong tác phẩm Hậu Thủy hử của tác giả Thi Nại Am. Phương Kiệt được biết đến với việc giết chết Tích lịch hoả Tần Minh với sự giúp sức của phó tướng Đỗ Vi. Xuất thân. Phương Kiệt người Hấp Châu (An Huy ngày nay), là cháu đích tôn của Phương Hậu (chú Phương Lạp), do đó cũng là cháu của Phương Lạp. Phương Kiệt sử dụng một cây phương thiên hoạ kích, sức khoẻ và võ công hơn người. Chinh chiến tử trận. Phương Hậu bị Lư Tuấn Nghĩa giết chết, Phương Kiệt nóng lòng báo thù cho ông của mình nên đã được Phương Lạp điều đến huyện Thanh Khê, ở đó Phương Kiệt chạm trán quân tiên phong của Tống Giang (tức Tống Công Minh gồm: Chu Đồng, Hoa Vinh, Quan Thắng, Tần Minh. Phương Kiệt giao chiến với Tần Minh khoảng 30 hiệp, Đỗ Vi nhằm Tần Minh phóng một cây phi đao. Tần Minh né được song lại để lộ sơ hở để Phương Kiệt tận dụng và bị Phương Kiệt đâm chết. Trận chiến sau đó, Phương Kiệt phải đấu với bốn tướng Hoa Vinh, Quan Thắng, Lý Ứng và Chu Đồng. Không địch lại, Phương Kiệt định quay ngựa rút lui, không ngờ Sài Tiến đang trá hàng trong quân đội Phương Lạp chặn lại đâm trúng một mũi thương, cùng với đó Yến Thanh từ phía sau xông tới đưa một đường đao kết liễu đời Phương Kiệt.
1
null
Nebraska (Giấc Mơ Triệu Phú) là một phim điện ảnh của Mỹ được sản xuất trong năm 2013 của hãng Paramount Pictures. Phim được làm theo thể loại phim trắng đen. Phim có sự tham gia diễn xuất của Bruce Dern, Will Forte, June Squibb và Bob Odenkirk. Nó được ra mắt lần đầu vào ngày 15 tháng 11, 2013. Phim giành được 6 đề cử Oscar trong đó có nhiều đề cử quan trọng: phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất cho Alexander Payne, nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Bruce Dern, nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho June Squibb, quay phim xuất sắc nhất và kịch bản gốc xuất sắc nhất. Bruce Dern dành giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2013. Nội dung. Woddy Grant(Bruce Dern) được tìm thấy đang đi bộ gần đường cao tốc tại nơi ông sống - Billings, Montana. Ông được con trai David(Forte) đưa về nhà và anh biết bố mình đang cố đi bộ đến tận Nebraska để lĩnh giải thưởng $1 triệu được in trên tờ rơi quảng cáo. Sau đó, trong lúc làm việc David nhận được điện thoại từ mẹ - Kate(June Squibb) và anh lại phải đi đón ông khi ông tiếp tục đi ý định đi bộ đến Nebraska. Cuối cùng, vì muốn đi khỏi Billings một thời gian và để đưa Woddy đến Lincoln, Nebraska cho ông biết rõ đây chỉ là trò quảng cáo chứ không phải trúng thưởng thực sự. Bộ phim chủ yếu kể về những chuyện xảy ra khi David và Woddy từ Montana đến Nebraska. Đánh giá. Sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2013, bộ phim nhận được nhiều phản hồi tích cực, đặc biệt là vai diễn của Bruce Dern. Trang Metacritic đánh giá bộ phim với 86 điểm. "Nebraska" nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng kể từ khi công chiếu. Phim nằm trong danh sách "Top Ten Films of the Year" của Viện phim Mỹ. Phim dành giải toàn bộ diễn viên xuất sắc nhất, còn June Squibb dành giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất của hội phê bình phim Boston. Phim cũng dành 5 đề cử giải Quả cầu vàng, 6 đề của giải Tinh thần độc lập, Dern và Forte nhận giải nam diễn viên và nam diễn viên phụ xuất sắc của NBRMP. "Nebraska" nhận được 3 đề của giải Satellite Award và dành giải dàn diễn viên xuất sắc nhất. Phim cũng nhận được 2 đề của từ giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh và dành 6 đề cử Oscar, trong đó June Squibb lần đầu nhận đề cử Oscar và trở thành diễn viên lớn tuổi nhất nhận đề cử (ở tuổi 84).
1
null
Jocelyn Eve Stoker (sinh ngày 11 tháng 4 năm 1987), được biết đến với nghệ danh Joss Stone, là nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc và diễn viên người Anh. Stone nổi tiếng vào cuối năm 2003 khi đĩa nhạc đầu tay "The Soul Sessions" đạt chứng nhận đa Bạch kim và được đệ trình cho giải Mercury. Đĩa nhạc thứ hai, "Mind Body & Soul" (2004) giúp cô phá vỡ kỷ lục cho nữ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất dẫn đầu UK Albums Chart và đưa đĩa đơn thành công nhất của cô tại UK Singles Chart, "You Had Me" vào top 10. Cả album lẫn đĩa đơn trên đều được đề cử tại giải Grammy lần thứ 47, trong khi chính Stone giành đề cử cho hạng mục "Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất". Album thứ ba của Stone, "Introducing Joss Stone" (2007) đạt chứng nhận đĩa vàng của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ, phá vỡ kỷ lục xếp hạng tuần đầu tiên của một nữ nghệ sĩ Anh Quốc và là album xếp hạng cao nhất của cô tại Hoa Kỳ. Hai sản phẩm tiếp theo của Stone, "Colour Me Free!" (2009) và "LP1" (2011) đều lọt vào top 10 "Billboard" 200. Với 14 triệu đĩa bán được trên khắp thế giới, Stone trở thành nghệ sĩ nhạc soul có đĩa bán chạy nhất trong thập niên 2000 và là nghệ sĩ Anh thành công nhất trong thời của mình. 3 đĩa đầu tiên của cô đã bán được 2.722.000 bản tại Hoa Kỳ, trong khi 2 đĩa đầu tiên trên 2 triệu bản tại Anh. Stone giành được 2 giải BRIT và 1 giải Grammy. "The Soul Sessions Vol. 2" (2012), một đĩa tiếp nối đĩa nhạc đầu tiên của cô cũng đạt được top 10 trên "Billboard" 200. Stone là người phụ nữ trẻ tuổi nhất xuất hiện trong danh sách người giàu có nhất Anh Quốc của "Sunday Times Rich List", với 6 triệu bảng Anh. Vào năm 2012, tổng tài sản của cô ước tính đạt 10 triệu bảng Anh, giúp cô là nhạc sĩ Anh Quốc dưới 30 tuổi giàu có nhất. Vào năm 2022, cô ấy đã tung ra một podcast về hạnh phúc có tên là "A Cuppa Happy".
1
null
Trận Copenhagen () là một trận đánh giữa hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh,dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sir Hyde Parker, và hạm đội liên minh Đan Mạch và Na Uy,dưới sự chỉ huy của Olfert Fischer và Steen Andersen Bille, đang thả neo gần Copenhagen vào ngày 2 tháng 8 năm 1801. Kết quả hải quân Anh đã chiến thắng về mặt chiến thuật trước hải quân Đan Mạch và Na Uy. Trong trận này, Phó Đô đốc Horatio Nelson chỉ huy đội tàu Anh đánh chính. Ông nổi tiếng vì đã chống lệnh rút lui của Hyde Parker bằng cách dùng mắt mù để nhìn tín hiệu từ tàu của Parker. Tuy Parker đã cho phép Nelson được tùy ý rút lui nhưng Nelson từ chối. Quyết định tiếp tục đánh đã khiến cho hải quân Anh diệt nhiều tàu Đan Mạch và Na Uy trước khi một thỏa hiệp giữa hai phe được đưa ra. Trận Copenhagen thường được xem là trận đánh dữ dội nhất trong sự nghiệp của Nelson.
1
null
Các thuật toán tìm đường đi trong mê cung là những phương pháp được tự động hóa để giải một mê cung. Các thuật toán chọn đường ngẫu nhiên, bám theo tường, Pledge, và Trémaux được xây dựng để một đối tượng sử dụng chạy bên trong mê cung mà hoàn toàn không có biết trước về mê cung, còn các thuật toán lấp kín đường cụt và đường đi ngắn nhất được thiết kế để sử dụng khi đã biết trước toàn bộ mê cung. Mê cung không chứa các vòng lặp được gọi là mê cung "tiêu chuẩn" hoặc "hoàn hảo", và nó tương đương với một cây trong lý thuyết đồ thị. Vì vậy, nhiều thuật toán tìm đường đi trong mê cung có liên quan chặt chẽ với lý thuyết đồ thị. Một cách trực quan, nếu ta kéo dài các đường trong mê cung ra một cách thích hợp, kết quả thu được có thể trông giống như một cây. Thuật toán chọn đường ngẫu nhiên. Đây là một phương pháp đơn giản có thể được thực hiện bởi một robot rất không thông minh hoặc thậm chí là một con chuột (còn gọi là thuật toán random mouse). Nó chỉ đơn giản là chạy theo một đường thẳng cho đến khi gặp một đường giao nhau thì đưa ra quyết định ngẫu nhiên về hướng tiếp theo để chạy. Mặc dù phương pháp này cuối cùng luôn luôn tìm ra giải pháp đúng, nhưng thuật toán này có thể cực kỳ chậm. Bám theo tường. Thuật toán bám theo tường (wall follower) là một quy tắc nổi tiếng nhất để vượt qua mê cung, còn được gọi là quy tắc tay trái hoặc quy tắc tay phải. Nếu mê cung chỉ liên thông đơn giản nghĩa là tất cả các bức tường của nó được kết nối với nhau hoặc kết nối với đường bao quanh mê cung, thì bằng cách dò một tay lên một bức tường của mê cung thì người đi đảm bảo không bị lạc và tìm được lối ra nếu có một lối ra trên đường bao; hoặc nếu không có lối ra thì sẽ quay trở lại lối vào và sẽ đi qua tất cả các đường của mê cung ít nhất 1 lần. Đây là một khía cạnh khác cho thấy lý do vì sao việc bám theo tường là một topo. Nếu các bức tường được kết nối, thì có thể được kéo giãn biến dạng thành một vòng lặp hoặc vòng tròn. Do đó, bức tường buộc người đi theo xung quanh một vòng tròn từ điểm đầu đến cuối. Thuật toán Pledge. Nếu mê cung có các tường rời nhau, đồng thời lối vào lối ra của mê cung nằm trên tường bao của mê cung, thì thuật toán bám tường vẫn có thể tìm được đường ra. Tuy nhiên, nếu điểm vào nằm bên trong mê cung và tách rời khỏi lối ra, thì bám theo tường sẽ chỉ có thể đi thành 1 vòng cục bộ và không tìm được lối ra. Đối với trường hợp này, thuật toán Pledge (được đặt theo tên của Jon Pledge ở Exeter) có thể giải quyết được vấn đề. Giải thuật Pledge được thiết kế để vượt qua vật cản, bằng cách chọn một hướng đi bất kỳ. Khi gặp vật cản, thì chuyển sang di chuyển bám theo tường dọc theo vật cản, kết hợp với đếm góc quay. Sau khi bám tường và quay mà trở về lại đúng hướng đi ban đầu đồng thời tổng góc đã quay bằng '0' (zero) thì tức là đã vượt qua khỏi vật cản, thì không cần bám tường nữa và tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu đã chọn. Chỉ thoát khỏi bám theo tường khi thỏa mãn cả hai điều kiện: "hướng hiện tại trùng với hướng ban đầu" và "tổng số góc đã quay bằng '0'". Điều này là cần thiết để giúp di chuyển vòng qua vật cản phức tạp ví dụ như vật cản hình chữ "G" như trong hình. Ở vị trí +360o, robot có hướng di chuyển cùng hướng ban đầu, nếu bỏ bám tường bên phải mà tiếp tục di chuyển thẳng thì sẽ đi vào 1 vòng lặp mà không thoát ra được. Thay vào đó, nếu tiếp tục bám vào tường phải và thực hiện quay cho đến khi tổng góc quay là '0' thì sẽ thoát ra khỏi vật cản. Thuật toán Trémaux. Thuật toán Trémaux được Charles Pierre Trémaux phát minh, sử dụng các dấu hiệu để ghi nhớ đường đi, ví dụ đánh dấu trên mặt sàn, là một phương pháp hiệu quả để tìm lối ra của một mê cung. Thuật toán có thể giải tất cả các mê cung có đường đi rõ ràng. Một đường trong mê cung sẽ được ghi nhớ bằng cách đánh dấu bởi một trong 3 trạng thái: chưa qua, đã qua 1 lần hoặc qua 2 lần. Một đường được chọn để đi sẽ luôn được đánh dấu bằng 1 vạch dưới sàn (từ ngã giao này đến ngã giao kia). Tại điểm bắt đầu có thể chọn một hướng bất kỳ (nếu có nhiều hơn một hướng). Khi đến một ngã giao, nếu các đường rẽ đều chưa qua, thì chọn ngẫu nhiên 1 đường để đi và đánh dấu đường ấy 1 vạch. Khi gặp một ngã giao mà đường trước mặt theo hướng đi hiện tại đã có 1 dấu, và đường đang đi hiện tại chỉ mới đánh dấu 1 lần, thì quay trở lại và đánh dấu đường ấy 2 vạch. Nếu đến 1 ngã giao mà không rơi vào 2 trường hợp trên, thì chọn đường đi có ít vạch nhất, và nhớ đánh dấu đường ấy luôn. Khi đến đích, thì những con đường chỉ đánh dấu 1 vạch là đường dẫn trở về điểm xuất phát. Nếu không có ngã ra, thì phương pháp này sẽ dẫn người đi trở về lại điểm xuất phát, và khi ấy tất cả con đường sẽ đánh dấu 2 vạch, mỗi vạch tương ứng với 1 hướng đi. Kết quả được gọi là vạch đôi 2 chiều. Về cơ bản, thuật toán này được phát hiện từ thế kỷ 19 đã được sử dụng khoảng hàng trăm năm sau như một phương pháp tìm kiếm ưu tiên chiều sâu. Lấp kín đường cụt. Lấp kín đường cụt ("dead-end filling") là một thuật toán để giải mê cung bằng cách lấp kín tất cả các ngã cụt, chỉ để lại một đường chính xác không bị lấp. Nó có thể được sử dụng để giải các mê cung trên giấy hoặc với một chương trình máy tính, nhưng nó không hữu dụng nếu mê cung chưa biết bởi vì phương pháp này phải biết trước toàn bộ bộ mê cung. Các bước của phương pháp lấp kín đường cụt là: Xem đoạn phim mô phỏng giải thuật này tại: .
1
null
Phân tích hình học (hay còn được gọi là giải tích hình học) là một nguyên lý toán học tại giao diện giữa hình học vi phân và các phương trình vi phân. Nó bao gồm cách sử dụng các phương thức hình học trong nghiên cứu phương trình vi phân riêng phần (nhánh nghiên cứu này còn được gọi là phương trình vi phân riêng phần hình học), và các ứng dụng của lý thuyết các phương trình vi phân vào hình học. Phân tích hình học bao gồm các vấn đề không những liên quan đến đường cong và bề mặt, hay vùng với biên cong, mà còn nghiên cứu đa tạp Riemann với số chiều tùy ý.
1
null
Amphiprion nigripes là một loài cá hề thuộc chi "Amphiprion" trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1908. Từ nguyên. Từ định danh của loài cá này được ghép bởi hai từ trong tiếng Latinh: "nigri": "đen" và "pes": "chân", hàm ý đề cập đến vây bụng và vây hậu môn có màu đen ở chúng. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "A. nigripes" được biết đến tại Maldives và Sri Lanka, cũng như Lakshadweep (Ấn Độ). Loài cá hề này chỉ sống cộng sinh với duy nhất một loài hải quỳ là "Heteractis magnifica", được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi ở độ sâu đến ít nhất là 25 m. Mô tả. "A. nigripes" có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 11 cm Loài này có màu nâu da cam nhạt với dải màu trắng ở sau đầu; bụng phớt đen. Vây bụng và vây hậu môn màu đen hoàn toàn; các vây còn lại phớt màu vàng. "A. nigripes" rất dễ phân biệt với những loài cá hề có một sọc khác nhờ vào màu sắc cơ thể cũng như của vây bụng và vây hậu môn. Số gai ở vây lưng: 10–11; Số tia vây ở vây lưng: 17–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–15. Sinh thái học. "A. nigripes" là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở. Thương mại. "A. nigripes" được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh và cũng đã được nhân giống nuôi nhốt.
1
null
Stichodactylidae là một họ hải quỳ được mô tả vào năm 1883 bởi Angelo Andres. Họ này bao gồm hai chi là "Stichodactyla" và "Heteractis". Phạm vi phân bố. Duy nhất một loài trong họ này là "S. helianthus" được tìm thấy ở bờ tây Đại Tây Dương, trong khi những loài còn lại được ghi nhận trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (riêng "H. malu" có phạm vi giới hạn ở Thái Bình Dương). Các chi và loài. Có 2 chi và 9 loài trong họ này, bao gồm: Sinh thái học. Ở hầu hết các họ hải quỳ, thân của chúng gắn chặt vào một vật rắn như cành san hô hoặc mỏm đá và thường chôn mình dưới lớp trầm tích. Hải quỳ của họ Stichodactylidae là vật chủ bắt buộc của nhiều loại tảo đơn bào cộng sinh (zooxanthellae) và các loài giáp xác nhỏ. Ngoại trừ 2 loài là "S. helianthus" và "S. tapetum", ba loài còn lại đều có mối quan hệ cộng sinh với cá hề và cá thia con "Dascyllus trimaculatus". Bảng dưới đây liệt kê các loài cá hề cộng sinh với từng loài hải quỳ (riêng "A. thiellei" chỉ là suy đoán vì không được quan sát trong tự nhiên): Độc tố và tác dụng sinh, dược học. Nọc độc của hải quỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người nếu tiếp xúc với chúng, như sốc phản vệ hay suy gan. Tuy vậy, thành phần độc tố của hải quỳ lại có nhiều ứng dụng trong sinh học và y học, như chiết xuất từ "H. malu" có tác dụng ức chế đáng kể các tế bào A549 (gây ung thư phổi), tế bào A431 (gây ung thư da) và tế bào T47D (gây ung thư vú), hay chiết xuất từ hải quỳ "H. magnifica" và "H. aurora" có thể tạo ra hợp chất chống hà.
1
null
Luận cương tháng Tư ("Апрельские тезисы"), tên nguyên thủy là Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay, là một văn kiện có tính cương lĩnh do V. I. Lenin soạn thảo và trình bày vào ngày 4 tháng 4 năm 1917 ở Petrograd. Bản luận cương được xuất bản trên báo Sự thật ("Pravda") số 26 ngày 7 tháng 4 năm 1917. Lynn Walsh đánh giá Luận cương tháng tư là một trong những tuyên ngôn mang tính quyết định nhất của cuộc cách mạng Nga năm 1917. Hoàn cảnh ra đời. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga: hai chính quyền cùng tồn tại, một là chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, một là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ vô sản. Cả hai chính quyền này đều đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Điều đó thúc đẩy Lenin và Đảng Bolshevik phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đã đến Petrograd trình bày trước Trung ương Đảng Bolshevik một bản báo cáo. Đó chính là bản Luận cương tháng Tư nổi tiếng. Nội dung. Luận cương tháng Tư đã đề ra mục tiêu và đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết". Tức là, bản luận cương này đã đề ra mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời do Alexander Kerensky đứng đầu, chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa. Luận cương tháng Tư là một văn kiện quan trọng trong bối cảnh nước Nga cần tiến tới một cuộc cách mạng triệt để để trở thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Bản luận cương là một kim chỉ nam để cả đất nước rộng lớn tiến tới Cách mạng tháng Mười.
1
null
HMS "Afridi" (L07/F07) là một tàu khu trục lớp Tribal được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II và bị mất sớm trong cuộc xung đột, khi bị đánh chìm bởi một cuộc không kích ngoài khơi Na Uy vào tháng 5 năm 1940. Tên nó được đặt theo tên một chủng tộc Pashtun tại Pakistan và Afghanistan, và nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này. Thiết kế và chế tạo. "Afridi" được đặt hàng cho xưởng tàu Newcastle-upon-Tyne của hãng Vickers-Armstrong vào ngày 10 tháng 3 năm 1936 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 9 tháng 6 năm đó, và được hạ thủy vào ngày 8 tháng 6 năm 1937, được đỡ đầu bởi Lady Foster. Cũng được hạ thủy cùng ngày hôm đó tại cùng xưởng tàu này là con tàu chị em . "Afridi" được hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 3 tháng 5 năm 1938 với chi phí 341.462 Bảng Anh, không tính đến vũ khí và thiết bị thông tin liên lạc do Bộ Hải quân Anh cung cấp. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Việc chạy thử máy nghiệm thu được thực hiện vào ngày 29 tháng 4 năm 1938 trong một cơn giông lớn, nhưng "Afridi" trải qua mà không gặp sự cố gì. Khi nhập biên chế, nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải vốn còn bao gồm những tàu khu trục chị em khác cùng lớp Tribal. Nó rời cảng Portland vảo ngày 27 tháng 5 để đi Malta, đến nơi vào ngày 3 tháng 6. Đến tháng 7, nó rời Malta để tuần tra ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha. Đang khi diễn ra cuộc nội chiến tại nước này, giống như các tàu chiến Anh khác ở khu vực, nó có các vạch sơn rộng màu đỏ, trắng và xanh trên tháp pháo "B" để máy bay thuộc các phe Cộng hòa và Quốc gia có thể dễ dàng nhận biết các tàu Anh trung lập. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1938, "Afridi" đi đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho một chuyến viếng thăm thường lệ. Sự kiện Hiệp ước Munich và việc Đức xâm chiếm Tiệp Khắc đã khiến cho phần còn lại của chuyến đi đến Hắc Hải bị hủy bỏ. Sau đó nó lên đường đi Alexandria, Ai Cập và lưu lại một thời gian ngắn trước khi lên đường gia nhập Chi hạm đội Khu trục 4 tại Malta. Vào ngày 23 tháng 2 năm 1939, nó lên đường đi Gibraltar nơi Hạm đội Nhà và Hạm đội Địa Trung Hải tập trung để tập trận phối hợp; đây là cuộc tập trung hạm đội lớn chưa từng thấy trong lịch sử với hơn 100 tàu chiến và 13 vị đô đốc, nhằm thử nghiệm và đánh giá nhiều khía cạnh của chiến tranh trên biển. "Afridi" sau đó được rút khỏi cuộc tập trận sau khi bị va chạm với chiếc trong lúc đang chuyển thư tín, và quay trở về Malta để sửa chữa. Khi việc sửa chữa hoàn tất, nó lại gia nhập Chi hạm đội Khu trục 4 và lên đường đi Alexandria để gặp gỡ hải đội. Nó trải qua hời gian còn lại trước chiến tranh thực hành và viếng thăm các cảng. Bắc Hải. Cho dù Anh Quốc lo ngại Ý sẽ tham gia chiến tranh theo phía chống lại Anh, họ lại chứng tỏ tư thế trung lập; vì vậy các biện pháp đề phòng để hộ tống vận tải và kiểm soát phong tỏa trở nên không cần thiết. Do đó Chi hạm đội Khu trục 4 lại được lệnh quay trở lại quần đảo Anh, và từ lúc đó chi hạm đội hầu như không tồn tại vì mỗi chiếc lớp Tribal được phân công những nhiệm vụ độc lập khác nhau. "Afridi" được điều đến Bắc Hải cùng với Lực lượng Humber đặt căn cứ tại Immingham. Đến tháng 12, nó được chuyển đến Rosyth để làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Anh và Na Uy. Vào tháng 1 năm 1940, một số khiếm khuyết bộc lộ, bao gồm rò rỉ và vấn đề về cánh turbine, buộc "Afridi" phải được sửa chữa tại một xưởng tàu thương mại ở Tây Hartlepool. Công việc sửa chữa kéo dài suốt tháng 2 và tháng 3, và nó hoạt động trở lại vào tháng 4 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Philip Vian, làm nhiệm vụ bảo vệ và hộ tống vận tải ngoài khơi bờ biển Na Uy. Trong các hoạt động này, nó chịu đựng sự tấn công mạnh mẽ cả trên không lẫn từ mặt biển, khi tàu chị em bị đánh chìm và các tàu chiến , và bị hư hại. "Afridi" thoát được mà không bị hư hại, và nó quay về Scapa Flow để tiếp nhiên liệu và tiếp đạn dược. Nó tiếp tục tuần tra tại vùng biển Na Uy, thỉnh thoảng phải chịu đựng các cuộc không kích đang khi bảo vệ các đơn vị của hạm đội hay hộ tống các đoàn tàu chở quân. Bị đánh chìm. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1940, "Afridi" được bố trí cùng các đơn vị khác của hạm đội ngoài khơi vũng biển Namsen, chờ đợi để triệt thoái 5.400 người trong số 12.000 binh lính Anh và Pháp tại miền Trung Na Uy sau những nỗ lực thất bại của phe Đồng Minh nhằm chiếm Trondheim. Sang ngày 2 tháng 5 tại Namsos, nó đón lên tàu binh lính thuộc Trung đoàn Hoàng gia Lincolnshire để chuyển họ sang chiếc tàu tuần dương phụ trợ Pháp "El Kantara", và vào những giờ đầu tiên của ngày 3 tháng 5 đã đón lên tàu binh lính Tiểu đoàn Hallamshire thuộc Trung đoàn York và Lancaster. Nó chờ đợi một đội hậu vệ 36 người đi đến Namsos; một số xe vận tải và xe chở đạn dược bị bỏ lại trên bến cảng, và nó là chiếc tàu cuối cùng rời cảng. Sau khi gia nhập một đoàn tàu hướng đến Shetland, các tàu chở quân và tàu hộ tống chịu đựng một loạt các cuộc không kích. Lúc 10 giờ 00, chiếc tàu khu trục Pháp "Bison" thuộc lớp "Guépard" bị đánh trúng trực tiếp vào cầu tàu, khiến hầm đạn phía trước nổ tung và bắt đầu chìm phần mũi. "Afridi", và tiến đến để trợ giúp đồng thời đánh trả hai đợt không kích khác trong lúc đang cứu vớt những người sống sót. "Imperial" và "Grenade" rời đi để bắt kịp đoàn tàu vận tải, và "Afridi" cũng tiếp nối vào giữa ngày sau đi đánh đắm "Bison" bằng hải pháo. Khi nó gia nhập trở lại đoàn tàu, một cuộc không kích khác của máy bay bổ nhào lại nổ ra. "Afridi" bị các máy bay Junkers Ju 87 tấn công từ cả hai bên mạn, khiến cho việc cơ động lẩn tránh kém hiệu quả. Nó bị đánh trúng hai quả bom, một quả xuyên qua phòng vô tuyến và phát nổ bên dưới cạnh phòng nồi hơi số 1, quả thứ hai trúng vào mạn trái ngay trước cầu tàu và gây một đám cháy lớn ở cuối phòng ăn sàn dưới. "Imperial" áp sát phía mạn trái và tiếp cận phía mạn phải để cứu vớt những người sống sót, bao gồm Đại tá Philip Vian. Lúc 14 giờ 45 phút, "Afridi" lật úp và chìm với mũi chìm trước ở tọa độ , vào đúng ngày kỷ niệm năm thứ hai đưa vào hoạt động. 53 thành viên thủy thủ đoàn đã bị mất cùng với con tàu, trong đó có một sĩ quan; ngoài ra số tổn thất còn có 13 binh sĩ, những người thương vong duy nhất trong số lực lượng 12.000 binh lính triệt thoái khỏi Andalsnes và Namsos; cùng 35 trong số 69 thủy thủ Pháp mà nó cứu vớt từ "Bison".
1
null
Vương nữ Märtha Louise (Märtha Louise av Norge, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1971) là con trưởng và là con gái duy nhất của Vua Harald V và Hoàng hậu Sonja. Bà hiện đứng thứ 4 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Na Uy, sau em trai là Thái tử Haakon cùng hai người cháu là Vương tôn nữ Ingrid Alexandra và Vương tôn Sverre Magnus. Thời trẻ. Vương nữ Märtha Louise sinh ngày 22 tháng 9 năm 1971 tại Oslo, là con trưởng của Thái tử Harald và Công nương Sonja. Khi sinh ra, bà không được trở thành người thừa kế số 1 ngôi quân chủ của Na Uy, bởi vì cho đến năm 1990, chỉ có nam giới mới có thể thừa kế ngai vàng Na Uy theo luật Salic. Bà được rửa tội một vài tháng sau khi sinh. Cha mẹ đỡ đầu của bà là Vua Olav V của Na Uy, Vương nữ Margaretha của Thụy Điển, Bá tước Flemming của Rosenborg, Ragnhild, Phu nhân Lorentzen, Dagny Haraldsen, Haakon Haraldsen, Nils Jørgen Astrup và ILMI Riddervold. Sau sự ra đời của hai đứa con của em trai bà, Vương tôn nữ Ingrid Alexandra và Vương tôn Sverre Magnus, hiện bà đứng thứ 4 dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Na Uy. Vương nữ Märtha Louise cũng có mặt trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh, vì bà là cháu gái của Vua Edward VII của Anh. Hôn nhân và gia đình. Ngày 24 tháng 5 năm 2002, Vương nữ Märtha Louise kết hôn ở Trondheim với nhà văn người Na Uy Ari Behn (sinh năm 1972 với tên Ari Mikael Bjørshol; sau đó, ông lấy tên của bà ngoại). Họ có với nhau ba cô con gái. Họ đã sống ở Islington, London kể từ tháng 9 năm 2012 khi họ rời khỏi Lommedalen, Bærum, Na Uy. Ngày 5 tháng 8 năm 2016, Tòa án Hoàng gia tuyên bố rằng Vương nữ Märtha Louise và Ari Behn đã bắt đầu thủ tục ly hôn và dự định có quyền nuôi con chung của ba cô con gái của họ. Họ đã chính thức li dị nhau vào năm 2017. Con cái: Danh hiệu, tước hiệu và huy hiệu. Năm 2002, Nhà vua (với sự đồng ý của Vương nữ) đã xoá bỏ tước hiệu "Her Royal Highness" của bà và thay vào đó bằng tước hiệu "Her Highness". Tuy nhiên, tước hiệu này không được dùng ở Na Uy.
1
null
Epiactis prolifera là một loài động vật không xương sống thuộc họ Actiniidae sinh sống ở đại dương. Loài này được tìm thấy ở phía đông Thái Bình Dương và được cho là độc đáo trong số các động vật do tất cả các cá thể đều bắt đầu cuộc sống với giới tính con cái nhưng sau một thời gian chúng lại phát triển tinh hoàn để trở thành lưỡng tính
1
null
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016 được tài trợ bởi Suzuki và chính thức được gọi tên là AFF Suzuki Cup 2016, là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 11 được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 – ngày 17 tháng 12 năm 2016 tại Myanmar và Philippines. Đây là lần đầu tiên giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được tổ chức ở hai quốc gia này. Đây cũng là giải đấu cuối cùng có 8 đội tham dự (kể từ AFF Suzuki Cup 2018 sẽ có 10 đội tham dự). Đương kim vô địch bảo vệ thành công ngôi vô địch sau khi vượt qua với tổng tỉ số 3–2 sau hai lượt trận chung kết và trở thành đội tuyển thành công nhất với 5 lần đăng quang. Các nước chủ nhà. Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã diễn ra tại Naypyidaw vào ngày 21 tháng 12 năm 2013 xác nhận Myanmar và Philippines là đồng chủ nhà của giải đấu này. Philippines đã rút lui, không đăng cai vòng bảng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á vào tháng 2 năm 2016 do sân vận động tưởng niệm Rizal không đảm bảo điều kiên thi đấu. Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) ở Đà Nẵng đã xác nhận Philippines vẫn giữ được quyền đăng cai vòng bảng. Vòng loại. Vòng loại dành cho các đội tuyển yếu của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được tổ chức tại Campuchia. Hiệp hội bóng đá Indonesia chính thức được FIFA dỡ bỏ lệnh cấm thi đấu từ ngày 5 tháng 8 năm 2016, đồng nghĩa với việc đội tuyển nước này được phép tham dự AFF Cup 2016. Lệnh cấm được thông qua tại Đại hội FIFA lần thứ 66. Bốc thăm. Lễ bốc thăm cho Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016 diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2016, trong đó Indonesia được đặt ở nhóm 4 vì các đội tuyển quốc gia nước này bị cấm thi đấu gần đây. Vòng chung kết. Vòng bảng. Tiêu chí xếp hạng. Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau: Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, thứ hạng sẽ được quyết định như sau: Marketing. Bóng thi đấu chính thức. Bóng thi đấu chính thức của AFF Cup 2016 được sử dụng bởi Mitre Delta Fluo Hyperseam.
1
null
Khoa tâm thần hoặc Tâm thần học là một khoa trong y khoa chuyên về nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần, trong đó gồm các bất thường mang tính cảm xúc, hành vi, nhận thức và tri giác. Đánh giá chữa trị tâm thần thường bắt đầu bằng việc kiểm tra hiện trạng tâm thần và tập hợp bệnh sử. Các xét nghiệm tâm lý và kiểm tra sức khỏe có thể cũng được thực hiện, bao gồm một số trường hợp phải sử dụng các công nghệ hình ảnh thần kinh và sinh lý thần kinh. Rối loạn thần kinh được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn trong những cẩm nang chẩn đoán như "Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần" ("Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders", thường được gọi tắt là "DSM"), do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản và "International Classification of Diseases" (ICD), được biên soạn và sử dụng bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Điều trị tâm thần đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương thức, bao gồm sử dụng thuốc thần kinh, tâm lý trị liệu và nhiều kỹ thuật khác như kích thích từ trường xuyên sọ. Việc điều trị có thể áp dụng với những bệnh nhân nội trú lẫn bệnh nhân ngoại trú, tùy thuộc vào mức độ hư hại chức năng và các vấn đề liên quan đến rối loạn khác. Các nghiên cứu và điều trị liên quan đến tâm thần thường được thực hiện trong mối quan hệ liên ngành, sử dụng nhiều nguồn của các phân ngành và các cách tiếp cách lý thuyết đa dạng.
1
null
, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1975 tại Tokyo, Nhật Bản, là một nữ seiyū (diễn viên lồng tiếng). Cô có sở thích là nấu ăn và nghe nhạc. Vào tháng 4 năm 2005, cô tham gia lồng tiếng nhân vật Nobita trong loạt phim hoạt hình dài cùng tên.
1
null
Nguyễn Văn Cừ là một phường thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Địa lý. Địa giới hành chính phường Nguyễn Văn Cừ: Phía Đông giáp biển Đông Phía Tây giáp phường Quang Trung Phía Nam giáp phường Ghềnh Ráng Bắc giáp phường Ngô Mây. Tổng diện tích 1,43 km². Dân số tương đối đông, có 3.341 hộ dân với 12.651 nhân khẩu (tính đến hết quý I, 2017). Hành chính. Phường Nguyễn Văn Cừ được chia thành 9 khu vực: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Điều kiện tự nhiên. Địa hình phường bằng phẳng, có bờ biển dài gần 1 km, nhà cửa dân cư bố trí tập trung với nhiều dãy nhà cao tầng khang trang được nối liền ngang dọc bởi nhiều đường lớn, tạo thế liên hoàn giữa các khu vực.
1
null
Hiệp định Marrakesh hay Tuyên ngôn Marrakesh, là một hiệp định được ký kết ở Marrakesh, Maroc, vào ngày 15 tháng 4 năm 1994, về việc sửa đổi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại và lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định này được phát triển từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ("General Agreement on Tariffs and Trade"- "GATT"), được bổ sung bởi một vài hiệp định trong các vấn đề khác như Hiệp định Chung về Thương mại và Dịch vụ, Hiệp định về việc Áp dụng các biện pháp vệ sinh và Kiểm dịch thực vật, Hiệp định về Các khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Hiệp định Marrakesh ngoài ra còn tạo ra một phương thức mới, hiệu quả hơn, và có tính pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp. Những hiệp định khác nhau trong hiệp định Marrakesh tạo thành một thể thống nhất, không có bất kỳ tổ chức nào có quyền chỉ đồng ý với một phần hiệp định.
1
null
Metapolis là tổ hợp khu dân cư cao ốc ở Hwaseong, Hàn Quốc Với mặt bằng được giải phóng vào tháng 7 năm 2006 bởi POSCO E&C và công trình được hoàn thành vào tháng 7 năm 2010. Hai tòa nhà cao nhất (#101 và #104) có độ cao lần lượt là 249m và 247m và 66 tầng, khiến nó trở thành khu dân cư cao ốc cao thứ ba ở Hàn Quốc và trung tâm của Thành phố mới Dongtan. Hai tòa nhà thấp hơn là 60 (#102) và 55 (#103) tầng, cao lần lượt là 224m và 203m.
1
null
Nokia Lumia 625 là điện thoại Nokia Lumia màn hình lớn với 4.7-inch IPS LCD WVGA (480x800) và hỗ trợ 4G, chạy Windows Phone. Nó được ra mắt ngày 23 tháng 7 năm 2013. Nó lên phiên bản cập nhật cuối cùng của Windows Phone 8, tên là GDR3, còn được biết đến như bản cập nhật 'Black' của Nokia (trừ một số tính năng). Nó có những chức năng từ Nokia Lumia 1520, Lumia 1020 và Lumia 925. Giá niêm yết là €220 hoặc £200 ở châu Âu. $300–$350 CAD Nó sẽ được phát hành ở Trung Quốc, châu Âu, châu Á, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ La Tinh, bắt đầu vào tháng 9. Nó hiện có sẵn trên Telus Mobility của Canada, và sớm ở Rogers Mobility. Thông số kỹ thuật/tính năng. Tính năng: Nó có mật độ điểm ảnh thấp nhất trong một số điện thoại thông minh gần đây, nó sử dụng Windows Phone 8 độ phân giải chuẩn (800×480) nhưng sử dụng màn hình lớn. Vì vậy màn hình sẽ không hiển thị sắc nét. RAM 512 MB RAM mặc dù không thể chạy một số trò chơi cao cấp và có thể hỗ trợ đủ đa nhiệm cho người dùng.
1
null
Chùa Dầu là một ngôi chùa cổ, nằm ở xóm Chùa, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông trị vì nhưng mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc chùa thời Trần. Chùa quay theo hướng nam, tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 5000 mét vuông, đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lịch sử. Dưới thời nhà Lý, đạo phật phát triển rực rỡ. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) vốn là quê ngoại của Vua Lý Thái Tông, tại đây Hoàng thái hậu Lê Thị Phất Ngân mẹ Vua đã cho phục dựng và tu tạo nhiều ngôi, trong đó có chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên và chùa Dầu. Chùa có tên chữ 靈衙寺 / 灵衙寺 / Linh Nha tự. Đôi câu đối trên tam quan cho biết vai trò của chùa Dầu qua hai triều đại Lý, Trần: Phiên âm: Tạm dịch: Thời Trần, Phật giáo phát triển mạnh. Vua đã đi tu. Vua Trần Thái Tông tu hành ở hành cung Vũ Lâm (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình). Kế đó đến vua Trần Thánh Tông lấy tư cách một vị thiên tử mà đi tu làm Hòa thượng. Các hoàng hậu cũng đi tu làm ni cô, các vương công đi tu làm tăng chúng. Vì vậy, khi ở hành cung Vũ Lâm, vua Trần tiếp tục cho xây dựng mở rộng chùa Dầu để cho hoàng tử Ngự Câu Vương và công chúa Huyền Tư đến tu hành, cho nên hoàng tử và công chúa mới được thờ ở chùa. Kiến trúc. Từ hướng Tây Nam đi vào là 3 cửa chính, qua sân gạch là tới tiền đường 7 gian cao to, vì, kèo. Các bức mè chạm khắc long, ly, quy, phượng (tứ linh). Chỉ có gian giữa rộng lắp cánh cửa, còn 4 gian hai bên xây tường, 2 gian cuối hai đầu hồi có cửa nhỏ. Trong tiền đường đặt 2 tượng Hộ pháp cao to ngồi trên con sấu (cao đến hơn 3 mét) trông rất đồ sộ và tượng Đức Ông (bên phải), Đức Thánh Hiền (bên trái). Nối với tiền đường là trung đường. Trung đường là gian nhà dọc, gian đầu để trống, tường bên phải gắn 3 bia đá, tường bên trái gắn 2 bia đá, ghi công đức những người tiến cúng xây dựng chùa. Hai gian lui vào trong đều có 2 cửa võng sơn son thếp vàng và xây các bệ thờ từ trên cao xuống thấp đặt các tượng Phật. Qua trung đường là tới hậu cung 3 gian, gian giữa rộng, hai gian hai bên hẹp hơn. Điều độc đáo ở hậu cung là gian giữa có một bệ đán hoa sen thời Trần hình chữ nhật, dài hơn 3 mét, rộng 1,5 mét, cao 1 mét. Đây là một bệ đá độc đáo, đường diềm là những cánh hoa sen to, chạm khắc theo kiểu lồi lõm, ở 3 mặt có những đường triện và hoa văn mền mại. Trên bệ đá đặt ba pho tượng Tam Thế. Hồi tường bên phải có thờ tượng Vương mẫu đời Trần, hồi tường bên trái có thờ tượng Vương phụ đời Trần. Lễ hội chùa Dầu. Cứ 3 năm một lần chùa Dầu lại mở hội rước kiệu vào các ngày 29/2, 30/2, 1/3 âm lịch. Hàng năm, tại lễ hội đền Thái Vi (thuộc khu du lịch Tam Cốc - Bích Động) diễn từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần đã về đây lập hành cung Vũ Lâm làm hậu cứ trong kháng chiến chống Nguyên Mông thì người dân Khánh Hòa cũng rước kiệu đến đó để tham dự hội. Hội đền Thái Vi là hội làng tổng. Bởi vì các làng này đều thờ các vua Trần và các vị tướng nhà Trần. Ngay từ chiều ngày 14/3, dân làng Văn Lâm đã lễ mở của đền, rước bát hương thánh ra đình Các nơi tương truyền xưa kia đây là nơi các quan vào trình báo trước khi vào hành cung Vũ Lâm, tế cáo yết các vua Trần ở đây. Sáng ngày 15/3, các làng của tổng Vũ Lâm xưa đều rước kiệu thánh của làng mình về đình Các để tế. Đầu tiên làng Khê Đầu (thượng, hạ) làng anh cả rước kiệu thánh qua các làng: Xuân Áng, Khả Lương, Hành Cung, Hạ Trạo, Tuân Cáo đến làng nào kiệu làng ấy lại nối tiếp vào. Cả chùa Dầu (Khánh Hòa, Yên Khánh) thờ hoàng tử Ngự Câu Vương và công chúa Huyền Trân nhà Trần cũng rước về đây.
1
null
Đây là một Danh sách các ca sĩ hát chính. Danh sách này bao gồm các ca sĩ đáng chú ý có tình trạng là ca sĩ chính và/hoặc giọng hát của một nhóm nhạc được thành lập rõ ràng hoặc nhóm nhạc riêng của chính mình. Danh sách này không bao gồm những người thường xuyên chia sẻ nhiệm vụ giọng ca chính với các thành viên khác của một nhóm nhạc nhất định (ví dụ như John Lennon của The Beatles) hoặc người là gương mặt hay người phát ngôn của nhóm (ví dụ như Pete Wentz của Fall Out Boy).
1
null
CF Rapa Nui là một câu lạc bộ bóng đá tại Chile, đại diện cho lãnh thổ của Đảo Phục Sinh. Sân vận động nhà của họ được đóng tại Estadio de Hanga Roa, có sức chứa vào khoảng 2.500 người. Đội chơi hai trận không chính thức với một đội bóng đến từ quần đảo Juan Fernández vào năm 1996 và năm 2000, trước khi chơi trận đấu chính thức đầu tiên của họ vào ngày 05 tháng 8 năm 2009, ở vòng đầu tiên của Cúp bóng đá Chile 2009; CF Rapa Nui thua 4-0 trước Colo-Colo. Đối với các trận đấu của họ với Colo-Colo, đội bóng được dẫn dắt bởi cựu huấn luyện viên đội tuyển Chile Miguel Angel Gamboa, người đã dành nhiều tuần để rèn luyện các kỹ năng của các cầu thủ địa phương, cũng như dạy họ những việc cơ bản của bắn súng và định vị.
1
null
Shigefumi Mori (森重文, Mori Shigefumi ?, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1951) là một nhà toán học Nhật Bản, nổi tiếng với công việc của mình trong hình học đại số, đặc biệt là liên quan đến việc phân loại ba nếp gấp. Ông khái quát phương pháp cổ điển để phân loại các bề mặt đại số để phân loại các đại số ba nếp gấp. Phương pháp cổ điển sử dụng các khái niệm về mô hình tối thiểu của bề mặt đại số. Ông thấy rằng các khái niệm về mô hình tối thiểu có thể được áp dụng cho ba nếp gấp cũng như nếu chúng ta cho phép một số dị thường trên chúng. Mở rộng các kết quả Mori tới các chiều cao hơn ba được gọi là chương trình Mori vào năm 2006, là một lĩnh vực cực kỳ tích cực của hình học đại số. Ông đã được trao huy chương Fields năm 1990 tại Đại hội Quốc tế Các nhà toán học. Ông được giáo sư thỉnh giảng tại đại học Harvard trong 1977-1980, viện nghiên cứu cao cấp Princeton giai đoạn 1981-1982, đại học Columbia các năm 1985-1987 và đại học Utah trong thời gian trong thời gian 1987-1989 và một lần nữa trong thời gian 1991-1992. Ông là một giáo sư tại đại học Kyoto từ năm 1990.
1
null
Parma Calcio 1913 (tên cũ Parma F.C.), thường được gọi dưới tên Parma, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Ý toạ lạc ở thành phố Parma, vùng Emilia-Romagna. Câu lạc bộ được thành lập vào tháng 12 năm 1913, sân nhà là sân vận động Ennio Tardini có sức chứa 27,906 chỗ ngồi, được đưa vào sử dụng từ năm 1923. Mặc dù chưa từng lần vô địch Serie A, Parma đã giành 3 Coppa Italia, 1 Siêu cúp nước Ý, 2 cúp UEFA, 1 Siêu cúp châu Âu và 1 Cúp C2. Cả tám danh hiệu trên đều được thu thập trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2002, giai đoạn mà Parma được xếp vào một trong "7 chị em" của Serie A (nhóm 7 câu lạc bộ tại Serie A cùng cạnh tranh quyết liệt Scudetto trong giai đoạn mà Serie A vẫn đang là giải đấu số 1 thế giới ), và dành vị trí cao nhất ở Serie A trong lịch sử câu lạc bộ khi về nhì ở mùa giải 1996-1997. Xét những danh hiệu ở đấu trường châu Âu, Parma là câu lạc bộ giàu thành tích thứ 4 nước Ý, sau 3 ông lớn A.C. Milan, Juventus và Inter Milan. Năm 2015, do những khó khăn tài chính, CLB đã chính thức phá sản và xuống chơi ở Serie D. Từ mùa 2018-2019, họ quay trở lại Serie A. Mùa giải 2020–21, đội thi đấu bết bát, xếp thứ 20 chung cuộc và phải xuống chơi tại Serie B một lần nữa.
1
null
Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2014 là giải đấu lần thứ 11 với sự phối hợp tổ chức của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. Giải đấu được tổ chức tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh. Các đội tham dự. Các đội tham dự giải lần này bao gồm:
1
null
Trò chơi ghép hình là một trong những trò chơi quen thuộc nhất ngày nay. Nó cũng là một trong những trò chơi hiện đại có lịch sử dài nhất thế giới. Lịch sử. Trò chơi ghép hình được ra đời không từ nhu cầu giải trí đơn thuần. Nó được phát minh vào năm 1762 bởi một giáo viên người Anh có tên là John Spilsbury. Ông phát minh ra nó để dạy môn địa lý cho những người học trò của mình. Để có được điều đó, Spilsbury đã dùng keo dán dán các bản đồ lên tấm gỗ cứng rồi cưa thành từng quốc gia riêng rẽ. Trò chơi ghép hình vẫn chỉ là một phương pháp giảng dạy cho đến khi những nhà sản xuất quyết định di chuyển vào thị trường dành cho người lớn vào năm 1907. Đến năm 1908, phong trào chơi ghép hình bắt đầu phát triển ở phía đông nước Mỹ. Thời kỳ phát triển nhất của trò chơi này bắt đầu từ năm 1920 và đạt đỉnh điểm vào năm 1933. Nguyên nhân của việc trò chơi ghép hình đạt đến đỉnh điểm vào năm 1933 lại thật bất ngờ. Năm 1933, thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng chứng kiến cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933. Lúc này nhiều người rơi vào tình cảnh thất nghiệp, phải ở nhà mà không biết làm gì. Để giết thời gian, họ đã chơi trò xếp hình và cảm thấy có một sự thú vị với trò chơi này. Cũng vào thời điểm, trò chơi ghép hình bắt đầu một vai trò mới: quảng cáo. Đầu tiên một công ty về bàn chải đánh răng đã kích thích việc mua hàng bằng việc tặng một bộ ghép hình nếu một khách hàng nào đó mua bàn chải do họ sản xuất. Và nó trở thành trào lưu làm ăn trong các năm tiếp theo. Điều này giúp cho ghép hình vẫn tồn tại đến bây giờ. Vai trò trong cuộc sống hiện nay. Trò chơi ghép hình vẫn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là trẻ em. Sở dĩ nó vẫn được yêu thích như vậy, dù công nghệ hiện đại đem cho chúng ta nhiều trò chơi khác, bởi vì nó kích thích trí thông minh và sự tưởng tượng cho đứa trẻ. Sự tồn tại. Hiện nay, vẫn còn những nơi bán bộ ghép hình gồm các miếng ghép tách rời. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại, trò chơi ghép hình đã được số hóa và trở thành một trò chơi được ưa chuộng trên máy tính. Những kỷ lục. Kỷ lục Guinness thế giới về tranh ghép mảnh thuộc về người Việt Nam. Kỷ lục được lập vào ngày 25/09/2011 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh, với con số chính xác là 515232 mảnh ghép. Đây là một bức tranh ghép khổng lồ dưới dạng bản đồ tư duy có nội dung về lịch sử, văn hoá, địa lý, con người... đất nước Việt Nam. Tổ chức thực hiện kỷ lục này là CYM Group của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả kỷ lục là Tiến sĩ Đỗ Kiên Trung. Bản đồ tư duy Việt Nam có diện tích phần ghép tay là 345 mét vuông, mỗi mảnh ghép có kích thước 2.5 x 2.5 cm, vượt qua kỷ lục trước đó của Singapore được lập vào năm 2002 với bức tranh ghép 213.323 mảnh. Bản đồ tư duy Việt Nam có tổng diện tích là 660 mét vuông, vượt qua kỷ lục mà Trung Quốc thiết lập vào năm 2010 (600 mét vuông)..
1
null
Trung tâm tài chính Gangnam, trước đây gọi là Star Tower hoặc I-Tower, là tòa nhà cao ốc cao ở Seoul, Hàn Quốc. Nó được xây dựng vào khoảng 1995-2001. Nó là tòa nhà cao thứ 33 ở Hàn Quốc và thứ 9 hoặc 10 (nguồn khác nhau) ở Seoul. Nó có 45 tầng, và 8 tầng dưới lòng đất.
1
null
Trò chơi ô chữ (tiếng Anh: Crossword) là một trong những trò chơi phổ biến hiện nay. Lịch sử. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1913, Arthur Wynne, một nhà báo đến từ Liverpool, Anh, đã xuất bản một câu đố "word-cross" trên tờ "New York World" thể hiện hầu hết các đặc điểm của thể loại hiện đại. Câu đố này thường được coi là trò chơi ô chữ đầu tiên và Wynne là người phát minh ra. Một họa sĩ minh họa sau đó đã đảo ngược tên "word-cross" thành "cross-word". Tác dụng. Trò chơi ô chữ có tác dụng giúp chúng ta ôn luyện kiến thức.
1
null
Tháp thương mại ở quận Gangnam, Seoul, là một trong những tòa nhà cao nhất Hàn Quốc. Tòa tháp thương mại cao 54 tầng được xây dựng vào năm 1988 và cao 748 feet (228 m). Nó giống như hai tòa tháp phản chiếu hình ảnh lẫn nhau. Nó là một phần của COEX complex. Tầng thứ 52 là nhà hàng. Văn hóa Pop. Giây thứ 30 trong video âm nhạc Gangnam Style, có thể nhìn thấy tòa nhà ở phía sau trong khi PSY thực hiện động tác nhảy ngựa trên nóc tòa nhà ASEM Tower. Nó có thể một lần nữa từ phút thứ 1:28 trong video.
1
null
ASEM Tower là cao ốc văn phòng năm ở Samsung-dong, quận Gangnam, Seoul. Nó được xây dựng cho Hội nghị Á-Âu lần 3 (ASEM 3) vào năm 2000. 836m phần đi bộ dọc theo đại lộ Yeongdong từ lối ra số 5 của Ga Samseong trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, bên ngoài Trung tâm hội nghị và triển lãm COEX và ASEM Tower được thiết kế như một khu vực không khói thuốc của Chính quyền thành phố Seoul. Văn hóa phổ biến. Giây thứ 31 trong video âm nhạc "Gangnam Style", tòa tháp là địa điểm nơi mà PSY thực hiện động tác nhảy ngựa.
1
null
GS Tower (Hangul: GS타워), GS Gangnam Tower (Hangul: GS강남타워), còn gọi là LG Kangnam Building, là tòa nhà cao tầng hiện đại 38-tầng (173 meters) nằm ở Gangnam-gu, Seoul, Hàn Quốc. Là một phần của trụ sở tập đoàn LG Corp, một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tòa nhà được hoàn thành vào năm 1997 và là một khu phức hợp gồm một hội trường nghệ thuật, trình diễn phim nghệ thuật, phòng triển lãm của công ty, văn phòng, cửa hàng, nhà hàng, CLB thể thao và bãi xe.
1
null
Giải vô địch Bóng chuyền Câu lạc bộ nữ châu Á 2014 là Giải vô địch Bóng chuyền Câu lạc bộ AVC lần thứ 15. Giải đấu được tổ chức tại Nakhon Pathom, Thái Lan. Pools composition. Các đội hạt giống được sắp xếp dựa trên thứ hạng cuối cùng của họ tại Giải vô địch Bóng chuyền Câu lạc bộ nữ châu Á 2013. "* Thu hồi"
1
null
Ari Behn Mikael (né Bjørshol, 30 tháng 09 năm 1972 – 25 tháng 12 năm 2019) là một nhà văn người Na Uy và là chồng của Märtha Louise của Na Uy, phò mã của vua Harald V của Na Uy. Ông đã viết ba cuốn tiểu thuyết, hai tập truyện ngắn và một cuốn sách về đám cưới của mình. Tuyển tập truyện ngắn năm 1999 của ông Trist som faen ("Buồn như là địa ngục") đã bán trong khoảng 100.000 bản và nhận được nhiều đánh giá tốt. cuốn sách của ông đã được dịch sang tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức, tiếng Hungary, tiếng Iceland và cũng như tiếng Pháp. Vào mùa xuân năm 2011, Ari Behn xuất hiện lần đầu như là một nhà viết kịch. Cuộc sống. Behn được sinh ra tại Århus, thành phố lớn thứ hai của Đan Mạch. Ông là con trai cả của Olav Bjørshol (sinh năm 1952) và Marianne Rafaela Solberg (sinh năm 1953). Cả hai cha mẹ của ông là giáo viên đã từng làm việc tại trường Waldorf tại Moss, cha của ông có một trình độ giáo dục tốt, trong khi mẹ của ông đã được đào tạo như một giáo viên. Cha mẹ ông kết hôn vào năm 1973 nhưng ly dị sau chín năm, tuy nhiên, năm 2007, cha mẹ của Ari Behn đã kết hôn một lần nữa. Ari Bjørshol học tại trường Waldorf tại Moss và được rửa tội tại Cộng đồng Kitô. Ông có bằng cử nhân lịch sử và tôn giáo tại Đại học Oslo. Behn đạt được một số thành công trong nghề văn chương Na Uy với bộ tác phẩm đầu tiên của truyện ngắn có tựa đề Trist som faen ("Buồn như là địa ngục"), đã nhận được nhiều đánh giá tốt và đã bán được hơn 100.000 bản. Sau đó ông xuất bản hai cuốn tiểu thuyết nữa, tuy nhiên, các ý kiến ​​dành cho những tác phẩm này không được tích cực. Hôn nhân và Gia đình. Behn kết hôn với Công Martha Louise vào ngày 24 tháng 05 năm 2002. Cặp đôi đã li dị vào năm 2017. Họ có ba cô con gái:
1
null
Seo Kang Joon (Hangul:서강준) tên thật là Lee Seung Hwan (이승환) sinh ngày 12 tháng 10 năm 1993, là nam diễn viên người Hàn Quốc. Vai diễn đầu tiên của anh trong bộ phim tình cảm hài hước Hàn Quốc năm 2014 là Cunning Single Lady. Anh là một phần của 5urprise (), một nhóm có 5 thành viên ra mắt bởi công ty tài năng Fantagio vào năm 2013 được đầu tư vào diễn xuất, âm nhạc, quảng cáo và chương trình thực tế. Liên kết ngoài.
1
null
Đam mỹ () là một thể loại tiểu thuyết xuất phát từ Trung Quốc. Thuật ngữ xuất phát từ Nhật Bản, ban đầu đề cập đến chủ nghĩa thẩm mỹ. Từ thập niên 2000, nó được sử dụng để chỉ những bộ tiểu thuyết nói về tình yêu đồng tính nam ở Trung Quốc. Lịch sử. Đam mỹ (tiếng Nhật: たんび, "tanbi"), tên đầy đủ là "Tanbishugi" (耽美主義, "đam mỹ chủ nghĩa"), một phái văn học sớm xuất hiện từ những năm 1909 - 1913 của thế kỉ XX cùng với sự xuất hiện của cơ quan ngôn luận là nguyệt san tạp chí "Subaru" ("Sao Mão"), trong giai đoạn nền văn học hiện đại Nhật Bản hưng thịnh với sự nở rộ của nhiều trường phái, khuynh hướng chống chủ nghĩa tự nhiên. Trường phái này "vị nghệ thuật, đề cao thẩm mỹ và nhục cảm theo phong cách chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa duy mỹ phương Tây", được xem là một phân hệ của chủ nghĩa lãng mạn và thường được định danh là khuynh hướng tân lãng mạn Nhật Bản hay trường phái duy mỹ. Một lượng lớn tiểu thuyết thời kỳ này chịu ảnh hưởng, nhưng đến sau năm 1960, từ "đam mỹ" dần dần thoát ly ý nghĩa ban đầu, biến thành đại từ xưng hô thống nhất cho một lớp tiểu thuyết. Manga du nhập vào Trung Quốc đại lục sớm nhất là khoảng giữa những năm 1990; truyện tranh Nhật Bản khi ấy tràn ngập thị trường Trung Quốc, một vài trong số đó, như "Keguiyinuo" và "Tokyo Babylon" có nội dung đồng tính nhắm vào phụ nữ trẻ. Những tiểu thuyết đam mỹ đầu tiên được phổ biến ở các vùng duyên hải phía Nam. Nhờ sự phổ biến của Internet, fan nữ đã lập các trang web về đam mỹ để chia sẻ truyện tranh cũng như các bộ truyện. Nhiều fan nữ đọc các tác phẩm đam mỹ sau đó đã trở thành tác giả viết truyện cho các nhà xuất bản chuyên biệt. Hầu hết fan của truyện đam mỹ đều dị tính, họ không quan tâm nhiều đến cộng đồng LGBT trong cuộc sống thực. Một vài fan đam mỹ hầu như không biết mỗi chữ cái trong "LGBT" có nghĩa là gì. Một số ít những fan đam mỹ ủng hộ các quyền của gay nhưng lại nói là họ không có hứng thú tham gia vào các sự kiện diễu hành. Đặc điểm thể loại. Nhân vật chính trong đam mỹ là nam, trong một vài trường hợp hiếm hoi câu chuyện sẽ được kể dưới góc nhìn của nhân vật nữ. Nhân vật trong đam mỹ được chia ra là công và thụ. Thường thì đa số các độc giả nữ thích đọc tiểu thuyết dưới góc nhìn của nhân vật thụ hơn, khi đó tiểu thuyết đó sẽ được gọi là "chủ thụ", trong trường hợp câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật công nó sẽ được gọi là truyện "chủ công". Thông thường, công sẽ mang nhiều nét nam tính hơn thụ và thường là người chủ động trong mối quan hệ. Các nhân vật trong đam mỹ luôn đẹp trai, nồng nhiệt và táo bạo. Các câu chuyện thường có cốt truyện hay và khung cảnh đẹp kỳ lạ, phi thực tế. Dòng truyện này được những độc giả trẻ ưa thích vì nó làm thoả mãn tâm lý muốn trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ lạ mà các bậc phụ huynh của họ không hiểu được. Kiểm duyệt. Ở Trung Quốc, để tuân thủ các chính sách kiểm duyệt, các bản chuyển thể kinh phí cao thường thay thế câu chuyện lãng mạn đồng giới rõ ràng bằng một tình bạn cùng giới sâu đậm, có thể là để tạo ra sự mơ hồ có chủ ý. Các tác phẩm chuyển thể có các mối quan hệ không lãng mạn như vậy đôi khi được gọi là "dangai". Năm 2015, cùng với dòng truyện ngôn tình, đam mỹ đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam. Cục Xuất bản - In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông yêu cầu các nhà xuất bản không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ do nội dung được cho là "sáo mòn, vô bổ, thậm chí thô tục, phản cảm". Tại Việt Nam. Năm 2012, từ nền tảng phát hành tiểu thuyết ngôn tình trước đó, "Tình yêu của đau dạ dày" của tác giả Điệp Chi Linh là cuốn tiểu thuyết đam mỹ đầu tiên chính thức được xuất bản tại Việt Nam và được xem là hiện tượng xuất bản "đột xuất" năm 2012. Tác giả Quách Hiền của "Văn nghệ Quân đội" gọi đam mỹ là một hiện tượng văn học đại chúng. Phim "Thưa mẹ con đi" của tác giả Nhi Bùi, được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh đã được công chiếu ở Việt Nam và chiếu thương mại ở Đài Loan từ ngày 14 tháng 3 năm 2019. Theo tác giả Mai Anh của báo "An ninh thủ đô", việc say mê đam mỹ tạo nhiều "hệ lụy" khi nhiều bạn trẻ trở nên sống khép mình, tiêu cực, nhiều cô gái tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Theo ông Bùi Việt Thắng - giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, dù chưa kết luận được đây là một dòng văn học "nguy hại", ông cho là đam mỹ có ảnh hưởng không tốt đến thị hiếu của độc giả và xa hơn có thể gây ra những biểu hiện lệch lạc về tâm lý.
1
null
Sâu chít là ấu trùng của loài bướm "Brihaspa atrostigmella", sống ký sinh bên trong thân cây chít, cây le, cây đót vào mùa đông mọc hoang nhiều tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, được dân gian xem như là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Sâu chít được bắt về thường được người dân chế biến thành thức ăn và đặc biệt là ngâm rượu. Đặc điểm của sâu chít. Sâu chít thường dài khoảng 35mm, màu vàng ngà, chúng sống ký sinh vào thân cây vào mùa đông và cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Đến mùa lá, chồi cây mọc lại thành cây thảo (giống hiện tượng của vị thuốc đông trùng hạ thảo). Người dân vùng Tây Bắc thường tìm bắt sâu chít vào tháng 11 và 12 hàng năm, những mùa khác cũng có nhưng với số lượng ít hơn. Tại Việt Nam cũng có nhiều đơn vị nuôi cấy sâu chít với nấm đông trùng hạ thảo lớn có đưa bán ra thị trường như: https://www.facebook.com/%C4%90%C3%B4ng-tr%C3%B9ng-H%E1%BA%A1-th%E1%BA%A3o-H%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87n-H%E1%BA%ADu-c%E1%BA%A7n-349517666092029, Học viện Hậu cần; Đà Lat Farm, Tên gọi. Sâu chít là tên gọi thông dụng của người Kinh, có lẽ vì loài sâu này ký sinh trong cây chít nhiều và có chất lượng tốt hơn. người H'Mông gọi sâu chít là sâu song, người Dao gọi là sâu thau... Công dụng chữa bệnh. Số liệu khảo cứu cho thấy loài "đông trùng hạ thảo" có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 amino acid, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần amino acid được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ. Sâu chít còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản và bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư có xạ trị. Đặc biệt, một kết luận cũng khá thú vị khác là, sâu chít có tác dụng gây "độc" tế bào ung thư người. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, nên hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu tốt. Sâu chít ở dạng sấy khô, tán bột có vị cam ngọt, tính ôn được dùng thay thế vị "Đông trùng hạ thảo", công dụng như "Đông trùng hạ thảo" – còn gọi là sâm chít. Nó có tác dụng bổ phế, bổ thận, tráng dương khí, an thần, dễ ngủ, chữa thận âm (nóng hầm hầm, ra mồ hôi trộm, đau lưng, tiểu xẻn đỏ vàng), liệt dương, mỏi gối, di tinh, hoạt tinh… Thực trạng khai thác. Sau khi được công bố về những tác dụng tích cực của sâu chít, người dân thi nhau lên rừng tìm bắt sâu chít và cách khai thác vô tội vạ đã khiến những đám lau, chít chưa có sâu bị chặt phá sạch.
1
null
Patrick Joseph McGovern (11 tháng 8 năm 1937 – 19 tháng 3 năm 2014) là một tỷ phú, người sáng lập International Data Group. Tài sản của ông theo ước tính của Forbes là 5,1 tỷ USD (tháng 9/2013). Ông được tạp chí Forbes xếp trong 400 người giàu nhất Hoa Kỳ. Tiểu sử. Ông sinh ra tại Thành phố New York trong gia đình một kỹ sư xây dựng. Cậu bé đã hứng thú với máy tính từ năm 16 tuổi, khi đọc xong cuốn sách "Giant Brains; or, Machines That Think". Sau đó, nhờ chiếc máy tính tự chế để chơi cờ caro, cậu đã được nhận học bổng vào Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông kiếm tiền trả học phí bằng công việc biên tập cho Computers and Automation – tạp chí máy tính đầu tiên của Hoa Kỳ. Năm 1965, ông đã thành lập IDG với 5.000 USD có được từ việc bán xe.
1
null
Flavius Belisarius (, khoảng. 500 – 565) là một vị tướng của Đế quốc Byzantine. Ông đóng vai trò quan trọng trong kế hoach tham vọng của hoàng đế Justinian I nhằm khôi phục lãnh thổ Địa Trung Hải của Đế quốc Tây La Mã từng bị rơi vào tay man tộc gần một thế kỉ trước đó. Một trong nét nổi bật trong sự nghiệp của Belisarius là những thắng lợi hầu như không đứt đoạn của ông bất chấp sự thay đổi mức độ ủng hộ từ Justinian. Tên của ông thường được xem, cùng với một số người khác, là "Người La Mã cuối cùng". Tiểu sử. Belisarius sinh ra ở Germania, một thị trấn ở nơi này ngay là Sapareva Banya thuộc miền tây nam Bulgaria, gần biên giới giữa Thrace và Illyria. Ông nhập quân ngũ La Mã khi còn trẻ, gia nhập đội cận vệ của Hoàng đế Justinus I. Sớm tỏ ra là một sĩ quan triển vọng, ông được phép thành lập một trung đoàn kị binh nặng, mà về sau ông mở rộng thành một trung đoàn của tư gia ông, gồm 1500 người, và là hạt nhân của các đội quân mà sau này ông tổ chức. Khi Justin qua đời, hoàng đế mới Justinian I bổ nhiệm ông chỉ huy quân đội La mã ở miền đông để đối phó với những cuộc đột kích từ Đế quốc Sassanid. Ông đã dẫn dắt thành công quân đội trong Chiến tranh Iberia, đánh bại người Ba Tư trong các trận Dara (530) và trận Callinicum (531), dẫn đến hiệp ước "Hòa bình Vĩnh cửu" (532) giữa hai đế chế. Trở về Constantinople, ông cùng với Thống chế miền Illyrium là Mundus, đã dập tắt cuộc nổi dậy Nika trong bể máu. Tiếp đó, Belisarius được trao quyền thống lĩnh đội quân chinh phạt Vương quốc Vandal. Đổ bộ gần Chebba (Tunisia), ông cho hành quân dọc bờ biển và giữ hạm đội theo sát, trước khi tiến thẳng vào kinh đô Vandal ở Carthage nhằm tránh bị cắt đứt đường vận chuyển lương thực. Trên đường tới Carthage, quân La Mã đụng độ với quân Vandal tại trận Ad Decimum (13 tháng 9 năm 533) và thắng trong gang tấc. Chiến thắng khác tại trận Tricamarum hai ngày sau đó buộc vua Gelimer (người sát vị vua Vandal trước đó thân Byzantine là Hilderic, tạo ra cái cớ trực tiếp cho cuộc chiến) phải đầu hàng. Khôi phục được tỉnh Bắc Phi, Belisarius trở về Constantinople trong lễ khải hoàn La Mã (người cuối cùng nhận vinh dự này). Ông cũng được phong làm Chấp chính duy nhất năm 535 và là một trong những người cuối cùng mang danh hiệu thừa hưởng từ thời Cộng hòa La Mã này. Thắng lợi ở Bắc Phi cổ vũ Justinian nỗ lưc khôi phục phần lớn Đế quốc Tây La Mã. Năm 535 Belisarius lại được trao nhiệm vụ chinh phạt người Ostrogoth ở Ý. Belisarius đổ bộ ở Sicily và chiếm hòn đảo làm căn cứ tấn công Ý, trong khi Mundus khôi phục Dalmatia. Sau khi quay lại châu Phi một thời gian ngắn để đánh bại một cuộc nổi dậy, cuối năm 536 Belisarius đổ bộ vào Ý, chiếm Naples tháng 11 và khôi phục thành La Mã tháng 12. Những năm 537-538 ông thành công trong việc bảo vệ cố đô trước người Goth. Năm 540 ông đánh bại quân đội Goth, bắt giữ vua Ostrogoth là Witiges, tiến đến kinh đô của họ ở Ravenna. Người Goth hứa tuyên bố ông là hoàng đế phương Tây. Belisarius giả vờ dồng ý và đi vào thành Ravenna qua lối vào duy nhất, một con đường nhỏ xuyên qua đầm lầy cùng với một tùy tướng. Ít lâu sau, ông tuyên bố chiếm đóng Ravenna dưới danh nghĩa hoàng đế Justinian. Điều này đã tiết kiệm được máu đổ nhưng khiến cho Justinian nghi ngờ và triệu hồi Belisarius về kinh đô. Sau đó, ông được trao quyền thống lĩnh chiến dịch Syria (541-542) để đẩy lùi người Ba Tư ở đây, một chiến dịch kéo dài không có trận đánh nào quyết định và cuối cùng một hòa ước được ký kết, trong đó Byzantine nộp cống phẩm cho Ba Tư để đổi lại cam kết không tấn công trong 5 năm. Quay lại Ý năm 544, ông đối mặt với người Ostrogoth đã tập hợp lại dưới vua mới Totila và tái chiếm hầu hết bán đảo. Belisarius đã nhanh chóng khôi phục thành La Mã, nhưng chiến dịch tái chiếm Ý bất thành, phần lớn do triều đình Constantinople đang bận bịu khôi phục sau nạn dịch hạch khủng khiếp năm 542 đã không tăng viện và chu cấp cho quân đội của ông. Năm 548-549, Justinian phái quân giải vây cho ông và năm 551 một đội quân lớn do hoạn quan Narses chỉ huy đã đưa chiến dịch Ý tới thắng lợi chung cuộc. Belisarius quyết định rút lui khỏi vị trí cầm quân. Trong chiến dịch thành La Mã, Belisarius đã quyết định bãi chức Giáo hoàng đương nhiệm Silverius và thay thế bằng Vigilus, gây ra sự bất bình trong giới tăng lữ La Mã. Vào đỉnh điểm của cuộc vây hãm (537), Silverius bị kết tội mưu phản cấu kết với người Goth và bị đem đi đày. Sau này ông được minh oan nhưng cuối cùng bị đi đày thêm một lần nữa và chết ở Ponza. Để ăn năn về phần mình Belisarius có xây một số nhà thờ, tu viện và nhà nguyện, nhưng sự việc khiến cho ông mang tiếng xấu trong giáo hội Thiên Chúa một thời gian dài về sau. Năm 559, Belisarius một lần nữa lại được triệu tập để cầm quân đối phó với người Bulgar vượt sông Danube đe dọa tới Constantinople. Với một quân số ít hơn hẳn, ông đã đánh bại quân địch và đẩy họ về bờ kia dòng sông. Năm 562, Belisarius phải ra tòa vì cáo buộc tham nhũng, một cáo buộc mà giới sử học ngày nay cho là âm mưu chính trị, và dường như thư ký cũ của ông, Procopius của Caesarea đã chủ tọa phiên tòa. Ông bị tuyên án và bỏ vào tù nhưng ít lâu sau Justinian đã ân xá và cho ông một vị trí ở cung đình. Năm 565, Belisarius qua đời, có lẽ là điền trang Ruìnianae ở phần châu Á của ngoại ô Constantinople, và được chôn ở một trong hai nhà thờ gần đó. Mất cùng năm đó là Justinian; hai người đã góp phần mở rộng diện tích đế chế Byzantine khoảng 45% lãnh thổ vào thời điểm họ qua đời.
1
null
HMS "Ashanti" (L51/F51/G51) là một tàu khu trục lớp Tribal được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II và bị bán để tháo dỡ sau chiến tranh vào năm 1949. Tên nó được đặt theo tên chủng tộc người Ashanti tại Ghana thuộc Châu Phi, và là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này. Thiết kế và chế tạo. "Ashanti" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng William Denny ở Dumbarton vào tháng 6 năm 1936 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 11 năm 1936 và được hạ thủy vào ngày 5 tháng 11 năm 1937, được đỡ đầu bởi Lady Shuckburgh. "Ashanti" được hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 21 tháng 12 năm 1938. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Cho dù Bộ Hải quân Anh dự định một kế hoạch cho các tàu chiến lớp Tribal viếng thăm vùng đất cư trú của dân tộc mà con tàu được đặt tên, "Ashanti" là một trong số ít những chiếc thực hiện được điều này. Nó lên đường vào ngày 27 tháng 2 năm 1939 để đi Takoradi thuộc Bờ biển Vàng (thuộc Ghana ngày nay). Trong chuyến viếng thăm, thủy thủ đoàn của con tàu được trao tặng một chiếc chuông bạc và một tấm khiêng vàng từ tay thủ lỉnh người Asantehene, Osei Tutu Agyeman Prempeh II. Con tàu cũng tiếp đón nhiều khách của bộ tộc viếng thăm, chúc lành và trao tặng những biểu tượng cho sự dũng cảm và sống sót cho con tàu. Vào tháng 5 năm 1939, con tàu ghé thăm Pháp trong một chuyến viếng thăm hữu nghị, nhằm mục đích chuẩn bị khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đang đến gần để các thủy thủ Anh làm quen với các đồng minh tương lai thuộc Hải quân Pháp. Sang tháng sau, trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 6, "Ashanti" tìm cách trợ giúp cho chiếc tàu ngầm bị hư hại. Cho dù chiếc tàu ngầm được tìm thấy tiếp tục nổi, các nỗ lực cứu hộ con tàu bị thất bại, và chỉ có bốn người được cứu thoát khi con tàu chìm với 99 người khác còn bị mặc kẹt bên trong chiếc tàu ngầm. Hoạt động chính tiếp theo của nó Thế Chiến II. "Ashanti" và Chi hạm đội Khu trục 6 khởi đầu chiến tranh bằng việc cộng tác với Hải quân Pháp, nhưng khi cuộc xung đột tiếp diễn, họ ngày càng ít gặp gỡ nhau. Vào năm 1940, vai trò chính của nó là tuần tra chống tàu ngầm, hộ tống vận tải và bảo vệ các tàu chiến chủ lực. Nó bị buộc phải quay trở lại cảng vào tháng 3 năm 1940 sau khi bị rò rỉ nước biển trộn lẫn vào nước cung cấp cho nồi hơi. Đến tháng 4, sau khi việc sửa chữa hoàn tất, nó được bố trí tại Bắc Hải để hỗ trợ các chiến dịch tại Na Uy. "Ashanti" chỉ đạt được ít kết quả trong vai trò này, nhưng lại là mục tiêu của nhiều cuộc không kích của máy bay Đức. Một đợt tấn công đã làm hỏng máy phát điện chính khiến con tàu mất điện; nó phải chạy zig-zag để thoát ra khỏi vũng biển và né tránh các kẻ tấn công. Sang tháng 6, nó quay trở lại vai trò hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm. Vào ngày 10 tháng 8, nó giúp các tàu hải quân và tàu đánh cá khác trong việc cứu vớt hơn 300 ngời sống sót từ chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang vốn bị đắm trước đó do trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-56" khoảng về phía Bắc bờ biển Ulster. Khi chiếc thiết giáp hạm mới được hoàn tất, "Ashanti" hình thành nên lực lượng hộ tống cho nó đi đến Scapa Flow. Mối đe dọa chính là thủy lôi, nên "Ashanti" cùng với bốn tàu khu trục khác đã dẫn đầu trong một nỗ lực cảm tử và bí mật nhằm kích nổ mọi quả mìn có thể hiện diện trong khu vực. Trong bóng đêm, tàu khu trục bị mắc cạn lúc trời đang mưa phùn dày đặc. "Ashanti" đi ngay phía sau nó và đã va chạm, làm vỡ ống dẫn nhiên liệu của cả hai con tàu. "Fame" sau đó bốc cháy; chiếc chị em cùng lớp Tribal cũng bị mắc cạn, làm phá hủy vòm sonar ASDIC của nó. Sự căng thẳng hiện diện trên các con tàu, do không ai biết rõ mục đích của chuyến đi, và nỗi lo ngại càng tăng thêm do thủy triều đang xuống thấp và các chiếc tàu khu trục bị mắc cạn chờ thủy triều lên. Khi nước dâng trở lại, các con tàu bị xoay tròn va vào đá và bị hư hại thêm. "Ashanti" bị hư hại đến mức xưởng tàu Vickers-Armstrongs phải gửi một toán sửa chữa đến địa điểm tai nạn. Nó chỉ nổi trở lại được sau hai tuần và được kéo đến Newcastle để sửa chữa. Phải mất gần một năm cho đến khi con tàu có thể hoạt động trở lại. Hoạt động chính tiếp theo của nó là cùng với các tàu chị em lớp Tribal khác tham gia Chiến dịch Archery tại quần đảo Lofoten thuộc Na Uy vào tháng 12 năm 1941. Họ càn quét sự hiện diện của quân Đức tại Vågsøy và sử dụng quần đảo như là căn cứ để tấn công tàu bè Đức có mặt tại khu vực. Các mục tiêu trên bờ bị bắn phá và các xuồng nhỏ Đức bị bắn hỏng, nhưng chiến dịch bị hủy bỏ vào ngày 28 tháng 12 sau khi Đức tăng cường không kích xuống cảng của hòn đảo. Sau cuộc đột kích này, Adolf Hitler tin rằng Anh đang chuẩn bị cho một cuộc chiếm đóng Na Uy, và đã điều động một số lực lượng đáng kể đến đây đối phó với cuộc tấn công. Những con tàu trong lớp Tribal vẫn còn tập trung với nhau, và sau những chuyến hộ tống Vận tải Bắc Cực đến Murmansk thuộc Nga, chúng được gửi đi trong thành phần một lực lượng lớn nhằm giải vây cho Malta. Sau đó chúng quay trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải đi sang Nga; "Ashanti" cùng một số tàu khu trục lớp Tribal được tái trang bị lại cho nhiệm vụ này, bằng việc cách nhiệt chung quanh các thành phần trọng yếu để ngăn ngừa hư hại do nhiệt độ quá thấp. "Ashanti" đã hộ tống Đoàn tàu PQ-18 đi sang Liên Xô vốn chịu đựng nhiều cuộc tấn công bởi tàu ngầm U-boat và máy bay Đức. 42 máy bay ném bom-ngư lôi Heinkel He-111 và 35 máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju-88 của Không quân Đức đã đồng loạt tấn công đoàn tàu, áp đảo các tàu hộ tống bảo vệ. Tàu ngầm U-boat đối phương bắt đầu bám theo đoàn tàu, một số bị đánh chìm: "U-88" bị đánh chìm, "U-457" bởi , và "U-589" bởi và máy bay từ tàu sân bay hộ tống . Tám tàu buôn đã bị đánh chìm trong ngày 12 tháng 9, và sang ngày 13 tháng 9, phía Đức mất năm chiếc Heinkel do bị máy bay tiêm kích Hawker Hurricane bắn rơi. Đồng Minh chịu thêm tổn thất khi chiếc tàu chở dầu bị trúng ngư lôi vào ngày 14 tháng 9 và phải bỏ lại; các cuộc không kích tiếp theo bị đẩy lui và phía Đức bị mất thêm hơn 20 máy bay. Thêm hai tàu buôn bị không kích đánh chìm khi gần đến cảng Murmansk; tổng cộng 13 tàu buôn đã bị mất trong chuyến đi này. Đoàn tàu QP-14 quay trở về cũng không tránh khỏi bị tấn công, lần này là bởi tàu ngầm "U-703". "Ashanti" và đã phối hợp với nhau trong việc săn tìm tàu ngầm đối phương vốn bị ngăn trở do thiếu nhiên liệu. Sau khi thay phiên vào vị trí của "Ashanti", "Somali" trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm và bị hư hại nặng. Hầu hết thủy thủ đoàn được cứu thoát, nhưng trong số 80 người tình nguyện ở lại để cứu con tàu, hầu hết đã thiệt mạng khi con tàu chìm sau đó. Năm tàu khác bị đánh chìm cùng trong ngày hôm đó, bốn chiếc bởi tàu ngầm "U-435", bao gồm chiếc tàu quét mìn . Hoạt động chính tiếp theo của nó là trong Chiến dịch Torch, khi nó bảo vệ cho các tàu chiến chủ lực nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng Bắc Phi. Khi cuộc đổ bộ bắt đầu vào ngày 8 tháng 11, nó được bố trí để ngăn ngừa mọi sự can thiệp của tàu chiến đối phương trong Địa Trung Hải. Nó tiếp tục ở lại khu vực này cho đến tháng 6 năm 1943, khi những vấn đề rò rỉ của thùng cấp nước nồi hơi được nó phải được sửa chữa lớn tại một xưởng tàu tư nhân trên sông Thames, Anh Quốc. Sau đợt tái trang bị, "Ashanti" hoạt động từ căn cứ ở Scapa Flow hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực cho đến cuối năm 1943. Từ năm 1944, nó tuần tra tại khu vực eo biển Manche nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Normandy. Trong nhiệm vụ này, nó cộng tác chặt chẽ với các tàu khu trục lớp Tribal của Canada HMCS "Haida" và HMCS "Huron". Vào lúc diễn ra chính cuộc đổ bộ, nó tuần tra tại khu vực eo biển và bảo vệ chống lại các hạm tàu nổi Đức từ hướng tiếp cận Tây Nam và khu vực vịnh Biscay. Vào ngày 9 tháng 6, một nhóm tàu khu trục Đức bị phát hiện ngoài khơi Brittany, và bị đối đầu bởi "Ashanti", "Huron", "Haida", và cùng các tàu khu trục Ba Lan ORP "Piorun" và ORP "Błyskawica". Kết quả là tàu khu trục Đức lớp "Narvik" "Z32" bị đánh đuổi mắc cạn và đắm; tàu khu trục "Z24" bị hư hại nặng, và tàu khu trục "ZH1" nguyên là chiếc "Gerard Callenburgh" của Hà Lan bị đánh chìm. Hoạt động cuối cùng của "Ashanti" trong chiến tranh là ngăn chặn việc triệt thoái binh lính Đức khỏi Pháp. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1944, nó đụng độ với một đoàn tàu Đức ngoài khơi đảo Yeu, và đã đánh chìm hai tàu quét mìn hộ tống và một tàu tuần tra; HMCS "Haida" bị hư hại trong trận này. Sau đó "Ashanti" trải qua một đợt tái trang bị kéo dài và tốn kém, nên không thể tham gia hoạt động tác chiến nào khác, trong khi những chiếc khu trục lớp Tribal khác của Hải quân Hoàng gia được gửi sang châu Á để chống lại Đế quốc Nhật Bản. Khi chiến tranh kết thúc, "Ashanti" tỏ ra không thích hợp để tiếp tục phục vụ. Nó ngừng hoạt động và được đưa về lực lượng dự bị sau khi Nhật Bản đầu hàng. Đến năm 1947, nó được đưa vào danh sách loại bỏ và được sử dụng như một mục tiêu huấn luyện. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1948, nó đi đến xưởng của hãng West of Scotland Shipbreakers để tháo dỡ.
1
null
Phạm Hồ Đạt (tiếng Phạn: Bhadravarman I, trị vì: 380-413) là một vị vua của triều đại Lâm Ấp thứ 2. Trị vì. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo Tiểu thừa ("Thevada") phát triển mạnh, nhiều nhà sư từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật (Huế) vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bảo Thành (vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng Phật và Shiva). Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang (nay là thánh địa Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70 km về phía tây). Nhiều đền thờ đạo Bà la môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Shiva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế kỷ 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara (hay Shiva). Kể từ thế kỷ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một: thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Shiva cai quản muôn dân. Shiva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là vị thần giữ đền (Dvarapala) để dân chúng đến thờ phụng và dâng lễ vật. Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cửu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân của thống chế Đỗ Viện đánh bại phải rút về dưới đèo Ngang. Mất tích. Năm 413, Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đóng Nhật Nam, ra lệnh cho thủy binh đổ bộ vào Cửu Chân đốt phá các làng xã ven duyên. Thứ sử Đỗ Tuệ Độ (con Đỗ Viện) mang quân ra nghênh chiến, chém được con của Phạm Hồ Đạt là Phạm Trân Trân (tiểu vương đất Giao Long) và tướng Phạm Kiện, bắt làm tù binh hơn 100 người, trong có một hoàng tử tên là Na Neng, tất cả đều bị chém đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vào rừng sâu rồi mất tích. Trong khi chưa tìm được một vị vua mới, triều đình Lâm Ấp tiếp tục triều cống Trung Quốc để được yên về chính trị.
1
null
Phạm Địch Chớn (còn gọi là Địch Chân; trị vì: ?-?) là quốc vương Lâm Ấp. Sau khi vua cha là Bhadravarman I mất tích, Phạm Địch Chớn tự lập lên ngôi. Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Trị vì. Năm 413, Phạm Địch Chớn, một đạo sĩ Bà la môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Jaya Gangarajavarman. Năm 415, quân Lâm Ấp vào cướp Giao Châu, sau đó, Tuệ Độ đánh Lâm Ấp. Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khải để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khải sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman là cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lâm ("Tsang Lin") chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết (tức đẳng cấp Brahman), nên bị Manorathavarman giết chết.
1
null
Trần Quốc Tỏ (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam và tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thượng tướng. Ông hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Thứ trưởng Bộ Công an, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021–2026, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bắc Ninh (gồm Thành phố Từ Sơn và các huyện Tiên Du và Yên Phong). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Xuất thân. Trần Quốc Tỏ sinh ra tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; là con út trong một gia đình có 4 anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ và hai chị gái. Ông là em trai của cố Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an (2011-2016), cố Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016 - 2018). Sự nghiệp. - 10/1978–9/1989: Chiến sĩ; sau đó là Đội trưởng đội Cảnh sát Hình sự-Kinh tế, Công an huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Hà Nam Ninh. - 9/1989–3/2007: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an huyện Kim Sơn, Đội trưởng đội Cảnh sát Điều tra tội phạm (1989-1994), Trưởng Công an thị trấn Phát Diệm (1994-1999); Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Trưởng Công an huyện, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kim Sơn (1999-2005); Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an huyện, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - 3/2007–10/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cục, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng 2, Cục Cảnh sát môi trường; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Cục, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an. - 11/2011–2/2014: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục, Bí thư Đảng ủy Cục, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an; Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Hàm Thiếu tướng Công an nhân dân (2013). Từ tháng 3/2014: ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên. 22/10/2015: ông được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư ngành khoa học an ninh (theo Quyết định số 46/QĐ-HĐCDGSNN ngày 22/10/2015 của Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước). 12/11/2015: ông được Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư. 28/10/2015: ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tháng 1/2016: được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. 20/05/2020: ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. 23/05/2020: ông Mai Văn Chính, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông thôi tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2015 - 2020, để chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 và giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. 24/09/2020: Ông vinh dự được chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định thăng cấp bậc từ Thiếu tướng lên Trung tướng. 30/01/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. 14/05/2021: Ông được Chủ tịch nước kí quyết định tặng thưởng huân chương quân công hạng nhì. Cùng đợt với thứ trưởng Lê Tấn Tới và thứ trưởng Lê Quốc Hùng được tặng huân chương quân công hạng ba. Vì những đóng góp cho ngành Công an. Ngày 4 tháng 6 năm 2021, đã diễn ra lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bộ Chính trị chỉ định ông Trần Quốc Tỏ làm Phó Bí thư kiêm Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngày 4 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 855/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Trần Quốc Tỏ làm Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Ngày 6 tháng 1 năm 2022, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký và trao quyết định thăng cấp bậc từ Trung tướng lên Thượng tướng. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tỉnh Thái Nguyên. 22/5/2016: ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Thái Nguyên (gồm thành phố Thái Nguyên và các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai) với 275.979 phiếu, đạt tỷ lệ 79,62% số phiếu hợp lệ.
1
null
Mikhail Vasilyevich Ostrogradsky (, , 24 tháng 9 năm 1801 – 1 tháng 1, 1862) là một nhà toán học, cơ học, vật lý học người Nga. Ostrogradsky được cho là truyền nhân của Leonhard Euler và là một trong những nhà toán học hàng đầu của Đế quốc Nga. Ostrogradsky sinh ra tại Pashennaya, tỉnh Poltava, Đế quốc Nga (giờ là Pashenivka, huyện Kozelshchyna, tỉnh Poltava, Ukraina). Từ năm 1816 đến 1820 ông được Timofei Fedorovich Osipovsky (1765–1832) giảng dạy và tốt nghiệp Đại học Kharkiv. Năm 1820 Osipovsky bị đình chỉ vì tôn giáo, Ostrogradsky từ chối bị điều tra và chưa bao giờ được nhận bằng tiến sĩ. Từ năm 1822 đến 1826 ông học tại Sorbonne và Collège de France ở Paris, Pháp. Năm 1828 ông về Đế quốc Nga và trú tại Sankt Petersburg, nơi ông được chọn là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ngoài ra ông cũng là giáo sư của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự của Đế quốc Nga. Ông nghiên cứu phần lớn các trường sau của toán học như là tính biến thiên, tích phân của các hàm đại số, lý thuyết số, đại số, hình học, lý thuyết xác suất và các trường của toán lý và cơ học cổ điển. Về sau, các công trình quan trọng của ông bao gồm về chuyển động của vật đàn hồi và phát triển phương pháp tích phân cho động lực. Trong đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề của Euler, Joseph Louis Lagrange, Siméon Denis Poisson và Augustin Louis Cauchy. Ở Nga, các công trình nghiên cứu của ông được kế thừa bởi Nikolay Dmitrievich Brashman (1796–1866), August Yulevich Davidov (1823–1885) và Nikolai Yegorovich Zhukovsky (1847–1921). Ostrogradsky không ủng hộ hình học phi Euclid của Nikolay Ivanovich Lobachevsky từ năm 1823 và từ chối xuất bản nó tại Viện hàn lâm Khoa học Saint Petersburg. Phương pháp tính tích phân cho hàm phân thức được sử dụng nhiều. Với công thức này ta chia phân thức thành tổng của các phân thức đại số và các hàm siêu việt. Ta xác định hàm phân thức đại số mà không tích phân nó và gán tích phân về dạng Ostrogradskii: trong đó "P"("x"), "S"("x"), "Y"("x") là các đa thức đã rõ có bậc "p", "s" và "y", "R"("x") là các đa thức đã rõ có bậc không lớn hơn "p" − 1, "T"("x") và "X"("x") là các đa thức chưa rõ bậc không lớn hơn "s" − 1 và "y" − 1. Ostrogradsky mất tại Poltava, Poltava Governorate, Đế quốc Nga (nay là Ukraine).
1
null
Mette-Marit của Na Uy (; sinh ngày 19 tháng 08 năm 1973), nhũ danh Mette-Marit Tjessem Høiby, là vợ của Thái tử Haakon, người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Na Uy. Cô là một thường dân Na Uy và một người mẹ độc thân với một quá khứ nổi loạn, cô là một nhân vật gây nhiều tranh cãi tại thời điểm đính hôn với Thái tử Haakon trong năm 2000. Cô đã trở thành Thái tử phi của Na Uy khi kết hôn với Thái tử Na Uy vào năm 2001. Sau khi kết hôn cô đã tham gia vào các cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nghệ thuật các chương trình nhân đạo, cũng như tham gia vào các chuyến thăm chính thức trong và ngoài nước, trong đó có đến Việt Nam vào năm 2014 cùng với chồng và các con.
1
null
Olav V của Na Uy (Alexander Edward Christian Frederik; ngày 2 tháng 7 năm 1903 – ngày 17 tháng 1 năm 1991) là vua của Na Uy từ năm 1957 cho đến khi ông qua đời. Một thành viên của nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, Olav là con trai của Haakon VII của Na Uy và Maud của Liên hiệp Anh. Ông trở thành người thừa kế khi cha ông được đưa lên làm vua vào năm 1905. Ông là người thừa kế đầu tiên lên ngôi Na Uy được nuôi dưỡng ở Na Uy kể từ khi Olav IV, với việc thừa kế rõ ràng ngôi quân chủ, bố mẹ ông đã tạo một môi trường rất tốt cho ông. Năm 1929, ông kết hôn với người em họ của ông, Märtha của Thụy Điển. Trong Thế chiến II tài lãnh đạo của ông đã được nhiều người đánh giá cao và ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc phòng Na Uy vào năm 1944. Trước thời điểm ông qua đời, ông là người cháu còn sống sót cuối cùng của Edward VII của Anh và Alexandra của Đan Mạch.
1
null
Maud Charlotte Mary Victoria của Liên hiệp Anh (26 tháng 11 năm 1869 – ngày 20 tháng 11 năm 1938) là Vương hậu của Na Uy với tư cách là phối ngẫu của Quốc vương Haakon VII của Na Uy. Bà là con gái út của Edward VII của Anh và Alexandra của Đan Mạch. Maud xứ Wales là Vương hậu đầu tiên của Na Uy kể từ 1380, khi không còn kiêm luôn Vương hậu Đan Mạch và Thụy Điển. Thời thơ ấu. Vương tôn nữ Maud xứ Wales sinh ngày 26 tháng 11 năm 1869 tại Nhà Marlborough, Luân Đôn. Bà là con gái thứ ba và là con thứ năm của Albert Edward, Thân vương xứ Wales, con trai cả của Victoria của Anh, và Alexandra, Vương phi xứ Wales, con gái lớn của Vua Christian IX của Đan Mạch. Cái tên "Maud Charlotte Mary Victoria" được đặt bởi John Jackson, Giám mục Luân Đôn, vào ngày 24 tháng 12 năm 1869 tại Nhà Marlborough. Cha đỡ đầu của Maud gồm có người chú là Vương tử Leopold, đại diện bởi Công tước xứ Cambridge; Friedrich Wilhelm của Hessen-Kassel, đại diện bởi Francis, Công tước xứ Teck; Bá tước Gleichen; Công tước phu nhân xứ Nassau, đại diện bởi Mary Adelaide xứ Cambridge; Karl XV của Thụy Điển, đại diện bởi Nam tước Hochschild, Bộ trưởng Thụy Điển; Marie xứ Leiningen, đại diện bởi Mary xứ Teck; dì của Maud, Sa hậu Maria Feodorovna của Nga, đại diện bởi Nam tước de Brunnow; Thái tử phi Lovisa của Đan Mạch, đại diện bởi Madame de Bülow, vợ của Bộ trưởng Đan Mạch; và bà cố của bà là Cecilia Underwood, Nữ Công tước xứ Inverness. Đối với vương thất Maud được gọi là "Harry", sau khi bạn của Edward VII, Đô đốc Henry Keppel, người có công trong Chiến tranh Crimea, được coi là đặc biệt can đảm vào thời điểm đó. Maud đã tham gia gần như tất cả các chuyến thăm hàng năm tới các cuộc họp mặt gia đình của Vương phi xứ Wales ở Đan Mạch và sau đó đi cùng mẹ và các chị em của mình đi du thuyền đến Na Uy và Địa Trung Hải. Bà là phù dâu trong đám cưới năm 1885 của người dì ruột Beatrice với Vương tôn Henry xứ Battenberg, và tại đám cưới của anh trai George với Mary xứ Teck năm 1893. Maud, cùng với các chị em của mình, Victoria và Louise, đã nhận được Huân chương Hoàng gia Ấn Độ từ bà nội Victoria của Anh vào ngày 6 tháng 8 năm 1887. Giống như các chị gái của mình, bà cũng được trao Huân chương Vương thất Victoria và Albert (Hạng nhất) và được một Huân chương của Bệnh viện St. John của Jerusalem cấp bậc Dame Grand Cross. Vương phi Đan Mạch. Đối với thời đó, Maud kết hôn tương đối muộn, đợi đến tuổi hai mươi mới tìm được chồng. Ban đầu, bà muốn kết hôn với một người em họ xa, Công tử Francis xứ Teck, em trai của chị dâu Mary. Tuy nhiên, Francis đã làm lơ với mong muốn của bà, có lẽ vì những khoản nợ cờ bạc và địa vị xã hội của ông thấp hơn Maud. Vào ngày 22 tháng 7 năm 1896, Vương tôn nữ Maud kết hôn với người anh họ, Vương tôn Carl của Đan Mạch, trong nhà nguyện riêng tại Cung điện Buckingham. Vương tôn Carl là con trai thứ hai của bác ruột bà, Thái tử Frederick của Đan Mạch và Vương nữ Lovisa của Thụy Điển. Cha của cô dâu đã cho cặp đôi dinh thự Appleton trên điền trang Sandringham làm nơi ở trong những chuyến thăm thường xuyên của bà đến Anh. Chính tại đó, đứa con duy nhất của cặp vợ chồng, Vương tằng tôn Alexander, được sinh ra vào ngày 2 tháng 7 năm 1903 tại Sandringham. Vương tôn Carl từng là một sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Đan Mạch và ông và gia đình sống chủ yếu ở Đan Mạch cho đến năm 1905. Vào tháng 6 năm 1905, Na Uy, đã giải thể liên minh 91 năm của Na Uy với Thụy Điển và bỏ phiếu để trao ngai vàng cho Vương tôn Carl của Đan Mạch. Tư cách của Maud là thành viên trong vương thất Anh có một phần lý do tại sao Carl được chọn. Sau một cuộc bầu cử vào tháng 11, Vương tôn Carl đã chấp nhận ngai vàng Na Uy và trở thành Vua Haakon VII, con trai nhỏ của ông được đổi tên thành Olav. Vua Haakon VII và Vương hậu Maud đã lên ngôi tại Nhà thờ Nidaros ở Trondheim vào ngày 22 tháng 6 năm 1906; là lễ đăng quang cuối cùng ở Scandinavia. Vương hậu của Na Uy. Vương hậu Maud không bao giờ đánh mất tình yêu nước Anh, nhưng bà nhanh chóng thích nghi với đất nước mới và nghĩa vụ của mình như một Vương hậu. Maud đã đóng một vai trò mạnh mẽ và thống trị trong triều đình và gia đình, nhưng một vai trò kín đáo trong công chúng. Trong những năm đầu tiên ở Na Uy, bà và chồng của mình đã được chụp ảnh trong trang phục dân gian Na Uy và thưởng thức các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, để cho họ xuất hiện Na Uy trong mắt công chúng. Bà không thích vai trò đại diện của mình nhưng thích thể hiện địa vị của một Vương hậu bằng thụ hưởng sự chăm sóc chu đáo, diện những bộ trang phục xa hoa và đeo trang sức đắt tiền để có vẻ ngoài vương giả. Bà có bảo trợ cho các hoạt động từ thiện, đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến trẻ em và động vật, và khuyến khích các nhạc sĩ và nghệ sĩ. Trong số các dự án của cô có Dronningens Hjelpekomité (Ủy ban Cứu trợ Nữ vương) trong Thế chiến I. Cô ủng hộ nhà nữ quyền Katti Anker Møller cho các bà mẹ bất đắc dĩ (1906), được coi là đồ nội thất được thiết kế triệt để vì lợi ích của Barnets vào năm 1921 và bán các bức ảnh cho mục đích từ thiện. Một người cưỡi ngựa khao khát, Maud nhấn mạnh rằng chuồng ngựa của cung điện Vương thất ở Oslo cần được nâng cấp. Vương hậu Maud đã tự mình giám sát phần lớn dự án này và được truyền cảm hứng rất nhiều bởi Royal Mews ở London khi chuồng ngựa được mở rộng. Maud tiếp tục coi Vương quốc Anh là ngôi nhà thực sự của mình ngay cả sau khi đến Na Uy và bà đến thăm Anh hàng năm. Bà chủ yếu ở tại dinh thự Appleton của mình, Sandringham, trong các chuyến thăm. Tuy nhiên, Maud cũng đánh giá cao một số khía cạnh của Na Uy, chẳng hạn như các môn thể thao mùa đông, và bà ủng hộ việc nuôi dạy con trai mình như một người Na Uy. Bà đã học trượt tuyết và cho xây dựng một khu vườn mang phong cách Anh tại Kongsseteren, nhà nghỉ vương thất nhìn ra thành phố Oslo và nơi ở mùa hè tại Bygdøy. Bà được mô tả là như một người hướng ngoại tràn đầy năng lượng và thích những trò đùa thực tế như một người hướng nội. Ảnh hưởng của bà đối với chồng và chính trị không được kiểm chứng nhiều, nhưng bà được mô tả là một người mạnh mẽ và thống trị trong triều đình, mặc dù vai trò công khai của bà ít được nhìn thấy. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của Vương hậu Maud tại Anh là tại lễ đăng quang của Vua George VI vào tháng 5 năm 1937 tại Tu viện Westminster. Bà ngồi trong dãy ngồi của các thành viên vương thất ở Tu viện Westminster bên cạnh chị dâu là Thái hậu Mary và cháu gái Mary, Vương nữ Vương thất, như một phần của bữa tiệc vương thất chính thức. Maud cũng có được danh tiếng về ăn mặc với gu thời trang sang trọng. Một cuộc triển lãm gồm nhiều vật phẩm từ tủ quần áo thanh lịch của bà đã được tổ chức tại Bảo tàng Victoria và Albert năm 2005 và được xuất bản trong danh mục "Phong cách và Sự lộng lẫy: Tủ quần áo của Vương hậu Maud của Na Uy 1896-1938." Qua đời. Maud đến thăm Anh vào tháng 10 năm 1938. Ban đầu, bà ở lại Sandringham, nhưng sau đó chuyển đến một nhà nghỉ ở West End, Luân Đôn. Bà bị bệnh và được đưa vào viện dưỡng lão, một cuộc phẫu thuật bụng được thực hiện vào ngày 16 tháng 11 năm 1938. Vua Haakon ngay lập tức đi từ Na Uy đến đầu giường của bà. Mặc dù bà sống sót sau cuộc phẫu thuật, Maud đột ngột qua đời vì suy tim vào ngày 20 tháng 11 năm 1938, sáu ngày trước sinh nhật thứ 69 của bà (và đúng vào ngày kỷ niệm 13 năm ngày mất của mẹ bà). Báo chí Na Uy được phép vi phạm luật cấm xuất bản vào Chủ nhật để thông báo cho công chúng Na Uy về cái chết của Vương hậu. Vua Haakon sau đó đã trả lại dinh thự Appleton cho vương thất Anh. Thi thể của Vương hậu Maud được đưa trở về Na Uy trên tàu HMS Royal Oak, hạm đội của Phi đội chiến đấu thứ hai của Hạm đội Nhà của Hải quân Vương thất. Thi thể của bà được chuyển đến một nhà thờ nhỏ ở Oslo trước khi chôn cất. Vương hậu Maud đã được chôn cất trong lăng mộ vương thất tại lâu đài Akershus ở Oslo. Khi qua đời, Vương hậu Maud là đứa con cuối cùng còn sống của Vua Edward VII và Vương hậu Alexandra. Tước vị, kính xưng và Vương huy. Vương huy. Sau khi kết hôn, Maud được sử dụng vương huy cá nhân là vương huy của Vương gia huy của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, gồm có biểu tượng chiếc khiên của Công quốc Sachsen và được phân biệt bằng dải bạc argent gồm năm vạch kẻ, trong đó vạch thứ nhất, thứ ba và thứ năm có biểu tượng hoa hồng đỏ, còn vạch thứ hai và thứ tư có biểu tượng hình chữ thập đỏ. Biểu tượng chiếc khiên đã bị hủy bỏ theo sắc lệnh vương thất vào năm 1917.
1
null
Alexandra của Đan Mạch (Alexandra Caroline Marie Louise Charlotte Julia; 1 tháng 12 năm 1844 – 20 tháng 11 năm 1925) là Vương hậu Vương quốc Liên hiệp Anh và các quốc gia tự trị của Anh, và Hoàng hậu Ấn Độ từ ngày 22 tháng 1 năm 1901 đến ngày 6 tháng 5 năm 1910 với tư cách là vợ của Quốc vương-Hoàng đế Edward VII. Sinh ra là Công tôn nữ Alexandra xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, gia đình của Alexandra không có tiếng tăm gì cho đến khi cha bà, Công tử Christian của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, được lựa chọn kế thừa ngôi Quốc vương Đan Mạch từ Frederik VII của Đan Mạch. Ở tuổi 16, bà đã được chọn làm vợ tương lai của Albert Edward, Thân vương xứ Wales, người thừa kế ngai vàng của Victoria của Anh. Họ kết hôn 18 tháng sau đó vào năm 1863, cùng năm đó cha bà trở thành Quốc vương Christian IX của Đan Mạch và em trai bà trở thành Quốc vương Georgios I của Hy Lạp. Bà là Vương phi xứ Wales từ năm 1863 đến 1901, cũng là người giữ tước hiệu Vương phi xứ Wales lâu nhất. Bà trở nên nổi tiếng với người dân Anh. Phong cách thời trang và cách diện trang sức của bà được những phụ nữ là tín đồ thời trang theo đuổi. Không được phép xen vào quyền lực chính trị, bà nỗ lực thay đổi định kiến của các Bộ trưởng Anh và gia đình chồng để ủng hộ cho quyền lợi của Hy Lạp và Đan Mạch nhưng bất thành. Sau cái chết của Victoria của Anh vào năm 1901, Albert Edward trở thành Quốc vương Edward VII của Anh, đồng thời là Hoàng đế Ấn Độ, và Alexandra đương nhiên trở thành Vương hậu của Anh - Hoàng hậu Ấn Độ. Bà giữ địa vị Vương hậu cho đến khi Quốc vương Edward VII băng hà vào năm 1910. Bà rất không tin tưởng vào cháu trai của mình là Hoàng đế Wilhelm II của Đế quốc Đức, bà hỗ trợ cho con trai là Quốc vương George V trong Thế chiến I, trong đó Anh và các đồng minh đã gặp Đức trên chiến trường. Cuộc sống ban đầu. Alexandra Caroline Marie Charlotte Louise Julia, hay Alix, sinh ra tại Cung điện Vàng, một dinh thự xây từ thế kỷ 18 nằm ở số 18 Amaliegade, ngay cạnh bên Cung điện Amalienborg phức tạp ở Copenhagen. Cha bà là Công tử Christian xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, mẹ bà là Princess Louise xứ Hesse-Kassei. Dù bà có dòng máu vương thất, gia đình bà có một cuộc sống tương đối bình thường. Họ không quá giàu có, thu nhập của cha bà từ Ủy ban Quân sự khoảng 800 Bảng/năm và ngôi nhà của họ là một bất động sản được miễn tiền thuê. Thỉnh thoảng, nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen được mời đến để kể chuyện cho bà và các em trước khi ngủ. Năm 1848, Quốc vương Christian VIII của Đan Mạch băng hà và con trai duy nhất của ông, Frederik, kế vị ngai vàng. Frederick không con, từng trải qua 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ và bị nghi ngờ vô sinh. Cuộc khủng hoảng kế vị bùng phát vì Frederick cai trị ở cả Đan Mạch và Schleswig-Holstein nhưng luật kế vị của từng lãnh thổ lại khác nhau. Ở Holstein, đạo luật Salic không cho phép nữ giới kế vị ngai vàng, trong khi điều này được cho phép ở Đan Mạch. Holstein, chủ yếu là người Đức, tuyên bố độc lập và kêu gọi viện trợ cho nước Phổ. Năm 1852, những người đứng đầu châu Âu đã mở một hội nghị để tranh luận về vấn đề thừa kế của Đan Mạch. Một nền hòa bình không dễ dàng được thỏa thuận, trong đó bao gồm điều khoản Công tử Christian xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg sẽ là người thừa kế của Frederick đối với tất cả các lãnh thổ và các yêu sách trước đó của vài người (bao gồm mẹ vợ, anh vợ và vợ của Christian) đã hủy bỏ khế ước này. Công tử Christian được ban danh hiệu Vương tử Đan Mạch và gia đình ông chuyển đến một dinh thự chính thức, Cung điện Bernstorff. Mặc dù địa vị gia đình đã được nâng cao, thu nhập của họ chỉ tăng rất ít hoặc gần như không tăng và họ không tham gia vào cuộc sống triều đình ở Copenhagen vì họ từ chối gặp vợ thứ 3 của Frederick, Louise Rasmussen, trước đây là nhân tình của Frederick bởi vì bà có một đứa con ngoài giá thú. Alix chia sẻ phòng ngủ gác mái với em gái mình, Dagmar (sau này là Hoàng hậu của Đế quốc Nga), họ tự may trang phục cho mình và tự phục vụ việc ăn uống. Alix và Dagmar được một người tiên phong trong lĩnh vực bơi lội của giới nữ là Nancy Edberg dạy bơi cho họ. Tại Bernstorff, Alix dần trưởng thành, bà được một giáo sĩ người Anh ở Copenhagen dạy học tiếng Anh. Vương phi xứ Wales (1863-1901). Đính hôn và kết hôn. Victoria của Anh và chồng, Vương tế Albrecht, lúc bấy giờ đang quan tâm đến việc tìm một người vợ cho con trai họ đồng thời là người kế vị, Albert Edward, Thân vương xứ Wales. Họ nhờ sự giúp đỡ của con gái lớn, Thái tử phi Victoria của Phổ, trong việc tìm kiếm một ứng cử viên phù hợp. Alix vốn không phải là lựa chọn đầu tiên, kể từ khi Vương thất Đan Mạch mâu thuẫn gay gắt với Vương thất Phổ về vấn đề Schleswig-Holstein và hầu hết họ hàng của vương thất Anh đều là người Đức. Cuối cùng, sau khi loại đi những ứng cử viên khác, họ quyết định Alix là "người duy nhất được chọn". Ngày 24 tháng 9 năm 1861, Thái tử phi Victoria giới thiệu em trai bà với Alix tại Speyer. Gần 1 năm sau, vào ngày 9 tháng 9 năm 1862 (sau ồn ào tình cảm với Nellie Clifden và cái chết của cha), Albert Edward giới thiệu Alexandra với ông bác, Vua Leopold I của Bỉ, tại một lâu đài ở Laeken. Cặp đôi kết hôn vào ngày 10 tháng 3 năm 1863 tại nhà nguyện St. George, Lâu đài Windsor. Việc chọn địa điểm tổ chức hôn lễ phải nhận nhiều lời chỉ trích vì buổi lễ tổ chức ngoài London, truyền thông phàn nàn rằng số đông dân chúng sẽ không thể chứng kiến buổi lễ. Các vị khách quý nói họ bị khó xử vì đến Windsor khá khó khăn, và vì nhà nguyện St. George khá nhỏ, một số người mong được mời buộc phải thất vọng. Triều đình Đan Mạch cũng bị thất vọng vì chỉ những mối quan hệ gần gũi nhất với Alix mới được mời. Triều đình Anh vẫn đang trong thời gian để tang Vương tế Albrecht nên nữ giới bị hạn chế mặc màu xám, màu hoa cà hay màu tím nhạt. Khi cặp đôi rời Windsor đi hưởng trăng mật tại dinh thự Osborne trên đảo Wight, họ được hoan nghênh bởi các học sinh trường trung học Eton bên cạnh, bao gồm cả Bá tước Randolph Churchill. Cuộc sống trong triều đình Anh. Đến cuối năm 1863, cha của Vương phi xứ Wales kế thừa ngai vàng Đan Mạch, em trai bà trở thành Quốc vương Hy Lạp, em gái bà đính hôn với Hoàng thái tử Tsesarevich của Đế quốc Nga, và Alix hạ sinh đứa con đầu lòng. Việc lên ngôi của cha bà càng làm gia tăng mâu thuẫn xung quanh vấn đề Schleswig-Holstein. Liên minh Đức đã xâm chiếm thành công Đan Mạch và chiếm 2/5 lãnh thổ. Thân vương và Vương phi xứ Wales ủng hộ phe Đan Mạch trong cuộc chiến, bất chấp sự tức giận của Victoria của Anh và Thái tử phi của Phổ. Cuộc chinh phạt của người Phổ đối với lãnh thổ Đan Mạch càng làm gia tăng sự thù hận của Alix với người Đức trong suốt cuộc đời bà. Người con đầu của Vương phi xứ Wales, Albert Victor, bị sinh non 2 tháng vào đầu năm 1864. Alix là một người mẹ tận tâm với các con của mình: "Bà ấy tự hào khi đến nơi chăm sóc các đứa trẻ, đeo một chiếc tạp dề bằng nỉ lên người, tự tắm cho các con và nhìn lũ trẻ ngủ trên những chiếc giường nhỏ". Thân vương và Vương phi xứ Wales có tất cả 6 người con: Albert Victor, George, Louise, Victoria, Maud, và John. Tất cả những lần mang thai của Vương phi xứ Wales đều sinh non, nhà viết tiểu sử Richard Hough cho rằng bà cố tình nói dối với Victoria của Anh về thời gian chào đời của đứa trẻ vì bà không muốn Nữ vương có mặt trong thời khắc lâm bồn. Trong lần sinh đứa con thứ ba vào năm 1867, biến chứng của cơn sốt thấp khớp khiến Alix đi lại khập khiễng. Đối với công chúng, Alix là một người trang nghiêm và quyến rũ. Đối với người thân, bà vui tính và tình cảm. Alix thích tham gia nhiều hoạt động xã hội như khiêu vũ và trượt băng, ngoài ra bà còn cưỡi ngựa và lái xe ngựa một cách lão luyện. Alexandra cũng yêu thích săn bắn đến nỗi khiến Victoria của Anh khiếp đảm và lệnh cho bà dừng lại nhưng bất thành. Ngay cả sau khi sinh đứa con đầu lòng, bà vẫn tiếp tục giao thiệp xã hội nhiều như trước đây, điều này dẫn đến một số bất hòa giữa Nữ vương và đôi vợ chồng trẻ, mối bất hòa càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi ác cảm của Alix và sự thiên vị của Nữ vương đối với Phổ. Albert Edward và Alexandra đến thăm Ireland vào tháng 4 năm 1868. Alix bị bệnh một năm trước đó và chỉ mới bắt đầu đi lại mà không cần hai cây gậy và đang mang thai đứa con thứ tư. Cặp vợ chồng đã thực hiện một chuyến công du kéo dài sáu tháng đến Áo, Ai Cập và Hy Lạp vào năm 1868 và 1869, gồm các chuyến thăm tới em trai Alix là George I của Hy Lạp và chiến trường Crimea. Alix còn được đến thăm hậu cung của Phó vương Ai Cập Ismail. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên ngồi ăn tối với Sultan (Abdülâziz). Dinh thự Sandringham là nơi ở yêu thích của Thân vương và Vương phi xứ Wales, trong khi dinh thự Marlborough là dinh thự ở London của hai vợ chồng. Các nhà viết tiểu sử nhất trí rằng cuộc hôn nhân của họ vẫn hạnh phúc theo cách nào đó. Tuy nhiên, một số người đã khẳng định rằng Albert Edward không dành cho vợ nhiều sự quan tâm như bà mong muốn và họ dần dần lạnh nhạt với nhau, cho đến khi Edward bị sốt thương hàn, căn bệnh được cho là đã giết chết cha ông, vào cuối năm 1871 đã dẫn đến sự hòa giải giữa hai người. Vấn đề này đang bị một số người khác đưa ra tranh cãi, họ chỉ ra việc mang thai liên tiếp của Alexandra trong giai đoạn này và minh chứng bằng các lá thư của gia đình phủ nhận bất kỳ rạn nứt nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, Edward đã bị chỉ trích nặng nề vì sự hờ hững của ông đối với căn bệnh sốt thấp khớp nghiêm trọng của vợ mình. Trong suốt cuộc hôn nhân, Edward liên tiếp có tình nhân ở ngoài là các nữ diễn viên nổi tiếng và các nữ quý tộc đã có chồng, một trong số đó là Alice Keppel, bà cố của Camilla, Vương hậu Liên hiệp Anh, vợ hiện tại của Charles III của Liên hiệp Anh. Alexandra được cho là biết hầu hết các mối quan hệ này nhưng không can thiệp vào, thậm chí sau này bà còn cho phép Alice Keppel đến bên giường Edward khi ông đang hấp hối. Bản thân Alexandra vẫn chung thủy trong suốt cuộc hôn nhân của mình. Chứng lãng tai bẩm sinh của Alix ngày càng nặng dẫn đến sự cô lập của bà khỏi xã hội, bà dành nhiều thời gian hơn cho con cái và chăm sóc thú cưng. Lần mang thai thứ sáu và cũng là cuối cùng của Alix là một thảm kịch khi đứa trẻ, John, qua đời chỉ một ngày sau khi sinh. Mặc kệ những lời cầu xin được giữ riêng tư của con dâu, Victoria của Anh vẫn quyết định công bố một thời kỳ tang chế cho toàn triều đình, điều này vô tình khiến báo chí không những không tiếc thương mà còn mô tả lần sinh đẻ cuối cùng của Vương phi xứ Wales là "một ca sinh non tệ hại" và việc để tang rầm rộ là một hành động "kỳ quái, bệnh hoạn”. Đứa trẻ không được chôn cất cùng với các thành viên khác trong vương thất tại Windsor nhưng được bí mật an táng tại khu vườn ngoài nhà thờ ở Sandringham. Trong thời gian 8 tháng giữa năm 1875-1876, Thân vương xứ Wales vắng mặt ở Anh vì phải thực hiện một chuyến công du đến Ấn Độ, Alix đã bị bỏ lại. Thân vương đã lập một nhóm những người đàn ông và dự định dành phần lớn thời gian cho việc săn bắt và bắn súng. Trong chuyến công du của Edward, một trong những người bạn đi cùng ông, Lord Aylesford, được vợ thông báo rằng bà sẽ bỏ ông để đi theo Lord Blandford, một người đã kết hôn. Aylesford khiếp đảm và quyết định tìm cách ly hôn. Trong khi đó, em trai của Lord Blandford, Lord Randolph Churchill, theo tư tưởng phản đối các cặp yêu nhau bỏ trốn. Lo ngại khả năng xảy ra ly hôn, Lady Aylesford đã tìm cách can ngăn chồng mình nhưng Lord Aylesford vẫn kiên quyết và từ chối suy nghĩ lại. Nhằm tạo sức ép buộc Lord Aylesford từ bỏ đơn ly hôn, Lady Aylesford và Lord Randolph Churchill đã liên hệ với Alexandra và nói với bà rằng nếu Lord Aylesford tiến hành ly hôn, họ sẽ yêu cầu Edward đứng ra làm nhân chứng và khiến chồng bà dính vào vụ bê bối. Bị khủng hoảng trước những lời đe dọa, Alix đã làm theo lời khuyên của Sir William Knollys và Bà Công tước xứ Teck là thông báo cho Nữ vương về sự việc, Nữ vương sau đó đã viết thư cho Thân vương xứ Wales khiến ông nổi cơn thịnh nộ. Kết quả, vợ chồng Lord Blandford và vợ chồng Lord Aylesford đều kín đáo ly thân. Mặc dù Lord Randolph Churchill sau đó đã tạ lỗi với Edward, Thân vương xứ Wales vẫn từ chối nói chuyện hoặc gặp ông trong suốt nhiều năm sau đó. Alexandra đã ở Hy Lạp suốt mùa xuân năm 1877 để hồi phục sau thời gian đau ốm và thăm em trai của mình là Vua George I của Hy Lạp. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, Alexandra công khai chống đối Thổ Nhĩ Kỳ và đứng về phía Nga, nơi em gái của bà đã kết hôn với Tsarevitch. Alix đã vận động quần chúng sửa lại biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để ủng hộ người Hy Lạp. Alexandra và hai con trai chia cắt ba năm sau đó khi hai Vương tôn được gửi đi công du vòng quanh thế giới như một phần của chế độ giáo dục hải quân và phổ thông. Cuộc chia tay rất đẫm nước mắt và thông qua những lá thư được gửi đều đặn của Alix, bà nhớ chúng một cách khủng khiếp. Năm 1881, Alexandra và Edward tới Saint Petersburg sau vụ ám sát Alexander II của Nga với tư cách đại diện cho nước Anh và nhờ đó, Alexandra có thể động viên em gái mình, người lúc bấy giờ là Hoàng hậu Nga. Alexandra đảm nhận nhiều nhiệm vụ vương thất, theo Victoria của Anh: ""để tránh cho ta căng thẳng và mệt mỏi. [Alix] thay ta khai mạc hội chợ, tham dự các buổi hòa nhạc, thăm bệnh viện... con bé ấy không những không bao giờ phàn nàn, mà còn nỗ lực để chứng minh rằng nó đã thích ứng với những gì đối với người khác là những nhiệm vụ chán ngắt"." Năm 1887, Vương phi xứ Wales gặp Joseph Merrick, người được biết tới với biệt danh "Người voi" vì vẻ ngoài dị tật bẩm sinh. Alix đã không ngại bắt tay với Joseph và ngồi trò chuyện với ông, một trải nghiệm được ông tả là "vui mừng khôn xiết". Alexandra tặng Joseph một tấm ảnh có chữ ký của mình, thứ trở thành một tài sản quý giá nhất của ông. Mỗi năm sau đó, Alexandra đều gửi cho ông một tấm thiệp Giáng Sinh. Nhờ mối quan hệ với Vương phi xứ Wales, Joseph được xã hội và giới thượng lưu quan tâm hơn và ông được hưởng đãi ngộ chăm sóc tốt hơn cho tới khi qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 1890. Đám đông dân chúng thường hoan nghênh Alexandra một cách cuồng nhiệt, nhưng trong chuyến thăm Ireland năm 1885, Alix đã phải trải qua khoảnh khắc thù địch công khai hiếm hoi khi đến thăm thành phố Cork, một điểm nóng với chủ nghĩa dân tộc Ireland. Bà và chồng bị đám đông từ hai đến ba ngàn người phản ứng dữ dội, họ vung gậy, cờ đen và la ó. Trước tình thế đó, Alix mỉm cười theo cách của mình, điều được báo chí Anh miêu tả là một "ánh sáng tích cực" và mô tả đám đông "nhiệt tình". Là một phần của chuyến thăm tương tự, Alix được nhận học vị Tiến sĩ Âm nhạc từ Trinity College, Dublin. Cái chết của người con trai cả, Vương tôn Albert Victor, Công tước xứ Clarence và Avondale, vào năm 1892 giáng một đòn nặng nề xuống Alix. Căn phòng và đồ dùng của ông được giữ vị trí chính xác như khi ông còn sống như những gì Victoria của Anh đã làm sau khi Vương tế Albert qua đời vào năm 1861. Bà nói: ""Ta đã chôn cất đứa con thiên thần cùng với niềm hạnh phúc của mình"." Những lá thư còn sót lại giữa Alix và các con cho thấy rằng họ luôn hết lòng vì nhau. Năm 1894, em rể Alexander III của Nga qua đời và cháu trai Nicholas II của Nga trở thành Sa hoàng. Em gái góa bụa của Alix, lúc bấy giờ là Hoàng thái hậu, đã mong chờ sự an ủi từ chị gái. Alix đã cùng ngủ, cầu nguyện và ở bên cạnh em gái trong hai tuần tiếp theo cho đến khi lễ an táng Alexander hoàn tất. Vương hậu và Hoàng hậu (1901-1910). Sau cái chết của Victoria của Anh năm 1901, Alexandra trở thành Vương hậu Anh và Hoàng hậu Ấn Độ khi chồng bà lên ngôi trở thành Quốc vương Edward VII. Chỉ hai tháng sau, con trai bà, George, và con dâu Mary thực hiện chuyến công du vòng quanh đế chế, giao lại con cái cho Alexandra và Edward. Khi George trở về, công tác chuẩn bị cho lễ đăng quang của Edward và Alexandra ở Tu viện Westminster đã hoàn tất nhưng chỉ vài ngày trước khi diễn ra lễ đăng quang dự kiến ​​vào tháng 6 năm 1902, nhà Vua bị viêm ruột thừa. Alexandra đã đại diện nhà Vua tham gia một cuộc diễu binh của quân đội và tham dự các sự kiện Royal Ascots nhằm ngăn sự sợ hãi trong dân chúng. Cuối cùng, việc đăng quang buộc phải hoãn lại và Edward đã thực hiện một ca phẫu thuật để cắt ruột thừa bị nhiễm bệnh, bác sĩ Frederick Treves của bệnh viện London là người đảm nhận trọng trách đó. Sau khi bình phục, Alexandra và Edward đã tham dự lễ đăng quang vào tháng 8: Edward được trao vương miện bởi Tổng Giám mục Canterbury, Frederick Temple, còn Alexandra được Tổng Giám mục York, William Dalrymple Maclagan đích thân đội lên đầu bà chiếc vương miện Vương hậu. Mặc dù đã trở thành Vương hậu, nhiệm vụ của Alexandra không khác mấy so với thời kỳ còn là Vương phi xứ Wales và bà giữ lại rất nhiều người hầu thân cận trước đây. "Woman of the Bedchamber" của Vương hậu, Charlotte Knollys, con gái của Sir William Knollys, đã làm việc cho Alexandra nhiều năm. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1903, Knollys thức dậy và thấy phòng ngủ của Alexandra đầy khói. Bà đánh thức Vương hậu và đưa Vương hậu đến nơi an toàn. Theo lời của Bà Đại Công tước Augusta xứ Mecklenburg-Strelitz, ""Chúng ta phải ghi công cho Charlotte già bởi bà ấy thực sự đã cứu mạng [của Alexandra]"." Alexandra một lần nữa nhận trọng trách chăm sóc các cháu nội khi George và Mary thực hiện chuyến công du thứ hai đến Ấn Độ thuộc Anh vào mùa đông năm 1905-1906. Cha của bà, Christian IX của Đan Mạch, băng hà vào tháng 1 cùng năm đó. Khao khát gắn kết các mối quan hệ gia đình, Alexandra và em gái, Hoàng thái hậu Maria Feodorovna, đã mua một căn biệt thự ở phía Bắc Copenhagen, Hvidøre, vào năm 1907 làm nơi nghỉ ngơi riêng tư của gia đình. Can thiệp chính trị. Alexandra bị ngăn không cho đụng đến các tài liệu báo cáo chính trị của Thủ tướng gửi cho Quốc vương và không được tháp tùng chồng trong một số chuyến công du nước ngoài để ngăn chặn sự can thiệp của bà vào các vấn đề ngoại giao. Alexandra căm ghét Đức vì đã cho quân đánh quê hương Đan Mạch của bà và luôn phản đối bất cứ điều gì có lợi cho sự bành trướng hoặc lợi ích của Đức. Vào năm 1890, Alexandra viết một bản thông cáo và phân phát cho các Bộ trưởng và Quân nhân cấp cao của Anh, cảnh báo kế hoạch trao đổi đảo Heligoland ở Biển Bắc của Anh để lấy thuộc địa Zanzibar của Đức, chỉ ra vai trò chiến lược của Heligoland và Đức có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công, hoặc chính nước Anh có thể sử dụng Heligoland để ngăn chặn sự xâm lược của Đức. Mặc dù vậy, việc trao đổi vẫn được tiến hành. Phe Đức đã cho gia cố hòn đảo, như Robert Ensor nói và đúng như dự đoán của Alexandra, Heligoland đã "trở thành vị trí chiến lược hàng hải của Đức trong tấn công cũng như phòng thủ". Tờ báo "Frankfurter Zeitung" của Đức đã thẳng thắn chỉ trích Alexandra và em gái, Thái hậu của Nga, cho rằng cặp đôi này là "trung tâm của âm mưu chống Đức phạm vi quốc tế". Bà khinh thường và không tin tưởng cháu trai của mình, Hoàng đế Đức Wilhelm II, gọi ông là "kẻ địch trong thâm tâm chúng ta". Năm 1910, Alexandra trở thành Vương hậu đầu tiên tham dự một phiên họp của Hạ viện Anh. Vốn chưa từng có tiền lệ, Alexandra ngồi tại dãy ghế dành cho phóng viên trong hai tiếng đồng hồ nhìn vào phòng khi một Dự luật của Nghị viện về việc loại bỏ quyền lập pháp của Thượng viện được đưa ra tranh luận. Trong thâm tâm, Alexandra không ủng hộ Dự luật này. Năm 1910, Vương hậu Alexandra đến Corfu thăm em trai, Quốc vương George I của Hy Lạp. Tại nơi đó, bà nhận được tin Quốc vương Edward VII ốm nặng và nhanh chóng quay trở lại Anh. Bà tự tay chăm sóc chồng và điều chỉnh bình oxy cho chồng. Khi Quốc vương hấp hối, Alexandra còn cho phép tình nhân của chồng, Alice Keppel, đến bên giường cho ông gặp lần cuối. Ngày 6 tháng 5 năm 1910, Quốc vương Edward VII băng hà, Alexandra không cho bất cứ ai tiếp cận xác Quốc vương trong 8 ngày, mặc dù bà cho truyền một nhóm người vào trong phòng. Bà nói với Frederick Ponsonby: ""Ta cảm thấy như mình bị hóa đá, ta không thể khóc, không thể hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của chuyện này"." Cuối năm đó, bà rời khỏi Cung điện Buckingham đến sống tại dinh thự Marlborough nhưng vẫn giữ quyền sở hữu dinh thự Sandringham. Vị tân vương, George V, đã sớm phải đối mặt với quyết định về Dự luật của Nghị viện. Bất chấp một số quan điểm cá nhân, Alexandra ủng hộ thỏa thuận miễn cưỡng của con trai bà với yêu cầu của Thủ tướng H. H. Asquith về việc phong tước cho các Nghị sĩ có thẩm quyền theo chủ nghĩa Tự do sau cuộc tổng tuyển cử nếu phe Thượng viện tiếp tục cản trở quyền lập pháp. Góa phụ (1910-1925). Sau cái chết của Edward VII, Alexandra trở thành [Queen Mother] hoặc [Dowager Queen], nhưng bà thường được gọi đơn giản là [Queen Alexandra]. Những ngày tháng đầu sau khi trở thành góa phụ, Alexandra có xung khắc với con dâu, Vương hậu Mary. Mặc dù cả hai luôn thể hiện mối quan hệ hữu hảo, song Alexandra trong tang lễ Quốc vương Edward VII đã thẳng thừng đòi vị trí dẫn đầu, trong khi theo quy tắc bà phải đứng sau đương kim Vương hậu. Bên cạnh đó, Thái hậu Alexandra cũng chậm trễ không chịu nhượng lại các món trang sức, vốn dĩ phải truyền từ đời này sang đời khác dành cho một Vương hậu. Bà không tham dự lễ đăng quang của con trai vào năm 1911 vì theo quy tắc các Vương hậu đã tham dự lễ đăng quang của chồng và thực hiện lễ xức dầu thánh thì không cần tham gia vào lễ đăng quang khác nữa. Alexandra dành thời gian cho các hoạt động từ thiện. Một điển hình là Ngày lễ Hoa hồng Alexandra, vào ngày này những cành hoa hồng do người khuyết tật làm ra sẽ được các tình nguyện viên nữ bán và viện trợ bởi các bệnh viện. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tục lệ treo băng rôn các Vương tôn, Vương tử ngoại quốc được trao Huân chương Hiệp sĩ cao quý nhất nước Anh, Huân chương Garter, tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor, đã hứng chịu chỉ trích khi các thành viên Đức mang Huân chương Garter đang chiến đấu chống lại nước Anh. Alexandra đã vận động kêu gọi "gỡ những băng rôn Đức đáng ghét kia xuống". Bị dư luận quần chúng thôi thúc, Vua George V đã cho gỡ những băng rôn Đức xuống dù trái với ý muốn của ông, nhưng George đã không chỉ cho gỡ "những băng rôn Phổ xấu xa" mà còn gỡ cả băng rôn của những mối quan hệ họ hàng Hesse của bà, mà theo quan điểm của Alexandra là "đơn giản là những người lính hoặc chư hầu theo lệnh của tên Đức hoàng tàn bạo đó". Vào ngày 17 tháng 9 năm 1916, bà trú tại Sandringham trong thời gian diễn ra cuộc không kích của Zeppelin, nhưng điều tồi tệ hơn là những tai ương ập đến với các thành viên khác trong gia đình bà. Tại Nga, cháu trai của bà là Sa hoàng Nicholas II bị lật đổ. Bản thân Nicholas, vợ và các con của ông đã bị các nhà cách mạng Bolshevik thảm sát. Em gái của bà, Thái hậu Maria đã được tàu chiến HMS Marlborough giải cứu khỏi Nga vào năm 1919 và được đưa tới Anh, nơi bà sống cùng Alexandra một thời gian. Thái hậu Alexandra vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung dù đã lớn tuổi, nhưng sau chiến tranh bà đột nhiên già đi rất nhanh. Alexandra bắt đầu đeo mạng che mặt và trang điểm đậm đến nỗi khuôn mặt bà nhìn giống như “được tráng men”. Năm 1920, một mạch máu trong mắt bà bị vỡ, khiến bà bị mù từ từ. Những năm cuối đời, Alexandra ngày càng đãng trí và bà gần như không thể nói được nữa. Bà qua đời vào ngày 20 tháng 11 năm 1925 tại Sandringham sau một cơn đau tim và được chôn cất bên cạnh Quốc vương Edward VII tại Nhà nguyện St. George, Lâu đài Windsor.
1
null
Đinh Miên Vũ là một nhạc sĩ trước 1975, được biết đến nhiều với ca khúc "Sương Trắng Miền Quê Ngoại". Tiểu sử. Đinh Miên Vũ tên thật là Đinh Miên, sinh năm 1942 trong một gia đình nghèo tại làng Khuông Phò, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. Nhập khóa 24 - Trường Bộ binh Thủ Đức năm 1967, rồi ra phục vụ tại Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trước khi biệt phái về dạy tại Trường Trung học Gia Hội, Huế. Trong thời gian dạy học, ông học Cử nhân Luật, Cao Học Luật, ban Công Pháp. Ca khúc nổi tiếng "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" do ông viết năm 1970 và được Duy Khánh mua bản quyền xuất bản, thâu thanh. Sinh ra trong một gia đình nghèo, phần lớn hành trình giáo dục của ông là tự học. Trong thời gian dạy học nhạc sĩ Đinh Miên Vũ theo học Cử Nhân Luật và Cao Học Luật, ban Công Pháp. Nhạc sĩ sáng tác không nhiều và bản nhạc nổi tiếng nhất của ông là nhạc phẩm "Sương trắng miền quê ngoại,Hai quê". Sau sự kiện 30/4/1975, nhạc sĩ Đinh Miên Vũ bị tù cải tạo tại Bình Điền cho đến năm 1981. Ông sang định cư ở Hoa Kỳ, sống với gia đình và các con ở Mĩ cho đến khi qua đời ngày 28/7/2010 tại Fremont, California. Nhạc sĩ qua đời 7 giờ 20 sáng ngày 04/08/2010 tại Fremont,California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi. Sáng tác. Đinh Miên Vũ chỉ sáng tác vỏn vẹn 2 ca khúc: Ca khúc "Xin Em Đừng Khóc Vu Quy" mà hiện nay nhiều nơi ghi tên tác giả là Đinh Miên Vũ - Linh Phương thật ra tác giả chính xác là Minh Phương (có trong băng nhạc Sóng Nhạc 5 trước 1975).
1
null
George Westinghouse (1846-1914) là doanh nhân, kỹ sư người Mỹ. Ông là một trong những người đi đầu công nghiệp điện thế kỷ 19 và là một trong những người nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Ông là nhà sáng lập Westinghouse Electric. Ông là một trong những người khuyến khích sử dụng điện xoay chiều vì thấy được khả năng ưu việt của nó. Chính vì điều này mà trong kinh doanh, ông là đối thủ của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison, người ủng hộ việc sử dụng điện một chiều. Cuộc đối đầu giữa họ được gọi bằng cái tên chiến tranh các dòng điện. Ông cũng là người phát minh ra phanh hơi vào năm 1868 có ý nghĩa lớn trong giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường sắt.
1
null
Tỉnh Trung tâm (Sinhala: මධ්යම පළාත Madhyama Palata, Tamil: மத்திய மாகாணம் Malaiyakam Maakaanam) bao gồm chủ yếu là địa hình đồi núi ở trung tâm của Sri Lanka. Nó có diện tích lớn nhất 6 trong các tỉnh của Sri Lanka, có 2,5 triệu người. Tỉnh giáp với tỉnh Trung Bắc về phia Bắc, tỉnh Uva về phía Đông, tỉnh Tây Bắc ở phương Tây và tỉnh Sabaragamuwa ở phía Nam và Tây. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Kandy. Các thành phố Matale và Nuwara Eliya cũng nằm trong tỉnh Trung tâm. Tỉnh nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất trà Ceylon, được trồng bởi người Anh trong những năm 1860 sau khi một căn bệnh tàn phá, giết chết tất cả các đồn điền cà phê trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Trung tâm thu hút nhiều khách du lịch, với các thị trấn an dưỡng như Gampola, Hatton và Nuwara Eliya. Lịch sử. Mặc dù ba cường quốc châu Âu liên tiếp xâm chiếm Sri Lanka trong thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, nhưng tỉnh Trung tâm vẫn duy trì sự độc lập của nó cho đến đầu thế kỷ 19 khi người Anh cuối cùng cũng chinh phục được Kandy. Thị trấn lịch sử Matale, Chùa răng, Đền thờ động Dambulla, Chùa Aluwihare và tảng đá Sigiriya đều thuộc địa phương này. Địa lý. Tỉnh Trung tâm có diện tích 5.674 km ² và dân số 2.421.148 người. Một số thành phố lớn bao gồm Kandy (119 186), Matale (39 869), Dambulla (75 290), Gampola (26 481), Nuwara Eliya (27 449) và Hatton (16 790). Nhân khẩu học. Dân số là một sự hỗn hợp giữa người Sinhala, người Tamil và người Moor. Nhiều công nhân đồn điền trà Tamil Ấn Độ, được người Anh mang đến Sri Lanka thế kỷ 19. Hành chính. Tỉnh Trung tâm được chia thành 3 huyện và 36 secretariats riêng rẻ khác.
1
null
Kim Dong-jun (sinh ngày 11 tháng 2 năm 1992) là một nam ca sĩ người Hàn Quốc. Anh là thành viên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc gồm 9 người (còn gọi là Children of Empire), ra mắt vào 7 tháng 1 năm 2010 với đĩa đơn Mazeltov. Kim Dong-jun là Maknae (trẻ tuổi nhất) và là hát chính của ban nhạc 9 thành viên. Nhóm phát hành cùng lúc một video ca nhạc và phim ca nhạc ngắn cho "All Day Long" trong đó Kim Dong-jun đóng vai chính. Kim Dong-jun từng xuất hiện trên Let's Go Dream Team Season 2 với tư cách thành viên Dream Team. (chương trình thực tế Hàn Quốc). Kim Dong-jun giành 2 huy chương vàng trong Idol Athletes Chuseok Special vào 27 tháng 8 năm 2011 trong nội dung 100m nam và 110m rào cảng cho thần tượng. Trong suốt quá trình xuất hiện trên Dream Team 2, KwangHee thành viên của cũng tham gia chương trình đời sống thực tế mang lại sự nổi tiếng cho SNSD. Sau khi nhóm ZE:A hết hợp đồng với công ty Star Empire Entertainment vào tháng 1 năm 2017, các thành viên của nhóm ZE:A tuy không cùng về "đầu quân" cho 1 công ty giải trí khác nhưng vẫn có khả năng nhóm sẽ tái hợp trong tương lai. Dongjun chính thức rời khỏi công ty Star Empire Entertaiment và kí hợp đồng với công ty Gold Moon Entertainment vào ngày 21 tháng 6 năm 2017. Anh kí hợp đồng với công ty mới sau gần nửa năm hợp đồng với công ty cũ hết hạn bởi vì dành tâm huyết cho bộ phim "Still Loving You" nên chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Anh bắt đầu hoạt động solo và cho ra mắt mini album đầu tiên "Alone" vào ngày 6 tháng 11 năm 2019. Tiểu sử. Kim Dong-jun sinh ra ở Busan, Hàn Quốc vào 11 tháng 2 năm 1992. Kim Dong-jun có một người anh trai lớn tên là Dong-hyeon. Anh ra mắt công chúng dưới công ty giải trí Star Empire Entertainment vào tháng 1 năm 2010 cùng với . Sở thích. Kim Dong-jun đề cập rằng anh thích tập thể thao. Anh từng biểu diễn thể dục dụng cụ. Phương châm khuyến khích và yêu thích nhất của anh là "Không có gì là không thể." Hoạt động nghệ thuật. Chương trình thực tế. Running man (SBS): 192, 193, 194, 236, 513, 546 Luật Rừng - The law of jungle (SBS): Borneo Giải thưởng. 2010
1
null
Phương trình sóng điện từ là phương trình đạo hàm riêng bậc hai miêu tả sự lan truyền của sóng điện từ qua một môi trường hay trong chân không. Nó là dạng ba chiều của phương trình sóng. Dạng thuần nhất của phương trình, viết theo số hạng của điện trường E và từ trường B là: với là tốc độ ánh sáng trong môi trường có độ từ thẩm (formula_4), và hằng số điện môi (formula_5), và ∇2 là toán tử Laplace. Trong chân không, "c" = "c"0 = 299.792.458 mét trên giây. Phương trình sóng điện từ được suy ra từ phương trình Maxwell.
1
null
Đông Quán Hán ký (chữ Hán: 东观汉记), người đời Hán gọi là "Đông Quán ký", là bộ sách theo thể kỷ truyện ghi lại lịch sử đời Đông Hán, từ thời Hán Quang Vũ Đế đến thời Hán Linh Đế. Đây là tác phẩm lịch sử ghi chép các sự kiện đương đại bậc nhất của Trung Quốc, từ đời Đường về trước được xem là sử liệu chính thức, cùng "Sử ký" và "Hán thư" gọi là Tam sử, cho đến khi bị thay thế bởi "Hậu Hán thư" của Phạm Diệp (xem mục tham khảo ở dưới). Do sử quán bấy giờ được đặt tại Đông Quán, nên mới có tên như vậy. Các soạn giả. Lưu Trân là tổng tài quan chính thức đầu tiên nên được thường nhắc đến, nhưng Đông Quán Hán ký là tác phẩm lịch sử đương đại, trải qua nhiều lần biên soạn bổ túc, các soạn giả được biết đến gồm có: Ban Cố, Trần Tông, Doãn Mẫn, Mạnh Dị, Lưu Trân, Lý Vưu, Lưu Đào Đồ, Phục Vô Kỵ, Hoàng Cảnh, Biên Thiều, Thôi Thực, Chu Mục, Tào Thọ, Diên Đốc, Mã Mật Đê, Thái Ung, Dương Bưu, Lư Thực, Hàn Thuyết, Lưu Hồng ; ngoài ra còn có Lưu Phục, Giả Quỳ, Mã Nghiêm, Đỗ Phủ, Lưu Nghị, Vương Dật, Đặng Tự, Trương Hoa . Quá trình biên soạn. Đông Quán Hán ký trước sau có 4 lần biên soạn bổ túc: Quá trình lưu truyền. Tên gọi "Hán ký" tiếp tục được dùng trong giai đoạn Tam Quốc – Lưỡng Tấn, đến Nam Bắc triều mới đổi là "Đông Quán Hán ký". Từ đời Tấn, "Đông Quán Hán ký" cùng "Sử ký" và "Hán thư" hợp thành "Tam sử", thành ra nhắc đến trước tác về lịch sử Đông Hán thì không thể bỏ qua bộ sách này . "Đông Quán Hán ký" sang đời Tùy còn đến 143 quyển , sang đời Đường còn 127 hoặc 126 quyển . Từ đời Đường về sau, "Đông Quán Hán ký" bị "Hậu hán thư" thay thế trong vai trò tác phẩm lịch sử chính thức về đời Đông Hán . Sang đời Tống còn 43 quyển, sau sự biến Tĩnh Khang chỉ giữ được 8 quyển. Sang đời Nguyên hầu như không còn quyển nào nguyên vẹn . Quá trình thu nhặt. Người thời Khang Hi nhà Thanh là Diêu Chi Nhân dựa trên những tàn dư mà bản thân sưu tầm được, tham khảo sử liệu từ 5 bộ sách là Tư Mã Bưu, "Tục Hán thư" – "Thập chí" [bản do Lưu Chiêu đời Lương chú giải]; Phạm Diệp, "Hậu Hán thư" [bản do Chương Hoài thái tử Lý Hiền đời Đường chú giải]; Ngu Thế Nam đời Tùy, "Bắc Đường thư sao"; Âu Dương Tuân (đời Đường, tổng biên), "Nghệ văn loại tụ"; Từ Kiên đời Đường, "Sơ học ký" mà soạn thành 840 bài văn trong 8 quyển, gọi là "Diêu tập bản". Bản này bị sử quan đời Thanh cho là vừa rườm rà (bởi sử liệu không được chọn lọc và sắp xếp hợp lý) vừa khiếm khuyết (bởi nguồn sử liệu hạn chế). Sử quan thời Càn Long lấy "Diêu tập bản" làm cơ sở, tham khảo "Thái Bình ngự lãm" (đời Tống), "Vĩnh Lạc đại điển" (đời Minh), sửa chữa, bổ túc và hiệu đính thành 24 quyển: "Đế kỷ" 3 quyển, "Niên biểu" 1 quyển, "Chí" 1 quyển, "Liệt truyện" 17 quyển, "Tái ký" 1 quyển, còn có "Dật văn" 1 quyển, đưa vào "Vũ Anh Điện tụ trân tùng thư", gọi tắt là "Tụ trân bản". Bản này bị người đương đại Ngô Thụ Bình cho là vẫn còn khiếm khuyết về mặt sử liệu, cố gắng thống nhất về văn phong đã làm mất đi tính nguyên bản, chú giải không đặt liền sau mỗi bài gây khó khăn cho độc giả. Mục lục. Trên cơ sở "Tụ trân bản" và mở rộng nguồn sử liệu để tham khảo, Ngô Thụ Bình đã biên soạn "Đông Quán Hán ký hiệu chú" gồm 22 quyển: Đánh giá. Đông Quán Hán ký là thành quả của nhiều soạn giả, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, nên không tránh khỏi khuyết điểm thiếu nhất quán về mặt văn phong. Theo tác giả đời Tấn là Phó Huyền thì tác phẩm này lẫn lộn và tạp nhạp, cho thấy khuyết điểm thiếu nhất quán về mặt lựa chọn và sắp xếp sử liệu; đó cũng là nguyên nhân mà Hậu Hán thư – có kết cấu hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn – đã giành được vị trí của Đông Quán Hán ký trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng Đông Quán Hán ký lại là tác phẩm lịch sử đương đại, các soạn giả có được nguồn sử liệu vô cùng phong phú và rất đáng tin cậy. Những mất mát của Đông Quán Hán ký cũng chính là những mất mát của lịch sử Trung Quốc.
1
null
Nhà thờ Năng Gù là một ngôi nhà thờ cổ của Giáo xứ Năng Gù, nằm bên Quốc lộ 91; nay thuộc ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, Việt Nam. Lịch sử. Ban đầu (có thể là trước năm 1859), nhà thờ Năng Gù được cất đơn sơ bằng cây lá trên một nền đất. Về sau, nhà thờ này được lợp ngói, xây tường, lót gạch tàu và trải đệm. Nhà thờ Năng Gù hiện nay do Cha sở Ulterleiner cho khởi công xây dựng, theo sơ đồ của Đức Cha Hergott (lúc đó là Bề trên giáo phận Nam Vang), kiểu Gothique, dài 55 m, ngang 19 m, với trần cao 15 m, và tháp chuông cao 25 m. Khi xây xong, nhà thờ được Đức Cha Jean Claude Bouchut làm phép ngày 20 tháng 2 năm 1920, và nâng họ Năng Gù lên hàng giáo xứ gồm các họ đạo: Chắc Cà Đao (nay thuộc địa bàn huyện Châu Thành, An Giang), Cần Xây (nay thuộc địa bàn phường Bình Đức), Ba Bần (nay thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn), Long Xuyên (nay thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên), Đồng Súc (nay thuộc địa bàn xã Nhơn Mỹ), Cái Dầu (nay thuộc địa bàn huyện Châu Phú), Thị Đam (nay thuộc địa bàn huyện Phú Tân). Về sau, nhà thờ được trùng tu vài lần. Các Cha sở. Coi sóc nhà thờ Năng Gù, lần lượt có các Cha sở: Trong số các Cha sở phụ trách nhà thờ Năng Gù, nổi tiếng nhất là Linh mục Phêrô Đoàn Công Quí (1826 - 1859, năm 1988 được phong thánh). Vào năm 1858, Linh mục Quí là Cha sở họ Đầu Nước ở Cù lao Giêng (từng có tên gọi là Cù lao Đầu Nước), kiêm Cha sở giáo xứ Năng Gù. Giáo dân tiên khởi. Giáo dân tiên khởi là ông Giacôbê Lê Phước Ngãi (? - 1861), là người Hoa quê quán ở Đồng Nai, và từng là quan triều Nguyễn chạy loạn về Năng Gù. Vợ ông là bà Anna Lê Thị Vang (cũng có tên là Châu, ? - 1883), là người ở Mỏ Cày (nay thuộc Bến Tre)
1
null
Nhà thờ Cái Đôi thuộc Giáo xứ Cái Đôi, là một nhà thờ cổ; nay thuộc ấp An Lương, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam. Lịch sử. Vì chiến tranh khiến nhiều tài liệu bị thất lạc, nên không rõ Giáo xứ Cái Đôi và nhà thờ Cái Đôi (bằng cây lá) được thành lập năm nào, chỉ còn biết từ năm 1891 về sau. Năm 1891, Cha Giuse Thiên đến coi sóc giáo xứ cho đến năm 1895. Tiếp theo là các Cha: Cha Gioan B. Thới (1895 – 1897), Cha Blondet (1897 – 1899), Cha Phaolô Trần Công Sanh (1899 – 1941). Trong khoảng thời gian Cha Phaolô Trần Công Sanh coi sóc, năm 1906, bằng tiền của đóng góp của giáo dân, Cha đã cho khởi công xây dựng nhà thờ mới thay cho nhà thờ cũ bằng cây lá đã xuống cấp. Đến năm 1914, Đức Cha giáo phận (không rõ tên) từ Nam Vang về thánh hiến cho nhà thờ mới. Năm 1942, Cha Phêrô Nguyễn Tấn Đức về nhận nhiệm vu chánh xứ. Đầu năm 1945, chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ, giáo dân phải di tản sang Long Xuyên và tạm trú trong các xóm đạo thuộc Giáo xứ Long Xuyên. Cuối năm 1949, chiến tranh vãn hồi, Cha sở Phêrô Đức kêu gọi giáo dân hồi hương. Lúc ấy nhà thờ Cái Đôi chỉ là một ngôi nhà trống rỗng. Cửa lớn nhỏ, lầu hát, gạch đều bị gỡ lấy, và ảnh tượng đều bị đập nát hết. Trước cảnh ấy, Cha sở Đức liền kêu gọi giáo dân đóng góp để trùng tu lại nhà thờ, đặt lại ảnh tượng mới, xây dựng hang đá Lộ Đức làm nơi kính viếng Đức Mẹ Maria. Sau 3 năm, mọi việc đã hoàn tất và tồn tại cho đến ngày nay (ảnh bên). Sau đó, lần lượt có các Cha sở: Vào năm 2005, Giáo xứ Cái Đôi có 580 gia đình/ 2800 người, và chia làm 12 khu xóm đạo...
1
null
Doãn Văn Sở (sinh năm 1956) nguyên là Chuẩn Đô đốc Hải quân, Tư lệnh vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đã nghỉ hưu. Tiểu sử. Thiếu tướng Doãn Văn Sở thường được gọi là Doãn Sở, Ông sinh năm 1956 tại làng Như Độ, xã Như Hoà, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đời tư. Ông có bốn người con, một người con trai của ông hiện là Trung uý Hải quân.
1
null
Nguyễn Trọng Hiền (sinh 1963 tại Đà Nẵng) là một nhà vật lý người Mỹ gốc Việt, hiện là giám sát viên nhóm Thiết bị Thiên văn, chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu của Phân ban Vật lý thiên văn, thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton năm 1993. Sự nghiệp. Năm 1981, Nguyễn Trọng Hiền vượt biên đến một trại tị nạn ở Hồng Kông rồi được nhận vào Hoa Kỳ. Tại Mỹ, ông theo học ngành Vật lý tại Trường Đại học California tại Berkeley. Sau khi tốt nghiệp khoa vật lý của Trường đại học Berkeley, Ông tiếp tục theo học và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton với chuyên ngành nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ, năm 1993. Sau đó, ông Hiền qua Chicago và học tiếp nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ (post doc) chuyên ngành Vật lý thiên văn của đại học Chicago. Ông làm giảng viên đặc biệt tại Đại học Carnegie Mellon sau đó chuyển sang làm việc tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA. Tiến sĩ Hiền đã làm việc tại NASA với cương vị khoa học gia nghiên cứu chuyên sâu của phân ban vật lý thiên văn, phòng thí nghiệm phản lực và đồng thời ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chuyên ngành Vật lý thiên văn tại Đại học Chicago. Nghiên cứu tại Nam Cực. Năm 1992, Ông bắt đầu công tác nghiên cứu khoa học ở Nam Cực. Năm 1994 Nguyễn Trọng Hiền quay lại lần thứ hai và làm việc 1 năm ở Nam Cực. Tại đây vào tháng 7 năm 1994, sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm vào sao Mộc và ông đã được theo dõi sự kiện này lâu dài vì Nam Cực lúc đó đang là 6 tháng đêm. Khi đó, Tiến sĩ Hiền là lãnh đạo khoa học Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực cùng với 27 nhà khoa học và chuyên viên kỹ thuật Mỹ đang làm việc. Theo lời kể của ông, Tháng 9 năm 1994, Nguyễn Trọng Hiền đã tự tay khâu một lá cờ Việt Nam khoảng 4m² và cắm tại Cục Chào đón ở Nam Cực, bên cạnh các quốc kỳ Mỹ, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Úc, New Zealand, Chile, Argentina, Nam Phi. Ông là người Việt Nam đầu tiên cắm cờ Việt Nam ở Nam Cực. Ông cũng là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt duy nhất đã tham gia vào chương trình phóng hai đài thiên văn không gian lớn nhất từ trước tới nay của Cơ quan Không gian Vũ trụ châu Âu (ESA) hợp tác cùng NASA là Planck và Herschel . Ông cũng cho biết là ông không phải là người gốc Việt đầu tiên đến được Nam Cực (vĩ tuyến 90 Nam), trước đó đã có ông Bùi Văn Hiền (hay Hiển) đã ở quá mùa đông 1997-1998 ở Nam Cực. Cũng theo ông, đến năm 2013, chưa có một công dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam đặt chân đến được Nam Cực (vĩ tuyến 90 Nam), kể cả Nguyễn Khuê, Hoàng Thị Minh Hồng (được cho là người Việt "đã cắm cờ đầu tiên ở Nam Cực" năm 1997), mà chỉ đến vùng ven biển châu Nam Cực (cách Nam Cực hơn 1.300 km đường chim bay). Theo thông tin từ trạm Amundsen-Scott, người Việt đầu tiên sống qua mùa đông tại Nam Cực là Hien Văn Bùi (năm 1988), sau đó là ông Hiền (năm 1994); và rồi đến cô Tạ Phùng Xuân năm 2004. Hiện nay, từ năm 2008, ông là trưởng nhóm nghiên cứu ("supervisor") (khoảng 6 người) của JPL tại Trạm Amundsen-Scott.. Gia đình. Ông cùng vợ (cũng là người Đà Nẵng, kết hôn năm 2000) và con gái hiện sống ở thành phố Pasadena, California. Nguyên nhân ông về California làm việc cho NASA là bạn gái, theo như ông kể: "Tôi không thích làm ở NASA. Hồi còn đi học, tôi nói rõ với bạn bè như vậy. Vậy nhưng, ngày đó tôi có bạn gái ở tiểu bang California, cô ấy khuyên về NASA làm việc, nếu không sẽ… đường ai nấy đi". Năm 1999, sau khi ba ông qua đời, năm nào Tiến sĩ Hiền cũng về Việt Nam thăm gia đình, bè bạn. Vì theo ông: "Tôi không muốn xa cách gia đình, bạn bè và đất nước tôi". Công trình nghiên cứu. Ông là thành viên của những ban, nhóm đã nghiên cứu: Làm việc tại Việt Nam. Năm 2010, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền được mời về Việt Nam tham gia giảng dạy chương trình vật lý tiên tiến tại Đại học Sư phạm Huế. Ông tiếp tục dành thời gian về Việt Nam giảng dạy tại Huế, Quy Nhơn vài tuần mỗi năm. Tiến sĩ Hiền đã nhiều lần về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tham dự các cuộc "Gặp gỡ Việt Nam" về vật lý hạt và vật lý thiên văn do GS Nguyễn Văn Hiệu và GS Trần Thanh Vân tổ chức. Tháng 8 năm 2013, Tiến sĩ Hiền đã giảng dạy về bức xạ nền vũ trụ cho các học viên là các nhà khoa học thiên văn trẻ Việt Nam, trong đó có những tiến sĩ trong nước và nước ngoài tại chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần 9 diễn ra ở Quy Nhơn. Ông cũng rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, các phòng nghiên cứu, đặc biệt là phòng thiên văn khoa Vật lý của Đại học Sư phạm Hà Nội… Ông hợp tác với các nhà thiên văn học Việt Nam nhằm thiết lập một kính viễn vọng hiện đại trong nước. Ông cũng tham gia giảng dạy cho các sinh viên và nhà khoa học trẻ Việt Nam và xúc tiến cùng các nhà khoa học trong nước thành lập một cơ sở đào tạo cho học sinh Ông cũng tham gia thường xuyên các buổi phóng vấn, thông tin trao đổi cùng với các báo đài Việt Nam.
1
null
là một bộ đôi Mangaka nữ nổi tiếng ở Nhật Bản. Tên nhóm của họ bắt nguồn từ quán ăn Peach-Pit trong chương trình truyền hình "Beverly Hills 90210" . Những manga của nhóm này thường được chuyển thể thành anime. Những manga của nhóm này thường được chuyển thể thành anime. Tiểu sử. Banri Sendo và Shibuko Ebara đều đến từ tỉnh Chiba, Tokyo và quen nhau từ khi còn học tiểu học.Trước khi thành lập nhóm Peach-Pit họ vẽ "doujinshi" , họ thành lập nhóm mangaka "Peach-Pit" vào cuối năm 1996. Giải thưởng. Vào năm 2008, họ đã nhận được Giải Manga Kodansha lần thứ 32 dành cho bộ truyện tranh ""Shugo chara!"."
1
null
Hwang Kwang-hee (Hangul: 황광희; Hanja: ; sinh ngày 25 tháng 8 năm 1988), còn được gọi là Kwanghee, là thành viên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc gồm 9 người quản lý bởi Star Empire Entertainment. Họ ra mắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2010 với đĩa đơn "Mazeltov". Hwang còn được biết đến như một ngôi sao nổi tiếng trong các chương trình truyền hình thực tế. Vào 28 tháng 5, Hwang tham dự sự kiện"2011 Environment Day"ở Seoul, nơi mà anh tham gia trò chơi"thay đồ không giới hạn"và làm cho tất cả mọi người sốc vì 252 lớp áo thun, lập kỉ lục Guinness thế giới cho tất cả các áo thun anh đang mặc. Anh tham gia We Got Married với Sunhwa của nhóm Secret. Tập cuối của chương trình được phát sóng vào 10 tháng 4 năm 2013.
1
null
CubeSat là một chương trình quốc tế được khởi xướng bởi Đại học Bách khoa bang California (California Polytechnic State University - Cal Poly) nhằm giúp các trường đại học, cao đẳng và công ty tư nhân để đưa những vệ tinh nhỏ và nghiệp dư vào quỹ đạo với phí tổn thấp. Theo đó, một định dạng tiêu chuẩn đã được đặt ra, được yêu cầu phải đáp ứng từ các vệ tinh, trước khi được giúp đưa lên trạm không gian và vào quỹ đạo: có hình dạng chuẩn (1U tiếng Anh từ chữ "One Unit", một đơn vị) kích thước 10 cm x 10 cm x 10 cm và trọng lượng tối đa 1,33 kg. Các vệ tinh được gói trong một thiết bị khởi động đặc biệt (poly Picosatellite Orbital Deployer, hoặc P-POD), mà có thể chứa đến 3 vệ tinh CubeSat của 1 tên lửa đẩy. Ngoài ra, một thiết bị khởi động cho CubeSats cá nhân được phát triển bởi Đại học Titech, Nhật Bản. Một phần mở rộng của các định dạng CubeSat có thể là đôi (2U, 20 cm x 10 cm x 10 cm, 2 kg) và ba lần (3U, 30 cm x 10 cm x 10 cm, 3 kg), hoặc 6U như của cơ quan NASA. Lịch sử. CubeSat đã được đề xuất vào năm 1999 bởi giáo sư Jordi Puig-Suari từ Đại học Bách khoa bang California và Bob Twiggs từ Đại học Stanford. Mục đích là để tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp để có thể thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và hoạt động trong không gian một thiết bị vũ trụ với khả năng đơn giản, tương tự như của các thiết bị vũ trụ đầu tiên, Sputnik. Các CubeSat như đề xuất ban đầu đã không được đặt ra để trở thành một tiêu chuẩn, đúng hơn, nó đã trở thành một tiêu chuẩn theo thời gian của một quá trình xuất hiện. Sự cần thiết của yếu tố một vệ tinh nhỏ đã trở nên rõ ràng vào năm 1998 như là kết quả của công việc thực hiện tại Phòng thí nghiệm phát triển hệ thống không gian của Đại học Stanford. Các CubeSats lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 tại hãng Eurockot Nga, và khoảng 75 CubeSats đã được đặt vào quỹ đạo, tình cho đến tháng 8 năm 2012. Những lần phóng. Từ năm 2003, những vệ tinh theo dạng CubeSat đã được phóng vào quỹ đạo. Thường là các vệ tinh sẽ được đưa lên các trạm không gian như trạm không gian ISS bằng các tàu vũ trụ hoặc tên lửa, sau khi kiểm tra sẽ được thả từ trạm không gian bằng các cánh tay robot hoặc tên lửa nhỏ. 2003. Ngày 30 Tháng 6 năm 2003 nhiều CubeSats từ các trường đại học và một CubeSat thương mại trên tên lửa Rockot tên lửa được phóng từ trạm không gian Nga Plesetsk. 2005. Ngày 27 tháng 10 năm 2005, 1 tên lửa đẩy cũng được phóng từ trạm không gian Nga Plesetsk, mang theo. 2006. Ngày 21 tháng 2 năm 2006, 1 CubeSat được phóng bằng tên lửa M-V-R của Nhật Bản, từ trạm Uchinoura Space Center, Nhật Bản. Ngày 26 tháng 7 năm 2006 tên lửa Nga Dnepr bị nổ, 14 vệ tinh bị phá hủy: Ngày 16 tháng 12 năm 2006, 1 CubeSat được phóng với tên lửa Minotaur-1 từ Wallops Flight Facility. 2007. Ngày 17 tháng 4 năm 2007 7 vệ tinh được phóng theo tên lửa Nga Dnepr. 2008. Ngày 28 tháng 4 năm 2008, với Polar Satellite Launch Vehicle từ trung tâm Satish Dhawan Space Centre của Ấn Độ: Ngày 3 tháng 8 năm 2009, 2 vệ tinh CubeSat được phóng lên. Từ năm 2009. Từ năm 2009, nhiều lần phóng khác đã đưa rất nhiều vệ tinh vào quỹ đạo. Một số trong đó:
1
null
Park Ha-sun, (Hangul: 박하선 sinh ngày 22 tháng 10 năm 1987) là nữ diễn viên Hàn Quốc. Park ra mắt vào năm 2005 với phim truyền hình "Love Needs a Miracle" và trở thành ngôi sao với vai diễn Queen Inhyeon trong bộ phim cổ trang "Dong Yi" của MBC, sau đó cô quay trở lại vai giáo viên trong bộ phim sitcom hài "High Kick: Revenge of the Short Legged" được phát sóng vào năm 2011-2012. Cô cũng từng xuất hiện trong bộ phim "The Last Blossom" (2011), "Champ" (2011), và "Tone-deaf Clinic" (2012).
1
null
Choi Woo-sik (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1990) là một nam diễn viên người Canada-Hàn Quốc. Anh được khán giả biết đến qua các bộ phim "Hoàng tử gác mái" (2012), "Set Me Free " (2014), "Chuyến tàu sinh tử" (2016), "" (2018), "Parasite" (2019), "Mùa hè yêu dấu của chúng ta" (2021). Tiểu sử. Choi Woo-sik là con út trong một gia đình có 2 anh em trai và di cư đến Canada sinh sống cùng gia đình khi anh học lớp 5. Anh từng theo học tại trường Pinetree Secondary School. Vào năm 2011, anh thôi học tại một trong những đại học top đầu tại Canada - Đại học Tổng hợp Simon Fraser, để trở về Hàn Quốc theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Sau đó, anh theo học tiếp tại Đại học Chung-Ang đồng thời thử vai và sau đó chính thức ra mắt trong bộ phim dài tập "The Duo" (2011).
1
null
Jung Suk-won (; sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985) là diễn viên Hàn Quốc. Anh được biết đến qua vai diễn trong bộ phim truyền hình "Rooftop Prince", and "Haeundae Lovers". Jung Suk-won bắt đầu hẹn hò với Baek Ji-young vào năm 2011, và họ đã kết hôn vào 2 tháng 6 năm 2013 tại Sheraton Grande Walkerhill.
1
null
"Best Friend" là một bài hát của ban nhạc indie pop Foster the People. Bài hát được chọn làm track thứ bảy trong album phòng thu thứ hai của ban nhạc Supermodel và được phát hành như đĩa đơn thứ ba bởi Columbia Records vào ngày 10 tháng 3 năm 2014.
1
null