text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
HMS "Kashmir" (F12) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. "Kashmir" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm do trúng bom ở phía Nam đảo Crete vào ngày 23 tháng 5 năm 1941. Thiết kế và chế tạo. "Kashmir" được chế tạo bởi hãng Thornycroft ở Southampton, và được đặt lườn vào tháng 10 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 4 năm 1939, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 26 tháng 10 năm 1939. Tên nó được đặt theo khu vực Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Lịch sử hoạt động. Cùng với các tàu khu trục và , "Kashmir" đã tấn công chiếc tàu ngầm Đức "U-35" tại Bắc Hải vào ngày 29 tháng 11 năm 1939, buộc chiếc U-boat phải tự đánh đắm. Vào tháng 5 năm 1941, nó cùng các tàu khu trục , , và bắn phá Benghazi trước khi hướng đến Crete vào ngày 20 tháng 5 năm 1941. Sang ngày 23 tháng 5, trong Trận Crete, "Kashmir" bị trúng bom ném từ máy bay ném bom bổ nhào Đức Junkers Ju 87, và bị đắm về phía Nam đảo Crete, ở tọa độ .
1
null
HMS "Kelvin" (F37) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. "Kelvin" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và được bán để tháo dỡ vào ngày 6 tháng 4 năm 1949. Thiết kế và chế tạo. "Kelvin" được đặt hàng cho hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Ltd. ở Govan, Scotland, và được đặt lườn vào ngày 5 tháng 10 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 1 năm 1939 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 27 tháng 11 năm 1939. Lịch sử hoạt động. Vào tháng 9 năm 1940, trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 5, "Kelvin" đã đánh đắm tàu khu trục , vốn bị hư hại nặng do trúng phải một quả mìn ngoài khơi Texel trong vụ Thảm họa Texel. Sang tháng 10, nó hộ tống cho thiết giáp hạm khi chiếc này tiến hành bắn phá Cherbourg. Một năm sau đó, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc James Somerville, nó tham gia các hoạt động ngoài khơi mũi Spartivento vào ngày 27 tháng 11 năm 1940, và trong hai năm tiếp theo đã hoạt động tích cực tại Mặt trận Địa Trung Hải, tham gia nhiều trận chiến lớn cũng như các hoạt động thứ yếu. Vào tháng 5 năm 1941, nó cùng các tàu khu trục , , và bắn phá Benghazi trước khi hướng đến Crete vào ngày 20 tháng 5 năm 1941. Trong Trận Crete, nó sống sót và rút lui với tổn thất tương đối nhẹ, nhưng cần phải được sửa chữa, nên được gửi đến Bombay, Ấn Độ, nơi thủy thủ đoàn có dịp nghỉ ngơi và tham quan. Đến tháng 3 năm 1942, nó quay trở lại Địa Trung Hải, hộ tống Đoàn tàu MW10 và tham gia Trận Sirte thứ hai. Sau đó nó tham gia hoạt động nghi binh phân tán để hỗ trợ cho Chiến dịch Pedestal và bắn phá Rhodes. Vào ngày 16 tháng 4 năm 1942, "Kelvin" cho đổ bộ binh lính thuộc Tiểu đoàn 11 Thủy quân Lục chiến Hoàng gia lên Koufonisi gần Crete để phá hủy một trạm quan trắc thời tiết, trong khuôn khổ Chiến dịch Lighter. Đến tháng 12 năm 1942, cùng với các chiếc , và , nó đã đánh chìm chiếc tàu phóng lôi Ý "Lupo" thuộc lớp "Spica" ngoài khơi Kerkennah Bank, Tunisia. Sang tháng 1 năm 1943, nó bắn phá Zuwara, và cùng với đánh chìm một loạt các tàu tiếp tế và tàu quét mìn Ý. Cùng với "Javelin", nó tiêu diệt một đoàn tàu vận tải Ý trong khuôn khổ Trận chiến vận tải Tripoli trong đêm 19 tháng 1 năm 1943. Vào tháng 6 năm 1944, "Kelvin" quay trở về vùng biển nhà, và đã đưa Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill cùng nhiều quan chức vượt eo biển Manche trong Chiến dịch Overlord. Nó quay trở lại khu vực Địa Trung Hải để tham gia các hoạt động nhằm giải phóng Dodecanese. Nó đã bắn phá Tilos và cho đổ bộ binh lính thuộc một lực lượng đặc biệt vào tháng 11 năm 1944. Không giống như những tàu khu trục khác thuộc lớp J, K và N, "Kelvin" sống sót qua cuộc chiến tranh; nó bị bán để tháp dỡ vào ngày 6 tháng 4 năm 1949, và bị tháo dỡ tại Troon thuộc Scotland.
1
null
HMS "Khartoum" (F45) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. "Khartoum" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đắm gần Aden, sau khi bị cháy do nổ ống phóng ngư lôi, vào ngày 23 tháng 6 năm 1940. Thiết kế và chế tạo. "Khartoum" được đặt hàng vào tháng 3 năm 1937 cho hãng Swan Hunter ở Tyne and Wear, và được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 2 năm 1939 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 6 tháng 11 năm 1939. Tên nó được đặt theo thủ đô Khartoum của Sudan. Lịch sử hoạt động. Hoạt động đầu tiên của nó trong chiến tranh là vào ngày 19 tháng 12 năm 1939, trong khi được bố trí đến Firth of Clyde, nó là mục tiêu của một cuộc tấn công bằng ngư lôi bất thành của một tàu ngầm đối phương gần Holy Isle. Sau đó nó tiến hành một đợt săn tìm tàu ngầm trong 24 giờ nhưng không mang lại kết quả. Đến tháng 2 năm 1940, nó được điều động hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Na Uy đặt căn cứ tại Rosyth, nơi nó chịu đựng những hư hại cấu trúc trong các hoạt động chống tàu ngầm ở tốc độ cao trong hoàn cảnh thời tiết xấu, và phải được gửi đến Falmouth để sửa chữa. Sau khi hoàn tất vào tháng 5 năm 1940, nó hỗ trợ cho các hoạt động của Bộ chỉ huy Nore nhằm triệt thoái nhân sự khỏi Hà Lan và Bỉ, nhưng lại bị trục trặc động cơ, và phải được gửi đến Portsmouth trong hai ngày để sửa chữa, vào lúc mà ký hiệu lườn của nó được thay đổi thành G45 nhằm mục đích cải thiện việc nhận dạng bằng mắt thường. Vào ngày 8 tháng 5, "Khartoum" được đề cử để phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 14 tại Địa Trung Hải, và vào ngày 16 tháng 5 đã khởi hành từ Plymouth để đi Gibraltar cùng với tàu chị em . Vào ngày 23 tháng 5, chúng gia nhập chi hạm đội tại Alexandria, Ai Cập, và được bố trí làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. "Khartoum" và "Kandahar" được cho tách ra cùng với những chiếc lớp K và để trinh sát việc điều động các tàu chiến Ý từ Massawa thuộc Hồng Hải. Vào tháng 6 năm 1940, "Khartoum" được bố trí tại Hồng Hải cùng các tàu khu trục chị em và tàu xà lúp thuộc Hải đội Đông Ấn, được chuẩn bị cho hoạt động bảo vệ tàu bè đi lại tại Hồng Hải. Khi xung đột với Ý nổ ra vào ngày 10 tháng 6, nó được bố trí tuần tra và hộ tống vận tải đặt căn cứ tại Aden. Đến ngày 21 tháng 6, nó tấn công chiếc "Torricelli", một tàu ngầm Ý thuộc lớp "Brin", nhưng không thành công; rồi đến ngày 23 tháng 6 lại được bố trí cùng "Kandahar", "Kingston" và tàu xà lúp để truy lùng "Torricelli" gần đảo Perim. Sau khi chặn được chiếc tàu ngầm đối phương, nó tham gia trận chiến mà cuối cùng đã đánh chìm "Torricelli". Tuy nhiên, trong quá trình đụng độ, hỏa lực bắn trả của đối phương đã gây hư hại dàn ống phóng ngư lôi phía sau của "Khartoum". Sau đó, một buồng khí nén dùng vào việc phóng ngư lôi phát nổ, gây ra một đám cháy nghiêm trọng không kiểm soát được vốn đưa đến việc phát nổ hầm đạn của con tàu, làm thiệt mạng một thủy thủ và làm bị thương ba người khác, cũng như phá hủy cấu trúc phần đuôi con tàu phía sau phòng động cơ, và làm ngập nước nặng. Con tàu đắm ở một vị thế thăng bằng, với phần phía trước hoàn toàn ngập nước, và các thành viên thủy thủ đoàn được HMS "Kandahar" cứu vớt để đưa về Aden, Yemen. Tại địa điểm đắm tàu, ở tọa độ , vẫn tiếp tục nhìn thấy được xác tàu sau khi chiến tranh kết thúc. Một số nguồn không công nhận việc "Khartoum" bị mất do hỏa lực pháo của "Torricelli", với dẫn chứng rằng đám cháy trên chiếc tàu khu trục chỉ bộc phát năm giờ rưỡi sau khi chiếc tàu ngầm bị đánh chìm: "Torricelli" bị đánh chìm lúc 06 giờ 24 phút giờ địa phương trong khi đám cháy bên trên "Khartoum" bắt đầu lúc 11 giờ 50 phút. Bình khí phóng ngư lôi đã đẩy một đầu đạn va vào tháp pháo 4,7 inch số 3; và một thùng dầu bị vỡ đã gây ra đám cháy mà cuối cùng khiến làm mất con tàu. Việc "Khartoum" bị mất dường như là do thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát hư hỏng. Điều tra của Bộ Hải quân Anh đã loại trừ hư hại do hoạt động của đối phương hay phá hoại, cho dù những tù binh chiến tranh Ý vốn là thủy thủ của "Torricelli" đang được giam giữ trên tàu.
1
null
HMS "Kimberley" (F50) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Tên nó được đặt theo thị trấn Kimberley, Northern Cape, nơi diễn ra sự kiện Phong tỏa Kimberley trong cuộc Chiến tranh Boer thứ hai. Con tàu được đỡ đầu bởi cư dân các thị trấn Eastwood, Kimberley và Selston, Nottinghamshire vào năm 1942 sau cuộc vận động Tuần lễ Tàu chiến bán trái phiếu chiến tranh. "Kimberley" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, là một trong số hai chiếc thuộc lớp K sống sót khi cuộc xung đột kết thúc. và được bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 3 năm 1949. Thiết kế và chế tạo. "Kimberley" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft & Company ở Woolston, Hampshire trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1937, và được đặt lườn vào ngày 17 tháng 1 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 6 năm 1939 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 21 tháng 12 năm 1939, cho dù những công việc trang bị cuối cùng chỉ hoàn tất vào đầu năm mới 1940. Lịch sử hoạt động. Na Uy và Bắc Hải. "Kimberley" trải qua tháng 1 năm 1940 tiến hành chạy thử máy cho xưởng tàu. Nó hoàn tất việc chạy thử máy, nhận tiếp liệu và hiệu chỉnh vũ khí vào tháng 2, và chuyển đến Scapa Flow để gia nhập cùng các đơn vị thuộc Hạm đội Nhà. Vào ngày 21 tháng 2, nó được bố trí cùng tàu tuần dương tại Khu vực tiếp cận phía Tây, thực hiện tuần tra để ngăn chặn các tàu buôn đang tìm cách len lỏi trở về Đức cũng như các tàu cướp tàu buôn tìm cách tấn công các đoàn tàu vận tải Đại Tây Dương. Trong đợt tuần tra này, hai chiếc tàu chiến đã chặn bắt chiếc tàu chở hàng Đức . "Kimberley" đưa một đội đổ bộ sang "Wahehe" và con tàu được đưa về Kirkwall như một chiến lợi phẩm. "Kimberley" tiếp tục ở lại Hạm đội Nhà làm nhiệm vụ tuần tra trong suốt tháng 3. Vào ngày 7 tháng 4, nó hình thành nên lực lượng hộ tống cho các thiết giáp hạm và , tàu chiến-tuần dương và các tàu tuần dương thuộc Hạm đội Nhà trong một cuộc càn quét tại khu vực tiếp cận Tây Bắc nhằm truy tìm các tàu Đức được cho là đang tiến ra Đại Tây Dương. Các con tàu này thực ra đang tham gia Chiến dịch Weserübung nhằm xâm chiếm Na Uy. Vào ngày 8 tháng 4, sau khi nổ ra cuộc xâm chiếm, nó tiếp tục ở trong thành phần hộ tống các tàu Đồng Minh đang chuẩn bị đổ bộ lên Na Uy trong khuôn khổ Chiến dịch Wilfred. Nó được cho tách ra cùng với , và vào cuối ngày hôm đó để trợ giúp cho chiếc , vốn đang bị tàu tuần dương Đức "Admiral Hipper" tấn công. Trước khi các tàu khu trục Anh có thể kịp giải cứu, "Glowworm" bị đánh chìm với tổn thất nhân mạng nặng nề. "Kimberley" được biệt phái cùng HMS "Eskimo" và vào ngày 11 tháng 4 để tấn công các tàu vận tải Đức vốn được báo cáo có mặt tại Bodø. "Penelope" bị mắc cạn trong lúc đang tìm cách đi vào vũng biển tại Fleinvær, và phải được "Eskimo" kéo ra. Họ thành công trong việc xâm nhập vũng biển nhưng không tìm thấy tàu đối phương nào. Họ quay trở lại để hỗ trợ các hoạt động hạm đội ngoài khơi Narvik. "Kimberley" sau đó tham gia Trận Narvik thứ hai, nơi nó tìm cách kéo chiếc đến khu vực an toàn sau khi chiếc này bị hư hại bởi hỏa lực pháo của các tàu khu trục Đức. Nỗ lực của "Kimberley" bị thất bại, nhưng "Cossack" sau đó được kéo ra. "Kimberley" tiếp tục ở lại tuần tra tại khu vực Narvik. Nhiều thành viên thủy thủ đoàn của nó đã thiệt mạng khi một đội đổ bộ được gửi đến Narvik để vô hiệu hóa một thủy phi cơ Đức. "Kimberley" sau đó quay trở về Scapa Flow. Địa Trung Hải. "Kimberley" được cử sang Địa Trung Hải vào tháng 5; nó được chuẩn bị để hoạt động xa đồng thời sửa chữa những hư hại chịu đựng trong Chiến dịch Na Uy. Ký hiệu lườn của nó cũng được thay đổi thành G50. Nó rời Anh Quốc vào ngày 16 tháng 5 cùng các tàu chị em và , đi đến Alexandria vào ngày 23 tháng 4, và cả ba được đề cử để phục vụ tại Hồng Hải cùng với một tàu khu trục chị em khác là . Hoạt động của hải đội là nhằm đề phòng khả năng Ý tham chiến về phía phe Trục. Ý có một số tàu khu trục và tàu ngầm đặt căn cứ tại Eritrea, vốn có thể đe dọa tàu bè Anh. "Kimberley" cùng các tàu chị em được bố trí nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong suốt tháng 6 và tháng 7; nhưng vào tháng 8 nó được đề cử để hỗ trợ cho việc triệt thoái công dân Anh khỏi Berbera, tại Somali thuộc Anh. Nó cùng "Kandahar" tham gia một lực lượng đặc nhiệm bao gồm các tàu tuần dương , HMAS "Hobart", và , các tàu xà lúp HMAS "Parramatta", và , các tàu đổ bộ vũ trang "Chakala", "Chakdina" và "Laomedon" cùng tàu bệnh viện "Vita". Vào ngày 16 tháng 8, họ đã trợ giúp vào việc triệt thoái khoảng 7.000 người khỏi Somali và chuyển họ đến Aden. Hồng Hải. Vào ngày 12 tháng 9, cùng với , HMS "Auckland" và , "Kimberley" gia nhập đoàn tàu vận tải quân sự WS-2A như một tàu hộ tống khi chúng băng qua Hồng Hải. Nó được cho tách ra vào ngày 14 tháng 9. Đến ngày 20 tháng 10, nó tham gia cùng chiếc HMS "Leander" và năm tàu xà lúp thuộc Hải đội Đông Ấn trong việc hộ tống Đoàn tàu BN-7. Họ bị bốn tàu khu trục Ý tấn công vào ngày hôm sau ở khoảng về phía Đông Massawa. "Kimberley" đối đầu với chiếc tàu khu trục lớp "Sauro" "Francisco Nullo" và đuổi nó mắc cạn tại đảo Harmil; sau đó nó tìm cách phóng ngư lôi tiêu diệt đối thủ, nhưng lại trúng đạn pháo từ các khẩu đội phòng thủ duyên hải, bị bắn trúng phòng động cơ khiến không thể di chuyển. Nó được HMS "Leander" kéo đưa đến Port Sudan. "Francisco Nullo" bị máy bay ném bom Anh Blenheim phá hủy vào ngày hôm sau. "Kimberley" được sửa chữa từ ngày 27 tháng 10, và hoạt động trở lại vào ngày 31 tháng 10, tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải. Những hư hại mà nó chịu đựng buộc nó phải hoạt động ở tốc độ giảm bớt. "Kimberley" và HMS "Caledon" đã hộ tống các tàu chuyển quân và từ Aden gia nhập đoàn tàu vận tải quân sự WS-3 trong Hồng Hải vào ngày 12 tháng 11. Nó được cho tách ra vào ngày 14 tháng 11 và quay trở lại Aden. Nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải quân sự trong suốt tháng 12, lần này cùng với HMS "Carlisle" và HMS "Kandahar". Nó đi đến Bombay vào tháng 1 năm 1941 để hoàn tất việc sửa chữa vốn kéo dài cho đến tháng 2; rồi gia nhập trở lại Hạm đội Địa Trung Hải tại Alexandria vào tháng 3 và bắt đầu được bố trí cùng chúng vào tháng 4. Vào ngày 16 tháng 4, nó nằm trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay , cùng với các tàu khu trục , và HMS "Kingston" trong chuyến đi đến vịnh Suda cùng các đơn vị hạm đội khác cho kế hoách bắn phá Tripoli. "Kimberley" ở lại ngoài khơi cùng "Formidable" trong quá trình bắn phá vào ngày 21 tháng 4; và sang ngày hôm sau được bố trí hộ tống hạm đội trong chuyến quay trở về Alexandria sau khi kết thúc cuộc bắn phá, về đến nơi vào ngày 23 tháng 4. Hộ tống các đoàn tàu vận tải Địa Trung Hải. "Kimberley" lại được nhanh chóng bố trí vào ngày 26 tháng 4 để hộ tống Đoàn tàu AG-15 đi Piraeus cùng với HMAS "Vampire" và HMS "Auckland". Nó sau đó đã tham gia vào việc triệt thoái lực lượng Khối Thịnh vượng chung khỏi Hy Lạp. Đón nhận binh lính tại Raphti vào ngày 27 tháng 4 và Kalamata vào ngày 29 tháng 4; nó rời Kalamata vào những giây phút cuối cùng của ngày 1 tháng 5. Chiếc tàu khu trục lại được bố trí vào ngày 6 tháng 5 cùng với HMS "Griffin", , , , , , , HMS "Kandahar", HMS "Kingston", HMS "Nizam" và như lực lượng hộ tống cho tàu sân bay HMS "Formidable", các thiết giáp hạm , HMS "Valiant" và cùng các tàu tuần dương , HMAS "Perth" và , khi chúng hỗ trợ cho các đoàn tàu vận tải tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Chúng bao gồm một đoàn tàu từ Ai Cập đi Malta, và một đoàn tàu quân sự từ Malta đến Alexandria với những xe tăng của Tập đoàn quân 8. Nó tiếp tục được bố trí cùng lực lượng hộ tống hạm đội cho đến khi đi đến Alexandria vào ngày 10 tháng 5, là mục tiêu của nhiều cuộc không kích của đối phương. Triệt thoái khỏi Crete. "Kimberley" lại được bố trí vào ngày 15 tháng 5 để hộ tống các đơn vị hạm đội hỗ trợ cho các đoàn tàu vận tải tăng viện cho Crete. Nó được bố trí cùng , và HMS "Hereward" trong thành phần hộ tống cho các tàu tuần dương , HMS "Orion" và . Chúng hình thành nên Lực lượng D, vào ngày 22 tháng 5 đã đánh chặn một đoàn tàu vận tải đối phương ở phía Bắc Crete, đánh chìm nhiều tàu. Chúng cũng tham gia cuộc bắn phá sân bay đối phương tại Scarpanto vào ngày 23 tháng 5, vào ngày hôm sau đã được bố trí cùng , HMS "Hotspur", HMS "Hereward", và trong thành phần hộ tống cho "Dido" và "Ajax", khi chúng truy lùng tàu tấn công đối phương tại eo biển Kaso. "Kimberley" quay trở về Alexandria vào ngày 25 tháng 5, để lại lên đường vào ngày 28 tháng 5 cùng với "Ajax", "Orion" và "Dido", có "Hotspur", "Hereward", "Imperial" và "Jackal" hộ tống, để bắt đầu triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Crete. Các tàu khi trục đi đến Heraklion vào ngày 29 tháng 5, và bắt đầu chuyển tiếp binh lính trên bờ sang các tàu tuần dương ngoài khơi. Các con tàu Anh chịu đựng các cuộc không kích ác liệt và kéo dài trong chuyến quay trở về, khi cả "Ajax" và "Dido" đều bị hư hại nặng. "Kimberley" quay trở lại Crete vào ngày 31 tháng 5, và bắt đầu giúp triệt thoái binh lính khỏi Sphakia vào ngày 1 tháng 6. Nó về đến Alexandria vào ngày 2 tháng 6, và đến ngày 6 tháng 6 được đề cử để hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự tại Syria cùng với HMS "Kandahar", "Jackal", "Janus" và tàu tuần dương . Chúng được bố trí ngoài khơi Syria vào ngày 7 tháng 6 để ngăn chặn các tàu khu trục thuộc phe Vichy Pháp vốn đang tìm cách hỗ trợ việc phòng thủ của các đơn vị Pháp trên bờ. "Kimberley" đã kéo HMS "Janus" vào ngày 9 tháng 6, sau khi chiếc tàu bị đánh hỏng bởi cuộc đụng độ với nhiều tàu khu trục Pháp; đưa con tàu đồng đội đi đến Haifa, và chịu đựng nhiều cuộc không kích của máy bay phe Vichy Pháp trên đường đi. Nó quay trở lại khu vực chiến sự vào ngày 10 tháng 6, khi nó tiến hành bắn phá khu vực cầu Khan hỗ trợ cho cuộc tiến quân của quân đội Anh. Vào ngày 15 tháng 6, đang khi ngoài khơi Beirut, nó đụng độ với các tàu khu trục Pháp "Guépard" và "Valmy". Nó tiếp tục ở lại ngoài khơi bờ biển Syria cho đến tháng 7, thực hiện thêm nhiều cuộc bắn phá bờ biển trong ngày 4 tháng 7 trước khi quay trở về Alexandria. Các đoàn tàu vận tải Malta. Vào ngày 22 tháng 7, "Kimberley" cùng các tàu khu trục HMS "Hasty", "Havock", "Jackal", , "Jervis", "Kandahar", "Kingston", "Nizam" và "Nubian" hình thành nên lực lượng hộ tống cho các thiết giáp hạm và "Valiant", cùng các tàu tuần dương HMS "Ajax", HMAS "Hobart", HMS "Leander", , , "Phoebe" và "Abdiel", khi chúng tiến hành một hoạt động nghi binh tại khu vực Đông Địa Trung Hải, nhằm thu hút sự chú ý của đối phương khỏi hoạt động chính là Chiến dịch Substance, một đoàn tàu vận tải tiếp liệu nhằm giải vây cho Malta. Nó được bố trí hỗ trợ các hoạt động lục quân tại Tobruk, rồi hộ tống các đơn vị hạm đội khi chúng truy lùng các đoàn tàu tiếp liệu đối phương trong suốt giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1941. "Kimberley" được điều động vào tháng 11 để tham gia cùng các tàu tuần dương và HMS "Penelope" trong thành phần Lực lượng K. Các con tàu này đặt căn cứ tại Malta với nhiệm vụ ngăn chặn các đoàn tàu vận tải tiếp liệu đối phương hướng sang Bắc Phi. Nó lên đường đi Malta vào ngày 22 tháng 11 cùng với HMS "Ajax", "Neptune" và "Kingston" để tăng cường cho Lực lượng K; chúng được hỗ trợ bởi các tàu tuần dương và HMS "Naiad" cùng hai tàu khu trục trên chặng đường đi. Nó được bố trí cùng Lực lượng K vào ngày 30 tháng 11, khi nó tham gia cùng HMS "Aurora", "Penelope", "Ajax", "Neptune" và "Kingston" trong việc ngăn chặn một đoàn tàu vận tải đối phương; tiến hành tấn công đoàn tàu ngoài khơi Benghazi vào ngày 1 tháng 12, và nó thành công trong việc đánh chìm tàu chở đạn dược "Adriatico". Nó lại tham chiến trong ngày hôm sau, tham gia vào việc đánh chìm tàu khu trục Ý "Alvise Da Mosto" và tàu buôn "Mantovani" ngoài khơi Kerkenah Bank. Sau đó "Kimberley" khởi hành từ Malta vào ngày 5 tháng 12 cùng với HMS "Kingston" và và các tàu tuần dương "Ajax" và "Neptune"; chúng hình thành nên lực lượng hộ tống cho chiếc tàu tiếp liệu HMS "Breconshire", trong chuyến đi đến gặp gỡ các tàu ngoài khơi Alexandria. "Ajax", "Neptune" và "Lively" được cho tách ra vào ngày 6 tháng 12 để quay trở lại Malta trong khi "Kimberley" tiếp tục ở lại cùng "Breconshire". Chúng được tháp tùng bởi HMAS "Hobart" vào ngày 7 tháng 12, nhưng nó nhanh chóng được cho tách ra để trợ giúp chiếc HMS "Flamingo", vốn bị hư hại ngoài khơi Tobruk. "Kimberley" và "Kingston" cùng với "Breconshire" đi đến Alexandria vào ngày 8 tháng 12. Đến ngày 15 tháng 12, tham gia cùng các tàu tuần dương HMS "Carlisle", "Euryalus" và "Naiad" cùng các tàu khu trục "Hasty", "Havock", "Jervis", "Kingston", , "Decoy" và "Nizam" để hình thành nên Lực lượng C, vốn được giao nhiệm vụ hộ tống "Breconshire" đi đến Malta. Vào ngày 16 tháng 12, phía Anh nhận được một báo cáo chưa được xác nhận về một nhóm tác chiến Ý đang hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp liệu đi Benghazi; lực lượng được trông thấy vào ngày hôm sau, và "Breconshire" được tách khỏi Lực lượng C, hộ tống bởi "Decoy" và "Havock". "Kimberley" tiếp tục ở lại cùng Lực lượng C. Một trận chiến ngắn diễn ra, Trận Sirte thứ nhất, với kết quả các tàu chiến Ý rút lui sau khi các tàu khu trục Anh tìm cách tiếp cận để phóng ngư lôi. "Kimberley" quay trở về Alexandria vào ngày 18 tháng 12 cùng với lực lượng hộ tống. Vào đầu năm 1942, "Kimberley" được bố trí hỗ trợ lực lượng đồn trú tại Tobruk cũng như hộ tống bảo vệ các đoàn tàu vận tải. Đang khi ở ngoài khơi Tobruk vào ngày 12 tháng 1, nó trúng một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat "U-77". Nó bị hư hại nặng phần đuôi tàu, phải được kéo quay trở về Alexandria. Nó trải qua từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1942 và trọn năm 1943 để sửa chữa, thoạt tiên tại Alexandria và sau đó tại Bombay. Sau khi chạy thử máy từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1944, nó cuối cùng quay trở lại hoạt động, đi đến Địa Trung Hải vào tháng 4 và lại làm nhiệm vụ tuần tra thường lệ. Nó đang tuần tra cùng HMS "Aurora" vào ngày 27 tháng 5, khi nó cùng các tàu khu trục của Lực lượng Pháp Tự do "Le Malin", "Le Terrible" và "Le Fantasque" bị hư hại do thời tiết xấu và bị buộc phải quay trở lại Alexandria để sửa chữa. Công việc hoàn tất vào tháng 6, và nó đi đến đặt căn cứ tại Malta. Trong tháng 7, trong khi chuẩn bị cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp, "Kimberley" được đề cử cho những nhiệm vụ đặc biệt. Vào ngày 14 tháng 8, nó đón lên tàu Đô đốc John Cunningham, Tổng tư lệnh Hạm đội Địa Trung Hải, để ông có thể theo dõi việc di chuyển của các đoàn tàu vận tải tấn công băng qua eo biển Bonifacio; Cunningham đã gửi tín hiệu tiến hành chiến dịch Dragoon từ cầu tàu của "Kimberley". Sang ngày 15 tháng 8, nó đón lên tàu Thủ tướng Winston Churchill để viếng thăm khu vực đổ bộ; và đến ngày 16 tháng 8 lại đón Đô đốc Cunningham cùng với vị chỉ huy quân sự, tướng Henry Maitland Wilson cho một chuyến viếng thăm các bãi đổ bộ. Được miễn khỏi các nhiệm vụ đặc biệt này, con tàu được gửi đến tuần tra tại khu vực biển Adriatic hỗ trợ các hoạt động quân sự tại đây. Nó tham gia cùng các tàu khu trục , và cùng các pháo hạm sông và , nhằm chuẩn bị hỗ trợ cho việc tiến quân của Tập đoàn quân Anh dọc bờ biển phía Đông của Ý. Vào ngày 1 tháng 9, "Kimberley" bắt đầu một loạt các cuộc bắn phá tại khu vực Rimini, và sau khi hoàn tất vào ngày 13 tháng 9, nó tiếp nối hoạt động tuần tra. Sang tháng 10, nó được chuyển sang Lực lượng Hải quân Anh tại Aegean để hỗ trợ các cuộc đổ bộ nhằm tái chiếm lục địa Hy Lạp trong khuôn khổ Chiến dịch Manna. Nó đã ngăn chặn chiếc tàu bệnh viện "Gradisca" vào ngày 29 tháng 10 rồi chiếm nó như một chiến lợi phẩm. Nó thực hiện các cuộc tuần tra ngăn chặn trong suốt tháng 11 để ngăn cản việc triệt thoái binh lính Đức khỏi các lãnh thổ chiếm đóng. Vào ngày 5 tháng 11, nó đánh chìm một chiếc "F lighter" ngoài khơi Piscopi rồi tiến hành một cuộc bắn phá Alimnia vào ngày 11 tháng 11. Nó tiếp tục ở lại khu vực Aegean trong suốt tháng 12 năm 1944 và tháng 1 năm 1945 hỗ trợ các hoạt động tại Hy Lạp; đã có mặt tại Athens vào lúc diễn ra cuộc nổi dậy của phe Cộng sản. "Kimberley" tham gia cuộc bắn phá lên Rhodes vào ngày 1 tháng 5 cùng với và tàu khu trục Hy Lạp "Kriti". Nó ở ngoài khơi Rhodes vào ngày 8 tháng 5 khi Thiếu tướng Wagner, Tư lệnh lực lượng Đức tại Dodecanese cùng hai sĩ quan tham mưu lên tàu để chính thức đầu hàng. Họ cặp mạn chiếc tàu khu trục bằng một xuồng đổ bộ Anh vốn bị chiếm giữ vài tháng trước. "Kimberley" đã đưa Wagner đi đến đảo Symi, nơi việc đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng Đức tại khu vực được ký kết. Nó cho đổ bộ một phân đội vũ trang vào ngày hôm sau để bắt giữ tù binh Đức, và sau đó đưa 117 binh lính Đức đến Alexandria. Nó tiếp tục ở lại khu vực Địa Trung Hải sau khi chiến tranh kết thúc; quay trở về Anh vào tháng 8, được cho ngừng hoạt động vào tháng 9 và được đưa về lực lượng dự bị. "Kimberley" thoạt tiên neo đậu tại Dartmouth, rồi sau đó được chuyển đến Harwich. Nó được đưa vào danh sách loại bỏ vào năm 1948, được chọn để tham gia thử nghiệm mục tiêu tại khu vực Clyde. Nó được kéo đến đây từ Harwich, và sau khi hoàn tất, nó được bán cho hãng West of Scotland Shipbreakers vào ngày 30 tháng 3 năm 1949. HMS "Kimberley" được kéo đến xưởng của hãng tại Troon vào tháng 6 để tháo dỡ.
1
null
HMS "Kingston" (F64) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. "Kingston" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị phá hủy do trúng một quả bom đang khi ở trong ụ tàu tại Malta vào ngày 11 tháng 4 năm 1942, và xem như một tổn thất toàn bộ. Thiết kế và chế tạo. "Kingston" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 10 năm 1937 cho hãng J. Samuel White and Company ở Cowes trên Isle of Wight, và được đặt lườn vào ngày 26 tháng 8 năm 1937. Nó được hạ thủy tại East Cowes vào ngày 9 tháng 1 năm 1939 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 14 tháng 9 năm 1939. Lịch sử hoạt động. "Kingston" gia nhập Chi hạm đội Khu trục 5 trực thuộc Hạm đội Nhà cho nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống vận tải tại Bắc Hải. Cùng với các tàu khu trục và , nó đã tấn công và đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-35" tại Bắc Hải ngoài khơi Shetland vào ngày 29 tháng 11 năm 1939. Toàn bộ thủy thủ đoàn của chiếc tàu ngầm đều được cứu vớt. Đến tháng 5 năm 1940, "Kingston" được điều động sang Hồng Hải. Nhằm mục đích cải thiện việc nhận dạng bằng mắt thường, số hiệu lườn của nó được đổi thành G64. Vào ngày 2 tháng 5, nó phát hiện hai chiếc tàu khu trục Ý lớp "Leone" "Pantera" và "Tigre" vốn bị mắc cạn về phía Nam Jeddah và bị người Ý đánh đắm. Chúng sau đó bị phá hủy bởi hải pháo và không kích. Sang tháng 6, nó tham gia vào việc đánh chìm chiếc tàu ngầm Ý "Torricelli" ngoài khơi đảo Perim, và sau đó tấn công chiếc tàu ngầm Ý "Perla". Đến ngày 17 tháng 3 năm 1941, nó hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Berbera. Vào tháng 4 năm 1941, "Kingston" được điều động đến Alexandria, Ai Cập để gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải, tham gia vào việc triệt thoái binh lính Đồng Minh từ Hy Lạp đến đảo Crete. Vào ngày 20 tháng 5, nó được bố trí trong thành phần Lực lượng C cho Trận Crete. Trong đêm 21 tháng 5 năm 1941, Lực lượng C đánh chặn một đoàn tàu 20 chiếc caique chở binh lính được hộ tống bởi chiếc tàu phóng lôi Ý "Lupo" đang hướng đến Crete. Mười chiếc caique bị đánh chìm và kế hoạch đổ bộ của đối phương bị ngăn chặn, nhưng "Lupo" thành công trong việc bảo vệ phần còn lại của đoàn tàu rút lui. Vào ngày 22 tháng 5 năm 1941, Lực lượng C được gửi đến biển Aegean ngang qua eo biển Kasos để ngăn chặn một đoàn tàu khác gồm 30 chiếc caique, được hộ tống bởi chiếc tàu phóng lôi Ý "Sagittario". Một chiếc caique tách ra bị đánh chìm, và cho dù không có đợt tấn công trực tiếp nào vào đoàn tàu, phía Đức buộc phải hủy bỏ dự định tiến chiếm Crete. "Kingston" bị hư hại nhẹ do hỏa lực bắn trả của "Sagittario", vốn đồng thời cũng phóng ngư lôi trong lúc bảo vệ cho việc rút lui của những chiếc caique. Lực lượng C chịu đựng tổn thất đáng kể do không kích, vốn tiếp tục sau khi chúng sáp nhập cùng Lực lượng A1 tại eo biển Kithera. "Kingston" và được gửi đi cứu vớt những người sống sót sau khi tàu khu trục bị đánh chìm. Sau đó các tàu tuần dương và cũng bị đánh chìm bởi không kích, và sang ngày hôm sau, "Kingston" và "Kandahar" quay trở lại cứu vớt được 523 người sống sót. "Kingston" quay trở lại Alexandria vào ngày 24 tháng 5 năm 1941, được sửa chữa và cải biến, bao gồm việc thay thế dàn ống phóng ngư lôi phía sau bằng một khẩu đội 4 inch phòng không, do nhận thức được hiệu quả khốc liệt của các cuộc không kích mà Lực lượng C phải chịu đựng. Nó tham gia các đoàn tàu vận tải tăng cường phòng thủ cho Tobruk, và thường xuyên nằm trong thành phần hộ tống cho HMS "Breconshire" trong các chuyến đi đến Malta. Nó cũng tham gia các cuộc tấn công vào các đoàn tàu vận tải của phe Trục cũng như vào lực lượng phe Vichy Pháp tại Syria. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1941, nó tham gia một trận đụng độ ngắn với hạm đội Ý, được biết như là Trận Sirte thứ nhất. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1942, "Kingston" tham gia Trận Sirte thứ hai. Đang khi các tàu khu trục chuyển hướng để phóng ngư lôi vào đội hình Hạm đội Ý, nó trúng một quả đạn pháo 15 inch từ thiết giáp hạm Ý "Littorio", vốn đã xuyên qua con tàu và phát nổ bên ngoài tàu. Mặc dù vậy, nó vẫn phóng ba quả ngư lôi. Mười lăm thành viên thủy thủ đoàn của nó đã thiệt mạng trong vụ này, vốn đã khiến con tàu tạm thời chết đứng giữa biển, xuồng săn cá voi vỡ tung, hư hại các khẩu pháo phòng không, tháp đèn pha tìm kiếm và dàn ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, theo một số tác giả như James Sadkovich và Vincent O'Hara, nó trúng phải đạn pháo từ chiếc tàu tuần dương hạng nặng Ý "Gorizia". Với một động cơ bị cháy và một nồi hơi bị ngập nước, nó xoay xở lấy lại tốc độ và quay về Malta vào ngày hôm sau. Đang khi ở trong bến tàu tại Malta để sửa chữa những hư hại, "Kingston" gặp thêm tai họa vào ngày 4 tháng 4 năm 1942, khi một quả bom rơi thẳng vào lối ra vào đường hầm Corradino. Mười bốn thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng, trong đó có Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Philip Somerville, lúc ông đang chỉ huy thủy thủ đoàn ẩn nấp tại đường hầm Corradino; khoảng 35 công nhân xưởng tàu cũng bị thương trong vụ này. "Kingston" bị máy bay Đức tấn công vào ngày 5 tháng 4, bị hư hại thêm do những quả bom ném suýt trúng. Đến ngày 8 tháng 4, nó trúng một quả bom phía trước tàu, vốn xuyên qua sàn tàu đến tận sàn tàu nhưng không phát nổ. Giờ đây con tàu phải đi vào ụ tàu để sửa chữa bên dưới mực nước. Vào ngày 9 tháng 4, nó được đưa vào ụ số 4 nhưng vẫn tiếp tục nổi. Đến ngày 11 tháng 4, nó vẫn nổi trong ụ tàu; có thể những tấm thép lườn tàu bị uốn cong ra do quả bom đi xuyên qua đáy tàu đã khiến con tàu không thể cân bằng trong ụ, và chúng được các thợ lặn cắt bỏ. Lúc khoảng 17 giờ 30 phút ngày 11 tháng 4 năm 1942, nó lại trúng bom bên mạn trái giữa tàu, tại khu vực vách ngăn giữa phòng động cơ và phòng hộp số. Con tàu bị lật sang mạn trái và đắm trong ụ tàu. Con tàu được công bố là một tổn thất toàn bộ. Vào ngày 21 tháng 1 năm 1943, ụ số 4 được bơm nước ra; phần hư hại giữa tàu được tháo dỡ, tách con tàu ra làm hai phần. Các vách ngăn giả được lắp vào hai phần để giúp cho chúng có thể nổi được, trong lúc các phần cấu trúc thượng tầng được cắt rời. Hai phần nổi được của "Kingston" được kéo ra khỏi ụ vào ngày 5 tháng 4, và đến tháng 6 được cho đánh đắm như những tàu ụ cản tại khu vực giữa Selmun và đảo Selmunett (đảo St Paul) ở về phía Bắc Malta, nhằm chuẩn bị một nơi neo đậu an toàn trước cuộc Đổ bộ lên Sicily. Sau chiến tranh, vào đầu những năm 1950, hai phần của "Kingston" được tháo dỡ tại nơi đánh đắm.
1
null
HMS "Kipling" (F91) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. "Kipling" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm do trúng bom phóng từ máy bay ném bom Đức ngoài khơi Ai Cập vào ngày 11 tháng 5 năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Kipling" được đặt hàng cho hãng Yarrow ở Scotstoun, và được đặt lườn vào ngày 20 tháng 10 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 1 năm 1939 bởi con gái của nhà thơ Rudyard Kipling, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 12 tháng 12 năm 1939. Lịch sử hoạt động. Vào ngày 28 tháng 12 năm 1941, "Kipling" đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-75". Nó bị máy bay ném bom Ju-88 Đức tấn công về phía Tây Bắc Mersa Matruh, Ai Cập vào ngày 11 tháng 5 năm 1942, và bị Joachim Helbig đánh chìm ở tọa độ .
1
null
Vùng bảo hộ Saar (1947-1956) là một vùng bảo hộ của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, Saar chính thức được quay trở lại Tây Đức. Lịch sử. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh, Saar trở thành vùng chiếm đóng thuộc Anh và Pháp (cùng với Rheinland). Tuy nhiên, sau đó Saar đã quay trở lại Đức một cách không chính thức. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vùng Saar được thành lập sau Thế chiến thứ hai theo thỏa thuận của bốn nước chiếm đóng và được Pháp quản lý. Trong thời gian này, Saar đã bị Pháp hóa (đổi tiền, các đảng của Đức không được hoạt động, ...). Sau thỏa thuận Paris năm 1954 của cộng đồng chung châu Âu, Saar được phép trưng cầu dân ý về tình trạng của mình và họ đã chọn gia nhập Tây Đức. Thể thao. Đội Saar có tham dự Thế vận hội Mùa hè 1952 tại Phần Lan. Đội cũng tham dự vòng loại FIFA World Cup 1954 nhưng thua trước Tây Đức.
1
null
Vườn quốc gia Daisetsuzan (大雪山国立公园 "Daisetsuzan Kokuritsu Koen", âm Hán Việt: "Đại Tuyết sơn quốc lập công viên") hay Taisetsuzan nằm ở trung tâm miền núi phía Bắc của đảo Hokkaidō, Nhật Bản. Với diện tích lên tới 2.267,64 km vuông (875,54 sq mi), Daisetsuzan là vườn quốc gia lớn nhất ở Nhật Bản, tương đương với diện tích của tỉnh Kanagawa. "Daisetsuzan" có nghĩa là "núi tuyết", mô tả về những đỉnh núi phủ tuyết trong vườn quốc gia. Có 16 đỉnh núi cao trên 2.000 m (6.600 ft) tại Daisetsuzan, có những con đường mòn nhỏ lên những đỉnh núi này nhưng không phải là tất cả các đỉnh núi đều có. Asahidake cao 2.290 mét (7.510 ft) nằm ​​ở phía bắc của vườn quốc gia là điểm cao nhất của đảo Hokkaidō. Vườn Quốc gia Daisetsuzan kéo dài qua hai huyện Kamikawa và Tokachi của Hokkaidō. Được thành lập vào năm 1934, đây là một trong những vườn quốc gia lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tự nhiên. Vườn Quốc gia Daisetsuzan bao gồm ba nhóm núi lửa. Các nhóm bao gồm các núi lửa dạng tầng xếp chồng lên nhau. Các nhóm này là: Các nhóm núi lửa nằm trên một vùng cao nguyên trung tâm bị chi phối bởi núi Tomuraushi. Ngoài ra, vườn quốc gia Daisetsuzan cũng được biết đến với khu vực đồng cỏ núi cao hoang sơ cùng các suối nước nóng. Vườn quốc gia Daisetsuzan nổi tiếng với các loài động vật hoang dã, nhiều trong số đó là các loài quý hiếm. Đáng chú ý nhất, đây là nhà của một dân số gấu nâu. Pika một loài động vật có vú nhỏ cũng được tìm thấy tại Daisetsuzan. Các khu rừng của Vườn Quốc gia Daisetsuzan bị chi phối bởi các loài thực vật như Vân sam Yezo và lãnh sam Sakhalin. Trong số 450 loài thực vật núi cao tìm thấy trên đảo Hokkaidō, một nửa được tìm thấy trong Vườn quốc gia Daisetsuzan.
1
null
là một vườn quốc gia ở tỉnh Tottori, Hyōgo, và Kyōto, Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1963, vườn quốc gia chạy liên tục, dọc theo biển Nhật Bản từ các Tottori đến Kyotango. Với diện tích 87,83 km², Sanin Kaigan được biết đến với nhiều cửa hút gió từ biển cùng các hình thành đá, hải đảo, hang động.
1
null
San'in (山阴地方 "San'in Chiho ?") là một vùng ở phía tây nam của đảo Honshu, Nhật Bản. Nó bao gồm phần phía bắc của vùng Chugoku, giáp với biển Nhật Bản. Tên. Tên San'in trong tiếng Nhật được hình thành từ hai chữ Hán ký tự. Đầu tiên, 山 có nghĩa là "núi", và thứ hai, 阴 đại diện cho "âm" trong âm dương. Tên có nó nghĩa là phía Bắc của núi râm mát, trái ngược với "phía Nam nắng gắt" trong khu vực San'yō.
1
null
Tiền Hoằng Tá () (14 tháng 8, 928-22 tháng 6, 947), tên tự Nguyên Hựu (元祐), là quốc vương thứ ba của nước Ngô Việt thời Ngũ Đại Thập Quốc. Thân thế. Tiền Hoằng Tá sinh ngày Kỉ Tị, tức 26 tháng 7 năm Bảo Chính thứ 3 (14 tháng 8 năm 928), tức năm Mậu Tý, tại Công Thần đường. Ông là con thứ sáu của Tiền Truyền Quán, cha ông khi đó đang phụng sự dưới quyền ông nội Tiền Lưu, và giữ chức lưu hậu của hai đạo lớn trong nước là Trấn Hải và Trấn Đông. Mẹ của ông là Hứa thị, bà là thiếp của Tiền Truyền Quán. Ban đầu, khi Tiền Truyền Quán hơn 30 tuổi mà chưa có con đích với vợ chính Mã thị, Tiền Lưu lại không cho quan lại của Ngô Việt nạp thiếp, do vậy Mã thị đến gặp Tiền Lưu để xin cho Tiền Truyền Quán được miễn. Tiền Lưu cho phép Tiền Truyền Quán nạp thêm thiếp, và họ sinh cho Tiền Nguyên Quán nhiều con. Tiền Lưu mất năm 922, Tiền Truyền Quán kế vị và đổi tên thành Tiền Nguyên Quán, Anh thứ năm của ông là Tiền Hoằng Tổn ban đầu được lập làm thế tử, Tiền Nguyên Quán cho xây phủ ở thành bắc. Một ngày, khi Tiền Hoằng Tá và Tiền Hoằng Tổn cùng chơi bạc ở Thanh Sử lâu, Tiền Hoằng Tổn đột nhiên nói với Tiền Hoằng Tá "chốn quân vương là doanh phủ thự của ta, nay cùng ngươi đánh cuộc." Tuy nhiên, đến lần ném thứ tư thì Tiền Hoằng Tá được lục xích, Tiền Hoằng Tổn thất sắc. Tiền Hoằng Tá bình tĩnh nói "[Khi] Ngũ ca nhập phủ, ta sẽ nhận phù ấn của tướng." Tiền Hoằng Tá vái lậy Tiền Hoằng Tổn, song Tiền Hoằng Tổn tức giận ném bàn xúc xắc xuống dưới lầu. Tiền Hoằng Tổn mất năm 940. Tiền Hoằng Tá do vậy được bổ nhiệm làm tiết độ phó sứ của Trấn Hải và Trấn Đông, kiểm hiệu thái phó. Năm 941, Tiền Nguyên Quán lâm bạo bệnh, nhằm dò xét sự trung hậu của Nội đô giám Chương Đức An (章德安), quốc vương hỏi rằng Tiền Hoằng Tá còn trẻ thì nên chọn ai tuổi cao trong vương tộc để kế vị, song Chương Đức An nói rằng dù Tiền Hoằng Tá còn trẻ song quần hạ phục tính anh mẫn của ông. Tiền Nguyên Quán bảo Chương Đức An phụ giúp cho Tiền Hoằng Tá, rồi qua đời vào ngày Tân Hợi (24) tháng 8 (17 tháng 9). Nội nha chỉ huy sứ Đái Uẩn (戴惲) có vợ là thân nhân với nhũ mẫu của Tiền Hoằng Hựu (con nuôi của Tiền Nguyên Quán), người này rất thân thiết và được Tiền Nguyên Quán ủy thác hầu hết quân sự. Do có tin đồn rằng Đái Uẩn mưu lập Tiền Hoằng Hựu nên Chương Đức An bí mật không phát tang. Chương Đức An cùng các tướng mưu tính, đến ngày Nhâm Tý (25) cùng tháng (18 tháng 9) thì cho giáp sĩ phục kích bắt Đoàn Uẩn rồi giết chết, phế Tiền Hoằng Hựu làm thứ nhân, đổi về họ Tôn, giam lỏng ở Minh châu. Hôm đó, theo di mệnh của Tiền Nguyên Quán, tướng lại thừa chế lập Tiền Hoằng Tá làm tiết độ sứ của Trấn Hải và Trấn Đông. Ngày Canh Thân (3) tháng 9 (26 tháng 9), Tiền Hoằng Tá tức vương vị, khi đó ông mới 14 tuổi, tại Thiên Cư đường. Trị vì. Tiền Hoằng Tá sai Thừa tướng Tào Trọng Đạt (曹仲達) nhiếp chính. Ngày Tân Mùi (14) cùng tháng (7 tháng 10), ông dời vào Tu Chính đường, mệnh miễn thuế một năm trong lãnh địa. Khi trong quân phàn nàn về việc ban thưởng không đều, giơ trượng không nhận, các tướng không thể chế phục được, đến khi Tào Trọng Đạt đích thân đến phủ dụ thì tất cả mới buông trượng mà bái. Tiền Hoằng Tá được mô tả là một quốc vương ôn hòa cung cẩn, thích sách vở, có lễ với kẻ sĩ, cung cần chính vụ, có thể phát giác các gian trá bị giấu diếm. Một lần, khi biết chính quyền Ngô Việt tích trữ được thóc lúa đủ dùng cho mười năm, ông hạ lệnh miễn thuế ba năm trong lãnh địa. Ngày Canh Tuất (25) tháng 12 cùng năm (14 tháng 1 năm 942), Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường bổ nhiệm Tiền Hoằng Tá là Trấn Hải-Trấn Đông quân tiết độ sứ, kiêm Trung thư lệnh, phong tước Ngô Việt quốc vương. Ngày Quý Mão (19) tháng 2 (8 tháng 3 năm 942), Tiền Hoằng Tá ra sắc táng vua cha ở cánh đồng phía nam Long Sơn. Tiền Hoằng Tá mới cai trị, Thượng thống quân sứ Khám Phan (闞璠) ngang ngược hung bạo, bài xích người bất đồng chính kiến, Tiền Hoằng Tá không thể chế phục. Nội nha thượng đô giám sứ Chương Đức An nhiều lần tranh đấu với Khám Phan, Hữu đô giám sứ Lý Văn Khánh (李文慶) thì không tuân phục Khám Phan. Ngày Ất Tị (1) tháng 7 năm Quý Mão (1 tháng 8 năm 943), Chương Đức An bị biếm đến Xử châu và Lý Văn Khánh bị biếm đến Mục châu, Khám Phan và Hữu thống quân sứ Hồ Tiến Tư (胡進思) càng tùy tiện làm càn. Ngày Mậu Tý (14) tháng 11 (13 tháng 12), Tiền Hoằng Tá nạp phi Ngưỡng thị, bà là con gái của Ninh Quốc tiết độ sứ -Đồng bình chương sự Ngưỡng Nhân Thuyên. (Trước đó ông kết hôn với Đỗ thị.) Năm 944, láng giềng ở phía nam của Ngô Việt là Mân đại loạn, tướng Chu Văn Tiến giết Quốc vương Vương Diên Hy và đoạt quyền kiểm soát kinh thành Phúc châu và xưng đế. Chu Văn Tiến sai con em đến Ngô Việt làm con tin nhằm cầu viện khi phải giao chiến với em của Vương Diên Hi là Vương Diên Chính. Sau khi Chu Văn Tiến bị ám sát, Vương Diên Chính kiểm soát toàn lãnh thổ Mân, song Lý Nhân Đạt lại nổi dậy tại Phúc châu. Khi Kiến châu bị Nam Đường tiến công, Vương Diên Chính sai sứ phụng biểu xưng thần với Ngô Việt, xin làm nước phụ dung để cầu cứu. Tuy nhiên, Kiến châu sau đó thất thủ trước quân Nam Đường, nước Mân diệt vong, Lý Nhân Đạt trở thành chư hầu của Nam Đường và tiếp tục cai quản Phúc châu. Trình Chiêu Duyệt (程昭悅) nguyên là một người giàu có, trước kia dùng của cải để kết thân với Nội đô giám sứ Đỗ Chiêu Đạt (杜昭達) và Khám Phan nên được làm cận thần cho Tiền Hoằng Tá. Trình Chiêu Duyệt là người giảo nịnh, lấy được lòng của Tiền Hoằng Tá, được sủng đãi hơn cả tướng lâu năm, Khám Phan do vậy bức xúc. Trình Chiêu Duyệt biết vậy nên đến gặp Khám Phan và lạy đầu sát đất tạ tội, Khám Phan trách móc một lúc lâu rồi lại nói rằng "Ta ban đầu quyết muốn giết ngươi, nay đã hối rồi, ta cũng bỏ qua". Trình Chiêu Duyệt nghe thấy vậy thì lo sợ, lập mưu loại trừ Khám Phan. Khám Phan là người chuyên tâm song cố chấp, quốc nhân có nhiều người ghét, Tiền Hoằng Tá cũng vậy. Trình Chiêu Duyệt muốn đẩy Khám Phan đi xa nhưng sợ bị phát hiện, bèn hợp mưu với Hồ Tiến Tư, Hồ Tiến Tư đề nghị Tiền Hoằng Tá bổ nhiệm Khám Phan làm Minh châu thứ sử và Hồ Tiến Tư làm Hồ châu thứ sử. Khám Phan thoạt đầu tức giận, song do Hồ Tiến Tư thuyết phục nên chấp thuận. Mẹ của Nội ngoại mã bộ đô thống quân sứ Tiền Nhân Tuấn (錢仁俊) là cô của Đỗ Chiêu Đạt, Trình Chiêu Duyệt nhân đó vu cáo Khám Phan và Đỗ Chiêu Đạt âm mưu tác loạn để tôn Tiền Nhân Tuấn làm tân vương. Ngày Ất Mão (22) tháng 11 năm Ất Tị (29 tháng 12 năm 945), Tiền Hoằng Tá cho giết Đỗ Chiêu Đạt. Đến ngày Kỉ Mùi (26) cùng tháng (2 tháng 1 năm 946) thì cho giết Khám Phan. Tiền Hoằng Tá cho bãi chức quan của Tiền Nhân Tuấn, giam lỏng tại Đông phủ. Nhân cơ hội này, Trình Chiêu Duyệt buộc tội người trong đảng của Khám Phan và Đỗ Chiêu Đạt, khiến hơn 100 người bị giết hoặc bị lưu đày. Quốc nhân sợ Trình Chiêu Duyệt, không dám nhìn thẳng vào người này. Năm 946, Hoàng đế Lý Cảnh của Nam Đường sai Xu mật sứ Trần Giác đến Phúc châu để thuyết phục Lý Nhân Đạt nhập triều (tức để Nam Đường quản lý trực tiếp Phúc châu). Khi Lý Nhân Đạt từ chối, Trần Giác sửa chiếu tự mình tập hợp binh sĩ tấn công Phúc châu. Lý Nhân Đạt sai sứ giả đến cầu viện Ngô Việt, Tiền Hoằng Tá triệu các tướng đến bàn thảo, song hầu hết mọi người đều phản đối cứu viện vì cho rằng đường xa hiểm trở. Tiền Hoằng Tá nói rằng mình là thiên hạ nguyên soái, từng không thể cứu lân đạo, chê trách tướng sĩ. Đến ngày Nhâm Ngọ (25) tháng 10 (21 tháng 11), Tiền Hoằng Tá khiển Thống quân sứ Trương Quân (張筠) và Triệu Thừa Thái (趙承泰) đem ba vạn binh theo đường thủy và bộ đến cứu Lý Nhân Đạt. Trình Chiêu Duyệt nhiều lần tụ tập tân khách, chứa binh khí, cùng thuật sĩ ngao du. Tiền Hoằng Tá muốn giết Trình Chiêu Duyệt, cùng bàn với Thủy Khâu Chiêu Khoán (水丘昭券) và Nội nha chỉ huy sứ Trữ Ôn (儲溫) bắt Trình Chiêu Duyệt trong phủ đệ, rồi đưa đến Đông phủ, xử chém vào ngày Kỉ Mão tháng 3 năm Đinh Mùi (18 tháng 3 năm 947). Tiền Hoằng Tá cũng cho thả Tiền Nhân Tuấn. Sang tháng 3 ÂL, Tiền Hoằng Tá lại phát thủy binh do Dư An (余安) chỉ huy theo đường biển đến cứu Phúc châu, song ban đầu không thể đổ bộ. Tướng Nam Đường là Phùng Diên Lỗ (馮延魯) cho rằng để quân Ngô Việt đổ bộ thì sẽ tiêu diệt được toàn bộ. Tuy nhiên, quân Ngô Việt sau khi đổ bộ thì rất phấn khích, Phùng Diên Lỗ không địch nổi, bỏ binh sĩ mà chạy. Quân Ngô Việt thừa thắng mà tiến, trong thành Phúc châu cũng xuất binh, giáp kích quân Nam Đường, giành được đại thắng. Sau khi Phúc châu được giải vây, Trương Quân và Dư An trở về Ngô Việt. Tiền Hoằng Tá khiển Đông Nam an phủ sứ Bào Tu Nhượng (鮑修讓) đem binh Ngô Việt đóng tại Phúc châu. Ông cũng cho em là Đông phủ an phủ sứ Tiền Hoằng Tông làm thừa tướng. Tiền Hoằng Tá mất ngày Ất Mão (2) tháng 6 cùng năm (22 tháng 6), di lệnh để Tiền Hoằng Tông làm Trấn Hải-Trấn Đông tiết độ sứ, kiêm Thị trung, Tiền Hoằng Tông sau đó nắm quyền cai quản nước Ngô Việt.
1
null
Peter, Paul and Mary là ban nhạc folk của Mỹ hoạt động trong suốt 50 năm kể từ làn sóng folk của thập niên 1960. Bộ 3 bao gồm những ca sĩ - nhạc sĩ sáng tác là Peter Yarrow, "Noel" Paul Stookey và Mary Travers. Sau khi Mary Travers qua đời vào năm 2009, bộ đôi Yarrow và Stookey vẫn tiếp tục đi lưu diễn song dưới nghệ danh Peter & Noel Paul.
1
null
Trương Đức Trí (sinh ngày 4 tháng 10 năm 1973), thường được biết đến với nghệ danh Đức Trí, là một nam nhạc sĩ, nhà soạn nhạc kiêm nhà sản xuất thu âm người Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh đã giành được 3 đề cử và thắng 1 hạng mục của giải Cống hiến. Ngoài ra, anh cũng tham gia công tác giảng dạy và làm cố vấn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ. Sinh ra trong một gia đình ở Sài Gòn, Đức Trí đã sớm làm quen với các nhạc cụ dân tộc từ nhỏ. Anh theo học ngành Lý luận sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu được biết đến với vai trò nhạc công chơi cho nhiều ban nhạc. Sau khi tốt nghiệp, Đức Trí nổi tiếng ở lĩnh vực hòa âm phối khí, có nhiều sáng tác trẻ được yêu thích. Đức Trí là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên từng tu nghiệp chính quy ngành Biên soạn và Sản xuất Âm nhạc đương đại tại trường nhạc danh tiếng Berklee College of Music ở Boston, Hoa Kỳ. Về nước, bên cạnh công việc sáng tác, anh đi vào hoạt động sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp với công ty giải trí Music Faces. Cuộc đời và sự nghiệp. 1973–99: Thời thơ ấu và khởi nghiệp. Đức Trí trưởng thành trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật từ quê nội An Giang và quê ngoại Bạc Liêu. Lúc 10 tuổi, anh đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, trống, mõ... do thầy Phan Chí Thanh hướng dẫn. Năm học lớp 10 Đức Trí mới thực sự có được bộ trống, nhạc cụ đầu tiên trong đời - món quà mơ ước mà gia đình anh phải dành dụm khá lâu để mua. Qua lời mẹ anh kể, cậu bé Trí có năng khiếu từ thuở lên ba: hát đúng nốt, không sai cao độ, có đôi tai nhạy bén cảm thụ âm nhạc. Song không ai trong gia đình tính đến chuyện sẽ cho Trí đi theo con đường này bởi thời đó âm nhạc được coi là điều xa xỉ. 16 tuổi, anh tập tành làm nhạc trong phòng thu từ đấy nghiên cứu, học hỏi không ngừng: tự học keyboard, nghe hết mọi thể loại nhạc, viết ca khúc. Đức Trí sau đó cũng nhận ra ngay cả những người tâm huyết nhất với âm nhạc cũng không thể sống bằng chính âm nhạc. Chính vì vậy, suýt nữa Đức Trí trở thành một kỹ sư điện tử, khi anh nghe theo ý muốn của cha ôn thi vào trường Đại học Bách khoa. Cha anh đột ngột qua đời trong lúc Đức Trí đang chuẩn bị thi khiến anh hụt hẫng nhiều. Nhờ những lời động viên, khuyến khích của bạn bè, thầy cô, anh quay sang thi vào Nhạc viện. Năm 15 tuổi, được sự động viên của gia đình và bạn bè, Đức Trí quyết định thi vào Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Anh theo học khoa Lý luận sáng tác và bắt đầu làm quen với nhạc giao hưởng dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Lý về lý luận và thầy Nguyễn Văn Nam về sáng tác. Tuy nghiên cứu về nhạc cổ điển - dân tộc nhưng anh rất thích đàn Organ và tình cờ trở thành thành viên ban nhạc Đen Trắng với vị trí nhạc công Keyboard. Năm 1992, Đức Trí cùng ban nhạc Đen Trắng đoạt giải nhất liên hoan pop-rock Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993 anh đoạt giải nhì về keyboard tại Liên hoan Nhạc nhẹ toàn quốc. Thời gian học ở Nhạc viện khả năng về hoà âm, phối khí của anh đã được phát hiện, đưa Đức Trí rẽ thêm một lối đi mới. Năm 1995, anh tốt nghiệp Nhạc viện với luận văn "Nghiên cứu về tính ngẫu hứng trong âm nhạc cải lương Nam Bộ". Sau đó, Đức Trí trở thành người biên tập chương trình và kiêm công việc hòa âm - phối khí cho các trung tâm băng nhạc, nhất là Bến Thành Audio. Anh chính thức bước vào con đường chuyên nghiệp với dòng nhạc hiện đại. Album đầu tiên mà anh sản xuất, hòa âm là chính là album nhạc "10 tình khúc Lã Văn Cường – Trần Quang Lộc" "Chợt nghe em hát" của Hồng Nhung vào năm 1995. Album đã mở ra một thời kỳ mới của nhạc nhẹ Việt Nam – yếu tố “hội nhập” với xu thế nhạc nhẹ thế giới lần đầu tiên được hiện hữu trong một album nhạc nhẹ văn minh, hiện đại và đậm chất Việt. Năm 1996, "Ta chẳng còn ai" - ca khúc đầu tiên anh ra mắt công chúng qua sự thể hiện của giọng hát Phương Thanh lập tức trở thành bài "hit" được yêu thích một thời gian dài, mở đầu cho loạt sáng tác ăn khách ngoài thị trường. Đức Trí là người có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp hai ca sĩ Phương Thanh và Hồ Ngọc Hà khi họ gắn liền với nhiều ca khúc qua những giai đoạn sáng tác của anh. Anh cũng dần được biết đến như một nhà sản xuất khi tham gia vào nhiều dự án âm nhạc như album đầu tay của Mỹ Linh, và hàng loạt show diễn live concert cho Lam Trường (2000), Làn sóng xanh (2000), Duyên dáng Việt Nam (1998, 2000)... 2000–nay: Tu nghiệp tại Mỹ và công ty Music Faces. Năm 2000, khi sự nghiệp đang phát triển thuận lợi, anh đột ngột "rút" đi Mỹ học ngành Biên soạn và sản xuất âm nhạc đương đại trong 4 năm. Chương trình dạy ở trường nhạc trong nước chưa chú trọng phần nhạc nhẹ nên muốn phát triển được nghề, Đức Trí thấy cần đầu tư hơn nữa. Quyết tâm và niềm khao khát học hỏi đã khiến anh nảy ra ý nghĩ liều lĩnh: "Chỉ cần mình được đi du học 1- 2 năm, hết tiền thì về cũng được. Quan trọng là mình được tiếp xúc, được va chạm với nền âm nhạc của thế giới". Thực tế không hề dễ dàng với Đức Trí bởi tiền dành dụm mấy năm trời làm nhạc công, hòa âm, sản xuất băng đĩa ở Việt Nam chỉ đủ cho anh đóng học phí và ăn ở tại Boston trong vòng một năm. Ba năm học tiếp theo, anh buộc phải xoay xở từ việc làm gia sư dạy nhạc, đánh keyboards ở nhà hàng, hòa âm theo đặt hàng từ các ca sĩ trong nước hay viết nhạc cho ca sĩ hải ngoại. Đức Trí là nhạc sĩ trẻ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp chính quy tại trường nhạc danh tiếng Berklee. Đức Trí từng chia sẻ: "Sau khi du học tại Mỹ rồi về nước tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, ai cũng bảo tôi... điên. Nếu không phấn đấu, tôi đã chẳng thể đi Mỹ học, chẳng thể tiếp thu kiến thức hay kinh nghiệm. Làm nghệ thuật, dĩ nhiên bạn phải có năng khiếu, nhưng nếu không tự trau dồi, cũng không thể thành công". Sự đầu tư này đã mang lại cho Đức Trí rất nhiều lợi ích, trong đó có những kinh nghiệm về cách làm việc, tổ chức, tư duy của một nhà sản xuất âm nhạc và khả năng đón đầu thị hiếu âm nhạc của đông đảo khán giả. Tính toán tiếp theo mang lại thành công cho Đức Trí là việc thành lập Music Faces Entertainment, công ty kinh doanh âm nhạc. Music Faces Entertainment được thành lập từ năm 2004, dựa trên ý tưởng của nhóm các nhạc sĩ, đồng thời là các nhà sản xuất nổi tiếng trong thị trường âm nhạc Việt Nam như Đức Trí, Anh Quân, Huy Tuấn, Hoài Sa, Phương Uyên, Hồng Kiên, Võ Thiện Thanh...Đây là công ty cổ phần ngành giải trí chuyên về sản xuất chương trình, sản xuất băng đĩa nhạc và dịch vụ phòng thu, phát hiện và giới thiệu đến khán giả những gương mặt các ca sĩ mới. Là người phụ trách chuyên môn của Music Faces, Đức Trí đã thành công trong việc xây dựng sự nghiệp Hồ Ngọc Hà thành một ngôi sao trong làng giải trí, và đầu tư cho nhiều gương mặt khác như Phạm Anh Khoa, Lê Hiếu, Phương Vy… Anh còn chú ý đến việc hướng dẫn, dìu dắt thế hệ kế tiếp. Đức Trí là sáng lập viên, giảng viên nòng cốt của Music Faces Classe. Về nước sau khi du học, tư duy hòa âm phối khí của Đức Trí hoàn toàn thay đổi trong việc nhìn rõ ưu khuyết của từng ca sĩ để tư vấn, định hướng chọn bài cho phù hợp. Cách hòa âm của Đức Trí kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, khai thác triệt để các loại nhạc cụ, từ dàn dây cho đến những nhạc cụ mộc, nhạc cụ dân tộc tùy theo các ca khúc. Đối với những bài hát đã được khẳng định qua thời gian, làm mới ca khúc mà vẫn không "biến chất" là điều mà Đức Trí theo đuổi. Các album "Đức Tuấn hát tình ca Phạm Duy", "Vì ta cần nhau" của Hồng Nhung – Quang Dũng đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp của Đức Trí. Anh tham gia sản xuất rất nhiều chương trình lớn nhỏ và các dự án âm nhạc. Ngoài ra, Đức Trí còn viết nhạc cho nhiều phim như "Áo lụa Hà Đông", "1735km", "Huyền thoại bất tử"… và nhạc kịch "Tình sử ngàn năm", anh đoạt được nhiều giải thưởng của Hội điện ảnh, Hội sân khấu cho lĩnh vực nhạc nền này. Đức Trí từng có quan hệ tình cảm với Thanh Thảo, Hồ Ngọc Hà và giúp đỡ họ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Năm 2010, anh bất ngờ kết hôn với một cô gái làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và tổ chức sự kiện sau gần 3 năm quen biết. Đức Trí có thói quen sưu tầm đĩa nhạc từ khi còn nhỏ, tất cả đều là đĩa gốc, và lưu giữ cho đến bây giờ dù có đĩa không còn nghe được nữa. Bộ đĩa mà anh quý nhất là của Grand Funk, ca sĩ rock nổi tiếng năm 1973. Mặc dù xuất phát từ học nhạc dân gian nhưng Đức Trí lại thích rock, thích chơi trống. Lớn lên anh được anh rể người Pháp tặng một bộ sưu tập nhạc jazz, và lại sưu tầm thêm băng cát-xét. Bộ sưu tập của anh đã lên đến 8 ngàn đĩa, có cả những đĩa hát cải lương. Hồi bảy, tám tuổi, Đức Trí đã phá hư chiếc radio của ba mình vì muốn sửa cho nó chạy, nhưng đến khi ráp lại thì không được. Năm 1990, anh đã rất chú ý đến vai trò của công nghệ trong âm nhạc và theo học khoá lập trình máy tính tại trường Sư phạm. Năm 1995, lần đầu tiên sang Pháp, lọt vào một cửa hàng bán đĩa lớn, Đức Trí dốc hết cả ngàn đô la Mỹ trong túi ra mua đĩa, chất đầy một vali xách tay. Qua hải quan sân bay, khiến người khác tưởng anh bỏ đá vào vali. Trong giới chơi đĩa than, Đức Trí là người sành khi anh có hẳn một kho lưu trữ đồ sộ và tham gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ những người chơi đĩa than tại thành phố Hồ Chí Minh. "Vĩ thanh dành cho đĩa than" là cách mà Đức Trí nói về sự hồi sinh của thú chơi đĩa than ở Việt Nam những năm gần đây. Phong cách nghệ thuât. Đức Trí hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ...có giai điệu nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Là một nhạc sĩ đắt khách trên thị trường nhưng bản thân anh lại là một người không bao giờ nhận đơn đặt hàng. "Không thể biết mình có bao nhiêu ca khúc được khán giả yêu thích. Nhưng, có một điều tôi có thể khẳng định, tất cả các ca khúc tôi viết ra đều dành cho riêng mình chứ không phải cho một giọng ca nào cả. Cảm xúc không phải là thứ có thể nặn ra theo ý muốn của bản thân [...] Riêng tôi, tôi thích những ca khúc có giai điệu đẹp. Chính vì vậy, tôi vẫn thường hoàn thiện giai điệu của một ca khúc trước khi nghĩ đến việc đặt lời cho nó. Giai điệu đẹp sẽ khiến cho khán giả nhớ đến ca khúc trước tiên". Đó là nguyên tắc, chuẩn mực sáng tác của riêng Đức Trí. Đức Trí khẳng định: "Chưa bao giờ trong cuộc đời sáng tác của tôi, tôi đặt ra mục tiêu ca khúc của mình phải được đông đảo khán giả đón nhận. Bởi tôi không sống được bằng nghề viết nhạc. Và hơn hết, tôi không thích mẫu số chung. Tôi thích ca khúc của tôi phải có 2 luồng dư luận trái ngược nhau. Vì như thế mới phản ánh đúng bản chất của ca khúc". Với anh, ca khúc chỉ là một phần rất nhỏ trong khái niệm về âm nhạc, không nên bắt nó phải tải một nội dung quá lớn. Anh không xem sáng tác là con đường chính, sáng tác chỉ là những phút giải toả hiếm hoi sau những chuỗi ngày mệt mỏi trong phòng thu. Trong các vai trò đã thử qua, Đức Trí cho rằng mình làm tốt nhất công việc của một producer (nhà sản xuất), thích hợp và có hứng thú nhất. Anh theo tất cả các dòng nhạc trừ techno. Anh quan niệm "techno và nhạc dance nói chung không phải là âm nhạc để thưởng thức mà là công cụ để phục vụ cho việc nhảy, nó không phải là sáng tác và vì thế không cần nhạc sĩ để làm". Nhưng Đức Trí vẫn thực hiện những bài phối trên nền techno. Ở Đức Trí có sự hội tụ của 3 dòng nhạc: Dân tộc - Cổ Điển - Hiện Đại. Anh chia sẻ: "Các nốt Đô, Re, Mi, Fa, Son, La, Si và các chữ Hò, Xự, Xang, Xê, Cống có thể hòa nhập thành một thể thống nhất mà vẫn không mất đi nét riêng của từng thành tố. Sự kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra cấu trúc âm nhạc mới mẻ đầy sức thuyết phục". Tốt nghiệp nhạc viện khoa Lý luận phê bình nhưng Đức Trí cương quyết không viết một bài nào liên quan đến phê bình, chỉ đi về nghiên cứu lý luận vì theo anh "làm phê bình phải có lập trường và chính kiến, mà điều ấy các nhà sáng tác ở mình không ưa, đã không ưa thì họ không để mình sống vui vẻ thoải mái". Thần tượng của anh là nhà sản xuất âm nhạc David Foster. Thành tựu. Giáo sư Trần Văn Khê từng nhận xét về Đức Trí: ""Đức Trí là một trong số ít nhạc sĩ trẻ có duyên với âm nhạc dân tộc mà triển vọng sẽ còn tiến xa trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian"." Có nhận định cho rằng, ca khúc của Đức Trí luôn đứng trước giới hạn mỏng manh giữa thị trường và nghệ thuật, nhưng chính điều đó cũng cho thấy khả năng của anh trong việc cân đối hài hoà giữa hai yếu tố để đến được với đông đảo khán giả. Các ca khúc nhạc nhẹ nổi tiếng của Đức Trí như: "Ta chẳng còn ai, Vì em yêu anh, Có nhau trọn đời, Đêm nghe tiếng mưa, Giấc mơ chỉ là giấc mơ, Ước mơ trong đời, Yêu thương mong manh, Tôi tìm thấy tôi"... được nhiều khán giả biết đến. Sự kết hợp giữa cũ và mới, hiện đại và dân gian cũng tạo nên những nét đặc sắc trong các sáng tác của anh với "Tựa như ánh sao, Có một chút, Nắng có còn xuân"... Đức Trí từng nhận giải Âm nhạc Cống hiến năm 2006 ở hạng mục Nhạc sĩ của năm. Ngày 2 tháng 5 năm 2010, đêm nhạc tôn vinh Đức Trí có tên gọi "Thời gian tôi" nằm trong khuôn khổ loạt chương trình "Con đường âm nhạc" được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3. Đức Trí liên tiếp giành giải Mai vàng năm 2004 và 2005 cho Nhạc sĩ xuất sắc với hai ca khúc "Katy Katy" (trình bày bởi Lam Trường) và "Ước mơ trong đời" (trình bày bởi Hồ Quỳnh Hương).
1
null
Mỗi kỳ Copa América, kể từ năm 1987, đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật (tiếng Anh: "mascot")."Gardelito", linh vật của giải đấu 1987 tại Argentina, là linh vật đầu tiên của Copa América. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá (trang phục, cây cỏ, động vật...) của quốc gia đăng cai và tính chất bóng đá thời kỳ đó. Chú thích.
1
null
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế là trường cao đẳng trực thuộc Bộ công thương, đóng trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Lịch sử. Tiền thân là Trường Bá Công, thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1899 theo Chỉ dụ của Vua Thành Thái. Năm 1921 chuyển giao cho Chính quyền Bảo hộ Pháp quản lý và đổi thành École Pratique D’Industrie de Hué tức Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế, và sau đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử Trường đã có những tên gọi khác nhau:
1
null
Chè Shan Tuyết là loại chè đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Chè Shan Tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Tày, Mông, Dao. Cây chè là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái chè phải trèo hẳn lên cây. Có những gốc chè vài người ôm không xuể. Nằm ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét, mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho Chè Shan tuyết có chất lượng tốt. Chè Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là chè sạch. Chè shan tuyết cổ thụ được trồng lâu đời qua các thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông, có những vườn chè shan tuyết có tuổi thọ vài trăm năm, chè shan tuyết cổ thụ có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Nhân dịp tiếp thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohamad sang thăm Việt Nam năm 2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng một gói chè Shan tuyết cho ông như là một đặc sản của Việt Nam.
1
null
Chỉ số nghèo (tiếng Anh:Human Poverty Index-HPI) một chỉ số của mức sống trong một quốc gia, được Liên hợp quốc phát triển để bổ sung cho Chỉ số phát triển con người (HDI-Human Development Index) và lần đầu tiên được báo cáo như là một phần của Báo cáo phát triển con người năm 1997. Nó được coi là phản ánh rõ nét về mức độ thiếu thốn ở các nước phát triển hơn là chỉ số HDI. Từ năm 2010, chỉ số này được Liên hợp quốc thay thế bằng Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index). HPI là chỉ số đo lường mức độ nghèo khổ của con người trên ba phương diện cơ bản: tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Chỉ số này ở một quốc gia càng cao thì chứng tỏ tình trạng đói nghèo của quốc gia đó càng nghiêm trọng. Liên hợp Quốc sử dụng HPI-1 cho các nước đang phát triển, HPI-2 cho các nước OECD. Ở các nước đang phát triển, UNDP đưa ra công thức đo lường chỉ số này như sau: Đối với các nước đang phát triển (HPI-1). Trong đó: formula_2: tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi. formula_3: tỷ lệ người trưởng thành mù chữ. formula_4: tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. formula_5: 3 Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn; ngược lại HPI càng nhỏ thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó không còn tình trạng nghèo đói. Đấy là lập luận về mặt lý thuyết, còn trên thực tế chỉ có thể không còn người nghèo tuyệt đối, song không bao giờ hết nghèo tương đối do khoảng cách thu nhập và mức sống của các nhóm dân cư của từng quốc gia vẫn tồn tại. Một điểm cần lưu ý là khi nghiên cứu chỉ tiêu HPI, có thể cảm giác nó không liên quan nhiều lắm tới nhu cầu chi tiêu hay thu nhập của gia đình, nhưng trên thực tế các chỉ tiêu thành phần của HPI có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu chi tiêu và thu nhập của con người. Nếu thu nhập thấp, nhu cầu chi tiêu không đảm bảo sẽ làm cho sự thiếu hụt trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… tăng lên. Chính mối quan hệ đó nói lên bản chất và tính đa dạng của nghèo đói. Đối với những nước có nguồn thu nhập cao được chọn từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (HPI-2). formula_2: Tỷ lệ trẻ sinh ra không sống đến 60 tuổi (%) formula_3: Tỷ lệ người trưởng thành thiếu kỹ năng đọc viết chức năng formula_4: Dân số có mức thu nhập dưới 50% của mức trung bình formula_10: Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (kéo dài trên 12 tháng) formula_5: 3</small> Báo cáo năm 2007-2008, dưới đây là danh sách 19 trong 22 quốc gia có Chỉ số phát triển con người cao nhất (với các quốc gia có số chỉ số nghèo đói thấp nhất ở trên cùng): Ba quốc gia còn lại trong top 22 là Iceland, New Zealand và Liechtenstein.
1
null
Kỳ nghỉ chết cười (tựa gốc tiếng Anh: Blended) là một bộ phim hài lãng mạn của Mỹ sản xuất năm 2014 được dựa trên kịch bản của Ivan Menchell và Clare Sera, với sự tham gia của các diễn viên Adam Sandler và Drew Barrymore với dàn diễn viên gồm Bella Thorne, Emma Fuhrmann, Terry Crew, Joel McHale, Wendi McLendon - Covey, Kevin Nealon và Shaquille O'Neal, bộ phim đã được phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2014. Kỳ nghỉ chết cười Phim là sự tái hợp của cặp đôi Adam Sandler – Drew Barrymore, nó đánh dấu sự hợp tác lần thứ ba giữa các diễn viên hài Sandler và Barrymore, sau bộ phim The Wedding Singer' và 50 First Dates. Phim lấy bối cảnh ở vùng châu Phi hùng vĩ và hoang dã. Nội dung. "Kỳ nghỉ chết cười" là câu chuyện về ông bố và bà mẹ đơn thân Jim Friedman (do Adam Sandler thủ vai) và Lauren Reynolds (do Drew Barrymore thủ vai). Định mệnh cho họ gặp nhau bằng một buổi hẹn hò xem mặt rắc rối khiến cả hai đều quyết định không bao giờ gặp lại nhau. Nhưng cặp đôi này cứ phải chạm mặt nhau hết lần này đến lần khác và hai gia đình của họ tình cờ gặp nhau, thậm chí còn phải ở chung một phòng trong một khu nghỉ mát sang trọng ở châu Phi. Hai gia đình buộc phải ở chung phòng và đi chơi chung với nhau vì họ đều sử dụng vé chui. Sau một tuần gắn bó, hai gia đình dần chuyển từ xung đột sang tình cảm, Jim và Lauren cũng bắt đầu có cảm tình với nhau. Nhân vật nam chính Jim Friedman là một người đàn ông góa vợ nuôi dưỡng ba cô con gái và nhân vật nữ chính Lauren Reynolds là một người phụ nữ đã ly hôn, có hai cậu con trai với nhiều rắc rối nực cười quanh cách nuôi dưỡng con của ông bố, bà mẹ này. Adam Sandler đóng vai ông bố góa vợ nuôi ba cô con gái còn Drew Barrymore đóng vai một người phụ nữ bị chồng phụ bạc, một mình nuôi hai cậu con trai. Adam Sandler là một người đàn ông vững chãi, Drew Barrymore ngọt ngào, duyên dáng, hài hước, tuy nhiên biên kịch cho cô thêm tính cách thích kiểm soát, luôn căng thẳng trước mọi vấn đề. Ba con của Jim dù là gái nhưng được bố - một nhân viên của cửa hàng thể thao - cho ăn mặc như con trai. Ngược lại, bà mẹ Lauren thì hướng con trai tránh xa những trò chơi vận động mạnh mẽ, trong khi hai cậu nhóc chỉ thích quậy phá, leo trèo. Có hàng loạt tình huống khó xử trong quá trình nuôi dạy con của hai nhân vật chính. Lauren cẩn thận, cầu kỳ không sao kiểm soát được hai cậu con trai nghịch. Jim yêu ba cô con gái nhưng có phần qua loa trong việc nuôi dạy con, không biết xử lý thế nào với những rắc rối tâm sinh lý khi con gái lớn. Bên cạnh hai diễn viên chính, dàn diễn viên phụ gồm năm đứa con (ba gái, hai trai) cùng nhiều nhân vật khác trong khu vực khách sạn cũng tạo ra những câu chuyện hài hước rất độc đáo. Đạo diễn Frank Coraci đã xây dựng được nhiều nhân vật với nhiều tính cách khác nhau và đã dung hòa rất tốt trong cùng một bộ phim, mỗi nhân vật đều có cá tính riêng. Kịch tính bắt đầu khi Jim và Lauren vô tình gặp lại nhau trong chuyến du lịch châu Phi sau khi đã thất vọng về nhau trong lần đầu hẹn hò. Đã vậy, hai gia đình của họ còn được sắp xếp ở chung phòng, đi chơi chung với nhau. Không chỉ người lớn đấu khẩu, bọn trẻ cũng đối đầu nhau. Sau một tuần, họ hiểu nhau hơn, từ chiến tranh chuyển thành hòa bình, từ ghét thành yêu, từ hai gia đình thành một mái ấm. Châu Phi đầy nắng gió chính là nơi hàn gắn, kết nối hai gia đình oan gia trong "Kỳ nghỉ chết cười". Chính khung cảnh hoang dã nhưng không kém phần lãng mạn và sôi động của châu Phi đã đưa Jim và Lauren đến gần nhau hơn. Hai gia đình oan gia những tưởng sẽ ghét nhau nhưng sau một tuần cùng nhau khám phá, trải nghiệm các hoạt động ở châu Phi, họ đã hiểu nhau và xích lại gần nhau. Vùng đất hoang dã này đã trở thành lý do quan trọng trong sự tiến triển tình cảm của cặp đôi nhân vật chính cũng như hai gia đình. Hilary phải lòng Jake, một chàng trai trong nhóm du khách, từ cái nhìn đầu tiên. Jim thân thiết với hai cậu con trai của Lauren, giúp chúng chơi một số môn thể thao mạo hiểm. Lauren cũng thân thiết với ba cô con gái của Jim, giúp Hilary thay đổi phong cách từ tomboy sang dịu dàng nữ tính hơn, việc này làm Jake chú ý đến cô. Jim và Lauren bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhau. Vào đêm cuối cùng của chuyến du lịch, Jim và Lauren có một bữa ăn tối lãng mạn, cả hai sắp hôn nhau thì Jim bỗng dưng từ chối. Sau khi về Mỹ, Jim nhận ra rằng anh yêu Lauren rất nhiều. Được sự động viên của các con, Jim mang một bó hoa đến nhà Lauren để tặng cô, dự định tỏ tình với cô nhưng lại gặp chồng cũ của cô là Mark. Sự hiện diện của Mark khiến Jim buồn bã ra về. Mark muốn tái hợp với Lauren nhưng cô từ chối vì cô cho rằng anh ta không phải người bố tốt và anh ta đã từng ngoại tình khi họ còn là vợ chồng. Lauren và Brendan đến ủng hộ Tyler trong trận đấu bóng chày. Mark lại bận công việc nên không thể đến xem con trai thi đấu. Jim và ba cô con gái bất ngờ đến cổ vũ cho Tyler, giúp cậu chơi một cách tự tin hơn và giành chiến thắng. Sau đó Jim và Lauren thổ lộ tình cảm với nhau rồi hôn nhau trước sự vui mừng của những đứa con của họ. Nhận xét. Tại Việt Nam, phim được một số báo chí đánh giá cao vì tính nhẹ nhàng và tính nghệ thuật của phim. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi xem Blended nhiều người sẽ phải thay đổi quan niệm hoàn toàn về một châu Phi là nghèo đói, là nhàm chán, là vô vị vì những cảnh trong phim như bầu trời xanh thẳm, ánh nắng vàng ruộm, không gian mênh mông hùng vĩ, khung cảnh hoang dã nơi đây đã trở thành một hoạt động tham quan phục vụ cho du lịch và được khắc họa rất rõ nét trong bộ phim. Đặc biệt là khi gia đình Blended hòa vào dòng người ca hát nhảy múa trên đường phố, cùng tham gia các trò chơi vận động như chèo thuyền hay nhảy dù, cưỡi đà điểu, đồng thời cũng được tham quan cuộc sống hoang dã của các loài động vật ở châu Phi, những hoạt động thú vị, những con người đậm chất châu Phi. Không khí vui nhộn, sôi động của châu Phi trở thành bản nhạc nền xuyên suốt bộ phim từ đầu tới cuối. Bộ phim này có nhiều tình huống gây cười với những câu thoại hông minh, hài hước, nhiều tình huống gây cười khó lường, và tuyến nhân vật phụ đáng yêu. Trong phim có một ban nhạc ở châu Phi lập dị. Họ luôn xuất hiện ở những tình huống bất ngờ nhất, hát đúng tâm trạng của nhân vật nhất, hài hước như phim hoạt hình vậy và mang đến tiếng cười, niềm hạnh phúc lây lan cho khán giả. tình huống gây cười trong phim duyên dáng chứ không thô tục Kỳ nghỉ chết cười tôn vinh những giá trị tình thân ở mức cao nhất, khiến người xem không khỏi xúc động. Giữa những tình huống hài hước tràn ngập trong phim, vẫn có những giây phút lắng đọng khi những đứa trẻ sống trong gia đình thiếu cha, mẹ bày tỏ tâm tư, những khoảnh khắc đầy cảm động về tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cho nên đây là bộ phim giúp khán giả nghĩ về cuộc sống một cách lạc quan hơn, và biết cách yêu thương hơn. Kỳ nghỉ chết cười cũng là bộ phim hiếm hoi mang đến khán giả những hình ảnh và giai điệu đậm nét văn hóa của vùng đất châu Phi, nơi có vô vàn hoạt động thú vị diễn ra. Khán giả xem phim chứng kiến các buổi đi xem thú đầy chân thực, những màn cưỡi đà điểu vui nhộn hay những chuyến bay dù lượn, châu Phi hiện ra trên phim đẹp. Bối cảnh một châu Phi hoang dã và phần âm nhạc với những giai điệu rộn rã, những khung hình lãng mạn của thiên nhiên cùng các trò chơi mạo hiểm, vui nhộn như cưỡi đà điểu, ngồi trên xe jeep hoặc bay dù lượn nhìn rừng rậm, ngắm những con thú hoang. Cách xử lý góc quay trong phim không quá nổi loạn nhưng lại rất độc đáo, không quá cũ kỹ hay cổ điển. Cách di chuyển máy quay nhiều nhưng không dày đặc giúp không khí trong phim chuyển động rất nhẹ nhàng, vừa đủ để nó không bị nhàm chán và cũng vừa đủ để không khiến khán giả bị phân tâm khỏi nội dung. Âm nhạc cũng đóng góp vai trò lớn trong thành công của bộ phim với những âm nhạc đậm chất châu Phi và đây là bộ phim không nên bỏ qua.
1
null
"Chiến dịch trái tim bên phải" là bộ phim Việt Nam thuộc thể loại hài hước / tâm lý / tình cảm lãng mạn của đạo diễn Đào Duy Phúc, được Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 2005. Phim nói về một nhóm học sinh lớp 10 có tên là "nhóm Bát Quái" rất tinh nghịch nhưng cũng không kém phần thông minh. Cô giáo Hoài An (Hồ Ngọc Hà), một cô giáo trẻ mới về nhận lớp đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của các cô cậu học trò, và trở thành thần tượng của bọn trẻ. Bộ phim đưa ra một cách giải thích dí dỏm về nhu cầu thần tượng vốn dĩ là nhu cầu tự nhiên của lớp trẻ. Thần tượng lên ngôi không phải bằng sự lên lớp ra rả, mà bằng chính tính cách độc đáo để đám trẻ "tâm phục khẩu phục". Cả một hội được thành lập gọi là "hội những thành viên hâm mộ cô Hoài An", lúc nào cũng kè kè đi theo hộ tống cô giáo, đặc biệt có cả một chiến dịch được vạch ra nhằm...tìm người yêu cho cô. Và, chính trong sự thần tượng dễ thương và nghịch ngợm đến thế, không khí học tập lại trở nên sống động, tích cực hơn. Phim nhẹ nhàng, vui tươi nhưng không kém phần sâu sắc, thể hiện tâm lý tuổi mới lớn của tuổi học trò. Bộ phim nhận được những đánh giá được đánh giá là một trong những bộ phim hiếm hoi khai thác tốt đề tài học trò và được nhà phê bình Hoài Nam của báo Tuổi trẻ đưa ra danh sách '5 lý do để xem "Chiến dịch trái tim bên phải" Đây cũng là một trong những vai diễn hiếm hoi trong sự nghiệp diễn xuất của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Bộ phim cũng được phát đi phát lại nhiều lần trên sóng truyền hình sau khi phát hành.
1
null
Quản lý đới bờ biển hoặc quản lý vùng bờ biển (CZM) chủ yếu có “chức năng sản xuất” nhằm kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và thời gian để tạo ra các sản phẩm mong đợi như bãi biển cho nghỉ dưỡng công cộng, tiện nghi hàng hải, chất lượng nước đảm bảo, các vụ cá hàng năm, bảo tồn biển, giảm tổn thất do dâng cao mực biển hoặc các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu . Quản lý tổng hợp (QLTH, IM) ở cấp tác nghiệp đề cập đến sự phối hợp của tất cả các bên có trách nhiệm về các nhiệm vụ cần thiết để hoạch định và thực thi các hoạt động, chẳng hạn hoạt động quản lý đới bờ biển, bao gồm việc nắm giữ và phân bổ các nguồn lực mà các bên phụ thuộc . QLTH là một quá trình liên tục qua đó các quyết định được đưa ra nhằm bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững các khu vực và nguồn lực. QLTH thừa nhận mối quan hệ tồn tại giữa các hoạt động sử dụng khác nhau và tác động tiềm năng tới môi trường. Nó được thiết kế để vượt qua sự rạn vỡ vốn có khi tiếp cận quản lý theo ngành, phân tích các khía cạnh phát triển, mâu thuẫn sử dụng, thúc đẩy sự liên kết và hài hoà giữa các hoạt động khác nhau. Quản lý tổng hợp đới bờ biển (QLTHĐBB, ICZM) là một chương trình tạo dựng nhằm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển, có sự tham gia liên kết của tất cả các ngành kinh tế bị tác động, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ . QLTHĐBB là mẫu hình mới nhất về quản lý các đới bờ biển, liên kết hoạt động đối tác, tập hợp các bên có quyền lợi, là một quá trình phối hợp và các hoạt động không trùng lặp. Nó bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống vùng bờ và tài nguyên, có xét đến các đặc điểm lịch sử, văn hoá và truyền thống, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng; đó là một quá trình liên tục và tiến hoá nhằm đạt tới sự phát triển bền vững . QLTHĐBB là một quá trình động và liên tục, nhờ đó các quyết định được đưa ra nhằm sử dụng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tài nguyên bờ và biển . Theo Cộng đồng châu Âu (1999), QLTHĐBB là một quá trình động, đa năng và lặp lại nhằm phát triển quản lý bền vững đới bờ biển. Nó gồm một số chu kỳ lặp lại, mà một chu kỳ đầy đủ bắt đầu từ thu thập thông tin, lập quy hoạch (theo nghĩa rộng nhất), ra quyết định, quản lý và giám sát thực hiện và kết thúc bằng đánh giá thực hiện. QLTHVBB có sự tham gia và hợp tác được đồng thuận của tất cả các bên có lợi ích để đạt được các mục tiêu xã hội ở một đới bờ biển xác định và thực thi các hành động nhằm hướng tới các mục đích này. Về lâu dài, QLTHĐBB tiến tới sự cân bằng về các mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội, văn hoá và nghỉ dưỡng, nằm trong phạm vi của quá trình tự nhiên. “Tổng hợp” ở đây mang nghĩa tổng hợp các mục tiêu và lợi ích, tổng hợp các cách thức cần thiết để đạt mục tiêu; tổng hợp mọi lĩnh vực chính sách và mọi ngành liên quan; tổng hợp về không gian, gồm cả các phần biển và đất liền của vùng quản lý. Nói ngắn gọn nhất: “Tổng hợp” mang nghĩa hòa nhập (integration), đa ngành (multi- sector), đa mục tiêu (multi-purpose) và đa lợi ích (multi-benefits). Tổng quát về đới bờ. Đới bờ là vùng không gian tương tác giữa biển và đất liền. Đới bờ biến đổi theo từng loại, đặc điểm và cường độ các quá trình địa chất xảy ra dọc chúng. Chúng có thể biến đổi nhanh và mạnh dưới sự tượng tác của đất liền và biển, hoặc chúng có thể tương đối ổn định. Theo Chương trình Tương tác Đại dương – Lục địa ở đới bờ (LOICZ), ở quy mô toàn cầu, đới bờ biển: “trải rộng từ đồng bằng ven biển tới mép thềm lục địa, được xem là vùng ngập chìm và phơi cạn luân đổi trong các kỳ dao động mực biển vào thời kỳ Đệ tứ muộn” Về phương diện quản lý, đới bờ biển bao gồm vùng nước ven bờ (gồm cả các phần đất nổi trên và nằm dưới) và vùng đất ven biển (gồm cả nước mặt và nước ngầm) tương tác mạnh mẽ với nhau; gồm cả một số đơn vị hành chính ven biển, các đảo, các khu chuyển tiếp, vùng triều, bãi lầy mặn, đất ngập nước và bãi biển Ở Việt Nam, giới hạn phía biển của đới thường được chọn ở khoảng độ sâu 30 - 50m nước tùy vùng và giới hạn phía lục địa được lấy theo địa giới hành chính các huyện ven biển Tài nguyên đới bờ. Tài nguyên bờ thuộc hai nhóm chính: tài nguyên sinh vật (đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, tiềm năng bảo tồn, nguồn lợi thủy sản mặn-lợ, tiềm năng nuôi trồng thủy sản) và phi sinh vật (dầu khí, sa khoáng ven biển, vật liệu xây dựng, tiềm năng phát triển du lịch, tiềm năng phát triển cảng-hàng hải), tiềm năng vị thế... Theo mức độ tái tạo người ta chia ra: tài nguyên tái tạo (lượng sử dụng sẽ tự phục hồi lại sau một đơn vị thời gian như nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái...) và không tái tạo (dùng bao nhiêu hết bấy nhiêu như dầu khí, khoáng sản khác...). Các hệ sinh thái ven biển và ven bờ được xem là yếu tố đầu vào để phát triển bền vững một số ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái. Bảo toàn chức năng tự nhiên của hệ chính là giữ được nguồn vốn sinh thái cho phát triển bền vững các ngành kinh tế trên nói riêng và vùng bờ nói chung. Quản lý tổng hợp đới bờ. Vì sao phải quản lý tổng hợp đới bờ. Phát triển đa ngành ở vùng bờ. Với những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, hệ sinh thái,… đới bờ trở thành nơi tập trung dân cư, phát triển kinh tế, khai thác nguồn lợi từ nó để phục vụ cho đời sống con người. Phát triển đa ngành đới bờ trở thành một vấn đề quan trọng trong chính sách của các quốc gia có đường bờ biển. Bao gồm: Sức ép từ phát triển đa ngành. Một khi con người đã chấp nhận sự phát triển đa ngành nghĩa là chúng ta chấp nhận những tác động của nó đến môi trường xung quanh. Đó là: Từ đó có thể thấy rằng, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đới bờ cũng như đạt được mục tiêu phát triển bền vững, ICZM là một vấn đề bức thiết và quan trọng. Khái niệm phát triển bền vững. Khái niệm này được đưa ra trong báo cáo năm 1987 của Uỷ ban Phát triển và Môi trường Thế giới. Sự bền vững hay phát triển bền vững"việc đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu và lợi ích của thế hệ tương lai". Ba ý quan trọng của sự phát triển bền vững: Để đơn giản hoá, bền vững được hiểu là cách con người sống khoẻ và hữu ích, từ đó cho phép cân bằng giữa lợi ích của tất cả mọi người và việc bảo vệ môi trường thông qua sử dụng hợp lý. Mục tiêu của quản lý tổng hợp đới bờ. ICZM muốn thành công phải tuân theo và hành động dựa trên nguyên tắc bền vững. Mục tiêu của ICZM: Đặc điểm của quản lý tổng hợp đới bờ. Có tính liên tục, gồm nhiều chu kì và có thể điều chỉnh. Ranh giới xác định gồm cả hai phần: Phần biển và đất liền. Có một thiết chế tổ chức với tư cách là một tổ chức độc lập hoặc một mạng lưới của các tổ chức. Tổng hợp các dự báo, bao gồm cả dự báo thực tại và tiềm tàng, các dự báo trong vùng bờ và ngoài vùng bờ. Duy trì và tôn trọng văn hoá truyền thống, tâm linh và những kiến thức bản địa. Thu hút cộng đồng địa phương và xem xét tính nhạy cảm. Khía cạnh "tổng hợp" trong quản lý tổng hợp đới bờ. Khái niệm này được đưa ra nhằm đánh giá đúng mục đích của công tác quản lý tổng hợp đới bờ. Nó bao gồm: Thống nhất giữa các ngành: Trong phạm vi đới bờ có nhiều ngành khác nhau cùng hoạt động. Các hoạt động của con ngườn chủ yếu là các hoạt động kinh tế như du lịch, đánh bắt/nuôi truồng thủy hải sản và cảng biển. Ý nghĩa của sự hợp tác, chung sức giữa các ngành là yêu cầu chính cho sự thống nhất giữa các ngành trong phạm vi ICZM nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững hiểu rõ giá trị của các yếu tồ khác trong khu vực. Tổng hợp giữa các yếu tố đất – nước trong đới bờ: Ở đây nghĩa là hiểu rõ đặc điểm tự nhiên của môi trường, môi trường đới bờ là mối quan hệ động lực giữa các quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, cần liên hệ giữa sự thay đổi của hệ thống và các đặc điểm của nó với các tác động sẽ xảy ra. Thống nhất giữa các cấp chính quyền: Giữa các cấp chính quyền, tính nhất quán và sự hợp tác là cần thiết thông qua việc lên kế hoạch và chính sách. Mục tiêu và hành động chung làm tăng tính hiệu quả và giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn. Thống nhất giữa các quốc gia: Có thể thấy ICZM là một công cụ quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Nếu giữa các quốc gia có niềm tin và mục tiêu chung thì vấn đề phạm vi quá lớn có thể được giảm thiểu hoặc han chế. Phối hợp chính sách giữa nhà nước và nhân dân, và nếu có điều kiện tiến hành cơ chế đồng quản lý (nhà nước và nhân dân cùng làm). Tổng hợp các nguồn lực hiện có để quản lý, nghĩa là nguồn nhân lực, tài chính, vật chất, thiết bị.
1
null
Thành phố đặc biệt (Tiếng Hàn: 특별시, Hanja: 特別市) là một trong những cấp đầu tiên của phân cấp hành chính ở Hàn Quốc. Seoul là thành phố đặc biệt duy nhất ở Hàn Quốc. Năm 1947, dưới thời Chính phủ Quân sự Hoa Kỳ, Gyeongseong-bu, Gyeonggi-do được thăng cấp thành Seoul và tách khỏi Gyeonggi-do. Thành phố trực thuộc trung ương và thành phố tự trị đặc biệt và chính quyền cấp tỉnh ngang cấp với chính quyền địa phương đô thị, nhưng thị trưởng đặc khu ở cấp bộ cao hơn so với cấp thứ trưởng của thị trưởng đô thị và tỉnh trưởng. Vị trí trong hệ thống cấp bậc và phân loại. Thành phố đặc biệt là đơn vị hành chính có thứ hạng cao nhất ở Hàn Quốc. Đơn vị hành chính này có cùng cấp với tỉnh. Có ba loại thành phố thuộc thứ cấp đầu tiên ở Hàn Quốc. Ban đầu Seoul được chỉ định là một "thành phố tự do đặc biệt" hay "đặc biệt tự do thị" ("teukbyeol jayusi"; ; ) tách ra từ Gyeonggi ngày 15 tháng 8 năm 1946; sau đó nó trở thành "Thành phố Đặc biệt" ("teukbyeolsi"; vào ngày 15 tháng 8 năm 1949. Quản lý. Trong thành phố đặc biệt Hàn Quốc, thị trưởng là quan chức cấp cao nhất phụ trách. Thị trưởng được bầu trực tiếp bởi người dân địa phương và có nhiệm kỳ là bốn năm.
1
null
Myeon, myŏn hoặc myon là một đơn vị hành chính của cả Triều Tiên và Hàn Quốc tương tự như đơn vị xã. Hàn Quốc. Cùng với "eup", "myeon" là của một huyện ("gun") và một vài thành phố ("si") có dân số ít hơn 500.000. "Myeon" có số lượng dân số ít hơn "eup" và đại diện cho các vùng nông thôn của một huyện hoặc thành phố. Myeon được chia thành ấp ("ri"). Giới hạn dân số tối thiểu là 6.000.
1
null
UDFj-39546284 là tên của một thiên hà được báo cáo vào ngày 27 tháng 1 năm 2011, và tia hồng ngoại phát ra từ nó là ánh sáng già nhất được phát hiện, quan sát bằng kính viễn vọng không gian Hubble. Đối tượng được G. Illingworth (Đại học California), R. Bouwens (Đại học California và Đại học Leiden) và nhóm HUDF09 xác định trong năm 2009 đến 2010. UDFj-39546284 nằm trong chòm sao Thiên Lô và đã được xác nhận tính đến tháng 11 năm 2012 với dịch chuyển đỏ z~10, dữ liệu được lấy từ kính viễn vọng Hubble và Spitzer, gồm cả Hubble eXtreme Deep Field (XDF). Đến tháng 12 năm 2012, nó được báo cáo đạt dịch chuyển đỏ z=11.9, dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble và Spitzer, gồm cả Hubble Ultra-Deep Field (HUDF). Nguồn sao thực phát ra ánh sáng này không còn tồn tại. Các sao này có khả năng là một thiên hà nhỏ đặc gồm những sao màu xanh, mà hình ảnh của chúng hiện được quan sát đã cách đây 13,420,000,000 năm, khoảng "380 triệu năm " sau vụ nổ Big Bang (ước tính khoảng 13.8 tỷ năm trước đây). Tại thời điểm công bố, nó là thiên hà lâu đời nhất được tìm thấy và xa hơn khoảng cách được kỷ lục trước đó khoảng 150 triệu năm ánh sáng. Ngoài việc ghi được kỷ lục khoảng cách mới, UDFj-39546284 lại còn trở thành thiên hà già nhất được tìm thấy tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2012. Nó có thể vẫn như vậy cho đến khi ra mắt dự kiến ​​của kính viễn vọng không gian James Webb đôi khi thập kỷ này.
1
null
Dòng chảy bề mặt xảy ra khi đất có lượng nước cung cấp vượt quá độ thấm tối đa, nước này có thể là nước mưa, nước tan ra hoặc nước từ nguồn khác chảy qua đất. Đây là một phần chính của vòng tuần hoàn nước và là tác nhân của nước xói mòn. Dòng chảy tạo ra trên bề mặt trước khi đạt được kênh thì có thể gọi là không đáng kể. Nếu một nguồn không đáng kể chứa chất gây ô nhiễm nhân tạo thì dòng chảy được gọi là nguồn gây ô nhiễm không đáng kể. Một diện tích hay một vùng được giới hạn bởi các đường phân thủy và được khống chế bởi một mạng sông được gọi là lưu vực thoát nước. Khi dòng chảy trên mặt đất, nó có thể nhận chất gây ô nhiễm như xăng, dầu thuốc trừ sâu hoặc phân bón mà trở thành nguồn xả ô nhiễm không đáng kể. Ngoài gây xói mòn và ô nhiễm nước, dòng chảy mặt là nguyên nhân chính gây lũ lụt đô thị dẫn đến thiệt hại tài sản.. Nguồn gốc. Dòng chảy mặt có thể được tạo ra bởi mưa, tuyết rơi hoặc sự tan chảy của tuyết, hay sông băng. Tuyết và sông băng tan chảy chỉ xảy ra ở những khu vực đủ lạnh cho các thành băng vĩnh cửu. Thường tuyết tan sẽ đạt đỉnh vào mùa xuân và sông băng tan chảy vào mùa hè, dẫn đến lưu vực dòng chảy ở các sông bị ảnh hưởng bởi chúng. Yếu tố quyết định tỷ lệ của sự tan chảy của sông băng tuyết hoặc là cả hai nhiệt độ không khí và thời gian của ánh sáng mặt trời. Ở các vùng núi cao, suối thường xuyên tăng lên vào những ngày nắng và rơi vào những mây vì lý do này. Ở những nơi không có tuyết, dòng chảy sẽ đến từ lượng mưa. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng mưa sẽ sản xuất dòng chảy vì lưu trữ trong đất. Trên đất cực kỳ cổ xưa của Úc và Nam Phi, rễ proteoid với các mạng vô cùng dày đặc của họ lông rễ có thể hấp thụ quá nhiều nước mưa như để ngăn dòng chảy ngay cả khi một số lượng lớn lựu lượng mưa vào mùa thu.Trong các khu vực này, thậm chí trên đất sét ít nứt, số lượng cao của lượng mưa và bốc hơi là tiềm năng cần thiết để tạo ra bất kỳ dòng chảy bề mặt. Dòng chảy mặt khi đất được bão hòa Dòng chảy mặt xảy ra khi cường độ mưa vượt quá tốc độ thấm của đất và tổng lượng mưa lớn hơn độ thiếu bão hòa của đất. Thường xảy ra trong đất khô cằn và bán khô hạn, nơi có cường độ mưa cao và khả năng thấm nước kém. Bão hòa dòng chảy trên mặt dư thừa  Khi đất bão hòa và lưu trữ đầy, và tiếp tục mưa, lượng mưa sẽ ngay lập tức tạo ra dòng chảy bề mặt. Mức độ ẩm của đất tiền đề là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cho đến khi đất trở nên bão hòa. Dòng chảy này được gọi là bão hòa dòng chảy trên mặt dư thừa hoặc bão hòa dòng chảy trên mặt. Nó còn được gọi là Hewlettian dòng chảy Độ ẩm tiền đề của đất Đất sẽ có một độ ẩm sau khi nhận nước mưa, Độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng thấm nước. Trong cơn mưa tiếp theo, độ ẩm của đất này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bão hòa của đất. Một khi đất đã bão hòa mà vẫn nhận được nguồn nước cung cấp thì dòng chảy mặt sẽ xảy ra. Ảnh hưởng của con người. Đô thị hóa làm tăng dòng chảy bề mặt, bằng cách tạo ra nhiều hơn các bề mặt không thấm nước như vỉa hè và các tòa nhà, không cho phép thẩm thấu của nước xuống qua đất đến tầng nước ngầm. Thay vào đó dòng chảy nước mưa được dẫn trực tiếp vào suối hoặc cống rãnh, nơi xói mòn và bồi lắng có thể là vấn đề lớn, ngay cả khi không phải là lũ lụt. Khi con người thải các chất ô nhiễm do vào dòng chảy, tác động của con người được mở rộng tạo ra ô nhiễm nguồn nước. Các chất ô nhiễm này có thể tiếp cận với các vùng nước tiếp nhận khác nhau như suối, sông, hồ, cửa sông và đại dương, ngay cả vào các hệ thống nước và hệ sinh thái liên quan đến con người.. với những thay đổi hóa học của nước Một báo cáo năm 2008 của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ xác định chất lượng nước mưa đô thị như một vấn đề hàng đầu của nước các ở Mỹ. Tác động của dòng chảy mặt. xói mòn và lắng đọng Dòng chảy mặt gây xói mòn bề mặt Trái Đất, lắng đọng là việc tích tụ các vật liệu xói mòn.. Có bốn loại xói mòn chính: xói mòn bắn tóe (sự di chuyển và vận động của các hạt dưới tác động của các hạt mưa), xâm thực mương xói (sự xâm thực đất và các đá mềm chủ yếu do nước chảy tạo thành các mương hẹp và thường có nước vào lúc mưa to, sau nước lũ hoặc do nước băng tan, xói mòn bề mặt (rửa lũa trên mặt), xói mòn lòng suối Xói mòn bắn tóe là kết quả của vụ va chạm cơ học của hạt mưa với mặt đất. Hạt đất sai vị trí trở nên lơ lửng trong dòng chảy bề mặt và đưa vào sông suối. xăm thực mương xói  xảy ra khi sức mạnh của dòng chảy đủ mạnh mà nó cắt giảm một kênh được xác định rõ. Các kênh có thể được làm nhỏ như một cm rộng hoặc lớn như vài mét. xói mòn bề mặt là giao thông vận tải đường bộ của dòng chảy mà không có một kênh được xác định rõ. Trong trường hợp xói mòn lòng suối, một lượng lớn vật liệu có thể được vận chuyển trong một khoảng thời gian nhỏ. Xói mòn lòng suối là tiêu hao của các ngân hàng hoặc đáy dòng chảy của sông, lạch nhanh chóng Năng suất cây trồng giảm thường do xói mòn, và những hiệu ứng này được nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn đất. Các hạt đất thực hiện trong dòng chảy thay đổi kích thước từ khoảng 0,001 mm đến 1,0 mm đường kính. Hạt lớn hơn giải quyết trên một khoảng cách vận chuyển ngắn, trong khi các hạt nhỏ có thể được thực hiện trên một khoảng cách dài lơ lửng trong cột nước. Xói mòn của đất bùn có chứa các hạt nhỏ hơn tạo ra độ đục và giảm truyền tải ánh sáng, phá vỡ hệ sinh thái thủy sinh. Toàn bộ các phần của quốc gia đã được trả lại không hiệu quả bởi sự xói mòn. Trên trung tâm cao cao nguyên của Madagascar, khoảng mười phần trăm diện tích đất của quốc gia đó, hầu như toàn bộ cảnh quan là không có các thảm thực vật, với rãnh rãnh xói mòn thường vượt quá 50 mét sâu và rộng một cây số. Canh tác nương rẫy là một hệ thống canh tác mà đôi khi kết hợp các dấu gạch chéo và ghi phương pháp ở một số vùng trên thế giới. Xói mòn làm mất đất đầu màu mỡ và làm giảm khả năng sinh sản và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp của mình. Công nghiệp hiện đại là một nguyên nhân chính gây xói mòn. Trong một số khu vực tại Mỹ vành đai ngô, hơn 50 phần trăm của bản gốc đất mặt đã được mang đi trong vòng 100 năm qua. Tác động môi trường  Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dòng chảy là những tác động  nước bề mặt, nước ngầm và đất thông qua vận chuyển các chất ô nhiễm nước trên các hệ thống này. Cuối cùng các hậu quả dịch vào nguy cơ sức khỏe con người, xáo trộn hệ sinh thái và ảnh hưởng thẩm mỹ đến tài nguyên nước. Một số các chất gây ô nhiễm tạo ra tác động lớn nhất đối với nước mặt phát sinh từ dòng chảy là dầu khí, thuốc diệt cỏ và phân bón. Sự hấp thu lượng của dòng chảy bề mặt của thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm khác đã được nghiên cứu từ những năm 1960, và đầu tiếp xúc với thuốc trừ sâu nước đã được biết đến để tăng cường độc tố. Trong trường hợp nước mặt, ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước, kể từ khi sông suối đã nhận được dòng chảy mang theo hóa chất khác nhau hoặc trầm tích. Khi nước bề mặt được sử dụng như nước uống cung cấp, họ có thể bị tổn hại liên quan đến nguy cơ sức khỏe và uống nước thẩm mỹ (có nghĩa là, mùi, màu sắc và độ đục hiệu ứng). Ô nhiễm nước bề mặt có nguy cơ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của thủy loài mà họ lưu trữ; những thay đổi này có thể dẫn đến tử vong, chẳng hạn như cá chết, hoặc thay đổi sự cân bằng của quần thể hiện tại. Tác động cụ thể khác đang giao phối động vật, sinh sản, trứng và ấu trùng khả năng tồn tại, sự sống còn vị thành niên và năng suất cây trồng. Một số nghiên cứu cho thấy dòng chảy bề mặt của thuốc trừ sâu, chẳng hạn như DDT, có thể làm thay đổi giới tính của loài cá di truyền. Dòng chảy bề mặt xảy ra trong rừng có thể cung cấp nitơ khoáng sản và phosphor cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Nước chảy tràn trong rừng lá kim cũng được làm giàu với axit humic và có thể dẫn đến humification của các cơ quan nước Trong trường hợp nước ngầm, vấn đề chính là ô nhiễm nước uống. Liên quan đến ô nhiễm đất, nước chảy có thể có hai con đường quan trọng của mối quan tâm. Thứ nhất, nước chảy có thể trích xuất chất gây ô nhiễm đất và mang chúng theo hình thức ô nhiễm nước đến môi trường sống thủy sản thậm chí còn nhạy cảm hơn. Thứ hai, dòng chảy có thể gửi tiền chất gây ô nhiễm trên đất hoang sơ, tạo ra sức khỏe hoặc hậu quả sinh thái Vấn đề nông nghiệp Bên cạnh đó, các vấn đề nông nghiệp liên quan đến việc vận chuyển hóa chất nông nghiệp (nitrat, phosphat, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ..) thông qua dòng chảy bề mặt. Kết quả này xảy ra khi sử dụng hóa chất là quá mức hoặc kém theo thời gian đối với lượng mưa cao. Dòng chảy bị ô nhiễm không chỉ là một sự lãng phí hóa chất nông nghiệp, mà còn là một mối đe dọa môi trường hệ sinh thái vùng hạ lưu. Lũ lụt. Lũ lụt xảy ra khi nguồn nước cung vượt quá lưu lượng miền thoát. Tần suất mà điều này xảy ra được mô tả bởi một thời gian trở lại đây. Lũ lụt là một quá trình tự nhiên, trong đó duy trì thành phần và các quá trình của hệ sinh thái, nhưng nó cũng có thể được thay đổi bằng cách sử dụng đất thay đổi như kỹ thuật sông. Lũ lụt có thể gây cả lợi lẫn hại cho xã hội. Theo nền nông nghiệp sông Nile, họ  đã lợi dụng lũ lụt làm lắng các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, vì số lượng và tính nhạy cảm của các khu định cư tăng, lũ lụt ngày càng trở thành một mối nguy hiểm tự nhiên. Trong khu vực đô thị, dòng chảy bề mặt là nguyên nhân chính của lũ lụt đô thị, nổi tiếng với tác động lặp đi lặp lại và tốn kém của nó đối với cộng đồng.Tác động xấu: thiệt hại về người, thiệt hại tài sản, gây ô nhiễm nguồn nước, mất mùa, và trật khớp và xã hội vô gia cư tạm thời. Lũ lụt là một trong những tàn phá nhất của thiên tai
1
null
Vườn quốc định Zaō (蔵王国定公园 "Zaō Kokutei Koen ?") là một Vườn quốc gia dự kiến trong dãy núi Ōu, kéo dài từ Miyagi tới Yamagata, Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1963, tính năng chính của khu vực là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh núi Zaō. Nó được đánh giá là một Khu vực bảo vệ cảnh quan (loại V) theo IUCN. Khu bảo tồn được quản lý bởi chính quyền địa phương cấp tỉnh, đó là tỉnh Yamagata và Miyagi. Tham khảo. =Liên kết ngoài==
1
null
là một vườn quốc gia dự kiến nằm ở tỉnh Aichi, Nhật Bản. Nó được đánh giá là một Khu vực bảo vệ cảnh quan (loại V) theo IUCN. Khu vực bao gồm các vùng ven biển của bán đảo Atsumi, bờ biển Thái Bình Dương của bán đảo Chita cũng như đảo và một phần của bờ biển phía bắc vịnh Mikawa. Được thành lập ngày 10 tháng 4 năm 1958, khu bảo tồn tự nhiên này có diện tích 94,4 km ² và được quản lý bởi chính quyền địa phương tỉnh Aichi.
1
null
Vườn quốc định Aichi Kōgen (天竜奥三河国定公园 "Aichi-Kogen Kokutei Koen ?") là một Vườn quốc gia dự kiến có diện tích 21.705 ha (53.630 mẫu Anh) nằm tại vùng Tokai, trên đảo Honshu, Nhật Bản. Nó được đánh giá là một khu bảo vệ cảnh quan (loại III) của IUCN. Giống như Quốc định Vườn quốc gia Hida-Kisogawa và Tenryū-Okumikawa gần đó, khu vực này bao gồm cảnh quan núi rừng với những hẻm núi và rừng rậm. Nằm trên địa giới giữa Shizuoka và Aichi, nhưng khu bảo tồn này nằm hoàn toàn trong tỉnh Aichi. Nó cũng bao gồm một phần của đường mòn tự nhiên Tokai, khu vực xung quanh đập thủy điện Yahagi và các khu vực danh lam thắng cảnh Kourankei. Khu vực được xác định là Khu bảo tồn Vườn quốc gia vào ngày 28 tháng 12 năm 1970 và được quản lý bởi chính quyền tỉnh Aichi.
1
null
Thương Nguyệt () tên thật là Vương Dương (王洋), sinh ngày 15 tháng 5 năm 1979 tại Chiết Giang, Trung Quốc là một trong những tác giả đại diện tiêu biểu của dòng tiểu thuyết tân võ hiệp tại Trung Quốc đại lục. Tên tuổi của cô được liệt vào nhóm "Thần Châu Tân ngũ hiệp", một trong năm đại diện nổi bật của dòng kiếm hiệp Trung Quốc hiện nay. (nhóm Thần Châu ngũ hiệp bao gồm: Kim Dung, Lương Vũ Sinh, Cổ Long, Ngọa Long Sinh và Ôn Thụy An.) Ngoài ra, cô còn được xem là nhân vật hăng hái đi đầu trong phong trào sáng tác truyện võ hiệp của phái nữ. Tiểu sử. Thương Nguyệt tốt nghiệp trung học tại Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang năm 1997, và đã được nhận vào Khoa Kiến trúc, Đại học Chiết Giang học tập, tiếp tục theo đuổi bằng thạc sĩ và tốt nghiệp vào năm 2004, và hiện đang làm việc tại một viện thiết kế xây dựng ở Chiết Giang. Sự nghiệp viết văn. Thương Nguyệt bắt đầu đăng truyện trực tuyến lên mạng từ năm 2011. Ban đầu cô nổi tiếng với thể loại võ hiệp, sau là đến thể loại tiểu thuyết viễn tưởng huyền bí dài tập. Thương Nguyệt từng giành được giải nhất trong cuộc bình bầu tác phẩm Tân võ hiệp do tạp chí Đại hiệp và Danh thám tổ chức năm 2001 với tác phẩm "Huyết Vi". Tác phẩm của cô cũng được đăng dài kỳ trên nhiều tạp chí kiếm hiệp. Năm 2007, chỉ trong 10 ngày đầu tiên ra mắt, tác phẩm "Thất dạ tuyết" (trong Đỉnh Kiếm Các hệ liệt) của cô đã bán được hơn 80.000 bản, trở thành tiểu thuyết kiếm hiệp bán chạy nhất trong năm ở Trung Quốc.
1
null
Đêm kinh hoàng (tên gốc tiếng Anh: Night at the Museum ) là bộ phim hành động, phiêu lưu, hài hước chuyển thể từ cuốn sách thiếu nhi cùng tên của Milan Trenc. Câu chuyện bắt đầu sau một cuộc ly dị, anh chàng Larry Dalay (Ben Stiller) cố gắng gây ấn tượng với con trai là Nick Daley (Jake Cherry) nên anh đã làm gác đêm tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên. Sau đó anh phát hiện rằng khi màn đêm buông xuống, tất cả mọi thứ tại bảo tàng sẽ sống dậy. Phim được hãng 20th Century Fox phát hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2006. Sản xuất và đạo diễn bởi Shawn Levy. Hai phần phim tiếp nối của tác phẩm là "Đêm kinh hoàng 2" (2009) và "" (2014). Một bản làm lại cũng được phát triển cho dịch vụ phim trực tuyến Disney+.
1
null
Quận hoặc gu là đơn vị hành chính ở Hàn Quốc. Có hai loại quận ở Hàn Quốc. Một là quận tự trị (, 自治區) của thành phố đặc biệt hoặc đô thị và loại còn lại là quận không tự trị (, 一般區) của một số thành phố. Thành phố với hơn 500.000 người được phép có "gu" (trường hợp ngoại lệ đáng chú ý của quy định này là thành phố Gimhae, Hwaseong, và Namyangju).
1
null
Trận play-off CONCACAF – OFC vòng loại World Cup 2014 là một trận đấu theo thể thức lượt đi-lượt về (sân nhà và sân khách) giữa đội đứng đầu tại Vòng loại 2014 World Cup khu vực châu Đại Dương, New Zealand, và đội đứng thứ 4 vòng loại khu vực CONCACAF, México. Trận đấu được diễn ra vào ngày 13 tháng 11 tại thành phố México và 20 tháng 11 năm 2013 tại Wellington. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, New Zealand tham dự một trận play-off FIFA World Cup; Trước đó, đội tuyển này từng giành chiến thắng 1–0 trước Bahrain ở trận play-off 2010.
1
null
SolarCity là một Công ty của Mỹ cung cấp các giải pháp năng lượng đến các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ. Trong số các dịch vụ cốt lõi mình, công ty thiết kế, hỗ trợ tài chính, cài đặt các hệ thống năng lượng mặt trời, kiểm tra hiệu suất điện, cải tiến và xây dựng các trạm sạc điện cho phương tiện chạy điện. Công ty hiện tại có 2,500 nhân viên . SolarCity phát triển trong vài năm gần đây để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống quang điện tại Mỹ. Toàn thị trường Mỹ đã phát triển từ 440 MW các tấm quang điện trong năm 2009 tới 3,300 Megawatt trong năm 2012, và được kỳ vọng sẽ phát triển tới 4,300 Megawatts trong năm 2013. Lịch sử. SolarCity được thành lập tháng 7 năm 2006 bởi 2 anh em Peter và Lyndon Rive, dựa trên một gợi ý từ ý tưởng một công ty năng lượng mặt trời của người anh họ, Elon Musk, người sau đó đã trở thành chủ tịch và giúp khởi nghiệp công ty. SolarCity là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực quang năng phục vụ cho dân cư tại California kể từ năm 2007, năm hoạt động đầu tiên, theo dữ liệu của California Solar Initiative và là hãng lắp đặt hệ thống quang điện phục vụ dân cư số một tại Mỹ năm 2011, theo hãng nghiên cứu Greentech Media Research. Năm 2013, tạp chí Solar Power World xếp SolarCity đứng thứ 2 trong danh sách những công ty lắp đặt hệ thống quang năng tại Mỹ. Địa điểm. SolarCity đặt trụ sở tại San Mateo, California, nhưng công ty sử dụng một loại hình dịch vụ phân phối, cung cấp lắp đặt từ các trung tâm hoạt động tại địa phương. SolarCity đã có các địa điểm tại: Hoạt động kinh doanh. Cho thuê quang năng. Năm 2008, SolarCity đã giới thiệu một hình thức cho thuê quang năng dành cho các hộ gia đình, một hình thức đã giảm và loại trừ đáng kể chi phí lắp đặt hệ thống quang năng ban đầu. Hình thức cho thuê của SolarCity cho phép các hộ gia đình chỉ phải chi trả ít hơn mỗi tháng bằng việc sử dụng quang năng so với chi trả tiền điện cho công ty điện lực. Quang năng thương mại. SolarCity bắt đầu chủ động cung cấp dịch vụ quang năng tới các doanh nghiệp, chính phủ, và các khách hàng tổ chức phi lợi nhuận từ năm 2008. Tháng 5/2008, công ty đã hoàn thành hệ thống lắp đặt quang năng thương mại lớn nhất của họ tại San Jose cho khu North Campus của eBay. Tháng 7/2008, SolarCity đã hoàn thành hệ thống lắp đặt quang năng thương mại lớn nhất tại San Francisco, cho hãng British Motors, bao gồm 1,606 tấm quang điện. SolarCity đã giới thiệu lựa chọn tài chính mới cho cácc doanh nghiệp năm 2009 và bắt đầu xây dựng các dự án quang điện cho nhiều tập đoàn khác bao gồm cả Walmart, Intel, và quân đội Mỹ. 21/3/2013, SolarCity thông báo rằng, họ sẽ mở một địa điểm mới tại it would Nevada trong việc hợp tác với chính quyền liên bang. Các trạm sạc điện cho xe. SolarCity tham gia vào lĩnh vực kinh doanh sạc điện ô tô bằng việc mua lại mảng kinh doanh SolSource Energy của Clean Fuel Connections, Inc., theo báo cáo được hoàn tất năm 2009 và cũng công bố hợp tác với Rabobank để chế tạo sạc điện miễn phí cho những khách hàng sử hữu xe điện của hãng Tesla Motors hành trình trên tuyến U.S. Route 101 in California giữa San Francisco và Los Angeles. Những chiếc xe có sử dụng cùng công nghệ sạc như vậy đều có thể sử dụng. Năm 2011, công ty công bố họ sẽ lắp đặt các trạm sạc mà có thể sạc rộng rãi cho các xe điện trên khắp các khu vực hoạt động của công ty. Cải tiến và đánh giá hiệu quả năng lượng. Năm 2010, SolarCity có được Building Solutions, một hãng đánh giá hiệu quả năng lượng hộ gia đình sử dụng phần mềm, và bắt đầu triển khai các nâng cấp, đánh giá hiệu quả năng lượng như hệ thống thông hơi, làm mát, làm ấm, và chiếu sáng với danh sách các dịch vụ. SolarCity đã làm việc với ngân hàng Admiral's Bank của Boston tháng 3/2012 để có một khoản vay mới cấp vốn cho những cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng and expanded its energy efficiency services to the east coast. Dự án SolarStrong. SolarStrong là kế hoạch trong 5 năm của SolarCity đầu tư hơn 1 tỷ $ để xây dựng các dự án quang điện phục vụ cho việc tư nhân hóa các khu nhà ở cho quân đội trên nước Mỹ, được công bố cuối năm 2011. SolarCity có kế hoạch làm việc với những người phát triển tư nhân hóa nhà ở quân đội hàng đầu của quốc gia để lắp đặt, sở hữu, vận hành hệ thống trên mái nhà và cung cấp điện năng với giá thành rẻ hơn. SolarStrong được kỳ vọng có thể tạo ra tới 300 megawatts khả năng phát điện mà có thể cung cấp cho 120,000 hộ nhà quân đội, điều này sẽ khiến nó trở thành dự án quang điện cho dân cư lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ một khi hoàn thành. Tháng 11/2011, SolarCity và Bank of America Merrill Lynch công bố họ vừa ký kết hợp đồng khoản vay ban đầu cấp vốn cho SolarStrong. Tài chính dự án và quỹ Google Fund. SolarCity hợp tác với các ngân hàng, các tập đoàn lớn và thị trường chứng khoán bảo đảm bằng tài sản để tạo các quỹ cấp tài chính cho các hình thức cho thuê và hợp đồng mua điện. Các đối tác tài chính của SolarCity bao gồm Bank of America, Merrill Lynch, Citi, Morgan Stanley, National Bank of Arizona và U.S. Bancorp, và nhiều đối tác khác. Trong số các đối tác tài chính nổi tiếng của SolarCity là quỹ 280 triệu $ của Google để cấp vốn cho hệ thống quang năng dành cho dân cư vào tháng 6/2011. Google Fund là quỹ lớn nhất trong lĩnh vực này ở U.S., và là khoản đầu tư lớn nhất của Google cho năng lượng sạch. Gần đây, chứng khoán hóa đã được đề xuất và sử dụng để tăng tốc độ phát triển các dự án quang điện bằng việc cấp quyền sử dụng vốn. SolarCity đã đề nghị, là chứng khoán bảo đảm bằng tài sản đầu tiên tại U.S. trong ngành công nghiệp quang năng trong năm 2013.
1
null
Trận play-off AFC – CONMEBOL vòng loại World Cup 2014 là một trận đấu theo thể thức lượt đi và về giữa đội đứng thứ 5 ở Vòng loại khu vực châu Á, Jordan, và đội đứng thứ 5 từ Vòng loại khu vực Nam Mỹ, Uruguay. Trận đấu được diễn ra vào ngày 13 tháng 11 và ngày 20 tháng 11 năm 2013. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Uruguay tham dự một trận tranh vé vớt vòng loại FIFA World Cup, trước đó Uruguay từng giành chiến thắng 3–1 ở trận gặp Úc năm 2002, thua Úc 4–2 trên loạt luân lưu năm 2006 và thắng 2–1 trước Costa Rica năm 2010. Riêng với Jordan, đây là kết quả tốt nhất của đội tuyển này trong lịch sử tham dự vòng loại World Cup.
1
null
Chạy đâu cho thoát () là bộ phim truyền hình hành động, hài, lãng mạn sản xuất năm 2014 bởi đài truyền hình SBS với sự tham gia diễn xuất của Lee Seung-gi, Cha Seung-won và Ara. Bộ phim dài 20 tập, lên sóng thứ Tư và thứ Năm hàng tuần kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2014 tại Hàn Quốc. Cốt truyện. Eun Dae-gu, Eo Su-seon, Ji Guk và Park Tae-il là 4 cảnh sát mới vào nghề được phân về đồn cảnh sát quận Gangnam, Seoul. Seo Pan-seok, một cảnh sát hình sự có tài, được biết đến là truyền kỳ của ngành cảnh sát Hàn Quốc được giao phụ trách hướng dẫn, đào tạo Dae-gu, Su-seon, Guk và Tae-il trở thành những cảnh sát hình sự chuyên nghiệp. Là người khó tính và nghiêm túc trong công việc, ngay từ khi nhận quyết định, Pan-seok nhất mực từ chối và phủ nhận mọi thứ về 4 người bạn trẻ. Ông cho rằng không một cảnh sát mới vào nghề nào nên trở thành cảnh sát hình sự. Nhưng theo thời gian, dần dần qua từng vụ việc, ông nhìn thấy được lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm, vì chính nghĩa ở bốn bạn trẻ - những điều đáng quý từ họ mà những người bảo vệ công lý đáng phải có. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện và mối quan hệ đặc biệt giữa họ này còn có nhiều uẩn khúc, đặc biệt từ chàng cảnh sát có bộ óc thiên tài Eun Dae-gu... Diễn viên. Diễn viên phụ. cựu cảnh sát, đồng nghiệp của Seo Pan Seok con gái nghị sỹ Yoo Mun-bae
1
null
Thảm sát Đắk Sơn là một sự kiện trong cuộc Chiến tranh Việt Nam tại làng Đắk Sơn, tỉnh Phước Long, nơi mà nhiều thường dân đã chết trong một cuộc giao tranh giữa quân đội Mỹ - VNCH và quân Giải phóng. Hai bên quy trách nhiệm cho nhau về vụ việc này. Đắk Sơn là vùng đất nằm dưới chân một vùng đồi núi cách biên giới Campuchia khoảng 50 km. Diễn biến. Theo tài liệu của Hoa Kỳ. Theo Ronald H. Spector, giáo sư về Lịch sử và Quan hệ quốc tế tại đại học George Washington, vào ngày 5 tháng 12 năm 1967, 2 tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã bao vây làng Đắk Sơn, nơi có 2000 người Thượng và khu trại đóng quân của khoảng 1 đại đội lính Việt Nam Cộng hòa, bởi vì họ cho là làng này chống cộng và đã giúp đỡ cho những người tị nạn trốn khỏi các khu vực do người cộng sản kiểm soát. Theo Charles Krohn, một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ dẫn lại tài liệu của Douglas Pike, thời điểm đó là nhân viên Phòng Thông tin "USIS" (Đơn vị Tâm lý chiến Hoa Kỳ), làng Đắk Sơn đã xảy ra một trận đánh vào ngày 6/12/1967. Theo Hoa Kỳ tuyên bố, khoảng 300-500 lính đã tấn công vào khu trại đóng quân của 54 lính Việt Nam cộng hòa, trong trận đánh khoảng 50 cho tới 60 người đã dùng súng phun lửa để tấn công. Lửa lan tới nhiều ngôi nhà trong trại (làm toàn bằng tre nứa) khiến chúng bị cháy. Theo Charles Krohn, một số người bị chết trong nhà, một số khác trốn dưới hầm bị chết do ngạt khói từ các đám cháy. Những căn nhà không bị cháy thì bị phá hủy bằng lựu đạn. Trước khi rời khỏi làng, họ đã bắn chết 60 người trong số 200 người còn sống sót bị bắt. Số còn lại bị bắt theo vô rừng. Theo tài liệu của USIS thì đã tìm được xác 252 người, 70% là phụ nữ và trẻ con. Tuy nhiên, một tài liệu khác của Kenneth Gee thì lại ghi là 10 người lính gác bị bắn chết, thêm 114 dân làng, hầu hết là phụ nữ và trẻ em bị chết do lựu đạn và súng phun lửa, số khác thì chết vì nhà bị đốt cháy. Theo tài liệu của Việt Nam. Theo tài liệu của Việt Nam, trong giai đoạn này đã xảy ra một trận đánh giữa quân Giải phóng và đối phương tại làng Đak Son. Máy bay Mỹ đã ném bom khiến ngôi làng bị cháy và nhiều thường dân thiệt mạng. Cụ thể, theo sách "Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)" thì:
1
null
Christian Piot (sinh ngày 4 tháng 10 năm 1947) sinh ra tại Ougrée, là một cựu danh thủ bóng đá của Bỉ. Ông chơi ở vị trí thủ môn và đã từng đoạt Chiếc giày vàng Bỉ vào năm 1972 trong màu áo của câu lạc bộ Standard Liège. Ông đã 40 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi được 1 bàn trong giai đoạn từ năm 1969 tới 1977. Trận đấu đầu tiên là vào ngày 19 tháng 10 năm 1969, trong trận thua 0-4 trước đội tuyển bóng đá Nam Tư. Piot từng tham dự World Cup 1970 và Euro 1972.
1
null
Quặng đuôi, còn được gọi là đuôi quặng, quặng cuối, là vật liệu được thải ra trong quá trình tuyển khoáng. Trong quặng đuôi vẫn còn hàm lượng khoáng sản có ích, vì quá trình chế biến khoáng sản không bao giờ đạt hiệu suất 100%. Quặng đuôi khác với quặng nghèo, đó là phần quặng trong mỏ có hàm lượng quặng thấp, không có giá trị về kinh tế và bị thải bỏ trong quá trình khai thác khoáng sản. Quặng đuôi cũng khác với đất đá thải hoặc vật liệu phủ trên mỏ quặng, bị di dời trong quá trình khai thác khoáng sản mà không được xử lý. Việc khai thác khoáng sản được thực hiện theo hai cách: khai thác mỏ sa khoáng, trong đó sử dụng nước và trọng lực để tuyển các khoáng sản quý, hoặc khai thác mỏ quặng trong đá gốc, trong đó quặng được khai thác lên, nghiền thành hạt mịn và có thể dùng đến hóa chất để tách phần khoáng sản có ích trong quặng ra. Việc tách phần có ích ra cũng đồng thời sinh ra phần chất thải không có giá trị kinh tế và phải trải qua quy trình xử lý để thải ra môi trường đó chính là quặng đuôi. Quặng đuôi thường là hạt mịn, kích thước hạt khoảng một vài micromet, có dạng bùn (một hỗn hợp khoáng vật mịn và nước). Để đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện các bước đầy đủ nhằm đảm bảo khu vực chứa quặng đuôi an toàn với môi trường sau khi mỏ đóng cửa, chủ mỏ phải đóng một khoản tiền để đảm bảo cam kết về môi trường, sau khi đóng cửa mỏ nếu các thông số về môi trường vẫn được đảm bảo theo tiêu chuẩn thì cơ sở khai thác mỏ sẽ được hoàn trả lại số tiền này. Nếu cơ sở khai thác không thực hiện như trong cam kết, số tiền này sẽ được dùng để thuê đơn vị khác đứng ra xử lý môi trường. Ví dụ, tỉnh Quebec, Canada vừa đòi hỏi chủ mỏ phải nộp kết hoạch đóng cửa mỏ, vừa quản lý theo phương pháp này để đảm bảo tài chính 100% chi phí phục hồi ước tính. Khi áp dụng cho khai thác than hoặc cát dầu, thuật ngữ "quặng đuôi" đề cập cụ thể đến chất thải lơ lửng trong nước. Thành phần. Các thành phần của quặng đuôi phụ thuộc trực tiếp vào các thành phần của quặng và quá trình khai thác, chế biến quặng. Một số quá trình khai thác, ví dụ như  ngâm chiết vun đống (phương pháp để trích xuất các kim loại quý từ quặng thông qua một loạt các phản ứng hóa học hấp thụ khoáng chất cụ thể) có thể dẫn đến sự tồn tại các hóa chất độc hại trong quặng đuôi. Khai thác khoáng sản theo hình thức cũ, chẳng hạn như những người sử dụng trong những năm bùng nổ khai thác vàng ở Úc, dẫn đến quặng đuôi chất thành nhiều đống lớn nằm rải rác xung quanh khu vực khai thác. Dư lượng hóa chất trong đống quặng đuôi sẽ theo nước làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm của khu vực. Nếu khí hậu khô, quặng đuôi sẽ biến thành bụi, bị gió cuốn quanh khu vực khai thác bây giờ không hoạt động. Thông thường, quặng đuôi sẽ bị nghiền nát thành dạng bột. Quặng đuôi có thể còn sót lại một lượng kim loại sau quá trình chế biến từ quặng thô, và có thể chứa một lượng đáng kể các hợp chất bổ sung trong quá trình khai thác. Các nguyên tố hiếm khi ở dạng đơn chất mà thường ở dạng các hợp chất phức tạp. Khoáng chất phổ biến và các yếu tố được tìm thấy trong quặng đuôi bao gồm: Phụ gia thường được tìm thấy trong chất thải: Tác động đến môi trường. Các loại khoáng sản thường được hình thành dưới sâu, nơi có điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Khi quặng được đưa lên bề mặt sẽ dễ bị biến đổi trong môi trường giàu oxy, tạo nên các chất độc gây hại cho hệ sinh thái. Điển hình là các khoáng sulfide. Khi được đưa lên khỏi mặt đất, gặp môi trường oxy hóa mạnh sẽ giải phóng kim loại nặng và axit (quá trình hình thành dòng thải axit mỏ). Một trong những khoáng sulfide phổ biến nhất là pyrit (FeS2). Chính vì những yếu tố này không tương thích với môi trường nền trước khi khai thác mà nó có thể gây nên những vấn đề đối với hệ sinh thái và cộng đồng sau khi khai thác. Xử lý quặng đuôi là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trong suốt thời gian của một dự án khai thác và chế biến khoáng sản. Các hoạt động khai thác mỏ thời kỳ đầu không thực hiện đầy đủ các bước thích hợp để làm cho khu vực chứa quặng đuôi trở thành an toàn về mặt môi trường sau khi đóng cửa mỏ. Ở các nước phát triển, nơi có các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt, việc xử lý quặng đuôi luôn được chú trọng. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển không có những bước đi quan trọng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại đến môi trường. Các thách thức phát triển bền vững trong việc quản lý quặng đuôi và đá thải là làm thế nào để xử lý, cách ly chúng. Nếu chúng được chứng minh là trơ với môi trường thì chúng ta không phải bận tâm nhiều. Nếu không, phải đảm bảo quặng đuôi được lưu trữ trong môi trường kín và ổn định, hạn chế nước và oxy xâm nhập vào hoặc nước. Mặc dù quặng đuôi chủ yếu là vật liệu không có giá trị kinh tế (ví dụ: silica), nhưng ở một mức độ nào đó, các khoáng sản trong quặng ban đầu vẫn tồn tại trong quặng đuôi. Chất thải cũng thường chứa sulfide không khoáng hóa, nó có thể bị phá vỡ và giải phóng các kim loại và tạo ra các điều kiện có tính axit. Trong các hoạt động có thu hồi chì, urani và các kim loại nặng độc hại khác, điều này đại diện cho một mối nguy hiểm môi trường đáng kể. Ngoài các khoáng chất sẵn có trong quặng, trong một số loại quặng đuôi còn tồn tại một số chất độc hại trong quá trình chế biến quặng. Một số chất độc hại đối với biển như đồng sunfat, xanthat hoặc xyanua sẽ có mặt ở một mức độ nào đó trong một số quặng đuôi. Trong một số trường hợp, các thành phần của phần không kinh tế như đá mạch cũng có thể gây độc. Ví dụ tali trong quặng sulfide. Để ngăn chặn tác động có hại của quặng đuôi, người ta thường có một cơ sở xử lý (thường là dạng một con đập, ao). Đây là một phương pháp thuận tiện lưu trữ từ chất thải thường ở dạng bùn khi chúng được thải ra. Cách lưu trữ này tiềm tàng nhiều rủi ro. Nếu đập chắn bị vỡ, một lượng lớn quặng đuôi sẽ tràn ra ngoài và có thể gây nên thảm họa môi trường. Như vậy, đây cũng là vấn đề quan tâm lớn cho môi trường. Ngoài ra quặng đuôi tại nơi lưu trữ cũng có thể tác động xấu đến môi trường nếu như xảy ra hiện tượng thoát nước mỏ axit, hoặc dạng bụi nếu như khu vực lưu trữ không được che chắn cẩn thận. Nhiều thảm họa môi trường lớn đã xảy ra do vỡ đập lưu trữ hoặc các hình thức khác ra môi trường. Một số ví dụ là thảm họa môi trường Ok Tedi, trận lũ Buffalo Creek năm 1972, vụ tràn xyanua Baia Mare năm 2000 và tai nạn tại nhà máy alumina Ajka. Phương pháp lưu trữ. Liên tục. Trong lịch sử, quặng đuôi sau khi được xử lý sẽ thải trực tiếp ra môi trường nước mặt như sông suối. Vì lo ngại về quặng đuôi sẽ ảnh hưởng đến nước mặt và các vấn đề khác, các hồ chứa quặng đuôi bắt đầu được xây dựng. Quặng đuôi dạng bùn sẽ được lưu trữ ở đây. Sau quá trình tuyển khoáng, quặng đuôi thường có dạng bùn loãng (nước thường chiếm từ 40 đến 80%). Sau khi quặng đuôi được bơm vào hồ chứa, bùn sẽ đần dần lắng xuống đáy và phần nước được tách ra. Ngoài phương pháp lưu trữ trong môi trường nước, quặng đuôi còn có thể được lưu trữ dưới dạng khô sau quá trình tác nước (ví dụ như xếp chồng khô, xem ở dưới đây). Phương pháp này cách ly tốt đối với môi trường và tiết kiệm nước nhưng lại cần chi phí lớn. Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác. Lưu giữ trong đập hay hồ chứa. Quặng đuôi dạng bùn sẽ được bơm vào một hồ chứa. Tại đây, phần chất rắn sẽ có thời gian lắng đọng xuống đáy hồ. Hồ chứa thường được kết hợp với một con đập (trong trường hợp này có thể gọi là đập chứa quặng đuôi). Tính đến năm 2000, trên thế giới có khoảng 3.500 hồ chứa đang hoạt động. Phần nước phía trên sẽ đảm bảo quặng đuôi không bị khô, không bị biến thành bụi và phát tán ra môi trường và gây nguy hiểm cho con người. Nhưng hồ chứa quặng đuôi cũng có phần nào nguy hiểm. Nó có thể thu hút các loài động vật hoang dã đến sinh sống như một hồ tự nhiên. Trong khi đó chất lượng nước trong những hồ chứa nước này có thể có vấn đề và gây hại đến sức khỏe đến các sinh vật. Phương pháp lưu trữ trong hồ chứa thường được áp dụng cho quặng đuôi sinh ra trong quá trình chế biến quặng đá gốc hoặc bùn thải trong quá trình khai thác và chế biến cát dầu. Quặng đuôi đôi khi được pha trộn với bùn bentonit để tạo ra lớp bùn dày hơn nhằm cách ly tốt hơn. Phương pháp này có rất nhiều dạng. Một số dạng phổ biến như tận dụng địa hình thung lũng để ngăn đập tạo hồ chứa, đắp đê vòng trên một địa hình khá bằng phẳng, đào hồ chứa, và hố đào đặc biệt. Phổ biến nhất là các hồ chứa trong thung lũng, ở đây có lợi thế về địa hình tự nhiên. Một con đập có thể được xây dựng và chứa quặng đuôi vào đó. Mỏ lộ thiên sau khi khai thác hết cũng có thể được tận dụng để chứa quặng đuôi. Trong mọi trường hợp, cần phải đáng giá sự ảnh hưởng của hồ chứa đến nước ngầm. Việc tách bớt nước trước khi đem đổ thải cũng là một vấn đề quan trọng. Thường nước được tách bớt ra qua bể lắng trọng lực hay cấu trúc tháp gạn. Nước sau khi tách có thể quay trở lại quy trình chế biến khoáng sản. Sau khi hồ chứa đầy trầm tích của quặng đuôi, sẽ tiến hành công tác đóng cửa. Một cấu trúc không thấm nước sẽ được phủ lên bề mặt. Nước xâm nhập vào sẽ phải được bơm ra liên tục trong tương lai. Sự cố nguy hiểm nhất là vỡ đập. Ở Mỹ, vụ việc lớn nhất trong lịch sử là vỡ một con đập bùn than Buffalo Creek Flood ở West Virginia. Tai nạn làm 125 người thiệt mạng. Một ví dụ khác là thảm họa môi trường Ok Tedi ở New Guinea, phá hủy ngành thủy sản trên sông Ok Tedi. Trung bình mỗi năm trên thế giới có một tai nạn lớn liên quan đến đập chứa. Hồ chứa quặng đuôi cũng có thể là nguồn gốc của sự thoát nước mỏ axit, dẫn đến phải có sự giám sát thường xuyên chất lượng nước trong hồ chứa. Khi xảy ra sự thoát nước mỏ axit, chi phí để xử lý có thể tăng lên gấp 10 lần so với ban đầu Sử dụng chất keo. Sử dụng chất keo thường được dùng để nâng cao hiệu quả trong phương pháp lưu trữ bằng hồ chứa. Quặng đuôi dạng bùn loãng sẽ được làm đặc bằng chất keo. Chất keo sẽ làm phần chất rắn trong bùn lắng nhanh, nước được tách ra, phần thu được sẽ có dạng sệt đồng nhất như kem đáng răng). Ưu điểm của phương pháp này là tách được nhiều nước trong bùn thải, nước có thể quay lại ngay quy trình chế biến quặng. Quặng đuôi sẽ ổn định và khó ảnh hưởng tới môi trường hơn trong chất keo. Tuy nhiên thể tích cũng như khối lượng của quặng đuôi thải ra lớn hơn bình thường, chi phí cũng tăng lên khi sử dụng chất keo, sự vận chuyển chất thải từ khu vực chế biến đến hồ chứa cũng khó khăn hơn. Chất keo được sử dụng ở một số địa điểm trên khắp thế giới như đặp Sunrise ở Tây Úc và mỏ vàng Bulyanhulu ở Tanzania. Làm khô và xếp chồng. Quặng đuôi không cần phải được lưu trữ trong các hồ chứa hoặc thải ra dưới dạng bùn vào đại dương, sông, suối. Quặng đuôi dạng bùn sẽ được tách nước và cô đặc tối đa khi qua hệ thống hút chân không, hệ thống bơm lọc áp suất cao. Chất thải sau đó có thể được phơi khô và xếp chồng lên nhau. Phương pháp này áp dụng tốt trong môi trường khô hạn, nguồn nước cung cấp cho quá trình chế biến khoáng sản bị hạn chế. Quặng đuôi sẽ giảm tác động đến môi trường và giảm khản năng rò rỉ tiềm tàng, không gian được sử dụng để lưu trữ nó. Tuy nhiên phương pháp này lại đẩy chi phí xử lý lên cao do chi phí vốn để mua và vận hành hệ thống lọc, chi phí điện, chi phí thay thế vải lọc và chi phí vận chuyển quặng đuôi. Lưu trữ ngầm. Người ta có thể tận dụng những hang động ngầm, hang caster ngầm để bơm quặng đuôi vào sau khi trộn với xi măng đặc biệt. Đây là một phương pháp đắt tiền hơn lưu trữ trong hồ chứa nhưng phương pháp này không cần tốn không gian lưu trữ trên mặt đất, tăng sự ổn định cũng như khản năng chịu tải của đất. Đổ ra ven sông. Thường được gọi là RTD (Riverine Tailings Disposal). Trong hầu hết các dạng môi trường, đây không phải là một hành động thân thiện với môi trường. Nó đã được sử dụng nhiều trong quá khứ dẫn đến thiệt hại lớn đối với môi trường như trong trường hợp ở Tasmania do công ty đường sắt và khai thác mỏ núi Lyell thải chất thải vào sông vua, hoặc trường hợp ngộ độc ở Panguna, đảo Bougainville, dẫn đến sự bất ổn trên đảo và dẫn đến đóng cử hoàn toàn mỏ. Đến năm 2005 chỉ còn ba mỏ của các công ty quốc tế còn sử dụng phương pháp này là mỏ Ok Tedi, mỏ Grasberg, mỏ Porgera, tất cả đều ở New Guinea. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong những trường hợp do hoạt động địa chấn và sạt lở đất nguy hiểm dẫn đến không thức hiện được bằng các cách khác. Thải ngầm xuống đại dương. Thường được gọi là STD (Submarine Tailings Disposal) hoặc DSTD (Deep Sea Tailings Disposal). Quặng đuôi được vận chuyển bằng một đường ống đến một vực sâu dưới đáy đại dương. Thực tế đây không phải là một phương pháp hoàn hảo, không có gì đảm bảo quặng đuôi không ảnh hưởng đến môi trường. Khi sử dụng STD, nó có thể tàn phá môi trường đáy biển. Các thành phần nguy hiểm trong quặng đuôi có thể di chuyển đi rất xa, thậm chí nổi lên bề mặt. Phương pháp này đang được sử dụng ở mỏ vàng trên đảo Lihir; việc xử lý này đang gây tranh cãi giữa các nhà môi trường với ý kiến nó gây tổn hại to lớn, trong khi các chủ mỏ lại cho rằng nó không có hại. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, không cần không gian lưu trữ quặng đuôi trên mặt đất. Ổn định bằng thực vật. Ổn định bằng thực vật là một hình thức cải tạo đất bằng thực vật, sử dụng thảm thực vật có khả năng tích lũy cao để tích lũy và ổ định các chất độc hại trong quặng đuôi. Chất ô nhiễm sẽ bị cô lập trong đất gần rễ. Thảm thực vật có nhiệm vụ làm giảm sự xói mòn do gió, rễ cây ngăn sự xói mòn do nước. Một số kim loại nặng sẽ được cây hấp thụ hoặc tích lũy xung quanh khu vực rễ. Chất ô nhiễm sẽ trở nên ít linh động hơn và ít ảnh hưởng tới con người cũng như các loài động vật. Phương pháp này phù hợp với môi trường khô. Công nghệ mới trong phương pháp này là phát triển loài tảo có thể hấp thụ plutoni và urani trong quặng đuôi đang được nghiên cứu bởi Pan Pacific. Các phương pháp khác. Nhiều nghiên cứu mới đang được tiến hành nhằm tìm ra những phương pháp tốt hơn. Nghiên cứu tại mỏ vàng Porgera đang tập trung vào phát triển một phương pháp kết hợp quặng đuôi với đá thải và chất bùn để tạo ra một sản phẩm có thể chứa trong các bãi rác thông thường. Điều này sẽ cho phép mỏ ngừng thải quặng đuôi ra sông như trước đây. Hay như ý tưởng biến một số loại bùn quặng đuôi thành vật liệu nung gạch, vật liệu xây dựng đang được nghiên cứu kỹ. Một số thiết kế thành công như AMEC được áp dụng tại mỏ Elkview ở British Columbia. Tái chế. Kỹ thuật khai thác và chế biến mỏ ngày càng hiện đại, cho phép nâng khản năng tách các khoáng sản kinh tế ra khỏi quặng. Điều này có nghĩa là có thể lại tách thêm được khoáng sản ra khỏi phần quặng đuôi mà trước đó đã thải bỏ. Một ví dụ là bãi quặng đuôi của Kalgoorlie / Boulder ở Tây Úc đã được KalTails Mining tái chế và thu được lợi nhuận từ những năm 1990.
1
null
Ronnie Carl Hellström (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1949 tại Malmö - mất 6 tháng 2 năm 2022) là một cựu thủ thành bóng đá người Thụy Điển. Ông là thủ thành bóng đá người Thụy Điển gốc Đức xuất sắc nhất, được coi là một trong những thủ môn hàng đầu thế giới trong những năm 70. Ông đã hai lần giành được giải bóng vàng Thụy Điển (" Guldbollen") vào các năm 1971 và năm 1978. Con trai ông, Erland cũng là một thủ môn bóng đá chuyên nghiệp. Sự nghiệp. Hellström bắt đầu sự nghiệp thi đấu của mình trong màu áo của câu lạc bộ Hammarby IF. Vào năm 1974, ông thi đấu chuyên nghiệp cho câu lạc bộ 1. FC Kaiserslautern, nơi ông thi đấu trong 266 trận đấu tại giải Bundesliga cho đến khi giải nghệ vào năm 1984. Trong năm 1988, Hellström chơi một trận đấu tại giải Vô địch quốc gia Thụy Điển, cho GIF Sundsvall. Khi đó, ông đã 39 tuổi 7 tháng và 18 ngày. Sau đó, ông tiếp tục làm công tác huấn luyện viên thủ môn cho Hammarby và Malmö FF. Tại đội tuyển quốc gia, ông đã khoác áo 77 lần, tham gia tại các Giải vô địch bóng đá thế giới 1970, 1974 và 1978. Qua đời. Sau khi giải nghệ, Hellström làm huấn luyện viên thủ môn cho Hammarby IF và Malmö FF. Năm 1988, Hellström trở lại ngắn ngủi, chơi một trận ở Allsvenskan cho GIF Sundsvall , do chấn thương ở câu lạc bộ, ở tuổi 39, 7 tháng và 18 ngày. Vào năm 2017, một cuốn tiểu sử về Hellström đã được phát hành, mang tên "Ronnie - Bäst i Världen" (Ronnie - Người giỏi nhất thế giới), và vào năm 2019, một phiên bản tiếng Đức cũng được phát hành, mang tên "Ronnie - der Fliegende Wikinger" (Ronnie - người Viking bay). Năm 2021, Hellström được chẩn đoán mắc bệnh Ung thư thực quản . Ông mất vào ngày 6 tháng 2 năm 2022, 15 ngày trước sinh nhật lần thứ 73 của mình.  Hammarby thông báo về cái chết của mình trong một tuyên bố của câu lạc bộ, trong đó có nội dung: "Ronnie Forever. Hammarby Fotboll rất đau buồn. Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng Ronnie Hellström đã qua đời vào sáng sớm nay, được gia đình bao bọc, sau một thời gian bệnh Ung thư thực quản. Suy nghĩ của chúng tôi là với những người thân yêu của anh ấy.
1
null
Dưới đây là danh sách các loài cá có kích thước lớn nhất: Cá vây thùy (Sarcopterygii). Cá vây thùy lớn nhất còn sinh tồn là cá vây tay. Cân nặng trung bình của cá vây tay Tây Thái Bình Dương, ("Latimeria chalumnae"), là 80 kg (176 lb), và chúng có thể đạt đến chiều dài 2 m (6,5 ft) và cân nặng 110 kg (240 lb). Cá thùy vây lớn nhất mọi thời đại là "Hyneria" lên tới 5 m (16 ft). Cá vây tia (Actinopterygii). Loài cá vây tia lớn nhất con sinh tồn là loài cá mặt trăng ("Mola mola"), một thành viên của bộ Cá nóc ("Tetraodontiformes"). Kích thước kỷ lục của con cá mặt trăng đâm vào một chiếc thuyền ra đảo chim, Úc vào năm 1910 là chiều dài 4,3 m (14 ft) từ vây-tới-vây, chiều dài 3,1 m (10 ft) và cân nặng khoảng 2.300 kg (5.100 lb). Về chiều dài, loài cá xương dài nhất trên trái đất là cá cờ mặt trăng khổng lồ ("Regalecus glesne"). Loài cá này dài hơn 6 m (20 ft) khi trưởng thành. Một mẫu vật bắt được năm 1885 dài 7,6 m (25 ft) và nặng 275 kg (610 lb). Con cá cờ mặt trăng khổng lồ lớn nhất, đâm trúng một tàu hơi nước, dài đến 13,7 m (45 ft), nhưng nhiều mẫu vật chưa được xác minh được báo cáo lên đến 16,7 m (55 ft). Nhiều loài cá xương lớn tồn tại vào thời tiền sử, loài lớn nhất từng được biết là "Leedsichthys". Loài này chắc chắn là loài cá xương lớn nhất từ trước tới nay và có thể là loài sinh vật biển không phải cá voi lớn nhất từng tồn tại. Ước lượng chiều dài của loài cá này từ 9 m (30 ft) tới 30 m và khối lượng 10-150 tấn. Kích thước tối đa 22 m (72 ft) và 90–100 tấn được coi là thực tế nhất. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Cá sụn là không liên quan trực tiếp đến "cá xương", nhưng đôi khi gộp lại với nhau vì đơn giản cho việc mô tả. Loài cá sụn lớn nhất, của bộ Orectolobiformes, là cá nhám voi ("Rhincodon typus"). Nó cũng là sinh vật sống lớn nhất không phải cá voi và, giống như những con cá voi lớn, loài này là sinh vật hiền lành chuyên ăn sinh vật phù du. Mẫu được xác nhận lớn nhất bị bắt vào năm 1949 dài 12,7 m (42 ft) và nặng 21,5 tấn. Mặc dù còn chưa rõ ràng, có một số báo cáo cá nhám voi lớn nặng 37 tấn và dài 17 m (56 ft). Lớp Cá mập gai (Acanthodii). Chi Cá mập gai "Ischnacanthus". Vài loài có kích thước lớn, dài tới 2 m. Lớp Cá da phiến (Placodermi). Các chi cá lớn nhất trong lớp nay đã tuyệt chủng này là "Dunkleosteus" và "Titanichthys". Những loài động vật khổng lồ này có thể dài tới 10 m (33 ft) và được ước tính có cân nặng 3.6 tấn. Con trưởng thành trung bình dài 9,7 m (32 ft) và nặng 9 tấn. Cá mút đá Myxin (Myxini). Cá mút đá Myxin, theo phân loại học không phải cá thật sự, là một trong những sinh vật có xương sống nguyên thủy nhất còn tồn tại. Chỉ có một bộ và họ còn tồn tại trong lớp này. Tất cả 77 loài được biết đến có cơ thể dài, giống lươn. Loài cá mút đá myxin Goliath ("Eptatretus goliath"). Chúng có thể dài 1,28 m (4,2 ft) và nặng tới 6,2 kg (14 lb). Cá mút đá (Petromyzontida). Cá mút đá có bề ngoài tương tự như cá mút đá Myxin, chúng có hình dáng giống lươn, nhưng cũng đủ khác biệt để tạo thành một lớp riêng. Loài lớn nhất là cá mút đá biển có thể lớn tới 1,2 m (3,9 ft) và nặng 2,5 kg (5,5 lb).
1
null
Búp bê tình dục hay còn gọi là búp bê tình yêu (còn được biết đến với tên tiếng Anh là sex doll hoặc tên tiếng Nhật là ダッチワイフ/"datchi waifu"?/tức "những người vợ Hà Lan") là một thể loại của công cụ hỗ trợ tình dục hay đồ chơi tình dục (sex toy) trong đó là những con búp bê được thiết kế và sử dụng cho mục đích giải quyết nhu cầu tình dục, nó được mô phỏng dựa trên kích thước, hình dáng như thật của một bạn tình để hỗ trợ chính cho việc thủ dâm. Búp bê tình dục có thể bao gồm toàn bộ cơ thể người với mặt, hoặc chỉ có đầu, xương chậu hoặc một phần cơ thể khác với các phụ kiện (âm đạo, hậu môn, miệng, dương vật) để kích thích tình dục. Các bộ phận đôi khi rung và có thể tháo rời hoặc hoán đổi cho nhau. Búp bê tình dục tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng được phân biệt với robot tình dục, đó là những sáng tạo nhân hình được thiết kế để có thể tham gia vào các tương tác phức tạp hơn. Lịch sử. Những búp bê thủ dâm đầu tiên được tạo ra bởi các thủy thủ người Pháp và người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI để phục vụ cho nhu cầu tình dục của họ trong môi trường bị cô lập bởi những chuyến hải trình dài ngày. Những con búp bê này thường được làm bằng vải may hoặc quần áo cũ và là mô hình tiền thân của búp bê tình dục ngày nay. Sau đó, người Hà Lan đã bán một số mặt hàng búp bê này cho người Nhật trong thời kỳ Rangaku và thuật ngữ "những người vợ Hà Lan" đôi khi vẫn được sử dụng tại Nhật Bản để ám chỉ búp bê tình dục. Một trong những sự xuất hiện sớm nhất được ghi nhận của búp bê tình dục trong văn học là vào năm 1908, trong tác phẩm "The Sexual Life of Our Time của" Iwan Bloch. Bloch đã viết: Vào năm 1918, nghệ sĩ người Áo Oskar Kokoschka đã đặt hàng một con búp bê có kích thước và ngoại hình như người thật dựa trên hình tượng Alma Mahler (người mà Kokoschka đang yêu) cho nhà sản xuất con rối người Đức H Treaty Moos khi ông này đang ở Dresden. Mặc dù đã mô phỏng giống Alma theo đúng yêu cầu của anh ta, nhưng "búp bê Alma" không làm Kokoschka hài lòng và anh đã phá hủy nó trong một bữa tiệc. Nghệ sĩ siêu thực người Đức Hans Bellmer đã được mô tả là "cha đẻ của búp bê tình dục hiện đại" khi những búp bê tình dục của ông có mô hình thực tế hơn người thật vào những năm 1930 và ngành công nghiệp búp bê phát triển hơn trong tương lai. Điều này cũng làm dậy sóng cộng đồng nghệ thuật quốc tế khi Hans Belimer trình làng sản phẩm của mình trước công chúng.. Một báo cáo cho rằng, Đức Quốc xã đã chế tạo búp bê tình dục cho binh lính trong Thế chiến II như một nước cờ chiến lược trong Dự án Borghild nhưng những nhà sử học cho rằng đây là thông tin chưa được các nguồn đáng tin cậy xác minh và hiện được coi là một trò lừa bịp. Tuy nhiên, người ta nói rằng búp bê tình dục thương mại có nguồn gốc từ Đức, đặc biệt là kể từ khi búp bê Bild Lilli được tạo ra vào những năm 1950, và đó chính là nguồn cảm hứng để tạo ra búp bê Barbie nổi tiếng ngày nay. Việc sản xuất búp bê tình dục để thay thế cho nhu cầu tìm bạn tình của con người đã có một số bước tiến nhảy vọt về mặt công nghệ vào cuối thế kỷ XX. Vào những năm 1970, nhựa vinyl, cao su và silicon đã trở thành những vật liệu được sử dụng thường xuyên nhất trong quá trình sản xuất búp bê vì chúng mang lại cho người dùng cảm giác chân thực khi làm tình. Vào năm 1988, sau nhiều lần nỗ lực trong việc nhập khẩu mặt hàng búp bê tình dục vào Anh đã chấm dứt luật cấm nhập khẩu các mặt hàng "tục tĩu hoặc khiếm nhã" vốn không được phép bán tại đất nước này. Sự việc xảy ra sau khi các nhân viên Hải quan trực thuộc Nữ Hoàng Anh Quốc đã tịch thu những lô hàng búp bê tình dục và công ty David Sullivan 's Conegate Ltd. đã đưa vụ kiện lên Tòa án Công lý Châu Âu. Họ đã thắng vào năm 1987 và nước Anh bị buộc phải dỡ bỏ các lệnh cấm nhập khẩu nghiêm ngặt có từ năm 1876. Shin Takagi, người sáng lập công ty Trottla, đã sản xuất búp bê tình dục trẻ em giống như thật với niềm tin rằng làm như vậy mang lại lối thoát an toàn và hợp pháp cho những người đàn ông thể hiện ham muốn tình dục với trẻ con. Tiến sĩ Peter J. Fagan, nhà nghiên cứu về paraphilia, đã lập luận rằng việc những sản phẩm này có thể có tác dụng củng cố và làm tăng nguy cơ thực hiện hành động lạm dụng tình dục trẻ em. Kể từ năm 2013, giới chức Australia đã tiến hành tịch thu các lô hàng nhập khẩu búp bê tình dục vị thành niên được phân loại hợp pháp vì nguy cơ đáng lo ngại rằng đây là tài liệu bóc lột tình dục trẻ em. Doanh số bán búp bê tình dục đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Mô tả. Một con búp bê tình dục có thể bao gồm toàn bộ cơ thể với mặt, hoặc chỉ là một phần xương chậu, với các phụ kiện giống như thật của âm đạo, hậu môn, miệng, dương vật cho việc kích thích tình dục. Các bộ phận được đôi khi có thể rung và có thể được tháo rời hoặc thay thế cho nhau. Chúng có thể có những hình dáng, khuân mặt, bộ phận cơ thể y như người thật. Tạo khuôn mặt là giai đoạn kì công nhất, bởi nó đòi hỏi sự chính xác và có sự biểu cảm, gương mặt được make up tỉ mỉ, Những hình dáng nóng bỏng và sống động như người thật. Giá mỗi sản phẩm có giá khoảng 7000 đôla và điều chỉnh theo sở thích của khách hàng với quan điểm búp bê tình dục không chỉ là một thứ đồ chơi mà còn là người bạn giúp con người bớt cô đơn Hiện có loại búp bê này dành cho nam giới, nó được làm khá giống người thật, da trắng, mịn màng, đầy đặn, thậm chí nó còn có động thái, có thể phát ra âm thanh. Nhiều loại thân búp bê làm bằng Silicon nguyên chất cho cảm giác mềm mại như da người tạo nên một cơ thể hoàn hảo không nếp nhăn, không mụn nhọt, hoặc có khuôn mặt xinh xắn dễ thương, giống như con gái Nhật Bản. Cùng được làm bằng chất liệu Silicon nhưng búp bê tình dục nam giá chỉ 35 triệu đồng, trong khi búp bê tình dục nữ giá lên tới 65 triệu đồng. Ở thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại, loại 1 là búp bê bơm hơi, giá chỉ dao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng. Loại 2 được làm bằng silicon đặc, giá cbúp bê silicon nhỏ, giá 2,5 triệu đồng, loại lớn thì tùy vào mặt hàng nhập khẩu. Búp bê bằng silicon nhập khẩu từ Mỹ giá 25 triệu đến 27 triệu đồng, búp bê nhập khẩu từ Nhật Bản giá 35 triệu đồng có kích thước như người lớn, là một cơ thể hoàn hảo, như một người đàn ông ngoài đời thật. Sử dụng. Con người có thể sử dụng nó để thỏa mãn nhu cầu sinh dục khi đối tượng khác giới của mình không đáp ứng được hoặc vì một số lý do nào khác như độc thân, ly hôn. Đa số những người sử dụng búp bê tình dục nói riêng, cũng như sex toy nói chung đều là những người độc thân, ly hôn, hay mất vợ, mất chồng. Một vài trường hợp, người vợ không thể đáp ứng được nhu cầu của chồng và cho chồng sử dụng búp bê tình dục hoặc chồng lén lút sử dụng khi không kiềm chế được ham muốn. Có trường hợp, nhu cầu tình dục quá cao so với những người bình thường thì cũng cần đến búp bê tình dục. Việc sử dụng búp bê tình dục khá an toàn, không viêm nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình dục là nhu cầu tất yếu của con người do đó, người chồng hoặc vợ có thể sử dụng búp bê tình dục, sử dụng búp bê tình dục sẽ là giải pháp an toàn. Một số ý kiến cho rằng sử dụng búp bê tình dục không có gì là sa đọa quá trong cuộc sống hiện nay, vì nó giải quyết nhu cầu của con người, sản phẩm búp bê tình dục là một tiến bộ của loài người. Việc sử dụng búp bê tình dục không ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể bảo vệ hạnh phúc gia đình. Sử dụng chúng là việc làm bình thường, không liên quan đến vấn đề đạo đức, miễn là đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Tình hình. Một nỗ lực năm 1982 để nhập khẩu một lô hàng của búp bê tình dục vào Anh đã có hậu quả không lường trước được, kết thúc bằng đạo luật chống lại việc nhập khẩu các sản phẩm "khiêu dâm hay không đứng đắn", búp bê tình dục là vật phẩm bất hợp pháp không được bán trong Vương quốc Anh. Đã có những con búp bê bị bắt giữ bởi Hải quan và Thuế cán bộ của Nữ hoàng Anh. Nước Anh đã buộc phải nâng cấm nhập khẩu nghiêm ngặt của nó có niên đại từ 1876, bởi vì đối với hàng nhập khẩu từ bên trong Cộng đồng châu Âu nên chúng tạo thành một rào cản đối với thương mại tự do theo các điều khoản của Hiệp ước Rome. Từ trước năm 1975, người Mỹ đã sử dụng loại đồ chơi tình dục. Ở Trung Quốc, Doanh thu của toàn ngành công nghiệp tình dục Trung Quốc ước tính đạt 2 tỷ USD. Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm búp bê tình dục của Trung Quốc đó là Nam Phi, Hàn Quốc, Nga, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm 2% thị trường. Doanh thu của nhà máy Ningbo Yamei đã tăng vượt bậc trong năm qua nhờ sự bùng nổ của ngành công nghiệp đồ chơi tình dục tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Công ty này sở hữu 13 loại búp bê khác nhau. Nhà máy này đã bán hơn 50.000 con búp bê tình dục trong năm 2011 với giá trung bình là 16 USD/con, trong đó khoảng 15% được xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Nhật Bản, cuối năm 2009, có một sự kiện gây chấn động cư dân mạng các diễn đàn châu Á xảy ra khi một thanh niên ôm hôn búp bê tình dục ngay trên tàu điện ngầm. Trong tấm hình, chàng trai được cho là người Nhật Bản đã đeo một tấm bảng sau lưng và ôm hôn thắm thiết một "em silicon". Chưa dừng lại đó, chàng trai lại ôm hôn cô gái cao su khi đã đến bến dừng. Mặc kệ người xung quanh kinh ngạc chụp hình, quay phim, màn ân ái giữa chàng trai và búp bê tình dục vẫn tiếp tục diễn ra một cách bình thường. Một số người Nhật Bản cho rằng một người phụ nữ có thể phản bội hoặc làm tổn thương nhưng búp bê thì mãi mãi thuộc về người sở hữu, nhiều đàn ông Nhật Bản khi cảm thấy chán chường với những người phụ nữ ngoài đời thực thì họ tìm đến những nàng búp bê tình dục như những người bạn tri kỷ thực thụ. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng loại búp bê tình dục này không ít, chủ yếu là dành cho những người đã ly hôn, ngoài ra cũng có một số trường hợp là nam sinh viên. Việc mua bán và sử dụng búp bê tình dục chưa được phổ biến và công khai rộng rãi, mặc dù vậy những con búp bê bằng silicon này cũng đã có mặt trong đời sống vợ chồng của nhiều gia đình để phục vụ cho người chồng hoặc nam giới ngoài ra thì búp bê tình dục cũng được cả những người vợ sử dụng họ sẽ dùng búp bê tình dục nam, có trường hợp những người phụ nữ có nhu cầu quá cao nên họ phải tìm đến búp bê tình dục để đáp lại những ham muốn của mình Búp bê tình dục được rao bán công khai trên các trang mạng và mặt hàng búp bê tình dục vẫn được rao bán phổ biến ở Hà Nội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nam sinh, đang bị hút theo cơn lốc búp bê tình dục, lùng sục búp bê tình dục cuốn vào trong cơn sốt ngầm của búp bê tình dục. Giá cả của những loại này có thể là giá 9,5 triệu đồng, hiện nay giá búp bê tình dục cao cấp khoảng 5.000 - 6.000 USD, rẻ nhất là loại búp bê giá 700 ngàn, đến Giáp tết năm 2010, cùng với các mặt hàng phục vụ tết, thì đồ chơi tình dục cũng tăng giá. Một cơ sở kinh doanh có tên Công ty Cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt Nam Vipcom (Cty Vipcom) chuyên buôn bán búp bê tình yêu và hàng loạt đồ chơi tình dục, bạo dâm đã bị triệt phá Giá mỗi con búp bê tình dục loại búp bê có kích thước như người lớn bằng Silicon lên tới 65 triệu đồng, trong khi đó, những con búp bê tình dục bơm hơi khác chỉ có giá từ 1,5 triệu đồng đến 3,2 triệu đồng.
1
null
Noel Hill, 1st Baron Berwick (16/4/1745 – 6/1/1789),là một nhà địa chủ và nhà chính trị người Anh. Tiểu sử. Hill là người con trai trẻ nhất và cũng là người duy nhất sống sót của Thomas Hill và người vợ Susanna Maria Noel. Hill được sinh ra tại nhà của cha ở Luân Đôn, số 3 phố Cleverland St James's. Venn cho rằng ông học tại một trường tư và bị hành hạ bởi người thuyết giáo John William Fletcher. Hill vào trường St John's, Cambridge, nơi sau đấy ông tốt nghiệp với bằng cử nhân về Nghệ thuật năm 1763, và bằng Thạc sĩ về Nghệ thuật năm 1766. Ông cũng học về luật, được nhận vào Inner Temple năm 1765 nhưng không được công nhận là một luật sư. Sự nghiệp chính trị. Hill là thành viên đảng Whig của nghị viện Shrewsbury giữa năm 1768 và 1774 và nghị viện Shropshire giữa năm 1774 và 1784. Ngày 19 tháng 5 năm 1784 ông được phong Nam tước nước Anh với cái tên Baron Berwick của Attingham hạt Shropshire. Ông là thị trương của Shrewsbury trong những năm 1778–79 và của Oswestry trong những năm 1779–80. Gia đình. Lord Berwick kết hôn với Anna, con gái của Henry Vernon và Lady Henrietta Wentworth, ngày 17 tháng 10 năm 1768 tại nhà thờ St. George's, phố St. George, quảng trường Hanover, London, Anh. Họ có ba người con trai (tất cả đề thành công trong thời gian ông làm Huân tước) và ba người con gái. Ông mất ngày 6 tháng 1 năm 1789 ở tuổi 43, tại quảng trường Portman, Marylebone, Luân Đôn. Ông được an táng ngày 20 tháng 1 năm 1789 tại Atcham, Shropshire, Anh.
1
null
Vườn quốc định Kurikoma (栗驹国定公园 "Kurikoma Kokutei Koen ?") là một Vườn quốc gia dự kiến kéo dài giữa các tỉnh Akita, Iwate, Miyagi và Yamagata, Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1968, tính năng trung tâm của khu bảo tồn là núi Kurikoma (栗驹山?) cao 1.627 mét (5,338 ft). Nó được đánh giá là một Khu vực bảo vệ cảnh quan (loại II) theo IUCN. Khu bảo tồn Vườn quốc gia Kurikoma được quản lý bởi chính quyền địa phương các tỉnh.
1
null
Giả Quỳ (chữ Hán: 贾逵, 174 – 228) vốn có tên là Giả Cù, tên tự là Lương Đạo, người huyện Tương Lăng, quận Hà Đông, tướng lãnh cuối thời Đông Hán, quan viên, khai quốc công thần nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Thiếu thời. Giả Quỳ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống học tập, cha mất sớm, nhà nghèo. Khi còn bé, Quỳ bày trò chơi thường sắp đặt đội ngũ, ông nội Giả Tập lấy làm lạ, nói: "Mày lớn lên ắt làm tướng soái." Bèn truyền miệng binh pháp mấy vạn chữ. Ông vốn có tên là Cù, về sau đổi là Quỳ. Phục vụ Tào Tháo. Không phục Quách Viện. Ban đầu Giả Quỳ làm Lại trong quận, giữ chức Giáng Ấp trưởng dưới quyền Tào Tháo. Chiến tranh giữa Tào Tháo và họ Viên xảy ra ở Hà Bắc. Bộ tướng của Viên Thượng là Quách Viện được phong làm Thái thú Hà Đông, mang quân đánh quận Hà Đông (202). Quách Viên đi qua thành, ấp nào cũng hạ được. Giả Quỳ cố thủ, Quách Viện không hạ được, bèn gọi quân của Cao Cán ở Tinh Châu là người cùng phe họ Viên và Nam thiền vu Hô Trù Tuyền người Hung Nô, khi ấy đang ở Bình Dương cùng đánh gấp. Thành sắp vỡ, phụ lão Giáng Ấp yêu cầu Viện không làm hại Quỳ. Quân giữ thành đã tan vỡ, Viện nghe tiếng của Quỳ, muốn dùng làm tướng, sai thủ hạ bắt giữ, ông không phản ứng. Bộ hạ của Viện ép Quỳ cúi lạy, ông quát: "Nào có trưởng lại của nhà nước cúi lạy giặc!" Viện giận, muốn chém đi. Quan dân Giáng Ấp nghe tin, đều lên thành hô rằng: "Trái lời hứa mà giết người hiền của bọn ta, thì cùng chết đấy!" Bộ hạ của Viện cảm động, phần nhiều xin cho Quỳ, nên ông được tha chết. Giả Quỳ về sau được bộ hạ của Viện ngầm thả đi nên thoát thân. Từ trước khi có chiến sự, Giả Quỳ đi qua huyện Bì Chi, nói: "Giành được đất này trước thì thắng." Đến khi bị vây, biết khó thoát, bèn sai người lẻn ra đem ấn thụ về quận, còn nói: "Mau giữ lấy Bì Chi." Viện đã thôn tính người Giáng Ấp, muốn tiến quân. Giả Quỳ sợ Quách Viện chiếm Bì Chi trước, liền bày kế mê hoặc mưu sĩ của ông ta là Chúc Áo, vì thế Viện lưu lại bảy ngày. Quận theo lời Quỳ, nên không thất bại. Khéo lừa Trương Diễm. Sau đó Giả Quỳ được cử Mậu tài, nhận chức Mẫn Trì lệnh. Cao Cán đã hàng rồi lại phản (204), Trương Diễm hưởng ứng ông ta. Quỳ không biết mưu ấy, đến gặp Diễm. Nghe tin nổi dậy, muốn về, lại sợ bị bắt, bèn vờ đồng mưu với Diễm. Bấy giờ huyện trị đặt ở Lễ Thành, Quỳ theo Diễm đi mượn quân sửa thành. Những kẻ muốn làm loạn đều (tin tưởng Quỳ nên) không giấu diếm ý định, nên Quỳ bắt hết mà giết đi. Rồi sửa thành chống lại Diễm. Diễm bại, Quỳ lấy cớ có tang ông nội mà rời chức (206), được phủ Tư đồ gọi làm Duyện thuộc, nhận chức Nghị lang Tham Tư lệ quân sự . Kề cận Tào Tháo. Tào Tháo đánh Mã Siêu (211), đến quận Hoằng Nông, nói: "Đây là nơi trọng yếu của tây đạo", lấy Quỳ lãnh chức Hoằng Nông thái thú. Quỳ được gọi đến để hỏi han công việc, Tháo rất hài lòng về ông, nói với tả hữu rằng: "Giả sử những người nhận lương bổng hai ngàn thạch đều như Giả Quỳ, ta còn lo gì?" Quỳ được Tào Tháo cất nhắc là nhờ Tôn Tư tiến cử. Sau khi Tào Tháo phát binh, Quỳ ngờ Đồn điền đô úy che giấu dân bỏ trốn. Đô úy cho rằng mình không thuộc quận, nói năng không thuận tai. Quỳ giận, bắt ông ta, kể mấy tội, đánh gãy chân ông ta, nên bị miễn quan. Nhưng Tào Tháo ưa thích Quỳ, dùng làm Thừa tướng chủ bộ. Tào Tháo muốn đánh Ngô (214) nhưng gặp mưa dầm, ba quân phần nhiều không muốn đi. Tháo biết vậy, sợ có người can gián, nên hạ lệnh ai can sẽ bị giết. Quỳ nghe lệnh, nói với 3 chủ bộ đồng liêu rằng: "Nay thật là không nên nói, nhưng ra lệnh thế này, thì không thể không can." Bèn làm bản thảo can gián đưa cho 3 người ấy, họ không từ chối được, đều ký tên vào, rồi bẩm lên. Tháo giận, bắt bọn Quỳ. Sắp bị tống ngục, Tháo chọn bắt kẻ cầm đầu, Quỳ nhận là mình, rồi chạy vào ngục. Ngục lại biết Quỳ làm Chủ bộ, không vội cùm lại. Quỳ nói ngục lại rằng: "Mau cùm ta lại. Bậc tôn qúy (chỉ Tào Tháo) lại ngờ ta dựa vào chức vụ gần gũi (với Tào Tháo), nên đòi được sự nương nhẹ của anh, nay sắp sai người đến dò xét ta đấy." Quỳ vừa bị cùm xong, thì Tào Tháo quả nhiên sai đứa ở vào ngục xem tình hình của ông. Sau đó Tào Tháo cho Quỳ được phục nguyên chức. Tào Tháo đánh Lưu Bị (219), sai Quỳ đi trước xem xét hình thế Tà Cốc, trên đường gặp Thủy hành đô úy, áp giải vài mươi xe tù; Quỳ cho rằng việc quân đang gấp, liền làm tội một tên trọng phạm, còn lại đều tha đi. Tào Tháo hài lòng, bái làm Gián nghị đại phu, cùng Hạ Hầu Thượng coi sổ sách quân đội. Phục vụ Tào Phi. Ủng lập Tào Phi. Tào Tháo mất ở Lạc Dương (220), Quỳ coi việc tang. Khi ấy Tào Phi ở Nghiệp Thành, Tào Chương chưa đến, quan dân đều khổ vì lao dịch, lại có bệnh dịch, vì thế trong quân náo động. Các quan sợ có biến, không muốn phát tang. Quỳ kiến nghị khó mà giấu được, bèn cho cử ai, lệnh trong ngoài đều vào viếng, viếng xong, đều về chỗ cũ không được náo động. Nhưng quân Thanh Châu lại nổi trống mà về, mọi người cho rằng nên cấm chỉ, không nghe thì trấn áp. Quỳ cho rằng "nay đại tang còn đấy, tự vương chưa lập, nên nhân đó mà vỗ về bọn chúng". Rồi làm hịch, báo cho các địa phương cung cấp lương thực cho họ. Bấy giờ Tào Chương giữ chức Việt kị Tướng quân, từ Trường An đến, hỏi ấn thụ Ngụy vương ở đâu. Quỳ nghiêm mặt nói: "Thế tử ở Nghiệp, nước có người nối dõi. Ấn thụ của Tiên vương, không phải là thứ mà quân hầu nên hỏi." Rồi đưa quan tài về Nghiệp. Được nhiều sủng hạnh. Tào Phi nối ngôi vương, cho rằng mấy vạn hộ của huyện Nghiệp thuộc kinh đô, phần lớn chưa vào khuôn phép, bèn lấy Quỳ làm Nghiệp lệnh. Hơn tháng, được thăng làm Ngụy Quận thái thú. Ban đầu quan thuộc của Ngụy Quận có việc công hẹn nhau rất gấp, chợt nghe tin Quỳ sắp nắm quận, đều rời phủ đến trước cửa huyện. Khi thư thăng chức đến, Quỳ ra cửa, thì quan thuộc đứng đầy cửa, gặp ông ở dưới xe. Quỳ xua tay nói: "Phải đến trị sở chứ, sao lại làm thế này?" Tào Phi đưa quân nam hạ (tháng 6 cùng năm) , Quỳ lại được làm Thừa tướng Chủ bộ Tế tửu. Quỳ từng bị kể tội, Tào Phi nói: "Thúc Hướng (có công đức) đến 10 đời sau còn được tha, huống hồ công đức của Quỳ là do tự thân mà có?" Theo đại quân đến Lê Dương, trong lúc vượt sông đội ngũ bị rối loạn, Quỳ bắt chém kẻ gây rối, quân đội được chỉnh đốn. Đến Tiếu, Tào Phi lấy Quỳ làm Dự Châu thứ sử. Trị lý Dự Châu. Quỳ nhận chức thứ sử, dâng lời rằng: "Thần giữ thiên môn, ra vào 6 năm, thiên môn mới mở, mà thần phải ra ngoài. Mong điện hạ lo nghĩ cho triệu dân, đừng trái lòng mong đợi của trời và người." Khi ấy cục diện mới ổn định, châu quận phần nhiều không nghiêm chỉnh. Quỳ nói: "Châu vốn lấy Thứ sử ra coi sóc các quận, dựa vào chiếu thư 6 điều tra xét trưởng lại có lương bổng 2000 thạch trở xuống , nên tình trạng của họ là đều nói mình biết chỉnh đốn rèn luyện – thể hiện oai võ, có tài quản lý tra xét; không nói mình biết thái bình yên ổn – rộng rãi nhân hậu, có đức vui vẻ dễ dàng. Nay trưởng lại coi thường pháp luật, giặc cướp ngang nhiên lộng hành, châu biết mà không quản, thiên hạ làm sao giữ chính đạo?" Binh tào tùng sự do thứ sử trước bổ nhiệm, Quỳ đến nhận chức vài tháng, cho ông ta nghỉ; tra xét những trưởng lại dưới quyền ông ta a dua làm trái phép nước, đều dâng tấu miễn chức bọn họ. Tào Phi nói: "Quỳ mới đúng là thứ sử vậy." Bố cáo thiên hạ, lấy Dự Châu làm gương. Quỳ được ban tước Quan nội hầu. Phòng bị Đông Ngô. Phía nam Dự Châu liền kề với nước Ngô, Quỳ tra xét rõ, sửa sang giáp binh, sẵn sàng cho chiến tranh, khiến kẻ địch không dám xâm phạm. Ngoài sửa quân đội, trong coi việc dân; ngăn sông Yên, Nhữ, tạo hồ chứa nước mới; lại xẻ núi khơi dòng, tạo hồ chứa nước nhỏ ở Dặc Dương; lại thông suốt hơn 200 dặm ngòi, gọi là ngòi Giả Hầu. Năm Hoàng Sơ thứ 6 (225), tham gia đánh Ngô, phá Lữ Phạm ở Động Phổ, được tiến phong Dương Lý đình hầu, gia Kiến uy tướng quân. Phục vụ Tào Duệ. Phòng bị Đông Ngô. Minh đế Tào Duệ lên ngôi (227), ông được tăng ấp 200 hộ, kể cả trước đây là 400 hộ. Khi ấy Tôn Quyền ở Đông Quan (tức Nhu Tu khẩu) nằm ở phía nam Dự Châu, cách Trường Giang hơn 400 dặm. Quận Ngô mỗi lần xâm phạm, tây từ Giang Hạ, đông từ Lư Giang. Quân Ngụy chống trả, đều theo lối các sông Hoài (đông), Miện (tây). Khi ấy quân Dự Châu ở Hạng, còn các quận Dĩnh Xuyên, Dặc Dương chỉ có thể giữ mình. Quân Ngô không lo mặt bắc, đông – tây nguy cấp, hợp quân cứu ứng, nên ít khi thất bại. Quỳ cho rằng nên mở đường thẳng ra Trường Giang, nếu Tôn Quyền phải chống đỡ, thì 2 mặt còn lại không có cứu binh; nếu 2 mặt không có cứu binh, thì Đông Quan có thể lấy được. Bèn dời đi đóng đồn ở Lạo Khẩu, trình bày kế hoạch công – thủ, đế bằng lòng. Cứu ứng Tào Hưu. Tướng Ngô là Trương Anh, Vương Sùng đưa quân hàng Ngụy. Năm Thái Hòa thứ 2 (228), Tào Duệ sai Giả Quỳ đốc 4 cánh quân của Tiền tướng quân Mãn Sủng, Đông Hoàn thái thú Hồ Chất, từ Tây Dương nhằm thẳng Đông Quan, Tào Hưu từ Hoàn, Tư Mã Ý từ Giang Lăng. Giả Quỳ đến Ngũ Tướng Sơn, Hưu dâng biểu nói có tướng Ngô xin hàng (chính là Chu Phường trá hàng), xin vào sâu để đón. Có chiếu cho Tư Mã Ý dừng quân, Quỳ sang phía đông cùng tiến với Hưu. Quỳ đoán quân Ngô không phòng bị Đông Quan, ắt hợp quân ở Hoàn; Hưu vào sâu gặp quân Ngô, ắt bại. Quỳ bèn sắp đặt chư tướng, thủy lục cùng tiến, đi hơn 200 dặm, bắt sống kẻ địch, được kể rằng Hưu thất bại, quân Ngô đã chẹn Giáp Thạch. Chư tướng không biết làm gì, bàn nhau muốn đợi hậu quân. Quỳ nói: "Quân của Hưu thua ở ngoài, đường đi bị cắt đứt ở trong, tiến không thể đánh, lui không thể về, cái thế an nguy, không đợi hết ngày. Giặc cho rằng quân ta không có hậu viện, nên mới đến đây; nay tiến gấp, xuất kỳ bất ý, đây là ra tay trước đánh vào lòng địch vậy; giặc gặp quân ta ắt bỏ chạy. Nếu đợi hậu quân, giặc chẹn chỗ hiểm, binh nhiều thì ít gì!" Bèn 2 đường cùng tiến, bày nhiều cờ trống làm nghi binh, quân Ngô gặp quân của Quỳ, bèn lui. Giả Quỳ giữ Giáp Thạch, đem binh – lương giúp Tào Hưu, cánh quân của Hưu được chấn hưng. Qua đời. Cùng năm, Giả Quỳ lâm bệnh nặng, nói với tả hữu rằng: "Ta nhận ơn dày của nước nhà, hận không chém được Tôn Quyền để xuống gặp tiên đế. Việc tang không được làm gì to tát." Ông mất, được ban thụy là Túc hầu. Khi ấy Giả Quỳ được 55 tuổi. Con ông là Giả Sung được kế tự. Người Dự Châu thương nhớ ông, khắc đá lập từ ở đất Hạng. Cấc vua Tào Duệ và Tào Mao trong những lần đi đánh Đông Ngô, đi qua Dự Châu, đều đến viếng ông. Tính cách. Giả Quỳ thuở thiếu thời vì nhà nghèo, nên mùa đông thường không có quần để mặc, có hôm tá túc nhà anh vợ là Liễu Phu, trời còn chưa sáng, (có việc phải đi nên) lấy quần của Phu mà dùng, người thời ấy khen là khoát đạt. Khi Quỳ còn đi học, đọc khắp các tấm gương đại nghĩa, chọn ra những người mà mình có thể học theo. Thích nhất là Xuân Thu Tả truyện, đến khi làm Mục thú, vẫn thường tự đọc sách ấy, mỗi tháng một lần. Ban đầu Giả Quỳ với Tào Hưu không bằng lòng về nhau. Khi xưa Ngụy văn đế Tào Phi muốn cho ông tạm giữ cờ tiết (Giả tiết), Hưu nói: "Quỳ tính cương, vốn khinh thường chư tướng, không thể làm đốc." Tào Phi bèn thôi. Khi thua ở Giáp Thạch, nếu không có Giả Quỳ, quân của Tào Hưu đã không được cứu. Nhưng Hưu đổ lỗi Quỳ tiến chậm, bèn mắng nhiếc ông; rồi lấy quyền chủ tướng đòi Quỳ với thân phận Dự Châu thứ sử đi thu nhặt khí giới. Quỳ cậy mình có lý, nói với Hưu rằng: "Ta vốn là vì nước nhà mà làm Dự Châu thứ sử, không cần phải đi giúp ai đó thu nhặt khí giới." Bèn đưa quân về. Rồi cùng Hưu thay nhau dâng biểu tâu lên, triều đình tuy biết Quỳ phải, nhưng Hưu là tông thất đang được trọng dụng, nên kết luận đôi bên đều không sai. Hưu vẫn không bỏ qua, tìm dịp kể tội Quỳ, ông không đáp lại nữa. Đa phần người đương thời đều khen ngợi ông. Dật sự. Quỳ khi xưa ở quận Hoằng Nông, cùng Điển nông hiệu úy tranh chấp việc công, đuối lý, phát phẫn mà sinh nhọt. Về sau bệnh ngày càng nặng, Quỳ xin Tào Tháo sai Thái y cắt nhọt cho mình. Tháo tiếc ông là người trung thành, từ chối rằng: "Ta nghe nói 10 người cắt nhọt thì 9 người chết." Quỳ nghe theo, nên nhọt ngày càng lớn. Năm Gia Bình thứ 3 (251), Vương Lăng chống lại Tư Mã Ý thất bại, trên đường bị áp giải về kinh, đi qua miếu của Giả Quỳ, kêu lớn: "Giả Lương Đạo, chỉ có ngài mới biết Vương Lăng là trung thần của Đại Ngụy." Cùng năm, Tư Mã Ý bệnh nặng, mơ thấy Giả Quỳ, Vương Lăng đến ám mình, không lâu thì mất. Năm Cam Lộ đầu tiên (256), Tư Mã Chiêu sai Giả Sung đi dò xét Gia Cát Đản. Sung giả say nói với Đản rằng lòng người đang muốn họ Tư Mã thay ngôi họ Tào, Đản nghiêm sắc mặt đáp: "Anh không phải là con Giả Dự Châu à? Đời đời chịu ơn của Ngụy, mà lại muốn đem xã tắc nộp cho kẻ khác? Nếu Lạc Dương có nạn, ta sẵn sàng chết đấy!"
1
null
Journal of the Optical Society of America – JOSA (tạm dịch: "Tập san Hội Quang học Hoa Kỳ") là một tập san khoa học chuyên về lĩnh vực quang học, xuất bản bởi Hội Quang học Hoa Kỳ. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1917, và đến năm 1984 thì được chia làm 2 ấn bản A và B. "Journal of the Optical Society of America A" (JOSA A). "JOSA A" có nội dung bao hàm các đề quang học nói chung, thị giác, và khoa học hình ảnh. Chủ biên của tập san là Franco Gori (Đại học Roma Tre). "Journal of the Optical Society of America B" (JOSA B). "JOSA B" bao hàm các nội dung liên quan đến vật lý quang học tỉ như ống dẫn sóng, phổ học la-de, quang học phi tuyến, quang học lượng tử, la-de, vật liệu hữu cơ và polyme dành cho quang học, và hiện tượng siêu nhanh. Chủ biên là Grover Swartzlander (Học viện Công nghệ Rochester).
1
null
"Get Back" là ca khúc được thu âm bởi ban nhạc The Beatles, phát hành dưới dạng đĩa đơn ngày 11 tháng 4 năm 1969 dưới tên "The Beatles cùng Billy Preston". Một bản phối khác của ca khúc sau này được đưa vào album cuối cùng của nhóm, "Let It Be" (1970). Ấn bản đĩa đơn sau này được tái bản dưới định dạng CD trong album tuyển tập "Past Masters". Đĩa đơn đạt vị trí quán quân tại Anh, Mỹ, Ireland, Canada, New Zealand, Úc, Pháp, Tây Đức và Mexico. Đây cũng là đĩa đơn duy nhất của The Beatles được ghi dưới tên một nghệ sĩ khác theo yêu cầu của ho. "Get Back" cũng là đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc được phát hành ở định dạng stereo tại Mỹ. Ở Anh, tất cả các đĩa đơn của The Beatles vẫn được phát ở định dạng mono cho tới tận đĩa đơn tiếp theo của họ, "The Ballad of John and Yoko".
1
null
UK Albums Chart là bảng xếp hạng biên tập bởi Official Charts Company nhằm tính toán kết quả những album bán chạy nhất tại Anh Quốc. Kể từ năm 2005, bảng xếp hạng được tính dựa trên cả lượng đĩa CD lẫn album kĩ thuật số, dựa trên điều kiện nếu album đó phải được phát hành trên cả hai định dạng trên. Năm 2007, điều luật thay đổi cho bất kì album nào chỉ cần có lượng tải về đủ lớn, không phân biệt các bản sao có sẵn, là có thể được tính vào bảng xếp hạng mà không cần tính đến lượng đĩa CD bán ra là ít hay nhiều. Từ năm 2000 đến năm 2009, hơn 100 album tiêu thụ hơn 1 triệu bản tại Anh Quốc. Đến hết thập niên, một bảng xếp hạng được biên tập bởi Official Charts Company nhằm đưa ra các album bán chạy nhất trong khoảng thời gian 10 năm. Danh hiệu này thuộc về James Blunt với album đầu tay "Back to Bedlam" phát hành năm 2004. Album đã bán ra 3.04 triệu bản, xếp trước album "No Angel" của nữ ca sĩ Dido với 3.03 triệu bản. Dido xuất hiện hai lần trong top 10 cùng với "Life for Rent" ở vị trí thứ bảy. Amy Winehouse (3), Leona Lewis (4) và David Gray (5) là những nghệ sĩ đơn ca khác góp mặt trong top 10. Album tổng hợp "1" giúp cho The Beatles trở thành nhóm nhạc có vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng với vị trí thứ 6; Coldplay (8), Scissor Sisters (9) và Take That (10) là những nhóm nhạc còn lại của top 10. Robbie Williams là người có nhiều album nhất trong danh sách với 5 album. BBC Radio 1 thông báo bảng xếp hạng này trong một chương trình do DJ Nihal giới thiệu vào ngày 28 tháng 12 năm 2009. Danh sách "những album bán chạy nhất" của thập niên tại Anh Quốc cũng được giới thiệu trong một chuỗi ba chương trình giữa các ngày 29 đến 31 tháng 12 năm 2009. Vì chương trình được phát sóng vào tuần cuối cùng của tháng 12, nên bảng xếp hạng không cập nhật doanh số từ tuần cuối cùng của năm. Một bảng xếp hạng chưa cập nhật, bao gồm doanh số tăng đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 và có một số thay đổi nhỏ so với bảng xếp hạng phát sóng trên Radio 1, được đăng trên tạp chí thương mại "Music Week" của Anh trong số ra ngày 30 tháng 1 năm 2010. Đứng đầu danh sách những album truyển tập bán chạy nhất thập niên trên UK Compilation Chart là loạt album "Now That's What I Call Music!". Album tuyển tập bán chạy nhất thập niên 2000 là "Now 47" với 1.371.324 bản đã tiêu thụ, xếp sau là "Now 50" với 1,367,380 bản. Album nhạc phim bán chạy nhất thập niên 2000 là "Mamma Mia! The Movie Soundtrack" với tổng cộng 1.320.357 bản tiêu thụ tính đến cuối năm 2009. Danh sách chi tiết. Ghi chú:
1
null
Lê Trung Hải (sinh năm 1957), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú, Bác sĩ cao cấp, nguyên là Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Tiểu ban Ngoại khoa - Hội đồng Khoa học Y học Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ông hiện là Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam (VASLD), Chủ tịch Phân hội Phẫu thuật Gan mật tụy Việt Nam (VSHBPS), Thành viên Hội Phẫu thuật Gan mật tụy Quốc tế (IHPBA), Trưởng ban Ung thư Lực lượng Vũ trang, Ủy viên Thường vụ BCH Tổng hội Y học Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh năm 1958 tại Hà Nội Từ năm 1980, là Bác sĩ Nội trú Ngoại khoa tại Học viện Quân y Từ năm 1991 đến năm 2000, là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại chung, Học viện Quân y Từ năm 2000 đến năm 2008, là PGS.TS, Chủ nhiệm Khoa Ngoại bụng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y. Từ năm 2008 đến năm 2013, là GS.TS, Nhà giáo ưu tú, Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Bệnh viện, Phó Giám đốc Ngoại của Bệnh viện Quân y 103. Từ năm 2013, là GS.TS, Bác sĩ Cao cấp, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng. Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (2014). Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Cục Quân y (2015). Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Tiểu ban Ngoại khoa - Hội đồng Khoa học Y học Quân sự, Bộ Quốc phòng (2016). Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội (2017). Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội (2018). Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam (2018). Chủ tịch Phân hội Phẫu thuật Gan mật tụy Việt Nam (2018). Ủy viên BCH Tổng hội Y học Việt Nam (2018). Thành viên Hội Phẫu thuật Gan mật tụy Quốc tế và Châu Á - Thái Bình Dương (2019) Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Hà Nội (2023)
1
null
Édouard-Victoire-Antoine Lalo (27 tháng 1 năm 1823 - 29 tháng 4 năm 1892) là một nhà soạn nhạc người Pháp thuộc thời kì Lãng mạn. Tiểu sử. Lalo được sinh ở Lille (Nord), phía Bắc nước Pháp. Ông đi học tại nhạc viện của thành phố khi trẻ. Sau đó, khi vừa 16 tuổi, ông học tại nhạc viện Paris dưới sự chỉ dạy của đối thủ cũ của Berlioz là François Antoine Habeneck. Trong nhiều năm, ông là người chơi đàn dây và giáo viên tại Paris. Năm 1848, ông cùng bạn bè thành lập nhóm tứ tấu Armingaud, chơi viola và sau đó là violin hai. Những tác phẩm sớm nhất còn giữ được của Lalo là các ca khúc và các tác phẩm thính phòng (hai giao hưởng đầu tiên đã bị hủy). Lalo cưới Julie Besnier de Maligny, một giọng nữ trung từ Bretagne, vào năm 1865. Người vợ khơi gợi cho ông niềm hứng thú với opera và ông đã sáng tác các tác phẩm cho sân khấu. Thật không may, những tác phẩm này bị cho là quá cấp tiến và mang phong cách Wagner nên ban đầu không được đón nhận mặc cho sự tươi mới và tính sáng tạo của chúng. Điều đó khiến Lalo dành phần lớn sự nghiệp cho sáng tác nhạc thính phòng, lần đầu tiên dần trở thành mốt tại Pháp, và tác phẩm cho dàn nhạc. Dù Lalo không phải là một cái tên được công nhận ngay lập tức trong giới âm nhạc Pháp, phong cách đặc biệt của ông giúp ông đạt được vài mức độ danh tiếng. "Symphonie espagnole "cho violin và dàn nhạc vẫn giữ một vai trò hàng đầu trong vốn tiết mục biểu diễn của violin, trong giới âm nhạc nhiều khi nó chỉ được gọi đơn giản là "Lalo". Ông cũng được biết đến với Cello concerto giọng Rê thứ. Mãi cho đến khi hơn bốn mươi tuổi ông mới có được tiếng vang với tư cách nhà soạn nhạc. "Le roi d'Ys (Vua xứ Ys"), một opera dựa trên truyền thuyết Bretagne về Ys, là tác phẩm phức tạp và nhiều tham vọng nhất của ông (đây cũng là truyền thuyết tạo cảm hứng cho Claude Debussy sáng tác tiểu khúc piano nổi tiếng "Nhà thờ chìm"). Vở opera này bị từ chối biểu diễn trong 10 năm sau khi được sáng tác và chỉ được biểu diễn bắt đầu từ năm 1888 khi Lalo đã 65 tuổi. Truyền thuyết về Ys cũng được ông dùng trong giao hưởng Son thứ (một tác phẩm yêu thích của Thomas Beecham) và nhiều tác phẩm thính phòng. Ông được phong hạng hiệp sĩ của huân chương Bắc Đẩu bội tinh vào năm 1880. Ông qua đời tại Paris vào năm 1892 và được an táng tại nghĩa trang Père-Lachaise, để lại nhiều công trình chưa hoàn thành. Di sản. Năm 1962, nhà soạn nhạc Maurice Jarre dùng một chủ đề từ Piano concerto của Lalo cho phần âm nhạc của phim "Lawrence xứ Ả Rập". Văn hóa đại chúng. Loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng của Mỹ, "Star Trek: The Next Generatio", nhắc đến "U.S.S. Lalo" trong hai tập phim "We'll Always Have Paris" và "The Best of Both Worlds". Tên con tàu vũ trụ này có lẽ được đặt để vinh danh nhà soạn nhạc.
1
null
Lý lịch trích ngang hay còn gọi là sơ lược lý lịch là một hình thức văn bản, tài liệu được sử dụng để làm bản trình bày tóm tắt quá trình làm việc và kỹ năng của những ứng viên và thường sử dụng là một thành phần trong hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc có thể được sử dụng cho một loạt các lý do khác nhau, nhưng chúng lại thường được sử dụng để tìm kiếm việc làm mới. Một lý lịch trích ngang điển hình có hàm chứa một bản tóm tắt những kinh nghiệm làm việc có liên quan và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, việc đào tạo, giáo dục, bằng cấp, chứng chỉ. Nó là một tài liệu tiếp thị bản thân, cần thu hút cả về nội dung lẫn hình thức. Trong bộ hồ sơ xin việc, lý lịch trích ngang thường là một trong những hạng mục đầu tiên, cùng với một lá thư xin việc và đôi khi là đơn xin việc mà một nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ nhìn thấy những vấn đề liên quan đến công việc của người tìm việc và thường được sử dụng để sàng lọc các ứng viên, thường theo sau đó là một cuộc phỏng vấn. Lý lịch trích ngang được so sánh với một sơ yếu lý lịch (CV) ở nhiều nước. Tuy nhiên, nó ngắn hơn đáng kể so với sơ yếu lý lịch. Trong tiếng Pháp, có lý lịch trích ngang có nghĩa là sơ yếu lý lịch tóm tắt. Mô tả. Trong nhiều trường hợp, một lý lịch trích ngang thường được giới hạn trong một hoặc hai trang khổ A4 hoặc khổ thư (Letter) trong đó chú trọng làm nổi bật những kinh nghiệm và bằng cấp mà tác giả xem xét phù hợp nhất cho vị trí việc làm mong muốn. Nhiều hồ sơ xin việc chứa các từ khóa hoặc các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tiềm năng đang tìm kiếm, sử dụng nhiều động từ hoạt động, và nội dung trình bày một cách khoa trương, cường điệu. Khi lập lý lịch trích ngang, cần chú ý tránh việc lạm dụng việc liệt kê các công việc, nó không đồng nghĩa với việc liệt kê tất cả các công việc đang làm mà nêu chi tiết công việc đang làm và những kết quả thu được. Cần những con số cụ thể luôn được các nhà tuyển dụng chú ý. Không nên nêu quá nhiều về quan điểm hoặc nguyện vọng trong lý lịch trích ngang. Lý lịch trích ngang là một công cụ tiếp thị, trong đó nội dung cần được điều chỉnh để phù hợp với từng ứng dụng và hoặc các ứng dụng nhằm một ngành nghề cụ thể, những công việc cá nhân. Sự phức tạp hay đơn giản của định dạng lý lịch trích ngang là khác nhau và có xu hướng tạo ra kết quả khác nhau từ người này sang người khác phù hợp với nghề nghiệp, chức danh, vị trí việc làm. Không có một chuẩn nào cho độ dài bản lý lịch trích ngang, cần cân nhắc trước khi viết, những người ít kinh nghiệm cần trình bày ngắn (khoảng 1 trang) trong khi người nhiều kinh nghiệm có thể trình bày dài hơn (khoảng 2 trang), ngoài ra có thể đính kèm các tài liệu liên quan. Internet đã mang lại một thời đại mới cho lý lịch trích ngang. Việc nộp hồ sơ xin việc trực tiếp thông qua mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến. Người tìm việc có thể phá vỡ quá trình ứng dụng công việc và đạt được một thỏa thuận sử dụng lao động thông qua những liên hệ qua thư điện tử (email) để gửi (apply) trực tiếp và lý lịch trích ngang. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải máy vi tính của ai cũng có cùng một chương trình soạn thảo văn bản. Bản lý lịch được trình bày đẹp, gọn gàng trên máy tính của một người có thể bị lỗi định dạng, cách dòng, font chữ thay đổi trên máy của người khác, hoặc tệ hơn là không thể đọc được. Do đó cần thử kiểm tra xem bản lý lịch đã viết như thế nào trên các chương trình soạn thảo văn bản phổ biến như Microsoft Word (phiên bản 2003, 2007), Open Office, Google Docs…trước khi gửi chúng đi. Chức năng của lý lịch trích ngang: Được sử dụng để tập trung vào các kỹ năng cụ thể cho các loại vị trí việc làm được tìm kiếm. Định dạng này trực tiếp nhấn mạnh năng lực chuyên môn cụ thể và sử dụng bản tóm tắt kinh nghiệm như phương tiện chính của việc giao tiếp năng lực chuyên môn. Ngược lại, các định dạng sơ yếu lý lịch tự thời gian thời gian ngắn sẽ làm nổi bật những năng lực trước khi trình bày một thời gian toàn diện về phát triển nghề nghiệp thông qua danh sách thời gian đảo ngược, với kinh nghiệm gần đây nhất được liệt kê đầu tiên.
1
null
Chân chim bảy lá còn có tên là chân chim tám lá (PHH), đáng (PHH), lằng (danh pháp khoa học: Schefflera heptaphylla), là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Loài này được (L.) Frodin mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 publ. 1991. Cây có thể thường bị nhầm lẫn với tên gọi trong tiếng Việt loài "Schefflera arboricola" dùng làm cây cảnh cũng thường được gọi là ngũ gia bì (tuy nhiên đây là 1 tên sai). Tên gọi "ngũ gia bì chân chim" là 1 tên gọi sai lầm vì nó là 1 loại cây chân chim (cụ thể là Chân chim bảy lá) thuộc họ Ngũ gia (gọi Ngũ gia bì là sai lầm vì ngũ gia bì là vị thuốc từ cây Ngũ gia). Họ Ngũ gia là lấy theo tên gọi của chi Ngũ gia. Mô tả. Loài này có dạng thân gỗ, có kích thước nhỏ đến trung bình, cao tới hơn 10m đến 15m. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét, mọc so le, cuống có bẹ dài 8–35 cm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen, đường kính 3-4mm. Hoa nở từ mùa thu thu đến đầu đông, sau đó là kết trái. Đây là loài bán rụng lá hoặc thường xanh. Phân bố. Loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Đài Loan, và Hồng Kông, Thái Lan Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (kyushu, quần đảo Ryukyu). Chúng phân bố ở độ cao từ 100m lên đến 2100m. Thành phần hoá học chính. Saponin, tinh dầu. Công dụng. Miền tây Thanh Hóa, Nghệ An thường dùng lá cây Ngũ gia bì châm chim với tên gọi rau Lằng làm rau ăn sống hoặc nấu canh với cá, thịt. Canh lá Lằng là món ẩm thực văn hóa đặc biệt của đồng bào miền núi phía tây Thanh Hóa, Nghệ An. Loài này có tác dụng kháng virus, chữa cảm lạnh thông thường đau lưng, nhức xương, tê bại tay chân, phù thũng. Bộ phận dùng là vỏ thân, lá. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
1
null
Deborah Kerr (; tên khai sinh là Deborah Jane Kerr-Trimmer; 30.9.192116.10.2007) là nữ diễn viên kịch nghệ, điện ảnh và truyền hình người Scotland. Bà đã từng đoạt Giải BAFTA đặc biệt năm 1955, Giải Quả cầu vàng về vai Anna Leonowens trong phim "The King and I", Giải Oscar danh dự năm 1993, 3 lần đoạt Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (1947, 1957 và 1960) và Giải Sarah Siddons về vai "Laura Reynolds" trong vở kịch "Tea and Sympathy" (tại Chicago, sau các diễn xuất ban đầu tại sân khấu Broadway). Ngoài ra bà đã được đề cử 6 lần cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nhưng chưa đoạt giải này lần nào, một kỷ lục cho nữ diễn viên. Ngoài phim "The King and I", bà còn diễn xuất trong nhiều phim khác, trong đó có các phim nổi tiếng như "An Affair to Remember", "From Here to Eternity", "Quo Vadis", "The Innocents", "Black Narcissus", "Heaven Knows, Mr. Allison", "The Life and Death of Colonel Blimp", "Separate Tables". Thời niên thiếu. Deborah Jane Kerr-Trimmer sinh tại Glasgow, là con gái duy nhất của Kathleen Rose (nhũ danh Smale) và đại úy Arthur Charles Kerr-Trimmer - một cựu chiến binh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, người bị mất một chân trong trận Somme, sau này trở thành kiến trúc sư hàng hải và kỹ sư Kỹ thuật xây dựng dân dụng. Kerr sống 3 năm đầu đời ở thành phố lân cận Helensburgh, nơi cha mẹ bà sống chung với ông bà của bà trong một ngôi nhà ở đường phố West King. Kerr có một em trai tên là Edmund ("Teddy"), người sau này trở thành một nhà báo. Edmund bị giết chết trong vụ tai nạn giao thông do một người lái xe hung bạo gây ra (road rage) năm 2004. Kerr học tại trường độc lập Northumberland House ở Henleaze, Bristol (trường này bị phá hủy năm 1937), sau đó là trường Rossholme ở Weston-super-Mare. Ban đầu Kerr học múa Ba Lê và đã từng xuất hiện trên sân khấu của nhà hát Sadler's Wells năm 1938. Sau đó bà chuyển sang học làm diễn viên dưới sự hướng dẫn của người dì Phyllis Smale, người điều hành trường kịch nghệ Hicks-Smale tại Bristol. Bà lấy nghệ danh Deborah Kerr khi trở thành nữ diễn viên điện ảnh ("Kerr" là tên họ từ thời bà nội của ông nội bà là Arthur Kerr-Trimmer). Sự nghiệp. Sân khấu. Lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu của Kerr là ở Weston-super-Mare năm 1937, đóng vai "Harlequin" trong vở kịch câm "Harlequin and Columbine". Sau đó bà vào trường dạy múa Ba Lê Sadler's Wells và năm 1938 bắt đầu trình diễn trong vở "Prometheus" của đoàn múa Ba Lê. Sau nhiều vai phụ trong các kịch của William Shakespeare tại nhà hát lộ thiên ở Regent's Park, London, bà gia nhập đoàn kịch "Oxford Playhouse" năm 1940, đóng các vai "Margaret" trong vở "Dear Brutus" và vai "Patty Moss" trong vở "The Two Bouquets". Năm 1943, ở tuổi 21, Kerr bắt đầu diễn xuất trên sân khấu West End ở vai "Ellie Dunn" trong vở "Heartbreak House" (của George Bernard Shaw) tại nhà hát Cambridge, đã chiếm được sự chú ý của những người ủng hộ trung thành như Edith Evans và Isabel Jeans. Nhà phê bình Beverley Baxter đã viết: "Cô ấy có một tài năng hiếm thấy, có suy nghĩ về lời thoại của mình, không chỉ đơn thuần là ghi nhớ chúng. Quá trình phát triển từ một cô gái ngây thơ lãng mạn đến một phụ nữ vỡ mộng, cứng rắn trong 3 tiếng đồng hồ thật là cảm động và có sức thuyết phục". Sau sự thành công đầu tiên ở London vào năm 1943, Kerr đi lưu diễn ở Anh và Scotland trong vở "Heartbreak House". Lúc gần kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai Kerr đã lưu diễn ở Hà Lan, Pháp và Bỉ cho "Entertainments National Service Association" đóng vai "Mrs Manningham" trong vở "Angel Street", và ở Anh (với Stewart Granger) trong vở "Gaslight" (của Patrick Hamilton). Kerr xuất hiện lần đầu trên sân khấu Broadway năm 1953 trong vở "Tea and Sympathy" của Robert Anderson và được đề cử giải Tony. Kerr đã diễn lại vai diễn này cùng với nam diễn viên John Kerr trong cuốn phim được cải biên từ kịch này của Vincente Minnelli. Năm 1955, Kerr đã đoạt giải Sarah Siddons về vai diễn này khi lưu diễn ở Chicago. Sau Broadway, Kerr đã lưu diễn khắp nước Mỹ với vở "Tea and Sympathy" này. Năm 1975, Kerr trở lại Broadway, đóng vai Nancy trong vở "Seascape" của Edward Albee. Vở này đã đoạt Giải Pulitzer cho kịch. Mãi 29 năm sau, Deborah Kerr mới trở lại sân khấu London, diễn xuất trong các vở kịch ngẫu nhiên, không được chú ý chẳng hạn như vở kịch tình cảm lỗi thời "The Day After the Fair" (1972), hài kịch "Overheard" (1981) của Peter Ustinov và vở "The Corn is Green" của Emlyn Williams. Phim. Năm 1940, Kerr bắt đầu đóng một vai nhỏ trong phim "Contraband" của Anh, sau đó là 2 phim "Major Barbara" và "Love on the Dole" (đều trong năm 1941). Năm 1942 Kerr đóng cặp với Robert Newton và James Mason trong phim "Hatter's Castle", rồi đóng vai người kháng chiến Na Uy trong phim "The Day Will Dawn" (1942). Kerr đã thành công và được bầu là ngôi sao nữ địa phương được yêu chuộng nhất . Năm 1943, Kerr đóng vai 3 nhân vật nữ (Edith Hunter / Barbara Wynne / Angela "Johnny" Cannon) trong phim "The Life and Death of Colonel Blimp" của Michael Powell và Emeric Pressburger. Mặc dù Quân đội Anh từ chối hợp tác với các nhà sản xuất phim và Winston Churchill cho rằng cuốn phim sẽ làm hỏng nhuệ khí chiến tranh, nhưng cuốn phim The Life and Death of Colonel Blimp này đã khiến các nhà phê bình bẽ bàng khi nó chứng tỏ là một thành công nghệ thuật và thương mại. Powell hy vọng là Kerr và nam diễn viên chính Roger Livesey sẽ cùng diễn xuất trong bộ phim "A Canterbury Tale" (1944) tiếp theo của mình, nhưng người đại diện của cô đã ký được hợp đồng với hãng MGM. Theo tự truyện của Powell thì trong thời gian quay phim này Kerr và Powell đã yêu nhau. Theo Powell, cuộc tình của mình với Kerr đã kết thúc khi cô nói rõ với anh rằng cô sẽ chấp nhận một đề nghị sang Hollywood đóng phim nếu có cơ hội. Năm 1947, Kerr sang Hollywood đóng vai một nữ tu bối rối của Kerr trong phim Black Narcissus năm 1947 đã được các nhà sản xuất ở Hollywood chú ý. Phim này là một thành công ở Mỹ cũng như Anh và Kerr đã giành được Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. Các chủ rạp chiếu phim ở Anh đã bình chọn cô là ngôi sao địa phương được yêu thích thứ 8 tại các phòng vé. Ở Hollywood, Kerr đã nói rõ rằng tên họ của mình phải được phát âm giống như "car". Để tránh sự nhầm lẫn, Louis B. Mayer của hãng MGM đã mô tả tên bà là "Kerr vần với Star!". Giọng nói và phong cách Anh của Kerr đã đưa bà tới thành công trong các vai miêu tả những phụ nữ tao nhã, kín đáo và đặc thù Anh. Năm 1950 kerr đóng vai chính trong bộ phim phiêu lưu King Solomon's Mines cùng với Stewart Granger và Richard Carlson quay tại một nơi ở châu Phi. Ngay sau đó Kerr xuất hiện trong phim sử thi tôn giáo "Quo Vadis ?" quay tại Cinecittà ở Rome, trong đó cô đóng vai "Lygia", một Kitô hữu bất khuất ở thế kỷ thứ nhất. Sau đó Kerr đóng vai "công chúa Flavia" trong một phiên bản làm lại của phim "The Prisoner of Zenda" (1952). Năm 1953, Kerr đóng vai "Portia" trong phim "Julius Caesar" của Joseph Mankiewicz Sau đó Kerr đóng vai "Karen Holmes" trong phim "From Here to Eternity" (1953) của Fred Zinnemann; phim này đã mang lại cho bà một đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Viện phim Mỹ thừa nhận tình trạng mang tính biểu tượng của một cảnh trên bộ phim mà trong đó cô và Burt Lancaster nô đùa bất hợp pháp và say đắm giữa các làn sóng vỗ ầm ầm trên bãi biển Hawaii. Viện này xếp phim này đứng hạng 20 trong Danh sách 100 phim tình cảm của Viện phim Mỹ. Kerr đã nổi tiếng ở Hollywood là một nữ diễn viên linh hoạt, đa tài. Kerr đóng vai người vợ bị nén tình cảm trong phim "The End of the Affair" (1955), với Van Johnson; vai nữ tu trong phim "Heaven Knows, Mr. Allison" (1957) đóng cặp với người bạn lâu năm Robert Mitchum; vai cô con gái của mẹ trong phim "Separate Tables" (1956) đóng cặp với David Niven; và vai nữ gia sư trong 2 phim "The Chalk Garden" và "The Innocents" (1961). Kerr cũng đóng vai người vợ của người Úc chăn cừu phàm tục trong phim "The Sundowners" và vai người phụ nữ đẹp, dâm đãng và quyến rũ trong cả hai phim "Beloved Infidel" và "Bonjour Tristesse". Kerr cũng đóng hai phim hài: "The Grass Is Greener" và "Marriage on the Rocks". Năm 1967, ở tuổi 46, Kerr diễn xuất trong phim "Casino Royale", trở thành một "Bond Girl" lớn tuổi nhất trong phim James Bond từ trước tới thời điểm đó. Năm 1969, áp lực cạnh tranh từ các nữ diễn viên trẻ khiến Kerr đồng ý xuất hiện khỏa thân trong phim The Gypsy Moths của John Frankenheimer, cảnh khỏa thân duy nhất trong sự nghiệp của mình. Cuối thập niên 1960, Kerr đã từ bỏ điện ảnh, trở về với sân khấu và truyền hình. Truyền hình. Đầu thập niên 1980 đóng vai nữ y tá trong phim truyền hình "Witness for the Prosecution" (1982) của đạo diễn Alan Gibson, một phiên bản làm lại từ phim "Witness for the Prosecution" năm 1957. Sau đó, Kerr lại diễn chung với Robert Mitchum trong phim truyền hình "Reunion at Fairborough". Kerr cũng đóng vai bà già Emma Harte trong phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết "A Woman of Substance" của Barbara Taylor Bradford. Vai diễn này đã mang lại cho Kerr một đề cử cho Giải Emmy. Đời tư. Ngày 29.11.1945 Kerr kết hôn với Anthony Bartley, sĩ quan chỉ huy một phi đội trong Không quân Hoàng gia Anh. Họ có hai người con gái: Melanie Jane (sinh ngày 27.12.1947) và Francesca Ann (sinh ngày 20.12.1951). Cuộc hôn nhân này không hạnh phúc do Bartley ghen tỵ với danh tiếng và sự thành công về tài chính của vợ và do việc vắng nhà thường xuyên vì nghề nghiệp của Kerr. Họ ly dị năm 1959. Ngày 23.7.1960 Kerr tái hôn với nhà văn Peter Viertel, trở thành mẹ ghẻ của Christine Viertel. Mặc dù cư ngụ lâu ở Klosters (Thụy Sĩ) và Marbella (Tây Ban Nha), bà đã trở về Anh để được gần gũi với các con, khi sức khỏe bắt đầu bị suy yếu. Tuy nhiên ông chồng vẫn tiếp tục sống ở Marbella. Từ trần. Kerr qua đời ngày 16.10.2007 tại Botesdale, một ngôi làng của Suffolk, Anh, vì bị bệnh Parkinson, thọ 86 tuổi. Gần 3 tuần lễ sau Peter Viertel - chồng bà – cũng qua đời ngày 4.11.2007 vì bị ung thư . Khi Viertel từ trần thì đạo diễn đang quay cuốn phim tài liệu "Peter Viertel: Between the Lines" mà ông tuyên bố sẽ bao gồm những hồi tưởng về các sự kiện liên quan đến Kerr và giải Oscar của Mỹ. Cuốn phim này cho tới năm 2010 vẫn chưa được phát hành.
1
null
Karl – Heinz Weigang (1936 – 2017) là một huấn luyện viên bóng đá người Đức, có phần lớn thời gian làm việc ở châu Phi và châu Á. Ông từng là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam Cộng hòa giành chức vô địch Cúp Merdeka năm 1966, cũng như huấn luyện viên đầu tiên đem lại thành công cho đội tuyển Việt Nam ở đấu trường quốc tế từ khi hội nhập trở lại với chiếc huy chương bạc SEA Games 1995. Sự nghiệp huấn luyện viên. Karl – Heinz Weigang bắt đầu sự nghiệp giảng dạy và huấn luyện bán thời gian tại Sri Lanka, trước khi đến miền Nam Việt Nam vào năm 1964. Năm 1964, ông đến Sài Gòn làm giáo viên dạy nghề ở Trường kỹ thuật Cao Thắng. Sau những giờ dạy, ông thường đến các sân bóng ở Sài Gòn để xem và tìm kiếm tài năng. Sau đó, ông trở thành huấn luyện viên cho các câu lạc bộ Hải Quan, Cảnh sát. Năm 1966, Tổng cục Thể thao đề cử ông làm huấn luyện viên trưởng đội U20 Việt Nam Cộng hòa tham dự giải trẻ châu Á ở Tokyo. Khi chuẩn bị cho Cúp Merdeka, một phần do sự nhiệt tình, một phần do đồng ý dẫn dắt đội tuyển miễn phí nên ông được chọn làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam Cộng hòa, dù lúc đó chưa có bằng huấn luyện viên. Khi mới bắt đầu nhận đội tuyển, do Weigang là huấn luyện viên trẻ, chỉ hơn các cựu binh chừng 5 tuổi nên một số cầu thủ không phục. Ông đã áp dụng tính kỷ luật để đưa các cầu thủ vào nề nếp, kết hợp các biện pháp tâm lý để giúp đội tuyển thành một khối đoàn kết, thực hiện chính sách quay vòng cầu thủ hợp lý. Trước trận chung kết, ông cho các cầu thủ nghỉ ngơi, đi dạo nên toàn đội có tinh thần thoải mái và thắng Miến Điện, một đối thủ mạnh, 1 – 0 ở chung kết, vô địch giải đấu. Sau khi vô địch Cúp Merdeka, Weigang đã chuyển hẳn làm huấn luyện viên nhà nghề, với tấm bằng huấn luyện viên của FIFA ông đạt được năm 1968. Sau khi rời Việt Nam, Weigang chuyển sang huấn luyện các đội bóng châu Phi, lần lượt ở Mali, Ghana, Cameroon, Gabon trong khoảng thời gian 24 năm, trong đó có một thời gian ngắn quay lại châu Á làm việc ở Malaysia. Thành tích đáng nhớ nhất trong thời gian ở châu Phi của ông là dẫn dắt đội tuyển Mali giành ngôi á quân châu Phi năm 1972 ngay lần đầu tiên tham dự một vòng chung kết. Trong thời gian ở Malaysia ông đã đưa đội tuyển nước này vượt qua vòng loại Olympic 1980 và Cúp bóng đá châu Á 1980 trong cùng năm. Đây là lần cuối cùng cho đến nay đội tuyển Malaysia vượt qua vòng loại hai giải đấu này. Tháng 4 năm 1994, Weigang đến Hà Nội với vai trò giảng viên của lớp huấn luyện dành cho các huấn luyện viên do FIFA tổ chức. Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã có đề nghị ông giúp đỡ việc huấn luyện cầu thủ. Ông nhận lời, có 7 tuần huấn luyện cầu thủ trước khi trở về Đức. Năm 1995, sau khi huấn luyên viên Tavares từ chức, Weigang chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam. Tại SEA Games 1995, ông đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên vượt qua vòng bảng ở một kỳ SEA Games kể từ khi tham gia trở lại (từ năm 1989). Ở bán kết Việt Nam đã thắng Myanmar 2 – 1 và chỉ chịu thua chủ nhà Thái Lan ở chung kết, giành huy chương bạc. Đây là nền tảng để đưa Việt Nam trở thành một trong những đội bóng hàng đầu khu vực sau này. Weigang tiếp tục dẫn dắt đội tuyển Việt Nam dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đầu tiên (mang tên nhà tài trợ là Tiger Cup) năm 1996. Trong giải, nhất là trận đấu gặp Lào, một số cầu thủ Việt Nam có biểu hiện tiêu cực. Ông đã dọa đuổi về nước nhóm cầu thủ thi đấu sa sút khó hiểu từ đầu giải trong giờ nghỉ trận đấu này. Ngày hôm sau, Weigang không cho bốn cầu thủ họ Nguyễn vào sân tập luyện. Với sự dàn xếp của trưởng đoàn Tô Hiền, ông đã đồng ý để 4 cầu thủ này ở lại. Đội vượt qua vòng bảng. Ở trận bán kết, Việt Nam thua Thái Lan nhưng đã đá hay và thắng Indonesia trong trận tranh huy chương đồng. Sau giải đấu này, Weigang chia tay bóng đá Việt Nam vì những xung đột với giới chức lãnh đạo bóng đá Việt Nam. Sau khi rời Việt Nam, Weigang có thời gian làm huấn luyện viên trưởng các câu lạc bộ Malaysia Perak và Johor. Năm 2014, ông quay lại Perak làm cố vấn kỹ thuật cho đội. Năm 2017, ông qua đời tại Đức vì truỵ tim.
1
null
Thang điểm là thang đo quy định được tính bằng con số hoặc bằng chữ, dùng để đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên về học lực trong Hệ thống giáo dục của một quốc gia hay để đánh giá thí sinh trong các cuộc thi như trong thể thao, trong các cuộc thi sắc đẹp hay nhiều loại hình thi đua khác.
1
null
Numidia là một vương quốc Algeria cổ đại nằm ở khu vực Bắc Phi bây giờ là miền bắc Algeria và các phần của Tunisia và Libya. Vương quốc tồn tại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 1 trước Công nguyên. Vương quốc Numidia được thành lập như một vương quốc lệ thuộc của La Mã sau Chiến tranh Punic lần thứ hai. Về sau Numidia bị La Mã sáp nhập vào năm 46 trước Công nguyên, và sau đó một lần nữa, sau một thời gian ngắn khôi phục nền độc lập vào năm 25 trước Công nguyên.
1
null
Makoko là một khu ổ chuột nằm ở Lagos, Nigeria. Hiện nay, dân số của nó ước đạt 85.840 người. Tuy nhiên, khu vực này không được tính là một phần của điều tra dân số năm 2007 và dân số hiện nay ước đạt cao hơn nhiều. Được thành lập vào thế kỷ 18 như một làng chài, những ngôi nhà tại Makoko có cấu trúc xây dựng trên những sàn móng tại đầm phá Lagos. Hiện nay, khu vực này chủ yếu là tự trị với sự hiện diện rất hạn chế của chính phủ trong cộng đồng. An ninh địa phương được thực hiện bởi những chàng trai của khu ổ chuột này. Trong tháng 7 năm 2012, chính phủ Nigeria đã phá hủy hàng chục ngôi nhà sau khi những cư dân bị thông báo trục xuất sau 72 giờ. Một cư dân đã bị giết bởi hành động này. Chính quyền tại Lagos có thể tiếp tục tàn phá cộng đồng lịch sử này để tái phát triển những gì bây giờ được xem như bờ sông chính của thành phố.
1
null
Palaeospondylus gunni là một loài động vật có xương sống bề ngoài giống cá. Hoá thạch của nó tìm thấy trong mỏ đá bảng Achanarras ở Caithness, Scotland. Hoá thạch khi khai quật đã cácbon hoá từ trước, để lại dấu vết một con vật dáng như lươn dài . Hộp sọ nó, lúc còn sống chắc hẳn làm từ sụn cứng, cho thấy những cặp nang khứu giác và thính giác. Nó có một cơ quan như mang và không có hàm. Vấn đề phát sinh loài của sinh vật này đã làm đau đầu các học giả kể từ khi nó được phát hiện hồi năm 1890. Một số cách phân loại khác nhau được đề xuất. Năm 2004, một số học giả đề xuất rằng "Palaeospondylus" là ấu trùng cá phổi. Trước đó, nó đã được nhìn nhận là ấu trùng động vật bốn chân, cá da phiến không giáp, cá không hàm, hay chỉ là đồ nguỵ tạo. Đề xuất mới đây nhất cho rằng đây là một loài cá mút đá myxin nguyên thủy.
1
null
Mao An Chi (chữ Hán: 毛安之, ? - ?), tự Trọng Tổ, người Dương Vũ, Huỳnh Dương , là tướng lĩnh nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời. An Chi là con thứ của danh tướng Mao Bảo, có anh trai là Mao Mục Chi. Ông có tài võ nghệ, lần lần được thăng đến Phủ quân tham quân, Ngụy Quận thái thú. Tư Mã Dục phụ chánh (sau này là Giản Văn đế), dùng An Chi làm nanh vuốt. Vào ngày Dục lên ngôi, An Chi lãnh binh theo hộ vệ, túc trực qua đêm trong cung. Được bái làm Du kích tướng quân. Khi Dữu Hi nổi dậy ở Kinh Khẩu (372), triều đình chấn động, mệnh An Chi làm Đốc thành môn chư quân sự. Hiếu Vũ đế lên ngôi (cuối năm 372), đạo sĩ Lư Tủng đột nhập điện đình, An Chi soái quân trấn áp, diệt sạch nghĩa quân, được thăng Hữu vệ tướng quân. Định hoàng hậu Vương Pháp Tuệ băng, ông được lãnh Tương Tác đại tượng . Mất khi đang ở chức, được truy tặng Quang lộc huân. Con thứ của An Chi là Thái gần gũi với cha con quyền thần Tư Mã Đạo Tử, nên ông được truy luận công trấn áp Lư Tủng, ban tước Bình Đô tử. Hậu nhân. An Chi có bốn con trai: Đàm, Thái, Thúy, Độn.
1
null
Khởi nghĩa Lư Tủng (chữ Hán: 卢悚起义, Lư Tủng khởi nghĩa) là cuộc nổi dậy nhuốm màu sắc tôn giáo nổ ra vào tháng 12 năm 372, do đạo sĩ Lư Tủng lãnh đạo các tín đồ phản kháng chính quyền Đông Tấn. Diễn biến và kết cục. Lư Tủng là người quận Bành Thành , tự xưng Đại đạo tế tửu, tập hợp tín đồ được hơn 800 nhà. Tháng 11 ÂL năm Hàm An thứ 2 (372), Tủng sai tín đồ Hứa Long đi Ngô Huyện, vào sáng sớm tìm gặp Hải Tây công Tư Mã Dịch, trá xưng có mật chiếu của Trử thái hậu, đón Dịch về cung. Dịch ban đầu muốn đi, nhưng bảo mẫu can ngăn nên thôi. Long cố nài, Dịch nhận ra rằng nếu thái hậu phát mật chiếu thì phải có nhiều người cùng đi, không thể chỉ có một mình Long, nên gọi người đến bắt, Long vội bỏ trốn. Ngày Giáp ngọ (5/11 ÂL, tức 16/12), Tủng soái 300 người, vào buổi sáng xông qua cửa Quảng Mạc. Nghĩa quân trá xưng Hải Tây công trở về, từ cửa Vân Long xông vào điện đình, cướp lấy binh khí trong Vũ Khố. Du kích tướng quân Mao An Chi nghe tin có loạn, soái quân xông vào cửa Vân Long, hăng hái tấn công nghĩa quân; Tả vệ tướng quân Ân Khang, Trung lãnh quân Hoàn Bí xông vào cửa Chỉ Xa, hợp với An Chi giết sạch nghĩa quân, đập tan cuộc khởi nghĩa. Hậu quả. Nghe tin khởi nghĩa, Tư Mã Dịch khiếp sợ, buông thả tửu sắc, không hỏi gì đến chính sự nữa. Người đương thời biết chuyện, đều thương xót Dịch; triều đình cũng biết ông ta chịu khuất nhục để cầu an, nên không đề phòng nữa! Năm sau (373), quyền thần Hoàn Ôn tra xét việc Lư Tủng xông vào cung, thăng Mao An Chi làm Hữu vệ tướng quân, miễn quan Hoàn Bí.
1
null
Diêu Sùng (chữ Hán: 姚崇, bính âm: Yao Chong, 650 - 28 tháng 9 năm 721), hay Diêu Nguyên Chi (姚元之), Diêu Nguyên Sùng, tên tự là Nguyên Chi (元之), gọi theo thụy hiệu là Lương Văn Hiến công (梁文献公), là tể tướng dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông bắt đầu phục vụ triều đình từ đời Võ Tắc Thiên và trải qua các đời vua là Đường Trung Tông, Đường Thương Đế, Đường Duệ Tông và Đường Minh Hoàng. Sau khi Minh Hoàng đăng cơ, Diêu Sùng trở thành tể tướng nắm giữ nhiều quyền lực nhất trong triều và là một trong những nhân tài giúp Minh Hoàng làm nên Khai Nguyên thịnh thế. Ông từ chức tể tướng vào năm 716 và vẫn giữ được ảnh hưởng lớn đến triều đình cho đến khi qua đời vào năm 721. Thân thế và thời trẻ. Nguyên quán của Diêu Nguyên Sùng ở vùng Thiểm châu. Phụ thân của ông là Diêu Thiện Ý, dưới thời Đường Thái Tông được phong làm U châu đại đô đốc, thụy là Văn Hiến. Diêu Nguyên Sùng chào đời vào năm 650, tức năm Vĩnh Huy thứ nhất thời Đường Cao Tông, và Nguyên Sùng cũng là tên khai sinh của ông Từ lúc nhỏ, Diêu Nguyên Sùng đã tỏ ra là người có khí chất thông minh và ham học hỏi. Lúc đến tuổi trưởng thành, ông phục vụ cho thái tử Lý Hoằng, con trưởng của Cao Tông. Không lâu sau được phong làm Bộc châu tư thương tham quân. Sau nữa ông được dời chức đến năm lần, cuối cùng được cử làm Hạ quan lang trung. Thời Võ Thái hậu. Lúc này quyền lực trong triều đình nhà Đường nằm trong tay thái hậu họ Võ. Ngay khi Cao Tông còn tại thế, Võ hậu đã lộng quyền, hãm hại hai vị thái tử, một là con ruột của mình (Lý Hoằng) và một là người con của chị mình (Lý Hiền). Sau khi Đường Cao Tông băng, Võ hậu trở thành hoàng thái hậu, sau đó phế truất cả Đường Trung Tông, đưa Đường Duệ Tông lên ngôi và lâm triều xưng chế. Đến năm 690, Võ thái hậu cướp ngôi, xưng quốc hiệu là Chu. Diêu Nguyên Sùng tiếp tục phục vụ triều đình trong những năm này. Năm 696, khi quân Khiết Đan quấy nhiễu đất Hà Bắc, Diêu Nguyên Sùng nhận được nhiều công văn từ các thành đang giao chiến với Khiết Đan gửi đến thông báo tình hình. Diêu Nguyên Sùng giải quyết thỏa đáng, do đó được Võ thái hậu coi trọng. Sau đó thái hậu phong cho ông làm Thị lang. Cũng trong thời trị vì của Võ hậu, Diêu Nguyên Sùng vì trùng tên với Sất Lật Nguyên Sùng của Đột Quyết (người mưu chống nhà Chu) nên phải đổi tên thành Diêu Nguyên Chi. Năm 697, sau khi Lai Tuấn Thần - người được thái hậu cử giám sát hoạt động của các đại thần và có quyền xử lý những ai có mưu đồ tạo phản, bị giết; Võ thái hậu nói với Diêu Nguyên Chi rằng bà không còn nghe thấy nhiều lời tố cáo các đại thần mưu phản như trước nữa. Diêu Nguyên Chi đáp rằng đó là vì Lai Tuấn Thần cùng Chu Hưng trước kia đã vu oan cho nhiều người vô tội, nên sau khi chúng chết rồi thì cũng sẽ không còn vụ việc mưu phản nào nữa. Thái hậu khen ngợi và ban cho ông tiền thưởng. Năm 698, dưới sự tiến cử của Địch Nhân Kiệt, Diêu Nguyên Chi được phong làm Đồng phụng các loan thai bình chương sự, một tên gọi khác của chức tể tướng. Năm 702, Võ Thái hậu sai Tương vương Lý Đán (tức Duệ Tông) chỉ huy quân đội triều đình giao chiến với Đông Đột Quyết, Diêu Nguyên Chi cùng một số thân vương của gia tộc họ Võ được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Lý Đán, nhưng cuối cùng Lý Đán không ra quân. Năm 704, Diêu Nguyên Chi lấy lý do phụng dưỡng mẹ già nên xin từ chức. Đến mùa hạ năm đó, Võ thái hậu chấp nhận thỉnh cầu, thiên ông làm Tương vương phủ trưởng sử. Hơn một tháng sau, ông lại được phong làm hạ quan thượng thư, Đồng phụng các loan thai tam phẩm. Nhưng Diêu Nguyên Chi từ chối vì cho rằng mình đang phụng sự Tương vương, nếu còn được nắm binh quyền sẽ khiến Lý Đán nghi ngờ. Do đó Thái hậu đổi phong cho ông làm Xuân quan phụ trách về lễ nghi. Trong cung, Võ thái hậu sủng ái anh em Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông khiến Diêu Nguyên Chi không hài lòng. Vào cuối thời Chu, Trương Dịch Chi đã xây một ngôi Phật tự ở Định châu và muốn đưa 10 nhà sư từ Lạc Dương đến đó. Các nhà sư không muốn nghe theo ý định của Dịch Chi, nên nhờ Diêu Nguyên Chi tâu giúp với thái hậu. Do vậy Trương Dịch Chi oán ghét Diêu Nguyên Chi và lại gièm pha ông trước mặt thái hậu. Do đó, Diêu Nguyên Chi bị giáng xuống làm Tư bộc khanh, nhưng vẫn giữ quyền tể tướng. Không lâu sau, ông được đưa khỏi triều đình, nhận chức Linh Vũ đạo đại tổng quản để chống lại Đột Quyết. Trước khi ông đến Linh Vũ, thái hậu yêu cầu ông tiến cử một người thích hợp làm tể tướng và ông tiến cử Trương Giản Chi. Cuối cùng Trương Giản Chi được phong tướng vị. Thời Trung Tông. Ngày 20 tháng 2 năm 705, Trương Giản Chi và các tể tướng Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy... dẫn đầu cuộc chính biến cung đình nhằm ép thái hậu thoái vị và đưa Trung Tông Lý Hiển trở lại ngôi vua. Trước đó vào đầu năm 705, Diêu Nguyên Chi cũng từ Linh Vũ về Lạc Dương và cũng tham gia vào cuộc chính biến này. Kết quả Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông bị giết, Võ thái hậu bị ép phải thoái vị và Đường Trung Tông được lập lên ngôi. Do có công lao, Diêu Nguyên Chi được phong làm Lương huyện hầu, thực phong 200 hộ. Sau đó Võ thái hậu được tôn làm Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế, dời đến cung Thượng Dương. Khi Trung Tông suất bách quan đến chúc thọ thái hậu, Diêu Nguyên Chi lại khóc lóc thảm thương. Trương Giản Chi thấy vậy hỏi lý do tại sao, ông đáp: Vì thế Diêu Nguyên Chi bị bọn Trương Giản Chi giáng làm Thứ sử Bạc châu. Cũng vì mối bất hòa này nên về sau khi Võ Tam Tư (cháu Võ hậu) liên kết với Vi hoàng hậu sát hại năm tể tướng (tức bọn Trương Giản Chi) thì Diêu Nguyên Chi được vô sự. Trong những năm tiếp theo, ông đã bốn lần thay chỗ ở, lần lượt được đảm nhiệm chức thứ sử ở bốn châu: Tống, Thường, Việt và Hứa. Thời Duệ Tông. Năm 710, sau liên tiếp những cuộc chính biến, Đường Duệ Tông được đưa lên ngôi lần thứ hai. Duệ Tông cho triệu Diêu Nguyên Chi từ Hứa châu về Trường an và phong cho ông làm Binh bộ thượng thư, Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm, tiến phong Trung thư lệnh vào cuối năm này. Diêu Nguyên Chi lại một lần nữa đảm nhận tướng vị. Lúc này trong triều xảy ra việc tranh chấp giữa Công chúa Thái Bình (em Duệ Tông) và thái tử Lý Long Cơ - người lập công lớn trong việc diệt trừ phe đảng họ Vi và đưa Duệ Tông lên ngôi. Công chúa Thái Bình can dự vào triều chính, muốn triệt hạ thế lực của Long Cơ nên vẫn để các thân vương trong triều nhằm tạo ra sức ép với thái tử, trong đó có hoàng tử trưởng Lý Thành Khí và Bân vương Lý Thủ Lễ (con thái tử Lý Hiền, cháu nội Cao Tông). Để chấm dứt tình trạng này, năm 711, Diêu Nguyên Chi và tể tướng khác là Tống Cảnh dâng sớ xin đưa chư vương ra ngoài các châu làm thứ sử, còn công chúa Thái Bình cùng chồng là Võ Du Kị được đưa đến Lạc Dương. Duệ Tông chấp thuận thỉnh cầu nhưng chỉ đưa công chúa sang Bộc châu. Việc này đến tai công chúa, công chúa vô cùng tức giận, bèn chửi mắng Lý Long Cơ vì cho rằng việc này do Long Cơ đứng sau. Long Cơ sợ hãi, bèn dâng sớ lên Duệ Tông xin xử tử hai vị tể tướng vì tội chia rẽ hoàng thất. Đáp lại, Duệ Tông giáng Diêu Nguyên Chi làm thứ sử Thân Châu. Trong những năm 711 - 713, lần lượt đảm nhận chức thứ sử Từ, Lộ. Sau lại được phong chức Dương châu trưởng sử. Trong thời gian đó, Diêu Nguyên Chi rất được lòng nhân dân địa phương và họ đã lập bi ghi nhận công đức của ông. Tiếp sau ông được chuyển sang làm Thứ sử Đồng châu. Tể tướng thời Minh Hoàng. Năm 712, Duệ Tông nhường ngôi cho Long Cơ, tức Huyền Tông Minh hoàng đế. Đến năm sau (713), phe đảng của công chúa Thái Bình hoàn toàn bị tiêu diệt, Minh Hoàng nắm được quyền hành. Cuối năm đó, Minh Hoàng ngự giá đến Thiểm Tây. Khi đến nơi, có chiếu lệnh triệu tập Diêu Sùng cùng một số thứ sử khác đến bàn việc. Khi Diêu Nguyên Chi đến thì Minh Hoàng đang chuẩn bị đi săn, nhân tiện vua hỏi ông có biết săn thú không. Diêu Nguyên Chi đáp là lúc nhỏ đã từng học. Minh Hoàng vui mừng, cùng đi săn và trò chuyện với ông. Khi kết thúc cuộc vui, Minh Hoàng tỏ ý muốn phong Diêu Nguyên Chi làm tể tướng. Ông bèn quỳ xuống tạ và đề nghị lên Minh Hoàng mười biện pháp cai trị và bảo nếu nhà vua không làm theo được thì mình không dám nhận tướng vị. Sau khi nghe xong, nhà vua nói có khả năng thi hành. Sau đó, vua phong cho Diêu Nguyên Chi làm Thượng thư bộ Binh, Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm, tước Lương Quốc công, phong ấp trăm hộ. Về sau Minh Hoàng đổi niên hiệu là Khai Nguyên (khai sáng thịnh thế), Diêu Nguyên Chi vì chữ Nguyên kị vào niên hiệu này nên lại đổi tên thành Diêu Sùng. Vào thời Đường Trung Tông, trong nước có nhiều thanh niên trai tráng làm tăng, do đó ảnh hưởng đến số lượng phu dịch. Diêu Sùng tấu rằng Minh Hoàng nghe theo, hạ lệnh bắt một số nhà sư còn trẻ phải hoàn tục về nhà, tổng cộng được hơn 12.000 người. Diêu Sùng thường ở trước mặt nhà vua xin chỉ về việc bổ dụng quan lại, nhưng Minh Hoàng không trả lời. Đến ba lần đều như vậy, ông lại sợ mà lui ra. Nội giám Cao Lực Sĩ bảo rằng ý vua là muốn Diêu Sùng không phải việc gì cũng phải tấu lên xin ý kiến. Do vậy, Diêu Sùng ra sức tiến hiền, bỏ tà, khiến thiên hạ nhanh chóng thịnh trị; bản thân ông trở thành tể tướng giỏi của nhà Đường. Cuối năm 713, Đường Minh Hoàng lần lượt cho đổi tên một số cơ quan và địa danh trong nước trong đó Trung thư tỉnh đổi thành Tử vi tỉnh, đứng đầu là Tử vi lệnh và chức vụ này được giao cho Diêu Sùng. Năm 714, Minh Hoàng sai tướng quân Tiết Nộn công đánh Khiết Đan. Diêu Sùng hết lời can ngăn rằng không nên nhưng Minh Hoàng không nghe. Kết quả quân Đường thảm bại, chết đến 8,9 phần. Trong khi đó ở triều, Diêu Sùng cùng tể tướng Lư Hoài Thận tiếp tục ra sức loại bỏ ảnh hưởng của quý tộc lên chính sách cai trị mới. Lúc này, Diêu Sùng và Lư Hoài Thận là cùng giữ chức tể tướng, nhưng ông tỏ ra vượt trội hơn hẳn Hoài Thận. Năm 715, con trai Diêu Sùng mất, ông phải về nhà lo việc tang, nửa tháng không lên triều. Trong nửa tháng đó, Lư Hoài Thận không thể nào giải quyết được hết các công việc trong triều. Do vậy Lư Hoài Thận biết mình thua kém Diêu Sùng, nên thường để những chính vụ quan trọng cho ông giải quyết. Vì thế Diêu Sùng là tể tướng có quyền lực lớn nhất trong triều lúc đó. Cũng năm đó, ở Sơn Đông có nạn châu chấu gây hại cho mùa màng, Diêu Sùng chủ trương bắt và giết hết tất cả châu chấu đi. Minh Hoàng nghi ngờ kế sách này vì cho rằng khó có thể thi hành, nên chưa muốn làm. Diêu Sùng lại cực lực khuyên ngăn và giải thích phương pháp; thì Lư Hoài Thận lại cho rằng nếu giết quá nhiều châu chấu sẽ gây tổn hại đến âm dương ngũ hành. Diêu Sùng lại bảo châu chấu gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp nên cần phải giết hết, nếu thần linh có trách phạt thì ông sẽ lãnh hết. Cuối cùng Minh Hoàng chấp nhận thỉnh cầu này. Sang năm 716, nạn châu chấu lại nổ ra ở Hà Nam, Diêu Sùng tiếp tục đề nghị tiêu diệt hết châu chấu. Thứ sử Biện châu Nghê Nhược Thủy không đồng tình và viện lý do rằng xưa kia vua Hán Triệu là Lưu Thông cũng diệt châu chấu theo cách như vậy và không thành công, nếu muốn diệt thiên họa thì phải đề cao thánh đức. Đáp lại, Diêu Sùng viết thư cho Nghê Nhược Thủy, bảo rằng Nghê Nhược Thủy không dám phản kháng nữa. Cùng năm đó, Lư Hoài Thận chết, Nguyên Can Diệu được bổ làm tể tướng phụ tá cho Diêu Sùng. Không lâu sao Diêu Sùng bị bệnh nặng, trong khi ông không có phủ đệ, phải an dưỡng ở chùa Võng Cực. Khi đó, Minh Hoàng rất quan tâm đến bệnh tình của ông, thường sai người đến thăm hỏi và có khi còn đến chùa hỏi ý kiến của ông về những việc lớn mà mình không giải quyết được. Đầu năm 717, theo đề nghị của Nguyên Can Diệu, Minh Hoàng cho đưa Diêu Sùng đến Tứ phương quán, nơi ở của sứ thần các nước, nhằm để ông ở gần cung điện hơn. Diêu Sùng ban đầu từ chối vì cho rằng nơi đó quá xa hoa, không thích hợp với mình nhưng cuối cùng bị Minh Hoàng thúc ép mãi nên ông phải chấp nhận. Trong khoảng thời gian Diêu Sùng bị bệnh về nguyên tắc thì chính sự do Nguyên Can Diệu giải quyết. Mỗi khi Can Diệu có tấu việc gì lên làm mình hài lòng, Minh Hoàng cũng nói Diêu Sùng có thể không hài lòng và nếu không hợp ý vua thì Minh Hoàng bảo Can Diệu đến hỏi Diêu Sùng. Sau khi về hưu. Diêu Sùng có ba người con là Diêu Dị, Diêu Di và Diêu Dịch; cả ba đều được phong chức quan to trong triều. Diêu Di và Diêu Dị thích giao du với nhiều người và nhận quà cáp của họ, nên hai người bị các đại thần trong triều và nhân sĩ xã hội phê bình, làm mất danh dự của Diêu Sùng. Đến năm 717, người cùng cánh với Diêu Sùng là Tử vi sử Triệu Hải nhận hối lộ của người Phiên, bị Minh Hoàng cho giam vào ngục và định xử tử. Diêu Sùng mặc dù thừa nhận tội trạng của Hải, nhưng cố sức kêu xin giảm tội chết khiến Minh Hoàng bực tức. Sau đó Minh Hoàng hạ lệnh xá thiên hạ, nhưng Triệu Hải cũng bị đánh 100 roi và bị đày đến Lĩnh Nam. Sau việc này, Minh Hoàng có ý chán Diêu Sùng; Diêu Sùng cũng bất lực, bèn xin từ chức và tiến cử Tống Cảnh lên thay mình. Minh Hoàng đồng ý, lấy ông là Khai phủ nghi đồng tam ti và bãi chức tể tướng. Cũng năm đó, Minh Hoàng muốn đến Đông Đô Lạc Dương, bỗng thấy thái miếu bị mục nát, nên lo lắng rằng do thần linh trừng phạt mình. Khi Minh Hoàng hỏi ý của Diêu Sùng, ông trả lời việc thái miếu hư hại chỉ là do gỗ đã quá lâu năm và chỉ cần tu sửa lại. Minh Hoàng hài lòng, từ đó lại sủng tín Diêu Sùng, và hạ lệnh cho Diêu Sùng được phép năm ngày mới vào triều yết một lần. Năm 720, ông được phong làm Thái tử thái bảo nhưng lấy lý do bệnh nặng mà từ chối. Năm 721, Diêu Sùng qua đời, hưởng thọ 72 tuổi, được truy tặng Dương châu đô đốc, thụy là Văn Hiến. Đến năm 729 được truy phong Thái tử thái bảo. Ông để lại di thư cho con cháu về việc không nên xây dựng quá nhiều đền thờ Phật để cầu phúc mà cốt yếu là nên chăm đọc kinh và làm nhiều việc thiện thì phúc ắt sẽ tới. Hậu duệ. Diêu Sùng có ba con Di, Dị, Dịch đều làm quan đến chức khanh, thứ sử. Tằng tôn của ông có Diêu Hợp là người tài, đỗ tiến sĩ cập đệ vào những năm Nguyên Hòa, cuối cùng được phong tới Bí thư giám; và một người nữa là Diêu Úc, làm quan đến chức Tả gián nghị đại phu và thứ sử hai châu Hồ, Thường, được tể tướng Lý Đức Dụ quý trọng.
1
null
Chiến dịch Tiểu Doanh Lĩnh là trận chiến giữa Trịnh Thành Công, nhà Nam Minh với nhà Thanh. Diễn biến. Thuận Trị năm thứ 7 (năm 1651) Trịnh Thành Công giành chiến thắng tại Từ Táo và Tiền Sơn đánh bại quân Thanh tại Mân Nam (Phúc Kiến), triều đình nhà Thanh bị chấn động. Tháng 11, Thanh tướng quân Phúc Kiến là Dương Danh Cao đem theo kỵ binh và bộ binh nam bình tăng viện cho tướng thủ thành Dương Châu là Vương Bang Tuấn. Do quân Thanh đến Chương Châu nhất định sẽ đi ngang Tuyền Châu, Trịnh Thành Công chuẩn bị hải giáp quân đánh địch quân tại Tiểu Doanh Lĩnh. Dương Danh Cao phân quân làm 3 lộ hướng Tiểu Doanh Lĩnh tấn công đồng thời phải Phùng Tiềm Sơn đánh tập hậu phía sau quân Trịnh những tưởng bao vây tiêu diệt quân Trịnh trong trận. Quân Thanh và quân Trịnh giáp chiến tại Tiểu Doanh Lĩnh. Trịnh Thành Công tự thân soái lĩnh quân đội anh dũng giết địch nhưng quân Thanh cũng hoan cường chiến đấu. Đại tướng quân Cam Huy của quân Trịnh đem quân đến tăng viện bao vây quân Thanh và đánh giết. Quân Trịnh đồng loạt truy kích, quân Thanh đại bại, Dương Danh Cao dẫn tàn quân chạy thoát. Quân Trịnh giành chiến thắng tại Tiểu Doanh Lĩnh. Ảnh hưởng. Trịnh Thành Công tại Mân Nam liên tiếp giành được 3 chiến thắng trong chiến dịch Từ Táo, chiến dịch Tiền Sơn, chiến dịch Tiểu Doanh Lĩnh đã cổ vũ phong trào phản Thanh phục Minh và sĩ khí ba quân đồng thời cũng cố thế lực của quân Trịnh tại miền duyên hải Đông Nam. Tháng 12, các tướng Trịnh làHoàng Đình chiếm Chiếu An, Hoàng Hưng chiếm Bình Hòa. Căn cứ địa của quân Trịnh được mở rộng.
1
null
Quốc lập Vườn quốc gia Muro-Akame-Aoyama (室生赤目青山国定公园 "Muro-Akame-Aoyama Kokutei Koen ?") là một Khu bảo tồn Vườn quốc gia ở hai tỉnh Mie và Nara, Nhật Bản. Nó được thành lập vào năm 1970 bảo vệ các khu vực xung quanh cụm núi lửa Muro, thác nước Akame Shijūhachi và cao nguyên Aoyama.
1
null
là một vườn quốc gia dự kiến ở tỉnh Shiga và Kyoto, Nhật Bản. Nó được thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 1950 và có diện tích . Trong tháng 6 năm 1993, 65.984 ha bên cạnh hồ Biwa được xác định là Khu Ramsar về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
1
null
Battle Realms là một trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực với bối cảnh phương Đông huyền bí do Ubisoft phát hành vào năm 2001. Đây là trò chơi đầu tiên được tạo ra bởi Liquid Entertainment. Ubisoft còn phát hành bản mở rộng "" vào năm 2002. Cốt truyện. Trong phần chơi đơn, cốt truyện chủ yếu xoay quanh Kenji's, người thừa kế cuối cùng ngôi vị của Serpent và là hậu duệ của Dragon từ rất xưa trước khi Dragon trở thành Serpent như hiện tại. Sau một thời gian bỏ trốn vì tội giết cha (thực chất là bị vu oan), trong một lần lang thang anh chứng kiến cảnh đàn áp nông dân trong một ngôi làng không có tiền nạp thuế cho bọn băng cướp của Shinja (cũng là một nhân vật quan trọng của Serpent). Kenji's đứng trước 2 lựa chọn: hoặc là hùa theo băng cướp của Shinja giết chết dân làng hoặc là giải cứu dân làng bằng cách chiến đấu với băng cướp của Shinja. Nếu chọn giải cứu dân làng, anh sẽ đi theo con đường của tộc Dragon. Nếu chọn cách hỗ trợ bọn cướp thì anh sẽ đi theo con đường của tộc Serpent. Trong suốt chuyến hành trình của Kenji's, người chơi có thể chọn các vùng lãnh thổ mà họ mong muốn tấn công đầu tiên. (Otomo hoặc Shinja sẽ đưa ra các tùy chọn cho người chơi) Kenji's trở về từ Malcomson. Anh phải quyết định có tái sinh tộc Dragon và giải cứu nông dân để tôn vinh sự chính nghĩa hay không hay là anh vẫn phải gia nhập băng cướp tàn ác để thuận lợi cho việc quay trở lại lãnh đạo tộc Serpent và tiếp tục thể hiện sự tàn ác. Chiếm lấy những lãnh thổ cụ thể có thể cung cấp lợi ích, và các Thiền Sư (còn gọi là các Monk) hoặc các Ninja sẽ gia nhập phe của Kenji's khi cốt truyện gần đến giai đoạn cuối. Câu chuyện tập trung vào một di vật gọi là Orb của lãnh chúa Tarrant thuộc tộc Dragon ngày xưa (tức tộc Serpent hiện tại) mà cả Kenji's, tộc Wolf cùng Lotus đang ra sức truy tìm. Kenji's buộc phải lấy cho bằng được viên Orb đó trước họ. Nếu Kenji's đi theo tộc Dragon anh hùng thì kẻ thù chính của Kenji's sẽ là tộc Lotus xấu xa, mặc dù tộc Wolf cũng có xung đột khi Kenji's đi theo tộc Dragon nhưng vì tộc Wolf là tộc yêu chuộng hòa bình nên Kenji's sẽ cố gắng hòa đàm và giúp đỡ tộc Wolf vì tộc Wolf đã bị tộc Lotus đánh bại kiệt quệ. Nếu Kenji's đi theo tộc Serpent tiểu nhân thì kẻ thù chính của Kenji's sẽ là tộc Wolf tốt bụng, mặc dù tộc Lotus cũng có xung đột khi Kenji's đi theo tộc Serpent nhưng vì tộc Lotus đã bị tộc Wolf chống cự quyết liệt dẫn đến thiệt hại nặng nên tộc Lotus sẽ không còn là đối thủ chính của tộc Serpent. Lối chơi. Lối chơi của "Battle Realms" giống như nhiều trò chơi chiến lược thời gian thực khác. Có một số phe phái mà tất cả đều có nhiều loại công trình có sẵn và các đơn vị sản xuất. Không giống như các trò chơi chiến lược thời gian thực khác, mặc dù các đơn vị xây dựng cơ bản (nông dân). được sử dụng để thu thập tài nguyên và xây dựng, còn đóng vai trò như là đơn vị cơ sở được nâng cấp thành các đơn vị quân đội. Như vậy, các công trình quân sự trong Battle Realms được sử dụng để chuyển đổi và nâng cấp các đơn vị chứ không phải là sản xuất trực tiếp. "Battle Realms" có tất cả bốn chủng tộc bao gồm chủng tộc Dragon (Rồng), chủng tộc Serpent (Rắn), chủng tộc Lotus (Hoa Sen) và chủng tộc Wolf (Sói). Mỗi chủng tộc đều có một đặc điểm riêng, quân đội riêng, cách đào tạo riêng, kĩ năng riêng. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ hai nguồn tài nguyên chính của game: gạo và nước. Không giống như những tựa game chiến thuật khác, người chơi sẽ không cần phải bỏ tiền ra mua nông dân, mua lính nhưng chính nông dân sẽ tự sản sinh từ những túp lều xây. Nhiệm vụ của nông dân không chỉ bó hẹp tại công việc gặt lúa, múc nước mà còn là một người thợ xây và là lực lượng của chính người chơi. Có nông dân, người chơi sẽ có thể đào tạo họ qua nhiều bước huấn luyện tùy theo người chơi để có được những binh lính chất lượng. Công cuộc đào tạo thì không thật sự đơn giản, để có thể đào tạo nên những chiến binh thiện nghệ, người chơi sẽ cần tốn một lượng gạo và nước. Và dĩ nhiên, không có gì là vô hạn, số lượng nông dân có giới hạn và điều đó đồng nghĩa với số lượng binh lính của người chơi cũng có hạn. Do vậy người chơi sẽ phải suy nghĩ thật kĩ càng để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc dàn quân theo từng đơn vị cũng như giữ lại một ít nông dân để duy trì việc thu thập tài nguyên. Người chơi cũng có thể xây dựng các tháp canh để tướng hoặc lính biết sử dụng vũ khí bắn xa trèo lên để tấn công địch từ xa trước khi địch đến, tháp canh của Lotus không có cầu thang mà chỉ cần dịch chuyển tức thời nên tiết kiệm thời gian khi tướng hoặc lính lên hay xuống tháp canh. Bên cạnh những lính đi bộ, người chơi sẽ có thể bắt ngựa thông qua nhà ngựa để tướng và lính có thể cưỡi ngựa chiến đấu (nếu là chủng tộc Wolf thì một con ngựa khi được dẫn vào chuồng sẽ được cung cấp 2 con sói và không thể cưỡi). Ngựa không những là phương tiện di chuyển thích hợp để đi đường dài mà còn là người bạn đáng tin cậy trong những trận chiến kịch liệt và cũng là "bia đỡ đạn" cho các tướng và lính khi bị tấn công và ngựa cũng giúp cho tướng và lính di chuyển nhanh mà ít bị mất sức hơn khi đi bộ (điều này không có tác dụng với chủng tộc Wolf vì họ chỉ sử dụng sói và không thể ngồi lên để di chuyển). Ngoài ra, điểm đặc biệt nhất trong Battle Realms chính là hệ thống những viên ngọc Yin/Yang. Khi giáp trận, người chơi sẽ thu thập được một số viên ngọc Yin/Yang và dùng nó để mua tướng, nâng cấp... Các lực lượng trong game. Phe phái chính. Có bốn phe phái có sẵn được gọi là gia tộc trong "Battle Realms" và mỗi bên đều có những đặc điểm khác nhau: Đón nhận. Tạp chí "Igromania" chấm cho game 9.0/10 điểm gọi đó là một "lý tưởng chiến lược thời gian thực đương đại". Người viết nhận xét chú ý tới lối chơi tốt và ca ngợi đồ họa cùng hình ảnh động, nhưng anh nói rằng trò chơi đã không chệch hướng nhiều từ thể loại RTS truyền thống và AI không nổi bật.
1
null
Liquid Entertainment là một nhà phát triển video game độc lập nhỏ của Mỹ có trụ sở tại Pasadena, California. Studio được đồng sáng lập vào năm 1999 bởi Ed Del Castillo và Michael Grayford, dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Del Castillo và Giám đốc điều hành Holly Newman. Tổng quan. Tựa game đầu tiên của Liquid là "Battle Realms", do Crave Entertainment và Ubisoft phát hành vào tháng 11 năm 2001 nhận được nhiều lời khen ngợi. "Battle Realms" là một trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực dành cho Windows có tính năng một cách tiếp cận độc đáo về quản lý tài nguyên và phát triển đơn vị. Game được giới phê bình đón nhận nồng nhiệt, nhiều người ca ngợi trạng thái thời gian như thực của kiểu nghệ thuật 3D engine cùng bối cảnh và mỹ quan đậm chất Đông Á nhưng doanh thu lại đáng thất vọng. Nó được Viện Hàn lâm Nghệ thuật & Khoa học tương tác đề cử là tựa game chiến lược PC hay nhất của năm 2002, nhưng không giành chiến thắng và được bầu chọn cho giải Computer Gaming World's Top 10 Games tại kỳ E3 2001. Theo sau "Battle Realms" là một bản mở rộng độc lập tên gọi "" ra mắt vào tháng 4 năm 2002. "Winter of the Wolf" chỉ được cộng đồng game thủ đón nhận kém nhiệt tình hơn so với người tiền nhiệm "Battle Realms"; một số nhận xét so sánh nó không thuận lợi cho tựa game bom tấn chiến lược thời gian thực năm 2002 mang tên "Warcraft III" và "Age of Mythology". Kể từ khi phát hành "Winter of the Wolf", Liquid đã phát triển hai game PC chiến lược thời gian thực dựa trên giấy phép sở hữu trí tuệ: vào tháng 11 năm 2003, Sierra phát hành "", dựa trên giấy phép bản quyền của Vivendi Universal về các tác phẩm văn học của Tolkien, và vào tháng 10 năm 2005, Atari cho phát hành tựa game PC theo kiểu "Dungeons & Dragons" là "Dragonshard". "Dragonshard" có kể từ khi được phát hành lại trên GOG.com. Vào tháng 10 năm 2006, Buena Vista Games cho phát hành "", một game mô phỏng đời sống phỏng theo loạt phim truyền hình "Desperate Housewives" khá nổi tiếng. "Desperate Housewives: The Game" đã giành được giải PC Gamer Adventure Game of the Year của năm 2007. Nhiều người nhận xét ca ngợi nó như là một ấn phẩm trung thực và có kịch bản khá của loạt phim truyền hình dù không được tốt về mặt thương mại. Tựa game tiếp theo của Liquid là "Rise of the Argonauts" được phát hành vào tháng 12 năm 2008 và được xuất bản bởi Codemasters, là một game thuộc thể loại hành động nhập vai lấy bối cảnh thần thoại Hy Lạp cho Windows, PlayStation 3 và Xbox 360 được đón nhận một cách tệ hại cũng do các vấn đề kỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật phái sinh và lối chơi lặp đi lặp lại. Năm 2011 Sega phát hành tựa game console thứ hai của Liquid cho Xbox 360 và PS3 là "" trùng hợp với ngày phát hành bộ phim "Thor" của Marvel Studios vào tháng 5 năm 2011. Liquid còn phát hành ba casual game cho Facebook gồm "InstantJam", một trò chơi thuộc thể loại nhịp điệu âm nhạc trên Facebook, ' dựa trên blog tin tức Hollywood nổi tiếng "Deadline.com" của Nikki Finke và Paramount Digital Entertainment cho Facebook và iOS, cùng game thứ ba ' thuộc thể loại chiến lược theo lượt được xuất bản bởi Atari trên Facebook.
1
null
Crave Entertainment, Inc. (hay còn gọi là Crave Games và Crave) là một công ty video game của Mỹ do Nima Taghavi thành lập vào năm 1997. Trụ sở chính nằm ở Newport Beach, California. Về sau được Handleman Corporation mua lại vào năm 2005 trong một thỏa thuận trị giá lên đến 95.000.000 $ nhưng sau đó đã bán lại cho Fillpoint LLC vào đầu năm 2009 với giá 8.100.000 $ do Handleman phá sản và chờ đến lúc thanh toán. Trong suốt cuộc đời của mình hãng đã cho phát hành một số tựa game cho các hệ máy Dreamcast, Wii, Nintendo DS, Game Boy Advance, Nintendo 64, Nintendo GameCube, PlayStation, PlayStation 2, PlayStation 3, PSP, Xbox và Xbox 360. Hãng chỉ tập trung vào các khoản ngân sách và các tựa game nhập khẩu như Kaido Battle. Ngày 31 tháng 10 năm 2012, Crave đã đệ đơn xin phá sản.
1
null
là một manga hài hước của Mikawa Verno và cũng là tác phẩm đầu tiên được chuyển thể thành anime của tác giả. Nó đã được đăng trong tạp chí manga Josei "Monthly Comic Zero Sum" của Ichijinsha kể từ số đầu tiên của tạp chí ra mắt tháng 3 năm 2002 và được xuất bản thành hai mươi tập "tankōbon". Một bộ anime dài tập do Seven chuyển thể bắt đầu phát sóng từ ngày 9 tháng 1 năm 2014. Phần thứ hai đã được công bố vào tháng 7 cùng năm. Cốt truyện. Bộ manga xoay quanh một văn phòng thám tử. Câu chuyện bắt đầu với một cậu thiếu niên tên Kō đến khu ổ chuột để tìm Takumi, người anh trai mất tích của cậu bỏ nhà đi từ nhiều năm trước. Hai anh em tái ngộ, và Takumi giờ là người đứng đầu Văn phòng Thám tử Mikuni. Kō muốn đưa Takumi trở lại, nhưng chính cậu cũng khong muốn quay về nhà. Vậy nên cậu bắt đầu làm việc tại văn phòng này với những công việc vụn vặt. Truyền thông. Anime. Bản chuyển thể anime dài tập của Seven bắt đầu phát sóng từ ngày 9 tháng 1 năm 2014, trên các kênh TV Saitama, tvk, KBS Kyoto, Sun TV và AT-X. 2, hai trang web Niconico và Bandai Channel cũng sẽ phát sóng trực tuyến bộ anime này. Anime sẽ được Crunchyroll đồng thời truyền đi qua đài phát thanh và đài truyền hình với phụ đề tiếng Anh ở Bắc Mỹ và các vùng chọn khác trên thế giới.
1
null
Học viện Phòng thủ Không gian mang tên Nguyên soái Liên bang Xô viết G. K. Zhukov (tên tiếng Nga - Военная академия воздушно-космической обороны имени Маршала Советского Союза Г. К. Жукова) trường đại học quân sự tại thành phố Tver - Liên bang Nga. Học viện Phòng thủ Không gian Zhukov là một trong các cơ sở đào tạo sĩ quan chính trong lực lượng Phòng thủ không gian quân đội Nga. Lịch sử. Học viện Phòng thủ Không gian Zhukov được thành lập ngày 4/11/1956 theo chỉ thị của bộ trưởng bộ quốc phòng Liên Xô - Nguyên soái G. K. Zhukov với tên gọi ban đầu - Học viện sĩ quan Phòng không. Nhiệm vụ chính của học viện trong thời kỳ này là đào tạo sĩ quan chỉ huy cho lực lượng phòng không Liên Xô. Năm 1974, Học viện được đặt tên theo nguyên soái Zhukov. Năm 1992 học viện bắt đầu đào tạo hệ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực phòng không - không quân. Năm 2004 học viện đổi tên thành Học viện Phòng thủ Không gian mang tên Nguyên soái G. K. Zhukov. Tổ chức. Theo cấu trúc hiện nay, học viện bao gồm các hệ:
1
null
Trận Nhai Đình là một trận chiến giữa quân đội Tào Ngụy và quân đội Thục Hán diễn ra vào năm 228 trong Chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng. Trận chiến này kết thúc bằng thắng lợi của quân Tào Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý và là trận đánh then chốt dẫn đến sự phá sản của Chiến dịch Bắc phạt lần này của quân Thục. Trong trận này, việc mất Nhai Đình được quy kết là do sự chủ quan của Mã Tốc, người được cho là chỉ giỏi cầm quân trên bàn giấy. Bối cảnh. Năm 228, Gia Cát Lượng mang quân đánh Ngụy lần thứ nhất. Ngụy Minh Đế Tào Duệ sai Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra địch lại. Biết việc hàng tướng Mạnh Đạt định quay về Thục nhưng còn chần chừ, Tư Mã Ý nhanh tay bắt giết ông ta. Rồi Tư Mã Ý tâu Ngụy Minh Đế Tào Duệ lập tức sai tướng Tào Chân đem quân chi viện cho My Thành, nhằm ngăn chặn Triệu Vân, ông ta sai Trương Hợp mang quân ra địch, Trương Hợp dẫn 50.000 kỵ binh và bộ binh tiến nhanh đến Nhai Đình, vòng đường sau đánh tập hậu vào quân Thục, hòng chiếm lại Hữu Lũng. Tào Duệ cũng tự mình đến Trường An để chỉ huy tác chiến. Đối sách. Theo ý kiến của Tư Mã Ý là tập kích vào Nhai Đình, chẹn con đường huyết mạch của quân Thục. Khi quân Thục tiến đánh Trung Nguyên, vấn đề lương thảo có ý nghĩa then chốt, hầu hết lương thực được vận chuyển từ Tây Xuyên qua Hán Trung để vào Trung Nguyên. Một trong những trọng điểm trên con đường huyết mạch này là Nhai Đình. Nhai Đình nằm ở khoảng giữa sông Vị và núi Mạch Tích Nay là đông bắc huyện Thiên Thủy, Cam Túc, đó là con đường huyết mạch để đi từ Thiểm Tây và Lũng Hữu. Đây là vùng trọng yếu chiến lược. Lúc này Gia Cát Lượng có ý đánh chiếm hai quận Quảng Ngụy và Lũng Tây nhằm chiếm trọng cả vùng Lũng Hữu, bỗng nghe tin đại quân của Trương Hợp đang đánh vòng từ hướng Tây. Nhằm bảo đảm an toàn hai bên sườn, để phát triển cuộc tấn công, Gia Cát Lượng lập tức hạ lệnh cho tiên phong Mã Tốc đem tiền quân đánh gấp lấy Nhai Đình. Trước đó Để đối địch với danh tướng Trương Hợp, mọi người đều cho rằng nên dùng mãnh tướng Ngụy Diên hoặc Ngô Ban đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc, nhưng Gia Cát Lượng lại chọn Mã Tốc làm tiên phong. Mã Tốc được lệnh cùng Vương Bình cầm quân khẩn cấp ra trấn thủ Nhai Đình. Trước khi đi, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt dặn dò Mã Tốc phải đóng quân giữa đường và giữ lấy nguồn nước như thế mới cố thủ được. Tuy vậy Mã Tốc là con người chỉ biết bày binh bố trận trên sa bàn, Lưu Bị khi còn sống cũng lưu ý đến chuyện này nhưng Gia Cát lại không lưu tâm, nhất là khi Mã Tốc đưa ra kiến nghị đúng đắn trong cuộc Nam tiến vì vậy Gia Cát Lượng lại tin tưởng Mã Tốc hơn. Vì vậy trong cuộc chinh phạt lần này, Gia Cát Lượng giao trọng trách tướng tiên phong cho Mã Tốc. Không ngờ Mã Tốc tự cho mình là thông minh, vi phạm phướng án bố trí của Gia Cát Lượng. Đến Nhai Đình, Mã Tắc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng. Mã Tắc không đóng quân ở nơi đường cài, gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre". Vương Bình nhiều lần phản đối, nhưng Mã Tắc không nghe. Diễn biến. Mã Tốc và Vương Bình tiến đến Nhai Đình đúng lúc tướng Ngụy là Trương Cáp dẫn quân tới. Mã Tốc bỏ đường sông, trấn giữ trên núi. Vương Bình cuối cùng khuyên can không được, ông đành xin Mã Tốc cho 1000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi. Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tốc trên núi, rồi cắt đứt đường nước. Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan Mã Tốc. Cánh quân Mã Tốc bỏ chạy tán loạn, chỉ còn 1000 người ngựa của Vương Bình vẫn giữ vững được doanh trại. Thấy Mã Tốc đại bại, Vương Bình đốc quân dồn sức chiến đấu, cố thủ không rút. Trương Cáp nghi quân Thục có phục binh nên không dám tiến. Vương Bình nhân có thời gian bèn chỉnh đốn đội ngũ, thu thập những quân sĩ của Mã Tốc bỏ chạy, rồi bình tĩnh rút lui về nước. Nhai Đình thất thủ. Đại quân Thục không thể tiến nữa, buộc phải lui về Hán Trung. Vì thất thủ Nhai Đình, Gia Cát Lượng phải triệt thoái toàn quân về Thục. Mã Tốc cùng Trương Hưu, Lý Thịnh bị tội chết, Hoàng Tập bị thu binh quyền. Riêng Vương Bình được ban thưởng, thăng làm Tham quân, thống lĩnh 5 quân kiêm chức Đương doanh sự, Thảo khấu tướng quân và sắc phong Đình hầu. Đây là sự thăng tiến đặc biệt vượt cấp đương thời, mọi người đều cho là xứng đáng. Kết cục. Thất bại ở Nhai Đình khiến cho quân Thục mất quyền chủ động và Gia Cát Lượng buộc phải lui binh, rút quân về Thục. Cụ thể là khi Nhai Đình bị thất thủ, làm cho Gia Cát Lượng bị mất bàn đạp tấn công, lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu. Còn ở Kỳ Cốc, do phòng bị sơ hở, quân Thục đã bị quân Tào đánh lui may nhờ tình hình Triệu Vân ngăn chặn phía sau nên tổn thất không lớn. Xét tình hình thực tế, Gia Cát Lượng cho rằng quân Thục không thể tiếp tục giao chiến được nữa, ông quyết định thu quân trở về Hán Trung. Chẳng bao lâu ba quận Thiên Thủy, Nam An, An Định lại trở về tay nước Ngụy. Về nguyên nhân thất bại, có người trong triều nhà Thục an ủi cho rằng nguyên do xuất quân lần này gặp bất lợi là do binh lực quá ít. Gia Cát Lượng đã nghiêm túc trả lời rằng: Không đúng như vậy vì trong hai trận đánh ở Kỳ Sơn và Tà Cốc, quân Thục nhiều hơn quân Ngụy, nguyên nhân thất bại chính là do bản thân ông không biết dùng người và từ sau này sẽ thưởng phạt nghiêm minh, khắc phục thiếu sót. Bất kỳ ai trung thành với đất nước đều có quyền vạch khuyết điểm của ông ta có như vậy mới tiêu diệt được kẻ thù thống nhất được thiên hạ. Chém Mã Tốc. Sau đó Gia Cát Lượng đã ra lệnh chém Mã Tốc và tâu với hậu chủ tự mình xin giáng chức. Tuy trong Bắc phạt để mất Nhai Đình, người bị tội là Mã Tốc, nhưng Gia Cát Lượng lại chủ động nhận trách nhiệm về mình rồi xin giáng ba cấp từ Thừa tướng xuống làm Hữu tướng quân. Sử sách chép rằng, sau khi về đến Hán Trung, khi Gia Cát Lượng hạ lệnh chém Mã Tốc, người đã cả gan làm trái quân lệnh. Tưởng Uyển can rằng: Thiên hạ chưa được bình định, mà giết mất tướng tài, nhẽ nào lại không đáng tiếc lắm sao". Gia Cát Lượng trả lời rằng: "Sở dĩ Tôn Vũ làm chủ được thiên hạ chính là nhờ ông ta biết giữ gìn quân pháp rất nghiêm minh, nay nghiệp lớn thống nhất chưa thành, mới giao tranh với kẻ địch lần lầu mà đã có người phá vỡ quân pháp, như vậy làm sao có thể chiến thắng kẻ địch được?" và để giữ nghiêm quân luật, Gia Cát Lượng gạt nước mắt chém Mã Tốc đồng thời viết tờ tấu lên Lưu Thiện xin hạ tước vị của mình xuống ba bậc đồng thời công bố sai lầm của mình cho cả nước được biết, làm gương cho mọi người tự vạch khuyết điểm của mình. Để làm nghiêm quân pháp, Gia Cát Lượng hạ lệnh giam Mã Tốc vào ngục đợi ngày xử tử hình. Trước khi bị chém, Mã Tốc viết thư cho Gia Cát Lượng, xin hãy nâng đỡ cho con mình. Tướng sĩ nước Thục đều thương xót ông. Khi bị chém, Mã Tốc mới 39 tuổi. Sau này Gia Cát Lượng vẫn luôn để ý an ủi, trợ cấp cho gia đình Mã Tốc như lúc ông còn sống. Tưởng Uyển từng thắc mắc Gia Cát Lượng, lẽ ra nên để Mã Tốc sống để có ngày lập công chuộc tội. Gia Cát Lượng nói rằng bản thân mình cũng rất thương xót ông nhưng vì giữ nghiêm mệnh lệnh nên phải thực thi. Về việc Mã Tốc bị xử tử, sử gia Tập Tạc Xỉ không đồng tình với Gia Cát Lượng. Ông dẫn trường hợp vua nước Tấn không giết tướng Tuân Lâm Phủ bại trận nên sau này có ích cho nước, còn Sở Thành vương không biết tài năng của Thành Đắc Thần cũng xử tử vì một trận thua nên sau này thất bại. Sau đó Tập Tạc Xỉ phân tích thêm:
1
null
Gérard de Nerval (tên thật là Gérard Labrunie, 22 tháng 5 năm 1808 – 26 tháng 1 năm 1855) là nhà thơ, nhà soạn kịch, dịch giả, nhà văn Pháp, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của trào lưu Chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Tiểu sử. Gérard de Nerval sinh ở Paris. Bố là bác sĩ quân y trong quân đội Napoleon. Học phổ thông ở trường Charlemagne, nơi có nhiều bạn bè sau này là những nhà thơ nhà văn của thập niên 1830. Từ những ngày đầu tiên của văn nghiệp Nerval đã kết bạn với Théophile Gautier và Victor Hugo, in những bài thơ đầu tay trong tập sách «"Napoleon và nước Pháp vinh quang"» (1826). Cũng trong năm 1826 in phần đầu bản dịch «Faust» của Johann Wolfgang von Goethe và được chính Goethe khen ngợi. Từ năm 1830 ông tham gia nhiều nhóm văn chương và bắt đầu viết kịch. Mặc dù có sự hợp tác với Alexandre Dumas (cha) nhưng Nerval vẫn chưa có vở kịch nào thật sự thành công ở giai đoạn này. Sau khi người yêu của bỏ đi lấy chồng, Narval đã bỏ nhà đi lang thang phiêu bạt trong nhiều năm và chính trong quãng thời gian này ông viết được nhiều cuốn sách hay. Sau khi trở lại Paris Nerval mắc chứng bệnh về thần kinh, thường xuyên có ý tưởng quyên sinh. Chuyện kể rằng lần đầu tiên nhìn thấy sông Donau xinh đẹp, Nerval đã thốt lên: « Trời ơi, một nơi tuyệt vời để mà tự tử ! » Những năm cuối đời Nerval sống trong cảnh nghèo khó. Ông treo cổ chết trên một cột đèn đường phố ở Paris ngày 26 tháng 1 năm 1855. Khi còn sống, ông chỉ mới in được một số bài thơ ở các tạp chí hoặc in kèm trong các cuốn văn xuôi. Tập thơ đầu tiên, nơi người đọc có thể cảm nhận được tài năng thơ của Nerval chỉ được in vào năm 1877. Tác phẩm của Gérard de Nerval hầu như chưa được dịch ra tiếng Việt.
1
null
Thuần Ý Hoàng quý phi (chữ Hán: 純懿皇貴妃; 3 tháng 11, năm 1689 - 17 tháng 12, năm 1784) là một phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế. Tiểu sử. Thuần Ý Hoàng quý phi Cảnh thị sinh ngày 3 tháng 11 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 28 (1689), là con gái của Quản lĩnh Cảnh Đức Kim (耿德金), vốn là Bao y thuộc Tương Hoàng kỳ. Năm Khang Hi thứ 42 (1703), Cảnh thị nhập Tiềm để làm thứ thiếp cho Ung Thân vương Dận Chân. Do là Bao y Thượng tam kỳ, Cảnh thị có lẽ vốn là Cung nữ tử trong cung rồi được Khang Hy Đế ban cho Ung Thân vương, do lúc này Ung Thân vương đã phân phủ chứ không còn ở trong cung nữa. Với thân phận Bao y, bà chỉ có thể là Cách cách khi nhập Ung Thân vương phủ. Năm ấy Cảnh thị tầm 14 tuổi. Sau khi Ung Thân vương lên ngôi, Cảnh thị được sách phong là Dụ tần (裕嫔). Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 22 tháng 12, lấy Lại bộ Tả Thị lang Ba Thái (巴泰) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Vương Cảnh (王景) làm Phó sứ, hành Dụ tần sách phong lễ. Sách văn viết: Năm Ung Chính thứ 8 (1730), Dụ tần Cảnh thị được tấn thăng Dụ phi (裕妃). Năm thứ 11 (1733), Hoàng ngũ tử Hoằng Trú thụ phong Hòa Thân vương (和親王). Hoàng tử Hoằng Trú là đứa con duy nhất của Cảnh thị, được Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu nhận nuôi khi còn nhỏ. Dụ phi cũng từ đó thân thiết với Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, tình cảm như chị em ruột, bản thân Hoằng Lịch (tức Càn Long Đế) cùng Hoằng Trú cũng khá gắn bó. Tặng Hoàng quý phi. Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 9, Càn Long Đế tôn bà làm Hoàng khảo Dụ Quý phi (皇考裕貴妃). Trong cung ghi chép đãi ngộ của Cảnh thị, đều ghi ["Quý phi"] hay ["Thế Tông Quý phi"]. Trong nhóm góa phụ, ngoài Sùng Khánh Hoàng thái hậu, thì Cảnh thị có địa vị cao nhất. Năm Càn Long thứ 43 (1778), tháng 2, đại tang của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Càn Long Đế cho dụ chuẩn bị đại thọ 90 tuổi, sang ngày 19 tháng 2 mệnh Vương Thành (王成) phụng chỉ dụ, tôn Hoàng khảo Quý phi làm Hoàng quý phi. Tháng 10 cùng năm, chính thức làm lễ tôn phong Hoàng khảo Dụ Quý phi làm Hoàng quý phi, tôn gọi là Hoàng khảo Dụ Hoàng quý phi (皇考裕皇貴妃), cử hành điển lễ sắc phong long trọng, cho quốc khánh 3 ngày, còn tự mình viết Biển liễn và Ngự chế thơ để chúc mừng bà. Ngày 28 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, chính thức tiến hành lễ sách phong. Sách văn rằng: Năm Càn Long thứ 49 (1784), 17 tháng 2 (âm lịch), Cảnh thị đã ngã bệnh, thân thể đã tương đương suy nhược. Càn Long Đế khi ấy không ở trong cung, nhưng cũng nhanh chóng an bài, giao phó Lục a ca Vĩnh Dung, Bát a ca Vĩnh Tuyền cùng Nội vụ phủ kín đáo chuẩn bị tang nghi. Mùa đông cùng năm, ngày 17 tháng 12 (âm lịch), Dụ Hoàng quý phi Cảnh thị qua đời, thọ 96 tuổi. Quan tài của Cảnh thị được đưa theo hướng Thần Vũ môn đến tạm an ở Cát An sở (吉安所). Sau đó, ngoại trừ "Dụ Hoàng quý phi kim sách kim bảo" theo thường lệ thu tồn, thì Càn Long Đế dụ chỉ đem Kim sách, bảo của "Dụ Quý phi" và "Dụ tần" đều đi hòa tan, điều này chứng minh vào năm sách phong Ung Chính thứ 8, đều không có Kim sách và Kim bảo. Sau khi Cảnh thị qua đời 1 ngày, Càn Long Đế đích thân tưới rượu trước kim quan của bà. Sang ngày 20 tháng 12 (âm lịch), đưa kim quan đến Truân Tấn cung (屯殯宮) tạm an. Năm Càn Long thứ 50 (1785), tháng 2, dâng thụy hiệu là Thuần Ý Hoàng quý phi (純懿皇貴妃). Ngày 9 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, đưa kim quan của Thuần Ý Hoàng quý phi đến Phi viên tẩm của Thái lăng. Ngày 16 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, chính thức an táng xuống địa cung. Mộ phần của bà đứng đầu các phi tần trong Phi viên tẩm. Nhầm thụy. Về thụy hiệu, Thanh Cao Tông thực lục (清高宗實錄) cùng Thanh hoàng thất tứ phổ (清皇室四譜) đều ghi là [Thuần Ý; 純懿], khi Thanh sử cảo lại ghi [Thuần Khác; 純愨], có lẽ là viết nhầm, do hai chữ ["Ý"; 懿] và ["Khác"; 愨] hình chữ đều khá giống nhau.
1
null
Sosa-gu là một quận của thành phố Bucheon ở Gyeonggi-do, Hàn Quốc. 'So' là ký tự tiếng Trung có nghĩa là trắng và 'sa' có nghĩa là cát. Nhiều năm trước đây, có nhiều dòng suối chảy trong khu vực này đó là lý do vì sao nó lại có tên như vậy. Phân cấp hành chính. Sosa-gu được chia thành nhiều "dong" sau.
1
null
The Asia Institute (tiếng Việt: tạm dịch là ) là một viện nghiên cứu chính sách ("think tank") ở Seoul, nơi tiến hành nghiên cứu và diễn ra nhiều cuộc vận động. Viện có nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị, nhân văn và khoa học, các bên liên quan đến từ chính quyền, các tổ chức quốc tế và giới thanh niên trên toàn châu Á. Nghiên cứu của The Asia Institute tập trung trên sự giao thoa của biến đổi công nghệ, vấn đề môi trường và quan hệ quốc tế. The Asia Institute tương tác sâu rộng với thanh niên, học sinh và sinh viên, khẳng định sự tham gia của giới trẻ trong những tranh luận về chính sách giáo dục, quan hệ quốc tế và biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nghiên cứu đi sâu tập trung vào những triển vọng và nguy cơ của sự phát triển công nghệ và khủng hoảng môi trường. Sau này, các nghiên cứu tập trung vào Diễn đàn Môi trường Daejeon, được thành lập bởi sự hợp tác của The Asia Institute và KAIST. Vào năm 2012, The Asia Institute xuất bản nhiều loạt báo cáo, văn bản hội thảo, luận văn và các bài xã luận thông qua sự hợp tác cùng các học giả hàng đầu như Benjamin Barber, Noam Chomsky, Francis Fukuyama, Haun Saussy, and Larry Wilkerson. Giám đốc hiện tại là Emanuel Pastreich, Phó Giáo sư tại Đại học Kyung Hee, Seoul. Lịch sử. The Asia Institute được thành lập năm 2007 và ban đầu được điều hành bởi Khoa Kinh doanh Quốc tế Solbridge, Đại học Woosong ở Daejeon, Hàn Quốc. The Asia Institute đã xuất bản hàng loạt nhiều báo cáo, tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị, trên cơ sở những nghiên cứu được tiến hành về khoa học công nghệ với Viện nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc, Viện An toàn Hạt nhân Hàn Quốc, Viện Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul, và Viện Cấp cao Hàn Quốc Hỗ trợ Phụ nữ trong Khoa học, Kĩ thuật và Công nghệ (WISET). Hoạt động. The Asia Institute tổ chức phiên họp tổng thể về Khu vực Tự do Vũ khí Hạt nhân Giới hạn cho Đông Bắc Á (LNWFZ-NEA) vào tháng. The Asia Institute thành lập Diễn đàn Môi trường Daejeon năm 2009 dưới sự hợp tác cùng KAIST, Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc, Diễn đàn Hội nhập Daejeon cùng với Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc thành lập Diễn đàn Môi trường Daejeon năm 2009.
1
null
Thịt cá voi là thịt và các bộ phận cơ thể khác của các loài cá voi sử dụng làm thực phẩm cho con người và súc vật nuôi, được chế biến thành nhiều món khác nhau, và trong lịch sử đã được người ta coi là thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả ở Tây Âu và Mỹ thuộc địa. Việc con người ăn thịt cá voi ngày nay vẫn tiếp tục tại Nhật Bản, Na Uy, Iceland, Quần đảo Faroe, bởi người Basque, người Inuit và người dân bản địa khác của Hoa Kỳ (bao gồm cả những người Makah tây bắc Thái Bình Dương, Canada, Greenland; người Chukchi ở Xibia, và người Bequia ở vùng biển Caribê. Việc con người ăn thịt cá voi đã bị người ta lên án dựa trên quan điểm về bảo tồn động vật hoang dã, độc tính của thịt cá voi, và quyền động vật (xem tranh cãi xung quanh việc đánh bắt cá voi). Lịch sử. Tại châu Âu, cá voi có thể đã từng được săn bắt tại địa phương suốt thời Trung Cổ để lấy thịt và dầu. Theo Công giáo, các loài thủy sản đã thường được coi là "cá". Do đó, cá voi được coi là thích hợp trong Mùa Chay của Ki tô giáo
1
null
5S Online (mùa thứ 4 lấy tên: 5Plus Online) là một bộ phim hài kịch tình huống Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng và Hiếu Vick. Bộ phim "5S Online mùa 1 và 2" thu hút gần 7,6 tỷ lượt xem và hơn 1 triệu lượt theo dõi trên hệ thống chia sẻ video YouTube 5S ONLINE được VTV6 và VTV6 HD công chiếu từ ngày 2 tháng 9 năm 2012 đến 25 tháng 4 năm 2016 lúc 20:50 từ Thứ 2 - Thứ 6. Bộ phim được xây dựng và dành riêng cho lứa tuổi trẻ. Nội dung phim xoáy sâu vào đời sống của một nhóm bạn trẻ làm chung trong một văn phòng chuyên vẽ và sáng tác truyện tranh, mỗi người đều có tính cách và sở thích riêng nên đôi lúc quá trình làm việc thường có những tranh cãi rất dễ thương do các nhân vật thể hiện. Từ 26 tháng 4 năm 2016, "5S Online mùa 3" được công chiếu từ Thứ 2 - Thứ 6 trên SCTV1 và SCTV HD Hài (nay là SCTV1 HD) lúc 20h15, VTC9 - Let's Viet (nay là SCTV4 - Let's Viet) lúc 21h30 và H2 (Đài PT-TH Hà Nội) lúc 21h45, các kênh online YouTube 5S Online Official, NhacCuaTui. Từ 5 tháng 12 năm 2016, "5S Online mùa 3" được công chiếu trên VTVcab21 - SaoTV - Kênh BiBi+ lúc 20h hàng ngày. Ngoài ra, "5S Online mùa 3" còn được công chiếu trên Hưng Yên TV từ 1 tháng 8 năm 2017, TVStar - SCTV11 từ 14 tháng 8 năm 2017, SCTV6.SNTV từ 11 tháng 11 năm 2017, phát lần 2 trên sóng SCTV1 và SCTV HD Hài (nay là SCTV1 HD) từ 23 tháng 11 năm 2017 lúc 19h30 hàng ngày nhưng đến năm 2018 chuyển khung 19h. Kể từ khi phát sóng hết tập 130 (mùa 3), 5S Online tạm ngưng phát sóng do có một số sự thay đổi và sẽ sớm quay trở lại trong một thời gian ngắn. Từ 13 tháng 1 năm 2017, 5Plus Online đã trở lại thay thế cho 5S Online được công chiếu từ Thứ 2-4-6 trên SCTV1 và SCTV HD Hài (nay là SCTV1 HD) lúc 20h15, VTC9 - Let's Viet (nay là SCTV4 - Let's Viet) lúc 22h, kênh online YouTube 5Plus Online. Ngoài ra, 5Plus Online được công chiếu trên MTV Việt Nam lúc 20h từ Thứ 6 đến Chủ Nhật từ 24 tháng 2 năm 2017, VTVcab21 - SaoTV-Kênh BiBi+ lúc 20h hàng ngày từ 14 tháng 4 năm 2017, phát lần 2 trên sóng SCTV1 và SCTV1 HD Hài từ 5 tháng 1 năm 2018 lúc 19h hàng ngày. Kể từ khi phát sóng hết tập 136 (mùa 4), 5Plus Online tạm ngưng phát sóng trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho ra mắt season tiếp theo của nhóm. Nhưng cho đến nay không còn ra mắt thêm season mới nữa. Giải thưởng. Ngày 5 tháng 9 năm 2014, "5S Online" được trao giải "Chương trình được cộng đồng mạng yêu thích nhất" tại lễ trao giải "Ấn tượng VTV", tổ chức bởi Đài Truyền hình Việt Nam. Phát triển. Chương trình được sáng lập và phát triển bởi Công ty cổ phần Kỷ Nguyên Mới (NeStudio), Hãng phim Thiên Niên Kỷ (Inspirato) và Millenium Studio. Đạo diễn của bộ phim là Nguyễn Hữu Trọng (mùa 1-3), Hiếu Vick (mùa 4). Nội dung. Phần 5S Online (Mùa 1 đến mùa 3). Câu chuyện xoay quanh 5 bạn trẻ cùng làm việc trong nhóm ý tưởng của một công ty truyện tranh, mỗi người phụ trách sáng tạo câu chuyện cho nhân vật của mình. Dưới sự lãnh đạo của Quyết "Đại Ca", 4 nhân viên siêu quậy Trung / Đăng Dũng "Dũng Sĩ", Kiều Linh / Thảo Mai "Phù Thủy", Nana / Tường Vy "Công Chúa" và Phan / An / Nguyên "Lãng Tử" đã biến văn phòng nhỏ của họ thành một thế giới đầy thú vị và luôn bày những trò đùa nghịch ngợm dẫn đến tình cảnh "dở mếu dở cười" cho một thành viên hay cả nhóm. Phần 5Plus Online (Mùa 4). Công ty truyện tranh 5S bất ngờ đóng cửa (khả năng do khủng hoảng kinh tế), sếp Tổng biến mất và 5 nhân viên tan đàn sẻ nghé, mỗi người một nơi, quãng thời gian này mỗi người làm một việc khác nhau: Quyết thất nghiệp, Thảo Mai phải đi làm ca sĩ phòng trà, Nguyên vào Nam đóng phim, Tường Vy chia tay mọi người để làm diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp, Dũng ở nhà mở quán net... Số phận run rủi cho Quyết mở một công ty truyền thông nhỏ, và họ lại một lần nữa trở về làm việc cùng nhau dưới một mái nhà Công ty truyền thông & quảng cáo 5Plus, và nay là Tập đoàn 5Plus. Quyết giờ đây trở thành giám đốc một start-up trẻ, anh phải tự lèo lái con tàu của mình, trên đó là cánh tay phải của anh: Trưởng phòng Sáng tạo Thảo Mai Phù thủy, Đạo diễn Nguyên Lãng tử, Designer Yến Chi Công chúa, Trưởng phòng Tổng hợp Đăng Dũng Dũng sĩ... Những câu chuyện một lần nữa chính thức diễn ra ngay từ đó. Nhạc phim chủ đề. Mùa 1 (Từ tập 1 đến tập 341): Hát cho tình bạn. Ca sĩ: Vân Navy, Anh Vũ, Mạnh Quân, B Trần, Chi Pu Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Cường Mùa 2 (Từ tập 342 đến tập 603): Khát khao tuổi trẻ. Ca sĩ: Trang Cherry, Anh Vũ, Mạnh Quân, B Trần, Quỳnh Anh Shyn Nhạc sĩ: Nguyễn Khắc Hưng Mùa 3 (Từ tập 1 đến 130): Vì mình bên nhau. Ca sĩ: Trang Cherry, Dũng Bino, Mạnh Quân, Phạm Anh Tuấn, Quỳnh Anh Shyn, Anh Vũ, New Amazing Nhạc sĩ: Mew Amazing Mùa 4 (Từ tập 1 đến 136): Mơ Together. Ca sĩ: Trang Cherry, Dũng Bino, Mạnh Quân, Phạm Anh Tuấn, Huyền Trang Nhạc sĩ: Dương Trường Giang Phát sóng. YouTube: TV: Trang mạng: Tập đặc biệt. Ngoài những bộ phim được phát sóng trên TV, 5S Online còn có những tập đặc biệt chỉ phát sóng trên YouTube. Sau mỗi tập phim đặc biệt sẽ có những đáp án do khán giả bình chọn. Chủ nhật trong tuần sẽ đưa ra đáp án đúng. Nhưng cho nên việc chọn đáp án sẽ tạm dừng ở mùa 3
1
null
Thịt Kangaroo hay là thịt chuột túi là thịt của các loài chuột túi. Hiện nay, Các nhà sinh thái Australia đang khuyến khích người dân ăn thịt kangaroo nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Đặc điểm. Thịt chuột túi thơm và ngọt hơn thịt bò và chúng chứa những thành phần có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Thịt chuột túi ngon, giàu chất dinh dưỡng, nhiều protein, sắt, kẽm, ít cholesterol và chất béo, rất có lợi cho việc giảm huyết áp, là thức ăn lý tưởng và lành mạnh. Khác với ăn thịt bò, thịt dê, con người sau khi ăn thịt chuột túi sẽ không hay bị nấc, đầy hơi, khó tiêu, điều này rất có lợi để giảm lượng khí thải carbon dioxide. Khi con người đã chuyển sang ăn thịt chuột túi, lượng tiêu thụ thịt bò sẽ giảm thiểu 20%. Săn bắn. Tổng số Kanguru hoang ở Australia ước tính lên tới 25 triệu con, chuột túi được bảo vệ bởi luật tiểu bang và liên bang, được đánh bắt tự nhiên và không nuôi. Những thợ săn được cấp phép sẽ được bắt một số lượng nhất định hàng năm. Chính quyền cho phép săn bắt khoảng 15% số lượng này nhằm tránh không để số Kanguru tăng vọt, có thể gây thiệt hại cho các nông trại, đồng thời làm cạn kiệt những nguồn nước quý giá tại Úc. Hiện tại, các nông trại ở Australia đang chăn thả tổng cộng 30 triệu con kangaroo. Để số kangaroo có thể lên đến 175 triệu con nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ thịt của người Australia thì cần phải duy trì tỷ lệ tiêu thụ thịt kangaroo bằng cách giảm số lượng cừu và gia súc. Các nhà hoạt động môi trường ở Úc vận động người Miệt dưới (Down Under, một cách gọi khác cho nước Úc) nên tích cực tham gia bảo vệ môi trường bằng cách ăn thịt kangaroo, vì ăn thịt kangaroo thay vì thịt bò sẽ giúp nước Úc giảm thiểu khí nhà kính. Những nhóm bảo vệ động vật hoang dã cho rằng săn bắn kangaroo để giết thịt là tội ác vì kangaroo được xem như biểu tượng quốc gia của nước Úc và chỉ có rất ít người dân Úc dám ăn thịt kangaroo vì cảm thấy tội lỗi và thương cho những con vật này. Tổ chức Hòa bình Xanh đã kêu gọi mọi người ăn nhiều thịt chuột túi hơn để giảm lượng khí thải carbon dioxide. Những lợi ích của thịt kangaroo so với thịt bò hoặc các gia súc truyền thống khác, đó là chúng chứa ít chất béo và methane hơn, người dân Úc nên ăn thịt chuột túi để tránh lãng phí khi chúng bị tiêu hủy. Mặc dù được đánh giá là giàu đạm và ít mỡ, thịt chuột túi không được tiêu thụ phổ biến tại Úc vì chúng được xem là biểu tượng quốc gia. Đây cũng là một trong những lý do khiến chuyện tiêu hủy chuột túi luôn trở thành chủ đề nhạy cảm, thậm chí gây chia rẽ nước Úc, Nhiều bang Australia đã đưa ra các quy định và chỉ tiêu cho việc giết thịt nhân đạo kangaroo, nhưng nhu cầu ăn thịt loài vật này rất ít. Chỉ có một số du khách hiếu kỳ muốn nếm thử thịt của loài vật này. Với nhu cầu ít như vậy, các thợ săn cũng hiếm khi đi săn kangaroo, càng không thể giết thịt đủ đáp ứng chỉ tiêu. Xuất khẩu. Thịt chuột túi là một trong những mặt hàng sản xuất và xuất khẩu thịt chủ lực của nước Úc với việc xuất khẩu loại thịt này đi hơn 55 quốc gia trên thế giới. Nga là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Úc, chiếm đến khoảng 70% nhu cầu quốc tế về sản phẩm này, kim ngạch xuất khẩu thịt kangaroo của Australia lên tới 225 triệu USD mỗi năm, lượng thịt nhập khẩu đã nhập khoảng 7,5 nghìn tấn và Thịt kangaroo chủ yếu được dùng trong các nhà hàng. Vào năm 2009, Nga đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt kangaroo từ Australia, sau khi phát hiện một số lô hàng nhiễm khuẩn Ecoli, nó đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành chế biến thịt kangaroo của Australia, tuy vậy việc tiêu thụ thịt kangaroo ở đây đang dần khôi phục, mỗi năm, trung bình thị trường Nga tiêu thụ 180 triệu đô la thịt kangaroo. Australia lập tức tìm kiếm những thị trường thay thế để nhập các sản phẩm chế biến từ kangaroo và Trung Quốc được coi là một thị trường triển vọng, hiện các nhà xuất khẩu Úc chưa được phép bán thịt kangaroo sang Trung Quốc. Đã có một đoàn quan chức cao cấp trong chính quyền Australia đã tới Bắc Kinh xem xét khả năng xuất khẩu thịt kangaroo sang Trung Quốc. Thịt chuột túi còn dùng để cho chó ăn, nhất là các giống chó đua cao cấp. Giống chó đua Greyhound chỉ ăn được thịt Kangaroo nhập khẩu từ Úc và thức ăn đóng hộp, những con trong thời gian trưởng thành thì thức ăn thường được nấu chín, còn những con bắt đầu giai đoạn tập luyện thì chúng bắt đầu được ăn thịt sống và thức ăn khô. Bữa sáng tức là bữa ăn phụ bắt đầu từ lúc 9h30 và thường có 100 gr thịt kangaroo, chuối trái, thức ăn khô. Bữa chính lúc 16h15 gồm khoảng 500 gr thịt Kangaroo, 350 gr thực phẩm khô trộn với nước xương bò. Bắt đầu từ 11h30, các chú chó đua được cho ăn trưa với khẩu phần là 300gr thịt Kangaroo và 200gr thức ăn khô.
1
null
Thuần Huệ Hoàng quý phi (chữ Hán: 純惠皇貴妃, 13 tháng 6, năm 1713 - 2 tháng 6, năm 1760), Tô Giai thị (蘇佳氏), Chính Bạch kỳ Bao y, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Trong lịch sử hậu cung triều Thanh, thì Thuần Huệ Hoàng quý phi là vị Hoàng quý phi duy nhất trong lịch sử nhà Thanh xuất thân là người Hán bình dân (Hán phi) từng được nhận lễ sắc phong khi còn sống. Tiểu sử. Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô Giai thị, nguyên họ Tô (蘇氏), là người Hán, Giang Tô, không phải xuất thân con nhà quan lại mà hoàn toàn là thường dân, con gái của Tô Triệu Nam (蘇召南). Bà sinh vào ngày 21 tháng 5 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 52 (1713), dưới triều Thanh Thánh Tổ. Căn cứ tư lịch ghi lại, bà là một người bình dân gốc Hán, vốn không phải người Bát Kỳ. Đây là một dạng thân phận tương đối hiếm trong cung đình triều Thanh, vì khác với người Bát Kỳ, người được xem là "Hán dân" thời Thanh chỉ có hộ tịch do bộ Hộ quản lý, và nhà Thanh có chủ trương không để người Bát Kỳ cùng Hán dân kết hôn với nhau (hôn nhân chính thức không, nạp thiếp vẫn được). Khi đến tuổi trưởng thành, Tô thị nhập tiềm để làm Cách cách của Bảo Thân vương Hoằng Lịch, con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế. Thanh sử cảo thời Dân quốc chép bà là [Tô Giai thị], tuy nhiên đều là không chính xác, vì tuy về sau do trở thành Phi nên gia đình đã được nhập Chính Bạch kỳ, song đương thời không có chiếu chỉ chính thức về việc sửa họ thành "Tô Giai thị" của người Mãn Châu. Bên cạnh đó, các tài liệu như Ái Tân Giác La tông phổ (爱新觉罗宗谱), Thanh hoàng thất tứ phổ (清皇室四谱) đều đồng loạt gọi bà là [Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô Giai thị], nên các tài liệu về sau cứ thế mà liên tiếp sai lầm trong việc ghi chép họ của bà. Đại Thanh tần phi. Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 25 tháng 5 (âm lịch), Cách cách Tô thị hạ sinh cho Càn Long Đế con trai thứ 3, Tuần Quận vương Vĩnh Chương. Cùng năm đó, ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế đăng cơ. Ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm ấy, Càn Long Đế lại ra chỉ thị trong Thượng dụ đương đại phong hậu cung, Tô thị được phong làm Tần, do vậy trong một thời gian trước khi có phong hiệu, bà được gọi là [Tô tần; 蘇嬪], sau đó định hiệu là Thuần tần (純嬪). Xét theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, phong hiệu "Thuần" của bà có Mãn văn là 「Bolgo」, ý là "Sạch sẽ", "Thuần tịnh". Năm Càn Long thứ 2 (1737), lấy Đông Các Đại học sĩ Từ Bổn (徐本) làm Chính sứ, Nội Các Học sĩ Xuân Sơn (春山) làm Phó sứ, tuyên sách phong Thuần tần Tô thị thành Thuần phi (纯妃). Sách văn viết: Do Thuần phi Tô thị được sủng ái và sinh dục Hoàng tử, Hoàng nữ, có công với triều đình, thân phận của gia đình bà từ một gia đình bình dân nay cũng được nâng lên. Từ năm Càn Long thứ 4 (1739), gia đình họ Tô phụng chỉ sáp nhập Chính Bạch kỳ, là Bao y trực thuộc Nội vụ phủ, anh trai Tô thị là Tô Minh Phượng và Tô Gia Phượng được cấp ruộng đất và bổng lộc. Con trai Tô Gia Phượng là Tô Nguyên Long được bổ nhiệm Chính ngũ phẩm Viên ngoại lang. Anh trai khác của Tô thị là Tô Kỳ Phượng sinh con trai là Tô Tùng Linh, được phong "Ủy thự Uyển phó", hai con trai của Tùng Linh là Kim Ngọc và Phúc Trụ được ban "Bút thiếp thức", tham dự quan lộ. Năm thứ 8 (1743), ngày 14 tháng 12 (âm lịch), giờ Dậu, Tô thị sinh con trai thứ sáu của Càn Long Đế, Chất Trang Thân vương Vĩnh Dung. Đến năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1, chỉ dụ tấn thăng Thuần phi Tô thị cùng với Nhàn phi Na Lạp thị đều thành Quý phi. Ngày 17 tháng 11, lấy Đại học sĩ Tra Lang A (查郎阿) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả thị lang Mộc Hòa Lâm (木和林) làm Phó sứ, chính thức hành Quý phi sách phong lễ. Cùng năm đó, ngày 2 tháng 12 (âm lịch), bà sinh hạ Hoàng tứ nữ của Càn Long Đế, tức Hòa Thạc Hòa Gia công chúa. Hoàng quý phi và qua đời. Năm Càn Long thứ 25 (1760), ngày 24 tháng 3 (âm lịch), khi đang lâm trọng bệnh, Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Thuần Quý phi Tô thị thành Hoàng quý phi. Theo ý dụ của Càn Long Đế trong sách văn tấn phong Hoàng quý phi của Tô thị, có đoạn viết:「"Nay Hoàng tử và Công chúa, đều đã trải qua Cát lễ Khánh thành, ứng nên tấn sách làm Hoàng quý phi"; 今皇子、及公主、俱已吉礼庆成。应晋册为皇贵妃」, con gái bà Hòa Thạc Hòa Gia công chúa và con trai út Vĩnh Dung vào tháng 3 đã cử hành đại hôn, nên chỉ dụ tấn thăng Hoàng quý phi cho Tô thị chứng tỏ Càn Long Đế muốn lấy ý xung hỉ, và có lẽ khi đó Tô thị đã mang bệnh rất nặng, Càn Long Đế muốn cho bà an tâm khi tận mắt thấy các con của mình đều đã lập gia thất. Tước vị Hoàng quý phi là vị trí đứng đầu chúng phi tần Hậu cung. Địa vị của bà khi ấy chỉ dưới Kế hoàng hậu Na Lạp thị, vì lúc này Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị cùng Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị và Triết Mẫn Hoàng quý phi Phú Sát thị đều đã tạ thế. Ngày 11 tháng 4 cùng năm, chính thức tiến hành lễ sách phong Hoàng quý phi cho Tô thị, sách văn rằng: Đây là một điều hiếm thấy trong hậu cung nhà Thanh, vì sau sự kiện Đổng Ngạc phi, các Hoàng đế nhà Thanh không dùng danh vị Hoàng quý phi khi Hoàng hậu còn sống, trừ trường hợp Tuệ Hiền Hoàng quý phi, chỉ mang tính chất ban tặng xung hỉ do Tuệ Hiền Hoàng quý phi chưa được hưởng lễ sách phong chính thức thì đã qua đời. Do đó, Tô thị cũng là 1 trong 3 Hoàng quý phi từng nhận lễ sách phong Hoàng quý phi thời Càn Long, kể từ sau sách phong của Na Lạp hoàng hậu khi trở thành "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi", và trước khi Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị được tấn phong. Đồng thời, Tô thị là người Hán ("tức Dân nhân không phải Bát Kỳ") duy nhất triều Thanh thụ phong Hoàng quý phi khi còn sống, mà còn được làm lễ sách phong. Cùng năm đó, vào ngày 19 tháng 4 (âm lịch), Hoàng quý phi Tô thị bạo bệnh quy thiên, hưởng dương 48 tuổi. Thụy hiệu của bà là Thuần Huệ Hoàng quý phi (純惠皇貴妃). Trước khi Tô thị qua đời, Càn Long Đế thường đích thân từ Viên Minh Viên ghé thăm, cứ 2 ngày 1 lần, cho đến khi bà tạ thế. Điều này cho thấy Tô thị khả năng cao là chết ở tẩm cung, một điều cho thấy sự ân sủng phá lệ của Càn Long Đế đối với bà, vì tần phi Nhà Thanh khi bệnh sắp mất, đều phải chuyển đến Cát An sở (吉安所) ở bên ngoài Tử Cấm Thành. Tháng 5 năm đó, làm lễ sách thụy cho Thuần Huệ Hoàng quý phi, sai quan tế cáo Thái miếu và Phụng Tiên điện. Sách thụy văn của bà không tìm được, nhưng Sách tế trăm ngày của Thuần Huệ Hoàng quý phi có ghi lại: Năm Càn Long thứ 27 (1762), ngày 2 tháng 11, Thuần Huệ Hoàng quý phi được an táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng, còn gọi là "Thuần Huệ Hoàng quý phi viên tẩm" (纯惠皇贵妃园寝). Càn Long Đế không muốn bà chịu thiệt, nên đặc biệt cho xây dựng viên tẩm một tòa Minh lâu ngói màu lục, còn dựng văn bia trước mộ. Hậu duệ. Thuần Huệ Hoàng quý phi sinh được 2 Hoàng tử và 1 Công chúa:
1
null
Thục Gia Hoàng quý phi (chữ Hán: 淑嘉皇貴妃, 14 tháng 9 năm 1713 - 17 tháng 12 năm 1755), Kim Giai thị (金佳氏), Chính Hoàng kỳ Bao y, là một phi tần người gốc Triều Tiên của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Tiểu sử. Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị, nguyên là Kim thị, sinh vào ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 52, xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, là hậu duệ một gia tộc người Triều Tiên, nguyên gốc hiện ở Nghĩa Châu. Sau sự kiện Đinh Mão chi dịch (丁卯戰爭) xảy ra năm 1617, tổ tiên bà đến cậy nhờ Hậu Kim, sinh sống ở vùng Đông Bắc, do vậy về căn bản Kim thị là một Mãn Châu nữ tử gần như thuần chủng. Nhà Thanh thiết lập Cao Ly Tá lĩnh (高丽佐领), là xếp dòng dõi của bà vào hệ này, cũng xem là trở thành chân chính Mãn Châu sĩ phu. Căn cứ 《Mãn Châu Bát Kỳ thị tộc thông phổ - 满洲八旗氏族通谱》 ghi lại, Cao Ly Tá lĩnh, là "Tá lĩnh" độc nhất ở Nội vụ Phủ, đều lệ thuộc "Chính Hoàng kỳ Bao y đệ Tứ Tham lĩnh" (正黄旗包衣第四参领), sở hữu 43 dòng họ khác nhau, trong đó Kim thị và Hàn thị là 2 họ hiển hách nhất. Hai gia tộc đều lấy quân công lập nghiệp, cũng hoạch phong thế chức, do vậy Mãn Châu quý tộc đối với họ rất ưu ái cùng coi trọng, trở thành sĩ tộc có ảnh hưởng trong xã hội. Theo 《Bát Kỳ thông chí》 cuốn 4, "Kỳ phân chí" ghi lại: năm đầu Thiên Thông (1627), tằng tổ phụ của Thục Gia Hoàng quý phi Tam Đạt Lễ (三达礼), khi đó tùy trưởng huynh Tân Đạt Lễ (辛达礼) quy phụ Hậu Kim, lấy làm quan phiên dịch. Đương Hoàng Thái Cực quy mô dụng binh Triều Tiên bán đảo, do vậy cho quy phục Chính Hoàng kỳ Bao y, nhậm Cao Ly Tá lĩnh, Tân Đạt Lễ nhậm Cao Ly đệ Nhị Tá lĩnh, kiêm Nội vụ Phủ Tam kỳ Hỏa doanh Tổng quản sự. Tổ phụ Thượng Minh (尚明) không rõ sự tích. Cha của Kim thị là Thượng Tứ Viện Khanh Kim Tam Bảo (金三寶), từng là "Tuần thị Trường lô diêm chính" (巡视长芦盐政), sau thăng Võ Bị viện Khanh, kiêm nhậm "Công trung Tá lĩnh" (公中佐领), nhậm Đệ Tam Tá lĩnh kiêm Đệ Tứ Tá lĩnh. Anh trai trưởng Kim Đỉnh (金鼎) từng nhậm "Lam Linh Thị vệ" (蓝翎侍卫), thứ huynh Kim Huy (金辉) từng nhậm "Mãn Tả Thị lang" của bộ Binh, anh út là tương lai Lễ bộ Thượng thư Kim Giản. Do là Bao y thuộc Nội vụ phủ, Kim thị sẽ thông qua Nội vụ phủ tuyển tú nhập cung làm cung nữ, và thông qua đó có lẽ Kim thị đã hầu hạ Hoàng tứ tử Hoằng Lịch, nhận danh phận làm Cách cách, nhưng không rõ thời gian chính xác mà bà bắt đầu theo hầu ông. Khoảng năm Ung Chính thứ 5 (1727), tài liệu ghi nhận trong viện của Hoàng tứ tử Hoằng Lịch đã có tám đến chín vị Cách cách, Kim thị có khả năng là một trong số đó. Đại Thanh tần phi. Từ vị Quý nhân. Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch đăng cơ, sử gọi [Càn Long Đế]. Cùng ngày, tôn Hi quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, lập Đích Phúc tấn Phú Sát thị làm Hoàng hậu. Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, chỉ dụ tấn các phi tần khác từ Tiềm để, trong đó Trắc phúc tấn Cao thị làm Quý phi, Trắc phúc tấn Na Lạp thị làm Phi, Cách cách Tô thị cùng Cách cách Hoàng thị đều làm Tần, còn Cách cách Kim thị được chỉ định làm Quý nhân. Dưới Kim thị, Cách cách Hải thị cùng Cách cách Trần thị đều thụ phong Thường tại. Vị trí của Kim thị vào lúc này không tính là quá cao trong hậu cung của Càn Long Đế khi ấy. Sang năm sau (1737), Nghi tần Hoàng thị qua đời, lúc này địa vị của Kim thị chỉ còn sau Thuần tần Tô thị - người hạ sinh ra Hoàng tam tử Vĩnh Chương. Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 11, Càn Long Đế quyết định gia ân hậu cung, trừ Quý phi Cao thị và Nhàn phi Na Lạp và Quý nhân Hải thị thì tất cả các Hậu phi khác đều thăng một cấp, trong đó Kim Quý nhân thành Tần. Khi định huy hiệu, Nội vụ phủ soạn ra 4 huy hiệu lần lượt là 「Lệnh; 令」; 「Uyển; 婉」; 「Gia; 嘉」và 「Túy; 粹」, sau cùng định chọn Gia tần (嘉嫔). Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, chữ "Gia" có Mãn văn là 「Gitulkhan」, có nghĩa là "đáng khen". Ngày 4 tháng 12 (âm lịch) cùng năm đó, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi (任兰枝) làm Chính sứ, Nội Các Học sĩ Ngô Gia Kỳ (吴家骐) làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong. Năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 14 tháng 1 (tức ngày 21 tháng 2 dương lịch), giờ Mão, hạ sinh Hoàng tứ tử Vĩnh Thành, là vị hoàng tử đầu tiên của Càn Long Đế sau khi đăng cơ. Năm thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2, chỉ dụ tấn lên Phi, cùng lúc đó Quý nhân Hải thị, Quý nhân Bách thị cùng Quý nhân Diệp Hách Lặc thị đều lên Tần. Cùng năm tháng 11, lấy Lễ bộ Thượng thư Tam Thái (三泰) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mãn Sắc (满色) làm Phó sứ, hành sắc phong lễ. Năm Càn Long thứ 11 (1746), ngày 15 tháng 10, giờ Ngọ, bà sinh hạ Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền. Thụ tấn Quý phi. Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 1 tháng 7 (âm lịch), Nhàn Quý phi Na Lạp thị được lập làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi, lễ nghi đều như sách lập Hoàng hậu. Do đại lễ long trọng này, Càn Long Đế cũng đại phong hậu cung, dụ tấn Gia phi Kim thị thành Quý phi, tham dự đợt đại phong này còn có Lệnh phi, Thư phi cùng Uyển tần. Năm Càn Long thứ 14 (1749), ngày 8 tháng 4 (âm lịch), lấy Đại học sĩ Sử Di Trực (史贻直) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Vương An Quốc (王安国) làm Phó sứ, hành sắc phong Quý phi đại lễ. Sách văn viết: Do có tiền lệ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị được sách phong cùng ngày với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, quan viên bộ Lễ xin Càn Long Đế án theo mà cho Gia Quý phi nhận triều bái của Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân trong đại lễ. Tuy nhiên, Càn Long Đế khước từ, ông lấy lý do nếu Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân vào triều bái Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị, mà Gia Quý phi cũng nhận lễ thì sẽ không thể phân biệt chính thứ, bên cạnh đó Thuần Quý phi Tô thị khi sách phong Quý phi lúc trước cũng chưa từng được nhận qua triều bái như vậy. Có hai lý do này, nên Càn Long Đế đã quy định vào Hội điển từ đó rằng: Năm đó, ngày 9 tháng 7, giờ Hợi, hạ sinh Hoàng cửu tử. Năm sau (1749), ngày 27 tháng 4, Hoàng tử hoăng thệ, an táng cùng chỗ với Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn. Năm Càn Long thứ 17 (1751), ngày 7 tháng 2, giờ Thân, hạ sinh Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh. Cùng năm, ngày 25 tháng 7 là sinh nhật của Gia Quý phi, được thưởng 81 kiện vật phẩm theo lệ. Cũng trong năm ấy, ngày 27 tháng 10, kim quan của 3 vị Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi được đưa đến Dụ lăng, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị cùng Gia Quý phi Kim thị, Di tần Bách thị và Dĩnh tần Ba Lâm thị tùy Càn Long Đế tham gia lễ phụng an. Gia Quý phi còn cùng Hoàng hậu bồi giá Càn Long Đế đích thân khảo sát địa cung của Dụ lăng. Truy phong Hoàng quý phi. Năm Càn Long thứ 20 (1755), khi đứa con trai thứ 4 của bà được 4 tuổi, vào ngày 15 tháng 11 (âm lịch), Gia Quý phi Kim thị lâm trọng bệnh và qua đời, hưởng niên 42 tuổi. Sang ngày hôm sau, tức ngày 16 tháng 11, bà được Càn Long Đế dẫn chỉ dụ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, truy phong thành Hoàng quý phi. Đến ngày 17 tháng 11, chính thức sách truy thụy hiệu là Thục Gia Hoàng quý phi (淑嘉皇貴妃), sang tháng 12 thì khiển quan tế cáo Thái miếu và Phụng Tiên điện. Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, "Thục" có âm Mãn là 「Nemgiyen」, có nghĩa là "dịu dàng", "uyển thuận". Kim quan của bà tạm an ở Tĩnh An trang. Năm Càn Long thứ 22(1755), ngày 2 tháng 11, kim quan của Thục Gia Hoàng quý phi được an táng vào địa cung của Dụ lăng, Thanh Đông lăng. Bà là 1 trong 5 hậu phi được an táng ở Dụ lăng phi viên tẩm cùng Càn Long Đế, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Thần bài của bà được đặt ở Tây Noãn các trong Long Ân điện (隆恩殿), phía Tây bài vị của Tuệ Hiền Hoàng quý phi (ở giữa Noãn các), và phía Đông, cũng là đối diện chính là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi. Nội dung Tế văn của Thục Gia Hoàng quý phi: Vào đời Gia Khánh, gia tộc của bà được thoát khỏi Bao y thân phận, chân chính trở thành Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, nhập Thượng Tam kỳ. Đến năm Gia Khánh thứ 23, Hoàng đế truyền chỉ chính thức sửa tên Kim Thị thành [Kim Giai thị] trong ngọc điệp hoàng gia, biểu thị ân sủng thâm hậu đối với gia tộc của bà. Từ đây gia tộc trở nên hưng thịnh, Kim Giản lần lượt nhậm Tương Hoàng kỳ Hán quân Đô thống, rồi Lại bộ Thượng thư. Con là Ôn Bố (缊布), sơ thụ Bái đường a, Lam Linh Thị vệ, Tổng binh trấn Thái Ninh, Nội vụ Phủ đại thần, Võ Anh điện Tổng đài quan, Tương Hồng kỳ Hán quân Phó đô thống, Công bộ Thị lang, Chính Hồng kỳ Mông Cổ Phó đô thống, cuối cùng là Thượng thư bộ Hộ. Cháu Thiện Ninh (善宁), tập nhậm Thế quản Tá lĩnh, còn Kim Huy từng nhậm Tả Thị lang bộ Binh. Gia tộc từ khi liên hôn hoàng thất, dần dần phát đạt.
1
null
Ischanacanthiformes là một bộ cá mập gai (Acanthodii) từng sinh sống ở nơi ngày nay là Canada, Ukraina và Vương quốc Liên hiệp. Các loài bộ này là cá săn mồi, tìm bắt con mồi bơi lội thay vì ăn sinh vật phù du. Chúng có dáng mảnh, giáp thân nhẹ, răng giống răng cá mập thực sự, và có hai vây lưng. Vài loài dài tận 2 m (6,56 ft). Bộ này được Berg mô tả năm 1940.
1
null
Axit maleic là một hợp chất hữu cơ 2 gốc carboxyl có công thức phân tử HO2CCHCHCO2H. Axit maleic là dạng đồng phân cís của axit but-2-endioic. Axit maleic có các phản ứng với base, oxit base, kim loại và muối. Nó cũng có phản ứng cộng và phản ứng este hoá. Khác với axit fumaric, nó có phản ứng tách nước tạo anhydride.
1
null
Axit fumaric là một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H4O4 (HO2CCH=CHCO2H). Axit fumaric là dạng đồng phân trans của axit but-2-endioic. Axit fumaric có các phản ứng với base, oxit base, kim loại và muối. Nó cũng có phản ứng cộng và phản ứng este hoá. Khác với axit maleic, nó không có phản ứng tách nước tạo anhydride. Sinh học. Axit fumaric có trong lam cận ("Fumaria officinalis"), các loài nấm ống (đặc biệt là "Boletus fomentarius var. pseudo-igniarius"), địa y và rêu Iceland. Fumarat là một trung gian trong chu trình axit citric được các tế bào sử dụng để sản xuất năng lượng dưới dạng adenosin triphosphat (ATP) từ thực phẩm. Nó được tạo ra bằng sự oxy hóa succinat bởi enzym succinat dehydrogenaza. Fumarat sau đó được enzym fumaraza chuyển đổi thành malat. Fumarat cũng là sản phẩm của chu trình ure.
1
null
Quốc lập Vườn quốc gia Muroto-Anan Kaigan (室戸阿南海岸国定公园 "Muroto-Anan Kokutei Koen ?") là một Khu bảo tồn Vườn quốc gia trên bờ biển của hai tỉnh Kochi và Tokushima, Nhật Bản. Nó được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1964 và có diện tích 72,2 km 2 (27,9 sq mi).
1
null
Vườn quốc định Tanzawa-Ōyama (丹沢大山国定公园 "Tanzawa-Ōyama Kokutei Koen ?") là một Vườn quốc gia dự kiến trong khu vực Kanto của đảo Honshu, Nhật Bản. Nó được đánh giá là Khu vực bảo vệ cảnh quan (loại V) theo IUCN. Khu vực bao gồm các dãy núi Tanzawa, Đập Miyagase và khu rừng tự nhiên xung quanh nó, Thác nước Lớn và các khu vực tôn giáo của núi Ōyama trong vùng núi phía Tây tỉnh Kanagawa. Trong tháng 5 năm 1960, một khu vực có diện tích 38.762 ha phía tây tỉnh Kanagawa trong dãy núi Tanzawa đã được chỉ định là Công viên Tự nhiên Tanzawa-Ōyama. Phần trung tâm của khu vực này đã được chỉ định là một Quốc định Vườn quốc gia vào ngày 25 tháng 3 năm 1965. Khu bảo tồn này trải dài gần tới các thành phố Atsugi, Hadano, Isehara, Kiyokawa, Matsuda, Sagamihara và Yamakita.
1
null
Đại hội đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc () hay còn được gọi là được gọi là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức 5 năm 1 lần do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập nhóm họp. Trong trường hợp Ủy ban Trung ương xét thấy cần thiết hoặc 1/3 tổ chức cấp Tỉnh yêu cầu đê xuất, thì Đại hội có thể được tổ chức sớm hơn so với quy định;Nếu không có lý do hợp lệ không thể hoãn lại. Danh sách thành viên tham dự và phương pháp bầu cử do Ủy ban Trung ương quyết định. Kế hoạch của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nghe và xem xét báo cáo của Ủy ban Trung ương; nghe và xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; thảo luận và quyết định về các vấn đề chính đảng; sửa đổi điều lệ đảng; Bầu cử Ủy ban Trung ương; bầu cử Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Đại hội đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản với nhiệm vụ là: thảo luận và quyết định về các vấn đề chính; điều chỉnh và bổ sung Ủy ban Trung ương, bộ phận thành viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Điều chỉnh và bổ sung số lượng Ủy viên Trung ương và Ủy viên dự khuyết Trung ương, không được vượt quá 1/5 số lượng Ủy viên Trung ương và Ủy viên dự khuyết Trung ương do Đại hội Đại biểu Toàn quốc bầu ra. Đại hội Đại biểu các cấp địa phương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Gọi tắt "Đại hội Đảng Tỉnh (Thành, Khu, huyện)".Đại hội Đại biểu Đảng cấp Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc TW, Châu tự trị, huyện, huyện tự trị được tổ chức định kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu các cấp địa phương do Ủy ban cùng cấp triệu tập. Tùy vào tình huống phát sinh, Ủy ban cấp trên sẽ phê chuẩn có thể cử hành sớm hoặc kéo dài. Danh sách thành viên phương pháp bầu cử Đại hội Đại biểu các cấp địa phương sẽ do Ủy ban của Đảng cùng cấp quyết định, báo cáo với Đảng ủy cấp trên phê chuẩn. Chức năng của Đại hội Đại biểu các cấp địa phương là:Nghe và thẩm tra báo cáo của Ủy ban cùng cấp;Nghe và thẩm tra báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật cùng cấp;Thảo luận những vấn đề trong phạm vi sau đó đưa ra quyết định;Bầu ra Ủy ban cùng cấp của Đảng;Bầu ra Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật cùng cấp của Đảng. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Gọi tắt là "Trung ương Đảng" với nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội được cử hành sớm hoặc kéo dài do nhiệm kỳ tương ứng sửa đổi. Ủy viên Trung ương và Ủy viên dự khuyết Trung ương phải có trên 5 năm tuổi Đảng. Danh sách Ủy viên Trung ương và dự khuyết do Đại hội quyết định. Ủy viên Trung ương và dự khuyết sau được bổ nhiệm do Ủy ban Trung ương dựa theo đa số phiều để quyết định. Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương do Bộ Chính trị triệu tập, mỗi năm cử hành tối thiểu 1 hội nghị. Bộ Chính trị báo cáo công tác với Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương, tiếp thu giám sát. Tại Hội nghị bế mạc, chấp hành nghị quyết của Đại hội, toàn bộ công tác của lãnh đạo Đảng, Đại biểu đối ngoại của Đảng Cộng sản. Danh sách Đại hội Đại biểu Toàn quốc. Đại hội lần thứ nhất (1921). Gọi tắt là "Nhất Đại".Là cơ quan lãnh đạo Trung ương được gọi là Cục Trung ương. Đại hội diễn ra tại Gia Hưng và Thượng Hải từ ngày 23/7-30/7 và ngày 2/8 năm 1921. Đại hội chính thức tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 3/6/1921 Đại biểu Quốc tế Cộng sản Henk Sneevliet người Hà Lan đến Thượng Hải, đề nghị các tổ chức Cộng sản cử đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc tổ chức tại Thượng Hải. Các tổ chức cộng sản chọn được 12 đại biểu tham dự Đại hội: Tham dự Đại hội ngoài Henk Sneevliet còn có Nikolski Bí thư cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản Tối ngày 23/7 hội nghị được khai mạc tại Thượng Hải, đại hội do Trương Quốc Đảo chủ trì, Mao Trạch Đông và Chu Phật Hải đảm nhiệm thư ký. Tối ngày 30/7 cảnh sát chuẩn bị đến khám địa điểm họp, Đại hội chính thức chuyển địa điểm tới Gia Hưng để tiếp tục. Vào ngày 2/8 Đại hội diễn ra tại trên thuyền giữa Tây Hồ Gia Hưng. Đại hội thông qua cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy định về mục tiêu phấn đấu, nguyên tắc tổ chức tập trung dân chủ và kỷ luật của Đảng, thông qua nghị quyết công tác thực tế, xác định nhiệm vụ trọng tâm. Đại hội bầu ra Ủy viên Trung ương cục Trung Cộng:Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Lý Đạt còn được gọi "đoàn 3 người". Trần Độc Tú đảm nhiệm Bí thư, Trương Quốc Đảo đảm nhiệm chủ nhiệm tổ chức, Lý Đạt đảm nhiệm Chủ nhiệm tuyên truyền, chủ biên nguyệt san "Cộng sản Đảng". Đại hội lần thứ 2 (1922). Còn được gọi đến Đại hội thứ 4 là Ủy ban chấp hành Trung ương. Đại hội diễn ra tại Thượng Hải từ 16-23/7/1922. Đại biểu gồm 12 người, đại biểu toàn quốc 195 đảng viên. Danh sách đại biểu tham dự gồm 12 người:Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Lý Đạt, Dương Minh Trai, La Chương Long, Vương Tẫn Mĩ, Hứa Bạch Hạo, Mao Trạch Đông, Thái Hòa Sâm, Đàm Bình Sơn, Lý Chấn Doanh, Thi Tồn Thống. Đại biểu Mao Trạch Đông không tham dự tuy có tên trong danh sách. Đại hội đã thông qua "Tuyên ngôn Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ 2 Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Điều lệ Đảng", "nghị quyết sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc đối phó với tình hình thế giới"... Hội nghị đã thông qua Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Thái Hòa Sâm, Đặng Trung Hạ, Cao Quân Vũ cấu thành Ủy ban chấp hành Trung ương, sau đó bổ sung thêm 3 ủy viên là Lý Đại Chiêu, Lý Hán Tuyển, Hướng Cảnh Dư. Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng, Trương Quốc Đảo và Thái Hòa Sâm phụ trách tổ chức và tuyên truyền Trung ương. Đại hội lần thứ 3 (1923). Đại hội diễn ra tại Quảng Châu từ ngày 12-20/6/1923. Gần đại biểu 40 tham dự từ các tổ chức Đảng và Moskva, đại diện cho 420 đảng viên. Trần Độc Tù đại biểu Ủy ban chấp hành Trung ương khóa 2 chủ trì báo cáo công tác hội nghị. Đại hội có 3 nghị trình chủ yếu: 1 là thảo luận Điều lệ Đảng, 2 là thảo luận vấn đề thành lập mặt trận cách mạng thống nhất cùng Quốc Dân Đảng, 3 là bầu Ủy ban chấp hành Trung ương. Đại hội bầu được 9 Ủy viên Trung ương: Trần Độc Tú, Thái Hòa Sâm, Lý Đại Chiêu, Đàm Bình Sơn, Vương Hà Ba, Mao Trạch Đông, Chu Thiếu Liên, Hạng Anh, La Chương Long; 5 Ủy viên dự khuyết: Đặng Bồi, Trương Liên Quang, Từ Mai Khôn, Lý Hán Tuấn, Đặng Trung Hạ; Trung ương cục gồm 5 người: Trần Độc Tú, Thái Hòa Sâm, Đàm Bình Sơn, Mao Trạch Đông, La Chương Long (sau chức vụ của Đàm Bình Sơn được chuyển cho Vương Hà Ba); Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng, Mao Trạch Đông làm thư ký, La Chương Long làm kế toàn, phụ trách công tác hàng ngày. Đại hội lần thứ 4 (1925). Đại hội diễn ra tại Thượng Hải từ ngày 11-22/1/1925. Gồm 20 đại biểu toàn quốc thay mặt cho 994 đảng viên tham dự. Trần Độc Tú đại biểu Ủy ban chấp hành Trung ương khóa 3 báo cáo công tác. Đại hội tổng kết 1 năm Quốc-Cộng hợp tác để rút ra kinh nghiệm. Trung ương bầu ra 9 Ủy viên chấp hành TW: Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Thái Hòa Sâm, Trương Quốc Đảo, Hạng Anh, Cù Thu Bạch, Bành Thuật Chi, Đam Bình Sơn, Lý Duy Hán; 5 Ủy viên dự khuyết: Đặng Bối, Vương Hà Ba, La Chương Long, Trương Thái Lôi, Chu Cẩm Đường. Tại Hội nghị thứ nhất Ủy ban chấp hành Trung ương, Trần Độc Tú được bầu làm Tổng Bí thư Trung ương kiêm Chủ nhiệm Ban Tổ chức Trung ương, Bành Thuật Chi đảm nhiệm Chủ nhiệm Ban Tuyên truyền Trung ương, Trương Quốc Đảo đảm nhiệm Chủ nhiệm Ban Công nông Trung ương, Cù Thu Bạch và Thái Hòa Sâm đảm nhiệm Ủy viên Ban tuyên truyền TW. Đại hội lần thứ 5 (1927). Đại hội diễn ra tại Vũ Hán từ 27/4-9/5/1927. Đại biểu tham dự gồm có 82 người đại diện cho 57967 đảng viên toàn quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản: Manabendra Nath Roy, Mikhail Borodin, Grigori Voitinsky, Pavel Mif. Lãnh đạo Quốc Dân Đảng là Uông Tinh Vệ và Từ Khiêm cũng tham dự Đại hội. Năm 1927 Tưởng Giới Thạch gây ra chính biến Thượng Hải (12/4/1927), tàn sát đảng viên Đảng Cộng sản. Về sau nhà nước hình thành 3 chính quyền nhà nước: chính phủ quân phiệt Bắc Dương,Chính phủ Dân quốc Nam Kinh, Chính phủ Quốc dân Vũ Hán. Trần Độc Tú đại biểu Ủy ban chấp hành TW khóa 4 báo cáo công tác "Báo cáo chính trị và tổ chức" Đại biểu Quốc tế Cộng sản Nath Roy đề nghị "tác dụng giai cấp vô sản và vấn đề cách mạng Trung Quốc",các đại biểu đề nghị Trần Độc Tú tiến hành tự phê bình. Trước hội nghị,Cù Thu Bạch đã chỉ trích Trần Độc Tú, Bành Thuật Chi nêu chính sách và lý luận chủ nghĩa cơ hội. Đại hội thông qua "nghị quyết nhiệm vụ của Đảng và tình hình chính trị","nghị quyết vấn đề ruộng đất".Đại hội bầu ra 31 Ủy viên TW và 14 Ủy viên dự khuyết. Hội nghị thứ nhất Đại hội 5 bầu ra các Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Độc Tú, Thái Hòa Sâm, Lý Duy Hán, Cù Thu Bạch, Trương Quốc Đảo, Đàm Bình Sơn, Chu Ân Lai, Lý Lập Tam; Ủy viên dự khuyết: Tô Triệu Chinh, Trương Thái Lôi; bầu ra Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị:Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Thái Hòa Sâm; bầu Trần Độc Tú làm Tổng Bí thư. Đại hội cũng thành lập Ủy ban Giám sát Trung ương gồm 7 Ủy viên và 3 Ủy viên dự khuyết. Hội nghị 7/8/1927. Hội nghị diễn ra ngày 7/8/1927, đây là hội nghị khẩn cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Căn cứ lệnh tổ chức của Quốc tế Cộng sản, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị lâm thời Trung ương (Trương Quốc Đảo, Chu Ân Lai, Lý Duy Hán, Lý Lập Tam, Trương Thái Lôi;ngày 25/7 bổ sung Cù Thu Bạch) triệu tập hội nghị. Chủ đề chính của Hội nghị là đưa ra sai lầm của Trần Độc Tù, xác định phương châm sau này. Hội nghị diễn ra 1 ngày, gồm 22 đại biểu tham dự. Trần Độc Tú không có mặt, Chu Ân Lai đứng đầu khởi nghĩa Nam Xương cũng không có mặt. Đại biểu Quốc tế Cộng sản Vissarion Lominadze chủ trì Hội nghị, nghị trình có 3 hạng mục: Hội nghị xác định:Cách mạng nông nghiệp và đấu tranh vũ tranh chống Quốc Dân Đảng. Mao Trạch Đông đưa lý luận nổi tiếng "Súng đẻ ra chính quyền" ().Hội nghị là bước ngoặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau hội nghị đấu tranh vũ tranh với Quốc Dân Đảng bắt đầu. Hội nghị bầu Bộ Chính trị lâm thời, Ủy viên chính thức gồm: Tô Triệu Chinh, Hướng Trung Phát, Cù Thu Bạch, La Diệc Nông, Cố Thuận Chương, Vương Hà Ba, Lý Duy Hán, Bành Phái, Nhậm Bật Thời; Ủy viên dự khuyết bao gồm: Đặng Trung Hạ, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Trương Thái Lôi, Trương Quốc Đảo, Lý Lập Tam, Bành Công Đạt. Ngày 9/8 tại Hội nghị thứ nhất Bộ Chính trị lâm thời Cù Thu Bạch, Lý Duy Hán, Tô Triệu Chinh được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, xác định Cù Thu Bạch lãnh đạo công tác Trung ương. Hội nghị Bộ Chính trị lâm thời mở rộng. Hội nghị diễn ra ngày 10-11/9/1927 tại Thượng Hải, Cù Thu Bạch chủ trì Hội nghị trên danh nghĩa, thực tế là Đại biểu Quốc tế Cộng sản Vissarion Lominadze chủ trì. Hội nghị thông qua khởi thảo của Lominadze "nghị quyết nhiệm vụ Đảng Cộng sản và hiện trạng Trung Quốc ". Bầu Chu Ân Lai và La Diệp Nông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị lâm thời. Tại tỉnh Cương Sơn Mao Trạch Đông được mời tham dự Hội nghị nhưng không tham gia. Ngày 14/11 Hội nghị cắt chức Ủy viên Bộ Chính trị lâm thời dự khuyết của Mao Trạch Đông, Bành Công Đạt. Và gửi thư cho Tỉnh Ủy Hồ Nam yêu cầu cắt chức Bí thư Tỉnh Ủy Hồ Nam. Đại hội lần thứ 6 (1928). Đại hội diễn ra từ ngày 18/6-11/7/1928 tại Moscow, Liên Xô. Có tổng cộng 142 đại biểu, trong đó có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho 130,000 đảng viên toàn Trung Quốc. Năm 1927, Quốc Cộng hợp tác lần thứ 1 bị xóa bỏ, Đảng Cộng sản trong nước phát động đấu tranh cách mạng. Do yêu cầu cấp bách Hội nghị thứ nhất Đại hội Đại biểu được khai mạc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra chính sách đàn áp Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản tìm kiếm địa điểm an toàn để khai mạc hội nghị. Mùa xuân năm 1928, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 6 và Đại hội Liên minh Công nhân Quốc tế đỏ lần thứ 4 diễn ra tại Moscow. Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự, nhân tham dự sự kiện, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức Đại hội lần thứ 6 tại đây. Quốc tế Cộng sản đồng ý cho Trung Cộng tổ chức Đại hội tại Liên Xô. Ngày 2/4 Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị lâm thời Trung ương nghiên cứu triển khai tổ chức Đại hội, quyết định Lý Duy Hán và Nhậm Bật Thời ở lại phụ trách công tác hàng ngày của Trung ương Đảng, Đặng Tiểu Bình ở lại làm Tổng Thư ký Trung ương. Cuối tháng 4, Cù Thu Bạch, Chu Ân Lai lãnh đạo Đảng và hơn 100 người tiến hành bí mật tổ chức Đại hội lần thứ 6 tại Moscow. Ngày 18/6 Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ 6 được khai mạc tại Moscow, Liên Xô do Hướng Trung Phát chủ trì, Nikolai Ivanovich Bukharin đại biểu Quốc tế Cộng sản báo cáo "nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc", Cù Thu Bạch đại biểu Trung ương khóa 5 báo cáo "Đảng Cộng sản Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc", Chu Ân Lai báo cáo mảng tổ chức và quân sự, Lý Lập Tam báo cáo vấn đề nông dân, Hướng Trung Phát báo cáo vận động công chức. Đại hội 6 thông qua các nghị quyết về vấn đề chính trị, quân sự, tổ chức, chính quyền Xô viết, nông dân, ruộng đất, công chức, tuyên truyền, dân tộc, phụ nữ, đoàn thanh niên; đồng thời sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội 6 bầu ra Ủy ban Trung ương gồm 23 người và Ủy viên dự khuyết gồm 13 người. Hội nghị La Phường (1930). Hội nghị diễn ra từ 25-30/10/1930 tại trấn La Phường, Tân Dư, Giang Tây là Hội nghị liên tịch thứ nhất của Ủy ban chấp hành Giang Tây và phương diện quân thứ 1 Hồng quân công nông. Hội nghị bàn chiến lược để ngăn chặn các đòn tấn công của Quốc Quân vào Nam Xương, Cửu Giang và một số thành phố khác. Hội nghị toàn thể lần thứ 4 (1931). Hội nghị tổ chức ngày 7/1/1931 tại Thượng Hải. Đại biểu Quốc tế Cộng sản Pavel Mif đóng vai trò quan trọng đứng sau chỉ đạo, hỗ trợ cho Vương Minh vị trí lãnh đạo. Vương Minh trình bày tại Hội nghị quán triệt chỉ thị Quốc tế Cộng sản và phê bình Lý Lập Tam là "hữu khuynh phe cơ hội". Hội nghị chính thức thay đổi nhân sự lãnh đạo Đảng: Thu hồi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị của Lý Lập Tam, Lý Duy Hán, Cù Thu Bạch Hội nghị Tuân Nghĩa (1935). Hội nghị Tuân Nghĩa là Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng diễn ra từ ngày 15-17/1/1935 tại Tuân Nghĩa, Quý Châu. Hội nghị thay đổi quyền lãnh đạo "tam nhân đoàn" (Bác Cổ, Lý Đức, Chu Ân Lai). Bổ sung Mao Trạch Đông làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Hình thành lãnh đạo tập thể gồm Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Mao Trạch Đông được khôi phục quyền chỉ huy của Hồng Quân. Kết thúc Hội nghị, Hội nghị quyết định: Đại hội lần thứ 7 (1945). Đại hội diễn ra từ ngày 23/4-11/6/1945 tại Diên An. Đại biểu tham dự có 755 người, đại biểu chính thức có 547 người, đại biểu dự khuyết 208 người thay mặt cho hơn 1 triệu đảng viên toàn quốc. Đại biểu được chia theo quân thành 8 đoàn đại biểu. Đại hội bầu ra Chủ tịch Đoàn gồm 15 người: Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Nhậm Bật Thời, Lâm Bá Cừ, Bành Đức Hoài, Khang Sinh, Trần Vân, Trần Nghị, Hạ Long, Từ Hướng Tiền, Cao Cương, Trương Văn Thiên, Bành Chân; bầu Nhậm Bật Thời là Tổng Thư ký, Lý Phú Xuân là Phó Tổng Thư ký. Kết quả Đại hội: thông qua Điều lệ Đảng; thông qua sử dụng Chủ nghĩa Mác Lê làm tư tưởng thống nhất cách mạng Trung Quốc với tư tưởng Mao Trạch Đông; thành lập bầu Ủy ban Trung ương khóa 1 mới có 44 Ủy viên Trung ương mới và 33 Ủy viên dự khuyết; xác định Mao Trạch Đông là lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị Đại biểu toàn quốc 1955. Hội nghị diễn ra từ ngày 21-31/3/1955 tại Bắc Kinh. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ có 2 Hội nghị Toàn quốc 1955 và 1985 để giải quyết những vấn đề hệ trọng. Đại biểu hội nghị gồm 62 người là Ủy viên TW và Ủy viên dự khuyết TW, 257 người là Đại biểu các cấp của Đảng. Mao Trạch Đông chủ trì Hội nghị. Nghị trình: Đại hội lần thứ 8 (1956, 1958). Đại hội tổ chức 2 lần:lần thứ nhất từ 15-27/9/1956, lần thứ 2 từ 5-23/5/1958 Kết quả Đại hội: thông qua Điều lệ Đảng, thảo luận kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 2, nghị quyết báo cáo chính trị. Đại hội bầu 97 Ủy viên TW và 73 Ủy viên dự khuyết Đại hội lần thứ 9 (1969). Đại hội diễn ra từ ngày 1-24/1/1969 tại Bắc Kinh, với 1512 đại biểu tham dự thay mặt cho hơn 22 triệu đảng viên. Đại hội diễn ra trong lúc "cách mạng văn hóa" đang cao trào, đa phần ủy viên trung ương khóa 8 đều bị thẩm tra hoặc giam cầm để không tham gia được Đại hội. Mao Trạch Đông chủ trì phiên khai mạc, Lâm Bưu báo cáo công tác chính trị, báo cáo "lý luận giai cấp vô sản chuyên chính tiếp tục cách mạng",khẳng định toàn diện cách mạng văn hóa giai cấp vô sản, phê phán Lưu Thiếu Kỳ là kẻ đứng đầu giai cấp tư sản. Đại hội thông qua báo cáo và chỉnh sửa Điều lệ Đảng, Điều lệ thêm điều "lý luận tiếp tục cách mạng dưới giai cấp vô sản chuyên chính" và Lâm Bưu là chiến hữu thân thiết của đồng chí Mao Trạch Đông và là người tiếp bước. Xóa bỏ quyền lợi của Đảng viên và cơ cấu tổ chức. Xóa bỏ thời gian dự bị của Đảng viên, xóa bỏ Ban Bí thư, xóa bỏ Ủy ban Giám sát Trung ương. Đại hội bầu ra được 170 Ủy viên và 109 Ủy viên dự khuyết. Ủy viên TW và dự khuyết khóa 8 còn 53 người. Hội nghị thứ nhất bầu Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Ủy ban TW, Lâm Bưu là Phó Chủ tịch, bầu Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị. Hội nghị toàn thể lần thứ 2 (1970). Hội nghị diễn ra từ ngày 23/8-6/9/1970 tại Lư Sơn, Giang Tây. Còn được gọi là Hội nghị Lư Sơn lần thứ 3. Đại hội lần thứ 10 (1974). Đại hội diễn ra từ ngày 24-28/8/1974 tại Bắc Kinh. Tham dự gồm 1249 đại biểu thay mặt cho gần 30 triệu Đảng viên. Trước ngày khai mạc Đại hội lần thứ 10 ngày 20/8/1974, Bộ Chính trị thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Đảng tịch của Lâm Bưu, Diệp Quần, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiền, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác. Ngày 24/8/1974 Đại hội chính thức khai mạc, Mao Trạch Đông chủ trì Đại hội, Chu Ân Lai báo cáo công tác chính trị, Vương Hồng Văn báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội bầu ra 195 Ủy viên và 124 Ủy viên dự khuyết. Tứ nhân bang đưa phe cánh vào Ủy ban Trung ương. Đồng thời do các Ủy viên Ủy ban Trung ương khóa 9 như Đặng Tiểu Bình, Ô Lan Phu, Vương Giá Tường, Lý Tỉnh Toàn, Đàm Chấn Lâm, Liệu Thừa Chí đả kích, tẩy chay Cách mạng văn hóa. Đại hội lần thứ 11 (1977). Đại hội diễn ra từ ngày 12-18/8/1977 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 1510 người thay mặt cho 35 triệu Đảng viên. Đại hội diễn ra sau khi Mao Trạch Đông chết, phe Tứ Nhân Bang bị đánh đổ. Sau khi đập tan "bè lũ 4 tên", phần lớn cán bộ và quần chúng có yêu cầu bức thiết phải triệt để thanh tra và đánh đổ hệ thống phe phái phản cách mạng "bè lũ bốn tên", triệt phá tận gốc, sửa sai những án oan trong thời kỳ "Đại cách mạng văn hóa". Đại hội có 3 nghị trình: Kết thúc Đại hội, Đại hội bầu được 201 Ủy viên Trung ương và 132 Ủy viên dự khuyết. Hoa Quốc Phong được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng. Đại hội lần thứ 12 (1982). Đại hội diễn ra từ ngày 1-11/9/1982 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 1600 người, dự khuyết 160 người tham mặt cho gần 40 triệu Đảng viên. Nghị trình Đại hội: Kết thúc Đại hội, Đại hội thông qua Điều lệ Đảng mang tính chất của công cuộc cải cách mở của và hiện đại hóa Xã hội Chủ nghĩa. Đại hội bầu được 210 Ủy viên TW và 138 dự khuyết; bầu 172 Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương và 132 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Hồ Diệu Bang được bầu làm Tổng Bí thư. Hội nghị Đại biểu toàn quốc 1985. Hội nghị diễn ra từ ngày 18-23/9/1985 tại Bắc Kinh. Hội nghị chủ yếu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 7, và chuyển giao quyền lực của lãnh đạo Đảng. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khóa 12 đã ra quyết định, triệu tập Hội nghị Đại biểu toàn quốc để thảo luận và phát triển kinh tế xã hội kế hoạch 5 năm lấn thứ 7, tổ chức bổ sung thành viên Ủy ban Trung ương và các vấn đề khác. Ngày 16/9/1985 tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4, phiên họp đã thông qua "kiến nghị kế hoạch 5 năm lần thứ 7 phát triển kinh tế xã hội quốc dân thông báo Trung ương Trung Cộng",đưa Hội nghị Đại biểu toàn quốc xem xét và thảo luận. Hội nghị diễn ra ngày 18/9/1985. Hồ Diệu Bang phát biểu khai mạc, Triệu Tử Dương đọc báo cáo kiến nghị kế hoạch 5 năm lần thứ 7. Đặng Tiểu Bình và Trần Vân có bài phát biểu quan trọng, Lý Tiên Niệm phát biểu bế mạc Hội nghị. Hội nghị thông qua "kiến nghị kế hoạch 5 năm lần thứ 7 phát triển kinh tế xã hội quốc dân thông báo Trung ương Trung Cộng" Hội nghị quyết định của Hội nghị toàn thể lần thứ 4 "báo cáo Hội nghị Đại biểu toàn quốc xem xét thảo luận đồng ý không tái đảm nhiệm chức vụ thành viên 3 Ủy ban của các đồng chí nhiều tuổi". Đại biểu Hội nghị đánh giá cao đề xuất. Hội nghị nhất trí Diệp Kiếm Anh, Đặng Dĩnh Siêu, Từ Hướng Tiền, Niếp Vinh Trăn, Ô Lan Phu, Vương Chấn, Vi Quốc Thanh, Lý Đức Sinh, Tống Nhiệm Cùng, Trương Đình Phát và 64 người không tái đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên Trung ương và dự khuyết Trung ương khóa 12; Lý Tỉnh Toàn, Tiếu Kính Quang, Hà Trường Công và 37 vị không tại đảm nhiệm các chức vụ Ủy ban Cố vấn Trung ương; Hoàng Khắc Thành, Vương Tòng Ngô, Lý Xương và 30 vị không tái đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên và Ủy viên dự khuyết Ủy ban Kiểm Kỷ Trung ương. Đồng thời Hội nghị cũng bổ sung 56 Ủy viên Trung ương, 35 Ủy viên dự khuyết Trung ương, 56 Ủy viên Cố vấn Trung ương và 31 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Sau Hội nghị đại biểu toàn quốc, diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 5. Bộ Chính trị đã bổ sung thêm 6 người, đồng thời 10 Ủy viên Bộ Chính trị cũng từ chức. Đại hội lần thứ 13 (1987). Đại hội diễn ra từ 25/10-1/11/1987 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 1936 người, khách mời đặc biệt 61 đại biểu, thay mặt cho 46 triệu Đảng viên. Đây là đại hội đầu tiên mời Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Toàn quốc, đảng viên các đảng phái dân chủ, phóng viên báo chí, đại biểu tôn giáo... Nghị trình Đại hội: Đại hội bầu ra 175 Ủy viên Tw và 110 dự khuyết;200 Ủy viên Cố vấn Trung ương;69 Ủy viên Kiểm Kỷ Trung ương. Bầu Triệu Tử Dương làm Tổng Bí thư. Hội nghị toàn thể lần thứ 4 (1989). Hội nghị diễn ra 23-24/6/1989 tại Bắc Kinh. Hội nghị diễn ra sau sự kiện Thiên An Môn. Ngày 20/5/1989 Đặng Tiểu Bình đã tổ chức cuộc họp đặc biệt, cuộc họp gồm 3 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là Lý Bằng, Diêu Ỷ Lâm, Kiều Thạch. Triệu Tử Dương và Hồ Khải Lập không được mời tham dự. Ngoài ra còn có Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn, Bành Chân, Dương Thượng Côn. Tại cuộc họp Đặng Tiểu Bình quyết định cắt chức của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng khai mạc từ ngày 19-21/6, chuẩn bị công tác chủ yếu cho Hội nghị lần thứ 4 toàn quốc. 5 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tham gia, Diêu Y Lâm chủ trì Hội nghị, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm và Vương Chấn cùng tham dự Hội nghị. Hội nghị chính thức quyết định cắt chức Triệu Tử Dương. Phiên họp toàn thể xem xét thông qua đề xuất của Lý Bằng "báo cáo phản Đảng phản Xã hội Chủ nghĩa gây ra những sai lầm của đồng chí Triệu Tử Dương". Quyết định cắt toàn bộ chức vụ của Triệu Tử Dương. Phiên họp toàn thể bầu Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư. Bầu Lý Thụy Hoàn, Giang Trạch Dân, Tống Bình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, quyết định bổ sung Lý Thụy Hoàn, Đinh Quan Căn vào Ban Bí thư Trung ương, miễn chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư của Hồ Khải Lập, miễn chức Bí thư Ban Bí thư của Nhuế Hạng Văn, Diêm Minh Phúc. Đại hội lần thứ 14 (1992). Đại hội diễn ra từ ngày 12-18/10/1992 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 1989 người, khách mời đặc biệt 46 người. Thay mặt cho 51 triệu Đảng viên. Nghị trình Đại hội: Đại hội bầu được 189 Ủy viên TW và 130 dự khuyết; 108 Ủy viên Kiểm Kỷ TW. Giang Trạch Dân được bầu làm Tổng Bí thư. Đại hội lần thứ 15 (1997). Đại hội diễn ra từ ngày 12-18/9/1997 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 2048 người, đại biểu khách mới đặc biệt 60. Thay mặt cho 59 triệu đảng viên. Nghị trình Đại hội: Đại hội bầu 193 Ủy viên TW và 151 dự khuyết; 115 Ủy viên Kiểm Kỷ TW. Bầu Giang Trạch Dân tiếp tục làm Tổng Bí thư. Đại hội lần thứ 16 (2002). Đại hội diễn ra từ ngày 8-14/11/2002 tại Bắc Kinh. Đại biểu tham dự 2114 người, khách mời đặc biệt 40 đại biểu. Thay mặt cho 66 triệu đảng viên toàn quốc.
1
null
Tấn thiếu (tiếng Anh: short ton) là một đơn vị khối lượng bằng 2000 pound, tức 907,18474 kg, được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, từ này thông thường gọi đơn giản là "ton" (tấn), rất dễ nhầm với các đơn vị khác là "tonne" (tiếng Anh Anh, tức "tấn") bằng 1000 kg theo hệ SI hay "long ton" (2240 pound tức 1016,0469088 kg) bởi các từ này cũng thỉnh thoảng gọi là "ton". Tuy nhiên, có một số lĩnh vực từ "ton" được định nghĩa rõ là "tonne" hay "long ton" (như trong Hải quân). Cả "short ton" và "long ton" đều được coi bằng 20 tạ thiếu nhưng bản thân "tạ thiếu" trong hệ đo lường Mỹ và Anh cũng khác nhau.
1
null
Con rối là một vật thể vô tri vô giác nó được hoạt động bởi người điều khiển rối. Con rối được dùng trong nghệ thuật múa rối, một hình thức sân khấu cổ xưa. Có nhiều loại rối khác nhau và được làm từ rất nhiều loại vật liệu tùy theo hình dạng và mục đích sử dụng. Một số con rối có cấu trúc rất đơn giản hoặc cực kỳ phức tạp. Nguồn gốc. Hình thức múa rối có từ thời Hy Lạp cổ đại và văn tự cổ xưa nhất về múa rối được tìm thấy trong các ghi chép của Herodotos, từ thế kỷ thứ 5 TCN. Theo tiếng Hy Lạp dịch từ "con rối" là "νευρόσπαστος" ("nevrospastos"), có nghĩa là "vẽ theo các sợi dây, hoặc giật dây", từ "νεῦρον" ("nevron"), nghĩa "sợi dây, cơ bắp", và "σπάω" ("spaō"), nghĩa "kéo, giật". Aristoteles (384–322 TCN) đã thảo luận về việc múa rối trong nghiên cứu của mình trong văn bản Movement of Animals như sau: Các chuyển động của động vật có thể so sánh với các chuyển động tự động của con rối được thiết lập trên việc di chuyển nhỏ lẻ; các đòn bẩy được thả ra và tác động đến các sợi dây xoắn vào nhau. Ở Ấn Độ, nghệ thuật múa rối có từ thời cổ xưa và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Các con búp bê bằng gốm được khai quật ở thung lũng Indus cho thấy rõ dấu hiệu này. Nghệ thuật múa rối còn được đề cập trong văn chương Tamil, được viết vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN.
1
null
Voi sa mạc là những con voi sinh sống tại các vùng sa mạc, chúng không phải là một loài riêng biệt của voi châu Phi, nhưng những con voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana) đã chọn cho mình môi trường sinh sống trong sa mạc khô cằn và điều này dẫn đến chúng có một số đặc điểm, khả năng riêng biệt để thích nghi với môi trường sống. Trong một thời gian dài, người ta tin rằng nó là một phân loài của loài voi đồng cỏ châu Phi nhưng điều này không còn được cho là phù hợp. Voi sa mạc ở đã từng phổ biến hơn ở châu Phi trong lịch sử so với hiện nay và hiện đang chúng chỉ có ở Namibia và Mali. Chúng có xu hướng di chuyển từ một hố nước này đến hồ nước khác tuyến đường truyền thống của chúng và sau đó phụ thuộc vào sự sẵn có của các loại thực phẩm theo mùa và nguồn nước. Họ phải đối mặt với áp lực từ săn bắn và những thay đổi trong việc lấn chiếm, sử dụng đất của con người. Hành vi. Những con voi sa mạc đã được phát triển theo hướng thích nghi nhất định cho cuộc sống sa mạc và cấu tạo cơ thể của chúng có xu hướng có bàn chân tương đối rộng hơn, chân dài hơn và các cơ quan nhỏ hơn voi bụi rậm châu Phi khác. Chúng là động vật ăn cỏ và chế độ ăn uống của chúng thay đổi theo thời gian trong năm. Vào mùa mưa, chúng thích bứt ăn nụ và lá xanh tươi nhưng trong mùa khô chúng phải tồn tại với các cây chịu hạn như camelthorn (keo erioloba), bụi cây nhựa thơm, các mopane hoặc cây nhựa thông (Colophospermum mopane) cũng như lá và quả, hạt khô của cây ana (Faidherbia albida). Voi đực trưởng thành có thể ăn khoảng 250 kg (550 lb) thức ăn trong một ngày và uống khoảng 160 lít (35 imp gal; 42 US gal), nhưng chúng có thể đi mà không có nước đến ba ngày tại một thời điểm. Chúng sử dụng nước, bùn hoặc bụi cho tắm hoặc phủ bùn đầy da của chúng. Namibia. Khu vực Kunene ở phía tây của Namibia là một khu vực sa mạc, chủ yếu là cát, núi đá và vùng đồng bằng sỏi đá, trong đó diện tích này bao gồm khoảng 115.154 km vuông (44.461 sq mi). Những con voi có truyền thống sống ở khu vực này và trong những năm đầu của thế kỷ 20 đã có khoảng 3.000 cá thể sinh sống trong khu vực Kunene. Đến năm 1980 thì số lượng của chúng đã giảm bớt rất nhiều, tuy nhiên kể từ đó, các biện pháp bảo tồn đã được đưa ra vào năm 2013 và số lượng voi đã tăng lên khoảng 600 cá thể. Trong giai đoạn năm 1995-1996, ở Namibia có mưa nhiều và voi mở rộng phạm vi của chúng về phía nam đến sông Ugab. Trong khu vực sông Hoanib voi đực có ngà nhưng chỉ khoảng một phần ba con voi cái có ngà. Con voi sa mạc trưởng thành thường đơn độc và đi lang thang trên diện rộng. Một cá thể được ghi nhận là đi lang thang giữa các Vườn quốc gia Skeleton Coast và Công viên quốc gia Etosha trong một vài tháng. Những con đực khác đã thỉnh thoảng di chuyển vào khu vực từ khu vực tươi tốt hơn về phía đông. Các nhóm gia đình trong đó hầu hết voi sa mạc di chuyển thành từng nhóm nhỏ và thường bao gồm một con voi cái và con của mình hoặc hai chị em gái và phụ thuộc số con của chúng. Chúng có xu hướng ở gần các con sông phù sa, nơi có sẵn một lượng dự trữ lớn hơn của thực phẩm. Một số nhóm cư dân trong thung lũng sông Hoarusib và một nhóm ở lại vĩnh viễn gần sông Hoanib trong khi các nhóm khác di chuyển giữa hai nơi với khoảng cách khoảng 70 km (43 dặm). Chúng thường di chuyển trong một đêm duy nhất, khi nhiệt độ lạnh hơn ban ngày. Vào những thời điểm nhất định trong năm, chúng di chuyển vào nội địa theo những con đường truyền thống để thu hẹp khu vực núi tìm bụi cây nhựa thơm (Commiphora spp.) dường như là một loại thực phẩm yêu thích của chúng. Mali. Những nghệ thuật vẽ hình đá có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới trên khắp sa mạc Sahara cho thấy con voi này tại thời điểm đó phổ biến rộng rãi trên nhiều Bắc Phi. Ngày nay chúng bị hạn chế về số lượng. Gourma, một khu vực hẻo lánh ở phía nam của Mali được bao quanh bởi con sông Niger gần Timbuktu. Những con voi là tàn dư của một số nhóm trong đó sinh sống khu vực rộng lớn của Sahel và gần đây nhất là năm 1970, trước khi chúng bị bắn hạ số lượng lớn bởi những kẻ săn trộm. Chúng thường có hành trình lên đến một ba trăm dặm hành trình di cư mỗi năm, di chuyển lên đến 35 dặm một ngày. Voi theo một lộ trình ngược mà sẽ đưa chúng qua những hố nước tạm thời và vĩnh viễn. Chúng vẫn còn trong phần phía bắc của phạm vi của chúng cho đến khi những cơn mưa đến vào tháng Sáu. Sau đó chúng đi về phía nam, di chuyển một thời gian ngắn vào miền bắc Burkina Faso trước khi chuyển về phía bắc một lần nữa. Chúng là khó nắm bắt và có xu hướng tiết ra mồ hôi giữa các cây keo trong ngày để uống và thức ăn vào ban đêm. Các Quỹ WILD Foundation và Quỹ Bảo tồn loài voi là tổ chức từ thiện có chức năng bảo tồn đã làm việc với Chính phủ Mali để bảo tồn những con voi. Một số động vật được trang bị với vòng cổ gắn định vị GPS để theo dõi chuyển động của chúng và xác định hành lang di chuyển, thông qua đó chúng cần phải đi qua để hoàn thành cuộc hành trình của chúng, vì vậy mà các tuyến đường của chúng có thể tránh được khi con người thành lập các khu định cư mới. Những người dân du mục Touareg, người sống trong này khu vực có đàn gia súc của họ đã được khoan dung với con voi. Họ nói rằng những con voi ăn những tán lá trên cùng của một cái cây, lạc đà ăn hai bên và dê sẽ gặm phần gốc. Họ biết khi các con voi sẽ đi qua làng của họ, quý khách đến thăm ao họ cũng sử dụng để tưới vườn của họ. Ngày nay, những người đang sống cuộc sống ổn định hơn và xây dựng những túp lều, chăm sóc vườn, trồng vườn cây ăn trái và trồng cỏ thức ăn gia súc tại mép nước của ao. Điều này có nghĩa là có sự cạnh tranh hơn giữa voi và người. Một sáng kiến ​​địa phương được thành lập vào năm 1997, "Les Amis des Elephants" nhằm mục đích thông báo cho dân làng khi những con voi được dự kiến ​​sẽ đến trong khu vực của họ. Nó cũng khuyến khích họ hành động như hướng dẫn và tạo ra thu nhập từ du lịch sinh thái. Trong một đợt hạn hán kéo dài vào năm 1983, Chính phủ Mali đã hỗ trợ cho những con voi bằng việc cung cấp nước cho chúng bằng xe tải. Những cơn mưa lại thiếu vắng trong năm 2008 và một năm sau khi con voi trưởng thành được đào xuống vùng nước sâu bên dưới bề mặt nhưng các con voi trẻ không thể tìm thấy nước và đã chết. Các tổ chức từ thiện đã làm những gì họ có thể nhưng tình trạng suy yếu của các loài động vật đã làm cho họ khó khăn để giúp bảo tồn chúng.
1
null
Lý Thông (chữ Hán: 李通, 168 - 209), tên tự là Văn Đạt, tên lúc nhỏ là Vạn Ức, người huyện Bình Xuân, quận Giang Hạ thuộc Kinh châu, là tướng lĩnh tập đoàn quân phiệt Tào Tháo cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Du hiệp Giang, Nhữ, dấy binh thời loạn. Lý Thông là du hiệp nổi tiếng ở khoảng Giang, Nhữ. Ông cùng đồng hương Trần Cung khởi binh ở Lãng Lăng, rất nhiều người đi theo. Khi ấy có người tên Chu Trực, lực lượng có hơn 2000 gia đình, ngoài thì hòa hoãn, trong thì li gián Cung, Thông. Thông muốn giết Trực nhưng Cung không bằng lòng. Thông biết Cung không quyết đoán, bèn một mình định kế, mời Trực gặp mặt, trong lúc vui vẻ uống rượu thì giết chết ông ta. Quân của Trực làm loạn, Thông đưa Cung cùng đi giết sạch bộ tướng của Trực, thôn tính tất cả bọn chúng. Về sau em vợ Cung là Trần Cáp giết Cung, thôn tính quân đội của Cung. Thông đánh bại quân của Cáp, chém đầu Cáp tế mộ Cung. Lại bắt sống tướng lãnh nghĩa quân Khăn Vàng là Ngô Bá, hàng phục quân đội của hắn ta. Đến năm mất mùa, Thông dốc tài sản ra cứu giúp binh dân, chia cho sĩ tốt đến cả vỏ trấu của mình; mọi người đều tranh nhau đi theo ông, nhờ thế giặc cướp không dám xâm phạm. Về với Tào Tháo, không vị tình riêng. Năm 196, Lý Thông đưa quân quy phục Tào Tháo ở Hứa Đô, được phong làm Chấn uy trung lang tướng, đóng đồn ở biên giới phía tây Nhữ Nam. Tào Tháo đánh Trương Tú (197), Lưu Biểu điều binh giúp Tú, khiến Tháo gặp khó khăn. Lý Thông trong đêm đưa quân tiếp ứng, giúp Tháo quay lại đánh trả. Thông đi đầu, đánh bại quân của Tú. Được bái làm Bì tướng quân, phong Kiến Công hầu. Tháo chia Nhữ Nam làm 2 huyện, lấy Thông làm Dương An đô úy. Cậu vợ của Thông phạm pháp, Lãng Lăng trưởng Triệu Nghiễm bắt giữ, kết tội đáng chém. Khi ấy mục thú có quyền quyết định tội chết, vợ Thông kêu khóc xin tha, ông nói: "Đương lúc chung sức với Tào công, về nghĩa không thể lấy tư bỏ công được." Khen ngợi Nghiễm chấp pháp không xu nịnh, đi lại thân tình với ông ta. Quan Độ một lòng, Giang Lăng tận lực. Tào Tháo giằng co với Viên Thiệu ở Quan Độ (200), Thiệu sai sứ phong Lý Thông làm Chinh nam tướng quân, Lưu Biểu ở Kinh châu cũng ngầm chiêu dụ ông, đều bị ông cự tuyệt. Thân thích và bộ khúc của Thông cho rằng ông đơn độc giữ đất, không có cứu viện, kêu khóc khuyên Thông hàng Thiệu. Thông vỗ kiếm mắng bọn họ rằng: "Tào công sáng suốt, ắt định thiên hạ. Thiệu tuy cường thịnh, nhưng làm việc vô thuật, kết cục sẽ bị người ta bắt mà thôi. Ta thà chết chứ không hai lòng." Lập tức chém sứ giả của Thiệu, gởi ấn thụ cho Tào Tháo. Thông lại đánh các cánh phiến quân trong quận của bọn Cù Cung, Giang Cung, Thẩm Thành, tiêu diệt lực lượng của họ, gởi đầu bọn họ cho Tháo. Rồi bình định lưu vực Hoài, Nhữ. Được đổi phong Đô đình hầu, bái làm Nhữ Nam thái thú. Khi ấy Trương Xích lãnh đạo hơn 5000 gia đình ở Đào Sơn, Thông đánh phá ông ta. Sau trận Xích Bích, Lưu Bị cùng Chu Du vây Tào Nhân ở Giang Lăng (209), riêng sai Quan Vũ ngăn cứu binh từ phía bắc. Thông đưa quân đến đánh, xuống ngựa nhổ chông, xông vào vòng vây, vừa đi vừa đánh, tìm đến quân đội của Nhân, dũng cảm trùm chư tướng. Không lâu sau trận đánh đó, Lý Thông bệnh mất trên đường, được 42 tuổi. Ông được truy tặng 200 hộ, kể cả trước đây là 400 hộ. Tào Phi lên ngôi (220), ban thụy cho ông là Cương hầu; lại xét con ông là Lý Cơ tuy được tập tước, nhưng ân huệ được nhận chưa xứng với công lao của cha, nên cho làm Phụng nghĩa trung lang tướng; anh Cơ là Tự cũng có quân công, cho làm Bình lỗ trung lang tướng. Trong Tam Quốc diễn nghĩa. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Lý Thông không phải bị bệnh mất năm 209, mà đến năm 211 vẫn còn sống và tham gia chiến dịch chống lại quân Tây Lương. Tại trận Đồng Quan, nhân vật Mã Siêu đánh lui Vu Cấm và Trương Cáp, nhân vật Lý Thông xông ra đánh với nhân vật Mã Siêu nhưng chỉ được vài hiệp thì bị đâm chết.
1
null
Thịt chim cút là thịt từ các loài chim cút, chủ yếu là cút nhà, cùng với trứng cút, thịt chim cút được sử dụng nhiều trong các nền văn hóa ẩm thực và là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon. Chim cút còn được dùng trong y học cổ truyền ở một số nước phương Đông với tên thuốc là thuần điểu gồm thịt chim và trứng chim. Đặc điểm. Chim cút là loài chim có thịt thơm ngon nên còn gọi là gà đồng. Tại Trung Quốc, người ta đã có lịch sử nuôi chim cút hàng ngàn năm vì sớm phát hiện ra lợi ích về dinh dưỡng và trị bệnh trong đông y nên còn gọi là sâm động vật và được coi trọng. Trong y văn đã xếp chim cút vào thương phẩm mệnh danh là Sâm động vật vì nó là động vật có tác dụng bổ dưỡng như sâm thực vật. So với các sản phẩm động vật khác thì chim cút cho tác dụng bổ toàn thân trội hơn tác dụng bổ cục bộ Dinh dưỡng. Chim cút là một trong các loại gia cầm dễ ăn, dễ tiêu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt thịt có màu nâu đỏ chứa nhiều chất sắt giúp phòng chống thiếu máu. Thịt chim cút còn có đặc điểm là mềm, phần thịt ức của chim thì lại kém ngon hơn so với phần đùi của con chim cút. Trong thịt chim cút chứa nhiều albumin và vitamin cùng nhiều muối vô cơ rất cần cho cơ thể hơn cả thịt gà, thịt lợn, thịt bò… Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút nói chung cao hơn các gia súc, gia cầm khác đến 10 lần nhưng trong đó chất béo lại thấp hơn nhiều, ngoài ra, chim cút có ưu điểm giàu chất dinh dưỡng (đạm, khoáng) nhưng rất ít mỡ, uy nhiên còn phụ thuộc vào cách chế biến như không được rán hay nướng... Đông y. Theo Đông y thì thịt chim cút có vị ngọt, tính bình, không độc, là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh, thịt chim cút dễ hấp thu. Thịt chim cút còn là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh. Sử dụng. Trong ẩm thực. Chim cút được chế biến thành những món ngon và hấp dẫn. Chẳng hạn như món chim cút rán, rán chim với mức lửa vừa, lượng dầu phải đảm bảo ngập 1/2 thân chim để thịt chim sau khi rán có màu vàng đều, thay vì rán chim trong chảo rộng, có thể rán chim trong 1 chiếc nồi nhỏ, có thành cao, khi ăn có thể nhai luôn cả xương, hoặc món cháo chim cút hoặc món chim cút nướng mật ong thơm ngon. Trong y học. Chim cút vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, lợi cửu khiếu, ích trung khí, mạnh gân cốt. Dùng cho các đối tượng suy nhược thần kinh và thể lực, trẻ em suy dinh dưỡng, người già lú lẫn, phụ nữ có thai và cho con bú, người mới ốm dậy cần lấy lại sức, người lao động vất vả. Chim cút cũng có phần nhỏ bổ thận tráng dương, lưng đau, gối mỏi. Ngày nay chim cút được dùng cho trường hợp béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch. Thịt chim cút lại dễ hấp thu nên thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai, sau sinh đẻ, người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe. Trong Đông y, thịt chim cút dùng làm bài thuốc để tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, trừ phiền nhiệt, cầm tả lỵ. Có thể dùng chim cút một con làm thịt, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng, nấu với gạo thành cháo ăn hàng ngày là thuốc bổ cho trẻ em, chữa cam tích, suy nhược, biếng ăn, người cao tuổi cơ thể yếu mệt, ăn không thấy ngon. Thịt chim cút ninh nhừ với hạt đậu ván trắng và gừng tươi chữa kiết lỵ, thêm ít đường và rượu có tác dụng nhuận phế, bổ khí, thông huyết, chữa viêm phế quản mạn tính.
1
null
Người điều khiển rối (hay còn gọi là nghệ sĩ múa rối, người múa rối, Tiếng Anh: "puppeteer") là người điều khiển các vật thể vô tri vô giác, chẳng hạn như con rối , trong thời gian thực để mô phỏng cuộc sống. Người múa rối điều khiển con rối gián tiếp bằng các sợi dây, cần bẩy, bằng điện hoặc trực tiếp vào cách sử dụng bàn tay của mình luồn vào trong con rối như trong múa rối tay. Một số nghệ thuật múa rồi cần các nghệ sĩ múa rối hoạt động theo nhóm để tạo ra một nhân vật rối duy nhất, thường là nhân vật rối có cấu tạo phức tạp.
1
null
Múa rối là một hình thức sân khấu hay trình diễn liên quan đến việc theo tác với các con rối. Đây là một nghệ thuật cổ xưa, và được xem có nguồn gốc từ 3000 năm trước Công Nguyên. Múa rối có nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là điều khiển các vật thể rối vô tri vô giác. Múa rối có mặt trong hầu hết xã hội loài người như là dạng giải trí, trình diễn và trong lễ nghi hay dịp ăn mừng như các lễ hội carnival.
1
null
Định luật Planck miêu tả bức xạ điện từ phát ra từ vật đen trong trạng thái cân bằng nhiệt ở một nhiệt độ xác định. Định luật đặt tên theo Max Planck, nhà vật lý đã nêu ra nó vào năm 1900. Định luật này là bước đi tiên phong đầu tiên của vật lý hiện đại và cơ học lượng tử. Đối với tần số , hoặc bước sóng , định luật Planck viết dưới dạng: hoặc trong đó ký hiệu của cường độ bức xạ (spectral radiance), là nhiệt độ tuyệt đối, là hằng số Boltzmann, là hằng số Planck, và là tốc độ ánh sáng trong môi trường hoặc trong chân không. Đơn vị SI của phương trình là đối với và đối với . Định luật này cũng có thể biểu diễn theo cách khác, như số lượng photon phát ra tại một bước sóng xác định, hoặc mật độ năng lượng trong thể tích chứa bức xạ. Trong giới hạn đối với những tần số nhỏ (hay bước sóng dài), định luật Planck tương đương với định luật Rayleigh–Jeans, trong khi đối với những tần số lớn (bước sóng nhỏ) định luật này tương đương với xấp xỉ Wien hoặc định luật dịch chuyển Wien. Max Planck đưa ra định luật vào năm 1900, với mục đích ban đầu để đo các hằng số bằng thực nghiệm, và sau đó ông chứng minh rằng, như định luật biểu diễn sự phân bố năng lượng, nó miêu tả duy nhất sự phân bố ổn định của bức xạ trong trạng thái cân bằng nhiệt. Là định luật về sự phân bố năng lượng, nó là một trong các định luật về phân bố cân bằng nhiệt mà bao gồm phân bố Bose–Einstein, phân bố Fermi–Dirac và phân bố Maxwell–Boltzmann.
1
null
Un Certain Regard (; "một góc nhìn đặc biệt") là một hạng mục trong danh sách tuyển chọn chính thức của Liên hoan phim Cannes. Nó được tổ chức tại "", song song với cuộc chạy đua giành giải Cành cọ vàng. Hạng mục này được Gilles Jacob giới thiệu lần đầu vào năm 1978. Mỗi năm, hạng mục này giới thiệu một danh sách các bộ phim với nhiều đề tài và phong cách khác nhau; những tác phẩm "truyền thống và khác biệt" mong muốn có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Các phim giành giải chính. Năm 1998, Giải () được giới thiệu trong hạng mục này nhằm công nhận các tài năng trẻ và để khuyến khích các tác phẩm mới và táo bạo. Giải thưởng này sẽ chọn ra một bộ phim và trợ cấp kinh phí phát hành tại Pháp cho tác phẩm đó. Kể từ năm 2005, giải thưởng này có giá trị 30,000 euro do Tổ chức Groupama GAN tài trợ.
1
null
Wattpad là một trang truyện cộng đồng trên "Internet" mà trong đó người dùng có thể đưa lên những bài báo, câu chuyện và thơ về mọi thứ bằng phương thức trực tiếp truy cập bằng trang chủ hoặc thông qua ứng dụng của Wattpad. Nội dung bao gồm bài viết của những tác giả chưa xuất bản trên thị trường và cả đã xuất bản. Người dùng còn có thể trả lời (comment) và thích (voted) câu chuyện hay tham gia vào nhóm cộng tác với trang mạng này. Có khoảng phân nửa người dùng đến từ Hoa Kỳ ngoài ra còn có một số đến từ các quốc gia như Canada, Philippines, Australia, và nhiều nữa, trong đó có Việt Nam. Lịch sử. Wattpad lần đầu được tạo ra vào năm 2006, là kết quả của sự cộng tác giữa Allen Lau và Ivan Yuen. Vào tháng 2 năm 2007, Wattpad thông báo tổng cộng có hơn 17,000 eBooks từ Project Gutenberg làm cho chúng khả dụng trên điện thoại của người dùng. Theo thông cáo báo chí của Wattpad vào tháng 6 năm 2009, ứng dụng điện thoại được tải về hơn năm triệu lần. Vào tháng 3 năm 2009, phiên bản dành cho iPhone được phát hành. Sau đó tung ra phiên bản dành cho BlackBerry App World vào tháng Tư, Google Android tháng Sáu trong năm 2009 và Apple iPad vào tháng 4 năm 2010. Sử dụng. Vào tháng 4 năm 2014:
1
null
là một shōjo manga hài tình cảm của Nakahara Aya. Truyện được xuất bản bởi Shueisha trên "Bessatsu Margaret" từ năm 2001 đến năm 2006 và gồm 17 "tankōbon". Truyện này nói về chuyện tình cảm giữa một cô gái có chiều cao khá cao và anh chàng lùn họ được biết như cặp đôi hài hước trong lớp học. Năm 2004, truyện nhận được Giải Manga Shogakukan lần thứ 49 dành cho shōjo manga. Truyện này cũng đã được dựng thành phim live-action công chiếu năm 2006, 24 tập phim anime truyền hình phát sóng năm 2007, và một trò chơi phiêu lưu phát hành năm 2006 bởi PlayStation 2. Hai phim CD cũng đã được sản xuất. Manga và phim live-action được cấp phép ở Bắc Mỹ bởi Viz. Phần tiếp theo của loạt này được gọi là "Love★Com D" (hay "Lovely Complex Deluxe" hoặc "Lovely Complex Two") bắt đầu phát hành từng kì vào tháng 5 năm 2009 theo định kì 2 tháng một lần trên tạp chí Manga shōjo "Deluxe Margaret" và tập trung vào em trai của Risa. Tại Việt Nam truyện được TVM Comics xuất bản. Còn phim được TVM Corp. mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3. Phim. "Love★Com" được chuyển thể thành phim live-action của đạo diễn Ishikawa Kitaji với kịch bản của Suzuki Osamu. Phim có sự tham gia của Fujisawa Ema vai Koizumi Risa và Koike Teppei vai Ōtani Atsuhi. Phim chiếu ở ngày 15 tháng 7 năm 2006 và phát hành trên DVD vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Một DVD phụ đề tiếng Anh cũng đã được phát hành ở Bắc Mỹ bởi Viz Media vào ngày 19 tháng 2 năm 2008. Anime. Phim anime truyền hình được sản xuất bởi Toei Animation và của đạo diễn Uda Konosuke, với phần nhạc của Sato Hironosuke và thiết kế nhân vật bởi Maniwa Hideaki. Bài hát chủ đề mở đầu của phim là của Tegomass (tập 1–13) và "Hey! Say!" của Hey! Say! 7 (tập 14–24); Bài hát chủ đề kết thúc phim là của Tegomass (tập 1–13) và "Bon Bon" của Hey! Say! 7 (tập 14–24). Phim được trình chiếu trên TBS, CBC, và MBS từ 7 tháng 4 năm 2007 đến 29 tháng 9 năm 2007.
1
null
Nước uống đóng chai là các sản phẩm nước uống được cung cấp trên thị trường bằng hình thức đóng chai. Nước có thể có chứa khoáng chất và CO2 tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoảng và không được chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Nước uống đóng chai giống nước uống bình thường vì cả hai đều trong vắt như nhau. Tổng quan. Nước đóng chai đắt hơn nhiều so với nước máy vì phải thêm chi phí đóng chai và thương hiệu. Mua nước đóng chai ra những gánh nặng tài chính đặc biệt đối với cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số. Theo Viện Thái Bình Dương, tháng 3 năm 2011, kiểm tra các chi phí nước uống bị ô nhiễm do nitrat trong Central Valley California. Nghiên cứu kết luận rằng "các chi phí tránh nước máy không an toàn cao hơn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và thiểu số bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm. Theo nghiên cứu, tổng chi phí trung bình cho các hộ gia đình nước mất 4,6% thu nhập cá nhân của hộ gia đình trung bình, nhiều hơn ba lần so với ngưỡng khả năng chi trả cho nước uống. theo khuyến cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Mọi người nhìn nhận nước đóng chai như là một thay thế an toàn hơn để các nguồn khác của nước như nước máy. Sử dụng nước đóng chai vẫn tăng ngay cả ở những nước mà nước máy sạch là hiện hữu. Điều này có thể là do người tiêu dùng không thích mùi vị của nước máy. Một yếu tố khác góp phần vào hiện tượng này có thể là thành công tiếp thị của nước đóng chai. Trong đầu những năm 1990 ngành công nghiệp nước đóng chai "đã được chi tiêu khoảng $ 43 triệu đô la cho việc quảng cáo. Sự thành công của tiếp thị nước đóng chai có thể được nhìn thấy bằng cách chuyển đổi Perrier của một chai nước vào một biểu tượng trạng thái. Người tiêu dùng có xu hướng chọn nước đóng chai vì lý do sức khỏe liên quan. Trong các cộng đồng gặp vấn đề với nước máy, tiêu thụ nước đóng chai là cao hơn đáng kể. Hướng dẫn Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế cho rằng các công ty nước đóng chai không thể so sánh sản phẩm của họ để khai thác nước trong hoạt động tiếp thị. Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi những ấn tượng gắn liền với thương hiệu cụ thể. Ví dụ, Coca-Cola đã sản phẩm Dasani của họ tung ra khỏi thị trường Anh sau khi tìm thấy mức độ bromat mà cao hơn tiêu chuẩn quy phạm pháp luật vì người tiêu dùng ở Anh liên quan đến lỗ hổng này với sản phẩm Dasani. Một số đưa ra giả thuyết rằng những khác biệt này là do sự phân bố địa lý của các dân tộc. Nó đã được đưa ra giả thuyết rằng những khác biệt dân tộc trong sử dụng nước đóng chai do sự thay đổi của hệ thống chất lượng nước giữa các khu vực đô thị, ngoại ô và nông thôn (Abrahams et al. 2000). Ở Pháp, một nghiên cứu địa lý tương tự trong năm 1970 cho thấy rằng tiêu thụ nước đóng chai đã được tìm thấy là cao hơn nhiều trong khu vực đô thị (Ferrier 2001). Phát hiện này đã giải thích về chất lượng kém của nước máy đô thị và điều kiện xấu của các đường ống dẫn cũ ở các thành phố của Pháp. Tuy nhiên, trong khi chất lượng nước máy kém có thể thúc đẩy công chúng để tìm kiếm các nguồn thay thế, một mình không nhất thiết dẫn đến tiêu thụ nhiều nước đóng chai. Một số cuộc điều tra "cho thấy nước đóng chai, xa là một thay thế cho nước máy, có vẻ như được tiêu thụ chủ yếu như là một thay thế cho nước giải khát có cồn và truyền thống (ví dụ như AWWA-RF 1993; FWR 1996) - trường hợp ngoại lệ là khi nước bị ô nhiễm nghiêm trọng trình bày nguy cơ sức khỏe. Nhiều gia đình có thu nhập thấp tránh uống nước máy vì họ sợ nó có thể gây ra bệnh tật. Sử dụng quá nhiều "nước đóng chai và lọc là tốn kém và có thể dẫn đến kết quả bất lợi sức khỏe răng miệng. Việc tiêu thụ nước đóng chai và lọc đã tăng lên đáng kể tại Hoa Kỳ trong thập kỷ qua, với doanh số bán nước đóng chai tăng gấp ba lần, khoảng 4 tỷ USD năm. Hơn 50% dân số Hoa Kỳ uống nước đóng chai. Mặc dù người ta tin rằng 25% đến 40% nước đóng chai là nước máy chỉ đơn giản là đóng chai. Nói chung, phụ nữ có nhiều khả năng uống nước đóng chai hơn nam giới, và phụ nữ Tây Ban Nha là nhóm có nhiều khả năng uống nước đóng chai. Nước uống đóng chai cũng đòi hỏi một lượng lớn năng lượng để sản xuất và vận chuyển.
1
null
Thịt cá sấu là thịt của các loài cá sấu. Trên thế giới, cá sấu được chăn nuôi vì mục đích thương mại, da của chúng được thuộc làm da cá sấu có chất lượng cao để sản xuất túi, ủng, cặp v.v, trong khi thịt cá sấu được coi là đặc sản đối với những người sành ăn. Đặc điểm. Thịt cá sấu thường có màu trắng hồng, thớ thịt gần giống thịt bê nhưng ngọt, mềm và dẻo hơn, các loại thịt ở các bộ phận khác nhau như thịt đùi, cổ, đuôi, sườn sẽ có độ dai mềm khác nhau. Thịt cá sấu rất nạc và so với các loại thịt như thịt heo, thịt bò, thịt cừu..., thịt cá sấu có ít năng lượng và ít mỡ hơn nhưng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thịt cá sấu có 21-22% lượng đạm, 1-1,4% mỡ, 1,3% khoáng và 75-76,6% nước. Thịt cá sấu rất bổ dưỡng, hàm lượng prôtein khá cao, tốt cho sức khỏe. Thịt cá sấu trị được bệnh suyễn hoặc sẽ lọc máu độc, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, thích hợp dùng để bồi dưỡng người bệnh, trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, xương cá sấu phối hợp với một số loại dược thảo được dùng để nấu cao trị các chứng đau nhức khớp xương, biếng ăn, viêm xoang, tăng cường sức đề kháng. Nhiều người dùng máu cá sấu để chế biến rượu huyết sấu, loại rượu cung cấp một lượng lớn oxy và chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên. Ẩm thực Trung Quốc dựa trên y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thịt cá sấu là một loại thực phẩm chữa bệnh cho cảm lạnh và phòng chống ung thư, mặc dù không có bằng chứng khoa học để chứng minh Tiêu thụ. Trước đây, thịt cá sấu được xếp vào hàng hiếm, vì nếu muốn thưởng thức thì phải đến các nhà hàng, khách sạn lớn. Nhưng nay người ta có thể dễ dàng nếm hương vị của thịt cá sấu, chúng được bày bán ở nhiều nơi như bán hàng rong. Thịt cá sấu rẻ hơn so với một số loại thực phẩm khác, vì giá thành rẻ, món ăn lạ nên không ít gia đình chọn cá sấu làm cỗ thay cho thịt lợn, bò truyền thống. Tại lò mổ cá sấu ở Hải Phòng, thịt cá sấu tươi chỉ ngang bằng giá thịt bò, còn loại cá sấu đông lạnh giá thấp hơn, khoảng 90.000 – 110.000 đồng/kg. Một con cá sấu lột da bỏ nội tạng nặng 7–15 kg, do mua được tận gốc chăn nuôi nên có giá 1 triệu đồng. Chế biến. Hiện nay, thịt cá sấu được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, nạc sấu có thể dùng trộn gỏi xoài sống cùng tôm khô, rau răm, hành tây và đậu phộng rất tuyệt vời hoặc cũng có thể dùng nấu cháo đậu xanh với gừng cũng rất ngọt và thơm ngon; còn nạc cổ sấu thì dùng hấp với gừng và hành ăn ấm bụng, bổ dưỡng; sườn non sấu ướp gia vị rồi đem nướng ăn kèm với muối tiêu chanh, thịt đuôi, thịt bàn chân và pín sấu mang hầm với thuốc bắc rất bổ...
1
null
Chi Cá sấu mõm ngắn (tên khoa học Alligator) là một chi cá sấu trong họ Họ Cá sấu mõm ngắn (Alligatoridae). Hiện nay có hai loài vẫn còn tồn tại thuộc chi này là cá sấu mõm ngắn Mỹ (A. mississippiensis) và Cá sấu Dương Tử (A. sinensis). Chi này tồn tại từ cách đây 37 triệu năm trước. Trong số chúng, cá sấu mõm ngắn Mỹ được coi là nằm trong số những con cá sấu nguy hiểm, có thể tấn công và ăn thịt người. Tên gọi. Trong ngôn ngữ, Alligator được dịch từ tiếng Tây Ban Nha là "el lagarto" có nghĩa là thằn lằn, sau đó đánh vần ra tiếng Anh là allagarta và alagarto. Alligator đôi khi được dịch là cá sấu Mỹ, tuy nhiên điều này không đúng, do dễ bị lẫn với Cá sấu Mỹ có tên khoa học là Crocodylus acutus. Một điều gây nhầm lẫn là ở miền bắc Úc đôi khi người ta gọi cá sấu nước mặn là alligator (cá sấu alligator) trong khi nó không phải là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile (cá sấu). Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn có thể rất giống với cá sấu alligator Mỹ ít nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế khi người Úc nói Alligator Rivers để chỉ cá sấu ở vùng lãnh thổ phía bắc thì trên thực tế nó là cá sấu nước mặn. Đây là giải thích cho việc những người Mỹ đôi khi cho rằng cá sấu alligator là những động vật nguy hiểm chứ không phải cá sấu. Mô tả. Chi cá sấu này gồm những loài xuất hiện trên các bãi bồi vào thời Creta ở châu Âu, nơi đây chúng tồn tại cho đến Pliocene. Các loài cá sấu mõm ngắn thực sự ngày nay có 2 đại diện "A. mississippiensis" ở Đông Nam Hoa Kỳ, loài này dài đến 4.24 m và nặng 454.5 kg và loài nhỏ hơn "Alligator sinensis" thuộc sông Dương Tử, Trung Quốc, loài này dài trung bình 1,5 m. Trong hai loài còn tồn tại của chi "alligator" này thì cá sấu mõm ngắn Mỹ lớn hơn loài cá sấu alligator còn tồn tại, cá sấu Dương Tử. Chúng có thân dài . Con đực trưởng thành dài trung bình còn con cái trưởng thành dài trung bình 2,5m đến 3,0 m. Con lớn có cân nặng từ , với một ngoại lệ cân nặng của con đực già vượt mức and . Con lớn nhất kỷ lục được bắt ở Louisiana đầu thập niên 1900 và dài và nặng 2.200 lb (1.000 kg). Con lớn thứ nhì dài 17 feet 5 inch, từ Florida. Đuôi, chiếm một nửa tổng chiều dài của nó, được sử dụng chủ yếu để tạo lực đẩy khi bơi. Sự khác biệt với cá sấu thực thụ. Những con cá sấu này khác nhau, sự khác nhau cơ bản giữa những con cá sấu thuộc họ Alligatoridae với các loài cá sấu thực sử chủ yếu là việc chúng có đầu rộng hơn và ngắn hơn, mõm cũng ngắn hơn và mập hơn. Đặc biệt là bộ răng của cá sấu mõm ngắn nằm gọn trong mõm khi ngậm miệng chứ không chìa lởm chởm ra ngoài như cá sấu thông thường. Cá sấu mõm ngắn thích nghi tốt với môi trường nước ngọt trong khi cá sấu thực thụ có thể sống được trong môi trường nước lợ. Nói chung, cá sấu thực thụ có xu hướng nguy hiểm hơn đối với con người hơn là những con cá sấu mõm ngắn. Một đặc điểm kỳ lạ mới được phát hiện ở cả hai chi cá sấu caiman và cá sấu mõm ngắn Mỹ là chúng đều ăn lá và trái cây ngoài chế độ ăn uống bình thường của chúng là cá và thịt.
1
null
Killer () là một bộ phim phát hành năm 1998 của Pháp và Kazakhstan thể loại chính kịch về đề tài tội phạm của đạo diễn Darezhan Omirbaev. Cốt truyện. Marat (Talgat Assetov thủ vai) là một tài xế. Sau một tai nạn giao thông, anh rơi vào cảnh nợ nần. Khi con anh bị ốm, anh chấp nhận giết một nhà báo để lấy tiền. Giải thưởng. "Killer" giành giải Un Certain Regard tại Liên hoan phim Cannes 1998. Tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary, phim giành giải Don Quijote và được đề cử giải Quả cầu pha lê (Crystal Globe).
1
null
Darezhan Omirbaev (, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1958) là một đạo diễn phim và nhà biên kịch người Kazakhstan. Ông đã đạo diễn chín phim kể từ năm 1982. Phim "Tueur à gages" của ông được chiếu tại hạng mục Un Certain Regard của Liên hoan phim Cannes 1998 và giành giải Un Certain Regard của hạng mục này. Bộ phim mới nhất của ông, "Student" tham gia tranh giải ở hạng mục Un Certain Regard của Liên hoan phim Cannes 2012.
1
null
là tên loạt phim truyền hình anime dành cho trẻ em được sáng tạo bởi Fujiko F. Fujio và dựa trên bộ manga cùng tên. Kế thừa từ loạt phim 1973, "Doraemon" được sản xuất bởi Shin-Ei Animation và bắt đầu công chiếu từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 trên TV Asahi. Loạt anime "Doraemon" này đôi khi được gọi là Phiên bản Ōyama (大山版) ở châu Á, dựa theo tên của Ōyama Nobuyo, nữ diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Doraemon trong bộ phim. Hai bản lồng tiếng Anh chính thức của loạt anime này đã được phát hành, bản đầu tiên được gọi là "The Adventures Albert and Sidney," được thực hiện tại Canada bởi CINAR và phát sóng độc quyền tại Barbados trên CBC TV 8 vào cuối năm 1985 và đầu năm 1996, dù đã được lên kế hoạch phát sóng tại Mỹ trên Superstation WTBS (nay được gọi là TBS), nhưng chuyện này đã không bao giờ xảy ra vì lý do không rõ, phần thứ hai được thực hiện tại Singapore và phát sóng trên Channel i & Kids Central từ năm 2002 đến năm 2003 tại Singapore. Ngoài ra, bản lồng tiếng Anh không chính thức của Speedy Video đã được sản xuất và phát hành độc quyền tại Malaysia trên nhiều VCD khác nhau. 8 mùa gồm 52 tập mỗi phần của Hindi Dub đã được phát hành trên Amazon Prime India. Trong thập niên 1990 một số tập đầu của loạt phim đã được được phát hành tại Việt Nam bởi Công ty Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và Hãng phim Phương Nam dưới dạng băng VHS và VCD mà chủ yếu là mua lại từ bản lồng tiếng Trung Quốc. Đến thập niên 2000, các tập này tiếp tục đươc phát sóng trên các kênh truyền hình như VTV1 (lồng tiếng Việt giọng miền Bắc) và VTC1. Từ năm 2010, các tập tiếp theo của loạt phim được mua bản quyền trình chiếu trên kênh HTV3 với phiên bản lồng tiếng Việt bao gồm 185 tập mỗi tập gồm 2 câu chuyện khác nhau chủ yếu là các tập sản xuất từ năm 1990 trở đi. Kể từ tháng 12 năm 2015, kênh HTV3 bắt đầu trình chiếu các tập thuộc xê-ri 2005. Về sau các tập phát sóng trên HTV3 được POPS Worldwide phát hành lại trên nền tảng kĩ thuật số. Âm nhạc. Nhạc mở đầu. Bài hát mở đầu của loạt phim "Doraemon" phát sóng hàng tuần từ năm 1979 đến năm 2005 là , gồm năm phiên bản được biểu diễn bởi năm nghệ sĩ khác nhau trong suốt thời gian phát sóng. Tại Việt Nam, bài hát được phổ lời tiếng Việt và biểu diễn bởi Huyền Chi, với tên gọi "Doraemon".
1
null