id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
6534 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B2m%20sao%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20c%E1%BB%95%20%C4%91%E1%BA%A1i | Chòm sao Trung Quốc cổ đại | Các chòm sao Trung Quốc cổ đại không giống với các chòm sao của người phương Tây, vì sự phát triển độc lập của thiên văn học cổ đại Trung Quốc. Những nhà quan sát bầu trời của Trung Quốc cổ đại chia bầu trời đêm theo cách khác, nhưng cũng có một số điểm tương tự.
Các nhà thiên văn cổ Trung Quốc đã chia phần bầu trời mà họ quan sát thấy thành 31 khu vực, gồm Tam viên (三垣, sān yuán) và Nhị thập bát tú (二十八宿, èrshíbā xiù).
Phần phía bắc quanh Bắc cực và mảng sao Bắc Đẩu có ba "viên" (垣, yuán) tức Tam viên: Tử Vi viên, Thái Vi viên và Thiên Thị viên.
Phần tương ứng với 12 cung hoàng đạo của phương Tây là 28 tú (宿 Xiu) tức nhị thập bát tú.
、
Tham khảo
Thiên văn học Trung Quốc
Tử vi Đông phương
Cung Hoàng Đạo |
6537 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alphard%20%28sao%29 | Alphard (sao) | Alpha Hydrae (tên chính thức: Alphard, danh pháp Bayer α Hydrae) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Trường Xà (Hydra). Alpha Hydrae cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng, có độ sáng biểu kiến bằng +1,98 (độ sáng tuyệt đối -1,80) và nó là một ngôi sao da cam khổng lồ với phân loại quang phổ K2 (theo phân loại quang phổ Morgan-Keenan).
Tên gọi Alphard có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập Al Fard, có nghĩa là "ẩn sĩ".
Tọa độ (J2000)
Xích kinh độ: 09h 25m 10s
Xích vĩ độ: -08° 26' 00"
Thiên văn học cổ đại
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại thì Alpha Hydrae là một trong bốn ngôi sao tạo ra sao Tinh.
Tham khảo
Chòm sao Trường Xà
Nhánh Lạp Hộ
Sao khổng lồ cam |
6538 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh%20Nh%E1%BA%ADt%20M%C3%A3 | Tinh Nhật Mã | Tinh tú (星宿) hay Sao Tinh, là một trong hai mươi tám chòm sao Trung Quốc cổ đại (nhị thập bát tú). Nghĩa đen của tên gọi này là ngôi sao và con vật tượng trưng là ngựa. Nó là một trong 7 chòm sao thuộc về Chu Tước ở phương Nam, tượng trưng cho Hỏa của Ngũ hành và mùa hè.
Quần sao
Xem thêm
Chòm sao Trung Quốc cổ đại
Tham khảo
Nhị thập bát tú
Chòm sao Trung Quốc cổ đại |
6539 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alpha%20Virginis | Alpha Virginis | Alpha Virginis (tiếng Anh: Spica, α Vir / α Virginis / Alpha Virginis) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thất Nữ (Virgo), và là một trong những sao sáng nhất trên bầu trời ban đêm.
Alpha Virginis được coi là ngôi sao đã cung cấp cho Hipparchus (nhà thiên văn Hy Lạp sống vào khoảng 190-120 TCN) các dữ liệu để giúp ông phát hiện ra tuế sai của các điểm phân. Một ngôi đền thờ Menat (hay Hathor) ở Thebes đã được định hướng theo sao Giác khi nó được xây dựng vào năm 3200 TCN và theo thời gian, tuế sai đã tạo ra sự thay đổi nhỏ nhưng có thể nhận thấy trong việc định vị sao Giác một cách tương đối theo ngôi đền. Nicolaus Copernicus đã thực hiện rất nhiều quan sát về sao Giác bằng các thiết bị thiên văn tự tạo để nghiên cứu về tuế sai.
Tên tiếng Anh của nó là Spica, có nguồn gốc từ tiếng Latinh spīca virginis hay "bông lúa của Virgo" (thông thường hiểu là lúa mì).
Alpha Virginis là sao đôi che lẫn nhau giống như Algol. Độ sáng biểu kiến của nó nằm trong khoảng +0,92 tới +0,98, với chu kỳ 4,0142 ngày. Sự thay đổi nhỏ về độ sáng này là đủ để quan sát được.
Nằm gần với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất, Alpha Virginis có thể bị che khuất bởi Mặt Trăng và đôi khi (tuy rất hiếm) bởi các hành tinh của hệ Mặt Trời. Lần cuối cùng nó bị một hành tinh che khuất diễn ra khi Sao Kim đi ngang qua phía trước ngôi sao này (quan sát từ Trái Đất) vào ngày 10 tháng 11 năm 1783. Lần che khuất kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 9 năm 2197, khi Sao Kim một lần nữa đi ngang qua phía trước sao Alpha Virginis.
Cách dễ nhất để tìm Alpha Virginis là đi theo vòng cung của cán của Gấu Lớn (chòm Đại Hùng) tới Arcturus (sao α Boo / α Boötis / Alpha Boötis của chòm sao Mục Phu, và sau đó tiếp tục kéo dài thêm một đoạn tương tự sẽ đến vị trí của Alpha Virginis.
Thiên văn học cổ đại
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại, Alpha Virginis là một phần của sao Giác trong nhị thập bát tú. Cùng với nó còn có ζ Virginis để tạo ra sao Giác này.
Một số dữ liệu
Khoảng cách tới Trái Đất: 262 năm ánh sáng
Loại quang phổ: B1 V
Vận tốc xuyên tâm: 1 km/s
Chuyển động đều: 0,053 giây cung/năm
Độ chói biểu kiến (Thiên Lang (tức Sirius A) = 1): 0,108
Độ sáng biểu kiến: 0,98
Độ sáng tuyệt đối: -3,55
Thông lượng chiếu sáng: 25.000 lần Mặt Trời.
Xem thêm
Sao Giác hay Giác Mộc Giao
Chòm sao Trung Quốc cổ đại
Tham khảo
Liên kết ngoài
http://slo-astro.lmbitea.si/spika.html Tạp chí thiên văn đầu tiên dùng tiếng Slovene, biên soạn bởi Bojan Kambič và phát hành năm 1995 (tiếng Slovene)
http://astrospica.com Nhiều hình ảnh đẹp của không gian (tiếng Tây Ban Nha)
http://www.marco-peuschel.de/merkurvenushellesterne.html Danh sách (quá khứ và tương lai) các ngôi sao sáng bị che khuất bởi các hành tinh bên trong (tiếng Đức)
Sao đôi
Sao xanh khổng lồ
Chòm sao Xử Nữ
Nhánh Lạp Hộ |
6543 | https://vi.wikipedia.org/wiki/BMW | BMW | Bayerische Motoren Werke AG, dịch ra tiếng Việt là Xưởng sản xuất Mô tô xứ Bavaria, thường được gọi là BMW (), là một công ty đa quốc gia của Đức chuyên sản xuất ô tô và xe máy. Công ty được thành lập vào năm 1916 với tư cách là nhà sản xuất động cơ máy bay, được sản xuất từ năm 1917 đến năm 1918 và một lần nữa từ năm 1933 đến năm 1945.
Ô tô được bán trên thị trường dưới các thương hiệu BMW, Mini và Rolls-Royce, và xe máy được bán dưới thương hiệu BMW Motorrad. Năm 2015, BMW là nhà sản xuất xe cơ giới lớn thứ mười hai thế giới, với 2.279.503 xe đã được sản xuất.
BMW có trụ sở tại Munich và sản xuất xe cơ giới ở Đức, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Mexico. BMW có lịch sử tham gia đua xe đáng kể, đặc biệt là trong những chiếc xe đua du lịch, Công thức 1, đua xe thể thao và Isle of Man TT.
Lịch sử
Khởi đầu
Tiền thân của BMW là Rapp Motorenwerke. Tháng 4 năm 1917 công ty đổi tên thành BMW GmbH (Công ty TNHH BMW) và một năm sau đó là BMW AG (Công ty cổ phần BMW), giám đốc đầu tiên cho đến năm 1942 là Franz Josef Popp (1886-1954). Kỹ sư nổi bật Max Friz đã nhanh chóng tạo nên tiếng tăm trong công ty trẻ tuổi này: vào năm 1917 ông phát minh ra một động cơ máy bay có bộ chế hòa khí hoạt động ở độ cao. Nhờ vào đó động cơ vẫn đạt công suất trong bầu không khí loãng ở trên cao. Thiết kế này vượt qua các thử nghiệm tốt đến mức mà BMW nhận được đơn đặt hàng hơn 2.000 động cơ từ Bộ chỉ huy lục quân Phổ. Ngày 17 tháng 6 năm 1919 một chiếc BMW IIIa đã bí mật đạt được kỷ lục thế giới về độ cao ở 9.760 mét. Nhưng lúc chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Hiệp định hòa bình Versailles ra đời thì hình như đó cũng là thời điểm chấm dứt của công ty: Hiệp định hòa bình cấm sản xuất động cơ máy bay ở Đức trong vòng 5 năm. Năm 1922 cổ đông chính Camillo Castiglioni rời bỏ công ty mang theo các quyền về thương hiệu. Ông chuyển về Bayerische Flugzeugwerke (BFW – Các nhà máy máy bay Bayern).
Tiền thân của công ty này là Gustav-Otto-Flugzeugwerk (Nhà máy máy bay Gustav Otto) của Gustav Otto, một người con trai của nhà phát minh ra động cơ đốt trong (internal-combustion engine) Nikolaus Otto, đăng ký ngày 7 tháng 3 năm 1916. Ngày 7 tháng 3 năm 1916 được coi như là ngày thành lập BMW trong lịch sử chính thức của công ty. Cùng lúc khi Castiglioni chuyển về, BFW đã trở thành BMW.
Một năm sau khi đổi tên, năm 1923, Max Friz và Martin Stolle thiết kế chiếc xe BMW đầu tiên, chiếc R32, và qua đó đặt nền tảng cho một con đường sản xuất mới: xe máy. Friz chỉ cần 5 tuần để phác thảo chiếc R32. Nguyên lý chính của chiếc xe máy này vẫn còn được giữ lại cho đến ngày nay: động cơ boxer và trục truyền động dùng khớp các đăng trong khung ống kép.
Động cơ máy bay được tiếp tục sản xuất từ năm 1924.
Bắt đầu sản xuất xe hơi
Năm 1928 BMW mua lại Công ty Fahrzeugfabrik Eisenach (Nhà máy xe hơi Eisenach), nhà sản xuất chiếc xe hơi loại nhỏ Dixi và vì thế bắt đầu vươn lên thành nhà sản xuất xe hơi. Ngày 22 tháng 3 năm 1929 BMW sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên. Chiếc xe hơi này có tên là 3/15 PS và được chế tạo theo bản quyền của chiếc Autin Seven thuộc công ty Anh Austin Motor Company. Xe này được lắp ráp ở Berlin, cũng là nơi bắt đầu bán chiếc xe này lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 6 năm 1929. Vì việc chế tạo động cơ máy bay bắt đầu được mở rộng nhanh chóng bắt đầu từ năm 1933 nên chi nhánh xe hơi và xe máy gần như trở thành mục đích phụ. Mặc dầu vậy các kiểu xe mới phát triển như 326 (1935), 327 (1937) và Sport-Roadster 328 được giới thiệu vào năm 1936 đều là những kiểu xe có sức thu hút. Đặc biệt là kiểu xe 328 đã thuyết phục được không những nhờ vào thiết kế nổi bật mà còn nhờ vào nhiều thành tích đạt được trong các cuộc đua xe thể thao mà một trong số đó là giải thưởng của Mille Miglia năm 1940. Kiểu xe này đã mang lại danh tiếng cho BMW như là một nhà sản xuất ô tô thể thao. Người Anh thích chiếc xe này đến mức Frazer-Nash đã sản xuất lại loại xe này theo bản quyền trong khi họ đã sử dụng động cơ BMW được nhập khẩu từ năm 1934.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai
Sau khi chiến tranh bùng nổ BMW hầu như tập trung hoàn toàn vào sản xuất động cơ máy bay, trong đó có loại động cơ hướng kính (radial engine) BMW 801 mạnh đến 2.000 mã lực là một trong những động cơ quan trọng nhất, còn được trang bị cho Focke-Wulf Fw 190. Ngoài ra BMW còn sản xuất xe mô tô thùng cho quân đội Đức.
Sau chiến tranh
Năm 1945 nhà máy sản xuất chính ở München hầu như bị phá hủy hoàn toàn và nhà máy xe hơi Eisenach được trao cho quân đội Xô Viết, năm 1952 nhà máy này trở thành nhà máy quốc doanh. Vì vẫn còn đầy đủ các công cụ sản xuất, ngay sau chiến tranh nhà máy này đã có thể sản xuất các kiểu xe trước chiến tranh cũng dưới tên "BMW". Vì BMW ở München không thể chấp nhận được xe hơi có thể chào bán dưới tên này mà không có quyền tác động đến sản xuất nên đã thông qua tòa án cấm không cho nhà máy ở Eisenach sử dụng tên này vào năm 1951. Các sản phẩm của nhà máy ở Eisenach sau đó được bán dưới nhãn hiệu "EMW". Vì ở München chưa bao giờ sản xuất ô tô cho đến thời điểm đó và nhà máy bị đánh bom cũng như bị tháo gỡ đi nên mãi đến năm 1951 BMW mới có thể giới thiệu được chiếc xe hơi đầu tiên sau chiến tranh.
Chiếc BMW 501 được giới thiệu là một kiểu xe đắt tiền lúc đầu được trang bị động cơ 6 xy lanh, sau đó là động cơ V8. Rất tiếc là sản xuất loại xe này tốn kém đến mức mà BMW lỗ mỗi chiếc là 4.000 DM. Ngoài ra việc bán các loại mô tô bắt đầu chậm lại hẳn từ giữa thập niên 1950 cũng là một vấn đề lớn cho hãng. Loại xe nhỏ Isetta sản xuất theo bản quyền của tập đoàn Ý ISO từ năm 1955 cũng không thể giúp hãng đối phó được với cơn khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng đi một cách nhanh chóng.
Suýt bị mua
Sau hai năm tài chính 1958 và 1959 bị thua lỗ nặng, đại hội đồng cổ đông ngày 9 tháng 12 năm 1959 mang đầy tính bi kịch. Ban giám đốc và ban quản trị, cả hai đều là người do Deutsche Bank đặt vào, đưa ra đề nghị bán BMW cho Daimler-Benz (công ty mà cổ đông chính cũng là Deutsche Bank) và nếu theo đề nghị đó thì các cổ đông nhỏ gần như bị mất hoàn toàn sở hữu. Số phận của BMW dường như đã được định đoạt vì Deutsche Bank đại diện cho khoảng một nửa vốn cổ phần nhờ vào quyền bỏ phiếu của các cổ phiếu lưu ký tại nhà băng. Nhưng diễn biến lại khác đi: các cổ đông nhỏ đã chống lại đề nghị mua này nhờ vào sự giúp đỡ của luật sư Dr. Friedrich Mathern thưa kiện bảng cân đối tài khoản. Điều này chỉ cần 10% số phiếu. Bảng cân đối tài khoản thực sự là có sai sót vì phí tổn chế tạo kiểu ô tô mới 700 được hoàn dần trong vòng chỉ có một năm. Vì thế việc mua lại BMW đã thất bại.
Bắt đầu vươn lên lại
BMW tiếp tục tồn tại độc lập nhưng vẫn thiếu tiền để phát triển kiểu xe du lịch hạng trung đang hết sức cần thiết. Tại thời điểm này nhà tư bản công nghiệp Herbert Quandt ở Bad Homburg đưa ra kế hoạch của ông. Ông tuyên bố sau khi tái định giá cắt giảm vốn đầu tư hiện hữu xuống và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đầu tư thì ông sẽ tự mua hết tất cả các cổ phiếu mới không bán được. Việc này đã xảy ra, phần vốn của nhóm đầu tư Quandt tăng lên chiếm khoảng 60% và các nhà băng mất đi thế lực ở BMW. Qua đó và thông qua việc bán nhà máy tuốc bin ở Allach, BMW có đủ phương tiện tài chính để phát triển loại xe du lịch hạng trung mới. Kiểu xe này có các đặc trưng của một loại xe hạng sang nhưng có công suất động cơ cao, vào những năm 1960 chưa có trên thị trường. Năm 1962 kiểu xe mới 1500 của Loại mới được giới thiệu và sau những khó khăn ban đầu các kiểu xe 1800 và 2000 đã thành công lớn và còn được củng cố thêm nhờ vào các chiến thắng trong các cuộc đua xe. BMW bắt đầu vươn lên nhanh chóng với dạng xe Null-Zwei (Không-Hai) được giới thiệu vào năm 1966 và từ đó BMW trở thành một trong những công ty năng động nhất của ngành.
Các dòng xe đời 3, 5 và 7
Bắt đầu từ chiếc 520 (đọc là Năm-Hai Mươi) được giới thiệu vào năm 1972, tên của các kiểu xe BMW bao gồm con số "3", "5" hay "7" dùng để chỉ "loại trung dưới", "loại trung trên" và "loại sang", hai con số sau đó dùng để chỉ dung tích xy lanh. Năm 2004 có thêm loại "1" cho kiểu xe loại nhỏ. Thêm vào đó, chữ "i" dùng để chỉ động cơ phun nhiên liệu. Các kiểu xe Coupé có số "6" sau đó là số "8". Chữ "d" sau các chỉ số phân loại là dùng để chỉ các động cơ dầu, "c" là Coupé hay Cabrio và "x" là các loại xe dẫn động 4 bánh. Chữ "Z" dùng chỉ một chiếc Roadster, các kiểu xe của các năm vừa qua là Z1, Z3 và mới đây là Z4.
Rover, Rolls-Royce và Mini
Năm 1990 BMW thành lập với Rolls-Royce công ty liên doanh BMW-Rolls-Royce và qua đó lại trở thành nhà sản xuất động cơ máy bay. Việc mua công ty Anh Rover năm 1994 đã trở thành một thất bại hoàn toàn, làm cho BMW tiêu tốn mất 9 tỉ DM, Tổng giám đốc Bern Pischetsrieder và Giám đốc kỹ thuật Wolfgang Reitzle mất chức. Cả hai rời khỏi công ty. Dự án Rover được kết thúc vào năm 2000 và BMW chỉ giữ lại nhãn hiệu cho loại xe nhỏ Mini. Từ năm 2002 chiếc Mini thiết kế mới được bán thành công. Sau các tranh cãi kéo dài với Volkswagen (xem Rolls-Royce), từ năm 2003 BMW giành được quyền sở hữu nhãn hiệu sang trọng này.
Trình tự thời gian
1916 Thành lập Bayerischen Flugzeug-Werke (BFW – Nhà máy máy bay Bayern)
1917 Rapp-Motorenwerke đổi tên thành Công ty TNHH Bayerische Motoren Werke
1918 Chuyển thành công ty cổ phần
1922 BFW trở thành BMW
1923 Sản xuất chiếc xe máy đầu tiên
1928 Mua Fahrzeugfabrik Eisenach A.G.
1929 Sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên BMW 3/15 PS tại Eisenach
1934 Tách ngành động cơ máy bay thành công ty TNHH BMW Flugmotorenbau
1944 Nhà máy ở München bị bom phá hủy nặng
1945 Được phép sửa chữa xe của quân đội Mỹ và sản xuất mô tô nhưng đồng thời nhà máy ở München và Allach bị tháo gỡ
1948 Xe máy đầu tiên sau chiến tranh
1959 Đại hội đồng cổ đông lịch sử ngăn cản không cho Daimler Benz mua công ty
1961 Giới thiệu chiếc xe BMW 1500 tại hội chợ IAA
1963 Karl-Heinz Sonne nhận chức Tổng giám đốc
1966 Giới thiệu chiếc BMW 1600-2, một năm sau đó là chiếc BMW 2002
1969 Phần sản xuất xe máy dời về Berlin
1970 Eberhard von Kuenheim nhận chức Tổng giám đốc, ông giữ chức vụ này cho đến năm 1993. Thành lập Quỹ Herbert Quandt
1972 Xây trụ sở hành chánh mới ở München.
1972 Xây nhà máy ở Nam Phi
1973 Khánh thành nhà máy ở Landshut (Đức)
1979 Khánh thành nhà máy động cơ ở Steyr (Áo)
1984 Khánh thành nhà máy mô tô ở Berlin-Spandau (Đức)
1985 Bắt đầu xây dựng Trung tâm nghiên cứu và cải tiến
1985 Thành lập BMW Technik GmbH cho các phát triển mới
1987 Khánh thành nhà máy ở Regensburg (Đức)
1990 Chính thức khánh thành tâm nghiên cứu và cải tiến 1992 Khánh thành nhà máy Spartanburg (Nam Carolina) ở Mỹ
1993 Bernd Pischetsrieder trở thành Tổng giám đốc
1994 Mua Rover Group bao gồm cả nhãn hiệu Mini
1998 Sở hữu nhãn hiệu Rolls-Royce
1999 Joachim Milberg tiếp nhận chức Tổng giám đốc
2000 Thành lập Quỹ Eberhard v. Kuenheim''
2000 Bán Rover
2001 Khánh thành nhà máy ở Hams Hall
2002 Helmut Panke trở thành Tổng giám đốc. Bắt đầu xây dựng nhà máy ở Leipzig (Đức)
2005 Chính thức khánh thành nhà máy BMW mới ở Leipzig
Lịch sử sản xuất
1917 Động cơ máy bay ở độ cao IIIa, động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 19 lít, 185 mã lực, làm nguội bằng nước
1918 Động cơ máy bay ở độ cao IV, động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 22,9 lít, 250 mã lực, làm nguội bằng nước
1919 Động cơ cho xe tải M4 A1, động cơ thẳng hàng 4 xy lanh, 8.000 cm³, 60 mã lực
1920 Động cơ tàu thủy M4 A12, động cơ thẳng hàng 4 xy lanh, 8.000 cm³, 60 mã lực
1921 Động cơ cho xe khách, động cơ thẳng hàng 4 xy lanh, 8.000 cm³, 60 mã lực, hộp số hai tốc độ
1922 Động cơ nhỏ M2 B15, động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 6,5 mã lực (Lần đầu tiên một động cơ boxer được sản xuất hàng loạt)
1923 Xe máy R 32 với động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 8,5 mã lực
1924 Sản xuất hằng loạt động cơ máy bay 6 xy lanh IV, 22,9 lít với 310 mã lực
1925 Xe máy R 37 với động cơ boxer, 500 cm³, 16 mã lực
1925 Xe máy R 39 với động cơ 1 xy lanh, 250 cm³, 6,5 mã lực (động cơ 1 xylanh đầu tiên của BMW)
1926 Động cơ máy bay V, động cơ 6 xy lanh, 24,3 lít, 320 mã lực
1926 Động cơ máy bay Va, động cơ 6 xy lanh, 22,9 lít, 320 mã lực
1926 Động cơ máy bay VI, 12 xy lanh hình chữ V 60 độ, 46,9 lít, 550 mã lực (Động cơ máy bay làm nguội bằng nước được sản xuất nhiều nhất của BMW)
1926 Xe máy R 42, động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 12 mã lực
1927 Động cơ máy bay VIIa, 12 xy lanh hình chữ V 60 độ, 46,9 lít, 600 mã lực
1927 Xe máy R47 với động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 18 mã lực
1928 Động cơ máy bay VIII U, 6 xy lanh thẳng hàng, 22,9 lít, 530 mã lực
1928 Động cơ máy bay BMW-Hornet, động cơ tỏa tròn 9 xy lanh, 17,7 lít, 525 mã lực, làm nguội bằng không khí (chế tạo theo bản quyền)
1928 Xe máy R 52 động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 12 mã lực
1928 Xe máy R 57 với động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 18 mã lực
1928 Xe máy R 62 với động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 18 mã lực (Mô tô 750 cm³ đầu tiên)
1929 Xe hơi đầu tiên của BMW với động cơ 4 xy lanh, 750 cm³, 15 mã lực (chế tạo theo bản quyền)
1929 Xe máy R63 với động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 24 mã lực
1930 Động cơ máy bay X a, động cơ tỏa tròn 5 xy lanh, 2,9 lít, 68 mã lực, làm nguội bằng không khí
1930 Xe máy R 11 với động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 20 mã lực
1930 Xe máy R 16 động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 33 mã lực
1931 Động cơ máy bay VIII, động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 22,9 lít, 530 mã lực
1931 Động cơ máy bay IX, động cơ 12 xy lanh chữ V 60 độ, 46,9 lít, 800 mã lực
1931 Xe máy R 2 với động cơ 1 xy lanh, 200 cm³, 6 mã lực
1932 Xe hơi A M4 với động cơ thẳng hàng 4 xy lanh, 795 cm³, 20 mã lực (tự thiết kế đầu tiên)
1932 Xe máy R 4 với động cơ 1 xy lanh, 400 cm³, 14 mã lực
1933 Động cơ máy bay 132, Serie 1 và 2, động cơ tỏa tròn 9 xy lanh, 27,7 lít, 650 mã lực, làm nguội bằng không khí
1933 Xe máy vận tải 3 bánh với động cơ 1 xy lanh, 200 hay 400 cm³, 6 hay 14 mã lực, bộ truyền động dùng khớp các đăng
1933 Xe hơi 303 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.175 cm³, 30 mã lực (xe đầu tiên của BMW có 6 xy lanh)
1934 Động cơ máy bay 132 Dc, động cơ tỏa tròn 9 xy lanh, 27,7 lít, 850 mã lực
1934 Xe hơi 309 với động cơ thẳng hàng 4 xy lanh, 875 cm³, 22 mã lực
1934 Xe hơi 315 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.475 cm³, 34 mã lực
1935 Xe hơi 315/1 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.475 cm³, 40 mã lực
1935 Xe hơi 319 và 319/1 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.875 cm³, 45 hay 55 mã lực
1935 Xe hơi 320 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 45 mã lực
1935 Xe hơi R 12 với động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 20 mã lực
1935 Xe hơi R 17 với động cơ boxer 2 xy lanh, 750 cm³, 33 mã lực (bắt đầu có bộ giảm xóc bánh trước lồng vào nhau theo kiểu kính viễn vọng)
1936 Xe hơi 326 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 50 mã lực
1936 Xe hơi 328/Sport với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 80 mã lực
1936 Xe hơi 329/Cabrio với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 45 mã lực
1936 Xe máy R 3 với động cơ 1 xy lanh, 300 cm³, 11 mã lực
1936 Xe máy R 20 với động cơ 1 xy lanh, 200 cm³, 8 mã lực
1936 Xe máy R 5 với động cơ boxer 2 xy lanh, 500 cm³, 24 mã lực
1936 Xe máy R 6 với động cơ boxer 2 xy lanh
1937 Xe hơi 327 Coupé và Cabriolet với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 55 mã lực
1940 Xe máy thùng R 75
1937 Xe hơi mọi địa hình 325 với động cơ thẳng hàng 6 xy lanh, 1.975 cm³, 50 mã lực, truyền động và lái 4 bánh
1937 Xe máy R 35 với động cơ 1 xy lanh, 350 cm³, 14 mã lực
1983 Kiểu mô tô K 100 với động cơ thẳng hàng 4 xy lanh được gắn theo chiều dọc, 1.000 cm³, 90 mã lực
1989 Bắt đầu sản xuất Roadster Z1
Số liệu kinh doanh
Công ty cổ phần BMW có doanh thu năm 2003 là 41.525 triệu Euro với 104.342 nhân viên.
Trong năm 2003 BMW đã cung cấp cho khách hàng được 928.151.xe hiệu BMW, 176.465 xe nhãn hiệu Mini, 300 xe Rolls-Royce và 92.962 xe máy.
Thành phần cổ đông:
Gia đình Quandt: 46,6% trong đó
Johanna Quandt (quả phụ của ông Herbert Quandt): 16,7%
Susanne Klatten (con gái của Johanna và Herbert Quandt), thành viên của ban quản trị, 12,5%
Stefan Quandt (con trai của Johanna và Herbert Quandt), Phó trưởng ban quản trị, 17,4%
Công ty Allianz 6,52%
Các cổ đông khác 46,88% trong đó có đến 40% thuộc về các công ty đầu tư lớn.
Xem thêm
Tháp BMW: Trụ sở chính của BMW
Thế giới BMW: Tòa nhà triển lãm và giao hàng
Đội đua Công thức 1 BMW
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của BMW
Trang web chính thức của BMW Việt Nam
München
Thương hiệu xe hơi hạng sang
BMW
Nhãn hiệu Đức
Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Đức |
6549 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m%20d%C6%B0%C6%A1ng | Âm dương | Âm dương (chữ Hán 陰陽 bính âm: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ.
Quá trình hình thành
Nguồn gốc của âm dương
Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo và được ghi chép trong Kinh Dịch (2800 TCN). Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của Trung Quốc.
Trừu tượng hóa âm dương
Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn ví dụ như "lạnh-nóng", rồi cặp "lạnh-nóng" lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: "phương bắc" lạnh nên thuộc âm, "phương nam" nóng nên thuộc dương; về thời tiết: "mùa đông" lạnh nên thuộc âm, "mùa hè" nóng nên thuộc dương; về thời gian: "ban đêm" lạnh nên thuộc âm, "ban ngày" nóng nên thuộc dương. Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: đêm thì tối nên "tối" thuộc âm, ngày thì sáng nên "sáng" thuộc dương; tối có màu đen nên "màu đen" thuộc âm, ngày sáng thì nắng "đỏ" nên "màu đỏ" thuộc dương.
Từ cặp "mẹ-cha" (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng:
Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số "chẵn" thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số "lẻ" thuộc dương. Điều này giải thích tại sao quẻ dương là một vạch dài (|), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (:).
Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số ), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương (xem Hình 2).
Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.
Các quy luật của triết lý âm và dương
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố.
Quy luật về bản chất của các thành tố
Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương
Trong âm có dương, trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất "đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển thành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ")
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Giả dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là:
Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và
Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành âm).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương (xem Hình 1) nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
So sánh với các quy luật của logic học
Trong logic học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên. Đó là quy luật về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các thành tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả.
Luật đồng nhất (bản chất A=A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận động thì nó không thể đồng nhất với chính nó được nữa. Trong khi đó, quy luật về bản chất của triết lý âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong A đã có B rồi.
Luật lý do đầy đủ xác lập nên luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật và hiện tượng trong sự cô lập, không liên hệ với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật và hiện tượng tồn tại trong không gian và quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cái này là nhân của cái kia, nhưng nó lại là quả của cái khác. Không có nhân tuyệt đối và quả tuyệt đối rất phù hợp với luật chuyển hóa âm dương bất tận, vô thủy (không có bắt đầu) và vô chung (không có kết thúc).
Hai quy luật của logic học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp.
Hai hướng phát triển của triết lý âm dương
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái".
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đông Nam Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp. Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên người Hán cũng vậy, sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ",... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm, nhưng theo quan niệm trong phong thủy thì "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh ngũ hành, ngũ hành sinh vạn vật" ngũ hành lại được sinh từ bát quái ứng với Đoài-Càn (kim), Tốn-Chấn (mộc), Khảm (thủy), Ly (hỏa), Cấn-Khôn (thổ) tạo thành vòng tuần hoàn luôn bổ trợ lẫn nhau nhưng vì một số bất cập nên không được nhiều người biết đến, vào thời nay phong thủy đa số đều dùng cách này để đọc phong thủy.
Ứng dụng trong thực tế
Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc.
Xem thêm
Văn hóa Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam
Đạo giáo Việt Nam
Nho giáo Việt Nam
Triết học
Tôn giáo
Tham khảo
Liên kết ngoài
Yin-yang symbol defined and illustrated
Tư tưởng Trung Quốc
Đạo giáo
Văn hóa Đông Á
Biểu tượng
Thuật ngữ tiếng Trung Quốc
Đông y |
6550 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n%20g%E1%BB%91c%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Vi%E1%BB%87t | Nguồn gốc người Việt | Nguồn gốc người Việt Nam để chỉ nguồn gốc của các dân tộc sống ở Việt Nam. Hiện nay chỉ mới được xác định được nguồn gốc của một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử như H'Mông, Sán Dìu... Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là người Việt/Kinh, thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc tại Việt Nam được chia ra hai phái:
Giả thuyết bản địa cho rằng các dân tộc tại Việt Nam vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước).
Giả thuyết thiên di cho rằng các dân tộc tại Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
Quá trình hình thành các dân tộc tại Việt Nam
Chủng Nam Á chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt.
Bằng chứng
Khảo cổ học
Các nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và Đông Dương có bề dày hơn một thế ký, là tư liệu chủ chốt trong tìm hiểu nguồn gốc các dân tộc. Nghiên cứu đã xác định ra các nền văn hóa cổ Việt Nam kế tiếp nhau từ 25 Ka BP (văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm) đến đầu công nguyên.
Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có chung một thế hệ nguồn gốc đầu tiên là việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình (niên đại 14 - 12 Ka BP) ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và "vòng đảo Đông Nam Á". "Người Hòa Bình là ai?. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito" (Nguyễn Đức Hiệp, 2012). Trong các văn liệu quốc tế "người Hòa Bình" (Hoabinhian) này còn được gọi là Proto-Malay, đã phân bố rộng khắp Đông Nam Á, với các phát hiện ở Tabon (Palawan, Philippines), ở hang Niah (Sarawak, Malaysia), và ở các hang Ma, hang Pa Chan, Moh-Kiew, Lang Rongrien ở Thái Lan. Họ cũng được xác định là có liên hệ về di truyền với các chủng người bản địa Úc hiện nay.
Dựa theo thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa) thì Hoabinhian thuộc làn sóng di cư thứ nhất. Làn sóng di cư thứ hai, được nhắc đến trong văn liệu Malaysia là "người Malay thứ hai" (Deutero-Malay) di cư đến thì Proto-Malay một phần bị đồng hóa, phần tuyệt diệt và phần còn sót lại đến ngày nay là những bộ tộc biệt lập người Negrito ở Philippines, Malaysia, Andaman, và còn sót ở Đài Loan đến Tk 19. Làn sóng di cư thứ hai dẫn đến vùng đông nam và đông châu Á nói chung, được định hình với các cư dân tổ tiên của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, Nam Á, Tai-Kadai và Hán-Tạng, từ Ấn Độ đi qua hành lang Bengal đến chiếm lĩnh, thay thế dần Hoabinhian và tạo ra các nền văn hóa trẻ hơn. Sự di cư đến tạo ra tình trạng các dân tộc với các ngôn ngữ khác nhau sống xen nhau.
Trường phái "phát triển liên tục" thì cho rằng các nền văn hóa cổ đã phát triển liên tục và kế tiếp nhau đến thời sơ sử. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng từ "văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác", coi Đông Nam Á là một trong số cái nôi phát triển của loài người, như Wilhelm G. Solheim (1972), Stephen Oppenheimer, và một số học giả trong nước. Tuy nhiên một số ý kiến này xuất hiện trước khi có tiến bộ trong ứng dụng sinh học phân tử. Và việc kiểm chứng bằng sinh học phân tử để xác định quan hệ tổ tiên của các di cốt, để xác định sự liên tục phát triển, thì không được quan tâm thực hiện (tình trạng năm 2019).
Dù ý kiến khác nhau, thì các bằng chứng khảo cổ học cho thấy các dân tộc chủ yếu hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam, vào đầu thời sơ sử đã là các dân tộc bản địa.
Di truyền học
Những thành tựu về di truyền học và sinh học phân tử trong sinh học đã cung cấp phương tiện hàng đầu cho nghiên cứu tiến hóa của loài người, cũng như tiến hóa của sinh giới nói chung. Theo dõi các biến dị trong bộ mã di truyền cho phép xác định sự tiến hóa và phát tán các quần thể người. Trong số đó thì nghiên cứu các vùng mã di truyền sau đây có ứng dụng đặc biệt:
Vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY), gọi là các nhóm đơn bội Y-DNA, là các mã di truyền chỉ truyền theo dòng đực, nhờ đó truy tìm được phả hệ theo bố của cá thể đực. Nó dẫn đến kết luận về ông Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ gần nhất của tất cả nam giới hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100 đến 300 Ka BP tại châu Phi.
DNA của ty thể, hay mtDNA, là các mã di truyền chỉ do mẹ truyền cho con (gái & trai), nhờ đó truy tìm được phả hệ theo mẹ của cá thể cái. Nó dẫn đến kết luận về bà Eve ti thể, tổ mẫu gần nhất của tất cả phụ nữ hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100-200 Ka BP tại châu Phi.
Ngoài ra, các yếu tố như nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA, Human Leucocyte Antigen), dấu chỉ bàn tay,... là biểu hiện của mã di truyền nhưng dễ đo dạc hơn, cũng được sử dụng.
Việc so sánh gen trong di cốt cổ với người hiện đại thì phục vụ truy tìm quan hệ tổ tiên và hậu duệ. Nếu thực hiện thì sẽ xác định được chủ nhân các nền văn hóa cổ, ví dụ ở bán đảo Đông Dương là ai, có liên tục đến nay hay không.
Các nghiên cứu còn thực hiện ở các động thực vật nuôi trồng mà họ mang theo, thậm chí cả vi khuẩn trong bao tử,... Những nghiên cứu này xác định lúa châu Á Oryza sativa đều phát tích từ một giống lúa hoang ở miền nam Trung Quốc ngày nay từ lúa hoang Oryza rufipogon từ 8-13 Ka BP. Có tài liệu nói đến thuần hóa lợn từ 9 Ka BP, nhưng nguồn dẫn chứng thiếu rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu sinh học phân tử dẫn đến mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất và hợp lý nhất về sinh học, là thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa). Thuyết này cho rằng loài người hình thành ở châu Phi và phát tán ra khắp thế giới theo nhiều đợt, thể hiện thống trị trên các trang wiki về "Human evolution". Nó làm đảo lộn nhiều giả thuyết trước đây vốn dựa trên thuyết nguồn gốc đa vùng.
Đợt phát tán đầu tiên là cuộc vượt Biển Đỏ của cỡ 150-300 người, xảy ra vào quãng giữa 120 - 60 Ka BP, chiếm lĩnh vùng Cận Đông. Họ phát triển và phát tán về phía đông, đến tận Úc, thể hiện ở hóa thạch Mungo Man 40 Ka BP, và là tổ tiên của thổ dân châu Úc (Aborigine) hiện nay. Rosenberg và các nhà khoa học TQ (2002) thì công bố hóa thạch người tại Liu Jiang (Quảng Tây, TQ, phát hiện 1958) định được tuổi là 67 Ka?. Mặt khác các học giả nói chung đã cho rằng thổ dân Úc không phải là họ hàng gần nhất của một số nhóm người Nam Á hoặc nhóm châu Phi. Mô hình di cư cho thấy tại nơi mà tổ tiên của họ đi qua Nam Á đến Australia mà không pha lẫn di truyền với các quần thể khác trên đường đi. Kỹ thuật di truyền cho thấy hồi 60 Ka BP, số lượng người hiện đại trên toàn hành tinh chỉ khoảng 10 ngàn trong độ tuổi sinh sản. Điều này cho thấy hồi 40 Ka BP thì vùng Đông Nam Á tới Australia đã có người nhưng với mật độ thưa thớt. Họ là những Hoabinhian hay "Proto-Malay", bộ phận còn sót đến ngày nay là những người Negrito.
Liên quan đến đợt di cư sau tới vùng Đông Á thì nghiên cứu gen của Chu J.Y. và cộng sự (1998), cho ra nhiều ý nghĩa, thể hiện ở nhận xét "Phát sinh chủng loài học cũng cho rằng có nhiều khả năng tổ tiên của người hiện đang cư trú tại khu vực Đông Á đến từ Đông Nam Á". Các nghiên cứu Y-DNA sau này (2007) thì cho thấy "Sự phổ biến của nhóm đơn bội O1 Y-DNA trong số các sắc tộc Nam Đảo và Thái cũng gợi ý về nguồn gốc tổ tiên chung với các dân tộc Hán-Tạng, Nam Á và H'Mông-Miền vào khoảng 35 Ka BP tại Trung Quốc". Điều này phụ họa với thuyết Out-of-Africa, rằng các nhóm thuộc pro-mongoloid đã hình thành đâu đó ở phía đông của vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ (Fertile Crescent) đến vùng sông Hằng, và đã Đông tiến, một bộ phận theo đường Altai đến Trung Bắc Á, còn bộ phận khác qua Ấn Độ đến Đông Á và Đông Nam Á. Bằng chứng khảo cổ cho thấy người tiền sử đến nam Trung Quốc qua đường Vân Nam từ hơn 30 Ka BP.
Các nghiên cứu gen tốn kém nên tại Việt Nam ít được thực hiện. Một số được thực hiện với sự tài trợ của nước ngoài (Pháp), như nghiên cứu DNA của Vu - Trieu (1997) hay nghiên cứu mtDNA của Ivanova (1999) lại cho ra kết quả bị phê phán, vì đã chọn số gen ít, không đặc trưng, và đặc biệt là lấy mẫu từ người Kinh ở Hà Nội, vốn có nguồn gen phức tạp, có sự tiếp nhận gen từ dòng người Hoa nhập Việt qua ngàn năm bắc thuộc và ngàn năm phong kiến sau đó. Đáng ra họ phải lên vùng núi mà lấy mẫu ở người Mường.
Dẫu vậy thì các nhà nghiên cứu hiện nay đã vận dụng thành tựu chung của thế giới về thuyết Out-of-Africa và công nghệ phân tích gien di truyền. Nguồn gốc các dân tộc cần xác định ở dòng chảy chung của quá trình phát tán đông tiến của những người proto-Austro-Asiatic từ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu vào cỡ 30-40 Ka BP, lúc xảy ra các chủng Indo-European xâm lấn. Trên đường phát tán chung thì một số thị tộc proto-Austro-Asiatic trụ lại đâu đó và tồn tại đến ngày nay ở phía đông Ấn Độ, như các chủng nói tiếng Munda, Khasi thuộc ngữ hệ Nam Á. Bộ phận lớn thì chiếm lĩnh dải từ nam Myanmar, trung Thái Lan đến phía Đông bán đảo Đông Dương, phát triển thành các dân tộc Môn-Khmer hiện nay. Theo nghiên cứu năm 2019 về bộ gen của người Việt thì cho rằng loài người hiện đại đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 - 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Việt Nam, sau đó tiếp tục di cư lên các nước Đông Á.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây trái với nhận định của viện nghiên cứu tế bào gốc-công nghệ gen Vinmec (VRISG). Năm 2019, viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam hợp tác với viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion (Pháp) năm 2020 đã chứng minh tổ tiên người Việt có nguồn gốc chủ yếu là những người Đông Á cổ đại trong làn sóng di cư từ miền Nam Trung Hoa về khu vực Bắc Bộ Việt Nam và trải dài khắp Đông Nam Á từ 2.500-4.000 năm trước. Với số lượng mẫu, quy mô nghiên cứu lớn hơn và có độ tin cậy cao, được cộng đồng khoa học quốc tế bình duyệt đăng tải trên tạp chí MBE sinh học phân tử và tiến hoá, công trình này đã mở ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu nguồn gốc của người Việt.
Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ có vai trò thiết yếu trong việc phân loại các tộc người và theo dõi sự tiến hóa của các nhóm cư dân gần gũi nhau về mặt nhân chủng, được khẳng định là bằng chứng chỉ đứng sau di truyền học bởi nhà nghiên cứu L. Cavalli-Sforza. Dựa trên dấu vết ngôn ngữ mà ta có thể đoán được sự phân bố không gian của các dân tộc lân cận nhau trong lịch sử.
Dấu vết ngôn ngữ trong tiếng Hán
Một số nhà nhân chủng ngôn ngữ học đã xác định "một số từ Trung Quốc có gốc rễ từ các từ Việt cổ", như "giang" (江) có nghĩa là sông (như trong Dương Tử Giang). 越, 粵, 鉞 trong chữ Hán cổ đều có âm là "việt" và cùng nghĩa có thể thay thế lẫn nhau được. Ngày nay 鉞, "lưỡi rìu dùng trong nghi lễ" và có thể tìm thấy rất nhiều ở Hàng Châu, Chiết Giang, là một phát minh của phương Nam; 粵 là tên gọi tắt cho tỉnh Quảng Đông; còn 越 chỉ Việt (Việt Nam) hoặc khu vực bắc Chiết Giang bao quanh Thiệu Hưng và Ninh Ba. Các tên gọi có thể có nguồn gốc phương Nam như Thần Nông, Nữ Oa vì không theo ngữ pháp tiếng Hoa.
Những biểu hiện này được các nhà nghiên cứu nói trên coi là bằng chứng về lãnh thổ Việt cổ ở phương bắc, cũng như để truy tìm cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên nó không có tiếng vọng tới các nghiên cứu và văn liệu quốc tế. Nó thể hiện có các điểm yếu:
Quá trình bành trướng và đồng hóa của người Hoa về phương nam được sử sách Trung Quốc ghi chép, gọi tên vùng là "Bách Việt", và tiếng nói của vùng là tiếng Hoa theo phát âm địa phương và hiện được gọi là "Việt ngữ" (Yue Chinese) mà ở Việt Nam gọi là tiếng Quảng Đông. Trong quá trình bành trướng thì một số từ ngữ hay địa danh được giữ nguyên và sử dụng. Các nghiên cứu của Chu J.Y. cũng xác nhận giữa người Hán nam với người Hán bắc có sự khác nhau về một số gen.
Việc coi Bách Việt là cương vực của người Việt cổ thì là chủ đề tranh cãi, vì rằng vùng này vốn có nhiều sắc dân thuộc các ngữ hệ phương nam khác nhau sinh sống, người Âu Việt hay Lạc Việt chỉ là một bộ phận.
Ý tưởng nghiên cứu xác định bằng chứng về cương vực Việt cổ theo truyền thuyết "phía bắc giáp hồ Động Đình" thì bất khả thi, đơn giản là cư dân ở hồ Động Đình đã Hán hóa không ủng hộ nữa.
Diễn tiến của tiếng Việt
Tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước xác định là thuộc ngữ chi Việt (Vietic) cùng với tiếng Mường và tiếng của một số sắc dân thiểu số Nguồn, Chứt (Cheut), Pọng ở dãy núi Trường Sơn hay Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... ở trung & nam Lào, thuộc khối Việt-Katu của Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic Languages), cũng như tiến trình phát triển và phân nhánh ngôn ngữ:
Austro-Asiatic → Đông Môn-Khmer → proto Việt-Katu → proto Việt Chứt → Việt Mường chung → Phân tách Việt Mường (Tk 12).
Quá trình phân tách tiếng Việt với tiếng Mường diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc ở Tk 12 (thời nhà Lý). Sự phân tách người Kinh khỏi khối Việt-Mường được xác định là do ảnh hưởng của quá trình Hán hóa cả về ngôn ngữ và di truyền xảy ra trong thời kỳ Bắc thuộc. Nó cho thấy nghiên cứu sinh học phân tử ở người Kinh dễ bị lỗi nếu không chọn được cách lấy mẫu phù hợp. Các luận bàn về ngôn ngữ được nêu ở một đoạn ở bài của Bùi Xuân Đính.
Tiến trình này cho thấy nguồn gốc các dân tộc Việt cổ gắn với sự phát tán đông tiến của các dân tộc Nam Á, đặc biệt là nhóm Môn-Khmer, và là phù hợp với bằng chứng sinh học phân tử và thuyết "từ châu Phi". Trong quá trình đông tiến này, phần lớn dân nhóm Môn-Khmer tiến đến trung phần bán đảo Đông Dương. Riêng các thị tộc "proto Việt Chứt" đã hình thành ở đâu đó, rồi sau đó, bộ phận tiến đến vùng Bắc Việt ngày nay hình thành ra người Việt Mường cổ, còn các thị tộc tổ tiên của người Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... dừng lại ở trung & nam Lào, còn người Nguồn, Chứt (Cheut), Pọng thì đến dãy núi Trường Sơn, Quảng Bình.
Văn hóa dân gian
Các truyền thuyết
Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" nói về nguồn gốc của dân tộc Việt.
Nguồn gốc dân tộc Việt bắt đầu từ họ Hồng Bàng. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ) hiện còn có mộ tại làng An Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông lên làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) sau đó lấy bà Long Nữ (con gái Thần Long là vua Hồ Động Đình), sinh hạ được Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân, lấy bà Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh ra 100 trứng, nở ra 100 người con. Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau. Hai ông bà đồng ý chia hai số người con; 50 người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỷ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ). Dòng dõi Hùng Vương lưu truyền được 18 đời, đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị nhà Thục lấy mất nước. Trích Đại Việt Sử ký toàn thư khắc ở bia lăng Kinh Dương Vương như sau: Kinh Dương Vương tên huý là Lộc Tục, là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, tinh thần đoan chính, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao sắc đỏ rực rỡ, sáng nhất trong 28 vì sao của dải ngân hà) đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Bờ cõi đất nước được xác định. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Tây giáp Ba Thục (Trung Quốc), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương lấy thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân (tên huý là Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra 100 con trai. Con cả là Hùng Quốc Vương (Hùng Đoàn) hiện đền thờ tại đền Hùng, Phú Thọ.
Cụm di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam dựng lên để tưởng nhớ Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng). Phía trước phần mộ Kinh Dương Vương cổ có hai chữ Bất Vong, nghĩa là không bao giờ bị lưu lạc. Phía dưới hàng ngang có 5 chữ: "Ái Quốc Mạc Vong Tổ". Phía hậu lăng là bức Nam Tổ Miếu. Hai bên lăng có đôi câu đối ghi: "Quốc Thống Khai Nam Phục/ Bi Đình Kỷ Thành Công". Giữa lăng là bia đá khắc 3 chữ Kinh Dương Vương đã được vua Minh Mạng năm thứ 21 trùng tu lần cuối cùng vào năm 1840. Phía bên ngoài lăng có đôi câu đối: "Xích Quỷ sơ đồ xuất/ Hồng bàng vạn đại sương". Các nhà khảo cổ và văn hóa khi về đây nghiên cứu sắc phong và phần mộ cổ đều công nhận: "Đây là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại cổ xưa".
Các tập tục
Các tập tục: ăn trầu, nhuộm răng,... hiện diện ở các dân tộc vùng nhiệt đới, nơi trầu cau phát triển, từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến thổ dân Đài Loan, và người Austronesia ở các đảo phía nam. Những dân tộc này có ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo.
Tập tục ăn trầu, và tích "Kulabob và Manup" tương tự như Sơn Tinh Thủy Tinh, Trầu Cau ở Việt Nam, có mặt ở những vùng xa phía nam như New Guinea, được Stephen Oppenheimer nêu trong cuốn "Địa đàng ở phương Đông".
Những dấu tích này gợi ý đến tổ tiên của các dân tộc đã từng chia sẻ không gian chung ở đâu đó, có thể là Ấn Độ như nghiên cứu "Y-DNA, 2007" đã nêu.
Các giả thuyết
Thuyết thứ nhấtTheo một số học giả Pháp: Thuyết này cho rằng người Việt Nam phát tích từ xứ Tây Tạng rồi dọc theo sông Nhị Hà tràn xuống miền trung châu Bắc Việt và phía Bắc xứ Trung Việt ngày nay. Sau những người này theo đà ấy tiến dần về phía Nam.
Thuyết thứ haiTheo học giả người Pháp - Louis Finot (1864-1935): Thuyết này dựa trên kiến thức chung về quá trình giống Indonesian (Cổ Mã Lai) xưa cư trú ở tiểu lục địa Ấn Độ, bị giống Aryan (nay gọi là Ấn-Âu) xâm lấn (hồi 30 - 50 Ka BP), nên phải chạy sang phía đông, trong đó có bán đảo Trung Ấn.
Finot cho rằng tại phía đông bắc bán đảo, giống Indonesian hợp với giống Mongoloid làm thành giống Việt Nam.
Thuyết này đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt từ thời đại đồ đá, từ 7 Ka BP trở về trước, trong quá trình phát tán chung của loài người. Tuy nhiên nó không giải thích được thành tố ngôn ngữ khi "hợp giống", tức là từ vựng cơ bản của "giống Việt Nam" phải chứa một lượng nào đó từ vựng của các giống gốc, nên không được một số học giả tán thành.
Để ý rằng "hợp giống" hay "hòa huyết" là cách duy nhất các nhà cổ nhân chủng trước đây sử dụng để giải thích sự hiện diện của một chủng tộc có các biểu hiện nhân chủng trung gian nằm giữa hai chủng tộc khác trên nền tảng của thuyết nguồn gốc đa vùng của người hiện đại. Ngày nay dựa trên thuyết "một trung tâm từ châu Phi", các chủng tộc tiến hóa theo mô hình cây tiến hóa xác định theo các bằng chứng sinh học phân tử và tiến hóa của ngôn ngữ, mà không cần đến cách giải thích "hợp giống". Vì thế bỏ qua điểm yếu "hợp giống" thì giả thuyết Finot là hợp lý.
Nó được diễn giải là hơn 30 Ka BP các giống Indonesian phát tán từ tiểu lục địa Ấn Độ về phía đông. Một bộ phận qua Vân Nam lên Trung Quốc như Chu J.Y. đã nêu. Các nhóm Môn-Khmer phát tán đến dải từ nam Myanmar, trung Thái Lan đến bán đảo Đông Dương, và là tổ tiên của 21 dân tộc thuộc nhóm này tại Trung phần Việt Nam. Một phần nhóm Môn-Khmer phía đông, gồm proto-Khmu và proto-Vietic đã đi xa hơn về phía đông bắc bán đảo Đông Dương, trong đó cư dân proto-Vietic chiếm lĩnh được vùng trung du và đồng bằng Bắc Việt nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Những thị tộc proto-Vietic chọn hướng phát tán khác, hay trụ lại đâu đó giữa quá trình phát tán, ít phát triển nhưng vượt qua được thời gian và còn tồn tại đến ngày nay, là các dân tộc thiểu số như Nguồn, Chứt, Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... ở dãy núi Trường Sơn và trung & nam Lào.
Thuyết thứ baTheo sử sách Trung Hoa, Việt Nam: Giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhất nói rằng người Việt Nam xưa gốc ở miền từ hạ lưu Trường Giang tới Bắc Bộ, gồm nhiều nhóm cư trú ở các nơi khác nhau mà gọi chung là Bách Việt. Về sau bị người Hoa Hạ tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, các nhóm này dần dần bị đồng hóa thành người Hán. Chỉ còn nhóm Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam là còn tồn tại được, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay.
Thuyết này đã coi Bách Việt là cư dân bản địa, mà không đề cập đến nguồn gốc các dân tộc này từ thời đại đồ đá (7000 TCN) trở về trước.
Biến động dân tộc từ khi giành độc lập
Người Việt Nam đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là tập hợp các cộng đồng người Kinh chiếm đa số (82%) và 53 cộng đồng người thuộc sắc tộc thiểu số. Người Kinh không phải là một cộng đồng dân tộc thuần nhất về mặt nguồn gốc, mà là tập hợp của hàng chục sắc tộc đã từng lai tạp đồng hóa với nhau trong quá khứ của ba cộng đồng chính, nhưng ngày nay đều có chung một đặc tính thống nhất về phong tục tập quán và sử dụng hoàn toàn tiếng Việt. Nghiên cứu di truyền nhân chủng học chỉ ra rằng cả ba cộng đồng người Việt khá thuần nhất và khoảng cách di truyền gần với những người nói tiếng Tày-Thái (bao gồm những người Tày Nùng ở Việt Nam và Choang ở Trung Quốc) hơn là những người Chăm hay Khmer.
Các tranh luận
Người cổ xưa
Giới khảo cổ học chính thống Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy người cổ đại từng sinh sống định cư lâu dài tại nhiều địa điểm ở Việt Nam.Phát hiện nhiều di tích khảo cổ ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Vietnam Plus, 06/08/2014. Truy cập 11/06/2019..
Năm 2016, Viện Khảo cổ học công bố "Phát hiện chấn động về người Việt cổ cách nay 80 vạn năm ở Gia Lai", là kết quả nghiên cứu hợp tác với Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, khảo sát di tích thời đại Đá cũ ở thị xã An Khê . Sau đó năm 2018 công bố lại tại Huế về "người tiền sử An Khê cách đây 800.000 năm", và được truyền thông chính thống tán thưởng .
Tuy vậy, Hà Văn Thùy phản bác kết luận này.
Phạm vi phân bố
Vùng cư trú (lãnh thổ) của người Việt cổ là chủ đề có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có vấn đề vùng "Bách Việt" có quan hệ như thế nào đến người Việt cổ.
Lãnh thổ truyền thuyết của người Việt cổ là nước Xích Quỷ, được nói là "phía bắc giáp hồ Động Đình", hay là vùng phía nam sông Trường Giang trở xuống . Vùng có phần chung với vùng hồi đầu công nguyên gọi là Bách Việt, là vùng được lý giải giữa "trăm tộc" và "trăm công quốc". Đó cũng là vùng được coi là nơi Các sắc tộc Thái hình thành, cư trú và từ đó phát tán, nhưng người Thái Lan không nhắc đến từ "Việt" .
Phần lớn Bách Việt đến nay đã sáp nhập và đồng hóa vào Trung Quốc, nay cố gắng đồng hóa cả phần lịch sử. Dịp từ giữa tháng 12/1998 đến 3/1999 nhân kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa hai thành phố Fankfurt (Đức) và Quảng Châu (Trung Quốc), cuộc triển lãm có tên là "Schätze für König Zhao Mo - Das Grab von Nan Yue" (Bảo vật vua Triệu Mộ - lăng mộ vua Nam Việt) được tổ chức tại Fankfurt và München.
Hàng ngàn vật trưng bày là cổ vật đồ tùy táng trong ngôi mộ, như trống đồng, thạp đồng, gương đồng, đồ gốm, ngọc bích... được người Trung Quốc giới thiệu là đưa từ "Tây Hán Việt Vương mộ bác vật quán". Tuy nhiên các chuyên gia khảo cổ học và cổ sử người Đức đã khẳng định các trưng bày là đặc trưng của văn hóa Đông Sơn do dân Lạc Việt thời Hùng Vương chế tác, và đã sửa tên tiếng Đức của triển lãm.
Xem thêm
Việt Nam thời tiền sử
Các dòng di cư sớm thời tiền sử
Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội tái bản, Hà Nội, 2011
Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nhà xuất bản ĐH và THCN, 1983
Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN'', Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001
Liên kết ngoài
Lịch sử Việt Nam
Truyền thuyết |
6551 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20Phi | Đại chủng Phi | Đại chủng Phi (tiếng Anh: negroid) hay người da đen. Màu da người có thể có nhiều màu, từ rất đậm cho đến rất nhạt như không có màu (và ở những người này, da có nước màu trắng hồng làm ẩn màu lên trên). Màu sắc của da là sắc tố melanin trong da, nhiều thì làm đậm màu đen lại, ít thì da nhạt đi. Nói chung phái nữ có ít melanin hơn phái nam.
Những người có tổ tiên sinh sống nhiều vùng phơi nắng, nhiệt độ cao có da đậm, khi da có tổ tiên sống vùng ít nắng, ôn đới trắng hơn. Tuy nhiên, càng về sau này càng có sự kết hợp giữa các sắc tộc, nên các màu da có nhiều sắc độ khác nhau.
Xem thêm
Nhân chủng học
Đại chủng Âu
Đại chủng Á
Đại chủng Úc
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phi
Định nghĩa chủng tộc lịch sử
Người gốc Phi |
6552 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20%C3%81 | Đại chủng Á | Đại chủng Á hay Mongoloid (phát âm tiếng Anh: /ˈmɒŋ.ɡə.lɔɪd/, tài liệu tiếng Việt phiên âm thành: Môn-gô-lô-ít) là một phân loại chủng tộc đã lỗi thời, bao gồm nhiều nhóm thổ dân khác nhau phân bố phần lớn ở châu Á, Polynesia và châu Mỹ. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ một học thuyết chủng tộc sinh học hiện đã bị bác bỏ. Các thuật ngữ tương đương còn được sử dụng là "chủng Mông Cổ", "chủng da vàng", "chủng Á" hoặc "chủng Phương Đông".
Học thuyết phân chia loài người thành ba đại chủng chính gọi là Caucasoid, Mongoloid và Negroid được đưa ra vào những năm 1780 bởi các thành viên của Trường phái Lịch sử Göttingen. Các học giả phương Tây về sau phát triển thêm học thuyết này trong bối cảnh "các hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc" trong thời đại của chủ nghĩa thực dân. Với sự phát triển của ngành di truyền học hiện đại, khái niệm chủng tộc người theo nghĩa sinh học đã trở nên lỗi thời. Năm 2019, Hiệp hội các nhà nhân học sinh học Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố: "Niềm tin vào 'chủng tộc' như các khía cạnh tự nhiên của sinh học con người, bên cạnh các cấu trúc của sự bất bình đẳng (phân biệt chủng tộc) phát sinh từ những niềm tin ấy, là những yếu tố gây tổn hại nhất mà con người phải trải qua cả ngày nay lẫn trong quá khứ."
Trước kia, hội chứng Down còn có một tên gọi khác là "chứng đần độn Mông Cổ" ("Mongolian idiocy"), hiện đã bị coi là một từ miệt thị.
Lịch sử của học thuyết chủng tộc
Nguồn gốc
Christoph Meiners, một học giả tại Đại học Göttingen hiện đại lúc bấy giờ, là người đề xướng thuật ngữ Mongolian để chỉ chủng tộc vào năm 1785. Meiners chia nhân loại thành hai chủng tộc mà ông gọi là "chủng da trắng" và "chủng Mông Cổ", theo đó cho rằng người da trắng đẹp đẽ còn người Mông Cổ "yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần, xấu xí và thiếu đức hạnh".
Người đồng môn có ảnh hưởng hơn của Meiners, Johann Friedrich Blumenbach, đã mượn thuật ngữ Mongolian để sử dụng trong hệ thống phân loại người thành năm chủng tộc trong ấn bản sửa đổi năm 1795 của cuốn sách De generis human varietate nativa (Về sự đa dạng tự nhiên của loài người). Khái niệm năm chủng tộc của Blumenbach đã làm nảy sinh học thuyết khoa học về phân biệt chủng tộc (scientific racism), song các lập luận của ông về cơ bản thì phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bởi lẽ ông nhấn mạnh rằng nhân loại nhìn chung là một loài duy nhất, và chỉ ra rằng sự biến đổi từ chủng tộc này sang chủng tộc khác chậm đến mức sự khác biệt giữa các chủng tộc do ông trình bày còn "rất tùy tiện". Theo quan niệm của Blumenbach, chủng Mông Cổ bao gồm các dân tộc sống ở châu Á phía đông sông Ob, biển Caspi và sông Hằng, ngoại trừ người Mã Lai thuộc một đại chủng khác theo ý kiến của ông. Trong số các dân tộc bên ngoài châu Á, ông có gộp thêm "người Eskimo" ở Bắc Mỹ, người Phần Lan và Người Sami ở châu Âu, vào nhóm này.
Trong bối cảnh học thuyết chủng tộc khoa học
Các cuộc thảo luận học thuật về chủng tộc ở phương Tây thế kỷ XIX diễn ra trên bối cảnh của cuộc tranh luận giữa những người theo học thuyết độc ngành (monogenism cho rằng tất cả loài người có cùng một tổ tiên chung) và những người theo học thuyết đa ngành (polygenism cho rằng các chủng tộc khác nhau thì có tổ tiên khác nhau). Những người theo thuyết monogenism dựa lập luận của họ theo câu chuyện Ađam và Eva trong Kinh thánh hoặc dựa trên các nghiên cứu phi tôn giáo. Vì polygenism phóng đại sự khác biệt nhận thức được nên nó rất phổ biến đối với những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đặc biệt là trong giới chủ nô ở Mỹ.
Nhà sinh vật học người Anh Thomas Huxley, một người rất ủng hộ học thuyết Darwin và monogenism, đã chế giễu quan điểm của những người theo chủ nghĩa polygenism vào năm 1865: "Nhiều kẻ tưởng rằng loài người giả định của chúng được tạo ra ở nơi ta tìm thấy chúng... người Mông Cổ từ Đười ươi".
Trong thế kỷ XIX, nhiều ý kiến nghi ngờ rằng liệu người Mỹ bản địa hay người Mã Lai có nên được đưa vào nhóm Mongolian hay Mongoloid hay không. Ví dụ, DM Warren vào năm 1856 đã sử dụng một định nghĩa hẹp không bao gồm chủng tộc "Mã Lai" hoặc "Mỹ", trong khi Huxley (1870) và Alexander Winchell (1881) gộp cả người Mã Lai và người Mỹ bản địa vào. Năm 1861, Isidore Geoffroy Saint-Hilaire thêm người Úc thành cận chủng (subrace) của chủng Mongoloid.
Trong cuốn Essai sur l'inégalité des races humaines (Tiểu luận về sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc người, xuất bản 1853–55), sau này gây ảnh hưởng lên Adolf Hitler, nhà quý tộc Pháp Arthur de Gobineau đã định nghĩa ba chủng tộc mà ông gọi là "trắng", "đen" và "vàng". "Chủng tộc da vàng" của ông, tương ứng với "chủng tộc Mongoloid" của các tác giả khác, bao gồm "các nhánh Altai, Mông Cổ, Phần Lan và Tartar". Ông coi "chủng tộc da trắng" là vượt trội, khẳng định "chủng tộc da vàng" có thể chất và trí tuệ tầm thường nhưng có thiên hướng chủ nghĩa vật chất cực kỳ mạnh mẽ cho phép họ đạt được những thành quả nhất định.
Theo Meyers Konversations-Lexikon (1885–90), các dân tộc thuộc chủng Mongoloid bao gồm Bắc Mông Cổ, Trung Quốc & Đông Dương, Nhật Bản & Hàn Quốc, Tây Tạng & Miến Điện, Mã Lai, Polynesia, Maori, Micronesia, Eskimo và thổ dân châu Mỹ.
Năm 1909, một bản đồ được xuất bản dựa trên phân loại chủng tộc ở Nam Á bởi Herbert Hope Risley đã phân loại cư dân của Bengal và các vùng Odisha là người Mongolo-Dravidia, những người có nguồn gốc Mongoloid lẫn Dravidia. Tương tự vào năm 1904, Ponnambalam Arunachalam tuyên bố người Sinhalese ở Sri Lanka là một dân tộc có nguồn gốc chủng tộc hỗn hợp Mông Cổ lẫn Mã Lai, kể cả Ấn-Arya, Dravidia và Vedda. Howard S. Stoudt trong cuốn The Physical Anthropology of Ceylon (Nhân học sinh học của Ceylon) (1961) và Carleton S. Coon trong cuốn The Living Races of Man (1966) đã phân loại người Sinhalese có một phần Mongoloid.
Nhà nhân học sinh học người Đức Egon Freiherr von Eickstedt, một người ủng hộ có ảnh hưởng của Rassenkunde (nghiên cứu chủng tộc) thời Đức Quốc xã, đã phân loại người Nepal, Bhutan, Bangladesh, Đông Ấn, các vùng Đông Bắc Ấn Độ, tây Myanmar và Sri Lanka là chủng Đông Brachid, thuật ngữ để đề cập đến những người có nguồn gốc hỗn hợp Indid và Nam Mongolid. Eickstedt cũng phân loại người dân miền trung Myanmar, Vân Nam, miền nam Tây Tạng, Thái Lan và một phần của Ấn Độ là chủng Palaungid bắt nguồn từ tên của người Palaung ở Myanmar. Ông cũng phân loại người Miến Điện, Karen, Kachin, Shan, Sri Lanka, Tai, Nam Trung Quốc, Munda và Juang là "hỗn hợp" với kiểu hình Palaungid.
Năm 1950, UNESCO đọc tuyên bố của họ về Câu hỏi Chủng tộc. UNESCO lên án tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, nêu tên "học thuyết bất bình đẳng loài người và chủng tộc" là một trong số các nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai và đề xuất thay thế thuật ngữ "chủng tộc" (race) bằng "các nhóm dân tộc" (ethnic groups) vì "sai sót nghiêm trọng ... được đảm bảo bởi thói quen khi thuật ngữ "chủng tộc" được sử dụng trong hội thoại hằng ngày".
Nguồn gốc các chủng tộc của Coon
Nhà nhân chủng học người Mỹ Carleton S. Coon đã công bố cuốn Nguồn gốc các chủng tộc bị tranh cãi gay gắt vào năm 1962. Coon chia Homo sapiens thành 5 nhóm: Bên cạnh Caucasoid, Mongoloid và Australoid, ông còn ghi nhận hai đại chủng khác phân bố ở Châu Phi cận Sahara: Capoid và Congoid.
Coon cho rằng Homo erectus đã tách thành năm chủng tộc hay phân loài (subspecies) khác nhau. "Homo Erectus sau đó đã tiến hóa thành Homo Sapiens không chỉ một lần mà đến năm lần, mỗi lần tạo thành một phân loài, sống trên lãnh thổ riêng của chúng, vượt ngưỡng từ trạng thái tàn bạo sang trạng thái khôn ngoan."
Vì Coon tuân theo các phương pháp nhân học sinh học truyền thống, dựa vào các đặc điểm hình thái chứ không dựa vào di truyền học mới nổi để phân loại loài người, nên cuộc tranh luận về cuốn sách này "được xem như là hơi thở cuối cùng của một phương pháp luận khoa học đã lỗi thời và sẽ sớm bị thay thế."
Sự bác bỏ của khoa học hiện đại
Trên thực tế, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm chủng tộc mà Blumenbach và sau đó là Charles Darwin khẳng định (Darwin tuy là nhà khoa học kiệt xuất có đóng góp lớn cho ngành sinh học tiến hóa, song một số nhận định của ông đã lỗi thời ví dụ như khái niệm chủng tộc người trong cuốn The Descent of Man).
Với các dữ liệu mới từ sự phát triển của ngành di truyền học hiện đại, khái niệm chủng tộc theo nghĩa sinh học (dựa vào màu da, sắc mắt để phân loại con người chứ không phải di truyền) phải bị loại bỏ hoàn toàn. Các vấn đề với khái niệm này là như sau: "không hữu ích hoặc không cần thiết trong nghiên cứu", các nhà khoa học không thể đồng ý về định nghĩa của một chủng tộc được đề xuất nhất định, và họ thậm chí không thể đồng ý về số lượng chủng tộc có mặt trên Trái Đất, có nhiều ý kiến cho rằng loài người có tới hơn 300 "chủng tộc". Ngoài ra, dữ liệu hiện có về gien người không nhất quán với khái niệm tiến hóa phân nhánh hay khái niệm về "quần thể rời rạc, biệt lập hoặc tĩnh tại về mặt sinh học".
Ý kiến chung của khoa học hiện tại
Sau khi thảo luận về các tiêu chí khác nhau được sử dụng trong sinh học để xác định phân loài hoặc chủng tộc, Alan R. Templeton kết luận vào năm 2016 rằng: "Câu trả lời cho câu hỏi liệu chủng tộc có tồn tại ở loài người hay không rất rõ ràng và tường minh: không."
Đặc điểm
Ngoại hình
Ấn bản cuối của bộ bách khoa toàn thư tiếng Đức Meyers Konversations-Lexikon (1971–79, 25 tập) liệt kê các đặc điểm sau đây của đại chủng "Mongoloid" châu Á: "Khuôn mặt phẳng với gốc mũi thấp, vòm má nổi bật, mí mắt phẳng (thường bị xếch), tóc đen, dày, rậm, mắt đen, da nâu vàng, thường lùn, săn chắc."
Sọ
Vào năm 2004, nhà nhân chủng học người Anh Caroline Wilkinson đưa ra mô tả về hộp sọ "Mongoloid" trong cuốn sách của bà liên quan tới ngành tái tạo khuôn mặt pháp y: "Hộp sọ Mongoloid có dạng đầu tròn với lỗ mũi rộng vừa phải, rìa hố mắt tròn, xương má lớn, hố răng nanh yếu hoặc không có, hàm nhô vừa phải, không có gờ chân mày, đường khớp sọ đơn giản, xương gò má nổi rõ, gốc mũi rộng, phẳng, lõm, xương sống mũi ngắn, răng cửa trên hình cái xẻng (hất ra phía sau), mũi thẳng, vòm miệng rộng vừa phải, đường viền sagittal cong, bề ngang khuôn mặt rộng và khuôn mặt phẳng."
Thuật ngữ chỉ hội chứng Down
Từ "Mongoloid" từng có cách sử dụng thứ hai, không được sử dụng hiện nay do mang hàm ý gây khó chịu: cho đến cuối thế kỷ 20, những người mắc hội chứng Down được gọi là "Mongoloid", "chứng đần độn Mông Cổ" hoặc "chứng thiểu năng Mông Cổ". Sở dĩ có thuật ngữ này là bởi những người mắc hội chứng Down thường có nếp mí rẻ quạt giống người Á. Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1908 và vẫn được dùng cho đến những năm 1950. Vào năm 1961, danh từ này bị một nhóm chuyên gia di truyền học phản đối với một bài báo trên tờ The Lancet do "ý nghĩa sai lầm" của nó. Nó tiếp tục được sử dụng như một từ miệt thị nửa sau thế kỷ 20, với các phiên bản rút gọn lóng như Mong.
Vào thế kỷ 21, sử dụng từ này trong lời ăn tiếng nói hàng ngày trở nên "không thể chấp nhận được" ở các nước nói tiếng Anh bởi bản chất phản cảm và dễ gây hiểu lầm của nó. Đề xuất thay đổi thuật ngữ được các nhà khoa học và chuyên gia sinh học cũng như những người có gốc Á, kể cả người Mông Cổ, đồng thuận.
Xem thêm
Nhân chủng học
Đại chủng Âu
Đại chủng Phi
Đại chủng Úc
Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam
Tham khảo
Á
Châu Á |
6553 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20%C3%9Ac | Đại chủng Úc | Đại chủng Úc (tiếng Anh: Australoid) hay có phiên âm là Ôx-tra-lô-it, là danh từ để chỉ một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học. Đại chủng Úc bắt nguồn từ châu Úc, một vài nơi ở châu Á, quần đảo Indonesia, quần đảo Micronesia và các quần đảo tại Nam Thái Bình Dương. Đại chủng Úc bao gồm thổ dân Úc và một số dân tộc sống trên các quần đảo Đông Nam Á.
Nhóm bao gồm người thổ dân Úc và người Melanesia (chủ yếu từ Papua, Fiji, New Caledonia, quần đảo Solomon và Vanuatu).
Các nhóm dân cư được nhóm lại thành " Negrito " (người Andaman (từ một quần đảo Ấn Độ), người Semang và Batek (từ Malaysia), người Maniq (từ Thái Lan), người Aeta, người Ati và một số nhóm dân tộc khác trong Philippines), người Vedda ở Sri Lanka và một số bộ lạc da sẫm màu ở nội địa của tiểu lục địa Ấn Độ (một số nhóm nói tiếng Dravidian và các dân tộc nói tiếng Austroasiatic, như người Munda) cũng được một số người gợi ý là thuộc nhóm Australo-Melanesian, nhưng có những tranh cãi về sự bao gồm này.
Thuật ngữ Australoid thuộc về một tập hợp các thuật ngữ được giới thiệu bởi các nhà nhân chủng học thế kỷ 19 đang cố gắng phân loại các chủng tộc của con người. Một số cho rằng các thuật ngữ như vậy có liên quan đến quan niệm lỗi thời về các loại chủng tộc và do đó hiện có khả năng gây ra sự khó chịu.
Lịch sử thuật ngữ
Thuật ngữ "Australoid" được đặt ra trong dân tộc học vào giữa thế kỷ 19, mô tả các bộ lạc hoặc dân cư "thuộc loại người Úc bản địa". Thuật ngữ "chủng tộc Australia" được Thomas Huxley đưa ra vào năm 1870 để chỉ một số dân tộc bản địa ở Nam và Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Trong nhân chủng học, thể Australoid được sử dụng cho các đặc điểm hình thái đặc trưng của thổ dân Úc bởi Daniel John Cunningham trong cuốn sách Giải phẫu học (1902) của ông. Lần đầu tiên Thomas Huxley đề xuất một nhóm chủng tộc Úc (sic, với một nhóm chủng tộc -i-) trong một bài luận Về sự phân bố địa lý của các cải biến chính của loài người (1870), trong đó ông chia loài người thành bốn nhóm chính (Xanthochroic, Mongoloid, Negroid và Australianoid). Mô hình ban đầu của Huxley bao gồm những cư dân bản địa của Nam Á thuộc chủng loại Australoid. Huxley còn phân loại người Melanochroi (Người thuộc chủng tộc Địa Trung Hải) là hỗn hợp của người Xanthochroi (người Bắc Âu) và người Úc.
Huxley (1870) đã mô tả Australianoids là dolichocephalic; lông của chúng thường mượt, đen và gợn sóng hoặc xoăn, với bộ hàm to và nặng và mọc ngược, với da màu sô cô la và tròng đen có màu nâu sẫm hoặc đen.
Thuật ngữ "Proto-Australoid" được Roland Burrage Dixon sử dụng trong cuốn Lịch sử chủng tộc của con người (1923). Trong một ấn phẩm năm 1962, Australoid được mô tả là một trong năm chủng tộc chính của con người cùng với Caucasoid, Mongoloid, Congoid và Capoid. Trong Nguồn gốc của các chủng tộc (1962), Carleton Coon đã cố gắng tinh chỉnh sự phân biệt chủng tộc một cách khoa học bằng cách đưa ra một hệ thống gồm năm chủng tộc có nguồn gốc riêng biệt. Dựa trên những bằng chứng như tuyên bố Australoids có răng lớn nhất, megadont, nhóm này được Coon đánh giá là cổ xưa nhất và do đó là nguyên thủy và lạc hậu nhất. Các phương pháp và kết luận của Coon sau đó đã bị mất uy tín và cho thấy "sự hiểu biết kém về lịch sử văn hóa và sự tiến hóa của con người hoặc việc sử dụng dân tộc học cho một chương trình nghị sự phân biệt chủng tộc." [4] Bellwood (1985) sử dụng các thuật ngữ "Australoid", "Australomelanesoid" và "Australo-Melanesians" để mô tả di sản di truyền của "các quần thể Mongoloid phương Nam của Indonesia và Malaysia ".
Các thuật ngữ liên quan đến quan niệm lỗi thời về các loại chủng tộc, chẳng hạn như những cụm từ kết thúc bằng "-oid" đã bị coi là có khả năng xúc phạm và liên quan đến phân biệt chủng tộc khoa học.
Xem thêm
Nhân chủng học
Đại chủng Âu
Đại chủng Phi
Đại chủng Á
Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
Anthropology: Australoid
Úc
Châu Úc |
6554 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20%C3%82u | Đại chủng Âu | Đại chủng Âu (các thuật ngữ khác là Caucasoid, Europid, hay Europeoid, tài liệu tiếng Việt phiên âm thành: Ơ-rô-pê-ô-ít) là một nhóm phân loại chủng tộc đã lỗi thời của loài người dựa trên học thuyết chủng tộc sinh học hiện đã bị bác bỏ. Chủng Caucasoid từng được coi là một đơn vị phân loại sinh học, tùy thuộc vào cách phân loại chủng tộc lịch sử được sử dụng, thường bao gồm các quần thể cổ đại và hiện đại từ nhiều vùng của châu Âu, Tây Á, Trung Á, Nam Á, Bắc Phi, và Sừng Châu Phi.
Thuật ngữ này được giới thiệu lần đầu vào những năm 1780 bởi các thành viên của trường phái lịch sử Göttingen, dùng để chỉ một trong ba đại chủng của loài người (đó là Caucasoid, Mongoloid và Negroid). Trong ngành nhân học sinh học, Caucasoid được sử dụng như một thuật ngữ chung cho các nhóm người giống nhau về mặt kiểu hình đến từ các vùng địa lý khác nhau dựa trên giải phẫu xương và hình thái sọ, không liên quan đến màu da. Do đó, quần thể "Caucasoid" cổ đại và hiện đại không chỉ là "da trắng", mà còn có nước da từ trắng đến nâu sẫm.
Kể từ nửa sau của thế kỷ 20, các nhà nhân học sinh học từ bỏ quan điểm phân loại loài người dựa trên hình thái cơ thể, chuyển sang quan điểm phân loại bằng bộ gen di truyền và các quần thể. Khái niệm chủng tộc từ đó đã bị thay thế và trở thành một phân loại xã hội của con người dựa trên kiểu hình, tổ tiên và các yếu tố văn hóa, giống trong khoa học xã hội.
Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ gốc Caucasian đồng nghĩa với người da trắng hoặc người gốc Âu, Trung Đông hoặc Bắc Phi.
Xem thêm
Nhân chủng học
Đại chủng Úc
Đại chủng Phi
Đại chủng Á
Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Johann Friedrich Blumenbach, On the Natural Varieties of Mankind (1775) — the book that introduced the concept
— a history of the pseudoscience of race, skull measurements, and IQ inheritability
— a major reference of modern population genetics
Liên kết ngoài
Anthropology: Caucasoid
Âu
Châu Âu
Chủng tộc
Người da trắng |
6565 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%20T%E1%BB%AD%20%28ch%C3%B2m%20sao%29 | Sư Tử (chòm sao) | Sư Tử ( 獅子) (tên Latinh Leo), biểu tượng là một chòm sao của hoàng đạo, là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Sư Tử.
Chòm sao này có diện tích 947 độ vuông, chiếm vị trí thứ 12 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Sư Tử nằm kề các chòm sao Đại Hùng, Tiểu Sư, Thiên Miêu, Cự Giải, Trường Xà, Lục Phân Nghi, Cự Tước, Xử Nữ, Hậu Phát.
Tên gọi khác của chòm sao này là Hải Sư.
Các đặc trưng
Chòm sao này có 70 sao nhìn được bằng mắt thường, có nghĩa là cấp sao biểu kiến của chúng nhỏ hơn 6m, trong đó có ba sao sáng hơn 3m.
Sao sáng nhất mang tên Regulus, α Leo. Regulus trong tiếng Latinh có nghĩa là hoàng tử hay vị vua nhỏ, do nằm ở vị trí trái tim hình con sư tử trên chóm sao nên trong tiếng Ả Rập nó mang tên Al Kalb al Asad, nghĩa là tim sư tử. Regulus là hệ đa sao, cách Trái Đất 85 ly, là sao sáng thứ 21 trên bầu trời. Người xưa gọi nó cùng ba sao Aldebaran, Fomalhaut, Antares là bốn ngôi sao vua để chia một năm thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Xem thêm ở bài Regulus
Sao Denebola, β Leo là sao sáng thứ hai trong chòm sao này. Tên Denebola trong tiếng Ả Rập có nghĩa là đuôi sư tử, cấp sao biểu kiến 2,14 m.
Sao Algieba, γ Leo là sao đôi gồm hai sao thành phần màu cam vàng với các cấp sao biểu kiến 2m và 3m.
Trong chòm sao có nhiều sao mờ khác được đặt tên riêng như Zosma, δ Leo, Chort θ Leo, Al Minliar al Asad, κ Leo, Alterf, λ Leo hay Subra ο Leo.
Regulus, η Leonis và Algieba, cùng với các sao mờ Adhafera (ζ Leonis), Ras Elased Borealis (μ Leonis) và Ras Elased Australis (ε Leonis), tạo ra một mảng sao gọi là Lưỡi Liềm. Các ngôi sao này tạo thành đầu và bờm của con sư tử.
Một mảng sao cũ trước đây được coi là lông đuôi con sư tử, thì hiện nay là một chòm sao độc lập, đó là chòm Hậu Phát (Coma Berenices hay "tóc của hoàng hậu Berenices").
Ngôi sao Wolf 359 cách Trái Đất 7,7 năm ánh sáng, là một trong số các sao gần nhất với Hệ Mặt Trời.
Sao Gliese 436, một ngôi sao mờ trong chòm sao Sư Tử, cách Mặt Trời khoảng 33 năm ánh sáng, có một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ quay quanh, là hành tinh nhỏ nhất trong các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã tìm thấy .
Chòm sao Sư Tử có nhiều thiên hà xắn ốc sáng, nổi bật nhất là thiên hà M95, chỉ riêng nhân của nó đã phát sáng như một thiên hà trẻ riêng biệt.
Thiên hà M66, cách Trái Đất 36 triệu năm ánh sáng cùng các thiên hà M65 và thiên hà NGC 3628 tạo nên nhóm thiên hà nhỏ mang ký hiệu nhóm thiên hà M66. Nhóm thiên hà còn mang tên Ba thiên hà Sư Tử, được Charles Messier phát hiện năm 1780.
Thần thoại
Trong thần thoại Hy Lạp, nó được xác định như là Sư tử Nemea (và có thể là nguồn gốc của câu chuyện) đã bị Hercules giết chết trong một trong số Mười hai kỳ công của mình, và sau đó đưa lên bầu trời. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt Trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nin.
Chiêm tinh học
Cung chiêm tinh Sư Tử của chiêm tinh chí tuyến phương Tây (23 tháng 7-22 tháng 8) không giống với chòm sao thiên văn cũng như cung chiêm tinh theo chiêm tinh thiên văn của người Hindu (10 tháng 8-15 tháng 9). Trong một số thuyết vũ trụ, Sư Tử liên kết với nguyên tố cổ điển Lửa, và vì thế được gọi là cung Lửa (cùng với Bạch Dương (Aries) và Nhân Mã (Sagittarius)).
Các sao
Các sao với tên gọi chính xác:
Regulus hay Cor Leonis hay Kalb [Kabelaced, Al Kalb al Asad] hay Rex (32/α Leo) 1,36
< rēgulus Hoàng tử
< cor leōnis Tim sư tử
< القلب الأسد al-qalb[u] al-´asad Tim sư tử
Denebola [Deneb Alased, Deneb Aleet] (94/β Leo) 2,14
< الذنب الأس að-ðanab[u] al-asad Đuôi sư tử
Algieba [Al Gieba, Algeiba] (41/γ1 Leo) 2,01
< الجبهة al-jabha[h] Trán
(hay có lẽ là tiếng Latinh Ả Rập hóa juba Bờm)
Zosma [Zozma, Zozca, Zosca, Zubra] hay Duhr [Dhur] (68/δ Leo) 2,56
Ras Elased [Ras Elased Australis] hay Algenubi (17/ε Leo) 2,97
< رأس الأسد الجنوب ra´s al-´asad aj-janūbiyy Đầu sư tử phía nam
Adhafera [Aldhafera, Aldhafara] (36/ζ Leo) 3,43
< الضفيرة ađ̧-đ̧afīra[h] Lông xoăn (của bờm)
Chertan [Chort] hay Coxa (70/θ Leo) 3,33
< ? al-xarat Xương sườn (2 xương cụt?)
< cōxa Hông
Tsze Tseang (78/ι Leo) 4,00
< 次將 (quan cìjiàŋ) Phó tướng
Al Minliar al Asad (1/κ Leo) 4,47
Alterf hay Al Terf (4/λ Leo) 4,32
< الطرف aţ-ţarf Mắt sư tử
Rasalas [Ras Elased Borealis, Ras al Asad al Shamaliyy] hay Alshemali (24/μ Leo) 3,88
< رأس الأسد الشمال ra´s al-´asad aš-šamāliyy Đầu sư tử phía bắc
Subra (14/ο Leo) – sao đôi 3,52 và 3,70
Các sao với danh pháp Bayer:
41/γ2 Leo 3,0; 30/η Leo 3,8; 27/ν Leo 5,6; 5/ξ Leo 4,99; 29/π Leo 4,68; 47/ρ Leo 3,84; 77/σ Leo 4,05; 84/τ Leo 4,95; 91/υ Leo 4,30; 63/χ Leo 4,62; 74/φ Leo 4,45; 16/ψ Leo 5,36; 2/ω Leo 5,40
Các sao với danh pháp Flamsteed:
3 Leo 5,72; 7 Leo 6,32; 8 Leo 5,73; 9 Leo 6,61; 10 Leo 5,00; 11 Leo 6,63; 13 Leo 6,26; 18 Leo 5,67; 19 Leo 6,44; 20 Leo 6,10; 23 Leo 6,45; 34 Leo 6,43; 35 Leo 5,95; 37 Leo 5,42; 39 Leo 5,81; 40 Leo 4,78; 42 Leo 6,16; 43 Leo 6,06; 44 Leo 5,61; 45 Leo 6,01; 46 Leo 5,43; 48 Leo 5,07; 49 Leo 5,67; 54 Leo – sao đôi 4,30 và 6,30; 55 Leo 5,91; 56 Leo 5,91; 64 Leo 6,48; 67 Leo 5,70; 71 Leo 7,31; 72 Leo 4,56; 75 Leo 5,18; 76 Leo 5,90; 79 Leo 5,39; 80 Leo 6,35; 81 Leo 5,58; 83 Leo – sao đôi 6,49 và 7,57; sao đồng hành B có hành tinh; 85 Leo 5,74; 86 Leo 5,54; 88 Leo 6,27; 89 Leo 5,76; 90 Leo 5,95; 92 Leo 5,26; 93 Leo 4,50.
Các sao đáng chú ý khác:
Wolf 359 13,45 – sao nhấp nháy; sao gần thứ 3
GJ 436 10,68 – sao gần; có hành tinh
HD 88133 8,06 – có hành tinh
Chú thích
Liên kết ngoài
Chòm sao
Chòm sao theo Ptolemy
Chòm sao xích đạo |
6566 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn%20B%C3%A1i%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%29 | Yên Bái (thành phố) | Yên Bái là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái, Việt Nam.
Địa lý
Thành phố Yên Bái nằm bên sông Hồng, cách Hà Nội 154 km về phía tây bắc. Thành phố có vị trí địa lý:
Phía đông và phía bắc giáp huyện Yên Bình
Phía tây giáp huyện Trấn Yên
Phía nam giáp huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Thành phố rộng 108,15 km², dân số năm 2019 là 100.631 người, mật độ dân số đạt 930 người/km².
Dân cư của thành phố Yên Bái mang đặc trưng của cư dân thành thị vùng cao. Những năm đầu thế kỷ XX dân cư của thị xã Yên Bái thưa thớt. Người Kinh chiếm hầu như đa số, họ tập trung ở Bách Lẫm, Giới Phiên và thị xã Yên Bái với mật độ dân số là trên 10 người/km². Tuy nhiên, khi thực dân Pháp mở tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và do chính sách tiểu đồn điền nên các luồng cư dân theo đường sông Hồng lên ngày một gia tăng, vì vậy dân số ở thị xã được tăng khá nhanh. Họ từ mạn Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình lên sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Nam Cường. Trong dòng người nhập cư này phải kể thêm một số người từ các tỉnh miền xuôi lên đây khai thác lâm sản, buôn bán rồi ở lại luôn.
Ở vị trí nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch thủy, bộ nên thành phố Yên Bái trở thành một trong những đầu mối thông thương quan trọng giữa miền ngược và miền xuôi. Đạo Phật, đạo Thiên Chúa đã thâm nhập vào đây từ rất sớm chứng tỏ đây là một vùng đất mở để đón nhận những khả năng và tiềm thức mới để thúc đẩy sinh hoạt và đời sống cộng đồng.
Khí hậu
Lịch sử
Thành phố Yên Bái trong suốt chiều dài lịch sử đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Thời các Vua Hùng, mảnh đất này nằm trong bộ Tân Hưng, thời phong kiến Bắc thuộc nằm trong vùng đất Tượng Quận, Giao Chỉ rồi Phong Châu. Đến thế kỷ XI (thời nhà Lý) thuộc Châu Đăng. Thế kỷ XV (đời Lê Thánh Tông) nằm trong lộ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá. Cuối thế kỷ XVI là một làng nhỏ bé trong tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá.
Ngày 15 tháng 4 năm 1888, thực dân Pháp phân chia các địa bàn từ Thanh Hóa trở ra Bắc thành 14 quân khu. Địa bàn thành phố Yên Bái ngày nay thuộc Quân khu Yên Bái.
Sau một thời gian, toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan đã ra Nghị định bãi bỏ các quân khu để thiết lập các đạo quan binh hoàn toàn nằm trong chế độ quân quản. Dưới đạo quan binh là các tiểu quân khu. Ngày 9 tháng 9 năm 1891, toàn quyền Đông Dương quy định đạo lỵ quan binh Yên Bái đặt tại xóm Đồng Thị, xóm Gò Cau tại làng Yên Bái, tổng Bách Lẫm huyện Trấn Yên. Đứng đầu đạo quan binh là một viên trung tá.
Ngày 11 tháng 4 năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái, tỉnh lỵ được đặt tại làng Yên Bái thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên. Thị xã Yên Bái được hình thành là trung tâm của tỉnh nằm ở chân đồn Cao - khu vực quân sự của thực dân Pháp (phường Nguyễn Phúc ngày nay) với diện tích chưa đầy 2 km². Năm 1905, một số làng thuộc tổng Bách Lẫm được đưa vào thị xã. Thị xã Yên Bái lúc đầu chỉ là một phố thuộc phủ Trấn Yên rồi dần dần hình thành 4 khu phố nhỏ là phố Hội Bình, Yên Lạc, Yên Hòa, Yên Thái (khu vực phường Hồng Hà ngày nay).
Tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, thị xã Yên Bái được tái lập và mở rộng. Ngày 7 tháng 4 năm 1956 theo Nghị định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tái lập thị xã Yên Bái. Đồng thời, thôn Lò Vôi thuộc xã Minh Bảo và xóm nhà thờ thuộc xã Nam Cường, huyện Trấn Yên được sáp nhập vào thị xã Yên Bái.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La) và Lào Cai hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, thị xã Lào Cai ban đầu được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1978, tỉnh lỵ Hoàng Liên Sơn chuyển về thị xã Yên Bái, bao gồm 4 phường: Hồng Hà, Minh Tân, Nguyễn Thái Học và Yên Thịnh.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 15-CP về việc phân vạch địa giới hành chính của một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Theo đó, sáp nhập các xã Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh và Minh Bảo của huyện Trấn Yên vào thị xã Yên Bái.
Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số phường thuộc thành phố Yên Bái. Theo đó:
Chia phường Hồng Hà thành 2 phường: Hồng Hà và Nguyễn Phúc
Chia phường Nguyễn Thái Học thành 2 phường: Nguyễn Thái Học và Yên Ninh
Chia phường Minh Tân thành 2 phường: Minh Tân và Đồng Tâm
Từ đó, thị xã Yên Bái có 7 phường và 4 xã trực thuộc.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập, thị xã Yên Bái trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái.
Năm 2001, thị xã Yên Bái được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 05/2002/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái.
Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2008/NĐ-CP sáp nhập 6 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Âu Lâu thuộc huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái.
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 122/NQ-CP về việc thành lập 2 phường: Nam Cường và Hợp Minh trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Phúc Lộc vào xã Giới Phiên và sáp nhập xã Văn Tiến vào xã Văn Phú.
Thành phố Yên Bái có 9 phường và 6 xã như hiện nay.
Hành chính
Thành phố Yên Bái có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Đồng Tâm, Hồng Hà, Hợp Minh, Minh Tân, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh và 6 xã: Âu Lâu, Giới Phiên, Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú.
Giao thông
Các tuyến đường chính của thành phố Yên Bái: Âu Cơ, Lê Trực, Trần Phú, Nguyễn Tất Thành, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Cừ, Điện Biên, Quang Trung, Yên Ninh, Lý Thường Kiệt, Cao Thắng, Lê Chân, Thành Công, Lê Hồng Phong, Hòa Bình, Đại lộ Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Hòa Bình, Nguyễn Du, Ngô Minh Loan, Kim Đồng, Trương Quyền, Nguyễn Phúc.
Các cây cầu tại thành phố Yên Bái: cầu Văn Phú, cầu Bách Lẫm, cầu Yên Bái và cầu Tuần Quán.
Chú thích
Tham khảo
Đô thị Việt Nam loại III
Tỉnh lỵ Việt Nam |
6572 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20%C4%90%C3%B4ng%20D%C6%B0%C6%A1ng | Bán đảo Đông Dương | Bán đảo Đông Dương (chữ Anh: Indochinese Peninsula, Indochina), hoặc gọi bán đảo Ấn-Trung, Đông Nam Á lục địa, là một bán đảo nằm ở Đông Nam Á, là một trong ba bán đảo lớn ở phía nam châu Á. Bán đảo Đông Dương nằm giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ, phía tây giáp vịnh Bengal, biển Andaman và eo biển Malacca, phía đông giáp biển Đông của Thái Bình Dương, là cây cầu nối giữa Đông Á và quần đảo Mã Lai. Bán đảo Đông Dương bao gồm các quốc gia ngày nay như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và bán đảo Mã Lai.
Tại Pháp, thuật ngữ Indochina thường được dùng để chỉ Đông Dương thuộc Pháp - một thuộc địa cũ. Trong thời kì thuộc địa, thuật ngữ Indochina thuộc Anh có lúc được dùng để chỉ Miến Điện thuộc Anh. Chữ Indochina theo nghĩa rộng chỉ khu vực Đông Nam Á lục địa, phía nam Trung Quốc và phần phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ.
Lịch sử
Từ góc độ địa lí phạm vi rộng lớn hơn mà nhìn, đèo Khyber là cửa ngõ duy nhất cho cả Trung Á thông đến Nam Á; hành lang Wakhan là lối đi thuận tiện từ Tân Cương thông đến Afghanistan; Kathmandu của Nepal, trấn giữ cửa ngõ từ Tây Tạng thông đến Nam Á. Đèo Keriya ở Vu Điền, là cửa ngõ duy nhất từ Tân Cương đi đến Tây Tạng. Thị trấn Ledo (en) nằm ở huyện Tinsukia, bang Assam là vùng biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar, là con đường độc đạo đi từ Ấn Độ đến Myanmar, Đông Nam Á và Trung Quốc.
Bắt đầu từ trước thế kỉ II TCN, hai nền văn minh ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tiến hành trao đổi hàng hoá, đi qua đi lại ở các nơi. Vào thời cổ đại có bốn con đường khả dĩ đi từ Trung Quốc đến Ấn Độ:
Trực tiếp băng qua cao nguyên Thanh Tạng, xuyên qua dãy núi Himalaya hoặc dãy núi Karakoram;
Xuyên qua Tây Vực, cao nguyên Pamir và sa mạc Gobi ở Trung Quốc rồi lại đi về phía nam Afghanistan ngày nay (chính là đường bộ lấy kinh của Huyền Trang, nhánh phía nam của con đường tơ lụa);
Xuyên qua rừng mưa nhiệt đới ở Vân Nam và Myanmar (con đường tơ lụa phương nam);
Từ đường biển đi qua biển Đông, đi vòng qua bán đảo Mã Lai thông qua eo biển Malacca (con đường tơ lụa trên biển).
Trong đó hai đường bộ trước đi Ấn Độ hoàn toàn hiểm trở, vì vậy đại đa số thương buôn đều chọn dùng hai đường đi sau, đặc biệt là đường biển. Do hai đường đi sau đều phải đi qua các nước thuộc bán đảo Đông Dương, cho nên khu vực này hoặc những quốc gia này bị chính trị và văn hoá của Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng.
Từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, khu vực này trừ Thái Lan bảo toàn độc lập ra, liên tục đều bị thực dân Pháp và Anh thống trị. Trong đó, Việt Nam, Campuchia và Lào bị Pháp thống trị, gọi là "Đông Dương thuộc Pháp". Myanmar, Malaysia bán đảo và Singapore bị Anh Quốc thống trị. Người Pháp thiết lập Liên bang Đông Dương đầu tiên vào năm 1893, Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940, Nhật Bản chiếm đóng toàn lãnh thổ thuộc bán đảo Đông Dương trừ Thái Lan ra vào năm 1942.
Sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, sự độc lập của các thuộc địa thuộc Anh ở bán đảo Đông Dương khá là hoà bình, năm 1948 Myanmar độc lập, năm 1956 Malaysia bán đảo tự trị, năm 1957 Liên bang Malaya độc lập, năm 1963 Malaysia thành lập, năm 1965 Singapore thoát li độc lập từ Malaysia. Các thuộc địa thuộc Pháp khá gian khổ, sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, Việt Nam đã lập tức triển khai chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, kể từ sau Hội nghị Genève năm 1954, các nước Đông Dương thuộc Pháp mới giành được độc lập.
Năm 1960, do cạnh tranh ảnh hưởng mà cả Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc tiến hành can dự Chiến tranh Việt Nam. Năm 1975, Mỹ rút quân rời Việt Nam, Việt Nam thống nhất. Về sau, Trung Quốc và Liên Xô muốn mở rộng sự ảnh hưởng của mình ở bán đảo Đông Dương, ba nước Đông Dương bị Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng trong khoảng thời gian dài, chính trị khu vực hoàn toàn bất ổn, sau đó vì nguyên do Khmer Đỏ đưa quân quấy phá biên giới Việt Nam, dẫn đến Chiến tranh biên giới Tây Nam, sau khi lật đổ Khmer Đỏ, do Trung Quốc là thế lực hậu thuẫn cho Khmer Đỏ nên đã đưa quân tấn công Việt Nam với danh nghĩa dạy cho Việt Nam một bài học để cứu nguy cho Khmer Đỏ, dẫn đến chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, cục thế chính trị ở Đông Dương trước năm 1989 hoàn toàn rối loạn. Đến niên đại 90, ba nước Đông Dương thuộc Pháp ở bán đảo Đông Dương mới thực sự hoà bình.
Môi trường địa lí
Vị trí địa lí
Bán đảo Đông Dương nằm giữa Trung Quốc và á lục địa Ấn Độ, phía tây giáp vịnh Bengal, biển Andaman và eo biển Malacca, phía đông giáp biển Đông của Thái Bình Dương, là cây cầu nối giữa Đông Á và quần đảo Mã Lai. Khí hậu bán đảo Đông Dương nóng ẩm, thảm thực vật rậm rạp tươi tốt, dòng sông và dãy núi chủ yếu ở bán đảo là kéo dài từ phía Trung Quốc qua, bán đảo Đông Dương có nền văn minh và lịch sử lâu dài, ngôn ngữ đa dạng.
Bán đảo Đông Dương bao gồm năm nước bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan và Malaysia bán đảo, là bán đảo lớn thứ ba trên thế giới. Diện tích chừng 2,151 triệu kilômét vuông, chiếm khoảng 46% diện tích Đông Nam Á. Đường bờ biển dài hơn 11.700 kilômét, có nhiều vịnh cảng trọng yếu. Địa thế phía bắc cao phía nam thấp, phần nhiều đất đồi núi và các cao nguyên. Vùng đất phía bắc là cao nguyên Shan cao lớn và cổ xưa, chiều cao từ 1.500 đến 2.000 mét so với mực nước biển. Nhiều dãy núi duỗi dài từ nam lên bắc có hình quạt, hình thành cấu trúc địa hình: cao nguyên Shan và sự phân bố xen kẽ giữa núi và thung lũng ở phía nam.
Dãy núi chủ yếu từ tây sang đông lần lượt là dãy núi Naga, dãy núi Arakan; dãy núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim, dãy núi Bilauktaung; dãy núi Trường Sơn. Dòng sông nằm giữa ba thứ tự núi này là sông Irrawaddy, sông Salween, sông Chao Phraya, sông Mê Kông và sông Hồng, chảy xiết từ bắc xuống nam, đầu nguồn rất xa, dòng chảy rất dài. Thượng du các sông phần lớn đi xuyên qua cao nguyên Shan, lũng sông cắt sâu đem cao nguyên chia làm ba khối: cao nguyên Đông Miến (en) ở giữa sông Irrawaddy và sông Salween, cao nguyên Bắc Thái (en) ở giữa sông Salween và sông Mê Kông, các cao nguyên Lào (en) ở giữa sông Mê Kông và sông Hồng, là sự xen kẽ núi sông điển hình, phân bố theo chiều dọc. Đồng bằng lũng sông ở trung du và hạ du của một số sông và tam giác châu ở cửa sông của mỗi sông là khu nông nghiệp chủ yếu và là khu vực tập trung đông nhân khẩu.
Địa hình địa mạo
Địa thế phía bắc cao phía nam thấp, phần lớn là đồi núi và cao nguyên. Phía bắc là cao nguyên Shan cao lớn cổ xưa, chiều cao từ 1.500 đến 2.000 mét so với mực nước biển. Nhiều dãy núi duỗi dài từ nam lên bắc có hình quạt, hình thành cấu trúc địa hình: cao nguyên Shan và sự phân bố xen kẽ giữa núi và thung lũng ở phía nam. Dãy núi chủ yếu từ tây sang đông lần lượt là dãy núi Naga, dãy núi Arakan; dãy núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim, dãy núi Bilauktaung; dãy núi Trường Sơn.
Bán đảo Đông Dương có đủ ba đặc điểm rõ ràng. Đầu tiên, địa thế về tổng thể phía bắc cao phía nam thấp, phần lớn là đồi núi và cao nguyên, núi sông xét về cơ bản đi theo hướng nam bắc, hơn nữa núi sông sắp xếp xen kẽ, địa thế bán đảo giống như hình dạng lòng bàn tay. Thứ hai, địa thế lâu ngày đã bị xói mòn cho nên có dạng nửa đồng bằng, địa hình các-xtơ phát triển, trong vận động tạo núi ở kỉ Đệ Tam địa khối Ấn Độ - Mã Lai cũng có hiện tượng nâng lên và đứt gãy. Thứ ba, đồng bằng phần lớn phân bố ở khu vực duyên hải phía đông nam, chủ yếu là đồng bằng bồi tích và tam giác châu có diện tích rộng lớn ở hạ du các sông cả.
Dãy núi và cao nguyên ở bán đảo Đông Dương chủ yếu có dãy núi Naga, dãy núi Arakan ở phía tây, là dãy núi hình vòng cung nhô ra về phía tây, phần lớn có chiều cao trên 1.800 mét so với mặt nước biển, chiều dài chừng 1.100 kilômét, bao gồm rất nhiều dãy núi song song, là bộ phận nối dài về phía nam của dãy núi Himalaya, đồng thời tiếp tục duỗi dài về phía nam. Phía đông là dãy núi Trường Sơn có chiều nam - bắc dài hơn 1.000 kilômét chạy dọc qua lãnh thổ ba nước Việt-Lào-Cam, sườn tây của dãy núi thoai thoải, dần dần chuyển tiếp sang cao nguyên trong lãnh thổ Lào và Campuchia, thí dụ cao nguyên Xiengkhuang, cao nguyên Huaphanh, cao nguyên Khammuane và cao nguyên Bolaven; sườn của đông dãy núi khá dốc, ép sát bờ biển, hình thành rất nhiều vách núi cao chót vót và mũi đất lấn ra biển. Trung bộ là bộ phận kéo dài nối dài về phía nam của dãy núi Hoành Đoạn, có núi Daen Lao, núi Tenasserim và núi Bilauktaung ở biên giới Myanmar và Thái Lan, kéo dài về phía nam đến bán đảo Mã Lai, các khối núi ở Myanmar vừa rộng vừa cao, trở thành cao nguyên có diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á - cao nguyên Shan, phía đông Thái Lan có cao nguyên Khorat.
Đồi núi và cao nguyên ở bán đảo Đông Dương đã xói mòn trong khoảng thời gian dài, phần lớn đỉnh núi có hình tròn trĩnh, cao nguyên phát triển bề mặt xói mòn. Bán đảo Mã Lai và bán đảo Đông Dương thông thường lấy eo đất Kra làm ranh giới. Về phương diện địa thế kiến tạo, bán đảo Mã Lai là một bộ phận của địa khối Ấn Độ - Mã Lai, đồi núi nằm ở trung bộ, thấp về hai bên đông và tây. Đồi núi trung bộ bao gồm 8 dãy núi về cơ bản song song với nhau, chạy dọc theo hướng nam bắc, do từ lâu đã xói mòn nên độ cao không lớn, làm lộ ra đá phần lớn là đá hoa cương, đá phiến ma và đá vôi, núi Tahan có đỉnh núi cao nhất bán đảo Mã Lai là 2.187 mét. Cao nguyên Shan cao từ 1.000 - 1.300 mét so với mặt nước biển, chủ yếu do tầng đá vôi thời Đại Cổ sinh và Đại Trung sinh tạo thành, đồng thời có đá hoa cương - một thể xâm nhập. Trên mặt cao nguyên có rất nhiều hẻm núi cắt sâu và đỉnh núi cao hơn mặt đất 800 đến 900 mét. Dãy núi và rãnh suối đan chéo lẫn nhau, mặt đất xói mòn mãnh liệt, vùng đất phía tây có một đứt gãy lớn có chiều nam bắc lớn dài 600 đến 700 kilômét. Cao nguyên Khorat ở phía đông Thái Lan, phần lớn cao từ 150 đến 300 mét so với mặt nước biển, do sa thạch đỏ hợp thành, địa thế nghiêng từ tây sang đông, cho nên mặt đất nhấp nhô không bằng phẳng. Ở cao nguyên Shan và phía bắc của Việt Nam và Lào, phân bố rộng khắp địa thế các-xtơ, là khu phong cảnh nổi tiếng.
Dãy núi Naga và dãy núi Rakhine cao khoảng 3.000 mét so với mặt nước biển, dài 1.100 kilômét, là bức vách tự nhiên giữa Myanmar, Ấn Độ và Bangladesh, giữa núi có một số đèo là con đường thông suốt mà các sắc tộc di cư vào thời cổ đại. Núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim và dãy núi Bilauktaung chạy dọc biên giới Myanmar và Thái Lan, có số đèo nổi tiếng nằm giữa núi là cửa ải hiểm yếu của cuộc hành quân tác chiến giữa Myanmar và Thái Lan trong lịch sử. Núi Phetchabun, núi Dong Phaya Yen và núi Sankamphaeng chạy dọc ở giữa bán đảo, là chỗ phân chia cảnh quan khác nhau của hai phần đông tây bán đảo. Dãy núi Trường Sơn ở phía đông cao không đến 1.500 mét so với mặt nước biển, dài hơn 1.000 kilômét, là dãy núi chạy dọc qua biên giới ba nước Việt-Lào-Cam. Giữa các núi có rất nhiều cao nguyên, nổi tiếng nhất là cao nguyên Shan, cao nguyên Xiengkhuang, cao nguyên Huaphanh, cao nguyên Khammuane, cao nguyên Bolaven và cao nguyên Đắk Lắk, tất cả đều có sẵn ý nghĩa đặc thù ở các phương diện như địa mạo, khí hậu, lịch sử, sắc tộc, giao thông và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Đặc trưng khí hậu
Bán đảo Đông Dương tuyệt đại bộ phận nằm ở giữa 10° - 20° vĩ bắc, thuộc khí hậu gió mùa nhiệt đới điển hình. Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là mùa nóng, gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ suy giảm, khí hậu nóng bức, nhiệt độ trung bình tháng đạt 25 - 30℃; một năm chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa, thịnh hành gió mùa Tây Nam, giáng thuỷ dồi dào; từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là mùa khô, thời tiết khô ráo ít mưa. Đặc trưng khí hậu: nhiệt độ cao quanh năm, giáng thuỷ tập trung phân bố vào mùa hè.
Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở các nơi như Nam Á và bán đảo Đông Dương, đặc điểm của nó là nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng trên 18℃, giáng thuỷ có mối quan hệ mật thiết với hướng gió, mùa đông thịnh hành gió mùa Đông Bắc đến từ lục địa, giáng thuỷ ít, mùa hạ thịnh hành gió mùa Tây Nam đến từ Ấn Độ Dương, giáng thuỷ dồi dào, phần lớn khu vực có lượng giáng thuỷ hằng năm từ 1.500 đến 2.000 milimét, nhưng có một số khu vực cao hơn con số đó. Lượng giáng thuỷ trung bình năm chịu sự ảnh hưởng của địa mạo, ở bên sườn đón gió đạt 5.000 milimét, nhưng ở bên sườn trái gió thì không đến 2.000 milimét. Cá biệt sườn đón gió và khu vực bán đảo Mã Lai hình thành cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, thiểu số đồng bằng và thung lũng trong bán đảo hình thành thảo nguyên nhiệt đới.
Thuỷ văn
Dòng sông chủ yếu là sông Irrawaddy, sông Salween, sông Chao Phraya, sông Mê Kông và sông Hồng đều chảy từ bắc xuống nam, chảy xiết tung bọt, đầu nguồn rất xa dòng chảy rất dài. Thượng du các sông phần lớn đi xuyên qua cao nguyên Shan, lũng sông cắt sâu đem cao nguyên chia làm ba khối: cao nguyên Đông Miến ở giữa sông Irrawaddy và sông Salween, cao nguyên Chiang Mai ở giữa sông Salween và sông Mê Kông và các cao nguyên Lào ở giữa sông Mê Kông và sông Hồng, là sự xen kẽ núi sông điển hình, phân bố theo chiều dọc. Đồng bằng lũng sông ở trung và hạ dụ của một số con sông và tam giác châu ở cửa sông của mỗi con sông là khu nông nghiệp chủ yếu và là khu vực tập trung đông nhân khẩu.
Nằm giữa đồi núi và cao nguyên, các sông cả ở Đông Nam Á xuôi theo địa thế từ bắc xuống nam chảy xiết rồi đổ vào biển, từ đông sang tây lần lượt là sông Hồng, sông Mê Kông, sông Chao Phraya, sông Salween và sông Irrawaddy. Trong một số sông cả này, con sông chảy qua nhiều quốc gia nhất là sông Mê Kông, cuối cùng đổ vào biển thông qua hệ thống sông ngòi của đồng bằng sông Cửu Long. Bán đảo Đông Dương có nhiều tam giác châu, nổi tiếng là tam giác châu sông Mê Kông, tam giác châu sông Irrawaddy, tam giác châu sông Hồng và tam giác châu sông Chao Phraya. Những tam giác châu này do sông cả bồi tích mà hình thành, diện tích rộng lớn, địa thế thấp bằng, mạng lưới sông ngòi của các tam giác châu dày đặc như mạng nhện, nhiều ao đầm, tốc độ mở rộng về phía biển khá nhanh.
Văn hoá
Văn hoá của các nước bán đảo Đông Dương chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa, các nước chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhiều hơn là Thái Lan, Lào và Campuchia, các nước chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa nhiều hơn là Việt Nam, Myanmar là quốc gia giao thoa giữa hai nền văn hoá. Tín ngưỡng tôn giáo ở bán đảo Đông Dương phần lớn là Phật giáo, thiểu số là Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
Chú ý
Chú thích
Xem thêm
Đông Nam Á
Đông Nam Á hải đảo
Các khái niệm khu vực liên quan
Vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa
Mảng Đông Nam Á (en)
Zomia (en)
Tiểu vùng
Bán đảo Vàng (en)
Tam giác Vàng
Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Đại Mê Kông
Liên kết ngoài
Hình ảnh về Đông Dương xưa
Sylvain Lévi: Indochine. Công ti Xuất bản Địa lí, Hàng hải và Thuộc địa, Paris năm 1931.
Địa lý Đông Nam Á
Bán đảo châu Á
Khu vực sinh thái Indomalaya
Vùng của châu Á
Thực vật Đông Dương |
6580 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20b%C4%83ng | Sao băng | Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.
Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.
Đuôi ion hóa
Trong quá trình thiên thạch đi vào tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất, đuôi ion hóa sẽ được tạo ra, ở đó các phân tử không khí trong tầng trên của khí quyển bị ion hóa do chuyển động của thiên thạch. Đuôi ion hóa này có thể tồn tại đến 1 phút sau khi nó được tạo ra. Những thiên thạch nhỏ, có kích thước từ cỡ hạt bụi đến hạt cát đi vào khí quyển Trái Đất thường xuyên, có thể là cứ sau một vài giây ở một khu vực nào đó, vì thế các đuôi ion hóa có thể tìm thấy trong tầng trên của khí quyển tương đối liên tục. Những đuôi ion hóa như vậy đã được thử nghiệm để giữ bảo mật cho hệ thống liên lạc quân sự trên chiến trường. Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là: các đuôi ion hóa được coi như các tấm gương phản xạ các sóng radio. Việc đảm bảo bí mật có được là do chỉ có các đài thu ở các vị trí chính xác nào đó mới thu nhận được tín hiệu từ đài phát, giống như sự phản xạ ánh sáng của các gương thông thường. Vì bản chất rời rạc của hiện tượng ion hóa, những hệ thống như vậy bị giới hạn với tốc độ truyền thông tin thấp, chủ yếu là 9.600 baud.
Các thiên thạch lớn có thể tạo ra đằng sau nó các đuôi ion hóa lớn, mà sau đó chúng tương tác với từ trường Trái Đất. Khi các đuôi ion này biến mất, hàng MW năng lượng điện từ có thể được giải phóng, với đỉnh của năng lượng ở các bước sóng radio. Một điều lạ lùng là mặc dù các sóng này là sóng điện từ nhưng chúng ta vẫn có thể nghe được chúng: chúng đủ mạnh để làm cho kính cửa sổ, cây cối, kính đeo mắt, tóc quăn và một số vật liệu khác rung động. Xem ví dụ ở Listening to Leonids (NASA, 2001) để hiểu thêm về các chi tiết liên quan đến hiện tượng âm thanh này.
Kỷ lục
Có rất ít thiên thạch tồn tại trên mặt đất để chúng ta quan sát được. Hầu hết chúng ẩn sâu dưới các lớp đất, chỉ để lại những cái hố khổng lồ và sâu hoắm, giúp chúng ta biết chúng ở đâu mà thôi.
Hố sâu nhất được biết tới hiện nay nằm ở Wilkes Land, thuộc châu Nam Cực, rộng 150 dặm, sâu 0,5 dặm. Các nhà khoa học ước đoán thiên thạch tạo nên hố này nặng tới 14 tỉ tấn và di chuyển với tốc độ 44.000 dặm/h khi va chạm vào bề mặt Trái Đất.
Thiên thạch lớn nhất hiện được trưng bày trong Bảo tàng Hayden Planetarium ở Thành phố New York, nặng 34 tấn. Nó được phát hiện năm 1897 ở gần bờ biển phía tây đảo Greenland.
Người ta ước tính mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ thiên thạch đụng vào bề mặt Trái Đất và việc con người bị những thiên thạch này đụng phải là vô cùng hiếm hoi.
Huyền thoại
Những niềm tin sau đây có thể tồn tại ở một số người:
Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.
Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.
Những niềm tin này thực ra không có cơ sở khoa học. Sao băng chỉ là những hạt bụi hay tảng đá có kích thước to hay nhỏ khác nhau và có nguồn gốc vũ trụ rơi vào hay bay ngang qua bầu khí quyển Trái Đất. Chúng không thể có mối liên hệ thực sự nào với những niềm tin trên đây.
Văn hóa
Bài hát Mưa sao băng do Minh Khang sáng tác và Ngô Kiến Huy trình bày
Phim truyền hình Vườn sao băng của Hàn Quốc do Jeon Ki-sang làm đạo diễn
Phim Cùng ngắm sao băng của Đài Loan
Xem thêm
Mưa sao băng
Thiên thạch
Mưa vẫn thạch
tectit
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thiên thạch
Khí quyển Trái Đất
en:Meteoroid#Meteor |
6587 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt | Phật | Phật (chữ Hán: 佛), tiếng Hindi: बुद्धा (phiên âm: Buddha), hay Bụt (Chữ Nôm: 侼) hoặc Bụt Đà (chữ Phạn: Buddhã) trong Phật giáo nghĩa là Bậc Giác Ngộ, dùng để chỉ đến một vị Chánh Đẳng Chánh Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí hoàn toàn không còn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử. Đó là một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với tất cả mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì nó không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm nó. Những chúng sinh đang trên con đường để trở thành một vị Phật, chuyên tâm thực hiện các hạnh Ba-la-mật, phát tâm từ bi được gọi là Bồ tát. Khi thành Phật, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn toàn diện về mặt hình thể Ba mươi hai tướng tốt - Tám mươi vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh, tuy nhiên Phật toàn giác không toàn năng.
Từ này thường để chỉ một vị Phật trong lịch sử tên là "Thích Ca Mâu Ni", một nhân vật có thật đã truyền bá tư tưởng của mình ở lục địa Ấn Độ vào thế kỷ 5 trước công nguyên, và những giáo lý ấy đã được làm nền tảng để khai sinh ra Phật giáo. Nhưng theo lời giảng của chính Tất-đạt-đa Cồ-đàm thì Ngài chỉ là vị Phật duy nhất trên Trái Đất trong thời kỳ này, chứ nếu xét rộng ra toàn vũ trụ, xét cả quá khứ - tương lai thì ngoài Ngài ra còn có vô số vị Phật khác nữa, họ tồn tại ở các thế giới khác hoặc ở những thời điểm khác: nhiều vị đã đắc đạo ở quá khứ, nhiều vị đang sống trong hiện tại (ở những thế giới khác) và nhiều vị sẽ đắc đạo ở tương lai. Cũng theo lời Ngài, trong tương lai rất xa về sau, trên Trái Đất sẽ xuất hiện một vị nữa đắc đạo thành Phật, đó là Bồ Tát Di Lặc thành Phật Di Lặc.
Theo Phật giáo, thời đại xuất hiện một vị Phật là rất hiếm. Vì có nhiều thời kỳ, có nhiều giai đoạn rất dài trong các chu kỳ thế giới không hề xuất hiện một vị Phật nào, nếu có thì cũng chỉ có những vị Phật Độc Giác, các vị này xu hướng ít tuyên thuyết giáo pháp, cho nên chúng sinh không có phương tiện giải thoát. Vị Phật thường được xem là đại diện cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong khi vị Phật tương lai được cho là sẽ xuất hiện ở Trái Đất này là Di-lặc. Trong Phật giáo Bắc tông thì còn chia ra Phật mẫu(phật bà), Phật vương, Phật tổ(Phật chủ), Phật tử. Ngoài ra còn có những tầng tu hành thấp hơn Phật như: Duyên giác (Phật độc giác), Thanh văn (là những người nghe Phật giảng dạy mà tu được quả vị A-la-hán).
Từ nguyên
Từ "Buddha" hay còn gọi là "Buddhaya" có nghĩa là bậc trí giả, người hiểu biết; tiếng Việt gọi là "Bụt", "Bụt-đà" hay "Bụt-đà-da", còn được gọi là "Phật" trong tiếng Hán. Trong các tác phẩm văn học dân gian "Phật" được sử dụng phổ biến hơn "Bụt" vì thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, hai bên đều có xu hướng mời các cao tăng từ Trung Quốc sang để hoằng hóa nên từ Bụt bị lấn át mất và dần dần đi vào quên lãng. "Bụt" là từ phiên âm tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Phạn Buddhã. Từ Bụt đã xuất hiện trong ngôn ngữ Việt sớm nhất là vào thế kỷ thứ 2 và muộn nhất là thế kỷ thứ 6 và từ này là do các thiền sư Ấn đầu tiên dịch ra từ chữ Phạn Buddhã, có nghĩa là bậc Đại Giác, Đại Trí, bậc Giác Ngộ, Người Đạt Trí Tuệ Tột Cùng.
Danh từ Bụt được phiên âm từ chữ Phạn Buddhã, vì cùng một âm B với nhau. Trong tiếng Anh và Pháp cùng đều dùng âm B để dịch như thế (Pháp: Boudha, Anh: Buddha); ở nhiều nước Phật giáo Nam Tông cũng dùng âm B để dịch chữ Buddhã từ tiếng Phạn, tuy giọng đọc có khác nhau đôi chút. Theo trào lưu chung thống nhất cách phiên âm thì hiện nay, Phật giáo Bắc tông mà Trung quốc là tâm điểm, từ lâu vẫn dịch Buddhã là Phật-đà (佛 陀) nay vừa mới bắt đầu dùng chữ Bột đà (勃 陀) để gọi bậc Giác ngộ. Theo Tự điển Phật Học Hán Việt, Phân viện Nghiên cứu Phật học Hà Nội, xuất bản 1992, mà sách tham khảo là Thực Dụng Phật Học Từ điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất bản ở Thượng Hải, thì: Bột đà 勃 陀 Buddha (Thuật ngữ), còn gọi là Bột đà. Cách gọi cũ là Phật đà. Gọi tắt là Phật - dịch là Giác (覺).
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trả lời câu hỏi "Tại sao dùng chữ đạo Bụt?":
"Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật. Các nước chung quanh chúng ta đều còn gọi Buddha là Bụt. Dân Việt Nam cho đến thế kỷ thứ XIII - XIV vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Chỉ từ khi quân Minh sang chiếm nước ta, chúng ta mới bắt đầu bắt chước họ gọi là Phật thôi. Nếu quý vị đọc Đắc Thú Long Tuyền Thành Đạo Ca của vua Trần Nhân Tông, quý vị thấy rằng ngài vẫn dùng chữ Bụt. Tổ thứ ba của phái Trúc Lâm ngài Huyền Quang cũng dùng chữ Bụt. Thiền sư Khuy Cơ là đệ tử lớn của Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang nói: "Chữ Buddha đáng lý phải dịch là Bụt Đà nhưng người ta đã dịch lầm là Phật". Chính những vị cao tăng bên Trung quốc đời Đường đã thấy. Như vậy sự sai lầm của một nước không có lý gì một nước khác cũng phải sai lầm theo? Chúng tôi đã cương quyết sử dụng chữ Bụt và đạo Bụt. Nếu chúng ta cần dùng danh từ Hán Việt thì chúng ta dùng Phật giáo, còn nếu đạo là đạo Bụt. Ngày Phật đản hay là ngày đản Bụt, Phật tử hay là con Bụt. Như vậy ngôn ngữ của chúng ta được giàu có thêm lên vì chúng ta không bỏ chữ Phật mà chúng ta phục hồi được chữ Bụt. Trong tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng, chúng tôi sử dụng chữ Bụt và chữ Bụt có vẻ thân thương, gần gũi hơn chữ Phật nhiều lắm. Chắc quý vị cũng biết rõ là trong kho tàng truyện cổ tích, ca dao của nước ta, dân chúng vẫn còn duy trì cách gọi Buddha là Bụt".
Định nghĩa danh từ "Bụt" trong từ điển Việt Nam:
Việt Nam Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản lần đầu tại Hà Nội năm 1931. "Bụt": Tiếng gọi Ông Phật. Văn liệu: Lành như Bụt (tục ngữ). Đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt (thơ cổ).
Từ điển Việt Nam, Khai Trí Sài Gòn, 1971. "Bụt": Ông Phật. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng (Nguyên Công Trứ).
Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1988. "Bụt": Phật, theo cách gọi dân gian. Lành như Bụt, Bụt chùa nhà không thiêng.
Việt Anh Tự Điển, Nguyễn Văn Khôn, Sài Gòn, 1972. "Bụt": Buddha.
“Phật” là từ gốc Hán, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán ở các thời kỳ khác nhau của một từ được viết bằng chữ Hán là “佛”. E. G. Pulleyblank phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ sơ kỳ của từ “佛” là but. “Phật” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ hậu kỳ của từ “佛”. Pulleyblank phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ hậu kỳ của từ “佛” là fɦjyt (do but biến đổi thành, về sau fɦjyt biến đổi thành fɦut) và fɦut (do fɦjyt biến đổi thành). Theo Pulleyblank từ “phật” trong tiếng Việt bắt nguồn từ âm fɦjyt của từ “佛”.
Trong tiếng Hán tên gọi của phật đã được phiên âm từ nhiều ngôn ngữ khác nhau thành nhiều dạng, chẳng hạn như “佛陀” (âm Hán Việt: phật đà), “浮陀” (phù đà), “浮圖” (phù đồ), “浮頭” (phù đầu), “勃陀” (bột đà), “勃馱” (bột đà), “部多” (bộ đa), “部陀” (bộ đà), “毋陀” (vô đà), “沒馱” (một đà), “佛馱” (phật đà), “步他” (bộ tha), “浮屠” (phù đồ), “復豆” (phục đậu), “毋馱” (vô đà), “佛圖” (phật đồ), “步陀” (bộ đà), “物他” (vật tha), “馞陀” (bột đà), “沒陀” (một đà) vân vân. Tên gọi “phật” 佛 trong tiếng Hán thường được cho là gọi tắt của “phật đà” 佛陀, phiên âm tiếng Hán của tên gọi tiếng Phạn “buddha”. Quý Tiện Lâm (季羨林) cho rằng cách giải thích này là không chính xác. Theo ông “phật” 佛 không phải là gọi tắt của “phật đà” 佛, “phật” 佛 và “phật đà” 佛陀 bắt nguồn từ hai ngôn ngữ khác nhau, tên gọi “Phật” 佛 xuất hiện trước tên gọi “phật đà” 佛陀. Theo Quý Tiện Lâm tên gọi “phật” 佛 trong tiếng Hán là phiên âm của tên gọi của phật trong một ngôn ngữ cổ nào đó thuộc ngữ tộc Iran.
Kinh Phật ban đầu không được dịch sang tiếng Hán từ tiếng Phạn hay tiếng Pali mà là dịch từ nhiều ngôn ngữ cổ ở vùng Trung Á và Tân Cương. Theo Quý Tiện Lâm trong các ngôn ngữ cổ thuộc ngữ tộc Iran tên gọi hai âm tiết “buddha” trong tiếng Phạn đã biến đổi thành tên gọi chỉ có một âm tiết, ví dụ:
Tiếng Ba Tư trung cổ trong kinh điển bái hoả giáo: bwt
Tiếng An Tức (安息) Ma Ni giáo (摩尼教): bwt, but
Tiếng Túc Đặc (粟特) Ma Ni giáo: bwty, pwtyy
Tiếng Túc Đặc Phật giáo: pwt
Tiếng Dari: bot
Các vị Phật
Có hai mức của Phật:
Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn toàn giác ngộ. Tương đương về phương diện giải thoát, về trí tuệ, công đức, trí tuệ vẫn chưa trọn vẹn bằng Chánh Đẳng Giác.
Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak-saṃbuddha), dịch ý là Phật Chính Đẳng Chính Giác, hoặc Phật Toàn Giác, không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ. Đây là mức cao hơn so với Độc Giác Phật.
Kinh văn đôi lúc cũng nhắc đến Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), nghĩa là thế gian có vô số các vị Phật, họ đã, đang hoặc sẽ xuất hiện lần lượt ở "ba đời" (thời quá khứ, hiện tại và tương lai). Khái niệm này chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế giới (trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-ca là vị Phật thời hiện tại, và Phật Di-lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai).
Trong Kinh Phật chủng tính (Phật sử) có nhắc tới 28 vị Phật Toàn giác trong quá khứ, bao gồm Phật Thích-ca là vị Phật thứ 28.
28 vị Phật trong quá khứ
Xem chi tiết: Danh vị Phật
Phật Thích Ca Mâu Ni
Xem chi tiết: Siddhārtha Gautama
Phật A di đà
Xem chi tiết: Phật A-di-đà
Phật Di lặc
Xem chi tiết: Phật Di Lặc
Phật tính
Xem chi tiết: Phật tính
Phật tính, được xem là gốc của mọi hiện tượng; mọi hiện tượng là biểu hiện của Phật tính. Nếu phái Nam tông chỉ công nhận mỗi thời đại chỉ có một vị Phật, và vị này phải là một nhân vật lịch sử và là đạo sư giáo hóa, thì Bắc tông cho rằng có vô số vị Phật được biểu hiện khác nhau. Theo quan điểm Tam thân (sa. trikāya) của Bắc tông thì Phật tính biểu hiện qua ba dạng chính và mỗi dạng Phật biểu hiện một tính chất của Chân như.
Các dạng siêu việt của Phật tính, Chân như (xem Phật gia) được kể là các vị Phật A-di-đà, Đại Nhật, Bảo Sinh, Bất Động, Bất Không Thành Tựu, Kim Cương Tát-đoá. Các vị này là thầy của các vị Bồ Tát và là giáo chủ của các Tịnh độ. Các dạng Phật siêu việt của Chân như đều có tính chất siêu thế gian, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, siêu việt, vô lượng thọ. Theo quan điểm Tam thân thì Báo thân Phật (sa. saṃbhogakāya) chính là hình ảnh lý tưởng của các vị Bồ Tát tự tạo nên để theo đó mà tu học. Báo thân lại chính là Chân tâm của Ứng thân, hay Hoá thân (sa. nirmāṇakāya), là thân của Phật có dạng con người sống trên địa cầu. Khoảng năm 750 của Công Nguyên, sau khi Kim cương thừa ra đời thì trong các trường phái Bắc-tông cũng chấp nhận ngoài Pháp thân (sa. dharmakāya) có thêm năm vị Phật chuyển hóa từ Pháp thân đó, được gọi là Ngũ Phật hay Phật gia, vì mỗi một vị Phật đó được xem có thêm một vị Phật lịch sử (từng sống trên địa cầu) và một vị Bồ Tát đi kèm:
Cùng với Phật Đại Nhật là vị Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (sa. samantabhadra).
Cùng với Phật Bất Động (sa. akṣobhya) là vị Ka-na-ca-mâu-ni (sa. kanakamuni) và Kim Cương Thủ Bồ Tát (vajrapāṇi).
Cùng với Phật Bảo Sinh là vị Phật lịch sử Ca-diếp (sa. kāśyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (ratnapāṇi).
Cùng với Phật Bất Không Thành Tựu là vị Phật Di-lặc và Phổ Chuỳ Thủ Bồ Tát (viśvapāṇi).
Cùng với Phật A-di-đà là đại thế chí bồ tát và Quán Thế Âm Bồ Tát (sa. avalokiteśvara).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
The Threefold Lotus Sutra (Kosei Publishing, Tokyo 1975), tr. by B. Kato, Y. Tamura, and K. Miyasaka, revised by W. Soothill, W. Schiffer, and P. Del Campana
The Mahayana Mahaparinirvana Sutra (Nirvana Publications, London, 1999-2000), tr. by K. Yamamoto, ed. and revised by Dr. Tony Page
The Sovereign All-Creating Mind: The Motherly Buddha (Sri Satguru Publications, Delhi 1992), tr. by E.K. Neumaier-Dargyay
Xem thêm
Nhơn
Thần
Thánh
Tiên
Chúa
Ngũ chi đại đạo
Tứ đại
Chú thích
Liên kết ngoài
Triết lý Phật giáo
Lịch sử Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
6591 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%205%20n%C4%83m%202005 | Tháng 5 năm 2005 |
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 5 năm 2005.
Thứ hai, ngày 2 tháng 5
Sau khủng bố tại Cairo vào thứ bảy, khoảng chừng 200 người bị cảnh sát bắt để hỏi cung.
Một số ngoại trưởng tập hợp lại ở tổng hành dinh Liên Hợp Quốc tại Thành phố New York để xem lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Tổ chức Giải vô địch bóng đá trong nhà Đông Nam Á 2005 tại Băng Cốc, Thái Lan
Thứ tư, ngày 4 tháng 5
Abu Faraj al-Libbi, một thủ lĩnh của al-Qaeda, bị bắt ở Pakistan. Ông là người cao cấp thứ hai của al-Qaeda bị bắt.
Thứ sáu, ngày 5 tháng 5
Ở nước Anh, tổng tuyển cử, đảng Lao động dưới Thủ tướng Tony Blair được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ ba, nhưng với số phiếu thắng ít hơn trước. Michael Howard, lãnh đạo đảng Bảo thủ tuyên bố ông sẽ từ chức.
Chủ nhật, ngày 8 tháng 5
Một người đã bị bắt ở Pakistan vì tưởng là nhân vật cao cấp thứ hai của al-Qaeda, Anas al-Liby, nhưng thực sự đó là Abu Faraj al-Libbi, một thành viên cấp thường của al-Qaeda. Chính phủ diễn tả lỗi này là một trường hợp "nhầm lẫn hai người vì giống hệt". TimesOnline
Thứ hai, ngày 9 tháng 5
xxxx100px|Cảnh ở trên của nhà hạt nhân Sellafield]]
Nhà máy tái chế Thorp của nhà máy điện hạt nhân Sellafield ở Cumbria, Anh đóng cửa sau xác nhận là 18.000 kilôgam urani và plutoni giàu phóng xạ chảy ra theo ống gãy.
Iran nhận là họ đã đổi hơn 33.500 kilôgam urani thô thành khí, xong một biện pháp quan trọng để làm vũ khí hạt nhân. BBC VOA
John Conyers và 88 nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ gởi thư ngỏ đến Tổng thống George W. Bush về những tài liệu mới phát hiện, trong đó dường như thuật lại sự thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Anh về vụ xâm lược Iraq vào năm 2002.
NASA có thể vừa tìm lại được xe Mars Polar Lander trên bề mặt Hỏa Tinh sau khi xem lại những hình ảnh do Mars Global Surveyor chụp. BBC
Thứ sáu, ngày 13 tháng 5
Cuộc biểu tình ở Uzbekistan trở thành bạo động khi 23 người Hồi giáo bị tình nghi là cực đoan Hồi bị cảnh sát bắt vào tù và đưa ra tòa ở Andijan. Lính Uzbekistan bắn vào nhóm biểu tình, giết ít nhất 9 người và làm bị thương 34 người.
Giáo hoàng Beneđictô XVI bỏ thời gian 5 năm thường phải chờ trước khi truyên phúc, xúc tiến quá trình cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II vừa mới mất. VOA
Thứ bảy, ngày 14 tháng 5
Lính Uzbekistan giết hơn 400 người ở Andijan trong cuộc biểu tình ở Đông Uzbekistan, vì 23 người Hồi giáo bị tình nghi là cực đoan Hồi bị đưa ra tòa. Tổng thống Islam Karimov bào chữa sự kiện này. VOA
Ở Đài Loan (THDQ), những đảng mà đưa ủng hộ cho bổ sung cho Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc thắng 249 ghé trong 300 ghé tất cả trong Bầu cử cho Quốc hội THDQ. BBC
Hàn Quốc nói là họ sẽ mở lại đàm phán với Triều Tiên gần một năm sau khi ngừng lại đàm phán. Vấn đề quan trọng là những vũ khí hạt nhân của miền Bắc. VOA
Thứ hai, ngày 16 tháng 5
Quốc hội Kuwait cho đàn bà quyền bỏ phiếu. Những đàn bà 21 tuổi trở lên, dưới luật Hồi, được bỏ phiếu trong bầu cử Kuwait vào năm 2007. BBC
Thứ tư, ngày 18 tháng 5
Số người bị thiệt mạng do virus Marburg ở Angôla tới 311. ReliefWeb News24 Reuters
Thứ năm, ngày 19 tháng 5
Thủ tướng Paul Martin của đảng Tự do Canada qua được phiếu bất tín nhiệm sau khi Chủ tịch Hạ viện bầu chống. VNN
Nhà khoa học khám phá ra là động đất tại Nam Dương năm ngoái kéo dài hơn mỗi động đất trước đó, kéo gần mười phút, đang khi phần nhiều của những động đất mạnh nhất chỉ kéo đến vài giây thôi. Nó cũng đã làm cả Trái Đất rung. CNN
Một nhóm luật sư của LHQ gặp với chính phủ Indonesia để bắt đầu điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền và giết chóc có liên quan đến độc lập của Đông Timor vào năm 1999. Laksamana Jakarta Post ReliefWeb Reuters
Thứ sáu, ngày 20 tháng 5
Bão Adrian tan biến khi gặp đất liền tại Honduras sau khi 2 người bị thiệt mạng. Adrian là bão đầu tiên được đặt tên gặp El Salvador từ năm 1997. Calitoday
Sau khi tới Đông Timor sáu năm trước, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ rời khỏi nước đó. BBC VNN VOA
Chủ nhật, ngày 22 tháng 5
Nambaryn Enkhbayar, thuộc đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ, được bầu là Tổng thống Mông Cổ. BBC VNN
Thủ tướng Gerhard Schröder của Đức loan báo sẽ tổ chức cuộc bầu cử liên bang trong năm 2005, sau khi đảng Dân chủ Xã hội thua Liên hiệp Dân chủ Thiên Chúa giáo trong cuộc bầu cử ở bang Nordrhein-Westfalen, chấm dứt 39 năm cầm quyền của đảng DCXH tại đây. BBC VNN VOA
Thứ tư, ngày 25 tháng 5
Tàu vũ trụ Voyager I của NASA, vật thể nhân tạo xa Trái Đất nhất từ trước đến giờ, đã vào vùng heliosheath và sắp sửa rời khỏi Hệ Mặt Trời để vào môi trường giữa các vì sao (ISM).
Đường ống dẫn dầu dài nhất trên thế giới được mở lên, nối ba thành phố Baki (Azerbaijan), Tbilisi (Gruzia), và Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ). BBC Nhân dân VOA
Chủ nhật, ngày 29 tháng 5
Cử tri Pháp đã bỏ phiếu chống hiệp ước hiến pháp của Liên Minh Âu Châu trong cuộc trưng cầu dân ý. Phe chống hiệp ước thắng 55% số phiếu so với 45% thuận. Cả 25 quốc gia trong LMÂC phải thông qua hiệp ước đó trước khi nó được hiệu lực. Chín nước đến nay đã thông qua, nhưng chỉ có một nước Tây Ban Nha tổ chức cuộc trưng cầu trước đây. BBC VNN VOA
Thứ hai, ngày 30 tháng 5
Metropolitan Cornelius của Petra được thành người thay thế (locum tenens) của Chính Thống giáo của Jerusalem sau khi Giáo trưởng Irenaios bị cách chức, vì vụ bán đất của giáo hội trong Jerusalem cổ.
Cuộc chiến đấu ở Baydhabo (Somalia) có thể làm chính phủ chuyển tiếp của Tổng thống Abdullahi Yusuf Ahmed mất quyền. VOA
Thứ ba, ngày 31 tháng 5
Dominique de Villepin được Tổng thống Jacques Chirac bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp, do cuộc trưng cầu dân ý bị thất bại. Calitoday VNN VOA
Phóng viên Bob Woodward của Washington Post xác nhận là W. Mark Felt, một cựu viên chức FBI, là "Deep Throat", sau khi ông Felt để lộ tên hiệu của ông trong một bài Vanity Fair. Deep Throat là nguồn tiết lộ tin về vụ Watergate. BBC Calitoday VNN VNN VOA
Sự kiện tháng qua
Tham khảo
Tháng năm
Năm 2005 |
6596 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99ng | Tiến động | Tiến động hay tuế sai, là hiện tượng trong đó trục của vật thể quay (ví dụ một phần của con quay hồi chuyển) "lắc lư" khi mô men lực tác động lên nó. Hiện tượng này được quan sát phổ biến trong các con quay, tuy nhiên mọi vật thể quay cũng chịu tiến động.
Trong hiện tượng này, khi một vật thể xoay tròn, trục của nó nghiêng và quay theo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của vật thể. Nếu như vận tốc góc và mô men lực tác động lên vật thể quay là các hằng số thì trục sẽ tạo ra một hình nón. Trên chuyển động này, vận tốc góc luôn vuông góc với mô men lực.
Ví dụ
Trong trường hợp của con quay trên mặt đất, nếu trục không vuông góc tuyệt đối với mặt đất, mô men xoắn gây ra bởi lực của trọng trường của Trái Đất có xu hướng làm đổ nó. Nhưng con quay không đổ nhờ vào chuyển động tiến động.
Hiện tượng tiến động cũng giữ cho xe đạp hay xe máy không dễ dàng bị đổ khi chuyển động. Chuyển động này cũng là cơ chế hoạt động cơ bản của các la bàn hồi chuyển, giữ cho các con quay luôn chỉ theo một phương, ít bị tác động của mômen lực bên ngoài.
Chuyển động tiến động cũng là một vấn đề được xử lý kỹ, và ứng dụng cho định hướng cho các loại máy bay trực thăng hay máy bay hồi chuyển. Trong máy bay trực thăng, cánh quạt máy bay có mô men quán tính lớn. Nếu cánh quạt được cung cấp một xung mômen lực về bên phải, chuyển động ngược chiều kim đồng hồ của cánh quạt sẽ đẩy máy bay bay về phía trước.
Tiến động làm trục quay của Trái Đất và các hành tinh lắc lư chậm theo thời gian, đồng thời làm quỹ đạo của các hành tinh xoay chậm theo thời gian. Điều này làm cho việc tính toán lịch Mặt Trời phải thay đổi nhỏ từ năm này sang năm khác; hiện tượng tiến động trong thiên văn học do đó còn được gọi là tuế sai (tuế là năm, sai là sai lệch).
Hiện tượng tiến động cũng là một khái niệm quan trọng trong động lực học nguyên tử và phân tử, do các hạt nhỏ bé này cũng có tính chất tương tự như mômen động lượng cổ điển là spin.
Bản chất vật lý
Khi một mômen lực, , áp dụng lên một vật thể, vật thể sẽ quay với gia tốc góc, , được tính theo công thức rất giống với định luật 2 Newton, ở dạng véctơ:
với là mômen quán tính của vật thể.
Khi vật thể có sẵn chuyển động quay với vận tốc góc , sự tác động của mômen lực làm thay đổi véctơ vận tốc góc:
Nếu mômen lực là véctơ trùng phương với vận tốc góc, chuyển động quay của vật chỉ đơn giản là nhanh dần đều hay chậm dần đều. Nếu mômen lực vuông góc với vận tốc góc, gia tốc góc cũng vuông góc với vận tốc góc, điều này dẫn đến độ lớn của vận tốc góc không đổi (vật quay đều), nhưng phương của vận tốc góc luôn đổi (theo chiều luôn vuông góc với véctơ vận tốc) và vận tốc góc bị xoay tròn.
Việc véctơ vận tốc góc xoay tròn được thể hiện là sự xoay của trục quay của vật thể.
Gọi vận tốc góc của chuyển động tiến động là . Khi ấy, do v không đổi độ lớn và quay đều trong mặt phẳng chứa và , ta có phương trình liên hệ sau:
Chu kỳ của tiến động được tính như sau:
Lưu ý rằng , với Ts là chu kỳ quay xung quanh trục quay, ta thu được:
Trong thực tế, mômen lực có thể có thành phần vuông góc và thành phần cùng phương với vận tốc góc, khiến chuyển động của vật vừa tiến động vừa nhanh dần hay chậm dần, tuân thủ các biến đổi phức tạp hơn nhiều so với giả định này.
Tuế sai của trục Trái Đất
Trục của Trái Đất bị tuế sai vì hành tinh này không phải là hình cầu hoàn hảo (nó là một hình cầu bẹt, lồi hơn ở khu vực gần xích đạo) khiến cho các lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và các thiên thể khác tạo ra mômen lực lên nó (lực thủy triều). Các mômen lực không cùng phương với vận tốc góc của Trái Đất, có xu hướng kéo các chỗ lồi xích đạo vào trong mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo), gây nên hiện tượng tuế sai của trục quay Trái Đất.
Trái Đất thực hiện xong một chu kỳ tuế sai trong khoảng thời gian khoảng 25.800 năm, theo đó vị trí của các ngôi sao được đo theo hệ tọa độ xích đạo sẽ thay đổi một cách chậm chạp; việc thay đổi này thực ra là do sự thay đổi của hệ tọa độ. Theo thời gian của chu kỳ này cực trục bắc của Trái Đất chuyển động từ chỗ hiện nay nó đang ở (trong phạm vi 1°Của Polaris) theo một đường tròn xung quanh cực hoàng đạo, với bán kính góc khoảng 23,5°. Sự dịch chuyển là 1° sau mỗi 180 năm (góc được lấy từ người quan sát chứ không phải từ tâm của vòng tròn này).
Polaris không phải là ngôi sao đặc biệt phù hợp để xác định cực bắc bầu trời, do độ sáng biểu kiến của nó là biến thiên và dao động xung quanh giá trị 2,1 - tương đối thấp trong danh sách các sao sáng nhất của bầu trời. Mặt khác, vào khoảng năm 3000 TCN ngôi sao mờ Thuban trong chòm sao Thiên Long (Draco) đã là sao cực bắc; nó có độ sáng biểu kiến 3,67 hay 5 lần mờ hơn Polaris; ngày nay nó rất khó nhìn thấy ở các khu vực thành phố bị ô nhiễm hay do ánh sáng điện. Ngôi sao sáng nhất được biết đến như là (hay được dự đoán sẽ là) sao Bắc cực là ngôi sao sáng nổi tiếng Sao Chức Nữ (Vega) trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), nó sẽ là sao bắc cực vào khoảng năm 14.000. Khi nhìn xuống Trái Đất từ cực bắc, hướng của tuế sai sẽ là theo chiều kim đồng hồ. Khi đứng trên Trái Đất nhìn ra bên ngoài, trục này xuất hiện với chuyển động ngược chiều kim đồng hồ ngang trên bầu trời. Ý niệm này của tuế sai, chống lại sự tự quay quanh trục của Trái Đất, là ngược với tuế sai của con quay trên bàn. Lý do là các ngẫu lực tác động lên Trái Đất bởi Mặt Trời và Mặt Trăng cố làm cho trục tự quay của nó trực giao với mặt phẳng quỹ đạo, tức là làm cho Trái Đất đứng thẳng hơn so với mặt phẳng quỹ đạo, trong khi mô men xoắn trên đỉnh con quay trên một bề mặt cứng thì lại cố làm cho nó đổ xuống hơn là làm cho nó đứng thẳng hơn.
Polaris hiện nay không nằm chính xác trên cực bắc; bất kỳ một bức ảnh chụp lâu nào về nó đều chỉ ra rằng nó có một cái đuôi nhỏ, chứng tỏ nó không hoàn toàn "đứng im". Tuế sai của cực nam là ngược hướng với tuế sai trên cực bắc. Cực nam nằm trong khu vực có tương đối ít sao, và ngôi sao được coi là sao Nam cực là Sigma Octantis, nó tương đối gần với cực nam nhưng mờ hơn cả Thuban—độ sáng biểu kiến của nó là 5,5 - nó rất khó thấy kể cả khi người quan sát trong khu vực hoàn toàn tối. Tuế sai của Trái Đất không phải là đều vì Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn nằm trên cùng mặt phẳng với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất và chúng là chuyển động tương đối đối với nhau, do vậy ngẫu lực tác động lên Trái Đất cũng biến động. Biến thiên của các ngẫu lực này lên Trái Đất tạo ra chuyển động không đều rất nhỏ của các cực gọi là chương động.
Tuế sai của trục Trái Đất là một hiệu ứng diễn ra rất chậm, nhưng ở mức độ chính xác mà các công việc liên quan đến thiên văn cần phải có thì phải tính tới nó. Cũng lưu ý rằng tuế sai của trục Trái Đất không có ảnh hưởng gì tới độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo Trái Đất (và vì thế độ nghiêng của trục quay của Trái Đất) trên mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng này là 23,45 độ và tuế sai không làm thay đổi điều này. Độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo trên mặt phẳng quỹ đạo có bị thay đổi nhưng chu kỳ của nó là hoàn toàn khác (chu kỳ chính vào khoảng 41.000 năm).
Hình dưới đây minh họa các hiệu ứng của tuế sai trục theo các mùa, tương ứng với điểm cận nhật và điểm viễn nhật. Tuế sai của điểm phân có thể sinh ra thay đổi khí hậu có chu kỳ (xem chu kỳ Milankovitch), vì bán cầu có mùa hè ở điểm cận nhật và mùa đông ở điểm viễn nhật (bán cầu nam hiện nay là như vậy) về nguyên lý sẽ có các mùa rõ ràng hơn ở bán cầu kia.
Hipparchus lần đầu tiên đã ước tính tuế sai của Trái Đất vào khoảng năm 130 TCN, bổ sung các quan sát của ông vào trong các tính toán của các nhà thiên văn Babylon và Chaldea trước đó vài thế kỷ. Cụ thể là họ đã tính toán được khoảng cách từ các ngôi sao như sao Giác (Spica) tới Mặt Trăng và Mặt Trời vào các thời điểm diễn ra các nguyệt thực và do ông có thể tính khoảng cách của Mặt Trăng và Mặt Trời từ các điểm phân tại các thời điểm này, ông nhận ra rằng Spica và các ngôi sao khác là có sự dịch chuyển khi quan sát theo thời gian tính theo hàng thế kỷ.
Tuế sai của trục Trái Đất sinh ra hiện tượng là: chu kỳ của các mùa (năm chí tuyến) vào khoảng 20,4 phút ngắn hơn so với chu kỳ để Trái Đất trở lại cùng một vị trí trong mối tương quan với các ngôi sao của năm trước đó (năm thiên văn). Điều này tạo ra sự thay đổi chậm (1 ngày trong khoảng 58 năm) trong vị trí của Mặt Trời trong tương quan với các ngôi sao ở điểm phân. Nó là đáng chú ý đối với các loại lịch và các quy tắc năm nhuận của chúng.
Tiến động của quỹ đạo hành tinh
Chuyển động của một hành tinh trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời cũng là một dạng của chuyển động tự quay. Trong trường hợp này, hệ thống tổ hợp của một hành tinh và Mặt Trời là tự quay, vì thế trục của mặt phẳng quỹ đạo một hành tinh cũng sẽ có tiến động theo thời gian, khi có tác động của mômen lực từ lực hấp dẫn của hành tinh khác.
Điểm cận nhật, hay nói khác đi trục chính của mỗi quỹ đạo hành tinh hình elíp sẽ dao động trong phạm vi mặt phẳng quỹ đạo của nó trong chiều chuyển động của hành tinh, để phản ứng với các nhiễu loạn mômen lực hấp dẫn gây ra bởi các hành tinh còn lại. Hiện tượng này gọi là tiến động điểm cận nhật. Vận tốc tiến động điểm cận nhật có thể xác định bằng các phương pháp cơ học thiên thể.
Tuy thế, nếu cơ học thiên thể chỉ sử dụng cơ học cổ điển thì cho kết quả tính toán về sự tiến động điểm cận nhật cho các hành tinh vòng trong không trùng với các số liệu quan sát. Sai biệt ở tiến động điểm cận nhật Sao Thủy là 43,11" và ở Sao Kim 8,4" mỗi thế kỷ. Điều này được giải thích khá chính xác bằng ứng dụng lý thuyết tương đối rộng trong chuyển động các hành tinh. Tiến động điểm cận nhật thực tế còn được gây ra bởi hiệu ứng của thuyết tương đối rộng, trong đó các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo elíp trong một không-thời gian cong quanh Mặt Trời. Điều này giống như khi chúng ta gẩy một viên bi lăn theo quỹ đạo elíp trong một cái chảo đáy cong, quỹ đạo elíp sẽ không giữ cố định mà xoay dần. Qua đó các sai biệt nói trên giảm lần lượt còn 0,7" và 0,2".
Các sai biệt trong tính toán tiến động điểm cận nhật Sao Thủy và các giá trị dự báo theo cơ học cổ điển được chú ý nhất trong số các chứng cứ thực nghiệm đã dẫn tới sự chấp nhận thuyết tương đối rộng của Einstein. Khi thêm hiệu ứng tương đối, các dự báo trở nên chính xác hơn.
Tiến động trong quỹ đạo của Trái Đất là một phần quan trọng trong học thuyết thiên văn về các kỷ băng đá. Nói chung, nó được diễn giải như sau: các lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sinh ra tiến động của các điểm phân; chúng hoạt động theo chu kỳ 23.000 và 19.000 năm.
Chú ý rằng, thời điểm của điểm cận nhật của Trái Đất tính theo lịch thông thường thay đổi từng năm là do cả hai hiệu ứng: sự thay đổi của điểm cận nhật, và sự điều chỉnh của lịch theo sự thay đổi của mùa (do mùa bị thay đổi cùng với sự lắc lư của trục Trái Đất).
Xem thêm
Chương động
Tiến động Larmor
Tiến động Thomas
Tham khảo
Tiến động
Chiêm tinh học
Cơ học thiên thể
Chuyển động quay
Thuật ngữ thiên văn học
Trái Đất
Động lực học |
6599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Simpsons | The Simpsons | The Simpsons (Gia đình Simpson) là một chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ. Đến nay chương trình đã có 728 tập.
Tuy là một chương trình hoạt họa, chương trình này châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Nó đã được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ, và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ.
Vào ngày 3 tháng 3 năm 2021, sê-ri này đã thông báo rằng đã được đổi mới mùa 33 và 34, sau đó đã xác nhận rằng mỗi mùa có 22 tập, nâng tổng số tập từ 706 đến 750. Mùa 33 đã công chiếu lần đầu vào 26 tháng 9 năm 2021.
Vào ngày 14 tháng 1 năm 2000, Gia đình Simpson đã được trao ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood.
Các nhân vật và câu chuyện
Các chuyện trong The Simpsons thường xảy ra trong một thị trấn tại Mỹ tên là Springfield. Địa điểm của thị trấn này tại Mỹ không được nói rõ vì nó tượng trưng cho một thị trấn bình thường. Các câu chuyện của chương trình này thường xoay quanh một gia đình trong tầng lớp lao động có họ là Simpson: cha mẹ, ba đứa con và các súc vật nuôi trong nhà. Các nhân vật chính là:
Homer Simpson: người cha trong gia đình, khoảng 36 tuổi, làm nhân viên kiểm tra an toàn tại một nhà máy điện hạt nhân. Ông yêu vợ và các con nhưng quá... đần độn, khiến ông và gia đình phải lâm vào nhiều cuộc phiêu lưu khó tưởng tượng được.
Marge Simpson: người mẹ, làm nội trợ. Bà là một người phụ nữ thông minh nhưng theo mẫu “rập khuôn” trong vai trò truyền thống của vợ và mẹ.
Bart Simpson: con trai cả, 10 tuổi, học sinh lớp 4. Tính tình nghịch ngợm, thường quấy rầy cha mẹ và em gái Lisa và thầy cô trong trường.
Lisa Simpson: con thứ nhì, 8 tuổi, học sinh lớp 2. Học giỏi, khôn ngoan hơn các đứa trẻ cùng lứa khác, nhưng ít có cơ hội trổ tài. Tuy rất khôn, Lisa vẫn có các ưa thích như các bé gái cùng tuổi như búp bê. Lisa thường có những tư tưởng khác biệt các thành viên khác trong gia đình (ăn chay, theo đạo Phật, v.v.).
Maggie Simpson: con gái út, chưa biết nói, có thể là thần đồng.
Ngoài ra chương trình có rất nhiều nhân vật phụ, như các giáo viên tại trường tiểu học Bart và Lisa đang học, các đồng nghiệp của Homer, các viên chức chính phủ, các láng giềng của gia đình, và họ hàng của gia đình, v.v. Nhiều nhân vật đôi khi được lồng tiếng bởi những người nổi tiếng như các ca sĩ, vận động viên, nhà bác học, diễn viên, nhà chính trị, v.v.
Một trong những đề tài bị đem ra châm biếm nhiều nhất trong The Simpsons là các người nắm quyền. Việc này đã khiến một số nhân vật thủ cựu xã hội chỉ trích chương trình trong những năm đầu. Hầu hết các nhân vật cầm quyền trong chương trình đều bị miêu tả một cách xấu: Homer không có tinh thần trách nhiệm, trái với nhân vật người cha trong những chương trình truyền hình truyền thống. Cảnh sát trưởng Clancy Wiggum thì lại mập, lười và tham nhũng, không tôn trọng các quyền của những người bị bắt. Thị trưởng Quimby cũng tham nhũng, ăn chơi phung phí với phụ nữ. Seymour Skinner, hiệu trưởng Trường tiểu học Springfield, thì lại rụt rè, còn sống với mẹ (trong xã hội Mỹ, rất ít người đàn ông trên 30 tuổi còn sống với gia đình). Ông là một cựu quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam, thường có nhiều ký ức về thời gian tại Việt Nam. Đức cha Lovejoy, mục sư tại nhà thờ địa phương, thì lại rất thích phê bình người khác. Trong khi các nhân vật trên chỉ bất tài chứ không có ác tâm, có một nhân vật bị xem là thật sự độc ác: Montgomery Burns chủ nhân của Nhà máy điện hạt nhân Springfield và là sếp của Homer.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người có khuynh hướng thủ cựu lại ca ngợi chương trình này. Một trong những lý do là chương trình đề cao gia đình truyền thống (nuclear family - cha mẹ và các con sống trong một nhà) trong khi các chương trình khác đang cho thấy các gia đình không truyền thống (cha mẹ ly dị, hay không có con cái). Trong khi chương trình này có đề cập đến vấn đề ngoại tình, các việc này không xảy ra trong gia đình Simpson, và đến cuối mỗi tập, tình yêu giữa Homer và Marge càng đậm thêm. Về mặt tâm linh, Thượng đế đã hiện thân một vài lần và can thiệp vào chuyện của các nhân vật, và người láng giềng Ned Flanders được xem là một người sùng đạo gương mẫu.
Cốt truyện của hầu hết các chương trình tập trung vào cuộc phiêu lưu của một thành viên nào đó trong gia đình, thường là Homer. Tuy nhiên, các việc xảy ra khó định trước được và tùy thuộc vào nhân vật. Các câu chuyện thường xảy ra gồm có:
Homer có việc làm mới và hay có kế kiếm tiền nhanh.
Marge có việc làm hay có thú tiêu khiển mới.
Bart làm hỏng việc và cố gắng sửa sai.
Lisa theo một tư tưởng hay nhóm chính trị nào mới.
Cả gia đình đi du lịch.
Lịch sử
Các nhân vật thoạt tiên được Matt Groening tạo ra cho một chương trình truyền hình khác (chương trình này, The Tracey Ullman Show, không còn được chiếu nữa) trên hệ thống truyền hình Fox Network mới được thành lập. Sau khi được khán giả hưởng ứng nồng nhiệt, The Simpsons được ra mắt trong chương trình riêng đặc biệt cho ngày lễ Giáng Sinh. Ngay sau đó, chương trình trở thành phổ biến. Vì Bart là một đứa trẻ nghịch ngợm không chịu học hành, chương trình này gây ra nhiều cuộc tranh luận. Các nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng một nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, cho rằng chương trình này là chương trình "ngu xuẩn" nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó (nhưng sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình).
Trong ngày 9 tháng 2 năm 1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones (Gia đình Flintstone) để trở thành chương trình hoạt họa chiếu vào những giờ có nhiều người xem nhất (primetime). Đến năm 2005, nó đã trở thành chương trình hài hước được chiếu lâu nhất trên truyền hình Hoa Kỳ, và nếu nó vẫn còn được chiếu năm 2009, nó sẽ trở thành chương trình buổi tối lâu đời nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ.
Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300. Nó đã đoạt cả tá giải thưởng, trong đó có 21 giải Emmy, 22 giải Annie, một giải Peabody và vô số giải thưởng khác.
Các diễn viên lồng tiếng đã nhiều lần tranh chấp với Fox về vấn đề lương bổng. Trong năm 1998 họ đã nghỉ làm việc, buộc Fox phải tăng lương họ từ $30.000 đến $125.000 mỗi show.
Một phim phỏng theo chương trình này đang được dựng và được trình chiếu vào ngày 27 tháng 7 năm 2007.
Ảnh hưởng
The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình, để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học, v.v. Vì thế, chương trình không những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học.
Sự thành công của chương trình này đã cho phép Fox và một số hệ thống truyền hình khác thí nghiệm với một số chương trình hoạt hình cho người lớn khác, như Family Guy, Futurama, King of the Hill, South Park, v.v. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc (từ D'oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford).
Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong thế kỷ 20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Nó là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chính thức
Trang của người hâm mộ
Phim truyền hình Mỹ thập niên 2000
Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010
Phim truyền hình hài kịch Mỹ thập niên 1990
Phim truyền hình Mỹ thập niên 1990
Chương trình truyền hình hài kịch Mỹ thập niên 2000
Phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ
Phim và người giành giải Annie
Chương trình truyền hình tiếng Anh
Chương trình truyền hình lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ
Chương trình mạng Fox
Chương trình truyền hình của 20th Century Fox Television
Sản phẩm phụ truyền hình |
6604 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%91n%20theo%20chi%E1%BB%81u%20gi%C3%B3 | Cuốn theo chiều gió | Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã giành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Nhan đề
Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm. Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang True, Not in Our Stars, và Tote the Weary Load. Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đầu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:
Nguyên văn:
I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind...
Scarlett O'Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở "Tara" có còn đứng vững hay đã bị "cuốn theo chiều gió quét qua Georgia" Theo cách hiểu chung, "Cuốn theo chiều gió" là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về "Cynara", cụm từ "cuốn theo chiều gió" ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.
Cốt truyện
Cuốn theo chiều gió được chia làm 5 phần:
Phần 1
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hampton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Phần 2
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Phần 3
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và anh đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Anh chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát anh.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Phần 4
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Phần 5
Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang - Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái anh yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Melanie tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp anh vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của anh. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi anh bảo nàng rằng anh sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lớn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?" và Rhett trả lời với giọng đầy hờ hững: "Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới" (After all, tomorrow is another day!)
Nhân vật
Gia đình Butler
Katie Scarlett O'Hara Hamilton Kennedy Butler: Nhân vật chính của tác phẩm, một cô gái xinh đẹp, con của một gia đình điền chủ giàu có ở đồn điền Tara, hạt Clayton, Georgia. Cô đã 3 lần kết hôn, tính tình ích kỷ, ngang bướng nhưng đầy nghị lực.
Rhett Butler: Người chồng thứ ba của Scarlett, một con người từng trải, mưu trí, vô cùng thông minh và sâu sắc, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm và có một tình yêu thương vô bờ bến với Scarlett và Bonnie.
Wade Hampton Hamilton: con trai của Scarlett và người chồng thứ nhất, Charles Hamilton.
Ella Lorena Kennedy: Con gái của Scarlett và người chồng thứ hai, Frank Kennedy.
Eugenie Victoria "Bonnie Blue" Butler: con gái của Scarlett và Rhett. Chết vì ngã ngựa.
Ross Butler: Em trai Rhett.
Rosemary Butler: Em gái Rhett.
Gia đình O'hara (đồn điền Tara)
Gerald O'Hara: Cha của Scarlett, một người Ireland thấp bé, phúc hậu và vui vẻ, gây dựng nên đồn điền Tara từ hai bàn tay trắng.
Ellen Robillard O'Hara: Mẹ của Scarlett, xuất thân trong một gia đình quý phái gốc Pháp ở Savannah, một mệnh phụ cao quý và đức hạnh, là chỗ dựa tinh thần của Scarlett cho đến khi bà qua đời vì bệnh thương hàn trong lúc Tara bị quân Yankee vây hãm.
Susan Eleanor "Suellen" O'Hara: Em gái thứ hai của Scarlett, một cô gái lười biếng và đua đòi.
Caroline Irene "Carreen" O'Hara: Em gái thứ ba của Scarlett, hiền lành và tốt bụng, không quên được cái chết của Brent nên vào tu viện Charleston.
Gerald O'hara. Jr: ba cậu con trai đã chết trước khi biết đi của Gerald.
Mammy: Bà vú da đen nghiêm khắc và cứng cỏi của Scarlett.
Pork: Nô lệ đầu tiên của Gerald O'Hara và vô cùng trung thành.
Dilcey: Vợ của Pork, được ông Gerald mua về từ Twelve Oaks.
Prissy: Con gái của Pork và Dilsey, vú em của Wade và ở cùng với Scarlett tại Atlanta thời kì đầu của chiến tranh.
Big Sam: Nô lệ da đen rất khỏe mạnh đã cứu Scarlett khỏi bị cưỡng hiếp tại Shantytown.
Will Benteen: Một người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó để giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng kết hôn với Suellen.
Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)
John Wilkes: Chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của Ashley, Honey và India.
George Ashley Wilkes: Chồng của Melanie và là người Scarlett theo đuổi đến gần hết tác phẩm. Một người đàn ông quý phái và hay mơ mộng, thông minh nhưng yếu đuối, dễ gục ngã trước thực tế.
Melanie Hamilton Wilkes: Vợ và là em họ của Ashley, em chồng Scarlett, một người phụ nữ quý phái, mảnh mai, hiền dịu, đôn hậu nhưng lại đầy nghị lực và sức mạnh tiềm ẩn, là điểm tựa tinh thần của Ashley và Scarlett. Nàng qua đời trong khi mang thai đứa con thứ hai vì không đủ sức khỏe.
Beauregard Wilkes: Con trai của Melanie và Ashley.
India Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley. Là một cô gái kì dị và ngang bướng. Đính hôn với Stuart Tarleton nhưng anh tử trận trong trận Gettysburg nên cô quyết tâm ở vậy. Sống với bà Pittypat sau khi Scarlett cưới Rhett.
Honey Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley, vợ chưa cưới của Charles Hamilton trước khi Scarlett lấy anh ta.
dino:
Gia đình Hamilton
Đại tá William. R. Hamilton: cha của Charles và Melanie, đã chết.
Chú Henry Hamilton: chú của Melanie và Charles, luật sư tại Atlanta, một ông già nhỏ nanh và vui tươi.
Cô Sarah Jane "Pittypat" Hamilton: Cô của Melanie và Charles, sống ở Atlanta, một đứa trẻ trong hình dáng của một bà cô đứng tuổi mập mạp.
Charles Hamilton: Anh trai của Melanie, chồng đầu tiên của Scarlett, cha của Wade Hampton. Tính tình nhút nhát, e thẹn, chết vì bệnh viêm phổi ở Nam Carolina sau 2 tháng lấy Scarlett.
Bác Peter: Nô lệ trung thành của nhà Hamilton.
Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)
Jim Tarleton: cha của 8 anh em Tarleton
Beatrice Tarleton: vợ của Jim, mẹ của 4 đứa con trai và 4 cô con gái, tính tình nóng nảy nhưng giàu tình thương, yêu ngựa như tính mạng.
Boyd Tarleton: con cả, hi sinh trong chiến tranh.
Thomas "Tom" Tarleton: con thứ, hi sinh tại trận Gettysburg
Stuart và Brenton Tarleton: Hai anh em song sinh nghịch ngợm, vui tươi, bạn thời thơ ấu của Scarlett, hi sinh tại trận Gettysburg
Hetty, Camilla, Randa, Elizabeth Tarleton: bốn cô con gái út nhà Tarleton.
Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)
Ông bác sĩ Fontaine: Hi sinh trong chiến tranh
Bà cụ Fontaine: Một bà già cằn cỗi khó tính, hay dạy bảo Scarlett
Joseph "Joe" Fontaine: hi sinh trong trận trận Gettysburg, chồng của Sally Munroe.
Tony Fontaine: Từng tham gia nội chiến, trốn đi Texas sau khi bắn chết một tên da đen để rửa nhục cho em dâu.
Alex Fontaine: Từng tham gia nội chiến, sau cưới chị dâu goá Sally Munroe.
Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)
Buck Munroe và Evan Munroe: điền chủ của Lovejoy.
La Fayette Munroe: con trai độc nhất, hi sinh tại trận Gettysburg, người yêu của Cathleen Calvert.
Sally Munroe Fontaine: con gái ông bà Munroe, vợ goá của Joe Fontaine, sau cưới Alex Fontaine.
Alice, Dimity, Letty Munroe: con gái ông bà Munroe.
Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)
Hugh Calvert: Điền chủ
Rainfort Calvert, Cade Calvert: hai con trai, đều hi sinh trong chiến tranh.
Cathleen Calvert Hilton: một cô gái xinh xắn nhưng rỗng tuếch, sau chiến tranh bị buộc phải lấy tên quản gia Yankee.
Hilton: quản gia người Yankee, chồng của Cathleen, góp phần gây ra cái chết của Gerald.
Gia đình Merriwether
Cụ ông Merriwether: bạn của chú Henry, là người lạc quan, vui vẻ, cũng tham dự vụ đột kích của Klan.
Bà Merriwether: quả phụ, con dâu cụ Merriwether, một trong những bà trụ cột ở Atlanta, tính tình nóng nảy, hay chỉ trích Scarlett.
Maybelle Merriwether Picard: con gái bà Merriwether
René Picard: người Créole, chồng của Maybelle.
Raoul Picard: con trai Maybelle và René
Gia đình Meade
Bác sĩ Meade: kênh kiệu, hay ra vẻ đạo đức, tham dự vụ đột kích của Klan và được Rhett cứu.
Darcy Meade: con trai cả của ông bà Medea, hy sinh tại trận Gettysburg.
Phil Meade: con trai thứ, cũng hy sinh trong chiến tranh.
Gia đình Elsing
Bà Elsing: một bà quả phụ kiểu cách, hay lên mặt dạy đời, một trong những trụ cột ở Atlanta.
Hugh Elsing: con trai bà Elsing, đốc công của Scarlett nhưng bị giáng xuống làm đánh xe.
Fanny Elsing Wellburn: con gái bà Elsing, người yêu của Dallas McLure, lấy Tommy Wellburn sau khi Dallas chết.
Tommy Wellburn: một phế binh, sau chiến tranh làm thầu khoán, chết cùng Frank Kennedy trong vụ đột kích của Klan.
Các nhân vật khác
Frank Kennedy: Trước là chồng chưa cưới của Suellen, sau trở thành chồng thứ hai của Scarlett, cha của Ella Lorena. Một người tốt bụng, chết trong một vụ đột kích của Ku Klux Klan để trả thù cho Scarlett.
Belle Watling: Gái mại dâm ở Atlanta, bạn thân của Rhett.
Jonas Wilkerson: Đốc công cũ tại Tara, cha của đứa con hoang của Emmie Slattery.
Emmie Slattery: Vợ Jonas Wilkerson, thuộc gia đình da trắng cặn bã, bị mọi người khinh bỉ.
Archie: Đánh xe và bảo vệ của Melanie, từng vào tù 40 năm vì tội giết người vợ ngoại tình.
Chuyển thể
Cuốn theo chiều gió được nhiều lần được đưa lên màn ảnh nhưng nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên năm 1939 với sự tham gia của Clark Gable và Vivien Leigh.
Tác phẩm cũng được chuyển thể thành vở nhạc kịch Scarlett, công diễn năm 1972 và vở nhạc kịch Cuốn theo chiều gió, công diễn năm 2008.
Đạo diễn Nhật Takarazuka Revue cũng soạn một vở nhạc kịch cùng tên phỏng theo bộ tiểu thuyết, công diễn lần đầu năm 1977.
Giải thưởng
Giải Pulitzer
Xem thêm
Nội chiến Hoa Kỳ.
Scarlett O'Hara.
Rhett Butler.
Melanie Wilkes
Ashley Wilkes
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Filmsite.org: Gone With the Wind (1939)
Gone With the Wind Timeline (Our Georgia History)
Tiểu thuyết của Margaret Mitchell
Tiểu thuyết chiến tranh
Tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer
Tiểu thuyết năm 1936
Nam Hoa Kỳ trong các tác phẩm giả tưởng |
6605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20k%E1%BB%B3%20Milankovitch | Chu kỳ Milankovitch | Chu kỳ Milankovitch là tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu của nó. Khái niệm này được nghiên cứu và đặt tên theo nhà địa vật lý và thiên văn người Serbia, Milutin Milanković. Vào những năm 1920, ông đã giả thuyết rằng độ lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai của quỹ đạo Trái Đất biến đổi theo một số mô hình, tạo ra các chu kỳ 100.000 năm của thời kỳ băng hà trong sự đóng băng thuộc kỷ Đệ tứ thuộc vài triệu năm gần đây. Trục tự quay của Trái Đất hoàn thành một chu kỳ tuế sai trong khoảng 26.000 năm. Cùng thời gian đó, quỹ đạo elíp cũng tự quay (chậm hơn), dẫn đến chu kỳ 22.000 năm của các điểm phân. Ngoài ra độ nghiêng của trục Trái Đất tương đối so với Mặt Trời cũng dao động trong khoảng 21,5° đến 24,5° và hoàn thành một chu kỳ sau 41.000 năm. Hiện nay, trục Trái Đất nghiêng khoảng 23,5° so với đường trực giao của mặt phẳng quỹ đạo.
Học thuyết Milankovitch về thay đổi khí hậu không hoàn hảo: về chi tiết cụ thể thì các thay đổi lớn nhất là nằm ở thang thời gian 100.000 năm nhưng ảnh hưởng là tương đối nhỏ ở thang thời gian này - xem thời kỳ băng hà để có thêm thông tin. Các hiện tượng khác (từ hiệu ứng của CO2 hay từ động lực học các lớp băng) được viện dẫn để giải thích sai khác này.
Các học thuyết tương tự của Milankovitch được Joseph Adhemar, James Croll và một số nhà khoa học khác đưa ra, nhưng sự kiểm chứng rất khó khăn vì sự thiếu vắng các chứng cứ thời gian tin cậy được hay sự nghi ngờ là các thời kỳ nào là quan trọng một cách chính xác. Người ta vẫn chưa thể nghiên cứu được các biến đổi trong lòng đại dương và bài báo quan trọng của Hayes, Imbrie và Shackleton "Các biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: người hướng dẫn của thời kỳ băng hà" trong tạp chí "Science" năm 1976, đã làm cho học thuyết đạt đến trạng thái hiện tại của nó.
Các chuyển động của Trái Đất
Do Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh Mặt Trời trên quỹ đạo, một vài biến thiên chu kỳ đã diễn ra. Mặc dù các đường cong có một lượng lớn các thành phần có dạng hình sin, nhưng rất ít thành phần là chủ yếu. Milankovitch nghiên cứu các thay đổi trong độ lệch tâm, độ nghiêng và tuế sai trong các chuyển động của Trái Đất. Các thay đổi như vậy trong chuyển động và định hướng làm thay đổi lượng và khu vực nhận bức xạ từ Mặt Trời. Milankovitch nhấn mạnh nghiên cứu các thay đổi được ghi nhận tại 65° B vì một lượng lớn lục địa ở vĩ độ đó. Các khối đất đai có phản ứng với các thay đổi nhiệt độ nhanh hơn nhiều so với các đại dương, bởi vì đất có nhiệt dung thể tích thấp hơn nước, và nước ở bề mặt và ở dưới sâu có sự pha trộn.
Hình dạng quỹ đạo
Độ lệch tâm hay hình dạng của quỹ đạo của Trái Đất, dao động từ gần như tròn (độ lệch tâm nhỏ nhất, khoảng 0,000055) tới hình elip vừa phải (độ lệch tâm lớn nhất, khoảng 0,0679). Trung bình nhân hay trung bình logarit của độ lệch tâm là 0,0019. Thành phần chủ yếu của các biến đổi này diễn ra với chu kỳ 413.000 năm (độ biến thiên của độ lệch tâm là ±0,012). Các thành phần khác dao động trong khoảng 95.000 và 136.000 năm và chúng có liên hệ lỏng lẻo trong chu kỳ 100.000 năm (các biến thiên từ -0,03 tới +0,02). Độ lệch tâm hiện tại là 0,017 và đang có chiều hướng giảm.
Độ lệch tâm biến thiên chủ yếu là do tác động hấp dẫn từ Sao Mộc và Sao Thổ. Tuy nhiên bán trục lớn của hình elip quỹ đạo vẫn giữ không đổi; theo thuyết nhiễu loạn tính toán tiến hóa của quỹ đạo, bán trục lớn là bất biến. Chu kỳ quỹ đạo (thời gian của một năm thiên văn) cũng là bất biến, bởi vì theo định luật Kepler thứ ba, nó hoàn toàn được xác định bởi bán trục lớn. Do bán trục lớn không đổi nên khi quỹ đạo Trái Đất lệch tâm nhiều hơn, bán trục bé sẽ ngắn đi. Điều này làm tăng mức độ của các thay đổi theo mùa.
Hiện tại, chênh lệch của điểm gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật) và điểm xa nhất (điểm viễn nhật) chỉ là 3,4% (). Chênh lệch này có nghĩa là khoảng 6,8% trong chênh lệch của bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất. Điểm cận nhật hiện tại diễn ra khoảng ngày 3 tháng 1, trong khi điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 tháng 7. Khi quỹ đạo là elíp nhiều hơn, lượng bức xạ Mặt Trời ở điểm cận nhật sẽ có thể lớn hơn tới 23% so với điểm viễn nhật. Tuy nhiên, độ lệch tâm quỹ đạo Trái Đất là luôn rất nhỏ nên biến thiên bức xạ trên quỹ đạo là một nhân tố rất nhỏ trong biến thiên khí hậu theo mùa, so với độ nghiêng trục quay và thậm chí với sự dễ dàng tăng nhiệt của các khối lục địa lớn hơn ở bán cầu Bắc.
Các mùa thiên văn là các góc phần tư của quỹ đạo Trái Đất, được đánh dấu bởi hai điểm phân và hai điểm chí. Định luật Kepler thứ hai khẳng định rằng một khoảng cách của một thiên thể trên quỹ đạo quét qua các diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau; do đó tốc độ quỹ đạo là lớn nhất quanh điểm cận nhật và nhỏ nhất quanh điểm viễn nhật. Trái Đất tốn ít thời gian hơn khi nó đi quanh điểm cận nhật so với điểm viễn nhật. Điều này có nghĩa là độ dài của các mùa là khác nhau. Hiện nay, điểm cận nhật xảy ra quanh ngày 3 tháng 1, nên vận tốc quỹ đạo của Trái Đất làm ngắn thời gian của các mùa đông và mùa thu ở Bắc Bán cầu. Mùa hè ở Bắc Bán cầu dài hơn khoảng 4,66 ngày so với mùa đông, và mùa xuân dài hơn 2,9 ngày so với mùa thu. Độ lệch tâm quỹ đạo lớn hơn làm tăng biến thiên vận tốc quỹ đạo của Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đạo của Trái Đất đang trở nên ít lệch tâm hơn (gần tròn hơn); điều này dẫn đến độ dài các mùa trong tương lai gần đều nhau hơn.
Độ nghiêng trục tự quay
Góc nghiêng của trục tự quay của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo có dao động, với sự thay đổi nhỏ khoảng 2,4° trong chu kỳ khoảng 41.000 năm. Hiện tại độ nghiêng của trục tự quay của Trái Đất là khoảng 23,5° so với mặt phẳng quỹ đạo, nằm gần giữa khoảng biến thiên. Độ nghiêng trục đã đạt tới cực đại gần đây nhất vào năm 8700 TCN và bây giờ đang trong pha giảm của chu kỳ, và sẽ đạt tới cực tiểu vào khoảng năm 11,800 SCN. Độ nghiêng trục quay tăng dẫn đến biên độ của chu kỳ bức xạ theo mùa tăng. Tuy nhiên, các tác động này là không đều trên toàn bề mặt Trái Đất. Tại các vĩ độ cao hơn, độ nghiêng tăng sẽ làm tăng tổng bức xạ Mặt Trời hàng năm, và tại gần xích đạo, điều này sẽ giảm.
Khi độ nghiêng của trục đạt tới 24,5°, các mùa đông trở nên lạnh hơn và mùa hè trở nên nóng hơn so với khi độ nghiêng chỉ là 22,1°. Khi độ nghiêng giảm như hiện tại thì dẫn đến mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn, và khí hậu có xu hướng mát hơn. Bởi phần lớn băng tuyết của hành tinh nằm ở các vĩ độ cao, độ nghiêng giảm sẽ thúc đẩy sự kết thúc của một thời kỳ gian băng và bắt đầu một thời kỳ băng hà do hai lý do: 1) bức xạ vào mùa hè thấp hơn trên toàn cầu, và 2) bức xạ tại các vĩ độ cao giảm xuống (khiến cho băng tuyết tại mùa đông trước đó tan ít hơn).
Tiến động của trục tự quay
Tuế sai của các điểm phân hay tiến động trục quay là sự thay đổi trong định hướng của trục tự quay của Trái Đất tương đối so với nền sao cố định, với chu kỳ 25 771,5 năm. Một hệ quả trực tiếp của chuyển động này là trong tương lai Polaris sẽ không còn là sao Bắc cực. Chuyển động tuế sai được gây ra chủ yếu bởi các lực thủy triều tác dụng bởi Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất tự quay, cả hai thiên thể có đóng góp khoảng cùng bậc độ lớn vào hiệu ứng này. Khi trục tự quay được định hướng để nó hướng tới Mặt Trời ở điểm cận nhật, một bán cầu sẽ có sự chênh lệch về bức xạ lớn hơn giữa các mùa trong khi bán cầu kia sẽ có các mùa ôn hòa hơn. Hiện nay, Trái Đất đang định hướng nghiêng sao cho thời điểm cận nhật xảy ra vào mùa hè ở Nam Bán cầu. Điều này có nghĩa là do trục quay nghiêng khiến cho Nam Bán cầu hướng về phía Mặt Trời, và khoảng cách gần hơn của Trái Đất; bức xạ Mặt Trời sẽ đạt cực đại vào mùa hè ở Nam Bán cầu, và cực tiểu vào mùa đông tại điểm viễn nhật. Do đó trục quay nghiêng và khoảng cách có tác động tăng cường, khiến cho biến thiên bức xạ theo mùa tại Nam Bán cầu chênh lệch lớn hơn. Trong khi đó tại Bắc Bán cầu, hai nhân tố này lại có tác động đối lập: phía bắc nghiêng về Mặt Trời khi Trái Đất ở khoảng cách xa nhất so với Mặt Trời, dẫn đến biến thiên bức xạ chênh lệch ít hơn.
13 000 năm sau hiện nay, tuế sai dẫn đến phía bắc sẽ nghiêng về Mặt Trời khi Trái Đất ở điểm cận nhật. Khi đó, ngược lại với hiện nay, hướng nghiêng trục và độ lệch tâm quỹ đạo (khoảng cách) sẽ đóng góp tăng cường vào sự tăng bức xạ Mặt Trời cực đại trong mùa hè tại Bắc Bán cầu. Tuế sai trục dẫn đến biến thiên bức xạ chênh lệch lớn hơn ở Bắc Bán cầu và chênh lệch thấp hơn ở Nam Bán cầu. Khi trục tuế sai sao cho các điểm phân mùa xuân và mùa thu xảy ra tại các điểm cận viễn, hướng nghiêng của trục và độ lệch tâm quỹ đạo không có tác động tăng cường hay đối lập nhau, hai bán cầu sẽ có sự tương phản tương tự giữa các mùa.
Tiến động của cận điểm quỹ đạo
Bản thân quỹ đạo elip quay tiến động trong không gian một cách không đều, hoàn thành một chu kỳ sau mỗi 112 000 năm tương đối với các sao cố định. Điểm cận nhật quay tiến động trong mặt phẳng hoàng đạo và khiến cho định hướng quỹ đạo Trái Đất so với hoàng đạo thay đổi. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do tương tác từ các hành tinh lớn Sao Mộc và Sao Thổ. Những đóng góp nhỏ hơn đến từ hình dạng cầu dẹt của Mặt Trời và các hiệu ứng tương đối rộng, đã được biết đến nhiều với quỹ đạo của Sao Thủy.
Tiến động cận điểm kết hợp với chu kỳ 25 771,5 năm của tiến động hay tuế sai trục (xem trên) thay đổi vị trí trong năm mà Trái Đất tới điểm cận nhật. Tiến động cận điểm rút ngắn chu kỳ này đến trung bình 23 000 năm (biến thiên giữa 20 800 và 29 000 năm).
Các mùa sẽ dần xảy ra sớm hơn trong năm khi định hướng quỹ đạo của Trái Đất thay đổi. Tác động của tiến động tới các mùa đến từ chuyển động không đều của Trái Đất trên quỹ đạo (xem ở trên). Mùa đông, chẳng hạn, sẽ xảy ra tại một thời điểm sớm hơn trên quỹ đạo. Khi hai củng điểm của Trái Đất (các khoảng cách cực trị tới Mặt Trời) trùng với các điểm phân, độ dài tổng cộng của mùa xuân và mùa hạ sẽ bằng của mùa thu và mùa xuân. Khi chúng trùng với các điểm chí, chênh lệch trong độ dài của những mùa này sẽ là lớn nhất.
Độ nghiêng quỹ đạo
Quỹ đạo Trái Đất sẽ nghiêng lên trên hay xuống dưới tương đối so với quỹ đạo hiện tại. Milankovitch đã không nghiên cứu chuyển động trong không gian ba chiều này. Biến thiên trong độ nghiêng quỹ đạo còn được gọi là "tuế sai của hoàng đạo" hay "tiến động hành tinh".
Các nhà nghiên cứu gần đây nhận ra chuyển động này và chuyển động tương đối của quỹ đạo Trái Đất so với các quỹ đạo của các hành tinh khác. Mặt phẳng bất biến là mặt phẳng tượng trưng cho xung lượng góc của hệ Mặt Trời, là xấp xỉ với mặt phẳng quỹ đạo của Mộc Tinh. Hiện tại độ nghiêng của quỹ đạo Trái Đất so với mặt phẳng bất biến là 1,57°. Chu kỳ của độ nghiêng đo được là khoảng 70.000 năm so với quỹ đạo Trái Đất, nhưng so với mặt phẳng bất biến (độc lập với quỹ đạo Trái Đất) nó có chu kỳ 100.000 năm. Chu kỳ này rất giống với chu kỳ 100.000 năm của độ lệch tâm quỹ đạo. Cả hai chu kỳ gần như phù hợp với mô hình 100.000 năm của thời kỳ băng hà.
Người ta cho rằng đĩa bụi và mảnh vỡ vũ trụ nằm trong mặt phẳng bất biến và nó có ảnh hưởng theo một số cách thức nào đó lên khí hậu Trái Đất. Hiện tại Trái Đất chuyển động ngang qua mặt phẳng này trong khoảng từ ngày 9 tháng 1 đến 9 tháng 7, khi người ta phát hiện bằng rađa sự gia tăng của các sao băng và các đám mây thuộc tầng giữa của khí quyển có liên quan đến hiện tượng sao băng.
Các vấn đề
Có một số khó khăn trong việc hòa nhập lý thuyết với các dữ liệu quan trắc.
Vấn đề 100 kỷ
Vấn đề 100.000 năm là các biến thiên của độ lệch tâm có ảnh hưởng nhỏ hơn đáng kể tới tác động của Mặt Trời so với tuế sai hay độ xiên và vì thế có lẽ là nó tạo ra các hiệu ứng yếu nhất. Tuy nhiên, các quan sát chỉ ra rằng trong vòng 1 triệu năm gần đây thì các thay đổi lớn nhất của khí hậu là có chu kỳ 100.000 năm. Ngoài ra, mặc dù chu kỳ 100.000 năm là tương đối lớn, một số người vẫn bác bỏ do họ cho rằng độ lớn của các ghi chép về khí hậu chưa đủ lớn để có thể thiết lập quan hệ đáng chú ý xét về mặt thống kê giữa khí hậu và độ lệch tâm.
Vấn đề 400 kỷ
Vấn đề 400.000 năm là các biến thiên của độ lệch tâm có chu kỳ 400.000 năm. Chu kỳ tương tự như vậy đã không được phát hiện trong thay đổi khí hậu. Nếu các biến thiên 100 kỷ là có hiệu ứng mạnh như vậy thì các biến thiên chu kỳ 400 kỷ cũng sẽ phải được phát hiện. Điều này còn được biết đến như là vấn đề giai đoạn 11, sau khi giai đoạn giữa các thời kỳ băng hà trong trạng thái đồng vị đại dương 11 là điều không chờ đợi nếu chu kỳ 400.000 năm có tác động lên khí hậu.
Vấn đề giai đoạn 5
Vấn đề giai đoạn 5 chỉ tới khoảng thời gian của giai đoạn cuối trong khoảng thời gian giữa hai thời kỳ băng hà (trong giai đoạn đồng vị đại dương 5) mà dường như xuất hiện 10 nghìn năm trước khi tác động của Mặt Trời được giả thuyết hóa là sinh ra nó. Vấn đề này còn được nhắc tới như là vấn đề nhân quả, bởi vì hệ quả xảy ra trước nguyên nhân.
Hiệu ứng trội hơn nguyên nhân
Các hiệu ứng của các biến thiên này chủ yếu được coi là do các biến thiên trong cường độ chiếu xạ mặt trời lên các phần khác nhau của địa cầu. Các quan sát chỉ ra rằng thay đổi của khí hậu là mạnh hơn nhiều so với các biến đổi được tính toán. Một số các đặc trưng bên trong của hệ thống khí hậu được coi là nhạy cảm với các thay đổi của sự chiếu sáng, sinh ra sự khuếch đại các phản ứng có hiệu ứng dương và triệt tiêu các phản ứng có hiệu ứng âm.
Vấn đề không chia đỉnh
Vấn đề không chia đỉnh chỉ tới một thực tế là độ lệch tâm có các biến thiên chia tách được theo hai chu kỳ 95 và 125 kỷ. Các dữ liệu đủ lớn và chính xác về thay đổi khí hậu cần phải có khả năng tách bạch ra theo cả hai chu kỳ, nhưng cho tới nay mọi ghi chép về khí hậu chỉ ra duy nhất 1 chu kỳ đơn theo 100 kỷ. Nó là điểm gây tranh cãi là chất lượng của các dữ liệu hiện có đã đủ đảm bảo để chia tách cả hai chu kỳ hay chưa.
Vấn đề chuyển tiếp
Vấn đề chuyển tiếp chỉ tới sự thay đổi trong tần số của các biến thiên khí hậu 1 triệu năm trước. Từ 1-3 triệu năm trước, khí hậu có mô hình chủ đạo phù hợp với chu kỳ 41 kỷ của độ xiên. Sau 1 triệu năm trước, nó thay đổi thành chu kỳ 100 kỷ phù hợp với độ lệch tâm. Không có lý do nào được đưa ra cho sự thay đổi này.
Các trạng thái hiện tại
Lượng bức xạ mặt trời ở bắc bán cầu tại vĩ độ 65° bắc được coi như là có liên quan tới sự diễn ra của thời kỳ băng hà. Các tính toán thiên văn chỉ ra rằng bức xạ mùa hè ở 65° bắc phải tăng dần lên trong 25.000 năm tiếp theo và không có bức xạ mùa hè nào ở 65° bắc giảm đủ mạnh để sinh ra thời kỳ băng hà trong vòng 50.000 - 100.000 năm tiếp theo.
Hiện tại mùa hè ở nam bán cầu diễn ra khi Trái Đất nằm gần điểm cận nhật và mùa đông diễn ra khi Trái Đất nằm gần điểm viễn nhật. Vì thế sự chênh lệch giữa các mùa ở nam bán cầu ở một mức độ nào đó là rõ ràng hơn so với bắc bán cầu. Độ lệch tâm tương đối nhỏ của quỹ đạo hiện tại sinh ra khoảng 6,8% chênh lệch trong lượng bức xạ từ mặt trời trong mùa hè của hai bán cầu.
Tương lai
Các biến thiên quỹ đạo là dự đoán trước được, do vậy nếu có một mô hình chỉ ra được mối liên hệ giữa các biến thiên quỹ đạo và khí hậu, thì ta có thể cho chạy mô hình này để "dự báo" khí hậu trong tương lai. Có hai điểm cần lưu ý: thứ nhất, các hiệu ứng nhân tạo (như sự ấm toàn cầu) có thể sinh ra những ảnh hưởng lớn, ít nhất là ngắn hạn; và thứ hai là cơ chế mà sự thay đổi trong quỹ đạo ảnh hưởng tới khí hậu vẫn chưa được hiểu rõ, vẫn chưa có một mô hình đủ phù hợp chứng minh mối liên quan giữa khí hậu và các thay đổi quỹ đạo này.
Nghiên cứu năm 1980 của Imbrie thông thường được trích dẫn và Imbrie đã xác định rằng "Bỏ qua các nguồn nhân tạo và các nguồn có thể khác của các biến thiên có ảnh hưởng ở tần số cao hơn một chu kỳ 19.000 năm, mô hình này dự báo rằng sự nguội dài hạn có xu hướng bắt đầu diễn ra cách đây khoảng 6.000 năm trước và sẽ còn tiếp tục trong vòng 23.000 năm tiếp theo."
Những công trình gần đây của Berger và Loutre cho rằng khí hậu ấm hiện tại có thể kéo dài trong 50.000 năm nữa.
Tham khảo
Bằng tiếng Anh:
Richard A Muller, Gordon J MacDonald (1997). "Glacial Cycles and Astronomical Forcing". Science 277 (1997/07/11): Trang 215-218.
Origin of the 100 kyr Glacial Cycle: eccentricity or orbital inclination?. Richard A Muller. Truy cập on 2 tháng 3 năm 2005.
Carl Wunsch (2004). "Quantitative estimate of the Milankovitch-forced contribution to observed Quaternary climate change". Quaternary Science Reviews 23: 1001-1012. DOI: 10.1016/j.quascirev.2004.02.014
J Imbrie, J Z Imbrie (1980). "Modeling the Climatic Response to Orbital Variations". Science 207 (29/02/1980): 943-953.
Berger A, Loutre MF (2002). "Climate: An exceptionally long interglacial ahead?". Science 297: 1287-1288.
Liên kết ngoài
Bằng tiếng Anh:
Milankovitch Cycles and Glaciation
The Milankovitch band
Some history of the adoption of the Milankovitch hypothesis (and an alternative)
More detail on orbital obliquity also matching climate patterns
Graph of variation in insolation . Note 20.000 year, 100.000 year, and 400.000 year cycles are clearly visible.
Milutin Milankovitch On the Shoulders of Giants. Truy cập on March 2 2005
Băng quyển học
Lịch sử khí hậu
Cơ học thiên thể
Khoa học Trái Đất
Thuật ngữ thiên văn học
Kỷ băng hà
Hiện tượng định kỳ |
6617 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A5u%20tr%C3%BAc%20tinh%20th%E1%BB%83 | Cấu trúc tinh thể | Trong khoáng vật học và tinh thể học, một cấu trúc tinh thể là một sự sắp xếp đặc biệt của các nguyên tử trong tinh thể. Một cấu trúc tinh thể gồm có một ô cơ sở và rất nhiều các nguyên tử sắp xếp theo một cách đặc biệt; vị trí của chúng được lặp lại một cách tuần hoàn trong không gian ba chiều theo một mạng Bravais. Kích thước của ô đơn vị theo các chiều khác nhau được gọi là các thông số mạng hay hằng số mạng. Tùy thuộc vào tính chất đối xứng của ô đơn vị mà tinh thể đó thuộc vào một trong các nhóm không gian khác nhau.
Cấu trúc và đối xứng của tinh thể có vai trò rất quan trọng với các tính chất liên kết, tính chất điện, tính chất quang,... của tinh thể.
Ô đơn vị
Ô đơn vị là một cách sắp xếp của các nguyên tử trong không gian ba chiều, nếu ta lặp lại nó thì nó sẽ chiếm đầy không gian và sẽ tạo nên tinh thể. Vị trí của các nguyên tử trong ô đơn vị được mô tả bằng một hệ đơn vị hay còn gọi là một hệ cơ sở bao gồm ba thông số tương ứng với ba chiều của không gian .
Đối với mỗi cấu trúc tinh thể, tồn tại một ô đơn vị quy ước, thường được chọn để mạng tinh thể có tính đối xứng cao nhất. Tuy vậy, ô đơn vị quy ước không phải luôn luôn là lựa chọn nhỏ nhất. Ô mạng cơ sở ( Tế bào đơn vị) mới là một lựa chọn nhỏ nhất mà từ đó ta có thể tạo nên tinh thể bằng cách lặp lại ô nguyên tố. Ô Wigner-Seitz là một loại ô nguyên tố mà có tính đối xứng giống như của mạng tinh thể.
Hệ tinh thể
Hệ tinh thể là một nhóm điểm của các mạng tinh thể (tập hợp các phép đối xứng quay và đối xứng phản xạ mà một điểm của mạng tinh thể không biến đối). Hệ tinh thể không có các nguyên tử trong các ô đơn vị. Nó chỉ là những biểu diễn hình học mà thôi. Có tất cả bảy hệ tinh thể. Hệ tinh thể đơn giản nhất và đối xứng cao nhất là hệ lập phương, các hệ tinh thể khác có tính đối xứng thấp hơn là: hệ sáu phương, hệ bốn phương, hệ ba phương (còn gọi là hình mặt thoi), hệ thoi, hệ một nghiêng, hệ ba nghiêng. Một số nhà tinh thể học coi hệ tinh thể ba phương là một phần của hệ tinh thể sáu phương.
Phân loại các loại mạng tinh thể
Mạng Bravais là một tập hợp các điểm tạo thành từ một điểm duy nhất theo các bước rời rạc xác định bởi các véc tơ cơ sở. Trong không gian ba chiều có tồn tại 14 mạng Bravais (phân biệt với nhau bởi các nhóm không gian). Tất các vật liệu có cấu trúc tinh thể đều thuộc vào một trong các mạng Bravais này (không tính đến các giả tinh thể). 14 mạng tinh thể được phân theo các hệ tinh thể khác nhau được trình bày ở phía bên phải của bảng.
Cấu trúc tinh thể là một trong các mạng tinh thể với một ô đơn vị và các nguyên tử có mặt tại các nút mạng của các ô đơn vị nói trên.
Nhóm điểm và nhóm không gian
Nhóm điểm tinh thể học hoặc lớp tinh thể là một tập hợp các phép đối xứng không tịnh tiến mà dưới tác dụng của các phép đối xứng đó, tinh thể trở lại vị trí như cũ. Có tất cả 32 lớp tinh thể.
Nhóm không gian của một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ các phép đối xứng tịnh tiến bổ sung vào các phép đối xứng của các nhóm điểm. Có tất cả 230 nhóm không gian như vậy.
Sai hỏng mạng
Các tinh thể thực thường có các sai hỏng mạng hoặc là các điểm bất thường có mặt trong cấu trúc tinh thể lý tưởng nói ở trên. Các sai hỏng này có vai trò quyết định đến tính chất cơ và điện của các tinh thể thực. Đặc biệt là bất định xứ trong tinh thể cho phép tinh thể biến dạng dễ dàng hơn nhiều so với tinh thể hoàn hảo.
Xem thêm
Mạng tinh thể
Tinh thể học
Sai hỏng mạng tinh thể
Nuôi tinh thể
Tinh thể lỏng
Liên kết tinh thể
Tinh thể mầm
Khoa học vật liệu
Công nghệ vật liệu
Gốm
Kim loại học
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Appendix A from the manual for Atoms, software for XAFS
Intro to Minerals: Crystal Class and System
Tinh thể học
Khoáng vật học
Khoa học vật liệu
Vật lý vật chất ngưng tụ
Thuộc tính hóa học |
6622 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Martin%20Luther | Martin Luther | Martin Luther (; ; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là một nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.
Thần học theo quan điểm của Luther đã thách thức thẩm quyền của Giáo hoàng khi rao giảng niềm xác tín rằng Kinh Thánh là nguồn vô ngộ (không sai lầm) duy nhất của thẩm quyền tôn giáo, và địa vị tư tế được dành cho tất cả tín hữu (không dành riêng cho giới tăng lữ). Theo Luther, con người chỉ có thể được cứu rỗi bởi sự ăn năn thật, và bởi đức tin tiếp nhận Giê-su là Đấng Messiah, mà không cần vai trò trung gian của giáo hội. Thần học Luther là ý thức hệ soi dẫn cuộc Cải cách Kháng Cách và làm thay đổi dòng lịch sử nền văn minh phương Tây. Trên cơ sở những xác tín này Luther theo nhận thức của ông, muốn cải cách sự phát triển sai lầm của giáo hội và khôi phục lại giáo hội trong tình trạng khởi đầu. Trái với ý định ban đầu của Luther, đã có một sự phân ly trong giáo hội qua sự hình thành các Giáo hội Luther và các giáo phái khác của đạo Tin Lành.
Sau khi từ chối thần phục thẩm quyền Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã và bị Giáo hội Công giáo Rôma dứt phép thông công, Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trong bối cảnh Tây Âu thời Trung Cổ với sự hiệp nhất chặt chẽ giữa Giáo hội Công giáo với các nhà cầm quyền thế tục, sự kiện học thuyết Luther về các quyền tự do cá nhân được phổ biến rộng rãi và giành được sự ủng hộ tích cực được xem là một hiện tượng chưa từng xảy ra.
Tư tưởng của Luther ảnh hưởng sâu đậm đến nền thần học của các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách, cũng như các truyền thống Cơ Đốc giáo khác. Nỗ lực của ông nhằm kêu gọi giáo hội trở về với sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã dẫn đến sự hình thành những trào lưu mới trong Cơ Đốc giáo.
Bản dịch Kinh Thánh của Luther sang tiếng địa phương, cùng những nỗ lực đem Kinh Thánh đến với người dân thường đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trên đời sống tôn giáo và văn hóa Đức. Bản dịch này cũng đã giúp chuẩn hoá Đức ngữ, và góp phần cải thiện kỹ năng dịch thuật, cũng như tạo ảnh hưởng trên bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ King James.
Luther bắt đầu thuyết giảng bác bỏ phép giải tội, và theo truyền thuyết, ông treo 95 luận đề tại cửa nhà thờ của lâu đài Wittenberg (nơi treo các thông báo của viện đại học), theo thông lệ vào thời ấy, nhằm mở ra cuộc tranh luận về phép giải tội. Những luận đề của Luther tố cáo sự tham lam và tinh thần thế tục đang phổ biến trong giáo hội (thể hiện qua việc bán phép giải tội), và yêu cầu mở ra tranh luận về thần học. Ngay tức khắc các luận đề này được dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Đức, được in ấn, và phổ biến. Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử có sự hỗ trợ của máy in. Chỉ trong vòng hai tuần lễ chúng đã được phổ biến rộng rãi trên toàn nước Đức, và chỉ trong hai tháng chúng được tìm thấy trên toàn lãnh thổ châu Âu.
Phản ứng của Giáo hoàng
Sau khi tỏ ra xem thường "gã người Đức viết các luận đề khi say rượu, khi tỉnh ra anh ta sẽ đổi ý", Giáo hoàng Leo X vào năm 1518 chỉ thị Silvester Mazzolini, giáo sư thần học Dòng Đa Minh, xem xét vấn đề này. Nhận thấy Luther là một mối nguy hiểm tiềm tàng, Mazzolini công bố Martin Luther là kẻ dị giáo và viết một bài phản bác các luận đề nhằm khẳng định thẩm quyền của Giáo hoàng trên giáo hội Công giáo và khuyến cáo bất cứ sự chệch hướng nào cũng bị coi là dị giáo.
Khi đang tham dự một hội nghị của Dòng Augustinô tại Heidelberg, Martin Luther nhận được lệnh triệu tập đến La Mã. Trong khi vẫn tỏ ý trung thành với giáo hội, ông bắt đầu bác bỏ quyền lực tuyệt đối của Giáo hoàng.
Vì muốn giữ sự hoà hảo với Vương hầu Frederick, người có khả năng được bầu chọn làm hoàng đế cho Đế quốc La Mã Thần thánh và đang tỏ ra muốn bảo vệ Martin Luther, Giáo hoàng chọn giải pháp ôn hoà nhằm thuyết phục Martin Luther ngưng đả kích giáo hội rồi viết thư tỏ ý thuận phục Giáo hoàng và soạn một luận văn nhằm tôn vinh giáo hội La Mã. Bức thư được viết nhưng không được gởi đi vì Martin Luther vẫn giữ nguyên chính kiến, sau này ông cũng viết một luận văn nhưng nhằm mục đích bác bỏ mọi linh nghiệm của phép giải tội dù ông vẫn thừa nhận ngục luyện tội, phép giải tội và sự cầu thay của các thánh.
Cùng với một người bạn, Carlstadt, Martin Luther tham dự cuộc tranh luận với John Eck tại Leipzig từ 27 tháng 6 – đến 18 tháng 7 năm 1519. Tại đây ông đã bác bỏ quyền lực tối thượng của ngai Giáo hoàng, cho rằng "quyền cầm giữ chìa khoá nước Trời" là được ban cho toàn thể Hội thánh (nghĩa là cho tất cả tín hữu), ông cũng khẳng định rằng giáo hội La Mã không giữ vai trò ưu việt nào trong sự cứu rỗi.
Bất đồng gia tăng
Trong khi đó, các tác phẩm của Martin Luther ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn, lan truyền đến Pháp, Anh, và Ý vào đầu năm 1519. Nhiều sinh viên tìm đến Wittenberg để nghe các bài thuyết giảng của Martin Luther và Philipp Melancthon. Năm 1518, Melancthon tìm đến để cộng tác với Luther.
Trong Thư gửi giới Quý tộc Đức, ấn hành vào tháng 8 năm 1520, Luther tin rằng cuộc cải cách đến từ ý muốn của Thiên Chúa nhưng đã bị khước từ bởi Giáo hoàng và giới tăng lữ, ông cũng kêu gọi cải cách nhiều lãnh vực từ trong giáo hội ra ngoài xã hội. Trong Đường dẫn đến sự Lưu đày tại Babylon của Giáo hội ông luận bàn về các thánh lễ, bác bỏ chủ nghĩa hình thức trong cử hành các thánh lễ và, theo ông, chỉ có Tiệc Thánh và Báp têm nên được kể là thánh lễ.
Ngày 15 tháng 6 năm 1520, Giáo hoàng cảnh cáo Luther (chiếu chỉ Exsurge Domine) có thể bị dứt phép thông công (vạ tuyệt thông) nếu trong vòng 60 ngày không chịu rút lại 41 câu, trong đó có 95 luận đề.
Sau khi thẳng thừng khước từ vâng phục mệnh lệnh của Giáo hoàng, ngày 3 tháng 1 năm 1521, Martin Luther bị khai trừ khỏi giáo hội.
Nghị viện Worms
Hoàng đế Thánh chế La Mã là Karl V khai mạc Nghị viện của Đế chế tại Worms ngày 22 tháng 1 năm 1521. Martin Luther được triệu tập để xác định lập trường của mình trước hoàng đế và nghị viện. Ông được hoàng đế cam kết bảo vệ an toàn trong thời gian này.
Tại đây, John Eck, trong tư cách là phát ngôn nhân của hoàng đế, đối diện Luther với câu hỏi: "Ông có đồng ý bác bỏ các cuốn sách của ông cùng những điều lầm lạc được chép ở trong?". Câu trả lời của Luther là: "Trừ khi được thuyết phục bởi Thánh Kinh và lý trí – tôi không công nhận thẩm quyền của các giáo hoàng và các công đồng vì họ tự mâu thuẫn với nhau – lương tâm của tôi chỉ thuận phục Lời của Thiên Chúa, bởi vì chống lại lương tâm thì không đúng và cũng không an toàn".
Trong năm ngày kế tiếp, các phiên họp kín được triệu tập để quyết định số phận của Luther. Ngày 25 tháng 5 năm 1521, Hoàng đế trình bày bản thảo Chiếu chỉ Worms tuyên bố Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật, cấm các tác phẩm của ông, và yêu cầu bắt giữ ông, "Ta muốn bắt giữ và trừng phạt hắn như là một tên dị giáo xấu xa."
Chiếu chỉ kể là tội phạm bất cứ ai chứa chấp hoặc cấp dưỡng cho Luther, và cho phép mọi người giết Luther mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ẩn náu tại lâu đài Wartburg
Việc Martin Luther mất tích trên đường về là một phần trong kế hoạch của Vương hầu Frederick nhằm bảo vệ ông. Một nhóm gồm năm kỵ sĩ bịt mặt chặn bắt Martin Luther khi ông vừa rời khỏi Nghị viện Worms và đưa ông về lâu đài Wartburg. Tại đây ông phải mặc trang phục hiệp sĩ, để râu dài và được gọi dưới tên Junker Jorg (Hiệp sĩ George).
Trong thời gian ẩn dật, Luther vẫn tiếp tục làm việc cật lực, lần này ông bắt tay dịch sang tiếng Đức bản Kinh Thánh Tân Ước nổi tiếng (được ấn hành năm 1522).
Trong khi đó, các thành phần cực đoan bắt đầu gây dựng thanh thế bên trong phong trào cải cách, và đặt phong trào còn non trẻ này vào nguy cơ bị dẫn đi lệch hướng khỏi tôn chỉ ban đầu, đặc biệt là khi những người Anabaptist đến từ Zwickau gia nhập nhóm này để đẩy nhanh tình trạng hỗn loạn vốn đã bộc phát từ khi Luther vắng mặt.
Bất đồng với quan điểm cực đoan của nhóm này và hết sức quan ngại về những hậu họa do họ gây ra, ngày 6 tháng 3 năm 1522, Luther bí mật trở về Wittenberg.
"Trong khi tôi vắng mặt," ông viết cho Vương hầu Frederick, "Sa-tan đã đột nhập vào bầy chiên, gây biết bao tàn hại mà tôi không thể nào cứu chữa được nếu chỉ bằng thư tín, tình thế đòi hỏi phải có sự hiện diện và tiếng nói của tôi."
Trở lại Wittenberg
Trong vòng tám ngày trong Tuần thánh, khởi đi từ chủ nhật ngày 9 tháng 3 và kết thúc vào chủ nhật sau, Luther đã thuyết giảng tám lần. Trong tám bài giảng này, ông dẫn dắt thính giả vào tâm điểm của những giá trị căn cốt của Cơ Đốc giáo như tình yêu thương, đức nhẫn nại, bác ái, và sự tự do, cũng như nhắc nhở họ cần phải tin cậy Lời Thiên Chúa thay vì dùng bạo lực để tiến hành những cải cách cần thiết. Ông nói,
Cuộc Nổi dậy của Nông dân
Xét trên nhiều khía cạnh, cuộc nổi dậy này là sự đáp ứng của nông dân đang sống dưới áp bức đối với lời giảng của Martin Luther và các nhà cải cách khác. Dù đã bộc phát nhiều cuộc nổi dậy ở quy mô nhỏ từ thế kỷ 15, nhưng khi nhiều nông dân tin rằng việc Martin Luther đả kích giáo hội và hệ thống giáo quyền có nghĩa là các nhà cải cách sẽ ủng hộ một cuộc tấn công vào bộ máy cầm quyền của Đế chế, thì họ bắt đầu tiến hành cuộc nổi dậy. Các cuộc nổi dậy khởi phát từ Swabia, Franconia và Thuringia vào năm 1524, nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều nông dân và một số quý tộc bất mãn. Được củng cố lực lượng cùng lúc với sự xuất hiện của nhà lãnh đạo mới, Thomas Müntzer, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ trở nên một cuộc chiến tranh toàn diện.
Lúc đầu Martin Luther tỏ ra có thiện cảm với nông dân, ông kết án các áp bức từ giới quý tộc, mặc dù vẫn nhắc nhở giới nông dân cần phải tuân phục bậc cầm quyền. Nhưng khi bạo động bùng nổ, các tu viện, tòa Giám mục, và thư viện bị đốt phá, Luther quay sang chống đối cuộc nổi dậy. Vì phải tìm kiếm sự ủng hộ và bảo vệ từ các vương hầu, ông tránh né đối đầu với họ. Ông khuyến khích giới quý tộc đối xử nặng tay với những người nổi dậy. Từ đó, nhiều người trong giới nông dân nhìn Luther như một kẻ phản bội. Cuộc khởi nghĩa nông dân kết thúc vào năm 1525 khi lực lượng nổi dậy bị tiêu diệt bởi các đạo quân của Liên minh Swabia.
Kinh Thánh tiếng Đức
Việc Martin Luther dịch Tân Ước ra tiếng Đức giúp người dân thường dễ tiếp cận hơn với Kinh Thánh, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của giới tăng lữ. Ông đã sử dụng bản tiếng Hy Lạp của Erasmus để dịch. Trong thời gian dịch thuật, ông thường đến các thị trấn lân cận, vào các ngôi chợ để lắng nghe người dân nói chuyện với nhau nhằm có thể đưa ngôn ngữ đại chúng vào bản dịch của ông.
Tận dụng thời gian nhàn rỗi khi đang ẩn náu tại Lâu đài Wartburg, năm 1521 Luther một mình bắt tay dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức. Theo Philip Schaff, nhà thần học thế kỷ 19, chỉ riêng công trình này cũng đủ để Luther được công nhận là một trong số những người đóng góp nhiều nhất cho các dân tộc nói tiếng Đức.
Bản dịch Tân Ước của Luther xuất bản vào tháng 9 năm 1522. Đến năm 1534, ông hoàn tất bản dịch Cựu Ước với sự cộng tác của Johannes Bugenhagen, Justus Jonas, Caspar Creuziger, Philipp Melanchthon, Matthäus Aurogallus, và George Rörer. Luther vẫn tiếp tục chỉnh sửa bản dịch cho đến cuối đời.
Bản dịch Kinh Thánh của Luther đã đóng góp vào sự hình thành ngôn ngữ Đức đương đại, được xem là dấu mốc trong nền văn chương Đức. Bản Kinh Thánh năm 1534 của Luther tạo ảnh hưởng trên bản dịch của William Tyndale, là ấn bản tiền thân cho bản Kinh Thánh Vua James. Philip Schaff nhận xét về bản dịch này:
Thành quả lớn nhất của Luther trong thời gian ẩn náu tại Wartburg, cũng là thành tựu quan trọng nhất và hữu ích trong suốt cuộc đời ông, là bản dịch Tân Ước, qua đó ông đã mang sự giáo huấn và cuộc đời mẫu mực của Chúa Cơ Đốc và các Sứ đồ vào lòng và tâm trí của người dân Đức, như là một sự tái tạo giống y như thật. Thành quả này có thể được xem như là sự tái ấn hành phúc âm. Ông đã làm Kinh Thánh trở nên quyển sách của nhân dân, có mặt khắp mọi nơi, trong nhà thờ, trường học và gia đình.
Với bản dịch Cựu Ước ấn hành năm 1534, Martin Luther hoàn tất công trình dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh. Công trình này giúp chuẩn hóa ngôn ngữ Đức và được xem là dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học Đức.
Xem thêm
Cải cách Kháng Cách
Tin Lành
Chú thích
Liên kết ngoài
Martin Luther - Eine Bibliographie (tiếng Đức)
|}
Luther, Martin
Luther, Martin
Luther, Martin
Luther, Martin
Luther, Martin
Dịch giả Đức
Bài Đức chọn lọc
Mất năm 1546
Bài cơ bản dài
M
Người Đế quốc La Mã Thần thánh |
6624 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9%20kh%C3%AD%20h%E1%BA%A1t%20nh%C3%A2n | Vũ khí hạt nhân | Vũ khí hạt nhân (tên tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 30.000-300.000 tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 1 triệu tấn thì có thể phá hủy 1 vùng với bán kính 100 - 160 km.
Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến II khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima. Ba ngày sau, Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng.
Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân liên tục được kích nổ hơn hai nghìn lần để thử nghiệm và phô trương sức mạnh quân sự. Các quốc gia được biết là từng kích nổ vũ khí hạt nhân và thừa nhận sở hữu chúng là Hoa Kỳ, Liên Xô (sau này là Nga), Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên. Một số quốc gia có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không được công nhận là Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan , Israel. Nam Phi là quốc gia duy nhất đã tự phát triển và sau đó từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Lịch sử vũ khí hạt nhân
Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc và Canada trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội Đồng minh. Nhưng cuối cùng thì 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu đựng sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô cũng đẩy mạnh Dự án vũ khí hạt nhân và chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường quốc của Chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì nền hòa bình mong manh thời điểm đó.
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này, đó là Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm thành viên của "hiệp hội các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất hai nước (Ấn Độ, Cộng hòa Nam Phi) đã chế tạo thành công và 1 nước (Israel) có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990, Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết nước kế thừa Nga trước đây là Liên Xô cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004. Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của nhân tạo để hủy diệt chính con người.
Các loại vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào 1 khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát 1 phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát 1 nguồn năng lượng khổng lồ. Quá trình này được thực hiện bằng cách bắn 1 mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào 1 mẫu vật liệu chưa tới hạn khác để tạo ra 1 trạng thái gọi là siêu tới hạn. Khó khăn chủ yếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí hạt nhân là đảm bảo một phần chủ yếu các nhiên liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy bản thân nó. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom nguyên tử, còn gọi là bom A.
Các loại vũ khí cao cấp hơn thì lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang triti, deuteri, hoặc lithi, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát 1 năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.
Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ hạt nhân được thực hiện nhờ 1 luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí hạt nhân, sự có mặt của các vật liệu phù hợp (như cobalt hoặc vàng) có thể gia tăng độ ô nhiễm phóng xạ. Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất; những quả bom như vậy được gọi là bom neutron. Về lý thuyết, các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng các phản ứng giữa vật chất và phản vật chất, không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể là 1 vũ khí với sức công phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân.
Ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân
Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn loại sau đây:
Áp lực — 40-60% tổng năng lượng.
Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng.
Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng.
Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng.
Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí và môi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sau vụ nổ, trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức.
Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân (bom nguyên tử) được đo bằng kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-nitro-toluen). Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton, trong khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 57 megaton. Trên thực tế vũ khí hạt nhân có thể tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn 1 kiloton ở các vũ khí hạt nhân cầm tay như súng cối Davy crockett của Hoa Kỳ cho đến 57 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên Xô (vào ngày 30/10/1961).
Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chế phá hủy giống như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân có thể giải thoát 1 lượng lớn năng lượng tại 1 thời điểm. Tàn phá chủ yếu của bom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình hạt nhân giải thoát năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ.
Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thì hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chóng trong không khí, nên nó chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion.
Phóng vũ khí hạt nhân
Thuật ngữ vũ khí hạt nhân chiến lược được dùng để chỉ các vũ khí lớn với các mục tiêu phá hủy lớn như các thành phố. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặc cơ sở hạ tầng. Theo tiêu chuẩn hiện đại thì các quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có thể được coi là các vũ khí hạt nhân chiến thuật (sức công phá là 13 và 22 kiloton), mặc dù, các vũ khí hạt nhân chiến thuật nhẹ hơn và nhỏ hơn đáng kể.
Các phương pháp phóng vũ khí hạt nhân là:
Bom hấp dẫn
Không 1 vũ khí hạt nhân nào đủ tiêu chuẩn là bom gỗ - đó là từ lóng mà quân đội Hoa Kỳ dùng để chỉ một loại bom hoàn thiện, không phải bảo hành sửa chữa, không nguy hiểm dưới mọi điều kiện trước khi cho nổ. Bom hấp dẫn là loại bom được thiết kế để được thả xuống từ các máy bay. Yêu cầu của loại bom này là phải chịu được các dao động và thay đổi về nhiệt độ và áp suất của không khí. Lúc đầu, các vũ khí thường có một cái chốt an toàn ở trạng thái đóng trong quá trình bay. Chúng phải thỏa mãn các yêu cầu về độ ổn định để tránh các vụ nổ hoặc rơi bất ngờ có thể xảy ra. Rất nhiều loại vũ khí có 1 thiết bị đóng ngắt để khởi động quá trình nổ. Các vũ khí hạt nhân của Mỹ thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn nói trên sẽ được ký hiệu bởi chữ cái "B", và tiếp theo (không có dấu nối) là các ký hiệu vật lý cần thiết. Ví dụ bom B61 là một loại bom như vậy, được Mỹ chế tạo rất nhiều và lưu trữ trong các kho chứa đạn dược trong nhiều thập kỷ.
Có nhiều kỹ thuật ném bom như thả bom tự do trong không khí, thả bom bằng dù với cơ chế cho nổ chậm để máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi bom nổ.
Những quả bom hấp dẫn đầu tiên chỉ có thể được mang bằng Boeing B-29 Superfortress. Thế hệ bom tiếp theo vẫn rất lớn và nặng, chỉ có các pháo đài bay B-52, máy bay ném bom lớn V mới có thể mang được. Nhưng vào giữa những năm 1950, người ta có thể chế tạo được các vũ khí nhỏ, nhẹ hơn và có thể được mang bằng các máy bay chiến đấu kiêm ném bom bình thường.
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân
Các tên lửa đạn đạo là các tên lửa có chất nổ, được máy tính hoặc người điều khiển, sau khi phóng thì chúng chỉ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn và lực cản của không khí gây ra. Tên lửa đạn đạo dùng để mang các đầu đạn với tầm xa từ vài chục cho đến vài trăm km. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc các tên lửa đạn đạo vượt đại châu được phóng từ các tàu ngầm có thể theo các lộ trình dưới quỹ đạo hoặc quỹ đạo với tầm xa xuyên lục địa. Các tên lửa đầu tiên chỉ có thể mang 1 đầu đạn, thường với sức công phá khoảng megaton. Các tên lửa như vậy yêu cầu phải có khả năng hoạt động với tính chính xác rất cao để đảm bảo phá hủy mục tiêu.
Từ những năm 1970, các tên lửa đạn đạo hiện đại được phát triển với khả năng nhắm tới mục tiêu với độ chính xác cao hơn nhiều. Điều này làm cho 1 tên lửa, trong 1 lần phóng, có thể mang đến hơn 10 đầu đạn và nhắm tới các mục tiêu độc lập với nhau. Mỗi đầu đạn có thể có sức công phá vài kiloton. Đây là 1 điểm mạnh quan trọng của tên lửa đạn đạo có nhiều đầu đạn. Nó không chỉ cho phép phá hủy các mục tiêu khác nhau, độc lập với nhau mà còn có thể cùng công phá 1 mục tiêu theo kiểu bủa vây hoặc có thể tác chiến với các vũ khí chiến thuật khác để vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào những năm 1970, Liên Xô công bố kế hoạch nhằm chế tạo ra các tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Số tên lửa như vậy đủ lớn để cứ mỗi 19 giây - 3 phút thì phóng 1 tên lửa tới các thành phố lớn của nước Mỹ, và việc đó có thể được thực hiện liên tục trong 1 giờ đồng hồ.
Tên lửa mang đầu đạn ở trong các kho lưu trữ đạn được của Hoa Kỳ được ký hiệu bằng chữ "W" ở đầu, ví dụ W61 có các tính chất như B61 nói ở trên nhưng có các yêu cầu về môi trường khác hẳn.
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân
Tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, bay ở độ cao rất thấp, khoảng cách ngắn và được dẫn đường bởi các hệ thống điều khiển bên trong hoặc bên ngoài (như Hệ thống Định vị Toàn cầu - GPS) làm cho chúng khó có thể bị đối phương phát hiện và ngăn chặn. Tên lửa hành trình mang được trọng lượng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo rất nhiều nên sức công phá của đầu đạn mà nó mang thường là nhỏ. Tên lửa hành trình không thể mang nhiều đầu đạn nên không thể công phá nhiều mục tiêu. Mỗi tên lửa như vậy chỉ mang 1 đầu đạn mà thôi. Tuy nhiên, do gọn nhẹ nên tên lửa hành trình quy ước có thể được phóng đi từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ các chiến hạm hoặc từ các máy bay chiến đấu. Tên của các đầu đạn dành cho tên lửa hành trình của Mỹ không khác biệt với tên của các đầu đạn dành cho tên lửa đạn đạo.
Các phương pháp khác
Các phương pháp mang đầu đạn hạt nhân khác gồm súng cối, mìn, bom phá tàu ngầm, ngư lôi,... Vào những năm 1950, Hoa Kỳ còn phát triển một loại đầu đạn hạt nhân với mục đích phòng không có tên là Nike Hercules. Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm 1990. Tuy vậy, Liên Xô (và sau đó là Nga) vẫn tiếp tục duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân. một loại vũ khí chiến thuật nhỏ, nhẹ, 2 người mang (thường hay bị gọi nhầm là bom xách tay) cũng khá phổ biến mặc dù nó không chính xác và không tiện lợi lắm.
Xem danh sách vũ khí hạt nhân để biết thiết kế các loại vũ khí hạt nhân.
Sở hữu, kiểm soát và luật pháp về vũ khí hạt nhân
Hơn 2000 vụ nổ hạt nhân sau đó là do việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chủ yếu là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Hiện có 1 hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, hay được biết đến với tên NPT (viết tắt của tên tiếng Anh: Nuclear Non-Proliferation Treaty).
Các nước hiện nay công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Thêm vào đó, Israel luôn được cộng đồng quốc tế cho là sở hữu bom hạt nhân mặc dù nước này chưa bao giờ chính thức khẳng định hay phủ định. Iran và Syria bị Hoa Kỳ cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Có 4 quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ: Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô, tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và ký vào NPT. Nam Phi cũng từng sản xuất ít nhất 6 quả bom hạt nhân vào những năm 1980 nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ 1990 của thế kỉ trước và tham gia NPT.
Có 5 quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này. Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẻ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO.
Cơ quan quốc tế của Liên Hợp Quốc giám sát các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA.
Xem thêm
Các bài mang tính kỹ thuật hơn
Thiết kế vũ khí hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân
Giải thưởng Nobel về vật lý
Lịch sử
Lịch sử vũ khí hạt nhân
Dự án Manhattan
Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô
Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos
Thử nghiệm hạt nhân
Ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Dự án bom nguyên tử của Liên Xô
Dự án năng lượng hạt nhân của Đức
Chương trình nguyên tử của Nhật
Danh sách các tai nạn hạt nhân (gồm cả các tai nạn về vũ khí hạt nhân)
Các ngành khoa học và công nghệ có liên quan
Vật lý hạt nhân
Phân hạch hạt nhân
Nhiệt hạch hạt nhân
Lò phản ứng hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân
Sự cố bom nguyên tử Goldsboro 1961
Chú thích
Tham khảo
p. 54. Bethe, Hans Albrecht. The Road from Los Alamos. Simon and Schuster, New York. (1991 ISBN 0-671-74012-1)
Glasstone, Samuel and Dolan, Philip J., The Effects of Nuclear Weapons (third edition) , U.S. Government Printing Office, 1977. PDF Version
NATO Handbook on the Medical Aspects of NBC Defensive Operations (Part I - Nuclear), Departments of the Army, Navy, and Air Force, Washington, D.C., 1996.
Hansen, Chuck. U.S. Nuclear Weapons: The Secret History, Arlington, TX: Aerofax, 1988.
Hansen, Chuck. The Swords of Armageddon: U.S. nuclear weapons development since 1945, Sunnyvale, CA: Chukelea Publications, 1995 .
Smyth, Henry DeWolf. Atomic Energy for Military Purposes, Princeton University Press, 1945. (The first declassified report by the US government on nuclear weapons) (Smyth Report)
The Effects of Nuclear War , Office of Technology Assessment (May 1979).
Rhodes, Richard. Dark Sun: The Making of the Hydrogen Bomb. Simon and Schuster, New York, (1995 ISBN 0-684-82414-0)
Rhodes, Richard. The Making of the Atomic Bomb. Simon and Schuster, New York, (1986 ISBN 0-684-81378-5)
Weart, Spencer R. Nuclear Fear: A History of Images. Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1988.
Liên kết ngoài
Vũ trụ trong một vỏ hạt, S. Hawking, Bantam, 2001. Bản dịch tiếng Việt của Dạ Trạch
Nuclear Weapon Archive from Carey Sublette is a reliable source of information and has links to other sources and an informative FAQ.
Nuclear weapon simulator for several major cities
Nuclear Power and Nuclear Weapons: Making the Connections
The Federation of American Scientists provide solid information on weapons of mass destruction, including nuclear weapons and their effects
The Nuclear War Survival Skills is a public domain text and is an excellent source on how to survive a nuclear attack.
Hiroshima Peace Memorial Museum
Hiroshima A-bomb Photo Museum
The Nagasaki Atomic Bomb Museum
Step by step scenario of a 150 kiloton bomb exploding in Manhattan - click on the Next >> button at the bottom of each slide.
NHK Peace Archives reports the program which makes the picture of the importance of the terrible disaster of atomic bomb and peace.
Hạt nhân nguyên tử
Vũ khí hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân
Bài cơ bản dài trung bình
Phát minh của Hoa Kỳ
Bom |
6652 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%99ng | Chương động | Chương động là chuyển động không đều rất nhỏ trong trục tự quay của một hành tinh, vì các lực thủy triều sinh ra tuế sai của các điểm phân dao động theo thời gian, vì thế vận tốc của tuế sai không phải là một hằng số. Nó được phát hiện năm 1728 bởi nhà thiên văn người Anh James Bradley nhưng đã không được giải thích cho đến tận 20 năm sau đó.
Trong trường hợp Trái Đất, nguồn cơ bản của các lực thủy triều là Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng liên tục thay đổi vị trí tương đối với nhau và vì thế sinh ra chương động trên trục của Trái Đất. Thành phần lớn nhất của chương động Trái Đất có chu kỳ 18,6 năm, giống như tuế sai của các nút quỹ đạo của Mặt Trăng. Tuy nhiên, còn có các thành phần khác cũng theo chu kỳ và có ảnh hưởng đáng kể cần phải được tính toán tới, phụ thuộc vào độ chính xác của kết quả cần tính. Phương trình toán học biểu diễn chương động được gọi là "thuyết chương động " (xem thêm ). Nói chung, lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, nó áp dụng các định luật vật lý và các phép đo thiên văn; tuy nhiên, ở đây có các tham số cần được điều chỉnh theo các phương thức đặc biệt nhiều hay ít để đảm bảo phù hợp nhất với các dữ liệu. Như các công bố trong các ấn phẩm của IERS, ngày nay cơ học chất rắn thuần túy không đưa ra được các thuyết tốt nhất; người ta cần phải tính đến các biến dạng của Trái Đất.
Các giá trị của chương động thông thường được chia thành các thành phần song song và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Thành phần song song với mặt phẳng quỹ đạo được biết đến như là chương động trong kinh độ. Thành phần vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo được biết đến như là chương động trong độ xiên. Các hệ tọa độ bầu trời dựa trên "xích đạo" và "điểm phân", điều này có nghĩa là vòng tròn lớn trên bầu trời là hình chiếu của xích đạo Trái Đất ra bên ngoài, và đường thẳng mà điểm xuân phân cắt vòng tròn này là điểm xác định vị trí bắt đầu để đo xích kinh. Các điều này bị ảnh hưởng bởi cả tuế sai của điểm phân và chương động, và do đó phụ thuộc vào các thuyết được áp dụng cho tuế sai và chương động, và vào ngày được sử dụng như là ngày tham chiếu cho hệ tọa độ. Trong các mục tiêu đơn giản nhất, các giá trị của chương động (và tuế sai) là quan trọng trong quan sát từ Trái Đất để tính toán vị trí biểu kiến của các thiên thể.
Vì động lực học các hành tinh là tương đối rõ ràng, chương động có thể được tính toán trong phạm vi giây cung theo chu kỳ vài chục năm. Ở đây cũng có một sự hỗn loạn khác trong chuyển động tự quay của Trái Đất, gọi là chuyển động cực mà chỉ có thể ước tính trước vài tháng, vì nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều điều kiện biến đổi nhanh và không dự báo trước được như dòng hải lưu, hệ thống gió, cũng như các chuyển động của lõi Trái Đất.
Tham khảo
Hệ tọa độ thiên văn
Cơ học thiên thể
Chuyển động quay
Thuật ngữ thiên văn học
Địa động lực học |
6664 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20m%E1%BA%A1ch%20%E1%BA%A3o | Chuyển mạch ảo | Chuyển mạch ảo (tiếng Anh:virtual circuit switching), tên đầy đủ là chuyển mạch gói ảo (virtual circuit packet switching), gọi tắt là mạch ảo (virtual circuit), là một kỹ thuật nối-chuyển dùng trong các mạng nhằm tận dụng ưu điểm của hai kỹ thuật nối-chuyển gói và kỹ thuật nối-chuyển mạch. Do đó, nhiều nơi còn xem đây là kỹ thuật lai.
Tương tự như kỹ thuật nối-chuyển gói, phương thức này cũng cắt thông tin ra làm nhiều gói (hay khung) nhưng khác ở chỗ là các gói này sẽ được vận chuyển trên cùng một tuyến. Tuyến này được tìm ra xác định bởi lúc khởi động. Tránh được việc lựa chọn đường truyền mới (định tuyến) cho mỗi gói khi di chuyển như trong trường hợp chuyển gói.
Phương thức hoạt động
Khi khởi động thì một thuật toán đặc biệt sẽ giúp các nút xếp đặt một đường nối xác định giữa các nút trung chuyển để có thể chuyển dữ liệu từ máy nguồn tới máy đích gọi là một mạch ảo được mở ra và đường nối này được ghi nhớ để sau này các gói sẽ được chuyển theo cùng con đường đó.Mỗi nút trung chuyển (hay thiết bị định tuyến) phải nhớ nơi nào để khi nhận các gói của một mạch ảo đang mở về thì chuyển các gói đó đi cho đúng.Nói rõ hơn, mỗi thiết bị định tuyến (router) sẽ giữ bảng ghi nhớ đường ra (hay nút ra) cho mỗi mạch ảo đã được mở.Để làm được như vậy, trên mỗi gói của một mạch ảo sẽ có chứa thêm thông tin (hay chỉ số) để xác định mạch ảo đó và gọi là số mạch ảo (virtual circuit number) trong phần đầu của nó. Do đó, mỗi khi một gói được thiết bị định tuyến nhận về thì thiết bị đó sẽ biết được chính xác đường chuyển nào nó tới và dường chuyển nào (hay số mạch ảo nào) để chuyển đi.Như trên, các nút sẽ không dành riêng cho một cuộc chuyển tải mà có thể dùng để chuyển tải các gói ở các mạch ảo khác.
Đặc điểm
Vì tất cả các gói đều được chuyển trên cùng một tuyến (mạch ảo) xác định duy nhất nên trong các gói không cần chứa địa chỉ đích thay vào đó là một số mạch ảo. Và cũng do việc di chuyển trên cùng một tuyến nên các gói sẽ đến đích theo đúng thứ tự như khi gởi (khác với kỹ thuật nối-chuyển gói) và hầu như không tạo lỗi. Do đó, việc vận chuyển có thể nhanh hơn bởi các lợi thế này.
Vì không có một đường chuyển thực chiếm chỗ nên kỹ thuật này không chiếm lấy tài nguyên như trong kỹ thuật nối-chuyển mạch.
Một khó khăn cần được giải quyết trong kỹ thuật này là trong trường hợp khi có hai máy cùng khởi động việc xếp đặt hai mạch ảo ngược chiều nhau. Trong trường hợp này thì thuật toán sẽ lựa chon mạch ảo nào có số mạch ảo nhỏ nhất.
Một điểm yếu nữa là nếu như trên đường chuyển của một mạch ảo có sự cố xảy ra (như là thiết bị định hướng trung chuyển bị hư chẳng hạn) thì coi như việc vận chuyển hoàn toàn bị huỷ.
Các ví dụ của kỹ thuật nối-chuyển gói mạch ảo
X.25:Đây là một bộ các giao thức phát triển bởi CCITT/ITU để dùng trong việc nối liên mạng dùng trong WAN. Giao thức này dùng để đối phó với việc không bền vững khi vận chuyển dữ liệu qua mạch điện thoại bằng cách nâng cao khả năng kiểm và sửa lỗi. Vận tốc vào khoảng 64Kbps.
Frame relay hay chuyển tiếp khung:Trong kỹ thuật này thì cả hai thiết bị ở hai đầu nối đều tiến hành kiểm lỗi. Chuyển tiếp khung dùng các gói (hay khung) có độ dài khác nhau và hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu (data link layer) trong mẫu OSI. Vận tốc 56Kbps trong các mạch điện thoại, hay T-1 (1.544 Mbps) và T-3 (45 Mbps). Kỹ thuật này sẽ không dùng tới việc sửa lỗi</div>
ATM hay là mốt vận chuyển không đồng bộ (từ chữ Asynchronous Transfer Mod) Thường được dùng để vận chuyển các loại thông tin đa dạng như là âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. Các gói dữ liệu có cỡ bằng nhau cố định là 53 byte gọi là cell. Mỗi cell có 5 byte cho phần đầu và 48 byte cho phần dữ liệu. Kỹ thuật này dùng thiết bị phần cứng để tiến hành các động thái nối-chuyển. Đặc điểm của ATM là dùng kỹ thuật băng thông cao, thời gian ngưng thấp (low-delay) và nén kênh (multiplexing''). Vận tốc từ 155Mbps dến 622 Mbps.Lưu ý: chữ ATM còn để chỉ các máy chuyển tiền (Automated Teller Machine), đây là một thiết bị điện tử thường phục vụ cho các Ngân hàng.
MPLS hay chuyển nhãn đa giao thức (từ chữ Multi-protocol label switching) dùng để vận chuyển các gói IP qua các mạng dùng phương pháp chuyển gói mạch ảo. Mỗi gói đều mang trong phần đầu của nó các bộ phận dùng để chứa số mạch ảo đi kèm nối sau đó với gói IP gọi là các nhãn. Kỹ thuật này dùng để nâng cao khả năng của giao thức IP. Trước khi thâm nhập vào mạng kiểu MPLS thì các gói IP sẽ được các thiết bị định tuyến ở biên (của mạng MPLS) gắn thêm các nhãn để vận dụng kỹ thuật nối-chuyển mạch ảo và trước khi rời khỏi mạng các nhãn này sẽ bị cắt bỏ trả lại dạng nguyên thủy của các gói IP bởi các thiết bị định tuyến ở vùng biên. Phương pháp này dùng để vận chuyển dữ liệu nhanh cần băng thông lớn (như là âm thanh, phim ảnh,...) và nó có thể hoạt động trong trường hợp có nhiều sự chuyển vận dữ liệu trong cùng một mạng.
Xem thêm
Mạng
Kỹ thuật nối-chuyển
Nối-chuyển gói
Nối-chuyển mạch
Tham khảo
Wide Area Networks (WAN)
Switching Technology
Mạng máy tính
Viễn thông
Giao thức mạng |
6666 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD | Cơ học lượng tử | Cơ học lượng tử () là một lý thuyết cơ bản trong vật lý học miêu tả lại các tính chất vật lý của tự nhiên ở cấp độ nguyên tử hay ở hạt hạ nguyên tử. Nó là cơ sở của mọi lý thuyết vật lý lượng tử bao gồm hóa học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử, công nghệ lượng tử và khoa học thông tin lượng tử.
Vật lý cổ điển, nơi tổng hợp những lý thuyết sẵn có trước khi cơ học lượng tử ra đời, miêu tả nhiều khía cạnh của tự nhiên ở cấp độ thông thường (vĩ mô), nhưng không phù hợp để giải thích các khía cạnh của tự nhiên ở cấp độ vi mô (phân tử, nguyên tử và nhỏ hơn nguyên tử). Hầu hết các lý thuyết trong vật lý cổ điển có thể thu được từ cơ học lượng tử thông qua xấp xỉ ở quy mô lớn (vĩ mô).
Cơ học lượng tử khác với cơ học cổ điển ở chỗ năng lượng, động lượng, mô men động lượng, và các đại lượng khác của một hệ đóng nhận các giá trị rời rạc (lượng tử hóa); các thực thể mang cả đặc trưng của hạt lẫn của sóng (lưỡng tính sóng hạt); và có những giới hạn về tính toán xác định độ chính xác của đại lượng vật lý trước mỗi phép đo đại lượng đó, cho bởi một tập hợp đầy đủ các điều kiện ban đầu (nguyên lý bất định).
Cơ học lượng tử dần dần xuất hiện từ các học thuyết giải thích cho những quan sát thực nghiệm mà vật lý cổ điển không miêu tả được, như lời giải của Max Planck năm 1900 cho vấn đề về bức xạ vật đen, hay mối liên hệ giữa năng lượng và tần số tương ứng trong bài báo năm 1905 của Albert Einstein nhằm giải thích hiệu ứng quang điện. Những nỗ lực ban đầu để nhận thức các hiện tượng vi mô, mà hiện nay gọi là "thuyết lượng tử cũ", đã dẫn đến sự phát triển đầy đủ của cơ học lượng tử vào giữa thập niên 1920 bởi Niels Bohr, Erwin Schrödinger, Werner Heisenberg, Max Born và những nhà khoa học khác. Lý thuyết hiện đại được hình thành và miêu tả bằng nhiều mô hình toán học đặc trưng. Một trong những mô hình này, một khái niệm toán học gọi là hàm sóng chứa đựng thông tin, dưới dạng các biên độ xác suất, về kết quả các phép đo năng lượng, động lượng và các tính chất vật lý khác của hạt.
Tổng quan và các khái niệm cơ bản
Cơ học lượng tử cho phép tính toán các tính chất và hành vi của các hệ thống vật lý. Nó thường được áp dụng cho các hệ thống vi mô: phân tử, nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử. Nó đã được chứng minh là có thể miêu tả đúng cho các phân tử phức tạp chứa hàng nghìn nguyên tử, nhưng ứng dụng của nó đối với con người làm nảy sinh những vấn đề mang tính triết học, chẳng hạn như thí nghiệm tưởng tượng người bạn của Wigner, và ứng dụng của nó đối với toàn thể vũ trụ vẫn chỉ là suy đoán. Các dự đoán của cơ học lượng tử đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm với độ chính xác cực cao.
Đặc điểm cơ bản của lý thuyết đó là nó không thể dự đoán một cách chắc chắn điều gì sẽ xảy ra mà chỉ đưa ra xác suất cho mỗi khả năng. Về mặt toán học, xác suất được tìm bằng cách lấy bình phương của giá trị tuyệt đối của một số phức, được gọi là biên độ xác suất. Đây được gọi là quy tắc Born, quy tắc được đặt theo tên của nhà vật lý Max Born. Ví dụ, một hạt lượng tử như electron có thể được mô tả bằng một hàm sóng, hàm liên kết với mỗi điểm trong không gian tương ứng một biên độ xác suất. Áp dụng quy tắc Born cho các biên độ này sẽ cho một hàm mật độ xác suất cho vị trí mà electron sẽ được tìm thấy khi một thí nghiệm được thực hiện để đo nó. Đây là điều tốt nhất mà lý thuyết có thể làm được; nó không thể xác định chắc chắn nơi electron sẽ được tìm thấy. Phương trình Schrödinger liên hệ tập hợp các biên độ xác suất liên quan đến một thời điểm với tập hợp các biên độ xác suất liên quan đến một thời điểm khác.
Một hệ quả của các quy tắc toán học của cơ học lượng tử là sự cân bằng về khả năng dự đoán giữa các đại lượng có thể đo lường khác nhau. Dạng nổi tiếng nhất của nguyên lý bất định này cho rằng bất kể một hạt lượng tử được chuẩn bị như thế nào hoặc các thí nghiệm được sắp xếp cẩn thận như thế nào, thì không thể đồng thời dự đoán chính xác được kết quả phép đo vị trí của hạt và kết quả phép đo động lượng của nó.
Một hệ quả khác của các quy tắc toán học của cơ học lượng tử là hiện tượng giao thoa lượng tử, thường được minh họa bằng thí nghiệm hai khe. Trong dạng cơ bản của thí nghiệm này, một nguồn sáng kết hợp, chẳng hạn như chùm tia laser, chiếu sáng qua hai khe hẹp song song trên một tấm và ánh sáng đi qua các khe được quan sát trên một màn hình đặt phía sau tấm. Bản chất sóng của ánh sáng làm cho các sóng ánh sáng đi qua hai khe giao thoa, tạo ra các dải sáng và tối trên màn – một kết quả không thể có được nếu ánh sáng có thành phần là các hạt cổ điển. Tuy vậy, trên màn chắn ánh sáng luôn bị hấp thụ tại các điểm rời rạc, dưới dạng các hạt riêng lẻ chứ không phải là sóng; hình ảnh giao thoa xuất hiện thông qua mật độ thay đổi của các hạt va chạm vào màn. Hơn nữa, nếu đặt các máy dò tại ngay sau các khe thì mỗi photon được phát hiện sẽ đi qua chỉ một khe (giống như một hạt cổ điển), và không đi qua cả hai khe (như một sóng). Song, các thí nghiệm này cũng chứng tỏ, các hạt sẽ không hình thành vân giao thoa nếu máy dò thu được chúng đi qua khe hẹp nào. Những thực thể ở cấp độ nguyên tử khác, như electron, cũng được phát hiện có hành xử tương tự khi bắn các electron qua hai khe hẹp. Đặc điểm này được gọi là lưỡng tính của sóng hạt.
Một hiện tượng phản trực giác khác được dự đoán bởi cơ học lượng tử là sự xuyên hầm lượng tử: một hạt có thể đi qua một hàng rào hố thế, ngay cả khi động năng của nó nhỏ hơn thế năng của hố. Trong cơ học cổ điển hiện tượng này không thể xảy ra. Sự xuyên hầm lượng tử có một vài hệ quả quan trọng: chẳng hạn, nó cho phép giải thích hiện tượng phân rã phóng xạ, phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong các sao, và các ứng dụng khác như kính hiển vi quét xuyên hầm và diode tunnel.
Khi các hệ lượng tử tương tác, kết quả có thể dẫn đến hiệu ứng rối lượng tử: các thuộc tính của chúng trở nên gắn bó với nhau đến mức không còn có thể mô tả tổng thể theo từng phần riêng lẻ nữa. Erwin Schrödinger gọi sự vướng víu là "... đặc điểm đặc trưng của cơ học lượng tử, đặc điểm bắt buộc nó hoàn toàn tách khỏi các dòng tư tưởng cổ điển". Vướng víu lượng tử cho phép các tính chất phản trực giác như trong lý thuyết trò chơi giả lượng tử (quantum pseudo-telepathy), và là một nguồn đặc điểm vô giá trong các giao thức truyền thông, như phân bố chìa khóa lượng tử trong lý thuyết thông tin lượng tử. Trái ngược với quan niệm sai lầm phổ biến, hiệu ứng vướng víu lượng tử không cho phép gửi tín hiệu nhanh hơn ánh sáng, như được chứng minh bởi định lý không thể liên lạc (no-communication theorem).
Một khả năng khác mở ra bởi sự vướng víu lượng tử đó là thực hiện kiểm nghiệm "lý thuyết biến ẩn", các tính chất giả thuyết cơ bản hơn các đại lượng được miêu tả trong chính thuyết lượng tử, mà những hiểu biết liên quan cho phép các dự đoán chính xác hơn so với thuyết lượng tử có thể đưa ra. Tập hợp các kết quả, quan trọng nhất là định lý Bell, đã chứng minh rằng các lớp lý thuyết biến ẩn như vậy trên thực tế không tương thích với vật lý lượng tử. Theo định lý Bell, nếu tự nhiên thực sự hoạt động tuân theo một lý thuyết biến ẩn cục bộ nào, thì các kết quả của một thí nghiệm Bell sẽ bị ràng buộc theo một cách đặc biệt, định lượng được. Nhiều thí nghiệm Bell đã được thực hiện, sử dụng các hạt vướng víu, và chúng cho kết quả không tương thích với các ràng buộc áp đặt bởi các biến ẩn cục bộ.
Không thể trình bày các khái niệm này một cách sâu sắc hơn mà không đưa ra giới thiệu các định nghĩa toán học liên quan; để hiểu cơ học lượng tử đòi hỏi không chỉ nắm được các phép toán trên các số phức, mà còn có đại số tuyến tính, phương trình vi phân, lý thuyết nhóm, và các chủ đề toán học cao cấp khác. Theo đó, bài viết này sẽ trình bày một khuôn khổ toán học của cơ học lượng tử và đưa ra các ứng dụng của nó ở một số ví dụ hữu ích và đã được nghiên cứu.
Khuôn khổ toán học
Trong khuôn khổ toán học chặt chẽ của cơ học lượng tử, trạng thái của một hệ cơ học lượng tử là một vectơ trong một không gian Hilbert phức (tách được) . Vectơ này được chuẩn hóa dưới phép toán tích vô hướng của không gian Hilbert, nghĩa là nó thỏa mãn , và nó được xác định rõ theo một số phức có mô đun bằng 1 (trạng thái toàn cục), tức là và biểu diễn cùng một hệ vật lý. Nói cách khác, các trạng thái khả dĩ là các điểm trong không gian xạ ảnh của không gian Hilbert, thường gọi là không gian xạ ảnh phức. Bản chất chính xác của không gian Hilbert này phụ thuộc vào hệ – chẳng hạn, để miêu tả vị trí và xung lượng không gian Hilbert là không gian hàm phức bình phương khả tích (square-integrable function) , trong khi không gian Hilbert cho spin của một proton đơn lẻ chỉ đơn giản là không gian vectơ phức hai chiều được trang bị một tích vô hướng thông thường.
Các đại lượng vật lý quan tâm – vị trí, xung lượng, năng lượng, spin – được biểu diễn bằng các đại lượng quan sát được, gọi là các toán tử tuyến tính Hermit (chính xác hơn, toán tử tự liên hợp) tác dụng trên không gian Hilbert. Một trạng thái lượng tử là một vectơ riêng của một đại lượng quan sát được, trong trường hợp nó được gọi là trạng thái riêng, và giá trị riêng đi kèm tương ứng với giá trị của đại lượng quan sát được trong trạng thái riêng đó. Tổng quát hơn, một trạng thái lượng tử sẽ là tổ hợp tuyến tính của các trạng thái riêng, hay gọi là chồng chập lượng tử. Khi một đại lượng quan sát được được đo, kết quả đo sẽ là một trong các giá trị riêng của nó với xác suất cho bởi quy tắc Born: trong trường hợp đơn giản nhất giá trị riêng không suy biến và xác suất được cho bởi , với là vectơ riêng kết hợp của nó. Trong trường hợp tổng quát, giá trị riêng là suy biến và xác suất được cho bởi , với là toán tử hình chiếu trên không gian riêng tương ứng của nó. Trong trường hợp liên tục, các công thức này thay vào đó sẽ cho mật độ xác suất.
Sau khi thực hiện phép đo, nếu nhận được kết quả , thì trạng thái lượng tử được cho là suy sập thành trong trường hợp không suy biến, hoặc thành trong trường hợp tổng quát. Bản chất xác suất của cơ học lượng tử do vậy có nguồn gốc từ tác động của phép đo. Đây là một trong những khía cạnh khó hiểu nhất của cơ học lượng tử. Nó là chủ đề trung tâm trong cuộc tranh luận Bohr–Einstein nổi tiếng, khi hai nhà vật lý học cố gắng hiểu rõ những nguyên lý cơ bản này bằng các thí nghiệm tưởng tượng. Trong hàng thập kỷ kể từ khi hình thành cơ học lượng tử, câu hỏi về cái gì tạo lên một "phép đo" đã được nghiên cứu rộng rãi. Các giải thích mới về cơ học lượng tử đã được đưa ra theo cách khác so với quan điểm "suy sập hàm sóng" (ví dụ như cách giải thích đa thế giới). Ý tưởng cơ bản đó là khi một hệ lượng tử tương tác với một thiết bị đo, hàm sóng tương ứng của nó trở lên vướng víu do đó hệ lượng tử ban đầu mất đi sự tồn tại như là một thực thể độc lập. Về chi tiết, xem bài viết về phép đo trong cơ học lượng tử.
Sự tiến triển theo thời gian của một hệ lượng tử được miêu tả bằng phương trình Schrödinger:
Ở đây là toán tử Hamilton, đại lượng quan sát được tương ứng với tổng năng lượng của hệ, và là hằng số Planck thu gọn. Hằng số được đưa ra sao cho toán tử Hamilton trong cơ học lượng tử trở thành toán tử Hamilton cổ điển trong trường hợp hệ lượng tử có thể xấp xỉ bằng một hệ cổ điển; với khả năng có thể thực hiện được những phép xấp xỉ như thế trong một số giới hạn nhất định được gọi là nguyên lý tương ứng.
Nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính trên được cho bởi:
Toán tử được gọi là toán tử tiến triển theo thời gian, và nó có một tính chất quan trọng đó là tính unita. Sự tiến triển thời gian này là tất định theo nghĩa – khi cho một trạng thái lượng tử ban đầu – có thể dự đoán được cụ thể trạng thái lượng tử ở thời gian bất kỳ sau đó.
Một số hàm sóng có phân bố xác suất độc lập với thời gian, như trạng thái riêng của Hamiltonian. Nhiều hệ có tính động lực trong cơ học cổ điển được miêu tả bằng những hàm sóng tĩnh như thế. Ví dụ, một electron ở trạng thái bình thường trong nguyên tử được hình dung theo cách cổ điển như là một hạt chuyển động tròn trên quỹ đạo quanh hạt nhân nguyên tử, trong khi đó ở cơ học lượng tử, nó được miêu tả bằng một hàm sóng tĩnh (không phụ thuộc thời gian) bao quanh hạt nhân. Ví dụ, hàm sóng cho electron đối với một nguyên tử hydro ở trạng thái bình thường là một hàm đối xứng cầu gọi là orbital s (Hình 1).
Có ít các nghiệm giải tích của phương trình Schrödinger được biết một cách chính xác, chúng chủ yếu là nghiệm của các mô hình Hamilton tương đối đơn giản bao gồm dao động tử điều hòa lượng tử (quantum harmonic oscillator), hạt trong một hộp, cation hydro phân tử, và nguyên tử hydro. Ngay cả với nguyên tử heli – mà chỉ chứa có hai electron – hiện vẫn chưa có nghiệm giải tích chính xác miêu tả cho hệ này.
Tuy vậy đã có những kỹ thuật để tìm các nghiệm xấp xỉ. Một phương pháp gọi là lý thuyết nhiễu loạn, sử dụng kết quả giải tích của một một hình cơ học lượng tử đơn giản nhằm tạo ra kết quả cho những mô hình liên quan phức tạp hơn (chẳng hạn) bằng cách thêm vào một thế năng yếu. Một phương pháp khác gọi là "phương trình chuyển động bán cổ điển", áp dụng cho các hệ mà cơ học lượng tử chỉ tạo ra những chênh lệch nhỏ so với hệ cổ điển. Những chênh lệch nhỏ này khi ấy có thể được tính từ những chuyển động cổ điển. Cách tiếp cận này đặc biệt quan trọng trong lý thuyết hỗn loạn lượng tử (quantum chaos).
Nguyên lý bất định
Một hệ quả cơ bản của hình thức luận cơ bản cơ học lượng tử đó là nguyên lý bất định. Trong dạng quen thuộc nhất, nguyên lý phát biểu rằng không có sự chuẩn bị nào của một hạt lượng tử có thể cho phép dự đoán chính xác đồng thời kết quả đo vị trí và kết quả đo động lượng của hạt. Cả vị trí và động lượng là những đại lượng quan sát được, có nghĩa rằng chúng được biểu diễn bởi các toán tử Hermit. Hai toán tử vị trí và toán tử xung lượng không có tính chất giao hoán, nhưng thỏa mãn hệ thức giao hoán tử chính tắc:
Đối với một trạng thái lượng tử, quy tắc Born cho phép chúng ta tính được các giá trị kỳ vọng của cả và , và đối với cả lũy thừa của chúng. Định nghĩa độ bất định của một biến quan sát được bằng độ lệch chuẩn, chúng ta có:
và tương tự cho xung lượng:
Nguyên lý bất định phát biểu rằng
Về nguyên tắc độ lệch chuẩn có thể nhỏ tùy ý nhưng không thể đồng thời cả hai. Bất đẳng thức này được tổng quát hóa cho một cặp toán tử tự liên hợp bất kỳ và . Giao hoán tử của hai toán tử này là:
và nó đặt ra giới hạn dưới cho tích của các độ lệch chuẩn:
Một hệ quả khác của hệ thức giao hoán tử chính tắc là các toán tử vị trí và xung lượng là các biến đổi Fourier của nhau, do vậy sự mô tả một đối tượng theo xung lượng của nó là một biến đổi Fourier của mô tả theo vị trí của nó. Thực tế là sự phụ thuộc vào xung lượng là biến đổi Fourier của sự phụ thuộc vào vị trí có nghĩa rằng toán tử xung lượng tương đương (đúng đến số hạng ) để lấy đạo hàm theo vị trí, do trong giải tích Fourier phép toán vi phân tương ứng với phép nhân trong không gian đối ngẫu. Điều này giải thích tại sao trong các phương trình lượng tử trong không gian vị trí, xung lượng được thay thế bởi , và đặc biệt trong phương trình Schrödinger phi tương đối tính trong không gian vị trí số hạng bình phương xung lượng được thay thế bằng phép nhân với toán tử Laplace .
Hệ tổ hợp và rối lượng tử
Khi xem xét cùng nhau hai hệ lượng tử khác biệt, không gian Hilbert của hệ tổ hợp là tích tensor của hai không gian Hilbert của hai hệ thành phần. Ví dụ, gọi và là hai hệ lượng tử, với các không gian Hilbert và tương ứng. Không gian Hilbert của hệ tổ hợp khi ấy bằng:
Nếu trạng thái của hệ thứ nhất là vectơ và trạng thái của hệ thứ hai là , thì trạng thái của hệ tổ hợp là:
Tuy nhiên, không phải mọi trạng thái trong không gian Hilbert liên hợp có thể được biểu diễn theo dạng này, bởi vì nguyên lý chồng chấp hàm ý rằng các tổ hợp tuyến tính của những "trạng thái tích" hay "tách được" cũng thỏa mãn. Chẳng hạn, nếu và là các trạng thái khả dĩ của hệ , và tương tự và là các trạng thái khả dĩ của hệ , thì:
cũng là một trạng thái liên hợp khả dĩ nhưng không tách được. Các trạng thái không tách được được gọi là vướng víu hay rối lượng tử.
Nếu trạng thái cho một hệ tổ hợp là rối (hay không tách được), không thể miêu tả được các hệ thành phần hoặc hệ bằng một vectơ trạng thái. Thay vào đó có thể xác định ma trận mật độ thu gọn miêu tả sự thống kê thu được bằng các phép đo trên từng hệ thành phần. Mặc dù thế phép đo làm mất thông tin: khi biết ma trận mật độ thu gọn của từng hệ thành phần là không đủ để tái dựng được trạng thái của hệ tổ hợp. Giống như ma trận mật độ xác định trạng thái của một hệ thành phần trong hệ lớn hơn, một cách tương tự, độ đo giá trị toán tử dương (POVM) miêu tả hiệu ứng trên một hệ thành phần của một phép đo thực hiện trên hệ lớn hơn. POVM được sử dụng thường xuyên trong lý thuyết thông tin lượng tử.
Như miêu tả ở trên, vướng víu lượng tử là một đặc trưng quan trọng của các tiến trình đo trong đó một thiết bị trở lên vướng víu với hệ được đo. Các hệ tương tác với môi trường mà chúng nằm trong thông thường bị vướng víu với môi trường đó, một hiện tượng được gọi là sự mất kết hợp lượng tử (quantum decoherence). Điều này giải thích tại sao, trong thực hành, các hiệu ứng lượng tử trở lên khó quan sát ở những hệ lớn hơn cấp độ vi mô.
Sự tương đương giữa các hình thức luận
Có nhiều hình thức luận toán học tương đương trong cơ học lượng tử. Một trong những hình thức luận lâu đời nhất và phổ biến nhất đó là "lý thuyết biến đổi" do Paul Dirac đưa ra, lý thuyết này thống nhất và tổng quát hóa hai hình thức luận sớm nhất của cơ học lượng tử – cơ học ma trận (do Werner Heisenberg, Max Born, và Pascual Jordan đưa ra) và cơ học sóng (bởi Erwin Schrödinger). Một hình thức luận khác của cơ học lượng tử đó là hình thức luận tích phân lộ trình của Feynman, trong đó một biên độ xác suất cơ học lượng tử được xem như là tổng của tất cả các đường đi khả dĩ cổ điển và phi cổ điển giữa trạng thái ban đầu và trạng thái cuối cùng. Hình thức luận của Feynman được xem là dạng tương đương của nguyên lý tác dụng trong cơ học cổ điển.
Đối xứng và các định luật bảo toàn
Toán tử Hamilton còn được coi là toán tử sinh của sự tiến triển theo thời gian, vì nó xác định một toán tử tiến triển theo thời gian unita đối với mỗi giá trị của . Từ sự liên hệ giữa và , có thể thấy bất kỳ một đại lượng quan sát được nào mà giao hoán với sẽ được bảo toàn: giá trị kỳ vọng của nó sẽ không thay đổi theo thời gian. Phát biểu này được tổng quát hóa bằng toán học, rằng đối với bất kỳ một toán tử Hermit có thể sinh một họ các toán tử unita được tham số hóa bởi biến . Dưới sự tiến triển sinh bởi , bất kỳ đại lượng quan sát được nào mà giao hoán với sẽ được bảo toàn. Hơn nữa, nếu là bảo toàn trong sự tiến triển dưới , thì được bảo toàn dưới sự tiến triển sinh bởi . Điều này hàm ý một phiên bản lượng tử của kết quả đã được chứng minh bởi nhà toán học Emmy Noether trong cơ học cổ điển (Lagrangian): đối với mỗi đối xứng khả vi của một toán tử Hamilton, tồn tại tương ứng một định luật bảo toàn.
Các ví dụ
Hạt tự do
Dạng đơn giản nhất của hệ lượng tử với một bậc tự do vị trí đó là hạt tự do chuyển động trên đường thẳng. Một hạt tự do không chịu tác động từ bên ngoài, do vậy toán tử năng lượng Hamilton của nó chỉ bao gồm động năng:
Nghiệm tổng quát của phương trình Schrödinger cho bởi
hay là sự chồng chập của tất cả các sóng phẳng khả dĩ , và là các trạng thái riêng của toán tử xung lượng với xung lượng . Các hệ số chồng chập là , chính là biến đổi Fourier của trạng thái lượng tử ban đầu .
Không tồn tại nghiệm là một trạng thái riêng xung lượng riêng lẻ, hoặc trạng thái riêng vị trí riêng lẻ, vì các nghiệm này là những trạng thái lượng tử không chuẩn hóa được. Thay vì thế, ta có thể xét một bó sóng Gauss:
mà có biến đổi Fourier, và do vậy phân bố xung lượng
Ta thấy rằng khi ta thực hiện một sự phân tán nhỏ hơn trong vị trí, nhưng sự phân tán trong xung lượng lại trở lên lớn hơn. Ngược lại, bằng cách làm một bó sóng lớn hơn phân tán nhỏ hơn trong xung lượng, nhưng khi ấy sự phân tán trong vị trí lại lớn hơn. Điều này minh họa nguyên lý bất định.
Khi để bó sóng Gauss phát triển theo thời gian, ta thấy tâm của nó di chuyển trong không gian với vận tốc không đổi (giống như một hạt cổ điển không có lực tác dụng lên nó). Tuy nhiên, bó sóng cũng phân tán theo tiến trình thời gian, có nghĩa là vị trí trở lên càng bất định hơn. Tuy nhiên, độ bất định trong xung lượng trở lên không đổi.
Hạt trong một hộp
Hạt trong hộp thế năng một chiều là ví dụ đơn giản nhất về mặt toán học, nơi các giới hạn dẫn đến sự lượng tử hóa các mức năng lượng. Hộp được xác định có thế năng bằng 0 ở khắp nơi bên trong một vùng nhất định, và có thế năng lớn vô hạn khắp nơi bên ngoài vùng này. Đối với trường hợp một chiều theo hướng , phương trình Schrödinger độc lập thời gian được viết thành
Với toán tử vi phân xác định bởi
phương trình trước gợi đến phương trình tương tự cho động năng cổ điển,
với trạng thái trong trường hợp này có năng lượng trùng với động năng của hạt.
Nghiệm tổng quát của phương trình Schrödinger cho hạt trong hộp là
hoặc theo dạng công thức Euler,
Tường thế vô hạn của hộp xác định các giá trị và tại và với phải bằng 0. Do đó, tại ,
và . Tại ,
trong đó không thể bằng 0 do điều này sẽ mâu thuẫn với giả thuyết rằng có chuẩn bằng 1. Do vậy, từ , phải bằng số bội nguyên lần của , hay
Sự ràng buộc trên hàm ý sự ràng buộc trên các mức năng lượng, thu được
Một giếng thế hữu hạn là trường hợp tổng quát của bài toán giếng thế vô hạn đối với giếng thế có độ sâu hữu hạn. Bài toán giếng thế hữu hạn phức tạp hơn về mặt toán học so với bài toán hạt trong một hộp vô hạn vì hàm sóng không triệt tiêu tại các tường của giếng thế. Thay vào đó, hàm sóng phải thỏa mãn các điều kiện biên toán học phức tạp hơn khi nó khác 0 tại các vùng bên ngoài giếng thế. Các bài toán liên quan khác đó là rào thế hình vuông, một mô hình minh họa cho hiệu ứng xuyên hầm lượng tử đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của các công nghệ hiện đại như bộ nhớ flash và kính hiển vi quét xuyên hầm.
Dao động tử điều hòa
Như trong trường hợp cổ điển, thế cho dao động tử điều hòa lượng tử được cho bởi
Bài toán này có thể giải trực tiếp từ phương trình Schrödinger, mà phương trình có dạng không tầm thường, hoặc sử dụng một phương pháp bậc thang đơn giản hơn do Paul Dirac nêu ra đầu tiên. Các trạng thái riêng được cho bởi
với Hn là các đa thức Hermite
và các mức năng lượng tương ứng là
Đây là một ví dụ khác minh họa sự rời rạc của năng lượng cho các trạng thái bị chặn.
Giao thoa kế Mach–Zehnder
Giao thoa kế Mach–Zehnder (MZI) minh họa các khái niệm chồng chập và giao thoa bằng đại số tuyến tính trong không gian hai chiều, hơn là bằng các phương trình vi phân. Có thể coi giao thoa kế là một phiên bản đơn giản của thí nghiệm hai khe, tuy thế nó cũng có những đặc điểm thú vị, chẳng hạn như trong thí nghiệm bộ xóa lượng tử lựa chọn trễ (delayed choice quantum eraser), thí nghiệm tưởng tượng kiểm tra sự hoạt động của quả bom bởi Elitzur–Vaidman (Elitzur–Vaidman bomb tester), và các nghiên cứu trong vướng víu lượng tử.
Chúng ta có thể mô hình một photon đi qua giao thoa kế bằng cách xem xét rằng tại mỗi điểm nó có thể ở trong sự chồng chập chỉ của hai đường đi: đường "phía dưới" bắt đầu từ bên trái, đi thẳng qua bộ tách chùm tia, và kết thúc ở bên trên, và đường "phía trên" bắt đầu từ đáy, đi thẳng qua bộ tách chùm tia, và kết thúc ở bên phải. Trạng thái lượng tử của photon do đó là một vectơ là sự chồng chập của đường "phía dưới" và đường "phía trên" , tức là, đối với các số phức . Để đảm bảo điều kiện chuẩn hóa hai số phức phải thỏa mãn .
Cả hai gương bán mạ được mô hình bằng ma trận unita , có nghĩa rằng khi một photon gặp một gương bán mạ nó sẽ ở trên cùng đường đi với biên độ xác suất , hoặc bị phản xạ sang đường đi khác với biên độ xác suất . Bộ dịch chuyển pha ở nhánh phía trên được mô hình bằng ma trận unita , có nghĩa rằng nếu photon ở đường "phía trên" nó sẽ nhận được thêm một pha , và nó sẽ không thay đổi nếu nó ở đường phía dưới.
Một photon đi vào giao thoa kế từ bên trái sẽ bị tác động bởi một gương bán mạ , một bộ dịch chuyển pha , và một gương bán mạ khác , và trạng thái cuối của nó bằng
và xác suất để nó bị phát hiện ở bên phải hoặc ở phía trên được cho bởi
Do đó chúng ta có thể dùng giao thoa kế Mach–Zehnder để ước tính dịch chuyển pha bằng cách tính ra các xác suất này.
Có điểm thú vị khi xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu photon chắc chắn đi theo đường "phía dưới" hoặc "phía trên" giữa các gương bán mạ. Có thể thực hiện điều này bằng cách che bớt một đường, hoặc tương đương là bỏ đi một gương bán mạ (và chiếu photon từ trái hoặc bên dưới theo ý muốn). Trong cả hai trường hợp sẽ không có giao thoa giữa hai đường đi nữa, và các xác suất được cho bằng , do vậy độc lập với sự dịch chuyển pha . Từ điều này chúng ta kết luận rằng photon không đi theo đường này hay đường kia sau khi rời khỏi gương bán mạ, mà thực sự nó ở trạng thái chồng chập của cả hai đường, một đặc điểm chỉ có ở cơ học lượng tử.
Các ứng dụng
Cơ học lượng tử đã có sự thành công lớn trong giải thích nhiều đặc điểm của vũ trụ, nhắm tới các phạm vi nhỏ và các đại lượng rời rạc và các tương tác mà không thể giải thích bằng các phương pháp cổ điển. Cơ học lượng tử thường chỉ là lý thuyết có thể miêu tả được các hành xử của các hạt hạ nguyên tử cấu thành lên mọi dạng vật chất (electron, proton, neutron, photon, và các hạt khác). Vật lý trạng thái rắn và khoa học vật liệu chủ yếu hoàn toàn dựa vào cơ học lượng tử.
Ở nhiều khía cạnh các công nghệ hiện đại hoạt động ở phạm vi mà các hiệu ứng lượng tử trở lên quan trọng. Các ứng dụng quan trọng của lý thuyết lượng tử bao gồm hóa học lượng tử, quang học lượng tử, tính toán lượng tử, nam châm siêu dẫn, diode phát quang, khuếch đại quang học và laser, transistor và chất bán dẫn như vi xử lý, chụp ảnh nghiên cứu và y học như chụp cộng hưởng từ và kính hiển vi điện tử. Nhiều sự giải thích cho nhiều hiện tượng vật lý và sinh học có nguồn gốc từ bản chất của liên kết hóa học, như nổi bật nhất là đại phân tử DNA.
Liên hệ với các lý thuyết khoa học khác
Cơ học cổ điển
Các quy tắc của cơ học lượng tử khẳng định rằng không gian trạng thái của một hệ thống là một không gian Hilbert và rằng các đại lượng quan sát được của hệ là các toán tử Hermit tác dụng lên các vectơ trong không gian đó – mặc dù chúng không nói cho chúng ta biết không gian Hilbert nào hoặc toán tử nào. Những điều này có thể được chọn một cách phù hợp để có thể nhận được miêu tả định lượng về một hệ lượng tử, một bước cần thiết để đưa ra các dự đoán vật lý. Một hướng dẫn quan trọng cho việc thực hiện các lựa chọn này đó là sử dụng nguyên lý tương ứng, một phép toán suy nghiệm phát biểu rằng các tiên đoán của cơ học lượng tử trở thành các miêu tả của cơ học cổ điển trong vùng các số lượng tử lớn. Chúng ta cũng có thể bắt đầu từ thiết lập một mô hình cổ điển của một hệ đặc biệt, rồi thử đoán mô hình lượng tử ẩn dưới mà sẽ cho ra mô hình cổ điển trong giới hạn tương ứng. Cách tiếp cận này được biết đến là sự lượng tử hóa.
Khi cơ học lượng tử ban đầu được thiết lập, nó được áp dụng cho các mô hình mà giới hạn tương ứng là các mô hình cơ học cổ điển phi tương đối tính. Ví dụ, mô hình được biết đến nhiều đó là dao động tử điều hòa lượng tử sử dụng một biểu thức tường minh phi tương đối tính biểu diễn cho động năng của dao động tử, và do đó là một phiên bản lượng tử của dao động tử điều hòa cổ điển.
Các phức tạp xuất hiện cùng với các hệ nhiễu loạn, mà hệ không có các số lượng tử tốt để miêu tả, và lý thuyết nhiễu loạn lượng tử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cách miêu tả cổ điển và lượng tử trong những hệ này.
Sự mất kết hợp lượng tử là một cơ chế thông qua đó các hệ lượng tử mất đi tính kết hợp, và do đó không có khả năng thể hiện nhiều hiệu ứng lượng tử: sự chồng chập lượng tử trở lên đơn giản chỉ là sự trộn lẫn các xác suất, và vướng víu lượng tử trở thành các tương quan cổ điển đơn giản. Sự kết hợp lượng tử thường không tìm thấy ở quy mô vĩ mô, ngoại trừ ở một số mức nhiệt độ gần độ không tuyệt đối tại đó các hành xử lượng tử trở lên biểu hiện ở cấp độ lớn hơn.
Nhiều tính chất vĩ mô của một hệ cổ điển là hệ quả trực tiếp của hành xử lượng tử của từng thành phần của nó. Ví dụ, sự ổn định của một khối vật chất (chứa các nguyên tử và các phân tử mà sẽ nhanh chóng suy sập chỉ dưới ảnh hưởng của lực điện), tính cứng của vật rắn, và các tính chất cơ học, nhiệt, hóa học, quang học và từ học của vật chất tất cả đều là kết quả của tương tác giữa các điện tích dưới sự chi phối của các quy tắc cơ học lượng tử.
Thuyết tương đối hẹp và điện động lực học
Những nỗ lực ban đầu để hợp nhất cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp bao gồm việc thay thế phương trình Schrödinger bằng một phương trình hiệp biến như phương trình Klein–Gordon hoặc phương trình Dirac. Trong khi các lý thuyết này đã thành công trong việc giải thích nhiều kết quả thực nghiệm, chúng có những đặc điểm không phù hợp xuất phát từ việc lý thuyết bỏ qua việc sinh và hủy các cặp hạt tương đối tính. Một lý thuyết lượng tử tương đối tính đầy đủ đòi hỏi sự phát triển của lý thuyết trường lượng tử, ở đây áp dụng sự lượng tử hóa vào một trường (hơn là đối với một tập hợp các hạt cố định). Lý thuyết trường lượng tử hoàn thiện đầu tiên, điện động lực học lượng tử, cung cấp một miêu tả lượng tử đầy đủ về tương tác điện từ. Điện động lực học lượng tử là, cùng với thuyết tương đối rộng, một trong những lý thuyết vật lý chính xác nhất từng được đưa ra.
Thường không cần thiết phải dùng toàn bộ nội dung của lý thuyết trường lượng tử để miêu tả các hệ thống điện động lực. Một cách tiếp cận đơn giản hơn, mà đã từng được sử dụng từ lúc khai sinh ra cơ học lượng tử, đó là coi các hạt mang điện như là các đối tượng cơ học lượng tử bị tác động bởi một trường điện từ cổ điển. Ví dụ, mô hình lượng tử cơ bản của nguyên tử hydro miêu tả điện trường của nguyên tử hydro sử dụng một thế Coulomb cổ điển . Cách tiếp cận "bán cổ điển" này trở lên không còn hiệu lực nếu các thăng giáng lượng tử trong trường điện từ đóng vai trò đáng kể, như ở sự phát ra các photon bởi các hạt điện tích.
Các lý thuyết trường lượng tử cho lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu cũng đã được phát triển. Lý thuyết trường lượng tử của lực hạt nhân mạnh được gọi là sắc động lực học lượng tử, và nó miêu tả các tương tác của các hạt nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử như các quark và gluon. Lực hạt nhân yếu và lực điện từ được thống nhất làm một, trong các dạng lượng tử của chúng, trở thành một lý thuyết trường lượng tử (được gọi là thuyết điện yếu), do các nhà vật lý Abdus Salam, Sheldon Glashow và Steven Weinberg phát triển.
Liên hệ với thuyết tương đối tổng quát
Mặc dù các dự đoán của cả cơ học lượng tử và thuyết tương đối tổng quát đã được kiểm nghiệm nhiều lần bằng các chứng cứ thực nghiệm phức tạp và chặt chẽ, dạng thức luận của chúng lại mâu thuẫn với nhau và chúng đã được chứng minh là cực kỳ khó hợp nhất được với nhau thành một lý thuyết nhất quán và thống nhất. Hấp dẫn là rất nhỏ trong nhiều phạm vi của vật lý hạt, do đó sự thống nhất giữa thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử không phải là một vấn đề cấp bách trong các ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, hiện chưa có một lý thuyết đúng đắn về hấp dẫn lượng tử là một vấn đề quan trọng trong vũ trụ học vật lý và sự tìm kiếm của các nhà vật lý đi đến một "lý thuyết vạn vật" (TOE) tao nhã. Do đó, mục tiêu giải quyết được những mâu thuẫn giữa hai lý thuyết là một trong những mục tiêu lớn của vật lý thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Thuyết TOE sẽ kết hợp không chỉ các mô hình của vật lý hạt hạ nguyên tử nhưng cũng cho phép suy ra bốn lực trong tự nhiên từ một lực thống nhất hoặc một hiện tượng.
Một đề xuất nổi bật đó là lý thuyết dây, lý thuyết cho rằng các hạt điểm của vật lý hạt được thay thế bằng các đối tượng một chiều được gọi là dây. Lý thuyết dây miêu tả cách mà những dây này lan truyền trong không gian và tương tác với nhau. Trên những phạm vi khoảng cách lớn hơn phạm vi của dây, một dây sẽ trông giống như một hạt cơ bản bình thường, với khối lượng, điện tích, và các tính chất khác được xác định bởi các trạng thái rung động của dây. Trong lý thuyết dây, một trong nhiều các trạng thái rung động của dây tương ứng với hạt graviton, một hạt lượng tử truyền lực hấp dẫn.
Một lý thuyết phổ biến khác đó là hấp dẫn lượng tử vòng (LQG), lý thuyết miêu tả các tính chất lượng tử của hấp dẫn cũng như miêu tả không thời gian lượng tử. LQG cố gắng hợp nhất và chấp nhận cơ học lượng tử chuẩn và thuyết tương đối rộng chuẩn. Lý thuyết này miêu tả không gian như một tấm vải cực kỳ mịn được dệt bằng những vòng khép kín hữu hạn gọi là mạng lưới spin. Sự tiến triển của một mạng lưới spin theo thời gian được gọi là bọt spin. Độ dài đặc trưng của bọt spin bằng độ dài Planck, xấp xỉ 1,616×10−35 m, do vậy các độ dài và kích thước nhỏ hơn độ dài Planck không có ý nghĩa trong LQG.
Ý nghĩa triết học
Kể từ khi ra đời, nhiều khía cạnh phản trực giác và kết quả của cơ học lượng tử đã gây ra các cuộc tranh luận triết học mạnh mẽ và nhiều cách giải thích khác nhau. Các lập luận tập trung vào bản chất xác suất của cơ học lượng tử, những khó khăn với sự suy sụp hàm sóng và vấn đề đo lường liên quan, và tính phi định xứ lượng tử. Có lẽ sự đồng thuận duy nhất tồn tại về những vấn đề này là không có sự đồng thuận nào cả. Richard Feynman từng nói, "Tôi nghĩ tôi có thể tự tin khi nói rằng không ai hiểu cơ học lượng tử." Theo Steven Weinberg, "Theo quan điểm của tôi, hiện nay không có cách giải thích nào hoàn toàn thỏa đáng về cơ học lượng tử."
Quan điểm của Niels Bohr, Werner Heisenberg và của các nhà vật lý khác thường được nhóm lại với nhau bằng cách "giải thích Copenhagen". Theo những quan điểm này, bản chất xác suất của cơ học lượng tử không phải là một đặc điểm tạm thời mà cuối cùng sẽ bị thay thế bởi một lý thuyết xác định, mà thay vào đó là sự từ bỏ ý tưởng cổ điển về "quan hệ nhân quả". Bohr đặc biệt nhấn mạnh rằng bất kỳ ứng dụng nào được xác định rõ ràng của hình thức luận cơ lượng tử phải luôn tham chiếu đến cách sắp xếp thí nghiệm, do bản chất bổ sung của bằng chứng thu được trong các tình huống thí nghiệm khác nhau. Cách giải thích kiểu Copenhagen vẫn còn phổ biến trong thế kỷ 21.
Bản thân Albert Einstein, một trong những người sáng lập thuyết lượng tử, đã gặp khó khăn khi lý thuyết rõ ràng không tuân theo một số nguyên lý siêu hình được ưa thích, như tính tất định và tính định xứ. Những cuộc trao đổi lâu dài của Einstein với Bohr về ý nghĩa và trạng thái của cơ học lượng được biết đến là tranh luận Bohr–Einstein. Einstein tin rằng bên dưới cơ học lượng tử phải có một lý thuyết không cho phép tồn tại tác dụng ở một khoảng cách từ xa (action at a distance). Ông cho rằng cơ học lượng tử là lý thuyết chưa đầy đủ, lý thuyết có giá trị đúng nhưng chưa ở mức cơ bản, tương tự như nhiệt động lực học là đúng, nhưng lý thuyết cơ bản bên dưới nó là cơ học thống kê. Năm 1935, Einstein và các cộng sự Boris Podolsky và Nathan Rosen công bố lập luận cho rằng nguyên lý định xứ hàm ý sự không hoàn chỉnh của cơ học lượng tử, sau đó một thí nghiệm tưởng tượng được đặt tên là nghịch lý Einstein–Podolsky–Rosen. Năm 1964, John Bell đã chỉ ra rằng nguyên lý định xứ của EPR, cùng với thuyết tất định, thực sự không tương thích với cơ học lượng tử: chúng ngụ ý những ràng buộc đối với các mối tương quan tạo ra bởi các hệ thống khoảng cách, ngày nay được gọi là các bất đẳng thức Bell, có thể bị vi phạm bởi các hạt vướng víu. Kể từ đó đã có một số thí nghiệm được thực hiện để kiểm tra các mối tương quan này, với kết quả thu được đúng là chúng vi phạm bất đẳng thức Bell, và do vậy bác bỏ sự kết hợp giữa tính định xứ và thuyết tất định.
Lý thuyết De Broglie–Bohm chỉ ra có thể viết lại hình thức luận của cơ học lượng tử để cho nó tương thích với thuyết tất định, nhưng với giá làm cho lý thuyết thể hiện rõ tính phi định xứ. Nó không chỉ quy một hàm sóng cho một hệ thống vật lý, mà còn cho một vị trí thực, tiến triển một cách xác định theo một phương trình hướng dẫn phi cục bộ. Sự tiến triển của một hệ thống vật lý được cho bởi ở mọi thời gian từ phương trình Schrödinger cùng với phương trình hướng dẫn; do vậy không bao giờ có sự suy sụp của hàm sóng. Điều này giải quyết vấn đề đo lường.
Cách giải thích đa thế giới của Everett, đưa ra vào năm 1956, cho rằng mọi xác suất miêu tả bởi thuyết lượng tử đồng thời xuất hiện trong một đa vũ trụ chứa các vũ trụ song song độc lập với nhau. Đây là hệ quả của việc xóa bỏ tiên đề về sự suy sụp bó sóng. Mọi trạng thái khả dĩ của hệ được đo và thiết bị đo, cùng với người quan sát, được biểu diễn trong sự chồng chập lượng tử vật lý thực. Trong khi đa vũ trụ là tất định, chúng ta chỉ nhận thức các hành xử phi tất định bị chi phối bởi các xác suất, bởi vì chúng ta không quan sát được đa vũ trụ một cách tổng thể, mà chỉ có thể quan sát được một vũ trụ song song ở một thời điểm. Chính xác cách thức hoạt động của điều này đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Một số nỗ lực đã được thực hiện để hiểu điều này và rút ra quy tắc Born, mà không có sự đồng thuận về việc liệu chúng có thành công hay không.
Cơ học lượng tử quan hệ (Relational quantum mechanics) xuất hiện vào cuối thập niên 1990 như là một thuyết phái sinh hiện đại của những ý tưởng kiểu Copenhagen, và QBism được phát triển ở một vài năm về sau.
Lịch sử
Cơ học lượng tử được phát triển vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, được thúc đẩy bởi nhu cầu giải thích các hiện tượng, trong một số trường hợp, đã được quan sát thấy trong thời gian trước đó. Nghiên cứu khoa học về bản chất sóng của ánh sáng bắt đầu vào thế kỷ 17 và 18, khi các nhà khoa học như Robert Hooke, Christiaan Huygens và Leonhard Euler đề xuất lý thuyết sóng của ánh sáng dựa trên các quan sát thực nghiệm. Năm 1803 nhà bác học Thomas Young người Anh miêu tả thí nghiệm hai khe nổi tiếng. Thí nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong việc chấp nhận chung lý thuyết sóng của ánh sáng.
Vào đầu thế kỷ 19, các nghiên cứu khoa học của John Dalton và Amedeo Avogadro đã giúp củng cố thuyết nguyên tử của vật chất, một ý tưởng mà về sau được James Clerk Maxwell, Ludwig Boltzmann và nhiều nhà khoa học khác tiếp tục xây dựng để hình thành nên thuyết động học chất khí. Những kết quả của thuyết động học đã phần nào làm sáng tỏ quan điểm rằng vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử, song, lý thuyết này vẫn còn những thiếu sót chỉ có thể giải quyết được nhờ sự phát triển của cơ học lượng tử. Dù khái niệm ban đầu về nguyên tử từ triết học Hy Lạp cho rằng chúng là đơn vị không thể chia nhỏ – cụm từ "nguyên tử" lấy từ nguyên gốc trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "không cắt nhỏ được" – nhưng thế kỷ 19 đã chứng kiến sự xuất hiện các giả thuyết về cấu trúc hạ nguyên tử. Một thành tựu quan trọng liên quan vấn đề này là quan sát của Michael Faraday năm 1838 về một lớp sáng được tạo ra nhờ phóng điện bên trong một ống thủy tinh chứa khí ở áp suất thấp. Công trình của Faraday sau đó tiếp tục được phát triển bởi Julius Plücker, Johann Wilhelm Hittorf và Eugen Goldstein dẫn đến sự nhận diện tia âm cực, vốn được J. J. Thomson phát hiện có chứa các hạt hạ nguyên tử mà về sau được gọi là electron.
Vấn đề bức xạ vật đen được Gustav Kirchhoff khám phá vào năm 1859. Đến năm 1900, Max Planck đưa ra giả thuyết rằng năng lượng được bức xạ và hấp thụ trong các "lượng tử" (hay gói năng lượng) rời rạc khớp chính xác với các dạng bức xạ vật đen quan sát được. Từ lượng tử bắt nguồn từ tiếng Latinh, có nghĩa là "lớn như thế nào" hoặc "bao nhiêu". Theo Planck, các đại lượng năng lượng có thể được coi chia thành các "phần tử" có độ lớn (E) tỷ lệ với tần số (ν) của chúng:
,
với h là hằng số Planck. Planck thận trọng nhấn mạnh rằng đây chỉ là một khía cạnh của quá trình hấp thụ và phát xạ bức xạ và không phải là thực tại vật lý của bức xạ. Trên thực tế, ông coi giả thuyết lượng tử của mình là một thủ thuật toán học để có được câu trả lời đúng hơn là một khám phá lớn. Tuy nhiên, vào năm 1905, Albert Einstein đã giải thích giả thuyết lượng tử của Planck một cách thực tế và sử dụng nó để giải thích hiệu ứng quang điện, trong đó việc chiếu ánh sáng vào một số vật liệu nhất định có thể đẩy electron ra khỏi vật liệu. Niels Bohr sau đó đã phát triển ý tưởng của Planck về bức xạ thành một mô hình nguyên tử hydro mà đã dự đoán thành công các vạch quang phổ của hydro. Einstein phát triển thêm ý tưởng này để chỉ ra rằng một sóng điện từ như ánh sáng cũng có thể được mô tả như dạng hạt (sau này được gọi là photon), với một lượng năng lượng rời rạc phụ thuộc vào tần số của nó. Trong bài báo của ông "Về lý thuyết lượng tử của bức xạ," Einstein đã mở rộng sự tương tác giữa năng lượng và vật chất để giải thích sự hấp thụ và phát xạ năng lượng của các nguyên tử. Mặc dù vào thời điểm đó, thuyết tương đối rộng của ông đã làm lu mờ vấn đề này, bài báo này đã trình bày rõ cơ chế cơ bản của sự phát xạ kích thích, mà trở thành cơ chế cơ bản của laser về sau.
Giai đoạn này được biết đến như là thuyết lượng tử cũ. Không bao giờ hoàn chỉnh hoặc tự nhất quán, lý thuyết lượng tử cũ đúng hơn là một tập hợp các hiệu chỉnh heuristic đối với cơ học cổ điển. Lý thuyết hiện nay được hiểu là một phép gần đúng bán cổ điển đối với cơ học lượng tử hiện đại. Các kết quả đáng chú ý từ thời kỳ này bao gồm, ngoài công trình của Planck, Einstein và Bohr đã đề cập ở trên, công trình của Einstein và Peter Debye về nhiệt dung riêng của chất rắn, chứng minh của Bohr và Hendrika Johanna van Leeuwen rằng vật lý cổ điển không thể giải thích cho hiện tượng nghịch từ, và sự mở rộng của Arnold Sommerfeld về mô hình Bohr để bao gồm các hiệu ứng tương đối tính đặc biệt.
Vào giữa những năm 1920, cơ học lượng tử đã được phát triển để trở thành lý thuyết tiêu chuẩn cho vật lý nguyên tử. Năm 1923, nhà vật lý người Pháp Louis de Broglie đưa ra lý thuyết của mình về sóng vật chất bằng cách phát biểu rằng các hạt có thể biểu hiện các đặc tính của sóng và ngược lại. Dựa trên cách tiếp cận của de Broglie, cơ học lượng tử hiện đại ra đời vào năm 1925, khi các nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg, Max Born, và Pascual Jordan phát triển cơ học ma trận và nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger phát minh ra cơ học sóng. Born đã giới thiệu cách giải thích xác suất của hàm sóng Schrödinger vào tháng 7 năm 1926. Do đó, toàn bộ lĩnh vực vật lý lượng tử đã xuất hiện, dẫn đến việc nó được chấp nhận rộng rãi hơn tại hội nghị Solvay lần thứ năm vào năm 1927.
Đến năm 1930, cơ học lượng tử đã được David Hilbert, Paul Dirac và John von Neumann thống nhất và toán học hóa hơn nữa với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào phép đo, bản chất thống kê của kiến thức về thực tế của chúng ta và suy đoán triết học về 'người quan sát'. Kể từ đó, nó đã thâm nhập vào nhiều ngành, bao gồm hóa học lượng tử, điện tử lượng tử, quang học lượng tử và khoa học thông tin lượng tử. Nó cũng cung cấp một khuôn khổ hữu ích cho nhiều đặc điểm của bảng tuần hoàn các nguyên tố hiện đại, và mô tả hành vi của các nguyên tử trong quá trình liên kết hóa học và dòng electron trong chất bán dẫn máy tính, và do đó đóng vai trò quan trọng trong nhiều công nghệ hiện đại. Trong khi cơ học lượng tử được xây dựng để mô tả thế giới rất nhỏ, nó cũng cần thiết để giải thích một số hiện tượng vĩ mô chẳng hạn như chất siêu dẫn và siêu lỏng.
Xem thêm
Nguyên tử
Hệ hai trạng thái lượng tử
Vật lý lý thuyết
Vật lý thực nghiệm
Lịch sử vật lý học
Chú thích
Tham khảo
Đọc thêm
Những tài liệu sau đây do các nhà vật lý học biên soạn cung cấp thông tin về lý thuyết lượng tử cho độc giả không chuyên, sử dụng ít khái niệm kỹ thuật.
Bốn bài giảng cơ bản về điện động lực học lượng tử và lý thuyết trường lượng tử, nhưng chứa nhiều thông tin chi tiết cho độc giả có chuyên môn.
Sách có tính chuyên ngành cao nhất trong các tài liệu được trích dẫn ở đây. Có thể bỏ qua các đoạn dùng đại số, lượng giác, và ký hiệu bra–ket trong lần đọc đầu tiên.
Bao gồm các nghiên cứu về vũ trụ học và triết học.
Sách chuyên ngành cao cấp hơn:
Một sách giáo khoa đại học tiêu chuẩn.
Bản thảo ấn bản 4.
Bản sách trực tuyến
Xem xét phạm vi mà hóa học và hệ thống tuần hoàn đã được đưa về cơ học lượng tử.
Liên kết ngoài
J. O'Connor và E.F. Robertson: A history of quantum mechanics.
Introduction to Quantum Theory at Quantiki.
Quantum Physics Made Relatively Simple: ba video bài giảng từ Hans Bethe
Tài liệu học tập
Quantum Cook Book và PHYS 201: Fundamentals of Physics II của Ramamurti Shankar, Yale OpenCourseware
The Modern Revolution in Physics – sách giáo khoa trực tuyến.
MIT OpenCourseWare: Chemistry và Physics. Xem 8.04, 8.05 và 8.06
5½ Examples in Quantum Mechanics
Imperial College Quantum Mechanics Course.
Triết học
Sách Wikibooks (tiếng Anh)
This Quantum World |
6671 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u | Hải lưu | Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Vịnh (còn gọi là hải lưu Gulf Stream từ tiếng Anh Gulf Stream), dòng hải lưu này làm cho phần tây bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ. Một ví dụ khác là quần đảo Hawaii, ở đó khí hậu có tính cận nhiệt đới và mát hơn đáng kể so với các khu vực có cùng vĩ độ nhiệt đới với nó do hải lưu California gây ra. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các hải lưu cũng được làm sáng tỏ thêm bởi hiện tượng El Niño, trong đó sự đảo ngược tạm thời của hải lưu sinh ra những sự thay đổi khí hậu có tính khắc nghiệt hơn dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Các hiệu ứng của El Niño trải rộng đến tận nước Úc.
Các hải lưu bề mặt nói chung được lưu thông bởi gió và có xu hướng chảy theo các xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu do hiệu ứng Coriolis. Trong các hải lưu chuyển động bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.
Các hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ. Luân chuyển nhiệt muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển.
Các hải lưu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di cư và phân tán của các sinh vật.
Các hải lưu quan trọng
Bắc Băng Dương
Hải lưu Đông Greenland
Hải lưu Tây Greenland
Hải lưu Na Uy
Hải lưu đảo Baffin
Đại Tây Dương
Hải lưu Labrador
Hải lưu Gulf Stream (hay dòng Vịnh)
Hải lưu bắc xích đạo
Hải lưu nam xích đạo
Hải lưu Bắc Brasil
Hải lưu Guinée
Hải lưu Angola
Hải lưu Brasil
Hải lưu Benguela
Hải lưu Nam Đại Tây Dương
Hải lưu Falkland
Thái Bình Dương
Hải lưu Aleut
Hải lưu Bắc Thái Bình Dương
Hải lưu Đông Australia
Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru)
Hải lưu Kuroshio (hay hải lưu Nhật Bản)
Hải lưu Oyashio
Hải lưu Mindanao
Hải lưu bắc xích đạo
Hải lưu nam xích đạo
Hải lưu Cromwell
Ấn Độ Dương
Hải lưu Agulhas
Hải lưu Đông Madagascar
Hải lưu Somali
Hải lưu Mozambique
Hải lưu Leeuwin
Hải lưu Indonesia
Hải lưu bắc xích đạo
Hải lưu nam xích đạo
Hải lưu Tây Úc
Gió mùa Ấn Độ
Nam Đại Dương
Hải lưu vòng Nam Cực
Dòng xoay tròn Weddell
Xem thêm
Luân chuyển thủy nhiệt
Luân chuyển nhiệt muối
Tham khảo
Liên kết ngoài
NOAA Ocean Surface Current Analyses – Realtime (OSCAR) Near-realtime Pacific Ocean Surface Currents derived from satellite altimeter and scatterometer data.
RSMAS Ocean Surface Currents
Hải dương học
Đại dương |
6673 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xo%E1%BA%AFn%20%E1%BB%91c%20Ekman | Xoắn ốc Ekman | Hiệu ứng xoắn ốc Ekman là xu hướng của các dòng hải lưu lan truyền theo một góc với hướng gió bề mặt. Nó có tên gọi như vậy theo tên của nhà hải dương học người Thụy Điển Vagn Ekman.
Hiệu ứng này là hệ quả của hiệu ứng Coriolis. Lực gây ra chuyển động của các dòng hải lưu là gió bề mặt. Tại bắc bán cầu, các hải lưu bề mặt bị làm trệch hướng sang bên phải của hướng gió bởi các lực coriolis, và các lớp sâu hơn bị làm lệch hướng nhiều hơn về phía phải. Trong các đại dương có mực nước sâu, những luồng chảy phía đáy có thể cuối cùng bị làm lệch hướng đến mức chảy theo hướng ngược lại với các luồng chảy bề mặt cũng là do hiệu ứng này.
Tham khảo
AMS Glossary, mathematical description
Đại dương
Thủy động lực học
Hải dương học
Động lực học chất lưu |
6674 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Labrador | Hải lưu Labrador | Hải lưu Labrador là dòng hải lưu lạnh ở bắc Đại Tây Dương, nó chảy từ Bắc Băng Dương về phía nam dọc theo bờ biển Labrador và đi ngang qua Newfoundland, tiếp tục đi về phía nam dọc theo bờ biển phía đông của Nova Scotia. Nó là sự nối tiếp của các dòng hải lưu tây Greenland và hải lưu đảo Baffin.
Nó tiếp giáp với dòng hải lưu ấm Gơn strim (the Gulf Stream) ở Grand Banks phía đông nam của Newfoundland. Tổ hợp của hai dòng hải lưu này tạo ra hiện tượng sương mù nặng và cũng tạo ra một trong những khu vực nhiều cá nhất trên thế giới.
Trong mùa xuân và đầu mùa hè, hải lưu này vận chuyển các núi băng trôi từ các dòng sông băng ở Greenland về phía nam vào trong tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương.
Các luồng nước lạnh của hải lưu Labrador có hiệu ứng lạnh rõ nét đối với khí hậu của các tỉnh phía Đại Tây Dương của Canada và phần bờ biển của New England. Điều này có thể thấy rất rõ trong một thực tế là giới hạn phía bắc của sự phát triển của thực vật có thể tới 15 ° xa hơn về phía nam so với Siberia, châu Âu hay các tỉnh phía tây của Canada.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Surface Currents in the Atlantic Ocean
Labrador
Địa lý Canada
Địa lý Newfoundland và Labrador
Hải lưu Bắc Băng Dương
Hải lưu Đại Tây Dương |
6677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Gulf%20Stream | Hải lưu Gulf Stream | Hải lưu Gulf Stream (hay "dòng Vịnh") hoặc phiên âm hải lưu Gơn strim, là một hải lưu mạnh, ấm và chảy nhanh ở Đại Tây Dương xuất phát từ vịnh Mexico, chảy qua eo biển Florida tới bờ biển phía đông nước Mỹ và Newfoundland. Hải lưu Gulf Stream có ảnh hưởng đặc biệt tới khí hậu của bờ biển phía đông Florida, đặc biệt cao là vùng đông nam Florida, nó giúp cho thời tiết ở đây ấm hơn trong mùa đông và ít nóng hơn so với những phần còn lại của miền đông nam nước Mỹ trong mùa hè. Nó trải dài tới tận châu Âu, và được gọi là dòng chảy bắc Đại Tây Dương, làm cho các quốc gia Tây Âu ấm hơn một cách đáng kể so với khi nếu nó chảy theo hướng khác.
Một con sông ngầm dưới đáy biển, gọi là hải lưu bắc xích đạo, chảy từ bờ biển phía tây bắc châu Phi về hướng tây. Khi dòng chảy này gặp bờ biển đông bắc Nam Mỹ, dòng chảy tách ra thành hai nhánh. Một nhánh đi vào vịnh Caribe, còn nhánh kia chảy về hướng bắc và hướng đông của Tây Ấn. Cả hai nhánh này liên kết lại để chảy qua eo biển Florida.
Do đó, kết quả là hải lưu Gulf Stream trở thành một trong những hải lưu mạnh nhất đã được biết, nó vận chuyển một nguồn năng lượng khổng lồ cỡ 1,4 pêtaoát (1,4 x 1015 W). Lưu lượng nước của nó đạt tới 30 triệu mét khối trên giây. Sau khi nó vượt qua mũi Hatteras, lưu lượng tăng lên tới 80 triệu mét khối trên giây. Lưu lượng nước vận chuyển của hải lưu Gulf Stream này vượt xa lưu lượng của tất cả các con sông đổ ra Đại Tây Dương cộng lại (tổng lưu lượng của chúng chỉ có tối đa 0,6 triệu mét khối trên giây).
Khi nó chuyển động về phía bắc, một lượng nhất định nước ấm của hải lưu Gulf Stream bị bay hơi. Điều này làm tăng độ mặn của nước trong hải lưu này, và ở bắc Đại Tây Dương nước bị lạnh đi và nặng hơn cùng với độ mặn cao hơn sẽ chìm xuống. Nó sau đó trở thành một phần của vùng nước sâu bắc Đại Tây Dương, là một dòng nước chảy về phía nam.
Hiệu ứng của hải lưu Gulf Stream là đủ mạnh để làm cho một số phần đất thuộc miền tây nước Anh và Ireland (Ailen) có nhiệt độ trung bình cao hơn vài độ so với phần lớn các vùng khác của các quốc gia này. Trên thực tế, tại Cornwall, và chủ yếu là quần đảo Scilly, hiệu ứng của nó lớn đến mức những loài thực vật chủ yếu sinh trưởng ở những vùng khí hậu ấm áp như dừa cũng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông ở các vĩ độ cao. Vườn bách thảo Logan ở Scotland cũng hưởng lợi từ hải lưu Gulf Stream, các cây đại hoàng Nam Mỹ (Gunnera manicata) ở đây cao tới trên 3 mét.
Với hiện tượng gần đây của sự ấm toàn cầu, một số nhà khoa học đã bày tỏ sự lo ngại về cơ chế chìm xuống đã nói trên đây. Đặc biệt, nước ngọt tạo ra do sự tan chảy của các núi băng ở Bắc Băng Dương có thể làm loãng nước của hải lưu Gulf Stream và làm cho nó nhẹ đi nên không chìm xuống. Kết quả là một sự thay đổi lớn trong khí hậu của châu Âu, với những hậu quả chưa thể tính trước. Một số dấu vết hóa thạch là dấu hiệu chứng tỏ sự kiện tương tự đã diễn ra trong quá khứ nhiều lần, nhưng chứng cứ hóa thạch vẫn là dấu hỏi.
Chứng cứ chậm lại của Gulf Stream
Gần đây thuyết này nhận được sự hỗ trợ của các phân tích dữ liệu vệ tinh của Mỹ, nó dường như chỉ ra xu hướng chậm lại của vòng xoáy tròn bắc Đại Tây Dương (tức phần nước xoáy phía bắc của hải lưu Gulf Stream).
Tháng 5 năm 2005, Peter Wadhams, giáo sư bộ môn vật lý hải dương học của trường đại học Cambridge có thông báo với the Times về kết quả điều tra trong các hoạt động ngầm dưới biển dưới các lớp băng Bắc Băng Dương, các nhà khoa học đã đo đạc các ống khói khổng lồ chứa nước lạnh và nặng, trong đó nước lạnh và nặng thông thường chìm xuống phía đáy biển và được thay thế bởi nước ấm, tạo ra một trong các cơ chế của dòng chảy bắc Đại Tây Dương. Ông và nhóm của mình đã phát hiện ra rằng các khe này dường như đang biến mất. Thông thường ở đây phải có từ 7 đến 12 cột khổng lồ, nhưng Wadhams chỉ tìm thấy 2 cột khổng lồ và cả hai đều rất yếu.
Tham khảo
NASA: Slowing of North Atlantic Gyre
Corona Magazine Issue 124: Science (German, Transported amount of power)
Peter Wadhams interview in the Times - disappearance of sinking chimneys of cold, dense water
Đọc thêm
Hycom Consortium
Gulf Stream
Khí hậu
Năng lượng tái tạo
Đại Tây Dương |
6692 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Bch%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20s%C4%A9 | Hịch tướng sĩ | Dụ chư tì tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) là bài hịch viết bằng văn ngôn của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Mông Nguyên–Đại Việt lần 2.
Lịch sử
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:
"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?"
Hưng Đạo Vương tâu:
"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!"
Vua nghe thấy vậy liền yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân Nam, thảo bài Dụ chư tì tướng hịch văn để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2.
Phê bình
Đương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn bọn gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, có rất ít ảnh hưởng đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư mới được hậu thế biết. Tuy nhiên, ở hậu kì hiện đại, tác phẩm được gắn với các trào lưu chủ nghĩa dân tộc để được tôn sùng làm thiên cổ hùng văn. Thậm chí, nhiều dị bản phổ biến hơn cổ bản còn tìm cách dập xóa câu chữ gốc sao cho hợp ý người hiện đại.
Theo các văn bản Hán Nôm hiện tồn, đối với những quốc gia hoặc bộ lạc lân cận, quân chủ Việt lại thường xưng Trung Hoa, Trung Quốc, Trung Châu, Trung Hạ, Hoa Hạ, tự coi Hán nhân, nhằm để ví vùng trực tiếp cai trị là lõi Hán quyển ở phương Nam. Tuy vậy, khi các văn bản này được phiên dịch hoặc ấn hành theo phương thức hiện đại, đa số bị cắt bỏ hoặc xuyên tạc cũng vì lí do kì thị xen lẫn mặc cảm. Điển hình trứ tác Dụ chư tì tướng hịch văn trong cổ bản có câu "Vi trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm" (為中國之將侍立夷宿而無忿心), chữ "trung" (中) bị sửa thành "bang" (邦). Về mặt kết cấu, trứ tác tiếp thụ ảnh hưởng ý thức hệ hoa di, coi triều Nguyên là man tộc đã xâm phạm cõi Hoa Hạ thông qua việc tận diệt hai triều đình Đại Kim và Đại Tống, tức những đại diện chính thống của văn minh Hán quyển. Vì thế, An Nam và những phần còn lại của văn hiến Hoa Hạ phải lĩnh trọng trách giữ lấy lẽ chính thống và lề thói tổ tông. Bản thân tác giả phiếm xưng dư (余) là lối nói rất long trọng, vốn chỉ dành cho bậc quyền quý, do đó nêu bật được sức nặng của tác phẩm đối với kẻ nghe.
Xem thêm
An Nam
Dĩ hoa vi trung
Dụng hạ biến di
Tham khảo
Tài liệu
Việt Nam Sử Lược Tập I, Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1964
Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần, Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1961
Tư liệu
Tác phẩm của Trần Hưng Đạo
Văn học Việt Nam thời Trần
Tác phẩm văn học Việt Nam
Tác phẩm thế kỷ 13 |
6696 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A1n%20Ki%E1%BA%BFp%20t%C3%B4ng%20b%C3%AD%20truy%E1%BB%81n%20th%C6%B0 | Vạn Kiếp tông bí truyền thư | Vạn Kiếp tông bí truyền thư (), còn gọi là Vạn Kiếp binh thư, là một tác phẩm của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Lời tựa của Trần Khánh Dư
Nhân Huệ Vương Khánh Dư viết bài tựa cho sách ấy như sau:
Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương nhà Chu làm văn vũ sư, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành).
Bình luận
Qua đây, có thể thấy luận thuyết quân sự của Hưng Đạo Vương là những lý lẽ cao siêu trong chiến trận, nhưng kế hoạch lớn dạy cho binh sĩ. Tuy cuốn sách của ông đã tổng kết kinh nghiệm đưa đến thắng lợi cụ thể trong chiến tranh, song khi vận dụng kinh nghiệm đó, ông đã yêu cầu người học cần phải linh hoạt và sáng tạo:
Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó.
Tham khảo
Dương Xuân Đống (2017), Văn hóa quân sự Việt Nam - văn hóa giữ nước, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 718 - 720
Nghệ thuật quân sự
Sách thất truyền
Tác phẩm của Trần Hưng Đạo |
6697 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Binh%20th%C6%B0%20y%E1%BA%BFu%20l%C6%B0%E1%BB%A3c | Binh thư yếu lược | Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm được cho là của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, viết về nghệ thuật quân sự, đến nay đã thất truyền.
Các bản
Những cuốn sách hiện nay được xuất bản dưới tên gọi này chưa có gì kiểm chứng để chứng minh là có nguồn gốc từ tác phẩm của ông. Ví dụ cuốn sách được in bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Sài Gòn năm 1969, nhưng người ta cho sách này là giả mạo, vì người ta cho rằng cuốn sách của Hưng Đạo Vương đã bị quân Minh thu về Trung Quốc, như được nhắc đến trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài nghiên cứu "Đi tìm nguồn gốc và năm xuất hiện của văn bản Binh thư yếu lược" công bố năm 1986, cũng xác định rằng văn bản "Binh thư yếu lược" là một ngụy thư do người sau sáng tác, sớm nhất là vào năm 1869, chứ không phải là một văn bản nguyên gốc của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn từ thời Trần.
Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển, với các chương như:
Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng
Chú thích
Nghệ thuật quân sự
Sách thất truyền
Sách Việt Nam
Binh pháp
Tác phẩm của Trần Hưng Đạo |
6706 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20t%E1%BB%AB | Sao từ | Sao từ là một dạng sao neutron với từ trường mạnh đến tesla, lớn hơn từ trường của Trái Đất khoảng 2.500.000 tỉ lần. Để so sánh, từ trường quanh các nam châm siêu dẫn lưỡng cực của máy gia tốc hạt lớn LHC chỉ trong khoảng từ 0.54 lên 8.3 tesla. Sự tồn tại của sao từ lần đầu được đưa ra bởi hai nhà thiên văn học Robert Duncan người Mỹ và Chrisopher Thompson người Canada vào những năm 1980. Hai ông cho rằng các sao neutron được hình thành cùng với từ trường mạnh hơn so với nhóm sao xung của chúng tới hàng trăm lần. Năm 1992, họ đã sử dùng lý thuyết sao từ để giải thích về sự tồn tại của các sóng thu được từ vụ nổ tia gamma ngày mùng 5 tháng 3 năm 1979, và sau đó là xác định vị trí của siêu tân tinh N49.
Đặc điểm
Chúng ta mới biết rất ít về sao từ, bởi không có sao từ nào ở gần Trái Đất. Các sao từ thường có đường kính khoảng 20 km. Tuy vậy, chúng có khối lượng gấp nhiều lần Mặt trời của chúng ta. Sao từ có mật độ đặc đến mức chỉ một mẩu nhỏ vật chất của nó đã nặng hơn 100 triệu tấn. Phần lớn các sao từ tự quay rất nhanh, ít nhất là vài vòng trong một giây. Tuổi thọ của sao từ thường ngắn. Từ trường mạnh của chúng suy yếu dần trong vòng 10.000 năm, sau đó mọi hoạt động và bức xạ tia X ngừng hẳn. Người ta ước tính trong Ngân Hà có khoảng 30 triệu sao từ đã "chết" hoặc hơn.
Các chấn động trên bề mặt sao từ gây ra biến đổi bản thân ngôi sao và từ trường bao quanh nó, thường dẫn đến các vụ bùng phát tia gamma đã từng được ghi nhận trên Trái Đất năm 1979, 1998 và 2004.
Sự hình thành
Trong siêu tân tinh, ngôi sao chủ co lại thành sao neutron, từ trường của nó tăng đột ngột theo cường độ (cứ giảm một nửa kích thước của một đường thì từ trường tăng lên 4 lần). Duncan và Thompson đã tính được từ trường của sao neutron, thông thường là 108 tesla, thông qua cơ chế "máy phát điện", giá trị này đã tăng lên nhiều, tới khoảng 1011 tesla (hay 1015 gauss). Kết quả là hình thành một sao từ
.
Siêu tân tinh có thể mất đi 10% khối lượng của nó trong quá trình bùng nổ. Để những sao có khối lượng lớn gấp 10 đến 30 lần khối lượng Mặt Trời không bị co luôn thành hố đen, khối lượng của chúng phải bị giảm đi một lượng đáng kể, thậm chí đến 80% khối lượng ban đầu.
Ước chừng cứ 10 vụ nổ siêu tân tinh thì có một sao từ chứ không nhiều như sao neutron hay sao xung thường thấy.
Vào ngày 21 tháng 2 năm 2008, các nhà nghiên cứu thuộc NASA và trường Đại học McGill thông báo đã tìm ra một sao neutron tạm thời biến đổi từ sao xung thành sao từ. Điều đó cho thấy sao từ không đơn thuần là một dạng hiếm của sao xung nhưng có thể là một giai đoạn phát triển của một số sao xung.
Lịch sử phát hiện
Hướng tiếp cận sao từ
Các nghiên cứu mới
Quan sát sao từ
Vào tháng 12 năm 2004, vụ nổ mạnh nhất ở bên ngoài hệ Mặt Trời đã được ghi nhận, tia chớp khổng lồ bao gồm bức xạ tia gamma siêu năng lượng, một phần của tia Röntgen và ánh sáng nhìn thấy được. Luồng sáng vũ trụ này trong 0,1 giây đã tạo ra một nguồn năng lượng mạnh gấp hai lần Mặt Trăng hôm rằm, phản xạ vào Mặt Trăng và chiếu sáng phần trên khí quyển của Trái Đất. Tia chớp xuyên qua Hệ Mặt Trời đã được ghi nhận bởi ít nhất 15 vệ tinh nhân tạo và trạm thăm dò vũ trụ, bao gồm cả tàu thăm dò Odyssey và Cassini. Nguồn gốc của tín hiệu lớn này chính là ngôi sao từ, nằm cách Trái Đất 50.000 năm ánh sáng. Đó là một ngôi sao kỳ lạ thuộc chòm sao Lạp Hộ với từ trường cực lớn. Theo tính toán, tổng năng lượng phát xạ của ngôi sao này trong 0,2 giây tương đương với nguồn năng lượng mà Mặt Trời phát ra trong 250.000 năm. Công suất phát sáng của nó lớn hơn một nghìn lần so với công suất của tất cả các ngôi sao trong Ngân Hà của chúng ta. Đợt bùng nổ của ngôi sao từ này đã làm ion hóa các lớp khí quyển Trái Đất và làm thay đổi một phần các bước sóng dài trong khí quyển.
Các sao từ đã được quan sát thấy
Tính đến tháng 7/2009, đã có 13 sao từ được xác nhận và 5 thiên thể khác đang xác định xem có phải sao từ không.
1806-20 SGR, nằm cách chúng ta 50.000 năm ánh sáng
SGR 1900 +14, nằm cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng trong chòm sao Aquila
SGR 0501 +4516
CXO J164710.2-455216, nằm trong cụm thiên hà Westerlund 1, được hình thành từ một ngôi sao nặng hơn 40 lần mặt trời
Xem thêm
Sao Neutron
Sao xung
Hố đen
Siêu tân tinh
Bùng nổ tia gamma
Bức xạ gamma
Chú thích
Từ
Hiện tượng sao |
6708 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Kuroshio | Hải lưu Kuroshio | Hải lưu Kuroshio hay hải lưu Nhật Bản là một dòng hải lưu ở tây Thái Bình Dương ngoài bờ biển phía đông Đài Loan chảy theo hướng đông bắc ngang qua Nhật Bản, ở đó nó hợp lưu với dòng chảy phía đông của hải lưu Bắc Thái Bình Dương. Nó là tương tự như hải lưu Gulf Stream ở Đại Tây Dương, vận chuyển nước biển nhiệt đới ấm về phía bắc tới vùng cực. Nó đôi khi còn được gọi là "hải lưu đen"—, do nghĩa của từ kuroshio là đen, và nó là hình ảnh của màu lam sẫm của nước biển ở đó.
Phần tương ứng phía bắc của nó là hải lưu Bắc Thái Bình Dương.
Phần tương ứng phía đông của nó là hải lưu California.
Phần tương ứng phía nam của nó là hải lưu bắc xích đạo.
Nước ấm của hải lưu Kuroshio làm cho san hô nước ấm có thể tìm thấy ở Nhật Bản, là nơi xa nhất về phía bắc mà san hô nước ấm có thể sinh sống.
Tham khảo
Kuroshio
Địa lý Nhật Bản |
6709 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Humboldt | Hải lưu Humboldt | Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru) là một hải lưu lạnh chảy theo hướng bắc ngoài bờ biển phía tây Nam Mỹ. Nó trở thành một phần chính của hải lưu nam xích đạo. Hải lưu này xuất phát từ Nam Đại Dương gần châu Nam Cực, và vì thế nó khoảng 7-8 C° lạnh hơn so với nước biển của đại dương cùng vĩ độ. Nước lạnh làm mát không khí và tạo ra các sa mạc ven biển của Chile (như Atacama) và Peru. Tuy nhiên, hải lưu Humbolt vận chuyển nước biển giàu chất dinh dưỡng vào trong khu vực, tạo ra một lưu vực giàu cá cho công nghiệp đánh cá của Peru.
Trong mùa El Niño, hải lưu Humboldt được thay thế bằng nước ấm, nghèo chất dinh dưỡng, tạo ra sự suy giảm nhanh trong quần thể cá và chim biển mà thông thường chúng là lớn và nhiều, cũng như tạo ra mưa trong những khu vực thông thường là khô hạn và làm khô hạn những khu vực miền núi xa hơn trong đất liền mà thông thường chúng là ẩm ướt. Người ta cũng cho rằng một El Niño mạnh đã dẫn tới sự tiêu vong của Moche và các nền văn minh Peru tiền Columbia.
Nó được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Đức Alexander von Humboldt.
Tham khảo
Humboldt
Vùng sinh thái biển
Khoa học thủy sản
Môi trường Peru |
6712 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Cromwell | Hải lưu Cromwell | Hải lưu Cromwell (còn gọi là Dòng ngầm xích đạo Thái Bình Dương hay Dòng ngầm xích đạo) là một sông ngầm dưới biển: Một dạng cụ thể của hải lưu như một con sông chảy dưới bề mặt đại dương.
Các con sông ngầm dưới biển là quyến rũ và là một lĩnh vực tương đối mới trong hải dương học. Những điều bí ẩn đẹp này của thiên nhiên chỉ ra rằng loài người còn rất nhiều điều cần phải khám phá.
Hải lưu Cromwell được phát hiện năm 1952 bởi Townsend Cromwell - một nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Honolulu. Nó rộng 400 km (250 dặm) và chảy về hướng đông. Nó ẩn sâu khoảng 100 m (300 ft) dưới bề mặt của Thái Bình Dương tại xích đạo, nó là tương đối hẹp về độ sâu khi so sánh với các hải lưu khác. Độ sâu của nó chỉ khoảng 30 m (100 ft). Dung tích của nó khoảng 1.000 lần dung tích của sông Mississippi và chiều dài của nó là khoảng 5.600 km (3.500 dặm).
Hải lưu Cromwell đã được liệt kê trong lần xuất bản năm 1964 của Sách kỷ lục Guinness.
Townsend Cromwell
Townsend Cromwell, một người thích lướt sóng, bơi lội và là một nhà hải dương học, đã phát hiện ra hải lưu mà hiện nay mang tên ông trong khi tìm kiếm dòng chảy ở khu vực xích đạo của Thái Bình Dương. Ông mất năm 1958 khi máy bay của ông bị rơi trong khi ông đang thực hiện một chuyến thám hiểm hải dương.
Phát hiện
Năm 1951 các nhà nghiên cứu trên boong tàu U. S. Fish and Wildlife Service research (Tàu nghiên cứu cá và các động vật hoang dã Mỹ) đã rất thích thú khi nhìn thấy dấu vết của tuyến đánh cá dài. Họ nhận ra rằng các thiết bị lặn ở sâu dưới nước bị trôi dạt về hướng đông. Điều này là không bình thường vì các dòng bề mặt của Thái Bình Dương trên xích đạo chảy về hướng tây. (Chúng chảy theo hướng gió).
Năm sau, Townsend Cromwell dẫn đầu một đoàn thám hiểm để nghiên cứu xem dòng chảy của đại dương biến đổi như thế nào theo độ sâu. Họ đã phát hiện ra một dòng chảy nhanh chảy về hướng đông ở các lớp sâu dưới bề mặt.
Số liệu cụ thể
Độ sâu: Dòng bề mặt chuyển động theo hướng tây. Điểm chuyển hướng khoảng 40 m phía dưới, từ đó nước chảy về hướng đông. Dòng chảy này xuống tới độ sâu khoảng 400 m.
Tốc độ chảy: Tổng lưu lượng khoảng 30 triệu mét khối trên giây. Vận tốc tối đa khoảng 1,5 m/s (tốc độ này khoảng 2 lần nhanh hơn so với tốc độ chảy của dòng bề mặt theo hướng tây).
Chiều dài:13.000 km
Tương tác với El Niño
El Niño là sự đảo ngược các trạng thái thông thường ở Thái Bình Dương. Nước bề mặt chuyển động về phía tây theo hướng gió thịnh hành và nước ở dưới sâu bị ép buộc lên trên để thay thế nó. Nước bề mặt loang ngược trở lại ngang qua đại dương, mang nhiệt độ của nước ấm dọc theo bờ biển phía đông của Thái Bình Dương. Trong các năm không có El Niño, hải lưu Cromwell bị đẩy lên bề mặt bởi các núi lửa ngầm dưới biển gần quần đảo Galapágos. Hiện tượng này gọi là sự phun trào lên trên. Tuy nhiên trong những năm có El Niño thì hải lưu này không phun trào lên trên theo cách này. Nước xung quanh quần đảo vì thế là tương đối ấm trong những năm El Niño so với những năm thông thường.
Hiệu ứng lên cuộc sống hoang dã
Hải lưu Cromwell là giàu oxy và chất dinh dưỡng. Một lượng lớn cá tập trung xung quanh nó. Sự phun trào lên phía trên diễn ra gần quần đảo Galapágos. Nó mang lại sự cung cấp thức ăn gần bề mặt cho chim cánh cụt Galapágos. Tuy nhiên sự phun trào này là một hiện tượng rời rạc, nó không diễn ra theo chu kỳ và do đó nguồn thức ăn cũng không ổn định. Chim cánh cụt có một số thói quen phù hợp với điều này, kể cả sự linh hoạt trong thói quen sinh sản của chúng.
Khả năng hiệu ứng lên khí hậu
Hiệu ứng của hải lưu này lên khí hậu thế giới hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng.
Xem thêm
Hải lưu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Surface Ocean Currents
Cromwell |
6714 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Oyashio | Hải lưu Oyashio | Hải lưu Oyashio là một hải lưu lạnh dưới bắc cực, nó chuyển động về phía nam và xoay ngược chiều kim đồng hồ ở miền tây của bắc Thái Bình Dương. Nó tiếp giáp với hải lưu Kuroshio ở bờ biển phía đông của Nhật Bản và tạo ra hải lưu bắc Thái Bình Dương (hay dòng chảy).
Nước của hải lưu Oyashio xuất phát từ Bắc Băng Dương và chảy về phía nam thông qua eo biển Bering. Hải lưu này có ảnh hưởng đáng kể lên khí hậu của vùng Viễn Đông nước Nga, chủ yếu là Kamchatka và Chukotka, ở đó giới hạn phía bắc của sự sinh trưởng thực vật là 10 ° về phía nam so với vĩ độ mà nó đạt được trong đất liền ở Siberia.
Nước của hải lưu Oyashio có lẽ tạo thành nguồn cá giàu nhất trên thế giới vì thành phần dinh dưỡng cực cao trong nước lạnh và do nó có thủy triều rất cao (tới 10 mét) trong một số khu vực - nó tăng khả năng làm giàu thêm các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hải lưu Oyashio cũng làm cho Vladivostok trở thành cảng phụ thuộc nhiều nhất vào khí hậu do nó bị đóng băng trong mùa đông và cần phải có tàu phá băng để giữ cho cảng có thể ra vào được trong mùa đông.
Một đặc trưng quan trọng khác của hải lưu này là trong các thời kỳ băng hà, khi mực nước biển xuống thấp đã tạo ra sự hình thành của cầu nối Bering, hải lưu này không thể chuyển động và sự lạnh toàn cầu nói chung là không đáng kể trong khu vực mà nó có ảnh hưởng như ngày nay. Nó là nguyên nhân chính của trạng thái không bị đóng băng của phần lớn khu vực Đông Á - và do đó nó giải thích tại sao Đông Á vẫn giữ được khoảng 96% các loài thực vật của thế Pliocen, trong khi châu Âu chỉ giữ được khoảng 27%, mặc dù khí hậu hiện nay của khu vực này lạnh hơn nhiều so với phần lớn châu Âu.
Tham khảo
Oyashio
Thái Bình Dương |
6717 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20Ng%C3%B4%20%C4%91%E1%BA%A1i%20c%C3%A1o | Bình Ngô đại cáo | Bình Ngô đại cáo () là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Đặt tên tác phẩm
Hiểu về từ Bình Ngô
Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương. Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.Hiểu về từ Đại cáo
Theo sách giáo khoa Văn học 10: Bình Ngô đại cáo dịch cho sát nghĩa là: tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô; rồi bổ sung thêm: bài này viết theo thể cáo.
Theo sách giáo khoa Văn học 9: Bình Ngô đại cáo là bài cáo có quy mô lớn, nói việc dẹp yên giặc Ngô.Theo Nguyễn Đăng Na trong bài viết Bình Ngô đại cáo, một số vấn đề về chữ nghĩa:
Hán ngữ đại từ điển giải thích: đại cáo [] là tên một thiên trong sách Thượng Thư. Lời tựa thiên Đại cáo có đoạn: Vũ vương mất, Tam Giám cùng Hoài di làm phản. Chu Công giúp Thành Vương trừ bỏ nhà Ân, viết Đại cáo. Khổng truyện rằng, Trình bày đại đạo [] để cáo [] với thiên hạ(trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ), nên lấy làm tên thiên, sau dùng để phiếm xưng những bài văn có tính chất điển cáo []. Như vậy, ban đầu, đại cáo [] do hai chữ mang ý nghĩa quan trọng nhất trong mệnh đề trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ ghép lại, dùng để gọi tên một thiên trong Kinh Thư, rồi thành từ cố định chỉ loại đặc biệt của thể cáo. Đấy là nghĩa thứ nhất gắn với thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại.
Theo ý này, Nguyễn Trãi nhân dịp chiến thắng quân Minh bày tỏ cho thiên hạ thấy cái đại đạo - đạo lý lớn nhất của Việt Nam là đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài Bình ngô đại cáo; vừa là mục đích mà thiên Đại cáo ở sách Thượng thư hằng dương cao. Khi đi đánh Vũ Canh, Chu Thành Vương truyền Đại cáo, bình xong quân Minh, Lê Thái Tổ cũng tuyên đại cáo, tác giả muốn so sánh Lê Thái Tổ với Chu Thành Vương và muốn bài bình Ngô của thời đại vua Lê Thái Tổ mang ý nghĩa ngang tầm với thiên Đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung hoa cổ đại.Đại cáo còn có nghĩa thứ hai gắn với đương đại thời Minh. Nghĩa này cũng không kém phần quan trọng: Văn kiện pháp luật ban bố năm Hồng Vũ thứ 18 thời Minh gọi là Đại cáo. Hồng Vũ [] là niên hiệu Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương [] – người khai sáng ra nhà Minh, làm hoàng đế Trung Hoa những năm 1368 – 1398.Nguyễn Trãi muốn thiên hạ thấy rằng, bài cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có ý nghĩa trọng đại, ngang với văn kiện pháp luật mà Minh Thái Tổ ban bố. Văn kiện của Chu Nguyên Chương tượng trưng cho uy quyền và công cụ bảo vệ nhà Minh, ở Việt Nam, Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ dùng Đại cáo để tuyên bố bình Ngô thắng lợi và khẳng định sự độc lập của Đại Việt.
Bối cảnh
Năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Lê Thái Tổ sai người mang viên tướng bị bắt sống Hoàng Phúc, hai cái hổ phù, hai dấu đài ngân của quan Chinh Lỗ Phó Tướng Quân về thành Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết viện binh đã bị thua, hoảng sợ viết thư xin hòa.
Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ giả mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ báo cáo cho thiên hạ biết.
Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.
Nội dung
Bài Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt. Kết cấu bài cáo gồm 5 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu... đến Chứng cứ còn ghi. : Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.
Đoạn 2: Từ Vừa rồi đến Trời đất chẳng dung tha. : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.
Đoạn 3: Từ Ta đây... đến Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
Đoạn 4: Từ Rốt cuộc: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,... đến Mà cũng xưa nay chưa từng nghe thấy: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.
Toàn văn
Tác giả
Sách Lam Sơn thực lục chép rằng:
nhưng theo nhà sử học Lê Quý Đôn, Lam Sơn thực lục đã bị sửa chữa nhiều lần, không phải là bản gốc nữa.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:
Theo sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, soạn giả Lê Tung khi bình về vua Lê Thái Tổ, Lê Tung viết rằng: Bình Ngô Đại Cáo không câu nào không là lời nhân nghĩa, trung tín; Lam Sơn Thực Lục không chỗ nào không là đạo tu tề trị bình.Ý nghĩa
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, Bình Ngô đại cáo đã trở thành tác phẩm cổ điển sớm đi vào sách Giáo khoa từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học và được giảng dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam.
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 1993
Lam Sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956
Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản văn học, 2015
Bình Ngô đại cáo, một số vấn đề về chữ nghĩa; soạn giả Nguyễn Đăng Na.
Xem thêm
Khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi
Văn học Đại Việt thời Lê Sơ
Nam Quốc Sơn Hà
Chú thích
Liên kết ngoài
Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Giáo trình Đại học Cần Thơ
Bình Ngô đại cáo - Một số vấn đề chữ nghĩa
Lịch sử Việt Nam thời Lê sơ
Tác phẩm của Nguyễn Trãi
Tuyên ngôn độc lập
Năm 1428
Văn biền ngẫu
Văn học Việt Nam thời Lê sơ
Văn bản lịch sử Việt Nam
Tác phẩm văn học Việt Nam |
6719 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Afghanistan | Afghanistan | Afghanistan ( ; Pashto / Dari: , ; (), tên gọi chính thức là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia miền núi không giáp biển ở ngã tư Trung và Nam Á. Afghanistan giáp với Pakistan ở phía đông và nam, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan, và Tajikistan ở phía bắc, và Trung Quốc ở phía đông bắc. Có diện tích , đây là một quốc gia miền núi với đồng bằng ở phía bắc và tây nam. Kabul là thủ đô và thành phố lớn nhất nước này, với dân số ước tính khoảng 4,6 triệu người chủ yếu gồm các dân tộc Pashtun, Tajiks, Hazaras và Uzbek. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người Afghan". Afghanistan hiện được quản lý bởi Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan do Taliban kiểm soát, sau sự sụp đổ của nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan được quốc tế công nhận vào ngày 15 tháng 8 năm 2021.
Con người đã sống ở khu vực ngày nay là Afghanistan ít nhất 50.000 năm trước. Con người định cư xuất hiện trong khu vực này cách đây 9.000 năm, phát triển dần dần thành nền văn minh lưu vực sông Ấn (địa điểm Shortugai), nền văn minh Oxus (địa điểm Dashlyji), và nền văn minh Helmand (địa điểm Mundigak) trong giai đoạn thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Người Ấn-Arya di cư từ khu vực Bactria - Margiana đến Gandhara, tiếp theo là sự trỗi dậy của nền văn hóa Yaz I trong thời kỳ đồ sắt (khoảng 1500–1100 TCN), đã gắn liền với nền văn hóa được mô tả trong Avesta, văn bản tôn giáo cổ của Hỏa giáo. Khu vực này, sau đó được gọi là "Ariana", rơi vào tay người Ba Tư Achaemenid vào thế kỷ thứ 6 TCN. Người Ba Tư sau đó đã chinh phục các khu vực ở phía đông đến tận thung lũng sông Hằng. Alexander Đại đế xâm chiếm khu vực này trong thế kỷ thứ 4 TCN, và kết hôn với Roxana ở Bactria trước khi ông thực hiện chiến dịch thung lũng Kabul, nơi ông chiến đấu với các bộ lạc Aspasioi và Assakan. Vương quốc Hy Lạp-Bactria trở thành phần cuối phía đông của thế giới Hy Lạp. Sau cuộc chinh phục của người da đỏ Maurya, Phật giáo và Ấn Độ giáo đã phát triển mạnh mẽ trong khu vực này trong nhiều thế kỷ. Hoàng đế Kushan Kanishka, người trị vì hai thủ đô Kapisi và Puruṣapura, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo Đại thừa đến Trung Quốc và Trung Á. Nhiều triều đại Phật giáo khác cũng bắt nguồn từ khu vực này, bao gồm Kidarites, Hephthalites, Alkhons, Nezaks, Zunbils và Turk Shahis.
Người Hồi giáo đã đưa Hồi giáo đến Herat và Zaranj thuộc đế quốc Sasan vào giữa thế kỷ thứ 7, trong khi việc Hồi giáo hóa đầy đủ hơn đã đạt được từ thế kỷ 9 đến 12 dưới các triều đại Saffarid, Samanid, Ghaznavid và Ghurid. Các phần của khu vực này sau đó được các đế chế Khwarazmian, Khalji, Timurid, Lodi, Sur, Mughal và Safavid cai trị. Lịch sử chính trị của nhà nước Afghanistan hiện đại bắt đầu với triều đại Hotak, với người sáng lập Mirwais Hotak tuyên bố miền nam Afghanistan độc lập vào năm 1709. Năm 1747, Ahmad Shah Durrani thành lập Đế chế Durrani với thủ đô tại Kandahar. Năm 1776, thủ đô Durrani được chuyển đến Kabul trong khi Peshawar trở thành thủ đô mùa đông; sau này bị mất vào tay người Sikh vào năm 1823. Vào cuối thế kỷ 19, Afghanistan trở thành một quốc gia đệm trong "Ván Cờ Lớn" giữa hai đế quốc Anh và Nga.
Trong chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất, 1839-1842, lực lượng Anh đến từ Ấn Độ lúc đầu giành quyền kiểm soát Afghanistan, nhưng sau đó đã bị đánh bại một cách dứt khoát. Sau Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba vào năm 1919, đất nước này đã có thể độc lập thoát khỏi ảnh hưởng của nước ngoài. Afghanistan trở thành một chế độ quân chủ dưới thời Amanullah Khan. Tuy nhiên vào năm 1973 Zahir Shah bị lật đổ và một nước cộng hòa được thành lập. Năm 1978, sau cuộc đảo chính lần thứ hai, Afghanistan lần đầu tiên trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa, gây ra Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan trong những năm 1980 chống lại phiến quân mujahideen. Đến năm 1996, phần lớn đất nước bị nhóm Taliban với chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cai trị như chế độ toàn trị. Taliban đã bị mất quyền lực sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2001 nhưng vẫn kiểm soát một phần đáng kể đất nước này. Cuộc chiến diễn ra giữa chính phủ mới do Mỹ thành lập và Taliban đã làm dày thêm hồ sơ nhân quyền và quyền phụ nữ ở Afghanistan, với nhiều hành vi vi phạm mà cả hai bên đều vi phạm, chẳng hạn như giết hại dân thường, bắt cóc và tra tấn. Do sự phụ thuộc sâu rộng của chính phủ Afghanistan đối với Mỹ về mặt quân sự và viện trợ kinh tế, một số người coi Afghanistan như quốc gia chư hầu của Mỹ. Năm 2021, Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, và chỉ ít tháng sau thì Taliban giành lại quyền kiểm soát đất nước sau khi đánh đổ chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Afghanistan là một nước còn nghèo đói, suy dinh dưỡng trẻ em và tham nhũng ở mức cao. Ngoài ra, Afghanistan còn là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á, Nhóm 77, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phong trào Không liên kết. Nền kinh tế của Afghanistan là nền kinh tế lớn thứ 96 trên thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 72,9 tỷ USD theo sức mua tương đương; quốc gia này kém hơn nhiều về GDP bình quân đầu người (PPP), xếp thứ 169 trong số 186 quốc gia tính đến năm 2018.
Từ nguyên
Cái tên Afghānistān dịch thành "Vùng đất của người Afghan". Tên ngày này xuất phát từ từ Afghan.
"Stan" có nghĩa là đất hay địa điểm. Afghanistan có nghĩa là vùng đất của người Afghanistan. Từ "stan" cũng được sử dụng trong tên của Kurdistan và Uzbekistan.
Nguồn gốc và ý nghĩa từ "Afghan"
Người Pashtuns đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ Afghan là tên gọi họ ít nhất từ thời kỳ Hồi giáo trở về sau. Theo W. K. Frazier Tyler, M. C. Gillet và nhiều học giả khác, "Từ Afghan lần đầu xuất hiện trong lịch sử ở thời Hudud-al-Alam năm 982. Bách khoa toàn thư Iran giải thích:
"Từ một quan điểm sắc tộc và có tính hạn chế hơn, 'Afghān' là thuật ngữ những người Afghanistan nói tiếng Ba Tư (và nói chung những nhóm sắc tốc không sử dụng tiếng Paštō) chỉ người Paštūn. Sự cân bằng [của] Afghan [và] Paštūn đã được phổ biến rộng rãi cả bên trong và bên ngoài Afghanistan, bởi liên minh bộ tộc Paštūn chiếm ưu thế áp đảo trong nước, cả về dân số và chính trị."@
Từ điển giải thích thêm:
"Thuật ngữ 'Afghān' có lẽ đã được dùng để chỉ người Paštūn từ những thời cổ đại. Dưới hình thức Avagānā, nhóm sắc tộc này lần đầu tiên đã được nhà thiên văn học Ấn Độ Varāha Mihira đề cập ở đầu thế kỷ thứ VI trong tác phẩm Brihat-samhita của ông."
Bằng chứng trong văn học Pashto truyền thống ủng hộ lý thuyết này, ví dụ trong những văn bản thế kỷ XVII nhà thơ Pashto Khushal Khan Khattak đã viết:
"Rút kiếm ra và giết chết bất kỳ kẻ nào, kẻ nói Pashtun và Afghan không phải là một! người Ả Rập biết điều này và người Roma cũng thế: người Afghan là người Pashtun, người Pashtun là người Afghan!"
Nguồn gốc và ý nghĩa từ "Afghanistan"
Phần cuối của cái tên, -stān, là một hậu tố Ấn-Iran với nghĩa "địa điểm", nó rất thường xuất hiện trong các ngôn ngữ trong vùng.
Thuật ngữ "Afghanistan", nghĩa "Vùng đất của người Afghan", từng được Babur, Hoàng đế Môgôn, đề cập tới ở thế kỷ XVI trong cuốn hồi ký của ông, để gọi những vùng lãnh thổ phía nam Kabul nơi người Pashtun sinh sống (được gọi là "Afghans" bởi người Babur). Về quốc gia "Afghanistan" hiện đại, Bách khoa toàn thư Hồi giáo đã viết:
"Afghānistān đã mang tên này từ giữa thế kỷ XVIII, khi quyền ưu của tộc người Afghan (Pashtun) bắt đầu được khẳng định: trước đó các tỉnh có tên gọi khác nhau, nhưng đất nước không phải là một đơn vị chính trị xác định, và các thành phần của nó không liên kết với nhau bởi sự đồng nhất chủng tộc hay ngôn ngữ. Trước kia từ này chỉ đơn giản có nghĩa 'vùng đất của người Afghan', một vùng lãnh thổ hạn chế không bao gồm nhiều phần hiện nay của quốc gia nhưng thực sự có bao gồm các vùng lãnh thổ hiện đã độc lập hay đang ở trong lãnh thổ Pakistan."
Cho tới thế kỷ XIX, cái tên này chỉ được sử dụng cho vùng đất truyền thống của người Pashtun, trong khi thực thể gồm cả vương quốc được gọi là Vương quốc Kabul, như đã được nhà sử học Anh Mountstuart Elphinstone nói tới. Những vùng khác của đất nước trong một số giai đoạn được thừa nhận như những vương quốc độc lập, như Vương quốc Balkh ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.
Với sự mở rộng và tập trung hóa của quốc gia, chính quyền Afghan đã chấp nhận và mở rộng cái tên "Afghanistan" cho toàn bộ vương quốc, sau khi cái tên dịch sang tiếng Anh của nó, "Afghanland", đã xuất hiện trong nhiều hiệp ước giữa British Raj và Triều đại Qajar Ba Tư, để chỉ những vùng đất phụ thuộc Triều đại Barakzai của người Pashtun tại Kabul. "Afghanistan" trở thành cái tên phổ biến chỉ toàn bộ vương quốc được công chúng phương Tây biết đến năm 1857 bởi Friedrich Engels khi ông viết về vương quốc này trong New American Cyclopædia. Nó đã trở thành tên chính thức khi nước này được cộng đồng quốc tế công nhận năm 1919, sau khi giành lại độc lập hoàn toàn từ người Anh và được tái xác nhận trong bản hiến pháp đất nước năm 1923.
Lịch sử
Nhiều đế chế và vương quốc đã lên nắm quyền ở Afghanistan, chẳng hạn như vương quốc Hy Lạp-Bactria, Ấn-Scythia, đế quốc Kushan, Kidarites, Hephthalites, Alkhons, Nezak, Zunbils, Turk Shahis, Hindu Shahis, Lawik, Saffarid, Samanid, Ghaznavid, Ghurid, Khwarezm, Khalji, Kartid, Lodi, Sur, Mogul, và cuối cùng là các triều đại Hotak và Durrani, đã đánh dấu nguồn gốc chính trị của nhà nước hiện đại. Trong suốt nhiều thiên niên kỷ, một số thành phố ở Afghanistan ngày nay từng là thủ đô của nhiều đế chế khác nhau, cụ thể là Bactra (Balkh), Alexandria trên Oxus (Ai-Khanoum), Kapisi, Sigal, Kabul, Kunduz, Zaranj, Firozkoh, Herat, Ghazna (Ghazni), Binban (Bamyan) và Kandahar.
Đất nước này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau qua nhiều thời đại, trong số đó có các dân tộc Iran cổ đại, những người đã thiết lập vai trò thống trị của các ngôn ngữ Ấn-Iran trong khu vực này. Tại nhiều điểm, vùng đất đã được hợp nhất với các đế chế rộng lớn trong khu vực, trong số đó có Đế chế Achaemenid, Đế chế Macedonia, Đế chế Maurya và Đế chế Hồi giáo. Vì thành công trong việc chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài trong thế kỷ 19 và 20, Afghanistan đã được gọi là " nghĩa địa của các đế chế", mặc dù không biết ai đã đặt ra cụm từ này.
Tiền sử và thời cổ đại
Việc khai quật những địa điểm tiền sử của Louis Dupree, Đại học Pennsylvania, Viện Smithsonian và những tổ chức khác cho thấy, con người đã sống tại nơi hiện là Afghanistan từ ít nhất 50.000 năm trước, và các cộng đồng biết canh tác trong vùng là một trong số những cộng đồng xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Được coi là một địa điểm quan trọng của các hoạt động lịch sử ban đầu, nhiều người tin rằng Afghanistan sánh ngang với Ai Cập về giá trị lịch sử của các địa điểm khảo cổ của nó.
Các cuộc thăm dò khảo cổ học được thực hiện vào thế kỷ 20 cho thấy rằng khu vực địa lý của Afghanistan đã được kết nối chặt chẽ bởi văn hóa và thương mại với các nước láng giềng ở phía đông, tây và bắc. Các đồ tạo tác tiêu biểu của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá trung đại, đồ đá mới, đồ đồng và đồ sắt đã được tìm thấy ở Afghanistan. Nền văn minh đô thị được cho là bắt đầu sớm nhất từ năm 3000 trước Công nguyên, và thành phố đầu tiên của Mundigak (gần Kandahar ở phía nam của đất nước này) là một trung tâm của nền văn hóa Helmand. Những phát hiện gần đây hơn cho thấy Nền văn minh Thung lũng Indus kéo dài đến Afghanistan ngày nay, biến nền văn minh cổ đại này ngày nay trở thành một phần của Pakistan, Afghanistan và Ấn Độ. Chi tiết hơn, nó kéo dài từ vùng ngày nay là tây bắc Pakistan đến tây bắc Ấn Độ và đông bắc Afghanistan. Một khu vực Thung lũng sông Ấn đã được tìm thấy trên sông Oxus tại Shortugai, miền bắc Afghanistan. Có một số thuộc địa của văn minh thung lũng sông Hằng nhỏ hơn cũng được tìm thấy ở Afghanistan.
Sau năm 2000 TCN, những làn sóng liên tiếp của những người bán du mục từ Trung Á bắt đầu di chuyển về phía nam vào Afghanistan; trong số họ có nhiều người Ấn-Iran nói tiếng Ấn-Âu. Những bộ lạc này sau đó đã di cư xa hơn vào Nam Á, Tây Á và sang châu Âu qua khu vực phía bắc của Biển Caspi. Khu vực này vào thời điểm đó được gọi là Ariana.
Hỏa giáo và thời đại Hy Lạp
Hỏa giáo được một số người tin rằng có nguồn gốc từ Afghanistan ngày nay từ năm 1800 đến 800 TCN, vì người sáng lập Zarathustra được cho là đã sống và chết ở Balkh. Các ngôn ngữ Đông Iran cổ đại có thể đã được sử dụng trong khu vực vào khoảng thời gian trỗi dậy của Hỏa giáo. Vào giữa thế kỷ thứ 6 TCN, người Achaemenid lật đổ người Medes và hợp nhất Arachosia, Aria và Bactria trong ranh giới phía đông của nó. Một dòng chữ trên bia mộ của Darius I của Ba Tư đề cập đến Thung lũng Kabul trong danh sách 29 quốc gia mà ông đã chinh phục. Khu vực Arachosia, xung quanh Kandahar ở miền nam Afghanistan ngày nay, trước đây chủ yếu là của người Hỏa giáo và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển Avesta đến Ba Tư và do đó được một số người coi là "quê hương thứ hai của Hỏa giáo".
Alexander Đại đế và các lực lượng Macedonia của ông đến Afghanistan vào năm 330 TCN sau khi đánh bại Darius III của Ba Tư một năm trước đó trong Trận Gaugamela. Sau sự chiếm đóng ngắn ngủi của Alexander, nhà nước kế vị của Đế chế Seleukos đã kiểm soát khu vực này cho đến năm 305 TCN khi họ trao phần lớn đất đai cho Đế chế Maurya như một phần của hiệp ước liên minh. Người Maurya kiểm soát khu vực phía nam của Ấn Độ giáo Kush cho đến khi họ bị lật đổ vào khoảng năm 185 TCN. Sự suy tàn của họ bắt đầu 60 năm sau khi sự cai trị của Ashoka kết thúc, dẫn đến cuộc tái chinh phục người Hy Lạp bởi Greco-Bactrian. Phần lớn trong số đó sớm tách khỏi họ và trở thành một phần của Vương quốc Ấn-Hy Lạp. Họ đã bị người Indo-Scythia đánh bại và trục xuất vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN.
Thời đại Ấn Độ giáo và Phật giáo
Con đường Tơ lụa xuất hiện trong thế kỷ đầu tiên TCN, và Afghanistan phát triển mạnh mẽ với thương mại, với các tuyến đường đến Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và phía bắc đến các thành phố Bukhara, Samarkand và Khiva ở Uzbekistan ngày nay. Hàng hóa và ý tưởng được trao đổi tại điểm trung tâm này, chẳng hạn như lụa Trung Quốc, bạc Ba Tư và vàng La Mã, trong khi khu vực Afghanistan hiện nay đang khai thác và buôn bán đá lapis lazuli chủ yếu từ vùng Badakhshan.
Trong thế kỷ đầu tiên TCN, Đế chế Parthia đã chinh phục khu vực này nhưng để mất nó vào tay các chư hầu Indo-Parthia. Vào giữa đến cuối thế kỷ thứ nhất CN , Đế chế Kushan rộng lớn, trung tâm là Afghanistan, đã trở thành những người bảo trợ lớn cho nền văn hóa Phật giáo, khiến cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ khắp khu vực này. Người Kushans đã bị người Sassanids lật đổ vào thế kỷ thứ 3 CN, mặc dù người Indo-Sassanid tiếp tục cai trị ít nhất một phần của khu vực. Theo sau họ là những người Kidarites, những người lần lượt bị thay thế bởi những người Hephthalite. Họ đã được thay thế bởi Turk Shahi vào thế kỷ thứ 7. Turk Shahi của đạo Phật ở Kabul đã được thay thế bởi một triều đại Hindu trước khi Saffarids chinh phục khu vực này vào năm 870, triều đại Hindu này được gọi là Hindu Shahi. Phần lớn các khu vực đông bắc và nam của đất nước vẫn bị văn hóa Phật giáo chi phối.
Trung đại
Cuộc chinh phục của Hồi giáo
Người Hồi giáo Ả Rập đưa Hồi giáo đến Herat và Zaranj vào năm 642 và bắt đầu lan rộng về phía đông; một số cư dân bản địa mà họ gặp phải chấp nhận nó trong khi những người khác nổi dậy. Trước khi đạo Hồi du nhập, người dân trong vùng chủ yếu là Phật tử và người theo Hỏa giáo, nhưng cũng có những người thờ cúng Surya và Nana , người Do Thái, và những người khác. Zunbils và Kabul Shahi lần đầu tiên bị người Hồi giáo Saffarid của Zaranj chinh phục vào năm 870. Sau đó, người Samanid mở rộng ảnh hưởng Hồi giáo của họ về phía nam của Hindu Kush. Có thông tin cho rằng những người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi vẫn sống cạnh nhau ở Kabul trước khi nhà Ghaznavid lên nắm quyền vào thế kỷ 10.
Đến thế kỷ 11, Mahmud của Ghazni đã đánh bại các nhà cai trị Hindu còn lại và Hồi giáo hóa một cách hiệu quả khu vực rộng lớn hơn, ngoại trừ Kafiristan. Mahmud đã biến Ghazni thành một thành phố quan trọng và bảo trợ những trí thức như nhà sử học Al-Biruni và nhà thơ Ferdowsi. Vương triều Ghaznavid đã bị lật đổ bởi Ghurids, những người có thành tựu kiến trúc bao gồm Minaret of Jam xa xôi. Người Ghurid kiểm soát Afghanistan trong chưa đầy một thế kỷ trước khi bị triều đại Khwarazmi chinh phục vào năm 1215.
Người Mông Cổ và Babur
Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn và quân đội Mông Cổ của ông đã chiếm đóng khu vực này. Quân Mông Cổ được cho là đã tiêu diệt các thành phố Herat và Balkh của Khwarazmian cũng như Bamyan. Sự tàn phá do người Mông Cổ gây ra đã buộc nhiều người dân địa phương quay trở lại xã hội nông thôn nông nghiệp. Sự cai trị của người Mông Cổ tiếp tục với Ilkhanate ở phía tây bắc trong khi triều đại Khalji quản lý các khu vực bộ lạc Afghanistan ở phía nam của Hindu Kush cho đến khi xâm lược Timur (hay còn gọi là Tamerlane), người đã thành lập Đế chế Timurid vào năm 1370. Dưới sự cai trị của Shah Rukh, thành phố từng là tâm điểm của thời kỳ Phục hưng Timurid, nơi vinh quang sánh ngang với Florence của thời kỳ Phục hưng Ý là trung tâm của sự tái sinh văn hóa.
Vào đầu thế kỷ 16, Babur đến từ Ferghana và chiếm Kabul từ triều đại Arghun. Giữa thế kỷ 16 và 18, Hãn quốc Bukhara của người Uzbekistan, người Safavid của Iran và người Mughal của Ấn Độ đã cai trị một phần lãnh thổ. Trong Thời kỳ Trung cổ, khu vực tây bắc của Afghanistan được gọi bằng tên khu vực là Khorasan. Hai trong số bốn thủ đô của Khorasan (Herat và Balkh) hiện nằm ở Afghanistan, trong khi các vùng Kandahar, Zabulistan, Ghazni, Kabulistan và Afghanistan hình thành biên giới giữa Khorasan và Hindustan. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19, thuật ngữ Khorasan được người bản xứ sử dụng phổ biến để mô tả đất nước của họ; Sir George Elphinstone ngạc nhiên viết rằng đất nước mà người ngoài gọi là "Afghanistan" được chính cư dân của nó gọi là "Khorasan" và rằng quan chức Afghanistan đầu tiên mà ông gặp ở biên giới đã chào đón ông đến Khorasan.
Lịch sử hiện đại
Vương triều Hotak và Durrani
Năm 1709, Mirwais Hotak, một thủ lĩnh bộ lạc Ghilzai địa phương, đã thành công nổi dậy chống lại người Safavid. Ông đã đánh bại Gurgin Khan và thành lập vương quốc của riêng mình. Mirwais chết vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 1715 và được anh trai của ông là Abdul Aziz kế vị. Aziz sau đó bị con trai của Mirwais là Mahmud giết vì tội phản quốc. Năm 1722, Mahmud dẫn đầu quân đội Afghanistan đến thủ đô Isfahan của Ba Tư, chiếm thành phố này sau trận Gulnabad và tự xưng là Vua của Ba Tư. Vương triều Afghanistan bị Nader Shah lật đổ tại Ba Tư sau trận Damghan năm 1729.
Năm 1738, Nader Shah và các lực lượng của ông đã chiếm được Kandahar, thành trì cuối cùng của Hotak, từ Shah Hussain Hotak, lúc này chàng trai 16 tuổi Ahmad Shah Durrani bị giam giữ đã được giải thoát và trở thành chỉ huy của một trung đoàn Afghanistan. Ngay sau đó, quân Ba Tư và Afghanistan xâm lược Ấn Độ. Đến năm 1747, người Afghanistan đã chọn Durrani làm nguyên thủ quốc gia của họ. Durrani và quân đội Afghanistan của ông đã chinh phục phần lớn Afghanistan, Pakistan ngày nay, các tỉnh Khorasan và Kohistan của Iran, và Delhi ở Ấn Độ. Ông đã đánh bại Đế chế Maratha của Ấn Độ, và một trong những chiến thắng lớn nhất của ông là Trận Panipat năm 1761.
Vào tháng 10 năm 1772, Durrani qua đời vì nguyên nhân tự nhiên và được chôn cất tại một địa điểm hiện nay liền kề với Shrine of the Cloak ở Kandahar. Ông được con trai của mình, Timur Shah kế vị, và Shah đã chuyển thủ đô của vương quốc mình từ Kandahar đến Kabul vào năm 1776, với Peshawar trở thành thủ đô mùa đông. Sau cái chết của Timur vào năm 1793, ngai vàng Durrani được truyền lại cho con trai ông là Zaman Shah, tiếp theo là Mahmud Shah, Shuja Shah và những người khác.
Vương triều Barakzai và các cuộc chiến tranh với Anh
Vào đầu thế kỷ 19, đế chế Afghanistan đang bị đe dọa bởi người Ba Tư ở phía tây và Đế chế Sikh ở phía đông. Fateh Khan, thủ lĩnh của bộ tộc Barakzai, đã xếp đặt 21 người anh em của mình vào các vị trí quyền lực trên khắp đế chế. Sau khi ông qua đời, họ nổi dậy và chia cắt các tỉnh của đế chế với nhau. Trong thời kỳ hỗn loạn này, Afghanistan có nhiều người cai trị tạm thời cho đến khi Dost Mohammad Khan tuyên bố mình là tiểu vương vào năm 1823. Punjab và Kashmir bị mất vào tay Ranjit Singh, người đã xâm lược Khyber Pakhtunkhwa vào tháng 3 năm 1823 và chiếm được thành phố Peshawar trong trận Nowshera. Năm 1837, trong Trận Jamrud gần Đèo Khyber, Akbar Khan và quân đội Afghanistan không chiếm được Pháo đài Jamrud từ Quân đội Sikh Khalsa, nhưng đã giết được Chỉ huy người Sikh Hari Singh Nalwa, do đó kết thúc Chiến tranh Afghanistan-Sikh. Vào thời điểm này, người Anh đang tiến quân từ phía đông và cuộc xung đột lớn đầu tiên trong "Ván Cờ Lớn" đã bắt đầu.
Năm 1838, một lực lượng viễn chinh Anh tiến vào Afghanistan và bắt giữ Dost Mohammad, bắt ông đi lưu vong ở Ấn Độ và thay thế ông bằng người cai trị trước đó, Shah Shuja. Sau một cuộc nổi dậy, năm 1842 rút lui khỏi Kabul của lực lượng Anh-Ấn và tiêu diệt quân đội của Elphinstone , và Trận Kabul dẫn đến việc tái chiếm, người Anh đặt Dost Mohammad Khan trở lại quyền lực và rút các lực lượng quân sự của họ khỏi Afghanistan. Năm 1878, Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai diễn ra vì nhận thấy ảnh hưởng của Nga trong khu vực, Abdur Rahman Khan thay thế Ayub Khan, và Anh giành quyền kiểm soát các mối quan hệ đối ngoại của Afghanistan như một phần của Hiệp ước Gandamak năm 1879. Năm 1893, Amir Abdur Rahman ký một thỏa thuận trong đó lãnh thổ của người Pashtun và người Baloch bị chia cắt bởi Đường Durand, tạo thành biên giới ngày nay giữa Pakistan và Afghanistan. Hazarajat do người Shia thống trị và người Kafiristan ngoại giáo vẫn độc lập về mặt chính trị cho đến khi bị Abdur Rahman Khan chinh phục năm 1891–1896. Ông được biết đến với cái tên "Iron Amir" vì vẻ ngoài và phương pháp tàn nhẫn của mình chống lại các bộ tộc. Iron Amir coi các tuyến đường sắt và điện báo đến từ Nga và Anh là "con ngựa thành Troia" và do đó đã ngăn cản sự phát triển đường sắt ở Afghanistan. Ông mất năm 1901, được con trai ông là Habibullah Khan kế vị.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Afghanistan còn trung lập, Habibullah Khan đã gặp gỡ các quan chức của Các cường quốc Trung tâm trong Phái bộ Niedermayer–Hentig, để tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi Vương quốc Anh, tham gia cùng họ và tấn công Ấn Độ thuộc Anh, như một phần của Âm mưu Hindu-Đức. Những nỗ lực của họ nhằm đưa Afghanistan trở thành cường quốc Trung tâm đã thất bại, nhưng nó đã gây ra sự bất bình trong dân chúng vì đã giữ thái độ trung lập với người Anh. Habibullah bị ám sát trong một chuyến đi săn vào năm 1919, và Amanullah Khan cuối cùng lên nắm quyền. Là một người ủng hộ trung thành cho các cuộc thám hiểm 1915–1916, Amanullah Khan đã kích hoạt Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba, tiến công Ấn Độ thuộc Anh qua đèo Khyber.
Sau khi Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba kết thúc và việc ký kết Hiệp ước Rawalpindi vào ngày 19 tháng 8 năm 1919, Vua Amanullah Khan tuyên bố Afghanistan là một quốc gia có chủ quyền và hoàn toàn độc lập. Ông đã chấm dứt sự cô lập truyền thống của đất nước mình bằng cách thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với Liên Xô và Cộng hòa Weimar của Đức. Sau chuyến công du châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927–28, ông đã đưa ra một số cải cách nhằm hiện đại hóa quốc gia của mình. Lực lượng chủ chốt đằng sau những cải cách này là Mahmud Tarzi, một người ủng hộ nhiệt tình việc giáo dục phụ nữ. Ông đã đấu tranh cho Điều 68 của hiến pháp năm 1923 của Afghanistan, trong đó giáo dục tiểu học là bắt buộc. Chế độ chiếm hữu nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1923. Vợ của Khan, Nữ hoàng Soraya Tarzi là một nhân vật nổi tiếng trong thời kỳ này.
Một số cải cách đã được thực hiện, chẳng hạn như bãi bỏ burqa truyền thống đối với phụ nữ và mở một số trường đồng giáo dục, nhanh chóng khiến nhiều nhà lãnh đạo bộ lạc và tôn giáo xa lánh, và điều này dẫn đến Nội chiến Afghanistan (1928–1929). Đối mặt với lực lượng vũ trang áp đảo của phe đối lập, Amanullah Khan phải thoái vị vào tháng 1 năm 1929, và ngay sau đó Kabul rơi vào tay lực lượng Saqqawist do Habibullah Kalakani lãnh đạo. Thái tử Mohammed Nadir Shah, em họ của Amanullah, lần lượt đánh bại và giết Kalakani vào tháng 10 năm 1929, và được tuyên bố là Vua Nadir Shah. Ông từ bỏ các cải cách của Amanullah Khan để ủng hộ cách tiếp cận dần dần để hiện đại hóa nhưng bị Abdul Khaliq, một học sinh Hazara mới mười lăm tuổi, vốn là một người trung thành với Amanullah ám sát vào năm 1933.
Mohammed Zahir Shah, con trai 19 tuổi của Nadir Shah, kế vị ngai vàng và trị vì từ năm 1933 đến năm 1973. Các cuộc nổi dậy của bộ lạc năm 1944–1947 chứng kiến triều đại của Zahir Shah bị thách thức bởi những người thuộc bộ lạc Zadran, Safi, Mangal và Wazir do Mazrak Zadran, Salemai và Mirzali Khan lãnh đạo, và các bộ lạc khác, nhiều người trong số họ là những người trung thành với Amanullah. Quan hệ chặt chẽ với các quốc gia Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Iraq và Iran / Ba Tư cũng được theo đuổi, trong khi các mối quan hệ quốc tế sâu rộng hơn được tìm kiếm bằng cách gia nhập Hội Quốc Liên vào năm 1934. Những năm 1930 chứng kiến sự phát triển của đường xá, cơ sở hạ tầng, sự thành lập của ngân hàng quốc gia và sự gia tăng của giáo dục. Các tuyến đường bộ ở phía bắc đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt và bông đang phát triển. Nước này đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước phe Trục, trong đó Đức có tác động lớn nhất trong sự phát triển của Afghanistan vào thời điểm đó, cùng với Ý và Nhật Bản.
Lịch sử đương đại
Cho đến năm 1946, Zahir Shah cầm quyền với sự hỗ trợ của người chú của mình với chức vụ Thủ tướng và tiếp tục các chính sách của Nadir Shah. Một người chú khác của Zahir Shah, Shah Mahmud Khan, trở thành Thủ tướng vào năm 1946 và bắt đầu một cuộc thử nghiệm cho phép tự do chính trị lớn hơn, nhưng đã đảo ngược chính sách khi việc này đi xa hơn những gì ông mong đợi. Ông bị thay thế vào năm 1953 bằng Mohammed Daoud Khan, em họ và anh rể của nhà vua, đồng thời là một người theo chủ nghĩa dân tộc Pashtun. Thủ tướng mới Khan này đã tìm cách thành lập một nước Pashtunistan, dẫn đến quan hệ căng thẳng với Pakistan. Trong suốt 10 năm tại vị cho đến năm 1963, Daoud Khan thúc đẩy cải cách hiện đại hóa xã hội và tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô. Sau đó, hiến pháp năm 1964 được hình thành và vị Thủ tướng không thuộc hoàng gia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức.
Vua Zahir Shah, giống như cha mình là Nadir Shah, có chính sách duy trì độc lập quốc gia trong khi theo đuổi từng bước hiện đại hóa, tạo cảm xúc dân tộc chủ nghĩa và cải thiện quan hệ với Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Afghanistan vẫn trung lập và không tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như không liên kết với cả hai khối cường quốc trong Chiến tranh Lạnh sau đó. Tuy nhiên, nước này lại là người hưởng lợi từ sự cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh vì cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều tranh giành ảnh hưởng bằng cách xây dựng các đường cao tốc chính, sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Afghanistan trong thời kỳ hậu chiến. Tính theo bình quân đầu người, Afghanistan nhận được nhiều viện trợ phát triển của Liên Xô hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Do đó, Afghanistan có quan hệ tốt với cả hai kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh. Năm 1973, khi Nhà vua đang ở Ý, Daoud Khan đã phát động một cuộc đảo chính không đổ máu và trở thành Tổng thống đầu tiên của Afghanistan, bãi bỏ chế độ quân chủ.
Chế độ dân chủ cộng hòa và chiến tranh với Liên Xô
Vào tháng 4 năm 1978, Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan theo cộng sản (PDPA) đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại Tổng thống khi đó là Mohammed Daoud Khan, được gọi là Cách mạng Saur. PDPA tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, với lãnh đạo đầu tiên của nước này là Tổng bí thư Đảng Dân chủ Nhân dân Nur Muhammad Taraki. Điều này sẽ kích hoạt một loạt các sự kiện khiến Afghanistan thay đổi đáng kể từ một quốc gia nghèo nàn và hẻo lánh (và yên bình) trở thành một điểm nóng của khủng bố quốc tế. PDPA đã khởi xướng nhiều cải cách xã hội, phân phối đất đai, gây ra sự phản đối mạnh mẽ, đồng thời đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến. Điều này gây ra tình trạng bất ổn và nhanh chóng mở rộng thành tình trạng nội chiến vào năm 1979, do các nhóm du kích mujahideen (và các du kích Maoist nhỏ hơn) tiến hành chống lại các lực lượng của chế độ trên toàn quốc. Nó nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm khi chính phủ Pakistan cung cấp cho những người nổi dậy này các trung tâm huấn luyện bí mật, Hoa Kỳ hỗ trợ họ thông qua Cơ quan Tình báo Liên ngành của Pakistan (ISI), và Liên Xô đã cử hàng nghìn cố vấn quân sự đến hỗ trợ chế độ PDPA. Trong khi đó, ngày càng có nhiều xích mích thù địch giữa các phe phái cạnh tranh bên trong PDPA, với nhóm Khalq chiếm ưu thế và Parcham ôn hòa hơn.
Vào tháng 9 năm 1979, Tổng Bí thư Đảng PDPA Taraki bị ám sát trong một cuộc đảo chính nội bộ do thành viên Khalq lúc bấy giờ là Thủ tướng Hafizullah Amin, người đảm nhận chức tổng thư ký mới của Đảng Dân chủ Nhân dân, dàn dựng. Tình hình đất nước trở nên tồi tệ dưới thời Amin và hàng nghìn người đã mất tích. Không hài lòng với chính phủ của Amin, Quân đội Liên Xô xâm lược Afghanistan vào tháng 12 năm 1979, tấn công Kabul và giết chết Amin chỉ ba ngày sau đó. Một chế độ do Liên Xô tổ chức, do Babrak Karmal của Parcham lãnh đạo nhưng bao gồm cả hai phe (Parcham và Khalq), đã thay thế chính quyền cũ. Quân đội Liên Xô với số lượng đáng kể hơn đã được triển khai để ổn định Afghanistan dưới thời Karmal, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan. Hoa Kỳ và Pakistan, cùng với các nước nhỏ hơn như Ả Rập Xê-út và Trung Quốc, tiếp tục hỗ trợ quân nổi dậy, cung cấp hàng tỷ đô la tiền mặt và vũ khí bao gồm hai nghìn tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger. Chiến tranh kéo dài chín năm và đã gây ra cái chết của 562.000 đến 2 triệu người Afghanistan, và khiến 6 triệu người mất nhà cửa, sau đó đã bỏ trốn khỏi Afghanistan, chủ yếu đến Pakistan và Iran. Các cuộc không kích nặng nề đã phá hủy nhiều ngôi làng ở nông thôn, hàng triệu quả mìn đã được và một số thành phố như Herat và Kandahar cũng bị hư hại do bị pháo kích. Tỉnh Biên giới Tây Bắc của Pakistan hoạt động như một cơ sở tổ chức và mạng lưới cho cuộc kháng chiến Afghanistan chống Liên Xô, với các Deobandi ulama có ảnh hưởng lớn của tỉnh này đóng vai trò hỗ trợ chính trong việc thúc đẩy 'thánh chiến'. Sau khi Liên Xô rút quân, cuộc nội chiến xảy ra sau đó cho đến khi chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhân dân Mohammad Najibullah sụp đổ vào năm 1992.
Xung đột hậu Chiến tranh Lạnh và chế độ Taliban
Một cuộc nội chiến khác nổ ra sau khi thành lập một chính phủ liên minh rối loạn chức năng giữa các nhà lãnh đạo khác nhau của các phe phái mujahideen. Giữa tình trạng vô chính phủ và đấu đá phe phái, các phe phái mujahideen khác nhau đã thực hiện hành vi hãm hiếp, giết người và tống tiền trên diện rộng, trong khi Kabul bị bắn phá nặng nề và bị phá hủy một phần bởi cuộc giao tranh. Một số cuộc hòa giải và liên minh không thành đã xảy ra giữa các nhà lãnh đạo khác nhau. Taliban nổi lên vào tháng 9 năm 1994 với tư cách là một phong trào và lực lượng dân quân của học sinh (talib) từ các trường học (madrassa) Hồi giáo ở Pakistan, vốn đã sớm nhận được sự hỗ trợ quân sự từ Pakistan. Nắm quyền kiểm soát thành phố Kandahar vào năm đó, họ đã chinh phục nhiều lãnh thổ hơn cho đến khi cuối cùng đánh bật chính quyền Rabbani khỏi Kabul vào năm 1996, và họ thành lập một tiểu vương quốc chỉ được ba quốc gia công nhận. Taliban đã bị quốc tế lên án vì việc thực thi hà khắc việc giải thích luật sharia của Hồi giáo, dẫn đến việc đối xử tàn bạo với nhiều người Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ. Trong thời gian cầm quyền, Taliban và các đồng minh đã thực hiện các cuộc tàn sát nhằm vào dân thường Afghanistan, từ chối cung cấp lương thực của Liên Hợp Quốc cho dân thường đang chết đói và tiến hành chính sách tiêu thổ, đốt cháy những vùng đất màu mỡ rộng lớn và phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà.
Sau khi Kabul thất thủ vào tay Taliban, Ahmad Shah Massoud và Abdul Rashid Dostum thành lập Liên minh phương Bắc, sau đó là sự tham gia của những nhóm khác, để chống lại Taliban. Lực lượng của Dostum đã bị Taliban đánh bại trong Trận chiến Mazar-i-Sharif năm 1997 và 1998; Tham mưu trưởng Lục quân Pakistan, Pervez Musharraf, bắt đầu cử hàng nghìn người Pakistan đến giúp Taliban đánh bại Liên minh phương Bắc. Đến năm 2000, Liên minh phương Bắc chỉ còn kiểm soát 10% lãnh thổ, bị dồn về phía đông bắc. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2001, Massoud bị hai kẻ tấn công liều chết Ả Rập tại Thung lũng Panjshir ám sát. Khoảng 400.000 người Afghanistan đã chết trong các cuộc xung đột nội bộ từ năm 1990 đến 2001.
Vào tháng 10 năm 2001, Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan để loại bỏ Taliban sau khi Taliban từ chối bàn giao Osama Bin Laden, nghi phạm chính của vụ tấn công ngày 11 tháng 9, là "khách mời" của Taliban và đang điều hành mạng lưới al-Qaeda ở Afghanistan. Đa số người Afghanistan ủng hộ cuộc xâm lược của Mỹ trên đất nước của họ. Trong cuộc xâm lược ban đầu, các lực lượng Hoa Kỳ và Anh đã ném bom các trại huấn luyện của al-Qaeda, và sau đó hợp tác với Liên minh phương Bắc, làm kết thúc chế độ Taliban.
Sau năm 2001
Tháng 12 năm 2001, sau khi chính phủ Taliban bị lật đổ, Chính quyền lâm thời Afghanistan dưới quyền Hamid Karzai được thành lập. Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập để giúp hỗ trợ chính quyền Karzai và cung cấp an ninh cơ bản. Vào thời điểm này, sau hai thập kỷ chiến tranh cũng như nạn đói khốc liệt vào thời điểm đó, Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao nhất trên thế giới, tuổi thọ thấp nhất, phần lớn dân số bị đói, và cơ sở hạ tầng đổ nát. Nhiều nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu cung cấp viện trợ và hỗ trợ để tái thiết lại quốc gia bị chiến tranh tàn phá.
Lực lượng Taliban trong khi đó đã bắt đầu tập hợp lại bên trong Pakistan, trong khi nhiều quân liên minh hơn tiến vào Afghanistan để giúp quá trình tái thiết. Taliban bắt đầu nổi dậy để giành lại quyền kiểm soát Afghanistan. Trong thập kỷ tiếp theo, ISAF và quân đội Afghanistan đã dẫn đầu nhiều cuộc tấn công chống lại Taliban, nhưng không đánh bại được chúng hoàn toàn. Afghanistan vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vì thiếu đầu tư nước ngoài, tham nhũng của chính phủ và lực lượng nổi dậy của Taliban. Trong khi đó, Karzai cố gắng đoàn kết các dân tộc trong nước, và chính phủ Afghanistan đã có thể xây dựng một số cấu trúc dân chủ, thông qua hiến pháp vào năm 2004 với tên gọi Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan. Các nỗ lực đã được thực hiện, thường là với sự hỗ trợ của các nước tài trợ nước ngoài, nhằm cải thiện nền kinh tế, y tế, giáo dục, giao thông và nông nghiệp của đất nước. Lực lượng ISAF cũng bắt đầu huấn luyện Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan. Sau năm 2002, gần năm triệu người Afghanistan đã được hồi hương. Số lượng quân NATO hiện diện tại Afghanistan đạt đỉnh 140.000 vào năm 2011, giảm xuống còn khoảng 16.000 vào năm 2018.
Vào tháng 9 năm 2014 Ashraf Ghani trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, đánh dấu mốc lần đầu tiên trong lịch sử quyền lực của Afghanistan được chuyển giao một cách dân chủ. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, NATO chính thức chấm dứt các hoạt động chiến đấu của ISAF tại Afghanistan và chuyển giao toàn bộ trách nhiệm an ninh cho chính phủ Afghanistan. Chiến dịch do NATO dẫn đầu được thành lập cùng ngày với tư cách là tổ chức kế nhiệm của ISAF. Hàng nghìn binh sĩ NATO vẫn ở lại nước này để huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng chính phủ Afghanistan và tiếp tục cuộc chiến chống lại Taliban. Người ta ước tính vào năm 2015 rằng "khoảng 147.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến Afghanistan kể từ năm 2001. Hơn 38.000 trong số những người thiệt mạng là dân thường ". Một báo cáo có tiêu đề Body Count kết luận rằng 106.000–170.000 thường dân đã thiệt mạng do hậu quả của cuộc giao tranh ở Afghanistan do tất cả các bên tham gia xung đột.
Vào ngày 14 tháng 4 năm 2021, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh đã đồng ý bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 1 tháng 5. Ngay sau khi bắt đầu rút quân của NATO, Taliban đã tiến hành một cuộc tấn công chống lại chính phủ Afghanistan, nhanh chóng mở rộng lãnh thổ trước một lực lượng chính phủ Afghanistan đang sụp đổ. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2021, sau khi một lần nữa kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Afghanistan, lực lượng Taliban đã tái chiếm thủ đô Kabul; nhiều dân thường, quan chức chính phủ và nhà ngoại giao đã được sơ tán. Tổng thống Ghani đã rời khỏi Afghanistan ngay trong ngày. Tính đến ngày 16 tháng 8 năm 2021, một Hội đồng Điều phối không chính thức đứng đầu bởi các lãnh đạo cấp cao đang thực hiện nhiệm vụ chuyển giao các cơ quan nhà nước Cộng hòa Hồi giao Afghanistan cho lực lượng Taliban. Vào ngày 17 tháng 8, Phó Tổng thống Thứ nhất Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, Amrullah Saleh, tự xưng là quyền Tổng thống Afghanistan và tuyên bố thành lập mặt trận chống Taliban với khoảng trên 6.000 lính đóng tại Thung lũng Panjshir, cùng với Ahmad Massoud. Tuy nhiên, vào ngày 6 tháng 9, Taliban đã kiểm soát hầu hết tỉnh Panjshir, buộc quân kháng chiến phải rút về vùng núi để tiếp tục chiến đấu tại đây. Các cuộc giao tranh tại thung lũng ngừng lại vào giữa tháng 9, còn các lãnh đạo Amrullah Saleh và Ahmad Massoud của lực lượng kháng chiến đã chạy sang nước láng giềng Tajikistan.
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan được nhanh chóng khôi phục sau khi các lực lượng đối lập thất trận và phải chạy khỏi đất nước. Chính quyền mới khả năng được dẫn dắt bởi lãnh tụ tối cao Hibatullah Akhundzada và quyền Thủ tướng Hasan Akhund, người đã nhậm chức vào ngày 7 tháng 9 năm 2021. Akhund là một trong bốn người sáng lập nên Taliban và từng là Phó Thủ tướng trong chính quyền Tiểu vương quốc trước đây; việc bổ nhiệm ông được xem như là một sự thỏa hiệp giữa hai phái trong nội bộ Taliban: phe ôn hòa và phe cứng rắn. Một nội các mới với toàn bộ thành viên đều là nam giới được thành lập, trong đó Abdul Hakim Ishaqzai giữ chức Bộ trưởng Tư pháp. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2021, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhận được bức thư từ quyền Bộ trưởng Ngoại giao Amir Khan Muttaqi chính thức đề cử phát ngôn viên chính thức của Taliban tại Doha, Suhail Shaheen, đảm nhiệm vai trò đại sứ của Afghanistan tại Liên Hợp Quốc, và yêu cầu được phát biểu trước Đại Hội đồng. Trong thời gian nắm quyền trước đó của Taliban từ 1996 đến 2001, Liên Hợp Quốc chưa từng công nhận đại diện của tổ chức này và vẫn tiếp tục làm việc với chính phủ lưu vong lúc đó của Afghanistan.
Các nước phương Tây đã đình chỉ hầu hết hoạt động nhân đạo tại Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản đất nước vào tháng 8 năm 2021, đồng thời Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng ngưng các khoản thanh toán. Vào tháng 10 năm 2021, hơn một nửa trong số 39 triệu người tại Afghanistan phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Ngày 11 tháng 11 năm 2021, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) báo cáo rằng Afghanistan đang trải qua nạn đói diện rộng do khủng hoảng kinh tế vài tài chính.
Địa lý
Là một quốc gia miền núi không giáp biển với đồng bằng ở phía bắc và tây nam, Afghanistan nằm ở nơi giao giữa Nam Á và Trung Á. Điểm cao nhất của đất nước là Noshaq, ở độ cao 7,492 m (24,580 ft) so với mực nước biển. Nó có khí hậu lục địa với mùa đông khắc nghiệt ở vùng cao nguyên trung tâm, phía đông bắc băng giá (xung quanh Nuristan) và Hành lang Wakhan, nơi nhiệt độ trung bình vào tháng 1 dưới −15 °C (5 °F) và mùa hè nóng ở vùng thấp Các khu vực thuộc lưu vực Sistan ở phía tây nam, lưu vực Jalalabad ở phía đông và đồng bằng Turkestan dọc theo sông Amu ở phía bắc, nơi có nhiệt độ trung bình trên 35 °C (95 °F) vào tháng Bảy. Điểm thấp nhất nằm ở tỉnh Jowzjan dọc theo bờ sông Amu, ở độ cao 258 m (846 ft) trên mực nước biển.
Mặc dù có nhiều sông và hồ chứa nhưng phần lớn đất nước lại khô hạn. Lưu vực lòng chảo Sistan là một trong những khu vực khô hạn nhất trên thế giới. Afghanistan có tuyết trong mùa đông ở dãy núi Pamir và Hindu Kush, và tuyết tan vào mùa xuân chảy vào sông, hồ và suối. Tuy nhiên, hai phần ba nước của nước này chảy vào các nước láng giềng Iran, Pakistan và Turkmenistan. Afghanistan cần hơn 2 tỷ đô la Mỹ để cải tạo hệ thống tưới tiêu để nước được quản lý hợp lý.
Dãy núi Hindu Kush ở phía đông bắc, trong và xung quanh tỉnh Badakhshan của Afghanistan, nằm trong khu vực hoạt động địa chất nơi động đất có thể xảy ra gần như hàng năm. Chúng có thể gây chết người và phá hoại, gây ra lở đất ở một số khu vực hoặc tuyết lở trong mùa đông. Trận động đất mạnh cuối cùng là vào năm 1998, đã giết chết khoảng 6.000 người ở Badakhshan gần Tajikistan. Tiếp theo là trận động đất Hindu Kush năm 2002, trong đó hơn 150 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Một trận động đất năm 2010 đã khiến 11 người Afghanistan thiệt mạng, hơn 70 người bị thương và hơn 2.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Tài nguyên thiên nhiên của đất nước bao gồm: than, đồng, quặng sắt, lithi, urani, các nguyên tố đất hiếm, crôm, vàng, kẽm, Tan, barit, lưu huỳnh, chì, đá cẩm thạch, đá quý và bán quý, khí thiên nhiên và dầu mỏ cùng nhiều tài nguyên khác. Năm 2010, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ và Afghanistan ước tính rằng các mỏ khoáng sản chưa được khai thác vào năm 2007 của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ trị giá ít nhất 1 nghìn tỷ đô la.
Với hơn 652.230 km2 (251.830 dặm vuông), Afghanistan là quốc gia lớn thứ 40 trên thế giới, lớn hơn một chút so với Pháp và nhỏ hơn Miến Điện, có kích thước bằng Texas của Hoa Kỳ. Nó giáp Pakistan ở phía nam và phía đông; Iran ở phía tây; Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc; và Trung Quốc ở vùng viễn đông.
Chính phủ và chính trị
Chính trị Afghanistan từ lâu đã bao gồm nhiều cuộc tranh giành quyền lực, đảo chính đẫm máu, và những cuộc chuyển giao quyền lực trong tình trạng bất ổn. Ngoại trừ một military junta (hội đồng thủ lĩnh quân sự), đất nước này đã trải qua hầu như tất cả các hệ thống chính phủ trong thế kỷ qua, từ quân chủ, cộng hòa, chính trị thần quyền tới quốc gia cộng sản. Hiến pháp được Loya jirga 2003 phê chuẩn đã quy định chính phủ theo hình thức nhà nước Cộng hòa Hồi giáo gồm ba nhánh, (hành pháp, lập pháp và tư pháp).
Lãnh tụ tối cao là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu hành pháp. Lãnh tụ tối cao cũng giữ vai trò là người đứng đầu Nội các Afghanistan. Lãnh tụ tối cao hiện thời là ông Hibatullah Akhundzada. Điều hành cấp cao Afghanistan là chức vụ mới được tạo thành từ năm 2020 theo Hiến pháp mới, có vai trò tương tự như Thủ tướng, chủ trì các cuộc họp hàng tuần của Hội đồng Bộ trưởng, đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Lãnh tụ tối cao, cũng như có thể đề cử các ứng viên Bộ trưởng cho nội các Afghanistan. Điều hành cấp cao hiện tại là ông Abdullah Abdullah, được Lãnh tụ tối cao bổ nhiệm từ ngày 29 tháng 9 năm 2020.
Quốc hội Afghanistan lưỡng viện gồm: Viện trưởng lão (Meshrano Jirga) là thượng viện và Viện Nhân dân (Wolesi Jirga) là hạ viện. Trong số những đại biểu có cả các cựu thành viên mujahadeen, Taliban, cộng sản, những người cải cách, và Những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo. 28% đại biểu là phụ nữ, lớn hơn 3% so với con số 25% tối thiểu do hiến pháp quy định. Điều này khiến Afghanistan, một nước từ lâu đã nổi tiếng về sự đàn áp phụ nữ thời Taliban, trở thành một trong những nước đứng đầu về số đại biểu nữ giới.
Địa giới hành chính
Về hành chính, Afghanistan được chia thành ba mươi bốn tỉnh (welayats) và mỗi tỉnh có một trung tâm riêng.
Mỗi tỉnh lại được chia tiếp thành quận/huyện và mỗi quận thường gồm một thành phố hay nhiều thị trấn.
Thống đốc tỉnh do Bộ nội vụ và các Quận trưởng cảnh sát chỉ định, người đứng đầu các quận do thống đốc chỉ định. Thống đốc là người đại diện của chính phủ và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề hành chính và nghi lễ. Lãnh đạo cảnh sát và an ninh thường do Bộ nội vụ chỉ định và làm việc cùng với Thống đốc để bảo đảm an ninh.
Riêng Kabul là nơi Thị trưởng thành phố do Lãnh tụ tối cao lựa chọn và hoàn toàn độc lập với quận trưởng Tỉnh Kabul.
Lực lượng bảo vệ quốc gia
Afghanistan hiện có lực lượng cảnh sát 60.000 người. Nước này đang đặt kế hoạch tuyển dụng thêm 20.000 sĩ quan cảnh sát khác đưa con số lên tới 80.000 người. Dù về mặt chính thức cảnh sát chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự dân sự, các lãnh đạo quân sự địa phương và vùng tiếp tục nắm quyền kiểm soát tại những vùng chưa ổn định. Cảnh sát đã bị buộc tội đối xử không thích hợp và tra tấn các tù nhân. Năm 2003 khu vực ủy nhiệm của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế, hiện thuộc quyền chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được mở rộng tới vùng Kabul. Tuy nhiên tại một số vùng không thuộc quyền ủy nhiệm của lực lượng trên, các du kích địa phương vẫn nắm quyền kiểm soát. Ở nhiều vùng, các vụ phạm pháp không thể được điều tra bởi thiếu sự có mặt của lực lượng cảnh sát và/hay hệ thống thông tin liên lạc. Binh lính thuộc Quân đội Quốc gia Afghanistan đã được phái tới giữ gìn an ninh tại những nơi thiếu sự hiện diện của cảnh sát.
Nhân quyền
Nhà báo ở Afghanistan đối mặt với mối đe dọa từ cả lực lượng an ninh và quân nổi dậy. Ủy ban An toàn Nhà báo Afghanistan (AJSC) năm 2017 tuyên bố rằng chính phủ Afghanistan chiếm 46% các cuộc tấn công vào nhà báo Afghanistan, trong khi quân nổi dậy chịu trách nhiệm cho phần còn lại của các cuộc tấn công.
Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là một hành vi phạm tội tử hình ở Afghanistan.
Kinh tế
Afghanistan là một nước đang phát triển. Hai phần ba dân số nước này sống với chưa đến 2 đô la Mỹ một ngày. Nền kinh tế đã phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng bất ổn chính trị và quân sự từ cuộc chiến tranh xâm lược của Xô viết từ năm 1979 và những cuộc xung đột tiếp sau đó, ngoài ra tình trạng hạn hán nặng nề cũng gây rất nhiều khó khăn cho đất nước này trong giai đoạn 1998-2001. Tính đến năm 2016, GDP của Afghanistan đạt 18.395 USD, đứng thứ 114 thế giới, đứng thứ 36 châu Á và đứng thứ 6 Nam Á.
Dân số tham gia tích cực vào hoạt động kinh tế năm 2002 khoảng 11 triệu người (trong tổng cộng khoảng 29 triệu). Tuy không có con số chính thức về tỷ lệ thất nghiệp, ước tính khoảng 3 triệu người, và dường như tăng thêm khoảng 300.000 người mỗi năm.
Tuy nhiên, Afghanistan đã đạt được mức hồi phục và tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục từ năm 2002. Giá trị GDP thực, không tính thuốc phiện, đã tăng 29% năm 2002, 16% năm 2003, 8% năm 2004 và 14% năm 2005. Một phần ba GDP Afghanistan có từ hoạt động trồng cây anh túc và buôn bán trái phép các loại chất có nguồn gốc hay có dẫn xuất từ thuốc phiện, morphine và heroin, cũng như sản xuất hashish.
Một lợi thế khác, những nỗ lực quốc tế nhằm tái thiết Afghanistan đã dẫn tới sự thành lập Chính quyền Lâm thời Afghanistan (AIA), kết quả của Thỏa thuận Bonn tháng 12 năm 2001 Bonn, và sau đó là Hội nghị các Nhà tài trợ cho việc Tái thiết Afghanistan tại Tokyo năm 2002, với 4,5 tỷ USD được hứa hẹn tài trợ và số vốn này sẽ được Nhóm Ngân hàng Thế giới quản lý. 4 tỷ USD khác cũng được hứa hẹn cho vay năm 2004 và tiếp đó là 10,5 tỷ USD đầu năm 2006 tại Hội nghị Luân Đôn. Đầu năm 2007, 11,6 tỷ USD đã được cam kết tài trợ cho nước này từ riêng Hoa Kỳ. Những lĩnh vực được ưu tiên tái thiết gồm việc tái xây dựng hệ thống giáo dục, sức khoẻ, các cơ sở y tế, tăng cường năng lực quản lý hành chính, phát triển lĩnh vực nông nghiệp và tái thiết đường sá, năng lượng và viễn thông.
Theo một bản báo cáo năm 2004 của Ngân hàng Phát triển châu Á, nỗ lực tái thiết hiện tại tập trung vào hai hướng: thứ nhất chú trọng tái thiết các cơ sở hạ tầng quan trọng và thứ hai, xây dựng các cơ sở hiện đại trong lĩnh vực công cộng từ những tàn dư của kiểu kế hoạch hóa Xô viết sang kiểu hướng mạnh vào phát triển kinh tế thị trường. Năm 2006, hai công ty Hoa Kỳ, Black & Veatch và Louis Berger Group, đã thắng một hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD xây dựng lại đường sá, các hệ thống cung cấp điện nước cho Afghanistan.
Một trong những định hướng chính của việc khôi phục kinh tế hiện nay là hồi hương cho hơn 4 triệu người tị nạn từ các quốc gia và phương Tây, những người sẽ mang theo về nguồn nhân lực mới, mối quan hệ, tay nghề cũng như nguồn vốn cần thiết cho việc khởi động lại nền kinh tế. Một yếu tố tích cực khác là con số viện trợ từ 2 đến 3 tỷ USD mỗi năm từ cộng đồng quốc tếref>, việc hồi phục một phần lĩnh vực nông nghiệp, và việc tái xây dựng các định chế kinh tế. Những kế hoạch phát triển khu vực tư nhân cũng đang được tiến hành. Năm 2006, một gia đình người Afghanistan tại Dubai đã mở một nhà máy đóng chai Coca Cola trị giá 25 triệu USD tại Afghanistan.
Con số thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này hiện được bù đắp phần lớn bởi khoản tiền từ các nhà tài trợ, chỉ một phần nhỏ – khoảng 15% – được lấy từ ngân sách chính phủ. Số còn lại được chia cho các khoản chi tiêu không thuộc ngân sách và những dự án do nhà tài trợ chỉ định thông qua hệ thống Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ có một quỹ trung ương chỉ 350 triệu USD năm 2003 và ước tính đạt 550 năm 2004. Tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia khoảng 500 triệu USD. Nguồn thu đa số từ hải quan, bởi các nguồn thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp rất nhỏ nhoi.
Lạm phát từng là vấn đề nghiêm trọng tại nước này trước năm 2002. Tuy nhiên, việc hạ giá đồng Afghani năm 2002 sau khi đồng tiền mới được đưa vào lưu hành (1.000 Afghani cũ tương đương 1 Afghani mới) cộng với tình trạng ổn định hơn so với trước kia đã giúp giá cả ổn định và thậm chí giảm bớt trong giai đoạn tháng 12 năm 2002 và tháng 2 năm 2003, phản ánh sự ưa thích với đồng Afghani mới. Kể từ đó, chỉ số lạm phát đã trở nên ổn định, hơi tăng vào cuối năm 2003.
Chính phủ Afghanistan và các nhà tài trợ quốc tế dường như muốn chú trọng vào cải thiện các lĩnh vực nhu cầu then chốt, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, nhà ở và cải cách kinh tế. Chính phủ trung ương cũng tập trung vào việc cải thiện tình trạng lỏng lẻo trong chi trả lương và chi tiêu công cộng. Việc tái thiết lĩnh vực tài chính dường như cần một thời gian lâu dài để đạt tới thành công. Hiện tiềm có thể được chuyển ra vào đất nước thông qua các kênh ngân hàng chính thức. Từ năm 2003, hơn mười bốn ngân hàng mới đã được thành lập trong nước, gồm cả Standard Chartered Bank, Afghanistan International Bank, Kabul Bank , Azizi Bank, First MicroFinanceBank, và các ngân hàng khác. Một luật mới về đầu tư tư nhân đã quy định khoảng thời gian ưu đãi thuế từ ba tới bảy năm cũng như khoảng thời gian bốn năm miễn trừ thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích các công ty.
Afghanistan là một thành viên đầy đủ của Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO), các tổ chức khu vực, cũng như Tổ chức hội nghị Hồi giáo.
Một số dự án đầu tư tư nhân, với sự hỗ trợ của nhà nước, cũng đang hình thành tại Afghanistan. Một bản thiết kế ý tưởng ban đầu được gọi là Thành phố ánh sáng, do Tiến sĩ Hisham N. Ashkouri, Giám đốc ARCADD, Inc. đề xuất cho một dự án phát triển và thực hiện dựa trên cơ sở đầu tư hoàn toàn tư nhân đã được đề xuất với mục tiêu hình thành một khu đa chức năng thương mại, lịch sử và phát triển văn hóa bên trong Thành phố Cổ Kabul dọc bờ nam Sông Kabul và dọc Đại lộ Jade Meywand, đem lại sức sốc mới cho một trong những khu vực thương mại và lịch sử quan trọng nhất bên trong Thành phố Kabul, với nhiều thánh đường và lăng mộ lịch sử cũng như các khu vực hoạt động thương mại đã bị tàn phá trong chiến tranh. Trong bản thiết kế này cũng bao gồm một phức hợp cho Bảo tàng Quốc gia Afghanistan.
Tuy những dự án đó sẽ giúp xây dựng lại một cơ sở căn bản của quốc gia trong tương lai, hiện tại, một nửa dân số vẫn phải sống trong tình trạng thiếu lương thực, quần áo, nhà cửa và các vấn đề khác do các hoạt động quân sự và sự bất ổn chính trị gây ra. Chính phủ không đủ mạnh để thu thuế và phí từ tất cả các tỉnh vì tình trạng lãnh chúa địa phương. Tình trạng gian lận lừa đảo và "tham nhũng xuất hiện trong hàng loạt tổ chức chính phủ Afghanistan.
Điều tốt lành với Afghanistan là nước này có tiềm năng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói để trở thành một quốc gia ổn định. Nhiều bản báo cáo cho thấy đất nước sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản quan trọng, có giá trị trên thị trường thế giới. Theo Nghiên cứu của US Geological và Bộ Công nghiệp và Mỏ Afghanistan, nước này có thể sở hữu tới 36 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên, 3,6 tỷ barrel dầu mỏ và tới 1.325 triệu barrel khí gas hóa lỏng. Điều này có thể đánh dấu bước ngoặt trong những nỗ lực tái thiết Afghanistan. Xuất khẩu dầu mỏ có thể mang lại nguồn thu Afghanistan cần để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và mở rộng các cơ hội kinh tế cho đất nước. Những báo cáo khác cho rằng nước này có khá nhiều nguồn tài nguyên vàng, đồng, than, quặng sắt và các khoáng sản giàu khác.
Nhân khẩu
Dân cư Afghanistan được chia thành nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Vì một cuộc điều tra dân số có hệ thống chưa từng được thực hiện ở nước này trong nhiều thập kỷ, con số chính xác về số lượng và thành phần các nhóm dân tộc hiện chưa được biết. Vì thế những con số dưới đây chỉ có tính ước đoán.
Ngôn ngữ
Theo CIA factbook các ngôn ngữ được sử dụng ở Afghanistan gồm: tiếng Ba Tư (chính thức được gọi là Dari, nhưng được biết đến rộng hơn dưới cái tên Farsi) 50% và Pashto 35%; cả hai đều là các ngôn ngữ Ấn-Âu trong ngữ chi Iran. Tiếng Pashto và Ba Tư là các ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Tiếng Hazara, của cộng đồng thiểu số Hazara, là một thổ ngữ của tiếng Ba Tư. Các ngôn ngữ khác gồm các ngôn ngữ Turk (chủ yếu là Uzbek và Turkmen) 9%, cũng như 30 ngôn ngữ nhỏ khác chiếm 4% (chủ yếu gồm Baloch, Nuristan, Pashai, Brahui, các ngôn ngữ Pamir, Hindko, Hindi/Urdu, vân vân.). Số người thạo nhiều ngôn ngữ rất đông.
Theo Từ điển bách khoa Iran, tiếng Ba Tư là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng một phần ba dân số Afghanistan, và nó cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong nước, với khoảng 90% dân số. Từ điển bách khoa này cũng cho rằng tiếng Pashto được khoảng 50% dân số sử dụng.
Các nhóm sắc tộc
Dưới đây là sự phân bố các nhóm sắc tộc gần đúng dựa trên CIA World Factbook.
Từ điển bách khoa toàn thư Anh đưa ra một danh sách nhóm sắc tộc Afghanistan hơi khác:
49% Pashtun
18% Tajik
9% Hazara
8% Uzbek
4% Aimaq
3% Turkmen
9% khác
Dựa trên những con số từ cuộc điều tra dân số thập niên 1960 tới 1980, cũng như thông tin có được từ các học giả, Bách khoa toàn thư Iran đưa ra danh sách sau:
36,4% Pashtun
33,6% Tajik, Farsiwan, và Qezelbash
8,0% Hazara
8,0% Uzbek
3,2% Aimak
1,6% Baloch
9,2% khác
Tôn giáo
Theo tôn giáo, Hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo: khoảng 74-89% thuộc hệ phái Sunni và 9-25% thuộc Shi'a (những con số ước tính có thể khác biệt). Có khoảng 30.000 tới 150.000 người Ấn giáo và người đạo Sikh sống tại nhiều thành phố nhưng chủ yếu tại Jalalabad, Kabul, và Kandahar.
Tương tự, có một cộng đồng người Do Thái nhỏ tại Afghanistan (Xem Người Do Thái Bukharan) họ đã bỏ chạy khỏi đất nước sau khi quân đội Liên Xô đến tham chiến năm 1979, và ngày nay chỉ duy nhất một người Do Thái là Zablon Simintov, còn ở lại nước này.
Các thành phố lớn
Thành phố duy nhất tại Afghanistan có hơn một triệu dân là thủ đô Kabul. Các thành phố lớn khác gồm: (theo thứ tự dân số) Kandahar, Herat, Mazari Sharif, Jalalabad, Ghazni và Kunduz.
Y tế
Theo Chỉ số phát triển con người, Afghanistan là quốc gia kém phát triển thứ 15 trên thế giới. Tuổi thọ trung bình được ước tính là khoảng 60 năm. Tỷ lệ sản phụ tử vong của nước này là 396/100.000 ca sinh sống và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 66 đến 112,8 ca tử vong mỗi 1.000 ca sinh sống. Bộ Y tế Công cộng có kế hoạch cắt giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn 400 cho mỗi 100.000 ca sinh sống trước năm 2020. Đất nước này có hơn 3.000 nữ hộ sinh, với thêm 300 đến 400 người được đào tạo mỗi năm.
Có hơn 100 bệnh viện ở Afghanistan, với các phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện có ở Kabul. Viện Y học Trẻ em Pháp và Bệnh viện nhi Indira Gandhi ở Kabul là những bệnh viện nhi hàng đầu trong cả nước. Một số bệnh viện hàng đầu khác ở Kabul bao gồm Bệnh viện Jamhuriat và Bệnh viện Jinnah. Mặc dù vậy, nhiều người Afghanistan tới Pakistan và Ấn Độ để điều trị nâng cao.
Có báo cáo vào năm 2006 rằng gần 60% dân số Afghanistan sống trong vòng hai giờ đi bộ từ cơ sở y tế gần nhất. Tỷ lệ khuyết tật cũng cao ở Afghanistan do hàng thập kỷ chiến tranh. Báo cáo gần đây cho biết khoảng 80.000 người bị mất chi. Các tổ chức từ thiện phi chính phủ như Save the Children và Mahboba's Promise hỗ trợ trẻ mồ côi kết hợp với các cấu trúc chính phủ. Các khảo sát về nhân khẩu học và y tế đang làm việc với Viện nghiên cứu quản lý y tế Ấn Độ và các nghiên cứu khác để thực hiện một cuộc khảo sát ở Afghanistan tập trung vào tỷ lệ sản phụ tử vong và những vấn đề khác.
Giáo dục
Giáo dục ở Afghanistan gồm K–12 và giáo dục đại học, được Bộ Giáo dục và Bộ Giáo dục Đại học giám sát. Có hơn 16.000 trường học trong cả nước và khoảng 9 triệu học sinh. Trong đó, khoảng 60% là nam và 40% nữ. Hơn 174.000 sinh viên đang theo học tại các trường đại học khác nhau trên cả nước. Khoảng 21% trong số này là nữ giới. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Ghulam Farooq Wardak đã tuyên bố rằng việc xây dựng 8.000 trường học là cần thiết cho những trẻ em còn lại bị thiếu học tập chính quy.
Các trường đại học hàng đầu ở Afghanistan là Đại học Mỹ ở Afghanistan (AUAF), tiếp theo là Đại học Kabul (KU), cả hai đều nằm ở Kabul. Học viện Quân sự Quốc gia Afghanistan, được mô phỏng theo Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point, là một tổ chức phát triển quân sự bốn năm dành riêng cho các sĩ quan tốt nghiệp cho Lực lượng Vũ trang Afghanistan. Đại học Quốc phòng Afghanistan được xây dựng gần Hồ chứa nước Qargha ở Kabul. Các trường đại học lớn bên ngoài Kabul bao gồm Đại học Kandahar ở phía Nam, Đại học Herat ở phía Tây Bắc, Đại học Balkh và Đại học Kunduz ở phía Bắc, Đại học Nangarhar và Đại học Khost ở phía đông. Hoa Kỳ đang xây dựng sáu cơ sở giáo dục và năm trường cao đẳng đào tạo giáo viên trên toàn quốc, hai trường trung học lớn ở Kabul và một trường ở Jalalabad.
Tỷ lệ biết chữ của dân số là 38,2% (nam 52% và nữ 24,2%). Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan được cung cấp các khóa học xóa mù chữ bắt buộc.
Văn hóa
Người Afghanistan tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên, và trên tất cả là nền độc lập của họ. Như những người dân vùng cao nguyên khác, người Afghanistan được cho là nhanh nhạy và mến khách, vì họ rất coi trọng danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc và vị sự sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp. Vì các cuộc tranh chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên ngoài.
Afghanistan có một lịch sử phức tạp thể hiện qua những nền văn hóa hiện nay của họ cũng như dưới hình thức nhiều ngôn ngữ và công trình kiến trúc khác. Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây. Hai pho tượng Phật tại Tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những kẻ coi đó là sự sùng bái thần tượng, phá huỷ. Các địa điểm nổi tiếng khác gồm các thành phố Kandahar, Herat, Ghazni và Balkh. Tháp Jam, tại thung lũng Hari Rud, là một địa điểm di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Tấm áo choàng của Muhammad được cất giữ bên trong Khalka Sharifa nổi tiếng tại Thành phố Kandahar.
Buzkashi là một môn thể thao quốc gia tại Afghanistan. Nó tương tự như polo và những người chơi cưỡi trên lưng ngựa chia thành hai đội, mỗi bên tìm cách chiếm và giữ xác một con dê. Chó sói Afghanistan (một kiểu chó đua) cũng có nguồn gốc từ Afghanistan.
Dù tỷ lệ người biết chữ thấp, thi ca Ba Tư đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa Afghanistan. Thi ca luôn là một môn học quan trọng tại Iran và Afghanistan, tới mức nó đã thống nhất vào trong văn hóa. Văn hóa Ba Tư, từng, và luôn luôn, có ảnh hưởng lớn trong văn hóa Afghanistan. Những cuộc thi thơ giữa cá nhân được gọi là "musha'era" thường xuất hiện trong những người bình dân. Hầu như mọi gia đình đều sở hữu một hay nhiều tập thơ ở mọi kiểu, thậm chí khi chúng không được mang ra đọc thường xuyên.
Các thổ ngữ phía đông của ngôn ngữ Ba Tư thường được gọi là "Dari". Cái tên này xuất xứ từ từ "Pārsī-e Darbārī", có nghĩa Tiếng Ba Tư của các triều đình hoàng gia. Thuật ngữ Darī cổ – một trong những cái tên gốc của ngôn ngữ Ba Tư – was đã được tái sinh trong hiến pháp Afghanistan năm 1964, và có mục tiêu "biểu thị rằng người Afghanistan coi quốc gia của họ là cái nôi của ngôn ngữ. Vì thế, cái tên Fārsī, ngôn ngữ của người Fārs, thường bị tránh nhắc tới. Theo quan điểm này, chúng ta có thể coi sự phát triển của Dari hay văn học Ba Tư trong thực thể chính trị được gọi là Afghanistan."
Nhiều nhà thơ Ba Tư nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ thứ mười đến thế kỷ mười lăm xuất thân từ Khorasan nơi được coi là Afghanistan ngày nay. Đa số họ cũng là các học giả trong nhiều trường phái khác nhau như ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, y học, tôn giáo và thiên văn học.
Mawlānā Rumi, sinh ra và học tập tại Balkh ở thế kỷ mười ba và đã tới Konya ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay
Rabi'a Balkhi (nhà thơ nữ đầu tiên trong Lịch sử Thi ca Ba Tư, thế kỷ thứ mười, nguồn gốc Balkh)
Daqiqi Balkhi (thế kỷ thứ mười, nguồn gốc Balkh)
Farrukhi Sistani (thế kỷ thứ mười, nhà thơ hoàng gia Ghaznavids)
Unsuri Balkhi (nhà thơ thế kỷ thứ mười/mười một, xuất thân Balkh)
Khwaja Abdullah Ansari (thế kỷ mười một, từ Herat)
Anvari (thế kỷ mười hai, sống và qua đời tại Balkh)
Sanā'ī Ghaznawi (thế kỷ mười hai, xuất thân Ghazni)
Jāmī xứ Herāt (thế kỷ mười lăm, xuất thân tại Herat phía tây Afghanistan), và cháu trai của ông Abdullah Hatifi Herawi, một nhà thơ nổi tiếng khác
Alī Sher Navā'ī, (thế kỷ mười lăn, Herat).
Đa số những nhân vật trên đều là người Ba Tư (Tājīk) theo sắc tộc và đây vẫn là nhóm sắc tộc lớn thứ hai tại Afghanistan. Tương tự, một số nhà thơ và tác gia tiếng Ba Tư hiện đại, những người khá nổi tiếng trong thế giới sử dụng tiếng Ba Tư, gồm Ustad Betab, Qari Abdullah, Khalilullah Khalili, Sufi Ghulam Nabi Ashqari, Sarwar Joya, Qahar Asey, Parwin Pazwak và những người khác. Năm 2003, Khaled Hosseini đã xuất bản cuốn The Kiterunner, dù chỉ là tiểu thuyết nhưng đã thể hiện đa phần lịch sử, chính trị và văn hóa xảy ra tại Afghanistan từ thập niên 1930 tới nay.
Ngoài các nhà thơ và tác gia, nhiều nhà khoa học Ba Tư cũng có nguồn gốc từ nơi hiện được gọi là Afghanistan. Nổi tiếng nhất là Avicenna (Abu Alī Hussein ibn Sīnā), cha ông xuất thân từ Balkh. Ibn Sīnā, người đã tới Isfahan để lập ra một trường y tại đó, được một số học giả coi là "người cha của y học hiện đại". George Sarton đã gọi ibn Sīnā là "nhà khoa học nổi tiếng nhất của Hồi giáo và một trong những người nổi tiếng nhất ở mọi sắc tộc, địa điểm và thời đại". Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm Sách chữa vết thương (The Book of Healing) và Luật lệ ngành y (The Canon of Medicine), cũng được gọi là Qanun. Câu chuyện về Ibn Sīnā thậm chí đã xuất hiện trong văn học hiện đại Anh qua cuốn Thầy thuốc (The Physician) của Noah Gordon, hiện đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Hơn nữa, theo Ibn al-Nadim, Al-Farabi, một nhà khoa học và triết học nổi tiếng, cũng xuất thân từ Tỉnh Faryab Afghanistan.
Trước khi Taliban lên nắm quyền lực, thành phố Kabul là nơi có nhiều nhạc sĩ bậc thầy cả về âm nhạc truyền thống và hiện đại Afghanistan, đặc biệt trong lễ hội Nauroz. Ở thế kỷ hai mươi Kabul từng là trung tâm văn hóa được coi như Viên ở thế kỷ mười tám và mười chín.
Hệ thống bộ tộc, quy định cuộc sống của hầu hết mọi người bên ngoài các khu đô thị, và có ảnh hưởng mạnh mẽ theo các thuật ngữ chính trị. Những người đàn ông có một lòng trung thành cuồng nhiệt với bộ tộc của mình, tới mức, khi được kêu gọi, họ sẵn sàng tập trung lại với vũ khí trong tay dưới quyền lãnh đạo của người đứng đầu bộ tộc cũng các lãnh đạo dòng họ (Khans). Trên lý thuyết, theo luật Hồi giáo, mọi tín đồ đều phải đứng lên cầm vũ khí theo lời hiệu triệu (Ulul-Amr) của thủ lĩnh.
Heathcote coi hệ thống bộ tộc là cách thức tốt nhất để tổ chức những nhóm người lớn trong một quốc gia với những khó khăn địa lý, và trong một xã hội, từ quan điểm duy vật, có phong cách sống đơn giản.
Phụ nữ
Theo Global Rights, gần 90% phụ nữ ở Afghanistan trải qua lạm dụng thể xác, lạm dụng tình dục, lạm dụng tâm lý hoặc cưỡng hôn. Thủ phạm của những tội ác này là gia đình của nạn nhân. Một đề xuất năm 2009 về một đạo luật chống lại bạo lực phụ nữ chỉ có thể được thông qua qua một sắc lệnh của tổng thống.
Năm 2012, Afghanistan đã ghi nhận 240 trường hợp hành quyết để bảo vệ danh dự, nhưng tổng số người được cho là cao hơn nhiều. Trong số các vụ hành quyết để bảo vệ danh dự được báo cáo, 21% được thực hiện bởi chồng của nạn nhân, 7% bởi anh em của họ, 4% bởi cha của họ và phần còn lại bởi những người thân khác.
Hôn nhân trẻ em phổ biến ở Afghanistan. Tuổi hợp pháp để kết hôn là 16. Cuộc hôn nhân được ưa thích nhất trong xã hội Afghanistan là anh em họ song song và chú rể thường phải trả giá cô dâu.
Truyền thông và giải trí
Afghanistan có khoảng 350 đài phát thanh và hơn 200 đài truyền hình gồm RTA TV thuộc sở hữu nhà nước và các kênh tư nhân khác như TOLO và Shamshad TV. Tờ báo đầu tiên của Afghanistan được xuất bản vào năm 1873, và có hàng trăm cửa hàng in ngày nay. Vào những năm 1920, Radio Kabul đã phát sóng các dịch vụ radio địa phương. Các chương trình truyền hình bắt đầu phát sóng vào đầu những năm 1970. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, BBC và Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE / RL) phát sóng bằng cả hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan.
Kể từ năm 2002, các hạn chế báo chí đã dần được nới lỏng và phương tiện truyền thông tư nhân đa dạng. Tự do ngôn luận và báo chí được thúc đẩy trong hiến pháp năm 2004, kiểm duyệt bị cấm, mặc dù phỉ báng các cá nhân hoặc sản xuất tài liệu trái với các nguyên tắc của đạo Hồi bị cấm. Năm 2019, Phóng viên không biên giới xếp hạng môi trường truyền thông của Afghanistan đứng thứ 121 trong số 179 theo Chỉ số tự do báo chí, trong đó đứng thứ 1 về khoản hầu hết là miễn phí.
Thành phố Kabul đã là nơi sinh sống của nhiều nhạc sĩ, những người làm chủ cả âm nhạc Afghanistan truyền thống và hiện đại. Âm nhạc truyền thống đặc biệt phổ biến trong lễ kỷ niệm Nowruz (Năm mới) và Quốc khánh. Ahmad Zahir, Nashenas, Ustad Sarahang, Sarban, Ubaidullah Jan, Farhad Darya và Naghma là một trong số các nhạc sĩ Afghanistan đáng chú ý. Người Afghanistan từ lâu đã quen với việc xem phim Bollywood Ấn Độ và nghe các bài hát filmi (nhạc phim) của nó. Nhiều ngôi sao điện ảnh Bollywood có nguồn gốc ở Afghanistan như Salman Khan, Saif Ali Khan, Shah Rukh Khan, Aamir Khan, Feroz Khan, Kader Khan, Naseeruddin Shah, Zarine Khan, Celina Jaitly và một số người khác. Một số bộ phim Bollywood đã được quay ở Afghanistan, bao gồm Dharmatma, Khuda Gawah, Escape from Taliban và Kabul Express.
Ẩm thực
Ẩm thực Afghanistan chủ yếu dựa trên các loại cây trồng chính của quốc gia như lúa mì, ngô, lúa mạch và gạo. Đi kèm với các mặt hàng chủ lực này là trái cây và rau quả bản địa cũng như các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và nước sữa. Cơm Kabuli palaw là món ăn truyền thống của Afghanistan. Đặc sản ẩm thực của quốc gia phản ánh sự đa dạng về dân tộc và địa lý. Afghanistan được biết đến với lựu, nho và dưa ngọt chất lượng cao.
Thơ ca
Thơ cổ điển Ba Tư và tiếng Pashtun là một phần được ưa chuộng của văn hóa Afghanistan. Thứ năm theo truyền thống là "đêm thơ" ở thành phố Herat khi đàn ông, phụ nữ và trẻ em tụ tập và đọc thuộc những bài thơ cổ xưa và hiện đại. Thơ luôn là một trong những trụ cột giáo dục chính trong khu vực đến mức nó đã hòa nhập vào văn hóa. Một số nhà thơ đáng chú ý bao gồm Rumi, Rabi'a Balkhi, Sanai, Jami, Khushal Khan Khattak, Rahman Baba, Khalilullah Khalili và Parween Pazhwak.
Thể thao
Thể thao ở Afghanistan được quản lý bởi Liên đoàn thể thao Afghanistan. Cricket và bóng đá là hai môn thể thao phổ biến nhất cả nước. Liên đoàn thể thao Afghanistan khuyến khích môn cricket, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, golf, bóng ném, đấm bốc, taekwondo, cử tạ, thể hình, Điền kinh trong sân vận động, trượt băng, bowling, Snooker, cờ vua và các môn thể thao khác.
Các đội thể thao của Afghanistan đang ngày càng đạt nhiều danh hiệu tại các sự kiện quốc tế. Đội bóng rổ của họ đã giành được danh hiệu thể thao đội đầu tiên tại Đại hội thể thao Nam Á 2010. Cuối năm đó, đội cricket quốc gia sau đó cũng giành được Cúp Liên lục địa ICC 2009–10. Vào năm 2012, đội bóng rổ 3x3 quốc gia đã giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2012. Vào năm 2013, đội bóng đá của Afghanistan cũng giành được giải vô địch SAFF.
Đội cricket quốc gia Afghanistan, được thành lập năm 2001, đã tham gia Vòng loại World Cup ICC 2009, 2010 ICC World Cricket League Division One và Giải ICC World Twenty20 2010. Họ đã giành được ACC Twenty20 Cup vào các năm 2007, 2009, 2011 và 2013. Cuối cùng, đội đã thành công và chơi ở World Cup Cricket 2015. Hội đồng cricket Afghanistan (ACB) là cơ quan quản lý chính thức của môn thể thao này và có trụ sở tại Kabul. Sân cricket quốc tế Alokozay Kabul đóng vai trò là sân vận động cricket chính của quốc gia. Có một số sân vận động khác trên khắp đất nước như Sân vận động Cricket Quốc tế Ghazi Amanullah Khan gần Jalalabad. Ở trong nước, cricket được chơi giữa các đội từ các tỉnh khác nhau.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Afghanistan đã thi đấu quốc tế từ năm 1941. Đội tuyển quốc gia chơi các trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Ghazi ở Kabul, trong khi bóng đá ở Afghanistan được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Afghanistan. Đội tuyển quốc gia chưa bao giờ thi đấu hoặc vượt qua vòng loại cho FIFA World Cup nhưng gần đây đã giành được một danh hiệu bóng đá quốc tế vào năm 2013. Đất nước này cũng có một đội tuyển quốc gia trong môn thể thao futsal, một biến thể 5 mặt của bóng đá.
Môn thể thao truyền thống và là môn thể thao quốc gia của Afghanistan là buzkashi, chủ yếu phổ biến ở miền bắc Afghanistan. Nó tương tự như polo, được chơi bởi kỵ sĩ trong hai đội, mỗi đội cố gắng nắm lấy và giữ một cái xác dê. Chó săn Afghan (một giống chó săn đuổi) có nguồn gốc từ Afghanistan và trước đây được sử dụng trong săn sói. Năm 2002, du khách Rory Stewart báo cáo rằng chó vẫn được sử dụng để săn sói ở những vùng xa xôi.
Cơ sở hạ tầng
Viễn thông và Công nghệ
Afghanistan đã tăng cường nhanh chóng công nghệ viễn thông, và đã thành lập các công ty truyền thông không dây, Internet, đài phát thanh cùng các đài truyền hình. Các dịch vụ viễn thông ở Afghanistan được cung cấp bởi Afghan Telecom, Afghan Wireless, Etisalat, MTN Group và Roshan. Quốc gia này sử dụng vệ tinh không gian của riêng mình có tên Afghansat 1, nơi cung cấp dịch vụ cho hàng triệu thuê bao điện thoại, internet và truyền hình. Vào năm 2001 sau những năm nội chiến, viễn thông gần như là một lĩnh vực không tồn tại. Năm 2006, Bộ viễn thông Afghanistan đã ký kết một thỏa thuận trị giá 64,5 triệu USD với một công ty (ZTE Corporation) về việc thành lập một mạng lưới cáp quang rộng khắp quốc gia. Dự án này đã giúp cải thiện các dịch vụ điện thoại, Internet, vô tuyến và truyền thanh trên toàn quốc. Đến năm 2016, viễn thông đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá 2 tỷ đô la với 22 triệu thuê bao điện thoại di động và 5 triệu người dùng internet. Ngành này sử dụng ít nhất 120.000 người trên toàn quốc.
Giao thông
Hàng không
Vận tải hàng không ở Afghanistan được cung cấp bởi hãng hàng không quốc gia Ariana Afghanistan Airlines, và bởi công ty tư nhân Kam Air. Các hãng hàng không từ một số quốc gia cũng cung cấp các chuyến bay trong và ngoài nước. Chúng bao gồm Air India, Emirates, Gulf Air, Iran Aseman Airlines, Pakistan International Airlines và Turkish Airlines.
Đất nước này có bốn sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Hamid Karzai (trước đây là Sân bay quốc tế Kabul), Sân bay quốc tế Kandahar, Sân bay quốc tế Herat và Sân bay quốc tế Mazar-e Sharif. Bao gồm các sân bay nội địa, có 43.
Đường sắt
Đất nước này có ba tuyến đường sắt: một tuyến đường dài 75 km (47 dặm) từ Mazar-i-Sharif đến biên giới Uzbekistan; một tuyến đường dài 10 km (6,2 dặm) từ Toraghundi đến biên giới Turkmenistan (nơi nó tiếp tục là một phần của Đường sắt Turkmen); và một liên kết ngắn từ Aqina qua biên giới Turkmen đến Kerki, dự kiến sẽ được mở rộng hơn nữa trên khắp Afghanistan. Những tuyến này chỉ được sử dụng cho vận chuyển hàng hóa và không có dịch vụ chở khách. Một tuyến đường sắt giữa Khaf, Iran và Herat, phía tây Afghanistan, dành cho cả vận tải hàng hóa và hành khách, đang được xây dựng vào năm 2019. Khoảng 125 km (78 dặm) của tuyến sẽ nằm ở phía Afghanistan. Có nhiều đề xuất khác nhau cho việc xây dựng các tuyến đường sắt bổ sung trong nước.
Đường bộ
Con đường quan trọng nhất ở Afghanistan là Quốc lộ 1, còn được gọi là Đường Vành đai, kéo dài 2.210 km (1.370 dặm) kết nối bốn thành phố lớn: Kabul, Ghazni, Kandahar và Herat. Một phần quan trọng của Quốc lộ 1 là Đường hầm Salang, được hoàn thành vào năm 1964, tạo điều kiện cho việc đi qua dãy núi Hindu Kush và kết nối miền bắc và miền nam Afghanistan. Du lịch bằng xe buýt ở Afghanistan vẫn nguy hiểm do các hoạt động quân sự. Tai nạn giao thông nghiêm trọng phổ biến trên các quốc lộ và đường bộ ở Afghanistan, đặc biệt là trên quốc lộ Kabul–Kandahar và quốc lộ Kabul–Jalalabad.
Afghanistan cũng đã cải thiện chất lượng xe cộ của mình với sự hiện diện của các đại lý Toyota, Land Rover, BMW và Hyundai trên khắp Kabul, và một khu vực trưng bày xe second-hand từ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất tại Kandahar. Tuy Afghanistan vẫn còn một chặng đường dài về công nghệ hiện đại phía trước nhưng họ đang tiến bước khá nhanh trên con đường đó.
Giáo dục
Mùa xuân năm 2003, ước tính 30% trong số 7.000 trường học tại Afghanistan đã bị hư hại nặng nề sau hơn hai thập kỷ nội chiến. Theo báo cáo, chỉ một nửa số trường có nước sạch, và chưa tới 40% có điều kiện vệ sinh thích hợp. Giáo dục cho trẻ em trai không phải là vấn đề được ưu tiên ở thời chính quyền Taliban, trẻ em gái bị cấm tới trường.
Vì tình trạng nghèo đói và bạo lực xung quanh, một cuộc nghiên cứu năm 2002 của Quỹ Cứu trợ Trẻ em cho thấy trẻ em Afghanistan rất nhanh nhạy và dũng cảm. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy những định chế vững chắc trong gia đình và cộng đồng.
Năm 2006, trên khắp đất nước hơn bốn triệu học sinh nam và nữ đã được tới trường. Giáo dục tiểu học hoàn toàn miễn phí và tự do với cả trẻ em trai và gái.
Tỷ lệ biết đọc biết viết toàn quốc ước tính khoảng 36%, tỷ lệ biết đọc viết của nam là 51% nữ là 21%. Hiện nay có 9.000 trường học trên toàn quốc.
Một khía cạnh giáo dục khác đang nhanh chóng thay đổi tại Afghanistan, đó là giáo dục bậc cao. Sau sự sụp đổ của chính quyền Taliban, Đại học Kabul đã mở cửa trở lại cho cả sinh viên nam và nữ. Năm 2006, Đại học Mỹ tại Afghanistan cũng đã mở cửa, với mục tiêu cung cấp các lớp học tiêu chuẩn thế giới, với môi trường giáo dục tốt, sử dụng tiếng Anh tại Afghanistan. Trường đại học nhận cả các sinh viên Afghanistan và từ các nước láng giềng. Công việc xây dựng Đại học Balkh tại Mazari Sharif cũng sẽ sớm bắt đầu. Tòa nhà mới của trường sẽ được xây dựng trên khuôn viên rộng 600 acre với chi phí 250 triệu USD.
Xem thêm
Tem
Tem bưu chính và tem lịch sử Afghanistan
Danh sách những loài chim trên tem Afghanistan
Danh sách những loài cá trên tem Afghanistan
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cộng hòa Hồi giáo
Quốc gia Trung Á
Quốc gia nội lục
Quốc gia thành viên Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Quốc gia Nam Á
Sơn nguyên Iran
Nước kém phát triển
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pashtun
Lãnh thổ bị chiếm đóng quân sự
Quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo
Quốc gia châu Á
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Ba Tư
Tiểu vương quốc
Quốc gia Hồi giáo
Thần quyền
Nhà nước toàn trị |
6742 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20%C4%90%E1%BA%A1i%20L%C3%BD | Vương quốc Đại Lý | Vương quốc Đại Lý (, pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Kinh đô của vương quốc này là thành Đại Lý.
Lịch sử
Vương quốc Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau là Đại Trường Hòa, Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên) và Đại Nghĩa Ninh đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong.
Năm 937, Hải Thông tiết độ sứ Đoàn Tư Bình khởi binh ở 37 bộ phía đông Vân Nam chống lại vua Dương Chiếu nước Đại Nghĩa Ninh. Vua Dương Chiếu binh bại tự sát, cựu vua Đại Nghĩa Ninh là Dương Càn Trinh bỏ thành chạy trốn nhưng bị quân của Đoàn Tư Bình bắt được. Đoàn Tư Bình lập nên vương quốc Đại Lý trên lãnh thổ của Đại Nghĩa Ninh
Năm 1012, người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm) lấn sang quá biên giới Đại Cồ Việt (đời vua Lý Thái Tổ), đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Vua Lý Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa.
Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long phản lại nước Đại Cồ Việt, hùa theo người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm). Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi.
Năm 1014, vua Đại Lý là Đoàn Tố Liêm sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Đại Cồ Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương đánh bến Kim Hoa. Quân Đại Cồ Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong Đại Việt sử lược). Sau chiến thắng, vua Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống Chân Tông. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần Đại Cồ Việt rất hậu.
Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo, vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư.
Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22 đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu, chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần, Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng v.v. Vương triều Đại Lý gián đoạn một thời gian ngắn khoảng 2 năm, khi quyền thần Cao Thăng Thái cướp ngôi và lập ra Vương triều Đại Trung, phân chia thành 2 giai đoạn Tiền và Hậu Đại Lý.
Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua bắc Thái Lan, Lào và thượng du bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái Lự, Thái Đen, Thái Na, Tày, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam.
Có một câu chuyện nói về sự thất thủ của vương quốc Đại Lý, mặc dù nó chỉ là truyền thuyết, nhưng nó đáng được nói tới. Mặc dù quân đội của người Mông Cổ rất đông và dũng cảm, nhưng họ không thể phá vỡ sự phòng thủ của người dân Đại Lý ở thung lũng Nhĩ Hải, là nơi rất phù hợp cho phòng thủ mà chỉ cần vài người cũng có thể giữ vững được hàng năm. Người ta nói rằng người Mông Cổ đã tìm được một kẻ phản bội dẫn họ vượt qua dãy núi Thương Sơn theo một con đường bí mật, và chỉ bằng cách này thì họ mới thâm nhập và vượt qua được sự kháng cự của người Bạch. Điều này đã dẫn tới sự kết thúc của 5 thế kỷ độc lập. Năm 1274, tỉnh Vân Nam được thành lập và khu vực này từ đó trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự chống đối của họ Đoàn với Nhà Nguyên, và sau này là Nhà Minh chỉ thực sự chấm dứt vào cuối thế kỷ XIV. Theo Minh sử, khoảng niên hiệu Hồng Vũ của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398), Đoàn Thế bị bắt, Nhà Minh đổi nước của Đoàn Thế làm phủ Đại Lý, đặt vệ quân và chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam.
Trong lịch sử, nước Đại Lý nhiều lần xung đột với các vương triều Đại Việt, kết cục các cuộc xung đột này phần lớn là chiến thắng của Đại Việt. Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa Nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm 1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại Việt.
Các vị vua cai trị Đại Lý
Tiền Đại Lý
Kéo dài từ năm 937 đến năm 1094.
Đại Trung
Hậu Đại Lý
Kéo dài từ năm 1096 đến năm 1253.
Đại Lý tổng quản
Từ năm 1253, Đại Lý rơi vào tay đế chế Mông Cổ. Các tổng quản vẫn là người của họ Đoàn. Cụ thể như sau:
Đoàn Thật (Tư Nhật) (1261-1282) (Vũ Định Quận vương)
Đoàn Trung (1283-1284)
Đoàn Khánh (A Khánh) (1284-1306)
Đoàn Chính (1307-1316)
Đoàn Long (1317-1330)
Đoàn Tuấn (1331)
Đoàn Nghĩa (1332)
Đoàn Quang (1333-1344)
Đoàn Công (1345-1365)
Đoàn Bảo (1365-1381)
Đoàn Minh (1381-1382)
Đoàn Thế (1382-1387)
Xem thêm
Kim Dung với bộ sách Thiên long bát bộ nói tới Đoàn Dự của Đại Lý
Ngột Lương Hợp Thai
Hốt Tất Liệt
Thành cổ Đại Lý
Tham khảo
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Quốc gia cổ trong lịch sử Lào
Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam
Quốc gia cổ trong lịch sử Myanmar
Quý Châu
Tứ Xuyên
Người Bạch
Lịch sử Vân Nam |
6747 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%C3%ACnh%20Ngh%E1%BB%87 | Dương Đình Nghệ | Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝), có sách như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ (楊筵藝, 22 tháng 11 năm 874 – 937), người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, vì Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, nên Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm ở đất Quảng Châu, có cớ sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Kết quả của cuộc chiến này là con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ bị bắt, và vua Nam Hán phong Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu. Thấy vậy, tướng Dương Đình Nghệ dấy binh lên, đánh bại được Lý Khắc Chính, và vây hãm Lý Tiến. Và khi Lý Tiến được tướng Nam Hán là Trần Bảo đem quân tới cứu, Dương Đình Nghệ một lần nữa đánh bại và chém chết được Trần Bảo. Cuối cùng là Dương Đình Nghệ đã vẻ vang giữ được thành, và oai phong tự xưng là Tiết độ sứ của Giao Châu. Sáu năm sau, Dương Đình Nghệ, tuy thắng được ngoại xâm nhưng lại chết vì nội phản, bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết rồi lên thay.
Tên gọi
Do chữ diên (延 hoặc 筵) và chữ đình 廷 gần giống nhau nên có sự "tam sao thất bản".
Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, Quyển V chép là Dương Đình Nghệ kèm ghi chú: "Cương mục ghi Dương Diên Nghệ, người Ái Châu, tức Thanh Hóa (CMTB5, 17a). Tài liệu Trung Quốc như Tống sử (q. 488), Tư trị thông giám v.v... cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử (q. 65) chép như Toàn thư (là Đình Nghệ). Có thể nhầm nét chữ vì chữ 延 diên và chữ 廷 đình gần giống nhau."
Trong số sách ghi họ tên ông là Dương Diên Nghệ có Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ở phần tiền biên, Quyển V của sách này có ghi chú: "Sách An Nam kỷ yếu chép là Đình Nghệ. Nay theo sách Cương mục (Trung Quốc) đổi lại là Diên Nghệ."
Như trên đã nói Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ. Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh cũng chép là Dương Diên Nghệ.
Sự nghiệp
Bối cảnh
Phía Bắc nước Việt tồn tại hai nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận.
Diễn biến
Mùa thu tháng 7 năm 923 (theo sử của Trung Quốc là năm 930), vua Nam Hán Lưu Nghiễm sai tướng là Lý Khắc Chính (hoặc Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh) đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ đem về. Vua Nam Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ sử Giao châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.
Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.
Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Nam Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo (hoặc Trình Bảo) đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.
Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.
Cái chết
Mùa xuân tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn (hoặc Kiểu Công Tiễn) giết chết. Một nhà tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.
Quê hương
Dương Đình Nghệ quê ở châu cổ pháp, Bắc Ninh, năm 894 di cư vào ái châu Thanh Hóa.
Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Dương Đình Nghệ là người Ái châu. Theo soạn giả Lê Tắc, sách An Nam chí lược, quyển Đệ nhất, Ái châu là phần thuộc Thanh Hóa.
Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hóa và Nghệ-An ngày nay vậy.
Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú:
Thanh Hoa nguyên trước là đất Tượng Quận, đời Hán gọi là quận Cửu Chân, Lương đặt là châu Ái, Tùy gọi là Cửu Chân, Đường lại đổi là châu Ái.
Nhận định
Sách An Nam chí lược, quyển Đệ thập cửu chép bài Đồ Chí Ca:
Cuối đời Hàm-Thông Trung-Quốc loạn,
Chuyển-vận đường xa bỏ bê trễ.
Ngô-Quyền, Khúc-Hạo, Kiểu và Dương,
Soán đoạt giành nhau, dân kiệt quệ.
Họ Đinh, đời Tống mới phong vương,
Tham khảo
Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sĩ, dịch giả Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Nhà Xuất bản Văn Sử 1991.
An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Nhà Xuất bản Viện Đại học Huế, 1961.
Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993.
Lịch triều hiến chương loại chí, soạn giả Phan Huy Chú, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005.
Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược.
Châu Hải Đường (2018), An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.
Xem thêm
Tự chủ
Họ Khúc
Khúc Thừa Mỹ
Kiều Công Tiễn
Ngô Quyền
Dương Tam Kha
Chú thích
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ
Vua Việt Nam
Vua Việt Nam bị giết
Lịch sử Việt Nam thời Tự chủ
Người Thanh Hóa
Mất năm 937
Nhân vật quân sự Việt Nam thời kỳ Tiền độc lập |
6748 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Chi%E1%BA%BFu | Nam Chiếu | Nam Chiếu quốc (chữ Hán: 南詔國), cũng gọi Đại Lễ (大禮), người Thổ Phồn gọi ljang yul (tiếng Tạng: ), là một vương quốc của người Bạch, người Miêu và người Di (người Lô Lô), và cộng đồng người Thái (Thái - Kra-Dai) chiếm số nhỏ, họ đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Vương quốc nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
Vương quốc tồn tại từ năm 738, khi Mông Xá (Mường Se) quốc quân Mông Bì La Các thống nhất Lục Chiếu, và nó đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam của Quý Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; tây bắc của Việt Nam và chính bắc của Lào và Miến Điện.
Quốc gia này bị diệt vong vào năm 902, khi quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn bộ vương thất Nam Chiếu và tự lập nên Đại Trường Hòa. Chiến cục sau đó ở Nam Chiếu đã bất ổn định trong một thời gian, sau khi trải qua 3 thời đại thì chính thức hình thành nên một quốc gia cường thịnh khác ở Vân Nam, Vương quốc Đại Lý.
Quốc hiệu
Năm 779, Mông Dị Mâu Tầm dời đô đến Dương Tư Mị Thành (陽苴𠴟城), ngày nay chính là Thành phố Đại Lý. Biệt xưng Hạc Thác (鹤拓), lại gọi là Tử Thành (紫城). Năm 794, Dị Mâu Tầm được nhà Đường (đời vua Đường Đức Tông) phong làm Nam Chiếu vương (南詔王), từ đó quốc hiệu chính thức gọi là Nam Chiếu quốc (南詔國) hoặc Hạc Thác.
Năm 860, Mông Thế Long sửa quốc hiệu thành Đại Lễ quốc (大禮國), với ý nghĩa "Lễ nghi chi bang" và tự xưng Hoàng đế. Sang năm 878, Mông Long Thuấn lại sửa thành Đại Phong Dân (大封民) hoặc Đại Phong Nhân (大封人), chữ "Phong" là chỉ người Bạch, quốc hiệu lấy dân tộc tự xưng.
Lịch sử
Sự thành lập và các dân tộc
Nguyên thủy, ở đây có một vài bộ lạc của người Bạch sinh sống bằng nông nghiệp trong các vùng đất màu mỡ xung quanh hồ Nhĩ Hải. Mỗi một bộ lạc là một vương quốc riêng biệt, được gọi là Chiếu (詔, tiếng Lô Lô: nzy), tiếng Thái nói là Chẩu nghĩa là Chủ Nhân, Người Chủ. Người ta nói rằng đã từng có Lục Chiếu là: Mông Huề Chiếu, Việt Tích Chiếu, Lãng Khung Chiếu, Đằng Đạm Chiếu, Thi Lãng Chiếu, Mông Xá Chiếu. Mông Xá Chiếu ở về phía nam nên đôi khi gọi là Nam Chiếu. Năm 737, đời Huyền Tông nhà Đường ở Trung Quốc, với sự hỗ trợ của quân đội nhà Đường, Mông Bì La Các (tức Bì La Cáp) là đại chiếu của Mông Xá Chiếu đã lần lượt thống nhất Lục chiếu, thành lập ra một Vương quốc mới, gọi là Nam Chiếu.
Về việc này Việt Nam sử lược (VNSL) của Trần Trọng Kim có chép:
Vương quốc Nam Chiếu duy trì một mối quan hệ mật thiết với nhà Đường, và chính quyền Nam Chiếu là của hai tộc người Bạch và Di. Một số nhà sử học còn cho rằng phần lớn dân cư là người Bạch, nhưng cầm quyền lại là người Di. Thủ đô của vương quốc này được thành lập năm 738 ở Thái Hòa (ngày nay là làng Thái Hòa, cách thành cổ Đại Lý vài dặm về phía nam). Nằm ở trung tâm của thung lũng Nhĩ Hải, khu vực này khi đó là lý tưởng: nó giúp cho người ta dễ dàng chống lại các cuộc tấn công và nó nằm giữa một khu vực đất đai nông nghiệp màu mỡ.
Dân cư vùng phía Tây và Tây Nam của Nam Chiếu có lẽ phần lớn là các tộc người gốc Tây Tạng như Bạch, người Di (Lolo và La Hủ), phía Đông Nam có lẽ là người Thái gốc Nam Việt mới di cư đến (sau khi thành Phiên Ngung thất thủ) và Miêu (Hmong), Dao. Tuy nhiên, tên các vua Nam Chiếu cho thấy có lẽ họ không phải là người Thái, vì họ đặt tên theo cách dùng âm tiết cuối của tên cha để bắt đầu tên con, phổ biến trong người Lolo và các nhóm Tạng-Miến khác nhưng không phổ biến trong người Thái. Cũng như vậy, có nhiều từ Nam Chiếu được ghi lại được xác định là ngôn ngữ Lolo, và không có trong từ vựng Thái.
Phát triển
Năm 748, nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) phong Mông Các La Phượng làm Vân Nam vương (雲南王). Có sự giúp sức của nhà Đường, Các La Phượng khống chế và thâu tóm chính quyền các bộ tộc của Thoán Thị (爨氏) và chiếm hầu hết khu vực Vân Nam.
Trong khi đó Thiền Vu Trọng Thông (鮮于仲通) được phong làm Tiết độ sứ Kiến Nam, còn Trương Kiền Đà làm Thái thú Vân Nam. Vị tân Thái thú hành vi ngạo nghễ bạo ngược, đối đãi vợ chồng Các La Phượng khiếm nhã, lại còn vu cáo Các La Phượng mưu phản. Năm Thiên Bảo thứ 9 (750), Các La Phượng vây giết Trương Kiền Đà, chính thức phản lại nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông). Nghe tin, Tể tướng nhà Đường là Dương Quốc Trung phái Thiền Vu Trọng Thông đem quân đội đến Nhung Châu, Tây Châu, chia ra 3 đường tiến binh chống lại Nam Chiếu. Các La Phượng nhanh chóng phái sứ giả giảng hòa, nhưng nhà Đường cự tuyệt, thế là Các La Phượng bí bách xin Thổ Phồn cứu giúp.
Năm 751, quân đội nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) tiến tới kinh sư của Nam Chiếu nhưng đội quân này đã bị đánh bại ở Hạ Quan bởi liên quân Nam Chiếu và Thổ Phồn. Cùng năm này, nhà Đường còn chịu một thất bại khác rất nặng nề dưới tay của người Ả Rập trong Trận chiến Talas ở Trung Á; các thất bại này đã làm nhà Đường suy yếu cả trong lẫn ngoài. Ngày nay, mồ tướng (2 km về phía tây Hạ Quan), và mả vạn binh (trong công viên Thiên Bảo) là chứng tích cho thảm bại này. Từ trận này, Nam Chiếu và Thổ Phồn kết làm huynh đệ chi bang.
Năm 754, nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) lại cử Lý Mật đem quân đội sang đánh, lần này từ phía bắc, nhưng khi quân đến thì không công thành được, lại hết lương, bệnh dịch nên Lý Mật phải rút đi. Các La Phượng nhân đó truy kích và tiêu diệt toàn bộ quân của Lý Mật.
Được lợi từ những thành công này, Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên là vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam ngày nay, xuống phía bắc Lào và Thái Lan, và sau đó về phía bắc tới Tứ Xuyên. Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh với một bộ máy hành chính quan lại rất hoàn chỉnh.
Năm 830, Thành Đô của nhà Đường (đời vua Đường Văn Tông) đã bị quân Nam Chiếu (đời vua Mông Khuyến Phong Hữu) chiếm đóng; nó đã là một phần thưởng lớn, vì nó làm cho Nam Chiếu có khả năng đánh chiếm toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên với những cánh đồng màu mỡ. Điều này là quá nhiều đối với người Trung Hoa, họ đã không mất nhiều thời gian để phản công.
Năm 859, vua Nam Chiếu là Mông Thế Long công hãm Bá Châu của nhà Đường (nay là Tuân Nghĩa, Quý Châu).
Nam Chiếu cũng đã từng xâm chiếm An Nam (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ những năm 846 tới năm 866. Về việc này, trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép (lược trích lại):
Ngoài ra, Nam Chiếu cũng đã nhiều lần tấn công Myanmar. Từ giữa thế kỷ thứ 8 cho tới cuối thế kỷ thứ 9, Nam Chiếu là một cường quốc trong vùng nam Trung Quốc, bắc Đông Nam Á. Nó liên tục gây sức ép quân sự lên Các thị quốc Pyu ở miền trung Miến Điện bây giờ, quân Nam Chiếu đánh tới tận miền nam Miến Điện và miền bắc Thái Lan đầu thế kỷ thứ 9, mở cuộc viễn chinh đánh Chân Lạp và ghi lại là họ đã tiến tới tận bờ biển, liên tiếp tiến công vào An Nam đô hộ phủ thuộc nhà Đường trong khoảng thời gian 846 - 866.
Đây là thời kỳ sức mạnh Nam Chiếu đạt đến đỉnh điểm, rồi dần suy đi, trước sức ép của Trung Hoa đang cường thịnh trở lại, và Việt Nam giành được độc lập.
Suy yếu
Năm 870 nước Nam Chiếu (đời vua Mông Thế Long) tiến quân đánh vào Thành Đô nhà Đường (đời vua Đường Ý Tông), một quan lại là Dương Khánh Phục (楊慶復) mộ được một đội quân gọi là "Đột Tương" (突將) đến tăng viện, đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi Thành Đô. Dương Khánh Phục và quân "Đột Tương" ở lại trấn thủ Thành Đô nhà Đường.
Năm 873, nước Nam Chiếu (đời vua Mông Thế Long) bị đuổi khỏi Tứ Xuyên và bị đẩy lùi về Vân Nam. Việc chiếm đóng Thành Đô là mốc đỉnh cao của nhà Nam Chiếu, từ đó trở đi vương quốc Nam Chiếu bắt đầu suy yếu.
Năm 874, nước Nam Chiếu (đời vua Mông Thế Long) tiến công vào Tây Xuyên của nhà Đường (đời vua Đường Hy Tông), Tây Xuyên tiết độ sứ Ngưu Tùng (牛叢) không kháng cự nổi. Quân Nam Chiếu tiến đến thủ phủ Thành Đô rồi triệt thoái, song Ngưu Tùng sợ Nam Chiếu sẽ lại tiến công nên đã tập hợp người dân khu vực xung quanh vào trong thành Thành Đô. Đường Hy Tông lệnh cho các quận xung quanh: Hà Đông, Sơn Nam Tây đạo, Đông Xuyên phát binh cứu viện Tây Xuyên, trong khi lệnh cho Cao Biền tiến đến Tây Xuyên để giải quyết "man sự".
Mùa xuân năm 875, Cao Biền được Đường Hy Tông bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ, cũng như Thành Đô doãn. Cao Biền nhận thấy sẽ phát sinh đại dịch nếu người dân đều tụ tập bên trong tường thành Thành Đô, vì thế ông ta đã hạ lệnh mở cổng thành cho người dân ra ngoài ngay cả trước khi ông ta đến thành này, người dân Thục bước đầu rất hài lòng về Cao Biền. Khi đến nơi vào mùa xuân năm 875, Cao Biền tiến hành một số cuộc tiến công nhỏ nhằm trừng phạt Nam Chiếu, sau đó cho xây dựng một số thành lũy trọng yếu trên biên giới với Nam Chiếu. Cao Biền tăng cường phòng thủ, Nam Chiếu không tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công vào Tây Xuyên, song thỉnh cầu tổng tiến công Nam Chiếu (đời vua Mông Thế Long) của Cao Biền bị Đường Hy Tông từ chối.
Năm 876, nước Nam Chiếu (đời vua Mông Thế Long) sai sứ giả đến chỗ Cao Biền của nhà Đường cầu hòa, song lại tập kích qua biên giới nhà Đường (đời vua Đường Hy Tông) không ngừng, Cao Biền xử trảm vị sứ giả Nam Chiếu này. Sau đó, Nam Chiếu lại gửi "mộc giáp thư" cho Cao Biền, yêu cầu được mượn Cẩm Giang cho ngựa uống nước. Cao Biền cho xây dựng phủ thành Thành Đô, tăng cường công sự phòng ngự. Cao Biền cũng phái hòa thượng Cảnh Tiên (景先) đến Nam Chiếu, đảm bảo hòa bình và nói rằng triều đình nhà Đường sẽ gả một công chúa cho hoàng đế Mông Thế Long của Nam Chiếu. Do các hành động này của Cao Biền, Nam Chiếu sau đó không còn quấy nhiễu biên giới nhà Đường nữa.
Tới nửa sau thế kỷ 9, Nam Chiếu chỉ còn duy trì ảnh hưởng của mình ở vùng tây nam Trung Hoa, sau hàng thập kỷ chiến tranh liên tục.
Tình hình chính trị nội bộ của Nam Chiếu cũng không ổn định với việc có tới 13 vua lên ngôi trong vòng 120 năm tiếp đó, và không ai trong số họ quan tâm đến việc bành trướng thế lực về phía nam nữa. Trong đó, dòng họ Trịnh ở Vân Nam là người Hán nhiều năm thừa kế chức Thanh bình quan (清平官) thao túng Nam Chiếu. Năm 897, Thanh bình quan Trịnh Mãi Tự sai Dương Đăng giết chết Nam Chiếu vương Mông Long Thuấn. Mông Thuấn Hóa Trinh lên kế vị ngôi vua Nam Chiếu.
Năm 902, vua Mông Thuấn Hóa Trinh qua đời. Trịnh Mãi Tự giết chết 800 người thân tộc của Nam Chiếu vương, triều đại Nam Chiếu bị lật đổ, và sau đó là Đại Trường Hòa. Sau Đại Trường Hòa, lại có Đại Thiên Hưng, Đại Nghĩa Ninh 3 triều đại kế tiếp nhau cho đến khi Đoàn Tư Bình nắm quyền năm 937 để thành lập ra Vương quốc Đại Lý.
Chính trị
Nền chính trị trung ương của Nam Chiếu ảnh hưởng mạnh của văn hóa nhà Đường.
Lúc này bộ máy cai trị có Lục tào (六曹), gồm: Binh tào (兵曹), Hộ tào (戶曹), Khách tào (客曹), Pháp tào (法曹), Sĩ tào (士曹) cùng Thương tào (倉曹). Cơ bản là noi theo Đường triều đại phương quan chế. Thời hậu kì lại sửa thành Tam thác (三托); Khất thác (乞托) quản ngựa; Lộc thác (祿托) quản bò và Cự thác (巨托) quản thương nghiệp. Dưới là Cửu sảng (九爽) gồm; Mạc sảng (幕爽) quản quân đội; Tông sảng (琮爽) quản hộ tịch; Từ sảng (慈爽) quản lễ nghi; Phạt sảng (罰爽) quản hình luật; Khuyến sảng (勸爽) quản lý quan viên; Quyết sảng (厥爽) quản lý công tác; Vạn sảng (萬爽) quản tài dụng; Dẫn sảng (引爽) quản người khách (nô lệ) và Hòa sảng (禾爽) quản lý thương nhân. Cứ mỗi 3 sảng thì có một Đốc sảng (督爽) quản hạt.
Tể tướng gọi Thanh Bình quan (清平官), giải quyết các việc quốc sự lớn nhỏ, cùng Đại quân tướng (大軍將) và Quốc vương có quyền quyết định tối cao. Ở địa phương, khu vực Lục Chiếu khi đó chia thành Lục kiểm (六瞼); trong đó Kiểm tương ứng với Châu thời Đường. Những khu vực bị chinh phục mà thành thì được gọi là Tiết độ (節度). Cụ thể như sau:
Kiểm (瞼): đến thời hậu kỳ đã lên tới con số 11 kiểm.
Đại Hòa kiểm (大和瞼): ngày nay là khu Đại Hòa, Thành phố Đại Lý.
Tư Mị kiểm (苴咩瞼): còn gọi Dương Tư Mị (陽苴咩), ngày nay là khu vực Đại Lý cổ thành.
Đại Ly kiểm (大厘瞼): nay là khu vực Hỉ Châu.
Đằng Xuyên kiểm (邆川瞼): nay là khu Đặng Châu.
Mông Xá kiểm (蒙舍瞼): nay là khu huyện Nguy Sơn.
Bạch Nhai kiểm (白崖瞼): nay là khu vực huyện Di Độ.
Vân Nam kiểm (雲南瞼): nay là khu vực huyện Tường Vân.
Phẩm Đạm kiểm (品澹瞼): nay là khu vực huyện Tường Vân.
Mông Tần kiểm (蒙秦瞼): nay là khu vực huyện Dạng Tỵ.
Hĩ Hòa kiểm (矣和瞼): nay là khu vực huyện Nhĩ Nguyên.
Triệu Xuyên kiểm (趙川瞼): nay là khu vực trấn Phượng Nghi của Thành phố Đại Lý.
Ngoài Kiểm, Nam Chiếu quốc sau khi thu phục sẽ đặt các khu vực Tiết độ (節度) và Đô đốc (都督). Thời đầu có 8 Tiết độ: Vân Nam (雲南), Thác Đông (拓東), Vĩnh Xương (永昌), Ninh Bắc (寧北), Trấn Tây (鎮西), Khai Nam (開南), Ngân Sinh (銀生, nằm dọc phía đông sông Lan Thương (Mê Kông) tới vùng Lào Lung (Vương quốc Luang Phrabang) sau này) và Thiết Kiều (鐵橋).
Thời hậu kì:
Lục tiết độ: Lộng Đống (弄棟), Vĩnh Xương (永昌), Ngân Sinh (銀生), Kiểm Xuyên (劍川), Thác Đông (拓東) và Lệ Thủy (麗水).
Nhị đô đốc: Hội Xuyên (會川), Thông Hải (通海).
Quân đội
Nam Chiếu có hệ thống binh đội thiện chiến, cơ bản chia ra quân thường trực, hương binh và di tốt.
Quân thường trực số lượng không lớn, nhưng sức chiến đấu rất mạnh, được xưng là [La Tư tử; 囉苴子]. Hương binh là lực lượng quân sự cơ sở của Nam Chiếu, khi xảy ra chiến tranh thì từ các thôn ấp điều động. Ngày thường ở thôn ấp thì họ cày ruộng như dân thường, đến khi chiến tranh thì lập tức thành binh sĩ, tương tự thể chế ngụ binh ư nông mà lịch sử Việt Nam thường thấy. Còn Di tốt (夷卒) là dạng dân tộc thiểu số có vũ trang, cũng có tính chất lâm thời như Hương binh, khi bình thường thì trú ở các khu tự trị, khi có biến thì được điều quân. Loại Di tốt này cực kì thiện chiến, hay cùng La Tư tử làm tiên phong.
Người quản lý quân sự cao cấp nhất ở Nam Chiếu gọi là Đại quân tướng (大軍將), một loại chức vụ vinh dự, có thể từ các Tiết độ sứ, Đô đốc, Thanh Bình quan hay Tào trưởng tiếp nhậm. Bên dưới có các chức vụ như Diễn tập (縯習), Diễn lãm (縯覽), Thiện duệ (繕裔), Thiện lãm (繕覽), Đạm tù (澹酋), Đạm lãm (澹覽), Mạc ngụy (幕偽) và Mạc lãm (幕覽).
Kinh tế
Nam Chiếu xã hội kinh tế phát triển không cân bằng, lấy Điền Trì và Nhị Hải hai địa khu làm chuẩn tối cao.
Nông nghiệp lấy lúa nước làm chủ yếu, còn có đậu, mạch, túc, tắc các loại ngũ cốc và hoa màu khác. Đa số là trồng lúa mạch, mỗi năm có 2 vụ mùa, chủ yếu trồng trên các ruộng bậc thang.
Ở Nam Chiếu thì chăn nuôi là ngành cực kỳ tiên tiến. Thủ công nghiệp tương đối phát đạt, đặc biệt xứ sở này rất nổi tiếng việc chế tạo binh khí. Tại Di Độ ở Vân Nam còn có một cái trụ bằng sắt, cho thấy trình độ đúc khí ở Nam Chiếu xưa đã phát triển thế nào.
Thời hậu kỳ của Nam Chiếu, ở Tứ Xuyên có nhiều thợ thủ công từ phương Nam đến, nên các ngành kéo dệt, trổ sơn rất phát triển. Khi giao dịch, nam Chiếu chuộng dùng tăng bạch, muối khối, thời hậu kỳ ưa dùng bối tệ (貝幣; tiền bằng vỏ sò).
Xã hội
Văn hóa
Văn học Nam Chiếu đã chịu ảnh hưởng rất nhiều chữ Hán đến từ nhà Đường, song vẫn có những thành tựu bản ngữ (tức tiếng Bạch) nhất định. Dân gian lấy chữ Hán để phỏng lại tiếng Bạch, từ đó tạo ra Chính văn của Nam Chiếu. Vào thời hậu kỳ, triều đình Nam Chiếu phái rất nhiều con em quý tộc đến Thành Đô để du học, và cũng do vậy các thi nhân Nam Chiếu đều có phong thái thơ văn, truyện phú đều rất tương đồng với nhà Đường, cụ thể có Nam Chiếu đức hóa bi (南詔德化碑).
Âm nhạc và vũ đạo của Nam Chiếu muôn màu muôn vẻ, ắt hẳn chịu những nét của dân tộc thiểu số bản địa và Đông Nam Á nói chung. Năm 745, Đường Huyền Tông từng ban cho Nam Chiếu (đời vua Mông Bì La Các) 2 bộ nhạc của người Hồ, và năm 800 thì Nam Chiếu (đời vua Mông Dị Mâu Tầm) cũng hiến Thiên Nam Điền Việt tục ca (天南滇越俗歌) cho nhà Đường (đời vua Đường Đức Tông), sau đổi tên thành Nam Chiếu phụng thánh nhạc (南詔奉聖樂), tham gia diễn xuất nhân số đạt trăm người. Nam Chiếu còn hay chơi một loại ca vũ, mang tính chất Phật giáo. Nam Chiếu dân gian ca vũ lấy Đạp ca (踏歌), Hồ lô sinh (壺蘆笙) tương đối phổ biến, thiếu niên đệ tử cũng thích thổi lá cây để biểu đạt cảm tình.
Nền hội họa Nam Chiếu được bảo tồn đến nay không nhiều lắm, chỉ có Nam Chiếu đồ truyện (南詔圖傳) là tiêu biểu.
Dân chủng
Nam Chiếu quốc khi ấy là một hỗn hợp, tương tự hợp chủng quốc, có hơn mười mấy dân tộc quy tụ, song nhiều nhất phải kể đến Bạch Man (白蠻; tổ tiên của người Bạch) và Ô Man (烏蠻; tổ tiên của người Di). Bạch Man chủ yếu phân bố ở Điền Tây, Điền Trung ở dải vùng Bình Bá, giao thông phát đạt. Ô Man chủ yếu phân bố ở vùng Điền Đông và một số vùng núi hẻo lánh trong hang, cốc.
Ngoài ra còn có Hòa Man (和蠻; nay là người Hà Nhì), Thuận Man (順蠻; nay là người Lật Túc), Ma Chút (磨些; nay là người Nạp Tây), Tầm Truyện (尋傳; nay là người A Xương), Lỏa Hình (裸形; nay là người Cảnh Pha), Kim Xỉ (金齒; nay là người Thái), Phác Tử Man (朴子蠻; nay là người Palaung, người Bố-lãng, người Va),...
Tôn giáo
Nam Chiếu có một mối liên quan mật thiết với đạo Phật, được minh chứng bằng các nghệ thuật điêu khắc đá còn tồn tại từ thời kỳ đó. Một số học giả nói rằng đạo Phật dòng Asarya của Nam Chiếu có liên quan đến Phật giáo Ari của bộ phái Mật tông đã từng tồn tại ở Pagan, Myanmar.
Đây là kết quả của việc Nam Chiếu bành trướng thế lực và lãnh thổ của mình, kiểm soát một vùng rộng lớn nay là Vân Nam và một phần lãnh thổ Miến Điện và đông bắc Ấn Độ, mở đường thông thương giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Việc Nam Chiếu, cũng giống như nhà Đường ở Trung Quốc, và Đại Việt khi đó, theo Phật giáo đã giúp đạo Phật lan tỏa, cũng như phổ biến văn hóa và kiến trúc Ấn Độ.
Niên biểu
Đại Mông
Đại Lễ
Đại Phong Dân
Đại Trường Hòa
Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên)
Đại Nghĩa Ninh
Chú thích
Tham khảo
Chan, Maung (tháng 3 năm 2005) Theravada Buddhism and Shan/Thai/Dai/Laos Regions.
Wyatt, David K, Thailan: A short History, Yale University Press, New Haven and London, 1984
Đại Lễ
N
Quốc gia cổ trong lịch sử Lào
Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam
Người Bạch
Người Lô Lô
Lịch sử Vân Nam
Lịch sử Đông Nam Á
Mật tông |
6749 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng | Phần mềm hệ thống | Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có thể được chia thành hai loại, hệ điều hành và phần mềm tiện ích.
Hệ điều hành (đại diện tiêu biểu là Microsoft Windows, Mac OS X và Linux), cho phép các phần của một máy tính làm việc với nhau bằng cách truyền dẫn dữ liệu giữa Bộ nhớ chính và ổ đĩa hoặc xuất dữ liệu ra thiết bị xuất. Nó cũng cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm hệ thống cấp cao và phần mềm ứng dụng.
Nhân là phần lõi của một hệ điều hành, cái mà định nghĩa một API cho các chương trình ứng dụng (bao gồm cả một vài phần mềm hệ thống) và trình điều khiển thiết bị.
Device driver ví dụ như BIOS và thiết bị phần sụn cung cấp chức năng cơ bản để vận hành và điều khiển phần cứng kết nối hoặc xây dựng từ bên trong máy tính.
Giao diện người dùng "giúp cho người dùng tương tác với máy tính". Từ thập niên 1980, giao diện đồ họa (GUI) có lẽ đã là công nghệ giao diện người dùng phổ biến nhất. Giao diện từng dòng lệnh vẫn được sử dụng phổ biến như là một tùy chọn.
Phần mềm tiện ích giúp cho việc phân tích, cấu hình, đánh giá và bảo vệ máy tính, ví dụ như bảo vệ khỏi Virus.
Trong một số ấn phẩm, thuật ngữ phần mềm hệ thống cũng bao gồm những công cụ phát triển phần mềm (như là trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi).
Trái ngược với phần mềm hệ thống, phần mềm cho phép người sử dụng soạn thảo tài liệu, chơi trò chơi, nghe nhạc hoặc truy cập mạng được gọi chung là phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Hầu hết các hệ điều hành đóng gói các phần mềm ứng dụng. Các phần mềm như vậy không được xem xét như là phần mềm hệ thống bởi vì nó có thể được gỡ bỏ mà không ảnh hưởng gì đến chức năng của phần mềm khác. Trường hợp ngoại lệ, ví dụ như là đối với trình duyệt web như là Internet Explorer của Microsoft được tranh luận tại tòa án là phần mềm hệ thống do nó không thể gỡ bỏ. Ví dụ sau này là hệ điều hành Chrome và Firefox OS mà các chức năng trình duyệt như giao diện người dùng và cách thức chạy chương trình (và các trình duyệt web khác không được cài đặt trong vùng của chúng), sau đó chúng có thể bị tranh luận rằng là (bộ phận của) hệ điều hành và sau đó là phần mềm hệ thống.
Tham khảo
Hệ thống |
6755 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20L%C3%BD | Nhà Lý | Nhà Lý (chữ Nôm: 茹李, chữ Hán: 李朝, Hán Việt: Lý triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với triều đại Tiền Lý do Lý Bí thành lập) là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) thành Đại Việt (大越), mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc Tử giám (1076) và tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh,... cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long – một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. 3 trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền.
Tôn xưng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Thiên Thành thứ 7 (1034), Lý Thái Tông ban chiếu định các đình thần khi tâu việc phải gọi vua là "triều đình" (朝庭). Đến Lý Thánh Tông lại đổi là "vạn thặng" (萬乘); danh xưng này lấy ý từ sách Mạnh tử: "Một trời muôn xe" (一天萬乘), "Giết một vị vua có vạn cỗ xe thì cũng không khác việc giết một kẻ thường dân [làm nhục mình]" (視刺萬乘之君、若刺褐夫). Sau cùng, Lý Cao Tông yêu cầu quan viên gọi vua là "phật" (佛).
Lịch sử
Thành lập
Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnh. Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền Chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn.
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc Long Đĩnh bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.
Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn, theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
Việc Lý Công Uẩn trưởng thành, thăng tiến trong bộ máy nhà Tiền Lê và lên ngôi vua có vai trò gây dựng rất lớn của thiền sư Vạn Hạnh. Các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận vai trò của sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhanh chóng, êm thấm và kịp thời, khiến cục diện chính trị nước Đại Cồ Việt được duy trì ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, không gây xáo trộn từ trong cung đình lẫn bên ngoài. Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài, mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước.
Dời đô về Đại La
Gần 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội). Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010.
Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thủy. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: triều nhà Lý dời đô bằng đường thủy, và chỉ có dời đô bằng đường thủy thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.
Các nhà nghiên cứu khẳng định Lý Thái Tổ dời đô cũng cần dùng tới đội thuyền. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích Cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu Dền ở Hoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu Giang. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La.
Như vậy hành trình dời đô đi qua sáu con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển.
Sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên nhận xét về kinh đô Thăng Long như sau:
"Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này".
Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối lâu dài.
Loạn tam vương
Khoảng tháng 3 năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời, hưởng dương 55 tuổi, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế (神武皇帝), an táng ở Thọ lăng.
Các đại thần đều đến cung Long Đức để dâng biểu, xin Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi nhưng 3 người em của ông là Đông Chinh vương, Dực Thánh vương và Vũ Đức vương không đồng ý nên đem quân của mình phục sẵn ở trong Hoàng thành nhằm cướp ngôi.
Lúc đó Đông Chinh vương phục ở trong Long Thành còn Dực Thánh vương và Vũ Đức vương phục binh ở cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến sẽ đánh úp. Một lát sau, Thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên, biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai các vệ sĩ trong cung phòng giữ. Thấy Phật Mã không nỡ xuống tay, nội thị là Lý Nhân Nghĩa xin đánh một trận để quyết được thua, theo gương Đường Thái Tông và Chu Công Đán.
Quân của ba vương đánh đến rất gấp, Thái tử bèn sai vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh. Lê Phụng Hiểu sức khỏe hơn người, ra trước cửa Quảng Phúc xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của ba vương thua chạy. Quan quân đuổi theo chém giết hết, chỉ có hai vương Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được.
Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là Lý Thái Tông, đổi niên hiệu là Thiên Thành. Hai vương chạy thoát sau đó được tha tội. Cũng vì biến loạn này, để ngăn ngừa về sau, Lý Thái Tông đặt ra Hội thề thần Đồng Cổ, là một buổi lễ thề rất quan trọng suốt triều đại nhà Lý. Ông xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên phải thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng 3 có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4. Nếu không có mặt trong buổi lễ, người bị tội sẽ bị đánh 50 trượng.
Việc Thái tử Phật Mã dẹp được loạn, giữ được ngôi khiến chính trị nhà Lý từ đó được duy trì ổn định trong thời gian dài, chấm dứt tình trạng biến loạn gây hậu quả nặng nề sau khi vua khai quốc qua đời đã xảy ra với các triều đại trước như Ngô (Dương Tam Kha đoạt ngôi), Đinh (trung thần nhà Đinh chống Lê Hoàn dẫn tới nhà Đinh mất), Tiền Lê (các hoàng tử tranh ngôi).
Thời kỳ thịnh trị (Bách niên thịnh thế)
Dưới sự trị vì của ba vị hoàng đế Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông thì Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh thế từ khi nước ta thoát khỏi ngàn năm bắc thuộc, sử gọi là Bách Niên Thịnh Thế.
Ngay từ thời Lý Thái Tổ đến các vị hoàng đế tiếp theo là Thái Tông và Thánh Tông, nhà Lý tập trung giải quyết những vấn đề lớn sau:
Củng cố nội trị: Phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp; ban hành Hình thư, hệ thống pháp luật đầu tiên từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc; xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống.
Củng cố cương vực cai trị, vươn rộng quyền lực đến những vùng xa. Nhà Lý dùng chính sách hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng địa phương để thắt chặt mối quan hệ. Với những nơi không thần phục, vua cử các hoàng tử hoặc thân chinh đi đánh dẹp. Chính sử ghi nhận ba vị vua đầu triều Lý đã nhiều lần xuất quân các châu như Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn, Hoan, Diễn, Phong v.v... Lớn nhất là biến loạn họ Nùng những năm 1038-1041.
Bảo vệ biên giới các phía: giải quyết những xung đột nhỏ xảy ra vùng biên với nhà Tống, và thường có liên quan tới các tù trưởng địa phương; đánh lui những cuộc tấn công cướp phá của Nam Chiếu, Chiêm Thành.
Một sự kiện lớn trong những năm thịnh trị thời Lý là việc đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) sang Đại Việt (大越) vào năm 1054, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh nước Chiêm Thành do Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, cướp phá. Quân nhà Lý bắt được quốc vương Chiêm Thành là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và cho Chế Củ về nước. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể về phía nam.
Năm 1070, Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu, đắp tượng thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cũng tế, để mở mang Nho học. Ông là vị vua đầu tiên khởi xướng Nho giáo vào việc cai trị của các Hoàng đế Đại Việt sau này.
Ba vị hoàng đế đầu tiên triều Lý đều lên ngôi ở tuổi trưởng thành và qua đời ở độ tuổi 55, có tư tưởng và thực thi chính sách kế tục nhau khá nhất quán. Các ngài đều ở ngôi trong thời gian tương đối dài, sau Loạn tam vương không còn tranh chấp nội bộ, vì vậy chính quyền nhà Lý ngày càng được củng cố.
Từ sau đời Lý Thánh Tông, nhà Lý bắt đầu đối mặt với vấn đề nhân sự. Thánh Tông muộn con, khi ông mất thì Thái tử Lý Càn Đức (李乾德) mới 7 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông. Dương Hoàng hậu được Thái sư Lý Đạo Thành (李道成) lập làm Hoàng thái hậu và có quyền nhiếp chính. Việc này gọi là Thùy liêm thính chính (垂簾聽政 - rủ mành nghe việc nước), các Thái hậu sẽ thượng triều, ngồi sau long tọa đã được buông 1 tấm rèm the và quyết định thay vua.
Ỷ Lan phu nhân (倚蘭夫人) - mẹ đẻ của Nhân Tông, được tôn làm Hoàng thái phi. Thái phi do nghĩ mình là mẹ đẻ mà không được can dự triều đình nên rất buồn bực, hằng ngày bà than thở với Nhân Tông khiến vị vua cũng dần nhận ra và quyết định phế truất Dương thái hậu và bắt giam bà cùng 72 cung nhân khác của Thánh Tông, đến khi linh cữu Thánh Tông được hạ huyệt thì Thái hậu và các cung nhân đó đều bị chôn sống theo. Lý Đạo Thành, do ủng hộ Dương thái hậu nên bị Ỷ Lan thái phi điều ra trấn thủ Nghệ An.
Sau khi Dương thái hậu bị phế truất, Ỷ Lan thái phi được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Bên dưới mọi việc do Thái úy Lý Thường Kiệt (李常傑), một trọng thần thời Thánh Tông đảm nhiệm.
Lúc này, nhà Tống đang khủng hoảng về vấn đề biên giới với nhà Liêu, Tây Hạ muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ, Thái hậu nhiếp chính mang quân đánh chiếm. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động xóa tan hiềm khích, mời Lý Đạo Thành về triều để bàn đối sách chống quân Tống.
Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung châu chuẩn bị tiến sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang thủy quân, kết hợp quân trên bộ của Nùng Tôn Đản (儂宗亶) đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân Lý hạ thành Ung châu.
Năm 1076, nhà Tống cử Quách Quỳ (郭逵), một viên tướng dày dạn trận mạc cùng Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Thế quân nhà Tống rất mạnh, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chống trả hết sức quyết liệt. Ông đã cử Lý Kế Nguyên đánh bại đội quân thủy của quân Tống sang kết hợp với quân bộ của Quách Quỳ. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về.
Nhà Lý vượt qua thử thách lớn nhất từ khi hình thành và tiếp tục thịnh trị. Sau khi đánh được quân Tống, Nhân Tông bắt tay vào việc cai trị, mở khoa thi đầu tiên và chọn ra 10 người thi đỗ, nổi tiếng nhất là Lê Văn Thịnh (黎文盛). Ông còn củng cố nông nghiệp, cấm nạn giết trâu và xử phạt rất nặng. Quốc gia yên bình, Nhân Tông chuyên tâm theo Phật giáo, mở nhiều cuộc vui như đua thuyền, múa rối nước,... Đại Việt luôn có hội hè, trở nên cực kỳ phồn vinh và phát triển.
Thời kỳ trung suy
Nhân Tông là vị hoàng đế trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, tuy nhiên ông không có con. Vì vậy, ông chọn trong các con em hoàng tộc một người để kế vị và chọn được Lý Dương Hoán (李陽煥), là con của người em Sùng Hiền hầu, tức là cháu gọi ông bằng bác.
Năm 1128, Lý Nhân Tông qua đời, hưởng thọ 63 tuổi, Dương Hoán lúc đó mới 11 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Thần Tông. Có một truyền thuyết rằng Thần Tông là do Từ Đạo Hạnh (徐道行) đầu thai.
Việc Nhân Tông qua đời và truyền ngôi cho Thần Tông đánh dấu sự chuyển dời ngôi vua từ chi trưởng cho chi dưới và cũng kết thúc thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhà Lý. Từ Nhân Tông trở đi, trong 4 đời vua liên tiếp, người kế vị của nhà Lý đều nhỏ tuổi. Tuy việc cai trị bên ngoài chưa có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ đầu nhưng trong cung đình đã chịu ảnh hưởng trực tiếp vì sự tranh chấp quyền lực của những người tham gia nhiếp chính.
Thời Lý Thần Tông, các đại thần giúp vua gồm Thái sư Lê Bá Ngọc (黎伯玉), Thái phó Dương Anh Nhĩ (杨英耳), Thái úy Lý Công Bình, Gián nghị Đại phu Mâu Du Đô (缪攸度), Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Sơn(李山),... đều là những người có năng lực, được Nhân Tông tin tưởng giao trọng trách nên thời đại Thần Tông cai trị, nước Đại Việt vẫn giữ được ổn định.
Nhà Lý từ những đời trước đã có thú thích vật hiếm lạ, đến khi Lý Thần Tông trưởng thành, việc đó ngày càng thịnh hành. Biết được ý vua, nhiều người dâng những vật lạ lên như hươu trắng, rùa có chữ trên mai, chim sẻ, cá sấu, cá sông, cây cảnh...; nhiều người như Lý Lộc (李禄), Lý Tự Khắc (李自克) tuy chỉ là quan hèn mọn nhưng do dâng hươu trắng quý hiếm mà cho làm Đại liêu ban, Minh tự. Ngoài ra xuất hiện nhiều quan lại có ý xu nịnh, nhân ý vua còn ham vui mà hùa theo nhà vua.
Năm 1138, Lý Thần Tông qua đời khi mới 23 tuổi, trị vì được 10 năm. Trước đây Thần Tông đã lập con trưởng là Lý Thiên Lộc (李天禄) làm Thái tử. Nhưng Cảm Thánh phu nhân (感聖夫人) cùng Phụng Thánh phu nhân (奉聖夫人), Nhật Phụng phu nhân (日奉夫人) đã dùng tiền hối lộ hoạn quan Từ Văn Thông (徐文通) mà cho vào gặp Thần Tông, xui vua bỏ thái tử Thiên Lộc. Thần Tông nghe theo, bèn lập con nhỏ là Thiên Tộ làm Hoàng thái tử, giáng Thiên Lộc xuống làm Minh Đạo vương. Lý Thiên Tộ (李天祚) khi đó mới 3 tuổi lên ngôi, tức là Lý Anh Tông.
Cảm Thánh phu nhân Lê thị trở thành Hoàng thái hậu. Bà trọng dụng Đỗ Anh Vũ người tình của vua Lý Thần Tông(vì có tướng mạo đẹp nên Anh Vũ được vua cho vào hầu trong màn trướng) (杜英武) - người em ruột của Đỗ thái hậu và là cháu gọi Lý Thường Kiệt bằng cậu và Anh Vũ cũng là con nuôi của Thái sư Trương Bá Ngọc, cho làm nhiếp chính. Vì những điều đó nên Thái Hậu chỉ tin tưởng Anh Vũ. Việc đó khiến nhiều đại thần, gồm Điện tiền Chỉ huy sứ Vũ Đái (武戴), Phò mã Dương Tự Minh (杨字明) cùng một số thân vương nhà Lý bất bình và làm binh biến bắt Anh Vũ, nhưng không quyết đoán giết ông. Vì vậy Anh Vũ chỉ bị đày làm Cảo điền nhi - cày ruộng cho nhà nước. Không lâu sau, Thái hậu cố nghĩ làm thế nào để phục hồi chức nhiệm cho Anh Vũ, mới nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân. Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm Thái úy Phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn. Đỗ Anh Vũ tìm cách trả thù. Anh Tông còn nhỏ, chuẩn tâu theo Anh Vũ, do đó những người tham gia binh biến đều bị giết hoặc đi đày.
Năm 1158, Đỗ Anh Vũ qua đời. Tô Hiến Thành (蘇憲誠), có họ hàng là Tô thị vợ của Anh Vũ, được thăng làm Thái úy. Hiến Thành giỏi việc dụng binh, lại là người chính trực, chuyên tâm tuyển chọn quân lính, biên giới nhiều lần bình định Chiêm Thành, Ai Lao.
Năm 1174, nhà Lý lại xảy ra việc thay ngôi thái tử. Thái tử là Lý Long Xưởng gian dâm với cung phi, làm chuyện thất đức nên bị phế truất làm Bảo Quốc vương. Anh Tông lập người con trai nhỏ là Lý Long Cán (李龍翰), con của một cung phi là cháu gái Đỗ Anh Vũ, làm Hoàng thái tử. Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước Vương, được giao phụ chính giúp người kế vị.
Năm 1175, Anh Tông qua đời khi mới 40 tuổi, trị vì được 36 năm. Thái tử còn nhỏ tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Cao Tông. Từ đây nhà Lý bắt đầu con đường suy vong.
Thời kỳ suy vong
Lý Cao Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, mẹ là Đỗ phu nhân trở thành Chiêu Thiên Chí Lý Hoàng thái hậu, Đỗ An Di em trai bà trở thành ngoại thích, Tô Hiến Thành được giao cho việc kèm cặp phụ chính.
Chiêu Linh Hoàng thái hậu, mẹ của thái tử cũ Lý Long Xưởng cố giành lại ngôi báu cho con trai nhưng không thành vì thái độ cương quyết của Tô Hiến Thành.
Giữa năm 1179, khi Cao Tông mới lên 6 tuổi thì Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Đỗ An Di được phong làm phụ chính. Năm 1188, Đỗ An Di qua đời, Ngô Lý Tín (吳理信) được trao quyền phụ chính đến khi ông qua đời năm 1190. Đàm Dĩ Mông (譚以蒙) là em trai của An Toàn hoàng hậu được cất nhắc làm phụ chính.
Lý Cao Tông trưởng thành chỉ thích chơi bời, cho mua bán chức tước, khiến xã hội bất ổn, bọn bất tài cứ có nhiều tiền là làm quan gây phiền nhiễu cho dân chúng; lại cho bán tội ngục, tức là nếu có hai người tranh giành nhau về một vật, tài sản giá trị mà hễ có ai dâng tiền bạc thì được lấy tài sản đó về làm của công, không cần qua tra xét gì cả, nên kho bạc tài sản trong cung thì như núi mà dân đói khổ cứ thế kêu than bên ngoài, giặc cướp như ong. Nhiều thủ lĩnh địa phương nhân lúc triều đình trung ương suy yếu cũng ngầm xây dựng lực lượng nổi dậy.
Loạn Đoàn Thượng, Quách Bốc
Đoàn Thượng (段尚) ở vùng Hồng Châu (Hải Dương và Hải Phòng) nổi dậy chống triều đình, Cao Tông sai các đại thần là Phạm Bỉnh Di (范秉異), Phạm Du (范兪), Đàm Dĩ Mông cùng các tướng khác đem quân đến định tiêu diệt. Đoàn Thượng sai người đem của đút lót Phạm Du, mong muốn lui binh. Du về tâu với Cao Tông, dùng mọi lời thuyết phục và khiến Cao Tông gọi tất cả quay về, Thượng thoát khỏi cảnh nguy khốn.
Phạm Du được quản việc binh ở Nghệ An, thuyết phục Cao Tông cho chiêu tập thêm người để củng cố lực lượng, Cao Tông đồng ý. Phạm Du chiêu dụ bọn cướp, những người vô gia cư tạo thành quân lực của riêng mình mà đi khắp nơi cướp bóc. Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp, Bỉnh Di thắng liền mấy trận, đốt phá dinh thự nhà cửa của Phạm Du, Du phải chạy sang Hồng Châu mà trốn.
Năm 1209, Cao Tông triệu Phạm Du về Thăng Long. Phạm Du hết lời vu cáo Phạm Bỉnh Di. Cao Tông tin theo, bèn sai người bắt giam Bỉnh Di cùng con trai là Phạm Phụ. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc (郭卜) đang đóng ở ngoài nghe tin thì mang quân đánh vào kinh thành Thăng Long hòng giải cứu Bỉnh Di. Cao Tông và Phạm Du vội giết chết Bỉnh Di và Phụ rồi chạy lên vùng Quy Hóa (Vĩnh Phú, Yên Bái). Quách Bốc vào kinh sư an táng cha con Bỉnh Di rồi lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm lên ngôi Hoàng đế.
Thế lực Hải Ấp nổi lên
Hoàng tử Lý Hạo Sảm (李日旵) cùng mẹ là An Toàn hoàng hậu phải chạy về Hải Ấp (Hưng Hà, Thái Bình), được Trần Lý (陳李) cùng Phạm Ngu là một học giả người vùng Diêu Hào lập làm minh chủ, giáng Lý Thầm xuống làm Vương. Hạo Sảm được sắp xếp kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung (陳氏庸), ban chức cho những người trong phe họ Trần như Trần Lý, Phạm Ngu và Tô Trung Từ (蘇忠詞).
Cao Tông nghe tin Thái tử Sảm tự ý lập triều đình riêng ở Hải Ấp, cho là chống lại mình nên cử Phạm Du huấn luyện binh sĩ ở vùng Hồng mà đi đánh. Nhưng Phạm Du mải tư thông với Thiên Cực công chúa, nên trễ hẹn với bọn Đoàn Thượng, bị thuộc hạ của Thái tử Sảm (thực chất là thuộc hạ họ Trần) mai phục và bắt giết. Sau đó, Trần Lý và em vợ là Tô Trung Từ đứng đầu cầm quân đánh đến kinh sư, đánh bại Quách Bốc và đồng đảng, dẹp tan loạn Quách Bốc. Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung. Do Phạm Du đã chết mà thế lực Trung Từ mạnh nên vua Cao Tông buộc phải dựa vào Trung Từ. Đàm Dĩ Mông trước đã hàng phục Lý Thầm và Quách Bốc vẫn không bị trị tội, được làm chức thái uý.
Tô Trung Từ và họ Trần
Cao Tông được rước về kinh thành Thăng Long. Không lâu sau, năm 1210, Cao Tông qua đời lúc 38 tuổi. Thái tử Lý Sảm (李旵) lên ngôi, tức Lý Huệ Tông, lúc ấy mới 16 tuổi. Huệ Tông cho lão thần Đỗ Kính Tu làm Thái úy phụ chính.
Vì Trần Lý đã chết, Tô Trung Từ nắm binh quyền thế lực Hải Ấp, giết chết Đỗ Kính Tu. Các tướng Đỗ Quảng, Đỗ Thế Qui và Phí Lệ cùng nhau mưu lập đánh Trung Từ. Trung Từ biết thế quân của mình nhỏ hơn liên quân của họ, bèn lập mưu kế lừa gạt, vờ hòa hoãn với họ mà đang đêm tăng cường binh sĩ mưu trừ. Rồi ông cho tùy tướng Đào Phán bất ngờ ùa binh đánh lên diệt bọn Đỗ Quảng, Phí Lệ. Bọn họ xung phong tiến đánh quân của Đào Phán và chạy thoát được, Phán bèn đánh úp Đỗ Thế Qui, Qui bị bắt và bị tùng xẻo ở giữa chợ trời.
Huệ Tông sợ hãi, vội phong Trung Từ làm Thái úy phụ chính, ban tước Vương; sai người đi đón Trần Thị Dung và phong làm Nguyên phi (元妃), cho anh của Nguyên phi là Trần Tự Khánh (陳嗣慶) làm Chương Thành hầu (章成侯).
Sau khi dẹp được các thế lực chống đối mình, Tô Trung Từ lại bị giết đột ngột vào năm 1211 khi thông dâm với Thiên Cực công chúa - người trước đây đã tư thông với Phạm Du - và bị chồng công chúa là Vương Thượng bắt quả tang (Luật nhà Lý cho phép giết gian phu mà không bị tội). Quan đầu triều bị giết, kinh thành hỗn loạn. Con rể Trung Từ là Nguyễn Ma La thế cô, mưu dựa vào họ Trần, bèn cùng với vợ là Tô thị (em họ Tự Khánh) lên thuyền sang đạo Thuận Lưu để gặp bộ tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Nguyễn Trinh giết rồi cướp lấy Tô thị đem về. Tô thị sai người tố cáo với Trần Thừa. Trần Thừa bèn sai Tô thị dụ được Trinh và giết chết. Lực lượng của Tô Trung Từ tan rã hoàn toàn. Trần Tự Khánh nhân lúc Ma La kéo đi, kinh thành bỏ trống, lập tức mang quân về kinh sư và an táng Tô Trung Từ ở làng Hoạch.
Sau khi Tô Trung Từ chết, Huệ Tông dùng cậu là Đàm Dĩ Mông làm Thái úy phụ chính, Đàm thái hậu cũng xen vào việc chính sự. Họ Đàm muốn nhân quyền ngoại thích mà lộng hành, chính sự ngày càng suy.
Trần - Đoàn tranh vị
Hai lực lượng lớn nhất tranh quyền lúc đó là họ Trần và họ Đoàn. Lý Huệ Tông lo ngại ngoại thích nhà vợ họ Trần thế lực lớn, nên cùng ngoại thích nhà mẹ là cậu Đàm Dĩ Mông muốn dựa vào họ Đoàn. Nghe họ Đoàn gièm pha Trần Tự Khánh muốn phế lập, Huệ Tông tức giận hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ (御女). Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.
Lúc bấy giờ, Trần Tự Khánh dẫn quân đi đánh khắp nơi, thu phục được nhiều đất, đặc biệt chiếm được Hồng châu, vùng từ Lạng châu đến núi Tam Trĩ hết thảy đều là đất của họ Trần.
Năm 1213, Đoàn Thượng phối hợp với quân triều đình đụng độ với Trần Tự Khánh. Tuy nhiên, lực lượng họ Trần mạnh hơn, có nhiều tướng giỏi hơn; trong khi đó quân nhà Lý do Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông không có tài làm tướng chỉ huy nên nhanh chóng bị thua trận. Cánh quân Đoàn Thượng cử đi do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị bộ tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn (阮嫩) đánh bại. Huệ Tông bỏ chạy lên Lạng châu, quân họ Đoàn rút khỏi kinh đô trở về vùng Hồng.
Trần Tự Khánh cố thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh không được, bèn lập một hoàng thân nhà Lý là Lý Nguyên Vương lên ngôi làm vua mới.
Nội loạn 1214-1220
Năm 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang do tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Bình, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị (杜備) lại nổi lên chống cự. Miền Cam Giá lại tách khỏi phạm vi thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới. Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về hành cung Lý Nhân (Hà Nam).
Song lực lượng họ Trần vẫn rất mạnh. Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải tính trở về dựa vào họ Trần. Cuối năm, Trần Tự Khánh dẫn binh đánh được Đinh Khả và Bùi Đô ở Đại Hoàng (Ninh Bình), chiếm luôn vùng đất này.
Năm 1216, Huệ Tông sách phong Ngự nữ Trần thị làm Thuận Trinh phu nhân (順貞夫人). Đàm thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, nên ghét Trần Thị Dung, bảo vua đuổi bỏ đi, lại nhiều lần muốn làm hại, nhưng Huệ Tông đều che chở.
Trước sức ép muốn giết con dâu của Đàm Thái hậu, Huệ Tông cùng với phu nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh ở bãi Cửu Liên. Từ đấy, Huệ Tông lại dựa vào Trần Tự Khánh. Tự Khánh bèn phế bỏ vua mới Lý Nguyên Vương, tôn Huệ Tông là vua như cũ mà chuyên tâm bình định các thế lực: Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Hiển Tín vương Nguyễn Bát, Đoàn Văn Lôi và Đoàn Thượng ở Hồng châu và Hà Cao ở Qui Hóa (Yên Bái, Tuyên Quang).
Họ Trần nắm quyền
Cuối năm đó, mùa đông, Thuận Trinh phu nhân được sắc phong làm Hoàng hậu. Huệ Tông phong chức cho một loạt người họ Trần: Tự Khánh làm Thái úy phụ chính, anh trai Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ, tước Liệt hầu, Phùng Tá Chu làm Quan nội hầu; con trưởng của Trần Thừa là Trần Liễu (陳柳) làm Quan nội hầu, con trưởng của Thái úy Tự Khánh là Trần Hải (陳海) làm Hiển Đạo vương (顯道王).
Năm 1217, Đoàn Thượng quy phục triều đình, được ban làm Hồng vương, cai quản Hồng Châu. Từ đấy, họ Đoàn yên bình, tự gây lực lượng cát cứ. Cùng năm đó, các thế lực cát cứ ở Phong Châu, Hiển Tín vương Lý Bát cũng đều quy phục triều đình. Lúc này, Huệ Tông thường phát điên, tự xưng là Thiên tướng, cắm cờ ở búi tóc, cầm giáo và khiên múa may, đến khi mệt thì uống rượu ngủ li bì. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay họ Trần.
Năm 1218, Trần Thừa đem binh thuyền tiến đánh Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Ông cho người mở đê, để nước lan vào các thái ấp, rồi dùng binh thủy theo lối ấy mà đánh. Nộn thua to, chạy về Phù Ninh (Bắc Ninh). Năm đó, để yên Hồng châu, Trần Tự Khánh đưa em gái là Trần Tam Nương gả cho Hồng hầu là Đoàn Văn Lôi vốn là người có uy tín với người Hồng châu.
Năm 1219, các thủ lĩnh Phạm Dĩ (范以) và Hoàng Cá ở Nam Sách qua đời. Thuộc tướng là Nguyễn Lợi dâng thành cho Tự Khánh.
Năm 1220, Nguyễn Nộn tự xưng Hoài Đạo vương (怀道王), giữ hương Phù Đổng, dâng biểu xưng thần. Thái úy Tự Khánh phê chuẩn, từ đấy Bắc Giang không còn công khai đối kháng triều đình.
Năm đó, Thái úy Trần Tự Khánh cùng Trần Thừa đánh dẹp Hà Cao ở Qui Hóa. Ông chia làm 2 đạo quân, Trần Tự Khánh và Trần Thừa đi theo sông Qui Hóa; bộ tướng Lại Linh (赖靈) và Phan Cụ (潘埧) đi theo sông Tuyên Quang, nhưng Hà Cao cũng chia quân tiến đánh. Phan Cụ bị bộ tướng của Hà Cao là Nguyễn Nải chém chết. Nhưng Thái úy Tự Khánh đã bao vây thủ phủ của Hà Cao, khiến Cao và gia đình phải tự sát. Từ đấy lộ Thượng Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên) và sông Tam Đái (Vĩnh Phú) được dẹp yên.
Năm 1223, Thái úy Trần Tự Khánh qua đời, Huệ Tông lấy Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy, cho đặc quyền khi vào chầu không xưng tên. Lúc đó, Nguyễn Nộn lại bắt đầu mạnh lên, là mối nguy hại cho dòng họ Trần đang nắm giữ triều đình.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nêu ý kiến về việc này:
...Năm đầu niên hiệu Kiến Gia, giặc cướp đua nhau nổi dậy, Huệ Tông nhu nhược không đánh dẹp được. Trần Tự Khánh vì cớ Huệ hậu bị thái hậu làm khổ mà đem quân phạm cửa khuyết xin đón xa giá. Đương lúc bấy giờ, lòng người không thể không ngờ vực, cho nên Huệ Tông có lệnh bắt Tự Khánh mà không bắt được. Tự Khánh muốn làm cho kỳ được mới nhiều lần làm kinh động đến vua, xa giá phải dời chỗ mấy lần, tội rõ ràng rồi. Nhưng mà Huệ Tông và Huệ hậu rốt cuộc phải nhờ Tự Khánh mới được yên, thì tội ấy không kể đến. Thế là việc tuy là trái nhưng tình thì thuận, sử chép không nêu lên nhưng thực cũng có nêu đấy. Nếu không thế thì chỉ là kẻ đầu sỏ giặc cướp mà thôi.
Chiêu Hoàng nhường ngôi
Năm 1224, bệnh của Huệ Tông ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, ủy nhiệm cho một mình Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (陳守度) quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Con gái thứ 2 là công chúa Chiêu Thánh được lập làm Hoàng thái nữ (皇太女), rồi làm Hoàng đế, sử gọi là Chiêu Hoàng đế (昭皇帝). Huệ Tông truyền ngôi trở thành Thái thượng hoàng, rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo gọi là Huệ Quang thiền sư trong đại nội hoàng cung. Đàm thái hậu cũng theo ông vào đây xuất gia.
Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Trần Cảnh (陳煚), con trai thứ của Trần Thừa được phong làm Chính thủ, cho hầu hạ gần gũi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng yêu mến. Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh làm chồng, rồi đến tháng 12 âm lịch năm 1225 (đầu năm 1226), ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế. Cha Trần Cảnh là Trần Thừa được tôn làm Thái thượng hoàng. Lý Chiêu Hoàng cưới mãi mà chưa đẻ được Thái tử, nhà Trần giáng xuống làm công chúa.
Ngôi nhà Lý chính thức chuyển sang nhà Trần. Nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua. Không lâu sau, thượng hoàng Huệ Tông bị Trần Thủ Độ bức tự sát ở chùa Chân Giáo.
Nhận định
Đời sau xem sử 3 đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương Bắc, ra uy với phương Nam – những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. 3 vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ X. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (55 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của Thái hậu Ỷ Lan (sát hại Hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do 3 đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với Thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Đại Việt không bị nước láng giềng lớn ở phương Bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.
Địa giới hành chính và hệ thống quan lại
Nhà Lý thiết lập và lựa chọn thiết chế chính trị với đặc trưng riêng biệt, được các sử gia gọi là mô hình tập quyền thân dân, với thể chế quân chủ tập quyền mang nhiều điểm khác và vượt xa thời kỳ trước của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
Các cơ quan giúp việc cho Hoàng đế: sảnh, Hàn lâm viện.
Các cơ quan đầu não của triều đình: Khu mật viện, bộ.
Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc.
Các chức Tướng công, Thái phó được Hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là Tả Tham tri chính sự, Hữu Tham tri chính sự và Hành khiển. Phụ tá cho Thái phó còn có các cơ quan là Khu mật viện và bộ.
Địa giới phía bắc nước Đại Việt thời Lý bao gồm Bắc bộ Việt Nam hiện nay và một phần nhỏ của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Địa giới phía nam của nhà Lý khi mới thành lập chỉ tới khu vực Hà Tĩnh hiện nay. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Củ dâng 3 châu tương đương với tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị hiện nay. Cương vực này được duy trì ổn định tới khi triều Lý kết thúc. Trên vùng lãnh thổ này, nhà Lý chia cả nước thành 24 đơn vị hành chính. Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
Phủ, lộ, châu, trại.
Huyện, hương, giáp, phường, sách, động.
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là Tri phủ, Phán phủ; của các châu là Tri châu; của các trại, đạo là Quan mục. Đứng đầu bộ máy hành chính của các huyện là Huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giáp và thôn.
Luật pháp
Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có.
Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là Á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án.
Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành sách Hình thư, đây là sách luật đầu tiên của một triều đại Việt Nam, có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay. Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh vào đầu thế kỷ XV.
Trừ 10 tội nặng gọi là thập ác (bất trung, bất hiếu, bất kính, bất nghĩa...), nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau.
Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế.
Do sự sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ. Người giết trâu, bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng.
Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền.
Kinh tế
Nông nghiệp
Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế trong suốt thời gian của triều đại này, có nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
Ruộng đất thời Lý gồm có ruộng công, ruộng tư và đặc biệt, do Phật giáo phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị - xã hội nên nhà chùa sở hữu một bộ phận ruộng đất (không thuộc ruộng công lẫn ruộng tư).
Ruộng công
Gồm có:
Quốc khố điền là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được sẽ dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung.
Đồn điền là ruộng đất hình thành từ việc khai hoang ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam.
Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình. Hằng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền là hình thức kế thừa từ thời Tiền Lê.
Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua.
Ruộng công làng xã là ruộng giao cho các làng xã quản lý, do những người lính nhàn thời bình về cày cấy.
Ruộng thác đao và ấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần. Nhưng loại ruộng này chỉ dành cho 1 đời công thần, không truyền được cho con cháu và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó.
Ruộng đất nhà chùa
Đất đai do nhà chùa quản lý, chiếm số lượng khá lớn.
Ruộng tư
Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến và phát triển. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất.
Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước. Để phát triển nghề nông, triều đình đề ra những biện pháp như quy tập người tha hương trở về quê quán để đảm bảo sức lao động ở nông thôn; trị nặng tội ăn trộm và giết trâu bò bừa bãi....
Ngoài ra triều đình còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140.
Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định.
Thủ công nghiệp
Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa".
Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội) v.v...
Thương nghiệp
Thương cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á vì thế rất thịnh vượng vùa trù phú. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn Châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.
Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là nhà Tống, nhà Kim, Tây Hạ, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Chân Lạp - quốc gia vùng Mê Nam - Mê Nam, Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra, với vương quốc Đại Lý ở Vân Nam.
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Nam Tống, người Việt thời Lý thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm. Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán.
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (có thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Marco Polo), Xiêm La vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay) xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ VII và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ V trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán .
Tiền tệ
Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó. Tuy nhiên, tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước.
Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được sáu loại đồng tiền được xem là tiền do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo, Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên Tư thông bảo.
Giáo dục, khoa cử
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống.
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân – một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều.Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr. 56-57. Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo nên Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán.
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó.
Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, chồng - vợ, bằng hữu...) để thống nhất và quản lý xã hội.
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó.
Các khoa thi đòi hỏi người ứng thí phải thông hiểu kiến thức cả ba đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông.
Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ.Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr. 86.Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr. 59. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định.
Tôn giáo
Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả ba tôn giáo này.
Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương. Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua". Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu.
Giống như thời Đinh – Lê, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước. Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh. Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy.
Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính. Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với Đạo giáo và tín ngưỡng cổ truyền. Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng.
Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư.
Văn học
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là Chiếu dời đô (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý, thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội, các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc thời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như Thiền sư Viên Chiếu (999-1091), Thiền sư Không Lộ (?-1119)... và Hoàng thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".
Nghệ thuật
Kiến trúc
Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu.
Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây dựng kinh thành và các cung điện: phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ; mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía.
Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long. Công trình Hoàng thành Thăng Long mang các đặc điểm: đẹp, công phu, phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí rất tinh xảo, quy hoạch thống nhất và cân xứng. Các sử gia đánh giá kiến trúc Hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long.
Do sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý, chùa chiền mọc lên khắp nơi, được chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam. Nổi tiếng nhất là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột).
Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Vạn Phong Thành Thiện... Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...
Điêu khắc, đúc tượng
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt, góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn minh thứ hai của người Việt phục hưng.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý gồm những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh.
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là "An Nam tứ đại khí" thì 3 trong số đó được tạo ra trong thời Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền (chùa Một Cột – Hà Nội) và Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh).Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, sách đã dẫn, tr. 200-203.Đại khí thứ tư là vạc Phổ Minh (tại chùa Phổ Minh – Nam Định) đúc thời Trần.
Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào. Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng, hài hòa.
Âm nhạc
Ban đầu, nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành (mà nguồn gốc xa từ Tây Thiên tức Ấn Độ) qua những tù binh người Chiêm (cả nam lẫn nữ) bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà LýTô Ngọc Thanh, sách đã dẫn, tr. 25.. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần. Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo ngang, hồ gáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu…Tô Ngọc Thanh, sách đã dẫn, tr. 25-26.
Nền ca kịch Đại Việt bắt đầu từ thời Lý, do những người Hoa theo Đạo giáo sang dạy cho người Việt. Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ham thích.
Ngoại giao
Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã từng đem quân tấn công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế kỷ VIII, thế kỷ IX nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội Điển quy định các phép tắc chính trị.
Với nhà Tống
Ngoài thời gian xảy ra chiến tranh 1075-1077, nhà Lý thường xuyên giữ quan hệ với nhà Tống. Hai bên cử sứ qua lại trong nhiều năm. Trừ sự kiện cha con họ Nùng, khi có các lực lượng gây rối vùng biên, hai bên có những hoạt động quân sự hỗ trợ nhau đánh dẹp và khi bắt được "tội phạm" thì người bên nào trả về cho nước ấy.
Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ quận vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống.
Với nhà Kim
Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại ViệtKhâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 5. và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt.
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau.
Với Chiêm Thành và Chân Lạp
Đại Cồ Việt và sau này là Đại Việt đóng vai trò nước lớn trong quan hệ với Chiêm Thành và Chân Lạp. Hai nước này vẫn sai sứ sang tiến cống các động vật quý như voi, chim lạ... Nhưng quan hệ của Đại Việt với 2 nước này không thật sự ổn định, sử sách ghi lại nhiều vụ cướp phá ở vùng biên giới phía nam Đại Việt của hai nước này, nhưng đều bị đánh bại (xem phần quân sự).
Quân sự
Tổ chức quân đội
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng ký tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn đá…
Chiến tranh với các quốc gia lân cận
Đánh Tống ở Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, Tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc). Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, Khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân địch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, quân Lý Thường Kiệt giết hết hơn 5 vạn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.
Chống Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng Tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt hay còn gọi là sông Cầu hay sông Nguyệt Đức. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà tác giả chính là Lý Thường Kiệt:
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.
Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:Bởi tham voi Giao ChỉĐể mất vàng Quảng NguyênChiến tranh với Chiêm Thành
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 4) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành,... đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối.
Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha, vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).
Nhưng có sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống.
Chiến tranh với Chân Lạp
Nước Chân Lạp ở xa phía nam (dưới nước Chiêm Thành), nhưng cũng từng có chiến tranh với Đại Việt. Đại Việt sử ký toàn thư có chép sự kiện tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội Thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được.
Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên, Lý Thần Tông đã không trả lời.
Tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp và Chiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.
Tháng 9 năm 1150, quân Chân Lạp lại đánh cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng nên tự tan vỡ.
Chiến tranh với Đại Lý
Đền thờ
Hiện nay, 8 vị hoàng đế nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc Phố Cổ Pháp, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.
Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1030) bởi Lý Thái Tông, khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cho Thái Tổ Hoàng đế. Sau này, đền được nhiều lần trùng tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của Lê Kính Tông (1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị hoàng đế triều Lý.
Các vị hoàng đế được thờ ở đây:
Lý Thái Tổ, tên húy Lý Công Uẩn.
Lý Thái Tông, tên húy Lý Phật Mã.
Lý Thánh Tông, tên húy Lý Nhật Tôn.
Lý Nhân Tông, tên húy Lý Càn Đức.
Lý Thần Tông, tên húy Lý Dương Hoán.
Lý Anh Tông, tên húy Lý Thiên Tộ.
Lý Cao Tông, tên húy Lý Long Cán.
Lý Huệ Tông, tên húy Lý Hạo Sảm.
Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vị rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.
Thế phả nhà LýChú thích: Các năm trong bảng là các năm trị vì của vị vua đó.
Xem thêm
Quân sự nhà Lý
Hội đền Đô
Lý Thái Tổ
Lý Thường Kiệt
Lý Chiêu Hoàng
Đại Việt
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
Đại Việt sử lược
Đại Việt sử ký toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản điện tử.
Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục.
Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà Xuất bản Hà Nội.
Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin.
Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn thư, bản điện tử.
Chu Khứ Phi, Lĩnh ngoại đại đáp.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, Nhà Xuất bản Thế giới.
Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (2009), Hà Nội nghìn xưa, Nhà Xuất bản Hà Nội.
Lạc Việt (2009), Chùa Hà Nội, Nhà Xuất bản Hà Nội.
Tô Ngọc Thanh (1999), Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, Nhà Xuất bản Âm nhạc, Viện Âm nhạc Hà Nội.
Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà Xuất bản Hải Phòng.
Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin.
Viện Sử học (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
Mai Hồng (1989), Các trạng nguyên nước ta, Nhà Xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (2010), Vương triều Lý'', Nhà Xuất bản Hà Nội.
Liên kết ngoài
Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử.
Một số di vật điêu khắc đá thời Lý Trần
[http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=770Thời Lý (1009-1225)- Hai thế kỷ hưng khởi đầu tiên của văn hóa Thăng Long]
[http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Cong-nghe/35399/l7847%3Bn-273%3B7847%3Bu-tien-phat-hi7879%3Bn-trac-th7841%3Bch-t7841%3Bi-ha-n7897%3Bi Lần đầu tiên phát hiện trác thạch tại Hà Nội] Anh Thu, báo Hànộimới 7:48 20/01/2005.
Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Giáo sư Trần Gia Phụng.
Bài Việt Nam chọn lọc
Triều đại Việt Nam
Chấm dứt năm 1225
Cựu quốc gia châu Á
Cựu quốc gia quân chủ ở Châu Á |
6757 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc | Khoa học | Khoa học (Tiếng Anh: science, Chữ Hán: 科學) là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết qua từng giai đoạn lịch sử thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Thông qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức đã được hệ thống hóa.
Trong tiếng Việt, "khoa học", "kỹ thuật" và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật"). Tuy vậy, khoa học khác với kỹ thuật và công nghệ. Kỹ thuật là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo và vận hành những công trình, máy móc, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Còn công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.
Lịch sử khoa học
Khoa học theo nghĩa rộng đã tồn tại trước kỷ nguyên hiện đại và trong nhiều nền văn minh cổ, nhưng khoa học hiện đại đánh dấu một bước phát triển vượt bậc khác biệt rất xa trong cách tiếp cận của nó so với thời kỳ trước đó. Những thành công từ những kết quả mà nó mang lại đã làm cho định nghĩa khoa học theo nghĩa chặt chẽ hơn gắn liền với giai đoạn hiện nay. Từ trước kỷ nguyên hiện đại rất lâu, cũng có một bước chuyển biến quan trọng khác đó là sự phát triển triết học tự nhiên cổ đại trong thế giới nói tiếng Hy Lạp cổ.
Tiền triết học
Khoa học theo nghĩa nguyên thủy của nó là từ chỉ kiến thức hơn là từ chỉ việc theo đuổi kiến thức. Đặc biệt, nó là loại kiến thức mà con người có thể giao tiếp và chia sẻ với nhau. Ví dụ: như kiến thức về sự vận động của những vật trong tự nhiên đã được thu thập trong thời gian dài trước khi được chép thành lịch sử và dẫn đến sự phát triển tư duy trừu tượng phức tạp, như được thể hiện qua công trình xây dựng các loại lịch phức tạp, các kỹ thuật chế biến thực vật có độc để có thể ăn được, và các công trình xây dựng như các kim tự tháp. Tuy nhiên, không có sự phân định rõ ràng giữa kiến thức về những điều thực tế đã diễn ra trong mỗi cộng đồng và các kiểu kiến thức chung khác như thần thoại hoặc truyền thuyết.
Nghiên cứu triết học về tự nhiên
Trước khi phát minh hay khám phá ra khái niệm về "tự nhiên" (tiếng Hy Lạp cổ phusis), của các nhà triết học tiền Socratic, các từ tương tự có khuynh hướng được dùng để miêu tả "cách" tự nhiên mà một cái cây phát triển, và ví dụ như "cách" mà một bộ tộc tôn thờ một vị thần đặc biệt nào đó. Vì lẽ đó, có thể xem những người này là những nhà triết học đầu tiên theo nghĩa hẹp, và cũng là những người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa "tự nhiên" và "tục lệ". Do đó, khoa học đã được phân biệt là kiến thức về tự nhiên, và những gì là sự thật đối với mỗi cộng đồng, và tên gọi của việc theo đuổi những kiến thức như thế là triết học — lĩnh vực của những nhà vật lý-triết học đầu tiên. Họ chủ yếu là những nhà tư tưởng hoặc các nhà lý thuyết, đặc biệt quan tâm đến thiên văn học. Ngược lại, việc cố gắng sử dụng kiến thức về tự nhiên để bắt chước tự nhiên được các nhà khoa học cổ điển xem như là một quan tâm phù hợp hơn đối với các nhà nghiên cứu hạng thấp hơn.
Phân loại cơ bản
Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành 4 nhóm:
Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học)
Khoa học xã hội: nghiên cứu hành vi con người và xã hội
Khoa học hình thức: bao gồm toán học
Khoa học ứng dụng: nghiên cứu và ứng dụng
Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện. Ngoài ra còn có các ngành liên quan được nhóm lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe. Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng.
Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học. Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ nghệ. Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công nghệ.
Toán học, được phân loại là khoa học thuần túy, có cả sự tương đồng và khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Nó tương tự như khoa học thực nghiệm ở chỗ nó bao gồm một phương pháp nghiên cứu khách quan, thận trọng và có hệ thống lĩnh vực kiến thức. Nó là khác nhau vì để xác minh kiến thức, toán học sử dụng phương pháp tiên nghiệm hơn là phương pháp thực nghiệm. Khoa học thuần túy, trong đó bao gồm các số liệu thống kê và logic, có vai trò quan trọng đối với các ngành khoa học thực nghiệm. Các tiến bộ trong khoa học thuần túy thường dẫn đến những tiến bộ lớn trong các ngành khoa học thực nghiệm. Các ngành khoa học thuần túy rất cần thiết trong việc hình thành các giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả hai phát hiện và mô tả bằng làm thế nào sự việc xảy ra (khoa học tự nhiên) và con người suy nghĩ và hành động như thế nào (khoa học xã hội).
Triết học khoa học
Các nhà khoa học thường thừa nhận một tập hợp các giả định cơ bản cần thiết để biện minh cho phương pháp khoa học: (1) tồn tại một thực tại khách quan được chia sẻ bởi những người quan sát duy lý; (2) thực tại khách quan này được cai quản bởi các định luật tự nhiên; (3) những quy luật này có thể được khám phá bằng các quan sát có hệ thống và thí nghiệm. Triết học về khoa học tìm kiếm một hiểu biết sâu sắc hơn về những giả định bên dưới này nghĩa là gì và liệu chúng có đúng đắn hay không.
Niềm tin rằng các lý thuyết khoa học tái hiện hoặc nên tái hiện một thực tại siêu hình khách quan được gọi là chủ nghĩa hiện thực. Nó có thể trái với chủ nghĩa phản hiện thực, quan điểm cho rằng sự thành công của khoa học không phụ thuộc vào việc nó phải chính xác hay không vào các thực thể không thể quan sát được như electron. Một hình thức của chủ nghĩa phản hiện thực là chủ nghĩa duy tâm, niềm tin rằng tâm trí hay ý thức là yếu tố căn bản nhất, rằng mỗi tâm trí sinh ra thực tại của nó . Trong một thế giới quan duy tâm, cái đúng với một tâm trí không nhất thiết phải đúng với các tâm trí khác.
Có nhiều trường phái tư tưởng khác nhau trong triết học về khoa học. Lập trường phổ biến nhất là chủ nghĩa duy nghiệm, cho rằng tri thức được tạo ra bởi một quá trình bao gồm quan sát và các lý thuyết khoa học là kết quả của việc khái quát hóa từ những quan sát như vậy . Chủ nghĩa duy nghiệm thường bao gồm chủ nghĩa quy nạp, một lập trường mà cố gắng giải thích các lý thuyết tổng quát có thể được biện minh từ một số hữu hạn các quan sát, và do đó, từ một số hữu hạn các bằng chứng thường nghiệm hiện có để khẳng định các lý thuyết khoa học. Điều này là cần thiết bởi số lượng các tiên đoán mà các lý thuyết tạo ra là vô hạn, có nghĩa là chúng không thể được biết từ hữu hạn các bằng chứng chỉ sử dụng logic diễn dịch. Nhiều phiên bản của chủ nghĩa duy nghiệm tồn tại, mà nổi bật là thuyết Bayes và phương pháp giả thuyết-diễn dịch.
Thuyết duy nghiệm trái với thuyết duy lý, lập trường ban đầu gắn với Descartes, cho rằng tri thức được tạo ra bởi trí năng con người, không phải bằng quan sát. Thuyết duy lý phê phán là một tiếp cận thế kỷ 20, được đề cập bởi triết gia Áo-Anh Karl Popper. Popper bác bỏ cách thuyết duy nghiệm mô tả mối liên hệ giữa lý thuyết và quan sát. Ông tuyên bố rằng các lý thuyết không phải được sinh ra bởi quan sát, mà quan sát được thực hiện dưới ánh sáng của các lý thuyết và lý thuyết chỉ bị ảnh hưởng bởi quan sát khi xung đột với nó. Popper đề xuất thay thế tính có thể kiểm đúng với tính có thể kiểm sai như là ranh giới lý thuyết khoa học (với phi khoa học), và thay thế phép quy nạp bằng phép kiểm sai như là một một phương pháp thực nghiệm. Xa hơn, Popper còn tuyên bố rằng chỉ có thực sự một phương pháp phổ quát, không riêng gì cho khoa học: phương pháp phủ định của phê phán, thử và sai. Nó bao hàm tất cả các sản phẩm của tâm trí con người, bao gồm khoa học, toán học, triết học và nghệ thuật .
Cách tiếp cận khác, thuyết công cụ, nhấn mạnh tính ích dụng của lý thuyết như các công cụ để giải thích và dự đoán hiện tượng. Nó coi các lý thuyết khoa học như các hộp đen mà chỉ có đầu vào (các điều kiện ban đầu) và đầu ra (các dự đoán) là đáng để quan tâm. Hệ quả của quan điểm này là các thực thể lý thuyết, các cấu trúc logic được coi là những thứ cần được phớt lờ và các nhà khoa học không nên làm ồn ã về chúng (như cuộc tranh luận trong diễn giải về cơ học lượng tử). Gần với thuyết công cụ là thuyết duy nghiệm kiến tạo mà theo nó, tiêu chuẩn chính cho sự thành công của một lý thuyết khoa học là những gì nó nói về các thực thể quan sát được là đúng.
Khoa học thực nghiệm
Một quan điểm hoài nghi, cần sự chứng minh, là những gì đã được thực hiện bằng thực tiễn trong khoảng 10.000 năm trước đây, với Alhazen, Doubts Concerning Ptolemy, theo Bacon (1605), và C. S. Peirce (1839–1914), họ đã ghi nhận rằng một cộng đồng sau đó sẽ thành lập để giải quyết những điểm nghi ngờ này. Các phương pháp tìm tòi/tìm hiểu một vấn đề đã được biết trong hàng ngàn năm, và đã triển khai từ lý thuyết thành thực tiễn. Ví dụ như dùng cách đo lường là cách tiếp cận thực tế để giải quyết các tranh chấp trong cộng đồng.
John Ziman chỉ ra rằng việc nhận dạng yếu tố liên chủ thể là nền tảng cho sự sáng tạo của tất cả tri thức khoa học. Ziman cho thấy làm thế nào mà các nhà khoa học có thể xác định được những yếu tố liên quan này qua nhiều thế kỷ: (minh họa trang 164) cho thấy làm thế nào các nhà thực vật học phương tây được đào tạo ngày nay có thể xác định loài Artemisia alba từ các ảnh được chụp từ các loại được liệu của Trung Quốc từ thế kỷ XVI, và Ziman xem khả năng này là 'khả năng chấp nhận' ('perceptual consensibility'). Ziman sau đó thực hiện consensibility, dẫn đến điểm đồng thuận, rồi tiêu chuẩn đánh giá về kiến thức đáng tin cậy.
Đo lường
Đo lường cung cấp các chuẩn mực về độ lớn trong quan sát và thí nghiệm, là một bước quan trọng trong nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội).
Trong vật lý và công nghệ, đo lường được thực hiện bằng cách so sánh giữa đại lượng vật lý cần đo với đại lượng vật lý cùng thể loại, nhưng ở những điều kiện tiêu chuẩn (thường là không thay đổi theo thời gian) gọi là đơn vị đo. Việc đo này đem lại một con số thể hiện mối liên hệ về độ lớn giữa đại lượng cần đo và đơn vị đo. Đồng thời, nếu có thể, đo lường cũng cho biết sai số của con số trên (sai số phép đo).
Đơn vị SI
Toán học và khoa học thuần túy
Toán học là thành phần thiết yếu trong khoa học. Một trong những chức năng quan trọng của toán học trong khoa học là nó đóng vai trò trong việc thể hiện những "mô hình" khoa học. Việc quan sát và thu thập các số liệu đo đạc, cũng như các giả thiết và dự đoán, thường đòi hỏi việc sử dụng nhiều kiến thức về toán học. Ví dụ như số học, đại số, hình học, lượng giác và vi tích phân tất cả đều cần thiết cho vật lý học.
Những ứng dụng của khoa học máy tính nhằm mô phỏng các hiện trạng của thế giới thực giúp cho con người hiểu rõ hơn về các vấn đề khoa học hơn là cách tiếp cận chỉ từ toán học thuần túy. Theo Society for Industrial and Applied Mathematics, công cụ tính toán bằng máy tính hiện quan trọng như học thuyết và thí nghiệm trong tri thức khoa học tiên tiến.
Phương pháp khoa học
Cộng đồng khoa học
Cộng đồng khoa học là nhóm bao gồm tất cả các nhà khoa học, trong đó có các nhóm nhỏ các nhà khoa học làm việc chuyên về các lĩnh vực khoa học, và trong các tổ chức cụ thể; bao gồm các hoạt động liên ngành và xuyên tổ chức.
Các tổ chức khoa học
Các cộng đồng học thuật với mục đích trao đổi thông tin và phát huy tư tưởng khoa học và thực nghiệm đã tồn tại từ thời kỳ Phục Hưng. Viện nghiên cứu cổ nhất còn tồn tại là ở Ý, viện này được thành lập năm 1603. Viện hàn lâm khoa học quốc gia là các tổ chức khoa học đặc biệt và chỉ có ở một số quốc gia, như sớm nhất là Royal Society của Anh thành lập năm 1660 và của Pháp là thành lập năm 1666.
Văn liệu khoa học
Có nhiều dạng văn liệu khoa học được xuất bản. Các tạp chí khoa học có mục đích truyền thông và lưu trữ những kết quả nghiên cứu được thực hiện ở các trường đại học và những cơ sở có chức năng nghiên cứu khác. Các tạp chí khoa học đầu tiên là Journal des Sçavans sau đó là Philosophical Transactions, đã bắt đầu xuất bản năm 1665. Kể từ đó, tổng số các hoạt động xuất bản theo định kỳ tăng lên đều. Đến năm 1981, theo ước tính, số tạp chí khoa học và công nghệ đã xuất bản là 11.500. Thư viện Y quốc gia Hoa Kỳ (United States National Library of Medicine) hiện có số đầu mục tạp chí là 5.516 bao gồm các bài báo liên quan đến khoa học sự sống. Mặc dù các tạp chí được viết bằng 39
Các tạp chí khoa học như New Scientist, Science & Vie và Scientific America phục vụ cho nhu cầu của rộng rãi độc giả và cung cấp các tóm tắt phi kỹ thuật trong các lĩnh vực phổ thông của nghiên cứu, bao gồm các khám phá nổi bật và tiến bộ trong các lĩnh vực nghiên cứu nhất định. Các sách khoa học còn quan tâm đến lợi ích của nhiều người hơn. Một cách dần dần, thể loại khoa học viễn tưởng, chủ yếu là mang tính giả tưởng, kích thích tưởng tượng của cộng đồng và truyền tải các ý tưởng, nếu không phải là các phương pháp của khoa học.
Các nỗ lực gần đây để phát triển và tăng cường sự liên kết giữa các bộ môn khoa học và phi khoa học như văn học, hay cụ thể hơn, là thơ, bao gồm trong chương trình Creative Writing Science phát triển bởi Quỹ Văn học Hoàng Gia .
Xem thêm
Sách khoa học cổ
Phê phán khoa học
Bảng danh mục các ngành khoa học
Danh mục các nghề nghiệp khoa học
Khoa học chuẩn tắc
Đại cương về khoa học
Khoa học bệnh hoạn
Cận khoa học
Khoa học trong văn hóa đại chúng
Những cuộc chiến tranh khoa học
Bất đồng khoa học
Lịch sử khoa học
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Chú thích
Tham khảo
(bằng tiếng Việt)
Khoa học và các khoa học: La science et les sciences. Gilles-Gaston Granger; Phan Ngọc, Phan Thiều dịch. Nhà xuất bản Thế giới, 1995, 147tr, (Tôi biết gì? Que sais-je? Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại)
Danh từ, thuật ngữ khoa học công nghệ và khoa học về khoa học. B.s: Đỗ Công Tuấn (ch.b), Nguyễn Tiến Đức, Lê Thị Hoài An. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001, 179tr
Từ điển khoa học và kỹ thuật Anh-Việt: Khoảng 95.000 mục từ. B.s: Trương Cam Bảo, Nguyễn Văn Hồi, Phương Xuân Nhàn. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002, 1220tr
(bằng tiếng Anh)
The origins of modern science 1300 - 1800. H. Butterfield - New York: The Macmillan company, c 1958, x, 242tr
Science in History. J. D. Bernal - 4th ed. - Cambridge: The M.I.T Press, c 1969, Tr. 695-1003, XXV
The history of science in western civilization. L. Pearce Williams, Henry John Steffens University press of America, 1977
Studies in history of sciences. Ed.: S. Chatterfee,. - Calcutta: The Asiatic society, 1997, XIII, 240tr
Feyerabend, Paul (2005). Science, history of the philosophy, as cited in of. Oxford Companion to Philosophy. Oxford.
Papineau, David. (2005). Science, problems of the philosophy of., as cited in
.
Đọc thêm
Augros, Robert M., Stanciu, George N., "The New Story of Science: mind and the universe", Lake Bluff, Ill.: Regnery Gateway, c1984. ISBN 0-89526-833-7
Baxter, Charles
Cole, K. C., Things your teacher never told you about science: Nine shocking revelations Newsday, Long Island, New York, 23 tháng 3 năm 1986, pg 21+
Feynman, Richard "Cargo Cult Science"
Gopnik, Alison, "Finding Our Inner Scientist" , Daedalus, Winter 2004.
Krige, John, and Dominique Pestre, eds., Science in the Twentieth Century, Routledge 2003, ISBN 0-415-28606-9
Kuhn, Thomas, The Structure of Scientific Revolutions, 1962.
McComas, William F. Rossier School of Education, University of Southern California. Direct Instruction News. Spring 2002 24–30.
Levin, Yuval (2008). Imagining the Future: Science and American Democracy. New York, Encounter Books. ISBN 1-59403-209-2
Stephen Gaukroger. The Emergence of a Scientific Culture: Science and the Shaping of Modernity 1210-1685. Oxford, Clarendon Press, 2006, 576 pp.
Liên kết ngoài
Tin tức
Nature News. Science news by the journal Nature''
New Scientist. An weekly magazine published by Reed Business Information
ScienceDaily
Science Newsline
Sciencia
Discover Magazine
Irish Science News from Discover Science & Engineering
Science Stage Scientific Videoportal and Community
Tài liệu
Euroscience:
Euroscience Open Forum (ESOF)
Science Council
Science Development in the Latin American docta
Classification of the Sciences Dictionary of the History of Ideas
"Nature of Science" University of California Museum of Paleontology
United States Science Initiative. Selected science information provided by U.S. Government agencies, including research and development results.
Tri thức
Bài cơ bản dài trung bình
Thuật ngữ khoa học
Phân loại chủ đề chính
Bài viết chủ đề chính
Quan sát |
6769 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A2y%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Mây (định hướng) | Mây trong tiếng Việt có nhiều hơn một nghĩa. Nó có thể là:
Các khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy. Xem bài Mây (khí tượng học).
Tên gọi chung của khoảng 600 loài thực vật thuộc các chi Calamus, Daemonorops, Korthalsia, Plectocomiopsis, Plectocomia... thuộc tông Calameae, họ Arecaceae, dùng để làm một số đồ đạc trong gia đình, ví dụ như bàn, ghế bằng mây, giỏ đựng đồ bằng mây hay các thiết bị là roi và gậy sử dụng trong một số môn võ thuật hoặc là roi để xử phạt một số tội, mà hiện nay vẫn còn được áp dụng ở một số quốc gia như Malaysia, Singapore và Brunei. Xem bài Mây (thực vật).
Ngoài ra cũng có thể là tên gọi chung của một số loài thực vật thuộc thuộc chi thực vật Mây nước, Pơ mu. |
6772 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20t%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%A3p%20protein | Sinh tổng hợp protein | Sinh tổng hợp protein là quá trình tế bào tổng hợp những phân tử protein đặc trưng và cần thiết cho hoạt động sống của mình. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp những phân tử RNA thông tin dựa trên trình tự khuôn của DNA. Trên khuôn mRNA mới được tạo ra, một phân tử protein sẽ được tạo thành nhờ quá trình dịch mã.
Bộ máy tế bào chịu trách nhiệm thực hiện quá trình tổng hợp protein là những ribosome. Ribosome được cấu từ từ những phân tử RNA ribosome và khoảng 80 loại protein khác nhau. Khi các tiểu đơn vị ribosome liên kết với phân tử mRNA thì quá trình dịch mã được tiến hành. Khi đó, ribosome sẽ cho phép một phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang một loại amino acid đặc trưng đi vào. tRNA này bắt buộc phải có bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với bộ ba mã sao trên mRNA. Các amino acid lần lượt tương ứng với trình tự các bộ ba nucleotide trên mRNA sẽ liên kết với nhau để tạo thành một chuỗi polypeptide dựa vào liên kết peptit. Nhờ có trình tự sắp xếp các amino acid mà protein đa dạng, đặc thù về cấu trúc lẫn hình thái, mỗi loại protein đóng vai trò khác nhau như ; isuline điều hòa quá trình trao đổi chất, collagene và keratine cấu tạo nên tế bào và cơ thể, chuyển thành enzyme tham gia vào các quá trình sinh tổng hợp, actin và myozin giúp co cơ, giãn cơ,...
Biểu hiện gen
Trao đổi chất
Protein |
6773 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20n%E1%BB%99i%20c%E1%BB%99ng%20sinh | Thuyết nội cộng sinh | Thuyết nội cộng sinh là một học thuyết tiến hóa đề cập đến nguồn gốc của các tế bào nhân chuẩn từ. Học thuyết này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà thực vật học Nga Konstantin Mereschkowski vào năm 1905 và 1910, và được hỗ trợ bởi bằng chứng vi sinh của Lynn Margulis vào năm 1967. Thuyết này cho rằng một số bào quan phân biệt ở tế bào nhân thực là tiến hóa qua các sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi sinh vật cổ) nội cộng sinh.
Thuyết nội cộng sinh cho rằng ty thể, lạp thể như lục lạp, và có thể một số bào quan khác trong tế bào nhân chuẩn là đại diện tế bào nhân sơ từng sống tự do trước đây và chiếm chỗ trong một tế bào nhờ nội cộng sinh. Cụ thể hơn, ty thể có thể là vi khuẩn hiếu khí cổ đại kiểu như Rickettsiales proteobacteria, còn lục lạp thì là vi khuẩn lam cổ đại có khả năng quang hợp.
Đã có nhiều chứng cứ hỗ trợ cho học thuyết này, ta có thể điểm qua như: ty thể và lạp thể chỉ nhân lên thông qua trực phân, còn tế bào thì không thể tổng hợp mới bào quan này; các protein vận chuyển được gọi là porin được tìm thấy trong màng ngoài của ti thể, lục lạp và màng tế bào vi khuẩn; hợp chất cardiolipin chỉ được tìm thấy ở màng trong ty thể và màng tế bào vi khuẩn; một số ti thể và lạp thể chứa các phân tử DNA dạng vòng, trần tương tự như nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
Bằng chứng
Có nhiều bằng chứng ủng hộ rằng ti thể và lạp thể (bao gồm cả lục lạp) có nguồn gốc từ các vi khuẩn.
Các ti thể và lạp thể mới chỉ được hình thành thông qua trực phân, dạng phân bào được sử dụng bởi vi khuẩn và vi sinh vật cổ.
Nếu ti thể hoặc lục lạp của tế bào được loại bỏ, tế bào không có phương tiện để tạo mới những bào quân này. Ví dụ, ở một số loại tảo, chẳng hạn như Euglena, các lạp thể có thể bị phá hủy bởi một số hóa chất hoặc do thiếu ánh sáng kéo dài mà không ảnh hưởng đến tế bào. Trong trường hợp này, các lạp thể sẽ không tái sinh.
Các protein vận chuyển được gọi là porin được tìm thấy trong màng ngoài của ty lạp thể và lục lạp, cũng được tìm thấy trên màng của tế bào vi khuẩn.
Một lipid màng là cardiolipin chỉ được tìm thấy ở màng trong ty thể và màng tế bào vi khuẩn.
Một số ty thể và một số lạp thể chứa các phân tử DNA dạng vòng tương tự như DNA của vi khuẩn cả về kích thước lẫn cấu trúc.
So sánh hệ gen cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa ty thể và vi khuẩn Rickettsial.
So sánh hệ gen cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lạp thể và vi khuẩn lam.
Nhiều gen trong bộ gen của ty lạp thể và lục lạp đã bị mất hoặc chuyển đến nhân của tế bào chủ. Do đó, nhiễm sắc thể của nhiều sinh vật nhân chuẩn chứa các gen có nguồn gốc từ hệ gen của ty thể và lạp thể.
Ribosome của ty thể và lạp thể giống với ribosome nhân sơ (70S) hơn so với các sinh vật nhân chuẩn (80S).
Protein được tạo ra bởi ty thể và lục lạp sử dụng N-formylmethionine làm amino acid khởi đầu, điều này giống với các protein được tạo ra bởi vi khuẩn chứ không phải các protein được tạo ra bởi các gen của tế bào nhân chuẩn hoặc vi sinh vật cổ.
Tham khảo
Đọc thêm
(General textbook)
(Discusses theory of origin of eukaryotic cells by incorporating mitochondria and chloroplasts into anaerobic cells with emphasis on 'phage bacterial and putative viral mitochondrial/chloroplast interactions.)
(Recounts evidence that chloroplast-encoded proteins affect transcription of nuclear genes, as opposed to the more well-documented cases of nuclear-encoded proteins that affect mitochondria or chloroplasts.)
(Discusses theories on how mitochondria and chloroplast genes are transferred into the nucleus, and also what steps a gene needs to go through in order to complete this process.)
Liên kết ngoài
Tree of Life Eukaryotes
Cộng sinh
DNA
Tiến hóa
Sinh học
Sinh học tiến hóa
Sinh học phát triển
Di truyền học
Phát sinh loài
Sự kiện nội cộng sinh |
6780 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20H%E1%BB%93 | Nhà Hồ | Nhà Hồ (chữ Nôm: 茹胡, chữ Hán: 胡朝, Hán Việt: Hồ triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
Thành lập
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập. Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, nhà Trần ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi.
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.
Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Kinh tế - xã hội
Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã có một số cải cách về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế v.v... Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ hầu như không giành được thành công, và những thủ đoạn mà Hồ Quý Ly đã làm để lên ngôi khiến dân chúng xa lánh nhà Hồ.
Hành chính
Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm 1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).
Luật pháp
Ban hành cuối năm 1401,như thời nhà Trần.
Kinh tế
Việc đổi tiền được Hồ Quý Ly khởi xướng thực hiện từ trước khi nhà Hồ được chính thức thành lập (1400). Năm 1396, tháng 4, Hồ Quý Ly khi đó nắm toàn quyền điều hành nhà Trần bắt đầu phát tiền giấy Thông bảo hội sao. Cứ một quan tiền đồng đổi lấy một quan 2 tiền giấy. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội chết như làm tiền giả.
Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ một tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ một quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Tuy nhiên, việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Thực ra, đến năm 1403, tức là sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, và do nhà nước cấm tiền đồng, nhân dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng. Nhà nước đã phải định giá tiền giấy cho trao đổi, lập điều luật định tội không tiêu tiền giấy.
Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ rất dễ làm giả (thời đó chưa có các công nghệ chống làm tiền giả phức tạp như ngày nay). Ngoài ra, mực in tiền thời đó cũng không bền, chỉ cần dính mưa, dính nước là nhòe không tiêu được nữa, người chủ coi như mất tài sản (tiền đồng thì không sợ ướt như vậy). Như vậy việc dùng tiền giấy thời đó đã đi ngược nguyên tắc phát hành tiền tệ, đó là phải có đủ cơ sở để nhân dân tin tưởng vào giá trị giao dịch của đồng tiền. Một lượng lớn tiền giả được tung ra tất yếu dẫn tới việc tiền giấy bị mất giá, tức là lạm phát. Ngoài ra, nếu triều đình lạm dụng việc in tiền giấy để bù đắp thiếu hụt ngân khố thì lạm phát càng nghiêm trọng.
Một số học giả đương đại ca ngợi cải cách của Hồ Quý Ly về phát hành tiền giấy là "đi trước thời đại", nhưng thực ra chính sách phát hành tiền giấy đã được nhà Tống (Trung Quốc) áp dụng từ 3 thế kỷ trước đó, nên cũng không thể coi đây là "phát minh" của Hồ Quý Ly. Vấn đề là nhà Tống đã nhận ra những nhược điểm của tiền giấy vào thời kỳ đó (dễ làm giả, người dân không tin tưởng) nên không áp dụng với quy mô lớn, phần lớn tiền tệ của nhà Tống vẫn là tiền đồng. Sau này nhà Nguyên kế tiếp nhà Tống, thời Nguyên Vũ Tông (cai trị 1307-1311) do bị thiếu hụt ngân khố nên đã hạ lệnh in rất nhiều tiền giấy, kết quả là tiền giấy bị mất giá trị nghiêm trọng, đời sống nhân dân xáo trộn. Hồ Quý Ly cũng giải quyết vấn đề ngân khố theo cách làm của Nguyên Vũ Tông, và kết quả là cũng thất bại giống hệt như vậy.
Cũng có quan điểm cho rằng việc Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy, cấm tiêu tiền đồng không chỉ vì vấn đề ngân khố, mà còn để thu về tiền đồng nhằm lấy nguyên liệu đúc vũ khí (súng thần công thời đó đúc bằng đồng). Đây là một sáng kiến xuất phát từ nhu cầu phục vụ chiến tranh chứ không phải nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa. Một số học giả đương đại cho rằng chính sách phát hành tiền giấy nhằm phát triển trao đổi thương mại, nhưng thực ra họ đã nhầm lẫn lớn về mục đích thực của Hồ Quý Ly.
Theo Phan Huy Chú bình trong sách Lịch triều hiến chương loại chí:
Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng 5, 3 đồng tiền mà đổi lấy vật đáng 5, 6 trăm đồng của người ta, có nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải vậy. Quý Ly không xét kỹ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hóa thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thế có phải chế độ bình trị đâu!
Năm 1400, đánh thuế thuyền buôn, định 3 mức thượng, trung, hạ. Mức thượng đánh thuế mỗi thuyền 5 quan, mức trung 4 quan, mức hạ 3 quan. Năm 1402 định lại các lệ thuế và tô ruộng. Trước đây, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu, trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ 6 sào đến một mẫu thì thu một quan; 1,1 mẫu đến 2 mẫu thu 2 quan; từ 2,1 mẫu đến 2,5 mẫu thu 2 quan 6 tiền; từ 2,6 mẫu trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng hay trẻ mồ côi, đàn bà góa thì dẫu có ruộng cũng không thu.
Như vậy, có thể thấy việc đánh thuế của nhà Hồ có sự phân biệt, phân loại rõ ràng hơn so với trước đây.
Năm 1401, lập kho thường bình dự trữ thóc để ổn định kinh tế.
Năm 1403, ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho dân mua bán với nhau.
Ngoại giao
Xem thêm: Chiến tranh Việt-Chiêm 1400-1407
Quan hệ của nhà Hồ với nhà Minh ở Trung Quốc và Chiêm Thành lúc bấy giờ khá phức tạp. Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1368 bắt đầu có ý định nhòm ngó xuống phương nam. Trên mặt trận này, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm chí năm 1405 đã phải cắt 59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránh được họa binh đao nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minh năm 1406.
Đối với Chiêm Thành, quan hệ vẫn là giữa nước lớn (Đại Ngu) và nước nhỏ (Chiêm Thành). Trong suốt thời kỳ đầu (1400-1403) nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã chiếm được một phần lãnh thổ từ Chiêm Thành. Sau khi chiếm được lãnh thổ từ Chiêm Thành,nhà Hồ lập ra xứ Thăng Hoa (Quãng Nam và Quảng Ngãi ngày nay). Lúc này lãnh thổ nước ta đã tới tận Quảng Ngãi.
Việc thi cử
Từ cuối thời Trần (1396), Hồ Quý Ly đã thay đổi chế độ thi cử, bỏ cách thi ám tả cổ văn chuyển sang tứ trường văn thể.
Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng 8 năm trước thi Hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau thi Hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi hương như hai năm trước. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra 5 kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự thi.
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi Thái học sinh. Lấy đỗ Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành, Nguyễn Nhữ Minh (Nguyễn Quang Minh) v.v gồm 20 người. Tháng 8 năm 1405, Hồ Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê Củng Thần sung làm Thái học sinh lý hành; Cù Xương Triều và 5 người khác sung làm Tư Thiện đường học sinh.
Tôn giáo
Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn. Năm 1396, theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn lại thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.
Xây thành lũy quân sự
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quân sự.
Năm 1397, Quý Ly bức vua Trần dời đô vào Thanh Hóa, đặt Thăng Long (hay Đại La Thành) thành Đông Đô, gọi thành mới xây ở núi An Tôn thuộc Thanh Hóa là Tây Đô. Thành Tây Đô trở thành kinh đô của nhà Hồ
Thành nhà Hồ xây dựng ở vị trí đặc biệt hiểm yếu, nằm giữa hai con sông lớn là sông Mã và sông Bưởi, vây quanh là hệ thống núi non hiểm trở: Đốn Sơn, Yên Tôn, Hắc Khuyển, Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sĩ, Kim Ngọ, Ngưu Ngọa, Voi. Có lẽ Hồ Quý Ly cũng nhận ra rằng lòng dân - nhất là ở Thăng Long, không ủng hộ việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần nên đã lui về Tây Đô. Ngoài ra, việc dời đô còn nằm trong chiến lược phòng thủ đối với nhà Minh.
Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng thuyền đinh sắt, có hiệu là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, nói là chở lương, nhưng trên có đường đi lại để tiện chiến đấu, dưới thì hai người chèo một mái chèo. Năm 1405, Hồ Hán Thương lệnh cho những nơi đầu nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc. Châu Vũ Ninh thì cho lấy gỗ ô mễ ở lăng Cổ Pháp đưa đến cho quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để phòng giặc phương Bắc. Tháng 6, đặt bốn kho quân khí. Không kể là quân hay dân, hễ khéo nghề đều sung vào làm việc.
Tháng 7, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửa biển, ở kinh lộ, để kiểm tra xem xét thế hiểm yếu của các nơi, tháng 9 tổ chức lại quân đội. Định quân Nam ban và Bắc ban chia thành 12 vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người; đại quân thì 30 đội, trung quân thì 20 đội, mỗi doanh là 15 đội, mỗi đoàn là 10 đội; cấm vệ đô thì 5 đội. Đại tướng quân thống lĩnh cả.
Nhà Hồ sai Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu đắp thành Đa Bang (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay), sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc (ngã ba sông Hồng chảy qua thành phố Việt Trì ngày nay) để chống thủy quân giặc từ Tuyên Quang xuống.
Tháng 7 năm 1406, Hồ Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía nam sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang để làm kế phòng thủ.
Trong các thành lũy, Thành nhà Hồ là lớn nhất, có chu vi trên 3,5 km, rộng khoảng 150 hécta được xây dựng chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 tháng, tiến độ nhanh như vậy thì có thể thấy được sự khó nhọc, vất vả của binh lính, người dân bị điều đi làm phu xây dựng thành. Nhà Hồ đã không quan tâm đến việc khoan thư sức dân, liên tục bắt binh lính, phu phen xây dựng thành lũy, bất kể đời sống người dân lúc ấy vô cùng khốn khó. Câu chuyện về nàng Bình Khương có chồng là dân phu bị chết khi xây dựng Thành nhà Hồ, nàng đã đập đầu chết theo và được dân chúng lập đền thờ, phần nào cho thấy sự oán hận của người dân đối với các công trình xây dựng của nhà Hồ. Dù Hồ Quý Ly chọn Thanh Hóa làm kinh đô, nhưng khắp tỉnh Thanh Hóa lại không hề có một am, miếu nào thờ Hồ Quý Ly, trong khi có hơn 70 đền thờ Trần Khát Chân (vị tướng bị Hồ Quý Ly giết). Ngay chân thành nhà Hồ, người dân dựng ngôi đền thờ người đốc công bị Hồ Quý Ly chém đầu vì để chậm tiến độ xây thành. Điều đó cho thấy nhân dân thời đó oán ghét Hồ Quý Ly đến thế nào.
Nhà Hồ đã huy động kiệt quệ khả năng nhân dân để có thành lũy vững chắc chống quân Minh. Nhưng kết cục sau đó ngược lại hẳn, nhà Hồ thất bại nhanh chóng trước quân Minh. Rốt cục thì thành cao hào sâu cũng không thể cứu vãn được một triều đại đã mất lòng dân.
Cuộc xâm lăng của nhà Minh
Bại trận trước kẻ địch
Trong khi đó, tháng 4 năm 1406, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung đem 10 vạn quân ở Quảng Tây sang, mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần Thiêm Bình về làm vua. Qua một số trận giao tranh nhỏ, quân Hồ thắng trận, quân Minh phải giao nộp Thiêm Bình mới được rút lui.
Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn
Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Trú Giang. Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái.
Đêm mùng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc. Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh. Đêm ngày mùng 9, quân Minh đánh úp quân họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Nguyễn Công Khôi, không phòng bị, thuyền bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt. Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đến cứu, chỉ từ xa xin Hồ Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông làm cầu phao để sang.
Sáng ngày 12, Trương Phụ cùng Hoàng Trung, Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn tiến công phía đông nam thành. Nguyễn Tông Đỗ, chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành bị hạ. Quân ở dọc sông tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang. Người Minh vào Đông Đô.
Theo Minh sử: quân Minh dùng hỏa khí công kích mạnh mẽ để hỗ trợ cho binh lính trèo lên chiếm mặt thành, quân Minh thừa thế ồ ạt kéo vào thành. Tướng nhà Hồ trong thành dùng voi chiến phản kích, nhưng quân Minh tung kỵ binh ứng chiến, ngựa của quân Minh đều có trùm da hổ, voi trông thấy tưởng hổ thật, hoảng sợ tháo lui, quân nhà Hồ tan vỡ, thành bị chiếm.
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửa sông Hồng ở Giao Thủy, Nam Định ngày nay). Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến Muộn Khẩu, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống lại. Quân Minh đối lũy với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở, bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từ Thanh Hóa tới.
Ngày 13 tháng 3, Hồ Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm Tử đánh quân Minh song thất bại. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dẫn các tướng và quan lại vượt biển trở về Thanh Hóa. Hồ Đỗ, Hồ Xạ chạy về vùng Tổng Vạn Xuân, của sông Hóa Thái Bình. Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ.
Ngày 5 tháng 5, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Quân Minh bắt được Hồ Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La. Ngày 12, bắt được Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhà Hồ sụp đổ.
Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Liễu Thăng, Lỗ Lân, Trương Thăng, Du Nhượng, Lương Định, Thân Chí bắt giải Hồ Quý Ly và các con cháu cùng các tướng Hồ Đỗ, Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; Đoàn Bổng, Trần Thang Mông, Phạm Lục Tài cùng ấn tín đến Kim Lăng. Tháng 8, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về, lưu lại Lữ Nghị, Hoàng Phúc trấn giữ.
Biết tin nhà Hồ sụp đổ, nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa, cụ thể:
Trần Nguyệt Hồ
Trần Ngỗi
Phạm Chấn
Phạm Tất Đại
Phạm Ngọc
Trần Quý Khoáng
Lê Ngã
Trần Nguyên Thôi
Trần Nguyên Khang
Nhận định
Công cuộc cải cách của nhà Hồ thực hiện chỉ được trong thời gian quá ngắn ngủi. Cũng như nhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phản đối trong nước, nhưng không phải vì vậy mà nhìn nhận cuộc cải cách hoàn toàn tiêu cực. Như trường hợp "Biến pháp Thương Ưởng" đời Chiến quốc ở nước Tần trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ đầu cũng gây sốc mạnh trong xã hội nước Tần, nhưng sau đó vẫn được duy trì và nhờ vậy mà nước Tần trở thành một nước hùng mạnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất toàn quốc. Sự phản ứng của dân chúng nước Tần cũng lắng dần theo thời gian. Vấn đề của cuộc cải cách nhà Hồ là nó chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng các chính sách cải cách đó chủ yếu phục vụ cho lợi ích chiến tranh; hơn thế nữa cuộc cải cách được thực hiện dồn dập trong thời gian ngắn nhưng không thích hợp với bối cảnh xã hội: dùng chữ Nôm để đề cao ý thức dân tộc nhưng giới sỹ phu đã quen dùng chữ Hán, dùng tiền giấy tuy tiết kiệm nhưng dễ bị làm giả, dễ hư hỏng nên bị dân chúng phản đối, hạn điền và hạn nô làm giảm lợi ích của địa chủ, quý tộc cũ... Cuộc cải cách gây xáo trộn lớn trong tâm lý mọi người và sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Sự bất bình còn chưa kịp lắng xuống thì đã có thế lực ngoại quốc xen vào cùng tiếng hô hào "lật đổ" khiến số đông người trong nước Đại Ngu đồng tình.
Vào giai đoạn cuối của nhà Trần, thế nước đã suy, nhân dân đói khổ, nhưng nhà Hồ lại không “khoan thư sức dân” mà còn tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và dời đô về Thanh Hóa, bắt dân chúng lao dịch để xây xây thành trì kiên cố, khiến cho dân chúng càng thêm lầm than, oán ghét nhà Hồ. Mặc dù có quân đội mạnh, thành cao, hào sâu nhưng cuộc kháng chiến chống Minh của Hồ Quý Ly chỉ kéo dài được hơn 6 tháng. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (con trai cả của Hồ Quý Ly) cũng nhận ra điều này khi nói rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”
Việc dời đô từ Thăng Long, nơi trung tâm đô hội, quy tụ nhân tâm trong nước, vào Thanh Hóa cũng cho thấy một phần biểu hiện của việc nhà Hồ mất lòng dân ở vùng căn bản Bắc Bộ. Khi không có được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng trong nước, nhà Hồ gặp vô vàn khó khăn khi phải chống ngoại xâm và đã thất bại nhanh chóng, không thể duy trì được cuộc kháng chiến trường kỳ mà nhà Lý, nhà Trần từng làm chống phương Bắc.
Trước nguy cơ can thiệp dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" của nhà Minh, nhà Hồ không kịp thời có những điều chỉnh cần thiết để quy tụ lòng người và có biện pháp ngoại giao mềm dẻo hơn để duy trì hòa bình cần thiết. Trái lại nhà Hồ chủ trương dùng biện pháp cứng rắn để đối phó với kẻ địch mạnh hơn nhiều trong khi mình chưa đủ thực lực và "chân đứng" trong nước, và hơn nữa khả năng quân sự của các nhà cầm quyền triều Hồ lại không có gì nổi bật.
Còn một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của nhà Hồ. Đối với vấn đề Chiêm Thành, nhà Hồ đã mắc sai lầm. Trước đây khi gặp giặc Nguyên-Mông, nhà Trần chủ trương liên minh với Chiêm Thành, 2 bên gác lại mâu thuẫn để cùng chống giặc mạnh; vua Đại Hành nhà Tiền Lê rất giỏi về quân sự nhưng cũng chỉ phát binh đánh Chiêm sau khi đã làm nhà Tống thua tơi tả phải chùn tay ở phía bắc. Nhà Hồ thì ngược lại, vừa lập nước đã liên tiếp đánh Chiêm, tuy đất đai có được mở nhưng sức lực hao mòn, chỗ đất mới chưa đứng vững chân được để làm nơi dung thân khi bị phương bắc ép xuống, nước Chiêm khi đó đã thành kẻ thù không thể xin nhờ cậy.
Như vậy nhà Hồ chẳng những tự cô lập mình trong chính sách đối nội mà trong chính sách đối ngoại cũng tự cô lập nốt. Trong không được lòng dân, ngoài không có liên minh, kẻ địch mạnh hơn gấp bội, nhà Hồ thất bại là tất yếu. Thất bại của nhà Hồ là bài học sâu sắc trong việc giữ nước mà nhà Hậu Lê (tạm lập Trần Cảo) và nhà Mạc (đầu hàng nhà Minh trên danh nghĩa) sau này đã rút ra kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm tương tự, gây ra cảnh "nước mất nhà tan".
Sau 500 năm giành được quyền tự chủ, Việt Nam lại mất về tay Trung Quốc. Sau Khúc Thừa Mỹ, tới đầu thế kỷ 15, người cai trị Việt Nam lại bị bắt làm tù binh. Cha con Hồ Quý Ly chỉ có phong thái của những ông vua văn trị, những ông quan mũ cao áo dài mà không phải là những chiến tướng khi có chiến sự, do đó đều chịu trói về Bắc mà không dám chọn lấy cái chết oanh liệt khi đại cuộc không thể cứu vãn. Việc mất nước của nhà Hồ để lại hậu quả tổn thất không nhỏ cho nước Đại Việt, nhất là về văn hoá.
Các vua nhà Hồ
Thế phả nhà Hồ
Xem thêm
Nhà Trần
Nhà Hậu Trần
Hồ Quý Ly
Hồ Hán Thương
Đại Ngu
Quân đội nhà Hồ
Hoàng Hối Khanh
Chiến tranh Việt-Chiêm 1400-1407
Chiến tranh Đại Ngu - Minh
Chú thích
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử
Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Hall, Kenneth R., ed. (2008). Secondary Cities and Urban Networking in the Indian Ocean Realm, C. 1400–1800. Volume 1 of Comparative urban studies. Lexington Books. . Retrieved 7 August 2013.
Taylor, K. W. (2013). A History of the Vietnamese (illustrated ed.). Cambridge University Press. . Retrieved 7 August 2013.
Viet Nam Toan Thu, by Pham Van Son
Viet Nam Su Luoc, by Trần Trọng Kim
Lịch sử Việt Nam thời Hồ
Triều đại Việt Nam
Chấm dứt năm 1407
Lịch sử Việt Nam |
6782 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20kh%E1%BB%9Fi%20ngu%E1%BB%93n%20t%E1%BB%AB%20Abraham | Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham | Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, hay còn gọi là các tôn giáo Abraham, là các tôn giáo độc thần (monotheistic) xuất phát từ Tây Á, tự coi là có sự tiếp nối từ các thực hành tôn giáo thờ Thiên Chúa của Abraham hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông. Abraham được coi là một ngôn sứ, như được miêu tả trong Kinh Tanakh, Kinh Thánh và Kinh Qur'an. Trong ngành so sánh tôn giáo, đây là một trong các nhóm tôn giáo chính cùng với các tôn giáo Ấn Độ và các tôn giáo Đông Á. Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samari giáo, Druze giáo, Shabak giáo, Bábi giáo, Bahá'í giáo, và phong trào Rastafari.
Trong tiếng Việt, cách gọi Thiên Chúa giáo thường được dùng để chỉ Công giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) nói chung nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu áp dụng cách gọi đó cho các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo độc thần nói chung.
Sơ lược
Đến một mức độ nào đó, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều có nguồn gốc từ Do Thái giáo (Judaism) phổ biến tại đất nước Do Thái cổ đại trước thời kỳ lưu đày tại Babylon vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.
Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất như là một hình thức cải cách triệt để của Do Thái giáo, mau chóng lan truyền đến Hi Lạp và La Mã, từ đó tiến đến Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Trải qua nhiều thế kỷ, Kitô giáo tự chia cắt thành nhiều giáo hội và giáo phái khác nhau. Cuộc ly giáo quan trọng đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ 5 đã tách các Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương khỏi Giáo hội hiệp nhất. Cuộc Đại Ly giáo sau đó đã tách biệt Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma, và vào thế kỷ 16 cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) đã sản sinh hàng trăm giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách.
Vào thế kỷ thứ 6, Hồi giáo đến từ các thành phố Mecca và Madinah xứ Ả Rập. Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên. Vì vậy người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo như tín đồ Hồi giáo tin vào một dị bản của câu chuyện Sáng thế, họ cũng tin rằng người Ả Rập là dòng dõi của Abraham theo phổ hệ Ishmael, trong khi đó, họ bác bỏ Kinh thánh Do Thái vì họ cho rằng trong đó người ta đã xoá bỏ những phần đề cập đến sự xuất hiện của Muhamad. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng bản kinh thánh này như là được soi dẫn bởi Thiên Chúa.
Nguồn gốc
Ký thuật về khởi nguyên của các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham được tìm thấy trong Sáng thế ký của Kinh thánh Hêbrơ mà theo truyền thuyết Do thái được viết bởi Moses vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, theo nhiều ước tính, vào năm 1500 TCN. Theo Sáng thế ký, các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo được mặc khải tuần tự theo dòng dõi các tổ phụ, từ Adam đến Jacob (cũng được gọi là Israel). Tuy nhiên, Do thái giáo được thành lập như là một tôn giáo khi Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) nhận lãnh Mười Điều răn trên núi Sinai, cùng với hệ thống tư tế và các nghi thức thờ phụng tại Đền thờ sau khi dân tộc này được giải cứu khỏi Ai Cập.
Các tổ phụ
Có sáu nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh sống trước Abraham: Adam và Eva, các con trai, Cain và Abel và dòng dõi của họ, Enoch và Noah. Noah là người đã cứu gia đình mình và tất cả chủng loại thú vật trên đất bằng Con tàu Noah trong cơn Đại hồng thủy. Các vị này không để lại bất kỳ hệ thống đạo lý nào – đơn giản họ chỉ sống cuộc đời mình, làm nhiều điều tốt và xấu mà không để lại chỉ báo đặc biệt nào giúp giải thích các hành động của họ. Họ chỉ tồn tại như những mắt xích trong một chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho sự khai sinh một tôn giáo lớn sau này. Vì vậy Abraham xuất hiện như một hình tượng nổi bật được ba tôn giáo độc thần lớn nhất nhìn nhận là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền văn minh chung của họ.
Theo Sáng thế ký, Abraham được kêu gọi rời bỏ Ur, thành phố quê hương của mình, để được Thiên Chúa "làm cho ông trở nên một dân lớn". Abraham (hay Ibrahim theo tiếng Ả Rập) có tám con trai: Ishmael, con của Hagar, nữ tì của vợ ông; Isaac, con của Sarah, vợ ông và sáu người khác, con của Keturah, người phụ nữ ông cưới làm vợ sau khi Sarah qua đời. Cũng theo ký thuật này, dân Do Thái là hậu duệ của Jacob, con trai của Isaac. Jacob sau này được đổi tên thành Israel. Do thái giáo dựa trên giao ước được thành lập tại núi Sinai giữa Thiên Chúa và "con cái của Israel" (hậu duệ của mười hai con trai của Israel).
Kitô giáo nhìn nhận Chúa Giê-su, là Đấng Messiah mà người Do Thái mong đợi, là Con Thiên Chúa, và là một thân vị trong Ba Ngôi.
Hồi giáo nhìn nhận Chúa Giê-xu và các nhà tiên tri Do Thái sau Abraham (như Moses) là được Thiên Chúa soi dẫn, nhưng họ xem Muhamad (người sáng lập Hồi giáo) là nhà tiên tri sau cùng.
Đạo Baha'i nhìn nhận các nhà tiên tri này, nhưng thêm vào Bab, Bâh’u’llah và các tiên tri khác.
Tương tự, Phong trào Rastafari nhìn nhận thẩm quyền Kinh Thánh, thêm vào đó tin rằng họ là hậu duệ của tôn giáo của Abraham. Họ công nhận hầu hết các tiên tri trong Kinh Thánh và thêm vào Hoàng đế Haile Selassie và Marcus Garvey.
Đạo Mormon tổng hợp Kitô giáo cổ đại và Do Thái giáo.
Đấng Tối cao
Trong khi Do Thái giáo và Hồi giáo có quan điểm triệt để về tính duy nhất của Thiên Chúa thì người Kitô hữu tin rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Ba Ngôi.
Kitô giáo
Tín hữu Kitô giáo xưng nhận niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, một Ba Ngôi bất khả phân ly (được gọi là tam vị nhất thể), hiện hữu trong ba "thân vị": Chúa Cha, đấng tạo dựng cả vũ trụ; Chúa Con nhập thể làm người - Chúa Giê-su; và Chúa Thánh Linh. Họ tin rằng Thiên Chúa của họ cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và giáo lý Ba Ngôi chỉ được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giê-xu. Giáo thuyết này được trình bày trong Kinh Thánh Kitô giáo (gồm Cựu Ước và Tân Ước) cũng như trong Phúc âm Gioan (Gioan hoặc Giăng) 10.30 ("Ta với Cha là một"), được lập thành học thuyết bởi các giáo phụ và được xác định rõ ràng trong Bản tín điều Athanasius.
Khi nhắc đến Chúa Cha, Kitô giáo ít khi gọi Ngài là "Yahweh", nhưng thường dùng danh xưng "Chúa Cha" hay "Chúa". Họ thường nhắc đến Chúa Con với các danh xưng "Con Thiên Chúa", "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trước khi Ngài giáng thế, hoặc "Chúa Giêsu Kitô", "Chúa Cứu thế", "Đấng Messiah", "Đấng Chuộc tội" hoặc "Chiên con của Thiên Chúa" từ khi Ngài giáng thế.
Giáo lý Ba Ngôi độc thần không được chấp nhận bởi một số giáo phái như phái Arius (Arianism), Nhất vị giáo (Unitarianism), Nhân chứng Jehovah, Mormon. Các giáo phái này tin rằng Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị (Chúa Cha); riêng đạo Mormon tin rằng Cha, Con và Thánh Linh là ba ngôi vị độc lập.
Do Thái giáo
Thần học Do Thái giáo đặt nền tảng trên Kinh thánh Hêbrơ (Tanakh, hoặc Cựu Ước của người Kitô hữu), theo đó các thuộc tính và mệnh lệnh của Đấng Tối cao được mặc khải trong các Sách của Moses và các sách Tiên tri hoặc Ngôn sứ. Nền thần học này cũng dựa vào Luật Truyền khẩu được chép lại trong kinh Mishnah và Talmuds. Đến thời kỳ dân Do Thái bị trở thành nô lệ ở Babylon, tiên tri Isaia mới tổng hợp các lời truyền miệng trong Kinh Thánh đã tạo thành cuốn kinh Hebrew đầu tiên
Đấng Tối cao được xưng danh trong Kinh thánh Hêbrơ là Elohim hoặc là Đức Chúa, Adonai hoặc với bốn mẫu tự Hêbrơ "Y-H-V (hay W)-H", người Do thái không phát âm từ này nhưng Kitô giáo thường đọc là "Yahweh", tiếng Việt là Ya-vê (hay Gia-vê).
Kinh Thánh Tanakh thuật lại mối quan hệ giữa dân tộc Israel và Thiên Chúa trong những thời kỳ sơ khai nguyên thủy của lịch sử cho đến giai đoạn xây dựng ngôi đền thánh đệ nhị(c. 535 BCE). Abraham được ca ngợi là tổ tiên của người Hebrew đầu tiên và là tổ phụ của người Do Thái. Một trong những cháu trai đích tôn của ông là Judah, cái tên của Judah là danh từ mà tôn giáo Do Thái giáo đặt tên có nguồn gốc từ cái tên này. Người Israel ban đầu là một nhóm người của các bộ lạc sống ở Vương quốc Israel và Vương quốc Judah.
Sau khi người Do Thái bị chinh phục và bị lưu đày, một số thành viên của Vương triều Judah cuối cùng đã trở về quốc gia Israel. Sau đó, họ thành lập một quốc gia độc lập dưới triều đại Hasmonean vào thế kỷ thứ nhì và thứ nhất trước Công nguyên, trước khi trở thành một thuộc địa của đế quốc La Mã, quốc gia của họ cũng đã từng bị chinh phục và được phân tán lưu vong khắp mọi nơi. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỉ thứ 6, người Do Thái đã viết kinh kệ Talmud, một công trình sách văn tự giáo điều dài dòng liên quan đến các phán quyết và những vấn đề pháp luật và sự chú giải theo Kinh Thánh, cùng với Tanakh, là một văn bản then chốt của Do thái giáo.
Hồi giáo
Allah là tiếng Ả Rập dùng để gọi Thiên Chúa, truyền thống Hồi giáo cũng miêu tả 99 tên của Thiên Chúa. Người Hồi giáo tin rằng Thiên Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa của họ và Chúa Giê-su là đấng tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Như thế, họ xem thần học của Kinh thánh Do thái và sự dạy dỗ của Chúa Giê-su là đúng trên nguyên tắc nhưng họ tin rằng Hồi giáo là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo trên.
Phổ hệ
Phổ hệ ở đây được hiểu là giao ước được thành lập giữa Thiên Chúa và Abraham, có tính cha truyền con nối cho dòng dõi của ông, giống như ngai báu được truyền cho dòng dõi nhà vua.
Abraham
Theo Sáng thế ký, Thiên Chúa lập giao ước với Abram, sau đó ông được đổi tên thành Abraham.
Ishmael
Ishmael là con trai đầu lòng của Abraham. Truyền thống Do Thái cho rằng ông là con ngoại hôn của Abraham và Hagar- nữ tì của Sarah (vợ ông), nhưng người Hồi giáo cho rằng ông là con chính thức trong hôn phối của Abraham và Hagar. Ông được coi là tổ phụ của người Ả Rập.
Isaac
Isaac được sinh bởi Sarah, người vợ đầu tiên và duy nhất của Abraham, ông là con trai thứ hai của Abraham. Người Do Thái tin rằng ông là con đầu lòng của Abraham trong hôn phối trong khi người Hồi giáo cho rằng ông là con thứ hai trong hôn phối.
Jacob
Jacob, con của Isaac, được đổi tên thành Israel.
Mười hai Chi tộc
Dòng dõi của mười hai người con của Jacob (Israel) là Asher, Benjamin, Dan, Gad, Issachar, Joseph, Judah, Levi, Naphtali, Reuben, Simeon, và Zebulun phát triển thành mười hai chi tộc Israel. Chi tộc Levi đảm nhận chức vụ tư tế. Trước khi chết, Jacob chúc phước cho Ephraim và Manasseh, hai con trai của Joseph và lập họ thành hai chi tộc riêng.
Phổ hệ theo Do Thái giáo
Người Do Thái tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, con đầu lòng của Abraham trong hôn phối, và truyền đến Jacob (Israel). Người Do Thái tin rằng họ thuộc về các chi tộc lập thành Vương quốc Judah, gồm các chi phái Judah, Benjamin và Levi. Mười chi tộc còn lại lập thành Vương quốc Israel, bị lưu đày khi bị xâm lăng bởi đế quốc Assyria. Chữ Do Thái, Jew, có nguồn gốc từ chữ Judah.
Phổ hệ theo Hồi giáo
Người Hồi giáo tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Ishmael vì ông là con đầu lòng và là con chính thức.
Phổ hệ theo Kitô giáo
Tín hữu Kitô giáo tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, con đầu lòng trong hôn phối và đến Jacob (Israel). Dòng dõi của Jacob là người kế thừa giao ước. Dù vậy, quyền trị vì được truyền cho Judah, một trong những con trai của Jacob, đến hậu duệ của Judah là Vua David, sau cùng là Chúa Giê-su, Đấng Messiah của dân Do thái. Sự chết chuộc tội của Chúa Giê-su Ki-tô thiết lập một giao ước mới khiến sự kế thừa huyết thống từ Abraham không còn cần thiết. Hầu hết tín hữu Kitô giáo đồng ý rằng về phương diện thuộc linh, người Kitô hữu là con cái của Abraham.
Phổ hệ theo Mormon giáo
Tín đồ Mormon tin rằng giao ước được truyền từ Abraham đến Isaac, rồi đến Jacob. Họ tin rằng họ thuộc về chi phái Joseph.
Sách Thánh
Cả ba tôn giáo này đều đặt thẩm quyền của mình trên các sách thánh, được hầu hết tín đồ xem là lời của Thiên Chúa – vì vậy là thánh và chân xác – cùng với một số sách khác được tôn trọng như là có sự soi dẫn thần thượng.
Do Thái giáo
Kinh thánh của Do thái giáo gồm có Tanakh, chữ viết tắt trong tiếng Hebrew cho các cuốn Ngũ Thư Torah (Luật), Nevi’im (các sách Tiên tri) và Ketuvim (các sách văn chương). Các sách này được bổ sung bởi một bộ các tác phẩm được viết bởi các chức sắc gọi là Talmud. Tanakh, đặc biệt là Torah, trong bản văn Hebrew, được xem là thánh đến từng câu chữ. Mọi dịch thuật đều không được hoan nghênh và cần phải hết sức cẩn thận và kiên nhẫn khi sao chép.
Kitô giáo
Các sách thánh của Kitô giáo là Cựu Ước, không có khác biệt quan trọng nào so với Kinh thánh Hêbrơ, cùng với Tân Ước bao gồm bốn sách Phúc âm viết về cuộc đời và sự day dỗ của Chúa Giê-su, được cho là của các sứ đồ Matthew, Mark, Luke và John và các sách khác được viết bởi các giáo phụ đầu tiên như Phaolô. Tất cả các sách này được gọi chung là Kinh Thánh Kitô giáo, thường được xem là có sự soi dẫn của Thiên Chúa. Như vậy người Kitô giáo công nhận các giáo lý căn bản của Cựu Ước, đặc biệt là Mười Điều răn. Dù vậy, họ tin rằng cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-su, như được ký thuật trong Tân Ước, soi rọi ánh sáng trên mối tương giao mật thiết giữa Thiên Chúa và loài người - bằng cách nhìn xem tình yêu thương và sự thương xót là lớn hơn các điều luật, bằng cách giảm nhẹ các luật lệ nghi lễ (như kiêng cữ một số thức ăn hoặc các nghi thức thờ phụng) và bằng cách giao cho các sứ đồ của Ngài sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa.
Các bản Kinh Thánh được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo là: Bản Kinh Thánh Bảy mươi tiếng Hi Lạp, bản Kinh Thánh Vulgate tiếng Latinh, bản Kinh Thánh King James tiếng Anh và bản Kinh thánh Synodal tiếng Nga.
Ngoài ra còn có nhiều sách khác được viết bởi các cá nhân hoặc bởi các công đồng. Một số giáo hội công nhận các tác phẩm này như là phần bổ sung cho các sách của Kinh Thánh trong khi các giáo hội khác khước từ công nhận chúng.
Hồi giáo
Hồi giáo chỉ có duy nhất một sách thánh, Kinh Qur'an, gồm 114 chương (surat). Cũng theo Kinh Qur'an các chương này được mặc khải cho tiên tri Muhamad bởi thiên sứ trưởng Gabriel và được giữ gìn bởi các môn đồ của Muhamad cho đến khi chúng được biên tập thành một quyển sách duy nhất (không sắp xếp theo thứ tự thời gian) vài thập niên sau khi ông qua đời.
Kinh Qur'an chứa đựng vài câu chuyện lấy từ Kinh thánh Do Thái (chủ yếu trong sura 17, Con cái của Israel), nhiều lần nhắc đến Chúa Giê-xu như là một tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìều điều luật trong Tanakh và Tân Ước không được chấp nhận hoàn toàn nhưng được thay thế bởi các điều luật mà họ tin là được Allah mặc khải trực tiếp cho Muhamad (qua Gabriel).
Giống như người Do Thái giáo, người Hồi giáo xem bản văn tiếng Ả Rập của kinh Qur'an là thánh cho đến từng câu chữ. Cũng như Luật truyền khẩu được thêm vào Kinh Thánh Hêbrơ, Kinh Qur'an được bổ sung bởi Hadith, bộ sách được viết sau này nhằm ký thuật lời giảng của Tiên tri Muhamad. Kinh Hadith giải thích và chi tiết hoá các điều luật trong Kinh Qur'an.
Kinh Hadith và chuyện kể về cuộc đời của Muhamad lập nên Kinh Sunnah, bộ kinh sách bổ sung cho Kinh Qur'an.
Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, những tín đồ Hồi giáo tự xưng là "Những người thuận phục" qui tụ thành một nhóm mà niềm xác tín trọng tâm là Kinh Qur'an là kinh thánh hợp pháp duy nhất, Kinh Hadith và Sunnah là những tác phẩm không được soi dẫn bởi thần quyền. Quan điểm này đặt họ vào thế đối nghịch với nhiều nhóm Hồi giáo khác, đặc biệt khi họ đem xác tín nền tảng số một của Hồi giáo truyền thống "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và Muhamad là tiên tri của Ngài" ra phân tích và chỉ giữ lại phần đầu "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất", họ cho rằng phần còn lại là khuyến khích thờ lạy hình tượng.
Mặc Môn
Các tín đồ của Giáo hội Mặc Môn không chỉ tin kinh Tân Ước và Cựu Ước mà còn họ tin Sách Mặc Môn, Giáo Lý & Giao Ước và Trân Châu Vô Giá là những quyển thánh thư mà góp phần mang phúc âm trọn vẹn của Thiên Chúa đến muôn người.
Trông đợi
Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều bày tỏ niềm tin vào ngày tận thế và thời điểm Vương quốc của Thiên Chúa đến trên đất. Do Thái giáo mong đợi sự hiện đến của Đấng Messiah. Kitô giáo trông mong sự tái lâm của Chúa Kitô. Tín đồ Hồi giáo trông chờ cả sự tái lâm của Chúa Giê-su (để hoàn tất cuộc đời và chết vì họ tin rằng Chúa Giê-su vẫn sống và chưa hề bị đóng đinh) và sự trở lại của Mahdi (Sunnis trong sự hoá thân đầu tiên và Shi'as sự trở lại của Muhamad al-Mahdi).
Thế giới bên kia
Do Thái giáo
Quan điểm của Do Thái giáo về "cuộc sống sau cái chết" là đa dạng. Có thể do tôn giáo này chỉ chú tâm đến cuộc sống hiện tại, không phải đến điều gì sẽ xảy ra sau cái chết. Không có nghĩa là Do Thái giáo không tin vào thế giới bên kia, chỉ đơn giản không xem đó là điều quan trọng.
Nhiều người tin rằng "cuộc sống sau cái chết" là một tiến trình thanh tẩy trước khi được chấp nhận vào thế giới bên kia. Thân thể sẽ nhận hình phạt trong Sheol, hay trong mồ mả, và linh hồn được thanh tẩy tại Gehena, hay ngục luyện tội. Trong ngục luyện tội, mọi linh hồn được thanh tẩy bằng cách xét lại cuộc sống của mình và nhận ra những lỗi lầm mà mình đã phạm. Tiến trình này kéo dài tối đa là một năm, thời gian đủ để tẩy sạch linh hồn bẩn thỉu nhất. Nhiều người khác cho rằng linh hồn những người gian ác nhất được thanh tẩy hoàn toàn tại Abbadon. Điều gì xảy ra sau tiến trình thanh tẩy để có thể được lên vườn Eden vẫn còn là vấn đề đang tranh luận.
Kitô giáo
Đời sau là một trong những khái niệm nền tảng của thần học Kitô giáo. Tội nhân sẽ nhận lãnh sự trừng phạt tại Hỏa ngục và bị phân cách với Thiên Chúa đời đời. Ngược lại, người công chính sẽ được tiếp rước vào cuộc sống phước hạnh đời đời, thân cận với Thiên Chúa ở Thiên đàng hoặc "Vương quốc của Thiên Chúa". Một số nền thần học Kitô giáo chấp nhận ngục luyện tội tương tự như Gehena của Do Thái giáo, nơi linh hồn phạm tội nhẹ sẽ được thanh tẩy trong một thời gian trước khi được lên Thiên đàng.
Khái niệm về đời sau nơi con người sẽ được tưởng thưởng hoặc trừng phạt vì cớ những gì họ làm trong đời này ảnh hưởng toàn diện trên tư duy và nghi lễ Kitô giáo. Con người có thể nhận lãnh sự tha thứ từ Thiên Chúa khi thật tâm hối cải. Theo đức tin Công giáo, chỉ có thể có được sự tha tội khi xưng tội với linh mục, người có thể yêu cầu người xưng tội cầu nguyện như một hình thức sửa phạt; đây là một trong bảy bí tích theo nghi thức Công giáo. Một số giáo phái yêu cầu sự xưng tội công khai trước mọi người. Trải qua nhiều thế kỷ, một số cộng đồng Kitô giáo phát triển các nghi lễ tự trừng phạt, từ đi hành hương đến các nơi thánh đến tự hành xác. Nhiều giáo phái Kháng Cách (Protestantism) tin rằng đức tin là chìa khoá dẫn đến sự tha thứ và cứu rỗi, các việc lành cũng xuất phát từ đức tin (sola fide).
Việc giáo hội phân phối sự tha tội để nhận lại tiền quyên tặng dưới hình thức bán phép ân xá vào cuối thời kỳ Trung cổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation).
Khái niệm về đời sau, về sự cứu chuộc và về sự trừng phạt đời đời được nói đến trong Tân Ước nhưng không có nhiều chi tiết. Sự miêu tả về Hỏa ngục và Thiên đàng vẫn đang là những suy diễn của các nhà thần học. Tuy nhiên, sự miêu tả Hỏa ngục như là nơi chốn đầy "lửa và diêm sinh" với nhiều sự đau đớn là khái niệm phổ biến rộng rãi theo suốt dòng lịch sử.
Thần học Kitô giáo bác bỏ khái niệm linh hồn người chết hiện diện trong thế giới người sống như đầu thai, nhập vào người sống, người chết hiện về. Theo khái niệm, những hiện tượng ma quỷ do quyền lực ma quỷ (Satan) tạo nên nhằm làm suy yếu đức tin của các Kitô hữu. Một vài giáo phái tin vào hiện tượng quỷ ám, nhưng họ cho rằng đây là bởi quyền lực ma quỷ, không phải bởi linh hồn người chết. Nhiều người tin linh hồn các người thánh đã chết thỉnh thoảng hiện về với người sống trong "khải tượng" để dẫn dắt và giúp đỡ. Những vị thánh này cũng được cầu khấn như là những trung gian giữa con người và Thiên Chúa.
Hồi giáo
Người Hồi giáo tin vào một địa ngục thiêu đốt dành cho người không vâng phục Thiên Chúa và phạm tội trọng. Những người thờ phụng Ngài được hứa sẽ nhận lãnh sự sống vĩnh cửu trên thiên đàng. Thiên đàng được chia thành bảy tầng (vì vậy có thuật ngữ "bảy tầng trời"), tầng trên cùng dành cho người chết vì đức tin. Nhờ hối cải mọi tội đều được tha vì Thiên Chúa được miêu tả là Đấng hay thương xót.
Thờ phụng
Ngoại trừ một vài khác biệt nhỏ, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều theo chu kỳ bảy ngày, trong đó một ngày được chọn để biệt riêng ra cho thờ phụng, cầu nguyện và các hoạt động tôn giáo khác. Tập tục này xuất phát từ câu chuyện sáng thế được chép trong Kinh Thánh, khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Ngài nghỉ vào ngày thứ bảy. Hồi giáo chọn ngày thứ sáu dành cho sự cầu nguyện tập thể, không phải là "ngày nghỉ". Chu kỳ 7 ngày này được cho là có nguồn gốc từ người Babylon, vì Abraham ra đi từ thành Ur của người Babylon; người Babylon theo chu kỳ 7 ngày là do quan sát thiên văn thấy có 7 thiên thể di chuyển trên bầu trời: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Cả Do Thái giáo và Hồi giáo xem phép cắt bao quy đầu là dấu chứng cho đức tin trong khi Kitô giáo dùng lễ Thanh Tẩy (Lễ Rửa tội hay Báp têm) thay thế cho dấu chứng này. Nghi thức Thanh Tẩy khác nhau giữa các giáo hội Kitô giáo nhưng cũng chỉ là những chọn lựa giữa dầm mình trong nước (immersion), rảy nước (aspersion) hoăc xức nước (anointment).
Do Thái giáo và Hồi giáo đều thiết lập những luật lệ nghiêm khắc trong kiêng cữ thức ăn như luật kosher của Do Thái giáo và luật halaal của Hồi giáo. Cả hai đều cấm ăn thịt lợn, Hồi giáo nghiêm cấm mọi loại rượu.
Kitô giáo trước đây không cho phép dùng thịt (không phải cá) vào các ngày thứ sáu trong một vài thời gian trong năm, nhưng luật này hoặc bị huỷ bỏ hoặc làm giảm nhẹ tại nhiều giáo hội.
Kitô giáo và Hồi giáo đều chú trọng vào việc truyền bá đức tin, nhiều tổ chức Kitô giáo gửi giáo sĩ đến hầu như khắp nơi trên thế giới để thuyết phục người khác chia sẻ đức tin của mình.
Xem thêm
Thiên Chúa
Độc thần giáo
Do Thái giáo
Kitô giáo
Hồi giáo
Chú thích
Liên kết ngoài
What Is An Abrahamic Religion?
Abrahamic Family Reunion
What's Next? Heaven, hell, and salvation in major world religions - Beliefnet.com lưu trữ
Early law
So sánh tôn giáo
Thần học |
6786 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Proton | Proton | Xem các nghĩa khác tại proton (định hướng)
Proton (ký hiệu p hay p+; tiếng Hy Lạp: πρώτον nghĩa là "đầu tiên"; tiếng Việt: prô-tông) là 1 loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử và là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên hạt nhân của nguyên tử (hạt còn lại là neutron). Bản thân 1 hạt proton được cấu tạo thành từ 3 hạt quark nhỏ hơn (2 quark lên và 1 quark xuống), vì vậy proton mang điện tích +1e hay +1.602 ×10−19 coulomb.
Có spin bán nguyên, proton là fermion. Cấu thành từ 3 quark, proton là baryon.
Khối lượng 1.6726 ×10−27 kg xấp xỉ bằng khối lượng hạt neutron và gấp 1836 lần khối lượng hạt electron.
Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số lượng hạt proton trong hạt nhân đúng bằng số lượng hạt electron của lớp vỏ nguyên tử.
Số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố đúng bằng số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó, và được chọn làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn.
Proton và neutron được gọi là nucleon. Đồng vị phổ biến nhất của nguyên tử hydro là 1 proton riêng lẻ (không có neutron nào). Hạt nhân của các nguyên tử khác nhau tạo thành từ số các proton và neutron khác nhau. Số proton trong hạt nhân xác định tính chất hóa học của nguyên tử và xác định nên nguyên tố hóa học.
Sự ổn định
Proton là 1 loại hạt ổn định. Tuy nhiên chúng có thể biến đổi thành neutron thông qua quá trình bắt giữ electron. Quá trình này không xảy ra 1 cách tự nhiên mà cần có năng lượng.
p+ + e− → n + ve
Quá trình này có thể đảo ngược: các neutron có thể chuyển thành proton qua phân rã bêta.
Theo lý thuyết thống nhất lớn, phân rã proton phải xảy ra, tuy nhiên đến nay các thí nghiệm cho thấy thời gian sống của proton ít nhất là 1035 năm.
Trong hóa học
Trong hóa học và hóa sinh, proton được xem là ion hydro, ký hiệu là H+. 1 chất cho proton là axit và nhận proton là base.
Lịch sử
Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro. Từ đó ông cho rằng hạt nhân hydro, có số nguyên tử 1, là 1 hạt sơ cấp.
Trước Rutherford, Eugen Goldstein đã quan sát tia a nốt, tia được tạo thành từ các ion mang điện dương. Sau khi Joseph John Thomson khám phá ra electron, Goldstein cho rằng vì nguyên tử trung hòa về điện nên phải cố hạt mang điện dương trong nguyên tử và đã cố tìm ra nó. Ông đã dùng canal ray để quan sát những dòng hạt chuyển dời ngược chiều với dòng electron trong ống tia âm cực. Sau khi electron được loại ra khỏi ống tia âm cực, những hạt này được nhận thấy là mang điện dương và di chuyển về cực âm.
Phản proton
Phản hạt của proton được gọi là phản proton. Phản Proton là hạt có khối lượng bằng khối lượng proton nhưng mang điện tích âm. Những hạt này được phát hiện vào năm 1955 bởi Emilio Gino Segrè và Owen Chamberlain và họ đã nhận giải Nobel vật lý năm 1959 nhờ công trình này.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nucleon
Hạt cơ bản
Baryon
Khái niệm vật lý
Khoa học thập niên 1910 |
6787 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Photon | Photon | Photon (, phōs, ánh sáng; tiếng Việt đọc là phô tông hay phô tôn, hay quang tử) là một loại hạt cơ bản, đồng thời là hạt lượng tử của trường điện từ và ánh sáng cũng như mọi dạng bức xạ điện từ khác. Nó cũng là hạt tải lực của lực điện từ. Các hiệu ứng của lực điện từ có thể dễ dàng quan sát ở cả thang vi mô và vĩ mô do photon không có khối lượng nghỉ; và điều này cũng cho phép các tương tác cơ bản xảy ra được ở những khoảng cách rất lớn. Cũng giống như mọi hạt cơ bản khác, photon được miêu tả bởi cơ học lượng tử và biểu hiện lưỡng tính sóng hạt — chúng thể hiện các tính chất giống như của cả sóng và hạt. Ví dụ, một hạt photon có thể bị khúc xạ bởi một thấu kính hoặc thể hiện sự giao thoa giữa các sóng, nhưng nó cũng biểu hiện như một hạt khi chúng ta thực hiện phép đo định lượng về động lượng của nó.
Khái niệm hiện đại về photon đã được phát triển dần dần bởi Albert Einstein để giải thích các quan sát thực nghiệm mà không thể được giải thích thỏa đáng bởi mô hình sóng cổ điển của ánh sáng. Đặc biệt, mô hình photon đưa ra sự phụ thuộc của năng lượng ánh sáng vào tần số, và giải thích khả năng của vật chất và bức xạ đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt động. Mô hình cũng đưa ra sự giải thích cho một số quan sát khác thường, bao gồm tính chất của bức xạ vật đen, mà một số nhà vật lý, điển hình nhất là Max Planck, đã từng giải thích bằng cách sử dụng các mô hình bán cổ điển, theo đó ánh sáng vẫn được miêu tả bằng các phương trình Maxwell, những ánh sáng phát ra hoặc hấp thụ từ vật thể bị lượng tử hóa. Mặc dù những mô hình bán cổ điển này đóng góp vào sự phát triển của cơ học lượng tử, những thí nghiệm sau này đã công nhận giả thiết của Einstein rằng chính ánh sáng bị lượng tử hóa; và lượng tử của ánh sáng là các hạt photon.
Trong Mô hình chuẩn hiện đại của vật lý hạt, photon được miêu tả như là một hệ quả cần thiết của các định luật vật lý với tính đối xứng tại mỗi điểm trong không thời gian. Các tính chất nội tại của photon như điện tích, khối lượng và spin được xác định bởi tính chất của đối xứng gauge. Lý thuyết neutrino về ánh sáng với cố gắng miêu tả photon có cấu trúc thành phần, vẫn chưa có được một thành công nào đáng kể.
Khái niệm photon đã dẫn đến những phát triển vượt bậc trong vật lý lý thuyết cũng như thực nghiệm, như laser, ngưng tụ Bose–Einstein, lý thuyết trường lượng tử, và cách giải thích theo xác suất của cơ học lượng tử. Nó đã được áp dụng cho các lĩnh vực như quang hóa học (photochemistry), kính hiển vi có độ phân giải cao và các phép đo khoảng cách giữa các phân tử. Hiện nay, photon được nghiên cứu như một trong những phần tử của các máy tính lượng tử và cho những ứng dụng phức tạp trong thông tin quang như mật mã lượng tử (quantum cryptograpy).
Thuật ngữ
Năm 1900 Max Planck đang nghiên cứu về bức xạ vật đen và đề xuất ra là năng lượng của sóng điện từ có thể được giải phóng ra theo những "gói" năng lượng; mà ông gọi chúng là những lượng tử. Sau đó, năm 1905 Albert Einstein đã tiến xa hơn bằng đề xuất rằng sóng điện từ chỉ có thể tồn tại trong những gói rời rạc này. Ông gọi những gói sóng này là lượng tử ánh sáng (tiếng Đức: das Lichtquant). Tên gọi photon bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cho ánh sáng, (chuyển tự thành phôs), và đã được sử dụng bởi nhà hóa lý Gilbert Lewis năm 1926, người đã đưa ra một lý thuyết suy đoán các photon có đặc điểm "không thể tạo ra hoặc bị phá hủy". Mặc dù lý thuyết của Lewis chưa bao giờ được công nhận do nó mâu thuẫn với nhiều thí nghiệm, thuật ngữ photon do ông đưa ra đã nhanh chóng được các nhà vật lý sử dụng. Isaac Asimov đã công nhận Arthur Compton là người đưa ra định nghĩa lượng tử năng lượng gắn với photon vào năm 1927.
Trong vật lý học, photon thường được ký hiệu bởi chữ γ (chữ cái Hy Lạp gamma). Ký hiệu này có lẽ bắt nguồn từ tia gamma, do tia này được khám phá bởi Paul Villard năm 1900, và được Ernest Rutherford đặt tên là tia gamma vào năm 1903, và sau đó Rutherford và Edward Andrade đã chỉ ra tia này là một dạng của bức xạ điện từ vào năm 1914. Trong hóa học và kĩ thuật quang học, photon thường được ký hiệu là hν, hay đây là năng lượng của một photon, với h là hằng số Planck và chữ cái Hy Lạp ν (nu) là tần số của photon. Ít thông dụng hơn, photon có thể được ký hiệu là hf, trong đó tần số được ký hiệu bằng f.
Tính chất vật lý
Photon là hạt phi khối lượng, không có điện tích và không bị phân rã tự phát trong chân không. Một photon có hai trạng thái phân cực và được miêu tả chính xác bởi ba tham số liên tục: là các thành phần của vectơ sóng của nó, xác định lên bước sóng λ và hướng lan truyền của photon. Photon là một boson gauge của trường điện từ, và do vậy mọi số lượng tử khác của photon (như số lepton, số baryon, và số lượng tử hương) đều bằng 0.
Các photon được phát ra từ rất nhiều quá trình trong tự nhiên. Ví dụ, khi một hạt tích điện bị gia tốc, nó sẽ phát ra bức xạ synchrotron. Trong quá trình một phân tử, nguyên tử hoặc hạt nhân trở về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn, các photon với năng lượng khác nhau sẽ bị phát ra, từ bức xạ hồng ngoại cho đến tia gamma. Photon cũng được phát ra khi một hạt và phản hạt tương ứng hủy lẫn nhau (ví dụ như sự hủy cặp hạt electron và positron).
Trong chân không, photon chuyển động với vận tốc ánh sáng c và năng lượng cùng động lượng của nó được liên hệ trong công thức , với p là độ lớn của vector động lượng p. Công thức này suy ra từ công thức tương đối tính, với :
Năng lượng và động lượng của photon chỉ phụ thuộc vào tần số (ν) của nó hay bước sóng (λ):
Với k là vectơ sóng (trong đó số sóng (wave number) ), là tần số góc, và là hằng số Planck thu gọn.
Do p chỉ theo hướng của sự lan truyền photon, độ lớn của động lượng sẽ là
Photon cũng mang động lượng góc spin mà không phụ thuộc vào tần số của nó. Độ lớn của spin là và thành phần đo dọc theo hướng chuyển động của nó, hay hình chiếu của động lượng (helicity), phải là ±ħ. Có hai hình chiếu của động lượng, gọi là bên phải (right-handed) và bên trái (left-handed), tương ứng với hai trạng thái phân cực tròn của photon.
Để minh họa ý nghĩa của những công thức này, sự hủy của một hạt và phản hạt tương ứng trong chân không phải cho kết quả là tạo ra ít nhất hai photon vì những lý do sau. Đối với khối tâm của hệ, tổng động lượng toàn phần phải bằng không, trong khi đối với một photon thì nó luôn có động lượng (do những tính chất đã được miêu tả ở trước, động lượng chỉ phụ thuộc vào tần số hoặc bước sóng—mà không thể bằng không). Từ đó, theo định luật bảo toàn động lượng (hoặc tương đương với, bất biến tịnh tiến) đòi hỏi rằng ít nhất hai photon phải được tạo ra, cho tổng động lượng toàn phần bằng không. (Tuy vậy nếu hệ tương tác với một hạt khác hoặc một trường khác trong quá trình hủy cặp hạt thì có khả năng sinh ra một photon, ví dụ như khi một hạt positron hủy với một electron liên kết trong hệ nguyên tử, thì có thể sinh ra chỉ một photon do trường Coulomb của hạt nhân nguyên tử đã phá vỡ đối xứng tịnh tiến.) Năng lượng của hai photon, hay một cách tương đương, tần số của chúng, có thể được xác định từ định luật bảo toàn bốn-động lượng. Nhìn theo một hướng khác, ta có thể xem photon là phản hạt với chính nó. Và quá trình ngược lại, sự sinh cặp, thể hiện nổi bật trong cơ chế các hạt photon năng lượng cao như tia gamma bị mất năng lượng khi truyền qua vật chất. Quá trình ngược lại của "sự hủy một hạt photon" được diễn ra trong điện trường của một hạt nhân nguyên tử.
Công thức cổ điển cho năng lượng và động lượng của bức xạ điện từ có thể được viết lại theo khái niệm của sự kiện photon. Ví dụ, áp suất bức xạ điện từ lên một vật được dẫn ra từ sự truyền động lượng của photon trên một đơn vị thời gian và một đơn vị diện tích của vật thể đó, do áp suất là lực trên một đơn vị diện tích và lực là sự thay đổi của động lượng trên đơn vị thời gian.
Thí nghiệm kiểm tra khối lượng của photon
Photon hiện tại được tin là không có khối lượng, nhưng nó vẫn còn là một câu hỏi trong lĩnh vực thực nghiệm. Nếu photon không phải là không có khối lượng, thì nó không thể chuyển động với vận tốc chính xác bằng vận tốc của ánh sáng trong chân không, c. Vận tốc của nó sẽ phải nhỏ hơn và phụ thuộc vào tần số của nó. Thuyết tương đối sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này; vì cái gọi là vận tốc ánh sáng, c, do đó sẽ không phải là vận tốc thực mà ánh sáng di chuyển, mà là một hằng số của tự nhiên giới hạn vận tốc lớn nhất của bất kì một vật thể nào về mặt lý thuyết có thể đạt được trong không thời gian. Và như thế, nó vẫn là vận tốc của những gợn không thời gian (các sóng hấp dẫn và các hạt graviton), nhưng nó không phải là vận tốc của photon.
Nếu hạt photon có khối lượng thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chất khác. Như định luật Coulomb sẽ phải thay đổi và trường điện từ phải có thêm một bậc vật lý tự do. Những hiệu ứng này chi phối độ chính xác của các thí nghiệm nhằm khám phá khối lượng của photon cao hơn so với sự phụ thuộc vào tần số của vận tốc ánh sáng. Nếu định luật Coulomb không đúng hoàn toàn, thì nó sẽ khiến cho xuất hiện một điện trường bên trong một vật dẫn rỗng khi vật này được đặt trong một điện trường ngoài. Từ đây có thể kiểm tra định luật Coulomb với độ chính xác rất cao. Thí nghiệm kiểm tra điều này không phát hiện ra được điện trường bên trong vật dẫn rỗng và đặt giới hạn cho khối lượng trên của photon trong thực nghiệm là m ≲ 10−14 eV/c2.
Giới hạn trên cho khối lượng của photon với độ chính xác cao hơn thu được trong thí nghiệm nhằm xác định hiệu ứng gây nên bởi vectơ thế từ trường thiên hà (galactic vector magnetic potential). Mặc dù vectơ thế từ trường thiên hà là rất lớn do từ trường của thiên hà tồn tại trên những khoảng cách lớn, thì từ trường này chỉ có thể quan sát được nếu photon là hạt phi khối lượng. Trong trường hợp photon có khối lượng, số hạng khối lượng có thể ảnh hưởng đến plasma thiên hà. Trên thực tế không một hiệu ứng nào đã được quan sát và các nhà vật lý rút ra được giới hạn khối lượng trên cho photon là m < . Vectơ thế thiên hà cũng có thể được khám phá một cách trực tiếp bằng cách đo mômen xoắn tác động lên một vành từ hóa. Những phương pháp này đã thu được giới hạn trên là 10−18eV/c2, được cho trong Nhóm Dữ liệu Hạt (Particle Data Group).
Những giới hạn rất nhỏ này được suy ra từ sự không quan sát thấy các hiệu ứng do vectơ thế từ trường thiên hà đã được chỉ ra là những mô hình phụ thuộc. Nếu khối lượng của photon được tạo ra thông qua cơ chế Higgs thì giới hạn trên cho khối lượng của photon là m≲10−14 eV/c2 do định luật Coulomb phù hợp với thí nghiệm kiểm tra nó.
Lịch sử phát triển
Cho đến tận thế kỷ thứ mười tám, trong hầu hết các lý thuyết, ánh sáng được hình dung như là dòng các hạt. Mặt khác các mô hình hạt ánh sáng không giải thích một cách thuyết phục những hiện tượng như khúc xạ, nhiễu xạ hay lưỡng chiết của ánh sáng, vì thế đã xuất hiện các lý thuyết sóng ánh sáng được đề xuất bởi René Descartes (1637), Robert Hooke (1665), và Christian Huygens (1678); tuy vậy, các mô hình hạt vẫn nổi trội hơn, đa phần là do thanh thế của Isaac Newton (một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cho thuyết hạt). Đầu thế kỷ thứ mười chín, Thomas Young và August Fresnel minh chứng cho thấy ánh sáng thể hiện tính chất giao thoa và nhiễu xạ và cho đến năm 1850 mô hình sóng đã được chấp nhận rộng rãi. Năm 1865, tiên đoán của Maxwell rằng ánh sáng là một sóng điện từ—và được xác nhận bằng thực nghiệm vào năm 1888 bằng sự phát hiện của Heinrich Hertz về sóng radio—dường như cuối cùng đã thổi bay mô hình hạt ánh sáng.
Tuy nhiên, lý thuyết sóng của Maxwell đã không miêu tả được mọi tính chất của ánh sáng. Lý thuyết Maxwell tiên đoán rằng năng lượng của sóng ánh sáng chỉ phụ thuộc vào cường độ của nó, chứ không phụ thuộc vào tần số của nó; nhưng một số thí nghiệm độc lập khác lại chỉ ra rằng năng lượng ánh sáng truyền cho các nguyên tử chỉ phụ thuộc vào tần số của nó, mà không phụ thuộc vào cường độ. Ví dụ, một số phản ứng quang hóa chỉ bỉ kích thích bởi ánh sáng với tần số cao hơn một ngưỡng xác định; nếu tần số ánh sáng thấp hơn thì sẽ không xảy ra, cho dù cường độ của tia sáng như thế nào. Tương tự, các electron có thể bật ra từ một tấm kim loại bị chiếu bởi ánh sáng có tần số đủ cao lên nó (hiệu ứng quang điện); năng lượng của electron bật ra phụ thuộc vào tần số ánh sáng, chứ không phải cường độ.
Cũng trong thời gian này, những nghiên cứu về bức xạ vật đen đã trải qua trên bốn thập kỷ (1860–1900) bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau và đỉnh cao là giả thuyết của Max Planck rằng năng lượng của bức xạ điện từ mà bất kì hệ nào hấp thụ hay phát ra bức xạ với tần số ν là một số nguyên lần của lượng tử năng lượng E=hν. Như được chỉ ra bởi Albert Einstein, dạng lượng tử năng lượng phải được kể đến cho sự cân bằng nhiệt động quan sát thấy giữa vật chất và bức xạ điện từ; và để ghi nhận sự giải thích cho hiệu ứng quang điện, Einstein nhận được giải Nobel về vật lý năm 1921.
Do lý thuyết Maxwell về ánh sáng cho phép mọi năng lượng có thể của bức xạ điện từ, nên ban đầu nhiều nhà vật lý cho rằng sự lượng tử hóa năng lượng là do một số giới hạn chưa được biết đến về quá trình bức xạ hay hấp thụ của vật chất. Năm 1905, Einstein lần đầu tiên đề xuất rằng năng lượng lượng tử hóa là một tính chất của chính bức xạ điện từ. Mặc dù ông cũng công nhận lý thuyết của Maxwell, Einstein chỉ ra rằng nhiều thí nghiệm dị thường không thể giải thích được nếu năng lượng của sóng ánh sáng theo lý thuyết Maxwell bị định xứ thành những lượng tử dạng điểm mà di chuyển một cách độc lập với nhau, thậm chí nếu sóng lan truyền liên tục trong không gian. Năm 1909 và 1916, Einstein chỉ ra rằng, nếu định luật Planck về bức xạ vật đen là đúng, thì lượng tử năng lượng cũng phải mang động lượng với giá trị p=h/λ, khiến chúng có đầy đủ tính chất của một hạt. Động lượng của photon đã được quan sát bằng thực nghiệm bởi Arthur Compton, và nhờ thí nghiệm này mà ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1927. Do vậy một câu hỏi chủ chốt là: làm thế nào để thống nhất được thuyết sóng của Maxwell với những quan sát thực nghiệm về bản chất hạt của ánh sáng? Câu hỏi này đã đi theo suốt cuộc đời của Albert Einstein, và được giải quyết trong điện động lực học lượng tử và lý thuyết sau nó, Mô hình chuẩn (xem Sự lượng tử hóa lần hai và Photon là boson gauge, bên dưới).
Những phản đối ban đầu
Tiên đoán năm 1905 của Einstein đã được xác nhận bằng thực nghiệm theo một vài cách trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ hai mươi, như được miêu tả trong diễn văn giải Nobel của Robert Millikan. Tuy nhiên, trước khi thí nghiệm Compton chỉ ra là các photon mang động lượng tỉ lệ với số sóng (hay tần số) (năm 1922), hầu hết các nhà vật lý miễn cưỡng chấp nhận rằng bức xạ điện từ tự nó có dạng hạt (xem, ví dụ, diễn thuyết giải Nobel của Wien, Planck và Millikan.). Thay vì thế, có một niềm tin phổ biến rằng sự lượng tử hóa năng lượng là kết quả một sự hạn chế chưa hiểu được của vật chất mà hấp thụ hay phát ra bức xạ. Những quan điểm này đã thay đổi dần theo thời gian. Sự thay đổi này có thể thấy rõ từ thí nghiệm về sự tán xạ Compton, mà ở đây kết quả thí nghiệm sẽ rất khó được giải thích nếu không coi chính ánh sáng bị lượng tử hóa.
Thậm chí sau thí nghiệm của Compton, Bohr, Hendrik Kramers và John Slater đã thực hiện một cố gắng cuối cùng để ủng hộ mô hình trường điện từ liên tục của Maxwell về ánh sáng, gọi là mô hình BKS. Trong mô hình này, để miêu tả được các kết quả thực nghiệm, hai giả thiết mạnh được đưa ra:
Năng lượng và động lượng chỉ bảo toàn một cách trung bình trong tương tác giữa vật chất và tia bức xạ, và không bảo toàn trong các quá trình cơ bản như sự hấp thụ hay phát xạ. Điều này giải thích được (mà người ta tin rằng vào thời điểm đó) giữa sự thay đổi gián đoạn năng lượng của nguyên tử (sự chuyển dịch năng lượng giữa các trạng thái) với sự giải phóng năng lượng một cách liên tục trong tia bức xạ. (Bây giờ chúng ta biết rằng, sự giải phóng năng lượng thực sự là một quá trình liên tục, hệ kết hợp nguyên tử - trường tiến hóa theo thời gian tuân theo phương trình Schrödinger.)
Tính nhân quả bị loại bỏ. Ví dụ, sự phát xạ tự phát chỉ là phát xạ kích thích bởi một trường điện từ "ảo".
Tuy nhiên, các thí nghiệm Compton tinh tế hơn chỉ ra rằng năng lượng và động lượng được bảo toàn một cách tuyệt vời trong các quá trình cơ bản; và rằng sự dao động của electron và sự sinh ra một photon mới trong tán xạ Compton tuân theo tính nhân quả trong phạm vi 10 ps. Cho nên, Bohr và các cộng sự đã phải gọi mô hình của họ là "một sự đưa tiễn trong danh dự". Mặc dù vậy, sự thất bại của mô hình BKS đã thúc đẩy Werner Heisenberg đi đến phát triển cơ học ma trận.
Một số nhà vật lý vẫn giữ thái độ ủng hộ các mô hình bán cổ điển cho rằng bức xạ điện từ không bị lượng tử hóa, nhưng lại giữ quan điểm vật chất (trừ bức xạ điện từ) tuân theo các định luật của cơ học lượng tử. Mặc dù chứng cứ cho photon từ các thí nghiệm hóa học và vật lý đã áp đảo trong thập niên 1970, thì chứng cứ này không thể xem là chắc chắn tuyệt đối; do nó dựa trên sự tương tác của ánh sáng với vật chất, và họ tin là một lý thuyết đầy đủ và phức tạp về vật chất có thể về nguyên lý tính đến được chứng cứ này. Tuy thế, mọi lý thuyết bán cổ điển đã hoàn toàn bị bác bỏ trong các thập niên 1970 và 1980 bởi các thí nghiệm tương quan-photon (photon-correlation). Từ đây, giả thuyết của Einstein rằng sự lượng tử hóa là một thuộc tính của bản thân ánh sáng đã được chứng minh.
Lưỡng tính sóng hạt và nguyên lý bất định
Photon, giống như các đối tượng lượng tử, biểu hiện cả hai tính chất giống hạt và giống sóng. Bản chất lưỡng tính sóng-hạt của chúng khó có thể hình dung được. Photon biểu thị rõ ràng tính chất sóng trong các hiệu ứng như nhiễu xạ và giao thoa đối với các bước sóng đủ lớn. Ví dụ, một photon đi qua các khe trong thí nghiệm hai khe và biểu hiện trên màn chắn hiệu ứng giao thoa chỉ khi chúng ta không thực hiện một đo đạc nào liên quan đến photon khi nó đi qua hai khe. Sự giải thích hiện tượng này theo quan điểm của hạt ánh sáng gọi là phân phối xác suất nhưng lại biểu hiện theo phương trình Maxwell. Tuy nhiên, các thí nghiệm cũng xác nhận rằng photon không phải là một xung ngắn của bức xạ điện từ; nó không dải rộng ra khi lan truyền, và cũng không bị chia ra khi đi đến một gương bán mạ. Hơn nữa, photon dường như là một hạt điểm do nó bị hấp thụ hoặc phát xạ một cách toàn bộ bởi một hệ nhỏ tùy ý, những hệ nhỏ hơn bước sóng của nó, như hạt nhân nguyên tử (đường kính ≈10−15 m) hoặc thậm chí bởi hạt điểm như electron. Mặt khác, photon cũng không là một hạt điểm có quỹ đạo với hình dạng mang tính xác suất bởi trường điện từ, như được Einstein và những người khác nhận thức là vậy; và rằng giả thuyết cũng bác bỏ lại các thí nghiệm tương quan-photon đã trích dẫn ở trên. Theo như sự hiểu biết hiện tại của chúng ta, trường điện từ tự nó cũng sản sinh ra các photon, điều đó được suy ra từ đối xứng gauge định xứ và các định luật của lý thuyết trường lượng tử (xem các phần Lượng tử hóa lần hai và Boson gauge bên dưới).
Một trong những nền tảng của cơ học lượng tử đó là nguyên lý bất định của Heisenberg, nó không cho phép thực hiện được các đo đạc đồng thời về vị trí và động lượng của một hạt trong cùng một hướng. Nổi bật là, khi ta áp dụng nguyên lý bất định cho các hạt tích điện thì nó đòi hỏi sự lượng tử hóa của ánh sáng thành các hạt photon, và thậm chí sự phụ thuộc vào tần số của năng lượng và động lượng của photon. Một ví dụ đơn giản đó là thí nghiệm tưởng tượng của Heisenberg nhằm xác định vị trí của một electron bằng một kính hiển vi tưởng tượng. Vị trí của electron có thể được xác định trong phạm vi của độ phân giải của kính hiển vi, được cho theo công thức của quang học cổ điển
Với là góc mở của kính hiển vi. Do đó, độ bất định vị trí là có thể nhận được một giá trị nhỏ bất kì bằng cách giảm bước sóng λ. Động lượng của electron cũng là bất định, do nó nhận được "cú hích" từ tia tán xạ từ nó vào kính hiển vi. Nếu ánh sáng không bị lượng tử hóa thành các photon, độ bất định có thể nhỏ tùy ý bằng cách giảm cường độ của chùm tia. Trong trường hợp này, do bước sóng và cường độ ánh sáng có thể thay đổi một cách độc lập với nhau, chúng ta có thể xác định được đồng thời vị trí và động lượng với một độ chính xác cao tùy ý, và điều này vi phạm nguyên lý bất định. Ngược lại, công thức của Einstein cho động lượng của photon hoàn toàn tuân theo nguyên lý bất định; do photon có thể bị tán xạ theo mọi hướng bên trong góc mở, nên độ bất định của động lượng photon bằng
Từ đó tích của chúng là , và đây chính là nguyên lý bất định của Heisenberg. Từ đó, toàn bộ thế giới bị lượng tử hóa; cả vật chất và các trường phải tuân theo những tập hợp các định luật cơ học lượng tử.
Sự tương tự của nguyên lý bất định cho photon khi không cho phép đo đồng thời số các hạt photon (xem trạng thái Fock và Lượng tử hóa lần hai bên dưới) trong sóng điện từ và pha sóng của sóng này
Xem thêm trạng thái đồng pha và trạng thái đồng pha ép (squeezed coherent state).
Cả photon và các hạt khác như electron tạo ra các hình ảnh giao thoa tương tự nhau khi chúng đi qua các khe trong một thí nghiệm hai khe. Đối với các photon, điều này tương ứng với sự giao thoa của sóng Maxwell trong khi, đối với hạt vật chất, điều này tương ứng với sự giao thoa của sóng tuân theo phương trình Schrödinger. Mặc dù điều tương tự này có thể gợi ra rằng phương trình Maxwell là dạng đơn giản của phương trình Schrödinger cho các hạt photon, thì hầu hết các nhà vật lý lại cho rằng không phải như vậy. Với lý do, chúng khác nhau rõ ràng về mặt toán học, phương trình Schrödinger có nghiệm là các trường phức, trong khi nghiệm của bốn phương trình cho các trường số thực. Tổng quát hơn, khái niệm chuẩn về hàm sóng xác suất Schrödinger không thể áp dụng được cho photon. Do là hạt phi khối lượng, chúng không thể định xứ mà không bị phá hủy; hay về mặt kĩ thuật, các photon không thể có trạng thái riêng dương , và do vậy, nguyên lý bất định Heisenberg không áp dụng cho các photon. Một vài hàm sóng thay thế đã được đề xuất cho photon, nhưng chúng đã không được sử dụng rộng rãi. Thay vào đó, các nhà vật lý đưa ra lý thuyết lượng tử hóa lần hai cho photon như được miêu tả bên dưới, điện động lực học lượng tử, trong đó các photon là những mode kích thích của trường điện từ bị lượng tử hóa.
Mô hình Bose–Einstein về chất khí photon
Năm 1924, Satyendra Nath Bose suy ra định luật bức xạ vật đen Planck mà không sử dụng tới lý thuyết điện từ, mà bằng cách sửa đổi cách đếm các hạt của không gian pha. Einstein đã chứng minh rằng sự thay đổi này là tương đương nếu giả sử rằng các photon hoàn toàn giống nhau và hàm ý một "tương tác phi cục bộ bí ẩn", và bây giờ các nhà vật lý hiểu như là một sự đòi hỏi cho trạng thái cơ lượng tử đối xứng. Nghiên cứu này dẫn đến khái niệm trạng thái đồng pha và là cho sự phát triển của laser. Trong cùng các bài báo trên, Einstein đã mở rộng phương pháp của Bose cho các hạt vật chất (các boson) và ông đã tiên đoán rằng chúng có thể ngưng tụ lại thành một trạng thái lượng tử có mức năng lượng thấp nhất tại những nhiệt độ đủ thấp; và ngưng tụ Bose–Einstein đã được quan sát bằng thực nghiệm vào năm 1995.
Quan điểm hiện đại về các photon là, chúng là các hạt ảo với spin nguyên, các boson (ngược với các fermion với spin bán nguyên). Theo định lý spin-thống kê, mọi boson đều tuân theo thống kê Bose–Einstein (trong khi mọi fermion tuân theo thống kê Fermi-Dirac).
Phát xạ kích thích và tự phát
Năm 1916, Einstein chứng minh rằng định luật Planck có thể thu được từ cách suy luận bán cổ điển, phương pháp thống kê cho photon và nguyên tử, trong đó hàm ý liên hệ giữa tốc độ nguyên tử phát ra và hấp thụ các photon. Điều kiện giả thiết cho ánh sáng được phát ra và bị hấp thụ bởi nguyên tử là độc lập với nhau, và do vậy cân bằng nhiệt động được bảo tồn trong mạng nguyên tử. Xét một hốc ở trạng thái cân bằng nhiệt động học và chứa đầy bức xạ điện từ và nguyên tử có thể phát ra và hấp thụ bức xạ này. Cân bằng nhiệt đòi hỏi rằng mật độ năng lượng của các photon với tần số (tỷ lệ với số mật độ), về trung bình, là hằng số theo thời gian; và do vậy tốc độ các photon với tần số xác định được "phát ra" phải bằng tốc độ chúng được "hấp thụ".
Einstein bắt đầu bằng giả sử đơn giản cho liên hệ tỷ lệ đối với những tốc độ phản ứng khác nhau tham gia vào quá trình. Trong mô hình của ông, tốc độ cho một hệ hấp thụ một photon có tần số và nguyên tử chuyển từ trạng thái năng lượng thấp lên năng lượng cao hơn bằng tỷ lệ với số các nguyên tử có năng lượng và tỷ lệ với mật độ năng lượng của các photon xung quanh với tần số này,
trong là hằng số tốc độ cho quá trình hấp thụ. Đối với quá trình ngược lại, có hai khả năng xảy ra: nguyên tử phát xạ tự phát một photon, và nó trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn sau khi tương tác với photon va chạm (hoặc bị hấp thụ) với nó. Theo cách tiếp cận của Einstein, tốc độ tương ứng cho sự phát xạ của photon với tần số và nguyên tử chuyển từ năng lượng cao về năng lượng thấp hơn là
với là hằng số tốc độ phát xạ photon tự phát, và là hằng số tốc độ cho nguyên tử phát xạ photon tương ứng với các photon xung quanh (phát xạ kích thích hay cảm ứng). Trong cân bằng nhiệt động, số nguyên tử ở trạng thái i và số nguyên tử ở trạng thái j, trên trung bình, phải không đổi; và do vậy tốc độ và phải bằng nhau. Do đó, bằng lập luận tương tự trong thống kê Boltzmann, tỉ số giữa và bằng với là sự suy biến của trạng thái i và của j, tương ứng với mức năng lượng của chúng, k là hằng số Boltzmann và T nhiệt độ của hệ. Từ đây thu được
và
Các số A và B gọi là các hệ số Einstein.
Einstein không thể chứng minh đầy đủ cho phương trình tốc độ phản ứng của ông, nhưng cho rằng ông có thể tìm được các hệ số , và khi các nhà vật lý đã có được "những lý thuyết cơ học và điện động lực học tuân theo các giả thuyết lượng tử". Thực tế, năm 1926, Paul Dirac tìm ra cách tính hằng số tốc độ theo cách tiếp cận bán cổ điển, và, năm 1927, ông đã thành công khi tính được mọi hằng số tốc độ phản ứng từ các nguyên lý cơ sở của lý thuyết lượng tử. Công trình của Dirac là cơ sở cho điện động lực học lượng tử QED, hay lý thuyết mô tả sự lượng tử hóa trường điện từ. Cách tiếp cận của Dirac được gọi là lượng tử hóa lần hai hay lý thuyết trường lượng tử; trong khi cơ học lượng tử những ngày đầu chỉ mô tả các hạt vật chất mà không miêu tả được trường điện từ.
Einstein vướng phải khó khăn là lý thuyết của ông dường như chưa hoàn thiện, do nó không xác định được hướng của một photon phát xạ tự phát. Bản chất xác suất của chuyển động hạt-ánh sáng do Newton lần đầu tiên đề cập đến khi ông tìm cách giải thích hiện tượng lưỡng chiết và tổng quát hơn, sự tách chùm sáng ở mặt phân cách giữa chùm tới và chùm phản xạ. Newton giả thiết rằng có những biến số ẩn trong hạt ánh sáng cho phép chúng xác định đi theo đường nào. Tương tự, Einstein hy vọng vào một lý thuyết đầy đủ không cho phép có sự may rủi, và bắt đầu những phê phán về cơ học lượng tử. Nhưng thật trớ trêu, khi cách giải thích theo xác suất của Max Born về hàm sóng lại được truyền cảm hứng từ công trình của Einstein trong quá trình ông đi tìm một lý thuyết đầy đủ hơn.
Lượng tử hóa lần hai
Năm 1910, Peter Debye suy luận ra định luật Planck cho bức xạ vật đen từ một giả thiết tương đối đơn giản. Ông đã đúng khi phân tách trường điện từ trong một hốc thành những mode Fourier, và giả sử rằng năng lượng trong một mode bất kỳ là bội nguyên lần của , với là tần số của mode điện từ. Định luật Planck cho bức xạ vật đen trở thành tổng hình học của các mode này. Tuy vậy, cách tiếp cận của Debye đã không suy luận ra được công thức đúng cho thăng giáng năng lượng của bức xạ vật đen, mà Einstein đã thu được từ năm 1909.
Năm 1925, Born, Heisenberg và Jordan giải thích lại khái niệm của Debye theo một hướng chìa khóa quan trọng. Như đã được chỉ ra bằng lý thuyết cổ điển, các mode Fourier của trường điện từ—tập hợp đầy đủ các sóng phẳng điện từ ký hiệu bởi vectơ sóng k và trạng thái phân cực— là tương đương với các dao động tử điều hòa đơn giản không cặp. Khi giải thích theo cơ học lượng tử, các mức năng lượng của những dao động tử bằng , với là tần số của dao động. Bước mới chìa khóa tiếp theo đó là đồng nhất một mode điện từ với năng lượng như là trạng thái của photon, mỗi hạt có năng lượng . Cách tiếp cận này đã thu được công thức đúng cho thăng giáng năng lượng.
Dirac đi đến một bước xa hơn. Ông coi tương tác giữa hạt điện tích với trường điện từ như là một nhiễu loạn nhỏ và gây ra sự chuyển dịch trạng thái photon, làm thay đổi số photon trong các mode, trong khi vẫn giữ được định luật bảo toàn năng lượng và động lượng trên tổng thể. Dirac từ đây có thể suy ra các hệ số của Einstein và , và chứng minh rằng thống kê Bose–Einstein cho photon là hệ quả tự nhiên của sự lượng tử hóa trường điện từ (cách lý giải của Bose lại đi theo hướng ngược lại; ông chứng minh định luật Planck cho bức xạ vật đen bằng giả sử thống kê B–E). Trong thời gian này, các nhà vật lý vẫn chưa biết rằng mọi boson, bao gồm photon, phải tuân theo thống kê Bose–Einstein.
Lý thuyết nhiễu loạn bậc hai của Dirac bao gồm cả các photon ảo, trạng thái trung gian tạm thời của trường điện từ; tương tác điện và từ được mang bởi những photon ảo. Trong các lý thuyết trường lượng tử, biên độ xác suất của những sự kiện quan sát được tính bằng tổng trên mọi bước trung gian có thể, ngay cả khi những bước trung gian này không có ý nghĩa vật lý; do vậy, các photon ảo không bị hạn chế bởi công thức , và chúng có thể có thêm các trạng thái phân cực; phụ thuộc vào cách trộn gauge, các photon ảo có thể có ba hay bốn trạng thái phân cực, thay vì hai trạng thái cho photon thực. Mặc dù những photon tạm thời này không thể quan sát được, chúng đóng góp vào xác suất của các sự kiện đo được. Quả thực, các tính toán nhiễu loạn bậc hai hoặc bậc cao hơn có thể đóng góp vô hạn vào tổng biên độ xác suất. Những kết quả phi vật lý được hiệu chỉnh bằng kĩ thuật tái chuẩn hóa. Những hạt ảo khác cũng đóng góp vào tổng; ví dụ, hai photon có thể tương tác gián tiếp thông qua cặp electron-positron ảo. Những tán xạ photon-photon, cũng như electron-photon, là một trong những chế độ hoạt động của máy gia tốc hạt tuyến tính, đang lên kế hoạch xây dựng International Linear Collider.
Theo ký hiệu vật lý hiện đại, trạng thái lượng tử của trường điện từ được viết bởi trạng thái Fock, tích tenxơ các trạng thái cho mỗi mode điện từ
với biểu diễn trạng thái trong đó photon ở trong mode . Theo ký hiệu này, một photon mới sinh ra trong mode (ví dụ, phát ra từ sự chuyển dịch nguyên tử) được viết thành . Các ký hiệu này thể hiện các khái niệm của Born, Heisenberg và Jordan miêu tả ở trên, và không cần thêm một quá trình vật lý nào khác.
Tính chất hadron của photon
Những phép đo về tương tác giữa những photon năng lượng cao với các hadron cho thấy tương tác giữa chúng có cường độ mạnh hơn suy đoán so với tương tác chỉ giữa photon và điện tích của hadron. Hơn nữa tương tác của photon với proton giống như tương tác của photon với neutron mặc dù hai loại hạt này có điện tích khác nhau.
Lý thuyết "Ưu thế meson vectơ" (Vector Meson Dominance-VMD) đã được phát triển nhằm giải thích hiệu ứng này. Theo VMD, photon là trạng thái chồng chập của photon điện từ thuần túy (mà chỉ xuất hiện trong tương tác giữa các hạt điện tích) và meson vectơ.
Tuy nhiên, khi thực hiện thí nghiệm ở tầm tác dụng rất ngắn, cấu trúc nội tại của photon có thể được coi là dòng các thành phần tự do giả quark và gluon theo tính chất tự do tiệm cận trong QCD và được miêu tả bằng "hàm cấu trúc photon. Bảng so sánh dữ liệu thực nghiệm với tiên đoán lý thuyết được trình bày toàn diện trong một bài viết đánh giá gần đây.
Photon là boson gauge
Trường điện từ là trường chuẩn (trường gauge), hay là một trường mà có phép đối xứng gauge độc lập tại mỗi vị trí trong không thời gian. Đối với trường điện từ, đối xứng gauge này là nhóm đối xứng Abelian U(1) của số phức, phản ánh tính thay đổi pha của số phức mà không làm ảnh hưởng đến biến quan sát hay hàm giá trị thực với biến số phức, như năng lượng hay Lagrangian.
Lượng tử của một trường chuẩn Abelian (trường gauge) phải không có khối lượng, hay đối xứng không bị phá vỡ; từ đây, lý thuyết tiên đoán photon là hạt không có khối lượng và không có điện tích cũng như spin nguyên. Dạng đặc biệt của tương tác điện từ khiến cho spin của photon phải là ±1; do đó tính xoắn (helicity) của nó bằng . Hai thành phần spin này tương ứng với khái niệm cổ điển về sự phân cực tròn trái và phân cực tròn phải của ánh sáng. Tuy vậy, các photon ảo trung gian của điện động lực học lượng tử còn có thêm các trạng thái phân cực phi vật lý.
Trong mô hình chuẩn, photon là một trong bốn boson chuẩn (hay boson gauge) của tương tác điện yếu; ba boson khác ký hiệu là W+, W− và Z0 tham gia vào tương tác yếu. Không như photon, những boson chuẩn (gauge) này có khối lượng, như được tiên đoán bởi cơ chế Higgs thông qua phá vỡ nhóm đối xứng chuẩn SU(2). Tương tác yếu thống nhất photon với các boson gauge W và Z nhờ công trình của các nhà vật lý Sheldon Glashow, Abdus Salam và Steven Weinberg, và giải Nobel Vật lý 1979 đã trao cho họ nhờ những đóng góp này. Tư tưởng thống nhất các tương tác cơ bản cũng được các nhà vật lý mở rộng trong lý thuyết thống nhất lớn; thống nhất bốn boson gauge với tám boson gluon của lý thuyết sắc động lực học lượng tử; tuy nhiên, một trong những tiên đoán chìa khóa của lý thuyết này là sự phân rã của proton vẫn chưa được quan sát bằng thực nghiệm.
Đóng góp vào khối lượng của hệ
Khi một hệ phát ra photon thì năng lượng của hệ sẽ giảm một lượng bằng năng lượng của photon khi đo trong hệ quy chiếu quán tính, và khối lượng của hệ giảm đi bằng , tương tự khối lượng của một hệ tăng lên khi hấp thụ một photon bằng năng lượng của photon đó. Áp dụng công thức E=mc^2, phương trình bảo toàn năng lượng trong phản ứng hạt nhân có sự tham gia của photon thường được viết dưới dạng khối lượng của các hạt nhân, và số hạng cho photon của tia gamma (và cho các dạng năng lượng khác, như năng lượng phản hồi của hạt nhân).
Khái niệm này cũng được áp dụng trong tiên đoán của điện động lực học lượng tử (QED). Trong lý thuyết này, khối lượng của electron (hay lepton) được hiệu chỉnh khi thêm vào đóng góp khối lượng của các photon ảo (kỹ thuật tái chuẩn hóa). Nhờ những hiệu chỉnh này mà QED có những tiên đoán bất ngờ, như mômen lưỡng cực từ dị thường của các lepton, dịch chuyển Lamb, và cấu trúc siêu tinh tế của các cặp lepton liên kết, như muonium và positronium.
Photon cũng đóng góp vào thành phần của tenxơ ứng suất-năng lượng, tenxơ này là nguồn của trường hấp dẫn được mô tả trong thuyết tương đối tổng quát. Ngược lại, photon cũng bị ảnh hưởng bởi trường hấp dẫn; quỹ đạo của nó bị lệch đi trong không thời gian cong, như hiện tượng thấu kính hấp dẫn, tần số của nó cũng bị thay đổi trong hiệu ứng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn như được kiểm chứng trong thí nghiệm Pound-Rebka. Không những chỉ đối với photon; những hiệu ứng này cũng tác động tới sóng điện từ trong lý thuyết cổ điển.
Photon trong vật chất
Ánh sáng truyền trong môi trường trong suốt với vận tốc nhỏ hơn c, là tốc độ ánh sáng trong chân không. Ngoài ra, ánh sáng cũng bị tán xạ hay hấp thụ. Có những hiện tượng mà sự truyền nhiệt qua môi trường chủ yếu là bức xạ, bao gồm sự phát xạ và hấp thụ photon trong nó. Ví dụ như trong lõi của Mặt Trời. Năng lượng photon phải mất khoảng một triệu năm mới tới được bề mặt. Tuy nhiên, hiện tượng này khác so với sự bức xạ tán xạ đi qua môi trường vật chất, vì nó liên quan đến cân bằng địa phương giữa bức xạ và nhiệt độ. Do vậy, thời gian ở đây là thời gian vận chuyển năng lượng, chứ không phải thời gian hành trình của chính photon. Trong không gian vũ trụ, photon chỉ mất 8,3 phút đi từ Mặt Trời đến Trái Đất. Hệ số mà tốc độ ánh sáng giảm đi khi đi trong môi trường vật chất gọi là chiết suất của vật liệu. Trong cơ học sóng cổ điển, sự chậm đi này có thể giải thích bằng sự phân cực điện của vật liệu khi ánh sáng đi vào, vật liệu phân cực phát ra ánh sáng mới, và ánh sáng mới này giao thoa với ánh sáng đi vào tạo nên sự chậm trễ ánh sáng trong vật chất. Trong mô hình hạt ánh sáng, sự chậm đi này được mô tả là do quá trình kết hợp của photon với trạng thái kích thích lượng tử của vật chất (các giả hạt như phonon và exciton) để tạo ra dạng polariton; polariton này có khối lượng hiệu dụng khác không, và do đó nó không thể chuyển động với vận tốc bằng c.
Ngoài ra, photon cũng có thể coi là luôn luôn chuyển động với tốc độ c, ngay cả trong môi trường vật chất, nhưng nó có sự dịch chuyển pha (trễ hay nhanh) phụ thuộc vào tương tác với nguyên tử: điều này làm thay đổi bước sóng và động lượng của nó, nhưng không làm thay đổi tốc độ. Một sóng ánh sáng cấu tạo từ những photon này lan truyền với tốc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng. Theo quan điểm này các photon là "trần trụi", và bị tán xạ và dịch chuyển pha, trong khi quan điểm ở đoạn trước coi các photon là "che kín" bởi tương tác của chúng với vật chất, và lan truyền không bị tán xạ hay dịch chuyển pha, nhưng với tốc độ nhỏ hơn.
Ánh sáng với tần số khác nhau lan truyền trong vật chất với tốc độ khác nhau; hay gọi là sự tán sắc ánh sáng. Trong một số trường hợp, hiệu ứng này làm chậm tốc độ ánh sáng trong môi trường vật liệu. Sự tương tác của photon với các giả hạt khác có thể được quan sát trực tiếp trong tán xạ Raman và tán xạ Brillouin.
Hạt nhân, nguyên tử và phân tử cũng hấp thụ photon, và chuyển dịch mức năng lượng của chúng. Một ví dụ cổ điển là sự chuyển dịch phân tử của anđêhít retinal C20H28O, phân tử chịu trách nhiệm cho khả năng quan sát của mắt, do nhà hóa sinh và Nobel Y học George Wald cùng đồng nghiệp phát hiện ra năm 1958. Sự hấp thụ gây ra một đồng phân cis-trans, và khi nó kết hợp với những chuyển tiếp khác, sẽ biến đổi thành xung thần kinh. Quá trình hấp thụ photon cũng làm bẻ gãy một số liên kết hóa học, như trong hiện tượng quang ly của clo, được nghiên cứu trong lĩnh vực quang hóa. Tương tự, tia gamma trong một số tình huống có thể làm phân ly hạt nhân nguyên tử trong quá trình gọi là quang phân rã.
Ứng dụng công nghệ
Photon có nhiều ứng dụng trong công nghệ. Những ví dụ dưới đây để minh họa các ứng dụng dựa trên tính chất của photon hơn là đối với thiết bị quang học nói chung như cho thấu kính, v.v mà có thể giải thích theo lý thuyết cổ điển về ánh sáng. Laser là một ứng dụng cực kỳ quan trọng và đã được mô tả ở trên với phát xạ kích thích.
Có một vài phương pháp để xác định được từng photon độc thân. Các ống nhân quang điện hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện: một photon chạm vào bề mặt kim loại và một electron bị bật ra, làm khởi phát một luồng khổng lồ các electron trong ống nhân quang điện. Các chip CCD sử dụng hiệu ứng tương tự trên chất bán dẫn: một photon tới làm sinh ra điện tích trên một tụ điện vi mô và từ đó có thể ghi lại được. Các thiết bị dò khác như máy đếm Geiger sử dụng khả năng photon gây ion hóa các phân tử khí, dẫn đến hình thành dòng điện mà máy đo được.
Các kĩ sư và nhà hóa học thường sử dụng công thức Planck nhằm tính toán sự thay đổi năng lượng từ sự hấp thụ một photon và tiên đoán tần số ánh sáng phát ra đối với quá trình chuyển dịch năng lượng cụ thể. Ví dụ, phổ phát xạ của đèn huỳnh quang có thể tinh chỉnh bằng sử dụng các phân tử khí có mức năng lượng điện tử khác nhau và điều chỉnh năng lượng điển hình cho electron khiến phân tử khí hấp thụ nó trong bóng đèn.
Dưới một số điều kiện, phải "hai" photon mới làm xảy ra sự chuyển dịch năng lượng hơn là một photon. Đây là nguyên lý cho các kính hiển vi độ phân giải cao, bởi vì các mẫu quan sát chỉ hấp thụ năng lượng trong vùng có hai chùm sáng khác màu chồng lên nhau, đồng thời cho phép thể tích bị kích thích (vùng cần quan sát) nhỏ hơn nếu chỉ dùng một chùm sáng (kính hiển vi kích thích trạng thái bởi hai photon). Quan trọng nữa là, các photon này ít gây phá hủy mẫu vật hơn do chúng mang năng lượng thấp hơn.
Trong vài trường hợp, hai quá trình chuyển dịch năng lượng cũng có thể xảy ra cho hai hệ, khi một hệ hấp thụ một photon, một hệ khác gần nó "cướp" năng lượng kích thích và tái phát ra một photon với tần số khác biệt. Đây chính là cơ chế của hiện tượng truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang, một kĩ thuật sử dụng trong sinh học phân tử nhằm nghiên cứu các protein thích hợp.
Một vài phần cứng phát số ngẫu nhiên đòi hỏi sự xác định được một photon độc thân. Ví dụ, mỗi bit trong dãy ngẫu nhiên được tạo ra bằng cách gửi một photon đến bộ tách chùm. Trong tình huống này, có hai kết quả khả dĩ với xác suất bằng nhau xảy ra. Kết quả thực tế được sử dụng nhằm xác định bit tiếp theo trong dãy là "0" hay "1". Công nghệ này gọi là quang tử học.
Nghiên cứu hiện nay
Một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng của photon là quang học lượng tử. Photon là một thành tố phù hợp cho các máy tính lượng tử hoạt động cực nhanh, và hướng nghiên cứu vướng víu lượng tử của photon là một lĩnh vực rất năng động. Các quá trình quang học phi tuyến cũng là một hướng được quan tâm nhiều, với phạm vi ứng dụng quá trình hấp thụ hai photon (two-photon absorption), tự điều pha (self-phase modulation), sự bất ổn định biến điệu (modulational instability) và bộ dao động tham số quang (optical parametric oscillator). Tuy vậy, những quá trình này nói chung không chỉ giả thiết trên photon; chúng cũng có thể được áp dụng cho các nguyên tử như là những dao động tử phi tuyến. Các tinh thể phi tuyến được sử dụng để tạo ra chùm cặp photon vướng víu. Cuối cùng, photon đóng vai trò quan trọng trong thông tin quang, đặc biệt cho mật mã lượng tử.
Ghi chú
Tham khảo
Bổ sung tài liệu tham khảo
Theo thời gian xuất bản:
Số đặc biệt của trang tin Optics and Photonics News (vol. 14, tháng 10 năm 2003 địa chỉ web bài viết
Liên quan đến giáo dục:
Quang học
Gauge boson
Phản hạt
Điện động lực học lượng tử
Boson
Khái niệm vật lý
Điện từ học |
6789 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dao%20%C4%91%E1%BB%99ng | Dao động | Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó. Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Dao động cơ học là một biến thiên liên tục giữa động năng và thế năng
Một ví dụ về dao động cơ học là con lắc đồng hồ. Vị trí cân bằng trong ví dụ này là khi con lắc đứng im không chạy.
Một dao động được nghiên cứu nhiều trong cơ học là dao động tuần hoàn, tức là dao động lặp đi lặp lại như cũ quanh vị trí cân bằng sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất mà vật lặp lại vị trí cũ được gọi là chu kì của dao động. Mọi dao động tuần hoàn đều có thể được biểu diễn thành chuỗi Fourier của các dao động điều hoà có tần số cơ bản khác nhau.
Dao động lò xo
Dao động dọc
Lực làm cho lò xo giãn ra
Lực làm cho Lò xo trở về vị trí cân bằng
Ở trạng thái cân bằng
Dao động ngang
Lực làm cho lò xo giãn ra
Lực làm cho Lò xo trở về vị trí cân bằng
Ở trạng thái cân bằng
Phương trình dao động tổng quát
Mọi Dao động đều có thể biểu diễn bằng một phương trình Sóng dao động vi phân bậc hai có nghiệm là hàm số Sóng sin như sau
Phương trình Dao động
Sóng Dao động
Dao động tắt dần - điều hoà- cưỡng bức
Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian được gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường.
Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ dao động không đổi mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng được gọi là dao động duy trì
Dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn được gọi là dao động cưỡng bức. Dao động cường bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Xem thêm
Dao động điều hoà
Hiện tượng phách
Hệ thống động lực
Thông tin phản hồi
Tần số
Rung động
Tham khảo
Chuyển động sóng |
6790 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20thoa | Giao thoa | Trong vật lý, giao thoa là sự chồng chập của hai hoặc nhiều sóng mà qua đó một hình ảnh sóng mới được tạo ra. Giao thoa là đặc tính tiêu biểu của tính chất sóng. Giao thoa thông thường liên quan đến sự tương tác giữa các sóng mà có sự tương quan hoặc kết hợp với nhau có thể là do chúng cùng được tạo ra từ một nguồn hoặc do chúng có cùng tần số hoặc tần số rất gần nhau.
Lý thuyết giao thoa
Sự giao thoa của các sóng trên thực chất tuân theo nguyên lý chồng chập sóng mà ở đây chính là sự cộng gộp của các dao động. Tại mỗi điểm trong không gian nơi có sự gặp nhau của các sóng, dao động của môi trường sẽ chính là dao động tổng hợp của các dao động thành phần từ các sóng tới riêng biệt, mà nói theo ngôn ngữ của vật lý sóng sẽ là tổng của các véctơ sóng. Nhờ sự tổng cộng dao động này mà trong không gian có thể tạo ra các điểm có dao động được tăng cường (khi các sóng thành phần đồng pha) hoặc bị dập tắt (khi các sóng thành phần có pha ngược nhau) tùy thuộc vào tương quan pha giữa các sóng. Điều này tạo ra một hình ảnh giao thoa (interference pattern) khác với hình ảnh của từng sóng thành phần, được tạo ra bởi chính tập hợp các điểm có sự giao thoa tăng cường hoặc dập tắt. Hình ảnh này sẽ là một hình ảnh ổn định khi các sóng thành phần là các sóng kết hợp.
Trong trường hợp các sóng kết hợp, hình ảnh giao thoa là ổn định và phụ thuộc vào độ lệch pha giữa các sóng (phụ thuộc vào sự khác biệt về đường truyền cũng như tính chất môi trường truyền sóng) - được mô tả bởi nguyên lý Huyghens.
Hình ảnh giao thoa
Các hình ảnh thực nghiệm về sự giao thoa của sóng lần đầu tiên được ghi lại trong thí nghiệm của nhà vật lý người Anh Thomas Young (1773 - 1829) được thực hiện vào năm 1803 trong đó hình ảnh giao thoa của sóng ánh sáng được tạo bằng cách cho ánh sáng đi qua hai khe hẹp và tạo ra các vân sáng, tối xen kẽ. Thí nghiệm này cũng là bằng chứng khẳng định tính chất sóng của ánh sáng. Thí nghiệm này đã được mở rộng cho chùm sóng điện tử và cũng thu được những kết quả tương tự và trở thành bằng chứng để khẳng định tính chất sóng của các vi hạt.
Hình ảnh giao thoa ánh sáng với hệ hai khe
Đây là hình ảnh ghi nhận được trong thí nghiệm của Young. Hình ảnh giao thoa thu dược trên màn ảnh đặt song song và sau hai khe hẹp sát gần nhau. Ảnh giao thoa thu được là các vân sáng tối xen kẽ song song nhau. Các vạch sáng tương ứng với cực đại giao thoa (hai sóng tăng cường) là nơi thỏa mãn điều kiện:
Còn các vân tối là nơi mà 2 sóng dập tắt lẫn nhau và phải thỏa mãn điều kiện:
Nếu tính theo điều kiện xấp xỉ góc nhỏ thì điều kiện của vân sáng sẽ là:
Ở đây:
λ là bước sóng ánh sáng,
d khoảng cách giữa hai khe,
n bậc giao thoa (n = 0 khi ở vân sáng trung tâm),
x khoảng cách từ vị trí vân sáng đến vân trung tâm,
L khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát,
θn tọa độ góc của điểm khảo sát.
Hệ vân Newton
Là hình ảnh giao thoa thu được khi ánh sáng bị phản xạ trong môi trường bị giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cầu. Hình ảnh giao thoa thu được sẽ là các vân tròn đồng tâm. Bán kính của hệ vân lúc này xác định theo công thức:
Với: N là bậc giao thoa, R bán kính mặt cong, và λ là bước sóng ánh sáng.
Giao thoa lượng tử tổng quát là sự kết hợp của các hạt cấu trúc trong quá trình giao thoa tạo nên các bước sóng đặc biệt.
Nguồn kết hợp, sóng kết hợp
Nguồn kết hợp: Hai nguồn được gọi là nguồn kết hợp khi chúng có cùng phương, cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Người ta thường kí hiệu 2 nguồn kết hợp là A và B hoặc S1 và S2. Trong bài này, có khi Ad. dùng AB, đôi khi lại dùng S1S2.
Sóng kết hợp: Hai sóng kết hợp là hai sóng xuất phát ra từ nguồn kết hợp.
Xem thêm
Sóng
Nguyên lý chồng chập
Tần số
Sóng kết hợp
Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Behavior of Waves
Thomas Young experiment
Newton's Rings
Chuyển động sóng |
6791 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A2y%20%28th%E1%BB%B1c%20v%E1%BA%ADt%29 | Mây (thực vật) | Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... Chúng rất giống cây tre, nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có thân rỗng như tre. Thân và lá đều có gai. Gai mây nhẵn bóng loáng. Quả mây vị chát to bằng hạt đậu xanh và thành từng chùm; vỏ quả mây rất ráp. Ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể không cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc bảo vệ rừng, do nó đem lại một số lợi ích và lợi nhuận hơn là loài cây cần phải loại bỏ.
Đặc tính
Mây thích nghi với mọi điều kiện sống. Ở những nơi hoang sơ, những nơi đất nghèo dinh dưỡng. Mây sống thành bụi theo hình ruột gà. Trong điều kiện gieo trồng, để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt người ta sử dụng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này là thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao.
Thời vụ
Ở Việt Nam, vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, trồng vào mùa xuân và mùa thu. Các tỉnh phía tây Bắc Bộ và trung du vùng khu 4 cũ trồng vào tháng 5-7. Các tỉnh nam Trung Bộ và cao nguyên trồng vào tháng 6-7. Các tỉnh Nam Bộ trồng vào tháng 7-8.
Kỹ thuật
Tạo luống
Tuỳ theo độ dài diện tích trồng mây, có thể thiết kế quy hoạch sao cho hợp lý. Sau khi định hình được diện tích trồng, cần dọn dẹp, xới cỏ, chặt bỏ những cây và cỏ dại. Sau đó tạo thành luống có chiều cao từ 12 –15 cm. Làm đất thật tơi xốp, tiếp đó là dùng vôi bột rắc đều lên toàn bộ mặt luống. Liều lượng: 50 kg vôi bột khô/ha. Vôi bột có tác dụng khử độ pH và tiêu diệt toàn bộ côn trùng và các bào tử nấm dại.
Trồng
Đào hố trồng theo tiêu chuẩn sau đây:
Luống cách luống: 60 cm
Hàng cách hàng: 50 cm
Cây cách cây: 60 cm
Sau khi đào hố xong, dùng dao chuyên dụng rạch nhẹ lên thành bầu. Sau khi tháo bỏ toàn bộ phần nilông ra khỏi cây giống, đặt nhẹ cây giống vào hố. Lấp 1/3 lượng đất vào hố trồng, rồi dùng 2- 3 nắm cát đen phủ lên trên. Dùng nước tưới đẫm vào cây mới trồng. Sau khi cho đất, nước và cát phủ kín hố sẽ tạo một lực nén giữ cho cây không bị di chuyển làm ảnh hưởng đến sự ra rễ của cây giống.
Khi trồng mây, chú ý không được nén chặt hoặc dẫm lên phần đất mới trồng. Theo kinh nghiệm thực tế, cây mây dễ sống nhưng khó trồng. Tuỳ theo nhiệt độ, thời tiết tính từ ngày trồng đến tháng thứ 3 phải liên tục tưới và tạo ẩm cho cây. Khi trồng nếu gặp trời mưa, vẫn phải tưới thật đẫm vào những hố đã trồng. Nếu gặp trời nắng nên tưới vào lúc trời mát.
Sau khi trồng xong cần cắm mỗi hố cây một que tre, dùng sợi dây nilông nhỏ buộc chặt cây mây vào thân que tre để định vị, giúp bộ rễ phát triển mà không sợ ảnh hưởng của gió.
Ứng dụng
1. Đặc tính đằm, đặc ruột, vừa dai vừa cứng. Cành cây mây làm roi chỉ gây đau đớn ngoài da nhưng cường độ cao và hầu như không gây tổn thương nội tạng....
2. Khi cắt thành từng phần, mây có thể sử dụng như gỗ để làm đồ gia dụng. Mây cũng có thể sơn được và chúng có vân như gỗ, vì thế người ta có thể tạo ra được nhiều chủng loại màu trên bề mặt đồ bằng mây và tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Các phần của mây cũng có thể sử dụng đồ đan lát gia dụng hay môn thể thao cầu mây ở một số quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, phần lõi bên trong có thể tách riêng và làm thành các sợi mây.
Mây tiết ra một chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là máu rồng. Chất nhựa màu đỏ này đã được sử dụng như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn vi-ô-lông (encyclopedia.com).
Xem thêm
Đồ nội thất bằng mây
Tham khảo
Liên kết ngoài
Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu mây tre đan giai đoạn 2004-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2004/QĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh Nghệ An
Những lợi ích và mối đe doạ các khu rừng mây của Trái Đất
Cây sợi
Gỗ |
6792 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20Nam%20%C4%90%E1%BA%BF | Lý Nam Đế | Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503 – 548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Tên gọi
Trong sử cũ viết bằng Hán văn như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì tên thật của Lý Nam Đế được ghi lại là 李賁. Trong khi chữ 李 chỉ có âm Hán Việt là "Lý" thì chữ 賁 lại có thể đọc là "Bí" hoặc "Bôn", mà sử cũ viết bằng Hán văn thì lại không chỉ rõ chữ 賁 phải đọc như thế nào nên có người đọc "李賁" là "Lý Bôn", lại có người đọc là "Lý Bí". Xét về nghĩa thì tên Lý Bôn có tính hợp lý hơn vì chữ 賁 âm bôn có nghĩa là dũng cảm, nhanh nhẹn
Quê hương
Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người tỉnh Sơn Tây vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Giao Châu để lánh nạn loạn Vương Mãng. Qua chín đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn năm thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân".
Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì Lý Bí không phải là thế hệ thứ bảy mà là thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang Việt Nam. Khoảng cách 11 thế hệ trong năm thế kỷ hợp lý hơn là bảy thế hệ trong năm thế kỷ. Theo đó, đời thứ bảy là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền Thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo, Lý Bí và Lý Hùng.
Lịch sử Trung Quốc cho biết: "Năm 436 vua Lưu Tống Văn Đế (424–453) sai thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp." Năm 453 vua Lưu Tống Văn Đế cùng thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp lấy được nhiều của quý lạ thì từ cuối thời Tây Hán là năm 25 Công nguyên đến khi Đàn Hoà Chi đánh Lâm Ấp lần thứ nhất năm 436 là hơn 400 năm. Trong khi đó theo cách tính của Nguyễn Duy Hinh thì Lý Thanh là đời thứ tám, như vậy từ cụ tổ đầu tiên sang Việt Nam cho đến Lý Thanh chưa tới 250 năm, thế thì không thể hợp tác với Đàn Hoà Chi năm 436 được. Từ cụ tổ đầu tiên sang Việt Nam đến vua Lý Bí không phải 11 đời hay 7 đời, mà là 17 đời. Có khả năng con số 7 này sai bởi khâu in ấn từ 17 thành 7, giống như trường hợp Ngô Mây sinh năm 1919 in nhầm thành 1929 (đã được chỉnh lý trên báo QĐND số ra ngày 31 tháng 12 năm 2006) hay nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê năm 1527 lại in 1517. Đại Việt sử ký toàn thư thì chép: "Tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ vì việc đánh dẹp mới tránh sang ở đất phương Nam, được bảy đời thì thành người Nam" chứ không nói đến Lý Bí là bảy đời.
Theo thần sắc chép về Lý Thiên Bảo, anh trai Lý Bí là ở xã Dịch Vọng Tiền (Cầu Giấy, Hà Nội) như sau: "Giáp Tăng Phúc xã Dịch Vọng Tiền ngày nay, xưa vốn là trang Thái Bình. Đất ở đây bằng phẳng, sông ở đây trong mát cây cối xanh tươi mà sầm uất, phong tục chất phác mà dày dặn. Trong ấp có ông Lý Thiên Bảo luôn làm việc thiện, ngày đêm thắp hương thờ thượng đế, rộng lòng làm điều phúc, bỏ của tu tạo đền chùa..."
Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618–907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225–1400)," như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam sử lược ghi rằng phủ Long Hưng thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thời Bắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển. Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằm trong khoảng vùng Sơn Tây (Hà Nội) . Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và những người gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử.
Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542–2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6 tháng 10 năm 2012 tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" đã đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Tuổi thơ Của Lý Bí
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17 tháng 10 năm 503). Lý Bí có tài, được Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư (蕭諮) nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
Đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp
Khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Đan Phượng, Hà Nội) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ được cho chức "gác cổng thành" nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn hay còn gọi là Đào Công Tuấn.
Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.
Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí chỉ mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn còn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Đánh lui cuộc phản công của nhà Lương
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu. Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sợ thế mạnh của Lý Bí nên không dám tiến quân, xin khất tới mùa thu năm sau. Thứ sử Quảng Châu là Hoán (theo Trần thư là Tiêu Ánh) không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục, nên Quýnh và Hùng buộc phải tiến quân.
Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí đánh bại, mười phần chết đến sáu, bảy phần, quân tan rã.
Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).
Đánh đuổi Lâm Ấp
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía nam, vua Lâm Ấp có ý nhòm ngó Giao Châu.
Biên giới giữa Giao Châu và Lâm Ấp lúc đó là dãy núi Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp Rudravarman I mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp.
Sử sách không mô tả rõ diễn biến trận đánh này, chỉ ghi sơ lược: Phạm Tu tiến quân vào Nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.
Có ý kiến cho rằng người đi đánh Lâm Ấp là Lý Phục Man chứ không phải Phạm Tu và đây là hai vị tướng khác nhau; lại có ý kiến cho rằng chính Phạm Tu là Lý Phục Man, vì có công đánh Lâm Ấp mà được ban họ Lý, đổi tên Phục Man (chinh phục người Man).
Dựng nước Vạn Xuân
Năm 544, tháng giêng, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Ông đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, thành lập triều đình với hai ban văn, võ và lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
Hiện có một số mâu thuẫn về kinh đô của Lý Nam Đế. Một số nguồn cho rằng Lý Nam Đế đóng đô ở thành Long Biên. Tuy nhiên ngày nay đa số công nhận kinh đô của Lý Nam Đế là một tòa thành được xây ở cửa sông Tô Lịch (thuộc Hà Nội ngày nay). Hiện nay tại xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng (tức huyện Chu Diên xưa) còn dấu tích thành Ô Diên của Hậu Lý Nam Đế.
Chạy về động Khuất Lão
Năm 545, tháng 5, nhà Lương cho Dương Phiêu (hay Dương Thiệu) làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.
Trần Bá Tiên đem quân đi trước. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều, Phạm Tu tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (Phong Châu cũ, ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Quân Lương đuổi theo vây đánh.
Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng. Tháng 8, ông đem hai vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao bảy thước, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.
Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão, ông ủy cho con Thái phó Triệu Túc là Tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.
Ngày nay, các sử gia trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thống nhất xác định địa danh động Khuất Lão thuộc địa bàn xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Qua đời
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13 tháng 4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được năm năm (543–548), thọ 46 tuổi. Theo sách Việt Nam văn minh sử cương của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, vì nhiễm lam chướng nên bị mù hai mắt. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ thường phải xướng tên các đồ lễ để vua nghe thấy. Lại cũng theo tài liệu này, có thuyết cho rằng không phải Lý Nam Đế ốm chết mà vua bị người Lạo làm phản giết hại. Tướng Lý Phục Man cũng mất theo vua vì nạn này.
Gia đình
Anh trai: Lý Thiên Bảo
Cháu trai: Hậu Lý Nam Đế
Bình luận
Theo sử gia Lê Văn Hưu:
Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.
Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:
Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?
Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhận xét:
Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!
Lưu danh
Hầu hết các thành phố, thị xã trên khắp cả nước đều có nhiều đường phố với cái tên Lý Nam Đế. Nhiều trường học cũng được đặt theo cái tên này.
Xem thêm
Nhà Tiền Lý
Triệu Việt Vương
Lý Thiên Bảo
Phạm Tu
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử, định dạng PDF.
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin.
Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử cương, Nhà Xuất bản Thanh niên.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 4, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
Chú thích
Người Thái Nguyên
Người Hà Nội
Vua nhà Tiền Lý
Anh hùng dân tộc Việt Nam
Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2
Sinh năm 503
Mất năm 548
Người Hà Tây |
6793 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u%20Vi%E1%BB%87t%20V%C6%B0%C6%A1ng | Triệu Việt Vương | Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; 524 – 571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là một trong những nhà lãnh đạo khởi nghĩa, giành tự chủ thời Bắc thuộc ở Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy.
Thân thế
Triệu Quang Phục là con của Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên (nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Ông được sử sách mô tả là người uy tráng dũng liệt. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được giao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Sự nghiệp
Đánh đuổi quân Lương
Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi thua trận phải lui về động Khuất Lão, Lý Nam Đế đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng Giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn hai vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王).
Sau khi nghe tin Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Giặc chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về bắc.
Chia nước với họ Lý và mất nước
Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Uyên.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình (vùng Hoài Đức, Hà Nội). Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật Tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên.
Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó họ Triệu mất nước.
Truyền thuyết
Trong sử sách cổ đại có nói rằng nguyên nhân được thua của ông là do được và mất mũ đâu mâu móng rồng. Thực ra, đó chỉ là huyền thoại. Truyện kể như sau:
Năm 549, ông ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kính cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc). Năm 557, con gái của Triệu Quang Phục lấy con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Năm 570, Nhã Lang nói với vợ rằng: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp, chiếm được nước.
Theo Ngô Sĩ Liên: Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?.
Truyện này giống như truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy thời Triệu Đà đánh An Dương Vương. Các sử gia nhà Nguyễn nhận xét về truyền thuyết này trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục như sau:
Sử cũ chép việc Triệu Việt Vương được cái móng rồng của Chử Đồng Tử cho; việc Nhã Lang sang gửi rể rồi lấy trộm móng rồng; việc Triệu Việt Vương vì mất cái móng rồng mà bị thua. Đem những việc ấy kháp với chuyện Thục An Dương Vương và Triệu Trọng Thủy trước kia giống nhau như hệt, kỳ quái trái thường không cần phải biện bạch cho lắm. Nhưng Sử cũ chép phần nhiều trùng điệp nhau, sai hẳn sự thực, đại loại như thế đấy. Nay muốn tìm ở Sử cũ lấy chuyện có thể tin ở đời này và truyền lại đời sau, thật cũng khó lắm.
Theo Đại Nam Quốc sử Diễn ca, Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gả Cảo Nương cho Nhã Lang:
Có người: Hống, Hát họ Trương
Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
Rằng: "Xưa Trọng Thủy, Mỵ Châu,
Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng sự còn gần,
Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?"
Tướng lĩnh
Các tướng phò giúp vua Triệu Quang Phục được thờ phụng tại các đền, đình, nghè tại Việt Nam bao gồm:
Đức thánh Tam Giang được thờ tại các làng ven ba con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Đuống.
Phùng Kim được thờ cùng Triệu Quang Phục tại di tích đền Tiên Yên, chùa Kim Rong thuộc xã Khánh Lợi, Yên Khánh, Ninh Bình.
Đinh Bính Công được thờ tại Đình Yên Mẫu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh – Di tích Lịch sử cấp nhà nước.
Lưu danh
Người đời sau lập nhiều đền thờ ông ở vùng cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
Ở Nam Định, ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ. Đền làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức Triệu Việt Vương Hoàng Đế, dân làng mở hội từ ngày 11 tới ngày 14 tháng 8 âm lịch hàng năm với rất nhiều nghi lễ truyền thống và sự tham dự của người dân địa phương và du khách thập phương. Đền làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức vua Triệu Việt Vương, dân làng mở hội từ mùng 5 tới mùng 6 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ cổ truyền. Một số nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu,đình làng Phúc Lộc thuộc xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn, Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: đình Chất Thành (xã Chất Bình), đình làng Kiến Thái, đình làng Kim Chính, đền làng Yên Thổ (xã Kim Chính), miếu Thượng (xã Thượng Kiệm), miếu Ứng Luật (Quang Thiện), đình làng Chỉ Thiện (Xuân Chính, đình xã Lưu Phương và chùa Hòa Lạc xã Như Hòa.
Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa, đình Đông Cao và đền Nhân Phẩm là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia thờ Triệu Việt Vương là Thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có Miếu Quảng Từ, đền Phúc Lại, đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương đó là Đền La Phù, đình La Phù, đền Triệu Việt Vương, đình Bạch Cừ, xã Ninh Khang. Gia Viễn cũng có di tích thờ Triệu Việt Vương là Đình Cung Quế xã Gia Trấn, Đình Thần Thiệu xã Gia Tân, Đền Sào Long và đền Đồng Mỹ xã Gia Lập.
Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc (xã Khánh Hồng), đền Triệu Việt Vương (Thị trấn Yên Ninh), đền Tiên Yên, chùa Kim Rong (Khánh Lợi), đền Đông và đền Triệu Việt Vương xã Khánh Hải, đình Tiền Tiến xã Khánh Tiên...
Tại đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban thờ của Triệu Việt Vương.
Năm 2012, tại xã An Vỹ, huyện Khoái Châu (cạnh xã Dạ Trạch) đã xây dựng ngôi đền thờ riêng Triệu Việt Vương (còn gọi là đền Vua Rừng), tương truyền là nơi ông tích trữ lương thảo và thao luyện quân sĩ. Đền còn thờ cha mẹ, các vợ và các tướng phò giúp ông. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 12 tháng 8 hằng năm. Năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và dâng hương tại đền.
Tỉnh Hưng yên cũng đang tiến hành xây dựng một ngôi đền mới thờ riêng Triệu Việt Vương ngay cạnh đền Hóa Dạ Trạch.
Tên của ông được đặt cho nhiều công trình công cộng, như đường phố, trường học.
Xem thêm
Nhà Tiền Lý
Lý Nam Đế
Hậu Lý Nam Đế
Thánh Tam Giang
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
Chú thích
Liên kết ngoài
Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử
Vua nhà Tiền Lý
Người tự sát
Người Hưng Yên
Võ tướng nhà Tiền Lý
Mất năm 571
Người họ Triệu tại Việt Nam |
6799 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1%20d%C3%A0y | Dạ dày | Dạ dày hay bao tử (tiếng Latin: Ventriculus) là một trong những cơ quan trực thuộc hệ tiêu hóa (Apparatus digestorius) ở người và động vật. Ở người, dạ dày là cơ quan có dạng túi chữ J nằm trong hoàn toàn trong khoang ổ bụng (cavitas abdominis), nối bởi thực quản (Oesophagus) và tá tràng (Duodenum), đoạn đầu của ruột non.
Nhìn chung, dạ dày có hai chức năng chính: tiết dịch vị (chứa hydrochloric acid HCl, enzyme pepsin phân giải protein thành các đoạn polypeptide ngắn hơn) và co bóp, trộn đều viên thức ăn với dịch vị (gọi là dưỡng chấp). Hoạt động của dạ dày được điều khiển theo cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Bài viết này chủ yếu hướng đến dạ dày người.
Dạ dày ở các nhóm động vật
Dạ dày là cơ quan có ở nhiều loài động vật thuộc phân ngành động vật có xương sống. Hình thái, giải phẫu cùng với chức năng của chúng khá đa dạng và đặc trưng cho mỗi loài. Dạ dày đơn được tìm thấy ở người, động vật ăn thịt (chó, mèo, hổ...) và động vật ăn cỏ như thỏ, ngựa... Tuy nhiên, không phải bất kỳ loài nào cũng có dạ dày đơn.
Ở một số động vật nhai lại (trâu, bò, dê...), dạ dày của chúng được chia thành bốn ngăn theo hướng đi của thức ăn là: dạ cỏ (rumen), dạ tổ ong (reticulum), dạ lá sách (omasum) và dạ múi khế (abomasum). Do đời sống của chúng luôn bị những nguy hiểm rình rập khi ăn (tiêu biểu là bị động vật săn mồi ăn thịt), nên chúng cố gắng nhai thật nhiều cỏ ở chỗ kiếm ăn và tổng thẳng vào dạ cỏ. Ở đây, có hệ vi sinh vật cộng sinh dồi dào có chứa enzyme cellulase có khả năng phân giải chất này. Sau đó, thức ăn (hỗn hợp của thực vật và vi sinh vật bám vào) sẽ được chuyển tới dạ tổ ong. Sau khi rời khỏi nơi kiếm ăn, động vật này có xu hướng tìm đến chốn vắng vẻ. Tại đây, chúng "ợ" thức ăn có từ dạ tổ ong lên và tiếp tục nhai kĩ (do đó nhóm loài này mới có tên gọi là động vật nhai lại). Thức ăn sau khi nhai kỹ sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển xuống dạ múi khế. Dạ múi khế mới được xem là dạ dày thực sự vì tại đây mới tiết dịch vị như HCl, pepsin.... Nguồn protein trong thức ăn đến từ bản thân thực vật và vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
Ở nhiều loài chim và gia cầm, dạ dày có thể được chia thành hai phần dạ dày tuyến (proventriculus) và dạ dày cơ hay mề (gigeria). Thức ăn từ diều sẽ được vận chuyển đến dạ dày tuyến. Tại đây, thức ăn thấm dịch vị (HCl) và chuyển xuống mề (hệ thống cơ rất dày). Tại đây, thức ăn được co bóp và trộn đều dịch vị. Ở một số loài chim, tiêu biểu là gà, chúng có tập tính nuốt sỏi. Sỏi được tìm thấy chủ yếu ở dạ dày cơ và có vai trò tăng hiệu quả của việc tiêu hóa.
Ngoài ra, còn có hình thức dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép như dạ dày của lợn. Ở dạ dày lợn, phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra làm cho dạ dày có 5 vùng: thực quản (nhỏ), manh nang, thượng vị, thân vị và hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, không có pepsin và HCl. Vùng thân vị và hạ vị giống như dạ dày đơn (ở loài ăn thịt).
Giải phẫu học dạ dày người
Định khu
Dạ dày nằm sát dưới vòm hoành trái, phía sau cung sườn và thượng vị trái. Dạ dày có tính co dãn, có thể tích từ 2.0 - 2.5 lít và không có hình dạng nhất định. Khi rỗng, dạ dày có hình túi dạng chữ J.
Hình thái bên ngoài
Dạ dày gồm có hai thành trước và sau, hai bờ cong vị lớn và nhỏ, và hai đầu: tâm vị (pars cardiaca) ở trên, môn vị (pars pylorica) ở dưới.
Tâm vị (pars cardiaca) rộng khoảng 3 - 4cm, nằm kế cận thực quản và gồm lỗ tâm vị (ostium cardiacum). Lỗ tâm vị thông thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp gấp. Ở người, lỗ tâm vị nằm sau sụn sường VIII trái, trước thân đốt sống ngực X và lệch về trái.
Đáy vị (fundus ventriculi) là phần phình to hình chỏm cầu, bên trái lỗ tâm vị và ngăn cách với thực quản bởi khuyết tâm vị (incisura cardiaca). Thân vị (corpus ventriculi) là phần nối giữa đáy vị, tâm vị (giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị từ khuyết tâm vị) với môn vị (mặt phẳng qua khuyết góc (incisura angularis) của bờ cong vị nhỏ). Thân vị có hình ống, cấu tạo bởi hai thành và hai bờ.
Thân vị (Body of stomach) là phần trung tâm lớn dưới đáy vị . chiếm nhiều diện tích, là không gian chính để co bóp thức ăn. Tại đây acid dịch vị sẽ được tiết ra để hỗ trợ cho quá trình phân hủy thức ăn Phân thân vị gồm:
Thành trước dạ dày (Stomach anterior wall): Nằm ở vùng trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước.
Thành sau dạ dày(Postero-inferior Surface): phần này liên quan tới cơ hoành và liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lá lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng.
Bờ cong vị nhỏ (Lesser curvature): Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.
Bờ cong vị lớn ( Greater curvature): là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn
Phần hang môn vị (pars pylorica) gồm hang môn vị (antrum pyloricum) và ống môn vị (canalis pyloricus). Hang môn vị nối với thân vị và ống môn vị, chạy sang phải và hơi ra sau. Ống môn vị thu lại như cái phễu và kết thúc bằng môn vị.
Môn vị (pylorus): mặt ngoài được đánh dấu bởi tĩnh mạch trước môn vị (v. prepylorica) và có thể nhận biết bàng cách sờ bằng tay. Ở giữa môn vị là lỗ môn vị (ostium pyloricum) định khu bên phải đốt sống thắt lưng I và nối với hành tá tràng.
Hình thái bên trong
Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp như sau: lớp thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ (gồm có 3 lớp cơ nhỏ hơn là cơ dọc, cơ chéo và cơ thứ 3 là cơ vòng), lớp hạ niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc – đây là lớp được phân cách bởi một lớp cơ trơn với lớp hạ niêm mạc.
Lớp tiếp theo là mạch máu của dạ dày. Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch bắt nguồn từ thân tạng và tạo nên 2 vòng cung, cụ thể:
Một vòng cung nhỏ chạy dọc theo bờ cong nhỏ.
Một vòng cung lớn chạy dọc theo bờ cong lớn.
Cuối cùng là hệ thần kinh. Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh phế vị (dây X) và một số nhánh của đoạn tủy còn gọi là phần đối giao cảm. Còn phần giao cảm bao gồm các sợi giao cảm từ các hạch giao cảm ngực và thắt lưng.
Lớp thanh mạc
Lớp này có vị trí ngoài cùng thuộc lá tạng phúc mạc.
Tấm dưới thanh mạc
Đây là tổ chức liên kết rất mỏng, gần như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ chứa mỡ và các bó mạch thần kinh.
Lớp cơ
Lớp này để thích ứng việc nhào trộn thức ăn. Lớp cơ vòng của dạ dày có thêm các sợi chéo. Lớp cơ có cấu tạo từ ngoài vào trong với 3 lớp như sau:
Cơ dọc: liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ.
Cơ vòng: bao kín toàn dạ dày, đặc biệt ở môn vị.
Cơ chéo: là lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về phía bờ cong lớn.
Tấm dưới niêm mạc (lớp hạ niêm mạc)
Đây là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo nên dễ bị xô đẩy.
Lớp niêm mạc
Đây là lớp lót mặt trong dạ dày.
Ngoài ra, dạ dày được cấp máu từ hai nguồn chính: vòng mạch bờ cong vị nhỏ và vòng mạch bờ cong vị lớn. Hai vòng mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng.
Chức năng dạ dày
Cơ học
Chứa thức ăn
Nhào trộn thức ăn
Tống vị trấp ra khỏi dạ dày
Bài tiết và hoá học
Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Năm 1982 một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori đã được hai bác sĩ người Úc phát hiện. Vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày. Chính nhờ phát hiện này mà việc điều trị đã bước sang một kỷ nguyên mới. Phát hiện trên đã được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về y học năm 2005.
Bệnh dạ dày ở người
Trào ngược dạ dày thực quản
Là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch vị trong dạ dày lên thực quản. Tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng. Các triệu chứng bao gồm các vị của axit ở phía sau miệng, ợ nóng, hơi thở hôi, đau ngực, nôn mửa, khó thở....
Viêm dạ dày
Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm sưng. Trong dạ dày có một sự cân bằng nhỏ giữa axit và thành niêm mạc được bảo vệ bởi chất nhầy . Khi lớp niêm mạc này bị phá vỡ vì bất kỳ lý do gì, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày có thể xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến đau bụng trên, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn , nôn và ợ chua . Khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể trở nên liên tục; máu có thể bắt đầu rò rỉ và được nhìn thấy trong phân. Nếu chảy máu nhanh và đủ lượng, thậm chí có thể dẫn đến nôn ra máu đỏ tươi ( nôn ra máu). Khi độ axit trong dạ dày không được kiểm soát, nó thậm chí có thể gây mất máu nghiêm trọng (thiếu máu) hoặc dẫn đến thủng (lỗ) trong dạ dày, đây là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa.
Loét dạ dày
Nặng hơn tình trạng viêm sưng thông thường. Những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra các triệu chứng như: ợ hơi, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, đi ngoài phân đen... có thể xuất hiện.
Liệt dạ dày
Một vấn đề lâu dài rất phổ biến khác hiện được đánh giá cao hơn là liệt dạ dày . Liệt dạ dày ảnh hưởng đến hàng triệu người và thường không bao giờ bị nghi ngờ và hầu hết bệnh nhân đều chậm trễ trong việc chẩn đoán. Về cơ bản trong liệt dạ dày, nhu động dạ dày biến mất và thức ăn vẫn ứ đọng trong dạ dày. Nguyên nhân phổ biến nhất của liệt dạ dày là bệnh tiểu đường nhưng nó cũng có thể xảy ra do tắc nghẽn ở đoạn cuối dạ dày, ung thư hoặc đột quỵ. Các triệu chứng của liệt dạ dày bao gồm đau bụng, đầy, chướng bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn, chán ăn và cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, thậm chí cả dạ dày, mặc dù đây là một biểu hiện hiếm gặp. Đặc điểm chính của nó là loét viêm có thể ảnh hưởng đến tổng độ dày của thành dạ dày và có thể chảy máu nhưng hiếm khi thủng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, chán ăn và sụt cân. Tiêu chảy cũng là một triệu chứng có thể phát triển, vì vậy việc kiểm tra phân xem có máu hay không là rất quan trọng. Các triệu chứng của bệnh Crohn có thể tồn tại với một người trong nhiều tuần hoặc tự biến mất. Nên báo cáo các triệu chứng cho bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày rất hiếm và tỷ lệ mắc bệnh đang giảm trên toàn thế giới. Ung thư dạ dày thường xảy ra do sự thay đổi nồng độ axit và có thể biểu hiện bằng các triệu chứng mơ hồ như đầy bụng, sụt cân và đau. Nguyên nhân thực sự của bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được biết nhưng có liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori , bệnh thiếu máu ác tính , bệnh Menetriere và chất bảo quản chứa nitơ trong thực phẩm
Ngoài ra còn có các bệnh lý khác như: xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, viêm môn vị, viêm bờ cong nhỏ dạ dày ...
Tham khảo
Ổ bụng
Hệ tiêu hóa
Cơ quan
Dạ dày |
6800 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn%20ng%C3%B4n%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp | Tuyên ngôn độc lập | Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Những tuyên ngôn độc lập trong lịch sử
Trong lịch sử, đã có những bản tuyên ngôn độc lập sau:
A
Tuyên ngôn Arbroath (1320) - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử, tuyên bố sự độc lập của Scotland từ Anh (England).
Bản Tuyên ngôn Độc lập Argentine (1816).
Bản Tuyên ngôn Độc lập Ấn Độ (1947) - Ấn Độ tuyên bố độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
B
Bản Tuyên ngôn Độc lập Bangladesh (1971) - Bangladesh (trước đó là Đông Pakistan) tuyên bố độc lập từ Pakistan.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Brasil (1822) - Brasil tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha.
C
Bản Tuyên ngôn Độc lập Trung Mỹ (1821) - Ký bởi các quốc gia tại Trung Mỹ: Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua và Costa Rica.
D
Bản Tuyên ngôn Độc lập Cộng hòa Dominican (1844) - Cộng hòa Dominican tuyên bố độc lập từ Haiti.
Đ
Bản Tuyên ngôn Độc lập Đông Timor (1975) - Đông Timor (trước đó là Timor thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. Tuyên bố này được nhiều quốc gia cộng sản và Thế giới thứ ba công nhận, nhưng không được công nhận bởi Úc, Bồ Đào Nha và Indonesia. Sau đó Indonesia chiếm Đông Timor.
G
Bản Tuyên ngôn Độc lập Guiné-Bissau (1973) - Guiné-Bissau (trước đó là Guiné thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1973.
H
Sắc lệnh Độc lập Haiti (1804) - Vào ngày 1 tháng 1 năm 1804, Jean Jacques Dessalines tuyên bố Haïti là một nước cộng hòa tự do.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (1776) - Hoa Kỳ tuyên bố độc lập từ Đế quốc Anh.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Hungary (1849) - Hungary tuyên bố độc lập từ Đế quốc Áo. Nhưng ngay sau đó, với giúp đỡ của Nga, triều đình Áo đã đè bẹp cuộc cách mạng của Hungary.
I
Bản Tuyên ngôn Độc lập Iceland (1944) - Iceland tuyên bố độc lập từ Đan Mạch sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Indonesia (1945) - Indonesia tuyên bố độc lập từ Hà Lan.
V
Bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam (1945) - Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp và Nhật.
Những bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam
Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:
Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tham khảo
Luật quốc tế
Phong trào giải phóng dân tộc
Phong trào độc lập Việt Nam |
6803 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn%20ng%C3%B4n%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%29 | Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) | Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà ở thế kỷ 11 và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Lịch sử
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh là một phần của phe Đồng Minh nên Nhật Bản đầu hàng ngày 19 tháng 8 sau Cách mạng tháng Tám.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày "Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam" của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các giáo dân hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.
Nội dung bản tuyên ngôn
Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.
Những người ký tên gồm: Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến.
Diễn biến ngày 2 tháng 9
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc.
Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.
Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French)–nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức đã có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.
Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.
Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài, điều làm ngạc nhiên nhiều người đứng xem vì họ mong chờ những người cầm quyền sẽ di chuyển với phong thái từ tốn và trang nghiêm. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng Hồ Chí Minh cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.
Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, "Độc lập! Độc lập!" Hồ Chí Minh vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Hồ Chí Minh bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đọc đến giữa chừng, Hồ Chí Minh hỏi: "Tôi nói, Đồng bào có nghe rõ không?" và đám đông đồng thanh hô vang "Rõ!".
Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp, và cảnh báo rằng người Việt "kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp". Kết thúc bài phát biểu của mình, Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn. Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Là một người có khả năng ăn nói thiên bẩm, Trần Huy Liệu dường như đã làm cho đám đông cười ồ lên và vỗ tay khi mô tả sự cáo chung của chế độ quân chủ. Hòa vào bối cảnh đó, Hồ Chí Minh tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để "chặt đầu kẻ phản bội".
Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu cần thống nhất và đấu tranh, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam. Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!" Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.
Tại Sài Gòn
Vào thời điểm đó, do hạn chế về phương tiện kỹ thuật nên các diễn biến ở Hà Nội không được truyền đến Sài Gòn nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu, nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Sài Gòn nói riêng đã thể hiện lòng quyết tâm ủng hộ cách mạng, ủng hộ mặt trận Việt Minh, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam. Lễ đài lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ ra đường, thành một biển người chưa từng thấy ở thành phố này. Cờ rợp trời: cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!" bằng năm thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga.
Lễ độc lập cử hành đúng 14 giờ chiều. Nhưng mới 12 giờ trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong các trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước. Theo thông báo của ban tổ chức buổi lễ, đúng 14 giờ chiều hôm ấy, tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đài tiếng nói Việt Nam (lúc đó đặt tại Bạch Mai nên còn gọi là Đài Bạch Mai) sẽ trực tiếp truyền thanh buổi lễ ở Hà Nội trên làn sóng 32m. Ban tổ chức sẽ tiếp sóng Đài Bạch Mai để đồng bào Sài Gòn nghe bản Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh đặt dọc theo đường Cộng Hòa và các ngả đường gần đó.
Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người. Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này: đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu. Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn. Lúc đó, các nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.
Mở đầu, ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn trong lịch sử nước nhà sau Cách mạng Tháng Tám: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống". Song cuộc hồi sinh của dân tộc đang bị kẻ thù đe dọa: "Kẻ địch toan tính một cuộc âm mưu gác lại ách nô lệ trên cổ 25 triệu đồng bào... Chúng tôi đã nắm được bằng cớ chắc chắn là họ toan dùng võ lực thình lình lật đổ chính phủ dân chủ cộng hòa để đặt lại một quan toàn quyền như thuở trước".
Do đó, ông khuyên đồng bào hãy đề cao cảnh giác: "Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ". Ông Trần Văn Giàu hỏi những người dự lễ: "Đồng bào ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ ta không? Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân - ra mặt hay giấu mặt - trở lại không?". Sau mỗi câu hỏi của ông, cả triệu người đồng thanh đáp lại: "Không! Không! Không!" vang dội một góc trời. Tiếp sau sự đồng tâm ấy, ông Trần Văn Giàu nhắc lại những điều đã nói với đại diện chính phủ Pháp:
"Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng ký kết với Cộng hòa Pháp những hiệp ước cộng tác về kinh tế, về văn hóa, luôn về binh bị nữa, nếu Pháp công khai thừa nhận quyền độc lập của chúng tôi. Nhược bằng trái lại, các người kể chúng tôi như tôi mọi thì liên hiệp với dân chúng cách mạng Pháp, chúng tôi thề chết (chứ) không nhượng bộ trước bất cứ một sự hăm dọa hay khiêu khích nào". Thay mặt hàng triệu người dân Nam bộ, ông nói lên quyết tâm bảo vệ tổ quốc: "Chúng ta thề cương quyết đứng bên cạnh chánh phủ, chống mọi sự xâm lăng, dầu chết cũng cam lòng". Ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".
Ý nghĩa
Về mặt chính trị, bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đây là biểu tượng cho việc chấm dứt sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam. Bản tuyên ngôn đã đưa tới cho người đọc và người nghe một thế giới quan kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu được việc Pháp sẽ quay lại và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo và lên án những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... Đồng thời khẳng định, Việt Nam – một nước thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai – đã giành độc lập sau khi chiến thắng Phát xít Nhật Bản, trước đó người Pháp đã hai lần trao quyền đại diện và bảo hộ đối với Việt Nam cho Phát xít Nhật nên Pháp không còn đủ tư cách để đại diện cho nhân dân Việt Nam nữa. Bản Tuyên ngôn độc lập còn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá. Bản tuyên ngôn độc lập để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao mà Hà Nội dành cho Paris và Washington khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1791). Việc này đã tạo ra bức tranh đối lập giữa những lý tưởng mà Pháp và Mỹ vẫn đang cổ súy với thực tại đau khổ trong 80 năm Việt Nam bị Pháp cai trị.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh David G. Marr
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn tại trang web Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
[http://datafilesbk.chinhphu.vn/files/dlt/2010/09/HOCHI%20MINH.WAV Âm thanh bản tuyên ngôn độc lập]
Tiến trình viết bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguyễn Phúc Nghiệp, 12-8-2008
Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Việt Nam
Sự kiện lịch sử Việt Nam
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tác phẩm của Hồ Chí Minh
Việt Nam năm 1945
Quan hệ quốc tế năm 1945
Luật năm 1945
Phong trào độc lập Việt Nam
Tác phẩm văn học Việt Nam
Văn bản lịch sử Việt Nam |
6807 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%20t%E1%BB%AD | Sư tử | Sư tử (Panthera leo) là một trong những loài đại miêu của họ Mèo, chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990. Trong văn hóa phương Tây, sư tử được mệnh danh là "chúa tể rừng xanh" (king of the jungle) hay "vua của muôn thú" (king of beasts). Sư tử là loài dị hình giới tính; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg (330 đến 550 lb) đối với con đực và 120 đến 182 kg (265 đến 400 lb) đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ Đông Bắc Á. Sư tử đực có thể dễ dàng được nhận ra từ xa bởi bờm của chúng. Sư tử hoang hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á (nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10 000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru. Sư tử là loài sắp nguy cấp, chúng đã được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1996 bởi vì những quần thể sư tử ở các nước châu Phi đã giảm khoảng 43% kể từ đầu những năm 1990. Nhiều quần thể sư tử không được bảo vệ bên ngoài những khu vực được chỉ định bảo vệ. Mặc dù nguyên nhân của sự suy giảm chưa được làm rõ một cách đầy đủ, nhưng mất môi trường sống và xung đột với con người là những nguyên nhân lớn nhất.
Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc phải đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại khác. Chúng thường sống ở xavan và thảo nguyên chứ không sống trong những khu rừng rậm rạp. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại với lối sống theo bầy đàn. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Các nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, chủ yếu săn những loài động vật móng guốc lớn. Chúng là loài động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt và chủ yếu ăn thịt sống, mặc dù chúng cũng sẽ ăn xác thối khi có cơ hội. Một số con sư tử đã được biết đến là có thể săn người, mặc dù đây là điều không thường thấy ở chúng.
Là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa loài người, sư tử đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Sư tử đã được nuôi nhốt từ thời Đế quốc La Mã và là một loài chủ chốt được tìm kiếm để triển lãm trong các vườn bách thú trên khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 18. Miêu tả văn hóa của sư tử là nổi bật trong thời kỳ đồ đá cũ; tranh khắc và tranh vẽ từ hang động Lascaux và Chauvet ở Pháp đã có từ 17.000 năm trước, và các mô tả đã xảy ra ở hầu hết các nền văn hóa cổ đại và trung cổ trùng với các phạm vi trước đây và hiện tại của sư tử.
Từ nguyên
Danh từ "sư tử" trong tiếng Việt là phiên âm Hán-Việt của hai chữ 獅子 (Bính âm: shīzi) trong tiếng Quan thoại phổ thông, còn gọi là con sư (獅). Trong tiếng Trung thượng cổ, từ này được đọc là *sri theo Thượng Phương (2003). Nhiều khả năng, người Hán đã vay mượn tên con sư tử từ người Ba Tư, so sánh với từ sư tử trong tiếng Ba Tư cổ điển là شیر (šêr).
Danh từ "lion" 'sư tử' trong tiếng Anh là từ mượn của leo trong tiếng Latin và λέων (leon) tiếng Hy Lạp cổ đại. Từ אַריֵה lavi trong tiếng Hebrew có lẽ liên quan.
Phân loại
Felis leo là tên khoa học được Carl Linnaeus sử dụng vào năm 1758, người đã mô tả con sư tử trong tác phẩm Systema Naturae. Tên chi Panthera được đặt ra bởi nhà tự nhiên học người Đức Lorenz Oken vào năm 1816. Giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20, 26 mẫu sư tử được mô tả và đề xuất là phân loài, trong đó 11 mẫu được công nhận là hợp lệ vào năm 2005. Chúng được phân biệt dựa trên ngoại hình, kích thước và màu sắc của bờm. Bởi vì các đặc điểm này cho thấy nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân, hầu hết các dạng này có thể không phải là phân loài thực sự, đặc biệt là vì chúng thường dựa trên tài liệu của bảo tàng với các đặc điểm hình thái "nổi bật, nhưng bất thường".
Dựa trên hình thái của 58 hộp sọ sư tử trong ba bảo tàng châu Âu, các phân loài krugeri, nubica, Persica và senegalensis được đánh giá khác biệt nhưng bleyenberghi chồng chéo với senegalensis và krugeri. Persica Sư tử châu Á là đặc biệt nhất và sư tử Cape có đặc điểm liên kết với nó nhiều hơn so với các sư tử cận Sahara khác.
Họ hàng gần nhất của sư tử là các loài khác thuộc chi Panthera; hổ, báo tuyết, báo đốm, và báo hoa mai. Kết quả nghiên cứu phát sinh gen được công bố vào năm 2006 và 2009 chỉ ra rằng báo đốm và sư tử thuộc về một nhóm đã chuyển hướng khoảng 2,06 triệu năm trước. Kết quả của các nghiên cứu sau đó được công bố vào năm 2010 và 2011 chỉ ra rằng báo hoa mai và sư tử thuộc cùng một nhóm, chúng phân tách từ 1,95 đến 3,10 triệu năm trước. Tuy nhiên, sự lai tạo giữa sư tử và báo tuyết có thể đã tiếp tục cho đến khoảng 2,1 triệu năm trước.
Phát sinh học
Nghiên cứu phát sinh gen sớm đã tập trung vào sư tử Đông và Nam Phi, và đã cho thấy chúng có thể được chia thành hai nhánh chính; một ở phía tây và một ở phía đông của Đới tách giãn Đông Phi. Sư tử ở miền đông Kenya gần gũi về mặt di truyền với sư tử ở Nam Phi hơn là sư tử ở Công viên quốc gia Bologare ở miền tây Kenya. Trong một nghiên cứu tiếp theo, mẫu mô và xương của 32 mẫu sư tử trong bảo tàng đã được sử dụng. Kết quả chỉ ra sư tử tạo thành ba nhóm thực vật học: một nhóm ở châu Á và Bắc Phi, ở Trung Phi và ở Nam Phi. Có tới 480 mẫu sư tử từ tối đa 22 quốc gia được phân tích trong các nghiên cứu phát sinh gen tiếp theo, với kết quả chỉ ra hai nhóm sư tử tiến hóa chính.
Các mẫu của 53 con sư tử, cả hoang dã và nuôi nhốt, từ 15 quốc gia đã được sử dụng để phân tích phát sinh gen. Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền giữa các mẫu sư tử từ châu Á, Tây và Trung Phi, trong khi các mẫu từ Đông và Nam Phi cho thấy nhiều đột biến hỗ trợ nhóm này có lịch sử tiến hóa lâu hơn. Kết quả nghiên cứu về thực vật học sau đó chỉ ra rằng sư tử đã chuyển hướng sang các dòng dõi phía bắc (Bắc - Tây Phi - châu Á) và miền nam (Đông - Nam Phi) khoảng 245.000 năm trước. Sự tuyệt chủng của sư tử ở miền nam châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông làm gián đoạn dòng gen giữa sư tử ở châu Á và châu Phi.
Hơn 190 mẫu sư tử đã có sẵn cho nghiên cứu thực vật học, bao gồm tám mẫu sư tử hoang dã từ Cao nguyên Ethiopia. Ba trong số chúng có nguồn gốc ở Công viên Quốc gia Vùng Ogaden, Gambela, Bale cùng với tập hợp các mẫu sư tử từ Chad và Cameroon. Năm mẫu sư tử từ các khu vực khác ở Ethiopia tụ lại với các mẫu sư tử từ Đông Phi. Do đó, các nhà khoa học cho rằng Ethiopia là vùng tiếp xúc giữa hai phân loài.
Phân loài đã tuyệt chủng
Các phân loài sư tử khác hoặc các loài anh em với sư tử hiện đại tồn tại trong thời tiền sử:
P. leo fossilis, P. fossilis hoặc P. spelaea fossilis, mảnh xương được khai quật ở Đức, Vương quốc Anh, Ý và Cộng hòa Séc được ước tính là từ 680.000 đến 600.000 năm tuổi. Loài này lớn hơn sư tử hiện đại.
P. l spelaea hoặc P. spelaea mảnh xương đã được khai quật ở châu Âu, Bắc Á, Canada và Alaska. Nó được coi là một dạng P. fossilis có nguồn gốc nhiều hơn, cả hai đều được gọi là sư tử hang động, và có lẽ đã bị tuyệt chủng trong khoảng thời gian từ 14.900 đến 11.900 năm trước. Các mảnh xương lâu đời nhất được biết đến ước tính từ 109.000 đến 57.000 năm tuổi. Nó được mô tả trong các bức tranh hang động đá cổ, chạm khắc ngà voi, và các bức tượng bằng đất sét, cho thấy nó có đôi tai nhô ra, đuôi búi và sọc mờ như hổ. Một vài mẫu vật được mô tả với những vết xù quanh cổ.
P. l. atrox hoặc P. atrox, được gọi là sư tử Mỹ hoặc sư tử hang động Mỹ, tồn tại ở châu Mỹ từ Canada đến có thể là Patagonia trong Kỷ nguyên Pleistocene. Đây là một trong những phân loài thuộc họ Mèo lớn nhất từng tồn tại; Chiều dài từ đầu- cơ thể của nó được ước tính là từ 1,6m- 2,5m (5 ft 3 in 8 ft 2 in), nó cao 1,2 m (4 ft) tới vai. Hóa thạch gần đây nhất là từ Edmonton và có niên đại đến 11.355 ± 55 năm trước.
P. l. Sinhaleyus sinh sống ở Sri Lanka vào cuối kỷ Pleistocene và được cho là đã tuyệt chủng khoảng 39.000 năm trước. Phân loài này được Deraniyagala mô tả vào năm 1939 dựa trên một xác chết hóa thạch được tìm thấy trong hang Batadomba.
Phân loài chưa xác định
P. l. youngi hoặc Panthera youngi phát triển mạnh mẽ từ 350.000 năm trước. Mối quan hệ của nó với các phân loài sư tử còn tồn tại còn là bí ẩn; nó có lẽ đại diện cho một loài khác biệt.
P. l. mesopotamica đã được mô tả trên cơ sở một bức phù điêu từ thời kỳ Tân–Assyria được thực hiện từ năm 1000 trước Công nguyên đến năm 600 trước Công nguyên ở Lưỡng Hà cổ đại.
P. l. europaea đã được đề xuất cho phần còn lại của những con sư tử được khai quật ở Nam Âu cho đến giữa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ sắt sớm.
P. l. maculatus, được gọi là Marozi hoặc sư tử đốm, đôi khi được cho là một phân loài riêng biệt. Nếu nó là một phân loài không phải là một số ít cá thể có màu sắc khác thường, nó đã bị tuyệt chủng kể từ năm 1931. Nó cũng có thể là một con báo đốm tự nhiên thường được gọi là leopon, mặc dù đây là một nhận dạng ít có khả năng.
Phân loài còn tồn tại
Sự khác biệt chủ yếu giữa các phân loài sư tử là kích thước, thể hiện qua bộ bờm và khu vực sinh sống. Tuy nhiên, một số phân loài thể hiện những thói quen và sự phù hợp để sinh tồn; ví dụ: sư tử Kalahari có khả năng sinh sống trong điều kiện thiếu nước. Tất cả đều phân bổ ở châu Phi, ngoại trừ duy nhất là sư tử châu Á.
Panthera leo azandica - sư tử đông bắc Congo.
Panthera leo bleyenberghi - sư tử Katanga.
Panthera leo hollisteri - sư tử Congo.
Panthera leo krugeri - sư tử Nam Phi.
Panthera leo leo - sư tử Barbary. Chúng là phân loài sư tử lớn nhất, từng sinh sống từ Maroc tới Ai Cập. Con sư tử hoang Barbary cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922 do sự săn bắn bừa bãi của con người. Tuy nhiên, may mắn là một số cá thể sư tử vẫn còn sống sót trong điều kiện nuôi nhốt và con người đang cố gắng gia tăng số lượng loài này. Những con sư tử Barbary ngày xưa đã được các hoàng đế La Mã nuôi, để lợi dụng chúng cho những cuộc chiến trên đấu trường. Những nhà quý tộc La Mã như Sulla, Pompey và Julius Caesar, thông thường ra lệnh giết hàng loạt sư tử Barbary - tới 400 con một lần. Sư tử Barbary hiện có số lượng trên thế giới chỉ còn khoảng 1.400 con (khoảng 900 con tại Trung - Tây Phi và 500 con tại Ấn Độ).
Panthera leo massaicus - sư tử Massai.
Panthera leo melanochaitus - sư tử Hảo Vọng; từng được cho là tuyệt chủng năm 1860. Tuy nhiên, sư tử Hảo Vọng hiện còn khoảng 17.000-19.000 con tại Đông và Nam Phi.
Panthera leo nubica - sư tử Đông Phi.
Panthera leo persica - sư tử châu Á. Hiện tại còn khoảng 500 con sinh sống ở khu bảo tồn sinh vật hoang dã Gir thuộc bang Gurajat, Ấn Độ. Đã từng phân bố rộng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bangladesh, nhưng bầy đàn lớn và các hoạt động ban ngày làm cho chúng dễ dàng bị săn bắn hơn so với hổ hay báo hoa mai.
Panthera leo roosevelti - sư tử Abyssinia.
Panthera leo senegalensis - sư tử Tây Phi hay sư tử Sénégal.
Panthera leo somaliensis - sư tử Somalia.
Panthera leo verneyi - sư tử Kalahari.
Tiến hóa
Hóa thạch sớm nhất có thể nhận ra là sư tử được tìm thấy tại Hẻm núi Olduvai ở Tanzania và có niên đại từ 1,4 đến 1,2 triệu năm trước. Từ Đông Phi, sư tử sẽ lan rộng khắp lục địa và đến khắp Bắc bán cầu và tiểu lục địa Ấn Độ với sự mở rộng của môi trường sống mở.
Kỷ lục hóa thạch sớm nhất ở châu Âu được tìm thấy gần Pakefield ở Vương quốc Anh và khoảng 680.000 năm tuổi. Các hóa thạch được tìm thấy trong rừng Bed Cromer cho thấy nó có kích thước khổng lồ và đại diện cho một dòng dõi bị cô lập về mặt di truyền và rất khác biệt với sư tử ở Châu Phi và Châu Á. Nó được phân bố trên khắp châu Âu, khắp Siberia và vào phía tây Alaska thông qua vùng đất Beringian. Sự hình thành dần dần của rừng rậm có khả năng gây ra sự suy giảm phạm vi địa lý của nó gần cuối kỷ Pleistocene muộn. Xương sư tử thường được bắt gặp trong các hang động từ thời Eppy, cho thấy sư tử hang động sống sót ở Balkans và Tiểu Á. Có lẽ có một quần thể liên tục kéo dài vào Ấn Độ. Dấu tích hóa thạch sư tử đã được tìm thấy trong các trầm tích Pleistocene ở Tây Bengal.
Sư tử châu Mỹ trỗi dậy khi một quần thể sư tử Beringian bị cô lập ở phía nam dải băng lục địa Bắc Mỹ khoảng 370.000 năm trước. Loài sư tử này lan rộng khắp Bắc Mỹ, nhưng vắng mặt ở phía đông bắc, có lẽ là do sự hiện diện của các khu rừng taiga dày đặc trong khu vực. Nó trước đây được cho là ở thuộc địa phía tây bắc Nam Mỹ như là một phần của Giao lộ lớn của châu Mỹ. Tuy nhiên, tàn tích hóa thạch được tìm thấy trong các hắc ín của Talara, Peru sau đó được xác định là loài báo đốm lớn bất thường. Mặt khác, hóa thạch của một loài họ mèo lớn từ các địa phương của Pleistocene muộn ở miền nam Patagonia theo truyền thống được xác định là một phân loài tuyệt chủng của báo đốm, Panthera onca mesembrina, đã được báo cáo là vẫn còn của một con sư tử. Sư tử hang động Á-Âu và sư tử châu Mỹ đều tuyệt chủng vào cuối thời kỳ băng hà cuối cùng mà không có hậu duệ ty thể ở các lục địa khác.
Các quần thể sư tử còn tồn tại dường như đã xuống từ các quần thể tị nạn ở Đông và Nam Phi 324.000-169.000 năm trước và di cư đến các khu vực khác của Châu Phi và vào Châu Á khoảng 100.000 năm trước. Dường như sư tử đã tuyệt chủng ở Bắc, Tây và Trung Phi 40.000 201518.000 năm trước do sự gia tăng của khí hậu khô cằn và khi các khu vực này trở nên ẩm ướt hơn 15.000-11.000 năm trước, chúng đã bị tái tổ hợp bởi các quần thể tị nạn từ Trung Đông.
Lai tạo
Sư tử đã được lai tạo với hổ, thường là hổ Siberia và hổ Bengal, để tạo ra các giống lai được gọi là "sư hổ" (Liger) và "hổ sư" (Tigon). Chúng cũng đã được lai với báo để tạo ra "báo sư".
Sư hổ là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Do không có gen ức chế tăng trưởng từ mẹ hổ, nên gen thúc đẩy tăng trưởng được truyền bởi cha sư tử không bị ảnh hưởng bởi gen điều hòa và sư hổ phát triển lớn hơn nhiều so với bố mẹ. Sư hổ thừa hưởng phẩm chất thể chất và hành vi của cả hai loài bố mẹ; ví dụ, bộ lông của nó có cả đốm và sọc trên nền cát. Sư tử đực là vô trùng nhưng con cái thường có khả năng sinh sản. Con đực có khoảng 50% cơ hội có bờm, sẽ có kích thước khoảng 50% so với bờm sư tử thuần chủng. Sư hổ lớn hơn nhiều so với sư tử và hổ bình thường; chúng thường dài 3,65 m (12,0 ft) và có thể nặng tới 500 kg (1.100 lb).
Hổ sư ít phổ biến là sự giao thoa giữa sư tử và hổ đực. Trái ngược với sư hổ, hổ sư thường tương đối nhỏ so với bố mẹ vì ảnh hưởng gen đối ứng.
Đặc điểm
Sư tử có cơ bắp chắc nịch, ngực sâu với đầu ngắn, tròn, cổ và tai tròn. Màu lông của nó thay đổi từ màu sáng đến màu xám bạc, đến màu nâu đỏ và nâu đậm. Các phần dưới thường nhẹ hơn, và các con được sinh ra với các đốm đen trên cơ thể của chúng. Những đốm mờ dần khi sư tử đạt đến tuổi trưởng thành, mặc dù những đốm mờ vẫn thường thấy ở chân và phần dưới cơ thể. Sư tử là thành viên duy nhất của gia đình mèo hiển thị hình thái lưỡng cực tình dục rõ ràng. Con đực mạnh hơn con cái, có đầu rộng hơn và bờm nổi bật, bao phủ phần lớn đầu, cổ, vai và ngực. Bờm thường có màu nâu hoặc màu vàng, rỉ sét và đen. Đặc điểm đặc biệt nhất được chia sẻ bởi cả con cái và con đực là phân cuối đuôi có màu tối, riêng con đực có 1 túm lông ở cuối đuôi. Trong một số sư tử, các lông đuôi che giấu một "cột sống" cứng hoặc "thúc đẩy", khoảng 5 mm (0,20 in) chiều dài, hình thành các phần cuối cùng của xương đuôi hợp nhất với nhau. Sư tử là loài thú họ mèo duy nhất có lông duôi, nhưng chức năng của chúng vẫn chưa được biết. Túm lông này chưa mọc lúc sư tử mới sinh, nhưng chúng bắt đầu phát triển khoảng 5 đến 2 tháng tuổi và dễ nhận biết ở tuổi bảy tháng.
Trong số các cá thể họ mèo còn sống, không lai, sư tử chỉ được so sánh với hổ về chiều dài và chiều cao ở vai. Chiều dài của sư tử ngắn hơn một chút so với hổ, ngược lại chiều cao của chúng lại nhỉnh hơn hổ. Hộp sọ của nó là rất tương tự như của hổ, mặc dù khu vực phía trước thường thấp hơn hơn và phẳng, với một vùng hậu môn ngắn hơn một chút và mở rộng mũi hơn so với hổ. Do số lượng biến đổi sọ trong hai loài, thường chỉ cấu trúc của hàm dưới có thể được sử dụng như một chỉ số đáng tin cậy của loài. Kích thước và trọng lượng của sư tử trưởng thành khác nhau trên phạm vi toàn cầu và môi trường sống. Dưới đây là thông số kích thước của một vài cá thể lớn hơn trung bình đang tồn tại ở Châu Phi và Ấn Độ:
Bờm
Bờm của sư tử là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài. Nó bắt đầu phát triển khi sư tử khoảng một tuổi. Màu bờm thay đổi và tối dần theo tuổi; nghiên cứu cho thấy màu sắc và kích thước của nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ môi trường trung bình. Chiều dài bờm rõ ràng báo hiệu sự thành công trong các mối quan hệ xung đột giữa các con đực; Những cá thể có màu sẫm hơn có thể có cuộc sống sinh sản dài hơn và tỷ lệ sống của con non cao hơn, mặc dù chúng phải chịu đựng trong những tháng nóng nhất trong năm. Sự hiện diện, vắng mặt, màu sắc và kích thước của bờm có liên quan đến điều kiện tiên quyết di truyền, trưởng thành tình dục, khí hậu và sản xuất testosterone; theo một quy tắc là nếu bờm tối hơn, dày hơn cho thấy một thể trạng khỏe mạnh hơn. Trong Vườn quốc gia Serengeti, những con sư tử cái thích những con đực có bộ lông dày đặc và màu sẫm để giao phối. Mục đích chính của chiếc bờm được cho là bảo vệ cổ và cổ họng trong các cuộc chiến lãnh thổ với các đối thủ. Nhiệt độ môi trường mát mẻ ở các sở thú châu Âu và Bắc Mỹ có thể dẫn đến một bờm nặng hơn. Bờm của sư tử châu Á thường thưa thớt hơn sư tử châu Phi.
Hầu như tất cả các con sư tử đực trong Công viên Quốc gia Pendjari đều không có bờm hoặc có bờm rất ngắn. Sư tử đực không bờm cũng đã được báo cáo ở Sénégal, trong Công viên Quốc gia Dinder của Sudan và ở Công viên Quốc gia Đông Tsavo, Kenya. Sư tử trắng đực gốc từ Timbavati cũng không có bờm. Các hormone testosterone có liên quan đến sự tăng trưởng bờm; sư tử bị thiếu yếu tố này thường có ít hoặc không có bờm vì các tuyến sinh dục ức chế sản xuất testosterone bị loại bỏ trong cơ thể của chúng. Hiện tượng testosterone tăng khiến sư tử cái có bờm được báo cáo ở phía bắc Botswana.
Các bức tranh hang động của những con sư tử hang động tuyệt chủng ở châu Âu hầu như chỉ thể hiện việc săn bắn chúng khi không có bờm; một số cho rằng đây là bằng chứng chúng không có bờm. Bởi vì việc săn bắn thường liên quan đến các nhóm sư tử, tuy nhiên, giả định này vẫn chưa được chứng minh. Trong hang Chauvet là một bản vẽ sơ sài của hai con sư tử không bờm. Một con sư tử hầu như bị che khuất bởi con kia; con sư tử che khuất lớn hơn con bị che khuất và được miêu tả bằng bìu dái. Bờm của sư tử có thể đã tiến hóa khoảng 320.000-190.000 năm trước.
Sự khác biệt về màu sắc
Sư tử trắng là một hình thái hiếm gặp với một tình trạng di truyền được gọi là leucism được gây ra bởi một alen lặn kép. Chúng không phải là bạch tạng, chúng có màu này là do gen lặn (đây cũng là nguyên nhân sinh ra hổ trắng, rất nhiều hổ trắng với gen lặn được nhân giống cho các vườn thú và để biểu diễn); Nó có sắc tố bình thường trong mắt và da. Sư tử trắng thỉnh thoảng được bắt gặp trong và xung quanh Vườn quốc gia Kruger và Khu bảo tồn tư nhân Timbavati Game liền kề ở phía đông Nam Phi. Sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn; màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp rình mồi của chúng. Chúng đã được đưa ra khỏi tự nhiên vào những năm 1970, do đó làm giảm nguồn gen sư tử trắng. Tuy nhiên, 17 ca sinh đã được ghi nhận trong năm đàn từ năm 2007 đến 2015. Sư tử trắng được chọn để nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng được báo cáo đã được nhân giống trong các trại ở Nam Phi để sử dụng làm chiến lợi phẩm để giết trong các cuộc săn bắn.
Một con sư tử trắng châu Á từ Khuzestan, Iran, có màu nâu sẫm với các mảng gần như đen, được mô tả bởi Austen Henry Layard.
Phân bố và môi trường sống
Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở châu Phi. Tuy nhiên chúng là loài đang bị đe dọa với quần thể chủ yếu sống chủ yếu ở các vườn quốc gia của Tanzania và Nam Phi. Trước khi loài người chiếm ưu thế thì sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền. Sư tử thích đồng cỏ và thảo nguyên, gần các con sông và rừng cây mở với những bụi cây. Chúng không sống trong rừng nhiệt đới và hiếm khi vào rừng kín. Trên núi Elgon, sư tử đã được ghi nhận lên tới độ cao 3.600 m (11.800 ft) và gần với đường tuyết trên núi Kenya. Sư tử cũng xuất hiện ở đồng cỏ, thảo nguyên với những cây keo rải rác, đóng vai trò là bóng mát cho chúng.
Ở châu Phi, phạm vi của sư tử ban đầu kéo dài hầu hết khu vực rừng mưa nhiệt đới trung tâm và sa mạc Sahara. Vào những năm 1960, nó đã tuyệt chủng ở Bắc Phi, ngoại trừ ở phía nam Sudan. Hiện nay chúng thường được tìm thấy ở Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Botswana và Mozambique. Chủ yếu chúng sinh sống ở những khu vực miền đất rừng, nhưng có thể sinh sống ở khu vực bán sa mạc hay khu vực đất có nhiều bụi rậm.
Ở lục địa Á-Âu, sư tử từng có thời gian phân bố rộng từ Hy Lạp đến Ấn Độ; Herodotus báo cáo rằng sư tử đã phổ biến ở Hy Lạp vào năm 480 trước Công nguyên; chúng tấn công những con lạc đà chở hàng của vua Ba Tư Xerxes I trên đường hành quân qua đất nước. Aristotles coi chúng là hiếm vào năm 300 trước Công nguyên và đến năm 100 sau Công nguyên, chúng đã bị tuyệt chủng. Cho đến thế kỷ thứ 10, những con sư tử sống sót ở Kavkaz, tiền đồn châu Âu cuối cùng của chúng. Loài này đã bị xóa sổ ở Palestine vào thời Trung cổ, và từ hầu hết các khu vực còn lại của châu Á sau khi xuất hiện các loại súng có sẵn trong thế kỷ 18. Từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, nó đã tuyệt chủng ở Tây Nam Á. Vào cuối thế kỷ 19, sư tử đã bị tuyệt chủng ở hầu hết miền bắc Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Con sư tử sống cuối cùng ở Iran được nhìn thấy vào năm 1942, cách Dezful khoảng 65 km (40 dặm) về phía tây bắc. Xác chết của một con sư tử được tìm thấy bên bờ sông Karun, tỉnh Khūzestān, vào năm 1944. Không có báo cáo đáng tin cậy nào sau đó từ Iran.
Những dấu vết cuối cùng của sư tử châu Á (phân loài Panthera leo persica), trong lịch sử chúng đã từng sinh sống từ Hy Lạp tới Ấn Độ ngang qua Persia, hiện đang sống ở rừng Gir phía tây bắc Ấn Độ. Khoảng 300 con sư tử hiện còn sống trong khu vực rộng 1.412 km² (khoảng 550 dặm vuông) trong khu bảo tồn ở bang Gujarat.
Tập tính và sinh thái học
Sư tử dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi; chúng không hoạt động trong khoảng 20 giờ mỗi ngày. Mặc dù sư tử có thể hoạt động bất cứ lúc nào, mật độ hoạt động của chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau hoàng hôn với thời gian giao tiếp, tắm rửa và đại tiện. Các đợt hoạt động không liên tục diễn ra cho đến bình minh, khi việc săn mồi thường diễn ra nhất. Chúng dành trung bình hai giờ mỗi ngày để đi bộ và 50 phút để ăn. Giống như các thú họ mèo khác, khả năng nhìn trong đêm của sư tử rất tốt, làm cho chúng rất linh hoạt về đêm.
Cấu trúc bầy đàn
Sư tử là loài có tập tính xã hội nhất trong tất cả các loài mèo hoang dã, sống trong các nhóm cá thể có liên quan với con cái của chúng. Một nhóm như vậy được gọi là "bầy đàn" (tiếng Anh: pride). Các nhóm sư tử đực được gọi là "liên minh". Con cái tạo thành một đơn vị xã hội ổn định trong một đàn và không khoan dung với con cái bên ngoài. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác gái, cô, mẹ, chị em gái). Tư cách thành viên chỉ thay đổi theo sự sinh ra và chết đi của sư tử cái, mặc dù một số con cái rời đi và trở thành một cá thể "du mục". Một đàn trung bình bao gồm khoảng 15 con sư tử, bao gồm một vài con cái trưởng thành và lên đến bốn con đực và đàn con của cả hai giới. Những đàn lớn, bao gồm lên đến 30 cá thể, đã được quan sát. Ngoại lệ duy nhất cho mô hình này là đàn của sư tử Tsavo luôn chỉ có một con đực trưởng thành. Đàn con được tách khỏi đàn của mẹ khi chúng trưởng thành vào khoảng hai hoặc ba tuổi.
Một số sư tử là "kẻ du mục" có phạm vi rộng và di chuyển xung quanh một cách rời rạc, theo cặp hoặc một mình. Các cặp thường xuyên hơn trong số những con đực có liên quan đã bị loại khỏi đàn khi sinh của chúng. Một con sư tử có thể thay đổi lối sống; sư tử đơn độc có thể nhập đàn và ngược lại. Tương tác giữa những sư tử sống theo đàn và sống đơn độc có xu hướng thù địch, mặc dù những con cái trong lúc động dục cho phép những sư tử đơn độc tiếp cận chúng. Con đực dành nhiều năm trong một giai đoạn sống đơn độc trước khi có được nơi cư trú trong một đàn sau đó. Một nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Serengeti cho thấy các liên minh "du mục" có được quyền cư trú từ 3,5 đến 7,3 tuổi. Trong Vườn quốc gia Kruger, những con sư tử đực phân tán di chuyển ra xa hơn 25 km (16 dặm) khỏi đàn tự nhiên của chúng để tìm kiếm lãnh thổ của chính chúng. Sư tử cái ở gần với đàn tự nhiên của chúng. Do đó, sư tử cái trong một khu vực có quan hệ gần gũi với nhau hơn so với sư tử đực trong cùng khu vực.
Khu vực bị chiếm giữ bởi một đàn được gọi là "vương quốc" trong khi khu vực chiếm đóng của một con sư tử du mục là một "lãnh thổ". Con đực gắn liền với một đàn có xu hướng ở lại rìa, tuần tra lãnh thổ của chúng. Những lý do cho sự phát triển của xã hội ở sư tử cái - rõ rệt nhất trong bất kỳ loài mèo nào - là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Thành công trong săn mồi gia tăng dường như là một lý do rõ ràng, nhưng điều này không chắc chắn khi kiểm tra; khi chúng phối hợp với nhau để săn mồi thành công hơn. Tuy nhiên, một số con cái đảm nhận vai trò nuôi con có thể bị bỏ lại một mình trong thời gian dài. Các thành viên của đàn có xu hướng thường xuyên đóng vai trò tương tự trong các cuộc săn mồi và trau dồi kỹ năng của chúng. Sức khỏe của những thành viên đảm nhiệm việc săn mồi là nhu cầu chính cho sự sống còn của cả đàn; chúng là những thành viên đầu tiên ăn con mồi tại địa điểm mà nó bắt được. Các lợi ích khác bao gồm lựa chọn họ hàng có thể - tốt hơn là chia sẻ thức ăn với một con sư tử có liên quan hơn với một kẻ lạ - bảo vệ con non, bảo vệ lãnh thổ và đói.
Cả con đực và con cái đều bảo vệ đàn trước những kẻ xâm nhập nhưng sư tử đực thích hợp hơn cho mục đích này nhờ vào cấu trúc cơ thể dường như sinh ra là để chiến đấu, mạnh mẽ hơn. Một số cá thể liên tục dẫn đầu đàn phòng thủ chống lại những kẻ xâm nhập, trong khi những con khác lùi lại phía sau để quan sát. Sư tử có xu hướng đảm nhận vai trò cụ thể trong đàn; các thành viên khác di chuyển chậm hơn. Ngoài ra, có thể có những phần thưởng liên quan đến việc tự lãnh đạo chống lại những kẻ xâm nhập; cấp bậc của sư tử trong đàn được phản ánh trong những phản ứng này. Con đực gắn liền với đàn phải bảo vệ mối quan hệ của chúng với đàn từ những con đực bên ngoài, những kẻ có thể cố gắng chiếm đoạt chúng.
Đàn của sư tử châu Á khác với sư tử châu Phi trong thành phần nhóm. Sư tử đực châu Á đơn độc hoặc liên kết với tối đa ba con đực, tạo thành một đàn lỏng lẻo. Các cặp con đực nghỉ ngơi và ăn cùng nhau, và hiển thị hành vi đánh dấu tại cùng một nơi. Con cái liên kết với tối đa 12 con cái khác, tạo thành một đàn mạnh mẽ hơn cùng với đàn con của chúng. Chúng chia sẻ thức ăn lớn với nhau nhưng hiếm khi chia sẻ thức ăn với con đực. Sư tử cái và đực chỉ liên kết khi giao phối. Liên minh của con đực giữ lãnh thổ trong một thời gian dài hơn so với sư tử đơn lẻ. Con đực trong liên minh gồm ba hoặc bốn cá thể thể hiện một hệ thống phân cấp rõ rệt, trong đó một con đực thống trị những con khác. Những con đực thống trị giao phối thường xuyên hơn so với các đối tác liên minh của chúng; trong một nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016, ba con cái đã được quan sát thấy các đối tác giao phối có lợi cho con đực thống trị.
Săn mồi
Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt nhờ quần thể con mồi dồi dào. Nhưng không giống các loài khác, chúng đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi chủ yếu của chúng là những động vật có vú khác - đặc biệt là động vật móng guốc có kích thước từ trung bình đến lớn - nặng từ 190–550 kg (420-1,210 lb) bao gồm ngựa vằn đồng bằng, linh dương đầu bò xanh, trâu rừng châu Phi, linh dương Gemsbok, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi bụi rậm châu Phi gần trưởng thành, mặc dù đối đầu với những con voi trưởng thành sẽ rất nguy hiểm cho sư tử nên chúng thường sẽ nhắm những con voi con để dễ săn bắt. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương (Connochaetes), linh dương (họ Bovidae), linh dương Gazen (chi Gazella) thỏ rừng và lợn nanh sừng châu Phi (Phacochoerus africanus). Sư tử săn lợn bướu thông thường tùy thuộc vào tình trạng sẵn có, mặc dù loài này nằm dưới phạm vi trọng lượng ưa thích. Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Sư tử cũng tấn công vật nuôi trong nhà, đặc biệt ở Ấn Độ gia súc đóng góp đáng kể vào chế độ ăn uống của chúng. Nếu có nhiều sự lựa chọn về con mồi, sư tử thường sẽ bỏ qua những con voi, tê giác và hà mã trưởng thành, cũng như những con mồi quá nhỏ như linh dương dik-dik, chuột đá, thỏ đồng và khỉ. Những con mồi bất thường khác bao gồm nhím và bò sát nhỏ. Sư tử cũng giết những kẻ săn mồi khác như báo hoa mai, báo săn và linh cẩu đốm nhưng hiếm khi ăn chúng.
Có sự khác biệt địa phương trong việc lựa chọn con mồi và ở nhiều khu vực, một số lượng nhỏ các loài chiếm phần lớn trong chế độ ăn của sư tử. Trong Công viên Quốc gia Serengeti, linh dương đầu bò, ngựa vằn và linh dương Thomson chiếm phần lớn con mồi của sư tử. Trong Vườn quốc gia Kruger, hươu cao cổ, ngựa vằn và trâu rừng là những loài được săn nhiều nhất. Trong Công viên quốc gia Manyara, trâu rừng được ước tính chiếm khoảng 62% lượng thức ăn của sư tử. Trong Công viên Quốc gia Rừng Gir ở Ấn Độ, nai và Hươu đốm là những con mồi hoang dã được ghi nhận phổ biến nhất. Ở đồng bằng Okavango, con mồi tiềm năng di cư theo mùa. Có tới tám loài chiếm 3/4 khẩu phần ăn của sư tử. Kích thước lớn và tính chất thủy sinh của hà mã khiến sư tử thông thường tránh chạm trán với chúng nhưng sư tử ở Công viên Quốc gia Virunga thỉnh thoảng săn hà mã con, và ở Công viên Quốc gia Gorongosa, chúng cũng được ghi nhận là đã săn hà mã trưởng thành. Trong đầm lầy Savuti ở Công viên quốc gia Chobe Botswana, sư tử đã được quan sát đã săn những con voi bụi rậm châu Phi chưa trưởng thành trong mùa khô, và đôi khi là những cá thể trưởng thành, khi hầu hết động vật móng guốc đã di cư ra khỏi khu vực. Vào tháng 10 năm 2005, một đàn sư tử lên tới 30 con đã giết và tiêu diệt tám con voi châu Phi từ bốn đến mười một tuổi. Tỷ lệ trọng lượng của con mồi với động vật ăn thịt là 10-15: 1 giữa voi và sư tử là tỷ lệ cao nhất được biết đến trong số các động vật có vú trên cạn.
Cuộc săn mồi của sư tử thường không mất nhiều thời gian và rất uy lực; Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn vào cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Chúng cũng giết chết con mồi bằng cách nhét miệng và lỗ mũi con mồi vào hàm, điều này cũng dẫn đến ngạt thở. Sư tử thường ăn mồi tại địa điểm săn mồi nhưng đôi khi kéo con mồi lớn vào một nơi kín đáo. Những con sư tử đực sẽ được ăn mồi đầu tiên, kế tiếp là những con cái và sau cùng là các con non. Đàn con phải chịu đựng nhiều nhất khi thức ăn khan hiếm nhưng nếu không thì tất cả các thành viên đều ăn no, kể cả sư tử già và què, có thể chỉ sống được bằng thức ăn thừa. Con mồi lớn được chia sẻ rộng rãi hơn giữa các thành viên đàn. Một con sư tử cái trưởng thành cần trung bình khoảng 5 kg (11 lb) thịt mỗi ngày trong khi con đực cần khoảng 7 kg (15 lb). Sư tử có thể tự ăn tới 30 kg (66 lb) thịt trong một phiên; nếu không thể tiêu thụ hết lượng con mồi, chúng sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ trước khi tiếp tục ăn. Vào những ngày nắng nóng, cả đàn rút lui vào bóng râm với một hoặc hai con đực đứng gác. Sư tử bảo vệ con mồi của chúng khỏi những kẻ ăn xác thối như kền kền và linh cẩu.
Sư tử cũng có thể ăn xác thối khi có cơ hội; chúng ăn xác những động vật chết vì những nguyên nhân tự nhiên như bệnh tật hoặc bị giết bởi những kẻ săn mồi khác. Những con sư tử ăn xác thối luôn giữ một cái nhìn liên tục với những con kền kền lượn vòng trên cao, một loài chim chuyên ăn xác động vật đã thối rữa. Hầu hết xác thối mà cả linh cẩu và sư tử ăn đều bị giết bởi linh cẩu chứ không phải sư tử. Xác thối được cho là cung cấp một phần lớn chế độ ăn của sư tử. Những con sư tử ăn xác thối thường không thích tự tìm kiếm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi và cướp lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu đốm và chó hoang châu Phi khi chúng áp đảo về số lượng.
Sư tử non lần đầu tiên thể hiện hành vi rình rập săn mồi ở khoảng ba tháng tuổi, mặc dù chúng không tham gia săn mồi cho đến khi gần một tuổi và bắt đầu săn mồi hiệu quả khi gần hai tuổi. Những con sư tử đơn lẻ có khả năng hạ con mồi gấp đôi kích thước của chúng, chẳng hạn như ngựa vằn và linh dương đầu bò, trong khi săn những con mồi lớn hơn như hươu cao cổ và trâu một mình thì quá nguy hiểm. Sư tử săn mồi theo đàn thường thành công. Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Trong các cuộc săn mồi điển hình, mỗi con sư tử cái có một vị trí ưa thích trong nhóm, hoặc rình rập con mồi trên "cánh" sau đó tấn công hoặc di chuyển một khoảng cách nhỏ hơn ở trung tâm của nhóm và bắt con mồi chạy trốn khỏi những con sư tử khác. Những con đực gắn liền với đàn thường không tham gia săn theo nhóm. Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do bộ bờm, kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy con đực cũng thành công như con cái; chúng thường là những thợ săn đơn lẻ, phục kích con mồi trong vùng đất nhỏ. Sư tử không được biết đến đặc biệt vì sức chịu đựng của chúng - ví dụ, trái tim của một con sư tử chỉ chiếm 0,57% trọng lượng cơ thể của nó và con đực chiếm khoảng 0,45% trọng lượng cơ thể của nó, trong khi trái tim của linh cẩu chiếm gần 1% trọng lượng cơ thể. Do đó, sư tử chỉ chạy nhanh trong những đợt ngắn và cần phải ở gần con mồi trước khi bắt đầu tấn công. Chúng tận dụng các yếu tố làm giảm tầm nhìn; nhiều cách giết mồi diễn ra gần một số hình thức che phủ hoặc vào ban đêm. Bởi vì sư tử là thợ săn phục kích, nhiều nông dân gần đây đã phát hiện ra rằng sư tử rất dễ nản lòng nếu chúng nghĩ rằng con mồi đã nhìn thấy chúng. Để bảo vệ gia súc của họ khỏi những cuộc tấn công như vậy, nông dân đã thấy hiệu quả là vẽ mắt trên thân của mỗi con bò, điều này thường đủ để khiến những con sư tử săn mồi nghĩ rằng chúng đã bị phát hiện và chọn con mồi dễ dàng hơn. Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định.
Dù có kích thước lớn nhưng sư tử chạy rất nhanh, nhất là sư tử cái. Sư tử có thể đạt đến tốc độ chạy lên đến hơn 80 km/h mặc dù chúng chỉ có thể duy trì tốc độ này trong một thời gian ngắn. Sư tử cũng biết bơi và trèo cây nhưng tỏ ra khá vụng về với hai việc này. Sư tử thường trèo lên cây để đánh cắp mồi của báo hoa mai hay bơi qua sông để theo sau các bầy thú vượt sông hoặc đi tìm lãnh thổ cho mình (thường là với những con sư tử không có lãnh thổ). Khác với hổ, khi bị sư tử tấn công, ta không thể thoát bằng cách trèo lên cây nhưng nếu nhảy xuống sông sư tử sẽ không đuổi theo vì chúng không tự tin khi xuống nước.
Thiên địch
Sư tử và linh cẩu đốm được phát hiện là chiếm một vùng sinh thái tương tự và nơi chúng cùng tồn tại, chúng cạnh tranh với nhau để kiếm con mồi và xác chết; đánh giá dữ liệu qua một số nghiên cứu cho thấy sự chồng chéo về chế độ ăn uống là 58,6%. Sư tử thường không quan tâm đến linh cẩu đốm, trừ khi sư tử vừa săn được mồi và bị linh cẩu quấy rầy, trong khi linh cẩu có xu hướng phản ứng rõ ràng với sự hiện diện của sư tử, có hoặc không có sự hiện diện của thức ăn. Sư tử cướp mồi của linh cẩu đốm được ghi nhận trong miệng núi lửa ở khu bảo tồn Ngorongoro, nơi mà thông thường các con sư tử sống phần lớn nhờ con mồi của linh cẩu, khiến tỷ lệ linh cẩu tự săn mồi sống tăng lên. Trong vườn quốc gia Chobe của Botswana, tình hình đã đảo ngược; linh cẩu thường xuyên thách thức sư tử và đánh cắp con mồi của chúng, lấy thức ăn từ 63% trong số tất cả những con mồi của sư tử. Khi đối mặt với con mồi của sư tử, linh cẩu đốm có thể rời đi hoặc kiên nhẫn chờ đợi ở khoảng cách 30–100 m (100–330 ft) cho đến khi sư tử ăn xong. Linh cẩu đủ táo bạo để ăn mồi cùng với sư tử và buộc sư tử phải bỏ con mồi mà mình săn được. Hai loài tấn công lẫn nhau ngay cả khi không có thức ăn liên quan mà không có lý do rõ ràng. Bị sư tử ăn thịt có thể chiếm tới 71% số ca tử vong của linh cẩu ở vườn quốc gia Etosha. Linh cẩu đốm đã thích nghi bằng cách thường xuyên dụ những con sư tử xâm nhập vào lãnh thổ của chúng để huy động cả đàn bao vây và giết chúng. Khi quần thể sư tử trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara của Kenya suy giảm, quần thể linh cẩu đốm phát triển nhanh chóng. Các thí nghiệm trên những con linh cẩu đốm bị giam cầm cho thấy các mẫu vật không có kinh nghiệm trước đó với sư tử hành động thờ ơ với thiên địch của chúng, nhưng sẽ phản ứng một cách sợ hãi với mùi sư tử. Kích thước của sư tử đực cho phép chúng thỉnh thoảng đối đầu với linh cẩu trong những cuộc xung đột và đem lại lợi thế cho chúng.
Sư tử có xu hướng áp đảo những con thú họ mèo nhỏ hơn như báo hoa mai và báo săn nơi chúng cùng tồn tại; sư tử ăn cắp con mồi và thậm chí giết chết đàn con - và thậm chí cả con trưởng thành của hai loài này khi có cơ hội. Báo săn nói riêng có 50% nguy cơ mất mạng trước sư tử hoặc những kẻ săn mồi khác. Sư tử là kẻ thù chính của báo săn con, trong một nghiên cứu chiếm tới 78,2% số thú non họ mèo bị giết chết. Báo săn tránh các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng các khối thời gian (giờ hoạt động) và không gian (môi trường sống) khác nhau. Báo hoa mai có thể trú ẩn trên cây; tuy nhiên, sư tử cái, đôi khi sẽ thành công trong việc leo trèo để lấy con mồi của báo. Sư tử cũng áp đảo những con chó hoang châu Phi, cướp mồi và thậm chí săn những con chó còn nhỏ và đôi khi là cả những con trưởng thành. Mật độ quần thể của chó hoang thấp ở những khu vực có nhiều sư tử. Tuy nhiên, có một vài trường hợp được báo cáo về những con sư tử già và bị thương trở thành con mồi của chó hoang. Sư tử cũng có thể xung đột với cá sấu sông Nile; tùy thuộc vào kích cỡ của cá sấu và sư tử, chúng có thể bị cướp mồi của nhau. Sư tử đã được biết là giết những con cá sấu bò lên trên đất liền, trong khi điều ngược lại thường xảy ra với sư tử nếu chúng đi xuống nước, bằng chứng là móng vuốt sư tử thỉnh thoảng được tìm thấy trong dạ dày cá sấu.
Sinh sản và vòng đời
Hầu hết các con sư tử cái sinh sản vào lúc chúng được bốn tuổi. Sư tử không giao phối vào một thời điểm cụ thể trong năm và con cái là đa thê. Giống như những con mèo khác, dương vật của sư tử đực có gai hướng về phía sau. Trong quá trình rút dương vật, các gai cào vào thành âm đạo của con cái, có thể gây rụng trứng. Một con sư tử cái có thể giao phối với nhiều con đực khi chu kỳ động dục.
Khoảng cách thế hệ của sư tử là khoảng bảy năm. Thời gian mang thai trung bình là khoảng 110 ngày; con cái sinh ra một lứa từ một đến bốn con trong một hang hẻo lánh, có thể là một bụi cây, lau sậy, hang động hoặc một khu vực được che chở khác, thường tránh xa đàn. Con cái sẽ thường đi săn một mình trong khi đàn con vẫn ở gần hang. Sư tử con mới sinh chưa mở mắt - mắt chúng mở ra khoảng bảy ngày sau khi sinh. Chúng nặng 1,2-2,1 kg (2,6-4,6 lb) khi sinh và gần như chưa tự làm gì được, chúng bắt đầu bò một hoặc hai ngày sau khi sinh và đi bộ được khoảng ba tuần tuổi. Để tránh sự tích tụ mùi hương thu hút sự chú ý của những kẻ săn mồi, sư tử cái di chuyển đàn con của mình đến một địa điểm mới vài lần một tháng, mang từng con một bằng cách dùng miệng cắn nhẹ sau gáy của con non và mang đi.
Thông thường, sư tử mẹ không đi hẳn khỏi đàn và con cái trở lại đàn cho đến khi con non được sáu đến tám tuần tuổi. Đôi khi chúng trở lại đàn sớm hơn, đặc biệt nếu những con sư tử khác đã sinh con cùng một lúc. Nhóm sư tử cái thường đồng bộ hóa chu kỳ sinh sản của chúng và nuôi dưỡng con non, con non thường bú bừa bãi từ bất kỳ hoặc tất cả các con cái đang nuôi dưỡng trong đàn chứ không chỉ mẹ chúng. Sự đồng bộ của các ca sinh nở là thuận lợi vì các con phát triển có kích thước gần giống nhau và có cơ hội sống sót ngang nhau, và những con non không bị chi phối bởi các đàn con lớn hơn.
Khi lần đầu tiên được giới thiệu với phần còn lại của niềm tự hào, sư tử con thiếu tự tin khi đối đầu với người lớn khác ngoài mẹ. Tuy nhiên, họ sớm bắt đầu đắm mình trong cuộc sống kiêu hãnh, tuy nhiên, chơi với nhau hoặc cố gắng bắt đầu chơi đùa với những con trưởng thành. [Những con sư tử cái có đàn con của chúng có nhiều khả năng khoan dung với những con sư tử khác hơn những con sư tử không có con. Sức chịu đựng của đàn con thay đổi - đôi khi một con đực sẽ kiên nhẫn để đàn con chơi với đuôi hoặc bờm của nó, trong khi một con khác có thể gầm gừ và đuổi lũ con đi
Cai sữa sẽ diễn ra sau sáu hoặc bảy tháng. Sư tử đực đạt đến độ chín ở khoảng ba tuổi và ở bốn đến năm tuổi có khả năng thách thức và thay thế con đực trưởng thành gắn liền với một đàn khác. Chúng bắt đầu già đi và suy yếu ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Khi một hoặc nhiều con đực mới hất cẳng những con đực trước đó có liên quan đến đàn, những kẻ chiến thắng thường giết chết bất kỳ con non nào hiện có, có lẽ vì con cái không còn dễ tiếp nhận sự giao phối cho đến khi con của chúng trưởng thành hoặc chết. Con cái thường quyết liệt bảo vệ đàn con của mình khỏi một con đực đang chiếm đoạt nhưng hiếm khi thành công trừ khi một nhóm ba hoặc bốn con cái trong đàn hợp lực chống lại con đực. Đàn con cũng có thể chết vì đói và bị bỏ rơi, và bị săn mồi bởi báo, linh cẩu và chó hoang. Có tới 80% những con sư tử con sẽ chết trước hai tuổi.
Cả sư tử đực và cái có thể bị hất cẳng khỏi đàn để trở thành những cá thể đơn độc, mặc dù hầu hết con cái thường ở lại với đàn khi sinh ra. Tuy nhiên, khi một đàn trở nên quá lớn, thế hệ con cái trẻ nhất có thể bị buộc phải rời đi để tìm lãnh thổ của riêng mình. Khi một con sư tử đực mới chiếm lấy một đàn, những con sư tử ở độ tuổi vị thành niên - cả đực và cái - có thể bị đuổi đi. Sư tử của cả hai giới có thể tương tác đồng tính luyến ái. Sư tử được chứng minh là có liên quan đến các hoạt động đồng tính luyến ái và tán tỉnh nhóm; con đực cũng sẽ xoa đầu và lăn lộn với nhau trước khi mô phỏng giao phối với nhau.
Sức khỏe
Mặc dù sư tử trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên, bằng chứng cho thấy chúng hầu hết chỉ chết từ các cuộc tấn công của con người hoặc sư tử khác. Sư tử thường gây thương tích nghiêm trọng cho các thành viên của những đàn khác mà chúng gặp phải trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột giữa các thành viên bầy đàn khi chiến đấu trong lúc tranh giành con mồi. Sư tử tàn tật và đàn con non có thể trở thành nạn nhân của linh cẩu và báo hoặc bị trâu hoặc voi giẫm đạp. Sư tử bất cẩn có thể bị giết khi săn mồi. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, huơu cao cổ, voi) có thể đánh cho sư tử què hay chết bằng những cú đá hay húc.
Bọ ve thường gây hại cho vùng tai, cổ và háng của sư tử. Các dạng trưởng thành của một số loài thuộc chi sán xơ mít đã được phân lập từ ruột sư tử, đã bị sư tử ăn phải khi còn là ấu trùng trong thịt linh dương. Sư tử trong miệng núi lửa Ngorongoro bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của ruồi chuồng trại vào năm 1962; điều này dẫn đến việc sư tử trở nên hốc hác và phủ đầy những mảng trần, chảy máu. Do sư tử tìm kiếm nơi trú ẩn không thành công để trốn tránh những con ruồi cắn khi trèo cây hoặc bò vào hang của linh cẩu; nhiều cá thể đã chết hoặc di cư và dân số địa phương giảm từ 70 xuống còn 15 cá thể. Một đợt bùng phát gần đây hơn vào năm 2001 đã giết chết sáu con sư tử.
Sư tử, đặc biệt là những cá thể đang bị giam cầm, dễ bị nhiễm virut gây bệnh ở chó (CDV), virus suy giảm miễn dịch mèo (FIV) và viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP). CDV lây lan bởi chó nhà và các động vật ăn thịt khác; một vụ dịch năm 1994 tại Vườn quốc gia Serengeti dẫn đến nhiều con sư tử phát triển các triệu chứng thần kinh như co giật. Trong khi dịch bệnh bùng phát, một số con sư tử đã chết vì viêm phổi và viêm não. FIV, tương tự như HIV - trong khi không được biết là ảnh hưởng xấu đến sư tử - đủ đáng lo ngại về tác dụng của nó ở mèo nhà mà Kế hoạch sinh tồn của loài khuyến cáo thử nghiệm có hệ thống ở sư tử nuôi nhốt. Virus xảy ra với tần suất cao đến đặc hữu ở một số quần thể sư tử hoang dã nhưng hầu như không có ở sư tử ở châu Á và Namibia.
Giao tiếp
Khi nghỉ ngơi, tính xã hội hóa ở sư tử xảy ra thông qua một số hành vi; chuyển động biểu cảm của chúng rất phát triển. Các cử chỉ âu yếm, xúc giác phổ biến nhất là xoa đầu và liếm nhau, đã được so sánh với chải chuốt ở loài linh trưởng. Xoa đầu - sự phiền toái của trán, mặt và cổ đối với một con sư tử khác - dường như là một hình thức chào hỏi và thường được nhìn thấy sau khi một con vật bị tách ra khỏi đàn khác hoặc sau một cuộc chiến hoặc đối đầu. Con đực có xu hướng chà xát con đực khác, trong khi những con cái và con non thường tương tác với nhau. Liếm thường xảy ra song song với xoa đầu; nó nói chung là tương hỗ và những con được nhận dường như thể hiện niềm vui. Đầu và cổ là bộ phận phổ biến nhất của cơ thể khi liếm; hành vi này có thể phát sinh từ tiện ích vì sư tử không thể tự liếm những khu vực này.
Sư tử có một loạt các biểu cảm khuôn mặt và tư thế cơ thể đóng vai trò là cử chỉ thị giác. Một biểu hiện trên khuôn mặt phổ biến là "khuôn mặt nhăn nhó" hoặc phản ứng flehmen, mà một con sư tử tạo ra khi đánh hơi các tín hiệu hóa học và liên quan đến một cái miệng mở với hàm răng nhe ra, mõm nheo, mũi nhăn mắt và đôi tai thư giãn. Sư tử cũng sử dụng hóa chất và đánh dấu trực quan; con đực sẽ đánh dấu nước tiểu và cào các mảnh đất và vật thể như vỏ cây trong lãnh thổ.
Các tiếng động giao tiếp cũng lớn; thay vì các tín hiệu rời rạc, các biến thể về cường độ dường như là trung tâm của giao tiếp. Hầu hết các tiếng kêu của sư tử là các biến thể của gầm gừ, meo meo, rống và gầm thét. Các âm thanh khác được tạo ra bao gồm tiếng rít, tiếng xèo xèo và tiếng vo ve. Sư tử có xu hướng gầm rú một cách rất đặc trưng bắt đầu bằng một vài tiếng gầm dài, sâu lắng xuống thành một loạt những đợt gầm ngắn hơn. Sư tử có tiếng gầm lớn nhất trong họ nhà mèo và tiếng gầm của chúng được coi là một trong những tiếng động lớn nhất mà động vật trên Trái Đất có thể tạo ra. Mấu chốt nguyên nhân sư tử có thể tạo ra tiếng gầm to tới vậy là do nó có một bộ dây thanh quản khá lạ lùng, có thể cho phép chúng phát ra tiếng gầm to và khỏe tới vậy. Phần thanh quản của sư tử còn bao gồm cả hai màng được bao phủ bởi một lớp mỡ mỏng khiến cho âm thanh khi phát ra từ sư tử được khuếch đại một cách tự nhiên thêm nhiều lần (đóng vai trò như một chiếc loa). Chúng thường gầm rú nhất vào ban đêm; âm thanh có thể nghe được từ khoảng cách 8 km (5,0 mi), được sử dụng để thông báo sự hiện diện của chúng nhằm đe dọa những con sư tử đơn độc có ý xâm nhập.
Bảo tồn
Ở châu Phi
Hầu hết các con sư tử hiện sống ở Đông và Nam Phi; số lượng của chúng đang giảm nhanh chóng và giảm khoảng 30%-50% mỗi 20 năm vào cuối thế kỷ 20. Chúng được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN. Vào năm 1975, người ta ước tính rằng từ những năm 1950, số lượng sư tử giảm một nửa xuống còn 200.000 hoặc ít hơn. Ước tính quần thể sư tử châu Phi nằm trong khoảng từ 16.500 đến 47.000 cá thể sống trong tự nhiên vào năm 2002-2004. Nguyên nhân chính của sự suy giảm bao gồm bệnh tật và sự can thiệp của con người. Mất môi trường sống và xung đột với con người được coi là mối đe dọa quan trọng nhất đối với loài mèo lớn này.
Dự án sư tử Ewaso bảo vệ sư tử trong Khu bảo tồn quốc gia Samburu, Khu bảo tồn quốc gia Buffalo Springs và Khu bảo tồn quốc gia Shaba thuộc hệ sinh thái Ewaso Ng'iro ở miền bắc Kenya. Bên ngoài những khu vực này, các vấn đề phát sinh từ sự tương tác của sư tử với con người và vật nuôi của chúng thường dẫn đến việc nhiều người quyết định giết chết những con sư tử.
Công viên quốc gia Kafue của Zambia là nơi ẩn náu chủ chốt của những con sư tử, nơi những đám cháy rừng thường xuyên, không được kiểm soát kết hợp với việc săn bắt sư tử và các loài con mồi làm hạn chế khả năng phục hồi của quần thể sư tử. Khi môi trường sống thuận lợi bị ngập lụt trong mùa mưa, sư tử mở rộng phạm vi nhà và di chuyển khoảng cách lớn hơn, và tỷ lệ tử vong cao. [193]
Vào năm 2015, một quần thể lên tới 200 con sư tử mà trước đây được cho là đã bị tuyệt chủng đã được quay tại Công viên Quốc gia Alatash, Ethiopia, gần biên giới Sudan.
Quần thể sư tử Tây Phi được phân lập từ một loài ở Trung Phi, với rất ít hoặc không có trao đổi cá thể sinh sản. Năm 2015, ước tính quần thể này bao gồm khoảng 400 con, trong đó có ít hơn 250 cá thể trưởng thành. Chúng tồn tại ở ba khu vực được bảo vệ trong khu vực, chủ yếu là trong một quần thể trong khu phức hợp được bảo vệ bởi Wap, được chia sẻ bởi Bénin, Burkina Faso và Nigeria. Quần thể này được liệt kê là cực kỳ nguy cấp. Các khảo sát thực địa trong hệ sinh thái Wap cho thấy tỷ lệ chiếm hữu sư tử thấp nhất trong Vườn quốc gia W và cao hơn ở những khu vực có nhân viên thường trực và do đó bảo vệ tốt hơn. Một quần thể đang sinh sống ở Công viên quốc gia Waza của Cameroon, nơi có khoảng 14 đến 21 cá thể tồn tại kể từ năm 2009. Ngoài ra, ước tính 50 đến 150 con sư tử có mặt trong hệ sinh thái Arly-Singou của Burkina Faso. Vào năm 2015, một con sư tử đực trưởng thành và một con sư tử cái đã được nhìn thấy ở Công viên quốc gia Mole của Ghana. Đây là những lần đầu tiên nhìn thấy sư tử ở nước này sau 39 năm.
Trong Công viên Quốc gia Cao nguyên Batéké của Gabon, một con sư tử đực duy nhất đã liên tục được ghi lại bằng bẫy ảnh từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2017. Năm mẫu tóc của con sư tử này đã được thu thập và so sánh với các mẫu từ mẫu vật của bảo tàng đã được bắn vào khu vực vào năm 1959. Phân tích di truyền cho thấy sư tử Batéké có liên quan chặt chẽ với sư tử bị giết ở khu vực này trong quá khứ. Các mẫu được nhóm với mẫu sư tử từ Namibia và Botswana, làm tăng khả năng sư tử Batéké phân tán khỏi quần thể sư tử Nam Phi hoặc là cá thể sống sót trong quần thể Batéké tổ tiên được coi là tuyệt chủng từ cuối những năm 1990.
Tại Cộng hòa Congo, Công viên quốc gia Odzala-Kokoua được coi là một thành trì của sư tử trong những năm 1990. Vào năm 2014, không có con sư tử nào được ghi nhận trong khu vực được bảo vệ nên quần thể được coi là tuyệt chủng cục bộ. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, có khoảng 150 con sư tử ở Công viên Quốc gia Garamba và 90 con ở Công viên Quốc gia Virunga; Sau đó, một quần thể được hình thành tiếp giáp với những con sư tử ở Uganda. Trong năm 2010, số lượng sư tử ở Uganda được ước tính là 408 ± 46 cá thể trong ba khu vực được bảo vệ bao gồm Công viên Quốc gia Nữ hoàng Elizabeth. Người ta biết rất ít về sự phân bố sư tử và quy mô dân số ở Nam Sudan liền kề. Ở Sudan, sư tử đã được báo cáo ở các tỉnh Nam Darfur và Nam Kordofan trong những năm 1980.
Ở châu Á
Nơi ẩn náu cuối cùng của quần thể sư tử châu Á là Vườn quốc gia rừng Gir rộng 1.412 km2 (545 dặm vuông) và các khu vực lân cận trong khu vực Saurashtra hoặc Bán đảo Kathiawar ở bang Gujarat, Ấn Độ. Số lượng đã tăng từ khoảng 180 con sư tử vào năm 1974 lên khoảng 400 con vào năm 2010. Nó bị cô lập về mặt địa lý, có thể dẫn đến cận huyết và giảm đa dạng di truyền. Kể từ năm 2008, sư tử châu Á đã được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của IUCN. Vào năm 2015, quần thể đã tăng lên 523 cá thể với diện tích 7.000 km2 (2.700 dặm vuông) ở Saurashtra. Cuộc điều tra quần thể sư tử châu Á tiến hành năm 2017 đã ghi nhận khoảng 650 cá thể.
Sự hiện diện của con người gần Công viên Quốc gia dẫn đến xung đột giữa sư tử, người dân địa phương và gia súc của họ. Một số người coi sự hiện diện của sư tử là một lợi ích, vì chúng kiểm soát được quần thể động vật ăn cỏ gây hại cho cây trồng. Việc thành lập một quần thể sư tử châu Á độc lập thứ hai tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Kuno, nằm ở Madhya Pradesh đã được lên kế hoạch nhưng năm 2017, Dự án giới thiệu sư tử châu Á dường như khó có thể được thực hiện.
Các dự án bảo tồn
Sư tử được đưa vào Kế hoạch sinh tồn của loài, một nỗ lực phối hợp của Hiệp hội Sở thú và Thủy cung để tăng cơ hội sống sót cho chúng. Kế hoạch đã được bắt đầu vào năm 1982 đối với sư tử châu Á, nhưng đã bị đình chỉ khi phát hiện ra rằng hầu hết những con sư tử châu Á trong vườn thú Bắc Mỹ không thuần chủng về mặt di truyền, đã được lai với sư tử châu Phi. Kế hoạch sư tử châu Phi bắt đầu vào năm 1993 và tập trung vào quần thể ở Nam Phi, mặc dù có những khó khăn trong việc đánh giá sự đa dạng di truyền của sư tử nuôi nhốt vì hầu hết các cá thể không rõ nguồn gốc, khiến việc duy trì đa dạng di truyền trở thành một vấn đề. Các chương trình nhân giống cần lưu ý nguồn gốc để tránh nhân giống các phân loài khác nhau và do đó làm giảm giá trị bảo tồn của chúng. Tuy nhiên, một số con sư tử châu Á-châu Phi đã được lai tạo.
Sự phổ biến trước đây của sư tử Barbary như một động vật trong vườn thú có nghĩa là sư tử bị giam cầm có khả năng xuất thân từ đàn sư tử Barbary. Điều này bao gồm những con sư tử tại Công viên động vật hoang dã Port Lympne ở Kent, Anh, được cho là hậu duệ từ những động vật thuộc sở hữu của Quốc vương Morocco. 11 con vật khác được cho là sư tử Barbary được giữ trong vườn thú Addis Ababa là hậu duệ của động vật thuộc sở hữu của Hoàng đế Haile Selassie. WildLink International phối hợp với Đại học Oxford đã khởi động Dự án Sư tử Barbary quốc tế đầy tham vọng với mục đích xác định và nhân giống sư tử Barbary đang bị giam cầm để tái giới thiệu vào một công viên quốc gia ở dãy núi Atlas của Morocco.
Khoảng 77% số sư tử bị giam cầm đã đăng ký trong Hệ thống thông tin các loài quốc tế năm 2006 không rõ nguồn gốc; những động vật này có thể mang gen đã tuyệt chủng trong tự nhiên và do đó có thể quan trọng đối với việc duy trì sự biến đổi di truyền tổng thể của sư tử. Sư tử được nhập khẩu vào châu Âu trước giữa thế kỷ 19 có thể là những con sư tử Barbary từ Bắc Phi hoặc sư tử Cape từ Nam Phi.
Quan hệ với con người
Trong điều kiện nuôi nhốt
Sư tử là một phần của một nhóm động vật kỳ lạ là trung tâm của triển lãm vườn thú từ cuối thế kỷ 18; các thành viên của nhóm này là những động vật có xương sống lớn không ngừng và bao gồm voi, tê giác, hà mã, linh trưởng lớn và những con mèo lớn khác; sở thú đã tìm cách thu thập càng nhiều những loài này càng tốt. Mặc dù nhiều sở thú hiện đại được lựa chọn nhiều hơn về triển lãm của họ, có hơn 1.000 con sư tử châu Phi và 100 con châu Á trong các vườn thú và công viên động vật hoang dã trên khắp thế giới. Chúng được coi là một loài đại sứ và được giữ cho các mục đích du lịch, giáo dục và bảo tồn. Sư tử có thể sống trên 20 năm trong điều kiện giam cầm; Apollo, một con sư tử thường trú của vườn thú Honolulu ở Honolulu, Hawaii, chết ở tuổi 22 vào tháng 8 năm 2007, hai chị gái của nó, sinh năm 1986, vẫn còn sống vào tháng 8 năm 2007.
Tại các thành phố cổ Taremu và Per-Bast của Ai Cập là những ngôi đền dành riêng cho các nữ thần sư tử của Ai Cập, Sekhmet và Bastet, và tại Taremu có một ngôi đền dành riêng cho con trai của vị thần Maahes, hoàng tử sư tử, nơi sư tử được giữ và cho phép đi lang thang trong chùa. Người Hy Lạp đã gọi thành phố Leontopolis ("Thành phố của sư tử") và ghi lại thực tiễn đó. Sư tử được các vị vua Assyria giữ và nhân giống vào đầu năm 850 trước Công nguyên, và Alexandros Đại đế được cho là đã nuôi những con sư tử thuần hóa của Malhi ở miền bắc Ấn Độ. Ở La Mã cổ đại, sư tử được các hoàng đế giữ lại để tham gia vào đấu trường đấu sĩ hoặc được sử dụng để hành quyết. Những người đáng chú ý của La Mã bao gồm Sulla, Pompey và Julius Caesar thường ra lệnh tàn sát hàng trăm con sư tử một lúc. Ở Ấn Độ, sư tử được các hoàng tử Ấn Độ thuần hóa. Marco Polo báo cáo rằng hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt có nuôi sư tử.
Các "sở thú" châu Âu đầu tiên lan rộng giữa các gia đình quý tộc và hoàng gia vào thế kỷ 13, và cho đến thế kỷ 17 được gọi là seraglios; tại thời điểm đó, chúng được gọi là menageries, một phần mở rộng của nội các của sự tò mò. Chúng lan rộng từ Pháp và Ý trong thời Phục Hưng đến phần còn lại của châu Âu. Ở Anh, mặc dù truyền thống seraglio kém phát triển, sư tử được giữ tại Tháp Luân Đôn trong một seraglio do vua John thành lập vào thế kỷ 13; điều này có lẽ đã có từ trước đó, bắt đầu vào năm 1125 bởi Henry I của Anh tại khu săn bắn của ông ta ở Woodstock, Oxfordshire, nơi mà sư tử William Malmesbury đã được thả vào đó.
Seraglios phục vụ như thể hiện sức mạnh và sự giàu có của giới quý tộc; động vật - đặc biệt là mèo hoang dã và voi lớn - tượng trưng cho sức mạnh và được đọ sức với nhau hoặc động vật được thuần hóa trong các trận đánh. Bằng cách mở rộng, các chế độ và huyết thanh phục vụ như là minh chứng cho sự thống trị của nhân loại đối với tự nhiên; sự thất bại của những "lãnh chúa" tự nhiên như vậy bởi một con bò vào năm 1682 đã làm khán giả kinh ngạc và chuyến bay của một con voi trước khi một con tê giác thu hút những người tham gia. Tần suất của những trận đánh như vậy dần dần giảm xuống trong thế kỷ 17 với sự lây lan của sự hăm dọa và sự chiếm đoạt chúng bởi những người bình dân. Truyền thống nuôi mèo lớn làm thú cưng kéo dài đến thế kỷ 19, tại thời điểm đó nó được coi là rất lập dị.
Sự hiện diện của sư tử tại Tháp Luân Đôn không liên tục, được bổ sung khi một vị vua hoặc người phối ngẫu của ông, như Marguerite d'Anjou, Vương hậu Anh, vợ của Henry VI của Anh, hoặc tìm kiếm hoặc được cho. Các ghi chép cho thấy động vật trong Tháp Luân Đôn được giữ trong điều kiện tồi tệ vào thế kỷ 17, trái ngược với điều kiện cởi mở hơn ở Firenze vào thời điểm đó. Các menagerie đã mở cửa cho công chúng vào thế kỷ 18; thu nhận lại là một khoản tiền ba nửa đồng hoặc cung cấp một con mèo hoặc con chó để cho sư tử ăn. Một đối thủ đáng gờm tại Exeter Exchange cũng trưng bày những con sư tử cho đến đầu thế kỷ 19. Tháp Menagerie đã bị đóng cửa bởi William IV của Anh, và các động vật được chuyển đến Sở thú Luân Đôn, mở cửa cho công chúng vào ngày 27 tháng 4 năm 1828.
Việc buôn bán động vật hoang dã phát triển cùng với thương mại thuộc địa được cải thiện trong thế kỷ 19; sư tử được coi là khá phổ biến và rẻ tiền. Mặc dù chúng sẽ trao đổi cao hơn hổ, nhưng chúng ít tốn kém hơn so với các động vật lớn hơn hoặc khó vận chuyển hơn như hươu cao cổ và hà mã, và ít hơn nhiều so với gấu trúc lớn. Giống như các loài động vật khác, sư tử được coi là ít hơn một loại hàng hóa tự nhiên, vô biên bị khai thác không thương tiếc với những tổn thất khủng khiếp trong việc bắt giữ và vận chuyển.
Sư tử được giữ trong điều kiện chật chội và tồi tàn tại Sở thú Luân Đôn cho đến khi một ngôi nhà cho sư tử lớn hơn với những chiếc lồng rộng rãi hơn được xây dựng vào những năm 1870. Những thay đổi tiếp theo diễn ra vào đầu thế kỷ 20 khi Carl Hagenbeck thiết kế các thùng bằng "đá" bê tông, không gian rộng mở hơn và hào nước thay vì các quán bar, gần giống với môi trường sống tự nhiên hơn. Hagenbeck đã thiết kế chuồng sư tử cho cả Sở thú Melbourne và Sở thú Taronga của Sydney; Mặc dù các thiết kế của ông rất phổ biến, việc sử dụng các thanh và thùng kín đã chiếm ưu thế trong nhiều sở thú cho đến những năm 1960. Vào cuối thế kỷ 20, các thùng lớn hơn, tự nhiên hơn và việc sử dụng lưới thép hoặc kính nhiều lớp thay vì mật độ thấp cho phép du khách đến gần hơn với động vật; Một số điểm tham quan như Rừng mèo/Sư tử nhìn ra Công viên Động vật học Thành phố Oklahoma đặt hang trên mặt đất, cao hơn du khách.
Săn bắn, chọi thú và thuần hóa
Săn sư tử đã diễn ra từ thời cổ đại và thường là trò tiêu khiển của hoàng gia. Kỷ lục sớm nhất về việc săn sư tử là một bản khắc Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 1380 trước Công nguyên có đề cập đến Pharaon Amenhotep III giết 102 con sư tử "bằng mũi tên của chính mình" trong mười năm đầu cầm quyền. Người Assyria sẽ thả những con sư tử bị giam cầm trong một không gian dành riêng cho nhà vua để săn bắn; sự kiện này sẽ được khán giả theo dõi khi nhà vua và người của ông, trên lưng ngựa hoặc xe ngựa, giết chết những con sư tử bằng mũi tên và giáo mác. Sư tử cũng bị săn đuổi dưới thời Đế quốc Mughal, nơi Hoàng đế Jahangir được cho là đã xuất sắc về khả năng giết mãnh thú. Cuộc săn lùng sư tử của hoàng gia nhằm mục đích chứng minh sức mạnh của nhà vua đối với thiên nhiên.
Sư tử là một trong năm loài thú săn lớn ở châu Phi. Người Maasai có truyền thống coi việc giết sư tử là một nghi thức thông hành. Trong lịch sử, sư tử bị săn bắn bởi mỗi cá nhân, tuy nhiên, do số lượng sư tử giảm, người lớn tuổi không khuyến khích săn sư tử một mình. Trong giai đoạn thuộc địa châu Âu vào thế kỷ 19, việc săn bắn sư tử được khuyến khích bởi vì chúng được coi là kẻ phá hoại và sư tử có giá trị 1 bảng mỗi con. Hình ảnh được tái tạo rộng rãi của người thợ săn anh hùng săn đuổi sư tử sẽ thống trị một phần lớn của thế kỷ. Các nhà thám hiểm và thợ săn đã khai thác một bộ phận động vật Manichean nổi tiếng thành "thiện" và "ác" để tăng thêm giá trị ly kỳ cho cuộc phiêu lưu của họ, tự biến mình thành những nhân vật anh hùng. Điều này dẫn đến việc những con mèo lớn luôn bị nghi ngờ là kẻ ăn thịt người, đại diện cho "cả nỗi sợ thiên nhiên và sự hài lòng khi vượt qua nó". Việc săn sư tử để tranh giải trong những năm gần đây đã gặp phải nhiều tranh cãi. Việc giết sư tử Cecil vào giữa năm 2015 bởi một du khách người Mỹ đã tạo ra một phản ứng quốc tế đáng kể lên án thợ săn và về việc săn sư tử. Tại Nam Phi, săn sử tử là hoạt động rất được giới nhà giàu châu Âu hâm mộ. Những con sư tử được nuôi từ bé, sau đó thả vào khuôn viên chung để những thợ săn cầm súng đi tiêu diệt. Thú tiêu khiển này bị nhiều tổ chức động vật phê phán nhưng vẫn rất phát triển ở nước này.
Chọi sư tử là một môn thể thao đẫm máu liên quan đến việc đánh nhau của sư tử trong trận chiến với các động vật khác, thường là chúng sẽ đánh nhau với những con chó chọi hung dữ. Những ghi chép về nó tồn tại từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XVII. Cuối cùng nó đã bị cấm ở Viên vào năm 1800 và Anh vào năm 1835.
Thuần hóa sư tử đề cập đến việc thực hành thuần hóa sư tử để giải trí, là một phần của rạp xiếc đã thành lập hoặc là một hành động cá nhân như Siegfried & Roy. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng để thuần hóa những con mèo lớn khác như hổ, báo hoa mai và báo sư tử. Việc thực hành thuần hóa bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 bởi người Pháp Henri Martin và người Mỹ Isaac Van Amburgh, cả hai đã lưu diễn rộng rãi và kỹ thuật của họ đã được sao chép bởi một số người theo dõi. Van Amburgh đã biểu diễn trước Victoria của Anh vào năm 1838 khi ông đi lưu diễn ở Vương quốc Anh. Martin đã sáng tác một kịch câm có tựa đề Les Lions de Mysore ("những con sư tử của Mysore"), một ý tưởng mà Amburgh nhanh chóng mượn. Những hành vi này làm lu mờ chủ nghĩa cưỡi ngựa đóng vai trò là màn hình trung tâm của các chương trình xiếc và đi vào ý thức cộng đồng vào đầu thế kỷ 20 với điện ảnh. Để chứng minh sự vượt trội của con người so với động vật, sư tử thuần hóa phục vụ một mục đích tương tự như chiến đấu với động vật của các thế kỷ trước. Bằng chứng cuối cùng về sự thống trị và kiểm soát của người nuôi đối với sư tử được thể hiện bằng cách đặt đầu của người thuần hóa vào miệng sư tử. Chiếc ghế của người thuần hóa sư tử hiện đang mang tính biểu tượng có thể được sử dụng đầu tiên bởi American Clyde Beatty (1903-1965).
Tấn công con người
Mặc dù sư tử thường không săn người nhưng một số cá thể - thường là con đực - dường như chủ động tìm kiếm người. Những con sư tử thường chỉ tấn công người khi khan hiếm con mồi hoặc do chúng là những con sư tử đã già và không còn khả năng săn đuổi mồi. Ngoài ra nguyên nhân tấn công còn là do con người vô tình xâm phạm lãnh địa của sư tử, do sư tử là là loài thú dữ có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao, tương tự như hổ. Một trường hợp được công bố rộng rãi là những con đực ở Tsavo; vào năm 1898, 28 công nhân đường sắt tham gia dự án tuyến đường sắt Kenya-Uganda đã bị sư tử ăn thịt trong suốt hơn 9 tháng trong quá trình xây dựng cây cầu bắc qua sông Tsavo ở Kenya. Người thợ săn giết sư tử đã viết một cuốn sách chi tiết về hành vi săn mồi của chúng; chúng lớn hơn những con đực bình thường và trông rất ốm đói, và một con dường như bị sâu răng. Lý thuyết về bệnh tật, bao gồm cả sâu răng, không được tất cả các nhà nghiên cứu ưa chuộng; một phân tích về răng và hàm của sư tử ăn thịt người trong các bộ sưu tập của bảo tàng cho thấy rằng trong khi sâu răng có thể giải thích một số sự cố, sự suy giảm con mồi ở các khu vực do con người thống trị là nguyên nhân dễ dẫn đến sư tử ăn thịt người. Trong dân gian, những con sư tử ăn thịt người đôi khi được nhắc đến như những con ác quỷ.
Trong phân tích về việc ăn thịt người - bao gồm cả vụ Tsavo - Kerbis Peterhans và Gnoske thừa nhận rằng sư tử bị bệnh hoặc bị thương có thể dễ trở thành kẻ ăn thịt người hơn nhưng hành vi đó "không phải là bất thường, cũng không nhất thiết là" bất thường "; nếu có sự kích thích như tiếp cận với vật nuôi hoặc xác người, sư tử sẽ thường xuyên săn người. Các tác giả lưu ý mối quan hệ này được chứng thực tốt giữa các loài báo và linh trưởng khác trong hồ sơ hóa thạch.
Sự tuyên bố về vấn đề sư tử ăn thịt người đã được kiểm tra một cách có hệ thống. Các nhà khoa học Mỹ và Tanzania báo cáo rằng hành vi ăn thịt người của sư tử ở các vùng nông thôn của Tanzania đã tăng lên rất nhiều từ năm 1990 đến năm 2005. Ít nhất 563 dân làng đã bị tấn công và nhiều người bị sư tử ăn thịt trong giai đoạn này - một con số vượt xa các cuộc tấn công của sư tử Tsavo. Vụ việc xảy ra gần Công viên Quốc gia Selous ở quận Rufiji và tỉnh Lindi gần biên giới Mozambique. Trong khi việc mở rộng địa bàn các ngôi làng vào các vùng hoang dã là một mối quan tâm, các tác giả cho rằng chính sách bảo tồn phải giảm thiểu nguy hiểm vì trong trường hợp này, bảo tồn góp phần trực tiếp vào cái chết của con người. Các trường hợp ở Lindi trong đó sư tử bắt và ăn thịt người từ trung tâm của những ngôi làng đáng kể đã được ghi nhận. Một nghiên cứu khác về 1.000 người bị sư tử tấn công ở miền nam Tanzania trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2009 cho thấy những tuần sau trăng tròn, khi có ít ánh trăng, là một dấu hiệu cảnh báo mạnh mẽ về các cuộc tấn công vào ban đêm của sư tử sẽ gia tăng đối với những ngôi làng gần đó. Theo một thống kê cụ thể, trung bình có khoảng 250 người bị sư tử giết chết mỗi năm.
Theo Robert R. Frump, những người tị nạn Mozambique thường xuyên đi qua Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi vào ban đêm bị sư tử tấn công và ăn thịt; Các quan chức công viên đã nói rằng sư tử ăn thịt người là một vấn đề ở đó. Frump cho biết hàng ngàn người có thể đã bị giết trong nhiều thập kỷ sau khi chế độ apartheid niêm phong vườn quốc gia và buộc người tị nạn phải băng qua nơi này vào ban đêm. Trong gần một thế kỷ trước khi biên giới bị niêm phong, người Mozambique thường xuyên đi qua Kruger vào ban ngày với rất ít những mối nguy hại.
Nhà sinh thái học Craig Packer ước tính có khoảng 200 đến 400 người Tanzania bị giết bởi động vật hoang dã và sư tử được cho là giết ít nhất 70 người trong số này. Theo Packer từ năm 1990 đến 2004, sư tử đã tấn công 815 người ở Tanzania và giết chết 563 người. Packer và Ikanda là một trong số ít các nhà bảo tồn tin rằng các nỗ lực bảo tồn của phương Tây phải tính đến những vấn đề này vì những lo ngại về sự an toàn đối với cuộc sống của con người và sự thành công lâu dài trong những nỗ lực bảo tồn sư tử.
Một con sư tử ăn thịt người đã bị giết bởi các trinh sát ở Nam Tanzania vào tháng 4 năm 2004. Người ta tin rằng nó đã giết và ăn thịt ít nhất 35 người trong một loạt các vụ việc xảy ra ở một số ngôi làng ở vùng đồng bằng Rufiji ven biển. Tiến sĩ Rolf D. Baldus, điều phối viên chương trình động vật hoang dã GTZ, cho biết có khả năng con sư tử đã săn người vì nó có một áp xe lớn bên dưới răng hàm bị nứt và viết: "Con sư tử này có lẽ đã trải qua rất nhiều đau đớn, đặc biệt là khi nó đang nhai ". Như trong các trường hợp khác, con sư tử này lớn, không có bờm và có vấn đề về răng.
Hồ sơ "All-Africa" về sư tử ăn thịt người nói chung được coi là một tập hợp các sự cố giữa đầu những năm 1930 và cuối những năm 1940 ở Tanzania thời hiện đại gây ra bởi một đàn được gọi là "sư tử Njombe". Người quản lý và thợ săn George Rushby cuối cùng đã tiêu diệt cả đàn sư tử này, qua ba thế hệ được cho là đã giết và ăn thịt 1.500 đến 2.000 người ở quận Njombe.
Đôi khi, sư tử châu Á có thể trở thành kẻ ăn thịt người. Khu vực của khu bảo tồn Gir hiện không đủ để duy trì số lượng lớn và sư tử đã di chuyển ra ngoài nó, khiến chúng trở thành mối đe dọa tiềm tàng cho mọi người trong và xung quanh công viên quốc gia. Hai cuộc tấn công vào con người đã được báo cáo vào năm 2012 tại một khu vực cách khu bảo tồn khoảng 50–60 km (31-37 dặm).
Một số chuyên gia động vật học đã đưa ra những lời khuyên về cách ứng phó và bảo vệ bản thân khi chạm mặt với sư tử trong tự nhiên: Luôn nhìn thẳng vào mắt nó và không được ngắt quãng. Lùi lại thật chậm, không được quay lưng về phía sư tử và không được phép bỏ chạy. Sư tử thường sẽ di chuyển quan sát con mồi trước khi nhảy vào tấn công. Trong trường hợp đó, vung cánh tay để tạo cảm giác to lớn hơn, đồng thời gây ra thật nhiều tiếng động để phân tán sự chú ý của kẻ săn mồi.
Sư tử trong văn hóa
Sư tử là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa của loài người. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. C.A.W. Guggisberg, trong cuốn sách Simba của mình, nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá. Nó đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Nó xuất hiện như một biểu tượng cho sức mạnh và sự quý phái trong các nền văn hóa trên khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, bất chấp các sự cố tấn công con người. Sư tử đã được miêu tả là "vua của rừng rậm" và "vua của các loài thú", và do đó trở thành một biểu tượng phổ biến cho gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ.
Miêu tả của sư tử được biết đến từ thời kỳ đồ đá cũ. Các bức chạm khắc và tranh vẽ của những con sư tử được phát hiện trong hang động Lascaux và hang Chauvet ở Pháp đã có niên đại từ 15.000 đến 17.000 năm tuổi. Một chạm khắc ngà voi đầu sư tử được tìm thấy trong hang động Vogelherd ở Swabian Alb, tây nam nước Đức, được mệnh danh là Löwenmensch (sư tử-người) trong tiếng Đức. Tác phẩm điêu khắc đã có niên đại ít nhất 32.000 năm - và sớm nhất là 40.000 năm trước - và bắt nguồn từ văn hóa Aurignacian.
Ở châu Phi
Người Ai Cập cổ đại miêu tả một số vị thần chiến tranh của họ là những con sư tử, mà họ tôn kính như những thợ săn hung dữ. Các vị thần Ai Cập liên quan đến sư tử bao gồm: Bastet, Mafdet, Menhit, Pakhet, Sekhmet, Tefnut và Sphinx. Ở Ai Cập, nữ thần báo thù Sekhmet, được đại diện như một nữ sư tử, tượng trưng cho sức nóng của mặt trời. Con sư tử cũng được cho là hành động như một người dẫn đường đến thế giới ngầm, qua đó mặt trời được cho là đi qua mỗi đêm. Sự hiện diện của những ngôi mộ chân sư tử được tìm thấy ở Ai Cập và hình ảnh xác ướp mang trên lưng sư tử cho thấy sự liên kết chặt chẽ này của sư tử với thế giới ngầm. Những con sư tử ướp xác một phần đã được khai quật tại nghĩa địa Umm El Qa'ab trong một ngôi mộ của Hor-Aha và tại Saqqara trong lăng mộ của Maïa.
Ở châu Phi cận Sahara, quan điểm văn hóa của sư tử đã thay đổi theo vùng. Trong một số nền văn hóa, sư tử tượng trưng cho quyền lực và hoàng tộc, và một số nhà cai trị có từ "sư tử" trong biệt danh của họ. Ví dụ, Marijata của Đế quốc Mali được đặt tên là "Sư tử của Mali". Njaay, người sáng lập vương quốc Waalo, được cho là đã được sư tử nuôi nấng và trở về với người của mình một phần sư tử để đoàn kết chúng bằng cách sử dụng kiến thức mà anh ta học được từ những con sư tử. Ở các vùng của Tây Phi, được so sánh với một con sư tử được coi là một lời khen tuyệt vời. Sư tử được coi là đẳng cấp hàng đầu trong hệ thống phân cấp xã hội của các nền văn hóa này. [267] Ở những khu vực rừng rậm hơn, nơi hiếm có sư tử, báo đốm đại diện cho đỉnh của hệ thống phân cấp. Trong tiếng Swahili, sư tử được gọi là simba cũng có nghĩa là "hung dữ", "vua" và "mạnh mẽ".
Ở các vùng của Tây và Đông Phi, sư tử có liên quan đến sự chữa lành và được coi là mối liên kết giữa người và siêu nhiên. Trong các truyền thống Đông Phi khác, sư tử là biểu tượng của sự lười biếng. Trong nhiều truyện dân gian, sư tử được miêu tả là có trí thông minh thấp và dễ bị lừa bởi những động vật khác. Mặc dù sư tử thường được sử dụng trong các câu chuyện, tục ngữ và điệu nhảy, chúng hiếm khi được đề cao trong nghệ thuật thị giác.
Cận Đông
Con sư tử là một biểu tượng nổi bật ở Mesopotamia cổ đại từ Sumer cho đến thời Assyrian và Babylon, nơi nó liên quan chặt chẽ với vương quyền. Sư tử là một trong những biểu tượng chính của nữ thần Inanna / Ishtar. Sư tử Babylon là biểu tượng quan trọng hàng đầu của Đế quốc Babylon. Lion Hunt of Ashurbanipal là một chuỗi nổi tiếng về các phù điêu cung điện Assyria từ c. 640 trước Công nguyên, hiện đang ở Bảo tàng Anh. Ở Meopotamia, sư tử được liên kết với nữ thần sinh sản Ishtar và thần Mesopotamian tối cao Marduk. Chủ đề của cuộc săn sư tử hoàng gia, một mô típ phổ biến trong biểu tượng ban đầu ở Tây Á, tượng trưng cho cái chết và sự hồi sinh; sự tiếp tục của cuộc sống được đảm bảo bằng việc giết chết một con vật giống như thần. Trong một số bức phù điêu bằng đá mô tả cuộc săn lùng sư tử của Hoàng gia, thần thánh và lòng can đảm của sư tử được đánh đồng với thần thánh và lòng can đảm của nhà vua.
Sư tử Judah là biểu tượng trong Kinh thánh của bộ lạc Judah và Vương quốc Judah sau này. Sư tử thường được đề cập trong Kinh thánh; Đáng chú ý là trong Sách Daniel, trong đó người anh hùng cùng tên từ chối thờ vua Darius và bị buộc phải ngủ trong hang của sư tử, nơi anh ta không hề hấn gì một cách kỳ diệu (Dan 6). Trong Sách Thẩm phán, Samson giết chết một con sư tử khi anh ta đi thăm một người phụ nữ Philistine. (Judg 14). Sức mạnh và sự hung dữ của sư tử được viện dẫn khi mô tả sự tức giận của Thiên Chúa (A-mốt 3: 4, 8, Lam 3:10) và mối đe dọa của kẻ thù của Israel (Psm 17:12, Jer 2:30) và Satan (1 Pet 5: 8). Cuốn sách của Ê-sai sử dụng hình ảnh của một con sư tử đang nằm với một con bê và con, và ăn rơm để miêu tả sự hài hòa của tạo vật (Ê-sai 11: 6 Ném7). Trong Sách Khải Huyền, một con sư tử, một con bò, một người đàn ông và một con đại bàng được nhìn thấy trên ngai trời trong tầm nhìn của John; (Rev 4: 7), Giáo hội Kitô giáo sơ khai đã sử dụng hình ảnh này để tượng trưng cho bốn sách phúc âm, con sư tử tượng trưng cho Phúc âm Mark.
Viễn Đông
Trong các văn bản Puranas của Ấn Độ giáo, Narasimha ("người đàn ông-sư tử") hóa thân thành nửa sư tử, nửa người hay Vishnu, được các tín đồ của mình tôn sùng và cứu người sùng bái trẻ em Prahlada khỏi cha mình, vua quỷ dữ Hiranyakashipu; Vishnu có hình dạng sinh vật nửa người, nửa sư tử ở Narasimha, nơi anh ta có thân người và thân dưới, và khuôn mặt và móng vuốt giống như sư tử. Singh là một tên vượng cổ Ấn Độ có nghĩa là "sư tử", có niên đại hơn 2.000 năm ở Ấn Độ cổ đại. Ban đầu nó chỉ được sử dụng bởi Rajputs, một Kshatriya theo đạo Hindu hoặc đẳng cấp quân sự. Sau sự ra đời của tình huynh đệ Khalsa vào năm 1699, người Sikh cũng đã chấp nhận cái tên "Singh" do mong muốn của Đạo sư Gobind Singh. Cùng với hàng triệu người theo đạo Hindu ngày nay, nó cũng được sử dụng bởi hơn 20 triệu người theo đạo Sikh trên toàn thế giới.
Sư tử châu Á được tìm thấy như một biểu tượng trên nhiều lá cờ và huy hiệu trên khắp châu Á, bao gồm cả Quốc huy Ấn Độ. Sư tử châu Á cũng là biểu tượng cho người Sinhala, dân tộc chính ở Sri Lanka; thuật ngữ bắt nguồn từ Indo-Aryan Sinhala, có nghĩa là "người sư tử" hay "người có máu sư tử", trong khi một con sư tử cầm kiếm là nhân vật trung tâm trên quốc kỳ Sri Lanka.
Sư tử đá là một mô típ phổ biến trong nghệ thuật Trung Quốc; nó được sử dụng lần đầu tiên trong nghệ thuật vào cuối thời Xuân Thu (thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên) và trở nên phổ biến hơn vào thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - năm 220 sau Công nguyên). Bởi vì sư tử chưa bao giờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, những mô tả ban đầu có phần không thực tế; Sau khi du nhập nghệ thuật Phật giáo đến Trung Quốc vào thời nhà Đường sau thế kỷ thứ sáu sau Công nguyên, sư tử thường được miêu tả không cánh với thân hình ngắn hơn, dày mình hơn và bờm xoăn. Múa lân - sư - rồng là một điệu nhảy truyền thống trong văn hóa Trung Quốc, trong đó những người biểu diễn trong trang phục sư tử bắt chước các động tác của sư tử, thường có nhạc đệm từ chũm chọe, trống và cồng chiêng. Chúng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và các dịp lễ kỷ niệm khác để lấy may mắn. Ở Trung Quốc và Việt Nam rất thịnh hành tượng sư tử đá Trung Quốc, người Trung Quốc sử dụng con sư tử đá của họ để canh mộ trong khi rất nhiều người Việt Nam lại kính cẩn thờ chúng, đặt chúng trước cửa cơ quan, công sở, chùa chiền, nhà riêng và thậm chí trước các di tích lịch sử.
Singapore có tên từ các từ tiếng Mã Lai singa (sư tử) và pora (thành phố / pháo đài), lần lượt là từ tiếng Tamil-tiếng Phạn சிங்க singa ंह ंह ंह ंह ṃ ṃ a a a a a ] Theo Biên niên sử Mã Lai, tên này được đặt bởi một hoàng tử Mã Lai ở Sumatra thế kỷ thứ 14 Sang Nila Utama, người, trên ngọn hải đăng sau cơn giông bão, phát hiện ra một con linh thú dường như là một con sư tử trên bờ (có thể ông đã nhầm lẫn với loài hổ). Sư tử cũng là biểu tượng chính thức của Singapore.
Ở châu Âu
Sư tử là đề tài được sử dụng rộng rãi trong điêu khắc và tạc tượng để tạo ra cảm giác cao quý hay hùng dũng, đặc biệt là ở những công trình xây dựng công cộng. Tượng sư tử đáng chú ý bao gồm những bức quanh tượng đô đốc Nelson ở quảng trường Trafalgar ở Luân Đôn. Các nhóm tượng khác là bốn con sư tử bảo vệ lối vào của cầu Britannia vượt qua eo biển Menai ở Wales.
Sư tử được sử dụng như một biểu tượng của các đội thể thao, từ các đội bóng đá như các đội tuyển Anh, Scotland và Singapore đến các câu lạc bộ nổi tiếng như Detroit Lions của NFL, Chelsea F.C. và Aston Villa ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Eintracht Braunschweig của Bundesliga, và nhiều câu lạc bộ nhỏ hơn trên khắp thế giới.
Sư tử tiếp tục xuất hiện trong văn học hiện đại với tư cách là những nhân vật bao gồm Aslan lộn xộn trong The Lion, Witch and the Wardcoat và theo dõi những cuốn sách từ loạt The Chronicles of Narnia được viết bởi CS Lewis, và Lion Cowlyly Lion trong Phù thủy Frank tuyệt vời của xứ Oz. Biểu tượng sư tử đã được sử dụng từ sự ra đời của điện ảnh; một trong những con sư tử mang tính biểu tượng và được công nhận rộng rãi nhất là Leo, là linh vật của hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) từ những năm 1920. Thập niên 1960 chứng kiến sự xuất hiện của nữ hoàng sư tử Kenya Elsa trong bộ phim Sinh ra tự do, dựa trên cuốn sách thực tế cùng tên. Vai trò của sư tử với tư cách là vua của các loài thú đã được sử dụng trong phim hoạt hình, chẳng hạn như bộ phim hoạt hình năm 1994 của Walt Disney Pictures The Lion King. Ngoài ra sư tử còn xuất hiện trong các rạp xiếc như nhân vật chính sư tử xiếc 4 tuổi Goliath The Lion cùng các nhân vật phụ là sư tử xiếc Franco The Fantastic (trong tập Goliath The Great) và sư tử xiếc Hercules (trong tập Princess For A Day) của loạt phim truyền hình thiếu nhi Jojo's Circus do Coffee Studios và Cartoon Pizza sản xuất.
Hình ảnh
Xem thêm
Sư tử đấu với hổ
Vì sao có những gã sư tử không bờm?
Chú thích
Liên kết ngoài
Lion/Tiger Encounter
Animal Diversity Web: Panthera leo (lion)
African Wildlife Foundation: Lion
Battle at Kruger: video of a pack of lions fighting against a crocodile and buffalos over a kill
Biodiversity Heritage Library bibliography for Felis leo
Biodiversity Heritage Library bibliography for Panthera leo
BBC Nature: Lion news, and video clips from BBC programmes past and present.
Lion Conservation Fund example of a fund and its projects about the research and conservation of the lion
Lion Research Center website of the research group at the University of Minnesota that has conducted field research on lions and published peer-reviewed scientific articles
Thú ăn thịt
Động vật có vú Ấn Độ
Động vật nguy hiểm
Động vật được mô tả năm 1758
Động vật Đông Phi
Động vật Nam Á
Động vật Tây Phi
Động vật có vú châu Phi
Động vật ăn thịt
Động vật ăn thịt người
Loài dễ thương tổn
Biểu tượng quốc gia Malawi
Biểu tượng quốc gia Maroc
Chi Báo
Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên |
6815 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm | Viêm | Viêm (trong ngôn ngữ Latin: inflammatio) là một phần trong hệ thống phản ứng sinh học của các mô với những kích thích có hại, như là các mầm bệnh, tế bào bị tổn thương, hoặc chất gây kích ứng, và là một phản ứng bảo vệ liên quan đến các tế bào miễn dịch, mạch máu, và các hóa chất trung gian. Chức năng của viêm là loại bỏ nguyên nhân ban đầu làm tế bào tổn thương, dọn sạch các tế bào chết và mô bị tổn thương từ chấn thương ban đầu và trong quá trình viêm, và bắt đầu phục hồi mô.
Năm dấu hiệu lâm sàng của viêm gồm sốt, đau, đỏ, sưng, và rối loạn chức năng. Viêm là một đáp ứng chung đối với các bệnh nguyên, do đó viêm được xem như là một phần của miễn dịch không đặc hiệu (với tên gọi khác là miễn dịch bẩm sinh).
Đặc điểm
Viêm là kết quả có tính quy luật của các tác nhân gây viêm xuất hiện trong cơ thể, là quá trình phức hợp giữa điều hòa và phản ứng. Quá trình này xảy ra ở bộ máy liên kết và vi mạch, gây ra những rối loạn chủ yếu về hóa tổ chức và tính thấm thành mạch, dẫn đến các hiện tượng thoát huyết tương, xuyên bạch cầu, tăng sinh tế bào tại ổ viêm và hiện tượng thực bào, gây ra 4 triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ và đau với các đặc điểm sau:
Phản ứng viêm chỉ xảy ra ở các động vật có hệ thần kinh phát triển.
Biểu hiện viêm thường chỉ thấy ở tại chỗ nơi tác nhân gây viêm xâm nhập, nhưng đó là một phản ứng toàn thân bao gồm 2 mặt đối lập: quá trình bệnh lý phá hủy và quá trình bảo vệ phát triển.
Mặc dù nguyên nhân gây viêm rất khác nhau, nhưng tổn thương viêm lại gây ra cùng một kiểu phản ứng và có thể bị ức chế bởi cùng những tác nhân dược lý.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên không phải bao giờ cũng thể hiện đầy đủ, các nhà giải phẫu bệnh học còn miêu tả khái niệm "viêm lạnh", thí dụ trong một số tổn thương do lao.
Những thay đổi về hình thái và sinh hóa gặp trong quá trình viêm diễn biến theo quy luật. Mặc dù mức độ và thời gian của các giai đoạn viêm có thể thay đổi, nhưng quá trình viêm thường diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn tổn thương tổ chức, giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm, giai đoạn tăng sinh tổ chức để hàn gắn tổn thương.
Nguyên nhân gây viêm
Nguyên nhân ngoại sinh
Các yếu tố cơ học: chấn thương, áp lực, ma sát, dị vật...
Các yếu tố vật lý: nhiệt (nóng, lạnh), tia phóng xạ, bức xạ...
Các yếu tố hóa học: do hóa chất gây kích ứng, chất độc, thuốc...
Các yếu tố sinh học: do đáp ứng miễn dịch (sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể).
Do vi sinh vật: vi khuẩn, virus, một số loại nấm, các vi sinh vật đơn bào, ký sinh trùng và côn trùng.
Nguyên nhân nội sinh
Sản phẩm chuyển hóa: như ure máu tăng gây viêm màng phổi, màng tim; acid uric máu tăng gây viêm khớp trong bệnh Goutte.
Hoại tử kín gây viêm vô trùng, như hoại tử chỏm xương đùi.
Phản ứng tự miễn: như bệnh thấp khớp, viêm cầu thận.
Viêm xung quanh tổ chức ung thư...
Điều kiện thuận lợi
Phản ứng tính của cơ thể: phụ thuộc vào nhiều yếu tố( thần kinh, nội tiết, miễn dịch, tuổi, giới tính, môi trường sống...)
Cường độ của tác nhân gây viêm là yếu tố quan trọng
Triệu chứng chủ yếu
Viêm cấp tính là một quá trình diễn ra nhanh chóng, thường xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ, và thường biến mất sau khi loại bỏ tổn thương gây kích thích. Có liên quan đến quá trình phối hợp và đáp ứng hệ thống huy động tại chỗ. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, viêm được kích hoạt để dọn sạch mầm bệnh, bắt đầu quá trình sửa chữa và sau đó kết thúc quá trình. Viêm đặc trưng bởi năm triệu chứng chủ yếu sau:
Nóng
Đỏ
sưng
đau
tình trạng bất động( mất chức năng)
Một từ viết tắt để ghi nhớ năm triệu chứng này là "PRISH", trong đó Pain, Redness, Immobility, Swelling, Heat.
Sinh lý bệnh
Giai đoạn rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức
Tác động của các tác nhân gây viêm
Các tác nhân gây viêm tác động lên cơ quan và mô gây ra hai hậu quả chủ yếu là:
Gây tổn thương tế bào mô làm giải phóng ra các chất trung gian hóa học như histamin, PG... gọi là các mediator viêm (chất trung gian).
Gây rối loạn tuần hoàn và chuyển hóa tạo ra các sản phẩm chuyển hóa trung gian. Chính các sản phẩm này lại đóng vai trò như các mediator viêm mới, gây ra những tổn thương tổ chức, rối loạn tuần hoàn và chuyển hóa tiếp theo.
Các mediator (chất môi giới)
Bao gồm:
Các amino acid: như histamin, serotonin gây ra phản ứng dị ứng.
Các dẫn xuất của acid béo: gồm các prostaglandin (PG) là các mediator quan trọng nhất gây ra phản ứng viêm.
Các men lysosom: collagenase, elastase, hyaluronidase, chymotrysinase...
Các lymphokin: yếu tố ức chế di tản đại thực bào (MIF), yếu tố hóa ứng động...
Các kinin: bradykinin, kalidin... có nguồn gốc từ các protit huyết tương.
Giai đoạn rối loạn tuần hoàn và thoát dịch rỉ viêm
Tác động của các mediator viêm
Trước tiên là phản ứng gây co các tiểu động mạch tuy nhiên phản ứng này ít có giá trị về lâm sàng, thấy rõ trên các in-vitro gây viêm thực nghiệm. Phản ứng có giá trị sinh học vì là tiền đề cho hàng loạt các phản ứng tiếp theo
Gây giãn mạch tại chỗ, làm tăng cường tuần hoàn đến chỗ viêm tạo thuận lợi cho bạch cầu xuyên mạch và tăng thoát dịch từ lòng mạch vào tổ chức kẽ để hòa loãng các tác nhân gây viêm. Hiện tượng giãn mạch làm vùng viêm đỏ, thoát dịch viêm gây phù nề sưng tấy tại chỗ.
Thu hút các bạch cầu đến chỗ viêm gọi là tác dụng hóa ứng động bạch cầu, đây là tác dụng có lợi để tăng cường quá trình chống viêm, loại trừ các tác nhân gây viêm và hồi phục tổn thương viêm. Các mediator còn có tác dụng kích thích bạch cầu thực bào và kích thích quá trình di chuyển, xâm nhập của bạch cầu vào tổ chức viêm.
Làm tăng quá trình chuyển hóa tại chỗ, do đó làm tăng nhiệt độ tại ổ viêm làm cho ổ viêm nóng hơn các vùng khác. Nhiệt độ tại ổ viêm tăng làm tăng hiện tượng giãn mạch, tăng khả năng di chuyển và thực bào của bạch cầu. Các mediator là các chí nhiệt tố, chúng vào máu và tác động lên trung khu điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây phản ứng sốt toàn thân.
Gây đau: do kích thích các tận cùng thần kinh như các PG, kinin. Ngoài ra đau còn do dịch phù viêm gây sưng và chèn ép vào các tận cùng thần kinh. Đau có tác dụng thông báo cho thần kinh trung ương biết đang có tổn thương tại chỗ viêm.
Gây tổn thương tổ chức tế bào, dẫn đến hoại tử tổ chức do tác dụng của các mediator có tính chất men, làm ổ viêm lan rộng.
Thành phần của dịch rỉ viêm bao gồm huyết tương và các tế bào viêm, các tế bào hoại tử, và các tác nhân gây viêm. Dịch rỉ viêm còn có cả fibrinogen, khi ra khỏi lòng mạch, fibrinogen sẽ chuyển thành fibrin và tạo thành một hàng rào bao quanh ổ viêm có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ổ viêm.
Trong giai đoạn này xảy ra hiện tượng xuyên mạch và thực bào của bạch cầu: các bạch cầu sẽ di chuyển theo kiểu amib chui qua thành mạch và tổ chức để đến ổ viêm do ảnh hưởng của các chất hóa ứng động như leucotaxin, necroxin).
Các bạch cầu xuyên mạch gồm
Đại thực bào (Mastocyt - MΦ): thực bào các mảnh chết của tổ chức sau đó trở thành tế bào cố định của tổ chức.
Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil - N): thực bào các dị vật nhỏ như vi khuẩn, hồng cầu, khi ăn xong thì chết giải phóng ra các mediator viêm và trở thành tế bào viêm.
Bạch cầu ái toan (Eozinophil - E): thực bào dị vật nhỏ, thường xuất hiện ở ổ viêm dị ứng.
Bạch lympho (Lymphocyt - L): thường ở các ổ viêm mạn tính, không làm nhiệm vụ thực bào mà có chức năng tạo ra kháng thể và tạo ra một hàng rào bao quanh ổ viêm, ngăn chặn sự lan tràn của ổ viêm.
Các bạch cầu cũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chất prostaglandin, cytokine nhằm tiêu diệt hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Khi viêm không lành sẽ có thể trở thành viêm mạn tính. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sự viêm mạn tính và nguy cơ ung thư thông qua yếu tố NF-kB.
Vai trò của các tế bào khác trong giai đoạn này
Tế bào nội mạc
Các tế bào nội mạc có 4 tính chất chính:
Điều hòa trương lực mạch máu qua cơ chế co mạch và giãn mạch.
Bình thường, nội mạc có tính kháng đông, nhưng trong phản ứng viêm, nội mạc tại chỗ có thể trở nên thuận lợi cho sự đông máu.
Biểu hiện các phân tử kết dính giúp cho các bạch cầu và tiểu cầu xuyên mạch.
Sản xuất một số cytokine làm tăng cường độ của phản ứng viêm.
Tế bào tạo sợi
Các tế bào tạo sợi (fibroblast) sản xuất các sợi tạo keo (collagen) có vai trò trong giai đoạn tạo sẹo, phục hồi.
Tiểu cầu
Các tiểu cầu có chức năng chính là khởi phát quá trình đông máu, tạo sẹo và điều hòa phản ứng viêm nhờ các chất trung gian có sẵn, kể cả TGFβ (Transforming Growth Factor β).
Giai đoạn tăng sinh và liền sẹo
Các tác nhân gây viêm và các mediator giảm, rối loạn tuần hoàn và chuyển hóa giảm. Một số sản phẩm viêm có tác dụng kích thích phân bào làm tăng sinh tế bào ở khu vực viêm, tăng sinh tổ chức liên kết, tăng sinh các mao mạch và tổ chức hạt. Tổ chức hoại tử ở giai đoạn trước được thay thế bởi một tổ chức mới được hình thành.
Trên đây là 3 giai đoạn của một phản ứng viêm điển hình xảy ra tuần tự nhưng đan xen vào nhau. Tuy vậy, thực tế từ loại phản ứng viêm mà có giai đoạn trội, có giai đoạn biểu hiện rõ rệt:
Viêm cấp tính: giai đoạn 1 và 2 phát triển mạnh, gây viêm xuất tiết.
Viêm mạn tính: giai đoạn 3 phát triển mạnh, gây viêm phì đại.
Ảnh hưởng của toàn thân đối với phản ứng viêm
Tùy thuộc vào ảnh hưởng của hệ thần kinh, nội tiết, hệ thống tế bào đơn nhân thực bào.
Hệ thần kinh: nếu hệ thần kinh bị ức chế thì phản ứng viêm yếu, bạch cầu không tăng cao khiến khả năng thực bào kém. Ví dụ trong trường hợp sử dụng thuốc ngủ, hệ thần kinh bị ức chế bởi độc tố vi khuẩn.
Hệ nội tiết: trong viêm có sự tăng tiết của cortisone từ tuyến thượng thận, đóng vai trò là một cơ chế phản hồi. Ứng dụng vào việc sử dụng các thuốc kháng viêm corticoid và kháng viêm không steroid (NSAIDs) để làm giảm bớt hiện tượng viêm khi cần.
Hệ thống tế bào đơn nhân thực bào: nếu hệ thống tế bào này mạnh thì các yếu tố gây viêm sớm bị thực bào và không thể lây ra khắp cơ thể.
Xem thêm
Đau
Prostaglandin
Quá mẫn loại I
Tham khảo
GS. Phạm Hoàng Phiệt, Miễn dịch - sinh lý bệnh, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.
Trường đại học y Hà nội - Sinh lý bệnh học - Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 2000.
Liên kết ngoài
At the Crossroads of Inflammation and Cancer Hans Clevers, Cell 118
Viêm
Miễn dịch học
Triệu chứng
Sinh lý học động vật
Hệ miễn dịch
Sinh lý học con người |
6826 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201 | Công thức 1 | Công thức 1 (tiếng Anh: Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là một môn thể thao tốc độ chuyên về đua xe hơi bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô. "Công thức" trong tên gọi là để chỉ một loạt quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ. Mùa giải vô địch thế giới F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố, cuộc đua nổi tiếng nhất trong số đó là Monaco Grand Prix ở Monte Carlo. Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.
Xe hơi Công thức 1 khi đua với tốc độ cao nhất có thể lên tới 360 km/h (225 mph) với vòng quay máy lên tới 12500 vòng một phút. Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Hiệu suất của xe phụ thuộc rất nhiều vào điện tử, khí động lực học, nhíp và bánh xe. Động cơ và truyền động của một chiếc xe Công thức 1 hiện đại là một trong số những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh. Công thức 1 đã chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này.
Châu Âu là cái nôi của Công thức 1; tất cả các đội đấu đều có trụ sở tại đó và khoảng một nửa cuộc đua tổ chức tại đó. Cụ thể hơn Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã sản sinh ra nhiều tay đua vô địch nhất (13), và đại đa số đội đua vô địch (32). Tuy nhiên, phạm vi của môn thể thao này đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây và Grands Prix giờ đây được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Một số cuộc đua ở châu Âu dần chuyển sang các cuộc đua tại các châu lục khác, nhất là châu Á như Bahrain, Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore đã tổ chức cuộc đua đêm đầu tiên vào năm 2008, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu đăng cai năm 2009 và Ấn Độ đã được thêm vào lịch bắt đầu từ năm 2011. Trong số 19 cuộc đua vào năm 2011 (chưa kể GP Bahrain), có 9 cuộc đua là ở bên ngoài châu Âu
Công thức 1 là một sự kiện truyền hình lớn, với hàng triệu người theo dõi mỗi cuộc đua trên khắp thế giới. Là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới, hiệu ứng kinh tế của nó là rất rõ ràng, và những trận chiến tài chính và chính trị đã xảy ra ở nhiều nơi. Trung bình khoảng 55 triệu người trên thế giới theo dõi trực tiếp các cuộc đua Công thức 1. Lịch sử và sự phổ biến của môn thể thao này đã khiến cho nó trở thành một môi trường buôn bán hiển nhiên, dẫn đến sự đầu tư cao từ những nhà tài trợ, chuyển thành ngân sách cực lớn dành cho các đội đua. Vài đội đua đã phá sản hoặc bán cho công ty khác từ năm 2000. Ví dụ gần đây nhất về điều này là đội đua Super Aguri đã bị từ chối không cho tham gia Giải Grand Prix Tây Ban Nha và sau đó phải giải tán do thiếu nguồn tiền sau khi nỗ lực thu hút tài trợ bất thành.
Môn thể thao này do FIA quản lý. Các quyền thương mại của Công thức 1 thuộc quyền sở hữu của Nhóm Công thức 1.
Lịch sử
Loạt cuộc đua Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. "Công thức" là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ. Giải Công thức 1 chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946, với cuộc đua không tính vô địch đầu tiên được tổ chức vào năm đó. Một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới từ trước chiến tranh, nhưng do chiến tranh trì hoãn, Giải vô địch Các tay đua Thế giới không trở thành giải chính thức cho đến năm 1947. Cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950. Một giải vô địch dành cho đội đua diễn ra tiếp đó vào năm 1958. Các giải vô địch quốc gia được tổ chức tại Nam Phi và Liên hiệp Anh vào thập niên 1960 và 1970. Các cuộc đua Công thức 1 không tính vô địch được tổ chức trong nhiều năm nhưng do chi phí cho cuộc đua ngày càng cao, cuộc đua không tính vô địch cuối cùng diễn ra vào năm 1983.
Các cuộc đua trở lại (1950–1958)
Nhà vô địch Giải vô địch Thế giới Công thức 1 đầu tiên là tay đua người Ý Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo trong năm 1950, chỉ vừa vặn đánh bại đồng đội người Argentina Juan Manuel Fangio của ông. Tuy nhiên Fangio đã giành lại chức vô địch các năm 1951, 1954, 1955, 1956 & 1957 (kỷ lục 5 lần giành chức vô địch thế giới của ông đã tồn tại suốt 45 năm cho đến khi tay đua người Đức Michael Schumacher giành được chức vô địch thứ 6 vào năm 2003), mạch chiến thắng của ông bị ngắt trong 2 năm 1952 và 1953 do chấn thương, và người đoạt giải trong các năm đó là Alberto Ascari của đội đua Ferrari. Mặc dù Stirling Moss thường xuyên thi đấu, ông chưa bao giờ giành được một Chức vô địch Thế giới nào, và được xem là tay đua vĩ đại nhất chưa từng giành được danh hiệu nào.
Khoảng thời gian này là khoảng thời gian thống trị của những đội đua do những nhà sản xuất xe hơi phổ thông điều hành - Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz và Maserati - tất cả các đội đua này đều đã thi đấu từ trước chiến tranh. Mùa giải đầu tiên, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít. Giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 áp dụng quy định của Công thức 2, với những chiếc xe nhỏ hơn, yếu hơn, do lo ngại về số lượng xe hơi Công thức 1 không có nhiều trên thị trường. Khi quy định Công thức 1 mới, với động cơ giới hạn còn 2,5 lít, được tái áp dụng vào năm 1954, Mercedes-Benz đã cho ra mắt chiếc W196 cải tiến, trong đó có một số sáng kiến đáng chú ý như van điều khiển vòng (desmodromic valve) và phun nhiên liệu cũng như thân xe đóng kín có hình dáng thuôn hơn. Mercedes đã giành chức vô địch tay đua trong hai năm, trước khi rút ra khỏi tất cả các giải đua mô tô sau Cuộc khủng hoảng Le Mans 1955.
Những cải tiến vĩ đại (1959–1980)
Sự cải tiến lớn về công nghệ đầu tiên, đó là sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper (theo sau chiếc Auto Union tiên phong của Ferdinand Porsche vào những năm 1930), lấy ý tưởng từ những mẫu thiết kế Công thức 3 thành công của công ty, diễn ra vào những năm 1950. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việt của mẫu thiết kế mới. Đến năm 1961, tất cả những tay đua thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.
Nhà vô địch Thế giới người Anh đầu tiên là Mike Hawthorn, người lái một chiếc Ferrari giành được danh hiệu vào năm 1958. Tuy nhiên, khi Colin Chapman gia nhập làng với vai trò nhà thiết kế khung gầm và sau đó là người thành lập Team Lotus, Đội đua xanh của Anh bắt đầu thống trị các đường đua trong thập niên tiếp theo. Với Jim Clark, Jackie Stewart, John Surtees, Jack Brabham, Graham Hill, và Denny Hulme, các tay đua của đội Anh và Khối thịnh vượng chung đã giành được mười hai chức vô địch thế giới từ năm 1962 đến 1973.
Vào năm 1962, Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt. Vào năm 1968, Lotus sơn lại tất cả chiếc xe của đội sang màu gan của hãng Imperial Tobacco, từ đó giới thiệu hình thức tài trợ vào môn thể thao.
Lực ép xuống của động lực học dần dần trở nên quan trọng trong mẫu thiết kế xe kể từ khi có sự xuất hiện của cánh máy bay vào cuối thập niên 1960. Vào cuối thập niên 1970, Lotus giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua (mặc dù khái niệm này trước đây đã được dùng trong Chaparral 2J của Jim Hall vào năm 1970). Các lực động lực học tác động lên xe lớn quá lớn (lên đến 5 lần trọng lượng xe) đến nỗi cần những lò xo cực cứng để duy trì một khoảng sáng gầm xe cố định, khiến cho nhíp xe gần như rắn, và bất kỳ một độ nhún nào giữa xe và người với độ bấp bênh của mặt đường phụ thuộc hoàn toàn vào bánh xe.
Các quy định và kỹ thuật theo dòng thời gian
Xem Danh sách các cuộc đua xe Công thức 1 (từ 1950 cho đến nay)
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh các quy định cho ô tô chuyên dùng trong các giải Grand Prix còn có một loại khung xe rẻ tiền hơn gọi là voiturettes (xe con), cho phép có động cơ lắp máy nén đến 1.500 cm³.
Dưới áp lực của hai đội Grand Prix của Đức, Mercedes-Benz và Auto Union, hai đội mà không được sự đồng tình ở nước ngoài cả về chính trị lẫn về thể thao, nên vào cuối thập niên 1930 đã có những cố gắng hủy bỏ những quy định thời bấy giờ và đưa các voiturettes trở thành hạng Grand Prix. Ngoài việc khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Anh, Pháp và Ý được cải thiện rõ rệt, các đổi mới về an toàn cũng được nêu lên làm lý do cho việc thay đổi các quy định. Vì thế giải Grand Prix ở Tripoli (Libya) năm 1939 được tổ chức cho các voiturettes, nhưng mặc dù vậy Mercedes-Benz đã đoạt giải một cách bất ngờ với một chiếc ô tô được chế tạo mới đặc biệt cho mục đích này.
Ngay sau chiến tranh các xe đua voiturettes vẫn được chế tạo, đặc biệt là bởi Alfa Romeo, nên Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) đã điều chỉnh lại các quy định dành cho các xe đua Grand Prix có hiệu lực từ năm 1947: trong hạng từ đó được gọi là Formula 1 cho phép các động cơ lắp máy nén (supercharged engine) có dung tích đến 1.500 cm³ và động cơ hút (atmospheric engine) đến 4.500 cm³. Thêm vào đó Formula 2 được định nghĩa cho loại động cơ hút có dung tích đến 2.000 cm³.
Các cuộc đua xe riêng lẻ cho giải Grand Prix được tổ chức theo các quy định này, loạt đua hay giải vô địch châu Âu như trước chiến tranh không còn nữa. Nhưng khi Liên đoàn Mô tô Quốc tế (Fédération Internationale de Motocyclisme - FIM) tổ chức giải vô địch thế giới vào năm 1949, FIA phản ứng bằng giải vô địch thế giới trong năm 1950. Cuộc đua xe đầu tiên của giải vô địch thế giới mới diễn ra vào ngày 13 tháng 5 năm 1950 ở Silverstone (Anh).
Để củng cố cho yêu cầu tự đưa ra là một giải vô địch thế giới mặc dù gần như chỉ có châu Âu tham dự, trong thời gian từ 1950 đến 1960 cuộc đua 500 dặm ở Indianapolis (Hoa Kỳ) đã được cho điểm của giải vô địch thế giới mặc dầu thi theo các quy định hoàn toàn khác.
Trong 2 năm đầu tiên xe Alfetta trang bị động cơ có máy nén của Alfa Romeo, xe có nhiều điểm tương tự như các thiết kế trước chiến tranh, tiếp tục chiếm ưu thế. Tuy vậy cuối năm 1951 Alfa Romeo rút lui ra khỏi môn thể thao đua xe này sau hai thập niên đạt được nhiều thành tích. Vì chỉ còn có Ferrari, lãnh đạo đua xe của Alfa, là có khả năng thiết kế các loại xe đua F1 có thể cạnh tranh nên giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 tạm thời được tổ chức cho loại xe F2 ít tốn kém hơn hơn. Mặc dù vậy Ferrari vẫn chiếm ưu thế trong các năm này và đều đoạt giải với Alberto Ascari.
Năm 1954 quy định mới ít tốn kém hơn (F1 với động cơ hút đến 2.500 cm³ hay động cơ có máy nén đến 750 cm³, F2 đến 1.500 cm³) ra đời, vì thế nhiều hãng xe trong đó có Mercedes quyết định lại tiếp tục tham dự.
Từ 1961 đến 1965 các quy định cũ dùng cho F2 trở thành F1 làm cho các đội nhỏ của Anh đang chiếm ưu thế giận dữ vì họ không tự chế tạo động cơ được. Porsche đã chế tạo xe cho F2 đạt được nhiều thành tích từ nhiều năm nên việc đi lên F1 trở nên gần gũi. Thế nhưng chiếc động cơ 4 xy lanh có nguồn gốc từ Volkswagen không thể cạnh tranh được. Khung xe kiểu 718 cũng quá nặng nề so với các đối thủ. Với kiểu 804 mới có động cơ 8 xy lanh Porsche chiến thắng duy nhất một lần ở giải vô địch thế giới tại Rouen (Pháp) năm 1962 với Dan Gurney. Cuối mùa đua xe năm đó Porsche rút lui khỏi hạng F1 do tốn kém và do không sản xuất hằng loạt được và lại tập trung vào sản xuất ô tô thể thao vốn là lĩnh vực của họ.
Vì xe thể thao và ngay cả một số xe được sản xuất hằng loạt vào thời gian này có công suất lớn hơn cả loại gọi là cao nhất này nên vào năm 1966 các quy định lại được thay đổi bằng cách nâng gấp đôi dung tích xy lanh (3.000 cm³ cho động cơ hút, 1.500 cm³ cho động cơ có máy nén).
Động cơ Repco tương đối đơn giản chiếm ưu thế trong hai năm đầu tiên của hạng 3 lít vì sau khi quy định thay đổi trong thời gian ngắn không có động cơ nào thích hợp. Ngay cả Ferrari cũng phải mang một động cơ xe đua thể thao nhỏ cùng với một thiết kế sai lầm ra đường đua. BRM chồng hai động cơ 8 xy lanh lên thành một chiếc H16 và được gọi là "quái vật", Maserati khởi động lại một động cơ V12 từ thời đại 2.500 cm³ của thập niên 1950. Các động cơ được khoan thêm thành khoảng 2 lít của Coventry-Climax đã qua thử thách vẫn tiếp tục giành chiến thắng. Thế nhưng công ty này không muốn đầu tư vào phát triển một động cơ 3 lít nên rút lui khỏi F1.
Trong những năm từ 1968 đến 1982 động cơ được bán tự do V8-DFV Cosworth của Ford chiếm ưu thế trong F1 vì nhiều đội với động cơ này và cùng với 12 người lái xe đã giật giải vô địch thế giới trong tổng cộng 155 cuộc đua. Ferrari đoạt giải một lần với chiếc V12 có công suất mạnh hơn một ít, BRM với chiếc V12 chiến thắng một vài lần.
Bắt đầu từ năm 1977 Renault đưa động cơ turbo vào F1 và chiến thắng lần đầu với động cơ này vào năm 1979. Cho đến năm 1982 các động cơ hút tiết kiệm hơn, tin cậy hơn, ít tốn kém hơn và dễ lái hơn vẫn tiếp tục nắm giữ ưu thế mặc dù có công suất nhỏ hơn ngày càng thấy rõ. Bắt đầu từ năm 1983 các động cơ turbo có công suất mạnh hơn cuối cùng cũng chiếm ưu thế, trong các vòng chạy thử đã có thể tạo công suất cao hơn 1.000 mã lực rất nhiều trong khoản thời gian ngắn và vì thế đẩy lùi các lái xe động cơ hút xuống phần phía sau của đội hình khởi hành.
Các động cơ Cosworth đã qua thử thách với khoản 500 mã lực sau đó được sử dụng trong Formula 3000, hạng đua thay thế Formula 2 với các động cơ đua 2.000 cm³.
Chiếc xe đua mạnh nhất từ trước đến nay trong Công thức 1 là chiếc Benetton-BMW năm 1986 với 1.350 mã lực được điều khiển bởi tay đua người Áo Gerhard Berger, chiếm giải Grand Prix của México trong cùng năm. Sau đó Berger tường thuật lại là "chiếc ô tô này gần như không thể chạy được vì mạnh quá", tức là phải hết sức cực nhọc mới điều khiển được chiếc xe.
Bắt đầu từ năm 1989 các động cơ turbo bị cấm và chỉ còn cho phép các động cơ hút đến 3.500 cm³ (để phân biệt với F3000 với dung tích là 3.000 cm³), được sử dụng trong các loại V8, V10, V12 và ngay cả cho W12. Renault giới thiệu bộ điều khiển van bằng khí nén thay thế các lò xo thép cho phép tăng vòng quay nhanh 12.000 vòng/phút đang thông dụng cho đến thời điểm đó.
Sau mùa đua xe năm 1994, vì có nhiều tai nạn, dung tích được giảm xuống còn 3.000 cm³, công suất giảm từ khoảng 750 xuống còn 650 mã lực.
Từ năm 1996 Ferrari thay V12 nặng và tốn nhiều nhiên liệu bằng loại V10 mà cùng với loại này Michael Schumacher đã chiến thắng được 3 cuộc đua. Ngay từ năm 1997 người ta đã đạt lại được công suất 750 mã lực bằng cách tăng vòng quay nhanh hơn 17.000 vòng/phút.
Từ mùa đua xe 2005 các xe phải qua được hai cuối tuần đua mà không phải thay thế để giảm phí tổn và kiềm chế việc tăng công suất (hiện nay vào khoản 900 mã lực ở 19.000 vòng/phút).
Các quy định về kỹ thuật và phát triển
Xem Quy luật của Công thức 1
Xem Cuộc đua xe Công thức 1
Kinh tế
Các cuộc thi thể thao của Công thức 1 được tiến hành bởi Formula One Management. Sở hữu công ty này là Slec Holdings, giám đốc Bernie Ecclestone hiện sở hữu khoản 25% công ty. Ngoài ra các ngân hàng sau đây đều có đầu tư vào Slec Holdings: BayernLB, Lehman Brothers và J. P. Morgan Chase. Các đội đua xe Công thức 1 chỉ có một phần của công ty với quyền phủ quyết.
FIA sở hữu các quyền về quảng cáo và truyền hình của các cuộc thi Công thức 1.
Cờ hiệu
Các hình thức phạt
Xe phải chạy một lần qua pit mà không cần phải ngừng.
Phạt Stop-and-Go: xe phải chạy qua pit, ngừng 10 giây trước khi được tiếp tục, trong khi ngừng xe không được quyền bảo trì.
Qua 3 lần cảnh cáo của hội đồng đua, người lái sẽ bị cấm tham dự một cuộc đua.
Vị trí tại cuộc đua tới sẽ bị tuột xuống 10 vị trí.
Cờ đen: người lái tự động bị loại khỏi cuộc đua.
Nếu hình phạt qua 3 vòng vẫn chưa được thực hiện thì xe sẽ bị loại. Nếu hình phạt được đưa ra trong 5 vòng cuối cùng, hay ngay sau khi chấm dứt cuộc đua, thì thời gian lái sẽ bị cộng thêm 25 giây, không cần thiết phải chạy qua pit nữa.
Nhiều khi một người lái, hay một đội, có thể bị cấm tham dự vài cuộc đua. Số lần nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vi phạm quy luật của người lái, hay đội, đó.
Kế hoạch
Giải đua ô tô Công thức 1 Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các Vô địch thế giới F1
Danh sách các cuộc đua F1
Giải đua ô tô Công thức 1 Việt Nam
Trường đua đường phố Hà Nội
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang Web chính thức của Công thức 1 (tiếng Anh)
Fédération Internationale de l'Automobile (FIA)
Điều lệ của Công thức 1
History of Grand Prix Motor Racing
Mùa giải F1
1
1 |
6835 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83%20thao | Thể thao | Thể thao (Tiếng Anh: sport) là các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích. Thể thao hiện đại mang mục đích là duy trì, cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, trau dồi các kỹ năng xã hội, rèn luyện sức khỏe, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia (thường gọi là các vận động viên, bất kể ở lứa tuổi nào, giới tính, trình độ, đẳng cấp nào) và mang đến sự giải trí cho người xem.
Thông thường cuộc thi đấu hay trò chơi diễn ra giữa hai bên, mỗi bên cố gắng để vượt qua đối phương. Một số môn thể thao cho phép có tỉ số hòa; một số môn khác áp dụng các phương thức phá vỡ thế cân bằng, để đảm bảo có một bên thắng và một bên thua. Nhiều trận thi đấu đối kháng như vậy có thể được sắp xếp thành một giải đấu để chọn ra nhà vô địch. Nhiều giải thể thao tổ chức các mùa giải thể thao định kỳ để chọn nhà vô địch, đôi khi phải phân định bằng một hay nhiều trận play-off. Ngày nay có hàng trăm môn thể thao được tổ chức, từ những môn được tranh tài giữa các cá nhân, cho tới những môn có nhiều người tham gia cùng một lúc.
Nhìn chung người ta coi thể thao là các hoạt động dựa trên sức mạnh hay sự khéo léo thể chất. Các đại hội thể thao lớn như Thế vận hội cũng chỉ áp dụng các môn thể thao đáp ứng tiêu chí này, và các tổ chức như Ủy hội châu Âu cũng loại các hoạt động không chứa yếu tố thể chất khỏi danh mục các môn thể thao. Tuy vậy một số hoạt động có tính đối kháng phi thể chất vẫn được coi là các môn thể thao trí tuệ. Ủy ban Olympic quốc tế (thông qua ARISF) công nhận cờ vua và bridge là các môn thể thao thiện ý, trong khi SportAccord cũng công nhận năm môn thể thao phi thể chất, mặc dù giới hạn số môn thể thao trí tuệ.
Các môn thể thao được quy định bởi một hệ thống quy tắc hay tục lệ nhằm đảm bảo sự công bằng và cho phép đánh giá kết quả một cách chính xác. Chiến thắng có thể được quyết định bằng hành động như ghi các bàn thắng hay vượt qua vạch đích trước. Kết quả cũng có thể được xác định bởi các giám khảo, những người chấm điểm phần thể hiện bài thi thể thao dựa trên những đánh giá khách quan hoặc chủ quan.
Thành tích thi đấu thường được lưu lại và có thể được công bố rộng rãi trên các bản tin thể thao. Thể thao cũng là nơi người không tham gia thi đấu tìm kiếm sự giải trí khi các môn thể thao có khán giả thu hút lượng lớn người tham gia tới các địa điểm tổ chức thể thao, và một lượng lớn hơn thông qua các kênh phát sóng. Cá cược thể thao cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt, và đôi khi là trung tâm của cuộc thể thao.
Theo nhà tư vấn A.T. Kearney, tính tới năm 2013 giá trị nền công nghiệp thể thao toàn cầu ước tính lên tới 620 tỉ đô. Môn thể thao được tập nhiều nhất là chạy trong khi bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất trong số các môn có khán giả tới xem.
Ý nghĩa và sử dụng
Từ nguyên
Tiếng Anh
Từ "sport" trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ tiếng Pháp cổ desport nghĩa là "thời gian rảnh rỗi", trong khi định nghĩa cổ nhất của nó có niên đại từ năm 1300 với nghĩa "bất cứ thứ gì khiến người ta vui thích hay giải trí".
Các định nghĩa bao gồm cả cờ bạc và các cuộc thi đấu được tổ chức vì mục đích cá cược; săn bắn; cũng như các trò chơi và trò tiêu khiển khác, trong đó có cả các trò chơi yêu cầu tập luyện. Roget's định nghĩa thể thao là một "hoạt động được người ta tham gia để thư giãn và vui vẻ" với các từ đồng nghĩa bao gồm "diversion" và "recreation" (đều mang nghĩa giải trí).
Định nghĩa
Định nghĩa chính xác để phân biệt thể thao với các hoạt động giải trí khác là chưa thống nhất. Định nghĩa gần đạt được sự nhất trí là của SportAccord, hiệp hội dành cho các liên đoàn thể thao quốc tế lớn nhất, và có thể coi là định nghĩa de facto của thể thao quốc tế.
SportAccord cho rằng một môn thể thao cần phải:
có yếu tố cạnh tranh
không gây hại tới bất kì sinh vật nào
không dựa vào trang bị chỉ được cung cấp bởi một nguồn cung duy nhất (ngoại trừ các môn được sở hữu độc quyền như arena football)
không phụ thuộc vào yếu tố "may mắn" dành riêng cho môn đó
Họ cũng công nhận rằng thể thao cần phải chủ yếu mang tính thể chất (ví dụ như rugby hay điền kinh), chủ yếu mang tính trí tuệ (như cờ vua hay cờ vây), phần lớn được động cơ hóa (ví dụ như Formula 1 hay đua xuồng máy), chủ yếu được hỗ trợ (ví dụ như bi-a), hay chủ yếu được hỗ trợ bởi động vật (như thể thao cưỡi ngựa). Việc tính cả các môn trí tuệ không được công nhận hoàn toàn, dẫn tới tranh cãi pháp lý của các cơ quan điều hành các môn thể thao này sau khi bị các tổ chức từ chối gây quỹ từ chối tài trợ tiền.
Thuật ngữ "thể thao" dần được áp dụng cho các hình thức phi thể chất khác như video game, hay còn gọi là esports, nhờ sự tham gia cùng số lượng giải đấu đông đảo, tuy nhiên vẫn không được một số tổ chức thể thao chính thống công nhận.
Sự cạnh tranh
Có nhiều quan điểm đối lập nhau về sự cần thiết của yếu tố cạnh tranh trong định nghĩa về thể thao, khi tất cả các môn thể thao chuyên nghiệp đều có tính cạnh tranh, trong khi các cơ quan điều hành yêu cầu tính cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để được IOC hay SportAccord công nhận.
Các cơ quan khác tán thành mở rộng định nghĩa thể thao lên thành tất cả các hoạt động thể chất. Ví dụ như Ủy hội châu Âu tính cả tất cả các loại hình rèn luyện thể chất, bao gồm cả các hoạt động chỉ với mục đích giải trí.
Trong các cuộc tranh tài, người tham gia được cho điểm hay xếp hạng theo "kết quả" của họ và thường được chia thành các nhóm thi đấu tương xứng, (ví dụ như theo giới tính, cân nặng và tuổi tác). Việc đánh giá kết quả có thể khách hoặc chủ quan. Ví dụ trong một cuộc đua, thời gian để hoàn thành cuộc đua là một cách đánh giá khách quan. Trong thể dục dụng cụ hay nhảy cầu kết quả được quyết định bởi một hội đồng giám khảo, và do đó mang tính chủ quan. Trong các môn quyền anh và mixed martial arts, nếu không võ sĩ nào thua khi trận đấu kết thúc thì kết quả sẽ được phân định bởi trọng tài.
Lịch sử
Các đồ tạo tác và công trình kiến trúc cho thấy thể thao có tại Trung Hoa từ những năm 2000 TCN. Thể dục dụng cụ dường như phổ biến tại đây từ thời cổ đại. Các di tích tưởng niệm Pharaon cho thấy nhiều môn thể thao như bơi lội và câu cá được phát triển và áp dụng luật từ hàng ngàn năm trước tại Ai Cập cổ đại. Các môn thể thao Ai Cập khác còn có ném lao, nhảy cao và đấu vật. Các môn Ba Tư cổ đại như môn võ truyền thống zourkhaneh có liên hệ chặt chẽ tới các kĩ năng chiến tranh. Các môn có nguồn gốc tại Ba Tư còn có polo và cưỡi ngựa đấu thương.
Một lượng lớn các môn thể thao được ra đời trước thời Hy Lạp cổ đại. Vì các môn thể thao đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Hy Lạp nên họ bắt đấu tổ chức các cuộc thi Olympic. Các cuộc thi này được tổ chức bốn năm một lần tại ngôi làng nhỏ ở Peloponnesus mang tên Olympia.
Quá trình công nghiệp hóa dẫn tới sự tăng thời gian rảnh, tạo điều kiện để con người tham gia và theo dõi các môn thể thao. Xu hướng này tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với sự ra đời của truyền thông đại chúng và sự giao tiếp toàn cầu. Sự chuyên nghiệp hóa dần chiếm ưu thế và góp phần gia tăng sự phổ biến của thể thao khi những người hâm mộ thể thao theo dõi màn thể hiện của các vận động viên chuyên nghiệp — cả khi thưởng thức các cuộc thi đấu và khi tham gia vào các môn thể thao dưới hình thức nghiệp dư. Trong thế kỷ XXI, người ta tranh cãi xem liệu các vận động viên chuyển giới có nên được tham gia các môn thể thao với nhận thức giới tính của họ sau khi thay đổi.
Lợi ích
Trong đời sống xã hội hiện đại, thể thao là một yếu tố quan trọng để giữ gìn sức khỏe và phục vụ những lợi ích khác.
Trong số những cách để tăng cường sức khỏe, thể thao là một trong số đó. Thể dục thể thao là yếu tố quan trọng để giúp con người chống lại các loại bệnh tật, tạo sự dẻo dai, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh,.... Ví dụ, chạy bộ theo mức độ tăng dần có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim lúc về già. Đối với trẻ em trong độ tuổi đang lớn (đang phát triển), thể thao giúp phát triển chiều cao.
Ngoài phạm vi sức khỏe, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho người chơi tinh thần đoàn kết (tinh thần đồng đội), kỹ năng hợp tác,.... Trong bất kỳ môn thể thao đồng đội nào, yếu tố đoàn kết thường là quan trọng nhất để giành chiến thắng. Ví dụ, trong môn bóng đá, các cầu thủ cùng một đội phải hiểu ý nhau trong lúc chuyền bóng để ghi bàn. Điểm yếu của các đội bóng đá dễ bị đối phương lợi dụng là sự thiếu đoàn kết. Vì vậy một trong số các cách để rèn luyện tinh thần đồng đội là chơi các môn thể thao đồng đội.
Chơi đẹp
Tinh thần thể thao
Tinh thần thể thao là tinh thần phấn đấu vì lối chơi đẹp trong cách cư xử cả với đồng đội và đối phương, trong hành vi đạo đức, và thái độ lịch sự cả khi thắng lẫn khi thua.
Tinh thần thể thao thể hiện nguyện vọng hay thái độ rằng thể thao nên được thưởng thức vì lợi ích của chính nó. Những câu nói như phát biểu của nhà báo thể thao Grantland Rice rằng:"Quan trọng nhất không phải là việc thắng thua mà là cách bạn thi đấu như thế nào (It's not whether you win or lose, it's how you play the game)", và phương châm của cha đẻ phong trào Olympic Pierre de Coubertin: "Điều quan trọng nhất... không phải là chiến thắng mà là việc được tham gia (...the important thing in life is not to triumph but to complete...)", là những ví dụ tiêu biểu của quan niệm này.
Gian lận
Các nguyên tắc cơ bản của thể thao bao gồm cả việc các kết quả không được xác định trước, và các bên tham gia phải có cơ hội chiến thắng như nhau. Luật lệ được đề ra để đảm bảo công bằng mặc dù nhiều lúc người tham gia có thể phá luật để giành ưu thế.
Người tham gia có thể gian lận để thỏa mãn mong muốn chiến thắng, hoặc vì một động cơ nào đó. Sự xuất hiện của cá cược các kết quả thể thao là động cơ của tình trạng dàn xếp tỉ số khi một hay nhiều người tham gia cố tình thi đấu để đạt được một tỉ số đã định sẵn.
Doping
Tính cạnh tranh đôi khi khiến các vận động viên có ý định tăng cường thành tích thông qua việc sử dụng thuốc men hay các phương thức khác như tăng lượng máu trong cơ thể thông phương thức nhân tạo.
Tất cả các môn thể thao được IOC hay SportAccord công nhận bắt buộc phải tiến hành một chương trình kiểm tra nhắm phát hiện các vận động viên sử dụng các chất có trong danh mục cấm và có biện pháp xử lý các trường hợp này.
Bạo lực
Bạo lực trong thể thao diễn ra khi người tham gia vượt qua giới hạn ngăn cách giữa chơi đẹp và bạo lực hiếu chiến có chủ đích. Các vận động viên, huấn luyện viên, người hâm mộ đôi khi có những hành vi thái quá nhắm vào người hay đồ vật để bày tỏ một cách sai trái sự trung thành, giận dữ hay ăn mừng. Nạn bạo động hay nạn hooligan do cổ động viên gây ra là vấn đề tại các cuộc thi đấu thể thao ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Các vấn đề liên quan
Chuyên nghiệp và nghiệp dư
Vận động viên có thể chơi thể thao theo hình thức nghiệp dư, chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, tùy thuộc vào động lực thúc đẩy sự tham gia của người chơi (thường là do yếu tố tiền công hay tiền lương). Việc tham gia một cách nghiệp dư ở trình độ thấp thường có thể được gọi là "thể thao bình dân".
Sự phổ biến của các môn thể thao có đông người đến xem khiến thể thao trở thành một ngành kinh doanh lớn, thúc đẩy một nền văn hóa thể thao được trả lương cao, nơi những vận động viên ở trình độ cao được trả cao hơn nhiều so với tiền công trung bình, có thể lên tới hàng triệu đôla.
Một vài môn thể thao, hay các nội dung cá nhân trong một môn, duy trì chính sách chỉ cho phép các vận động viên nghiệp dư. Thế vận hội khởi đầu với tư tưởng rằng những vận động viên chuyên nghiệp là có một lợi thế được coi là không công bằng đối với những người tập luyện vì đam mê. Kể từ năm 1971, các vận động viên Olympic được phép tiền bồi thưởng phí tổn và tiền tài trợ, và kể từ năm 1986, IOC quyết định cho phép các vận động viên chuyên nghiệp dự Thế vận hội, ngoại trừ môn boxing, và đấu vật.
Công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong thể thao hiện đại, là một phần không thể thiếu trong các môn như motorsport, được áp dụng trong một số môn để nhằm cải thiện thành tích. Nhiều môn cũng sử dụng công nghệ để đưa ra các quyết định ngoài thi đấu.
Khoa học thể thao là một bộ môn phổ biến có thể áp dụng tại nhiều phạm vi trong thể thao trong đó có sự thi đấu của vận động viên, ví dụ như việc phân tích băng hình để hoàn thiện kỹ thuật hay cải thiện trang thiết bị thi đấu, ví dụ như sử dụng giầy chạy hay đồ bơi cải tiến. Ngành kỹ thuật thể thao ra đời vào năm 1998 với trọng tâm chính không chỉ là thiết kế các loại vật liệu mà còn sử dụng công nghệ trong thể thao, từ môn khoa học phân tích tới các số liệu dành cho công nghệ wearable. Nhằm kiểm soát ảnh hưởng của công nghệ lên sự công bằng trong thể thao, các nhà chức trách thường có các điều luật đặc biệt nhằm kiểm soát lợi thế về mặt kỹ thuật giữa các vận động viên. Ví dụ vào năm 2010, các bộ đồ bơi sợi tổng hợp phủ kín toàn thân bị FINA cấm, bởi chúng làm tăng thành tích của các kình ngư.
Vào năm 2014, các công nghệ mới cho ra đời các loại động cơ hybrid tại Công thức 1 mùa giải 2014 nhằm gia tăng hiệu suất nhiên liệu. Các chiếc xe sử dụng một hệ thống thu hồi năng lượng tương tự nhưng hiệu quả hơn hệ thống KERS được sử dụng trước đây, cho phép thu hồi năng lượng sau khi phanh hoặc thải khí. Một cải tiến khác là hệ thống giảm sức cản DRS bao gồm việc mở một khoảng trống ở cánh sau của xe nhằm giảm lực cản, gia tăng tốc độ tối đa và vượt lên trong cuộc đua. Hệ thống này được dùng từ mùa F1 2011, tại Formula Renault 3.5 kể từ 2012, và Deutsche Tourenwagen Masters từ năm 2013.
Sự phát triển của công nghệ cũng giúp đưa ra, xem xét các quyết định khó trong các trận đấu thể thao bằng việc xem lại các pha quay chậm. Ngược lại ở một số bộ môn, vận động viên có thể khiếu nại các quyết định của trọng tài. Trong bóng đá, công nghệ goal-line có thể quyết định xem trái bóng đã vạch cầu môn hay chưa. Công nghệ này không mang tính bắt buộc, nhưng đã được sử dụng tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 ở Brasil, và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 ở Canada, cũng như tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League) kể từ mùa giải 2013–14, và Bundesliga từ 2015–16. Tại giải bóng bầu dục Mỹ NFL, trọng tài có thể xin xem lại replay hay một huấn luyện viên có thể khiếu nại bằng cách đòi xem lại tình huống vừa diễn ra. Quyết định cuối cùng nằm ở trọng tài. Một trọng tài băng hình (thường được biết đến với tên gọi Television Match Official hay TMO) cũng có thể sử dụng các đoạn chiếu lại trong môn rugby (cả rugby league và rugby union). Trong môn cricket quốc tế, trọng tài chính có thể hỏi ý kiến trọng tài thứ ba để đưa ra quyết định và chính trọng tài thứ ba là người đưa ra quyết định cuối cùng. Kể từ năm 2008, một hệ thống xem xét quyết định cho các cầu thủ được áp dụng trong các giải đấu của ICC, và có thể tùy chọn áp dụng trong các trận đấu khác. Tùy thuộc vào đơn vị phát sóng truyền hình mà một số công nghệ khác nhau được sử dụng khi trọng tài và vận động viên cricket muốn xem lại tình huống đã diễn ra, trong đó có Hawk-Eye, Hot Spot và Real Time Snickometer. Hawk-Eye còn được sử dụng trong môn quần vợt khi vận động viên muốn khiếu nại quyết định trọng tài đưa ra.
Chính trị
Benito Mussolini từng sử dụng Giải bóng đá vô địch thế giới 1934 tại Ý để thị uy một nước Ý phát xít. Adolf Hitler cũng sử dụng Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin và Thế vận hội Mùa đông 1936 tại Garmisch-Partenkirchen, để tuyên truyền cho tư tưởng phát xít về chủng tộc Aryan thượng đẳng, cùng sự hạ đẳng của người Do Thái và các chủng tộc "khó ưa" khác. Đức sử dụng Thế vận hội để ngụy tạo một hình ảnh yên bình trong lúc chuẩn bị ráo riết cho một cuộc chiến tranh.
Khi chủ nghĩa apartheid chính thức lên ngôi tại Nam Phi, nhiều vận động viên, đặc biệt ở môn rugby union, lựa chọn hành động theo lương tâm khi quyết định không tham gia thi đấu thể thao cạnh tranh tại đây. Một số người cho rằng điều này góp phần vào sự sụp đổ của apartheid, trong khi số khác lại coi điều này có thể đã khiến cho apartheid kéo dài và gây nhiều hậu quả hơn.
Trong lịch sử Ireland, các môn thể thao Gaelic gắn liền với chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Tới giữa thế kỷ XX, người ta có thể bị cấm chơi bóng đá Gaelic, hurling hay các môn thể thao do Gaelic Athletic Association (GAA) quản lý nếu họ chơi hoặc cổ vũ bóng đá hay các trò chơi khác được xem là có nguồn gốc Anh. Sau đó, GAA tiếp tục cấm chơi bóng đá và rugby union tại các địa điểm thi đấu các môn Gaelic. Lệnh cấm tuy vẫn có hiệu lực nhưng được điều chỉnh để cho phép bóng đá và rugby được diễn ra tại sân Croke Park khi sân Lansdowne Road được sửa sang thành sân vận động Aviva. Trước đây theo Quy tắc 21, GAA cấm các thành viên của lực lượng an ninh Anh Quốc và các thành viên của RUC chơi các môn thể thao Gaelic, nhưng sự ra đời của Good Friday Agreement vào năm 1998 khiến điều lệ này bị dỡ bỏ.
Chủ nghĩa dân tộc thường hiện diện trong thể thao: mọi người tham gia vào các đội tuyển quốc gia, còn các bình luận viên và khán thính giả có thể có quan điểm theo đảng phái của họ. Đôi khi, những căng thẳng dẫn tới xung đột bạo lực giữa các vận động viên hay khán giả, thậm chí là lan ra ngoài phạm vi nơi thi đấu như trong Chiến tranh Bóng đá. Một sự kiện tiêu biểu khi chính trị và thể thao xung đột với nhau là tại Thế vận hội 1972 ở München khi những người đeo mặt nạ đột nhập khách sạn của đội tuyển Olympic Israel và giết chết nhiều thành viên của đội (còn được biết đến với tên Thảm sát München). Những xu hướng này được coi là đi ngược lại với đặc tính cơ bản của thể thao là diễn ra vì lợi ích của chính nó và vì niềm vui của người chơi.
Một nghiên cứu tại các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cho thấy kết quả các trận đấu thể thao có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử. Nghiên cứu đăng trên PNAS cho thấy rằng khi đội nhà thắng trước cuộc bầu cử, các ứng viên đương nhiệm có thể tăng tỉ lệ phiếu bầu lên 1,5 phần trăm. Một trận thua sẽ có hiệu ứng ngược lại, và hệ quả sẽ càng lớn hơn đối với các đội hàng đầu hay các kết quả bất ngờ. Tương tự như trong Quy luật Redskins, khi Washington Redskins thắng trận đấu cuối cùng trước khi cuộc bầu cử diễn ra, thì Tổng thống đương nhiệm sẽ có cơ hội thắng cao hơn, và nếu Redskins thua, đối thủ cạnh tranh sẽ có cơ hội thắng cao hơn.
Trò chơi điện tử thể thao
Cùng với sự phát triển của thể thao, các nhà phát triển trò chơi điện tử (hoặc các nhà làm game) cũng ngày một trình làng nhiều các trò chơi liên quan tới lĩnh vực này. Trong đó, bóng đá là một trong những bộ môn được chuyển thể thành các trò chơi nhiều nhất, vì nhờ lượng tín đồ đông đảo của nó mà nhiều nhà phát triển game coi đây là một "mảnh đất màu mỡ" để phát triển các tựa game liên quan.
Danh sách các tựa game nổi bật của những bộ môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới:
Bóng đá: EA Sports Football Club (tên trước đây là 'FIFA'), eFootball (tên trước đây là 'PES'), Dream League Soccer, Real Football,....
Bóng rổ: NBA Live, Real Basketball, Basketball Classics,....
Tennis: Virtua Tennis Challenge, Tennis Clash, AO Tennis, AO Tennis 2,....
Bóng bầu dục: Madden NFL, American Football Champs, Flick Quarterback,....
Bóng chày: Major League Baseball, Triple Play Baseball,....
và còn nhiều tựa game của các bộ môn thể thao khác như: Fight Night Champion (môn boxing), World Golf Tour (môn golf),....
Xem thêm
Thể dục
Danh sách bộ môn thể thao
Chủ đề liên quan
Điền kinh
Esports
Người hâm mộ
Thế vận hội
Thế vận hội dành cho người khuyết tật
Huấn luyện viên
Người hâm mộ
Vận động viên
Thể thao đồng đội
Thể thao tốc độ
Tham khảo
Ủy ban châu Âu (2007), Sách trắng về thể thao.
Ủy họi châu Âu (2001), Hiến chương thể thao châu Âu.
Đọc thêm
The Meaning of Sports của Michael Mandel (PublicAffairs, ISBN 1-58648-252-1).
Journal of the Philosophy of Sport
Sullivan, George. The Complete Sports Dictionary. New York: Scholastic Book Services, 1979. 199 trang. ISBN 0-590-05731-6
Giải trí |
6842 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch%20m%E1%BA%A1ng%20Ph%C3%A1p | Cách mạng Pháp | Cách mạng Pháp (; 1789–1799) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp. Đến năm 1799, Napoléon Bonaparte trở thành tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sau một cuộc đảo chính, đặt dấu chấm hết cho cuộc cách mạng này. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này, vì đã kết thúc chế độ phong kiến tại quốc gia Tây Âu này. Nó cũng làm giảm quyền lực chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân.
Cuộc cách mạng đã giải phóng các tư tưởng tiến bộ xã hội Pháp khỏi sự kìm hãm dưới chế độ phong kiến, trở thành mối đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1760 đến năm 1840, nước Pháp đóng vai trò quan trọng trên cục diện chính trị quốc tế, ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác như Ireland, Ba Lan, Hà Lan, Ý,... và là trung tâm của các phong trào trí thức trong thế kỷ XVIII. Khoa học của nước Pháp đã dẫn đầu thế giới. Phần lớn các tác phẩm văn hóa và chính trị đều được viết bằng tiếng Pháp, và được các nhà trí thức thuộc nhiều quốc gia tìm đọc và các ý tưởng, sáng kiến, phát minh của người Pháp được các dân tộc khác trên thế giới theo dõi và bắt chước. Tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ quốc tế, dùng cho các nhà trí thức và giới quý tộc của nhiều quốc gia tại châu Âu.
Nước Pháp với dân số 24 triệu người vào giữa thế kỷ XVIII, là miền đất giàu có và đông dân bậc nhất dưới quyền một chính phủ trung ương, trong khi nước Đức láng giềng còn bị chia rẽ, đế quốc Nga mới chỉ bắt đầu phát triển, thậm chí tổng dân số của cả nước Anh và Scotland cũng chỉ khoảng 10 triệu người. Kinh đô của nước Pháp, Paris, tuy nhỏ hơn so với thành phố London về diện tích, nhưng lại rộng gấp hai lần các thành phố Viên và Amsterdam. Tiền vàng của nước Pháp được lưu hành khắp châu Âu và chiếm một nửa số lượng ngoại tệ giao dịch, trong khi lượng hàng hóa xuất cảng từ Pháp qua các nước châu Âu khác lớn hơn nhiều lượng hàng hóa từ nước Anh.
Nhưng trong hoàn cảnh phát triển với ảnh hưởng rộng lớn như vậy, cuộc Cách mạng Pháp đã bùng nổ, làm rung động cả châu Âu, đã lật đổ chế độ cũ bằng một thứ "xã hội mới" và là một khuôn mẫu mà các phong trào cách mạng sau này hướng vào, coi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng đi trước. Những giá trị của cuộc Cách mạng vẫn có sức ảnh hưởng to lớn đến nền chính trị Pháp và châu Âu cho đến ngày nay. Khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái" cũng như bài hát quốc ca của Pháp La Marseillaise đều được ra đời từ cuộc cách mạng.
Cách mạng Pháp được xem là kết quả của những tư tưởng trong Thời kỳ Khai sáng với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do.
Cuộc cách mạng đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, đồng thời giải phóng cho nhân dân, phân chia ruộng đất công bằng, bãi bỏ các đặc quyền của giới tinh hoa và thiết lập quyền bình đẳng giữa mọi người. Trên phạm vi toàn cầu, Cách mạng Pháp đã dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng dân chủ và sự ra đời của các nền cộng hòa, báo hiệu sự cáo chung của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.
Cách mạng Pháp đem lại nguồn cảm hứng cho giới trí thức châu Âu, khiến họ tin rằng mọi người đều có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Nó đã trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và nhiều tư tưởng khác.
Đặc biệt, cuộc cách mạng năm 1789 không chỉ thay đổi bộ mặt nước Pháp, mà còn đem đến cho toàn thể nhân loại niềm tin vào một thời đại mới tiến bộ và công bằng hơn.
Tuy nhiên, sự quá khích của một số lãnh đạo cách mạng và quần chúng đã dẫn đến một thời kỳ đầy bạo lực (Thời đại khủng bố), được tiếp nối bằng nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc trên toàn châu Âu. Các cuộc chiến này đem tinh thần của cách mạng Pháp phổ biến ra toàn châu Âu và làm đảo lộn trật tự cũng như thay đổi sâu sắc cơ cấu xã hội tại các nước châu Âu.
Nguyên nhân
Tình hình kinh tế
Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải phục vụ, nộp địa tô cao cho các lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân. Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
Tình hình chính trị xã hội
Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Louis XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Sau cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756–1763), nền quân chủ Pháp suy thoái nghiêm trọng, trong khi những liệt cường phía Đông là Nga, Phổ và Áo lại phát triển lớn mạnh, trong khi Anh đã vươn lên trở thành đối thủ khó ưa của Pháp. Nhiều yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng; về một số mặt chế độ cũ không còn chống đỡ nổi tính cứng nhắc của chính nó đối diện với một thế giới đang thay đổi; một số mặt khác, nó rơi vào những tham vọng của một tầng lớp trưởng giả đang nổi lên, cộng với sự lo lắng của những người nông dân, người làm công ăn lương, và các cá nhân ở mọi tầng lớp đang chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng của thời đại Khai sáng. Khi cách mạng diễn ra và khi quyền lực được trao từ tay triều đình cho các thể chế luật pháp, những xung đột quyền lợi của các nhóm liên minh ban đầu đó đã trở thành nguồn gốc của xung đột và đổ máu.
Chắc chắn, các nguyên nhân của cách mạng phải bao gồm tất cả những điều sau:
Sự oán giận đối với chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.
Sự oán giận đối với hệ thống lãnh chúa từ phía những người nông dân, làm công ăn lương, và ở một mặt rộng hơn cả của tầng lớp trưởng giả.
Sự nổi lên của các tư tưởng của thời đại ánh sáng.
Nợ quốc gia không thể kiểm soát nổi, có nguyên nhân từ việc tăng thêm gánh nặng của một hệ thống thuế rất lớn.
Sự thiếu thốn thức ăn vào những tháng ngay trước khi cách mạng nổ ra.
Sự oán giận đối với tầng lớp quý tộc đặc quyền và sự thống trị đối với cuộc sống công cộng từ phía những tầng lớp chuyên nghiệp đầy tham vọng.
Ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Kỳ.
Hoạt động tiền cách mạng đã bắt đầu khi vua Louis XVI của Pháp (trị vì từ 1774–1792) đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hoàng gia. Nhà vua Pháp, về mặt tài chính cũng là quốc gia Pháp, có những món nợ rất lớn. Trong thời vua Louis XV (trị vì từ 1715–1774) và Louis XVI nhiều bộ trưởng, gồm cả Nam tước Turgot (Bộ trưởng Tài chính 1774–1776) và Jacques Necker (Bộ trưởng Tài chính 1777–1781), đều không thành công trong việc đưa ra cải cách nhằm biến hệ thống thuế của Pháp trở nên đồng đều hơn. Các biện pháp đó luôn bị phản đối từ phía "hội đồng nhà vua" (tòa án), dân "quý tộc", vốn tự coi mình là những người bảo vệ quốc gia chống lại chế độ chuyên quyền, cũng như khỏi các bè phái của triều đình và cả các bộ trưởng mất chức. Charles Alexandre de Calonne, người đã trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 1783, theo đuổi một chiến lược chi tiêu minh bạch, coi đó là phương tiện để thuyết phục những ông chủ nợ tiềm tàng về sự đáng tin cậy và ổn định của nền tài chính Pháp.
Tuy nhiên, Calonne, từ lâu đã theo dõi tình hình tài chính của Pháp, đã quyết định rằng nó vẫn có thể cứu vãn được và đưa ra một loại thuế đất đai thống nhất coi đó là phương tiện để đưa tài chính Pháp vào khuôn khổ về dài hạn. Trước mắt, ông hy vọng rằng một sự biểu thị ủng hộ từ phía Hội đồng quý tộc được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ lấy lại được lòng tin vào tài chính Pháp, cho phép vay mượn thêm cho tới khi thuế đất đai mang lại hiệu quả và bắt đầu trả nợ.
Mặc dù Calonne đã thuyết phục nhà vua về sự cần thiết của những cải cách của ông, Hội đồng quý tộc đã từ chối tán thành các biện pháp của ông, đòi hỏi rằng chỉ một chỉ một cơ cấu đại diện thực sự; tốt nhất là États Généraux (Hội nghị các Đẳng cấp) của vương quốc, mới có thể thông qua luật thuế mới. Nhà vua, thấy rằng chính Calonne là một trở ngại đã cách chức ông và thay bằng Étienne Charles de Loménie de Brienne, vị Tổng giám mục Toulouse, người sau này là lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Brienne lúc ấy đã có được vị trí mở rộng để tiến hành cải cách, trao cho dân chúng nhiều quyền dân sự (gồm cả tự do tôn giáo với phái Tin lành), và hứa hẹn triệu tập hội nghị đại diện các đẳng cấp trong năm năm, nhưng trong lúc ấy ông cũng cố gắng thúc đẩy các kế hoạch của Calonne. Khi các biện pháp này được đưa ra trước "Hội đồng Nhà vua" tại Paris (một phần cũng phải nhờ đến sự không lịch thiệp của nhà vua), Brienne phản đối, gắn sức giải tán toàn bộ Hội đồng và thu thêm các loại thuế mà không cần quan tâm tới họ. Điều này đã dẫn tới một sự phản ứng rộng lớn từ nhiều nơi trong đất Pháp, gồm cả "Ngày của những viên ngói" nổi tiếng ở Grenoble. Thậm chí quan trọng hơn, sự hỗn loạn khắp đất nước đã làm các nhà cho vay ngắn hạn, mà ngân khố Pháp phải phụ thuộc vào và từng ngày một phải thuyết phục họ ngừng rút các khoản nợ, đưa lại một tình trạng gần như phá sản buộc Louis và Brienne phải đầu hàng.
Ngày 8 tháng 8 năm 1788, nhà vua đồng ý triệu tập hội nghị bất thường États Généraux vào tháng 5 năm 1789 – lần đầu tiên kể từ 1614. Brienne từ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 1788, Necker một lần nữa lại gánh vác trọng trách tài chính quốc gia. Ông đã sử dụng vị trí của mình để đề xuất các cải cách mới, nhưng chỉ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của các đại diện quốc gia.
Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789
Việc kêu gọi triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp dẫn tới sự gia tăng lo ngại từ phía đối lập rằng chính phủ sẽ cố gắng triệu tập một hội nghị với thành phần có lợi cho họ. Nhằm tránh tình trạng này, "Hội đồng Nhà vua" của Paris, vốn đã trở về vai trò quyền lực tại thành phố trong thắng lợi, tuyên bố rằng Hội nghị phải được triệu tập theo những cách thức đã được tiến hành như ở lần Hội nghị trước. Mặc dầu có vẻ rằng các thành viên Hội đồng Paris không nhận thức đầy đủ về "những cách thức năm 1614" khi họ đưa ra quyết định này, nhưng nó đã gây nên một sự xáo động. Hội nghị năm 1614 bao gồm số lượng đại biểu ngang nhau từ mỗi đẳng cấp, và trật tự là, Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (bao gồm tầng lớp Đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo) và mỗi đẳng cấp (toàn thể tất cả các đại biểu thuộc đẳng cấp đó) được bầu một phiếu. Hầu như ngay lập tức "Ủy ban Ba mươi", một tổ chức những người Paris tự do, đa số là quý tộc, bắt đầu kích động chống lại nó, đòi phải tăng gấp đôi Đẳng cấp thứ ba và bầu theo đầu phiếu (như đã từng được thực hiện ở nhiều hội đồng địa phương). Hội đồng Nhà vua tại Paris nhanh chóng phản công lại, tuyên bố rằng chỉ các quy trình bầu cử; những người được ủy quyền được bầu cử bởi những "Quan án quản hạt" và "hội đồng nhà vua" tại các địa phương chứ không phải bởi các tỉnh; mới cần được quyết định bởi kiểu năm 1614. Necker, thay mặt cho chính phủ, cuối cùng đi đến kết luận là Đẳng cấp thứ ba cần phải được tăng lên gấp đôi, nhưng vấn đề bầu theo đầu phiếu vẫn phải để lại cho Hội nghị tự giải quyết. Nhưng những sự oán giận từ cuộc tranh cãi đó vẫn còn rất lớn, và những cuốn sách mỏng, như của Abbé Sieyès Đẳng cấp thứ ba là gì, tuyên truyền rằng các đẳng cấp được ưu tiên là những kẻ ăn bám và rằng chính các đại biểu của Đẳng cấp thứ ba mới là đại diện quốc gia, làm cho những sự oán giận đó vẫn tồn tại.
Khi Hội nghị được triệu tập ở Versailles vào ngày 5 tháng 5 năm 1789, những bài phát biểu dài của Necker và Lamoignon, người giữ các con dấu, không hướng dẫn được gì nhiều cho các đại biểu, họ lại phải quay lại các cuộc họp nhóm để ủy nhiệm cho các thành viên của mình. Vấn đề bầu cử theo đầu phiếu hay theo đẳng cấp không được đặt ra, nhưng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba lúc ấy yêu cầu lá phiếu của một đẳng cấp chỉ có giá trị khi đại diện cho toàn thể các đại biểu của đẳng cấp đó tại Hội nghị. Tuy nhiên, những cuộc thương lượng giữa các đại biểu tại Hội nghị của các đẳng cấp thứ nhất và thứ hai để hoàn thành việc này không mang lại kết quả, vì chỉ có một đa số không đáng kể tăng lữ và đa số lớn hơn các quý tộc tiếp tục ủng hộ việc bầu cử theo đẳng cấp.
Quốc hội
Vào 28 tháng 5 năm 1789, giáo sĩ Emmanuel Joseph Sieyès đề nghị rằng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba, hiện đang hội họp như các "Nhóm bình dân" (Commons), tiến hành xác minh những quyền lực của chính mình và mời hai nhóm đại biểu của hai đẳng cấp kia tham gia, nhưng không phải chờ đợi họ. Họ đã tiến hành như vậy, hoàn thành quá trình vào 17 tháng 6. Sau đó họ bỏ phiếu ủng hộ một biện pháp cơ bản hơn, tuyên bố họ là Quốc hội, một cơ quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân". Đạo luật đầu tiên của quốc hội là Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền. Họ đã mời các đại biểu của các đẳng cấp trên tham gia cùng họ, nhưng nói rõ rằng họ có ý định tiến hành các công việc quốc gia dù có hay không có sự tham gia của các đại biểu kia.
Louis XVI đóng cửa Phòng quốc gia nơi Quốc hội họp. Quốc hội chuyển những cuộc bàn cãi của mình ra ngoài sân Jeu de Paume của vua, nơi họ tiến hành Lời tuyên thệ Jeu de Paume (20 tháng 6, 1789), theo đó họ đồng ý không trở về cho tới khi lập ra được một hiến pháp cho nước Pháp. Đa số các đại diện của giới tăng lữ nhanh chóng gia nhập với họ, cùng với bốn bảy thành viên giới quý tộc. Tới 27 tháng 6 phe hoàng gia đã công khai nhượng bộ, mặc dù quân đội bắt đầu kéo tới với số lượng đông đảo quanh Paris và Versailles. Các thông điệp ủng hộ Quốc hội bay tới từ Paris và các thành phố khác của Pháp. Ngày 9 tháng 7, Quốc hội tự tổ chức lại thành Quốc hội lập hiến.
Ở Paris, Cung điện hoàng gia và những khoảng đất của nó đã trở thành nơi tụ họp của nhiều cuộc tụ tập liên tục. Một số quân đội quay sang phía chính nghĩa của dân chúng.
Quốc hội lập hiến
Đột chiếm ngục Bastille
Vào ngày 11 tháng 7, 1789, vua Louis, dưới ảnh hưởng của các quý tộc bảo thủ trong Hội đồng Cơ mật, cũng như của vợ ông, Maria Antonia của Áo, và em trai, Công tước xứ Artois, trục xuất vị bộ trưởng cải cách Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Đa phần Paris coi đó là sự khởi đầu của cuộc đảo chính của hoàng gia, đã nổi loạn. Một số lực lượng quân đội tham gia vào đám đông dân chúng; một số khác thì đứng trung lập.
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, sau bốn giờ xung đột, quân khởi nghĩa chiếm được ngục Bastille. Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó là Hầu tước Bernard de Launay và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố. Tuy những người Paris chỉ giải thoát cho bảy tù nhân (bốn kẻ lừa đảo, hai công tử quý tộc bị giam do đạo đức xấu, và một nghi phạm giết người) nhưng Bastille vẫn được coi là một biểu tượng hùng hồn của tất cả những gì bị căm ghét của "chế độ cũ". Quay trở về Tòa thị chính, đám đông buộc tội vị prévôt des marchands (tương đương chức thị trưởng) Jacques de Flesselles là kẻ phản bội; ông bị giết ngay trên đường đến một nơi có vẻ là một tòa án ở Cung điện hoàng gia Palais Royal.
Nhà vua và những kẻ ủng hộ trong quân đội lùi bước, ít nhất là ở thời điểm đó. Hầu tước Lafayette đảm nhiệm chỉ huy Cảnh vệ quốc gia ở Paris; Jean-Sylvain Bailly – Chủ tịch Quốc hội vào lúc đó của Lời tuyên thệ Jeu de Paume — trở thành thị trưởng thành phố dưới một cơ cấu chính quyền mới được gọi là "công xã" (thay cho Hội đồng Nhà vua tại Paris). Nhà vua tới Paris, nơi mà vào ngày 27 tháng 7, ông chấp nhận một phù hiệu tam tài (ba màu) giữa lúc dân chúng hô "Quốc gia muôn năm" thay vì "Đức vua muôn năm".
Tuy nhiên, sau cuộc bạo lực này, các quý tộc; vẫn được đảm bảo chút ít bởi sự hòa giải tạm thời, giữa nhà vua và người dân; đã bắt đầu giải phóng đất nước khỏi những kẻ "nhập cư", một số họ bắt đầu âm mưu tiến hành nội chiến bên trong vương quốc và xúi giục liên minh châu Âu chống lại nước Pháp.
Necker được gọi trở lại nắm quyền, nhưng thắng lợi của ông chóng tàn. Là một nhà tài chính khôn ngoan hơn là một chính trị gia khôn khéo, ông đã quá nhấn mạnh vai trò của mình bằng cách yêu cầu và giành được một sự ân xá chung, đánh mất phần lớn sự ủng hộ của nhân dân. Ông còn cho rằng mình có thể tự cứu nước Pháp.
Giới quý tộc không yên tâm với sự hòa giải bề ngoài giữa nhà vua và dân chúng. Họ bắt đầu chạy ra nước ngoài, một số bắt đầu âm mưu nội chiến và kêu gọi một liên minh châu Âu chống Pháp.
Đến cuối tháng 7, khởi nghĩa và tinh thần chủ quyền nhân dân lan ra khắp nước Pháp. Tại các vùng nông thôn, rất nhiều người có hành động quá mức: một số đốt các chứng từ nợ và đốt phá không ít các lâu đài, coi chúng là một phần của một cuộc tổng khởi nghĩa nông dân được gọi là La Grande Peur (Sự sợ hãi vĩ đại). Thêm vào đó, âm mưu tại triều đình Versailles và số lượng lớn người lang thang do thất nghiệp đã dẫn đến các tin đồn bừa bãi và sự hoang tưởng (đặc biệt ở nông thôn), gây ra sự lo sợ và rối loạn trong nước, góp phần vào La Grande Peur (Hibbert, 93).
Bãi bỏ chế độ phong kiến
Ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc hội bãi bỏ chế độ phong kiến, dẹp bỏ cả các quyền của lãnh chúa của Đẳng cấp thứ hai và các loại thuế thập phân của Đẳng cấp thứ nhất. Trong vòng vài giờ, các quý tộc, tăng lữ, các thị trấn, tỉnh lỵ, các công ty và các thành thị mất đi quyền ưu tiên của mình.
Loại bỏ ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Roma
Cuộc cách mạng đã đem lại sự chuyển dịch quyền lực lớn từ Giáo hội Công giáo La Mã sang Nhà nước. Luật ban hành năm 1790 bao gồm cả việc bãi bỏ quyền đánh thuế trên vụ mùa (còn được gọi là "dîme") của Giáo hội, việc xóa bỏ những đặc quyền của giới giáo sĩ, và sung công tài sản Giáo hội, người sau đó sở hữu nhiều đất đai nhất trên toàn quốc. Đi cùng với cuộc cách mạng là cú phản đòn dữ dội về phe giáo chức mà kèm theo đó là bắt bớ và thảm sát các linh mục trên toàn đất Pháp. Điều ước năm 1801 giữa Quốc hội và Giáo hội đã chấm dứt thời kỳ bài Công giáo và thiết lập nên những luật lệ cho mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Pháp. Điều ước này tồn tại cho đến khi bị hủy bỏ bởi nền Đệ Tam Cộng hòa nước Pháp để tách biệt giữa Giáo hội và nhà cầm quyền vào ngày 11 tháng 12 năm 1905.
Sự hình thành các đảng phái
Các bè phái trong Quốc hội bắt đầu lộ rõ hơn. Quý tộc Jacques Antoine Marie de Cazalès và đức cha Jean-Sifrein Maury dẫn đầu một phe sau này được gọi là cánh hữu, chống lại cách mạng. Những nhà "dân chủ bảo hoàng" hay còn gọi là monarchiens, liên kết với Necker lại thiên về tổ chức một nước Pháp tương tự như mô hình nước Anh Quân chủ lập hiến. Họ bao gồm Jean Joseph Mounier, Bá tước Lally-Tollendal, Bá tước Clermont-Tonnerre và Pierre Victor Malouet, Bá tước của Virieu. Đảng Quốc gia, đại diện cho thành phần trung hữu của Quốc hội, bao gồm Honoré Mirabeau, La Lafayette và Bailly; trong khi Adrien Duport, Antoine Barnave và Alexander Lameth đại diện cho quan điểm cực hữu hơn. Hầu như đơn độc với thuyết cấp tiến bên cánh tả là luật sư Maximilien Robespierre.
Cha Emmanuel Joseph Sieyès đi đầu trong đề xuất lập pháp trong giai đoạn này và đã đôi lúc thành công trong việc đem lại sự đồng lòng giữa thành phần trung lập và cánh tả.
Ở Paris, nhiều hội đồng, thị trưởng, hội đồng đại biểu và các quận riêng biệt đều đòi hỏi quyền độc lập lẫn nhau. Tầng lớp trung lưu đang trên đà phát triển. Đội Cảnh vệ Quốc gia dưới sự dẫn dắt của La Lafayette từ từ nổi lên như một thế lực chính trị độc lập tương tự như các hội nhóm tự phát khác.
Trên cơ sở tham khảo Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 8 năm 1789, Quốc hội ban hành Tuyên ngôn về nhân quyền và quyền công dân, với khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Tương tự như tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, bản tuyên ngôn này chỉ bao gồm những tuyên bố nguyên tắc hơn là một bản hiến pháp có hiệu lực thực thụ.
Đến một hiến pháp
Quốc hội lập hiến không chỉ hoạt động như một cơ quan lập pháp mà còn như một thực thể thống nhất để soạn thảo một hiến pháp mới.
Necker, Mounier, Lally-Tollendal đã đấu tranh để thành lập một thượng viện nhưng không thành công. Thượng viện do họ đề nghị gồm những thành viên được chọn bởi hoàng gia từ những người được nhân dân đề cử. Giới quý tộc đòi hỏi phải có một Thượng viện được bầu cử từ những người có dòng dõi. Nhưng chính đảng được yêu chuộng nhất mới giành được lợi thế: nước Pháp sẽ có một Quốc hội với một viện duy nhất. Trong đó nhà vua chỉ có quyền "phủ quyết tạm thời": có thể hoãn việc đưa một dự luật vào thi hành, nhưng không thể phủ quyết hoàn toàn.
Nhân dân Paris đã đánh bại mọi nỗ lực của phe bảo hoàng nhằm chống lại trật tự xã hội mới: họ đã tuần hành trên đại lộ Versailles ngày 5 tháng 10 năm 1789. Sau vài cuộc ẩu đả, nhà vua và hoàng tộc đã chấp thuận sự dẫn độ từ Versailles về Paris.
Quốc hội đã thay thế Các tỉnh của Pháp với tám mươi ba phân khu (département), được điều hành giống như nhau và giống nhau về quy mô và dân số.
Lúc đầu chỉ được hình thành để đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính, tới lúc này Quốc hội lại chủ trọng đến những vấn đề khác và làm sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng. Mirabeau dẫn đầu trong vụ việc này, trong Quốc hội giao cho Necker quyền lực tuyệt đối về tài chính.
Tiến đến Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ
Nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, Quốc hội đã thông qua bộ luật ngày 2 tháng 12 năm 1789 cho phép chuyển toàn bộ tài sản của Giáo hội cho chính quyền quốc gia, với điều kiện chính quyền phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động của Giáo hội. Nhằm nhanh chóng tiền tệ hóa một lượng của cải khổng lồ đến như vậy, Chính phủ đã phát hành một loại tiền giấy mới, assignat, được đảm bảo giá trị bằng số đất tịch thu của Giáo hội.
Việc ban hành thêm bộ luật ngày 13 tháng 2 năm 1790 đã bãi bỏ lời thề của nhà tu hành. Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ (Constitution civile du clergé) được thông qua ngày 12 tháng 7 năm 1790 (mặc dù đến ngày 26 tháng 12 năm 1790 mới được nhà vua ký), đã biến các giáo sĩ còn lại trở thành người làm công cho nhà nước và yêu cầu họ phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp. Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ còn biến giáo hội Công giáo thành một lực lượng của nhà nước thế tục.
Phản ứng lại bộ luật này, Tổng giám mục giáo phận Aix và giám mục giáo phận Clermont đã tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công của các giáo sĩ ở Quốc hội lập hiến. Giáo hoàng không chấp nhận sự sắp đặt này, và điều đó đã dẫn đến sự phân hóa các giáo sĩ thành hai phái: "những người tuyên thệ" (juror hay "giáo hội lập hiến"), gồm những người đã lập lời thề chấp nhận sự sắp đặt mới; và "những người không tuyên thệ" (non-juror hay "những thầy tu bướng bỉnh" - refractory priests), gồm những người không chịu chấp nhận theo sự sắp đặt của chính quyền.
Từ sự kiện kỷ niệm ngày phá ngục Bastille đến cái chết của Mirabeau
Quốc hội đã bãi bỏ những đặc trưng của "chế độ cũ" — quốc hiệu, chế phục (quần áo của người hầu các nhà quyền quý), v.v.. việc này đã cô lập hơn nửa tầng lớp quý tộc bảo thủ và làm gia tăng đội ngũ những kẻ lưu vong.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 và trong nhiều ngày tiếp theo, những đám đông ở quảng trường Champ de Mars đã kỷ niệm 1 năm ngày phá ngục Bastille; những người tham gia đã lập lời thề "trung thành với đất nước, với pháp luật, và với đức vua"; đích thân vua và hoàng tộc cũng tham dự.
Các cử tri trước đó đã bầu ra chính quyền tối cao để nắm quyền trong năm đầu, nhưng nhờ Lời thề Jeu de Paume Công xã Paris vẫn được quyền tổ chức những cuộc họp thường kỳ liên tục cho đến khi Hiến pháp được ban hành. Phe cánh hữu giờ đây đòi hỏi một cuộc bầu cử mới, nhưng Mirabeau đã thành công khi khẳng định cơ cấu Quốc hội cơ bản đã được thay đổi, và do đó không cần thêm bất cứ cuộc bầu cử nào khác trước khi Hiến pháp hoàn thành.
Những năm cuối của thập niên 1790 là thời kỳ bùng nổ của nhiều cuộc phản cách mạng quy mô nhỏ với nỗ lực huy động toàn bộ hay một bộ phận quân đội nhằm đối phó với cách mạng. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy này đều chung một kết cục là thất bại. Hoàng gia, theo nhận xét của François Mignet, "ủng hộ mọi nỗ lực phản cách mạng nhưng không thừa nhận trong bất cứ trường hợp nào".
Quân đội phải đối mặt với tình trạng rối loạn nội bộ nghiêm trọng: Đại tướng Bouillé, với thành tích đàn áp được một số cuộc nổi dậy yếu thế, càng được những người phản cách mạng kính trọng và ngưỡng mộ.
Theo luật mới trong quân đội, những chiến sĩ có thâm niên và thực lực sẽ được coi trọng và tiến cử chứ không còn quan trọng người đó thuộc đẳng cấp hay giai cấp nào. Luật lệ mới này đã làm cho nhiều hạ sĩ, sĩ quan hiện thời bất mãn, không lâu sau đó họ đã đào ngũ và tham gia phản cách mạng.
Trong thời kỳ này, nổi bật là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các "phái hội" trong giới chính trị Pháp, tiêu biểu là phái Jacobin (phiên âm "Gia-cô-banh"): Theo Bách khoa toàn thư Britannica 1911, tính đến ngày 10 tháng 8 năm 1790 đã có 152 phái hội liên kết với Jacobin. Khi phái Jacobin bắt đầu vang danh khắp nơi, một số những người đồng sáng lập đã rời bỏ nó để thành lập phái '89. Những người bảo thủ đã thành lập phái Impartiaux và sau đó là phái Quân chủ (Monarchique). Các phái này tổ chức phân phát bánh mì với mong muốn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhưng đã không thành công, trái lại họ còn thường xuyên bị chống đối và thậm chí trở thành mục tiêu phá hoại. Cuối cùng chính quyền thành phố Paris đã giải tán phái Quân chủ vào tháng 1 năm 1791.
Giữa tình hình này, Quốc hội vẫn tiếp tục công việc của mình để hoàn thành bản Hiến pháp mới. Theo đó, một tòa án mới sẽ được bổ nhiệm, mang tính chất tạm thời và các thẩm phán được quyền hoạt động độc lập với nhà vua. Bãi bỏ hình thức bổ nhiệm kiểu "cha truyền con nối" ở mọi cơ quan nhà nước, trừ chính quyền Quân chủ. Nhà vua vẫn có quyền lực tuyệt đối nếu muốn gây chiến, nhưng cơ quan lập pháp mới được quyền quyết định có nên tuyên bố chiến tranh hay không. Ngoài ra, Quốc hội còn bãi bỏ mọi hàng rào thương mại trong nước; cấm mở phường hội, xưởng dạy nghề và các tổ chức của công nhân; bất cứ cá nhân nào cũng phải có giấy phép hành nghề (môn bài) mới được hành nghề và buôn bán; đình công trở thành việc bất hợp pháp.
Mùa đông năm 1791, lần đầu tiên Quốc hội lưu tâm về vấn đề quý tộc bỏ đi di tản (émigrés). Trong phiên họp của Quốc hội về việc ban hành luật mới cấm di tản, sự an toàn của đất nước được đặt ra trước quyền tự do xuất cảnh của mỗi người. Mirabeau đã giành phần thắng với cách giải quyết mà ông cho là "xứng đáng được dùng trong bộ luật tàn bạo của Draco".
Không may, Mirabeau đã qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1791. Mignet nhận xét, "Không ai có thể sánh với quyền lực và sự nổi tiếng của Mirabeau", và trong vòng năm đó, Quốc hội mới đã thông qua điều luật "tàn bạo" của Mirabeau.
Cuộc đào tẩu Varennes
Dù phải vất vả chống đỡ với cuộc Cách mạng trong nước, vua Louis XVI vẫn từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ đầy mưu toan và không đáng tin cậy của các quốc vương khác ở châu Âu mà bắt tay với tướng Bouillé, người luôn đối đầu với Quốc hội và lên án gay gắt tình trạng quý tộc di tản. Bouillé hứa cho vua Louis ẩn náu ở Montmedy để âm thầm ủng hộ ông.
Đêm 20 tháng 6 năm 1791, Hoàng gia vội vã rời bỏ Tuileries. Tuy vậy, vì quá tự tin dẫn đến khinh suất, ngay trong ngày hôm sau vua Louis đã để lộ sơ hở và bị phát hiện và bắt giữ tại Varennes (tại phân khu Meuse). Chiều ngày 21 tháng 6, vua bị đưa về Paris trong sự canh giữ cẩn mật của Quốc hội.
Pétion, Latour-Maubourg và Antoine Pierre Joseph Marie Barnave, đại diện cho Quốc hội, đã tiếp kiến Hoàng gia tại Épernay và cùng đi với họ. Kể từ lúc này, Barnave trở thành cố vấn và người ủng hộ Hoàng gia.
Khi họ đến Paris, quần chúng nhân dân đã im hơi lặng tiếng. Quốc hội lâm thời đã tước quyền lực của vua Louis. Vua và vương hậu Maria Antonia bị giam giữ dưới sự canh phòng nghiêm ngặt.
Những ngày cuối cùng của Quốc hội lập hiến
Với đa số đại biểu trong Quốc hội vẫn còn ủng hộ chế độ Quân chủ lập hiến hơn là chế độ Cộng hoà, các phe phái đã đi đến thỏa thuận cho vua Louis làm một đấng quân vương bù nhìn: nhà vua phải lập một lời thề trong Hiến pháp và ban sắc lệnh để tuyên bố rằng nếu ngài chống lại lời thề đó, chỉ huy quân đội với mục đích gây chiến tranh với Quốc gia, hay cho phép ai làm điều đó nhân danh ông thì ông sẽ phải thoái vị.
Jacques Pierre Brissot đã thảo một bản kiến nghị, nhấn mạnh rằng dù sao dưới con mắt của Quốc hội thì Louis XVI đã bị phế truất kể từ chuyến du hành đến Varennes. Một đám đông khổng lồ đã tụ tập ở Quảng trường Champ-de-Mars để ký vào bản kiến nghị này. Georges Danton và Camille Desmoulins đọc một bài diễn văn sôi nổi. Quốc hội đã phải huy động chính quyền thành phố để bảo vệ "trật tự công cộng". Lực lượng Vệ binh Quốc gia dưới sự chỉ huy của La Lafayette đã đứng ra đương đầu với đám đông. Các vệ binh phải bắn chỉ thiên để cảnh cáo sau những loạt đá được ném ra từ đám đông; nhưng nhận thấy đám đông vẫn lấn tới không chút e dè, tướng Lafayette ra lệnh bắn thẳng vào đoàn người tiến tới, làm khoảng 50 người chết.
Tiếp theo sau vụ thảm sát này, chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều hội ái quốc và những tờ báo cấp tiến như L'Ami du Peuple của Jean-Paul Marat. Danton vội vã trốn đến Anh, Desmoulins và Marat thì giấu mình ẩn nấp.
Trong lúc đó, nỗi lo ngoại xâm lại bắt đầu đe dọa: Hoàng đế La Mã Thần thánh là Leopold II - anh vợ vua Louis XVI, vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm II, và em trai vua Louis XVI là Charles-Phillipe, Bá tước của Artois đã ban hành Tuyên bố Pilnitz, yêu cầu trao trả tự do cho vua Louis XVI và giải tán Quốc hội, nếu chính quyền Cách mạng không đáp ứng những điều kiện này thì họ sẽ tiến đánh nước Pháp. vô hình trung bản tuyên bố này càng đẩy vua Louis vào tình thế hiểm nghèo. Người Pháp thì chẳng hề để ý đến, còn những lời đe dọa dùng vũ lực trên chỉ đơn thuần là chiến sự ở ngoài vùng biên giới.
Ngay từ trước chuyến đi ở Varennes, các thành viên của Quốc hội Lập hiến đã quyết định quyền lập pháp sẽ do Quốc hội mới (Quốc hội lập pháp) tiếp tục. Giờ đây Quốc hội (Quốc hội Lập hiến) thu thập và chọn lựa nhiều điều luật khác nhau trong Hiến pháp mà trước đây họ đã thông qua để viết thành một bản Hiến pháp mới, cho thấy sự dũng cảm đáng nể khi không lợi dụng cơ hội này để sửa lại một số điều quan trọng, rồi trình nó lên cho vua Louis XVI vừa được trao trả ngôi vị. Nhà vua chấp nhận Hiến pháp và viết rằng "Trẫm cam kết sẽ duy trì Hiến pháp này tại Tổ quốc, bảo vệ nó khỏi mọi sự công kích từ nước ngoài, và phê chuẩn thực thi Hiến pháp này bằng mọi cách mà ta tùy ý sử dụng". Nhà vua đã có một buổi diễn thuyết trước Quốc hội và nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình từ khán giả và các thành viên trong Quốc hội. Quốc hội tuyên bố chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 29 tháng 9 năm 1791.
Mignet đã viết, "Hiến pháp năm 1791... là công trình của giai cấp tư sản và sau đó trở thành giai cấp có quyền lực nhất; bởi vì, theo lẽ thường, thế lực chiếm ưu thế hơn bao giờ cũng giành được quyền kiểm soát trong thể chế... Trong bản Hiến pháp này, con người là nguồn gốc của mọi quyền lực, nhưng nó đã không được sử dụng".
Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ
Quốc hội
Với Hiến pháp 1791, nước Pháp vẫn theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nhà vua phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội được bầu ra, nhưng nhà vua vẫn được sử dụng quyền phủ quyết và quyền lựa chọn bộ trưởng.
Quốc hội mới họp phiên đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1791 và bắt đầu tan rã, lộn xộn trong vòng không đến một năm sau đó. Theo nhận xét của Britanica 1911: "Quốc hội đã thất bại trong nỗ lực cầm quyền, để lại đằng sau là ngân khố trống rỗng, lực lượng quân đội và hải quân vô kỷ luật, và một dân tộc trụy lạc, chơi bời trác táng trong an bình và thành công".
Quốc hội bao gồm khoảng 165 người trong Hoàng gia Feuillant theo Quân chủ lập hiến bên cánh hữu, khoảng 330 người theo phe Cộng hòa tự do thuộc phái Girondin (phiên âm Gi-rông-đanh) bên cánh tả, và khoảng 250 đại biểu trung lập.
Ban đầu, nhà vua bác bỏ bản án tử hình đối với di dân và ra sắc lệnh bắt buộc các giáo sĩ chưa tuyên thệ trong vòng 8 ngày phải lập lời tuyên thệ do Hiến pháp Công dân của Giới Tăng lữ quy định trước đây. Sau một năm, những bất đồng trong đường lối cầm quyền đã dẫn đến khủng hoảng.
Chiến tranh
Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước. Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold II, anh trai Vương hậu Maria Antonia của Áo, có lẽ cũng không mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng đã qua đời ngày 1 tháng 3 năm 1792.
Nước Pháp khai chiến với Đế quốc Áo ngày 20 tháng 4 năm 1792 và Vương quốc Phổ liên minh với phe Áo vài tuần sau đó. Chiến tranh Cách mạng Pháp đã bắt đầu.
Trận chiến có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là trận đánh giữa Pháp - Phổ tại Valmy ngày 20 tháng 9 năm 1792. Trời mưa tầm tã nhưng hỏa lực của pháo binh Pháp vẫn tỏ ra đầy uy lực. Vào thời gian ấy, nước Pháp chìm trong sự hỗn loạn và chế độ phong kiến giờ chỉ còn là quá khứ.
Nền lập hiến bị khủng hoảng
Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, Công xã Paris, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình.
Phần còn lại của chính phủ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Công xã Cách mạng. Khi Công xã đưa những toán sát thủ vào tù để xét xử một cách tùy ý và giết gần 1.400 người, và gửi giấy thông báo qua khắp các thành phố khác của Pháp để kêu gọi noi theo, Quốc hội chỉ có thể chống đỡ một cách yếu ớt. Tình hình này cứ kéo dài đến khi Quốc ước họp ngày 20 tháng 9 năm 1792 với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới và trên thực tế đã trở thành chính quyền mới của Pháp. Ngày hôm sau, chính quyền tuyên bố chấm dứt chế độ Quân chủ và lập ra nền Cộng hoà. Ngày này được chọn là ngày bắt đầu của năm đầu tiên trong Lịch Cách mạng Pháp.
Quốc ước
Sự thống trị của phái Girondin
Với chế độ Cộng hòa mới, quyền lập pháp thuộc về Quốc ước và quyền hành pháp thuộc về Ủy ban An ninh Toàn quốc. Phái Girondin trở thành đảng phái có thế lực nhất trong Quốc ước và trong Ủy ban.
Trong Bản Tuyên ngôn Brunswick, Quân đội Phổ dọa sẽ trả thù người Pháp nếu nước Pháp ngăn cản các nỗ lực của vua Phổ trong việc phục hồi chế độ Quân chủ trên nước này. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1793, cựu vương Louis XVI bị kết án tử hình cùng tội danh âm mưu chống lại tự do nhân dân và an ninh chung sau một cuộc biểu quyết của các thành viên trong Quốc ước với 387 phiếu thuận và 334 phiếu chống. Buổi hành quyết ngày 21 tháng 1 đã làm nổ ra nhiều cuộc chiến với các quốc gia châu Âu khác. Vương hậu người Áo của cựu vương Louis XVI là Maria Antonia, cũng theo gót Louis lên máy chém ngày 16 tháng 10. Vụ xử tử đã khiến cho phe bảo thủ trên khắp châu Âu kinh hoàng và các chế độ quân chủ châu Âu đã kêu gọi một cuộc chiến tranh chống lại nước Pháp cách mạng .
Nội bộ Quốc ước có sự phân hóa thành hai phe phái chính: Phái Girondin là phe "hữu" và phái Jacobin là phe "tả".
Khi cơn sốt chiến tranh lên cao, giá cả leo thang khiến các sans-culotte (lao công nghèo và các thành viên cấp tiến của phái Jacobin) nổi dậy: các hoạt động phản Cách mạng bắt đầu nổ ra ở vài vùng miền. Vật giá gia tăng, thực phẩm khan hiếm, dân chúng hỗn loạn. Giới tiểu tư sản, công nhân và nông dân đòi hỏi phải kiểm soát giá cả, phân phối thực phẩm, trừng trị các kẻ đầu cơ tích trữ. Họ tố cáo giới tư sản đã trục lợi lúc tình hình bất ổn. Phái Girondin ngày càng mất đi sự ủng hộ trong dân chúng khi không thể tìm ra biện pháp để giải quyết khủng hoảng. Tình hình này đã tạo cơ hội cho phái Jacobin thâu tóm quyền lực. Những người Jacobin tố cáo phe Girondin đang âm mưu thỏa hiệp với các lực lượng bảo hoàng để đảm bảo quyền lực cho mình. Chịu ảnh hưởng của quần chúng nhân dân do bất bình với bè phái Girondin và nhờ lợi dụng sức mạnh của các sans-culotte ở Paris, một cuộc đảo chính (coup d'état) đã diễn ra với sự tham gia của quân đội. Kết quả của cuộc đảo chính là sự sụp đổ của phái Girondin, phái Jacobin lên nắm quyền và trở thành thế lực thống trị trong Quốc ước.
Phái Jacobin nắm quyền
Với thành công của cuộc đảo chính, sự liên minh giữa phái Jacobin và các phần tử sans-culotte trở thành nòng cốt trong chính quyền mới. Một bản Hiến pháp mới đã được ban hành để thay thế Hiến pháp năm 1781, đã mở rộng hơn nữa các quyền của nhân dân như quyền lập hội, quyền được giáo dục và quyền được nổi dậy.
Các chính sách thể hiện sự cấp tiến rõ rệt. Giá lương thực được thiết lập ở mức đủ mua cho người dân theo "Luật tối đa". Chế độ nô lệ ở các thuộc địa của Pháp bị bãi bỏ. Ủy ban An ninh Toàn quốc được thành lập, đã cho phổ biến bản "Thông báo Luật pháp" (Bulletin des lois) qua đó đòi hỏi mọi người dân phải tuân theo các điều lệ. Ủy ban cũng tập trung quyền hành vào trung ương đồng thời kêu gọi mọi người dân đầu quân qua bản văn kêu gọi "levée en masse" (động viên tập thể). Chính quyền cũng kiểm soát số lượng vàng xuất cảng, ngăn chặn việc đầu cơ tích trữ, thực phẩm được phân phối qua Ủy ban Đời Sống (Subsistence Commission) nhờ đó đồng tiền "assignat" không còn bị mất giá. Các tập sách mỏng về nông nghiệp được Ủy ban cho phổ biến để dạy cho nông dân cách trồng lúa hữu hiệu. Việc mở trường quân Sự và chương trình giáo dục cưỡng bách cũng là một trong những chương trình hành động của Ủy ban.
Ủy ban An ninh Toàn quốc dưới sự quản lý của Maximilien Robespierre và phái Jacobin đã gây nên giai đoạn Thời kì Khủng bố (tạm dịch từ Reign of Terror)(1793–1794). Ít nhất 1200 người đã phải bước lên máy chém vì bị quy vào tội phản Cách mạng. Chỉ cần là một ý nghĩ thoáng qua hay một biểu hiện nhỏ trong hành vi cũng bị nghi ngờ là phản Cách mạng (hay như trường hợp của Jacques Hébert chính vì quá nhiệt tình với Cách mạng hơn cả các nhà đương chức cầm quyền); và các phiên tòa bao giờ cũng chỉ xử một cách qua loa và kết tội là chủ yếu.
Vào năm 1794 Robespierre đã xử tử các thành viên Jacobin cấp tiến thuộc phái Cực đoan và Ôn hoà; chính vì vậy, sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân đối với ông giảm đi rõ rệt. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1794, người Pháp nổi dậy chống lại Triều đại Kinh hoàng với cuộc đảo chính tháng Chín. Kết quả: những thành viên phái Ôn hòa trong Quốc ước đã phế truất và xử tử Robespierre cùng các đồng nghiệp của ông trong ban lãnh đạo của Ủy ban An ninh Toàn quốc. "Hiến pháp năm thứ III" (theo lịch Cách mạng Pháp) được Quốc ước thông qua ngày 17 tháng 8 năm 1795; được dân chúng ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 9 năm 1795.
Sau trận đánh tại Valmy, nước Phổ vẫn tiếp tục là thành viên chủ chốt của liên quân chống Pháp, thậm chí còn đánh tan tác quân Pháp tại Alsace và vùng Saar. Tuy nhiên, đầu óc của họ bị phân tâm bởi các vấn đề khác: Họ ký riêng Hiệp định Basle với nước Pháp Cách mạng vào ngày 5 tháng 4 năm 1795. Nước Phổ đạt nhiều lợi thế theo Hiệp định này, nhưng từ đó họ đứng trung lập đối với cuộc Cách mạng Pháp.
Chế độ Đốc chính
Hiến pháp mới đã lập ra Hội đồng Đốc chính (Directoire) và Lưỡng viện lập pháp đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Quốc hội bao gồm Hạ viện gồm 500 đại biểu (Conseil des Cinq-Cents - Hội đồng 500) và Thượng viện gồm 250 đại biểu (Conseil des Anciens). Quyền hành pháp nằm trong tay 5 đốc chính do Thượng viện bổ nhiệm hàng năm từ danh sách do Hạ viện đưa lên.
Với sự thành lập của chế độ Đốc chính, Cách mạng Pháp có vẻ đã kết thúc. Đất nước muốn nghỉ ngơi và chữa lành các vết thương. Những người muốn tái lập vua Louis XVIII cùng chế độ cũ, và những người muốn quay lại Thời kì khủng bố La Terreur chỉ chiếm số lượng không đáng kể. Khả năng can thiệp của nước ngoài đã tiêu tan cùng thất bại của Đệ nhất Liên minh (Première coalition). Tuy nhiên, 4 năm của chế độ Đốc chính đã là khoảng thời gian của một chính phủ chuyên quyền độc đoán và sự bất an thường xuyên. Những sự tàn bạo trong quá khứ đã làm cho lòng tin và thiện ý giữa các bên trở thành không thể được. Cũng bản năng tự bảo vệ mà đã dẫn các thành viên của Quốc ước chiếm phần lớn trong cơ quan lập pháp và toàn bộ Hội đồng Đốc chính buộc họ giữ ưu thế.
Khi đại đa số dân chúng Pháp muốn loại bỏ họ, họ đã chỉ có thể giữ được quyền lực của mình bằng những biện pháp bất thường. Họ đã từng bước lờ đi các điều khoản của hiến pháp, và dùng đến vũ khí khi kết quả bầu cử chống lại họ. Họ đã quyết tâm kéo dài chiến tranh - cách tốt nhất để kéo dài quyền lực của mình. Do đó, họ bị dẫn đến việc dựa vào quân đội - phe cũng muốn chiến tranh.
Chế độ mới vấp phải sự chống đối từ những người bảo hoàng và các phần tử Jacobin còn sót lại. Quân đội đàn áp các cuộc nổi dậy và các hoạt động phản cách mạng. Nhờ đó quân đội và vị thống lĩnh xuất sắc của họ, Napoleon Bonaparte càng có thế lực hơn.
Ngày 9 tháng 11 năm 1799 (ngày 18 tháng Sương mù của năm thứ 8 theo lịch Cách mạng Pháp), Napoléon tổ chức một cuộc đảo chính, lập nên chế độ tổng tài. Sự kiện Napoléon xưng Hoàng đế vào năm 1804 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Đệ Nhất Cộng hòa, thành quả tiêu biểu của Cách mạng Pháp.
Ảnh hưởng
Cuộc cách mạng Pháp đã có một tác động rất lớn đến tình hình châu Âu và thế giới, đã làm thay đổi vĩnh viễn lịch sử của loài người. Nó đã chấm dứt chế độ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tại nước Pháp và trên toàn thế giới. Hầu hết các nhà sử gia đều công nhận cuộc cách mạng Pháp là một trong số những sự kiện có tầm quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại .
Ngày nay, ngày kỷ niệm phá ngục Bastille 14 tháng 7 trở thành ngày lễ quốc gia của Pháp.
Đối với nước Pháp
Trước Cách mạng, người dân Pháp có rất ít quyền lực hoặc tiếng nói. Sau năm đầu tiên của cuộc cách mạng, quyền lực của nhà vua đã bị tước đoạt, giới quý tộc thì bị mất hết tất cả tước vị cũng như hầu hết đất đai của họ, Giáo hội bị mất tu viện của mình và ruộng đất, giám mục, thẩm phán và quan tòa được bầu lên bởi nhân dân. Chế độ cộng hòa và nền dân chủ gắn liền với các quyền tự do chính trị và tự do dân sự xuất hiện.
Vai trò của Giáo hội Công giáo bị suy giảm đáng kể, từ vị thế thống trị mọi mặt trong xã hội trước cách mạng đến tình cảnh gần như bị sụp đổ hoàn toàn sau khi cách mạng kết thúc. Những người đứng đầu Giáo hội bị chính quyền cách mạng bắt giữ hoặc hành quyết, tài sản của nhà thờ bị tịch thu, những ảnh hưởng của Kitô giáo cũng dần bị xóa bỏ khỏi đời sống. Vai trò truyền thống của Giáo hội về sau đã được khôi phục lại phần nào dưới thời Napoleon, nhưng quyền lực của nó không bao giờ còn được như xưa. Các linh mục và giám mục giờ đây thuộc về quyền kiểm soát của chính quyền ở Paris chứ không còn dưới sự kiểm soát của Tòa thánh ở Rome. Chính phủ cách mạng đã tịch thu các quỹ từ thiện của nhà thờ để cung cấp một nguồn thu hàng năm cho các bệnh viện, cũng như cho các hoạt động giáo dục và cứu trợ người nghèo.
Cuộc cách mạng cũng đã bãi bỏ những kiểm soát đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho tầng lớp trung lưu Pháp có cơ hội phát triển. Đất đai của giới quý tộc bị nhà nước tịch thu và bán cho nông dân. Thị trường nội địa không còn bị chia cắt bởi tình trạng cát cứ phong kiến. Hệ thống thuế khóa và đo lường được thống nhất trên toàn quốc. Chủ nghĩa tư bản có điều kiện phát triển mạnh tại thành thị cũng như nông thôn. Các phường hội thủ công nghiệp tan rã trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Đối với thế giới
Tại Anh, Vào ngày 16 tháng 7 năm 1789, hai ngày sau sự kiện phá ngục Bastille, John Frederick Sackville, đại sứ Pháp tại Anh, đã thông báo với Ngoại trưởng Anh rằng "Vậy là, Chúa ơi, cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà chúng ta từng được biết đến đã diễn ra... Từ thời điểm này chúng ta có thể coi Pháp là một quốc gia tự do, nhà vua là một vị quốc vương với quyền hạn rất hạn chế, và quyền lực của các quý tộc giờ đã bị suy giảm chỉ còn tương đương với phần còn lại của đất nước." Tuy vậy đa số giới quý tộc tại Anh đã phản đối cuộc cách mạng này, do đó họ đã tích cực ủng hộ các lực lượng phản cách mạng tại Pháp. Edmund Burke đã viết một cuốn sách chỉ trích cuộc Cách mạng Pháp, coi đó như một mối đe dọa cho tầng lớp quý tộc của tất cả các nước. Những ý tưởng mới mẻ của cách mạng Pháp đã trở thành đề tài tạo nên vô số các cuộc tranh luận chính trị sôi nổi chưa từng thấy trên khắp nước Anh.
Ở Đức, cuộc cách mạng Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể, như truyền bá tư tưởng tự do và dân chủ, lây lan các ý tưởng về tự do, bình đẳng và bác ái trong dân chúng, khuyến khích cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến của người dân. Cách mạng Pháp cũng góp phần không nhỏ dẫn đến những sự thay đổi đối với xã hội Đức, như việc giải tán các phường hội và chấm dứt chế độ nông nô. Ở Ireland, cuộc cách mạng Pháp đã kích thích tinh thần đấu tranh đòi cải cách trên khắp đất nước.
Ở Mỹ Latinh, cuộc cách mạng ở Haiti năm 1804 đã được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc cách mạng tại Pháp. Ở Ai Cập, ảnh huởng của Cách mạng Pháp đã thúc đẩy quá trình cải cách và hiện đại hóa đất nước này.
Chủ nghĩa tự do Pháp – Mỹ có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, và cũng từ cách mạng Pháp, người Mỹ đã rút ra nhiều bài học để từ đó tiến đến một nền dân chủ triệt để hơn không chỉ trong tam giác quyền lực nhà nước mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các bước tiến về dân quyền của Mỹ trong các giai đoạn chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, Nội chiến Hoa Kỳ và phong trào Dân quyền của Martin Luther King, Jr.. Hơn nữa, bức tượng Nữ thần tự do do Pháp trao tặng cho Mỹ cũng được lấy cảm hứng từ cách mạng Pháp.
Tuy Cách mạng Pháp đi kèm với những đổ vỡ xã hội và sự khủng bố trên diện rộng nhưng ảnh hưởng của nó lên lịch sử châu Âu và toàn thế giới là không thể phủ nhận. Cách mạng Pháp làm biến đổi sâu sắc tâm lý của người châu Âu. Sau cuộc cách mạng này, các nhà nước quân chủ tại châu Âu lung lay và lần lượt sụp đổ hoặc phải cải tổ để tiếp tục tồn tại. Giáo hội mất uy tín và mất dần quyền lực, tôn giáo dần tách khỏi quyền lực nhà nước trên toàn châu Âu. Từ cuộc cách mạng Pháp, chế độ phong kiến với các quý tộc cát cứ những vùng đất rộng lớn tại châu Âu dần biến mất để hình thành nên các nhà nước tập quyền hiện đại. Các dân tộc thống nhất xuất hiện cùng với chủ nghĩa dân tộc gắn liền với các nhà nước này. Các phường hội tan rã còn chế độ nông nô sụp đổ. Tất cả những điều này mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Cách mạng Pháp cũng tạo ra hiến pháp, các luật lệ, hệ thống đo lường, cách tổ chức nhà nước và quân đội mới sẽ được phổ biến tại châu Âu và trên toàn thế giới. Các tư tưởng của cuộc cách mạng tiếp tục lan rộng ra toàn thế giới trong hàng trăm năm sau đó và tác động sâu sắc đến nền chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX cũng là sự kế thừa các lý tưởng của cuộc cách mạng Pháp.
Chú thích
Tham khảo
William Doyle: Oxford history of the French Revolution. 2nd ed. Oxford: Oxford University Press, 2002 ISBN 0-19-925298-X
William Doyle: Origins of the French Revolution. 3rd ed. Oxford: Oxford University Press, 1999 ISBN 0-19-873175-2 ISBN 0-19-873174-4 (pbk)
Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, Harvard University Press, 2006. ISBN 0-674-02385-4.
Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, Cambridge University Press, 2001. ISBN 0-521-79269-X.
Chronicle of the French Revolution 1788-1799. London: Longman, and, Chronicle Communications, 1989 ISBN 0-582-05194-0
François Furet: La révolution en debat. Paris: Gallimard, 1999 ISBN 2-07-040784-5
Peter McPhee: The French Revolution, 1789-1799. Oxford: Oxford University Press, 2002 ISBN 0-19-924414-6
Timothy Tackett: Becoming a Revolutionary: the deputies of the French National Assembly and the emergence of a revolutionary culture (1789-1790). Princeton, N.J.; Chichester: Princeton University Press, c1996 ISBN 0-691-04384-1
Xem thêm
Cách mạng Hà Lan
Cách mạng Anh
Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.
Pháp
Pháp
Lịch sử Paris |
6847 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20B%C3%A1o | Chi Báo | Chi Báo (Panthera) là một chi trong Họ Mèo (Felidae), chi này được đặt tên và được mô tả lần đầu bởi nhà tự nhiên học người Đức Oken vào năm 1816. Nhà phân loại học người Anh Reginald Innes Pocock đã xem xét lại sự phân loại của chi này vào năm 1916, theo đó chi này bao gồm các loài: hổ (P. tigris), sư tử (P. leo), báo đốm (P. onca) và báo hoa mai (P. pardus) dựa trên cơ sở các đặc điểm giải phẫu sọ.. Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng báo tuyết (từng là Uncia uncia) cũng thuộc chi Panthera (P. uncia), một sự phân loại cũng được các nhà đánh giá IUCN chấp nhận vào năm 2008.
Chỉ có 4 loài: hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai có các thay đổi giải phẫu cho phép chúng có khả năng gầm rống. Nguyên nhân chủ yếu của điều này được cho là do sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng (xương ở cuống lưỡi hình móng ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra rằng khả năng gầm rống là do các đặc trưng hình thái khác, đặc biệt là thanh quản. Báo tuyết không biết gầm, mặc dù chúng cũng có sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng, nhưng nó thiếu các đặc trưng đặc biệt của thanh quản.
Tên gọi
Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πάνθηρ, panther, có nghĩa là "săn mọi thứ".
Tiến hóa
Ở gốc của chi Panthera có lẽ là Viretailurus schaubi, mà đôi khi cũng được coi là thành viên xuất hiện sớm của chi Puma. Các loài trong chi Panthera có lẽ có nguồn gốc từ châu Á, nhưng gốc rễ xác định của chúng thì vẫn không rõ ràng. Các nghiên cứu di truyền học và hình thái học cho rằng hổ là loài đầu tiên (trong số các loài còn sinh tồn) tách ra từ các loài khác trong chi. Khoảng 1,9 triệu năm trước thì báo đốm Mỹ đã tách ra từ nhóm còn lại, là các tổ tiên chung của báo hoa mai và sư tử ngày nay. Sư tử và báo hoa mai tách khỏi nhau vào khoảng 1-1,25 triệu năm trước. Báo tuyết đã từng được coi như là nằm ở phần gốc của chi Panthera, nhưng các nghiên cứu phân tử mới hơn cho rằng nó có thể là loài có quan hệ chị em với báo hoa mai.
Loài mèo tiền sử, có lẽ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với báo đốm Mỹ ngày nay là loài đã tuyệt chủng có tên khoa học Panthera gombaszogensis, thường được gọi là báo đốm châu Âu. Loài này đã xuất hiện vào khoảng 1,6 triệu năm trước tại khu vực ngày nay là Olivola ở Italy.
Phân loại và quần thể
Có nhiều danh pháp cho phân loài của 5 loài còn sinh tồn trong chi Panthera; tuy nhiên, phần nhiều các phân loài báo hoa mai và sư tử là đáng ngờ. Gần đây, người ta đã đưa ra đề nghị rằng tất cả các quần thể báo hoa mai hạ Sahara là cùng một phân loài, và tất cả các quần thể sư tử hạ Sahara cũng ở tình trạng tương tự, do chúng không đủ các khác biệt di truyền để có thể coi là phân loài riêng biệt. Một số phân loài sư tử tiền sử đã được miêu tả từ các chứng cứ lịch sử và các hóa thạch, và chúng có thể là các loài khác nhau.
Báo đen (black panther) không phải là một loài riêng biệt mà chỉ là tên gọi chung cho các cá thể bị hắc tạng của chi này, chủ yếu là ở báo đốm và báo hoa mai.
Phân loại
(Các loài hay phân loài đã tuyệt chủng được ghi kèm với ký hiệu †)
CHI PANTHERA
Panthera combaszoe (báo nguyên thủy) †
Panthera crassidens (báo hoa mai nguyên thủy) †
Panthera gombaszoegensis (báo đốm châu Âu) †
Panthera leo (sư tử)
Panthera leo atrox - sư tử Bắc Mỹ hay sư tử hang Bắc Mỹ †
Panthera leo azandica - sư tử đông bắc Congo
Panthera leo bleyenberghi - sư tử Katanga hay sư tử tây nam Phi
Panthera leo europaea - sư tử châu Âu †
Panthera leo fossilis - sư tử hang châu Âu tiền Trung Pleistocen †
Panthera leo hollisteri - sư tử Congo
Panthera leo kamptzi
Panthera leo krugeri - sư tử nam Phi hay sư tử đông nam Phi, sư tử Nam Phi
Panthera leo leo - sư tử Barbary †
Panthera leo melanochaita - sư tử Cape †
Panthera leo massaica - sư tử Masai
Panthera leo nubica - sư tử Đông Phi – đồng nghĩa của P. leo, không là phân loài?
Panthera leo melanochaita
Panthera leo nyanzae
Panthera leo persica - sư tử châu Á
Panthera leo roosevelti - sư tử Abyssinia – đồng nghĩa của P. l. massaica, không là phân loài?
Panthera leo sinhaleyus - sư tử Sri Lanka hay sư tử Ceylon †
Panthera leo somaliensis - sư tử Somali – đồng nghĩa của P. leo, không là phân loài?
Panthera leo spelaea - sư tử hang hay sư tử Á Âu †
Panthera leo senegalensis - sư tử Tây Phi hay sư tử Senegal
Panthera leo vereshchagini - sư tử hang đông Siberi và Bering †
Panthera leo verneyi - sư tử Kalahari – không là đồng nghĩa?
Panthera onca (báo đốm Mỹ)
Panthera onca arizonensis
Panthera onca centralis
Panthera onca goldmani
Panthera onca hernandesii
Panthera onca onca
Panthera onca palustris
Panthera onca paraguensis
Panthera onca peruviana
Panthera onca veracruscis
Panthera onca mesembrina - báo đốm Nam Mỹ thế Pleistocen †
Panthera onca augusta - báo đốm Bắc Mỹ thế Pleistocen †
Panthera palaeosinensis (dạng mèo thế Pleistocen; có lẽ là tổ tiên của hổ) †
Panthera pardoides (báo hoa mai nguyên thủy) †
Panthera pardus (báo hoa mai)
Panthera pardus adersi (báo hoa mai Zanzibar) – đồng nghĩa của P. p. pardus, không là phân loài?
Panthera pardus delacouri (báo hoa mai Đông Dương)
Panthera pardus fusca (báo hoa mai Ấn Độ)
Panthera pardus jarvesi (báo hoa mai sa mạc Judea) – không là đồng nghĩa?
Panthera pardus japonensis (báo hoa mai Hoa Bắc)
Panthera pardus jarvisi (báo hoa mai Sinai) – đồng nghĩa của P. p. nimr, không là phân loài?
Panthera pardus kotiya (báo hoa mai Sri Lanka)
Panthera pardus melas (báo hoa mai Java)
Panthera pardus nimr (báo hoa mai Arabia)
Panthera pardus orientalis (báo hoa mai Amur)
Panthera pardus panthera (báo hoa mai Barbary) – đồng nghĩa của P. p. pardus, không là phân loài?
Panthera pardus pardus (báo hoa mai châu Phi)
Panthera pardus saxicolor (báo hoa mai Ba Tư)
Panthera pardus sickenbergi (báo hoa mai châu Âu †
Panthera pardus tulliana (báo hoa mai Anatolia)
Panthera uncia hay Uncia uncia (Báo tuyết)
Panthera uncia baikalensis-romanii
Panthera uncia uncia
Panthera uncia uncioides
Panthera schaubi (mèo tiền sử) †
Panthera schreuderi (hổ tiền sử) †
Panthera tigris (hổ)
Panthera tigris altaica (hổ Siberi)
Panthera tigris amoyensis (hổ Hoa Nam)
Panthera tigris balica (hổ Bali) †
Panthera tigris corbetti (hổ Đông Dương)
Panthera tigris jacksoni (hổ Mã Lai) – không là đơn vị phân loại hợp lệ?
Panthera tigris sondaica (hổ Java) †
Panthera tigris sumatrae (hổ Sumatra)
Panthera tigris tigris (hổ Bengal)
Panthera tigris trinilensis (hổ Trinil) † - không là đơn vị phân loại hợp lệ?
Panthera tigris virgata (hổ Caspi) †
Panthera toscana (sư tử Tuscany hay báo đốm Tuscany) † - có lẽ là đồng nghĩa của báo đốm châu Âu
Panthera youngi (mèo giống như sư tử Trung Hoa tiền sử) †
Tham khảo
Đọc thêm
A. Turner: The big cats and their fossil relatives. Nhà in Đại học Columbia, 1997.ISBN 0-231-10229-1
Báo
Báo |
6850 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20tuy%E1%BA%BFt | Báo tuyết | Báo tuyết (Panthera uncia) (tiếng Anh: Snow Leopard) là một loài thuộc Họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á. Gần đây, nhiều nhà phân loại học mới đưa báo tuyết vào trong chi Báo cùng với vài loài khác trong họ Mèo, tuy nhiên chúng không phải là một loài "báo" thực thụ mà theo phân loại thì chúng có quan hệ gần gũi với loài hổ hơn. Theo nguyên tắc phân loại sinh học, báo tuyết đã được phân loại là Uncia uncia kể từ đầu những năm 1930. Dựa trên kiểu gen nghiên cứu, loài mèo lớn này đã được coi là một thành viên của chi Panthera từ năm 2008. Vấn đề này vẫn đang được cân nhắc.
Báo tuyết chủ yếu sống cô độc và ưa thích môi trường sống ở vùng cao nguyên. Trong mùa hè thông thường chúng sống trên các cành cây ở những khu đồng cỏ ven núi và các khu vực núi đá cho tới tận độ cao 6.000 m. Trong mùa đông, chúng xuống thấp vào các khu rừng ở độ cao lên đến khoảng 2.000 m. Báo tuyết là loài động vật ăn tạp, chúng ăn tất cả những gì mà chúng tìm thấy; thông thường chúng có thể giết chết cả những con vật có kích thước gấp 3 lần chúng, bao gồm cả gia súc. Chúng cũng phục kích các con mồi nói trên khi có thể. Thức ăn thông thường của chúng bao gồm sơn dương (các loài thuộc chi Capra), cừu hoang Himalaya (Pseudois nayaur), cũng như là sóc marmota (các loài thuộc chi Marmota) và các động vật gặm nhấm nhỏ khác.
Báo tuyết là loài sắp nguy cấp do các tấm da nguyên vẹn của chúng có giá rất cao trên thị trường đồ lông thú. Trong những năm thập niên 1960 tổng quần thể giảm xuống chỉ còn khoảng 1.000 con, nhưng hiện nay đã được phục hồi tới khoảng 6.000 con. Chúng cũng đã được nhân giống thành công trong điều kiện giam cầm.
Báo tuyết được xem là biểu tượng quốc gia của một số nước vùng Trung Á. Báo tuyết là biểu tượng quốc gia của người Tatar và người Kazakh (Ka-dắc), và báo tuyết có cánh được tìm thấy trên huy hiệu của Tatarstan (tiếng Nga: Республика Татарстан hay Татария, tiếng Tatar: Татарстан Республикасы/Tatarstan Respublikası). Huân chương báo tuyết được tặng cho những nhà leo núi Xô viết nào đã từng leo tới đỉnh của tất cả năm đỉnh cao trên 7000 m của Liên Xô cũ.
Đặc điểm
Bộ lông của báo tuyết có màu trắng đến xám với những đốm đen trên đầu và cổ, nhưng những mảng đốm hoa hồng lớn hơn ở lưng, hai bên sườn và đuôi rậm rạp. Bụng trắng. Lông dày với dài từ 5 đến 12 cm (2,0 và 4,7 in). Cơ thể của chúng rất chắc, chân ngắn và hơi nhỏ hơn những con mèo khác thuộc chi Panthera, đạt đến chiều cao vai 56 cm (22 in), và từ đầu đến kích thước cơ thể từ 75 đến 150 cm (30 đến 59 in). Đuôi của chúng dài từ 80 đến 105 cm (31 đến 41 in). Đôi mắt màu xanh nhạt hoặc xám. Mõm ngắn và hốc mũi lớn. Báo tuyết thường nặng từ 22 đến 55 kg (49 và 121 lb), với con đực lớn thường xuyên đạt khối lượng 75 kg (165 lb) và con cái nhỏ khoảng dưới 25 kg (55 lb).
Báo tuyết cho thấy khả năng thích nghi để sống trong một môi trường lạnh giá ở miền núi. Cơ thể chúng có nhiều lông, lông dày, tai nhỏ và tròn, giúp giảm thiểu sự mất nhiệt. Bàn chân rộng giúp phân phối trọng lượng cơ thể để đi trên tuyết, và có lông trên mặt dưới của chúng để tăng độ bám của chân trên các bề mặt dốc và không ổn định; nó cũng giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt. Đuôi dài và linh hoạt của con báo giúp duy trì thăng bằng trên các sườn dốc và gập ghềnh trong môi trường miền núi của chúng. Đuôi cũng rất dày do lưu trữ chất béo, và phủ lông rất dày, cho phép con vật sử dụng nó như một tấm chăn bảo vệ để che mũi và miệng của chúng trong khi ngủ.
Các chân lớn phủ lông của chúng có tác dụng như những chiếc ủng đi tuyết, giống như của linh miêu.
Không giống như hổ và sư tử, báo tuyết không thể cất được tiếng gầm do dây thanh âm của chúng không phát triển.
Báo tuyết chỉ được phân loại lại như một thành viên của chi Panthera (mèo lớn) sau một nghiên cứu di truyền của ông Brian Davis, Tiến sĩ Gang Li và Giáo sư William Murphy vào năm 2009. Nghiên cứu này cho thấy loài báo tuyết thực sự phát triển đồng thời với loài hổ hơn là báo hoa mai như trước đây vẫn nghĩ.
Phân bố và môi trường sống
Báo tuyết được phân bố từ phía tây của hồ Baikal qua phía nam Siberia, ở dãy núi Côn Lôn, trên dãy núi Altai của Nga, dãy núi Sayan và Tannu-Ola, ở Thiên Sơn, qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đến Hindu Kush ở miền đông Afghanistan, Karakoram ở miền bắc Pakistan, ở dãy núi Pamir, và trên tầng cao của dãy Himalaya ở Ấn Độ, Nepal, và Bhutan, và cao nguyên Thanh Tạng. Ở Mông Cổ, nó được tìm thấy ở đoạn dãy núi Altai trên lãnh thổ Mông Cổ và dãy núi Khangai. Ở Tây Tạng, nó được tìm thấy ở Altyn-Tagh ở xa phía bắc.
Môi trường sống báo tuyết ở dãy Himalaya của Ấn Độ ước tính có diện tích dưới 90.000 km2 (35.000 dặm vuông) ở các bang Jammu và Kashmir, Uttarakhand, Himachal Pradesh, Sikkim và Arunachal Pradesh, trong đó khoảng 34.000 km2 (13.000 sq mi) là được coi là môi trường sống tốt và 14,4% được bảo vệ. Vào đầu những năm 1990, số lượng báo tuyết Ấn Độ ước tính khoảng 200–600 cá thể sống trên khoảng 25 khu vực được bảo vệ.
Vào mùa hè, báo tuyết thường sống ở trên hàng cây trên đồng cỏ miền núi và trong các vùng đá ở độ cao từ 2.700 đến 6.000 m (8.900 đến 19.700 ft). Vào mùa đông, chúng xuống các khu rừng với độ cao khoảng 1.200 đến 2.000 m (3.900 đến 6.600 ft). Báo tuyết ưa thích những địa hình bị của nhiều đá hoặc bị hỏng, và có thể đi lại mà không gặp khó khăn trong tuyết dày lên đến 85 cm (33 in), mặc dù chúng thích đi trên những con đường mòn hiện có được tạo ra bởi những động vật khác.
Năm 1972, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đặt báo tuyết trên Sách đỏ các loài bị đe dọa như "Nguy cấp", các loại mối đe dọa tương tự đã được áp dụng trong việc đánh giá năm 2008. Sự nóng lên toàn cầu đã làm cho hàng cây được tăng lên ở độ cao, dẫn đến sự suy giảm của con mồi hoang dã phụ thuộc vào thực vật cho nguồn thức ăn. Tổng số lượng tự nhiên của báo tuyết được ước tính khoảng 4.510 đến 7.350 cá thể. Nhiều ước lượng thô sơ và lỗi thời.
Trước năm 2003, tổng số báo tuyết hoang dã ước tính khoảng 4.080 đến 6.500 cá thể. Trong năm 2016, tổng số lượng báo tuyết được ước tính là 4.678 đến 8.745 cá thể, cho thấy tổng số lượng báo tuyết đã lớn hơn trước đây. Ngoài ra còn có khoảng 600 con báo tuyết tại các vườn thú trên thế giới.
Tập tính
Báo tuyết sống đơn độc, ngoại trừ con cái có đàn con riêng. Chúng nuôi con trong các hang ở vùng núi trong thời gian dài.
Một con báo tuyết sống trong một phạm vi lãnh thổ được xác định rõ, nhưng không bảo vệ lãnh thổ của mình một cách quá quyết liệt khi bị xâm phạm bởi những con báo tuyết khác. Phạm vi lãnh thổ dao động tùy theo độ phong phú của con mồi. Ở Nepal, nơi con mồi dồi dào, phạm vi lãnh thổ có thể dao động từ 12 km2 (5 dặm vuông) đến 40 km2 (15 dặm vuông) và lên đến năm đến 10 cá thể được tìm thấy trong một khu vực rộng trên 100 km2 (39 dặm vuông); trong môi trường sống với con mồi thưa thớt, mặc dù, diện tích lãnh thổ lên đến 1.000 km2 (386 sq mi) chỉ hỗ trợ sự sống cho năm con báo. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới kéo dài từ năm 2008 đến 2014 cho thấy phạm vi của chúng lớn hơn nhiều so với dự đoán; một con báo đực đòi hỏi một lãnh thổ của khoảng 80 dặm vuông, trong khi báo cái yêu cầu lên đến 48 dặm vuông lãnh thổ. Lấy dữ liệu này vào thống kê, người ta ước tính rằng 40 phần trăm trong số 170 khu vực được bảo vệ tại chỗ nhỏ hơn không gian cần thiết để hỗ trợ một con báo tuyết đực.
Giống như những con thú họ mèo khác, báo tuyết sử dụng các dấu hiệu mùi hương để chỉ ra lãnh thổ của chúng và các tuyến đi lại thông thường. Đây là những phương thức phổ biến nhất được thực hiện bằng cách cào đất bằng chân sau trước khi lắng đọng nước tiểu, nhưng chúng cũng phun nước tiểu lên những mảng đá có mái che.
Báo tuyết là một crepuscular (động vật hoạt động lúc trời chạng vạng), hoạt động tích cực nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. Chúng được biết đến là một loài thú có khả năng ngụy trang tốt khi săn mồi.
Chế độ ăn uống
Báo tuyết là loài động vật ăn tạp dù thuộc bộ ăn thịt và tích cực săn mồi. Giống như báo hoa mai, chúng luôn biết tận dụng cơ hội, ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy, bao gồm thịt thối rữa và gia súc, vật nuôi trong nhà. Chúng có thể giết chết con vật gấp 2-4 lần trọng lượng của riêng mình, chẳng hạn như cừu Bharal , dê núi sừng ngắn Himalaya , dê markhor , cừu Argali , ngựa và lạc đà , nhưng cũng sẵn lòng xơi những con mồi nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như thỏ rừng, marmota, pika, chuột đồng và và các loài chim.
Chế độ ăn uống của báo tuyết thay đổi trên phạm vi của chúng và với thời gian trong năm, và phụ thuộc vào sự sẵn có con mồi. Ở dãy Himalaya, chúng săn chủ yếu là cừu Bharal và dê núi Siberia. Ở Karakoram, Thiên Sơn, Altai và núi Tost của Mông Cổ, con mồi chính của nó bao gồm dê núi Siberia, hươu môi trắng, hoẵng Siberia và cừu Argali. Các loài khác có thể bị chúng săn khi có cơ hội là gấu trúc đỏ, lợn rừng, voọc, gà tuyết và gà gô Chukar.
Chúng có khả năng giết chết hầu hết những con vật trong phạm vi sinh sống của chúng ngoại trừ bò Tây Tạng trưởng thành. Một khác biệt trong họ nhà mèo, báo tuyết cũng ăn một số lượng đáng kể của thảm thực vật, bao gồm cả cỏ và cành cây. Các nhà khoa học cho rằng liệu điều này có tốt cho hệ tiêu hóa hay đây là chế độ ăn của chúng để bổ sung thêm những vitamin cần thiết. Báo tuyết cũng thành công khi đi săn theo cặp, đặc biệt là giao phối.
Trường hợp báo tuyết nhắm con mồi là những vật nuôi hay gia súc, chúng có thể xung đột với con người. Tuy nhiên, ngay cả ở Mông Cổ, nơi con mồi hoang dã đã bị giảm và tương tác với con người là phổ biến, các loài gia súc, chủ yếu là cừu, bao gồm ít hơn 20% chế độ ăn báo tuyết. Những người chăn gia súc giết báo tuyết để ngăn chúng tấn công gia súc của họ. Sự tổn thất con mồi do chăn thả quá mức bởi chăn nuôi gia súc, săn trộm và bảo vệ gia súc là những nguyên nhân chính cho việc giảm số lượng của báo tuyết. Báo tuyết không được báo cáo quá nhiều về việc tấn công con người, và chúng dường như ít hung hăng nhất đối với con người so với tất cả những loài mèo lớn. Kết quả là, báo tuyết dễ dàng bị đuổi khỏi những trại gia súc; chúng dễ dàng bỏ chạy khỏi những người nông dân khi bị đe dọa, và thậm chí không thể tự bảo vệ mình khi bị con người tấn công.
Tấn công con người
Báo tuyết rất hiếm khi tấn công con người; chỉ có hai trường hợp được biết đến. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1940, tại hẻm núi Maloalmaatinsk gần Almaty, một con báo tuyết hung dữ đã tấn công hai người đàn ông vào ban ngày và gây thương tích nghiêm trọng cho cả hai. Trong trường hợp thứ hai, cách Almaty không xa, một con báo tuyết già, không răng, hốc hác, đã tấn công một người qua đường vào mùa đông nhưng không thành công; nó cuối cùng đã bị bắt và mang đến một ngôi làng địa phương. Ngoài ra, không có ghi chép nào khác về các vụ báo tuyết tấn công con người.
Sinh sản và tuổi thọ
Báo tuyết trưởng thành về mặt sinh dục từ hai đến ba năm, và thường sống từ 15-18 năm trong tự nhiên. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống đến 25 năm. Động dục thường kéo dài từ năm đến tám ngày, và con đực có xu hướng không tìm kiếm một bạn tình khác sau khi giao phối, có lẽ vì mùa giao phối ngắn không cho phép đủ thời gian. Một cặp báo tuyết kết hợp với tư thế bình thường, từ 12 đến 36 lần mỗi ngày. Chúng không bình thường giữa những con mèo lớn ở chỗ chúng có một đỉnh sinh được xác định rõ. Chúng thường giao phối vào cuối mùa đông, được đánh dấu bằng một sự gia tăng đáng chú ý trong việc đánh dấu và giao tiếp. Con cái có thời gian mang thai là 90–100 ngày, do đó, các con non được sinh ra từ tháng Tư đến tháng Sáu.
Chiều dài của 1 thế hệ báo tuyết là tám năm.
Báo mẹ sinh con trong một hang đá hoặc kẽ hở lót bằng lông khoe từ mặt dưới của chúng. Số lượng 1 lứa thay đổi từ một đến năm con, nhưng trung bình là 2,2. Những con non còn yếu và chưa mở mắt khi sinh, mặc dù đã có một bộ lông dày và nặng từ 320 đến 567 g (11,3 đến 20,0 oz). Đôi mắt của chúng mở ra sau khoảng bảy ngày, và các con non có thể đi lại bình thường trong năm tuần và được cai sữa hoàn toàn sau 10 tuần. Ngoài ra khi chúng được sinh ra, chúng có những đốm đen hoàn toàn biến thành đốm hoa thị khi chúng bước sang tuổi thiếu niên.
Những con bầy rời khỏi hang khi chúng được khoảng hai đến bốn tháng tuổi, nhưng vẫn còn với mẹ của chúng cho đến khi chúng trở nên độc lập sau khoảng 18–22 tháng. Một khi độc lập, chúng phân tán trên những khoảng cách đáng kể, thậm chí băng qua các địa hình bằng phẳng rộng để tìm kiếm các khu săn mồi mới. Điều này có thể giúp giảm sự cận huyết mà nếu không sẽ là phổ biến trong môi trường tương đối bị cô lập.
Tình trạng bảo tồn
Nhiều cơ quan đang làm việc để bảo tồn báo tuyết và hệ sinh thái núi bị đe dọa của nó. Chúng bao gồm Snow Leopard Trust, Snow Leopard Conservancy, Snow Leopard Network, Cat Specialist Group và Panthera Corporation. Các nhóm này và chính phủ nhiều quốc gia trong phạm vi của báo tuyết, các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà tài trợ từ khắp nơi trên thế giới gần đây đã làm việc cùng nhau tại Hội nghị Báo tuyết Quốc tế lần thứ 10 ở Bắc Kinh. Tập trung vào nghiên cứu, các chương trình cộng đồng trong khu vực báo tuyết, và các chương trình giáo dục là nhằm mục đích hiểu biết nhu cầu của loài mèo này, cũng như nhu cầu của người dân và cộng đồng ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường sống báo tuyết.
Trong điều kiện nuôi nhốt
Trong năm 2008, có khoảng 600 con báo tuyết trong các sở thú trên khắp thế giới. Trong vườn thú Richmond Metropolitan ở Virginia, Hoa Kỳ, những con báo tuyết đã ra đời vào năm 2016.
Nhiều tiến bộ đã được thực hiện trong việc đảm bảo sự sống sót của báo tuyết, với việc chúng được nhân giống thành công trong điều kiện nuôi nhốt. Con cái thường sinh hai đến ba con trong một lứa, nhưng có thể sinh tới bảy con trong một số trường hợp.
Trong văn hóa
Báo tuyết có ý nghĩa biểu tượng đối với các dân tộc Turk ở Trung Á, nơi con vật được gọi là irbis hoặc bar, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong huy hiệu học và đã trở nên như một biểu tượng. Báo tuyết trong huy hiệu đôi khi được gọi bằng tiếng Anh là ounce. Chúng từ lâu đã được người Tatar, người Kazakh và người Bulgar sử dụng như một biểu tượng chính trị với hình tượng Aq Bars (Báo trắng). Một con báo tuyết được ghi khắc trên con dấu chính thức của thành phố Almaty, Kazakhstan, và tờ tiền giấy giá 10.000 Tenge Kazakhstan trước đây cũng có một con báo tuyết ở mặt sau. Một thanh Aq Bars có cánh huyền thoại được tìm thấy trong quốc huy của Tatarstan, con dấu của thành phố Samarkand, Uzbekistan, và (cũng có vương miện) chiếc áo khoác cũ của thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan.
Ở Kyrgyzstan, nó đã được sử dụng ở dạng cách điệu trong biểu tượng hiện đại của thủ đô Bishkek, và nghệ thuật tương tự đã được tích hợp vào huy hiệu của Hiệp hội Hướng đạo nữ ở Kyrgyzstan. Một con báo tuyết đăng quang đặc trưng trong vòng tay của quận Shushensky, Krasnoyarsk Krai, Nga. Huân chương Báo tuyết, được trao cho những người leo núi của Liên Xô, người đã leo lên cả năm đỉnh 7.000 mét của Liên Xô, được đặt theo tên của con vật. Báo tuyết là động vật biểu tượng của tỉnh Himachal Pradesh ở Ấn Độ. Nó cũng được mô tả trên bản vá của Cảnh sát Ladakh. Chúng cũng đã được tuyên bố là "động vật quốc gia" (Quốc thú) của Pakistan.
Tham khảo
Liên kết ngoài
PBS Nature: Silent Roar: Searching for the Snow Leopard
Snow Leopard Conservancy
International Snow Leopard Trust
Chụp được ảnh báo tuyết ở Trung Quốc
Chi Báo
Động vật có vú Ấn Độ
Động vật có vú Pakistan
Động vật có vú Trung Quốc
Động vật được mô tả năm 1775
Động vật Trung Á
Động vật Jammu và Kashmir
Động vật có vú Bhutan
Động vật có vú Mông Cổ
Động vật có vú Nepal
Động vật có vú Nam Á |
6854 | https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20Wesley | John Wesley | John Wesley (29 tháng 6 năm 1703 – 2 tháng 3 năm 1791) là Mục sư Anh giáo, nhà thần học, nhà thuyết giáo, và là người khởi phát Phong trào Giám Lý. Có ba thời điểm được xem là những dấu mốc trong thời kỳ tiên khởi của Phong trào Giám Lý: tại Đại học Oxford với sự kiện thành lập "Câu lạc bộ Thánh"; tại Savannah, Georgia, Mỹ, khi John Wesley phục vụ giáo sở ở đó; và tại Luân Đôn sau khi Wesley quay về Anh. Phong trào được định hình trong những năm đầu thập niên 1740 khi Wesley, cùng những đồng sự như George Whitefield, bắt đầu dong ruổi khắp nơi để rao giảng phúc âm với phong cách mới, và thành lập các hội đoàn tôn giáo quy tụ những tân tín hữu. Lần đầu tiên nước Anh chứng kiến sự phát triển nhanh và lan tỏa mạnh của một phong trào tôn giáo có khuynh hướng Tin Lành. Liên hiệp (connection) Giám Lý do Wesley thành lập nối kết các hội đoàn Giám Lý trên khắp xứ Anh, Scotland, Wales, và Ireland trước khi lan tỏa đến các nước nói tiếng Anh khác, rồi phát triển trên khắp thế giới.
Những tín hữu Giám Lý, dưới sự lãnh đạo của Wesley, đảm trách vai trò lãnh đạo trong các cuộc vận động cho lý tưởng công bằng xã hội như các phong trào bãi nô, và cải cách nhà tù. Những đóng góp của Wesley trong lĩnh vực thần học tập trung vào việc hòa hợp những khuynh hướng thần học khác nhau. Thành quả lớn nhất của ông là cổ xúy cho điều ông gọi là "Sự Toàn hảo Cơ Đốc", hoặc sự thánh khiết trong tâm hồn và trong đời sống. Ông nhấn mạnh rằng, ngay trong đời này, người tín hữu Cơ Đốc có thể đạt đến sự trưởng thành tâm linh, khi tình yêu của Thiên Chúa, hoặc tình yêu trọn vẹn, chế ngự tâm hồn người ấy. Nền thần học Tin Lành của Wesley, nhất là sự am tường về tình trạng toàn hảo Cơ Đốc, lập nền vững chãi trên nền thần học thánh lễ. Ông tiếp tục nhấn mạnh đến ý nghĩa của các phương tiện ân điển như sự cầu nguyện, Kinh Thánh, tu dưỡng tâm linh, Tiệc Thánh... như là những phương tiện chuyển tải ân điển của Thiên Chúa đến con dân Ngài. Dù vẫn trung thành với Giáo hội Anh đến cuối đời, và thường nhấn mạnh rằng Phong trào Giám Lý chỉ nên phát triển bên trong giáo hội Anh, chính những sáng kiến mang tính đột phá của Wesley về cấu trúc và chính sách của hội thánh đã đặt ông vào thế đối nghịch với giáo hội. Tuy nhiên, suốt đời minh, Wesley vẫn giành được sự tôn trọng rộng rãi trong Giáo hội Anh.
Trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại do BBC thực hiện năm 2002, John Wesley được chọn vào vị trí thứ 50.
Tuổi trẻ
Gia đình Wesley thuộc dòng dõi người Saxon cổ, truy nguyên đến thời trị vì của vua Athelstan của Anh (924–939), khi Guy Wesley, hay Wellesley, là một võ quan hầu cận nhà vua. John Wesley là con trai của Samuel Wesley. Samuel tốt nghiệp Đại học Oxford và là mục sư thuộc Giáo hội Anh. Samuel kết hôn năm 1689 với Susannah, con gái thứ hai mươi bốn của Tiến sĩ Samuel Annesley, và chính bà cũng là mẹ của mười chín người con. Năm 1696 Samuel Wesley được bổ nhiệm làm quản nhiệm nhà thờ Epworth, tại đây John Wesley, người con thứ mười lăm của gia đình Wesley chào đời. Ông nhận lễ báp têm với tên John Benjamin Wesley nhưng không hề dùng đến tên lót Benjamin của mình.
Ông được cứu sống vào lúc sáu tuổi khi tư thất mục sư bị hoả hoạn. Lần sống sót này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí ông. John đã miêu tả về mình lúc ấy "như một thanh củi được rút ra khỏi đống lửa". Từ đó, ông kể mình như là đứa con của Ân sủng.
Cậu bé John tiếp nhận giáo dục ban đầu từ người mẹ. Đến năm 1713, cậu được gởi đến trường Charterhouse tại Luân Đôn. Tại đó cậu học hành chăm chỉ, có phương pháp và (trong một thời gian) tỏ ra mộ đạo theo như cách cậu đã được dưỡng dục khi còn sống với gia đình. Năm 1720, John theo học tại trường Christ Church thuộc Đại học Oxford. Tại đây ông nhận văn bằng thạc sĩ vào năm 1727. Năm 1725 ông được phong chức chấp sự (một chức vụ trong Anh giáo chuẩn bị cho chức vụ mục sư), năm sau ông được bầu làm ủy viên (fellow) tại trường Lincoln cũng thuộc viện đại học Oxford. Ông đến làm phụ tá tại giáo xứ của cha ông trong hai năm. Sau đó ông trở lại Oxford.
Tại Oxford và Georgia
Thời điểm trở lại Oxford của John Wesley đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào Giám Lý (Methodism) vào lúc "câu lạc bộ thánh" nổi tiếng được thành lập bởi Charles Wesley, em trai ông, cùng một vài người bạn. Khi ấy, họ bị mọi người chế giễu bằng cách gọi họ là "Methodists" (Những kẻ chuộng phương pháp) do thói quen sống và làm việc theo phương pháp của họ.
Suốt thời thơ ấu, John đã có những trải nghiệm tôn giáo sâu sắc. Theo Tyerman, người viết tiểu sử của ông, Wesley đã đến trường Charterhouse như một ông thánh, nhưng rồi bắt đầu xao lãng các bổn phận tôn giáo và rời trường như một kẻ tội lỗi. Tuy nhiên, trong năm được phong chức, ông đọc các tác phẩm của Thomas a Kempis và Jeremy Taylor, bắt đầu tìm kiếm các chân lý tôn giáo sau này lập nền cho cuộc phục hưng rộng lớn vào thế kỷ 18. Các tác phẩm Christian Perfection (Sự Toàn hảo Cơ Đốc) và Serious Call (Lời Kêu gọi thiết tha) của Law giúp Wesley có nhận thức mới và sâu sắc về luật pháp của Thiên Chúa. Từ đó ông quyết tâm tuân giữ luật pháp của Thiên Chúa, từ tấm lòng đến hành động, hết sức tận tụy và thành kính, tin rằng với lòng thuận phục ông sẽ được cứu rỗi. Ông theo đuổi cuộc sống khắc kỷ được hoạch định chặt chẽ, siêng năng nghiên cứu Kinh Thánh, chuyên cần thực hành các bổn phận tôn giáo và sốt sắng làm các việc lành. Ông hiến mình cho cuộc đời sùng kính.
Vào năm 1735, khi Thống đốc James Oglethorpe cần một "mục sư xem thường xa hoa và cuộc sống tiện nghi, quen với sự khổ hạnh và cuộc sống nghiêm túc" đến khu định cư Georgia, Mỹ, Wesley đáp lời và cùng em trai, Charles, đến sống tại đây trong hai năm trước khi trở lại Anh Quốc năm 1738.
Trong chuyến đi tới Georgia, Wesley có cơ hội tiếp xúc, và phát triển mối quan hệ với các tín hữu Moravia, một giáo phái có nguồn gốc từ những nỗ lực cải cách của Jan Hus vào thế kỷ 15. Ngay giữa lúc con tàu đang bị vùi dập trong bão tố trên Đại Tây Dương, những người Moravia vẫn giữ được bình tĩnh, và cùng nhau hát thánh ca. Điều này gây ấn tượng mạnh trên Wesley. Chính những điều Wesley học hỏi được khi tiếp xúc với các tín hữu Moravia và với nhà lãnh đạo giáo hội, Zinzendorf, cũng như nền thần học Arminius nói chung, đã ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống và quan điểm thần học của Wesley.
Tại vùng đất mới, ông trải qua một mối tình bất hạnh và một sứ mạng thất bại (truyền bá Phúc âm cho người bản xứ và sâu nhiệm hoá đời sống tôn giáo cho người định cư). Quan điểm nặng về nghi thức cũng như thái độ nghiêm khắc của ông khi hành xử quyền hạn của một chức sắc giáo hội đã gây phản cảm trong vòng dân định cư. Ông rời khỏi Georgia trong sự chỉ trích cay độc của giáo dân.
Khởi phát cuộc phục hưng
Những trải nghiệm tâm linh của Wesley là yếu tố then chốt quyết định toàn bộ sự nghiệp của ông. Trong suốt mười năm, ông đã tranh chiến với bản thân chống lại các loại cám dỗ, nỗ lực tuân giữ luật của Phúc âm, nhưng, như ông thuật lại, không làm sao thoát khỏi vòng vây của tội lỗi, cũng không tìm thấy được lời chứng của Chúa Thánh Linh, bởi vì ông đã tìm kiếm, không phải bởi đức tin, nhưng bởi nỗ lực bản thân muốn tuân giữ luật pháp.
Wesley trở về Anh trong tâm trạng chán chường. Tuy nhiên, mối quan hệ của Wesley với các tín hữu Moravia hình thành từ chuyến đi đến Georgia khiến ông quay trở lại tra vấn mình về những trải nghiệm tâm linh, và tìm kiếm niềm xác tín vững chắc về sự cứu rỗi ông nhận thấy ở những tín hữu Moravia mà bản thân ông chưa hề trải nghiệm. Ông nhận ra rằng đức tin thật phải được gắn kết chặt chẽ với sự cảm nhận chắc chắn đã được tha thứ tội lỗi. Wesley đã trải nghiệm đức tin này vào ngày 24 tháng 5 năm 1738 khi ông đến dự một buổi cầu nguyện với một nhóm tín hữu Moravia tại đường Aldersgate, Luân Đôn. Khi đang lắng nghe một người đọc Lời dẫn nhập giải nghĩa Thư tín La mã của Martin Luther giảng giải về bản chất của đức tin và sự xưng công chính bởi đức tin, ông thuật lại: "Tôi cảm thấy lòng mình nồng ấm lạ thường. Tôi cảm biết mình thật sự tin cậy Chúa Cơ Đốc, chỉ mình Ngài mà thôi, để được cứu rỗi, và nhận biết chắc chắn rằng tôi đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi". Trải nghiệm này đã làm thay đổi triệt để con người và phương pháp truyền bá phúc âm của Wesley. Từ đây, Wesley không ngừng giảng dạy về tầm quan trọng của đức tin để được cứu rỗi, và lời chứng của Chúa Thánh Linh trong lòng tín hữu, xác định rõ ràng rằng họ là con dân Thiên Chúa. Cho đến ngày nay, ngày 24 tháng 5 được kỷ niệm trong cộng đồng Giám Lý là Ngày Aldersgate.
Một người bạn của ông khi còn theo học tại Oxford, George Whitefield, từ Mỹ trở về và khi thấy mình bị các nhà thờ tại Bristol tẩy chay, liền tìm đến các thôn xóm lân cận với Kingswood, và khởi sự thuyết giảng ngoài trời cho các công nhân hầm mỏ, một việc chưa ai làm vào thời đó. Vốn quen với các lề thói của truyền thống Anh giáo trọng nghi thức, lúc đầu Wesley tỏ ra e ngại với cung cách thuyết giáo này, Song, các buổi thuyết giáo ngoài trời rất thành công, giúp thuyết phục nhiều người đến với đức tin Cơ Đốc. Wesley quyết định đi theo bước chân của bạn và bắt đầu thuyết giảng tại một địa điểm gần Bristol, một ngày vào tháng 4 năm 1739. Từ đó, ông sẵn lòng thuyết giáo tại bất cứ nơi nào có người muốn nghe Phúc âm. Tuy nhiên, trong suốt năm mươi năm Wesley vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội thuyết giảng tại các nhà thờ Anh giáo trong khi hằng ngày vẫn tiếp tục giảng dạy ngoài đồng ruộng, trong nhà kho, nhà của nông dân, các nhà nguyện khi nhà thờ khước từ ông. Cũng trong năm này, khi số người theo ông trở nên đông đảo, ông buộc phải tổ chức họ vào một hội đoàn độc lập. Ông viết, "Thế đó, không hề có dự tính trước, Hội Giám Lý tại Anh Quốc đã được hình thành". Nhiều hội đoàn tương tự cũng được thành lập tại Bristol và Kingswood.
Bách hại, khuyến khích tín hữu thuyết giảng
Từ đó, chức sắc Giáo hội Anh và viên chức chính quyền bắt đầu gây khó khăn cho Wesley và những người theo phong trào Giám Lý. Họ đả kích các bài giảng của ông, tranh luận về thần học, cáo buộc ông là cuồng tín và dẫn dụ giáo dân vào con đường lầm lạc. Wesley và các bạn hữu vẫn thường bị tấn công bởi những đám đông bị khích động. Ngược lại, Wesley nhận thấy giáo hội thất bại trong sứ mạng kêu gọi tội nhân hối cải, giới tăng lữ trở nên thối nát và nhiều linh hồn bị hư mất vì hội thánh đã đánh mất khả năng dẫn dắt tội nhân đến sự cứu rỗi. Ông nhận biết mình được Thiên Chúa sai đi tìm kiếm và nhắc nhở người khác về tội lỗi, vì vậy, không trở ngại nào có thể thắng hơn sự thôi thúc thần thượng và thẩm quyền của sứ mạng ông nhận lãnh.
Nhận biết rằng ông và một số ít mục sư đang cộng tác với ông không thể thuyết giảng cho số đông đang muốn nghe Phúc âm, vào năm 1739 Wesley tin rằng cần phải khuyến khích tín hữu chia sẻ công tác thuyết giáo. Ông khởi sự chọn lựa những người chưa được thụ phong, đào tạo và cử họ đi ra giảng dạy và thi hành mục vụ. Đó là điều hoàn toàn mới vào thời ấy, và cũng là một thành công lớn của Phong trào Giám Lý.
Phong chức
Khi phong trào phát triển, con số các hội đoàn gia tăng và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn chỉnh thì sự bất đồng giữa Wesley và Giáo hội Anh cũng lớn dần. Dù bị áp lực từ những người theo ông, Wesley và đặc biệt là em ông, Charles, vẫn không muốn rời bỏ giáo hội. Ông nói "Chúng ta không nên cử hành lễ Báp têm và Tiệc Thánh mà không có sự uỷ nhiệm của một Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa tông đồ".
Tuy nhiên, vào năm sau khi nghiên cứu về hội thánh trong thời kỳ sơ khai ông chịu thuyết phục rằng quyền kế thừa tông đồ (apostolic succession) chỉ là một trong những phát kiến sau này, ông cũng nhận thấy rằng Chúa Giê-xu và các tông đồ không hề chỉ định bất kỳ thể chế nào cho việc tổ chức hội thánh.
Trong khi đó, Phong trào Giám Lý phát triển mạnh tại Hoa Kỳ và nhu cầu mục sư tại đó trở nên cấp thiết. Khi Giám mục Luân Đôn từ chối phong chức mục sư cho hội thánh tại Mỹ thì Wesley quyết định làm điều này. Ông phong chức cho các mục sư đang hoạt động tại Scotland, Anh và Mỹ. Ông cũng phong chức bằng cách đặt tay cho Thomas Coke và Francis Asbury, hai nhận vật đóng vai trò mấu chốt trong việc thành lập và phát triển Giáo hội Giám Lý tại Mỹ.
Con người và sự nghiệp
Wesley thích tranh luận, ông tiêu tốn nhiều công sức vào các cuộc bút chiến chống Thần học Calvin. Wesley giảng dạy Thần học Arminius đã dung hoà, đôi khi được gọi là thuyết Arminius Tin Lành (Evangelical Arminianism), theo đó con người được dành nhiều chỗ hơn khi chọn lựa sự cứu rỗi ban cho từ Thiên Chúa. Trong các bài giảng và thư tín của mình, Wesley thường tập chú vào ân điển tiên kiến (prevenient grace), trải nghiệm quy đạo của mỗi cá nhân, lời chứng của Chúa Thánh Linh và sự thánh hoá. Ông định nghĩa lời chứng của Chúa Thánh Linh là "ấn tượng sâu kín bên trong linh hồn các tín hữu, bởi đó Linh của Thiên Chúa chứng thực trực tiếp với họ rằng họ là con cái của Thiên Chúa". Về trải nghiệm thánh hoá, ông dạy rằng bởi đức tin có thể nhận lãnh sự thánh hoá, giữa thời điểm được xưng công chính và cái chết. Được thánh hoá không có nghĩa là hoàn toàn không phạm tội, nhưng Wesley tin rằng người có tình yêu thương toàn hảo sẽ thắng hơn tội lỗi.
Wesley đi nhiều nơi và đi liên tục, thường là trên lưng ngựa để có thể thuyết giảng mỗi ngày hai hoặc ba lần. Wesley là một nhà thuyết giáo có sức thuyết phục mãnh liệt, các buổi truyền bá phúc âm ngoài trời của ông thường có đông đảo người đến tham dự. Tâm linh của nhiều người trong số họ được đánh thức; trong nước mắt họ nhận thức được số phận khủng khiếp của tội nhân trong cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, rồi cảm nhận sự vui mừng và bình an khi tiếp nhận ân điển sau khi trải nghiệm sự ăn năn.
Ông thành lập nhiều hội đoàn Giám Lý, khánh thành nhiều nhà nguyện, sát hạnh và bổ chức các truyền đạo tình nguyện, duy trì kỷ luật trong hội thánh, gây quỹ cho trường học, nhà nguyện và các tổ chức từ thiện, thăm người bệnh; ông cũng viết nhiều bài luận giải Kinh Thánh và các loại sách tôn giáo, tranh luận về thần học và trao đổi thư tín với nhiều người. Trong suốt cuộc đời mục vụ, ông đã đi hơn 250.000 dặm và thuyết giảng hơn 40.000 lần.
Các tác phẩm ông viết, dịch hay biên tập vượt quá con số 200, bao gồm bài giảng, giải nghĩa Kinh Thánh, các bài thánh ca... Được trả ít nhất là 20.000 bảng Anh cho tiền tác quyền nhưng ông chỉ dùng một ít cho mình, phần còn lại ông sử dụng cho các công việc từ thiện. Ông sống cuộc đời thanh bạch và khi chết không còn tài sản gì để lại. Ông thức dậy vào lúc 4 giờ mỗi sáng và không chịu để thì giờ trôi qua trong nhàn rỗi.
Thấp hơn trung bình nhưng cân đối và mạnh mẽ, với đôi mắt sáng và gương mặt trông trí thức và thánh thiện, là những gì chúng ta biết về ngoại hình của ông. Ở tuổi 48, ông kết hôn với bà Mary Vazeille, cả hai đều không hạnh phúc và không có con, bà rời bỏ ông sau mười lăm năm chung sống. John Wesley từ trần trong an bình sau một cơn bạo bệnh. Câu nói sau cùng của ông trước khi lâm chung, "Không có gì quý bằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta."
Xem thêm
Phong trào Giám Lý
Charles Wesley
Susanna Wesley
Hầu như là Cơ Đốc nhân
Chú thích
Liên kết ngoài
John Wesley at the Christian Classics Ethereal Library
Sermons by Wesley
John Wesley as a British abolitionist
John Wesley info from the United Methodist Church
John Wesley and the Anglo-Catholic Revival, by G.W. Taylor 1905 article.
John Wesley in the Georgia Encyclopedia
Wesley's Explanatory Notes on the Whole Bible produced between 1754 and 1765
Wesley, John
Wesley, John
Wesley, John
Wesley, John
Wesley, John
Wesley, John
Mất năm 1791
Sinh năm 1703
Nhà thần học Kitô giáo
Người sáng lập tôn giáo |
6856 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90a%20gi%C3%A1c | Đa giác | Trong hình học phẳng, đa giác là một đường gấp khúc phẳng khép kín, nghĩa là gồm những đoạn thẳng nối tiếp nhau (mỗi điểm nối là đầu mút của vừa đúng hai đoạn thẳng) cùng nằm trên một mặt phẳng và khép kín (điểm nối đầu trùng với điểm nối cuối). Phần mặt phẳng giới hạn bởi đường đa giác được gọi là hình đa giác.
Những đoạn thẳng trên đường gấp khúc này được gọi là các cạnh của đa giác, còn điểm nối tiếp giữa hai cạnh được gọi là đỉnh của đa giác. Hai cạnh có chung đỉnh cũng được gọi là hai cạnh kề nhau. Đoạn thẳng nối hai đỉnh không liền kề nhau được gọi là đường chéo của đa giác. Nếu đa giác là đa giác đơn thì các cạnh và các đỉnh tạo thành ranh giới của miền đa giác, đôi khi thuật ngữ đa giác nói đến phần trong của đa giác (diện tích mở ở giữa hình này) hay cả miền trong và ranh giới.
Đôi khi người ta cũng xét tới các đường gấp khúc, khép kín, không cùng nằm trong một mặt phẳng, người ta gọi chúng là các đa giác ghềnh. Tuy nhiên, thuật ngữ đa giác thường dùng cho các đa giác phẳng. Bài này chỉ nói về các đa giác phẳng.
Phân loại đa giác
Đa giác lồi: toàn bộ đa giác nằm về một phía của đường thẳng chứa cạnh bất kỳ nào của đa giác.
Khi đó, đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ nào của đa giác đều nằm hoàn toàn trong đa giác. Xem thêm liên thông
Mọi đường thẳng không chứa cạnh đa giác đều chỉ có thể cắt đường đa giác tại nhiều nhất hai điểm.
Mọi góc trong đa giác lồi đều không vượt quá 180°
Tổng các góc trong một đa giác lồi n cạnh bằng (n-2)180°
Đa giác lồi là đa giác đơn.
Đa giác lồi sao là đa giác có tồn tại điểm sao cho đoạn thẳng nối đến điểm bất kỳ y nằm trong đa giác cũng đều được chứa trong đa giác đó
Xem thêm tập lồi
Đa giác lõm (Concave polygon): đa giác nằm về hai phía của ít nhất một đường thẳng chứa cạnh nào đó.
Khi đó, có thể có những đoạn thẳng nối hai điểm của đa giác không hoàn toàn nằm trong đa giác, và đường thẳng chứa đoạn thẳng đó cắt đường đa giác tại nhiều hơn hai điểm
Đa giác lõm nhất định phải có số cạnh lớn hơn hoặc bằng bốn. Tam giác nhất định là đa giác lồi.
Đa giác lõm có thể là đa giác đơn hoặc phức.
Đa giác đơn (Simple polygon): đa giác mà các cạnh chỉ có thể cắt nhau tại các đầu mút (đỉnh đa giác), không có hai cạnh không kề nhau cắt nhau.
Đa giác đơn có thể là đa giác lồi hoặc đa giác lõm.
Đa giác không đơn (đa giác phức-Complex polygon): đa giác có hai cạnh không kề nhau cắt nhau, điểm cắt nhau đó không phải là đỉnh của đa giác.
Đa giác phức là đa giác lõm.
Đa giác được gọi là đa giác đều nếu tất cả các cạnh của chúng bằng nhau và tất cả các góc của chúng bằng nhau.
Đặc biệt tứ giác đều chính là hình vuông.
Khác với đa diện đều, đa giác đều có thể có số cạnh (góc) lớn vô cùng. Khi đó, hình dáng đa giác đều tiến dần tới hình tròn
Miền đa giác
Trong hình học phẳng của một đa giác đơn giản, miền đa giác là tập hợp các điểm trên mặt phẳng "nằm trong" đa giác đơn giản đó.
Cách gọi tên đa giác
Đa giác thường được gọi theo số cạnh của nó, người Việt quen dùng các từ chỉ số lượng trong hình học bằng phiên âm Hán-Việt. Ví dụ:
Thực ra cách gọi như vậy cũng chỉ có nghĩa là hình ba góc, bốn góc,...Tuy nhiên gần đây có xu hướng Việt hoá các từ này. Trừ các từ tam giác và tứ giác đã quá quen thuộc, người ta đã bắt đầu gọi hình năm cạnh thay cho ngũ giác, hình sáu cạnh thay cho lục giác, hình mười cạnh thay cho thập giác,..., tuy chưa thông dụng lắm. Đặc biệt các đa giác với số cạnh lớn đã thường xuyên được dùng với từ Việt hoá như: hình mười cạnh, hình hai mươi cạnh,... Nếu cẩn trọng hơn thì dùng từ đa giác mười cạnh, đa giác hai mươi cạnh. Sở dĩ như vậy vì các từ Hán -Việt chỉ số đếm như thập nhất, thập nhị đã dần dần xa lạ với đa số người Việt.
Xem thêm
Đa diện
Tham khảo
Liên kết ngoài
Polytope
Hình học phẳng Euclid |
6862 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20Tuy%E1%BA%BFt%20%28danh%20hi%E1%BB%87u%29 | Báo Tuyết (danh hiệu) | Báo Tuyết () là danh xưng không chính thức của một danh hiệu vinh dự của Liên Xô trước đây dành cho các vận động viên leo núi chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Danh hiệu này ban đầu dùng để tôn vinh các nhà leo núi đã chinh phục được những đỉnh núi cao ít nhất 7.000 m thuộc Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, danh hiệu này vẫn tiếp tục tồn tại và được công nhận như một danh hiệu quốc tế trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
Lịch sử
Đầu thập niên 1960, trong giới vận động viên leo núi Liên Xô đã hình thành một danh vị dành cho những nhà leo núi lừng danh đã chinh phục được những ngọn núi cao nhất của Liên Xô. Đặc biệt, nhà leo núi nào đã chinh phục được 4 ngọn núi có độ cao trên 7.000 mét, được liệt kê là những đỉnh núi khó chinh phục nhất, sẽ được tôn vinh bằng một danh hiệu không chính thức là "báo tuyết".
Những ngọn núi đó là:
Đỉnh Cộng sản (пик Коммунизма), cao 7.495 m (trước 1962 gọi là đỉnh Stalin)
Đỉnh Chiến Thắng (пик Победы), cao 7.439 m
Đỉnh Lenin (пик Ленина), cao 7.134 m
Đỉnh Khorzhenevski (пик Корженевской), cao 7.105 m
Ngày 12 tháng 10 năm 1967, Văn phòng Hội đồng Trung ương các đoàn thể và tổ chức thể thao Liên Xô (Бюро Центрального совета спортивных обществ и организаций СССР) ra Quyết định số 13, thành lập danh hiệu Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô (). Tác giả của danh hiệu này được cho là I. I. Antonovich, một nhà hoạt động thể thao lừng danh của Liên Xô. Những nhà leo núi đã từng chinh phục được 4 ngọn núi trên sẽ được công nhân danh hiệu này. Người nhận danh hiệu, sẽ được cấp một chứng chỉ và một huy hiệu danh dự. Người đầu tiên được nhận danh hiệu này là nhà leo núi Evgeny Ivanov. Tuy nhiên, trong giới leo núi, danh hiệu này vẫn được gọi theo truyền thống là "Báo Tuyết".
Từ năm 1985 đến 1989, đỉnh núi Khan Tengri (пик Хан-Тенгри) cao 7.010 m đã thay thế vị trí của đỉnh Chiến Thắng. Năm 1990, Liên Xô sụp đổ, danh hiệu "Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô" dĩ nhiên cũng không tồn tại. Tuy nhiên, trong cộng đồng leo núi vẫn tiếp tục duy trì danh hiệu "Báo Tuyết". Số lượng đỉnh núi được tăng lên thành 5 đỉnh, xếp theo thứ tự giảm dần về độ khó và nguy hiểm khi leo:
Thuộc dãy Thiên Sơn
Đỉnh Chiến Thắng (còn gọi là đỉnh Jengish Chokusu)
Đỉnh Khan Tengri
Thuộc dãy Pamir
Đỉnh Ismoil Somoni (trước năm 1998 là đỉnh Cộng sản)
Đỉnh Ibn Sina (trước năm 2006 là đỉnh Lenin)
Đỉnh Khorzhenevski
Thông tin thêm
Danh hiệu "Báo Tuyết" không chỉ công nhận cho các nhà leo núi mang quốc tịch các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, mà còn công nhận cho nhiều nhà leo núi ngoại quốc.
Từ năm 1961 đến 2010, danh hiệu "Báo Tuyết" đã được công nhận cho 567 nhà leo núi, trong đó có 29 phụ nữ.
Người nhận danh hiệu chính thức đầu tiên: Evgeny Ivanov (Nga), năm 1967
Người đạt nhiều danh hiệu nhất: Boris Korshunov (Nga), với 9 lần được trao danh hiệu từ 1981-2004, riêng năm 1999 được 2 lần
Người đạt danh hiệu cao tuổi nhất: cũng là Boris Korshunov. Ông đạt danh hiệu cuối cùng khi đã 69 tuổi.
Người đạt danh hiệu trẻ tuổi nhất: Andrey Tselishchev (Kazakhstan), đạt danh hiệu khi mới 22 tuổi.
Tham khảo
Leo núi |
6865 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20%C4%91%E1%BA%B7c | Sao đặc | Trong thiên văn học, sao đặc (còn gọi là vật thể đặc) dùng để chỉ các thiên thể có bản chất vật lý có thể chưa rõ lắm, nhưng có chứng cứ cho thấy chúng có khối lượng rất lớn mà có bán kính nhỏ. Các sao đặc bao gồm:
Sao lùn trắng: thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình (dưới 1,4 lần khối lượng Mặt Trời) tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao.
Sao neutron: thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng 1,35 đến 2,1 lần khối lượng Mặt Trời tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân.
Sao lạ hay Sao quark: thiên thể tạo thành bởi vật chất suy biến ở trạng thái siêu đặc, nơi chúng bị ép đến mức vỡ ra thành các cấu tử quark (quark trên và quark dưới).
Sao Preon: chúng có thể hình thành từ những ngôi sao khổng lồ sụp đổ quá không ổn định để trở thành sao neutron, nhưng không đủ để trở thành hố đen.
Sao Q, còn được gọi là hố ghi hay hố xám theo nghĩa gần với hố đen
Sao Boson Boson star
Sao Grava Gravastar
Sao tối (Dark star) và sao vật chất tối (Dark star (dark matter)
Sao năng lượng tối Dark energy star
Sao đen Black star (semiclassical gravity)
Hố đen...
Bằng chứng
Xem thêm
Vật chất suy biến
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
Vật lý thiên văn
Thuật ngữ thiên văn học
Lỗ đen
Loại sao |
6869 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%89nh%20Ismoil%20Somoni | Đỉnh Ismoil Somoni | Đỉnh Ismoil Somoni (tiếng Nga: Pik Imeni Ismaila Samani, tiếng Tajik: Qullai Ismoili Somoni) là ngọn núi cao nhất ở Tajikistan và ở Liên Xô cũ. Khi sự tồn tại của một đỉnh núi tại dãy núi Pamir thuộc Liên Xô cao hơn đỉnh Lenin được xác định năm 1928, ngọn núi đã được coi nhầm là đỉnh Garmo; nhưng theo kết quả các công việc của các nhà thám hiểm Xô Viết sau đó, nó trở thành rõ ràng vào năm 1932 là chúng không phải là một, và đỉnh núi mới được đặt tên là đỉnh Stalin (пик Ста́лина), lấy theo tên của Joseph Stalin.
Năm 1962, nó được đổi tên thành đỉnh Cộng sản (пик Коммуни́зма), và năm 1998 thành tên gọi hiện nay của nó. Chuyến thám hiểm đầu tiên thực hiện năm 1933 bởi nhà leo núi Xô viết Evgeny Abalakov. Đỉnh Islamil Samani luôn luôn có băng bao phủ.
Xem thêm
Hồ Baikal
Biển Caspi
Núi Tajikistan
Núi cao nhất quốc gia |
6870 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%89nh%20Ibn%20Sina | Đỉnh Ibn Sina | Đỉnh Lenin (tiếng Nga: Пик Ленина), nguyên thủy được biết đến là núi Kaufmann, là ngọn núi cao nhất trong dãy núi xuyên Altai của khu vực trung tâm châu Á và là đỉnh cao thứ hai trong dãy núi Pamir (7.134 m hay 23.406 ft), chỉ thua đỉnh Ismail Samani. Nó nằm trên biên giới của Tajikistan và Kyrgyzstan. Tháng 7 năm 2006 đỉnh này được đổi tên thành đỉnh Ibn Sina theo tên của học giả, thầy thuốc, nhà triết học, nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học, lôgic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, nhà thơ, tâm lý học, khoa học, và nhà giáo người Ba Tư Abū ‘Alī al-Ḥusayn ibn ‘Abd Allāh ibn Sīnā Balkhi.
Ngọn núi này được đặt tên sau cuộc cách mạng Nga theo tên của vị lãnh tụ đầu tiên của Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin. Đỉnh Lenin đã được cho là ngọn núi cao nhất ở Liên Xô cũ cho đến năm 1933 khi đỉnh Ismail Samani (được biết đến như là đỉnh Stalin vào thời gian đó) đã được thám hiểm và phát hiện ra là cao hơn.
Đỉnh Lenin đã được thám hiểm lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Karl Wien, Eugen Allwein và Erwin Schneider, các thành viên của đoàn thám hiểm Đức.
Có 16 hành trình được thiết lập trên đỉnh Lenin, chín trong số đó ở phía nam và bảy ở phía bắc. Đỉnh núi này rất phổ biến trong những người leo núi vì dễ trèo và các hành trình không quá phức tạp. Tuy nhiên, đỉnh núi này không phải là không có những thảm họa. Năm 1974, toàn bộ đội thám hiểm gồm 8 nhà leo núi phái nữ đã chết trên núi trong bão. Vụ lở tuyết phát sinh bởi động đất đã giết chết 43 nhà leo núi năm 1990.
Ghi chú
Núi Kyrgyzstan
Núi Tajikistan |
6886 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20S%C6%A1n | Thiên Sơn | Thiên Sơn (, ; Tjansan; Thổ Nhĩ Kỳ cổ: 𐰴𐰣 𐱅𐰭𐰼𐰃, Tenğri tağ; ; , Tenger uul; , Тәңри тағ, Tengri tagh; , Teñir-Too/Ala-Too, تەڭىر-توو/الا-توو; , , تأڭئرتاۋ; , Тян-Шан, Тангритоғ, تيەن-شەن) còn được gọi là Tengri Tagh, có nghĩa là núi Thiên hoặc núi trời là một hệ thống các dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir. Đỉnh cao nhất của Thiên Sơn là Jengish Chokusu cao 7.439 mét (24.406 ft) trong khi điểm thấp nhất là Hố sụt Turpan nằm ở độ cao -154 mét (-505 ft) so với mực nước biển.
Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh). Tên gọi trong tiếng Trung để chỉ Thiên Sơn, có thể có nguồn gốc từ tên gọi trong ngôn ngữ của người Hung Nô, Kỳ Liên (祁連) được nói tới trong Sử ký như là nơi cuối cùng nơi họ gặp nhau và sinh con đẻ cái cũng như trong ngôn ngữ của người Nguyệt Chi, mà một số tác giả cho rằng là nói tới Thiên Sơn chứ không phải dãy núi dài 1.500 km xa hơn về phía đông mà hiện nay mang tên gọi này. Một dãy núi cận kề, dãy núi Tannu-Ola (tiếng Tuva: Таңды-Уула Tangdy-Uula), cũng có tên đồng nghĩa là "dãy núi trời/thiên đường" hay "dãy núi thần thánh/thần linh"). Thiên Sơn là một dãy núi linh thiêng đối với Tengrism giáo và đỉnh cao thứ hai của nó được gọi là Khan Tengri có thể được dịch là "Chúa tể của các linh hồn".
Địa lý
Dãy núi nằm ở phía bắc và phía tây sa mạc Taklamakan và về phía bắc của Bồn địa Tarim ở khu vực biên giới Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Ở phía nam, nó kết nối với dãy núi Pamir và về phía bắc và phía đông, nó giáp với dãy núi Altay của Mông Cổ.
Trong bản đồ học phương Tây như Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ thì khu vực kết thúc phía đông của Thiên Sơn thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bác Cách Đạt (Bogda Shan) cao 5.445 mét. Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc từ thời nhà Hán tới ngày nay đều đồng ý rằng Thiên Sơn được coi là bao gồm cả hai dãy Bác Cách Đạt và Barkol.
Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông từ Tashkent ở Uzbekistan.
Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là Jengish Chokusu với độ cao 7.439 mét (24.406 ft), là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là Khan Tengri (Chúa tể của các linh hồn) có độ cao 7.010 mét, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 mét nằm xa nhất về phía bắc của thế giới.
Đèo Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn là nơi có những bộ lạc du mục sinh sống nói ngữ hệ Turk.
Thiên Sơn ngăn cách với cao nguyên Tây Tạng bởi sa mạc Taklimakan và bồn địa Tarim ở phía nam. Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ili và sông Tarim. Hẻm núi Aksu là một phần thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Aksu-Zhabagly là địa điểm đáng chú ý tại tây bắc Thiên Sơn với hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú.
Băng vĩnh cửu được tìm thấy ở độ cao 3.500-3.700 mét so với mực nước biển. Ở độ cao từ 2.700-3.300 mét thì ở một vài khu vực mới có bởi vi khí hậu và vị trí, thậm chí có những khu vực băng vĩnh cửu nằm ở độ cao dưới 2.000 mét. Các sông băng trên dãy núi Thiên Sơn đã bị thu hẹp nhanh chóng và mất 27%, tương đương 5,4 tỷ tấn khối lượng băng của nó kể từ năm 1961 so với mức trung bình 7% trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2050, một nửa số sông băng còn lại sẽ tan chảy.
Cây lá kim Picea schrenkiana là chủng loài thực vật bao phủ 90% diện tích dãy núi, cây có thể cao tới 60 m và tuổi đời 400 năm.
Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Pyotr Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850.
Di sản thế giới
Năm 2013, tại Hội nghị thường niên của Ủy ban Di sản thế giới, phần phía đông của dãy Thiên Sơn thuộc Tân Cương, Trung Quốc đã được công nhận là Di sản thế giới với tên gọi Tân Cương Thiên Sơn. Tây Thiên Sơn thuộc các quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan sau đó cũng đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2016.
Di sản thế giới Tân Cương Thiên Sơn thuộc Trung Quốc bao gồm các phần:
Khu bảo tồn tự nhiên quốc gia Tomur
Kalajun-Kuerdening
Khu bảo tồn Bayinbuluke
Khu bảo tồn Bogda
Di sản thế giới Tây Thiên Sơn bao gồm các phần thuộc:
Khu bảo tồn thiên nhiên Karatau, Kazakhstan
Khu bảo tồn thiên nhiên Aksu-Zhabagly, Kazakhstan
Vườn quốc gia Sayram-Ugam, Kazakhstan
Khu bảo tồn thiên nhiên Sary-Chelek, Kyrgyzstan
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Besh-Aral, Kyrgyzstan
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Padysha-Ata, Kyrgyzstan
Khu bảo tồn thiên nhiên sinh quyển Chatkal, Uzbekistan
Thư viện ảnh
Xem thêm
Hẻm núi Aksu
Tham khảo
The Contemporary Atlas of China. 1988. London: Marshall Editions Ltd. Tái bản 1989. Sydney: Collins Publishers Australia.
The Times Comprehensive Atlas of the World. Ấn bản lần thứ 11. 2003. Times Books Group Ltd. London.
Liên kết ngoài
Russian mountaineering site
Ghi chú
Dãy núi châu Á
Núi Kazakhstan
Núi Kyrgyzstan
Núi Trung Quốc
Di sản thế giới tại Trung Quốc
Di sản thế giới tại Kazakhstan
Di sản thế giới tại Uzbekistan
Di sản thế giới tại Kyrgyzstan
T
Dãy núi Trung Quốc
Vùng sinh thái châu Á |
6887 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20ch%C3%ADnh | Số lượng tử chính | Số lượng tử chính là một số lượng tử, chủ yếu thể hiện mức năng lượng của electron trong nguyên tử.
Mô hình nguyên tử Bohr chỉ miêu tả được trạng thái năng lượng thấp nhất, n = 1. Nhưng trên thực tế có vô số lớp năng lượng rời rạc khác nhau. Do có nhiều số lượng các lớp, và khoảng cách giữa chúng càng lớn thì càng gần nhau, nên năng lượng biểu hiện như một vùng liên tiếp, mặc dầu chúng là các gồ rơi rạc, hay còn gọi là được lượng tử hóa.
Theo thuyết lượng tử hiện đại, một vài vị trí tồn tại của electron trong nguyên tử tương ứng với sự khác nhau trong hình mẫu của sóng đứng. Như xảy ra ở một dây đàn guitar. Sự khác biệt chính là các sóng electron hoạt động trong cả ba chiều của không gian, trong khi dây đàn gita chỉ dao động trong 2 chiều. Mỗi hình mẫu sóng được định dạng bởi một số nguyên n, và được gọi là số lượng tử chính. Giá trị của n chỉ rõ số lượng đỉnh của biên (antinode) tồn tại trong một mẫu hình sóng đứng, số lượng đỉnh càng nhiều, trạng thái năng lượng càng cao.
Thế năng của electron được đưa ra bởi công thức . Ở đó k là hằng số tĩnh điện, e là điện tích của electron, m là khối lượng của nó, h là hằng số Planck và n số lượng tử chính. Dấu (-) cho thấy thế năng của nó luôn luôn âm. Do năng lượng có tỉ lệ nghịch đảo bình phương với n, nên khi năng lượng tiến đến 0 thì n trở nên rất lớn, nhưng nó không bao giờ đạt tới giá trị 0.
Công thức trên được đưa ra trong một phần gốc của mô hình nguyên tử Bohr và vẫn được sử dụng với nguyên tử hiđrô, nhưng không áp dụng được với các nguyên tử có nhiều hơn 2 electron.
Tham khảo
Số lượng tử
Vật lý nguyên tử
Hóa học lượng tử
de:Quantenzahl#Hauptquantenzahl |
6888 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20xung%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng | Số lượng tử xung lượng | Số lượng tử xung lượng là một số lượng tử mô tả hình dạng mật độ phân bố của electron trong nguyên tử.
Các hàm sóng của electron được đưa ra bởi lý thuyết của Erwin Schrödinger đặc trưng bởi một vài số lượng tử. Số đầu tiên là n, mô tả số nốt hành xử của xác suất phân bố của electron. Nó tương quan với thế năng và trung bình khoảng cách của nó với hạt nhân.
Lý thuyết phát triển bởi Schrodinger dự đoán rằng với mọi giá trị của n, electron có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau, tất cả đều có cùng thế năng. Những trạng thái khác được phân biệt bởi các số lượng tử khác, số đầu tiên là số lượng tử xung lượng, với ký hiệu l.
Giá trị của l sẽ xác định hình dạng của orbital. Khi l = 0, orbital có hình cầu; khi l = 1, orbital có hình số 8. Khi l có giá trị càng cao thì hình dạng của orbital càng phức tạp.
Tham khảo
Số lượng tử
Vật lý nguyên tử
de:Quantenzahl#Nebenquantenzahl |
6889 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20t%E1%BB%AB | Số lượng tử từ | Số lượng tử từ là một số lượng tử mô tả các trạng thái tương tác theo phương hướng trong không gian của electron trong nguyên tử với một trường điện từ bên ngoài.
Orbital s, tương ứng với l = 0, là một hình cầu, và vì vậy nó không có những tính chất đặc biệt về hướng. Đám mây xác suất của một orbital p được sắp xếp dọc theo một trục kéo dài, ở một hướng bất kỳ trong không gian, do đó, cần đến một số lượng tử khác để phân biệt rõ ràng hướng của electron.
"Hướng trong không gian" không có ý nghĩa khi vắng mặt của một trường lực bất kỳ, có tác dụng như là một hướng gốc. Với một nguyên tử cô lập, không có sự xuất hiện của trường mở rộng, và vì vậy, sẽ không có sự phân biệt giữa các orbital có giá trị của m khác nhau.
Nếu nguyên tử được đặt vào trong một từ trường mở rộng hay một trường tĩnh điện, một hệ trục tọa độ sẽ hình thành, và các orbital có giá trị của m khác nhau sẽ tỏa ra các lớp năng lượng khác nhau. Hiệu ứng này lần đầu được phát hiện với từ trường, và đó chính là nguồn gốc của số lượng tử từ, với ký hiệu m.
Trường tĩnh điện được tạo ra khi những nguyên tử hay ion khác đến gần một nguyên tử, và là nguyên nhân của việc các mưc năng lượng của các orbital có các hướng khác nhau sẽ tẽ ra các lớp năng lượng khác nhau. Đây cũng là nguồn gốc của màu sắc trong các muối vô cơ của các nguyên tố chuyển tiếp, như màu xanh của sulfat đồng.
Tham khảo
Số lượng tử
Vật lý nguyên tử |
6890 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20spin | Số lượng tử spin | Số lượng tử spin tham số hóa bản chất nội tại của mô men xung lượng của mọi hạt cơ bản. Trong cơ học lượng tử mômen xung lượng của hạt cơ bản được mô tả chính xác hơn bằng khái niệm spin, có nhiều tính chất hơi khác với mômen xung lượng trong cơ học cổ điển.
Định nghĩa
Số lượng tử spin định nghĩa bởi công thức:
|S| =
ở đó
S là vectơ spin
|S| là độ lớn của vectơ spin
là hằng số Planck
s là số lượng tử spin, ứng với spin mô men xung lượng.
Cho một hướng bất kỳ z (thường được xác định bởi từ trường mở rộng) ảnh của spin- z là
ở đó ms là số lượng tử spin thứ 2, có biên độ từ −s đến +s. Có tổng cộng 2s+1 giá trị ''ms khác nhau.
Tham khảo
Số lượng tử
Vật lý nguyên tử |
6902 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wiktionary | Wiktionary | Wiktionary là một trong những dự án trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, cùng với Wikipedia, để biên soạn một bộ từ điển nội dung mở dùng hệ thống wiki, bao gồm nhiều ngôn ngữ. Dựa vào ý tưởng của ông Daniel Alston, nó được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 2002. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2004, hai phiên bản ngôn ngữ đầu tiên của Wiktionary được mở cửa, tiếng Pháp và tiếng Ba Lan. Sau đó, nhiều phiên bản ngôn ngữ khác được bắt đầu và đang được phát triển. Wiktionary đã ở một địa chỉ tạm đến ngày 1 tháng 5 năm 2004, khi nó được di chuyển đến địa chỉ chính của nó. Wiktionary tiếng Anh đã có hơn 896.000 mục từ và Wiktionary tiếng Việt là phiên bản ngôn ngữ lớn thứ năm có hơn 228.000 mục từ (tháng 9 năm 2009).
Khác với nhiều từ điển thường chỉ bao gồm một hai ngôn ngữ, Wiktionary gồm mục từ thuộc mọi ngôn ngữ.
Xem thêm
Urban Dictionary
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wiktionary
Wiktionary tiếng Việt
Wiktionary tiếng Anh
Từ điển
Website
Dự án Wikimedia
Website giáo dục
Từ nguyên học
Trang web MediaWiki |
6905 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20tr%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n | Chân trời sự kiện | Chân trời sự kiện là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ (gồm cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.
Ánh sáng phát ra bên trong chân trời sự kiện không thể thoát ra ngoài, chính vì thế điểm kỳ dị của chân trời sự kiện được gọi là hố đen. Bản thân vật thể khi đi qua chân trời sự kiện sẽ không cảm thấy điều gì đặc biệt, nhưng người quan sát bên ngoài sẽ thấy vật thể tiến gần chân trời sự kiện một cách chậm dần rồi mất hẳn. Đó là do ánh sáng từ vật thể phải mất một thời gian lâu hơn để thoát khỏi lực hấp dẫn khi tiến gần chân trời sự kiện, và mất một khoảng thời gian vô tận khi đạt đến chân trời sự kiện để đến với người quan sát bên ngoài. Chính vì thế nó được gọi là chân trời vì người quan sát nhìn vật thể tiến đến chân trời sự kiện tương tự như một chiếc máy bay khuất sau chân trời thường.
Khái niệm chân trời sự kiện có liên quan đến khái niệm bán kính Schwarzschild trong vật lý.
Chân trời sự kiện của lỗ đen
Chân trời sự kiện được biết đến là một phần của lỗ đen. Đó là ranh giới mà vận tốc thoát ly (Vận tốc vũ trụ cấp 2) của lỗ đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nói chính xác hơn là mọi tia sáng (hạt) từ vật thể ở chân trời sự kiện đều bị bẻ cong về phía điểm kỳ dị.
Bán kính Schwarzschild là một khái niệm về mật độ của lỗ đen, mỗi vật có một Bán kính Schwarzschild riêng. Khi vật đó được nén lại sao cho bán kính thật của vật đó nhỏ hơn với Bán kính Schwarzschild của nó thì một lỗ đen mới vừa được ra đời. Bởi theo lý thuyết, lỗ đen được hình thành do áp suất vật chất (kg/m³) quá lớn. Như vậy nếu nén Mặt Trời hay Trái Đất thành một quả cầu đủ nhỏ, ta sẽ có một lỗ đen. Thậm chí, theo lý thuyết, chiếc điện thoại di động của bạn cũng có thể trở thành lỗ đen. Tuy nhiên, để nén một vật thể thành lỗ đen ta cần một lực vượt ngưỡng Tolman – Oppenheimer – Volkoff (khoảng gấp 3 lần khối lượng mặt trời (solar masses)). Và tại sao ta lại đề cập đến Bán kính Schwarzschild? Bởi bề mặt hình cầu có bán kính bằng với Bán kính Schwarzschild chính là chân trời sự kiện.
Chân trời sự kiện của vũ trụ quan sát được
Chân trời phần tử của vũ trụ quan sát được là biên giới thể hiện khoảng cách xa nhất tại đó các sự kiện có thể được quan sát hiện tại. Với những sự kiện ở bên ngoài khoảng cách đó, ánh sáng không có đủ thời gian để tới được chỗ chúng ta, thậm chí nếu ánh sáng đã được phát ra từ khi vũ trụ bắt đầu. Chân trời phần tử thay đổi thế nào phụ thuộc vào trạng thái của sự mở rộng của vũ trụ. Nếu sự mở rộng có một số đặc tính, có những phần của vũ trụ sẽ không bao giờ quan sát được, dù người quan sát có phải đợi bao lâu chăng nữa để chờ ánh sáng phát ra từ các vùng đó tới nơi. Phần biên giới mà các sự kiện không bao giờ có thể được quan sát là một chân trời sự kiện, và nó thể hiện tầm mức lớn nhất của chân trời phần tử.
Các tiêu chí để xác định liệu một chân trời sự kiện của vũ trụ có tồn tại không như sau. Xác định một comoving distance bởi
Ở phương trình này, a là scale factor, c là tốc độ ánh sáng, và t0 là tuổi của vũ trụ. Nếu , (ví dụ các điểm được cho là xa ở mức tối đa chúng ta có thể quan sát được), thì không có chân trời sự kiện. Nếu , có chân trời sự kiện.
Các ví dụ về các mô hình vũ trụ không có một chân trời sự kiện là các vụ trụ bị chi phối bởi vật chất hay bởi bức xạ. Một ví dụ về một mô hình vũ trụ với một chân trời sự kiện là một vũ trụ bị chi phối bởi hằng số vũ trụ (một de Sitter universe).
Xem thêm
Hố đen
Bán kính Schwarzschild
Lý thuyết hấp dẫn
Hấp dẫn
Điểm kỳ dị trần trụi
Cơ học lượng tử
Nghiệm Schwarzschild
Kính thiên văn Chân trời sự kiện
Wikibooks:Những câu thường hỏi về hố đen
Tham khảo
Liên kết ngoài
Metrics: distances in a relativistic Universe
Chân trời sự kiện và lỗ đen nhân tạo
Lỗ đen
Thuyết tương đối
Thuật ngữ thiên văn học
Thuyết tương đối rộng
Vật lý thiên văn |
6908 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc | Triết học | Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Các vấn đề của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các vấn đề cơ bản của triết học là:
Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?
Thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc.. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.
Các học thuyết triết học
Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.
Triết học Marx-Lenin
Triết học Marx - Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Marx – Lenin; đầu tiên là Triết học Marx, do Marx và Engels sáng lập ra, được Lenin và các nhà Marxist khác phát triển thêm. Triết học Marx ra đời vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và tình hình xã hội phương Tây thế kỷ 19. Triết học Marx là triết học duy vật. Nhưng Marx và Engels không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mang đặc điểm máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những đặc điểm đó bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, Marx và Engels đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội phương Tây cho đến giữa thế kỉ 19, Marx và Engels đã tạo ra triết học của mình. Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Marx - Lenin. Triết học Marx - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Một số người phê phán chủ nghĩa Marx cho rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể giải thích được hay giải thích đúng sự vận động của thế giới, chủ nghĩa duy vật lịch sử không giải thích đúng mọi hiện tượng lịch sử. Lenin hy vọng khắc phục được những đặc điểm của chủ nghĩa duy vật trước Marx. Trong Triết học Marx - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất. Nội dung cơ bản của lý luận đó gồm:
Thứ nhất, đó là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật đã được giải thích một cách biện chứng. Theo các nguyên lý này, "Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian". Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Như vậy trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định và tồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau. Tuy nhiên khác với chủ nghĩa duy vật trước Marx, Triết học Marx - Lenin, một mặt khẳng định sự phụ thuộc vào vật chất, coi ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, mặt khác lại thừa nhận tác dụng tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất. Thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy.
Thứ hai, các nguyên lý của phép biện chứng trong hệ thống triết học Hegel đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật. Theo các nguyên lý đó:
Theo định nghĩa của Lenin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác của hiện thực.
Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con người đều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng. Nguồn gốc của sự phát triển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại. Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận động tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng. Nội dung của hai nguyên lý trên đây được thể hiện trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật về sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định cái phủ định) và trong hàng loạt quy luật về mối quan hệ qua lại biện chứng giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực, v.v...
Triết học Marx - Lenin còn bao gồm lý luận nhận thức và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn ra theo con đường mà Lenin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan". Cơ sở, động lực và mục đích của toàn bộ quá trình này là thực tiễn. Thực tiễn cũng đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Triết học Marx - Lenin không chỉ dừng lại ở những quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên mà còn mở rộng những quan điểm đó vào việc nhận thức xã hội và nhờ đó thế giới quan duy vật biện chứng trở thành toàn diện và triệt để. Áp dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội, Marx đã đưa ra được quan niệm duy vật về lịch sử, chỉ ra con đường nghiên cứu những quy luật của sự phát triển xã hội, sự phát triển đó, cũng như sự phát triển của tự nhiên, không phải do ý muốn chủ quan mà do những quy luật khách quan quyết định. Sự ra đời của Triết học Marx - Lenin đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử và đời sống xã hội thực sự có tính chất khoa học.
Theo Marx: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ.". Tồn tại xã hội của con người trước hết là phương thức sản xuất của cải vật chất xã hội. Đó là nhân tố, xét đến cùng, quyết định toàn bộ đời sống của xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội. Ý thức xã hội không có gì khác hơn là sự phản ánh tồn tại xã hội. Trong khi khẳng định nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, Triết học Marx - Lenin cũng thừa nhận tính độc lập tương đối trong sự phát triển của ý thức xã hội và vai trò tích cực của tư tưởng, lý luận tiên tiến trong sự phát triển của xã hội.
Với những quan điểm triết học nêu trên, khi nghiên cứu kinh tế chính trị Marx nhận thấy trong quá trình sản xuất xã hội, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên những hình thái ý thức xã hội làm nền tảng cho cấu trúc thượng tầng pháp lý và chính trị. Tới một giai đoạn phát triển nhất định, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy đã trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn này được giải quyết khi có một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất đã lớn mạnh. Quan hệ sản xuất thay đổi thì những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị.
Marx - Lenin cũng chỉ rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử. Quan niệm đó đã dẫn đến chỗ khẳng định vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người, trong việc xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Marx - Lenin nghiên cứu xã hội với tính cách là một thể thống nhất, hoàn chỉnh và vạch ra những quy luật chung và những động lực của sự phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt đời sống xã hội trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển xã hội loài người, từ đó chứng minh sự tiến hóa của xã hội loài người đến chủ nghĩa cộng sản là tất yếu.
Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...
Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Plato và Hegel) ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á là chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.
Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với chủ nghĩa lý tưởng của thế kỷ 18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những khái niệm trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như "con người" thực sự tồn tại.
Chủ nghĩa duy danh
Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh cho rằng những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định... William xứ Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là "khái niệm luận".
Chủ nghĩa duy lý
Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh luận về việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian). Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.
Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những hình thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với René Descartes (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.
Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.
Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?
Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức (trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, bằng một dạng bản thể luận). Quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.
Chủ nghĩa kinh nghiệm
Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết gia trong trào lưu Khai sáng, (một giai đoạn trong lịch sử). Họ đúc kết khá nhiều từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có Blaise Pascal, Joseph Butler và Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như Jean-Jacques Rousseau và Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế kỷ 20.
Chủ nghĩa hoài nghi
Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được "bất kì" một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ "vẻ bề ngoài". Sextus Empirius (thế kỉ 1) miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như là một "khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó... để đến một trạng thái không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần". Chủ nghĩa hoài nghi hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài nghi, mà là việc sử dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt: một sự bình an của tâm hồn, hay là ataraxia. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật.
Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là một đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể thay đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ, vỏ bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế nhưng sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo chiều dài, giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống như một hình tròn.
Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi Michel de Montaigne và Blaise Pascal. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa này nhất là David Hume. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có khả năng xảy ra và có luận chứng (probable/demonstrative) (xem Cái nĩa của Hume). Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự nhiên (chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học). Lý luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng ta có một số niềm tin nhất định về thế giới (ví dụ như là Mặt Trời sẽ mọc ngày mai), nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó.
Nhiều triết gia đã nghi vấn các lập luận hoài nghi như vậy. Câu hỏi liệu là chúng ta có thể đạt được kiến thức, tức là "kiến thức của thế giới bên ngoài", là dựa trên dựa trên một tiêu chuẩn cao thế nào mà chúng ta muốn đánh giá. Nếu chúng ta đặt ra một tiêu chuẩn cao, thì chỉ những điều không còn nghi ngờ gì được và những điều không sai lầm mới đưa lại kiến thức. Nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn quá thấp, thì chúng ta chấp nhận những điều điên rồ và những ảo tưởng trở thành những "kiến thức" của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi những vấn đề này đã được giải quyết, trong mọi trường hợp, chúng ta phải hợp thức hóa các tiêu chuẩn cho việc hợp thức hóa, dẫn đến việc thoái lui vô hạn (được biết đến như là "chủ nghĩa hoài nghi thoái lui").
Chủ nghĩa lý tưởng
"Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của René Descartes rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi George Berkeley. Berkeley lý luận rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các trạng thái tinh thần, như là cảm thấy đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi đau nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận chứa trong đó tính chất "được cảm nhận" của nó (esse của nó là percipi), và ý kiến "phổ biến một cách lạ lùng trong loài người" rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (Transcendental Idealism), được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về những điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều kiện khách quan. Kant viết cuốn Critique of Pure Reason (Chỉ trích về lý luận thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược nhau của rationalism và empiricism và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người. Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich Schelling và Arthur Schopenhauer.
Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của G. W. F. Hegel vào năm 1807 mang tựa đề Phenomenology of Spirit (Hiện tượng Tinh thần). Trong tác phẩm này, Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng kiến thụ động những gì có trong thế giới) và phải làm xóa bỏ đi những mâu thuẫn đó bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Quá trình này được gọi là "Hegelian dialectic". Các triết gia theo truyền thống của Hegel bao gồm Ludwig Andreas Feuerbach, Karl Marx, Friedrich Engels và đôi khi những người Anh theo chủ nghĩa lý tưởng.
Đa số triết lý của thế kỉ 20, bao gồm cả chủ nghĩa hiện tượng lục địa (Continental phenomenology) và trường phái triết học phân tích của Anh-Mỹ, có liên quan đến việc phủ nhận chủ nghĩa lý tưởng, và những giả thuyết của Descartes ẩn dưới đó.
Chủ nghĩa thực dụng
Vào cuối thế kỷ 19, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đã đồng sáng lập ra học thuyết "chủ nghĩa thực dụng" (pragmatism). Về sau học thuyết này được John Dewey phát triển thành thuyết công cụ (instrumentalism). Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh. Peirce và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập trong tương lai, tức cái được đúc kết bởi tất cả các quan điểm. Những nhà phê bình buộc tội chủ nghĩa thực dụng là sự sai lầm của tư duy, vì cách nghĩ này đã quá tin vào cái gì đó chứng tỏ được là có ích và sự hữu ích này là nền tảng cho chân lý của nó. Những nhà tư tưởng trong tín ngưỡng chủ nghĩa thực dụng gồm có John Dewey, George Santayana và C. I. Lewis. Gần đây, chủ nghĩa thực dụng đã dung nạp thêm những chiều kích mới của Richard Rorty và Hilary Putnam.
Hiện tượng học và thuyên thích học
Dự định chỉnh đốn lại quan điểm của ông về nền tảng của toán học, và chịu ảnh hưởng của triết gia và nhà tâm lý học Franz Bretano, người ông đã từng học tại Viên, Edmund Husserl bắt đầu đặt nền tảng cho việc tìm hiểu những gì không chỉ là bên dưới những nhận định về toán học mà còn là bên dưới của hệ thống nhận thức nói chung. Trong phần đầu của tác phẩm hai tập của ông, cuốn Logical Investigations (Nghiên cứu về lý luận) (1901), ông đã tấn công vào những luận điểm tâm lý mà ông bị cáo buộc bởi Frege. Trong phần thứ hai, ông bắt đầu phát triển một kĩ thuật về mô tả hiện tượng học, với mục đích chứng minh rằng các đánh giá khách quan thật sự là dựa trên kinh nghiệm nhận thức—tuy không dựa trên kinh nghiệm ban đầu của mỗi cá nhân, nhưng dựa vào các bản chất quan trọng đối với bất kì kinh nghiệm cùng loại đang được xét đến. Ví dụ như ông tìm cách chứng minh rằng tất cả các hành động có ý thức đều có tính chất mang mục đích; nghĩa là chúng mang, hay được hướng về, một nội dung có mục đích. Ông cũng cố gắng đưa ra các bản chất quan trọng của bất cứ một hành động định nghĩa nào. Ông phát triển phương pháp này thêm trong cuốn Ideas (Các ý tưởng) như là hiện tượng học siêu việt, đề nghị rằng chúng ta nên dựa các kinh nghiệm thực tế, và do đó tất cả các ngành của kiến thức loài người, trong một cấu trúc nhận thức của một cá nhân (ego) lý tưởng, siêu việt. Sau đó, ông cố gắng sắp xếp quan điểm siêu việt của ông và thừa nhận là thế giới liên quan lẫn nhau mà trong đó các đối tượng cá nhân tương tác với nhau. Husserl chỉ xuất bản vài cuốn sách trong cuộc đời mình, xem hiện tượng học như là những từ ngữ trừu tượng, nhưng để lại nhiều phân tích cụ thể chưa được xuất bản.
Các tác phẩm của Husserl đã có ảnh hưởng ngay lập tức ở Đức, với sự hình thành các trường phái về hiện tượng học ở München và Göttingen. Hiện tượng học sau này đã nổi tiếng thế giới nhờ vào công của các triết gia như là Martin Heidegger, trước đây là trợ lý nghiên cứu của Husserl, Maurice Merleau-Ponty và Jean-Paul Sartre. Heidegger đã phát triển việc nghiên cứu hiện tượng học để minh họa một hermeneutic. Hermeneutic là một phương pháp diễn đạt sách vở bằng cách lấy ra ý nghĩa của cuốn sách trong hoàn cảnh nó được viết ra. Heidegger đã nhấn mạnh hai yếu tố mới của triết lý hermeneutic: rằng người đọc đem nghĩa của cuốn sách trong thời điểm hiện tại, và rằng các công cụ của hermeneutic có thể được sử dụng để diễn đạt những thứ ngoài sách vở. Các tên tuổi gắn với sự phát triển của hermeneutic bao gồm Hans-Georg Gadamer và Paul Ricoeur. Cũng thông qua các tác phẩm của Heidegger, và Sartre, chúng ta thấy tập trung của Husserl trên các kinh nghiệm chủ quan đã ảnh hưởng đến các khía cạnh của chủ nghĩa hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh
Mặc dù họ đã không sử dụng từ ngữ này, những triết gia của thế kỉ 19 như là Søren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã mở rộng ra hơn là tư tưởng về chủ nghĩa hiện sinh. Những tác phẩm của Kiekegaard nhắm vào hệ thống triết học lý tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel mà ông nghĩ rằng đã mặc kệ hoặc loại trừ đời sống chủ quan bên trong nội tâm của con người. Kierkegaard, ngược lại, cho rằng "sự thật là chủ quan", biện luận rằng điều quan trọng nhất đối với một người thực sự là những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ cá nhân bên trong người đó với sự tồn tại. Đặc biệt là, Kierkegaard, một người theo Công giáo, tin rằng sự thật của niềm tin tôn giáo là một câu hỏi mang tính khách quan, và người ta phải vật lộn với nó một cách nhiệt tình.
Nhiều triết gia ảnh hưởng bởi Kierkegaard cũng là những triết gia tôn giáo. Danh sách của những triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh theo Kitô giáo bao gồm Gabriel Marcel, Nicholas Berdyaev, Miguel de Unamuno và Karl Jaspers (mặc dù ông thích nói về điều ông gọi là "niềm tin có tính triết học"). Nhà văn người Do Thái Martin Buber và Lev Shestov cũng được cho là có liên hệ với chủ nghĩa hiện sinh. Đến mức độ nào Martin Heidegger nên được xem là một người theo chủ nghĩa hiện sinh là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, như chiến thuật của ông, trong cuốn sách Tồn tại và thời gian, về những giải thích về sự tồn tại của loài người (Dasein), phải được phân tích theo các thể loại của chủ nghĩa hiện sinh (existentiale), đã làm nhiều bình luận viên xem ông như là một nhân vật quan trọng trong phong trào chủ nghĩa hiện sinh.
Chắc chắn là ông đã ảnh hưởng lên Jean-Paul Sartre người mà, cùng với Albert Camus và Simone de Beauvoir, có lẽ đã trở thành những người ủng hộ nổi tiếng nhất cho chủ nghĩa hiện sinh, khai phá nó không chỉ trong những tác phẩm mang tính lý thuyết như magnum opus của ông Tồn tại và sự trống rỗng (L'Être et le Néant), mà còn trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết. Sartre, Camus và de Beauvoir tất cả đều đại diện cho một nhánh vô thần của chủ nghĩa hiện sinh, mà bây giờ có liên hệ gần hơn với những ý tưởng của họ về nausea, contingency, niềm tin xấu và lố bịch hơn là những ý tưởng mang tính tôn giáo angst của Kierkegaard. Tuy nhiên, sự tập trung vào cá nhân con người, chịu trách nhiệm trước vũ trụ cho sự chân thực của sự tồn tại của anh/cô ta, là điểm chung của tất cả các triết gia.
Triết học phân tích
Triết học phân tích được phát triển để chỉ trích Hegel và những người theo triết lý của ông. Vào năm 1921, Ludwig Wittgenstein xuất bản cuốn sách Tractatus Logico-Philosophicus, đưa ra một hệ thống logic vững chắc về các vấn đề của ngôn ngữ và triết học. Vào thời gian đó, ông đã hiểu rằng đa số các vấn đề của triết học chỉ là những bài toán đố của ngôn ngữ, mà có thể giải thích được dễ dàng bởi các suy nghĩ rõ ràng. Nhiều năm sau đó ông đã đảo ngược lại nhiều lập trường của ông được đưa ra trong cuốn Tractatus, như là được viết ra trong cuốn sách thứ hai của ông Philosophical Investigations (1953) (Khảo sát về triết học). Investigations đã khuyến khích sự phát triển của "triết học ngôn ngữ bình dân", được phát triển bởi Gilbert Ryle, J. L. Austin, và một số người khác. Những người theo "triết học bình dân" có cùng cách nhìn với nhiều triết gia xưa hơn (Jeremy Bentham, Ralph Waldo Emerson và John Stuart Mill), và chính những nghiên cứu triết lý đó đã định hình triết học tiếng Anh trong nửa sau của thế kỉ 20. Tuy nhiên, sự rõ ràng của ý nghĩa được hiểu là có tầm quan trọng cao nhất.
Triết học phương Tây
Truyền thống triết học phương Tây bắt đầu từ những người Hy Lạp và tiếp tục cho đến ngày nay. Các nhà triết học phương Tây chính yếu gồm có Socrates, Plato, Aristotle, Epicurus, Sextus Empiricus, Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm xứ Canterbury, William xứ Ockham, John Duns Scotus, Thomas Aquinas, Michel de Montaigne, Francis Bacon, René Descartes, Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz, George Berkeley, John Locke, David Hume, Thomas Reid, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Arthur Schopenhauer, Søren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche, Karl Marx, Gottlob Frege, Henri Bergson, Edmund Husserl, Bertrand Russell, Ludwig Wittgenstein, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre và Willard van Orman Quine.
Các nhà triết học phương Tây đương thời có ảnh hưởng lớn khác gồm có Donald Davidson (đã qua đời), Daniel Dennett, Jerry Fodor, Jurgen Habermas, Saul Kripke, Thomas Kuhn, Thomas Nagel, Richard Rorty, Hilary Putnam, John Rawls (đã qua đời), John Searle và Subhash Kak.
Triết học phương Tây đôi khi được phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, dựa theo các loại câu hỏi được quan tâm. Các thể loại thường thấy nhất là: siêu hình học, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Một số phân nhánh khác gồm logic, triết học tinh thần, triết học ngôn ngữ, triết học chính trị.
Triết học Hy Lạp - La Mã
Có thể phân chia triết học Hy Lạp cổ đại thành thời kỳ tiền Socrates, thời kỳ Socrates và thời kỳ hậu Aristotle. Thời kỳ tiền Socrates có đặc trưng là các suy đoán siêu hình học, thường dưới hình thức của các mệnh đề tổng quát có ý nghĩa bao hàm lớn, chẳng hạn "Tất cả đều là lửa", hay "Tất cả đều biến đổi". Các triết gia tiền Socrates quan trọng gồm có Thales, Anaximander, Anaximenes, Democritus, Parmenides và Heraclitus. Thời kỳ Socrates được đặt tên để vinh danh nhân vật nổi bật nhất của triết học phương Tây, Socrates, người đã cùng với Plato, học trò của mình, cách mạng hóa triết học qua việc sử dụng phương pháp Socrates, nhờ đó đã phát triển những phương pháp rất tổng quát cho việc định nghĩa, phân tích và tổng hợp. Tuy bản thân Socrates không viết gì, nhưng ảnh hưởng của ông đã được truyền bá qua các tác phẩm của Plato. Các tác phẩm của Plato thường được xem là các tài liệu cơ bản của triết học, vì chúng đã định nghĩa các vấn đề nền tảng của triết học cho các thế hệ sau. Các vấn đề này và các vấn đề khác đã được Aristotle tiếp thụ, ông là người đã học tại Hàn lâm viện (trường của Plato), ông thường bất đồng quan điểm với những gì Plato đã viết. Thời kỳ hậu Aristotle đã mở đầu bởi những triết gia như Euclid, Epicurus, Chrysippus, triết gia Yếm thế Hipparchia, Pyrrho và Sextus Empiricus.
Triết học thời Trung cổ
Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ Cusa và Francisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse. Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác (chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia Gaon và Maimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-Ghazali và Averroes) đã có biết đến các công trình của nhau. Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ (nghĩa là, các phẩm chất có tính "cốt yếu" với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ "tình cờ" có các phẩm chất đó), hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có lôgic và triết học ngôn ngữ.
Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn Tertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.
Triết học phương Tây hiện đại
Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).
Triết học thời Trung cổ đã quan tâm chủ yếu tới các luận cứ từ giai cấp thống trị, và việc phân tích các kinh sách cổ bằng lôgic của Aristotle. Thời Phục hưng đã thấy một dòng chảy các quan niệm mới, các quan niệm này đòi hỏi xem xét lại quyền lực. Roger Bacon (1214–1294?) là một trong các tác giả đầu tiên kêu gọi việc đưa các quyền lực hiện tại ra xem xét bằng thực nghiệm và lý tính. Niccolò Machiavelli (1469–1527) đã thách thức các quan niệm truyền thống về đạo đức. Francis Bacon (1561–1626) đã viết các nội dung ủng hộ các phương pháp khoa học trong phát kiến triết học.
Triết học phân tích và triết học lục địa
Trong giai đoạn hiện đại của triết học, bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 và kéo dài đến những năm 1950, đã được đánh dấu bởi hố sâu ngăn cách giữa truyền thống "Lục địa" và truyền thống phân tích có liên quan đến nhiều nước nói tiếng Anh.
Triết học phân tích
Những thứ nằm bên dưới truyền thống phân tích, đặc biệt là giai đoạn ban đầu của truyền thống này, là quan điểm (nguyên là được bảo vệ bởi Ockham) rằng các lỗi lầm trong triết học là phát sinh từ những hiểu lầm trong ngôn ngữ. Theo một số triết gia phân tích, ý nghĩa thật sự của các câu bình thường được "ẩn bởi dạng ngữ pháp của chúng", và chúng ta phải dịch các câu đó sang dạng thật sự của chúng (hiểu như là dạng logic của chúng) để làm rõ nghĩa. Điều khó khăn là, tới bây giờ vẫn chưa giải quyết được, là định ra dạng logic đúng đắn của một câu là như thế nào. Một số triết gia (bắt đầu với Frege và Bertrand Russell) đã lý luận rằng first-order logic cho chúng ta thấy dạng logic thật sự của các câu nói bình thường. Các triết gia phân tích khác, như Wittgenstein quá cố, đã từ chối ý tưởng của dạng logic; và vấn đề dạng logic này chiếm phần lớn trong giai đoạn đầu của triết học phân tích. Những tranh luận về dạng logic không còn là vấn đề trung tâm của triết học phân tích như là nó đã từng, và triết học phân tích bây giờ có xu hướng nghiên cứu về đủ loại vấn đề trong triết học với tất cả các phương pháp triết học hiện có. Ngày này các vấn đề quan trọng của triết lý phân tích nằm trong phong cách viết và lý luận (nghĩa là mục đích của nó là rõ ràng và chắc chắn) hơn là các vấn đề về chủ đề hay tưởng. Việc nhấn mạnh trên sự phân tích ngôn ngữ một cách cẩn thận để làm lộ ra những lồi lầm về triết lý vẫn còn; nhưng "phân tích" trong cái tên "triết học phân tích" bây giờ chỉ như là chỉ đến việc phân tích các ý tưởng, các lý luận, các hình thức xã hội, và các giả sử.
Triết học lục địa
Triết học lục địa được xem là gần hơn với phong trào hiện tượng học mở đầu bởi Edmund Husserl và nhiều nhiều phản ứng khác nhau để cải tiến lại các tác phẩm của Husserl. Hiện tượng học chủ yếu là một phương pháp nghiên cứu. Như là được cảm nhận bởi Husserl, nghiên cứu hiện tượng là nghiên cứu nội dung của kinh nghiệm nhận thức trong khi cô lập tất cả các giả sử chúng ta thường đư ra liên quan đến sự tồn tại của các chủ thể đó trong thế giới. Ông tin rằng chúng ta có thể đi đến một kiến thức nào đó bằng cách suy diễn ra các đặc điểm cần thiết của kinh nghiệm nhận thức. Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất suy ra bởi Husserl được gọi sự có chủ tâm (intentionality), chỉ đến đặc tính của nhận thức khi luôn được hướng về đối tượng nào đó. Phương pháp hiện tượng học là một cách quan trọng khác mà theo đó triết học phân tích thường theo đuổi. Thay vì lấy vào thông tin về ngôn ngữ như là điểm bắt đầu và phân tích ngôn ngữ như là phương pháp chính của triết học, hiện tượng học lấy trải nghiệm nhận thức làm điểm bắt đầu và phân tích chi tiết của những trải nghiệm đó - đó là, "phân tích hiện tượng" - như là phương pháp của nó. Một vài nhân vật quan trọng trong truyền thống triết học phân tích như là Wilfrid Sellars và Hector-Neri Castaneda đã lý luận rằng phân tích ngôn ngữ thật ra là một dạng nghiên cứu hiện tượng bởi vì nó sử dụng trải nghiệm của chúng ta như là những người dùng ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi triết học. Thực vậy, họ đã lý luận rằng triết học phân tích chỉ là một dạng của hiện tượng học, và hiệu quả là triết học phân tích có thể bỏ qua truyền thống bắt đầu với hiện tượng học chỉ làm tổn hại chính nó mà thôi.
Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây
Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị
Từ thời cổ đại, và xa xưa hơn nữa, nguồn gốc của tính hợp pháp của các thế lực chính trị là không thể nào tránh khỏi mối liên hệ chặt chẽ với bản chất con người. Trong The Republic (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã hội lý tưởng phải được điều hành bởi một hội đồng của các vị vua-hiền triết, bởi vì những nhà hiền triết thường là có khả năng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng yêu cầu các nhà hiền triết phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước khi bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người là động vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết lập để theo đuổi điều tốt cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước (polis) là dạng cao nhất của cộng đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị như là kết quả của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những sự khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả năng và có đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn hảo nếu như anh ta không thể sống trong một cộng đồng. Hai tác phẩm của ông Đạo đức Nicomachean và Chính trị, tác phẩm đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay là "sự xuất sắc") của một người như là một công dân; tác phẩm thứ hai nói về một dạng nhà nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do đó là hoàn thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự công bằng trong đời sống dân sự.
Nicholas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế kỉ 15. Ông đã ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong những cuốn sách ông viết lẫn tổ chức Hội đồng Florence của ông. Không giống như Aristotle và truyền thống Hobbes thường đi theo, Cusa xem tất cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được tạo ra theo mẫu của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước. Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại Phục hưng Ý, đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".
Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và Thomas Aquinas là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không phải là hiện thân của các giá trị đạo đức; mà chính quyền nên làm những gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được ca ngợi về đạo đức. Thomas Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của Aristotle. Đối với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc sống khó khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận rằng, mặc dù con người có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng những điều này là không đáng kể, bởi vì không có một tài năng hay đức hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại bởi người khác. Vì những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên. Điều này chỉ có thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó được trao quyền cai quản toàn bộ cộng đồng, và có khả năng làm cho người khác phải kính sợ.
Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học thuyết đang có trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay không chú trọng đến khả năng của một nước dân chủ. Jean-Jacques Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ những học thuyết này: ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất tự nhiên là một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã làm hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John Locke. Trong Second Treatise on Government ông đồng ý với Hobbes rằng quốc gia-nhà nước là một công cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng nhà nước có thể trở thành một định chế ghê tởm nếu so sánh với bản chất tự nhiên tốt đẹp của con người..
Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học
Triết học phương Đông
Triết học phương Đông kế thừa các truyền thống lớn bắt nguồn từ hoặc đã phổ biến tại Ấn Độ và Trung Quốc cổ. Các nhà triết học phương Đông chính yếu gồm Kapila, Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni, Akshapada Gotama, Nagarjuna, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti, Sankara, Ramanuja, Madhvacharya, Sri Ramakrishna, Narayana Guru, Vivekananda, Aurobindo, Ananda Coomaraswamy và Sarvepalli Radhakrishnan.
Triết học Ấn Độ có lẽ có thể so sánh được với triết học phương Tây hơn cả. Ví dụ, trường phái Nyaya của triết học Hindu đã khám phá logic như một số nhà triết học phân tích hiện đại; tương tự, trường phái Carvaka mang đặc điểm vô thần và kinh nghiệm chủ nghĩa. Tuy nhiên, có những sự khác biệt quan trọng, chẳng hạn triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu truyền lại.
Triết học Ba Tư
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hồi Giáo do Muhammad sáng lập.
Triết học Ấn Độ
Trong lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ, theo sau sự thiết lập của nền văn hóa Aryan/Vedic, sự phát triển của các tư tưởng triết học và tôn giáo đã phát triển trong một giai đoạn trên 2 thiên niên kỉ đã đưa đến sự phát triển của 6 trường phái của triết học Hindu aastika (chính thống). Những trường phái này được xem là đồng nghĩa với Ấn Độ giáo, là một phát triển của Tôn giáo Veda lịch sử.
Triết học Hindu đã làm nên một phần của văn hóa của Nam Á, ảnh hưởng đến tận miền Đông Nam Á.
Triết học Trung Quốc
Triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả Đông Á. Nhiều trường phái triết học đã được hình thành trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, và được biết với tên gọi Bách gia chư tử. Bốn trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Sau này, vào thời nhà Đường, Phật giáo từ Ấn Độ cũng trở thành một trào lưu tôn giáo và triết học. (Cũng nên lưu ý là trong tư tưởng phương Đông, không giống với Tây phương, giữa triết học và tôn giáo không có ranh giới rõ ràng.) Giống với triết học Tây phương, triết học Trung Hoa có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái và đều đề cập đến mọi lĩnh vực và chuyên ngành của triết học.
Ảnh hưởng của triết học
Mặc dù có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng, triết học cũng có áp dụng thực tiễn. Điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế, như nguyên tắc xử thế trong nghề nghiệp, và triết lý chính trị. Triết lý chính trị và kinh tế của Khổng Phu Tử, Kautilya, Tôn Tử, John Locke, Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx, John Stuart Mill, Mahatma Gandhi, Robert Nozick và John Rawls đã được dùng làm nền móng hình thành các triều đại, chính quyền đương thời cũng như làm cơ sở biện minh cho hành động của họ.
Cũng nên nhấn mạnh triết học giáo dục "Giáo dục tiên tiến" do John Dewey chủ trương có ảnh hưởng sâu đậm trong phương pháp giáo dục tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 hoặc những triết gia Kỷ Niên Mới, như trong "Tiên tri Celestine", đã vô tình giáo dục nhân gian về tâm lý con người, và sức mạnh của quan hệ người với người, qua những ẩn dụ tôn giáo.
Một áp dụng thực tiễn nữa của triết học là trong Nhận thức luận - một ngành triết học tìm hiểu về sự hiểu biết, bằng chứng cụ thể và sự thật thoả đáng. Hai thí dụ của nhận thức luận và logic áp dụng trong thực tế hằng ngày là tin tức báo chí và các cuộc điều tra của cảnh sát. Nhận xét, suy diễn logic chung chung có khả năng giúp cho công dân có thể phán xét khi nghe, đọc tin tức hay bài bình luận, thảo luận. Triết lý trong khoa học tìm hiểu và giải thích về những khúc mắc trong phương pháp khoa học. Mỹ học giúp diễn đạt về nghệ thuật. Ngay cả bản thể học, một ngành triết rất trừu tượng và có vẻ ít có áp dụng nào thực tiễn, lại góp phần quan trọng trong suy luận logic của ngành khoa học máy tính.
Nói chung, nhiều loại "luận lý" (như "luận lý về luật") có khả năng giúp người trong chuyên môn hiểu thấu đáo hơn về lý thuyết và khái niệm trong ngành của mình.
Thường thì triết học được xem là một nghiên cứu một lĩnh vực chưa được hiểu đủ để có thể trở thành nhánh tri thức của riêng mình. Những gì ngày xưa từng chỉ là các chủ đề triết học thì đến thời hiện đại đã trở thành các ngành riêng, chẳng hạn tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, và kinh tế học. Khoa học máy tính, khoa học nhận thức và trí tuệ nhân tạo là các lĩnh vực nghiên cứu hiện đại mà triết học đã từng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển.
Hơn thế, mới phát triển một phân ngành triết học đã dành hết khả năng để áp dụng triết học vào những vấn đề của cuộc sống thường ngày đã được phát triển gần đây, được gọi là "triết học lời răn" philosophical counseling. Nhiều nhà triết học phương Đông có thể giúp hàng triệu người đang chịu sự dằn vặt tâm lý bằng cách xem xét sự phiền muộn của họ bằng cách thiền để gợi lại ký ức và sợi dây kết nối sức mạnh giữa sức mạnh thể chất và sức mạnh tâm hồn.
Thư mục
Nhập môn triết học
Cho người mới tìm hiểu
Philosophy: A Very Short Introduction by Edward Craig
The Complete Idiot's Guide to Philosophy (2nd Edition) by Jay Stevenson
Philosophy and Living by Ralph Blumenau
Thế giới của Sophie (Sofies verden) của Jostein Gaarder
Philosophy Now magazine
Big Questions: A Short Introduction to Philosophy by Robert C. Solomon
A Short History of Philosophy by Robert C. Solomon, Kathleen M. Higgins
The Problems of Philosophy by Bertrand Russell
Philosophy: The Basics by Nigel Warburton.
Sober, E. (2001). Core Questions in Philosophy: A Text with Readings. Upper Saddle River, Prentice Hall.
What Philosophy Is
Introducing Philosophy Series
Các vấn đề triết học
What Does It All Mean? A Very Short Introduction to Philosophy by Thomas Nagel
A Short History of Modern Philosophy by Roger Scruton
World Philosophies by Ninian Smart
Indian Philosophy: a Very Short Introduction by Sue Hamilton
A Brief Introduction to Islamic Philosophy by Oliver Leaman
Eastern Philosophy For Beginners by Jim Powell, Joe Lee
An Introduction to African Philosophy by Samuel Oluoch Imbo
Philosophy in Russia: From Herzen to Lenin và Berdyaev by Frederick Copleston
Continental Philosophy: A Very Short Introduction by Simon Critchley
Complete Idiot's Guide to Eastern Philosophy by Jay Stevenson
Classic Asian Philosophy: A Guide to the Essential Texts by OmegaX
Tác phẩm triết học
Philosophic Classics: From Plato to Derrida (4th Edition) by Forrest E. Baird
The Story of Philosophy by Will Durant
Classics of Philosophy (Vols. 1 & 2, 2nd edition) by Louis P. Pojman
Classics of Philosophy: The 20th Century (Vol. 3) by Louis P. Pojman
The English Philosophers from Bacon to Mill by Edwin Arthur Burtt
European Philosophers from Descartes to Nietzsche by Monroe Beardsley
Contemporary Analytic Philosophy: Core Readings by James Baillie
Existentialism: Basic Writings (Second Edition) by Charles Guignon, Derk Pereboom
The Phenomenology Reader by Dermot Moran, Timothy Mooney
Medieval Islamic Philosophical Writings edited by Muhammad Ali Khalidi
A Source Book in Indian Philosophy by Sarvepalli Radhakrishnan, Charles A. Moore
A Source Book in Chinese Philosophy by Wing-Tsit Chan
Kim, J. and Ernest Sosa, Ed. (1999). Metaphysics: An Anthology. Blackwell Philosophy Anthologies. Oxford, Blackwell Publishers Ltd.
The Oxford Handbook of Free Will (2004) edited by Robert Kane
The Oxford Companion to Philosophy edited by Ted Honderich
The Cambridge Dictionary of Philosophy by Robert Audi
The Routledge Encyclopedia of Philosophy (10 vols.) edited by Edward Craig, Luciano Floridi (also available online by subscription); or
The Concise Routledge Encyclopedia of Philosophy edited by Edward Craig (an abridgement)
Routledge History of Philosophy (10 vols.) edited by John Marenbon
History of Philosophy (9 vols.) by Frederick Copleston
A History of Western Philosophy (5 vols.) by W. T. Jones
Encyclopaedia of Indian Philosophies (8 vols.), edited by Karl H. Potter et al (first 6 volumes out of print)
Indian Philosophy (2 vols.) by Sarvepalli Radhakrishnan
A History of Indian Philosophy (5 vols.) by Surendranath Dasgupta
History of Chinese Philosophy (2 vols.) by Fung Yu-lan, Derk Bodde
Encyclopedia of Chinese Philosophy edited by Antonio S. Cua
Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion by Ingrid Fischer-Schreiber, Franz-Karl Ehrhard, Kurt Friedrichs
Companion Encyclopedia of Asian Philosophy by Brian Carr, Indira Mahalingam
A Concise Dictionary of Indian Philosophy: Sanskrit Terms Defined in English by John A. Grimes
History of Islamic Philosophy edited by Seyyed Hossein Nasr, Oliver Leaman
History of Jewish Philosophy edited by Daniel H. Frank, Oliver Leaman
A History of Russian Philosophy: From the Tenth to the Twentieth Centuries by Valerii Aleksandrovich Kuvakin
Ayer, A. J. et al. Ed. (1994) A Dictionary of Philosophical Quotations. Blackwell Reference Oxford. Oxford, Basil Blackwell Ltd.
Blackburn, S., Ed. (1996)The Oxford Dictionary of Philosophy. Oxford, Oxford University Press.
Mauter, T., Ed. The Penguin Dictionary of Philosophy. London, Penguin Books.
Runes, D., ED. (1942). The Dictionary of Philosophy. New York, The Philosophical Library, Inc.
Angeles, P. A., Ed. (1992). The Harper Collins Dictionary of Philosophy. New York, Harper Perennial.
Bunnin, N. et. al.,Ed.(1996) The Blackwell Companion to Philosophy. Blackwell Companions to Philosophy. Oxford, Blackwell Publishers Ltd.
Popkin, R. H. (1999). The Columbia History of Western Philosophy. New York, Columbia University Press.
Tham khảo
Xem thêm
Triết học Trung Quốc
Triết học Ấn Độ
Triết học phương Tây
Liên kết ngoài
Triết học ánh sáng trên Từ điển bách khoa Việt Nam
Chuyên đề triết học
EpistemeLinks.com: philosophy resources on the internet
Erratic Impact: The Philosophy Research Base
Guide to Philosophy on the Internet
Introducing Philosophy Series by Paul Newall, aimed at beginners.
Introduction to Philosophy (abridgement of other sources)
Melbourne Philosophy: Philosophy in Melbourne, Australia (noncommercial, variety of resources, wiki)
Philosophy around the Web
Philosophy @ large, A webguide for the philosophy community provided by Liverpool University
PhilosophyArchive.com: philosophy e-texts
Philosophy in Cyberspace
Philosophical Society.com
Routledge Encyclopedia of Philosophy - Signpost articles free, others require subscription
Stanford Encyclopedia of Philosophy
The Internet Encyclopedia of Philosophy
Cultural And Ethinicity In Philosophy A sampling of philosophies in certain geographical areas. Warning: some links are not updated.
Diễn đàn
Seekers of Truth Forums—A place to discuss philosophies of religion, and other such topics.
Philosophy Forums —a place to discuss Philosophy with a discursive library on Philosophical topics.
I Love Philosophy
Talk Philosophy—A place to discuss topics in all areas of philosophy from ethics to aesthetics.
The Academy —a place to discuss philosophy from basic to advanced levels, with a library of introductory essays for beginners.
PhiloWiki—the Internet's first online Wiki for the development of multiple points of view on a range of philosophical topics.
Groves of Academe—A discussion board covering Philosophy, Logic/Mathematics, Culture, Literature, The Arts, and Technology.
Blueskyboris' Love Of Wisdom Debates Ongoing debate on the veracity of the words of the greats.
Tổ chức
Analytic and Continental Philosophy
Columbus Philosophers
Philosophy Meetup
Philosophical Society.com
The Philosophical Research Society
The American Philosophical Association
The Society for Philosophic Inquiry (Socrates Cafe)
The Philosophical Gourmet Report
Triangle Philosophy
Văn hóa
Xã hội
Nhân văn học
Triết lý sinh học
Tín ngưỡng
Môn học
Phân loại chủ đề chính |
6915 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20c%E1%BB%B1c%20t%E1%BB%AB | Đơn cực từ | Trong từ học, khái niệm đơn cực từ hay từ tích (còn gọi là đơn cực Dirac) là khái niệm tương đương với khái niệm đơn cực điện hay điện tích trong tĩnh điện. Có thể hình dung một đơn cực từ là một vật thể gần giống nam châm, nhưng chỉ có cực bắc hoặc cực nam. Có thể quy ước cực bắc mang từ tích dương và cực nam mang từ tích âm; nghĩa là đơn cực từ có tổng từ tích khác không.
Khái niệm này lần đầu được đưa ra vào năm 1929 bởi Paul Dirac, và sau này được nhắc đến trong thuyết thống nhất (GUT). Dirac cho rằng cơ chế của lượng tử tương đối tính dẫn đến việc lượng tử hóa cả điện tích e lần từ tích qm của điện tử hay các hạt mang điện. Từ tích của một đơn cực từ có điện tích e sẽ là:
với n = 1,2,3...
Quy Đổi
chính là giá trị của hằng số mạng tinh thể
Sự tồn tại
Sự tồn tại của từ tích hiện nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi và chưa giải quyết được.
Theo phương trình Maxwell nguyên thủy
∇·B = 0
từ tích không tồn tại.
Tuy nhiên, vật lý hiện đại giới thiệu giả thiết có từ tích, và đòi hỏi mở rộng phương trình Maxwell bằng vector "mật độ dòng từ" M:
Theo phương trình này, dạng nguyên thủy của phương trình Maxwell chỉ đơn giản xảy ra khi từ tích bằng không.
Mọi thí nghiệm từ trước đến này đều chưa quan sát được từ tích. Việc từ tích luôn bằng không đang là một thách thức trước các lý thuyết vật lý hiện đại tiên đoán về sự tồn tại của từ tích.
Tham khảo
Từ học
Cơ học lượng tử
Lý thuyết trường lượng tử |
6919 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t%20l%E1%BB%9Bn | Lý thuyết thống nhất lớn | Lý thuyết thống nhất lớn, hay Thuyết thống nhất, được hình thành trong tiến trình mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt. Mô hình chuẩn đã miêu tả chính xác các quan sát thu được tính đến nay, nhưng nó đã bỏ ngỏ những câu hỏi mang tính chất cơ bản, một trong số đó chính là việc tại sao tự nhiên lại cần đến 4 lực cơ bản mà không phải là 1, và tại sao độ lớn, cùng các tính chất, của chúng lại khác biệt đến vậy. Sự thành công của việc thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu trong thuyết điện-yếu đã dẫn đến những nỗ lực nhằm thống nhất tương tác mạnh và sau cùng là lực hấp dẫn vào làm một, với tên gọi là Lý thuyết thống nhất lớn, hay GUT (viết tắt từ tiếng Anh, Grand Unification Theory). Như trong thuyết điện yếu, sự chênh lệch về độ lớn của các mức năng lượng, dưới mức năng lượng nghỉ của các boson trung gian được miêu tả bằng việc phá vỡ đối xứng tức thời. Thuyết GUT đồng thời cũng giải thích sự tương đồng giữa điện tích electron và điện tích proton.
Điểm nổi bật của thuyết GUT chính là các hằng số cặp của cả bốn tương tác đều có cùng một giá trị, gần bằng với hằng số mạng tinh thể ở mức năng lượng cao.
Tuy nhiên mức năng lượng thống nhất trong lý thuyết lên đến 1015 GeV trong khi các máy gia tốc hiện tại mới chỉ đạt tới 3×103 GeV. Vì vậy, cần có một sự tiến bộ lớn trong công nghệ để thực hiện được những thí nghiệm kiểm chứng cho thuyết GUT.
Sơ đồ sự thống nhất các lực căn bản
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vật lý hiện đại
Vật lý hạt
Vật lý lý thuyết
Vũ trụ học vật lý |
6923 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20c%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n | Chủ nghĩa cộng sản | Bài này nói về chủ nghĩa cộng sản như một hình thái xã hội và như một phong trào chính trị. Xin xem bài hệ thống xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội để tìm hiểu thêm.
Chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Trong xã hội cộng sản, các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.
Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế - xã hội, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới.
Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của chủ nghĩa xã hội; một nhóm học thuyết triết học chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức có nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là lý luận của các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ phương Tây nhưng càng di chuyển về phương Đông càng bị biến đổi tùy theo tâm lý, văn hóa và những điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mà nó đi qua làm nảy sinh ra những trường phái tư tưởng cộng sản khác nhau với cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa cộng sản. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trotsky, đều kế thừa từ Chủ nghĩa Marx, nhưng giữa chúng có những khác biệt tùy theo cách hiểu và bối cảnh xã hội mà nhà lý luận chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến Chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism).
Từ nguyên
Thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung "共產主義 cộng sản chủ nghĩa". Thuật ngữ "cộng sản chủ nghĩa" trong tiếng Trung được vay mượn từ tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật chủ nghĩa cộng sản được gọi là "kyōsan-shugi" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji), khi viết được ghi lại bằng bốn chữ Hán là "共產主義" (âm Hán Việt: cộng sản chủ nghĩa, xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "共產主義" là từ người Nhật đặt ra để dịch từ tiếng Anh "communism". Ý của hai chữ "共產 cộng sản" là "共有財產 cộng hữu tài sản" (tài sản thuộc về sở hữu chung). Tiếng Trung Quốc vay mượn "共產主義" của tiếng Nhật nhưng không đọc bốn chữ Hán đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung Quốc.
Từ chủ nghĩa cộng sản trong tiếng Anh "communism" bắt nguồn từ tiếng Pháp "communisme" (trong tiếng Pháp có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản).
Nguyên lý cơ bản
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người. Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Có thể tìm thấy các ý tưởng này trong Công giáo, Đạo giáo, Nho giáo và nhiều tôn giáo khác. Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người.
Theo chủ nghĩa Marx thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao (các phân tích dưới đây dựa trên lịch sử châu Âu, ở các châu lục khác thì có thể sai biệt về niên đại hoặc thiếu hẳn 1 giai đoạn nào đó):
Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy): thời nguyên thủy lực lượng sản xuất rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Của cải vật chất thu được ít, bấp bênh, người kiếm được người thì không, do đó của cải đều là của chung và phải được phân chia đều giữa các thành viên bộ lạc để đảm bảo bộ lạc có thể duy trì sự tồn tại (đó chính là "cộng sản" thời nguyên thủy). Quan hệ sản xuất đặc trưng: hợp tác sản xuất, công hữu tài sản trong mỗi bộ lạc.
Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ: với sự ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi thời kỳ đầu (khoảng 6.000 năm trước), bắt đầu có của cải dôi dư. Bắt đầu xuất hiện một nhóm người muốn chiếm lấy phần dôi dư đó, từ đó hình thành tư hữu và quý tộc. Các bộ lạc cũng bắt đầu gây chiến với nhau để tranh giành của cải và nhân lực, kẻ thua bị bắt phải trồng trọt, chăn nuôi cho kẻ thắng, từ đó hình thành chiếm hữu nô lệ. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Chủ nô - nô lệ phục vụ không công cho chủ nô.
Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến: trình độ nông nghiệp và chăn nuôi phát triển hơn, đến cách đây khoảng 1800 năm, hình thức chiếm hữu nô lệ không đảm bảo năng suất cao như hình thức địa chủ - nông nô (do nông nô được giữ lại một phần sản phẩm cho mình nên sẽ có động lực lao động cao hơn nô lệ), đồng thời nô lệ bị áp bức mạnh hơn nên cũng dễ nổi loạn hơn nông nô. Chế độ chiếm hữu nô lệ dần biến mất, thay vào đó là phong kiến với các lãnh chúa cai quản nông dân. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Địa chủ, lãnh chúa - nông dân canh tác và nộp địa tô cho địa chủ, lãnh chúa.
Hình thái kinh tế-xã hội chủ nghĩa tư bản: với sự ra đời của công nghiệp (từ thế kỷ XVI), của cải vật chất làm ra dần vượt xa nông nghiệp và chăn nuôi. Nhờ tích lũy được của cải, thế lực của các chủ xưởng công nghiệp ngày càng cao, dần lấn át cả địa chủ và vua chúa phong kiến. Giai cấp tư bản dần dần không chịu quy phục các lãnh chúa phong kiến, họ tiến hành các cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thay thế vào đó là hình thái tư bản chủ nghĩa. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Chủ tư bản - công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa: hình thái này chưa tồn tại. Theo Marx, khi lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, tất yếu dẫn tới nền sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa do nó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người khiến tư hữu mất vai trò đối với lực lượng sản xuất, thay vào đó lực lượng sản xuất cần được quản lý vì lợi ích xã hội. Theo Marx: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên" Quan hệ sản xuất đặc trưng: quan hệ hợp tác sản xuất bình đẳng với nhau, lực lượng sản xuất được quản lý vì lợi ích của xã hội.
Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa tự do với mục tiêu giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, học thuyết này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ XX, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ XX. Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực.
Theo Marx, một con người sống ở thời đại của một hình thái kinh tế-xã hội cũ sẽ rất khó hình dung hình thái kinh tế-xã hội mới sẽ ra sao, họ thường không tin xã hội loài người sẽ biến chuyển sâu sắc như vậy (ví dụ: một người sống ở thời phong kiến thế kỷ XVI sẽ cho rằng một xã hội không có vua chúa chỉ là chuyện hoang đường, nhưng 400 năm sau điều đó đã trở thành sự thực ở đa số các nước trên thế giới). Cũng như vậy, vào thời của Marx, người ta chưa thể mường tượng một xã hội không có các ông chủ tư bản sẽ tổ chức sản xuất ra sao, và làm thế nào mà mọi công dân đều có thể hưởng các phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, ăn mặc...) một cách miễn phí. Nhiều người nghĩ mô hình do Marx tiên đoán chỉ là viển vông. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI thì những yếu tố ban đầu đã có thể nhận thấy: các công ty cổ phần ngày càng chiếm ưu thế so với công ty một chủ sở hữu, các công nghệ mới như robot, tin học, nano, lượng tử... bắt đầu hình thành. Khi được nghiên cứu hoàn chỉnh, các công nghệ mới sẽ đẩy khả năng sản xuất lên rất cao, vượt xa nền sản xuất công nghiệp truyền thống trong khi chi phí sản xuất sẽ rất rẻ (Ví dụ: chỉ cần 1 nhóm vài người, với sự trợ giúp của robot tự động có thể làm ra lượng sản phẩm tương đương hàng vạn công nhân hiện nay; hoặc một lít nước có thể tạo ra năng lượng bằng hàng triệu tấn than thông qua phản ứng hợp hạch nhân tạo). Do sản lượng rất lớn và chi phí ngày càng thấp, các mặt hàng cơ bản sẽ được giảm giá tới mức chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của người lao động. Khi đó một người lao động không cần bỏ nhiều công sức cũng có thể nuôi sống cả gia đình ở mức sung túc.
Bên cạnh đó người lao động cũng có thể sở hữu cổ phần của chính công ty mình đang làm việc. Đồng thời hoạt động quản trị công ty cổ phần cũng bị tách ra khỏi quyền sở hữu của cổ đông. Đó chính là bằng chứng cho thấy tư bản ngày càng mang tính xã hội, do đó cần được quản trị chuyên nghiệp khiến nhà tư bản mất khả năng kiểm soát đối với lực lượng sản xuất. Đó là quá trình "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa" mà Marx tiên đoán. Tuy nhiên sự tách rời giữa sở hữu và quản trị cũng tạo ra xung đột lợi ích giữa ban quản trị và cổ đông được gọi là vấn đề ông chủ và người đại diện (agency problem) ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong mô hình kinh tế Stalinist, các công ty nhà nước cũng gặp vấn đề này khi nhà nước là chủ sở hữu tư liệu sản xuất còn những người trực tiếp quản lý không sở hữu tư liệu sản xuất do đó có lợi ích khác với nhà nước. Giải pháp cho vấn đề này là tăng cường giám sát thông tin, chủ sở hữu nắm quyền kiểm soát và tăng quyền lợi cho ban quản trị.
Sở hữu
Trong xã hội cộng sản không còn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, không còn sự phân phối thu nhập xã hội dựa trên lao động, không còn sự tha hóa của lao động là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Con người được giải phóng khỏi phân công lao động do nền sản xuất công nghiệp tạo ra để phát huy hết sở trường của mình. Đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội chỉ đạt mục đích tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân thông qua Nhà nước quản lý, (hay hình thức sở hữu tập thể, hợp tác, công xã hoặc sở hữu xã hội hóa - quản lý kiểu vô chính phủ), còn không hướng đến sự xóa bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, xóa bỏ sự phân phối thu nhập xã hội theo lao động.
Phân phối
Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa nền sản xuất chưa phát triển đến mức đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi thành viên trong xã hội nên nguyên tắc phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" có nghĩa là làm đúng với khả năng, và được hưởng theo đúng đóng góp cho xã hội. Do có sự chênh lệch kỹ năng, trí tuệ, thể lực giữa các thành viên trong xã hội nên sẽ có sự bất bình đẳng trong phân phối của cải xã hội. Sự bất bình đẳng của cải sẽ được xóa bỏ khi lực lượng sản xuất phát triển cao đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Việc phân phối thu nhập xã hội theo lao động bị thay thế bằng phân phối theo nhu cầu. Theo Marx "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.".
Giai cấp
Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa, vẫn còn có sự phân công lao động do đó vẫn tồn tại giai cấp theo phân công lao động là công nhân và nông dân, và tầng lớp trí thức. Sự phát triển của trình độ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất, đưa đến sự xóa nhòa giai cấp, và xóa nhòa ranh giới lao động trí óc - chân tay. Sau khi giành được chính quyền, quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản công nông tự tổ chức xã hội mới, xây dựng con người mới có đủ trình độ, ý thức để làm chủ xã hội, có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng trên tình thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, với tư liệu sản xuất chung, dần xóa nhòa ranh giới giàu - nghèo trên tinh thần cộng đồng, bác ái, bằng lao động chân chính (chứ không phải người nghèo "nhận bố thí" của người giàu trong các mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu an sinh hay thiện nguyện). Cách mạng xây dựng xã hội mới thông qua lao động mà Lenin cho rằng "Đó là bước đầu của một cuộc cách mạng khó khăn hơn, căn bản hơn, triệt để hơn, quyết liệt hơn là việc lật đổ giai cấp tư sản, vì đó là một thắng lợi đối với bệnh thủ cựu của chúng ta, đối với tình trạng lơi lỏng của chúng ta, đối với bệnh ích kỷ tiểu tư sản của chúng ta, đối với những tập quán của chủ nghĩa tư bản tệ hại đã để lại cho công nhân và nông dân".
Nhà nước
Theo phương pháp luận của Marx (duy vật lịch sử) thì khi xóa bỏ giai cấp và tư hữu, thì Nhà nước tự diệt vong, vì cơ sở tồn tại của nó là tư hữu và giai cấp không còn nữa. Lúc đó chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên nền tảng sở hữu công cộng và làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Lenin cũng cho rằng "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được." Chính vì thế theo Lenin "Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo. Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng".
Lenin quan niệm chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vai trò nhà nước và pháp luật mờ dần đi khi nhân dân tự gánh vác các công việc xã hội, điều hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn, trên cơ sở tư liệu sản xuất chung, phân phối công bằng và đầy đủ, thỏa mãn. Giai cấp vô sản giành quyền lực trên toàn thế giới, giai cấp vô sản các nước tiên tiến hơn giúp đỡ giai cấp vô sản các nước lạc hậu hơn tiến kịp. Như vậy cùng với sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cộng sản trong mỗi nước, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới là sự nghiệp chung của vô sản toàn nhân loại. Khi các nước hoàn thành xây dựng chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ Nhà nước và hệ thống pháp luật trên toàn thế giới không còn cần thiết nữa, các quốc gia biến mất. Chủ nghĩa đại đồng cũng là để bảo đảm công bằng chiếm hữu tài nguyên của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới, và triệt tiêu chủ nghĩa đế quốc.
Lịch sử phong trào cộng sản
Phong trào cộng sản ra đời
Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành hệ thống trên thế giới. Sản lượng kinh tế tăng vọt so với thời kỳ phong kiến nhờ các tiến bộ của lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân đi lao động thuê ở các hãng xưởng tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhưng các chủ tư bản vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ trả cho họ đồng lương rẻ mạt, điều kiện làm việc của người lao động thời kỳ đó rất tồi tệ.
Yokoyama Gennosuke (Hoành Sơn Nguyên Chi Trợ) đã viết cuốn sách "Nhật Bản hạ tầng xã hội, 1899" mô tả: lương công nhân chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời gian làm việc rất dài, như công nhân dệt phải làm 12 giờ/ngày (lúc gấp rút thì phải đến 18 giờ). Nơi ở của họ là một buồng ngủ chật hẹp, vệ sinh kém vì phải chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ. Những công nhân mắc bệnh nặng thì bị đuổi việc ngay chứ không hề được chạy chữa hay hưởng bảo hiểm. Tại Mỹ, điều kiện làm việc cũng không khá hơn. Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt, họ không thể thoát ra ngoài do cửa đã bị khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt tại Lawrence, Massachusetts đình công và hét lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu còn hơn là chết đói vì làm việc). Ở khắp châu Âu, Hoa Kỳ và các thuộc địa, ngay cả trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo cũng phải làm việc trong các lĩnh vực nặng nhọc như nông nghiệp, lắp ráp, nhà máy, khai thác mỏ và trong các dịch vụ như bán báo. Một số trẻ em phải làm đến đêm, tới 12 tiếng/ngày Ngoài sự bóc lột lao động vừa kể, chủ nghĩa tư bản còn mang đến chiến tranh đế quốc, chủ nghĩa thực dân, nạn diệt chủng những dân tộc thiểu số ở các thuộc địa, buôn bán nô lệ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đạo đức băng hoại...
Có bất công thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Thế kỉ XIX có rất nhiều phong trào và hệ tư tưởng hướng đến bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản. Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kĩ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để duy trì ổn định xã hội. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ Nhất và sau đó là Đệ Nhị Quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào phương Đông. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống phong kiến, địa chủ, tư sản, đưa ra các chính sách cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng. Sự ra đời của phong trào công nhân cùng những phong trào xã hội khác như phong trào chống chiến tranh đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào bảo vệ môi trường... là phản ứng của nhân loại chống lại những mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Cũng có những học thuyết chính trị không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Họ không đánh đồng giai cấp công nhân là "vô sản" (vô sản có thể được hiểu là tất cả những người lao động, không có tư liệu sản xuất, kể cả người thất nghiệp, lẫn nông dân không đất), hay họ đánh giá cao vai trò của tư sản trong tạo lập giá trị thặng dư, họ phản đối cách thức cải tạo chủ nghĩa xã hội (từ kinh tế tư bản hay phong kiến) của những người cộng sản. Họ phản đối công hữu, hay cách thức quản lý tài sản công, phân phối theo lý thuyết cộng sản, đánh giá cao kinh tế tư bản. Một số bác bỏ nhà nước một đảng cộng sản, cơ chế "tập trung dân chủ". Một số bác bỏ cách mạng dù là lật đổ phong kiến hay tư bản, hay cách thức đấu tranh giành độc lập. Một số bác bỏ phân biệt và xóa bỏ giai cấp, hay phủ nhận một đảng đại diện giai cấp, phủ nhận giai cấp nắm quyền. Một số bác bỏ xây dựng văn hóa mới có tính cách mạng (thường được gọi là văn hóa xã hội chủ nghĩa) hay xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người cộng sản. Những người dân chủ xã hội ủng hộ cho "dân chủ" và "cải cách" để đạt các mục tiêu "xã hội chủ nghĩa" thay vì cách mạng và hướng đến tự do tuyệt đối trong lý thuyết cộng sản. Những người vô chính phủ thì không tin tưởng vào bất kỳ một dạng chính phủ nào, nhưng để đạt được "tự do tuyệt đối" (cho dù là cộng hữu hay tư hữu) thì phải thông qua con đường khác. Những nhà hoạt động công đoàn thì không tin tưởng nhà nước mà muốn đặt doanh nghiệp dưới quyền quản lý của công đoàn. Những người dân tộc chủ nghĩa không tin vào thế giới đại đồng. Một số lý thuyết gia phê phán chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ trương chia nhỏ tư hữu, thay vì công hữu...
Các lý thuyết này bị những người cộng sản xem là phản động, hay xét lại, phản bội lợi ích giai cấp công nhân, đầu hàng giai cấp tư sản, hay cực đoan, manh động, vô chính phủ, phản khoa học, hay ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, thực dân, phong kiến, chủ nghĩa đế quốc kinh tế, ủng hộ chủ nghĩa tư bản bóc lột, "phát xít", "thần quyền", "dân túy"...
Những sự rạn nứt quanh tranh cãi về vai trò Nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ Quốc tế I, sau thất bại của Công xã Paris. Phong trào xét lại sau này không tin vào hưởng thụ theo nhu cầu đạt được trong xã hội cộng sản (mà Gracchus Babeuf thường được xem là khởi xướng, nhưng Marx là người đầu tiên trình bày một cách khoa học) trong khi sự tin tưởng phần nào vào thị trường bị các phái phi thị trường bác bỏ. Phong trào lao động bị chia tách hai lần lớn là sự tan vỡ của Quốc tế I, sau đó là Quốc tế II, dẫn đến thành lập Quốc tế III (theo chủ nghĩa Lenin), sau đó chia rẽ bởi xuất hiện Quốc tế IV. Bản thân phong trào Quốc tế III sau cũng bị giải tán. Sau đó một số theo chủ nghĩa Mao, một số có lựa chọn khác như Nam Tư... Các lý thuyết xã hội chủ nghĩa kiểu Mỹ Latin hay châu Phi, Lybia... ít hoặc không chịu ảnh hưởng của Marx.
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng Tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến rất đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack... gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu để chống lại chính quyền Xô viết. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó chính quyền của những người Bolshevik được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế chế Sa hoàng cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thống nhất quốc hiệu là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (các nước phương Tây gọi là các nước cộng sản) hình thành. Phong trào cộng sản lan rộng ra cả Mỹ Latin, châu Phi... Nhiều đảng chịu ảnh hưởng của Stalin hay Mao Trạch Đông (không kể các đảng của nhóm Đệ Tứ). Trong khi đó nhiều đảng (phần lớn ở phương Tây) bị xem là theo chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên sự phân hóa lớn nhất giữa những người cộng sản là một số ủng hộ Liên Xô và một số ủng hộ Trung Quốc. Tình trạng này tồn tại cho đến khi Liên Xô sụp đổ.
Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "cộng sản" là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ XX. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế ở phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đã biết tự điều chỉnh, học hỏi các chính sách từ chính đối thủ và giành được ưu thế trên thế giới vào cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, sự xuất hiện của các phong trào cộng sản chủ nghĩa đã tạo áp lực buộc các quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phải có các biện pháp tự điều chỉnh để giảm bớt đối kháng xã hội như tăng lương, giảm giờ làm, mở rộng an sinh xã hội, công hữu hóa một số lĩnh vực kinh tế... Nhiều biện pháp cải cách kinh tế - xã hội do Marx và Engels đề xuất trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản như "áp dụng thuế luỹ tiến cao", "tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước", "tăng thêm số công xưởng nhà nước", "giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em", "xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng"... đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nhân tố của chủ nghĩa cộng sản tồn tại khắp mọi nơi trong thế giới hiện đại. Những ý tưởng của Marx và Engels đã góp phần kiến tạo nên xã hội hiện đại, định hình nhà nước phúc lợi phương Tây hiện nay. Do vậy có thể nói chính chủ nghĩa cộng sản đã tác động lại, thay đổi tự bản thân chủ nghĩa tư bản, dung hòa một phần các yếu tố tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản vào trong lòng nó.
Một trong những minh chứng cho thấy sự dung hòa của 2 lực lượng này là quá trình tư hữu hóa tư liệu sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa đa dạng ở một loạt các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, ở các quốc gia tư bản cũng xuất hiện một số hình thức công hữu, như các công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng và các ngành sản xuất độc quyền tự nhiên. Đặc biệt là sự phát triển và thắng thế của hình thức công ty cổ phần tại các nước tư bản, mà theo Marx nhận xét: "Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến cực độ là điểm quá độ phải trải qua, đề tư bản lại chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất, song lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất, là tài sản xã hội trực tiếp". Nói ngắn gọn, công ty cổ phần ra đời là bằng chứng của sự xã hội hóa tư liệu sản xuất khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa khi sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất đã biến thành sở hữu tập thể.
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đảng cộng sản trên thế giới giải tán, phần lớn những người cộng sản thành lập các đảng dân chủ xã hội, một số đảng viên cũ gia nhập các đảng tự do, bảo thủ hay dân chủ Thiên chúa giáo hoặc các nhóm hệ tư tưởng khác. Một số kiên định theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đường lối hoạt động không khác mấy với các đảng dân chủ xã hội, đấu tranh nghị trường. Do ảnh hưởng của định kiến với các chế độ của Liên Xô và Đông Âu trước đây, đa phần các đảng cộng sản tái lập ở Đông Âu chỉ thu được một lượng nhỏ cử tri ủng hộ trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên một số đảng cộng sản do khai thác được bất mãn của dân chúng đối với các chính sách kinh tế tự do gây bất bình đẳng xã hội, đã có đủ số phiếu để trở lại cầm quyền dù chỉ áp dụng rất ít các lý thuyết cộng sản ban đầu. Nhiều đảng gắn với các tổ chức công đoàn, đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới... Nhiều phong trào du kích cộng sản cũng tan vỡ, hoặc hòa giải chính quyền và có địa vị hợp pháp. Một số quốc gia có Đảng Cộng sản cầm quyền điều chỉnh các chính sách kinh tế xã hội, tiếp tục nắm độc quyền lãnh đạo. Nhiều đảng Cộng sản và phong trào cánh tả khác thì lại đang manh nha phát triển, gia tăng ảnh hưởng tại một số khu vực như Nam Mỹ và châu Phi.
Sự suy yếu của chủ nghĩa cộng sản cuối thế kỷ XX do những nguyên nhân chính:
Hệ thống chính trị và kinh tế theo mô hình Liên Xô (Stalinist) không thể điều chỉnh hiệu quả trước sự thay đổi của những yếu tố xã hội như tâm lý, trình độ đạo đức, trình độ trí tuệ, nhu cầu tiêu dùng... của dân chúng. Lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến đoàn kết tập thể, thậm chí ảnh hưởng đến xây dựng một xã hội kiểu mới mà những người cộng sản đặt ra mục tiêu, khi điều kiện sống nâng cao thì người dân lại thích sống theo cách của họ hơn là theo những chuẩn mực mà các lãnh đạo cộng sản cổ vũ.
Sự chia rẽ trong phong trào cộng sản thành nhiều xu hướng khác nhau, thậm chí rất xung khắc nhau, có khi quá tả hoặc quá hữu. Sự chia rẽ này khiến các trong phong trào công nhân không thể tập hợp đủ lực lượng, bên cạnh đó sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản khiến mâu thuẫn giai cấp suy yếu ở nhiều nơi thậm chí có khi một số bộ phận giai cấp vô sản quay sang ủng hộ cánh hữu hay vấn đề đấu tranh giai cấp không phải là vấn đề trọng tâm chính trị. Mục tiêu đoàn kết quốc tế vô sản do đó đã không thể thực hiện một cách hiệu quả, do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc hay tôn giáo... Giai cấp vô sản nhiều nơi gắn bó với chủ nghĩa dân tộc hoặc tinh thần tôn giáo hơn là đoàn kết với giai cấp vô sản bên ngoài, do đó các cuộc cách mạng vô sản đã không thể diễn ra ở các nước này.
Tầng lớp lãnh đạo nhà nước mất uy tín chính trị, mất liên kết với nhân dân. Những sai lầm, tội ác của các nhà nước cộng sản khiến chủ nghĩa cộng sản mất sức hấp dẫn. Tuy nhiên không phải chỉ có các nhà nước cộng sản mới tạo ra những sai lầm, tội ác mà chủ nghĩa tư bản từ lúc phát sinh cho đến ngày nay luôn đi kèm với đủ loại tội ác như bóc lột lao động không thương xót, tạo ra các cuộc chiến tranh đế quốc làm chết hàng chục triệu người, làm đạo đức xã hội băng hoại, phá hủy môi trường trên quy mô toàn cầu...
Sự phản ứng quyết liệt của các lực lượng chống đối như chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ủng hộ kinh tế thị trường hay dân chủ đại nghị, hoặc các nhóm tôn giáo, bảo hoàng, các xung đột sắc tộc... Các đảng cộng sản ở nhiều nước đã đặt ra các mục tiêu quá cao và cố giải quyết trong một thời gian ngắn, vượt quá khả năng của họ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước vẫn tỏ ra có hiệu quả giúp cho cánh hữu có được sự ủng hộ đáng kể.
Các nền kinh tế theo mô hình Liên Xô (Stalinist) về sau đã không sử dụng hiệu quả vốn, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người do đó không mang lại một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản nên mức sống bình quân của người dân tại các nền kinh tế này không cao hơn mức sống của người dân trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, dù mức phân hóa giàu - nghèo thấp hơn nhiều và không có một số vấn đề xã hội như vô gia cư, thất nghiệp, thất học... Hệ thống kinh tế chỉ huy không tạo ra được động lực để dân chúng thi đua lao động lẫn động lực cải tiến kỹ thuật sản xuất khiến xã hội rơi vào tình trạng trì trệ. Trong khi đó theo Lenin "Xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ mới. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn và sẽ bị đánh bại hẳn vì chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động mới cao hơn nhiều".
Sự thay đổi tư tưởng cùng những cải cách vội vã, thiếu cân nhắc của một bộ phận lãnh đạo nhà nước khiến các đảng cộng sản ở Đông Âu không còn kiểm soát nổi tình hình chính trị trong nước.
Đến đầu thế kỷ XXI, các đảng cộng sản ở phương Tây vẫn có lập trường tiến đến chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ trương tham gia nền chính trị nghị viện, giành quyền qua các cuộc tổng tuyển cử, không sử dụng các biện pháp cách mạng để xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Nhiều đảng Dân chủ xã hội Tây Âu tách ra từ Quốc tế II (từ công nhận phần lớn nhưng không ủng hộ biện pháp cách mạng đến chỗ rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản) đang nắm quyền tại nhiều nước Tây Âu (tiêu biểu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...). Các lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn được các nhà nước hiện đại theo đuổi bằng cách này hay cách khác và dần trở thành chuẩn mực chung cho toàn thế giới.
Nhận xét về trào lưu phê phán chủ nghĩa xã hội sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhà lãnh đạo Cuba - Fidel Castro nói:
Tuy hệ thống các nước cộng sản chủ nghĩa sụp đổ, nhưng những bài học, chính sách mà các nước cộng sản để lại trong việc xây dựng một xã hội mới công bằng, tiến bộ hơn vẫn được các nhà nước hiện đại tiếp thu, di sản của nó vẫn tồn tại và được kế thừa ở khắp mọi nơi, ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng là đối thủ. J. Arch Getty nhận xét:
Có những người cho rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một chớp sáng của lịch sử hiện đại. Khi ảo tưởng trôi qua, nó sụp đổ hầu như không có dấu vết và không có di sản lâu dài. Nhận xét này là phi lý...
Công cuộc cải tạo quyền lao động ở phương Tây trong thế kỷ qua được thúc đẩy bởi một phong trào lao động quốc tế, được bảo vệ và hỗ trợ bởi Liên Xô. Chính sách New Deal của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt có một phần được sao chép từ chính sách của Liên Xô. Các mục tiêu xã hội phổ biến ngày hôm nay, bao gồm các quyền của phụ nữ và bình đẳng chủng tộc, là chính sách của các Đảng Cộng sản từ rất lâu trước khi được chính phủ Mỹ thi hành một cách nghiêm túc. Những người Cộng sản đầu tiên đã đi đến Nam Mỹ và bắt đầu tổ chức những người da trắng, người Mỹ gốc Phi và người nghèo xung quanh vấn đề đòi hỏi công bằng xã hội. Trên trường quốc tế, Liên Xô cung cấp hỗ trợ cho Nelson Mandela chống lại chế độ áp bức chủng tộc và những cải cách khác. Chủ nghĩa Cộng sản tạo ra sự cạnh tranh khó khăn cho các nước phương Tây, và người ta nghi ngờ rằng những cải cách xã hội ở phương Tây đã không xảy ra nếu nước Nga Xô viết không tồn tại. Trớ trêu thay, sự tồn tại của Liên Xô đã giúp phương Tây tư bản tự cải cách và tránh khỏi những cuộc cách mạng đẫm máu của phương Đông. Chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX không phải là ảo tưởng thoáng qua; di sản của nó đang hiện diện ở khắp mọi nơi.
Các trường phái lý luận cộng sản
Việc phân loại, gọi tên trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới là khá phức tạp có nhiều sự lẫn lộn và có nhiều lý giải khác nhau. Một mặt đó là do các mâu thuẫn trong lòng phong trào: một đảng, tổ chức tự nhận mình theo trào lưu này nhưng trong con mắt của đảng khác và tổ chức khác thì lại không phải như vậy, và trong một phong trào, đảng cụ thể có cả những đặc điểm lý luận của nhiều phái do đó phân loại cũng có tính tương đối. Nhận thức về tên và bản chất các trường phái tư tưởng và trào lưu chính trị cũng khác nhau một phần cũng vì sự phức tạp trong việc dịch thuật giữa các ngôn ngữ. Cùng một thuật ngữ khi bình thường thì được hiểu một nghĩa nhưng khi áp dụng trong lý luận cộng sản chính thống thì nghĩa có thể thay đổi; ví dụ thuật ngữ socialism trong sự hiểu và trong sử dụng thông thường ở Việt Nam và Liên Xô thì là "chủ nghĩa xã hội" nhưng trong lý luận cộng sản chính thống ở hai nước này thì tên "chủ nghĩa xã hội" chỉ được dùng cho những đảng, trào lưu, nhà nước nào đi theo đường lối của chủ nghĩa Lenin (hay chủ nghĩa Marx-Lenin) tán thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ví dụ "Socialist Republic of Vietnam" là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Còn không thì chỉ được gọi là "xã hội" hoặc theo một tên khác; ví dụ "Socialist party of France" là đảng xã hội Pháp. Cùng một thuật ngữ nhưng sẽ được hiểu tích cực và tiêu cực khác nhau tại nhiều nước và thậm chí trong một nước ở các thời điểm khác nhau. Do vậy sự trình bày về các phái cộng sản dưới đây có tính tương đối.
Chủ nghĩa Marx
Nội dung
Trong thế kỷ XIX, trong khi nhận thức về các giá trị giải phóng con người, các quyền của con người, nhận thức về nhu cầu mở ra tối đa khả năng phát triển nhân tính và các khả năng của con người đã có những bước tiến bộ lớn thì hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa đương thời với quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản lại đang kìm hãm những khả năng nhân bản đó. Đại bộ phận quần chúng lao động bị tách ly khỏi phương tiện sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản- chủ sở hữu các phương tiện sản xuất. Giai cấp công nhân bị đối xử bất bình đẳng trong phân chia của cải xã hội, và thực tế cuộc sống của họ hầu như không thể tiếp cận được với những cơ hội để phát triển con người. Sự phát triển vượt bậc không ngừng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mở ra khả năng thỏa mãn phần lớn nhu cầu cơ bản của con người, làm nền tảng để xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra những vấn đề không thể giải quyết triệt để của thị trường ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập xã hội hoàn toàn tương phản với sự phát triển của nền sản xuất. Sự bất bình đẳng trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thế kỷ XIX là sâu sắc và nhu cầu giải phóng xã hội là cấp thiết.
Karl Marx là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân, đến nền học thuật và nền chính trị thế giới hiện đại. Ông được xem là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới. Ông có tầm nhìn xa vượt thời đại của mình với kiến thức rất uyên thâm trên nhiều lĩnh vực rộng lớn. Các tác phẩm của Marx có rất nhiều nhưng ông viết có hệ thống nhất là các lĩnh vực:
Kinh tế chính trị: tác phẩm quan trọng nhất là Tư bản luận (Das Kapital) nghiên cứu hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong đó ông rút ra bản chất của việc tích lũy tư bản là nhà tư bản chiếm giữ giá trị thặng dư do người lao động (công nhân) làm ra. Khác với các trường phái kinh tế khác ông cho rằng tư bản là lao động tích lũy lại. Từ đó ông giải thích các hiện tượng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như lợi nhuận, địa tô, lãi suất, quan hệ cung cầu, khủng hoảng kinh tế...
Triết học: Các tác phẩm của ông tự viết hoặc cùng với người đồng chí thân thiết của mình là Friedrich Engels phát triển trường phái triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng trong đó coi triết học của mình là kết hợp giữa trường phái duy vật của Ludwig Feuerbach và phương pháp suy luận theo trường phái biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự vận động của lịch sử bằng cách chỉ ra mối liên hệ giữa nền sản xuất và các định chế xã hội như nhà nước, gia đình, luật pháp, đạo đức... Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Đó chính là sự tiến hóa của xã hội loài người cũng là sự vận động của lịch sử.
Chủ nghĩa cộng sản là ý tưởng của Marx về một mô hình xã hội tốt đẹp hơn dựa trên tiên đoán về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản vì mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa nền sản xuất đã đạt đến mức xã hội hóa cao độ và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này sẽ được giải quyết bởi giai cấp công nhân thông qua một cuộc cách mạng thế giới để lật đổ trật tự thế giới cũ bằng con đường bạo lực cách mạng. Chủ nghĩa cộng sản của Marx là bộ phận lý thuyết gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới trong thế kỷ XX.
Theo Marx, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quá trình lịch sử tự nhiên tương tự với sự tiến hóa của giới tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Trong sự phát triển đó cũng có những đột biến, những sự suy thoái tạo ra những biến thể xã hội khác nhau. Nhìn chung xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra quá trình phát triển khách quan của xã hội, K.Marx đã đi đến kết luận rằng:
Chủ nghĩa Marx có thể xem là một Học thuyết Darwin trong khoa sử học. Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội là một quá trình lịch sử khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất.
Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (hệ thống chính trị, tư tưởng xã hội...) thay đổi.
Do vậy, từ những thay đổi ngày càng tiến bộ hơn của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Marx cho rằng với sự sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sản xuất ra một lượng của cải khổng lồ, trong khi đó giai cấp tư sản chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản xã hội thông qua việc chiếm giữ giá trị thặng dư. Còn đại bộ phận xã hội là giai cấp công nhân (giai cấp làm thuê) chỉ sở hữu một phần nhỏ của cải vì họ không có quyền sở hữu phương tiện sản xuất đang nằm trong tay các chủ tư bản. Đây là hệ quả của việc lao động của người công nhân bị tha hóa "người công nhân quan hệ với sản phẩm của mình như đối với một vật xa lạ,... người công nhân càng tự do phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh; bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi; của cải thuộc về anh ta lại càng ít đi... Người công nhân đặt đời sống của mình vào vật, nhưng như vậy, đời sống đó đã không thuộc về anh ta nữa, mà lại thuộc về vật. Vậy hoạt động ấy của công nhân càng lớn thì công nhân càng trở thành không có vật. Anh ta không phải là cái mà lao động anh ta sản xuất ra. Cho nên sản phẩm đó càng lớn thì anh ta càng ít là anh ta. Sự tha hóa của công nhân vào sản phẩm của anh ta không những chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật, một tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta chuyển vào vật, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ." Điều này dẫn đến "người công nhân trở thành nô lệ cho vật của mình: một là anh ta nhận được một vật để lao động, nghĩa là nhận được lao động và hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt. Do đó chỉ có vật ấy mới đem lại cho anh ta khả năng sinh tồn, một là như một người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Điểm cao nhất của sự nô lệ đó là: chỉ có cái tư cách công nhân của anh ta mới cho phép anh ta còn tự duy trì được như một chủ thể thể xác và chỉ có với tư cách chủ thể thể xác thì anh ta mới là công nhân... Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hóa của công nhân vào vật của mình biểu hiện như sau: công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi; vật đó do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man; lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của anh ta càng có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên.". Chính vì thế "lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc; đó là lao động cưỡng bức. Lao động đó không phải là sự thỏa mãn một nhu cầu mà chỉ là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác nhu cầu lao động. Tính xa lạ của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức thể xác hoặc sự cưỡng bức nào khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy... Do đó ta đi đến kết luận là con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình tự do trong khi thực hiện chức năng động vật của mình... còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật. Cái có tính súc vật trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến thành cái có tính súc vật.".
Trong chủ nghĩa tư bản, lao động bị tha hóa của người công nhân sẽ biến thành sở hữu tư nhân. Marx viết "sở hữu tư nhân là sản phẩm, kết quả, hậu quả tất nhiên của lao động bị tha hóa, của quan hệ bên ngoài của công nhân với giới tự nhiên và với bản thân mình... Chỉ đến giai đoạn phát triển cuối cùng, đến trình độ cao nhất của sở hữu tư nhân thì điều bí ẩn ấy của riêng nó mới lại xuất hiện trở lại, tức là: một mặt sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, và mặt khác nó là phương tiện nhờ đó lao động tự tha hóa, nó là sự thực hiện sự tha hóa ấy.". Marx cũng lý giải bản chất của tiền công trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa "tiền công là đồng nhất với sở hữu tư nhân, vì tiền công trong đó sản phẩm, vật của lao động, trả công cho bản thân lao động, chỉ là hậu quả tất nhiên của sự tha hóa của lao động và vì trong tiền công, lao động biểu hiện ra không phải là mục đích tự nó mà là tôi tớ của tiền công. Việc cưỡng bức tăng tiền công... chẳng qua sẽ chỉ là sự trả công tốt hơn cho nô lệ và sẽ không đem lại cho công nhân và lao động mục đích của con người và phẩm chất con người của họ. Ngay cả bản thân sự ngang nhau về tiền công mà Proudhon đòi hỏi, cũng sẽ chỉ đem lại kết quả là biến quan hệ của người công nhân hiện nay với sản phẩm của anh ta thành quan hệ của mọi người với lao động. Trong trường hợp đó, xã hội được hình dung là một nhà tư bản trừu tượng. Tiền công là kết quả trực tiếp của lao động bị tha hóa còn lao động bị tha hóa là nguyên nhân trực tiếp của sở hữu tư nhân. Cho nên, phía này mất đi thì phía kia cũng phải tiêu tan theo.".
Từ quan điểm lao động bị tha hóa biến thành sở hữu tư nhân thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện dưới hình thức người công nhân bán lao động cho nhà tư bản để nhận được tiền công, Marx rút ra kết luận "sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi chế độ nô dịch, biểu hiện ra dưới hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, không phải vì vấn đề ở đây chỉ là sự giải phóng của họ, mà vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn diện của con người; và sở dĩ như thế là vì toàn bộ cái chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy".
Khi nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx cho rằng sự tích lũy tư bản được thực hiện bằng cách nhà tư bản trả lương cho công nhân thấp hơn giá trị gia tăng mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất, phần chênh lệch này được gọi là giá trị thặng dư. Tư bản tích lũy sẽ được đầu tư tái sản xuất mở rộng. Qua nhiều lần tái sản xuất mở rộng, năng lực của toàn bộ nền sản xuất ngày càng lớn, tạo ra một giá trị được thể hiện bằng một lượng hàng hóa vượt quá sức mua của toàn xã hội. Khi nền sản xuất đạt đến trạng thái này, khủng hoảng kinh tế xảy ra. Trong thời kỳ khủng hoảng tổng cầu thấp hơn tổng cung, hàng hóa dư thừa không có nơi tiêu thụ. Do không bán được sản phẩm, các doanh nghiệp không thu hồi được chi phí để tái sản xuất nên phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công hoặc phá sản. Trong dài hạn, các doanh nghiệp sẽ giảm giá để bán hết lượng hàng hóa tồn kho khiến tổng cung và tổng cầu dần trở lại mức cân bằng. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn khủng hoảng, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng vạn doanh nghiệp phá sản để lại hậu quả to lớn cho xã hội trên phạm vi toàn cầu do các nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc vào nhau. Để giải quyết tình trạng này cần thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một quan hệ sản xuất mới trong đó sự tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng được thực hiện tốt hơn cách mà chủ nghĩa tư bản đang thực hiện. Các nhà kinh tế khác như John Maynard Keynes đề ra giải pháp nhà nước sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng tổng cầu nhằm đưa nền kinh tế trở về trạng thái toàn dụng và đưa thất nghiệp trở về tỷ lệ tự nhiên chứ không để nền kinh tế tự điều chỉnh nhằm hạn chế đến mức tối đa những hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước có thể giúp cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, các nguồn lực được phân phối hợp lý hơn và nâng cao phúc lợi xã hội. Nhà nước là người hỗ trợ cho thị trường trong việc quản lý các nguồn lực. Tuy nhiên nếu nhà nước thất bại trong việc can thiệp vào thị trường khiến thị trường hoạt động kém hiệu quả hơn, các nguồn lực bị phung phí và phân phối bất hợp lý thì sự thất bại của thị trường sẽ biến thành sự thất bại của nhà nước. Giải pháp của Marx, Keynes hoặc bất cứ một nhà kinh tế nào khác đều có điểm chung là nhà nước phải can thiệp để sửa chữa những thất bại của thị trường dù mỗi trường phái kinh tế học có cách giải thích khác nhau về những thất bại này. Marx triệt để hơn những người khác khi ông chủ trương tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước. Dù được giải quyết theo cách nào thì khủng hoảng kinh tế cũng cho thấy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có những hạn chế của nó mà Marx xem là quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất do đó kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Hơn nữa, sự phát triển của các môn khoa học xã hội giúp người ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại và vận động của xã hội. Cũng như Saint Simon, người được mệnh danh là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội, Marx tin rằng xã hội loài người có thể hoạt động theo lý tính dựa trên những kiến thức khoa học đã tích lũy được chứ không còn vận động một cách tự phát như trước, loài người sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác. Theo ông "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới". Đây là quan điểm duy lý về xã hội loài người, là lối tư duy của chủ nghĩa duy lý. Marx và Engels đề ra một giải pháp giải quyết các vấn đề của thị trường bằng cách từng bước "tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị". Hai ông cũng đề xuất nhiều biện pháp cải cách kinh tế - xã hội như "áp dụng thuế luỹ tiến cao", "tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước", "tăng thêm số công xưởng nhà nước", "giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em", "xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng"... mà ngày nay đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc các nhà nước hiện đại ban hành các quy định, thực thi những chính sách can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội chứng tỏ ý tưởng của Marx hoàn toàn hợp lý. Chủ nghĩa Marx phản ánh nhu cầu cần có sự can thiệp lớn hơn của nhà nước vào các hoạt động xã hội để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội hiện đại. Chính vì thế Marx bị những nhà kinh tế theo trường phái kinh tế học cổ điển với niềm tin trị trường có khả năng tự điều chỉnh để giải quyết các vấn đề của nó và những người theo chủ nghĩa tự do chủ trương hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, rộng hơn là vào đời sống xã hội phản đối gay gắt dù mục tiêu của Marx khi ủng hộ sự can thiệp của nhà nước cũng là để bảo vệ các quyền tự do của con người. Chủ nghĩa Marx thường bị đả kích bởi những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản, nhưng nó thật sự là liều thuốc chữa những "căn bệnh" của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Friedrich Hayek vấn đề mà người ta gặp phải khi xây dựng một trật tự kinh tế duy lý là "tri thức về các hoàn cảnh mà chúng ta bắt buộc phải tính đến không bao giờ tồn tại một cách tập trung hay hợp nhất mà chỉ dưới dạng những mảnh phân tán, không hoàn chỉnh và thường xuyên mâu thuẫn, được sở hữu bởi tất cả các cá nhân riêng rẽ". Hơn nữa hệ thống giá cả như là một cơ cấu truyền đạt thông tin cho phép các nhà sản xuất riêng lẻ điều chỉnh các hoạt động của họ theo các thay đổi mà có lẽ họ chưa từng biết đến. Chính vì vậy việc lạm dụng lý tính với niềm tin rằng nền kinh tế có thể vận hành dựa trên tri thức của một nhóm người thuộc một cơ quan kế hoạch hóa thay vì tri thức của toàn xã hội dẫn đến thất bại.
Theo Marx tư bản là một lực lượng xã hội "Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội." nên tư bản cần được xã hội kiểm soát bằng một hình thức sở hữu tập thể. Marx lập luận "nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.". Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến toàn thể xã hội do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải được quản lý, điều tiết bởi một tổ chức hoạt động vì lợi ích xã hội chứ không phải vì lợi ích của cá nhân sở hữu doanh nghiệp.
Không chỉ lao động bị tha hóa, nền kinh tế tư bản cũng khiến cả nhà tư bản và người công nhân bị tha hóa. Nhà tư bản trở thành kẻ chỉ biết chạy theo lợi nhuận còn công nhân phải hy sinh những năng khiếu, sở trường của mình cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó giai cấp công nhân phải vùng lên dùng bạo lực cách mạng để giành lấy phương tiện sản xuất nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nền sản xuất tập trung xã hội hóa cao độ và sở hữu tư nhân đồng thời giải phóng giai cấp mình và toàn bộ nhân dân lao động lẫn giai cấp tư sản khỏi sự tha hóa do chủ nghĩa tư bản mang đến. Đó là cách mạng vô sản. Marx cho rằng "Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp... một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau". Quan điểm đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực làm cách mạng giành chính quyền để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của Marx được kế thừa từ những cuộc cách mạng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ trong thời đại của ông. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng giai cấp vô sản có thể giành chính quyền thông qua các biện pháp chính trị và đàm phán (nếu có những điều kiện thuận lợi).
Sau khi giành được chính quyền bằng cuộc cách mạng vô sản thì sở hữu phương tiện sản xuất sẽ là sở hữu toàn dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thay mặt nhân dân điều hành sản xuất và nắm quyền sở hữu này vì nhà nước bây giờ là nhà nước của toàn dân. Trong xã hội đó con người làm việc theo năng lực hưởng thụ theo lao động. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thì chức năng của nhà nước ngày càng suy giảm, sự tự giác của nhân dân ngày càng cao và đến lúc đó sẽ xuất hiện xã hội phi giai cấp, không còn mâu thuẫn đối kháng dẫn đến sự tự tiêu vong của nhà nước, sẽ xuất hiện một xã hội mà ở đó nguyên tắc phân phối của cải sẽ là "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" đó là chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên Marx không tin tưởng rằng cách mạng vô sản và chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng lợi trong tương lai gần vì theo ông thì "Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể chiến thắng đơn độc tại một nước" vì giai cấp tư sản thế giới ở các nước khác sẽ bao vây và bóp chết cách mạng để duy trì lợi ích ích kỷ của mình. Vậy cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ nổ ra khi nào mâu thuẫn đã quá khủng khiếp "trong tất cả các nước tư bản hoặc chí ít là số lớn các nước tư bản đứng đầu thế giới". Và khi đó sẽ là một cuộc cách mạng thế giới của giai cấp công nhân chôn vùi chủ nghĩa tư bản. Để giác ngộ giai cấp công nhân hiểu được vai trò lịch sử của mình và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó Marx chỉ ra là phải có các đảng cộng sản là tổ chức của những người giác ngộ chủ nghĩa cộng sản sẽ hướng dẫn đoàn kết lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Không nên lầm tưởng Marx chủ trương phải tiến hành cách mạng bằng giá, tại mọi quốc gia. Ông đã dự đoán khả năng giai cấp công nhân nắm chính quyền bằng biện pháp hợp pháp, Chủ nghĩa tư bản sẽ hoàn thành quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội. Marx nhận định: Công ty cổ phần không xoá bỏ chế độ tư hữu, mà dùng chế độ sở hữu cá nhân cổ quyền phân tán thay thế chế độ sở hữu tư nhân của một số người, lấy đó làm hình thức thực hiện chế độ công hữu; con đường nghị viện về chính trị không phải là đập tan bộ máy nhà nước cũ, mà thông qua bầu cử nắm lấy bộ máy ấy. Engels cũng đã chỉ đạo cụ thể Đảng Dân chủ Xã hội Đức tiến hành cuộc đấu tranh hợp pháp, nhấn mạnh thành công của Đảng trong tuyển cử có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ phong trào công nhân quốc tế: "Có thể hình dung trong một nước mà cơ quan đại nghị tập trung mọi quyền lực vào tay mình, chỉ cần được đại đa số nhân dân ủng hộ là có thể tuỳ ý hành động theo hiến pháp, thì xã hội cũ có thể hoà bình bước sang xã hội mới, chẳng hạn trong các nước cộng hoà như Mỹ, Pháp, trong nước quân chủ như Anh"..
Ngay từ Marx những người cộng sản đã quan niệm rằng người lao động trên toàn thế giới phải vượt qua những khác biệt về sắc tộc, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... để đoàn kết lại vì mục tiêu chung là giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới khỏi chế độ làm thuê. Ông có khẩu hiệu rất nổi tiếng: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Sau này Lenin cũng có ý tưởng như vậy... Sự đối đầu giữa các quốc gia cộng sản sau này cho thấy trong một số trường hợp các lãnh đạo cộng sản đã không tôn trọng ý tưởng này. Mâu thuẫn quốc gia, dân tộc trong thực tế bao giờ cũng mạnh hơn mâu thuẫn giữa các giai cấp (ít nhất là từ thế kỷ XX trở về trước).
Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một bước tiến hóa của xã hội loài người dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra chứ không phải là kết quả của việc áp đặt một mô hình kinh tế - chính trị lên xã hội. Theo ông "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại". Một điều rất cần nói về Marx và chủ nghĩa cộng sản của Marx là Marx hoàn toàn không chủ trương "mục đích bào chữa cho phương tiện". Ngay từ thời của mình Marx đã nói: "Một mục tiêu chính đáng không thể bào chữa cho biện pháp không chính đáng để đạt mục tiêu đó". Như vậy có thể nói trong Marx là thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, ông chủ trương cách mạng nhưng phải là cách mạng trong nhân đạo để sao cho đạt được sự công bằng cho người này nhưng không lấy mất sự công bằng của người khác. Cách mạng là đi lên là để tầng lớp dưới vươn lên ngang bằng tầng lớp trên chứ không phải là cách mạng là đi xuống để kéo tầng lớp trên xuống dưới cùng. Mục tiêu của Marx là xóa bỏ sự tha hóa và nô dịch do chủ nghĩa tư bản tạo ra, kiến tạo một xã hội tự do, phi giai cấp chứ không phải thay thế sự tha hóa này bằng sự tha hóa khác, xóa bỏ sự nô dịch này bằng sự nô dịch khác.
Trong thực tiễn
Có thể nói Marx là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhân loại nhưng trong học thuyết của Marx có những hạn chế bởi khả năng thu thập tư liệu, lối tư duy của ông chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xã hội mà ông sống (giữa thế kỷ XIX). Chủ nghĩa Marx ban đầu chỉ là những tư tưởng của một vài trí thức đã được phổ biến rộng rãi trong giới trí thức, trở thành một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng lớn, sau đó xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, được truyền bá từ phương Tây sang phương Đông. Những người cộng sản tại một số nơi khi thực hành chủ nghĩa Marx đã không thật sự hiểu đúng lý luận của Marx và những lý tưởng mà Marx muốn hướng tới, dẫn tới áp dụng máy móc vào thực tế bất chấp những điều kiện kinh tế - xã hội không phù hợp với thứ họ muốn tạo ra tuy nhiên họ luôn nghĩ mình đã nắm được chân lý, điều mà Lenin gọi là bệnh kiêu ngạo cộng sản. Hơn nữa, với những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ ở thế kỷ XX (trong đó chủ nghĩa Marx bắt đầu được áp dụng) thì loài người chưa thể có lực lượng sản xuất đủ tiên tiến để xây dựng một xã hội lý tưởng như Marx mong muốn. Để xây dựng xã hội cộng sản, loài người cần đạt tới một trình độ công nghệ mới mà thế kỷ XX chưa hề biết đến, hiện nay chỉ mới bắt đầu được khai phá như công nghệ robot, công nghệ nano, Công nghệ lượng tử...
Marx (cũng như nhiều nhà lý luận khác) luôn có xu hướng tổng kết các thực tiễn phong phú trong một tổng thể hài hòa - một mô hình đáp ứng mọi lời giải của thực tế. Để xây dựng mô hình Marx đã có những phép đơn giản hóa. Có thể thấy xu hướng mô hình hóa này của Marx trong các lý luận của ông: Trong triết học ông phân triết học ra rạch ròi hai trường phái duy vật và duy tâm và phê phán trường phái duy tâm trong khi đó đây là các khía cạnh của thực thể thế giới và nhận thức của con người về thực thể đó và chúng là những khái niệm không thể tách rời. Do đó trong triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa cộng sản có đặc trưng nổi bật là nghiên cứu về sự tư duy của con người chỉ nhằm vào cái "chung", ít nghiên cứu về cái "riêng", yếu về nhận thức về "cái tôi" trong tư duy con người. Lý luận của những người Marxist nhấn mạnh quan hệ giữa tồn tại và ý thức theo hướng thực thể khách quan ban đầu của thế giới là vật chất, cụ thể là các điều kiện tự nhiên, sản xuất và xã hội (không phụ thuộc vào ý thức của cá nhân) thì ý thức con người (là hệ quả của vật chất có chức năng phản ánh hiện thực khách quan) cũng sẽ phụ thuộc vào sự tồn tại của các điều kiện này. Họ ít nghiên cứu tác động ngược lại của ý thức đến tự nhiên, sản xuất và xã hội trong khi tác động của chủ nghĩa Marx lên lịch sử thế giới hiện đại lại là bằng chứng cho thấy các tư tưởng kinh tế - chính trị - xã hội có tác động mạnh mẽ như thế nào đến tiến trình lịch sử của nhân loại.
Trong khi nghiên cứu về xã hội loài người, sự tổng kết của Marx chỉ giới hạn trong lịch sử châu Âu, Marx cũng công nhận mô hình của ông chưa bao quát được hết lịch sử các khu vực trên thế giới bởi bối cảnh thế kỷ XIX không cho phép thu thập đủ tư liệu để nghiên cứu. Lịch sử phát triển xã hội loài người, theo Marx tổng kết dựa trên lịch sử của châu Âu, có bản chất là sự phát triển của "trình độ sản xuất" dẫn đến sự biến đổi của "quan hệ sản xuất": đi từ công xã nguyên thủy, đến chiếm hữu nô lệ, đến phong kiến, đến tư bản và cuối cùng là cộng sản. Các nền văn minh châu Á không hoàn toàn giống như mô hình này khi thiếu sót một số giai đoạn nào đó. Tuy nhiên tác động của trình độ sản xuất lên quan hệ sản xuất là hiện tượng có thể quan sát được ở hầu hết các nền văn minh. Chủ nghĩa cộng sản là những ý tưởng của Marx kế thừa từ những nhà tư tưởng trước ông kết hợp với những nghiên cứu của ông về chủ nghĩa tư bản ở châu Âu mà ông cho rằng đó sẽ là tương lai của châu Âu như một bước tiến hóa mới của xã hội loài người, chứ ông không coi đó là một định mệnh sẽ xảy ra giống nhau ở tất cả các nước. Đó là một tiên đoán xã hội xuất phát từ tầm nhìn của Marx mà những người kế thừa ông đã biến nó thành một quy luật xã hội theo đó chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ phát triển thành chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên nhân loại sẽ chọn những ý tưởng nào tốt đẹp và phù hợp nhất với những điều kiện kinh tế xã hội mang tính lịch sử của mình để thực hiện.
Tại thời điểm của Marx (thế kỷ XIX), do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng ở Châu Âu và Châu Mỹ, người ta thiên về các biện pháp bạo lực giành chính quyền để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội mà thường bỏ qua các cách giải quyết hoà bình bằng thoả hiệp và đối thoại. Marx đã phê phán và bác bỏ chủ nghĩa xã hội không tưởng và lấy sự thất bại của nó làm minh chứng cho sự cần thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các biện pháp cách mạng bạo lực có thể đem đến sự thay đổi chính trị nhanh chóng làm cơ sở để thực hiện những cải cách xã hội khi quần chúng bị kích động đứng lên làm cách mạng nhưng nó sẽ đi kèm những tổn thất rất to lớn cho xã hội trong một thời gian dài, và khi cần kìm hãm người dân để đưa họ về trạng thái tâm lý ôn hòa thì đó lại là một việc rất khó và mất thời gian, đôi khi còn tổn thất rất lớn khác; thậm chí các nhà cách mạng sau khi lật đổ chế độ cũ sẽ thanh trừng lẫn nhau vì bất đồng quan điểm hay vì cạnh tranh quyền lực. Các biện pháp hòa bình bất bạo động tuy phải thực hiện một cách từ từ và dường như kém hiệu quả nhưng thực tế nó có thể giải quyết mâu thuẫn một khi mâu thuẫn đó là chín muồi và các lực lượng xã hội cần phải tự điều chỉnh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng, nó cũng mang lại những thay đổi sâu sắc và bền vững hơn kết quả do các cuộc cách mạng bạo lực mang lại. Các cuộc cách mạng đều cho thấy phá hủy các định chế kinh tế - chính trị, các mối quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội cũ thì dễ dàng hơn là xây dựng những nhân tố mới tốt đẹp và có hiệu quả hơn. Các định chế kinh tế - chính trị cũ có khuynh hướng tái sinh dưới hình thức mới với cùng bản chất nhưng do một nhóm người mới nắm giữ quyền lực là điều mà Karl Marx gọi là lịch sử lặp lại chính nó - lần đầu như một tấn thảm kịch, lần thứ hai như một định mệnh trớ trêu. Các cuộc cách mạng không thể nào thay thế cho tiến hóa xã hội mà chỉ tạo điều kiện cho tiến hóa có thể diễn ra nhanh hơn trong một số trường hợp và kéo lùi xã hội trong một số trường hợp khác. Ở thời kỳ của Marx thì việc các lực lượng đối kháng chịu đối thoại với nhau là rất hãn hữu và chiến tranh xảy ra khá thường xuyên, cho nên Marx không coi trọng biện pháp này. Đến giữa thế kỷ XX, tức là 100 năm sau thời của Marx, thế giới đã đổi thay sâu sắc, đã xuất hiện các phương pháp đấu tranh hòa bình hữu hiệu thông qua các thiết chế như công đoàn, các tổ chức xã hội, dư luận xã hội, tự do báo chí, tôn giáo, nghị trường... Các tấm gương của Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Jr. cho thấy đấu tranh hòa bình cũng là một cách giải quyết tốt trong một số trường hợp (tất nhiên vẫn có nhiều trường hợp buộc phải giải quyết bằng đấu tranh bạo lực, nhưng nhìn chung thì đấu tranh hòa bình ở đầu thế kỷ XXI là dễ dàng hơn nhiều so với thời của Marx).
Karl Marx (và Engels) là nhà tư tưởng lớn của nhân loại và hiện nay vẫn được coi là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng nhân đạo có ảnh hưởng nhất của loài người. Chủ nghĩa Marx là sự tiếp nối các lý tưởng của Thời kỳ Khai sáng về việc xây dựng một thế giới của nhân tính, lý tính và tự do. Các nghiên cứu của Marx, Engels trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đã dẫn đến những ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản khoa học. Marx tin rằng tri thức của nhân loại có thể giúp người ta xây dựng một thế giới nhân văn hơn, hợp lý hơn và tự do hơn. Nhưng đó mới chỉ là các phác thảo lý thuyết theo suy nghĩ của Marx, Engels và còn ở dạng lý tưởng. Còn lý thuyết đó được áp dụng như thế nào trong thực tế thì đó là trách nhiệm và sự nghiệp của những người kế tục Marx. Robert C. Tucker cho rằng ở một số nơi, chủ nghĩa Marx trong hoạt động chính trị được coi như một tôn giáo, một niềm tin ở những người ủng hộ nó. Trên thực tế, tại mỗi quốc gia, các đảng cộng sản cầm quyền đều cố gắng hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản dựa trên những điều kiện xã hội đặc trưng của quốc gia đó dẫn đến các biện pháp kinh tế - chính trị khác nhau để giải quyết các vấn đề cụ thể ở từng quốc gia.
Báo The Economist đánh giá về vấn đề này:
Chủ nghĩa Lenin
Vladimir Ilyich Lenin là nhà kinh điển lớn thứ hai của chủ nghĩa cộng sản, và là nhà cách mạng lớn nhất của phong trào này. Lenin viết rất nhiều tác phẩm ở nhiều chủ đề bao gồm triết học, kinh tế học, lịch sử, pháp luật... và các môn khoa học nhân văn khác. Nhưng khác với Marx, các tác phẩm của Lenin hầu hết tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ Sa hoàng, chống các xu hướng chính trị khác tại Nga và Tây Âu và tập trung vào những nỗ lực hiện thực hóa những ý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Marx. Là người có trình độ học vấn và lý luận cao và có tài năng hùng biện thiên bẩm. Lenin sử dụng khả năng diễn đạt mạnh mẽ, lôi cuốn để củng cố cho quan điểm của mình. Lenin có một đặc tính cá nhân đặc sắc là người có tính thực tế, vị lợi, không câu nệ vào các lý thuyết giáo điều, nhiều thủ đoạn chính trị. Phương châm của ông là "Có lợi là làm" bất chấp các quy tắc đạo đức mà ông cho là "đạo đức tiểu tư sản". Việc Lenin sẵn sàng hiệu chỉnh cả Marx - một nhà tư tưởng có ảnh hưởng thế giới - cho thấy tính chất này của Lenin. Nếu có điều gì có vẻ trái với các lý luận của Marx và Engels thì ông sẵn sàng viết luôn các tác phẩm lý luận để chỉ đạo phong trào cách mạng Nga.
Lenin là người chủ xướng, lãnh đạo Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917. Tên tuổi của Lenin gắn liền với giai đoạn đầu tiên hình thành lý thuyết và hiện thực phát sinh của nhà nước này. Các lý luận của Lenin có ảnh hưởng rất to lớn trong lý luận của các đảng cộng sản và các quốc gia xã hội chủ nghĩa, được coi là kinh điển và dẫn chiếu nhiều hơn cả Marx. Sau này các phát biểu và ý tưởng của Lenin được coi là hình mẫu phát triển cho các đảng cộng sản tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Mọi nhận xét và ý kiến trái với Lenin (và Marx) được coi là chủ nghĩa xét lại và có thể bị khai trừ khỏi phong trào cộng sản và công nhân thế giới.
Cũng như Marx, Lenin là nhà cách mạng nhiệt thành của chủ nghĩa cộng sản. Lenin không phải là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx vào Nga mà đó là một nhà Marxist ôn hòa - G. V. Plekhanov người sáng lập Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Sau này người ta gọi những người theo Plekhanov trong đảng này là phái Menshevik (thiểu số) - là những người không tán thành làm cách mạng vô sản vì họ theo lý thuyết của Marx cho rằng những điều kiện kinh tế - xã hội của nước Nga chưa chín muồi để làm cách mạng vô sản. Họ chiếm thiểu số trong đại hội đảng năm 1903. Những người theo Lenin là phái Bolshevik (đa số) - là phái tán thành cách mạng. Sau này, phái Bolshevik của Lenin tách ra thành lập đảng riêng, trở thành Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trong thời đại của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã có sự biến đổi rất lớn so với thời của Marx. Các công ty tư nhân đã phát triển thành các tập đoàn độc quyền. Các nước tư bản phương Tây đã trở thành các nước đế quốc có hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã biến thành chiến tranh thế giới để phân chia lại thị trường, thuộc địa cũng như ảnh hưởng địa chính trị. Chính sự biến đổi của kinh tế - chính trị toàn cầu khiến Lenin hiệu chỉnh chủ nghĩa Marx rất nhiều và sáng tạo ra rất nhiều ý tưởng lý luận mới. Nhưng điểm nổi bật và lớn nhất phân biệt Lenin với Marx là lý luận về chủ nghĩa đế quốc và ý tưởng về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa xã hội) trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc: Lenin lý luận rằng chủ nghĩa Marx phản ánh chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh khi các quốc gia tư bản chưa trở thành đế quốc chủ nghĩa. Marx chứng minh rằng cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến tập trung sản xuất do đó tạo ra độc quyền. Đến đầu thế kỷ XX, khẳng định của Marx đã trở thành hiện thực. Đó là thời đại của chủ nghĩa đế quốc khi mà hình thức kinh tế chính của nó là các tập đoàn tư bản độc quyền, lũng đoạn nền kinh tế để có thể thu được siêu lợi nhuận và đặc tính đối ngoại là hiếu chiến và xâm chiếm thuộc địa. Tình trạng độc quyền khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không còn có khả năng tự điều chỉnh nhờ bàn tay vô hình của thị trường tự do như khẳng định của Adam Smith, không thể có hiệu quả nhờ cạnh tranh. Tình trạng độc quyền không tạo ra động lực cải tiến kỹ thuật sản xuất do đó kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã phát triển đến mức gay gắt. Chính vì vậy Lenin xem chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước phải quốc hữu hóa các công ty độc quyền, tạo ra một quan hệ sản xuất mới để giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong các điều kiện phát triển khác nhau thì trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện các "khâu yếu" (theo lời của Lenin là các "mắt xích yếu") và "cách mạng vô sản" có thể chiến thắng tại một trong các mắt xích yếu đó (Cách mạng vô sản là cách gọi khác của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thuật ngữ giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp vô sản). Xây dựng liên minh công - nông, nhà nước Xô viết cũng là một luận điểm mới của Lenin. Lý luận của Lenin phản ánh một thực tế chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các doanh nghiệp độc quyền và các doanh nghiệp này ảnh hưởng xấu đến xã hội cũng như có sự liên kết giữa nhà nước và các công ty độc quyền, hơn nữa nhà nước phải chiếm giữ các thị trường và các vùng nguyên liệu bên ngoài cho các công ty độc quyền do đó dẫn đến chiến tranh thế giới. Về sau, các nhà nước phương Tây đã đối phó với tình trạng độc quyền bằng cách ban hành các đạo luật chống độc quyền, chia nhỏ các công ty độc quyền như ở Mỹ hoặc quốc hữu hóa chúng như ở một số nước Châu Âu.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của Lenin so với Marx và được những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin xem là sáng tạo lý luận vĩ đại nhất trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa cộng sản. Khi đề ra chủ nghĩa cộng sản, Marx không tin rằng xã hội cộng sản có thể hình thành trong tương lai gần và cũng chỉ phác thảo ra những nguyên lý cơ bản nhất của mô hình xã hội đó. Ông cũng không chỉ ra được cách tiến hành cách mạng như thế nào, các đặc trưng của cách mạng đó ra sao, sau cách mạng xây dựng xã hội mới thế nào. Còn với Lenin thì chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã là một thực tế và mọi nỗ lực của mình Lenin dành cho sự nghiệp đưa chủ nghĩa cộng sản vào cuộc sống. Có thể nói vai trò của Lenin đối với chủ nghĩa cộng sản là người cố gắng hiện thực hóa những ý tưởng của Marx.
Cũng giống như Marx, Lenin cũng cho rằng các đảng cộng sản phải là đảng của giai cấp công nhân toàn thế giới đấu tranh theo sự phối hợp chung vì sự nghiệp chung của vô sản trên toàn thế giới. Lenin cổ súy cho cách mạng lật đổ giai cấp hữu sản "Người nô lệ nhận thức được tình cảnh nô lệ của mình và đấu tranh chống tình cảnh ấy là người cách mạng. Người nô lệ không nhận thức được sự nô lệ của mình, sống mòn mỏi trong cuộc đời nô lệ im lặng, vô ý thức và nhẫn nhục, thì chỉ thuần túy là một kẻ nô lệ...". Mâu thuẫn giai cấp là quan trọng, mâu thuẫn quốc gia - dân tộc là thứ yếu. Lenin thậm chí còn đi rất xa hơn nữa khi đưa ra khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng" trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: theo ý tưởng này thì chiến tranh đế quốc phi nghĩa do quý tộc phong kiến Nga phát động sẽ làm kinh tế đất nước kiệt quệ, người dân căm phẫn, giai cấp vô sản có thể nhân cơ hội hỗn loạn trong nước, chính quyền bị suy yếu để làm cách mạng vô sản. Khi quân đội Sa hoàng thất bại trên chiến trường Chiến tranh thế giới thứ nhất, các đảng viên Bolshevik nhân tình trạng rối loạn trong nước đã đi đầu làm cách mạng. Theo một số ý kiến, điều này trái với các khái niệm và tình cảm như tính tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước và vi phạm quyền lợi của quốc gia trong chiến tranh, điều này khiến một số người đương thời chỉ trích, như Maxim Gorky cho rằng "Lenin và Trotsky và những người theo họ đã bị đầu độc bởi nọc độc xấu xa của quyền lực. Bằng chứng của điều này là thái độ của họ đối với tự do ngôn luận và con người và tất cả những lý tưởng mà nền dân chủ đang đấu tranh vì chúng. Những kẻ cuồng tín mù quáng và những kẻ phiêu lưu mất trí đang chạy gấp rút với tốc độ tối đa tới một cuộc cách mạng - trên thực tế, đó là một con đường tới tình trạng vô chính phủ (tuy nhiên về sau Maxim Gorky đã thay đổi thái độ, ông ủng hộ Hồng quân trong nội chiến và có những tác phẩm ca ngợi công cuộc xây dựng đất nước của Liên Xô). Đây là nguyên nhân gây ra sự bất đồng lớn trong cộng đồng Marxist của các nước châu Âu tại Quốc tế II: những người ủng hộ chính phủ trong Thế chiến I, coi thắng lợi trong chiến tranh cao hơn quyền lợi giai cấp và tư tưởng. Mặt khác nhiều nhà lý luận cánh tả tại Châu Âu cũng như tại Nga như Rosa Luxemburg, Karl Kautsky... phản đối Lenin vì ông chủ trương xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản và dùng bạo lực trấn áp các nhóm đối lập. Theo Lenin, việc trấn áp các đảng phái đối lập là để đảm bảo giai cấp tư sản, với nguồn tài chính hùng hậu, sẽ không thể lợi dụng việc tài trợ tiền bạc cho các đảng phái để giành lại chính quyền từ giai cấp vô sản, "Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản" và "Chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu - chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản". Kautsky bảo vệ điều mà ông gọi là "nền dân chủ thuần túy", còn Lenin cho rằng "chế độ dân chủ thuần tuý chẳng qua chỉ là một câu nói giả dối của một kẻ thuộc phái tự do tìm cách lừa bịp công nhân". Theo Lenin "Vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề thái độ của nhà nước vô sản đối với nhà nước tư sản, của chế độ dân chủ vô sản đối với chế độ dân chủ tư sản". Ông chủ trương thực hiện chuyên chính vô sản và xây dựng nền chủ vô sản mà theo ông "Chế độ dân chủ vô sản so với bất kỳ chế độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ gấp triệu lần. Chính quyền Xô-viết so với nước cộng hòa dân chủ nhất cũng gấp triệu lần". Những bất đồng này dẫn đến sự phân hóa trong phong trào cánh tả tại Châu Âu thành hai xu hướng Dân chủ xã hội và Cộng sản. Tại Nga, những người cộng sản Nga theo chủ nghĩa Lenin đã giao chiến và đánh bại những người dân chủ xã hội trong cuộc nội chiến còn tại Tây Âu các đảng cánh tả theo khuynh hướng dân chủ xã hội đã dập tắt các cuộc cách mạng do các đảng cộng sản Tây Âu phát động và cố gắng ngăn cản những người cộng sản nắm chính quyền cũng như ngăn chặn sự mở rộng của phong trào cộng sản trên thế giới.
Sau này, những người có quan điểm dân tộc chủ nghĩa bị quy kết là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, trái với tinh thần của chủ nghĩa Marx-Lenin chân chính (Nguyễn Ái Quốc khi ở Quốc tế Cộng sản trong những năm 1920-1930 cũng bị cho là có quan điểm này). Tuy các đảng cộng sản đều chấp nhận lý luận của Lenin về đả phá chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhưng trong thực tế họ vẫn coi quyền lợi quốc gia dân tộc đứng trên quyền lợi của giai cấp, họ chỉ nhấn mạnh luận điểm này của Lenin khi nó không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia họ.
Lenin khi lý luận về khả năng thắng lợi của cách mạng tại một quốc gia đã đưa ra một ý tưởng mới rất khác lạ với Marx là hệ quả của điểm khác biệt lớn nhất của hai người - đó là khái niệm "cùng tồn tại hòa bình" (Мирное сосуществование): theo đó các đế quốc và các quốc gia xã hội chủ nghĩa cùng có thể tồn tại hòa bình với nhau (rất khác quan điểm của Marx rằng các nước tư bản nhất định sẽ tập hợp lại bóp chết cách mạng đến cùng), thậm chí có thể hợp tác trong một số lĩnh vực. Chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi trên toàn thế giới thông qua "thi đua hòa bình" mà trong đó công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sẽ là hình mẫu ưu thế của thế giới mới trước thế giới cũ và nhân dân cùng vô sản tại các nước tư bản còn lại sẽ tự đứng lên lật đổ chế độ đó.
Trong quan hệ đối với chủ nghĩa tư bản ngoài khái niệm "cùng tồn tại hòa bình" và "thi đua hòa bình" Lenin đưa vào lý luận chủ nghĩa quốc tế vô sản coi giai cấp vô sản toàn thế giới là vô biên giới và đều là anh em (như Hồ Chí Minh diễn giải: quan sơn muôn dặm là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em): Vô sản tại các nước tư bản phải đấu tranh ủng hộ, đoàn kết với vô sản tại các nước xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi để bảo vệ thành quả cách mạng, Vô sản tại các nước xã hội chủ nghĩa phải làm mọi cách cổ vũ giúp đỡ vô sản tại các nước tư bản vùng lên làm cách mạng vô sản. Việc giúp đỡ phát triển phong trào cộng sản ra toàn thế giới được xem là nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc của các quốc gia cộng sản, để phối hợp hành động của các đảng cộng sản và lãnh đạo đấu tranh của vô sản toàn thế giới Lenin cho thành lập Quốc tế Cộng sản (Communist international) hay Quốc tế III trụ sở tại Moskva sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công. Từng đảng cộng sản được phân công trong từng khu vực của thế giới có trách nhiệm phát triển cách mạng trong khu vực của mình. Mọi hành động của phong trào cộng sản đều được lãnh đạo điều phối từ đây khi Quốc tế Cộng sản còn hoạt động.
Một lý luận mới của Lenin có ảnh hưởng tích cực ở thời kỳ rối ren trong Nội chiến Nga, song về lâu dài khi nó bị các thế hệ lãnh đạo sau này áp dụng máy móc thì lại gây tai hại đối với các hoạt động của các đảng cộng sản và quốc gia cộng sản sau này là lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" của mọi hiện tượng trong đời sống xã hội (mọi hiện tượng xã hội đều có tính đảng, tính giai cấp): Nghĩa là mọi hiện tượng đều phải được phân tích rõ ra: nó làm lợi cho ai trong cuộc đấu tranh giai cấp, và trên cơ sở đó khẳng định tính "địch - ta" của hiện tượng đó, và Lenin đưa ra một công thức xác định chân lý như sau: "Miễn là có lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì đều là chính nghĩa, có hại cho cuộc đấu tranh đó thì đều là phi nghĩa." Luận điểm mang tính ứng phó trước tình hình chiến tranh này của Lenin, khi được các thế hệ lãnh đạo sau đó áp dụng máy móc đã trở nên phản tác dụng: lý luận được diễn giải vô nguyên tắc miễn sao phù hợp với lợi ích trước mắt, cơ sở để đánh giá "đúng - sai" trở nên mâu thuẫn giữa các lãnh đạo, khiến người ta có thể chỉ ra rất nhiều kẻ thù và sử dụng quan điểm này vào việc quy kết bừa bãi kẻ thù của cuộc đấu tranh giai cấp và không loại trừ bị các cá nhân cầm quyền lợi dụng vào việc triệt hạ đối thủ chính trị. Chính từ lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" lý luận về mô hình kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Marx đã bắt đầu trở thành một lý luận chính trị, công cụ để minh họa cho các nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền. Người ta lạm dụng lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" của Lenin đến mức dùng nó để đánh giá các hoạt động tinh thần như tư tưởng, học thuật, văn học, nghệ thuật dẫn đến quy kết, gán ghép tùy tiện, bừa bãi cho các sản phẩm trí tuệ mang bản chất, là sản phẩm của một giai cấp nào đó.
Nếu nói đến Lenin và chủ nghĩa cộng sản hiện thực (mô hình Liên Xô) thì ấn tượng lớn nhất là khái niệm "chuyên chính vô sản". Chuyên chính vô sản theo định nghĩa của Lenin là chức năng của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội để trấn áp kiên quyết mọi sự chống đối của giai cấp tư sản vừa bị đập tan, tiến hành đấu tranh giai cấp để củng cố thành quả của cách mạng. Nhưng điểm đặc trưng của chuyên chính vô sản là nó không bị phụ thuộc vào các quy tắc pháp luật hay giới hạn về đạo đức, tôn giáo của xã hội đương thời, mà Lenin và các người kế tục mình gọi các quy chuẩn đạo đức đó là "đạo đức tiểu tư sản" (Буржуазные морали, Bourgeoisie morals) không cần thiết phải tuân thủ. Lenin đặc biệt đề cao tính cương quyết sắt đá chống lại kẻ thù cách mạng, ông đề cao Maximilien Robespierre và những người Jacobins của Cách mạng Pháp và coi sự hy sinh nhân mạng lớn lao của Triều đại Khủng bố trong Cách mạng Pháp 1789 là hệ quả tất yếu của một quá trình vĩ đại. Ông xem chuyên chính vô sản là "hòn đá thử vàng" để nhận ra người Marxist "đích thực" và người Marxist giả danh.
Với tư duy thực tế, sau nội chiến Lenin đề ra "Chính sách kinh tế mới - NEP" (НЭП - Новый экономический план) cho phép sử dụng các cơ chế kinh tế tư bản chủ nghĩa kêu gọi đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài trong sự kiểm soát, dẫn hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa (theo thuật ngữ ngày nay đây chính là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"). Theo đó, tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, được phép tự do mua bán nguyên liệu, nông dân tự do mua bán nông sản, mở chợ và cho nước ngoài thuê xí nghiệp, khai thác hầm mỏ. Nhà nước Liên Xô chỉ nắm độc quyền các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp nặng, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Chỉ trong thời gian ngắn, chính sách này đã nhanh chóng vực nước Nga từ bờ vực phá sản và chết đói về mức kinh tế trước chiến tranh, làm tiền đề để Stalin thực hiện công nghiệp hoá sau này. Mô hình các cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam trong những năm 1970 - 1980 và tiếp diễn cho đến hiện nay đã tham khảo và tương tự chính sách kinh tế mới mà Lenin cho tiến hành từ hơn nửa thế kỷ trước.
Cũng chính Lenin đã đưa ra ý tưởng tạo ra chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở nước Nga. Lenin đã coi kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước là điều kiện cần thiết để chuyển sang chủ nghĩa xã hội ở một nước còn trong tình trạng tiểu nông như nước Nga thời bấy giờ. Cơ chế này không phải là cơ chế đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, mà là cho thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở vật chất để đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô ông chủ trương "Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các Tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ +... = tổng số = chủ nghĩa xã hội". Thực tế phát triển của Liên Xô sau này cho thấy ý tưởng của Lenin sử dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để xây dựng nền tảng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội không phải là ý tưởng phi lý và đã phát huy tác dụng tốt. Marx xem chủ nghĩa cộng sản là sự tiến hóa của xã hội loài người còn Lenin xem đó là thứ cần phải tạo ra. Ông chỉ trích những người dân chủ xã hội Nga là giáo điều vì họ có quan điểm trung thành với chủ nghĩa Marx. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa Lenin và Marx. Có thể nói Lenin đã điều chỉnh chủ nghĩa Marx vì mục tiêu chính trị của ông.
Sau khi Lenin qua đời, Stalin đã chấm dứt chính sách Kinh tế mới (NEP) và chuyển nền kinh tế, xã hội sang phương thức nhà nước sở hữu toàn bộ hệ thống tư liệu sản xuất và chỉ huy toàn diện nền kinh tế theo ý tưởng của Lenin, tuy nhiên Stalin đã thực hiện việc này trên tất cả các lĩnh vực kinh tế chứ không chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực quan trọng.
Chủ nghĩa Stalin
Thuật ngữ chủ nghĩa Stalin (Stalinism) thường để chỉ về cung cách lãnh đạo xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong cách cá nhân và ảnh hưởng từ phong cách đó của Stalin (Иосиф Вucсaрионович Джугашвили - Сталин Iosif Vissarionovich Stalin) tại Liên Xô bao gồm kỹ nghệ hóa nhanh chóng, lý thuyết của Xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia (đối lập với chủ nghĩa Trotsky), một nhà nước tập trung quyền lực, hợp tác xã hóa nông nghiệp, đặt quyền lợi của các Đảng Cộng sản ngoại quốc dưới lợi ích của Đảng Cộng sản Liên Xô - được những người ủng hộ chủ nghĩa này coi là tiên phong nhất trong cuộc cách mạng cộng sản vào thời kỳ đó. Là người lãnh đạo Liên Xô kế tục Lenin trong một thời gian dài nên ảnh hưởng của Stalin trong các đảng và các quốc gia cộng sản là rất lớn.
Lenin là người đầu tiên phát biểu lý luận về khả năng thành công của cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong một nước, Stalin là người tích cực bảo vệ luận điểm này của Lenin vì đây là cuộc đấu tranh lý luận gay gắt gữa hai phe của Stalin và Trotsky. Chủ nghĩa Trotsky đòi hỏi phát triển cách mạng không ngừng đưa cách mạng ra các nước khác và cuối cùng là cách mạng thế giới (quả thật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có một cuộc cách mạng tại Đức và Hungary nhưng đều bị dập tắt nhanh chóng), chỉ có thể xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản khi giai cấp vô sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước văn minh nhất; còn phái Stalin cho rằng có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản tại nước Nga trong khi cách mạng vô sản chưa thành công ở các nước còn lại.
Stalin trong tác phẩm "Bàn về vấn đề dân tộc" đã lý luận rằng "Có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại các dân tộc chưa phát triển chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, trong xã hội chưa có giai cấp công nhân nếu có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân Nga làm đầu tàu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Đây là luận điểm của Stalin để lý luận về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô, nơi có nhiều dân tộc còn đang lạc hậu trong thuộc địa cũ của đế quốc Nga, và điều này là cơ sở lý luận để những người cộng sản ở một số nước thuộc địa khác như Việt Nam làm cách mạng xã hội chủ nghĩa "từ một nước thuộc địa nghèo nàn, nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Về mặt chính trị, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bởi nhà nước tập quyền cao độ gắn liền với đảng, trong đó đảng kiểm soát lập pháp, hành pháp, tư pháp, công đoàn và mọi chức năng nhà nước và xã hội khác, trong đó lãnh tụ đảng có quyền hạn rất lớn. Hannah Arendt cho rằng Liên Xô dưới thời Stalin lẫn nước Đức dưới thời Hitler đều là những nhà nước toàn trị trong đó nhà nước cố gắng động viên toàn thể dân chúng đoàn kết trong việc hỗ trợ hệ tư tưởng, các mục tiêu của nhà nước đi kèm với sự trấn áp không khoan nhượng đối với những hoạt động đi ngược lại mục tiêu của nhà nước; đồng thời là sự kiểm soát toàn diện các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội...); sự điều khiển của nhà nước đối với các tổ chức quần chúng như công đoàn lao động, các cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ sở học thuật, các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, các tổ chức chính trị như là các đảng phái chính trị. Do nhu cầu công nghiệp hóa nhanh chóng để đối phó với phương Tây và nhất là có thể sống sót trong một cuộc chiến tranh thế giới mới nên Stalin chọn giải pháp xây dựng nhà nước toàn trị, đàn áp mọi khuynh hướng chính trị đối lập với ông trong Đảng Cộng sản Liên Xô nhằm tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Mô hình nhà nước toàn trị đã được Stalin tạo ra để có thể huy động tối đa các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô. Trong điều kiện của Liên Xô khi đó, chế độ toàn trị cùng việc quốc hữu hóa phần lớn tư liệu sản xuất là cách duy nhất để có thể thay thế sự tiến hóa tự nhiên của nền kinh tế bằng sự phát triển mang tính nhân tạo dưới những kế hoạch kinh tế. Sau khi Liên Xô chiến thắng trong Thế chiến thứ II và trở thành siêu cường, mô hình nhà nước này của Stalin được nhiều nước coi là một giải pháp hay trong việc huy động nguồn lực xã hội cho những mục tiêu lớn của đất nước, nó được truyền bá ra khắp thế giới, sang những quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ... và còn tồn tại đến ngày nay. Ngay cả những nhà nước có tư tưởng chống cộng như Hàn Quốc thời Park Chung Hee, Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch, Singapore thời Lý Quang Diệu cũng áp dụng mô hình này để huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau, nếu các lãnh đạo kế nhiệm không đủ khả năng đưa ra các chính sách mới để có thể tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra tăng trưởng kinh tế thì mô hình này cũng không còn ý nghĩa, đây là điều đã diễn ra ở Liên Xô trong giai đoạn trì trệ thập niên 1980. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ và mô hình kinh tế Stalinist lẫn mô hình nhà nước toàn trị không thể tiếp tục tồn tại ở nước Nga (trừ một số lĩnh vực nhà nước Nga hiện vẫn nắm độc quyền như công nghiệp quốc phòng, hạt nhân và vũ trụ). Tuy sau này nhiều người chỉ trích chế độ toàn trị do Stalin tạo ra, các biện pháp chính trị cứng rắn cùng chính sách công nghiệp hóa quyết liệt của ông nhưng nếu Liên Xô không công nghiệp hóa nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của Stalin thì người Nga và các dân tộc khác ở Liên Xô có lẽ đã bị diệt chủng trong thế chiến thứ II.
Đặc biệt Stalin có một luận điểm gây nhiều hậu quả cho xã hội Liên Xô là luận điểm "Tăng cường đấu tranh giai cấp" cho rằng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản càng thắng lợi thì các mâu thuẫn trong lòng nó giữa giai cấp vô sản và tàn tích của giai cấp tư sản càng gia tăng, do đó càng cần phải đẩy mạnh đấu tranh giai cấp để tiêu diệt sạch các tàn tích đó. Đây là luận điểm tạo cơ sở lý luận để Stalin tiến hành các cuộc thanh lọc trong nội bộ đảng, nhà nước và xã hội để loại bỏ bất cứ một hành vi hoặc ý định nào được xem là suy đồi, phản cách mạng. Stalin sử dụng lý luận này và bằng các biện pháp như bắt giam, đày đến các trại tập trung, xử bắn để loại bỏ các thành phần bị xem là phản động, phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân mà trước hết là những đối thủ chính trị của ông trong ban lãnh đạo Liên Xô. Mặt tích cực của lý luận này nào nó giúp duy trì kỷ luật xã hội và sự liêm chính của cán bộ Nhà nước ở mức khá cao, nạn lợi dụng chức quyền để tham nhũng dưới thời Stalin là rất ít, nhưng mặt tiêu cực là trong nhiều trường hợp sự thanh lọc đã đi quá mức khi áp dụng vào thực tế, gây ra thiệt hại cho hệ thống chính trị và xã hội. Theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo lệnh của Nikita Sergeyevich Khrushchyov thì từ 1/1/1935 cho tới tháng 7/1940, an ninh Liên Xô đã cho thẩm vấn 19.840.000 người; 7 triệu trong số đó bị xét xử với các tội danh khác nhau, trong đó khoảng hơn 700 ngàn đã bị kết án tử hình với các tội danh gián điệp, phá hoại, tham nhũng hoặc một nhãn hiệu nào đó như "kẻ thù của nhân dân", "kulak".... Sự lãnh đạo cứng rắn của Stalin bắt nguồn từ 2 nguyên nhân: đầu tiên là truyền thống chuyên chế lâu đời của nước Nga, kết hợp với quan điểm "đấu tranh giai cấp" của Marx và chủ nghĩa "anh hùng sáng tạo lịch sử" của người dân Nga, kết hợp với kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng và chiến tranh đầy bạo lực ở Châu Âu và Châu Mỹ (vốn là đặc trưng trong thời kỳ này). Thứ hai là việc Liên Xô thời kỳ này bị bao vây bởi các nước phương Tây, phải liên tục đối phó với các kế hoạch lật đổ của nước ngoài, cần phải có chính sách tập quyền cao độ để không bị tiêu diệt. Có nhận xét rằng, về cơ bản, chính sách này là phù hợp với tình hình Liên Xô cũng như bối cảnh chính trị thế giới lúc đó.
Về mặt kinh tế, trái ngược với chính sách kinh tế mới của Lenin, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bằng sự xóa bỏ thẳng thừng nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế sang một mô hình tập trung quan liêu cao độ, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước thông qua chỉ hai hình thức "sở hữu toàn dân" và "sở hữu tập thể". Sau khi Lenin qua đời, chính sách kinh tế mới (НЭП) bị bãi bỏ. Mọi công ty, nhà xưởng tư nhân đều bị đóng cửa, toàn bộ nền kinh tế được điều hành rất nghiêm ngặt. Liên Xô liên tiếp tiến hành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch 7 năm để thực hiện "công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa" trong công nghiệp và "tập thể hóa nông nghiệp" cưỡng bức. Bằng những kế hoạch kinh tế ngắn hạn 5-7 năm, Stalin đã đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử thế giới. Stalin làm được điều này bằng cách sử dụng khả năng tạo ra tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hóa là ưu thế của nền kinh tế kế hoạch kết hợp với kỷ luật lao động cứng rắn cùng các biện pháp động viên khen thưởng để kích thích tăng năng suất lao động và hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch kinh tế. Stalin đã dùng cuộc Đại thanh trừng để loại bỏ những quan chức quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm trong bộ máy nhà nước nhằm đạt được hiệu quả quản trị xã hội cũng như quản lý kinh tế cao nhất. Đây cũng là một cách để ông giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện đi kèm với mô hình kinh tế Stalinist. Sau khi Stalin mất, do đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức trong bộ máy nhà nước Liên Xô không còn bị kiểm soát chặt như trước nên vấn đề ông chủ và người đại diện ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Liên Xô.
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu nghiêm túc nguồn gốc sự phát triển của nền kinh tế Liên Xô thấy rằng sự phát triển đó khá ấn tượng nhưng không có gì thần bí. Sản lượng của nền kinh tế Xô Viết phát triển nhanh chóng có thể giải thích bằng sự phát triển nhanh của những yếu tố đầu vào của nền sản xuất như số việc làm tăng, giáo dục phát triển và trên tất cả là đầu tư khổng lồ vào tư liệu sản xuất. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô dựa hoàn toàn vào tiết kiệm, bằng cách hy sinh sự hưởng thụ hiện thời cho lợi ích đạt được trong tương lai. Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế. Việc tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng đã tạo ra nền tảng kỹ thuật cho Liên Xô từ đó dựa trên nền tảng này công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cũng phát triển nhờ vào việc cơ giới hóa và tự động hóa, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa Liên Xô công nghiệp hóa sau các nước phương Tây nên họ có thể học hỏi những công nghệ mới nhất từ phương Tây bằng việc thuê các chuyên gia phương Tây. Kết quả là dưới thời Stalin, có những năm Liên Xô đã đạt tỷ lệ tăng trưởng lên tới 30%, tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử thế giới ở thời kỳ đó, và sau này cũng chỉ có một số ít nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lặp lại được thành tích này vào thập niên 1960 bằng cách thực hiện những biện pháp kinh tế tương tự với những biện pháp mà Stalin đã thực hiện. Dưới sự lãnh đạo của Stalin, Liên Xô đã công nghiệp hóa trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có tiền lệ. Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Nghĩa là Liên Xô chỉ cần một thế hệ để công nghiệp hóa. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng thêm tư liệu sản xuất và số việc làm chỉ có tác dụng trong ngắn hạn vì quy luật hiệu suất giảm dần, tương ứng với việc Stalin đã lập ra những kế hoạch kinh tế ngắn hạn. Trong dài hạn chỉ có cải tiến kỹ thuật sản xuất mới có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Thành công của Liên Xô ấn tượng đến mức nhà kinh tế học Paul Samuelson, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970, đã viết trong một cuốn sách giáo khoa kinh tế được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học hàng đầu phương Tây rằng nền kinh tế Liên Xô ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản tại phương Tây và Liên Xô sẽ vươn lên hàng đầu thế giới về mặt kinh tế. Acemoglu và Robinson cho rằng Liên Xô đã tái phân bố lao động từ lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu có năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp có năng suất cao hơn nên đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể dù chính bản thân ngành công nghiệp của Liên Xô được tổ chức hiệu quả thấp hơn so với mức đáng ra có thể đạt được. Nhưng trong các ngành công nghiệp nặng, năng suất có thể tăng cao đến mức nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô đã tạo ra mức tăng trưởng cao. Các kế hoạch kinh tế hình thành dưới sự chỉ đạo của Stalin khá linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình trong lúc thực hiện chứ không cứng nhắc. Liên Xô còn áp dụng chế độ khen thưởng khá cao như thưởng 37% lương cho ban quản lý và kỹ sư cao cấp nếu đạt chỉ tiêu sản lượng được giao nhưng điều này dẫn đến việc người ta duy trì thành tích thấp hơn khả năng tối đa để đạt chỉ tiêu và được khen thưởng (vì nếu thành tích cao hơn chỉ tiêu quá nhiều thì năm sau nhà nước sẽ nâng chỉ tiêu lên cao hơn nữa). Hơn nữa chỉ tiêu thời đó dựa trên sản lượng nên các nhà máy không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế Liên Xô phải áp dụng thêm cơ chế thưởng cho những phát minh, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó kỷ luật lao động hết sức cứng rắn như chỉ cần 20 phút vắng mặt trong giờ làm việc không có lý do chính đáng, hoặc cố ý chây lười thì sẽ bị truy tố hình sự, bị buộc lao động cải tạo 6 tháng hay giảm 25% lương. Đặc biệt, trong giai đoạn Thế chiến thứ 2 (1941-1945), do Liên Xô cần động viên mọi nguồn lực cho quốc phòng, việc phá hoại sản xuất được coi là tội nặng, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử tử hình Từ năm 1940 đến 1955 có 36 triệu lượt vi phạm bị xử lý, trong đó 15 triệu người từng bị giam giữ và 250.000 người bị tử hình vì các tội danh liên quan đến phá hoại sản xuất. Ngoài ra sự thành công của Liên Xô dưới thời Stalin còn có sự đóng góp của những yếu tố đặc trưng của nước Nga như lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên; tầng lớp trí thức còn sót lại từ thời Sa Hoàng có văn hóa cao; sự siêng năng, ham hiểu biết, chính trực và những nỗ lực vượt bậc của người Nga... Nếu không có những yếu tố này thì mọi chính sách, biện pháp kinh tế của Stalin đều không phát huy được tác dụng.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa Stalin và của các quốc gia cộng sản sau này coi kinh tế tập trung - kế hoạch hoá, công nghiệp hóa và tập thể hóa là các thắng lợi to lớn là đóng góp lý luận vĩ đại của Stalin trong lý luận cộng sản chủ nghĩa. Ưu thế của hình thức kinh tế này được dẫn ra như đó là nền tảng để đảm bảo thắng lợi trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và bất cứ một quốc gia nào sau này theo chủ nghĩa xã hội thì cũng đều đi theo mô hình kinh tế này. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này không giải quyết được vấn đề lao động của người công nhân bị tha hóa mà nhà nước đã thay thế vai trò của nhà tư bản do đó người công nhân lẫn toàn thể xã hội chưa được giải phóng khỏi "chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy" như Marx mong muốn. Mô hình kinh tế Stalinist thực chất là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mà theo quan điểm của Lenin "Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá", trong đó nhà nước là nhà tư bản duy nhất sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội. Lenin cho rằng "Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói chủ nghĩa xã hội được". Mục tiêu của Stalin khi tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô, xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn khác với mục tiêu của Marx là giải quyết các vấn đề của thị trường để xây dựng một xã hội nhân văn, hợp lý và tự do hơn.
Nhà nghiên cứu Howard K. Smith cho biết:
"Stalin đã làm được nhiều việc để thay đổi thế giới trong nửa đầu của thế kỷ này hơn bất kỳ người nào khác, những người sống cùng thời đó. Ông đã tạo cho nước Nga một quyền lực to lớn, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới... Ông đã làm thay đổi toàn bộ thái độ của phương Tây đối với người lao động". Năm 1928, Liên Xô là một quốc gia gồm phần lớn là nông dân lạc hậu, bao quanh bởi một thế giới toàn những kẻ thù. Khi Stalin qua đời, ông để lại đất nước có sức mạnh công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã chuyển đổi sự nghèo đói thành những xã hội hiện đại, trong đó tất cả mọi người đều có đủ thức ăn, quần áo, và nhà ở; nơi người cao tuổi có lương hưu an toàn; và nơi mà tất cả trẻ em (và nhiều người lớn) được đi học và không ai bị từ chối chăm sóc y tế. Howard K. Smith lưu ý rằng: Tất cả các ý tưởng điều tiết nền kinh tế của chính phủ các nước phương Tây, từ "New Deal" ở Mỹ cho tới "nhà nước phúc lợi" ở Anh, đều được phát triển trong cuộc cạnh tranh với các Kế hoạch 5 năm của Stalin.
Sự lớn mạnh của Liên Xô đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nước phương Tây. Do sức hút từ mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô, trong nội bộ các nước phương Tây nổ ra nhiều phong trào đòi quyền lợi cho người lao động, đòi tăng lương và giảm giờ làm, chống sa thải tùy tiện... Các đảng phái cánh tả tại phương Tây nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng nhờ những cương lĩnh cải cách xã hội theo hướng tăng phúc lợi xã hội, giảm bất công và bất bình đẳng, mở rộng dân chủ. Để thu hút cử tri, các đảng phái cánh hữu cũng phải đưa những chính sách tương tự vào chương trình hành động của mình. Điều này dẫn đến việc chính phủ các nước phương Tây dù do cánh hữu hay cánh tả lãnh đạo cũng phải đề ra những biện pháp cải tổ kinh tế, tăng ngân sách an sinh xã hội cho y tế, giáo dục, tăng quyền lợi cho người lao động... để làm dịu đi những mâu thuẫn nội bộ. Trong thập niên 1970, ở một số nước phương Tây như Đức, Thụy Điển, Phần Lan... đã hình thành những kiểu Nhà nước xã hội với mô hình kinh tế thị trường xã hội, các nước này vẫn áp dụng kinh tế thị trường nhưng Nhà nước đề ra các chính sách an sinh xã hội rộng khắp để làm giảm đi những khiếm khuyết và bất công của chủ nghĩa tư bản đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của mô hình xã hội chủ nghĩa do Liên Xô tạo ra. Có thể nói rằng: trong cuộc chạy đua với Liên Xô, nhiều nước phương Tây cũng phải tự biến đổi mình, giảm bớt sự bất công xã hội và người lao động đã có quyền lợi tốt hơn so với trước. Đó là sự đóng góp về tiến bộ xã hội mà Liên Xô đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra cho nhân loại.
Ngoài ra Stalin còn có các tác phẩm về đề tài quân sự và được những người cộng sản quy cho là nhà tư tưởng quân sự lớn đã tổng kết và đưa ra học thuyết quân sự của chủ nghĩa xã hội. Stalin cho rằng quy luật và nghệ thuật chiến tranh của giai cấp vô sản phải khác xa so với quy luật và nghệ thuật quân sự tư sản. Trong các tác phẩm này (thường viết trước Chiến tranh thế giới thứ hai) Stalin lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang về sự lãnh đạo chính trị trong các lực lượng vũ trang, trong đó xác định quân đội là quân đội của đảng, chịu sự quản lý trực tiếp từ đảng. Stalin lý luận về mối quan hệ của tiến công và phòng ngự, cho rằng học thuyết quân sự của giai cấp vô sản phải là tiến công không ngừng, phòng ngự là tạm thời, tiến công là chủ yếu, khẳng định tính tất thắng của giai cấp vô sản một khi có chiến tranh. Bàn về mối quan hệ chiến lược - chiến thuật. Ngoài ra còn bàn về một số vấn đề nghệ thuật chiến tranh như nghệ thuật giành quyền làm chủ trên không, cách sử dụng pháo binh tập trung trên chiến trường... Thực tế thất bại to lớn trong thời gian đầu của "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" cho thấy có những sai lầm trong luận điểm quân sự của Stalin, nhưng nhiều luận điểm khác của Stalin như việc Nhà nước phải huy động tổng lực nền kinh tế chỉ huy cho các nỗ lực sản xuất vũ khí, coi trọng sự phát triển của vũ khí cơ giới... đã được thực tiễn chứng minh là đúng.
Có thể nói chủ nghĩa Stalin đóng một vai trò rất quan trọng trong lý luận cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội do Stalin xây dựng là mô hình tiêu biểu cho thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia khác nhau. Liên Xô sau này tuy chống tệ sùng bái cá nhân Stalin nhưng vẫn tiếp tục phát triển theo mô hình kinh tế do Stalin đề ra cho đến khi tan rã và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Thành công của Liên Xô thời Stalin đã thúc đẩy nhiều quốc gia trên thế giới chọn mô hình kinh tế xã hội Stalinist hoặc chịu ảnh hưởng của mô hình này. Việc xây dựng các kế hoạch kinh tế ngắn hạn, tập trung các nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác (kinh tế tập thể)... đã được nhiều nước theo các chế độ chính trị khác nhau học hỏi trong đó có cả những chính phủ chống Cộng nhất như Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Đài Loan... Một số nước Đông Bắc Á đã sử dụng một biến thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triển quốc gia trong đó nhà nước hỗ trợ cho các công ty lớn phát triển, ngược lại các công ty này phải ủng hộ nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị do nhà nước đề ra; thậm chí nhà nước còn thành lập các công ty lớn để phát triển một số ngành công nghiệp mà nhà nước muốn ưu tiên. Sự phát triển của các nước Đông Bắc Á có vai trò nổi bật của nhà nước trong đó nhà nước là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp và định hướng cho nền kinh tế. Các nước này đã đi ngược lại với ý thức hệ về thị trường tự do không cần sự can thiệp của nhà nước của phương Tây và họ đã công nghiệp hóa nhanh chóng. Các kế hoạch kinh tế giúp các nước kém phát triển định hướng cho nền kinh tế, tạo ra một tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho những mục tiêu cụ thể, hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng phát triển. Ví dụ, một số nhà phân tích cho rằng Park Chung Hee (tổng thống có công đưa Hàn Quốc từ một nước nghèo trở thành một nước phát triển) có những chính sách rất giống với Stalin, như việc kế hoạch hóa nền kinh tế, thanh lọc mạnh tay tham nhũng, hạn chế chi tiêu để tiết kiệm vốn cho việc xây dựng các nhà máy quy mô lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, cơ khí, hóa chất, đóng tàu... phát triển; cùng với việc xây dựng các hợp tác xã tại nông thôn để thực hiện những chính sách phát triển nông thôn và loại trừ ảnh hưởng của phe đối lập cũng như tạo ra lực lượng quần chúng ủng hộ Park.
Chủ nghĩa Mao
Chủ nghĩa Mao (Maoism) là một thuật ngữ chỉ các học thuyết về chủ nghĩa cộng sản do chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đưa ra. Tại Trung Quốc thì được gọi là "Tư tưởng Mao Trạch Đông" và trong thập niên 1960 tư tưởng Mao Trạch Đông được in thành các sổ tay bìa đỏ để trang bị về tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Hoa đại lục. Tại các nước cộng sản Đông Âu các năm 1960 - 1980 thì thuật ngữ chủ nghĩa Mao được xem như một biến thái tiêu cực "tả khuynh" xa rời chủ nghĩa Marx-Lenin, còn tại một số nước cộng sản châu Á, thuật ngữ này được đánh giá tích cực như sáng tạo của chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện châu Á.
Điều khác nhau lớn nhất của chủ nghĩa Mao so với các học thuyết của Marx, Lenin và Stalin là ở quan niệm về động lực chính của cách mạng. Marx, Lenin, Stalin đều coi động lực của cách mạng là "giai cấp công nhân" và coi nhẹ giai cấp nông dân, coi nông dân là lạc hậu không có tính cách mạng tiên phong. Lenin, Stalin chỉ coi nông dân như một đồng minh cần tranh thủ mà thôi, họ coi thành thị là đấu trường cách mạng chính. Mao Trạch Đông xuất phát từ điều kiện của Trung Quốc là nước nông nghiệp, giai cấp công nhân và tư sản còn rất nhỏ bé, mâu thuẫn xã hội lớn nhất là mâu thuẫn nông dân - địa chủ nên tuy vẫn coi giai cấp công nhân là tiền phong cách mạng nhưng đã coi lực lượng cách mạng chủ lực là giai cấp nông dân và nông thôn là căn cứ địa của cách mạng, và coi học thuyết của mình là học thuyết của chủ nghĩa cộng sản cho các nước chưa phát triển thành tư bản.
Chủ nghĩa Mao được truyền bá sang nhiều nước trên thế giới, và đến lượt chủ nghĩa Mao cũng trở nên biến dị tại mỗi địa phương. Tại Campuchia, chủ nghĩa Mao pha trộn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan để trở thành hệ tư tưởng của Khmer Đỏ, với các chính sách cực đoan đã gây ra cái chết của khoảng 2 triệu người. Khmer Đỏ trở thành một hiện tượng lịch sử kỳ dị, vượt quá khả năng nhận thức thông thường của con người. Tuy về danh nghĩa là một phong trào đi theo chủ nghĩa cộng sản (cụ thể là chủ nghĩa Mao), song về bản chất, Khmer Đỏ đi ngược lại với chủ nghĩa cộng sản ở phương châm hành động của nó: Khmer Đỏ ủng hộ chủ nghĩa Sô vanh và có tư tưởng bài ngoại rất cực đoan, thể hiện qua việc Khmer Đỏ liên tục gây chiến với Việt Nam (một nước cũng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản). Tới năm 1981, Khmer Đỏ chính thức tuyên bố rằng phong trào này không còn đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Cùng với sự khác nhau này kéo theo sự khác nhau về "phương pháp tiến hành cách mạng". Lenin và Stalin quan niệm về cuộc cách mạng vô sản có tính đồng loạt tại thành thị như một cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản. Nhưng khi đó, Trung Quốc vẫn chủ yếu là nông thôn, và Mao Trạch Đông cho rằng cách mạng phải được tiến hành theo phương thức một cuộc chiến tranh du kích kéo dài, lấy nông thôn làm căn cứ địa lan dần dần và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hai câu nói của Mao Trạch Đông về vấn đề này rất nổi tiếng là "Súng đẻ ra chính quyền" và "Nông thôn bao vây thành thị" và Mao Trạch Đông thực sự đã có rất nhiều đóng góp trong lý luận quân sự về chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân nhất là trong tác phẩm "Du kích chiến". Trong đó xem xét đồng loạt các khía cạnh quân sự, chính trị, tâm lý và các biện pháp xây dựng căn cứ địa, tiến hành chiến tranh nhân dân ở nông thôn.
Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân, giải tán các đảng phái chính trị cánh hữu, các hội kín, triệt hạ các băng đảng tội phạm... Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc trên đà suy tàn cuối thế kỷ XIX và đã chứng kiến nạn quân phiệt cát cứ cuối thời nhà Thanh, Mao Trạch Đông chịu ảnh hưởng lớn từ các bài học trị quốc trong lịch sử Trung Quốc, đây là điểm khác biệt nhất của ông với các nhà tư tưởng khác của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử Trung Quốc có đặc trưng là lãnh thổ rộng lớn và đông dân nhất thế giới, đa sắc tộc và có lịch sử nhiều lần xảy ra nội chiến, ly khai, cát cứ nên các nhà lãnh đạo cần phải có chính sách tập quyền cao độ, và chịu ảnh hưởng từ lịch sử đó, Mao Trạch Đông tin rằng cần phải mạnh tay trấn áp mọi lực lượng chống đối thì mới có thể giữ ổn định được đất nước. Trong công cuộc cải biến xã hội của Mao có hàng chục vạn địa chủ, doanh nhân, trí thức bị bắt hoặc xử tử vì bị kết tội hữu khuynh, phá hoại, phản cách mạng, tay sai của chủ nghĩa đế quốc, Hán gian...
Trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội, cũng giống như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao cũng theo phương châm tập trung hoá cao độ theo nền kinh tế kế hoạch hoá vĩ mô. Quản lý nhà nước cũng bằng hệ thống nhà nước - đảng với sự sùng bái cá nhân cao độ. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1953-1957), Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất… Với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, 246 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc được xây dựng. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%. Đến năm 1957, sản lượng công nghiệp đã tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952. Thành công của Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 khiến Mao Trạch Đông trở nên lạc quan quá mức. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá. Đây là kế hoạch với mục tiêu nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai và lũ lụt, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.
Chủ nghĩa Mao cho rằng để xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì cần có con người cộng sản, cần đấu tranh liên tục để chống lại những tàn dư tập quán, tư tưởng, văn hóa, phong tục, thói hư tật xấu của xã hội cũ. Mao muốn làm một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tư tưởng và bản chất của con người lẫn mối quan hệ giữa người và người. Để làm việc đó cần loại bỏ hết tàn dư văn hóa, tư tưởng, tập quán, lối sống phong kiến, tư sản, phản động. Đồng thời Mao cũng muốn xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng hơn theo cách hiểu của ông. Biện pháp thực hiện là tiến hành "cách mạng văn hoá". Sự suy đồi đạo đức xã hội, những tệ nạn xã hội và sự hủ bại của bộ máy nhà nước Trung Quốc, một yếu tố khiến Tưởng Giới Thạch thất bại, trước khi người cộng sản nắm quyền là một thực tế góp phần thúc đẩy Mao làm cuộc cách mạng văn hóa. Mao đã áp dụng những biện pháp để thực hiện điều này như bãi bỏ hệ thống quân hàm trong quân đội, khuyến khích dân chúng đả kích giới lãnh đạo nhà nước, thực hiện phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc... Tuy nhiên, với mặt bằng dân trí thấp khi đó, những biện pháp này trở nên cực đoan hóa khi được thực hiện bởi những cán bộ và công chúng quá khích, thiếu trình độ, thiếu kinh nghiệm, khiến xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực trong một thập kỷ. Cách mạng văn hóa có thể hiểu là một thử nghiệm của Mao nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, dân chủ và bình đẳng hơn cùng một bộ máy cầm quyền trong sạch và hiệu quả hơn, nhưng cách thực thi vụng về của cán bộ cấp dưới và người dân đã khiến nó thất bại. Cách mạng văn hóa đã bị các phe phái, cá nhân trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả những người dân quá khích lợi dụng để quy chụp, kết án, thanh trừng lẫn nhau, trong khi những người phản đối Mao thì cho rằng đây là thủ đoạn chính trị để ông loại bỏ các đối thủ sau khi bị mất uy tín do những sai lầm trước đó. Nhiều lãnh đạo cấp cao trong Đảng, nhà nước, quân đội phản đối Mao như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình... lần lượt bị Hồng vệ binh (một lực lượng gồm toàn các thanh niên trẻ quá khích ở các địa phương) kết tội là chạy theo chủ nghĩa tư bản, phản bội đất nước và bị bắt giam. Nhiều cá nhân, tổ chức trong bộ máy Đảng và nhà nước Trung Quốc cũng bị Hồng vệ binh tấn công, phần lớn trong số họ là cán bộ cấp thấp và chẳng quen biết gì Mao. Cũng giống như Đại thanh trừng của Stalin, cách mạng văn hóa đã trở nên mất kiểm soát khi được tiến hành ở các địa phương, Hồng vệ binh kéo nhau đi tiêu diệt những điều mà họ cho là xấu xa, là đi ngược với nền văn hóa mới, dù chẳng có chứng cứ cụ thể nào. Theo một số liệu thống kê, cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người. Tháng 12 năm 1968, để dập tắt sự quá khích của Hồng vệ binh, Mao Trạch Đông đã phải ra lệnh cho hàng trăm ngàn thanh niên (nòng cốt của Hồng vệ binh) về nông thôn để trải nghiệm cuộc sống và lao động nông thôn, thực chất là tước bỏ khả năng gây loạn của họ, Hồng vệ binh tan rã từ đây. Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ do phải chịu một hình thức đối xử thô bạo nào đó trong thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong sự thất bại này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém còn công chúng dễ bị kích động khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông." Nếu không đặt cuộc cách mạng văn hóa trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc khi đó thì không thể hiểu được động cơ đã thúc đẩy Mao làm cách mạng văn hóa và những hậu quả cả tốt lẫn xấu mà nó mang đến (trong cùng thập kỷ đó, Hàn Quốc cũng đề ra Phong trào Nông thôn Mới có mục đích tương tự, và cũng dẫn đến nhiều hậu quả cả tốt lẫn xấu bởi những lý do tương tự).
Điều dễ nhận thấy của chủ nghĩa Mao là lý luận và thực hành của họ trong việc "phát động quần chúng". Phát động quần chúng của chủ nghĩa Mao là kết hợp của rất nhiều yếu tố chính trị, xã hội, tổ chức và đặc biệt là yếu tố mê hoặc tâm lý của quần chúng. Trong thực tế thì chủ tịch Mao rất giỏi trong việc mê hoặc và phát động quần chúng. Ông có thể phát động quần chúng thực hiện những việc tưởng như không thể tưởng tượng nổi từ phong trào tiêu diệt chim sẻ, các phong trào "Đại nhảy vọt", "ba ngọn cờ hồng" cho đến việc phát động quần chúng dùng Hồng vệ binh gây bạo loạn trong "đại cách mạng văn hóa vô sản" để tạo sự lãnh đạo tuyệt đối của mình. Chủ nghĩa Mao luôn coi chính trị là có vai trò tối thượng trong đời sống xã hội. Mao Trạch Đông nói "Chính trị là thống soái" khi có đối thủ chính trị cần phê phán thì không những phải loại bỏ quyền lực chính trị của đối phương mà còn phải tiêu diệt "tư tưởng" chính trị của đối phương bằng cách kiểm điểm, đấu tố, dùng áp lực quần chúng đập tan ý chí của địch thủ, đó là biện pháp tâm lý mà chủ nghĩa Mao gọi là "cải tạo tư tưởng".
Tâm lý xã hội của chủ nghĩa Mao mang nặng đặc điểm tâm lý của giai cấp tiểu nông ở một nước nghèo, coi chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là gắn liền với sự trong sạch coi thường vật chất, coi lối sống giản dị là tốt đẹp, là cách mạng. Đề cao tính đóng kín, chủ trương "tự lực cánh sinh" mọi yếu tố tiện nghi, xa hoa và nhất là từ nước ngoài đều bị đánh giá là "biểu hiện tư sản" phải đả phá. Chủ nghĩa Mao coi cách mạng chỉ đơn giản là hoán đổi vị trí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, của những người cai trị và quần chúng bị trị. Chủ nghĩa Mao cũng gán ghép những quan điểm bất đồng với Mao Trạch Đông trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong phong trào cộng sản thế giới là "tư sản", "hữu khuynh" từ đó dùng các biện pháp hành chính, tuyên truyền thậm chí là bạo lực để đả kích, loại trừ. Chủ nghĩa Mao cho rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi mà đời sống nhân dân được cải thiện nhiều và có các tiện nghi cao cấp là biểu hiện xa rời lý tưởng cộng sản, chạy theo "lối sống và đạo đức tư sản". Chủ nghĩa Mao coi mô hình của mình là thực sự cách mạng chân chính và là đầu tàu cách mạng cho thế giới thứ ba. Giai đoạn những năm 1960 - 1970 là cao trào của Trung Quốc cạnh tranh với Liên Xô trong việc lãnh đạo thế giới cộng sản và tranh luận về sự trong sạch của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mao đã làm cho Trung Quốc thành một xã hội đóng kín với bên ngoài đồng thời tạo ra những phong trào kinh tế, văn hóa và chính trị huy động toàn bộ xã hội nhưng lại dẫn đến những tổn thất to lớn cho Trung Quốc, nhưng chính vào những năm cuối đời chủ tịch Mao Trạch Đông đã tiến hành những hoạt động ngoại giao để bắt tay với Mỹ đưa Trung Quốc thoát dần khỏi sự đóng kín và cởi bỏ dần các đặc trưng xã hội của Chủ nghĩa Mao trong thập niên 1960. Dù mắc phải nhiều sai lầm nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp quốc phòng. Nền kinh tế Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các sản phẩm công nghiệp thông dụng, các loại vũ khí thông thường và đặc biệt chế tạo được bom nguyên tử. Cũng giống như Stalin, Mao đã tận dụng được tài nguyên thiên nhiên cũng như tiềm lực con người của Trung Quốc vào công cuộc hiện đại hóa quốc gia nhờ vào sự thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực cao độ tạo ra khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế, điều mà đối thủ của Mao là Tưởng Giới Thạch đã không làm được. Đây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của người kế thừa ông là Đặng Tiểu Bình.
Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu
Thuật ngữ Eurocommunism (chủ nghĩa cộng sản Tây Âu) là tên mà một số đảng cộng sản tại các nước tư bản phát triển tại châu Âu (dẫn đầu là Đảng Cộng sản Ý, Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Tây Ban Nha) tự gọi trào lưu của mình. Hiện nay hầu hết các đảng cộng sản tại các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước kinh tế tư bản phát triển đều theo trào lưu này. Trước đây, khi còn Liên Xô, thì Eurocommunism được các đảng cộng sản tại các quốc gia cộng sản Đông Âu coi là "chủ nghĩa xét lại", "hữu khuynh" và "chủ nghĩa cơ hội".
Đầu tiên các đảng cộng sản thuộc trào lưu Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu cũng theo chủ nghĩa Marxism-Leninism. Trước và đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển đổi lý luận của các đảng này để trở thành Eurocommunism bởi hai nguyên nhân chính:
Sau những biến cố của 2 cuộc thế chiến, chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã có những thay đổi lớn, không còn như thời đại của Marx và Lenin nữa, đã bắt đầu xuất hiện các cơ cấu mới trong xã hội để giải quyết các mâu thuẫn xã hội mà các bên có thể chấp nhận được.
Mức sống được nâng cao đã làm mất tính hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản và khát vọng đấu tranh đối với đa phần người lao động các nước tư bản phát triển.
Sự sụp đổ của các nhà nước cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu khiến chủ nghĩa cộng sản mất sức hấp dẫn.
Trên cơ sở đó đã xuất hiện lý thuyết Eurocommunism đầu tiên sơ khai từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai từ lãnh tụ Đảng Cộng sản Ý Palmiro Togliatti và sau đó lý thuyết này dần được chia sẻ bởi các đảng cộng sản Tây Âu khác cho đến năm 1977 đã khai sinh chính thức Eurocommunism trong tuyên bố chung của lãnh tụ ba đảng cộng sản Ý, Tây Ban Nha và Pháp về tiến đến mục tiêu cộng sản bằng hòa bình và tự do trong "dân chủ và đa nguyên".
Eurocommunism cho rằng: Tương lai của xã hội loài người vẫn là theo lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx đã miêu tả, nhưng con đường đấu tranh đạt đến lý tưởng không còn là bạo lực cách mạng như Marx và Lenin lý luận nữa mà bằng con đường đấu tranh hợp pháp, dân chủ của xã hội công dân và cuối cùng chủ nghĩa tư bản sẽ ngày càng bớt đối kháng (antagonism) để biến chuyển dần thành một chế độ nhân đạo mất dần tính chất "người bóc lột người".
Như vậy Eurocommunism đã phủ nhận sự biến đổi xã hội bằng "đột biến" cách mạng (revolution) mà chủ trương biến đổi bằng "tiến hoá" (evolution). Mục tiêu và phương pháp đấu tranh chủ yếu bây giờ của Eurocommunism cũng tiệm cận với mục tiêu và phương pháp của các đảng Dân chủ Xã hội và phong trào công đoàn cũng như các phong trào khác (ví dụ đảng Xanh) chủ yếu đấu tranh về mặt kinh tế để đòi tăng lương và tăng mức sống cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác; tăng cường đấu tranh chính trị - xã hội bằng biện pháp hòa bình để đem lại công bằng xã hội cho giai cấp công nhân; đấu tranh cho quyền tham chính của giai cấp công nhân...
Eurocommunism từ bỏ biện pháp đấu tranh bạo lực và kêu gọi không giải quyết bạo lực trong các mâu thuẫn chính trị - xã hội, họ ủng hộ bằng tinh thần và bằng biện pháp hòa bình các cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và bị áp bức, kêu gọi lập lại trật tự thế giới công bằng cho các dân tộc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Eurocommunism đi đầu trong phong trào đòi giải trừ quân bị vì nền hòa bình trên thế giới và kêu gọi cùng chung sống hòa bình giữa các chế độ chính trị đối lập.
Ngày nay tại châu Âu, lập trường của các đảng cộng sản trong Eurocommunism không khác biệt gì lắm so với các đảng cánh tả hoặc các phong trào dân chủ xã hội khác.
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo (Christian communism) là một dạng chủ nghĩa cộng sản tôn giáo dựa trên nền tảng Thiên chúa giáo. Quan điểm của chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo là những lời răn dạy của Chúa Giê-su buộc những người theo đạo Thiên chúa phải ủng hộ ý tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản là hệ thống xã hội lý tưởng. Mặc dù không có sự đồng thuận về thời điểm chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo ra đời, nhiều người cộng sản Thiên chúa tuyên bố rằng những bằng chứng từ Kinh thánh cho thấy những người Thiên chúa đầu tiên, gồm cả những người Apostle, thiết lập xã hội cộng sản nhỏ của riêng họ trong những năm theo sau cái chết và sự hồi sinh của Giê-su. Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa lập luận rằng nó (chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa) đã được giảng dạy bởi Giê-su và được thực hiện bởi chính những người Apostle. Một số nhà sử học xác nhận quan điểm này.
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa có thể được xem như là một dạng cực đoan của chủ nghĩa xã hội Thiên chúa. Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa có nhiều điểm giống và khác với chủ nghĩa Marx. Những người cộng sản Thiên chúa không đồng ý với quan điểm vô thần và bài tôn giáo, tuy nhiên đồng ý với một số khía cạnh hiện sinh và kinh tế của chủ nghĩa Marx, ví dụ như ý tưởng cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột tầng lớp lao động thông qua việc ăn cắp giá trị thặng dư, hay ý tưởng rằng lao động - trả lương là một công cụ để con người tạo ra quyền lực một cách thiếu công bằng và phi lý.
Các đảng cộng sản tiêu biểu
Đảng Cộng sản Liên bang Nga
Đảng Cộng sản Liên Xô (Shenin)
Đảng Cộng sản Belarus
Đảng của những người Cộng sản Belarus
Đảng Cộng sản Moldova
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Cuba
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Ấn Độ
Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist
Đảng Lao động Triều Tiên
Đảng Cộng sản Pháp
Đảng Cộng sản Ý
Liên minh 7 Đảng Cộng sản Nepal
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Đảng Cộng sản Hoa Kỳ
Đảng Cộng sản Nhật Bản
Đảng Cộng sản Đài Loan (2008)
Đảng Cộng sản Tây Ban Nha
Đảng Cộng sản Thụy Điển
Đảng Cộng sản Sri Lanka
Đảng Cộng sản Đức
Đảng Cộng sản Hy Lạp
Đảng Cộng sản Na Uy
Đảng Tiến bộ của nhân dân lao động Síp
Đảng Cộng sản Ukraina
Đảng Cộng sản Chile
Đảng Cộng sản Brasil
Đảng Cộng sản Peru-Tổ quốc đỏ
Đảng Cộng sản Liban
Đảng Cộng sản Venezuela
Đánh giá
Tích cực
Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những trào lưu tư tưởng quan trọng, đã có một vai trò rất to lớn trong tiến trình phát triển của tri thức nhân loại: vai trò của một cuộc thí nghiệm xã hội lớn lao. Sau cuộc thí nghiệm này nhân loại đã thu được các kinh nghiệm và tri thức cực kỳ to lớn; đã từ bỏ được sự "lãng mạn cách mạng" và có thêm kinh nghiệm xử lý các vấn đề lớn của xã hội. Các giai tầng xã hội đã không còn dễ bị kích động bởi các ý tưởng có tính cực đoan, xã hội hướng đến cách giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường phi bạo lực. Tuy các đảng cộng sản thất bại, tan rã nhưng những bài học xương máu của sự thất bại này đem lại cho nhân loại một cái nhìn sâu rộng hơn về các vấn đề kinh tế - xã hội.
Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh, học hỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, ổn định hơn và trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận. Từ chủ nghĩa tư bản với sự tự do bóc lột - "Người với người là chó sói" (Lenin) - và đầy rẫy bất công tạo ra mầm mống của bạo động và cách mạng, thế giới cũ đã tìm các cách thích nghi và triển khai một xã hội dân sự mà trong đó mọi cá nhân đều có thể phát triển hoặc có cơ hội phát triển ngang nhau; có thể phát huy được những năng khiếu, sở trường của mình. Các mâu thuẫn xã hội không hoàn toàn biến mất nhưng đã có những cơ chế đối thoại, thỏa hiệp để giải quyết trên cơ sở hợp lý cho các giai tầng xã hội. Đây là một đóng góp gián tiếp rất lớn của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã góp phần làm giảm nhẹ khá nhiều mặt trái của chủ nghĩa tư bản tuy nhiên còn nhiều mặt trái khác vẫn chưa giải quyết được như ô nhiễm môi trường, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa...
Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước xã hội chủ nghĩa điển hình đã triển khai một số các biện pháp kinh tế - chính trị - xã hội mà ngày nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới kể các các quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lâu đời như Mỹ và các nước Tây Âu. Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa kinh tế ở tầm vĩ mô, nhà nước tích cực can thiệp vào nền kinh tế và đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, tập trung nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn hoặc cung cấp các dịch vụ công mà tư nhân không đảm đương nổi hoặc không muốn tham gia do khó thu lợi nhuận, ban hành luật lao động để bảo vệ người lao động, thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, phổ cập giáo dục ở mức độ quốc gia, các kinh nghiệm về quốc hữu hóa, vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác... đó là những đóng góp của chủ nghĩa cộng sản mà các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã học hỏi rút kinh nghiệm và điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước.
Chủ nghĩa cộng sản đã giúp một số quốc gia lạc hậu hiện đại hóa nhanh chóng. Cách người ta thực hành chủ nghĩa cộng sản là kết quả của những điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán chính trị ở các quốc gia đó hơn là kết quả của lý thuyết cộng sản chủ nghĩa.
Một số đảng cộng sản đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập khỏi chủ nghĩa thực dân theo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin bằng đấu tranh vũ trang cách mạng (lý thuyết của Lenin bị một số nước phương Tây coi là ý đồ của Liên Xô hòng làm cách mạng vô sản thế giới). Thực tế là lý thuyết của Lenin đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, dù còn nhiều tranh cãi chủ nghĩa dân tộc là con đường để thực hiện chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa đại đồng) hay chủ nghĩa cộng sản là con đường để thực hiện chủ nghĩa dân tộc... Các quốc gia xã hội chủ nghĩa cũng góp phần làm cho chủ nghĩa thực dân cổ điển sụp đổ bằng cách viện trợ quân sự và kinh tế cho các phong trào giải phóng dân tộc và các quốc gia mới giành được độc lập.
Chủ nghĩa cộng sản có nỗ lực góp phần quan trọng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đưa đến sự sụp đổ của các nhà nước phát xít trước đây (sự ra đời của chủ nghĩa phát xít hiện gây nhiều tranh cãi, là sản phẩm lỗi của chủ nghĩa tư bản, hay sự tất yếu của chủ nghĩa đế quốc; và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của những người cộng sản có còn nhằm mục đích mở rộng chủ nghĩa cộng sản). Nhiều ý kiến ở phương Tây cho rằng chủ nghĩa phát xít xuất hiện là phản ứng đối phó trước sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, chuyên chính tư sản chống lại chuyên chính vô sản, hay là chủ nghĩa dân tộc cực đoan chống lại chủ nghĩa đại đồng xóa bỏ ranh giới quốc gia, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó không phải là chuyên chính tư sản vì bản thân trong các lý thuyết của chủ nghĩa phát-xít không hướng đến bảo vệ lợi ích tư sản và nó có khả năng lấy lòng kể cả những tầng lớp thấp nhất trong xã hội (như lý thuyết của đảng Quốc xã Đức xây dựng "chủ nghĩa xã hội" kiểu Đức).
Phong trào cộng sản gắn liền và hỗ trợ các phong trào xã hội khác phát triển như phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng của phụ nữ, chống phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình thế giới, chống phổ biến vũ khí hạt nhân...
Về cơ bản hầu hết các nhà lý luận đều đánh giá chủ nghĩa Marx có mục đích mang tính nhân đạo, hướng đến việc mang lại hạnh phúc và giải phóng con người. Nhiều nhà lý luận đánh giá cao Lenin có đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống phong kiến... Tác phẩm Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin phản đối chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, tuy nhiên khẳng định cách mạng dân tộc ở các thuộc địa chỉ thành công khi có sự thành công ở cách mạng chính quốc, và có thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa để tiến lên xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa khi có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến (gần giống luận điểm của Engels khi cho các nước lạc hậu có thể cải tạo các quan hệ sản xuất lạc hậu tồn tại để rút ngắn con đường lên xã hội chủ nghĩa với điều kiện chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công ở các nước phát triển) có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước, và mở đường cho nhiều đảng cộng sản hình thành ở phương Đông đấu tranh chống đế quốc phong kiến, nơi quan hệ sản xuất tư bản còn yếu.
Phê bình
Những quan điểm phê bình cho rằng xã hội cộng sản chỉ tồn tại trong giai đoạn nguyên thủy, và họ cho rằng phương pháp luận của Marx là sai, và rằng văn minh loài người không thể tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ là những người theo chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa chống Cộng, chủ nghĩa duy tâm... những người áp dụng các nền tảng lý luận khác trong việc luận giải các hiện tượng xã hội. Những người bảo thủ cho rằng lý tưởng xã hội cộng sản là trên tinh thần "duy lý", không có sơ sở. Những người theo chủ nghĩa cá nhân thì cho rằng lý tưởng cộng sản là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn.
Có quan điểm khác thì cho rằng bản chất của xã hội loài người hiện nay là không hoàn hảo, trình độ chung của văn minh nhân loại ở thế kỷ 20 chưa thể đạt đến xã hội cộng sản. Việc các chính trị gia ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cố gắng xây dựng xã hội hoàn hảo thật nhanh chóng bằng các biện pháp bạo lực, cưỡng ép đã gây ra những tổn thất cho xã hội. Họ cho rằng không cần phải cố gắng thực hiện cách mạng, xã hội loài người có thể tốt đẹp hơn, công bằng hơn thông qua một quá trình cải biến lâu dài, khi các lực lượng xã hội, các cá nhân tự điều chỉnh để tốt hơn.
Theo tác giả Courtois, người viết Sách đen của Chủ nghĩa Cộng sản, cho rằng các chế độ Cộng sản đã chịu trách nhiệm hoặc gây nên một số lượng người chết nhiều hơn bất kỳ lý tưởng hoặc phong trào chính trị nào khác. Tác giả cho rằng "các chế độ cộng sản đã...biến tội ác hàng loạt thành một hình thức chính thể" và ước tính khoảng 100 triệu người đã bị giết dưới các chế độ cộng sản, bao gồm các vụ hành quyết, cố ý hủy diệt dân số do nạn đói, và tử vong do từ trục xuất, giam thể xác, hoặc thông qua lao động cưỡng bức , cao hơn cả dưới chế độ Đức Quốc xã là 25 triệu người.. Nhà sử học gốc Do Thái Daniel Goldhagen thì cho rằng chế độ cộng sản thế kỷ 20 cũng giết hại nhiều người như bất cứ chế độ nào khác. Các học giả khác trong lĩnh vực nghiên cứu về cộng sản như Steven Rosefielde, Benjamin Valentino và R.J. Rummel cũng có những kết luận tương tự. Rosefielde cho rằng "trại tập trung đỏ" (Red Holocaust) đã gây ra cái chết cho nhiều người như Holocaust (cuộc tàn sát người Do Thái trên lãnh thổ phát xít Đức) và Tội ác chiến tranh Nhật Bản gây nên tại châu Á. Khi so sánh với chủ nghĩa tư bản, Rosefielde cũng cho rằng: "dù không thể phủ nhận rằng chế độ tư bản đã tàn sát hàng chục triệu người dân xứ thuộc địa trong thế kỷ 20 mà hầu hết là do bóc lột và nạn đói, cũng không thể bằng những vụ thanh trừng có chủ đích của chế độ cộng sản." Tuy nhiên, một số học giả khác cho rằng các tác giả này đã dùng những dữ liệu không đúng và ngụy tạo các con số để thể hiện thiên kiến chống Cộng của họ. Ví dụ như việc Courtois cố ý đếm cả số người chết do nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh và đổ lỗi cho chủ nghĩa cộng sản, nếu tính như vậy thì chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm cho vài triệu cái chết mỗi năm từ những nước nghèo đói trên thế giới trong thời điểm hiện tại. Theo giáo sư Noam Chomsky, nếu áp dụng cách tính của những học giả chống Cộng (tính cả nạn đói, bệnh tật, chiến tranh là "nạn nhân") thì riêng tại Ấn Độ đã có 100 triệu người chết bởi chủ nghĩa tư bản tính đến năm 1979, chưa tính đến nơi khác. Một nhóm tác giả khi sử dụng chính những cách tính của những học giả chống Cộng để viết Sách đen chủ nghĩa tư bản, họ kết luận rằng có ít nhất 100 triệu người đã chết do chủ nghĩa tư bản chỉ tính riêng trong thế kỷ 20, chưa tính số người chết trong các thế kỷ trước.
Nhiều nhà phê bình chống cộng cho rằng lý thuyết kinh tế cộng sản đã dự đoán sai rằng giai cấp tư sản sẽ tích lũy vốn và sự giàu có ngày càng tăng, trong khi các lớp thấp hơn phụ thuộc nhiều hơn vào các giai cấp thống trị để tồn tại, hầu hết bán sức lao động với mức tiền lương tối thiểu . Phe chống cộng sản chỉ ra sự gia tăng toàn diện trong tiêu chuẩn sống trung bình ở các nước công nghiệp hóa phương Tây và cho rằng cả người giàu và người nghèo đã liên tục sống tốt hơn. Những người chống cộng sản cho rằng các nước thế giới thứ ba đã thành công thoát khỏi đói nghèo trong những thập kỷ gần đây bởi vì họ áp dụng kinh tế tư bản chủ nghĩa, và trích dẫn nhiều ví dụ về các nước kém phát triển theo chế độ Cộng sản mà không đạt được phát triển và tăng trưởng kinh tế, và trong nhiều trường hợp đã dẫn dân tộc của mình vào tình trạng tệ hơn, ví dụ như chế độ Mengistu ở Ethiopia, Khmer Đỏ ở Campuchia, nhà nước Bắc Triều Tiên. Những người chống cộng sản còn chỉ ra sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa hai phe tư bản và cộng sản cuối thời kì Chiến tranh lạnh, được biểu hiện ở các quốc gia bị chia cắt trong giai đoạn này (chẳng hạn những nước cộng sản như Bắc Triều Tiên, Đông Đức đều kém phát triển hơn về nhiều mặt so với các nước tư bản chủ nghĩa (như Nam Triều Tiên, Tây Đức). Sự cách biệt rõ rệt về mặt kinh tế giữa 2 khối Tây Âu tư bản và khối Đông Âu cộng sản cũng phản ánh điều đó . Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng các dự đoán về việc người lao động phải bán sức lao động với mức tiền lương tối thiểu là vẫn đúng, chỉ khác là trong thời đại toàn cầu hóa, việc bóc lột người lao động ở trong nước được thay bằng việc bóc lột người lao động nước ngoài tại các nước nghèo (thể hiện qua việc các tập đoàn đa quốc gia đầu tư xây dựng nhà máy ở các nước nghèo, và trả lương cho nhân công địa phương rất rẻ mạt). Cũng theo những quan điểm ủng hộ cộng sản, sự tụt hậu của các nước cộng sản chủ nghĩa cuối thập niên 1980 là do các nước này không linh hoạt thay đổi mô hình kinh tế, trong thực tế những nước cộng sản chủ nghĩa thay đổi linh hoạt đã có thể tiếp tục tồn tại và phát triển nhanh hơn nhiều nước tư bản có cùng trình độ xuất phát điểm. Ví dụ như Liên Xô trong thập niên 1930 đã vượt qua Anh-Pháp-Đức và hoàn thành công nghiệp hóa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử, hoặc hiện nay thì Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ, Cuba đã vượt hơn phần lớn các nước Mỹ Latinh trong các chỉ số về giáo dục và y tế.
Những lời chỉ trích khác tập trung vào việc một số nhà nước cộng sản đã làm tổn hại nghiêm trọng hoặc phá hủy nhiều di sản văn hóa cũng như tôn giáo ở nhiều nơi. Trong trường hợp của Liên Xô, những lời chỉ trích này thường đề cập đến việc đối xử ưu đãi quá mức đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Đã từng có một thời Thuyết tương đối của Einstein bị xem là "Học thuyết khoa học tư sản" ở Liên Xô. Những lời chỉ trích khác tập trung vào các thí nghiệm văn hoá quy mô lớn của các chế độ cộng sản nhất định, đã gây nên những tổn thất lớn. Tại Romania, trung tâm lịch sử-văn hóa của thủ đô Bucharest đã bị phá hủy và cả thành phố được thiết kế lại từ năm 1977 đến năm 1989. Tại Liên bang Xô viết, hàng trăm nhà thờ đã bị phá hủy hoặc chuyển đổi thành mục đích khác trong những năm 1920 và 1930. Văn hóa Trung Quốc, một nền văn hóa có truyền thống lịch sử 5000 năm, đã bị hủy hoại nghiêm trọng trong cuộc Cách mạng văn hóa mà những người cộng sản khởi xướng vào thập niên 1960 . Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản biện minh rằng các chính sách văn hóa đó tuy gây tổn thất về ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì nó đã có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các tiến bộ xã hội, loại bỏ các tàn dư hủ lậu của xã hội trung cổ một cách nhanh chóng. Ví dụ như Liên bang Xô viết đã thanh toán xong nạn mù chữ, chống phân biệt chủng tộc và thực hiện nam - nữ bình quyền từ thập niên 1930, trong khi nhiều nước tư bản phương Tây chỉ thực hiện xong việc này vào thập niên 1970. Hoặc Trung Quốc nhờ các chính sách văn hóa quyết liệt mà chỉ trong 20 năm đã loại bỏ được chế độ phân biệt đẳng cấp, phân biệt chủng tộc, nạn mù chữ, mê tín dị đoan và các hủ tục khác như bó chân phụ nữ, đa thê, tảo hôn... trong khi Ấn Độ có cùng xuất phát điểm nhưng trong suốt 70 năm vẫn chưa xóa bỏ được triệt để các tàn tích thời trung cổ này, chính những tàn tích này cũng như chế độ đẳng cấp đang kiềm hãm sự phát triển của Ấn Độ.
Có những nhà phê bình chống cộng cho rằng cho rằng các nhà nước cộng sản đã tỏ ra "đạo đức giả" khi lên án chủ nghĩa đế quốc Phương Tây bởi một số quốc gia cộng sản như Liên Xô hay Trung Quốc đã từng nhiều lần thực hiện can thiệp vào nội bộ nước khác, chẳng hạn như khi Liên Xô sáp nhập Baltic và tấn công Phần Lan trong thế chiến II, hoặc trấn áp cuộc nổi dậy ở Tiệp Khắc và Hungary cùng với một loạt các hành động can thiệp quân sự trong thời kì Chiến tranh Lạnh . Việc Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng hay những tranh chấp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây cũng được nhiều người coi là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc. Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng một số hành động dùng vũ lực nêu trên của các quốc gia cộng sản chỉ thể hiện những tranh chấp mang tính cục bộ, là mâu thuẫn lịch sử từ xa xưa giữa các dân tộc láng giềng, hoặc do tinh thần dân tộc chủ nghĩa chứ không liên quan đến chủ nghĩa cộng sản (việc các nước láng giềng xảy ra tranh chấp lãnh thổ, tấn công lẫn nhau là điều thường xuyên diễn ra trên thế giới dù họ thuộc bất kỳ thể chế chính trị nào, như tranh chấp Ấn Độ - Pakistan, Iran - Iraq, Israel - Palestine, Hàn Quốc - Nhật Bản...), nó khác hẳn với việc Đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ đem quân đi nửa vòng Trái Đất để xâm chiếm châu Á và châu Phi, can thiệp vào chính trị nội bộ quốc gia khác (những dân tộc vốn không có tranh chấp lãnh thổ với họ), và nó cũng không dẫn tới việc thiết lập thuộc địa như các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây đã làm vào thế kỷ 19.
Thư mục
Kornai, János, The Socialist System. The Political Economy of Communism. Princeton: Princeton University Press, and Oxford: Oxford University Press, 1992
Bản tiếng Việt: Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán, Nguyễn Quang A dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2002.
Tóm lược: Nguyễn Quang A, Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
Joseph E. Stiglitz, Whither Socialism?, Cambridge, Massachusetts, and London, England: The MIT Press
Xem thêm
Chủ nghĩa Marx
Chủ nghĩa duy vật
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
Tư bản (tác phẩm)
Karl Marx
Friedrich Engels
Vladimir Lenin
Chủ nghĩa xã hội
Thuyết domino
Dân chủ xã hội
Các vụ thảm sát dưới chế độ Cộng sản
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản
Tham khảo
Liên kết ngoài
Lê Hải 2008, Chủ nghĩa Mác đương đại, Talawas
Lý tưởng cộng sản sẽ thắp sáng thế kỷ XXI
Tư liệu: Nghị quyết 1481 của Hội đồng Châu Âu (toàn văn bằng Anh ngữ)
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_communist_ideologies
Cộng sản
Chủ nghĩa xã hội
Chính trị cực tả
Chủ nghĩa chống tư bản
Chủ nghĩa vô trị
Hệ tư tưởng chính trị
Học thuyết kinh tế
Bài cơ bản dài |
6938 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20V%C4%83n%20Th%E1%BB%8Bnh | Lê Văn Thịnh | Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛; 1038 – 1096) là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho Đại Việt (Việt Nam). Tuy nhiên đến năm 1096 thì ông bị đày rồi mất, sau khi xảy ra "Vụ án hồ Dâm Đàm" (1095).
Tiểu sử
Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, cha mẹ ông là người nhân từ, thường giúp đỡ tất cả những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vừa dạy học vừa bốc thuốc trong làng và ngay từ còn nhỏ, Lê Văn Thịnh đã được cha dạy dỗ cẩn thận. Theo thần tích địa phương, ông sinh năm Dần, nhưng có nơi chép là năm Mậu Dần (1038), có nơi chép là năm Canh Dần (1050).
Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, học đâu nhớ đấy và nhớ rất lâu. Ông rất chăm học, thường chong đèn đọc sách đến khuya, mẹ phải giục nhiều lần mới đi ngủ. Nhờ chuyên cần như thế nên năm mười ba tuổi, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng là người thông minh kinh sử, hiểu biết rộng. Mọi người trong vùng và bạn bè gọi ông là thần đồng. Năm Lê Văn Thịnh mười tám tuổi, cả cha lẫn mẹ ông đều qua đời. Ông dời đến sống ở trang Chi Nhị (nay là thôn Chi Nhị, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) và mở trường dạy học ở đây. Dân trong vùng biết tiếng ông nên cho con theo học rất đông.
Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu.
Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau trải thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ Binh vào năm Bính Thìn (1076).
Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng,
Khướt thất Quảng Nguyên kim.
Nghĩa là:
Vì tham voi Giao Chỉ,
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên.
Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long Đồ các Đãi chế, và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu (1085).
Cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095). Sau đó (1096), ông bị đày đi Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay).
Lê Văn Thịnh mất năm nào không rõ. Theo thông tin ở Đình Tổ (Thuận Thành), nơi thờ Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng làng, thì Lê Văn Thịnh mất ở đó trên đường mãn hạn tù về quê, cách quê hương Đông Cứu khoảng 20 km.
Vụ án hồ Dâm Đàm
Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần, kể lại vụ án như sau:
"Mùa đông, tháng 11, năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là Hồ Tây, Hà Nội). Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản".
Sau đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê kể lại vụ án như sau:
"Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua Lý Nhân Tông ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch.
So lại, nội dung vụ án khá giống nhau, tuy nhiên về sau rõ ràng có sự thêm thắt (rất hoang đường) khi cho rằng Lê Văn Thịnh đã "hóa hổ" để mưu sát.
Vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều. Có người nói vì ông bị nghi kỵ nên bị hạ bệ; có người nói ông là nạn nhân bởi "sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông) v.v... Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan.
Theo lưu truyền dân gian, khi sức lực tàn kiệt, Lê Văn Thịnh được ân xá, lần tìm về quê hương. Nhưng khi đến làng Điềng (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì yếu dần. Một nông dân thấy cụ già gầy yếu như hành khất liền biếu bát cháo hoa để cụ ăn. Bác nông dân hỏi: “Cụ có thèm ăn thứ gì nữa không ?”, ông trả lời muốn ăn một khúc cá. Bác nông dân lựa được con cá mè hoa đem nướng một khúc biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó. Dân làng Điềng khi biết đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh liền đưa cụ ra một gò nổi bên bờ sông Dâu. Xác cụ được mối đùn kín, dân làng thấy lạ liền chôn cất và lập đình thờ, tôn cụ làm Thành hoàng làng.
Tại quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh hiện nay có hai khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận Thành và Gia Bình), và khu lăng mộ của ông cũng đã được trùng tu nhiều lần. Ngày nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có con đường và bệnh viện cùng tên, tại nơi sinh của ông có trường THPT cùng tên.
Sách tham khảo
Khuyết danh, Đại Việt sử lược. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (Tập I và II). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
Xem thêm
Người bị kết án oan sai trong lịch sử
Chú thích
Liên kết ngoài
Hai thái sư Lê Văn Thịnh: một nghịch thần, một danh nhân (hay là nỗi oan khuất của Thái sư Lê Văn thịnh) L.T.L (122/04-99) Tạp chí Sông Hương 09:35 | 06/01/2010
Sinh thế kỷ 11
Năm mất thiếu
Người Bắc Ninh
Quan lại nhà Lý
Nhà ngoại giao Việt Nam thời Lý
Minh kinh bác học
Người bị thi hành án oan sai về tội giết người
Người bị kết tội mưu sát hoặc giết vua
Nghi án về tội giết người chưa có lời giải minh bạch trong lịch sử |
6948 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20An%20Th%E1%BA%A1ch | Vương An Thạch | Vương An Thạch (chữ Hán: 王安石 Wang Anshi; 18 tháng 12 năm 1021 – 21 tháng 5 năm 1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 Banshan Laoren), người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Tham gia chính sự lần thứ nhất
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051, ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu, tỉnh Giang Tô. Năm 1058 ông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông, trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông, nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông, sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.
Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng Nho học và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. Phật giáo lúc bấy giờ thiên về Thiền tông, có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc đời Tống.
Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông là xúi giục vua Tống xua quân xâm chiếm Đại Việt để lấy uy với nước Liêu và Tây Hạ (đang có xung đột với Tống ở phía Bắc). Rốt cục quân Tống không những không đánh thắng được Đại Việt, bị hao binh tổn tướng rất nhiều mà còn bị Đại Việt đem quân đánh phá 3 châu Khâm, Liêm, Ung.
Tham gia chính sự lần thứ hai
Năm 1068, Tống Thần Tông lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô Biện Kinh, phong làm Hàn lâm viện Học sĩ. Năm 1069 ông được thăng Tham tri chính sự. Năm 1070, Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra phép "... Bảo Giáp, Bảo Mã làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh" nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu – Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam (trong đó có Đại Việt). Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hóa và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ và độc quyền, ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.
Nội dung tân pháp
Vương An Thạch đặt ra 3 phép về việc tài chính và 2 phép về việc quân binh.
Tài chính:
Phép thanh miêu: khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi.
Phép miễn dịch: cho những người dân đinh mà ai không phải sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước lấy tiền ấy thuê người làm.
Phép thị dịch: đặt ra một sở buôn bán ở chốn kinh sư, để có những hàng hóa gì dân sự bán không được thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán. Những nhà buôn ai cần phải vay tiền thì cho vay, rồi cứ tính theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi.
Quân binh:
Phép bảo giáp: lấy dân làm lính. Chia ra 10 nhà làm một bảo, 500 nhà làm một đô bảo. Mỗi bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ.
Phép bảo mã: nhà nước giao ngựa cho các bảo phải nuôi, có con nào chết thì dân phải theo giá đã định mà bồi thường lại.
Tân pháp, hay còn gọi là biến pháp là những chủ trương cải cách đầy tiến bộ thông qua các đạo luật. Khi năm phép ấy thi hành ra thì sự chống đối của các tầng lớp quan lại lên cao. Họ cho là trái với chế độ và phong tục cũ từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế nhất là các quan lại theo cựu đảng như Tư Mã Quang, Tô Thức, Âu Dương Tu. Biến pháp Vương An Thạch được tiến hành một thời gian, và bị các thành phần khác ghen ghét, đấu tranh chống lại luật "thu thuế lúc lúa đang xanh" nên ông đã bị bãi chức lần thứ nhất. Giai đoạn từ 1070 đến 1075, ông mạnh tay thực hiện các biện pháp cải cách của mình.
Ông còn cho sửa đổi lại hệ thống thi cử quốc gia, làm cho nó ít lệ thuộc vào Tứ Thư, Ngũ Kinh mà dựa trên cơ sở những kiến thức có giá trị thực tiễn. Điều này cũng làm cho tầng lớp quý tộc và quan lại theo trường phái Khổng Tử khó chịu.
Khoảng tháng 6 năm 1074, thấy không làm được gì, ông xin từ chức. Nhưng tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Đến tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính. Lần này, thì lại có làn sóng chống "luật miễn dịch" của ông. Hàng nghìn người kéo đến trước cửa nhà ông để làm náo động. Sau này, ông cử người đi điều tra sự thật và phát hiện ra phái chống đối đã giở thủ đoạn làm cho việc thi hành bị sai với đường lối ban đầu nên đã giải thích cho dân hiểu rõ sự thật.
Giai đoạn từ năm 1073 đến năm 1077, ông cho tiến hành luật Thị dịch. Phái chống đối ngày càng hành động quyết liệt hơn. Ông bị chỉ trích với 7 tội lớn. Tằng Bố còn đâm ông bị thương. Thực tế, trong hai năm thi hành luật Thị dịch, cuộc sống ở kinh thành ổn định hơn. Vào năm 1076, Vương An Thạch lại được vua vời ra làm Tể tướng. Tháng 10 năm đó, vua lại phế chức ông, đồng thời ông cũng xin từ chức do vua không nghe theo các cải cách khác của ông.
Tống Thần Tông trở thành người chỉ đạo cải cách sau khi Vương An Thạch từ chức, nhưng sau này, do tổn thất quá nặng nề trong cuộc xâm lược của Tây Hạ, nhà vua không còn hứng thú gì đến việc cải cách. Năm 1085 Tống Thần Tông qua đời, Tống Triết Tông mới 10 tuổi lên ngôi vua, nhà vua bổ nhiệm Tư Mã Quang làm Tể tướng. Một năm sau khi Tư Mã Quang chấp chính, các biện pháp cải cách bị loại bỏ gần hết.
Tháng 10, năm Hi Ninh thứ 9 (1076) Vương An Thạch quay về Giang Ninh. Ông trồng cây, làm vườn và sinh sống ở đây hơn 10 năm.
Ông hưởng thọ 64 tuổi, ôm hận "Biến pháp cải cách" thất bại. Biến pháp của ông đả kích mạnh mẽ vào quyền lợi của các đại quan, địa chủ, thương nhân, quý tộc cung đình và hoàng thân quốc thích, hạn chế đặc quyền của chúng, đương đầu với các thế lực thủ cựu. Ông bị bốn phía chĩa mũi dùi tấn công khiến ông chán nản và đi dần đến thất bại.
Ông sống cuộc đời giản dị, không ham tiền tài danh vọng. Một danh nhân đương thời tặng ông biệt hiệu "Xem phú quý như phù vân, một vĩ nhân". Ông được người đời sau tôn là một trong "Đường Tống bát đại gia" (tám đại văn hào của đời Đường và đời Tống).
Văn chương
Ông là một trong bát đại gia về văn xuôi và thơ phú từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 ở Trung Quốc, gồm có: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng và ông.
Thơ
Bài thơ Tết Nguyên Đán của ông
đã được nhiều người dịch
Ngoài ra ông còn để lại nhiều bài khác như Minh phi khúc.
Giai thoại
Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý thú.
Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?
Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, sửa chữ tâm thành chữ âm, thành ra:
Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:
Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi
Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa
Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đường Tống bát đại gia
Nhân vật chính trị nhà Tống
Người Giang Tây
Nhà văn Trung Quốc thời Tống
Nhà thơ Trung Quốc thời Tống
Tể tướng Trung Quốc
Người cải cách Trung Quốc
Sinh năm 1021
Mất năm 1086
Người họ Vương tại Trung Quốc
Tiến sĩ nhà Tống
Công tước nhà Tống |
6949 | https://vi.wikipedia.org/wiki/FC%20Bayern%20M%C3%BCnchen | FC Bayern München | Fußball-Club Bayern München e. V. (FCB, ), còn được biết đến là FC Bayern (), Bayern Munich hoặc đơn giản là Bayern, là một câu lạc bộ thể thao có trụ sở tại München, Đức. Câu lạc bộ này được biết đến nhiều nhất bởi đội bóng đá chuyên nghiệp đang chơi ở Bundesliga, hạng đấu cao nhất của hệ thống giải đấu bóng đá Đức, và là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử bóng đá Đức, với 33 chức vô địch quốc gia và 20 cúp quốc gia, cùng với vô số danh hiệu châu Âu.
Câu lạc bộ được thành lập năm 1900 bởi 11 cầu thủ bóng đá, được dẫn dắt bởi Franz John. Mặc dù Bayern giành chức vô địch quốc gia đầu tiên vào năm 1932, đội bóng không được lựa chọn để chơi ở Bundesliga khi giải được thành lập vào năm 1963. Câu lạc bộ trải qua quãng thời gian thành công nhất vào khoảng giữa những năm 1970, dưới sự chỉ huy của Franz Beckenbauer, đội bóng đã vô địch Cúp C1 châu Âu 3 lần liên tiếp (1974-1976). Tổng thể, Bayern đã 11 lần tiến vào các trận chung kết Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, gần đây nhất là vô địch lần thứ 6 vào năm 2020 và là một phần của cú ăn ba lục địa, qua đó trở thành câu lạc bộ châu Âu thứ hai đạt được cú ăn ba hai lần. Bayern cũng đã giành được 1 Cúp C2 châu Âu, 1 Cúp UEFA, 2 Siêu cúp bóng đá châu Âu, 2 FIFA Club World Cup và 2 Cúp bóng đá liên lục địa, trở thành một trong những câu lạc bộ châu Âu thành công nhất trên bình diện quốc tế và là câu lạc bộ Đức duy nhất vô địch cả hai giải đấu quốc tế. Với chức vô địch FIFA Club World Cup 2020, Bayern München trở thành câu lạc bộ thứ hai giành được cú ăn sáu.
Kể từ đầu mùa giải 2005-06, Bayern chơi các trận đấu sân nhà của họ tại Allianz Arena. Trước đây đội bóng đã chơi tại Sân vận động Olympic ở München trong 33 năm. Màu áo của đội bóng là màu đỏ và trắng, và trên biểu trưng của đội có màu trắng và xanh lam của cờ bang Bavaria. Về mặt doanh thu, Bayern München là câu lạc bộ thể thao lớn nhất ở Đức và là câu lạc bộ bóng đá có doanh thu lớn thứ tư trên thế giới, tạo ra 629,2 triệu € trong năm 2019. Vào tháng 11 năm 2019, Bayern có 293.000 thành viên chính thức và có 4.499 hội cổ động viên câu lạc bộ được đăng ký chính thức với hơn 358.151 thành viên. Câu lạc bộ có các đội thể thao khác như cờ vua, bóng ném, bóng rổ, thể dục dụng cụ, bowling, bóng bàn và đội bóng đá huyền thoại với hơn 1.100 thành viên hoạt động. Tính đến tháng 5 năm 2021, Bayern đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng hệ số câu lạc bộ UEFA.
Lịch sử
Những năm đầu (1900–1965)
FC Bayern München được thành lập bởi một số thành viên thuộc một câu lạc bộ thể dục ở München (MTV 1879). Khi đại hội của MTV 1879 được họp ngày 27 tháng 2 năm 1900 ra quyết định không cho các cầu thủ bóng đá của câu lạc bộ được tham dự vào Liên đoàn bóng đá Đức, 11 người của câu lạc bộ rời đại hội và cũng trong buổi tối đó họ thành lập nên câu lạc bộ Fußball-Club Bayern München. Chỉ trong vòng một vài tháng sau đó, Bayern có những trận thắng đậm trước các đối thủ cùng khu vực và vào tới trận bán kết Giải vô địch bóng đá Nam Đức 1900-01. Trong những năm sau đó, đội bóng vô địch một số danh hiệu trong khu vực và vào mùa giải 1910-11 Bayern gia nhập "Kreisliga", giải vô địch đầu tiên của bang Bavaria. Đội vô địch giải này ngay năm đầu tiên, nhưng đây cũng là chức vô địch cuối cùng của đội cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, và làm ngưng trệ mọi hoạt động thi đấu bóng đá ở Đức.
Trong những năm đầu sau chiến tranh, Bayern vô địch nhiều giải đấu ở khu vực, trước khi giành danh hiệu vô địch Nam Đức lần đầu tiên năm 1926, điều mà đội lặp lại được một lần nữa 2 năm sau đó. Chức vô địch quốc gia lần đầu tiên mà đội có được là vào năm 1932, khi huấn luyện viên Richard Kohn dẫn dắt đội bóng giành ngôi quán quân sau khi đánh bại Eintracht Frankfurt với tỉ số 2-0 ở trận chung kết.
Việc Adolf Hitler lên cầm quyền đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Bayern. Chủ tịch và huấn luyện viên của đội, vốn đều là người Do Thái, đều rời Đức. Nhiều cầu thủ khác trong đội cũng ra đi. Bayern từng bị chế nhạo là "đội bóng Do Thái" và là một đội bóng bán chuyên nghiệp Bayern cũng ảnh hưởng bởi luật mới chỉ cho phép cầu thủ bóng đá phải hoàn toàn nghiệp dư mới được ra sân. Trong những năm đó, Bayern không thể giành thêm chức vô địch quốc gia nào, thay vào đó họ chỉ đứng ở vị trí giữa bảng xếp hạng trong khu vực.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bayern trở thành thành viên của Oberliga Süd, giải đấu phía Nam của giải hạng nhất Đức, vốn được chia ra làm năm giải khác nhau vào lúc đó. Đội đã thay và sa thải 13 huấn luyện viên từ năm 1945 tới 1963. Vào năm 1955 họ bị xuống hạng, nhưng trở lại Oberliga ngay mùa giải sau đó và lần đầu tiên vô địch cúp quốc gia, đánh bại Fortuna Düsseldorf với tỉ số 1-0 ở trận chung kết năm 1957. Câu lạc bộ cũng phải đấu tranh về vấn đề tài chính, đứng bên bờ vực thẳm của việc phá sản vào cuối những năm 1950. Nhà sản xuất Roland Endler đã cung cấp số tiền cần thiết và cứu đội bóng. Vào năm 1963, các giải Oberliga được hợp thành một giải vô địch quốc gia duy nhất, giải Bundesliga. Năm đội bóng từ Oberliga phía Nam được chọn tham gia giải. Bayern về đích ở vị trí thứ 3 ở giải phía Nam năm đó, nhưng một đội bóng từ München khác, TSV 1860 München, vô địch giải đấu. Vì Liên đoàn bóng đá Đức không muốn có hai đội trong cùng thành phố cùng tham dự giải, Bayern không được chọn tham gia Bundesliga lần đầu tiên. Họ lên hạng hai năm sau đó, xây dựng đội bóng với những cầu thủ trẻ tài năng như Franz Beckenbauer, Gerd Müller và Sepp Maier - những người về sau được coi như những trụ cột của đội bóng.
Thời kỳ hoàng kim (1965–1979)
Trong lần đầu tiên được tham dự Bundesliga, Bayern về đích ở vị trí thứ 3 và cũng vô địch DFB-Pokal cùng năm đó. Điều này giúp họ được tham dự Cúp C2 vào năm sau, giải đấu mà họ đã vô địch một cách thuyết phục sau khi thắng Rangers F.C. của Scotland ở trận chung kết, khi Franz Roth ghi bàn thắng quyết định ấn định tỉ số 1-0 ở thời gian bù giờ. Vào mùa giải 1966-67, Bayern bảo vệ thành công chức vô địch cúp quốc gia, nhưng thành tích không cao khiến họ phải thay huấn luyện viên, Branko Zebec lên thay thế. Ông đã thay đổi lối tấn công của Bayern với lối đá kỷ luật, và điều này giúp họ vô địch Bundesliga lần đầu tiên và giành cú ăn đôi đi đầu tiên trong lịch sử Bundesliga. Điều đặc biệt là Zebec đã chỉ sử dụng 13 cầu thủ trong suốt mùa giải năm đó.
Huấn luyện viên Udo Lattek bắt đầu lên nắm quyền từ năm 1970. Ngay trong năm đầu tiên dẫn dắt đôi, ông đã cùng Bayern vô địch cúp quốc gia. Mùa giải 1971-72, câu lạc bộ đoạt danh hiệu vô địch quốc gia thứ 3 trong lịch sử của mình. Trận đấu quyết định gặp FC Schalke 04 ở giải năm đó là trận đấu đầu tiên trên sân Olympic, và cũng là trận đấu đầu tiên trong lịch sử được truyền trực tiếp ở Bundesliga. Bayern đánh bại Schalke 5-1 và giành danh hiệu, đồng thời cũng lập nên nhiều kỷ lục, bao gồm cả số điểm và số bàn thắng ghi được trong cùng một mùa giải. Bayern cũng vô địch hai mùa giải tiếp theo, nhưng đỉnh cao là chức vô địch cúp C1 châu Âu sau khi đánh bại Atlético Madrid tại vòng chung kết, Bayern thắng 4-0 sau trận đá lại. Trong những mùa giải sau đó đội bóng không có được nhiều thành công ở giải quốc nội, nhưng vẫn bảo vệ được chức vô địch châu Âu sau khi đánh bại Leeds United ở trận chung kết giải năm 1974-1975, khi Roth và Muller ghi bàn ở những phút cuối. Một năm sau ở Glasgow, Bayern trở thành đội bóng thứ 3 vô địch cúp này trong 3 năm liên tiếp khi đánh bại AS Saint-Étienne bởi một bàn thắng khác của Roth. Danh hiệu cuối cùng Bayern vô địch trong giai đoạn này là chiếc Cúp Liên lục địa năm 1976, sau khi đánh bại nhà vô địch Nam Mỹ năm đó là đội bóng Brasil, Cruzeiro. Thời gian còn lại của giai đoạn này Bayern không giành được danh hiệu nào. Vào năm 1977 Franz Beckenbauer chuyển tới New York Cosmos. Năm 1978 Franz Roth chuyển tới SV Casino Salzburg và vào năm 1979 Sepp Maier cùng Uli Hoeneß giải nghệ trong khi Gerd Müller gia nhập Fort Lauderdale Strikers.
Giai đoạn những năm 1970 cũng là thời kỳ Bundesliga diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 2 ông lớn của bóng đá Đức lúc bấy giờ là Bayern và Borussia Mönchengladbach. Hai đội đã có cú ăn ba liên tiếp tại các giải quốc nội với nhiều ngôi sao trong đội hình.
Từ FC Breitnigge đến FC Hollywood (1979–1998)
Thập niên 1980 là một giai đoạn với đầy những biến động ngoài sân cỏ của Bayern, với nhiều thay đổi về nhân sự và những vấn đề tài chính. Trên sân, Paul Breitner và Karl-Heinz Rummenigge, hợp lại là FC Breitnigge, đưa đội bóng tới chức vô địch Bundesliga 1980 và 1981. Họ còn vô địch DFB-Pokal vào năm 1982, 2 mùa giải sau đó là những mùa giải không thành công sau khi Breitner giải nghệ và huấn luyện viên Udo Lattek trở lại. Bayern vô địch cúp quốc gia năm 1984, sau đó vô địch giải vô địch quốc gia năm lần liên tiếp, bao gồm một cú ăn đôi năm 1986. Tuy nhiên, thành công trên cấp độ châu lục lại không đến với họ; Bayern không giành được bất cứ danh hiệu châu lục nào, chỉ có thể giành ngôi á quân tại cúp C1 châu Âu vào các năm 1982 và 1987.
Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên năm 1987, nhưng sau hai lần vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1989 và 1990, phong độ của Bayern sa sút. Sau khi về nhì ở mùa giải 1990-91, đội bóng về đích chỉ với 5 điểm nhiều hơn nhóm xuống hạng vào mùa giải 1991-92. Vào mùa giải 1992-93, Bayern München bị loại ngay ở vòng hai cúp UEFA trước đội bóng Anh Norwich City, đội bóng Anh duy nhất đánh bại họ ở sân vận động Olympic. Thành công trở lại sau khi Franz Beckenbauer trở lại là huấn luyện viên vào giai đoạn hai của mùa giải 1993-94, đội giành ngôi vô địch quốc gia sau 4 năm trắng tay. Beckenbauer sau đó được bổ nhiệm làm chủ tịch câu lạc bộ.
Các huấn luyện viên tiếp theo, Giovanni Trapattoni và Otto Rehhagel đều không mang lại danh hiệu gì cho đội bóng và thành tích của đội không giống như những gì được mong đợi. Trong quãng thời gian này cầu thủ Bayern thường xuất hiện ở các trang báo tạp chí về những chuyện ở ngoài đời tư hơn là những vấn đề liên quan đến sân cỏ, và họ được đặt tên là FC Hollywood. Franz Beckenbauer trở lại vào mùa giải 1995-96 với tư cách là huấn luyện viên tạm quyền và đưa đội bóng đến chức vô địch cúp UEFA vào mùa giải 1995-96, đánh bại Girondins de Bordeaux ở trận chung kết. Ở mùa giải 1996-97 Giovanni Trapattoni trở lại và giành chức vô địch quốc gia. Nhưng ở mùa giải sau đó họ lại để mất chức vô địch vào tay đội bóng mới lên hạng 1. FC Kaiserslautern, Trapattoni lần thứ hai rời đội bóng.
Tìm lại được thành công trên đấu trường quốc tế (1998–2007)
Từ năm 1998 đến năm 2004, Bayern được dẫn dắt bởi Ottmar Hitzfeld. Trong mùa giải đầu tiên của Hitzfeld, Bayern vô địch Bundesliga và chút nữa vô địch cúp C1, họ thua 2-1 vào những phút bù giờ trong trận chung kết gặp Manchester United sau khi bảo vệ kết quả 1-0 đến phút thứ 90+1. Mùa giải 1999-2000 đội tiếp tục thành công với hai chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Chức vô địch Bundesliga thứ 3 liên tiếp đến vào năm 2001, họ vô địch tại vòng đấu cuối cùng của mùa giải. Vài ngày sau, Bayern vô địch cúp C1 lần thứ 4 sau 25 năm, đánh bại Valencia CF trên chấm luân lưu. Mùa giải 2001-02 bắt đầu với danh hiệu vô địch Cúp Liên lục địa, nhưng kết thúc mùa giải với không một danh hiệu nào nữa. Một mùa giải sau, họ có cú đúp danh hiệu lần thứ 4, vô địch giải đấu với số điểm bỏ cách đội đứng thứ nhì kỷ lục. Triều đại của Hitzfeld kết thúc vào năm 2004, với phong độ đi xuống của Bayern, bao gồm một trận thua trước đội bóng chơi ở giải hạng hai Alemannia Aachen.
Felix Magath lên thay thế và đưa Bayern tới hai cú đúp danh hiệu liên tiếp. Trước mùa giải 2005-06, Bayern chuyển từ sân Olympic tới Allianz Arena, sân đấu mà câu lạc bộ chia sẻ với TSV 1860 München. Trên sân bóng mới này màn trình diễn của họ ở mùa giải 2006-07 trở nên thất thường. Thi đấu không tốt ở giải vô địch quốc gia và lại thua Alemannia Aachen ở cúp quốc gia, huấn luyện viên Magath bị sa thải một thời gian ngắn sau kỳ nghỉ đông.
Hitzfeld trở lại làm huấn luyện viên của Bayern Munich vào tháng 1 năm 2007, nhưng Bayern đã kết thúc mùa giải 2006-07 ở vị trí thứ tư, do đó không thể tham dự Champions League lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Tiếp đó là không lên ngôi vô địch tại DFB-Pokal và DFB-Ligapokal, câu lạc bộ kết thúc mùa giải không có danh hiệu nào.
Robbery – Robben và Ribery (2007–2019)
Vào mùa 2007-08, Bayern đã làm mới đội hình nhằm xây dựng lại đội bóng. Bayern đã mua tổng cộng 8 cầu thủ mới và bán, cho mượn 9 cầu thủ. Trong số các bản hợp đồng mới có các ngôi sao nổi bật từ World Cup 2006 như Franck Ribéry, Miroslav Klose và Luca Toni. Bayern tiếp tục vô địch Bundesliga một cách thuyết phục và DFB-Pokal trước Borussia Dortmund.
Sau mùa giải, thủ môn số 1 của Bayern Oliver Kahn đã rời câu lạc bộ mà không có thủ môn số 1 trong nhiều mùa. Huấn luyện viên của câu lạc bộ Ottmar Hitzfeld cũng từ nhiệm và Jürgen Klinsmann được chọn làm người kế nhiệm. Tuy nhiên, Klinsmann đã bị sa thải ngay trước khi kết thúc mùa giải đầu tiên của mình khi Bayern đang bám đuổi Wolfsburg tại Bundesliga, thua ở vòng tứ kết DFB-Pokal trước Bayer Leverkusen và bị FC Barcelona ghi tới 4 bàn ngay trong hiệp 1 lượt đi tứ kết UEFA Champions League. Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm thời và dẫn dắt câu lạc bộ về đích ở vị trí thứ hai tại Bundesliga.
Ở mùa giải 2009-10, Bayern đã ký hợp đồng với huấn luyện viên người Hà Lan Louis van Gaal và Arjen Robben, tiền đạo người Hà Lan gia nhập Bayern. Robben cùng với Ribéry định hình lối chơi tấn công của Bayern trong mười năm. Báo chí nhanh chóng đặt cho bộ đôi biệt danh "Robbery". Ngoài ra, David Alaba và Thomas Müller được lên đội một. Với Müller, van Gaal đã tuyên bố: "Với tôi, Müller luôn thi đấu" trở thành một cụm từ được nhắc đến nhiều trong nhiều năm qua. Bayern có mùa giải thành công nhất kể từ năm 2001, giành cú đúp danh hiệu quốc nội và chỉ thua trong trận chung kết Champions League trước Inter Milan 0-2. Mặc dù thành công trong mùa giải trước, Van Gaal đã bị sa thải vào tháng 4 năm 2011 khi Bayern bị loại ngay ở vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên của Champions League. Trợ lý huấn luyện viên của Van Gaal Andries Jonker lên tiếp quản đội bóng và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ ba.
Jupp Heynckes trở lại dẫn dắt Bayern trong mùa giải 2011-12. Mặc dù câu lạc bộ đã ký hợp đồng với Manuel Neuer để thay thế Kahn và Jérôme Boateng cho mùa giải, nhưng Bayern vẫn không có danh hiệu nào trong mùa giải thứ 2 liên tiếp, đứng nhì sau Borussia Dortmund ở giải đấu vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Bayern đã lọt vào trận chung kết Champions League ngay trên sân nhà Allianz Arena, nhưng họ đã thua Chelsea 3-4 trên chấm phạt đền sau khi hòa 1-1 cả trận.
Vào mùa giải 2012-13, Bayern đã ký hợp đồng với Javi Martínez. Sau khi Bayern kết thúc với vị trí á quân tại tất cả các danh hiệu trong mùa 2011-12, Bayern vô địch tất cả các danh hiệu vào năm 2012-13, lập nhiều kỷ lục Bundesliga và trở thành đội bóng Đức đầu tiên giành cú ăn ba. Bayern kết thúc Bundesliga với 91 điểm. Trong trận chung kết Champions League thứ 3 của Bayern trong vòng 4 năm, họ đã đánh bại Borussia Dortmund 2-1. Một tuần sau, họ hoàn thành cú ăn ba khi giành chiến thắng trong trận chung kết DFB-Pokal trước VfB Stuttgart. Vào tháng 1, Bayern thông báo rằng họ sẽ bổ nhiệm Pep Guardiola làm huấn luyện viên trưởng cho mùa giải 2013-14. Ban đầu câu lạc bộ trình bày điều này khi Heynckes hết hạn hợp đồng, nhưng Uli Hoeneß sau đó thừa nhận đó không phải là quyết định của Heynckes rời khỏi Bayern vào cuối mùa giải. Nó thực sự bị ép buộc bởi mong muốn của câu lạc bộ để bổ nhiệm Guardiola.
Bayern thực hiện mong muốn ký hợp đồng với Thiago Alcântara của Guardiola từ FC Barcelona, mùa giải đầu tiên của Guardiola khởi đầu tốt đẹp khi Bayern kéo dài chuỗi trận bất bại từ mùa giải trước lên 53 trận. Trận thua cuối cùng trước Augsburg diễn ra hai ngày sau khi Bayern giành được danh hiệu vô địch. Trong mùa giải, Bayern cũng giành được hai danh hiệu khác là FIFA Club World Cup và UEFA Super Cup, đây là danh hiệu lớn cuối cùng mà câu lạc bộ chưa giành được. Bayern cũng đã hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 10 của mình, nhưng thua trong trận bán kết Champions League trước Real Madrid. Ngoài sân cỏ, chủ tịch Uli Hoeneß đã bị kết án trốn thuế vào ngày 13 tháng 3 năm 2014 và nhận mực án 3,5 năm tù giam. Hoeneß từ chức vào ngày hôm sau, phó chủ tịch Karl Hopfner được bầu làm chủ tịch vào ngày 2 tháng 5.
Trước mùa giải 2014-15, Bayern đã đón Robert Lewandowski sau khi hợp đồng của anh kết thúc tại Borussia Dortmund và mượn Xabi Alonso từ Real Madrid. Bayern cũng để Toni Kroos đến Real. Biểu tượng của câu lạc bộ Bastian Schweinsteiger và Claudio Pizarro ra đi trước mùa giải 2015-16. Trong hai mùa giải này, Bayern đã bảo vệ thành công chức vô địch của họ, bao gồm một cú đúp danh hiệu khác vào năm 2015-16, nhưng không vượt qua được trận bán kết Champions League, điều này dẫn đến sự thất vọng ở câu lạc bộ vì sự kỳ vọng Guardiola sẽ dẫn dắt câu lạc bộ đến chức vô địch Champions League thứ 6 của họ. Mặc dù lãnh đạo của câu lạc bộ đã cố gắng thuyết phục Guardiola ở lại, ông đã quyết định không gia hạn hợp đồng.
Carlo Ancelotti trở thành người kế vị Guardiola. Hợp đồng quan trọng trong mùa giải 2016-17 là Mats Hummels từ Borussia Dortmund. Ngoài sân cỏ, Uli Hoeneß được ra tù sớm và tái đắc cử chức chủ tịch vào tháng 11 năm 2016. Dưới thời Ancelotti, Bayern giành chức vô địch quốc gia thứ 5 liên tiếp, nhưng không giành được cúp quốc gia hay Champions League. Vào tháng 7 năm 2017, Bayern cho biết 1860 Munich sẽ rời Allianz vĩnh viễn vì câu lạc bộ này đã xuống chơi tại hạng 4. Trước mùa giải 2017-18, Bayern đã có những thay đổi sâu rộng trong đội hình khi ký hợp đồng với những cầu thủ trẻ như Kingsley Coman, Corentin Tolisso, Serge Gnabry và Niklas Süle và cho mượn James Rodríguez từ Real. Trong khi đó, đội trưởng của câu lạc bộ Philipp Lahm và Xabi Alonso đã giải nghệ và một số cầu thủ khác cũng rời câu lạc bộ. Ancelotti bị sa thải sau trận thua 0-3 trước Paris Saint-Germain tại Champions League vào đầu mùa giải thứ hai. Willy Sagnol đã đảm nhận vị trí huấn luyện viên tạm thời trong một tuần trước khi có thông báo rằng Jupp Heynckes sẽ là huấn luyện viên chính thức. Trong mùa giải, câu lạc bộ đã thúc giục Heynckes công khai việc gia hạn hợp đồng của mình, nhưng Heynckes vẫn kiên quyết sẽ nghỉ hưu sau mùa giải. Câu lạc bộ bắt đầu một cuộc tìm kiếm người thay thế và cuối cùng Niko Kovač được giới thiệu là người kế vị của Heynckes với đồng 3 năm.
Mùa giải đầu tiên của Kovač tại câu lạc bộ bắt đầu chậm chạp khi Bayern tụt lại phía sau Dortmund tại Bundesliga suốt nửa đầu mùa giải. Trái ngược với van Gaal và Ancelotti, ban lãnh đạo câu lạc bộ quyết định bảo vệ Kovač khỏi những lời chỉ trích. Sau kỳ nghỉ đông, Bayern nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và lên vị trí số 1. Tại Champions League, câu lạc bộ đã bị Liverpool loại ở vòng 16 đội lần đầu tiên kể từ năm 2011, Bayern không lọt vào tứ kết. Trong mùa giải, Arjen Robben tuyên bố rằng đây sẽ là mùa giải cuối cùng của anh cho câu lạc bộ, trong khi Uli Hoeneß tuyên bố rằng Franck Ribéry sẽ ra đi vào cuối mùa giải. Vào tháng 3 năm 2019, Bayern thông báo rằng họ đã ký hợp đồng với Lucas Hernandez từ Atlético với mức phí kỷ lục tại Bundesliga là 80 triệu euro. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2019, Bayern giành chức vô địch Bundesliga thứ 7 liên tiếp. Danh hiệu Bundesliga này là thứ 9 của Ribéry và thứ 8 của Robben, cả 2 cùng rời đội cuối mùa. Một tuần sau, Bayern đánh bại RB Leipzig 3-0 trong trận Chung kết cúp quốc gia. Với chiến thắng này, Bayern giành được cúp quốc gia Đức thứ 19 và hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 12 của họ. Mùa giải thứ 2 của Kovač kết thúc vào ngày 3 tháng 11 năm 2019 sau trận thua 5–1 trước Eintracht Frankfurt.
Các huấn luyện viên người Đức (2019–nay)
Kỷ nguyên Flick (2019–2021)
Hans-Dieter Flick trở thành huấn luyện viên tạm quyền của Bayern, khi Kovač rời đi vào ngày 4 tháng 11 năm 2019. Trong trận đấu đầu tiên của mình, Bayern đã đánh bại Olympiacos 2–0 ở vòng bảng UEFA Champions League vào ngày 6 tháng 11 năm 2019. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2019, Bayern thông báo Flick sẽ vẫn là huấn luyện viên cho đến cuối mùa giải.
Vào tháng 4 năm 2020, Flick trở thành huấn luyện viên chính thức của Bayern Munich với bản hợp đồng mới đến năm 2023. Vào mùa hè năm 2020, Flick đã giành được chức vô địch Bundesliga và Cúp quốc gia để hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 13 của câu lạc bộ, và lọt vào bán kết Champions League sau khi hủy diệt FC Barcelona 8–2 ở tứ kết. Ở bán kết họ tiếp tục thắng Olympique Lyon 3-0 để vào chung kết gặp Paris Saint Germain. Tại trận chung kết ở Lisbon, Bồ Đào Nha, Bayern đã giành chiến thắng 1-0 với bàn thắng duy nhất của Kingsley Coman, trở thành đội bóng châu Âu thứ 2 sau Barcelona đạt được cú ăn ba 2 lần. Sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, toàn đội đã bắt đầu mùa giải mới 2020-21 bằng trận tranh Siêu cúp UEFA lần thứ 2 trong lịch sử. Bayern đã đánh bại Sevilla 2-1 trong hiệp phụ, Javi Martínez là người ghi bàn thắng quyết định, sau đó là chiến thắng 3-2 trước Dortmund tại DFL-Supercup 2020. Vào tháng 2 năm 2021, họ đã giành chức vô địch FIFA Club World Cup 2020 (bị hoãn lại từ tháng 12 năm 2020 do đại dịch COVID-19) trong trận chung kết với câu lạc bộ Mexico Tigres UANL, trở thành câu lạc bộ thứ 2 giành cú ăn 6 sau Barcelona năm 2009. Sau đó, Bayern không thể bảo vệ danh hiệu Champions League khi để PSG loại ở tứ kết. Tuy nhiên, đội đã giành được danh hiệu Bundesliga thứ 9 liên tiếp. Trong đó, Robert Lewandowski đã phá kỷ lục của Gerd Müller về số bàn thắng ghi được trong một mùa giải Bundesliga với 41 lần lập công.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2021, Bayern thông báo Flick sẽ rời đội vào cuối mùa giải để dẫn dắt đội tuyển Đức thay thế Joachim Löw sau UEFA Euro 2020, và huấn luyện viên Julian Nagelsmann từ RB Leipzig sẽ trở thành huấn luyện viên mới, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7. Theo nhiều nguồn tin, để có được chữ ký của Nagelsmann, Bayern phải tốn 25 triệu Euro tiền giải phóng hợp đồng giữa ông với RB Leipzig, một kỷ lục thế giới cho một huấn luyện viên.
Thời kỳ Nagelsmann (2021–2023)
Dưới thời tân huấn luyện viên Julian Nagelsmann, Bayern đã hoàn tất chiến tích giành 10 chức vô địch Bundesliga liên tiếp sau trận thắng 3–1 trong trận Der Klassiker. Dù vậy, đội bóng bất ngờ để thua trước Villarreal ở tứ kết Champions League, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp dừng bước tại vòng đấu này. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, Bayern quyết định sa thải Nagelsmann.
Thời kỳ Thomas Tuchel (2023–nay)
Sau khi sa thải Nagelsmann, Bayern thông báo bổ nhiệm Thomas Tuchel với bản hợp đồng đến ngày 30 tháng 6 năm 2025. Bayern Munich có năm thứ 3 liên tiếp dừng bước tại tứ kết Champions League trước Manchester City với tổng tỷ số 4-1, và thua tại tứ kết cúp quốc gia Đức trước Freiburg, nhưng chiến thắng 2-1 trước 1. FC Köln tại vòng đấu cuối cùng giúp đội có cùng 71 điểm với Dortmund nhưng hơn hiệu số, qua đó có lần thứ 11 liên tiếp vô địch Bundesliga. Chỉ vài giờ sau khi vô địch, đội bóng tuyên bố sa thải giám đốc điều hành Oliver Kahn và giám đốc thể thao Hasan Salihamidzic. Bayern sau đó bổ nhiệm Karl-Heinz Rummenigge làm thành viên của ban giám sát FC Bayern München AG tại cuộc họp thường kỳ vào ngày 30 tháng 5 năm 2023.
Vào ngày 12 tháng 8 năm 2023, Bayern lại phá kỷ lục chuyển nhượng của Đức để ký hợp đồng với đội trưởng đội tuyển Anh và là tay săn bàn hàng đầu mọi thời đại Harry Kane từ Tottenham Hotspur với mức phí được báo cáo là 110 triệu euro. Trận đấu ra mắt của Harry Kane trong màu áo Bayern Munich trở thành cơn ác mộng khi đội nhà thua bẽ mặt 0-3 trước Leipzig ở Siêu cúp Đức.
Trang phục
Khi câu lạc bộ mới thành lập, màu áo chủ đạo mà Bayern chọn là màu trắng và xanh da trời, nhưng cho đến năm 1905, họ lại dùng màu áo trắng và quần đen cho tới thời điểm mà Bayern gia nhập MSC. MSC quyết định rằng các cầu thủ phải chơi với quần short màu đỏ. Một số cầu thủ trẻ được gọi là những quần đùi đỏ, điều đó có nghĩa như một lời lăng mạ. Bayern đã dùng trang phục đỏ và trắng trong phần lớn lịch sử tồn tại của mình, nhưng màu xanh cũng được sử dụng. Ở mùa giải 1969-70 màu áo là sọc xanh trắng, và quần cùng tất đều màu xanh. Một kiểu tương tự cũng xuất hiện vào năm 1995, khi màu xanh lần đầu tiên là màu chủ đạo. Từ năm 1999 trở đi Bayern lại dùng màu áo truyền thống của họ.
Màu áo sân khách của đội bóng đã được thay đổi theo hàng năm, bao gồm trắng, đen, xanh và vàng-xanh. Bayern cũng sử dụng một bộ trang phục khi thi đấu quốc tế riêng. Vào năm 2009, trang phục ở sân nhà là màu đỏ, sân khách là màu xanh đậm, và trang phục thi đấu quốc tế là màu trắng.
Vào những năm 1980 và 90, Bayern sử dụng bộ trang phục sân khách đặc biệt khi gặp 1. FC Kaiserslautern, đó là màu áo giống của tuyển Brazil là xanh và vàng, một sự mê tín đã được sinh ra khi người ta tin rằng họ thường khó thắng tại Kaiserslautern và cần một trang phục đặc biệt.
Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên của Bayern là từ hãng chế tạo xe Marigus Deutz. Đây cũng là thương vụ đầu tiên của Uli Hoeness khi ông lên làm giám đốc thương mai cho câu lạc bộ xứ Bavaria sau khi giải nghệ. Thương vụ này đã đem lại cho Bayern khoản tiền 1,8 triệu Mark mỗi năm. Marigus Deutz và Bayern đã bắt tay hợp tác trong vòng 6 năm, bản hợp đồng đã kéo dài từ năm 1978 đến 1984. Sau khi hợp đồng giữa hãng chế tạo xe Marigus và Bayern đáo hạn, dưới sự chèo lái của Hoeness, Bayern tiếp tục vớ được nhà tài trợ khác. Đó là hãng sản xuất máy vi tính của Mỹ, Commodore. Bayern đã bắt tay cùng Commodore trong vòng 5 năm, từ năm 1984 đến 1989 trước khi nhà tài trợ Opel ký hợp đồng với Bayern Munich với thời hạn kéo dài đến 13 năm sau đó. Hiện nay trên chiếc áo đấu của câu lạc bộ còn có tên của nhà tài trợ Deutsche Telekom, hãng viễn thông lớn nhất nước Đức. Hằng năm Telekom tài trợ cho Bayern München một khoản tiền 25 triệu euro cho việc in tên quãng cáo thương hiệu lên chiếc áo đấu của Hùm xám cho đến mùa 2026-27.
Ngoài việc quảng cáo thương hiệu cho các nhà tài trợ, Bayern München cũng là đối tác kinh doanh lớn của hãng thể thao số 1 thế giới Adidas với số tiền hơn 75 triệu euro hằng năm, đổi lại đội bóng chủ sân Allianz sẽ sử dụng, giới thiệu quảng bá và nâng cao thương hiệu các sản phẩm do Adidas sản xuất cho đến mùa 2029-30. Cùng với đó là việc ký hợp đồng hãng xe nổi tiếng Audi, trong chiến dịch quảng cáo, mỗi cầu thủ khi chơi cho Bayern München đều được tặng xe trước khi mùa giải mới bắt đầu. Tháng 11 năm 2015, Bayern lại tiếp tục thông báo họ đã có thêm 1 nhà tài trợ nữa, đó là hãng chuyên sản xuất lốp xe nổi tiếng của Mỹ, Goodyear. Hãng lốp xe nổi tiếng của Mỹ này sẽ chính thức trở thành đối tác bạch kim của Bayern từ đầu năm 2016. Goodyear sẽ trở thành đối tác bạch kim của CLB xứ Bavaria, và sẽ có mặt trên khắp các bảng hiệu ở sân Allianz Arena – sân nhà của Bayern Munich. Ngoài ra, sản phẩm của Goodyear – là lốp xe cũng sẽ được sử dụng cho phương tiện di chuyển của đội và các thành viên trong đội bóng. Việc ký kết hợp đồng thành công với Goodyear tiếp tục nâng danh sách các nhà tài trợ và đối tác chính thức của Bayern Munich lên con số dài dằng dặc. Ngoài nhà tài trợ chính là công ty viễn thông nổi tiếng Deutsche Telekom và nhà tài trợ áo đấu Adidas, Bayern còn có Gigaset, Audi, và các đối tác khác như Coca-Cola, hãng thời trang Giorgio Armani, đồng hồ Hublot hay hãng hàng không Qatar Airways.
Tính tổng cộng, Bayern có tới hơn 20 đối tác chính thức và không chính thức – một con số ấn tượng. Với việc thu hút được các nhà tài trợ lớn nhất nước Đức, Bayern München đã trở thành câu lạc bộ đứng đầu giải Bundesliga về doanh thu hằng năm.
Nhà cung cấp trang phục và nhà tài trợ áo đấu
Thỏa thuận trang phục
Huy hiệu
Biểu trưng của Bayern đa từng được thay đổi nhiều lần trong lịch sử câu lạc bộ. Biểu trưng gốc gồm 4 chữ F, C, B, M, màu xanh được cách điệu hóa và lồng vào nhau. Màu cờ của bang Bavaria lần đầu tiên được đưa vào biểu trưng của đội từ năm 1954.
Mẫu biểu trưng hiện đại của đội bắt đầu được vẽ vào năm 1954 và trải qua nhiều bước thay đổi. Thời gian đầu biểu trưng chỉ đơn sắc, màu xanh hoặc màu đỏ, cho đến đa sắc như hiện nay. Biểu trưng hiện tại (được chọn từ năm 2008) gồm ba màu xanh dương, đỏ, và trắng. Màu cờ của bang Bavaria nằm ở giữa biểu trưng, chữ FC Bayern München được viết bằng màu trắng, trong vòng tròn đỏ, được bọc trong một vòng tròn xanh, màu của Bavaria.
Sân vận động
Bayern chơi trận đấu tập luyện đầu tiên tại Schyrenplatz nằm ở trung tâm thành phố München. Các trận đấu chính thức đầu tiên của đội được tổ chức tại Theresienwiese. Từ năm 1901, Bayern chuyển tới sân riêng của mình, nằm trong khu Schwabing ở phố Clemensstraße. Sau khi gia nhập Münchner Sport-Club (MSC) vào năm 1906, Bayern chuyển về thi đấu từ tháng 5 năm 1907 tại khuôn viên của MSC nằm trên phố Leopoldstraße.
Từ năm 1925, Bayern dùng chung sân vận động Grünwalder với câu lạc bộ 1860 München. Cho đến thế chiến thứ hai, sân vận động thuộc quyền sở hữu của 1860 München, và thường được gọi một cách thông tục là sân vận động Sechz'ger ("Những năm 60"). Sân bị phá hủy trong chiến tranh, và các nỗ lực phục hồi lại nó khiến nó sau đó rất chắp vá. Kỷ lục về số khán giả trong một trận đấu của Bayern tại sân vận động Grünwalder là 50.000 người trong trận đấu sân nhà đối đầu với 1. FC Nuremberg ở mùa giải 1961–62. Trong kỷ nguyên Bundesliga, sức chứa tối đa của sân là 44.000 chỗ, nhưng sức chứa đã bị giảm xuống còn 21.272 chỗ. Ngày nay các đội hình hai của cả Bayern và 1860 München sử dụng sân này.
Để tổ chức Thế vận hội mùa hè 1972, thành phố München cho xây dựng sân vận động Olympic. Sân vận động được khánh thành vào trận đấu Bundesliga cuối cùng của mùa giải 1971–72. Trận đấu kéo một lượng khán giả lên đến 79.000 người. Sân vận động, trong những ngày đầu, được coi là một trong những sân hiện đại nhất thế giới, và được chọn để tổ chức nhiều trận chung kết lớn, như trận chung kết FIFA World Cup 1974. Trong những năm tiếp theo, sân vận động có một vài sự thay đổi, như là tăng tỉ lệ số chỗ ngồi từ khoảng 50% lên xấp xỉ 66%. Cuối cùng, sân vận động có sức chứa 63.000 chỗ cho các trận đấu cấp độ quốc gia, và 59.000 cho các trận đấu quốc tế như là các giải đấu Cúp châu Âu. Nhưng nhiều người bắt đầu than phiền rằng sân vận động quá lạnh vào mùa đông, với nửa số khán giả tiếp xúc với thời tiết do không được che. Những phàn nàn khác cho rằng khoảng cách giữa khán giả và sân đấu quá xa, vì ngăn giữa khán đài và sân là đường chạy điền kinh. Những sự cải tiến sân vận động đều trở nên bất khả thi vì kiến trúc sư Günther Behnisch phủ quyết những cải tiến cho sân vận động.
Sau nhiều thảo luận, thành phố München, bang Bavaria, Bayern Munchen, và 1860 München cùng đồng ý vào cuối năm 2000 là sẽ xây dựng một sân vận động mới. Việc Đức giành được quyền đăng cai FIFA World Cup 2006 khiến cho việc thảo luận được đẩy nhanh vì sân vận động Olympic không còn đáp ứng các tiêu chuẩn của FIFA cho việc tổ chức một trận đấu World Cup. Sân vận động Allianz Arena được xây dựng tại ngoại ô phía Bắc thành phố và được đưa vào sử dụng kể từ đầu mùa giải 2005–06. Sân hiện tại có sức chứa 75.000 chỗ ngồi (70.000 chỗ ngồi ở Champions League).
Đặc điểm nổi bật của sân vận động là lớp trong mờ ngoài cùng, có thể phát sáng nhiều màu khác nhau. Màu đỏ được sử dụng cho các trận sân nhà của Bayern và màu trắng cho các trận sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức.
Trụ sở
Chỉ 14 tháng sau khi công việc thi công xây dựng bắt đầu, Trung tâm dịch vụ FCB mới đã chính thức mở cửa cho công chúng vào tháng 6 năm 2008. Cơ sở mới tại trụ sở Säbener Strasse cung cấp cho các thành viên, người hâm mộ và khách hàng một loạt các dịch vụ kết nối với câu lạc bộ,
Bề ngoại trụ sợ mới này được thiết kế theo phong cách hiện đại, mặt trước của ServiceCenter này là một khung cảnh được đánh giá rất ấn tượng. Mặt tiền dài 95m này có thiết kế màu đỏ, hợp bằng các mảng kính thủy tinh và phía trên có đính biểu tượng của câu lạc bộ. Bên trong gồm bàn tiếp tân và các bàn phục vụ cho việc quản lý và quầy bán vé của các thành viên, đây được xem là bản sao thu nhỏ của Allianz Arena. Chủ tịch Karl-Heinz Rummenigge nhận xét: "Trung tâm Dịch vụ mới này là biểu tượng của câu lạc bộ, hiện đại và có đầy đủ chức năng với nhu cầu của các nhà tài trợ như là nguồn cảm hứng. Thật vậy, tòa nhà ba tầng mới là điểm tiếp xúc tối tân cho người hâm mộ và khách hàng, cung cấp dịch vụ thân thiện và chuyên nghiệp.
Siêu megastore này rộng 250 m vuông là một nơi thích hợp thật sự cho người hâm mộ trung thành của câu lạc bộ và các siêu sao Ribéry, Schweinsteiger, Lahm với bộ sao chép lịch sử câu lạc bộ, áo sơ mi, mũ và nhiều thứ khác nữa. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch đầy đủ dịch vụ của Bayern Tours phục vụ cho các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, cũng như cung cấp dịch vụ du lịch thể thao và người ủng hộ.
Trung tâm dịch vụ mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối theo giờ CET. Bàn tiếp tân là nơi nhân viên thường xuyên làm việc trong những giờ này, nơi có hai nhân viên thân thiện sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với nhu cầu của họ, bao gồm cả thời gian cửa hàng và dịch vụ có thể đóng cửa (giờ mở cửa bình thường từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều). Bãi đậu xe trên mặt đất cung cấp không gian cho 65 xe ô tô và bốn xe buýt.
Sân tập luyện và khu đào tạo
Các cơ sở đào tạo của Bayern München, cho cả hai đội chuyện nghiệp và đội trẻ đều được đặt tại trụ sở ở München. Nó được coi là một trong những cơ sở đào tạo hiện đại nhất ở châu Âu. Kể từ năm 1949, Bayern sử dụng con đường Sabener để thành lập nơi tập luyện cho các cầu thủ. Năm 1970 việc xây dựng các văn phòng mới và sân tập dưới thời chủ tịch Neudecker bắt đầu. Ngày 17 tháng 5 năm 1971, nơi huấn luyện đã sẵn sàng. Lần đầu tiên trong lịch sử của câu lạc bộ, hai khu văn phòng câu lạc bộ và khu đào tạo đã được thống nhất thành một.
Có bốn sân cỏ, một trong số đó có hệ thống sưởi dưới lớp đất, một sân được thiết kế với bề mặt cỏ nhân tạo và một hội trường thể thao đa chức năng. Sau khi đóng cửa trường học München, Bayern mua các khu đất kế cận khu thể thao Dodds mà trước đây tổ chức bóng đá và sân bóng chày. Một sân cỏ bóng đá mới được thiết kế với mặt cỏ nhân tạo trên nền sân bóng chày trước kia.
Khóa đào tạo của Bayern bắt đầu mở cửa vào năm 1990 và được xây dựng lại sau khi mùa giải 2007-08 dựa trên đề xuất của huấn luyện viên Jürgen Klinsmann, người lấy cảm hứng từ các câu lạc bộ thể thao lớn khác nhau. Năm 2008, khu luyện tập mới này được hoàn thành với diện tích 250 mét vuông, sở hữu một gara đậu xe. Tòa nhà mới có chiều dài 95 mét, rộng 16 mét và cao 10 mét. Các gara đậu xe có sức chứa 270 chỗ đậu xe. Các khu lớn bây giờ gọi là trung tâm hoạt động thể thao bao gồm một phòng mát xa, phòng thay đồ, văn phòng của các huấn luyện viên, và một phòng hội nghị với các cơ sở sàng lọc để phân tích video. Một quán cà phê, một thư viện, một phòng học, và một phòng họp các thành viên.
Tọa lạc tại trụ sở cũng là học viện thanh thiếu niên, sẵn sàng thu nhận các tài năng trẻ đến từ bên trong, ngoài thành phố như một phần của đội trẻ Bayern. Tai đây, họ có thể luyện tập ở đó và phát triển tài năng của họ để sau này trở thành một cầu thủ bóng đá. Cựu thành viên của học viện có thể kể đến như Philipp Lahm, Bastian Schweinsteiger, Thomas Müller, Toni Kroos hay Mats Hummels.
Năm 2006 Bayern mua một khu đất gần sân Allianz Arena với mục đích xây dựng một học viện thanh thiếu niên mới. Trong năm 2015, dự án, ước tính trị giá 70 triệu euro được bắt đầu. Nguyên nhân chính của dự án là các cơ sở hiện tại quá nhỏ và câu lạc bộ cần sự nâng cấp để thành công hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các câu lạc bộ của Đức hay các giải Cup châu Âu khác ở cấp độ trẻ. Cơ sở mới dự kiến sẽ mở vào mùa 2017-18.
Giá trị thương hiệu
Bayern München là một trong những câu lạc bộ có giá trị thương hiệu lớn nhất nước Đức, cũng như trên toàn châu Âu và thế giới. Câu lạc bộ đã có dịp đứng đầu trong bảng xếp hạng các câu lạc bộ bóng đá có thương hiệu lớn nhất thế giới trong hai năm 2013 và 2014.
Năm 2013, Bayern München đã vượt qua một loạt các đội bóng lớn như Manchester United, Barcelona, Real Madrid... để leo lên vị trí số 1 thế giới về giá trị thương hiệu. Theo Brand Finance, sau khi giành chức vô địch Bundesliga cũng như Cúp Quốc gia Đức và giành chiến thắng ở UEFA Champions League sau khi đánh bại một loạt các đội bóng lớn như Arsenal, Juventus, Barcelona và Borussia Dortmund, thương hiệu Bayern München đã tăng lên 668 triệu euro, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó dẫn đầu luôn vị trí số 1 về mặt thương hiệu.
Một năm sau, dù để mất chức vô địch vào tay của Real Madrid tại bán kết Champions League năm 2014, nhưng Bayern vẫn xếp trên về giá trị thương hiệu, đây là năm thứ 2 liên tiếp Hùm Xám làm được điều này. Theo Sport Mail, Bayern München vẫn được đánh giá là đội bóng có thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2014. Bản đánh giá thương hiệu các đội bóng cho biết CLB xứ Bavaria có giá trị hơn 700 triệu euro. Việc giá trị thương hiệu của Bayern München dẫn đầu trong năm 2014 cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi trong năm này, đội hình chính của Bayern gồm những tuyển thủ Đức như Manuel Neuer, Philipp Lahm, Thomas Müller hay Mario Götze đã góp công lớn giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đăng quang ngôi vô địch tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 được diễn ra trên đất Brazil.
Bản sắc
Có nhiều yếu tố để Bayern Munich thống trị tuyệt đối ở Bundesliga. Ngoài những nền tảng tài chính vững chắc, với sự chống lưng của nhiều tập đoàn khổng lồ như Adidas, Audi, Volkswagen, những tập đoàn có cổ phần trong CLB. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc câu lạc bộ này được xây dựng theo triết lí "Mia San Mia" (chúng tôi là chúng tôi).
Sự thống trị của họ nằm ở sự phát triển mang tính kế thừa được thực hiện bởi những con người có dòng máu Bayern Munich bẩm sinh. Khi bắt đầu vươn lên trở thành một thế lực của Bundesliga ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tên tuổi Bayern Munich gắn liền với một thế hệ vàng Franz Beckenbauer, Gerd Müller, Uli Hoeneß, Sepp Maier hay Karl-Heinz Rummenigge. Từ khi là cầu thủ đến khi giải nghệ, những con người ấy vẫn đang gắn bó với Bayern Munich. Bộ ba quyền lực Beckenbauer, Hoeneß và Rummenigge đã thay nhau lãnh đạo thượng tầng Bayern Munich trong nhiều năm. Trung vệ huyền thoại Franz Beckenbauer từng có thời điểm làm huấn luyện viên trưởng. Ở cấp độ thấp hơn, Gerd Müller ở tuổi già nua vẫn đang làm công tác huấn luyện tại câu lạc bộ. Còn Sepp Maier cũng chỉ mới chia tay vị trí huấn luyện viên thủ môn vào năm 2008.
Tiền vệ Bastian Schweinsteiger từng nói rằng anh muốn trong vòng 30 năm nữa anh, Philipp Lahm và Thomas Müller sẽ đảm nhiệm công việc tương tự và chủ tịch Uli Hoeneß đã từng lên tiếng ủng hộ ý tưởng của anh trên tờ BILD: "Thật tuyệt vời khi các cầu thủ nghĩ như vậy. Nhưng không chỉ Bastian, Philipp và Thomas, mà cả Manuel Neuer cũng xứng đáng là những nhà lãnh đạo tương lai. Họ có con tim và khối óc dành cho CLB".
Tổ chức
Cổ phần
Đội bóng đá chuyên nghiệp của Bayern được điều hành bởi tổ chức có tên gọi FC Bayern München AG. AG là chữ viết tắt của Aktiengesellschaft (công ty cổ phần), và Bayern được điều hành giống như một công ty cổ phần, nhưng cổ phiếu của công ty không niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán mà thuộc về sở hữu tư nhân. 81,82% của FC Bayern München AG được chính câu lạc bộ sở hữu, FC Bayern München e. V. (e. V. là chữ viết tắt của Eingetragener Verein (Hội đoàn đã được đăng ký). Phần còn lại được chia đều cho hai công ty Adidas, và Audi mỗi công ty sở hữu 9,09% số cổ phiếu của Bayern và cũng là những nhà tài trợ lớn cho câu lạc bộ.
Bayern đã bán 18% cổ phần của mình vào các năm 2002 và 2009 cho hai đại tập đoàn của Đức lần lượt là Adidas với 77 triệu euro và Audi với 90 triệu euro, để thu về tổng cộng 167 triệu euro. Sau đó câu lạc bộ góp tiền đó vào việc xây sân bóng Allianz Arena trị giá 346 triệu euro và bán nốt quyền đặt tên cho hãng bảo hiểm Allianz. Phần tiền vay để trả chi phí xây sân được thanh toán qua mọi trận đấu đều bán sạch vé kể từ khi sân bóng khai trương vào năm 2005, và mọi chi phí khoảng nợ nần xây dựng sân bóng đã được thanh toán dứt điểm vào năm 2014, tức hơn 9 năm kể từ khi câu lạc bộ vay nợ và trả trước dự kiến đến 16 năm.
Hoạt động từ thiện
Câu lạc bộ Bayern đã tham gia nhiều dự án hợp tác với mục đích từ thiện trong một thời gian dài, giúp câu lạc bộ bóng đá khác trong tình trạng hỗn loạn tài chính. Vào năm 2004, đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở Bundesliga với Bayern München bây giờ, Borussia Dortmund khi đó đang đứng bên bờ vực phá sản khi làm ăn thua lỗ và quỹ lương không đủ để chi trả cho những hoạt động để duy trì đội bóng. Tuy nhiên, thay vì khoanh tay đứng nhìn đối thủ không đội trời chung của mình lụi tàn, chủ tịch Uli Hoeneß quyết định duyệt chi ngân sách cho đội bóng vùng Ruhr vay một khoản tiền 2 triệu euro để trang trải nợ nần. Ngoài ra, cũng theo tiết lộ của tờ báo Goal, được biết trong quá khứ, "Hùm xám" xứ Bavarian từng giúp đỡ tài chính cho rất nhiều đối thủ, đơn cử như đội bóng 1860 München hay St Pauli và những người bình thường lúc họ khó khăn.
Lúc xảy ra Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, quỹ "FC Bayern - Hilfe eV" được thành lập, một nền tảng nhằm mục đích tập trung các cam kết xã hội và hoạt động từ thiện của câu lạc bộ, và khi thành lập Hội này được tài trợ với 600.000 euro, là tiền đóng góp của các quan chức và các cầu thủ của câu lạc bộ. Số tiền này được sử dụng để xây dựng một trường học ở Marathenkerny, Trincomalee, Sri Lanka.
Cổ động viên
Bayern München như một câu lạc bộ đại diện quốc gia có 3.202 fan club với tổng số 231.197 thành viên vào năm 2012, điều này khiến Bayern có số lượng fan lớn nhất tại Đức. Do một phần các câu lạc bộ có những người ủng hộ trên khắp đất nước, tất cả các trò chơi của Bayern đã được bán ra trong những năm gần đây. Cổ động viên của họ chủ yếu là từ tầng lớp trung lưu và những người Bavarian trong khu vực. Mặc dù chiếm một tỷ lệ lớn người ủng hộ, họ phải đi một quãng đường hơn 200 km (khoảng 120 dặm) để xem đội nhà thi đấu, mỗi trận đấu sân nhà của câu lạc bộ tại sân Allianz Arena tất cả vé xem hầu như được bán hết. Theo một nghiên cứu của Sport + Markt, Bayern là câu lạc bộ bóng đá đứng thứ năm ở châu Âu với 20,7 triệu người ủng hộ, và là câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất ở Đức với 10 triệu người ủng hộ.
Bayern München cũng nổi tiếng với những tổ chức chống cực đoan. Các tổ chức nổi bật nhất là Schickeria München, Inferno Bavaria, Red Munich '89, Südkurve '73, Munichmaniacs 1996. Các ultras của Bayern München đã được công nhận, thống nhất lấy lập trường chống cánh hữu cực đoan, phân biệt chủng tộc và vào năm 2014 nhóm Schickeria München đã nhận được giải thưởng Julius Hirsch của DFB về việc cam kết chống lại nạn phân biệt chủ nghĩa Do Thái.
"Stern des Südens" là bài hát truyền thống của Bayern München, thường được các cổ động viên hát trước khi trận đấu của Bayern được diễn ra trên sân nhà. Ngoài ra, Bayern München cũng là câu lạc bộ yêu thích của những nhân vật nổi tiếng như Đức Giáo hoàng Benedict XVI, võ sĩ quyền Anh người Ukraine Wladimir Klitshko.
Kình địch
Trong nước
Trong lịch sử, Bayern München có một sự cạnh tranh quyết liệt với Borussia Dortmund tại những trận Der Klassiker. Bayern và Dortmund đã gặp nhau nhiều lần tại giải Bundesliga. Còn tại đấu cúp, đã đối đầu nhau trong trận chung kết DFB-Pokal vào các năm 2008, 2012, và 2014. Việc để thua 2-5 trước Dortmund tại trận chung kết Cúp quốc gia vào năm 2012, đó là trận thua tồi tệ nhất của Bayern trong các trận chung kết. Bayern và Dortmund cũng đã gặp nhau trong DFL-Super trong năm 1989, 2008, 2012, 2013, 2014, 2016, 2017, 2019, 2020, và 2021. Đỉnh cao trong các trận đối đầu là khi Bayern đánh bại Dortmund 2-1 trong trận Chung kết UEFA Champions League 2013.
Bayern là một trong ba câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở München. Đối thủ địa phương của Bayern là TSV 1860 München, một câu lạc bộ thành công hơn trong những năm 1960. Mặc dù có sự cạnh tranh, Bayern đã nhiều lần hỗ trợ TSV 1860 München 1860 trong thời gian hỗn loạn tài chính.
Kể từ những năm 1920, FC Nürnberg đã được xem là đối thủ chính chính và truyền thống của Bayern ở Bavaria. Philipp Lahm nói rằng đá với Nürnberg là một trận cầu "đặc biệt" và với một "bầu không khí nóng bỏng". Cả hai câu lạc bộ chơi trong cùng một giải đấu vào giữa những năm 1920, nhưng trong những năm 1920 và 1930, Nürnberg đã thành công hơn, họ đã vô địch giải năm 1920, trở thành câu lạc bộ có số lần vô địch kỷ lục của Đức lúc ấy. Vài năm sau Bayern đã giành chức vô địch thứ mười của họ trong năm 1987, qua đó vượt qua số lần vô địch của Nürnberg. Các trận đấu giữa Bayern và Nürnberg thường được gọi là Derby Bavarian. Bayern cũng có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với Kaiserslautern, bắt nguồn vào năm năm 1973, khi Bayern đã thua 7-4 sau khi đã dẫn 4-1.
Từ những năm 1970, các đối thủ chính của Bayern đã nổi lên tại Bundesliga. Năm 1970 này là Borussia Mönchengladbach, trong những năm 1980 là Hamburger SV và năm 1990 Borussia Dortmund, Werder Bremen và Bayer Leverkusen nổi lên như một đối thủ cạnh tranh nhất. Trong những mùa giải gần đây Borussia Dortmund, Schalke 04, và Werder Bremen là những đối thủ chính của Bayern tại Bundesliga.
Khắc tinh của Bayern trong quá khứ là 1. FC Kaiserslautern, đang nắm giữ chuỗi trận thắng trước Bayern hơn 12 năm giai đoạn 1970-1980 và sau này có Borussia Mönchengladbach.
Châu Âu
Tại châu Âu, đối thủ của Bayern là Real Madrid, Milan và Manchester United. Cặp đấu giữa Bayern và Real là cặp đấu kinh điển nhất trong các giải châu Âu hiện hành, mặc dù đã gặp nhau nhiều lần nhưng 2 đội chưa bao giờ đụng nhau ở các trận chung kết.
Trận thắng đậm nhất nhất của Bayern München trên sân của Real Madrid là tại vòng bảng thứ 2 Champions League, khi ấy Bayern đối đầu với Real Madrid vào ngày 29 tháng 2 năm 2000 và kết quả là Bayern thắng 4-2. Sau đó hai đội lại gặp nhau ở bán kết năm đó, dù thắng 2-1 ở lượt về nhưng với trận thua 0-2 ở lượt đi, Bayern đành ngậm ngùi nhìn Real Madrid giành quyền vào chơi trận chung kết và giành chức vô địch. Một năm sau, Bayern München và Real Madrid gặp nhau 1 lần nữa ở bán kết Champions League năm 2001, và Bayern đã phục thù thành công khi thắng Real cả hai lượt với tổng tỷ số 3-1. Các cổ động viên của Bayern thường được Real gọi là "Bestia negra"("Black Beast").
Năm 2007, hai đội cũng gặp nhau ở vòng 1/16 cúp châu Âu, sau hai lượt đi và về, cả hai đội hòa nhau với tổng tỉ số 4-4, nhưng Bayern đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Ngoài ra hai đội cũng đã gặp nhau tại bán kết Champions League 2011-12, kết quả là hòa 3-3 sau 2 lượt, trải qua 2 hiệp phụ và loạt sút luân lưu, Bayern đã giành chiến thắng 3-1 để vào trận chung kết. Sau đó, họ lại gặp nhau tại bán kết Champions League 2013-14, ở lượt đi, Real đã giành được thắng lợi bằng pha lập công duy nhất của tiền đạo Karim Benzema, và trận lượt về với 2 cú đúp của Sergio Ramos và Cristiano Ronaldo, Real đã đánh bại Bayern với tỷ số 4-0 ngay tại München, đó cũng là trận thua đậm nhất của Bayern trước Real trên sân Allianz.
Chuyển nhượng
Chính sách chuyển nhượng thông minh
Đằng sau những thành công rực rỡ bây giờ ở giải vô địch quốc gia cũng như cúp châu Âu, Bayern München cũng có một chính sách chuyển nhượng thông minh, họ luôn ưu tiên đưa về một cầu thủ chơi bóng tại Đức, đang có phong độ cao tại câu lạc bộ và am hiểu bóng đá Đức chủ yếu tăng cường sức mạnh và làm suy yếu đối thủ cạnh tranh. Trong quá khứ cũng có những vụ chuyển nhượng đình đám như vậy, mùa giải 1983-1984 câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach đã suýt chút nữa giành được chiếc đĩa bạc thứ 6 trong lịch sử, người dẫn dắt lối chơi khi ấy là tiền vệ 23 tuổi, Lothar Matthäus. Trước trận chung kết cúp quốc gia năm ấy với chính Bayern, các CĐV của M'gladbach đã nhận một tin sốc rằng Matthäus sẽ chuyển sang chơi bóng tại München với mức giá kỷ lục khi đó 2,5 triệu D-mark. Sự việc càng trở nên phức tạp khi Bayern giành được cúp quốc gia sau loạt luân lưu khi mà chính Matthäus là người đá hỏng.
Vài năm sau, Stefan Effenberg tiếp tục là một trường hợp nữa mà Bayern München rút ruột từ M'gladbach. Đáng chú ý, CLB xứ Bavaria đã có tới 2 lần kéo tiền vệ này khỏi M'gladbach, đây được xem là một thương vụ chuyển nhượng kỳ lạ. Lần đầu tiên là vào năm 1990, nhưng khi ấy Effenberg lại không thành công tại München như dự kiến, 2 năm sau anh rời đầu quân cho Fiorentina. Sau đó chính M'gladbach là đội bóng đã đưa ngôi sao đầy cá tính này trở lại nước Đức vào năm 1994. Ở đội bóng cũ, Effenberg đã tỏa sáng rực rỡ. Để rồi nhờ tài thương thuyết của Karl-Heinz Rummenigge, tiền vệ này đã bất ngờ đồng ý gia nhập Bayern München lần thứ 2 trong sự nghiệp và sau đó Effenberg trở thành một trong số những đội trưởng vĩ đại của CLB xứ Bavaria.
Huyền thoại Oliver Kahn cũng là một "tác phẩm" chuyển nhượng của câu lạc bộ. Với màn trình diễn xuất sắc của Oliver Kahn trong màu áo Karlsruhe ở mùa bóng 1993-1994 đã khiến BLĐ Bayern München chi tới 4,6 triệu D-mark (kỷ lục với 1 thủ môn ở thời điểm bấy giờ) để đưa anh này về sân Olympic. Ở môi trường mới, Kahn bước vươn lên trở thành một trong những thủ môn xuất sắc và vĩ đại nhất trong làng bóng đá thế giới.Đầu những năm 2000, Bayer Leverkusen nổi lên như là một đối thủ đáng gờm của Bayern tại giải Bundesliga, họ còn lọt vào đến trận chung kết Champions League mùa 2001-2002. Thành công của Leverkusen chẳng kéo dài được lâu, khi Bayern München mạnh tay đổ tiền ra để chiêu mộ các ngôi sao của đối thủ này. Ở mùa Hè năm 2002, Bayern München đã chiêu mộ thành công 2 linh hồn ở tuyến giữa của Leverkusen là Michael Ballack và Zé Roberto. Hai năm sau đó, họ mua nốt hậu vệ Lúcio từ Bayer Leverkusen. Dĩ nhiên, trong khi bộ ba này đều trở thành những trụ cột của Bayern München, thì Leverkusen đã suy yếu rõ rệt.
Từ năm 2004-2007, câu lạc bộ Werder Bremen trở thành đối thủ cạnh tranh chức vô địch Bundesliga cùng với Hùm Xám. Mùa giải 2004-05 họ xếp vị trí thứ 3, mùa giải 2005-06 về nhì khi xếp sau chính Bayern với 5 điểm ít hơn, và mùa giải 2006-07, thậm chí Werder Bremen còn xếp trên Bayern München với vị trí thứ 3 chung cuộc, trong khi Bayern là vị trí thứ 4. Thành tích trong ba mùa giải ấy có sự đóng góp lớn của trung phong đội tuyển Đức, tiền đạo Miroslav Klose, cầu thủ sở hữu danh hiệu Chiếc giày vàng World Cup 2006 đồng thời cũng là Vua phá lưới Bundesliga năm 2006 với 25 bàn thắng. Với hiệu suất ghi bàn đáng kinh ngạc, Miroslav Klose đã lọt vào mắt xanh của Hùm Xám xứ Bavaria. Vào năm 2007, Bayern München đã quyết định chi ra số tiền 15 triệu euro giải phóng hợp đồng, đem Vua phá lưới World Cup 2006 về sân Allianz Arena.
Giai đoạn 2010 đến nay, Borussia Dortmund nổi lên như một ứng cử viên cạnh tranh chức vô địch với đội bóng xứ Bavaria. Sau hai mùa giải liên tiếp phải xếp sau đội bóng vàng đen thì vào năm 2013, ngay trước thềm trận Chung kết UEFA Champions League với chính Dortmund, ngay khi nhìn thấy khe hở trong bản hợp đồng, Bayern München đã gây sốc khi bỏ ra 37 triệu euro, số tiền đủ để giải phóng hợp đồng để lấy đi ngôi sao tuyến giữa hay nhất Dortmund lúc đó, tiền vệ Mario Götze. Đây là một thương vụ giống hết như thương vụ của Lothar Matthäus. Ảnh hưởng của Bayern lại tiếp tục đến với Dortmund khi mùa hè 1 năm sau đó, tiền đạo Robert Lewandowski đã quyết định không gia hạn hợp đồng với đội bóng vùng Ruhr, và sau đó Bayern München đã nhanh chóng ký hợp đồng và sở hữu tiền đạo ghi bàn xuất sắc Bundesliga mà chẳng tốn một xu nào. Không dừng lại ở đó, sau trận chung kết Cúp bóng đá Đức năm 2016, ban lãnh đạo Bayern München đã thông báo họ đã có được sự phục vụ của trung vệ đội trưởng bên phía Dortmund, Mats Hummels với mức phí chuyển nhượng 38 triệu euro, cao thứ 2 trong lịch sử CLB. Như vậy trong vòng 2 năm, Bayern München đã sở hữu đến 3 ngôi sao đã từng giúp Dortmund lên ngôi vô địch vào năm 2011 và 2012.
Vào tháng 1 năm 2017, trang chủ của Bayern Munich đã chính thức đăng thông báo rằng đội bóng xứ Bavaria đã có 2 tân binh cho mùa giải tiếp theo. Đó là Niklas Süle và Sebastian Rudy của Hoffenheim. Đây có thể xem là một thương vụ hút máu kép khi cả hai cầu thủ này hiện đang là nhân tố quan trọng giúp Hoffenheim thi đấu thăng hoa và lọt vào Top 4 của Bundesliga mùa giải 2016-17. Bayern Munich đã trả 20 triệu euro và lấy đi Niklas Süle vốn trụ cột của hàng thủ Hoffenheim và cầu thủ mang băng đội trưởng của họ, Sebastian Rudy.
Hiện nay, Bayern vẫn đang thống trị bóng đá Đức, thành phần nóng cốt của họ cũng từng là trụ cột của những đối thủ cạnh tranh ở Bundesliga như thủ thành Manuel Neuer từ Schalke 04, 3 cầu thủ Mario Götze, Mats Hummels và Robert Lewandowski đến từ Dortmund. Gần đây, một đối thủ cạnh tranh khác mới nổi ở Bundesliga, RB Leipzig, sau khi về nhì ở Bundesliga 2020-21 cũng đã để mất 2 trụ cột là Marcel Sabitzer, Dayot Upamecano và cả HLV Julian Nagelsmann vào tay Hùm xám Bavaria.
Mua sắm thông minh và giải quyết nhanh gọn
Ngoài những thương vụ hút máu các câu lạc bộ cạnh tranh tại Bundesliga, Bayern Munich còn nổi tiếng với chính sách chuyển nhượng thông minh khác đối với những câu lạc bộ nước ngoài. Có thể kể đến thương vụ gần nhất là vụ sở hữu tiền vệ đa năng người Colombia, James Rodríguez. Mặc cho các câu lạc bộ đến từ nước Anh như Chelsea, Manchester United, Liverpool hay gã nhà giàu nước Pháp là Paris Saint-Germain lần lướt chào đón, nhưng James Rodríguez bất ngờ kí hợp đồng với Bayern. Điều đáng nói ở đây là trong khi các đội bóng tên tuổi trên sẵn sàng bỏ ra đến 75 triệu euro theo bên phía Real Madrid yêu cầu, tuy nhiên Bayern lại là đội dành chiến thắng khi thuyết phục được đội bóng Tây Ban Nha để cầu thủ của mình gia nhập đội bóng cùng bản hợp đồng cho mượn 2 năm với mức phí 10 triệu euro và điều khoản mua đứt trị giá 35,2 triệu euro. Trong trường hợp Bayern quyết định mua đứt sau 2 năm được cho mượn, thì tổng chi phí cho vụ sở hữu James chỉ là 45,2 triệu euro, một con số khá thấp so với lời đề nghị của các đội bóng nói trên. Không chỉ trong vấn đề chiến lược, vụ mua James Rodríguez còn mang lại cho Bayern nhiều giá trị thương mại. Số lượng áo đấu của James trong năm 2016 đã được bán ra là 1,2 triệu chiếc, nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau tiền đạo Lionel Messi và vượt hơn cả Cristiano Ronaldo. Và ngay sau khi ký hợp đồng chỉ một ngày, số lượng áo đấu của Bayern Munich có in tên anh cùng số áo 11 tại các fanshop của câu lạc bộ đã được bán hết. Ngoài ra lượng follow tài khoản Twitter của James là 12,7 triệu, trong khi Bayern chỉ là 3,7 triệu người. Khi cầu thủ tài hoa người Colombia này khoác lên mình chiếc áo đỏ của đội bóng, Bayern chắc chắn sẽ thu hút được thêm nhiều người hâm mộ trên thế giới, nhất là tại Colombia, quê nhà của tiền vệ này.
Vụ mua tiền vệ James Rodriguez cũng là một trong những phong cách chuyển nhượng của Bayern. Không ồn ào kéo dài hàng tháng, và luôn tạo ra sự bất ngờ cho người hâm mộ và nếu cầu thủ đó thực sự cần thiết để lấp đầy điểm yếu, câu lạc bộ xứ Bavaria sẽ đáp ứng ngay mức phí chuyển nhượng như yêu cầu của bên bán mà chẳng thèm đàm phán để thống nhất giá chuyện nhượng có lợi cho bên mình. Việc mua James Rodriguez trước đó cũng vậy, danh sách các câu lạc bộ theo đuổi mạnh mẽ nhất chưa hề có tên câu lạc bộ đến từ Munich. Và Bayern một lần nữa cho thấy phong cách chuyển nhượng chớp nhoáng của họ. James Rodríguez được cho là sẽ gia nhập Manchester United bởi câu lạc bộ nước Anh đã theo đuổi tiền vệ này suốt cả mùa hè và trong khi đó tin đồn James sang Đức chỉ mới xuất hiện, nhưng cuối cùng sau đó Bayern đã sở hữu tiền vệ này. Nhắc đến vụ chuyển nhượng nhanh gọn của Bayern Munich trước các đại gia, người ta lại nhắc đến ngay việc Bayern đã 2 lần cướp trắng trợn cầu thủ trước mũi Manchester United mà tưởng chừng như họ sắp chuyển nhượng thành công. Mùa Hè 2013, đội chủ sân Old Trafford, Manchester United đã tiến rất gần đến việc sở hữu Thiago Alcântara. Nhiều thông tin khi đó khẳng định rằng, Barcelona và Thiago đều đã đồng ý tất cả các điều khoản chuyển nhượng của Man United. Thế nhưng, Bayern đã nhảy vào trong những phút cuối. Bayern còn chẳng thèm mặc cả cái giá Barca đưa ra, cộng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa huấn luyện viên khi ấy của Bayern là Pep Guardiola và Thiago, họ đã mang cầu thủ người Tây Ban Nha về sân Allianz Arena trong sự cay đắng của đội bóng nước Anh. Ba năm sau, vào mùa hè 2016, Bayern lại một lần nữa khiến Manchester United mất đi một món hàng quý giá. Khi mùa giải còn chưa kết thúc, họ bất ngờ công bố bản hợp đồng với tài năng trẻ Renato Sanches từ Benfica. Điều đáng nói, cái tên Sanches đã được liên kết với đội bóng Manchester kể từ kì chuyển nhượng mùa Đông năm đó. Thế nhưng kết cuộc cuối cùng Bayern lại là đội bóng sở hữu tiền vệ người Bồ Đào Nha.
Top 10 vụ "hút máu" đình đám của Bayern tại Bundesliga
Kỷ lục chuyển nhượng
Kỷ lục mua
Kỷ lục bán
Thống kê
Chữ đậm chỉ cầu thủ hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ.
Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất
Top 10 cầu thủ ra sân nhiều nhất
Thành tích
Bayern là câu lạc bộ giàu thành tích nhất trong lịch sử bóng đá Đức khi họ đã giành được nhiều chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia nhất. Họ cũng là đội bóng Đức thành công nhất ở đấu trường quốc tế với 14 chức vô địch. Bayern là một trong năm câu lạc bộ vô địch cả ba giải đấu châu Âu lớn, đồng thời cũng là câu lạc bộ vô địch Cúp C1 châu Âu ba lần liên tiếp (1974–76), giúp họ được quyền mang mác áo của đội nhiều lần giành chức vô địch trong các trận đấu Champions League.
Trong nước
Vô địch nước Đức / Bundesliga
Vô địch: (33 lần) 1932, 1968–69, 1971–72, 1972–73, 1973–74, 1979–80, 1980–81, 1984–85, 1985–86, 1986–87, 1988–89, 1989–90, 1993–94, 1996–97, 1998–99, 1999–2000, 2000–01, 2002–03, 2004–05, 2005–06, 2007–08, 2009–10, 2012–13, 2013–14, 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2018–19, 2019–20, 2020–21, 2021–22, 2022–23 (kỷ lục)
Cúp bóng đá Đức
Vô địch: (20 lần) 1956–57, 1965–66, 1966–67, 1968–69, 1970–71, 1981–82, 1983–84, 1985–86, 1997–98, 1999–2000, 2002–03, 2004–05, 2005–06, 2007–08, 2009–10, 2012–13, 2013–14, 2015–16, 2018–19, 2019–20 (kỷ lục)
Siêu cúp bóng đá Đức
Vô địch: (10 lần) 1987, 1990, 2010, 2012, 2016, 2017, 2018, 2020, 2021, 2022 (kỷ lục)
Cúp Liên đoàn bóng đá Đức
Vô địch: (6 lần) 1997, 1998, 1999, 2000, 2004, 2007 (kỷ lục)
Châu Âu
UEFA Champions League / Cúp C1 châu Âu
Vô địch: (6 lần) 1973–74, 1974–75, 1975–76, 2000–01, 2012–13, 2019–20
UEFA Europa League / Cúp UEFA
Vô địch: (1 lần) 1995–96
UEFA Cup Winners' Cup
Vô địch: (1 lần) 1966–67
UEFA Super Cup
Vô địch: (2 lần) 2013, 2020
Quốc tế
Intercontinental Cup
Vô địch: (2 lần) 1976, 2001
FIFA Club World Cup
Vô địch: (2 lần) 2013, 2020
Cú ăn ba
Bayern Munich đã hoàn thành tất cả các cú ăn ba có sẵn (cú ăn ba theo mùa, cú ăn ba trong nước và cú ăn ba châu Âu).
Cú ăn ba theo mùa (Bundesliga, DFB-Pokal, UEFA Champions League): 2012–13, 2019–20
Cú ăn ba châu Âu (UEFA Cup Winners' Cup, European Cup, UEFA Cup):1966–67 European Cup Winners' Cup, 1973–74 European Cup, 1995–96 UEFA Cup
Cú ăn ba trong nước (Bundesliga, DFB-Pokal, DFL-Ligapokal): 1999–2000
Cú ăn sáu
Trong mỗi năm dương lịch, Bayern Munich chỉ có 6 chiếc cúp dành cho họ. Một bộ sáu bao gồm việc giành chiến thắng cả 6 giải đấu mà Bayern đã đạt được vào năm 2020. Thành tích hiếm có này bao gồm việc giành cú ăn ba Lục địa trong một mùa giải, sau đó là vô địch ba giải đấu bổ sung mà cú ăn ba này giúp câu lạc bộ có quyền tham dự mùa sau.
Mùa giải 2019-2020
Bundesliga 2019–20
DFB-Pokal 2019–20
UEFA Champions League 2019–20
Mùa giải 2020-2021
Siêu cúp bóng đá Đức 2020
Siêu cúp châu Âu 2020
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2020
Các cầu thủ
Đội hình
Cho mượn
Số áo bất tử
12: Bayern là một trong những đội bóng đã treo vĩnh viễn chiếc áo số 12. Số áo này được dành tặng cho các cổ động viên Bayern như một lời tri ân và coi họ là một phần của đội bóng.
Các cựu cầu thủ đáng chú ý
Trong trận đấu chia tay của mình, Oliver Kahn đã được chọn là đội trưởng danh dự của Bayern München. Những cầu thủ có tên dưới đây được chọn vào Sảnh danh vọng của Bayern München.
1930s
Conrad Heidkamp (HV)
1970s:
Franz Beckenbauer (HV)
Gerd Müller (TĐ)
Uli Hoeneß (TĐ)
Paul Breitner (TV)
Sepp Maier (TM)
Hans-Georg Schwarzenbeck (HV)
Franz Roth (TV)
1980s:
Karl-Heinz Rummenigge (TĐ)
Klaus Augenthaler (HV)
1990s:
Lothar Matthäus (TV/HV)
Stefan Effenberg (TV)
2000s:
Oliver Kahn (TM)
Mehmet Scholl (TV)
Bixente Lizarazu (HV)
Giovane Élber (TĐ)
2010s:
Philipp Lahm (HV)
Bastian Schweinsteiger (TV)
Huấn luyện viên
Ban huấn luyện hiện tại
Ban điều hành
Lãnh đạo
Thành viên nổi bật
Phòng danh dự
Phòng danh dự (Hall of fame) hiện ghi danh 18 thành viên nổi bật trong lịch sử câu lạc bộ.
Klaus Augenthaler (1976-1991)
Franz Beckenbauer (1964-1977)
Paul Breitner (1970-1974, 1978-1983)
Stefan Effenberg (1990-1992, 1998-2002)
Giovane Élber (1997-2003)
Franz Roth (1966-1978)
Uli Hoeness (1970-1978)
Oliver Kahn (1994-2008)
Bixente Lizarazu (1997-2004, 2005-2006)
Sepp Maier (1962-1979)
Lothar Matthäus (1984-1988, 1992-2000)
Gerd Müller (1964-1979)
Karl-Heinz Rummenigge (1974-1984)
Mehmet Scholl (1992-2007)
Hans-Georg Schwarzenbeck (1966-1981)
Conrad Heidkamp (1928-1936)
Philipp Lahm (2002-2017)
Bastian Schweinsteiger (2002-2015)
Đội trưởng
Dưới đây là danh sách các đội trưởng của Bayern München kể tử năm 1965:
Werner Olk (1965-1970)
Franz Beckenbauer (1970-1977)
Sepp Maier (1977-1979)
Gerd Müller (1979)
Hans-Georg Schwarzenbeck (1979-1980)
Paul Breitner (1980-1983)
Karl-Heinz Rummenigge (1983-1984)
Klaus Augenthaler (1984-1991)
Raimond Aumann (1991-1994)
Lothar Matthäus (1994-1996)
Thomas Helmer (1997-1999)
Stefan Effenberg (1999-2002)
Oliver Kahn (2002-2008)
Mark van Bommel (2008)
Philipp Lahm (2008 - 2017)
Manuel Neuer (2017 - nay)
Cầu thủ vô địch thế giới
Đã có 24 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo Bayern München, trừ Bixente Lizarazu và Corentin Tolisso (vô địch thế giới cùng đội tuyển Pháp), Jorginho (vô địch thế giới cùng Brasil), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Đức:
Hans Bauer (World Cup 1954)
Sepp Maier (World Cup 1974)
Franz Beckenbauer (World Cup 1974)
Paul Breitner (World Cup 1974)
Hans Schwarzenbeck (World Cup 1974)
Gerd Müller (World Cup 1974)
Uli Hoeneß (World Cup 1974)
Jupp Kapellmann (World Cup 1974)
Stefan Reuter (World Cup 1990)
Jürgen Kohler (World Cup 1990)
Klaus Augenthaler (World Cup 1990)
Raimond Aumann (World Cup 1990)
Hans Pflügler (World Cup 1990)
Olaf Thon (World Cup 1990)
Jorginho (World Cup 1994)
Bixente Lizarazu (World Cup 1998)
Manuel Neuer (World Cup 2014)
Bastian Schweinsteiger (World Cup 2014)
Thomas Müller (World Cup 2014)
Philipp Lahm (World Cup 2014)
Toni Kroos (World Cup 2014)
Mario Götze (World Cup 2014)
Jérôme Boateng (World Cup 2014)
Corentin Tolisso (World Cup 2018)
Cầu thủ vô địch châu Âu
Đã có 17 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo Bayern München, ngoài Bixente Lizarazu (vô địch châu Âu cùng tuyển Pháp), Brian Laudrup (vô địch châu Âu cùng tuyển Đan Mạch) và Renato Sanches (vô địch châu Âu cùng tuyển Bồ Đào Nha), các cầu thủ còn lại đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Đức:
Sepp Maier (Euro 1972)
Franz Beckenbauer (Euro 1972)
Gerd Müller (Euro 1972)
Paul Breitner (Euro 1972)
Uli Hoeneß (Euro 1972)
Hans-Georg Schwarzenbeck (Euro 1972)
Karl-Heinz Rummenigge (Euro 1980)
Walter Junghans (Euro 1980)
Brian Laudrup (Euro 1992)
Thomas Helmer (Euro 1996)
Mehmet Scholl (Euro 1996)
Oliver Kahn (Euro 1996)
Markus Babbel (Euro 1996)
Christian Ziege (Euro 1996)
Jürgen Klinsmann (Euro 1996)
Thomas Strunz (Euro 1996)
Bixente Lizarazu (Euro 2000)
Renato Sanches (Euro 2016)
Quả bóng vàng châu Âu
Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München:
1970 – Gerd Müller
1972 – Franz Beckenbauer
1976 – Franz Beckenbauer
1980 – Karl-Heinz Rummenigge
1981 – Karl-Heinz Rummenigge
Chiếc giày vàng châu Âu
Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München:
1970 – Gerd Müller
1972 – Gerd Müller
2021 - Robert Lewandowski
Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS
Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS khi đang chơi cho Bayern München:
1987 – Jean-Marie Pfaff
1999 – Oliver Kahn
2001 – Oliver Kahn
2002 – Oliver Kahn
2013 – Manuel Neuer
2014 – Manuel Neuer
2015 – Manuel Neuer
2016 – Manuel Neuer
2020 - Manuel Neuer
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München:
2000–01 – Stefan Effenberg
2012–13 – Franck Ribery
2019–20 – Robert Lewandowski
Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA
Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München:
1999 – Oliver Kahn
2000 – Oliver Kahn
2001 – Oliver Kahn
2002 – Oliver Kahn
2013 – Manuel Neuer
2014 – Manuel Neuer
2015 – Manuel Neuer
2016 – Manuel Neuer
2020 – Manuel Neuer
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức khi đang chơi cho Bayern München:
1966 – Franz Beckenbauer
1967 – Gerd Müller
1968 – Franz Beckenbauer
1969 – Gerd Müller
1974 – Franz Beckenbauer
1975 – Sepp Maier
1976 – Franz Beckenbauer
1977 – Sepp Maier
1978 – Sepp Maier
1980 – Karl-Heinz Rummenigge
1981 – Paul Breitner
1999 – Lothar Matthäus
2000 – Oliver Kahn
2001 – Oliver Kahn
2003 – Michael Ballack
2005 – Michael Ballack
2008 – Franck Ribéry
2010 – Arjen Robben
2013 – Bastian Schweinsteiger
2014 – Manuel Neuer
2015 – Jérôme Boateng
2017 – Philipp Lahm
Vua phá lưới Bundesliga
1966-67 – Gerd Müller (28 bàn)
1968-69 – Gerd Müller (30 bàn)
1969-70 – Gerd Müller (38 bàn)
1971-72 – Gerd Müller (40 bàn)
1972-73 – Gerd Müller (36 bàn)
1973-74 – Gerd Müller (30 bàn)
1977-78 – Gerd Müller (24 bàn)
1979-80 – Karl-Heinz Rummenigge (26 bàn)
1980-81 – Karl-Heinz Rummenigge (29 bàn)
1983-84 – Karl-Heinz Rummenigge (26 bàn)
1988-89 – Roland Wohlfarth (17 bàn)
1990-91 – Roland Wohlfarth (21 bàn)
2002-03 – Giovane Élber (21 bàn)
2007-08 – Luca Toni (24 bàn)
2010-11 – Mario Gómez (28 bàn)
2015-16 – Robert Lewandowski (30 bàn)
2017-18 – Robert Lewandowski (29 bàn)
2018-19 – Robert Lewandowski (22 bàn)
2019-20 – Robert Lewandowski (34 bàn)
Lãnh đạo
Dưới đây là danh sách các huấn luyện viên của Bayern kể từ ngày đội tham dự Bundesliga. và danh sách chủ tịch câu lạc bộ kể từ ngày thành lập:
Huấn luyện viên
Chủ tịch
Xem thêm
FC Bayern München (nữ)
FC Bayern München (bóng rổ)
FC Bayern München (bóng ném)
FC Bayern München (khúc côn cầu trên băng)
FC Bayern München (cờ vua)
Chú thích
Liên kết ngoài
(cũng có sẵn ở phiên bản tiếng Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Anh)
Thành tích hàng năm ở Bundesliga
Bayern München
Bayern München
Khởi đầu năm 1900 ở Đức
Khởi đầu năm 1900 ở Bavaria
Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1900 |
6960 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20kinh | Ngũ kinh | Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi học trò "học Kinh Thi chưa?", người học trò trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
Xem thêm
Tứ Thư
Tham khảo
Liên kết ngoài
Văn hóa Trung Quốc
Văn học Trung Quốc
Tác phẩm Nho giáo
Nho giáo |
6961 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20m%C3%B9a | Ba mùa | Ba mùa là một bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi được quay tại Việt Nam. Phim được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49 năm 1999. Bên cạnh đó, phim còn được chọn để tranh tài ở hạng mục Phim quốc tế hay nhất tại giải Oscar lần thứ 72 nhưng không vào danh sách đề cử cuối cùng của Viện Hàn Lâm Mỹ.
Nội dung
Bộ phim miêu tả một vài nét văn hóa Việt Nam trong thời hiện tại đang dần chịu ảnh hưởng phương Tây. Bối cảnh của phim là Thành phố Hồ Chí Minh nơi những nhân vật chính đương đầu với các tác động đan xen nhiều chiều từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó là mảnh đời của một anh đạp xích lô đem lòng yêu một cô gái làng chơi, một cô thôn nữ mến thương một ông thầy giáo già mắc bệnh cùi, một em bé lai vật lộn với cuộc sống vỉa hè, và một anh cựu binh Mỹ đi tìm lại đứa con rơi. Những sinh linh nhỏ nhoi, trong khung cảnh Sài Gòn ngày nay, với những ước mơ, những vui buồn, những xúc động của mỗi người, nhịp theo ba mùa: nắng, mưa và hy vọng.
Giải thưởng
Phim được nhận một số giải thưởng và đề cử, đặc biệt là cả ba giải khán giả (Audience Award), giám khảo (Grand Jury Prize) và quay phim (Cinematography Award) tại Liên hoan Phim Sundance trong năm 1999, trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử chiến thắng cả giải giám khảo bình chọn và khán giả bình chọn tại LHP Sundance. Phim giành chiến thắng Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải Satellite năm 2000, giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Portland năm 1999 và giải Quay phim xuất sắc nhất tại Giải Tinh thần độc lập năm 2000.
Xem thêm
Danh sách phim của Việt Nam được đệ trình lên Giải Oscar cho Phim ngoại ngữ hay nhất
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim của Hãng phim Giải Phóng
Điện ảnh hải ngoại
Phim chính kịch Việt Nam
Phim chính kịch Mỹ
Phim năm 1999
Phim chính kịch thập niên 1990
Phim tiếng Việt
Phim quay tại Việt Nam |
6988 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20s%E1%BB%AD%20k%C3%BD | Đại Việt sử ký | Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu (đời Trần) soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa và được các học giả cho rằng đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh, nhưng Ngô Sĩ Liên vào thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật.
Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.
Quá trình biên soạn
Lê Văn Hưu là một học giả nổi tiếng thời Trần, dưới thời Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông từng giữ các chức vụ Kiểm pháp quan, Binh bộ thượng thư, rồi thăng lên Hàn lâm viện học sĩ, Quốc sử viện giám tu. Lê Văn Hưu theo lệnh vua Trần Thái Tông biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Trần mang tên Đại Việt sử ký. Bộ sách này bao gồm 30 quyển được hoàn thành và dâng lên vua Trần Thánh Tông vào tháng 1 năm 1272 và được vua Thánh Tông hết sức khen ngợi. Lê Tắc trong An Nam chí lược cho rằng Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu được biên soạn dựa trên cơ sở bộ Việt chí (越志) của Trần Phổ được viết dưới thời Trần Thái Tông.
Dưới thời thuộc Minh, nhiều cuốn sách có giá trị của Đại Việt đã bị nhà Minh tịch thu mang về Trung Quốc , trong đó có Đại Việt sử ký nên tác phẩm này về sau bị thất truyền. Tuy nhiên, nội dung của Đại Việt sử ký cùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử đã được nhà sử học Phan Phu Tiên ghi lại và dùng làm tư liệu biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Lê dưới triều vua Lê Nhân Tông vào năm 1455. Bộ Đại Việt sử ký mới của Phan Phu Tiên bổ sung giai đoạn lịch sử từ năm 1223 khi Trần Thái Tông lên ngôi đến năm 1427 khi quân Minh rút về nước sau chiến thắng của Lê Lợi. Bộ sử của Phan Phu Tiên bao gồm 10 quyển với tên gọi Đại Việt sử ký tục biên (大越史記續編) hay Quốc sử biên lục. Sau đó, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên để biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bao gồm 15 quyển được hoàn thành năm 1479.
Đại Việt sử lược, bộ sách còn sót lại của Việt Nam trong thời thuộc Minh cũng được xem là một phần còn lại của bộ Đại Việt sử ký.
Nội dung
Do bản gốc của Đại Việt sử ký được sử dụng trong các tác phẩm của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, nên rất khó phân biệt phần do Lê Văn Hưu viết và phần do người khác viết. Chúng ta chỉ biết rằng Lê Văn Hưu đã chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt (南越) của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm điểm khởi đầu cho lịch sử Việt Nam và kết thúc tác phẩm vào thời Lý Chiêu Hoàng (1224–1225). Nội dung ban đầu của Đại Việt sử ký chỉ tồn tại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Quan điểm lịch sử
Được xem là bộ quốc sử đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, Đại Việt sử ký được Lê Văn Hưu biên soạn theo hình thức của Tư trị thông giám (資治通鑑) của Tư Mã Quang. Trong thời gian biên soạn, Lê Văn Hưu đã có cơ hội chứng kiến một trong những sự kiện chủ yếu trong thời Trần là cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258 cũng như các mối đe dọa liên tục từ nhà Nguyên sau đó. Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã ra lệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại Trung Quốc.
Mục đích trên của các vua nhà Trần và Lê Văn Hưu đã giải thích lý do vì sao Đại Việt sử ký chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam, một quan điểm bị các nhà sử học Việt Nam sau này như Ngô Thì Sĩ ở thế kỷ 18 và các nhà sử học hiện đại phê phán vì các vua Nam Việt đều là người Hán. Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán, Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các vua Việt Nam biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Một ví dụ khác cho thấy Lê Văn Hưu quan tâm đến sự bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc là lời bình luận của ông về sự kiện Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế năm 968, trong đó Lê Văn Hưu coi Đinh Tiên Hoàng là "bực thánh triết tiếp nối chính thống của Triệu Vương", tức là coi Đinh Tiên Hoàng là người kế thừa Triệu Đà trong công cuộc giành lại độc lập cho Việt Nam trong khi thực sự người đó là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đánh dấu chấm dứt nền thống trị của các triều đại phương bắc ở Việt Nam. Theo Lê Văn Hưu, người có đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền độc lập của Việt Nam từ tay Trung Quốc là Đinh Tiên Hoàng chứ không phải là Ngô Quyền, bởi vì Ngô Quyền chỉ xưng vương trong khi Đinh Tiên Hoàng xưng đế và coi mình ngang hàng với các hoàng đế nhà Tống.
Do Lê Văn Hưu rất coi trọng nền độc lập của Việt Nam nên ông thường có những nhận xét tiêu cực về các nhân vật lịch sử mà ông cho là phải chịu trách nhiệm nhiều hay ít về việc để mất nước vào tay phương bắc như trường hợp Thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu nước Nam Việt hay vua Lý Nam Đế. Trong khi quan điểm hiện đại ca ngợi Lý Nam Đế là một anh hùng dân tộc của Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa chống sự đô hộ của nhà Lương thì Lê Văn Hưu lại chỉ trích tài năng của Lý Nam Đế vì ông bị Trần Bá Tiên đánh bại và Việt Nam lại mất độc lập một lần nữa. Tuy nhiên, Lê Văn Hưu đã dành những lời ca ngợi tốt đẹp nhất cho Hai Bà Trưng, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nhà Hán và cuối cùng thất bại dưới tay Mã Viện vào năm 42. Trong lời bình luận của Lê Văn Hưu, đàn ông Việt Nam thật đáng xấu hổ khi chỉ biết cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc trong khi Trưng Trắc, Trưng Nhị chỉ là đàn bà mà đấu tranh anh dũng cho độc lập của đất nước. Đối với những người Hán sang cai trị Việt Nam, Lê Văn Hưu đã có những nhận xét tích cực dành cho những người có đóng góp cho sự ổn định của đất nước, như việc ông trân trọng gọi thái thú Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương, người đã giữ vững nền tự chủ của Việt Nam thoát khỏi sự cai trị trực tiếp của nhà Ngô trong một thời gian dài.
Bên cạnh sự quan tâm đến nền độc lập của đất nước, Lê Văn Hưu cũng đặc biệt coi trọng khả năng trị vì đất nước của các vua Việt Nam từ Ngô Quyền đến Lý Anh Tông với các lời bình luận mang quan điểm Nho giáo. Lê Văn Hưu phê phán Lý Thái Tổ xây dựng quá nhiều chùa chiền thay vì phải tiết kiệm các nguồn lực cho đất nước và nhân dân. Việc Lý Thần Tông tôn Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng vào năm 1129 bị Lê Văn Hưu phê phán là "hóa ra hai gốc" và cho rằng Thần Tông nên tôn Lý Nhân Tông làm Thái thượng hoàng thay vì tôn cha đẻ của mình. Tuy nhiên, quan điểm của Lê Văn Hưu ít tính chất Nho giáo hơn nhiều so với Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó Ngô Sĩ Liên gần như hoàn toàn dựa trên quan điểm Nho giáo, sở dĩ như vậy vì mối quan tâm chủ yếu của Lê Văn Hưu luôn là nền độc lập và sự bình đẳng của Việt Nam trước nước láng giềng Trung Hoa ở phương bắc. Do đó bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu được xem là tác phẩm cần thiết khẳng định nền tự chủ của Việt Nam.
Chú thích và tham khảo
Chú thích
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (tái bản năm 2004)
Liên kết ngoài
Liên kết đến các trang sử điện tử
Sách lịch sử Việt Nam
Sách năm 1272 |
6989 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%99i%20nh%C3%A0%20L%C3%BD | Quân đội nhà Lý | Quân đội nhà Lý là tổ chức quân đội của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, từ đầu thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 13. Hoạt động quân sự nhà Lý diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Lịch sử quân sự của đạo quân này nổi bật trong vai trò đánh bại quân Tống trong cuộc chiến tranh từ 1075 đến 1077, đánh bại nhiều cuộc tấn công từ Đế quốc Khmer, vương quốc Champa ở phía Tây và phía Nam
Tổ chức
Quân đội của nhà Lý gồm có cấm quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua. Quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân (quân ở phủ, châu); ngoài ra còn có hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi. Những lần chinh phạt lớn, vua tự làm tướng hay cử các hoàng tử, thân vương làm nguyên soái chỉ huy. Lực lượng quân đội hùng hậu đó giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố nhà nước về mặt đối ngoại, đã lập nên nhiều chiến công rực rỡ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
Đội quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh; mỗi đô 100 người, mỗi quân 2.000 người, cộng 20.000 người, đặt tên là Quảng Thành, Quang Vũ, Ngự Long, Phủng Nhật, Trừng Hải.
Năm 1059, đời vua Lý Thánh Tông, lại thêm sáu quân nữa. Cấm quân bấy giờ gồm có 16 quân, tổng cộng 32.000 người. Tên quân cũng đặt lại như sau: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thông Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp.
Tất cả cấm quân đều thích trên trán 3 chữ "Thiên Tử Quân". Đứng đầu các tướng phụ trách cấm quân là chức thiếu úy. Toán quân trực ở trước điện vua do điện tiền đô chỉ huy sứ chỉ huy. Các vệ thì có các cấp tướng như: Tả hữu kim ngô vệ tướng quân, Kim ngô độ lãnh binh sứ, Tả hữu vệ tướng quân, Đinh thắng thượng tướng quân, Đại tướng quân, Tướng quân.
Quân đội nhà Lý đã đạt đến một trình độ tổ chức và huấn luyện khá cao. Quân đội phiên chế thành các đơn vị: Quân, vệ và bao gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Trang bị quân đội, ngoài các loại vũ khí như giáo mác, cung nỏ, khiên v.v.. còn có thêm máy bắn đá.
Để huy động quân đội, nhà Lý ra quy định, các trai tráng từ 18 tuổi trở lên được biên tên vào cuốn sổ vàng, gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam. Luật còn quy định cấm nuôi tư nô và những người đến tuổi hoàng nam; người che giấu đại hoàng nam sẽ bị trị tội. Trong thời bình, những người đăng lính vẫn được ở nhà cày bừa, mỗi tháng mới phải đi phiên một kỳ ngắn. Đó là chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy tới. Chỉ những người đủ sức khỏe thì đi luyện tập khi đến hạn, những người già yếu, tàn tật hay ốm yếu thì chỉ biên tên vào sổ, khi có việc mới gọi đến. Các chức chỉ huy quân đội có: Đô thống, Nguyên soái, Thống quản, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng. Con cháu nhà quan lại quý tộc cũng phải thành thạo cưỡi ngựa bắn cung. Vua cho xây trường bắn ở phía Nam Hoàng thành, gọi là xạ đình, thường xuyên cho diễn tập bắn, tập trận ở đó.
Học theo phép tổ chức quân sự của nhà Lý, Tri châu đất Hoạt của nhà Tống là Thái Duyên Khánh đã phỏng theo cách tổ chức này đối với quân đội do mình quản lý và được vua Tống khen ngợi.
Các chiến dịch quân sự
Dẹp các dân tộc thiểu số
Năm 1038, châu Quảng Nguyên (nay thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) có Nùng Tồn Phúc làm loạn, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh, đắp thành, luyện quân, không nộp cống cho nhà Lý nữa. Vì vấn đề thống nhất quốc gia và để ngừa trước không cho xảy ra tình trạng hùng cứ địa phương, nên năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh dẹp, bắt được Nùng Tồn Phúc đem về kinh xử tội. Vua xuống chiếu phủ dụ toàn dân:
Trẫm từ khi làm chủ thiên hạ tới nay, các bề tôi văn võ, không người nào dám bỏ tiết lớn; phương xa cõi lạ, không nơi nào không thần phục. Mà họ Nùng đời này qua đời khác cũng giữ yên bờ cõi được phong, hằng năm đều nộp cống phẩm.
Nay Tồn Phúc càn rỡ, tự tôn tự đại, tiếm xưng vị hiệu, ban hành chính lệnh, tụ tập quân ong kiến, làm hại dân biên thùy. Vì thế, trẫm cung kính thi hành mệnh trời trách phạt, bắt được bọn Tồn Phúc, gồm 5 người, đều đem chém đầu ở chợ
Nùng Tồn Phúc bị bắt sống còn A Nùng (vợ Nùng Tồn Phúc) và con là Nùng Trí Cao chạy thoát. Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng với mẹ từ động Lôi Hỏa về châu Thảng Do (gần Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông cho quân đi đánh, bắt được Trí Cao đem về kinh. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha, nay thương tình không giết, tha cho về và phong cho làm Quảng Nguyên mục. Tình hình được tạm yên.
Năm 1044, Nùng Trí Cao về chầu vua Lý ở Thăng Long. Nhưng năm 1048, Nùng Trí Cao làm phản, chiếm động Vật Ác (tây bắc Cao Bằng). Vua sai quan thái úy Quách Thịnh Dật đem quân đi đánh nhưng không thắng được. Năm 1052, Nùng Trí Cao đem 5.000 quân đánh lấy Ung Châu, rồi chiếm hết vùng đất ở Quảng Đông, Quảng Tây, tự xưng là Nhân Huệ Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam. Nhà Tống lo sợ. Vua Lý biết quân lực nhà Tống yếu, vờ xin đem quân sang giúp. Vua Tống đồng ý. Nhưng Địch Thanh là tướng có kinh nghiệm can đi. Vua Tống không nhờ quân nhà Lý nữa.
Năm 1053, Địch Thanh cầm quân đi đánh Trí Cao. Trí Cao chống cự không nổi, phải rút quân. Trí Cao cử Lương Châu đến triều đình Lý xin cứu viện, nhà Lý muốn nhân đó, kiềm chế cuộc tiến quân của nhà Tống, bèn cử chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên giúp. Nhưng quân Trí Cao vẫn không tiến thêm được bước nào. Thất bại liên tiếp, Trí Cao phải chạy sang nước Đại Lý, sau đó dẫn tộc thuộc và thuộc hạ di cư vào đất Chiêm Thành và sinh sống ở đó.
Đánh Chiêm Thành
Năm 1011, sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua thì Chiêm Thành chịu cống, nhưng chỉ được ít năm. Hè năm 1043, lại còn cho quân tới quấy phá ở ven biển. Năm 1044, vua Thái Tông thân chinh vào Chiêm quốc, giết chúa Sạ Đẩu, bắt 30 con voi, 5000 dân và giết gần ba vạn người không kể số cung nhân, nhạc nữ đem về nước.
Thái Tông thấy, hạ lệnh cấm không được giết người Chiêm Thành, ai làm trái sẽ trị tội. Vua kéo quân vào kinh đô Trà Bàn (Vijaya), bắt cung nhân, nhạc nữ rất nhiều đem về cho vua. Từ đấy Chiêm Thành chịu thần phục nhà Lý cho đến những năm cuối thập niên 1060.
Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành. Quân sĩ gồm 5 vạn. Lý Thường Kiệt được chọn làm Đại tướng quân và đi tiên phong. Ba ngày sau, vua xuống thuyền xuất quân, giao quyền bính cho Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý Đạo Thành. Quân Đại Việt đã vào lấy được Trà Bàn nhưng vua Chiêm Thành trốn thoát. Lý Thường Kiệt đem quân đuổi bắt vua Chiêm nhưng chưa bắt được. Sợ vắng mặt lâu, trong nước dân sự không yên, nên đưa một phần quân về nước. Về dọc đường, được tin Ỷ Lan coi nội trị giỏi, khiến nhân hòa hợp, cõi nước yên lặng. Vua tự nghĩ rằng: "kẻ kia là đàn bà, còn giỏi như thế, ta là đàn ông, há lại vụng về sao?" Rồi vua quay trở lại đánh và thắng.
Sau khi bắt được Chế Củ (Rudravarman 3), vua Lý đãi yến quần thần tại điện vua Chiêm.
Chế Củ xin dâng đất chuộc tội, vua Lý bằng lòng. Ba châu Bố Chính, Đại Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó sáp nhập về Đại Việt. Nay là địa phận tỉnh Quảng Bình và phía Tây tỉnh Quảng Trị. Chế Củ được tha về nước.
Năm 1103, ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An), có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đích thân đi dẹp giặc. Lý Giác thua, chạy sang Chiêm Thành, đem quốc vương là Chế Ma Na qua đánh lấy lại 3 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính. Nhưng năm sau, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt vào đánh Chiêm Thành, Chế Ma Na thua xin hàng, trả lại 3 châu như cũ.
Chống đế quốc Khmer (Chân Lạp)
Thế kỷ 11 và thế kỷ 12 là thời kỳ rực rỡ và hùng mạnh nhất của Đế quốc Khmer. Vua Suryavarman II trị vì đã bành trướng và xâm lược hầu hết các tiểu quốc ở Đông Nam Á lục địa, lãnh thổ của đế chế phía Bắc vươn tới Luangprabang (Lào), phía Tây tới vương quốc Pagan (Myanmar), phía Nam tới Malaysia, phía Đông xâm chiếm miền bắc Champa năm 1145, sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt với một đội quân hùng hậu 10 vạn người bao gồm cả quân Champa đã hàng tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh, tuy nhiên Suryavarman II gặp phải tướng nhà Lý là Tô Hiến Thành đánh bại. Liên quân Khmer-Champa đã bị đánh tan tại Hà Tĩnh, Suryavarman II chết tại trận. Cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đã đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền Bắc của họ vào năm 1150
Chống Tống
Đánh phá đất Tống
Để chuẩn bị chống Tống, trước mắt phải đánh Chiêm Thành, nhằm cảnh cáo nước này đã dựa vào nhà Tống, không những đã cắt đứt quan hệ với Đại Việt mà còn đem quân quấy phá vùng biên giới hai nước vào năm 1069 như đã nói ở trên.
Sau khi chinh phục Chiêm Thành, thanh thế Đại Việt rất lớn khiến nhà Tống phải kiêng nể. Năm 1068, khi Tống Thần Tông lên cầm quyền, triều đình nhà Tống lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Năm 1069, Vương An Thạch làm tể tướng, đề ra chính sách cải cách kinh tế, "...làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh." nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu – Tây Hạ ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng biên cương xuống phía nam. Theo kế hoạch trên "nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, và các nước Liêu – Hạ sẽ phải kiêng nể".
Vương An Thạch thực hiện cải cách, nhưng khi đem ra thực hiện thì Tân pháp gặp phải rất nhiều sự chống đối trong nước, nhất là các tầng lớp quý tộc và quan lại và nho sĩ. Tháng 6 năm 1074, Vương An Thạch không làm được gì, xin từ chức. Nhưng tình hình càng phức tạp hơn. Tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính.
Đại Việt, từ lâu đã là mục tiêu của nhà Tống muốn chiếm. Theo Vương An Thạch là "đánh lấy nước yếu để dọa nước mạnh". Triều đình nhà Tống ra lệnh cho các tướng tá phòng thủ phía nam chuẩn bị lương thực, bắt lính, đóng chiến thuyền và tổ chức tập trận. Nhà Tống còn mua chuộc các thủ lĩnh bộ tộc thiểu số vùng biên giới, hòng làm suy giảm tiềm lực kháng chiến của Đại Việt.
Lý Thường Kiệt tâu vua Lý Nhân Tông gửi công hàm tới triều đình Tống đòi lại Nùng Thiện Mỹ và 700 bộ thuộc đã trốn sang đó; mặt khác ông tâu vua: "Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc".
Triều đình tán thành. Thế là cuộc chuẩn bị đánh Tống được thực hiện. Với một đội quân từ 6 tới 10 vạn người, chia làm hai đạo thủy và bộ, do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy, nhằm tiêu diệt các cứ điểm quân sự của Tống ở các trại biên giới, cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu.
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Đại Việt tấn công vào đất Tống. Trước khi ra quân, Lý Thường Kiệt tuyên bố:
Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót, những việc từ trước, thôi nói làm gì nữa.
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình.
Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi.
(Bản dịch của Trần Văn Giáp, trích Thơ văn Lý Trần – tập 1).
Lý Thường Kiệt tập trung thủy quân ở Vĩnh An và bộ quân ở dọc biên thùy các châu: Quảng Nguyên, Môn, Quang Lang và Tô Mậu. Khí giới thì ngoài cung nỏ, trường thương, còn có tên tẩm thuốc độc và máy bắn đá, chiến thuyền và voi.
Đạo quân thuộc các bộ tộc thiểu số và một số đạo chính binh, do Tôn Đản chỉ huy, được lệnh xuất quân trước, chia thành nhiều ngả vượt biên giới tiến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm Châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo.
Lý Thường Kiệt dẫn đại quân đi đường thủy, từ châu Vĩnh An (Móng Cái) tới Khâm Châu và Liêm Châu. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt chiếm Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng mất. Tám nghìn quân Tống bị bắt làm phu khiêng vác. Chiếm xong Khâm Châu và Liêm Châu, Lý Thường Kiệt dùng chính sách "phủ dụ" để nêu danh nghĩa làm yên lòng dân Tống, ông sai yết bảng dọc đường kể tội quân Tống. Lời lộ bố nói rằng:
Quan coi châu Quế đã kiểm điểm dân các động và dã tuyên bố rõ rằng muốn sang đánh Giao Chỉ.
Khi được tin 2 châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất lo ngại, hoang mang. Ty kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Biện Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng còn xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.
Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm Châu và Liêm Châu tiến lên phía bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân cùng hội lại tạo thành một sức tiến công bão táp và bất ngờ vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu. Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, rất gay go, quyết liệt.
Ngày 11 tháng 2 năm 1076, Trương Thủ Tiết từ Quảng Châu đem quân tới cứu viện; bị chặn đánh ở ải Côn Lôn (phía bắc Ung Châu) cách Ung Châu 40 km. Quân Tống thua chạy, nhiều quân đầu hàng. Trương Thủ Tiết và nhiều tướng bị giết. Thành Ung Châu tiếp tục bị vây hãm. Quân Đại Việt dùng máy bắn đá nhằm bắn vào trong thành. Quân của Tô Giám có cung thần tí, bắn một phát được nhiều tên, giết nhiều quân và voi của Đại Việt. Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân chiếm thành. Nhưng thành cao và chắc, phải dùng vân thê (thang bắc truyền nối nhau) rất cao, leo lên thành, nhưng không tiến thêm được. Lại phải dùng kế đào đường hầm, chui vào thành, cũng không vào được. Sau dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành. Trong thành thiếu nước, không thể chữa cháy.
Sau 42 ngày công phá mà không phá được, cuối cùng phải dùng thổ công; lấy đất bỏ vào bị, xếp chồng lên nhau, thành bậc thềm để lên thành. Quân Lý nối tiếp nhau trèo lên, lọt vào trong thành. Đó là ngày 1 tháng 3 năm 1076.
Lý Thường Kiệt sai phá thành Ung Châu, lấy đá lấp sông để ngăn ngừa quân cứu viện của địch. Ông tiếp tục tiến lên phía bắc, lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, thấy Đại Việt kéo quân gần đến thành, bỏ thành chạy trốn.
Sau khi Ung Châu thất thủ. Mộng của Vương An Thạch tan tành như mấy khói. Dư luận xôn xao ở khắp nơi rất bất lợi cho Thạch. Các triều thần nhao nhao phản đối vì "ai cũng biết Thạch là chủ mưu và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm". Tuy nhiên, Vương An Thạch vẫn tìm mọi cách để tự bào chữa: "Đáng lẽ, ta phải đánh khi Càn Đức (Lý Nhân Tông) mới lập. Bấy giờ, các khê động đều muốn nội phụ. Nếu lúc ấy ta muốn đánh Giao Chỉ, thì chỉ cần hai vạn tinh binh, chọn năm, sáu tướng vừa vừa, là có thể làm xong chuyện." Thạch còn nói thêm: Tôi, khi trước thấy Giao Chỉ đánh Ung Châu chưa hạ được, trong nước chúng bỏ hoang; nên tính có thể hành động chóng mà đánh úp ở hậu phương nó. Làm như thế, thì ta không cần đánh quân nó đương cướp ở nước ta, mà chúng cũng bị tan. Sau khi Ung Châu mất, sự đánh úp chúng không thể bàn đến nữa".
Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống – trước khi Tống định đánh chiếm Đại Việt – đã làm đảo lộn kế hoạch của nhà Tống, khiến họ phải chùn bước; đang từ thế chủ động rơi vào thế thụ động; vì thế cuộc đánh phục thù và có ý đồ xâm lăng nước Đại Việt của Tống đành phải lùi lại một thời gian nữa mới có thể thực hiện. Vương An Thạch không kịp chờ kết quả của cuộc phát binh trả thù mà mình đã chủ mưu. Tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức.
Đánh Tống trên đất Đại Việt
Khi mục tiêu của cuộc "hành quân" đã đạt được, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc kháng chiến mới, chống Tống sắp sửa kéo xuống xâm lăng.
Ngày 9 tháng 3 năm 1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân sang đánh Đại Việt.
Với một đạo quân hùng hậu hơn 10 vạn người, do chính tướng từng có kinh nghiệm chiến đấu chống quân Liêu – Hạ từ phía bắc xuống, đặt dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ.
Đại quân Tống kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, chia ra đóng ở các thành, trại, dọc theo biên giới. Cuối tháng 8 năm 1076, những cánh quân Tống đã đột nhập vào đất Đại Việt, do Thẩm Khởi cầm đầu, đánh chiếm châu Vĩnh An. Tháng 10, Yên Đạt đánh vào châu Quảng Nguyên, một vị trí chiến lược.
Lưu Kỷ đốc thúc 5.000 quân cự chiến, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1077, Quảng Nguyên bị mất. Ngày 8 tháng 1 năm 1077, Quách Quỳ dẫn đại quân từ Tư Minh, Bằng Tường theo đường qua ải Nam Quan đánh vào ải Quyết Lý, bị quân do phò mã Thân Cảnh Long chỉ huy chặn lại ở đây. Quân Tống không thể tiến, Quỳ sai cung thủ lấy nỏ bắn vào voi. Voi sợ, quay chạy, xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ, Quyết Lý mất. Ở mặt tây, Khúc Trân rời Quảng Nguyên, tiến quân sang đông nam đánh Môn Châu. Ở mặt đông, quân Tống từ các Lộc Châu, Tư Lang tiến vào Tô Mậu. Quân Tống đóng trên một tuyến dài khoảng 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến gần núi Nham Biền.
Bờ nam là quân Đại Việt trấn ngự. Dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu) trở thành chiến tuyến thiêng liêng mà Lý Thường Kiệt đã chọn làm nơi phòng ngự cuối cùng nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch vượt sông, chiếm lấy kinh đô Thăng Long. Ông đã sai đắp đê nam ngạn cao như một bức thành đất. Ngoài đê, đóng cọc tre mấy từng lớp để làm giậu. Quân Đại Việt đóng dọc theo sau lũy tre dài gần 100 km, sẵn sàng đón đánh, nếu quân Tống muốn qua sông. Đại bản doanh Đại Việt đóng ở Thiên Đức và Thăng Long. Còn thủy quân chia làm hai ngả: một do Lý Kế Nguyên đốc suất, giữ sông Đông Kênh (Vân Đồn), để chặn thủy quân Tống không để lọt vào nội địa; một, đóng ở Lục Đầu vùng Vạn Xuân để tùy cơ ứng biến.
Phòng tuyến của Đại Việt rất kiên cố, quân Tống không có thuyền để qua sông. Thủy quân không thể tới. Quân Tống bị chặn đứng ở bên kia sông Cầu. Quách Quỳ sai bắc cầu phao, đóng bè lớn, mỗi lần, chở được 500 quân sang sông, hết lớp này đến lớp khác, rầm rộ tiến công vào tuyến phòng thủ. Quân Đại Việt từ trên bờ cao đánh xuống quân Tống, phần bị chết, phần xin hàng, đạo quân đã qua sông hoàn toàn tan rã. Đã hai lần quân Tống vượt sông thì cả hai lần đều thất bại nặng nề, có dạo quân đến gần kinh thành Thăng Long nhưng bị chặn đứng tại phòng tuyến Kinh Bắc và bị đánh bật về.
Quách Quỳ chán nản, thất vọng, không dám nghĩ đến việc vượt sông nữa, và ra lệnh: "Ai bàn đánh sẽ bị chém". Hơn một tháng bị lún chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống rơi vào tình trạng bi đát: lương thực ngày một vơi dần, đường tiếp vận quá xa xôi, phu phen thiếu thốn, lại bị chặn bít kín các ngả, không thể nào chuyển được lương thực tới nơi. Sau lưng, những toán quân nhỏ của Đại Việt vẫn không ngừng hoạt động quấy phá. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển dần sang nóng nực – sức nóng dữ dội của mùa hè – không thích hợp với quân Tống. Số quân lính và phu vận chuyển mệt mỏi, chết dần chết mòn mất quá nửa, số còn lại cũng ốm đau. Lương ăn của 9 đạo quân đã cạn.
Thời cơ và hoàn cảnh rất thuận lợi để chuyển sang thế phản công. Hai hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn, theo kế hoạch đã vạch sẵn, dẫn 500 chiến thuyền, đổ bộ vài vạn quân đánh vào trận tuyến địch ở vùng sông Kháo Túc (đoạn sông Cầu gần núi Nham Biền) để nhử địch về hướng này, rồi kéo quân xuống thuyền trở về căn cứ, cuộc phục kích nhử địch thành công nhưng hai Hoàng tử bị trúng tên hi sinh. Một đêm không trăng sao, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, mở cuộc phản công bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Quân Tống đại bại.
Sau cuộc thắng trận ở sông Như Nguyệt và khi đã nắm vững tình hình một cách chủ động, triều đình nhà Lý, thấy đã đến lúc đứng ra đặt vấn đề điều đình để gỡ thế kẹt cho địch, đồng thời nhằm chấm dứt chiến tranh: "Không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu, xã tắc".
Công việc thương lượng được tiến hành gấp. Quách Quỳ đang ở trong thế bí, vội vã nhận "giảng hoà", rút quân về nước. Tháng 3 năm 1077, Quách Quỳ ra lệnh rút quân. Quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo đến đó và thu hồi đất đai bị chiếm đóng ở các châu: Quang Lang, Môn, Tô Mậu, Tư Lang một cách nhanh chóng, dễ dàng. Riêng châu Quảng Nguyên, nơi sản xuất nhiều khoáng sản quý, nhà Tống toan tính chiếm làm thuộc địa. Nhưng Đại Việt nhất quyết đòi. Cho mãi đến tháng 11 năm 1079, vua Tống phải trả lại châu Quảng Nguyên.
Cuộc chiến tranh xâm lăng do nhà Tống phát động với chủ ý thôn tính Đại Việt đã thất bại, làm hao tổn nhân mạng, vật lực, tài sản. Sau khi rút quân về nước, kiểm điểm lại: Lúc ra đi quân có 10 vạn, phu có 20 vạn, và 1 vạn con ngựa. Lúc trở về chỉ còn 23.400 người và 3.174 con ngựa. Phí tổn hết 5.190.000 lượng vàng, còn Toàn thư chép: "Khi quân ta đánh chiếm thành Ung Châu, giết hết 58.000 người. Cộng với số người chết ở các châu Khâm – Liêm lên đấn 10 vạn. Đấy là chưa kể số người bị quân ta bắt sống ở 3 châu ấy đem về"
Xem thêm
Lý Thường Kiệt
Vương An Thạch
Ngụ binh ư nông
Tham khảo
Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà xuất bản Hà Nội.
Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chú thích
Quân sự Việt Nam thời Lý
Lịch sử quân sự Việt Nam |
6994 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%ADu%20khi%E1%BA%BFu | Cửu khiếu | Cửu khiếu (nghĩa là chín lỗ) hay Chín vía (hoặc Chín phách) là phần thể xác liên quan đến phụ nữ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về cửu khiếu.
Các cách giải thích
Sách của Đào Duy Anh (xem tham khảo), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng:
Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu.
Và chú thích:
Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu.
Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng.
Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn
Sách của Hoàng Quốc Hải (xem tham khảo), chương "Việc tang việc hiếu" ghi rằng:
''Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưởng thành. Bảy lỗ đó là: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (Phật giáo phân biệt các động vật cao cấp, hễ đã có cửu khiếu (9 lỗ) đều có thể tu Phật. Vì vậy, trong lịch sử có Tôn Hành giả gốc từ con khỉ. Cửu khiếu trong trường hợp này kể cả đàn ông và đàn bà tính theo thế ổn định: 2 lỗ tai, 2 lỗ mắt, hai lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết).
Tham khảo
Đào Duy Anh, "Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998
Hoàng Quốc Hải, "Văn hóa phong tục", Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2005.
Xem thêm
Thất khiếu
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam |
6996 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t%20khi%E1%BA%BFu | Thất khiếu | Thất khiếu (nghĩa là bảy lỗ) hay Bảy vía (hoặc Bảy phách) là phần thể xác liên quan đến đàn ông trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về thất khiếu.
Các cách giải thích
Sách của Đào Duy Anh (xem tham khảo), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng:
Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu.
Và chú thích:
Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu.
Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng.
Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn
Có quan niệm cho rằng con người ta, cả đàn ông và đàn bà, được coi là có chín cửa (cửu khiếu) để giao hòa với đại vũ trụ. Khi sống, cả chín khiếu đều đóng hay mở theo những thời điểm phù hợp để con người hòa hợp được với đại vũ trụ, nhưng khi chết thì cả chín khiếu phải đóng lại để hồn có thể thoát ra từ trên đỉnh đầu lên trời (trở về với đại vũ trụ hay siêu thoát), tức là giúp cho hồn không bị siêu tán (tản mạn, phân tán), nhằm sau này có thể đầu thai trở lại làm người. Đàn ông được coi là dương, có tính chất thăng (lên cao) nhiều hơn nên phần hồn có lẽ tập trung ở phía trên nhiều hơn so với đàn bà là âm có tính chất giáng (trầm lắng) nhiều hơn. Do vậy, theo quan niệm của người xưa, khi người ta chết, đối với nam chỉ cần đóng 7 khiếu trên để hồn có thể bốc lên. Bảy khiếu của đàn ông đều ở phần trên của cơ thể nên đôi khi gọi là thất khiếu dương, còn đối với nữ phải là cả chín khiếu, trong đó có 2 khiếu ở phía dưới (khiếu âm).
Tham khảo
Đào Duy Anh, "Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998
Chú thích
Xem thêm
Cửu khiếu
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam |
7005 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20h%E1%BB%A3p%20%28to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%29 | Tập hợp (toán học) | Trong toán học, một tập hợp là một bộ các phần tử. Các phần tử tạo nên một tập hợp có thể là bất kỳ loại đối tượng toán học nào: số, ký hiệu, điểm trong không gian, đường thẳng, các hình dạng hình học khác, các biến hoặc thậm chí các tập hợp khác. Tập hợp không có phần tử nào là tập hợp rỗng; một tập hợp với một phần tử duy nhất là một đơn điểm. Một tập hợp có thể có một số phần tử hữu hạn hoặc là một tập hợp vô hạn. Hai tập hợp bằng nhau khi và chỉ khi chúng có chính xác các phần tử giống nhau.
Tập hợp có mặt khắp nơi trong toán học hiện đại. Thật vậy, lý thuyết tập hợp, cụ thể hơn là lý thuyết tập hợp Zermelo-Fraenkel, đã là phương pháp tiêu chuẩn để cung cấp nền tảng chặt chẽ cho tất cả các phân nhánh của toán học kể từ nửa đầu thế kỷ 20.
Nguồn gốc
Khái niệm tập hợp xuất hiện trong toán học vào cuối thế kỷ 19. Từ tập hợp trong tiếng Đức, Menge, được Bernard Bolzano đặt ra trong tác phẩm Paradoxes of the Infinite.
Georg Cantor, một trong những người sáng lập ra lý thuyết tập hợp, đã đưa ra định nghĩa sau đây ở đầu cuốn sách Beiträge zur Begründung der transfiniten Mengenlehre:
Bertrand Russell gọi một tập hợp là một lớp: "Khi các nhà toán học xử lý những gì họ gọi là đa tạp, tổng hợp, Menge, tổ hợp hoặc một số tên tương đương, thì điều đó là phổ biến, đặc biệt là khi số lượng các thuật ngữ liên quan là hữu hạn, coi đối tượng được đề cập. (thực tế là một lớp) được xác định bằng cách liệt kê các thuật ngữ của nó, và có thể bao gồm một thuật ngữ duy nhất, trong trường hợp đó là lớp."
Lý thuyết tập hợp ngây thơ
Thuộc tính quan trọng nhất của một tập hợp là nó có thể có các phần tử. Hai tập hợp bằng nhau khi chúng có các phần tử giống nhau. Chính xác hơn, tập A và B là bằng nhau nếu mọi phần tử của A là phần tử của B, và mọi phần tử của B là một phần tử của A ; thuộc tính này được gọi là tính mở rộng của các tập hợp.
Khái niệm đơn giản về một tập hợp đã tỏ ra vô cùng hữu ích trong toán học, nhưng nghịch lý lại nảy sinh nếu không có giới hạn nào được đặt ra về cách các tập hợp có thể được xây dựng:
Nghịch lý Russell cho thấy rằng "tập hợp của tất cả các tập hợp không chứa chính chúng", tức là, , không thể tồn tại.
Nghịch lý Cantor cho thấy “tập hợp của tất cả các tập hợp” không thể tồn tại.
Lý thuyết tập hợp ngây thơ định nghĩa một tập hợp là bất kỳ tập hợp được xác định rõ ràng của các phần tử riêng biệt, nhưng các vấn đề nảy sinh từ sự mơ hồ của thuật ngữ được xác định rõ ràng.
Lý thuyết tập hợp tiên đề
Trong những nỗ lực tiếp theo để giải quyết những nghịch lý này kể từ thời điểm hình thành lý thuyết tập hợp sơ khai ban đầu, các tính chất của tập hợp đã được xác định bởi các tiên đề. Thuyết tập hợp tiên đề lấy khái niệm tập hợp làm khái niệm sơ khai. Mục đích của tiên đề là cung cấp một khuôn khổ cơ bản để từ đó suy ra tính đúng hay sai của các mệnh đề toán học cụ thể (phát biểu) về tập hợp, sử dụng logic bậc nhất. Tuy nhiên, theo các định lý về tính không đầy đủ của Gödel, không thể sử dụng logic bậc nhất để chứng minh bất kỳ lý thuyết tập tiên đề cụ thể nào mà không có nghịch lý.
Cách các tập hợp được xác định và thiết lập ký hiệu
Các sách báo toán học thường biểu thị tập hợp bằng chữ in hoa in nghiêng, chẳng hạn như , , Một tập hợp cũng có thể được gọi là tập hợp hoặc họ, đặc biệt là khi bản thân các phần tử của nó lại là các tập hợp.
Ký hiệu danh sách
Kí hiệu danh sách hoặc bảng liệt kê xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó giữa các dấu ngoặc nhọn, được phân tách bằng dấu phẩy:
Trong một tập hợp, tất cả những gì quan trọng là liệu mỗi phần tử có nằm trong đó hay không, vì vậy thứ tự của các phần tử trong ký hiệu danh sách là không liên quan (ngược lại, trong một chuỗi, một bộ hoặc một hoán vị của một tập hợp, thứ tự của các phần tử là quan trọng).
Đối với những tập hợp có nhiều phần tử, đặc biệt là những tập hợp theo một mẫu không tường minh, danh sách các phần tử có thể được viết tắt bằng cách sử dụng dấu chấm lửng ''. Ví dụ: tập hợp 1000 số nguyên dương đầu tiên có thể được chỉ định trong bảng liệt kê như
Tập hợp vô hạn trong ký hiệu danh sách
Tập hợp vô hạn là tập hợp có danh sách vô tận các phần tử. Để mô tả một tập hợp vô hạn trong ký hiệu danh sách, một dấu chấm lửng được đặt ở cuối danh sách hoặc ở cả hai đầu, để chỉ ra rằng danh sách tiếp tục mãi mãi. Ví dụ: tập hợp các số nguyên không âm là
và tập hợp tất cả các số nguyên là
Định nghĩa ngữ nghĩa
Một cách khác để xác định một tập hợp là sử dụng quy tắc để xác định các phần tử là gì:
Gọi là tập hợp có các phần tử là bốn số nguyên dương đầu tiên.
Gọi là tập hợp các màu của lá cờ Pháp.
Định nghĩa như vậy được gọi là mô tả ngữ nghĩa.
Ký hiệu cách tạo tập hợp
Ký hiệu cách tạo tập hợp chỉ định một tập hợp là một lựa chọn từ một tập hợp lớn hơn, được xác định bởi một điều kiện trên các phần tử. Ví dụ, một tập có thể được định nghĩa như sau:
Trong ký hiệu này, thanh dọc "|" có nghĩa là "sao cho", và mô tả có thể được hiểu là " là tập hợp tất cả các số sao cho là một số nguyên trong phạm vi từ 0 đến 19". Một số tác giả sử dụng dấu hai chấm ":" thay cho thanh dọc.
Tập hợp có thể xác định bằng đệ quy. Chẳng hạn tập các số tự nhiên lẻ L có thể cho như sau:
Nếu thì
Tập hợp rỗng
Tập hợp rỗng là tập hợp duy nhất không có phần tử nào. Nó được ký hiệu là hoặc hoặc hoặc (hoặc ).
Tập hợp đơn điểm
Tập hợp đơn điểm là tập hợp có chính xác một phần tử; một tập hợp như vậy cũng có thể được gọi là một tập hợp đơn vị. Bất kỳ tập hợp nào như vậy có thể được viết dưới dạng , trong đó x là phần tử. Tập hợp và phần tử x có nghĩa khác nhau; Halmos chỉ ra một phép tương tự rằng một chiếc hộp đựng một chiếc mũ không giống với chiếc mũ.
Tập hợp con
Nếu mọi phần tử của tập A cũng có mặt trong B, thì A được mô tả là một tập con của B, hoặc được chứa trong B, được viết A ⊆ B, hoặc B ⊇ A. Kí hiệu thứ hai có thể được đọc là B chứa A, hoặc B bao gồm A. Các mối quan hệ giữa các tập hợp lập ra bởi ⊆ được gọi bao gồm hay chứa đựng. Hai tập hợp bằng nhau nếu chúng chứa nhau: A ⊆ B và B ⊆ A tương đương với A = B.
Nếu A là tập con của B mà A không bằng B thì A được gọi là tập con thực sự của B. Điều này có thể được viết A ⊊ B. Tương tự như vậy, B ⊋ A có nghĩa là B là một tập hợp chứa thực sự của A, tức là B chứa A, và không bằng A.
Cặp toán tử thứ ba ⊂ và ⊃ được các tác giả khác nhau sử dụng khác nhau: một số tác giả sử dụng A ⊂ B và B ⊃ A có nghĩa là A là bất kỳ tập con nào của B (và không nhất thiết phải là tập hợp con thực sự), trong khi những người khác chỉ viết A ⊂ B và B ⊃ A khi mà A là một tập hợp con thực sự của B.
Sơ đồ Euler và sơ đồ Venn
Sơ đồ Euler là một biểu diễn đồ họa của một tập hợp các tập hợp; mỗi tập hợp được mô tả như một vùng phẳng được một vòng tròn bao quanh, với các phần tử của nó bên trong. Nếu là một tập con của , thì vùng đại diện cho nằm hoàn toàn bên trong vùng đại diện cho . Nếu hai tập hợp không có phần tử nào chung thì các vùng không giao nhau.
Ngược lại, một sơ đồ Venn là một biểu diễn đồ họa của tập hợp, trong đó vòng chia mặt phẳng thành vùng sao cho mỗi cách chọn một số trong tập hợp (có thể là tất cả hoặc không), có một vùng cho các phần tử thuộc về tất cả các tập hợp đã chọn và không thuộc về các tập hợp khác. Ví dụ, nếu các tập hợp là , và , thì phải có một vùng cho các phần tử bên trong và và bên ngoài (ngay cả khi các phần tử đó không tồn tại).
Các tập hợp số đặc biệt
Có những tập hợp có tầm quan trọng toán học, mà các nhà toán học đề cập đến thường xuyên, đến nỗi chúng có được những cái tên đặc biệt và các quy ước ký hiệu để xác định chúng.
Nhiều tập hợp quan trọng này được biểu diễn trong các văn bản toán học sử dụng chữ in đậm (ví dụ: ) hoặc chữ viền đậm (ví dụ: ). Chúng bao gồm
hoặc , tập hợp tất cả các số tự nhiên: (thông thường các tác giả loại trừ ra khỏi tập );
hoặc , tập hợp tất cả các số nguyên (cho dù là số dương, số âm hay số 0): ;
hoặc , tập hợp tất cả các số hữu tỉ (nghĩa là tập hợp tất cả các phân số): . Ví dụ,
hoặc , tập hợp tất cả các số thực bao gồm tất cả các số hữu tỉ và tất cả các số vô tỉ (bao gồm các số đại số chẳng hạn như mà không thể viết dưới dạng phân số, cũng như các số siêu việt như và );
hoặc , tập hợp của tất cả các số phức: , ví dụ .
Mỗi tập hợp số trên có vô số phần tử. Mỗi tập hợp là một tập hợp con của các tập hợp được liệt kê bên dưới nó.
Tập hợp các số dương hoặc âm đôi khi được biểu thị bằng dấu cộng và dấu trừ tương ứng. Ví dụ, biểu thị tập hợp các số hữu tỉ dương.
Hàm số
Một hàm số (hoặc ánh xạ) từ tập hợp đến tập hợp là một quy tắc gán cho mỗi phần tử "đầu vào" của một "đầu ra" là phần tử của ; chính thức hơn, một hàm là một loại quan hệ đặc biệt, một quan hệ liên quan mỗi phần tử của với chính xác một phần tử của . Một hàm được gọi là
đơn ánh nếu nó ánh xạ bất kỳ hai phần tử khác nhau của với các phần tử khác nhau của ,
toàn ánh nếu với mọi phần tử của , có ít nhất một phần tử của ánh xạ tới nó, và
song ánh nếu hàm vừa là đơn ánh vừa là toàn ánh - trong trường hợp này, mỗi phần tử của được nối với một phần tử duy nhất của và mỗi phần tử của được nối với một phần tử duy nhất của , và không có phần tử chưa được ghép nối.
Các phép toán cơ bản
Các định nghĩa
Hợp (Union): Hợp của A và B là tập hợp gồm tất cả các phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp A và B, ký hiệu A B
Ta có A B = {x: x A hoặc x B}
Giao (Intersection): Giao của hai tập hợp A và B là tập hợp tất cả các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B, ký hiệu A B
Ta có A B = {x: x A và x B}
Hiệu (Difference): Hiệu của tập hợp A với tập hợp B là tập hợp tất cả các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B, ký hiệu
Ta có: A \ B = {x: x A và x B}
Lưu ý, A \ B B \ A
Phần bù (Complement): là hiệu của tập hợp con. Nếu AB thì B \ A được gọi là phần bù của A trong B, ký hiệu CAB (hay CB A)
Trong nhiều trường hợp, khi tất cả các tập hợp đang xét đều là tập con của một tập hợp U (được gọi là tập vũ trụ-đôi khi có nghĩa như trường hay không gian - trong vật lý; hay cũng gọi là tập phổ dụng, giống như trong đại số phổ dụng), người ta thường xét phần bù của mỗi tập A, B, C,... đang xét trong tập U, khi đó ký hiệu phần bù không cần chỉ rõ U mà ký hiệu đơn giản là CA,CB,... hoặc , ...
Các tính chất cơ bản
Các phép toán trên tập hợp có các tính chất sau:
Luật luỹ đẳng:
A A = A
A A = A
Phát biểu: giao hoặc hợp của một tập hợp với chính nó cho kết quả là chính nó. Mặt khác, hợp của một tập với phần bù của nó cũng là chính nó nhưng giao của một tập với phần bù của nó lại là một tập rỗng.
Luật hấp thụ (còn gọi là luật bao hàm):
A (A B) = A
A (A B) = A
Luật hấp thụ còn được viết dưới dạng khác như sau:
Nếu A B thì A B = B và A B = A
Luật giao hoán:
A B = B A
A B = B A
Luật kết hợp:
A (B C) = (A B) C
A (B C) = (A B) C
Luật phân phối:
A (B C) = (A B) (A C)
A (B C) = (A B) (A C)
Luật De Morgan:
=
=
Tích Descartes
Một tập hợp mới có thể được xây dựng bằng cách liên kết mọi phần tử của một tập hợp với mọi phần tử của một tập hợp khác. Tích Descartes của hai tập A và B, ký hiệu là A × B, là tập hợp của tất cả các cặp có thứ tự (a, b) sao cho a là phần tử của A và b là phần tử của B.
Ví dụ:
Một số tính chất cơ bản của tích Descartes:
Cho A và B là các tập hữu hạn; thì lực lượng của tích Descartes là tích của các lực lượng:
| A × B | = | B × A | = | A | × | B |.
Lực lượng
Khái quát hoá khái niệm số lượng phần tử của các tập hợp hữu hạn là khái niệm lực lượng của tập hợp (Cardinality).
Hai tập hợp được gọi là có cùng lực lượng nếu có một song ánh giữa chúng. Các tập hợp hữu hạn có cùng lực lượng khi và chỉ khi chúng có cùng số phần tử theo nghĩa thông thường.
Khác biệt cơ bản của các tập hữu hạn với các tập vô hạn là mọi tập hữu hạn không có cùng lực lượng với một tập con thực sự của nó. Đối với các tập hợp vô hạn thì không phải như vậy. Sau đây là một vài ví dụ đơn giản:
Tập con là tập con thực sự của , tuy nhiên ta có thể kiểm tra ánh xạ sau là song ánh hay không:
Nghĩa là chúng có cùng lực lượng.
Georg Cantor đã chứng minh rằng không thể có một song ánh giữa tập các số tự nhiên và tập hợp các số thực, vì thế lực lượng của tập hợp số tự nhiên là "nhỏ hơn" lực lượng của tập số thực. Các tập có cùng lực lượng với tập số tự nhiên được gọi là các tập đếm được, các tập hợp có cùng lực lượng với tập số thực được gọi là tập có lực lượng continuum.
Nếu ký hiệu là ("aleph-null") và là ,thì ta có:
< .
Phân hoạch
B(E) là tập các bộ phận của tập E.
Khi đó, P gọi là 1 phân hoạch của E ( Une Partition d'ensemble E ) nếu:
P là một bộ phận của B(E).
Với mọi tập Ai của P, Ai ≠
Với mọi phần tử Ai ≠ Aj P, Ai Aj =
Với mọi phần tử x E, luôn tìm thấy phần tử A của P sao cho x là phần tử của A. (Nói cách khác hợp tất cả các phần tử Ai của P ta được E)
Ví dụ: E = {a,b,c}.
P={{a},{b,c}} là 1 phân hoạch của E. Vì:
P là một bộ phận của B(E) (Hiển nhiên).
Xét tất cả các phần tử của P: A1 = {a} ≠ và A2 = {b,c} ≠
{a} {b,c} =
{a} U {b,c} = E
Ứng dụng
Tập hợp có mặt khắp nơi trong toán học hiện đại. Ví dụ, các cấu trúc trong đại số trừu tượng, chẳng hạn như nhóm, trường và vòng, là các tập hợp được đóng dưới một hoặc nhiều phép toán.
Một trong những ứng dụng chính của lý thuyết tập hợp ngây thơ là trong việc xây dựng các quan hệ. Một mối quan hệ từ một tập xác định đến một tập hợp đích là một tập hợp con của tích Descartes . Ví dụ, xem xét tập hợp của các hình trong trò chơi oẳn tù tì, quan hệ “thắng” từ đến là tập hợp ; do đó thắng trong trò chơi oẳn tù tì nếu cặp là phần tử của . Một ví dụ khác là tập của tất cả các cặp , trong đó là số thực. Quan hệ này là một tập con của , bởi vì tập hợp tất cả các bình phương là tập hợp con của tập hợp tất cả các số thực. Vì với mọi trong , một và chỉ một cặp được tìm thấy trong , nó được gọi là một hàm số. Trong ký hiệu hàm số, quan hệ này có thể được viết dưới dạng .
Giả thuyết Continuum
Ta đã thấy là lực lượng đếm được nhỏ hơn lực lượng Continuum. Tuy nhiên, có hay không một tập hợp có lực lượng lớn hơn lực lượng đếm được và nhỏ hơn lực lượng continuum lại là một vấn đề khác, Cantor giả thiết rằng không có điều đó (giả thiết continuum - tiếng Anh: continuum hypothesis).
Điều này tương đương với:
Cantor phát biểu giả thuyết Continuum năm 1878, và năm 1900 nó là bài toán đầu tiên trong 23 bài toán Hilbert đưa ra. Kết luận cuối cùng là giả thuyết này độc lập với ZFC, tức là ta có thể khẳng định hay phủ định giả thuyết Continuum, và thêm nó vào như một tiên đề độc lập với ZFC, theo nghĩa nếu ZFC nhất quán thì lý thuyết mới cũng nhất quán. Sự độc lập này được chứng minh năm 1963 bởi Paul Cohen, dựa trên những công trình năm 1940 của Kurt Gödel. Cohen được trao giải thưởng Fields năm 1966 cho chứng minh này.
Sau đó, giả thuyết Continuum vẫn tiếp tục được nghiên cứu trên những khía cạnh khác.
Tiên đề chọn, định lý bất toàn Godel và giả thuyết Continuum là vài trong số những khẳng định đầu tiên được chứng minh là độc lập với ZF. Sau này, nhiều khẳng định khác trong giải tích, tô-pô và lý thuyết độ đo cũng được chứng minh là độc lập với ZF.
Xem thêm
Lý thuyết tập hợp
Lý thuyết tập hợp Zermelo-Fraenkel
Tập hợp trù mật
Nghịch lý Russell
Trường (toán học)
Không gian mêtric
Chú thích
Thư mục
Hoàng Xuân Sính, 1972, Đại số đại cương (tái bản lần thứ tám), Nhà xuất bản giáo dục
Liên kết ngoài
Cơ bản về lý thuyết tập hợp (tiếng Anh)
Lý thuyết tập hợp
Tập hợp trên Mathworld
Lý thuyết tập hợp
Đối tượng toán học
Khái niệm logic |
7010 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20ti%E1%BA%BFn | Nam tiến | Nam tiến (Chữ Nho: 南進) là quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam. Nam tiến là một phần quan trọng nhất trong quá trình mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt. Quá trình này đã mở rộng lãnh thổ từ thời điểm độc lập ban đầu cho đến hình dạng lãnh thổ như ngày nay. Nam tiến và bang giao với các triều đại Trung Quốc được xem là hai nội dung quan trọng của lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ, đèo Ngang là cực nam của đất nước. Sau các cuộc chiến tranh với Chăm Pa, nước Đại Việt dần bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Đến năm 1611, người Việt đã định cư đến khu vực Phú Yên hiện nay. Vào thời Trịnh–Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ của mình về phía Nam. Việc đặt dinh Trấn Biên vào năm 1698 là dấu mốc quan trọng trong việc định cư của người Việt tại Nam Bộ. Năm 1757, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Nam tiến được xem là đã hoàn thành. Từ đó, quá trình Nam tiến chuyển dần sang hướng Tây, hướng về lãnh thổ Campuchia ngày nay. Cuộc Nam tiến của nước Việt đã tiêu diệt hoàn toàn Chăm Pa, chiếm diện tích lớn lãnh thổ Chân Lạp, và sáp nhập toàn bộ vùng Tây Nguyên. Sự mở rộng lãnh thổ của người Việt dưới thời hoàng đế Minh Mạng là nỗ lực đẩy mạnh bành trướng sang phía Tây nhưng vấp phải phản ứng tranh chấp quyết liệt với Nhà nước Xiêm La (Thái Lan) và chỉ dừng hẳn khi Pháp hoàn thành xâm lược và đô hộ Việt Nam.
Lịch sử
Sáp nhập Chăm Pa
Từ thế kỷ 10 trở đi thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa các vương triều của Đại Việt ở phía Bắc với Chăm Pa ở phía Nam, như các cuộc chiến vào các năm 982, 1044, 1069, 1367–1396, 1400–1407, 1446. Năm 988, dưới thời Lê Đại Hành, nhà Tống từng gây sức ép buộc Đại Cồ Việt không được nam tiến. Năm 1044, với lý do người Chăm đã bỏ cống liên tục suốt 16 năm, vua Lý Thái Tông chinh phạt Chăm Pa, đập phá quốc đô Phật Thệ (Kandapurpura), giết vua Sạ Đẩu và 30.000 quân Chăm Pa, bắt sống 5.000 người, bắt 30 con voi mang về.
Năm 1069, với một lý do tương tự là bỏ cống, liên tục trong 4 năm, đồng thời vua Chăm Pa là Chế Củ (Rudravarman III) cũng chuẩn bị quân đội có ý chống Đại Việt, vua Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang 50.000 quân vào đánh Chăm Pa, bắt được vua Chế Củ. Nhà dân trong và ngoài thành Phật Thệ, hơn 2.660 căn, đều bị thiêu rụi sạch. Để cầu hòa, Chế Củ dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vua Lý cho đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh.
Năm 1306 là giai đoạn Chăm Pa và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp, trước đó hai nước đã từng cùng liên minh chống quân Mông-Nguyên xâm lược, Nhà Trần đã gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa bấy giờ là Chế Mân (Jaya Simhavarman), Chế Mân đã dâng đất gồm Châu Ô và Châu Rí làm sính lễ cưới hỏi. Các vùng đất này được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới Hải Vân Quan.
Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chăm Pa. Năm 1402, Hồ Hán Thương mang quân đi đánh Chăm Pa, hai bên giao chiến đều có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chăm Pa bị thua, vua Chăm Pa là Ba Đích Lại (Jaya Indravarman VII) dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động để làm điều kiện cho nhà Hồ lui quân. Hồ Quý Ly không chấp nhận, bắt phía Chăm Pa phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất Cổ Lũy. Vua Ba Đích Lại thế yếu phải chấp nhận yêu sách của vua nhà Hồ, bèn chuyển dân về phía Nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy. Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng thêm chiến thuyền để tiếp tục đánh Chăm Pa. Nhà Hồ mang 200.000 quân đánh Chăm Pa lần thứ ba, quân nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chăm Pa. Tướng Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn hơn một tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Phần lãnh thổ Đại Việt có được từ Chăm Pa trước đó là Chiêm Động, Cổ Lũy bị họ lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ vào năm 1407.
Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chăm Pa và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo nhưng đến năm 1470, quan hệ giữa Đại Việt và Chăm Pa trở nên căng thẳng, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt đưa 200.000 quân đánh Chăm Pa. Năm 1471, quân Việt phá tan kinh đô Chà Bàn, vua Trà Toàn (Maha Sajan) bị bắt và chết trên đường áp giải về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sáp nhập miền bắc Chăm Pa, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam. Sau đó, quân đội nhà Lê tiếp tục tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, Lê Thánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi, ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ.
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía Nam. Năm 1611, vua Po Nit tiến đánh Quảng Nam, trước hành động này, chúa Nguyễn Hoàng phái Văn Phong đem quân vào đánh nước Chăm Pa lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, nay thuộc Phú Yên.
Năm 1653, vua nước Chăm Pa là Bà Tấm (Po Nraop) nhằm đòi lại đất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc mang 30.000 quân sang đánh. Bà Tấm thua trận xin hàng, chúa Nguyễn để từ sông Phan Rang trở vào cho vua Chăm Pa, còn từ sông Phan Rang trở ra lấy làm phủ Thái Khang và Diên Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh. Phủ Diên Ninh ngày nay là tỉnh Khánh Hoà, phủ Thái Khang ngày nay là Ninh Thuận.
Năm 1693, với lý do vua nước Chăm Pa là Bà Tranh (Po Saot) bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc áp giải về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chăm Pa làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt họ đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chăm Pa. Tuy nhiên, do sự chống đối của người Chăm và do cần tập trung cho việc khai phá đất Nam Bộ của Chân Lạp nên qua năm 1697, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành trấn, dành cho người Chăm Pa cơ chế tự trị nhưng vẫn phải thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn. Mãi đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị này và lập tỉnh Bình Thuận.
Chiếm đất Chân Lạp
Các vùng đất mà ngày nay là Bà Rịa, Biên Hòa, Sài Gòn vốn dĩ là đất của Chân Lạp, về sau các dòng người di cư của dân Việt từ miền Trung đã vào khai khẩn đất để làm ruộng và buôn bán. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhân quan hệ hữu hảo cha vợ – con rể với vua Chân Lạp Chey Chettha II, đã mượn vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn ngày nay) của Chân Lạp đặt trạm và quan chức thu thuế lưu dân Việt đang sinh sống xung quanh Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa.
Năm 1658, thời vua Chân Lạp là Nặc Chân (Ramathipadi I), nước Chân Lạp lục đục nội chiến. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Nặc Xô (Barom Reachea VIII) lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa.
Năm 1679, các viên quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây - Trung Quốc), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông - Trung Quốc) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này cùng với những lưu dân người Việt định cư trước đó đã chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho, cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố, có người phương Tây, Nhật Bản, Chà Và đến buôn bán khá đông.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm quản lý các vùng đất ở Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lập Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiến Trấn, rồi sai quan vào cai trị. Chúa Nguyễn lại chiêu mộ thêm những người di dân từ miền Trung vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và người Hoa ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699 vua Nặc Thu (Chey Chettha IV) của Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm giành lại nhưng bị thất bại.
Năm 1680, Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh diệt nhà Minh đã cùng gia quyến khoảng 200 người bỏ sang Mang Khảm (nay là Hà Tiên), Chân Lạp. Ông khai khẩn và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là Hà Tiên. Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được. Năm 1708, để tránh áp lực thường xuyên cướp phá của quân Xiêm La, Mạc Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chú, chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi ông mất, con là Mạc Thiên Tứ lại được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai phóng hóa và nhân bản hóa đất Hà Tiên.
Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre, dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định. Từ năm 1735 – 1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang phần đất Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ ngày nay. Đưa thêm các vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ xứ Đàng Trong. Với việc đặt chân đến Cà Mau, Nam tiến coi như hoàn tất.
Năm 1755, biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Snguon) thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ vả Mạc Thiên Tứ, rồi ông xin dâng hai vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Năm 1757, Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng hai vùng đất ngày nay là Trà Vinh và Ba Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khoát phong cho làm vua Chân Lạp. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du mang quân sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn, con Nặc Nhuận vốn đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Vũng Thơm, Cần Bột, Chân Rùm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ, Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản. Từ 1698 đến 1757, các chúa Nguyễn đã đặt xong cơ sở hành chính trên khắp Nam Bộ.
Sáp nhập Tây Nguyên
Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của người Thượng, vùng nằm ở vị trí giữa 3 nhà nước: đế chế Khmer, vương quốc Chăm Pa và các vương quốc trên lãnh thổ Lào, là nơi giao thoa văn hóa và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước. Vùng cũng có quan hệ lịch sử văn hóa với cả Đại Việt. Khu vực này là vùng xung đột chủ yếu giữa người Chăm và Khmer, nó không thực sự thuộc về bên nào khi thì thuộc Chăm Pa, khi thì thuộc về đế chế Khmer. Phần lớn thời gian, từ giữa thế kỷ 12 đến năm 1471, Tây Nguyên thuộc chủ quyền của nước Chăm Pa.
Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chính quyền Đàng Trong. Vào thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn tăng cường kiểm soát vùng đất Tây Nguyên.
Đến thời Pháp thuộc, người Pháp tìm cách tách hẳn Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam thành một vùng riêng biệt. Bên cạnh đó, họ khai phá, thiết lập hệ thống chính quyền và đưa người Kinh từ đồng bằng lên đây sinh sống.
Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tổng thống Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ Hoàng triều Cương thổ, sáp nhập Tây Nguyên vào Việt Nam cộng hòa. Về sau Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục đưa người đến khai phá để phát triển kinh tế vùng này.
Khái niệm Nam tiến
Công cuộc mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt về phía Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, mãi cho đến thế kỷ 20 thì khái niệm Nam tiến được đưa ra bởi các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam. Năm 1959, Lâm Hoài Nam có bài Một tài liệu về cuộc di dân Nam Tiến của tiền nhân, đăng trên báo Thủ đô. Năm 1961, Nguyễn Đăng Thục có nội dung "Cuộc nam tiến của Việt Nam" trong Văn hóa Việt Nam với Ðông Nam Á, xuất bản tại Sài Gòn trên tạp chí Văn hóa Á châu. Năm 1965, Tùng Phong trong Chính đề Việt Nam, xuất bản bởi nhà xuất bản Đồng Nai, đã sử dụng một tiêu đề "công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam". Năm 1969, Nguyễn Ðăng Thục có bài "Cuộc nam tiến của Việt Nam" đăng trong Kỷ yếu tuần lễ văn hóa xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1970, tác giả Hãn Nguyễn phát hành quyển Hà Tiên, chìa khóa Nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng bằng sông Cửu Long xuất bản bởi tạp chí Sử Địa. Cùng năm, Nguyễn Đăng Thục có bài Nam tiến Việt Nam, đăng trên tạp chí Sử Địa và bài Hai trào lưu di dân Nam tiến, đăng trên tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san, số 6 (năm 1970). Phù Lang Trương Bá Phát có bài Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, bài đăng trên tạp chí Sử Địa, số 19-20 (năm 1970). Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, bài báo khác nữa. Tất cả được xem xét là chịu ảnh hưởng và kế thừa ý tưởng từ bài báo La Formation du pays d’Annam trên tạp chí Nam Phong, số 131, của tác giả Hưng Giang viết vào tháng 7 năm 1928. Đây được xem là bài viết đầu tiên có sử dụng "Nam tiến", nhằm ca ngợi cho quá trình tiến về phía Nam của dân tộc Việt.
Theo các tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương trong The Cham of Vietnam: History, Society and Art (Người Chăm ở Việt Nam: Lịch sử, Xã hội và Nghệ thuật), Nam tiến do đó là một khái niệm mới và nó được đặt ra bởi những nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa dân tộc. Nam tiến là một khái niệm được tạo ra để mô tả quá trình mở rộng vốn dĩ là tập hợp các sự kiện rời rạc trong nhiều thế kỷ, các sử sách xưa viết về quá trình mở rộng tuy khá đầy đủ nhưng cũng chỉ là biên niên sử. Việc tiến về phương Nam chỉ là các hoạt động mở rộng, di dân đến định cư, khai khẩn đất đai đơn thuần. Trong quyển sách Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả Khổng Diễn xuất bản năm 2003 bởi Nhà xuất bản Khoa học xã hội, sử sách xưa đã khái quát hóa các sự kiện mở rộng là "nam tiến" và khái niệm này mới chỉ ra xu thế và phương hướng mà thôi. Nhưng không chỉ là một khái niệm mô tả sự mở rộng đơn thuần, các tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương cũng nhận định khái niệm Nam tiến đã được xem xét và được củng cố bởi giới tri thức miền Nam Việt Nam trên khía cạnh chủ nghĩa dân tộc. Chính họ đã đánh giá đó là lịch sử thực tế và đã được thiết lập. Cả hai tác giả nhìn nhận đây là mục đích chủ nghĩa dân tộc rõ ràng. Giới tri thức miền Nam coi Nam tiến là sự tự hào dân tộc, giải thích sự thống trị của Việt Nam bởi người Việt về chủng tộc và văn hóa. Đến khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, giới trí thức miền Bắc Việt Nam thì trái ngược lại, họ nhấn mạnh đến sự đoàn kết đa sắc tộc và sự chung sống hòa bình tương hỗ giữa người Việt và các dân tộc khác, ủng hộ tính đa dân tộc. Tuy nhiên, họ phớt lờ mô tả quá trình Việt hóa Chăm Pa và Việt hóa các dân tộc khác, cũng như hạn chế sử dụng khái niệm Nam tiến.
Một số học giả ngoài Việt Nam đề cập việc truy ngược lại tất cả các ghi chép, biên niên sử, văn bản và bia ký thực sự của Việt Nam thời tiền thuộc địa, không có bất kỳ một tham chiếu nào liên quan đến chính sách hay phong trào về sự bành trướng nào mà ngày nay được mô tả là Nam tiến. Nhà sử học người Mỹ Michael Vickery xem xét quá trình mở rộng là không ổn định, các giai đoạn của quá trình này cho thấy không có chính sách mở rộng. Theo nhà sử học Keith Taylor thì từng giai đoạn mà lãnh thổ được mở rộng được gắn với một sự kiện cụ thể nào đó trong xung đột Việt-Chăm, và điều đó không gắn với chính sách mở rộng nào.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, các học giả người Pháp đã xác định các vương quốc Ấn Độ hóa như Angkor và Chăm Pa, vốn đã bị suy giảm chủ yếu từ chủ nghĩa bành trướng của Việt Nam, và mô tả người Việt như những nhân vật phản diện chính. Qua đó, người Pháp đã cường điệu hành động của họ như những người "giải cứu" những "nền văn minh đã mất" và ngăn chặn di sản của họ hoàn toàn bị "nuốt chửng" bởi quá trình thực dân và đồng hóa của người Việt. Sau năm 1954, các học giả ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã có những phản ứng khác nhau đối với các nghiên cứu về Chăm Pa của Pháp. Trong khi các học giả Hà Nội phổ biến "lịch sử đa dân tộc" và tinh thần "đoàn kết giữa các dân tộc chống quân xâm lược và bọn thống trị phong kiến" để phù hợp với hoạt động cách mạng của họ nên bản thân Chăm Pa ít được chú ý. Nhưng ngược lại, những học giả theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam cực đoan, lại bị mê hoặc bởi cách giải thích thổi phồng của người Pháp về cuộc chinh phục Chăm Pa của người Việt, họ đã bắt đầu sử dụng nó như một bằng chứng cho "sự vĩ đại của người Việt". Và do đó, góp phần củng cố khái niệm Nam tiến.
Khái niệm Nam tiến ở miền Nam Việt Nam
Tác phẩm nổi tiếng nhất về cuộc Nam tiến là Việt sử: xứ đàng trong, 1558-1777: cuộc nam-tiến của dân-tộc Việt-Nam của tác giả Phan Khoang xuất bản ở Sài Gòn. Cuốn sách được đánh giá là chi tiết nhất về Nam tiến. Trong cuốn sách, tác giả đưa ra một cái nhìn khá mạnh mẽ về thành kiến, lấy người Việt làm trung tâm và định kiến tiêu cực đối với "những người bị chinh phục". Nội dung chính của cuốn sách là về cuộc "mở rộng" của người Việt được cho là chắp ghép các sự kiện không liên quan và cách xa nhau, di dân dọc theo bờ biển từ đồng bằng sông Hồng được cho là bắt đầu vào thế kỷ 11 để đến đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ 18. Nội dung về Chăm Pa bắt đầu được nhìn nhận như một vương quốc thống nhất duy nhất, tương tự như nội dung của các học giả Pháp thời kỳ đầu, và truy tìm nguồn gốc của vương quốc là từ nước Lâm Ấp, một nhà nước Ấn Độ hóa. Những tác phẩm nghiên cứu ít chú ý đến các nhóm dân tộc Chăm, Khmer và các nhóm bản địa khác. Họ được các tác phẩm nghiên cứu thời thuộc địa trước đó coi là có cùng "nguồn gốc Ấn Độ hóa" một cách bừa bãi. Những học giả thời kỳ thuộc địa đã đưa ra những khái niệm mang tính khuôn khổ châu Âu trắng trợn như 'các khu vực văn minh Hán hoặc Ấn Độ', phủ nhận và hạ thấp những thành tựu của các dân tộc bản địa phi nhà nước ở Đông Nam Á. Nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Phan Khoang diễn giải về các cuộc chiến tranh giữa Chăm Pa và Đại Việt là do "sự xâm lược của người Chăm", ông tuyên bố rằng "sự kém cỏi và hiếu chiến của người Chăm là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của họ". Ông thuyết phục rằng người Chăm là "dân tộc yếu hơn" phải nhường chỗ cho "dân tộc mạnh hơn" là người Việt. Phan Khoang giải thích sự sụp đổ của khu tự trị Chăm cuối cùng vào năm 1832 bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của họ và tỏ ra không mấy thương xót cho số phận của người Chăm sau này. Cuối cùng, Phan Khoang đã diễn giải làm nổi bật "sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam" đã quét sạch Chăm Pa và mang lại một cảm giác biết ơn về lòng tự hào dân tộc.
Một tác giả nổi tiếng khác về Nam tiến ở miền Nam là Phạm Văn Sơn (1915–1978). Trong phần Nam tiến của bộ Quốc sử Việt sử tân biên năm 1959, Phạm Văn Sơn đã cổ vũ ca khúc khải hoàn môn Cạnh tranh sinh tồn (thuyết Darwin) cho Nam tiến. Ông lập luận rằng người Chăm đã tiến hành nhiều cuộc xâm nhập biên giới chống lại "người Giao Chỉ và người An Nam thuần Việt" trong thời kỳ cai trị bởi các triều đại Trung Quốc trước thế kỷ thứ 10, ông biện minh cho các cuộc xâm lược của người Việt vào Chăm Pa trong thế kỷ 10 đó là một quả báo. Nước Việt "giành được độc lập từ Trung Quốc" bắt đầu di dân về phía nam liên tục và điều này không thể ngăn cản vì người Chăm, Khmer là các dân tộc bản địa "thiếu năng lực và khả năng tiến bộ để phát triển, và họ vẫn còn trong tình trạng sơ khai."
Mở rộng khái niệm
Nam tiến cũng đã được đề xuất là một khái niệm có phạm vi bao phủ rộng lớn hơn, về mặt thời gian nó đã xảy ra trong hàng nghìn năm chứ không phải từ thế kỷ 11. Đối với khái niệm rộng hơn này, cơ sở lịch sử là sự kiện người Việt, hay chính xác hơn là Bách Việt cư trú ở miền Nam Trung Quốc từ thời cổ đại, từ lưu vực sông Dương Tử kéo dài đến miền Bắc Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà Tần tiến hành chiến tranh thống nhất Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, họ đưa 50 vạn người nam chinh, tiến vào vùng đất rộng lớn phía nam của người Bách Việt. Trước sức ép bành trướng của nhà Tần, rồi sau đó là nhà Hán mà phải chạy về phương nam. Như thế, người Việt không chỉ bắt đầu "nam tiến" từ thế kỷ 11, trong thuở ban đầu giành được độc lập, do phải chịu sức ép xâm lược của nhà Tống tiến xuống nam, mà đã phải chạy không ngừng nghỉ về phía nam từ hàng nghìn năm trước đó.
Tiến trình
Nam tiến được nhiều học giả trong nước đánh giá là bắt đầu cả một nghìn năm, gần như xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt. bắt đầu vào quãng thế kỷ 11. Một quan điểm của các học giả Việt Nam tương đối muộn hơn đó là vào năm 1558 khi chúa Nguyễn mang gia tộc vào Nam. Họ đã theo cửa Việt tiến vào đóng tại đất Thuận Hóa, bắt đầu cho quá trình Nam tiến. Ngoài ra, một quan điểm khác cho rằng Nam tiến bắt đầu năm 1306 khi nhà Trần nhận sính lễ cưới hỏi của Chế Mân dâng lên là hai châu Ô, Rí. Người Việt vượt sông Hàn định cư kéo dài đến đèo Hải Vân. Phần lớn các quan điểm xác định thời gian Nam tiến bắt đầu là vào thế kỷ 11, tức là cách nay khoảng một nghìn năm.
Trái ngược lại với hầu hết quan điểm của Việt Nam về thời điểm bắt đầu của Nam tiến, đặc biệt là quan điểm phổ biến vào thế kỷ 11, theo nhiều học giả ngoài Việt Nam thì quá trình này chỉ thật sự bắt đầu từ khoảng thế kỷ 15, và thời điểm đó là sau cuộc chiến năm 1471. Các giai đoạn trước đó nhiều thế kỷ chỉ là các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa, với sự thay đổi lãnh thổ qua lại giữa hai bên sau mỗi cuộc chiến tranh, chứ không phải việc xâm chiếm lãnh thổ rõ ràng và quyết đoán của người Việt. Tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương trong The Cham of Vietnam: History, Society and Art (Người Chăm ở Việt Nam: Lịch sử, Xã hội và Nghệ thuật) đã trích dẫn quan điểm của nhà nghiên cứu Shiro Momorki trong chương "Mandala Campa" góc nhìn từ tư liệu Trung Quốc rằng: "...mặc dù quan điểm phổ biến về sự bành trướng xuống phía nam (Nam tiến) của Đại Việt vững chắc và không thể đảo ngược, quá trình này chỉ được thực hiện sau thế kỷ XV..." Cũng trong sách này, quan điểm của tác giả John K. Whitmore trong chương Vị vua vĩ đại cuối cùng của Đông Nam Á cổ điển: Chế Bồng Nga và Chăm Pa thế kỷ Mười bốn được dẫn rằng: "...Huyền thoại một ngàn năm Nam tiến của người Việt Nam (Đẩy về phía Nam) giả định không thay đổi và sự di chuyển liên tục từ phương Bắc vào Nagara Chăm Pa. Thay vào đó, chúng ta cần xem xét các phạm vi bao quanh của mỗi mandala đang bị tranh chấp bởi cả Chăm Pa và Đại Việt, ít nhất là cho đến khi người Việt có thể nghiền nát Vijaya vào năm 1471..." Một quan điểm khác của Michael Vickery trong chương Xét lại Chăm Pa được đưa ra rằng: "...đến cuối, xung đột giữa hai bên chủ yếu là công bằng, và trong một phần tư cuối của thế kỷ XIV (1360–90), người Chăm gần như đã chinh phục toàn bộ Việt Nam. Chỉ sau thất bại của cuộc phiêu lưu đó, Đại Việt mới thống trị rõ ràng; do đó, thuật ngữ Nam tiến, nếu chính xác hoàn toàn, chỉ có thể được áp dụng từ đầu thế kỷ XV. Thật vậy, một thế hệ học giả mới của Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn khái niệm Nam tiến như một quá trình tuyến tính...", và "... Chỉ từ đầu thế kỷ XV, quan niệm truyền thống về một cuộc tiến công liên tục xuống phía nam (Nam tiến) của người Việt Nam mới hoàn toàn chính xác.
Về thời điểm chấm dứt, các học giả trong nước chỉ ra rằng quá trình Nam tiến đã hoàn tất, và thời điểm hoàn tất là vào năm 1757. Sau đó quá trình này chuyển hướng sang phía Tây. Nhưng các học giả ngoài Việt Nam như giáo sư người Hàn Quốc Song Jung Nam xác định Nam tiến vẫn tiếp diễn khi lấn sâu vào Campuchia và chỉ thật sự dừng lại bởi cuộc chinh phục của Pháp. Và nếu không có sự can thiệp của Pháp, đến nay có thể đã không tồn tại Campuchia, đất nước này đã nằm trong bản đồ Việt Nam.
Nhà báo, nhà nghiên cứu độc lập người Mỹ Tanner Greer nhận xét quá trình Nam tiến vẫn tiếp diễn kể cả khi Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp. Dù mức độ xung đột thời gian đầu không còn, người Việt và Campuchia đều chung sống hòa bình dưới chế độ thuộc địa Pháp. Càng về sau người Campuchia càng bất mãn, vì người Việt dưới chế độ thuộc địa Pháp là một dân tộc hưởng đặc quyền. Các dòng dân Việt vẫn tiếp tục di cư vào nội địa Campuchia không ngừng.
Xu thế và động lực lịch sử
Tiến về phương nam xuất phát từ yếu tố địa chính trị và tương quan sức mạnh với các nước láng giềng. Đặc điểm địa lý là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đối với hướng mở rộng lãnh thổ, hướng Tây bị địa hình núi non ngăn cản, hướng Đông giáp biển, phía Bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn của người Hán; nên hướng thiên di, mở rộng khả thi nhất là tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam. Đại Việt thường xuyên chiến tranh với các láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc ở phía Bắc và Chăm Pa ở phía Nam. Nhiều thời điểm cả hai liên minh cùng tấn công Đại Việt, đưa đến sức ép lưỡng đầu thọ địch thường xuyên diễn ra. Dân tộc Việt đã đi đến việc tìm cách phá thế gọng kìm hai đầu là một xu thế tất yếu của lịch sử. Như thế, do nhu cầu an ninh mà lãnh thổ nước Đại Việt theo tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến đã được mở rộng và do yếu tố địa chính trị mà chủ yếu mở dần từ Bắc vào Nam.
Tham vọng đất đai và đế quốc của người Việt cũng được xem là một trong các lý do của Nam tiến. Vấn đề quá tải dân số (vấn đề nhân mãn) cũng là lý do khác, từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn dù có bất kỳ biến động nào dòng chảy của người Việt di dân vẫn diễn ra không ngừng nghỉ. Trong dòng chảy đó, có bộ phận những người bất đồng chính kiến với vua quan, những người phạm nhân,.v.v. họ chạy vào Nam, trở thành một thành phần của dòng dân di cư.
Nguyên nhân trực tiếp của Nam tiến từ đầu thế kỷ 17 là cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn, trước áp lực của chúa Trịnh, chúa Nguyễn nghe lời Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" vào Thuận Hóa, đóng lỵ sở ở Ái Tử, bước đầu củng có sức lực chống Trịnh. Chúa Nguyễn từng bước tiến dần xuống phía nam để mở mang lãnh thổ. Quá trình Nam tiến đã diễn ra đồng thời với cuộc chiến chống Trịnh, chúa Nguyễn vừa phải chống lại mũi lao đâm từ phía sau lưng vừa tiến về phía trước tạo lập cơ đồ. Hậu quả của cuộc chiến tranh này là sự thúc đẩy và hoàn thành quá trình tiến về phương Nam.
Bên cạnh lý do chính trị của chúa Nguyễn, kinh tế cũng là động lực của di dân, họ muốn tìm kiếm một cuộc sống thuận lợi hơn. Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An vào giữa thế kỷ 16 chép rằng: "...Đồng bằng thì nông trang vốn sẵn nghiệp nhà, bờ biển thì cá, muối là kho vô tận...Hải vị sơn hào của nhiều chan chứa. Cá tôm có sẵn ở sông bể, gỗ lấy ở núi rừng. Xóm làng trù mật nên gà chó từng đàn, cỏ nước ngon lành nên trâu bò béo tốt... đất cát phì nhiêu, được thóc gạo không cần khó nhọc...". Vào thế kỷ 18, trong Phủ Biên tạp lục Lê Quý Đôn viết về sự trù phú, phì nhiêu của Đàng Trong: "...Những sản vật quý phần nhiều xuất từ miền Nam. Xứ Quảng (kể cả Gia Định) là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Ở phủ Thăng Hoa, phủ Điện Bàn đồng ruộng rộng rãi, lúa tốt. Ba phủ Quy Nhơn, Quảng Nghĩa, Gia Định lúa gạo phần nhiều không kể xiết nhất là Gia Định có nơi cấy một hộc lúa giống thì gặt được 100 hộc, có nơi ruộng không cần cày, chỉ phác có rồi cấy... Ở Gia Định giá lúa rẻ chưa nơi nào như thế. Gạo nếp, gạo tẻ đều trắng trẻo, tôm cá rất to, ăn không hết...".
Nam tiến ở vùng Nam Bộ còn được đánh giá là hai cuộc nam tiến cùng lúc, một là, cuộc nam tiến của chúa Nguyễn, hai là, cuộc nam tiến của người Trung Quốc tị nạn chính trị khi Mãn Thanh chiếm đóng Minh.
Chiếm dụng và đồng hóa
Người Việt đã phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ 2 trước Công nguyên cho đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại thủy binh Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trong chiều dài lịch sử đó, văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm đến người Việt. Khi các dòng di dân người Việt tiến xuống phương Nam, đến sống trên các vùng đất của Chăm Pa, rồi sau đó là Chân Lạp, dân tộc Việt tiếp thu thêm một nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ nữa của các dân tộc phía Nam.
Thực tế từ năm 1471, vương quốc Chăm Pa trở thành một nước thần phục. Sau cuộc chiến năm 1693, Chăm Pa đã không còn tồn tại như một vương quốc độc lập mà đã trở thành một đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn. Họ hưởng quyền tự trị kéo dài hơn 1 thế kỷ, cho đến năm 1832.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Pa thời kỳ tiểu vương quốc Indrapura phát hiện không còn một vết tích nào, một câu hỏi lớn đặt ra phải chăng sự Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng vào thế kỷ 16 khi lấy đất Thuận Hóa làm kinh đô, đã loại bỏ các đền tháp của người Chăm rồi dựng nên những đền đài mới của người Việt.
Phần lớn sử liệu trong nước luôn phác họa Nam tiến như một quá trình bạo lực, là các cuộc chiến tranh, nhưng một số nhà nghiên cứu chỉ rõ Nam tiến không phải hoàn toàn như thế. Đó là một quá trình có tính hòa bình, kéo dài qua nhiều thế kỷ, người Việt di dân đến sống cùng người Chăm, người Khmer địa phương, khai hoang nhiều vùng đất. Người Việt đi đến đâu thì khai khẩn ruộng, sống bằng nghề nông, định cư để khẳng định chủ quyền.
Ngũ điều Nghị định
Ngũ điều Nghị định là bản hiệp ước ký kết vào năm 1712 giữa chúa Nguyễn Phúc Chu và Trấn vương Chăm Pa. Bản hiệp ước quy định thẩm quyền xét xử của chúa Nguyễn đối với người Chăm; quy định các nghĩa vụ mà người Chăm phải thực hiện đối với chính quyền Đàng Trong. Quy định xung đột giữa người Việt và người Chăm sẽ do Trấn vương Chăm Pa cùng quan Cai bạ và quan Ký lục, là hai viên quan người Việt, cùng phán xét.
Kế sách Tàm thực
Quá trình bành trướng lãnh thổ của dân tộc Việt là không ngừng suốt một nghìn năm, vào giữa thế kỷ 18 được ghi nhận một cách rõ ràng ở tầm mức chính sách dưới thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong, với tên gọi kế sách Tàm thực. Nguyễn Cư Trinh - một danh sĩ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Thuần được xem là người đã tạo nên kế sách này. Kế sách này thông qua chiến tranh để lấy đất hoặc nhận đất do các vua Chân Lạp dâng lên. Mở rộng bờ cõi là mục tiêu, lấy đất mới giữ vững phần đất phía sau lưng, tiếp tục lấy đất từng bước, cho dân tụ họp về định cư. Vào năm 1756, kế sách này lần đầu thực thi, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho thu lấy hai vùng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp, ngày nay là Gò Công và Tân An, ủy thác cho quan chức dưới quyền quản lý. Như thế, lấn dần từng bước, dân đi trước khai phá, khai phá đến đâu chính quyền xác lập chủ quyền đến đó là các bước của Tàm thực.
Chính sách của Minh Mạng
Hoàng đế Minh Mạng đã tiến hành Hán hóa các dân tộc thiểu số như người Campuchia, tuyên bố di sản của Nho giáo và nhà Hán của Trung Quốc cho Việt Nam, và sử dụng thuật ngữ người Hán 漢人 (Hán nhân) để chỉ người Việt Nam. Minh Mạng tuyên bố, "Chúng ta phải hy vọng rằng thói man rợ của họ sẽ bị tiêu biến trong tiềm thức, và họ sẽ ngày càng bị tiêm nhiễm các phong tục Hán [Hán Việt]." Các chính sách này nhắm vào người Khmer và các dân tộc vùng núi. Chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Chu đã gọi người Việt là "người Hán" vào năm 1712 để phân biệt với người Chăm. Các chúa Nguyễn cho lập đồn điền sau năm 1790. Vua Gia Long khi phân biệt giữa người Khmer và người Việt đã nói "Hán di hữu hạn [ 漢 夷 有 限 ]" nghĩa là "người Việt và người rợ phải rõ ràng ranh giới." Vua kế vị ông, Minh Mạng, đã thực hiện chính sách hội nhập tiếp biến văn hóa nhằm vào các dân tộc thiểu số không phải là người Việt. Vào những năm 1800, các danh xưng như Thanh nhân (清人, người nhà Thanh) hoặc Đường nhân (唐人, người nhà Đường) được người Việt Nam dùng để chỉ các dân tộc Trung Quốc, trong khi tự gọi mình là Hán dân (漢民) và Hán nhân (漢人).
Yếu tố Di truyền
Đa hình nucleotide đơn cũng chỉ ra các dòng gen lịch sử, cho thấy yếu tố Đông Nam Á gia tăng trong dân số Việt Nam, điều này trùng với thời gian diễn ra cuộc Nam tiến. Các sự kiện nhân khẩu học lịch sử đã được kiểm tra bằng EBSP. Biểu đồ thu được từ haplogroup F1f cho thấy sự tồn tại của những thay đổi nhân khẩu học quan trọng xảy ra trong khoảng 1.000 năm qua ở người Việt và người Chăm ở phía Nam. Các ước tính về tỷ lệ di cư cho thấy rằng người Chăm không bị đồng hóa cũng như không tham gia trao đổi gen với các nhóm khác, về tổng thể cho thấy rằng có sự sụt giảm mạnh dân số Chăm Pa.
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng của khái niệm
Trong quyển Shifting the Nationalist Narrative? Representing Cham and Champa in Vietnam's Museums and Heritage Sites (tạm dịch: Chuyển đổi chuyện kể dân tộc? Đại diện cho người Chăm và Chăm Pa trong các Bảo tàng và Di sản của Việt Nam) xuất bản năm 2019, các tác giả Rie Nakamura, Claire Sutherland cho rằng khái niệm Nam tiến đã có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
Nam tiến đã được giới tri thức miền Nam Việt Nam vào thời kỳ Việt Nam cộng hòa đánh giá cao một cách đầy tự hào, về chiến thắng của người Việt và sự mở mang của lãnh thổ phía Nam. Các nội dung phổ biến chỉ rõ "những cánh đồng canh tác màu mỡ và của cải của miền Nam đã được tạo nên bởi người Việt văn minh nhiều hơn bộ phận dân cư không văn minh". Các dân tộc không phải là người Việt được miêu tả là lạc hậu và xa lạ, trái ngược với xã hội người Việt có văn hóa, hoàn thiện, đổi mới. Vì các nhóm không phải người Việt được miêu tả là trì trệ lạc hậu và không thể phản kháng, còn người Việt được chứng minh là vượt trội, nên Nam tiến được coi là một quá trình "mở rộng" ổn định và không thể đảo ngược.
Hiện nay, mặc dù hầu hết các học giả Việt Nam đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về các nền văn hóa không phải người Kinh (người Việt), nhưng họ không đồng nhất những nền văn hóa đó với sự hình thành của Việt Nam, cũng như không công nhận nguồn gốc đa văn hóa của Việt Nam. Trong quyển Soldered States: Nation-building in Germany and Vietnam (tạm dịch: Các quốc gia quân sự: Xây dựng quốc gia ở Đức và Việt Nam) xuất bản năm 2018, tác giả Claire Sutherland mô tả rằng chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã xây dựng một ảo tưởng về sự đồng nhất của mình, bà viết: "Official histories characterised Vietnam as a single, fixed bloc, with a common language, territory, economy and culture" ("Các tài liệu lịch sử chính thức đã mô tả Việt Nam như một khối duy nhất, cố định, có ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và văn hóa chung"). Bà lưu ý rằng theo góc nhìn sử Việt các nền văn hóa không phải của người Kinh bao gồm người Chăm và các dân tộc khác không phải là cốt lõi tạo nên quốc gia của Việt Nam. Điều này đã thể hiện qua cách bố trí hiện vật tại các viện bảo tàng, các hiện vật khảo cổ của các nền văn hóa không phải của người Kinh được để tách biệt, trong phòng riêng, không phải lịch sử, không phải là di sản, ít được chăm sóc, ngoại trừ có ý nghĩa thu hút du khách.
Theo nhà sử học Christopher Goscha trong tác phẩm năm 2016 của ông The Penguin history of Modern Vietnam, "Nam tiến" là một câu chuyện đậm chất dân tộc của người Việt. Câu chuyện đó tập trung vào tầm quan trọng của người Việt, các dân tộc khác vốn là các dân tộc bản địa sống phân bố trên khắp lãnh thổ chỉ có vị thế mờ nhạt. Họ chỉ thật sự được chính phủ Việt Nam phân loại trong thế kỷ 20 là dân tộc thiểu số. Ông đặt ra vấn đề nên tránh lấy một dân tộc làm chủ thể trung tâm, các bộ phận được xem là trung tâm và không trung tâm của Việt Nam cần được cân bằng.
Chống lại Nam tiến
Nhà sử học người Mỹ gốc Úc Ben Kiernan trong tác phẩm năm 2008 Blood and Soil: Modern Genocide 1500-2000 của ông đã đề cập đến một trong những cuộc phản ứng của Chân Lạp nhằm vào người Việt. Sự kiện xảy ra vào năm 1667, khoảng một nghìn người Việt định cư đã bị tàn sát bởi người Khmer và người Hoa. Do những người Việt định cư bắt đầu sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi trước đây vốn dĩ là nơi sinh sống của người Khmer. Điều đó khiến người Việt phải hứng chịu đòn trả thù này.
Vào năm 1833, thủ lĩnh người Chăm Hồi giáo là Katip Suma đã lãnh đạo những người Chăm Hồi giáo bất mãn tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại vua Việt Nam. Cuộc nổi dậy này được nhìn nhận là phong trào Jihad duy nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân ban đầu được xác định từ việc vị vua lãnh địa Panduranga, khu tự trị từ năm 1693 thần phục chúa Nguyễn là Po Tisuntiraidapuran liên minh với quân nổi dậy Tây Sơn. Và sau đó, từ năm 1802, Panduranga được nhà Nguyễn coi như một nước chư hầu, người Chăm lại tham gia nổi dậy của Lê Văn Duyệt. Khi Minh Mạng nắm quyền đã mong muốn thôn tính thực thể Chăm cuối cùng này. Khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Duyệt bị dẹp vào năm 1832, Minh Mạng bắt giữ vị vua Chăm cuối cùng là Po Phaok The làm con tin tại triều đình Huế. Vua nhà Nguyễn đã buộc người Chăm phải hội nhập với văn hóa Việt, trong đó Hoàng đế Minh Mạng cưỡng bức người Chăm theo đạo Hồi ăn thằn lằn và thịt lợn, cưỡng bức người Chăm theo đạo Hindu ăn thịt bò, trái với ý muốn của họ, trừng phạt họ và đồng hóa họ với văn hóa Việt Nam. Đồng thời lệnh trừng trị những người bất đồng chính kiến và ủng hộ cuộc nổi dậy của Lê Văn Duyệt. Một quan chức được cử đến Panduranga với tư cách là quan thẩm phán nhằm trừng phạt những người Chăm bị nghi ngờ ủng hộ Lê Văn Duyệt. Bất mãn trước các hành động của nhà Nguyễn, thủ lĩnh Hồi giáo Katip Sumat đã tiến hành một cuộc nổi dậy chống vua Minh Mạng ở khu vực Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ngày nay và Tây Nguyên. Cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt vào đầu năm 1834.
Từ năm 1834 đến năm 1835 bùng nổ cuộc khởi nghĩa Ja Thak Wa bởi một thủ lĩnh người Chăm vùng Panduranga là Katip Thak Wa. Khởi nghĩa lan đến cả Phú Yên, nguyên nhân được xem là do bất mãn với việc Panduranga bị xóa bỏ và các chính sách đồng hóa nặng nề, cũng như việc đàn áp. Minh Mạng ra lệnh rằng mỗi người lính Nguyễn phải chém được ba đầu người Chăm theo phong trào Ja Thak Wa trong một ngày thì sẽ được thưởng. Quân lính Nguyễn tranh đua tàn sát hàng ngàn người Chăm để được hưởng tiền thưởng, gây ra thảm sát lớn. Đến tháng 4 năm 1835 thì Katip Thak Wa tử trận, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Ngày 1 tháng 5 năm 1958, trên Tây Nguyên, một người Ê đê là Y Bhăm Êñuôl thành lập tổ chức BAJARAKA. Chủ trương của ông là đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. Ngày 25 tháng 7 năm 1958, BAJARAKA gửi thư đến tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và thỉnh cầu các nước can thiệp để người Thượng được độc lập. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1958, BAJARAKA cho tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị chính phủ Việt Nam cộng hòa đàn áp, các lãnh tụ của phong trào đều bị bắt.
Một số nhóm người Thượng vốn được chính phủ Mỹ cấp vũ khí để tham gia vào cuộc chiến chống Cộng sản ở miền Nam từ năm 1956, họ tổ chức đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG). Tháng 3 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với lãnh đạo của các sắc tộc người Thượng khác và người Chăm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP). Kể từ sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền Việt Nam cộng hòa ngày càng có quan hệ xấu với họ, quân lực Việt Nam cộng hòa truy quét khiến tổ chức này phải chạy sang Campuchia vào tháng 5 năm 1964. Ngày 19 tháng 9 năm 1964, các toán biệt kích của người Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức và Đắk Lắk giết chết 35 quân nhân người Việt, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập, chiếm đài phát thanh Ban Mê Thuột kêu gọi thành lập quốc gia độc lập. Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc huy động quân đội đánh tan vỡ quân người Thượng, nhưng do yêu cầu của Mỹ họ ngừng tay.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1964, Mặt trận Giải phóng Cao nguyên, Mặt trận Giải phóng Champa, Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom, Mặt trận Giải phóng Campuchia Bắc đã cùng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO) do quốc vương Sihanouk chủ tọa. Chủ trương của họ là đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, tiến hành chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam. Y Bhăm Êñuôl giữ vai trò biểu tượng phong trào, lãnh đạo là Les Kosem. Từ năm 1965, FULRO đã có hoạt động tấn công bằng vũ trang, đòi hỏi cho các chính sách tốt hơn đối với người Thượng. Cả Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã tổ chức thương thuyết với họ, bắt đầu vào ngày 2 tháng 8 năm 1965, nhằm hướng họ vào cuộc chiến chống Cộng. Trong những năm sau đó diễn ra nhiều cuộc thương thuyết khác. Ngày 1 tháng 2 năm 1969, một thỏa thuận được ký kết giữa Paul Nưr, đại diện Việt Nam Cộng hòa, và Y Dhê Adrong, đại diện FULRO dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tháng 6 năm 1975, chính quyền Việt Nam vừa thống nhất đã cho mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp Tây Nguyên. Trả lời phỏng vấn nhà báo Nate Thayer, lãnh đạo FULRO cho biết khi họ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại nhà nước Việt Nam sau năm 1975, họ có 10.000 quân, sau 4 năm chỉ còn 2.000 quân. Về sau họ được Khmer Đỏ tiếp tế vì cùng chung kẻ thù là chính quyền Việt Nam và chính quyền Campuchia thân Việt Nam, khi Khmer Đỏ sụp đổ, họ tiếp tục ẩn nấp tại tỉnh Mondolkiri thì bị lực lượng gìn giữ hòa bình UNTAC phát hiện. FULRO bị phân loại là lực lượng vũ trang không phải người bản xứ Campuchia, họ đứng trước nguy cơ bị "hồi hương" về Việt Nam. Các toán FULRO cuối cùng hạ vũ khí năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UNTAC) tại Campuchia.
Vào năm 1975, Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia. Sau đó đã xung đột với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều động cơ, trong đó có ý định phục hồi lãnh thổ lịch sử. Năm 1978, chính quyền Khmer Đỏ của Campuchia huy động 19 sư đoàn tấn công Việt Nam, với gần 100.000 quân. Đây là hành động mạnh mẽ nhất từng có của Campuchia trong việc khôi phục chủ quyền lịch sử của họ. Việt Nam đã tập trung 180.000 quân tổ chức phản công để bảo vệ chủ quyền hiện tại của mình, quân Việt Nam đánh đến tận thủ đô Phnompenh, tiêu diệt quân đội Khmer Đỏ, lật đổ chính quyền của Campuchia và kiểm soát đất nước này trong hơn 10 năm. Cuộc chiến đã làm tan rã hầu hết quân đội Khmer Đỏ.
Vào năm 1999, Ksor Kok, một thành viên thuộc tổ chức FULRO trước đây, đã thành lập Nhà nước Đêga do Tổ chức Quỹ người Thượng tài trợ. Họ đã tiến hành một số chiến dịch biểu tình, phát tán các tài liệu với các nội dung, tuyên truyền chống chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm ly khai Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam. Hiện tổ chức nhà nước này đang lưu vong tại Hoa Kỳ.
Chính khách Campuchia Sam Rainsy bảy tỏ thẳng thắn quan điểm cá nhân của ông rằng vùng đất cổ từng thuộc về Campuchia bị Việt Nam chiếm nên được trả lại.
Xem thêm
Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ
Quá trình mở rộng lãnh thổ của Việt Nam
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
Sách bằng Tiếng Việt
Sách bằng Tiếng Anh
Chú thích tạp chí
Kỷ yếu
Tham luận
GS.TS. Song Jung Nam, Tính chất mở rộng lãnh thổ dưới thời Hậu Lê, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
Liên kết ngoài
Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam
N
Lịch sử Đàng Trong
Sáp nhập |
7011 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u%20tr%E1%BB%AF%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%20m%C3%A1y%20t%C3%ADnh | Lưu trữ dữ liệu máy tính | Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storage), thường được gọi là ổ nhớ (storage) hoặc bộ nhớ (memory), là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số. Nó là một linh kiện cơ bản có chức năng cốt lõi của các máy tính.
Bộ nhớ máy tính bao gồm các bộ nhớ điện tĩnh (non-volatile memory) để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc bộ nhớ điện động (volatile memory) để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...
Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.
Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong (main memory) và bộ nhớ ngoài (external storage).
Chức năng
Nếu không có một số lượng đáng kể bộ nhớ, một máy tính sẽ chỉ có thể thực hiện các hoạt động cố định và ngay lập tức xuất kết quả. Nó sẽ phải được cấu hình lại để thay đổi hành vi của nó. Điều này được chấp nhận cho các thiết bị như máy tính bỏ túi, bộ xử lý tín hiệu số và các thiết bị chuyên dụng khác. Máy tính Von Neumann khác biệt ở chỗ có một bộ nhớ trong đó chúng lưu trữ các lệnh vận hành và dữ liệu của chúng. Các máy tính von Neumann linh hoạt hơn ở chỗ chúng không cần phải cấu hình lại phần cứng của chúng cho mỗi chương trình mới, nhưng có thể được lập trình lại đơn giản với lệnh trong bộ nhớ mới; chúng cũng có xu hướng đơn giản hơn để thiết kế, trong đó một bộ xử lý tương đối đơn giản có thể giữ trạng thái giữa các tính toán liên tiếp để xây dựng các kết quả thủ tục phức tạp. Hầu hết các máy tính hiện đại đều là máy von Neumann.
Phân cấp lưu trữ
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính (Main Memory)
Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):
Tốc độ truy xuất nhanh;
Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;
Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;
Bộ nhớ chính (Main Memory):
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;
Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.
Bộ nhớ ảo (Virtual Memory);
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, có thể dùng để mang đi lại được giữa các máy tính.
Bao gồm:
Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,...
Bộ nhớ quang: CD, DVD,...
Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ...
Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ Flash ROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ Flash ROM đã lên tới 32GB (Samsung,Intel công bố năm 2005), trong tương lai, có thể Flash ROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...
Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài (qua giao tiếp USB, DATA)tốc độ truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy, lấy ra khỏi máy dễ dàng. dung lượng nhỏ tốc độ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CD và USB là những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng trăm MB hoặc vài GB.
Cách thức lưu trữ
Tham khảo
Kiến trúc máy tính |
7015 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20t%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%91i%20r%E1%BB%99ng | Thuyết tương đối rộng | Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát () là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915 và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối tổng quát thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ. Liên hệ này được xác định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến.
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận các hiệu ứng này cho tới nay. Mặc dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy thế, vẫn còn tồn tại những câu hỏi mở, căn bản nhất như các nhà vật lý chưa biết làm thế nào kết hợp thuyết tương đối rộng với các định luật của vật lý lượng tử nhằm tạo ra một lý thuyết đầy đủ và nhất quán là thuyết hấp dẫn lượng tử.
Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong vật lý thiên văn. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị uốn cong đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Có rất nhiều nguồn bức xạ mạnh phát ra từ một vài loại thiên thể cố định dựa trên sự tồn tại của lỗ đen; ví dụ, các microquasar và nhân các thiên hà hoạt động thể hiện sự có mặt của tương ứng lỗ đen khối lượng sao và lỗ đen có khối lượng khổng lồ. Sự lệch của tia sáng do trường hấp dẫn làm xuất hiện hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, trong đó nhiều hình ảnh của cùng một thiên hà hiện lên qua ảnh chụp. Thuyết tương đối tổng quát miêu tả các tính chất của sóng hấp dẫn mà đã được xác nhận một cách trực tiếp bởi nhóm Advanced LIGO. Hơn nữa, thuyết tương đối rộng còn là cơ sở cho các mô hình vũ trụ học hiện tại về sự đang giãn nở không ngừng của vũ trụ.
Lịch sử
Ngay sau khi phát triển thuyết tương đối đặc biệt năm 1905, Einstein bắt đầu suy nghĩ về sự mâu thuẫn giữa lực hấp dẫn Newton với lý thuyết này. Năm 1907, ông nhận ra sự liên hệ (hay tương đương cục bộ) giữa lực hấp dẫn và hệ quy chiếu gia tốc (ông coi đây là ý tưởng hạnh phúc nhất của đời mình) và nêu ra một thí nghiệm suy tưởng đơn giản trong đó có một người quan sát trong thang máy rơi tự do. Ông đã phải mất tám năm theo đuổi nhằm tìm kiếm lý thuyết hấp dẫn tương đối tính. Sau nhiều nhầm lẫn và đi lệch hướng, cuối cùng ông đã tìm ra được phương trình hấp dẫn và miêu tả nó trong cuộc họp của Viện hàn lâm Khoa học Phổ vào tháng 11 năm 1915 mà ngày nay gọi là phương trình trường Einstein. Hệ phương trình này cho biết hình học của không thời gian bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của vật chất như thế nào, và lực hấp dẫn do sự cong của hình học không thời gian. Phương trình trường Einstein là mảnh ghép trung tâm của thuyết tương đối tổng quát.
Phương trình trường Einstein là hệ phương trình vi phân riêng phần phi tuyến và rất khó để giải. Einstein đã sử dụng phương pháp xấp xỉ nhằm suy luận những hệ quả đầu tiên của lý thuyết. Nhưng ngay đầu năm 1916, nhà thiên văn vật lý Karl Schwarzschild tìm ra nghiệm chính xác không tầm thường đầu tiên của phương trình trường Einstein mà ngày nay gọi là mêtric Schwarzschild. Nghiệm này là cơ sở lý thuyết cho mô hình vật lý về trạng thái cuối cùng của suy sụp hấp dẫn, dẫn đến sự hình thành của một số thiên thể trong đó có lỗ đen dạng đối xứng cầu. Trong cùng năm, nghiệm Schwarzschild đã được tổng quát thành nghiệm chính xác cho vật thể có điện tích, hay chính là mêtric Reissner–Nordström, nghiệm này mô tả lỗ đen tích điện không quay. Năm 1917, Einstein áp dụng lý thuyết của ông cho toàn bộ vũ trụ, khai sinh ra ngành vũ trụ học tương đối tính. Theo tư tưởng đương thời, ông đã giả định vũ trụ tĩnh tại vĩnh hằng, và phải cộng thêm một tham số mới vào trong phương trình trường ban đầu của mình—hằng số vũ trụ học—nhằm thu được kết quả như "quan sát" từ bấy lâu nay. Tuy thế, năm 1929, những nghiên cứu của nhà thiên văn Edwin Hubble và những người khác lại chỉ ra vũ trụ đang giãn nở. Và kết quả quan sát này lại phù hợp với nghiệm mô tả vũ trụ đang giãn nở do nhà vật lý người Nga Alexander Friedman tìm ra từ năm 1922 mà không đòi hỏi có hằng số vũ trụ học. Linh mục và nhà vũ trụ học người Bỉ Georges Lemaître đã sử dụng nghiệm này nhằm miêu tả kịch bản sơ khai của mô hình Vụ nổ lớn, mô hình nói rằng vũ trụ ban đầu đã tiến hóa từ trạng thái cực kỳ nóng và đậm đặc. Sau này, Einstein coi hằng số vũ trụ học là sai lầm lớn nhất của đời ông.
Trong suốt thời kì từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, các nhà vật lý vẫn coi thuyết tương đối tổng quát một lý thuyết kỳ lạ trong các lý thuyết vật lý. Nó đẹp hơn lý thuyết của Newton, phù hợp với thuyết tương đối hẹp và giải thích được một vài hiệu ứng mà lý thuyết Newton chưa thành công. Chính Einstein đã chỉ ra vào năm 1915 rằng lý thuyết của ông đã giải thích được chuyển động dị thường của điểm cận nhật của Sao Thủy mà không cần tới bất kì một tham số nào. Vào năm 1919 một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi Arthur Eddington đã xác nhận tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát về sự lệch ánh sáng khi nó đi gần Mặt trời bằng cách theo dõi nhật thực vào tháng 5, khiến Einstein ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Và lý thuyết trở thành hướng đi chính của vật lý lý thuyết và thiên văn vật lý trong giai đoạn phát triển từ 1960 đến 1975, hay thời kỳ vàng của thuyết tương đối rộng. Các nhà vật lý bắt đầu nắm bắt được khái niệm lỗ đen, và đồng nhất những đối tượng thiên văn vật lý này với quasar trong thiên văn quan sát. Có thêm nhiều kiểm nghiệm chính xác trong hệ Mặt Trời đã chứng tỏ sức mạnh tiên đoán của lý thuyết, và trong vũ trụ học tương đối tính cũng vậy với rất nhiều quan sát đo lường nhằm kiểm chứng hệ quả của lý thuyết.
Từ cơ học cổ điển đến thuyết tương đối rộng
Chúng ta có thể hiểu thuyết tương đối rộng thông qua những điểm tương tự và khác biệt của nó so với lý thuyết Newton. Bước đầu tiên là chỉ ra cơ học cổ điển và định luật vạn vật hấp dẫn cho phép miêu tả theo ngôn ngữ hình học. Bằng cách kết hợp miêu tả này với định luật của thuyết tương đối hẹp sẽ cho chúng ta khám phá thuyết tương đối rộng một cách tự nhiên.
Mô tả bằng hình học của lực hấp dẫn Newton
Cơ sở của vật lý cổ điển là khái niệm chuyển động của một vật thể, kết hợp giữa chuyển động tự do (hay quán tính) và chuyển động khi có ngoại lực tác dụng. Các chuyển động này được miêu tả bằng phương trình trong không gian 3 chiều Euclid và sử dụng khái niệm thời gian tuyệt đối. Những ngoại lực tác dụng lên vật thể làm quỹ đạo vật lệch khỏi quỹ đạo của chuyển động quán tính tuân theo định luật thứ hai của Newton về chuyển động, phát biểu là tổng lực tác dụng lên vật bằng khối lượng (quán tính) nhân với gia tốc của nó. Tiếp theo, chuyển động quán tính được liên hệ với hình học của không gian và thời gian: trong hệ quy chiếu quán tính của cơ học cổ điển, các vật chuyển động tự do với vận tốc không đổi sẽ có quỹ đạo là đường thẳng. Theo ngôn ngữ của vật lý hiện đại, quỹ đạo của chúng là đường trắc địa, những tuyến thế giới thẳng (world lines, hay đường thế giới) trong không thời gian cong và đường trắc địa chính là đường thẳng trong hình học phẳng.
Ngược lại, chúng ta mong muốn rằng nhờ áp dụng chuyển động quán tính - một khi biết được chuyển động thực của vật thể do ảnh hưởng của ngoại lực nào (như lực điện từ hoặc ma sát) - để xác định ra hình học của không gian, cũng như tọa độ thời gian. Tuy nhiên, có một sự khó khăn khi xuất hiện hấp dẫn. Theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton, và những thí nghiệm độc lập của Eötvös và các thí nghiệm sau đó (xem thí nghiệm Eötvös), vật rơi tự do (còn gọi là nguyên lý tương đương yếu, hay sự bằng nhau giữa khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn thụ động): quỹ đạo của vật thử khi rơi tự do chỉ phụ thuộc vào vị trí và vận tốc ban đầu của nó, chứ không phụ thuộc vào nó cấu tạo bằng vật chất gì (như lực điện từ còn phụ thuộc vào điện tích hạt thử). Có một minh họa đơn giản điều này thể hiện trong thí nghiệm tưởng tượng của Einstein, ở hình bên cạnh: đối với một quan sát viên trong thang máy kín, anh ta không thể biết được, bằng theo dõi quỹ đạo của các vật như quả bóng rơi, rằng anh ta đang ở trong căn phòng đứng yên trên mặt đất và trong một trường hấp dẫn, hay đang ở trong tàu vũ trụ chuyển động tự do trong không gian với gia tốc bằng gia tốc hấp dẫn.
Nếu chỉ dựa vào sự rơi tự do của vật, chúng ta không thể phân biệt được chỉ bằng quan sát giữa chuyển động quán tính và chuyển động chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Sự không phân biệt được này gợi ra một định nghĩa mới cho chuyển động quán tính: chuyển động của vật rơi tự do trong trường hấp dẫn. Định nghĩa mới về chuyển động quán tính này cũng cho phép xác định ra hình học của không gian và thời gian theo ngôn ngữ toán học, quỹ đạo của vật chính là chuyển động trên đường trắc địa. Trong phương trình đường trắc địa chứa hệ số liên thông phụ thuộc vào gradien của thế năng hấp dẫn. Không gian của cơ học Newton theo cách xây dựng này vẫn thuần túy là hình học Euclid phẳng. Hình học này tác động đến chuyển động của vật chất nhưng không bị ảnh hưởng bởi vật chất và tồn tại một cách tuyệt đối. Tuy nhiên toàn bộ không thời gian vật lý lại là một cấu trúc phức tạp. Như được chỉ ra bằng các thí nghiệm tưởng tượng đơn giản về quỹ đạo rơi tự do của các hạt thử khác nhau, khi dịch chuyển các vectơ không thời gian - ký hiệu cho vận tốc của hạt (các vectơ kiểu thời gian, có 4 thành phần tọa độ) - sẽ cho kết quả là các vectơ khác nhau dọc theo quỹ đạo của hạt; hay nói về mặt toán học, liên thông Newton không khả tích được (các vectơ vận tốc khi dịch chuyển trên quỹ đạo sẽ không còn song song với vectơ ban đầu nữa). Từ điều này, chúng ta có thể kết luận rằng không thời gian là cong. Mô hình hình học phẳng của hấp dẫn Newton chỉ sử dụng các khái niệm hiệp biến, có nghĩa là nó công nhận một hệ quy chiếu quán tính toàn cục và mô tả hiện tượng hấp dẫn đúng trong mọi hệ tọa độ. Theo cách miêu tả hình học này, các hiệu ứng thủy triều — gia tốc tương đối giữa các vật thể gần nhau khi rơi tự do — được liên hệ với đạo hàm của liên thông, chỉ ra hình học thay đổi như thế nào bởi sự có mặt khối lượng.
Chuyển sang tương đối tính
Nếu mô hình lực hấp dẫn Newton có thể biểu diễn bằng hình học thì cơ sở vật lý của nó, cơ học cổ điển, chỉ là trường hợp giới hạn của cơ học tương đối tính (đặc biệt) đối với chuyển động có vận tốc nhỏ. Theo ngôn ngữ của đối xứng: khi bỏ qua ảnh hưởng của trường hấp dẫn, các phương trình vật lý tuân theo bất biến Lorentz giống như của thuyết tương đối hẹp hơn là tuân theo bất biến Galileo như trong cơ học cổ điển. (Nhóm đối xứng của thuyết tương đối hẹp là nhóm Poincaré bao gồm cả phép tịnh tiến và phép quay.) Sự khác nhau giữa cơ học cổ điển và thuyết tương đối hẹp trở lên rõ rệt khi các vật có vận tốc gần với tốc độ ánh sáng, và khi xét đến những quá trình năng lượng cao.
Với đối xứng Lorentz, chúng ta có thêm những cấu trúc mới. Chúng được xác định bằng tập hợp nón ánh sáng (xem hình bên trái). Các nón ánh sáng cho phép định nghĩa cấu trúc nhân quả: đối với mỗi sự kiện A, về nguyên lý có một tập các sự kiện, hoặc ảnh hưởng đến A hoặc bị ảnh hưởng bởi A thông qua tín hiệu hoặc tương tác mà không vượt quá tốc độ ánh sáng (như sự kiện B trong hình), và một tập các sự kiện không thể liên quan được đến A (như sự kiện C trong hình). Tập này gọi là tập những quan sát viên độc lập. Khi gắn với tuyến thế giới (world-lines) của hạt rơi tự do, chúng ta sử dụng nón ánh sáng nhằm khôi phục lại mêtric nửa-Riemannian của không thời gian, ít nhất đối với số hạng vô hướng dương. Theo thuật ngữ toán học, quá trình này xác định lên cấu trúc bảo giác.
Thuyết tương đối hẹp không miêu tả lực hấp dẫn, do vậy các nhà vật lý áp dụng nó cho những mô hình không tính đến lực hấp dẫn. Bởi vì mô hình hấp dẫn Newton nói rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tác dụng một cách tức thì, không kể chúng ở cách xa bao nhiêu (hay tồn tại những hệ quy chiếu quán tính toàn cục), do vậy lý thuyết Newton vi phạm bất biến Lorentz. Khi tính đến trường hấp dẫn, bằng áp dụng sự rơi tự do, cách lý giải tương tự như phần trước được áp dụng: không có một hệ quy chiếu quán tính toàn cục tồn tại trong lý thuyết tương đối tổng quát. Thay vì vậy chúng ta chỉ có thể sử dụng những hệ quy chiếu quán tính cục bộ "xấp xỉ" di chuyển dọc theo quỹ đao hạt rơi tự do. Chuyển thành ngôn ngữ của không thời gian: những tuyến thế giới thẳng kiểu thời gian mà xác định hệ quy chiếu quán tính không có trường hấp dẫn sẽ bị lệch thành những đường cong tương đối với nhau trong trường hấp dẫn (Giống như khi thả hai quả bóng rơi tự do, tưởng như chúng rơi song song với nhau nhưng thực tế quỹ đạo của chúng gặp nhau tại tâm Trái Đất, hay quỹ đạo hai quả bóng bị lệch tương đối với nhau khi có mặt trường hấp dẫn.) và điều này gợi ra rằng trường hấp dẫn làm thay đổi hình học của không thời gian từ phẳng sang cong.
Nhưng có một câu hỏi xuất hiện trước tiên là liệu hệ quy chiếu cục bộ mới gắn liền với vật rơi tự do có giống với hệ quy chiếu mà trong đó các định luật của thuyết tương đối hẹp thỏa mãn — lý thuyết dựa trên cơ sở sự không đổi của tốc độ ánh sáng trong chân không, và cũng mô tả lý thuyết điện từ học cổ điển. Bằng sử dụng những hệ quy chiếu tương đối tính của thuyết tương đối hẹp (như hệ quy chiếu gắn liền với mặt đất-phòng thí nghiệm, hay hệ quy chiếu rơi tự do), chúng ta có thể dẫn ra những kết quả khác nhau cho hiệu ứng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn, hiệu ứng dịch chuyển tần số của ánh sáng khi nó truyền qua trường hấp dẫn (xem bên dưới). Những đo đạc thử nghiệm chỉ ra rằng ánh sáng lan truyền trong các hệ quy chiếu rơi tự do có quỹ đạo và tần số giống với khi ánh sáng lan truyền trong những hệ quy chiếu quán tính của thuyết tương đối hẹp. Và ánh sáng lan truyền trong trường hấp dẫn có quỹ đạo và sự dịch chuyển tần số giống như khi nó lan truyền trong hệ quy chiếu đang gia tốc với gia tốc bằng gia tốc hấp dẫn. Tổng quát hóa phát biểu này tương ứng với phát biểu "các định luật của thuyết tương đối hẹp thỏa mãn một cách xấp xỉ tốt trong những hệ quy chiếu rơi tự do (và không quay)", còn gọi là nguyên lý tương đương Einstein, một nguyên lý nền tảng của thuyết tương đối tổng quát.
Các thí nghiệm cũng chỉ ra rằng thời gian đo bởi những đồng hồ trong trường hấp dẫn — thời gian riêng, thuật ngữ của vật lý học — không tuân theo các định luật của thuyết tương đối hẹp (hàm ý thời gian bị cong). Trong ngôn ngữ của hình học không thời gian, nó không được đo bằng mêtric Minkowski. Như trong trường hợp lực hấp dẫn Newton, điều này gợi ra lý thuyết tương đối rộng cần một hình học tổng quát để miêu tả. Ở quy mô nhỏ, mọi hệ quy chiếu rơi tự do đều tương đương với nhau và miêu tả xấp xỉ bằng mêtric Minkowski. Hệ quả là, chúng ta sẽ cần phải tổng quát hình học Minkowski thành hình học các không gian cong. Tenxơ mêtric xác định lên cấu trúc hình học — đặc biệt nó cho phép đo độ dài và góc — khác với mêtric Minkowski của thuyết tương đối hẹp, nó là mêtric tổng quát của mêtric đa tạp giả-Riemann. Hơn nữa, mỗi mêtric Riemann được kết hợp một cách tự nhiên với một loại liên thông đặc biệt, liên thông Levi-Civita, và thực tế liên thông này thỏa mãn nguyên lý tương đương và làm cho không thời gian của thuyết tương đối tổng quát trên phương diện cục bộ giống với không thời gian Minkowski (có nghĩa là khi chọn hệ tọa độ quán tính cục bộ phù hợp, tenxơ mêtric của thuyết tương đối rộng trở thành tenxơ mêtric Minkowski, cũng như đạo hàm riêng bậc nhất và các hệ số liên thông triệt tiêu - tương đương với không có trường hấp dẫn ở hệ toạ độ cục bộ này). Tenxơ mêtric thể hiện tính động lực của hình học không thời gian, nó cho thấy vật chất ảnh hưởng lên hình học như thế nào cũng như sự xuất hiện của nó trong phương trình chuyển động của hạt thử.
Trong không thời gian Minkowski phẳng, với hệ tọa độ một trong những bất biến Lorentz là "khoảng không thời gian" giữa hai sự kiện
Nếu thì hai sự kiện nằm trên tuyến thế giới (world line) kiểu thời gian (time-like), và mọi sự kiện thực có liên hệ nhân quả với nhau-một sự kiện nằm trong nón ánh sáng của sự kiện kia-sẽ nằm trên đường kiểu thời gian.
Nếu thì hai sự kiện nằm trên tuyến thế giới kiểu không gian (space-like), đây là khoảng không thời gian giữa hai sự kiện mà một sự kiện nằm ngoài nón ánh sáng của sự kiện kia.
Nếu thì hai sự kiện nằm trên tuyến thế giới không (null-world line), hay chúng nằm trên đường đi của ánh sáng.
Bất biến Lorentz là đại lượng không đổi khi chúng ta chuyển từ hệ tọa độ này sang hệ tọa độ khác.
Tenxơ mêtric Minkowski là
với dấu mêtric . Trong thuyết tương đối rộng, các tenxơ mêtric thay thế cho tenxơ và vẫn đảm bảo đại lượng là bất biến Lorentz cục bộ. Đồng thời tenxơ mêtric cho phép nâng và hạ chỉ số của các tenxơ khác. Các phương trình vật lý viết dưới dạng phương trình tenxơ có một thuận lợi là dạng phương trình của nó không thay đổi khi chúng ta chuyển sang hệ tọa độ khác bất kỳ (thể hiện cho tính hiệp biến tổng quát và nguyên lý tương đương Einstein).
Phương trình trường Einstein
Tuy đã nhận ra được hình học Riemann là công cụ toán học cần thiết nhằm mô tả các hiệu ứng hấp dẫn, chúng ta còn cần phải xác định thêm những nguồn của trường hấp dẫn. Trong mô hình hấp dẫn Newton, nguồn hấp dẫn là khối lượng. Trong thuyết tương đối hẹp, khối lượng là một thành phần trong đại lượng tổng quát hơn là tenxơ năng lượng–động lượng, bao gồm mật độ năng lượng và mật độ động lượng cũng như ứng suất (bao gồm áp suất và lực cắt). Tenxơ năng lượng–động lượng không chứa năng lượng của trường hấp dẫn. Nếu nguồn hấp dẫn trong thuyết tương đối rộng chỉ là khối lượng-năng lượng, thì chúng ta cần phải lựa chọn ưu tiên một hệ quy chiếu quán tính và do đó đòi hỏi tồn tại một hệ quy chiếu quán tính toàn cục, điều này là không được phép trong thuyết tương đối tổng quát. Nhờ nguyên lý tương đương Einstein, ngoài khối lượng, năng lượng thì ứng suất cũng trở thành một nguồn cho trường hấp dẫn. Và tenxơ ứng suất–năng lượng ngay lập tức tổng quát cho không thời gian cong và trở thành tenxơ miêu tả mật độ nguồn cho trường hấp dẫn. Để cho phép thu về trường hợp giới hạn của lực hấp dẫn Newton cổ điển, một cách tự nhiên chúng ta giả thiết rằng phương trình trường hấp dẫn liên hệ tenxơ ứng suất–năng lượng hạng hai với một tenxơ độ cong hạng hai gọi là tenxơ Ricci, tenxơ này có ý nghĩa vật lý miêu tả một trường hợp đặc biệt của hiệu ứng thủy triều: nó cho biết sự thay đổi thể tích của một đám nhỏ hạt thử ban đầu đứng yên tương đối với nhau, và sau đó rơi tự do trong trường hấp dẫn. Trong thuyết tương đối hẹp, định luật bảo toàn năng lượng–động lượng tương ứng với phương trình toán học là phân kỳ của tenxơ ứng suất–năng lượng phải bằng 0 (hay tự do). Công thức này cũng được tổng quát hóa sang cho không thời gian cong bằng cách thay thế đạo hàm riêng thông thường theo các trục tọa độ của đa tạp cong bằng đạo hàm hiệp biến của các tọa độ, đạo hàm này được nghiên cứu trong hình học vi phân. Các định luật bảo toàn phải luôn thỏa mãn ở phạm vi cục bộ — hay là phân kỳ hiệp biến của tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng bằng 0, và do vậy phân kỳ hiệp biến của vế bên kia phương trình trường - vế cho biết độ cong cục bộ của không thời gian - cũng phải bằng 0. Ban đầu, Einstein nghĩ rằng vế hình học này chỉ có tenxơ Ricci (phân kỳ hiệp biến của tenxơ này khác 0), nhưng sau đó ông phát hiện ra phương trình trường cần phải tuân theo định lý phân kỳ hiệp biến tự do - và ông đã tìm ra dạng phương trình đơn giản nhất tuân theo định lý này, mà ngày nay gọi là Phương trình trường Einstein:
Vế trái của phương trình là tenxơ Einstein, phân kỳ hiệp biến của tenxơ này bằng 0. Tenxơ này là tổ hợp của tenxơ Ricci và tenxơ mêtric . Đặc biệt
là độ cong vô hướng Ricci, với có thể coi là các phần tử của ma trận nghịch đảo của ma trận có phần tử . Tenxơ Ricci liên hệ với tenxơ độ cong Riemann thông qua phép thu gọn chỉ số
Mặt khác, hệ số liên thông (hay ký hiệu Christoffel, nó không phải là tenxơ) có thể được tính từ tenxơ mêtric,
và tenxơ độ cong Riemann (miêu tả độ cong nội tại cục bộ của không thời gian) bằng
ở đây là đạo hàm riêng. Trong thuyết tương đối rộng, tenxơ độ xoắn bằng 0, do đó hệ số Christoffel có tính đối xứng cũng như tenxơ Ricci .
Trên vế phải của phương trình trường, là tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng. Định luật bảo toàn năng lượng-động lượng cục bộ tương đương với phân kỳ hiệp biến (đạo hàm hiệp biến) của nó
với
và
Tenxơ Einstein
và
Một khi giải phương trình Einstein và tìm được nghiệm là tenxơ mêtric (cho phép xác định được cấu trúc hình học của đa tạp không thời gian), chúng ta sẽ miêu tả được chuyển động của hạt (hay kể cả ánh sáng-photon) trong trường hấp dẫn thông qua phương trình đường trắc địa,
với là tham số của đường trắc địa. Tất cả các phương trình trên được viết trong hệ tọa độ bất kỳ. Tất cả các tenxơ và hệ số Christoffel có thành phần viết theo ký hiệu chỉ số trừu tượng, và tuân theo quy tắc tính tổng Einstein. Để cho kết quả tiên đoán phù hợp với kết quả lý thuyết Newton về quỹ đạo các hành tinh và khi trường hấp dẫn yếu, Einstein tìm ra hằng số tỷ lệ trong phương trình κ = 8πG/c4, với G là hằng số hấp dẫn và c là tốc độ ánh sáng. Khi không có vật chất hay bức xạ, tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng bằng 0, và chúng ta thu được phương trình chân không Einstein,
do vô hướng độ cong R là hàm của tenxơ Ricci nên nó cũng bằng 0 trong phương trình chân không.
Ngoài cách dẫn ra phương trình Einstein tuân theo định luật bảo toàn năng lượng-động lượng ở trên, chính Einstein và nhà toán học David Hilbert còn nêu ra phương pháp biến phân cho tác dụng Einstein-Hilbert và cũng thu được phương trình trường. Phương pháp biến phân có đặc điểm là nó thuận lợi cho việc tổng quát hay mở rộng thuyết tương đối tổng quát.
Các nhà vật lý cũng đã đề xuất ra những lý thuyết khác so với thuyết tương đối tổng quát và thu được những phương trình trường khác nhau. Những lý thuyết này cũng dựa trên ba điều kiện mà thuyết tương đối tổng quát thỏa mãn:
Các phương trình tuân theo nguyên lý hiệp biến tổng quát (và nguyên lý tương đương Einstein).
Phương trình trường tuân theo định luật bảo toàn năng lượng-động lượng cục bộ đối với mọi tenxơ mêtric.
Khi trường hấp dẫn yếu và vận tốc các vật thể là nhỏ so với tốc độ ánh sáng, lý thuyết sẽ thu về mô hình hấp dẫn Newton và cơ học cổ điển.
Ngoài ba điều kiện trên thì các lý thuyết này còn có thêm một số giả thiết khác, và do đó những lý thuyết đề xuất này phức tạp hơn về mặt toán học so với thuyết của Einstein. Ví dụ một số lý thuyết như thuyết Brans–Dicke, teleparallelism, và thuyết Einstein–Cartan (thuyết này coi tenxơ độ xoắn khác 0).
Định nghĩa và các ứng dụng cơ bản
Một số nét khái quát ở phần trước chứa mọi thông tin cần thiết để miêu tả thuyết tương đối rộng, các tính chất quan trọng của nó, những hệ quả chủ yếu và việc ứng dụng lý thuyết đề xây dựng các mô hình vật lý.
Định nghĩa và các tính chất cơ bản
Thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết mêtric về tương tác hấp dẫn. Phương trình nền tảng của lý thuyết là phương trình trường Einstein, trong đó liên hệ giữa hình học của đa tạp tựa Riemann bốn chiều của không thời gian với năng lượng và động lượng chứa trong không thời gian đó. Những quá trình hiện tượng trong cơ học cổ điển được gán cho nguyên nhân lực hấp dẫn tác dụng (như vật rơi tụ do, chuyển động trên quỹ đạo của các hành tinh, và quỹ đạo của các vệ tinh nhân tạo), tương ứng với chuyển động quán tính trong hình học cong của không thời gian trong thuyết tương đối rộng; không có lực hấp dẫn làm lệch quỹ đạo chuyển động của vật khỏi đường thẳng. Thay vào đó, lực hấp dẫn là do sự thay đổi tính chất của không thời gian, dẫn đến làm thay đổi quỹ đạo của vật trở thành đường "ngắn nhất" có thể mà vật sẽ tự nhiên chuyển động theo (hay đường trắc địa trong hình học vi phân). Còn nguồn gốc độ cong của không thời gian là do năng lượng và động lượng của vật chất. Như nhà vật lý John Archibald Wheeler phát biểu, không thời gian nói cho vật chất cách chuyển động; vật chất nói cho không thời gian cong như thế nào.
Khi mà thuyết tương đối thay thế năng hấp dẫn vô hướng của vật lý cổ điển thành tenxơ đối xứng hạng hai, thì đồng thời tenxơ này sẽ thu về trường hợp giới hạn cổ điển trong những điều kiện xác định. Đối với trường hấp dẫn yếu và chuyển động có vận tốc tương đối chậm so với tốc độ ánh sáng, lý thuyết cho kết quả tiên đoán trùng với tiên đoán của định luật vạn vật hấp dẫn Newton.
Được xây dựng trên công cụ tenxơ, thuyết tương đối tổng quát thể hiện tính hiệp biến tổng quát: mỗi định luật của nó và hơn nữa các định luật thiết lập trên khuôn khổ tương đối tính tổng quát—sẽ có dạng phương trình như nhau trong mọi hệ tọa độ. Căn bản hơn, lý thuyết không chứa bất kỳ một cấu trúc hình học cơ sở bất biến nào, hay thuyết tương đối rộng có đặc tính độc lập với phông cơ sở không thời gian (ứng với mỗi sự phân bố vật chất và năng lượng thì lại có một dạng hình học không thời gian khác nhau). Nó cũng thỏa mãn điều kiện chặt chẽ của nguyên lý tương đối tổng quát, tức là mọi định luật vật lý phải như nhau đối với mọi quan sát viên. Trên cục bộ, như đòi hỏi của nguyên lý tương đương, không thời gian cong trở thành không thời gian Minkowski, và các định luật vật lý tuân theo bất biến Lorentz cục bộ.
Cơ sở cho mô hình vật lý
Khái niệm cốt lõi trong mô hình vật lý tương đối tính tổng quát đó là tìm nghiệm của phương trình trường Einstein. Khi có phương trình Einstein và những phương trình hay điều kiện giới hạn cụ thể khác về tính chất của vật chất (như phương trình trạng thái, hoặc giả định về tính đối xứng của không thời gian, hoặc phương trình điều kiện biên, điều kiện ban đầu) thì nghiệm của phương trình sẽ là một đa tạp tựa Riemann (thông thường đa tạp này được xác định bởi tenxơ mêtric theo những hệ tọa độ đặc biệt), và trường vật chất cụ thể xác định trên đa tạp đó. Vật chất cũng phải thỏa mãn bất kỳ một điều kiện phụ nào của các phương trình khác mô tả tính chất của nó. Hay ngắn gọn, mỗi nghiệm là một mô hình vật lý thỏa mãn các định luật tương đối tính tổng quát cũng như các định luật vật lý khác chi phối sự có mặt của vật chất.
Phương trình trường Einstein là hệ phương trình vi phân riêng phần phi tuyến cho những kết quả đáng tin cậy, do vậy rất khó để tìm được nghiệm chính xác. Tuy vậy, các nhà vật lý đã giải được một số nghiệm chính xác, mặc dầu chỉ có vài ba nghiệm có ý nghĩa vật lý trực tiếp. Những nghiệm chính xác nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều ứng dụng trong vật lý thực nghiệm đó là: mêtric Schwarzschild, mêtric Reissner–Nordström và mêtric Kerr, chúng là các nghiệm của phương trình chân không Einstein và mỗi nghiệm tương ứng với một kiểu lỗ đen; và mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker và "vũ trụ de Sitter", mỗi loại miêu tả một vũ trụ có tính động lực. Những nghiệm chính xác hấp dẫn về mặt lý thuyết bao gồm "vũ trụ Gödel" (mở ra khả năng kỳ lạ cho phép du hành ngược thời gian trong không thời gian cong), "nghiệm sóng-pp" cho sóng hấp dẫn, "không gian Taub-NUT" (mô hình vũ trụ đồng nhất, nhưng phi đẳng hướng), và "không gian phản de Sitter" (mà gần đây trở lên quan trọng trong "phỏng đoán Maldacena" của lý thuyết dây).
Do rất khó để tìm được nghiệm chính xác, các nhà vật lý đã tìm cách giải phương trình trường Einstein bằng phương pháp "tích phân số" trên máy tính, hoặc xét những nhiễu loạn nhỏ trong nghiệm chính xác. Trong lĩnh vực mô phỏng lý thuyết bằng máy tính, người ta sử dụng các siêu máy tính để mô phỏng hình học của không thời gian và giải phương trình Einstein cho những tình huống quan trọng như sự va chạm và sáp nhập hai lỗ đen hay cấu trúc của vũ trụ trên khoảng cách lớn. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một hệ bất kỳ nếu khả năng tính toán của siêu máy tính cho phép, và có thể tiếp cận được những câu hỏi căn bản như điểm kỳ dị hấp dẫn. Chúng ta có thể tìm những nghiệm xấp xỉ bằng lý thuyết nhiễu loạn như "tuyến tính hóa hấp dẫn" và phương pháp tổng quát hóa của nó "khai triển hậu Newton", cả hai phương pháp này đều do Einstein phát triển. Phương pháp sau cung cấp cách tiếp cận có hệ thống nhằm giải ra hình học không thời gian với sự phân bố vật chất chuyển động chậm so với tốc độ ánh sáng. Phương pháp khai triển chứa các chuỗi số hạng; với số hạng thứ nhất đại diện cho đóng góp của hấp dẫn Newton, trong khi những số hạng tiếp sau thể hiện những hiệu chỉnh nhỏ hơn của lý thuyết Newton từ thuyết tương đối tổng quát. Phương pháp mở rộng của phương pháp này gọi là "hình thức tham số hóa hậu Newton", cho phép so sánh một cách định lượng giữa những tiên đoán của thuyết tương đối rộng với những lý thuyết thay thế phi lượng tử khác.
Nghiệm Schwarzchild: miêu tả không thời gian tĩnh có tính đối xứng cầu, bên ngoài bán kính Schwarzchild. Nó là nghiệm của phương trình chân không với
Trong hệ tọa độ cầu sử dụng dấu mêtric (-, +, +, +), mêtric Schwarzchild là
với
τ là thời gian riêng (đo bởi đồng hồ gắn cùng với hạt thử di chuyển trên tuyến thế giới kiểu thời gian)
t là tọa độ thời gian (đo bởi một đồng hồ đứng yên nằm rất xa so với nguồn hấp dẫn),
r là tọa độ xuyên tâm (đo bằng chu vi đường tròn chia cho 2π, các đường tròn nằm trên mặt cầu có tâm tại nguồn hấp dẫn),
θ là độ dư vĩ (tính từ cực bắc, đơn vị radian),
φ là kinh độ (radian), và
rs là bán kính Schwarzschild của nguồn hấp dẫn, nó là hệ số tỷ lệ liên hệ với khối lượng M của "nguồn hấp dẫn không có điện tích và không quay" và rs = 2GM/c2.
hay dạng ma trận của mêtric
Ta thấy khi hạt thử nằm rất xa nguồn hấp dẫn hoặc khi không có nguồn hấp dẫn thì mêtric Schwarzschild trở thành mêtric Minkowski sau khi chuyển từ tọa độ cầu sang tọa độ (ct, x, y, z).
Tỷ số rs/r là rất nhỏ, đối với Mặt Trời có bán kính Schwarzschild xấp xỉ 3 km, trong khi nó có bán kính gần 700.000 km. Tỷ số này sẽ tương đối lớn đối với lỗ đen và sao neutron. Ta thấy tại r = rs thì mêtric trở lên kỳ dị (còn gọi là chân trời sự kiện), thực ra đây là kỳ dị do chúng ta sử dụng hệ tọa độ cầu chứ không hẳn là kỳ dị thực. Khi lựa chọn hệ tọa độ phù hợp, kỳ dị này biến mất và chỉ có r = 0 mới là điểm kỳ dị vật lý.
Hệ quả của lý thuyết Einstein
Thuyết tương đối rộng có một số hệ quả vật lý. Một số xuất hiện trực tiếp từ những tiên đề của lý thuyết, trong khi một số khác chỉ trở lên rõ ràng sau hơn 100 năm nghiên cứu kể từ khi Einstein công bố lý thuyết này.
Sự giãn thời gian do hấp dẫn và dịch chuyển tần số
Ban đầu, bằng giả sử nguyên lý tương đương là thỏa mãn, Einstein đã chứng tỏ trường hấp dẫn ảnh hưởng tới sự trôi đi của thời gian. Khi ánh sáng truyền vào trường hấp dẫn mạnh thì tần số của nó tăng lên (hay bước sóng giảm đi-dịch chuyển xanh), trong khi ánh sáng truyền theo hướng ngược lại-thoát ra khỏi trường hấp dẫn thì tần số của nó giảm (hay bước sóng tăng-dịch chuyển đỏ); kết hợp lại, hai hiệu ứng này gọi chung là dịch chuyển tần số do hấp dẫn. Tần số ánh sáng trong một hệ quy chiếu cục bộ cũng chính là thời gian đo được trong hệ quy chiếu đó. Do vậy, tổng quát hơn, một quá trình sẽ diễn ra chậm chạp khi gần thiên thể khối lượng lớn so với cùng quá trình đó diễn ra ở một nơi xa hơn; hiệu ứng này gọi là sự giãn thời gian do hấp dẫn-hay nói về mặt hình học, thời gian bị cong do sự có mặt của vật chất.
Hiệu ứng dịch chuyển đỏ đã được đo trong phòng thí nghiệm và ở những quan sát thiên văn. Sự giãn thời gian trong trường hấp dẫn của Trái Đất cũng được đo nhiều lần bằng các đồng hồ nguyên tử, và nhờ hiệu chỉnh sai lệch thời gian do hiệu ứng này cho phép Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoạt động chính xác tới vài mét. Những kiểm nghiệm trong trường hấp dẫn mạnh thực hiện trên quan sát các pulsar đôi. Tất cả các kết quả thí nghiệm và quan sát đều phù hợp với thuyết tương đối tổng quát với sai số nhỏ. Tuy vậy, ở mức độ chính xác hiện nay, những quan sát này không thể loại trừ một số lý thuyết thay thế thuyết tương đối rộng cũng dựa trên nguyên lý tương đương, và một số lý thuyết thì bị bác bỏ.
Ánh sáng bị lệch và sự trễ thời gian do hấp dẫn
Thuyết tương đối tổng quát tiên đoán quỹ đạo của ánh sáng bị bẻ cong trong trường hấp dẫn; ánh sáng lan truyền gần vật thể khối lượng lớn bị kéo về phía vật đó. Hiệu ứng này đã được xác nhận từ các quan sát ánh sáng phát ra từ những ngôi sao, thiên hà hay quasar ở xa bị lệch đi khi đi gần Mặt Trời.
Hiệu ứng này và những tiên đoán liên quan là do thực tế ánh sáng truyền theo đường trắc địa kiểu ánh sáng hay đường trắc địa không—một đường tổng quát hóa những đường thẳng mà ánh sáng truyền đi trong vật lý cổ điển. Những đường trắc địa này cũng là sự tổng quát hóa tính bất biến của tốc độ ánh sáng trong thuyết tương đối hẹp. Khi chúng ta khảo sát các mô hình không thời gian một cách phù hợp (hoặc là phía bên ngoài bán kính Schwarzschild, hoặc khi có nhiều vật thể tham gia thì sử dụng phương pháp khai triển hậu Newton), thì một vài hiệu ứng của hấp dẫn lên sự lan truyền của ánh sáng xuất hiện. Mặc dầu hiện tượng lệch ánh sáng có thể suy ra được khi chúng ta xét ánh sáng truyền trong một hệ quy chiếu đang rơi tự do, nhưng kết quả tính thu được cho góc lệch chỉ bằng một nửa giá trị so với kết quả của thuyết tương đối rộng.
Một hiệu ứng có liên hệ gần gũi với ánh sáng bỉ bẻ cong là hiệu ứng trễ thời gian do hấp dẫn (hay trễ Shapiro), hiện tượng tín hiệu ánh sáng truyền từ điểm A tới điểm B sẽ mất thời gian lâu hơn nếu có một trường hấp dẫn giữa hai điểm đó so với khi không có trường hấp dẫn. Đã có nhiều thí nghiệm thành công kiểm tra hiệu ứng này với độ chính xác cao. Trong phương pháp tham số hóa hậu Newton (PPN), các phép đo bao gồm cả độ lệch ánh sáng và độ trễ thời gian do hấp dẫn xác định một tham số γ, chứa sự ảnh hưởng của trường hấp dẫn lên hình học của không gian.
Sóng hấp dẫn
Có một vài điểm tương tự giữa trường hấp dẫn yếu và điện từ học đó là, sự tương tự giữa sóng điện từ và sóng hấp dẫn: những biến đổi nhỏ của mêtric của không thời gian lan truyền với tốc độ ánh sáng. Hình dung đơn giản nhất về sóng hấp dẫn có thể thấy là tác dụng của nó lên vành hạt thử đặt trong vùng sóng truyền qua. Sóng hình sin lan truyền qua vành hạt theo hướng vuông góc với mặt phẳng vành làm bóp méo vành theo kiểu dao động điều hòa (minh họa hình bên phải). Do phương trình trường Einstein là phi tuyến, sóng hấp dẫn có cường độ bất kỳ không tuân theo nguyên lý chồng chập, khiến cho việc miêu tả nó rất khó khăn. Tuy vậy, đối với trường yếu chúng ta có thể áp dụng phương pháp xấp xỉ tuyến tính. Những sóng hấp dẫn được tuyến tính hóa là đủ chính xác để miêu tả các loại sóng lan truyền đến Trái Đất từ những sự kiện vũ trụ từ rất xa nếu các máy dò phát hiện ra chúng. Khi đến Trái Đất, do nguồn sản sinh ra sóng hấp dẫn ở rất xa cho nên biên độ sóng thu được ở các máy dò được tính toán vào khoảng cỡ hay nhỏ hơn. Các phương pháp phân tích dữ liệu thu được từ máy dò sử dụng đặc điểm của sóng hấp dẫn tuyến tính hóa đó là chúng có thể phân tích thành tổng các chuỗi tuần hoàn, hay chuỗi Fourier.
Một số nghiệm chính xác miêu tả sóng hấp dẫn mà không cần đến phương pháp xấp xỉ, như đoàn sóng truyền qua chân không còn gọi là "vũ trụ Gowdy", một loại vũ trụ đang giãn nở chứa đầy sóng hấp dẫn. Nhưng đối với sóng hấp dẫn sinh ra từ những sự kiện thiên văn vật lý, như hai lỗ đen quay trên quỹ đạo quanh nhau và cuối cùng sáp nhập lại, hoặc các vụ nổ siêu tân tinh, những sự kiện này chỉ có thể thực hiện mô phỏng trên siêu máy tính bằng các mô hình phù hợp.
Ngày 11 tháng 2 năm 2016, nhóm Hợp tác Khoa học LIGO và Virgo thông báo đã đo được trực tiếp sóng hấp dẫn phát ra từ cặp lỗ đen khối lượng sao sáp nhập vào nhau mở ra một lĩnh vực mới đó là thiên văn sóng hấp dẫn.
Hiệu ứng quỹ đạo và tính tương đối của phương hướng
Thuyết tương đối tổng quát tiên đoán một số kết quả khác lạ về chuyển động quỹ đạo của vật thể so với cơ học cổ điển. Nó tiên đoán sự tiến động của điểm cận nhật của quỹ đạo hành tinh, cũng như sự giảm chu kỳ quỹ đạo do hệ phát ra sóng hấp dẫn và các hiệu ứng liên quan đến tính tương đối của phương hướng.
Sự tiến động của điểm cận nhật
Trong thuyết tương đối rộng, cận điểm quỹ đạo (điểm của quỹ đạo gần nhất với khối tâm của hệ) sẽ tiến động—hay quỹ đạo không phải là elip, mà gần giống với elip khi nó quay quanh khối tâm, mà sẽ là đường cong giống cánh hoa hồng (xem hình bên). Einstein lần đầu tiên tìm ra được kết quả này khi ông sử dụng phương pháp xấp xỉ mêtric về giới hạn Newton và coi hành tinh có khối lượng không đáng kể so với Mặt Trời. Đối với ông, kết quả tính toán lượng dịch chuyển điểm cận nhật của Sao Thủy bằng với giá trị mà nhà thiên văn Urbain Le Verrier phát hiện ra vào năm 1859, chính là điều củng cố cho ông tin rằng cuối cùng ông đã tìm ra dạng đúng của phương trình trường hấp dẫn.
Hiệu ứng này có thể suy trực tiếp từ nghiệm chính xác là mêtric Schwarzschild (miêu tả không thời gian xung quanh vật thể khối lượng hình cầu) hoặc sử dụng phương pháp khai triển hậu Newton. Về bản chất hiệu ứng dịch chuyển điểm cận nhật là do ảnh hưởng của hấp dẫn lên hình học của không gian và sự đóng góp của năng lượng tự có (self-energy) của nguồn hấp dẫn (thể hiện bởi tính phi tuyến của phương trình trường Einstein). Sự tiến động cận điểm đã được quan sát cho một số hành tinh với độ chính xác cao (Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất), cũng như ở hệ đôi pulsar, mà ở đây hiệu ứng thể hiện rõ cỡ vài bậc độ lớn.
Giảm chu kỳ quỹ đạo
Theo thuyết tương đối tổng quát, hệ sao đôi sẽ phát ra sóng hấp dẫn và vì vậy hệ mất năng lượng. Vì sự mất mát này, khoảng cách quỹ đạo giữa hai vật thể sẽ giảm dần, và tương ứng là chu kỳ quỹ đạo. Trong hệ Mặt Trời hoặc ở những hệ sao đôi, hiệu ứng này rất nhỏ và khó quan sát được. Nhưng đối với hệ pulsar đôi gồm hai sao neutron quay quanh nhau, trong đó có một hoặc cả hai là pulsar: những đài thiên văn vô tuyến trên Trái Đất sẽ nhận được những xung vô tuyến rất đều đặn từ các pulsar này, chúng được coi là những đồng hồ chính xác nhất trong tự nhiên, và cho phép việc đo các tham số quỹ đạo của hệ trở lên rất chính xác. Do sao neutron là những vật thể nén đặc và quay quanh nhau ở khoảng cách nhỏ cho nên lượng năng lượng của sóng hấp dẫn chúng phát ra là đáng kể.
Hai nhà thiên văn vô tuyến Hulse và Taylor là những người đầu tiên ghi nhận sự suy giảm chu kỳ quỹ đạo do phát ra sóng hấp dẫn từ hệ pulsar PSR1913+16 mà họ đã phát hiện ra năm 1974. Đây là khám phá gián tiếp ra sóng hấp dẫn đầu tiên và họ nhận giải Nobel Vật lý vì khám phá này. Từ đó tới nay, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một vài hệ pulsar đôi khác, đặc biệt hệ PSR J0737-3039 chứa cả hai pulsar.
Hiệu ứng trắc địa và kéo hệ quy chiếu
Có một số hiệu ứng tương đối tính tổng quát liên quan trực tiếp đến tính tương đối của phương hướng. Một hiệu ứng đó là độ lệch trắc địa: trục quay của một con quay trong không thời gian cong sẽ bị lệch đi trong quá trình con quay di chuyển trên quỹ đạo khi so sánh hướng của nó với một vật cố định ở rất xa, như ngôi sao chẳng hạn—cho dù con quay cố giữ hướng trục quay của nó cố định một hướng. Hiệu ứng này thể hiện bằng toán học chính là quá trình "chuyển dịch song song" của một vectơ trên đường trắc địa trong đa tạp cong. Đối với hệ Mặt Trăng–Trái Đất, khi coi Mặt Trăng là một "vectơ", hiệu ứng này đã được đo bằng cách chiếu tia laser lên một tấm phản quang đặt trên Mặt Trăng do các nhà du hành vũ trụ để lại khi đổ bộ lên Mặt Trăng (phương pháp định tầm Mặt Trăng). Gần đây, hiệu ứng trắc địa đã được đo với độ chính xác hơn 0,3% từ bốn con quay hồi chuyển siêu dẫn đặt trên vệ tinh Gravity Probe B quay trên quỹ đạo cực quanh Trái Đất.
Trường hấp dẫn gần một thiên thể quay quanh trục của nó có tính động lực cao, hiệu ứng này gọi là hấp dẫn từ hay hiệu ứng kéo hệ quy chiếu. Một quan sát viên ở vị trí xa sẽ nhận thấy vật thử ở gần thiên thể quay bị "kéo theo" chiều quay của thiên thể đó. Hiện ứng này thể hiện rất rõ ở vùng không thời gian quanh lỗ đen quay, vùng này được miêu tả bằng mêtric Kerr. Khi ta một vật đặt vào "vùng sản công" của lỗ đen, việc nó bị kéo theo chiều quay của lỗ đen là không thể tránh khỏi. Sử dụng hướng của các con quay hồi chuyển trên đường trắc địa ta cũng thực hiện được kiểm nghiệm hiệu ứng này. Có một số thử nghiệm gây tranh cãi khi các nhà vật lý sử dụng vệ tinh LAGEOS để kiểm nghiệm xác nhận hiệu ứng này. Tàu thăm dò Mars Global Surveyor thám hiểm Sao Hỏa cũng đã được sử dụng để kiểm tra hiệu ứng này. Kết quả thí nghiệm từ tàu Gravity Probe B cũng xác nhận hiệu ứng này với độ chính xác khoảng 15%.
Các ứng dụng thiên văn vật lý
Thấu kính hấp dẫn
Sự lệch ánh sáng do hấp dẫn dẫn đến một hiện tượng thiên văn vật lý mới. Nếu có một thiên thể khối lượng lớn nằm giữa kính thiên văn và vật thể ở xa thì chúng ta sẽ thu được nhiều hình ảnh bị méo mó của vật này. Hiệu ứng này được gọi là thấu kính hấp dẫn. Phụ thuộc vào khoảng cách, nguồn phát, và sự phân bố khối lượng của thiên thể thấu kính, chúng ta có thể thu được nhiều hơn hai ảnh, hay thậm chí là một vành tròn gọi là vành Einstein, hoặc dạng cung.
Các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra thấu kính hấp dẫn vào năm 1979; Kể từ đó tới nay, hàng trăm thấu kính hấp dẫn đã được phát hiện và nghiên cứu. Ngay cả khi nhiều hình ảnh của cùng vật thể hiện ra quá gần nhau trong bức ảnh chụp, các nhà khoa học vẫn đo được hiệu ứng này, ví dụ, do đối tượng mục tiêu quá sáng; hiệu ứng "vi thấu kính hấp dẫn" đã được quan sát thấy.
Thấu kính hấp dẫn trở thành một công cụ quan trọng trong thiên văn quan sát. Các nhà vũ trụ học sử dụng nó để phát hiện và ước tính sự phân bố của vật chất tối, họ sử dụng "thấu kính tự nhiên" để quan sát các thiên hà ở xa và có được phương pháp độc lập nhằm ước tính hằng số Hubble. Nhờ phân tích, đánh giá thống kê từ dữ liệu các thấu kính đã cung cấp những manh mối quan trọng trong sự tiến hóa cấu trúc của các thiên hà.
Thiên văn sóng hấp dẫn
Bằng quan sát các hệ pulsar đôi đã cung cấp những kết quả gián tiếp khẳng định sự tồn tại của sóng hấp dẫn (xem phần Giảm chu kỳ quỹ đạo ở trên). Sóng hấp dẫn phát ra từ những nguồn xa xôi trong vũ trụ đã được quan sát trực tiếp (như các sự kiện GW150914 và GW151226), và là mục tiêu chính của các dự án nghiên cứu liên quan đến thuyết tương đối hiện nay. Vài trạm quan sát thăm dò sóng hấp dẫn đang hoạt động trên mặt đất, nổi bật là các máy dò sóng hấp dẫn sử dụng giao thoa kế laser như GEO 600, LIGO, TAMA 300 và VIRGO. Nhiều kính thiên văn vô tuyến quan sát sự biến đổi nhỏ trong chu kỳ quay của các pulsar mili giây nhằm phát hiện sóng hấp dẫn ở dải tần số 10−9 đến 10−6 Hertz phát ra từ sự kiện sáp nhập hai lỗ đen. Đài quan sát châu Âu trên không gian, eLISA/NGO, hiện tại đang được phát triển, với phi vụ thử nghiệm tiên phong (LISA Pathfinder) được phóng lên vào năm 2015, và đã thu được kết quả thí nghiệm vượt mong đợi của các nhà khoa học.
Quan sát sóng hấp dẫn cũng hứa hẹn bổ sung cho dữ liệu quan sát từ sóng điện từ. Chúng cho phép các nhà vật lý thu được thông tin về các lỗ đen và những thiên thể nén đặc khác như sao neutron và sao lùn trắng, về sự kiện phát nổ siêu tân tinh, và giai đoạn hình thành còn sơ khai của vũ trụ, bao gồm dấu hiệu của loại "dây vũ trụ" được các nhà lý thuyết dự đoán.
Lỗ đen và các thiên thể nén đặc
Bất cứ khi nào tỉ số giữa khối lượng của vật và bán kính của nó trở lên đủ lớn vượt qua một giới hạn, các nhà lý thuyết tiên đoán sẽ hình thành một lỗ đen, vùng của không thời gian mà không một thứ gì, kể cả ánh sáng có thể thoát ra được. Trong những mô hình được chấp nhận hiện nay về quá trình tiến hóa sao, các sao neutron với khối lượng xấp xỉ 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, và các lỗ đen có khối lượng từ vài lần đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời được cho là trạng thái cuối cùng trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao có khối lượng lớn. Tại tâm của các thiên hà thường có lỗ đen siêu khối lượng với khối lượng từ vài triệu tới một chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời, và sự có mặt của nó được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thiên hà cũng như các cấu trúc ở cấp độ lớn hơn.
Về mặt thiên văn vật lý, tính chất quan trọng nhất của các thiên thể nén đặc là chúng cung cấp một cơ chế hiệu quả rất cao cho sự biến đổi năng lượng hấp dẫn thành bức xạ điện từ. Quá trình bồi tụ, vật chất khí hay bụi bị thu hút về các lỗ đen, là nguyên nhân phát sáng rất mạnh của một số thiên thể, điển hình là nhân các thiên hà hoạt động trên quy mô thiên hà hoặc các vi quasar ở những thiên thể cấp độ sao. Đặc biệt, sự bồi tụ cũng dẫn đến hình thành chùm tia tương đối tính, chùm hạt và bức xạ năng lượng cao với các hạt bị bắn ra với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Thuyết tương đối tổng quát đóng một vai trò quan trọng cho mô hình hóa tất cả những hiện tượng này, và nhiều quan sát đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho sự tồn tại của lỗ đen với tính chất phù hợp với tiên đoán của lý thuyết.
Lỗ đen cũng là mục tiêu mong muốn tìm kiếm trong nghiên cứu sóng hấp dẫn (xem phần sóng hấp dẫn ở trên). Quá trình sáp nhập các hệ lỗ đen đôi sẽ phát ra sóng hấp dẫn với tín hiệu rất mạnh khi đến được máy dò trên Trái Đất, và sóng hấp dẫn phát ra ở giai đoạn trước khi hai lỗ đen trộn thành một có thể coi là "ngọn nến chuẩn" nhằm đo khoảng cách đến hệ lỗ đen và cung cấp phương pháp độc lập cho nghiên cứu sự giãn nở của vũ trụ ở khoảng cách lớn. Sóng hấp dẫn phát ra từ sự kiện lỗ đen khối lượng sao bị hút vào lỗ đen siêu khối lượng mang lại cho các nhà vật lý thông tin về hình học của lỗ đen lớn hơn.
Vũ trụ học
Mô hình chuẩn về vũ trụ học hiện nay dựa trên phương trình trường Einstein có chứa hằng số vũ trụ học Λ, do nó có ảnh hưởng quan trọng đến động lực trên quy mô lớn của vũ trụ,
với là tenxơ mêtric. Dựa trên Nguyên lý vũ trụ học, vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng trên quy mô lớn, các nhà vật lý tìm ra được mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (mêtric FLRW) là nghiệm chính xác của phương trình Einstein mô tả vũ trụ đang nở ra hay co lại, cho phép mô tả sự tiến hóa của vũ trụ từ xấp xỉ 13,8 tỷ năm về trước, khởi nguyên từ Vụ nổ lớn. Mêtric FLRW là:
với a(t) là hệ số tỷ lệ chỉ phụ thuộc thời gian, hằng số k phụ thuộc vào độ cong của không thời gian và được chuẩn hóa thành -1, 0, 1 tương ứng với mô hình vũ trụ mở, phẳng hay đóng. Các biến là các tọa độ đồng chuyển động, mà mỗi thiên hà có giá trị cố định riêng. Khoảng cách vũ trụ học vật lý (khoảng cách thực) đối với hai thiên hà cách nhau một khoảng r và ở thời gian t cho trước (trong mô hình vũ trụ phẳng k = 0) là a(t)r, mà tăng dần theo thời gian đối với vũ trụ đang giãn nở. Để xác định được hệ số a(t), chúng ta phải giải phương trình Einstein với mêtric FLRW (thực chất mêtric là dạng tổng quát đối với vũ trụ có tính đồng nhất và đẳng hướng, nó không nhất thiết suy ra từ phương trình Einstein, phương trình này cần thiết để tính ra hệ số a(t)) gắn với dạng phân bố của vật chất. Theo Nguyên lý vũ trụ học hàm ý tenxơ mật độ năng lượng-động lượng của vật chất và bức xạ trong vũ trụ có dạng giống với tenxơ mật độ năng lượng-động lượng của chất lỏng tương đối tính lý tưởng có mật độ và áp suất (cả hai có thể biến đổi theo thời gian) và tenxơ mật độ năng lượng-động lượng có dạng
với là bốn vận tốc của vật chất, và là thành phần của ma trận nghịch đảo của ma trận có thành phần . Tiếp theo, sử dụng mêtric chúng ta tính ra được hệ số Christoffel và tenxơ Ricci, vô hướng Ricci. Cùng với tenxơ mật độ năng lượng-động lượng thay vào phương trình trường Einstein chúng ta thu được hai phương trình Friedmann độc lập sau khi sắp xếp lại các số hạng
với a chấm có nghĩa là đạo hàm theo thời gian của a và H là tốc độ giãn nở của Vũ trụ gọi là tham số Hubble hay hằng số Hubble (giá trị hiện tại của nó là , và hay có dạng tương tự như thường viết ở định luật Hubble). Từ hai phương trình ta thấy H phụ thuộc vào cả mật độ năng lượng, độ cong của không thời gian cũng như hằng số . Nếu hằng số vũ trụ học lấn át mật độ năng lượng, bức xạ của vật chất (cả vật chất tối và vật chất thường) trong vũ trụ thì ở phương trình Friedmann thứ hai có vế trái lớn hơn 0 và dẫn đến sự giãn nở của vũ trụ tăng tốc. Ngoài hai phương trình trên chúng ta còn có thêm phương trình của định luật bảo toàn
Phương trình Friedmann có thể giải chính xác khi giả sử thêm phương trình trạng thái của chất lỏng lý tưởng
với là áp suất, là mật độ của chất lỏng trong hệ tọa độ đồng chuyển động và là hằng số.
Trong trường hợp vũ trụ phẳng (k = 0) và khi Λ=0, nghiệm cho hệ số tỷ lệ là
với là hằng số tích phân tuân theo lựa chọn điều kiện đầu. Họ nghiệm cho tham số là rất quan trọng trong mô hình vũ trụ học.
Khi các tham số (như mật độ trung bình của vật chất, áp suất bức xạ...) được đo từ các dự án khảo sát vũ trụ, và phối hợp với các dữ liệu khác nhằm kiểm tra các hệ quả mà mô hình chuẩn vũ trụ học tiên đoán. Các hệ quả tiên đoán, hầu hết phù hợp với dữ liệu quan sát, bao gồm lượng nguyên tố hóa học hình thành trong giai đoạn tổng hợp hạt nhân nguyên thủy của vũ trụ sơ khai từ Vụ nổ lớn, cấu trúc lớn của vũ trụ, cũng như sự tồn tại và tính chất của "tiếng vọng nhiệt" từ thời điểm khởi nguyên của vũ trụ, bức xạ phông vi sóng vũ trụ.
Các dự án khảo sát tốc độ giãn nở của vũ trụ cho phép các nhà vật lý ước tính được tổng lượng vật chất trong vũ trụ, mặc dù bản chất của một số loại vẫn còn là bí ẩn. Khoảng 90% lượng vật chất là vật chất tối, mà có tương tác hấp dẫn, nhưng lại không tham gia vào tương tác điện từ, và do vậy không thể quan sát trực tiếp được. Chưa có một lý thuyết nào miêu tả dạng vật chất mới này, mà phù hợp với khuôn khổ của Mô hình chuẩn trong vật lý hạt hoặc phải đề xuất lý thuyết sửa đổi mô hình hấp dẫn. Dữ liệu thu được từ các dự án khảo sát dịch chuyển đỏ từ các vụ nổ siêu tân tinh từ xa và đo lường từ bức xạ nền vi sóng cũng chỉ ra quá trình tiến hóa của vũ trụ bị ảnh hưởng lớn bởi hằng số vũ trụ học gây ra sự giãn nở tăng tốc của vũ trụ (miêu tả khái quát ở trên), hay tương đương, bởi một dạng năng lượng kỳ lạ kết hợp trong phương trình trạng thái, gọi là năng lượng tối, mà bản chất của nó vẫn chưa biết được.
Có một giai đoạn xảy ra rất nhanh từ vụ nổ lớn đó là pha lạm phát, một giai đoạn giãn nở gia tốc cực nhanh của vũ trụ trong khoảng thời gian cực ngắn giây. Nó được nêu ra từ năm 1980 với mục đích giải thích một số kết quả quan sát không là hệ quả của mô hình vũ trụ học cổ điển, như sự đồng nhất gần như hoàn hảo của bức xạ nền vũ trụ. Những khảo sát gần đây về bức xạ nền vi sóng vũ trụ cho kết quả về chứng cứ đầu tiên của kịch bản này. Tuy thế, có nhiều kịch bản lạm phát khác nhau mà hiện tại chưa thể nói kịch bản nào là phù hợp nhất nếu rút ra từ dữ liệu thực nghiệm. Một câu hỏi lớn hơn nữa trong vật lý của vũ trụ sơ khai, trước cả giai đoạn lạm phát và gần với mô hình vũ trụ học tiên đoán tồn tại kỳ dị của Vụ nổ lớn. Câu trả lời cho trạng thái của giai đoạn sơ khai này đòi hỏi các nhà vật lý phát triển một lý thuyết hoàn thiện về hấp dẫn lượng tử, mà vẫn chưa có được (xem phần Hấp dẫn lượng tử bên dưới).
Các khái niệm mở rộng
Cấu trúc nhân quả và hình học toàn cục
Trong thuyết tương đối rộng, không vật nào có vận tốc bằng hoặc vượt tốc độ ánh sáng. Không có sự ảnh hưởng nào từ sự kiện A có thể đến vị trí X trước khi ánh sáng gửi từ A đến X (xem thêm phần Chuyển sang tương đối tính ở trên). Hệ quả của nó là bằng cách sử dụng mọi tuyến thế giới của ánh sáng (light worldline-hay đường trắc địa không) chúng ta sẽ thu được thông tin về cấu trúc nhân quả của không thời gian. Cấu trúc này được thể hiện bằng biểu đồ Penrose–Carter trong đó những vùng không gian lớn vô hạn và khoảng thời gian lớn vô hạn được co lại một cách compact hóa để vừa với một biểu đồ nhỏ, trong khi vẫn cho phép ánh sáng chuyển động trên đường nghiêng 45° hoặc 135° như trong các biểu đồ Minkowski.
Nhận thức được vai trò quan trọng của cấu trúc nhân quả, nhà toán học Roger Penrose và những người khác đã phát triển ra hình học toàn cục. Trong hình học này, đối tượng nghiên cứu không phải là một nghiệm đặc biệt (hoặc họ nghiệm) của phương trình Einstein, mà là những liên hệ thỏa mãn cho mọi đường trắc địa, ví dụ như phương trình Raychaudhuri, cũng như những giả thiết không cụ thể về bản chất của vật chất (như được miêu tả thành các điều kiện năng lượng) và sử dụng để suy ra các kết quả tổng quát.
Chân trời
Sử dụng hình học toàn cục, người ta chứng minh được một số không thời gian chứa những mặt biên gọi là chân trời (hay chân trời sự kiện), mặt phân chia một vùng tách khỏi phần còn lại của không thời gian. Ví dụ hay gặp nhất đó là các lỗ đen: nếu khối lượng bị nén vào một vùng không gian đủ nhỏ (như được nêu trong phỏng đoán vòng-hoop conjecture), với bán kính Schwarzschild tương ứng trong nghiệm Schwarzschild), và ánh sáng không thể thoát từ bên trong ra ngoài. Do không có vật nào vượt qua được ánh sáng, mọi vật chất rơi vào trong đều bị giam giữ lại. Tuy mọi vật không thể thoát ra ngoài nhưng việc vượt qua chân trời sự kiện đi vào bên trong lỗ đen là có thể, và chân trời của lỗ đen chỉ là kỳ dị toán học chứ không phải là kỳ dị vật lý thực (cũng xem phần Cơ sở cho mô hình vật lý ở trên).
Những nghiên cứu ban đầu về các nghiệm chính xác của phương trình trường Einstein, nổi bật là nghiệm Schwarzschild đối xứng cầu (thường dùng để miêu tả lỗ đen dừng (đứng yên) và không quay) và nghiệm Kerr đối xứng trục (dùng để miêu tả lỗ đen dừng, quay quanh trục của nó, lỗ đen này có thêm những đặc trưng mới như mặt cầu sản công-ergosphere). Bằng sử dụng hình học toàn cục, các nhà vật lý sau đó đã phát hiện thêm những tính chất tổng quát của lỗ đen. Đó là miêu tả bằng vật lý các lỗ đen chỉ đơn giản cần mười một tham số xác định bao gồm năng lượng (1 tham số), động lượng (3), mômen động lượng (3), vị trí của nó tại thời gian cụ thể (3) và điện tích (1) lỗ đen. Đây chính là phát biểu của định lý về đặc trưng duy nhất của lỗ đen: "các lỗ đen không có tóc", nghĩa là nó không có những đặc điểm khác phân biệt giống như các kiểu tóc ở người. Nó không phụ thuộc vào sự phức tạp về cấu trúc cũng như thành phần, trạng thái của thiên thể trước khi suy sụp hấp dẫn hình thành lên lỗ đen, lỗ đen sinh ra (sau khi quá trình suy sụp phát ra sóng hấp dẫn) có những đặc điểm rất đơn giản.
Đáng chú ý hơn nữa, có một bộ các định luật gọi là cơ học lỗ đen, tương tự như các định luật nhiệt động lực học. Ví dụ, định luật hai của cơ học lỗ đen, diện tích của chân trời sự kiện của lỗ đen tổng quát sẽ không bao giờ giảm theo thời gian, tương tự như entropy của hệ nhiệt động lực học. Định luật này giới hạn năng lượng mà chúng ta có thể thu được theo nghĩa cổ điển từ một lỗ đen quay (ví dụ theo tiến trình Penrose). Có chứng cứ mạnh cho rằng các định luật của cơ học lỗ đen thực tế chỉ là tập con của các định luật nhiệt động lực học, và diện tích chân trời sự kiện tỷ lệ với entropy của nó. Kết quả này dẫn đến sự sửa đổi các định luật cơ học lỗ đen ban đầu: như định luật thứ hai sẽ trở thành một phần của định luật thứ hai trong nhiệt động lực học, diện tích chân trời lỗ đen không thể giảm—trong khoảng thời gian những quá trình khác đảm bảo rằng, trên toàn thể entropy luôn tăng. Khi xét trên phương diện là một vật trong cân bằng nhiệt động với nhiệt độ khác không, lỗ đen sẽ phát ra bức xạ nhiệt. Những tính toán bán cổ điển cho thấy kết quả đúng như vậy, với bề mặt hấp dẫn đóng vai trò là nhiệt độ trong định luật Planck. Bức xạ này gọi là bức xạ Hawking (xem phần lý thuyết lượng tử bên dưới).
Ngoài chân trời sự kiện ở các lỗ đen còn có những loại chân trời khác. Trong mô hình vũ trụ đang giãn nở, một quan sát viên sẽ thấy rằng một số vùng không thời gian trong quá khứ không bao giờ quan sát được ("chân trời hạt"), và một số vùng trong tương lai không bao giờ bị ảnh hưởng (chân trời vũ trụ học). Ngay cả trong không thời gian Minkowski phẳng, được miêu tả bằng một quan sát viên đang chuyển động gia tốc đều (không gian Rindler), sẽ có chân trời xuất hiện kết hợp với dạng bức xạ bán cổ điển gọi là "hiệu ứng Unruh".
Kỳ dị
Một đặc trưng tổng quát khác—và khá nhiễu loạn—của thuyết tương đối tổng quát đó là sự xuất hiện của những kỳ dị không thời gian. Chúng ta có thể miêu tả cấu trúc không thời gian bằng sử dụng các đường trắc địa kiểu thời gian cũng như các đường truyền tia sáng— mọi con đường khả dĩ mà ánh sáng hay vật chất có thể di chuyển được. Nhưng một số nghiệm của phương trình trường Einstein có những "mỏm sắc"—những vùng gọi là kỳ dị không thời gian, nơi đường trắc địa của ánh sáng và hạt kết thúc đột ngột, và hình học của không thời gian không còn được xác định. Trong trường hợp thú vị hơn, có những "kỳ dị độ cong", nơi các đại lượng đặc trưng bởi độ cong không thời gian, như độ cong vô hướng Ricci hoặc bình phương độ cong Riemann, nhận giá trị vô hạn. Những ví dụ thường gặp về không thời gian với kỳ dị tương lai—nơi tuyến thế giới kết thúc (worldline)—là nghiệm Schwarzschild, miêu tả điểm kỳ dị bên trong lỗ đen dừng không quay (xem Cơ sở cho mô hình vật lý ở trên), hoặc nghiệm Kerr miêu tả vòng kỳ dị bên trong một lỗ đen dừng quay quanh trục của nó. Nghiệm Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker và những không thời gian khác miêu tả vũ trụ có điểm kỳ dị quá khứ nơi các tuyến thế giới bắt đầu, hay ở kỳ dị của Vụ Nổ Lớn, cũng như chúng có những điểm kỳ dị tương lai (như Vụ co lớn).
Những nghiệm miêu tả ở trên có một số đặc điểm đối xứng—và do vậy đã được đơn giản hóa—và biết đâu sự xuất hiện của những kỳ dị này chỉ là sự lý tưởng hóa nhân tạo (do giả sử tính đối xứng và chọn hệ tọa độ-xem mục Chân trời ở trên). Tuy nhiên theo định lý điểm kỳ dị, chứng minh bằng phương pháp của hình học toàn cục, nói rằng: các điểm kỳ dị là những đặc điểm chung nội tại của thuyết tương đối tổng quát, và sự suy sụp hấp dẫn của ngôi sao thực với khối lượng đủ lớn trở thành lỗ đen không tránh khỏi xuất hiện điểm kỳ dị này cũng như tồn tại điểm kỳ dị ở sự khởi đầu của những mô hình vũ trụ đang giãn nở. Tuy vậy, định lý này nói rất ít về đặc điểm của các kỳ dị, và hiện nay đang có những nỗ lực nghiên cứu nhằm phân loại cấu trúc những thực thể này (như phỏng đoán BKL). "Phỏng đoán sự kiểm duyệt vũ trụ" phát biểu rằng mọi kỳ dị tương lai thực (cấu hình vật chất không có đối xứng hoàn hảo, cũng như các đặc tính thực khác) bị ẩn giấu an toàn bên dưới chân trời sự kiện, và do vậy quan sát viên ở xa sẽ không nhìn thấy được. Tuy chưa có chứng minh chặt chẽ bằng toán học, các mô phỏng máy tính đều ủng hộ kết quả của phỏng đoán này.
Phương trình tiến hóa
Mỗi nghiệm của phương trình Einstein chứa toàn bộ lịch sử của một không thời gian mà nó miêu tả — nó không chỉ chụp lại vật thể hoạt động như thế nào mà còn là toàn bộ không thời gian có thể chứa vật chất. Nghiệm miêu tả trạng thái của vật chất và hình học khắp nơi và tại mỗi thời điểm trong không thời gian. Do tuân theo nguyên lý hiệp biến tổng quát (tính bất biến của phương trình các định luật vật lý dưới mọi phép biến đổi hệ tọa độ), lý thuyết của Einstein không đủ để xác định phương trình tiến hóa theo thời gian của tenxơ mêtric. Nó phải kết hợp với các điều kiện tọa độ, tương tự như phép trộn chuẩn (gauge fixing) trong những lý thuyết trường khác.
Để hiểu phương trình trường Einstein như là hệ phương trình vi phân riêng phần, sẽ thuận lợi khi chúng ta thiết lập chúng theo cách miêu tả sự tiến hóa của cấu trúc hình học theo thời gian. Điều này được thực hiện trong hình thức "3+1", với không thời gian tách ra thành 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Ví dụ như hình thức luận ADM. Cách phân tách này cho thấy các phương trình tiến hóa của không thời gian trong thuyết tương đối rộng hoạt động trơn tru: phương trình luôn luôn tồn tại nghiệm xác định duy nhất, và phù hợp với điều kiện ban đầu định trước. Những hình thức luận phân tách phương trình Einstein là cơ sở cho ngành mô phỏng không thời gian trong thuyết tương đối trên siêu máy tính.
Các đại lượng toàn cục và giả cục bộ
Khái niệm phương trình tiến hóa có liên hệ mật thiết với những khía cạnh khác của vật lý tương đối tính tổng quát. Trong lý thuyết Einstein, chúng ta không thể có được một định nghĩa chung cho một thuộc tính có vẻ đơn giản của một hệ như tổng khối lượng (hay năng lượng). Lý do chính đó là trường hấp dẫn—như những trường vật lý khác— phải được gán cho một lượng năng lượng xác định, nhưng các nhà vật lý đã chứng minh rằng về cơ bản chúng ta không thể cục bộ hóa (hay định xứ) năng lượng hấp dẫn (tức là không xác định cụ thể được năng lượng hấp dẫn ở phạm vi cục bộ).
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể xác định tổng khối lượng của hệ (khối lượng toàn cục), hoặc sử dụng kỹ thuật "quan sát viên ở xa vô tận" (khối lượng ADM) hoặc các đối xứng phù hợp (khối lượng Komar). Nếu chúng ta trừ vào tổng khối lượng của hệ bởi năng lượng do sóng hấp dẫn mang ra xa vô tận, kết quả thu được gọi là khối lượng Bondi đối với quan sát viên ở xa vô tận. Cũng giống như trong vật lý cổ điển, các nhà vật lý đã chứng minh được những khối lượng này phải dương. Và cũng có tương ứng định nghĩa khối lượng (năng lượng) toàn cục với việc định nghĩa động lượng và mômen động lượng trên toàn cục. Cũng đã có những cố gắng cho việc định nghĩa những đại lượng giả cục bộ, như khối lượng của một hệ cô lập bằng cách chỉ sử dụng những đại lượng được xác định bên trong phạm vi của không thời gian chứa hệ đó. Mục đích của việc này là nhằm thu được những đại lượng giả cục bộ có ích trong việc miêu tả hệ cô lập, như việc phát biểu chính xác bằng toán học phỏng đoán vòng (hoop conjecture).
Mối quan hệ với thuyết lượng tử
Thuyết tương đối tổng quát là một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia chính là thuyết lượng tử, cơ sở cho hiểu biết của chúng ta về vật chất từ các hạt cơ bản đến vật lý trạng thái rắn. Tuy nhiên, câu hỏi mở về mối liên hệ giữa hai lý thuyết vẫn là bài toán khó của vật lý hiện đại.
Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong
Lý thuyết trường lượng tử thông thường, cơ sở của vật lý hạt cơ bản, được xác định trong không thời gian Minkowski phẳng; lý thuyết này miêu tả hành trạng của các hạt vi mô trong trường hấp dẫn rất yếu và coi như bỏ qua giống như thường gặp trên Trái Đất. Để miêu tả những lúc hấp dẫn trở lên đủ mạnh để ảnh hưởng tới vật chất lượng tử, nhưng chưa đủ mạnh để cần thiết phải lượng tử hóa hấp dẫn, các nhà vật lý phải thiết lập lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong. Những lý thuyết này dựa trên thuyết tương rộng miêu tả bối cảnh không thời gian cong, trên đó xác định một trường lượng tử nhằm miêu tả hành trạng của vật chất lượng tử trong không thời gian đó. Sử dụng lý thuyết này, Hawking và các nhà vật lý chứng minh được lỗ đen phát ra dạng phổ bức xạ vật đen các hạt lượng tử gọi là bức xạ Hawking, dẫn đến hệ quả của sự bốc hơi lỗ đen trong thời gian dài. Như đã miêu tả ngắn ở trên, bức xạ này đóng vai trò quan trọng trong nhiệt động lực học lỗ đen.
Hấp dẫn lượng tử
Sự đòi hỏi cho tính nhất quán giữa cách miêu tả lượng tử về vật chất và miêu tả hình học cấu trúc không thời gian, cũng như sự xuất hiện của kỳ dị không thời gian (nơi độ cong hình học ở thang vi mô), ám chỉ cần thiết có một lý thuyết đầy đủ về hấp dẫn lượng tử: để miêu tả đặc điểm gần kỳ dị bên trong lỗ đen, và ở thời điểm sơ khai của vũ trụ, lý thuyết đòi hỏi hấp dẫn và cấu trúc không thời gian đi kèm được miêu tả bằng ngôn ngữ của vật lý lượng tử. Cho dù đã có những nỗ lực lớn, chưa một lý thuyết hoàn chỉnh và nhất quán nào về hấp dẫn lượng tử hiện nay được công nhận rộng rãi, ngay cả khi hứa hẹn một số ứng cử viên đầy sáng giá.
Khi các nhà vật lý cố gắng tổng quát hóa những lý thuyết trường lượng tử thông thường, và sử dụng vật lý hạt cơ bản để miêu tả các tương tác cơ bản cũng như gộp cả tương tác hấp dẫn vào đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Ở mức năng lượng thấp, cách tiếp cận này đã thành công, với kết quả là lý thuyết trường hữu hiệu (lượng tử) về hấp dẫn được mọi người chấp nhận. Tuy nhiên đối với mức năng lượng cao, kết quả của mô hình mất đi tính tiên đoán của nó ("không tái chuẩn hóa được").
Một lý thuyết nhằm vượt qua những trở ngại này là lý thuyết dây, lý thuyết lượng tử không coi các hạt điểm là những viên gạch cơ bản, mà thay vào đó là những dây dao động rất nhỏ và có một chiều. Lý thuyết này hứa hẹn một cách miêu tả thống nhất cho mọi hạt và các tương tác, bao gồm cả hấp dẫn; nhưng cái giá phải trả là những đặc điểm kì lạ trong lý thuyết dây như không gian có thêm 6 chiều phụ thêm ngoài 3 chiều đã có. Trong giai đoạn mà các nhà lý thuyết dây gọi là "cuộc cách mạng siêu dây lần hai", người ta đã nêu ra phỏng đoán sự kết hợp lý thuyết dây và sự thống nhất với thuyết tương đối tổng quát và siêu đối xứng thành một lý thuyết gọi là siêu hấp dẫn tạo nên một phần của mô hình giả thuyết với 10 chiều không gian và 1 chiều thời gian gọi là thuyết M, một lý thuyết xác định duy nhất và nhất quán về hấp dẫn lượng tử. Tất cả các lý thuyết này đều chưa được thực nghiệm kiểm chứng.
Một cách tiếp cận khác đó là thủ tục lượng tử hóa chính tắc trong cơ học lượng tử. Sử dụng hình thức luận về giá trị ban đầu của thuyết tương đối rộng (xem Phương trình tiến hóa ở trên), các nhà vật lý thu được phương trình Wheeler–deWitt (phương trình tương tụ như phương trình Schrödinger) nhưng đáng tiếc là nó đã không đúng. Tuy thế, với biến Ashtekar được đưa ra, dẫn đến một mô hình hứa hẹn khác đó là hấp dẫn lượng tử vòng. Trong thuyết này, không gian được miêu tả bằng cấu trúc lưới như mạng lưới spin, và nó tiến hóa trong thời gian theo những bước rời rạc.
Phụ thuộc vào đặc điểm nào của thuyết tương đối tổng quát và thuyết lượng tử được giữ nguyên, và mức độ thay đổi các đặc điểm khác, đã có rất nhiều lý thuyết được đưa ra nhằm cạnh tranh với thuyết hấp dẫn lượng tử, như động lực học tam phân, tập nhân quả, mô hình twistor hoặc mô hình dựa trên tích phân đường về vũ trụ lượng tử.
Mọi lý thuyết miêu tả trong phần này vẫn có những vấn đề trong lý luận, khái niệm và phỏng đoán mà chưa vượt qua được. Và chúng đối mặt với chung một vấn đề đó là, chưa có một cách nào nhằm đưa các kết quả lý thuyết ra kiểm chứng bằng thực nghiệm được (và do vậy cho phép các nhà vật lý quyết định được lý thuyết nào có triển vọng trở lên đúng và loại bỏ những lý thuyết nào), mặc dù có hy vọng trong tương lai điều này sẽ thay đổi khi các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý hạt cơ bản năng lượng cao cũng như từ các quan sát thiên văn học cho phép với độ chính xác cao hơn và tinh tế hơn.
Trạng thái phát triển
Thuyết tương đối rộng đã nổi lên như là một mô hình thành công lớn về lực hút hấp dẫn và vũ trụ học, mà nó đã vượt qua được rất nhiều quan sát và thí nghiệm kiểm chứng một cách mạch lạc. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy lý thuyết chưa hoàn chỉnh. Vấn đề về hấp dẫn lượng tử và câu hỏi về tính thực tại của các kỳ dị không thời gian vẫn đang là những câu hỏi mở mang tính thời sự. Dữ liệu quan sát mang lại chứng cứ cho năng lượng tối và vật chất tối cho thấy các nhà vật lý cần phải tìm kiếm một nền vật lý mới. Ngay cả với bản thân lý thuyết, thuyết tương đối tổng quát là mỏ vàng giàu tiềm năng cho những khám phá mới. Nhiều nhà vật lý tương đối tính nghiên cứu thuyết tương đối bằng công cụ toán học nhằm tìm hiểu bản chất của các kỳ dị và những tính chất cơ bản của phương trình trường Einstein, cũng như gia tăng sử dụng siêu máy tính để mô phỏng (như miêu tả quá trình các lỗ đen va chạm và sáp nhập) trong lĩnh vực số hóa thuyết tương đối (numerical relativity). Sau sự kiện quan sát được trực tiếp sóng hấp dẫn bởi Advanced LIGO, lĩnh vực thiên văn sóng hấp dẫn đã mở ra một nhánh ứng dụng mới cho thuyết tương đối tổng quát. Một thế kỷ sau khi được công bố, thuyết tương đối rộng vẫn đang là lĩnh vực nghiên cứu sôi nổi và đầy hứa hẹn trong nhiều thập kỷ tới.
Xem thêm
Giới thiệu thuyết tương đối rộng
Lý thuyết tương đối hẹp
Chú thích
Nguồn tham khảo
; original paper in Russian:
Đọc thêm
Sách phổ thông
Sách giáo khoa
Sách căn bản
Sách nâng cao
Sách chuyên đề
Liên kết ngoài
Bản dịch tiếng Việt của Dạ Trạch.
Einstein Online – Articles on a variety of aspects of relativistic physics for a general audience; hosted by the Max Planck Institute for Gravitational Physics
NCSA Spacetime Wrinkles – produced by the numerical relativity group at the NCSA, with an elementary introduction to general relativity
Bài giảng trực tuyến, sách điện tử
Einstein's General Theory of Relativity by Leonard Susskind's Modern Physics lectures. Recorded ngày 22 tháng 9 năm 2008 at Stanford University
Series of lectures on General Relativity given in 2006 at the Institut Henri Poincaré (introductory courses and advanced ones).
General Relativity Tutorials by John Baez
Bài viết thiên văn chọn lọc
Khoa học năm 1915
Albert Einstein |
7022 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5c | Trục | Trục trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau:
Đường thẳng tưởng tượng hay vật cụ thể thẳng dài quanh đó có (các) vật thể tưởng tượng hoặc có thật quay quanh, thường dùng trong toán học hay vật lý, còn gọi là trục quay.
Phe Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |