id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
16193
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a
Hệ thống xã hội chủ nghĩa
Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị mà được các nước có các đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyên bố sẽ đưa đất nước và dân tộc mình đi theo một con đường xã hội chủ nghĩa. Các nước này, tạm gọi tắt là hệ thống Xô viết, tự gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó từ chủ nghĩa xã hội được dùng theo nghĩa giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản. Một số nước, chính thể, nhóm hoặc cá nhân lại gọi họ là các nước cộng sản. Hệ thống các nước này không bao gồm các nước có mục tiêu chủ nghĩa xã hội không theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Các nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản và theo chủ nghĩa Marx-Lenin gồm có Trung Quốc, Cuba, Lào và Việt Nam. Những từ tương đồng với hệ thống xã hội chủ nghĩa trong sách báo còn có hệ thống kiểu Xô Viết cũ, kinh tế quản lý tập trung, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế mệnh lệnh và xã hội chủ nghĩa nhà nước. Nguyên mẫu Nhà kinh tế chính trị học người Hungary Kornai János, trong cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa của ông, đã đi phân loại 3 nguyên mẫu của hệ thống xã hội chủ nghĩa: Hệ thống chuyển đổi mang tính cách mạng (sự chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội). Hệ thống cổ điển (hay chủ nghĩa xã hội cổ điển). Hệ thống cải cách (hay chủ nghĩa xã hội cải cách). Đặc trưng Quyền lực Các đặc trưng của cơ cấu quyền lực chính là nền tảng để từ đó suy ra quy luật vận hành của chính hệ thống xã hội chủ nghĩa. Về Đảng Thể chế căn bản của cơ cấu quyền lực là đảng cộng sản. Các nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống đơn đảng, trong đó không đảng đối lập khác nào được hoạt động. Ở thời điểm đỉnh cao của quyền lực, đảng viên chiếm 1 tỉ lệ dân số đáng kể. Phương châm chủ đạo của nguyên tắc tổ chức của Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ. Ban lãnh đạo được bầu tại đại hội tổ chức cơ sở theo từng nhiệm kỳ cụ thể. Mỗi tổ chức cơ sở có 1 bí thư lãnh đạo. Các cơ sở chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng cao hơn, thường được tổ chức trên nguyên tắc phạm vi lãnh thổ. Lãnh đạo cấp trung ương có bộ tham mưu rất lớn, là những người tạo ra hệ thống thứ bậc bao gồm những người đứng đầu các ban, phó ban và những viên chức. Theo quy định chính thức, quan chức được chỉ định của đảng không có quyền lực, bởi vì quyền quyết định duy nhất thuộc về các cơ quan được bầu ra. Trên thực tế, họ có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các hoạt động. Các cán bộ lãnh đạo được bầu (làm việc chuyên trách) và công chức được của đảng thường được biết đến như là bộ máy của đảng. Bản chất của quá trình lựa chọn đã bị đảo lộn. Trên thực tế, cơ quan được bầu không được chọn thành viên của bộ máy. Thay vào đó bộ máy lựa chọn những người sẽ tham gia cơ quan được bầu cho lần bầu cử tiếp theo, và chọn ra ai là người mà họ sẽ bầu làm bí thư. Bộ máy xác định ai là người được gia nhập đảng, đảng viên nào trở thành thành viên của bộ máy đảng (nói cách khác là công chức của đảng) và công chức nào của bộ máy đảng được tiến cử lên vị trí cao hơn. Nhà nước Theo hiến pháp, pháp luật và các quy phạm pháp luật, nhà nước dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển cũng giống như các nhà nước hiện đại khác. Nhà nước được chia thành 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hành pháp và tư pháp. Hiến pháp của nhiều nước xã hội chủ nghĩa khẳng định: Lực lượng lãnh đạo đất nước là đảng cộng sản. Pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa không xác định cụ thể nhưng trong thực tế phạm vi quyền phán quyết của đảng bao trùm lên các lĩnh vực: Bổ nhiệm, thăng chức, giáng chức trong các cơ quan đảng và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các vị trí quản lý chủ yếu trong nền kinh tế. Các tổ chức đảng ra quyết định về tất cả các công việc chủ yếu của nhà nước trước khi cơ quan nhà nước quyết định. Bộ máy của đảng có quan hệ trực tiếp với bộ máy nhà nước. Trong đó 1 công chức đảng nào đó hoặc 1 nhóm công chức trong bộ máy của đảng sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực quan trọng của hoạt động nhà nước. Các tổ chức chính trị xã hội Nhiều tổ chức, hiệp hội trong xã hội được gọi chung là các tổ chức quần chúng. Đặc điểm chính của các tổ chức này là mỗi tổ chức được quản lý 1 lĩnh vực nhất định. Sự độc quyền về tổ chức tạo cho các tổ chức đại chúng có chức năng đồng thời như 1 cơ quan có thẩm quyền. Cách thức xây dựng và điều hành các tổ chức quần chúng chủ yếu trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, đường lối đã định sẵn của đảng. Vì vậy, các tổ chức quần chúng nếu có tham gia vào quá trình bầu cử cơ quan đại diện nhân dân hoặc quá trình xây dựng chính sách thì chủ yếu là theo định hướng đã vạch sẵn. Đó chính là nét đặc trưng của hệ thống không chấp nhận đa nguyên chính trị. Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất của hệ thống là nếu các tổ chức, cá nhân hoạt động không khách quan thì sẽ không bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mà họ được cử làm đại diện, qua đó, người dân có thể mất đi cơ hội có tiếng nói của mình. Và lỗ hổng này đang dần bộc lộ ở các nước xã hội chủ nghĩa khi quan chức lớn nhỏ có thể tự do tham nhũng, tham chức cao vọng trọng mà không có bộ phận do người dân giám sát chính quyền như các nền dân chủ phương Tây. Một số tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hệ tư tưởng Hệ tư tưởng chính thống được nêu trong nghị quyết của đảng, các bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo đảng, sách giáo khoa về hệ tư tưởng, các bài báo và các công bố chính thức khác. Hệ tư tưởng chính thống xuất phát từ nhiều nguồn và bám rễ sâu vào lịch sử của các ý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tầng sâu nhất là tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và sau đó chủ yếu là các ý tưởng của Karl Marx. Tầng tiếp theo bao gồm các ý tưởng, nguyện vọng và giá trị của phong trào cách mạng ở các nước sau này thành xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo đó là phạm vi của các tư tưởng xuất phát trong giai đoạn chuyển đổi cách mạng, rút ra từ những kinh nghiệm mà đảng cộng sản, từ vị thế một đảng cách mạng đối lập chuyển thành đảng cầm quyền. Quan hệ sở hữu Hình thức sở hữu đầu tiên và quan trọng nhất là xí nghiệp sở hữu nhà nước. Hình thức sở hữu thứ 2 là hợp tác xã. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cổ điển, các xí nghiệp tư nhân thuê lao động làm thuê hoặc là không tồn tại, hoặc bị hạn chế ở 1 bộ phận rất nhỏ của nền kinh tế. Sự triệt tiêu gần như hoàn toàn chủ nghĩa tư bản tư nhân chính là điều được hệ tư tưởng chính thống coi là 1 tiêu chuẩn chủ yếu, thậm chí là tiêu chuẩn chủ yếu nhất của chủ nghĩa xã hội. Về tư tưởng, chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác xã mới được công nhận là xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, các hình thức sở hữu tư nhân khác nhau vẫn tồn tại như thương mại và công nghiệp tư nhân cỡ nhỏ, canh tác nông nghiệp hộ gia đình, nền kinh tế tư nhân không chính thức. Thực tế nhiều quốc gia hiện nay được gọi là nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có mức độ sở hữu tư nhân cao, như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay một số quốc gia xã hội chủ nghĩa như Việt Nam đang tiến trên con đường kinh tế thị trường, đánh giá cao vai trò của tư nhân trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những cơ chế điều phối kinh tế của Chủ nghĩa xã hội Cơ chế bao cấp: cơ chế này được các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô sử dụng như Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Trong cơ chế này nhà nước là người điều phối mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Cơ chế này hoạt động ổn định trong giai đoạn 1928-1970 nhưng nó thể hiện nhược điểm nội tại không thể khắc phục từ sau cuộc Khủng hoảng dầu mỏ 1973. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là cơ chế quản lý dựa trên sự điều phối của quy luật cung cầu. Đây là cơ chế mà Việt Nam và Trung Quốc đang áp dụng. Thực chất, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế tư bản nhưng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Xem thêm Danh sách nhà nước cộng sản Danh sách các đảng cộng sản Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu Chiến tranh Lạnh Đảng Cộng sản Tham khảo Kornai, János, The Socialist System. The Political Economy of Communism. Princeton: Princeton University Press, and Oxford: Oxford University Press, 1992. Bản tiếng Việt: Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán, Nguyễn Quang A dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2002. Tóm lược: Nguyễn Quang A, Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế Chủ nghĩa cộng hòa Chủ nghĩa xã hội Chính thể Các quốc gia Xã hội chủ nghĩa
16194
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20h%E1%BB%8Dc
Chính trị học
Chính trị học hay khoa học chính trị ( hay political science) là ngành khoa học xã hội liên quan đến các hệ thống quản trị và phân tích các hoạt động chính trị, tư tưởng chính trị, hiến pháp liên quan và hành vi chính trị. Khoa học chính trị bao gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị so sánh, kinh tế chính trị, quan hệ quốc tế, lý luận chính trị, hành chính công, chính sách công, và phương pháp chính trị. Hơn nữa, khoa học chính trị có liên quan đến, và dựa trên các lĩnh vực kinh tế, luật, xã hội học, lịch sử, triết học, địa lý, tâm lý học / tâm thần học, nhân chủng học. Chính trị so sánh là khoa học so sánh và giảng dạy các loại hiến pháp khác nhau, các tác nhân chính trị, lập pháp và các lĩnh vực liên quan, tất cả đều từ góc độ xâm nhập. Quan hệ quốc tế liên quan đến sự tương tác giữa các quốc gia dân tộc cũng như các tổ chức liên chính phủ và xuyên quốc gia. Lý thuyết chính trị quan tâm nhiều hơn đến sự đóng góp của các nhà tư tưởng và triết gia cổ điển và đương đại khác nhau. Khoa học chính trị rất đa dạng về phương pháp và thu nhận nhiều phương pháp bắt nguồn từ tâm lý học, nghiên cứu xã hội và khoa học thần kinh nhận thức. Các phương pháp tiếp cận bao gồm chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa diễn giải, lý thuyết lựa chọn hợp lý, chủ nghĩa hành vi, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực, thuyết định chế, và đa nguyên. Khoa học chính trị, là một trong những ngành khoa học xã hội, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật liên quan đến các loại câu hỏi cần tìm: các nguồn chính như tài liệu lịch sử và hồ sơ chính thức, các nguồn thứ cấp như bài báo học thuật, khảo sát, phân tích thống kê, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng mô hình. Chú thích Đọc thêm The Evolution of Political Science (November 2006). APSR Centennial Volume of American Political Science Review. Apsanet.org. ngày 4 tháng 2 năm 2009. European Political Processes: Essays and Readings (1968). [Compiled and] ed., with original essays, by Henry S. Albinski [and] Lawrence K. Pettit. Boston: Allyn and Bacon. vii, 448 p. Goodin, R. E.; Klingemann, Hans-Dieter (1996). A New Handbook of Political Science. Oxford and New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-829471-9. Klingemann, Hans-Dieter, ed. (2007) The State of Political Science in Western Europe. Opladen: Barbara Budrich Publishers. ISBN 978-3-86649-045-1. Schramm, S. F.; Caterino, B., eds. (2006). Making Political Science Matter: Debating Knowledge, Research, and Method. New York and London: New York University Press. Making Political Science Matter. Google Books. ngày 4 tháng 2 năm 2009. Roskin, M.; Cord, R. L.; Medeiros, J. A.; Jones, W. S. (2007). Political Science: An Introduction. 10th ed. New York: Pearson Prentice Hall. ISBN 978-0-13-242575-9 (10). ISBN 978-0-13-242575-9 (13). Tausch, A.; Prager, F. (1993). Towards a Socio-Liberal Theory of World Development. Basingstoke: Macmillan; New York: St. Martin's Press. Oxford Handbooks of Political Science Noel, Hans (2010) "Ten Things Political Scientists Know that You Don’t" The Forum: Vol. 8: Iss. 3, Article 12. Zippelius, Reinhold (2003). Geschichte der Staatsideen (=History of political Ideas), 10th ed. Munich: C.H. Beck. ISBN 3-406-49494-3. Zippelius, Reinhold (2010). Allgemeine Staatslehre, Politikwissenschaft (=Political Science),16th ed. Munich: C.H. Beck. ISBN 978-3-406-60342-6. Liên kết ngoài European Consortium for Political Research International Political Science Association International Studies Association IPSAPortal: Top 300 websites for Political Science International Association for Political Science Students American Political Science Association Midwest Political Science Association Graduate Institute of International and Development Studies. "Political Science Department which offers MA and PhD programmes " Dalmacio Negro, Political Science Emeritus Professor at CEU San Pablo University, Madrid (SPAIN) Political Studies Association of the UK PROL: Political Science Research Online (prepublished research) Truman State University Political Science Research Design Handbook A New Nation Votes: American Elections Returns 1787–1825 Comparative Politics in Argentina & Latin America Thuật ngữ khoa học chính trị
16199
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20%C4%90%C3%B4ng%20%28Nga%29
Sông Đông (Nga)
Sông Đông, tức sông Don (tiếng Nga: Река Дон, phiên âm Latinh: Reka Don), là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga. Nó bắt đầu từ khu vực gần Tula, đông nam Moskva, và có dòng chảy kéo dài khoảng 1.950 km (1.220 dặm) tới biển Azov. Thượng nguồn trước đây là hồ chứa nước Shatskoe ở phía bắc thành phố Novomoskovsk tỉnh Tula, nhưng sau này bị ngăn lại bởi có một tuyến đường sắt đi qua đây. Đầu nguồn hiện nay nằm trong một công viên cách đó 2–3 km về phía đông (suối Urvanka); cửa sông là vịnh Taganrog của biển Azov. Từ đầu nguồn của nó, con sông này ban đầu chảy theo hướng đông nam tới Voronezh, sau đó chảy theo hướng tây nam tới cửa sông. Thành phố chủ yếu trên bờ sông này là thành phố Rostov trên sông Đông- thủ phủ tỉnh Rostov, sông nhánh chính của nó là sông Donets. Tại Rostov trên sông Đông nó tạo ra một vùng châu thổ diện tích 340 km². Từ Golubinskaia tới Volgodonsk có hồ chứa nước Tsimljanskoe diện tích 2.600 km² (từ năm 1952). Vận tải thủy bắt đầu từ cửa sông Sosna (1.604 km), vận tải thủy thường xuyên từ thành phố Liska (1.355 km). Từ điểm xa nhất về phía đông, nó chảy gần sông Volga. Kênh Volga-Don với chiều dài khoảng 105 km (65 dặm) nối hai con sông này từ năm 1952 và là một tuyến đường thủy quan trọng. Một phần của con sông này đã trải qua các trận chiến trong chiến dịch Uranus, một trong những mốc quyết định của Thế chiến thứ hai. Sông Đông đã được người Scythia biết đến như là Tanaïs - nghĩa là nước, và đã từng là tuyến thương mại chính từ thời đó. Tanais xuất hiện trong các tư liệu của người Hy Lạp cổ đại như là tên gọi của con sông và thành phố trên bờ sông này. Các sông nhánh quan trọng Chảy ở hữu ngạn: Neprjadva, Krasivaja Metcha, Sosna (đôi khi để phân biệt với Tikhaja Sosna thì người ta gọi là Bưstraja Sosna), Tikhaja Sosna, Chjornaja Kalitva, Chir, Severnưi Donets Chảy ở tả ngạn: Voronezh, Bitjug, Khopjor, Medveditsa, Ilovlja, Sal, Zapadnưi Manưtch Các thành phố Ở bờ trái: Novomoskovsk, Epifanj, Dankov, Lebedjanj, Zadonsk, Semiluki, Novovoronezh, Liski, Pavlovsk, Kalatch-na-Donu, Volgodonsk, Semikarakovsk, Rostov trên sông Đông(Rostov na Donu), Azov. Ở bờ phải là Aksae — Novocherkassk. Tham khảo Liên kết ngoài Sông của Nga Lưu vực biển Azov Địa lý Nam Nga Sông tỉnh Lipetsk Sông tỉnh Voronezh Sông tỉnh Volgograd Sông tỉnh Tula Sông tỉnh Rostov 01
16200
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A9u%20hi%E1%BB%87u
Khẩu hiệu
Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một tổ chức hay một công ty muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ. Trong lĩnh vực chính trị, khẩu hiệu thường được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả, có sức thu hút cao. Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu khẩu hiệu thường là những câu gợi nhớ tới lợi ích sản phẩm. Xem thêm Khẩu hiệu chính trị Khẩu hiệu quảng cáo Tham khảo Khẩu hiệu
16201
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%20gi%C3%A1o%20khoa
Sách giáo khoa
Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng và chủ đề của sách. Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành. Sách giáo khoa giúp học sinh tổng hợp, nắm rõ kiến thức cơ bản. Từ đó, phát triển tư duy, cảm nhận qua các dạng bài tập nâng cao khác. Ngày nay, bên cạnh dạng sách in, nhiều sách giáo khoa có phiên bản sách điện tử. Sách giáo khoa phổ thông Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có những nước có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một môn học. Tại Việt Nam, từ năm 2002-2020 chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo các cấp độ logic chặt chẽ khác nhau. Ngoài phần kiến thức, sách giáo khoa còn có phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng. Nội dung kiến thức cũng như nội dung về rèn luyện các kỹ năng được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập. Logic của nội dung kiến thức và phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng là những yếu tố chủ yếu trong việc định hướng lựa chọn phương pháp giảng dạy môn học. Đọc thêm Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. Từ điển giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. 2001. Trang 339 Tham khảo Sách theo loại Tài liệu giáo dục Kinh doanh sách giáo khoa
16203
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c
Giáo dục
Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Tuy nhiên, không thể bắt ép một người học một thứ gì đó mà bản thân họ không có nhu cầu,như vậy là phản giáo dục Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học. Về mặt từ nguyên, "education" trong tiếng Anh có gốc La-tinh ēducātiō ("nuôi dưỡng, nuôi dạy") gồm ēdūcō ("tôi giáo dục, tôi đào tạo"), liên quan đến từ đồng âm ēdūcō ("tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy"). Trong tiếng Việt, giáo (教) có nghĩa là "dạy cho biết", dục (育) có nghĩa là "nuôi nấng" (đừng nhầm sang dục (欲) mang nghĩa là "ham muốn" như dục vọng, tình dục); giáo dục là "dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục". Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân. Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận. Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hợp Quốc công nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người. Mặc dù ở hầu hết các nước, giáo dục có tính chất bắt buộc cho đến một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường không bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến, hay những hình thức tương tự. Lịch sử Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này. Ở những xã hội tồn tại trước khi có chữ viết, giáo dục được thực hiện bằng lời nói và thông qua bắt chước. Những câu chuyện kể được tiếp tục từ đời này sang đời khác. Rồi ngôn ngữ nói phát triển thành những chữ và ký hiệu. Chiều sâu và độ rộng của kiến thức có thể được bảo tồn và trao truyền gia tăng vượt bậc. Khi các nền văn hóa bắt đầu mở rộng kiến thức vượt quá những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đổi chác, kiếm ăn, thực hành tôn giáo, v.v..., giáo dục chính quy và việc đi học cuối cùng diễn ra. Ở phương Tây, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào thế kỷ VI TCN. Plato, triết gia Hy Lạp cổ điển, nhà toán học, và nhà văn viết những đối thoại triết học, lập ra Học viện ở Athens. Đây là cơ sở giáo dục bậc cao đầu tiên ở phương Tây. Cảm thấy bị tác động bởi lời răn của thầy mình, triết gia Socrates, trước khi ông bị xử tử một cách bất công rằng "một cuộc đời không được khảo sát là một cuộc đời không đáng sống", Plato và học trò của mình, nhà khoa học chính trị Aristotle, đã giúp đặt nền móng cho triết học phương Tây và cho khoa học. Thành phố Alexandria ở Ai Cập, được thiết lập vào năm 330 TCN, trở thành nơi kế tục Athens với tư cách là cái nôi tri thức của thế giới phương Tây. Alexandria có nhà toán học Euclid và nhà giải phẫu học Herophilus; nơi xây dựng Thư viện Alexandria vĩ đại; và nơi đã dịch Thánh kinh Hebrew qua tiếng Hy Lạp. Rồi văn minh Hy Lạp bị nhập vào Đế quốc La Mã. Khi Đế quốc La Mã và tôn giáo mới của mình là Ki-tô giáo tiếp tục tồn tại dưới một hình thức ngày càng bị Hy Lạp cổ đại hóa thời Đế quốc Byzantine đóng đô tại Constantinople ở phương Đông, văn minh phương Tây đứng trước sự sụp đổ về tri thức và tổ chức theo sau sự sụp đổ của Rome vào năm 476. Ở phương Đông, Khổng Tử (551–479 TCN) ở nước Lỗ là triết gia cổ đại có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Cách nhìn về giáo dục của Khổng Tử tiếp tục ảnh hưởng lên xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng như Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản. Khổng Tử tập hợp môn đệ và miệt mài tìm kiến một quân vương, người sẽ áp dụng những lý tưởng trị nước của mình, nhưng mãi không tìm ra. Thế mà Luận ngữ, một tác phẩm của ông được các môn đệ ghi chép, lại tiếp tục có ảnh hưởng lên giáo dục ở phương Đông, kể cả trong thời hiện đại. Tại Ấn Độ cổ đại, nhiều trung tâm học tập bậc cao của Phật giáo đã được thiết lập và phát triển rực rỡ như Takṣaśilā, Nālandā, Vikramaśīla, và Puspagiri. Ở Tây Âu, sau sự sụp đổ của Rome, Giáo hội Công giáo nổi lên như một lực lượng thống nhất. Ban đầu với tư cách là kẻ duy nhất lưu giữ hoạt động học tập ở Tây Âu, nhà thờ thiết lập các trường học trong tiền kỳ Trung cổ như những trung tâm giáo dục bậc cao. Một số những trường này sau phát triển thành những viện đại học thời Trung cổ và là tổ tiên của những viện đại học châu Âu hiện đại. Các viện đại học của các quốc gia theo Ki-tô giáo ở phương Tây phát triển tốt ở khắp Tây Âu, khuyến khích tự do nghiên cứu và đã sản sinh ra nhiều học giả và nhà triết học tự nhiên tiếng tăm. Viện Đại học Bologna được xem là viện đại học liên tục hoạt động lâu đời nhất. Ở những nơi khác trong thời Trung cổ, khoa học và toán học Hồi giáo phát triển rực rỡ dưới chế độ khalifah thiết lập khắp vùng Trung Đông, kéo dài từ bán đảo Iberia ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông và tới triều Almoravid và Đế quốc Mali ở phía Nam. Thời Phục hưng ở châu Âu mở ra một thời đại mới của theo đuổi tri thức và nghiên cứu khoa học và của sự trân trọng những giá trị văn minh Hy Lạp và La Mã. Vào khoảng năm 1450, Johannes Gutenberg phát triển một xưởng in, gúp các tác phẩm văn chương được phổ biến nhanh hơn. Ở thời các đế quốc châu Âu, những tư tưởng giáo dục của châu Âu trong các lĩnh vực triết học, tôn giáo, nghệ thuật, và khoa học lan truyền ra khắp thế giới. Các nhà truyền giáo và các học giả cũng mang về những tư tưởng mới từ những nền văn minh khác — chẳng hạn những nhà truyền giáo dòng Jesuit ở Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi kiến thức, khoa học, và văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, dịch những tác phẩm phương Tây như cuốn Cơ sở của Euclid ra cho các học giả Trung Quốc và dịch những tư tưởng Khổng Tử ra cho độc giả phương Tây. Đến Thời kỳ Khai sáng thì ở phương Tây nổi lên cách nhìn có tính cách thế tục hơn về giáo dục. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, giáo dục mang tính chất bắt buộc cho tất cả trẻ em đến một độ tuổi nhất định. Do sự phổ cập giáo dục, cộng với sự tăng trưởng dân số, UNESCO ước tính rằng trong 30 năm tới, số người nhận được giáo dục chính quy sẽ nhiều hơn tổng số người từng đi học trong toàn bộ lịch sử loài người. Giáo dục chính quy Hoạt động giáo dục chính quy liên quan đến việc dạy và học trong môi trường trường học và theo một chương trình học nhất định. Chương trình học này được thiết lập tùy theo mục đích đã được xác định trước của trường học trong hệ thống giáo dục. Giáo dục mầm non Các trường mầm non cung cấp giáo dục cho đến độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi khi trẻ em bước vào giáo dục tiểu học. Giai đoạn giáo dục này rất quan trọng trong những năm hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục tiểu học Giáo dục tiểu học thường bao gồm từ 6 đến 8 năm học, bắt đầu từ độ tuổi 5 hay 6, mặc dù thời gian cụ thể tùy thuộc vào từng quốc gia hay từng vùng khác nhau trong mỗi quốc gia. Trên toàn cầu, có khoảng 89% trẻ em ở độ tuổi đi học đang học ở các trường tiểu học, và tỉ lệ này đang tăng lên. Thông qua các chương trình "Giáo dục cho tất cả mọi người" do UNESCO chỉ đạo, hầu hết các quốc gia cam kết phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, và ở nhiều quốc gia, tiểu học là bậc học bắt buộc. Giáo dục trung học Trong hầu hết các hệ thống giáo dục hiện nay trên thế giới, giáo dục trung học bao gồm giáo dục chính quy dành cho thanh thiếu niên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học, thường là bắt buộc, dành cho trẻ vị thành niên, và giáo dục sau trung học hay giáo dục đại học, vốn mang tính tùy chọn, dành cho người lớn. Tùy thuộc vào từng hệ thống giáo dục, các trường học trong giai đoạn này, hoặc một phần của giai đoạn này, có thể được gọi là trường trung học hay trường dạy nghề. Biên giới chính xác giữa giáo dục tiểu học và trung học cũng thay đổi theo từng quốc gia và theo từng vùng, thường thì khoảng ở năm học thứ bảy hay thứ mười. Giáo dục đại học Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục giai đoạn thứ ba hay giáo dục sau trung học (mặc dù các khai niệm này không nhất có nghĩa giống nhau ở tất cả các nước), là giáo đoạn giáo dục không bắt buộc theo sau giáo dục trung học. Giáo dục đại học thường bao gồm bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học, cũng như giáo dục và đào tạo nghề. Các trường đại học và các viện đại học là những cơ sở chính cung cấp giáo dục đại học. Sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục đại học, sinh viên thường được cấp bằng hay chứng chỉ. Giáo dục nghề Giáo dục nghề là một hình thức giáo dục chú trọng vào đào tạo thực hành và trực tiếp một nghề nhất định. Giáo dục nghề có thể ở dạng học việc hay thực tập cũng như bao gồm những cơ sở dạy các khóa học về nghề mộc, nông nghiệp, kỹ thuật, y khoa, kiến trúc, các môn nghệ thuật. Giáo dục đặc biệt Trong quá khứ, những ai bị khuyết tật thì thường không được đi học. Trẻ em khuyết tật thường được các thầy thuốc hay gia sư giáo dục. Những thầy thuốc ban đầu này (những người như Itard, Seguin, Howe, Gallaudet) đã đặt ra nền móng cho giáo dục đặc biệt ngày nay. Họ tập trung vào việc giảng dạy mang tính cá nhân hóa và những kỹ năng cần đến trong đời sống. Giáo dục đặc biệt trước đây chỉ dành cho những người có những khuyết tật nghiêm trọng và ở độ tuổi còn nhỏ, nhưng gần đây thì mở rộng ra cho bất cứ ai cảm thấy gặp khó khăn trong học tập. Những hình thức giáo dục khác Giáo dục thay thế Giáo dục mở và giáo dục trực tuyến Giáo dục mở (open education) là một thuật ngữ chung chỉ những tập quán của các cơ sở giáo dục hay những sáng kiến giáo dục nhằm tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo mà trước đây chỉ tiếp cận được thông qua hệ thống giáo dục chính quy. Tính từ "mở" nhằm chỉ việc loại trừ những rào cản đã tước đi ở một số người cơ hội tham gia vào hoạt động học tập trong các cơ sở giáo dục. Một khía cạnh của giáo dục mở là việc phát triển và sử dụng những tài nguyên giáo dục mở. Giáo dục trực tuyến (e-learning) là việc sử dụng công nghệ giáo dục dựa trên các phương tiện điện tử trong việc dạy và học. Bằng việc sử dung các công nghệ hiện đại trên chiếc máy tính mà người dùng có thể tham gia một khóa học dễ dàng. Việc dạy và học trực tuyến đang được phát triển ở nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn, có thể kể đến như Viện Đại học Harvard hay là Viện Đại học Stanford, University of the People,... Lý thuyết giáo dục Mục đích của trường học Trong những năm đầu đi học, trọng tâm thường xoay quanh việc phát triển kỹ năng cơ bản về đọc và viết và kỹ năng giao tiếp liên cá nhân nhằm thúc đẩy khả năng học những kỹ năng và môn học phức tạp hơn. Sau khi có được những khả năng cơ bản này, giáo dục thường chú trọng đến việc giúp cho các cá nhân có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tăng cường khả năng tạo ra giá trị và khả năng làm việc kiếm sống cho mình. Thỏa mãn sự tò mò cá nhân (giáo dục vì chính nó) và mong muốn phát triển cá nhân (để nâng cao trình độ mà không cần phải có lý do cụ thể liên quan đến nghề nghiệp) cũng là những lý do phổ biến khiến người ta theo đuổi giáo dục và đi đến trường. Giáo dục thường được xem là phương tiện giúp tất cả mọi người vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự công bằng tốt hơn, và có được của cải và địa vị xã hội. Người học cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự quan tâm của mình đến chủ đề môn học hay kỹ năng đặc thù mà họ đang cố gắng học hỏi. Mô hình giáo dục người học-trách nhiệm được thúc đẩy bởi sự quan tâm của người học đến chủ đề sẽ được học. Giáo dục cũng thường được coi như là nơi trẻ em có thể phát triển theo những nhu cầu và tiềm năng đặc thù, có mục đích giúp mỗi cá nhân phát triển trọn vẹn tiềm năng của mình. Tâm lý học giáo dục Tâm lý học giáo dục là ngành học về việc con người học như thế nào trong những môi trường giáo dục, hiệu quả của những can thiệp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và tâm lý học xã hội ở trường học với tư cách là một tổ chức. Mặc dù thuật ngữ "tâm lý giáo học" và "tâm lý học đường" thường được dùng với nghĩa giống nhau, các nhà nghiên cứu và lý thuyết gia thường được gọi là các nhà tâm lý giáo dục, trong khi các chuyên gia tâm lý làm việc ở trường học hay những môi trường liên quan đến trường học thì được gọi là các nhà tâm lý học đường. Tâm lý giáo dục quan tâm đến những quá trình học tập trong công chúng và trong những nhóm người, ví dụ những trẻ em tài năng và những trẻ em khuyết tật. Có thể hiểu được một phần tâm lý giáo dục thông qua mối quan hệ của nó với những ngành học khác. Nó chủ yếu là tâm lý học, và có mối quan hệ với ngành này giống như mối quan hệ giữa ngành y khoa và sinh học. Ngược lại, tâm lý giáo dục phơi bày một loạt những lĩnh vực đặc thù thuộc lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, bao gồm thiết kế việc giảng dạy, công nghệ giáo dục, phát triển chương trình học, giáo dục đặc biệt, và quản trị lớp học. Tâm lý giáo dục vừa thừa hưởng vừa đóng góp vào ngành khoa học nhận thức và các ngành khoa học học tập. Ở trong các viện đại học, các khoa tâm lý giáo dục thường nằm trong các phân khoa hay trường đại học giáo dục, điều này có thể giải thích tại sao tâm lý giáo dục không được nói đến nhiều trong những cuốn sách giáo khoa nhập môn về tâm lý học. Phương thức học tập Hơn hai thập niên vừa qua, người ta chú ý nhiều đến các phương thức và phong cách học tập. Những phương thức học tập thường được sử dụng nhất là: thông qua thị giác (visual; học dựa trên quan sát và nhìn thấy những gì đang được học), thông qua thính giác (auditory; học dựa trên việc lắng nghe thông tin và hướng dẫn), và thông qua vận động (kinesthetic; học dựa trên sự vận động, như khi tham gia các hoạt động và trực tiếp thực tập) - viết tắt là VAK. Những phương thức học tập khác bao gồm việc học thông qua âm nhạc, tương tác liên cá nhân, bằng lời, tư duy lôgic, v.v... Dunn và Dunn tập trung nhận diện những điều kiện kích thích có thể ảnh hưởng lên việc học và vào việc điều chỉnh môi trường học đường, vào khoảng cùng thời gian Joseph Renzulli đề nghị sử dụng những chiến lược giảng dạy khác nhau. Howard Gardner đề cập đến một loạt những phương thức học tập trong lý thuyết "đa thông minh" của mình. Các phương pháp trắc nghiệm tính cách của Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indicator) và của Keirsey (Keirsey Temperament Sorter), dựa trên những công trình của Carl Jung, tập trung tìm hiểu xem tính cách của con người ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ tương tác với người khác, và ảnh hưởng như thế nào lên cách mà các cá nhân phản ứng với nhau trong môi trường học tập. Công trình của David Kolb và Anthony Gregorc cũng theo cách tiếp cận tương tự, nhưng đã được đơn giản hóa. Một số lý thuyết cho rằng tất cả các cá nhân học tập có hiệu quả qua việc sử dụng một loạt những phương thức học tập khác nhau, trong khi những lý thuyết khác thì cho rằng các cá nhân có thể thích hợp với mốt số phong cách học tập nhất định, học hiệu quả hơn thông qua những phương pháp sử dụng thị giác hay thông qua trải nghiệm vận động. Một trong những hệ quả nhóm lý thuyết thứ hai là để giảng dạy hiệu quả, người ta nên có nhiều phương pháp giảng dạy bao trùm tất cả ba phương thức học tập kể trên để học sinh nào cũng có thể học theo cách mà mình thấy hiệu quả nhất. Guy Claxton đặt nghi vấn về mức độ hiệu quả mà những phong cách học tập như VAK có thể mang lại, đặc biệt chúng có xu hướng phân loại học sinh và như thế giới hạn việc học. Những nghiên cứu gần đây cho rằng "không có cơ sở bằng chứng xác đáng nào có thể biện minh cho việc tích hợp những đánh giá phong cách học vào hoạt động giáo dục chung." Triết học giáo dục Với tư cách là một lĩnh vực học thuật, triết học giáo dục là "ngành triết học về giáo dục và những vấn đề của nó; [...] chủ đề trung tâm của triết học giáo dục là giáo dục, còn những phương pháp của nó là những phương pháp của triết học.". "Triết học giáo dục có thể là triết học về quá trình giáo dục hay triết học về lĩnh vực giáo dục. Nghĩa là, nó có thể là một phần của giáo dục theo nghĩa quan tâm đến những mục tiêu, dạng thức, phương pháp, hay kết quả của quá trình giáo dục hay quá trình được giáo dục; hay nó có thể là một dạng metadiscipline theo nghĩa quan tâm đến những khái niệm, mục tiêu, và phương pháp của giáo dục." Như vậy, triết học giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực triết học ứng dụng, bao gồm các lĩnh vực siêu hình học, nhận thức luận, giá trị học (axiology), và những cách tiếp cận triết học nhằm giải quyết những vấn đề trong và về các chủ đề như phương pháp giáo dục, chính sách giáo dục, và chương trình học, cũng như quá trình học, và những chủ đề khác. Chẳng hạn, triết học giáo dục có thể nghiên cứu bản chất của sự nuôi dưỡng và giáo dục, những giá trị và chuẩn mực được thể hiện qua việc nuôi dưỡng và giáo dục, những giới hạn và việc hợp pháp hóa giáo dục với tư cách là một ngành học thuật, và mối quan hệ giữa lý thuyết giáo dục và thực hành giáo dục. Chương trình học Trong giáo dục chính quy, chương trình học là một tập hợp những khóa học và nội dung của chúng ở trường học. Với tư cách là một ý tưởng, từ curriculum trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La-tinh có nghĩa là "đường chạy", chỉ những việc làm và những trải nghiệm theo đó trẻ em lớn lên và trở thành người lớn. Chương trình học như đơn thuốc, dựa vào một đề cương khóa học mô tả chung chung chỉ nói những chủ đề nào sẽ được học và học ở mức độ như thế nào thì được một con điểm nào đó hay để đạt yêu cầu. Mỗi ngành học thuật là một nhánh của tri thức được dạy một cách chính quy. Mỗi ngành học thường có vài ngành con; sự phân biệt giữa các ngành học thường tùy tiện và không rõ ràng. Ví dụ về các lĩnh vực học thuật bao gồm các ngành khoa học tự nhiên, toán, khoa học máy tính, các ngành khoa học xã hội, các ngành nhân văn, các ngành khoa học ứng dụng... Hoạt động dạy học Giảng dạy là thúc đẩy người khác học tập. Những người dạy trong các trường trung học và tiểu học thường được gọi là giáo viên, họ điều khiển hoạt động giáo dục học sinh và có thể dạy nhiều môn như đọc, viết, toán, khoa học, và lịch sử. Những người dạy trong các cơ sở giáo dục sau trung học có thể được gọi là giáo viên, giảng viên, hay giáo sư, tùy vào loại hình cơ sở giáo dục; họ chủ yếu chỉ dạy về chuyên ngành của mình. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Cách đánh giá chất lượng giảng dạy thường là sử dụng các phiếu sinh viên đánh giá giảng viên, thế nhưng những đánh giá này bị phê phán là phản tác dụng đối với việc học và không chính xác do sinh viên thiên vị. Kinh tế học giáo dục Tỷ lệ giáo dục cao được coi là yếu tố thiết yếu giúp các quốc gia đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao. Những phân tích thực nghiệm có xu hướng ủng hộ tiên đoán lý thuyết cho rằng các nước nghèo có thể phát triển nhanh hơn các nước giàu bởi vì nước nghèo có thể áp dụng những công nghệ hàng đầu mà nước giàu đã thử và kiểm tra. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ cần đến những nhà quản lý và những kỹ sư có kiến thức tốt, những người có thể vận hành những máy móc hay tập quán sản xuất mới học được từ những nước đi đầu. Do vậy khả năng học tập từ những nước đi trước của một quốc gia là một hàm số của vốn nhân lực mà quốc gia đó đang có. Nghiên cứu gần đây về những yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế cho thấy tầm quan trọng của những thể chế kinh tế căn bản, và vai trò của những kỹ năng nhận thức. Chú thích Đọc thêm Nguyên tác: UNESCO International Bureau of Education. Thinkers of Education (Các nhà tư tưởng trong giáo dục). Nguyên tác: Luận án Tiến sĩ. Hồ Tú Bảo và các cộng sự (2006). Thời đại mới, số 9, tháng 11/2006. Liên kết ngoài Educational Resources. Viện Đại học Colorado-Boulder. International comparable statistics on education systems . UNESCO Institute for Statistics. OECD education statistics. OECD. Planipolis: a portal on education plans and policies . UNESCO. IIEP Publications on Education Systems. UNESCO. Professional thesis writers uk Khoa học xã hội Bài cơ bản dài Chia sẻ kiến thức Bài viết chủ đề chính
16204
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người. Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, cách tiếp cận xác lập mục tiêu giáo dục đang có nhiều thay đổi. Trong một thời gian dài cho đến những năm 1940, dạy học lấy việc trang bị kiến thức làm nhiệm vụ cơ bản. Có thể nói dung lượng và mức độ đồng hóa kiến thức là mục tiêu của việc dạy học thời kỳ này. Việc dạy học hướng tới mục tiêu thực sự bắt đầu vào những năm 1950 ở Hoa Kỳ sau những kết quả nghiên cứu thuyết phục của nhóm Bloom và sau đó nhanh chóng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các cách tiếp cận mục tiêu giáo dục trên thế giới Hiện nay có 3 cách tiếp cận mục tiêu giáo dục được áp dụng trên thế giới Tiếp cận truyền thống: đây là loại mục tiêu giáo dục mà các nước thuộc khối Liên Xô cũ trước đây hướng đến. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, mục tiêu tiếp cận theo hướng này đã bị xem là lỗi thời, lạc hậu làm thui chột tiềm năng phong phú của người học. Tuy nhiên đây vẫn là mục tiêu được hướng đến trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tiếp cận nhân văn: đây là loại mục tiêu quan tâm đến từng cá nhân người học. Kiểu tiếp cận mục tiêu loại này khá phổ biến ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong thập niên 1970-1980. Loại mục tiêu này nằm ở chỗ tạo điều kiện cho người học quá tự do và "buông thả". Tiếp cận truyền thống-nhân văn: đây là loại mục tiêu giáo dục hiện đại kết hợp giữa truyền thống và nhân văn. Loại mục tiêu này đang được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hướng tới. Hiện nay nó đang rất phổ biến ở các nước Âu - Mĩ. Xem thêm Mục tiêu giáo dục, trong Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Tham khảo Giáo dục Thuật ngữ giáo dục
16207
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0%20ph%C3%AA%20Ireland
Cà phê Ireland
Cà phê Ireland (tiếng Anh là Irish coffee, có nghĩa là "cà phê theo kiểu của Ireland"/Ái Nhĩ Lan) là loại đồ uống nóng từ cà phê có pha rượu whisky đặc trưng của Ireland. Lịch sử Irish Coffee được kể là do người quản lý của một nhà hàng tại sân bay Foynes (nay là Shannon International Airport) ở miền Tây Ai-len chế ra. Để đón tiếp nhóm khách người Mỹ trong mùa đông khắc nghiệt năm 1940, ông Joe Sheridan đã sáng kiến đổ thêm rượu Whisky và ly cà-phê nóng. Đám khách rất thích thú và muốn được biết liệu họ có phải đang uống Cà-phê Brazil không. Ông Joe nói rằng họ đang uống Cà-phê Ai-len. Phải mất mười năm sau Irish Coffee mới được phổ biến rộng rãi qua chương trình quảng cáo của Cơ quan Du lịch Ai-len, có nguồn thì cho là chính Cơ quan này đã chế ra Irish Coffee. Pha chế Cho 4 cl whisky và 1 thìa đường đỏ cho vào ly chịu được nhiệt, có chân như ly rượu vang, chuyên dùng để pha Irish coffee. Sau đó người ta hơ ly rượu trên ngọn lửa đèn cồn, xoay đều ly cho đến khi đường trong rượu tan hết và bắt đầu thấy hơi nước bốc lên thì rót cà phê vào, phun thêm một lớp kem sữa mỏng, không ngọt lên trên. Khi dùng cà phê không nên khuấy. Tham khảo Thức uống có cồn Cà phê
16225
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0%20ph%C3%AA%20latte
Cà phê latte
Cà phê latte (hay gọi đơn giản là latte) ( or ) là một thức uống có nguồn gốc từ Ý bao gồm các nguyên liệu chính là cà phê và sữa được đánh lên, đồ uống này được tiêu thụ thường xuyên cả ở nhà và tại các quán cà phê, quán bar. Tên gọi Tên gọi của loại thức uống này bắt nguồn từ tiếng Ý caffè e latte , caffelatte hay caffellatte , có nghĩa là "cà phê & sữa". Từ này cũng thường được đánh vần là latté hay lattè trong tiếng Anh với các loại dấu trọng âm khác nhau, có thể là cường điệu cao hoặc biểu thị rằng từ này không được phát âm theo các quy tắc của chính tả tiếng Anh. Tổng quan Ở Bắc Âu và Scandinavia, thuật ngữ café au lait theo truyền thống đã được sử dụng để biểu thị cho sự kết hợp giữa espresso và sữa. Tại Pháp, café latte hầu hết được biết đến từ tên gốc của thức uống (caffè latte hoặc caffelatte); sự kết hợp giữa espresso và sữa đánh (khuấy) tương đương với "latte" trong tiếng Pháp gọi là grand crème hay tiếng Đức là Milchkaffee hoặc ở Áo là Wiener Melange. Các biến thể của latte bao gồm cà phê mocha có hương vị sô cô la hoặc thay thế cà phê bằng một loại đồ uống khác như masala chai (trà gia vị Ấn Độ), mate, matcha, nghệ hoặc Rooibois; các loại sữa khác, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, cũng được sử dụng. Nguồn gốc và lịch sử Latte đã là một phần của ẩm thực châu Âu từ thế kỷ 17. Caffè e latte, Milchkaffee, café au lait và café con leche là những thuật ngữ trong nước để chỉ về cách uống cà phê truyền thống, thường là một phần của bữa sáng trong nhà. Các quán cà phê công cộng ở châu Âu và Mỹ hầu như đều không phục vụ loại đồ uống này cho đến thế kỷ 20, dù Kapuziner đã bắt đầu được các quán cà phê của Áo ở Viên và Trieste phục vụ vào nửa sau của năm 1700 với cách chế biến là "cà phê với kem, gia vị và đường" (là nguồn gốc của cappuccino của Ý về sau này). Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, thuật ngữ caffè e latte lần đầu tiên được sử dụng bằng tiếng Anh vào năm 1867 trong bài tiểu luận "Hành trình Ý" của William Dean Howells. Kenneth Davids ủng hộ rằng "[...] đồ uống cho bữa sáng kiểu này đã tồn tại ở châu Âu qua nhiều thế hệ, nhưng phiên bản caffè (thương mại) của thức uống này lại mới là một phát minh của Mỹ". Thuật ngữ café au lait của Pháp được sử dụng trong các quán cà phê ở một số quốc gia ở lục địa châu Âu từ năm 1900 trở đi, trong khi chính người Pháp đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ café crème cho cà phê với sữa hoặc kem từ trước đó. Đế chế Áo-Hung (Trung Âu) có thuật ngữ riêng cho cà phê được phục vụ trong các quán cà phê, trong khi ở Đức, nó vẫn được gọi là Milchkaffee. Người Ý đã sử dụng thuật ngữ caffè latte trong nước, nhưng nó không được biết đến nhiều ở các quán cà phê như Florian ở Venice hoặc bất kỳ quán cà phê nào khác. Ngay cả khi văn hóa quán cà phê espresso của Ý nở rộ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cả ở Ý và ở các thành phố như Vienna và London, espresso và cappuccino vẫn chỉ là những thuật ngữ chính còn latte chưa có mặt trong thực đơn. Ở các nước nói tiếng Anh, latte là từ viết tắt của caffelatte hoặc caffellatte (bắt nguồn từ caffè e latte, "cà phê và sữa"), đồng nghĩa với từ tiếng Pháp là café au lait, tiếng Tây Ban Nha là café con leche, tiếng Câtlan gọi là cafè amb llet hay tiếng Tây Ban Nha gọi là galão. Caffe Mediterraneum ở Berkeley, California đã tuyên bố Lino Meiorin, một trong những chủ sở hữu ban đầu của nó (?), "phát minh" và biến latte thành một "thức uống tiêu chuẩn" vào những năm 1950. Latte sau đó đã được phổ biến ở Seattle, Washington vào đầu những năm 1980 và lan rộng ra vào đầu những năm 1990. Ở Bắc Âu và Scandinavia, một "xu hướng" tương tự đã bắt đầu vào đầu những năm 1980 khi café au lait trở nên phổ biến trở lại, được pha chế với espresso và sữa đánh bông mịn. Caffè latte sau đó cũng đã bắt đầu thay thế cho thuật ngữ trên vào khoảng năm 1996-1997, nhưng cả hai tên đến bây giờ vẫn còn tồn tại cạnh nhau, vậy nên nếu gọi đúng một trong hai tên trên thì chúng đều sẽ mang nghĩa là cà phê latte. Chế biến Ở Ý, cà phê latte hầu như luôn được chuẩn bị ở nhà và thường chỉ dành cho bữa sáng. Cà phê thường được pha bằng một bình moka để pha cà phê đun trên bếp và rót vào cốc chứa sữa nóng. (Không giống như thức uống latte 'quốc tế', sữa trong nguyên bản của Ý thường không tạo bọt và người uống có thể tự thêm đường, nếu muốn). Ở bên ngoài nước Ý, một ly cà phê latte thường được pha trong ly hoặc cốc với một ly espresso tiêu chuẩn (đơn, hoặc gấp đôi, ) và được đổ đầy bằng sữa đánh, với một lớp sữa được tạo bọt ở trên cùng dày khoảng . Tại Mỹ, một ly latte thường được pha rất ngọt với 3% hoặc thậm chí là nhiều đường hơn. Đồ uống này có liên quan tới cappuccino, nhưng sự khác biệt ở đây là một cốc cappuccino bao gồm espresso và sữa hấp với một lớp bọt sữa dày khoảng . Một biến thể của đồ uống này có thể thấy tại Úc và New Zealand tương tự như latte gọi là flat white, được phục vụ trong một cốc gốm nhỏ hơn với bọt sữa mịn. Tại Mỹ, đồ uống này đôi khi được gọi là cappuccino ướt. Biến thể Latte đá lạnh Ở Mỹ, Latte đá lạnh được chế biến bằng cách đổ đầy một ly cà phê đá thường là espresso và sữa ướp lạnh rót lên trên đá. Không giống như một ly latte nóng, nó thường không chứa sữa đánh mịn hay nhiều bọt. Những ly latte đá lạnh thường có thêm xi-rô đường hoặc hương liệu, mặc dù những người theo chủ nghĩa thuần túy chỉ thích đơn thuần có cà phê và sữa. Cà phê espresso có thể được làm lạnh trước (đôi khi là hỗn hợp của espresso và sữa) để tránh làm nóng đồ uống. Cà phê latte và latte macchiato Một ly cà phê latte khác với latte macchiato. Trong một ly latte macchiato, espresso được thêm vào sữa, thay vì ngược lại, vì vậy mà cà phê latte có hương vị cà phê mạnh hơn so với latte machiato Latte macchiato là sữa được khuấy thành bọt sữa mịn, được phục vụ trong một ly với một nửa espresso rót nhẹ nhàng qua lớp bọt trên cùng, tạo ra một thức uống nhiều lớp với "macchia" (nghĩa đen: "tạo ra một vệt"), một điểm có espresso trên cùng. Như với một ly cà phê macchiato, đó là espresso với một điểm có sữa trên cùng, cho thấy có một chút sữa bên dưới bọt espresso, một latte macchiato thì ngược lại, để chỉ ra có espresso trong sữa. (câu cú lủng củng, cần chính sửa thêm) Việc sử dụng thuật ngữ "macchiato" đã được mở rộng để bao hàm một lượng lớn đồ uống và kem sữa. Tại một số quốc gia (như Đức), latte macchiato là đồ uống được ưa thích. Bản thân từ "macchiato" trong tiếng Ý có nghĩa là tạo ra "vệt" cà phê hoặc sữa trên đồ uống. Dù thuật ngữ macchiato đã được sử dụng để mô tả các loại thức uống espresso khác nhau, một cốc cà phê macchiato vẫn theo nguyên tắc và có tỷ lệ là 3/4 espresso và 1/4 sữa đánh. Một cốc macchiato thường có thể tích thực vào khoảng và thường được phục vụ trong các quán cà phê. Mặc dù một cốc macchiato truyền thống khá nhỏ, nhưng vẫn có những nghệ thuật để rót kem vào đồ uống. Sự khác biệt duy nhất giữa nghệ thuật rót nghệ thuật vào latte và macchiato là đối với macchiato, sữa phải được rót nhanh hơn và qua một dòng nhỏ hơn nhiều. Phong cách phục vụ Tại một số nơi, latte được phục vụ trong ly trên một chiếc đĩa với khăn ăn để giữ ly (vì nóng). Đôi khi latte được phục vụ trong một cái bát; ở châu Âu, đặc biệt là Scandinavia, phong cách này được gọi là café au lait. Nghệ thuật latte ngày càng phổ biến ở Mỹ và Châu Âu đã đưa đến sự cách điệu trong nghệ thuật vẽ trên cốc latte, và việc sáng tạo hiện là một loại hình nghệ thuật phổ biến. Hình vẽ trên tách latte được tạo ra bằng cách rót sữa khuấy, và chủ yếu là sữa tạo bọt lên bề mặt tách cà phê, tạo thành hình vẽ. Các hình phổ biến gồm trái tim, hoa, cây và hình vẽ đơn giản khác của hình ảnh và đồ vật. Một biến thể của latte đá, được gọi là "bootleg latte", "ghetto latte" hoặc "poor man's latte", là một tách espresso đá được đặt trong một cốc lớn hơn bình thường với sữa miễn phí lấy thêm từ quầy phụ gia. Đồ uống đã tạo ra cuộc tranh luận tại các cửa hàng cà phê nơi một ly espresso đá rẻ hơn đáng kể so với một ly latte đá. Ở Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ, các phiên bản trà đã được kết hợp với steamed milk (gia nhiệt làm nóng sữa) hay frothed milk (đưa không khí vào sữa tạo bọt) để tạo ra "latte trà". Các cửa hàng cà phê và trà hiện đưa ra các phiên bản latte nóng hoặc đá với masala chai, matcha và Royal Milk Tea. Latte Earl Grey còn được biết đến với tên gọi "London Fog". Các hương vị khác có thể được thêm vào latte để phù hợp với khẩu vị của người uống. Vani, sô cô la và caramel đều là những hương vị phổ biến. Ở Nam Phi, một loại latte đỏ được pha với trà rooibos và được biết đến như một loại thay thế không chứa caffeine so với latte chứa cà phê và trà truyền thống. Một phiên bản thay thế của latte có thể được pha chế với sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch, vì cả hai đều có khả năng tạo bọt giống như sữa bò, với các phiên bản sữa đậu nành phổ biến hơn. Những lựa chọn thay thế như vậy rất phổ biến ở những người mắc hội chứng không dung nạp lactose và người ăn chay. Sea Salt Latte, một biến thể nổi tiếng của latte phong cách truyền thống được làm bằng bọt sữa muối so với cà phê espresso, được sáng tạo và phổ biến bởi chuỗi quán cà phê quốc tế 85C Bakery Cafe Đài Loan. Trong tiếng Ý, latte () mang nghĩa là "sữa"— vì vậy, việc gọi một "latte" ở Ý thì nhân viên quán sẽ mang ra cho khách hàng một ly sữa. Trong tiếng Tây Ban Nha, cụm từ café con leche (cà phê với sữa) được sử dụng, theo mặc định sẽ được phục vụ trong một cốc vừa hoặc lớn, tương tự với cortado (cà phê có ít sữa) sẽ được phục vụ trong một cốc nhỏ. Xem thêm Latte macchiato Tham khảo Cà phê Ẩm thực Ý Từ ngữ tiếng Ý
16236
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sokrates
Sokrates
Sokrates (; , ; tiếng Việt: Xô-crát; – 399 TCN) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây, và là nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây. Ông là một nhân vật rất bí ẩn, không hề viết ra bất cứ điều gì, chỉ được biết đến chủ yếu thông qua các tác phẩm do những tác giả cổ đại cùng thời kể lại, trong đó nổi bật nhất chính là hai môn sinh Platon và Xenophon. Một số tác phẩm khác viết về ông đến từ những tác giả đương thời như Antisthenes, Aristippus và Aeschines xứ Sphettos. Aristophanes, một nhà viết kịch, chính là tác gia đương thời chủ yếu đã tạo ra những vở kịch có nhắc đến Sokrates trong suốt cuộc đời của nhà triết học này còn tồn tại đến ngày nay, ngoài ra, một đoạn trong cuốn "Sổ tay Du ký" của Ion xứ Chios cũng cung cấp những thông tin rất quan trọng về thời trẻ của Sokrates. Những mẩu đối thoại của Plato là một trong những bằng chứng toàn diện nhất về Sokrates vẫn còn sót lại từ thời cổ đại tới giờ, từ đó giúp cho Sokrates trở nên nổi tiếng với những đóng góp cho các lĩnh vực đạo đức học và tri thức luận. Ông chính là người thầy của Plato, người được đặt tên cho những khái niệm triết học như Sự mỉa mai Sokrates và phương pháp Sokrates, hay elenchus. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi được đặt ra về việc liệu có sự khác biệt nào giữa Sokrates trong đời thực với Sokrates được khắc họa bởi Plato trong những mẩu đối thoại của mình hay không. Sokrates có một sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đối với những triết gia sau thời kỳ cổ đại và kỷ nguyên hiện đại. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và văn hóa đại chúng miêu tả về Sokrates đã khiến ông trở thành một trong những hình tượng được biết đến rộng rãi nhất trong nền tư tưởng triết học phương Tây. Những nguồn tài liệu và vấn đề Sokrates Sokrates không ghi lại bất cứ bài học nào của mình dưới dạng văn bản. Toàn bộ những gì nhân loại biết về ông đều thông qua lời kể của những người khác, trong đó chủ yếu qua lời hai người môn đệ của ông là nhà triết học Plato và nhà sử học Xenophon; ngoài ra cũng có nhà viết kịch người Athens Aristophanes (sống cùng thời với Sokrates) và Aristoteles, môn đệ của Plato, được sinh ra sau khi Sokrates qua đời. Những câu chuyện thường trái ngược nhau từ lời kể của những nhân vật này đã khiến cho các học giả sau này gặp khó trong quá trình tái tạo lại những tư tưởng thực sự của Sokrates một cách đáng tin cậy, điều này tạo nên một tình trạng gọi là vấn đề Sokrates. Các tác phẩm của Plato, Xenophon và các tác giả khác sử dụng hình tượng nhân vật Sokrates như một công cụ khám phá, trong đó có bao gồm những đoạn đối thoại giữa Sokrates và đây chính là nguôn tư liệu chính cung cấp thông tin cho thế hệ sau về cuộc đời và tư tưởng của Sokrates. Đối thoại kiểu Sokrates (logos sokratikos) là một thuật ngữ được Aristoteles tạo ra để miêu tả hình thức văn chương mới mẻ này. Mặc dù ngày sáng tác chính xác của những tác phẩm này vẫn chưa được biết, nhưng một số có lẽ được viết sau cái chết của Socrates. Như Aristoteles đã đề cập lúc đầu, mức độ chân thực của những cuộc đối thoại miêu tả Socrates là một vấn đề cần phải tranh luận. Vấn đề Sokrates Vì Sokrates không viết lại bất kỳ bài giảng nào của mình, hiểu biết của chúng ta về cuộc đời và tư tưởng của ông không còn cách nào khác mà chỉ có thể đến từ những nguồn thông tin thứ cấp. Bản chất đôi khi trái ngược của những nguồn thông tin này về sau đã được đặt với cái tên vấn đề Socrates, hay nghi vấn Socrates. Về tổng quan, những tài liệu được viết bởi Platon được xem là nguồn thông tin chủ yếu về cuộc đời và tư tưởng của Sokrates. Những bản ghi chép này được gọi là Sokratikoi logoi, hay đối thoại Socrates, bao gồm các báo cáo về những cuộc trò chuyện rõ ràng có sự tham gia của Sokrates. Ban đầu, một số học giả đã đặt ra nghi vấn về việc liệu Sokrates có phải là một nhân vật hư cấu, một phát minh của Platon hay không, tuy nhiên điều đó đã được làm sáng tỏ trong các tài liệu và các tác phẩm lịch sử khác, rằng Sokrates quả thực đã từng tồn tại. Sự chứng thực của Xénophon và Aristotle, vở kịch Mây của Aristophanes và các tác phẩm khác là những nguồn thông tin hữu ích trong việc liên kết giữa một Sokrates bằng xương bằng thịt với một Sokrates xuất hiện trong các tác phẩm của Platon. Tìm kiếm một hình ảnh Sokrates "thật sự" là một điều rất khó khăn bởi những tác phẩm nhắc đến ông (trừ Xenophon) thường mang tính triết lý hay mang tính kịch nhiều hơn là khắc họa lại sự thật lịch sử. Ngoài Thucydides, thật sự không có một tác phẩm tiểu sử thực thụ nào khác của những người cùng thời với Plato. Kết quả tất yếu đó là những nguồn thông tin này đã mâu thuẫn với tính chính xác của lịch sử. Do đó, các nhà sử học đã phải đối mặt với một thách thức rất lớn, đó là đối chiếu các bằng chứng khác nhau từ các văn bản còn tồn tại để cố gắng giải thích chính xác và nhất quán về cuộc sống và công việc của Sokrates. Kết quả của những nỗ lực đó là khi những thông tin được thống nhất, chúng sẽ không nhất thiết phải thực tế. Hai yếu tố nổi bật nhất từ tất cả các nguồn thông tin liên quan đến đặc điểm của Sokrates đó là: ông có tướng mạo xấu xí (ít nhất là vào lúc ông đã lớn tuổi) và một trí tuệ tuyệt vời. Ông sống cả cuộc đời mình tại Athens cổ đại (ít nhất là kể từ khi ông gần 40 tuổi, bởi trước đó ông cũng từng tham gia phục vụ quân đội tại các chiến dịch như Potidaea, Delium,...), ông không viết bất cứ thứ gì (ít nhất là những thứ liên quan đến triết học - một đoạn thơ duy nhất do ông sáng tác vẫn còn tồn tại). Cuối đời, ông bị xử tử bằng hình thức uống sâm độc với cáo buộc bất kính với Athens. Cuộc đời Các phiên bản Các chi tiết về cuộc đời của Sokrates được xuất hiện trong cả những nguồn thông tin vào thời kỳ của ông và những nguồn của thời kỳ về sau. Đối với nguồn thông tin đương thời, hầu như tất cả đều đến từ các mẩu đối thoại của Platon và Xenophon (hai người đều rất sùng bái Sokrates), trong những đoạn di chúc của Antisthenes, Aristippus và Aeschines xứ Sphettos, một số ít khác xuất hiện trong các vở kịch của Aristophanes. Những nguồn thông tin đến từ thời kỳ cổ đại sau này bao gồm Aristoxenus, Apollodorus xứ Athens (sống trong khoảng thế kỷ II TCN), Cicero (sống trong khoảng 106–43 TCN), và Diogenes Laërtius (có vẻ như sống trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ III SCN). Các nguồn này được cho là đã sử dụng một phần hoặc toàn bộ những thông tin thực tế về cuộc đời của Socrates mà mỗi người có được, từ đó đưa ra những cách giải thích riêng của từng tác giả về bản chất việc dạy học của Sokrates, do vậy chúng đã tạo ra rất nhiều phiên bản khác nhau về nhà triết học này. Ví dụ như trong vở kịch Mây của Aristophanes, Sokrates đã bị biến thành một chú hề, ông có thiên hướng được miêu tả giống như một kẻ ngụy biện, chuyên dạy học trò cách trốn tránh các khoản nợ. Tuy nhiên, do hầu hết các tác phẩm của Aristophanes đều mang tính chất châm biếm, hài hước, nên người ta cũng cho rằng tính cách của nhân vật trong vở kịch này chưa chắc đúng như những gì được miêu tả. Trong Phaedo, nguồn thông tin được chứng thực duy nhất miêu tả về cái chết của Sokrates, Plato được cho là đã chọn lọc và loại bỏ đi nhiều chi tiết để thông qua đó cung cấp những tư liệu cho lập luận của ông về sự tồn tại của sự giải phóng linh hồn ra khỏi cơ thể, một giả thiết mà ông tiếp thu được nhờ việc học hỏi các ý tưởng của Pythagoras (sinh ra vào khoảng sau năm 606 và mất vào khoảng sau năm 510 TCN). Thân thế Năm sinh của Sokrates theo một số nguồn được cho chỉ là một ngày được giả định hoặc ước lượng, bởi trên thực tế thì thông thường việc tính ngày của bất cứ điều gì trong lịch sử cổ đại đôi khi bị phụ thuộc vào lập luận khác nhau, mà lập luận lại dựa trên một khoảng thời gian không xác định mà mỗi cá nhân tự áng chừng nên mức độ đáng tin là không cao. Diogenes Laërtius tuyên bố rằng ngày sinh của Sokrates là "ngày thứ sáu của tháng Thargelion, ngày mà những người dân Athens thanh lọc thành phố của mình". Những nguồn tin thời đó cho biết ông được sinh ra không muộn hơn một thời gian sau năm 471, ngày sinh của ông nằm trong khoảng từ năm 470 đến năm 469 TCN, hoặc cũng có thể trong khoảng năm 469 đến 468 TCN (tương ứng với năm thứ tư của Thế vận hội Olympic lần thứ 77). Sokrates sinh ra tại Alopeke, và là một người thuộc tộc Antiochis. Bố của ông là Sophroniscus, một thợ điêu khắc, hay thợ làm đá. Mẹ của ông là một bà đỡ đẻ tên là Phaenarete. Khi Sokrates khoảng 50 tuổi, ông lấy vợ, tên là Xanthippe, một người được biết đến là có tính khí vô cùng đáng sợ. Bà này sau đó được cho là đẻ cho ông ba người con trai, Lamprocles, Sophroniscus và Menexenus; mặc dù Aristotle cho rằng hai người con sau thực chất là con của Sokrates với một người vợ khác (được cho là vợ trước), có tên là Myrto, con gái của Lysimachus (một người bạn thân với cha của Sokrates, đồng nghĩa với việc rất có thể Myrto cũng khoảng xấp xỉ tuổi của Sokrates). Sokrates nhiều khả năng đã được dạy dỗ để trở thành một thợ điêu khắc. Theo Timon của Phlius và các nguồn sau này, Sokrates đảm nhận việc trông coi xưởng đá từ người cha. Có một lời truyền tụng cổ xưa, chưa được kiểm chứng bởi các học giả, rằng Sokrates đã tạo nên bức tượng Charites đặt gần Acropolis, tồn tại cho đến tận thế kỉ thứ II sau Công nguyên. Không rõ Sokrates kiếm sống bằng cách nào. Các văn bản cổ dường như chỉ ra rằng Sokrates không làm việc. Trong Symposium của Xénophon, Sokrates đã nói rằng ông nguyện hiến thân mình cho những gì ông coi là nghệ thuật hay công việc quan trọng nhất: những cuộc tranh luận về triết học. Trong Mây, Aristophanes miêu tả Sokrates sẵn sàng chấp nhận trả công cho Chaerephon vì việc điều hành một trường hùng biện, trong khi ở Apologia và Symposium của Platon và sổ sách kể toán của Xénophon, Sokrates dứt khoát từ chối việc chỉ trả cho giảng viên. Để chính xác hơn, trong Apologia Sokrates đã viện dẫn rằng cảnh nghèo nàn của ông ấy là chứng cớ cho việc ông ấy không phải là một giáo viên. Phục vụ trong quân đội Sokrates đã từng có một thời gian phục vụ trong quân đội với vai trò là một lính hoplite, ông đã tham gia trong Cuộc chiến Peloponnisos— cuộc chiến tranh không liên tục kéo dài trong suốt giai đoạn từ năm 431 đến 404 trước Công nguyên. Trong nhiều mẩu đối thoại của Plato đã có những chi tiết nhắc đến quãng thời gian hoạt động trong quân đội của Sokrates. Trong đoạn độc thoại của Apology, Sokrates đã nói rằng ông đã tham gia chiến đấu trong các trận Amphipolis, Delium và Potidaea. Trong Symposium, Alcibiades đã mô tả sự dũng cảm của Sokrates trong hai trận đánh là Potidaea và Delium, đồng thời cũng kể lại việc Sokrates đã cứu mạng ông ta trong một trận chiến trước đó (219e–221b). Khả năng xuất sắc của Sokrates khi còn là một người lính tại Delium cũng được nhắc đến trong Laches của vị tướng cùng tên với tác phẩm này (181b). Trong Apology, Sokrates so sánh sự phuc vụ trong quân đội của mình với những rắc rối trong phòng xử án và ông cũng tuyên bố rằng bất cứ vị thẩm phán nào nghĩ rằng ông nên rút lui khỏi triết học cũng nên nghĩ đến những người lính nên rút lui khỏi chiến trường khi mà có vẻ như họ sẽ bị giết. Epistates tại phiên tòa xét xử sáu chỉ huy Vào năm 406, Sokrates trở thành thành viên của Boule. Tộc Antiochis của ông đảm nhận vai trò tổ chức Prytany vào một ngày khi có những tranh luận đang được nổ ra về số phận của những viên tướng thua cuộc trong trận Arginusae vì họ đã bỏ rơi những người hy sinh và cả những người sống sót bị đắm thuyền khi đang đuổi theo hạm đội Sparta thua trận. Theo như Xenophon kể lại, Sokrates được chọn làm Epistates của buổi tranh luận, nhưng Delebecque và Hatzfeld lại cho rằng thông tin này không chính xác mà chỉ được sử dụng để tô điểm hình ảnh của ông, bởi Xenophon đã đưa thông tin này ra sau cái chết của Sokrates.. Ông ấy không bao giờ thực sự tự nhận rằng mình khôn ngoan, dù chỉ là để hiểu cách thức mà người ham chuộng sự khôn ngoan nên làm để theo đuổi được điều đó. Điều đó gây nên tranh lụân khi mà Sokrates tin rằng con người (với sự chống đối các vị thần như Apollo) có thể thật sự trở nên khôn ngoan. Mặt khác, ông cố gắng vạch ra một đường phân biệt giữa sự ngu ngốc của con người và kiến thức lý tưởng; hơn nữa, Symposium của Platon (Phát biểu của Diotima) và Cộng hòa (Ngụ ngôn về Cái hang) diễn tả một phương pháp để tiến đến sự khôn ngoan. Trong Theaetus của Platon (150a) Sokrates so sánh bản thân với một người làm mối đúng đắn như là sự phân biệt với một tên ma cô. Sự phân biệt này lặp lại trong Symposium của Xénophon (3.20), khi Sokrates bỡn cợt về một điều chắc chắn để có thể tạo một gia tài, nếu ông chọn để thực hành nghệ thuật ma cô. Với vai trò là một nhà truy vấn triết học, ông dẫn dắt người đối thoại tới một nhận thức sáng rõ khôn ngoan, dù cho ông không bao giờ thừa nhận mình là một thầy giáo (Apologia). Theo ông thì vai trò của ông có thể hiểu đúng đắn hơn là một bà đỡ. Sokrates giải thích rằng bản thân ông là một thứ lý thuyết khô khan, nhưng ông biết cách để làm cho thuyết của người khác có thể ra đời và quyết định khi nào họ xứng đáng hoặc chỉ là "trứng thiếu" . Có lẽ theo một cách diễn đạt đặc biệt, ông ấy chỉ ra rằng những bà đỡ thường hiếm muộn do tuổi tác, và phụ nữ không bao giờ sinh thì không thể trở thành bà đỡ; một người phụ nữ hiếm muộn đúng nghĩa nhưng không có kinh nghiệm hay kiến thức về sinh sản và không thể tách đứa trẻ sơ sinh với những gì nên bỏ lại để đứa bé có thể chào đời. Để phán đoán được điều đó, bà đỡ cần phải có kinh nghiệm và kiến thức về việc mà bà đang làm. Đối thoại Sokrates Phương pháp giảng dạy Các bài dạy của ông thường được chia làm hai phần dựa trên sự đối thoại: Phần thứ nhất: Phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai. Phần thứ hai: Đây là phần lập luận: Ông giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời. Ông nói: "Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản phụ, còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc" Tư tưởng "Hãy tự biết lấy chính mình." "Con người không hề muốn hung ác tàn bạo." "Việc gọi là tốt khi nó có ích." "Đạo đức là khoa học là lối sống." "Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức." "Điều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích." Câu nói nổi tiếng "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả" (Hy Lạp cổ: ἓν οἶδα ὅτι οὐδὲν οἶδα hen oída hoti oudén oída; hay scio me nescire) Chú thích Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Các đối thoại của Platon tại Dự án Gutenberg Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Sinh thập niên 470 TCN Mất thập niên 390 TCN Triết học phương Tây Văn hóa phương Tây
16237
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aristoteles
Aristoteles
Aristoteles ( , Aristotélēs; chính tả tiếng Anh: Aristotle, phiên âm tiếng Việt: A-rit-xtốt; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển. Ông là một trong những môn sinh ưu tú của triết gia Platon, đã có công sáng lập trường phái triết học tiêu dao trong khuôn viên Lyceum cũng như chủ nghĩa Aristoteles rộng lớn hơn. Ông quan tâm đến đa dạng các lĩnh vực học thuật; bao gồm vật lý, sinh học, động vật học, siêu hình học, logic, luân lý, mỹ học, thơ ca, kịch nghệ, âm nhạc, hùng biện, tâm lý học, ngôn ngữ học, kinh tế, chính trị, khí tượng, địa chất và chính phủ. Từ vựng trí thức cũng như các vấn đề và phương pháp truy vấn suy tưởng của phương Tây ngày nay phần lớn bắt nguồn từ những di huấn của Aristoteles. Triết lý của ông, vì vậy, có một tầm ảnh hưởng độc đáo đối với mọi dạng tri thức ở phương Tây và vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế đáng kể của nó trong các cuộc đàm luận triết học đương đại. Ta có rất ít thông tin về cuộc đời Aristoteles ngoại trừ một số manh mối sau: Ông sinh ra và lớn lên tại thị quốc Stagira ở Bắc Hy Lạp. Cha Aristoteles là Nicomachus, người qua đời khi ông còn bé. Năm 17 hoặc 18 tuổi, ông gia nhập Học viện Platon ở Athens và cư trú tại đây cho đến năm 37 tuổi (khoảng năm 347 TCN). Sau khi người thầy Platon tạ thế, ông rời Athens sang xứ Macedonia kèm cặp con trai của Vua Philippos II là Alexandros III kể từ năm 343 TCN. Aristoteles đã thành lập một thư viện tại Lyceum, nơi ông cho ra đời hàng trăm cuốn sách bằng chất liệu giấy cói. Mặc dù Aristoteles viết rất nhiều luận thuyết và đối thoại tao nhã nhằm xuất bản, song chỉ có khoảng một phần ba tác phẩm ban đầu của ông còn sót lại, chưa từng có ý định xuất bản. Tư tưởng của Aristoteles đã định hình sâu sắc lối tư duy của giới hàn lâm thời trung cổ. Vật lý Aristoteles có ảnh hưởng kéo dài từ Hậu kỳ cổ đại/Sơ kỳ Trung Cổ tới thời Phục hưng, không bị thay thế theo cách hệ thống cho đến tận thời kỳ Khai sáng và sự ra đời của cơ học cổ điển. Một số quan sát về động vật của Aristoteles, chẳng hạn về xúc tu hectocotyl (có chức năng sinh sản) của bạch tuộc, từng bị ngờ vực cho đến thế kỷ 19. Hơn nữa, Aristoteles đã có ảnh hưởng đáng kể đến triết học Hồi giáo Judeo thời Trung cổ, cũng như thần học Kitô giáo, đặc biệt là chủ nghĩa Platon Mới của Giáo hội sơ khai và truyền thống kinh viện của Giáo hội Công giáo. Aristoteles được các học giả Hồi giáo thời trung cổ tôn sùng như "Người thầy Đầu tiên", và được các học giả theo đạo Kitô thời trung cổ như Thomas Aquinas gọi đơn thuần bằng kính ngữ "Nhà triết học". Thi sĩ Dante vinh danh Aristoteles là "bậc thầy của những người hiểu biết". Công trình của Aristoteles bao gồm nghiên cứu hình thức sớm nhất về logic, về sau được phát huy bởi các học giả thời Trung cổ như Peter Abelard và John Buridan. Ảnh hưởng của Aristoteles đối với logic học kéo dài cho đến tận thế kỷ thứ 19. Hơn nữa, thuyết luân lý của ông, vốn vẫn luôn có tiếng tăm, hiện lại rất được quan tâm trong bối cảnh ngành đạo đức học đức hạnh đang nổi lên. Aristoteles được tôn vinh là cha đẻ của logic học, sinh học, khoa học chính trị, động vật học, phôi học, luật tự nhiên, phương pháp khoa học, tu từ học, tâm lý học, chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa cá nhân, mục đích luận, và khí tượng học. Cuộc đời Nhìn chung, chi tiết về cuộc đời của Aristoteles còn khá mơ hồ. Các tiểu sử thời cổ đại nhiều khi mang tính phỏng đoán và giới sử học hiện nay mới chỉ nhất trí ở một vài chi tiết quan trọng. Aristoteles chào đời vào năm 384 TCN tại Stagira, Chalcidice, tầm 55 km phía đông thành phố Thessaloniki ngày nay. Cha ông, Nicomachus, là thái y của Vua Amyntas xứ Macedon. Hồi còn trẻ, Aristoteles tìm hiểu về sinh học và y dược dưới sự chỉ bảo của cha. Không may thay, cha mẹ Aristoteles mất khi ông mới 13 tuổi, từ đó trở đi ông được người giám hộ tên là Proxenus xứ Atarneus nuôi nấng. Tuy chỉ một vài mảnh thông tin về tuổi thơ của ông sống sót cho đến tận ngày nay, Aristoteles có lẽ đã từng lui tới cung điện Macedonia một thời gian và tiếp xúc lần đầu với hoàng gia Macedonia. Khi lên 17 hoặc 18 tuổi, Aristoteles lữ hành tới Athens để tiếp tục nghiệp học tại Học viện Platon. Ông có lẽ đã từng tham dự Lễ bí nghi Eleusinia, một phỏng đoán dựa trên câu cách ngôn "được trải nghiệm là được học" [παθείν μαθεĩν] của ông. Aristoteles sống ở Athens 20 năm ròng và rời đi vào năm 348/47 TCN. Tương truyền rằng sở dĩ là bởi ông bất mãn với chí hướng của Học viện sau khi cháu trai của Platon là Speusippus lên tiếp quản, song cũng có thể ông đã lo sợ thái độ bài Macedonia của người dân Athens lúc bấy giờ nên mới vội rời đi. Aristoteles đồng hành cùng Xenocrates tới thăm triều đình của người bằng hữu Hermias xứ Atarneus ở Tiểu Á. Sau khi Hermias qua đời, Aristoteles ngao du cùng môn đệ Theophrastus tới đảo Lesbos, nơi hai thầy trò cùng nghiên cứu động thực vật địa phương và các đầm phà trên đảo. Tại đây, Aristoteles kết hôn với Pythias, con gái nuôi hoặc cháu gái của Hermias. Bà đã hạ sinh cho ông một người con gái cũng đặt tên là Pythias. Năm 343 TCN, Aristoteles nhận được lời ngỏ của Philip II xứ Macedonia sang kèm cặp cho con trai ông là Alexandros. Aristoteles được phong làm trưởng học viện tại Macedonia. Trong thời gian phụng sự tại triều đình của xứ này, Aristoteles giảng dạy không chỉ cho mình Alexandros mà còn cho hai vị vua tương lai, đó là Ptolemy và Cassander. Aristoteles thúc giục Alexandros thảo phạt về hướng đông, có lẽ bắt nguồn từ thái độ hoàn toàn vị chủng của ông về Ba Tư. Ông khuyên Alexandros trở thành "lãnh đạo của nhân dân Hy Lạp và bạo chúa của lũ rợ, hãy săn sóc nhân dân Hy Lạp như bè bạn hoặc thân tộc, và hãy đối xử với lũ rợ như thú dữ hoặc cây cỏ". Tới năm 335 TCN, Aristoteles trở về Athens, thành lập trường Lyceum và dạy học tại đó suốt 12 năm. Trong lúc ở Athens, vợ ông qua đời và Aristoteles nảy sinh tình cảm với Herpyllis xứ Stagira. Hai người họ có với nhau một đứa con được đặt tên theo người cha quá cố của Aristoteles là Nicomachus. Nếu tác phẩm Suda – một hợp tuyển sử học thời Trung cổ – chính xác, ông có lẽ cũng từng có mối tình với một erômenos tên là Palaephatus xứ Abydus. Giai đoạn giữa năm 335 và 323 TCN được tin là khoảng thời gian Aristoteles cho ra đời nhiều tác phẩm nhất. Ông viết rất nhiều đối thoại song hầu hết đều đã thất truyền. Những công trình còn sót lại của ông thì được hậu thế khảo biên thành các chuyên luận. Quan trọng nhất trong số đó bao gồm Vật lý, Siêu hình học, Luân lý học Nikomacheia, Chính trị luận, Về hồn và Thi học. Aristoteles đã nghiên cứu và có nhiều đóng góp lớn lao trong nhiều lĩnh vực như "logic học, siêu hình học, toán học, vật lý, sinh học, thực vật học, luân lý học, chính trị học, nông nghiệp, y dược, nghệ thuật múa, và kịch." Gần cuối đời, Aristoteles và Alexandros trở nên xa cách do các vấn đề liên quan đến Ba Tư. Thời cổ đại có đồn đoán cho rằng Aristoteles liên can đến cái chết của Alexandros, song điều này chỉ bắt nguồn từ một khẳng định không đáng tin xuất hiện tận 6 năm sau. Ngay sau khi Alexandros băng hà, thái độ bài Macedonia ở Athens lại dấy lên một lần nữa. Năm 322 TCN, Demophilus và Đại tư giáo Eurymedon vu cáo Aristoteles tội bất kính, khiến ông phải tìm nơi nương náu trên mảnh đất tư của thân mẫu tại Chalcis, Euboea. Tương truyền khi đó ông đã cất lên những lời sau: "Ta sẽ không cho phép đám Athens báng bổ triết học tới hai lần" – nhắc về phiên tòa xét xử Socrates ở Athens lúc trước. Aristoteles qua đời tại Euboea cùng năm đó. Ông xướng tên môn đệ Antipatros làm người gìn giữ di sản của mình và để lại tấm di chúc có nhắc đến ý nguyện được an nghỉ bên cạnh người vợ. Triết học tư biện Logic học Aristoteles được coi là nhà nghiên cứu sớm nhất về lĩnh vực logic hình thức thông qua tác phẩm Phân tích Thứ nhất. Quan niệm của ông về vấn đề này đã thống trị logic học phương Tây cho tới tận thế kỷ thứ 19 - khi logic toán học trở nên nổi trội. Kant từng khẳng định trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy rằng logic học Aristoteles đã hoàn chỉnh sẵn từ thời cổ đại. Organon Thứ mà ngày nay được gọi là logic kiểu Aristoteles cùng các dạng tam đoạn luận (các phương pháp lý luận logic), xưa kia có lẽ được chính bản thân Aristoteles gọi là "thuật phân tích". Ông dành từ "logic" để chỉ phương pháp biện chứng. Hầu hết công trình của Aristoteles dường như không nguyên bản, mà được các môn đệ và các nhà thuyết giảng về sau biên tập lại. Vào khoảng năm 40 TCN, Andronicus xứ Rhodes hoặc một số môn đệ của ông đã tổng hợp công trình logic học của Aristoteles thành một tập sách duy nhất mang nhan đề Organon. Trong đó gồm 6 quyển: Phạm trù Về Diễn giải Phân tích Thứ nhất Phân tích Thứ hai Chủ đề Về Bác bỏ Ngụy biện Hiện không rõ thứ tự chính xác của từng quyển, song danh sách này được lập dựa trên sự phân tích các tác phẩm của Aristoteles. Nó bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất – sự phân tích các hạn từ đơn giản trong Phạm trù, các mệnh đề và các quan hệ nguyên tố giữa chúng trong Về Diễn giải – cho tới sự nghiên cứu các dạng thức phức tạp hơn – cụ thể là, những tam đoạn luận trong trong hai cuốn Phân tích và phép biện chứng trong Chủ đề và Về Bác bỏ Ngụy biện. Ba chuyên luận đầu tiên hình thành cái lõi của học thuyết logic theo nghĩa hẹp: ngữ pháp của ngôn ngữ logic và các quy tắc lý luận. Cuốn Tu từ học thường không được gộp vào nhóm này, song nó phụ thuộc rất mật thiết với cuốn Chủ đề. Siêu hình học Từ "metaphysics" (siêu hình học) có lẽ được đặt ra bởi một nhà biên tập sống vào thế kỷ thứ nhất CN, người mà tập hợp các luận thuyết của Aristoteles thành cuốn sách Siêu hình học như ta biết ngày nay. Aristoteles gọi đây là "triết học đầu tiên", phân định nó với toán học và khoa học tự nhiên (vật lý) hay triết học chiêm nghiệm (theoretikē), và mang tính "thần học" với đối tượng nghiên cứu là thần thánh. Ông viết trong cuốn Siêu hình học rằng (đoạn trích 1026a16): Bản thể Sau khi phân tích hai khái niệm bản thể (ousia) và bản chất (to ti ên einai) trong cuốn Siêu hình học (Chương VII), Aristoteles đi đến kết luận rằng bản thể cá biệt là sự kết hợp của cả vật chất và mô thức – còn gọi là học thuyết hylomorph. Ở Chương VIII, ông phân định vật chất của bản thể như là cơ chất, hay thứ mà bản thể được cấu thành. Chẳng hạn, vật chất của một ngôi nhà là những viên gạch, những hòn đá, những miếng gỗ, v.v, hoặc bất cứ vật liệu nào tạo nên ngôi nhà ấy, trong khi mô thức của bản thể chính là ngôi nhà thực sự, cụ thể là 'chỗ trú của người và tài sản' hoặc bất cứ thứ khu biệt nào giúp ta định nghĩa ngôi nhà là gì. Về cơ bản, công thức bày ra các thành phần là tường thuật về vật chất, còn công thức bày ra các khu biệt là tường thuật về mô thức. Thuyết duy thực nội tại Giống người thầy Platon, Aristoteles quan tâm đến vấn đề sự phổ quát trong triết học. Bản thể học Aristoteles đặt sự phổ quát (katholou) trong sự cá biệt (kath' hekaston), tức những thứ tồn tại trong thế giới. Trái lại, theo Platon, phổ quát là mô thức tồn tại biệt lập ngoài thế giới và được mô phỏng bởi các thứ trong thế giới. Theo Aristoteles, "mô thức" vẫn là thứ hiện tượng phỏng theo, tức "phiên bản" hiện thân trong một bản thể cá biệt. Tiềm năng và hiện thực Xét về sự thay đổi (kinesis) và nguyên nhân của nó, theo định nghĩa trong hai trước tác Vật lý và Về Tạo sinh và Tan biến của mình (319b–320a), Aristoteles cho rằng sự-trở-thành khác với: sự tăng trưởng và sự giảm bớt, tức sự thay đổi về lượng; sự vận động, tức sự thay đổi về không gian; và sự biến chuyển, tức sự thay đổi về chất. Sự-trở-thành là một thay đổi mà không gì giữ nguyên dai dẳng, kèm theo thành quả là thuộc tính. Trong sự thay đổi cá biệt ấy, Aristoteles giới thiệu khái niệm tiềm năng (dynamis) và hiện thực (entelecheia) tương quan với vật chất và mô thức. Tiềm năng là điều mà một thứ có khả năng thực hiện được hoặc bị tác động, nếu hoàn cảnh cho phép và không bị ngăn cản bởi thứ nào khác. Ví dụ, hạt giống dưới đất có tiềm năng (dynamei) trở thành cây, và nếu nó không bị cản trở bởi thứ gì khác, nó sẽ lớn lên thành cây. Sự tồn tại tiềm tàng có thể 'tác động' (poiein) hoặc 'bị tác động' (paschein), điều mà có thể là bẩm tính hoặc tính được học. Chẳng hạn, mắt có tiềm năng nhìn ngó (bẩm tính – bị tác động), còn kỹ năng chơi sáo phải được làm chủ thông qua rèn luyện (tính được học – tác động). Hiện thực chính là sự hoàn thiện tiềm năng. Vì mục đích (telos) là nguyên lý của mọi sự thay đổi và tiềm năng tồn tại do mục đích tồn tại, vậy nên hiện thực chính là mục đích. Quay lại ví dụ về cái cây, ta có thể phát biểu rằng hiện thực là khi cái cây thực hiện một trong những hoạt động mà nó có thể làm được. Nhận thức luận Đứng trên quan niệm duy thực nội tại, nhận thức luận của Aristoteles nghiên cứu các sự vật tồn tại hoặc xảy ra bên trong thế giới, lấy đó làm gốc rồi nâng lên kiến ​​thức về cái phổ quát. Ngược lại, nhận thức luận của Platon bắt đầu từ kiến ​​thức về mô thức (hoặc ý tưởng) phổ quát, rồi dần hạ xuống kiến ​​thức về những thứ mô phỏng cá biệt. Aristoteles áp dụng cả hai phương pháp quy nạp lẫn diễn dịch, còn Platon chỉ dựa vào diễn dịch từ các nguyên lý tiên nghiệm. Triết học tự nhiên Vật lý Năm nguyên tố Trong cuốn Về Tạo sinh và Tan biến, Aristoteles kết nối từng nguyên tố được đề xuất bởi Empedocles là đất, nước, khí, và lửa, với hai trong bốn tính chất có thể cảm nhận được là nóng, lạnh, ướt, và khô. Theo mô hình của Empedocles, tất cả vật chất đều được tạo thành từ bốn nguyên tố căn bản nhưng với những tỉ lệ khác nhau. Aristoteles bổ sung nguyên tố aether vào mô hình này, bản thể thần thánh thuộc về thiên cầu, các tinh tú và các hành tinh. Chuyển động Aristoteles phân chuyển động thành hai loại là chuyển động "dữ dội" hoặc "phi tự nhiên", kiểu như một hòn đá bị ném đi, trong cuốn Vật lý (254b10), và chuyển động "tự nhiên", kiểu như một vật rơi tự do, trong cuốn Về cõi trời (300a20). Đối với chuyển động dữ dội, ngay khi tác nhân ngừng tác động, chuyển động của vật cũng ngừng theo: nghĩa là, trạng thái tự nhiên của vật là nghỉ, sở dĩ bởi Aristoteles chưa xét tới lực ma sát. Với cách hiểu đó, Aristoteles khẳng định ta cần nhiều lực hơn để khiến vật nặng chuyển động (giả dụ, nó nằm trên mặt đất); và vật bị tác động nhiều lực hơn thì di chuyển nhanh hơn. Điều này ngầm chỉ phương trình , tất nhiên sai lầm trong khuôn khổ vật lý hiện đại. Trái lại, chuyển động tự nhiên phụ thuộc vào thành phần nguyên tố: aether chuyển động vòng tròn tự nhiên ở cõi trời, còn 4 nguyên tố Empedocles kia chuyển động lên (chẳng hạn lửa, như theo quan sát) hoặc xuống (chẳng hạn đất) hướng tới nơi nghỉ tự nhiên của chúng. Trong Vật lý (215a25), Aristoteles phát biểu định luật định lượng của mình về chuyển động, theo đó tốc độ, v, của một vật thể rơi tỉ lệ thuận (giả dụ, với hằng số c) với khối lượng của vật đó, W, và tỉ lệ nghịch với mật độ chất lưu, ρ, mà nó chìm bên trong: Aristoteles ngụ ý rằng, trong chân không, tốc độ của vật rơi sẽ tiến tới vô cùng, và kết luận sự mơ hồ rõ ràng của khái niệm này khiến chân không là môi trường không thể tồn tại. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu hỏi liệu thuyết của Aristoteles có tính định lượng hay không. Henri Carteron đề xuất "quan điểm cực đoan" cho rằng khái niệm lực của Aristoteles về cơ bản có tính định tính, song các tác giả khác bác bỏ điều này. Bốn nhân quả Quang học Aristoteles đề cập đến thí nghiệm quang học sử dụng camera obscura ở chương 15 của cuốn Các vấn đề. Thiết bị này bao gồm một buồng tối nhỏ được đục một lỗ nhỏ cho ánh sáng lọt qua. Ông thấy rằng, bất kể hình dạng cái lỗ, ảnh mặt trời trong buồng sẽ luôn có hình tròn. Ông cũng ghi chú thêm rằng, nếu tăng khoảng cách giữa lỗ và màn, ảnh trong buồng sẽ phóng to lên. Cơ may và tự phát Theo Aristoteles, tính tự phát và cơ may là nguyên cớ của một số vật, có khả năng phân biệt với các loại nguyên nhân khác, chẳng hạn điều cần thiết đơn giản. Cơ may như một nguyên nhân ngẫu nhiên thuộc về lĩnh vực của những tùy thể, "từ những gì tự phát". Ngoài ra còn một loại ngẫu nhiên cụ thể nữa, được Aristoteles gọi là "vận", chỉ áp dụng cho các lựa chọn đạo đức của con người. Thiên văn học Trong lĩnh vực thiên văn, Aristoteles bác bỏ khẳng định của Democritus rằng Ngân Hà được tạo nên từ "những vì sao mà bị che khuất khỏi các tia sáng Mặt Trời bởi Trái Đất," chỉ ra rất đúng rằng nếu như "kích cỡ Mặt Trời lớn hơn Trái Đất và khoảng cách từ các ngôi sao tới Trái Đất xa hơn nhiều lần khoảng cách từ Mặt Trời, thì ... Mặt Trời chiếu sáng tất cả các vì sao và Trái Đất chẳng che một vì sao nào cả." Địa chất học và khoa học tự nhiên Aristoteles là một trong những người đầu tiên ghi chép lại những quan sát về địa chất. Ông khẳng định sự biến đổi địa chất diễn ra chậm hơn một đời người. Nhà địa chất học Charles Lyell liệt kê một số mô tả địa chất sau đây của Aristoteles, chẳng hạn "những ao hồ cạn nước" và "những hoang mạc được cấp nước bởi sông ngòi", lấy ví dụ sự tăng trưởng của tam giác châu thổ sông Nin kể từ thời Homeros, và "sự trồi lên của một trong số các đảo Aiolos, do một vụ phun trào núi lửa khi trước."' Aristoteles cũng để ý tới chu trình thủy văn và khí tượng học (kết đọng trong tác phẩm "Meteorologica"). Ví dụ quan sát sau đây của ông về quá trình khử muối: ông đã thấy rất sớm – và rất đúng – rằng khi nước biển nóng lên, nước ngọt bốc hơi và các đại dương được bổ sung nước nhờ các chu trình mưa và các dòng sông. Sinh học Nghiên cứu thực chứng Aristoteles là người đầu tiên nghiên cứu sinh học một cách có hệ thống, và đây là lĩnh vực được ông ghi chép lại nhiều nhất. Ông từng dành hai năm trời nghiên cứu quần động vật trên đảo Lesbos và những vùng biển xung quanh, bao gồm khu đầm Pyrrha nằm giữa đảo. Dữ liệu trong Lịch sử động vật, Sự khai sinh của động vật, Sự vận động của động vật, và Các bộ phận của động vật được tổng hợp từ những quan sát của chính ông, từ những khẳng định được đưa ra bởi các chuyên gia như dân nuôi ong và dân chài lưới, và từ những tường thuật ít đáng tin hơn của những người lữ hành biển khơi. Sở dĩ hiện nay có lầm tưởng cho rằng Aristoteles chú trọng mô tả động vật hơn thực vật là bởi lẽ không còn trước tác nào của ông về thực vật còn tồn tại, song ta vẫn còn hai cuốn sách viết về thực vật của môn đệ Theophrastus. Phong cách khoa học Phân loại vật sống Aristoteles phân biệt khoảng 500 loài động vật, sắp xếp chúng theo thang phân bậc hoàn hảo trong tác phẩm Lịch sử Động vật, một phiên bản phi tôn giáo của scala naturae, với con người là loài đứng nhất trong thức bậc tự nhiên. Hệ thống của ông gồm mười một bậc động vật, tính từ tiềm năng cao nhất xuống thấp nhất, điều mà được thể hiện ở dạng hình thức khi chúng mới chào đời: cao nhất là những loài sinh thai sống, nóng và ướt; thấp nhất là những loài đẻ trứng giống-khoáng chất, khô và lạnh. Động vật đứng trên thực vật, và thực vật đứng trên khoáng chất. Ông gộp những loài vật mà ngày nay được gọi là động vật có xương sống vào nhóm "động vật có máu" và có tính chất nóng, còn những động vật không xương sống có tính chất lạnh được ông xếp vào nhóm "động vật không máu" đứng dưới động vật có máu. Nhóm có máu được chia tiếp thành động vật mang thai sống (động vật có vú) và động vật đẻ trứng (chim, bò sát, cá). Nhóm không máu thì bao gồm côn trùng, động vật giáp xác (không vỏ – động vật chân đầu và có vỏ) và động vật thân mềm có vỏ cứng (động vật hai mảnh vỏ và chân bụng). Tuy vậy, Aristoteles cũng ghi nhận rằng một số trường hợp ngoại lệ, không khớp hoàn hảo với mô hình tuyến tính mà ông đề ra; chẳng hạn cá mập có nhau thai như động vật bốn chân. Một nhà sinh vật học hiện đại sẽ giải thích điều này như là kết quả của sự tiến hóa hội tụ, khái niệm mà thời Aristoteles chưa ai biết tới. Hầu hết triết gia khoa học cho rằng Aristoteles không quan tâm đến phân loại học, song giới động vật học nghiên cứu về vấn đề này gần đây lại nghĩ khác. Aristoteles tin rằng tất cả quá trình tự nhiên đều hướng tới một mục đích cuối cùng. Quan điểm ấy biện minh cho dữ liệu biểu kiến của ông như là một diễn trình về thiết kế hình thức. Tâm lý học Hồn Tâm lý học của Aristoteles, trình bày trong chuyên luận Về hồn (peri psychēs), thừa nhận sự tồn tại của ba loại hồn ("psyches"): hồn thực vật, hồn cảm giác và hồn lý trí. Hồn người có nhiều khả năng: giống hồn thực vật, nó có thể phát triển và nuôi dưỡng bản thân; giống hồn cảm giác, nó có thể trải nghiệm cảm giác và di chuyển trong không gian. Tuy vậy, điểm độc đáo nhất của hồn người là lý trí, tức khả năng tiếp nhận mô thức của các vật khác và so sánh chúng thông qua nous (trí tuệ) và logos (lý tính). Theo Aristoteles, hồn là mô thức của thể sống. Tất cả mọi thực thể được cấu thành từ mô thức và vật chất, và mô thức của thể sống chính là thứ ban cho vật chất điểm cá biệt của vật sống, chẳng hạn khả năng khởi hoạt sự vận động (hoặc trong trường hợp của thực vật, đó là các chuyển đổi hóa học và sự tăng trưởng, mà Aristoteles cũng cho là những vận động). Trái ngược các triết gia đi trước, nhưng phù hợp với các triết gia Ai Cập, ông cho rằng hồn lý trí nằm ở con tim chứ không phải bộ óc. Aristoteles phân biệt giữa cảm giác và tư tưởng, một điểm khá nổi bật khi so với các triết gia thưở xưa, ngoại lệ là Alcmaeon. Trí nhớ Mơ mộng Triết học thực hành Triết học thực hành của Aristoteles bao trùm các lĩnh vực luân lý học, chính trị học, kinh tế học, và tu từ học. Luân lý học Aristoteles coi luân lý học mang tính thực hành hơn lý thuyết, tức là nó tập trung vào mục đích trở thành người tốt và làm điều tốt hơn là hiểu biết suông. Ông đã viết rất nhiều luận thuyết bàn về luân lý, nổi bật nhất với cuốn Luân lý học Nikomacheia. Chính trị học Ngoài các công trình luân lý học quan tâm về các cá nhân, Aristoteles cũng bàn về chính trị thị quốc trong Chính trị luận. Aristoteles coi thị quốc là một cộng đồng tự nhiên. Hơn nữa, ông cho rằng thị quốc quan trọng hơn gia đình, và gia đình quan trọng hơn cá nhân, "bởi lẽ cái toàn thể phải quan trọng hơn cái bộ phận". Ông phát biểu rằng "con người về bản chất là loài vật chính trị" và lập luận rằng yếu tố phân định con người khỏi các loài vật khác trong giới động vật đó là lý tính. Aristoteles nhìn nhận chính trị như là một sinh thể chứ không phải một bộ máy, và nó là sự tổng hợp của các bộ phận mà nếu thiếu sẽ không thể tồn tại. Phụ chú Tham khảo Trích dẫn Nguồn Tiếng Việt (dịch thuật) Ngoại ngữ Đọc thêm Tài liệu tham khảo thứ cấp về Aristoteles rất dồi dào. Dưới đây là một số tác phẩm ngoại ngữ. Ackrill, J. L. (1997). Essays on Plato and Aristotle, Oxford University Press. These translations are available in several places online; see External links. Bakalis, Nikolaos. (2005). Handbook of Greek Philosophy: From Thales to the Stoics Analysis and Fragments, Trafford Publishing, . Bolotin, David (1998). An Approach to Aristotle's Physics: With Particular Attention to the Role of His Manner of Writing. Albany: SUNY Press. A contribution to our understanding of how to read Aristotle's scientific works. Burnyeat, Myles F. et al. (1979). Notes on Book Zeta of Aristotle's Metaphysics. Oxford: Sub-faculty of Philosophy. Code, Alan (1995). Potentiality in Aristotle's Science and Metaphysics, Pacific Philosophical Quarterly 76. De Groot, Jean (2014). Aristotle's Empiricism: Experience and Mechanics in the 4th century BC, Parmenides Publishing, . Frede, Michael (1987). Essays in Ancient Philosophy. Minneapolis: University of Minnesota Press. Gendlin, Eugene T. (2012). Line by Line Commentary on Aristotle's De Anima , Volume 1: Books I & II; Volume 2: Book III. The Focusing Institute. Gill, Mary Louise (1989). Aristotle on Substance: The Paradox of Unity. Princeton University Press. Jori, Alberto (2003). Aristotele, Bruno Mondadori (Prize 2003 of the "International Academy of the History of Science"), . Knight, Kelvin (2007). Aristotelian Philosophy: Ethics and Politics from Aristotle to MacIntyre, Polity Press. Lewis, Frank A. (1991). Substance and Predication in Aristotle. Cambridge University Press. Lord, Carnes (1984). Introduction to The Politics, by Aristotle. Chicago University Press. Loux, Michael J. (1991). Primary Ousia: An Essay on Aristotle's Metaphysics Ζ and Η. Ithaca, NY: Cornell University Press. Maso, Stefano (Ed.), Natali, Carlo (Ed.), Seel, Gerhard (Ed.) (2012) Reading Aristotle: Physics VII. 3: What is Alteration? Proceedings of the International ESAP-HYELE Conference, Parmenides Publishing. . [Reprinted in J. Barnes, M. Schofield, and R.R.K. Sorabji, eds.(1975). Articles on Aristotle Vol 1. Science. London: Duckworth 14–34.] Reeve, C. D. C. (2000). Substantial Knowledge: Aristotle's Metaphysics. Hackett. Scaltsas, T. (1994). Substances and Universals in Aristotle's Metaphysics. Cornell University Press. Strauss, Leo (1964). "On Aristotle's Politics", in The City and Man, Rand McNally. Liên kết ngoài Tại Internet Encyclopedia of Philosophy: Tại Internet Classics Archive Trên Stanford Encyclopedia of Philosophy: Tuyển tập tác phẩm Tại Học viện Công nghệ Massachusetts Perseus Project tại Đại học Tufts Tại Đại học Adelaide P. Remacle Ấn bản Bekker năm 1837 Aristotle's Works 11-tập bằng tiếng Hy Lạp (PDFDJVU) Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Bài cơ bản dài trung bình Triết gia chính trị Stagira Sinh năm 384 TCN Triết gia chủ nghĩa kinh nghiệm Mất năm 322 TCN Nhà động vật học Mất thập niên 320 TCN Nhà khí tượng Nhà vật lý Hy Lạp cổ đại Nhà triết học ngôn ngữ Triết học phương Tây Văn hóa phương Tây Nhà triết học về tính dục
16238
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20V%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc
Giải Nobel Văn học
Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu giải thưởng của nhóm Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning"). "Tác phẩm" ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lý do trao tặng. Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ công bố tên của người đoạt giải vào đầu tháng Mười. Đây là một trong năm Giải Nobel thành lập theo di chúc của Alfred Nobel từ năm 1895. Theo truyền thống, văn học là giải thưởng cuối cùng được trao tại lễ trao giải Nobel. Trong một số trường hợp, giải thưởng sẽ bị hoãn sang năm sau, gần đây nhất là vào năm 2018 kể từ tháng 5 năm 2022. Bối cảnh Alfred Nobel đã quy định trong di chúc và di chúc cuối cùng của ông rằng tiền của ông sẽ dùng để tạo ra một loạt giải thưởng cho những người mang lại "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" trong vật lý, hóa học,hòa bình, sinh học hoặc y học, và văn học. Mặc dù Nobel đã viết nhiều di chúc trong suốt cuộc đời của ông, nhưng di chúc cuối cùng được viết hơn một năm trước khi ông qua đời và ký tại Câu lạc bộ Thụy Điển-Na Uy ở Paris vào ngày 27 tháng 11 năm 1895. Nobel để lại 94% tổng tài sản 31 triệu [[Krona Thụy Điển|Kronor Thụy Điển]] (US$198 triệu, €176 triệu vào năm 2016), để thiết lập và ban tặng năm giải thưởng Nobel. Do mức độ hoài nghi xung quanh di chúc, phải đến ngày 26 tháng 4 năm 1897, di chúc mới được Storting (Quốc hội Na Uy) chấp thuận.Agneta Wallin Levinovitz: 2001, Page 13 Những người thực hiện di chúc của ông là Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist, họ đã thành lập Quỹ Nobel để quản lý tài sản của Nobel và tổ chức các giải thưởng. Các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy sẽ trao giải Giải Hòa bình ngay sau khi di chúc được thông qua. Các tổ chức trao giải theo sau: Học viện Karolinska vào ngày 7 tháng 6, Viện Hàn lâm Thụy Điển vào ngày 9 tháng 6 và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào ngày 11 tháng Sáu. Sau đó, Quỹ Nobel đã đạt được thỏa thuận về hướng dẫn cách thức trao giải Nobel. Năm 1900, quy chế mới được thành lập của Quỹ Nobel do Vua Oscar II ban hành."Nobel Prize" (2007), trong Encyclopædia Britannica, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2009, từ Encyclopædia Britannica Online: Theo di chúc của Nobel, giải thưởng văn học nên được một "Viện hàn lâm ở Stockholm" xác định và đánh giá, theo các đạo luật của Quỹ Nobel, đồng nghĩa với Viện Hàn lâm Thụy Điển. Thủ tục xét giải Hằng năm, Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân. Mỗi năm, có hàng ngàn đề nghị được gửi đi với khoảng 220 đề xuất sẽ bị trả lại. Các đề cử phải được gửi đến Viện trước ngày 1 tháng 2, sau đó một ủy ban sẽ xem xét các đề cử kỹ lưỡng. Từ tháng 4, Viện bắt đầu giới hạn số ứng cử xuống còn khoảng 20, và đến mùa hè thì chỉ còn khoảng 5 tác giả nằm trong danh sách đề cử. Các tháng tiếp theo, viện sĩ của Viện bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của những ứng cử viên cuối cùng này. Các yếu tố khác của quy trình tương tự như các giải thưởng Nobel khác. Viện Hàn lâm Thụy Điển bao gồm 18 thành viên bình bầu trọn đời và về mặt kỹ thuật không được phép rời khỏi viện cho đến năm 2018. Ngày 2 tháng 5 năm 2018, Vua Carl XVI Gustaf đã sửa đổi các quy tắc của học viện và khiến các thành viên có thể từ chức. Các quy tắc mới cũng nêu rõ một thành viên không tham gia công việc của học viện trong hơn hai năm có thể bị yêu cầu từ chức. Các thành viên của ủy ban Nobel được bầu trong thời hạn ba năm trong số các thành viên của học viện và các cố vấn chuyên gia được chỉ định đặc biệt sẽ hỗ trợ họ. Giải thưởng thường công bố vào tháng 10. Đôi khi, giải thưởng được công bố năm sau của năm đề cử, gần đây nhất là giải thưởng năm 2018. Ngày 4 tháng 5 năm 2018, giữa những tranh cãi xung quanh tuyên bố tấn công tình dục, xung đột lợi ích và các quan chức từ chức, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã thông báo người đoạt giải năm 2018 sẽ công bố vào năm 2019 cùng với người đoạt giải năm 2019. Tranh cãi Mặc dù giải Nobel Văn học đã trở thành giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới, Viện hàn lâm Thụy Điển đã bị chỉ trích nặng nề vì cách xử lý giải thưởng. Nhiều tác giả đoạt giải đã chìm vào quên lãng, trong khi những tác giả khác bị ban giám khảo từ chối vẫn được nghiên cứu và đọc rộng rãi. Trong Wall Street Journal, Joseph Epstein đã viết, "Có thể bạn không biết, nhưng bạn và tôi là thành viên của một câu lạc bộ mà các thành viên khác bao gồm Leo Tolstoy, Henry James, Anton Chekhov, Mark Twain, Henrik Ibsen, Marcel Proust, James Joyce, Joseph Conrad, Jorge Luis Borges và Vladimir Nabokov. Câu lạc bộ những người không đoạt giải Nobel Văn học. Tất cả những nhà văn này thực sự vĩ đại, vẫn còn sống kể từ khi giải thưởng khởi xướng năm 1901 nhưng không một ai trong số này nhận nó." Giải thưởng đã "được nhiều người coi là một giải thưởng chính trị - một giải thưởng hòa bình đội lốt văn học", nơi mà các giám khảo có thành kiến với các tác giả có thị hiếu chính trị khác với họ. Tim Parks đã bày tỏ sự hoài nghi rằng có thể "các giáo sư Thụy Điển so sánh một nhà thơ từ Indonesia, có lẽ một tiểu thuyết gia từ Cameroon đã dịch sang tiếng Anh với , có thể chỉ có sẵn bằng tiếng Pháp, và một người khác viết bằng tiếng Afrikaans nhưng xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Hà Lan...". Tính đến năm 2021, 16 trong số 118 người nhận là người gốc Scandinavi. Viện hàn lâm thường bị cho là thiên vị các tác giả người châu Âu, đặc biệt là người Thụy Điển. Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ id ealisk vừa có thể hiểu là duy tâm (idealistic), vừa có thể hiểu là lý tưởng (ideal). Cách giải thích của Ủy ban Nobel đã thay đổi qua nhiều năm. Trong những năm gần đây, điều này có nghĩa là một loại chủ nghĩa lý tưởng bảo vệ nhân quyền trên quy mô rộng. Những tranh cãi về việc lựa chọn người đoạt giải Nobel Năm 1974, ba tác giả nổi tiếng thế giới là Graham Greene, Vladimir Nabokov và Saul Bellow đều được đề cử, nhưng giải thưởng lại lọt vào tay các tác giả người Thụy Điển ít tên tuổi hơn là Eyvind Johnson và Harry Martinson, vốn cũng nằm trong ủy ban xét tặng giải thưởng này. Sau đó Bellow nhận giải năm 1976 nhưng Greene và Nabokov thì không bao giờ được xét tặng giải thưởng này nữa. Người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1997 là Dario Fo thoạt tiên chỉ được một số nhà phê bình coi là một ứng cử viên nhẹ ký vì tác giả này thường được biết tới như là một diễn viên hơn là một nhà văn, vả lại Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã từng chỉ trích tác phẩm của Fo. Tờ báo L'Osservatore Romano của Vatican bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc Fo được chọn trao giải bình luận rằng "Trao giải thưởng cho một người đồng thời là tác giả của những tác phẩm đáng ngờ là điều ngoài sức tưởng tượng." Theo nhà xuất bản của Dario Fo ở Luân Đôn thì Salman Rushdie và Arthur Miller mới là những người được dự đoán sẽ giành giải, tuy nhiên những nhà tổ chức đã tuyên bố rằng hai nhà văn này là "quá dễ dự đoán và quá phổ biến" (too predictable, too popular). Một thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển là Knut Ahnlund, người đã không đóng vai trò tích cực trong Viện kể từ năm 1996, đã phản đối việc lựa chọn người đoạt giải năm 2004 là Elfriede Jelinek; Ahnlund từ chức, cáo buộc rằng việc chọn Jelinek đã gây ra "thiệt hại không thể khắc phục" đối với danh tiếng của giải thưởng. Việc lựa chọn Harold Pinter cho giải thưởng năm 2005 đã bị trì hoãn vài ngày, rõ ràng là do Ahnlund từ chức, và dẫn đến những suy đoán mới về việc có "yếu tố chính trị" trong việc trao giải của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Mặc dù Pinter không thể trực tiếp thuyết trình về giải Nobel vì sức khỏe yếu, nhưng ông ấy đã truyền đạt nó từ một phòng thu truyền hình trên video được chiếu trên màn hình cho khán giả tại Học viện Thụy Điển, ở Stockholm. Ý kiến ​​của ông đã là nguồn gốc của nhiều bình luận và tranh luận. Vấn đề về "lập trường chính trị" của họ cũng được nêu ra để đáp lại việc trao giải Nobel Văn học cho Orhan Pamuk và Doris Lessing lần lượt vào năm 2006 và 2007. Trong những năm gần đây, Bob Dylan nhận Giải Nobel Văn học 2016 và Peter Handke cho Giải Nobel Văn học 2019 đã bị chỉ trích nặng nề.Peter Handke: Critics hit out at Nobel Prize award, BBC News, 11 October 2019, Tranh cãi về thành viên hội đồng Viện Hàn lâm Thụy Điển Tư cách thành viên trong học viện bao gồm 18 thành viên, về mặt kỹ thuật là thành viên trọn đời. Cho đến năm 2018, các thành viên không được phép rời đi, mặc dù họ có thể từ chối tham gia. Đối với các thành viên không tham gia, ghế hội đồng quản trị của họ sẽ bị bỏ trống cho đến khi họ qua đời. Số đại biểu quy định là mười hai thành viên tích cực/tham gia. Năm 1989, ba thành viên, trong đó có cựu thư ký thường trực Lars Gyllensten, đã từ chức để phản đối sau khi học viện từ chối tố cáo Ayatollah Ruhollah Khomeini vì đã kêu gọi ám sát Salman Rushdie, tác giả của The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ Satan). Thành viên thứ tư là Knut Ahnlund quyết định ở lại viện, nhưng sau đó từ chối tham gia vào công việc của họ và từ chức vào năm 2005 để phản đối giải Nobel Văn học được trao cho Elfriede Jelinek. Theo Ahnlund, quyết định trao giải cho Jelinek đã làm hỏng giá trị của giải Nobel Văn học trong một thời gian dài.Knut Ahnlund död Svenska Yle 30 November 2012 Tranh cãi và hủy giải 2018 Tháng 4 năm 2018, ba thành viên của hội đồng đã từ chức sau cuộc điều tra về hành vi sai trái tình dục liên quan đến tác giả Jean-Claude Arnault, người đã kết hôn với Katarina Frostenson, một thành viên trong hội đồng. Arnault bị ít nhất 18 phụ nữ cáo buộc tấn công và quấy rối tình dục. Ông và vợ cũng bị buộc tội tiết lộ tên của những người nhận giải thưởng ít nhất bảy lần để bạn bè kiếm lời từ các vụ cá cược. Ông phủ nhận mọi cáo buộc, mặc dù sau đó bị kết tội hiếp dâm và nhận án hai năm sáu tháng tù giam. Sara Danius, thư ký hội đồng quản trị, đã thuê một công ty luật để điều tra xem liệu Frostenson có làm rò rỉ thông tin mật hay không và liệu Arnault có bất kỳ ảnh hưởng nào đến Viện hay không, nhưng không có hành động pháp lý nào được thực thi. Cuộc điều tra đã gây ra sự chia rẽ trong Viện. Sau một cuộc bỏ phiếu loại trừ thành viên hội đồng quản trị Frostenson, ba thành viên khác đã từ chức để phản đối các quyết định của Viện. Hai cựu thư ký thường trực là Sture Allén và Horace Engdahl gọi Danius là một lãnh đạo yếu kém. Ngày 10 tháng 4, Viện hàn lâm yêu cầu Danius từ chức, nâng số ghế trống lên bốn ghế. Mặc dù Viện hàn lâm đã bỏ phiếu chống lại việc loại bỏ Katarina Frostenson khỏi ủy ban, bà tự nguyện rút lui khỏi việc viện, nâng tổng số ghế rút lên năm người. Bởi vì hai ghế khác vẫn còn trống trong vụ Rushdie, chỉ còn lại 11 thành viên tích cực, vẫn thiếu một người so với số đại biểu cần thiết để bỏ phiếu thay thế. Ngày 4 tháng 5 năm 2018, Viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo việc tuyển chọn sẽ bị hoãn lại cho đến năm 2019 với hai người sẽ nhận giải. Về mặt kỹ thuật, vẫn có thể chọn người đoạt giải năm 2018 vì chỉ cần tám thành viên tích cực để chọn người nhận. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng viện không đủ điều kiện để trao giải theo cách đáng tin cậy. Giải thưởng Hàn lâm mới về Văn học được tạo ra như một giải thưởng thay thế chỉ dành cho năm 2018. Nhiều người coi vụ bê bối gây tổn hại đến uy tín của giải thưởng và thẩm quyền của nó. Theo ghi nhận của Andrew Brown của The Guardian'' trong một bài báo dài viết về vụ bê bối: Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển cho biết có thể cải cách các quy tắc, bao gồm cả việc đưa ra quyền từ chức đối với tư cách thành viên suốt đời hiện tại của ủy ban. Ngày 5 tháng 3 năm 2019, có thông báo rằng Giải Nobel Văn học sẽ một lần nữa sẽ được trao và công bố chung cho cả người đoạt giải của năm 2018 và 2019. Quyết định được đưa ra sau khi có một số thay đổi đối với cấu trúc của Viện Hàn lâm Thụy Điển cũng như việc lựa chọn các thành viên của Ủy ban Nobel, nhằm "[khôi phục] niềm tin vào Viện Hàn lâm với tư cách là một tổ chức trao giải thưởng". Danh sách người đoạt giải Những người đoạt giải Nobel Văn học Ngoài lề Cho đến nay tác giả lớn tuổi nhất được nhận Giải Nobel Văn học là Doris Lessing, nữ nhà văn người Anh này đã 88 tuổi khi được công bố là người nhận giải năm 2007. Còn người trẻ nhất được nhận giải là Rudyard Kipling, ông 42 tuổi khi nhận giải năm 1907. Người nhận Giải Nobel Văn học sống thọ nhất cho đến nay là Bertrand Russell, ông qua đời năm 97 tuổi. Còn người chết trẻ nhất trong số những người đoạt giải là nhà văn Pháp Albert Camus, ông qua đời sau một tai nạn ô tô năm 46 tuổi, chỉ ba năm sau khi được nhận giải Nobel. Cho đến nay sau khi hơn 100 tác giả đã được trao Giải Nobel Văn học thì mới chỉ có 17 phụ nữ được nhận vinh dự này, đó là Selma Lagerlöf (1909), Grazia Deledda (1926), Sigrid Undset (1928), Pearl S. Buck (1938), Gabriela Mistral (1945), Nelly Sachs (1966), Nadine Gordimer (1991), Toni Morrison (1993), Wisława Szymborska (1996) và Elfriede Jelinek (2004), Doris Lessing (2007), Herta Muller (2009), Alice Munro (2013), Svetlana Alexievich (2015), Olga Tokarczuk (2018), Louise Glück (2020) và Annie Ernaux (2022). Xem thêm Big Read Danh sách giải thưởng văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách 100 cuốn sách hay nhất Thư viện Nobel Văn học thế giới Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách trao giải trên trang web chính thức của Giải Nobel Giải Nobel văn chương: bao giờ minh bạch, công khai? Huy chương Giải Nobel Văn học – Trang web chính thức của Quỹ Nobel. Minh họa: Giải Nobel Văn học Quốc gia 1901–2009 theo quốc tịch tại thời điểm trao giải và theo quốc gia sinh. của J. Schmidhuber (2010), Evolution of National Nobel Prize Shares in the 20th Century tại arXiv:1009.2634v1 What the Nobel Laureates Receive – Liên kết nổi bật trong "Lễ trao giải thưởng Nobel" trên trang web chính thức của Quỹ Nobel. "The rise of the Prize" –Bài viết của Nilanjana Roy đề cập đến lịch sử của giải thưởng theo thập kỷ, từ thập niên 1900 đến thập niên 2000. Giải Nobel văn học thay thế được lên kế hoạch ở Thụy Điển Văn học Giải Nobel Văn học Giải thưởng văn học quốc tế
16239
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1n%20t%C3%ADnh
Quán tính
Quán tính là tính chất đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng có khối lượng đối với bất kỳ sự thay đổi nào về vận tốc của nó. Điều này bao gồm những thay đổi đối với tốc độ hoặc hướng chuyển động của đối tượng. Một khía cạnh của tính chất này là xu hướng của các vật thể tiếp tục chuyển động trên một đường thẳng với tốc độ không đổi, khi không có lực nào tác động lên chúng. Quán tính là một trong những biểu hiện cơ bản của khối lượng, là một tính chất định lượng của các hệ vật chất. Isaac Newton đã định nghĩa quán tính là định luật đầu tiên của ông trong cuốn Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, trong đó tuyên bố: Trong cách sử dụng phổ biến, thuật ngữ "quán tính" có thể đề cập đến "lực cản thay đổi vận tốc" của một vật thể hoặc cho các thuật ngữ đơn giản hơn, "lực cản đối với sự thay đổi chuyển động" (được định lượng bằng khối lượng của nó) hoặc đôi khi là động lượng, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Thuật ngữ "quán tính" được hiểu đúng hơn là viết tắt của "nguyên lý quán tính" như được Newton mô tả trong định luật chuyển động đầu tiên của ông: một vật không chịu bất kỳ ngoại lực thuần nào sẽ chuyển động với vận tốc không đổi. Vì vậy, một vật thể sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc hiện tại của nó cho đến khi một lực nào đó làm cho tốc độ hoặc hướng của nó thay đổi. Trên bề mặt Trái đất, quán tính thường bị che bởi lực hấp dẫn và tác động của lực ma sát và lực cản của không khí, cả ba đều có xu hướng làm giảm tốc độ của các vật chuyển động (thường là đến điểm dừng lại). Điều này đã đánh lừa triết gia Aristotle khi tin rằng các vật thể sẽ chỉ chuyển động khi có lực tác dụng lên chúng. Nguyên lý quán tính là một trong những nguyên lý cơ bản trong vật lý cổ điển vẫn được sử dụng cho đến ngày nay để mô tả chuyển động của các vật thể và cách chúng bị ảnh hưởng bởi các lực tác dụng lên chúng. Lịch sử phát triển khái niệm Hiểu biết ban đầu về chuyển động Trước thời kỳ Phục hưng, lý thuyết chuyển động được chấp nhận rộng rãi nhất trong triết học phương Tây dựa trên Aristotle, người vào khoảng năm 335 trước Công nguyên đến năm 322 trước Công nguyên đã nói rằng, trong trường hợp không có động cơ bên ngoài, tất cả các vật thể (trên Trái đất) sẽ dừng lại và rằng các vật đang chuyển động chỉ tiếp tục chuyển động chừng nào có một sức mạnh gây ra cho chúng. Aristotle giải thích chuyển động liên tục của các viên đạn, được tách ra khỏi máy chiếu của chúng, bởi tác động của môi trường xung quanh, tiếp tục chuyển động của đường đạn theo một cách nào đó. Aristotle kết luận rằng chuyển động mãnh liệt như vậy trong khoảng không là không thể. Bất chấp sự chấp nhận chung của nó, khái niệm chuyển động của Aristotle đã bị các nhà triết học nổi tiếng tranh cãi nhiều lần trong gần hai thiên niên kỷ. Ví dụ, Lucretius (theo sau, có lẽ là Epicurus) đã nói rằng "trạng thái mặc định" của vật chất là chuyển động, không phải là ngưng trệ. Vào thế kỷ thứ 6, John Philoponus đã chỉ trích sự mâu thuẫn giữa cuộc thảo luận của Aristotle về đường đạn, nơi phương tiện giữ đường đạn và cuộc thảo luận của ông về khoảng không, nơi phương tiện cản trở chuyển động của cơ thể. Philoponus đề xuất rằng chuyển động không được duy trì bởi tác động của môi trường xung quanh, mà bởi một số đặc tính được truyền cho vật thể khi nó chuyển động. Mặc dù đây không phải là khái niệm quán tính hiện đại, vì vẫn cần một sức mạnh để giữ một cơ thể chuyển động, nó đã chứng tỏ một bước cơ bản theo hướng đó. Quan điểm này đã phản đối mạnh mẽ bởi Averroes và nhiều kinh viện triết gia ủng hộ Aristotle. Tuy nhiên, quan điểm này không bị thách thức trong thế giới Hồi giáo, nơi Philoponus đã có một số người ủng hộ, những người đã phát triển thêm ý tưởng của mình. Trong thế kỷ 11, nhà bác học người Ba Tư Ibn Sina (Avicenna) tuyên bố rằng một viên đạn trong chân không sẽ không dừng lại trừ khi có lực tác động lên nó. Lý thuyết về động lực Vào thế kỷ 14, Jean Buridan đã bác bỏ quan điểm cho rằng một đặc tính tạo ra chuyển động, mà ông đặt tên là động lực, sẽ tiêu tan một cách tự nhiên. Quan điểm của Buridan là một vật thể chuyển động sẽ bị bắt giữ bởi lực cản của không khí và trọng lượng của cơ thể chống lại lực đẩy của nó. Buridan cũng duy trì rằng động lực tăng dần theo tốc độ; do đó, ý tưởng ban đầu của ông về động lực giống với khái niệm hiện đại về động lượng. Mặc dù những điểm tương đồng rõ ràng để những ý tưởng hiện đại hơn của quán tính, Buridan thấy lý thuyết của ông như chỉ có một thay đổi triết lý cơ bản của Aristotle, duy trì nhiều người khác có quan điểm thuộc về triết học, trong đó có niềm tin rằng vẫn còn một sự khác biệt cơ bản giữa một đối tượng trong chuyển động và một đối tượng ở phần còn lại. Buridan cũng tin rằng xung lực có thể không chỉ là tuyến tính mà còn có thể là hình tròn trong tự nhiên, khiến các vật thể (chẳng hạn như các thiên thể) chuyển động theo đường tròn. Suy nghĩ của Buridan được tiếp nối bởi học trò của ông là Albert ở Sachsen (1316–1390) và các thành viên nhóm Máy tính của Oxford, những người đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau làm suy yếu thêm quan điểm cổ điển của Aristoteles. Đến lượt mình, công trình nghiên cứu của họ lại được Nicole Oresme, người đi tiên phong trong việc chứng minh các định luật chuyển động dưới dạng đồ thị. Không lâu trước lý thuyết quán tính của Galileo, Giambattista Benedetti đã sửa đổi lý thuyết động lực ngày càng tăng để chỉ liên quan đến chuyển động thẳng: Benedetti trích dẫn chuyển động của một tảng đá trong một rãnh trượt như một ví dụ về chuyển động thẳng vốn có của các vật thể, bị ép thành chuyển động tròn. Quán tính cổ điển Theo nhà sử học khoa học Charles Coulston Gillispie, quán tính "bước vào khoa học như một hệ quả vật lý của việc hình học hóa vật chất không gian của Descartes, kết hợp với tính bất biến của Chúa." Nguyên lý quán tính, có nguồn gốc từ Aristotle cho "chuyển động trong khoảng không", nói rằng một vật có xu hướng chống lại sự thay đổi chuyển động. Theo Newton, một vật thể sẽ đứng yên hoặc chuyển động (tức là duy trì vận tốc của nó) trừ khi bị tác động bởi một ngoại lực thuần, cho dù nó là kết quả của lực hấp dẫn, ma sát, tiếp xúc hay một số lực khác. Sự phân chia chuyển động của Aristoteles thành trần tục và thiên thể ngày càng trở nên khó khăn khi đối mặt với kết luận của Nicolaus Copernicus vào thế kỷ 16, người đã lập luận rằng Trái đất không bao giờ dừng lại, mà thực sự chuyển động liên tục quanh Mặt trời. Galileo, trong quá trình phát triển thêm mô hình Copernicus, đã nhận ra những vấn đề này với bản chất chuyển động được chấp nhận lúc bấy giờ và kết quả là, ít nhất một phần, đã đưa sự tái hiện mô tả của Aristotle về chuyển động trong khoảng trống như một nguyên lý vật lý cơ bản: Một vật thể chuyển động trên bề mặt bằng phẳng sẽ tiếp tục theo cùng một hướng với tốc độ không đổi trừ khi bị xáo trộn. Galileo viết rằng "tất cả các trở lực bên ngoài bị loại bỏ, một vật thể nặng trên bề mặt hình cầu đồng tâm với trái đất sẽ tự duy trì trạng thái như trước đó; nếu được đặt trong chuyển động về phía tây (ví dụ), nó sẽ tự duy trì ở trạng thái đó chuyển động. " Khái niệm này được các nhà sử học gọi là "quán tính tròn" hoặc "quán tính tròn nằm ngang", là tiền thân của, nhưng khác với khái niệm của Newton về quán tính trực tuyến. Đối với Galileo, một chuyển động là " nằm ngang " nếu nó không mang vật thể chuyển động về phía hoặc ra khỏi tâm trái đất, và đối với ông, "một con tàu, chẳng hạn, đã từng nhận được một động lực nào đó qua vùng biển yên tĩnh, sẽ chuyển động liên tục trên địa cầu của chúng ta mà không bao giờ dừng lại. " Cũng cần lưu ý rằng Galileo sau này (năm 1632) đã kết luận rằng dựa trên tiền đề quán tính ban đầu này, không thể phân biệt được sự khác biệt giữa một vật chuyển động và một vật đứng yên nếu không có một số tham chiếu bên ngoài để so sánh với nó. Quan sát này cuối cùng đã trở thành cơ sở để Albert Einstein phát triển lý thuyết tương đối hẹp. Nhà vật lý đầu tiên thoát ly hoàn toàn khỏi mô hình chuyển động của Aristotle là Isaac Beeckman vào năm 1614. Khái niệm quán tính trong các tác phẩm của Galileo sau này được Isaac Newton tinh chỉnh, sửa đổi và hệ thống hóa như là định luật đầu tiên trong số các Định luật chuyển động của ông (được xuất bản lần đầu trong công trình của Newton, Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, năm 1687): Mọi vật thể đều tồn tại trong trạng thái nghỉ ngơi, hoặc chuyển động đều theo một đường thẳng, trừ khi nó bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi các lực tác động lên nó. Kể từ khi xuất bản lần đầu, Định luật Chuyển động của Newton (và bao gồm cả định luật đầu tiên này) đã trở thành cơ sở cho ngành vật lý được gọi là cơ học cổ điển. Thuật ngữ "quán tính" được Johannes Kepler đưa ra lần đầu tiên trong Epitome Astronomiae Copernicanae (xuất bản thành ba phần từ 1617–1621); tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ Kepler (mà ông bắt nguồn từ từ tiếng Latinh có nghĩa là "sự lười biếng" hoặc "sự lười biếng") không hoàn toàn giống với cách giải thích hiện đại của nó. Kepler định nghĩa quán tính chỉ về lực cản đối với chuyển động, một lần nữa dựa trên giả định rằng nghỉ ngơi là một trạng thái tự nhiên không cần giải thích. Mãi cho đến khi công trình sau này của Galileo và Newton thống nhất giữa chuyển động và nghỉ ngơi trong một nguyên lý thì thuật ngữ "quán tính" mới có thể được áp dụng cho những khái niệm này như ngày nay. Tuy nhiên, mặc dù đã định nghĩa khái niệm một cách tinh tế trong các định luật chuyển động của mình, nhưng ngay cả Newton cũng không thực sự sử dụng thuật ngữ "quán tính" để chỉ Định luật thứ nhất của mình. Trên thực tế, ban đầu, Newton xem hiện tượng mà ông mô tả trong Định luật Chuyển động Đầu tiên của mình là do "lực bẩm sinh" vốn có trong vật chất, chống lại mọi gia tốc. Với quan điểm này, và vay mượn từ Kepler, Newton đã gán thuật ngữ "quán tính" có nghĩa là "lực bẩm sinh sở hữu bởi một vật thể chống lại những thay đổi trong chuyển động"; do đó, Newton định nghĩa "quán tính" có nghĩa là nguyên nhân của hiện tượng, hơn là bản thân hiện tượng. Tuy nhiên, những ý tưởng ban đầu của Newton về "lực điện trở bẩm sinh" cuối cùng đã trở thành vấn đề vì nhiều lý do, và do đó hầu hết các nhà vật lý không còn nghĩ đến những thuật ngữ này nữa. Vì không có cơ chế thay thế nào được chấp nhận một cách dễ dàng, và hiện nay người ta thường chấp nhận rằng có thể không có một cơ chế nào mà chúng ta có thể biết được, thuật ngữ "quán tính" có nghĩa đơn giản là bản thân hiện tượng, thay vì bất kỳ cơ chế cố hữu nào. Do đó, cuối cùng, "quán tính" trong vật lý cổ điển hiện đại đã trở thành tên gọi của cùng một hiện tượng được mô tả bởi Định luật Chuyển động Thứ nhất của Newton, và hai khái niệm hiện được coi là tương đương. Thuyết tương đối Lý thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein, như được đề xuất trong bài báo năm 1905 của ông có tựa đề " Về điện động lực học của các vật thể chuyển động ", được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về hệ quy chiếu quán tính do Galileo và Newton phát triển. Trong khi lý thuyết mang tính cách mạng này đã thay đổi đáng kể ý nghĩa của nhiều khái niệm Newton như khối lượng, năng lượng và khoảng cách, khái niệm quán tính của Einstein vẫn không thay đổi so với ý nghĩa ban đầu của Newton. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một hạn chế vốn có trong thuyết tương đối hẹp: nguyên lý tương đối chỉ có thể áp dụng cho hệ quy chiếu quán tính. Để giải quyết hạn chế này, Einstein đã phát triển thuyết tương đối rộng của mình ("Nền tảng của Thuyết tương đối rộng", năm 1916), đưa ra một lý thuyết bao gồm các hệ quy chiếu không quán tính (có gia tốc). Quán tính quay Một đại lượng liên quan đến quán tính là quán tính quay (→ momen quán tính), tính chất mà một vật cứng quay duy trì trạng thái chuyển động quay đều. Mômen động lượng của nó không thay đổi, trừ khi có mômen bên ngoài tác dụng; điều này còn được gọi là bảo toàn momen động lượng. Quán tính quay thường được coi là liên quan đến một vật cứng. Ví dụ, một con quay hồi chuyển sử dụng thuộc tính mà nó chống lại bất kỳ sự thay đổi nào trong trục quay. Xem thêm Hệ quy chiếu quán tính Khối lượng quán tính Năng lượng Thuyết tương đối rộng Các định luật Newton Mô men quán tính Tham khảo Vật lý học Vận tốc Cơ học cổ điển Khối lượng
16241
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91o%E1%BA%A1t%20gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20Sinh%20l%C3%BD%20h%E1%BB%8Dc%20ho%E1%BA%B7c%20Y%20h%E1%BB%8Dc
Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học
Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysiologi eller medicin) là một giải thưởng thường niên của Viện Caroline (Karolinska Institutet). Đây là một trong năm giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 trao cho các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình, cùng Sinh lý học hoặc Y học từ năm 1901. Người nhận giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học đầu tiên là nhà khoa học người Đức Emil Adolf von Behring với "khám phá của ông về các chất huyết thanh, đặc biệt là cách sử dụng chúng để chữa bệnh bạch hầu". Mỗi nhà khoa học nhận được một huy chương, bằng chứng nhận và cùng với phần thưởng tài chính, số tiền thưởng hàng năm có thay đổi theo thời gian. Như năm 1901, von Behring nhận được phần thưởng trị giá 150.782 SEK, tính ra tương đương với 7.731.004 SEK với tỷ giá vào thời điểm tháng 12 năm 2008. Kể từ năm 2001, giải thưởng tài chính hàng năm là 10.000.000 SEK. Lễ trao giải thưởng được diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel. Dù trong cuộc sống thường ngày, đôi khi giải được gọi là giải Nobel Y học, nhưng đúng như mong muốn của Nobel, ông đã viết cụ thể rằng giải thưởng được trao cho các đóng góp thuộc các lĩnh vực "Sinh lý học hoặc Y học" trong di chúc của mình. Bởi vì điều này, giải thưởng có thể được trao trong một phạm vi khá rộng lớn. Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến Sinh lý học hoặc Y học, giải thưởng đã được trao cho 8 công trình nghiên cứu về protein, 13 công trình nghiên cứu về khoa học thần kinh và 13 công trình liên quan đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong năm 2017, giải thưởng được trao cho Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young cho những khám phá của họ về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày đêm. Ba nhà khoa học nhận một giải thưởng trị giá 9.000.000 SEK, tương đương với 1 triệu € hay 1,1 triệu USD. Tính đến năm 2017, giải thưởng được trao cho 214 cá nhân, trong đó có 12 người là phụ nữ, bao gồm: Gerty Cori (năm 1947), Rosalyn Yalow (năm 1977), Barbara McClintock (năm 1983), Rita Levi-Montalcini (năm 1986), Gertrude B. Elion (năm 1988), Christiane Nüsslein-Volhard (năm 1995), Linda B. Buck (năm 2004), Françoise Barré-Sinoussi (năm 2008), Elizabeth H. Blackburn, Carol W. Greider (năm 2009), May-Britt Moser (2014) và Đồ U U (2015). Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học không được trao vào các năm 1915, 1916, 1917, 1918, 1921, 1925, 1940, 1941, 1942. Tính đến năm 2017, sau 108 lần trao giải, giải thưởng đã 39 lần được trao cho một cá nhân duy nhất, 32 lần được trao cho hai cá nhân và 37 lần được trao cho ba cá nhân. Tuổi trung bình của những nhà khoa học khi đoạt giải là 58 tuổi, trong đó trẻ nhất là Frederick G. Banting, được trao giải năm 1923 khi mới 32 tuổi. Còn lớn tuổi nhất là Peyton Rous, người được vinh danh năm 1966 khi đã ở tuổi 87. Trong những nhà khoa học đoạt giải, có vợ chồng Gerty Cori và Carl Cori cùng đoạt giải năm 1947. Ngoài ra, cũng có thể kể đến trường hợp của Ulf von Euler, người đoạt giải năm 1970, là con trai của Hans von Euler-Chelpin (nhà Nobel Hóa học năm 1929). Trường hợp của Arthur Kornberg, người đoạt giải năm 1959, sau này có con trai là Roger D. Kornberg (đoạt giải Nobel Hóa học năm 2006). Cùng với Nikolaas Tinbergen, người đoạt giải năm 1973, là em trai của Jan Tinbergen (đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1969). Các danh sách giải Nobel khác Danh sách người Châu Á đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế Danh sách người da đen đoạt giải Nobel Danh sách người Hồi Giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Kitô giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Do Thái đoạt giải Nobel Danh sách phụ nữ đoạt giải Nobel Danh sách Chú thích Liên kết ngoài Trang chính thức của giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Nobel Sinh lý
16242
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20Kinh%20t%E1%BA%BF
Giải Nobel Kinh tế
Giải Nobel kinh tế, tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (tiếng Thụy Điển: Sveriges riksbanks pris i ekonomisk vetenskap till Alfred Nobels minne) là giải thưởng dành cho những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học. Giải này được thừa nhận rộng rãi là giải thưởng danh giá nhất trong ngành khoa học này. Khái quát Giải Nobel kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel năm 1895. Giải này, như tên gọi chính thức của nó thể hiện, là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Nobel. Giống như những người đoạt giải Nobel trong khoa học hóa học và vật lý, những người đoạt giải Nobel kinh tế là do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển bầu chọn. Những người đoạt giải Nobel kinh tế đầu tiên là nhà kinh tế học người Hà Lan Jan Tinbergen và người Na Uy Ragnar Frisch vào năm 1969 "do đã phát triển và ứng dụng các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế". Tài chính Tiền thưởng kèm theo Giải Nobel kinh tế cùng các khoản chi phí liên quan do Ngân hàng Thụy Điển tài trợ vào Quỹ Nobel. Từ năm 2001, tiền thưởng kèm theo giải là 10 triệu krona (vào khoảng 1,6 triệu dollar Mỹ tại thời điểm tháng 1 năm 2008), ngang với số tiền thưởng kèm theo của các giải Nobel khác. Từ năm 2006, Ngân hàng Thụy Điển mỗi năm tài trợ cho Quỹ Nobel 6,5 triệu krona (khoảng 1 triệu dollar tại thời điểm tháng 1 năm 2008) để chi cho các việc hành chính liên quan tới giải và 1 triệu krona nữa (đến cuối năm 2008) để đưa thông tin về giải lên bảo tàng Internet của Quỹ. Danh sách các giải thưởng Nobel Kinh tế Các danh sách giải Nobel khác Danh sách người Châu Á đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Danh sách người da đen đoạt giải Nobel Danh sách người Hồi Giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Kitô giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Do Thái đoạt giải Nobel Chú thích Liên kết ngoài The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel (Tiếng Anh) - Trang web chính thức của giải. The Royal Swedish Academy of Sciences (Tiếng Anh) – Trang web chính thức của Royal Swedish Academy of Sciences. The Nobel Foundation – Trang web chính thức của Nobel Foundation. IDEAS/RePEc Kinh tế Nobel Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Kinh tế năm 1969 Giải thưởng thành lập năm 1969 Thụy Điển năm 1969 Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
16243
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p
Nông nghiệp
Nông nghiệp bao gồm sản xuất cây trồng và chăn nuôi, thủy sản, ngư nghiệp và lâm nghiệp cho sản phẩm thực phẩm và không phải thực phẩm. Nông nghiệp là chìa khóa phát triển trong sự hình thành của chủ nghĩa định cư con người, nơi mà việc canh tác các loài thuần hóa tạo ra nguồn thực phẩm dư thừa cho phép con người sống trong các thành phố. Mặc dù con người bắt đầu thu thập ngũ cốc từ ít nhất 105,000 năm trước, nhưng những người nông dân mới chỉ bắt đầu trồng chúng vào khoảng 11,500 năm trước. Cừu, dê, lợn và bò được thuần hóa khoảng 10,000 năm trước. Các loài cây được canh tác độc lập ít nhất ở 11 khu vực trên thế giới. Trong thế kỷ 20, Công nghiệp hóa nông nghiệp dựa trên đơn canh quy mô lớn đã trở thành hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Ngày nay, các trang trại nhỏ sản xuất khoảng một phần ba lương thực thế giới, nhưng các trang trại lớn lại phổ biến. Một phần trăm trang trại lớn nhất trên thế giới có diện tích lớn hơn 50 héc-ta và vận hành hơn 70 phần trăm diện tích đất canh tác của thế giới. Gần 40 phần trăm đất canh tác nằm ở những trang trại lớn hơn 1,000 héc-ta. Tuy nhiên, năm trong mỗi sáu trang trại trên thế giới có diện tích nhỏ hơn hai héc-ta và chỉ chiếm khoảng 12 phần trăm tổng diện tích đất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chính có thể được chia thành các nhóm chung như thực phẩm, sợi, nhiên liệu, và nguyên liệu (như cao su). Nhóm thực phẩm bao gồm ngũ cốc (hạt ngũ cốc), rau quả, trái cây, dầu ăn, thịt, sữa, trứng, và nấm. Sản lượng nông nghiệp toàn cầu lên đến khoảng 11 tỷ tấn thực phẩm, 32 triệu tấn sợi tự nhiên và 4 tỷ m3 gỗ. Tuy nhiên, khoảng 14 phần trăm thực phẩm thế giới bị mất từ quá trình sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng. Nông học hiện đại, nhân giống cây trồng, các hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu và phân bón, và các phát triển công nghệ đã tăng mạnh sản lượng nông nghiệp, nhưng cũng gây ra tác động của nông nghiệp lên môi trường. Nhân giống chọn lọc và các thực hành hiện đại trong chăn nuôi động vật cũng tương tự đã tăng mạnh sản lượng thịt, nhưng đã gây ra lo ngại về chăm sóc động vật và thiệt hại môi trường. Các vấn đề môi trường bao gồm đóng góp vào biến đổi khí hậu, suy giảm tầng nước ngầm, phá rừng, kháng thuốc kháng sinh, và các loại ô nhiễm nông nghiệp khác. Nông nghiệp cả là nguyên nhân và yếu tố nhạy cảm đối với suy thoái môi trường, như mất đa dạng sinh học, sa mạc hóa, suy thoái đất, và biến đổi khí hậu, tất cả đều có thể gây giảm năng suất cây trồng. Động vật biến đổi gen được sử dụng rộng rãi, mặc dù một số quốc gia cấm chúng. Từ nguyên học và phạm vi Từ nông nghiệp là một biến thể của Tiếng Anh trung đại từ Latin , từ 'đồng cỏ' và 'canh tác' hoặc 'nuôi trồng'. Mặc dù nông nghiệp thường chỉ đến các hoạt động của con người, một số loài kiến, mối và bọ cạp đã trồng cây lên tới 60 triệu năm. Nông nghiệp được định nghĩa với các phạm vi khác nhau, trong ý nghĩa rộng nhất sử dụng tài nguyên tự nhiên để "sản xuất các hàng hóa duy trì cuộc sống, bao gồm thực phẩm, sợi, sản phẩm rừng, cây trồng vườn, và các dịch vụ liên quan". Như vậy, nó bao gồm trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi và lâm nghiệp, tuy nhiên, thường thì làm vườn và lâm nghiệp lại bị loại trừ. Nó cũng có thể được chia rộng ra thành nông nghiệp cây trồng, liên quan đến việc trồng cây hữu ích, và nông nghiệp chăn nuôi, sản xuất động vật nông nghiệp. Lịch sử Nguồn gốc Sự phát triển của nông nghiệp cho phép dân số con người tăng nhiều lần so với việc duy trì bằng cách săn bắt và hái lượm. Nông nghiệp bắt đầu độc lập ở các vùng khác nhau trên thế giới, và bao gồm một loạt các loài taxa, tại ít nhất 11 trung tâm nguồn gốc riêng biệt. Người ta đã thu thập và ăn các loại hạt hoang dã từ ít nhất 105.000 năm trước đây. Vào thời kỳ đồ đá Paleolithic ở Levant, cách đây 23.000 năm, đã quan sát thấy việc trồng các loại lúa mạch emmer, lúa mạch và yến mạch gần biển Galilee. Lúa mì đã được thuần hóa tại Trung Quốc từ năm 11.500 đến 6.200 trước Công nguyên, với sự trồng trọt sớm nhất được biết đến từ năm 5.700 trước Công nguyên, tiếp theo là các loại đậu xanh, đậu nành và đậu Azuki. Cừu đã được thuần hóa tại Mesopotamia từ 13.000 đến 11.000 năm trước đây. Trâu đã được thuần hóa từ loài bò rừng aurochs ở khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan vào khoảng 10.500 năm trước đây. Sản xuất lợn xuất hiện ở Eurasia, bao gồm châu Âu, Đông Á và Tây Á, nơi châu Âu, Đông Á và Tây Á đã thuần hóa lợn rừng từ khoảng 10.500 năm trước đây. Ở vùng Andes ở Nam Mỹ, khoai tây đã được thuần hóa từ cách đây 10.000 đến 7.000 năm trước, cùng với các loại đậu, coca, lạc đà, lạc đà và chuột cavia. Mía và một số loại rau củ cũng đã được thuần hóa tại New Guinea vào khoảng 9.000 năm trước. Sorghum đã được thuần hóa tại vùng Sahel của châu Phi từ 7.000 năm trước. Bông đã được thuần hóa ở Peru từ cách đây 5.600 năm, và đã được thuần hóa độc lập tại Eurasia. Ở Mesoamerica, cây ngô hoang dã đã được lai tạo thành ngô từ cách đây 6.000 năm. Ngựa đã được thuần hóa ở vùng steppe của Eurasia vào khoảng 3500 trước Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích nguồn gốc lịch sử của nông nghiệp. Các nghiên cứu về quá trình chuyển đổi từ xã hội săn bắn-sưu tầm sang xã hội nông nghiệp cho thấy một giai đoạn ban đầu của tăng cường và tăng cường định cư; ví dụ như văn hóa Natufian ở Levant và thời kỳ Neolithic sớm ở Trung Quốc. Sau đó, các bãi hoang trước đây đã được thu hoạch bắt đầu được trồng và dần dần được thuần hóa. Nền văn minh Ở châu Âu-Á Âu, người Sumer bắt đầu sống trong các làng từ khoảng năm 8.000 TCN, dựa vào sông Tigrid và Eu-phra-tes cùng với hệ thống kênh đào để tưới tiêu. Cày cấy xuất hiện trong các biểu đồ hình đồ vật chất khoảng năm 3.000 TCN; cày gieo hạt xuất hiện khoảng năm 2.300 TCN. Người nông dân trồng lúa mì, lúa mạch, rau như đậu và hành tây, cùng với các loại trái cây bao gồm chà là, nho và sung. Nông nghiệp của Ai Cập cổ đại dựa vào sông Nile và lũ lụt mùa. Nông nghiệp bắt đầu từ giai đoạn tiền triều đại vào cuối kỷ băng hà sau 10.000 TCN. Các cây lương thực chủ yếu là lúa mì và lúa mạch, cùng với các loại cây công nghiệp như cây lanh và cây giấy. Ở Ấn Độ, lúa mì, lúa mạch và cây táo ta đã được thuần hóa vào khoảng năm 9.000 TCN, sớm sau đó là cừu và dê. Các con bò, cừu và dê đã được thuần hóa trong văn hóa Mehrgarh từ khoảng 8.000-6.000 TCN. Công nghiệp trồng bông đã bắt đầu từ khoảng năm thế kỷ 5-4 TCN. Bằng chứng khảo cổ học chỉ ra có sử dụng cái cày kéo bởi động vật từ năm 2.500 TCN trong văn hóa thung lũng sông Hằng. Ở Trung Quốc, từ thế kỷ 5 TCN đã có hệ thống nhà chứa lương thực quốc gia và trồng lúa tơi rộng rãi. Các xưởng xay lúa chạy bằng nước đã được sử dụng từ thế kỷ 1 TCN, tiếp sau đó là hệ thống tưới tiêu. Đến cuối thế kỷ 2, đã phát triển ra các cái cày nặng với lá cày và tấm cắt từ sắt. Chúng đã lan rộng về phía tây trên khắp lục địa Á Âu. Gạo Á Đông đã được thuần hóa cách đây 8.200-13.500 năm - tùy thuộc vào ước tính của đồng hồ phân tử được sử dụng - trên sông Truồi ở miền nam Trung Quốc với một nguồn gốc di truyền duy nhất từ loại gạo hoang dã Oryza rufipogon. Ở Hy Lạp cổ đại và Rôma cổ đại, các loại lương thực chủ yếu là lúa mì, lúa mạch và lúa mì, cùng với rau như đậu, đỗ và ô liu. Cừu và dê được nuôi chủ yếu để lấy sữa. Ở Châu Mỹ, các loại cây trồng thuần hóa ở Mesoamerica (ngoài teosinte) bao gồm bí ngô, đậu và cacao. Cacao đã được thuần hóa bởi dân tộc Mayo Chinchipe của vùng Amazon trên cao vào khoảng năm 3.000 TCN. Gà tây có thể đã được thuần hóa ở Mexico hoặc Miền Tây Hoa Kỳ. Người Aztec đã phát triển hệ thống tưới tiêu, tạo nên các cánh đồi bậc thang, bón phân đất và phát triển chinampa - các đảo nhân tạo. Người Maya đã sử dụng hệ thống kênh rộng lớn và hệ thống cánh đồng cao để trồng trọt đất ngập nước từ năm 400 TCN. Coca đã được thuần hóa ở vùng Andes, cũng như lạc, cà chua, thuốc lá và dứa. Bông đã được thuần hóa ở Peru từ năm 3.600 TCN. Một số động vật như lạc đà, alpaca và chuột lang đã được thuần hóa ở đây. Trên lục địa Bắc Mỹ, người bản địa của miền Đông đã thuần hóa các loại cây trồng như hướng dương, thuốc lá, bí ngô và Chenopodium. Các loại thực phẩm hoang dã bao gồm lúa mì hoang dã và đường mía được thu hoạch. Cây dâu được thuần hóa là loại lai giữa một loại cây dâu Chile và một loại cây dâu Bắc Mỹ, phát triển thông qua chương trình lai tạo ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Người bản địa miền Tây Nam và Bắc Tây Cực đã thực hành trồng cây trong rừng và trồng bằng cách đốt đất. Người bản địa đã kiểm soát việc cháy trên quy mô vùng để tạo ra môi trường cháy ở cường độ thấp, duy trì một hình thức nông nghiệp thấp mật độ theo chu kỳ rời rạc; một loại hệ thống trồng trọt "hoang dã" gọi là permaculture. Một hệ thống trồng trọt đồng bọn gọi là "Ba Chị Em" đã được phát triển ở Bắc Mỹ. Ba loại cây trồng này là bí ngô mùa đông, ngô và đậu leo. Người bản địa Úc, trước đây được cho là những người săn bắt và hái lượm di cư, đã thực hành đốt đất theo cách có hệ thống, có thể để tăng cường sản xuất tự nhiên trong trồng trọt bằng cách đốt đất. Các học giả đã chỉ ra rằng người săn bắt và hái lượm cần có môi trường sản xuất để duy trì thu thập mà không cần trồng trọt. Do rừng ở New Guinea có ít cây thực phẩm, loài người sớm có thể đã sử dụng "đốt đất lựa chọn" để tăng cường sản xuất của cây trái karuka hoang dã để duy trì cách sống của người săn bắt và hái lượm. Người Gunditjmara và những nhóm khác đã phát triển hệ thống trồng nuôi cá lóc và đánh bắt cá từ khoảng 5.000 năm trước. Có dấu hiệu về "tăng cường" trên toàn lục địa trong giai đoạn đó. Ở hai khu vực của Úc, phía tây bờ biển trung tâm và trung đông phía đông, những người nông dân sớm trồng cấy khoai môn, cỏ mỡ đất và hành lý, có thể trong các khu định cư vĩnh viễn. Cuộc cách mạng Vào thời Trung cổ, so với thời kỳ La Mã, nông nghiệp ở Tây Âu trở nên tập trung hơn vào tự cung ứng. Dân số nông nghiệp dưới chế độ phong kiến thường được tổ chức thành các lãnh thổ chứa hàng trăm hoặc hơn các mẫu đất, được chủ trì bởi một chủ lãnh thổ với một nhà thờ và linh mục Công giáo Rôma. Nhờ giao lưu với vùng Al-Andalus, nơi Cách mạng Nông nghiệp Ả Rập đang diễn ra, nền nông nghiệp châu Âu đã thay đổi, với các kỹ thuật cải tiến và sự lan truyền của cây trồng, bao gồm việc đưa vào lương thực như đường, lúa mì, bông và các cây trồng khác (như quả cam). Sau năm 1492, cuộc trao đổi Columbian mang các loại cây trồng mới từ thế giới mới như ngô, khoai tây, cà chua, khoai lang và sắn đến châu Âu, và các loại cây trồng cũ từ thế giới cũ như lúa mì, lúa mạch, gạo và củ cải, cũng như gia súc (bao gồm ngựa, bò, cừu và dê) đến châu Mỹ. Tưới tiêu, luân canh, và phân bón đã tiến bộ từ thế kỷ 17 với Cách mạng Nông nghiệp Anh, cho phép dân số toàn cầu tăng lên đáng kể. Kể từ năm 1900, nông nghiệp ở các quốc gia phát triển, và một phần nhỏ hơn là ở thế giới đang phát triển, đã có sự tăng cao đáng kể về năng suất nhờ vào sự máy móc hóa thay thế lao động con người, và được hỗ trợ bởi phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, và tạo giống chọn lọc. Phương pháp Haber-Bosch cho phép tổng hợp phân bón nitrat amoni trên quy mô công nghiệp, tăng cường đáng kể năng suất cây trồng và duy trì sự gia tăng dân số toàn cầu. Nông nghiệp hiện đại đã đặt ra hoặc đối mặt với các vấn đề sinh thái, chính trị và kinh tế bao gồm ô nhiễm nước, nhiên liệu sinh học, các loài có di truyền biến đổi, hạn ngạch và tiền trợ cấp cho nông trường, dẫn đến các phương pháp tiếp cận thay thế như phong trào hữu cơ. Các phương pháp canh tác không bền vững ở Bắc Mỹ đã dẫn đến hiện tượng Bão cát vào những năm 1930. Phân loại Chăn nuôi bao gồm quản lý động vật nuôi. Trong chăn nuôi du mục, bầy gia súc được di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm thức ăn, thức ăn gia súc và nước. Nông nghiệp loại này thường được thực hành ở các vùng khô cằn và bán khô cằn của Sahara, Trung Á và một số khu vực Ấn Độ. Trong du canh du cư, một khu vực nhỏ của rừng được xóa bỏ bằng cách chặt phá và đốt cây. Đất đã được làm sạch được sử dụng để trồng cây trong vài năm cho đến khi đất trở nên quá nghèo dinh dưỡng và khu vực được bỏ hoang. Một miếng đất khác được chọn và quá trình được lặp lại. Nông nghiệp loại này thường được thực hành chủ yếu ở các khu vực có mưa nhiều và rừng mọc lại nhanh chóng. Thực hành này được sử dụng ở Đông Bắc Ấn Độ, Đông Nam Á, Airnano và Lưu vực Amazon. Nông nghiệp tự cung tự cấp được thực hành để đáp ứng nhu cầu của gia đình hoặc cộng đồng địa phương mà không còn nhiều để vận chuyển đi nơi khác. Nó được thực hiện một cách tập trung tại khu vực Á châu Mùa mưa và Đông Nam Á. Ước tính có khoảng 2,5 tỷ nông dân tự cung đã làm việc vào năm 2018, canh tác khoảng 60% diện tích đất có thể canh tác trên trái đất. Thâm canh là việc canh tác nhằm tối đa hóa năng suất, với tỷ lệ ruộng trống thấp và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đầu vào (nước, phân bón, thuốc trừ sâu và tự động hóa). Nó thường được thực hành chủ yếu ở các nước phát triển. Thay đổi cây trồng và công nghệ sinh học Nhân giống cây trồng Sự thay đổi cây trồng đã được con người thực hành trong hàng ngàn năm, kể từ thời kỳ bắt đầu của nền văn minh. Thay đổi cây trồng thông qua các phương pháp lai tạo thay đổi cấu trúc di truyền của cây để phát triển cây trồng có các đặc điểm hữu ích hơn cho con người, ví dụ như quả hoặc hạt to hơn, khả năng chống hạn chế, hoặc kháng cự với sâu bệnh. Những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực lai tạo cây trồng đã tiếp theo sau công trình của nhà di truyền học Gregor Mendel. Công trình về các Tính trội và Tính lặn, mặc dù ban đầu lời lẽ bị lờ đi suốt gần 50 năm, đã cung cấp cho nhà lai tạo cây trồng hiểu biết tốt hơn về di truyền học và kỹ thuật lai tạo. Lai tạo cây trồng bao gồm các kỹ thuật như chọn cây với các đặc điểm mong muốn, tự thụ phấn và thụ phấn chéo, và các kỹ thuật phân tử làm thay đổi di truyền của sinh vật. Sự thuần hóa của cây trồng đã gia tăng năng suất, cải thiện khả năng chống bệnh và chịu đựng hạn hán, giảm thiểu việc thu hoạch và cải thiện hương vị và giá trị dinh dưỡng của cây trồng. Việc lựa chọn và lai tạo cây trồng đã có những ảnh hưởng to lớn đến các đặc điểm của cây trồng. Việc lựa chọn và lai tạo cây trồng trong những năm 1920 và 1930 đã cải thiện cỏ (cỏ và cây ba lô) ở New Zealand. Những nỗ lực môi tả tia X và tác động môi trường cực tím (tức là kỹ thuật di truyền nguyên thủy) trong những năm 1950 đã tạo ra các biến thể thương mại hiện đại của các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô và lúa mạch. Cách mạng xanh đã phổ biến việc sử dụng lai ghép thông thường để tăng năng suất mạnh mẽ bằng cách tạo ra "các loại cây cho năng suất cao". Ví dụ, năng suất trung bình của ngô (lúa mì) ở Mỹ đã tăng từ khoảng 2,5 tấn mỗi hecta (40 bushels mỗi acre) vào năm 1900 lên khoảng 9,4 tấn mỗi hecta (150 bushels mỗi acre) vào năm 2001. Tương tự, năng suất lúa mì trung bình trên toàn cầu đã tăng từ dưới 1 tấn mỗi hecta vào năm 1900 lên trên 2,5 tấn mỗi hecta vào năm 1990. Năng suất lúa mì trung bình ở Nam Mỹ là khoảng 2 tấn mỗi hecta, ở châu Phi dưới 1 tấn mỗi hecta, và ở Ai Cập và Ả Rập Xê Út lên đến 3,5 đến 4 tấn mỗi hecta với việc tưới tiêu. Trong khi đó, năng suất lúa mì trung bình ở các nước như Pháp là hơn 8 tấn mỗi hecta. Sự biến đổi về năng suất chủ yếu là do biến đổi về khí hậu, di truyền và mức độ kỹ thuật canh tác cao (sử dụng phân bón, kiểm soát sâu bệnh hóa học và kiểm soát tăng trưởng để tránh nghiêng ngả). Kỹ thuật di truyền Các loài hữu cơ biến đổi gen (GMO) là các sinh vật mà vật liệu di truyền của chúng đã được sửa đổi bằng các kỹ thuật di truyền gen thông thường được gọi là công nghệ DNA tái tổ hợp. Di truyền gen đã mở rộng các gen có sẵn để người lai tạo sử dụng trong việc tạo ra các dòng giống mong muốn cho cây trồng mới. Tăng cường độ bền, nội dung dinh dưỡng, kháng sâu bệnh và virus, và khả năng chịu herbicide là một số trong những đặc điểm được lai vào cây trồng thông qua di truyền gen. Đối với một số người, cây trồng GMO gây ra lo ngại về an toàn thực phẩm và nhãn mác thực phẩm. Nhiều quốc gia đã đặt các hạn chế về sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thực phẩm và cây trồng GMO. Giao thức về an toàn sinh học, một hiệp ước quốc tế, quy định việc buôn bán GMO. Hiện vẫn đang diễn ra thảo luận liên quan đến nhãn mác thực phẩm được làm từ GMO và trong khi Liên minh châu Âu (EU) hiện yêu cầu tất cả các thực phẩm GMO được đánh dấu nhãn, thì Hoa Kỳ không có yêu cầu như vậy. Các hạt giống chịu herbicide có một gen được cấy vào gen họ của chúng cho phép các cây chịu được tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, bao gồm cả Glyphosat. Những hạt giống này cho phép nông dân trồng cây mà có thể bị phun thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại mà không gây hại cho cây trồng chịu đựng. Các loại cây chịu thuốc diệt cỏ được sử dụng bởi nông dân trên toàn thế giới. Khi việc sử dụng cây chịu thuốc diệt cỏ tăng lên, việc sử dụng phun thuốc diệt cỏ dựa trên glyfosat cũng tăng lên. Ở một số khu vực, cỏ dại có khả năng chịu thuốc diệt cỏ glyphosate đã xuất hiện, khiến nông dân chuyển sang sử dụng các thuốc diệt cỏ khác. Một số nghiên cứu cũng liên kết việc sử dụng rộng rãi glyfosat với hiện tượng thiếu sắt ở một số loại cây trồng, điều này đồng thời là vấn đề về sản xuất cây trồng và chất lượng dinh dưỡng, có tiềm năng gây ra hậu quả về kinh tế và sức khỏe. Các loại cây trồng GMO khác được nông dân sử dụng bao gồm cây trồng chống sâu bệnh, chúng có một gen từ vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis (Bt), tạo ra một độc tố đối với côn trùng. Những loại cây này có khả năng chống lại sự hư hại từ côn trùng. Một số người tin rằng các đặc điểm chống sâu bệnh tương tự hoặc tốt hơn có thể được đạt được thông qua các phương pháp lai tạo truyền thống, và kháng lại nhiều loại sâu bệnh có thể được đạt được thông qua quá trình lai tạo hay thụ phấn chéo với các loài hoang dã. Trong một số trường hợp, các loài hoang dã là nguồn chính của các đặc điểm kháng sâu bệnh; một số giống cà chua đã đạt được kháng lại ít nhất 19 căn bệnh bằng cách lai tạo với các dân cư hoang dã của cà chua. Tác động môi trường Ảnh hưởng và chi phí Nông nghiệp áp đặt nhiều chi phí bên ngoài cho xã hội thông qua các tác động như thiệt hại thuốc trừ sâu đối với tự nhiên (đặc biệt là thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu), dòng chảy dinh dưỡng, sử dụng nước quá mức và mất môi trường tự nhiên. Một đánh giá năm 2000 về nông nghiệp ở Anh đã xác định tổng chi phí bên ngoài cho năm 1996 là 2,343 triệu bảng, tương đương £ 208 mỗi ha.  Một phân tích năm 2005 về các chi phí này ở Hoa Kỳ đã kết luận rằng đất trồng trọt áp đặt khoảng 5 đến 16 tỷ đô la (30 đến 96 đô la mỗi ha), trong khi sản xuất chăn nuôi áp đặt 714 triệu đô la.  Cả hai nghiên cứu, chỉ tập trung vào các tác động tài chính, đã kết luận rằng cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để nội bộ hóa chi phí bên ngoài. Không bao gồm trợ cấp trong phân tích của họ, nhưng họ lưu ý rằng trợ cấp cũng ảnh hưởng đến chi phí nông nghiệp cho xã hội. Nông nghiệp tìm cách tăng năng suất và giảm chi phí. Năng suất tăng với các yếu tố đầu vào như phân bón và loại bỏ mầm bệnh, động vật ăn thịt và đối thủ cạnh tranh (như cỏ dại). Chi phí giảm với quy mô ngày càng tăng của các đơn vị trang trại, chẳng hạn như làm cho các cánh đồng lớn hơn; điều này có nghĩa là loại bỏ hàng rào, mương và các khu vực khác của môi trường sống. Thuốc trừ sâu diệt côn trùng, thực vật và nấm. Những biện pháp này và các biện pháp khác đã cắt giảm đa dạng sinh học xuống mức rất thấp trên đất canh tác thâm canh. Năm 2010, Hội đồng tài nguyên quốc tế thuộc Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đã đánh giá các tác động môi trường của tiêu dùng và sản xuất. Nó phát hiện ra rằng tiêu thụ nông nghiệp và thực phẩm là hai trong số những động lực quan trọng nhất của áp lực môi trường, đặc biệt là thay đổi môi trường sống, biến đổi khí hậu, sử dụng nước và khí thải độc hại. Nông nghiệp là nguồn độc tố chính thải ra môi trường, bao gồm cả thuốc trừ sâu, đặc biệt là những chất được sử dụng trên bông. Báo cáo kinh tế xanh của UNEP năm 2011 cho biết "[a] hoạt động nông nghiệp, không bao gồm thay đổi sử dụng đất, tạo ra khoảng 13% lượng khí thải GHG toàn cầu do con người tạo ra. Điều này bao gồm GHG phát ra từ việc sử dụng phân bón vô cơ hóa học và thuốc diệt cỏ; (GHG khí thải do sản xuất các đầu vào này được bao gồm trong khí thải công nghiệp) và đầu vào năng lượng nhiên liệu hóa thạch. "Trung bình chúng tôi thấy rằng tổng lượng dư lượng tươi từ sản xuất nông lâm nghiệp cho sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai lên tới 3,8 tỷ tấn mỗi năm trong giai đoạn 2011 đến 2050 (với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 11% trong suốt giai đoạn được phân tích, chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao hơn trong những năm đầu, 48% cho năm 20112020 và mở rộng trung bình 2% hàng năm sau năm 2020). Chi phí nông nghiệp của các máy móc đã giảm tải để phù hợp với kinh tế của các vùng Vấn đề chăn nuôi Một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, Henning Steinfeld, nói rằng "Chăn nuôi là một trong những người đóng góp quan trọng nhất cho các vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay".  Sản xuất chăn nuôi chiếm 70% tổng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, hoặc 30% diện tích đất của hành tinh. Đây là một trong những nguồn khí nhà kính lớn nhất, chịu trách nhiệm cho 18% lượng khí thải nhà kính trên thế giới được đo bằng lượng tương đương CO2. Để so sánh, tất cả các phương tiện giao thông đều thải ra 13,5% CO2. Nó tạo ra 65% oxit nitơ liên quan đến con người (có khả năng nóng lên toàn cầu gấp 2 lần CO 2) và 37% tổng lượng khí mêtan do con người gây ra (nóng gấp 23 lần CO2.) Nó cũng tạo ra 64% lượng khí thải amonia. Mở rộng chăn nuôi được trích dẫn là một yếu tố chính thúc đẩy nạn phá rừng; trong lưu vực Amazon 70% diện tích rừng trước đây hiện đang bị chiếm giữ bởi đồng cỏ và phần còn lại được sử dụng cho thức ăn chăn nuôi.  Thông qua nạn phá rừng và suy thoái đất, chăn nuôi cũng đang thúc đẩy giảm thiểu đa dạng sinh học. Hơn nữa, UNEP tuyên bố rằng " lượng khí thải mêtan từ chăn nuôi toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 60% vào năm 2030 theo các thông lệ và mô hình tiêu thụ hiện nay." Các vấn đề về đất và nước Chuyển đổi đất đai, sử dụng đất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, là cách đáng kể nhất mà con người thay đổi hệ sinh thái của Trái Đất và được coi là động lực trong việc mất đa dạng sinh học. Ước tính lượng đất biến đổi của con người thay đổi từ 39 đến 50%.  Suy thoái đất, suy giảm dài hạn về chức năng và năng suất của hệ sinh thái, được ước tính là xảy ra trên 24% đất trên toàn thế giới, với diện tích đất trồng trọt.  Báo cáo của UN-FAO trích dẫn quản lý đất đai là yếu tố thúc đẩy suy thoái và báo cáo rằng 1,5 tỷ người dựa vào vùng đất xuống cấp. Suy thoái có thể là phá rừng, sa mạc hóa, xói mòn đất, cạn kiệt khoáng sản hoặc suy thoái hóa học (axit hóa và nhiễm mặn). Sự phú dưỡng, quá nhiều chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái thủy sinh dẫn đến tảo nở hoa và thiếu máu, dẫn đến cá chết, mất đa dạng sinh học và làm cho nước không phù hợp để uống và sử dụng công nghiệp khác. Bón phân quá mức và bón phân vào đất trồng trọt, cũng như mật độ thả vật nuôi cao gây ra dòng chảy dinh dưỡng (chủ yếu là nitơ và phosphor) và rửa trôi từ đất nông nghiệp. Những chất dinh dưỡng này là các chất gây ô nhiễm không chính yếu góp phần vào sự phú dưỡng của hệ sinh thái dưới nước và ô nhiễm nước ngầm, với các tác động có hại đối với quần thể người. Phân bón cũng làm giảm đa dạng sinh học trên cạn bằng cách tăng cạnh tranh ánh sáng, ưu tiên những loài có khả năng hưởng lợi từ các chất dinh dưỡng bổ sung.  Nông nghiệp chiếm 70 phần trăm rút tiền từ nguồn nước ngọt.  Nông nghiệp là nguồn thu hút chính từ nước từ các tầng ngậm nước và hiện tại lấy từ các nguồn nước ngầm này với tốc độ không bền vững. Từ lâu, người ta đã biết rằng các tầng ngậm nước ở các khu vực đa dạng như miền bắc Trung Quốc, Thượng Ganges và miền tây Hoa Kỳ đang bị cạn kiệt, và nghiên cứu mới mở rộng những vấn đề này đối với các tầng ngậm nước ở Iran, Mexico và Ả Rập Saudi.  Áp lực ngày càng gia tăng đối với tài nguyên nước của các khu vực công nghiệp và đô thị, có nghĩa làtình trạng khan hiếm nước đang gia tăng và nông nghiệp đang phải đối mặt với thách thức sản xuất nhiều lương thực cho dân số ngày càng tăng trên thế giới với nguồn nước giảm.  Sử dụng nước nông nghiệp cũng có thể gây ra các vấn đề môi trường lớn, bao gồm phá hủy các vùng đất ngập nước tự nhiên, lây lan các bệnh truyền qua nước và suy thoái đất thông qua nhiễm mặn và ngập úng, khi việc tưới tiêu được thực hiện không đúng cách. Thuốc trừ sâu Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã tăng từ năm 1950 lên 2,5  triệu tấn ngắn hàng năm trên toàn thế giới, tuy nhiên, mất mùa do sâu bệnh vẫn không đổi.  Tổ chức Y tế Thế giới ước tính vào năm 1992 rằng ba triệu vụ ngộ độc thuốc trừ sâu xảy ra hàng năm, gây ra 220.000 ca tử vong. Thuốc trừ sâu chọn kháng thuốc trừ sâu trong quần thể dịch hại, dẫn đến một tình trạng gọi là "máy chạy bộ thuốc trừ sâu" trong đó tính kháng sâu bệnh đảm bảo sự phát triển của thuốc trừ sâu mới. Một lập luận khác là cách "bảo vệ môi trường" và ngăn chặn nạn đói là sử dụng thuốc trừ sâu và thâm canh năng suất cao, một quan điểm được minh họa bằng một trích dẫn trên trang web của Trung tâm các vấn đề lương thực toàn cầu: 'Trồng nhiều hơn trên mỗi mẫu đất để lại nhiều đất hơn Thiên nhiên'.  Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng sự đánh đổi giữa môi trường và nhu cầu thực phẩm là không thể tránh khỏi,  và thuốc trừ sâu chỉ đơn giản thay thế các thực hành nông học tốt như luân canh cây trồng.  Các quản lý dịch hại nông nghiệp Push-pull kỹ thuật liên quan đến việc trồng xen, sử dụng hương liệu cây sâu Repel từ cây trồng (push) và để thu hút họ đến một nơi mà từ đó họ có thể được gỡ bỏ (kéo). như luân canh cây trồng.  Các quản lý dịch hại nông nghiệp Push-pull kỹ thuật liên quan đến việc trồng xen, sử dụng hương liệu cây sâu Repel từ cây trồng (push) và để thu hút họ đến một nơi mà từ đó họ có thể được gỡ bỏ (kéo). Sự nóng lên toàn cầu Sự nóng lên toàn cầu và nông nghiệp có liên quan đến nhau trên phạm vi toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến nông nghiệp thông qua những thay đổi về nhiệt độ trung bình, lượng mưa và thời tiết khắc nghiệt (như bão và sóng nhiệt); thay đổi sâu bệnh; thay đổi nồng độ carbon dioxide trong khí quyển và nồng độ ozone trên mặt đất; thay đổi chất lượng dinh dưỡng của một số thực phẩm;  và thay đổi mực nước biển.  Sự nóng lên toàn cầu đã ảnh hưởng đến nông nghiệp, với các hiệu ứng phân bố không đều trên toàn thế giới.  Biến đổi khí hậu trong tương lai có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cựcsản xuất cây trồng ở các nước có vĩ độ thấp, trong khi ảnh hưởng ở vĩ độ bắc có thể là tích cực hoặc tiêu cực.  Sự nóng lên toàn cầu có thể sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với một số nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người nghèo. Chăn nuôi cũng chịu trách nhiệm sản xuất khí nhà kính CO2 và tỷ lệ khí mê-tan trên thế giới và vô sinh đất trong tương lai và sự dịch chuyển của động vật hoang dã. Nông nghiệp góp phần thay đổi khí hậu bằng khí thải nhân tạo của khí nhà kính và chuyển đổi đất phi nông nghiệp như rừng sử dụng cho nông nghiệp.  Nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất đóng góp khoảng 20 đến 25% vào phát thải hàng năm trên toàn cầu trong năm 2010  Một loạt các chính sách có thể làm giảm nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu tiêu cực đến nông nghiệp,  và khí thải nhà kính từ ngành nông nghiệp. Sự bền vững Các phương pháp canh tác hiện nay đã dẫn đến tài nguyên nước quá căng, mức độ xói mòn cao và giảm độ phì của đất. Không có đủ nước để tiếp tục canh tác bằng cách sử dụng các thực hành hiện tại; do đó, các nguồn nước, đất đai và hệ sinh thái quan trọng được sử dụng để tăng năng suất cây trồng phải được xem xét lại. Một giải pháp sẽ là đưa ra giá trị cho các hệ sinh thái, công nhận sự đánh đổi môi trường và sinh kế, và cân bằng quyền của nhiều người dùng và lợi ích.  Bất bình đẳng dẫn đến các biện pháp đó được áp dụng sẽ cần được giải quyết, chẳng hạn như phân bổ nước từ nghèo sang giàu, giải phóng mặt bằng để nhường chỗ cho đất nông nghiệp năng suất cao hơn hoặc bảo tồn hệ thống đất ngập nước hạn chế đánh bắt cá quyền. Tiến bộ công nghệ giúp cung cấp cho nông dân các công cụ và tài nguyên để làm cho nông nghiệp bền vững hơn.  Công nghệ cho phép đổi mới như làm đất bảo tồn, một quy trình canh tác giúp ngăn ngừa mất đất để xói mòn, giảm ô nhiễm nước và tăng cường cô lập carbon.  Các thực hành tiềm năng khác bao gồm nông nghiệp bảo tồn, nông lâm kết hợp, chăn thả được cải thiện, tránh chuyển đổi đồng cỏ và than sinh học. Các biện pháp canh tác đơn canh hiện tại ở Hoa Kỳ ngăn cản việc áp dụng rộng rãi các thực hành bền vững, chẳng hạn như 2-3 vụ luân canh kết hợp cỏ hoặc cỏ khô với cây trồng hàng năm, trừ khi các mục tiêu phát thải âm như cô lập carbon trong đất trở thành chính sách. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI),  công nghệ nông nghiệp sẽ có tác động lớn nhất đến sản xuất thực phẩm nếu được áp dụng kết hợp với nhau; sử dụng một mô hình đánh giá mười một công nghệ có thể ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, an ninh lương thực và thương mại vào năm 2050, IFPRI nhận thấy rằng số người có nguy cơ bị đói có thể giảm tới 40% và giá lương thực có thể giảm gần một nửa.  Nhu cầu calo của dân số dự kiến ​​của Trái Đất, với các dự đoán biến đổi khí hậu hiện nay, có thể được thỏa mãn bằng cách cải thiện thêm các phương pháp nông nghiệp, mở rộng các khu vực nông nghiệp và tư duy tiêu dùng theo định hướng bền vững. Phụ thuộc năng lượng Kể từ những năm 1940, năng suất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là do việc sử dụng cơ giới hóa, phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng nhiều năng lượng. Phần lớn đầu vào năng lượng này đến từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch.  Giữa những năm 1960 và 1980, Cách mạng xanh chuyển đổi nông nghiệp trên toàn cầu, với sản lượng ngũ cốc thế giới tăng đáng kể (từ 70% đến 390% đối với lúa mì và 60% đến 150% đối với lúa gạo, tùy thuộc vào khu vực địa lý)  khi dân số thế giới tăng gấp đôi. Sự phụ thuộc nặng nề vào hóa dầu đã làm dấy lên mối lo ngại rằng tình trạng thiếu dầu có thể làm tăng chi phí và giảm sản lượng nông nghiệp. Nông nghiệp công nghiệp phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch theo hai cách cơ bản: tiêu thụ trực tiếp vào trang trại và sản xuất các đầu vào được sử dụng trong trang trại. Tiêu thụ trực tiếp bao gồm việc sử dụng dầu nhờn và nhiên liệu để vận hành xe công nông và máy móc. Tiêu thụ gián tiếp bao gồm sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và máy móc nông nghiệp.  Đặc biệt, việc sản xuất phân bón nitơ có thể chiếm hơn một nửa sử dụng năng lượng nông nghiệp.  Cùng với nhau, tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp của các trang trại Hoa Kỳ chiếm khoảng 2% mức sử dụng năng lượng của quốc gia. Tiêu thụ năng lượng trực tiếp và gián tiếp của các trang trại Hoa Kỳ đạt đỉnh vào năm 1979, và từ đó đã giảm dần.  Hệ thống thực phẩm không chỉ bao gồm nông nghiệp mà còn chế biến phi nông nghiệp, đóng gói, vận chuyển, tiếp thị, tiêu thụ và xử lý thực phẩm và các mặt hàng liên quan đến thực phẩm. Nông nghiệp chiếm ít hơn một phần năm sử dụng năng lượng hệ thống thực phẩm ở Mỹ. Các lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp là kinh tế liên quan đến "sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp". Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các lý thuyết chung về tiếp thị và kinh doanh như một lĩnh vực nghiên cứu bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, và phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 20. Mặc dù việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp khá mới mẻ, nhưng các xu hướng chính trong nông nghiệp đã ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế quốc gia và quốc tế trong suốt lịch sử, từ nông dân thuê và nông dân chia sẻ ở miền Nam Hoa Kỳ sau Nội chiến Hoa Kỳ đến hệ thống hào huyền của Nô bản châu Âu. Tại Hoa Kỳ và nơi khác, chi phí thực phẩm liên quan đến sản xuất thực phẩm, phân phối và tiếp thị nông nghiệp, thường được gọi là chuỗi giá trị nông nghiệp, đã tăng trong khi chi phí liên quan đến canh tác đã giảm. Điều này liên quan đến hiệu quả canh tác cao hơn, kết hợp với mức độ gia tăng giá trị gia tăng cao hơn (ví dụ: các sản phẩm được chế biến cao hơn) do chuỗi cung ứng cung cấp. Tập trung thị trường cũng tăng lên trong ngành này, và mặc dù tác động tổng thể của sự tập trung thị trường gia tăng có thể tăng hiệu quả, nhưng các thay đổi phân chia lại thặng dư kinh tế từ các nhà sản xuất (nông dân) và người tiêu dùng, và có thể có hậu quả tiêu cực đối với cộng đồng nông thôn. Các chính sách của chính phủ quốc gia, như thuế, hỗ trợ, thuế quan và các chính sách khác, có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường kinh tế của sản phẩm nông nghiệp. Từ ít nhất là thập kỷ 1960, sự kết hợp của các hạn chế về thương mại, các chính sách về tỷ giá hối đoái và hỗ trợ đã ảnh hưởng đến các nông dân cả ở các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Vào thập kỷ 1980, các nông dân không được hỗ trợ ở các nước đang phát triển đã trải qua các ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách quốc gia tạo ra giá trị quốc tế giảm thấp cho các sản phẩm nông nghiệp. Từ giữa thập kỷ 1980 đến đầu thập kỷ 2000, một số thỏa thuận quốc tế đã giới hạn các thuế quan nông nghiệp, các hỗ trợ và các hạn chế thương mại khác. Tuy nhiên, cho đến năm 2009, vẫn còn một số lượng đáng kể các biến đổi do chính sách trong giá cả các sản phẩm nông nghiệp toàn cầu. Ba sản phẩm nông nghiệp có nhiều biến đổi thương mại nhất là đường, sữa và gạo, chủ yếu do thuế quan. Trong số các loại cây cỏ, hạt hướng dương có nhiều thuế quan nhất, nhưng tổng thể, các ngũ cốc và hạt hướng dương có mức thuế quan thấp hơn nhiều so với các sản phẩm chăn nuôi. Kể từ thập kỷ 1980, các biến đổi do chính sách đã giảm đi nhiều hơn trong các sản phẩm chăn nuôi so với các cây trồng trong các cải cách toàn cầu trong chính sách nông nghiệp. Mặc dù có tiến bộ này, một số loại cây trồng như bông vải vẫn nhận được sự hỗ trợ từ các nước phát triển làm giảm giá cả toàn cầu, gây khó khăn cho các nước đang phát triển có nông dân không được hỗ trợ. Các loại hàng hóa chưa qua chế biến như ngô, đậu nành và gia súc thường được phân loại để chỉ ra chất lượng, ảnh hưởng đến giá nhận được của nhà sản xuất. Thông thường, hàng hóa được báo cáo theo lượng sản xuất, chẳng hạn như thể tích, số lượng hoặc khối lượng. Khoa học nông nghiệp Khoa học nông nghiệp là một lĩnh vực đa ngành rộng lớn trong sinh học bao gồm các phần của khoa học chính xác, tự nhiên, kinh tế và khoa học xã hội được sử dụng trong thực hành và hiểu biết về nông nghiệp. Nó bao gồm các chủ đề như nông học, lai tạo và di truyền cây trồng, bệnh học thực vật, mô hình hoá cây trồng, khoa học đất, côn trùng học, kỹ thuật sản xuất và cải tiến, nghiên cứu về sâu bệnh và quản lý chúng, và nghiên cứu về tác động tiêu cực đối với môi trường như suy thoái đất, quản lý chất thải, và xử lý môi trường bằng thực vật. Nghiên cứu khoa học về nông nghiệp bắt đầu vào thế kỷ 18, khi Johann Friedrich Mayer tiến hành các thí nghiệm về việc sử dụng vôi (sulfate canxi hydrat hóa) làm phân bón. Nghiên cứu trở nên chặt chẽ hơn khi vào năm 1843, John Lawes và Henry Gilbert bắt đầu một loạt các thí nghiệm nông học lâu dài tại Trạm Nghiên cứu Rothamsted ở Anh; một số trong số chúng, như Thí nghiệm Cỏ Công viên, vẫn đang tiếp tục. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Hatch năm 1887 cung cấp tài trợ cho những gì được gọi là "khoa học nông nghiệp" đầu tiên, do sự quan tâm của các nông dân đến phân bón. Trong côn trùng học nông nghiệp, Cục Nghiên cứu Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã bắt đầu nghiên cứu kiểm soát sinh học vào năm 1881; năm 1905, nó thiết lập chương trình lớn đầu tiên tìm kiếm kẻ thù tự nhiên của loài sâu bướm Gypsy và sâu đuôi nâu, khởi tạo các đối thủ ký sinh đơn lẻ (như ong cô đơn) và kẻ thù của cả hai sâu bệnh ở Mỹ. Xem thêm Nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp cộng đồng Nông nghiệp Việt Nam Khuyến nông Thu hoạch: Hoa lợi, hoa màu và nông sản Chú thích Tham khảo Alvarez, Robert A. (2007). "The March of Empire: Mangos, Avocados, and the Politics of Transfer" . Gastronomica, Vol. 7, No. 3, 28-33. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008. Bolens, L. (1997). "Agriculture" in Selin, Helaine (ed.), Encyclopedia of the history of Science, technology, and Medicine in Non Western Cultures. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht/Boston/London, pp. 20–22. Collinson, M. (ed.) A History of Farming Systems Research. CABI Publishing, 2000. ISBN 978-0-85199-405-5 Crosby, Alfred W.: The Columbian Exchange: Biological and Cultural Consequences of 1492. Praeger Publishers, 2003 (30th Anniversary Edition). ISBN 978-0-275-98073-3 Davis, Donald R.; Riordan, Hugh D. (2004). "Changes in USDA Food Composition Data for 43 Garden Crops, 1950 to 1999". Journal of the American College of Nutrition, Vol. 23, No. 6, 669-682. Duplessis, Robert. S. (1997). "Transitions to Capitalism in Early Modern Europe." Cambridge University Press. Friedland, William H.; Barton, Amy (1975). "Destalking the Wily Tomato: A Case Study of Social Consequences in California Agricultural Research". Univ. California at Sta. Cruz, Research Monograph 15. Mazoyer, Marcel; Roudart, Laurence (2006). A history of world agriculture: from the Neolithic Age to the current crisis. Monthly Review Press, New York. ISBN 978-1-58367-121-4 Saltini A. Storia delle scienze agrarie, 4 vols, Bologna 1984-89, ISBN 978-88-206-2412-5, ISBN 978-88-206-2413-2, ISBN 978-88-206-2414-9, ISBN 978-88-206-2414-9 Watson, A.M. (1974). "The Arab agricultural revolution and its diffusion", in The Journal of Economic History, 34. Watson, A.M. (1983). Agricultural Innovation in the Early Islamic World, Cambridge University Press. Wells, Spencer (2003). The Journey of Man: A Genetic Odyssey. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-11532-0 Wickens, G.M. (1976). "What the West borrowed from the Middle East", in Savory, R.M. (ed.) Introduction to Islamic Civilization. Cambridge University Press. Liên kết ngoài Ngành kinh tế Bài cơ bản dài trung bình Nông học Công nghiệp thực phẩm
16245
https://vi.wikipedia.org/wiki/Latte%20macchiato
Latte macchiato
Latte macchiato (phát âm tiếng Việt như là Ma-ki-a-tô) là một loại đồ uống nóng rất được ưa chuộng. Thành phần của nó gồm có cà phê espresso và sữa. Về cơ bản thì latte macchiatio giống như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn. Ở Ý ban đầu loại cà phê này được làm riêng cho trẻ em để chúng cũng được uống "cà phê" như người lớn, vì thế mà lượng caffein trong latte macchiato rất ít. Dần dần người lớn cũng mê loại đồ uống này. Latte machiato được phục vụ kèm ống hút và bánh quy. Thường thì người ta uống latte macchiato bằng một loại cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc latte macchiato đúng nghĩa phải bao gồm 3 tấng phân biệt rõ ràng (xem hình), được rót vào theo thứ tự lần lượt và không trộn lẫn với nhau. Sữa được rót vào cốc đầu tiên, tạo nên tầng thấp nhất có màu trắng. Sau đó là bọt sữa - tầng cao nhất. Cuối cùng người ta rót espresso qua lớp bọt sữa. Bởi lớp sữa chứa nhiều chất béo nên có độ đậm đặc cao hơn cà phê espresso, cho nên lớp cà phê nổi lên trên lớp sữa, tạo thành tầng ở giữa. Bọt sữa của loại sữa giàu béo tồn tại lâu hơn bọt của loại sữa nghèo béo. Thường thì người ta rắc lên trên lớp bọt sữa bột cacao, sôcôla hoặc gia vị (ví dụ như quế) để trang trí. Xem thêm Cà phê latte Tham khảo Cà phê Ẩm thực Ý
16253
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ruby%20%28ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29
Ruby (ngôn ngữ lập trình)
Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có khả năng phản ứng. Theo tác giả, Ruby chịu ảnh hưởng bởi Perl, Smalltalk, Eiffel, Ada và Lisp. Ruby là ngôn ngữ thông dịch và hướng đối tượng. Ruby cung cấp nhiều mẫu hình lập trình, bao gồm lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh, phản xạ. Nó sử dụng hệ thống kiểu biến động và tự động quản lý bộ nhớ tự động. Lịch sử Ruby được tạo ra từ 24 tháng 2 năm 1993, bởi lập trình viên người Nhật Bản tên là Matsumoto Yukihiro (松本 行弘), biệt danh Matz. Phiên bản chính thức 0.95 (Đây là phiên bản công khai đầu tiên của Ruby được công bố tại Nhật Bản) vào ngày 21 tháng 12 năm 1995. Ở phiên bản Ruby 0.95, nó đã có nhiều tính năng quen thuộc trong các phiên bản sau của Ruby, bao gồm thiết kế hướng đối tượng, các lớp với kế thừa, mixin, vòng lặp, xử lý ngoại lệ và thu gom rác. Sau khi phát hành Ruby 0.95 vào năm 1995, một số phiên bản ổn định của Ruby đã được phát hành trong những năm tiếp theo: Ruby 1.0: ngày 25 tháng 12 năm 1996. Ruby 1.2: tháng 12 năm 1998. Ruby 1.4: tháng 8 năm 1999. Ruby 1.6: tháng 9 năm 2000. Tháng 9 năm 2005, phiên bản ổn định mới nhất là 1.8.3. Ruby 1.9 (với một số thay đổi) cũng đang trong quá trình phát triển. Ruby 1.9 Ruby 1.9 được phát hành vào ngày Giáng sinh năm 2007. Hiệu quả với Ruby 1.9.3, phát hành ngày 31 tháng 10 năm 2011, Ruby chuyển từ việc được cấp phép kép theo Giấy phép Ruby và GPL để được cấp phép kép theo Giấy phép Ruby và giấy phép BSD hai điều khoản. Việc chuyển đổi sang phiên bản 1.9 từ 1.8 đã bị chậm lại do nhiều gems phổ biến cần được viết lại. Ruby 1.9 giới thiệu nhiều thay đổi đáng kể so với các phiên bản 1.8. Ví dụ: Giới hạn vùng tham chiếu của các biến cục bộ (các biến cục bộ chỉ được sử dụng ở trong các block mà chúng được khai báo) Bổ sung cú pháp lambda:f = ->(a,b) { puts a + b } Bổ sung cú pháp Hash, sử dụng dấu hai chấm cho các khóa biểu tượng (symbol key):{symbol_key: "value"} == {:symbol_key => "value"} Hỗ trợ mã hóa ký tự theo chuỗi. API socket mới (hỗ trợ IPv6) require_relative nhập khẩu an ninh Ruby 1.9 đã lỗi thời kể từ ngày 23 tháng 2 năm 2015, [32] và nó sẽ không còn nhận được bản sửa lỗi và bảo mật nữa. Người dùng nên nâng cấp lên phiên bản mới hơn. Bảng các phiên bản Ruby Cái tên Ruby Nguồn gốc của cái tên "Ruby" là từ một phiên chat online giữa Matsumoto và Ishitsuka Keiji vào ngày 24 tháng 2 năm 1993, trước khi bất kỳ đoạn mã nào được viết cho ngôn ngữ này. Ban đầu, "Coral" và "Ruby" là hai cái tên được đề xuất. Matsumoto chọn tên sau trong email gửi đến Ishitsuka. Sau này Matz cũng bất ngờ khi phát hiện ra Pearl là viên đá quý tượng trưng cho những người sinh tháng 6, còn Ruby thì tượng trưng cho những người sinh tháng 7. Anh cho rằng cái tên Ruby như thế là phù hợp vì Ruby kế thừa và phát triển nhiều đặc tính từ Perl . Quan điểm Quan điểm chính trong việc thiết kế của Matz là nhằm giảm thiểu các công việc nhàm chán mà họ, các nhà lập trình, buộc phải làm; tiếp đến là nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng (user interface) hiệu quả. Ông nhấn mạnh rằng việc thiết kế hệ thống cần phải tập trung vào con người, hơn là vào máy tính : Often people, especially computer engineers, focus on the machines. They think, "By doing this, the machine will run faster. By doing this, the machine will run more effectively. By doing this, the machine will something something something." They are focusing on machines. But in fact we need to focus on humans, on how humans care about doing programming or operating the application of the machines. We are the masters. They are the slaves. Ngôn ngữ Ruby được thiết kế nhằm theo nguyên tắc ít gây ngạc nhiên nhất (principle of least surprise-POLS), nghĩa là ngôn ngữ hoạt động theo một cách trực quan hay ít nhất đó cũng là nhận xét mà các nhà lập trình đưa ra. Nguyên tắc này không xuất phát từ Matz và, nói chung, Ruby gần với suy nghĩ ít ngạc nhiên nhất của 'Matz' hơn. Ngữ nghĩa Ruby là một ngôn ngữ hướng đối tượng: mỗi giá trị đều là một đối tượng (object), bao gồm các kiểu dữ liệu mà đối với các ngôn ngữ khác, chúng là kiểu cơ bản (primitive) như integer. Mỗi hàm (function) là một phương thức (method). Tên biến (variables) chính là tham chiếu (references) đến các đối tượng, bản thân nó không phải là đối tượng. Ruby hỗ trợ kế thừa (inheritance) với dynamic dispatch, mixin và singleton method (thuộc về, và để định nghĩa cho, một instance đơn hơn là định nghĩa dành cho lớp). Mặc dù Ruby không hỗ trợ đa kế thừa, các lớp vẫn có thể được đưa vào các module dưới dạng các mixins. Cú pháp dạng thủ tục (procedural syntax) vẫn còn được hỗ trợ, có vẻ như là ngoài tầm vực của mọi đối tượng, nhưng thực sự là thuộc một thể hiện của class Object tên là 'main'. Vì class này là cha của mọi class khác, nó trở trên ẩn đối với mọi lớp và đối tượng. Ruby được xem là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình (multi-paradigm programming language): nó cho phép bạn lập trình dạng thủ tục (tạo ra các hàm/biến nằm ngoài phạm vi của các lớp và biến chúng thành một phần của đối tượng gốc, 'self' Object), với khả năng hướng đối tượng (mọi thứ đều là đối tượng) hay hàm (nó có các hàm không có tên (anonymous functions), closures, và continuations; mọi câu lệnh đều có giá trị trả về, và các hàm đều trả về kết quả ước lượng cuối cùng). Nó hỗ trợ mạnh cho tự định kiểu (type introspection), reflection và meta-programming. Theo Ruby FAQ, "Nếu bạn thích Perl, bạn sẽ thích Ruby và sẽ thấy thoải mái với cú pháp của nó. Nếu bạn thích Smalltalk, bạn sẽ thích Ruby và sẽ thấy thoải mái với ngữ nghĩa của nó (semantics). Nếu bạn thích Python, bạn có thể hoặc không thể dừng lại bởi sự khác biệt lớn trong triết lý hiện thực giữa Python và Ruby/Perl." Trình thông dịch Ruby có hai bản thông dịch chính: bộ thông dịch Ruby ban đầu (viết tắt là MRI), bản được dùng phổ biến nhất, và JRuby, bộ thông dịch dựa trên ngôn ngữ Java. Bộ thông dịch Ruby đã được cài đặt trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Unix, Microsoft Windows, DOS, Mac OS X, OS/2, Amiga và một số nền tảng khác. Bản chính thức của Ruby có kèm theo "IRB", là bộ thông dịch dạng dòng lệnh trực tiếp (interactive command-line interpreter) giúp cho việc kiểm tra code nhanh chóng. Quy ước bản quyền Ruby được phân phối tự do theo đăng ký tự do và mã nguồn mở GPL và Ruby License . Tính năng Hướng đối tượng Xử lý ngoại lệ Iterator và closures (dựa vào cách truyền một khối lệnh) Native, biểu thức chính quy như Perl ở mức độ ngôn ngữ Chồng toán tử (operator overloading) Thu hồi rác tự động Tính khả chuyển cao (portable) Có thể chạy đa luồng (multi-threading) trên mọi platforms Khả năng nạp động các DLL/thư viện chia sẻ trên hầu hết mọi platforms. Tự kiểm tra (introspection), reflection và meta-programming Rất nhiều thư viện chuẩn Hỗ trợ dependency injection Continuation và generator (xem ví dụ tại RubyGarden: continuations và generators ) Dùng khối lệnh (code block) Ruby hiện tại vẫn chưa hỗ trợ Unicode, dù chỉ mới hỗ trợ tạm thời cho UTF-8. Những vấn đề mới Mặc dù việc thiết kế Ruby tuân theo nguyên tắc ít gây ngạc nhiên nhất, nhưng một số tính năng khác với các ngôn ngữ khác như C hay Perl: Các tên bắt đầu bằng ký tự hoa được xem là hằng, vì thế biến cục bộ nên bắt đầu bằng ký tự thường. Việc đánh giá Boolean đối với các dữ liệu không phải bool rất chặt chẽ: 0, "" và [] được xem là true: Trong C, biểu thức 0 ? 1: 0 được xem là 0. Trong Ruby, tuy nhiên, nó lại trả về 1, vì số 0 được xem là "một cái gì đó"; chỉ có nil và false mới được xem là bằng false. Một hệ luận đối với quy luật này là theo qui ước, các phương thức của Ruby—ví dụ, biểu thức chính quy tìm kiếm — sẽ trả về các số, chuỗi, danh sách etc. nếu thành công, nhưng lại trả về nil nếu thất bại (ví dụ, không tìm thấy). Để biểu diễn một số thực dấu chấm động, ta phải theo quy tắc dùng ký số zero (99.0) hay chuyển đổi tường minh (99.to_f). Việc dùng dấu chấm là không đủ (99.) vì các số vẫn có thể nhận cú pháp có phương thức. Thiếu một kiểu dữ liệu ký tự ("char"). Điều này có thể gây ngạc nhiên khi duyệt qua chuỗi: "abc"[0] cho ra 97 (một số nguyên, biểu diễn mã ASCII của ký tự đầu tiên trong chuỗi); để lấy được "a" dùng "abc"[0,1] (chuỗi con có chiều dài 1) hay "abc"[0].chr. Một danh sách các lỗi thường gặp ("gotchas") có thể tra trong cuốn sách của Hal Fulton The Ruby Way, trang 48–64. Tuy nhiên, vì danh sách trong cuốn sách là dựa trên phiên bản cũ của Ruby (version 1.6), một số mục đã được sửa đổi sau khi cuốn sách ấn hành. Ví dụ, retry bây giờ làm việc được với while, until và for, cũng như với iterators. Ví dụ Lưu ý: Các ví dụ sử dụng chuỗi ký tự Unicode để chạy được cần đặt một biến môi trường là $KCODE="u". Hay là chạy #ruby với tùy chọn là -K u vẫn được. Xem thêm những hạn chế của phiên bản Ruby hiện tại với Unicode tại ruby và unicode # Mọi thứ, kể cả tầm thường nhất, là một đối tượng. Vì thế những ví dụ dưới đều chạy được: -199.abs # => 199, abs: giá trị tuyệt đối "ruby is cool".length # => 12 "Rick".index("c") # => 2 "Nice Day Isn't It?".split(//).uniq.sort.join # => " '?DINaceinsty" Input print 'Làm ơn gõ tên >' name = gets.chomp puts "Chào #{name}." Hội thoại puts 'Cho tôi con số của bạn' number = gets.chomp puts number.to_i output_number = number.to_i + 1 puts output_number.to_s + ' là một con số lớn hơn.' Mảng Khởi tạo và sử dụng một mảng: a = [1, 'chào', 3.14, 1, 2, [4, 5]] a[2] # => 3.14 a.reverse # => [[4, 5], 2, 1, 3.14, 'chào', 1] a.flatten.uniq # => [1, 'chào', 3.14, 2, 4, 5] Khởi tạo và xây dựng một mảng kết hợp (Ruby gọi là hash): hash = Hash.new # Tương đương với hash = {} hash = {:water => 'wet',:fire => 'hot'} # Đoạn mã đầu trở nên dư thừa khi # đưa cho hash một đối tượng hash riêng biệt mới puts hash[:fire] # Xuất ra "hot" hash.each_pair do |key, value| # Hoặc: hash.each do |key, value| puts "#{key} is #{value}" end # Trả về {:water => 'wet',:fire => 'hot'} và xuất ra: # water is wet # fire is hot hash.delete:water # Hủy cặp giá trị:water => 'wet' và trả về "wet" hash.delete_if {|key, value| value == 'hot'} # Hủy cặp giá trị:fire => 'hot' và trả về {} Cấu trúc rẽ nhánh Mệnh đề If:# Tạo ra một số ngẫu nhiên và in ra số đó là chẵn hay lẻ. if rand(100) % 2 == 0 puts "Là số chẵn" else puts "Là số lẻ" end Block và iterator 2 cách để tạo một đoạn block:{ puts 'Xin chào, thế giới!' } # lưu ý dấu ngoặc # hoặc: do puts 'Xin chào, thế giới!' end Một block có thể được truyền đến một hàm (method) như một tham số tùy chọn. Nhiều hàm được cài sẵn có tham số như vậy:File.open('file.txt', 'w') do |file| # 'w' biểu thị "chế độ ghi chép" file.puts 'Viết gì đó' end # Tập tin sẽ tự động đóng ở đây File.readlines('file.txt').each do |line| puts line end # => 'Viết gì đó'Thông số đi qua block để trở thành closure (ví dụ): # Trong một biến thể hiện đối tượng (biểu thị bằng '@'), hãy lưu block này. def remember(&p) @block = p end # Dùng hàm trên, cho block đó một cái tên. remember {|ten| puts "Xin chào, #{ten}!"} # Dùng closure (lưu ý rằng điều này không có áp dụng tự do cho các biến khác):! @block.call("Tèo") # Xuất ra "Xin chào, Tèo!" Tạo ra một hàm ẩn danh:proc {|arg| puts arg} Proc.new {|arg| puts arg} lambda {|arg| puts arg} ->(arg) {puts arg} # được giới thiệu ở Ruby 1.9 Trả về closure từ một hàm:def create_set_and_get(initial_value=0) # Lưu ý initial_value là 0 closure_value = initial_value [ Proc.new {|x| closure_value = x}, Proc.new { closure_value } ] end setter, getter = create_set_and_get # Trả về hai giá trị setter.call(21) getter.call # => 21 # Biến tham số cũng có thể được sử dụng như là một liên kết cho closure, # Vậy nên hàm trên có thể được viết lại như sau: def create_set_and_get(closure_value=0) [ proc {|x| closure_value = x }, proc { closure_value } ] endTrong một hàm, có thể thay đổi block vào lúc gọi hàm: def bfs(e) q = [] e.mark yield e q.push e while not q.empty? u = q.shift u.edge_iterator do |v| if not v.marked? v.mark yield v q.push v end end end bfs(e) {|v| puts v} Duyệt lần lượt trên enumation và mảng bằng cách dùng block: a = [1, 'chào', 3.14] a.each {|item| puts item} # Xuất ra toàn bộ phần tử (3..6).each {|num| puts num} # Xuất ra các số từ 3 đến 6 Block cũng có thể dùng với các hàm dựng sẵn: File.open('taptin.txt', 'w+b') do |taptin| taptin.puts 'Viết linh tinh gì đó.' end # File được tự động đóng lại tại đây Hay: IO.readlines('taptin.txt') do |dòng| # Xử lý từng dòng ở đây. end Sử dụng enumeration và block để xuất ra lũy thừa 2 của các số từ 1 đến 10: (1..10).collect {|x| x*x} => [1, 4, 9, 16, 25, 36, 49, 64, 81, 100] Lớp Đoạn mã sau định nghĩa một lớp tên là Person. Bên cạnh phương thức khởi tạo initialize, là phương thức được gọi đến khi cần tạo đối tượng mới, lớp này còn có 2 phương thức khác: một là ghi đè lên toán tử so sánh <=> (vì thế Array#sort có thể sắp xếp theo tuổi) và hai là là ghi đè lên phương thức to_s (vì thế Kernel#puts có thể định dạng đầu ra của nó). Ở đây, attr_accessor là một ví dụ của meta-programming trong Ruby: nó định nghĩa các phương thức dạng getter và setter của biến thực thể, trong khi attr_reader các phương thức dạng 'getter'. Và, câu lệnh cuối cùng trong một phương thức là giá trị trả về của nó, điều này cho phép bỏ qua lệnh return. class Person attr_reader:name,:age def initialize(name, age) @name, @age = name, age end def <=>(person) # Định nghĩa toán tử so sánh @age <=> person.age end def to_s "#{@name} (#{@age})" end end group = [ Person.new("Bob", 33), Person.new("Chris", 16), Person.new("Ash", 23) ] puts group.sort.reverse Đoạn mã trên in ra ba tên theo tuổi giảm dần: Bob (33) Ash (23) Chris (16) Ngoại lệ Một trường hợp ngoại lệ được đưa ra với lệnh raise:raiseCó thể thêm một thông báo tùy chọn:raise "Đây là một thông báo"Ngoại lệ cũng có thể xác định bởi các lập trình viên:raise ArgumentError, "Tranh luận bất hợp pháp!"Ngoài ra, một thực thể của lớp Ngoại lệ có thể tạo ra được với biến raise như sau:raise ArgumentError.new("Tham số không phù hợp!") Một vài ví dụ Có thể tìm thấy các code mẫu của Ruby dưới dạng các thuật toán tại: Exponentiating by squaring Linear search Quicksort Hệ điều hành Ruby có thể chạy trên các hệ điều hành sau: Các họ hàng của Unix DOS Microsoft Windows 95/98/XP/NT/2000/2003 Mac OS X BeOS Amiga Acorn RISC OS OS/2 Syllable Có thể còn thêm một số platform khác. Chương trình "Hello world" viết dòng này vào file hello.rb puts "chao The gioi" và chạy thử ~>ruby hello.rb Các kiểu dữ liệu Cú pháp Cú pháp trong Ruby tương tự như Perl and Python. Lớp và phương thức được định nghĩa thông qua các từ khóa, ngoài ra khối (block) còn có thể được định nghĩa bằng cặp dấu ngoặc nhọn {}. Khác với Perl, biến số (variable) không nhất thiết phải bắt đầu bằng dấu $, và nếu sử dụng sẽ thay đổi phạm vi của biến số. Các kí tự xuống dòng (line breaks) cũng như dấu chấm phẩy ; phân chia các mệnh đề (statement) với nhau. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất so với Perl và Python là Ruby ẩn hoàn toàn các biến của thực thể (instance) và chỉ có thể truy cập và chỉnh sửa chúng thông qua các phương thức (như attr_writer, attr_reader). Các ứng dụng Ruby Application Archive đóng vai trò là một kho lưu trữ đủ loại ứng dụng và các thư viện viết bằng Ruby, với hàng ngàn mục. Mặc dù số lượng ứng dụng sẵn có không lớn bằng với cộng đồng của Perl hay Python, vẫn có đủ loại công cụ và tiện ích nhằm hỗ trợ cho việc phát triển ngôn ngữ trong tương lai. Tham khảo Xem thêm Duck typing RubyGems (tiện ích quản lý các gói viết bằng Ruby) Ruby on Rails (một framework dành cho phát triển ứng dụng Web viết bằng Ruby) Liên kết ngoài Ruby language home page Giáo trình Tự học Ruby bằng tiếng Việt Ruby Garden Programming Ruby —Full text of first edition of the book by David Thomas & Andrew Hunt, ISBN 0-201-71089-7 Why's Poignant Guide to Ruby Learning to Program very basic tutorial for non-programmers About the name 'Ruby' Ruby FAQ Quick Reference Ruby Application Archive (RAA) JRuby The Ruby Documentation project Ruby Forum RubyForge RedHanded —Daily Ruby news and more Ruby Newcomers Advice Getting started with Ruby RubyGems—the Ruby standard for publishing and managing third party libraries VnRuby —Hội nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ Ruby của Việt Nam Full Ruby on Rails Tutorial Lập trình hướng đối tượng Ngôn ngữ văn lệnh Tiêu chuẩn ISO Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Họ ngôn ngữ lập trình Smalltalk
16254
https://vi.wikipedia.org/wiki/Norman%20Schwarzkopf%20Jr.
Norman Schwarzkopf Jr.
H. Norman Schwarzkopf, Jr. ("Stormin' Norman"; 22 tháng 8 năm 1934 – 27 tháng 12 năm 2012) là Đại tướng Tư lệnh Bộ tư lệnh Trung Đông, Quân đội Hoa Kỳ (1988–1991). Tiểu sử binh nghiệp H. Norman Schwarzkopf tốt nghiệp thủ khoa trường Thiếu sinh quân Valley Forge (Valley Forge Military Academy) năm 1952. Ông là một trong 5 sinh viên sĩ quan toàn quốc được nhận vào trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ West Point qua chương trình tuyển sinh dạnh dự quân đội (military honor appointment) dành cho các học sinh xuất sắc của các trường thiếu sinh quân tại Hoa Kỳ. 1956 tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ West Point, ra trường ông chọn binh chủng Nhảy dù. 1957 được bổ nhiệm Đại đội phó của đại đội E, chiến đoàn 2/187, sư đoàn 101 Nhảy dù, và thăng cấp Trung úy cùng năm. 1959 bổ nhiệm Trung đội trưởng Trinh sát, Sư đoàn 6 Bộ binh Hoa Kỳ. 1960 bổ nhiệm Tùy viên quân sự cho Đại tướng Charles E. Johnson III, Bộ Tư lệnh Berlin. 1961 được thăng cấp Đại úy, và theo học khoá huấn luyện chiến thuật bộ binh cao cấp (advanced infantry tactics course) tại Fort Benning, Georgia. 1962–1964 được tuyển chọn theo học và tốt nghiệp bằng Cao học Kỹ thuật Hỏa tiễn Điều không (guided missle engineering) tại Đại học USC. 1964 được tuyển vào ban giảng huấn Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ và trở lại West Point giảng dạy. 1965 tình nguyện sang Việt Nam, phục trong Đội 162, Bộ Tư lệnh Yểm trợ Quân sự Việt Nam (MACV Team 162). Đội 162 gồm các cố vấn thuộc binh chủng Nhảy dù Hoa Kỳ, và được bổ nhiệm về Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, Lữ đoàn Nhảy dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 1965–1966 tham chiến trong các trận Pleiku, Đức Cơ, Ia Drang, Bồng Sơn, Tam Kỳ; là cố vấn trưởng cho Trung tá Ngô Quang Trưởng trong chiến dịch Ia Drang năm 1966 và được thăng cấp Thiếu tá; được tưởng thưởng 2 Anh dũng Bội tinh với ngôi sao sao bạc và 3 Anh dũng Bội tinh với ngôi sao đồng. 1967 trở lại West Point giảng dạy ngành bộ binh. 1968 được tuyển chọn theo học khóa Tham mưu Trung cấp (Command and General Staff College) tại Fort Leavenworth, Kansas và được thăng cấp Trung tá cùng năm. 1969, tình nguyện trở lại Việt nam, và được bổ nhiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/6, Lữ đoàn 198, Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa Kỳ. 1970 trở lại Hoa Kỳ và phục vụ trong tại Phòng 1 Bộ Tổng tham mưu Quân lực Hoa Kỳ, Khối Bộ binh, tại Ngũ Giác Đài. 1972 được tuyển chọn vào Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ (US Army War College). 1974 được thăng cấp Đại tá, và được bổ nhiệm Lữ đoàn phó Lữ đoàn 172 Bộ binh thuộc Bộ Tư lệnh Alaska. 1976 được bổ nhiệm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1, Sư đoàn 9 Bộ binh và thăng cấp Chuẩn tướng. 1978 được bổ nhiệm Chỉ huy phó Phòng 3 Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command). 1980 được bổ nhiệm Tư lệnh phó Sư đoàn 8 Bộ binh Thiết vận (8th Mechanized Infantry Division). 1983 được thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 24 Bộ binh Thiết vận (24th Mechanized Infantry Division), thuộc Quân đoàn 18 Nhảy dù (XVIII Airborne Corps), Bộ Tư lệnh Trung Đông Quân lực Hoa Kỳ (US Central Command). 1984, được bổ nhiệm Tư lệnh phó Chiến Đoàn đặc nhiệm thủy bộ đổ bộ vào Grenada giải cứu các con tin Mỹ. Sau chiến dịch Grenada được thăng cấp Trung tướng. 1986 được bổ nhiệm Quân đoàn trưởng Quân đoàn I, với bộ tư lệnh tại Fort Lewis, Washington. 1987 được bổ nhiệm Tham mưu phó Lục quân (Army's Deputy Chief of Staff). 1988 được thăng cấp Đại tướng và nhận chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung Đông Quân lực Hoa Kỳ. 1991 chỉ huy lực lượng Đồng Minh trong chiến Tranh vùng Vịnh (Gulf War) và trong vòng 4 ngày, đánh tan toàn bộ quân đội Iraq, bắt sống hơn 60.000 tù binh, giải phóng Kuwait. Với chiến công vùng Vịnh, được nhận rất nhiều huy chương của quân lực Mỹ và các nước đồng minh, gồm Anh, Pháp, Mỹ, và một số nước Trung Đông. Sau chiến thắng, từ chối không nhận chức vụ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ và về hưu cùng năm. Nhận định tốt về H. Norman Schwarzkopf Nhận định không tốt về H. Norman Schwarzkopf Tham khảo It doesn’t Take A Hero, H. Norman Schwarzkopf, Bantam Books, New York, 1992 Schwarzkopf, H. Norman Schwarzkipf, H. Norman Sinh năm 1934 Mất năm 2012 Cựu sinh viên Đại học Nam California Bắc Đẩu Bội tinh Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Người viết hồi ký Mỹ Người Mỹ gốc Đức Người khỏi bệnh ung thư Người từ Trenton, New Jersey
16260
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ng%E1%BB%8Dt
Nước ngọt
''Bài này nói về nước ngọt có trong tự nhiên. Xin xem thêm Nước ngọt (định hướng). Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri chloride (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. (Xem thêm Độ mặn hay độ muối). Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết (xem thêm Vòng tuần hoàn nước). Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác. Xem thêm nguồn nước. Thậm chí trên tàu thuyền hay trên các đảo giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt nước ngọt chứ không phải thiếu nước nói chung do nước biển là nước mặn và không thể sử dụng trực tiếp để uống. Đối với các loài cá và các loài sinh vật khác sinh sống dưới nước thì nồng độ của natri chloride hòa tan trong nước là một yếu tố quan trọng cho sự sống của chúng. Phần lớn các loài không thể sống trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, mặc dù có một số loài có thể sống trong cả hai môi trường. Cá nước mặn sinh sống chủ yếu ở các vùng nước mặn có độ chứa muối cao và chúng cố gắng thải các loại muối ra khỏi cơ thể nhiều đến mức có thể đồng thời với việc giữ lại nước. Cá nước ngọt thì làm việc ngược lại: Chúng có quá nhiều nước và có rất ít muối. Định nghĩa định lượng Nước ngọt được định nghĩa như là nước chứa ít hơn 0,5 phần nghìn các loại muối hòa tan. Các khối nước ngọt trong tự nhiên có phần lớn các hồ và ao, sông, một số khối nước ngầm cũng như nhiều khối nước ngọt chứa trong các vật thể do con người tạo ra, chẳng hạn các kênh đào, hào rãnh và hồ chứa nước nhân tạo. Nguồn chủ yếu tạo ra nước ngọt là giáng thủy từ khí quyển trong dạng mưa hay tuyết. Xem thêm Nước uống Nước mặn Nước lợ Khử nước Khử mặn Khử phèn Ghi chú Thủy sinh thái học Thủy văn học Ngọt
16268
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFp%20c%E1%BA%ADn%20truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng
Tiếp cận truyền thống
Cách tiếp cận truyền thống là cách tiếp cận mục tiêu giáo dục phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới khoảng 2 - 3 thập kỷ trước. Yêu cầu cơ bản của cách tiếp cận này là làm cho người học đạt được các mục tiêu giáo dục. Các mục tiêu này được xác định dựa trên 3 nguồn thông tin chủ yếu: người học, thực tiễn cuộc sống (xã hội) và ý kiến các chuyên gia. Căn cứ người học ở đây được xác định dựa trên trình độ chung của người học trong một hệ thống giáo dục chứ không phải nhu cầu, sở thích cá nhân, ví dụ: Theo các nhà giáo dục Liên Xô cũ trước đây thì hệ thống kinh nghiệm xã hội cần truyền thụ cho thế hệ trẻ (học sinh phổ thông) bao gồm: Hệ thống kiến thức: Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội nhằm giúp cho người học có bức tranh chân thực về thế giới tự nhiên và xã hội. Hệ thống kỹ năng về phương pháp nhận thức thế giới và tư duy. Hệ thống kiến thức, kỹ năng về phương pháp tái tạo thế giới. Hệ thống kiến thức, kỹ năng về phương pháp sáng tạo thế giới. Hệ thống kiến thức, kỹ năng về quan hệ con người với thế giới xung quanh (tự nhiên, xã hội) và với con người. Nhận xét của các chuyên gia giáo dục: đây là cách tiếp cận quan tâm đến việc tiếp thu hệ thống tri thức, kỹ năng và thái độ được xác định theo một chuẩn mực có thể đo lường, đánh giá được. Cách tiếp cận mục tiêu giáo dục truyền thống cũng là cách tiếp cận mục tiêu đang được sử dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Tham khảo Lý thuyết giáo dục
16293
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ng%E1%BB%8Dt%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Nước ngọt (định hướng)
Nước ngọt trong tiếng Việt có thể là: Nước có trong tự nhiên với nồng độ các ion thấp. Xem bài nước ngọt Các loại đồ uống không chứa cồn và chủ yếu là các loại đồ uống được cacbonat hóa như nước sô đa, Coca-Cola, Pepsi-Cola, Sprite, 7 Up v.v. Các loại đồ uống như nước chè (trà), cà phê, ca cao v.v mặc dù cũng không chứa cồn nhưng không được gọi là nước ngọt. Xem bài nước ngọt (công nghiệp).
16300
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n%20nh%C3%A2n
Thuyền nhân
Về bộ phim Hồng Kông năm 1982, xem Thuyền nhân (phim) Thuyền nhân, dịch từ chữ boat people trong tiếng Anh, là thuật ngữ thường chỉ những người nhập cư bất hợp pháp hoặc người tị nạn xuất cư bằng thuyền trong nhóm nhiều người. Thuyền thường cũ và được đóng sơ sài, không dùng thích hợp để đi biển và không an toàn. Thuật ngữ này ra đời từ cuối thập niên 1970 khi một số lượng lớn người rời khỏi đất nước vì nhiều lý do sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975 và Việt Nam trở thành một quốc gia theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Thuyền nhân Việt Nam Thuyền nhân từ Bắc Phi và Trung Đông Ngày nay, hiện tượng vượt biển trái phép để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn cũng đang diễn ra phổ biến ở Bắc Phi (điểm đến là các nước châu Âu vùng Địa Trung Hải) và các quốc gia vùng Caribe (điểm đến là Mỹ). Địa Trung Hải đang trở thành tuyến đường chính được người di cư sử dụng để vào các nước Liên minh châu Âu một cách trái phép. Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong số 283.000 người nhập cư trái phép bị bắt khi vào EU trong năm 2014, có hơn 220.000 người tới qua Biển Địa Trung Hải, trong đó 171.000 người tới Italy thông qua tuyến đường này. Phần lớn những người nhập cư đến từ Nam sa mạc Sahara châu Phi và từ Trung Đông, chủ yếu là Syria và Iraq. Những người này chạy trốn khỏi xung đột tại đất nước mình và chọn Libya - đất nước cũng đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, làm điểm xuất phát để vượt biển Sau phong trào Mùa xuân Ả Rập, hàng loạt các quốc gia Trung Đông rơi vào chiến tranh. Hàng trăm nghìn người di cư để chạy trốn chiến tranh và đói nghèo từ Trung Đông và Bắc Phi đổ tới các nước trong Liên minh châu Âu (EU). Hàng nghìn người trong số họ đã thiệt mạng trên Địa Trung Hải, nhiều người khác bỏ mạng trong cuộc di cư trên đất liền Từ chối nhập cư Sau 1992, những người nhập cảnh trái phép vào nước Úc được xếp dạng di dân bất hợp pháp và đều bị giam trong các trại giam di dân theo một tu chính của Đạo luật Di trú 1985. Dư luận Úc có nhiều thay đổi trong thời gian dài về vấn đề thuyền nhân. Cuối thập niên 1970, có 20-32% không muốn ai được ở lại. Đến năm 1993, con số này tăng lên 44%, với 46% ủng hộ giam giữ bắt buộc. Năm 2001, 71% đồng ý chính sách giam giữ trong thời gian xét đơn tị nạn. Đến giữa năm 2011, hơn 100 thuyền nhân Việt Nam vẫn còn bị giam trong các trại này. Chính phủ Úc xem vấn đề người xin tị nạn là một vấn đề chính trị nhạy cảm tại quốc gia này. Năm 2011, một thỏa thuận giữa chính phủ Úc và Malaysia được ký kết. Trong đó, Malaysia sẽ nhận 800 thuyền nhân bị chặn tại Úc, đổi lại, Úc sẽ nhận 4.000 người nhập cư đã đăng ký từ nước này trong vòng bốn năm tới, bất kể sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền chỉ về thỏa thuận này. Lý do họ đưa ra là Malaysia vẫn chưa ký Công ước Liên Hợp Quốc về người tị nạn, và các nhóm nhân quyền nói người xin tỵ nạn thường xuyên bị ngược đãi tại nơi này. Trước đây, chính phủ Úc đã sử dụng các hình ảnh video thương tâm của những người sống trong trại tạm giữ hoặc mất mạng trên biển khơi, nhằm cảnh báo các thuyền nhân khác tiếp tục nhập cư. Với nỗ lực ngăn chặn người xin tỵ nạn, chính phủ Úc đã đồng thời cho đăng tải đoạn băng ghi hình trên kênh YouTube, quay cảnh các thuyền nhân bị trục xuất bằng máy bay và gửi đến Malaysia ở tám ngôn ngữ, hướng đến các đối tượng người Iran, Afghanistan, Sri Lanka và Iraq. Phóng viên BBC Nick Bryant từ Sydney cho biết, đoạn băng hình nhằm chuyển đi thông điệp rằng những ai muốn tìm đường tới Úc xin tị nạn sẽ có kết cục ở Malaysia. Ngày 17 tháng 4 năm 2015, một tờ báo Úc nói chính phủ Úc sẽ trao trả gần 50 người Việt Nam xin tị nạn bằng đường biển. 15 cuộc trở về bằng nhiều hình thức, áp dụng cho người xin tị nạn từ nước ngoài, đã diễn ra từ tháng 9 năm 2013. Trong số này có các tàu bị đưa trả về Indonesia và Sri Lanka. Tháng Bảy 2013, Úc đã đưa người xin tị nạn vào các trại tạm giữ ở hai đảo của Papua New Guinea. Họ không được phép tái định cư tại Úc ngay cả nếu được kết luận là những người tị nạn thực sự. Xem thêm Chương trình Ra đi có Trật tự Cap Anamur Di cư của người Việt Nam Viện Bảo tàng Người Việt Chú thích Tham khảo Grant Evans, Kelvin Rowley (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon, London: Verso. Nguyen Van Canh. Vietnam Under Communism. Stanford, CA: Hoover Institution Press of Stanford University, 1983. Liên kết ngoài Các hình ảnh về những ngày cuối cùng trước khi Saigon thất thủ của các PV Nước ngoài Văn khố thuyền nhân Việt Nam Chạy trốn từ Đông Dương: của Cao ủy Tị nạn LHQ "Boat people - a refugee crisis" của Canadian Broadcasting Corporation "Les réfugiés de la mer" của Société Radio-Canada Sơ lược lịch sử tị nạn Việt Nam. Chuyện kể Hành Trình Biển Đông, hồi ký nhiều tác giả. Viết về Thuyền nhân Thuyền nhân: Boat People T Sự kiện lịch sử Việt Nam Phim năm 1982 Phim Hồng Kông Phim Trung Quốc Phim tiếng Quảng Đông
16307
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u
Nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm "hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới." Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới. Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại. Các hình thức nghiên cứu bao gồm: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kinh doanh, thị trường... Cách tiếp cận nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau có thể rất khác nhau. Định nghĩa Nghiên cứu có nhiều định nghĩa khác nhau. Martyn Shuttleworth cho rằng: "Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa của nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức." Creswell định nghĩa: "Nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề." Nó bao gồm ba bước: Đặt câu hỏi, thu thập dữ liệu để trả lời cho câu hỏi, và trình bày câu trả lời cho câu hỏi đó. Từ điển Trực tuyến Merriam-Webster thì chi tiết hơn: Nghiên cứu là "một truy vấn hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay thể nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải sự kiện, sự thay đổi những lý thuyết hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ kiện mới, hay sự ứng dụng thực tiễn những lý thuyết hay định luật mới hay đã được thay đổi đó." Các hình thức nghiên cứu Nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Nó có thể giúp tạo ra những ứng dụng thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ, và các nhóm tư nhân, bao gồm nhiều công ty. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy theo lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Nghiên cứu khoa học là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của một cơ sở học thuật. Nghiên cứu trong các ngành nhân văn liên quan đến những phương pháp khác nhau, chẳng hạn chú giải văn bản cổ và ký hiệu học, và một nhận thức luận khác, mang tính chất tương đối luận hơn. Các học giả trong các ngành nhân văn thường không tìm một câu trả lời đúng tối hậu cho một câu hỏi, mà khảo sát những vấn đề và đặc điểm liên quan đến câu trả lời đó. Bối cảnh ở đây rất quan trọng, và nó có thể mang tính xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, hay chủng tộc. Một ví dụ về nghiên cứu trong các ngành nhân văn là nghiên cứu lịch sử, bao hàm trong phương pháp sử học. Các nhà sử học sử dụng những tài liệu gốc và những bằng chứng khác để khảo sát một cách hệ thống một chủ đề, và từ đó viết ra lịch sử theo hình thức kể lại quá khứ. Nghiên cứu nghệ thuật, còn gọi là "nghiên cứu dựa trên thực hành", có thể diễn ra khi công trình sáng tạo được xem vừa là một sự nghiên cứu vừa là một đối tượng của nghiên cứu. Lịch sử Thomas Kuhn, trong cuốn sách của ông Cấu trúc của cách mạng khoa học,tìm ra một lịch sử thú vị và phân tích quá trình phát triển của nghiên cứu. Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu cơ bản (hay nghiên cứu nền tảng, nghiên cứu thuần túy) được thực hiện bởi sự tò mò hoặc đam mê của nhà khoa học để trả lời những câu hỏi khoa học. Động lực để thôi thúc họ là mở rộng kiến thức chứ không phải là kiếm lợi nhuận, do đó không có một lợi nhuận kinh tế nào từ kết quả của nghiên cứu cơ bản. Lấy ví dụ, mục đích khoa học cơ bản là tìm câu trả lời cho những câu hỏi đại loại như: Vũ trụ hình thành như thế nào? Cấu trúc của proton, neutron, nucleon bao gồm những gì? Có gì đặc biệt trong cấu trúc gen di truyền của loài ruồi giấm? Phần lớn các nhà khoa học cho rằng những hiểu biết một cách cơ bản, nền tảng về tất cả các khía cạnh của khoa học là thiết yếu cho phát triển. Nói một cách khác, nghiên cứu cơ bản đặt nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng tiếp bước. Nếu coi Nghiên cứu cơ bản là bước đi trước thì sự tiếp nối ứng dụng có thể chính là từ kết quả nghiên cứu này. Nghiên cứu cơ bản có vai trò quan trọng như thế nào trong quá khứ? Chúng ta đã được biết đến nhiều ví dụ mà ở đó nghiên cứu cơ bản đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của khoa học. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu. Sự hiểu biết của chúng ta về Gen và di truyền học đạt được là do thành quả to lớn trong việc nghiên cứu Đậu Hà Lan của thầy tu Gregor Mendel vào những năm 1860 và các thí nghiệm về ruồi giấm của nhà bác học T.H. Morgan những năm đầu thế kỷ 20. Việc sử dụng đậu Hà Lan, ruồi giấm - những sinh vật có cấu trúc đơn giản sẽ dễ làm thí nghiệm hơn so với các dạng sống cao hơn. Ngày nay loài ruồi giấm vẫn được sử dụng trong nghiên cứu khoa học (ví dụ đề án Human Genome Project –Dự án về Gen người)DNA đang được xem như "chìa khóa cuộc sống". Ngày nay, cấu trúc xoắn ốc của cặp DNA đã được giảng dạy trong các trường trung học, nhưng vào đầu những năm 1950, cấu trúc của DNA mới được xác định. Bằng cách tập hợp dữ liệu từ các nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học khác, James Watson và Francis Crick đã khám phá ra cấu trúc tạo nên phân tử DNA vào năm 1953. Việc xác định được cấu trúc của DNA là chìa khóa quan trọng để chúng ta hiểu được cách thức hoạt động của DNA. Ngày nay, rất nhiều thiết bị điện tử (ví dụ: đài radio, máy phát điện...) được phát triển từ nghiên cứu cơ bản của nhà bác học Michael Faraday vào năm 1831. Ông ta khám phá ra nguyên lý điện từ trường, đó là mối liên hệ giữa điện và từ. Tại viện nghiên cứu cao cấp về nguồn sáng LBNL, tia X đã được sử dụng để dò bên trong mẫu vật liệu rất nhỏ. Nhưng hiểu biết của chúng ta về tính chất của tia X đã được bắt đầu với những nghiên cứu cơ bản của Wilhelm Rontgen vào năm 1895. Năm 1931, Ernest O. Lawrence đã phát minh ra nguyên lý đầu tiên của máy gia tốc, đó là thiết bị cho phép các nhà khoa học gia tốc cho các nguyên tử đơn tới tốc độ rất lớn. Không lâu sau đó, phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) đã được thành lập. Hàng loạt các nghiên cứu cơ bản tại LBNL đã khám phá ra nhiều loại đồng vị phóng xạ. Một số đồng vị như cacbon-14, cobalt-60, hydrogen-3 (tritium), iôt-131, và tecneti-99—sau đó đã trở thành các công cụ nghiên cứu quan trọng cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực sinh học, cổ sinh vật, và khảo cổ học, hoặc hỗ trợ đắc lực trong việc điều chế vacxin chống lại bệnh tật. Nghiên cứu về đồng vị phóng xạ tại LBNL cũng đã bao gồm cả việc tạo ra 15 nguyên tố nặng. Albert Ghiorso, người đồng phát minh tiếp 12 nguyên tố nặng, đã giải thích rằng quá trình tìm kiếm các nguyên tố mới do con người tự tạo ra là một cuộc phiêu lưu đáng giá. Mỗi nhà khoa học kể trên đã cố gắng nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của các hiện tượng mà họ đang tìm. Chỉ đến ngày nay chúng ta mới có thể thấy được thành quả thực sự các nghiên cứu của họ! Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu ứng dụng được tiến hành để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới đương đại, không phải chỉ là hiểu để mà hiểu (kiến thức vị kiến thức). Có thể nói một cách khác rằng kết quả của các nhà nghiên cứu ứng dụng là để cải thiện cuộc sống con người. Lấy ví dụ, các nhà nghiên cứu ứng dụng có thể điều tra nghiên cứu các cách để: Nâng cao năng suất của sản xuất lương thực. Xử lý hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó. Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà, văn phòng hoặc các mô hình khác. Một số nhà khoa học cho rằng đã đến lúc để chúng ta nên chuyển đổi trọng tâm từ nghiên cứu cơ bản thuần túy sang khoa học ứng dụng. Theo hướng này, họ cảm thấy, rất cấp bách phải giải quyết các vấn đề từ quá tải dân số toàn cầu, ô nhiễm môi trường, cho đến sự sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên tự nhiên. Nghiên cứu ứng dụng đã trở nên quan trọng như thế nào trong quá khứ? Có rất nhiều ví dụ trong quá khứ ở đó các nghiên cứu ứng dụng đã đóng góp lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, ứng dụng đã có một quãng thời gian dài chuyển hóa trước khi các nhà khoa học có được kiến thức tốt và cơ bản về vấn đề khoa học liên quan. (Có thể hình dung một nhà khoa học đứng trong phòng nghiên cứu với những suy nghĩ trong đầu, anh ta tự hỏi mình: "Tôi biết là nó chạy được, nhưng tôi chỉ chưa thực sự hiểu nó chạy như thế nào!"). Dưới đây là một số ví dụ: Trong những năm 1950, đèn chân không được sử dụng làm triode (đèn ba cực) trong các thiết bị điện tử như trong đài phát thanh. Vào năm 1948, 3 nhà nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm Bell thuộc AT& T (John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley) phát minh ra transistor, một loại đèn ba cực bán dẫn, sau đó đã trở thành cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp điện tử. Sau đó 10 năm, từ transistor mà nhà nghiên cứu Jack Kilby đã phát minh ra mạch tích hợp (thường dùng trong các vi xử lý). Vacxin giúp chống lại các loại bệnh tật và cứu sống nhiều người mỗi năm. Lần đầu tiên vacxin được sử dụng đó là vào cuối những năm 1790. Edward Jenner đã phát triển một kỹ thuật để tạo ra vacxin cho người giúp chống lại bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người. Gần đây, Jonas Salk đã phát triển một loại vacxin bại liệt vào năm 1953; dạng viên uống của loại vacxin này đã được Albert Sabin cung cấp vào năm 1961. Một trường hợp may mắn nổi tiếng trong khoa học được ghi nhận vào năm 1928. Ngài Alexander Fleming trong lúc đang cố tìm các chất hóa học phản ứng như chất kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn. Một mẫu Penicilin vô tình rơi vào mẫu thí nghiệm của ông ta. Ông ngay lập tức nhìn thấy rằng các vi khuẩn xung quanh mẫu không thể lớn lên được, có nghĩa là mẫu này đã cung cấp một kháng khuẩn tự nhiên. Sau nhiều năm nghiên cứu để cô lập và tinh chế, lần đầu tiên thuốc kháng sinh Penicilin được đưa vào thị trường. Fleming nói rằng: "Tự nhiên đã tạo ra Pennicilin và tôi chỉ là người tìm ra nó". Khóa Velcro (vải dán) đã được sử dụng thường xuyên trong vài năm gần đây. Nó đã thực sự được khám phá từ những năm 1948 bởi Georges de Mestral. Ông ta để ý thấy rằng các hạt giống của cây Cocklebur chứa những cái móc nhỏ nhằm giúp các hạt này bám lại. Mặc dù sản phẩm của ông đã được đăng ký bản quyền trong năm 1957, nhưng vẫn phải mất nhiều năm sau đó để công nghệ có thể bắt kịp và đưa khóa velcro ra thị trường với giá không quá đắt. Một người anh của Earnest Lawrence người sáng lập LBNL, John Laurence, đã lập ra phòng thí nghiệm Donner ở Đại học Berkeley năm 1936. Mục đích của ông là sử dụng chất đồng vị phóng xạ để chữa bệnh cho con người như các bệnh ung thư và các bệnh liên quan tới tuyến giáp. Ngày nay phòng thí nghiệm Donner được xem là nơi sản sinh ra môn y học hạt nhân. Thực tế nghiên cứu cơ bản và ứng dụng có phải khác nhau như trắng và đen không? Sự khác biệt giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng không phải luôn luôn rõ ràng. Đôi lúc nó phụ thuộc vào hoàn cảnh hay quan điểm của người đánh giá. Theo TS. Ashok Gadgil ở LBNL, một cách để nhìn nhận điều đó là hãy tìm cách trả lời câu hỏi: "Khoảng thời gian cần thiết trước khi một chương trình có kết quả thực tiễn từ nghiên cứu là bao lâu?" Nếu để sử dụng được chỉ cần một vài năm, thì nó đó được định nghĩa là nghiên cứu ứng dụng thuần túy. Nếu để có ứng dụng cần kéo dài trong khoảng 20-50 năm, thì công việc này về bản chất có khi là ứng dụng và có khi lại là cơ bản. Với một nghiên cứu không thể nào nhìn trước được là cần bao nhiêu thời gian để có thể dùng được trong thực tế, thì nó được coi là nghiên cứu cơ bản thuần túy. Ví dụ, ngày nay một số các nghiên cứu đặt nền tảng trên sự phát triển về lò phản ứng hạt nhân để cung cấp một nguồn năng lượng điều khiển được cho các thành phố. Đó là một thành quả ứng dụng rõ ràng trong công việc, vì đã có quá nhiều các kỹ thuật được kiểm nghiệm chắc chắn từ khoảng 30-50 năm trước khi chúng ta có thể thấy chức năng của lò phản ứng hạt nhân được sử dụng. Sự phát triển của năng lượng hạt nhân có thể nói là kết quả của nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Vật liệu siêu dẫn là một lĩnh vực nghiên cứu khác về vùng chồng lấn này. Phần lớn các chất dẫn điện là không thực sự hiệu quả; một lượng năng lượng bị mất để đốt nóng khi mà điện tử truyền qua vật dẫn (thường là kim loại). Vật liệu siêu dẫn là các loại vật liệu tiêu tốn rất ít hoặc không tiêu tốn năng lượng khi điện tử truyền qua chúng. Tuy nhiên, các vật liệu siêu dẫn gần đây nhất đã được làm lạnh với heli lỏng đắt tiền tới nhiệt độ dưới -2690C đã hoạt động đúng. Các vật liệu mới hơn được phát triển trong những năm gần đây cho thấy tính chất siêu dẫn tại nhiệt độ cao hơn, chỉ sử dụng ni-tơ lỏng rẻ tiền để làm lạnh. Rõ ràng là, sự phát triển của vật liệu siêu dẫn thực sự là nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên, khi mà vật liệu siêu dẫn được phát triển và có thể được sử dụng dễ dàng như các loại dây đồng, thì rất nhiều các ứng dụng quan trọng sẽ sớm áp dụng, bao gồm cả việc cung cấp điện hiệu quả hơn trong các thành phố. Xu hướng nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây? Có một chuyển dịch đáng chú ý trong "triết lý" đối với các dạng nghiên cứu đang nhận được đầu tư trong những năm gần đây. Các trường đại học nhận được phần lớn tiền đầu tư của nhà nước từ quỹ hỗ trợ đầu tư khoa học (NSF). Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia như Phòng thí nghiệm Lawren Berkeley thì nhận tiền đầu tư chủ yếu từ Bộ Năng lượng và Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia. Quốc hội có một ảnh hưởng quyết định định hướng đầu tư cho các dạng nghiên cứu nào, bởi vì đây là nơi phân bổ ngân sách quốc gia. Một số nghị sĩ muốn giảm số tiền đầu tư cho các nghiên cứu cơ bản nào mà không thể đưa đến các ứng dụng sau một thời gian nhất định. "Triết lý" này đã dẫn đến xóa sổ dự án SSC (Super Conducting Super Collider-Máy gia tốc siêu va đập) ở Texas năm 1993. Tại LBNL kinh phí cũng đã bị cắt đối với 2 thiết bị đã có vai trò rất quan trọng trong các nghiên cứu cơ bản trước đây. Đó là máy gia tốc tuyến tính ion nặng đã từng giúp các nhà khoa học tạo ra khá nhiều các nguyên tố "nặng", còn thiết bị Bevatron đã từng đóng vai trò chính cho ngành y học hạt nhân của phòng thí nghiệm. Sự chuyển dịch trong ưu tiên quốc gia này đã tạo nên sự lo lắng lớn của nhiều nhà khoa học. Cụ thể là một nhóm 60 nhà khoa học đạt giải Nobel đã đồng ký vào một giác thư gửi đến tổng thống Clinton và tất cả các thành viên quốc hội. Không phải tất cả các dự án lớn về nghiên cứu cơ bản đều bị cắt giảm. Dự án nghiên cứu Gen ở người (Human Genome Project-HPG) là một cuộc phiêu lưu dài ở đó toàn bộ các nhiễm sắc thể ở người sẽ được tìm hiểu bằng hai con đường chính. Hướng thứ nhất, mỗi nhiễm sắc thể sẽ được phân tích theo con đường hóa học để xác định chính xác chuỗi phân tử di truyền, thường được gọi là DNA. Hướng thứ 2, mỗi nhiễm sắc thể sẽ được lập bản đồ để xác định chính xác vị trí của mỗi gen trong nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, để có được hiểu biết về bản chất của nhiễm sắc thể người, thì những nghiên cứu của HGP cũng được mở rộng cho các dạng sinh vật đơn giản hơn (ví dụ: ruồi giấm, giun và men). Mục tiêu cuối cùng mà chương trình mong muốn đạt tới là có thể chữa trị các căn bệnh gây ra bởi sự di truyền như là chứng xơ hóa, u và bệnh bạch cầu... bằng những phương pháp mới trong y học như là liệu pháp gen chẳng hạn. Các ngành công nghiệp ngày nay thực hiện ít các nghiên cứu cơ bản. Xuất phát từ bản chất cạnh tranh của kinh doanh trên thế giới, các nghiên cứu mang tính thương mại tập trung vào những nghiên cứu có thời gian phát triển dưới 10 năm để tạo ra sản phẩm hoặc quy trình mới. Các doanh nghiệp không thể kham nổi các nghiên cứu quá dài hạn. Kết quả là các trường đại học, các phòng thí nghiệm quốc gia (như LBNL) phải chịu trách nhiệm về các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng dài hạn. Ví dụ, hiện tại có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng đang được triển khai tại LBNL. "Phân ban năng lượng và môi trường" (thật ra là nó đã được đổi tên từ "phân ban các khoa học ứng dụng" trong những năm 1980) là một ví dụ chuyên về loại hình này. Các hoạt động gần đây của phân ban này bao gồm sự phát triển hệ thống làm sạch nước sử dụng bức xạ cực tím, nghiên cứu tia radon xâm nhập vào nhà cửa ra sao, phân tích sự tích tụ ôzon trong nhà cửa và chế tạo các vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng cao.... Xu hướng cho tương lai Con người đã trở thành lực lượng thống trị hành tinh có quyền thay đổi hình dạng cũng như hoạt động của Trái Đất. Rất nhiều nhà khoa học đã lo lắng rằng trong 40 năm tới sự ô nhiễm của Trái Đất sẽ tăng nhanh đến mức mà nó không còn đủ để hỗ trợ cho cuộc sống bình thường. Ngày càng nhiều thành phố được công nghiệp hóa, các vấn đề phát sinh này– sử dụng thái quá nguồn tài nguyên, cạn kiệt nguồn năng lượng, ô nhiễm môi trường sẽ vẫn tiếp tục tăng. Các nhà khoa học lo lắng rằng hành tinh của chúng ta sẽ tiến tới mức quá giới hạn chịu đựng. Nghiên cứu khoa học có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Nó sẽ cần được tài trợ cho những nghiên cứu ứng dụng dài hạn – các nghiên cứu mà nó sẽ không tạo ra sản phẩm cho ngành công nghiệp quốc gia mà nó chỉ tập trung vào khả năng có thể chịu đựng của việc sử dụng tài nguyên của Trái Đất. Giải quyết các vấn đề trên cần một tiến trình đa ngành, điều đó có nghĩa là các nhóm nhà khoa học trong các phạm vi nghiên cứu khác nhau sẽ cùng làm việc nghiên cứu đa ngành sẽ tận dụng khả năng chuyên môn của họ trong các phạm vi khác nhau (ví dụ:sinh học, địa lý, hóa học và vật lý). Nó cũng mở ra một con đường mới trong cộng đồng các nhà nghiên cứu. Tham gia đề tài nghiên cứu thuộc dạng này sẽ nhận được nhiều kinh phí tài trợ từ chính phủ như từ Bộ Năng lượng, Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia, Viện Tổ chức tài trợ khoa học quốc gia. Thực tế là tiến trình này đã được thực hiện trong nhiều phòng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thông thường người ta chia ra ba dạng nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát (Exploratory research), giúp xác định câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: lắp kính thiên văn mới để thám hiểm không gian, nghiên cứu chung về thực trạng béo phì tại Việt Nam để đưa ra câu hỏi nghiên cứu "ăn gạo nhiều có gây béo phì không?". Nghiên cứu xây dựng (Constructive research), đưa ra các lý thuyết, kiểm định lý thuyết để nhằm giải thích câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ: áp dụng lý thuyết Tân cổ điển giải thích tại sao tăng cung tiền lại dẫn tới lạm phát. Nghiên cứu thực nghiệm: kiểm định lời giải mà mô hình lý thuyết đã giải, xem có đúng trong thực tế không, sử dụng các bằng chứng thực tế. Ví dụ: lý thuyết nói tăng cung tiền thì dẫn tới lạm phát, chúng ta kiểm định lại bằng cách thu thập dữ liệu các lần tăng cung tiền từ trước tới giờ của Mỹ, dùng kinh tế lượng và thống kê học để khẳng định lại giả thuyết: "tăng cung tiền sẽ dẫn tới lạm phát". Câu trả lời có thể khẳng định lý thuyết đúng, nhưng cũng có thể phủ định lý thuyết. Còn có thể chia phương pháp nghiên cứu thành: Sử dụng dữ liệu sơ cấp (primary research): lục tìm các tài liệu, dữ liệu gốc chưa có ai xử lý hoặc tổng hợp chúng. Ví dụ: nghiên cứu các tài liệu Hán Nôm để phát hiện các sự kiện lịch sử. Sử dụng dữ liệu thứ cấp (secondary research): sử dụng lại các dữ liệu đã được tổng hợp biên soạn lại. Ví dụ: dùng các dữ liệu của Tổng cục Thống kê đã đăng tải (các dữ liệu đã được TCTK thu thập từ nguồn sơ cấp và tổng hợp thành các bảng biểu) để kiểm định giả thuyết: Dự án xóa đói giảm nghèo đã phát huy hiệu quả, hay: tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình là đáng kể. Có thể chia phương pháp nghiên cứu thành: Nghiên cứu định tính (qualitative research): nghiên cứu mang tính mô tả nhiều hơn, chủ yếu về nghiên cứu ứng xử con người, ví dụ trong xã hội học, không có nhiều con số thống kê. Nghiên cứu định lượng (quantitative research): nghiên cứu sử dụng nhiều số liệu thống kê, chạy các mô hình kinh tế lượng (econometrics) để đánh giá tương quan giữa các biến số. Cũng bao gồm các nghiên cứu thí nghiệm (lặp đi lặp lại nhiều lần một thí nghiệm để khẳng định giả thuyết sử dụng quy luật số lớn), điều tra survey diện rộng. Quá trình nghiên cứu Để nghiên cứu đạt được kết quả đúng đắn, đáng tin cậy, nghiên cứu cần được thực hiện theo một quy trình khoa học. Tất nhiên số bước trong quy trình có thể phụ thuộc vào lĩnh vực khoa học và trình độ cũng như kinh nghiệm của nhà nghiên cứu. Tuy vậy, quy trình bao giờ cũng bao gồm các bước sau: Quan sát và định hình: từ các quan sát ban đầu để phán đoán liệu có mối quan hệ giữa các nhân tố hay không, hoặc đọc các tài liệu để xem đã có ai trước đó đã nghiên cứu về vấn đề này hay chưa, họ còn chưa giải quyết được vấn đề gì. Cũng cần đọc kỹ người ta đã làm gì để tránh lặp lại nghiên cứu đã từng làm từ trước. Đồng thời đánh giá ban đầu nghiên cứu mình định làm có quan trọng hay không, có đóng góp gì hay không, có nên làm không, có khả thi không. Nêu giả thuyết (Hypothesis): đưa ra một phán đoán về quan hệ giữa hai hay nhiều biến số. Ví dụ: phán đoán rằng ăn nhiều đường sẽ sâu răng (2 biến số ở đây là lượng đường ăn một ngày và chất lượng của răng). Định nghĩa: mô tả chi tiết các khái niệm biến số, gắn với các khái niệm khác hiện có. Tìm và mô tả biến số đó sẽ được đo, đánh giá thế nào. Ví dụ: làm sao đo được lượng đường ăn một ngày của một người trung bình (phải định nghĩa thế nào là người trung bình, hoặc sẽ phải đo ở nhiều nhóm người khác nhau: già trẻ, gái trai, dân tộc, vùng miền). Thu thập dữ liệu: bao gồm xác định tổng thể và mẫu mình sẽ lấy ở tổng thể đó. Ví dụ: tổng thể ở đây là người Việt Nam, mẫu lấy sẽ là 100 ngưởi ở Hà Nội, 100 ở Sài Gòn. Thu thập thông tin sử dụng các công cụ nghiên cứu (ví dụ: bảng hỏi, phỏng vấn nhóm). Các công cụ phải tốt, chính xác, tin cậy nếu không nghiên cứu sẽ đưa ra kết luận sai lầm. Phân tích dữ liệu: tổng hợp dữ liệu, làm sạch, chia thành các nhóm khác nhau để rút ra kết luận. Ví dụ: tập hợp dữ liệu của 1000 lần quan sát tiêm thuốc lên chuột, chia các lần quan sát đó theo thời gian, theo cân nặng của chuột, theo giới tính, sức khỏe của chuột để rút ra kết luận liệu thuốc có tác dụng hay không, tác dụng lên nhóm chuột nào. Diễn giải dữ liệu: diễn giải thông qua bảng, hình ảnh, và sau đó mô tả bằng văn viết. Kiểm tra, sửa lại giải thuyết: sau các bước trên, có thể khẳng định giả thuyết là đúng, sai, hay cần sửa để rõ hơn. Kết luận, hướng nghiên cứu sau nếu cần. Nhà nghiên cứu lâu năm, hoặc đứng đầu ngành, có thể làm bước 1 và 2 rất nhanh. Trong khi các nhà nghiên cứu trẻ cần phải làm bước 1 và 2 rất cẩn thận do họ chưa có hiểu biết nhiều về lĩnh vực định nghiên cứu. Công bố Nghiên cứu khoa học thực thụ cần phải được công bố kết quả. Trước hết, nghiên cứu thường được tài trợ, vì vậy theo yêu cầu kết quả phải được công bố. Công bố cũng chứng tỏ mình là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này, coi như khẳng định bản quyền. Công bố cũng là thước đo để xác định nhà nghiên cứu có thực sự nghiên cứu hay không, có đáng được nhận lương hay không. Ở các nước, số bài công bố là thước đo đánh giá lên chức, về năng lực nghiên cứu của cá nhân và của cơ quan nghiên cứu, của trường đại học. Các trường danh tiếng trên thế giới đều là nơi có nhiều nghiên cứu được công bố trên các tạp chí nghiên cứu (tất nhiên là danh giá nhất). Các nghiên cứu trước khi được công bố chính thức đều phải được bình duyệt. Các nhà nghiên cứu độc lập khác sẽ thẩm định đánh giá lại xem nghiên cứu đúng, đáng tin cậy hay không. Xem thêm: Bình duyệt Phương pháp nghiên cứu cho sinh viên Khác với nghiên cứu ở mức cao của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sinh viên (đại học và cao học) cũng phải tiến hành các nghiên cứu, dưới dạng các tiểu luận hoặc luận văn cuối khóa. Quy trình nghiên cứu khi đó hơi khác hơn so với quy trình nghiên cứu chính quy. Quy trình dựa rất nhiều vào việc tìm tại liệu trong thư viện hoặc thư viện điện tử. Quy trình bao gồm Xác định vấn đề: đảm bảo hiểu được yêu cầu của nghiên cứu (hoặc đề bài tiểu luận), đọc các Từ điển, sách để hiểu được tổng quan chủ đề Lập kế hoạch: Xây dựng chiến lược từng bước phải làm gì. Bước đầu tiên phải tìm được danh sách tài liệu cần đọc (reading list). Tìm tài liệu: Tra trên thư viện và mượn các tài liệu. Tra cơ sở dữ liệu. Tập hợp và tóm tắt. Nhớ ghi lại nguồn lấy từ đâu để làm chú thích sau này. Phân tích dữ liệu tìm được: đưa ra các kết luận từ dữ liệu Viết báo cáo Viết chú thích (nguồn các ý trong bài từ tài liệu nào) Kiểm tra đạo văn (nếu cần): nhiều trường trên thế giới cấm sinh viên copy y nguyên các câu trong các tài liệu đã công bố (ví dụ: từ tạp chí, sách). Sinh viên muốn sử dụng phải viết lại các câu theo ý của mình. Xem thêm Phương pháp khoa học Tham khảo Liên kết ngoài Tri thức Kỳ thi chuẩn hóa Thi tuyển Kiểm tra và thử nghiệm Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khoa học
16310
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20Marmara
Biển Marmara
Biển Marmara (), còn gọi là biển Marmora, trong văn kiện cổ đại Hy-La mang tên Propontis, là một biển nội địa, nằm hoàn toàn trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, là biển tiếp nối giữa biển Đen và biển Aegea. Eo biển Bosphorus nối nó với biển Đen còn eo Dardanelles nối ra biển Aegea. Eo Bosphorus còn tách Istanbul ra phần châu Âu và châu Á. Biển Marmara là biển nhỏ nhất thế giới. Nó có diện tích bề mặt , kích thước . Biển này đạt độ sâu tối đa . Tên gọi Biển Marmara lấy tên từ đảo Marmara, mà lại bắt nguồn từ μάρμαρον (marmaron), "đá hoa" trong tiếng Hy Lạp, do đó là thứ đá dồi dào trên đảo. Tên tiếng Hy Lạp cổ Propontis tạo nên từ tiền tố pro- (trước) và gốc từ pontos (biển), do người Hy Lạp từng phải chèo thuyền qua đây để đến biển Đen, Pontos. Địa lý Độ mặn nước mặt trung bình của biển là 22‰, cao hơn của biển Đen một chút, nhưng chỉ bằng 2/3 của hầu hết đại dương. Lớp nước đáy mặn hơn nhiều, đạt trung bình 38‰, xấp xỉ độ mặn của Địa Trung Hải. Thứ nước mặn này không trồi lên nước mặt, giống với ở biển Đen. Nước từ sông Simav, Biga (Granicus) và Gonen cũng làm nhạt nước. Trừ một ít nước từ Thrace đổ vào, biển Marmara nhận nước chủ yếu từ Tiểu Á. Trong biển có quần đảo Hoàng Tử, đảo Marmara, Avşa và Paşalimanı. Vùng ven bờ mạn nam Marmara bị cắt xẻ mạnh, có các vịnh İzmit (), vịnh Gemlik (), vịnh Bandırma () và vịnh Erdek (). Trong một cơn bão ngày 29 tháng 12 năm 1999, tàu chở dầu Nga Volgoneft đắm trên biển Marmara, làm đổ 1.500 tấn dầu xuống biển. Thị trấn, thành phố Những thị trấn và thành phố nằm dọc bờ biển Marmara là: Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Encyclopædia Britannica SCIENCE FOCUS – SeaWiFS, Sea of Marmara: Where Ancient Myth and Modern Science Mix Biển Địa Trung Hải Địa lý Hy Lạp cổ đại Biển Thổ Nhĩ Kỳ Vùng Marmara Địa mạo tỉnh Istanbul Địa mạo tỉnh Balıkesir Địa mạo tỉnh Bursa Địa mạo tỉnh Kocaeli Địa mạo tỉnh Çanakkale Địa mạo tỉnh Tekirdağ Địa mạo tỉnh Yalova
16311
https://vi.wikipedia.org/wiki/Long%20Bi%C3%AAn
Long Biên
Long Biên là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội. Long Biên còn là quận nổi bật về tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Địa lý Quận Long Biên nằm ở phía đông bắc nội thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố qua các cây cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Gia Lâm Phía tây giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng Phía nam giáp quận Hoàng Mai Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Long Biên có diện tích 60,38 km², dân số năm 2013 là 271.000 người. Một số bộ phận dân cư theo đạo Thiên Chúa tập trung chủ yếu ở tổ dân phố Tư Đình, thuộc phường Long Biên. Lịch sử Trước thế kỷ XXI Thời phong kiến, từng tồn tại một địa danh được nhắc đến nhiều trong lịch sử, cũng có tên là Long Biên. Cho tới giờ, giới sử học vẫn còn tranh cãi về việc Long Biên thời phong kiến có phải là vùng đất Long Biên ngày nay hay không. Toàn bộ địa giới quận Long Biên nằm trọn trong huyện Gia Lâm cũ. Từ thời Pháp thuộc, khu vực quận Long Biên nằm sát sông Hồng và con đường thiên lý Bắc - Nam còn được biết đến với tên gọi Gia Lâm phố. Nhận thấy đây là một tiền đồn có tầm quan trọng nhất định trong việc bảo vệ thành phố Hà Nội thuộc Pháp, chính quyền thực dân đã cho xây dựng cầu Doumer (ngày nay là cầu Long Biên), phi trường Gia Lâm, đường thuộc địa số 5 (ngày nay là quốc lộ 5) đến Hải Phòng, cũng như củng cố đường thuộc địa số 1 nhằm đảm bảo liên lạc giữa Hà Nội và các tỉnh tả ngạn sông Hồng. Sau khi Hà Nội được giải phóng, tháng 12 năm 1954, Nhà nước đã tiến hành sáp nhập Gia Lâm phố vào Hà Nội, thành lập quận VIII tương ứng. Năm 1961, Gia Lâm được nhập vào Hà Nội. Quận VIII từ đó cũng bị giải thể và nhập vào huyện Gia Lâm. Thế kỷ XXI Căn cứ vào Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ - về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Hoàng Mai và quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội, quận Long Biên được hình thành trên cơ sở: Tách 10 xã của huyện Gia Lâm, gồm: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng) - Đồng thời điều chỉnh địa giới để thành lập 14 phường thuộc quận Long Biên, cụ thể như sau: Thành lập phường Gia Thụy trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thụy. Phường Gia Thụy có tổng là: 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu. Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề. Phường Ngọc Lâm có tổng là: 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu. Thành lập phường Bồ Đề trên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm. Phường Bồ Đề có tổng là: 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu. Thành lập phường Phúc Đồng trên cơ sở 494,76 ha diện tích tự nhiên và 6.994 nhân khẩu của xã Gia Thụy. Thành lập phường Phúc Lợi trên cơ sở toàn bộ 619,69 ha diện tích tự nhiên và 7.820 nhân khẩu của xã Hội Xá. Thành lập phường Thượng Thanh trên cơ sở toàn bộ 488,09 ha diện tích tự nhiên và 13.153 nhân khẩu của xã Thượng Thanh. Thành lập phường Giang Biên trên cơ sở toàn bộ 471,40 ha diện tích tự nhiên và 4.600 nhân khẩu của xã Giang Biên. Thành lập phường Ngọc Thụy trên cơ sở toàn bộ 898,99 ha diện tích tự nhiên và 18.568 nhân khẩu của xã Ngọc Thụy. Thành lập phường Việt Hưng trên cơ sở toàn bộ 383,44 ha diện tích tự nhiên và 7.884 nhân khẩu của xã Việt Hưng. Thành lập phường Long Biên trên cơ sở toàn bộ 723,13 ha diện tích tự nhiên và 9.455 nhân khẩu của xã Long Biên. Thành lập phường Thạch Bàn trên cơ sở toàn bộ 527,21 ha diện tích tự nhiên và 11.300 nhân khẩu của xã Thạch Bàn. Thành lập phường Cự Khối trên cơ sở toàn bộ 486,94 ha diện tích tự nhiên và 5.652 nhân khẩu của xã Cự Khối. Thành lập phường Đức Giang trên cơ sở toàn bộ 240,64 ha diện tích tự nhiên và 25.767 nhân khẩu của thị trấn Đức Giang. Thành lập phường Sài Đồng trên cơ sở toàn bộ 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 nhân khẩu của thị trấn Sài Đồng. Hành chính Quận Long Biên có 14 phường trực thuộc, bao gồm các phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng. Giáo dục Trên địa bàn quận có mạng lưới trường học dày đặc đầy đủ các cấp học: Tiểu học, THCS, THPT, Đại học. Tất cả đều là những ngôi trường có danh tiếng và uy tín của thành phố Hà Nội. Giáo dục Long Biên luôn đi đầu thành phố Hà Nội về công tác giáo dục tại địa phương và được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố Hà Nội trao tặng rất nhiều bằng khen trong công tác thực hiện giáo dục tại địa phương. Các trường THPT do Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Nội quản lý cũng là những ngôi trường có uy tín, chất lượng giáo dục đạt chuẩn; là những trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Các Trường THPT công lập: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (1950) Trường THPT Lý Thường Kiệt (2002) Trường THPT Thạch Bàn (2012) Trường THPT Phúc Lợi (2014) Trường Việt Pháp Alexandre Yersin - Ngọc Thuỵ (2018) Các Trường THPT ngoài công lập (hoặc có cấp THPT): Trường THPT ngoài công lập tại quận Long Biên cũng do Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Nội trực tiếp quản lí và được đánh giá là top những trường THPT ngoài công lập có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ đại học cao nhất của Thành phố Hà Nội, sánh ngang với những trường THPT công lập. Đặc biệt, trong quận Long Biên có trường THPT Vạn Xuân - Long Biên là một trong những trường THPT ngoài công lập có chất lượng giáo dục sánh ngang với các trường THPT công lập trên địa bàn bởi có đội ngũ giáo viên được tuyển chọn từ chính những ngôi trường công lập: Nguyễn Gia Thiều, Lý Thường Kiệt, Việt Đức, Nguyễn Văn Cừ,... Trường THPT Vạn Xuân - Long Biên (2000) Trường THPT Lê Văn Thiêm (1997) Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Quốc tế Wellspring (2011) Các Trường Mầm non: Ngọc Thuỵ, Bắc Biên, Bắc Cầu, Ban Mai Xanh, Gia Quất, Đô Thị Việt Hưng, Hoa Mai, Thạch Cầu, Hoa Sữa, Hoa Thủy Tiên, Bồ Đề, Hồng Tiến, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Đô Thị Sài Đồng, Chim Én, Tân Mai, Đức Giang, Tràng An, Thượng Thanh, Sơn Ca, Giang Biên, Tuổi Hoa, Long Biên A, Long Biên B, Thạch Bàn, Ánh Sao, Gia Thuỵ, Hoa Phượng, Hoa Sen, Cự Khối, Việt Hưng. Các Trường Tiểu học: Ngọc Thuỵ, Gia Thượng, Lý Thường Kiệt, Gia Thuỵ, Ái Mộ A, Ái Mộ B, Thạch Bàn A, Thạch Bàn B, Đô Thị Việt Hưng, Đô Thị Sài Đồng, Thanh Am, Lê Quý Đôn, Long Biên, Ngọc Lâm, Vũ Xuân Thiều, Phúc Lợi, Đoàn Kết, Ngô Gia Tự, Việt Hưng, Bồ Đề, Thượng Thanh, Đức Giang, Phúc Đồng, Sài Đồng, Cự Khối, Giang Biên, Gia Quất. Danh nhân Đường phố Ái Mộ Bắc Cầu Bát Khối Bồ Đề Bùi Thiện Ngộ Cầu Bây Chu Huy Mân Cổ Linh Đàm Quang Trung Đặng Vũ Hỷ Đào Đình Luyện Đào Hinh Đào Thế Tuấn Đào Văn Tập Đinh Đức Thiện Đoàn Khuê Đoàn Văn Minh Đồng Dinh Đức Giang Gia Quất Gia Thượng Gia Thụy Giang Biên Hạ Trại Hà Văn Chúc Hoa Lâm Hoàng Minh Đạo Hoàng Như Tiếp Hoàng Thế Thiện Hội Xá Hồng Tiến Huỳnh Tấn Phát Huỳnh Văn Nghệ Kẻ Tạnh Kim Quan Kim Quan Thượng Lâm Du Lâm Hạ Lệ Mật Long Biên 1 Long Biên 2 Lưu Khánh Đàm Lý Sơn Mai Chí Thọ Mai Phúc Nam Đuống Ngô Gia Khảm Ngô Gia Tự Ngô Huy Quỳnh Ngô Viết Thụ Ngọc Lâm Ngọc Thụy Ngọc Trì Nguyễn Cao Luyện Nguyễn Đức Thuận Nguyễn Khắc Viện Nguyễn Lam Nguyễn Minh Châu Nguyễn Ngọc Chân Nguyễn Sơn Nguyễn Thời Trung Nguyễn Văn Cừ Nguyễn Văn Hưởng Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Ninh Nông Vụ Ô Cách Phạm Khắc Quảng Phan Văn Đáng Phú Hựu Phú Viên Phúc Lợi Sài Đồng Tạ Đông Trung Tân Thụy Thạch Bàn Thạch Cầu Thanh Am Thép Mới Thượng Thanh Tình Quang Trạm Trần Đăng Khoa Trần Danh Tuyên Trần Văn Trà Trịnh Tố Tâm Trường Lâm Tư Đình Vạn Hạnh Việt Hưng Vũ Đình Tụng Vũ Đức Thận Vũ Xuân Thiều Xuân Đỗ Xuân Khôi Hạ tầng Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thuỵ (Khai Sơn Hill), khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Beriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng, Vinhomes The Harmony, Hà Nội Garden City... Giao thông có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy. Đường bộ có Quốc lộ 1, quốc lộ 5, đường Vành đai 3, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng,; đường sắt với hai nhà ga là ga Gia Lâm và ga Cầu Bây với các tuyến đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; đường thủy có sông Hồng, sông Đuống... Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng. Hệ thống xe buýt Điểm đầu cuối và trung chuyển Bến xe Gia Lâm (01, 03, 15, 22A, 51, 122) TTTM AeonMALL Long Biên (55B, 98, 106) Vincom Long Biên (142, E04) Giang Biên (3B) Đức Giang (42) Phúc Lợi (48) Các tuyến xe buýt hoạt động: Di tích Đình Tình Quang ở phường Giang Biên thờ tướng nhà Đinh Đinh Điền và 2 vị hoàng đế họ Lý là Lý Nam Đế và Lý Chiêu Hoàng. Đình Tình Quang đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật ngày 11/5/1993. Đình Mai Phúc ở phường Phúc Đồng thờ hai anh em Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh, đánh bại các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường, Kiều Công Hãn. Đình Cầu Bây ở phường Thạch Bàn Hà Nội thờ vị tướng Lã Lang Đường có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Em trai của vị tướng Lã Lang Đường là Lã Lang Đế được thờ ở làng Ngô bên cạnh làng Cầu Bây. Đình làng Ngô ở phường Thạch Bàn thờ tướng nhà Đinh Lã Lang Đế có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh quân Ngô. Anh trai của vị tướng Lã Lang Đế là Lã Lang Đường được thờ ở làng Cầu Bây bên cạnh làng Ngô. Đình Thống Nhất phường Cự Khối Hà Nội Đình Hạ Trại thôn Thống Nhất thờ Lã Lang Đế phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình Thổ Khối ở phường Cự Khối có từ trước năm 1730, bên trong thờ 6 vị thành hoàng trong đó có 3 vị là Bạch Đa đại vương, Dị Mệ đại vương và Đào thành hoàng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Hiện nay, đình Thổ Khối thuộc tổ 9, phường Cự Khối. Đình Lý Thường Kiệt ở phường Ngọc Thuỵ; thờ Thái uý Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt. Đình Thanh Am ở phường Thượng Thanh; thờ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung, 2 vị tướng kiệt xuất trong cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm, một doanh nhân văn hoá thế kỷ XVI, làm thành hoàng làng. Ngày 09/01/1990, Đình Thanh Am được Bộ Văn hoá thông tin công nhận di tích lịch sử. Đình Cự Đồng còn có tên là Đình Đông Lâm, nay thuộc tổ 1, phường Thạch Bàn. Nơi đây là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định. Đình Cự Đồng thờ danh tướng Thành Công Liệt Đại Vương; ông là người có công giúp Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định được phong cho thực ấp địa bàn huyện Gia Lâm. Đình Gia Thụy có tên Nôm là Chợ Da, dưới thời Nguyễn thuộc xã Gia Thụy, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Đình Gia Thụy lưu giữ cuốn gia Thần phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên 1573. Thở thành hoàng làng gồm anh em Trung Thành, Đông Lương, Thông Vĩnh, và em gái Quý Nương, vốn là bốn tướng của An Dương Vương Thục Phán. Đình Hội Xá nằm bên bờ Nam sông Đuống thuộc Tổ 1, phường Phúc Lợi. Đình Hội Xá thờ Thánh Gióngcùng tướng Hoàng Hổ. Hoàng Hổ là một lãnh binh trong đạo quân của làng Hội Xá đã theo Phù Đổng đánh giặc Ân và tướng quân Nguyễn Nộn ở cuối thời Nhà Lý. Hàng năm từ xa xưa cứ mùng 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân các thôn: Phù Đổng, Phù Dực, Hội Xá, Đổng Viên, Đổng Xuyên (Gióng Mốt), Chi Nam lại cùng nhau long trọng tổ chức ngày hội tưởng niệm vị anh hùng làng Gióng. Đình Kim Quan thuộc tổ 4, phường Việt Hưng. Thời Lê, có Phò mã Lê Đạt Chiêu đã tay vua xin đi đi dân đến vùng đất mới, thành lập làng Kim Quan. Đình Kim Quan thờ Linh Lang Đại vương và một số nhân thần vị quan tước Lân Hoài Bá Lê Đạt Chiêu và 2 vị nữ Thần là Thiên Tiên Đào Hoa phu nhân và Hà Tiên Phương Dung phu nhân. Đình Lâm Du nằm ở trung tâm xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm nay ở tổ 24, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Đình Lâm Du thờ Thần Linh Lang tức Uy Đô, con trai vua Trần Thánh Tông (1258 – 1378) và công chúa Liễu Hạnh. Đình Lệ Mật nằm trong một cụm di tích quốc gia bao gồm đình và chùa làng Lệ Mật, tại phố Việt Hưng, phường Việt Hưng. Đình Hạ thờ ông Hoàng Đức Trung người bắt rắn thời Lý Thánh Tông. Hàng năm, dân chúng mở hội đình Hạ và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn. Đình Ngọc Lâm thuộc tổ 17, phường Ngọc Lâm. Đình Ngọc Lâm thờ Linh Lang Đại vương, vốn là Hoàng tử con vua Lý Thánh Tông, có công đánh giặc giúp nước. Đình Nha thuộc tổ 18, phường Long Biên. Đình Nha thờ Liên Hoa công chúa thời Đinh và Linh Lang Đại Vương thời Lý. Đình nằm trên tuyến đường với làng cổ Bát Tràng, là một di tích thu hút sự quan tâm của khách thập phương xa gần. Đình Nông Vụ tổ 15, phường Phúc Lợi. Đình Nông Vụ Đông thờ 3 vị nhân Thần có công với nước, với dân. Đó là các vị Thần có liên quan trực tiếp tới cuộc sống và quá trình đánh giặc của người dân trên mảnh đất Nông Vụ và đó là 3 anh em nhà họ Trịnh là Trịnh Chính, Trịnh Trí và người em gái Quốc Nương. Hàng năm, dân làng Vo Đông mở hội vào ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày sinh của các vị Thần. Đình Phú Viên thuộc tổ 2, phường Bồ Đề; nằm trong khu vực di tích đền Chầu, bên cạnh chùa Bồ Đề nổi tiếng. Đình Phú Viên thờ đức Linh Lang là con của Hoàng Hậu chánh cung Minh Đức và vua Trần Thánh Tông. Đình Phúc Xá thuộc tổ dân phố số 8, phường Ngọc Thụy. Đình Phúc Xá có khởi nguồn tạo dựng từ rất sớm với 2 chức năng chính là: nơi phụng thờ thành hoàng làng, các vị phúc Thần có công với dân, với nước và nơi tổ chức lễ hội. Đình Quán Tình là tên gọi theo địa danh hành chính thuộc thôn Quán Tình nay thuộc tổ 5, phường Giang Biên. Ngôi đình nằm ngay sát chân đê, hữu ngạn sông Đuống. Đình thờ vị Thần Nguyễn Nộn – một danh tướng dưới thời nhà Lý. Đình Thạch Cầu thuộc tổ 1, phường Thạch Bàn. Theo truyền thuyết ở địa phương thì đình Thạch Cầu thờ Lã Lang Đường – một vị tướng tài ba đã giúp Ngô Quyền đánh dẹp giặc ngoại xâm và Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Chùa Ái Mộ có tên chữ là "Thiên Định Tự". Chùa Ái Mộ nằm phía trong đê sông Hồng, giáp cầu Long Biên, phía Bắc giáp xã Ngọc Thụy. Chùa Bắc Biên còn gọi chùa An Xá, tên chữ Phúc Xá Tự, có ít nhất từ thế kỷ 17, là ngôi chùa của làng Bắc Biên, nằm trong ngõ 293 Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy. Chùa Bắc Cầu 2 có tên chữ là "Long Đọi tự" (chùa Long Đọi) ở tại tổ 36, cụm Bắc Cầu 2, phường Ngọc Thụy. Chùa Bắc Cầu 3 có tên chữ là: "Thuận Lợi tự" (chùa Thuận Lợi) nay là tổ 35, phường Ngọc Thụy. Chùa Bồ Đề tọa lạc trên một bãi bồi ven sông Hồng ở ngoài đê bên bờ Bắc phía hạ lưu, gần chân cầu Chương Dương, nay thuộc tổ 2, phường Bồ Đề. Xung quanh chùa có rất nhiều di tích khác như đền Ghềnh, đền Chầu, chùa Lâm Du, chùa Ái Mộ. Chùa Gia Quất là tên gọi theo địa danh của thôn, tên cho là "Sùng Phúc tự" (chùa Sùng Phúc). Chùa hiện nay thuộc tổ 5, phường Thượng Thanh. Chùa Lâm Du nằm phía bờ bắc sông Hồng thuộc phường Bồ Đề, đối diện bờ nam là quận Hoàn Kiếm, Ba Đình với 36 phố phường. Chùa Lệ Mật tọa lạc tại phường Việt Hưng có tên chữ là Cổ Giao tự. Tương truyền, ngôi chùa được dựng lên từ thời Lý. Chùa Mai Phúc còn có tên chữ "Minh Tông Tự", nghĩa là chùa Minh Tông, nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông – Bắc, thuộc xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm nay là tổ 5, phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Chú thích Liên kết ngoài Bản đồ Hà Nội online Tóm tắt về quận Long Biên THPT Nguyễn Gia Thiều THPT Vạn Xuân - Long Biên Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Quốc tế Wellspring THPT Lý Thường Kiệt THPT Thạch Bàn THPT Phúc Lợi Trường Việt Pháp ALEXANDRE YERSIN - Ngọc Thụy vận chuyển hàng hoá
16314
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%20Hoa%20K%E1%BB%B3
Hiến pháp Hoa Kỳ
Hiến pháp Hoa Kỳ là điều luật cao nhất của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, lúc đầu có bảy điều. Điều I, Điều II, và Điều III thành lập chính phủ liên bang, phân lập ba ngành làm luật là Quốc hội, hành chính là Tổng thống cùng các cấp dưới, tư pháp là Tòa án Tối cao cùng các toà bậc dưới. Điều IV, Điều V, và Điều VI quy định quyền hạn của các bang, quan hệ các bang với chính phủ liên bang, thủ tục sửa đổi hiến pháp. Điều VII quy định cách phê chuẩn hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ hiến pháp thành văn lâu đời nhất vẫn hiện hành. Năm 1789, Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực. Từ thế kỷ 18 đến nay, được sửa lại 27 lần, một tu chính án sau bãi bỏ một tu chính án trước. Mười tu chính án đầu bảo vệ tự do cá nhân và hạn chế quyền lực chính phủ, gọi là Tuyên ngôn quyền lợi. 17 tu chính án sau bảo vệ thêm quyền công dân, giải quyết những vấn đề quyền hạn liên bang, và sửa thủ tục chính phủ. Hiến pháp Hoa Kỳ khác nhiều hiến pháp khác ở chỗ giữ nguyên bản văn gốc, các tu chính án được chép thêm vào. Thượng nghị viện Hoa Kỳ nhận định: "Ba từ đầu tiên của Hiến pháp — We the People — tỏ ra chính phủ Hoa Kỳ dựng lên để phục vụ công dân. Hai thế kỷ qua rồi, Hiến pháp vẫn có hiệu lực nhờ các nhà lập hiến nhìn xa trông rộng, cẩn thận chia quyền để bảo vệ lợi ích của số đông và số ít, tự do và bình đẳng, liên bang và các bang". Hiến pháp Hoa Kỳ đẻ ra bộ hiến luật lớn và ảnh hưởng hiến pháp của nhiều nước khác. Bối cảnh Chính phủ thứ nhất Từ ngày 5 tháng 9 năm 1774 đến ngày 1 tháng 3 năm 1781, Quốc hội Lục địa là chính phủ lâm thời của Hoa Kỳ. Đại biểu do uỷ ban liên lạc của Mười Ba thuộc địa cử, không phải chính quyền thuộc địa. Các điều khoản Hợp bang Các điều khoản Hợp bang là bộ hiến pháp thứ nhất của Hoa Kỳ. Quốc hội Lục địa khoá Hai soạn từ giữa năm 1776 đến cuối năm 1777, bang sau cùng phê chuẩn vào đầu năm 1781. Các điều khoản Hợp bang trao chính phủ trung ương rất ít quyền. Quốc hội Hợp bang có thể đưa ra quyết định, nhưng không thể thi hành hầu hết, đến cả việc sửa đổi Các điều khoản, trừ phi nghị hội của tất cả 13 bang đều chấp thuận. Khó khăn chính của Hợp bang, George Washington xét là "không có tiền". Quốc hội Lục địa có thể in tiền, nhưng vô giá trị. Có thể vay tiền, nhưng không thể trả nợ. Không có bang nào chịu nộp đủ thuế cho Hoa Kỳ; một số bang chẳng đóng một đồng. Vài bang chỉ đóng đủ để trả lãi nợ quốc gia của dân nó. Lãi nợ nước ngoài, không có bang nào chịu trả. Năm 1786, Hoa Kỳ luôn không trả nợ đúng kỳ hạn. Ngoài nước, Hoa Kỳ không thể khẳng định chủ quyền có hiệu quả. Quân đội Hoa Kỳ chỉ có 625 lính, hầu hết đóng trước các đài pháo của Anh trên đất Mỹ, nhưng không thực sự uy hiếp. Lính không được trả lương; một số thì đã đào ngũ, một số thì doạ làm phản. Tây Ban Nha cấm Hoa Kỳ buôn bán ở New Orleans, quan chức Hoa Kỳ phản đối, nhưng chẳng được tích sự gì. Cướp biển Barbary chiếm đoạt tàu buôn của Mỹ, nhưng Kho bạc không có đủ tiền để chuộc con tin. Khủng hoảng quân sự mà nảy ra thì Quốc hội vừa không có tiền, vừa không thể đánh thuế để đối phó. Trong nước, Các điều khoản Hợp bang không thống nhất được các bang. Mặc dù Hoa Kỳ ký Hoà ước Paris (năm 1783) với Anh, ghi rõ tên từng bang, nhiều bang vẫn làm trái. New York và Nam Carolina liên tục truy tố những người thân Anh vì hoạt động chống Cách mạng và lấy đất đai họ phân chia lại. Mỗi bang tự cấm vận, đàm phán thẳng với nước ngoài, mộ lính và gây chiến, trái cả lời văn lẫn tinh thần của Các điều khoản. Tháng 9 năm 1786, năm bang mở hội nghị để tìm cách bỏ chế độ bảo hộ mậu dịch, mở lại buôn bán giữa các bang, James Madison hỏi liệu Các điều khoản Hợp bang có ràng buộc không hay thậm chí có đủ vững để dựng chính phủ không. Connecticut "quyết không chịu" đóng thuế cho Hoa Kỳ trong hai năm. Ở New York, có tin đồn một nhóm nghị viên "phiến loạn" đã mở đàm phán với Phó Vương Canada. Ở phía nam, có tin Anh đang công khai cấp tiền cho người da đỏ Muscogee tấn công Georgia, bang phải lập ra quân luật. Ở Massachusetts, Daniel Shays phát động nổi dậy, Quốc hội không thể cấp tiền giúp, Tướng Benjamin Lincoln phải lấy tiền của các thương gia ở Boston để mộ binh. Quốc hội bị bế tắc. Nếu không có chín bang tán thành thì không thể làm gì đáng kể, đôi khi cần phải có tất cả 13 bang đồng lòng. Một bang mà chỉ có một đại biểu có mặt thì Quốc hội không được tính phiếu của bang để hội đủ điều kiện chín phiếu. Cũng vậy nếu các đại biểu của bang nửa thuận nửa chống. Quốc hội Hợp bang "hầu như chẳng màng trị lý nữa". Các nhà cách mạng như George Washington, Benjamin Franklin, và Rufus King thấy lý tưởng Hoa Kỳ là "nước đáng kính" giữa các nước dường như đang mờ dần; giấc mơ nước cộng hoà không cha truyền con nối, lấy dân làm gốc, bầu cử thường xuyên, có thực hiện được không? Ngày 21 tháng 2 năm 1787, Quốc hội Hợp bang triệu tập hội nghị đại biểu các bang ở Philadelphia để làm kế hoạch chính phủ mới. Khác những lần trước, lần này mở hội nghị không để làm luật mới hay thay đổi từng phần, mà là chỉ để "sửa lại Các điều khoản Hợp bang". Hội nghị không bị hạn chế giải quyết chỉ các vấn đề buôn bán; mục đích chủ yếu chính là "sửa lại hiến pháp liên bang sao cho thoả mãn được các nhu cầu trị nước và giữ gìn được Hợp bang". Phương án sẽ được trình Quốc hội và các bang. Lịch sử Soạn thảo Hội nghị Lập hiến hẹn họp vào ngày 14 tháng 5 năm 1787, nhưng chỉ có đại biểu của Virginia và Pennsylvania có mặt, cho nên phải dời lại lễ mở màn. Ngày 25 tháng 5, đại biểu của bảy bang họp, Hội nghị có đủ số người, bắt đầu thảo luận. Tổng cộng 12 bang có mặt ở Hội nghị; 74 đại biểu được chỉ định, 55 tham dự, 39 ký tên. Các đại biểu tin chắc rằng cần phải dựng chính quyền trung ương mới, có nhiều thực quyền thay Quốc hội yếu kém dưới Các điều khoản Hợp bang. Có hai kế hoạch tổ chức chính phủ liên bang: Kế hoạch Virginia đề nghị lập Quốc hội hai viện làm cơ quan làm luật cả nước, cả hai dân cử, số đại biểu mỗi bang chia theo số dân. Các bang đông dân được lợi. Nguyên tắc của kế hoạch thì John Locke chủ trương lấy dân làm gốc, Montesquieu phân lập ba quyền, Edward Coke đặt nặng dân quyền. Kế hoạch New Jersey đề nghị lập Quốc hội một viện, mỗi bang có một một phiếu. Các bang ít dân được lợi. Nguyên tắc thì Edmund Burke ủng hộ tăng quyền lực của nghị hội, William Blackstone đặt nặng cơ quan làm luật tự chủ, phản ánh chủ trương các bang vốn độc lập và vẫn độc lập mặc dù tự nguyện vào Hợp chúng quốc. Ngày 31 tháng 5, Hội nghị họp làm "Ủy ban Toàn hội" để xem xét Kế hoạch Virginia. Ngày 13 tháng 6, ra nghị quyết trình Kế hoạch Virginia có sửa đổi lên Hội nghị. Kế hoạch New Jersey được đưa ra để cạnh tranh với Kế hoạch Virginia. Từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 7, "Ủy ban Mười một" (mỗi uỷ viên thay mặt mỗi bang) họp để giải quyết vấn đề chia đại biểu quốc hội, đạt thoả hiệp giữa hai bên. Các đại biểu đều đồng ý lập chính phủ cộng hoà thay mặt người dân các bang, nhưng trái ý hai việc: cách chia đại biểu và cách bầu đại biểu. Ủy ban ra Thoả hiệp Connecticut, đề xuất đại biểu Hạ nghị viện thì chia theo số dân, người dân bầu thẳng, đại biểu Thượng nghị viện thì chia đều, nghị hội các bang bầu, chỉ Hạ nghị viện có quyền đề nghị các dự luật thu nhập chính phủ. Ngày 24 tháng 7, Hội nghị lập "Ủy ban Nội dung" có John Rutledge (Nam Carolina), Edmund Randolph (Virginia), Nathaniel Gorham (Massachusetts), Oliver Ellsworth (Connecticut), và James Wilson (Pennsylvania) để soạn bản thảo hiến pháp chi tiết theo các nghị quyết của Hội nghị. Từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8, Hội nghị thôi họp đợi. Ủy ban trình bản thảo hiến pháp có 23 điều cùng với lời mở đầu lên Hội nghị, có thêm một vài sáng kiến. Từ ngày 6 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, Hội nghị thảo luận bản báo cáo của uỷ ban, từng phần từng khoản. Mỗi điểm được xem xét, các bên thoả hiệp thêm. Ngày 8 tháng 9, Hội nghị lập "Ủy ban Văn phong" có Alexander Hamilton (New York), William Samuel Johnson (Connecticut), Rufus King (Massachusetts), James Madison (Virginia), và Gouverneur Morris (Pennsylvania) để sửa lại bản thảo 23 điều. Ngày 12 tháng 9, bản thảo chung bộ được trình lên Hội nghị, có bảy điều, lời mở đầu, và lời bối thư, Morris là tác giả chính. Ủy ban cũng trình một bức thư để chuyển kèm theo hiến pháp lên Quốc hội Hợp bang. Ngày 17 tháng 9, bản chung bộ do Jacob Shallus chính thức thảo được đưa ra phiên họp cuối cùng của Hội nghị. Một số đại biểu thấy Hội nghị phải thoả hiệp nhiều điểm, không hài lòng lắm. Vài đại biểu bỏ về trước lễ ký kết, ba không chịu ký. Benjamin Franklin phát biểu ở Hội nghị: "Tôi thú nhận Hiến pháp có một số phần tôi không chấp thuận bây giờ, nhưng tôi không chắc sẽ không bao giờ chấp thuận chúng". Ông ký hiến pháp "bởi vì vừa chẳng mong đợi được điều gì tốt hơn, vừa ngờ đây là thành quả tốt nhất". Phe ủng hộ Hiến pháp muốn tất cả 12 bang có mặt ở Hội nghị đồng lòng tán thành; lời bối thư ghi là "Được làm ở Hội nghị, có các bang có mặt đồng lòng tán thành". Sau cùng, đoàn đại biểu của 11 bang cùng đại biểu còn lại của New York là Alexander Hamilton chấp nhận phương án. Phê chuẩn Quốc hội Hợp bang bấy giờ họp ở New York, có quyền tiến hành hoặc phủ quyết việc phê chuẩn Hiến pháp. Sau khi tranh luận nhiều ngày thì bỏ phiếu chuyển văn kiện tới mười ba bang để phê chuẩn theo thủ tục quy định ở Điều VII: mỗi bang sẽ mở "Hội nghị Liên bang" để phê chuẩn, mục đích là đặt nặng "nhân dân" bằng cách mở rộng quyền bỏ phiếu, khác quy định của Các điều khoản Hợp bang là nghị hội tự xét. "Tu chính án" có hiệu lực ràng buộc các bang sau khi ít nhất chín phê chuẩn, cũng khác Các điều khoản Hợp bang là tất cả các bang phải tán thành. Ba đại biểu ở Hội nghị là Madison, Gorham, và King cũng là đại biểu Quốc hội Hợp bang. Họ đến New York ngay để xoa dịu sự phản đối. Quốc hội biết rõ quyền lực đang mai một, sau khi tranh luận vài cuộc thì đồng lòng quyết định trình hiến pháp lên các bang vào ngày 28 tháng 9, "hợp với các quyết định của Hội nghị". Tuy nhiên, không ra khuyến nghị ủng hộ hay phản đối phê chuẩn hiến pháp. Hai phe chống ủng hộ hiến pháp hình thành. Các bang tranh luận, khen chê, giải thích hiến pháp từng điều từng khoản. Ở bang New York, bấy giờ là lò chống phê chuẩn, Hamilton, Madison, cùng Jay xuất bản các bài luận ủng hộ phê chuẩn hiến pháp dưới bút danh Publius, nay được gọi là The Federalist Papers ("Bàn liên bang"). Các bài luận của ba người, Toà án Tối cao thường dẫn làm nguồn đáng tin cậy cùng thời để giải nghĩa các điều khoản của hiến pháp. Hai bên rất cân sức, phe chống liên bang gay gắt đấu tranh. Ngày 21 tháng 6 năm 1788, hiến pháp có đủ chín bang phê chuẩn theo đúng Điều VII. Cuối tháng 7, 11 bang đã phê chuẩn, Hoa Kỳ bắt đầu tổ chức chính quyền mới. Ngày 13 tháng 9 năm 1788, Quốc hội Hợp bang thông qua nghị quyết chính thức thi hành Hiến pháp mới. Ngày 4 tháng 3 năm 1789, chính phủ liên bang mới bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, hai viện Quốc hội phải hoãn lại cuộc họp đầu tiên vì thiếu đại biểu dự. Ngày 30 tháng 4, George Washington nhậm chức, trở thành tổng thống thứ nhất của Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 11 năm 1789, Bắc Carolina phê chuẩn hiến pháp. Ngày 29 tháng 5 năm 1790, Đảo Rhode. Bản văn chính Cả Hội nghị Lập hiến lẫn Quốc hội Hợp bang đều không đặt tiêu đề hiến pháp, cho nên lúc in ấn thì thường lấy tên Frame of government ("Cơ cấu chính phủ") để tiện cho các hội nghị phê chuẩn bang và việc thông tin công chúng. Cơ cấu chính phủ có lời mở đầu, bảy điều, và lời bối thư có chữ ký. Lời mở đầu Lời mở đầu đưa ra mục đích và nguyên tắc chỉ đạo của hiến pháp, không trao quyền cho chính phủ liên bang, cũng chẳng hạn chế quyền lực của chính phủ. Gốc của hiến pháp, lời mở đầu có ghi rõ là "Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc", ứng hợp Tuyên ngôn Độc lập. Hiến pháp nhắm tới hai mục đích: "để dựng Liên bang hoàn hảo hơn" so với "Hợp bang lâu dài" dưới Các điều khoản Hợp bang; và để "bảo đảm tự do" không những cho thế hệ nay mà còn cho "thế hệ sau". Điều I Điều I quy định Quốc hội làm cơ quan làm luật của chính phủ liên bang. Khoản 1 viết "Mọi quyền hành làm luật được thừa nhận ở bản Hiến pháp sẽ trao cho Quốc hội Hợp chúng Quốc, gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị viện". Điều I quy định cách bầu thành viên mỗi viện và điều kiện làm thành viên. Hạ nghị sĩ thì phải từ 25 tuổi trở lên, là công dân bảy năm, và sống ở bang bầu hắn lên. Thượng nghị sĩ thì phải từ 30 tuổi trở lên, là công dân chín năm, và cũng sống ở bang bầu hắn lên. Khoản 8, Điều I liệt kê các quyền được trao cho Quốc hội. Tiền bạc thì Quốc hội có quyền đánh thuế, vay tiền để trả nợ và sắp xếp việc quốc phòng cùng phúc lợi chung, quyền quản lý việc buôn bán, làm luật lệ phá sản, và đúc tiền. Trong nước thì có quyền tổ chức lãnh đạo quân đội và các đạo dân quân để trấn áp phiến loạn, đánh lùi xâm lăng, quyền làm luật về việc nhập tịch, quy định đơn vị đo lường, lập trạm bưu điện và đường bưu điện, quy định bằng sáng chế, và trị các khu vực liên bang cùng các khu đất mua lại từ các bang làm đài pháo, kho vũ khí. Ngoài nước thì có quyền xác định trừng phạt tội cướp biển và hành vi trái luật quốc tế, tuyên chiến, và quy định các thể thức hành chiến. Điều I cũng trao Quốc hội mọi quyền phụ để hành sử các quyền được liệt kê. Điều I, Khoản 9 hạn chế quyền lực của Quốc hội tám cách. Điều II Điều II quy định chức vị, điều kiện, và nhiệm vụ của Tổng thống và Phó Tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ đất nước và cầm đầu ngành hành chính của chính phủ liên bang. Điều II được Tu chính án 12 và Tu chính án 25 bổ sung. Tổng thống chỉ được nhận một khoản tiền lương bổng từ chính phủ liên bang. Lúc nhậm chức thì phải thề sẽ "duy trì, giữ gìn, và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ". Tổng thống là tổng tư lệnh của Quân đội Hoa Kỳ cùng dân quân các bang khi được triệu tập. Tổng thống ký kết các hiệp ước có ý kiến và sự thoả thuận của Thượng nghị viện theo 2/3 số thượng nghị sĩ có mặt. Để điều hành chính phủ liên bang, Tổng thống uỷ phó chức vụ cho tất cả các công chức của chính phủ liên bang và có quyền hỏi ý kiến ​​của các quan chức quan trọng cùng quyền bổ khuyết đương lúc Thượng nghị viện nghỉ họp. Tổng thống thi hành luật pháp Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền xá miễn và hoãn hình, trừ trường hợp Tổng thống hay các quan chức liên bang khác bị Quốc hội kết tội ra. Tổng thống báo Quốc hội biết tình trạng của đất nước và đưa ra các biện pháp "cần thiết và thích hợp". Tổng thống có quyền triệu tập và hoãn họp Quốc hội trong trường hợp đặc biệt. Khoản 4 quy định Tổng thống và các quan chức liên bang khác sẽ cách chức nếu bị kết tội phản quốc, hối lộ hay những tội nặng khác. Điều III Điều III quy định hệ thống toà án. Điều III thành lập Toà án Tối cao có quyền sơ thẩm một số vụ. Quốc hội có quyền thành lập các toà sơ thẩm phúc thẩm và làm luật hình. Điều III cũng bảo vệ quyền được bồi thẩm đoàn xét xử trong các vụ án hình sự và định nghĩa tội phản quốc. Khoản 1 trao quyền tư pháp kèm quyền giải thích và áp dụng luật trong vụ cụ thể cho các toà án liên bang. Quốc hội khoá Một quy định Toà án Tối cao đi quanh nước để phúc thẩm phán quyết của các toà án quận. Năm 1891, Quốc hội sửa lại hệ thống tư pháp: nay toà án quận có quyền sơ thẩm, toà phúc thẩm có độc quyền xét lại các phán quyết của một khu toà trước khi Toà án Tối cao xem xét. Toà án Tối cao được quyền tuỳ thẩm, tức là không phải xử mọi vụ được thưa lên. Để thi hành phán quyết, toà liên bang có quyền phạt hành vi không tuân lệnh toà, cả hình sự lẫn dân sự. Hiến pháp cũng ngụ ý trao các toà quyền ra lệnh đình chỉ và lệnh bảo thân. Toà án được bỏ tù người bất tuân, thưa kiện ác ý, và không tuân lệnh làm chức vụ của toà. Nói chung, toà liên bang không được can dự vào việc xét xử của toà bang. Mục 1, Khoản 2 quy định toà án liên bang chỉ được xét xử các vụ cụ thể, tức là không được xét các vụ không có thật được đặt ra hay các vụ không có cơ sở thưa kiện, không có ý nghĩa thực tế, hoặc chưa thích hợp. Nói chung, vụ thưa lên toà cần phải có các bên có mặt, thực sự có thể được mất quyền lợi nào đó để được toà xử. Mục 2, Khoản 2 quy định Toà án Tối cao có quyền sơ thẩm các vụ liên quan đến đại sứ, công sứ, và lãnh sự, các vụ liên quan đến nước ngoài, và các vụ có ít nhất một bang là đương tụng. Các toà liên bang có quyền xét xử các vụ trên pháp luật Hoa Kỳ và các hiệp ước, các vụ liên quan đến luật biển quốc tế và tranh chấp đất nhiều bang có quyền cấp, các vụ giữa dân các bang khác nhau, và các vụ giữa công dân Hoa Kỳ với chính phủ và công dân nước ngoài. Phiên tòa phải mở ở bang tội xảy ra. Hiến pháp không quy định rõ toà liên bang có quyền huỷ bỏ pháp luật trái hiến pháp. Tuy nhiên, các Nhà lập hiến có xét ý tưởng và trên thực tế có tiền lệ các toà án được xem xét luật lệ Quốc hội và bản văn hành chính có hợp hiến không. Toà án Tối cao chỉ thẩm hiến luật pháp bang theo từng vụ cụ thể và chỉ khi tuyệt đối cần phải có phán quyết. Mục 3 định nghĩa tội phản quốc là hành động công khai gây chiến Hoa Kỳ hay giúp đỡ kẻ thù về mặt vật chất. Cần phải có ít nhất hai người chứng thực. Quốc hội không thể sửa lại chỉ theo đa số. Lý do thì Quốc hội là cơ quan chính trị, cho nên cần phải viết định nghĩa vào hiến pháp để cho khó trấn áp các hành vi đối lập chính trị thường thấy là phản quốc. Người dân có thể phản kháng chính phủ bất bạo động mà không phải lo nay mai sống chết ra sao. Quốc hội có quyền quy định các tội ít nặng hơn như tội mưu phản. Điều IV Điều IV quy định quan hệ giữa các bang và quan hệ giữa mỗi bang với chính phủ liên bang. Các bang phải "tin tưởng tuyệt đối" công văn, sổ sách, và việc xét xử của nhau. Quốc hội có quyền quy định cách các bang chứng thực giấy tờ nhau. Chính quyền bang không được ưu đãi dân nó mà kì thị dân bang khác. Ví dụ: lúc kết án hình sự thì không được lấy lý do bị cáo không sống ở bang để tăng hình phạt. Ngoài ra, Điều IV quy định cách kết nạp bang mới và cách thay đổi biên giới giữa các bang. Điều IV cũng thiết lập sự dẫn độ tội phạm giữa các bang và đặt nền móng pháp luật cho người dân được tự do đi lại giữa các bang. Ngày nay, những điều khoản này thường không được coi trọng, nhưng vào thời còn Các điều khoản Hợp bang thì để đi bang khác thường rất vất vả và tốn kém. Quốc hội có quyền làm luật lệ để xếp đặt tài sản liên bang và quản lý lãnh thổ không thuộc bang nào. Khoản 4 yêu cầu Hoa Kỳ đảm bảo mỗi bang có chính thể cộng hoà và không bị xâm lược hay nội loạn. Điều V Điều V quy định thủ tục sửa đổi hiến pháp. Năm 1787, tám hiến pháp bang có cơ chế sửa hiến: ba trao quyền sửa đổi cho cơ quan lập pháp, năm cho hội nghị dân cử riêng. Các điều khoản Hợp bang quy định tu chính án do Quốc hội đưa ra và phải được tất cả 13 nghị hội bang đồng lòng phê chuẩn, một khuyết điểm lớn vì luôn luôn không thể hội đủ 13 bang. James Madison nhận định, thủ tục sửa hiến mới điều hoà cứng mềm: Sửa hiến có hai bước: bước một là thông qua tu chính án, bước hai là phê chuẩn. Thông qua thì có hai cách, hoặc Quốc hội theo 2/3 đa số ở cả Thượng nghị viện lẫn Hạ nghị viện, hoặc hội nghị toàn quốc do 2/3 các nghị hội các bang yêu cầu. Phê chuẩn cũng có hai cách, đều yêu cầu 3/4 số bang chấp thuận, hoặc cơ quan lập pháp bang phê chuẩn, hoặc hội nghị bang phê chuẩn. Quốc hội quyết định cách phê chuẩn mỗi tu chính án; chỉ có Tu chính án 21 do hội nghị bang phê chuẩn. Hiện nay, Cục trưởng Cục Lưu trữ Hoa Kỳ phụ trách trông coi việc phê chuẩn. Cục trưởng gửi thư xin Thống đốc trình tu chính án được đề xuất lên bang để họ xem xét. Thống đốc chính thức trình tu chính án lên nghị hội bang. Sau khi phê chuẩn thì sẽ gửi Cục trưởng hoặc bản gốc hoặc bản sao ghi chép bang đã phê chuẩn rồi. Giấy tờ phê chuẩn được Phòng Công báo Liên bang xem xét có đúng thủ tục không và có chữ ký xác thực không. Điều V tạm thời cấm sửa lại một số điều khoản. Ví dụ: Mục 1, Khoản 9, Điều I cấm Quốc hội làm luật hạn chế việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ trước năm 1808 và Muc 4 cùng khoản quy định lại thuế trực thu phải xứng số dân bang. Ngày 1 tháng 1 năm 1808, Quốc hội thông qua luật cấm nhập khẩu nô lệ. Ngày 3 tháng 2 năm 1913, Tu chính án 16 có hiệu lực, trao Quốc hội quyền đánh thuế trực thu mà không cần phải chia theo số dân các bang. Ngoài ra, Điều V bảo đảm các bang có số thượng nghị sĩ ngang nhau, quy định "bang sẽ không bị tước quyền bình đẳng bỏ phiếu ở Thượng nghị viện nếu không chấp nhận". Điều VI Điều VI quy định Hiến pháp cùng pháp luật liên bang và hiệp ước của Hoa Kỳ là luật cao nhất của đất nước, "các thẩm phán các bang phải tuân theo; mặc hiến pháp hay pháp luật của bất cứ bang nào trái ngược lại". Các nhà lập pháp, quan chức, và thẩm phán liên bang các bang phải thề hoặc xác nhận ủng hộ hiến pháp. Nếu luật bang và luật liên bang trái nhau thì thẩm phán bang phải thi hành liên bang. Hoa Kỳ đảm nhận các khoản nợ của chính phủ Hợp bang. Cũng cấm đặt tôn giáo làm điều kiện giữ công vụ. Điều VII Điều VII quy định thủ tục phê chuẩn hiến pháp mới. Đoán rằng nghị hội các bang sẽ không chịu phê chuẩn, Hội nghị Lập hiến quyết định các bang phải bầu ra hội nghị riêng để xem xét hiến pháp; bất cứ ai không có đủ điều kiện vào nghị hội bang như thẩm phán và bộ trưởng đều có thể ứng cử. Ngờ rằng chắc Rhode Island sẽ không phê chuẩn, quyết định hiến pháp chỉ cần phải có ít nhất chín bang để có hiệu lực ràng buộc các bang phê chuẩn. Lời bối thư Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Hội nghị Lập hiến mở lễ ký kết hiến pháp, 39 đại biểu có mặt kí tên vào lời bối thư. Ngoài ra, cũng tuyên bố các đại biểu đã làm xong việc, mọi người ký tên và các bang có mặt đều ủng hộ bản văn, và đề ngày thông qua. Thư ký của hội nghị William Jackson chú thêm rằng hiến pháp được sửa tay bốn chỗ và ký tên vào để chứng nhận. Lời bối thư Gouverneur Morris soạn, cố ý viết mơ hồ để thuyết phục các đại biểu đối lập. Nhận ra sẽ rất khó để lấy được sự chấp nhận của các bang cần thiết, phe ủng hộ hiến pháp cố gắng đạt được sự ủng hộ đồng lòng của các đoàn đại biểu các bang. Sợ nhiều đại biểu sẽ không bằng lòng, Morris viết "Được làm ở Hội nghị, có các bang có mặt đồng lòng tán thành…" để cho hội nghị có vẻ nhất trí. Bản văn đề ngày thông qua là "ngày 17 tháng 9 năm 1787 công nguyên" và "năm 12 Hợp chúng quốc", vừa đúng theo truyền thống Kitô giáo của phương Tây, vừa liên kết chế độ mới với Tuyên ngôn Độc lập. Các tu chính án được phê chuẩn Hiến pháp có 27 tu chính án. Các tu chính án 1–10 được gọi chung là Tuyên ngôn Quyền lợi, 13–15 là Tu chính án Tái thiết. Tu chính án 22 là tu chính án đợi phê chuẩn lâu nhất, mất 3 năm 343 ngày, không tính Tu chính án 27 đợi 202 năm 225 ngày. Tu chính án 26 được phê chuẩn nhanh nhất, đợi chỉ 100 ngày. Tính trung bình thì 26 tu chính án đầu đợi phê chuẩn 1 năm 252 ngày; nếu tính thêm Tu chính án 27 thì là 9 năm 48 ngày. Bảo vệ tự do (Tu chính án 1, 2, và 3) Tu chính án 1 cấm Quốc hội hạn chế tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và quyền thỉnh nguyện. Dân có quyền tin bất cứ tôn giáo nào họ muốn, được tự do thực hiện niềm tin đó, và chính phủ liên bang không được thành lập quốc giáo hay nghiêng về bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào. Mỗi người đều có quyền biểu đạt và tiếp nhận nhiều ý kiến ​​quan điểm; tu chính án đảm bảo các ý tưởng được trao đổi không chịu hạn chế, ngay cả ý tưởng không phổ biến. Mỗi người cũng có quyền tập hợp và họp lại với người khác thành nhóm kinh tế, chính trị hay tôn giáo. Tu chính án đảm bảo mỗi người đều có quyền xin chính phủ giải quyết khiếu nại. Tu chính án 2 bảo vệ quyền giữ mang vũ khí của mỗi người. Toà án Tối cao một mặt phán quyết không chỉ dân quân, mà còn người dân cũng có quyền giữ mang vũ khí, một mặt cho phép chính phủ quy định và hạn chế việc sản xuất, sở hữu, buôn bán súng hay vũ khí khác. Tu chính án do một số bang đòi có để chấp nhận phê chuẩn hiến pháp, phản ánh lòng thù hận Anh cố tịch thu vũ khí của các thuộc địa khi Chiến tranh Cách mạng bùng nổ; Patrick Henry hùng hồn hỏi, liệu chúng ta có mạnh hơn không, "khi ta mất hết vũ khí, khi lính Anh được đóng ở mọi nhà?" Tu chính án 3 cấm chính phủ liên bang buộc người dân cho lính ở trong nhà vào thời bình, là phản ứng chống lại Luật Đóng quân do Quốc hội Anh thông qua vào thời kỳ Chiến tranh Cách mạng, cho phép lính Anh trưng dụng nhà của dân. Tư pháp công bằng (Tu chính án 4, 5, 6, 7, và 8) Tu chính án 4 cấm chính phủ khám xét thân thể tài sản hay tịch thu đồ đạc một cách vô lý. Khám xét có thể hiểu hẹp là bị khám xét nhà riêng hay xe hơi và hiểu rộng là bị cảnh sát lần hay bị yêu cầu thử máu. Tu chính án cũng hạn chế quyền lực của cảnh sát điều tra tội phạm và cấm toà án chấp nhận bằng chứng bị thu thập trái luật. Tu chính án 5 quy định trọng tội thì phải có đại đoàn bồi thẩm đưa ra bản cáo trạng để ra toà, cấm xử một người hai lần cùng tội, cấm phạt trái thủ tục pháp luật, và cấm ép người bị buộc tội tiết lộ thông tin có hại cho chính mình. Ngoài ra, cũng cấm chính phủ trưng dụng tài sản riêng vào việc chung nếu không "bồi thường thích đáng". Tu chính án 6 bảo vệ người bị buộc phạm tội. Bị cáo có quyền được đoàn bồi thẩm địa phương và vô tư xét xử công bằng nhanh chóng trong phiên toà công khai. Bị cáo có quyền được biết các cáo buộc, mời luật sư, và đối chất người làm chứng chống mình. Năm 1966, Toà án Tối cao quyết định Tu chính án 6 cùng Tu chính án 5 yêu cầu cảnh sát báo nghi phạm biết quyền lợi của hắn. Tu chính án 7 bảo vệ quyền được đoàn bồi thẩm xét xử trong các vụ dân sự ở toà liên bang và cấm thẩm phán bỏ kết luận của đoàn bồi thẩm về các điểm sự kiện. Tu chính án 8 cấm đặt tiền bảo chứng hay phạt tiền quá mức đến nỗi chỉ bị cáo giàu nhất mới trả được và cấm hình phạt dã man và khác thường. Mặc dù ban đầu chỉ trỏ một số hình phạt khủng khiếp, "dã man và khác thường" được hiểu rộng qua nhiều năm là cấm luôn các hình phạt hoàn toàn không xứng tội hay quá khắc nghiệt. Tu chính án cũng được dùng để kiện các nhà tù có tình hình sinh hoạt tệ như phòng giam cực kỳ mất vệ sinh, quá đông, chăm sóc sức khoẻ kém, và cai ngục cố ý để cho tù nhân hại nhau. Quyền lợi chưa liệt kê và quyền lực để dành (Tu chính án 9 và 10) Tu chính án 9 tuyên bố người dân có những quyền cơ bản khác ngoài các quyền trong hiến pháp. Đương lúc các bang tranh luận phê chuẩn thì Phe chống Liên bang đòi thêm Tuyên ngôn Quyền lợi vào, nhưng Phe Liên bang phản đối lấy lý do kể ra quyền lợi sẽ hàm ý mở rộng quyền hạn của chính phủ liên bang. Phe chống Liên bang không phục, một số hội nghị phê chuẩn bang không chịu phê chuẩn hiến pháp nếu không có danh sách quyền lợi cụ thể. Quốc hội khoá Một thoả hiệp, bổ sung Tu chính án 9. Toà án Tối cao quyết định Tu chính án 9 bảo vệ những quyền quan trọng như quyền đi lại, quyền bỏ phiếu, quyền riêng tư, và quyền tự quyết việc chăm sóc sức khỏe hay thân thể. Tu chính án 10 quy định chính phủ liên bang chỉ có các quyền lực do hiến pháp trao cụ thể. Bất cứ quyền nào không được liệt kê, Tu chính án 10 để dành cho các bang hay người dân. Toà án Tối cao quyết định các lĩnh vực để dành cho các bang hay người dân có quan hệ gia đình, việc buôn bán trong bang, và hoạt động cảnh sát địa phương. Quyền hạn chính phủ (Tu chính án 11, 16, 18, và 21) Tu chính án 11 sửa lại Mục 1, Khoản 2, Điều III, cấm các toà liên bang xét xử các vụ một bang bị dân bang khác hay nước khác kiện, tức là các bang không phải chịu một số loại trách nhiệm pháp luật, huỷ bỏ phán quyết của Toà án Tối cao trong vụ Chisholm v. Georgia. Tu chính án 16 sửa lại Mục 4, Khoản 9, Điều I, cho phép Quốc hội đánh thuế thu nhập không cần phải chia theo số dân các bang, huỷ bỏ phán quyết của Toà án Tối cao trong vụ Pollock v. Farmers' Loan & Trust Co. năm 1895, trở thành nền móng của các đạo luật thuế thu nhập liên bang về sau và mở rộng đáng kể phạm vi đánh thuế và chi tiêu của liên bang. Tu chính án 18 cấm sản xuất, chuyên chở và mua bán rượu trên cả nước. Quốc hội có quyền làm luật thi hành lệnh cấm. Phong trào cấm rượu vận động chính phủ làm tu chính án, tin rằng tội phạm và tham nhũng sẽ giảm, các vấn đề xã hội sẽ được giải quyết, chính phủ sẽ đỡ tiền phúc lợi xã hội và tù nhân, sức khỏe của người dân Mỹ sẽ cải thiện. Đúng thật việc uống rượu và tử vong liên quan đến rượu giảm mạnh vào thời kỳ cấm. Tuy nhiên, tu chính án tạo cơ hội cho ngành kinh doanh rượu lậu béo bở phát triển, hình thành thị trường chợ đen rộng lớn, gián tiếp thúc đẩy các hành vi trái pháp luật và tiếp tay cho phạm tội có tổ chức. Năm 1933, tu chính án bị bãi bỏ. Tu chính án 21 bãi bỏ Tu chính án 18. Mỗi bang lại được làm luật lệ riêng về việc mua bán nhập khẩu rượu và quy định tuổi uống rượu. Vì chính phủ liên bang cấp tiền cho các bang cấm bán rượu cho trẻ chưa thành niên dưới 21 tuổi, cho nên tất cả 50 bang đều đặt tuổi uống rượu là 21. Các bang quy định cách bán rượu rất khác nhau. Bảo vệ quyền công dân (Tu chính án 13, 14, 15, 19, 23, 24, và 26) Tu chính án 13 thủ tiêu chế độ nô lệ và cấm khổ sai, trừ trong trường hợp là hình phạt ra. Tuy hàng triệu nô lệ được tự do theo Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1863, thân phận chính thức của họ và hàng triệu người khác sau Nội chiến vẫn chưa rõ, cho nên Quốc hội thông qua Tu chính án thứ mười ba để xác định tất cả nô lệ trong cả nước đều được tự do. Vài điều khoản gốc của hiến pháp mất hiệu lực. Tu chính án 14 thừa nhận các nô lệ cũ và bất cứ ai "chịu thẩm quyền của Hoa Kỳ" đều là công dân. Cấm các bang rút bớt đặc quyền đặc miễn của công dân, tước mạng sống, tự do hay tài sản của bất cứ người nào trái thủ tục pháp luật, và không chịu đảm bảo tất cả mọi người được bảo vệ ngang nhau trước pháp luật. Toà án Tối cao quyết định rằng Tu chính án 14 buộc chính quyền các bang và địa phương thi hành hầu hết các điều khoản của Tuyên ngôn Quyền lợi. Tu chính án cũng sửa lại cách chia Hạ nghị sĩ trong Mục 3, Khoản 2, Điều I và huỷ bỏ phán quyết của Toà án Tối cao trong vụ Dred Scott v. Sandford. Tu chính án 15 cấm tước quyền bỏ phiếu dựa vào chủng tộc, màu da hay thân phận nô dịch trước đây, là Tu chính án Tái thiết chót. Tu chính án 19 cấm tước quyền bỏ phiếu dựa vào giới tính, trao đàn bà quyền bầu cử. Trước khi được phê chuẩn thì chỉ một số bang cho đàn bà bỏ phiếu giữ chức. Tu chính án 23 trao Đặc khu Columbia đại cử tri trong Đoàn Đại cử tri như thể là bang, cho phép dân sống ở thủ đô dự vào việc bầu cử tổng thống. Nguyên là lúc được chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ vào năm 1800 thì chỉ có năm nghìn cư dân, không có chính quyền địa phương. Tuy nhiên, số dân đã tăng đến hơn 760.000 người vào năm 1960. Tu chính án 24 cấm đặt thuế thân làm điều kiện được bỏ phiếu. Cùng với bài thi xét năng lực đọc viết và yêu cầu cư trú, thuế thân ​​được dùng để ngăn dân có thu nhập thấp (hầu hết là người Mỹ gốc Phi) đi bầu cử. Mặc dù Tu chính án 13, 14, và 15 giúp bãi bỏ nhiều luật kì thị sót lại từ thời nô lệ, một vài hình thức phân biệt đối xử vẫn còn. Toà án Tối cao đã bãi bỏ các luật lệ này. Tu chính án 26 cấm tước quyền bỏ phiếu của công dân từ mười tám tuổi trở lên dựa vào tuổi tác, phần lớn là thành quả của phong trào sinh viên chống Chiến tranh Việt Nam. Cuộc vận động thêm đà sau khi Toà án Tối cao quyết định Quốc hội có quyền đặt tuổi bỏ phiếu trong vụ Oregon v. Mitchell. Các quy trình và thủ tục chính phủ (Tu chính án 12, 17, 20, 22, 25, và 27) Tu chính án 12 thay Mục 3, Khoản 1, Điều II, sửa lại cách Đoàn Đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, quy định mỗi đại cử tri phải bầu riêng Tổng thống và Phó Tổng thống một phiếu, thay vì bầu Tổng thống hai phiếu. Tổng thống và Phó Tổng thống không được cùng bang và nếu không có đủ điều kiện làm Tổng thống thì cũng không được làm Phó Tổng thống. Tu chính án 17 thay Mục 1 và 2, Khoản 2, Điều I, sửa lại cách bầu thượng nghị sĩ. Thay vì do nghị hội bang bầu lên, các thượng nghị sĩ sẽ do người dân bầu bầu thẳng lên. Nghị hội bang có quyền cho phép thống đốc tạm bổ khuyết thượng nghị sĩ cho đến khi có thể tổ chức bầu cử đặc biệt. Tu chính án 20 rút ngắn khoảng thời gian giữa Ngày bầu cử và lúc nhiệm kỳ của Tổng thống, Phó Tổng thống đắc cử và Quốc hội khoá mới bắt đầu. Nguyên là hiến pháp quy định Quốc hội phải họp thường niên vào thứ Hai đầu tiên của tháng 12, trừ phi luật quy định khác, tức là Quốc hội khoá mới được bầu vào tháng 11 phải đợi đến tháng 3 năm sau mới họp, Quốc hội khoá cũ thì mất nhiều quyền lực. Tu chính án đổi lúc bắt đầu nhiệm kỳ mới của tổng thống từ ngày 4 tháng 3 sang ngày 20 tháng 1 (trong trường hợp Quốc hội thì sang ngày 3 tháng 1) để giúp Quốc hội làm nhiều việc hơn và xúc tiến việc chuyển tiếp ngành hành chính và lập pháp. Tu chính án 22 hạn chế tổng thống chỉ được giữ hai nhiệm kỳ, tổng cộng là tám năm. Trong một số trường hợp, được giữ chức hơn tám năm. Hiến pháp gốc không hạn chế số nhiệm kỳ tổng thống được giữ, nhưng George Washington là tổng thống thứ nhất không chịu tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, tạo nên lệ tổng thống chỉ nên giữ hai nhiệm kỳ. Franklin D. Roosevelt phá tiền lệ, đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1940 và nhiệm kỳ thứ tư vào năm 1944. Tu chính án 25 thay thế Mục 6, Khoản 1, Điều II, quy định rõ Phó Tổng thống sẽ nối nhiệm Tổng thống trong trường hợp chết, từ chức hay bị cách thức. Phó Tổng thống làm quyền Tổng thống nếu Tổng thống không thể hoàn thành chức vụ. Nếu thiếu Phó Tổng thống thì Tổng thống tiến cử ứng viên cho Quốc hội chấp thuận. Tu chính án 27 bổ sung Mục 1, Khoản 6, Điều I, cấm Quốc hội tăng lương của các nghị sĩ khoá hiện tại: mọi khoản tăng lương chỉ có hiệu lực từ khoá tiếp theo. Tu chính án đợi phê chuẩn hai thế kỷ vì không đặt kì hạn. Xem thêm Ghi chú Tham khảo Sách vở tham khảo Đọc thêm Dippel, Horst, British and American Constitutional and Democratic Models (18th–20th Century), EGO - European History Online, Mainz: Institute of European History, 2018, retrieved: ngày 8 tháng 3 năm 2021 (pdf). Edwards. Donna, Mary Anne Franks, David Law (Chair in Public Law at the University of Hong Kong), Lawrence Lessig, and Louis Michael Seidman, "Constitution in Crisis: Has America's founding document become the nation's undoing?", Harper's Magazine, vol. 339, no. 2033 (October 2019), pp. 25–32. "The Constitution is not producing a democracy that's responsive to the people. [p. 31.]... How do we break this deeply unrepresentative system that we have right now?" "[O]ur system—and especially our elected leaders—are averse to change. But there is still a revolutionary spirit within the American public that doesn't exist among elected leaders." [p. 32.] Foner, Eric, "The Corrupt Bargain" (review of Alexander Keyssar, Why Do We Still Have the Electoral College?, Harvard, 2020, 544 pp., ; and Jesse Wegman, Let the People Pick the President: The Case for Abolishing the Electoral College, St Martin's Press, 2020, 304 pp., ), London Review of Books, vol. 42, no. 10 (ngày 21 tháng 5 năm 2020), pp. 3, 5–6. Foner concludes (p. 6): "Rooted in distrust of ordinary citizens and, like so many other features of American life, in the institution of slavery, the electoral college is a relic of a past the United States should have abandoned long ago." Pamphlets written between 1787 and 1788 by Elbridge Gerry, Noah Webster, John Jay, Melancthon Smith, Pelatiah Webster, Tench Coxe, James Wilson, John Dickinson, Alexander Contee Hansonund Randolph, Richard Henry Lee, George Mason, and David Ramsay. The essay attributed to Gerry was in fact written by Mercy Otis Warren. The work consists of "extracts from the leading works of political theory, history, law, and constitutional argument on which the Framers and their contemporaries drew and which they themselves produced". Rakoff, Jed S., "The Last of His Kind" (review of John Paul Stevens, The Making of a Justice: Reflections on My First 94 Years, Little, Brown, 549 pp.), The New York Review of Books, vol. LXVI, no. 14 (ngày 26 tháng 9 năm 2019), pp. 20, 22, 24. John Paul Stevens, "a throwback to the postwar liberal Republican [U.S. Supreme Court] appointees", questioned the validity of "the doctrine of sovereign immunity, which holds that you cannot sue any state or federal government agency, or any of its officers or employees, for any wrong they may have committed against you, unless the state or federal government consents to being sued" (p. 20); the propriety of "the increasing resistance of the U.S. Supreme Court to most meaningful forms of gun control" (p. 22); and "the constitutionality of the death penalty... because of incontrovertible evidence that innocent people have been sentenced to death." (pp. 22, 24.) Liên kết ngoài Chính phủ Hoa Kỳ Analysis and Interpretation of the Constitution of the United States: legal analysis and interpretation of the Constitution, based primarily on Supreme Court case law United States Constitution: Library of Congress web guide to Constitution related primary documents and resources America's Founding Documents: original text and articles exploring the Declaration of Independence, Constitution, and Bill of Rights Constitution of the United States: original text of each clause in the Constitution with an accompanying explanation of its meaning and how that meaning has changed over time THE CONSTITUTION OF THE UNITED STATES OF AMERICA As Amended - govinfo.gov Phi chính phủ Constitution: accessible text with index, web images of originals, and explanations of spelling and vocabulary Audio reading of the Constitution in MP3 format provided by the University of Chicago Law School Mobile friendly version of the Constitution National Constitution Center Hiến pháp Hoa Kỳ Điều lệ chính trị Hiến pháp theo quốc gia Hoa Kỳ năm 1789 Khởi đầu năm 1789 ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ năm 1787
16315
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bosporus
Bosporus
Bosphorus hay Bosporus (tiếng Hy Lạp: Βόσπορος), phiên âm tiếng Việt thường là Bô-xpho hoặc Bốt-xpho từ tiếng Pháp Bosphore, là một eo biển chia cắt phần thuộc châu Âu (Rumelia) của Thổ Nhĩ Kỳ với phần thuộc châu Á (Anatolia) của nước này. Nó nối biển Marmara (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Marmara Denizi, tiếng Hy Lạp: Θάλασσα του Μαρμαρά) với biển Đen (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Karadeniz, tiếng Hy Lạp: Μαύρη Θάλασσα). Eo Bosporus dài 30 km, với chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và chiều rộng nhỏ nhất 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari. Độ sâu dao động trong khoảng từ 36 đến 124 mét tính theo giữa luồng. Trên các bờ của eo biển này có khá đông dân cư sinh sống, do thành phố Istanbul (dân số ít nhất là 11 triệu người) nằm ở cả hai bờ của nó. Có hai cầu xuyên qua eo biển Bosphore. Cây cầu đầu tiên là cầu Bogazici (Bosphore I) dài 1.074 mét được xây dựng xong vào năm 1973. Cây cầu thứ hai là cầu Fatih Sultan Mehmed (Bosphore II) dài 1.090 mét được hoàn thành năm 1988 cách cầu thứ nhất khoảng 5 km về phía bắc. Marmaray- tuyến đường sắt dài 13,7 km chạy theo đường hầm đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm 2013. Khoảng 1.400 mét của đường hầm sẽ chạy dưới đáy eo biển này ở độ sâu khoảng 55 mét. Truyền thuyết Tên gọi này gắn liền với thần thoại Hy Lạp về chuyến đi của Io sau khi thần Zeus biến nữ thần này thành một con bò để bảo vệ nàng. Trong thần thoại, người ta cũng kể rằng các tảng đá di động đã từng nghiền nát bất cứ tàu thuyền nào có ý định vượt qua eo biển Bosphore cho đến khi người anh hùng Jason tìm được lối đi nhờ các mưu kế tinh khôn làm cho các tảng đá bị cố định lại và lối đi của người Hy Lạp vào biển Đen đã được thông suốt. Lịch sử Eo biển Bosphore đã hình thành vào khoảng năm 5600 TCN khi mực nước biển của Địa Trung Hải/biển Marmara lên cao đã tràn qua nó vào biển Đen - vào thời kỳ đó là một khu vực chứa nước ngọt rất nông. Một số người cho rằng các trận ngập lụt diện rộng diễn ra ở các khu vực bờ phía bắc của biển Đen khi đó có người sinh sống và cày cấy là nền tảng lịch sử của các câu chuyện về ngập lụt trong sử thi Gilgamesh và Kinh Thánh. (Xem thuyết đại hồng thủy biển Đen.) Như là điểm hẹp nhất trong hành lang nối biển Đen với Địa Trung Hải, vịnh Bosphore luôn có tầm quan trọng chiến lược và thương mại lớn. Nhà nước Athena cổ đại của người Hy Lạp vào thế kỷ 5 TCN đã rất phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu từ Scythia, vì thế sự liên minh với các thành phố kiểm soát eo biển này, chẳng hạn như thuộc địa Megara của Byzantine là cần phải được duy trì và bảo vệ. Tầm ảnh hưởng chiến lược của eo biển này đã là một trong các yếu tố quan trọng trong quyết định của hoàng đế La Mã là Đại Đế Constantine khi ông thiết lập thủ đô mới của mình vào năm 330 ở Constantinopolis. Thành phố này vào năm 1453 đã trở thành thủ đô của Đế quốc Ottoman và những pháo đài trên cả hai bờ của eo biển gần với thành phố của Đế quốc Byzantine mà người Ottoman đã xây dựng là Anadoluhisari (1393) và Rumelihisari (1451). Tầm quan trọng chiến lược của eo biển Bosphore vẫn là rất đáng kể và sự kiểm soát nó đã từng là chủ đề của một loạt các cuộc chiến trong lịch sử cận đại và hiện đại, nổi tiếng nhất là Chiến tranh Nga-Thổ (1877-1878), cũng như là cuộc tấn công của khối Liên ước vào Dardanelles năm 1915 trong tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một số hiệp ước quốc tế được đưa ra để quản lý việc đi lại của tàu thuyền qua eo biển, bao gồm công ước Montreux về chế độ của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, được ký kết năm 1936. Tham khảo B Địa lý Thổ Nhĩ Kỳ Địa lý Hy Lạp cổ đại Bosporus Du lịch ở Istanbul Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
16317
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại. Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh. E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau: E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo". Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters) Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp Bảo mật các giao dịch kinh doanh Lịch sử Sự hình thành thương mại điện tử Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại điện tử. Một dạng thương mại điện tử khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh. Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu. Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet (www). Các công ty thương mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995. Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử. Mốc thời gian Các mốc thời gian về sự phát triển của thương mại điện tử như sau: 1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến. 1982: Minitel được giới thiệu tại Pháp thông qua France Telecom và sử dụng để đặt hàng trực tuyến. 1984: Gateshead SIS/Tescolà trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên và bà Snowball, 72 tuổi, là khách hàng mua hàng trực tuyến đầu tiên. 1984: Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện. 1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, WorldWideWeb, sử máy máy NeXT. 1992: Terry Brownell ra mắt hệ thống bảng Bulletin cửa hàng trực tuyến dùng RoboBOARD/FX. 1994: Netscape tung trình duyệt Navigator vào tháng 10 với tên là Mozilla. Pizza Hut đặt hàng trên trang web này. Ngân hàng trực tuyến đầu tiên được mở. Một số nỗ lực nhằm cung cấp giao hoa tươi và đăng ký tạp chí trực tuyến. Các dụng cụ "người lớn" cũng có sẵn như xe hơi và xe đạp. Netscape 1.0 được giới thiệu vào cuối năm 1994, giao thức mã hóa SSL làm cho các giao dịch bảo mật hơn. 1995: Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 1995, việc mua sách của ông Paul Stanfield, Giám đốc sản xuất của công ty CompuServe tại Anh, từ cửa hàng W H Smith trong trung tâm mua sắm CompuServe là dịch vụ mua hàng trực tuyến đầu tiên ở Anh mang tính bảo mật. Dịch vu mua sắm trực tuyến bắt đầu từ WH Smith, Tesco, Virgin/Our Price, Great Universal Stores/GUS, Interflora, Dixons Retail, Past Times, PC World (retailer) và Innovations. 1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và thương mại miễn phí 24h, đài phát thanh trên Internet, Radio HK và chương trình phát sóng ngôi sao NetRadio. Dell và Cisco bắt đầu tích cực sử dụng Internet cho các giao dịch thương mại. eBay được thành lập bởi máy tính lập trình viên Pierre Omidyar như là dạng AuctionWeb. 1998: Tem điện tử được mua bán và tải trực tuyến từ Web. 1998: Alibaba Group được hình thành ở Trung Quốc. 1999: Business.com bán khoảng 7.5 triệu USD cho eCompanies, được mua vào năm 1997 với giá 149,000 USD. Phần mềm chia sẻ tập tin ngang hàng Napster ra mắt. ATG Stores ra mắt các sản phẩm trang trí tại nhà trực tuyến. 2000: bùng nổ dot-com. 2001: Alibaba.com đạt lợi nhuận trong tháng 12 năm 2001. 2002: eBay mua lại PayPal với 1.5 tỉ USD. 2003: Amazon.com đăng tải bài viết lợi nhuận hàng năm. 2004: DHgate.com, công ty B2C giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập, buộc các trang web khác B2B bỏ mô hình "trang vàng". 2005: Yuval Tal sáng lập giải pháp phân phối thanh toán trực tuyến bảo mật. 2007: Business.com mua lại bởi R.H. Donnelley với 345 triệu USD. 2009: Zappos.com mua lại bởi Amazon.com với 928 triệu USD. 2010: Groupon ra báo cáo từ chối một lời đề nghị mua lại trị giá 6 tỷ USD từ Google. Thay vào đó, Groupon có kế hoạch đi trước với IPO vào giữa năm 2011. 2011: Quidsi.com, công ty cha của Diapers.com, được mua lại bởi Amazon.com với 500 triệu USD tiền mặt cộng với 45 triệu nợ và các nghĩa vụ khác. GSI Commerce, công ty chuyên tạo ra, phát triển và thực thi trang web mua sắm trực tuyến cho dịch vụ gạch và vữa trong kinh doanh, được mua lại bởi eBay với 2.4 tỉ USD. 2012: Thương mại điện tử và Doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ dự kiến ​​đạt 226 tỷ USD, tăng 12%so với năm 2011. Khái niệm thương mại điện tử Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong). Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công." Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet. Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh điện tử Kinh doanh điện tử (E-Business) là thuật ngữ xuất hiện trước thương mại điện tử (E-Commerce), tuy nhiên, còn khá nhiều mơ hồ trong việc xác định liệu hai thuật ngữ này có giống nhau hay không. Có ý kiến cho rằng thương mại điện tử đôi khi là một nhánh phát triển thêm từ Kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong). Cụ thể, kinh doanh điện tử là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh điện tử bao phủ quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, từ mua hàng qua mạng (e-procurement, e-purchasing), quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử cho đến chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Trong khi đó, thương mại điện tử tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện quy trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Việc phân biệt tương đối giữa hai thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị phân định rõ mục tiêu kinh doanh và hướng tiếp cận của doanh nghiệp. Các ứng dụng kinh doanh Một số ứng dụng chung nhất liên quan đến thương mại điện tử được liệt kê dưới đây: Tài liệu tự động hóa ở chuỗi cung ứng và hậu cần Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế Quản lý nội dung doanh nghiệp Nhóm mua Trợ lý tự động trực tuyến IM (Instant Messaging) Nhóm tin Mua sắm trực tuyến và theo dõi đặt hàng Ngân hàng điện tử Văn phòng trực tuyến Phần mềm giỏ hàng Hội thảo truyền thông trực tuyến Vé điện tử Nhắn tin nhanh Mạng xã hội Mua bán dịch vụ trực tuyến Các hình thức thương mại điện tử Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung "kỹ thuật số" cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời , để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ "meta" đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của thương mại điện tử. Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử. Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C) Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E) Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B) Chính phủ với Chính phủ (G2G) Chính phủ với Công dân (G2C) Khách hàng với Khách hàng (C2C) Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B) Bên cạnh các kiểu E-commerce truyền thống bên trên, nhiều thể loại E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song với sự phát triển của công nghệ. Nổi bật có thể kể đến T-commerce và M-commerce. T-commerce (thương mại truyền hình) M-commerce (thương mại di động) Khuynh hướng toàn cầu Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này cao hơn cả Mỹ. Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo. Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến. Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong thương mại điện tử hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới. Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng. Các tác động đến thị trường và người bán lẻ Các nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết rằng thương mại điện tử sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giá cả sản phẩm. Thực vậy, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và người bán. Ngày nay đã xuất hiện nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá về sản phẩm và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất. Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh học tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong hai ngành tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử là bán sách và đại lý du lịch. Tóm lại, các doanh nghiệp lớn hơn có cơ hội để giảm chi phí so với những doanh nghiệp nhỏ hơn do các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô kinh tế và đưa ra mức giá thấp hơn. Quy định pháp luật của một số quốc gia Quy định của Áo Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên là bằng Luật Thương mại điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG) , Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như bằng Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz), mà trong đó các quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị. Quy định của Đức Nằm trong các điều 312b và sau đó của bộ Luật dân sự (Bürgerliche Gesetzbuch – BGB) (trước đây là Luật bán hàng từ xa) là các quy định đặc biệt về những cái gọi là các hợp đồng bán hàng từ xa. Ngoài những việc khác là quy định về trách nhiệm thông tin cho người bán và quyền bãi bỏ hợp đồng cho người tiêu dùng. Cũng trong quan hệ này, Luật dịch vụ từ xa (Teledienstgesetz) ấn định bên cạnh nguyên tắc nước xuất xứ (điều 4) là toàn bộ các thông tin mà những người điều hành các trang web có tính chất hành nghề, mặc dầu chỉ là doanh nghiệp nhỏ, có nhiệm vụ phải cung cấp (điều 6) và điều chỉnh các trách nhiệm này trong doanh nghiệp đó (điều 8 đến điều 11). Ở những hợp đồng được ký kết trực tuyến thường hay không rõ ràng là luật nào được sử dụng. Ví dụ như ở một hợp đồng mua được ký kết điện tử có thể là luật của nước mà người mua đang cư ngụ, của nước mà người bán đặt trụ sở hay là nước mà máy chủ được đặt. Luật pháp của kinh doanh điện tử vì thế còn được gọi là "luật cắt ngang". Thế nhưng những điều không rõ ràng về luật pháp này hoàn toàn không có nghĩa là lãnh vực kinh doanh điện tử là một vùng không có luật pháp. Hơn thế nữa, các quy định của Luật dân sự quốc tế (tiếng Anh: private international law) được áp dụng tại đây. Tại nước Đức các quy định luật lệ châu Âu về thương mại được tích hợp trong bộ Luật dân sự, trong phần đại cương và trong các quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Mặt kỹ thuật của thương mại điện tử được điều chỉnh trong Hiệp định quốc gia về dịch vụ trong các phương tiện truyền thông của các tiểu bang và trong Luật dịch vụ từ xa của liên bang mà thật ra về nội dung thì hai bộ luật này không khác biệt nhau nhiều. Quy định của Việt Nam Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử. Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính" , số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số" , số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng" . Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác. Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa thương mại điện tử thu hút rất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã hội. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến. Tham khảo Xem thêm So sánh các phần mềm giỏ hàng Kinh tế kỹ thuật số Công ty Dot-com e-Government Tiền điện tử Danh sách các phần mềm thương mại điện tử miễn phí và mã nguồn mở Thương mại điện tử đa kênh Cửa hàng bán lẻ Chợ trực tuyến hay chợ điện tử Thanh toán nội dung Kinh tế ảo Chiến tranh tiền tệ Nghiên cứu thêm Schwarz, Peschel-Mehner (Hrsg.) Recht im Internet (Luật trong Internet). Kognos Verlag, Augsburg Daniel Amor: Thương mại năng động 1. Auflage. Galileo-Press, Bonn 2001 Katja Richter, Holger Nohr: Elektronische Marktplätze. (Thị trường điện tử) Shaker, Aachen 2000 Knut Hildebrand (Hrsg.): Kinh doanh điện tử dpunkt.verlag, Heidelberg 2000 (HMD 215) Liên kết ngoài US Small Business Guide to E-Commerce Laws and Regulations E-Commerce and E-Business, Wikibooks Công nghệ thông tin Tiếp thị Hệ thống quản lý Tin học kinh tế Kinh tế Thương mại Ứng dụng Web Phát triển web Quản lý công nghệ thông tin
16319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rumelihisari
Rumelihisari
Rumelihisari là một pháo đài nằm ở Istanbul, về phía phần thuộc châu Âu của eo biển Bosphorus ở phía bắc của quận Bebek. Nó được xây dựng bởi vua (sultan) của đế chế Ottoman là Mehmed II năm 1451, trước khi ông xâm chiếm Constantinopolis. Rumelihisari cùng với Anadoluhisari ở phía Anatolia của eo biển Bosphorus đã ngăn trở việc tiếp ứng cho Constantinople thông qua biển Đen. Xem thêm Anadoluhisari Eo biển Bosporus Thất thủ của Byzanti Tham khảo Đế quốc Ottoman Istanbul Công trình xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ Bosporus Bảo tàng Istanbul
16321
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20V%C3%A2n%20Th%E1%BB%A7%20%C4%90oan
Bạch Vân Thủ Đoan
Bạch Vân Thủ Đoan (zh. 白雲守端, báiyún shǒuduàn, ja. hakuun shutan, 1025-1072) là Thiền sư Trung Quốc đời Tống. Sư thuộc phái Dương Kì - Tông Lâm Tế đời thứ 9, pháp tự của Thiền sư Dương Kì Phương Hội. Pháp tử danh tiếng nhất của sư là Thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn. Cơ duyên và hành trạng Sư họ Châu (周), quê ở Hàn Dương, tỉnh Hồ Nam. Thuở nhỏ sư học Nho, đến 20 tuổi theo Úc Sơn chủ ở Trà Lăng xuất gia. Sau sư, đến tham vấn Hòa thượng Dương Kì. Một hôm, Dương Kì hỏi: "Bản sư ngươi là ai?". Sư thưa: "Hoà thượng Úc ở Trà Lăng". Dương Kì bảo: "Ta nghe ông ấy qua cầu bị té có tỉnh, làm một bài kệ kì đặc, ngươi có nhớ chăng?". Sư tụng lại bài kệ: 我有明珠一顆 久被塵勞關鎖 今朝塵盡光生: 照破山河萬朵 Ngã hữu minh châu nhất khoả Cửu bị trần lao quan toả Kim triêu trần tận quang sinh Chiếu phá sơn hà vạn đoá Ta có một viên minh châu Đã lâu vùi tại trần lao Hôm nay trần sạch sáng chiếu Soi tột núi sông muôn thứ. Dương Kì cười rồi đi. sư ngạc nhiên suốt đêm không ngủ. Hôm sau sư đến thưa hỏi, gặp ngày cuối năm, Dương Kì hỏi: "Ngươi thấy mấy người hát sơn đông hôm qua chăng?". Sư thưa: "Thấy" Dương Kì bảo: "Ngươi còn thua họ một bậc." Sư lấy làm lạ thưa: "Ý chỉ thế nào?". Dương Kì bảo: "Họ thích người cười, ngươi sợ người cười". Nhân đây, sư liễu ngộ và được Dương Kỳ ấn chứng. Sau khi đắc pháp, đầu tiên sư đến khai đường thuyết pháp tại Thừa Thiên Thiền Viện. Kế lại dời sang Viên Thông Sùng Thắng Thiền Viện ở Giang Châu, tỉnh Giang Tây. Sau sư lại đến trụ trì qua các chùa như Pháp Hoa Sơn Chứng Đạo Thiền Viện, Long Môn Sơn Càn Minh Thiền Viện, Hưng Hóa Thiền Viện. Cuối cùng, sư đến giáo hóa tại Bạch Vân Sơn Hải Hội Thiền viện ở Thư Châu, tỉnh An Huy cho đến khi viên tịch. Niên hiệu Hi Ninh thứ năm (1072), sư nhập diệt, thọ 48 tuổi. Pháp ngữ Sư thượng đường nói: "Chim có hai cánh bay chẳng xa gần, đường bay một góc đi không trước sau, hàng Tăng gia các ông tầm thường cầm muỗng buông đũa trọn nói tri hữu, đến khi leo lên núi tại sao lại thở gấp. Chẳng thấy nói: Người không nghĩ xa ắt có lo gần?". Sư dạy: "Phật đất chẳng độ nước, Phật gỗ chẳng độ lửa, Phật vàng chẳng độ lò đúc, Phật thật ngồi ở trong. Đại chúng! Ông già Triệu Châu một lúc đem mười hai phần xương tám muôn bốn ngàn lỗ chân lông dồn vào trong lòng các ông rồi. Ngày nay Viên Thông (Sư) trông thấy bất bình vì người xưa nói ra. Sư lấy tay vỗ giường thiền nói: "Nên biết núi biển về minh chủ, chưa tin càn khôn lấp người lành". Sư thuyết: "Cổ nhân để lại một lời nửa câu, khi chưa thấu sờ đến giống hệt vách sắt, bỗng nhiên một hôm sau khi nhìn được thấu, mới biết chính mình là vách sắt. Hiện nay làm sao thấu?". Sư lại nói: "Vách sắt! Vách sắt!" Sư dạy: "Nếu quả thật được một phen xuất hạn, liền nhằm trên một cọng cỏ hiện lầu quỳnh điện ngọc, nếu chưa quả thật được một phen xuất hạn, dù có lầu quỳnh điện ngọc lại bị một cọng cỏ che lấp, thế nào được xuất hạn? Tự có một đôi tay khéo ấy, đâu từng xem nhẹ vũ tam đài". Tác Phẩm Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (zh: 白雲守端禪師語錄, 2 quyển). Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Quảng Lục (zh: 白雲端和尚廣錄, 4 quyển). Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Ngữ Yếu (zh: 白雲端和尚語要). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Trung Quốc Lâm Tế tông Người Hồ Nam
16330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anadoluhisari
Anadoluhisari
Anadoluhisar là một thành trì ở bờ phải eo biển Bosporus thuộc thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đôi khi nó còn được gọi là thành Tiểu Á. Nó đã được vua Bayezid I "Sấm sét" (1389-1402) của Đế quốc Ottoman xây dựng năm 1393 để chuẩn bị cho công cuộc bao vây Constantinopolis (khu vực nằm giữa mỏm Haliç và biển Marmara của Istanbul ngày nay). Xem thêm Rumelihisari Eo biển Bosporus Sự thất thủ của Constantinopolis Tham khảo Đế quốc Ottoman Thành phố của Đế quốc Ottoman Bosporus Bảo tàng Istanbul
16331
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20V%C3%A2n
Bạch Vân
Bạch Vân có thể là tên của: Con người Bạch Vân am cư sĩ hay Bạch Vân cư sĩ - tự hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà Nho Đại Việt thời Lê-Mạc phân tranh Bạch Vân An Cốc - thiền sư Nhật Bản hiện đại Bạch Vân Thủ Đoan - thiền sư Trung Quốc đời Tống Lê Thị Bạch Vân - nghệ nhân ca Trù, Việt Nam Bà Tùng Long - nữ nhà văn có tên khai sinh là Lê Thị Bạch Vân Địa danh Bạch Vân - một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bạch Vân - một quận nội ô của thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Núi Bạch Vân (Quảng Châu) Núi Bạch Vân (Lạc Dương) Núi Bạch Vân (Du Lâm) Xem thêm Núi Bạch Vân (định hướng)
16353
https://vi.wikipedia.org/wiki/Harold%20Pinter
Harold Pinter
Harold Pinter (10 tháng 10 năm 1930 - 24 tháng 12 năm 2008) là một nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu người Anh, đã đoạt Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu năm 1972, giải Franz Kafka năm 2005 và được tặng Giải Nobel Văn học năm 2005. Tiểu sử Harold Pinter từ nhỏ đã đóng kịch ở trường học. Năm 1948 vào học trường Kịch nghệ Hoàng gia (Royal Academy of Dramatic Art) nhưng không tốt nghiệp. Năm 1950 in những bài thơ đầu tiên (ông từng làm thơ, viết văn nhưng sau khi dựng vở kịch đầu tiên thì quyết định trở thành nhà viết kịch). Vở kịch một màn đầu tiên The Room (Căn phòng) được dàn dựng ở Đại học Bristol. Trong những năm này Harold Pinter diễn kịch lấy nghệ danh là David Baron. Năm 1960 viết vở kịch The Caretaker (Người trông nhà) cho cả nước Anh thấy rằng đã có một nhà viết kịch tài năng xuất hiện. Nửa đầu thập niên 1960 Pinter viết nhiều vở kịch nổi tiếng như: The Collection (Bộ sưu tập, 1961); The Lover (Người tình, 1962); Tea Party (Hội uống trà, 1964); The Homecoming (Đi về nhà, 1965)... Những vở kịch sau này được dàn dựng thường xuyên có thể kể đến: No Man's Land (Miền đất không của người nào, 1974); The Betrayal (Sự phản bội, 1978); Mountain Language (Ngôn ngữ của núi rừng, 1988)... Pinter tiếp tục phân tích những góc bí ẩn trong lòng người không chỉ bằng kịch mà cả điện ảnh. Ông viết kịch bản cho các bộ phim: The Servant (Người đầy tớ, 1963); The Accident (Sự rủi ro, 1967); The Go-Between (Người môi giới, 1970)... Bảng kịch bản phim của ông dựa vào tiểu thuyết The Last Tycoon (Trùm tư bản cuối cùng) của nhà văn F. Scott Fitzgerald được quay thành bộ phim nổi tiếng. Tiểu thuyết The French Lieutenant's Woman (Người tình của viên trung uý Pháp) của nhà văn John Fowles cũng là bộ phim nổi tiếng với kịch bản của Pinter. Tiểu thuyết Der Prozess (Vụ án) của Franz Kafka cũng là một trường hợp tương tự... Nhiều vở kịch của mình được ông chuyển thành kịch bản phim và ông cũng là một diễn viên điện ảnh. Harold Pinter nhận được rất nhiều giải thưởng các loại, trong số đó có "Giải thưởng Shakespeare", "Giải thưởng châu Âu", "Giải thưởng Pirandello"... tất cả gần hai chục giải thưởng. Ngoài hoạt động nghệ thuật ông còn là một nhà hoạt động chính trị. Từ đầu thập niên 1970 Pinter đã tích cực tham gia vào phong trào nhân quyền. Năm 1985, theo sáng kiến của Hội văn bút Quốc tế (International PEN) Harold Pinter cùng nhà soạn kịch người Mỹ Arthur Miller (chồng cũ của nữ diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe) sang Thổ Nhĩ Kỳ để tìm hiểu chuyện đàn áp các nhà văn ở nước này. Khi đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ giải thích rằng trong tình hình quốc tế hiện tại chính phủ Mỹ không thể không ủng hộ chính quyền ở đây, ngay cả việc đàn áp đối với một số nhà văn... thì Pinter và Miller đã lớn tiếng và chửi ông đại sứ. Cả hai nhà viết kịch đã tự ý rời khỏi đại sứ quán sau đó. Sau này Pinter viết rằng đấy là một sự kiện sâu sắc nhất trong tiểu sử của mình mà ông sẽ tự hào cho đến hết đời. Ông cũng là người mạnh mẽ tố cáo việc NATO ném bom Serbia và kiên quyết phản đối Anh-Mỹ trong chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Năm 2003 ông xuất bản tập thơ War (Chiến tranh) về Iraq được tặng giải thưởng Wilfred Owen. Tháng 3 năm 2005 trong một cuộc phỏng vấn của hãng truyền hình BBC, Harold Pinter tuyên bố rằng từ nay ông thôi viết kịch để tập trung sức cho việc làm thơ và chính trị vì ông "cảm thấy không yên tâm với tình hình hiện nay". "Tôi đã viết 29 vở kịch. Các bạn cho rằng vậy đã đủ chưa? Tôi cho là đủ. Tôi đã tìm thấy cho mình những hình thức khác". Hội đồng Nobel đã quyết định trao Giải Nobel Văn học cho nhà viết kịch, nhà thơ Anh, Harold Pinter – tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, đồng thời là người nổi tiếng với những quan điểm phản đối chiến tranh ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq. Thông cáo báo chí của Viện Hàn lâm Thụy Điển nói rằng trong tác phẩm của mình, Pinter đã "mở ra những vực thẳm được che đậy sau những câu chuyện ba hoa, trống rỗng thường ngày và thâm nhập vào những không gian biệt lập của sự áp bức". Harold Pinter được coi là nhà viết kịch lớn nhất của nước Anh hiện tại, tên ông mang lại một khái niệm văn học "phong cách Pinter" (Pinteresque), thể hiện một phong cách kịch nghệ đặc thù. Tác phẩm The Room (Căn phòng, 1957), kịch The Dumb Waiter (Người hầu bàn câm lặng, 1957), kịch The Birthday Party (Tiệc sinh nhật, 1958), kịch The Hothouse (Nhà kính, 1958), kịch A Slight Ache (Nỗi đau nhẹ nhàng, 1959), kịch The Caretaker (Người trông nhà, 1960), kịch The Dwarfs (Những chú lùn, 1960), kịch The Collection (Bộ sưu tập, 1962), kịch The Lover (Người tình, 1963), kịch Tea Party (Hội uống trà, 1964), kịch The Homecoming' (Đi về nhà, 1965), kịch Basement (Tầng hầm, 1966), kịch Landscape (Phong cảnh, 1968), kịch Silence (Im lặng, 1968), kịch Night (Đêm, 1969), kịch Monologue (Kịch một vai, 1972), kịch Betrayal (Sự phản bội, 1978), kịch Old Times (Thời xưa, 1971), kịch No Man's Land (Miền đất không của người nào, 1975), kịch Other Places (Những chỗ khác, 1982), kịch The New World Order (Trật tự thế giới mới, 1991), kịch ’’Ngôn ngữ của núi rừng (Mountain Language, 1988), kịch ’’Ánh trăng (Moonlight, 1993), kịch ’’Lễ kỉ niệm (Celebration, 1999), kịch ’’Hoài niệm về quá khứ (Remembrance of Things Past, 2000), kịch ’’Người đầy tớ (The Servant, 1963), kịch bản phim ’’Người ăn bí ngô (The Pumpkin Eater, 1964), kịch bản phim ’’Bản ghi nhớ Quiller (The Quiller Memorandum, 1965), kịch bản phim ’’Sự rủi ro (Accident, 1967), kịch bản phim ’’Người môi giới (The Go-Between, 1970), kịch bản phim Người tình của viên trung uý Pháp (The French Lieutenant's Woman, 1981), kịch bản phim ’’Trùm tư bản cuối cùng (The Last Tycoon, 1976), kịch bản phim ’’Chiến thắng (Victory, 1982), kịch bản phim ’’Câu chuyện của cô người hầu (The Handmaid’s Tale, 1987), kịch bản phim ’’Đoàn viên (Reunion, 1988), kịch bản phim The Trial (Vụ án, 1991), kịch bản phim The Tragedy of King Lear (Bi kịch của vua Lear, 2000), kịch bản phim ’’Thơ và văn xuôi (Poems and Prose 1949-1977, 1978), thơ, văn xuôi ’’Những chú lùn (The Dwarfs: A Novel, 1990), tiểu thuyết ’’Những tiếng nói khác nhau: Thơ, Văn, Chính trị 1948-1998 (Various Voices: Poetry, Prose, Politics, 1948-1998, 1998), thơ, văn xuôi ’’Chiến tranh (War), thơ Chú thích Liên kết ngoài Tiếng Việt Nobel văn học 2005 cho Harold Pinter Tiếng Anh Website chính thức của Harold Pinter Thư mục tiểu sử của site Nobel Tiểu sử và phê bình của Hội đồng Anh Tiểu sử và phê bình của Literary Encyclopedia Văn bút Quốc tế chúc mừng Pinter Sinh năm 1930 Mất năm 2008 Nhà thơ Anh Nhà viết kịch Anh Người đoạt giải Nobel Văn học Người Anh đoạt giải Nobel Người giành giải Tony Người đoạt giải BAFTA Bắc Đẩu Bội tinh Chết vì ung thư gan
16355
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20chu%E1%BA%A9n%20C%2B%2B
Thư viện chuẩn C++
Trong C++, Thư viện chuẩn hay Thư viện tiêu chuẩn là một tập hợp của các lớp và các hàm được viết trong phần ngôn ngữ cốt lõi. Thư viện chuẩn này cung cấp nhiều thùng chứa tổng quát, các hàm để làm tiện ích và điều chỉnh cho các thùng chứa, các đối tượng hàm, các dãy ký tự tổng quát và các dòng dữ liệu (bao gồm I/O tương tác và tập tin), hỗ trợ một số tính năng ngôn ngữ, và nhiều hàm thông dụng cho các thao tác như là tìm căn bậc hai. Chuẩn C++ cũng bao gồm cả Thư viện chuẩn C. Nhiều chức năng của thư viện chuẩn C++ là các khai báo trong không gian tên std. Các tập tin tiêu đề chuẩn Các tập tin sau đây chứa các khai báo của Thư viện chuẩn và miêu tả chung của chúng: Các Thư Viện Phổ Biến <bitset> -- Định nghĩa lớp tiêu bản bitset và các hàm hỗ trợ cho việc hiển thị và điều chỉnh các dãy bit có độ dài cố định. <deque> -- Định nghĩa lớp tiêu bản deque (hàng) và nhiều tiêu bản hỗ trợ. <list> -- Định nghĩa lớp tiêu bản list (danh sách) và nhiều tiêu bản hỗ trợ. <map> -- Định nghĩa lớp tiêu bản map và <multimap> và nhiều tiêu bản hỗ trợ. <queue> -- Định nghĩa các lớp tiêu bản priority_queue và queue cùng với nhiều tiêu bản hỗ trợ. <set> -- Định nghĩa lớp tiêu bản set và nhiều tiêu bản hỗ trợ. <stack> -- Định nghĩa lớp tiêu bản stack (chồng) và các tiêu bản hỗ trợ. <vector> -- Định nghĩa lớp tiêu bản vector và nhiều tiêu bản hỗ trợ. Tổng quát <algorithm> -- Định nghĩa nhiều hàm thực thi các thuật toán về thùng chứa trong Thư viện tiêu bản chuẩn STL. <functional> -- Định nghĩa các hàm nhằm giúp cho việc xây dựng các đối tượng hàm trong Thư viện tiêu bản chuẩn (còn có tên là hàm tử). <iterator> -- Định nghĩa các biến lặp cơ bản, định nghĩa sẵn các biến lặp, biến lặp dòng, cũng như là các tiêu bản hỗ trợ. <locale> -- Định nghĩa các lớp tiêu bản và các hàm mà chương trình C++ có thể dùng để tạo đặc tính đóng và điều chỉnh các yếu tố định dạng và biểu thị của các số, tiền tệ, dữ liệu về ngày tháng bao gồm hỗ trợ ngôn ngữ quốc tế cho sự phân lớp ký tự và sự sắp xếp dãy ký tự. <memory> -- Định nghĩa một lớp, một toán tử và nhiều tiêu bản nhằm giúp cấp phát và trả về (vùng nhớ) của các đối tượng. <stdexcept> -- Định nghĩa nhiều lớp chuẩn dùng cho việc báo cáo các ngoại lệ. Các lớp tạo nên một hệ phân nhánh mà tất cả đều dẫn xuất từ lớp exception và bao gồm hai kiểu ngoại lệ thông dụng: lỗi lô-gíc và lỗi trong thời gian thi hành. <utility> -- Định nghĩa các kiểu, hàm, và toán tử trong Thư viện tiêu bản chuẩn STL nhằm giúp cho việc xây dựng và quản lý các cặp đối tưọng. Nó hữu dụng, khi hai đối tượng cần được hành xử như chúng là một. Các dãy ký tự <string> -- Định nghĩa thùng chứa lớp tiêu bản basic_string và nhiều hỗ trợ cho các tiêu bản.khung Streams và Input/Output <fstream> -- Định nghĩa các lớp hỗ trợ các phép toán cho dòng xuất nhập (iostream) trên các chuỗi chứa trong các tập tin bên ngoài. <ios> -- Định nghĩa nhiều kiểu và hàm cơ bản cho các xử lý của các dòng xuất nhập. Tiêu đề này thưòng bao gồm nhiều tiêu đề dòng xuất nhập khác mà ít khi được khai báo qua lệnh #include trực tiếp. <iostream> -- Định nghĩa các đối tượng để đọc và viết ra các dòng tiêu chuẩn (standard stream). Đây thường là tiêu đề duy nhất cần phải bao gồm để tiến hành xuất và nhập (dữ liệu) từ C++. <iosfwd> -- Khai báo trước các tham chiếu cho nhiều tiêu bản để dùng suốt quá trình xuất nhập dòng. Tấr cả các tiêu bản như vậy được định nghĩa trong các tập tin tiêu đề chuẩn khác. Chỉ sử dụng tập tin tiêu đề này khi cần có một trong số các khai báo của nó, nhưng không phải là định nghĩa của nó. <iomanip> -- Định nghĩa nhiều phép điều chỉnh mà nó lấy vào một đối số. <istream> -- Định nghĩa lớp tiêu bản basic_istream, tiêu bản này làm trung gian cho các sự chèn vào và lấy ra (dữ liệu). Tiêu đề cũng định nghĩa một bộ điều chỉnh. Tập tin tiêu đề này thường được sử dụng bởi các tiêu đề về dòng xuất nhập khác, nó hiếm khi được bao gồm trực tiếp trong mã nguồn của người lập trình. <ostream> -- Định nghĩa lớp tiêu bản basic_ostream, tiêu bản này làm trung gian cho các sự chèn (dữ liệu) vào cho các dòng xuất nhập. Tiêu đề cũng định nghĩa một bộ điều chỉnh. Tập tin tiêu đề này thường được sử dụng bởi các tiêu đề về dòng xuất nhập khác, nó hiếm khi được bao gồm trực tiếp trong mã nguồn của người lập trình. <sstream> -- Định nghĩa nhiều lớp tiêu bản mà nó hỗ trợ các phép toán của dòng xuất nhập trên các chuỗi (dữ liệu) chứa trong một đối tượng mảng đã dược cấp phát vùng nhớ. Những chuỗi này rất dễ chuyển đổi để tạo thành các đối tượng của lớp tiêu bản basic_string. <streambuf> -- Bao gồm tiêu đề chuẩn cho các dòng xuất nhập của <streambuf> dùng để định nghĩa lớp tiêu bản basic_streambuf. Lớp này là cơ sở cho phép toán của các lớp của dòng xuất nhập. Tiều đề này thường được bao gồm sẵn trong các tiêu bản về dòng xuất nhập khác, nó hiếm khi được bao gồm trực tiếp trong mã nguồn của người lập trình. Các số <complex> -- Định nghĩa lớp tiêu bản complex và hỗ trợ nhiều tiêu bản. <numeric> -- Định nghĩa các hàm tiêu bản thùng chứa nhằm tiến hành các thuật toán cung cấp cho việc xử lý số. <valarray> -- Định nghĩa lớp tiêu bản valarray hỗ trợ các lớp tiêu bản và các hàm. Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình <exception> --Định nghĩa nhiều kiểu và hàm liên hệ tới việc xử lý các ngoại lệ. Việc xử lý ngoại lệ được dùng trong tình huống mà máy tính có thể phục hồi từ các lỗi. Nó cung ứng ý nghĩa cho việc trả về quyền điều khiển cho chương trình. <limits> --Định nghĩa các lớp tiêu bản numeric_limits và lo về việc biểu thị thứ tự của các điểm động và việc làm tròn. <new> -- Định nghĩa nhiều kiểu và hàm mà nó điều khiển việc cấp phát cũng như trả về (bộ nhớ) của kho dự trữ dưới sự kiểm soát của chương trình. Nó cũng định nghĩa các thành phần cho việc báo cáo về quản lý của kho dự trữ. <typeinfo> -- Hỗ trợ cho nhận dạng kiểu động. Thư viện chuẩn C++ Thư viện này chính là Thư viện chuẩn C được du nhập lại và đổi tên từ dạng <xxxx.h> thành <cxxxx> trong đó "xxxx" là tên của thư viện (xem thêm Thư viện chuẩn C về miêu tả của các thư viện này). <cassert> <cctype> <cerrno> <cfloat> <climits> <cmath> <csetjmp> <csignal> <cstdlib> <cstddef> <sstdarg> <ctime> <cstdio> <cstring> <cwchar> <cwctype> Tham khảo Bjarne Stroustrup: The C++ Programming Language, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70073-5 C++
16356
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c%20h%E1%BB%8Dc
Động lực học
Trong vật lý học, động lực học là một ngành trong cơ học chuyên nghiên cứu chuyển động của các vật thể và mối liên hệ giữa chúng với tương tác giữa các vật. Động lực học quan tâm đến nguyên nhân sinh ra chuyển động của các vật, đó chính là Lực. Cơ sở của động lực học trong thế giới vĩ mô (kích thước lớn hơn cỡ milimét) là các định luật Newton và nguyên lý Galileo, theo cơ học cổ điển, hay các tiên đề của thuyết tương đối. Cơ sở của động lực học trong thế giới vi mô (kích thước nhỏ hơn cỡ micrômét) chính là thuyết lượng tử. Phân ngành Cơ học vật rắn Động học Cơ học chất lỏng Thủy động lực học Khí động lực học Các nguyên lý Nguyên lý biến thiên và các phương trình Lagrange Bài toán hai vật Các phương trình Hamilton Biến đổi chuẩn tắc Phương trình Hamilton-Jacobi Tham khảo Liên kết ngoài Cơ học Động lực học
16363
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%93%20t%C6%B0%20duy
Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy, còn gọi là giản đồ ý (tiếng Anh: Mind map) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ logic và chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành nhiều nội dung nhỏ theo một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Sơ đồ tư duy hữu ích trong việc trình bày các ý tưởng về một chủ đề nào đó. Quá trình tạo lập sơ đồ tư duy phù hợp với quá trình tư duy, triển khai chi tiết dần các ý tưởng đã có và giúp ta nhìn thấy được tổng thể các nội dung liên quan. Đây được xem là phuơng pháp giáo dục giúp ghi nhớ hoặc phân tích vấn đề tối ưu nhất dành cho những người mạnh về trí thông minh không gian - thị giác. Lịch sử Lịch sử của bản đồ tư duy có thể bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3, khi các ví dụ về những hình vẽ giống như bản đồ tư duy được tạo ra bởi Porphyry of Tyros để giới thiệu về các khái niệm của Aristotle. Sau đó, trong khoảng thời gian 1235-1315, có những ghi chép về triết gia Ramon Llull đã sử dụng kỹ thuật này. Các nhà sử học cũng đã biết rằng Leonardo da Vinci đã sử dụng kỹ thuật lập bản đồ tư duy để ghi chép. Mặc dù không thể nói chắc chắn chính xác ai là người đã tạo ra khái niệm sơ đồ tư duy ngay từ đầu, nhưng người được ghi nhận thường xuyên nhất với việc đưa bản đồ tư duy trở thành xu hướng chính là Tony Buzan. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Sử dụng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. Các bậc thầy về ghi nhớ như Eran Katz - Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như "Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!", "Con cái chúng ta đều giỏi". Vận dụng của giản đồ ý Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. Tổng kết dữ liệu. Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. Động não về một vấn đề phức tạp. Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng. Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...). Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép). Toàn bộ ý của giản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật. Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện. Với giản đồ ý, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra. Một thí dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa học, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng giản đồ ý trong khi đọc mỗi lần nảy ra được vài ý hay hoặc ý quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ. Sau khi đọc xong cuốn sách thì người đọc sẽ có được một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt của cuốc sách đó. Có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách. Nếu muốn nắm thật tường tận các dữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần. Ưu điểm So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau: Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. Phương thức tiến hành Cá nhân Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn). Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) và nối với một ý phụ. Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên: Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn. Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết ra. Nhóm nghiên cứu Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau: Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng. Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết. Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này của nhóm. Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình. Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm. Diễn thuyết Dùng giản đồ ý bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì: Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất Không phải "đọc lại"—Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong một từ khóa hay hình, bạn sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạn sẵn. Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với giản đồ ý. Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến. Việc dùng ký hiệu hay biểu tượng và màu sắc qua hình vẽ Các ký hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn. Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý. Các ký tự đặc biệt như! ? {} & * | © ® " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ. Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải. Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ một cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây,...) Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn. Tham khảo Liên kết ngoài FreeMind Canva Coggle GitMind Expanding the Mind Peter Russell M.A., D.C.S., F.S.P Smart Draw Visual Mind Rèn luyện sáng tạo Mind Maps: The Poor Man's Design Tool Zen Mind Map Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo Con cái chúng ta đều giỏi - Adam Khoo Bí mật của trí nhớ siêu phàm - Eran Katz Bí ẩn của bộ não - Anne Debroise Xem thêm Tư duy sáng tạo Động não Đồ thị (lý thuyết đồ thị) Ý tưởng IMindMap Biểu diễn tri thức Trò chơi trí tuệ Tư duy sáng tạo Giản đồ Tư duy Công nghệ giáo dục Đọc Sơ đồ Thiết kế Bản đồ Thuật ngữ kinh doanh
16369
https://vi.wikipedia.org/wiki/Archimedes
Archimedes
Archimedes thành Syracuse (tiếng Hy Lạp: ; khoảng 287 trước Công Nguyên – khoảng 212 trước Công Nguyên), phiên âm tiếng Việt: Ác-si-mét, là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh và nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù có ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại. Thường được xem là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, ông đã tạo ra phép vi tích phân và giải tích hiện đại bằng việc áp dụng các khái niệm về vô cùng bé và phương pháp vét cạn để suy ra và chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý hình học, bao gồm các định lý về diện tích hình tròn, diện tích bề mặt và thể tích của hình cầu, cũng như diện tích dưới một đường parabol. Các thành tựu toán học khác bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc Archimedes), và tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị những số lớn. Ông cũng là một trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý, lập nên các ngành thủy tĩnh học và tĩnh học, bao gồm lời giải thích cho nguyên lý của đòn bẩy. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều loại máy móc, chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ chiến tranh để bảo vệ quê hương ông, Syracusa. Archimedes mất trong trận bao vây Syracusa khi ông bị một tên lính Roma giết dù đã có lệnh không được làm hại ông. Cicero có kể lại lần tới thăm mộ Archimedes, nơi dựng một hình cầu và một ống hình trụ mà Archimedes yêu cầu đặt trên mô mình, tượng trưng cho những khám phá toán học của ông. Không giống các phát minh của ông, các công trình toán học của Archimedes không mấy nổi tiếng trong thời cổ đại. Các nhà toán học từ Alexandria đã đọc và trích dẫn các công trình của ông, nhưng mãi tới khoảng năm 530 sau Công Nguyên thì Isidore của Miletus mới biên soạn lại đầy đủ, trong khi những lời bình luận với các tác phẩm của Archimedes do Eutocius viết ở thế kỷ thứ VI Công Nguyên lần đầu tiên đã đưa nó ra giới độc giả rộng rãi hơn. Số lượng khá ít bản sao các tác phẩm của Archimedes tồn tại qua thời Trung Cổ là một nguồn tư tưởng ảnh hưởng quan trọng cho các nhà khoa học trong thời kỳ Phục hưng, trong khi sự phát hiện các công trình trước đó chưa từng được biết tới của Archimedes vào năm 1906 trong Sách da cừu Archimedes đã cung cấp cái nhìn mới về cách ông đi đến các kết luận toán học như thế nào. Tiểu sử Archimedes sinh khoảng 287 trước Công Nguyên tại thành phố cảng Syracuse, Sicilia, khi ấy là một thuộc địa tự trị của Magna Graecia. Ngày sinh của ông dựa trên một tuyên bố của nhà sử học Hy Lạp Byzantine John Tzetzes rằng Archimedes sống 75 năm. Trong Người đếm cát, Archimedes viết tên cha mình là Phidias, một nhà thiên văn học không được biết tới với bất kỳ chi tiết nào khác. Plutarch đã viết trong cuốn Các cuộc đời song song của mình rằng Archimedes có họ hàng với Vua Hiero II, nhà cai trị Syracuse. Một tiểu sử của Archimedes đã được bạn ông là Heracleides viết nhưng tác phẩm này đã mất, khiến các chi tiết về cuộc đời ông càng mờ mịt. Ví dụ, ta không biết liệu ông đã từng kết hôn hay có con không. Trong thời trai trẻ Archimedes có thể đã học tại Alexandria, Ai Cập, nơi Conon của Samos và Eratosthenes của Cyrene cũng theo học cùng thời. Ông đã coi Conon của Samos là bạn mình, trong khi hai trong những tác phẩm của ông (Phương pháp Định lý Cơ học và Vấn đề Gia súc) có những lời mở đầu đề cập tới Eratosthenes. Archimedes mất khoảng 212 trước Công Nguyên trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, khi các lực lượng La Mã dưới sự chỉ huy của Tướng Marcus Claudius Marcellus chiếm thành phố Syracuse sau một cuộc bao vây kéo dài hai năm. Theo lời tường thuật thường được kể lại của Plutarch, Archimedes đang suy ngẫm về một biểu đồ toán học khi thành phố bị chiếm. Một binh sĩ La Mã ra lệnh cho ông tới gặp Tướng Marcellus nhưng ông từ chối, nói rằng mình phải giải quyết xong vấn đề. Người lính nổi giận, và dùng kiếm giết Archimedes. Plutarch cũng có một lời tường thuật về cái chết của Archimedes cho rằng có thể ông đã bị giết khi đang tìm cách đầu hàng một binh sĩ La Mã. Theo câu chuyện này, Archimedes mang theo các dụng cụ toán học, và đã bị giết bởi người lính cho rằng chúng là những đồ có giá trị. Tướng Marcellus được cho là đã nổi giận vì cái chết của Archimedes, bởi ông ta coi Archimedes là một tài sản khoa học có giá trị và đã ra lệnh không được làm hại ông. Những từ cuối cùng được cho là của Archimedes là "Đừng làm hỏng các hình tròn của ta" (), một sự đề cập tới những đường tròn toán học mà ông được cho là đang nghiên cứu khi bị người lính La Mã quấy rầy. Câu nói này thường được ghi lại bằng tiếng Latin là "Noli turbare circulos meos," nhưng không có bằng chứng đáng tin cậy rằng Archimedes đã thốt ra những lời đó và chúng không xuất hiện trong lời tường thuật của Plutarch. Mộ của Archimedes có một hình điêu khắc thể hiện chứng minh toán học ưa thích của ông, gồm một hình cầu và một hình trụ có cùng chiều cao và bán kính. Archimedes đã chứng minh rằng thể tích và diện tích bề mặt của hình cầu bằng hai phần ba thể tích và diện tích của hình trụ gồm cả các đáy của nó. Năm 75 trước Công Nguyên, 137 năm sau khi ông mất, nhà hùng biện người La Mã là Cicero khi ấy đang làm quan coi quốc khố ở Sicilia. Ông đã nghe những câu chuyện về ngôi mộ của Archimedes, nhưng không một người dân địa phương nào có thể dẫn ông tới đó. Cuối cùng ông tìm thấy ngôi mộ gần cổng Agrigentine ở Syracuse, trong điều kiện bị bỏ hoang và bị cây bụi phủ kín. Cicero dọn dẹp ngôi mộ, và có thể thấy hình khắc và đọc một số câu thơ đã được thêm vào như lời đề tặng. Các giả thuyết tiêu chuẩn về cuộc đời của Archimedes đã được viết khá lâu sau khi ông mất bởi các nhà sử học La Mã cổ đại. Lời kể về cuộc bao vây Syracuse của Polybius trong tác phẩm Lịch sử Thế giới đã được viết khoảng bảy mươi năm sau cái chết của Archimedes, và sau này đã được Plutarch và Livy sử dụng như một nguồn thông tin. Nó không mang lại nhiều ánh sáng về con người Archimedes, và tập trung trên những cỗ máy chiến tranh mà ông được cho là đã tạo ra để bảo vệ thành phố. Các phát minh và sáng tạo Vương miện Vàng Giai thoại được biết đến nhiều nhất về Archimedes tường thuật cách ông phát minh ra phương pháp xác định thể tích của một vật thể với hình dạng không bình thường. Theo Vitruvius, một vương miện mới với hình dáng một vòng nguyệt quế đã được chế tạo cho Vua Hiero II, và Archimedes được yêu cầu xác định liệu nó có phải được sử dụng vàng thuần túy, hay đã được cho thêm bạc bởi một người thợ bất lương. Archimedes phải giải quyết vấn đề mà không được làm hư hại chiếc vương miện, vì thế ông không thể đúc chảy nó ra thành một hình dạng thông thường để tính thể tích. Khi đang tắm trong bồn tắm, ông nhận thấy rằng mức nước trong bồn tăng lên khi ông bước vào, và nhận ra rằng hiệu ứng này có thể được sử dụng để xác định thể tích của vương miện. Vì trên thực tế nước không nén được, vì thế chiếc vương miện bị nhúng chìm trong nước sẽ làm tràn ra một khối lượng nước tương đương thể tích của nó. Bằng cách chia khối lượng của vương miện với thể tích nước bị chiếm chỗ, có thể xác định khối lượng riêng của vương miện và so sánh nó với khối lượng riêng của vàng. Sau đó Archimedes nhảy ra ngoài phố khi vẫn đang trần truồng(!), quá kích động với khám phá của mình, kêu lên "Ơ-rê-ca!(Eureka!)" (tiếng Hy Lạp: "εὕρηκα!," có nghĩa "Tôi tìm ra rồi!") Câu chuyện về chiếc vương miện vàng không xuất hiện trong các tác phẩm đã được biết của Archimedes. Hơn nữa, tính thực tiễn của phương pháp nó miêu tả đã bị nghi vấn, vì sự vô cùng chính xác phải có để xác định lượng nước bị chiếm chỗ. Archimedes thay vào đó có thể đã tìm kiếm một giải pháp sử dụng nguyên lý đã được biết trong thủy tĩnh học như Nguyên lý Archimedes, mà ông miêu tả trong chuyên luận Về các vật thể nổi của mình. Nguyên lý này nói rằng một vật thể bị nhúng trong một chất lỏng sẽ bị một lực đẩy lên tương đương trọng lượng chất lỏng bị nó chiếm chỗ. Sử dụng nguyên lý này, có thể so sánh mật độ của chiếc vương miện vàng với mật độ của vàng khối bằng cách cân chiếc vương miện cùng với một khối vàng chuẩn, sau đó nhúng chúng vào trong nước. Nếu chiếc vương miện có mật độ nhỏ hơn vàng, nó sẽ chiếm chỗ nhiều nước hơn vì có thể tích lớn hơn, và vì thế sẽ gặp lực đẩy lên lớn hơn mẫu chuẩn. Sự khác biệt này trong lực đẩy sẽ khiến chiếc cân mất thăng bằng. Galileo coi nó "có thể là phương pháp này giống phương pháp Archimedes đã sử dụng, bởi, ngoài việc rất chính xác, nó dựa trên những bằng chứng do chính Archimedes đã khám phá." Vít Archimedes Một phần lớn công việc kỹ thuật của Archimedes xuất hiện từ các nhu cầu thực tế của thành phố Syracuse. Tác giả người Hy Lạp Athenaeus của Naucratis đã miêu tả việc Vua Hieron II đặt hàng Archimedes thiết kế một con tàu lớn, chiếc Syracusia, có thể được sử dụng làm phương tiện vận tải xa hoa, mang theo đồ hậu cần, và như một tàu chiến. Chiếc Syracusia được cho là con tàu lớn nhất được chế tạo trong thời cổ đại. Theo Athenaeus, nó có thể chở 600 người gồm cả những đồ trang trí trong vườn, một phòng thể dục và một ngôi đền cho nữ thần Aphrodite cùng các trang bị khác. Bởi chiếc tàu với kích cỡ này có thể sẽ bị rò rỉ một lượng nước lớn qua vỏ, đinh ốc Archimedes đã được chế tạo để loại bỏ nước ở đáy tàu. Cỗ máy của Archimedes là một thiết bị với những lá hình đinh ốc xoay bên trong một hình trụ. Nó hoạt động bằng tay, và cũng có thể được dùng để chuyển nước từ nơi thấp tới các kênh thủy lợi. Đinh ốc Archimedes ngày nay vẫn được sử dụng để bơm chất lỏng và chất rắn nhỏ như than và ngũ cốc. Đinh ốc Archimedes đã được miêu tả ở thời La Mã cổ đại bởi Vitruvius có thể là một sự cải tiến của bơm đinh ốc từng được dùng để tưới tiêu cho Vườn treo Babylon. Móng vuốt Archimedes Móng vuốt Archimedes là một vũ khí được cho là do ông thiết kế ra để bảo vệ thành phố Syracuse. Cũng được gọi là "kẻ làm đắm tàu," móng vuốt gồm một cánh tay kiểu cần cẩu với một móc tóm lớn bằng kim loại treo ở đầu. Khi móng được ném vào tàu địch cánh tay sẽ đưa lên, nhấc tàu khỏi nước và có thể làm đắm nó. Đã có những thực nghiệm thời hiện đại để thử tính năng của móng vuốt, và một bộ phim tài liệu năm 2005 với tựa đề Siêu vũ khí ở thế giới cổ đại đã chế tạo một phiên bản của móng vuốt và kết luận rằng nó là một thiết bị có thể hoạt động. Tia chiếu của Archimedes Vào Thế kỷ II tác gia Lucian đã viết rằng trong cuộc Bao vây Syracuse (khoảng 214–212 trước Công Nguyên), Archimedes đã dùng lửa đốt cháy các tàu chiến địch. Nhiều thế kỷ sau, Anthemius của Tralles đã đề cập tới những gương đốt cháy như vũ khí của Archimedes. Thiết bị này, thỉnh thoảng được gọi là "tia chiếu của Archimedes", đã được dùng để hội tụ ánh mặt trời vào những con tàu đang tiếp cận, khiến chúng bắt lửa. Vũ khí nổi tiếng này đã là chủ đề của những cuộc tranh luận về khả năng của nó từ thời Phục Hưng. René Descartes coi đây là một sai lầm, trong khi những nhà nghiên cứu hiện đại đã tìm cách tái tạo hiệu ứng này bằng những phương tiện có sẵn trong thời Archimedes. Mọi người cho rằng một mạng lưới các tấm đồng hay đồng thau được đánh bóng đã được sử dụng để hội tụ ánh mặt trời vào một con tàu. Cách này sử dụng nguyên lý hội tụ parabol theo một cách tương tự với lò mặt trời. Một cuộc thử nghiệm tia chiếu của Archimedes đã được tiến hành năm 1973 bởi nhà khoa học Hy Lạp Ioannis Sakkas. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ hải quân Skaramagas bên ngoài Athens. Lần này 70 chiếc gương đã được sử dụng, mỗi chiếc có một lớp phủ đồng với kích thước khoảng 5x3 feet (1.5 x 1 m). Những chiếc gương hướng vào một miếng gỗ dán giả làm một tàu chiến La Mã ở khoảng cách khoảng 160 feet (50 m). Khi những chiếc gương được đặt chính xác, con tàu bốc cháy chỉ sau vài giây. Con tàu gỗ dán có một lớp sơn phủ nhựa đường, có thể đã góp phần vào sự cháy. Tháng 10 năm 2005 một nhóm sinh viên từ Viện Công nghệ Massachusetts đã tiến hành một thực nghiệm với những 127 chiếc gương vuông 1 foot vuông (30 cm), chiếu vào một con tàu gỗ ở khoảng cách khoàng 100 feet (30 m). Lửa bốc lên ở một phía của con tàu, nhưng chỉ khi trời không có mây và con tàu đứng yên trong khoảng 10 phút. Mọi người kết luận rằng đó có thể là một loại vũ khí ở những điều kiện như vậy. Nhóm MIT đã lặp lại thực nghiệm cho chương trình TV MythBusters, sử dụng một chiếc tàu câu cá bằng gỗ tại San Francisco làm mục tiêu. Một lần nữa một số điểm cháy than xuất hiện, cùng với một ít lửa. Để có thể bắt lửa, gỗ cần đạt tới điểm cháy, khoảng 300 độ Celsius (570 °F). Khi chương trình MythBusters phát sóng kết quả cuộc thực nghiệm ở San Francisco tháng 1 năm 2006, kết luận được đưa ra là "busted" (không đúng) bởi độ dài thời gian và các điều kiện thời tiết lý tưởng cần có để sự cháy xảy ra. Họ cũng chỉ ra rằng bởi Syracuse hướng mặt phía đông ra biển, hạm đội La Mã sẽ phải bị tấn công vào buổi sáng để những chiếc gương có được độ hội tụ ánh sáng cao nhất. MythBusters cũng chỉ ra rằng các loại vũ khí quy ước, như tên lửa hay bát lửa từ máy phóng, có thể dễ dàng hơn nhiều để đốt cháy một con tàu ở những khoảng cách gần. Các phát minh và sáng tạo khác Tuy Archimedes không phát minh ra đòn bẩy, ông đã đưa ra một giải thích về nguyên lý trong tác phẩm Về sự cân bằng của các hành tinh của mình. Những miêu tả trước đó về đòn bẩy có trong trường phái Peripatetic của những học trò của Aristotle, và thỉnh thoảng được gán cho Archytas. Theo Pappus của Alexandria, những công việc của Archimedes về đòn bẩy khiến ông phát biểu: "Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất." () Plutarch đã miêu tả cách Archimedes thiết kế các hệ thống palăng cho phép các thủy thủ sử dụng nguyên lý đòn bẩy để nhấc những vật bình thường là quá nặng để di chuyển với họ. Archimedes cũng được gán thành tích cải thiện công suất và độ chính xác của máy bắn đá, và với việc phát minh ra đồng hồ đo trong Chiến tranh Punic lần thứ nhất. Đồng hồ đo được miêu tả như một chiếc xe với cơ cấu bánh xe nhả một quả bóng vào trong một thùng chứa sau mỗi dặm đi được. Cicero (106–43 trước Công Nguyên) đã miêu tả Archimedes trong một đoạn ngắn trong cuốn đối thoại De re publica của mình, thể hiện một cuộc đối thoại tưởng tượng diễn ra năm 129 trước Công Nguyên. Sau khi Syracuse bị chiếm khoảng 212 trước Công Nguyên, Tướng Marcus Claudius Marcellus được cho là đã mang về thành Roma hai cơ cấu được dùng trong thiên văn học, thể hiện sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng và năm hành tinh. Cicero đã đề cập tới những cơ cấu tương tự do Thales của Miletus và Eudoxus của Cnidus thiết kế. Đối thoại nói rằng Marcellus giữ một trong hai thiết bị như của cải duy nhất của mình ở Syracuse, và hiến chiếc kia cho Đền Đức hạnh tại Roma. Cỗ máy của Marcellus, theo Cicero, đã được Gaius Sulpicius Gallus giới thiệu với Lucius Furius Philus, người miêu tả nó: Đây là một đoạn miêu tả một mô hình vũ trụ hay cung thiên văn. Pappus của Alexandria nói rằng Archimedes đã có một bản viết tay (hiện đã mất) về việc chế tạo các cơ cấu đó với tựa đề . Nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực này đã tập trung vào cơ cấu Antikythera, một thiết bị khác từ thời cổ đại có lẽ đã được thiết kế với cùng mục đích. Việc chế tạo các cơ cấu kiểu này đòi hỏi một sự hiểu biết tinh vi về bánh răng vi sai. Thiết bị này từng được cho là vượt khỏi phạm vi kỹ thuật của các thời cổ đại, nhưng việc phát hiện ra cơ cấu Antikythera năm 1902 đã xác nhận rằng các thiết bị kiểu đó đã được người Hy Lạp cổ đại biết tới. Toán học Tuy thường được coi như một người thiết kế các thiết bị cơ khí, Archimedes cũng có những đóng góp trong lĩnh vực toán học. Plutarch đã viết: "Ông đặt toàn bộ niềm đam mê và tham vọng trong những sự suy xét thuần tuý nơi không có sự hiện diện của những nhu cầu tầm thường của cuộc sống." Archimedes đã có thể sử dụng các vi phân theo một cách tương tự như tính toán tích phân hiện đại ngày nay. Thông qua chứng minh mâu thuẫn (reductio ad absurdum), ông có thể đưa ra những câu trả lời cho những bài toán với một độ chính xác bất kỳ, trong khi xác định các giới hạn có câu trả lời ở bên trong. Kỹ thuật này được gọi là phương pháp rút gọn, và ông đã sử dụng nó để ước tính giá trị số π (pi). Ông đã thực hiện nó bằng cách vẽ một hình đa giác lớn bên ngoài một hình tròn và một hình đa giác nhỏ bên trong hình tròn. Khi số lượng các cạnh của hình đa giác tăng lên, nó sẽ gần như trở thành bằng với hình tròn. Khi các hình đa giác có 96 cạnh, ông tính các chiều dài các cạnh và thấy giá trị số π nằm trong khoảng 3 (xấp xỉ 3.1429) và 3 (xấp xỉ 3.1408), gần với giá trị thực của nó là xấp xỉ 3.1416. Ông cũng chứng minh rằng diện tích của một hình tròn bằng với π nhân với bình phương của bán kính của hình tròn. Trong Về hình tròn và hình trụ, Archimedes đã đưa ra định đề rằng bất kỳ độ lớn nào khi khi được thêm đủ thời gian sẽ vượt quá bất kỳ một độ lớn nào cho trước. Đây là thuộc tính Archimedes của các số thực. Trong Đo đạc một hình tròn, Archimedes đã đưa ra giá trị của căn bậc hai của 3 nằm trong khoảng (xấp xỉ 1.7320261) và (xấp xỉ 1.7320512). Giá trị thực là xấp xỉ 1.7320508, khiến đây là một ước tính rất chính xác. Ông đã đưa ra kết quả này mà không có sự giải thích về phương pháp tính toán nó. Cách làm việc này của Archimedes khiến John Wallis nhận xét rằng ông: "như có mục tiêu định trước là che giấu các cách thức thực hiện của mình như kiểu muốn giữ bí mật phương pháp với thế hệ sau trong khi vẫn muốn khiến họ phải thán phục với những kết quả mình đạt được." Trong Phép cầu phương của hình parabol, Archimedes chứng minh rằng diện tích bị bao quanh bởi một hình parabol và một đường thẳng gấp lần diện tích của một hình tam giác nội tiếp tương ứng ở hình bên phải. Ông đã thể hiện cách giải cho vấn đề như một chuỗi hình học vô định với tỷ lệ chung : Nếu số hạng đầu tiên trong chuỗi này là diện tích của một hình tam giác, thì số hạng thứ hai là tổng của các diện tích của hai tam giác có đáy là hai cạnh cắt nhỏ hơn, và tiếp tục. Cách chứng minh này sử dụng một biến đổi của chuỗi với tổng là . Trong Người đếm cát, Archimedes đã đặt ra cách để tính toán số lượng hạt cát mà vũ trụ có thể chứa đựng. Khi làm như vậy, ông đã bác bỏ ý kiến rằng số lượng hạt cát là quá lớn để có thể tính được. Ông viết: "Có một số người, Vua Gelo (Gelo II, con trai của Hiero II), nghĩ rằng số lượng hạt cát là vô hạn trong vô số; và tôi muốn nói tới số cát không chỉ tồn tại ở Syracuse và phần còn lại của Sicilia mà cả tới những hạt cát có trong mọi vùng nơi có hay không có người ở." Để giải quyết vấn đề này, Archimedes đặt ra một hệ thống tính toán dựa trên myriad. Từ tiếng Hy Lạp murias, tương đương với 10,000. Ông đã đề xuất một hệ thống số sử dụng một myriad mũ myriad (100 triệu) và kết luận rằng số lượng hạt cát cần để lấp đầy vũ trụ sẽ là 8 vigintillion, hay 8. Tác phẩm Các tác phẩm của Archimedes được viết bằng tiếng Hy Lạp Doric, một phương ngữ của Syracuse. Tác phẩm viết của Archimedes cũng như tác phẩm của Euclid không còn tồn tại, và bảy chuyên luận của ông được biết đã tồn tại thông qua những lời đề cập tới bởi các tác giả khác. Pappus of Alexandria đã nhắc tới Về việc chế tạo hình cầu và tác phẩm khác trong polyhedra, trong khi Theon của Alexandria đã trích dẫn một lưu ý về khúc xạ từ Catoptrica. Trong đời mình, Archimedes thực hiện các công việc với sự trao đổi với các nhà toán học tại Alexandria. Các tác phẩm viết của Archimedes đã được kiến trúc sư Byzantine Isidore của Miletus (khoảng 530 sau Công Nguyên) sưu tập, trong khi những bình luận về các tác phẩm của Archimedes được viết bởi Eutocius ở thế kỷ thứ VI Công Nguyên giúp đưa chúng tới nhiều độc giả hơn. Tác phẩm của Archimedes đã được dịch sang tiếng Ả Rập bởi Thābit ibn Qurra (836–901 sau Công Nguyên), và Latin bởi Gerard của Cremona (khoảng 1114–1187 sau Công Nguyên). Trong thời Phục hưng, Editio Princeps (Ấn bản thứ nhất) được xuất bản tại Basel năm 1544 bởi Johann Herwagen với các tác phẩm của Archimedes bằng tiếng Hy Lạp và Latin. Khoảng năm 1586 Galileo Galilei đã phát minh ra một chiếc cân thủy tĩnh để cân các kim loại trong không khí và nước sau khi rõ ràng có cảm hứng từ tác phẩm của Archimedes. Các tác phẩm còn lại Về sự thăng bằng của các hành tinh (hai tập) Cuốn sách đầu tiên có mười lăm đề xuất với bảy định đề, trong khi cuốn thứ hai có mười đề xuất. Trong tác phẩm này Archimedes giải thích Định luật đòn bẩy, phát biểu, "độ lớn của khả năng tác động lực tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và đồng thời tỷ lệ thuận với khoảng cách từ điểm tác dụng lực tới tâm quay (cánh tay đòn)." Archimedes sử dụng các nguyên tắc xuất phát từ đó để tính toán các diện tích và các tâm trọng lực của nhiều hình học gồm cả hình tam giác, hình bình hành và hình parabol. Về việc đo đạc một hình tròn Đây là một tác phẩm ngắn gồm ba đề xuất. Nó được viết dưới hình thức một bức thư trao đổi với Dositheus của Pelusium, người là một học sinh của Conon của Samos. Trong Đề xuất II, Archimedes thể hiện rằng giá trị của số π (pi) lớn hơn và nhỏ hơn . Con số sau được dùng như một ước tính số π trong suốt thời Trung Cổ và vẫn được dùng ngày nay khi chỉ cần một số gần đúng. Về các hình xoắn ốc Tác phẩm này gồm 28 đề xuất và cũng là trao đổi với Dositheus. Tác phẩm định nghĩa cái hiện được gọi là hình xoắn Archimedes. Nó là quỹ tích của các điểm tương ứng với các vị trí trong thời gian của một điểm di chuyển khỏi một điểm cố định với vận tốc không đổi dọc theo một đường quay quanh với một vận tốc góc không đổi. Tương tự, trong toạ độ trục (r, θ) nó có thể được miêu tả bằng phương trình với các số thực a và b. Đây là một ví dụ sớm về một đường cong toán học (một đường cong có được từ một điểm di chuyển) đã được một nhà toán học Hy Lạp xem xét. Về hình cầu và hình trụ (hai tập) Trong tác phẩm này gửi tới Dositheus, Archimedes có được kết quả mà ông thấy tự hào nhất, gọi là mối quan hệ giữa một hình cầu và một hình trụ bao quanh nó với cùng chiều cao và đường kính. Thể tích là πr3 với hình cầu, và 2πr3 với hình trụ. Diện tích bề mặt là 4πr2 với hình cầu, và 6πr2 với hình trụ (gồm cả hai đáy), theo đó r là bán kính của hình cầu và hình trụ. Hình cầu có thể tích và diện tích bề mặt bằng thể tích và diện tích của hình trụ. Một hình cầu và hình trụ đã được khắc trên mộ Archimedes theo yêu cầu của ông. Về các hình nêm và hình cầu Đây là một tác phẩm gồm 32 đề xuất gửi Dositheus. Trong tác phẩm này Archimedes tính toán các diện tích và thể tích của các mặt cắt của hình hình côn, các hình cầu và hình parabol. Về các vật thể nổi (hai tập) Trong phần đầu của tác phẩm, Archimedes phát biểu định luật cân bằng của các chất lỏng và chứng minh rằng nước sẽ có hình cầu bao quanh một tâm trọng lực. Điều này có thể là một nỗ lực nhằm giải thích lý thuyết của các nhà thiên văn học Hy Lạp đương thời như Eratosthenes rằng Trái Đất hình tròn. Các chất lỏng được Archimedes miêu tả không , bởi ông giả thiết sự tồn tại của một điểm mà mọi vật đều rơi về phía nó để có được hình cầu. Trong phần hai, ông tính toán các vị trí cân bằng của các mặt cắt của các hình parabol. Đây có thể là một sự lý tưởng hoá các hình dạng vỏ thân tàu. Một số mặt cắt của ông nổi với đáy dưới nước và đỉnh ở trên mặt nước, tương tự như cách các núi băng nổi. Định lý Archimedes về lực đẩy được đưa ra trong tác phẩm, được phát biểu như sau: Phép cầu phương hình parabol Trong tác phẩm 24 đề xuất này gửi tới Dositheus, Archimedes đã chứng minh theo hai cách rằng diện tích bị bao quanh bởi một hình parabol và một đường thẳng gấp 4/3 lần diện tích một hình tam giác với cùng đáy và chiều cao. Ông đã hoàn thành nó bằng cách tính toán giá trị của một chuỗi hình học với tổng vô định với tỷ lệ . Stomachion Tháng 10 năm 1998, một bản thảo bằng da cừu ghi chép một số tác phẩm Archimedes được bán tại New York, Mỹ. Trong đó, xuất hiện một trò chơi toán học tương tự trò chơi Tangram, nay thường được gọi tên là Stomachion. Đây là một sự mổ xẻ câu đố tương tự như Tangram. Bản thảo miêu tả hình dạng, kích thước của 14 miếng ghép khác nhau được cắt từ một hình vuông. Từ 14 miếng ghép này, có thể ghép lại để được các hình mới. Nếu cạnh hình vuông ban đầu là 12 thì diện tích mỗi miếng ghép đều là những số tự nhiên là 3, 6, 9, 12, 21 và 24. Stomachion là một phát minh mà đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến.. Nghiên cứu được xuất bản của Tiến sĩ Reviel Netz thuộc Đại học Stanford năm 2003 cho rằng Archimedes đang tìm cách xác định có thể có bao nhiêu cách để cách mảnh ghép lại được thành một hình vuông. Tiến sĩ Netz tính toán rằng các mảnh có thể được làm thành một hình vuông theo 17,152 cách. Số lượng cách sắp xếp là 536 khi cách cách giải tương đương theo số lần quay và việc lật hình bị loại trừ. Câu đố thể hiện một ví dụ về vấn đề buổi đầu trong tổ hợp. Nguồn gốc cái tên câu đố không rõ ràng, và đã có lý thuyết rằng nó được lấy từ từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa cổ họng hay thực quản, stomachos (). Ausonius đã gọi câu đố là Ostomachion, một từ phức Hy Lạp được hình thành từ các từ (osteon, xương) và (machē - đánh). Câu đố cũng được gọi là Loculus của Archimedes hay Hộp Archimedes. Bài toán đàn gia súc Archimedes Tác phẩm này được phát hiện bởi Gotthold Ephraim Lessing trong một bản viết tay tiếng Hy Lạp gồm một bài thơ 44 dòng, trong Thư viện Herzog August ở Wolfenbüttel, Đức năm 1773. Nó được đề gửi tới Eratosthenes và các nhà toán học tại Alexandria. Archimedes đã thách họ tính số gia súc tại Herd of the Sun bằng cách giải quyết một số phương trình Diophantine đồng thời. Có một phiên bản khó hơn của câu đố này trong đó một số câu trả lời bị yêu cầu phải là các số bình phương. Phiên bản này của câu đố lần đầu được giải bởi A. Amthor năm 1880, và câu trả lời là một con số rất lớn, xấp xỉ 7.760271. Người đếm cát Trong tác phẩm này, Archimedes tính số lượng hạt cát để lấp đầy vũ trụ. Cuốn sách này đề cập tới lý Thuyết nhật tâm của Hệ mặt trời do Aristarchus của Samos đề xuất, cũng như những ý tưởng đương thời về kích thước của Trái Đất và khoảng cách giữa các thiên thể. Bằng cách sử dụng một hệ thống các số dựa trên myriad, Archimedes kết luận rằng số cát cần để lấp đầy vũ trụ là 8 theo quan niệm hiện đại. Đoạn mở đầu bức thư nói rằng cha của Archimedes là một nhà thiên văn học tên là Phidias. Người đếm cát hay Psammites là tác phẩm duy nhất còn lại trong đó Archimedes có đề cập tới các quan điểm của mình về thiên văn học. Phương pháp Định lý Cơ học Tác phẩm này được cho là đã mất cho tới khi Sách da cừu Archimedes được phát hiện năm 1906. Trong tác phẩm này Archimedes sử dụng các vô định, và thể hiện cách làm thế nào để chia một con số thành một lượng vô định các phần nhỏ hơn khác có thể được dùng để xác định diện tích và thể tích của nó. Archimedes có thể đã coi phương pháp này là thiếu chính xác, vì thế ông cũng dùng phương pháp rút gọn để kiểm tra kết quả. Như với Vấn đề gia súc, Phương pháp định lý cơ học được viết dưới hình thức một bức thư gửi Eratosthenes tại Alexandria. Các tác phẩm giả mạo Sách bổ đề hay Liber Assumptorum của Archimedes' là một chuyên luận với 15 đề xuất về trạng thái của các hình tròn. Bản copy sớm nhất được biết của tác phẩm là bản tiếng Ả Rập. Các học giả T. L. Heath và Marshall Clagett cho rằng nó không thể được viết bởi Archimedes ở hình dạng hiện tại, bởi nó có trích dẫn Archimedes, và cho rằng nó đã được sửa đổi bởi một người khác. Bổ đề có thể dựa trên một tác phẩm trước đó của Archimedes mà hiện đã mất. Nó cũng tuyên bố rằng công thức Heron để tính toán diện tích một hình tam giác từ chiều dài của các cạnh của nó đã được Archimedes biết tới. Tuy nhiên, sự đề cập đáng tin cậy đầu tiên tới công thức là của Heron của Alexandria ở thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Sách da cừu của Archimedes Tài liệu sớm nhất có chứa tác phẩm của Archimedes là Sách da cừu của Archimedes. Năm 1906, giáo sư người Đan Mạch Johan Ludvig Heiberg đã tới thăm Constantinopolis và xem xét một văn bản giấy da cừu 174 trang ở thế kỷ XIII. Ông phát hiện ra rằng nó là một cuốn sách da cừu, một văn bản với những dòng chữ đã được viết trên một tác phẩm cũ đã bị tẩy xoá. Những cuốn sách da cừu được tạo ra bằng cách cạo mực in từ tác phẩm trước đó và sử dụng lại chúng, đây là một cách thức thường thấy ở thời Trung Cổ bởi giấy da rất đắt. Các tác phẩm cũ trên da cừu được các nhà học giả xác định là các bản copy ở thế kỷ thứ X của các chuyên luận trước đó chưa từng được biết tới của Archimedes. Cuốn sách da cừu đã ở trong thư viện của tu viện hàng trăm năm ở Constantinopolis trước khi được bán cho một nhà sưu tập cá nhân trong thập niên 1920. Ngày 29 tháng 10 năm 1998 nó đã được bán trong một cuộc đấu giá cho một người mua giấu tên với giá $2 triệu tại phòng bán đấu giá Christie's ở New York. Cuốn sách da cừu có bảy chuyên luận, gồm chỉ một bản copy còn lại của Về các vật thể nổi trong tiếng Hy Lạp nguyên gốc. Nó là nguồn duy nhất được biết của Phương pháp định lý cơ học, được Suidas đề cập tới và từng bị cho là đã mất. Stomachion cũng được phát hiện trong sách da cừu, với một phân tích đầy đủ hơn về câu đố so với tất cả các văn bản từng có trước đây. Sách da cừu hiện được lưu giữ tại Walters Art Museum ở Baltimore, Maryland, nơi nó đã được tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm hiện đại gồm cả việc sử dụng tia cực tím và để đọc các văn bản đã bị viết đè lên. Các chuyên luận trong Sách da cừu của Archimedes gồm: Về sự cân bằng của các hành tinh, Về xoáy ốc, Đo đạc một hình tròn, Về hình cầu và hình trụ, Về các vật thể nổi, Phương pháp định lý cơ học và Stomachion. Vinh danh Có một miệng núi lửa (Archimedes (29.7° N, 4.0° W)) và một dãy núi (Núi Archimedes (25.3° N, 4.6° W)) trên Mặt Trăng được đặt theo tên Archimedes để vinh danh ông. Thiên thạch 3600 Archimedes cũng được đặt theo tên ông. Huy chương Fields cho những thành tựu to lớn trong toán học cũng mang hình chân dung Archimedes, cùng với chứng minh của ông liên quan tới hình cầu và hình trụ. Đoạn văn bản xung quanh đầu Archimedes là một sự trích dẫn câu nói của ông trong tiếng Latin: "Transire suum pectus mundoque potiri" (Vượt hơn chính mình và thấu hiểu thế giới). Archimedes đã xuất hiện trên những con tem bưu chính của Đông Đức (1973), Hy Lạp (1983), Italia (1983), Nicaragua (1971), San Marino (1982), và Tây Ban Nha (1963). Thán từ Eureka! được gắn với Archimedes là khẩu hiệu của bang California. Trong trường hợp này thán từ chỉ tới việc phát hiện vàng gần Sutter's Mill năm 1848 dẫn tới cuộc Đổ xô đi tìm vàng tại California. Một phong trào tuyển dụng dân sự với mục tiêu đưa tất cả mọi người tiếp cận với chăm sóc y tế tại bang Oregon của Hoa Kỳ đã được đặt tên là "Phong trào Archimedes," lãnh đạo bởi cựu Thống đốc bang Oregon John Kitzhaber. Xem thêm Tiên đề Archimedes Số Archimedes Nghịch lý Archimedes Đinh ốc Archimedes Chất rắn Archimedes Vòng tròn kép của Archimedes Sự sử dụng vô định của Archimedes Archytas Diocles Các phương pháp tính căn lập phương Giả mạo Archimedes Salinon Pháo hơi nước Vitruvius Trương Hằng Chú thích Ghi chú a. Trong lời nói đầu của Về các hình xoắn ốc gửi tới Dositheus của Pelusium, Archimedes nói rằng "nhiều năm đã qua kể từ cái chết của Conon." Conon của Samos sống , cho thấy Archimedes có thể đã là một người già cả khi viết một số tác phẩm của mình. b. Các chuyên luận của Archimedes được biết có tồn tại chỉ thông qua những sự đề cập tới trong các tác phẩm của các tác giả khác là: Về việc chế tạo hình cầu và một tác phẩm về khối đa diện được đề cập bởi Pappus của Alexandria; Catoptrica, một tác phẩm về quang học được đề cập tới bởi Theon của Alexandria; Các định lý, được gửi tới Zeuxippus và giải thích số hệ thống được dùng trong Người đếm cát; Về những sự cân bằng và đòn bẩy; Về các trung tâm trọng lực; Về lịch. Trong số các tác phẩm còn lại của Archimedes, T. L. Heath đưa ra những đề xuất sau về thứ tự chúng được viết: Về sự cân bằng của các hành tinh I, Cầu phương hình Parabol, Về sự cân bằng của các hành tinh II, Về hình cầu và hình trụ I, II, Về các hình xoắn ốc, Về các hình nêm và hình cầu, Về các vật thể nổi I, II, Về việc đo đạc một hình tròn, Người đếm cát. c. Boyer, Carl Benjamin A History of Mathematics (1991) ISBN 0-471-54397-7 "Các học giả Ả Rập thông báo cho chúng ta rằng công thức tính diện tích thường biết cho một tam giác từ ba cạnh của nó, thường được gọi là công thức Heron — k = √(s(s − a)(s − b)(s − c)), theo đó s là semiperimeter — đã được Archimedes biết tới từ nhiều thế kỷ trước Heron. Các học giả Ả Rập cũng gán cho Archimedes 'định lý về dây cung' gãy … Archimedes được người Ả Rập cho là đã đưa ra nhiều chứng minh về định lý." Tham khảo Đọc thêm Republished translation of the 1938 study of Archimedes and his works by an historian of science. Complete works of Archimedes in English. Text in Classical Greek: PDF scans of Heiberg's edition of the Works of Archimedes, now in the public domain In English translation: The Works of Archimedes, trans. T.L. Heath; supplemented by The Method of Mechanical Theorems, trans. L.G. Robinson Liên kết ngoài Archimedes—The Greek mathematician and his Eureka moments—In Our Time, broadcast in 2007 (requires RealPlayer) The Archimedes Palimpsest project at The Walters Art Museum in Baltimore, Maryland The Mathematical Achievements and Methodologies of Archimedes Article examining how Archimedes may have calculated the square root of 3 at MathPages Archimedes On Spheres and Cylinders at MathPages Photograph of the Sakkas experiment in 1973 Testing the Archimedes steam cannon Stamps of Archimedes Giovanni Pastore - THE RECOVERED ARCHIMEDES PLANETARIUM Sinh năm 287 TCN Mất năm 212 TCN Người Hy Lạp thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên Tác gia thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên Người Sicilia Kỹ sư Hy Lạp cổ đại Nhà phát minh Hy Lạp cổ đại Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Nhà vật lý Hy Lạp cổ đại Nhà triết học thời Hellenistic Tác gia Hy Lạp Doric Người Hy Lạp Sicilia Nhà toán học Sicilia Nhà khoa học Sicilia Nhà khoa học bị giết hại Nhà hình học Người Hy Lạp cổ đại bị giết hại Người Syracusia cổ đại Nhà động học chất lỏng Mất thập niên 210 TCN Năm 212 TCN Năm 287 TCN
16370
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
Điện trường
Điện trường là một trường điện tạo ra từ các đường lực điện bao quanh lấy điện tích. Điện trường có thể được biểu diễn bằng các đường sức điện. Vector cường độ điện trường tại bất kì điểm nào trên đường sức điện có phương trùng với tiếp tuyến tại điểm đó trên đường sức điện và có chiều trùng với chiều của đường sức. Tập hợp các đường sức cường độ điện trường gọi là điện phổ. Điện trường rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực vật lý và được khai thác thực tế trong công nghệ điện. Ở quy mô nguyên tử, điện trường là lực tương tác chính giữa hạt nhân và các electron trong nguyên tử. Điện trường và từ trường đều là biểu hiện của lực điện từ, một trong bốn lực cơ bản (hoặc tương tác cơ bản) của tự nhiên. Cường độ điện trường Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. Một điện tích, q, nằm trong điện trường có cường độ điện trường, thể hiện bằng vectơ , chịu lực tĩnh điện, thể hiện bằng vector lực , tính theo biểu thức: Vậy, Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm được tính bằng công thức: trong đó q là độ lớn điện tích là độ điện thẩm chân không là hằng số điện môi của môi trường r là khoảng cách từ điện tích đến điểm ta xét Với cường độ điện trường này, một điện tích khác nằm trong nó sẽ chịu lực điện tỷ lệ thuận với tích hai điện tích và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Đó chính là lực Coulomb. Để tính được điện trường do một vật mang điện (điện tích) gây ra, có thể chia nó ra thành nhiều vật nhỏ hơn. Nếu phép chia tiến đến một giới hạn nào đó, vật nhỏ mang điện sẽ trở thành một điện tích. Khi đó có thể áp dụng nguyên lý chồng chất cho điện trường (hay còn gọi là nguyên lý tác dụng độc lập). Cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường do N điện tích điểm gây ra bằng tổng vectơ cường độ điện trường do từng điện tích điểm gây ra tại điểm đó. Cường độ điện trường của vật dẫn điện Điện tích điểm hình cầu Cường độ điện trường của một hình cầu tròn có diện tích Cường độ điện lượng Điện tích khác loại có cùng điện lượng 150px Lực Coulomb của 2 điện tích khác loại có cùng điện lượng . () Lực này tương tác với điện tích tạo ra điện trường Tụ điện 200px Tụ điện tạo ra từ 2 bề mặt song song có cường độ điện trường Định luật Gauss về Điện trường Định luật Gauss dưới dạng Tích phân Với là thông lượng điện, là điện trường, là diện tích của mặt gauss vi phân trên mặt đóng S, là điện tích được bao bởi mặt đó, là mật độ điện tích tại một điểm trong , là hằng số điện của không gian tự do và là tích phân trên mặt S bao phủ thể tích V. Định luật Gauss dưới dạng vi phân Với là toán tử div, là điện trường, ρ là mật độ điện tích (đơn vị C/m³), Tham khảo Liên kết ngoài Trường tĩnh điện: Liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế tại Giáo trình điện tử, Đại học Cần Thơ. Điện từ học Tĩnh điện học Đại lượng vật lý
16372
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c%20t%C4%A9nh%20%C4%91i%E1%BB%87n
Lực tĩnh điện
Lực tĩnh điện là lực giữa hai vật mang điện tích đứng yên. Nó là trường hợp đặc biệt của lực Lorentz (lực điện từ tổng quát). Lực này được Coulomb, nhà bác học người Pháp, dựa trên ý tưởng về sự tương tự giữa điện học và cơ học, giữa sự tương tự của hai vật và hai điện tích, tìm ra lần đầu cho hai điện tích điểm và phát biểu thành định luật Coulomb. Trong trường hợp tương tác giữa hai điện tích điểm, lực tĩnh điện còn được gọi là lực Coulomb. Định luật Coulomb Định luật Coulomb (trong một số tài liệu viết kiểu phiên âm là "Định luật Cu-lông") phát biểu rằng: lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm khác dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm cùng dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Độ lớn của lực được tính theo công thức: với: F là độ lớn của lực Coulomb, đo bằng N trong SI q1 là điện tích của điện tích điểm thứ nhất, đo bằng C trong SI q2 là điện tích của điện tích điểm thứ hai, đo bằng C trong SI r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đo bằng m trong SI k là hằng số vật lý (còn gọi là hằng số lực Coulomb) thường được biểu diễn là với là hằng số điện. Giá trị các hằng số này là: k ≈ 8 987 742 438 F−1·m (hay C−2·N·m2) ≈ 8.854 × 10−12 F·m−1 (hay C2·N−1·m−2) Công thức trên cũng có thể được viết ở dạng véc-tơ với: là véc-tơ lực là véc-tơ nối hai điện tích điểm được tính theo: ở đây: và là các véc-tơ vị trí của các điện tích điểm. Định luật Coulomb là một trong các định luật vật lý thể hiện lực giảm theo bình phương khoảng cách, giống định luật hấp dẫn Newton. Hằng số lực Coulomb lớn hơn nhiều lần hằng số hấp dẫn (G) trong SI nên lực Coulomb có độ lớn gấp nhiều lần độ lớn lực hấp dẫn. Định luật Coulomb chỉ đúng khi lực Coulomb được quan sát trong hệ quy chiếu trong đó các điện tích điểm đứng yên. Khi các điện tích chuyển động, các điện tích gây ra dòng điện, tạo nên từ trường theo định luật Ampere, và tương tác với nhau theo lực Lorentz. Tương tác lúc này có thể coi là tương tác trong điện trường tương đối tính như miêu tả bởi thuyết tương đối của Albert Einstein. Lực tĩnh điện tổng quát Để tính lực tĩnh điện giữa hai vật mang điện tích, có thể chia các vật ra thành nhiều vật nhỏ hơn. Nếu phép chia tiến đến một giới hạn nào đó, vật nhỏ mang điện sẽ trở thành các điện tích. Khi đó có thể áp dụng nguyên lý chồng chất cho lực tĩnh điện (hay còn gọi là nguyên lý tác dụng độc lập). Lực tĩnh điện do N điện tích điểm gây ra bằng tổng vectơ của lực tĩnh điện do từng điện tích điểm gây ra. Có thể định nghĩa môi trường xung quanh một vật mang điện là điện trường. Khi một vật khác nằm trong môi trường này, lực tĩnh điện vật đó sẽ chịu là: Điện trường Từ công thức trên, với q là điện tích của vật đó và E là cường độ điện trường của điện trường. Cách chứng minh định luật Coulomb đơn giản Chúng ta có thể chứng minh định luật Coulomb bằng một thí nghiệm đơn giản. Cho hai quả cầu nhỏ với khối lượng và cùng điện tích , được treo trên hai sợi dây với chiều dài là và khối lượng không đáng kể. Có ba lực tác dụng lên quả cầu lúc đó: trọng lực , lực căng dây và lực điện . Trong trạng thái cân bằng, ta có (1) và (2). Lấy (1) chia cho (2), ta được: Cho L1 là khoảng cách giữa các quả cầu khi đã tích điện. Giả định rằng nếu định luật Coulomb đúng thì lực đẩy giữa hai quả cầu sẽ là Vậy: . Nếu giờ ta chỉ tích điện một quả cầu và cho hai quả tác dụng với nhau, mỗi quả cầu sẽ có lượng điện tích là . Trong trạng thái cân bằng, khoảng cách giữa hai quả cầu là và lực đẩy giữa chúng sẽ là: Xem thêm Lực Tĩnh điện Lực Lorentz Tham khảo Liên kết ngoài Định lý Coulomb trên Project PHYSNET Electricity and the Atom —một chương từ một sách giáo khoa trực tuyến Một trò chơi mê cung để dạy định lý Coulomb—một trò chơi được tạo ra bởi phần mềm phân tử Workbench Electric Charges, Polarization, Electric Force, Coulomb's Law Walter Lewin, 8.02 Electricity and Magnetism, Spring 2002: Lecture 1'' (video). MIT OpenCourseWare. License: Creative Commons Attribution-Noncommercial-Share Alike. Lực Định luật Tĩnh điện học
16374
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c
Lực
Trong vật lý học, lực (Tiếng Anh: force) là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F. Định luật thứ hai của Newton ở dạng ban đầu phát biểu rằng tổng lực tác dụng lên một vật bằng với tốc độ thay đổi của động lượng theo thời gian. Nếu khối lượng của vật không đổi, định luật này hàm ý rằng gia tốc của vật tỷ lệ thuận với tổng lực tác dụng lên nó, cũng như theo hướng của tổng lực, và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu diễn bằng công thức: với mũi tên ám chỉ đây là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Những khái niệm liên quan đến lực gồm: phản lực, làm tăng vận tốc của vật; lực cản làm giảm vận tốc của vật; và mô men lực tạo ra sự thay đổi trong vận tốc quay của vật. Nếu không coi vật là chất điểm, mỗi phần của vật sẽ tác dụng những lực lên những phần bên cạnh nó; sự phân bố những lực này trong vật thể được gọi là ứng suất cơ học. Áp suất là một dạng đơn giản của ứng suất. Ứng suất thường làm biến dạng vật rắn hoặc tạo ra dòng trong chất lưu. Sự hình thành khái niệm Các nhà triết học thời cổ điển đã sử dụng khái niệm lực trong nghiên cứu những vật chuyển động và đứng yên cũng như các máy đơn giản, tuy thế các triết gia như Aristotle và Archimedes đã mắc phải những sai sót cơ bản khi nghiên cứu về lực. Một phần là do sự hiểu biết không đầy đủ về biểu hiện lực của ma sát, dẫn đến cách nhìn không thỏa đáng về bản chất của chuyển động trong tự nhiên. Một sai lầm cơ bản đó là niềm tin rằng lực là cần thiết để duy trì sự chuyển động, ngay cả với vận tốc không đổi. Hầu hết những hiểu lầm trước đó về chuyển động và lực cuối cùng đã được Isaac Newton miêu tả đúng đắn; với ý nghĩa toán học bên trong, ông đã thiết lập lên các định luật về chuyển động mà đã đứng vững trong gần ba trăm năm. Đầu thế kỷ XX, Albert Einstein phát minh ra thuyết tương đối cho phép tiên đoán đúng đắn tác dụng của lực lên những vật với chuyển động xấp xỉ tốc độ ánh sáng, cũng như mang lại hiểu biết mới về bản chất của lực hấp dẫn và quán tính. Cùng với tầm nhìn hiện đại theo cơ học lượng tử và công nghệ cho phép gia tốc các hạt cơ bản tới gần tốc độ ánh sáng, vật lý hạt đã đưa ra Mô hình chuẩn để miêu tả các lực giữa những hạt hạ nguyên tử. Mô hình chuẩn tiên đoán sự trao đổi các hạt gọi là boson gauge (boson chuẩn) có ý nghĩa như các lực là hấp thụ hay phát ra hạt. Chỉ có bốn tương tác cơ bản gồm: tương tác mạnh, tương tác điện từ, tương tác yếu, và tương tác hấp dẫn. Thực nghiệm của vật lý năng lượng cao trong thập niên 1970 và 1980 xác nhận rằng tương tác yếu và tương tác điện từ được thống nhất bởi tương tác điện yếu. Cơ học Newton Isaac Newton miêu tả chuyển động của mọi vật bằng sử dụng khái niệm quán tính và lực, và ông cũng nhận thấy rằng chúng tuân theo một số định luật bảo toàn. Năm 1687, Newton công bố cuốn sách Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica chứa nội dung về các nghiên cứu của ông. Trong cuốn sách này, Newton dẫn ra ba định luật chuyển động mà cho tới ngày nay là cách mà lực được miêu tả trong vật lý học. Định luật thứ nhất Định luật thứ nhất của Newton phát biểu rằng mọi vật sẽ tiếp tục chuyển động trong trạng thái với vận tốc không đổi trừ khi nó bị tác động bởi tổng hợp lực bên ngoài. Định luật này mở rộng quan niệm của Galileo về vận tốc không đổi luôn kết hợp với sự thiếu đi lực tác dụng (xem miêu tả chi tiết bên dưới). Newton đề xuất rằng mỗi vật có khối lượng sẽ có quán tính tự thân như là hàm của "trạng thái tự nhiên" cân bằng cơ bản trong ý tưởng của Aristote về "trạng thái nghỉ tự nhiên". Do vậy, định luật thứ nhất mâu thuẫn với niềm tin trực giác của Aristote rằng hợp lực là cần thiết nhằm duy trì một vật chuyển động với vận tốc không đổi. Bằng cách đặt trạng thái nghỉ không thể phân biệt về mặt vật lý với trạng thái của vật với vận tốc không đổi khác 0, định luật thứ nhất của Newton liên hệ trực tiếp quán tính với khái niệm vận tốc tương đối của Galileo. Đặc biệt, trong hệ mà các vật đang chuyển động với nhiều vận tốc khác nhau, sẽ không thể xác định được vật nào là "đang chuyển động" và vật nào là "đang đứng yên". Nói cách khác, các định luật vật lý là như nhau trong mỗi hệ quy chiếu quán tính, tức là các hệ tuân theo phép biến đổi Galileo. Ví dụ, khi ngồi trong một chiếc xe chuyển động với vận tốc đều, các định luật vật lý xảy ra trong chiếc xe sẽ không khác gì khi nó đứng yên tương đối. Một người ngồi trong xe ném lên một quả bóng sẽ bắt lại được khi nó rơi xuống mà không bị ảnh hưởng bởi hướng và vận tốc của chiếc xe. Điều này còn đúng ngay cả khi có một người đứng ở mặt đất quan sát thấy xe chạy qua và quả bóng ném trong xe đi theo quỹ đạo parabol theo hướng của chiếc xe. Quán tính của quả bóng kết hợp với vận tốc không đổi của nó theo hướng của chiếc xe chuyển động đảm bảo rằng quả bóng tiếp tục di chuyển theo hướng đó ngay cả khi nó bị ném lên và rơi xuống. Từ quan sát của người ngồi trong xe, chiếc xe và mọi thứ khác bên trong nó ở trong trạng thái nghỉ: trong khi thế giới bên ngoài đang chuyển động với vận tốc không đổi theo hướng ngược lại với chiều chuyển động của chiếc xe. Do không có một thí nghiệm nào có thể phân biệt được chiếc xe đang đứng yên hay thế giới bên ngoài đang đứng yên, hai tình huống này được coi là không thể phân biệt được về mặt vật lý. Do đó quán tính áp dụng một cách bằng nhau cho hệ chuyển động với vận tốc đều hay khi nó đứng yên. Có thể tổng quát khái niệm quán tính một cách sâu hơn nhằm giải thích cho xu hướng của các vật tiếp tục trong nhiều dạng khác nhau của chuyển động đều, ngay cả khi không giới hạn trong chuyển động đều. Quán tinh quay của Trái Đất thể hiện ở sự không thay đổi độ dài của ngày và của năm (khi không kể đến các ảnh hưởng khác). Albert Einstein đã mở rộng nguyên lý quán tính khi ông áp dụng cho những hệ chuyển động với gia tốc không đổi, như hệ quy chiếu gắn với các vật rơi tự do trong trường hấp dẫn Trái Đất sẽ tương đương vật lý với hệ quy chiếu quán tính. Điều này giải thích tại sao, ví dụ, các nhà du hành vũ trụ có cảm giác không trọng lượng khi ở trên quỹ đạo rơi tự do quanh Trái Đất, và tại sao các định luật chuyển động của Newton có thể dễ dàng kiểm chứng trong môi trường không trọng lực (hoặc vi trọng lực). Nếu nhà du hành đặt một vật khối lượng trong tàu vũ trụ, nó sẽ giữ trạng thái đứng im so với con tàu do quán tính. Điều này xảy ra hệt khi nhà du hành và con tàu vũ trụ ở trong không gian liên thiên hà khi không có lực tác dụng của lực hấp dẫn tác dụng lên hệ quy chiếu trong con tàu. Đây chính là nguyên lý tương đương và nó là một trong những cơ sở của thuyết tương đối tổng quát. Định luật thứ hai Cách trình bày hiện đại của định luật hai Newton là dưới dạng phương trình vi phân vectơ: với là động lượng của hệ, và là hợp lực (tổng vectơ). Trong hệ cân bằng, hợp lực tác dụng bằng 0, nhưng có thể có nhiều lực tác dụng (cân bằng nhau) vào hệ. Ngược lại, định luật thứ hai nói rằng khi lực không cân bằng tác dụng lên vật sẽ làm cho động lượng của vật thay đổi theo thời gian. Theo định nghĩa của động lượng, với m là khối lượng và là vận tốc của nó. Định luật hai chỉ áp dụng cho hệ có khối lượng không đổi, và ở đây m có thể đưa ra ngoài toán tử đạo hàm. Phương trình lúc này trở thành Bằng cách thay định nghĩa của gia tốc, dạng đại số của định luật hai Newton trở thành: Định luật hai Newton chứng tỏ mối liên hệ trực tiếp của gia tốc tỷ lệ thuận với lực và khối lượng tỷ lệ nghịch với nó. Gia tốc có thể đo được thông qua định nghĩa về mặt động học. Tuy nhiên, trong khi chuyển động học được miêu tả rõ ràng thông qua phân tích hệ quy chiếu trong vật lý cao cấp, vẫn còn có những câu hỏi sâu sắc về định nghĩa bản chất của khối lượng. Thuyết tương đối rộng đề xuất sự liên hệ giữa không thời gian, trường hấp dẫn và khối lượng, nhưng hiện vẫn chưa có một lý thuyết hấp dẫn lượng tử được chấp thuận, do vậy sự liên hệ này có còn đúng khi các nhà vật lý xét ở cấp độ vi mô hay không. Với một vài điều chỉnh, định luật hai Newton có thể dùng làm định nghĩa cho phép đo về khối lượng bằng cách viết định luật dưới dạng biểu thức toán học tương đương. Cách sử dụng định luật hai Newton làm định nghĩa cho lực không được sự đồng thuận rộng rãi trong nhiều cuốn sách vật lý nâng cao, mặc dù nó đúng về bản chất toán học. Nhiều nhà vật lý, triết học và toán học nổi tiếng đi tìm một cách định nghĩa hiển cho khái niệm lực bao gồm Ernst Mach, hay Walter Noll. Định luật hai cũng được áp dụng để đo độ lớn của lực. Ví dụ, khi biết khối lượng của hành tinh cùng với gia tốc của nó trên quỹ đạo cho phép tính ra được lực hấp dẫn tác động lên hành tinh đó. Định luật thứ ba Định luật thứ ba của Newton là kết quả của áp dụng tính đối xứng cho trường hợp khi lực có ảnh hưởng đáng kể lên các vật khác nhau. Định luật thứ ba có nghĩa là mọi lực là sự tương tác giữa các vật với nhau, và do vậy không có thứ như lực vô hướng hay lực tác dụng chỉ lên một vật. Bất cứ khi nào vật thứ nhất tác dụng lực F lên vật thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng lực −F lên vật thứ nhất. F và −F có độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng. Định luật này đôi khi còn gọi là định luật tác dụng-phản tác dụng, với F gọi là "tác dụng" và −F là "phản tác dụng". Tác dụng và phản tác dụng là đồng thời: Nếu vật 1 và vật 2 được coi trong cùng một hệ, khi đó hợp lực tác dụng lên hệ do sự tương tác giữa vật 1 và 2 là bằng 0 do Điều này có nghĩa là trong hệ kín gồm các hạt, không có nội lực mất cân bằng. Tức là, lực tác dụng-phản tác dụng giữa bất kì hai vật nào trong hệ kín sẽ không làm gia tốc khối tâm của hệ. Các vật trong hệ chỉ gia tốc tương đối với nhau, trong khi về tổng thể thì cả hệ không bị gia tốc. Hay cách khác, nếu có ngoại lực tác dụng lên hệ, thì khối tâm của hệ sẽ chịu sự gia tốc bằng độ lớn của ngoại lực chia cho khối lượng của cả hệ. Kết hợp định luật hai và ba của Newton, có thể chứng tỏ được rằng động lượng của một hệ là bảo toàn. Sử dụng và tích phân theo thời gian, thu được phương trình: Đối với hệ bao gồm vật 1 và 2, tức là động lượng được bảo toàn. Lập luận tương tự, có thể tổng quát hóa kết quả cho hệ chứa số lượng hạt bất kỳ. Điều này cũng chỉ ra rằng động lượng trao đổi giữa các hạt sẽ không ảnh hưởng đến tổng động lượng của cả hệ. Nói chung, khi coi tất cả lực là do tương tác giữa khối lượng các vật (như bỏ qua lực điện từ), có thể xác định một hệ với tổng động lượng bảo toàn. Theo thuyết tương đối hẹp Trong thuyết tương đối hẹp, khối lượng và năng lượng là tương đương với nhau qua công thức E = mc2 (như khi tính toán công cần thiết để gia tốc một vật). Khi vận tốc của vật tăng lên, thì năng lượng của nó cũng tăng và do vậy khối lượng cũng tăng tương đương (quán tính). Do vậy cần nhiều lực hơn để gia tốc nó so với khi vật có vận tốc nhỏ. Định luật hai của Newton viết dưới dạng vẫn còn đúng theo định nghĩa toán học. Nhưng để bảo toàn, động lượng tương đối tính phải được định nghĩa lại thành: với là vận tốc là tốc độ ánh sáng là khối lượng nghỉ. Biểu thức tương đối tính liên hệ lực và gia tốc cho một hạt với khối lượng nghỉ không đổi khác 0 chuyển động theo hướng là: trong đó hệ số Lorentz Trong giai đoạn đầu của thuyết tương đối đặc biệt, biểu thức và được gọi là khối lượng theo phương dọc và phương ngang. Lực tương đối tính không tạo ra gia tốc đều, mà gia tốc của vật giảm khi vận tốc của nó tiệm cận đến tốc độ ánh sáng. Lưu ý rằng không xác định đối với vật có khối lượng nghỉ khác 0 tại vận tốc ánh sáng, và lý thuyết tương đối không cho một tiên đoán nào về vật tại vận tốc này. Có thể viết lại định nghĩa lực theo thuyết tương đối như sau bằng cách sử dụng vectơ-4. Biểu thức này đúng trong thuyết tương đối khi là lực-4, là khối lượng bất biến, và là gia tốc-4. Miêu tả Do cách nhận thức lực thông qua những tác dụng như đẩy hoặc kéo, điều này mang lại cách hiểu trực giác khi miêu tả lực. Như những khái niệm vật lý khác (ví dụ nhiệt độ), cách hiểu trực giác về lực được lượng hóa nhờ sử dụng định nghĩa miêu tả chính xác (operational definition) mà nó nhất quán trực tiếp với kết quả quan sát và phạm vi đo tiêu chuẩn. Thông qua thí nghiệm, các nhà vật lý xác định được rằng lực đo trong phòng thí nghiệm là hoàn toàn thống nhất với lực định nghĩa trong cơ học Newton. Lực tác dụng theo một hướng cụ thể với độ lớn phụ thuộc vào sự kéo hay đẩy đi mạnh bao nhiêu. Bởi những đặc tính này, lực được phân loại thành đại lượng "vectơ". Điều này có nghĩa rằng lực tuân theo một bộ các quy tắc toán học khác với các đại lượng vật lý không có hướng (đại lượng vô hướng). Ví dụ, khi xác định kết quả của hai lực tác dụng lên cùng một vật, cần phải biết rõ độ lớn và hướng của từng lực nhằm tính toán ra hợp lực. Chỉ cần thiếu một trong hai thông tin này ở mỗi lực thì tình huống sẽ trở lên mập mờ. Như nếu bạn biết hai người đang kéo cùng một sợi dây mà đã biết độ lớn lực kéo nhưng bạn lại không biết mỗi người kéo theo hướng nào, thì bạn sẽ không thể xác định được gia tốc của sợi dây là bao nhiêu. Hai người có thể kéo theo hai hướng ngược nhau như trong trò kéo co hoặc hai người cùng kéo về một hướng. Trong ví dụ một chiều đơn giản này, nếu không biết hướng của lực thì sẽ không thể biết được tổng hợp lực là kết quả của việc cộng hay trừ độ lớn của hai lực. Lực gắn với khái niệm vectơ cho phép tránh được những khó khăn này. Về mặt lịch sử, các nhà khoa học nghiên cứu lực trong điều kiện cân bằng tĩnh đầu tiên khi ấy một vài lực có thể triệt tiêu lẫn nhau. Các thí nghiệm này minh hóa tính chất quan trọng của lực đó là đại lượng vectơ cộng được: chúng có độ lớn và hướng. Khi hai lực tác dụng vào cùng một hạt điểm, lực kết quả, hợp lực (hoặc tổng hợp lực), sẽ được xác định tuân theo quy tắc hình bình hành của phép cộng vectơ: mỗi lực được biểu thị bằng với 2 cạnh chung đỉnh của hình bình hành, và hợp lực chính bằng vectơ với độ lớn bằng đường chéo của hình bình hành và hướng dọc theo cạnh đó. Độ lớn của hợp lực phụ thuộc vào góc hợp bởi hai lực cũng như độ lớn của mỗi lực thành phần. Nếu hai lực tác dụng lên một vật, quy tắc hình bình hành chỉ áp dụng được khi đường kéo dài hai lực cắt nhau. Biểu đồ lực là một cách thuận tiện nhằm thu được lực tổng hợp. Về mặt lý thuyết, các biểu đồ này được vẽ với bảo tồn góc và độ lớn tương đối của các vectơ lực sao cho có thể thực hiện được phép cộng hình học vectơ. Không những cộng được, lực cũng có thể phân tích thành các lực thành phần mà từng cặp vuông góc với nhau. Một lực chỉ theo hướng đông bắc có thể phân tích thành hai lực, một lực chỉ theo hướng bắc còn lực kia chỉ theo hướng đông. Tổng của hai lực thành phần này tuân theo phép cộng vectơ sẽ thu được lực ban đầu. Việc phân tích vectơ lực theo hệ các vectơ cơ sở thường là một phương pháp toán học rõ ràng nhằm miêu tả lực hơn là miêu tả nó bằng độ lớn và hướng. Điều này là do, đối với các thành phần trực giao, các thành phần của vectơ tổng được xác định một cách duy nhất bằng cách cộng các độ lớn của từng các vectơ riêng rẽ. Các thành phần trực giao là độc lập với nhau do lực tác dụng theo hướng 90° sẽ không có ảnh hưởng đến lực vuông góc với nó. Việc chọn bộ các vectơ cơ sở trực giao sao cho để việc thực hiện các phép toán là thuận tiện nhất. Cách hay gặp là chọn cơ sở vectơ theo cùng hướng với một trong những lực cần phân tích, do lực đó sẽ chỉ có một thành phần khác 0 theo hệ cơ sở đó. Các vectơ lực trực giao có thể là một bộ ba trong không gian 3 chiều, với mỗi cặp vectơ cơ sở trực giao với nhau. Cân bằng Cân bằng cơ học xuất hiện khi hợp lực tác dụng lên một điểm bằng 0 (hay tổng các vectơ lực bằng 0). Khi mở rộng sang cho vật thực, cần thêm một điều kiện nữa là tổng mô men lực cũng phải bằng 0. Có hai loại cân bằng là cân bằng tĩnh và cân bằng động. Trạng thái cân bằng Các nhà khoa học hiểu khá tốt về trạng thái cân bằng tĩnh trước khi cơ học cổ điển ra đời. Các vật đứng yên sẽ có tổng hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. Trường hợp đơn giản nhất của cân bằng tĩnh là khi hai lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng nhau tác dụng tại một điểm. Ví dụ, một vật nằm trên mặt phẳng bị kéo (hút) về tâm Trái Đất bởi lực hấp dẫn. Cùng lúc đó, lực bề mặt chống lại bằng một lực hướng lên trên (còn gọi là lực pháp tuyến). Kết quả là hợp lực bằng 0 và vật không chịu sự gia tốc. Trường hợp đẩy hay kéo một vật có tính tới ma sát bề mặt khiến cho vật không di chuyển được bởi vì lực tác dụng vào bị chống lại bởi ma sát tĩnh (hay ma sát nghỉ), tạo ra giữa vật và bề mặt nó nằm lên. Khi vật không di chuyển, lực ma sát tĩnh cân bằng chính xác với lực tác dụng và hợp lực bằng 0. Ma sát tĩnh tăng hoặc giảm nhằm đáp ứng lại lực tác dụng vào cho tới một giới hạn trên xác định bởi đặc tính của bề mặt tiếp xúc và vật thể đó. Ứng dụng cân bằng tĩnh giữa hai lực là một cách thông dụng nhất nhằm đo lực, sử dụng các thiết bị đơn giản như cân trọng lượng (weighing scales) và cân lò xo. Ví dụ, một vật treo lên một cân lò xo thẳng đứng sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn và một lực cân bằng do sự đàn hồi của lò xo mà tỷ lệ với trọng lượng của vật. Sử dụng những công cụ này, một số định luật liên quan đến lực đã được khám phá: lực hấp dẫn tỉ lệ với thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng hay định luật Archimedes; nguyên lý đòn bẩy của Archimedes; định luật Boyle-Mariotte cho áp suất khí; và định luật Hooke đối với lò xo. Tất cả đều được khám phá và xác nhận bằng thí nghiệm trước khi Newton nêu ra ba định luật về chuyển động của ông. Động lực học Galileo là người đầu tiên miêu tả về cân bằng động học khi ông nhận thấy rằng một số giả sử của Aristotel mâu thuẫn với quan sát và tính logic. Galileo nhận thấy rằng phép cộng vận tốc đơn giản dẫn đến đòi hỏi một "hệ quy chiếu đứng yên tuyệt đối" là không cần thiết. Ông kết luận rằng trạng thái chuyển động đều hoàn toàn tương đương với trạng thái đứng yên. Điều này mâu thuẫn với khái niệm của Aristotle về "trạng thái tự nhiên" của sự đứng yên mà các vật với khối lượng sẽ cuối cùng đạt đến một cách tự nhiên. Các thí nghiệm đơn giản chứng tỏ rằng nhận thức của Galileo về sự tương đương giữa chuyển động đều và trạng thái đứng yên là đúng đắn. Ví dụ, nếu một người đứng trên con thuyền đi với vận tốc không đổi và thả rơi một quả bóng, khi ấy Aristotel cho rằng quả bóng sẽ rơi về phía sau người đó khi con thuyền tiến về phía trước. Tuy nhiên, thực tế thì quả bóng vẫn rơi đúng tại chân người đó hệt như khi người đó đứng yên trên mặt đất. Do không có lực tác dụng theo phương ngang nào khi quả bóng rơi, chỉ có thể kết luận rằng quả bóng tiếp tục di chuyển với cùng vận tốc như con thuyền khi nó rơi. Do vậy không cần một lực nào để duy trì quả bóng di chuyển với cùng vận tốc của con thuyền về phía trước. Hơn nữa bất kỳ vật nào chuyển động với vận tốc đều thì hợp lực tác dụng vào nó phải bằng 0. Đây chính là định nghĩa của cân bằng động: khi mọi lực tác dụng lên một vật sẽ cân bằng sao cho vật đó vẫn chuyển động với vận tốc không đổi. Một trường hợp đơn giản của cân bằng động đó là vật chuyển động đều trên bề mặt với ma sát động. Trong trường hợp này, lực tác dụng theo hướng chuyển động trong khi lực ma sát động tác dụng theo hướng ngược lại. Kết quả là tổng hợp lực bằng 0, nhưng do từ đầu vật chuyển động với vận tốc không đổi, do vậy vật tiếp tục di chuyển với vận tốc đều đó. Aristotle đã hiểu sai về chuyển động đều khi không nhận ra được sự có mặt của ma sát động giữa các bề mặt. Biểu đồ Feynman Trong vật lý hạt hiện đại, lực và sự gia tốc của các hạt được giải thích như là sản phẩm toán học của sự trao đổi các boson gauge mang động lượng. Cùng với sự phát triển của lý thuyết trường lượng tử và thuyết tương đối rộng, các nhà vật lý nhận ra rằng lực một khái niệm phái sinh từ định luật bảo toàn động lượng (4-động lượng trong thuyết tương đối và động lượng của các hạt ảo trong điện động lực học lượng tử). Sự bảo toàn động lượng, mà có thể suy trực tiếp từ tính đối xứng đồng nhất của không gian và thường được coi là khái niệm cơ bản hơn khái niệm lực. Do vậy tên gọi các "lực cơ bản" được các nhà vật lý gọi lại một cách chính xác hơn là "tương tác cơ bản". Khi hạt A phát (tạo ra) hoặc hấp thụ (hủy) hạt ảo B, hạt A sẽ bị giật lùi do hệ quả của định luật bảo toàn động lượng dẫn đến sự liên tưởng là hạt A bị hút hoặc đẩy bằng cách trao đổi thông qua hạt B. Cách miêu tả này áp dụng đối với mọi lực trong tương tác cơ bản. Trong khi cần có những miêu tả bằng toán học phức tạp về các tương tác này một cách chi tiết và cho kết quả chính xác, có một cách dễ hình dung nhằm minh họa các tương tác cơ bản thông qua biểu đồ Feynman. Trong biểu đồ Feynman, mỗi hạt vật chất được biểu diễn bằng một đường thẳng (xem tuyến thế giới (world line)) di chuyển trong không thời gian theo hướng đi lên hoặc chếch sang phải trong biểu đồ. Vật chất và phản vật chất là giống nhau ngoại trừ hướng lan truyền của chúng trên biểu đồ Feynman. Các tuyến thế giới của các hạt cắt nhau tại các đỉnh, và biểu đồ Feynman thể hiện lực xuất hiện từ một tương tác tại mỗi đỉnh thông qua sự thay đổi tức thì trong hướng của tuyến thế giới của hạt. Các boson gauge phát ra từ đỉnh dưới dạng đường lượn sóng, và trong trường hợp trao đổi hạt ảo, chúng bị hấp thụ tại đỉnh kế tiếp. Tính hữu dụng của biểu đồ Feynman ở chỗ các hiện tượng vật lý khác trong bức tranh chung của tương tác cơ bản nhưng về mặt khái niệm khác hẳn với khái niệm lực vẫn được miêu tả trong cùng các quy tắc của biểu đồ. Ví dụ, biểu đồ Feynman có thể miêu tả súc tích một cách chi tiết tiến trình một hạt neutron phân rã thành một electron, proton, và phản neutrino electron, tương tác được truyền bởi cùng boson gauge của tương tác yếu. Lực cơ bản Mọi hoạt động trong vũ trụ đều được miêu tả thu gọn về các tương tác cơ bản. Lực mạnh và yếu là các lực hạt nhân có tầm tác dụng rất ngắn ở thang vi mô, chúng chịu trách nhiệm trong tương tác giữa các hạt hạ nguyên tử, bao gồm các nucleon và hạt nhân nguyên tử. Lực điện từ tác dụng giữa các hạt điện tích, và lực hấp dẫn tác động đến mọi hạt khối lượng. Ví dụ, ma sát là thuộc tính thể hiện của lực điện từ tác dụng giữa các nguyên tử tại hai bề mặt tiếp giáp nhau, kết hợp với nguyên lý loại trừ Pauli, ngăn cản các nguyên tử đi xuyên qua nhau. Tương tự, lực đàn hồi từ các lò xo, như mô hình hóa bởi định luật Hooke, là kết quả của lực điện từ và nguyên lý loại trừ kết hợp với nhau tác dụng vào vật làm cho nó trở về vị trí cân bằng. Lực ly tâm là lực gia tốc xuất hiện từ sự gia tốc của một hệ quy chiếu quay. Sự phát triển của các lý thuyết miêu tả lực cơ bản đi theo hướng thống nhất các khái niệm mà ban đầu có vẻ như tách biệt nhau. Ví như Isaac Newton đã thống nhất lực làm cho các vật rơi trở lại mặt đất với lực gây ra chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời trong cơ học thiên thể thông qua định luật vạn vật hấp dẫn của ông. Michael Faraday và James Clerk Maxwell chứng tỏ rằng lực điện và lực từ là hai biểu hiện của cùng một lực điện từ. Trong thế kỷ XX, sự ra đời của cơ học lượng tử dẫn tới những hiểu biết hiện đại về ba lực cơ bản trong tự nhiên (ngoại trừ hấp dẫn) là do tương tác giữa vật chất (fermion) thông qua trao đổi các hạt ảo gọi là boson gauge. Mô hình chuẩn của vật lý hạt đưa các nhà vật lý đi đến tiên đoán về sự thống nhất giữa tương tác yếu và tương tác điện từ trong lý thuyết điện yếu và các tiên đoán của lý thuyết này đã được xác nhận bằng thực nghiệm. Mô hình chuẩn cũng tiên đoán sự tồn tại của hạt chịu trách nhiệm sinh khối lượng cho các hạt khác thông qua cơ chế Higgs mà gần đây được khám phá tại CERN, nhưng mô hình chuẩn cũng chưa giải thích được tại sao neutrino dao động (hay neutrino thực sự có khối lượng rất nhỏ). Lý thuyết thống nhất lớn miêu tả sự kết hợp của tương tác điện yếu với tương tác mạnh cũng như có một số lý thuyết về siêu đối xứng nhằm giải quyết một số vấn đề chưa giải được trong vật lý học. Các nhà vật lý vẫn đang cố gắng tìm cách phát triển một lý thuyết thống nhất nhất quán kết hợp bốn tương tác cơ bản trong một lý thuyết gọi là thuyết của mọi thứ. Einstein đã thử và không thành công trên con đường này, và hiện nay có một số lý thuyết nổi bật như lý thuyết dây nhằm trả lời các vấn đề này. Lực hấp dẫn Người ta đã không nhận ra lực hấp dẫn là một lực phổ quát cho đến tận khi Isaac Newton nghiên cứu nó. Trước Newton, xu hướng các vật rơi xuống bề mặt Trái Đất không được hiểu là có liên quan đến chuyển động của các thiên thể. Galileo đã làm thí nghiệm nhằm nghiên cứu đặc tính của các vật thả rơi bằng cách ông miêu tả gia tốc của mọi vật rơi tụ do là hằng số và độc lập với khối lượng của vật. Ngày nay, gia tốc do lực hấp dẫn về phía bề mặt Trái Đất thường được ký hiệu là và có độ lớn khoảng 9,81 mét trên giây bình phương (giá trị này đo tại mức nước biển và có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí), và vectơ này hướng về tâm Trái Đất. Quan sát này có nghĩa là lực hấp dẫn tác động lên vật tại bề mặt Trái Đất tỷ lệ trực tiếp với khối lượng của vật. Do vậy một vật có khối lượng sẽ chịu một lực: Trong trường hợp rơi tự do, không có lực cản lại lực hấp dẫn và do vậy tổng hợp lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của nó. Đối với các vật không trong trạng thái rơi tự do, lực hấp dẫn cân bằng với lực tác dụng lên vật theo hướng ngược lại. Ví dụ, một người đứng trên mặt đất sẽ chịu tổng hợp lực tác dụng vào anh ta bằng 0, do trọng lượng của anh ta cân bằng với lực pháp tuyến tác dụng bởi mặt đất. Công lao của Newton trong định luật vạn vật hấp dẫn đó là thống nhất chuyển động của các thiên thể, mà Aristotle cho rằng chúng trong trạng thái tự nhiên của chuyển động đều, với chuyển động rơi tự do của các vật trên Trái Đất. Từ định luật của ông cũng suy ra được các định luật của Kepler miêu tả chuyển động của các thiên thể có từ trước đó. Newton nhận ra rằng ảnh hưởng của hấp dẫn có thể quan sát theo nhiều cách khác nhau ở những khoảng cách lớn hơn. Đặc biệt, ông chứng tỏ rằng gia tốc của Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất có thể được gắn cho bởi nguyên nhân của cùng một lực hấp dẫn nếu như gia tốc do hấp dẫn giảm tuân theo định luật nghịch đảo bình phương. Hơn nữa, Newton cũng thấy gia tốc do hấp dẫn tỷ lệ với khối lượng của vật thể hút. Kết hợp những suy nghĩ này ông dẫn ra được công thức liên hệ khối lượng () và bán kính () của Trái Đất với gia tốc hấp dẫn: với hướng của vectơ theo hướng của vectơ đơn vị mà hướng từ tâm Trái Đất ra ngoài. Trong phương trình này, hằng số được đưa ra nhằm miêu tả độ mạnh của lực hấp dẫn. Hằng số này còn gọi là hằng số hấp dẫn Newton, mặc dù thời Newton người ta chưa xác định được nó. Cho đến tận năm 1798 Henry Cavendish mới lần đầu tiên có thể xác định được giá trị của bằng thí nghiệm cân xoắn thăng bằng; thí nghiệm này nhanh chóng trở lên nổi tiếng khi việc xác định được giá trị của cũng đồng nghĩa với việc xác định được khối lượng của Trái Đất. Đi xa hơn, Newton còn nhận thấy do mọi thiên thể tuân theo cùng các định luật của Kepler, do vậy định luật hấp dẫn của ông phải mang tính phổ quát. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton phát biểu rằng lực tác dụng lên một khối cầu khối lượng do sức hút hấp dẫn từ khối cầu khối lượng bằng với là khoảng cách giữa tâm hai khối cầu và là vectơ đơn vị chỉ theo hướng từ tâm của vật thể đầu tiên đến tâm của vật thể thứ hai. Định luật này đã đứng vững trong hơn 200 năm như là cơ sở cho những miêu tả của cơ học thiên thể cho đến đầu thế kỷ XX. Trong thời gian này, phương pháp phức tạp của lý thuyết nhiễu loạn đã được phát minh nhằm tính toán những sai lệch trong quỹ đạo của thiên thể trong bài toán nhiều vật như hệ hành tinh, vệ tinh tự nhiên, sao chổi, hay tiểu hành tinh. Phương pháp này đủ chính xác để giúp các nhà thiên văn học tiên đoán sự tồn tại của Sao Hải Vương trước khi họ quan sát thấy nó. Chỉ có quỹ đạo của Sao Thủy là định luật của Newton dường như không thể giải thích một cách tốt nhất. Một số nhà thiên văn đề xuất có sự tồn tại của một hành tinh nằm bên trong quỹ đạo giữa Sao Thủy và Mặt Trời nhằm miêu tả chuyển động dị thường của sự tiến động của điểm cận nhật quỹ đạo Sao Thủy; tuy vậy không có một hành tinh nào được phát hiện ra. Khi Albert Einstein cuối cùng thiết lập ra thuyết tương đối tổng quát (GR) ông đã nghĩ ngay tới khải năng giải thích chuyển động dị thường của Sao Thủy bằng lý thuyết mới này. Kết quả tiên đoán của thuyết tương đối rộng khớp với các số liệu quan sát khiến Einstein tin rằng ông đã tìm ra dạng đúng của phương trình trường. Đây là lần đầu tiên lý thuyết hấp dẫn của Newton được chỉ ra là ít chính xác hơn một lý thuyết khác. Kể từ đó, thuyết tương đối rộng được công nhận là lý thuyết tốt nhất miêu tả được lực hấp dẫn. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn không được xem như là một lực, bởi chuyển động rơi tự do của vật trong trường hấp dẫn đi theo đường trắc địa trong không thời gian cong – hay là đường ngắn nhất giữa hai sự kiện trong không thời gian. Từ vật rơi tự do, mọi chuyển động xảy ra dường như không phải do lực hấp dẫn bên ngoài tác động hay không còn lực hấp dẫn. Chỉ khi nhận xét trên tổng thể cả hệ, độ cong của không thời gian mới có thể nhận thấy và lực xuất hiện như là một cách giải thích cho vật đi theo những quỹ đạo cong. Do vậy, đường thẳng trong không thời gian tương ứng với đường cong trong không gian, hay quỹ đạo đường đạn của vật. Ví dụ, một quả bóng rổ ném lên từ mặt đất sẽ chuyển động theo quỹ đạo hình parabol trong trường hấp dẫn đều. Quỹ đạo trong không thời gian của nó (khi tính tới chiều thời gian ct) sẽ là một đường gần thẳng, hơi cong (với bán kính cong có độ lớn tới vài năm ánh sáng). Kết quả của đạo hàm thời gian của động lượng của vật được đồng nhất với "lực hấp dẫn". Lực điện từ Lực điện từ được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1784 bởi Coulomb khi ông coi có một lực tồn tại tác dụng lên giữa hai điện tích. Tính chất của lực tĩnh điện đó là nó tuân theo định luật nghịch đảo bình phương khoảng cách giữa hai điện tích, và đều có dạng hút và dạng đẩy (sự phân cực điện), đồng thời lực điện độc lập với khối lượng của vật tích điện cũng như tuân theo nguyên lý chồng chập. Định luật Coulomb đã thống nhất được mọi quan sát này trong một phát biểu duy nhất. Các nhà toán học và vật lý sau đó đã tìm ra cách định nghĩa xây dựng cho điện trường một cách hữu ích nhằm xác định được lực tĩnh điện tác động lên một điện tích tại mọi điểm trong không gian. Định nghĩa điện trường dựa trên giả sử có một điện tích thử tồn tại trong điện trường và sau đó dựa trên định luật Coulomb để xác định được lực của điện trường tác dụng lên điện tích thử và suy ra được cường độ điện trường tại vị trí của điện tích thử. Do vậy điện trường trong không gian được định nghĩa như là với là độ lớn của điện tích thử. Trong khi đó, người ta cũng phát hiện ra lực Lorentz của một nam châm tồn tại giữa hai dây dẫn mang dòng điện. Nó có cùng một tính chất toán học như định luật Coulomb khi mà các dây điện có thể hút hoặc đẩy lẫn nhau tùy thuộc vào chiều của dòng điện chạy trong mỗi sợi dây. Tương tự như điện trường, từ trường được dùng để xác định lực từ tác dụng lên một dây dẫn điện tại một điểm bất kỳ trong không gian. Tương tự rong trường hợp này, độ lớn của từ trường sẽ được xác định là với là độ lớn của dòng điện chạy qua dây dẫn và là độ dài của dây mà dòng điện thử nghiệm chạy qua. Từ trường tác dụng một lực lên mọi nam châm như từ trường Trái Đất tác dụng lên kim la bàn và được các nhà hàng hải, hoa tiêu sử dụng để định vị phương hướng. Thông qua kết hợp định nghĩa của dòng điện bằng sự biến đổi theo thời gian của các hạt điện tích chạy trong dây dẫn, Lorentz nêu ra quy tắc tích vectơ xác định lực Lorentz miêu tả lực tác dụng lên một điện tích di chuyển trong từ trường. Sự liên hệ giữa điện học và từ học cho phép miêu tả một cách thống nhất lực điện từ tác dụng lên điện tích. Lực này có thể biểu diễn dưới dạng tổng của lực tĩnh điện (do tác động của điện trường) và lực từ (do từ trường): với lực điện từ, là độ lớn điện tích của hạt thử, là điện trường, là vận tốc của hạt nhân với từ trường (). Nguồn gốc của điện trường và từ trường không được hiểu đầy đủ cho đến tận năm 1864 khi James Clerk Maxwell thống nhất một số các lý thuyết trước đó trong một hệ 20 phương trình vô hướng, mà sau đó Oliver Heaviside độc lập với Josiah Willard Gibbs viết lại thành hệ 4 phương trình vectơ. "Phương trình Maxwell" miêu tả đầy đủ nguồn gốc của trường điện từ đứng yên hay chuyển động, cũng như tương tác giữa chúng. Điều này dẫn Maxwell tới khám phá ra rằng từ trường và điện trường có thể tự duy trì lẫn nhau trong không gian dưới dạng sóng lan truyền với tốc độ mà ông tính ra được bằng tốc độ ánh sáng. Ý nghĩa này mang lại sự thống nhất của ngành điện từ học non trẻ với ngành quang học cũng như dẫn trực tiếp tới sự miêu tả đầy đủ hơn về phổ điện từ. Tuy nhiên, lý thuyết của Maxwell đã không giải thích được hai hiện tượng quan sát vào thời đó, hiệu ứng quang điện, và sự không tồn tại của thảm họa cực tím. Hai hiện tượng này đã thúc đẩy các nhà vật lý hàng đầu đi đến một lý thuyết điện từ mới dựa trên cơ học lượng tử: điện động lực học lượng tử (QED), lý thuyết miêu tả một cách trọn vẹn các hiệu ứng điện từ khi có sự tham gia của hạt trung gian là các photon thực và ảo. Trong QED, photon là các hạt trao đổi trong tương tác liên quan đến điện từ bao gồm lực điện từ. Có một sự hiểu nhầm phổ biến khi cho rằng độ cứng và rắn của chất rắn là do lực đẩy điện từ giữa các điện tích cùng dấu. Tuy nhiên, tính cứng và rắn của vật chất là hệ quả từ nguyên lý loại trừ Pauli. Do electron là các fermion, chúng không thể ở cùng một trạng thái lượng tử. Khi các electron trong nguyên tử bị nén chặt lại, sẽ không có đủ trạng thái cơ lượng tử năng lượng thấp cho mọi electron (và là một trong những hệ quả của nguyên lý bất định), do đó một số electron phải ở trạng thái năng lượng cao hơn. Điều này có nghĩa là cần có nhiều năng lượng hơn để nén chúng lại. Trong khi đó, đối với từng nguyên tử thì chỉ có một số hữu hạn số trạng thái mà các electron có thể chiếm giữ trên obitan nguyên tử. Lực hạt nhân Có hai loại "lực hạt nhân" mà ngày nay được coi là các tương tác miêu tả bởi các lý thuyết trường lượng tử trong vật lý hạt. Lực hạt nhân mạnh là lực chịu trách nhiệm cho cấu trúc tổ hợp của các nucleon và hạt nhân nguyên tử trong khi lực hạt nhân yếu gây ra sự phân rã của một số nucleon và hạt nhân thành các lepton và các hạt hadron khác. Lực hạt nhân mạnh là tương tác giữa các quark và gluon cũng như liên kết các proton và neutron với nhau, như được miêu tả trong thuyết sắc động lực học lượng tử (QCD). Các hạt gluon là những hạt truyền tương tác mạnh, tác dụng lên các quark, phản quark, và chính gluon. Lực mạnh là lực có cường độ mạnh nhất trong bốn lực cơ bản trong tự nhiên. Lực mạnh chỉ tác dụng trực tiếp lên các hạt cơ bản. Tuy thế, sự dư thừa hay rò rỉ của nó như quan sát các hadron (hay như lực liên kết các nucleon bao gồm proton và neutron trong hạt nhân) được coi như là lực hạt nhân. Ở đây lực mạnh tác dụng một cách gián tiếp, khi gluon truyền ra tạo thành các hạt ảo như meson pi và rho meson mà các nhà vật lý hạt nhân coi chúng là các hạt truyền của lực hạt nhân. Do không thể quan sát trực tiếp các hạt quark tự do cho nên ảnh hưởng của các hạt cơ bản là không quan sát trực tiếp được. Hiệu ứng này được gọi là sự giam hãm màu. Lực hạt nhân yếu hay tương tác yếu có các hạt truyền là các boson W và Z có khối lượng lớn. Hiệu ứng quen thuộc nhất của lực này đó là phân rã beta (của các neutron trong hạt nhân) và đi kèm với sự phóng xạ. Thuật ngữ "yếu" xuất phát từ thực tế rằng cường độ của nó nhỏ hơn 1013 so với lực mạnh. Mặc dù vậy nó vẫn mạnh hơn lực hấp dẫn ở tầm tác dụng vi mô. Cả hai lực mạnh và lực yếu có tầm tác dụng ngắn trong cấp độ hạt nhân. Các nhà vật lý đã phát triển lý thuyết điện yếu với tiên đoán lực điện từ và lực yếu là không thể phân biệt được khi các hạt cơ bản trong trạng thái nhiệt độ xấp xỉ 1015 kelvin. Các nhiệt độ này đã được khảo sát trong các máy gia tốc hiện đại và chúng thể hiện những điều kiện sơ khai của vũ trụ trong những giây ngắn ngủi đầu tiên sau Vụ Nổ Lớn. Các lực khác Một số lực là hệ quả của các lực cơ bản. Trong các tình huống như vậy, những mô hình lý tưởng có thể được sử dụng để hiểu rõ những quy luật vật lý. Lực pháp tuyến Lực pháp tuyến là do lực đẩy của tương tác giữa các nguyên tử tại bề mặt tiếp xúc. Khi các đám mây electron xếp đan xen nhau, nguyên lý loại trừ Pauli (do bản chất hạt fermion của electron) làm nảy sinh lực đẩy tác dụng theo hướng vuông góc với bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. Ví dụ, lực pháp tuyến cản trở không cho chiếc bàn bị thụt xuống sàn nhà. Ngoài ra lực pháp tuyến xuất hiện khi có một lực tác động va vào một bề mặt không chuyển động được. Ma sát Ma sát là lực bề mặt chống lại xu hướng chuyển động tương đối giữa hai vị trí bề mặt. Lực ma sát tỷ lệ trực tiếp với lực pháp tuyến giữ cho hai vật rắn tách rời nhau ở những điểm tiếp xúc. Lực ma sát được phân loại thành hai loại lực: ma sát tĩnh và ma sát động. Lực ma sát tĩnh () sẽ bằng và ngược hướng với lực tác dụng song song với bề mặt tiếp xúc cho tới một giới hạn xác định bởi hệ số ma sát tĩnh () nhân với lực pháp tuyến (). Hay nói cách khác độ lớn của ma sát tĩnh thỏa mãn bất đẳng thức: . Ma sát động () độc lập với cả lực tác dụng và sự chuyển động của vật. Do vậy độ lớn của lực ma sát động bằng: , với là hệ số ma sát động. Đối với hầu hết các bề mặt tiếp xúc, hệ số ma sát động nhỏ hơn hệ số ma sát tĩnh. Sức căng Lực căng được mô hình hóa bằng những dây lý tưởng không có khối lượng, không gây ma sát, không thể phá vỡ được và không bị kéo giãn. Chúng có thể kết hợp với các ròng rọc lý tưởng cho phép các dây lý tưởng chuyển đổi hướng lực tác dụng. Các dây lý tưởng truyền lực căng một cách tức thời trong cặp tác dụng-phản tác dụng sao cho nếu hai vật nối với nhau bởi một dây lý tưởng, bất kỳ lực nào hướng dọc theo dây gây nên bởi vật thứ nhất được kết hợp với một lực hướng dọc theo dây theo hướng ngược lại gây bởi vật thứ hai. Bằng cách nối những dây lý tưởng tương tự đối với cùng những vật như thế theo một cấu hình với các ròng rọc, lực căng của dây lên tải trọng có thể được tăng gấp bội cho phép ròng rọc có thể nâng được vật khối lượng lớn. Tuy nhiên, trong những cỗ máy đơn giản như ròng rọc, việc lợi về lực thì lại tương ứng với thiệt về quãng đường cần kéo dây để có thể di chuyển tải trọng. Quy luật này chính là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng do công tác dụng lên tải trọng là như nhau cho dù các cỗ máy có hoạt động theo cách nào đi chăng nữa. Lực đàn hồi Lực đàn hồi tác dụng lên lò xo khiến nó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Một lò xo lý tưởng được coi là không có khối lượng, không có ma sát, không bị đứt gãy, và có thể dãn vô hạn. Những lò xo này tác dụng lực đẩy khi chúng bị nén ngắn lại, hoặc lực kéo khi bị kéo dài, lực này tỉ lệ với độ dịch chuyển của lò xo từ vị trí cân bằng của nó. Robert Hooke đã miêu tả mối quan hệ tuyến tính này vào năm 1676 bởi định luật mang tên ông là định luật Hooke. Nếu là độ dịch chuyển, lực tác dụng bởi lò xo lý tưởng sẽ bằng: với là hằng số phụ thuộc vào từng loại lò xo. Dấu trừ thể hiện cho xu hướng của lực tác dụng theo hướng ngược lại khi có ngoại lực tác dụng lên lò xo. Cơ học môi trường liên tục Cơ học và các định luật Newton lúc đầu được phát biểu trong trường hợp lực tác dụng lên các hạt điểm lý tưởng hơn là các vật thể hình học ba chiều. Tuy vậy trong thực tế, các lực tác dụng lên một vị trí của vật thể và có thể coi là ảnh hưởng đến những phần khác của vật. Trong trường hợp khi các dàn tinh thể nguyên tử trong một vật hành xử theo cách có thể chảy được, co lại, nở ra hoặc thay đổi hình dạng, lý thuyết cơ học môi trường liên tục miêu tả lực tác dụng lên vật thể và những hệ quả đối với cấu trúc bên trong của vật. Ví dụ, trong cơ học chất lỏng, sự chênh lệch áp suất hình thành lên lực theo hướng của gradient áp suất như sau: với là thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng và là hàm vô hướng miêu tả áp suất tại mọi vị trí trong không gian. Gradient áp suất và sự chênh lệch áp suất là nguyên nhân của lực đẩy nổi đối với vật trong chất lỏng dưới tác dụng của trường hấp dẫn, gió trong khoa học khí quyển, và lực nâng trong khí động lực học và nghiên cứu chuyển động bay. Một ví dụ cụ thể của những loại lực này là áp suất động lực của sức cản chất lỏng: một vật chuyển động trong môi trường chất lỏng bị một lực cản gây bởi tính nhớt của chất lỏng đó. Lực cản Stokes tỷ lệ xấp xỉ với vận tốc của vật và có hướng ngược lại: với: là hằng số phụ thuộc vào tính chất của chất lỏng và hình học của vật thể (thường là tiết diện của vật thể), và là vận tốc của vật. Một các trừu tượng hơn, lực trong cơ học môi trường liên tục được miêu tả đầy đủ bởi tenxơ ứng suất được định nghĩa là với là diện tích tiết diện tương ứng cho thể tích mà tenxơ ứng suất đang cần tính. Tenxơ này bao gồm thành phần áp suất gắn liền với lực tác dụng vuông góc với mặt cắt tiết diện (ma trận chéo của tenxơ) cũng như thành phần ứng suất cắt gắn liền với lực tác dụng theo hướng song song với mặt cắt tiết diện (các thành phần không thuộc đường chéo của biểu diễn ma trận tenxơ). Tenxơ ứng suất cũng miêu tả các lực gây ra sự biến dạng của vật thể như lực nén và lực kéo. Giả lực Có những loại lực mà giá trị và hướng phụ thuộc vào hệ quy chiếu, có nghĩa là chúng xuất hiện khi sử dụng những hệ quy chiếu phi Newton (hay hệ quy chiếu phi quán tính). Những lực này bao gồm lực hướng tâm và lực Coriolis. Những lực này được coi là giả lực do chúng không tồn tại trong hệ quy chiếu đang không bị gia tốc. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn trở thành giả lực khi nó xuất hiện trong những tình huống khi không thời gian được coi là không gian cong hơn là không gian phẳng. Quay và xoắn Lực đi kèm với mômen lực làm quay vật. Về mặt toán học mô men lực của một lực được xác định đối với một điểm bất kỳ thông qua tích có hướng: với là vec tơ vị trí lực đặt vào so với điểm quy chiếu. Ngẫu lực là sự quay tương đương của lực theo cùng cách mà vec tơ vị trí quay một góc tương đương, hoặc vec tơ vận tốc góc cho vận tốc và mô men động lượng cho động lượng. Theo hệ quả của Định luật thứ nhất Newton, tồn tại quán tính quay để đảm bảo mọi vật sẽ vẫn duy trì mô men động lượng của nó trừ khi có ngẫu lực không cân bằng tác động lên. Tương tự, Định luật thứ hai Newton được dùng để suy ra phương trình cho gia tốc góc tức thời của vật rắn: với là mô men quán tính của vật là gia tốc góc. Công thức này cũng dùng để định nghĩa cho khái niệm mô men quán tính. Trong cơ học cao cấp, nơi miêu tả sự quay theo khoảng thời gian, mô men quán tính được thay bằng khái niệm tổng quát hơn là tensơ mô men quán tính, cho phéo khi phân tích đầy đủ và chi tiết đặc tính của vật quay bao gồm tiến động và chương động. Một cách tương đương, dạng vi phân của Định luật thứ hai Newton đưa ra định nghĩa khác về mô men lực: với là động lượng góc của hạt. Định luật thứ ba Newton nói rằng mọi vật tác động ngẫu lực thì chính chúng sẽ chịu một ngẫu lực bằng về độ lớn nhưng ngược hướng, và do vậy hàm ý trực tiếp định luật bảo toàn mô men động lượng cho hệ kín chịu sự quay thông qua tác dụng của nội mô men xoắn. Lực hướng tâm Một vật chuyển động gia tốc trên quỹ đạo tròn, nó chịu một lực có độ lớn bằng: với là khối lượng của vật, là vận tốc và là độ lớn khoảng cách đến tâm của quỹ đạo tròn và là vectơ đơn vị chỉ theo hướng từ tâm ra ngoài. Lực hướng tâm luôn hướng về tâm của đường tròn tiếp xúc với quỹ đạo của vật thể tại một thời điểm. Lực này tác dụng vuông góc với vectơ vận tốc của vật và do vậy không làm thay đổi độ lớn vận tốc của nó, nhưng chỉ làm thay đổi hướng của vectơ vận tốc. Lực gây ra chuyển động của vật có thể phân tích thành một thành phần vuông góc với quỹ đạo của nó, và một thành phần tiếp tuyến với quỹ đạo. Thành phần tiếp tuyến làm tăng tốc hoặc làm chậm vật trong khi thành phần vuông góc (lực hướng tâm) làm thay đổi hướng của nó. Tích phân động học Lực có thể dùng để định nghĩa một số khái niệm vật lý bằng cách tích phân nó theo các biến động học. Ví dụ, tích phân theo thời gian sẽ cho định nghĩa của xung lực: mà theo định luật hai của Newton nó phải tương đương với sự thay đổi của động lượng (định lý xung lượng- động lượng). Tương tự, tích phân lực theo vị trí cho định nghĩa của công cơ học tác dụng bởi lực: và nó tương đương với sự thay đổi của động năng (định lý công năng lượng). Công suất P là tỷ lệ thay đổi dW/dt của W theo thời gian, khi quỹ đạo được mở rộng bởi sự thay đổi vị trí trong khoảng thời gian dt: với là vận tốc. Thế năng Một khái niệm toán học hữu ích thay thế cho lực trong nhiều trường hợp đó là thế năng. Ví dụ lực hấp dẫn tác dụng lên một vật có thể coi như là tác dụng của trường hấp dẫn có mặt tại vị trí của vật. Bằng cách viết lại định nghĩa của năng lượng (thông qua định nghĩa của công cơ học), trường vô hướng thế năng được định nghĩa là trường mà gradien có độ lớn bằng và ngược hướng với lực tác dụng tại mỗi điểm: Lực có thể được phân loại thành lực bảo toàn hoặc lực không bảo toàn. Lực bảo toàn là tương đương với gradien của trường thế năng trong khi lực không bảo toàn thì không có tính chất này. Lực bảo toàn Lực bảo toàn tác động lên một hệ kín gắn liền với công cơ học cho phép năng lượng được biến đổi giữa các dạng động năng và thế năng. Điều này có nghĩa là trong một hệ kín cơ năng được bảo toàn bất cứ khi nào có lực bảo toàn tác động lên hệ. Do vậy lực liên hệ trực tiếp với hiệu thế năng giữa hai vị trí khác nhau trong không gian, và có thể coi như một trường thế năng giả theo cùng cách với hướng và lưu lượng nước trong biểu đồ đường đồng mức của địa hình. Các lực bảo toàn bao gồm lực hấp dẫn, lực điện từ và lực đàn hồi lò xo. Mỗi lực này được mô hình hóa mà phụ thuộc vào vectơ vị trí hướng từ trường thế năng đối xứng cầu ra ngoài. Xét ví dụ dưới: Đối với lực hấp dẫn: với là hằng số hấp dẫn, và là khối lượng của vật n. Đối với lực tĩnh điện: với là hằng số điện môi, và là điện tích của vật n. Đối với lực lò xo: với là hằng số đàn hồi của lò xo. Lực không bảo toàn Trong một số mô hình vật lý nhất định, khó có thể định nghĩa lực dựa trên khái niệm gradien của thế năng. Điều này thường do những giả sử vĩ mô cho phép thu được lực từ mức độ trung bình thống kê vĩ mô của những hệ có trạng thái vi mô. Ví dụ, ma sát có nguyên nhân từ gradien của rất nhiều thế năng tĩnh điện giữa các nguyên tử, nhưng nó lại thể hiện ra như một lực độc lập với bất kỳ vectơ vị trí vĩ mô nào. Lực không bảo toàn ngoài lực ma sát ra bao gồm lực tiếp xúc, sức căng bề mặt, sự nén và kéo. Tuy nhiên, cho những tình huống miêu tả thích hợp, tất cả những lực trên là kết quả của lực bảo toàn do mỗi lực vĩ mô này là tổng hợp của các gradien thế năng vi mô. Mối liên hệ giữa lực không bảo toàn vĩ mô với lực bảo toàn vi mô được miêu tả chi tiết trong cơ học thống kê. Trong hệ kín vĩ mô, lực không bảo toàn tác động đến sự thay đổi nội năng của hệ và thường đi kèm với hiệu ứng truyền nhiệt. Theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học, lực không bảo toàn là kết quả cần thiết của quá trình biến đổi năng lượng trong hệ kín từ trạng thái trật tự chuyển sang trạng thái ngẫu nhiên khi entropy của hệ tăng lên. Đơn vị đo của lực Đơn vị SI của lực là newton (ký hiệu N), là lực cần thiết để làm một vật có khối lượng một kilogram thu gia tốc một mét trên giây bình phương, hoặc . Tương ứng, đơn vị của lực theo hệ CGS là dyne, là lực cần thiết để làm một vật có khối lượng một gram thu gia tốc một centimet trên giây bình phương, hay. Một newton bằng 100,000 dyne. Theo hệ đơn vị Anh FPS, thì đơn vị của lực là pound-lực (lbf), được định nghĩa là lực hấp dẫn tác dụng lên một khối lượng một pound trong một trọng trường tiêu chuẩn . Đơn vị pound-lực đưa ra một đơn vị khác cho khối lượng: một slug là khối lượng mà sẽ thu được gia tốc một foot trên giây bình phương khi bị tác động bởi một lực một pound-lực. Một đơn vị khác của lực theo hệ FPS tuyệt đối là poundal, được định nghĩa là lực cần thiết để gia tốc cho khối lượng một pound đạt một foot trên giây bình phương. Các đơn vị slug và poundal được đưa ra nhằm tránh hằng số tỷ lệ trong định luật 2 Newton. Pound-lực cũng có một đơn vị tương ứng trong hệ đo lường mét nhưng ít được sử dụng hơn newton: đó là kilogram-lực (kgf) (đôi khi gọi là kilopond), là lực tác động lên một khối lượng một kilogram gây ra bởi một trọng trường tiêu chuẩn. Kilogram-lực dẫn đến một đơn vị đo khối lượng khác, nhưng ít khi sử dụng đó là:metric slug (đôi khi gọi là mug hay hyl) là khối lượng mà thu được một gia tốc khi bị tác dụng một lực 1 kgf. Kilogram-lực không thuộc hệ đo lường quốc tế hiện đại, và thường bị phản đối; tuy nhiên nó vẫn còn được dùng cho một vài trường hợp chẳng hạn như biểu diễn phản lực, lực kéo của nan hoa xe đạp, mô men xoắn của bộ chìa vặn đai ốc và mô men xoắn công suất động cơ. Những đơn vị của lực ít được dùng đến như sthène tương đương với 1000 N và kip tương đương với 1000 lbf. Danh sách các loại lực cơ bản {|width=100% |- | Lực || Ký hiệu || Đơn vị || Công thức toán |- | Trọng lực || || || |- | Phản lực || || || |- | Áp lực || || || |- | Lực ma sát || || || |- | Lực đàn hồi || || || |- | Động lực || || || |- | Lực hướng tâm || || || |- | Lực ly tâm || || || |- | Lực tĩnh điện || || || |- | Lực động điện || || || |- | Lực động từ || || || |- | Lực điện từ || || || |- |} Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Các lực trong tự nhiên. V. Grigoriev, G. Miakisev; Ngô Đặng Nhân dịch - Tái bản lần 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002, 527tr Tiếng Anh Liên kết ngoài Video lecture on Newton's three laws by Walter Lewin from MIT OpenCourseWare A Java simulation on vector addition of forces Force Unit Converter Cơ học Đại lượng vật lý Bài cơ bản dài Khái niệm vật lý Cơ học cổ điển Vật lý học Triết học tự nhiên
16391
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20quan%20N%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (hoặc Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế, viết tắt là IAEA từ tiếng Anh International Atomic Energy Agency) là tổ chức quốc tế thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1957 với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự. Trong bài diễn văn "Nguyên tử cho Hoà bình" đọc trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1953, Tổng thống Hoa Kỳ, Dwight D. Eisenhower, đã đưa ra ý tưởng thiết lập tổ chức quốc tế này với mục tiêu kiểm soát và phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử đúng hướng. Cơ quan này và giám đốc điều hành Mohamed ElBaradei được trao giải Nobel Hòa bình năm 2005. Hiện giám đốc điều hành của cơ quan này là ông Yukiya Amano. Thể chế IAEA đặt trụ sở ở Viên, nước Áo (tại Trung tâm Quốc tế Wien). 139 quốc gia thành viên của IAEA gởi đại biểu đến dự họp Đại hội đồng (General Conference) thường niên để cử ra 35 thành viên vào Hội đồng thống đốc (Board of Governors). Là một cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Hội đồng thống đốc IAEA họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại hội đồng được tổ chức tại Trung tâm Áo Wien, cách trụ sở IAEA một khu phố. Thêm vào đó, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu đặt tại Trieste, Ý. Trung tâm này đặt dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Lịch sử IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật cho công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình nhằm cung ứng một hệ thống canh phòng quốc tế chống lại việc lạm dụng cũng như giúp hỗ trợ việc ứng dụng các biện pháp an toàn cho công nghệ này. IAEA đã mở rộng các nỗ lực an toàn hạt nhân của mình nhằm đáp ứng thảm hoạ Chernobyl năm 1986. Từ năm 1981 đến năm 1997, IAEA được đặt dưới quyền lãnh đạo của Hans Blix, nhân vật này thường được biết đến bởi việc truy tìm vũ khí huỷ diệt hàng loạt trong những năm 2002, 2003. Những cáo buộc của Hoa Kỳ và Anh Quốc cho rằng Iraq đã sản xuất loại vũ khí này nhằm biện minh cho sự can thiệp quân sự vào Iraq chưa bao giờ được chứng thực. Lãnh đạo hiện thời của IAEA là một người Ai Cập, Mohamed ElBaradei. Tại Đai hội đồng thứ 49, ElBaradei được phê chuẩn để đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho đến năm 2009. Khi việc phổ biến hạt nhân gia tăng trong thập niên 1990, IAEA được giao nhiệm vụ điều tra và thanh tra các vụ việc khả nghi vi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân theo sự uỷ quyền của Liên Hợp Quốc; dù vậy, tổ chức này chỉ báo cáo vụ việc cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế. Cho đến nay không có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức của IAEA; trong khi các kết quả thanh tra của tổ chức này thường thu hút sự chú ý của công luận, vấn đề cải tổ IAEA lại không làm được điều này. Ngày 11 tháng 2 năm 2004, trong một bài diễn văn đọc tại Viện đại học Quốc phòng, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đưa ra đề nghị: "Không một quốc gia nào khi đang bị điều tra vì vi phạm hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân được phép phục vụ trong Ban Thống đốc của IAEA. Bất cứ quốc gia nào hiện đang có mặt trong Ban Thống đốc mà bị đặt dưới sự điều tra cần phải bị đình chỉ. Sự toàn vẹn và sứ mạng của IAEA phụ thuộc vào nguyên tắc đơn giản này: Bất cứ ai vi phạm luật lệ thì không nên được giao phó trách nhiệm thực thi luật lệ". Những nhận xét ấy được xem là nhắm vào vụ Khan. Vụ tai tiếng này dẫn đến nhiều lời yêu cầu mở cuộc điều tra về Pakistan, nước này có chân trong Hội đồng thống đốc IAEA. IAEA và Tổng Giám đốc Mohamed ElBaradei được trao tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 2005. Trong bài diễn văn của mình, ElBaradei nói rằng chỉ cần 1% số tiền được dùng để phát triển các loại vũ khí mới cũng đủ để nuôi sống toàn thể thế giới. IAEA và Iran Tháng 2 năm 2003, Mohamed ElBaradei đến Iran với một nhóm thanh tra để điều tra chương trình hạt nhân của Iran. Vào khoảng tháng Mười, ElBaradei tuyên bố rằng không có chứng cớ Iran đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm 2003, Iran ký nghị định thư bổ sung tại trụ sở IAEA ở Wien, và hành xử phù hợp với những điều khoản của nghị định thư trong khi chờ đợi nghị định thư này được phê chuẩn. Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Ayatollah Ali Khamenei ban hành một sắc chỉ tôn giáo (fatwa) cấm sản xuất, tồn trữ và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Toàn văn sắc chỉ này được đưa ra trong một thông cáo chính thức tại một cuộc họp với IAEA ở Wien. Tháng 9 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế kết luận trong một bản tường trình rằng từ nhiều năm qua Iran không có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ngày 9 tháng 1 năm 2006, Iran tuyên bố tái lập chương trình nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân bất kể những phản ứng và áp lực đến từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nga. Với số phiếu biểu quyết 27–3, ngày 4 tháng 2 năm 2006, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử chuyển giao vụ việc này cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Danh sách các Tổng Giám đốc IAEA Tham khảo Xem thêm Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân Liên kết ngoài Website chính thức của IAEA Liên Hợp Quốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Tổ chức quốc tế Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình
16399
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014. Hiến pháp hiện hành Hiến pháp hiện hành năm 2013 gồm lời mở đầu và 11 chương: Chương I: Chế độ chính trị Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc Chương V: Quốc hội Chương VI: Chủ tịch nước Chương VII: Chính phủ Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Chương IX: Chính quyền địa phương Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp Nội dung tiêu biểu Chế độ chính trị Điều 1 Hiến pháp khẳng định nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất có chủ quyền đầy đủ đối với toàn bộ vùng lãnh thổ và vùng lãnh hải.. Ai làm chủ nhà nước? Hiến pháp cũng khẳng định nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (điều 2). Nhân dân là toàn thể các dân tộc cùng sinh sống hòa bình trên lãnh thổ Việt Nam (điều 5). Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (điều 6). Ngoài ra, Điều 8 cũng quy định rằng "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng" Lực lượng lãnh đạo nhà nước Tuy nhiên, một nhà nước luôn cần một tổ chức chính trị để lãnh đạo. Xuất phát từ điều kiện lịch sử của nước Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam , đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chủ đạo để lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nói như thế không có nghĩa là Đảng là tổ chức đứng trên tất cả vì mọi hoạt động của các tổ chức Đảng đều phải tuyệt đối tuân theo pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện bằng cách bổ nhiệm, bố trí Đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt, lãnh đạo trong Chính phủ, trong lực lượng an ninh và quân đội, trong Mặt trận Tổ quốc, trong Quốc hội, trong Tòa án và trong Viện kiểm sát. Trong cơ quan lập pháp là Quốc hội, số lượng đại biểu ngoài Đảng là 49 (chiếm 10% tổng số 493 đại biểu Quốc hội năm 2008). Tỷ lệ 10% xuất phát từ thỏa thuận nhân sự "cơ cấu đại biểu QH" bởi Đảng trong vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc và công đoàn cũng là những tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống tổ chức chính trị của Việt Nam. Các lãnh đạo Mặt trận phải là Đảng viên. Vai trò của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 3: Khẳng định nhà nước bảo đảm và phát huy không ngừng trước hết là vai trò làm chủ của nhân dân sau là bảo vệ và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Chế độ kinh tế Điều 51 1.Hiến pháp 2013 xác định: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Quyền công dân Quyền công dân được Hiến pháp 1992 quy định trong chương 5: "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" từ điều 49 đến điều 82. Theo điều 50, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật. Có người đánh giá rằng bản hiến pháp này hạn chế những quyền tự do cơ bản của con người bằng cách thêm vào dòng "theo quy định của pháp luật". Việc hạn chế này là đảm bảo cho việc thực hiện tự do của người này không ảnh hưởng và vi phạm đến tự do của người khác. Bản hiến pháp này coi trọng quyền tiếp cận tri thức cho công dân. Điều 59 ghi "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí", "Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng" và "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp". Điều 60 ghi "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp." Bản hiến pháp này cũng bảo vệ một số quyền của công dân nước ngoài. Điều 82 ghi "Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú." Tổ chức bộ máy Nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Việt Nam. Quốc hội Điều 6 quy định "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ." Điều 7 nói "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân." Điều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Chủ tịch nước "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại" (điều 101). Ngoài ra Chủ tịch nước còn có quyền đề cử, giới thiệu với Quốc hội để bầu các vị trí quan trọng của nhà nước. Điều 102, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới. Điều 104, Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên. Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Hội đồng quốc phòng và an ninh động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Điều 105, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban Trung ương và Quốc hội và Chính phủ. Điều 106, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ Điều 109 đã ghi "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Điều 110 đã ghi "Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội." Các biểu tượng Quốc kỳ: hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh (điều 141). Quốc huy: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 142). Quốc ca: nhạc và lời của bài "Tiến quân ca" (điều 143). Thủ đô: Hà Nội (điều 144). Quốc khánh: 2 tháng 9 (điều 145). Sửa đổi hiến pháp Điều 146: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì Trước năm 1945, Việt Nam không có Hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013). Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được soạn thảo và được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 với 240 phiếu tán thành (trên 242 phiếu). Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1945. Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp. Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua. Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu đã xác định ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp đều được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đã nói trên. Chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản của Hiến pháp 1946. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều chia làm 10 chương. Nguyên nhân sửa đổi: "Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1959). Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế và tiếp tục đấu tranh chống Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Đây cũng là bản Hiến pháp xác nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980 Lần đầu tiên đưa vào khái niệm: "Sở hữu toàn dân" về đất đai. So sánh những bản hiến pháp thì Hiến pháp 1980 dựa trên mẫu hiến pháp năm 1977 của Liên Xô với cơ chế Quốc hội bầu ra Hội đồng Nhà nước với cơ quan này lãnh trách nhiệm hành chính làm ban thường vụ của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa nắm quyền hành pháp lẫn lập pháp. Hội đồng này có bảy thành viên, đứng đầu là chủ tịch, có một số phó chủ tịch trợ giúp cùng với một tổng thư ký. Hội đồng Nhà nước có quyền tuyên chiến, ra lệnh tổng động viên, thông qua hiệp ước quốc ngoại và giám sát Hội đồng Bộ trưởng. Nguyên nhân sửa đổi: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1980). Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Trưởng ban biên tập là Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc Hiến pháp 1992 bao gồm lời nói đầu, 147 điều trong 12 chương. Trong lời nói đầu, lịch sử Việt Nam được ghi chép lại sơ lược và nguyên nhân sửa đổi được trình bày. Thiếu sót nghiêm trọng nhất là không ghi nhận và không công bố các ý đồ của những nhà thiết kế biên soạn bản hiến pháp 1992 để làm nền tảng cho việc giải thích hiến pháp hay giải thích luật dựa trên hiến pháp về sau. Ý đồ của các cá nhân và tập thể biên soạn hiến pháp sẽ giúp tòa án hay cơ quan chính phủ diễn giải hiến pháp đảm bảo tính thống nhất của hiến pháp và phù hợp với tinh thần của các nhà soạn thảo. Sự thiếu sót này khiến hiến pháp có thể bị suy diễn và diễn dịch tùy tiện trong công tác làm luật hay giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiến pháp. Từ đó dẫn đến việc bản hiến pháp chỉ phục vụ được một thời kỳ lịch sử nào đó rồi hết giá trị và phải làm cái khác. Xã hội pháp trị dựa trên luật pháp; luật pháp dựa trên hiến pháp; cho nên sự ổn định của xã hội và của chế độ có thể nói là dựa trên tính ổn định của hiến pháp. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" (điều 2). Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận (điều 69), quyền tự do tôn giáo (điều 79), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 71), quyền tự do đi lại và cư trú (điều 68), quyền tự do kinh doanh (điều 57), quyền tác giả (điều 60), và các quyền khác. Trong chương V cũng ghi rõ rằng: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" (điều 76). Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001. Về mặt cơ cấu, Hiến pháp 1992 xóa bỏ Hội đồng Nhà nước, quy chức vị vào một cá nhân là Chủ tịch nước. Ngoài ra Hiến pháp 1992 giảm số đại biểu Quốc hội từ khoảng 500 xuống còn 400. Nguyên nhân sửa đổi: "Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đến sáng ngày 8 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, ngày 09 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp. Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các lần sửa đổi Hiến pháp Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nghị quyết này được ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002). Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Đảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và Đại hội lần thứ IX của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (trích nguồn Quốc hội Việt Nam khóa X ) Xem thêm Sửa đổi hiến pháp Chế định Chủ tịch nước Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài :Thể loại:Hiến pháp Việt Nam ở Wikisource Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Dự thảo online Chính phủ Việt Nam V Luật năm 1992 Việt Nam năm 1992 Hiến pháp theo quốc gia Pháp luật Việt Nam
16416
https://vi.wikipedia.org/wiki/P53
P53
Tumor protein p53, hay còn gọi là p53 là một protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào - gọi là gen áp chế khối u p53. Khi có tổn thương ở DNA, p53 làm ngừng chu kỳ tế bào cho đến khi DNA bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm sự chết rụng tế bào (tiếng Anh apoptosis) nếu không còn khả năng sửa chữa DNA. Rb là gen có chức năng ngăn cản diễn tiến chu kỳ tế bào bằng cách gắn kết với E2F1 và ngăn cản sự sao chép các gen cần thiết cho tế bào vào pha S. Sở dĩ p53 ngăn cản được chu trình tế bào vì nó hoạt hóa quá trình phiên mã tạo ra CKI, P21 để luân phiên ức chế sự hoạt hóa của CDK. Một khi CDK bị hoạt hóa nó sẽ phosphoryl hóa Rb và làm mất tác dụng của Rb. Những đột biến mất chức năng p53 làm tăng tính bất ổn định di truyền và làm giảm chết tế bào theo lập trình. Người ta phát hiện thấy trên 50% người mắc các bệnh về ung thư (như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan...) đều có những điểm khác biệt trên gene mã hoá p53 so với người bình thường. Hình ảnh Tham khảo Nguyễn ánh Mutations of the p53 Gene as a Prognostic Factor in Aggressive B-Cell Lymphoma - NEJM Medical Progress: Clinical Implications of the p53 Tumor-Suppressor Gene - NEJM Cancer Therapy Meets p53 - NEJM Sinh học phân tử Chu kỳ tế bào Ung thư Protein người Protein Gen theo nhiễm sắc thể ở người
16417
https://vi.wikipedia.org/wiki/Estrogen
Estrogen
Estrogen là một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò là hormone sinh dục nữ chính. Estrogen hoặc estrogen (thấy sự khác biệt chính tả) là nội tiết tố (hormone) tình dục nữ và chịu trách nhiệm phát triển và các quy định của hệ thống sinh sản nữ và đặc điểm giới tính thứ cấp. Estrogen cũng có thể chất bất kỳ, tổng hợp tự nhiên hoặc bắt chước tác dụng của nội tiết tố tự nhiên. Các steroid 17β-estradiol là estrogen nội sinh mạnh nhất và phổ biến, nhưng một số chất chuyển hóa của estradiol cũng có hoạt động nội tiết tố estrogen. Estrogen tổng hợp được sử dụng như là một phần của một số thuốc uống tránh thai, trong liệu pháp thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh, và trong liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ chuyển giới. Tên estrogen gồm 2 phần, tiền tố estro- từ tiếng Hy Lạp οἶστρος (oistros, theo nghĩa đen có nghĩa là "cảm hứng", theo nghĩa bóng là mong muốn hay niềm đam mê tình dục), và hậu tố -gen có nghĩa là "nhà sản xuất". Nguồn gốc và bản chất hóa học Estrogen là một loại hormone do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Đó là từ tế bào vỏ trong và tế bào hạt của nang noãn (hay nang trứng), thể vàng (hay còn gọi là hoàng thể) và nhau thai. Các thành phần này đều nằm ở buồng trứng, riêng nhau thai có ở tử cung trong thời kỳ mang thai. Estrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và estriol. Trong đó 17β-estradiol là estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Còn estriol là estrogen yếu nhất, là dạng chuyển hóa của 17β-estradiol và estrone. Cả ba loại đều có bản chất hóa học là steroid được tổng hợp từ cholesterol. Dược động học Estrogen trong máu lưu hành dưới 3 dạng: dạng tự do (là dạng hoạt động), dạng gắn với một protein (để lưu hành trong máu), và cuối cùng là dạng liên hợp (để thải ra ngoài). Estrogen tự do khi đến tế bào đích (tiếng Anh: target cell) sẽ khuếch tán qua màng tế bào để đến kết hợp với một thụ thể (tiếng Anh: receptor) trong bào tương (hay còn gọi là tế bào chất) thành một phức hợp. Phức hợp này sẽ đi vào nhân tế bào, gây ra 2 hiệu quả: sao chép DNA để nhân đôi tế bào và tăng tổng hợp RNA. Sau đó estrogen rời khỏi thụ thể và ra khỏi tế bào. Thời gian lưu lại trong nhân tế bào tùy thuộc vào loại estrogen - đó là hoạt tính mạnh hay yếu của mỗi loại estrogen. Tác dụng Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển: Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, làm tăng số lượng cơ tử cung, giúp tử cung lớn và hoạt động tốt. Ở người phụ nữ bị cắt 2 buồng trứng thì tử cung bị teo, cơ tử cung nhỏ xuống và không hoạt động. Estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, tăng trưởng, phát triển các tuyến trong nội mạc. Ở người phụ nữ đang điều trị thường xuyên bằng estrogen sẽ làm nội mạc tử cung phì đại, và nếu ngưng điều trị thì sẽ làm tróc lớp nội mạc, gây chảy máu do ngưng thuốc. Estrogen gây ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, của âm đạo theo chu kì kinh nguyệt ở người phụ nữ. Nó tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tồn tại và di chuyển được, và vì vậy, nó tạo điều kiện cho sự thụ tinh. Estrogen hỗ trợ sự phát triển của nang trứng, và khi trứng rụng, estrogen sẽ làm tăng nhu động của vòi trứng để đón lấy trứng dễ dàng và đưa nang trứng vào trong tử cung thuận lợi. Tác dụng lên tuyến vú Estrogen làm phát triển các ống dẫn ở tuyến vú và đây chính là tác nhân làm tuyến vú người phụ nữ nở to lúc dậy thì. Chúng được gọi là hormon tăng trưởng của tuyến vú. Estrogen cũng làm quầng vú sậm màu lúc dậy thì. Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ Phát triển kích thước của tuyến vú. Tạo hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, mỡ đóng ở vú và mông. Thanh quản người phụ nữ vẫn theo tỷ lệ lúc chưa dậy thì và vì vậy giọng nói vẫn giữ tần số cao. Cơ thể người phụ nữ có ít lông, nhưng nhiều tóc. Các tác dụng khác Gần ngày hành kinh cơ thể người phụ nữ tích tụ nước và muối khoáng và có hiện tượng tăng cân. Estrogen làm các tuyến nhờn ở da tiết nhiều dịch vì vậy chất nhờn ở da loãng hơn và có tác dụng chống lại mụn trứng cá. Estrogen còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở người phụ nữ. Và người phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh, thì nguy cơ bị bệnh lý này tăng lên vì buồng trứng không còn tiết estrogen nữa. Tuy nhiên, khi dùng liều lớn estrogen sẽ tăng nguy cơ tạo cục máu đông trong lòng mạch máu và gây hiện tượng tắc mạch. Ung thư vú Người ta nhận thấy estrogen đẩy mạnh ung thư vú ở chuột trong thí nghiệm, và trên mẫu nuôi cấy các tế bào ung thư vú thì estrogen kích thích các tế bào này tăng trưởng. Ngày nay, người ta biết tác dụng của nội tiết tố sinh dục lên mô vú một phần là qua trung gian các yếu tố tăng trưởng. Một số yếu tố tăng trưởng đã được xác định có thể là nguyên nhân gây ra những biến đổi mô vú bình thường thành ác tính và kéo dài quá trình ung thư hóa. Thụ thể của mô tuyến vú với estrogen và progesteron và một số yếu tố tăng trưởng cũng đã được nhận dạng. Trong đó thụ thể với estrogen và progesteron rất có giá trị trong việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân, chọn lựa phương pháp điều trị. Người ta nhận thấy có khoảng 2/3 các bệnh nhân có thụ thể với estrogen dương tính, và ½ số đó có đáp ứng khi điều trị bằng nội tiết tố ở chỗ kích thước khối bướu thu nhỏ. Điều trị hóc môn Estrogen và hormone khác được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh để ngăn ngừa loãng xương cũng như điều trị các triệu chứng của mãn kinh như bốc hoả, khô âm đạo, nước tiểu không kiểm soát căng thẳng, cảm giác lạnh lẽo, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, và đổ mồ hôi. Gãy xương của cột sống, cổ tay, hông và giảm 50-70% và mật độ xương cột sống tăng ~ 5% ở những phụ nữ được điều trị bằng estrogen trong vòng 3 năm kể từ khi khởi đầu của thời kỳ mãn kinh và trong vòng 5-10 năm sau đó. Trước khi những nguy hiểm cụ thể của conjugated equine estrogens đã được hiểu rõ, điều trị tiêu chuẩn là 0.625 mg / ngày của conjugated equine estrogens (như Premarin). Tuy nhiên, có rủi ro liên quan với liệu pháp conjugated equine estrogens. Trong số những phụ nữ sau mãn kinh lớn tuổi nghiên cứu như là một phần của Tổ chức Sáng kiến ​​sức khỏe phụ nữ (WHI), một đường uống conjugated equine estrogens bổ sung đã phát hiện thấy có liên quan với tăng nguy cơ đông máu. Các nghiên cứu WHI sử dụng một loại estrogen bổ sung, uống một liều cao conjugated equine estrogens (Premarin một mình và với medroxyprogesterone acetate như Prempro). Trong một nghiên cứu của NIH, estrogens este hóa đã được chứng minh là không gây ra nguy cơ cho sức khỏe như conjugated equine estrogens. Liệu pháp thay thế hormone có tác dụng thuận lợi về mức độ cholesterol trong huyết thanh, và khi bắt đầu ngay sau khi mãn kinh có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, mặc dù giả thuyết này vẫn chưa được thử nghiệm trong các thử nghiệm ngẫu nhiên. Estrogen dường như có tác dụng bảo vệ trên xơ vữa động mạch: nó làm giảm LDL và triglycerides, nó làm tăng mức độ HDL và có đặc tính giãn mạch nội mô cộng với một thành phần chống viêm. Nghiên cứu đang được tiến hành để xác định rủi ro của estrogen bổ sung sử dụng là như nhau cho tất cả các phương pháp sử dụng. Cụ thể, estrogen bôi tại chỗ có thể có một quang phổ khác nhau của các tác dụng phụ hơn so với khi dùng đường uống, và estrogen thẩm thấu qua da không ảnh hưởng đến đông máu như chúng được hấp thu trực tiếp vào hệ tuần hoàn, tránh chuyển hóa lần đầu ở gan. Tuyến đường này của chính quyền là như vậy ưa thích ở phụ nữ có tiền sử bệnh thrombo-tắc mạch. Estrogen cũng được sử dụng trong điều trị teo âm đạo, hypoestrogenism (như là kết quả của suy sinh dục, thiến, hoặc suy buồng trứng tiên phát), vô kinh, đau bụng kinh, và oligomenorrhea. Estrogen cũng có thể được sử dụng để đàn áp cho con bú sau khi sinh con. Mỹ phẩm Một số loại dầu gội tóc trên thị trường có chứa estrogen và chất chiết xuất từ ​​nhau thai; một số khác thì có chứa phytoestrogens. Năm 1998, đã có báo cáo về trường hợp của bốn bé gái người Mỹ gốc Phi phát triển ngực sau khi tiếp xúc với các loại dầu gội đầu. Năm 1993, FDA đã xác định rằng không phải tất cả sản phẩm thuốc thoa bán over-the-counter có chứa hormon cho con người sử dụng là an toàn và có hiệu quả và được ghi nhãn sai. Một quy tắc kèm theo chương trình khuyến mại các loại mỹ phẩm, rằng bất kỳ sử dụng của estrogen tự nhiên trong sản phẩm mỹ phẩm sẽ làm cho sản phẩm trở thành thuốc và rằng bất kỳ mỹ phẩm sử dụng thuật ngữ "hormon" trong các văn bản của dán nhãn hay trong tuyên bố thành phần của nó khiến nó có thể bị kiện bồi thường, phải chịu như các sản phẩm vậy thuốc. Ngoài việc được coi là loại thuốc có ghi nhãn sai, các sản phẩm tự xưng chứa chiết xuất từ ​​nhau thai cũng có thể được coi là mỹ phẩm có ghi nhãn sai nếu chiết xuất đã được chuẩn bị từ nhau thai từ đó kích thích tố và các chất hoạt tính sinh học khác đã được loại bỏ và các chất chiết xuất gồm chủ yếu của protein. FDA khuyến cáo rằng chất này được xác định bởi một tên khác hơn là "nhau thai chiết xuất" và mô tả thành phần của nó chính xác hơn bởi vì người tiêu dùng kết hợp tên "nhau thai chiết xuất" với một sử dụng trị liệu của một số hoạt động sinh học. Xem thêm Testosterone Tham khảo Liên kết ngoài Estrogen Hormone sinh dục Cơ quan sinh sản nữ
16424
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i%20n%C4%83ng
Nội năng
Trong nhiệt động lực học, nội năng (U) của một hệ là năng lượng chứa trong hệ, không bao gồm động năng chuyển động của hệ và thế năng của hệ do trường lực bên ngoài. Nó chỉ tính đến việc tăng và giảm năng lượng của hệ xảy ra do thay đổi trạng thái bên trong. Nói cách khác, nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn. Nội năng của hệ có thể bị thay đổi bằng sự truyền nhiệt hoặc bằng cách tác dụng công. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt: Biểu thức tính nhiệt lượng: Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào m: khối lượng (kg) c: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K) : độ biến thiên nhiệt độ (K) Khi truyền vật chất bị ngăn cản bởi tường chứa không thấm, hệ được xem là hệ kín. Khi đó định luật I nhiệt động lực học cho rằng sự tăng nội năng bằng với tổng nhiệt được thêm vào cộng công tác đụng vào hệ bởi môi trường xung quanh. Nếu tường chứa không cho cả vật chất và năng lượng đi qua, hệ được xem là bị cô lập và nội năng không thể bị thay đổi. Định luật I nhiệt động lực học có thể được coi là xác lập sự tồn tại của nội năng. Nội năng là một trong hai hàm trạng thái cốt yếu của biến trạng thái của một hệ nhiệt động lực học. Mô tả và định nghĩa Nội năng của một trạng thái được cho của hệ được xác định theo nội năng của trạng thái tiêu chuẩn của hệ, bằng cách cộng sự truyền năng lượng vĩ mô mà đi kèm với sự thay đổi trạng thái từ trạng thái tham chiếu đến trạng thái đã cho: với là chênh lệch giữa nội năng của trạng thái đã cho và trạng thái tham chiếu, và là các loại năng lượng khác nhau được truyền vào hệ theo các bước từ trạng thái tham chiếu đến trạng thái đã cho. Nó là năng lượng cần có để tạo ra trạng thái đã cho từ trạng thái tham chiếu. Từ một quan điểm vi mô không tương đối, nó có thể được chia thành thế năng vi mô (tnvm), , và động năng vi mô (dnvm), , hợp thành: Thế năng vi mô của hệ có được bằng tổng chuyển động của toàn bộ hạt của hệ so với một trọng tâm, bất kể nó là chuyển động của nguyên tử, phân tử, nguyên tử hạt nhân, hạt electron, hay các hạt khác. Các thành phần số học cấu thành thế năng vi mô là các liên kết hạn hóa học và nguyên tử, và trường lực vật lý trong hệ, như là điện cảm ứng bên trong hoặc mô men lưỡng cực từ, cũng như năng lượng biến dạng của bật rắn (ứng suất-sức căng). Thường thì việc chia thành động năng và thế năng vi mô nằm ngoài phạm vi nhiệt động lực học vĩ mô. Nội năng trong khí lý tưởng Nội năng của n mol khí lý tưởng có dạng: . Trong đó là nhiệt dung mol đẳng tích của khí, T là nhiệt độ (K) Xem thêm Nhiệt năng Tham khảo Nhiệt động lực học Năng lượng Khái niệm vật lý Cơ học thống kê
16425
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20l%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt
Vật lý lý thuyết
Vật lý lý thuyết là lĩnh vực thuộc ngành vật lý học chuyên đi sâu vào vấn đề xây dựng các thuyết vật lý. Dựa trên nền tảng là các mô hình vật lý, các nhà khoa học vật lý xây dựng các thuyết vật lý. Thuyết vật lý là sự hiểu biết tổng quát nhất của con người trong một lĩnh vực, một phạm vi vật lý nhất định. Dựa trên một mô hình vật lý tưởng tượng, các nhà vật lý lý thuyết bằng phương pháp suy diễn, phương pháp suy luận toán học đã đề ra một hệ thống các quy tắc, các định luật, các nguyên lý vật lý dùng làm cơ sở để giải thích các hiện tượng, các sự kiện vật lý và để tạo ra khả năng tìm hiểu, khám phá, tác động hiệu quả vào đời sống thực tiễn. Các nhà vật lý lý thuyết Isaac Newton Albert Einstein Enrico Fermi Erwin Schrodinger James Clerk Maxwell Max Planck Niels Bohr Paul Dirac Werner Heisenberg Yukawa Hideki Stephen Hawking Chú thích Vật lý học Khoa học Toán học de:Physik#Theoretische Physik
16429
https://vi.wikipedia.org/wiki/Casablanca
Casablanca
Casablanca (tiếng Ả Rập: الدار البيضاء, chuyển tự ad-Dār al-Bayḍāʼ) là một thành phố ở miền tây Maroc, nằm trên bờ Đại Tây Dương. Với dân số 2,95 triệu người (điều tra dân số tháng 9 năm 2004), Casablanca là thành phố lớn nhất Maroc; và cũng là hải cảng chính của nước này và vì thế được coi là thủ đô kinh tế, mặc dù thủ đô chính thức của Maroc và nơi đặt chính phủ là Rabat. Casablanca nằm ở tọa độ 33°32 độ vĩ bắc và 7°35′ độ kinh tây. Nằm ở phía tây trung bộ của Maroc giáp với Đại Tây Dương, đây là thành phố lớn nhất trong vùng Maghreb và lớn thứ tám trong thế giới Ả Rập. Casablanca là cảng chính của Maroc và là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất ở Châu Phi. Theo ước tính dân số năm 2019, thành phố có dân số khoảng 3,71 triệu người trong khu vực đô thị và hơn 4,27 triệu người ở vùng đô thị Casablanca mở rộng. Các công ty hàng đầu của Maroc và nhiều tập đoàn quốc tế đang kinh doanh tại nước này có trụ sở chính và các cơ sở công nghiệp chính ở Casablanca. Số liệu thống kê công nghiệp gần đây cho thấy Casablanca giữ vị trí được ghi nhận là khu công nghiệp chính của cả nước. Cảng Casablanca là một trong những cảng nhân tạo lớn nhất trên thế giới, và là cảng lớn thứ hai của Bắc Phi, sau Tanger-Med cách Tangier 40 km (25 mi) về phía đông. Casablanca cũng là nơi đặt căn cứ hải quân chính cho Hải quân Hoàng gia Maroc. Lịch sử Casablanca được những người Bồ Đào Nha thành lập năm 1575 với tên gọi Casa Branca vào năm 1575 sau khi phá hủy khu làng cũ của người Berber là Anfa nằm tại vị trí này từ năm 1515. Người Bồ Đào Nha cuối cùng cũng phải rời bỏ khu vực này vào năm 1755 sau những vụ tấn công ngày càng gia tăng của những người theo Hồi giáo quanh đó. Trong thế kỷ 19, dân số của khu vực này bắt đầu tăng đáng kể do sự gia tăng của vận tải biển. Casablanca cũng là một cảng chiến lược quan trọng trong Thế chiến II và là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Anh-Mỹ năm 1943. Kể từ sau đó Casablanca đã tập trung vào công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, thành phố này đang phát triển công nghiệp du lịch. Casablanca là "thủ đô" kinh tế và kinh doanh của Maroc, trong khi Rabat là thủ đô về mặt chính trị. Năm 1958, Casablanca đã là chủ nhà của một vòng thi đấu của hệ thống giải vô địch thế giới Công thức I (Formula One) tại trường đua Ain-Diab. Thành phố này có hai sân bay là sân bay Anfa và sân bay quốc tế Mohammed V, và cảng của nó là một trong những cảng nhân tạo lớn nhất thế giới. Tại Casablanca có nhà thờ Hassan II, nhà thờ Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới (sau nhà thờ Shah Faisal gần Islamabad). Ngọn tháp (minara) của nó là cao nhất thế giới trong số các ngọn tháp nhà thờ Hồi giáo với chiều cao 210 m. Nó được xây dựng nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày sinh của quốc vương Maroc khi đó là Vua Hassan II và được hoàn thành vào năm 1993. Vào ngày 16 tháng 5 năm 2003, 33 thường dân đã bị chết và hơn 100 người khác bị thương khi thành phố này bị tấn công trong vụ khủng bố ở Casablanca mà nguyên nhân được cho là có dính líu tới Al_Qaeda. Ngày 11 tháng 3, 10 và 14 tháng 4 năm 2007 lại có những vụ đánh bom và âm mưu đánh bom lam 1 người chết và 4 người bị thương tại đây. Khí hậu Casablanca có khí hậu Địa Trung Hải (phân loại khí hậu Köppen Csa). Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 412 mm. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Casablanca tại trang của Lexicorient.com Bản đồ du lịch Casablanca Casablanca tại trang của MagicMorocco.com Website chính thức của Casablanca Casablanca Thành phố ven biển Thành phố Maroc Người Ả Rập Thế giới Ả Rập
16432
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Quốc hội Việt Nam
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiếng Anh: National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam), được gọi ngắn gọn hơn là Quốc hội Việt Nam hay đơn giản là Quốc hội (QH), là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có các chức năng chính: Lập hiến, lập pháp. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Quyết định vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Quyết định trưng cầu ý dân. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Bộ máy hoạt động của Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực), Hội đồng dân tộc và 12 Ủy ban, Ban và Viện khác. Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF). Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, người này cũng đồng thời là chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc hội đương nhiệm hiện nay là Quốc hội khóa XV, được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 và bầu ra 499 đại biểu. Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Vương Đình Huệ. Tên gọi Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của cơ quan lập pháp là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội (còn gọi là Toàn quốc Đại biểu Đại hội). Trong văn bản thường được gọi tắt là Quốc hội. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên chính thức của cơ quan lập pháp là Nghị viện Nhân dân. Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ nguyên khi hoạt động. Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng 1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan lập pháp này là Quốc hội. Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" của Việt Nam. Lịch sử Quốc hội Việt Nam hiện nay được ra đời cùng với nhà nước Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiền bầu ra Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ thời điểm đó đến năm 2021, cơ quan này đã trải qua 14 khóa làm việc, với 12 đời Chủ tịch Quốc hội. Theo chiều dài thời gian, từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980, hoạt động của Quốc hội rất yếu ớt và mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến 9 ngày nhân dịp nghị hội toàn quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc ở năm 1976. Những năm đó Quốc hội có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng và Ban Chấp hành Trung ương chi phối nhưng đã có những tiếng nói riêng dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên tiếng phát biểu tự do hơn, thay vì như trước kia Tổng Thư ký Quốc hội phải duyệt trước bài diễn văn của đại biểu, trước khi đại biểu được nói tại phiên họp. Cũng theo đó, Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ lệ đồng đều 100%. Sang thập niên 1990, Quốc hội mới có lệ chất vấn Chính phủ, và kể từ năm 1998 thì bắt đầu truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội để công chúng theo dõi. Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ (Thủ tướng và các Bộ trưởng). Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2016-2021, truyền thông và người dân dần quan tâm nhiều hơn tới các kỳ họp của Quốc hội. Mỗi phiên chất vấn các lãnh đạo Chính phủ của Quốc hội đều được truyền thông quan tâm và đưa tin nhiệt tình. Nhiều câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong các buổi "sinh hoạt nghị trường" thậm chí còn trở thành các đề tài nóng trên mạng xã hội. Tháng 12 năm 2021, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định áp dụng điều 83 Hiến pháp để triệu tập Kì họp bất thường lần đầu tiên trong lịch sử. Khóa I (1946-1960) Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 1 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng và 20 người của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu "truy nhận". Chủ tịch Quốc hội đầu tiên (lúc đó gọi là Trưởng ban Thường trực Quốc hội) là Nguyễn Văn Tố. Từ ngày 8/11/1946 Chủ tịch Quốc hội là Bùi Bằng Đoàn. Từ ngày 20/9/1955 Chủ tịch Quốc hội là Tôn Đức Thắng. Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên. Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Trung Hoa khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946. Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959; ban hành 16 luật, trong đó có luật cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Genève. Khóa II (1960-1964) Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm). Kỳ họp thứ nhất (từ 6 - 15 tháng 7 năm 1960) tại Hà Nội bầu: Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh Thủ tướng Hội đồng Chính phủ Phạm Văn Đồng Quốc hội khóa II thông qua 6 luật, 9 pháp lệnh và phê chuẩn 4 hiệp ước - hiệp định song phương với Tiệp Khắc, Triều Tiên, Trung Hoa và Cuba. Khóa III (1964-1971) Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ nhất (từ 25 tháng 6 - 3 tháng 7 năm 1964) bầu: Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh Thủ tướng Hội đồng Chính phủ Phạm Văn Đồng Quốc hội khóa III đã thông qua 1 luật, 5 pháp lệnh và phê chuẩn 4 hiệp định song phương. Khóa IV (1971-1975) Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 6 - 10 tháng 6 năm 1971) bầu: Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh Thủ tướng Hội đồng Chính phủ Phạm Văn Đồng Quốc hội khóa IV đã thông qua 1 Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng. Khóa V (1975-1976) Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 3 - 6 tháng 6 năm 1975) bầu: Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng Quốc hội khóa V là kỳ quốc hội ngắn nhất, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất. Khóa VI (1976-1981) Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 24 tháng 6 - 3 tháng 7 năm 1976) tại Hà Nội bầu: Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng Cũng tại kỳ họp này, sáng ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980; đồng thời Quốc hội khóa VI cũng thông qua 1 luật, 4 pháp lệnh và phê chuẩn 12 hiệp ước - hiệp định song phương. Khóa VII (1981-1987) Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 24 tháng 6 - 4 tháng 7 năm 1981) bầu: Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, "là cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Trường Chinh Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Văn Đồng Quốc hội khóa VII đã thông qua 10 luật và bộ luật, 15 pháp lệnh; phê chuẩn 19 hiệp định, hiệp ước, công ước song phương và quốc tế. Khóa VIII (1987-1992) Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 17 - 22 tháng 6 năm 1987) bầu: Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công Chủ tịch Quốc hội: Lê Quang Đạo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng. (Đỗ Mười, từ tháng 6 năm 1988) Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992; đồng thời Quốc hội khóa VIII cũng thông qua 31 luật và bộ luật, 42 pháp lệnh và phê chuẩn 1 hiệp định quốc tế. Khóa IX (1992-1997) Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 19 tháng 9 - 8 tháng 10 năm 1992) bầu: Chủ tịch nước: Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 13 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh Thủ tướng Chính phủ: Võ Văn Kiệt Trưởng đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội: Vũ Mão Quốc hội khóa IX đã thông qua 39 luật và bộ luật, 41 pháp lệnh; phê chuẩn 3 hiệp định, công ước song phương và quốc tế. Khóa X (1997-2002) Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 20 - 29 tháng 9 năm 1997) bầu: Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh; (Nguyễn Văn An, từ ngày 27 tháng 6 năm 2001 tại Kỳ họp thứ 9) Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải Trưởng đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội: Vũ Mão Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002); thông qua 31 luật và bộ luật, 36 pháp lệnh; phê chuẩn Hiệp ước biên giới đất liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thương mại với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Khóa XI (2002-2007) Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 19 tháng 7 - 12 tháng 8 năm 2002) bầu: Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước: Trương Mỹ Hoa Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 13 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 11 người. Trưởng đoàn thư ký: Bùi Ngọc Thanh Kỳ họp thứ 9 (từ 16 tháng 5 - 29 tháng 6 năm 2006) Quốc hội biểu quyết miễn nhiệm các chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại vị và tiến hành bầu mới: Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Tấn Dũng Quốc hội khóa XI đã thông qua 84 luật và bộ luật, 34 pháp lệnh; phê chuẩn 3 hiệp ước, hiệp định song phương và quốc tế; trong đó Quốc hội đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11 năm 2006). Khóa XII (2007-2011) Bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu 493 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 19 tháng 7 - 4 tháng 8 năm 2007) bầu: Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Doan Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 18 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Tấn Dũng Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 13 người. Trưởng đoàn thư ký: Trần Đình Đàn Quốc hội khóa XII đã thông qua 67 luật và 14 pháp lệnh. Quốc hội khóa XII cũng rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011. Khóa XIII (2011-2016) Bầu ngày 22 tháng 5 năm 2011. Bầu 500 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 21 tháng 7 - 6 tháng 8 năm 2011) bầu: Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Doan Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 17 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Tấn Dũng Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 13 người. Trưởng đoàn thư ký: Nguyễn Hạnh Phúc Kỳ họp thứ 6 (từ 21 tháng 10 - 31 tháng 11 năm 2013) Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013 vào ngày 28/11/2013 với tỷ lệ biểu quyết: 97,59%. Trong đó, tổng số ĐBQH có mặt, biểu quyết: 488, chiếm tỷ lệ 97,99%; tổng số ĐBQH tán thành: 486; chiếm tỷ lệ 97, 59%; số ĐBQH không tán thành: 0; số ĐBQH không biểu quyết: 2, chiếm tỷ lệ 0,4%. Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của khóa XIII (từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 12 tháng 4 năm 2016), Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại vị và bầu mới: Ngày 30/3/2016, Quốc hội bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với ông Nguyễn Sinh Hùng, với 87,25% đồng ý, 8,5% không đồng ý đối với chức vụ Chủ tịch Quốc hội; 87,04% đồng ý, 8,5% không đồng ý đối với chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Ngày 31/3/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, với 95,5% tán thành, 1,82% không tán thành. Cụ thể, có 472/484 ĐB có mặt đồng ý và 9 ĐB không đồng ý. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Chiều 31/3/2016, Quốc hội bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang với 90,49% tán thành, 5,26% không tán thành. Cụ thể, có 447/474 ĐB có mặt đồng ý, 26 không đồng ý. Ông Trương Tấn Sang cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Sáng 02/4/2016, ông Trần Đại Quang được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh với 91,5% tán thành, 5,87% không tán thành. Cụ thể, có 452/483 ĐB có mặt đồng ý và 29 ĐB không đồng ý. Chiều 06/4/2016, Quốc hội bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng với 84,62% tán thành, 13,77% không tán thành. Cụ thể 418/487 ĐB có mặt đồng ý, 68 ĐB không đồng ý. Sáng 07/4/2016, ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ với 90,28% tán thành, 8,91% không tán thành. Cụ thể, có 446/490 ĐB có mặt đồng ý và 44 ĐB không đồng ý. Như vậy, nhân sự cấp cao của cả khóa XIII như sau: Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng (đến 30/03/2016) Nguyễn Thị Kim Ngân (từ 31/03/2016) Các Phó Chủ tịch Bà Tòng Thị Phóng Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (đến 31/03/2016) Ông Uông Chu Lưu Ông Huỳnh Ngọc Sơn (đến 02/04/2016) Ông Phùng Quốc Hiển (từ 04/04/2016) Ông Đỗ Bá Tỵ (từ 04/04/2016) Quốc hội khóa XIII đã thông qua 100 luật, bộ luật và 10 pháp lệnh . Quốc hội khóa XIII cũng là lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Tòa nhà Quốc hội. Đây cũng là khóa đầu tiên tiến hành việc Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh mà Quốc hội đầu ra vào kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2013. Khóa XIV (2016-2021) Bầu ngày 22 tháng 5 năm 2016. Bầu 496 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 20 tháng 7 năm 2016 - 29 tháng 7 năm 2016) bầu: Chủ tịch nước: Trần Đại Quang (qua đời tháng 9/2018). Phó Chủ tịch nước: Đặng Thị Ngọc Thịnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 18 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc Tổng thư ký Quốc hội: Nguyễn Hạnh Phúc. Đây là một chức danh mới theo Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2014 Đây là khóa Quốc hội chính thức đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức với cả bốn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND Tối cao. Kỳ họp thứ 6 (từ 22 tháng 10 năm 2018 - 21 tháng 11 năm 2018), Quốc hội bầu lại Chủ tịch nước thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời ngày 21/09/2018 do trọng bệnh. Ngày 23/09/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thông báo Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Đặng Thị Ngọc Thịnh tạm giữ chức Quyền Chủ tịch nước. Sáng ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư đương nhiệm - làm Chủ tịch nước khóa 14 với tỷ lệ 99,79% tổng số đại biểu quốc hội (tương ứng 476/477 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết đồng ý). Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của khóa XIV (từ 24 tháng 3 - 8 tháng 4 năm 2021), Quốc hội kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo không tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Trong đó, bỏ phiếu miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm và bầu mới: Ngày 30/03/2021, Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 96,66% phiếu đồng ý (tương ứng với 464 phiếu trên tổng số 475 đại biểu có mặt), 1,87% phiếu không đồng ý (tương ứng 9 phiếu) đối với chức vụ Chủ tịch Quốc hội; 96,45% phiếu đồng ý (tương ứng với 463 phiếu trên tổng số 475 đại biểu có mặt), 1,87% phiếu không đồng ý (tương ứng 9 phiếu) đối với chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Ngày 31/03/2021, ông Vương Đình Huệ được Quốc hội bầu làm tân Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với tỷ lệ 98,54% (tương ứng với 473/473 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành). Ông trở thành vị Chủ tịch Quốc hội thứ 2 tuyên thệ ngay sau khi nhậm chức sau người tiền nhiệm, bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Sáng 02/04/2021, Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc với 92,92% tán thành (tương ứng 446 đại biểu đồng ý trên tổng số 452 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tại hội trường) và 1,25% không tán thành (tương ứng 6 đại biểu không đồng ý). Chiều 02/04/2021, Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng với 91,25% tán thành (tương ứng 438 đại biểu biểu quyết tán thành trên tổng số 440 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết), 0,21% không tán thành (tương ứng 1 phiếu), và 0,21% không biểu quyết (tương ứng 1 phiếu). Ông cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Sáng 05/04/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh với tỷ lệ 97,5% trên tổng số đại biểu Quốc hội (tương ứng 468/468 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết bỏ phiếu tán thành). Chiều 05/04/2021, ông Phạm Minh Chính được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ với tỷ lệ 96,25% trên tổng số đại biểu Quốc hội. Cụ thể, có 462/466 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết bỏ phiếu tán thành, 4 đại biểu bỏ phiếu không tán thành (tương ứng 0,83%). Như vậy, nhân sự cấp cao của cả khóa Quốc hội XIV như sau: Chủ tịch Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (từ 31/03/2016 - 30/03/2021) Ông Vương Đình Huệ (từ 31/03/2021) Các Phó Chủ tịch Bà Tòng Thị Phóng (đến 31/03/2021) Ông Uông Chu Lưu (đến 31/03/2021) Ông Phùng Quốc Hiển (đến 31/03/2021) Ông Đỗ Bá Tỵ Ông Trần Thanh Mẫn (từ 01/04/2021) Ông Nguyễn Khắc Định (từ 01/04/2021) Ông Nguyễn Đức Hải (từ 01/04/2021) Quốc hội khóa XIV đã thông qua 73 luật, bộ luật và 2 pháp lệnh. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV là nhiệm kỳ thành công về mặt ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), với 3 hiệp định đa phương quan trọng là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định RCEP. Ngoài ra, còn có Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) và Hiệp định thương mại tự do song phương ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA). Khóa XV (2021-2026) Bầu ngày 23 tháng 5 năm 2021. Bầu 499 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ 20 tháng 7 năm 2021 - 31 tháng 7 năm 2021) bầu: Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc. Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 18 thành viên. Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính Tổng thư ký Quốc hội: Bùi Văn Cường Đổi tên "Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng" thành "Ủy ban Văn hóa - Giáo dục"; và "Ủy ban Về các vấn đề xã hội" thành "Ủy ban Xã hội". Đây là khóa đầu tiên Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc biệt là gói hỗ trợ kích thích kinh tế hậu đại dịch Covid-19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 70 trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức của Quốc hội Các cơ quan của Quốc hội Điều 73 Hiến pháp 2013 quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội". Luật Tổ chức Quốc hội 2014 sửa đổi 2020 quy định tại Điều 66: "Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội". Như vậy ngoài Ủy ban Thường vụ, các Ủy ban khác của Quốc hội gồm: Ủy ban Pháp luật Ủy ban Tư pháp Ủy ban Kinh tế Ủy ban Tài chính - Ngân sách Ủy ban Quốc phòng và An ninh Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (từ Quốc hội khóa XV đổi tên thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) Ủy ban Về các vấn đề xã hội (từ Quốc hội khóa XV đổi tên thành Ủy ban Xã hội) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ủy ban Đối ngoại Ủy ban Thường vụ, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đều làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội. Quốc hội quyết định số lượng các Ủy ban và bầu các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra, Quốc hội có thể thành lập các Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định khi thấy cần thiết. Các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thành lập các Ban chuyên môn chịu trách nhiệm giúp Ủy ban Thường vụ trong các công tác hoạt động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện có 3 cơ quan trực thuộc là: Ban Công tác đại biểu Ban Dân nguyện Viện Nghiên cứu lập pháp Cơ quan khác Đây là các cơ quan được Quốc hội thành lập nhưng hoạt động độc lập gồm: Kiểm toán Nhà nước: Là cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của nhà nước, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm cũng như sự giám sát của Quốc hội. Hội đồng Bầu cử Quốc gia: Có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 117 Hiến pháp 2013). Đại biểu Thành phần nhân sự của Quốc hội là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước. Lãnh đạo Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hiển nhiên đứng đầu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra từ các Đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội không được đồng thời là thành viên của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội đầu tiên năm 1946 là Nguyễn Văn Tố. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ (2021-nay). Dưới Chủ tịch là các Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Số lượng Phó Chủ tịch gồm 4 người. Phó Chủ tịch Quốc hội đầu tiên năm 1946 là Phạm Văn Đồng. Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 có 4 Phó Chủ tịch, là: Trần Thanh Mẫn (Phó Chủ tịch Thường trực). Trần Quang Phương. Nguyễn Khắc Định . Nguyễn Đức Hải. Tổng thư ký cũng đồng thời là phát ngôn viên của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội hiện nay là ông Bùi Văn Cường (từ 2021). Từ năm 2016, Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30 tháng 3 và bắt đầu nhiệm kỳ mới vào ngày 31 tháng 3 hoặc 01 tháng 4. Hoạt động của Quốc hội Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Lấy phiếu tín nhiệm Mối liên quan giữa Đảng Cộng sản với Quốc hội Vấn đề liên quan đến sự độc lập Quốc hội và chức năng chấp hành là cơ cấu giữa Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%) và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Cũng theo giáo sư và cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì mọi việc đã do Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rồi, nên Quốc hội bị hạn chế không có toàn quyền suy xét nghị luận. Hơn nữa vì đại đa số Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên cũng không thể làm trái với nghị quyết của Trung ương Đảng. Là một quốc gia đơn đảng với một quốc hội đơn viện, quan điểm của Quốc hội Việt Nam là sự phản ánh phần lớn các quyết định từ Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Tuy nhiên, quyền lực của Quốc hội trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể, như từ trước khóa 14, Bộ Chính trị đã cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan. Tổ chức của Đảng đoàn Quốc hội Vai trò lãnh đạo rõ rệt nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội Việt Nam là cơ quan Đảng đoàn Quốc hội. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quốc hội, gồm các đảng viên nắm vai trò trọng yếu trong Quốc hội như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Đảng đoàn đều do Bộ Chính trị chỉ định. Về danh nghĩa, Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu độc lập. Trên thực tế, các hoạt động của Quốc hội đều được Bộ Chính trị và Ban Bí thư định hướng gián tiếp thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Thành viên Đảng đoàn Quốc hội hiện gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có) do Đảng đoàn đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn. Nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội Lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị. Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội. Được triệu tập đảng viên hoặc đại diện đảng viên ở các đoàn đại biểu Quốc hội để bàn chủ trương và biện pháp thực hiện nghị quyết của Đảng trong Quốc hội. Báo cáo và kiến nghị với cấp ủy có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với đảng viên là đại biểu Quốc hội vi phạm nguyên tắc kỷ luật Đảng trong hoạt động Quốc hội. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và các quyết định của Đảng đoàn. Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội trong sạch, vững mạnh. Vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị: Những vấn đề Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến Bộ Chính trị trước khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua (nếu có). Về định hướng trọng tâm hoạt động giám sát trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội. Về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có sai phạm. Về kết quả giám sát, các kiến nghị, đề xuất sau giám sát đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, các chủ trương lớn của Đảng có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; kiến nghị xử lý các vi phạm, kết luận về trách nhiệm của các cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý. Kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội. Những vấn đề khác Đảng đoàn Quốc hội thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị. Vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư Đảng đoàn Quốc hội trình Ban Bí thư kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội hiện là Vương Đình Huệ, phó bí thư là Trần Thanh Mẫn. Nhận định Năm 1988, khi xuất bản cuốn sách "Asia-Pacific Legal Development", Giáo sư Gerry Ferguson, trưởng khoa quan hệ pháp luật vùng châu Á - Thái Bình Dương thuộc đại học Victoria, Canada từng nhận định về Quốc hội Việt Nam là: "từ năm 1945, Quốc hội Việt Nam hoạt động như là một cơ quan "gật đầu" (rubber stamp) mọi quyết định được đưa ra trước từ các ban cao nhất thuộc đảng hợp pháp độc nhất (Đảng Cộng sản Việt Nam)". Theo nhà phân tích David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì dù Quốc hội đã bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ từ năm 2013 nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn trong cơ chế chính trị Việt Nam. Ví dụ như nếu Quốc hội bất tín nhiệm nhân sự trong chính phủ nhưng Đảng vẫn tín nhiệm thì sao? Cuộc bỏ phiếu vẫn không có tác động nào. Về hoạt động làm luật, luật sư Nguyễn Minh Tuấn, giảng viên khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét: "Quốc hội nắm quyền lập pháp, nhưng thực tế phần lớn các dự thảo luật là do Chính phủ và các Bộ ngành soạn thảo, đệ trình." Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lý giải câu hỏi tại sao tới 95% các văn bản pháp luật là do Chính phủ soạn thảo và trình Quốc hội thông qua là vì: "Quyền lập pháp không phải là quyền làm luật, mà là quyền cho phép ban hành pháp luật. Đó là lý do tại sao Chính phủ trình tới 95% văn bản luật, Chính phủ có nhu cầu nhiều hơn về pháp luật, muốn điều chỉnh hành vi thì phải có luật, sau đó trình sang Quốc hội. Quốc hội sẽ xem xét dựa trên lợi ích của cử tri, của người dân với luật đó, xem xét luật đó có thể tạo điều kiện cho Chính phủ, các bộ ngành nhưng có tạo điều kiện cho người dân hay không. Do vậy, quyền lập pháp ở đây được hiểu là quyền thông qua luật, chứ không phải quyền làm luật." Trong phiên họp quốc hội ngày 26/3/2021, nói về tính cục bộ địa phương trong Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu: "Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước". Xem thêm Hệ thống chính trị Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam Quốc hội Việt Nam Cộng hòa Chú thích Tham khảo Fall, Bernard. The Viet Minh Regime. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1956. Huy Đức. Bên thắng cuộc II: Quyền bính. Boston, MA: Osinbook, 2012. Liên kết ngoài Trang mạng chính thức của Quốc hội Việt Nam Luật Tổ chức Quốc hội Việt Nam Việt Nam Chính trị Việt Nam Quốc hội Khởi đầu năm 1946 ở Việt Nam
16449
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn%20tr%C3%BAc%20Khmer
Kiến trúc Khmer
thumb|Một ngôi đền Khmer thuộc tổ hợp suối khoáng nóng Thaweesin, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan Kiến trúc Khmer chỉ về phong cách kiến trúc của người Khmer ở Campuchia và Nam Bộ Việt Nam. Thời kỳ Angkor bắt đầu từ khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 8 đến đầu thế kỷ 15. Trong bất kỳ nghiên cứu nào về kiến trúc của người Angkor, tôn giáo luôn là nhân tố tác động lớn nhất đến kiến trúc của họ. Trong thời kỳ Angkor, chỉ các đền thờ và công trình tôn giáo khác là được xây dựng bằng đá. Những công trình không dùng cho mục đích tôn giáo như nhà ở được xây bằng những vật liệu dễ hư hỏng, không tồn tại được lâu dài như gỗ. Kiến trúc các công trình tôn giáo của Angkor có cấu trúc, nguyên lý, họa tiết đặc trưng. Có nhiều trường phái kiến trúc liên tiếp mang đặc trưng khác nhau trong suốt giai đoạn của người Angkor. Các giai đoạn Đế quốc Khmer bắt đầu khoảng năm 802 TCN bởi Jayavarman II và kết thúc năm 1431 khi người Thái xâm lược vương quốc Ayutthaya, tàn sát và đuổi người Khmer khỏi thủ đô Angkor, tầng lớp tinh anh, lành nghề của người Khmer từ đó dần xóa sổ. Các học giả đã tạo các phân kỳ cho trường phái kiến ​​trúc Angkor. Những thời kỳ, trường phái được liệt kê dưới đây là đáng chú ý. Mỗi cái tên được đặt theo tên ngôi chùa mang đặc trưng của trường phái đó. Trường phái Preah Ko (877-886 AD): Trường phái Bakheng (889-923) Trường phái Koh Ker (921-944) Trường phái Pre Rup (944-968) Trường phái Banteay Srei (967-1000) Trường phái Khleang (968-1010) Trường phái Baphuon (1050–1080) Trường phái Angkor Wat cổ điển (1080–1175) Trường phái Bayon (1181–1243) Trường phái Tháp Bayon (1243–1431) Vật liệu Các công trình kiến trúc Angkor sử dụng gạch nung, sa thạch, đá ong, gỗ. Kết cấu còn lại của các di tích là gạch, sa thạch và đá ong, các yếu tố gỗ đã bị phân hủy. Kết cấu Khu thờ chính Khu thờ chính của đền thờ người Angkor là nơi thờ vị thần bảo hộ của ngôi đền. Thần Shiva, thần Vishu trong các ngôi đền đạo Hindu; Thích-ca Mâu-ni hay Bồ Tát trong các ngôi đền thờ đạo Phật. Mỗi vị thần được đại diện bởi một bức tượng (đạo Hindu thì sử dụng Linga làm đại diện). Đền tháp Đền tháp có bề ngoài giống như búp sen chưa nở, có đỉnh chóp nhọn. Luôn được chạm trổ tinh xảo, và phổ biến của các công trình kiến trúc Khmer. Hội trường khiêu vũ Nó là một tòa nhà hình chữ nhật kéo dài dọc theo trục đông của đền thờ và chia thành bốn sân bởi các hành lang. Các cột trụ ở hành lang trang trí chạm khắc họa tiết động tác múa của Apsara Xem thêm Angkor Tham khảo Tự viện Phật giáo Kiến trúc Campuchia Địa điểm khảo cổ ở Campuchia
16452
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA
Vật lý thống kê
Vật lý thống kê là một ngành trong vật lý học, áp dụng các phương pháp thống kê để giải quyết các bài toán liên quan đến các hệ chứa một số rất lớn những phần tử, có số bậc tự do cao đến mức không thể giải chính xác bằng cách theo dõi từng phần tử, mà phải giả thiết các phần tử có tính hỗn loạn và tuân theo các quy luật thống kê. Ví dụ của các hệ có thể là các vật chất trong tự nhiên, chứa điện tử, quang tử, nguyên tử, phân tử, tồn tại dưới những trạng thái vật chất khác nhau (chất khí, chất lỏng, chất rắn, plasma...). Các phương pháp của vật lý thống kê hoàn toàn có thể mở rộng cho các hệ như hệ nơ-ron thần kinh, quần thể sinh vật, quần thể người trong xã hội, hay các hệ hỗn loạn trong kinh tế học. Một số bài toán của vật lý thống kê có lời giải đại số, nhờ các phép xấp xỉ hay phân tích chuỗi. Tuy nhiên đa số phải sử dụng các phương pháp số để giải, đặc biệt là phương pháp Monte-Carlo. Những khái niệm cơ bản Trạng thái vĩ mô: là trạng thái của một hệ vật lý mà ta có thể mô tả bởi các đại lượng vĩ mô, cảm nhận trực tiếp bởi con người. Ví dụ như nếu ta xét một khối khí thì các đại lượng vĩ mô này có thể là thể tích, nhiệt độ,... của khối khí. Trạng thái vi mô lượng tử của một hệ vật lý: Theo quan điểm của cơ học lượng tử, trạng thái vật lý của một hạt tại một thời điểm t được biểu diễn bởi một vectơ trong không gian trạng thái, đó là vectơ trạng thái ket. Sự tiến hóa theo thời gian của một trạng thái vi mô được mô tả bởi phương trình Schrödinger. Trạng thái vi mô cổ điển: Ở một mức độ gần đúng nào đó, trạng thái vi mô của một hệ vĩ mô có thể được mô tả bởi cơ học cổ điển. Hàm phân bố thống kê là hàm được tính theo mật độ xác suất mà hạt có mặt tại một vị trí nào đó. Nguyên lý ergodic: Khi hệ ở trạng thái cân bằng, giá trị trung bình trên tập hợp của một đại lượng vật lý của một hệ tại một thời điểm nào đó trùng với giá trị trung bình của một đại lượng này tính theo thời gian của một hệ duy nhất. Các nhà vật lý thống kê Ludwig Boltzmann (1844-1906), nhà vật lý và nhà triết học Áo, là một trong những tư tưởng gia độc đáo nhất của hậu bán thế kỷ thứ XIX và được xem như là cha đẻ của vật lý thống kê. Phương pháp giải thích entropi của ông - đưa khái niệm xác suất vào nhiệt động lực học, đã gợi ý cho Planck và Einstein về lý thuyết thống kê của bức xạ, về giả thuyết lượng tử và photon. Định lý H của ông đã giúp cho ta hiểu được thế giới vĩ mô trên cơ sở của động lực học phân tử. James Clerk Maxwell (1831-1879), nhà vật lý người Anh đã xây dựng nên lý thuyết về các hiện tượng điện từ, đã đưa ra khái niệm về trường điện từ, ông là tác giả của nhiều công trình về lý thuyết động học các chất khí, một trong những người sáng lập ra môn thống kê cổ điển. Josiah Willard Gibbs (1839-1903), nhà vật lý Mỹ, người đã xây dựng nên phương pháp giải tích để giải các bài toán nhiệt động trên cơ sở ứng dụng các hàm nhiệt động, đã đặt nền móng cho phương hướng mới của nhiệt động học lý thuyết. Max Planck (1858-1947) Albert Einstein (1879-1955) Tham khảo Nhiệt động lực học Cơ học Xác suất và thống kê Khoa học hình thức Cơ học thống kê
16458
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20m%E1%BA%AFm%20Ph%C3%BA%20Qu%E1%BB%91c
Nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, một đảo lớn ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những loại nước mắm không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Từ năm 2001, Cục Sở hữu Công nghiệp đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc và đến năm 2005, Bộ Thủy sản đã ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, trong đó bắt buộc sau 3 năm, chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo TCVN 230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc. Lịch sử Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc có nhiều rong biển và phù du làm thức ăn cho các loài cá cơm, cho nên có nguồn lợi cá cơm rất lớn. Việc sử dụng nguồn lợi này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm. Cuối thế kỷ 19, người dân trên đảo Phú Quốc đã bán nước mắm sang Campuchia, Thái Lan. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc chỉ nổi tiếng từ những năm 1950, đạt cực thịnh vào những năm 1965-1975. Trong thời kỳ bao cấp ở giai đoạn 1975-1986, ngành sản xuất này mất dần thị phần, nhiều nhà thùng đóng cửa, chuyển nghề. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế dần chuyển sang cơ chế thị trường, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc dần dần hồi phục. Đến nay, nước mắm Phú Quốc đã đạt 8 triệu lít/năm. Trước năm 1945, ở Phú Quốc đã có gần 100 nhà thùng làm nước mắm, chủ yếu tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn. Trong thời gian chiến tranh, các nhà thùng ở Cửa Cạn bị tàn phá, nên các nhà thùng dần chuyển qua Dương Đông và An Thới như hiện nay. Thiết bị Nước mắm Phú Quốc được ngâm ủ trong những thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời có tại rừng Phú Quốc, hoặc thay thế bằng vên vên hoặc chai do bời lời khó tìm. Kích thước thùng từ 1,5-3m đường kính, cao từ 2-4m, ủ được từ 7-13 tấn cá. Mỗi thùng được niềng bằng 8 sợi đai, mỗi sợi bện bằng 120 sợi song mây lấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo. Mỗi thùng có thể dùng tới 60 năm nếu được sử dụng thường xuyên. Nguyên liệu Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có khoảng chục loại, nhưng chỉ có cá cơm sọc tiêu, cá cơm đỏ và cá cơm than là cho chất lượng nước mắm cao nhất. Điểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu. Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12. Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và súc rửa bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi. Chế biến Cá cơm Phú Quốc thường được ướp với muối Bà Rịa – Vũng Tàu, có hàm lượng tạp chất thấp. Muối cũng được lưu kho không ít hơn 3 tháng để các muối tạp gốc Calci và Magnesi - vốn tạo ra vị chát trong nước mắm - lắng xuống dưới. Khi sử dụng để muối cá, phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi. Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp. Khi tàu cá cập bến, chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén (đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối). Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là 12 tháng, cá biệt tới 15 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút: ban đầu là nước mắm cốt có độ đạm trên 30, tiếp đến là nước mắm long có độ đạm trên 20. Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn. Bằng phương pháp kéo rút nước nhất - phơi - đổ lại vào thùng mắm cái, một số nhà sản xuất ở Phú Quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm tổng tới 42o, cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên . Khác biệt Sự khác biệt chính yếu của nước mắm Phú Quốc là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác. Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng. Vấn đề Hiện tại, nước mắm Phú Quốc đang đối mặt với 2 vấn đề: Nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt do phương pháp đánh bắt bằng dàn đèn công suất lớn, tận diệt cá con, khiến nguồn cá không tái tạo được . Trong thời gian trước đây, tên gọi Nước mắm Phú Quốc không được chú ý để bảo hộ, một số cơ sở đã đăng ký dành riêng cho mình dẫn tới khả năng tên gọi này bị từ chối đăng bạ ở nước ngoài . Chú thích Liên kết ngoài Thông tin về nước mắm Phú Quốc trên trang web Bộ Thủy sản Việt Nam Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc Nước mắm Sốt cá Phú Quốc Ẩm thực Kiên Giang Đặc sản Kiên Giang Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
16461
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p%20Eiffel
Tháp Eiffel
Tháp Eiffel (tiếng Pháp: Tour Eiffel) là một công trình kiến trúc bằng thép nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thủ đô Paris nước Pháp. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình này do kỹ sư Gustave Eiffel và các đồng nghiệp của mình thiết kế và xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889 nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Chiều cao nguyên bản của công trình là 300 mét nếu theo đúng thiết kế, nhưng cột ăng ten radio kỹ thuật số mới trên đỉnh đã giúp tháp Eiffel đạt tới độ cao 330 mét. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm. Ngay từ đầu, ngoài chức năng để du lịch, tháp Eiffel còn được sử dụng cho các mục đích của ngành khoa học. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho vùng đô thị Paris. Trở thành biểu tượng của "kinh đô ánh sáng", tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel đã đón tiếp gần 7 triệu du khách, giữ vững vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới. Tháp Eiffel vốn được thiết kế để làm "cái đinh của Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris", phô trương những công nghệ xây dựng của Pháp. Vào thời kỳ đầu, công trình đã gây ra những tranh cãi về vẻ thẩm mỹ, công năng... Tuy vậy, tháp Eiffel vẫn giành được thành công nhanh chóng, trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất và con số dần ổn định từ những năm 1960. Địa chỉ chính thức của tháp Eiffel ở số 5 đại lộ Anatole France, Quận 7, Paris. Nằm bên sông Seine, tháp Eiffel thuộc đường thẳng bắt đầu từ Palais de Chaillot, qua vườn Trocadéro và sông, tới Eiffel rồi chạy dọc Champ-de-Mars, đến École Militaire và gần như thẳng tiếp tới tháp Montparnasse. Đây đều là các công trình nổi tiếng của Paris, được hoàn thành trong những giai đoạn khác nhau. Sân của Palais de Chaillot, bên cạnh quảng trường Trocadéro, là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn tháp. Ngay sau Triển lãm thế giới năm 1889, tháp Eiffel đã thuộc sở hữu của thành phố Paris. Hiện nay công trình do Công ty khai thác tháp Eiffel (Société d'exploitation de la tour Eiffel - SETE) quản lý. Với ba tầng sàn, không gian của tháp Eiffel được chia cho nhiều dịch vụ khác nhau. Ngoài hai nhà hàng Altitude 95 và Le Jules-Verne nằm ở tầng hai và ba, tháp còn có các hiệu ăn nhanh, phòng trưng bày, cửa hàng lưu niệm, điểm truy cập Internet, cửa hàng bán các con tem kỷ niệm của Pháp... Tổng cộng, tháp Eiffel cần đến khoảng 500 nhân viên, gồm 250 người thuộc SETE và 250 nhân viên cho các dịch vụ còn lại. Đón tiếp khách du lịch đến từ mọi quốc gia, tháp Eiffel mở cửa tất cả các ngày trong năm, từ 9 giờ tới 24 giờ trong khoảng 13 tháng 6 tới 31 tháng 8 và 9 giờ 30 tới 23 giờ trong khoảng thời gian còn lại của năm. Thiết kế Kích thước Các thông số kích thước của tháp Eiffel: Tầng mặt đất Bốn chân của tháp Eiffel tạo thành một hình vuông lớn có cạnh 125 mét, theo đúng với đăng ký tại cuộc thi năm 1886. Chiều cao 325 mét với 116 ăng ten, nền tháp Eiffel nằm ở độ cao 33,5 mét so với mực nước biển. Móng: Hai cột trụ phía École Militaire nằm trên một lớp bê tông dày 2 mét, bên dưới còn một lớp sỏi. Chiều sâu của móng là 7 mét. Hai cột trụ phía sông Seine cũng tương tự và nằm dưới mức nước của sông. Các công nhân đã phải làm việc trong những ket-xon – giếng chìm hơi ép – bằng kim loại bịt kín. Mười sáu khối móng chống đỡ cho mỗi chân tháp và các bu lông mỏ neo lớn bằng thép dài 7,80 mét cố định cho các trụ. Chân tháp: Mỗi chân tháp mang hình vuông, nằm ở bốn góc hình vuông lớn. Nền của các trụ này là những bệ bê tông cao 4 mét, cạnh 25 mét. Ngày nay, các quầy bán vé nằm ở các chân phía Bắc và Tây, mỗi năm tiêu thụ 2 tấn giấy vé. Cầu thang máy đặt ở các chân phía Đông và Tây, khoảng tám phút một chuyến. Còn cầu thang bộ nằm ở chân tháp phía Đông, gồm 1.665 bậc lên tới đỉnh nhưng chỉ mở cho công chúng lên tới tầng ba. Ở chân tháp phía Nam còn có một cầu thang máy dành riêng cho nhân viên và khách của nhà hàng Le Jules-Verne trên tầng hai. Vòng cung: Được đỡ bởi bốn trụ, các vòng cung này ở độ cao 39 mét so với mặt đất và có đường kính 74 mét. Theo bản vẽ ban đầu của Stephen Sauvestre, phần vòm cung còn được trang trí cầu kỳ. Đối với công trình, vòm cung này có chức năng thẩm mỹ và giúp chân tháp vững chắc. Tầng hai Ở độ cao 57 mét so với mặt đất, tầng hai của tháp Eiffel có diện tích 4.200 m², mang hình vuông tương đối và có thể chứa khoảng 3.000 người. Một hành lang chạy bao quanh tầng hai, cho phép du khách ngắm nhìn toàn cảnh 360°Của Paris. Trên hành lang trang bị các kính viễn vọng cùng chỉ dẫn giúp du khách quan sát các công trình của thành phố. Mặt phía ngoài ghi tên 72 nhà khoa học của thế giới trong hai thế kỷ XVIII và XIX. Tầng hai còn có nhà hàng Altitude 95 ngụ trên hai tầng nhỏ. Altitude 95 có các bàn nhìn ra ngoài quang cảnh thành phố, phía ngược lại là các bàn nhìn vào phía bên trong của tháp. Tên của nhà hàng có nghĩa: chiều cao 95 mét, tức độ cao tầng hai của tháp so với mực nước biển. Ở tầng này cũng có thể thấy nhiều vết tích của lịch sử ngọn tháp. Như những đoạn cầu thang xoáy trôn ốc, vốn là nguyên bản của công trình, dẫn lên tới tận đỉnh. Chiếc cầu thang này đã được tháo vào năm 1986 khi thực hiện các công việc cải tạo quan trọng. Cắt thành 22 phần, 21 đoạn của cầu thang đã được đem bán đấu giá và phần lớn những người mua là các nhà sưu tập Hoa Kỳ. Cuối cùng, một đài quan sát ở đỉnh cho phép ghi lại các dao động, thay đổi của tháp dưới ảnh hưởng của gió và giãn nở nhiệt. Gustave Eiffel đã thiết kế cho ngọn tháp chịu được biên độ 70 cm, nhưng thực tế chưa bao giờ xảy ra đến mức độ đó. Trong đợt nắng nóng năm 1976, biên độ giãn nở đạt mức 18 cm và trong trận bão tháng 12 năm 1999, sức gió 240 km/giờ, biên độ dao động chỉ tới 13 cm. Pierre Affaticati và Simon Pierra cũng khắc phục vấn đề co giãn này vào năm 1982 với biện pháp gia cố thêm các kim loại khác nhau cho khung tháp. Tầng ba Ở độ cao 115 mét so với mặt đất, tầng ba của tháp Eiffel có diện tích 1.650 mét vuông, mang hình vuông tương đối và có thể chứa khoảng 1.600 người. Tầng ba được xem là tầng lý tưởng nhất để ngắm nhìn Paris. Độ cao của tầng đạt mức tối ưu đối với các công trình xung quanh. Ở tầng bốn, các công trình này sẽ trở nên khó nhìn ngắm bởi khoảng cách quá xa. Khi thời tiết quang đãng, tầm nhìn của tầng ba ước tính tới 55 km về hướng Nam, 60 km về hướng Bắc, 65 km về hướng Đông và 70 km về hướng Tây. Dưới sàn, những ô kính cho phép du khách ngắm nhìn xuống phía mặt đất. Các lưới sắt được lắp bao quanh nhằm ngăn ngừa những ý định nhảy ra ngoài không trung của những người muốn tự sát hoặc các nhà thể thao mạo hiểm. Nhà hàng ẩm thực Le Jules-Verne với 95 bàn ăn, được cuốn sách chỉ dẫn nổi tiếng Michelin xếp hạng 1 sao và Gault-Millau đánh giá 16/20. Mở cửa từ năm 1983, trang trí của nhà hàng vẫn được giữ nguyên, mang màu trầm và kín đáo, với những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại. Qua các ô cửa kính của nhà hàng, thực khách có thể ngắm nhìn quang cảnh thành phố Paris. Bếp trưởng nhà hàng là Alain Reix, cùng với 30 phụ bếp và bồi bàn. Ngoài ra còn có 60 nhân viên khác. Nằm ở độ cao 123 mét, nhà hàng có diện tích khoảng 500 m² và được sử dụng một cầu thang riêng đặt ở chân tháp phía Nam chung với các nhân viên bảo dưỡng. Phần nhiều khách hàng của Le Jules-Verne là khách du lịch và các bàn ăn ở đây đều phải đặt trước một thời gian dài: khoảng từ 1 tháng cho bữa trưa và ba tháng cho bữa tối. Cũng như tháp Eiffel, nhà hàng Le Jules-Verne mở cửa cả bảy ngày trong tuần. Lịch sử Bối cảnh Sau triều đại Napoléon III, nước Pháp phải đối mặt với cuộc chiến tranh Pháp-Phổ rồi sau đó là Công xã Paris kết thúc bằng Tuần lễ đẫm máu. Năm 1875, nền Đệ Tam cộng hòa được khai sinh. Tuy vậy, những bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn. Những lợi ích của khoa học đã sinh ra các cuộc Triển lãm thế giới. Từ cuộc triển lãm đầu tiên, Great Exhibition of the Works of Industry of All Nations – Đại triển lãm Công nghiệp các Quốc gia, được tổ chức tại Luân Đôn năm 1851, những nhà cầm quyền nhanh chóng nhận thấy phía sau việc đánh cuộc công nghệ mang hình bóng những lợi ích chính trị, và sẽ là phí phạm nếu không biết tận dụng. Trưng bày những tiến bộ công nghệ, các quốc gia tổ chức triển lãm cũng biểu lộ sự vượt trội của mình trên những nước châu Âu khác, chính là các nước đang chiếm giữ một phần lớn lãnh thổ của thế giới. Với cái nhìn này, nước Pháp đã tổ chức nhiều cuộc Triển lãm thế giới, vào các năm 1855, 1867 và 1878. Jules Ferry, chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1883 tới 1885, đã quyết định đón nhận một Triển lãm thế giới nữa tại Pháp. Ngày 8 tháng 11 năm 1884, Jules Ferry ký sắc lệnh chính thức nhận tổ chức Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris, thời gian từ 5 tháng 5 tới 31 tháng 10 năm 1889. Năm được chọn chính là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, Paris sẽ lại một lần nữa là "trung tâm" của thế giới. Mặc dù vậy ý tưởng về ngọn tháp 300 mét đã được khai sinh ở Tân Lục Địa, tại Hoa Kỳ với nền kinh tế trẻ và năng động. Cho dịp Triển lãm thế giới năm 1876 tại Philadelphia, các kỹ sư Clark và Reeves đã hình dung một cột tháp hình trụ đường kính 9 mét, giữ bởi các dây néo bằng kim loại, néo xuống một đường kính 45 mét chung quanh, chiều cao 1.000 foot, tức khoảng 300 mét. Gặp những vấn đề về tài chính, cột tháp The Centennial Tower – Tháp Thế Kỷ – đã không bao giờ được thực hiện, nhưng dự án được đăng tải ở Pháp trên tạp chí Nature. Cũng ý tưởng đó, kỹ sư người Pháp Sébillot đưa ra một ngọn "tháp mặt trời" bằng sắt chiếu sáng thành phố Paris. Để thực hiện, Sébillot cộng tác với Jules Bourdais, kiến trúc sư từng xây dựng Palais du Trocadéro cho cuộc Triển lãm thế giới năm 1878. Cùng nhau, hai người hoài bão một dự án khác, "tháp hải đăng" bằng đá granit, cao 300 mét, với nhiều phiên bản. "Tháp hải đăng" từng cạnh tranh với dự án của Gustave Eiffel, nhưng cuối cùng đã không bao giờ được thực hiện. Thiết kế dự án Vào tháng 6 năm 1884, hai kỹ sư của công ty Eiffel, Maurice Koechlin và Émile Nouguier, trưởng phòng nghiên cứu và trưởng phòng phương pháp, quan tâm đến dự án một chiếc tháp bằng kim loại cao 300 mét. Họ hy vọng sẽ có thể biến công trình đó thành cái đinh của Triển lãm thế giới năm 1889. Ngày 6 tháng 6, Maurice Koechlin lần đầu tiên ký họa hình dáng của công trình. Ký họa miêu tả một cột tháp 300 mét, bốn trụ cong gặp nhau ở đỉnh, với năm tầng sàn, chia cột tháp thành sáu đoạn 50 mét. Gustave Eiffel xem xét đề cương này, tuy nói không thích thú, nhưng cuối cùng nhượng bộ trước các ý kiến và cho phép theo đuổi nghiên cứu dự án. Stephen Sauvestre, kiến trúc sư trưởng của công ty Eiffel vẽ lại và thay đổi phần lớn: thêm các chân được xây nặng nề, củng cố tháp bằng một cấu trúc hình vòng cung ở tầng hai, giảm bớt số tầng sàn từ 5 xuống còn 2, thêm chóp cho phần đỉnh tháp... Bản thiết kế mới được đưa đến cho Gustave Eiffel và lần này Eiffel đã hài lòng. Ngày 18 tháng 9 năm 1884, "Quyền được phép xây dựng các cột trụ và cột tháp kim loại với chiều cao có thể vượt quá 300 mét" được đăng ký với tên Eiffel cùng Koechlin và Nouguier. Rất nhanh sau đó, Gustave Eiffel mua lại của Koechlin và Nouguier để nắm độc quyền ngọn tháp tương lai và do đó, công trình được mang tên Eiffel. Để bắt đầu, Gustave Eiffel thuyết phục Édouard Lockroy, bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại thời kỳ đó, tổ chức một cuộc thi với mục đích "nghiên cứu khả năng xây dựng trên Champ-de-Mars một ngọn tháp bắng sắt có đáy hình vuông cạnh 125 mét và cao 300 mét". Thể thức cuộc thi - vào tháng 5 năm 1886 - đã cho thấy ưu thế của Gustave Eiffel. Quyền xây dựng công trình biểu tượng cho Triển lãm thế giới ba năm sau đó gần như đã nằm trong tay Eiffel. Duy chỉ còn vấn đề mục đích của ngọn tháp, đó không thể chỉ là một công trình xây dựng đơn thuần mà còn phải mang các chức năng khác. Về điểm này, Gustave Eiffel đã chỉ ra các ích lợi về mặt khoa học của ngọn tháp. Tuy nhiên kết quả cuộc thi không hoàn toàn phản ánh lợi thế của Gustave Eiffel. Sự cạnh tranh gay gắt với 107 dự án được gửi đến. Gustave Eiffel thắng cuộc, nhưng chỉ vừa vặn hơn Jules Bourdais, người cũng đã thay đổi, định sẽ dùng chất liệu sắt thay vì granit. Hai vấn đề được đặt ra: thang máy và địa điểm công trình. Hệ thống thang máy không làm hài lòng trưởng ban giám khảo cuộc thi, bắt buộc Eiffel phải thay đổi người cung ứng. Vị trí của tháp ban đầu được xem xét ở bờ bên kia sông Seine hoặc áp sát vào Palais du Trocadéro, ngày nay là Palais de Chaillot. Cuối cùng, tháp được quyết định xây dựng ngay tại Champ-de-Mars, vị trí của triển lãm, như một cổng vào. Vị trí và cả thể thức xây dựng, khai thác công trình được ký vào ngày 8 tháng 1 năm 1887 giữa Édouard Lockroy, nhân danh Chính phủ Pháp, Eugène Poubelle, tỉnh trưởng tỉnh Seine, nhân danh thành phố Paris và Gustave Eiffel, với tư cách cá nhân. Văn bản này ghi rõ chi phí dự tính cho xây dựng: 6,5 triệu franc. Trong đó 1,5 triệu franc được trợ cấp, phần còn lại do Công ty khai thác tháp Eiffel của Gustave Eiffel chịu. Giá vé vào của trong thời gian Triển lãm thế giới cũng được ghi rõ và mỗi tầng đều phải có không gian dành cho khoa học hoặc quân sự. Ở điều khoản 11 ghi: Vai trò của Gustave Eiffel không nằm ở kiến trúc, thẩm mỹ - hoặc kém thẩm mỹ theo một số ý kiến - của công trình. Nhưng nhờ Gustave Eiffel, dự án ngọn tháp 300 mét được Chính phủ quyết định cho xây dựng và sau đó, Eiffel cùng các đồng nghiệp biến dự án thành công trình thực tế. Từ dự án, thi công cho tới khi khai thác, công trình gặp không ít khó khăn và Gustave Eiffel đã là người quyết định hầu như toàn bộ. Eiffel cũng nhanh nhạy trở thành người độc quyền ngay từ khi dự án mới bắt đầu để rồi thực hiện công trình được mang tên mình. Xây dựng Ban đầu Gustave Eiffel dự kiến sẽ thi công trong 12 tháng. Thế nhưng thời gian thực tế đã kéo dài gấp đôi. Việc xây dựng được bắt đầu vào ngày 28 tháng 1 năm 1887 và kết thúc tháng 3 năm 1889, vừa vặn trước khi chính thức mở cửa Triển lãm thế giới. Trên công trường, số công nhân không khi nào vượt quá 250. Lý do là một phần lớn làm việc trên phía thượng lưu, trong nhà máy của công ty Eiffel ở Levallois-Perret. Ví dụ đinh tán được sản xuất cho chiếc tháp, nhưng chỉ được đóng tại công trường, chiếm 42% tổng số. Phần lớn các thành phần được lắp ghép trên mặt đất tại xưởng ở Levallois-Perret, thành từng đoạn năm mét với các bu lông tạm thời, sau đó tại công trường thay bằng các đinh tán nhiệt. Việc xây dựng từng phần rồi ghép lại đã cần tới 50 kỹ sư làm việc trong hai năm với 5300 bản vẽ tổng thể hoặc chi tiết. Thời gian đầu tiên, các công nhân xây dựng những bệ bê tông cho bốn trụ của công trình. Điều này giúp giảm tối thiểu sức nén xuống nền đất, chỉ còn 4,5 kg/cm² ở phần dưới móng. Việc lắp ráp các thành phần kim loại chính xác bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1887, do Jean Compagnon chỉ đạo. Tới độ cao 30 mét, các bộ phận được đưa lên nhờ những cần trục xoay cố định trên đường dành cho thang máy. Từ 30 tới 45 mét, 12 giàn giáo bằng gỗ được xây dựng. Vượt qua 45 mét, các dàn giáo mới được lắp vào các xà của tầng hai. Sau đó tới thời điểm nối các xà ngang với bốn trụ, vị trí của tầng hai. Công việc ráp nối này được thực thiện vào ngày 7 tháng 12 năm 1887. Sàn tầng hai được xây dựng ở độ cao 57 mét, các giàn giáo tạm thời không cần thiết. Tương tự, sau đó, từ tháng 8 năm 1888 đến sàn tầng ba, độ cao 115 mét. Tháng 9 năm 1888, khi tiến độ trên công trường đã được đẩy nhanh và xây dựng đến tầng ba, các công nhân tổ chức đình công. Họ đưa ra vấn đề giờ giấc lao động (9 giờ vào mùa đông và 12 giờ vào mùa hè) và mức lương thấp so với nguy hiểm phải gánh chịu. Gustave Eiffel chỉ ra rằng rủi ro không khác nhau khi họ làm việc ở độ cao 200 mét hay 50 mét, và các công nhân đã được hưởng thù lao cao hơn trung bình so với những người làm việc cùng lĩnh vực thời kỳ đó. Cuối cùng, Gustave Eiffel nhượng bộ, đồng ý tăng lương nhưng từ chối đòi hỏi chỉ số "rủi ro thay đổi theo độ cao". Tháng 3 năm 1889, công trình hoàn thành và không có một tại nạn chết người nào xảy ra với các lao động. Chỉ một công nhân thiệt mạng, nhưng vào ngày chủ nhật, công nhân đó không làm việc mà dẫn vợ chưa cưới tới tham quan công trình rồi ngã do mất thăng bằng. Chi phí xây dựng của tháp Eiffel vượt 1,5 triệu franc so với dự tính. Thời gian thi công cũng gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu. Công việc cuối cùng là tính toán phương cách đưa công chúng lên tới tầng bốn của tháp. Các thang máy Backmann được dự tính ban đầu và nằm trong dự án trình ban giám khảo cuộc thi vào tháng 5 năm 1886, nhưng bị ban giám khảo loại bỏ. Gustave Eiffel phải gọi đến ba nhà cung cấp mới: Roux-Combaluzier và Lepape (về sau trở thành Schindler), công ty Otis của Hoa Kỳ và cuối cùng là Léon Edoux. Từ 1889 đến Chiến tranh thế giới thứ hai Ngày 6 tháng 5 năm 1889, Triển lãm thế giới mở cửa và tới 15 tháng 5 thì công chúng được phép tham quan tháp Eiffel. Trong khi xây dựng, công trình chịu nhiều lời gièm pha, đặc biệt vào tháng 2 năm 1887 công trình đã phải nhận những chỉ trích của một vài nghệ sĩ lớn nhất của thời kỳ đó. Tuy vậy, khi khánh thành, tháp Eiffel giành được thành công ngay lập tức, đón nhận một số lượng lớn khách viếng thăm. Tuần đầu tiên, khi các thang máy còn chưa hoạt động, đã có người leo lên tháp bằng cầu thang bộ. Khi kết thúc hội chợ, trong 32 triệu khách của Triển lãm thế giới, có 2 triệu người đã chen chúc lên ngọn tháp này. Ở triển lãm, tháp Eiffel không phải công trình duy nhất thu hút đám đông. Tòa nhà trưng bày máy móc, dài 440 mét và rộng 110 mét, của Ferdinand Dutert và Victor Contamin, hay Vòm trung tâm của Joseph Bouvard cũng đã gây ấn tượng. Nhưng sau khi kết thúc triển lãm, số lượng khách giảm xuống nhanh chóng. Năm 1899, chỉ có lượt khách. Cuối cùng, để đẩy mạnh khai thác thương mại của tháp, Gustave Eiffel cho giảm giá vé vào cửa, nhưng không vi phạm những ký kết trước đó. Phải đợi đến Triển lãm thế giới năm 1900 cũng được tổ chức ở Paris, số lượng khách mới tăng trở lại. Dịp này, hơn một triệu vé đã được bán ra, nhưng chỉ bằng một phần hai con số của mười năm trước đó. Mức độ giảm sút còn mạnh mẽ hơn nếu so sánh tuyệt đối, số lượng khách của Triển lãm thế giới 1900 cao hơn so với năm 1889. Năm 1901, con số lượt khách lại tụt xuống khiến tương lai của tháp bị đe dọa có thể không qua được ngày 31 tháng 12 năm 1909, thời điểm nhượng lại cho thành phố Paris. Đã có một vài ý kiến cho rằng công trình cần phải phá hủy. Các thực nghiệm khoa học và phát thanh Ý thức được nguy cơ và như đã dự tính trước khi xây dựng, Gustave Eiffel đồng ý cho việc tiến hành các thực nghiệm cũng như đặt trạm quan sát ngay từ năm đầu tiên của ngọn tháp. Năm 1889, Eleuthère Mascart, giám đốc của Phòng trung tâm Khí tượng Pháp, đã đặt một đài quan sát trên tháp Eiffel. Tháng 10 năm 1898, Eugène Ducretet lần đầu tiên nối tín hiệu sóng giữa tháp Eiffel với điện Panthéon, khoảng cách 4 km. Năm 1903, đại úy Gustave Ferrié, tìm cách lặt đặt một mạng lưới điện báo không dây dù không được đầu tư từ quân đội, những người vẫn ủng hộ các phương pháp cũ. Gustave Eiffel đã tài trợ cho dự án này và cho phép lắp một ăng ten trên đỉnh tháp. Từ năm 1921, các chương trình truyền thanh được phát sóng đều đặn từ tháp Eiffel và Truyền thanh tháp Eiffel - Radio Tour Eiffel được chính thức bắt đầu từ ngày 6 tháng 2 năm 1922. Năm 1925, tháp Eiffel được sử dụng cho truyền hình, lần đầu tiên tại Pháp. Với sự tiến triển của kỹ thuật, các buổi phát sóng thực nghiệm còn được tiến hành trong khoảng thời gian 1935 tới 1939. Truyền hình từ đen trắng tiến tới truyền hình màu. Năm 1959, một cột phát sóng truyền hình mới nâng chiều cao của tháp lên 320,75 mét. Và năm 2005, truyền hình kỹ thuật số mặt đất cũng được lắp đặt trên tháp Eiffel. Đương đại Năm 1944, tháp Eiffel thoát khỏi một vụ hỏa hoạn có chủ ý, do Quân đội Đức cho phép, rồi bị trưng dụng để liên lạc, ban đầu là lực lượng Wehrmacht của Đức, tiếp đó đến quân đội Đồng Minh. Từ những năm 1960, lượng khách du lịch quốc tế tăng, trực tiếp kéo theo số lượng người thăm tháp. Lượng khách viếng thăm hàng năm tăng gần như đều đặn từ 1970 và lần đầu tiên đạt con số 6 triệu vào năm 1998. Sự gia tăng này đã dẫn đến việc cần đổi mới, tu sửa lại tháp. Công việc tiến hành từ 1980 đến năm 1985, với ba hướng chính: Làm nhẹ bớt cấu trúc của công trình Xây dựng lại toàn bộ các thang máy và cầu thang bộ Sử dụng các biện pháp an toàn mới, phù hợp số lượng khách gia tăng. Tháp Eiffel đã bớt đi 1340 tấn dư thừa, được sơn lại và xử lý chống ăn mòn. Các thang máy được thay mới và mở thêm nhà hàng ẩm thực Jules-Verne. Biện pháp chiếu sáng cũng được cải tiến. Tháp Eiffel trở thành biểu tượng của Paris và nước Pháp, một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Bắt đầu từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, Champ-de-Mars cùng tháp Eiffel là nơi tổ chức các lễ hội, các buổi hòa nhạc của thành phố. Tính tới năm 2007, tổng số lượt người thăm tháp đã đạt tới con số hơn 236 triệu. Năm 2007, tháp Eiffel đón lượt khách viếng thăm. Chiều cao của công trình biểu tượng Chiều cao của tháp Eiffel Khánh thành ngày 31 tháng 3 năm 1889, tháp Eiffel trở thành công trình cao nhất thế giới khi đó. Chiều cao 300 mét của tháp vượt xa công trình thứ hai, Tượng đài Washington cao 170 mét ở Hoa Kỳ. Trước khi tháp Eiffel hoàn thành, ngoài Tượng đài Washington, trên thế giới cũng chỉ có hai công trình khác chạm tới con số 150 mét là nhà thờ Đức Bà Rouen của Pháp cao 150 mét và nhà thờ lớn Köln của Đức cao 169 mét. Trong thế kỷ XIX, đã có nhiều dự án về một công trình 300 mét hay 1000 foot, như của Jules Bourdais người Pháp hay hai kỹ sư Clarke và Reeves người Mỹ, nhưng tháp Eiffel là dự án duy nhất thành hiện thực. Năm 1890, tại Luân Đôn, với dự định xây dựng một tháp mới, một cuộc thi kiến trúc được tổ chức nhưng các bản vẽ gửi tới phần nhiều quá tương đồng với tháp Eiffel. Cuối cùng ban giám khảo cũng trao giải cho một bản thiết kế với công trình cao 1200 foot. Gustave Eiffel được mời thực hiện nhưng đã từ chối. Được bắt đầu vào năm 1892, đến năm 1895, khi đã được 155 foot, công trình phải dừng lại do nền đất yếu. Tháp Eiffel còn giữ vững danh hiệu công trình cao nhất cho tới tận năm 1930, khi tòa nhà Chrysler được khánh thành tại New York. Nếu tính khoảng thời gian giữ danh hiệu thì tháp Eiffel đạt 41 năm, cũng là con số kỷ lục từ thời điểm hoàn thành của tháp tới nay. Sau tòa nhà Chrysler, các công trình cao nhất thế giới thường nhanh chóng bị truất ngôi. Khi mới hoàn thành, chiều cao của tháp Eiffel là 300 mét. Sau đó, với việc đặt đặt cờ và các ăng ten, tổng chiều cao của công trình được tăng lên. Sự thay đổi nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến chiều cao của tháp do hiệu ứng giãn nở nhiệt.Vào mùa đông tháp Eiffel bị co lại và ngắn đi 10 cm, ngược lại vào mùa hè tháp cũng cao lên 15–17 cm. Lần đo đạc gần đây, ngày 2 tháng 4 năm 2022, tổng chiều cao của tháp cùng ăng ten là 330 mét. Tháp Eiffel vẫn là công trình cao nhất Paris và đứng thứ năm nước Pháp. Công trình nổi tiếng Với thành công và dấu ấn kiến trúc, tháp Eiffel nhanh chóng trở thành biểu tượng của Paris, một thành phố vốn đã có nhiều công nhiều nổi tiếng khác. Qua hơn một thế kỷ, tháp Eiffel là một trong những công trình nổi tiếng nhất, thu hút nhất và xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, hội họa, nhiếp ảnh... Vào năm 1996, viện SOFRES, cơ quan điều tra xã hội của Pháp, thực hiện một cuộc điều tra từ 15 tháng 3 tới 2 tháng 4 tại Ý, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Nhật. Với câu hỏi "Bạn hãy nêu ba công trình châu Âu mà bạn biết, dù chỉ cái tên", tháp Eiffel đứng đầu trong kết quả tại cả sáu quốc gia. Các công trình nổi tiếng khác của Paris như Khải Hoàn Môn, nhà thờ Đức Bà, Louvre, lâu đài Versailles cũng đạt được thứ hạng cao. Theo các ý kiến trong cuộc điều tra, tháp Eiffel còn là biểu tượng cho châu Âu và là công trình được những người trả lời viếng thăm nhiều nhất, sau công trình ở chính nước họ. Trên khắp thế giới, nhiều bản sao và các công trình mô phỏng theo tháp Eiffel được xây dựng. Tại Hoa Kỳ, khách sạn và sòng bài Paris Las Vegas gần Las Vegas, Nevada, thực hiện bản sao các công trình nổi tiếng của Paris: Khải Hoàn Môn, nhà hát Opéra Garnier và một tháp Eiffel có chiều cao 165 mét. Tương tự, tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, một Paris thu nhỏ được xây dựng với tháp Eiffel cao 108 mét. Cũng ở Trung Quốc, thành phố Thâm Quyến còn có một bản sao khác cao khoảng 100 mét. Ở Đức, tháp truyền thanh Berlin, kiến trúc mô phỏng tháp Eiffel, được xây dựng từ 1924 tới 1926 bằng chất liệu thép, cao 150 mét. Nổi tiếng hơn, tháp Tokyo tại Nhật Bản được hoàn thành năm 1958, có chiều cao 333 mét. Khai thác thương mại Theo văn bản ngày 8 tháng 1 năm 1887, trong thời gian Triển lãm thế giới 1889, tháp Eiffel là tài sản của nhà nước Pháp, còn từ sau triển lãm, quyền sở hữu sẽ thuộc về chính quyền thành phố Paris. Cũng theo bản thoả thuận này, Gustave Eiffel được đứng tên khai thác các lợi ích của công trình và được hưởng lãi từ hoạt động kinh doanh tháp Eiffel trong vòng 20 năm, từ 1 tháng 1 năm 1890 đến 31 tháng 3 năm 1909. Với việc đầu tư biến tháp Eiffel trở thành nơi thực hiện các thí nghiệm khoa học và đặt trạm phát sóng, Gustave Eiffel đã kéo dài quyền khai thác tháp thêm 70 năm, tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1910. Sau khi quyền khai thác của Gustave Eiffel hết hiệu lực, hội đồng thành phố Paris giao việc kinh doanh tháp từ năm 1980 đến năm 2005 cho Công ty khai thác tháp Eiffel mới (Société nouvelle d'exploitation de la tour Eiffel - SNTE). SNTE có 30% vốn sở hữu của thành phố Paris và 70% vốn sở hữu của SAGI (Société anonyme de gestion immobilière - Công ty đại chúng kinh doanh địa ốc). Bản thân SAGI cũng là một công ty liên doanh với 40% vốn của thành phố Paris và 60% vốn của Perexia, một chi nhánh của ngân hàng Caisse d'Epargne. Từ ngày 13 tháng 12 năm 2005, quyền kinh doanh tháp được chuyển cho Công ty khai thác tháp Eiffel (Société d'exploitation de la tour Eiffel - SETE). SETE có 60% vốn của chính quyền thành phố và 40% vốn của các công ty tư nhân, gồm BTP Eiffage, Unibail, LVMH, Dexia và EDF. Hiện nay công việc kinh doanh tháp đem lại việc làm cho khoảng 500 người. Trong đó 250 nhân viên do SETE trực tiếp quản lý gồm tiếp tân, kỹ thuật và hành chính... 250 nhân viên còn lại thuộc các công ty được nhượng quyền kinh doanh (nhà hàng, quầy lưu niệm) hoặc có hoạt động tại tháp (Bưu điện Pháp, TDF, cảnh sát). Ngay từ khi được trao quyền kinh doanh, Gustave Eiffel đã tính tới việc khai thác thương mại hình ảnh của tháp. Jules Jaluzot, giám đốc hệ thống cửa hàng Printemps từng đề nghị được mua lại quyền khai thác hình ảnh để sản xuất hàng loạt bản sao tháp Eiffel, bày bán tại các cửa hàng Printemps. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng Gustave Eiffel quyết định đưa quyền khai thác hình ảnh tháp Eiffel ra phạm vi công cộng. Kể từ năm 1889, đã có hơn 5 tỷ tấm bưu thiếp in hình tháp Eiffel được bán ra. Tháp Eiffel là công trình có lượng bưu thiếp được bán lớn nhất thế giới. Quyền tác giả ảnh chụp ban đêm Công ty khai thác tháp Eiffel đòi hỏi bản quyền về việc chụp hình trực diện ban đêm công trình: Nền tảng pháp lý của đòi hỏi này không rõ ràng và cũng chưa được một tòa án của Pháp nào bảo vệ cho quyền lợi đó của SETE. Trang hoàng Sơn Từ khi khánh thành tới nay, tháp Eiffel đã được sơn lại 17 lần, tức trung bình 7 năm một lần. Tháp cũng trải qua nhiều màu sắc, từ nâu đỏ tới vàng son rồi cuối cùng là màu nâu đồng như ngày nay. Mỗi lần sơn lại, tháp Eiffel cần tới 60 tấn sơn cùng 50 km dây và 2 hecta lưới cho việc bảo hiểm, 1500 chổi, 5000 đĩa mài... và một đội 25 người làm việc trong hơn một năm. Gần đây nhất, tháp Eiffel được sơn lại từ tháng 12 năm 2001 tới tháng 6 năm 2003. Theo kế hoạch, lần sơn kế tiếp sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2008. Chiếu sáng Bắt đầu ngay từ lúc chưa hoàn thành, rồi sau khi xây dựng xong và cho tới ngày nay, nhiều biện pháp chiếu sáng đã được sử dụng để làm nổi bật tháp Eiffel: gaz, điện, đèn neon, đèn natri và pháo hoa. Năm 1888, khi còn đang xây dựng, pháo hoa đã được bắn ở tầng ba của tháp. Ngày nay, tháp Eiffel là địa điểm bắn pháo hoa truyền thống của ngày quốc khách Pháp, 14 tháng 7. Năm 1889, trong khoảng thời gian đầu tiên, tháp được thắp sáng nhờ bấc gaz. Nhưng từ 1900, trong chương trình của Triển lãm thế giới ở Paris, việc thắp sáng được thay bằng điện. Năm 1925, André Citroën lắp đặt một bảng quảng cáo lớn cho nhãn hiệu của mình, trải cho tới tận phía trên đỉnh tháp. Chiếu sáng bằng bóng điện với 6 màu sắc, nhãn hiệu xe hơi "Citroën" được viết theo lối Art déco. Quảng cáo này còn tiếp tục treo cho tới tận năm 1933 khi thành phố nâng giá lên gấp sáu lần so với năm 1926. Năm 1937, dành cho Triển lãm quốc tế nghệ thuật ứng dụng, André Granet đưa ra phương pháp chiếu sáng mới làm nổi bật cấu trúc như đăng ten của tháp. Năm 1985, SNTE, công ty mới khai thác tháp Eiffel từ 1980, lắp đặt một hệ thống chiếu sáng màu vàng da cam vào bên trong của tháp với 352 đèn chiếu natri. Sau đó tháp được trang bị thêm cụm đèn pha ở đỉnh, chiếu sáng quét qua bầu trời Paris với khoảng cách tới 80 km. Hai "pha" này bao gồm bốn đèn chiếu chuyển động với các đèn xenon 6000 Watt, tuổi thọ khoảng 1200 giờ và được điều khiển bằng máy tính. Bốn đèn chiếu tạo thành hình chữ thập, lần lượt từng cặp đối diện chiếu sáng sau mỗi một phần tư vòng xoay. Năm 1999, một đồng hồ đếm ngược được tạo bởi các ngọn đèn lắp trên tháp Eiffel, tính thời gian tới năm 2000. Năm 2000, tháp được trang bị thêm bóng điện nháy vào 10 phút sau 12 giờ trưa và 5 phút mỗi lúc chuyển giờ từ khi trời tối tới 1 giờ sáng. Để kết thúc, vào lúc 1 giờ sáng, các đèn này nhấp nháy thêm 10 phút, không cùng hệ thống chiếu sáng thường. Tháng 6 năm 2003, các đèn nháy được ứng dụng kỹ thuật mới. Từ khi trời tối cho tới 1 giờ sáng vào mùa đông, 2 giờ sáng vào mùa hè, mỗi lần chuyển giờ, bóng đèn nháy trong 10 phút. Khi kết thúc, tức 1 giờ sáng vào mùa đông hoặc 2 giờ sáng vào mùa hè, các đèn này sẽ sáng lấp lánh trong mười phút, sau khi đã tắt hệ thống chiếu sáng thường. Tháp Eiffel với nghệ thuật Ngay từ tháng 2 năm 1887, trước khi hoàn thành, tháp Eiffel đã chịu sự chỉ trích của rất nhiều nghệ sĩ lớn của thời kỳ đó. Alexandre Dumas con, Guy de Maupassant, Charles Gounod, Leconte de Lisle, Victorien Sardou, Charles Garnier, François Coppée, Sully Prudhomme, William Bouguereau và Ernest Meissonier đã cùng nhau soạn một bức thư nổi tiếng để đả kích "cái vô tác dụng và quái dị của tháp Eiffel", đăng ngày 17 tháng 2 năm 1887 trên tờ Le Temps. Ngược lại, những nghệ sĩ khác tỏ ra thích thú với công trình mới và ngọn tháp trở thành một đề tài, hoặc xuất hiện, phổ biến trong nghệ thuật. Hội họa Ngay từ khi việc xây dựng chưa hoàn thành, Georges Seurat rồi Paul-Louis Delance đã lấy tháp Eiffel làm chủ đề cho sáng tác của mình. Năm 1889, họa sĩ Roux tái hiện Lễ hội đêm Triển lãm thế giới 1889 và Jean Béraud với Lối vào Triển lãm 1889. Tiếp đó, rất nhiều họa sĩ tiếp tục lấy cảm hứng từ tháp Eiffel, như: Douanier Rousseau, Paul Signac, Pierre Bonnard, Maurice Utrillo, Marcel Gromaire, Édouard Vuillard, Albert Marquet, Raoul Dufy, Marc Chagall và Henri Rivière. Nhưng họa sĩ vẽ nhiều nhất và lấy cảm hứng trực tiếp từ tháp Eiffel là Robert Delaunay. Trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1925, Robert Delaunay đã vẽ khoảng 30 bức sơn dầu trên toan với tháp Eiffel là chủ đề trung tâm. Ngoài ra có thể kể tới André Juillard với bộ 36 cái nhìn về tháp Eiffel (36 vues de la tour Eiffel) theo phong cách của Hokusai với 36 cái nhìn về núi Phú Sỹ. Tượng tự Henri Rivière cũng có 36 cái nhìn về tháp Eiffel với phương pháp in thạch bản. Âm nhạc Tháp Eiffel là cảm hứng cho nhiều ca sĩ, nhưng trên hết, tháp cùng bãi cỏ Champ-de-Mars và cả vườn Trocadéro là nơi tổ chức rất nhiều các buổi hòa nhạc lớn. Ngày 25 tháng 9 năm 1962, để quảng bá bộ phim The Longest Day, nhà sản xuất Darryl F. Zanuck đã tổ chức một buổi biểu diễn lớn ở Paris. Dịp đó, Édith Piaf, cùng với 1500 ống pháo hoa, đã biểu diễn trên tầng hai của tháp trước khán giả. Năm 1966, Charles Aznavour và Georges Brassens đã hát ở đây, ủng hộ chiến dịch Thế giới chống nạn đói. Ngày 14 tháng 7 năm 1995, Jean-Michel Jarre tổ chức buổi hòa nhạc kỷ niệm 50 năm thành lập UNESCO, tập trung hơn một triệu khán giả. Gần đây nhất, ngày 10 tháng 6 năm 2000, Johnny Hallyday có một buổi biểu diễn trước 600 ngàn khán giả, sau đó được phát hành thành CD Johnny - Live à la tour Eiffel. Nhiếp ảnh Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, gần như tất cả các nghệ sĩ lớn đều từng thực hiện ít nhất một hình về tháp Eiffel. Có thể kể đến Robert Doisneau với La tour Eiffel "gondolée", André Kertész với Shadows, Marc Riboud với Le peintre de la tour Eiffel hay Henri Cartier-Bresson... Văn học Từ thế kỷ XIX cho tới ngày nay, tháp Eiffel xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, cả ở vị trí chủ đề trung tâm hoặc chỉ như một chi tiết tô điểm, đặc biệt với các nhà văn Pháp, hay đúng hơn là văn học tiếng Pháp. Tuy vậy, cái mới và cái thời thượng của công trình không còn nên trong văn học đương đại, tháp Eiffel ít hiện diện hơn so với thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Trong khi xây dựng và khoảng thời gian đầu sau khi hoàn thành, tháp Eiffel là chủ đề của nhiều phân tích phê bình, thường tiêu cực, đăng trên báo chí. Ngay những dòng đầu tiên của La vie errante, Guy de Maupassant đã viết: "Tôi rời bỏ Paris và cả nước Pháp bởi vì tháp Eiffel hoàn thành làm tôi quá chán nản...". Nhưng sau đó, với thành công lớn của tháp trong việc thu hút công chúng, nhiều nhà văn đã cân nhắc và thay đổi ý kiến. Roland Barthes trong La Tour Eiffel đăng tải năm 1964 đã dành cho ngọn tháp rất nhiều cảm tình. Dino Buzzati trong Le K. viết về một công nhân hư cấu làm việc trong công trường xây dựng tháp. Pascal Lainé đề cập tới sự thai nghén, quá trình xây dựng công trình trong Le Mystère de la tour Eiffel. Thi ca, tháp Eiffel xuất hiện trong tác phẩm của Guillaume Apollinaire, Blaise Cendrars, Louis Aragon... Tháp cũng là chủ đề cho vở kịch Les Mariés de la tour Eiffel của Jean Cocteau năm 1921. Điện ảnh và truyền hình Từ khi công nghệ điện ảnh bắt đầu phát triển, tháp Eiffel có mặt trong các thước phim của những đạo diễn nổi danh nhất. Thời kỳ đầu, tháp xuất hiện trong các bộ phim tài liệu như Panorama pendant l'ascension de la tour Eiffel của Louis Lumière năm 1897, Images de l'exposition 1900 của Georges Méliès năm 1900. Tác phẩm hư cấu đầu tiên với tháp Eiffel làm bối cảnh chính là bộ phim Paris qui dort (Paris ngủ) của René Clair năm 1923, dài 35 phút. Năm 1930, La Fin du monde (Thế giới chấm dứt) của Abel Gance là bộ phim dài đầu tiên về tháp Eiffel, thời lượng 1 tiếng 45 phút. Từ những năm 1940, các nhà làm phim Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm tới tháp Eiffel. Ernst Lubitsch, đạo diễn người Mỹ gốc Đức thực hiện Ninotchka với sự tham gia của Greta Garbo, sử dụng tháp Eiffel như một biểu tượng. Năm 1949, Burgess Meredith lần đầu tiên chuyển thể cuốn tiểu thuyết của Georges Simenon thành tác phẩm điện ảnh The Man on the Eiffel Tower (Người đàn ông trên tháp Eiffel). Ngày 4 tháng 6 năm 1966, bộ phim truyền hình quan trọng đầu tiên về tháp, La Rose de fer (Bông hoa hồng thép), phần thứ 39 của loạt phim Cinq Dernières Minutes (Năm phút cuối cùng). Từ những năm 1980, tháp Eiffel xuất hiện trong rất nhiều bộ phim Mỹ. Năm 1985, A View to a Kill, bộ phim thứ 14 về điệp viên 007 và là bộ phim James Bond cuối cùng của Roger Moore, lấy tháp Eiffel làm bối cảnh. Điện ảnh Mỹ ưa chuộng sử dụng hình ảnh tháp Eiffel bị phá hủy như biểu tượng cho Trái Đất bị đe dọa. Ngay từ năm 1953, trong bộ phim The War of the Worlds (Chiến tranh các thế giới), tháp Eiffel đã bị phá hủy. Cuối thế kỷ XX, hình ảnh này được các bộ phim khoa học viễn tưởng Independence Day, Mars Attacks! và Armageddon tiếp tục sử dụng. Các loại hình khác Sau hơn một thế kỷ tồn tại, hình ảnh công trình nổi tiếng này còn được sử dụng với nhiều mục đích, loại hình khác, như in trên tiền xu, tiền giấy, tem, bưu thiếp, trò chơi điện tử, truyện tranh... Trong trò chơi chiến thuật thời gian thực Command & Conquer (1995), tháp Eiffel là một trong những mục tiêu của nhiệm vụ GDI (Global Defense Initiative). Năm năm sau đó, tháp tiếp tục xuất hiện trong phiên bản mới của trò chơi này. Trong trò chơi cho Playstation Twisted Metal 2 (1996), tháp Eiffel xuất hiện ở một trong 11 cấp độ, bài "Monumental Disaster" qua Paris. Công trình còn hiện diện trong nhiều trò khác như Onimusha 3: Demon Siege (2004), Evil Genius (2005) và Blazing Angels: Squadrons of WWII (2006). Một trong những cuốn truyện tranh được biết đến nhiều nhất có sử dụng tháp Eiffel là Adèle Blanc-Sec, tập hai: Le Démon de la tour Eiffel của Jacques Tardi. Tháp Eiffel cũng xuất hiện trong trang bìa Blake et Mortimer của Edgar P. Jacobs, tập 8 S.O.S. Météores. Các sự việc liên quan Thể thao và những hành động mạo hiểm Chiều cao và sự nổi tiếng khiến tháp Eiffel trở thành đích ngắm cho nhiều nhà thể thao trình diễn cũng như những người mạo hiểm thực hiện các hành động liều lĩnh. Tháng 4 năm 1900, Henry Deutsch de la Meurthe treo giải thưởng franc (tương đương euro hiện nay) cho cỗ máy bay nào có thể thực hiện hành trình khứ hồi giữa Saint-Cloud với tháp Eiffel trong vòng dưới 30 phút và trước hạn định tháng 10 năm 1904. Ngày 19 tháng 10 năm 1901, Alberto Santos-Dumont đã thực hiện trong vòng 30 phút 42 giây với một kinh khí cầu và đoạt giải, chia sẻ cùng các cộng tác của mình. Ngày 4 tháng 2 năm 1912, Franz Reichelt, một thợ may người Áo, quyết định nhảy từ tầng hai của tháp, trang bị một tấm dù tự chế. Cú nhảy của Franz Reichelt được ghi hình và cuốn phim tài liệu dài khoảng vài chục giây hiện nay vẫn còn. Trong cuốn phim, Franz Reichelt bắt đầu xoay người, đối diện với máy quay, tự hào khoe "chiếc dù", thực tế là một kiểu áo khoác đã được thay đổi. Franz Reichelt leo lên bép tầng hai, do dự một khoảng thời gian khá lâu, rồi quyết định nhảy và rơi rất nhanh, nằm bẹp trên mặt đất. Đám đông tò mò vây quanh chân tháp Eiffel để nhìn thi thể Reichelt và cái hố nhỏ để lại trên nền đất Champ-de-Mars. Khám nghiệm tử thi cho thấy Reichelt đã chết trước khi chạm đất bởi cơn chấn động tim. Franz Reichelt là người mở đầu cho danh sách dài những kẻ mạo hiểm muốn thử nhảy từ tháp Eiffel, trong đó một số đã mất mạng. Mặc dù trong khi xây dựng chỉ có một tai nạn chết người – không phải tai nạn lao động – nhưng tới nay danh sách những người chết liên quan đến ngọn tháp được thống kê với đủ các lý do khác nhau. Từ khi bắt đầu tới nay, con số nạn nhân tử vong là 366 người, lý do: các cú thể thao thất bại, tai nạn, tự tử... Từ nhiều thập kỷ, công ty khai thác tháp đã lắp đặt một hệ thống lưới để phòng ngừa các tai nạn cũng như ngăn chặn những kẻ mạo hiểm. Mặc dù vậy, nhiều người bất chấp nguy hiểm vẫn tìm cách vượt qua. Như ngày 17 tháng 5 năm 2005, một người Na Uy 31 tuổi đi cùng hai người bạn, tất cả đều là môn đồ của trò "base jump", leo lên tháp. Vượt qua được lưới sắt, người đàn ông Na Uy này nhảy từ tầng ba xuống và chết vào lúc 22 giờ mặc dù có mang dù. Victor Lustig: "người bán tháp Eiffel" Một trong những sự việc ghi dấu ấn nhất, không liên quan tới thể thao, là vụ lừa đảo của Victor Lustig. Vào năm 1925, Victor Lustig, có sự giúp đỡ của Dan Collins, biệt danh "Dapper Dan", đã thành công trong việc lừa bán tháp Eiffel làm từng mảnh cho một người kinh doanh sắt phế liệu. Đọc trên báo được tin tháp Eiffel có thể sẽ bị phá dỡ, Victor Lustig nảy ra ý định tạo một tài liệu giả được in dấu của Bộ Bưu điện và Điện báo thành lập tổ chức chịu trách nhiệm về tháp. Sau đó Lustig mời năm công ty quan trọng nhất về sắt phế liệu đến khách sạn sang trọng Crillon trên quảng trường Concorde cho một cuộc giao dịch kín. Victor Lustig đóng giả thứ trưởng còn Dapper Dan vai chánh văn phòng. Victor Lustig phát biểu với những đại diện của các công ty: "Thưa các ngài, chính phủ sẽ phải phá bỏ tháp Eiffel! Và các ngài tập hợp ở đây để nhận thầu công việc đó!". Tiếp theo, Victor Lustig đưa các đại diện ra thăm tháp bằng xe limousine. Người cả tin nhất đã đồng ý ký cho Victor Lustig một tấm séc lớn, coi như quà lót tay. Sau khi đã rút tiền từ tấm séc, hai kẻ lừa đảo trốn sang Áo. Một thời gian sau, cả hai cùng quay lại Paris với ý định tìm những nhà buôn sắt vụn khác. Nhưng vì cảnh sát theo dõi nên Victor Lustig cùng Dan Collins chạy sang New York. Sự việc này được ghi lại trong cuốn sách The Man Who Sold the Eiffel Tower (Người đàn ông bán tháp Eiffel) của James F. Johnson và Floyd Miller, nhà xuất bản Doubleday phát hành năm 1961. Năm 1964, Claude Chabrol thực hiện bộ phim dựa trên câu chuyện này với tựa đề Les Plus Belles Escroqueries du monde (Cú lừa đẹp nhất thế giới). Lượng khách viếng thăm Sau thành công tức khắc của Triển lãm thế giới năm 1889, lượng khách thăm tháp Eiffel giảm xuống ngay năm tiếp theo. Con số gần như giảm liên tục trong mười năm cho tới Triển lãm thế giới năm 1900, đạt hơn một triệu khách. Lượng khách tụt xuống ngay năm 1901 rồi bắt đầu tăng chậm, khoảng từ tới cho đến năm 1914. Thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, từ 1915 đến 1918, tháp Eiffel đóng cửa. Sau chiến tranh, từ 1919 tới 1939, tháp thu hút khoảng khách mỗi năm và đạt đỉnh vào 1931 khi diễn ra Triển lãm thuộc địa và 1937 với Triển lãm thế giới. Từ 1940 đến 1945, một lần nữa, tháp Eiffel phải đóng cửa bởi thế chiến. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tháp được mở cửa cho công chúng vào tháng 6 năm 1946 và lượng khách bắt đầu tăng trở lại. Năm 1963 là năm đầu tiên tháp Eiffel đạt hai triệu khách viếng thăm. Bắt đầu từ thời gian này, nhờ sự phát triển của du lịch quốc tế, lượng khách của tháp tăng đều đặn. Năm 1972, lần đầu tiên đạt con số 3 triệu khách, năm 1984 đến con số 4 triệu, 1989 lên tới 5 triệu và năm 1998 tháp đón 6 triệu khách. Cho tới ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã có lượt khách bước chân lên tháp Eiffel. Con số 300 triệu khách sự đoán sẽ đạt tới vào năm 2017. Một trong những công trình thu hút nhất thế giới Năm 2007, tháp Eiffel đạt 6,893 triệu lượt khách, là công trình thu phí được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy là biểu tượng nổi tiếng của Pháp, quốc gia đón lượng khách quốc tế nhiều nhất, nhưng tháp Eiffel không phải địa điểm đón tiếp nhiều du khách nhất. Nhà thờ Đức Bà Paris, địa điểm miễn phí đã thu hút 13,5 triệu lượt khách, đứng đầu nước Pháp. Disneyland, công viên giải trí ở ngoại ô Paris, cũng thu hút 12,5 triệu lượt khách. Mang tính chất du lịch, khác với công viên Disneyland, tháp Eiffel chỉ thu hút các du khách từ nơi khác tới thăm Paris. Lý do thu phí và thời gian xếp hàng mua vé cũng làm giảm bớt một số lượng lớn khách của tháp. Thống kê lượng khách thăm tháp từng năm Thống kê tổng lượng khách tính đến từng năm Thống kê tổng lượng khách tính đến từng năm, trong đó hai khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai tháp Eiffel đóng cửa. Tháng 6 năm 1946, tháp mở cửa trở lại. Trạm phát sóng Tháp Eiffel là trạm phát thanh sóng analog chính cho toàn vùng Paris. Ngoài ra, tháp cũng phát các sóng phát thanh FM, truyền hình analog và truyền hình kỹ thuật số. Truyền thanh Khoảng 30 chương trình FM được phát từ tháp, trong đó có: Truyền hình Từ ngày 31 tháng 3 năm 2005, truyền hình kỹ thuật số mặt đất được phát sóng từ tháp Eiffel. Chú thích Liên kết ngoài Trang chính thức của Tháp Eiffel Trang chính thức của Tháp Eiffel Công trình hai bờ sông Seine Công trình xây dựng Paris Eiffel Quận 7, Paris Địa điểm thi đấu Thế vận hội Mùa hè 2024 Bài Pháp chọn lọc
16468
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20Mirabeau
Cầu Mirabeau
Cầu Mirabeau (tiếng Pháp: Pont Mirabeau) là một cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Seine thuộc địa phận Paris, Pháp. Được xây dựng từ năm được xây từ năm 1895 đến năm 1897, công trình này nối liền hai quận 15 ở bờ trái và 16 ở bờ phải. Lịch sử Ngày 12 tháng 1 năm 1893 tổng thống Pháp Sadi Carnot ra sắc lệnh xây dựng một cây cầu mới nối liền ngã tư tạo bởi đại lộ Versailles với phố Mirabeau. Công trình này được giao cho kỹ sư Paul Rabel, người chịu trách nhiệm cho các cây cầu của Paris, phụ tá cho ông này là Jean Résal và Amédée d'Alby, công ty thi công công trình là Daydé & Pillé. Cầu được đặt theo tên của Honoré Gabriel Riqueti de Mirabeau, một chính trị gia nổi tiếng của Pháp. Cầu Mirabeau có một nhịp chính dài 93 m và 2 nhịp phụ dài 32,4 m, chiều dài tổng cộng của cầu là 173 m, chiều rộng là 20 m (12 m đường và 8 m vỉa hè). Hai trụ chính của cầu được thiết kế theo hình con tàu xuôi dòng ở bờ phải và ngược dòng ở bờ trái. Các "con tàu" được trang trí bằng 4 bức tượng của Jean-Antoine Injalbert: "La Ville de Paris" ("Thành phố Paris", mũi tàu bờ phải), "la Navigation" ("Hoa tiêu", đuôi tàu), "l'Abondance" ("Thịnh vượng", mũi tàu bờ trái) và "le Commerce" ("Thương mại", đuôi tàu). Cây cầu trong nghệ thuật Cầu Mirabeau đã được Guillaume Apollinaire dùng làm tên cho bài thơ nổi tiếng của ông trong tập Alcools. Sau đó Brassens đã nhắc tới tác phẩm này trong bài hát Les Ricochets. Marc Lavoine vào năm 2001 cũng sáng tác 1 bài hát có tựa đề "Cầu Mirabeau". Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Thị chính Paris Structurae Mirabeau Mirabeau Mirabeau Mirabeau Quận 15, Paris Quận 16, Paris
16474
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Cao%20K%E1%BB%B3
Nguyễn Cao Kỳ
Nguyễn Cao Kỳ (8 tháng 9 năm 1930 – 22 tháng 7 năm 2011) là một tướng lĩnh Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng trước khi tham gia chính trường và trở thành Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa trong chính phủ quân sự từ năm 1965 đến năm 1967. Sau đó ông làm Phó Tổng thống cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong các chính phủ dân cử sau đó trước khi rời chức vụ này năm 1971. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất Sĩ quan Trừ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam được sự hỗ trợ của Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX. Ra trường, ông gia nhập vào Không quân và tuần tự giữ từ những chức vụ nhỏ lên đến Tư lệnh Quân chủng này cho đến ngày ông tham chính. Ông từng là Thủ tướng trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (1965–1967) và Phó Tổng thống (1967–1971) của Việt Nam Cộng hòa. Từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, từng được coi là người có tư tưởng chống Cộng trong thời kỳ trước 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sang Hoa Kỳ sinh sống. Tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục chỉ trích Thiệu và cộng sản. Kể từ năm 2004, Nguyễn Cao Kỳ lại được Nhà nước Việt Nam coi là biểu tượng của sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông là người nhận được nhiều mô tả và bình luận rất trái chiều từ nhiều phía. Cuối đời, ông chuyển sang sinh sống tại Malaysia. Tiểu sử và binh nghiệp Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1930 tại Sơn Tây (quê làng Mai Trai, nay thuộc phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, vào thế kỷ 19 là xã Mai Trai, tổng Thanh Vị, huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây<ref>Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 42.</ref>). Ông là con thứ 3 và là con trai độc nhất của ông giáo Nguyễn Cao Hiếu. Thiếu thời, ông là một học sinh giỏi, nhưng rất ngỗ nghịch. Ông học Tiểu học ở Sơn Tây hết lớp Nhì (lớp 4 bây giờ) thì được cho về Hà Nội vào học ở trường Bưởi (hay trường trung học Bảo hộ – Lycée du protectorat – nay là trường Trung học phổ thông Chu Văn An). Năm 1950 ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần Pháp (Part I). Quân đội Quốc gia Việt Nam Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 50/600.094. Được theo học khóa 1 Lê Lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được phân bổ về một đơn vị Bộ binh làm Trung đội trưởng, đồn trú tại châu thổ sông Hồng. Tháng 12 cùng năm, ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân tại Hà Nội và được đi du học lớp Huấn luyện Phi hành Vận tải cơ DC.3 (C.47). Tiếp đến, ông được huấn luyện trên loại phi cơ T.6 tại trường Phi hành (École Pilotage) Marrakech ở Vương quốc Maroc, Bắc Phi (thuộc địa của Pháp) trong thời gian 9 tháng. Năm 1953, chuyển đến căn cứ Không quân Vord, miền nam Thủ đô Paris, Pháp, ông được huấn luyện tiếp trên một loại máy bay 2 động cơ M.A.315 (Marcel Dassaut) để học bay trời mù sương. Sau đó qua Algérie thụ huấn về phi cơ oanh tạc. Sau Hiệp định Genève, ông ở lại tham gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Quân đội Việt Nam Cộng hòa Cuối tháng 10 năm 1955, sau khi nền Đệ Nhất Cộng hòa ra đời, ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 1 Vận tải. Đầu năm 1956, ông kiêm trách nhiệm Chỉ huy trưởng căn cứ 3 Trợ lực Không quân. Đến đầu năm 1958, ông được thăng cấp Đại úy và được cử đi du học lớp Chỉ huy và Tham mưu Không quân tại Tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng 3 năm 1960, ông được thăng cấp Thiếu tá, giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn 1 Vận tải C.47. Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1962, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Tham gia đảo chính Khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, ông đứng về phía lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy Không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm phải đầu hàng. Sau cuộc đảo chính, ông được thăng quan tiến chức nhanh chóng. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, ông được thăng cấp Đại tá và đến ngày 1 tháng 12 cuối năm, ông được cử làm Quyền Tư lệnh Quân chủng Không quân thay thế Đại tá Đỗ Khắc Mai (cùng xuất thân khóa sĩ quan Nam Định với ông). Đồng thời ông cũng là Ủy viên trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Tư lệnh Không quân Ngày 30 tháng 1 năm 1964, ông tham gia cuộc "chỉnh lý" nội bộ Hội đồng Quân nhân do Trung tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo. Ngày 12 tháng 3 năm 1964, ông chính thức được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Không quân. Sau một tháng, ngày 8 tháng 4 ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm (là một trong nhóm các Đại tá đầu tiên được phong cấp Chuẩn tướng theo quy chế mới của Quân đội Việt Nam Cộng hòa do Tướng Nguyễn Khánh đề ra năm 1964). Ngày 31 tháng 7 cùng năm, ông kiêm thêm chức vụ Chỉ huy trưởng Không đoàn 83 Đặc nhiệm (tức Biệt đoàn 83 Thần Phong). Gần 3 tháng sau, ngày 21 tháng 10 ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm (trong vòng có hơn 6 tháng, ông được thăng 2 cấp). Sáng ngày 8 tháng 2 năm 1965, ông chỉ huy 24 phản lực cơ của Phi đoàn Bắc tiến 516, vượt vĩ tuyến 17 ra oanh tạc Hồ Xá và Chấp Lễ ở Cồn Cỏ, Vĩnh Linh, Quảng Bình. Mở đầu cho "chiến dịch Bắc phạt" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hơn một tháng sau, ngày 14 tháng 3 lúc 2 giờ chiều, ông chỉ huy Phi đoàn nói trên ra miền Bắc oanh tạc căn cứ Đội 4 Hải thuyền tại Hồ Đảo, Quảng Bình.–Trong tư cách là Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tiếp tục là cơ hội để ông có bước tiến mới về chính trị, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị buộc từ chức và tuyên bố trao quyền cho phe quân nhân. Ông được coi là thủ lĩnh của một phe quy tụ các tướng trẻ. Khi Hội đồng Quân lực thành lập thì vị trí của ông càng được củng cố. Trong khi đó Đại tướng Nguyễn Khánh vì thâu tóm tất cả các chức vụ đầu não như: Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng thì bị nhiều thành phần chống đối. Vào thời điểm này, ông là một nhân vật then chốt và sáng giá trong Hội đồng Quân lực hay còn gọi là "Hội đồng tướng lãnh". Các năm 1964–1965 có nhiều sự kiện xảy ra, khiến cho phe quân nhân cầm quyền một mặt phải vỗ an dân chúng, đồng thời còn phải đối phó với những cuộc bạo loạn của quân đội. Ngoài những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng. Phía quân đội xảy ra những cuộc âm mưu đảo chính của 2 tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát (tháng 9 năm 1964) và của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (tháng 2 năm 1965). Chính ông đứng ra vừa dàn xếp, vừa gây áp lực với các sĩ quan cầm đầu mới dẹp yên được 2 vụ âm mưu bạo loạn nói trên. Tướng Nguyễn Khánh phải từ chức Thủ tướng sau khi ở ngôi vị này chưa đầy năm. Sự nghiệp chính trị Tham chính với cương vị Thủ tướng Sau sự thất thế nhanh chóng của tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Thiện Khiêm (2 tướng trong bộ 3 Khánh, Minh, Khiêm) và của Chính phủ 3 tháng Phan Huy Quát, Hội đồng Quân lực (chủ chốt là Hội đồng tướng lãnh) quyết định đứng ra tổ chức lại bộ máy Hành pháp và Lãnh đạo Quốc gia. Trong 2 ngày 13 và 14 tháng 6 năm 1965, Đại hội đồng Quân lực gồm 50 thành viên tướng lãnh họp liên tục tại trại Phi long trong Bộ Tư lệnh Không quân ở Tân Sơn Nhất. Do không có ai tình nguyện ứng cử chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông được Nguyễn Văn Thiệu đề cử vào chức vụ này. Sau cuộc họp, chiều ngày 14, ông được Hội đồng cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng Chính phủ). Song song với việc lập ra Ủy ban Hành pháp, Hội đồng còn lập ra Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và nhất trí cử Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch (tức Quốc trưởng). Từ năm 1965 đến năm 1967, ông tham gia các sự kiện nổi bật sau đây: – Ngày 6 tháng 2 năm 1966, ông cùng với Nguyễn Văn Thiệu (Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia) lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Honolulu, Hawaii, tiểu bang hải ngoại Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương từ ngày 7 đến ngày 8 bế mạc. – Ngày 14 tháng 3, ông cho lập Pháp trường cát tại đầu đường Hàm Nghi cạnh Sở hỏa xa trước vườn hoa chợ Bến Thành để xử bắn tử tội Tạ Vinh, một Hoa thương Chợ Lớn về tội danh "lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ". – Ngày 23 tháng 10, ông cùng Nguyễn Văn Thiệu hướng dẫn Phái đoàn gồm 14 người lên đường tham dự Hội nghị tối cao Manila từ ngày 24 đến ngày 26 tại Philippines. – Ngày 19 tháng 3 năm 1967, cùng với Nguyễn Văn Thiệu hướng dẫn Phái đoàn lên đường tham dự Hội nghị Quân sự với Tổng thống Lyndon B. Johnson tại Guam từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 3 bế mạc. – Cuối tháng 2 năm 1966, tại khu vực lãnh thổ Vùng 1 chiến thuật xảy ra sự kiện đấu tranh của Phật tử (chủ yếu trên địa bàn 2 điểm Thừa Thiên và Đà Nẵng), được gọi là vụ Biến động Miền Trung. Trong vụ việc này, chính ông là người đưa ra quyết định cứng rắn đàn áp cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Trung và mưu toan ly khai của Trung tướng Nguyễn Chánh Thi (đương nhiệm Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật). Một thời gian ngắn sau đó, tướng Thi bị buộc rời khỏi Việt Nam để đi sống lưu vong vĩnh viễn ở Hoa Kỳ. Phó Tổng thống (1967-1971) Ngày 29 tháng 6 năm 1967, ông ra ứng cử Tổng thống cùng liên danh với Luật sư Nguyễn Văn Lộc (ứng viên phó Tổng thống), nhưng ngay ngày hôm sau do tác động của Hội đồng tướng lãnh chủ trương đoàn kết trong quân đội, ông đã rút đơn và chấp nhận làm ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh với Trung tướng Thiệu là ứng viên Tổng thống. Theo Nguyễn Cao Kỳ, dù được sự ủng hộ của một số tướng lãnh ông đã tự nguyện rút lui khỏi cuộc bầu cử Tổng thống để nhường Nguyễn Văn Thiệu ra ứng cử Tổng thống nhưng do tướng Hoàng Xuân Lãm đề nghị nên ông liên danh với Nguyễn Văn Thiệu để ứng cử chức vụ Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ngày 1 tháng 9 năm 1967, ông từ nhiệm chức vụ Thủ tướng trong Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ngày 3 tháng 9, liên minh của ông và tướng Thiệu đắc cử Phó Tổng thống và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967–1971. Ngày 31 tháng 10, ông nhậm chức Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (cũng là thời điểm nền Đệ Nhị Cộng hòa ra đời). Ngày 7 tháng 12, ông hướng dẫn Phái đoàn gồm 6 nhân viên và 40 chuyên viên lên đường sang Pháp tham dự Hòa đàm Paris.Trong hồi ký cũng như phỏng vấn của một số cựu sĩ quan cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ban đầu ông giành được nhiều tín nhiệm trong giới quân nhân hơn Thiệu và là người nhiều khả năng nhất có được sự đề cử duy nhất, trở thành đại diện duy nhất của quân đội tham gia bầu cử với vai trò ứng viên Tổng thống. Sự ủng hộ từ hàng ngũ các Tỉnh trưởng dành cho ông cũng vượt trội so với sự hậu thuẫn mà tướng Thiệu có được. Tuy nhiên, sự bứt phá của Nguyễn Văn Thiệu sau khi ông này có được hậu thuẫn của những thế lực chính trị khác như từ phía lãnh đạo Công giáo miền Nam (tướng Thiệu là tín hữu Công giáo) và quan trọng nhất, sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đã làm Nguyễn Cao Kỳ được nhìn nhận là không phải người tốt nhất cho vị trí đại diện quân đội tham gia vòng bầu cử Tổng thống nữa. Ông chấp nhận tham gia liên danh tranh cử Thiệu – Kỳ với vai ứng viên Phó Tổng thống. Lời tuyên bố của ông khi việc chọn ứng viên quân đội chưa ngã ngũ "...tôi sẽ trở về làm sếp Không quân như cũ!" thường được trích dẫn với ám chỉ rằng đó là sự đe dọa sẽ gây khó dễ bằng các biện pháp quân sự nếu ông không thắng trong cuộc bầu chọn ứng viên. Lần bầu cử năm 1967, liên danh Thiệu–Kỳ thắng cử với chỉ trên 30% số phiếu và khoảng cách không vượt trội so với cặp đôi đứng sát sau. Từ năm 1968 trở đi là giai đoạn ông bị gạt ảnh hưởng ra khỏi các vị trí quan trọng trong Chính quyền, các tùy tùng thuộc nhóm của ông bị thải loại dần, chuyển sang vị thế đối lập với ê–kíp của Tổng thống Thiệu.Sau khi mãn nhiệm kỳ 1967–1971, trung tuần tháng 6 năm 1971, ông nạp đơn ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 1971–1975, đứng chung liên danh với ứng viên phó là Luật sư Trương Vĩnh Lễ (cựu Chủ tịch Quốc hội Lập pháp thời Đệ Nhất Cộng hòa). Tuy nhiên đến ngày 23 tháng 8, ông rút đơn không tranh cử nữa. Sau khi rút lui khỏi vòng bầu cử Tổng thống năm 1971 với những tố cáo công khai rằng đó là một trò hề chính trị, ông càng ngày càng xây dựng hình ảnh bản thân như là một trong những nhân vật bất đồng chính kiến gay gắt nhất đối với phe cầm quyền. Ở kỳ bầu cử Tổng thống lần này, Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương là liên danh tranh cử duy nhất với kết quả chung cuộc là họ giành hơn 90% số phiếu bầu. Trước khi cuộc bỏ phiếu được tiến hành, tướng Dương Văn Minh, người mới trở lại Việt Nam sau vài năm lưu vong, cũng tuyên bố rút lui. Mặc dù trước đó cũng tham dự cuộc chạy đua, rốt cuộc tướng Dương Văn Minh cũng quyết định từ bỏ cuộc đua nữa sau khi tham khảo ý kiến của một số người, trong đó có Phạm Xuân Ẩn. Lưu vong Trong nỗ lực cuối cùng, Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trước khoảng 6000 người Thiên Chúa giáo hữu khuynh vào xế trưa ngày 25 tháng 4 năm 1975 về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát". Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, dân Sài Gòn sẽ ở lại chiến đấu. Ông còn tuyên bố Sài Gòn sẽ trở thành một Leningrad thứ 2, nơi đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm. Việc phân phối vũ khí sẽ làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như dự tính của ông, trước sức mạnh của đối phương, hơn nữa nhận thấy tình hình không thể cứu vãn nổi nên sau cuộc phát biểu, Nguyễn Cao kỳ lặng lẽ đi tới sân bay Tân Sơn Nhất để sắp xếp cho các máy bay di tản sang Thái Lan và đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một trực thăng đến đón mình. Bà Tuyết Mai và các con đã đi Honolulu trên chiếc máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ cất cánh rời căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Sáng ngày 29 tháng 4, từ Bộ Tổng tham mưu, ông đã dùng trực thăng UH.1, do chính ông lái, bay ra hàng không mẫu hạm Midway để di tản ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó 4 ngày. Cùng chuyến bay này còn có cả tướng Ngô Quang Trưởng nguyên Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu 1. Đô đốc Harris đưa tất cả sang tàu chỉ huy Blue Ridge bằng trực thăng Mỹ. Đại sứ Martin cũng xuống tàu Blue Ridge. Khi sang đến Hoa Kỳ, ông lần lượt định cư qua các nơi: Quận Fairfax, Virginia, New Orleans bang Louisiana, Seattle bang Washington, Hacienda Heights bang California và Houston bang Texas. Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ. Những năm cuối đời Từ năm 2004–2008, sau khi sống tại Hoa Kỳ, ông đã 4 lần về Việt Nam. Ông có tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam. Con gái ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, là một ca sĩ, luật sư và là người dẫn chương trình của cộng đồng người Việt hải ngoại. Khi trở về Việt Nam, ông được nhiều cấp cao của Việt Nam đón tiếp, đó là những người có trọng trách bên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc (Chủ tịch Phạm Thế Duyệt). Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho Đào Hồng Tuyển, một trong những người giàu nhất Việt Nam, thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân golf, được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ. Trong cuộc họp báo tại khách sạn Sheraton thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 15 tháng 1 năm 2004, ông Kỳ nói: "Tôi cũng muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này, sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để Việt Nam trở thành một con rồng châu Á." Ngày 22 tháng 7 năm 2011, ông qua đời tại một bệnh viện ở Malaysia sau một thời gian lâm trọng bệnh. Thi hài của ông được hỏa táng, sau đó con gái ông là Nguyễn Cao Kỳ Duyên đem tro cốt của ông về Mỹ. Gia tộc và gia đình Ông nội của ông là cụ Nguyễn Cao Côn làm tới chức Thương tá (tức Thương biện hay Thương tá Tỉnh vụ) tỉnh Sơn Tây. Theo ông, thân phụ của ông sinh năm 1895 trong một gia đình Nho sỹ và làm quan chức địa phương. Thân phụ Nguyễn Cao Kỳ là cụ Nguyễn Cao Hiếu, làm nghề giáo viên, sinh được 4 người con: 3 gái 1 trai. Ông là người con thứ tư và là con trai duy nhất. Trong hồi ký của mình mang tên Đứa con cầu tự (Buddha’s Child), ông viết: As the only boy among four sisters, I was treated like a little prince and allowed to do whatever I pleased. My three older sisters tell me that when I was a toddler, the only thing that would make me stop crying and smile was to let me smash a dish or a glass against the floor. (Là cậu bé duy nhất trong số 4 chị em. Tôi được cưng chiều như một hoàng tử và được phép làm bất kỳ điều gì mình thích. 3 người chị của tôi từng kể với tôi rằng: Khi tôi còn là một đứa trẻ chập chững biết đi, cách duy nhất làm cho tôi nín khóc và nở nụ cười là để cho tôi đập vỡ đĩa chén xuống sàn nhà.) Thuở nhỏ, Nguyễn Cao Kỳ đã từng sống tại phố Hữu Lợi, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây; nay là số nhà 51 phố Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ký sự của Lê Tuấn Vũ về chuyến hồi hương đầu tiên của ông vào tháng 1 năm 2004, có tường thuật như sau:"Chiều ngày 7/1/2004, tức 16 tháng chạp âm lịch, chỉ còn 14 ngày nữa là đến tết 2004, chúng tôi có mặt tại Thị xã Sơn Tây. Cả một con phố Ngô Quyền dài, nơi ông sinh ra và lớn lên, đang râm ran bàn tán chuyện ông được về thăm quê...". Ông có 3 người vợ với 6 người con: Người vợ đầu là người Pháp, lấy nhau khi ông học phi công tại châu Phi, có với ông 5 người con (4 trai 1 gái là: Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Cao Trí, Nguyễn Cao Đạt, Nguyễn Cao Tuấn, Nguyễn Cao Kỳ Vân). Khoảng năm 1962, Nguyễn Cao Kỳ đã làm thủ tục ly dị với người vợ này. ("Theo lời ông thuật lại qua hồi ký:... Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với một phụ nữ Pháp – và chúng tôi đã có 5 đứa con với nhau – đã kết thúc bằng sự ly thân và tiếp theo đó chúng tôi đã ly dị. Sau khi ly dị với vợ tôi, theo lời của một nhà báo, tôi đã hưởng được "hai năm hết sức sôi động của một người có số đào hoa"... Ông kể năm 1964, trên một chuyến bay của hàng không Việt Nam đến Thái Lan, ông đã gặp một cô chiêu đãi viên: "là một cô gái 20 tuổi, với những nét đẹp cổ kính nhất mà tôi chưa thấy bao giờ. Nàng tên là Đặng Tuyết Mai và tôi đã thuyết phục mời đi dùng cơm với tôi chiều hôm đó...".) Như vậy, theo lời của chính ông, thì ông có khoảng 2 năm tự do trước khi có cuộc hôn nhân thứ 2 với bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ 2 là Đặng Tuyết Mai, trước khi lấy ông năm 1964 là tiếp viên hàng không của hàng không Air Vietnam. Hai ông bà sinh được duy nhất một người con gái là Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Khi sang Hoa Kỳ, (khoảng năm 1989, sau 25 năm chung sống), hai ông bà đã ly dị nhau. Người vợ thứ 3, sống cùng ông trong những năm cuối đời, có tên là Lê Hoàng Kim Nicole. Bà này trước đó đã có một đời chồng và có 4 con riêng. Theo danh sách các con trong bản cáo phó tiếng Việt, ông còn có một con gái nữa là Nguyễn Cao Kỳ Trang, không rõ với người vợ nào. Hình ảnh công cộng Giai đoạn trước 1975 Thêm vào đó, hành vi của những người được coi là cùng cánh với ông cũng là nguyên cớ khiến ông trở nên mất uy tín. Một trong những vụ tai hại nhất là vụ của Nguyễn Ngọc Loan với bức ảnh chụp lại cảnh ông Loan nã súng bắn thẳng vào đầu một người Việt Cộng (bài chi tiết: Saigon Execution) trong Tết Mậu Thân 1968. Tướng Loan, người giữ chức vụ cao nhất tại Đặc ủy Trung ương Tình báo, là cấp dưới trực tiếp của ông khi ông là Tư lệnh Không quân (tướng Loan là Tư lệnh phó). Một trong những lời tuyên bố được xem là tai tiếng của ông là trong một cuộc tụ họp quần chúng có quy mô lớn vào ngày 21 tháng 4 năm 1975, ông công khai tuyên bố "tử thủ Sài Gòn cho đến giọt máu cuối cùng", quyết tâm biến Sài Gòn thành giống "Stalingrad đệ Nhị"; nhưng ngay sau đó vài hôm, vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông quyết định đi di tản. Giai đoạn định cư tại Hoa Kỳ Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, khi rời khỏi Việt Nam ngay trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông chỉ kịp mang theo vài va-li nhỏ đựng vật dụng cá nhân và phải bỏ lại toàn bộ gia sản của ông, bao gồm một số lớn bất động sản, trang trại, máy móc, xe ủi tại Đà Lạt. Ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ. Giai đoạn sau khi trở về Việt Nam Sự trở về của ông cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đối với một số người, ông là sự phản bội và bị phản đối ở nhiều nơi. Nhưng với một số người khác, ông được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá khứ. Ông đã tuyên bố ủng hộ Nhà nước Việt Nam và lên tiếng chỉ trích những người tự xưng là đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, và theo ông thì chuyện một số người Việt ở hải ngoại đòi Việt Nam có một thể chế dân chủ như ở Hoa Kỳ là điều rất sai lầm, vì dân chủ kiểu đó không phù hợp với thực trạng Việt Nam lúc này. Ông đã về Việt Nam nhiều lần và chuẩn bị cho ấn hành tập hồi ký Con cầu tự tại Việt Nam (bản tiếng Anh là Buddha's child-my fight to save Vietnam). Cuốn sách này được thông báo là sẽ được phát hành với số lượng vào cỡ 4.000 bản. Trước đó, ông cũng công bố một số bài viết (phần nhiều trước năm 2000) về Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như những bài phân tích và mô tả binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa không thể hoàn toàn thích nghi với lối huấn luyện, lối trang bị vũ khí tốn kém và đắt tiền kiểu Mỹ cũng như cách thức tiến hành chiến tranh theo kiểu nhà giàu. Ông cũng phê phán sự phụ thuộc thái quá của miền Nam, trên hầu như tất cả mọi phương diện, vào người "đỡ đầu" của họ là Chính phủ Hoa Kỳ. Tuy vậy, cho tới những năm 2000, vẫn xuất hiện những chỉ trích nhắm vào ông, kể cả những cựu quân nhân được coi là kín tiếng nhất và được tôn trọng ở cộng đồng hải ngoại về đạo đức như Cao Văn Viên. Tướng Viên, cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong một bài phỏng vấn lúc cuối đời, phê phán ông là khoác lác và nhận về mình công trạng của người khác, cụ thể là trong trường hợp chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng biện pháp cứng rắn và đàn áp thành công những cuộc phản kháng của Phật tử Huế vào năm 1968. Câu nói nổi tiếng Xem thêm Thủ tướng Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Chú thích Tham khảo Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). ''Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Liên kết ngoài Nguyễn Cao Kỳ: Ngày ấy bây giờ Phỏng vấn tướng Nguyễn Cao Kỳ Sinh năm 1930 Mất năm 2011 Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa Chính khách Việt Nam Cộng hòa Người Sơn Tây Người Hà Nội Người Mỹ gốc Việt Người họ Nguyễn tại Việt Nam Phật tử Việt Nam Người Hà Tây
16480
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BB%A9c
Định thức
Định thức, trong đại số tuyến tính, là một hàm cho mỗi ma trận vuông A, tương ứng với số vô hướng, ký hiệu là det(A). Ý nghĩa hình học của định thức là tỷ lệ xích cho thể tích khi A được coi là một biến đổi tuyến tính. Định thức được sử dụng để giải (và biện luận) các hệ phương trình đại số tuyến tính. Định thức chỉ được xác định trong các ma trận vuông. Nếu định thức của một ma trận bằng 0, ma trận này được gọi là ma trận suy biến, nếu định thức bằng 1, ma trận này được gọi là ma trận đơn môđula. Định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính Khái niệm định thức xuất hiện đầu tiên gắn với việc giải hệ phương trình đại số tuyến tính có số phương trình bằng số ẩn. Hệ này có một nghiệm duy nhất khi và chỉ khi định thức của ma trận tương ứng với hệ phương trình này khác 0. Ví dụ hệ hai phương trình tuyến tính hai ẩn: có các hệ số của các ẩn tạo thành ma trận: định thức của nó là: det(A)=ad-bc. Nếu det(A) khác 0, hệ có nghiệm duy nhất . Nếu det(A) = 0 hệ có thể có vô số nghiệm hoặc không có nghiệm nào. Nếu e = f = 0, hệ trên là một hệ phương trình tuyến tính thuần nhất, nó luôn có ít nhất một nghiệm tầm thường là x = 0 và y = 0. Khi đó hệ có nghiệm không tầm thường khi và chỉ khi định thức của hệ bằng không. Định thức của ma trận vuông cấp n Cho ma trận vuông cấp n: Định nghĩa định thức Định nghĩa của định thức trong đại số tuyến tính liên quan đến khái niệm dấu của hoán vị. Định thức của ma trận vuông cấp n là tổng đại số của n! (n giai thừa) số hạng, mỗi số hạng là tích của n phần tử lấy trên các hàng và các cột khác nhau của ma trận A, mỗi tích được nhân với phần tử dấu là +1 hoặc -1 theo phép thế tạo bởi các chỉ số hàng và chỉ số cột của các phần tử trong tích. Gọi Sn là nhóm các hoán vị của n phần tử 1,2,...,n ta có:(Công thức Leibniz) Định thức của một ma trận vuông còn được viết như sau Áp dụng với các ma trận vuông cấp 1,2,3 ta có: Các ứng dụng Các định thức được dùng để kiểm tra các ma trận có ma trận nghịch đảo không (các ma trận khả nghịch khi và chỉ khi chúng là các ma trận có định thức khác 0) và để biểu diễn nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính qua định lý Cramer. chúng được dùng để tìm các vectơ riêng của ma trận qua đa thức đặc trưng Trong đó, I là ma trận đơn vị (identity matrix) có cùng kích thước với A. Người ta còn xem định thức như là hàm xác định trên lên các bộ vectơ trong không gian , toạ độ của n vectơ này tạo thành n cột (hoặc n dòng) của một ma trận vuông. Khi đó, dấu của định thức của một cơ sở có thể được dùng để định nghĩa khái niệm hướng của các cơ sở trong không gian Euclide. Nếu định thức của một cơ sở là dương thì ta nói các vectơ này tạo thành một cơ sở thuận chiều, và nếu định thức của chúng là âm thì nó tạo thành cơ sở ngược chiều. Các định thức còn được dùng để tính thể tích trong giải tích vectơ: Giá trị tuyệt đối của định thức của các vectơ trên trường số thực thì bằng với thể tích của hình hộp tạo ra bởi các vectơ đó. Như là một hệ quả, nếu một ánh xạ tuyến tính được đặc trưng bởi ma trận , và là tập con đo được bất kì của , thì thể tích của được cho bởi . Một cách tổng quát hơn, nếu ánh xạ tuyến tính đặc trưng bởi một ma trận m x n, và là tập con bất kì đo được nào của , thì thể tích n-chiều của được tính bởi . Bằng cách tính thể tích của tứ diện có 4 đỉnh, chúng có thể được dùng để nhận diện (xác định) các đường ghềnh Thể tích của tứ diện bất kì, cho bởi các đỉnh a, b, c, và d, là (1/6)·|det(a−b, b−c, c−d)|. Ví dụ Tìm định thức của ma trận: Cách 1: Sử dụng công thức Leibniz {| |- | | | |- | | | |- | | | |} Cách 2: Sử dụng công thức Laplace để khai triển định thức theo một hàng hoặc một cột. Cách tốt nhất là chọn hàng, hoặc cột nào có nhiều phần tử bằng 0, vì như vậy, giá trị định thức của phần tử đó sẽ bằng 0 () vì thế ta sẽ khai triển theo cột thứ 2. {| |- | | | |- | | | |- | | | |} Cách 3: Sử dụng phép khử Gauss, bằng việc áp dụng các tính chất của định thức, biến đổi các cột, hoặc hàng thành dạng đơn giản, như chứa phần tử bằng 0, sau đó tính định thức theo hàng, cột đó. và định thức sẽ được tính nhanh khi khai triển theo cột đầu tiên: {| |- | | | |- | | | |} …== Các tính chất và phép biến đổi trên các hàng và các cột của định thức == Cho ma trận A vuông cấp n: Định thức của A bằng không nếu một trong các điều kiện sau xảy ra: A có tất cả các phần tử trên một hàng (hoặc một cột) bằng 0; A có hai hàng (hoặc hai cột) tỷ lệ; Tổng quát: A có một hàng (hoặc một cột) là tổ hợp tuyến tính của các hang (hoặc các cột) khác. Trên các hàng và các cột của A có thể thực hiện các phép biến đổi sau: Đổi chỗ hai hàng (hoặc hai cột) khác nhau thì định thức đổi dấu; Nếu nhân một hằng số a vào một hàng (hoặc một cột) của A thì định thức của ma trận cuối sẽ là a.det(A); Nếu nhân một số a ≠0 vào một hàng (hoặc một cột) của A, và cộng hàng (hoặc cột) này vào một hàng (hoặc một cột) khác thì giá trị của định thức sẽ không đổi Định thức và các phép toán trên ma trận với mọi ma trận khả tích n-n và . Từ đó và với mọi ma trận - và mọi số . Ma trận trên một trường là khả nghịch khi và chỉ khi định thức của A khác 0, trong trường hợp này ta có: Ma trận vuông A và ma trận chuyển vị AT của nó có định thức bằng nhau: . Tham khảo Thư mục Nguyễn Hữu Việt Hưng, 1999, Đại số tuyến tính'' Ma trận Đại số tuyến tính Đại số Định thức
16489
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ma%20tr%E1%BA%ADn%20chuy%E1%BB%83n%20v%E1%BB%8B
Ma trận chuyển vị
Trong đại số tuyến tính, ma trận chuyển vị (tiếng Anh: transpose) là một ma trận mà ở đó các hàng được thay thế bằng các cột, và ngược lại. Để có được ma trận chuyển vị, chúng ta có thể sử dụng toán tử lật ma trận theo đường chéo chính của nó. Ma trận chuyển vị của ma trận A được ký hiệu là AT. Ma trận chuyển vị được giới thiệu vào năm 1858 bởi nhà toán học người Anh Arthur Cayley. Chuyển vị của ma trận Định nghĩa Chuyển vị của ma trận , ký hiệu , , , , , , hoặc , có thể được xây dựng bằng các phương pháp sau đây: Phản xạ trên đường chéo chính của nó (chạy từ trên cùng bên trái sang dưới cùng bên phải) để có ; Viết các hàng của thành cột của ; Viết các cột của thành hàng của . Về mặt hình thức, phần tử của hàng thứ i, cột thứ j của ma trận là phần tử của hàng thứ j, cột thứ i của ma trận : Nếu là ma trận thì là ma trận . Trong trường hợp là ma trận vuông, biểu thị lũy thừa thứ của ma trận . Để tránh sự nhầm lẫn có thể xảy ra, nhiều tác giả sử dụng ký hiệu lũy thừa bên trái, khi đó ký hiệu của chuyển vị là . Một lợi thế của ký hiệu này là không cần dấu ngoặc đơn khi liên quan đến số mũ: khi , ký hiệu không gây nhầm lẫn. Trong bài viết này, tránh nhầm lẫn này bằng cách không bao giờ sử dụng ký hiệu dưới dạng tên biến. Định nghĩa ma trận liên quan đến chuyển vị Ma trận vuông có chuyển vị bằng chính nó được gọi là ma trận đối xứng; nghĩa là, đối xứng nếu Ma trận vuông có chuyển vị bằng phần trừ của nó được gọi là ma trận phản đối xứng; nghĩa là, phản đối xứng nếu Ma trận vuông phức có chuyển vị bằng ma trận với mỗi phần tử được thay thế bằng liên hợp phức của nó (được biểu thị ở đây bằng dấu gạch ngang) được gọi là ma trận Hermitian (tương đương với ma trận bằng chuyển vị liên hợp); nghĩa là, là một Hermitian nếu Ma trận vuông phức có chuyển vị bằng phủ định của liên hợp phức của nó được gọi là ma trận phản Hermitian; nghĩa là, là phản Hermitian nếu Ma trận vuông có chuyển vị bằng nghịch đảo của nó được gọi là ma trận trực giao; nghĩa là, trực giao nếu Một ma trận phức vuông có chuyển vị bằng nghịch đảo liên hợp của nó được gọi là ma trận unita; nghĩa là, đơn nhất (unita) nếu Ví dụ Tính chất Cho và là 2 ma trận và là một đại lượng vô hướng. Tích Nếu là một ma trận và là chuyển vị của nó thì kết quả của phép nhân ma trận với hai ma trận này cho ra hai ma trận vuông: là ma trận và là ma trận . Hơn nữa, các tích này đều là ma trận đối xứng. Thật vậy, tích ma trận có phần tử là tích trong của một hàng với một cột . Nhưng các cột của là các hàng của , vì vậy phần tử tương ứng với tích trong của hai hàng của . Nếu là phần tử của tích, nó được lấy từ các hàng và của . Phần tử cũng được lấy từ các hàng này, do đó , và tích của ma trận () đối xứng. Tương tự, tích là một ma trận đối xứng. Một chứng minh nhanh về tính đối xứng của cho kết quả từ thực tế rằng nó là chuyển vị của chính nó: Thực hiện chuyển vị ma trận trên máy tính Trên máy tính, người ta thường có thể tránh chuyển vị một ma trận trong bộ nhớ bằng cách chỉ cần truy cập cùng một dữ liệu theo một thứ tự khác nhau. Ví dụ: thư viện phần mềm cho đại số tuyến tính, chẳng hạn như BLAS, thường cung cấp các tùy chọn để chỉ định rằng một số ma trận nhất định sẽ được diễn giải theo thứ tự hoán vị để tránh sự cấp thiết của việc di chuyển dữ liệu. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần thiết hoặc mong muốn sắp xếp lại một cách vật lý một ma trận trong bộ nhớ theo thứ tự đã hoán vị của nó. Ví dụ, với một ma trận được lưu trữ trong hàng-thứ tự chính, các hàng của ma trận liền nhau trong bộ nhớ và các cột không liền nhau. Nếu các thao tác lặp lại cần được thực hiện trên các cột, ví dụ như trong thuật toán biến đổi Fourier nhanh thì việc chuyển ma trận trong bộ nhớ (để làm cho các cột liền nhau) có thể cải thiện hiệu suất bằng cách tăng vị trí tham chiếu. Lý tưởng nhất, ta có thể hy vọng chuyển đổi một ma trận với bộ nhớ bổ sung tối thiểu. Điều này dẫn đến vấn đề chuyển đổi một ma trận tại chỗ n × m, với bộ nhớ bổ sung O(1) hoặc tối đa bộ nhớ ít hơn nhiều mn. Cho n ≠ m, điều này liên quan đến một hoán vị phức tạp của các phần tử dữ liệu mà không phải là tầm thường để triển khai tại chỗ. Do đó, chuyển vị ma trận tại chỗ hiệu quả đã là chủ đề của nhiều ấn phẩm nghiên cứu trong khoa học máy tính, bắt đầu từ cuối những năm 1950 và một số thuật toán đã được phát triển. Chuyển vị của ánh xạ tuyến tính và dạng song tuyến tính Nhớ lại rằng các ma trận có thể được đặt tương ứng 1-1 với toán tử tuyến tính. Chuyển vị của một toán tử tuyến tính có thể được xác định mà không cần xem xét phải biểu diễn ma trận. Điều này dẫn đến một định nghĩa tổng quát hơn về phép chuyển vị có thể được áp dụng cho các toán tử tuyến tính không thể được biểu diễn bằng ma trận (ví dụ liên quan đến nhiều không gian vectơ chiều vô hạn). Chuyển vị của ánh xạ tuyến tính Đặt biểu thị không gian đối ngẫu đại số (algebraic dual space) của một mô-đun-- . Đặt và là các mô-đun-. Nếu là ánh xạ tuyến tính thì phần phụ đại số (algebraic adjoint) hoặc đối ngẫu (dual) của nó, là ánh xạ được xác định bởi . Các hàm kết quả được gọi là pullback của qua . Quan hệ sau đây đặc trưng cho phần phụ đại số của cho mọi và trong đó là một hệ đối ngẫu (dual system) (tức là được xác định bởi ). Định nghĩa này cũng áp dụng không thay đổi đối với mô-đun bên trái và không gian vectơ. Định nghĩa của phép chuyển vị có thể được coi là độc lập với bất kỳ dạng song tuyến nào trên các mô-đun, không giống như phần phụ (bên dưới). Không gian đối ngẫu liên tục của không gian vectơ tôpô (topological vector space) (TVS) được ký hiệu bởi . Nếu và là các không gian vectơ tôpô thì là ánh xạ tuyến tính là một liên tục yếu khi và chỉ khi , trong trường hợp đó ta đặt biểu thị hạn chế của tới . Ánh xạ được gọi là chuyển vị của . Nếu ma trận biểu thị một ánh xạ tuyến tính đối với cơ sở của và thì ma trận biểu thị sự chuyển vị của ánh xạ tuyến tính đó đối với cơ sở đối ngẫu (dual base). Chuyển vị của một dạng song tuyến tính Mọi ánh xạ tuyến tính tới không gian đối ngẫu định nghĩa một dạng song tuyến , với mối quan hệ . Bằng cách xác định sự chuyển vị của dạng song tuyến này là dạng song tuyến được xác định bởi chuyển vị tức là , ta thấy rằng . Tại đây, là phép đồng cấu tự nhiên vào đôi liên hiệp. Phận phụ Nếu không gian vectơ và có lần lượt là dạng song tuyến tính không suy biến và , một khái niệm được gọi là phần phụ, có liên quan chặt chẽ với chuyển vị, có thể được định nghĩa: Nếu là một ánh xạ tuyến tính giữa không gian vectơ và , ta xác định là một phận phụ của nếu thỏa mãn cho mọi và . Các dạng song tuyến này xác định đẳng cấu giữa và , và giữa và , dẫn đến sự đẳng cấu giữa chuyển vị và phần phụ của . Ma trận của phần phụ của một ánh xạ là ma trận chuyển vị chỉ khi cơ sở là trực chuẩn đối với dạng song tuyến. Trong bối cảnh này, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ chuyển vị để chỉ phần phụ như được định nghĩa ở đây. Phần phụ cho phép ta xem xét liệu bằng . Đặc biệt, điều này cho phép nhóm trực chuẩn trên không gian vectơ có dạng bậc hai được xác định mà không cần tham chiếu đến ma trận (cũng như các thành phần của nó) dưới dạng tập hợp tất cả các ánh xạ tuyến tính mà phần phụ bằng nghịch đảo. Trên một không gian vectơ phức tạp, người ta thường làm việc với dạng bán song tuyến tính (tuyến tính liên hợp trong một đối số) thay vì các dạng song tuyến tính. Phần phụ Hermitian của ánh xạ giữa các không gian như vậy được xác định tương tự và ma trận của phần phụ Hermitian được cho bởi ma trận chuyển vị liên hiệp nếu các cơ sở là trực chuẩn. Xem thêm Ma trận phụ hợp, chuyển vị của định thức con Chuyển vị liên hiệp Giả nghịch đảo Moore–Penrose Phép chiếu (đại số tuyến tính) Tham khảo Đọc thêm . Liên kết ngoài Gilbert Strang (Spring 2010) Linear Algebra from MIT Open Courseware Ma trận Đại số trừu tượng Đại số tuyến tính
16490
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20th%C3%B4ng%20tin%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20l%C3%BD
Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình-kiến thức chuyên gia?, nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Khi xây dựng một hệ thống GIS ta phải quyết định xem GIS sẽ được xây dựng theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện nào. Chỉ trên cơ sở đó người ta mới quyết định xem GIS định xây dựng sẽ phải đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung, cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển hệ thống GIS. Với một xã hội có sự tham gia của người dân và quá trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đồng đang ngày càng trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu. Ứng dụng Theo cách tiếp cận truyền thống, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dữ liệu không gian đã tiến những bước dài: từ hỗ trợ lập bản đồ (CAD mapping) sang hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cho đến nay cùng với việc tích hợp các khái niệm của công nghệ thông tin như hướng đối tượng, GIS đang có bước chuyển từ cách tiếp cận cơ sở dữ liệu (database approach) sang hướng tri thức (knowledge approach). Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, tri thức này được thể hiện qua các tập thông tin: Các bản đồ: giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý để tra cứu, trình bày kết quả và sử dụng như là một nền thao tác với thế giới thực Các tập thông tin địa lý: thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm các yếu tố, mạng lưới, topology, địa hình, thuộc tính Các mô hình xử lý: tập hợp các quy trình xử lý để phân tích tự động Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một cơ sở dữ liệu thông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin khác. Lược đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò rất quan trọng Metadata: hay tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, tìm hiểu và truy nhập được tới tri thức địa lý.. Các cách nhìn Khi làm việc với hệ thống GIS có thể tiếp cận dưới các cách nhìn nhận như sau: Cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase - theo cách gọi của ESRI): GIS là một cơ sở dữ liệu không gian chuyển tải thông tin địa lý theo quan điểm gốc của mô hình dữ liệu GIS (yếu tố, topology, mạng lưới, raster,...) Hình tượng hoá (Geovisualization): GIS là tập các bản đồ thông minh thể hiện các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trên mặt đất. Dựa trên thông tin địa lý có thể tạo nhiều loại bản đồ và sử dụng chúng như là một cửa sổ vào trong cơ sở dữ liệu để hỗ trợ tra cứu, phân tích và biên tập thông tin. Xử lý (Geoprocessing): GIS là các công cụ xử lý thông tin cho phép tạo ra các thông tin mới từ thông tin đã có. Các chức năng xử lý thông tin địa lý lấy thông tin từ các tập dữ liệu đã có, áp dụng các chức năng phân tích và ghi kết quả vào một tập mới. Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và phức tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây GIS thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của các người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn, là ở các tỷ lệ khác nhau, nói cách khác là tuỳ thuộc vào các định hướng do cơ sở tri thức đưa ra. Cơ sở dữ liệu địa lý Hệ thống thông tin địa lý (GIS) sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý (geodatabase) làm dữ liệu của mình. Các thành phần của cơ sở dữ liệu không gian bao gồm: Tập hợp các dữ liệu dạng vector (tập các điểm, đường và vùng) Tập hợp các dữ liệu dạng raster (dạng mô hình DEM hoặc ảnh) Tập hợp các dữ liệu dạng mạng lưới (ví dụ như đường giao thông, lưới cấp thoát nước, lưới điện...) Tập hợp các dữ liệu địa hình 3 chiều và bề mặt khác Dữ liệu đo đạc Dữ liệu dạng địa chỉ Các bảng dữ liệu là thành phần quan trọng của cơ sở dữ liệu không gian, được liên kết với các thành phần đồ họa với nhiều kiểu liên kết khác nhau. Về khía cạnh công nghệ, hình thể, vị trí không gian của các đối tượng cần quản lý, được miêu tả bằng các dữ liệu đồ hoạ. Trong khi đó, tính chất các đối tượng này được miêu tả bằng các dữ liệu thuộc tính. Mô hình cơ sở dữ liệu không gian không những quy định mô hình dữ liệu với các đối tượng đồ hoạ, đối tượng thuộc tính mà còn quy định liên kết giữa chúng thông qua mô hình quan hệ và định nghĩa hướng đối tượng bao gồm các tính chất như thừa kế (inherit), đóng gói (encapsulation) và đa hình (polymorphism). Ngoài ra, cơ sở dữ liệu không gian hiện đại còn bao gồm các ràng buộc các đối tượng đồ hoạ ngay trong cơ sở dữ liệu, được gọi là topology. Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản và các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai công cụ quan trọng đặc biệt là phân tích liền kề và phân tích chồng xếp. Nhóm này tạo nên ứng dụng quan trọng đối với nhiều ứng dụng mang tính phân tích. Quá trình chồng xếp sử dụng một số bản đồ để sinh ra thông tin mới và các đối tượng mới. Trong nhiều trường hợp topology mới sẽ được tạo lại. Phân tích chồng xếp khá tốn thời gian và thuộc vào nhóm các ứng dụng có tính chất sâu, khi hệ thống được khai thác sử dụng ở mức độ cao hơn là được sử dụng cho từng vùng cụ thể hoặc cả nước với tỷ lệ bản đồ phù hợp. Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế. Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới để mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện). Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý tài nguyên môi trường. Các mô hình phức tạp cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS. Các lớp dữ liệu GIS có thể như hình sau: GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc. Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám, đã cung cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến tài nguyên môi trường. Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị... Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng chính thức. Xem thêm ArcView MapInfo Tô pô học Tham khảo
16492
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tham%20nh%C5%A9ng
Tham nhũng
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước và đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Nguồn gốc tham nhũng và tham ô Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng, tham ô bắt nguồn từ nền văn hóa đề cao lợi ích cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, nền kinh tế biến đổi mạnh khiến lòng tham của con người gia tăng, sinh ra tham nhũng, tham ô. Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Tại các nước này, do luật pháp lỏng lẻo và thu nhập từ việc làm công chức còn thấp nên nhiều người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao, một số cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo, nên họ ít có động cơ để tham nhũng tài sản hơn (nhưng ngược lại họ sẽ động cơ để tham nhũng chính sách cao hơn) Công cụ nhận dạng Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đã xác định ra quy luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau: Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability). Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình. Một công cụ nhận dạng khác dựa theo công thức của C. Stephan tạm dịch như sau: Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Tính minh bạch (Transparency) - Đạo đức luân lý (Morality) Theo đó, tham nhũng dựa trên 4 yếu tố, là độc quyền cùng với bưng bít thông tin và thiếu đi sự minh bạch, thiếu đạo đức. Độc quyền: Một hệ thống (thường là chính quyền) sở hữu phần lớn hoặc toàn bộ tài sản, và chi phối thị trường mà không thông qua quy luật thị trường. Bưng bít thông tin: Nắm quyền chi phối thông tin, thậm chí định hướng và lừa dối dư luận. Tính minh bạch: Minh bạch trong chính sách hành chính công, các chi phí công, và minh bạch trong đấu thầu dự án công. Đạo đức luân lý: Năng lực đạo đức luân lý của người tham gia vào hệ thống, năng lực này để nhận biết điều đúng sai, và có khả năng làm điều đúng tránh điều sai. Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào. Tham nhũng chính sách (Lobby) Tham nhũng chính sách không nhắm đến việc chiếm đoạt tài sản công như tham nhũng thông thường, mà nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó để chính sách đó có lợi cho đối tượng. Ở một khía cạnh nào đó, những kiểu "chạy" giấy phép, "chạy" dự án của các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem là một phần của tham nhũng chính sách. Nhưng trong khi ở Việt Nam hoạt động này bị xem là bất hợp pháp, tại các nước như Hoa Kỳ, Anh... nó được gọi là vận động hành lang (Lobby) và được coi là hợp pháp. Tham nhũng ở nhiều nước phát triển được thực hiện một cách tinh vi dưới những vỏ bọc hợp pháp với danh nghĩa lobby. Đó là việc gián tiếp đưa hối lộ bằng nhiều hình thức hợp pháp như thông qua việc quyên góp, ủng hộ quỹ cho các chiến dịch của các chính trị gia, các nghị sĩ... Tổ chức Minh bạch đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng vận động hành lang thao túng các quyết sách của giới lãnh đạo châu Âu, nhưng khó có thể trừng phạt các hình thức tham nhũng chính sách nếu châu Âu không cải cách luật vận động hành lang, do đây là hoạt động được coi là hợp pháp.. Những vụ lobby nổi tiếng: Hãng Pepsi đã dùng nhiều ưu đãi để tạo dựng quan hệ tốt với nghị sỹ Richard Nixon. Khi lên làm tổng thống Mỹ, Nixon đã chỉ thị gỡ bỏ hết máy tự động bán Coca trong dinh tổng thống và thay vào đó là Pepsi. Đến lượt hãng Coca-Cola cũng làm chiêu tương tự với Jimmy Carter. Sau khi Carter lên làm tổng thống, ông cũng chỉ thị gỡ bỏ hết máy bán Pepsi trong dinh tổng thống và thay bằng Coca. Trong thảm họa dầu loang trên Vịnh México vào tháng 4-2010, các nhà làm luật đảng Dân chủ bắt đầu bàn bạc về số tiền hợp lý mà công ty làm tràn dầu phải đóng phạt. Hãng BP chi 8,43 triệu USD trong năm 2011 để vận động các nhà làm luật "thấy rằng" thảm họa tràn dầu không phải xuất phát từ nguyên do chủ quan của công ty. Năm 2011, họ trả The Duberstein Group 400.000 USD để lobby các nhà điều tra vụ tràn dầu, và chi 90.000 USD cho Stuntz, Davis & Staffier để giúp vận động Quốc hội điều chỉnh Đạo luật "Offshore Moratorium", chi 320.000 USD cho The Podesta Group để vận động các nhà làm luật cho phép công ty khai thác trở lại ở Vịnh México. Không chỉ giúp giảm nhẹ các hình phạt, tờ The New York Times hồi tháng 3 cho rằng những đồng tiền lobby còn giúp BP giành được lợi lớn trong việc đấu thầu những giếng dầu và khí đốt ở Vịnh Mexico khi Chính quyền tổng thống Barrack Obama đấu giá mời thầu các giếng dầu/khí đốt ở đó vào tháng 12-2011. Thực trạng tham nhũng trên thế giới Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Các nước Bắc Âu được đánh giá là tốt nhất: Iceland (1), Phần Lan và New Zealand (2), Đan Mạch (4), Thụy Điển (6) và Na Uy (8). Các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng và tham ô nặng đội sổ: Bangladesh và Tchad (158). Tiếp đó là Haiti, Myanmar và Turkmenistan, Nigeria, Guinea Xích Đạo, Côte d'Ivoire, Angola cũng là những nước có chỉ số nhận thức tham nhũng thấp (từ 1,7 đến 2 điểm). Châu Á: Singapore (5), Hồng Kông (15), Nhật Bản (21), Đài Loan (32), Malaysia (39), Hàn Quốc (40), Thái Lan (59), Trung Quốc (78), Ấn Độ (88), Philippines (117) và Indonesia (137). Trong đó Việt Nam (107) cùng hạng với Belarus, Eritrea, Honduras, Kazakhstan, Nicaragua, Palestine, Ukraina, Zambia và Zimbabwe. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), hàng năm trên thế giới có khoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ. Theo tổ chức TI, chỉ riêng ở châu Phi hàng năm có khoảng 148 tỷ USD đã bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng gây ra, tương đương với 1/2 khoản nợ nước ngoài của lục địa này. (Theo con số nợ nước ngoài của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), châu Phi nợ nước ngoài khoảng 248 tỷ USD). Chủ tịch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Peter Eigen, nhận xét: "Tham nhũng là nguyên nhân chính của đói nghèo khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ." Những chính trị gia tham nhũng, tham ô Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005) Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hoà Dân chủ Congo, biển thủ 5-8 tỷ đô la; cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia; cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines biển thủ 100 tỷ đô la (theo báo cáo của ủy ban trong sạch phủ tổng thống Philippines); và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru, biển thủ hàng trăm triệu đô. Biện pháp chống tham nhũng và tham ô Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Công cụ chiến đấu tham nhũng, tham ô = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng có hiệu lực từ tháng 12 năm 2005, sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của mình, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài. Loại bỏ tham nhũng, tham ô và thực hiện cải cách việc nhận tiền tài trợ là những điều quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công ông David Nussbaum, giám đốc điều hành TI nói: "Tham nhũng, tham ô không phải là một thảm hoạ tự nhiên. Đó là những khoản ăn cắp cơ hội được tính toán từ những kẻ tham lam. Các nhà lãnh đạo phải cải thiện cách làm việc, thông thoáng và tin cậy hơn thay vì chỉ hứa suông". Ngày Quốc tế chống tham nhũng là ngày 09 tháng 12. Số liệu điều tra tham nhũng Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia". Tổ chức định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi". Trừng phạt Tham nhũng là một tội lỗi gây hại cho quốc gia và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói nghèo cho người dân nhưng nó được hiểu khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo quan điểm của giai cấp cầm quyền cũng như ý thức quyền lợi của công dân mà có các biện pháp trừng phạt khác nhau trong lịch sử: Ở thành Athena trong thời Hy Lạp cổ đại, các quan chức tham nhũng sẽ bị tước quyền công dân và quyền tham gia vào các tổ chức chính trị của thành bang vì theo luật, việc nhận hối lộ đáng phải chịu sự ô nhục và ruồng bỏ mà bị tước quyền công dân cũng như việc bị huỷ bỏ sinh mạng chính trị là hình phạt ô nhục đối với dân Hy Lạp cổ đại. Cũng có khi họ bị tử hình. Ở Byzantium vào thế kỉ thứ 11, các quan chức tham nhũng thường bị làm cho mù mắt và bị thiến. Bên cạnh việc chịu đòn và bị làm cho mù mắt, những kẻ nhận hối lộ thường bị đày ải, còn tài sản của họ thì bị tịch thu sung công. Hình phạt thiến không phải do pháp luật quy định mà là kết quả của việc xúc phạm và sỉ nhục công chúng. Cộng hòa La Mã áp dụng hình phạt xử tử đối với những quan tòa nhận hối lộ theo bộ luật hợp pháp đầu tiên của nước cộng hòa Twelve Tables. Ở Hoa Kỳ thời mới thành lập người nhận hối lộ phải đi tù hoặc nộp phạt. Ở Trung Quốc, tham nhũng bị phạt tù, ở mức nghiêm trọng thì sẽ bị tử hình. Mỗi năm, Trung Quốc tử hình hàng chục quan chức tham nhũng, trong đó có cả những quan chức ở cấp cao trong chính quyền. Ở Việt Nam người nhận hối lộ sẽ được giảm nhẹ tội nếu nộp lại tiền hối lộ. Theo Bộ Luật hình sự 2015 bổ sung bởi Điểm r Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cán bộ tham nhũng bị phạt tù, ở mức nghiêm trọng thì sẽ bị tử hình, nhưng trong thực tế hiếm khi mức án này được áp dụng. Từ sau năm 2015, do tham nhũng ngày càng tăng cũng như dư luận xã hội bức xúc, một số cán bộ tham nhũng cũng đã bị tuyên án tử hình. Vào năm 1923, có một lần, toà án Moskva xử nhẹ một vụ ǎn hối lộ, lãnh tụ Lenin liền viết trong một bức thư: "Không xử bắn bọn ǎn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc đáng xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng...". Xem thêm Ông lớn (chính trị học) Tham nhũng tại Việt Nam Chống tham nhũng ở Singapore Vụ bê bối 1Malaysia Development Berhad Chú thích Liên kết ngoài Tiếng Anh Hiệp định Chống tham nhũng của Liên hiệp quốc tại Law-Ref.org Transparency International Tool to analyze anti-corruption and institutional reform Tiếng Việt Chuyên trang chống tham nhũng ở Vietnam Net Dự thảo luật phòng chống tham nhũng Tham nhũng: Chống thế nào cho hiệu quả? 6 nhóm giải pháp chống tham nhũng Chống tham nhũng không có lời giải? Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực Chống Tham Nhũng Thông Qua Quản trị Quốc gia Theo Nguyên Tắc Dân Chủ Chuyển đổi văn hóa tham nhũng Cổng Thông tin Phòng Chống Tham Nhũng Cổng thông tin chính thức Chống Tham Nhũng của chính phủ Việt Nam Chống tham nhũng - cuộc chiến "liên thời đại" Luật Phòng chống tham nhũng và những điều cần biết Khái niệm trong luân lý học Tham nhũng chính trị Tội phạm Lừa dối Thanh lý doanh nghiệp Luật doanh nghiệp Lạm dụng hệ thống luật pháp
16494
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ajax%20%28l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29
Ajax (lập trình)
AJAX (tiếng Anh: "Asynchronous JavaScript and XML" - nghĩa là "JavaScript và XML không đồng bộ") là một nhóm các công nghệ phát triển web được sử dụng để tạo các ứng dụng web động hay các ứng dụng giàu tính Internet (rich Internet application). Từ Ajax được ông Jesse James Garrett đưa ra và dùng lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2005 để chỉ kỹ thuật này, mặc dù các hỗ trợ cho Ajax đã có trên các chương trình duyệt từ 10 năm trước. Ajax là một kỹ thuật phát triển web có tính tương tác cao bằng cách kết hợp các ngôn ngữ: HTML (hoặc XHTML) với CSS trong việc hiển thị thông tin Mô hình DOM (Document Object Model), được thực hiện thông qua JavaScript, nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với máy chủ web. (Mặc dù, việc trao đổi này có thể được thực hiện với nhiều định dạng như HTML, văn bản thường, JSON và thậm chí EBML, nhưng XML là ngôn ngữ thường được sử dụng). XML thường là định dạng cho dữ liệu truyền, mặc dù bất cứ định dạng nào cũng có thể dùng, bao gồm HTML định dạng trước, văn bản thuần (plain text), JSON và ngay cả EBML. Giống như DHTML, LAMP hay SPA, Ajax tự nó không phải là một công nghệ mà là một thuật ngữ mô tả việc sử dụng kết hợp một nhóm nhiều công nghệ với nhau. Trong đó, HTML và CSS được kết hợp với nhau để đánh dấu và định kiểu thông tin. DOM và JavaScript kết hợp lại để hiển thị thông tin động và cho phép người dùng tương tác với các thông tin này. JavaScript cùng với đối tượng XMLHttpRequest hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu bất đồng bộ giữa trình duyệt và máy chủ nhằm hạn chế việc tải lại nguyên trang. Trong thực tế, các công nghệ dẫn xuất hoặc kết hợp dựa trên Ajax như AFLAX cũng đã xuất hiện. Lịch sử Trong giai đoạn đầu và giữa thập niên 1990, hầu hết Web site được xây dựng chỉ dựa hoàn toàn vào công nghệ HTML. Mỗi thao tác người dùng đều khiến toàn bộ trang web phải được tải lại từ máy chủ. Quy trình này đã tỏ ra kém hiệu quả, theo phản ánh từ kinh nghiệm người dùng: tất cả nội dung trang biến mất, rồi sau đó xuất hiện trở lại. Mỗi lần trình duyệt web tải lại trang vì một thay đổi ở một phần nhỏ nào đó, tất cả nội dung trang web phải được gởi lại, mặc dù chỉ có một phần nội dung thay đổi. Điều này khiến cho tải lượng từ phía server tăng lên và làm cho băng thông trở thành yếu tố hạn chế khi thực hiện tác vụ. Năm 1996, thẻ iframe được trình duyệt Internet Explorer đưa ra để tải hoặc nạp nội dung bất đồng bộ. Năm 1998, nhóm phát triển Outlook Web App của Microsoft phát triển thành phần XMLHTTP từ đoạn script gởi từ máy client. Năm 1999, Microsoft sử dụng công nghệ iframe cập nhật động các bản tin và mục báo giá cổ phiếu trên trang mặc định của Internet Explorer, và tạo ra điều khiển XMLHTTP ActiveX trong Internet Explorer 5, mà sau này được Mozilla, Safari, Opera và nhiều trình duyệt web khác sử dụng làm đối tượng JavaScript XMLHttpRequest. Microsoft sử dụng mô hình XMLHttpRequest nguyên bản trong phiên bản Internet Explorer 7. Phiên bản ActiveX vẫn được tiếp tục hỗ trợ cho Internet Explorer, nhưng không dành cho Microsoft Edge. The utility of background HTTP requests to the server and asynchronous Web technologies remained fairly obscure until it started appearing in full scale online applications such as Outlook Web App (2000) and Oddpost (2002). Google triển khai rộng rãi các ứng dụng có sử dụng Ajax phù hợp với tiêu chuẩn, đa trình duyệt như Gmail (năm 2004) và Google Maps (năm 2005). In October 2004 Kayak.com's public beta release was among the first large-scale e-commerce uses of what their developers at that time called "the xml http thing". Khái niệm "Ajax" được Jesse James Garrett sử dụng phổ biến làn đầu là vào ngày 18 tháng 2 năm 2005 trong một bài viết có nhan đề "Ajax: A New Approach to Web Applications", dựa trên công nghệ được sử dụng trên trang web của Google. Ngày 5 tháng 4 năm 2006, tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) phát hành dự thảo đặc tả đầu tiên cho đối tượng XMLHttpRequest trong nỗ lực tạo ra một tiêu chuẩn Web chính thức. Dự thảo mới nhất cho đối tượng XMLHttpRequest được phát hành ngày 30 tháng 1 năm 2014. So sánh với các ứng dụng web truyền thống Hiểu nôm na: Điểm khác biệt cơ bản nhất của công nghệ này là việc xử lý thông tin được thực hiện trên máy yêu cầu dịch vụ thay vì trên máy xử lý yêu cầu dịch vụ như cách truyền thống. Máy xử lý yêu cầu dịch vụ chỉ làm một việc đơn giản là nhận thông tin từ máy khách và trả các dữ liệu về cho máy khách. Máy yêu cầu dịch vụ xử lý sơ bộ thông tin của người dùng nhập vào, sau đó chuyển về máy xử lý yêu cầu dịch vụ rồi nhận dữ liệu từ máy xử lý yêu cầu dịch vụ và xử lý để hiển thị cho người dùng. Các ứng dụng Ajax phần lớn trông giống như thể chúng được đặt trên máy của người sử dụng hơn là được đặt trên một máy phục vụ thông qua Internet. Lý do: các trang được cập nhật nhưng không nạp lại (refresh) toàn bộ. "Mọi thao tác của người sử dụng sẽ gửi mẫu của một lời gọi JavaScript tới bộ xử lý (engine) Ajax thay vì tạo ra một yêu cầu HTTP (HTTP request)", Jesse James Garrett đã ghi như vậy trong bài luận đầu tiên định nghĩa về thuật ngữ này. "Mọi đáp ứng cho thao tác của người sử dụng sẽ không cần truy vấn tới máy phục vụ – ví dụ như việc kiểm tra một cách đơn giản sự hợp lệ của dữ liệu, sửa đổi dữ liệu trong bộ nhớ và thậm chí một vài thao tác duyệt trang – bộ xử lý Ajax tự nó đảm nhận trách nhiệm này. Nếu bộ xử lý cần gì từ máy phục vụ để đáp ứng – như khi nó gửi dữ liệu để xử lý, tải về bổ sung các mã giao diện hay nhận về dữ liệu mới – nó sẽ thực hiện các yêu cầu tới máy phục vụ một cách không đồng bộ, thông thường sử dụng XML, mà không làm gián đoạn sự tương tác của người sử dụng với ứng dụng web". Các ứng dụng truyền thống về bản chất là gửi dữ liệu từ các form, được nhập bởi người sử dụng, tới một máy phục vụ web. Máy phục vụ web sẽ trả lời bằng việc gửi về một trang web mới. Do máy phục vụ phải tạo ra một trang web mới mỗi lần như vậy nên các ứng dụng chạy chậm và "lúng túng" hơn. Trong khi đó, các ứng dụng Ajax có thể gửi các yêu cầu tới máy phục vụ web để nhận về chỉ những dữ liệu cần thiết, thông qua việc dùng SOAP hoặc một vài dịch vụ web dựa trên nền tảng XML cục bộ khác. Trên máy thân chủ (client), JavaScript sẽ xử lý các đáp ứng của máy chủ. Kết quả là trang web được hiển thị nhanh hơn vì lượng dữ liệu trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt web giảm đi rất nhiều. Thời gian xử lý của máy chủ web cũng vì thế mà được giảm theo vì phần lớn thời gian xử lý được thực hiện trên máy khách của người dùng. Có thể xem xét một website nhiếp ảnh cho phép người sử dụng nhập các tiêu đề như một ví dụ về cách làm việc của Ajax. Với một ứng dụng web truyền thống, toàn bộ trang web bao gồm cả các ảnh cần được nạp lại. Với các công nghệ Ajax, DHTML có thể thay thế chỉ những đoạn tiêu đề và kết quả là người dùng có những giao dịch "mượt mà" đáng quan tâm. Ưu nhược điểm Ưu điểm Trong nhiều trường hợp, các trang web chứa rất nhiều nội dung thông thường trong trang. Nếu sử dụng các phương pháp truyền thống, những nội dung đó sẽ phải nạp lại toàn bộ với từng yêu cầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng Ajax, một ứng dụng web có thể chỉ yêu cầu cho các nội dung cần thiết phải cập nhật, do đó giảm lượng lớn băng thông và thời gian nạp trang. Việc dùng các yêu cầu không đồng bộ (asynchronous request) cho phép giao diện người dùng của ứng dụng hiển thị trên trình duyệt giúp người dùng trải nghiệm sự tương tác cao, với nhiều phần riêng lẻ. Việc sử dụng Ajax có thể làm giảm các kết nối đến server, do các mã kịch bản (script) và các style sheet chỉ phải yêu cầu một lần. Nhược điểm Các trang web được tạo động không được ghi vào bộ lưu lịch sử lướt web của trình duyệt, do đó nút "back" (quay lui) của trình duyệt sẽ mất tác dụng quay lại trang thái trước đó của trang sử dụng Ajax, thay vào đó sẽ quay lại trang web trước đó mà người dùng ghé thăm. Để khắc phục có thể dùng các IFrame không hiển thị để gây ra sự thay đổi trong lịch sử trình duyệt và thay đổi phần neo của URL (bằng mã a #) khi chạy Ajax và theo dõi những sự thay đổi của nó. Việc cập nhật các trang web động cũng gây khó khăn cho người dùng trong việc bookmark (đánh dấu địa chỉ yêu thích) một trạng thái nào đó của ứng dụng. Cũng có những cách khắc phục cho vấn đề này, một số trong đó sử dụng mã xác định đoạn (fragment identifier) URL (phần URL ở sau dấu '#') để lưu vết, và cho phép người dùng đánh dấu và quay lại một trạng thái nào đó của ứng dụng. Do hầu hết các web crawler không thực thi mã JavaScript, các ứng dụng web sẽ cung cấp một phương thức thay thế để truy cập nội dung thông thường được truy cập bằng Ajax, để cho phép các máy tìm kiếm lập chỉ mục chúng. Bất kỳ người dùng nào có trình duyệt không hỗ trợ Ajax hay JavaScript, hoặc đơn giản là đã bị vô hiệu hóa JavaScript, sẽ đương nhiên không thể sử dụng Ajax. Tương tự, các thiết bị như điện thoại di động, PDA, và thiết bị đọc màn hình (screen reader) có thể không hỗ trợ JavaScript hay đối tượng XMLHttp được yêu cầu. Ngoài ra, các thiết bị đọc màn hình nếu có thể sử dụng Ajax đi nữa cũng vẫn có thể không đọc chính xác các nội dung động. Chế độ same origin policy (chế độ gốc đơn điệu) có thể không cho phép sử dụng Ajax thông qua các tên miền, mặc dù W3C đã có một đồ án sơ thảo để cho phép điều này. Việc thiếu các chuẩn cơ bản của Ajax đồng nghĩa với việc không có nhiều sự chọn lựa thực tiễn tốt nhất để kiểm tra các ứng dụng Ajax. Các công cụ kiểm thử cho Ajax thường không hiểu các mô hình sự kiện, mô hình dữ liệu và giao thức của Ajax. Mở ra một cách thức khác cho việc tấn công của các đoạn mã độc mà những nhà phát triển web có thể không kiểm thử hết được. Các trình duyệt hỗ trợ Ajax Apple Safari từ 1.2 trở lên Konqueror Microsoft Internet Explorer từ 4.0 trở lên Mozilla/Mozilla Firefox từ 1.0 trở lên Netscape từ 7.1 trở lên Opera từ 8.0 trở lên GreenBrowser 4.3 Google Chrome tất cả các phiên bản. Tham khảo Tài liệu, giáo trình Ajax: A New Approach to Web Applications , bởi Jesse James Garrett. Bài báo đầu tiên về Ajax AJAX:Getting Started Bài báo của Mozilla.org. Xem thêm Web 2.0 Liên kết ngoài Flickr Google Local (trước đây Google Maps) Windows Live Một ứng dụng web truyền thống xử lý sự tương tác với người dùng so với một ứng dụng Ajax Các thành phần khác nhau của các ứng dụng Ajax tương tác với nhau so với các ứng dụng web truyền thống Công cụ ASP.NET AJAX, toolkit Ajax của Microsoft cho ASP.NET Anthem.NET, toolkit AJAX của Jason Diamond cho ASP.NET Dojo Toolkit, toolkit Ajax/DHTML Prototype , khuôn khổ mã nguồn mở Sajax , toolkit Ajax đơn giản 1 Rialto (Rich Internet AppLication TOolkit'') ZK, Ajax but no Javascript. JQuery, Toolkit xử lý javascript cho web page (support Ajax mạnh) Mootools, Một Toolkit khác xử lý javascript cho web page (support Ajax mạnh) JavaScript XML HTML Tiêu chuẩn đám mây
16503
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20C%C3%A1%20tr%E1%BB%95ng
Họ Cá trổng
Họ Cá trổng hay họ Cá cơm (danh pháp khoa học: Engraulidae) là một họ chứa các loài cá chủ yếu sống trong nước mặn, với một số loài sống trong nước lợ và một vài loài ở Nam Mỹ sống trong nước ngọt,. Chúng có kích thước nhỏ, chiều dài tối đa là 40 cm, thường là dưới 15 cm, phổ biến là bơi thành đàn và ăn theo kiểu lọc các loại sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, với một số loài ăn cả cá con mới nở. Chúng phân bố khắp thế giới. Chúng được phân loại như là cá béo. Đặc trưng Cá cơm là cá nhỏ, phần lưng màu xanh lục với ánh phản chiếu màu xanh lam do một sọc dọc theo thân màu trắng bạc, chạy từ gốc vây đuôi. Chúng có kích thước ở cá trưởng thành, và hình dạng cơ thể là khá biến động, với cá có thân hình thon mảnh hơn ở các quần thể phía bắc. Mõm tù với các răng nhỏ và nhọn ở cả hai hàm. Mõm có cơ quan chứa đầy chất gel (chất đặc quánh), được người ta cho là một giác quan, mặc dù chức năng chính xác của nó là gì thì vẫn chưa rõ. Miệng to hơn miệng của cá trích và cá suốt, hai nhóm cá mà cá cơm trông rất giống về nhiều khía cạnh khác. Phân loại Theo FishBase.org thì họ này bao gồm 17 chi và khoảng 150 loài. Phân họ Coiliinae: Gồm 6 chi, 48 loài Chi Coilia: 13 loài cá lành canh, cá mào gà, sống trong môi trường nước mặn và nước ngọt Chi Lycothrissa: 1 loài cá lẹp sâu, cá tớp xuôi (Lycothrissa crocodilus) Chi Papuengraulis: 1 loài (Papuengraulis micropinna) Chi Pseudosetipinna: 1 loài (Pseudosetipinna haizhouensis) Chi Setipinna: 8 loài cá lẹp Chi Thryssa: 24 loài cá lẹp Phân họ Engraulinae: Gồm 11 chi, 103 loài. Chi Amazonsprattus: 1 loài (Amazonsprattus scintilla) Chi Anchoa: 35 loài Chi Anchovia: 3 loài Chi Anchoviella: 17 loài Chi Cetengraulis: 2 loài Chi Encrasicholina: 9 loài cá cơm Chi Engraulis: 9 loài Chi Jurengraulis: 1 loài (Jurengraulis juruensis) Chi Lycengraulis: 5 loài Chi Pterengraulis: 1 loài (Pterengraulis atherinoides) Chi Stolephorus: 20 loài cá cơm Tại Việt Nam, người ta ghi nhận các loài của các chi Coilia, Lycothrissa, Setipinna, Thryssa, Encrasicholina và Stolephorus. Chế biến và sử dụng Cá cơm được bảo quản bằng cách làm sạch ruột, ướp muối, làm chín và sau đó đóng hộp với dầu ăn. Chúng là một loại cá thực phẩm quan trọng. Hợp hay không hợp khẩu vị thường căn cứ vào mùi của cá cơm. Chúng có tiếng là nặng mùi. Vào thời Đế quốc La Mã, chúng là nguyên liệu để làm nước sốt cá lên men gọi là garum, là sản phẩm chủ yếu trong ẩm thực cũng như là mặt hàng được sản xuất với số lượng công nghiệp để buôn bán xa. Ngày nay, chúng là thành phần chủ yếu trong món xa lát Caesar, Spaghetti alla Puttanesca, hay phủ thêm lên trên bánh pizza. Vì hương vị mạnh, chúng cũng dùng trong một số nước chấm, bao gồm nước sốt Worcestershire, nước mắm, và trong một số biến thể của Bơ Café de Paris. Ngư dân cũng dùng cá cơm như là mồi để đánh bắt các loại cá lớn hơn như cá ngừ hay cá vược nước mặn. Tính nặng mùi gắn liền với cá cơm là do quá trình chế biến. Cá cơm tươi, được biết đến ở Italia với tên alici, có mùi vị dễ chịu hơn. Tại các nước nói tiếng Anh, alici đôi khi được gọi là "cá cơm trắng" và thông thường được bán tại các tiệm ăn trong dạng giầm nước xốt với một chút dấm. Cá cơm châu Âu Engraulis encrasicolus là loài cá cơm có giá trị thương mại. Maroc hiện nay dẫn đầu thế giới trong công nghiệp đóng hộp cá cơm. Các nhà máy công nghiệp cá cơm dọc theo bờ biển Cantabria hiện nay đã làm thu hẹp nghề muối cá truyền thống của người xứ Catalonia, mặc dù ngành công nghiệp này mới chỉ được bắt đầu ở Cantabria bởi những người muối cá Sicilia vào giữa thế kỷ 19. Việc đánh bắt thái quá cá cơm cũng là một vấn đề. Kể từ thập niên 1980, các tàu đánh bắt lớn được cơ giới hóa ở Pháp đã thực hiện việc đánh bắt các loài cá cơm bằng những chiếc lưới kéo có mắt rất nhỏ. Các loài ở quy mô đánh bắt thương mại * Loài điển hình. Nghề cá Thông tin thêm Trong loạt phim hoạt hình Futurama trên ti vi, cá cơm bị tuyệt chủng do sự đánh bắt thái quá và do chúng bị những người Decapod (như bác sĩ Zoidberg ăn thịt). Xem thêm Cá béo Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Cá trổng, họ
16511
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Cao%20K%E1%BB%B3%20Duy%C3%AAn%20%28ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%E1%BA%ABn%20ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%29
Nguyễn Cao Kỳ Duyên (người dẫn chương trình)
Nguyễn Cao Kỳ Duyên (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1965) là một luật sư người Mỹ gốc Việt kiêm người dẫn chương trình, ca sĩ, diễn viên của Paris by Night thuộc Trung tâm Thúy Nga cùng với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Từ năm 2004, với chính sách hòa giải của chính quyền Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và cha mẹ đã nhiều lần về thăm quê hương và tiếp xúc với người hâm mộ với tư cách là một nghệ sĩ, người dẫn chương trình trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Tiểu sử Cha cô là Nguyễn Cao Kỳ, từng làm thủ tướng, phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, gia đình cô di tản và định cư tại Hoa Kỳ. Mẹ cô là bà Đặng Tuyết Mai xuất thân trong một gia đình gia giáo ở Bắc Ninh, thời thơ ấu Đặng Tuyết Mai sống ở Hà Nội. Năm 1953, bà theo bố mẹ vào Nam, định cư ở Đà Lạt, học tại trường Yersin Đà Lạt. Được dạy dỗ cẩn thận, bà học rất giỏi, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp. Trước khi lập gia đình, bà Đặng Tuyết Mai là một trong 4 nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Hãng hàng không Air Vietnam. Mối tình của Đặng Tuyết Mai và Nguyễn Cao Kỳ bắt nguồn từ một chuyến bay từ Manila về Sài Gòn. Đám cưới của bà Đặng Tuyết Mai với tướng Nguyễn Cao Kỳ diễn ra tại Khách sạn Caravelle Sài Gòn. Ông Nguyễn Cao Kỳ kết hôn lần thứ 2 với bà Đặng Tuyết Mai và sinh ra Nguyễn Cao Kỳ Duyên là con duy nhất. Lúc mới di tản sang Hoa Kỳ, gia đình Nguyễn Cao Kỳ Duyên sống tại Fairfax, Virginia, sau đó tới Huntington Beach, California. Tại đây cô theo học tại trường Trung học Marian. Sau đó cô học ngành luật tại Đại học Western State, tốt nghiệp với tấm bằng loại danh dự. Nguyễn Cao Kỳ Duyên học đàn dương cầm từ khi 5 tuổi. Trong độ tuổi 13-19, cô còn học nhạc và lý thuyết âm nhạc, cũng như học luyện giọng. Lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng của Kỳ Duyên là trong vai trò của một người dẫn chương trình tại cuộc thi Hoa hậu áo dài ở Long Beach, California. Năm 1984, đĩa hát đầu tiên của cô đã được Tùng Giang Studio ghi âm. Năm 1985 cô xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng như một ca sĩ tại Seattle, Washington nhưng lần ghi hình đầu tiên là vào năm 1993 trong Video của Trung tâm Hollywood Night. Nguyễn Cao Kỳ Duyên thường biểu diễn tại Las Vegas, California (Hoa Kỳ) và Paris (Pháp). Sự nghiệp Chương trình truyền hình trong nước Cười Xuyên Việt: Giám khảo (2015) VTV Chào Buổi Tối (2016) Mrs. Áo Dài Việt Nam Hoa Hậu Quý Bà Áo Dài Việt Nam: Giám khảo (2017) Thương Vụ Bạc Tỷ: Nhà gọi vốn (2018) Duyên Dáng Bolero: Giám khảo (2018) Ca Sĩ Bí Ẩn: Giám khảo (2019) MC Trình diễn trên sân khấu CD & DVD Mất Anh...Đời Vẫn Vui (với Maurice Đạt) - TNCD 176, 1998 Paris By Night Workout - Thể dục Thẩm mỹ (với PBN Dancers), 2004 Thúy Nga Audio Book 2 - 6, 20, 77, 80 với Nguyễn Ngọc Ngạn và Hồng Đào Phim điện ảnh Ca khúc từng thể hiện lại Anh cứ đi đi Bang bang Khi xưa ta bé Sao lòng còn thương Chuyện tình yêu Je ne t'amie plus (Christophe) Brother Louie (Modern Talking) Nếu một ngày (Khánh Băng) Thôi (Y Vân & Nguyễn Long) You're my love, you're my life (Patty Ryan) Liên khúc Bước tình hồng Mùa thu cho em Và nhiều ca khúc khác Cuộc sống hiện tại Nguyễn Cao Kỳ Duyên hiện tại sống ở Quận Cam, California, Mỹ và hiện là một người dẫn chương trình cho Trung tâm Thúy Nga Paris. Cô cũng đã bắt đầu tham gia làm người mẫu quảng cáo từ 2005. Cô đã từng kết hôn hai lần, lần thứ hai là với luật sư, người dẫn chương trình Trịnh Hội. Hai người cưới nhau năm 2004 và chia tay vào cuối năm 2008. Trước đó cô đã có hai con gái (Nguyễn Yenli & Nguyễn Maili) với người chồng đầu (bác sĩ nổi tiếng Nguyễn Quang Li). Chú thích Liên kết ngoài Trang Web chính thức của Kỳ Duyên Phỏng vấn Nguyễn Cao Kỳ Duyên của báo Los Angeles Times, 2004 Phỏng vấn với Nguyễn Cao Kỳ Duyên Sinh năm 1965 Người Sài Gòn Người Mỹ gốc Việt Ca sĩ hải ngoại Người dẫn chương trình Việt Nam Nhà sản xuất thu âm Mỹ Trung tâm Thúy Nga Người Việt di cư tới Mỹ Diễn viên hải ngoại Nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam Nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ Nhân vật còn sống Người Thành phố Hồ Chí Minh Người viết bài hát Mỹ Người họ Nguyễn tại Việt Nam Phật tử Việt Nam
16518
https://vi.wikipedia.org/wiki/GNU%20Privacy%20Guard
GNU Privacy Guard
Chương trình GNU Privacy Guard (GnuPG hay là GPG) là một phần mềm tự do được viết nhằm mục đích thay thế bộ phần mềm mật mã hóa PGP và được phổ biến với giấy phép GNU General Public Licence. Chương trình GPG nằm trong dự án GNU của Tổ chức Phần mềm Tự do (Free Software Foundation). Chương trình GPG hoàn toàn tuân theo các tiêu chuẩn OpenPGP của IETF và được sự ủng hộ của chính phủ Đức. Các phiên bản hiện hành của bộ phần mềm PGP (và chương trình Filecrypt của hãng Veridis) có thể hoạt động chung với GPG và các hệ thống tuân theo tiêu chuẩn OpenPGP khác. Mặc dù một số phiên bản cũ của bộ phần mềm PGP cũng có thể hoạt động chung với PGP, một phần các khả năng đặc trưng của các phiên bản mới không được hỗ trợ. Vì lý do này, người sử dụng cần lưu ý các điểm xung khắc đó để có thể tránh chúng. Lịch sử Vào lúc đầu, GnuPG được phát triển Werner Koch. Phiên bản 1.0.0 được phát hành vào ngày 7 tháng 9 năm 1999. Bộ Liên Bang Kinh Tề và Kỹ thuật của nước Đức cung cấp chi phí cho việc thi hành tài liệu của chương trình và mang chương trình qua hệ điều hành Microsoft Windows vào năm 2000. Chương trình GnuPG tuân theo tiêu chuẩn OpenPGP, do đó lịch sử của OpenPGP không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển của GnuPG. Phiên bản 1.4.5 trong nhánh ổn định của chương trình GnuPG được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 2006 . Phiên bản 1.9.20 trong nhánh đang phát triển của chương trình GnuPG với hỗ trợ S/MIME được phát hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2005. Liên kết ngoài Trang chính của GPG Sử dụng GPG (tiếng Việt) Tham khảo Dự án GNU Phần mềm mật mã Phần mềm năm 1999 Phần mềm đa nền tảng
16525
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20ch%E1%BA%A5t%20r%E1%BA%AFn
Vật lý chất rắn
Vật lý chất rắn là một ngành trong vật lý học chuyên nghiên cứu các tính chất vật lý của chất rắn. Từ các mô hình đơn giản rút ra từ các tính chất cơ bản của các vật liệu chính như kim loại, chất bán dẫn điện, chất cách điện, chất có từ tính, chất siêu dẫn,... dưới dạng tinh thể. Vật lý chất rắn được ứng dụng trong việc nghiên cứu và sử dụng các vật liệu rắn, đặc biệt là vật liệu mới. Ngành vật lý chất rắn đã được phát triển rất nhanh trong nhiều năm qua. Sự phát triển của vật lý chất rắn gắn liền với sự phát triển và sử dụng các vật liệu mới và những tính năng đặc biệt của nó. Chú thích Sách giáo khoa trên mạng Introduction to Modern Solid State Physics bởi Yuri M. Galperin. Vật lý hiện đại Vật lý vật chất ngưng tụ Luyện kim de:Kondensierte Materie#Festkörperphysik
16528
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20%C4%90%E1%BB%8F
Biển Đỏ
Biển Đỏ còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải (tiếng Ả Rập البحر الأحم Baḥr al-Aḥmar, al-Baḥru l-’Aḥmar; tiếng Hêbrơ ים סוף Yam Suf; tiếng Tigrinya ቀይሕ ባሕሪ QeyH baHri) có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển này thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Tại phía bắc là bán đảo Sinai, vịnh Aqaba và vịnh Suez (nối vào kênh đào Suez). Biển này dài khoảng 1.900 km và chỗ rộng nhất là trên 300 km. Đáy biển có độ sâu tối đa 2.500 m ở điểm giữa rãnh trung tâm và có độ sâu trung bình 500 m, nhưng nó cũng có thềm lục địa nông và lớn về diện tích, là đáng chú ý đối với các sinh vật biển và san hô. Diện tích bề mặt khoảng 438.000–450.000 km². Biển này là nơi sinh sống của trên 1.000 loài động vật không xương sống và 200 loại san hô cứng và mềm. Biển này là một phần của Đại Thung Lũng. Hồng Hải là biển nhiệt đới nằm cao nhất về phía bắc của thế giới. Tên gọi Biển này đã từng được gọi là "vịnh Ả Rập" trong phần lớn các tài liệu của người châu Âu cho đến tận thế kỷ XX. Chúng có nguồn gốc từ các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ. Cả Herodotus, Straban và Ptolemy đều gọi vùng nước này là "Arabicus Sinus", trong khi giữ thuật ngữ "biển Erythrias" (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam bán đảo Ả Rập, mà ngày nay người ta biết nó là Ấn Độ Dương. Tên gọi của biển này không phải để thể hiện màu nước của nó. Nó có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu đỏ Trichodesmium erythraeum gần với nước bề mặt. Một số người khác cho rằng nó dùng để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó được gọi là "הרי אדום" (harei edom). Edom, có nghĩa là "nước da hồng hào", cũng là một tên gọi khác trong tiếng Do Thái để chỉ khuôn mặt có màu đỏ của Esau trong Kinh Thánh (anh của Jacob) và dân tộc là hậu duệ của ông, người Edom, và điều này lại đưa ra một khả năng khác của tên gọi Hồng Hải. Cũng có sự suy đoán là tên gọi Hồng Hải có được là do dịch sai của cái mà nó gọi là Hồng Hải trong câu chuyện Sách Xuất Hành của Kinh Thánh. Các đặc trưng tự nhiên Nhiệt độ của nước bề mặt được duy trì tương đối ổn định ở mức 21-25°C và tầm nhìn cũng như nhiệt độ được duy trì rất tốt cho đến độ sâu khoảng 200 m, nhưng biển này còn được biết đến như là có những trận gió mạnh và các dòng chảy khu vực hay thay đổi. Biển này được hình thành cách đây khoảng 30 triệu năm trước do sự tách ra của châu Phi khỏi bán đảo Ả Rập. Biển này hiện nay vẫn đang mở rộng ra và ở đây có các núi lửa ngầm nhỏ ở các phần sâu nhất, người ta còn cho rằng biển này đến một lúc nào đó sẽ trở thành đại dương (như mô hình của Tuzo Wilson giả lập). Theo các nhà địa chất thì đôi khi trong thời gian của phân đại Đệ Tam eo biển Bab el Mandeb đã từng bị đóng kín và Hồng Hải khi đó đã là một đầm lầy nước mặn khô và nóng. Du lịch Biển này được biết đến vì các khu vực dưới đáy biển rất ngoạn mục mà du khách có thể lặn xuống để xem, chẳng hạn như Ras Mohammed, Elphinstone, the Brothers và đảo Rocky ở Ai Cập, và các khu vực ít nổi tiếng hơn ở Sudan như Sanganeb, Abington, Angarosh và Shaab Rumi (xem ảnh trên đây). Hồng Hải được "phát hiện" như là một điểm đến cho các du khách thích lặn bởi Hans Hass trong những năm thập niên 1950, và bởi Jacques-Yves Cousteau sau này. Các nước ven bờ Các nước ven bờ Hồng Hải có: Bờ biển phía bắc: Ai Cập Israel Jordan Bờ biển phía tây: Sudan Ai Cập Bờ biển phía đông: Ả Rập Xê Út Yemen Bờ biển phía nam: Djibouti Eritrea Somalia Các thành phố Các thành phố, thị xã trên bờ Hồng Hải có: Assab, Massawa, Hala'ib, Port Sudan, Port Safaga, Hurghada, El Suweis, Sharm el Sheikh, Eilat, Aqaba, Dahab, Jeddah, Al Hudaydah, Marsa Alam. Xem thêm Chuyến đi vượt Hồng Hải – viết về chuyến đi của Moses và những người Do Thái trong Sách Xuất hành Periplus Maris Erythraei – viết về cuốn sách miêu tả tuyến hàng hải và các cơ hội buôn bán dọc Hồng Hải của người Ai Cập gốc La Mã cổ đại. Tham khảo Điểm tham quan ở Ai Cập Biên giới Eritrea-Sudan Biên giới Ai Cập-Sudan Thung lũng tách giãn Lớn Vùng sinh thái biển Biên giới Ả Rập Xê Út-Yemen Kênh đào Suez Địa điểm lặn Biển rìa lục địa Ấn Độ Dương Vịnh biển Ấn Độ Dương Địa lý Đông Phi Địa lý Bắc Phi Địa lý Trung Đông Địa lý Tây Á Sừng châu Phi Biển châu Phi Biển châu Á Thủy vực Ai Cập Thủy vực Eritrea Thủy vực Israel Thủy vực Jordan Thủy vực Ả Rập Xê Út Thủy vực Sudan Biển Yemen
16533
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục (hay còn gọi là phương pháp dạy học, phương pháp giảng dạy, giáo dục học, sư phạm) là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học. Lịch sử hình thành Thời kỳ cộng sản nguyên thủy: giáo dục mang tính đơn giản và tự phát (Ví dụ:...) Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ: truyền đạt bằng kinh nghiệm, bằng lời nói. Thời kỳ xã hội phong kiến: giáo dục mang tính giáo điều Thời kỳ xã hội tư bản: thông báo, giải thích, minh họa Giáo dục hiện đại ngày nay: nêu vấn đề, chương trình hóa, cá biệt hóa, công nghệ hóa... Một số phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động. Giáo viên làm mẫu còn học viên làm theo. Phương pháp giáo dục hiện đại: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo. Phương pháp giáo dục thụ động: Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm. Phương pháp giáo dục tích cực: Học viên tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác... giáo viên đối thoại với học viên, giáo viên hợp tác và trao đổi với học viên và giáo viên khẳng định kiến thức do hoc viên tìm ra. Học sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động. Để giáo dục có hiệu quả, người ta còn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nhận ra sự giống nhau Phương pháp tóm tắt và ghi ý chính Phương pháp khích lệ học tập và công nhận những cố gắng Phương pháp bài tập về nhà và thực hành trên lớp Phương pháp thể hiện phi ngôn ngữ Phương pháp học phối hợp trong tổ nhóm Phương pháp lập mục tiêu và đưa ra thông tin phản hồi Phương pháp tạo và kiểm định các giả thuyết Phương pháp gợi ý, câu hỏi và khung thông tin cho trước. Phương pháp phản xạ Giáo dục lấy học sinh làm trọng tâm Giáo dục lấy học sinh làm trọng tâm (student-centered learning), bao gồm các phương pháp giảng dạy chú trọng vào học sinh, nhằm mục đích phát triển tính tự chủ và độc lập của người học. Tham khảo Liên kết ngoài Phương pháp giáo dục Tâm lý học giáo dục
16549
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20%C4%90%E1%BA%A1i%20D%C6%B0%C6%A1ng
Nam Đại Dương
Nam Đại Dương (chữ Hán: 南大洋) còn gọi là Nam Băng Dương (南冰洋) là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới, nhìn chung nó nằm ở phía nam vĩ tuyến 60°S và bao quanh châu Nam Cực. Với chiều rộng 20,3 triệu km2, tương đương với diện tích của Nga và Ấn Độ cộng lại. Bờ biển kéo dài gần 18.000 km.- Đây là đại dương lớn thứ tư trong số năm đại dương trên Trái Đất, lớn hơn Bắc Băng Dương và nhỏ hơn Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Đới đại dương nơi đây có sự pha trộn của dòng chảy lạnh về phía bắc từ vùng Nam Cực và dòng chảy ấm hơn của vùng cận Nam Cực. Các nhà lập bản đồ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ chính thức công nhận đại dương này kể từ ngày 8/6/2021. Thuyền trưởng James Cook bằng chuyến hành trình của mình vào thập niên 1770 đã chứng minh vùng cực Nam của địa cầu có nước bao quanh. Kể từ đó, các nhà địa lý đã không chấp nhận ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương hoặc thậm chí là sự tồn tại của đại dương này; thay vào đó họ nhận định nó là một phần của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Cách nhìn nhận này vẫn là chính sách chính thức hiện tại của Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) bởi đợt sửa đổi năm 2000 về những định nghĩa bao gồm Nam Đại Dương là vùng nước nằm phía nam vĩ tuyến 60°N vẫn chưa được thông qua. Một số ý kiến khác cho rằng đới hội tụ Nam Cực biến động theo mùa là ranh giới tự nhiên của Nam Đại Dương. Định nghĩa và sử dụng Trước thời điểm Hội Thủy văn Quốc tế (IHB), tiền thân của IHO, nhóm họp hội nghị quốc tế đầu tiên vào ngày 24 tháng 7 năm 1919, ranh giới cũng như tên gọi của các biển và đại dương chưa đạt đồng thuận trên bình diện quốc tế. Sau đó IHO đã công bố những điều này trong tài liệu Giới hạn của biển và đại dương (Limits of Oceans and Seas) với ấn bản đầu tiên năm 1928. Kể từ ấn bản này, ranh giới phía Bắc của Nam Đại Dương đã dịch chuyển dần xuống phía Nam; tới năm 1953 thì nó đã không còn được công bố chính thức và các cơ quan thủy văn địa phương được quyền tự quyết giới hạn của riêng mình. Trong đợt sửa đổi năm 2000, IHO công nhận đại dương này và định nghĩa nó là vùng nước phía nam vĩ tuyến 60°N, tuy nhiên điều này lại không chính thức được thông qua bởi sự bế tắc trong những vấn đề khác như là những tranh cãi liên quan tới tên gọi biển Nhật Bản. Dù vậy định nghĩa của IHO năm 2000 đã lưu hành trong ấn bản dự thảo năm 2002 và được một số tổ chức trong và ngoài IHO sử dụng ví dụ như Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, và Merriam-Webster, một công ty chuyên xuất bản từ điển. Giới chức Úc nhận định vị trí của Nam Đại Dương là nằm ngay phía Nam nước Úc. Nhân Ngày Đại dương Thế giới, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ đã chính thức công nhận đại dương này vào ngày mùng 8 tháng 6 năm 2021. Trước đó, họ đã mô tả nó (nếu có) bằng kiểu chữ khác so với các đại dương còn lại và thể hiện Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương mở rộng đến châu Nam Cực cả trên bản đồ in và trực tuyến. Hema Maps và GeoNova là hai trong số các nhà xuất bản bản đồ có sử dụng thuật ngữ Nam Đại Dương. Các định nghĩa trước thế kỷ 20 "Nam Đại Dương" hay "Nam Băng Dương" (Đại dương băng phía Nam) là một cái tên lỗi thời của phía Nam Thái Bình Dương. Vasco Núñez de Balboa, người châu Âu đầu tiên quan sát Thái Bình Dương, là tác giả tên gọi do ông tiếp cận đại dương này từ phía Bắc. "Biển phía Nam" (hay biển phương Nam) là một tên đồng nghĩa ít cổ xưa hơn. Một đạo luật của Quốc hội Anh năm 1745 đã lập ra một giải thưởng cho chuyến khám phá từ Hành lang Tây Bắc tới "Đại dương phía Tây và Nam của châu Mỹ". Các tác giả sử dụng thuật ngữ "Nam Đại Dương" để đặt tên cho vùng nước bao quanh vùng cực Nam còn bí ẩn áp dụng những giới hạn khác nhau. Những tường thuật về cuộc hành trình thứ hai của James Cook ngụ ý New Caledonia tiếp giáp với đại dương này. Từ điển Địa lý của Peacock năm 1795 thì mô tả nó nằm "về phía Nam châu Mỹ và châu Phi". Vào năm 1796 John Payne đã lấy vĩ tuyến 40 làm giới hạn phía Bắc; còn cuốn Edinburgh Gazeteer năm 1927 thì dùng vĩ tuyến 50. Trong tác phẩm Family Magazine năm 1835, "Đại dương phía Nam Lớn" được phân thành "Đại dương phía Nam" (Nam Đại Dương) và "Đại Dương Antarctick [sic]" dọc theo vòng Nam Cực với giới hạn phía Bắc của Nam Đại Dương là đường nối liền mũi Sừng, mũi Hảo Vọng, vùng đất Van Diemen (Tasmania ngày nay) và miền Nam New Zealand. Đạo luật Nam Úc năm 1834 của Vương quốc Anh đã mô tả vùng nước nằm dưới giới hạn phía Nam của thuộc địa mới Nam Úc là "Nam Đại Dương". Luật Hội đồng Lập pháp của thuộc địa Victoria năm 1881 phân định một phần của phân khu Bairnsdale là "dọc từ biên giới với New South Wales tới Nam Đại Dương". Mô tả năm 1928 Trong ấn bản đầu tiên năm 1928 của tài liệu "Giới hạn của biển và đại dương", những vùng đất giới hạn Nam Đại Dương là: Nam Mỹ, châu Phi, Australia, đảo Broughton, New Zealand ở phía Bắc và châu Nam Cực ở phía Nam. Cụ thể, ranh giới phía Bắc chạy từ mũi Sừng ở Nam Mỹ theo hướng Đông qua mũi Agulhas ở châu Phi, mũi Leeuwin ở Tây Úc, dọc đường bờ biển phía Nam lục địa Úc tới mũi Otway thuộc tiểu bang Victoria, rồi xuống phía Nam vượt qua eo biển Bass tới mũi Wickham ở đảo King, sau đó chạy dọc đường bờ biển phía Tây đảo King tới mũi Grim, Tasmania. Tiếp theo giới hạn đi theo đường bờ biển phía Tây Tasmania hướng xuống phía Nam tới mũi Đông Nam, rồi chuyển hướng Đông tới đảo Broughton, New Zealand trước khi quay trở lại mũi Sừng. Mô tả năm 1937 Trong ấn bản năm 1937 của tài liệu Giới hạn của biển và đại dương, giới hạn phía Bắc của Nam Đại Dương đã dịch chuyển xuống phía Nam và đa phần không còn tiếp giáp với các đại lục. Ở ấn bản thứ hai, Nam Đại Dương mở rộng từ châu Nam Cực lên phía Bắc tới vĩ tuyến 40°N trong khoảng từ mũi Agulhas ở châu Phi (kinh tuyến 20°) đến mũi Leeuwin ở Tây Úc (115°Đ); còn ở khoảng từ đảo Auckland, New Zealand (165 hay 166°Đ) tới mũi Sừng ở Nam Mỹ (67°T), Nam Đại Dương mở rộng đến vĩ tuyến 55°N. Mô tả năm 1953 Trong ấn bản thứ ba năm 1953 không có sự xuất hiện của Nam Đại Dương kèm theo một ghi chú như sau (tạm dịch): {{quote| Nam Cực Dương (Antarctic Ocean), Nam Đại Dương (Southern Ocean) hay Nam Băng Dương đã bị loại ra khỏi tài liệu này bởi phần đông ý kiến nhận được kể từ lần phát hành ấn bản thứ hai năm 1937 cho rằng không tồn tại lý lẽ thực tế để áp dụng thuật ngữ "đại dương" cho vùng nước này, ranh giới phía bắc của nó là khó xác định do sự biến đổi theo mùa. Bởi vậy giới hạn của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương mở rộng xuống phía nam tới lục địa Nam Cực.Do đó, những cơ quan thủy văn phát hành tài liệu riêng về khu vực này được quyền tự quyết giới hạn phía bắc của riêng mình (Anh sử dụng vĩ tuyến 55° Nam.) |sign=|source=}} Như vậy, trong tài liệu năm 1953 của IHO, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mở rộng thêm xuống phía Nam. Những điểm mới khác là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tiếp giáp nhau tại kinh tuyến đi qua mũi Đông Nam (~ 147°Đ) và giới hạn phía Nam của Vịnh Đại Úc và biển Tasman dịch lên phía Bắc. Mô tả (dự thảo) năm 2002 Sau một quãng thời gian dài, tới năm 2000 IHO lật lại vấn đề Nam Đại Dương với một cuộc khảo sát. Có 28 trong tống số 68 nước thành viên hưởng ứng và tất cả đều đồng ý định nghĩa lại đại dương này ngoại trừ Argentina, phản ánh tầm quan trọng của các dòng hải lưu mà các nhà hải dương học đã đặt ra. Đề xuất tên gọi Southern Ocean (Nam Đại Dương) giành phần thắng với 18 phiếu, nhiều hơn Antarctic Ocean (Nam Cực Dương). Một nửa số phiếu ủng hộ định nghĩa giới hạn phía bắc của đại dương là tại vĩ tuyến 60°N (vĩ tuyến này không đi qua vùng đất nào); nửa còn lại thiên về những định nghĩa khác, đa phần chọn vĩ tuyến 50°N, số ít thì xa hơn về phía bắc lấy vĩ tuyến 35°N. Dự thảo ấn bản thứ tư tài liệu Giới hạn của biển và đại dương đã lưu hành tới các nước thành viên của IHO trong tháng 8 năm 2002 (đôi khi ấn bản này được gọi là "ấn bản 2000"). Tuy nhiên tài liệu này chưa được công bố do mối quan ngại của một số nước liên quan tới các vấn đề tên gọi của các khu vực trên thế giới, chủ yếu là tranh cãi về tên gọi biển Nhật Bản, và ngoài ra còn có những thay đổi khác, 60 biến được đặt tên mới và ngay cả tên của tài liệu cũng đã thay đổi. Australia thể hiện sự dè dặt với giới hạn của Nam Đại Dương. Về mặt chính thức thì ấn bản thứ ba vẫn chưa được thay thế. Dù vậy, định nghĩa trong ấn bản thứ tư đã được nhiều quốc gia, nhà khoa học và tổ chức như Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và Merriam-Webster sử dụng. Một số cơ quan thủy văn các nước tự chọn giới hạn cho riêng mình, ví dụ như Vương quốc Anh lấy vĩ tuyến 55°N. Các tổ chức khác ưa giới hạn xa hơn về phía bắc.Encyclopædia Britannica mô tả Nam Đại Dương mở rộng lên phía bắc tới Nam Mỹ và coi đới hội tụ Nam Cực có ý nghĩa to lớn; thế nhưng tài liệu này cũng lại mô tả Ấn Độ Dương mở rộng về phía nam tới lục địa Nam Cực, một sự mâu thuẫn. Vài nguồn khác như Hiệp hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ thể hiện Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương mở rộng tới lục địa Nam Cực trên bản đồ, dù cho những bài viết trên trang web của hiệp hội đã bắt đầu nhắc đến tên gọi Nam Đại Dương. Ở Úc (hay Australia), những chuyên gia bản đồ định nghĩa Nam Đại Dương bao gồm toàn bộ vùng nước nằm giữa châu Nam Cực và đường bờ biển phía nam Australia và New Zealand. Mô tả này về cơ bản là giống với ấn bản đầu tiên tài liệu của IHO và cũng có thể xem là giống ấn bản thứ hai; ở ấn bản thứ hai Vịnh Đại Úc được mô tả là thực thể địa lý nằm giữa đường bờ biển Australia và Nam Đại Dương. Trên bản đồ duyên hải Tasmania và Nam Úc, phần biển được gán cho tên gọi Nam Đại Dương, trong khi mũi Leeuwin ở Tây Úc được xem là điểm mà tại đó Ấn Độ Dương và Nam Đại Dương tiếp xúc nhau. Trong ấn bản dự thảo 2002 có một thay đổi căn bản so với các ấn bản 1928-1953, đó là việc IHO mô tả 'biển' là một phân vùng nằm trong ranh giới của 'đại dương'. Thay đổi này của IHO dẫn tới sự thống nhất nguyên tắc biển nằm trong đại dương mà một số tài liệu trước đó đã thông qua áp dụng (như là World Fact Book của CIA). Một ví dụ, biển Tasman nằm giữa Australia và New Zealand đã được IHO xem là một phần của Thái Bình Dương kể từ ấn bản dự thảo 2002, còn trước đó thì không. Việc nhìn nhận biển là phân vùng của đại dương giúp tránh được sự cần thiết phải làm gián đoạn ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương tại eo biển Drake và biển Scotia, những vùng nước mở rộng xuống dưới vĩ tuyến 60°N. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các biển đã được đặt tên từ lâu xung quanh châu Nam Cực sẽ tự động là một phần của Nam Đại Dương (những biển này bị loại bỏ trong ấn bản năm 1953). Lịch sử thám hiểm Các cuộc thám hiểm vùng Nam Cực Vào tháng 12 năm 1839, một đoàn thám hiểm gồm tàu chiến và , thuyền buồm (brig: thuyền hai cột buồm), Relief (full-rigged ship: thuyền ba cột buồm trở lên), Sea Gull và (schooner: thuyền buồm dọc), đã khởi hành từ Sydney, Australia như một phần kế hoạch thám hiểm của Mỹ được sự chỉ đạo của hải quân nước này (đôi khi còn gọi là "cuộc thám hiểm Wilkes"). Đoàn thuyền tiến vào Nam Đại Dương, hay khi đó gọi là đại dương Nam Cực, và thông báo về việc khám phá "lục địa Nam Cực phía tây quần đảo Balleny" vào ngày 25 tháng 1 năm 1840. Phần châu Nam Cực đó về sau đã được đặt tên là "Vùng đất Wilkes" và tên gọi này vẫn còn duy trì cho tới ngày nay. Nhà thám hiểm James Clark Ross đã di chuyển qua vùng biển mà ngày nay được biết đến với tên gọi biển Ross và khám phá ra đảo Ross vào năm 1841 (cả biển và đảo đều đặt theo tên nhân vật này). Ông đã đi dọc theo một bức tường băng khổng lồ mà về sau được gọi là thềm băng Ross. Các ngọn núi Erebus và Terror được đặt theo tên của hai chiếc thuyền trong chuyến thám hiểm của ông: HMS Erebus và Terror. Cuộc thám hiểm Endurance năm 1914 do Ernest Shackleton dẫn đầu có mục tiêu vượt lục địa Nam Cực qua điểm cực Nam, nhưng con tàu Endurance của đoàn đã bị mắc kẹt và ép vỡ bởi những khối băng trước cả khi họ đổ bộ lên đất liền. Sau chuyến hành trình tới đảo Elephant, Shackleton và năm người khác đã vượt Nam Đại Dương bằng một chiếc thuyền gọi là James Caird và họ đã tới được Nam Georgia. Vào năm 1946, chuẩn đô đốc hải quân Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd và hơn 4.700 quân nhân đã tới vùng Nam Cực trong một chuyến viễn chinh được gọi là Chiến dịch Highjump. Dù chuyến đi được thông báo tới công chúng là sứ mệnh khoa học, những chi tiết đã được giữ bí mật và có thể trên thực tế đây là một cuộc huấn luyện hoặc sát hạch quân sự. Số trang thiết bị quân sự là nhiều bất thường, gồm một tàu sân bay, một số lượng tàu ngầm, tàu hỗ trợ, lính xung kích và xe quân sự. Chuyến đi dự kiến kéo dài tám tháng nhưng đã bất ngờ kết thúc chỉ sau hai tháng. Không có lời giải thích thực sự nào cho việc kết thúc sớm được chính thức đưa ra. Thuyền trưởng Finn Ronne, cán bộ điều hành của Byrd, đã quay trở lại châu Nam Cực trong chuyến viễn chinh vào năm 1947-1948 với sự hỗ trợ của hải quân, ba máy bay, và những chú chó. Phần lớn vùng đất Palmer và đường bờ biển Weddell đã được khám phá và vẽ bản đồ nhờ chuyến đi cùng việc nhận dạng thềm băng Ronne. Ronne đã di chuyển quãng đường 3.600 dặm bằng ván trượt và xe chó kéo, nhiều hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào khác trong lịch sử. Cuộc thám hiểm nghiên cứu vùng Nam Cực Ronne (RARE) đã khám phá đường bờ biển chưa được biết đến cuối cùng trên thế giới và là chuyến thám hiểm vùng Nam Cực đầu tiên có nữ giới tham gia. Lịch sử gần đây Hiệp ước Nam Cực được ký vào ngày 1 tháng 12 năm 1959 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23 tháng 6 năm 1961. Các điều khoản của hiệp ước hạn chế hoạt động quân sự ở vùng Nam Cực nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Người đầu tiên vượt biển tới châu Nam Cực một mình là David Henry Lewis người New Zealand vào năm 1972. Phương tiện của Lewis là một chiếc thuyền buồm sắt có tên Ice Bird. Emilio Marcos de Palma sinh gần vịnh Hope vào ngày 7 tháng 1 năm 1978 là người đầu tiên sinh ra ở lục địa Nam Cực đồng thời là người sinh tại địa điểm xa về phía nam nhất trong lịch sử.Explorer là một chiếc tàu du lịch vận hành bởi nhà thám hiểm người Thụy Điển Lars-Eric Lindblad. Cuộc hành trình tới châu Nam Cực của Explorer năm 1969 được xem như tiên phong cho ngành du lịch biển tại khu vực này hiện nay.Scope of Antarctic Tourism — A Background Presentation , IAATO official website. Đây là tàu du lịch đầu tiên được thiết kế để di chuyển trên vùng nước băng giá của Nam Đại Dương và cũng là con tàu đầu tiên chìm tại đại dương này sau khi va phải một vật thể chìm không xác định (theo báo cáo là băng) vào ngày 23 tháng 11 năm 2007. Chiếc tàu đã bị bỏ lại tại vùng biển gần quần đảo Nam Shetland, khu vực thường giông tố nhưng khi đó thời tiết là đẹp. Hải quân Chile xác nhận tàu chìm tại tọa độ xấp xỉ 62° 24′ Nam, 57° 16′ Tây, ở độ sâu khoảng 600 m.MV EXPLORER Cruise Ship Sinking In South Atlantic , The Shipping Times, ngày 23 tháng 11 năm 2007. Không có nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn. Địa lý Là đại dương trẻ nhất về mặt địa chất, Nam Đại Dương hình thành khi châu Nam Cực và Nam Mỹ tách xa nhau, mở ra eo biển Drake vào khoảng 30 triệu năm trước. Sự ngăn cách giữa các lục địa cho phép hải lưu vòng Nam Cực hình thành. Với giới hạn phía bắc tại vĩ tuyến 60°N, Nam Đại Dương không tiếp giáp với lục địa nào ở phía bắc, thay vào đó là ba đại dương Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Một lý do để nhận định Nam Đại Dương là một đại dương tách biệt xuất phát từ thực tế hầu khắp phần nước của nó ngăn cách với phần nước của các đại dương khác. Nước dịch chuyển xung quanh Nam Đại Dương với tốc độ khá nhanh do hải lưu vòng Nam Cực tồn tại quanh châu Nam Cực. Vùng nước Nam Đại Dương phía nam New Zealand giống với vùng nước phía nam Nam Mỹ hơn là vùng nước ở Thái Bình Dương. Nam Đại Dương là một đại dương sâu. Hầu khắp đại dương có độ sâu từ 4.000 đến 5.000 m (13.000 đến 16.000 ft) và chỉ có một số ít nơi là nước nông. Điểm sâu nhất của đại dương nằm tại đoạn cuối của rãnh Nam Sandwich; tọa độ 60°00'N, 024°T với độ sâu . Thềm lục địa Nam Cực nhìn chung là hẹp và sâu bất thường. Rìa của nó nằm tại độ sâu , độ sâu trung bình là trong khi trung bình toàn cầu chỉ khoảng . Vào tháng 3, băng bao phủ một diện tích tối thiểu 2,6 triệu km² quanh lục địa Nam Cực, đến tháng chín con số này tăng lên tối đa 18,8 triệu (km²), gấp hơn 7 lần. Diện tích băng biển biến động chủ yếu là do mùa. Các phân vùng của Nam Đại Dương Phân vùng của đại dương là những vùng đặc trưng về mặt địa lý như "biển", "eo biển", "vịnh", "kênh nước". Nam Đại Dương có nhiều phân vùng được định nghĩa trong dự thảo ấn bản thứ tư tài liệu Giới hạn của biển và đại dương năm 2002 của IHO, theo chiều kim đồng hồ quanh châu Nam Cực gồm có (trong ngoặc là số đồ thị của IHO) biển Weddell (10.1), biển Lazarev (10.2), biển Riiser-Larsen (10.3), biển Cosmonauts (10.4), biển Cooperation (10.5), biển Davis (10.6), vịnh Tryoshinikova (10.6.1), biển Mawson (10.7), biển Dumont D'Urville (10.8), biển Somov (10.9), biển Ross (10.10), vịnh McMurdo (10.10.1), biển Amundsen (10.11), biển Bellingshausen (10.12), một phần eo biển Drake (10.13), eo biển Bransfield (10.14) và một phần biển Scotia (4.2). Một số biển không được tính trong tài liệu năm 1953 của IHO như "biển Consmonauts", "biển Cooperation", và "biển Somov" đã có mặt vì đa phần các biển này được đặt tên từ năm 1962 trở về sau. Vài tổ chức địa lý và atlas hàng đầu không áp dụng ba cái tên này, như ấn bản thứ 10 World Atlas 2014 của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ và ấn bản thứ 12 Times Atlas of the World 2014 của Anh; tuy nhiên các bản đồ của Nga và Liên Xô thì có sử dụng. Tài nguyên thiên nhiên Nam Đại Dương hầu như chắc chắn chứa một lượng lớn, có thể là khổng lồ, các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở rìa lục địa. Sa khoáng – sự tích tụ các khoáng vật có giá trị như vàng, và hòn mangan được dự kiến hiện hữu ở Nam Đại Dương. Các tảng băng trôi hình thành mỗi năm trên Nam Đại Dương chứa đủ lượng nước ngọt đáp ứng nhu cầu của toàn bộ con người trên Trái Đất trong vài năm. Trong nhiều thập kỷ đã có những đề xuất kéo những tảng băng trôi ở Nam Đại Dương đến những vùng phương Bắc khô cằn (như Úc) để khai thác, nhưng chưa thực hiện được hoặc không thành công. Nguy hiểm tự nhiên Băng trôi có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm trên khắp đại dương với một số tảng băng có thể cao tới hàng trăm mét. Các tảng nhỏ hơn (dày từ 0,5 đến 1 m) cũng gây ra những vấn đề cho tàu thuyền. Thềm lục địa sâu có đáy trầm tích băng rất khác nhau trên một khoảng cách nhỏ. Từ lâu các thủy thủ đã biết đến sự nguy hiểm của vùng biển từ vĩ tuyến 40 đến vĩ tuyến 70, sóng cao cùng gió mạnh liên tục thổi khắp trên đại dương do không bị vùng đất lớn nào cản trở, thêm vào đó băng trôi, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 10, càng khiến nơi đây trở nên thêm nguy hiểm. Nguồn lực tìm kiếm cứu hộ là khan hiếm do mức độ hẻo lánh và xa cách. Hải dương học Hải lưu vòng Nam Cực và đới hội tụ Nam Cực Hải lưu vòng Nam Cực chuyển động không ngừng theo hướng Đông tạo thành một vòng lặp kín có chiều dài 21.000 (km) (13.000 dặm). Đây là hải lưu lớn nhất thế giới với lưu lượng nước lên tới khoảng 100-150 triệu m³/s. Một vài quy trình hoạt động dọc duyên hải châu Nam Cực đã tạo ra những loại khối nước đặc trưng ở Nam Đại Dương mà không nơi nào khác có. Một trong số đó là khối nước đáy Nam Cực; một vùng nước rất lạnh, nặng và mặn hình thành dưới lớp băng biển. Liên đới với hải lưu vòng là đới hội tụ Nam Cực quanh châu Nam Cực, đây là nơi mà dòng chảy lạnh từ vùng Nam Cực lên phương Bắc gặp phần nước tương đối ấm của vùng cận Nam Cực. Nước của vùng Nam Cực chủ yếu chìm xuống dưới nước của vùng cận Nam Cực, sự pha trộn và nước trồi tạo ra một vùng có dinh dưỡng rất cao, tạo điều kiện cho sự tồn tại của một số loại sinh vật như thực vật phù du, động vật giáp xác chân chèo (copepoda) và Euphausia superba (moi lân Nam Cực). Chuỗi thức ăn hệ quả hỗ trợ sự sống cho cá, cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt, hải âu mày đen và vô số loài khác. Đới hội tụ Nam Cực được xem là ranh giới tự nhiên tốt nhất hạn định sự mở rộng lên phía bắc của Nam Đại Dương. Nước trồi Hiện tượng nước trồi quy mô lớn được phát hiện thấy ở Nam Đại Dương. Gió Tây mạnh thổi quanh châu Nam Cực về phía đông làm dạt một lượng nước đáng kể lên phía bắc. Đây thực tế là một dạng nước trồi đới bờ. Bởi không có lục địa nào ở dải vĩ độ giữa Nam Mỹ và cực Bắc của bán đảo Nam Cực, một số phần nước nằm ở độ sâu lớn bị cuốn lên trên. Trong nhiều mô hình số và những tổng hợp quan sát, nước trồi ở Nam Đại Dương điển hình cho những phương thức chủ yếu khiến cho phần nước nặng sâu ở dưới bị vận chuyển lên bề mặt. Hiện tượng nước trồi do gió, tuy nông hơn, cũng được tìm thấy ở ngoài khơi duyên hải phía tây Bắc và Nam Mỹ, Tây Bắc và Đông Nam châu Phi, và Tây Nam và Đông Bắc Australia, tất cả đều có liên đới với hoàn lưu áp cao cận nhiệt đại dương. Hoàn lưu Ross và Weddell Ross và Weddell là hai hoàn lưu tồn tại trong lòng Nam Đại Dương. Vị trí của chúng tương ứng tại biển Ross và biển Weddell và cả hai đều chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Các hoàn lưu này hình thành do sự tương tác giữa hải lưu vòng Nam Cực và thềm lục địa Nam Cực. Ở vùng trung tâm hoàn lưu Ross có băng biển duy trì. Có một vài bằng chứng chỉ ra hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm giảm phần nào độ mặn trong nước của hoàn lưu Ross kể từ thập niên 1950. Vùng trung tâm hoàn lưu Weddell có năng suất rất cao nhờ phần nước lạnh giàu dinh dưỡng phía dưới bị cuốn lên bề mặt bởi hiện tượng nước trồi. Khí hậu Nhiệt độ nước biển Nam Đại Dương dao động từ -2 đến 10 °C (28 đến 50 °F). Các cơn bão xoáy di chuyển về phía đông xung quanh lục địa Nam Cực và thường trở nên rất mạnh do sự tương phản nhiệt độ giữa vùng đóng băng và vùng ngoài đại dương. Xét về mặt trung bình, khu vực đại dương từ khoảng vĩ tuyến 40° Nam tới vòng Nam Cực là nơi có gió mạnh nhất trên Trái Đất. Vào mùa đông đại dương đóng băng; ở phần Thái Bình Dương băng lan tới vĩ tuyến 65° Nam còn ở phần Đại Tây Dương là vĩ tuyến 55° Nam, nhiệt độ nước bề mặt xuống dưới 0 °C. Tuy nhiên tại một số điểm ven biển, gió mạnh thổi liên tục từ lục địa Nam Cực đã giữ cho đường bờ biển không bị đóng băng trong suốt mùa đông. Sự đa dạng sinh học Nhiều loài động vật biển khác nhau tồn tại và dựa trực tiếp hay gián tiếp vào thực vật phù du ở Nam Đại Dương. Các loài động vật biển Nam Cực gồm có chim cánh cụt, cá voi xanh, cá voi sát thủ, mực khổng lồ và hải cẩu lông mao. Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim cánh cụt duy nhất sinh sản vào mùa đông ở châu Nam Cực, trong khi chim cánh cụt Adélie sinh sản ở vùng xa về phía nam hơn bất kỳ loại chim cánh cụt nào khác. Chim cánh cụt Rockhopper có đôi mắt màu đỏ, lông mày vàng, mỏ màu cam cùng những chiếc lông nhọn trên đầu. Cánh cụt vua, quai mũ, và Gentoo cũng sinh sản ở vùng Nam Cực. Vào thế kỷ 18 và 19, hải cẩu lông mao Nam Cực bị các nước Mỹ và Anh săn bắt rất nhiều để lấy da. Hải cẩu Weddell, một loại "hải cẩu thực sự", được đặt theo tên của Sir James Weddell, trưởng đoàn thám hiểm săn hải cẩu người Anh ở biển Weddell. Moi lân Nam Cực thường tập hợp thành bầy lớn là loài chủ chốt của hệ sinh thái Nam Đại Dương đồng thời là nguồn thức ăn quan trọng cho cá voi, hải cẩu, mực, cá (notothenioidei), chim cánh cụt, hải âu mày đen và nhiều loài chim khác. Cộng đồng sinh vật dưới đáy biển Nam Đại Dương phong phú và đông đúc. Do môi trường đáy biển rất tương đồng khắp quanh vùng Nam Cực, có thể tìm thấy hàng trăm loài ở mọi hướng quanh lục địa, phổ biến còn có những loài vật khổng lồ sống ở vùng nước sâu. Một cuộc điều tra sự sống dưới biển với sự tham gia của khoảng 500 nhà nghiên cứu được tiến hành trong năm địa cực quốc tế đã tiết lộ một số kết quả đáng chú ý. Có hơn 235 sinh vật biển sống ở cả hai vùng cực; một số loại động vật biển có vú và chim thực hiện những chuyến hành trình khứ hồi thường niên. Đáng ngạc nhiên hơn là những dạng sống nhỏ như hải sâm và các loài sên bơi tự do cũng được tìm thấy ở cả hai đại dương vùng cực. Những nhân tố khác nhau có thể hỗ trợ cho sự phân bố của chúng như: nhiệt độ nước ở dưới sâu là khá đồng nhất giữa các vùng cực và xích đạo với mức chênh lệch không quá 5 °C và những hệ thống hải lưu lớn hay "băng tải dưới biển" đã vận chuyển trứng và ấu trùng. Các loài chim Vùng bờ biển nhiều đá của lục địa Nam Cực cùng những hòn đảo ngoài khơi cung cấp không gian cư ngụ, làm tổ cho hơn 100 triệu con chim vào mỗi mùa xuân. Có thể kể ra một vài loài như hải âu mày đen, petrel, chim cướp biển, mòng biển và họ nhàn. Anthus antarcticus chuyên ăn sâu bọ là loài đặc hữu của nhóm đảo Nam Georgia và một số hòn đảo nhỏ xung quanh. Những con vịt nước ngọt cũng cư ngụ tại Nam Georgia và quần đảo Kerguelen. Tất cả những con chim cánh cụt không bay được đều hiện diện ở Nam bán cầu với khu vực tập trung đông nhất là tại hoặc xung quanh châu Nam Cực. Bốn trong số 18 loài chim cánh cụt sống và sinh sản ở lục địa Nam Cực và những hòn đảo ngoài khơi gần đó. Bốn loài khác sống trên những hòn đảo tọa lạc ở vùng cận Nam Cực. Chim cánh cụt hoàng đế có bộ lông bốn lớp dày giúp giữ ấm cơ thể. Chúng là loài động vật duy nhất ở vùng Nam Cực sinh sản trong mùa đông. Cá Có rất ít loài cá sinh sống ở Nam Đại Dương. Họ Channichthyidae, hay còn gọi là cá máu trắng, duy nhất phát hiện thấy ở đại dương này. Sở dĩ có tên cá máu trắng là do trong máu của chúng thiếu hemoglobin (huyết sắc tố), hệ quả làm máu trở nên không màu. Champsocephalus gunnari, một loài thuộc họ Channichthyidae, là một trong những loài cá phổ biến nhất ở vùng nước ven bờ có độ sâu nhỏ hơn ; tuy nhiên chúng từng bị đánh bắt quá mức trong những thập niên 1970 và 1980. Những bầy cá băng (Notothenioidei) dành cả ngày dưới đáy biển, đến đêm thì chúng ngoi lên tầng nước cao hơn để ăn phiêu sinh vật và các loài cá nhỏ. Chi Dissostichus có hai loài, Dissostichus mawsoni và Dissostichus eleginoides. Cả hai sống ở dưới đáy có độ sâu dao động từ 100–3.000 m (328–9.843 ft) và có thể sinh trưởng tới chiều dài 2 m (7 ft), cân nặng 100 kg (220 lb) cùng tuổi thọ 45 năm. Trong khi loài Dissostichus mawsoni sống gần lục địa Nam Cực thì loài Dissostichus eleginoides lại sống ở vùng nước cận Nam Cực tương đối ấm hơn. Để đối phó với nhiệt độ nước biển thấp quanh lục địa Nam Cực, loài Dissostichus mawsoni sở hữu protein chống đông trong máu và mô. Đây đều là những loài cá có giá trị thương mại và việc đánh bắt quá mức bất hợp pháp đã khiến số lượng của chúng giảm xuống. Một nhóm cá phong phú khác là chi Notothenia, những loài thuộc chi này cũng sở hữu protein chống đông trong cơ thể như Dissostichus mawsoni. Động vật có vú Có bảy loài động vật chân màng cư ngụ ở châu Nam Cực. Lớn nhất là chi Hải tượng (Mirounga leonina), những loài thuộc chi này có thể nặng tới 4 tấn (8.818 lb), trong khi những con cái của loài nhỏ nhất, hải cẩu lông mao Nam Cực (Arctocephalus gazella), có cân nặng chỉ 150 kg (331 lb). Hai loại này sống ở phía bắc vùng nước đóng băng và sinh sản trên bãi biển với số lượng mỗi nhóm tầm một hai con đực và nhiều con cái. Có bốn loài khác có thể sống trên lớp băng bề mặt biển. Hải cẩu ăn cua (Lobodon carcinophagus) và hải cẩu Weddell (Leptonychotes weddellii) sinh sản theo bầy đàn còn hải cẩu báo và (Hydrurga leptonyx) hải cẩu Ross (Ommatophoca rossii) sống đơn độc. Hải cẩu sinh sản trên băng hoặc trên đất liền, còn lại chúng dành phần lớn thời gian hoạt động và săn mồi dưới lớp băng biển, trong nước tương đối ấm có nhiệt độ ổn định dao động nhỏ ở khoảng gần 1 °C. Bốn loại hải cẩu cư ngụ trên những khối băng quanh châu Nam Cực được cho là chiếm khoảng 50% hoặc hơn tổng số hải cẩu trên thế giới. Với số lượng khoảng 15 triệu con, hải cẩu ăn của là một trong số những loài động vật đông nhất trên hành tinh. Sư tử biển New Zealand (Phocarctos hookeri), một trong những loài động vật chân màng hiếm nhất và phân bổ hẹp nhất, hầu như chỉ sinh sản ở quần đảo Auckland thuộc vùng cận Nam Cực, dù phạm vi phân bổ của chúng từng là rộng hơn. Hải cẩu Weddell sinh sống ở vùng xa về phía nam nhất trong số tất cả các loài có vú cố định nơi đây. Có 10 loài thuộc bộ cá voi được tìm thấy ở Nam Đại Dương, sáu thuộc phân bộ cá voi tấm sừng hàm và bốn thuộc phân bộ cá voi có răng. Loài lớn nhất trong số này là cá voi xanh (Balaenoptera musculus) với chiều dài khoảng 30 m (98 ft) và cân nặng 173 tấn. Phần lớn trong số này là loài di trú, chúng di chuyển tới vùng biển nhiệt đới trong quãng thời gian mùa đông ở vùng Nam Cực. Động vật chân khớp Con người đã tìm thấy năm loài moi lân, những sinh vật giáp xác nhỏ bơi tự do, ở Nam Đại Dương. Moi lân Nam Cực (Euphausia superba) là một trong số những loài động vật dồi dào nhất trên Trái Đất với tổng trọng lượng (sinh khối) cỡ khoảng 500 triệu tấn. Mỗi cá thể của loài này dài 6 cm (2,4 in) và nặng 1 gram (0,035 oz). Những bầy moi lân với mật độ 30.000 cá thể trên một m³ (35 ft m³) có thể trải dài hàng km và làm nước biển chuyển màu đỏ. Ban ngày chúng thường ở dưới sâu, tới ban đêm thì ngoi lên để ăn phiêu sinh vật. Sự tồn vong của rất nhiều loài động vật lớn phụ thuộc vào moi lân. Vào mùa đông khi mà thức ăn trở nên khan hiếm, moi lân Nam Cực trưởng thành có thể quay trở lại giai đoạn chưa trưởng thành, dùng chính cơ thể bản thân làm nguồn dinh dưỡng. Nhiều loài giáp xác sống dưới đáy có chu kỳ sinh sản không theo mùa. Glyptonotus antarcticus là một loài giáp xác chân đều sống dưới đáy lớn bất thường, đạt tới chiều dài 20 cm (8 in) và cân nặng 70 gram (2,47 oz). Các loài thuộc bộ Amphipoda (động vật chân sóng bên) tập trung ở các lớp trầm tích mềm và ăn nhiều loại thức ăn từ tảo cho tới những loại động vật khác. Nhện biển là một nhóm động vật thường gặp. Những loài này di chuyển chậm, đôi khi phát triển tới cỡ bàn tay người. Thức ăn của chúng là san hô, bọt biển, và động vật hình rêu. Động vật không xương sống Có nhiều loài động vật thân mềm thủy sinh hiện diện ở Nam Đại Dương. Loài Adamussium colbecki thuộc lớp thân mềm hai mảnh vỏ thường được tìm thấy tại độ sâu nhỏ hơn 100 m và loài Laternula elliptica cũng sống ở vùng nước nông trên những bề mặt bùn cát. Có khoảng 70 loài động vật chân đầu tồn tại ở Nam Đại Dương, lớn nhất trong số đó là những loài thuộc chi mực khổng lồ (Architeuthis) với chiều dài con cái ước tính tối đa khoảng 13 m (43 ft); chúng là loài động vật không xương sống lớn thứ hai thế giới còn tồn tại, chỉ xếp sau loài Mesonychoteuthis hamiltoni cũng sinh sống ở Nam Đại Dương. Mực gần như chiếm toàn bộ khẩu phần ăn của Thalassarche chrysostoma (hải âu mày đen đầu xám) và cá nhà táng, đặc biệt loài Onykia ingens là mồi ngon của rất nhiều loại động vật khác nhau. Chi Abatus thuộc lớp cầu gai thường đào bới những lớp trầm tích và ăn các chất dinh dưỡng mà chúng tìm được. Vùng nước Nam Cực tồn tại hai loài thuộc họ Salpidae phổ biến là Salpa thompsoni và Ihlea racovitzai. Salpa thompsoni được tìm thấy ở những nơi nước đóng băng, còn Ihlea racovitzai thì thấy tại những vùng vĩ độ cao, gần băng. Bởi giá trị dinh dưỡng thấp, chúng thường chỉ là mồi của cá. Những loài động vật lớn hơn như chim và động vật có vú ở biển chỉ lựa chọn chúng làm con mồi khi những nguồn thức ăn khác trở nên khan hiếm. Bọt biển Nam Cực là những loài sống dai và nhạy cảm với những sự biến đổi của môi trường do đặc tính của cộng đồng vi sinh vật cộng sinh bên trong chúng. Điều này khiến chúng trở nên có chức năng như dấu hiệu thông báo tình trạng sức khỏe môi trường. Môi trường Các vấn đề hiện tại Sự gia tăng bức xạ tia cực tím từ mặt trời – hậu quả của lỗ thủng ozon Nam Cực, đã làm suy giảm hiệu suất của thực vật phù du tới 15% và làm tổn thương DNA của một số loài cá. Việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không bị kiểm soát, đặc biệt là loài Dissostichus eleginoides bị đánh bắt ước tính gấp năm đến sáu lần vượt mức quy định, rất có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của các loài. Cách thức đánh bắt cá bằng dây dài (longline fishing) gây tỉ lệ tử vong cao cho các loài chim biển. Các hiệp ước quốc tế Tất cả mọi hiệp ước quốc tế về các đại dương trên thế giới đều ứng dụng cho Nam Đại Dương. Ngoài ra vùng này còn đặt dưới các hiệp định đặc biệt sau: Khu bảo tồn cá voi Nam Đại Dương của Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế (IWC), nghiêm cấm săn bắt cá voi vì mục đích thương mại ở vùng biển phía nam vĩ tuyến 40°N (giữa kinh tuyến 50 và 130°T là phía nam vĩ tuyến 60°N). Nhật Bản thường xuyên không công nhận điều khoản này vì khu bảo tồn vi phạm hiến chương của IWC. Bởi phạm vi khu vực chỉ giới hạn đánh bắt cá voi thương mại, một hạm đội Nhật Bản đã tiến hành cuộc săn cá voi thường niên tại vùng này liên quan tới giấy phép và mục đích săn bắt. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2014, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết về chương trình đánh bắt cá voi của Nhật Bản mà nước này từ lâu luôn khẳng định vì mục đích khoa học, là vỏ bọc che giấu mục đích thương mại và ngừng cấp mọi giấy phép. Công ước về bảo tồn hải cẩu Nam Cực, một phần của Hệ thống Hiệp ước Nam Cực, được ký kết tại thời điểm kết thúc hội nghị đa phương tại London vào ngày 11 tháng 2 năm 1972. Công ước về bảo tồn sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR), một phần của Hệ thống Hiệp ước Nam Cực''. Công ước này có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1982, mục tiêu là bảo tồn sinh vật biển và tính toàn vẹn của môi trường tại và gần châu Nam Cực. Phần lớn công ước liên quan tới vấn đề sự gia tăng hoạt động đánh bắt moi lân ở Nam Đại Dương có thể có tác động nghiêm trọng tới những quần thể sinh vật biển sống phụ thuộc vào nguồn thức ăn là moi lân. Công ước này áp dụng cho khu vực nằm về phía nam đới hội tụ Nam Cực cũng như vĩ tuyến 60°N. Nhiều quốc gia phản đối hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên khoáng vật ở khu vực phía nam đới hội tụ Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực áp dụng cho vùng nằm dưới vĩ tuyến 60°N, ngăn cấm những yêu cầu mới về chủ quyền lãnh thổ ở châu Nam Cực. Tổng quan về kinh tế Giai đoạn từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 tới 30 tháng 6 năm 1999, sản lượng hải sản đánh bắt là 119.898 tấn, 85% trong số đó là moi lân và 14% là Dissostichus eleginoides (một loài cá). Các hiệp ước có hiệu lực từ cuối năm 1999 nhằm làm giảm hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và vô trật tự. Lượng Dissostichus eleginoides khai thác trong vụ 1998-1999 là vượt quá từ năm đến sáu lần so với mức quy định. Các cảng và cầu cảng Các cảng lớn còn vận hành bao gồm tại: trạm Rothera, trạm Palmer, Villa Las Estrellas, cơ sở Esperanza, trạm Mawson, trạm McMurdo, và những bãi đậu tàu ngoài khơi châu Nam Cực. Có một số ít cảng hay cầu cảng tọa lạc ở vùng bờ biển phía nam Nam Đại Dương. Tình trạng đóng băng khiến cho hầu khắp khu ven biển chỉ có thể sử dụng trong giai đoạn giữa hè, thậm chí cả khi đó cũng cần thiết phải có những con tàu phá băng hộ tống. Hầu hết cảng biển Nam Cực được điều hành bởi các trạm nghiên cứu của chính phủ và không tiếp nhận tàu tư nhân hay thương mại trừ trường hợp khẩn cấp. Tàu ở bất kỳ cảng nào phía nam vĩ độ 60°N đều phải chịu sự kiểm tra từ những quan sát viên của hiệp ước Nam Cực. Cảng nằm xa về phía nam nhất là tại trạm McMurdo, tọa độ . Vịnh Winter Quarters tạo thành một bến cảng nhỏ tọa lạc ở cực Nam đảo Ross; một cầu tàu băng nổi giứp cảng này có thể hoạt động vào mùa hè. Những nhân viên của chiến dịch Deep Freeze đã xây dựng cầu tàu băng đầu tiên tại trạm McMurdo vào năm 1973. Dựa theo mô tả ban đầu của IHO năm 1928 về Nam Đại Dương (và mô tả năm 1937 nếu vịnh Đại Úc được xem là một bộ phận), các cảng và cầu cảng của Úc nằm giữa mũi Leeuwin và mũi Otway cũng sẽ được nhận định là ở đại dương này. Chúng bao gồm: Albany, Thevenard, cảng Lincoln, Whyalla, cảng Augusta, cảng Adelaide, Portland, Warrnambool, và bến cảng Macquarie. Nam Đại Dương cũng là nơi có các cuộc đua thuyền được tổ chức, như Volvo Ocean Race, Velux 5 Oceans Race, Vendée Globe, Jules Verne Trophy và Global Challenge. Chú thích Xem thêm Châu Nam Cực Hệ thống hiệp ước châu Nam Cực Tham khảo Liên kết ngoài Các bài của CIA World Factbook về Nam Đại Dương. Đại dương thứ năm tại Geography.About.com Chuyến khám phá lớn nhất ở Nam Đại dương Nam Đại Dương Đại dương Châu Nam Cực Bài cơ bản dài trung bình Địa hình Nam Đại Dương
16551
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20H%E1%BA%ADu%20Tr%E1%BA%A7n
Nhà Hậu Trần
Hậu Trần (chữ Nôm: 茹後陳, chữ Hán: 後陳朝, Hán Việt: Hậu Trần triều) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam từ 1407 đến 1414 mà các sách sử vẫn chưa thống nhất cách gọi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư thì gọi là nhà Hậu Trần, còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì hoàn toàn không nhắc đến cụm từ này mà chỉ thuật lại sự việc trong những năm tháng ấy. Ở đây, viết theo sách Đại Việt sử ký toàn thư nên gọi là nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần do Giản Định đế - Trần Ngỗi (một hậu duệ của hoàng tộc nhà Trần) thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt. Trong thời kỳ này, nước Đại Ngu bị nhà Minh đổi tên trở lại thành Giao Chỉ và chia thành 17 phủ, 5 châu và 12 vệ trực thuộc Ty Bố Chính. Do quân mới lập, Giản Định đế phải chạy vào Nghệ An, viên Đại tri châu Hóa châu là Đặng Tất giết quan nhà Minh, dẫn quân từ Hóa châu ra theo phò, nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa (vào vùng nay thuộc Quảng Nam và Bắc Quảng Ngãi). Năm 1408, quân Hậu Trần tiến quân ra Bắc, đánh bại quân Minh ở trận Bô Cô, bao vây các thành. Năm 1409, Giản Định đế giết 2 tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, khiến cho 2 người con của họ là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất mãn, kéo quân mình trở về Nghệ An lập Trần Quý Khoáng lên làm Trùng Quang đế. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy bắt được Giản Định đế. Nhà vua Trùng Quang đế bèn tôn Giản Định Đế làm Thái thượng hoàng để cùng nhau tiến quân đánh quân Minh. Tuy chiến thắng lúc đầu, quân nhà Hậu Trần sau này dần dà thất thế, phải lui về phía Nam và tới năm 1414 thì thất bại hoàn toàn. Do Trùng Quang đế và Giản Định đế đều là thành viên hoàng tộc nhà Trần, có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm nên dù thất bại trong việc khôi phục nhà Trần và nước Đại Việt, họ vẫn được sử sách và nhân dân coi là 2 vị vua chính thống của nhà Trần và nước Đại Việt. Do vậy nhiều sách sử và các đền thờ nhà Trần thường ghi nhà Trần có 14 vị vua (gồm 12 vua nhà Trần và 2 vua nhà Hậu Trần). Lịch sử Năm 1407, quân Minh bắt được hai cha con họ Hồ ở cửa biển Kỳ La, đổi An Nam quốc làm Giao Chỉ quận, lập phủ, huyện, đặt quan lại. Tháng 6 cùng năm, Trương Phụ và Mộc Thạnh dẫn quân về nước, để viên giữ ti Đô chỉ huy sứ là Lữ Nghị và viên giữ hai ti Bố chính và Án sát là Hoàng Phúc ở lại trấn thủ Giao Chỉ. Lập Giản Định Đế Khi nhà Hồ bị diệt rồi, người con thứ của Trần Nghệ Tông tên là Trần Ngỗi, trước được nhà Trần phong làm Giản Định vương và sau này nhà Hồ cải phong thành Nhật Nam quận vương, phải chạy trốn đến bến Yên Mô, Ninh Bình, vì Trương Phụ sai yết bảng tìm bắt con cháu họ Trần, tuy nói là để phục vị nhưng thực tế là ngấm ngầm giết bỏ để diệt trừ tận gốc. Thổ hào Trường Yên là Trần Triệu Cơ đem dân chúng theo, Trần Ngỗi bèn xưng là Giản Định hoàng đế, lên ngôi ở Mô Độ, thuộc Tràng An, Ninh Bình nay là xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, đặt niên hiệu Hưng Khánh. Người nhà Minh đem quân đến đánh, vì quân mới họp tập, nên chưa đánh nhau mà tự tan vỡ, Trần Ngỗi phải chạy vào Nghệ An. Viên đại tri châu ở Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, liền giết quan nhà Minh, đem quân đến họp. Đặng Tất dâng con gái cho Giản Định, Giản Định phong cho Tất làm quốc công, cùng nhau mưu tính việc khôi phục. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Mùa đông tháng 10 ngày mồng 2, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước là Trương Phụ yết bảng bắt những người tôn thất nhà Trần và cựu thần đầu mục đem về. Vua trốn đến Mô Độ. Người phủ Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến tập xưng theo hiệu cũ. Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì là quân mới chiêu tập, không đánh mà tan. Vua bèn đi về miền Tây, tạm đóng ở Nghệ An. Đại chi châu châu Hóa là Đặng Tất nghe tin giết chết quan nhà Minh đem quân đến họp với vua, tiến con gái sung vào hậu cung. Vua phong Tất làm quốc công, cùng nhau mưu việc khôi phục. Ở Bình Than, lúc ấy có Trần Nguyệt Hồ khởi binh chống lại nhà Minh, nhà Minh đem quân đánh, bắt giết được Nguyệt Hồ. Tháng 12, 1407, Giản Định đế Trần Ngỗi sai Trần Nguyên Tôn đến Bình Than chiêu dụ quân lính ở Bình Than. Quân Minh đến đánh úp, quân của Trần Nguyên Tôn tan vỡ, chạy vào Nghệ An. Toán quân Nguyệt Hồ tan rã rồi, Giản Định đế sai Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, Trần Nghiện Chiêu lại cùng Phạm Chấn thu thập số quân còn lại, hội họp ở Bình Than. Rồi bị quân nhà Minh đến đánh một lần nữa, quân nhà Trần lại tan vỡ, cùng nhau chạy vào Nghệ An. Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu là con của Trần Nguyên Đán, trước đây đầu hàng nhà Minh, Trương Phụ cho Trần Thúc Dao giữ Diễn Châu, Trần Nhật Chiêu giữ Nghệ An. Nay quân nhà Hậu Trần kéo đến, Giản Định đế lấy cớ 2 người này không đón rước, nên bắt giết cùng đồ đảng hơn 600 người. Phạm Thế Căng trước đầu hàng nhà Minh, Trương Phụ cho giữ chức Tri phủ Tân Bình, đến tháng 6, 1408, Đặng Tất phá quân Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt giải đem về xử tử, nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa. Trận Bô Cô Tháng Chạp năm Mậu Tý (1408), Giản Định Đế hội tất cả quân Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh Đông Đô. Quân ra đến Trường An (Ninh Bình) thì các quan thuộc và những kẻ hào kiệt ở các nơi ra theo đông đảo. Quân nhà Minh đem tin ấy về báo cho vua Minh Thành Tổ biết. Chu Đệ sai Mộc Thạnh đem 40.000 quân ở Vân Nam sang đánh. Quân Minh cũng điều động 20.000 thủy quân tại Trung Quốc sẵn sàng sang tiếp chiến. Thêm vào đó, tiếp vận sứ Minh là Sun Quan từ Quảng Đông sang với 10.000 quân vận tải cũng được tạm thời trưng dụng để tham gia phòng vệ. Các đội quân thổ binh cơ động bản xứ, đông tới 2000 người, cũng được điều động để kịp thời ứng cứu những nơi nguy cấp. Mộc Thạnh cùng với quan đô chưởng là Lữ Nghị vào đến bến Bô Cô (thuộc xã Hiếu Cổ, huyện Phong Doanh) thì gặp quân Hậu Trần. Sách Việt sử tiêu án chép rằng: Quân đi qua Phúc Thành (nay là Phúc Am) gặp Tổng binh Mộc Thạnh của Minh ở Vân Nam đi đến, vừa đến Bô Cô, gặp khi thủy triều to, gió lớn, cho quân giữ các cây cắm sẵn, đắp lũy cả hai bờ sông. Thạnh cũng chia quân thủy và bộ ra giữ nhau, vua Giản Định cầm dùi đánh trống cho quân tiến, quân Minh thua chạy, Mộc Thạnh chỉ còn một thân thoát chết, chạy vào Cổ Lộng Hai bên giao chiến, Giản Định Đế tự cầm trống thúc quân, tướng sĩ ai nấy hết sức xung phong, phá tan được quân nhà Minh, chém được Lữ Nghị ở trận tiền và đuổi Mộc Thạnh về đến thành Cổ Lộng (thành nhà Minh xây tại khu vực ngày nay là làng Bình Cách, huyện Ý Yên). Bấy giờ Giản Định Đế muốn thừa thắng đánh tràn ra để lấy lại Đông Quan (tức Đông Đô, Hà Nội). Giản Định đế nói: Bây giờ nhân thế chẻ tre, đánh quét một trận ruổi dài, làm cho chúng không kịp bịt tai khi gặp sét đánh mạnh, rồi ta tiến lên lấy thành Đông Đô, thì thế nào cũng phá được. Đặng Tất nói: Hãy bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau. Vua tôi mưu tính dùng dằng mãi không quả quyết. Gặp lúc ấy viện binh nhà Minh kéo đến đón tiếp Mộc Thạnh về thành Đông Quan. Đặng Tất bèn chia quân bao vây các thành ở các châu, phủ, đưa tờ hịch đi các lộ hội họp binh sĩ, rồi sẽ tiến đánh. Chia rẽ nội bộ, Trùng Quang Đế khởi binh Người hoạn giả Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng Trang nói kín với Giản Định đế rằng: Tất và Cảnh Chân chuyên quyền bổ dụng người này, cất chức người khác, nếu không liệu tính sớm đi, sau này khó lòng mà chế phục được. Giản Định đế tin lời, tháng 2, 1409, chu sư của Giản Định đế tiến đến đóng ở Hoàng Giang, cho triệu hai người ấy đến, Giản Định đế sai người bóp cổ chết Đặng Tất, Cảnh Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết. Tháng 3 âm lịch năm 1409, sau khi Giản Định Đế giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân thì các con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bỏ đi, đón Trần Quý Khoáng về lập vua. Trần Quý Khoáng hay Trần Quý Khoách là con Mẫu Vương Thích, cháu vua Nghệ Tôn, hàng cháu vua Giản Định đế. Vua lên ngôi tại Chi La, Nghệ An, lấy niên hiệu là Trùng Quang. Trùng Quang đế dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã. Lúc này Giản Định đế đang ở thành Ngự Thiên, chống nhau với nhà Minh. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy mang quân đến đánh úp, bắt được Giản Định đế. Mẹ Giản Định đế là Hưng Khánh Thái hậu và bầy tôi là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đỉnh bàn nhau khởi binh đánh úp lại Trùng Quang đế - Trần Quý Khoáng. Việc bị tiết lộ; Trùng Quang đế bắt giết Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh, còn ai khác thì được tha cả. Gặp khi ấy Nguyễn Súy đưa Giản Định đế đến Nghệ An, Trùng Quang đế thay mặc mũ áo thường ra đón tiếp. Trùng Quang đế bèn tôn Giản Định đế làm Thượng hoàng, cùng nhau mưu tính việc khôi phục. Quân Minh phản công Quân Minh sau trận đại bại ở Bô Cô, Mộc Thạnh phải chạy về cố thủ ở thành Đông Quan. Tháng 7 năm 1409, Thượng hoàng Trần Ngỗi và vua Trùng Quang chia quân hai đường đánh quân Minh. Thượng hoàng Giản Định đế đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang), Trùng Quang đế đóng ở Bình Than. Quân Minh cố thủ không dám ra đánh. Được tinh Mộc Thạnh thất trận, nhà Minh điều Trương Phụ mang 47.000 quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Giản Định đế-Trần Ngỗi bỏ thuyền lên bờ, chạy về trấn Thiên Quan. Trùng Quang đế ngờ thượng hoàng có ý tách lực lượng riêng nên sai Nguyễn Suý đuổi theo nhưng không kịp. Trương Phụ mang quân đuổi theo bắt được Giản Định đế Trần Ngỗi và Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Yến sai giải về Kim Lăng (Trung Quốc) và sát hại. Tháng 8, Trùng Quang Đế cầm cự với Trương Phụ ở Bình Than. Vua lệnh cho Đặng Dung giữ cửa Hàm Tử. Bấy giờ lương thực rất thiếu thốn, Đặng Dung chia quân đi gặt lúa sớm để cấp cho quân. Quân Minh dò biết, dùng thủy quân đánh cửa Hàm Tử, quân của Dung tan vỡ. Minh sử ghi lại Trương Phụ đánh với 20.000 quân Hậu Trần có 600 thuyền chiến, giết hơn 3.000 người, số bị chết đuối "vô số", và bắt được hơn 400 thuyền chiến. Ngày 6/9/1409, quân Minh giao chiến với quân Hậu Trần ở cửa sông Thần Đầu. Quân Hậu Trần có đến 400 chiến thuyền, tiến đánh rất hăng hái, nhưng không đọ lại được với hỏa lực quân Minh nên phải rút lui. Quân Minh đuổi theo quân Hậu Trần, đến ngày 7/2/1410 đuổi đến châu Ngọc Ma thì thổ binh người Thái cùng voi chiến đổ ra đánh. Quân Minh dùng hỏa hổ bắn voi và quản tượng, voi hoảng sợ quay đầu chạy, quân Thái tan vỡ. Đến ngày 12 tháng 2 năm 1410, quân Minh lại giao chiến với 2 vạn quân Hậu Trần tại Đông Hồ, giết 4.500 người và bắt làm tù binh 2000 người, quân nhà Trần thua phải chạy về Nghệ An. Trùng Quang Đế tiến quân ra Bắc lần 2 Tháng 5, 1410, vua Trùng Quang đế tiến quân từ Nghệ An ra Hồng Châu, giao chiến với quân Minh ở đây, bị thua. Trùng Quang đem Nguyễn Cảnh Dị lại tiến quân đến Hồng Châu lần nữa, phá đạo quân của Đô đốc Giang Hạo, nhân thế thắng, tiến thẳng đến Bình Than. Hào kiệt người Việt nghe tiếng, nhiều người hưởng ứng. Đồng Mặc, người Thanh Hóa, hiệu là Lỗ Lược tướng quân, tung quân ra đánh quân nhà Minh, bắt được chỉ huy Tả Địch. Trùng Quang đế trao cho Mặc quản trị phủ Thanh Hóa. Lại có Nguyễn Ngân Hà, Lê Nhị, Lê Khang, Đỗ Cối và Nguyễn Hiêu cũng đều đem dân chúng đánh giết quân nhà Minh. Nhưng vì quân không có người thống lĩnh, hiệu lệnh không thống nhất, nên quân nhà Minh đi đến đâu, thì quân sĩ ở nơi ấy liền bị tan vỡ. Trùng Quang đế lại dẫn quân về Nghệ An. Xin nhà Minh phong tước Trước đây, vua Trùng Quang sai Hành khiển Nguyễn Nhật Ti và Thẩm hình Lê Ngân sang nhà Minh xin phong tước; vua nhà Minh tức giận, bắt giam hai người ấy rồi giết đi. Đến nay lại sai Hành khiển Hồ Nghiện Thần sung chức chánh sứ cầu phong, Thẩm hình Bùi Nột Ngôn làm phó, sang nhà Minh, đem dâng tờ biểu và phẩm vật địa phương cùng người vàng, người bạc thế mạng, mỗi thứ một người. Khi Nghiện Thần đến Yên Kinh, vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng mượn cớ là tình nghĩa cố cựu, hỏi về tình hình trong nước mạnh yếu hư thực thế nào, Nghiện Thần nói hết cho Nguyên Trừng biết. Nột Ngôn không chịu khuất phục. Vua nhà Minh giả vờ phong cho vua Trùng Quang làm Bố chánh sứ ở Giao Chỉ, Nghiện Thần làm tri phủ Nghệ An. Khi về đến nước, Nột Ngôn đem việc Nghiện Thần tiết lộ tình hình trong nước và nhận quan chức do nhà Minh phong trình bày hết cho Trùng Quang đế biết, vua Trùng Quang bèn bắt giam Nghiện Thần rồi giết đi. Chiến sự tại Nghệ An Dù rằng bị đánh lui về phía nam, nhưng lực lượng nhà Trần tiếp tục hoạt động và kiểm soát từ Nghệ An trở vào, nhà Minh liên tục phải điều động quân từ Quảng Tây sang tiếp viện cho Mộc Thạnh. Đầu năm 1411, vua Minh lại điều Trương Phụ dẫn 14 vệ, tổng cộng 78.600 quân (Minh sử ghi 2.400 quân) sang tiếp việc cho Mộc Thạnh để đánh dẹp nhà Hậu Trần. Quân Minh tiến về phía nam, đường thủy do Trương Phụ, đường bộ do Mộc Thạnh chỉ huy, định đánh kẹp quân nhà Trần lại tại các căn cứ dọc các cửa sông đổ ra biển. Tháng 6 năm 1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân đánh vào Nghệ An, gặp Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ. Hai bên liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Súy và Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Đặng Dung thế cô, không có cứu viện, liền đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi. Trước đây, vua Trùng Quang thấy rằng quân mình bị thua luôn, lương thực lại không được kế tiếp, mới đem Nguyễn Súy, Đặng Dung theo đường biển ra tuần tiễu ở Hải Đông, Vân Đồn cùng các bãi biển để lấy lương ăn, và đánh lính thú nhà Minh, rồi lại kéo về Nghệ An, số quân chỉ còn độ ba, bốn phần mười. Đến nay Trương Phụ lại đem quân đến đánh, bèn chạy đến Hóa Châu, sai bầy tôi là Nguyễn Biểu sung làm sứ cầu phong. Khi đem phẩm vật đến Nghệ An, Biểu bị Phụ giữ lại. Biểu giận, mắng Phụ rằng: Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt lại phô trương là quân nhân nghĩa, trước nói lập con cháu họ Trần, bây giờ lại đặt quận huyện, không những cướp bóc của cải, lại còn giết hại nhân dân, mày thật là thằng giặc bạo ngược. Trương Phụ giận, sai giết đi. Tháng 4 năm 1413, Trương Phụ lại đánh vào Nghệ An. Trùng Quang Đế rút lui về Hóa Châu. Như vậy, từ chỗ áp sát thành Đông Quan, quân Hậu Trần dần dần yếu thế phải lui binh về phía nam trước sự tham chiến của đạo quân viện binh hùng hậu và viên danh tướng Trương Phụ. Hóa châu mà mảnh đất cố thủ cuối cùng của quân Hậu Trần. Chiến sự ở Hóa châu Tháng 6 năm Quý Tỵ (1413) quân Trương Phụ vào đến Nghệ An, quan Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu ra hàng, được mấy hôm thì mất. Trương Phụ cho con Quý Hữu là Phan Liêu làm tri phủ Nghệ An. Phan Liêu muốn tâng công, nên nói cho Phụ biết Trần Quý Khoáng có bao nhiêu tướng tá người nào giỏi, người nào dở, quân số nhiều ít, sơn xuyên chỗ hiểm, chỗ không thế nào. Trương Phụ bèn quyết ý vào Hóa Châu, và hội chư tướng lại để bàn kế tiến binh. Mộc Thạnh nói rằng: "Hóa Châu núi cao bể rộng khó lấy lắm". Trương Phụ nhất định vào đánh cho được, nói rằng: "Ta sống cũng ở đất Hóa Châu này, mà chết cũng ở đất Hóa Châu này. Hóa Châu mà không lấy được thì không mặt mũi nào về trông thấy chúa thượng!". Lập tức truyền cho quân thủy bộ tiến vào đánh Hóa Châu. Tháng 9 năm 1413, quân Trương Phụ vào đến Thuận châu, Nguyễn Suý và Đặng Dung giữ sông Thái Gia, đặt phục binh, nhân đêm đánh úp dinh Trương Phụ. Đặng Dung nhảy lên thuyền Trương Phụ toan bắt sống, nhưng không biết mặt, vì thế Trương Phụ mới nhảy xuống sông lấy thuyền nhỏ mà chạy thoát được. Quân Minh tổn thất rất nhièu. Nhưng Nguyễn Súy lại không hợp sức cùng Dung. Bấy giờ quân Hậu Trần còn rất ít, Trương Phụ thấy vậy đem binh đánh úp lại, xoay chuyển cục diện. Bọn Đặng Dung địch không nổi phải bỏ chạy. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm tướng, thì có làm được như thế hay không?. Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mới chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!" Thất bại Tháng 12, 1413, từ khi thua trận Sái Già, quân Hậu Trần thế yếu không thể chống với quân Minh được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi, Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung muốn chạy sang Tiêm La, Trương Phụ đuổi theo bắt được. Nguyễn Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!. Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn. Trùng Quang đế chạy sang Lão Qua, Nguyễn Súy chạy sang Minh Linh cũng đều bị quân nhà Minh bắt. Chẳng được bao lâu vua Trần và các tướng đều bị bắt và bị giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng tự sát. Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, sau được nhiều người truyền tụng: Việc đời bối rối tuổi già vayTrời đất vô cùng một cuộc say Bần tiện gặp thời lên cũng dễAnh hùng lỡ bước ngẫm càng cay Vai khiêng trái đất mong phò chúaGiáp gột sông trời khó vạch mây Thù trả chưa xong đầu đã bạcGươm mài bóng nguyệt biết bao rày. Nguyễn Súy tìm làm thân với viên quan áp giải mình, được cùng người đó đánh cờ. Nhân thời cơ thuận lợi, Nguyễn Súy cầm bàn cờ đập chết người áp giải rồi mới nhảy xuống sông tự tận. Toàn bộ vua tôi nhà Hậu Trần cuối cùng đều tử tiết oanh liệt chứ không đầu hàng quân Minh. Còn tên hàng tướng bày mưu cho quân Minh là Phan Liêu về sau đã bị quân khởi nghĩa của Lê Lợi giết chết. Ngô Sĩ Liên ca ngợi: "Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế." Nhà Hậu Trần chỉ truyền được 2 đời, tổng cộng 7 năm. Tính cả nhà Trần trước đây thì tổng số có 14 vua Trần. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Đây trở lên, nhà Trần từ Bính Tuất (1226), Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2, đến Kỷ Mão (1399), Thiếu Đế, năm Kiến Tân thứ 2, gồm 12 vua, 174 năm. Phụ thêm: Hồ Quý Ly một năm, Hán Thương 6 năm (1400-1406). Hậu Trần Đế Ngỗi 3 năm (1407-1409), Đế Quý Khoáng 4 năm (1410-1413), gồm 2 vua, 7 năm, hợp cộng 188 năm. Nhận định Theo sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư: Trùng Quang Đế lấy quân một lữ để mưu khôi phục đất nước trong lúc loạn lạc lưu ly, ví như dùng một cây gỗ để chống giữ ngôi nhà lớn đã đổ, chả lẽ không biết rằng thế không thể cứu vãn được nữa hay sao? Nhưng hãy làm hết bổn phận nên làm, ngõ hầu có thể vãn hồi được thiên mệnh!.Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước, thực đúng là "quốc quân chết vì xã tắc", mà các bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết ngay mình, Nguyễn Biểu kể tội ác của giặc rồi chết, đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hình mạnh yếu trong nước đi báo cho giặc, tuy được thoát chết trong một thời, nhưng sau lại bị Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta giết chết. Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế Theo Ngô Thì Sĩ bàn trong Việt sử tiêu án: Vua Giản Định và Trùng Quang đều là con cháu vua Nghệ Tông, Trần Triệu Cơ lập lên để nối ngôi vua đã bị mất, Nguyễn Cảnh Chân dắt díu đi đánh chống bọn giặc mạnh; trận thắng ở Bô Cô, thanh thế cũng đã lừng lẫy, mà vội nghe lời dèm pha của 2 đứa hoạn quan, bỏ mất vị tướng trụ cột, tự chuốc lấy bại vong, chả đáng nói nữa. Đến vua Trùng Quang quật khởi lên được, duy chỉ 2 tướng Nguyễn và Đặng phụ trì hai bên, ngoài ra đều là người chắp tay xem thế sự; chỉ có một xó Nghệ và Diễn là nơi ra vào công thủ, ngoài ra không còn mảnh đất nào để dụng võ; lặn lội ở góc biển chân non, trận thắng ở La Tân, Bình Than không bù lại được những trận thua ở Linh Trường, Nguyệt Thường; tuy lũ Dung và Súy có chí không chịu lùi, nhưng mà quân giặc vẫn chiếm phần tiện nghi hơn; đất Quảng, Thuận hiểm trở coi như có thể tựa nương được, nhưng tình thế đất ấy nào đã bị quân phản bội chỉ rõ cho giặc rồi, tai nạn bị bắt ở Lão Qua thật cũng đáng thương! Theo Trần Trọng Kim bàn về Đặng Dung trong Việt Nam sử lược: Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Các tướng nhà Hậu Trần Đặng Tất Nguyễn Cảnh Chân Đặng Dung Nguyễn Cảnh Dị Nguyễn Suý Nguyễn Biểu Lê Lợi Đền Hậu Trần Đền Hậu Trần trên đất kinh đô Mô Độ xưa, nay thuộc Ninh Bình là nơi tôn vinh 2 vị hoàng đế nhà Hậu Trần. Đền Hậu Trần nằm ở thôn La, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình nên còn được gọi là đền La. Đền thờ 2 vua nhà Hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang Đế, ngoài ra còn phối thờ công thần Trần Triệu Cơ. Thôn La còn có phủ thờ Bối Mai công chúa dưới chân núi Cái Sơn. Bà là con gái Giản Định Đế, người có công tổ chức việc khẩn hoang, khuyến khích việc nông trang, xây dựng xóm làng. Cách phủ thờ Bối Mai công chúa là khu lăng mộ Giản Định Đế và lăng mộ Hoàng hậu Đỗ Thị Nguyệt. Khu lăng ngày trước rộng đến 8 ha. Trước lăng có biển đề: "Hậu Trần hoàng đế lăng". Xã Yên Thành lại còn một cái giếng mang tên Giếng Dặn. Giếng này có từ thời Giản Định Đế. Lễ hội đền La tưởng nhớ các vị anh hùng thời Hậu Trần được mở từ ngày 12 đến ngày 13 tháng ba âm lịch hàng năm. Trong văn hóa đại chúng Trùng Quang tâm sử là một phim truyền hình của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) nói về thời kỳ này, dựa theo tác phẩm cùng tên của Phan Bội Châu. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, trong bộ phim đã lầm lẫn nhân vật tướng Nguyễn Suý của nhà Hậu Trần và nhân vật Nguyễn Xí, sau trở thành công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Tản Đà đã làm bài thơ Đời Hậu Trần như sau: Núi Thiên Cầm trời bắt đôi Hồ Quan lại Minh sang giữ bản đồ Muông rừng trai bể mắc tai vạ Người chết không chôn, kẻ sống lo: Nghệ An, Mô Độ ai gây nhóm? Giản Định, Trùng Quang lại có vua Mật giặc vỡ tan thành Cổ Lộng Máu thù lai láng bến Bô Cô. Liều gan cố chết bấy nhiêu phen Các vị tướng thần ai bực nhất? Ông Nguyễn Cảnh Dị bố là Chân Cùng ông Đặng Dung bố là Tất. Quân cơ sau trước nối nhau thay Hai bố, hai con một dạ sắt. Khí thiêng đúc lại bốn anh hào Trời có thương Trần chưa vội mất. Tiếc cho trận đêm cửa Sái Đà Nhầm để con kình lọt lưới ra Nước nhà giao lại cho quân giặc Sự nghiệp này thôi đến Lão Qua Sông dài sóng cả, con thuyền ngược Vua tôi theo trót với sơn hà Nghìn thu thơm để nước Nam Việt Mười ba năm nối vận Đông A. Xem thêm Thuật hoài -Bài thơ tự sự của Đặng Dung Giản Định Đế Trùng Quang Trương Phụ Đặng Tất Đặng Dung Nguyễn Cảnh Chân Nguyễn Cảnh Dị Chú thích Tham khảo Tiếng Việt Đại Việt Sử ký Toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên,..Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1998. Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sĩ, Nhà xuất bản văn sử, 1991 Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu- Bộ giáo dục xuất bản. Đất nước Việt Nam qua các đời, soạn giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2005. Tiếng Anh. Liên kết ngoài Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử Khởi đầu năm 1407 Chấm dứt năm 1413 Triều đại Việt Nam
16553
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20B%E1%BA%A1ch%20%C4%90%E1%BA%B1ng
Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng là ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ngày nay, gọi theo phiên âm chữ Hán là Bạch Đằng Giang (白藤江). Từ Bạch (白) có nghĩa là trắng, từ Đằng (藤) có nghĩa là “bụi cây quấn quýt”, tên Nôm là Dầng hay Rừng. Và ba từ “Bạch Đằng Giang”, nghĩa là sông có “rừng sóng bạc đầu”, mà gọi theo dân gian là sông Thần. Ngoài ra sông này còn có tên gọi khác thời Hậu Lê là Vân Cừ (澐渠), nghĩa là “con sông nhỏ có sóng lớn” hay “nước chảy xoáy cuồn cuộn”, về sau là sông Thành Triền và ngày nay là sông Đá Bạc… Hay sách “Đồng Khánh địa dư chí” ghi: “Sông Bạch Đằng là đoạn từ Năm Cửa đến cửa Nam Triệu, dài 18 dặm, rộng 2 dặm”, mà theo bản đồ hành chính huyện Thủy Đường thời Đồng Khánh (1886 – 1888) thì Năm Cửa là khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạc ngày nay. Như vậy ta có thể hiểu từ khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạch ngày nay, hắt xuống phía cửa biển Nam Triệu là giang phận sông Bạch Đằng thời Đồng Khánh (1886 – 1888). Còn sông Bạch Đằng từ thời Trùng Hưng trở về trước là sông Đá Bạch ngày nay Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Ngày nay, các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa trên sông. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba). Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí" và bản đồ huyện Yên Hưng và Thủy Đường trước thời Đồng Khánh, thì duy nhất chỉ có 3 nơi thờ liên quan tới nhà Trần nằm trên đất huyện Thủy Nguyên ngày nay là: Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Thụ Khê, đền thờ Hoàng Tôn ở xã Tràng Kênh và đền thờ Thiên Hộ ở xã Chung Mỹ. Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã (Quảng Yên, Quảng Ninh). Đặc biệt khu di tích đền Tràng Kênh ở Hải Phòng thờ cả ba vị anh hùng nói trên. Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng Các bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có bốn bãi cọc được phát hiện đều là bãi cọc dân sự: Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ"chi"(之). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m. Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng. Bãi cọc đồng Má Ngựa được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 – 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Gần đây nhất là bãi cọc Cao Quỳ được phát hiện vào cuối năm 2019. Cách đóng cọc hiện nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên dân gian có truyền là người xưa sử dụng cách như sau: 1. Vót nhọn mũi cọc; 2. Đưa mũi cọc nhọn xuống trước, cọc sẽ cắm xuống sâu một mức nhất định; 3. Dùng dây thừng buộc 2 rọ mây vắt qua đầu trên của cọc; 4. Nhét từng viên đá vào rọ cho đến khi đủ tải trọng để ấn cọc xuống; 5. Khi đầu cọc đạt cao độ, chuyển đá ra khỏi rọ và đẽo nhọn đầu cọc. Cầu qua sông Cầu Bạch Đằng, ở cửa sông Cấm đổ ra sông Bạch Đằng, nối Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh với quận Hải An, Hải Phòng, cũng là điểm cuối tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, thông xe ngày 1/9/2018. Xem thêm Trận Bạch Đằng (938) Trận Bạch Đằng (1288) Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Tham khảo Liên kết ngoài Bãi cọc Bạch Đằng Phát hiện thêm một bãi cọc trên sông Bạch Đằng Bạch Đằng Bạch Đằng Bạch Đằng Sông tại Thái Bình Vũ khí Việt Nam Di tích tại Quảng Ninh Di tích tại Hải Phòng Du lịch Hải Phòng
16558
https://vi.wikipedia.org/wiki/Serie%20A
Serie A
Serie A (), còn gọi là Serie A TIM do được tài trợ bởi TIM, là giải đấu chuyên nghiệp dành cho các câu lạc bộ bóng đá đứng đầu hệ thống giải bóng đá Ý và người chiến thắng được trao Scudetto và Coppa Campioni d'Italia. Giải đã hoạt động như một giải đấu vòng tròn tính điểm trong hơn chín mươi năm kể từ mùa giải 1929–30. Giải đã được tổ chức bởi Direttorio Divisioni Superiori cho đến năm 1943 và Lega Calcio cho đến năm 2010, khi Lega Serie A được thành lập cho mùa giải 2010–11. Serie A được coi là một trong những giải bóng đá hay nhất thế giới và nó thường được mô tả là giải đấu quốc gia có chiến thuật và phòng ngự chắc chắn nhất. Serie A là giải đấu quốc gia mạnh nhất thế giới vào năm 2020 theo IFFHS, và được xếp hạng thứ tư trong số các giải đấu châu Âu theo hệ số giải đấu của UEFA – sau Bundesliga, La Liga và Premier League, và trên Ligue 1 – dựa trên hiệu suất của các câu lạc bộ Ý tại Champions League và Europa League trong 5 năm trước đó. Serie A dẫn đầu bảng xếp hạng của UEFA từ 1986 đến 1988 và từ 1990 đến 1999. Ở thể thức hiện tại, Giải vô địch bóng đá Ý đã được sửa đổi từ các vòng khu vực và liên khu vực thành giải đấu một hạng từ mùa giải 1929–30 trở đi. Các danh hiệu vô địch giành được trước năm 1929 được FIGC chính thức công nhận với cùng trọng số với các danh hiệu được trao sau đó. Tương tự, mùa giải 1945–46, khi thể thức thi đấu vòng tròn một lượt bị đình chỉ và giải đấu được diễn ra ở hai nhóm địa lý do sự tàn phá của Thế chiến thứ hai, không được xem xét về mặt thống kê, ngay cả khi danh hiệu của nó hoàn toàn chính thức. Giải đấu có ba câu lạc bộ nổi tiếng nhất thế giới là Juventus, AC Milan và Inter Milan, tất cả đều là thành viên sáng lập của G-14, một nhóm đại diện cho các câu lạc bộ bóng đá lớn nhất và uy tín nhất châu Âu từ năm 2000 đến 2008, với hai người đầu tiên cũng là thành viên sáng lập của tổ chức kế tiếp, Hiệp hội Câu lạc bộ Châu Âu (ECA). Nhiều cầu thủ đã giành được giải thưởng Ballon d'Or khi chơi ở một câu lạc bộ Serie A hơn bất kỳ giải đấu nào trên thế giới ngoài La Liga của Tây Ban Nha, mặc dù La Liga có tổng số người chiến thắng Ballon d'Or cao nhất. Juventus, câu lạc bộ thành công nhất của Ý trong thế kỷ 20 và đội Ý giành nhiều chiến thắng nhất, đứng thứ sáu ở châu Âu và thứ mười hai trên thế giới với nhiều danh hiệu quốc tế chính thức nhất với mười một. Trước trận chung kết Europa Conference League đầu tiên vào năm 2022, đây cũng là đội duy nhất trên thế giới vô địch tất cả năm giải đấu liên đoàn chính thức trong lịch sử, thành tích đạt được sau chiến thắng tại Cúp Liên lục địa năm 1985 và được xác nhận lại sau khi giành chức vô địch lần thứ sáu giải đấu, UEFA Intertoto Cup, mười bốn năm sau. Milan là câu lạc bộ đứng thứ ba chung cuộc về số danh hiệu quốc tế chính thức giành được với mười tám danh hiệu. Inter, sau thành tích của họ trong mùa giải 2009–10, đã trở thành đội bóng Ý đầu tiên đạt được cú ăn ba trong một mùa giải. Đây cũng là đội đã thi đấu liên tục trong thời gian dài nhất ở giải đấu hàng đầu của bóng đá Ý, ra mắt vào năm 1909. Tất cả các câu lạc bộ này, cùng với Lazio, Fiorentina, Roma và Napoli, đều được biết đến được ví như "bảy chị em" () của bóng đá Ý. Serie A là một trong những giải đấu bóng đá lâu đời nhất trên thế giới. Trong số 100 cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử do tạp chí FourFourTwo bình chọn năm 2017, có 42 cầu thủ từng chơi ở Serie A, nhiều hơn bất kỳ giải đấu nào khác trên thế giới. Juventus là đội sản sinh ra nhiều nhà vô địch FIFA World Cup nhất (27), cùng với Inter (20), Roma (16) và Milan (10), lần lượt đứng thứ ba, thứ tư và thứ chín trong bảng xếp hạng đó. Lịch sử Serie A, như được tổ chức ngày nay, bắt đầu trong mùa giải 1929–30. Từ năm 1898 đến năm 1922, cuộc thi được tổ chức thành các nhóm khu vực. Vì ngày càng có nhiều đội tham dự các giải vô địch khu vực, Liên đoàn bóng đá Ý (FIGC) đã tách CCI (Italian Football Confederation) vào năm 1921, thành lập Lega Nord (Liên đoàn bóng đá miền Bắc) tại Milano, tiền thân của Lega Serie A ngày nay. Khi các đội CCI gia nhập lại, FIGC đã tạo ra hai bộ phận liên khu vực đổi tên Hạng mục thành Bộ phận và chia các bộ phận FIGC thành hai giải đấu bắc-nam. Năm 1926, do khủng hoảng nội bộ và áp lực phát xít, FIGC đã thay đổi cài đặt nội bộ, bổ sung các đội miền Nam vào giải đấu quốc gia, cuối cùng dẫn đến dàn xếp cuối cùng 1929–30. Torino đã được tuyên bố là nhà vô địch trong mùa giải 1948–49 sau một vụ tai nạn máy bay gần cuối mùa mà cả đội thiệt mạng. Danh hiệu vô địch Serie A thường được gọi là scudetto ("chiếc khiên nhỏ") bởi vì kể từ mùa giải 1923–24, đội chiến thắng sẽ mang một huy hiệu nhỏ với ba màu quốc kỳ Ý trên dải của họ trong mùa giải tiếp theo. Câu lạc bộ thành công nhất là Juventus với 36 chức vô địch, tiếp theo là Inter Milan và AC Milan với 19 chức vô địch. Từ mùa giải 2004–05 trở đi, một chiếc cúp thực sự đã được trao cho câu lạc bộ trên sân sau lượt cuối cùng của chức vô địch. Chiếc cúp, được gọi là Coppa Campioni d'Italia, đã chính thức được sử dụng kể từ mùa giải 1960–61, nhưng từ năm 1961 đến 2004 đã được giao cho các câu lạc bộ chiến thắng đứng đầu văn phòng của Lega Nazionale Professionisti. Vào tháng 4 năm 2009, Serie A tuyên bố tách khỏi Serie B. Mười chín trong số hai mươi câu lạc bộ đã bỏ phiếu ủng hộ động thái này trong một cuộc tranh cãi về bản quyền truyền hình; đội bị đe dọa xuống hạng Lecce đã bỏ phiếu chống lại quyết định này. Maurizio Beretta, cựu chủ tịch hiệp hội sử dụng lao động của Ý, trở thành chủ tịch của liên đoàn mới. Vào tháng 4 năm 2016, có thông báo rằng Serie A đã được lựa chọn bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế để kiểm tra các lần phát lại video, ban đầu là bí mật cho mùa giải 2016–17, cho phép chúng trở thành giai đoạn thử nghiệm trực tiếp, với hỗ trợ phát lại được triển khai trong mùa giải 2017–18. Về quyết định này, Chủ tịch FIGC Carlo Tavecchio cho biết, "Chúng tôi là một trong những người đầu tiên ủng hộ việc sử dụng công nghệ trên sân cỏ và chúng tôi tin rằng chúng tôi có mọi thứ cần thiết để đóng góp cho thử nghiệm quan trọng này." Thể thức Trong phần lớn lịch sử của Serie A, có 16 hoặc 18 câu lạc bộ thi đấu ở cấp độ cao nhất. Tuy nhiên, kể từ 2004–05, đã có tổng cộng 20 câu lạc bộ. Một mùa giải (1947–48) diễn ra với 21 đội vì lý do chính trị, sau những căng thẳng sau chiến tranh với Nam Tư. Dưới đây là bản ghi đầy đủ về số đội đã chơi trong mỗi mùa giải trong suốt lịch sử của giải đấu; 18 câu lạc bộ: 1929–1934 16 câu lạc bộ: 1934–1943 20 câu lạc bộ: 1946–1947 21 câu lạc bộ: 1947–1948 20 câu lạc bộ: 1948–1952 18 câu lạc bộ: 1952–1967 16 câu lạc bộ: 1967–1988 18 câu lạc bộ: 1988–2004 20 câu lạc bộ: 2004–nay Trong mùa giải kéo dài từ tháng 8 đến tháng 5, mỗi câu lạc bộ đấu với các đội khác hai lần; một lần trên sân nhà và một lần trên sân khách, tổng cộng 38 trận cho mỗi đội vào cuối mùa giải. Do đó, trong bóng đá Ý, thể thức vòng tròn tính điểm thực sự được sử dụng. Trong nửa đầu của mùa giải, được gọi là "andata", mỗi đội đấu một lần với mỗi đối thủ trong giải đấu, tổng cộng 19 trận. Trong nửa sau của mùa giải, được gọi là "ritorno", các đội chơi 19 trận khác, một lần nữa với mỗi đối thủ, trong đó các trận sân nhà và sân khách được đảo ngược. Hai nửa của mùa giải có thứ tự lịch thi đấu hoàn toàn giống nhau cho đến mùa giải 2021–22, khi lịch bất đối xứng được giới thiệu, theo thể thức giải đấu của Anh, Tây Ban Nha, và Pháp. Kể từ mùa giải 1994–95, các đội được thưởng ba điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa và không có điểm nào cho một trận thua. Trước đó, các đội được thưởng hai điểm nếu thắng, một điểm nếu hòa và không có điểm nào nếu thua. Ba đội có vị trí thấp nhất vào cuối mùa giải sẽ xuống hạng Serie B, và ba đội Serie B được thăng hạng để thay thế họ cho mùa giải tiếp theo. Vòng loại cúp châu Âu Tính đến năm 2022, Serie A được xếp hạng là giải đấu tốt thứ tư theo hệ số UEFA, do đó, bốn đội đứng đầu tại Serie A sẽ giành quyền vào thẳng vòng bảng UEFA Champions League. Đội xếp thứ năm, cùng với đội vô địch Coppa Italia (nếu đội vô địch Coppa Italia đứng ngoài top năm) hoặc đội xếp thứ sáu (nếu đội vô địch Coppa Italia nằm trong top năm), đủ điều kiện tham gia vòng bảng UEFA Europa League. Câu lạc bộ xếp thứ sáu hoặc thứ bảy, tùy thuộc vào thành tích giải đấu của đội vô địch Coppa Italia, tham gia vòng loại cuối cùng của UEFA Europa Conference League. Tiebreaking Nếu sau tất cả 38 trận có hai đội bằng điểm nhau cho vị trí đầu tiên hoặc vị trí thứ 17, vị trí an toàn cuối cùng, thì đội giành scudetto hoặc đứng ở vị trí thứ 17 sẽ được phân định bằng trận play-off một lượt kéo dài 90 phút và phạt đền (không có hiệp phụ), được tổ chức tại một địa điểm trung lập. Nếu ít nhất ba đội bằng điểm nhau cho một trong những vị trí đó, thì hai đội chơi trong trận đấu sẽ được quyết định bằng một bảng nhỏ giữa các đội tham gia bằng cách sử dụng các điểm hòa bên dưới. Đối với một trận hòa ở bất kỳ vị trí nào khác, những người hòa giải quyết định như sau: Điểm đối đầu Hiệu số bàn thắng bại đối đầu Hiệu số bàn thắng bai chung cuộc Số bàn thắng ghi được cao hơn Trận play-off tại một địa điểm trung lập nếu có liên quan đến việc quyết định suất lên hạng hoặc xuống hạng của Châu Âu; mặt khác bằng cách tung đồng xu Trong khoảng thời gian từ 2006–07 đến 2021–22, tiebreak hiện được sử dụng cho tất cả các vị trí để quyết định người chiến thắng scudetto nếu cần, mặc dù điều này không bao giờ cần thiết. Trước 2005–06, một trận play-off sẽ ngay lập tức được sử dụng nếu các đội hòa nhau ở vị trí đầu tiên, một suất tham dự vòng loại châu Âu hoặc một suất xuống hạng. Trong một số năm trước, trận loại trực tiếp là một trận đấu đơn tại một địa điểm trung lập trong khi ở những năm khác, đó là một trận đấu hai lượt được quyết định bởi tỷ số chung cuộc. Một trận đấu loại trực tiếp chưa bao giờ cần thiết kể từ khi thể thức tiebreak thay đổi. Lần duy nhất một trận đấu loại trực tiếp được sử dụng để quyết định nhà vô địch diễn ra ở mùa giải 1963–64 khi Bologna và Inter đều kết thúc với 54 điểm. Bologna đã giành chiến thắng trong trận play-off 2–0 tại Stadio Olimpico ở Rome để giành scudetto. Các trận đấu playoff được sử dụng nhiều lần để quyết định suất tham dự giải đấu châu Âu (gần đây nhất là ở mùa giải 1999–2000) và xuống hạng (gần đây nhất là ở 2004–05). Các câu lạc bộ Trước năm 1929, nhiều câu lạc bộ đã thi đấu ở cấp độ cao nhất của bóng đá Ý vì các vòng đấu trước đó được thi đấu cho đến năm 1922 trên cơ sở khu vực và sau đó là liên khu vực cho đến năm 1929. Dưới đây là danh sách các câu lạc bộ Serie A đã tham gia giải đấu kể từ khi nó được tổ chức. một thể thức giải đấu (tổng cộng 68). Mùa giải 2022–23 Câu lạc bộ 20 câu lạc bộ sau đây đang thi đấu tại Serie A trong mùa giải 2022–23. Bản đồ Các mùa giải ở Serie A Có 68 đội đã tham dự 91 chức vô địch Serie A trong một vòng đấu diễn ra từ mùa giải 1929–30 cho đến mùa giải 2022–23. Các đội in đậm đang thi đấu tại Serie A. Năm trong ngoặc đơn là năm tham gia gần đây nhất ở cấp độ này. Inter Milan là đội duy nhất đã chơi bóng đá Serie A trong mọi mùa giải. 91 mùa: Inter Milan (2023) 90 mùa: Juventus (2023), Roma (2023) 89 mùa: AC Milan (2023) 85 mùa: Fiorentina (2023) 80 mùa: Lazio (2023) 79 mùa: Torino (2023) 77 mùa: Napoli (2023) 76 mùa: Bologna (2023) 66 mùa: Sampdoria (2023) 62 mùa: Atalanta (2023) 55 mùa: Genoa (2022) 50 mùa: Udinese (2023) 42 mùa: Cagliari (2022) 32 mùa: Hellas Verona (2023) 30 mùa: Bari (2011), Vicenza (2001) 29 mùa: Palermo (2017) 27 mùa: Parma (2021) 26 mùa: Triestina (1959) 23 mùa: Brescia (2020) 19 mùa: SPAL (2020) 18 mùa: Livorno (2014) 17 mùa: Catania (2014), Chievo (2019), Lecce (2023) 16 mùa: Ascoli (2007), Padova (1996) 15 mùa: Empoli (2023) 13 mùa: Alessandria (1960), Cesena (2012), Como (2003), Modena (2004), Novara (2012), Perugia (2004), Venezia (2022) 12 mùa: Pro Patria (1956) 11 mùa: Foggia (1995) 10 mùa: Avellino (1988), Sassuolo (2023) 9 mùa: Reggina (2009), Siena (2013) 8 mùa: Cremonese (2023), Lucchese (1952), Piacenza (2003), Sampierdarenese 7 mùa: Catanzaro (1983), Mantova (1972), Pescara (2017), Pisa (1991), Varese (1975) 6 mùa: Pro Vercelli (1935) 5 mùa: Messina (2007) 4 mùa: Casale (1934), Salernitana (2023) 3 mùa: Crotone (2021), Lecco (1967), Legnano (1954), Reggiana (1997), Spezia (2023) 2 mùa: Ancona (2004), Benevento (2021), Frosinone (2019), Ternana (1975) 1 mùa: Carpi (2016), Monza (2023), Pistoiese (1981), Treviso (2006) Logo Serie A có logo có nhà tài trợ Telecom Italia (TIM). Logo được giới thiệu vào năm 2010 đã có một thay đổi nhỏ vào năm 2016 do sự thay đổi logo của chính Telecom Italia. Vào tháng 8 năm 2018, một logo mới đã được công bố và một logo khác vào tháng 8 năm 2019. Bản quyền truyền hình Trước đây, các câu lạc bộ riêng lẻ thi đấu trong giải đấu có quyền bán quyền phát sóng của họ cho các kênh cụ thể trên khắp nước Ý, không giống như ở hầu hết các quốc gia châu Âu khác. Hiện tại, hai đài truyền hình ở Ý là đài truyền hình vệ tinh Sky Italia và nền tảng phát trực tuyến DAZN cho các mạng truyền hình trả tiền của riêng mình; RAI chỉ được phép phát các tin nổi bật (độc quyền từ 13:30 đến 22:30 CET). Đây là danh sách bản quyền truyền hình ở Ý (kể từ mùa giải 2021–22): Sky Italia (3 trận mỗi tuần) DAZN (tất cả các trận đấu khác) OneFootball (highlights) Kể từ mùa giải 2010–11, các câu lạc bộ Serie A đã thương lượng bản quyền truyền hình tập thể thay vì trên cơ sở cá nhân câu lạc bộ, trước đó đã từ bỏ thương lượng tập thể vào cuối mùa giải 1998–99. Vào những năm 1990, Serie A nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh khi nó được chiếu trên Football Italia trên Channel 4, mặc dù nó đã thực sự xuất hiện trên nhiều kênh của Vương quốc Anh hơn bất kỳ giải đấu nào khác, hiếm khi ở một vị trí lâu kể từ năm 2002. Serie A đã xuất hiện ở Vương quốc Anh trên The Sports Channel của BSB (1990–91), Sky Sports (1991–1992), Channel 4 (1992–2002), Eurosport (2002–2004), Setanta Sports and Bravo (2004–2007), Channel 5 (2007–2008), ESPN (2009–2013), Eleven Sports Network (2018), Premier, FreeSports (2019–2021) và hiện tại là BT Sport (2013–2018; 2021–nay). Tại Hoa Kỳ, Serie A hiện được chiếu trên CBS Sports và mạng phát trực tuyến Paramount+. Trước năm 2021–22, nó được hiển thị trên nhóm mạng ESPN. Danh sách các đội vô địch Mặc dù Serie A mãi đến năm 1929–30 mới được thành lập , giải đấu công nhận các câu lạc bộ đã được vinh danh là nhà vô địch Ý trước khi giải đấu được thành lập. In đậm chỉ các câu lạc bộ thi đấu tại Serie A 2022–23. Một huân chương đã được trao cho Spezia vào năm 2002 bởi FIGC cho chức vô địch thời chiến 1944. Tuy nhiên, FIGC đã tuyên bố rằng nó không thể được coi là một scudetto. Theo thành phố Theo vùng Kỷ lục In đậm chỉ cầu thủ vẫn đang thi đấu tại Serie A. In nghiêng chỉ cầu thủ đang thi đấu bên ngoài Serie A. Ra sân nhiều nhất Ghi bàn nhiều nhất Cầu thủ Cầu thủ ngoài EU Không giống như La Liga áp đặt hạn ngạch về số lượng cầu thủ ngoài EU đối với mỗi câu lạc bộ, các câu lạc bộ Serie A có thể ký hợp đồng với số lượng cầu thủ ngoài EU nhiều nhất có thể khi chuyển nhượng trong nước. Trong những năm 1980 và 1990, hầu hết các câu lạc bộ Serie A đã ký hợp đồng với một số lượng lớn cầu thủ từ các quốc gia nước ngoài (cả thành viên EU và ngoài EU). Những cầu thủ nước ngoài đáng chú ý chơi ở Serie A trong thời kỳ này bao gồm tuyển thủ Ireland Liam Brady, tuyển thủ Anh Paul Gascoigne và David Platt, Michel Platini và Laurent Blanc của Pháp, Lothar Matthäus và Jürgen Klinsmann từ Đức, những người Hà Lan Ruud Gullit và Dennis Bergkamp, và Diego Maradona của Argentina. Nhưng kể từ mùa giải 2003–04, một hạn ngạch đã được áp dụng cho mỗi câu lạc bộ giới hạn số lượng cầu thủ không thuộc EU, không thuộc EFTA và không phải người Thụy Sĩ có thể ký hợp đồng từ nước ngoài mỗi mùa giải, sau các biện pháp tạm thời được giới thiệu vào mùa giải 2002–03, cho phép các câu lạc bộ Serie A và B chỉ ký hợp đồng với một cầu thủ không thuộc EU trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2002. Vào giữa mùa giải 2000–01, hệ thống hạn ngạch cũ đã bị bãi bỏ, không còn giới hạn mỗi đội có nhiều hơn năm cầu thủ không thuộc EU và sử dụng không quá ba người trong mỗi trận đấu. Đồng thời với việc bãi bỏ hạn ngạch, FIGC đã điều tra những cầu thủ bóng đá sử dụng hộ chiếu giả. Alberto và Warley, Alejandro Da Silva và Jorginho Paulista của Udinese; Fábio Júnior và Gustavo Bartelt của Roma; Dida của Milan; Álvaro Recoba của Inter; Thomas Job, Francis Zé, Jean Ondoa của Sampdoria; và Jeda và Dede của Vicenza đều bị cấm vào tháng 7 năm 2001 trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết các lệnh cấm sau đó đã được giảm bớt. Số lượng cầu thủ không thuộc EU đã giảm từ 265 trong mùa giải 2002–03 xuống còn 166 trong mùa giải 2006–07. Nó cũng bao gồm những người chơi đã nhận được tư cách EU sau khi các quốc gia tương ứng của họ gia nhập EU (xem mở rộng năm 2004 và 2007), khiến những người chơi như Adrian Mutu, Valeri Bojinov, Marek Jankulovski và Marius Stankevičius là các cầu thủ EU. Quy tắc đã trải qua những thay đổi nhỏ vào tháng 8 năm 2004, tháng 6 năm 2005, tháng 6 năm 2006, và tháng 6 năm 2007. Kể từ mùa giải 2008–09, ba suất đã được trao cho các câu lạc bộ không có cầu thủ ngoài EU trong đội của họ (trước đây chỉ những câu lạc bộ mới thăng hạng mới có ba suất); các câu lạc bộ có một cầu thủ không thuộc EU có hai hạn ngạch. Những câu lạc bộ có hai cầu thủ không thuộc EU, được trao một hạn ngạch và một hạn ngạch có điều kiện, được trao sau khi: 1) Chuyển nhượng 1 cầu thủ không thuộc EU ra nước ngoài, hoặc 2) Thả 1 cầu thủ không thuộc EU dưới dạng cầu thủ tự do, hoặc 3) Một người chơi không thuộc EU đã nhận được quốc tịch EU. Các câu lạc bộ có ba cầu thủ không thuộc EU trở lên, có hai hạn ngạch có điều kiện, nhưng loại bỏ hai cầu thủ không thuộc EU dưới dạng đại lý tự do, sẽ chỉ có một hạn ngạch thay vì hai. Các câu lạc bộ Serie B và Lega Pro không thể ký hợp đồng với cầu thủ không thuộc EU từ nước ngoài, ngoại trừ những người theo dõi câu lạc bộ thăng hạng từ Serie D. Các câu lạc bộ lớn có nhiều người nước ngoài thường mượn hạn ngạch từ các câu lạc bộ khác có ít người nước ngoài hoặc không có người nước ngoài để ký hợp đồng với nhiều cầu thủ ngoài EU hơn. Ví dụ: Adrian Mutu đã gia nhập Juventus từ Livorno vào năm 2005, vào thời điểm đó Romania chưa phải là thành viên của EU. Các ví dụ khác bao gồm Júlio César, Victor Obinna và Maxwell, những người đã lần lượt gia nhập Inter từ Chievo (hai trận đầu tiên) và Empoli. Vào ngày 2 tháng 7 năm 2010, hạn ngạch có điều kiện ở trên đã giảm xuống còn một, mặc dù nếu một đội không có bất kỳ cầu thủ nào ngoài EU, đội đó vẫn có thể đăng ký tối đa ba cầu thủ ngoài EU. Năm 2011, hạn ngạch đăng ký trở lại thành hai. Cầu thủ cây nhà lá vườn Serie A cũng áp đặt quy tắc cầu thủ Cây nhà lá vườn, một sửa đổi của Luật Cầu thủ cây nhà lá vườn của UEFA. Không giống UEFA, Ban đầu, Serie A không giới hạn số lượng cầu thủ trong đội hình chính là 25, nghĩa là câu lạc bộ có thể tuyển dụng nhiều người nước ngoài hơn bằng cách tăng quy mô đội hình. Tuy nhiên, giới hạn 25 (các cầu thủ dưới 21 tuổi bị loại trừ) đã được giới thiệu cho mùa giải 2015–16 (trong mùa giải 2015–16, đội chỉ cần 8 cầu thủ cây nhà lá vườn nhưng không yêu cầu 4 người trong số họ từ đội trẻ của chính họ). Trong mùa giải 2016–17, FIGC đã xử phạt Sassuolo vì xử phạt cầu thủ không đủ điều kiện, Antonino Ragusa. Mặc dù câu lạc bộ không vượt quá khả năng của 21 cầu thủ không thuộc đội trẻ của họ (chỉ Domenico Berardi đủ điều kiện là sản phẩm của đội trẻ) cũng như dưới 21 tuổi (sinh năm 1995 trở đi, của mà bốn người chơi đủ điều kiện) trong cuộc gọi 24 người đàn ông của họ. Có thông báo rằng bên Lega Serie A danh sách đội không được cập nhật. Trong mùa giải 2015–16, hạn ngạch sau đã được công bố. Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA Lothar Matthäus: 1991 (Inter Milan) Marco van Basten: 1992 (AC Milan) Roberto Baggio: 1993 (Juventus) George Weah: 1995 (AC Milan) Ronaldo: 1997, 2002 (Inter Milan) Zinedine Zidane: 1998, 2000 (Juventus) Fabio Cannavaro: 2006 (Juventus) Kaká: 2007 (AC Milan) Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ Lịch sử giải Serie A — từ năm 1929. 1 Khởi đầu năm 1898 ở Ý Giải bóng đá vô địch quốc gia châu Âu
16561
https://vi.wikipedia.org/wiki/Talawas
Talawas
Talawas ban đầu là một trang mạng văn học sau đó thêm vào các đề tài chính trị, xã hội và từ năm 2009 là diễn đàn và blog, được thành lập từ năm 2001 và do nhà văn Phạm Thị Hoài làm tổng biên tập. Talawas có các phần: Talawas, Talawas Chủ nhật, Tạp chí Talawas, và Talawas Blog. Tất cả các trang này đều đã ngừng cập nhật kể từ ngày 3 tháng 11 năm 2010, tuy vậy toàn bộ kho lưu trữ bài vở vẫn được bảo quản và duy trì trên mạng. Với phương châm "tôn trọng mọi ý kiến tuy có sự khác biệt, miễn có tâm huyết đóng góp" của ban biên tập, trong khoảng 9 năm hoạt động, Talawas được xem là trang mạng uy tín (cùng với các trang Tiền Vệ và Da Màu) và có thể coi là hàng đầu trong tất cả các trang mạng của người Việt, và được sự cộng tác, đóng góp của nhiều trí thức tên tuổi và thu hút nhiều người, nhiều giới trong nước quan tâm. Talawas cũng là nơi lưu trữ nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết văn học của Việt Nam thời kỳ trước. Chủ trương Phương châm của Talawas là mong đối diện những vấn đề của hiện thực Việt Nam bằng cách đặt chúng vào những góc nhìn của thế giới bên ngoài. Theo nhà văn Phạm Thị Hoài, "chúng tôi khẳng định rằng Talawas không lệ thuộc, không chịu sự câu thúc của bất kì tổ chức, đoàn nhóm, thế lực nào, vì thế quyết định của chúng tôi không do một áp lực nào từ bên ngoài." và "lý tưởng mà Talawas theo đuổi thì trước sau không thay đổi: góp phần khiêm tốn của mình trong việc hình thành một công luận độc lập của người Việt trong và ngoài nước." Nội dung chủ yếu của Talawas là chuyển tải thành tựu văn hóa thế giới và những thảo luận thời sự của trí thức quốc tế vào các tương quan Việt Nam. Talawas cũng là điểm gặp và cọ xát giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Chủ trương của Talawas là "góp phần khiêm tốn của mình vào sự hình thành và phát triển một công luận độc lập, một ý thức tự do tư tưởng, một tập quán sinh hoạt tinh thần đa nguyên cho người Việt trong và ngoài nước" và "là một diễn đàn công dân, tự nguyện, phi thương mại, không phụ thuộc vào bất kì một tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, tôn giáo nào" với năm tôn chỉ hoạt động: Vì lợi ích chung Đa nguyên đa chiều không áp đặt Hoạt động độc lập không phe nhóm Đối thoại trung thực, thẳng thắn nhưng ôn hoà và Chú trọng chất lượng. Ban biên tập: Bùi Duy Dzy, Cao Việt Dũng, Cổ Ngư, Dietmar Erdmann, Đào Tuấn, Đinh Bá Anh, Đỗ Kh., Hà Vũ Trọng, Hòa An, Hoài Phi, Hoàng Hưng, Hương Trà, La Thành, Lê An, Lê Trọng Phương, Lý Đợi, Mai Chi, Ngô Hải, Nguyễn Khánh Hưng, Nguyễn Phú Thịnh, Patrick Raszelenberg, Phạm Thị Hoài, Tiểu Hằng Ngôn, Trịnh Hữu Tuệ, Trương Hồng Quang, Vy Huyền. Lịch sử Thành lập năm 2001 bởi nhà văn Phạm Thị Hoài. Bước đầu Talawas chủ trương đối thoại về chủ đề văn học, và sưu tầm những tư liệu, tác phẩm, bài viết văn học văn chương của các tác giả trong nước, như của phong trào Nhân văn Giai phẩm, Tự Lực Văn Đoàn ở miền Bắc, nhóm Sáng tạo ở miền Nam,... và trao đổi về các khuynh hướng văn chương từ Cổ thi đến Tân hình thức, các cuộc tranh luận văn học trên thế giới. Sau đó, Talawas mở rộng thêm chủ đề xã hội và chính trị. Theo Talawas, từ cuối tháng 5 năm 2004, chính quyền Việt Nam đã thiết lập tường lửa để ngăn chặn sự truy cập từ trong nước đến trang web này. Từ đó, chỉ có người ở ngoài nước Việt Nam mới theo dõi được. Từ tháng 1 năm 2006, có thêm Talawas chủ nhật dành cho sáng tác văn học chọn lọc. Ngày 3 tháng 11 năm 2008, trang web Talawas tuyên bố chấm dứt hoạt động "trong hình thức hiện tại". Trang web hứa sẽ trở lại dưới hình thức mới vào ngày 15 tháng 3 năm 2009. Đúng hẹn, ngày 15 tháng 3 năm 2009, sau hơn bốn tháng tạm ngưng và chấm dứt hoạt động ở hình thức cũ, trang Talawas đã hoạt động trở lại, hoạt động nay gồm hai phần Talawas blog và Tạp chí Talawas định kỳ. Talawas blog là diễn đàn hàng ngày, với phần blog tập trung các cây viết từ Việt Nam và các nơi trên thế giới, với nguyên tắc chính các blogger tự do phát biểu ý kiến và tự chịu trách nhiệm cho diễn đàn của mình. Còn Tạp chí định kỳ phát hành ba tháng một số theo dạng PDF, mỗi số tập trung vào một chuyên đề với bài vở chọn lọc. Đến ngày 3 tháng 11 năm 2010, lúc 24 giờ Việt Nam, Talawas tuyên bố ngừng hoạt động, vì "bối cảnh hiện tại này đòi hỏi một mô hình hoạt động khác, dựa trên những nền tảng khác, mà Talawas – xuất phát từ điều kiện và nhu cầu của những năm qua – không còn phù hợp" và "chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam". Tuy nhiên, toàn bộ kho lưu trữ bài vở của Talawas sẽ vẫn được bảo quản và duy trì trên mạng như "tài sản chung của cộng đồng mạng". Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức, Mirror 1, Mirror 2 Talawas chủ nhật Bài vở cũ theo hình thức hoạt động cũ Truyền thông Việt Nam hải ngoại Trang mạng văn học Trang mạng nghệ thuật Diễn đàn trực tuyến Blog Khởi đầu năm 2001 Chấm dứt năm 2010
16563
https://vi.wikipedia.org/wiki/U%20x%C6%A1%20tuy%E1%BA%BFn%20ti%E1%BB%81n%20li%E1%BB%87t
U xơ tuyến tiền liệt
U xơ tiền liệt tuyến (còn được gọi tắt là BPH theo tiếng Anh) (Benign prostatic hyperplasia), phì đại nhiếp tuyến hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên và cao niên. Trong u xơ tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. Có rất ít mối liên hệ giữa các triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến với ung thư tuyến tiền liệt. Triệu chứng Tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu mỗi lần ít là những triệu chứng gợi ý cho bệnh u xơ tiền liệt tuyến ở đàn ông trung niên và cao niên. Vì tiểu không hết, có sự tắc đọng vi khuẩn trong bàng quang làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Một số bệnh nhân bị tiểu khó, trong đó lượng nước tiểu không thoát đủ và bàng quang bị căng phồng. Nếu không chữa, nó có thể dẫn đến suy chức năng thận và thận ứ nước. Chẩn đoán Thăm trực tràng (sờ tuyến tiền liệt qua trực tràng) có thể phát hiện tuyến tiền liệt khi đã to đáng kể. Phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng bác sĩ. Thông thường, xét nghiệm máu được dùng để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt: tăng cao PSA (kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến) là dấu hiệu chỉ thị ung thư. Chú ý, việc thăm trực tràng có thể làm tăng PSA trong máu ngay cả những bệnh nhân không bị ung thư. Do đó, bác sĩ thường lấy máu trước khi thăm trực tràng. Ở người bình thường, PSA nhỏ hơn 4 ng/ml. Nếu PSA trên 10 ng/ml thì có khả năng bị ung thư hơn là u xơ. Siêu âm y tế vùng tinh hoàn, tuyến tiền liệt và thận cũng thường được làm để loại trừ ung thư và thận ứ nước. Kỹ thuật siêu âm cho phép xác định kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt thông thường có thể tích khoảng 20 mililít. Dịch tễ học Tại Việt Nam hiện nay có tới 45% đến 70% số nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 75 mắc căn bệnh này. Phần lớn trong số đó đã phải trải qua phẫu thuật ít nhất là một lần. Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tại Hoa Kỳ, hơn một nửa đàn ông độ tuổi từ 60 đến 70 và khoảng 90 phần trăm ở độ tuổi từ 70 đến 90 có triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến. Một số trong đó có triệu chứng nặng đến mức cần điều trị. Điều trị Điều trị nội khoa Có thể điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể alpha-adrenergic, ví dụ alfuzosin (Xatral), terazosin (Hytrin), doxazosin, prazosin và tamsulosin. Một số kháng androgen như ức chế men 5-alpha-reductase (finasteride (Proscar) và dutasteride) thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Các thuốc ức chế alpha-adrenergic không làm "tiêu" bướu mà chỉ giúp tiểu dễ do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Thuốc này cũng làm giãn một số cơ vòng khác trong cơ thể và gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. Chưa có thuốc nào được chứng minh là làm bướu nhỏ đi. Thuốc có hiệu quả với bướu to một hay hai thuỳ bên, chứ ít tác dụng với bướu thùy giữa. Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật bóc tiền liệt tuyến qua niệu đạo (TURP) có thể cần thực hiện. Kỹ thuật này cắt bỏ một phần tiền liệt tuyến, thông qua niệu đạo. Nếu PSA < 4 mg/ml thì có thể mổ cắt đốt nội soi. Phương pháp khác Có nhiều phương pháp mới để giảm kích thước tiền liệt tuyến, một số chưa được thử nghiệm đủ lâu để đảm bảo độ an toàn và biết hết các tác dụng phụ. Các phương pháp này phá hủy các mô thừa mà không ảnh hưởng đến tổ chức còn lại. Một số phương pháp nữa có thể kể ra là "bốc bay tổ chức tuyến tiền liệt qua niệu đạo" (TVP), mổ TURP bằng laser, cắt bằng laser (VLAP), liệu pháp nhiệt vi sóng qua niệu đạo (TUMT), tiêm ethanol (tiêm cồn tuyệt đối). Bệnh được phát hiện càng sớm thì điều trị càng có cơ hội hiệu quả hơn. Xem thêm Ung thư tiền liệt tuyến Viêm tiền liệt tuyến Tiểu khó Tham khảo Wilt TJ, Ishani A, MacDonald R, (2002). Serenoa repens for benign prostatic hyperplasia. Cochrane Database Syst Rev 2002 (3), CD001423. (Medline abstract) Liên kết ngoài Trị u xơ tiền liệt tuyến bằng thảo dược trên báo Người Lao động. Nam học Niệu học
16581
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%20h%E1%BB%8Dc%20c%E1%BB%95%20truy%E1%BB%81n
Y học cổ truyền
Y học cổ truyền (Tiếng anh: Traditional medicine) là ngành y học nghiên cứu các kiến thức, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh truyền thống được phát triển, đúc kết qua nhiều thế hệ trong các quốc gia, xã hội khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa y học cổ truyền là "tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau, dù có thể giải thích hay không, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe. như trong phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh thể chất và tinh thần ". Y học cổ truyền là nền móng và nguồn tài nguyên cho y học khoa học. Mỗi quốc gia đều có 1 nền y học cổ truyền riêng. Ở một số nước châu Á và châu Phi, có tới 80% dân số sử dụng dịch vụ y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe ban đầu của họ.Y học cổ truyền thường bị coi là một hình thức của y học thay thế. Các trường phái thực hành của ngành này có thể bao gồm y học dân gian châu Âu, Trung Y (y học của Trung Quốc), y học cổ truyền Việt Nam, Y học cổ truyền La mã, Y học cổ truyền Hy Lạp, Mayongia bản địa truyền thống (Assam), y học bản địa truyền thống của Assam và phần còn lại của đông bắc Ấn Độ, y học cổ truyền Hàn Quốc, y học cổ truyền châu Phi, Ayurveda, Siddha, Unani, Y học Iran cổ đại, Iran (Ba Tư), Y học Hồi giáo, Muti và Ifá. Các ngành khoa học nghiên cứu trong y học cổ truyền bao gồm dược liệu, thảo dược học, phương pháp điều trị không dùng thuốc, trị liệu bằng tác nhân vật lý, dưỡng sinh, dinh dưỡng, tâm lý học, y học dự phòng, phục hồi chức năng, nắn bó xương khớp (trật đã), ethnoménine, ethnobotany và nhân học y tế. Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng "việc sử dụng thuốc hoặc thực hành truyền thống không phù hợp có thể có tác dụng tiêu cực hoặc nguy hiểm" và " cần nghiên cứu thêm để xác định tính hiệu quả và an toàn" của một số phương pháp và cây thuốc được sử dụng bởi các hệ thống y học cổ truyền. Cuối cùng, WHO đã thực hiện chiến lược 9 năm để "hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc phát triển các chính sách chủ động và thực hiện các kế hoạch hành động nhằm tăng cường vai trò của y học cổ truyền trong việc giữ cho dân số khỏe mạnh." Hiện nay, Xu thế nhiều quốc gia đã đưa y học cổ truyền của họ vào hệ thống y tế chính thống, được thực hành bởi các bác sĩ y khoa, sử dụng cả các phương pháp y khoa kết hợp y học cổ truyền, nhằm tạo điều kiện mở rộng y học, tìm các phương pháp điều trị mới, thể hiện tính độc lập và bản sắc y học của từng quốc gia. Xem thêm Đông y Y học Cổ truyền Việt Nam Tham khảo Nhân học y tế Y học cổ truyền
16595
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c%20di%20c%C6%B0%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%281954%29
Cuộc di cư Việt Nam (1954)
Cuộc di cư năm 1954 (tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, Chiến dịch Con đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam (vùng tập kết quân sự do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát) đến miền Nam Việt Nam (vùng tập kết quân sự do Liên hiệp Pháp quản lý) trong những năm 1954–1955. Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa bởi quân đội Pháp và Quốc gia Việt Nam Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng quân Pháp, Hiệp định Genève được ký kết nhằm khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định nêu rằng sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự: quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung tại miền Bắc, còn quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam, các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ. Tập kết dân sự được diễn ra theo nguyên tắc tự nguyện. Sự phân chia ban đầu chỉ là tạm thời và dự định sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 nhằm thống nhất hai miền dưới một chính phủ. Khoảng 700.000 đến một triệu người từ miền Bắc di cư vào nam (tính đến tháng 10/1955 thì có 885.480 người di cư vào Nam, trong số đó 676.348 (chiếm 76,3%) là người Công giáo), còn tính đến đầu năm 1956 thì có 927.000 người di cư vào Nam, trong đó có 794.000 giáo dân, chiếm 85,6%). Trong khi đó, có khoảng 45.000 - 85.000 dân thường và 100.000 binh sĩ chính quy của Việt Minh tập kết ra miền Bắc. Bối cảnh Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày. Điều 14d của Hiệp định đình chỉ chiến sự quy định: "Trong thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân nếu có những thường dân ở một khu kiểm soát của bên này muốn sang ở vùng giao cho bên kia thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển đó." Để giám sát thực thi hiệp định, Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada. Di cư vào Nam Nguyên nhân Hoạt động tâm lý chiến của CIA Nhiều người cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư". Theo các tài liệu của Mỹ, trong thời gian này Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, có nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhưng một nghiên cứu cho thấy hầu như không ai trong số những người được phỏng vấn từng thấy truyền đơn hay tài liệu nào kêu gọi di cư vào Nam. Họ ra đi vì tác động của cha xứ, những câu chuyện truyền miệng, hoặc vì lý do cá nhân chứ không phải vì chịu tác động của các truyền đơn tuyên truyền chống Cộng. Từ lâu người ta đã biết rằng Lansdale và cấp dưới của mình là Lucien Conein tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý nhằm khuyến khích cư dân miền Bắc – đặc biệt là dân Công giáo – chuyển đến miền Nam. Truyền đơn được thả từ máy bay, các nhà "chiêm tinh" được yêu cầu soạn lịch dự báo "số phận thảm khốc cho giới lãnh đạo Cộng sản và đội ngũ dưới quyền", đồng thời những tin đồn đáng sợ về kế hoạch của Việt Minh được lan truyền. Theo nhiều người, những áp phích và khẩu hiệu mà nhóm của Lansdale đặt ra – "Chúa đã vào miền Nam" và "Đức Mẹ đồng trinh đã rời miền Bắc" – có ảnh hưởng quyết định đến tư duy của những thường dân Công giáo Việt Nam. Edward Lansdale đã mô tả chiến dịch tuyên truyền thành công của mình như sau: Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã biến Giáo dân hiền lành thành những binh lính cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu "Tiêu diệt Cộng sản", thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc "Xuất hành vĩ đại" vào những năm 1954-1955. Hiển nhiên là người nông dân Việt Nam sống gắn bó với ruộng đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân ở các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng tại Miền Nam có một vị thủ tướng Công giáo (Ngô Đình Diệm) đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ những vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân chúng một khi đã bước chân ra đi, thì không gì có thể ngăn cản họ lại. Lý do chính trị và kinh tế Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Việt Minh. Họ ra đi vì sợ bị Việt Minh trả thù. Việc Ngô Đình Diệm, một người Công giáo, trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam rồi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cũng thúc đẩy người Công giáo di cư vào Nam với hy vọng họ sẽ được một người đồng đạo bảo vệ. Một số người di cư vì sợ nạn đói sẽ xảy ra tại miền Bắc như năm 1945 và hy vọng khi vào Nam họ sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Trên thực tế, sự lo sợ của họ đã bị thổi phồng khi không có một nạn đói hay đợt trả thù nào ở miền Bắc. Một số người khác có họ hàng tại miền Nam. Lý do tôn giáo Nhiều người Bắc di cư lo sợ rằng khả năng thực hành tín ngưỡng của họ có thể bị hạn chế dưới chính quyền Việt Minh. Ngoài ra, nỗi sợ này còn được củng cố bởi những trải nghiệm trước đó của nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo miền Bắc khi nhiều lần trong lịch sử, nhà Nguyễn đã công khai chống lại các hoạt động của Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, giữa Việt Minh và Giáo hội Thiên chúa giáo có mâu thuẫn vì Giáo hội ủng hộ quân Pháp. Trên thực tế, sau năm 1954, không hề có đàn áp Thiên chúa giáo ở miền Bắc như họ lo sợ. Sự tác động của giới tu sĩ Thiên chúa giáo Trong nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc, các linh mục giữ vai trò lãnh đạo về dân sự và tinh thần. Tại nhiều vùng nông thôn, tín đồ Thiên chúa giáo rất nghe lời giới tu sĩ. Các linh mục thường sử dụng các buổi lễ để kêu gọi di cư vào Nam. Nhiều linh mục đã sử dụng các lập luận để thuyết phục các tín đồ, nhưng cũng có nhiều linh mục cũng đã tạo ra nỗi sợ hãi về một viễn cảnh không tươi sáng dưới thời Việt Minh lãnh đạo. Một số linh mục dọa tín đồ của mình rằng nếu không đi thì họ sẽ phải hứng chịu bom Mỹ đánh phá miền Bắc. Thậm chí, có người tuyên bố: "Chúa đã vào Nam" để lôi kéo người dân theo mình. Một số người chỉ tuyên bố: "Ngày mai cha và một số người sẽ vào Nam" hoặc "Cha sẽ đi Nam" đối với những tín đồ đang lưỡng lự. Đây là lý do khiến nhiều người được hỏi trả lời là họ tự nguyện vào Nam. Có một điểm cần chú ý là tỷ lệ tu sĩ di cư lớn hơn tỷ lệ tín đồ di cư. Các tín đồ thường đi theo các linh mục và ở lại nơi mà linh mục kết thúc chuyến hành trình. Những tín đồ nghèo thường dễ bị tác động hơn do họ không có tài sản ở miền Bắc, những người có tài sản họ thường không muốn mất tài sản do ra đi và do họ có tri thức cao hơn những người nghèo nên thời gian cân nhắc lâu hơn và nhiều người có suy nghĩ lý tính nên sự tác động của giới tu sĩ tới họ là ít hơn. Phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thực hiện hoạt động kiên trì giải thích, thuyết phục người dân nên ở lại quê hương. Lực lượng Công an đã kết hợp với cán bộ chính trị cấp xã phổ biến cho đồng bào công giáo về chính sách tự do tín ngưỡng, chính sách vùng mới giải phóng của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết hợp vạch trần luận điệu của kẻ địch vu cáo những người cộng sản cấm đạo, vạch rõ âm mưu thâm độc của đối phương, tiến hành tổ chức mít tinh chống Mỹ- Diệm...Ngoài ra, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tích cực giúp đỡ những gia đình giáo dân đang gặp khó khăn như: Tu sửa lại nhà cửa, ổn định đời sống, phát triển sản xuất... Tiến trình Người Công giáo tại miền Bắc bắt đầu di cư về các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng trước khi Hiệp định Genève được công bố, khi quân đội Pháp rút khỏi các giáo xứ Bùi Chu, Phát Diệm để củng cố hành lang Hà Nội - Hải Phòng sau thất bại tại Điện Biên Phủ. Khi Hiệp định Genève được công bố, nhiều người dân miền Bắc bắt đầu di cư vào Nam. Có những cáo buộc rằng những tờ bích chương và tờ bướm do Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Ủy hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả. Ngoài những người di cư vào Nam đa phần là người Công giáo vì nhiều lý do khác nhau (khoảng 800 ngàn trên tổng số 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam là người Công giáo), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống Cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách mới của Việt Minh. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên. Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Ủy ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng Tám đưa khoảng 1200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư. Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các chính phủ Anh, Ba Lan, Tây Đức, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Philippines, New Zealand, Trung Hoa Dân Quốc, Úc và Ý hưởng ứng cùng các tổ chức UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh thương Hội Quốc tế. Ngày 4 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Sân bay Tân Sơn Nhất trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người. Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là "tàu há mồm" (tiếng Anh: Landing Ship, Tank - viết tắt là LST) đón người ở trên bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan... giúp được 555.037 người "vô Nam". "Nam" được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Vì số người di cư quá đông, Cao uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn, thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thủy cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8. Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng. Đến tháng 10/1955, theo số liệu của Việt Nam Cộng hòa có 676.348 tín đồ Công giáo (76,3% tổng số người miền Bắc di cư), 209.132 tín đồ Phật giáo (23,5%) và 1.041 tín đồ Tin Lành (0,2%) di cư vào Nam. Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam. Để thực hiện di cư, Chính phủ Mỹ cho nhiều máy bay và 41 tàu chiến của Hạm đội 7 chở người di cư vào Nam và cung cấp 55,785 triệu đô la cho việc tái định cư họ. Định cư Việc tái định cư cho những người từ Bắc vào đã trở thành yêu cầu cấp bách với chính quyền Ngô Đình Diệm. Vào thời điểm đặt chân đến miền Nam, vị thế của những người miền Bắc di cư tại nơi ở mới được quyết định bởi mối quan hệ của họ với chính quyền Ngô Đình Diệm. Sự xuất hiện quá nhiều của những người Thiên chúa giáo trong lực lượng quân đội và dân sự của chính quyền Diệm luôn là một trong những chủ đề trong các cuộc tranh luận về vai trò của người miền Bắc di cư năm 1954. Sự hiện diện quá mức của những người Thiên chúa giáo này ảnh hưởng sâu sắc lên tiến trình chính trị của Việt Nam Cộng hòa cả trong và sau thời kỳ Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ hòa nhập người Bắc di cư vào miền Nam buổi sơ khai không đơn thuần là trách nhiệm của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đa số người di cư là người Thiên chúa giáo nên Giáo hội Thiên chúa giáo ở miền Nam cũng phải đối phó với những thách thức gắn liền với việc đồng hóa một đoàn người Công giáo nhập cư có quy mô còn lớn hơn cả bản thân giáo hội miền Nam. Theo thống kê của Hoa Kỳ, vào năm 1954 cả Việt Nam có hơn 1,9 triệu tín đồ Thiên chúa giáo, trong đó hơn 1,4 triệu người ở miền Bắc và gần 900.000 người đã vào Nam trong khi có 140.000 người Thiên chúa giáo ở miền Nam ủng hộ Việt Minh lại di cư ra Bắc. Giáo hội miền Nam còn gặp khó khăn khi văn hóa của các tín đồ hai miền rất khác nhau. Thái độ lo sợ bị những người phi Thiên chúa giáo đe dọa và biệt lập tôn giáo của những người miền Bắc lớn hơn những người miền Nam do Pháp đã cố tình tạo ra mâu thuẫn tôn giáo ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam và cũng do nhà Nguyễn không ủng hộ Thiên chúa giáo. Ngoài những khó khăn thì Giáo hội có một thuận lợi là tất cả tín đồ đều theo một hệ thống giáo điều và nghi lễ. Giai đoạn tạm cư Số người di cư tạm trú ở nhiều trại tạm cư trong vùng Sài Gòn. Kế hoạch định cư tính từng nhóm 1000 đến 3000 người để đưa về quê. Dân miền biển làm nghề cá thì chuyển ra vùng duyên hải. Chính phủ Hoa Kỳ trích một số tiền viện trợ qua cơ quan USOM mua nông cụ, trâu bò và một số vật liệu xây cất để giúp người di cư, tập trung ở vùng Cái Sắn. Trong hai năm ngân sách là 93 triệu Mỹ kim với 77.000 ha khai phá được chuyển cho 100.000 dân di cư đến canh tác. Tính đến giữa năm 1957 thì đã lập nên 319 làng di cư làm nơi định cư cho khoảng 450.000 người. Số còn lại hòa mình vào Đô thành Sài Gòn. Việc chỉ có 300 ngày để di cư trong khi số lượng người di cư rất lớn khiến chính quyền Ngô Đình Diệm phải xây 42 trung tâm tạm cư. Các trạm này sử dụng các công trình công cộng có sẵn như trại lính Pháp, nhà thờ, một số trường dòng. Hàng ngàn người đã ở trong các lều tạm ở sân bay Tân Sơn Nhất và trường đua Phú Thọ. Giai đoạn chuyển sang các vùng định cư lâu dài Những người di cư sẽ được chuyển tới các vùng ven Sài Gòn để tiến hành tái định cư, chỉ một số ít tự lựa chọn điểm đến, đa phần đi theo giới tăng lữ hoặc do chính quyền Ngô Đình Diệm sắp xếp. Ngay từ tháng 8 năm 1954, chính quyền Diệm đã trao cho giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi một khu đất 25.000 ha để cho giáo xứ Bùi Chu tái định cư ở Xuân Lộc và Biên Hòa. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Diệm đã xây 40 làng mới với 2.500 dân/làng. Đối với giáo xứ Phát Diệm, chính quyền Sài Gòn và giám mục Tađêô Lê Hữu Từ chủ trương đưa họ tới Gia Kiệm, tới tháng 4/1954, số dân ở đây đã là gần 500.000 người. Tới tháng 12/1955, chính quyền Sài Gòn đã thiết lập được 257 khu tái định cư. Việc thiết lập các khu tái định cư là để tránh mâu thuẫn về văn hóa và mâu thuẫn kinh tế giữa người di cư và người bản địa, đồng thời cũng giảm áp lực gia tăng dân số lên hệ thống dịch vụ sẵn có từ trước. Giai đoạn củng cố các khu tái định cư thành tiền đồn chống Cộng Đối với các khu tái định cư, chính quyền Sài Gòn đặt ra những mục tiêu về kinh tế, chính trị và an ninh nhất định. Ngô Đình Diệm sử dựng lực lượng người di cư để xây dựng tiềm lực kinh tế ở những nơi họ đặt chân đến. Ngô Đình Diệm muốn đây là những vùng đất trung thành với mình và sẵn sàng chống Cộng sản nhất. Những khu tái định cư thường được bố trí ở những vị trí chiến lược, cửa ngõ vào các đô thị lớn. Đặc biệt, để giữ Tây Nguyên, Ngô Đình Diệm đã tổ chức rất nhiều khu tái định cư ở gần Buôn Mê Thuột, Pleiku và Đà Lạt. Nhiều tín đồ di dân đã miễn cường thực hiện kế hoạch của Diệm do họ nhận thấy nơi ở mới điều kiện không bằng các đô thị, họ phải trực tiếp đối mặt với lực lượng của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, thậm chí là cả Việt Minh (Hiệp định cho phép tập hợp chính trị tại chỗ). Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi mà Việt Minh rất mạnh, chính quyền Diệm cũng tổ chức tái định cư tại đây. Ngô Đình Diệm muốn tạo ra các vành đai thép để bảo vệ Sài Gòn. Đây chính là bước mở đầu cho các ấp chiến lược với các đồn bốt xung quanh làng. Đặc điểm của những người miền Bắc di cư Thứ nhất, họ khá thụ động trong quá trình di cư và quyết định số phận của họ. Một số người cho rằng những người Thiên chúa giáo di cư là do bị dụ dỗ để trở thành bức tường chắn thực sự nhằm bảo vệ cho chế độ Sài Gòn trước những mối đe dọa bên trong lẫn bên ngoài. Lịch sử Giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam thường bỏ qua những mâu thuẫn nội bộ giữa những người Thiên chúa từ Bắc vào với những người Thiên chúa tại miền Nam cũng như những sự kiện sau khi hợp nhất cộng đồng người Thiên chúa miền Bắc di cư và người Thiên chúa miền Nam. Đồng thời nhiều người đã di cư vì nghe theo lời và làm theo hành động của các linh mục và giới tăng lữ. Thứ hai, 75% số lượng người di cư Thiên chúa giáo đến từ hai giáo phận là Bùi Chu (Nam Định) và Phát Diệm (Ninh Bình). Số lượng này một phần do hai giám mục Tađêô Lê Hữu Từ và Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, kể từ cuối thập niên 1940 đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của Việt Minh. Các giám mục này có đội quân bán vũ trang của riêng mình và luôn chiến đấu bên cạnh người Pháp để chống Việt Minh. Thứ ba, hoạt động di cư của cộng đồng Thiên chúa giáo bắt đầu từ trước khi Hiệp định Genève được ký. Với thắng lợi của Việt Minh, họ lo sợ bị trả thù mặc dù sau đó lịch sử cho thấy là không có bất kỳ cuộc trả thù nào. Bên cạnh đó, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp cũng muốn di chuyển lực lượng của mình từ các giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu nhằm củng cố hành lang kiểm soát quan trọng của Pháp từ Hà Nội đến Hải Phòng. Các giám mục Tađêô Lê Hữu Từ và Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi cũng đã ra đi cùng lực lượng bán vũ trang và những tín đồ của mình. Thứ tư, theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa, tỷ lệ người Bắc di cư là người Thiên chúa giáo chiếm 76,3%. Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ có 30% người Thiên chúa giáo ở Hà Nội di cư vào Nam mặc dù điều kiện di chuyển họ thuận lợi hơn nhiều những người ở Bùi Chu và Phát Diệm. Nhiều người cho rằng, điều này là do những người Thiên chúa giáo ở Hà Nội và Hải Phòng theo dân tộc chủ nghĩa, họ vui mừng trước sự thất bại của người Pháp. Đồng thời những người này có tri thức hơn nên các giám mục cũng khó thuyết phục họ hơn những người ở nông thôn. Tập kết ra Bắc Sử liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 182.046 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, Pháp và Liên Xô. Đa số những người tập kết ra Bắc là những cán bộ, quân đội kháng chiến của Việt Minh và gia đình của họ, hoặc cư dân có cảm tình với Việt Minh. Rất nhiều văn nghệ sĩ, thành viên Việt Minh hoặc Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam cũng đi theo tập kết. Có 5 đại đoàn 324, 325, 305, 330, 338 cùng một số đơn vị khác tập kết ra Bắc. Rất nhiều người sau này trở thành anh hùng trong chiến trận, hoặc những vị tướng, kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng. Đa phần ở lại miền Bắc như người dân, hoặc công tác theo chính phủ yêu cầu; một phần quân số cùng con em của họ trở về miền Nam chiến đấu và là bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 1975, phần lớn học sinh miền Nam trở về quê hương. Rất nhiều người đã trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, các đoàn thể, trung ương, tướng lĩnh, giáo sư, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân... Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam ghi nhận có 4.358 người đi qua ngả chính phủ. Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thủy và hàng không của Pháp. Trong văn học và âm nhạc Bài thơ Nhất định thắng (năm 1955) của nhà thơ Trần Dần có viết về cuộc di cư này cùng với sự đau đớn khi đất nước bị chia cắt Bắc Nam và lời kêu gọi đứng lên đòi hòa bình và thống nhất. Câu hò bên bờ Hiền Lương là ca khúc cách mạng được nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác vào năm 1956 (và đặt lời cùng Đằng Giao) trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Đây là bài hát ca ngợi quê hương đất nước Việt Nam và thể hiện được phần nào tình yêu quê hương đất nước của những người con xa quê trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt. Năm 1955, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi và sau này là bài 1954 - 1975 nói lên tâm trạng của những người di cư. Trong miền Nam, những bản nhạc Chuyến đò vĩ tuyến, Nắng đẹp Miền Nam, Nhạc rừng khuya và Đoàn người lữ thứ của nhạc sĩ Lam Phương, Ghé bến Sài Gòn của Văn Phụng, Hình ảnh quê xưa của Hoàng Trọng cũng nói về cuộc di cư này. Xem thêm Hiệp định Genève Thuyền nhân Chương trình Ra đi có Trật tự Tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Chiến tranh Việt Nam Sự kiện lịch sử Việt Nam Di cư Việt Nam Việt Nam năm 1954 Việt Nam năm 1955 Quan hệ Việt Nam Cộng hòa – Hoa Kỳ
16599
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20Gen%C3%A8ve%2C%201954
Hiệp định Genève, 1954
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận. Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954. Bối cảnh Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của quân Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre". Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó, truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ ở trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1. Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953, Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Nà Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào. Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953–1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam. Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ – Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ. Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông xuân 1953–1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung – Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh. Chiến dịch Lai Châu và Chiến dịch Trung Lào tháng 12 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954 đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm giữ mảng lớn còn lại của vùng Tây Bắc (Điện Biên Phủ chỉ là một thung lũng nhỏ) và phần lớn vùng Trung và Nam Lào. Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ. Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, Quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Triệu tập hội nghị Theo Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Vũ Khoan, Hội nghị Genève là một sự dàn xếp của các nước lớn gồm: Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Do Trung Quốc lúc đó chưa có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên chưa được tham gia. Hội nghị được tổ chức khi Stalin vừa qua đời, nội bộ Liên Xô chưa ổn định và nước này có nhu cầu hòa hoãn với phương Tây. Pháp thì đang kiệt quệ ở Đông Dương, Anh tham gia với mục đích vớt vát vai trò đang mai một do thiệt hại từ Thế chiến II và do đang phải đối phó với phong trào đòi độc lập của các thuộc địa. Các nước này đều có nhu cầu ngồi lại với nhau. Riêng Mỹ, nước này muốn duy trì thế thao túng với Tây Âu nên không tham gia, thậm chí phá rối Hội nghị. Do phải đơn phương đối đầu với phương Tây, Liên Xô cũng cần Trung Quốc tham gia Hội nghị làm tăng thế cân bằng. Về phía Trung Quốc, nước này với ưu thế là tham chiến ở Triều Tiên, là một nước lớn và có chung biên giới với cả Triều Tiên và Đông Dương. Trung Quốc cũng muốn tham gia hàng ngũ các cường quốc và có ghế trong Hội đồng Bảo an. Ngày 25/1/1954, bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô gặp nhau tại khu vực do Mỹ kiểm soát ở Berlin nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức. Tại Hội nghị này ngoại trưởng Pháp Georges Bidault gặp riêng Ngoại trưởng Liên Xô Molotov, Ngoại trưởng Anh Eden và Ngoại trưởng Mỹ Dulles để thuyết phục các nước này đưa vấn đề Đông Dương ra thảo luận tại một hội nghị sẽ được tổ chức trong tương lai. Trước đó, Molotov đã đề nghị với Bidault rằng Liên Xô sẽ giúp Pháp thu xếp đình chiến tại Đông Dương với điều kiện Pháp rút khỏi Cộng đồng Phòng thủ châu Âu nhưng Pháp từ chối. Hội nghị ở Berlin kết thúc ngày 18/2/1954 mà không mang lại kết quả nào về việc thống nhất nước Đức tuy nhiên các bên tham dự đồng ý lời đề nghị của Ngoại trưởng Liên Xô Molotov mở cuộc đàm phán bao gồm 5 nước lớn tại Genève vào ngày 26/4/1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp René Pleven cho rằng tình hình chính trị và quân sự tại Việt Nam hoàn toàn không có lợi cho Pháp. Cá nhân René Pleven cũng cho rằng Việt Minh không được dân chúng ưa chuộng nhưng khiến người ta sợ và tôn trọng những lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát ngày càng tăng. Pleven cho rằng phải cố gắng hết sức ở Hội nghị Genève để tìm một giải pháp có thể chấp nhận được nhưng ông cũng khuyên phải tránh tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh để Quốc gia Việt Nam không coi đó là việc Pháp phản bội đồng minh. Tuy nhiên, phía Việt Minh lại cho rằng họ nhận được sự ủng hộ rộng rãi không chỉ của người dân trong nước mà còn cả Việt kiều ở nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều sống tại Pháp. Việc Việt Minh nhận được sự ủng hộ rộng rãi một cách tự nguyện của người dân trong cả nước cũng được các sử gia phương Tây xác nhận. Thậm chí, ông Bùi Diễm, sau này là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, cũng thừa nhận sự căm thù của người Việt dành cho quân đội Pháp, thậm chí ngay trong hàng ngũ Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng có nhiều người tức giận khi bị người Pháp khinh miệt. Ngày 10 tháng 3 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Genève theo đề nghị của Pháp. Ngày 8 tháng 5 năm 1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8 tháng 5 năm 1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Thành phần tham dự Phái đoàn Anh Quốc, do Anthony Eden làm trưởng đoàn. Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn. Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn. Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn. Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ (không được tham gia đàm phán tại hội nghị, việc đàm phán do phái đoàn Pháp thực hiện và chỉ thông báo lại sau khi ký kết). Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn (không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp). Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn (không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp). Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak không được chính thức tham gia hội nghị mà ủy nhiệm cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các nguyện vọng của hai đoàn này được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trình bày trước hội nghị. Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh. Lập trường và quan điểm của các bên tham dự Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 10 điểm: Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Ba nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn Đông Dương, đình chỉ đưa quân đội và thiết bị quân sự mới vào Đông Dương, lập Ủy ban Liên hợp quân sự hai bên và Ủy ban Quốc tế giám sát để bảo đảm thực hiện Hiệp định đình chiến. Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia và chỉ tồn tại cho đến khi hoàn thành Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp. Chấp nhận nhượng bộ về việc tồn tại giới tuyến quân sự, đổi lại các lực lượng quân sự nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam. Lập trường ban đầu của Việt Nam là tập kết tại chỗ. Nếu không được sẽ chuyển sang phương án lấy Vĩ tuyến 13, cắt ngang đèo Đại Lãnh giữa Phú Yên và Khánh Hòa, làm giới tuyến quân sự tạm thời. Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia. Tuy nhiên, nếu xét về mặt chủ trương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mục tiêu "độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa bình" với 4 phương châm: Mục đích không thay đổi nhưng để đạt được mục đích có con đường thẳng, có con đường quanh co Tôn trọng chủ quyền Việt Nam, bình đẳng, tự nguyện có lợi cả hai bên Lực lượng chủ quan (nội lực của Việt Nam) là điều kiện căn bản để đi tới thắng lợi Luôn luôn đặt lợi ích của Việt Nam trong lợi ích của phong trào hoà bình, dân chủ xã hội chủ nghĩa Thậm chí trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, Hồ Chí Minh còn tuyên bố vào tháng 11/1953: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó... Cơ sở của đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam" Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị ở thế tương đối bị động dù đã có sự chuẩn bị trước do sự thiếu thông tin từ việc phải đặt căn cứ ở vùng rừng núi, không kiểm soát được các thành phố lớn và thiếu một hệ thống tình báo chiến lược có hiệu quả. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải dựa vào thông tin từ phía Liên Xô và Trung Quốc cung cấp. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ ra thiếu kinh nghiệm khi coi thường các hoạt động của các chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp như Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và Quốc gia Việt Nam. Cũng do thiếu thông tin nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không đánh giá được hết ý đồ của các nước lớn trong đó có vai trò của Trung Quốc, tham vọng của Anh và Hoa Kỳ cũng như không nắm được hết những mâu thuẫn giữa những nước lớn với nhau. Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, do lực lượng Pathet Lào và Khmer Issarak không được tham dự Hội nghị đã gây bất lợi về tương quan lực lượng cho Việt Nam, khiến sức ép tạo ra cho đối phương là không đủ. Tại Hội nghị, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đã dành toàn bộ bài phát biểu đầu tiên cho việc đòi đại diện các lực lượng kháng chiến Lào và Căm-pu-chia phải được tham dự Hội nghị như các thành viên bình đẳng. Lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pathet Lào là Nu Hắc và Bộ trưởng Ngoại giao Khmer Khmer Issarak Keo Pha đã có mặt tại Genève để phối hợp đấu tranh với Việt Nam. Tuy nhiên, các nước phương Tây bác bỏ đề nghị của Việt Nam về việc cho Pathet Lào và Khmer Issarak tham gia Hội nghị do Hội nghị tách biệt vấn đề tại Việt Nam và vấn đề tại Lào-Campuchia thành hai vấn đề khác nhau. Lập trường ban đầu của Trung Quốc giống với Việt Nam là giải quyết cùng một lúc vấn đề ở ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, đến giữa tháng 5, sau khi Việt Nam chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc chuyển sang ủng hộ quan điểm của các nước phương Tây. Ngày 20/6, Chu Ân Lai đã tiếp Ngoại trưởng Vương quốc Campuchia (thân Pháp) Tep Phan và 21/6 đã tiếp Ngoại trưởng Vương quốc Lào (thân Pháp) Sananikon để bàn thảo các vấn đề liên quan giữa những bên này với Trung Quốc và Việt Nam. Tới ngày 12/7, Chu Ân Lai ép phái đoàn Việt Nam chấp nhận phương án Pathet Lào tập kết về hai tỉnh Thượng Lào còn Khmer Issarak không nên vấn đề tập kết quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Quan điểm này khác với quan điểm của Việt Nam là Pathet Lào sẽ tập kết ở các tỉnh giáp biên với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quyết tâm bảo vệ lợi ích của Pathet Lào và Khmer Issarak bất chấp sức ép của Trung Quốc. Lập trường của Pháp Cả Pháp lẫn Việt Nam đều xác định trận Điện Biên Phủ là trận chiến quyết định vị thế hai bên trước khi bước vào bàn đàm phán. Chính phủ chủ chiến ở Pháp gặp nhiều sức ép trong nội bộ khi phong trào phản chiến lên cao, vị thế Đảng Cộng sản Pháp trong Quốc hội được nâng lên, giải pháp Bảo Đại không phát huy tác dụng. Pháp muốn có một lối thoát trong danh dự khỏi cuộc chiến cũng như bảo vệ các lợi ích còn sót lại tại Đông Dương. Ban đầu phái đoàn Pháp tham dự Hội nghị giữ lập trường khá cứng rắn: đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xoa dịu dư luận và để chính phủ của Thủ tướng Laniel tránh bị mất tín nhiệm, đồng thời tranh thủ thời gian cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Phía Pháp chủ trương chỉ giải quyết vấn đề quân sự theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là ngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng không chính quy mà không có giải pháp chính trị. Sau một thời gian giữ lập trường cứng rắn thì Pháp gánh chịu thất bại lớn ở trận Điện Biên Phủ, nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12 tháng 6. Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Pháp muốn rút khỏi chiến tranh Đông Dương trong danh dự đồng thời duy trì những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng văn hoá tại Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Pháp không chấp nhận phương án vĩ tuyến 13 của Việt Nam với lý do chính quyền Bảo Đại vẫn cần phải có Huế, đồng thời Pháp vẫn cần Đường 9 để tiếp tế cho Lào từ Biển Đông, đồng thời mất Tây Nguyên thì sớm hay muộn Việt Nam Dân chủ Cộng hóa cũng sẽ chiếm miền Nam Việt Nam. Pháp đề xuất vĩ tuyến 18 để ép Việt Nam phải từ bỏ vùng kháng chiến ở khu vực miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những địa bàn có lực lượng Việt Minh rất mạnh cả về chính trị lẫn quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng René Pleven khẳng định: "Vấn đề Đông Dương chỉ có thể giải quyết bằng cách nhượng bộ Trung Quốc, công nhận ngoại giao và hủy bỏ cấm vận buôn bán (đối với Việt Nam)". Trưởng phái đoàn Pháp là Mendes bày tỏ sự nghi ngờ với phía Việt Nam khi cho rằng nhiều khả năng Việt Nam sẽ phong tỏa Đường 9 - Khe Sanh như Liên Xô đã làm khi phong tỏa Tây Berlin sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Căn cứ vào diễn biến giữa Lào và Pháp, phái đoàn Việt Nam đã nhận định Đường 9 rất quan trọng với Pháp chứ không phải đơn thuần là một chiêu bài đàm phán khi Pháp rất cứng rắn khi nhắc tới vấn đề Lào và trước khi từ nhiệm, Tổng thống Eisenhower cũng đã ép Tổng thống Kenedy bằng mọi giá phải giữ được Vương quốc Lào (thân Pháp). Lập trường của Quốc gia Việt Nam Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Genève được ký kết 6 tuần, thủ tướng Pháp đã ký tắt dự thảo Hiệp ước Matignon (1954) với Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Bản dự thảo dự kiến công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập khỏi Chính phủ Pháp và là thành viên của khối Liên hiệp Pháp. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Chính phủ Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Chính phủ Pháp ký sau này. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng. Theo Bernard B. Fall Quốc gia Việt Nam không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ. Mặt khác, Hiệp ước Matignon mới chỉ được ký tắt dưới dạng ghi nhớ giữa 2 Thủ tướng chứ không phải nguyên thủ cao nhất của 2 bên (Tổng thống Pháp René Coty và Quốc trưởng Bảo Đại), nên nó vẫn chưa có hiệu lực pháp lý. Nhiều người đổ lỗi cho Quốc gia Việt Nam vì họ không có chữ ký trong Hiệp định, nhưng chính Pháp cũng từ chối ký vào Hiệp ước đã được thương thảo xong. Bảo Đại đã đến Pháp từ tháng 4 và dự định rằng vấn đề chữ ký chính thức sẽ được giải quyết trong 2-3 tuần, nhưng dự định này đã tắt ngấm khi Hiệp định Geneve diễn tiến quá nhanh. Sau khi Hiệp định Geneva được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoàn thành. Khi Chính quyền của Thủ tướng Joseph Laniel đưa vấn đề trao trả độc lập cho Quốc gia Việt Nam thì bị Quốc hội Pháp kịch liệt phản đối. Khi tham gia đàm phán, phái đoàn Pháp cũng không hề hỏi ý kiến của Quốc gia Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề giới tuyến quân sự tạm thời. Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng: Đối với các luận điểm của Quốc gia Việt Nam, phía Việt Nam Dân chủ cho rằng việc chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự không phải là chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt và việc tập kết quân sự là để đảm bảo cho quá trình Tổng tuyển cử diễn ra an toàn, đạt đúng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Nếu phía Quốc gia Việt Nam thực tâm cho sự thống nhất và hòa bình toàn diện của đất nước thì nên có những đóng góp tích cực để cuộc Tổng tuyển cử diễn ra thành công. Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt Nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ từ Genève tuyên bố với các báo chí như sau: "Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình". Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được ký kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17, bởi họ vẫn là thành viên của Liên hiệp Pháp. Ngày 28/4/1954, Ủy ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam. Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định. Lập trường của Vương quốc Campuchia Chính phủ Hoàng gia Campuchia mong muốn hoàn toàn độc lập đồng thời chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Campuchia. Lực lượng Khmer Issarak phải giải giáp, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Campuchia chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới, trong đó những thành viên Khmer Issarak có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Khmer Issarak sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào. Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiến chương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ. Lập trường của Vương quốc Lào Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào. Lực lượng quân sự Pathet Lào phải tập kết về hai tỉnh Phongsaly và Xamneua dưới sự giám sát quốc tế, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Lào chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới trong đó những thành viên Pathet Lào có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Pathet Lào sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào. Lào cam kết trung lập, không tham gia liên minh quân sự và hạn chế việc cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình trừ khi an ninh của Lào bị đe doạ. Lập trường của Anh Nước Anh không muốn dính líu vào cuộc tái xâm lược của Pháp ở Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm việc thành lập khối SEATO cho đến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà bình" được Mỹ chấp thuận do đó không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ. Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Đồng thời Anh cũng đề nghị các nước thân Anh tham gia Hội nghị bao gồm Myanmar, đồng thời loại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khỏi Hội nghị. Tuy nhiên đề xuất của Anh bị Liên Xô bác bỏ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là bên tham chiến trực tiếp với Pháp. Lập trường của Hoa Kỳ Ngay trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc một tháng, Hoa Kỳ đã yêu cầu Pháp bằng mọi cách không được thất bại do lo ngại phong trào Cộng sản sẽ lan rộng khắp Đông Nam Á. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký Hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Trong Tuyên bố của mình, đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai miền Nam - Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hợp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng". Kết thúc Hội nghị Genève, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của các bên tham gia Hội nghị Genève. Nhưng liền sau đó, chính Tổng thống Mỹ lại tuyên bố: "Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của Hội nghị Genève và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy". Cũng như Tổng thống của mình, thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố: "Nó (Quốc gia Việt Nam) là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó" Lập trường của Liên Xô Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo vệ Trung Quốc. Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu. Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Theo Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Vũ Khoan, lúc đó Liên Xô chỉ quan tâm tới các vấn đề ở châu Âu còn các vấn đề ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô phó thác toàn bộ cho Trung Quốc. Cũng theo ông này, do giữ được độc lập và tự chủ trong đường lối đối ngoại nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã biết cách hóa giải quan điểm này của Liên Xô. Lập trường của Trung Quốc Hội nghị Geneve là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua. Lúc này, do Trung Quốc vừa bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên với nhiều tổn thất, đồng thời, Mao Trạch Đông cũng đang chuẩn bị thực hiện đại nhảy vọt nên cần nhiều nguồn lực. Trung Quốc lúc này không muốn chiến tranh ở Đông Dương tiếp diễn để không phải chi viện cho các nước Đông Dương. Về mặt chính trị, Trung Quốc cũng muốn nhân cơ hội này để nâng cao vị thế và tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây. Để thực hiện mục đích của mình, Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất lớn gồm 200 người là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai đứng đầu. Bên cạnh đó, vào lúc này Trung Quốc chưa có bom nguyên tử hay phương tiện để tấn công Hoa Kỳ nên nước này cũng lo ngại việc chiến tranh tiếp diễn sẽ khiến Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử ở Việt Nam, thậm chí là cả ở Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã biết Hoa Kỳ có kế hoạch tấn công đảo Hải Nam để hỗ trợ Đài Loan. Tuy nhiên, thông tin này sau đó được phía Hoa Kỳ xác nhận là sẽ không thực hiện vì Hoa Kỳ không muốn tiếp tục đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Tuy nhiên, phái đoàn Trung Quốc đã cố tình không thông báo với phái đoàn Việt Nam để buộc Việt Nam chấp nhận phương án lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này. Tiến hành chia cắt lâu dài Việt Nam, Lào. Để kêu gọi sự ủng hộ của Liên Xô đối với các lập trường của Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc đã cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tình hình chiến trường Điện Biên Phủ khiến cho Liên Xô không tin rằng Việt Nam sẽ thắng trận và lên các phương án đàm phán không có lợi cho Việt Nam. Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ. Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố: "Ba nước Đông Dương sẽ không tham gia vào bất cứ khối liên minh quân sự nào và không một nước ngoài nào được phép thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ." Tuyên bố của Trung Quốc kết thúc bằng câu "Chúng ta hãy hết sức tin tưởng và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ hoà bình thế giới." Trong cuộc đàm phán giữa các bên, Trung Quốc giờ đây lại giữ vai trò thúc đẩy phía Việt Nam nhân nhượng, đặc biệt từ ngày 10-7-1954, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam chịu thiệt thòi. Họ yêu cầu Việt Nam không đưa những điều kiện công bằng và hợp lý nhằm nhanh chóng giúp chính phủ Pháp có thể đi đến Hiệp định. Họ cho rằng điều kiện đưa ra nên giản đơn, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp để tránh thảo luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán khiến Hoa Kỳ có lý do phá hoại. Ngày 23 tháng 6, trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Pháp, Chu Ân Lai thể hiện lập trường không có lợi cho Việt Nam trên bàn đàm phán, như cho Pháp biết quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút khỏi Lào và Campuchia, Trung Quốc sẵn sàng công nhận Chính phủ Vientiane và Chính phủ Phnom Penh (thân Pháp), sẽ thúc đẩy Việt Nam nhích lại với Pháp, thậm chí cả với Chính phủ Bảo Đại, đồng thời hai bên thống nhất quan điểm về vấn đề quan trọng nhất là phải vạch đường giới tuyến để chia cắt Việt Nam. Từ đây, vấn đề chia cắt Việt Nam mới trở thành mục tiêu đàm phán của Pháp thay cho kế hoạch phân vùng theo kiểu "da báo" ban đầu. Tiếp theo, tại cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu (từ ngày 3 đến ngày 5/7/1954), Chu Ân Lai đã xác định sẽ lấy Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và thời hạn tuyển cử là 2 năm. Phía Việt Nam đã phải chấp nhận nhượng bộ rất nhiều nhưng có hai điều khoản phía Việt Nam cương quyết phải có đó là Tổng tuyển cử và giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia. Diễn biến hội nghị Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, xoay quanh các vấn đề: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Lào và chính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam. Ngày 6/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Với những vấn đề được thảo luận, Hội nghị đã mở đường cho việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, nếu đối phương cũng thành thật muốn đàm phán như chúng ta (Việt Nam) mà cũng cố gắng để lập lại hòa bình ở Đông Dương, thì hoà bình Đông Dương có thể thực hiện. Theo đúng lập trường của ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của Tổ quốc..."" Ngày 13-7, trong cuộc gặp riêng với Thủ tướng mới của Pháp là M. France, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị lấy Vĩ tuyến 16 nhưng Pháp đòi Vĩ tuyến 18. Phái đoàn Pháp do được phía Trung Quốc mật báo về việc sẽ ép Việt Nam chấp nhận vĩ tuyến 16 nên cố tình không quan tâm tới các đề nghị của Phạm Văn Đồng. Khi thấy tình hình khó khăn như dự báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã đưa ra ba nhượng bộ đã được chuẩn bị trước. Tuy nhiên, trưởng phái đoàn Pháp là Mendes bày tỏ sự nghi ngờ với phía Việt Nam khi cho rằng nhiều khả năng Việt Nam sẽ phong tỏa Đường 9 - Khe Sanh như Liên Xô đã làm khi phong tỏa Tây Berlin sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Căn cứ vào diễn biến giữa Lào và Pháp, phái đoàn Việt Nam đã nhận định Đường 9 rất quan trọng với Pháp chứ không phải đơn thuần là một chiêu bài đàm phán khi Pháp rất cứng rắn khi nhắc tới vấn đề Lào và trước khi từ nhiệm, Tổng thống Eisenhower cũng đã ép Tổng thống Kenedy bằng mọi giá phải giữ được Vương quốc Lào (thân Pháp). Theo đúng kế hoạch, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị phương án tập kết tại chỗ, không chia khu vực tập kết quân sự ngay khi đàm phán bắt đầu. Đúng như Hồ Chí Minh dự đoán, phía Pháp ngay lập tức bác bỏ phương án này. Pháp đã đưa ra đề nghị tạm chia vùng tập kết quân sự và lập một chính phủ Liên hiệp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ý kiến về giới tuyến quân sự và Tổng tuyển cử đồng thời đưa ra những đề nghị về làn phân ranh. Hai bên mặc cả với nhau, Pháp thì đề nghị ở vĩ tuyến 18, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì muốn ở vĩ tuyến 13 vì họ muốn có cố đô Huế, cũng như các vị trí chiến lược như Đà Nẵng hay Tây Nguyên. Ngày 9-7-1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đề nghị hạ xuống vĩ tuyến 14, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18. Ngày 13-7, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại hạ yêu cầu xuống vĩ tuyến 16. Ngày 17-7, phái đoàn Pháp ngả bài ngửa khi đề nghị giới tuyến quân sự ở vĩ tuyến nào không quan trọng miễn là nó phải ở phía Bắc của Đường 9. Đến ngày 19-7 thì hai bên thoả thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ vĩ tuyến 17, cách Đường 9 khoảng 10 km và phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ cũng như được Trung Quốc và Liên Xô ủng hộ. Phía Pháp đã phải nhượng bộ khi chấp nhận sẽ tổ chức Tổng tuyển cử vào tháng 6/1956 thay vì lập lờ về thời gian tổ chức Tổng tuyển cử như trong các phiên thảo luận trước cũng như chấp nhận yêu cầu ghi rõ ràng bằng văn bản rằng: "Giới tuyến quân sự là tạm thời và không thể được diễn giải theo bất kỳ cách nào về pháp lý để trở thành đường biên giới chính trị hay lãnh thổ." Người Pháp sợ cuộc thảo luận với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ nên họ tránh gặp đại diện của Quốc gia Việt Nam và chỉ thông qua Mỹ báo cho Quốc gia Việt Nam biết thỏa thuận giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc thiết lập hai vùng tập kết quân sự đã được thảo luận riêng giữa Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc và Mỹ nhưng chỉ đến cuối Hội nghị Genève phái đoàn Quốc gia Việt Nam mới biết về vấn đề này. Chính vì thế họ từ chối ký Hiệp định Genève và có những tuyên bố cứng rắn đối với việc phân chia Việt Nam. Cho đến khi kết thúc Hội nghị Genève, cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quốc gia Việt Nam đều không chịu đối thoại với nhau. Ngày 19 tháng 7, sau khi trao đổi với đoàn Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc xác nhận với đoàn Pháp lập trường về đường giới tuyến đặt ở Vĩ tuyến 17 trong khi phía Việt Nam vẫn cương quyết đề nghị lấy Vĩ tuyến 16. Chu Ân Lai nói với phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "nếu các đồng chí đánh tiếp, Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp". Phải đến phiên họp cuối buổi chiều ngày 20-7, để hội nghị có thể kết thúc được, phía Việt Nam mới chấp nhận Vĩ tuyến 17. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là: Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị (không có chữ ký nhưng không có tuyên bố phản đối của các bên tham gia Hội nghị đồng nghĩa với việc Bản Tuyên bố cuối cùng được các bên chấp thuận) Ngoài ra còn những tuyên bố riêng và những văn kiện ngoại giao riêng giữa các nước tham gia như: Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France. Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, đó là Thiếu tướng , thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và giáo sư Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối ký và theo Bernard B. Fall không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định. Các hoạt động có liên quan Trong khi Hội nghị Genève đang tiến hành, thì tại miền Bắc Việt Nam, Hội nghị Trung Giã đã khai sinh từ 1 cuộc họp sơ bộ ngày 29/5/1954. Hơn 1 tháng sau, hội nghị chính đã khai diễn ngày 4/7/1954 rằng bế mạc ngày 27/7/1954. Tham gia Hội nghị gồm: Phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam do Văn Tiến Dũng (Thiếu tướng) làm trưởng đoàn, Lê Linh, Lê Quang Đạo (Đại tá), Song Hào, Nguyễn Văn Lung (Trung tá), thông dịch viên tên Lê (thiếu tá). Phái đoàn Pháp do Đại tá Lennuyeux làm trưởng đoàn, Trung tá Le Roy, Thiếu tá Le Flahec, Sanani, Sacquin và Đại uý Lohmann thông dịch viên. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đi cùng phái đoàn Pháp gồm có Trung tá Trang Văn Chính (trưởng phái đoàn), sau đó Trung tá Lâm Ngọc Huấn thay thế, Thiếu tá Nguyễn Phước Đàng, Đại úy Nguyễn Bửu, sau thay thế bởi Đại úy Trần Ngọc Huyến. Hội viên chính thức của Hội nghị là 2 đoàn Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam (đại diện cho bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đại diện của Quân đội Quốc gia Việt Nam chỉ là bộ phận thứ yếu bên cạnh phái đoàn Pháp và theo giao kết thì chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu ý kiến. Mọi vấn đề đem ra thảo luận để quyết định với Việt Minh hoàn toàn do Pháp đưa ra, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chỉ được thông báo sau đó. Trong các buổi họp thu hẹp, chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, đại biểu của Quốc gia Việt Nam không được mời dù họ có tư cách quan sát viên. Tại hội nghị chỉ treo 2 lá cờ Pháp và cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi Pháp có thái độ vội vã trong buổi họp, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tỏ ra ung dung thong thả để tạo thêm lợi thế khi thảo luận. Theo Thiếu tướng Văn Tiến Dũng (sau này là Đại tướng) cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn đoàn trước khi lên đường: "Ta đàm phán với Pháp lần này trong tư thế người chiến thắng; phải vững vàng về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về sách lược". Khi chiếc xe jeep của Thiếu tướng Văn Tiến Dũng với hàng chữ "Xe của tướng De Castries, chiến lợi phẩm Điện Biên Phủ" đến địa điểm đàm phán đã nhận được sự quan tâm to lớn của giới báo chí. Khu vực Hội nghị trên đồi của thôn Xuân Sơn gồm một hội trường do quân đội Pháp dựng bằng khung thép mái lợp tôn, có đèn điện, quạt điện và bàn ghế. Khu nhà của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng tre, nứa, mái lợp lá gồi khá thoáng mát. Tại phiên khai mạc, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng tuyên bố: "Cuộc gặp nhau tại chỗ là một việc có ích và cần thiết nếu hai bên đều thực tâm muốn bàn bạc những phương pháp cụ thể để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Những cuộc thảo luận tại chỗ bao giờ cũng dễ thiết thực và cụ thể hơn". Hội nghị Trung Giã đã thỏa thuận và quyết định rằng "đại diện các Bộ Tư lệnh tối cao hai bên phải gặp nhau tại Genève và các cuộc tiếp xúc cũng phải được thực hiện tại chỗ. Quyết định này cũng đã nêu rõ vai trò của đại diện các Bộ Tư lệnh tối cao là phải nghiên cứu tình trạng quân sự để thiết lập ngay sau khi đình chỉ mọi hoạt động chiến đấu. Hội nghị tại chỗ phải thông báo các kết quả rút ra được cùng những lời đề nghị cho Hội nghị tại Genève càng sớm càng tốt." Lúc trước khi vào họp, phái đoàn Pháp đề nghị treo cả cờ của chính quyền Bảo Đại và ba cờ treo ngang nhau nhưng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh chỉ đạo chấp nhận phương án nhượng bộ của Pháp là vẫn treo ba cờ nhưng cờ của chính quyền Bảo Đại được treo thấp hơn và bé hơn. Theo đó, trên các phương tiện đi lại sẽ có hai cột cờ, cột thứ nhất là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cột thứ hai là cờ Pháp và cờ của chính quyền Bảo Đại nhưng cờ của Pháp treo ở trên, cờ Bảo Đại treo ở dưới. Phía Pháp chấp nhận phương án này. Tuy nhiên, lúc triển khai trong thực tế, phía chính quyền Bảo Đại bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ là "bù nhìn" của Pháp khiến cho Pháp đề nghị treo lại cờ. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản đối vì đó chính là phương án do Pháp đưa ra. Cuối cùng phía Pháp nhượng bộ là chỉ treo hai cờ gồm cờ Pháp và cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại phiên họp thứ hai chiều 4-7, hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp thỏa thuận nhiệm vụ và nội dung Hội nghị là: Những đề nghị về tất cả các vấn đề quân sự do Hội nghị Genève đặt ra; bàn và quyết định biện pháp thực hiện những vấn đề quân sự mà Hội nghị Genève thỏa thuận; Những vấn đề quân sự khác do tình hình cụ thể tại chỗ đặt ra. Vấn đề tù binh trong phạm vi những điều Hội nghị Genève đã quyết định, bao gồm: Trao đổi tù binh ốm và bị thương, cải thiện sinh hoạt của tù binh, trao đổi thư từ của tù binh, gửi thuốc men cho tù binh; vấn đề thực hiện ngừng bắn; vấn đề điều chỉnh khu vực tập kết quân đội hai bên; vấn đề Ủy ban Liên hợp; các vấn đề do Hội nghị Ủy ban quân sự Genève đề ra hoặc Hội nghị quân sự Trung Giã thấy cần thiết đề ra. Từ ngày 5-7-1954, hai bên Việt - Pháp bàn ngay vấn đề mà phía Pháp rất quan tâm, muốn giải quyết sớm là vấn đề trao trả tù binh bị ốm, bị thương và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho tù binh. Có rất nhiều điều khoản cụ thể, tỉ mỉ đã được thảo luận như chế độ ăn, chế độ đặc biệt, chỗ ở, vệ sinh chung và cá nhân, chế độ làm việc, cách đối xử, giải trí và đọc sách, báo, săn sóc tù binh bị ốm, cách gửi thuốc, gửi thư, bưu kiện cho tù binh. Ngày 10-7-1954, hai bên đã ký được Biên bản chung về các vấn đề trên, họp báo công bố ngay. Tuy nhiên, có một điểm phía Pháp không chịu bàn vấn đề do Việt Nam nêu ra là phía Pháp "không được dùng vào các hoạt động quân sự những người Việt Nam tham gia kháng chiến bị lực lượng Pháp bắt hoặc giam giữ". Vịêt Nam đòi phía Pháp trả lời về vấn đề này ngay trong Hội nghị quân sự Trung Giã. Từ ngày 12-7-1954, Hội nghị bắt đầu thảo luận vấn đề ngừng bắn. Từ ngày 12-19/7, hai bên tiến hành các hoạt động thăm dò ý đồ của nhau. Chiều ngày 19-7-1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được thông báo về giải pháp lấy vỹ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Ngày 20-7-1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết ở Genève. Hai bên đã ký được Quyết định chung ngày 22-7-1954 về hạn chế hoạt động quân sự từ ngày 22-7-1954 đến ngày ngừng bắn thật sự ở các chiến trường. Hai bên cam kết không mở những cuộc hành quân quy mô, quân Pháp đình chỉ ném bom, bắn phá, dùng bom napalm. Hội nghị quân sự tại chỗ là hội nghị quân sự địa phương (tức là Hội nghị Trung Giã) có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phái đoàn tại Hội nghị Genève. Trong hơn 3 tuần, từ 4/7 đến 27/7/1954, Hội nghị Trung Giã đã thảo luận các vấn đề tù binh, ngưng bắn, và thiết lập các tiểu ban hỗn hợp về tù binh, tiểu ban nghiên cứu thủ tục thi hành ngưng bắn và các tiểu ban hỗn hợp lãnh thổ. Cuối cùng có những thỏa hiệp được ký kết nhằm "làm cho các đơn vị đối lập cách biệt nhau ra, trở về các căn cứ, hoặc tập trung ở những địa điểm trú quân tạm thời cốt để tránh mọi giao tiếp có thể gây ra xung đột giữa hai bên." Cuộc thảo luận về ngừng bắn ở Hội nghị quân sự Trung Giã cũng khá phức tạp. Vì chiến tranh của Pháp tại Việt Nam không phải là cuộc đối đầu giữa hai đội quân chính quy có trận tuyến rõ ràng mà ở thế cài răng lược. ho nên "Hiệp nghị về nguyên tắc chung gỡ thế cài răng lược" do hai trưởng đoàn ký ở Trung Giã ngày 25-7-1954 phải mở đầu bằng một định nghĩa: "Gỡ thế cài răng lược là một hành động đầu tiên để phân chia quân đội đôi bên, làm cho các đơn vị đối lập giãn ra, trở về các căn cứ của mình hoặc tập trung ở những địa điểm trú quân tạm thời đầu tiên, cốt để tránh mọi sự tiếp xúc có thể gây xung đột đôi bên". Hai bên chỉ có một cuộc tranh luận gay go trước khi đi tới Hiệp nghị là phía Pháp muốn các lực lượng phi chính quy của Việt Nam phải rút ngay khỏi vùng họ tập kết tạm thời. Cuối cùng hai bên nhất trí là các lực lượng phi chính quy ngừng bắn tại chỗ, tiếp tục làm ăn theo nghề nghiệp của mình không mang theo vũ khí. Đoàn Việt Nam ở Trung Giã yêu cầu Pháp giúp máy bay chở ba đoàn sĩ quan Việt Nam đi truyền đạt mệnh lệnh ngừng bắn cho ba chiến trường Bình Trị Thiên, Liên khu 5 và Nam Bộ, đồng thời giúp các chiến trường tổ chức các Ủy ban Liên hợp chiến trường. Ngày 27-7-1954, ba đoàn sĩ quan Vịêt Nam rời sân bay Gia Lâm đến các chiến trường. Phía Pháp còn dùng máy bay chở các sĩ quan ta đi rải Thư hiệu triệu của Hồ Chủ tịch, Nhật lệnh và Lệnh ngừng bắn của Bộ Tổng tư lệnh ta xuống các vùng xa xôi, hẻo lánh ở Liên khu 5 và Nam Bộ. Bắc Bộ đã hoàn toàn ngừng tiếng súng. Ngày 27-7-1954, Hội nghị quân sự Trung Giã kết thúc công việc, chuyển thành Ủy ban Liên hợp Trung ương là cơ quan thi hành Hiệp định Genève. Có thể nói, Hội nghị Trung Giã là nơi bàn cách thực hiện ngừng bắn và chính sách đối với tù binh, kiến nghị những vấn đề liên quan gửi đến Hội nghị Genève và đặc biệt đã chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như Hiệp định Genève đã quy định và tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động của Ủy ban Liên hợp Trung ương. Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau: Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch. Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy." Hiệp định thừa nhận chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17. Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ." Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956. Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Lào Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Campuchia Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 có nội dung như sau Hội nghị chứng nhận những bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam, và tổ chức sự kiểm soát quốc tế và sự giám sát việc thi hành những điều khoản của các Hiệp định đó. Hội nghị hài lòng về việc chấm dứt chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam. Hội nghị tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự sẽ làm cho ba nước Cao Miên, Lào và Việt Nam từ nay có thể đảm nhận với độc lập và chủ quyền hoàn toàn vai trò của mình trong tập thể hoà bình của các nước. Hội nghị chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào về việc hai Chính phủ đó nguyện thi hành những biện pháp để cho tất cả mọi người công dân đều có được địa vị của mình trong tập thể dân tộc, nhất là bằng cách tham gia cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Cuộc tổng tuyển cử này sẽ tiến hành trong năm 1955 căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước, theo phương pháp bỏ phiếu kín và trong sự tôn trọng những quyền tự do căn bản. Hội nghị chứng nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam về việc cấm đem vào Việt Nam quân đội và nhân viên quân sự ngoại quốc, cũng như tất cả các thứ vũ khí, đạn dược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào tỏ lòng kiên quyết sẽ chỉ yêu cầu viện trợ của nước ngoài về trang bị quân sự, nhân viên hoặc huấn luyện viên trong phạm vi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ một cách có hiệu quả, và đối với nước Lào, thì chỉ đến mức độ đã quy định trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào. Hội nghị chứng nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam định rằng không được thành lập một căn cứ quân sự nào của một nước ngoài trong những vùng tập hợp của đôi bên. Đôi bên có nhiệm vụ không để những vùng được trao cho mình tham gia bất cứ một khối liên minh quân sự nào và dùng vào việc gây lại chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai chính phủ Cao Miên và Lào nói rằng hai Chính phủ đó sẽ không ký kết bất cứ một Hiệp định nào với nước khác nếu Hiệp định đó buộc họ phải tham gia vào một khối liên minh quân sự không phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc, riêng đối với nước Lào, không phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào, hoặc nếu Hiệp định đó buộc họ phải lập những căn cứ cho những lực lượng quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Cao Miên hoặc Lào, khi mà an ninh của hai nước không bị đe doạ. Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ. Hội nghị tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản định trong bản tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự tạo ra cơ sở cần thiết để giải quyết vấn đề chính trị ở Việt Nam trong một thời gian ngắn. Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện lên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó. Phải triệt để thi hành những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sinh sống. Những nhà đương cục có thẩm quyền ở vùng Bắc và vùng Nam Việt Nam, cũng như ở Lào và Cao Miên không được dung thứ những hành động báo thù cá nhân hoặc tập thể đối với những người đã hợp tác, bất cứ dưới hình thức nào, với một trong hai bên trong thời gian chiến tranh, hoặc đối với gia đình những người đó. Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ Cao Miên, Lào và Việt Nam theo lời yêu cầu của những chính phủ có liên quan và trong một thời hạn do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp mà do sự thỏa thuận giữa hai bên, một số quân đội Pháp có thể ở lại những điểm nhất định, trong một thời gian nhất định. Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp, trong sự giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến việc lập lại và củng cố hòa bình ở Cao Miên, Lào và Việt Nam, sẽ căn cứ trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cao Miên, Lào và Việt Nam. Trong quan hệ với Cao Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó. Các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ thỏa thuận sẽ hỏi ý kiến nhau về mọi vấn đề do Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế chuyển tới, nhằm nghiên cứu những biện pháp tỏ ra cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam. Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị và các bên tham gia cũng không đưa ra tuyên bố phản đối đối với bản tuyên bố cuối cùng. Tuy nhiên, giáo trình Đại cương Lịch sử Việt Nam cho rằng văn bản này đã được các nước dự hội nghị chấp thuận là cam kết chính thức và có giá trị ràng buộc các bên liên quan. Đại diện Mỹ ra tuyên bố riêng trong đó thừa nhận tôn trọng Hiệp định Genève và ủng hộ thống nhất Việt Nam thông qua các giải pháp chính trị.<ref name="Đại cương 125">Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3.Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 125.</ref> Theo Thủ tướng Pháp, Mendes-France, phía Pháp biết là Mỹ sẽ không chấp nhận ký vào bất kỳ văn bản nào có sự tham gia của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vì khi đó Mỹ công nhận Đài Loan chứ không công nhận Trung Quốc. Điều này buộc Pháp và các bên khác phải tạo ra một văn kiện đủ sức ràng buộc Mỹ vào Hiệp định Geneve. Theo đó, các bên tham gia sẽ có những tuyên bố về đánh giá của mình đối với văn kiện chung chung nhưng bao hàm những vấn đề còn nhiều khác biệt giữa các bên cũng như các bên sẽ có cam kết không lật lại kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán. Và cuối cùng, phía Mỹ đã cam kết sẽ không sử dụng vũ lực để lật lại những gì đã được Hội nghị Geneve quyết định và coi bất cứ nước nào sử dụng vũ lực hay đe đọa sử dụng vũ lực để phá vỡ Hiệp định là kẻ xâm lược. Theo Mendes-France, mặc dù Mỹ đã không ký Hiệp định nhưng với những tuyên bố của mình, Mỹ đã thừa nhận và bị ràng buộc bởi Hiệp định. Thái độ của các bên sau khi ký hiệp định Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước. Ngoại trưởng của chính phủ Bảo Đại, Trần Văn Đỗ rơi nước mắt, nhưng trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã lên tiếng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì 2 năm nữa sẽ có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị (Quốc gia Việt Nam) nhỏ ra ở đây". Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, trả lời Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoán trước Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ Hiệp định để chia cắt Việt Nam: "Theo đúng lập trường của ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương cùng Đông Nam Á." Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"., và khẳng định: "Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng". Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Hiệp định Giơnevơ 1954, trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956." Trước những thỏa hiệp giữa Pháp với Trung Quốc về một giải pháp khung cho Đông Dương, Hoa Kỳ tuy chấp nhận Hiệp định theo hướng không tham gia vào bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị. Ngày 14/5/1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam Việt Nam về nước, trút bỏ tránh nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của Hiệp định, trong đó có việc tổ chức Tổng tuyển cử ở cả hai miền Nam Bắc cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ngày 13/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố khi trả lời hãng thông tấn AP (Mỹ): "Nhân dân cả nước Việt Nam sẽ đấu tranh mạnh hơn để cho có tổng tuyển cử tự do trong khắp cả nước. Đó là nguyện vọng tha thiết của toàn dân Việt Nam đã được Hiệp định Geneva1954 thừa nhận… Đất nước Việt Nam từ Bắc đến Nam là một khối, cần được thống nhất. Không thể chia cắt Việt Nam làm hai nước riêng biệt, cũng như không thể chia cắt Hoa Kỳ thành hai nước riêng biệt…" Các sự kiện hậu hiệp định Vấn đề tạm thời lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự Theo báo cáo gửi về Hà Nội của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng nêu rõ ý tưởng giới tuyến quân sự là do phái đoàn Anh khởi xướng. Sau đó, ý tưởng được Pháp và Mỹ ủng hộ. Mỹ cho rằng nên để giới tuyến ở vỹ tuyến 20 còn Pháp cho rằng nên ở vỹ tuyến 16. Cả Pháp và Mỹ đều muốn chia Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt chứ không chỉ dừng lại là giới tuyến quân sự tạm thời. Về phía Trung Quốc, họ lúc đó đã nắm được ý đồ phá rối hội nghị của Mỹ nhưng cũng ủng hộ quan điểm về chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt của các nước phương Tây bất chấp đây là điều Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hết sức phản đối. Ngày 02 tháng 3 năm 1954, trong thư gửi Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu nội dung: "Nếu muốn đình chiến, tốt nhất nên có một giới tuyến tương đối cố định, có thể bảo đảm được một khu vực tương đối hoàn chỉnh. Trên thực tế, giới tuyến đình chiến hôm nay có thể trở thành ranh giới chia cắt trong tương lai…Đường giới tuyến này càng xuống phía Nam càng tốt. Có thể tham khảo vĩ tuyến 16 độ Bắc" Khi mới bắt đầu bước vào đàm phán, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ động đưa ra phương án tập kết tại chỗ đối với cả chính trị lẫn quân sự. Tuy nhiên, phía Pháp bác bỏ và yêu cầu phải có tập kết theo ranh giới rõ ràng khiến Việt Nam chuyển sang chủ trương lấy Vĩ tuyến 13, cắt ngang đèo Đại Lãnh giữa Phú Yên và Khánh Hòa, làm giới tuyến quân sự tạm thời bởi Việt Nam có vùng tự do Liên khu V kéo dài từ Quảng Nam vào đến Phú Yên và thời hạn tổng tuyển cử là 6 tháng sau khi ngừng bắn. Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia. Trước khi đàm phán bắt đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn tập kết tại chỗ chứ không cần giới tuyến quân sự tạm thời khi ít nhất 75% diện tích lãnh thổ Việt Nam đang do họ kiểm soát. Hồ Chí Minh và các thuộc cấp nhận định phương án này chắc chắn sẽ bị Pháp phản đối nhưng họ sẽ dùng chiến thắng tại Điện Biên Phủ để buộc Pháp phải chấp nhận tập kết tại chỗ. Trong trường hợp không thành công, họ sẽ chuyển sang phương án ấy vĩ tuyến 13. Theo phương án thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến quân sự mặc dù là hợp lý nếu xét trên thực tế và sẽ giúp Việt Nam có được cố đô Huế, cũng như các vị trí chiến lược như Đà Nẵng hay Tây Nguyên (đây sẽ là những bàn đạp chiến lược cho các hoạt động quân sự và hỗ trợ lực lượng chính trị của Việt Minh ở miền Nam) nhưng đây chỉ là điểm khởi đầu để đàm phán, vĩ tuyến 17 là không thể chấp nhận được và phái đoàn sẽ chấp nhận vĩ tuyến 16. Trong trường hợp đàm phán khó khăn, Việt Nam sẽ chấp nhận để Pháp kiểm soát Đà Nẵng và Đường 9 - Khe Sanh để nối Biển Đông với Lào và chấp nhận để Hoàng tộc Huế có quyền tảo mộ hàng năm (do theo phương án này thì Huế sẽ nằm trong vùng kiểm soát của Quân đội Nhân dân Việt Nam). Hai bên Việt Nam và Pháp ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu vực phi quân sự hai bên giới tuyến, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956, dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế (Ấn Độ, Ba Lan và Canada) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miễn cưỡng chấp nhận giới tuyến tạm thời dù đã có chiến thắng ở trận Điện Biên Phủ và mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra với đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quyết tâm đạt được điều khoản mà trong đó Việt Nam được thống nhất về mọi mặt Các nhà sử học Việt Nam cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận đàm phán do đó là thời điểm thuận lợi nhất để đạt được lợi ích tối đa. Tương quan lực lượng Việt Minh - Pháp thật sự không có lợi cho Việt Minh nếu tiếp tục chiến đấu. Điều Việt Minh cần lúc này là tạm hoãn chiến tranh để khôi phục thực lực, sử dụng giải pháp chính trị để giành chiến thắng toàn diện. Đồng thời, khi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Liên Xô và Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ thì hai cường quốc này tuyên bố sẽ ngừng hỗ trợ Việt Nam nếu Việt Nam tiếp tục chiến tranh. Lúc đó, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cũng nhận định: "Kết quả từ Hiệp định đã làm cho lực lượng so sánh giữa ta và địch biến chuyển có lợi cho ta nhưng chưa phải biến chuyển căn bản có tính chất chiến lược". Đặc biệt, cục diện quốc tế lúc đó thực sự bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn hòa hoãn với phương Tây. Phó Thủ tướng Vũ Khoan, cho rằng chính sự can thiệp của các cường quốc khiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể giành được thắng lợi toàn diện ngay lập tức mà phải tiến từng bước. Điều này cũng lặp lại ở Hội nghị Paris, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam vào năm 1973 mới chỉ giành được chiến thắng chiến lược khi đẩy Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tới năm 1975, Việt Nam Cộng hòa mới đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Lực lượng vũ trang tập kết và dân chúng di cư Việc tập kết dân sự được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện. Tiến hành tập kết chính trị tại chỗ (tuy nhiên, các lực lượng chính trị thân Pháp đều theo Quân đội liên hiệp Pháp vào Nam) Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng tại chiến dịch Điện Biên Phủ, tập kết về miền Bắc. Tuy không ký kết Hiệp định Genève nhưng vì hiệp ước Matignon không được hoàn thành nên lực lượng Quốc gia Việt Nam vẫn theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam do Quốc gia Việt Nam vẫn thuộc Liên hiệp Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1956, có từ 885.480 đến hơn 1 triệu người dân từ miền Bắc di cư vào Nam (trong đó có 676.348 - 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 130.000 người từ miền Nam (phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Minh) tập kết ra Bắc. Lực lượng chính trị của Việt Minh tập kết tại chỗ theo các quy định của Hiệp định. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam trong 2 năm và trao quyền kiểm soát hành chính lãnh thổ nam vỹ tuyến 17 cho Quốc gia Việt Nam, sau này là Việt Nam cộng hòa. Quốc gia Việt Nam từ chối tổng tuyển cử Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève tuy nhiên vẫn tuyên bố ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành., do đó Mỹ thực tế lại ủng hộ việc Việt Nam Cộng Hòa từ chối tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng đồng thời Ngô Đình Diệm còn nói thêm là ông "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc". Đáp lại những cáo buộc này, Hồ Chí Minh đã trả lời với các nhà báo Mỹ ở hãng U.P rằng: "Đó là lời vu khống của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bảo đảm tổng tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam." Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở cả hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì sự thật phức tạp hơn. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn gây ra bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị. Theo Mark Woodruff, những quan sát viên của Canada thuộc Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đồng ý với quan điểm của Quốc gia Việt Nam rằng miền Bắc không đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng, đồng thời báo cáo rằng cả hai miền đều không thi hành nghiêm chỉnh thỏa thuận ngừng bắn trong khi phái đoàn Ấn Độ và Ba Lan có ý kiến ngược lại. Tuy nhiên, Clark Clifford đã dẫn các báo cáo của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến cho biết: trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trên thực tế, ngay từ mùa hè năm 1956, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ngừng tiến hành cải cách ruộng đất và tới cuối năm, tình hình hoàn toàn đi vào ổn định. Điều này đã đủ đảm bảo cho cuộc Tổng tuyển cử được diễn ra. Trong khi đó, hoạt động Tố cộng, diệt cộng và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục khiến miền Nam trở nên hỗn loạn. Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không Như vậy, Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không được tổ chức. Tới năm 1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử khác để thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Mỹ hỗ trợ cho Quốc gia Việt Nam Mỹ từ lâu đã coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và đã viện trợ tích cực cho Pháp chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam. Kế hoạch của Mỹ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết quốc gia đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Cuối cùng, công thức này đòi hỏi một sự hợp tác từ cả Pháp và Mỹ để hỗ trợ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Faure cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị tâm thần... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta", và sau đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi và vận động dân chúng miền Bắc di cư vào Nam. Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ trước đây phản đối việc Mỹ đảm nhận huấn luyện cho Quân đội Quốc gia Việt Nam thì nay bằng lòng gửi cố vấn quân sự đến Việt Nam và nhấn mạnh phải bảo vệ Quốc gia Việt Nam chống lại sự can thiệp của Pháp. Do quân đội Pháp còn ở Đông Dương nên việc gửi người đến huấn luyện cho Quân đội Quốc gia Việt Nam phải tuân theo thể thức ngoại giao do đó tướng J. Lauton Collins được cử làm đại sứ tại Quốc gia Việt Nam. Collins ít tin tưởng vào việc Ngô Đình Diệm có thể ổn định Chính phủ và đề xuất mời Bảo Đại về nước chấp chính. Nếu điều đó không được thực hiện ông sẽ đặt vấn đề Mỹ nên rút lui khỏi Việt Nam. Pháp ủng hộ quan điểm này. Ngược lại, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles lại cho rằng Diệm là nhà lãnh đạo phù hợp và nói rằng Quốc hội Mỹ sẽ không đồng ý viện trợ cho Việt Nam nếu không có Diệm. Cuối cùng Collins đồng ý với quan điểm của Dulles và để làm yên lòng Pháp, Collins cho biết Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Pháp ít nhất 100 triệu USD cho tới tháng 12/1955 để Pháp duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại miền Nam Việt Nam trong lúc Hiệp ước Manila (SEATO) chưa thể hành động. Ngày 12/2/1955, Pháp rút các sĩ quan huấn luyện khỏi Việt Nam, trong khi Mỹ bắt đầu giúp huấn luyện sĩ quan Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"Việc Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa bị người Cộng sản ở cả hai miền cho rằng đó là hành vi vi phạm Hiệp định do tại Chương III Hiệp định cấm tất cả các bên được tăng quân, tăng vũ khí, thành lập mới các căn cứ quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện rất nghiêm túc điều này, thậm chí số cơ sở bán vũ trang của họ còn bị thu hẹp sau các biện pháp đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tới năm 1959 (quá hơn 01 năm thời hạn tổ chức Tổng tuyển cử), miền Bắc mới bắt đầu có những hoạt động hỗ trợ mang tính vũ trang đầu tiên cho lực lượng kháng chiến ở miền Nam nhằm đáp trả các hành vi vi phạm Hiệp định từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tổng tuyển cử Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công ngày 22 tháng 7 năm 1954: "Từ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc...Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"...Để thực hiện hoà bình, bước đầu tiên là quân đội hai bên phải ngừng bắn. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh khu vực. Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hoà bình, và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử. Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia sẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị....Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng. Chúng ta phải ra sức đấu tranh để thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc đặng thống nhất nước nhà. Chúng ta phải ra sức khôi phục và xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng của ta về mọi mặt, để thực hiện quyền độc lập hoàn toàn''' của nước ta. Chúng ta củng cố tình hữu nghị vĩ đại giữa ta với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Chúng ta đoàn kết hơn nữa với nhân dân Pháp, nhân dân châu á và nhân dân toàn thế giới để giữ gìn hoà bình. Tôi thiết tha kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân vì nước mà phấn đấu để thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta". Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Regards vào ngày 18/11/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng tôi thi hành triệt để các điều khoản đình chiến. Chúng tôi tiếc rằng các lực lượng Pháp không thi hành được như thế, mà còn làm trái nhiều là khác...Chúng tôi hết sức làm việc để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Việt Nam...Chúng tôi phải ra sức xây dựng lại nền kinh tế của nước chúng tôi bị chiến tranh tàn phá và nâng cao đời sống của đồng bào chúng tôi, trước hết là của nhân dân lao động thành thị và thôn quê...Tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay (vấn đề di cư của người Công giáo sau khi Hiệp định được ký) ở miền Nam Việt Nam đáng lo ngại, vì bọn can thiệp Mỹ ngày càng nhúng vào một cách trắng trợn. Chắc chắn là đồng bào của chúng tôi ở miền Nam sẽ kiên quyết phản đối...Tất nhiên là chúng tôi có quan hệ anh em với các nước trong Mặt trận dân chủ. Đồng thời, chúng tôi muốn lập quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác, trước hết là với các nước châu Á".. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Hãng Thông tấn Press Trust of India vào ngày 05 tháng 1 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Một trong các nhiệm vụ cấp bách của chúng tôi là Thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ và Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong sự thi hành nhiệm vụ đó, chúng tôi sẵn sàng hợp tác thành thật với tất cả những nhân vật hoặc nhóm Việt Nam nào tán thành ủng hộ những mục đích đó, bất kể xu hướng chính trị và tín ngưỡng khác nhau...Việc thi hành hiệp định đình chiến một phần nào kết quả tốt đẹp, một phần nào không có kết quả tốt đẹp (coi bản giác thư của Ngoại trưởng và Tổng tư lệnh chúng tôi gửi Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ và Uỷ ban Quốc tế). Uỷ ban Quốc tế thành thực đôn đốc việc thi hành hiệp định và có thể có kết quả hơn nếu đối phương cũng thi hành hiệp định một cách lương thiện." Trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Anh Rốt Xenxpô, báo Tin nhanh hàng ngày vào ngày 26/04/1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Hoà bình ở Việt Nam đang bị đe doạ vì Hiệp định Giơnevơ đang bị Chính quyền miền Nam vi phạm nghiêm trọng...Chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp đấu tranh bằng đường lối hoà bình để Hiệp định Giơnevơ được thực hiện triệt để" Trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Hãng thông tin Mỹ U.P vào ngày 13/07/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhân dân cả nước Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh và đấu tranh mạnh hơn nữa để cho có tổng tuyển cử tự do trong khắp cả nước; vì đó là nguyện vọng tha thiết của toàn dân Việt Nam đã được Hiệp định Giơnevơ 1954 thừa nhận...Đó là lời vu khống (Những bình phẩm cho rằng: Trong trường hợp tổng tuyển cử toàn quốc, thì sẽ không có tuyển cử tự do ở miền Bắc) của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bảo đảm tổng tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam...Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương tổ chức tổng tuyển cử tự do theo đúng ý nguyện của toàn dân Việt Nam". Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa tiếp tục theo đuổi chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối tổng tuyển cử với lý do "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc". Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, đồng thời ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ, cùng những Đảng viên Đảng Lao động trung thành còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng"-"diệt cộng", thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình.. Nghị quyết tháng 3 năm 1955 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động chính thức tuyên bố chính sách đặt ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng miền Bắc trong khi sử dụng ngoại giao để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho miền Nam. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Tháng 6 năm 1955 Hà Nội tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với Sài Gòn nhưng không được đáp ứng, đã gửi thư cho hai đồng chủ tịch hội nghị (Anh- Liên Xô) yêu cầu ứng phó và vạch rõ chính quyền Sài gòn bị ràng buộc, hai đồng chủ tịch sao các bức thư của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi các nước tham dự hội nghị và các nước trong Ủy ban quốc tế, yêu cầu nhận xét và mở lại hội nghị Genève. Chính quyền Hà Nội đồng ý mở lại hội nghị. Tháng 4 năm 1956 hai chủ tịch hội nghị hội đàm, gửi ba thư cho chính quyền 2 miền Việt Nam, chính quyền Pháp và ủy ban quốc tế, xác nhận giá trị pháp lý của hiệp nghị. Miền Bắc cũng ra sách trắng "Tài liệu về việc thi hành Hiệp nghị Genève". Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992, ngày 8-3-1965) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Hiệp định Giơnevơ 1954, trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956." Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa 2 miền, để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: "Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận. Về mặt ngoại giao, theo giáo sư Ilya Gaiduk của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, vào ngày 25/01/1956, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhắc lại đề nghị tái triệu tập Hội nghị Geneva để tổ chức Tổng tuyển cử. Tới 18/02/1956, phía Liên Xô đạt được thống nhất với Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tái triệu tập Hội nghị Geneva. Sau đó, Trường Chinh khi sang Moskva họp đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956 đã nói với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô rằng miền Bắc chưa hội tụ đủ tất cả điều kiện nhưng đã có đủ các điều kiện chủ chốt để tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước và đề nghị Liên Xô giúp đỡ do việc Hội nghị Cố vẫn của ICC vẫn chưa diễn ra đã gây cản trở cho việc tổ chức Tổng tuyển cử như kế hoạch. Trường Chinh đề nghị tổ chức cuộc họp giữa 9 bên tham gia Hội nghị và 3 bên tham gia ICC để thúc đẩy Tổng tuyển cử. Đáp lại, phía Liên Xô khẳng định chỉ có thể tác động tới phái đoàn Ấn Độ và cũng cảnh báo với Trường Chinh rằng sẽ không có việc tái triệu tập Hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận rằng không có Tổng tuyển cử và Việt Nam phải tự chuẩn bị phương án cho chính mình. Bất chấp việc không được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, thậm chí Liên Xô đã nhắm mắt trước những gì đang xảy ra tại Đông Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục có những nỗ lực ngoại giao.. Theo cuốn Việt Nam - Liên Xô, 30 năm quan hệ 1950-1980, thì Trường Chinh khẳng định với Vasilii Kuznetzov rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn đủ khả năng tổ chức Tổng tuyển cử ở khu vực đồng bằng và các thành phố lớn nhưng đối với một số khu vực miền núi phía bắc thì thực sự gặp những khó khăn nhất định nhưng đây là lại là khu vực chắc chắn cho Việt Nam Dân chủ nhiều ủng hộ tuy ít dân do đã có truyền thống ủng hộ Việt Minh từ thời kháng chiến chống Pháp. Do đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Liên Xô có những trợ giúp về mặt hậu cần và kỹ thuật tại các khu vực đó cũng như gây áp lực quốc tế để cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức theo đúng như Hiệp định (vào tháng 7 năm 1956). Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên. Tháng 5/1956, một nhà ngoại giao Hungary tên József Száll đã nói chuyện với một trợ lý thứ trưởng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rằng theo ý kiến ​​của Chính phủ Trung Quốc thì "các nghị quyết của hiệp định Genève, tức là, việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này... với tình trạng hiện nay tại miền Nam Việt Nam cần một thời gian dài để đạt được những mục tiêu này do đó thật vô lý nếu những nước từng tham gia Hội nghị Geneva như Liên Xô hoặc Trung Quốc đòi triệu tập một hội nghị quốc tế về giải pháp đã được thông qua năm 1954". Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi. Tới ngày 11/04/1956, trong cuộc gặp giữa Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội Mikhail Zyminanin, Ủy viên TW Đảng Phạm Hùng tiếp tục khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục theo đuổi biện pháp hòa bình để thực thi nghiêm chỉnh Hiệp định, thậm chí sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ngô Đình Diệm bất chấp việc thực thi Hiệp định ở miền Nam đang rất bấp bênh. Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ - MỘT SỐ PHẬN?, Văn hóa Nghệ An ngày 10 tháng 7 năm 2014. Đầu năm 1961, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hòa gửi công hàm cho hai Chủ tịch hội nghị Genève. Công hàm của Bộ trưởng Ngoại giao gửi hai Chủ tịch hội nghị Genève năm 1954 về tình hình thi hành Hiệp nghị Genève ở miền Nam Việt Nam công bố trong họp báo 17 tháng 3 năm 1961, cuối bức điện có đoạn: "Về phần mình, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa luôn luôn chủ trương tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp nghị Giơnevơ vì lợi ích của nhân dân Việt Nam đồng thời vì lợi ích của hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á." Chiến tranh tiếp diễn Lo ngại trước việc những người kháng chiến cũ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạt động bí mật kết hợp công khai tại miền Nam tiến hành hoạt động tuyên truyền và tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị đòi thi hành Tổng tuyển cử, chính phủ Việt Nam Cộng hoà mở Chiến dịch "tố Cộng, diệt Cộng" từ mùa hè năm 1955. Chiến dịch này đã dẫn đến hàng nghìn người kháng chiến cũ bị bắt, bị giết, thậm chí là bị thảm sát hàng loạt, số còn lại phải chạy về các vùng chiến khu chống Pháp cũ để sống sót. Những người kháng chiến cũ đáp trả bằng cách ám sát các viên chức Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo các đợt "tố Cộng, diệt Cộng" qua các chiến dịch "diệt ác ôn" và tập hợp lại thành các đơn vị bán vũ trang quy mô trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tấn công vào quân đội Việt Nam Cộng hoà. Đến cuối năm 1959, Những người kháng chiến cũ ở miền Nam đã thay đổi từ phương thức đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang. Cũng trong năm 1959, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới tên gọi Đoàn 559 bí mật vượt Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam. Đặc biệt, Luật 10-59 đã buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có những hỗ trợ cho những người Cộng sản ở miền nam Việt Nam. Tháng 9 năm 1960, trước các hành động vi phạm Hiệp định của chính quyền Ngô Đình Diệm, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam quyết định cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của những người kháng chiến cũ ở miền Nam (với nòng cốt là cơ sở chính trị của lực lượng Việt Minh tại miền Nam vốn được hưởng quy chế tập kết tại chỗ của Hiệp định), mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam. Hiệp định được thi hành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sau khi Hiệp định được ký kết, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra lệnh ngừng bắn trong những điều kiện phức tạp khi chiến tuyến hai bên không rõ ràng, lực lượng hai bên đan xen nhau và trong khi Quân đội nhân dân đang đà thắng lợi sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại nhiều vùng, Quân đội nhân dân đã hoàn thành việc ngừng bắn sớm hơn hạn định. Mười lăm ngày sau khi ngừng bắn, Quân đội Nhân dân đã tiếp quản các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Ninh. Ngày 6/10/1954, Quân đội nhân dân bắt đầu tiếp quản khu chu vi Hà Nội trong đó có tỉnh lị Hà Đông, cho đến ngày 10/10/1954 thì Quân đội nhân dân đã tiến vào khu nội thành: Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hoàn toàn giải phóng. Hai mươi ngày sau Quân đội Nhân dân tiếp quản thành phố Hải Dương. Để đảm bảo quá trình tiếp quản diễn ra an toàn, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra tám chính sách tiếp quản vùng mới giải phóng và mười điều kỷ luật mà bộ đội và cán bộ đều phải tuân theo. Ở miền Nam, Quân đội nhân dân đã bàn giao cho Quân đội Liên hiệp Pháp nhiều khu vực mà Quân đội nhân dân đang kiểm soát như Hàm Tân, Xuyên Mộc, Đồng Tháp Mười, Cà Mau và một phần tỉnh Quảng Ngãi. Về việc trao trả tù binh, quân đội và nhân dân Việt Nam thi hành chính sách nhân đạo và khoan hồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với tù binh. Đối với tù binh quốc tịch Việt Nam, Quân đội nhân dân đã thể theo nguyện vọng của họ và đã cho họ trở về với gia đình mỗi năm đến hàng vạn người. Đối với tù binh Âu - Phi, theo thống kê chưa đầy đủ thì từ 1950 đến khi ký kết đình chiến, Quân đội nhân dân đã phóng thích và cho hồi hương trên 4.000 người; Quân đội nhân dân đã nhiều lần cho phép quân đội liên hiệp Pháp đến lấy thương binh của họ ở Thất Khê (1950), Thái Nguyên (1951), Điện Biên Phủ (1954). Tỷ lệ tử vong của tù binh Pháp tại Điện Biên Phủ cao hơn so với các trại tù binh. Từ khi Hiệp định được ký kết, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trao trả cho quân đội Liên hiệp Pháp 1 vạn 3.414 người, trong đó có 9.247 Âu - Phi có 54 sĩ quan, từ thiếu tá đến thiếu tướng, 530 sĩ quan từ thiếu úy đến đại úy, 3.523 hạ sĩ quan. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thi hành điều khoản thuộc vấn đề không phân biệt đối xử, không trả thù và đảm bảo tự do dân chủ cho những cá nhân hay tổ chức đã cộng tác với đối phương trong thời gian chiến tranh, việc tự do lựa chọn chỗ ở cũng được đảm bảo. Những công chức trước làm việc trong cơ quan của Quốc gia Việt Nam sau đó ở lại với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều được lưu dụng theo chức cũ, lương cũ. Chỉ riêng ở Hà Nội số đó đã tới trên 7.000 nghĩa là gần 72% tổng số công chức của Quốc gia Việt Nam trước đây. Binh lính của Quân đội Quốc gia Việt Nam đã bỏ hàng ngũ ở lại trong vùng mới giải phóng đều được tự do và yên ổn làm ăn, ở thôn quê thì được hưởng những quyền lợi ruộng đất như người công dân khác, ở thành thị thì một số đã được thu xếp công ăn việc làm; riêng ở Hà Nội số binh sĩ của đối phương đã bỏ hàng ngũ và ở lại miền Bắc đã có trên 1 vạn người. Quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giúp đỡ sửa sang lại một số nhà thờ và đình chùa. Sự đi lại ở miền Bắc cũng như sự đi lại và lựa chọn chỗ ở giữa miền Bắc và miền Nam giới tuyến quân sự tạm thời đều được tự do. Sự kế thừa của Hiệp định Paris 1973 đối với Hiệp định Genève, 1954 Hiệp định Paris 1973 kế thừa Hiệp định Genève, 1954 khi tiếp tục khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia. Đồng thời, Hiệp định Paris 1973 cũng quy định Việt Nam được thống nhất thông qua Hiệp thương Tổng tuyển cử. Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris vốn kề thừa từ Hiệp định Genève, 1954 liên quan đến Tổng tuyển cử, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamKý ức Việt Nam: Tổng tuyển cử quốc hội năm 1976, VTVCuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước (Ngày 24 tháng 6 năm 1976), Trường Chinh tuyển tập (1976 - 1986) - Tập III (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2009). Đánh giá Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nhận định: Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho rằng: Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Việt: Toàn văn Hiệp định Genève 1954 đăng trên báo Nhân dân, số 244, ngày 23-10-1954. Bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Tiếng Anh: Negotiations and Vietnam: A Case Study of the 1954 Geneva Conference (Các thương thuyết và Việt Nam: Nghiên cứu tình huống của cuộc đàm phán Geneva năm 1954''), Melvin Gurtov. Hội nghị ngoại giao ở Thụy Sĩ Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Đông Dương Phong trào độc lập Việt Nam Hội nghị năm 1954 Quan hệ quốc tế năm 1954 Liên bang Đông Dương 1954 Triều Tiên 1954 Việt Nam năm 1954 Thụy Sĩ năm 1954 Đệ Tứ Cộng hòa Pháp Liên bang Đông Dương Lịch sử Bắc Triều Tiên Lịch sử Hàn Quốc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa Pháp năm 1954 Đế quốc thực dân Pháp 1954 Bắc Triều Tiên 1954 Hàn Quốc 1954 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1954 Việt Nam Cộng hòa 1954 Quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Quan hệ Pháp – Việt Nam Quan hệ Liên Xô-Triều Tiên Quan hệ Vương quốc Liên hiệp Anh-Triều Tiên Quan hệ Hoa Kỳ-Triều Tiên Quan hệ Liên Xô-Việt Nam Quan hệ Vương quốc Liên hiệp Anh – Việt Nam Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam
16602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20H%C3%B9ng
Phạm Hùng
Phạm Hùng (11 tháng 6 năm 1912 - 10 tháng 3 năm 1988), tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, còn được gọi với bí danh là Hai Hùng, là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988. Ông từng bị chính quyền Pháp tuyên 2 án tử hình và là một trong những lãnh đạo chủ chốt của những người Cộng sản tại miền Nam suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tiểu sử và hoạt động ban đầu Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là Long Phước, Long Hồ, Vĩnh Long) trong một gia đình trung nông. Ông theo học ở trường làng, sau đó học bậc tiểu học ở Trường tiểu học Vĩnh Long, từ năm 1927 đến 1930 tiếp tục học bậc trung học tại Mỹ Tho. Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông bị Thống đốc Nam Kỳ ra quyết định đuổi học, ông cũng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930. Sự nghiệp chính trị Trước năm 1945 Năm 19 tuổi ông làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1931, trong cuộc mít tinh của 3000 nông dân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động ở Châu Thành, Mỹ Tho, Phạm Hùng đã bắn chết Hương quản Trâu, một tay sai của Pháp. Ông sau đó đã bị bắt và bị kết án 3 năm tù. Ngày 20 tháng 9 năm 1932, tại phiên tòa đại hình tại tỉnh Mỹ Tho ông bị kết án tử hình và đưa về giam ở xà lim án chém Khám Lớn Sài Gòn. Trong khi chờ lên máy chém, Pháp đưa ông lên Sài Gòn để nhận thêm một án tử hình nữa mà Pháp gọi là “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”. Song, do sự phản đối của dư luận trong nước cũng như ở Pháp về việc kết án tử hình một học sinh, nhất là cuộc vận động rầm rộ của Đảng Cộng sản Pháp đòi xóa bỏ án tử hình cho tù chính trị ở Đông Dương. Năm 1934, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ vào ngày 17 tháng 1 năm 1934, ông sau đó được bổ sung vào chi uỷ nhà tù Côn Đảo sau đó được cử làm Bí thư Đảo uỷ. Sau 14 năm trong tù, năm 1945 khi cách mạng tháng tám nổ ra, ông cùng với tù nhân khác chớp thời cơ giải phóng nhà tù Côn Đảo. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ vào năm 1946. Năm 1945 đến năm 1954 Ngoài chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ ông kiêm Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc, từ Quốc gia Tự vệ cuộc, Phạm Hùng tổ chức thành lập bộ phận công an cách mạng, sau này là Nha Công an Nam Bộ. Năm 1947, ông được cử làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam bộ. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được phân công nhiệm vụ xây dựng lực lượng công an Nam Bộ và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam họp năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ. Trên cương vị này, ông đã cùng với Trung ương Cục miền Nam vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào điều kiện cụ thể Nam bộ như: tiến hành phân chia lại ruộng đất và giải quyết vấn đề tôn giáo, làm tốt công tác vận động nhân sĩ, trí thức, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ và năm sau làm Trưởng phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban quốc tế tại Sài Gòn, và mang hàm Đại tá. Trên cương vị Bí thư Xứ ủy, Phạm Hùng đã vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh của Trung ương Đảng, xây dựng thực lực của cách mạng và giải quyết hàng loạt vấn đề ở Nam Bộ do lịch sử để lại như các tổ chức vũ trang xuất thân từ các thành phần khác nhau, xóa bỏ thành kiến giữa “Việt Minh cũ - Việt Minh mới”. Ông Hùng đã chỉ đạo xây dựng, củng cố khối đoàn kết thống nhất các lực lượng kháng chiến và kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Xứ ủy. Bởi vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, cuộc kháng chiến của quân và dân Nam bộ lập được nhiều chiến thắng vẻ vang, được Bác Hồ tặng danh hiệu “Nam bộ Thành Đồng”. Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V vào năm 1950, dự thảo Đề án Công an nhân dân Việt Nam do Phạm Hùng trình bày, được thông qua đã trở thành cơ sở khoa học lý luận cho việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Năm 1954 đến năm 1974 Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Phạm Hùng nhận được lệnh ra Hà Nội năm 1955. Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960. Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng phụ trách về kinh tế và là một trong 4 Phó thủ tướng lúc bấy giờ. Từ năm 1958 đến 1966, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư vào năm 1960, ông giữ chức Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng. Năm 1964, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế, tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng ban Tài mậu của Trung ương Đảng. Khi là Phó Thủ tướng, ông tập trung điều hành thúc đẩy sản xuất công - nông nghiệp, thương nghiệp, tiến hành động viên sản xuất, đồng thời nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa khác thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế như giải quyết vấn đề lương thực, tiến hành cuộc vận động 3 xây, 3 chống cũng như cải tiến quản lý hợp tác xã. Phạm Hùng đã chỉ đạo soạn thảo Đề án về thương nghiệp và giá cả thời chiến và xây dựng Nghị quyết Trung ương 10 khóa III, nhằm động viên mọi nguồn lực xây dựng miền Bắc, tăng cường chi viện cho miền Nam. Những năm 1961-1965, nền kinh tế miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng kể: Sản xuất công - nông nghiệp đạt tỷ lệ phát triển hằng năm trên 10%, bắt đầu xây dựng những công trình lớn như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Thủy điện Thác Bà và nhiều công trình quan trọng khác. Trong giai đoạn đánh Mỹ, ông là người có liên minh chặt chẽ với Lê Duẩn, người vào đầu năm 1964 đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lê Duẩn và những người ủng hộ ông đã áp dụng một cách tiếp cận hiếu chiến hơn đối với đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam trái ngược với những người ôn hòa như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Sau đó vào tháng 7 năm 1967, sau sự ra đi của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, với bí danh Bảy Cường, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975) trở thành một trong những người nắm quyền chỉ huy Trung ương Cục Miền Nam và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch. Ông đã chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 trên toàn miền Nam, nhất là ở Khu trọng điểm Sài Gòn - Gia Định. Sau khi Mỹ ký Hiệp định Pari, ông đã triệu tập Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 12 phân tích tình hình và đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là tiếp tục đấu tranh toàn diện trên các mặt trận. Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa Tháng 4 năm 1975, sau thắng lợi của các chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn, mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh còn Phạm Hùng làm Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Sáng 30 tháng 4 năm 1975, khi nghe tin Tổng thống Sài Gòn đề nghị với phía cách mạng ngừng bắn để thương lượng, Chính ủy Phạm Hùng đã ký và cho phát ngay bức điện hỏa tốc gửi các đơn vị trên chiến trường: “Địch đang dao động tan rã. Các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh chiếm các mục tiêu đúng quy định. Hội quân tại Dinh Độc lập ngụy. Địch không còn có gì để thương lượng bàn giao. Chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Toàn thắng!” - 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc. Sau năm 1975 Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ông tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng, đến năm 1981 thì đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau này là Bộ Công an, thay cho Trần Quốc Hoàn từ năm 1980 đến năm 1987. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị liên tục từ khóa II đến khoá VI (1956-1988), đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II đến khóa VIII (1960-1988). Khi giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, ông đề xuất với Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 92CT/TW ngày 25/6/1980 về mở Cuộc vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, chuẩn bị cho Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2 tháng 12 năm 1980 về nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, tạo sự chuyển biến tích cực trong ngành công an. Nhờ vậy, lực lượng công an đã phá nhiều vụ án chính trị quan trọng của các thế lực thù địch (chống FULRO, đập tan “Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam” và cuộc hành quân Đông tiến; ngăn chặn kế hoạch Z mang tên “Mật kế chiến lược đối với ba nước Đông Dương…). Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1987–1988) Ngày 18 tháng 6 năm 1987, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi ông Phạm Văn Đồng nghỉ hưu. Ông là người đầu tiên được bầu giữ chức vụ này sau thời kỳ Đổi mới. Chính sách Những năm đầu đổi mới, do hậu quả chiến tranh và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài cộng với chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, Việt Nam khi khi đó đang ở đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã (trên 700%). Để giải quyết vấn đề nan giải đã kéo dài cả thập kỷ, với tư cách người đứng đầu Chính phủ đã khẩn trương tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối đổi mới của Đại hội Đảng VI: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, chuyển các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh, chỉ đạo đột phá vào phân phối lưu thông, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tăng cường đoàn kết và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các quốc gia quốc tế. Một loạt các chính sách, chủ trương của Chính phủ được thực hiện: Tổng kết “khoán 100”, ban hành chủ trương “khoán 10”; đổi mới chính sách về thương nghiệp và chuyển hoạt động nội thương sang hạch toán kinh doanh XHCN (Nghị quyết 113 ngày 15/7/1987 của HĐBT); chuyển hoạt động của ngành lương thực sang hạch toán kinh doanh XHCN (Quyết định số 209 ngày 3/10/1987 của HĐBT); QĐ/218-CT ngày 3/7/1987 của Chủ tịch HĐBT cho làm thử việc chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng sang kinh doanh; các Quyết định 27, 28, 29 của HĐBT về ban hành chính sách đối với kinh tế cá thể, tư doanh, tập thể, kinh tế gia đình trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải… đã tạo ra tiền đề cho sự thay đổi mạnh mẽ từ chế độ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang hạch toán theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Qua đời Khi miền Bắc đang thiếu đói trầm trọng do mất mùa, ông trực tiếp vào miền Nam tổ chức thu mua lúa gạo và tổ chức vận chuyển ra Bắc cứu đói thì bất ngờ qua đời vào ngày 10 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 76 tuổi. Qua đời và tang lễ Ông mất ngày 10 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi đang đương chức. Theo thông cáo đặc biệt của Đảng, Nhà nước: "Đồng chí Phạm Hùng mất trong lúc đang chỉ đạo công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Gặp lúc có nhiều công việc lớn phức tạp, làm việc căng thẳng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về đời sống của nhân dân cả nước, đồng chí đã bị một cơn đau tim nặng đột ngột, các giáo sư, bác sĩ đã hết lòng cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã vĩnh biệt chúng ta. Trong cuốn sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, người kế nhiệm, ông Đỗ Mười đã kể lại: "Anh ấy đang bình thường khỏe mạnh, ăn cơm xong nằm nghỉ trưa, nghe mấy câu vọng cổ rồi bị sặc cơm mà mất". Trước khi ông mất, ông quyết định trao lại quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng dành cho ông Sáu Dân bí danh ông Võ Văn Kiệt khi này đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tang lễ được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 13-14 tháng 3 năm 1988, ông được đưa tới Nghĩa trang Mai Dịch để an táng. Quan điểm Với bề dày kinh nghiệm và tầm nhìn của một nhà chiến lược, Phạm Hùng đã nhận thức sâu sắc tác hại của những sự suy thoái trong Đảng và là một trong những nhà lãnh đạo đi đầu trong chống các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu trong Đảng, trong xã hội. Được giao trọng trách Trưởng ban chỉ đạo đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng (gọi tắt là Ban chỉ đạo 79), ông đề xuất với Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ những biện pháp phù hợp, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và phân công cụ thể, rõ ràng cho các lực lượng tham gia. Ông phê phán nhận thức sai lầm, phiến diện: “Chúng ta chưa thấy hết vị trí quan trọng có tầm chiến lược trước mắt và lâu dài về công tác chống tiêu cực… Chúng ta chưa thấy hết được sự bức thiết này (chống tiêu cực), tức là chưa thấy hết tính chất nguy hiểm của vấn đề”(3) và chỉ rõ “Đấu tranh chống tiêu cực là một cuộc vận động chính trị sâu rộng, một cuộc đấu tranh cách mạng, có tầm chiến lược, là một cuộc vận động chính trị trong Đảng, trong chính quyền, trong các cơ sở tập thể và ngoài xã hội. Đó là một cuộc phát động quần chúng long trời, lở đất để vùng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng để bảo vệ và xây dựng chế độ, cải thiện đời sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân”(4). Với nhãn quan về văn hóa sâu sắc, ông khẳng định: Chống tiêu cực là xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Điều quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực là phải xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; phải dựa vào quần chúng và phát động quần chúng thực hiện quyền làm chủ của mình; xét xử phải nghiêm minh, kịp thời và đúng mức. Chống tiêu cực phải có kế hoạch, chương trình, có trọng tâm, trọng điểm dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ và phải trở thành một nội dung trong sinh hoạt chi bộ. Không thể có bất cứ lý do nào mà một cấp uỷ nào đó có thể thoái thác sự lãnh đạo đối với việc chống tiêu cực. Gia đình Vợ ông là bà Huỳnh Thị Nỉ, người miền Nam tham gia công tác phụ nữ. Ông bà có bốn người con. Con trai đầu là Phạm Hoàng Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm PTPL Hàng hóa Xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Việt Nam. Con trai thứ hai là Phạm Hoàng Hà nguyên Đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Quận 3 TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực Miền nam. Các con gái là Phạm Mai Hồng, Đại tá chuyên viên Cục Chính sách Bộ Công an và Phạm Mai Hương công tác ngành du lịch. Vinh danh Khu tưởng niệm Phạm Hùng ở Vĩnh Long Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4 km, gần cầu Ông Me lớn và chỉ cách bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long khoảng 800 m. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông. Khu tưởng niệm Phạm Hùng do Kiến trúc sư Nguyễn Phương Nam thiết kế. Ông thiết kế công trình này khi còn công tác tại Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng-Chi nhánh phía Nam. Ngày 10 tháng 6 năm 2012, Khu lưu niệm Phạm Hùng đón Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Nhiều đường phố và trường học ở Việt Nam được đặt theo tên ông. Liên kết ngoài Phạm Hùng, báo Vĩnh Long Chú thích Liên kết ngoài Người Vĩnh Long Thủ tướng Việt Nam Phó Thủ tướng Việt Nam Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Đại tá Công an nhân dân Việt Nam Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Huân chương Sao Vàng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho
16604
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Marx
Chủ nghĩa Marx
Chủ nghĩa Marx hay Mác-xít (phiên âm từ Marxist) là hệ thống học thuyết triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels (1820 - 1895). Từ khi tập ba của tác phẩm "Tư bản" (Das Kapital) được xuất bản năm 1895, những người theo Marxist đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội mới được gọi là xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Từ thời gian đó đã phát triển nhiều khuynh hướng chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx khác nhau mà mỗi một khuynh hướng đều tự nhận chính mình là kế thừa của "các nhà kinh điển" và phân rõ ranh giới lẫn nhau, trong đó có: Phong trào Dân chủ Xã hội mà Chủ nghĩa Marxist Áo (Austromarxism) là một hình thức đặc biệt. Hiện nay một số đảng dân chủ xã hội hay nhóm cánh tả trong phong trào này các nước ở phương Tây đều công nhận các mô hình xã hội tiến bộ trong học thuyết Marx, nhưng chủ trương xây dựng xã hội mới bằng biện pháp đấu tranh hòa bình qua thời gian dài để thúc đẩy tiến hóa xã hội. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là một số trong số các đảng Dân chủ xã hội ở châu Âu và một số nước khác. Chủ nghĩa Lenin (Chủ nghĩa Marx–Lenin) và các khuynh hướng dựa trên chủ nghĩa Lenin như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa Mao, chủ trương xây dựng xã hội mới bằng biện pháp cách mạng, thành lập nhà nước mới. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các đảng Cộng sản tại các nước trên thế giới. Các đảng Cộng sản thường có quan hệ đồng minh với các đảng Dân chủ xã hội ở trên (do cùng chia sẻ học thuyết Marx), tạo nên lực lượng chính trị được gọi chung là cánh tả. Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu (Eurocommunism) là khuynh hướng cộng sản tại Tây Âu đã từ bỏ ý tưởng thực hiện cách mạng bạo lực để tạo ra nhà nước chuyên chính vô sản. Khuynh hướng chính trị này chấp nhận nền dân chủ phương Tây và chủ trương tiến đến chủ nghĩa cộng sản bằng các biện pháp cải cách xã hội. Chủ nghĩa Tân Marxist (Neomarxism) hay Chủ nghĩa Hậu Marxist (Postmarxism) dưới nhiều hình thức khác nhau như Trường phái Frankfurt (Frankfurt School). Tổng quan Thuật ngữ "chủ nghĩa Marx" đầu tiên được những người cánh hữu sử dụng với nghĩa xấu. Chỉ từ cuối thế kỷ XIX thuật ngữ này mới được chính những người theo chủ nghĩa Marx tiếp nhận. Chính Marx cũng đã từng nói rằng ông thích dùng khái niệm "chủ nghĩa xã hội khoa học" cho học thuyết của ông hơn. Marx đã gọi tên học thuyết của mình bằng nội dung, bằng hạt nhân của học thuyết, chứ không phải là gắn liền với cá nhân. Nếu ta quan niệm như Lenin đã quan niệm, nghĩa là học thuyết đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng thì đến một sự phát triển nào đó của nó, sự đóng góp cụ thể của cá nhân, Marx hoặc Lenin, hoặc của bất kì ai đó có thể bị đào thải nhưng học thuyết vẫn giữ được hạt nhân của nó thì nó vẫn là nó. Marx phê phán những người đi trước và cùng thời này rằng họ chỉ "mơ ước" một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do hướng theo các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp mà không nghiên cứu một cách khoa học về các điều kiện để thực hiện nó và cũng không cố vươn đến chúng với triển vọng thành công thực tế. Marx và Engels đã tranh luận với nhiều truyền thống tư tưởng khác nhau một cách khoa học và phê phán. Các ý tưởng cơ bản của Marx chỉ được hệ thống hóa sau khi ông qua đời. Việc xếp chúng vào một học thuyết nhất quán có hai hạn chế: Marx xem tác phẩm của ông trước tiên là một phân tích những mối quan hệ tương ứng, phân tích của ông có thể được kiểm nghiệm và sửa chữa một cách liên tục. Chủ nghĩa cộng sản của ông là một dự đoán tương lai được rút ra từ những phân tích đó mà ông xem là sự tiến hóa xã hội chứ không phải thứ cần tạo ra. Engels muốn truyền bá học thuyết này dưới dạng phổ thông dễ hiểu và vì thế nếu nhìn một cách phê bình thì đã góp phần giản lược hóa và thông tục hóa học thuyết này. Chủ nghĩa Marx là một hệ thống lý thuyết với ý nghĩa là một thế giới quan được các chính trị gia sử dụng để định hướng thực tiễn và được các học giả sử dụng như một phương pháp luận. Học thuyết Marxist chủ yếu phản ánh sự phát triển của các ý tưởng của Marx và Engels: Phê bình một cách sâu rộng triết học truyền thống và "phủ nhận" chúng trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với ý tưởng đó, các tác phẩm ban đầu của Marx bắt đầu với việc phê bình tôn giáo và phê bình ý thức hệ, đặc biệt là của chủ nghĩa duy tâm biện chứng Đức của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Ludwig Feuerbach. Ông kỳ vọng bổ sung phương pháp biện chứng của Hegel với nội dung lịch sử hiện thực và qua đó "đảo ngược" chủ nghĩa duy tâm. Mục đích của phê phán này là "Các nhà triết học chỉ diễn giải thế giới khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới" (Die Philosophen haben die Welt nur verschieden interpretiert; es kommt aber darauf an, sie zu verändern). "Tồn tại [xã hội] quyết định ý thức" (Das Sein bestimmt das Bewusstsein): Theo Marx quan hệ sản xuất trong một nền kinh tế là hạ tầng cơ sở cho cuộc sống tinh thần và văn hóa của một xã hội hay còn được gọi là thượng tầng kiến trúc. Marx xem đấu tranh giai cấp là biện chứng của lịch sử từ khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp đến nay. Theo Marx thì "Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.". Tác phẩm chính của ông là "Phê bình chủ nghĩa kinh tế chính trị" trong ba tập của "Tư bản" trong đó ông chỉ ra bản chất của sự tích lũy tư bản trong chủ nghĩa tư bản, sự hình thành xã hội có giai cấp hiện đại và quá trình tập trung tư bản cũng được phân tích, suy luận cả về mặt kinh tế vi mô và vĩ mô. Marx cũng phân tích những khuyết điểm của trường phái kinh tế học cổ điển của Adam Smith và David Ricardo trong việc giải thích một số hiện tượng kinh tế. Học thuyết về giá trị là phần quan trọng nhất trong những phân tích này. Chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang xã hội không có giai cấp trong chủ nghĩa cộng sản – thông qua giai đoạn quá độ của chủ nghĩa xã hội – là chủ đề của học thuyết cách mạng của Marx. Chủ nghĩa cộng sản là sự kết thúc của lịch sử xã hội có giai cấp, mở đầu cho lịch sử của xã hội phi giai cấp và tự do. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo. Đầu tiên chủ nghĩa Marx được phổ biến trong phong trào công nhân của thế kỷ XIX, đặc biệt là phong trào dân chủ xã hội Đức đã đưa các học thuyết của Marx và Engels thành cơ sở cho các chương trình hoạt động đầu tiên và đưa vào chương trình đào tạo thành viên. Sau đấy Vladimir Ilyich Lenin đã kế thừa Marx, phát triển học thuyết về chủ nghĩa đế quốc của ông mà sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, cùng với các tư tưởng của Marx và Engels, đã trở thành ý thức hệ nhà nước của Liên bang Xô viết. Stalin gắn chủ nghĩa Lenin vào chủ nghĩa Marx thành chủ nghĩa Marx - Lenin. Sau năm 1945, Chủ nghĩa Marx-Lenin đã có ảnh hưởng quyết định đến chủ nghĩa xã hội hiện thực trong nhiều phần đất trên thế giới, trong đó có Đông và Trung Âu, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Việt Nam. Chủ nghĩa Lenin có xuất dẫn từ những "ý tưởng cơ bản" của "các nhà kinh điển" hay không và đến đâu hay chỉ là một "phát triển sai lầm" vẫn là một trong những câu hỏi được tranh cãi nhiều nhất trong việc xây dựng lý thuyết Marxist. Trong thập niên 1960, liên quan nhiều đến phong trào sinh viên trên toàn thế giới, các cuộc đình công của công nhân tại Tây Âu và phong trào giải phóng trong Thế giới thứ ba, đã hình thành nhiều hình thái khác nhau của chủ nghĩa tân Marxist, chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocomunism) và của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Việc phê bình chủ nghĩa Marx đã bắt đầu đồng thời với sự phát triển của chủ nghĩa Marx và đã trở nên quyết liệt hơn qua việc thành hình nhiều hệ thống nhà nước viện dẫn Marx trong thế kỷ XX, đặc biệt là các chính sách cứng rắn về chính trị và sự không hiệu quả về kinh tế trong chủ nghĩa xã hội hiện thực như là kết quả của học thuyết Marxist. Những người phê bình Marxist tự áp dụng học thuyết của Marx vào các hệ thống này để giải thích sự phát triển của chúng và sự thất bại trên thực tế của các mục đích xã hội được khẳng định trước đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Về mặt triết học chủ nghĩa Marx mang ảnh hưởng của hai thành tố: Thuyết biện chứng nhưng duy tâm của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và chủ nghĩa duy vật máy móc của Ludwig Feuerbach. Học thuyết của Ludwig Feuerbach quan niệm tất cả các nhận thức, ý tưởng, suy nghĩ, cảm nhận... hay còn gọi là ý thức là các biểu thị hay phản ánh của vật chất hoặc xuất phát từ vật chất. Marx tiếp thu thế giới quan này của Feuerbach nhưng ông bổ sung thêm phép biện chứng của Hegel, gắn phép biện chứng Hegel với ý tưởng của sự phát triển liên tục tức chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính với phát kiến này mà ông đã vượt qua được cách nhìn của những nhà duy vật trước đó, những người luôn quan niệm thế giới là không thay đổi. Các nhà triết học chỉ diễn giải thế giới khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới. Theo thuyết biện chứng của Hegel thì biểu hiện của thế giới mang dấu ấn của mâu thuẫn – luận đề và phản luận đề – phát triển tương hỗ trở thành hợp đề. Các hợp đề này là động lực thúc đẩy "hiện thực khách quan" và vì thế là "quyết định" tương lai, cho đến khi nó không còn chứa đựng mâu thuẫn nữa và được "bãi bỏ" trong khái niệm của sự tuyệt đối. Đối với nhà triết học duy tâm thì sự tiến bộ này, tiến bộ mà có tác động đến toàn bộ thế giới vật chất, là một sản phẩm của trí tuệ con người mà trong sự tự hiểu về chính mình sẽ tương đồng với "trí tuệ thế giới" tuyệt đối. Marx nhìn nhận thuyết biện chứng của Hegel từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật: Ông phủ nhận hay nói đơn giản là "đảo ngược" học thuyết này và đưa ra định đề rằng hiện thực khách quan có thể được giải thích từ sự tồn tại và từ sự phát triển của vật chất và không phải là sự hiện thực của một ý tưởng thần thánh tuyệt đối hay sản phẩm từ sự suy nghĩ của con người. Điều đấy có nghĩa là hiện thực khách quan cũng tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào nhận thức của con người, trong các quy luật kinh tế quyết định các trật tự xã hội trong lịch sử. Đấy là cốt lõi của câu nói nổi tiếng của Marx, được xem là ranh giới ngăn cách với chủ nghĩa duy tâm: Không phải ý thức quyết định sự tồn tại của con người mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức của con người. (Es ist nicht das Bewusstsein der Menschen, das ihr Sein, sondern umgekehrt ihr gesellschaftliches Sein, das ihr Bewusstsein bestimmt.) Kết luận của cách nhìn này là một phê phán rộng khắp về tôn giáo, luật lệ và đạo đức. Marx hiểu chúng là sản phẩm của các quan hệ vật chất tương ứng và lệ thuộc vào sự biến đổi của chúng. Tức là tôn giáo, luật lệ và đạo đức không có hiệu lực toàn thể như chúng đặt yêu cầu. Trong triết học Marxist, cũng như trong triết học lịch sử toàn thể của Hegel, toàn thế giới được xem như một tổng thể, tức là như một chỉnh thể liên kết khách quan. Thế nhưng Marx hiểu các mâu thuẫn tinh thần trong chủ nghĩa duy tâm như là hình ảnh và biểu hiện của những mâu thuẫn vật chất tức là các mâu thuẫn trong tồn tại xã hội: Chúng cũng lệ thuộc lẫn nhau và liên tục ở trong trạng thái biến chuyển có tác động qua lại. Biến chuyển này về toàn thể là tăng lên tức là đi từ đơn giản đến phức tạp và thông qua những bình diện nhất định tương ứng với những thay đổi về chất lượng nhất định để thúc đẩy sự phát triển. Theo Marx, việc giải quyết các mâu thuẫn cũng tác động đến tiến độ đi đến những hình thái xã hội ngày ngày cao hơn: Chúng tương tự như các tổng thể của Hegel nhưng theo Marx xuất phát từ những mâu thuẫn cơ bản ngày càng trầm trọng hơn và không bãi bỏ một cách tổng thể (mâu thuẫn đối kháng quyền lợi và đấu tranh giai cấp). Chủ nghĩa duy vật lịch sử Với học thuyết này Marx đã miêu tả tiến trình lịch sử là một chuỗi vận động mà các sự kiện cơ bản xác địch chuỗi vận động này lại được quyết định và thúc đẩy bởi những nguyên tắc kinh tế. Ngược lại, các khuynh hướng tân Marxist diễn giải chủ nghĩa duy vật lịch sử là một học thuyết không tiếp nhận thuyết quyết định (determinism) trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Dựa vào những ý tưởng cơ bản của phép biện chứng, Marx và Engels hiểu sự phát triển của xã hội như là một quá trình biện chứng thông qua nhiều hình thái xã hội: Một xã hội không có giai cấp (Chủ nghĩa xã hội nguyên thủy) biến đổi qua nhiều hình thái khác nhau của xã hội có giai cấp để cuối cùng tiến đến một xã hội không có giai cấp ở một bậc cao hơn (Từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy đến chủ nghĩa cộng sản khoa học). Marx và Engels đã nêu ra bốn thời kỳ của hình thái xã hội kinh tế, các hình thái mà các xã hội châu Âu đã trải qua trong một quá trình duy vật – biện chứng: Xã hội nguyên thủy (xã hội Cộng sản nguyên thủy) Xã hội nô lệ Xã hội phong kiến Xã hội tư bản Những xã hội có giai cấp không phản ánh đúng theo quy trình phát triển lịch sử như ở châu Âu cũng được Marx và Engels nhắc đến, trong đó có phương thức sản xuất châu Á. Dựa trên các phân tích kinh tế - xã hội mà Marx và Engels cho rằng sẽ có một xã hội không có giai cấp được quyết định bởi lịch sử là xã hội cộng sản. Hai ông cho rằng đó là một xu hướng đang diễn ra tại Châu Âu, một xã hội mới đang dần hình thành từ chủ nghĩa tư bản như một bước tiến hóa của xã hội loài người. Đó là một tầm nhìn về tương lai Châu Âu được phong trào công nhân và nhiều chính trị gia cánh tả chia sẻ. Những người có quyền lực khác nhau trong mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất cấu thành một giai cấp trong xã hội của họ. Một trong những nhận thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là "lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp, một lịch sử chấm dứt với sự cải tạo cách mạng của toàn thể xã hội hay với sự suy tàn cùng một lúc của các giai cấp đang đấu tranh." Các biến đổi xã hội được lý luận dựa trên những học thuyết kinh tế. Theo quan điểm Marxist cá nhân con người trong một xã hội có những mối quan hệ quyền lực và phụ thuộc về mặt tinh thần, chính trị và kinh tế đa dạng. Trong đó các quan hệ sản xuất, yếu tố vật chất, sẽ quyết định phương thức sản xuất, yếu tố ý thức, là phương thức cơ bản trong sản xuất và sở hữu hàng hóa tư liệu và quyết định tất cả các quan hệ khác trong xã hội và sản xuất. Khái niệm phương thức sản xuất bao gồm sự thống nhất và mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các quan hệ sản xuất mà lực lượng sản xuất phối hợp dưới chúng trong quá trình tái sản xuất là các quan hệ đầu tiên giữa con người và con người: Trong cuộc sống khi xem xét mặt sản xuất của xã hội, con người có những quan hệ cần thiết nhất định không phụ thuộc vào ý muốn, các quan hệ này chính là những quan hệ sản xuất tương ứng với một mức độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. (In der gesellschaftlichen Produktion ihres Lebens gehen die Menschen bestimmte notwendige von ihrem Willen unabhängige Verhältnisse ein, Produktionsverhältnisse, die einer bestimmten Entwicklungsstufe ihrer materiellen Produktivkräfte entsprechen.) Các nhà sử học trước Marx đã miêu tả sự tác động của kinh tế lên sự vận động xã hội ở những xã hội cụ thể, nhưng chỉ đến Marx thì ông mới xem kinh tế là một nhân tố cơ bản quyết định tiến trình lịch sử của xã hội loài người đồng thời xem sự tác động này là hiện tượng phổ biến ở các nền văn minh trên thế giới. Đây là một cách tiếp cận, một phương pháp luận mới trong khoa sử học ở thời của ông và trở nên phổ biến sau này. Chính cách sử dụng kinh tế để giải thích lịch sử chứ không phải tôn giáo, văn hoá, tư tưởng, địa lý, tự nhiên, chính trị khiến phương pháp luận này được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo Marx, các biến động lớn trong lịch sử xét cho cùng đều là do các nguyên nhân kinh tế thúc đẩy. Cách tiếp cận này là một yếu tố mới, bổ sung cho nhiều cách tiếp cận trước Marx, và về sau đã trở thành một phương pháp luận nghiên cứu lịch sử. Sự hình thành và đặc tính của các xã hội có giai cấp Theo Marx, trong xã hội khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, mỗi một thành viên của xã hội đều có quyền sở hữu bình đẳng về phương tiện sản xuất. Phương thức sản xuất này thay đổi toàn bộ cùng với cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới (Neolithic Revolution). Sau đấy, thông qua trồng trọt và chăn nuôi, con người đã có khả năng sản xuất nhiều hơn khả năng tiêu thụ của bản thân, tức là tạo ra sản phẩm dư thừa để dự trữ. Qua đấy một bộ phận nhỏ của xã hội được giải phóng khỏi việc sản xuất trực tiếp và làm những việc khác như thủ công mĩ nghệ, đi lính, tôn giáo... Việc phát triển sự phân hóa xã hội này là con đường từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy không có giai cấp đến các xã hội có giai cấp. Theo Hegel, xã hội không giai cấp đã bị xã hội có giai cấp phủ định (negate). Theo Marx, nhóm người có đặc quyền này tăng lên cùng với lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộ hơn và với sản phẩm dư thừa. Giai cấp này, lúc ban đầu thường là những nhà lãnh đạo tôn giáo, nắm giữ các kho dự trữ cho những trường hợp khẩn cấp và nhờ vào quyền lực này mà lại càng có thể tiến đến sở hữu các phương tiện sản xuất có liên quan đến. Sự khác nhau về quyền lực và sở hữu này đã tạo nên xã hội nô lệ mà trong đó về nguyên tắc những người chủ nô lệ ("những người tự do") và nô lệ ("những người không tự do") đứng đối nghịch với nhau. Sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản được biểu hiện qua quyền lợi đối kháng – những người có đặc quyền muốn giữ nguyên tình trạng náy trong khi giai cấp kia muốn thay đổi một cách cơ bản – và là một đặc tính của xã hội có giai cấp. Vì các quyền lợi và quyền lực khác nhau này mà xã hội có gia cấp luôn luôn chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh giai cấp. Tiếp theo đó, trong học thuyết của ông về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, Marx đã mô tả các quan hệ sản xuất – khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và hình thức xã hội – như là nền tảng kinh tế cho toàn bộ tất cả các quan điểm và thể chế (nhà nước, đảng phái chính trị và tổ chức) có thể có và tương ứng với hạ tầng cơ sở này, tức là một thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng với các quan hệ sản xuất này. Vì thế, mỗi một hình thể xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các quan hệ kinh tế. Lý thuyết này cũng đúng cho xã hội không có giai cấp: Toàn thể các quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở thực tế mà đứng trên đó là một thượng tầng kiến trúc tư pháp và chính trị tương ứng với những hình thể ý thức xã hội nhất định. (Die Gesamtheit dieser Produktionsverhältnisse bildet die ökonomische Struktur der Gesellschaft, die reale Basis, worauf sich ein juristischer und politischer Überbau erhebt, und welcher bestimmte gesellschaftliche Bewusstseinsformen entsprechen.") Sự biến đổi của các xã hội có giai cấp Tiếp theo đấy, Marx mô tả xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và xã hội tư bản là xã hội có giai cấp. Trong khi lực lượng sản xuất phát triển liên tục thì các quan hệ sản xuất lại được quyết định chủ yếu bởi mỗi một hình thể xã hội và vì thế mang tính bền vững không thay đổi. Ngay khi các quan hệ sản xuất thích nghi với lực lượng sản xuất trong thời gian đầu của một hình thái xã hội mới và thúc đẩy sự phát triển của chúng, thì cùng với thời gian các quan hệ sản xuất này sẽ trở thành "dây xích" trói buộc chúng, cái sẽ dẫn đến một thay đổi cách mạng của các quan hệ sản xuất thông qua giai cấp sản xuất. Marx cũng mô tả cuộc cách mạng này với phép biện chứng của Hegel bằng cách áp dụng thuyết này vào lịch sử cụ thể: Sau một cuộc đấu tranh thắng lợi của giai cấp sản xuất, các giai cấp mâu thuẫn với nhau đầu tiên sẽ hòa hợp lại và sau đó lại chia rẽ khi tạo thành các quan hệ sản xuất thích ứng mới và như thế thúc đẩy "hiện thực khách quan" tiến bước. Trong đó, sự biến đổi này không bao giờ xảy ra trước khi tất cả các lực lượng sản xuất có thể có trong một xã hội cũ phát triển. Qua sự thay đổi về bản chất của hạ tầng cơ sở này mà thượng tầng kiến trúc và vì thế mà hình thể xã hội cũng thay đổi. Đầu tiên, Marx tin vào một chuỗi cố định của các hình thể xã hội nhưng về sau, ngoài những việc khác là với thuyết về "phương thức sản xuất châu Á", chính ông đã thay đổi. Với khái niệm này ông mô tả rằng có nhiều hình thức văn hóa khác nhau - thí dụ như trong các nền văn hóa (lúa) nước châu Á – không phù hợp với các thời kỳ được dẫn xuất từ lịch sử châu Âu. Vì thế mà cách diễn giải theo thuyết quyết định (determinism) hay theo mục đích luận (teleology) của chủ nghĩa duy vật biện chứng bị từ chối. Vì thế mà đặc biệt là những người theo chủ nghĩa tân Marxist nhấn mạnh đến tính ngẫu nhiên (contingency) của lịch sử. Tức là một giai đoạn không tự động tiếp nối theo một giai đoạn khác mà các sự quá độ này là kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp với kết quả không biết trước: "chủ nghĩa xã hội hay tình trạng man rợ" (barbarianism) theo cách nói của Rosa Luxemburg hay như trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản: Một cuộc đấu tranh chấm dứt với việc cải tạo cách mạng của toàn thể xã hội hay với việc suy tàn cùng một lúc của các giai cấp đang đấu tranh ("einen Kampf, der jedesmal mit einer revolutionären Umgestaltung der ganzen Gesellschaft endete oder mit dem gemeinsamen Untergang der kämpfenden Klassen"). Vì thế mà trường phái điều tiết (Regulation School) mang ảnh hưởng Marxist đã nghiên cứu trên cơ sở này các thể thức lịch sử và địa phương khác nhau của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Kinh tế chính trị học Phê bình kinh tế chính trị học Trong tác phẩm chính của ông – Tư bản – Phê bình kinh tế chính trị học – Marx mô tả và phê bình phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kinh tế học gắn liền với phương thức này. Marx đã nghiên cứu nhiều tác phẩm của các nhà Kinh tế chính trị học cổ điển như Adam Smith và David Ricardo và tiếp tục phát triển chúng theo các giả định của ông, diễn giải mới hay mô tả khác đi. Theo Marx, sau khi quá độ từ phương thức sản xuất phong kiến sang tư bản, cơ cấu thống trị về cơ bản không thay đổi nhiều. Sự biến đổi sang tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện phát triển thị trường mới, đồng thời vốn, tức tư bản, liên tục được tập trung hóa song song với việc diễn ra công nghiệp hóa và năng suất tăng. Thế nhưng giai cấp vô sản, những người chỉ được trả công ở một mức tối thiểu lại phải trả giá cho những việc này. Đô thị hóa, nghèo đói, bệnh tật và cảm nhận bị xa lánh là các thuộc tính của giai cấp vô sản. Đồng thời do diễn ra sự cạnh tranh trong nội bộ các nhà tư sản khiến số lượng các nhà tư sản giảm đi trong khi số đông vô sản lại tăng lên. Ngoài ra, theo Marx, các xã hội tư bản đều bị chi phối bởi sự sùng bái hàng hóa (commodity fetishism). Tương tự như thuyết của Feuerbach (Chúa Trời chỉ là sự phóng chiếu từ tâm lý con người), các phạm trù hàng hóa và giá trị do hoàn cảnh, tồn tại xã hội tạo ra đều xuất hiện như những thực tế không thể thay đổi được. Cung với việc phân tích nêu trên là sự phê bình chống lại sự thống trị về chính trị nhằm bảo hộ quyền lợi của các nhà tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua "luật pháp và trật tự", cái chỉ có thể tiến hành với sự trả giá của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, đáng nhấn mạnh rằng có thể thấy những nhận xét thiên tài trong tập I và tập III của Tư bản luận về sự bành trướng tín dụng quá đáng lúc này lúc khác và về tác động gây khủng hoảng của nó. Có lẽ ông là người đầu tiên, hay chí ít cũng là một trong những người đầu tiên, chú ý đến hiện tượng rằng bành trướng tín dụng dẫn đến sản xuất thừa (theo thuật ngữ Marxian) như thế nào, tức là dẫn đến sản xuất vượt cầu thực sự, hay là dẫn đến thừa năng lực cần thiết để đạt mức sản xuất quá cao. Và quá trình bành trướng gia tăng này tiếp tục cho đến khi chuỗi cho vay bắt đầu đột ngột đứt tung. Thực tế các cuộc khủng hoảng 1929-1933 hay Khủng hoảng tài chính thế giới 2009 đã diễn ra đúng như vậy. Thuyết giá trị và tiền Trong tác phẩm "Tư bản", Marx đã trình bày rất chi tiết thuyết về giá trị của hàng hóa và mối quan hệ của nó với tiền tệ. Trong đó ông phân chia ra thành giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trong khi giá trị sử dụng là thực thể của một loại hàng hóa, và có thể thỏa mãn nhu cầu thì giá trị trao đổi là một giá trị trừu tượng chỉ có giá trị trong thương mại. Khi được buôn bán, một món hàng hóa có một giá trị nhất định so sánh với một món hàng hóa khác.Theo cách nhìn của Marx, giá trị này tượng trưng cho lao động trừu tượng (abstract labour), dựa trên David Ricardo. Nếu giá trị sử dụng được thể hiện bằng tiền thì đấy là giá của món hàng. Nếu một vật mới được tạo thành từ hàng hóa này thì giá trị sản phẩm hình thành bao gồm công lao động cần thiết, tư bản lưu động (variable capital) và "lợi nhuận" tức giá trị thặng dư. Vì giá trị thặng dư được quyết định chủ yếu bởi lao động của con người, Marx đã phát triển quy luật về chiếu hướng giảm đi của tỷ lệ lợi nhuận. Khi máy móc thay thế sức lao động của con người ngày càng nhiều thì tỷ lệ của sức lao động trong giá trị thặng dư ngày càng giảm đi. Thuyết quá độ sang xã hội không có giai cấp Do số người thuộc giai cấp tư sản ngày càng ít đi nên tư bản ngày càng tập trung vào một số ít nhà tư sản và đồng thời số người thuộc về giai cấp vô sản ngày càng tăng. Vì thế, theo Marx, cuộc đấu tranh giai cấp được đẩy mạnh giữa tư sản và vô sản sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền tư sản. Khi con người nhận thức rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn là bắt buộc nữa thì con đường đi đến một xã hội cộng sản không có giai cấp sẽ được mở ra mà trong đó các phương tiện sản xuất sẽ thuộc về sở hữu công cộng. "Những người chiếm đoạt" tài sản của quần chúng trước đây sẽ bị tước đoạt tài sản. Sau khi xã hội có giai cấp đã từng phủ định chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy như là xã hội không có giai cấp thì sau đấy sẽ tiến đến sự phủ định của phủ định theo ý nghĩa của thuyết biện chứng mà qua đó xã hội có giai cấp cuối cùng, chủ nghĩa tư bản, sẽ bị phủ định bởi xã hội không có giai cấp mới, chủ nghĩa cộng sản. Marx và Engels đã đưa ra nền kinh tế có kế hoạch như là trật tự kinh tế mới - trật tự kinh tế mà Platon đã từng nhắc đến. Thế nhưng Marx đã không chỉ rõ cấu trúc cụ thể của nền kinh tế. Trong nền kinh tế có kế hoạch tất cả các xí nghiệp đều bị xã hội hóa và sản xuất được điều phối chung. Sự quyết định về sản xuất và phân phối hàng hóa cần phải được tiến hành trong sự đồng thuận với tất cả các thành viên của xã hội. Qua đó sức lao động có thể được sử dụng một cách hiệu quả để nâng cao cuộc sống của tất cả mọi người thay vì để tạo thành tư bản. Do có khác nhau lớn với tư bản chủ nghĩa nên cần phải thông qua chủ nghĩa xã hội như là giải pháp quá độ, là chủ nghĩa có nguồn gốc ngay từ thời của Platon và những người theo trường phái ngụy biện (sophism). Trong giai đoạn chuyển tiếp này, sự bóc lột và sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất cần phải được hủy bỏ trên diện rộng và trong quá trình đó phương thức sản xuất tư bản dần dần sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản và cuối cùng sẽ dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử Hình thành Để có thể hiểu cơ sở chủ nghĩa Marx tốt hơn, Lenin đã chia các tranh luận lý thuyết quan trọng nhất mà Marx và Engels đã thực hiện với các lý thuyết gia khác ra thành: Tranh luận với chủ nghĩa duy vật của Feuerbach và phép biện chứng của Hegel. Tranh luận với các nhà kinh tế học người Anh như Adam Smith và David Ricardo Tranh luận với những người theo thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng như Henri de Saint-Simon, Charles Fourier và Pierre-Joseph Proudhon. Những năm xuất bản các tác phẩm đầu tiên của Marx và Engel được xem là thời gian hình thành chủ nghĩa Marx. Bắt đầu từ năm 1841 Marx làm việc trong báo Rheinische Zeitung (Nhật báo Rhein), tờ báo mà ông điều hành sau này và cũng là tờ báo mà cuối cùng vào năm 1843 đã bị cấm hoạt động vì khuynh hướng đối lập quá khích. Quyển sách mỏng (pamphlet) Gia đình thần thánh được công bố cùng với Engels năm 1845. Năm 1847 Marx viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết học như là câu trả lời cho Triết học của sự khốn cùng của Proudhon. Năn 1848 ông đã cùng với Engel viết Tuyên ngôn của đảng cộng sản cho Liên minh của những người cộng sản (Bund der Kommunisten). Tác phẩm Marxist quan trọng này mô tả các quan hệ xã hội thời bấy giờ, đặc biệt là giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị. Dựa trên đó, bản tuyên ngôn yêu cầu hủy bỏ chủ nghĩa tư bản và thành lập các quan hệ xã hội cộng sản mới thông qua cuộc đấu tranh giai cấp không thể tránh khỏi: cần phải lật đổ sự thống trị của tư bản. Bản tuyên ngôn được tái bản nhiều lần từ 1872 đến 1892, với lời mở đầu mới thường là được bổ sung thêm. Năm 1852 Marx công bố tác phẩm Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Bonaparte. Trong đó ông nhận định cuộc đảo chính của Louis Napoléon năm 1851 theo cách nhìn về lịch sử và đặc biệt là về phân tích xã hội. Ông đã giải thích tiến trình của cuộc cách mạng bằng học thuyết lịch sử của ông và cũng đã giải thích về học thuyết dẫn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản. "Ngày 18 tháng Sương mù" đã có nhiều ảnh hưởng đến nghiên cứu về chủ nghĩa chuyên chế. Theo quan điểm Marx-Lenin, tác phẩm này đã trình bày rằng một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi phải đập vỡ bộ máy nhà nước tư sản. Năm 1859 quyển Phê bình kinh tế chính trị học được xuất bản, chứa đựng tất cả các giả thiết mà Marx trình bày trong tác phẩm chính của ông "Tư bản". Năm 1867, tập một của bộ "Tư bản" bao gồm ba tập gần 3.000 trang được xuất bản. Engels phát hành tập 2 và 3 sau khi Marx qua đời và qua đấy đã góp phần quyết định vào việc xây dựng học thuyết Marxist, cũng bằng nhiều tóm lược mang tính khoa học phổ thông của ông. Năm 1878 Engels xuất bản tác phẩm Chống Dühring. Xuất phát từ yêu cầu của Wilhelm Liebknecht nhằm làm giảm ảnh hưởng của Dühring, tác phẩm mang tính bút chiến này đã trở thành một trong những tác phẩm được đọc nhiều nhất của Marx và Engels bên cạnh bản tóm tắt của Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, chứ không phải là tác phẩm "Tư bản". Tầm quan trọng của Chống Dühring không phải nằm trong việc tranh luận với Dühring mà trong việc diễn tả "thế giới quan cộng sản" (lời nói đầu của lần phát hành thứ 2). Không những các nét chính của chủ nghĩa Marx được diễn đạt mà nhiều đề tài cho đến thời điểm đấy chưa được nhắc đến cũng được đề cập. Chống Dühring cũng đã có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến Lênin. Trong nội bộ của "chủ nghĩa Marx phương Tây" tác phẩm của Engels không phải là không được tranh cãi, đặc biệt là việc diễn đạt chân thực các ý tưởng của Marx qua Engels hay việc phân rõ ranh giới của ông với các ý tưởng của Marx. Chống Dühring đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa Marx. Về một mặt sự truyền bá và phổ cập các ý tưởng Marxist bắt đầu với tác phẩm này, về mặt khác việc đơn giản hóa và giáo điều hóa học thuyết Marxist cũng hình thành. Chủ nghĩa xã hội hiện thực Mặc dù là một trong các quốc gia hùng mạnh nhất của thế giới, nước Nga vào cuối thế kỷ XIX vẫn mang nhiều dấu ấn của nông nghiệp. Nhiều nơi vẫn còn tồn tại cơ cấu phong kiến tiền tư bản. Bắt đầu từ thời Nga hoàng Nikolai II (1894 - 1917) công nghiệp hóa được đẩy mạnh. Giai cấp vô sản đang tăng nhanh đã phải cam chịu cuộc sống xã hội khốn cùng. Phong trào chống Nga hoàng trong thế kỷ XIX ở nước Nga đã chịu nhiều ảnh hưởng của các khuynh hướng cách mạng xã hội và vô chính phủ hơn là phần lớn các nước châu Âu khác, nơi mà phong trào dân chủ xã hội Marxist có tổ chức chỉ đang bắt đầu trong đầu thế kỷ XX. Năm 1898 Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga được thành lập từ ba tổ chức Marxist, nhưng lại bị cấm hoạt động ngay sau đó. Năm 1903, lưu vong ở nước ngoài, đảng tách ra thành Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin và Menshevik. Sau khi cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 do những người Menshevik dẫn đầu đã không thể dẫn đến việc nước Nga rút ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất, Lenin rời Phần Lan về thủ đô Sankt-Peterburg, để từ nơi đây phát động một cuộc cách mạng và thương lượng ngưng chiến. Cuộc Cách mạng tháng Mười do Vladimir Ilyich Lenin và Lyov Davidovich Trotsky lãnh đạo. Cho đến khi qua đời vào ngày 21 tháng 1 năm 1924, Lenin là người lãnh đạo của Đảng với cách diễn giải của chủ nghĩa Lenin rằng đảng là công cụ của chuyên chính vô sản, được tổ chức chặt chẽ và không cho phép thành lập phe phái trong nội bộ. Để trả lời các phản đối chống lại quyền lực nhà nước chuyên chính, Lenin viết trong quyển Nhà nước và Cách mạng lý thuyết "Marxist" về sự chết dần của nhà nước, việc sẽ xảy ra khi đạt đến chủ nghĩa cộng sản, khi mà nhà nước như là công cụ của giai cấp thống trị sẽ trở thành dư thừa, mặc dầu là khái niệm này không có ở Karl Marx – điều không được nhìn thấy trong một thời gian dài. Năm 1924, Iosif Vissarionovich Stalin, người bắt đầu có quyền lực ngay từ khi cuộc cách mạng bắt đầu, đã định nghĩa chủ nghĩa Lenin như là "chủ nghĩa Marx của thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản...lý thuyết và chiến thuật của cách mạng vô sản nói chung và lý thuyết và chiến thuật của chuyên chính vô sản nói riêng." ("Về cơ sở của chủ nghĩa Lenin"). Ngược lại, phản ứng với chủ nghĩa Stalin, Trotsky đã phát triển những ý tưởng riêng, những cái mà lúc đầu được gọi một cách hạ thấp là chủ nghĩa Trotsky. Khái niệm này được chính những người theo chủ nghĩa Trotsky tiếp nhận sau này. Chủ nghĩa Trotsky về cơ bản dựa vào hai thuyết chính: về một mặt là thuyết của "cuộc cách mạng liên tục" mà theo đó chủ nghĩa xã hội là xã hội quá độ tiến lên chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể thành công trên bình diện quốc tế, vì thế mà toàn bộ thế giới phải được giải phóng khỏi chủ nghĩa tư bản bằng một cuộc cách mạng. Về mặt khác là các phân tích về Liên bang Xô viết như là một "nhà nước công nhân thoái hóa" mà trong đó một chế độ quan liêu đã cướp lấy quyền lực. Cuộc Cách mạng tháng Mười đã tác động mạnh đến phong trào công nhân thế giới: bắt đầu từ năm 1918 nhiều đảng cộng sản được thành lập trên toàn châu Âu, con số đảng viên tăng rất nhanh và ngay sau đó đã hình thành mâu thuẫn có thể thấy rõ với giới tư sản. Đặc biệt là ở Đức (Cộng hòa Weimar) và ở Ý một phần đã dẫn đến các tình trạng tương tự như nội chiến cho đến khi Benito Mussolini chiếm quyền lực ở Ý năm 1922 và Adolf Hitler ở Đức năm 1933 và đã đập tan tất cả các tổ chức công nhân hay đẩy lùi cái tổ chức này vào thế hoạt động bí mật. Sau khi Lenin qua đời (1924), trong nội bộ của Đảng Cộng sản Liên bang Xô viết đã bùng nổ cuộc tranh chấp do những bất đồng trong chính sách điều hành đất nước giữa I. V. Stalin và L. D. Trotsky, người dẫn đầu phe đối lập cánh tả. Stalin đã giành được thắng lợi trong cuộc tranh chấp này và ngay sau đó đã tập trung đủ quyền lực về ông. Trotsky bị khai trừ ra khỏi đảng trong năm 1927, sau đó bị tước quốc tịch Liên Xô và phải tị nạn chính trị qua nhiều đường khác nhau đến México. Tại đây, ông đã bị một điệp viên Nga sát hại sau khi đã xuất bản rất nhiều tác phẩm chống Stalin. Trong thời gian từ 1929 cho đến 1953 Stalin đã thực hiện chủ nghĩa Lenin tại Liên bang Xô viết: chủ nghĩa Stalin dựa trên chủ nghĩa xã hội nhà nước và đẩy mạnh đấu tranh giai cấp mà trong đó Stalin cũng đã tiếp nhận việc lãnh đạo đảng không khoan nhượng của Lenin. Các cuộc đấu tranh giai cấp cần phải mang lại sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và qua đó giải phóng giai cấp vô sản. Nikita Sergeyevich Khrushchyov đã có các cố gắng đầu tiên loại trừ chủ nghĩa Stalin nhưng chủ nghĩa Stalin vẫn còn là nền tảng lý thuyết chính. Cuối cùng, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đã bắt đầu việc từ bỏ sùng bái cá nhân Stalin cũng như thực hiện nhiều cải cách có ảnh hưởng sâu rộng theo hướng từ bỏ mô hình kinh tế - xã hội Stalinist dẫn đến sự sụp đổ của các nhà nước Đông Âu và của Liên bang Xô viết trong năm 1992. Sau khi chủ nghĩa phát xít chấm dứt tại châu Âu đã có nhiều người theo chủ nghĩa Marx trong thời gian đầu, thí dụ như Đảng Cộng sản Ý đã có khoảng 1,8 triệu đảng viên trong năm 1945. Thế nhưng chẳng bao lâu sau số lượng đảng viên giảm mạnh và nhiều người Marxist – đặc biệt là sau khi Stalin qua đời – đã dao động. Nhiều người Marxist Ý và Pháp đã giữ khoảng cách với Liên bang Xô viết. Và khi phong trào sinh viên bắt đầu giữa thập niên 1960, chủ nghĩa Marx đã bị phân chia ra thành nhiều nhóm nhỏ với nhiều khuynh hướng khác nhau. Nếu như một cuộc cách mạng từng được nhiều người Marxist mong đợi thì sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực chấm dứt trong Liên bang Xô viết phần lớn họ đã thỏa thuận với phong trào dân chủ xã hội và chỉ giới hạn ở những đề nghị cải cách. Đảng Cộng sản Ý ( Partito della Rifondazione Comunista) hiện nay (2005) đang có đại diện trong Quốc hội Ý. Năm 1949 Mao Trạch Đông cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực tại Trung Quốc. Mao Trạch Đông, mà người đồng minh duy nhất của ông là Liên bang Xô viết, đã lãnh đạo dựa trên chủ nghĩa Mao cho đến 1976. Chủ nghĩa Mao Trạch Đông được phát triển từ chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin mà trong đó sự tiến bộ đóng vai trò trung tâm. Bên cạnh vai trò của công nhân, chủ nghĩa Mao nhấn mạnh vai trò của nông dân trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do mất uy tín chính trị ngay trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc vì "Đại nhảy vọt", một chiến dịch với mục đích tăng cường sức mạnh kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc nhưng bị thất bại dẫn tới hậu quả là một nạn đói lớn, Mao đã cố gắng thực hiện các ý tưởng của ông về một xã hội và nhà nước mới trong sạch và tốt đẹp hơn theo các tiêu chuẩn của chủ nghĩa Mao bằng cuộc Cách mạng văn hóa bắt đầu trong năm 1966. Cuộc Cách mạng văn hóa đã có ảnh hưởng quyết định về mặt chính trị ở Trung Quốc cho đến khi ông qua đời. Nó đã dẫn đến nhiều chết chóc, phá hủy các di sản văn hóa nhưng cũng đã quét đi những tàn dư phong kiến và đem lại một diện mạo mới cho xã hội Trung Quốc. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Trung Quốc ngày càng mở cửa cho tư bản phương Tây đầu tư vào nền kinh tế trong nước. Sau khi cuộc cách mạng thành công tại Cuba năm 1959, Fidel Castro tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa vào ngày 2 tháng 12 năm 1961 và Cuba được định nghĩa rõ ràng là một nhà nước theo chủ nghĩa Marx - Lenin. Trong Chiến tranh Lạnh, Cuba chỉ có quan hệ kinh tế và chính trị với các quốc gia xã hội chủ nghĩa và với cuộc Khủng hoảng Cuba, mâu thuẫn công khai giữa các cường quốc thế giới suýt đã bùng nổ. Liên bang Xô viết sụp đổ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, song Cuba đã vượt qua và sau đó là việc mở cửa cho các tập đoàn lớn và khách du lịch vào nước. Hiện nay, Cuba là một quốc gia có trình độ phát triển khá cao ở khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Phong trào Dân chủ Xã hội Cùng với việc tự do hóa về mặt chính trị của cuộc Cách mạng tháng Ba 1848/1849 tại Đức, lần đầu tiên những người công nhân đã tự tổ chức các liên hiệp tương tự như công đoàn. Sau đấy nhiều tổ chức công nhân khác nhau đã được thành lập, tiền thân của công đoàn và cuối cùng là các đảng xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội như Hội Công nhân Đức Phổ thông (Allgemeine Deutsche Arbeiterverein – ADAV) năm 1863 và vào năm 1869 là Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội (Sozialdemokratische Arbeiterpartei – SDAP) có khuynh hướng Marxist chung quanh Wilhelm Liebknecht và August Bebel, cũng là phân bộ Đức của Đệ Nhất Quốc tế. Hai tổ chức này thống nhất dưới tên Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Đức (Sozialistische Arbeiterpartei Deutschlands – SAP) vào năm 1875 tại Gotha dựa trên Chương trình Gotha, chương trình mà đã bị Marx chỉ trích vì mang tính nhượng bộ đối với ADAV có khuynh hướng cải cách. Đàn áp, truy nã tư pháp và cấm hoạt động một thời gian cũng như Các đạo luật dành cho những người theo chủ nghĩa xã hội trong thời gian 1878 đến 1890 dưới thời thủ tướng đế chế Otto von Bismarck đã không thể ngăn chận con số thành viên của những tổ chức Marxist tăng nhanh chóng. Năm 1890 SAP trở thành Đảng Xã hội Dân chủ Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands – SPD) và với Chương trình Erfurt lại có định hướng chủ nghĩa Marx nhiều hơn. Vào thời điểm này SPD là đảng lớn nhất, mang ảnh hưởng của hệ tư tưởng Marx và thống nhất trong nội bộ nhiều khuynh hướng Marxist khác nhau. Trong thời kỳ đầu đảng mang nhiều ảnh hưởng của phái cánh tả/Marxist chung quanh Rosa Luxemburg. Trong thời gian bước sang thế kỷ mới đã có nhiều cuộc tranh luận về mục tiêu chính trị trong đảng SPD mà thắng lợi đã nghiên về những người Marxist, ngoài những việc khác là nhờ vào nghị luận Cải cách xã hội hay cách mạng của Rosa Luxemburg. Thế nhưng đường hướng chính trị thực tế của đảng lại theo phương hướng dân chủ xã hội, ngay cả sau khi Eduard Bernstein công bố luận đề Các nhiệm vụ của phong trào dân chủ xã hội (1899). Trong cuộc Cách mạng tháng Mười một năm 1918, ban lãnh đạo Đảng SPD chống lại đề nghị biến đổi Đế chế Đức sang một nhà nước xã hội chủ nghĩa mà kết quả là phong trào công nhân cuối cùng đã tách ra thành những người có chủ trương cải cách (dân chủ xã hội) và những người cộng sản. Năm 1959 Đảng SPD với Chương trình Godesberg cuối cùng đã từ bỏ thế giới quan Marxist như là cơ sở lý thuyết. Chủ nghĩa Marxist Áo (Austromarxism) là một khuynh hướng trong khuôn khổ của chủ nghĩa Marx, đặc biệt phổ biến rộng rãi trong phong trào dân chủ xã hội Áo trong các thập niên đầu của thế kỷ XX. Trong khái niệm chủ nghĩa Marxist Áo có nhiều quan điểm khác nhau vì thế mà khái niệm này thật ra là mang chiều hướng mô tả xuất xứ theo nghĩa một trường phái Áo của chủ nghĩa Marx hơn là một cơ sở rõ rệt của một nội dung thống nhất. Nhiều người trong giới trí thức có thể xem như là người theo chủ nghĩa Marxist Áo như Max Adler, Rudolf Hilferding, Otto Bauer, Karl Renner và Gustav Eckstein. Một "mẫu số chung" của chủ nghĩa Marxist Áo là chương trình của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội năm 1926, được gọi là Chương trình Linz. Trong chương trình này, chủ yếu là do Otto Bauer phác thảo, các nguyên lý cơ bản chung của chủ nghĩa Marxist Áo được trình bày. Người theo chủ nghĩa Marxist Áo tự hiểu mình là con đường thứ ba giữa chủ nghĩa cải cách dân chủ xã hội và chiều hướng cách mạng mà thời đó đại diện chủ yếu là các đảng thuộc Quốc tế cộng sản. Các khuynh hướng tân Marxist Chủ nghĩa tân Marxist không phải bắt buộc phải là "mới" mà thật ra là một khái niệm quy tụ nhiều chiều hướng hay ý tưởng Marxist khác với cách nhìn chính thống của học thuyết Marxist và vạch rõ ranh giới với các tư tưởng truyền thống và đặc biệt là với sự thực hiện trên thực tế của chủ nghĩa Marx-Lenin. Mặc dù vậy các lý thuyết của Lenin, Trotsky hay Rosa Luxemburg vẫn mang tầm quan trọng trong các nghị luận của chủ nghĩa tân Marxist. Thuộc vào trong số các lý thuyết gia quan trọng nhất thời kỳ đầu của chủ nghĩa tân Marxist là Karl Korsch, Georg Lukács, Ernst Bloch và Antonio Gramsci. Karl Kosch với tác phẩm Chủ nghĩa Marx và triết học là người đầu tiên vượt qua được đàm luận mang tính "giáo điều" về lý thuyết Marxist bằng cách tự áp dụng lý thuyết lịch sử Marxist vào sự phát triển của chủ nghĩa Marx. Những khái niệm cơ bản của thuyết Marxist mà Georg Lukács phân tích là sự tha hóa (Marx's theory of alienation), xu hướng biến tất cả vật thể thành hàng hóa (reification) và ý thức giai cấp. Lukács cho rằng cùng với sự tư bản hóa liên tục của một xã hội ngày càng có nhiều tiểu hệ thống mang cơ cấu tư bản (cơ sở đào tạo biến thành xí nghiệp đào tạo cũng phải hoạt động mang tính kinh tế như một doanh nghiệp; nhà nước cần phải được điều hành như một doanh nghiệp,...). Quá trình biến vật thể thành hàng hóa này quyết định tất cả các quan hệ xã hội. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Lịch sử và ý thức giai cấp. Erst Bloch cho rằng không chỉ đến với con người bằng các lý lẽ dựa trên lý trí mà vì có sự phát triển không đồng thời nên phải kêu gọi họ trên một bình diện sâu hơn. Ông nhắc đến những đấu tranh không được thỏa mãn trong lịch sử và sự xuất hiện của một thế giới không có sự thống trị sẽ được nhìn thấy trong một xã hội không tưởng cụ thể. Giữa thập niên 1950, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm chính Das Prinzip Hoffnung (Nguyên lý của hy vọng), ông rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức sang Cộng hòa Liên bang Đức do nhiều người học trò của ông đã bị bắt giam. Antonio Gramsci, người đồng thành lập Đảng cộng sản Ý (Partito Comunista Italiano) đã sáng tác một trong các tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa tân Marxist. Khái niệm chính của học thuyết của ông là sự lãnh đạo (hegemony), được hiểu như là "sự thành hình của một ý thức tập thể" và như là "sự truyền bá của một phương thức suy nghĩ và hành động thuần nhất". Với các tác phẩm của ông, Gramsci đã có nhiều ảnh hưởng không những đến các nhà lý thuyết Marxist mà còn đến các lý thuyết châu Âu trong lãnh vực xã hội học và chính trị học. Ông cũng đã đặt những hòn đá nền tảng cho Chủ nghĩa Cộng sản châu Âu. Chủ nghĩa Marxist châu Âu là một trong những khuynh hướng mang ảnh hưởng chủ nghĩa tân Marxist quan trọng nhất. Chủ nghĩa này ủng hộ các thay đổi trong các nền dân chủ đa nguyên (của phương Tây, kể cả Nhật Bản). Khái niệm phân rõ ranh giới với chủ nghĩa xã hội hiện thực, đặc biệt là trong các thập niên 1970 và 1980, đã không còn được thông dụng nữa sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ và hiếm thấy trong thời gian hiện nay. Các đảng thuộc chủ nghĩa cộng sản châu Âu đã ra tranh cử trong các cuộc bầu cử ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp. Trường phái Frankfurt trong Viện nghiên cứu xã hội của trường Đại học Johann Wolfgang Goethe tại Frankfurt am Main do Max Horkheimer thành lập trong thập niên 1930 và tồn tại đến 1959. Cùng với Thuyết tới hạn (critical theory) Trường phái Frankfurt đã phát triển một triết học xã hội mang tính phê bình hệ tư tưởng, chịu ảnh hưởng của phê bình lý trí phương Tây, bàn về các điều kiện xã hội và lịch sử cho việc hình thành ý thức hệ trong xã hội và đặc biệt là về late capitalism. Cùng với sự phê bình này là đòi hỏi cải tạo quan hệ xã hội. Các nhà đại diện quan trọng bên cạnh Horkheimer là Theodor W. Adorno, Walter Benjamin, Erich Fromm, Herbert Marcuse và sau đấy là Jürgen Habermas. Trường phái Frankfurt đã có ảnh hưởng đến khuynh hướng Cánh tả mới (new left), các khuynh hướng tân Marxist khác cũng như là đến các cuộc tranh luận chuyên môn trong khoa học xã hội. Phê bình chủ nghĩa Marx Tổng quan Ngay từ lúc công bố các tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa Marx đã xuất hiện nhiều phê bình trong gần như tất cả các lãnh vực của học thuyết. Nguyên nhân chủ yếu là do Marx đã không hoàn tất được tác phẩm cuối cùng của ông ("Tư bản") và cũng do Marx đã sửa chữa học thuyết của ông dựa trên các phê bình có căn cứ. Chẳng hạn như Marx đã viết trong thư gửi Vera Ivanovna Zasulich (Вера Ивановна Засулич) rằng có nhiều ý kiến mâu thuẫn với nhau về tiền đề xã hội cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một vài điều không được diễn đạt một cách rõ ràng và/hay được diễn giải khác nhau. Thí dụ như rút kinh nghiệm từ Công xã Paris, Marx đã viết rằng "giai cấp công nhân không thể đơn giản chỉ chiếm lấy bộ máy nhà nước có sẵn và vận hành nó cho các mục đích riêng của mình" (die Arbeiterklasse nicht die fertige Staatsmaschine einfach in Besitz nehmen und sie für ihre eigenen Zwecke in Bewegung setzen kann). Vì thế mà theo diễn giải của Lenin ý nghĩa của "tư tưởng của Marx (...) chính là giai cấp công nhân phải đập tan, đánh vỡ 'bộ máy nhà nước có sẵn' và không được phép chỉ tự giới hạn ở việc chiếm lấy nó. (...) Tuy nhiên, phái vô chính phủ cho rằng Marx muốn xây dựng một xã hội vô chính phủ). Marx đã không nói cụ thể về trật tự chính trị của một nhà nước cộng sản. Trong nội bộ những người Marxist có nhiều phê bình đặc biệt là từ các khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa Tân Marxist (Neomarxism), mà mỗi một khuynh hướng thường chỉ phủ nhận một lãnh vực riêng lẻ hay phê bình những diễn giải của chủ nghĩa Marx-Lenin mà theo ý của họ là sai lầm. Phủ nhận toàn bộ các học thuyết Marxist trước nhất là từ phía những người theo đuổi các thế giới quan, khoa học hay triết học hoàn toàn khác. Phê bình từ những người Marxist Trong chủ nghĩa Marx ngày nay có nhiều khuynh hướng khác nhau mà một phần hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, hầu như toàn bộ các nguyên tố của học thuyết Marxist đều được tranh luận. Một số điểm đặc biệt được tranh cãi thí dụ như là: Vai trò của giai cấp công nhân và quan hệ của giai cấp công nhân với các phong trào xã hội khác. Định nghĩa (và tổ chức) của "dân chủ xã hội chủ nghĩa" Các tiền đề cho một cải tạo xã hội theo đường hướng xã hội chủ nghĩa Nhiều câu hỏi khác nhau của giá trị gia tăng Quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Tiếp nối theo Leo Trotsky, với một phiên bản Marxist của thuyết về các chu kỳ Kondratiev (Long Waves of Capitalist Development) Ernest Mandel đã sửa đổi quy luật về khuynh hướng lãi xuất giảm đi bằng cách nhấn mạnh rằng các lực tác động ngược lại có thể chiến thắng trong nhiều gian đoạn dài lâu. Những người theo chủ nghĩa tân Marxist đặc biệt phủ nhận việc giáo điều hóa hệ tư tưởng Marxist như là thế giới quan vô sản, điều có thể nhận thấy trước nhất trong các học thuyết nhà nước của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Ngược lại, những người theo khuynh hướng của Chủ nghĩa Cộng sản châu Âu (Eurokommunism) và Chủ nghĩa Cải cách (Reformismus) lại bác bỏ sự đấu tranh giai cấp như là phương tiện để dẫn đến chủ nghĩa xã hội và cố tìm những con đường dân chủ để khắc phục mâu thuẫn giai cấp. Các lý thuyết gia chịu ảnh hưởng của Marx phê phán ông rằng trong diễn đạt về giá trị sử dụng của hàng hóa Marx đã đánh giá quá cao những tác động của nó đến một thay đổi dẫn đến chủ nghĩa cộng sản, và văn hóa cũng như tự nhiên gần như không được đưa vào trong các thuyết về kinh tế của ông. Các tiền đề cho việc chuyển đổi một xã hội từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản cũng được tranh cãi. Chính Marx cũng đã lưu ý rằng việc này chỉ có thể hoàn thành sau một cuộc cách mạng trên toàn thế giới Phê bình từ những người phi Marxist Gần như tất cả những người phê bình không theo chủ nghĩa Marx đều phủ nhận các học thuyết của Marx là sự thật duy nhất và ít nhất là ủng hộ nhiều phần của phê bình từ trong nội bộ những người Marxist. Thêm vào đó, ngoại trừ phân tích về chủ nghĩa tư bản, các phần khác của chủ nghĩa Marx đều bị hoài nghi hay phủ nhận. Một số các nhà phê bình tự do (liberal) là Milton Friedman (Trường phái Chicago) hay Friedrich Hayek và Ludwig von Mises (Trường phái Áo). John Maynard Keynes cũng là một nhà phê bình mà các học thuyết của ông đã có ảnh hưởng quyết định đến chính sách kinh tế trong các nước công nghiệp cho đến nửa sau của thế kỷ XX. Thí dụ như thuyết biện chứng của Hegel – cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng – được cho là sai lầm như Karl Raimund Popper đã phê bình trong tác phẩm Xã hội mở và những kẻ thù của nó. Tư tưởng của Marx dẫn đến một "xã hội đóng". Xã hội này có đặc tính là nó được những người tiên phong lập nên từ trên bản vẽ, những người tin rằng họ có được nhận thức khoa học về những quyền lợi khách quan của những người bị đàn áp, ngay cả khi chúng khác hẳn những quyền lợi được cảm nhận chủ quan. Như thế một xã hội đóng là một chính thể chuyên chế. Năm 1957 trong bài viết Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử Popper đã phê bình ý niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Lịch sử tiến triển theo mục đích Khuôn mẫu nhất định trong lịch sử được luận giải bằng những khuôn mẫu nhất định nối tiếp theo sau đó Nhận thức được cho là "khách quan" của các khuôn mẫu cơ bản này cho phép dự đoán tiến trình của lịch sử và cho phép nói lên một cách chuẩn mực về cách tạo ảnh hưởng đến tiến trình này như thế nào. Nói chung là "chủ nghĩa xã hội khoa học" là không khoa học và mang tính không thể phủ nhận (non-falsifiability). Đặc biệt là khi các luận đề Marxist được thể hiện bằng phương tiện phê bình hệ tư tưởng: Những người hoài nghi quy luật về xu hướng giảm đi của lãi suất hay về sự rút gọn tất cả lịch sử về lịch sử của đấu tranh giai cấp đều bị cho rằng sự hoài nghi của họ hoàn toàn không trung thực và chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng vì quyền lợi của giai cấp đang thống trị. Người hoài nghi càng kiên quyết giữ vững sự ngờ vực của mình thì người phê bình hệ tư tưởng lại càng tin rằng có thể nhận thấy những dụng ý đứng sau đó. Vì thế mà người này không thể nêu ra các điều kiện mà dưới các điều đó người đấy sẽ công nhận rằng các luận đề của mình là sai. Những người phê bình khác chỉ trích mối quan hệ hẹp hòi giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, như có thể thấy trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (State monopoly capitalism) và trong một số thuyết cacten (cartel) Marxist. Tại đây, các cơ quan nhà nước được miêu tả như là những người nhận mệnh lệnh trực tiếp của các nhà công nghiệp, trở thành chỉ là "tai sai của chủ nghĩa tư bản độc quyền". Vì thế mà nhà lịch sử học người Đức Gerd Koenen và nhà chính trị học người Mỹ Daniel Pipes đã gọi chủ nghĩa Marx-Lenin là một thuyết âm mưu. Một số phê bình cho rằng con đường đi đến chủ nghĩa cộng sản thông qua một bộ máy (chuyên chính vô sản) đầy quyền lực mang mối hiểm nguy là những người lãnh đạo không hướng đến các cải cách cấu trúc vì quyền lợi của giai cấp vô sản mà đặc biệt là để bảo vệ quyền lực của chính họ. Vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu thí dụ như các nhà phát hành quyển Le Livre noir du communisme (tạm dịch: Cuốn sách đen về chủ nghĩa cộng sản) nhận định rằng việc giết hàng triệu người của Josef Stalin, Mao Trạch Đông hay Pol Pot không phải là việc đi sai đường lối của thuyết Marxist vốn dĩ tốt đẹp mà chính là thuyết Marxist chứa đựng những quan điểm sẽ dẫn đến những hành động đó. Phản phê bình Trong thời gian sáng tạo, Marx và Engels đã đưa nhiều phát triển vào trong các nhận định lý thuyết của hai ông. Vì thế mà cần phải chú ý rằng cũng phải xem các trình bày của Marx và Engel xuất phát từ thời kỳ nào. Các quan điểm sau đây chủ yếu dựa vào các tác phẩm hay bài viết sau này của Marx. Nhiều dẫn giải Marxist mới (Chủ nghĩa tân Marxist – Neomarxism) phủ nhận cách diễn giải theo mục đích luận (Teleology) và thuyết quyết định (determinism) là những điểm phê bình chính về học thuyết Marxist. Sự phát triển xã hội không được hiểu như đã định trước, như là một quá trình phát triển đến một mục đích nhất định và quá trình này cũng không được quyết định bởi cả môi trường vật chất lẫn phương thức sản xuất trong một xã hội. Hạ tầng cơ sở không quyết định thượng tầng kiến trúc. Sự phát triển không đi theo hình thức bậc thang và cũng không thể định trước. Các điểm nhấn mạnh này được đưa ra sau đấy và không thể nhận thấy dưới hình thức này trong các tác phẩm của Marx và Engels. Phê bình của Popper, học thuyết Marxist khẳng định sự có mục đích và quy luật trong phát triển lịch sử và từ đấy rút ra giải pháp cho tương lai, là không đúng theo cách nhìn này. Khẳng định của Popper, học thuyết Marxist dựa trên việc tạo khả năng nhận thức khách quan, cũng phải được nhìn bằng một cách phê phán. Đúng hơn là phải xuất phát từ quan điểm là những khái niệm như nhận thức khách quan không có chỗ đứng trong tư tưởng về nhận thức luận của Marx. Phê phán của Popper về việc áp dụng phê bình hệ tư tưởng có thể đúng nhưng cũng không thể thay đổi được tầm quan trọng của việc phê bình hệ tư tưởng cho khoa học xã hội, việc mang hành động của mỗi một cá nhân (mà Marx cũng không tự cho mình là một ngoại lệ) vào trong một hệ tư tưởng (thế giới quan) cấu thành thế giới như chúng ta nhận biết được. Tham khảo Chủ nghĩa Marx Karl Marx, Friedrich Engels: Marx Engels toàn tập. 43 Bände, Dietz Verlag, Ost-Berlin (ab 1989: Berlin) 1956-1990 Karl Marx: Ökonomisch-philosophische Manuskripte. (1844) Karl Marx und Friedrich Engels: Das Kommunistische Manifest.(Originalausgabe 1848). Eine moderne Edition. Mit einer Einleitung von Eric Hobsbawm, Argument Verlag 1999, ISBN 3-88619-322-5 Karl Marx: Lohnarbeit und Kapital. Artikel in der Neuen Rheinischen Zeitung, April (1849) Karl Marx: Grundrisse der Kritik der politischen Ökonomie. (1857/58) Karl Marx: Das Kapital. Band I-III (1. Auflage 1867) Paderborn: Voltmedia, ISBN 3-937229-34-5 Friedrich Engels: Die Entwicklung des Sozialismus von der Utopie zur Wissenschaft., 1882 Perry Anderson: Über den westlichen Marxismus. Syndikat, Frankfurt am Main 1978, ISBN 3-8108-0074-0 Eberhard Braun: Aufhebung der Philosophie: Karl Marx und die Folgen. Metzler Verlag, Stuttgart 1992 Cajo Brendel, Anton Pannekoek: Denker der Revolution. Ça Ira, Freiburg im Breisgau 2001, ISBN 3-924627-75-4 Alex Callinicos: Die revolutionären Ideen von Karl Marx. VZGA, Frankfurt am Main 1998, ISBN 3-9806019-2-7 Jacques Derrida: Marx' Gespenster. Der Staat der Schuld, die Trauerarbeit und die neue Internationale. Fischer-Taschenbücher, Frankfurt a. Main 1996, ISBN 3-596-12380-1 Jacques Derrida: Marx & Sons. Suhrkamp Taschenbuch Wissenschaft, Frankfurt am Main 2004, ISBN 3-518-29260-9 Iring Fetscher: Marx. Herder Verlag, Freiburg im Breisgau 1999, ISBN 3-451-04728-4 Iring Fetscher: Marx-Engels-Studienausgabe. Fischer-Taschenbücher, Frankfurt am Main 1966, ISBN 3-596-26059-0 Helmut Fleischer: Marxismus und Geschichte. Suhrkamp, Frankfurt am Main 1969, ISBN 3-518-00323-2 Michael Heinrich: Kritik der politischen Ökonomie. Eine Einführung. 2. durchgesehene und erweiterte Auflage. Schmetterling Verlag, Stuttgart 2004, ISBN 3-89657-588-0 Rosa Luxemburg: Sozialreform oder Revolution? Leipzig 1899 Ernest Mandel: Einführung in den Marxismus. 6. Auflage. Internationale Sozialistische Publikationen, Köln 1998, ISBN 3-929008-04-1 Ernst Theodor Mohl, Werner Hofmann, Joan Robinson und andere: Folgen einer Theorie: Essays über Das Kapital von Karl Marx. Suhrkamp, Frankfurt am Main 1967, ISBN 3-518-10226-5 Oskar Negt: Kant und Marx: ein Epochengespräch. Steidl Verlag, Göttingen 2003, ISBN 3-88243-897-5 Anton Pannekoek, Paul Mattick und andere: Marxistischer Anti-Leninismus. Ça Ira, Freiburg im Breisgau 1990, ISBN 3-924627-22-3 Phê bình Karl Raimund Popper: Die offene Gesellschaft und ihre Feinde: Band 2: Falsche Propheten: Hegel, Marx und die Folgen (Xã hội mở và những kẻ thù của nó, tập 2: các nhà tiên tri sai lầm: Hegel, Marx và hậu quả). UTB Nhà xuất bản khoa học, Stuttgart 1992, ISBN 3-8252-1725-6 Karl Raimund Popper: Das Elend des Historizismus (Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử). Phát hành lần thứ 7. Mohr Siebeck, Tübingen 2003, ISBN 3-16-148025-2 Rudolf Bahro: Die Alternative: Zur Kritik des real existierenden Sozialismus (Sự lựa chọn khác: Phê bình chủ nghĩa xã hội hiện thực). Europäische Verlagsanstalt, Köln 1977, ISBN 3-434-00353-3 Gerd Koenen: Marxismus-Leninismus als universelle Verschwörungstheorie (Chủ nghĩa Marx-Lenin như thuyết âm mưu mọi mặt). Trong: Die neue Gesellschaft/Frankfurter Hefte,H. 2 (1999), S. 127-132 Phản phê bình Galina Belkina: Marxismus oder Marxologie (Chủ nghĩa Marx hay Marx học). Akademie-Verlag, Berlin (DDR) 1975 Elmar Julier: Marx-Engels-Verfälschung und Krise der bürgerlichen Ideologie (Ngụy tạo Marx Engels và cuộc khủng hoảng của hệ tư tưởng tư bản). Akademie-Verlag, Berlin (DDR) 1975 Horst Ullrich: Zur Reaktion der bürgerlichen Ideologie auf die Entstehung des Marxismus (Phản ứng của hệ tư tưởng tư bản về sự hình thành của Chủ nghĩa Marx). Akademie-Verlag, Berlin (DDR) 1976 Xem thêm Chủ nghĩa thực dân Chủ nghĩa thực dân mới Chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa tự do Kinh tế thị trường Chủ nghĩa chống cộng Phê phán chủ nghĩa Marx Phê phán chủ nghĩa tư bản Chú thích Liên kết ngoài Chủ nghĩa Mác là gì? Trung tâm lưu trữ các tác phẩm chủ nghĩa Mác trên Internet Cộng sản Chủ nghĩa xã hội Lý thuyết xã hội Phong trào triết học Chủ nghĩa duy vật Học thuyết kinh tế Karl Marx Phê bình tôn giáo Chính trị cánh tả
16606
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Tr%E1%BB%8Dng%20Kim
Trần Trọng Kim
Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883 – 1953) là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, từng làm thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam vào năm 1945 (chính phủ này được Đế quốc Nhật Bản thành lập trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,... Tiểu sử Thân thế Trần Trọng Kim, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Lĩnh, xã Đan Phố (nay là xã Xuân Phổ), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Hoạt động giáo dục Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến năm 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Năm 1906, nhân có Hội chợ đấu xảo tại Marseille, Pháp, ông xin làm một chân thợ khảm để được đi với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) sang dự. Sau hội chợ, ông xin ở lại để học thêm tại các trường ở Ardèche, Lyon rồi tiếp tục học ở Trường thuộc địa. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun (École Normale dinstituteurs de Melun, đã đóng cửa năm 2015 sau 135 năm hoạt động) và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (nay là Trường Bưởi ở Hà Nội), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921) Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931 Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939) Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo. Năm 1943, một năm sau khi ông về hưu, Nhật Bản kéo vào Đông Dương, họ lấy cớ "giúp các ông tránh sự bắt bớ của Pháp" đưa ông và chí sĩ Cử nhân Dương Bá Trạc (1884-1944) bí mật sang Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được quân đội Nhật đưa về nước. Hoạt động chính trị Thành lập Đế quốc Việt Nam Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Sau một thời gian duy trì bộ máy hành chính Pháp tại Đông Dương, Nhật đảo chính Pháp, bắt giam các viên chức người Pháp, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách. Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của đại thần Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các quan trong Viện cơ mật và giữ họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô, Đại sứ Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thành lập Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm 'Tối cao cố vấn'. Chỉ huy quân Nhật, tướng Tsuchihashi Yuitsu (âm Hán Việt: Thổ Kiều Dũng Dật), nghĩ rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Thoạt đầu người ta dự định bổ nhiệm Phạm Quỳnh tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ thuộc địa Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính..., Ngô Đình Diệm cũng không ra Huế làm thủ tướng nên Bảo Đại mời Trần Trọng Kim, đang ở Singapore, giữ chức vụ này. Theo Daniel Grandcléme, nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này. Trong khi Bảo Đại tìm người lập nội các thì ngày 30/3/1945, trong một cuộc họp với công chức người Việt ở Long Xuyên, Toàn quyền Nhật Bản là Minoda nói thẳng bằng tiếng Pháp về bản chất sự "độc lập" của Đế quốc Việt Nam: Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Trần Trọng Kim được Nhật Bản đón từ Băng Cốc về Sài Gòn. Khoảng 5 tháng 4 năm 1945, Trần Trọng Kim đến Huế. Sau khi được yết kiến Bảo đại và gặp Trần Đình Nam, Trần Trọng Kim cũng tán thành giải pháp lập nội các do Ngô Đình Diệm đứng đầu nên một bức điện thứ 2 triệu tập Ngô Đình Diệm được Tối cao cố vấn Yokoyama nhận chuyển đi. Nhưng Ngô Đình Diệm không ra Huế (do Nhật không chuyển điện, hay nhận điện mà từ chối). Bảo Đại triệu Trần Trọng Kim vào tiếp kiến lần thứ hai. Trần Trọng Kim và một số nhà trí thức được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư): Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ. Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao. Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp. Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật. Vũ Ngọc Anh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế và Cứu tế. Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao. Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế. Nguyễn Hữu Thí (1899-?), Y sĩ, thương gia, Bộ trưởng Tiếp tế. Phan Anh (1911-1990), Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên. Ngoài các thành viên Nội các, nhiều nhà trí thức có tiếng cùng tham gia công việc của chính quyền: Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)… Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum, được mời ra thành lập Hội đồng Thanh niên. Tạ Quang Bửu được mời làm Cố vấn đặc vụ ủy viên Bộ Thanh niên và Kỹ sư Lê Duy Thước làm Chánh văn phòng Bộ. Một chính phủ được thành lập trong bối cảnh quân đội Nhật chiếm đóng như chính phủ Trần Trọng Kim, thông thường dễ bị coi là bù nhìn, là tay sai Nhật. Và thực tế đúng là như vậy. Luật sư Phan Anh, một bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim, sau này viết: "Chúng tôi đã lầm rất lớn. Chúng tôi đã tưởng lợi dụng được một đế quốc chống một đế quốc khác, tranh thủ quyền lợi về ta, nhưng trái lại bọn Nhật đã lợi dụng chúng tôi, ít nhất cũng là về danh nghĩa. Đó là một bài học đau đớn!" Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bản thân họ cũng bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật Bản đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 thì chính Trần Trọng Kim cũng nản lòng. Ông nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà. Trong hồi ký của mình, Trần Trọng Kim viết về giai đoạn làm chính trị dưới sự khống chế của Nhật Bản: Chính phủ Đế quốc Việt Nam Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Chính phủ Trần Trọng Kim thực tế vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương. Nhật Bản đưa ra chính sách Đại Đông Á, tuyên bố "giúp các dân tộc da vàng đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để lập nên khu vực thịnh vượng chung", nhưng thực ra đó chỉ là một cách gọi biện minh cho ách chiếm đóng mới của quân phiệt Nhật. Theo kế hoạch của Nhật, quân Nhật sẽ khống chế mọi mặt, cả về kinh tế, quân sự và chính sách nội bộ của các nước trong khối, miền Nam Châu Á sẽ trở thành thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Nhật. Vì vậy giới sử học cho rằng đây chỉ là một chính phủ bù nhìn thân Nhật, không có thực quyền và không có được sự ủng hộ của dân chúng. Nó được xếp chung với các chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philipine... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị giải thể trong năm 1945. Về hành chánh, Đế quốc Nhật Bản đảo chính lật đổ Pháp ngày 09 tháng 3 năm 1945, nhưng không trao trả toàn bộ chủ quyền Việt Nam lại cho chính phủ Đế quốc Việt Nam, mà mãi đến tháng 7 năm 1945, sau các cuộc thương lượng, toàn quyền Nhật là Yuichi Tsuchihashi mới trả lại ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1945. Về việc thu hồi Nam Kỳ thì cuộc thương thuyết với Toàn quyền Tsuchihashi có kết quả mặc dù lúc đầu Tsuchihashi còn do dự vì triều đình Cao Miên cũng đòi đất Nam Kỳ. Trần Trọng Kim phái Nguyễn Văn Sâm là khâm sai vào Sài Gòn tiếp thu. Ở ngoài Bắc thì Thống sứ Nishimura bàn giao với khâm sai Phan Kế Toại tại Hà Nội ngày 12 Tháng 8. Ngày 14 Tháng 8, chính phủ Trần Trọng Kim công bố chính thức tiếp thu Nam Kỳ Chính phủ Trần Trọng Kim cũng thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa. Tuy nhiên, chính phủ Trần Trọng Kim không làm được gì nhiều hơn vì phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ. Mọi sự vận chuyển thóc gạo từ Nam ra Bắc đều phải qua “Ủy ban thóc gạo” ở Sài Gòn do công ty Nhật nắm. Khi tải ra đến Bắc thì phải gom gạo cho công ty thóc gạo Bắc kỳ 75% số lượng, công ty này trước hết cung ứng lương thực cho quân Nhật, số gạo còn thừa mới bán cho dân. Trong khi Bộ Tiếp tế chỉ làm được vài việc vặt, thì Bộ Tài chính của Đế quốc Việt Nam gom tiền thuế của dân giao cho Nhật. Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật Bản khoản tiền 720 triệu đồng Đông Dương (Piastre), ngang với số tiền 726 triệu do chính quyền thực dân Pháp nộp cho Nhật Bản trong 5 năm trước đó (từ 1940 tới 9/3/1945). Tổng cộng trong thời gian Thế chiến thứ hai, người Việt Nam đã phải nộp cho Nhật khoản tiền là 1 tỷ 446 triệu Piastre, tương đương 14 tỷ 460 triệu Franc lúc đó. Dù phạm vi hoạt động có giới hạn, lại gặp sự bắn phá của Mỹ và sự cản trở của Việt Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cố gắng hết sức để tiếp tế gạo chống nạn đói. Vì tất cả thuyền trên 30 tấn đều bị Nhật trưng dụng, và các khu vực quan trọng liên tục bị Mỹ và Đồng Minh tấn công, việc chở gạo từ Nam ra Bắc bị chậm trễ. Bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí được gửi vào Sài Gòn sắp xếp việc vận chuyển gạo từ Nam ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Các hải cảng xa Sài Gòn được dùng làm điểm khởi hành để tránh Mỹ oanh tạc. Tư nhân được phép tự do chuyên chở và mua bán gạo. Để ngăn hành vi gian dối, chính phủ ra lệnh kiểm soát giá cả và tồn kho lúa gạo. Người vi phạm có thể bị tử hình hoặc tịch thu tài sản. Ty Liêm phóng Kinh tế Bắc Bộ, do Nguyễn Duy Quế đứng đầu, thành lập để ngăn chặn việc buôn lậu. Vào cuối tháng 3, tất cả các hội cứu tế miền Bắc tập hợp lại thành Tổng Hội Cứu tế do Nguyễn Văn Tố cầm đầu, và đẩy mạnh lạc quyên cũng như chẩn tế. Từ tháng 3 tới tháng 5, Tổng Hội quyên được 783.403 đồng. Tại Nam Bộ, trong tháng 5 hơn 20 hội chẩn tế ra đời, và trong vòng một tháng các tổ chức trên quyên được 1.677.886 đồng, kể cả 481.570 đồng để mua và chuyên chở 1.592 tấn gạo cho nạn nhân vụ đói. Nhờ được mùa chiêm vào tháng 5 và 6/1945, và nhờ nhu cầu tiêu thụ giảm hẳn xuống sau khi hơn 1 triệu người chết đói, cuộc khủng hoảng lương thực giảm dần. Qua tháng 6/1945, nạn đói đã giảm đáng kể. Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ thanh niên Phan Anh đã thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Xã hội để thực hiện công tác trị an, bảo vệ. Tuy nhiên khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng Thanh niên Tiền tuyến đã rời bỏ hàng ngũ, quay sang ủng hộ lực lượng Việt Minh, phong trào mà họ tin rằng sẽ thực sự giành được độc lập cho Việt Nam. Trường Thanh niên tiền tuyến đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh, sĩ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này. Vai trò của Đế quốc Việt Nam Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chiến tranh thế giới thứ 2 đang xảy ra. Pháp, các đế quốc châu Âu muốn giữ quyền lợi vốn có của mình tại các nước thuộc địa Đông Nam Á. Nước Mỹ, lực lượng chính của phe Đồng Minh tại mặt trận Thái Bình Dương muốn ngăn chặn và triệt tiêu ảnh hưởng của Nhật. Nhật đã giành quyền ảnh hưởng tại Đông Dương từ tay Pháp, Nhật Bản cần một chính phủ mới tại Việt Nam phụ thuộc, ủng hộ các quyền lợi của mình tại chiến lược bành trướng châu Á Thái Bình Dương. Kết quả là sự ra đời của chính phủ Trần Trọng Kim. Chính phủ Trần Trọng Kim thường được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả trong các tài liệu nghiên cứu chuyên môn trước và sau năm 1975, một cách trực tiếp hay gián tiếp, là bù nhìn của Nhật. Giới sử học phương Tây thì coi Đế quốc Việt Nam là một dạng chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philippines... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong Thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị giải thể trong năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim được phương Tây coi là một bộ phận của chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật nhằm chiếm đóng Đông Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó các chính quyền bản xứ phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản. Trong bản Tuyên cáo trước quốc dân về đường lối chính trị, dưới sự khống chế của Nhật Bản, nội các Trần Trọng Kim tuyên bố: "quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua". Bản Tuyên cáo của Chính phủ Trần Trọng Kim làm nhân dân bàn tán xôn xao, vì Đức đã bại trận, Nhật Bản cũng khó tránh khỏi thất bại, cho nên Trần Trọng Kim lại phải tuyên bố để trấn an dư luận: "Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật và Việt Nam… Sự bại trận ấy không thể giảm bớt lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản đeo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á… ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất, nền độc lập của chúng ta có như thế mới thật vững bền". Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của nhà Nguyễn nói về bản Tuyên cáo: "Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng…". Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Ba, nhận xét rằng "nền độc lập" của Đế quốc Việt Nam rõ ràng chỉ là giả hiệu bởi những lý do sau: Một nước độc lập phải có một Chính phủ được toàn dân bầu ra, có bộ máy Nội các đầy đủ, hoàn toàn độc lập. Nội các Trần Trọng Kim thì hoàn toàn không do quốc hội lập ra, cũng không có hiến pháp, và cũng không được toàn dân ủng hộ. Chính phủ này cũng không có Bộ Quốc phòng, không có quân đội, không có Bộ Công an, việc giữ an ninh quốc gia, tuyên truyền do quân Nhật nắm giữ. Chính phủ Trần Trọng Kim đã để mặc (hoặc không dám ngăn cản) việc quân Nhật vơ vét lương thực của người dân Việt Nam, gây ra nạn đói kinh hoàng làm chết hơn 2 triệu người ở nhiều tỉnh miền Bắc. Câu nói cuối cùng trong bản "Tuyên cáo độc lập" của Đế quốc Việt Nam là "Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên", tự điều đó cho thấy chính phủ này phải lệ thuộc chặt chẽ vào Đế quốc Nhật Bản Ngày 25/8/1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tại Ngọ Môn, sau đó trao ấn tín cho đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại nói: "Trẫm muốn làm dân một nước độc lập, hơn làm Vua một nước bị trị". Câu nói này chứng tỏ Bảo Đại thừa nhận trước đó nước Việt Nam chưa có được độc lập, và chính Bảo Đại đã "khai tử" bản Tuyên ngôn Độc lập giả hiệu mà ông phải đọc từ sức ép của Đế quốc Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim muốn lợi dụng Nhật để hất cẳng hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp, nhưng bản thân họ cũng bị Nhật khống chế, phải làm theo ý Nhật. Chớp lấy thời cơ Nhật đảo chính Pháp, lực lượng Việt Minh đã ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", kêu gọi dân chúng biểu tình, bãi công, giành lấy chính quyền. Sau khi chính quyền Việt Minh được thành lập, nhiều nhân vật của chính phủ Trần Trọng Kim đã tham gia vào chính phủ của Việt Minh. Còn Trần Trọng Kim, do tư tưởng bảo hoàng quá cao nên ông vẫn bài xích Việt Minh vì cho rằng họ có tội "tiếm đoạt ngôi vua", và từ chối hợp tác với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập. Khi phát xít Nhật sắp bại trận, ngày 8/5/1945, Trần Trọng Kim vẫn ra bản tuyên cáo, yêu cầu quốc dân "phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Nền độc lập của chúng ta có như thế mới vững bền" (Việt Nam tân báo ra ngày 18/5/1945). Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn nhận xét rằng: Trần Trọng Kim ra sức giữ ngôi báu cho nhà Nguyễn nên sẵn sàng phục vụ cho phát xít Nhật. Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Trần Trọng Kim ra sức phản đối, tuy nhiên các thành viên khác trong nội các đã ủng hộ Cách mạng nên Trần Trọng Kim không làm gì được. Ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự "độc lập" do quân đội Nhật dựng nên. Ngày 17/3/1945, ở các hương thôn, lý trưởng được lệnh tổ chức dân chúng mừng sự ra đời của Đế quốc Việt Nam tại các đình làng, nhưng không khí rất ảm đạm. Việc đưa Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các cho Bảo Đại là do Ngô Đình Diệm không hồi đáp lời mời làm thủ tướng của Bảo Đại, chứ bản thân ông tự ý thức bản thân mình bất lực. Trong thư viết ngày 8/5/1947 tại Sài Gòn gửi học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Trần Trọng Kim nói về tình hình yếu kém của Đế quốc Việt Nam năm 1945, sự bất lực của ông và vai trò tiếp quản của Việt Minh như sau: "Còn về phương diện người mình (Đế quốc Việt Nam), thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái quốc, nhưng cái lòng ái quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa vị và quyền lợi, thành ra tranh giành nhau, nghi kỵ nhau rồi lăng mạ lẫn nhau... Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà mình thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái địa vị bàng quan mà thôi... Tôi vẫn biết việc chống Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi... Nay Việt Minh đứng vào cái địa vị chống Pháp, tất là có cái thanh thế rất mạnh...". Lưu vong và hồi hương Khi quân Nhật thất trận sắp đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ.PGS. TS. Phạm Hồng Tung. Nội các Trần Trọng Kim: Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử. Chương 2. Bản tóm tắt. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối xử với ông cực kỳ ưu đãi. Ông được sống yên ổn tự do ở nhà, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cấp tiền lương cho ông. Chính ông đã viết trong hồi ký: "Bây giờ tôi không có tiền, may nhờ chính phủ Việt Minh ở Huế trả tôi 1.600 đồng tiền lương quá nửa tháng 8 tôi mới có tiền chi tiêu". Món tiền 1.600 đồng thời ấy là không hề nhỏ, có thể mua được hai tấn gạo. Tháng 6-1946, khi quân Quốc dân đảng Trung Quốc phải rút về nước, ông sang Trung Quốc tìm gặp cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông. Ông cùng Bảo Đại bàn mưu tính kế khôi phục lại ngôi báu nhà Nguyễn, có cả Cousseau, chỉ huy mật thám Pháp tham dự. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì. Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng. Trong thời gian này ông có viết hồi ký về giai đoạn ông làm chính trị. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, tập hồi ký này của Trần Trọng Kim cả về nội dung và nghệ thuật đều chưa đạt, nhiều sự kiện Trần Trọng Kim né tránh không dám trình bày vì mang tiếng xấu cho bản thân ông (việc ông phục vụ phát xít Nhật, nạn đói năm Ất Dậu khiến 2 triệu người chết mà ông cũng gián tiếp chịu trách nhiệm). Ông mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953 do bị đứt mạch máu, thọ 71 tuổi. Đánh giá Tích cực Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: "Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Nhưng trong tình huống Đông Dương vào năm chót của thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt...".Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét: "Tôi quen Trần Trọng Kim từ ngày ông còn dạy học, viết sử. Trong những tác phẩm của mình, ông động viên ý chí quật cường cho thanh niên... Tôi rất có cảm tình đối với ông ấy. Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị. Ông ta cần được sự giúp đỡ ý kiến" Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh nhận xét: Phải công nhận rằng ông là người có lòng yêu nước, rất trân trọng lịch sử và văn hoá nước nhà [...] Ông bị lôi cuốn vào hoạt động chính trị, mặc dầu sự hiểu biết chính trị của ông không sâu sắc, không thức thời. Ông bị người ta (Nhật) dùng làm con bài, mà vẫn tưởng là họ cho ông ra đóng góp với dân tộc. Tư tưởng của ông là tư tưởng luân lý phong kiến. Đọc sách Nho giáo của ông, mọi người thấy rõ điều này. Cho đến khi gặp bế tắc, ông vẫn cứ phải loay hoay với lý thuyết của Khổng Tử (qua câu cuối cùng của ông nói với Phạm Khắc Hoè về việc hành tàng), do đó mà bế tắc lại càng bế tắc.Phê phán Giáo sư Đinh Xuân Lâm có viết: "Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Thủ đoạn của bọn cầm quyền Nhật Bản là triệt để lợi dụng bộ máy chính quyền do chúng mới dựng lên để lũng đoạn tình hình có lợi cho chúng, chúng chỉ muốn có một chính phủ bù nhìn hoàn toàn để thi hành mọi ý định của chúng". Từ năm 1945, do nhận lời làm Thủ tướng Đế quốc Việt Nam, ông bị các báo chí bí mật của giới trí thức yêu nước chửi rủa nặng nề. Chu Lang làm thơ phê phán ông thẳng thừng: "Ngực đeo cái biển Việt gian, cúi đầu bái tạ Thiên hoàng phía đông". Khi gặp đại diện của Việt Minh, ông Lê Trọng Nghĩa, Trần Trọng Kim nói: "Lịch sử sẽ phán xét công việc của chúng tôi" Khi ông Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam kỳ cho Việt Nam: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn sàng xin lui…" Chính phủ Trần Trọng Kim từng đưa ra bản Tuyên cáo về đường lối chính trị, trong đó tuyên bố "quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á". Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của nhà Nguyễn nhận xét: "Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng… Bộ mặt Việt gian phản quốc của Trần Trọng Kim ngày nay chúng tôi mới thấy thật rõ, nhưng đã được những người cộng sản vạch ra một năm trước khi nội các Trần Trọng Kim ra đời. Nhà cách mạng Trường Chinh, trong báo Cờ Giải phóng số ra ngày 18-4-1944 đã viết: "Bọn Việt gian thân Nhật bảo: thì đồng bào ta cứ hy sinh cho Nhật miễn sao cho cuộc chiến tranh Đại Á của Nhật được toàn thắng thì nước ta sẽ được độc lập tự do. Xảo quyệt thay giọng lưỡi ấy. Có đời thuở nào hy sinh cho bọn đế quốc đang cướp nước mình lại được độc lập tự do bao giờ. Giá bọn Việt gian thân Nhật nói trắng ngay rằng đồng bào hãy chịu khó hy sinh tính mạng, tài sản để cho một nhóm Việt gian thân Nhật được mũ cao áo dài thì đúng hơn"". Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh có bài viết nhận xét: Vua Bảo Đại chỉ là bù nhìn trong tay người Pháp và người Nhật, thế mà Trần Trọng Kim vẫn chấp nhận phục vụ phát xít Nhật để tìm cách giữ ngôi vua cho Bảo Đại. Trần Trọng Kim đã được Việt Minh khoản đãi rất tốt, nhưng ông vẫn bỏ ra nước ngoài để theo vua Bảo Đại. Vì lòng trung thành với một vị vua mà đi ngược lại phong trào kháng chiến của dân tộc, thì có thể coi Trần Trọng Kim là "ngu trung" và rất mâu thuẫn với một người được giáo dục theo tinh thần Cộng hòa của nước Pháp. Tên đường và tác phẩm Tên đường Hiện nay tại Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên ông. Tác phẩm Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực sử học, văn học, nghiên cứu và sư phạm gồm: Sơ học luận lý (1914) Vương Dương Minh (1914) Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941) Luân lý giáo khoa thư (1916) Sư phạm khoa yếu lược (1916) Sơ học An Nam sử lược (1917) Sư phạm yếu lược (1918) Việt Nam sử lược (1920). Đây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai. Truyện Thúy Kiều chú giải (1925) 47 điều giáo hóa triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp- 1928) Nho giáo (3 tập từ 1930-32) Vương Dương Minh (1934) Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938) Phật Lục (1940) Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943) Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ) Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm) (1941). Một cơn gió bụi: hồi ký, viết năm 1949, xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Chú thích Xem thêm Chính phủ Đế quốc Việt Nam Liên kết ngoài Nguyễn Duy Phương (tháng 5 năm 1945). Lịch-sử Độc-lập và Nội-các Đầu-tiên Việt Nam. Hà Nội: Việt Đông Xuất bản cục. Nguyễn Đức Toàn. "Thủ bút của Trần Trọng Kim-Thư gửi Hoàng Xuân Hãn". Bản chụp thư viết tay. Thái Kim Đỉnh (2013). "Lệ thần Trần Trọng Kim (1883 - 1953): Học giả & Chính khách". Vũ Ngọc Khánh. "Thầy Trần Trọng Kim (1887 - 1953)". Những Nhà giáo Tiêu biểu Việt Nam. Trần Trọng Kim. "Một cơn gió bụi". Tủ sách tiếng Việt. Trần Trọng Kim. "Việt Nam sử lược". Viện Việt Học. Nhà sử học Việt Nam Nhà nghiên cứu tôn giáo Việt Nam Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Nhà giáo Việt Nam Người Hà Tĩnh Quan lại nhà Nguyễn Bộ trưởng Việt Nam Thủ tướng Việt Nam
16627
https://vi.wikipedia.org/wiki/Casa%20Branca
Casa Branca
Casa Branca là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này nằm ở vĩ độ 21º46'26" độ vĩ nam và kinh độ 47º05'11" độ vĩ tây, trên khu vực có độ cao 684 m. Dân số năm 2004 ước tính là 27 565 người. Đô thị này có trụ sở Giáo phận São João da Boa Vista. Thông tin nhân khẩu Dữ liệu điều tra de 2000 Tổng dân số: 26.800 Dân số thành thị: 21.629 Dân số nông thôn: 5.171 Nam giới: 14.130 Nữ giới: 12.670 Mật độ dân số (người/km²): 30,96 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi (trên một triệu người): 12,08 Tuổi thọ bình quân (tuổi): 73,38 Tỷ lệ sinh (số trẻ trên mỗi bà mẹ): 2,42 Tỷ lệ biết đọc biết viết: 91,09% Chỉ số phát triển con người (HDI-M): 0,810 Chỉ số phát triển con người - Thu nhập: 0,748 Chỉ số phát triển con người - Tuổi thọ: 0,806 Chỉ số phát triển con người - Giáo dục: 0,875 (Nguồn: IPEADATA) Sông ngòi Sông Tambaú Rio Pardo Các xa lộ SP-215 SP-340 SP-350 Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị Casa Branca no WikiMapia Đô thị bang São Paulo
16633
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20C%C3%A1%20b%C6%A1n%20s%E1%BB%8Dc
Họ Cá bơn sọc
Họ Cá bơn sọc (tên khoa học Soleidae) là một họ cá bơn trong số các loài cá thân bẹt tìm thấy ở cả đại dương và các vùng nước ngọt, thức ăn của chúng là các loài động vật giáp xác nhỏ và các loài động vật không xương sống khác. Họ này có trên 100 loài. Các loài này là các động vật ăn ở tầng nước đáy và là các động vật ăn thịt. Các đặc điểm phân biệt của cá bơn là thân bẹt hình trái xoan với các mắt tạo cặp trên cùng một bên, điều này làm cho chúng trở thành ngoại lệ của quy tắc đối xứng hai bên, mặc dù các mắt của chúng là nằm ở các bên khác nhau trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Cá bơn đã thích nghi để sống ở dưới đáy biển với các mắt của chúng hướng lên trên còn bên không có mắt thì hướng xuống dưới. Thông thường chúng được che phủ trong bùn, điều này cùng với màu sẫm của chúng làm cho chúng không dễ bị phát hiện. Khi cần thiết, cá bơn có thể thay đổi màu để phù hợp với môi trường. Xem thêm Cá bơn Đại Tây Dương (họ Scophthalmidae) Cá bơn Mỹ (họ Achiridae) Cá bơn Bắc Âu hay cá bơn Đông Mỹ (các họ: Achiropsettidae (cá bơn miền nam), Bothidae (cá bơn mắt trái), Pleuronectidae (cá bơn mắt phải)). Cá thân bẹt (bộ Pleuronectiformes) Chú thích Tham khảo Họ động vật S
16636
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20b%C6%A1n%20M%E1%BB%B9
Cá bơn Mỹ
Cá bơn Mỹ (tên khoa học Achiridae) là họ của các loài cá thân bẹt sinh sống cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn của khu vực châu Mỹ. Họ này bao gồm khoảng 28 loài trong 9 chi. Các loài này tương tự và có quan hệ họ hàng gần với cá bơn (họ Soleidae), và đã từng được phân loại như là một phân họ của họ đó, nhưng các loài cá bơn Mỹ có một số nét đặc trưng riêng. Mắt của chúng ở bên phải, và môi dưới của bên có mắt có gờ nhiều thịt đặc trưng. Vây lưng và vây hậu môn thông thường tách bạch với vây đuôi. Vây ngực nhỏ hoặc không tồn tại. Họ Achiridae Chi Achiropsis Chi Achirus Chi Apionichthys Chi Catathyridium Chi Gymnachirus Chi Hypoclinemus Chi Pnictes Chi Soleonasus Chi Trinectes Xem thêm Danh sách các tên gọi các loài cá phổ biến Danh sách các họ cá Cá bơn (họ Soleidae) Cá bơn Đại Tây Dương (họ Scophthalmidae) Cá bơn Bắc Âu hay cá bơn Đông Mỹ (các họ: Achiropsettidae (cá bơn miền nam), Bothidae (cá bơn mắt trái), Pleuronectidae (cá bơn mắt phải)). Cá thân bẹt (bộ Pleuronectiformes) Chú thích Tham khảo Họ Achiridae tại FishBase.org Họ động vật A
16637
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20b%C6%A1n%20%C4%90%E1%BA%A1i%20T%C3%A2y%20D%C6%B0%C6%A1ng
Cá bơn Đại Tây Dương
Cá bơn Đại Tây Dương (họ Scophthalmidae) là một nhóm gồm 9 loài cá sống ở các vùng biển hay nước lợ. Tên khoa học của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp, với skopein có nghĩa là "nhìn" và ophthalmos nghĩa là "mắt". Các loài này tìm thấy ở Đại Tây Dương, biển Baltic, Địa Trung Hải và biển Đen. Xem thêm Danh sách các tên gọi các loài cá phổ biến Danh sách các họ cá Cá bơn Cá bơn Mỹ (họ Achiridae) Cá bơn Bắc Âu hay cá bơn Đông Mỹ (các họ Achiropsettidae (cá bơn miền nam), Bothidae (cá bơn mắt trái), Pleuronectidae (cá bơn mắt phải)). Cá thân bẹt (bộ Pleuronectiformes) Chú thích Tham khảo Họ động vật S
16639
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20%C4%90%C3%ACnh%20Chi%E1%BB%83u
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 19. Năm 2021, ông được UNESCO cùng Việt Nam tôn vinh và kỷ niệm năm sinh/ năm mất. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay là tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và đã có 2 con (1 trai và 1 gái). Mùa hạ tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệtngười làng Tân Thới, sinh ra 7 con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng. Tiểu sử Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng. Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định. Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi). Mẹ mất, bị mù lòa Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này. Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này. Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, quân Pháp vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc". Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 15 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này. Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào "tỵ địa", Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre) vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ "Từ biệt cố nhân". Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa. Năm 1863, em trai út ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc. Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu. Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông tổ chức đưa di hài nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình Chiểu có đến dự lễ rước. Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu có làm 2 bài thơ điếu. Có thể ông bắt đầu soạn quyển thơ Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca trong năm này. Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu. Năm 1877, Nguyễn Đình Chiểu dời đến ở làng An Bình Đông (sau đổi là An Đức) cách chợ Ba Tri khoảng 2 cây số. Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để yêu cầu ông nhuận chính quyển thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ông mà họ đã chiếm đoạt. Ông khẳng khái nói: "Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh". Qua đời Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, phần vì bệnh tật ngày càng trầm trọng, 2 năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Bình Đông rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông. Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp Giồng Cục, An Đức, Ba Tri, Bến Tre. Tác phẩm chính Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2.082 câu thơ lục bát. Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu, và là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng.. Sau thời gian phổ biến theo lối truyền miệng, truyện Lục Vân Tiên đã được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864, và đã được các nhà văn như Aubaret, Abel de Michels, Bajot... dịch ra tiếng nước ngoài. Dương Từ – Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản Tân Việt (Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác... Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và Công giáo Rôma mà ông không tán thành. Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú… trích từ các sách thuốc Trung Quốc. Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật. Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều bài nổi tiếng như: Chạy giặc (1859) Từ biệt cố nhân (1859) Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861) Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864) Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867) Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868) Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời điểm sáng tác). Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác) Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác) Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác) Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v... Sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang khiếm khuyết về cơ thể mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông. Sự nghiệp văn chương của ông, có thể chia thành hai thời kỳ sáng tác: - Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu". Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông. - Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888): ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong"... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức, đó là: - Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. - Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. - Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này. So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác... Giai thoại Thực dân Pháp cho Tôn Thọ Tường là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ ông. Đến mấy lần, nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, sau Tường gửi tặng hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có mấy nén vàng, ông vô cùng tức giận, viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai người trả lại vàng. Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới (Gia Định) cho Đồ Chiểu nhưng nhận được câu trả lời: "Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!" Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu nói: "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"... Duy nhất có một lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người đến dự đều không cầm được nước mắt... Thông tin liên quan Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba người con trai và ba người con gái. Trong số đó có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái, thứ tư) và Nguyễn Đình Chiêm (con trai, thứ năm) đều là người có tiếng trong giới văn chương. Toàn thể khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri (Bến Tre) đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 22 tháng 12 năm 2016. Vinh danh Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam. Các công trình gắn liền với tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu Cuối năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Mặt trận Việt Minh đã cho đổi tên đường mang tên người Pháp trước đây thành đường phố mang tên danh nhân người Việt Nam, trong đó có phố Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Hà Nội (nay là phố Phủ Doãn) và ở thành phố Hải Phòng (nay là phố Tôn Thất Thuyết). Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm lại được các thành phố này vào cuối năm 1946 thì tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũng bị mất đi và trở lại bằng các tên đường mang tên người Pháp như cũ. Sau đó, chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu vốn trực thuộc khối Liên hiệp Pháp cũng cho đặt tên đường phố mang tên Nguyễn Đình Chiểu tại các thành phố này trên cơ sở một lần nữa xóa bỏ tên đường mang tên người Pháp cũ. Cụ thể, từ đầu năm 1951 tại thành phố Hà Nội lại có phố Nguyễn Đình Chiểu tại khu vực làng Ngũ Xã cũ nằm ven bờ hồ Trúc Bạch; đến năm 1954 tới lượt thành phố Hải Phòng cũng cho đổi tên ngõ Đồng Lùn cũ thành ngõ Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, sau đó ở Hải Phòng ngõ này đã đổi lại tên cũ thành ngõ Đồng Lùn cho đến nay; và tại Hà Nội đến năm 1964 trên cơ sở cho rằng con phố Nguyễn Đình Chiểu ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên phố Nguyễn Đình Chiểu cũ thành phố Nam Tràng và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn phố số 296 vốn chưa có tên nằm ven hồ Bảy Mẫu thì cho đặt tên là phố Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1950, tại vùng Hòa Hưng, Sài Gòn đã có một con đường nhỏ mang tên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành đường Hòa Hưng cho đến ngày nay. Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó bao gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định) có tới hai con đường mang tên Nguyễn Đình Chiểu: Tại Đô thành Sài Gòn cũ, từ ngày 22 tháng 3 năm 1955 Nguyễn Đình Chiểu được đặt tên cho một con đường khá nhỏ ở vùng Tân Định, đi ngang qua Viện Pasteur, nối từ đường Hai Bà Trưng đến đường Trương Minh Giảng (nay là đường Trần Quốc Thảo). Ngày 14 tháng 8 năm 1975, đường Nguyễn Đình Chiểu cũ bị thay đổi tên thành đường Trần Quốc Toản, còn đường Phan Đình Phùng cũ thì đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu theo Quyết định của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Tại xã Phú Nhuận thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ, từ sau năm 1955 cũng có một con đường ngắn và nhỏ mang tên là đường Nguyễn Đình Chiểu, giữ nguyên tên cho đến ngày nay. Hiện nay, nhiều tên đường tại các thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt...) và tên trường học (nhất là các trường dành cho trẻ em khuyết tật) ở Việt Nam được mang tên ông. Danh nhân văn hoá thế giới Ngày 23/11/2021 tại Paris/Pháp, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua trong danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” để UNESCO cùng các nước vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất của các nhân vật lịch sử được công nhận. Hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được thông qua cùng với 58 hồ sơ khác của các nước bạn. Tối ngày 30/6/2022, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Tỉnh Bến Tre và tổ chức UNESCO đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 2022). Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Ngoài ra, tại buổi lễ còn có chương trình nghệ thuật "Đạo sáng mãi giữa đời" đã tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân Văn hóa Thế giới đầu tiên của Nam Bộ. Ảnh Chú thích Sách tham khảo chính Ca Văn Thỉnh-Nguyễn Sỹ Lâm-Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (gồm 2 quyển). Nhà xuất bản Đại học vả Trung học chuyên nghiệp, 1980. Lê Chí Dũng, mục từ "Nguyễn Đình Chiểu" in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Hoàng Hữu Yên (Chủ biên), Văn học thế kỷ XIX. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004. Trần Đình Sử (Tổng Chủ biên), Ngữ văn 11 (nâng cao), tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. Liên kết ngoài Nguyễn Đình Chiểu Nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn Nhà giáo Việt Nam Bác sĩ Việt Nam Người Bến Tre Người Sài Gòn Nghĩa quân chống Pháp Người khiếm thị Nhà cách mạng Việt Nam Người Thành phố Hồ Chí Minh Nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam Người họ Nguyễn tại Việt Nam Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam
16640
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20C%C3%A1%20b%C6%A1n
Bộ Cá bơn
Bộ Cá bơn (danh pháp khoa học: Pleuronectiformes), còn gọi là cá thờn bơn, cá thân bẹt, là một bộ cá trong số các loài cá vây tia, còn được gọi là Heterosomata, đôi khi được phân loại như là phân bộ của Perciformes. Tên gọi này có nghĩa là "bơi bằng lườn" trong tiếng Hy Lạp. Đặc điểm nổi bật của nhiều loài cá trong bộ này là có cả hai mắt nằm ở một mặt bên của đầu (còn mặt bên kia thì không có mắt nào cả); trên thực tế lúc mới sinh cá thân bẹt có 2 mắt nằm 2 bên đầu như các loài cá thông thường nhưng trong quá trình phát triển thì một mắt dần dần chuyển sang mặt bên kia. Một số loài quay mặt "trái" lên trên, một số khác lại quay mặt "phải" lên trên, còn các loài còn lại thì khi thì quay mặt này, khi thì quay mặt kia lên trên. Nhiều loài cá thực phẩm quan trọng nằm trong bộ này, bao gồm cá bơn Dover, cá bơn Bắc Âu, cá bơn Đại Tây Dương, cá bơn, cá bơn sao và cá bơn lưỡi ngựa (halibut). Bộ này có trên 400 loài. Một số cá thân bẹt có thể tự ngụy trang khi chúng nằm ở dưới đáy biển. Cá thân bẹt được đề cập đến như là một trong các ví dụ nổi bật minh chứng cho thuyết tiến hóa. Ví dụ, Richard Dawkins trong The Blind Watchmaker, thông báo về giả thuyết của lịch sử tiến hóa như sau: "...cá có xương [nói chung] có xu hướng đáng chú ý trong việc làm bẹt theo chiều đứng...Nó là một điều tự nhiên, vì thế, khi các tổ tiên [của cá thân bẹt] chiếm lĩnh đáy biển, chúng cần phải nằm trên một mặt... Nhưng điều này làm nảy sinh vấn đề là một mắt đã luôn luôn nhìn xuống dưới vào cát... Trong quá trình tiến hóa vấn đề này đã được giải quyết bằng cách mắt phía dưới 'chuyển động' xung quanh để lên mặt trên." Sự phát triển của cá thân bẹt vì thế được coi là sự tóm tắt lại lịch sử tiến hóa của chúng. Sự bất đối xứng hình học của cá thân bẹt được so sánh với các bức họa theo trường phái lập thể của Pablo Picasso, và thông thường được nhận thức là "không hoàn thiện", "kỳ cục", "lạ thường" v.v. Có lẽ sự phân bố bất đối xứng này giúp chúng ngụy trang tốt hơn để sinh tồn dưới đáy biển. Phân loại Bộ này có khoảng 778 loài trong 134 chi. Phân bộ Psettodoidei Psettodidae: 1 chi, 3 loài. Phân bộ Pleuronectoidei Citharidae: 4 chi, 6 loài. Scophthalmidae: 4 chi, 9 loài. Bothidae: 20 chi, 162 loài cá bơn mắt trái. Pleuronectidae sensu stricto: 27 chi, 62 loài cá bơn mắt phải. Paralichthyidae: 14 chi, 111 loài. Samaridae: 3 chi, 27 loài. Soleidae: 32 chi, 175 loài cá bơn. Achiridae: 9 chi, 35 loài cá bơn Mỹ. Cynoglossidae: 3 chi, 143 loài cá lưỡi trâu. Poecilopsettidae (tách ra từ Pleuronectidae): 3 chi, 21 loài. Rhombosoleidae (tách ra từ Pleuronectidae, cộng cả Achiropsettidae: 4 chi, 4 loài): 13 chi, 23 loài. Paralichthodidae (tách ra từ Pleuronectidae): 1 chi, 1 loài. Niên biểu Chú thích Cá ăn được Cá thương mại
16645
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20Cao
Văn Cao
Văn Cao (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Hải Phòng – mất ngày 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, chiến sĩ biệt động ái quốc người Việt Nam. Ông là tác giả của ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn, đáng chú ý nhất là Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai và Trương Chi. Ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội,... vì vậy ông đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại. Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) - âm nhạc - hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi. Không được đào tạo một cách thực sự chính quy, chuyên sâu cả về âm nhạc và hội họa, những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Nhận định về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những "miền" nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đến sau ông. Như nhạc sĩ Phạm Duy sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy. Nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam hiện đại Thụy Khuê cũng lưu ý về thế giới nghệ thuật phong phú đa diện của Văn Cao, tưởng như khó gặp sự trùng lặp hay vay mượn ý tưởng lẫn nhau giữa hai địa hạt rất gần là âm nhạc và thơ ca: "Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông 1946, Những người trên cửa biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do, trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương, như những giọt nước mắt không rơi ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền... Cúi xuống những lầm than của kiếp người, Văn Cao là người duy nhất để lại những hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng 3 năm Ất Dậu. Nếu không có Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô đầu của một Hà Nội..." Dù những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt là về âm nhạc và thơ ca) nói chung không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại. Một số ví dụ điển hình là vai trò đặc biệt quan trọng của ông trong sự định hình của thể loại tình ca, hùng ca (trong đó nổi bật là dòng nhạc cách mạng) và trường ca trong âm nhạc cũng như thể loại trường ca trong thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên những đóng góp về thơ ca và hội họa của Văn Cao vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc tới hơn rất nhiều so với những thành tựu trong âm nhạc của ông. Là một người tài hoa vào loại bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, nhưng ngay từ thời còn niên thiếu ở Hải Phòng ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố Nhân văn – Giai phẩm cuối thập niên 1950, ông lại càng có xu hướng sống khép kín và cô độc hơn mặc dù luôn có gia đình (đặc biệt là vợ ông) và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa cho đến những năm cuối đời. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn phim tài liệu về mình rằng, "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi." Lê Thiếu Nhơn trong một bài viết đăng trên báo Báo Công an nhân dân có tổng kết: "Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với Việt Nam thế kỷ 20 nhiều biến động, để lại cho thế hệ sau không ít câu hỏi không dễ trả lời. Câu hỏi rộn ràng về cống hiến nhọc nhằn, câu hỏi cồn cào về thế sự ngổn ngang, về mệnh kiếp lênh đênh. Một Văn Cao đa tài không thể che chở một Văn Cao lận đận. Một Văn Cao danh vọng không thể bênh vực một Văn Cao cay đắng. Một Văn Cao hào hoa không thể an ủi một Văn Cao cô độc. Những ngày tháng Văn Cao đã sống, cứ đổ cái bóng gầy hắt hiu và trắc ẩn vào lòng công chúng, mà những bài hát của ông không lý giải được, những bức tranh của ông cũng không lý giải được. Chỉ còn lại thơ, xoa dịu và tỏ bày giùm Văn Cao." Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định,... Cuộc đời Văn Cao tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Quê ông bà của ông ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng), sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc. Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là "Buồn tàn thu" vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như "Gió núi", "Gò Đống Đa", "Anh em khá cầm tay". Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát "Buồn tàn thu", giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế", được coi là bài thơ đầu tay. Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: "Cô gái dậy thì", "Sám hối", "Nửa đêm". Đặc biệt tác phẩm "Cuộc khiêu vũ những người tự tử" ("Le Bal aux suicidés") được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng. Hoạt động cách mạng Tham gia Việt Minh Cuối năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant (nay là phố Nguyễn Thượng Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đặt tên cho tác phẩm là "Tiến quân ca". "Tiến quân ca" được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt "Tiến quân ca" làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao động. Năm 1946, Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Ủy viên Chấp hành, Văn Cao hoạt động ở liên khu III, phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Trung Hoa Quốc dân Đảng khi thua trận. Ở Lào Cai, Văn Cao còn mở một quán bar để làm địa điểm theo dõi. Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này, ông tiếp tục sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như "Làng tôi" (1947), "Ngày mùa" (1948), "Tiến về Hà Nội" (1949)... và đặc biệt là "Trường ca Sông Lô" năm 1947. Đội danh dự Việt Minh Thành lập Năm 1944, Văn Cao được Vũ Quý giao nhiệm vụ thành một lập đội vũ trang, nhiệm vụ của đội chủ yếu làm công tác ám sát và bảo vệ an toàn cho các đội viên tuyên truyền tại các nơi công cộng do Văn Cao làm đội trưởng với tên gọi Đội danh dự Việt Minh. Đội danh dự Việt Minh được thành lập vào cuối tháng 12/1944 tại căn gác nhỏ của Văn Cao ở 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. Những đội viên trong đội đều do Văn Cao tuyển chọn. Đa số là những người bạn hoạt động với ông ở Hải Phòng. Văn Cao thường xuyên tổ chức những khóa huấn luyện ngắn ngày cho đồng đội của mình về võ thuật, sử dụng vũ khí và kỹ năng hóa trang... (Văn Cao học võ từ năm 9 tuổi. Thời trai trẻ ở Hải Phòng, Văn Cao đã nhiều lần lên võ đài thi đấu và biểu diễn võ thuật). Chiến công Đội danh dự Việt Minh của Văn Cao hoạt động rất hiệu quả ở Hà Nội và Hải Phòng. Nhiều cơ sở của Việt Minh tại Hà Nội và Hải Phòng bị lộ, nhiều cán bộ Việt Minh bị Nhật bắt đều do những người hợp tác với Nhật chỉ điểm. Để ngăn chặn tối đa những tổn thất, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ: viết thư cảnh cáo, gặp trực tiếp răn đe… Văn Cao cùng đồng đội đã khống chế, vô hiệu hóa và cảm hóa được nhiều người chỉ điểm. Trong đó, có hai vụ do chính Văn Cao thực hiện. Vụ Võ Văn Cầm tại Hà Nội Võ Văn Cầm cầm đầu tổ chức Thanh niên Đại Việt, có trụ sở đóng tại phố Nhà thờ. Cầm thường xuyên tập hợp cấp dưới cùng hiến binh Nhật vây bắt các cơ sở Việt Minh. Mặc dù đã bị cảnh cáo nhiều lần, nhưng Cầm vẫn tiếp tục hoạt động. Đầu tháng 4/1945, Văn Cao được giao nhiệm vụ ám sát Võ Văn Cầm. Do tính chất quan trọng, ông Lê Trọng Nghĩa (được Xứ ủy Bắc Kỳ cử về phụ trách đảng Dân chủ) điều đồng chí Phạm Văn Mẫn (sau này là Đại tá, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Bộ Công an) về hỗ trợ. Võ Văn Cầm có một cô vợ bé ở chợ Mơ. Mỗi lần về thăm vợ, ông ta thường đi xe kéo, còn Ba Mai làm bảo vệ đạp xe đi cùng. Tuyến đường đi của ông ta từ trụ sở qua Hàng Trống về Bà Triệu đến Nguyễn Du rẽ lên Phố Huế rồi về chợ Mơ. Theo kế hoạch, Mẫn bám theo Cầm từ trụ sở, một đồng đội của Văn Cao là Đ.H.I đón ở góc phố Bà Triệu. Khi Cầm đi qua Đ.H.I cũng bám theo, còn Văn Cao sẽ đợi trước cửa hàng thuốc Phố Huế gần chợ Hôm. Khi nhận được tín hiệu của Mẫn, Văn Cao sẽ tiến lên trực tiếp bắn Cầm. Mẫn và Đ.H.I có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ Văn Cao rút lui. Tuy nhiên đã xảy ra một bất ngờ mà Văn Cao không lường trước được. Đ.H.I mới được Văn Cao đưa vào hoạt động nên khi cùng Mẫn bám theo Cầm đến đầu chợ Hôm, do muốn lập công, Đ.H.I đã tự ý vượt lên rút khẩu Browning bắn Cầm khiến Mẫn không kịp trở tay. Đ.H.I bắn trượt, Cầm hoảng sợ chui xuống gầm xe. Đ.H.I đạp xe chạy. Ba Mai rút súng định đuổi theo bắn Đ.H.I nhưng Mẫn đã rút súng bắn chết Ba Mai. Vụ Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng Đỗ Đức Phin nguyên là giáo viên, giỏi tiếng Nhật nên thường mở lớp dạy tiếng Nhật tại nhà. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đỗ Đức Phin ra làm thông ngôn cho Nhật. Cuối tháng 6/1945, được Phin chỉ điểm, Nhật tổ chức một chiến dịch truy quét các cơ sở cách mạng trong thành phố. Hàng loạt các cán bộ cách mạng bị bắt. Trần Liễn, một người bạn và là đồng đội của Văn Cao chạy thoát lên Hà Nội báo cáo tình hình ở Hải Phòng cho Văn Cao biết và đề nghị Văn Cao về Hải Phòng trừ khử Đỗ Đức Phin. Văn Cao giao nhiệm vụ cho Trần Liễn về Hải Phòng tổ chức theo dõi quy luật của Đỗ Đức Phin. Được phép của cấp trên, Văn Cao xuống Hải Phòng. Trước khi vào thành phố, Văn Cao vào một cơ sở cách mạng trong làng Do Nha, hóa trang thành một ông lão, mượn xe đạp vào thành phố. Ông về nhà Doãn Tòng ở Lạc Viên là nơi ông vẫn thường lui tới mỗi khi về Hải Phòng. Tại đây những người bạn cũng là đồng đội của Văn Cao đều đã có mặt. Trần Liễn báo cáo cho Văn Cao về địa điểm Đỗ Đức Phin thường lui tới hàng ngày. Đó là một tiệm hút thuốc phiện tại góc phố Phan Bội Châu, gần Vườn hoa đưa người. Văn Cao lên kế hoạch hành động và phân công việc cụ thể cho từng người. Hôm sau đến giờ hành động, Doãn Tòng lấy xe đạp đèo Văn Cao đến hết đường Cát Cụt, Văn Cao xuống xe bảo Doãn Tòng trở về. Văn Cao lách cửa vào, bình tĩnh lên gác. Đứng đầu cầu thang nhìn vào phòng, Văn Cao xác định được Đỗ Đức Phin nằm hút thuốc sát tường trên sập, mặt hướng ra cửa. Văn Cao rút khẩu Colt.45 tiến vào tuyên bố xử tử Đỗ Đức Phin và bóp cò nhưng súng bị kẹt đạn. Ông bình tĩnh giắt khẩu Colt.45 vào thắt lưng rồi móc túi áo măngtô rút khẩu Browning bắn 2 phát đạn găm vào ngực Đỗ Đức Phin. Bắn xong, Văn Cao bình tĩnh xuống gác lách cửa ra, nhảy lên xe đạp hòa vào dòng người đi ra thành phố. Giải tán Mấy ngày sau Quốc khánh năm 1945, theo chỉ thị của trên, Văn Cao bàn giao lại vũ khí, Đội danh dự Việt Minh giải thể. Văn Cao lại trở về với công việc làm báo. Tham gia lực lượng Công an Tháng 12 năm 1946, Lê Giản - Giám đốc Nha Công an Trung ương tìm gặp Văn Cao tại quán cà phê Thiên Thai ở phố Hàng Gai và đề nghị: "Tình hình Lào Cai hiện nay rất phức tạp, bọn Quốc dân đảng cấu kết với thổ phỉ chống phá chúng ta công khai, trong khi lực lượng ta lại yếu. Mình muốn cậu sang giúp ngành Công an. Cậu sẽ phụ trách Đội điều tra Công an Liên khu 10. Với kinh nghiệm hoạt động bí mật trước đây, lại có vỏ bọc là nhạc sĩ, chỉ có cậu mới đủ khả năng trong công việc khó khăn và phức tạp này". Tháng 3 năm 1947, Văn Cao cùng vợ lên Lào Cai. Một địa điểm gần chợ Cốc Lếu được Văn Cao chọn làm cơ sở hoạt động của Đội điều tra. Văn Cao mở quán cà phê ca nhạc lấy tên là quán Biên Thùy và giao cho ông Minh - một cán bộ của ngành Công an do ông Lê Giản điều lên cộng tác giúp ông làm quản lý. Tại đây, Văn Cao có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc và kết nghĩa với Vua Mèo Hoàng A Tưởng. Trung tuần tháng 7 năm 1947, lễ kết nghĩa được tổ chức long trọng tại dinh thự của Hoàng A Tưởng. Bên phía Văn Cao có Trần Huy Liệu - đại diện Chính phủ, cùng toàn bộ các nghệ sĩ của quán Biên Thùy tham dự. Hoàng A Tưởng và toàn thể gia đình họ hàng cùng rất đông bạn bè, quan khách. Bằng uy tín của mình, Văn Cao đã giác ngộ các thổ ty hiểu thêm về chính sách đoàn kết các dân tộc của Hồ Chủ tịch và Chính phủ. Theo lời khuyên của Văn Cao, Hoàng A Tưởng, Nông Vĩnh Xương, Vương Chí Sình, Đèo Văn Long có nhiều hành động thiết thực giúp đỡ và ủng hộ Chính phủ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. Để động viên tinh thần, Hồ Chủ tịch gửi thư khen, mời họ lên thăm chiến khu và gặp Bác. Hồ Chủ tịch đã tặng mỗi người một thanh kiếm và giao cho Hoàng A Tưởng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Lào Cai, đồng thời cử Ngô Minh Loan làm đặc phái viên của Chính phủ trực tiếp làm việc cùng Hoàng A Tưởng. Tháng 8 năm 1947, Văn Cao hoàn thành nhiệm vụ, Đội điều tra giải tán và bàn giao lại công việc cho ông Lê Giản. Lê Giản muốn giữ Văn Cao ở lại công tác cho ngành Công an. Văn Cao từ chối và nói: "Công việc này không thích hợp với tôi". Sự kiện Nhân Văn - Giai Phẩm Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956, bài thơ Anh có nghe không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đòi hỏi tự do văn nghệ, sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản. Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy có muộn hơn, đến tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác (trừ bài Tiến quân ca) không được trình diễn ở miền Bắc. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975, Văn Cao viết Mùa xuân đầu tiên. Theo VnExpress "ca khúc được đăng ngay lần đầu tiên trên báo Sài Gòn Giải Phóng số mừng xuân Bính Thìn, đồng thời lập tức được dịch lời và in ở Nga". Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng: "Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy Mùa xuân đầu tiên được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu." Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi Mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại. Hoạt động nghệ thuật Âm nhạc So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa...Ông còn sáng tác nhạc phim như "Chị Dậu" (1980), tổ khúc giao hưởng phim Anh bộ đội cụ Hồ của Xưởng phim Quân đội Nhân dân... Tình ca Nhạc thời tiền chiến Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2. Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã giành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên Thai, Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thưởng không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao. Tác phẩm Mùa xuân đầu tiên Nhạc cách mạng Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành khúc khác như Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam... Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết trường ca Sông Lô, ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo ý kiến của Phạm Duy, Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca, trường ca Việt Nam. Sau năm 1954, các ca khúc của Văn Cao, trừ Tiến quân ca, không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa mặc dù chưa được phép của tác giả. Khí nhạc Thơ ca Thơ tiền chiến Thơ kháng chiến (1946–1956) Sau biến cố Nhân Văn - Giai Phẩm Hội họa Cùng với Thái Bá Vân, Tạ Tỵ là một trong số ít những người bạn thân quen có hiểu biết sâu về tài năng hội họa của Văn Cao. Trong hồi ký của ông, Tạ Tỵ nhắc lại quãng thời gian đầu khi Văn Cao đến với hội họa: "Văn Cao khi ở Hải Phòng, khi lên Hà Nội, mỗi lần có mặt ở thành phố, Văn Cao thường đến tìm tôi mời lại căn nhà ở trong con ngõ nhỏ đường Hàm Long để khoe tranh mới. Trong khoảng thời gian từ 42 đến 45, tôi đâu biết Văn Cao đã dấn thân vào cách mạng, hoạt động bí mật cho Mặt Trận Việt Minh. Quả thật tôi không để ý đến cách mạng và chính trị nên thường có những lập luận đối nghịch với Văn Cao về sáng tác. Văn Cao cho rằng nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho số đông và một bức tranh đẹp phải truyền cảm, gây được ấn tượng tốt cho người xem tranh. Còn tôi cho rằng nghệ thuật, bất cứ ở bộ môn nào, trước hết, phải có bản sắc cũng như đặc tính của nghệ phẩm. Một bức tranh đẹp không cần sự giải thích, chỉ cần sự cảm thông giữa người xem tranh và tác phẩm (...) Nhưng tuy miệng nói vậy, chứ Văn Cao vẽ cũng mới lắm; những bản nhạc như Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi, v.v... được in ra đều do Văn Cao trình bày bìa đi rất gần với trường họa lập thể, mà hồi đó chưa có một bản nhạc nào, cuốn sách nào trình bày dưới hình thức đó." Một điều không may mắn là do nhiều lý do (như trách nhiệm của những người lưu giữ và điều kiện bảo quản hạn chế trong nhiều năm chiến tranh ở Việt Nam) mà danh mục các sáng tác trong sự nghiệp hội họa của Văn Cao đã không được liệt kê chi tiết như các tác phẩm âm nhạc và thơ của ông. Bởi vậy nhiều người muốn tìm hiểu về tài năng hội họa của Văn Cao không có mấy điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những sáng tạo hội họa của Văn Cao, và hầu như chỉ có thể căn cứ vào những ý kiến phê bình của các bạn văn nghệ đương thời của ông như Tạ Tỵ và Thái Bá Vân. Các giọng ca thể hiện thành công Danh mục tác phẩm Nhạc: {| | Anh em khá cầm tay Bài ca biên giới Buồn tàn thu (1939) Thiên Thai (1941) Đêm sơn cước Đêm xuân Gió núi Chiều buồn trên sông Bạch Đằng Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941) Bến xuân (viết chung với Phạm Duy)Đàn chim Việt (1942) Suối mơ (viết chung với Phạm Duy) Thu cô liêu (1942)| Cung đàn xưa (1942) Gò Đống Đa (1942) Trương Chi (1943) Tiến quân ca (1944) Hải quân Việt Nam (1945) Không quân Việt Nam (1945) Công nhân Việt Nam Bắc Sơn (1945) Chiến sĩ Việt Nam (1945) Làng tôi (1947) | Thăng Long hành khúc ca Tiến về Hà Nội Tình ca Trung du Trường ca sông Lô (1947) Ngày mùa (1948) Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950) Dưới ngọn cờ giải phóng (1962) Ta đi làm con suối (những năm 1970) Mùa xuân đầu tiên (1976) |} Thơ: Hội họa: Qua đời Theo những người thân và bạn bè kể lại thì sức khỏe của Văn Cao suy yếu nhanh trong những năm cuối đời. Ông không còn ăn được cơm mà chuyển sang ăn bột ngũ cốc do các cơ quan nội tạng bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bỏ được thú vui uống rượu có từ thời trẻ. Văn Cao qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 1995. Theo các phương tiện thông tin đại chúng thì nguyên nhân của điều này là do tuổi cao và cơn bạo bệnh ung thư phổi quái ác. Đời tư Gia đình Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái. Tính cách Đoạn mở đầu băng nhạc Văn Cao - Giấc Mơ Một Đời Người do đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện năm 1994, Văn Cao từng thẳng thắn bộc lộ tính cách rụt rè của ông trong giao tiếp với phụ nữ thời trai trẻ: "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi." Những người từng tiếp xúc với Văn Cao, dù ở mức độ thân quen hay nổi tiếng khác nhau, đều có ghi nhận khá tương đồng về ông. Đó là một người thân hình gầy nhỏ, thâm trầm, thường trầm tư một mình, sâu sắc trong giao tiếp, không có xu hướng thích lớn tiếng hay lên giọng bậc trên trong những cuộc chuyện trò. Những người từng đối thoại với ông, dù quen biết hay không quen, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đều ghi nhận ở Văn Cao khả năng đưa ra những nhận định rất kiệm lời nhưng với sự chính xác và sắc sảo của ngôn từ đến độ ít ai nghĩ tới. Họ cũng ghi nhận ở Văn Cao tính cách khiêm tốn, luôn biết lắng nghe người đối thoại và cũng ít khi nói đến những gì thuộc về thành tựu sự nghiệp cá nhân ông, trừ khi người khác muốn tìm hiểu. Người ta đôi khi vẫn lấy Phạm Duy và Văn Cao để so sánh những khác biệt đến mức tưởng như đối lập trong cá tính giữa hai con người thường được ví như đôi bạn tri kỷ hiếm có trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Phạm Duy vẫn là người có những đánh giá, phân tích chuyên môn uy tín, toàn diện, sâu rộng hơn bất cứ ai khác về tài năng, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Văn Cao. Nhà nghiên cứu văn học Thụy Khuê trong tác phẩm nghiên cứu về sự kiện Nhân Văn - Giai Phẩm cũng từng nhận xét rằng "người viết hay nhất và đầy đủ nhất về Văn Cao là Phạm Duy". Điều này có được trước tiên bởi kiến thức và tầm vóc của Phạm Duy trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, một người nổi tiếng không chỉ bởi sự nghiệp âm nhạc mà còn cả bởi lòng tự tôn bản thân. Và quan trọng nữa là mối thân tình đặc biệt giữa ông và Văn Cao từ thuở hai người còn ở độ mười tám đôi mươi. Trong hồi ký của ông, Phạm Duy mô tả về người bạn kém mình 2 tuổi như sau, "thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngã vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng." Ngoài Phạm Duy, những người được coi là bạn gần gũi lâu năm của Văn Cao là Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Tạ Tỵ, Thái Bá Vân, Thanh Thảo, Nguyễn Thụy Kha. Đối lập với một Văn Cao thời trai trẻ có vẻ nhút nhát, rụt rè trong giao tiếp với phụ nữ là một Văn Cao của những hành động quyết đoán trong những năm sôi động của lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Văn Cao học võ từ năm 9 tuổi. Thời trai trẻ ở Hải Phòng, Văn Cao đã nhiều lần lên võ đài thi đấu và biểu diễn võ thuật. (...) Với Văn Cao việc phải trừ khử một người là điều ông không hề muốn. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng nên ông phải hành động. Ông từng viết: Trong Văn Cao có hai con người. Con người của nghệ thuật và con người chiến sĩ cách mạng. Nhiều người muốn tìm hiểu phần con người thứ hai của ông. Nhất là những sự kiện mọi người gọi là "thành tích phi thường" ông đã làm trong thời gian phụ trách Đội trừ gian. Ông thường né tránh và ít khi nhắc đến. Có lần ông tâm sự với tôi: "… Bố đã từng giết một con người… Ông ta nhìn vào họng súng, nhìn bố với đôi mắt ngơ ngác như muốn hỏi - Sao lại giết tôi. Cho đến giờ, bố vẫn bị ám ảnh vì đôi mắt ấy…"." Họa sĩ Tạ Tỵ, một người bạn văn nghệ thời trẻ của Văn Cao, cũng nhận xét về những đối lập trong tính cách của ông: "Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ, và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng. (...) Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng cái vóc dáng khiêm nhượng ấy. Người ta có thể cho là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng Colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí, để mình rút lui, rồi sau ngày 19-8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi. Cũng như ít ai biết tác giả Thiên Thai, Trương Chi ở tổ chức ám sát nội thành Hà Nội dưới thời Nhật. Bị hoàn cảnh xã hội lúc đó đẩy vào con đường nghẽn, Văn Cao phải lao tìm một lối sống đặc biệt. (...) Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách." Trong giới văn nghệ sĩ Việt, Văn Cao vẫn luôn nổi tiếng là người "sành rượu" và thậm chí có người từng mô tả Văn Cao đã nâng thú uống rượu thành một thứ nghệ thuật của riêng ông, giống như cá tính độc đáo của ông trong những lĩnh vực nhạc - họa - thơ vậy. Họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ (Mười khuôn mặt văn nghệ, 1970) từng kể về "khiếu uống rượu" của Văn Cao: "Đầu năm 1947, nhân chuyến lên Việt Bắc cùng Phạm Duy, tôi gặp Văn Cao ở Yên Bái, trong buổi chiều nắng tàn xuân thoi thóp trên đầu núi ngọn rừng, trên nỗi điêu tàn của một thành phố bắt đầu tiêu thổ! Chúng tôi ngồi trong quán ăn giữa trời. Bữa đó, tôi chứng kiến lần thứ nhất tài uống rượu của Văn Cao. Văn Cao uống hai chai đế, da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hoà nhã như chưa uống giọt nào. Lúc trước, tôi đã nghe nói về tửu lượng và sức hút thuốc phiện của Văn Cao. Theo anh em, Văn Cao có thể hút sáu, bảy mươi điếu liền trong một tối và uống tối thiểu một chai "Cổ nhát" sếch. Lúc vui, tôi hỏi. Văn xác nhận: "Đúng! – "Moa" uống và hút như thế đó, nhưng không nghiện thứ nào cả. Có cũng vui, không cũng chẳng sao!". Người con trai cả của Văn Cao là Văn Thao trong một bài viết cho Báo Công an nhân dân (2012) đã không giấu nổi sự khâm phục về "khiếu ẩm thực" của cha mình: Cha tôi cũng hay được mời đi ăn vì vậy nếu thấy có món nào ngon và lạ miệng ông đều tìm hiểu cách chế biến rồi về nhà đợi khi có điều kiện là tiến hành nấu thử cho gia đình thưởng thức trước. Có lần tôi hỏi ông: "Làm thế nào mà bố lại biết nấu nhiều món ăn ngon thế?". Trầm ngâm một lát, ông mới thủng thẳng nói: "Ai chẳng thích ăn ngon! Nhưng để nấu cho ngon thì không phải ai cũng nấu được. Một miếng thịt cho vào chảo rán lên rồi thái ra chấm nước mắm ăn sẽ không thể bằng miếng thịt được tẩm ướp với một chút muối, mì chính, tỏi và húng lìu rồi mới đem rán. Khi ăn ta chấm với nước mắm chanh ớt, tỏi và một chút hạt tiêu kèm theo vài cọng rau mùi mới thấy hết được giá trị của gia vị đã làm cho miếng thịt rán thơm ngon lên gấp bội. Vì thích ăn ngon nên những khi có điều kiện để mời bạn đến uống rượu là bố phải "lăn vào bếp". Nhìn mọi người ăn ngon miệng là bố thấy vui... Nấu ăn cũng là một nghề đầy tính nghệ thuật". Qua những dòng mô tả từ chính người con trai của ông thì có thể thấy Văn Cao thực sự là một người "sành ăn uống", "sành ẩm thực". Ông không chỉ tinh tế trong cách thưởng thức (bao gồm cả cách uống rượu) mà cũng thành thạo trong cách chế biến những món ăn ông ưa thích. Câu nói Đúng là lớp trẻ bây giờ chỉ biết Văn Cao là tác giả Tiến quân ca, còn Văn Cao thế nào thì chịu. (1993) Đầu đời Văn Cao đã có một Kim Tiêu, không ngờ cuối đời lại gặp một Ánh Tuyết. (lời của Văn Cao nói với ca sĩ Ánh Tuyết khi nghe Ánh Tuyết hát bài Trương Chi của ông. Theo như Ánh Tuyết thuật lại thì khi đó Văn Cao đã không cầm được nước mắt.) Trương Chi là tôi đấy. (nói với ca sĩ Ánh Tuyết) Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta Người đi dọc biển/ Không để lại dấu chân. (trích dẫn thơ Văn Cao) Một đêm đàn lạnh trên sông Huế / Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh. (từ bài thơ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, 1940) Con thuyền đi qua / để lại sóng / Đoàn tàu đi qua / để lại tiếng / Đoàn người đi qua / để lại bóng / Tôi không đi qua tôi / để lại gì? Giữa sự sống và sự chết / Tôi chọn sự sống / Để bảo vệ sự sống / Tôi chọn sự chết. (Chọn, 26.8.1957) Có lúc / một mình một dao trong rừng / không sợ hổ. / Có lúc / ban ngày nghe lá rụng sao / hoảng hốt. / Có lúc / nước mắt không thể chảy / ra ngoài được. (Có lúc, 1963) Tiếng kêu ở trong tôi / Có xót xa có cả vui mừng / Tiếng kêu của một khúc thép đỏ / Trong chậu nước (Cạn) Kỉ niệm trong tôi / Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn (Thời gian) Tôi yêu Hải Phòng như Việt Nam nhỏ lại / Tôi yêu Việt Nam như tôi biết yêu tôi. (Những ngày báo hiệu mùa xuân) Tôi không được làm trái đầu mùa / Những trái cây cao giá / Tôi, Một trái cây muộn còn sót lại cành. (Sự sống thật, 1970) Những bó hoa mang tới / chúc tụng / Thành công một con người / Hàng ngày hàng ngày / Xây thành cái mồ chôn / Con người thành công ấy / Đôi khi người ta bị giết / bằng những bó hoa. (Những bó hoa, 17.3.1974) Tin tất cả và hoài nghi tất cả / Chúng ta là những kẻ chài quen biển / Thấy ngọn lửa quay đầu / Biết bão táp đang trở mình trên mặt sóng (Những ngày báo hiệu mùa xuân) Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường… Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp. (Mấy ý nghĩ về thơ) Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo. Một trong những hướng xây dựng nhân vật là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tích thực tế và mở đường cho tương lai. (Mấy ý nghĩ về thơ). Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường thi với hai truyện Thiên thai và Đào nguyên. Người sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi. (Lời tựa cho bài Thiên Thai, 1944. Thời này Văn Cao thường tự gọi mình là "Người sông Ngự".) Tương tiến Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn. (Đề tặng dưới tựa Buồn Tàn Thu, 1939) Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền. (Lời bạt cho tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên", Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991) Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả ở bên ngoài biên giới nữa. (Lời bạt cho tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên", Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991) Với bố, phải ngồi lại để viết hồi ký có nghĩa là cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình đã chấm hết. Để viết cho trung thực và khách quan, khi nhìn lại cả cuộc đời mình, dám nhận những sai lầm của mình trong các mối quan hệ xã hội đã khó, tự đánh giá và khẳng định được những tác phẩm của mình ở tầm cỡ nào và bảo vệ những quan điểm nghệ thuật của mình còn khó hơn. Còn viết hồi ký để đề cao mình, thanh minh cho mình, có khi dẫn đến việc nói xấu và hạ thấp vai trò của người này người khác... thì bố không làm được. Vì thế mà bố không viết hồi ký. Theo bố hãy để mọi người nghĩ, tìm hiểu và viết về bố thông qua chính những tác phẩm của mình thì khách quan hơn... Mà biết đâu con cũng sẽ là người viết cho bố? (trả lời câu hỏi của con trai cả là họa sĩ Văn Thao "Sao bố không viết hồi ký?") Tôi là tác giả "Quốc ca", bao nhiêu năm tôi phải giữ gìn, dù sao tên tuổi mình cũng đã gắn với một cái gì của đất nước, tuy nhỏ bé nhưng thiêng liêng. Ông cũng biết đấy, dân nhạc tài hoa thường anh nào trong đời chẳng có ba bốn cô xinh đẹp vây quanh. Còn tôi, tôi phải giữ gìn, giữ gìn vì tên tuổi mình phải trong sạch, hai nữa với gia đình, phải xứng đáng với người vợ của mình. (trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức) Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salion unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi, tuy được trưng bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh - Nhà Khai Trí Tiến Đức - và được các báo khen ngợi nhưng cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống hội họa, tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói đến việc trả tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ bắc tới nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn. (Trích dẫn hồi ký Tại sao tôi viết "Tiến quân ca") Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu. (Trích dẫn hồi ký Tại sao tôi viết "Tiến quân ca") Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập một đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy. Và tôi biết họ đang hát như thế nào. Ở đây tôi đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ hát được. (Trích dẫn hồi ký Tại sao tôi viết "Tiến quân ca") Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới khi đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, những bộ xương khô đét loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái, nó khoảng lên ba, tôi ngờ như đã gặp cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ lạc, cũng không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định, Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về căn gác, tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài "Tiến quân ca". (Trích dẫn hồi ký Tại sao tôi viết "Tiến quân ca") Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây và một màn trời xám. Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hằng đêm, mất ngủ vì gió mùa luồn vào từng khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. (Trích dẫn hồi ký Tại sao tôi viết "Tiến quân ca") ...Còn về lời ca [của "Tiến quân ca"], có người bảo tôi là tại sao có đoạn lại viết: "Thề phanh thây uống máu quân thù!" Tôi lặng người, sau đó trả lời: "Hoàn cảnh lúc đó, nếu không có 2 triệu người chết đói dần mà tôi đã từng chứng kiến khi bắt đầu sáng tác ca khúc này, tôi sẽ không viết như vậy. (...) Thôi, giờ tôi có tiếc nuối cũng chẳng thể làm gì. Dù sao Tiến quân ca cũng chẳng phải là của riêng tôi, nó đã là của một dân tộc Việt Nam độc lập kể từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến nay." Huế là một nguồn sáng tạo của tôi trong những năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi tìm nguồn từ ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của cố đô có những điều gây cảm xúc cho sáng tác. Đối với nơi đó người ta phải suy nghĩ nhiều không vì lịch sử mà về một nền văn hóa. Những người Huế sống tự hào và đầy sáng tạo. Có lẽ sự sáng tạo của người dân Huế tôi làm được âm nhạc và thơ. (trong một lá thư gửi cho Tạp chí Sông Hương, ngày 2/10/1986) Tại sao tôi nói đến Thiên Thai là bởi vì một nơi một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà cái đất hứa ấy thì không ai tìm được trên cái cõi thế gian này, đi tìm mãi trong những cái hoài niệm của mình tuổi thanh niên thì nhớ ra rằng có lần tìm ra được. (Trong phim tài liệu ca nhạc Văn Cao - Giấc mơ một đời người của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992) Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi. (Trong phim tài liệu ca nhạc Văn Cao - Giấc mơ một đời người của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992) ...Có người nói thẳng tới cái vô cùng tận của trời xanh; có người nói cái vô cùng tận của trời xanh qua cái rộng của biển. Cũng có người thấy trời xanh vô cùng tận trong bát nước và cũng có người chỉ nói tới một giọt ánh sáng để thấy cái vô cùng tận của trời xanh. Có người cần phải tìm con đường lớn mới thấy dấu xe mà có người tìm thấy dấu xe trong hạt bụi. (Tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1994) Mình rất cần tiền mà cũng vô cùng chán tiền. (nói với Phùng Quán, trích dẫn trong sách Ba phút sự thật của Phùng Quán, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 2006) Dấu ấn và di sản văn nghệ Trong lĩnh vực âm nhạc, Văn Cao là người có công khai phá và giúp hoàn thiện một số thể loại của tân nhạc Việt Nam như nhạc trữ tình (nhạc tiền chiến), hùng ca (nhạc cách mạng, nhạc kháng chiến), và trường ca. Trong lĩnh vực thi ca, ông cũng là một trong ít người không ngừng đi tiên phong với những cách tân mang tính đột phá-sáng tạo trong thơ Việt Nam hiện đại. Đã có những quan điểm chuyên môn xem ông là một trong những người đi khai phá, mở đầu cho sự phát triển của thể loại trường ca thơ hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ nửa cuối thập niên 1950 trở đi. Tuy nhiên, những đóng góp của ông cho thơ ca và hội họa dân tộc ít khi được nhắc tới so với những cống hiến to lớn về âm nhạc của ông. Văn Cao được xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam – một con người mà sự kết hợp nhạc-họa-thơ là xuyên suốt trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Trong địa hạt âm nhạc của ông, ngoài những nét đẹp về giai điệu, ca từ cũng mang nhiều tính thơ và họa. Còn trong địa hạt thơ của ông, họa tính là rất đặc trưng. Ở Văn Cao, tầm vóc không phải là thứ lượng hóa, tức là tính bằng con số những sáng tác. Bởi xét về số lượng, những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt trong lĩnh vực nhạc và thơ) còn ít hơn đáng kể ngay cả so với nhiều nhạc sĩ hoặc thi sĩ ở tầm trung tại Việt Nam. Đánh giá Văn Cao cần nhìn xuyên suốt tư tưởng của ông trong cả ba lĩnh vực là nhạc-họa-thơ. Xét về nhiều phương diện, Văn Cao là mẫu nghệ sĩ hiếm có bởi lịch sử Việt Nam không có khuynh hướng tạo ra những nghệ sỹ có tinh thần dám khai phá sáng tạo như ông. Mẫu người trí thức hoặc nghệ sĩ điển hình trong xã hội Việt Nam (từ chế độ phong kiến, tới phong kiến nửa thực dân, rồi thời phân chia quốc cộng) thường là con người biết nương theo hoàn cảnh, trở thành viên chức tận tụy phục vụ chế độ chính trị anh ta đang sống. Văn Cao chưa bao giờ nuôi tham vọng chính trị. Ông tham gia Việt Minh chỉ vì lòng yêu nước. Ông luôn là người nghệ sĩ có tinh thần tự do sáng tạo. Ông là người nghệ sỹ độc lập, phi chính trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông trở thành nạn nhân trong sự kiện đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm khiến một thời gian dài ông không thể sáng tác. Đây có thể xem là một đặc tính ít mang tính truyền thống hơn cả trong con người của Văn Cao. Có thể nó có ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa phương Tây, cái mà ông có thể tiếp nhận từ hệ thống giáo dục thuộc địa của Pháp. Mặc dù là đôi bạn văn nghệ tri kỷ, nhưng về nhiều phương diện Văn Cao trái ngược với Phạm Duy. Văn Cao là người đi tiên phong, đặt nền móng, gợi mở nhiều hướng phát triển mới cho nhạc và thơ Việt hiện đại nhưng ông chưa bao giờ thực sự thăng hoa về mặt lượng (so với sự dồi dào về mặt chất) ở cả hai lĩnh vực. Còn Phạm Duy là người kế thừa nhiều khai phá từ Văn Cao và phát triển chúng đến độ phì nhiêu. Văn Cao đã được nhiều người coi là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại. Là một bậc thầy của nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú và biến hóa trong các sáng tác nhạc và thơ của ông, cống hiến của Văn Cao cho riêng tiếng Việt - với tư cách một ngôn ngữ có khả năng chuyên chở đầy đủ những sắc thái cảm xúc và tư tưởng của người nghệ sĩ - đã thậm chí được so sánh với cống hiến của Nguyễn Du cho riêng ngôn ngữ thi ca dân tộc. Là người tài hoa được thừa nhận trên nhiều lĩnh vực như nhạc-họa-thơ nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao cũng được xem là một điển hình của định mệnh "tài" và "tai" trong lịch sử văn hóa của Việt Nam. Ông không có những quãng thời gian đủ dài và suôn sẻ trong sáng tạo nghệ thuật so với những tên tuổi như Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn bởi bối cảnh chính trị, văn hóa đặc thù của miền Bắc so với miền Nam Việt Nam những năm chiến tranh chia cắt. Đánh giá về Văn Cao, trong nhiều bài viết các tác giả không ngần ngại gắn cho ông mỹ từ thiên tài, trong đó có Phạm Duy (2007), Thụy Khuê (2010), Đỗ Ngọc Thạch (2013), hay Trần Mạnh Hảo (2013). Đây mặc định có thể xem là đánh giá ở mức độ cao nhất đối với bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Trong văn học nghệ thuật của dân tộc, trước Văn Cao có lẽ chỉ có Nguyễn Du trong thi ca là thường được gắn với mỹ từ thiên tài nhiều hơn cả. Việc Phạm Duy dùng mỹ từ đó cũng cho thấy sự trân trọng ông dành cho Văn Cao lớn thế nào, bởi Phạm Duy với lòng tự tôn của một cây đại thụ hàng đầu tân nhạc Việt không phải người dễ dãi trong đánh giá thành tựu của đồng nghiệp. Với những kiến thức phong phú về nhạc lý và văn hóa dân tộc, Phạm Duy hơn ai hết có đầy đủ thẩm quyền đánh giá về tài năng của Văn Cao. Nhiều người nghiên cứu sâu về Văn Cao (trong đó có bạn vong niên của ông là nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha và con trai trưởng của Văn Cao là họa sĩ Văn Thao) thường nhắc tới khả năng đưa ra những tiên tri hay dự đoán đến mức chính xác đáng kinh ngạc trong những sáng tác âm nhạc của ông. Nhiều sự kiện đã xảy ra trong các tác phẩm của Văn Cao trước khi chúng được ghi nhận trong thực tế lịch sử Việt Nam thế kỷ ông đã sống. Một số tác phẩm điển hình là Không quân Việt Nam và Tiến về Hà Nội. Nhận xét Về cuộc đời và sự nghiệp Về nhân cách Trong âm nhạc Trong thơ ca Trong hội họa Tri ân Những tác phẩm về Văn Cao Năm 1989, tạp chí National Geographic đã đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Chính tấm hình này sau đó đã tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản nhạc solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992, dù rằng cho đến tận khi Văn Cao qua đời (1995) thì Robert Ashley vẫn chưa một lần gặp mặt tác giả của Tiến quân ca. Trong lĩnh vực điêu khắc, đã có một bức tượng bán thân của Văn Cao được đặt trong khuôn viên trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Hải Phòng từ năm 2002. Cũng trong cuộc trò chuyện với báo chí nhân dịp khánh thành bức tượng bán thân của cha mình tại Hải Phòng năm 2002, họa sĩ Văn Thao (con trai trưởng của Văn Cao) nói: "Năm 1985, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng tặng cha tôi bức tượng tạc khuôn mặt ông bằng thạch cao màu đen, cao 20 cm. Bố tôi rất thích và đề từ: Bức tượng cho tôi cảm giác tôi đang muốn nói một câu gì đó. Hè vừa rồi, tôi mới có điều kiện đi quyên góp từ bạn bè để phóng to bức tượng của Phạm Văn Hạng bằng đất sét, rồi đổ khuôn thạch cao, hết 1 tháng rưỡi. Rồi đưa khuôn ấy cho nghệ nhân Nguyễn Văn Dũng. Bức tượng hoàn thành cách đây 3 tháng, bằng đồng hun, cao 1,2 m." Văn Thao cũng thổ lộ với báo chí về mong muốn lập một bảo tàng cá nhân cho người cha nổi tiếng của ông: "Tôi chỉ muốn làm cho được một bảo tàng về cha tôi. Đó là hoạt động ý nghĩa nhất tôi phải làm bằng được trong những năm tới. Cho đến nay, ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định có một trường tiểu học mang tên Văn Cao. Tôi đang cố gắng xin đất ở huyện Vụ Bản, để Bảo tàng Văn Cao được tọa lạc tại chính quê hương mình, cần vài nghìn mét vuông để làm khu lưu niệm, vườn tược, vườn Thiên Thai. Tôi còn phải lo sưu tập, phục chế, tìm kiếm những bức vẽ, minh họa của cha và rất nhiều bài thơ bị thất lạc. Đến giờ, ông mới chỉ có 2 tập thơ Lá và Tuyển tập Văn Cao. Từ lâu lắm, cha tôi đã có những bài thơ cô đúc và rất hiện đại, tinh tế và sâu thẳm." Hiện nay cũng đang có một số đề xuất từ những người có vai trò trong quản lý văn hóa ở Việt Nam về việc dựng tượng đài Văn Cao ở một địa điểm công cộng (như một công viên nhỏ) tại Hà Nội. Những người ủng hộ đề xuất này bao gồm có nhà sử học Dương Trung Quốc, họa sĩ Trần Khánh Chương (hiện là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam), và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (hiện là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam). Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán là người sở hữu một bộ ảnh với số lượng lớn về Văn Cao do chính ông tự tay chụp, do có nhiều điều kiện thời gian đến thăm Văn Cao những năm nhạc sĩ - thi sĩ còn sống. Nguyễn Đình Toán vốn quen biết và sống không xa nhà riêng của gia đình Văn Cao. Trong lĩnh vực phim ảnh, đạo diễn Đinh Anh Dũng là người có dịp tiếp xúc với Văn Cao không lâu trước khi nhạc sĩ qua đời và đã đạo diễn 2 bộ phim tài liệu - ca nhạc về Văn Cao: Văn Cao - Giấc mơ một đời người (1992) và Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (1995). Trong lĩnh vực văn học, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha, đồng thời là một nhà "Văn Cao học", cho xuất bản cuốn tiểu thuyết chân dung mang tên Văn Cao - Người đi dọc biển (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011). Vinh danh Một năm sau ngày nhạc sĩ Văn Cao mất, thành phố Hải Phòng đã đặt tên ông cho một con đường ở quận Ngô Quyền. Huế cũng đã có ngay đường "Văn Cao" ở phường Xuân Phú.Đà Nẵng đã có đường "Văn Cao" ở quận Thanh Khê. Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định cũng đều có đường mang tên ông. Năm 2005, mười năm sau ngày Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên "Văn Cao" đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thủ đô nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. Ông Nguyễn Quốc Triệu, chủ tịch thành phố thời gian đó, đích thân tới nhà gia đình Văn Cao vào hôm trước ngày giỗ của nhạc sĩ để báo tin. Đường Văn Cao sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây. Các con đường ở một số tỉnh thành tại Việt Nam có mang tên ông bao gồm: Đường Văn Cao, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng Đường Văn Cao, phường Thạc Gián và Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, Đà Nẵng Phố Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình và phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội Đường Văn Cao, phường Phú Thạnh và Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Đường Văn Cao, phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk Lăk Đường Văn Cao, phường An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang Đường Văn Cao, Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng Phố Văn Cao, phường Chi Lăng, Lạng Sơn, Lạng Sơn Đường Văn Cao, phường Năng Tĩnh, phường Văn Miếu và xã Lộc An, Nam Định, Nam Định Đường Văn Cao, phường Xuân Phú, Huế, Thừa Thiên – Huế Đường Văn Cao, phường Mỹ Phước, Bến Cát Bình Dương Tham khảo Bởi Văn Cao Sách: Cửa biển, tuyển tập thơ in chung của Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt và Văn Cao. (Nhà xuất bản Văn nghệ, 1956) Lá, tuyển tập thơ Văn Cao. (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1988) Thiên Thai, tuyển tập nhạc-thơ Văn Cao. (Nhà xuất bản Trẻ, 1988) Tuyển tập thơ Văn Cao. (Nhà xuất bản Văn học, 1994) Văn Cao - Tác phẩm thơ. (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013) Tiểu luận, hồi ký: Một vài ý nghĩ về thơ (Báo Văn Nghệ, số 3-1957) Tại sao tôi viết "Tiến quân ca" (1976) Về Văn Cao Trong cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao, những người là bạn văn nghệ gần gũi và có nhiều ghi chép giá trị về ông là nhạc sĩ Phạm Duy (bạn lâu năm và đồng thời là người có đánh giá chuyên môn toàn diện nhất về sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao), họa sĩ Tạ Tỵ (cùng với Thái Bá Vân, là những người có hiểu biết sâu về tài năng mỹ thuật của Văn Cao), nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha (tác giả của cuốn tiểu sử - tiểu thuyết chân dung đầu tiên về Văn Cao) và họa sĩ Văn Thao (con cả của Văn Cao). Sách: Bích Thuận, Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách. (Nhà xuất bản Thanh niên, 2007) Nguyễn Thụy Kha (chủ biên), Văn Cao, cuối cùng và còn lại. (Nhà xuất bản Trẻ, 1998) Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao - Người đi dọc biển. (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011) Nhiều tác giả, Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm. (Nhà xuất bản Văn học, 1996) Phạm Duy, Hồi ký (1989) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ (Tủ sách Nam Chi, Cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản, 1970) Văn Thao, Văn Cao, đời và nghiệp (hồi ức) Bài viết (tạp chí chuyên ngành), luận văn: Đỗ Thu Hà, Chất hội họa trong thơ Văn Cao. (Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội) Nguyễn Nguyệt, Hội họa Văn Cao. (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 320, tháng 2-2011) Nguyễn Văn Thuấn & Lê Thị Thuyên, Hình tượng Trương Chi trong ca khúc Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương (tiếp cận liên văn bản). (Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường ĐHSP - Đại học Huế, 2016) Xuân Diệu, Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao . (Tạp chí Văn Nghệ, số 14, 7/1958) Võ Tường Duy, Cảm hứng trữ tình trong nhạc của Văn Cao. (Luận văn tốt nghiệp Bộ môn Ngữ văn, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, 2014) Nguồn khác (báo, tạp chí điện tử): Ánh Tuyết, Nhạc sĩ Văn Cao: "Trương Chi là tôi đấy". (Báo Tuổi Trẻ điện tử, 07/07/2013) Dân Huyền, Nhạc sĩ Văn Cao và những sáng tác về đề tài cách mạng. (Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam - VOV.vn, 02/09/2016) Đào Duy Hiệp, Đọc lại bài thơ “Giấc mơ” của Văn Cao. (VnExpress.net, 8/7/2008) Đặng Anh Đào, Mùa xuân bí ẩn trong thơ Văn Cao. (Báo Công an nhân dân điện tử, 04/01/2009) Đặng Tiến, Văn Cao, tiếng hát . (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 26/7/2015) Đinh Vũ Hoàng Nguyên, Những suy nghĩ tản mạn khi xem bức ảnh chân dung Văn Cao. (Báo Thể thao & Văn hóa, 05/09/2008) Đỗ Thị Mỹ Hà, Biểu tượng “khuôn mặt” trong thơ Văn Cao . (Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 14/09/2009) Hà Minh Đức, Nhạc sĩ Văn Cao và chuyện kể bên giường bệnh. (Báo Công an nhân dân điện tử, 03/12/2013) Hoàng Long, Văn Cao và chân trời thi ca mộng tưởng. (VnExpress.net, 14/9/2005) Huỳnh Văn Hoa, Xuân về, thương nhớ Văn Cao. (Báo Đà Nẵng điện tử, 27/01/2014) Khuất Bình Nguyên, Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc… . (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 19/10/2013) Lê Thiếu Nhơn, Văn Cao trong cõi thơ. (Báo Công an nhân dân điện tử, 27/06/2017) Linh Đan, Nhớ nhạc sĩ Văn Cao. (Báo Lâm Đồng điện tử, 04/07/2012) Ngô Minh, Văn Cao với "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế". (Báo Công an nhân dân điện tử, 21/12/2005) Nguyễn Bội Nhiên, Mùa thu trong âm nhạc Văn Cao. (Báo Công an TP Đà Nẵng, 17/9/2013) Nguyễn Thanh Giang, Tản mạn về người viết Quốc ca. (1992) Nguyễn Thụy Kha, Năm Đinh Hợi 1947 với Văn Cao. (Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống, 27/1/2017) Nguyễn Thụy Kha, Từ Sông Hương đến "Thiên Thai". (Tạp chí Sông Hương, 24/02/2012) Nguyễn Toàn, Tự tình dân tộc trong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao . (Tạp chí điện tử Pháp Lý, 7/02/2017) Nguyễn Trọng Tạo, Ba biến khúc của Văn Cao. (Báo An ninh Thủ đô, 11/07/2011) Phan Khắc Huy, Bàn về nghệ thuật của Văn Cao qua hai ca khúc “Thiên thai” và “Trương Chi”. (Văn nghệ Tiền Giang, 03/07/2009) Phương An, Lãng du cùng Văn Cao. (Báo Dân trí, 16/02/2013) P.K., Nhà thơ Văn Cao: Tôi không được làm trái tim đầu mùa.... (Báo Công an nhân dân điện tử, 08/07/2011) Tân Linh, Hát "Tiến về Hà Nội", nhớ Văn Cao. (Báo An ninh Thủ đô, 16/09/2014) Thanh Thảo, Nhân 80 năm ngày sinh Văn Cao: Thời gian cô đặc trong thơ Văn Cao. (Báo Bình Định điện tử, 14/12/2003) Trần Hoài Anh, Tâm thức “trôi” trong thơ Văn Cao . (Trang điện tử Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, 16.4.2011) Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam), Kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao (1923-2013): Có một họa sĩ tài ba, Văn Cao . (Trang điện tử của Hội Mỹ thuật Việt Nam, 2013) Trương Quang Lục, Vài kỷ niệm khó quên về nhạc sĩ Văn Cao. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao. (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 17/11/2013) Văn Bảy, 20 năm ngày mất Văn Cao: Một họa sĩ trọn vẹn và rộng rãi. (Báo Thể thao & Văn hóa, 13/07/2015) Văn Thao, Văn Cao và Phạm Duy cần làm rõ những chuyện đã bị “tam sao thất bản” . (Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM, 31/08/2017) Văn Thao, Cành đào cuối cùng của Văn Cao . (Báo Công an nhân dân điện tử, 30/01/2017) Văn Thao, Văn Cao với Đội danh dự Việt Minh. (Báo Công an nhân dân điện tử, 02/09/2015) Văn Thao, Văn Cao với "Trường ca Sông Lô". (Tạp chí Sông Hương, 07/10/2014) Văn Thao, Nhạc sĩ Văn Cao với ca khúc “Tiến về Hà Nội”. (Báo Công an nhân dân điện tử, 30/10/2009) Văn Thao, Bữa cơm tất niên. (Báo Công an nhân dân điện tử, 14/02/2013) Văn Thao, Văn Cao với ca khúc "Mùa xuân đầu tiên". (Tạp chí Sông Hương, 03/07/2009) Vân Long, Nhớ người viết “Tiến quân ca”. (Báo Công an nhân dân điện tử, 02/09/2005) Võ Thị Xuân Hà, Người con đồng bệnh tương liêu của Văn Cao. (Tạp chí Sông Hương, 12/10/2009) Vũ Hào, Văn Cao, tiếng đàn lạnh và đôi mắt em. (Báo Giáo dục và Thời đại, 15/10/2013) Vũ Nho, Văn Cao, một lối thơ riêng . (Tạp chí văn nghệ quân đội, 17/03/2014) Vũ Quần Phương, Đóng góp của Văn Cao vào thơ đương đại . (Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam, 12/02/2014) Xuân Ba, Một chuyện với Văn Cao. (Báo điện tử Tiền Phong, 30/01/2017) Xuân Ba, Những khúc buồn của tác giả “Tiến Quân Ca”. (Báo Công an nhân dân điện tử, 17/08/2016) Phim ảnh: Đinh Anh Dũng (đạo diễn): Văn Cao - Giấc mơ một đời người (phim tài liệu ca nhạc, 1992) Đinh Anh Dũng (đạo diễn): Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật'' (phim tài liệu ca nhạc, 1995) Chú thích Liên kết ngoài Nhạc sĩ Việt Nam Nhạc sĩ Hải Phòng Nhạc sĩ tiền chiến Nhạc sĩ nhạc đỏ Nhà thơ Việt Nam Họa sĩ Việt Nam Họa sĩ người Hải Phòng Nhóm nhạc Đồng Vọng Cựu học sinh trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm Họa sĩ thế kỷ 20 Nhà soạn nhạc Việt Nam Nhà soạn nhạc thế kỷ 20 Âm nhạc lãng mạn Việt Nam Người được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Minh Người họ Nguyễn tại Việt Nam Người sáng tác quốc ca Nhạc sĩ hùng ca Việt Nam Nhạc sĩ nhạc giao hưởng và thính phòng Việt Nam
16647
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Tên gọi khác Báo cáo nghiên cứu khả thi Nội dung Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án. Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C...và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình. Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất... Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất... Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện... Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh, quốc phòng... Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. Xem thêm Chủ đầu tư xây dựng Bảng phân loại nhóm công trình Báo cáo đầu tư xây dựng công trình Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Tham khảo Liên kết ngoài Xây dựng Quản lý
16648
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20th%E1%BA%A7u%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Tổng thầu xây dựng
Tổng thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: Tổng thầu thiết kế Tổng thầu thi công xây dựng công trình Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm Tổng thầu xây dựng có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết. Để làm được việc này trong những hợp đồng có giá trị lớn, thông thường các tổng thầu sẽ ký tiếp hợp đồng nữa với các "nhà thầu phụ" để thực hiện công việc thi công chuyên ngành. Các khái niệm khác liên quan Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Có các loại nhà thầu xây dựng như: Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. Tổng thầu và nhà thầu phụ không phải là 1 do: tổng thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu ký kết hợp đồng nếu được chấp nhận còn nhà thầu phụ chỉ ký kết hợp đồng với nhà thầu chính,tổng thầu để nhận một phần công việc nào đó và không phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu Xem thêm nhà thầu độc lập là nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập nhà thầu liên danh là nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu Tham khảo Liên kết ngoài BBB Certified Contractors & Educational Video Xây dựng Nghề nghiệp Bất động sản
16654
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20chu%E1%BA%A9n%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Quy chuẩn xây dựng
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng (TCXD) được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau. Khi thiết kế công trình xây dựng tại quốc gia nào, người thiết kế đều cần phải lưu ý đến quy chuẩn xây dựng của quốc gia đó để thiết kế công trình cho phù hợp và đúng quy định. Bên cạnh quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng cũng là một vấn đề cần tham khảo trong công tác thiết kế. Mục tiêu của quy chuẩn xây dựng Đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc trong công trình được xây dựng, cải tạo. Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hoá Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ... Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và các tài nguyên khác. Tại Việt Nam Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam hiện tại được ban hành cùng với Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn xây dựng được viết tắt là QCXD. Khi có sự khác biệt giữa QCXD và TCXD thì phải tuân theo QCXD. Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể được áp dụng vào khảo sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam nếu những tiêu chuẩn này đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong QCXD và được Bộ Xây dựng chấp thuận. Ví dụ, một Quy định về Kiến trúc đô thị trong QCXDVN (trong trường hợp nhà có chỉ giới xây dựng trùng với đường đỏ): Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m thì mọi bộ phận nhà đều không được nhô quá đường đỏ, trừ các trường hợp sau: 1. Bậc thềm, vệt dắt xe: được nhô ra không quá 0,3 m. 2. Đường ống đứng thoát nước mưa gắn vào mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2 m và phải đảm bảo mỹ quan. 3. Từ độ cao 1 m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2 m... Xem thêm Tiêu chuẩn xây dựng hiện đại Tiêu chuẩn xây dựng quốc tế Định mức xây dựng Tham khảo Liên kết ngoài Quy chuẩn XDVN Kỹ thuật xây dựng de:Baurecht
16655
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAu%20chu%E1%BA%A9n%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Tiêu chuẩn xây dựng
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. Xem thêm Quy chuẩn xây dựng Tham khảo Liên kết ngoài Bộ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Tổng hợp tiêu chuẩn Việt Nam Xây dựng
16656
https://vi.wikipedia.org/wiki/Karl%20Popper
Karl Popper
Sir Karl Popper (28 tháng 6 năm 1902 – 17 tháng 9 năm 1994) là một nhà triết học người Áo, người đề xuất các ý tưởng về một xã hội mở, một xã hội mà ở đó sự bất đồng chính kiến được chấp nhận và đó được xem như một tiền đề để tiến tới việc xây dựng một xã hội hoàn thiện. Ông cũng được xem như là người sáng lập Chủ nghĩa Duy lý phê phán (Critical rationalism). Cuộc đời Karl Popper sinh tại Viên năm 1902, là con một luật sư giàu có. Mẹ ông là người Do Thái cải đạo theo Tin Lành. Popper lớn lên trong một gia đình mà sách và âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng. Ngay từ khi còn trẻ Popper đã chú ý đến những câu hỏi về triết học. Năm 1918 Popper rời trường trung học đến nghe giảng tại trường Đại học Wien (Universität Wien) về các bộ môn toán, lịch sử, tâm lý học, vật lý lý thuyết và triết học. Từ 1920 đến 1922 ông học tại Trường Âm nhạc Wien (Wiener Konservatorium), khoa nhạc nhà thờ, thế nhưng chẳng bao lâu lại hủy bỏ ý định trở thành nhạc sĩ. Khi Poper bắt đầu học đại học vào đầu thập niên 1920, phái cánh tả chiếm ưu thế về chính trị. Thời gian này là giai đoạn cao trào của thời kỳ Wien Đỏ (1918-1934). Popper đã hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên xã hội chủ nghĩa. Sau khi chứng kiến 8 người bị giết chết trong các xung đột đầy bạo lực giữa những người cộng sản và cảnh sát Wien, ông rời bỏ Chủ nghĩa Marx và trở thành một người phê phán chủ nghĩa này một cách cương quyết và ủng hộ chủ nghĩa Tự do Xã hội trong suốt cuộc đời của ông ta. Ông tốt nghiệp khóa đào tạo sư phạm vào năm 1924, thế nhưng do không có nơi nhận làm thầy giáo nên ông đã làm việc trong một cơ sở xã hội giáo dục trẻ em. Năm 1925 ông theo học tại Viện sư phạm. Năm 1928 ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại nhà tâm lý học và ngôn ngữ học Karl Bühler. Thông qua những năm học tập này Popper đã làm quen với thuyết tâm lý học của Oswald Külpe và "trường phái Würzburg", những việc đã có ảnh hưởng quyết định đến quan điểm về sư phạm và sau này là đến thuyết nhận thức của ông. Năm 1930 Popper được nhận vào làm thầy giáo tại một trường trung học ở Wien. Ông dạy tại trường này cho đến năm 1935 và cũng trong năm này ông kết hôn với người nữ đồng nghiệp là bà Josefine Anna Henninger. Khi bắt đầu tiếp xúc với "Nhóm Wien" chung quanh Moritz Schlick, Rudolf Carnap và Otto Neurath, Karl Popper bắt đầu đặt bút viết những dòng tư tưởng về triết học của ông. Thế nhưng đặc biệt là Schlick đã tách ly khỏi Popper, người đã phê phán quan điểm thực chứng lôgic và chỉ trích thái độ nóng nảy của ông. Vì thế Popper không còn được mời dự các cuộc họp của Nhóm Wien nữa. Herbert Feigl đã động viên ông tiếp tục viết, việc Popper bắt đầu sau một thời gian lưỡng lự. Trong khoảng thời gian ba năm ông viết một bản thảo mà ngày nay chỉ còn tồn tại một phần. Phần còn lại của bản thảo này được ấn hành năm 1934 dưới dạng rút ngắn với tựa đề Logik der Forschung (Lôgic của việc nghiên cứu) và mãi đến năm 1979 mới được xuất bản dưới tựa đề Die beiden Grundprobleme der Erkenntnistheorie (Hai vấn đề cơ bản của nhận thức luận). Trong thời gian này ông đã tiếp xúc với Werner Heisenberg và Alfred Tarski. Tác phẩm chính về triết học của khoa học "Lôgíc của nghiên cứu" cuối cùng đã được phát hành trong các tập san của "Nhóm Wien" mặc dù trong đó Popper đã phê phán chủ nghĩa thực chứng của nhóm này. Luận bản của Popper đã được thành viên của Nhóm Wien đánh giá như là một tác phẩm thành hình từ các thảo luận của nhóm. Ngày nay, tính khả phản bác được trình bày trong tác phẩm của Popper được xem như là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học hiện đại. Từ 1935 đến 1936 Popper sang Anh một vài tháng, nơi ông gặp gỡ Erwin Schrödinger, Bertrand Russell và Ernst Gombich. Ông đã đàm thoại rất nhiều với Schrödinger và tiếp xúc với Friedrich von Hayek. Tình hình chính trị tại Áo trong thời gian này ngày càng trở nên căng thẳng, vì thế ông đã nhận lời mời giảng dạy tại Canterbury University College trong Christchurch ở New Zealand. Năm 1937 Popper cùng vợ xin nghỉ dạy và di dân đến New Zeeland. Cho đến năm 1945, 16 người thân quyến của ông đã bị Đức Quốc xã giết hại. Ra đời trong thời gian này là tác phẩm The Poverty of Historicism (Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử) cũng như là The Open Society and Ist Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù của nó), tác phẩm đã mang lại cho ông danh tiếng của một nhà chính trị học. Đặc trưng cho các tác phẩm triết học của ông là việc tìm kiếm một tiêu chuẩn đáng tinh cậy cho tính duy lý khoa học. Trong mùa đông 1944/1945 nhờ vào sự giúp đỡ của Friedrich August von Hayek, Popper nhận được lời mời giảng dạy tại der London School of Economics (LSE) and Political Science. Đầu tháng 1 năm 1946 vợ chồng Popper đến London, nơi ông bắt đầu là giáo sư giảng dạy. Song song với đó, từ năm 1949 ông là giáo sư tại trường Đại học London của bộ môn "Lôgíc và phương pháp khoa học". Năm 1965 Popper được Nữ hoàng Elisabeth II phong tước hiệp sĩ. Năm 1969 ông ngưng giảng dạy nhưng vẫn tiếp tục viết sách. Năm 1992 ông được Viện Goethe của Đức trao tặng Huy chương Goethe. Ông là thành viên của Mont Pelerin Society do Hayek thành lập, của Royal Society cũng như là của International Academy of Science. Popper mất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London. Những tác phẩm chính của Popper Logic của khám phá khoa học (1934) Xã hội mở và những kẻ thù của nó (1945) Sự nghèo nàn của Thuyết sử luận (1957) Tri thức khách quan (1972) Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử (1976) Những câu nói nổi tiếng của Karl Popper "Dần dần nghề xây dựng xã hội giống nghề xây dựng công trình vật chất ở chỗ nhìn cứu cánh là nằm ngoài phạm vi công nghệ học". "Khoa học có lẽ là hoạt động duy nhất của con người mà ở đó sai lầm được phê phán một cách hệ thống và... cuối cùng được hiệu chỉnh". "Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra được rằng chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp; rằng tự do quan trọng hơn bình đẳng; rằng nỗ lực đạt được bình đẳng sẽ làm nguy hại tới tự do; và rằng, nếu tự do bị mất, bình đẳng thậm chí là cũng sẽ không còn cho những kẻ mất tự do." Chú thích Popper, Karl Nhà triết học Vương quốc Liên hiệp Anh Nhà triết học khoa học Mất năm 1994 Triết gia thế kỷ 20 Nhà văn Viên
16669
https://vi.wikipedia.org/wiki/Platon
Platon
Platon (, Platōn, "Vai Rộng"), hay còn được Anh hóa là Plato, phiên âm tiếng Việt là Pla-tông, 428/427 hay 424/423 - 348/347 TCN) là nhà triết học người Athen trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, người sáng lập trường phái tư tưởng Platon, và Học viện, cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở thế giới phương Tây. Ông được coi là nhân vật quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây và Hy Lạp cổ đại, cùng với người thầy của ông, Socrates, và học trò nổi tiếng nhất của ông, Aristotle. Plato cũng thường được coi là một trong những người sáng lập ra tôn giáo và tâm linh phương Tây. Những cái gọi là chủ nghĩa Tân Platon của nhà triết học như Plotinus và Porphyry ảnh hưởng rất lớn đến Kitô giáo qua các Giáo Phụ như Augustine. Alfred North Whitehead từng lưu ý: "đặc điểm chung an toàn nhất của truyền thống triết học Châu Âu là nó bao gồm một loạt các chú thích của Plato." Plato là người phát minh ra thể loại đối thoại bằng văn bản và các hình thức biện chứng trong triết học. Plato cũng được coi là người sáng lập ra triết học chính trị phương Tây. Đóng góp nổi tiếng nhất của ông là lý thuyết về hình thức được biết đến bởi lý trí thuần túy, trong đó Plato trình bày một giải pháp cho vấn đề phổ quát được gọi là chủ nghĩa Platon (còn được gọi một cách mơ hồ là chủ nghĩa hiện thực Platon hay chủ nghĩa duy tâm Platon). Ông cũng được nhắc đến trong tình yêu platonic và khối đa diện đều Platon. Những ảnh hưởng về triết học lớn nhất của chính ông thường được cho là cùng với Socrates, Pythagoras tiền Socra, Heraclitus và Parmenides, mặc dù một số tác phẩm của những người đi trước ông vẫn còn tồn tại và phần lớn những gì chúng ta biết về những nhân vật này ngày nay bắt nguồn từ chính Plato. Không giống như tác phẩm của gần như tất cả những người cùng thời với ông, toàn bộ tác phẩm của Plato được cho là vẫn tồn tại nguyên vẹn trong hơn 2.400 năm. Mặc dù mức độ nổi tiếng của chúng dao động trong những năm qua, các tác phẩm của Plato chưa bao giờ thiếu độc giả kể từ khi chúng được viết ra. Tiểu sử Tuổi thơ Gia đình Do thiếu các tài liệu còn sót lại, người ta biết rất ít về cuộc đời và giáo dục ban đầu của Plato. Plato thuộc một gia đình quý tộc và có thế lực. Theo một truyền thống tranh chấp, được tường thuật bởi nhà vẽ hình ảnh Diogenes Laërtius, cha của Plato là Ariston đã truy tìm nguồn gốc của ông từ vua Athens, Codrus và vua của Messenia, Melanthus. Theo truyền thống Hy Lạp cổ đại, Codrus được cho là hậu duệ của thần thoại Poseidon. Mẹ của Plato là Perictione, người mà gia đình ông có kể về mối quan hệ với nhà lập pháp Athen nổi tiếng và nhà thơ trữ tình Solon, một trong bảy nhà hiền triết, người đã bãi bỏ luật Draco (ngoại trừ án tử hình cho tội giết người). Perictione là em gái của Charmides và cháu gái của Critias, cả hai đều là nhân vật nổi bật của Ba mươi bạo chúa, được gọi là Ba mươi, chế độ đầu sỏ ngắn ngủi (404–403 TCN), sau sự sụp đổ của Athens vào cuối Chiến tranh Peloponnesian (431 –404 TCN). Theo một số ghi chép, Ariston đã cố gắng ép buộc sự chú ý của mình đối với Perictione, nhưng mục đích của ông không thành công; sau đó, thần Apollo xuất hiện với anh ta trong một linh ảnh, và kết quả là Ariston bỏ Perictione ra đi. Thời gian và nơi sinh của Platon thì không được biết rõ nhưng chắc chắn một điều là ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và có ảnh hưởng. Theo nhiều nguồn tài liệu cổ, hầu hết các học giả hiện đại tin rằng ông sinh ra ở Athen hoặc Aegina trong khoảng 429 và 423 TCN. Cha ông là Ariston. Theo truyền thống còn tranh cãi, như thông báo của Diogenes Laertius, Ariston có gốc gác từ vua Athena, Codrus, và vua của Messenia, Melanthus. Mẹ của Platon là Perictione, gia đình bà ta có quan hệ rộng rãi với những nhà làm luật Athen nổi tiếng và nhà thơ trữ tình Solon. Perictione là chị của Charmides và là cháu gái của Critias, cả hai nhân vật nổi tiếng của ba mươi bạo chúa cùng với sự sụp đổ của Athen vào cuối chiến tranh Peloponnesian (404–403 TCN).<ref name="TW1">W. K. C. Guthrie, A History of Greek Philosophy, IV, 10* A.E. Taylor, Platon, xiv* U. von Wilamowitz-Moellendorff, Platon, 47</ref> Ngoài Plato himself, Ariston và Perictione còn có ba người con khác, gồm hai trai là Adeimantus và Glaucon, và một gái Potone, là mẹ của Speusippus (cháu trai và là người kế nhiệm Platon đứng đầu học việc Triết học của ông). Theo Cộng hòa, Adeimantus và Glaucon lớn tuổi hơn Platon. Tuy vậy, trong quyển Memorabilia, Xenophon cho rằng Glaucon thì nhỏ hơn Platon. Theo Neanthes, Plato trẻ hơn Isocrates sáu tuổi, và do đó, được sinh ra cùng năm với Pericles, chính khách nổi tiếng của Athen qua đời (429 TCN). Jonathan Barnes coi năm 428 trước Công nguyên là năm sinh của Plato. Apollodorus nhà ngữ pháp của Athens trong Biên niên sử của ông lập luận rằng Plato được sinh ra ở Olympic lần thứ 88. Cả Suda và Sir Thomas Browne cũng tuyên bố rằng anh ấy được sinh ra trong cuộc thi Olympic lần thứ 88. Một truyền thuyết khác kể rằng, khi Plato còn là một đứa trẻ sơ sinh, những con ong đậu trên môi ông khi ông đang ngủ: một sự tăng thêm về sự ngọt ngào của phong cách mà ông sẽ thuyết trình về triết học. Ngoài chính Plato, Ariston và Perictione còn có ba người con khác; hai con trai, Adeimantus và Glaucon, và một con gái Potone, mẹ của Speusippus (cháu trai và người kế vị Plato làm người đứng đầu Học viện). Hai anh em Adeimantus và Glaucon được nhắc đến trong Cộng hòa là con trai của Ariston, và có lẽ là anh em của Plato, mặc dù một số người cho rằng họ là chú. Trong một kịch bản trong Memorabilia, Xenophon đã nhầm lẫn khi đưa ra một Glaucon trẻ hơn Plato rất nhiều. Ariston dường như đã chết trong thời thơ ấu của Plato, mặc dù việc xác định niên đại chính xác về cái chết của ông là rất khó. Perictione sau đó kết hôn với Pyrilampes, anh trai của mẹ cô, người đã nhiều lần làm đại sứ cho triều đình Ba Tư và là bạn của Pericles, thủ lĩnh của phe dân chủ ở Athens. Pyrilampes có một con trai từ cuộc hôn nhân trước, Demus, người nổi tiếng với vẻ đẹp của mình. Perictione sinh con trai thứ hai của Pyrilampes, Antiphon, anh trai cùng cha khác mẹ của Plato, người xuất hiện ở Parmenides. Trái ngược với sự dè dặt về bản thân, Plato thường giới thiệu những người thân ưu tú của mình vào các cuộc đối thoại của mình, hoặc đề cập đến họ một cách chính xác. Ngoài Adeimantus và Glaucon ở Cộng hòa, Charmides có một cuộc đối thoại mang tên anh ta; và Critias có đối thoại trong cả hai tác phẩm Charmides và Protagoras. Những điều này và các tài liệu tham khảo khác gợi ý một lượng lớn niềm tự hào về gia đình và cho phép chúng tôi xây dựng lại cây phả hệ của Plato. Theo Burnet, "cảnh mở đầu của Charmides là sự tôn vinh mối liên hệ của cả [gia đình]... Những cuộc đối thoại của Plato không chỉ là sự tưởng nhớ Socrates, mà còn là những ngày hạnh phúc hơn của chính gia đình ông." Tên Việc nhà triết học trưởng thành này tự xưng là Platon là điều không thể chối cãi, nhưng nguồn gốc của cái tên này vẫn còn nhiều bí ẩn. Platon là biệt danh của tính từ Platýs () 'rộng'. Mặc dù Platon là một cái tên khá phổ biến (31 trường hợp được biết đến chỉ riêng ở Athens), cái tên này không xuất hiện trong dòng họ đã biết của Plato. Các nguồn của Diogenes Laërtius giải thích điều này bằng cách tuyên bố rằng huấn luyện viên đấu vật của ông, Ariston of Argos, gọi ông là "rộng" do ngực và vai của ông, hoặc Plato lấy tên của ông từ bề dày tài hùng biện, hoặc vầng trán rộng của ông. Trong khi nhớ lại một bài học đạo đức về lối sống thanh đạm, Seneca đề cập đến ý nghĩa của tên Platon: "Chính cái tên Platon đã được đặt cho ông ấy vì bộ ngực rộng của ông ấy." Tên thật của Platon là được cho là Aristocles''' ), nghĩa là 'danh tiếng tốt nhất'. Theo Diogenes Laërtius, ông được đặt theo tên của ông nội, như một điều bình thường trong xã hội Athen. Nhưng chỉ có một bia ký của một quý tộc, một archon đầu tiên của Athens vào năm 605/4 TCN. Không có tài liệu nào về một dòng từ Aristocles đến cha của Plato, Ariston. Gần đây, một học giả đã lập luận rằng ngay cả cái tên Aristocles cho Plato cũng là một phát minh muộn hơn nhiều. Tuy nhiên, một học giả khác tuyên bố rằng "có lý do chính đáng để không bác bỏ [ý tưởng rằng Aristocles là tên do Plato đặt] chỉ là một phát minh đơn thuần của những người viết tiểu sử của ông", lưu ý rằng ghi chép đó phổ biến như thế nào trong các nguồn của chúng tôi. Học vấn Các nguồn tài liệu cổ mô tả anh ta là một cậu bé sáng sủa, mặc dù khiêm tốn và xuất sắc trong học tập. Apuleius cho chúng ta biết rằng Speusippus đã khen ngợi sự nhanh trí và khiêm tốn của Plato khi còn là một cậu bé, và "thành quả đầu tiên của tuổi trẻ là sự chăm chỉ và yêu thích học tập". Cha của ông đã đóng góp tất cả những gì cần thiết để mang lại cho con trai mình một nền giáo dục tốt, và do đó, Plato hẳn đã được hướng dẫn về ngữ pháp, âm nhạc và thể dục bởi những người thầy ưu tú nhất trong thời đại của ông. Plato kêu gọi Damon nhiều lần trong nền Cộng hòa. Plato là một đô vật, và Dicaearchus đã đi xa hơn khi nói rằng Plato đã đấu vật trong các trò chơi Isthmian. Plato cũng đã tham dự các khóa học triết học; trước khi gặp Socrates, ông lần đầu tiên làm quen với Cratylus và các học thuyết của Heraclite. Ambrose tin rằng Plato đã gặp Jeremiah ở Ai Cập và bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của ông. Ban đầu Augustine chấp nhận tuyên bố này, nhưng sau đó bác bỏ nó, lập luận trong The City of God rằng "Plato sinh ra một trăm năm sau khi Giê-rê-mi nói tiên tri." Cuộc sống sau đó Plato có thể đã đi du lịch ở Ý, Sicily, Ai Cập và Cyrene. Tuyên bố của Plato là ông đã đến thăm Ý và Sicily ở tuổi bốn mươi và chán ghét cuộc sống nhục dục ở đó. Được cho là đã trở lại Athens ở tuổi bốn mươi, Plato thành lập một trong những trường học có tổ chức sớm nhất được biết đến trong nền Văn minh Phương Tây trên một khu đất ở Grove of Hecademus hoặc Academus. Học viện là một khu đất rộng khoảng sáu stadia bên ngoài phạm vi Athens. Một câu chuyện kể rằng tên của Học viện bắt nguồn từ vị anh hùng cổ đại, Academus; vẫn còn một câu chuyện khác là cái tên này đến từ một chủ nhân cũ của mảnh đất, một công dân Athen có tên là (cũng) Academus; trong khi một tài khoản khác cho rằng nó được đặt tên theo một thành viên của đội quân Castor và Pollux, một người Arcadian tên là Echedemus. Học viện hoạt động cho đến khi bị Lucius Cornelius Sulla phá hủy vào năm 84 trước Công nguyên. Nhiều trí thức đã học tập trong Học viện này, người nổi bật nhất là Aristotle. Trong suốt cuộc đời sau này của mình, Plato bị cuốn vào nền chính trị của thành phố Syracuse. Theo Diogenes Laërtius, Plato ban đầu đến thăm Syracuse khi nó nằm dưới sự cai trị của Dionysius. Trong chuyến đi đầu tiên này, anh rể của Dionysius, Dion of Syracuse, trở thành một trong những đệ tử của Plato, nhưng chính bạo chúa đã quay lưng lại với Plato. Plato gần như phải đối mặt với cái chết, nhưng ông đã sống sót và bị bán làm nô lệ. low Anniceris, một triết gia người Cyrenaic, sau đó đã mua sự tự do của Plato với giá 20 minas, và đưa ông về nhà. Sau cái chết của Dionysius, theo Bức thư thứ bảy của Plato, Dion yêu cầu Plato trở lại Syracuse để dạy dỗ Dionysius II và hướng dẫn học trò này thành một vị vua triết học. Dionysius II dường như chấp nhận lời dạy của Plato, nhưng ông trở nên nghi ngờ Dion, chú của mình. Dionysius trục xuất Dion và giữ Plato ngược với ý con mình. Cuối cùng thì Plato cũng rời Syracuse. Dion sẽ trở lại để lật đổ Dionysius và cai trị Syracuse trong một thời gian ngắn trước khi bị Calippus, một đồng môn của Plato, soán ngôi. Theo Seneca, Plato qua đời ở tuổi 81 cùng ngày ông sinh ra. Suda chỉ ra rằng ông sống đến 82 tuổi, trong khi Neanthes tuyên bố rằng 84 tuổi. Nhiều nguồn đã cho biết về cái chết của ông. Một câu chuyện, dựa trên một bản thảo bị cắt xén, cho thấy Plato đã chết trên giường của ông, trong khi một cô gái trẻ người Thracia thổi sáo cho ông. Một truyền thống khác cho rằng Plato đã chết trong một bữa tiệc cưới. Bản tường thuật này dựa trên sự tham khảo của Diogenes Laërtius với lời kể của Hermippus, một người Alexandria thế kỷ thứ ba. Theo Tertullian, Plato chỉ đơn giản là qua đời trong giấc ngủ. Plato sở hữu một điền trang tại Iphistiadae, theo di chúc ông để lại cho một thanh niên nào đó tên là Adeimantus, có lẽ là một người họ hàng nhỏ tuổi hơn, vì Plato có một người anh trai hoặc chú ruột tên này. Ảnh hưởng Pythagoras Mặc dù Socrates ảnh hưởng trực tiếp đến Plato như được chỉ ra trong các cuộc đối thoại, ảnh hưởng của Pythagoras đối với Plato, hoặc theo nghĩa rộng hơn, những người theo chủ nghĩa Pythagore, chẳng hạn như Archytas dường như cũng rất đáng kể. Aristotle tuyên bố rằng triết học của Plato tuân theo rất chặt chẽ những lời dạy của Pythagore, và Cicero lặp lại tuyên bố này: "Họ nói rằng Plato đã học được mọi điều của Pythagore." Có khả năng cả hai đều bị ảnh hưởng bởi thuyết Orphism, và cả hai đều tin vào metempsychosis, sự chuyển đổi linh hồn. Pythagoras cho rằng tất cả mọi thứ đều là số, và vũ trụ bắt nguồn từ các nguyên tắc số. Ông đưa ra khái niệm hình thức khác biệt với vật chất, và rằng thế giới vật chất là sự bắt chước của một thế giới toán học vĩnh cửu. Những ý tưởng này rất có ảnh hưởng đến Heraclitus, Parmenides và Plato. George Karamanolis lưu ý rằng Numenius chấp nhận cả Pythagoras và Plato là hai thẩm quyền mà một người nên tuân theo trong triết học, nhưng ông coi thẩm quyền của Plato là cấp dưới quyền hạn của Pythagoras, người mà ông coi là nguồn gốc của tất cả triết học chân chính — kể cả của Plato. Đối với Numenius, đó chỉ là Plato đã viết quá nhiều tác phẩm triết học, trong khi quan điểm của Pythagoras ban đầu chỉ được truyền miệng. Theo RM Hare, ảnh hưởng này bao gồm ba điểm: Cộng hòa Platon có thể liên quan đến ý tưởng về "một cộng đồng có tổ chức chặt chẽ của những người cùng chí hướng", giống như một cộng đồng được thành lập bởi Pythagoras ở Croton. Ý tưởng rằng toán học và nói chung là tư duy trừu tượng là cơ sở an toàn cho tư duy triết học cũng như "cho các luận điểm quan trọng trong khoa học và đạo đức". Họ đã chia sẻ một "cách tiếp cận thần bí đối với linh hồn và vị trí của nó trong thế giới vật chất". Platon và toán học Plato có thể đã học theo nhà toán học Theodorus của Cyrene, và có một cuộc đối thoại được đặt tên cho và nhân vật trung tâm của người đó là nhà toán học Theaetetus. Mặc dù không phải là một nhà toán học, nhưng Plato được coi là một giáo viên toán học xuất sắc. Eudoxus của Cnidus, nhà toán học vĩ đại nhất ở Hy Lạp cổ điển, người đã đóng góp phần lớn những gì được tìm thấy trong Các phần tử của Euclid, được dạy bởi Archytas và Plato. Plato đã giúp phân biệt giữa toán học thuần túy và ứng dụng bằng cách nới rộng khoảng cách giữa "số học", ngày nay được gọi là lý thuyết số và "logistic", ngày nay được gọi là số học. Trong tác phẩm đối thoại Timaeus, Plato đã liên kết từng nguyên tố trong số bốn nguyên tố cổ điển (đất, không khí, nước và lửa) với một đa diện (khối lập phương, khối bát diện, khối nhị thập diện và khối tứ diện) do hình dạng của chúng, và các khối này được gọi là các khối đa diện Platon. Khối đa diện thứ năm, khối thập diện, được cho là phần tử tạo nên trời. Heraclitus và Parmenides Hai triết gia Heraclitus và Parmenides, theo con đường được khởi xướng bởi các triết gia Hy Lạp tiền Socrates như Pythagoras, rời khỏi thần thoại và bắt đầu truyền thống siêu hình ảnh hưởng mạnh mẽ đến Plato và tiếp tục cho đến ngày nay. Những đoạn văn rời rạc còn sót lại của Heraclitus cho thấy quan điểm của ông rằng tất cả mọi thứ liên tục thay đổi, hoặc trở thành. Hình ảnh của ông về dòng sông, với dòng nước luôn thay đổi, đã được nhiều người biết đến. Theo một số truyền thống cổ xưa như của Diogenes Laërtius, Plato đã tiếp nhận những ý tưởng này thông qua Cratylus, đệ tử của Heraclitus, người có quan điểm cấp tiến hơn rằng sự thay đổi liên tục đảm bảo sự hoài nghi bởi vì chúng ta không thể định nghĩa một thứ không có bản chất ổn định. Parmenides có một tầm nhìn hoàn toàn ngược lại, tranh cãi cho các ý tưởng về một sự tồn tại không thay đổi và quan điểm cho rằng sự thay đổi là một ảo tưởng. John Palmer lưu ý "sự phân biệt của Parmenides giữa các phương thức tồn tại chính và nguồn gốc của anh ta về các thuộc tính phải thuộc về cái phải, đơn giản như vậy, đủ điều kiện để anh ta được coi là người sáng lập ra siêu hình học hoặc bản thể học như một lĩnh vực nghiên cứu khác biệt với thần học. " Những ý tưởng về sự thay đổi và sự ổn định, hay trở thành và tồn tại, đã ảnh hưởng đến Plato trong việc xây dựng lý thuyết về Hình thức của ông. Cuộc đối thoại tự phê bình nhất của Plato được gọi là Parmenides, kể về Parmenides và học trò của ông là Zeno, người theo sau sự từ chối thay đổi của Parmenides đã tranh luận gay gắt với những nghịch lý của mình để phủ nhận sự tồn tại của chuyển động. Cuộc đối thoại Ngụy biện của Plato bao gồm một người lạ Eleatic, một tín đồ của Parmenides, như một lá chắn cho các lập luận của ông chống lại Parmenides. Trong đối thoại, Plato phân biệt danh từ và động từ, đưa ra một số cách xử lý sớm nhất về chủ ngữ và vị ngữ. Ông cũng lập luận rằng chuyển động và nghỉ ngơi đều "là", chống lại những người theo Parmenides, những người nói rằng nghỉ ngơi là có nhưng chuyển động thì không có. Socrates Plato là một trong những tín đồ trẻ tuổi tận tụy của Socrates. Mối quan hệ chính xác giữa Plato và Socrates vẫn còn là một lĩnh vực tranh cãi giữa các học giả. Plato không bao giờ nói bằng chính lời của mình trong các cuộc đối thoại của mình, và nói như Socrates trong tất cả ngoại trừ Luật. Trong Bức thư thứ hai, nó nói, "không có chữ viết nào của Plato tồn tại hoặc sẽ tồn tại, nhưng những chữ bây giờ được cho là của ông ấy là của một Socrates trở nên đẹp và mới"; nếu Bức thư là của Plato, thì tiêu chuẩn cuối cùng dường như đặt ra câu hỏi về tính trung thực lịch sử của những người đối thoại. Trong mọi trường hợp, Memorabilia của Xenophon và The Clouds của Aristophanes dường như trình bày một bức chân dung Socrates hơi khác so với bức mà Plato đã vẽ. Bài toán Socrate đặt ra câu hỏi làm thế nào để dung hòa các tài khoản khác nhau. Leo Strauss lưu ý rằng danh tiếng của Socrates về sự mỉa mai gây nghi ngờ về việc liệu Socrates của Plato có đang bày tỏ niềm tin chân thành hay không. Aristotle quy cho Plato và Socrates một học thuyết khác về Hình thức. Aristotle gợi ý rằng ý tưởng của Socrates về các dạng có thể được khám phá thông qua việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, không giống như các Dạng của Plato tồn tại bên ngoài và bên ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người. Tuy nhiên, trong các cuộc đối thoại của Plato, Socrates đôi khi dường như ủng hộ một khía cạnh thần bí, thảo luận về luân hồi và các tôn giáo huyền bí, điều này thường được quy cho Plato. Dù sao đi nữa, quan điểm này của Socrates không thể bị gạt ra khỏi tầm tay, vì chúng ta không thể chắc chắn về sự khác biệt giữa quan điểm của Plato và Socrates. Trong Meno Plato đề cập đến Bí ẩn Eleusinian, nói với Meno rằng ông sẽ hiểu câu trả lời của Socrates tốt hơn nếu ông có thể ở lại để bắt đầu vào tuần tới. Có thể là Plato và Socrates đã tham gia vào Bí ẩn Eleusinian. Triết học Siêu hình học Trong các cuộc đối thoại của Plato, Socrates và nhóm những người tranh chấp của ông có điều gì đó muốn nói về nhiều chủ đề, bao gồm một số khía cạnh của siêu hình học. Chúng bao gồm tôn giáo và khoa học, bản chất con người, tình yêu và tình dục. Nhiều hơn một cuộc đối thoại tương phản giữa nhận thức và thực tế, tự nhiên và phong tục, thể xác và linh hồn. Hình thức "Thuyết Platon" và thuyết Hình thức (hay thuyết Ý tưởng) của nó phủ nhận thực tại của thế giới vật chất, coi nó chỉ là hình ảnh hoặc bản sao của thế giới thực. Lý thuyết về Hình thức lần đầu tiên được giới thiệu trong cuộc đối thoại Phaedo (còn được gọi là On the Soul), trong đó Socrates bác bỏ chủ nghĩa đa nguyên của những người như Anaxagoras, sau đó là phản ứng phổ biến nhất đối với Heraclitus và Parmenides, đồng thời ủng hộ "Lập luận đối lập" của hình thức. Theo lý thuyết về Hình thức này, có ít nhất hai thế giới: thế giới biểu kiến của các đối tượng cụ thể, được nắm bắt bởi các giác quan, liên tục thay đổi, và một thế giới không thay đổi và không thể nhìn thấy của các Hình thức hoặc các đối tượng trừu tượng, được nắm bắt bởi lý trí thuần túy (), mà có căn cứ dựa trên những gì rõ ràng. Cũng có thể nói có ba thế giới, với thế giới biểu kiến bao gồm cả thế giới của vật chất và hình ảnh tinh thần, với “cõi thứ ba” bao gồm các Sắc tướng. Vì vậy, mặc dù có thuật ngữ "chủ nghĩa duy tâm Platon", điều này đề cập đến Ý tưởng hoặc Hình thức của Platon, chứ không phải để chỉ một số loại chủ nghĩa duy tâm platonic, một quan điểm thế kỷ 18 coi vật chất là không có thực theo ý muốn. Đối với Plato, mặc dù bị tâm trí nắm bắt, nhưng chỉ có các Hình thức là thực sự có thật. Chú thích Tham khảo Nguồn sơ cấp (Hy Lạp và La Mã của Platon) Apuleius, De Dogmate Platonis, I. See original text in Latin Library. Aristophanes, Ong Bắp cây. See original text in Perseus program. . See original text in Perseus program. Cicero, De Divinatione, I. See original text in Latin library. . See original text in Perseus program. . See original text in Perseus program. . See original text in Perseus program. . See original text in Perseus program. Plutarchus, Pericles. See original text in Perseus program. , V, VIII. See original text in Perseus program. Xenophon, Memorabilia. See original text in Perseus program. Nguồn thứ cấp Đọc thêm Allen, R.E. (2006). Studies in Plato's Metaphysics II. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-18-6 Ambuel, David (2006). Image and Paradigm in Plato's Sophist. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-004-9 Bakalis, Nikolaos (2005). Handbook of Greek Philosophy: From Thales to the Stoics Analysis and Fragments, Trafford Publishing ISBN 1-4120-4843-5 Cadame, Claude (1999). Indigenous and Modern Perspectives on Tribal Initiation Rites: Education According to Plato, pp. 278–312, in Padilla, Mark William (editor), "Rites of Passage in Ancient Greece: Literature, Religion, Society", Bucknell University Press, 1999. ISBN 0-8387-5418-X Corlett, J. Angelo (2005). Interpreting Plato's Dialogues. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-02-5 Derrida, Jacques (1972). La dissémination, Paris: Seuil. (esp. cap.: La Pharmacie de Platon, 69-199) ISBN 2-02-001958-2 Fine, Gail (2000). Plato 1: Metaphysics and Epistemology Oxford University Press, USA, ISBN 0-19-875206-7 Guthrie, W. K. C. (1986). A History of Greek Philosophy (Plato - The Man & His Dialogues - Earlier Period), Cambridge University Press, ISBN 0-521-31101-2 Guthrie, W. K. C. (1986). A History of Greek Philosophy (Later Plato & the Academy) Cambridge University Press, ISBN 0-521-31102-0 Havelock, Eric (2005). Preface to Plato (History of the Greek Mind), Belknap Press, ISBN 0-674-69906-8 Irwin, Terence (1995). Plato's Ethics, Oxford University Press, USA, ISBN 0-19-508645-7 Lilar, Suzanne (1954), Journal de l'analogiste, Paris, Éditions Julliard; Reedited 1979, Paris, Grasset. Foreword by Julien Gracq Lilar, Suzanne (1963), Le couple, Paris, Grasset. Translated as Aspects of Love in Western Society in 1965, with a foreword by Jonathan Griffin Luân Đôn, Thames and Hudson. Lilar, Suzanne (1967) A propos de Sartre et de l'amour , Paris, Grasset. Miller, Mitchell (2004). The Philosopher in Plato's Statesman. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-16-2 Mohr, Richard D. (2006). God and Forms in Plato - and other Essays in Plato's Metaphysics. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-01-8 Moore, Edward (2007). Plato. Philosophy Insights Series. Tirril, Humanities-Ebooks. ISBN 978-1-84760-047-9 Nightingale, Andrea Wilson. (1995). "Genres in Dialogue: Plato and the Construct of Philosophy", Cambridge University Press. ISBN 0-521-48264-X Sayre, Kenneth M. (2006). Plato's Late Ontology: A Riddle Resolved. Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-09-4 Seung, T. K. (1996). Plato Rediscovered: Human Value and Social Order. Rowman and Littlefield. ISBN 0-8476-8112-2 Taylor, A. E. (2001). Plato: The Man and His Work, Dover Publications, ISBN 0-486-41605-4 Vlastos, Gregory (1981). Platonic Studies, Princeton University Press, ISBN 0-691-10021-7 Vlastos, Gregory (2006). Plato's Universe - with a new Introducution by Luc Brisson, Parmenides Publishing. ISBN 978-1-930972-13-1 Zuckert, Catherine (2009). Plato's Philosophers: The Coherence of the Dialogues, The University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-99335-5 Oxford University Press publishes scholarly editions of Plato's Greek texts in the Oxford Classical Texts series, and some translations in the Clarendon Plato Series. Harvard University Press publishes the hardbound series Loeb Classical Library, containing Plato's works in Greek, with English translations on facing pages. Thomas Taylor has translated Plato's complete works. Aspects of antiquity: Discoveries and Controversies by M.I. Finley, issued 1969 by The Viking Press, Inc. Interpreting Plato: The Dialogues as Drama'' by James A. Arieti, Rowman & Littlefield Publishers, Inc. ISBN 0-8476-7662-5 Liên kết ngoài Works available on-line: Works of Plato (Jowett, 1892) Spurious and doubtful works at Dự án Gutenberg Plato complete works, annotated and searchable, at ELPENOR Euthyphro LibriVox recording Ion LibriVox recording The Apology of Socrates, LibriVox recording Quick Links to Plato's Dialogues (English, Greek, French, Spanish) THE DIALOGUES OF PLATO-5 vols (mp3) tr. by B. JOWETT at archive.org Stanford Encyclopedia of Philosophy: Plato Plato's Ethics Friendship and Eros Middle Period Metaphysics and Epistemology Plato on Utopia Rhetoric and Poetry Other Articles: Excerpt from W.K.C. Guthrie, A History of Greek Philosophy, vol. IV, Plato: the man and his dialogues, earlier period, Cambridge University Press, 1989, pp. 8-38 Website on Plato and his works: Plato and his dialogues by Bernard Suzanne Reflections on Reality and its Reflection: comparison of Plato and Bergson; do forms exist? "Plato and Totalitarianism: A Documentary Study" Online library "Vox Philosophiae" Comprehensive Research Materials: Approaching Plato: A Guide to the Early and Middle Dialogues Other sources: Interview with Mario Vegetti on Plato's political thought. The interview, available in full on video, both in Italian and English, is included in the series Multi-Media Encyclopaedia of the Philosophical Sciences . Plato Chủ nghĩa Platon Mất thập niên 340 TCN Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Nhà vật lý Hy Lạp Triết gia chính trị Triết học phương Tây Văn hóa phương Tây
16674
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan%20Thanh%20Gi%E1%BA%A3n
Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 1796–1867), tự Tĩnh Bá (靖伯), Đạm Như (淡如), hiệu Mai Xuyên (梅川), Lương Khê (梁溪); là một quan đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã đàm phán và chấp thuận cắt 3 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Thân thế và sự nghiệp Phan Thanh Giản tự là Tịnh Bá, có một tên tự nữa là Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh vào giờ Thìn ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau là làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tổ phụ của ông là Phan Thanh Tập (có nơi chép là Chỉnh), hiệu Ngẫu Cừ, vốn là người Hoa Nam đời nhà Minh. Khi nhà Minh bị quân Mãn Thanh tràn sang và chiếm được. Gia đình họ Phan cũng như những người không tùng phục nhà Thanh trốn sang Việt Nam, ở tỉnh Bình Định, tổng Trung An, làng Hội Trung. Ở đây, Phan Thanh Tập cưới Huỳnh Thị Học, sinh ra Phan Thanh Ngạn. Năm Tân Mão (1771) nhà Tây Sơn dấy binh nổi dậy chống lại triều đình, Phan Thanh Tập dắt gia quyến vào Nam. Ban đầu gia quyến họ Phan Thanh ở về Trang Tông (thuộc tỉnh Định Tường, Mỹ Tho ngày nay), rồi dời xuống Mân Thít (thuộc trấn Vĩnh Thanh, Vĩnh Long ngày nay), kế đến huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng ở trong tỉnh Vĩnh Long, sau mới dời qua lập nghiệp tại làng Tân Thành, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Lập nghiệp tại làng Tân Thạnh, cất nhà ở gảnh Mù U, bãi Ngao tức Ngao Châu. Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán, hiệu Mai Thự, cưới Lâm Thị Bút người làng Phú Ngãi, tổng Bảo Thuận, sinh ra Phan Thanh Giản giữa lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh chiêu quân kịch lại nhà Tây Sơn. Thanh Ngạn để vợ con ở lại nhà lên tỉnh Vĩnh Long làm Thơ Lại. Năm Mậu Ngọ (1798), lãnh phận sự vận lương trên chiếc thuyền "Hồng Nhật", tới vịnh Đà Nẵng không may gặp bão, thuyền lương trôi đến tận đảo Hải Nam, Thanh Ngạn may mắn còn sống sót, lần về quê quán. Rồi nhờ có nhiều công lao, Thanh Ngạn được thăng chức Thủ Hạp. Năm Nhâm Tuất (1802) Lâm Thị Búp qua đời khi mới 26 tuổi (1776-1802). Phan Thanh Giản mất mẹ lúc chỉ mới 7 tuổi. Và cũng trong năm đó, nhà Nguyễn thống nhất được Nam Bắc, Nguyễn Ánh lên ngôi xưng hiệu là Gia Long. Gia Long năm thứ hai (Quý Hợi 1803), Phan Thanh Ngạn không thể ở vậy nuôi con nên liều cưới người vợ thứ hai là Trần Thị Dưỡng. Người mẹ kế này cũng không đến nỗi khắc nghiệt với Thanh Giản, cho Giản học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi. Năm Ất Hợi (1815), Thanh Ngạn bị vu hãm can án, vì các quan lại ghét Ngạn cang trực. Ngạn bị khép tội phải phạt một năm tù. Thanh Giản bấy giờ đã 20 tuổi, thân hành lên tỉnh, xin vào yết kiến quan Hiệp trấn Lương, nhưng quan không thể nào làm khác được, chỉ an ủi Giản nên cố lo tương lai và hết lòng giúp đỡ cho Giản ăn học. Giản thọ ân. Hằng ngày siêng cần học tập. Ngày hai buổi chả khi nào quên nhân đôi nhân ba giờ vào khám thăm cha, chịu cực khổ thay cha. Các quan lại thấy thế đều cảm động. Chừng Thanh Ngạn mãn hạn tù, Hiệp trấn Lương bèn khuyên Thanh Ngạn nên để Giản ở lại Vĩnh Long mà học cho tiện. Thanh Ngạn vui lòng. Từ ấy, Phan Thanh Giản ở học tại tỉnh, thọ giáo với một người họ Võ (không rõ tên là gì, nhưng chắc chắn không phải là cụ Võ Trường Toản như nhiều người đã nói, vì khi cụ Võ Trường mất năm Nhâm Tý (1792) Phan Thanh Giản còn chưa ra đời) Bấy giờ trong tỉnh lại có một người đàn bà tên là Ân cũng thương Giản hiếu thuận siêng cần, thường cho cơm áo. Thanh Giản lấy làm cảm kích, dốc lòng gắng gổ... Ra làm quan Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam Kỳ. Từ đấy, ông làm quan trải 3 triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hàn lâm viện biên tu, Lang trung bộ Hình (1827), Tham hiệp trấn Quảng Bình (1828), Hiệp trấn Quảng Nam (1828), Quyền nhiếp Tham hiệp trấn Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia nội các (1830), Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu và Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lý tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ bộ thị lang (1839). Dưới triều Minh Mạng, ông đã ba lần bị giáng chức, trong đó có lần ông phải làm "Lục phẩm thuộc viên", tức giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở chốn công đường (1836). Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847). Dưới triều Tự Đức, ông phụ trách giảng dạy và điều khiển trường Kinh Diên, Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, ông được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đó, được phong làm Kinh lược sứ Nam Kỳ. Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên. Thương nghị với người Pháp Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó: 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) phải nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền: "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông. Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại 3 tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã đồng ý cả việc cắt đất lẫn việc bồi thường chiến phí. Do đó mà 2 ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề. Việc chuộc 3 tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông (1863), lúc đầu đoàn sứ thần đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Hoàng đế Napoleon III của Đệ Nhị Đế chế Pháp đã cử Gabriel Aubaret làm lãnh sự ở Vọng Các (Bangkok, Thái Lan), đồng thời đến Kinh đô Huế để đàm phán với Đại Nam một bảng hòa ước mới thay thế Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Giữa năm 1864, Aubaret đến Huế và bắt đầu thảo luận với Phan Thanh Giản về Dự thảo Hòa ước Aubaret, 18/19 điều đã được thông qua và ký sơ bộ, trong đó có điều khoản quan trọng nhất là cho Nhà Nguyễn chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhưng bù vào đó thì phải cho Pháp bảo hộ 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau khi dự thảo của hòa ước mới ký kết được 5 ngày thì Aubaret đã nhận phản lệnh từ chính phủ Pháp, yêu cầu ông không được ký kết hoà ước mới, tiếp tục bảo lưu hoà ước 1862. Thư này được ký và gửi đi bởi Ngoại trưởng Édouard Drouyn de Lhuys, vào ngày 06/06/1864. Vì thế mà mọi nỗ lực của sứ đoàn Phan Thanh Giản trong suốt 2 năm trời coi như đổ sông đổ biển. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu. Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, cho rằng không thể giữ nổi, Phan Thanh Giản đã quyết định giao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24/6/1867) thực dân Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song chờ nửa tháng vẫn không thấy triều đình hồi âm. Lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc phiện hòa với giấm thanh tự sát và qua đời vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão, tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi. Nhà sử học Phạm Văn Sơn cho rằng việc Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát không phải vì hổ thẹn với nhân dân mà chỉ là do sức ép từ các vị quan khác:...Thiếu tá Ansart có gửi cho tham mưu trưởng Reboul một bức thư đề ngày 4-8-1867 có đoạn nói sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây Phan Thanh Giản vẫn không có ý quyên sinh nhưng vì áp lực của một số quan lớn mà Phan phải dùng độc dược. Khi các quan còn có mặt ở Vĩnh Long thầy thuốc Leconia có đưa thuốc giải độc đến để cấp cứu nhưng Phan từ khước. Người ta đã phải lợi dụng những phút Phan bị ngất đi để đổ thuốc cho ông nhưng quá muộn rồi. Ông già đã nuốt quá nhiều thuốc phiện giấm thanh sau nhiều ngày nhịn đói và sầu muộn... Cũng trong bức thư này, Ansart kể rằng người Pháp đã tận lực cứu vị kinh lược miền Tây nên mới đưa thầy thuốc Leconia tới. Có điểm đáng chú ý: Sau khi các quan rời Vĩnh Long thì Phan không những chịu uống thuốc giải độc mà còn thiết tha sống là đằng khác. Phan luôn hỏi cha Mac: "Tôi có thoát chết được không Cha." Ngoài vấn đề này, Ansart còn nói đến việc Phan gửi ông ta vài ngàn quan tiền Pháp để chi dụng vào việc học hành của các cháu (cháu gọi bằng ông) ở Sài Gòn vài ngày trước khi Phan trút hơi thỏ cuối cùng. Soái phủ Pháp là Pierre-Paul de La Grandière sai đưa linh cữu ông với đoàn binh hộ tống về Bảo Thạnh an táng. Mộ ông rất khiêm nhường, đề 7 chữ Nho: Lương Khê Phan lão nông chi mộ (梁溪潘老農之墓), giao cho Phan Đôn Hậu và Phan Đôn Khải chăm nom. Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn miếu Vĩnh Long. Nhận định Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ từ 1857 đến 1863 và cũng là một trong những người chống đối dự án triệt binh của Pháp ra khỏi Nam Kỳ. Năm 1864, Reunier xuất bản dưới bút hiệu H.Abel hai quyển sách là La question de Cochinchine au point de vue des interets Francals và Solution pratique de la quesstion de Cochin-chine, trong đó ông đã có nhận xét về Phan Thanh Giản như sau: Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta... trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà... Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau: Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông... Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931... với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình... Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng. Thái độ với Pháp Trong cơn nước biến khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, thái độ chủ hòa, đề nghị người Việt đầu hàng, không kháng cự của ông khiến không ít người đã phê phán. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp, cùng với Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn đã ký với Bonard và Palanca một hiệp ước gọi là Hòa ước Nhâm Tuất (1862), cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong 10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Sài Gòn. Trước đó, vua Tự Đức dặn rằng có thể chấp thuận bồi thường chiến phí chứ tuyệt đối không được cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp. Biết tin Phan – Lâm không làm theo lời dặn, vua Tự Đức đã trách mắng: “Ôi con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế”. Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, Triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. “Phan Thanh Giản thủy chung lời nói không xứng với việc làm, đem học vấn danh vọng một đời trút sạch xuống biển Đông, thực là táng tận lương tâm, quá đỗi phụ ơn.”. Mãi đến 19 năm sau (1886), dưới thời Pháp thuộc, ông được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ. Việc vua Đồng Khánh khôi phục chức vị cho Phan Thanh Giản có lẽ là do sức ép của Pháp, vì chính Đồng Khánh cũng là ông vua do Pháp đưa lên ngôi để có danh nghĩa chống lại vị vua yêu nước Hàm Nghi. Cũng có những trí thức đương thời thì tỏ ra thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi lòng cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu: Non nước tan tành hệ bởi đâu?Dàu dàu mây bạc cõi Ngao châu Ba triều công cán đôi hàng sớSáu tỉnh cương thường một gánh thâu Trạm Bắc ngày chiều tin điệp vắngThành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu Minh tinh chín chữ lòng son tạc,Trời đất từ rày mặc gió thu.Phó đô đốc La Grandière, chỉ huy quân đội Pháp trong chiến dịch chiếm đóng 3 tỉnh Tây Nam Kỳ năm 1867 đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng Phan Thanh giản qua bức thư điếu tang gửi gia đình ông:"Cái kỷ niệm rất đáng kính phục mến yêu quan lớn Phan thì người Pháp hằng ghi vào lòng, dầu cho sự ghen ghét của kẻ nghịch cũng không làm phai được. Đối với triều đình thì trừ ra một mình quan lớn Phan là thấy rõ đâu là ích lợi nước nhà, vì chẳng muốn sai cái chủ nghĩa (?) và ngồi xem kết quả nguy vong cho nước Nam nên quan lớn Phan mới đành lòng tự tử. Bức thư này tỏ lòng thương tiếc và tôn kính của bản chức, xin hãy tin chắc rằng người Pháp hằng bền một lòng trân trọng đối với quan lớn Phan và gia quyến của ngài... Bản chức hứa hết lòng bao bọc cho con cháu quan lớn Phan, ai muốn tước Lộc chi bản chức sẽ xin cho vừa ý..."Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, lúc đó Phan Thanh Giản với chức Kinh lược toàn quyền quân sự và dân sự ba tỉnh miền Tây, song ông đã đầu hàng. Theo lệnh của La Grandière, Phan gởi công thơ cho quan Tổng đốc An Giang, Hà Tiên như sau:Hỡi các quan và dân chúng!… Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ: “Mình còn ngốc khi mình đánh người Phú lang sa bằng võ khí, cũng như con nai con muốn bắt con cọp. Mình lại kéo về phe mình một cách vô ích những tai họa lớn, để tai hại ấy đè lên đầu dân mà trời đã giao cho mình chăn. Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại…”Trong văn bia tại lăng mộ, vua Tự Đức kết tội những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước với Pháp (trong đó Phan Thanh Giản dẫn đầu), rằng "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết..."Vua Tự Đức còn có kết luận rằng: "Hai ngươi (chỉ Phan và Lâm) không chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân của vạn thế." Tuy vậy ông có hai con trai là Phan Tôn (1837 - 1893) và Phan Liêm (1833 - 1896), đều nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ bán nước. Sau năm 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đã bị đổi thành tên khác. Tác phẩm Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị Lương Khê thi thảo Lương Khê văn thảo Sứ Thanh thi tập Tây phù nhật ký Ước Phu thi tập Tích Ung canh ca hội tập Sứ trình thi tập Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên) Minh Mạng chính yếu (Chủ biên) Tên đường phố Từ sau năm 1939, tại Sài Gòn đã có một con đường nhỏ mang tên đường Phan Thanh Giản. Đến ngày 22 tháng 3 năm 1955, nhà cầm quyền cho đổi tên thành đường Ngô Tùng Châu. Ngày 4 tháng 4 năm 1985, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại lần nữa quyết định đổi tên thành đường Lê Thị Riêng cho đến ngày nay. Cuối năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Mặt trận Việt Minh đã cho đổi tên đường trước đây mang tên người Pháp thành đường phố mang tên danh nhân người Việt Nam, trong đó có đường Phan Thanh Giản ở thành phố Hà Nội (nay là đường Lê Phụng Hiểu) và ở thành phố Hải Phòng (nay là đường Ký Con). Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm lại được các thành phố này vào cuối năm 1946 thì tên đường Phan Thanh Giản cũng bị mất đi và trở lại bằng các tên đường mang tên người Pháp như cũ. Sau đó, chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu vốn trực thuộc khối Liên hiệp Pháp cũng cho đặt tên đường phố mang tên Phan Thanh Giản tại các thành phố này trên cơ sở một lần nữa xóa bỏ tên đường cũ mang tên người Pháp. Cụ thể, từ đầu năm 1951, tại thành phố Hà Nội lại có đại lộ Phan Thanh Giản và đến năm 1954 thành phố Hải Phòng cũng có đại lộ Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, sau năm 1955 ở Hải Phòng con đường này đã đổi tên thành đường Cù Chính Lan cho đến nay; và tại Hà Nội đến năm 1964 thì đường Phan Thanh Giản cũng đổi tên thành đường Nguyễn Hữu Huân cho đến ngày nay. Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó bao gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định) có tới hai con đường mang tên Phan Thanh Giản: Tại Đô thành Sài Gòn cũ, từ ngày 22 tháng 3 năm 1955 đường Phan Thanh Giản chính thức được đặt tên cho một trong những tuyến đường lớn và dài nhất. Ngày 14 tháng 8 năm 1975, đường này bị thay đổi tên thành đường Điện Biên Phủ (đoạn từ vòng xoay cầu Điện Biên Phủ đến vòng xoay ngã 7) theo Quyết định của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Tại quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định cũ, từ sau năm 1955 đã có một con đường quan trọng mang tên là đường Phan Thanh Giản đi ngang qua khu vực trung tâm quận lỵ Gò Vấp. Mãi cho đến ngày 4 tháng 4 năm 1985, đường Phan Thanh Giản này mới bị thay đổi tên là đường Nguyễn Thái Sơn cho đến ngày nay theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975 có ngôi trường trung học Phan Thanh Giản (dành cho nam sinh) tọa lạc ngay trên đường Phan Thanh Giản. Sau năm 1975, trường này bị đổi tên thành trường cấp 3 An Cư và đến năm 1985 lại đổi tên thành trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm; còn tên đường Phan Thanh Giản bị đổi tên thành đường Phan Đăng Lưu và không lâu sau lại đổi thành tên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, giữ nguyên cho đến ngày nay. Tên đường Phan Thanh Giản vốn có từ trước năm 1975 ở nhiều thị xã, đô thị tỉnh lỵ và quận lỵ (hiện nay gọi là thị trấn, thị xã và thành phố) trên toàn miền Nam, tính từ Quảng Trị cho tới Cà Mau hầu hết đều đã bị thay đổi bằng tên đường khác sau năm 1975, cụ thể như sau: Bạc Liêu: nay là đường Phan Ngọc Hiển Sóc Trăng: nay là đường Lê Hồng Phong Vị Thanh: nay là đường Hải Thượng Lãn Ông Rạch Giá: nay là đường Trần Quang Diệu Sa Đéc: nay là đường Nguyễn Huệ Vĩnh Long: nay là đường 3 tháng 2 Bến Tre: nay là đường Đồng Khởi Trà Vinh: nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Gò Công: nay là đường Lê Thị Hồng Gấm Tân An: nay là đường Phan Văn Đạt Tây Ninh: nay là đường Cách mạng tháng 8 Bà Rịa: nay là đường Nguyễn Đình Chiểu Vũng Tàu: nay là đường Lý Tự Trọng Đà Lạt: nay là đường Lê Thị Hồng Gấm Phan Thiết: nay là một đoạn của đường Chu Văn An Nha Trang: nay là đường Pasteur Pleiku: nay là đường Lê Hồng Phong Kontum: nay là đường Trần Phú Đà Nẵng: nay là đường Hoàng Văn Thụ Huế: nay là đường Lê Quý Đôn Tuy nhiên, tại một số đô thị ở miền Nam, tên đường Phan Thanh Giản vẫn được giữ lại và không bị xóa tên từ trước năm 1975 cho đến ngày nay, cụ thể như tại Mỹ Tho, Lái Thiêu, Trà Ôn, Tân Châu, Giá Rai. Gia thế Phan Thanh Tập (nội tổ phụ - ông nội), Huỳnh Thị Học (nội tổ mẫu - bà nội). Phan Thanh Ngạn (thân phụ - cha ruột), Lâm Thị Búp (thân mẫu - mẹ ruột), Trần Thị Dưỡng (kế mẫu - mẹ kế), Phan Thanh Diệu (bào đệ - em ruột cùng mẹ). Trần Thị Hoạch (phu nhân - vợ), Phan Liêm (trưởng nam - con thứ 2 (còn 1 người con gái lớn), tục miền Nam gọi con đầu lòng là thứ hai, nên ông được gọi là cậu ba), Phan Tôn (thứ nam - con trai nhỏ). Ảnh Chú thích Sách tham khảo GS. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển(tập 2). Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1966. Nguyễn Huệ Chi, trong Từ điển văn học'' (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Liên kết ngoài Một công trình sử học mới: Phan Thanh Giản với bản án được tuyên sau cái chết Khi viết sai lá minh tinh, Phan Thanh Giản tự kết tội mình? Người Bến Tre Tiến sĩ nhà Nguyễn Đại học sĩ triều Nguyễn Nhà ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn Người Minh Hương Người Mân Nam Quan lại nhà Nguyễn Người tự sát ở Việt Nam Nhà Nho Việt Nam
16676
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20T%E1%BB%99
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ (chữ Hán: 阮長祚, 1830? – 1871), còn được gọi là Thầy Lân, là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Thân thế và sự nghiệp Ông sinh ra trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu (xã Hưng Trung), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm. Những năm học tập Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng như Tú Giai ở Bùi Ngọa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc (huyện Lộc Hà, Nghệ An). Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay là toà giám mục Xã Đoài thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp ông có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây. Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng tránh nạn "phân tháp" (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước). Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng Kông) và một số nơi khác... Làm phiên dịch cho quân Pháp Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đô đốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòn cộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình. Sau đó, ông Tộ nhận làm "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm... Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc. Hết lòng vì đất nước Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... nên đến đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận". Nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định: Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864 ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao. Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế (từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 1864), ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ để thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ông viết "Lục lợi từ" (còn có tên "Dụ tài tế cấp bẩm từ", tháng 6 năm 1864) rồi gửi lên Triều đình, nhưng sau đó cũng không được phúc đáp. Ông đã viết bài tấu lên vua "Người da trắng nếu ta đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với mình. Còn nếu không, họ sẽ chiếm nước ta thành thuộc địa, giống như người da đen". Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay. Thành công ấy đã làm cho tiếng tăm Nguyễn Trường Tộ lan rộng. Khoảng năm 1864, ông được người Anh mời sang dự một hội nghị khoa học ở Anh, nhưng bị họ Phạm ngăn cản không cho liên lạc với người Anh. Khoảng cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp một số văn bản gửi lên vua và triều đình. Ông nói rằng: "Những người phương Tây nếu được đối đãi tử tế cũng sẽ đối đãi tử tế với mình, còn nếu không họ sẽ chiếm làm thuộc địa giống như các nước ở châu Phi", nhưng chưa kịp gửi lên triều đình thì bị họ Phạm ngăn cản. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" (tháng 2 năm 1865) và "Khai hoang từ" (tháng 2, 1866). Sau đó, Nguyễn Trường Tộ được triệu ra Huế để giải quyết vụ tàu London. Về vụ việc này, sách Đại Nam thực lục kể đại ý như sau: "Trước đây, Hoàng Văn Xưởng đi Hương Cảng có đặt mua tàu London. Không ngờ bị Phô Na (chủ hãng tàu) lừa dối, tàu đã cũ nát, chưa đi tới nơi thì đã bị sóng gió làm hư hại. Sau khi sửa chữa ở Gia Định, họ đưa tàu đến cửa Thuận An (Huế) bắt phải mua. Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An (ngày 10 tháng 4 năm 1866). Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành (viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866), thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình... Mặc dù vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không nản chí. Về tới Nghệ An, việc đầu tiên ông làm là viết thư cho Triều đình để báo tin về việc Giám mục Gauthier nhận lời đi Pháp để mua các thứ cần thiết về mở trường kỹ thuật ở Huế. Sau đó, ông được lệnh đi cùng Giám mục Gauthier ra Huế để chuẩn bị đi Pháp. Khi ấy là giữa tháng 8 năm 1866. Trong khoảng 3 tháng ở quê nhà, ông giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt ở Hưng Nguyên. Truyện "Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ" kể: Năm Tự Đức 19, Bính Dần (1866), ngũ nguyệt (tháng 5), Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh Sắt... Người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào... Kênh hoàn thành, ông Tộ có làm bài thơ mừng Kênh Sắt. Ngày 17 tháng 8 năm 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier và Linh mục Nguyễn Điều tới Huế. Lần này, Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức tiếp kiến ở nhà Tả Vu trong Tử Cấm thành (Huế), được hỏi han nhiều điều, và được nhà vua nghe theo. Ngày 15 tháng 9 năm đó, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ đi tàu của nhà vua vào Sài Gòn, và ở đó chờ tàu. Trong thời gian lưu lại, hai ông đã có những cuộc tiếp xúc với Đô đốc La Grandière và Lãnh sự Tây Ban Nha để nắm tình hình theo yêu cầu của Triều đình. Sau đó, Nguyễn Trường Tộ đã có sáu bản báo cáo gởi về Huế. Qua các văn bản này, ông trình bày cho Triều đình thấy là có một khác nhau giữa ý đồ của Pháp soái (tức Đô đốc La Grandière) ở Sài Gòn và chính sách của chính phủ ở Pháp. Pháp soái thì muốn bằng mọi cách thôn tính hoàn toàn sáu tỉnh Nam Kỳ và áp đặt trên phần đất còn lại của Việt Nam một hiệp ước bảo hộ; trong khi ấy ở chính quốc, thì có nhiều dư luận chống đối các cuộc phiêu lưu quân sự ở các vùng đất xa xôi... Ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’Orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc... để lập trường học kỹ thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp. Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam. Theo Linh mục Trương Bá Cần (tác giả sách Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo), thì có lẽ Nguyễn Trường Tộ đã theo Giám mục Gauthier sang Rôma (Ý), rồi được vào chầu Giáo hoàng Piô IX nhân chuyến đi này. Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân (bác sĩ Hemaiz) và một người thợ máy (tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được). Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học kỹ thuật trên mảnh đất đã đề nghị (nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế)... Theo tờ tấu của Viện Cơ mật đề ngày 4 tháng 3 năm 1868, thì sau đó các thành viên trong đoàn đều được nhà vua ban thưởng tiền và lụa... Đi Pháp về, trong thời gian từ cuối tháng 2 cho tới cuối tháng 4 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho Triều đình ít nhất là 9 văn bản. Ngoài văn bản đầu tiên (sau khi về tới Huế), nói về việc mở trường và phát triển đất nước, hầu hết các văn bản khác đều xoay chung quanh vấn đề sứ bộ đi Pháp. Bởi Triều đình vua Tự Đức lúc bấy giờ chỉ quan tâm tới việc làm sao lấy lại được 6 tỉnh Nam Kỳ đã mất vào tay Pháp. Sau những cuộc thương thuyết không thành công giữa Trần Tiễn Thành và Đô đốc Lagrandière tại Sài Gòn cuối tháng 1 năm 1868, vua Tự Đức nhất định cử một phái bộ sang Pháp để điều đình với chính phủ Pháp. Đối với vấn đề quan trọng này, quan điểm trước sau như một của Nguyễn Trường Tộ là phải tự lực tự cường để lấy lại phần đất đã mất, chứ không thể van xin nài nỉ. Tuy nhiên, ông vẫn sẵn sàng đi theo sứ bộ và đã có những kiến nghị rất cụ thể cho chuyến đi. Khoảng giữa tháng 3 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ được cấp phát ngựa và chi phí về Nghệ An thăm mẹ già trước lúc lên đường sang Pháp. Tuy nhiên, sau khi trở lại Huế, ông đổi ý, kiến nghị với Triều đình là không nên sai sứ bộ sang Pháp điều đình mà chỉ nên gởi sứ bộ vào Sài Gòn thương thuyết. Việc đi Pháp vì thế phải đình hoãn không thời hạn. Ngày 18 tháng 4 năm 1868, Bộ Lễ lại cấp phép cho Nguyễn Trường Tộ trở về Nghệ An. Trước đó, ngày 7 tháng 4 năm 1868, Giám mục Gauthier cũng đã lên đường trở về Xã Đoài vì thấy việc mở trường kỹ thuật không được nói tới nữa. Về lại Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ bắt tay vào việc vận động dân vùng Xuân Mỹ (Nghệ An) thường xuyên bị úng lụt đến nơi ở mới, đồng thời xây cất Nhà Chung Xã Đoài. Trong những năm này, ông vẫn đều đặn gửi lên triều đình Huế các bản điều trần về thời sự. Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy. Ngày 28 tháng 12 năm 1870, trong bản tấu của Viện Cơ mật dâng lên vua Tự Đức có đoạn: ..."Bọn thần tuân phụng xét duyệt các khoản mật trần của Nguyễn Trường Tộ thấy y cũng có lòng với ta và chính lúc này là lúc có thể thừa cơ hội được. Ý kiến của bọn thần cũng đồng với các lý lẽ của thần Trần Tiễn Thành tâu xin. Nhưng xét vì đây là việc quân quốc trọng sự cần phải bàn thảo kín đáo kỹ lưỡng mới bảo đảm không nguy hiểm trở ngại sau này. Nay bọn thần chưa giáp mặt y bàn tính mà đã nội giao cho y qua các nước thám sát những việc cần phải làm, lỡ ra có chỗ nào chưa được chu đáo, sợ sẽ sinh trở ngại. Vậy xin cho Bộ Lễ lấy lý do phái đem người qua Tây học tập, khẩn tư cho tỉnh thần Nghệ An lập tức cấp ngựa, sức y lên kinh ngay để bọn thần ở Viện Cơ mật và Tòa Thương Bạc đối diện hỏi bọn y xem suy tính cơ nghi như thế nào cho được chu thỏa. Bọn thần sẽ suy nghĩ chín chắn đôi ba lần và phúc tâu đầy đủ. Vậy dám xin có lời tâu bày, đợi chỉ tuân hành." Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện... Qua đời Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì ông đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi. Con ông là Nguyễn Trường Cửu, trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ chỉ nói ngắn gọn rằng: "Qua năm sau, Tự Đức 24 (1871), ngày 10 tháng 10, ông Tộ làm câu thơ rằng: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ" (Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm) đoạn thì qua đời. Thọ 41 tuổi". Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết bao tử. Riêng Giám mục Gauthier cho rằng ông bị đầu độc. Trong một thư đề ngày 1 tháng 11 năm 1871, vị Giám mục này viết: "Người Giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là Kiến trúc sư (...) đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc". Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ban đầu, phần mộ của ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300 m. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Nguyễn Lân đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ. Trong đó bao gồm 110 đồng là tiền bán 900 quyển "Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh. Ngày 21 tháng 1 năm 1992, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1.062 m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành một khu lăng mộ hoàn chỉnh. Vợ, con Không biết chắc Nguyễn Trường Tộ đã lập gia đình lúc nào. Có thể là trong khoảng thời gian ông trở về Nghệ An, sau khi các dự án canh tân của ông gởi vua Tự Đức bị chống đối nên bị bỏ dở (sau tháng 4 năm 1868). Con ông gồm một trai, một gái. Người con gái lấy chồng ở một làng kế cận. Người con trai là Nguyễn Trường Cửu (ông mất khi Trường Cửu mới được 18 tháng), có tư chất thông minh, được học hành, thường được gọi là "Đồ Cửu". Ông Cửu mất vào khoảng năm 1942, và đã để lại tác phẩm Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm Kể từ khi về nước (khoảng 1861) cho đến năm cuối đời (1871), Nguyễn Trường Tộ đã đều đặn gửi lên vua Tự Đức và triều đình Huế các bản điều trần và phúc trình về thời sự. Đáng chú ý có: Hòa từ (Bàn về hòa) gửi tướng Nguyễn Bá Nghi (1861) Tế cấp luận (Bàn về những việc khẩn cấp, tháng 3 - 4 năm 1863, hiện chưa tìm thấy) Giáo môn luận (Bàn về việc tự do tôn giáo, 26 tháng 3 năm 1863) Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ). Đây là bài "Hòa từ" được sửa chữa lại (1863) Điều trần (7 tháng 5 năm 1863) Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864) Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865) Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866) Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866) Báo cáo về việc gặp viên Lãnh sự Tây Ban Nha (1866) Kế ly gián giữa Anh và Pháp (1866) Điều trần về hội nước ngoài (1866) Phúc trình về việc ký hợp đồng với các hội nước ngoài (gửi về khi sang Pháp năm 1867) Về tám điều cần bàn gấp (gửi về khi sang Pháp năm 1867) Điều trần về việc tiễu trần giặc biển (tháng 8 năm 1868) Điều trần về việc tái tu võ bị (1869) Kế hoạch nội công ngoại kích thu hồi sáu tỉnh Nam Kỳ (tháng 11 năm 1870) Bổ sung kế hoạch sai sứ đi Tây và đánh úp Gia Định (tháng 11 năm 1870) Bàn về việc cho Pháp thông thương để đổi lại sáu tỉnh (tháng 2 năm 1871) Kế hoạch thương nghị với Pháp và vận động sự giúp đỡ của các nước khác (tháng 2 năm 1871) Kế hoạch vay tiền để dùng vào việc binh (tháng 2 năm 1871) Về việc gửi học sinh sang Singapore học sinh ngữ (tháng 2 năm 1871) Về việc nhờ Giám mục Hòa giúp lấy lại 6 tỉnh (tháng 3 năm 1871) Tu võ bị (bàn về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng, tháng 5 năm 1871) Về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nước (tháng 8 năm 1871) Về việc nông chính (tháng 8 năm 1871), v.v... Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ còn để lại một số di cảo thơ. Tóm tắt nội dung các bản điều trần Nguyễn Trường Tộ đã liên tiếp gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần (theo tập hợp của Linh mục Trương Bá Cần) đề xuất canh tân xây dựng đất nước. Nội dung các bản điều trần đề cập đủ mọi lĩnh vực. Tóm tắt các mặt chủ yếu: Về chính trị: Ông trình bày những chiến lược cơ bản, về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ ("Thiên hạ phân hợp đại thế luận", 1863) và đề xuất "Kế ly gián giữa Anh và Pháp" (1866). Không hề ảo tưởng về dã tâm của thực dân Pháp, nhưng ông rất sáng suốt chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp, gợi ý với nhà vua về lợi ích lớn của việc "Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác" (1871)... Về nội chính: Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng... Về tài chính: Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,... Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài... Về kinh tế: Ông đề nghị chấn hưng "nông, công, thương nghiệp" để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy.... Về học thuật: Ông đề nghị cải cách "việc học, việc thi" để chọn được nhân tài hữu ích. Không nên tiếp tục lối học "máy móc, tín điều" kiểu Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính... Về ngoại giao: Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như Anh, Tây Ban Nha... Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài... Về võ bị: Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước... Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v... Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại. Nhận xét Vũ Ngự Chiêu, Tiến sĩ sử học:...Cuộc đời Nguyễn Trường Tộ phần lớn gồm những mẩu truyền kể khó kiểm chứng... Điều có thể kiểm chứng là Nguyễn Trường Tộ từng theo hầu Giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu), người cai quản giáo phận Xã Đoài (Nghệ An). Chi tiết thứ hai là Nguyễn Trường Tộ đã theo Gauthier lưu lạc qua Hong Kong, rồi trở lại Sài-gòn năm 1861 trên hạm đội của Charner. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi thì: Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã nói lên rất rõ tấm lòng yêu nước thiết tha của ông. Ông tin tưởng vào triển vọng canh tân của Nhật Bản, đặt hết hy vọng vào thế hệ trẻ được đào tạo bằng thực nghiệp có thể làm mạnh thế nước... Tuy chưa có ý thức thay thế thể chế phong kiến bằng một thể chế dân chủ, bởi tình thế đất nước chưa có phép làm điều đó, nhưng tư tưởng của ông đã tiến rất gần các nhà tư tưởng tiến hóa luận của phương Tây. Có thể nói, ông đã gợi ra cho người lãnh đạo đất nước những cách nghĩ, cách nhìn cởi mở và táo bạo mà hàng thế kỷ về sau vẫn đáng để suy gẫm. Tóm lại, ông quả là một con người có trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, có khả năng ứng dụng vào thực tế vốn liếng tri thức uyên bác cũng như những điều mình sở đắc. Tiếc thay, ông lại "sinh không gặp thời", do đó ông đã không thực sự đóng một vai trò nào trong lịch sử, ngoài vai trò "làm chứng về tấm lòng của một con người, về vận hội của một đất nước.<blockquote>Về đóng góp cho văn học Việt, ông đã để lại một lối văn mang phong cách "chính luận - trữ tình": vừa phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắt bén, khúc chiết trong phân tích (chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy lôgic phương Tây); nhưng cũng vừa thấm đẫm cảm hứng trữ tình của tác giả (vì ông phơi trải hết lòng mình), nên có sức thuyết rất mạnh. Ngoài ra, ông còn để lại một số di cảo thơ. Nhìn chung thơ ông mang phong cách trữ tình khoáng đạt, và có thể chia thành hai mảng: những bài "tức cảnh, sinh tình" và những bài "Ngôn chí, tự tình"...</blockquote> Trích thêm ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: ...Tôi không đi vào khía cạnh "đổi mới tư duy" mà ông kiên trì, tôi chỉ muốn nhấn mạnh những kiến nghị vì lợi ích của đất nước, mà với tư cách một tín đồ đạo Công giáo đang bị Triều đình ngược đãi, dân chúng nghi kỵ, ông không ngần ngại trình bày, hy vọng nhà vua đảo ngược thế cờ, chuyển nguy thành an, chuyển yếu thành mạnh, chuyển lạc hậu thành tiên tiến cho cả quốc gia, bấy giờ, đứng trước khả năng sụp đổ không phải khó thấy.Nguyễn Trường Tộ là một trí thức - theo nghĩa gần với hiện đại. Phân tích kỹ các "điều trần", chúng ta dễ dàng phát hiện tính "không tưởng" ở một số chủ trương của Nguyễn Trường Tộ - Ông nóng vội và nhất là ông không biết cơ chế của triều Tự Đức không bao giờ cho phép suy nghĩ của ông trở thành hiện thực bởi chúng đụng đến bức tường lạc hậu kinh khủng về học vấn, về khoa học, sự mụ mẫm trong đầu các quan lại cao cấp, kể cả đấng chí tôn - nhưng ông vẫn không mệt mỏi. Tấm lòng yêu nước thúc đẩy ông. Ta quý Nguyễn Trường Tộ ở chỗ đó... Và của GS. Nguyễn Hữu Tá: ...Ở tuổi 30, Nguyễn Trường Tộ đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Với tiềm lực chất xám rất quý như thế, nếu ông được tin dùng, được tạo điều kiện để hoạt động, tình thế có thể sẽ rất khác. Bi kịch của Nguyễn Trường Tộ, ngẫm ra là một nghịch lý khó tin nhưng có thật. Yêu nước nhưng không được giúp nước vượt qua đại họa ngoại xâm; thực sự có tài năng xuất chúng nhưng vấp phải vật cản quá lớn – sự trì trệ bảo thủ, dị ứng với chủ trương duy tân, tự cường của triều đình Tự Đức và sự nghi ngờ dai dẳng của họ với những người tin theo Công giáo.Bi kịch lớn lao ấy bình thường ra có thể nhấn sâu những con người nặng lòng với đất nước vào tình trạng trầm cảm, u uất, bế tắc. Nhưng với Nguyễn Trường Tộ thì không. Ông đã bộc lộ một phẩm chất đáng tôn trọng: sự kiên trì nhẫn nại – nhẫn nại đến mức phi thường. Trong vòng 10 năm (1861 – 1871), Nguyễn Trường Tộ liên tục gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế rất nhiều bản điều trần. Riêng Linh mục Trương Bá Cần đã tập hợp được 58 bản và công bố trong tập Nguyễn Trường Tộ – con người và di thảo. Gửi mà không có hồi âm, nhưng lại tiếp tục gửi nữa. Đề tài không lặp lại, nội dung hết sức phong phú đề cập đến hầu hết những vấn đề chiến lược ở tầm "quốc sách"... Vinh danh Nguyễn Truờng Tộ, tên ông được đặt cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam. Văn Nguyễn Trường Tộ Giới thiệu hai đoạn văn, để hiểu phần nào lối văn nghị luận và tấm lòng yêu nước của ông.Trần tình (trích):...Vì tôi là kẻ tự biết rõ mình, thấy mình một cách chính xác, bao nhiêu những việc thế tình nham hiểm, hoạn hải ba đào không việc gì không biết nên mới cam tâm chịu ba tội ấy (tức là tội thân phận hèn mọn dám nói việc cao xa, tội "ở trong vòng của quân địch mà lại ôm chí khác" và tội bị nghi kị mà vẫn hiến dâng ý kiến) chuốc lấy mối lo không phải phận sự của mình, ôm lấy những việc khó làm, chỉ đó mới có thể giữ được. Người xưa xét người không xét ở thành bại mà xét ở chỗ có hay không có tấm lòng. Có lòng mà gặp thời đắc dụng là điều may. Có lòng mà gặp thời không tốt, đến phải cô quạnh không chỗ nương thân lại còn mắc tội là điều rất không may. Nhưng nếu lấy điều khoan dung nhân hậu mà xét, thì nhìn vào lầm lỗi của một người có thể biết được lòng nhân hậu của người đó. Huống chi tôi nay như con cá voi ở giữa bể, trong gia đình không hệ luỵ vợ con, ngoài xã hội không lo bị cấm chế, thế mà biết nhớ về cố đô căm giận quân thù (…) việc đời được mất vinh nhục tôi đều xem như ngoại vật, chỉ cần bảo toàn lấy cái điều rất quý ở nơi mình là đủ rồi, nhưng thấy người có việc bất bình cũng phải tuốt gươm cứu giúp, mà bản tâm không mong người báo ơn. Chỉ khi nào không mong người báo đáp, người ta mới làm được những việc phi thường, khẳng khái. Tôi xin dâng mấy bài "Thiên hạ phân hợp đại thế luận", "Tế cấp luận", "Giáo môn luận"… để cho ngụm nước nơi vũng chân trâu nhờ sông ngòi có thể chảy thấu ra biển cả. Được thế thì nước đổ qua trăm dặm may ra có thể giúp ích được ít nhiều. Như thế, tôi dẫu chết vùi nơi nơi chốn mường mọi cũng tỏ được tấm lòng không quên nguồn gốc...Thiên hạ đại thế luận (trích):...Hiện nay tình hình trong nước rối loạn... tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi, trong Triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ hận đời ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn núp nơi thao dã, chính là lúc Thắng, Quảng sẽ thừa cơ nổi dậy. Thế mà sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại "cháy nhà vạ lây". Thật đúng như câu nói: "đào ao đuổi cá", "nối giáo cho giặc". Cây cối trước hết tự nó hủ mục sau mới bị sâu đục; nước mình trước hết không biết tự giữ thể diện thì người ta mới khinh mình; dân loạn bên trong, rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế loạn không phải chỉ từ bên ngoài mà ở ngay trong nước vậy. Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng thuế nạp tô, để mong được sống yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người đó để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ mà bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc. Cho nên mới nói: không sợ thế giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc. Lòng người đã rời rạc, đã muốn chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ mà chạy, ai ở đó chịu chết mà giữ cho!...Xem thêm Phêrô Trương Bá Cần Nguyễn Lộ Trạch Trần Tiễn Thành Sách tham khảo Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ – con người và di thảo. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002. Nguyễn Huệ Chi, mục từ: "Nguyễn Trường Tộ" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân từ điển (quyển 2). Nhà xuất bản Hồng Thiêng, Sài Gòn, 1967. Nhóm Nhân văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam'' (tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007. Chú thích Liên kết ngoài Nguyễn Trường Tộ, nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX. Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân Nguyễn Trường Tộ: Bài học về sự phối hợp giữa trí thức và nhà cầm quyền Khát vọng Nguyễn Trường Tộ Người Hưng Nguyên Nhà cải cách xã hội Kiến trúc sư Việt Nam Tín hữu Công giáo Việt Nam Quan lại nhà Nguyễn Người Nghệ An Tín hữu Công giáo được đặt tên đường ở Việt Nam Người họ Nguyễn tại Việt Nam
16681
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20M%E1%BB%B9%20Thu%E1%BA%ADn
Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng và cầu bắc qua sông Mekong đầu tiên ở Việt Nam. Vị trí dự án Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang. Nguồn vốn Năm 1950, Hoa Kỳ đã từng có ý định cung cấp vốn cho chính quyền Quốc gia Việt Nam xây dựng cây cầu nhưng thất bại. Giữa thập niên 1960, công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đã hoàn thành thiết kế đồ án và được lựa chọn nhưng dự án bị hủy do khó khăn về tài chính. Theo chương trình AusAid của Chính phủ Úc, dự án cầu Mỹ Thuận có tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% đã thành công. Hiện nay, Việt Nam đang khởi công xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350m về phía thượng lưu, kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ với tổng mức đầu tư cầu và đường dẫn 2 đầu cầu là 5.003 tỉ đồng. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật Thông tin chung Loại cầu: cầu treo dây văng theo hình rẻ quạt với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m; Tổng chiều dài cầu: 1.535,2m; Phần cầu chính dây văng: 660m; Phần cầu dẫn: 875,2m (gồm 22 nhịp); Tải trọng thiết kế: theo tiêu chuẩn AUSROADS-92 của Úc, có so sánh và kiểm toán với tải trọng H30-XB80 theo tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 của Việt Nam; Độ dốc dọc cầu: 5%; Lực va xô tàu, vuông góc với tim cầu: 32,000 KN (xuôi dòng), 15,000 KN (ngược dòng); Song song với tim cầu: 16,000 KN (xuôi dòng), 7,500 KN (ngược dòng); Khổ thông thuyền: 37,5m x 110m; Khổ cầu 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành tổng cộng rộng 23m. Kết cấu dầm Dầm cầu cấu tạo bê tông dự ứng lực grade 50, gồm 2 dầm biên, các dầm ngang, bản mặt cầu thi công theo phương pháp đúc hẫng. Dầm biên cao 1760mm rộng 1200-1400mm, bản mặt cầu dày 250mm Dầm biên được treo bằng 4 x 32 bó cáp, mỗi bó gồm từ 22 đến 69 tao 15,2mm, mỗi tao gồm 7 sợi đặt trong HPDE có màu để trang trí. Mỗi bó cáp một đầu neo vào dầm, đầu neo vào tháp, có dự trữ hệ thống chống rung cho cáp. Tháp cầu Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thép grade 50 cao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc); 84,43m (tính từ mặt cầu). Kết cấu móng trụ tháp gồm 16 cọc khoan nhồi có đường kính 2,5m hạ đến cao độ -90m (tháp bờ Bắc) và -100m (tháp bờ Nam), cao độ đáy bệ phần đặc là + 1m, ống vách đặt tới cao độ -35m (tháp bờ Bắc) và -40m (tháp bờ Nam). Trụ neo Đặt tại hai đầu cầu chính để chống dịch chuyển cho tháp. Thân trụ neo gồm hai cột bê tông cốt thép ứng suất trước bê tông mác 400, kích thước 1500x3500mm. Trụ neo không có xà mũ, thân cột liên kết trực tiếp với kết cấu nhịp. Móng trụ neo gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m mỗi trụ đặt ở độ sâu -60 (bờ Bắc); -74 và -84 (bờ Nam). Hệ cáp dây văng Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn. Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm. Kết cấu cầu dẫn Kết cấu nhịp Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nh ịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn giản lắp ghép kiểu "Super Tee" (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên 11 nhịp. Mố cấu Mố cầu bằng BTCT trên 14 cọc thép f 600mm, dài từ 35 đến 37m, trên đoạn 3m đầu đổ BTCT độn ruột cấp 32. Trụ cầu Trụ cầu bằng BTCT, thân trụ gồm hai cột BTCT hình chữ nhật kích thước mỗi cột 1200 x 3500mm cao. Mỗi trụ gồm hai nhóm cọc tách riêng, mỗi nhóm gồm 10 cọc 40x40cm; chiều dài cọc tại các trụ từ 33,2 - 41,2m. Các công trình phụ Gối cầu Với cầu chính và tại mố dùng loại gối chậu (sliding pot bearing); Với cầu dẫn dùng loại gối cao su (Eslastomeric bearing) Khe co dãn Khe co giãn đặt tại mố và tại chỗ tiếp giáp giữa cầu chính và cầu dẫn (loại SD 800) và tại mố (loại SD 320) loại khe co giãn cao su. Hệ thống thoát nước từ mặt cầu Ống thoát nước cách nhau 5,2m được bố trí trên mặt cầu sát gờ lề bộ hành, cầu chính nước thoát trực tiếp xuống lòng sông. Trên cầu dẫn, nước thoát xuống đất, qua bể lắng để xử lý trước khi thải ra sông. Dải phân cách giữa cầu Dải phân cách bằng bê tông được đổ ngay tại chỗ, lan can hai bên làn xe cơ giới bằng bê tông và thép, lan can cho người đi bộ bằng thép mạ kẽm. Hệ thống cấp điện Hai trạm biến thế 560 KVA đặt tại hai bờ sông; Trạm điều khiển chính tại mỗi máy; Hệ dây cáp điện đặt trong ống, nằm trong dải phân cách hoặc dưới sàn. Đèn chiếu sáng và an toàn Cột điện đặt tại dải phân cách giữa; Đèn báo hiệu đường sông; Đèn trang trí đặt trên mặt phẳng dây cáp; Đèn báo máy bay đặt trên đỉnh tháp; Đèn báo trong tháp; Đèn báo sương mù đặt tại đài cọc. Hệ thống chữa cháy Hệ thống ống dẫn nước từ bờ sông phía Nam; Một trạm bơm điện; Một hệ thống dẫn nước từ trạm bơm lên cầu; Van tăng áp suất tại đầu sàn cầu chính. Đường dẫn hai đầu cầu Rộng 21,5m gồm 4 làn xe cơ giới 2x8m, hai làn xe thô sơ 2x2m, dải phân cách giữa 0,6m lề đất 2x0,6m. Hai bên có bố trí đường gom chạy song song. Do Địa chất yếu nên phải tăng nhanh độ lún cố kết bằng đất thấm và vải địa kỹ thuật Phạm vi đường đầu cầu 166,7m (bờ Bắc) và 118m (bờ Nam) Kết cấu mặt đường có thể dùng một trong hai loại: Loại A Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 21 cm; Lớp móng bằng cấp phối đá dăm cỡ nhỏ dày 30 cm; Lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng dày 7 cm. Loại B Phần trên tương tự như loại A nhưng có thêm một lớp móng cấp phối đồi có CBR > 5% và lớp móng dưới có cấp phối đá dăm dày 30 cm. Nền cát đắp đạt K> 98%, CBR > 2%. Đường bộ hành có vỉa hè, kết cấu gồm hai lớp: Cấp phối đá dăm dày 2,5 cm Bê tông mác 200 dày 7,5 cm. Tiến độ dự án Khởi công: 06/7/1997; Hoàn thành: 21/5/2000. Tham khảo Liên kết ngoài My Thuan bridge gets final link Các hình ảnh cầu Mỹ Thuận trên trang mạng của Ausaid Mỹ Thuận Mỹ Thuận Mỹ Thuận Quốc lộ 1 Đầu tiên ở Việt Nam Cầu khánh thành năm 2000
16692
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20C%C3%A0%20ph%C3%AA
Chi Cà phê
Cà phê là một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể. Đặc trưng Thân Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2–4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Hoa Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác. Quả Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp những quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một). Niên vụ (năm sản xuất) Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80% tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm. Các loài Một vài hình ảnh về cây cà phê cây cà phê trong đời sống tây nguyên trong thị trường hiện nay giá trị của nó thế nào và kèm theo la rất nhiêu tác ung của no Tham khảo Liên kết ngoài Cây thuốc châu Á Cây thuốc châu Phi Cây trồng
16694
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i%20T%C3%ADn
Bùi Tín
Bùi Tín (29 tháng 12 năm 1927 – 11 tháng 8 năm 2018 tại Paris), bút danh: Thành Tín, là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, từng là Phó Tổng biên tập của báo Nhân dân, đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1990, khi sang Pháp công tác, ông đào nhiệm và xin tị nạn chính trị tại Pháp và ở đó đến khi qua đời. Hoạt động cách mạng Ông học trung học Lycée Khải Định ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh. Ông đã chiến đấu trên hai mặt trận: cầm súng như một người lính (nhập ngũ năm 18 tuổi) và viết lách như một nhà báo (của Quân đội nhân dân Việt Nam (10/1964) và sau đó là Báo Nhân Dân (1972) với bút danh Thành Tín). Theo các tài liệu công bố tại Hoa Kỳ, Bùi Tín có tham gia hai sự kiện: phỏng vấn các tù nhân Hoa Kỳ và buổi lấy lời khai của John McCain. Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng Biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật. Sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ông là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại Dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Điều này được dẫn lại trong sách của các tác giả người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, như Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman và Vietnam: A History của Stanley Karnow. Tuy nhiên, lời kể này của Bùi Tín được phát hiện là có mâu thuẫn với lời kể của các nhân chứng trong sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có lời kể do chính Bùi Tín viết trong vòng vài năm sau sự kiện. Về "quân hàm Đại tá" tại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang, Phó Chính ủy Binh đoàn Hương Giang khẳng định rằng vào thời điểm đó Bùi Tín chỉ mang quân hàm Thượng tá. Về chi tiết Bùi Tín "là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập", lời kể của một số nhân chứng, trong đó có cả Bùi Tín, khẳng định rằng khi Bùi Tín đến Dinh Độc Lập thì tại đó đã có mặt các sĩ quan cao cấp hơn của Quân đội nhân dân Việt Nam như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Nam Long: Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông. Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978. Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, và Đại tá Trang đón tiếp. Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy Quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi. Trong hồi ký của mình, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về. Trở thành nhà bất đồng chính kiến Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), rồi quyết định không về nước mà xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để "đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền" theo cách của ông. Theo báo Công An Nhân Dân cơ quan ngôn luận của nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh, nhưng đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo của người Việt chống cộng ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại nhà nước Việt Nam. Sau khi sang Pháp, ông viết "Bản kiến nghị của một công dân" với 12 điểm chính là gợi ý cho đồng bào và một số đảng viên có một phương hướng suy nghĩ mới. Dù biết khả năng lãnh đạo chấp nhận đề nghị của ông là ít ỏi. "Bản kiến nghị của một công dân" được công bố đến Việt Nam qua đài BBC (28/11/1990), kèm theo đó là những cuộc phỏng vấn có thời lượng tổng cộng 180 phút. Tiếp đó, ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng chủ nghĩa cộng sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chủ nghĩa cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi việc phá bỏ hệ thống chính trị ở Việt Nam. Hai tác phẩm của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam. Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, các bài viết của ông Bùi Tín thiếu khách quan, thiếu trung thực nên đã đưa ra những cách nhìn nhận và bình luận sai lệch và là "người tích cực xuyên tạc về công tác xây dựng Đảng của Việt nam". Bùi Tín thì cho rằng "... cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản đã chụp mũ tôi là phản bội, là bị đế quốc mua chuộc, lôi kéo và đã khai trừ tôi ra khỏi đảng, truất chức tôi... Tôi không tự ái, bực bội hay phiền muộn gì về chuyện này cả. Họ luôn là như thế, luôn hành động kiểu như thế dưới cái nhãn hiệu bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, tôi chẳng mảy may lấy làm lạ." Tờ An ninh Thế giới đã dẫn lại một câu chuyện từng xảy ra tại Pháp khi Bùi Tín xuất hiện tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: "Ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam". Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm. Gia đình Ông Bùi Tín là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông còn một người em gái ở California, Hoa Kỳ; một người con trai ở Canada, và một người con gái ở Việt Nam. Qua đời Bùi Tín qua đời ngày 11 tháng 8 năm 2018 tại bệnh viện André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi. Con gái ông, bà Bùi Bạch Liên, muốn đưa tro của cha về Hà Nội sau đám tang tại Pháp nhưng vẫn chưa cho phép đem tro về. Tro cốt của Bùi Tín hiện tại đang được thờ ở Chùa Khánh Anh, ở Evry. Xem thêm Bất đồng chính kiến ở Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Blog Bùi Tín Bùi Tín là ai, tại sao ông lại ra đi? Phỏng vấn Bùi Tín, 1981 Nhà báo Việt Nam Tổng biên tập Việt Nam Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người Pháp gốc Việt Người Hà Tây Cựu sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam John McCain Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Người Hà Nội Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam
16695
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89%20s%E1%BB%91%20kh%E1%BB%91i%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83
Chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng- thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh body mass index, là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn. Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể. Cách tính BMI Hệ mũ: Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: Công thức tính BMI khi W được tính bằng pound và H được tính bằng inch là: Ngoài ra còn có một chỉ số khác là BMI nguyên tố, được tính bằng cách lấy BMI (kg/m²) chia cho 25. Hệ mét(metric): bmi=(cân nặng (kg)/chiều cao^2(M^2).Ví dụ : một người 1m70 nặng 63kg thì sẽ lấy 63 kg : 1.70m^2 .Kết quả BMI=21.8 Lưu ý:làm tròn các số có thể làm tròn, Phân loại theo WHO Phân loại cho người Châu Âu Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,50 đến 25,00 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 30,00 là người béo và trên 30 là béo phì. Phân loại cho người Châu Á - Thái Bình Dương Việc đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người lớn theo chỉ số khối ở người Châu Á - Thái Bình Dương có hơi khác với Châu Âu để phù hợp với nhân chủng học. Sau đây là bảng phân loại Người lớn hơn 20 tuổi Phân loại kiểu 1 BMI < 18: người gầy BMI = 18,5 - 25: người bình thường BMI = 25 - 30: người béo phì độ I BMI = 30 - 40: người béo phì độ II BMI > 40: người béo phì độ III Phân loại kiểu 2 Nam: >16 BMI:người gầy độ 3 16<=BMI<17:người gầy độ 2 17>=BMI < 18.5: người gầy độ 1 18.5 <= BMI < 25: người bình thường 25 <= BMI < 30: người thừa cân 30,<=BMI <35: người béo phì độ 1 35<=BMI<40:người béo phì độ 2 40+BMI;người béo phì độ 3 Nữ: Trẻ em 2-20 tuổi Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em được tính theo cách tương tự như đối với người lớn, nhưng sau đó so sánh với các giá trị tiêu biểu cho trẻ cùng giới, cùng độ tuổi. Thay vì so sánh với ngưỡng cố định cho trẻ, chỉ số BMI được so sánh với tỷ lệ phần trăm đối với trẻ em cùng giới tính và tuổi tác. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th) Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 84 Thừa cân: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 94 Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95<= Dựa vào thống kê toán học, người ta có thể tính vị trí percentile của giá trị BMI tương ứng tuổi và giới tính. Thông thường người ta sẽ sử dụng bảng biểu đồ BMI theo khối lượng và chiều cao, sử dụng đường viền hoặc màu nền cho các bách phân vị BMI khác nhau để dễ dàng so sánh. Tham khảo Liên kết ngoài Body Mass Index Centers for Disease Control and Prevention - USA https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chi-so-bmi-bao-nhieu-la-binh-thuong/ https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-do-va-tinh-chi-so-bmi-theo-huong-dan-cua-vien-dinh-duong-quoc-gia/ Béo phì Dinh dưỡng Sức khỏe Dấu hiệu y khoa Chiều cao người Phát minh của Bỉ
16699
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A9o%20ph%C3%AC
Béo phì
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình. Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (2013). Phân loại Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số BMI (body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch. BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể. Dữ liệu tham khảo dựa trên số liệu từ 1963 đến 1994, và điều này không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng gần đây về cân nặng. BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức: Với, W là cân nặng, và H là chiều cao. Dân số châu Á có chỉ số BMI thấp hơn người Caucasian, do đó một số quốc gia đã định nghĩa lại béo phì; Nhật Bản gọi béo phì khi BMI lớn hơn 25 trong khi Trung Quốc là trên 28. Đọc thêm Gilbert P. August, Sonia Caprio, Ilene Fennoy, Michael Freemark, Francine R. Kaufman, Robert H. Lustig, Janet H. Silverstein, Phyllis W. Speiser, Dennis M. Styne, and Victor M. Montori. "Prevention and Treatment of Pediatric Obesity: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline Based on Expert Opinion". Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, doi:10.1210/jc.2007-2458. J Clin Endocrino Metab. Jebb S. and Wells J. Measuring body composition in adults and children In: Kopelman P., Caterson I. An overview of obesity management In: Puhl R., Henderson K., and Brownell K. Social consequences of obesity In: Seidell JC. Epidemiology — definition and classification of obesity In: Tham khảo Liên kết ngoài Body Mass Index Béo phì - Tai họa mới của nhân loại Các phương pháp trị béo phì Đừng quá "chà đạp" béo phì Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch Trợ thủ mới chống béo phì Nhi khoa Dinh dưỡng Sức khỏe Bài cơ bản dài trung bình Hình dạng cơ thể Đái tháo đường
16714
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft%20Media%20Services
Microsoft Media Services
Máy chủ sinh ra luồng (streaming server) của Microsoft sử dụng giao thức Microsoft Media Services (tiếng Anh, viết tắt MMS) để truyền tải dữ liệu dưới dạng truyền phát đơn (unicast). Dữ liệu trong MMS có thể được vận chuyển thông qua UDP hoặc TCP. Giao thức MMS được sử dụng phổ biến trong dòng sản phẩm Media Player của Microsoft và cho phép người dùng xem trực tiếp các đoạn phim trên mạng mà không cần phải tải về máy. Nếu Microsoft Media Player của máy khách không thể thương lượng được với máy chủ một liên kết sử dụng MMS thông qua UDP, thì liên kết này sẽ sử dụng MMS thông qua TCP. Nếu điều đó cũng thất bại, thì liên kết đó sẽ sử dụng HTTP thông qua TCP, mặc dù không lý tưởng như luồng MMS thông qua UDP, nhưng dù sao cũng chắc chắn có được một sự liên kết nhất định. Cổng mặc định của MMS là:1755 Microsoft chưa bao giờ công bố tài liệu nào về cách hoạt động của giao thức MMS. Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin chi tiết Giao thức Internet Microsoft Microsoft Windows ko:마이크로소프트 미디어 서버 zh:MMS (协议)
16720
https://vi.wikipedia.org/wiki/Interpol
Interpol
Interpol là tên gọi chính thức của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (tiếng Anh: International Criminal Police Organization), là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1923 tại thủ đô Viên, Áo. Với mục tiêu nhằm củng cố, hỗ trợ hoạt động phòng chống tội phạm của các cơ quan cảnh sát trên phạm vi toàn cầu. Chủ tịch đương nhiệm của tổ chức hiện nay là ông Ahmed Naser Al-Raisi (quốc tịch UAE). Interpol có ngân sách hoạt động hàng năm vào khoảng 70 triệu Euro, được cung cấp thông qua đóng góp tài chính của 190 quốc gia thành viên. Trước đây, tổ chức có văn phòng thường trực đặt tại thủ đô Paris, Pháp, nhưng từ ngày 1 tháng 5 năm 1989 thì chuyển về thành phố Lyon. Đây là tổ chức liên chính phủ lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Liên Hợp Quốc về số lượng các quốc gia thành viên. Trong năm 2012, Interpol có tổng cộng 703 nhân viên đại diện tại 98 quốc gia thành viên. Năm 2021, đội ngũ các nhà lãnh đạo đương nhiệm của Interpol hiện nay bao gồm có: Chủ tịch Ahmed Naser Al-Raisi (quốc tịch UAE), Tổng thư ký Jürgen Stock (quốc tịch Đức) Tổng quan Công việc của Interpol tập trung chủ yếu vào phòng chống, bắt giữ tội phạm xuyên biên giới. Interpol không phải là một tổ chức cảnh sát thuần túy mà nhiều người thường hay hiểu lầm, đây là một cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol không tham gia vào công việc bắt giữ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý, tuy nhiên, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy nã và phát lệnh truy nã cho lực lượng chấp pháp của các quốc gia thành viên tiến hành truy quét, bắt giữ. Interpol là một tổ chức quốc tế có các mạng lưới cơ quan thực thi pháp luật hình sự tại từng quốc gia thành viên. Tổ chức có chức năng là một cơ quan liên lạc hành chính của các cơ quan thực thi pháp luật giữa các nước thành viên với nhau, cung cấp thông tin liên lạc, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ truy bắt tội phạm thông qua trụ sở trung ương ở Lyon, Pháp. Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động Tôn chỉ hoạt động Interpol là tổ chức trung lập về chính trị, Hiến chương của tổ chức không cho phép Interpol can thiệp vào vấn đề này. Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của các quốc gia thành viên. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. Cơ quan này cũng không điều tra các vấn đề liên quan đến xung đột tôn giáo, quân sự, tội ác chiến tranh hay phân biệt chủng tộc,... Mục tiêu hoạt động Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các loại tội phạm xuyên biên giới như khủng bố, lừa đảo, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma tuý, vũ khí bất hợp pháp, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế,... nhằm góp phần bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên toàn cầu. Ngoài ra, các lực lượng thực thi pháp luật giữa các quốc gia khác nhau sử dụng Interpol để trao đổi thông tin liên lạc với nhau trong các trường hợp tội phạm hoạt động xuyên biên giới. Biểu tượng Biểu tượng hiện tại của Interpol đã được thông qua vào năm 1950 và bao gồm các yếu tố sau: Hình Trái Đất để chỉ hoạt động trên toàn thế giới. Nhánh ô liu đại diện cho hòa bình. Thanh kiếm tượng trưng cho hoạt động của cảnh sát. Bàn cân biểu tượng cho công lý. Màu sắc các lệnh truy nã và thông báo Truy nã đỏ (Red Notice): Là yêu cầu truy bắt nhằm mục đích dẫn độ tội phạm. Thông báo đỏ còn gọi là lệnh truy nã đỏ, thường được ban hành trên mạng của Interpol. Đây là công cụ đấu tranh với tội phạm hoạt động xuyên quốc gia hữu hiệu nhất hiện nay. Truy nã đen (Black Notice): Loại thông báo nhằm xác định tung tích các nạn nhân đã chết ở bên ngoài quốc gia sở tại. Truy nã xanh lá cây (Green Notice): Cảnh báo về các đối tượng phạm tội từ các nước khác nghi đã thâm nhập vào nước sở tại hoặc đối tượng gây án ở nước sở tại rồi trốn ra nước ngoài. Truy nã xanh lam (Blue Notice): Nhằm xác định và cung cấp thông tin, đường di chuyển của các loại tội phạm, đối tượng hoạt động xuyên quốc gia. Truy nã vàng (Yellow Notice): Truy tìm người mất tích. Truy nã màu da cam (Orange Notice): Nhằm cảnh báo các thông tin liên quan đến tội phạm khủng bố đến các nước thành viên của Interpol về những biến động, việc di chuyển và hoạt động phức tạp của bọn tội phạm khủng bố trên toàn cầu. Truy nã tím (Purple Notice): Nhằm cung cấp thông tin về phương thức hoạt động, thủ đoạn, thiết bị, công cụ hoặc nơi ẩn náu của tội phạm. Thông báo đặc biệt từ Interpol-Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Interpol-United Nations Security Council Special Notice): Thông báo các nước thành viên về đối tượng hoặc (những) quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt của LHQ. Ngôn ngữ sử dụng Hiện nay, Interpol đang sử dụng 4 loại ngôn ngữ chính bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Tạp chí Cảnh sát hình sự quốc tế của tổ chức này xuất bản hàng tháng cũng sử dụng đồng thời cả 4 thứ tiếng trên. Tài chính Năm 2015, các khoản thu phục vụ cho hoạt động của Interpol là ~80 triệu Euro, trong đó, 71% là các khoản đóng góp đều đặn theo quy định đến từ các nước thành viên, 29% còn lại đến từ những dự án tài trợ của các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp thương mại và từ các nguồn đóng góp khác. Từ năm 2004 đến 2010, Interpol duy trì đơn vị kiểm toán độc lập là Tòa án Kiểm toán Quốc gia Pháp. Tới tháng 11 năm 2010, Tòa án Kiểm toán Pháp được thay thế bởi Văn phòng Tổng Kiểm toán Quốc gia Na Uy với thời hạn là 3 năm. Thành viên Là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên toàn cầu, ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã và đang là thành viên của Interpol. Dưới đây là danh sách các nước thành viên: * Afghanistan Ai Cập Albania Algérie Andorra Angola Antigua và Barbuda Argentina Armenia Aruba Áo Azerbaijan Bahamas Bahrain Bangladesh Barbados Belarus Bỉ Belize Bénin Bolivia Bosna và Hercegovina Botswana Bồ Đào Nha Brasil Brunei Bulgaria Burkina Faso Burundi Campuchia Cameroon Canada Cabo Verde Tchad Chile Colombia Comoros Costa Rica Côte d'Ivoire Cộng hòa Dân chủ Congo Croatia Cuba Cộng hòa Síp Cộng hòa Séc Djibouti Dominica Cộng hòa Dominican Đan Mạch Đông Timor Đức Ecuador El Salvador Guinea Xích Đạo Eritrea Estonia Eswatini Ethiopia Fiji Gabon Gambia Gruzia Ghana Grenada Guatemala Guinée Guiné-Bissau Guyana Haiti Hoa Kỳ Hàn Quốc Honduras Hồng Kông Hungary Hy Lạp Iceland Ấn Độ Indonesia Iran Iraq Ireland Israel Ý Jamaica Jordan Kazakhstan Kenya Kuwait Kyrgyzstan Lào Latvia Liban Lesotho Liberia Libya Liechtenstein Litva Luxembourg Madagascar Malawi Malaysia Maldives Mali Malta Quần đảo Marshall Mauritanie Mauritius México Moldova Monaco Mông Cổ Maroc Mozambique Myanma Namibia Nauru Nepal Hà Lan Antilles New Zealand Nga Nhật Bản Nicaragua Niger Nigeria Na Uy Oman Pakistan Panama Papua New Guinea Paraguay Peru Philippines Ba Lan Qatar România Rwanda Saint Kitts và Nevis Saint Lucia Saint Vincent và Grenadines São Tomé và Príncipe Ả Rập Xê Út Sénégal Serbia Seychelles Sierra Leone Singapore Slovakia Slovenia Somalia Cộng hòa Nam Phi Tây Ban Nha Sri Lanka Sudan Suriname Thụy Điển Thụy Sĩ Syria Tajikistan Tanzania Thái Lan Togo Tonga Trinidad và Tobago Tunisia Thổ Nhĩ Kỳ Turkmenistan Uganda Ukraina Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Úc Uruguay Uzbekistan Venezuela Việt Nam Yemen Zambia Zimbabwe Các quốc gia chưa là thành viên (Đài Loan) Văn phòng đại diện Ngoài trụ sở chính ở Lyon, Interpol hiện duy trì thêm 7 văn phòng khu vực, lần lượt đặt tại: Buenos Aires, Argentina San Salvador, El Salvador Yaoundé, Cameroon Abidjan, Bờ Biển Ngà Nairobi, Kenya Harare, Zimbabwe Bangkok, Thái Lan (Văn phòng liên lạc chung) Trung tâm chỉ huy và điều phối của Interpol làm việc 24/7 có nhiệm vụ liên lạc cho lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên khi cần tìm kiếm thông tin khẩn cấp hoặc cảnh báo tội phạm đe dọa. Trung tâm chính ở Lyon và một trung tâm phụ ở Buenos Aires được mở cửa vào tháng 5 năm 2011. Trung tâm thứ ba dự kiến sẽ mở tại Singapore vào tháng 9 năm 2014. Interpol cũng có một văn phòng đại diện đặc biệt tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở thành phố New York từ năm 2004 và của Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels từ năm 2009. Interpol cũng đang xây dựng Khu liên hợp Interpol Toàn cầu (IGCI) tại Singapore nhằm hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2014. Tổng thư ký và Chủ tịch Danh sách các Tổng thư ký và Chủ tịch từ khi tổ chức ra đời năm 1923: Tổng thư ký Chủ tịch Thành tích Thông qua sự phối hợp hiệu quả trong hoạt động cung cấp thông tin của Interpol và nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát các quốc gia thành viên, chỉ tính riêng trong năm 2001 đã có 1.400 người bị bắt giữ vì liên quan tới các hoạt động phạm tội. Sự cố Năm 2018, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc kiêm Chủ tịch Interpol đương nhiệm Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ) về nước ngày 25 tháng 9 và "mất tích" kể từ đó. Gần 2 tuần sau, vào ngày 7 tháng 10, chính phủ Trung Quốc cho biết đã bắt giam ông này vì "nghi ngờ vi phạm pháp luật". Cùng ngày, Interpol ra thông báo rằng Meng đã viết thư xin từ chức. Tân Chủ tịch người Hàn Quốc Kim Jong-yang sẽ kế nhiệm Mạnh Hoành Vĩ điều hành tổ chức. Xem thêm Luật hình sự quốc tế Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Interpol Trang thông tin về Interpol Tổ chức quốc tế Cơ quan tình báo Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Tổ chức có trụ sở tại Pháp