id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
15506
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ping
Ping
Ping, viết tắt của Packet Internet Grouper (Groper), là một công cụ cho mạng máy tính sử dụng trên các mạng TCP/IP (chẳng hạn như Internet) để kiểm tra xem có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không, và ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng để gửi gói dữ liệu cũng như tỉ lệ các gói dữ liệu có thể bị mất giữa hai máy. Công cụ này thực hiện nhiệm vụ trên bằng cách gửi một số gói tin ICMP đến máy kia và chờ phản hồi. Tác giả của công cụ này là ông Mike Muuss. Từ sau 2003, sự hữu dụng của dịch vụ này suy kém dần, vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã loại bỏ các thông điệp ICMP Type 8 tại các biên mạng của họ. Các sâu máy tính trên Internet như Welchia đã lợi dụng công cụ Ping để làm ngập khả năng xử lý của các máy tính nạn nhân, làm tắc nghẽn các thiết bị định tuyến. Một công cụ liên quan với ping là traceroute, trên Windows NT là pathping. Kết xuất của một lệnh ping đơn giản Kết xuất của ping thông thường bao gồm kích cỡ gói dữ liệu, địa chỉ host truy vấn, dãy số ICMP, thời gian sống (time to live), thời gian trễ trọn vòng (round-trip time), đơn vị thời gian là miligiây (1/1000 của giây), và thời gian dưới 10 giây thường có độ chính xác thấp. Dưới đây là một kết xuất đơn giản khi ping server vi.wikipedia.org: $ ping -c 5 vi.wikipedia.org PING vi.wikipedia.org (130.94.122.195): 56 data bytes 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=0 ttl=235 time=284.3 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=1 ttl=235 time=292.9 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=2 ttl=235 time=289.7 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=3 ttl=235 time=282.4 ms 64 bytes from 130.94.122.195: icmp_seq=4 ttl=235 time=272.0 ms Một số lệnh Ping thường dùng Ping đến ISP: ping <IP DNS của ISP> Ví dụ: FPT: ping 210.245.31.130 Viettel: ping 203.113.131.1 VNN: ping 203.162.4.190 Ping thử card mạng: ping 127.0.0.1 hoặc: ping localhost hoặc: ip <chính ip máy> Biết thêm chi tiết: Start ---> Run ---> cmd ping /? Các tham số thường được sử dụng của lệnh ping ping <máy chủ> [-t], không xác định thời gian dừng của lệnh ping. Ví dụ: ping vi.wikipedia.org -t ping <máy chủ> [-l size] với size là dung lượng gói tin (bytes). Ví dụ: ping vi.wikipedia.org -l 256 ping <máy chủ> [-n count] với count là số lần thực hiện lệnh ping. Ví dụ: Ping 130.94.122.195 -n 10 Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể dừng lệnh ping với tổ hợp phím [Ctrl + C] Các thông số nhìn thấy trong Command Prompt của Windows với giá trị mô tả lại như sau Request time out: thực hiện gửi gói thành công nhưng không nhận được gói phản hồi. Destination host unreachable: đích đến không tồn tại hoặc đang cô lập. Reply from 203.162.4.190 byte=32 time <1ms TTL 124: Gửi gói đến địa chỉ IP: 203.162.4.190 với độ dài gói 32 byte, thời gian phản hồi dưới 1 mili giây, TTL (time to live - vòng đời gói) 124. Phản ánh trạng thái gói gửi và tín hiệu phản hồi. + Ngoài ra lệnh "Ping" còn xem như là cách nhanh chóng để biết địa chỉ IP thực của một Website ngoài Internet. + Lệnh Ping thực hiện gửi 1 gói tin bằng giao thức ICMP thông qua Port Number 7 TCP/UDP Tham khảo Liên kết ngoài Câu chuyện về chương trình Ping do chính tác giả viết, Mike Muuss Công cụ phân tích mạng Phần mềm quản trị mạng mã nguồn mở Phân tích mạng Quản trị Windows
15529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4%20Quang%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Fng
Ngô Quang Trưởng
Ngô Quang Trưởng (1929–2007) là một cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Xuất thân từ những khóa đầu tại trường Sĩ quan Trừ bị của Quốc gia Việt Nam, ông có hơn 12 năm phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù. Năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn I, là chỉ huy cao nhất trong trận đánh tái chiếm Thành cổ Quảng Trị. Năm 1975, Quân đoàn I do ông chỉ huy thất bại nhanh chóng do bị rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cộng thêm việc tinh thần binh sĩ ở vùng hỏa tuyến hoang mang khi Sư đoàn Thủy quân lục chiến rút khỏi Quảng Trị trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Dù tuyên bố cứng rắn “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô Huế”, nhưng ngày 29 tháng 3 năm 1975, ông và một số tướng lãnh đã bỏ Sở chỉ huy, bơi ra tàu hải quân neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng để vào Sài Gòn, sau đó di tản sang Mỹ. Tiểu sử và Binh nghiệp Ông sinh vào tháng 12 năm 1929 trong một gia đình đại điền chủ giàu có tại Thạnh Phong, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, miền Tây Nam phần Việt Nam. Do gia đình có điều kiện kinh tế nên ông có được trình độ học vấn căn bản. Năm 1948, ông tốt nghiệp phổ thông Trung học chương trình Pháp tại Cần Thơ với văn bằng Tú tài I (Part I). Sau đó được bổ dụng làm Công chức ngoại ngạch tại Mỹ Tho một thời gian trước khi gia nhập Quân đội. Quân đội Quốc gia Việt Nam Tháng 10 năm 1953, thi hành theo lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 49/100.012. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 7 tháng 11 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy dù, được tiếp tục theo học khoá huấn luyện căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Bà Quẹo, Tân Sơn Nhứt, Gia Định. Tháng 7 năm 1954, mãn khóa căn bản Nhảy dù ông được điều về làm Trung đội trưởng trong Tiểu đoàn 5 Nhảy dù dưới quyền Đại úy Phạm Văn Phú Khi trận Điện biên phủ đang diễn ra, đơn vị của ông được phân công nhảy dù xuống mặt trận để tăng viện cho quân đồn trú Pháp. Tuy nhiên, đơn vị chưa kịp điều động thì Điện biên phủ thất thủ, ông tránh được việc bị bắt làm tù binh như Đại úy Phạm Văn Phú. Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đầu năm 1955, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Tháng 5, ông bị thương trong trận đánh quân Bình Xuyên tại Sài Gòn. Sau khi Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 10 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Đến đầu năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Tháng 7 năm 1963 ông lên làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 thay thế Thiếu tá Hồ Tiêu. Tháng 2 năm 1964, sau Cuộc Chỉnh lý nội bộ của tướng Nguyễn Khánh, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Tháng 4 năm 1965, nhờ những thành tích chỉ huy chiến đấu, ông được đặc cách thăng cấp Trung tá được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy dù, do Chuẩn tướng Dư Quốc Đống Tư lệnh Lữ đoàn. Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy dù vẫn Chuẩn tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh. Sau vụ "biến động miền Trung". Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Sau đó, ông chuyển sang đơn vị Bộ binh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 thay thế Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận (bị cách chức vì liên can đến vụ biến động miền Trung). Đầu năm 1967, các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 do ông chỉ huy, gồm Đại đội Hắc Báo Trinh sát, cùng Chi Đoàn 2/7 Thiết vận xa M.113 và Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tăng phái do Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã chỉ huy. Tấn công và phá vỡ hạ tầng cơ sở của lực lượng du kích địa phương trên 3 địa danh: Lương Cổ, Đồng Xuyên, Mỹ Xá thuộc quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau trận này ông được đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng vào ngày 4 tháng 2 cùng năm. Năm 1968, Sư đoàn 1 và Chiến Đoàn I Nhảy Dù (gồm các Tiểu đoàn 2, 7 và 9) tăng phái do Trung tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy đã tham chiến cùng với quân đội Hoa Kỳ tại Huế trong 26 ngày (từ 30 tháng 1 đến 24 tháng 2). Trong 1 tháng, các đơn vị này cùng quân Mỹ giao chiến ác liệt, đẩy bật các đơn vị xung kích của phía đối phương là Quân Giải phóng miền Nam Sau trận Tết Mậu Thân, đầu tháng 6 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Trung tuần tháng 8 năm 1970, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 1 Bộ binh lại cho Chuẩn tướng Phạm Văn Phú. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 thay thế Thiếu tướng Ngô Dzu chuyển ra Cao nguyên miền Trung giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1971, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Đầu tháng 5 năm 1972, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV và Quân khu 4 lại cho Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh) để đi nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu 1 thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm. Thời điểm này, Quân đoàn I được tăng cường toàn bộ Lực lượng Tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và được yểm trợ từ xa bởi Hạm đội Đệ thất của Hoa Kỳ ở ngoài khơi biển Đông đã giao chiến ác liệt với đối phương. 2 bên đều tổn thất lớn, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tái chiếm được Cổ thành Quảng Trị và các phần đất ở phía nam sông Thạch Hãn, nhưng không chiếm lại được cảng Cửa Việt và nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Năm 1975 Tháng 3 năm 1975, khi quân đối phương mở chiến dịch đồng loạt tấn công miền Nam, với chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I, ông được lệnh phải giữ bằng được Huế. Trong tình hình này, ông tuyên bố: “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được cố đô Huế”. Còn Tổng thống Thiệu thì tuyên bố trên đài Sài Gòn: “Bỏ Kon Tum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, còn Đà Nẵng, Huế, Quân khu 3 sẽ phải giữ đến cùng”. Nhưng sau ít lâu, có lệnh di tản Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn I vào Đà Nẵng. Lại cộng thêm xích mích gay gắt giữa ông với Tổng thống Thiệu. Cùng lúc đó tin tức về việc bỏ Cao Nguyên cùng dòng người di tản hàng trăm ngàn người ùn ùn đổ vào Đà Nẵng khiến thành phố trở nên hoảng loạn và không thể kiểm soát được. Cộng với việc rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tin đồn Tổng thống Thiệu muốn rút cả Sư đoàn Thủy quân Lục Chiến đã khiến tinh thần binh sĩ của tướng Trưởng xuống rất thấp, quan và lính tranh nhau lên máy bay, gây ra cảnh ẩu đả náo loạn. Sĩ quan, binh sĩ đưa theo gia đình tháo chạy gây ra cảnh cướp bóc, ẩu đả, bắn lẫn nhau… Hàng vạn lính mắc kẹt tại Đà Nẵng chạy ra bán đảo Sơn Trà hòng thoát về phía nam bằng đường biển, gây ra cảnh chen lấn giẫm đạp tranh nhau xuống tàu, binh lính đạp cả sĩ quan xuống biển. Cuộc di tản hoàn toàn thất bại, tổn thất toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới của Quân đoàn I trong thời gian rất ngắn. Thiệt hại đáng kể nhất là việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất hoàn toàn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ có 3 triệu dân, và việc tan rã 4 Sư đoàn quân chủ lực, trong đó có hai Sư đoàn thuộc hàng thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Sư đoàn 1 Bộ Binh và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, đưa đến sụp đổ toàn bộ QLVNCH một cách nhanh chóng và bất ngờ. Trong vòng 32 giờ, hơn 100.000 quân ở Đà Nẵng dưới quyền của tướng Trưởng đã hoàn toàn tan rã và đầu hàng. Tướng Ngô Quang Trưởng đã không giữ lời hứa “chết trong thành phố Huế”, mà tìm cách bơi ra tàu chiến đang neo ngoài khơi Đà Nẵng để thoát khỏi vòng vây. Tướng Trưởng phải bơi ra tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng, do sóng to và tàu neo xa bờ khiến ông khi lên được tàu trong tình trạng sức khỏe rất kém, phải thở bằng máy, tàu cập bến Cam Ranh chở theo ông và hơn 4.000 Thủy Quân Lục Chiến. Hạm trưởng được lệnh chuyển ông sang tàu khác tốt hơn và bỏ lại 4.000 Thủy Quân Lục Chiến ở Cam Ranh, chở một mình ông vào Sài Gòn nhưng ông từ chối. Tàu cập bến cảng Vũng Tàu, sau đó ông được chuyển vào Tổng Y Viện Cộng Hòa chữa trị. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, một sĩ quan lục quân Mỹ từng làm việc với Ngô Quang Trưởng đã đến gặp gia đình ông và đề nghị di tản khỏi Sài Gòn trước khi Quân giải phóng từ mọi hướng đổ về làm chủ thành phố. Vợ con Ngô Quang Trưởng theo sự hướng dẫn của viên sĩ quan người Mỹ xuống tàu thủy để ra đi. Riêng Ngô Quang Trưởng, phải đến ngày 30/4/1975, ông di tản bằng trực thăng của tướng Nguyễn Cao Kỳ ra tàu sân bay của Hạm đội 7, rồi từ đó ông ta đến đảo Guam để đoàn tụ gia đình. Tại đây, với sự giới thiệu của tướng Cushman (từng là cố vấn quân sự của Mỹ tại Vùng 4 chiến thuật), Trưởng và người con trai bắt đầu đi học nghề nông ở một nông trại cho đến lúc chuyển đến định cư tại Falls Church, Virginia - miền Đông nước Mỹ. Gia đình và những năm tháng lưu vong Ngô Quang Trưởng cưới con gái lớn của nhà văn Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhung. Hai người có bốn người con, sống với nhau cho đến ngày ông trút hơi thở cuối cùng lúc 3h sáng ngày 22 tháng 1 năm 2007, hưởng thọ 78 tuổi. Theo ước nguyện của ông, năm 2008 tro cốt của ông được gia đình đem về Việt Nam và được rải trên đỉnh đèo Hải Vân (ranh giới giữa Đà Nẵng và tỉnh TT-Huế). Các tác phẩm quân sự Bắt đầu năm 1979, theo lời mời của Trung tâm Quân sử Quân lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History), ông ghi lại kinh nghiệm chiến đấu qua 3 quyển sách hiện còn lưu trữ tại trung tâm kể trên. "The Easter Offensive of 1972" (1983). "Territorial Forces" (1984). "RVANF and US Operational Cooperational Coordination" (1984). Chú thích Tham khảo Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thư mụcChiến tranh Việt Nam Toàn Tập, Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương, nxb Làng Văn, Canada, 2001Đề Cương Tuyên truyền Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập QĐND Việt Nam, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng CSVN, Hà Nội, 2005Decent Interval, Frank Snepp, Penguin Books, New York, 1980Những Cột Trụ Chống Giữ Quê Hương, Phan Nhật Nam, nxb Nắng Mới Miền Nam, California, 2003Những uất hận trong trận chiến mất nước 1975, Đại tá Phạm Huấn, tác giả tự xuất bản, San Jose, 198855 ngày & 55 đêm: Cuộc sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, Chính Đạo, Houston: Văn hóa, 1999It Doesn't Take a Hero, General H. Norman Schwarzkopf, Bantam Books, New York, 1993The Easter Offensive of 1972, Lt. General Ngo Quang Truong, U.S. Army Center of Military History, Washington, D.C. - Indochina Monograph Series, 1979The Siege at Hue'', George W. Smith, Lynne Rienenr Publishing, London, 1999. Liên kết ngoài Tướng Ngô Quang Trưởng qua đời - BBC tiếng Việt Tưởng niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Ðỏ Lửa (Phần 1) Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Người Bến Tre Người Mỹ gốc Việt
15571
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5m%20quang%20n%C4%83ng
Tấm quang năng
Tấm quang năng là thiết bị để thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chung cả các tấm quang năng để nung nước nóng (cung cấp nước nóng dùng trong nhà) hay tấm quang điện (cung cấp điện năng). Tấm quang năng cho nước nóng Máy nung nước nóng dùng năng lượng mặt trời để nung nóng chất lỏng, dùng làm phương tiện để truyền nhiệt đến một mạch tụ nhiệt. Trong nhà nước nóng dùng trong phòng tắm, có thể nung nóng và trữ trong một bồn nước. Các tấm trên trần nhà có tấm hấp thụ nhiệt có gắn các ống luân chuyển chất lỏng. Thiết bị thu (thường được sơn màu tối) đảm bảo sự chuyển đổi tia bức xạ mặt trời thành nhiệt, trong khi chất lỏng thì luân chuyển trong ống truyền nhiệt tới nơi cần dùng hay dự trữ. Chất lỏng nóng được bơm vào thiết bị chuyển nhiệt (một cuộn dây kim loại trong bồn trữ hay thiết bị chuyển nhiệt ngoài) nơi mà chất lỏng này truyền nhiệt và trở về để tiếp tục hấp thụ nhiệt. Điều này cung cấp một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong việc khai thác năng lượng mặt trời. Tấm quang điện mặt trời Tấm quang điện mặt trời chứa nhiều dãy pin năng lượng mặt trời có thể chuyển ánh sáng thành điện năng. Pin năng lượng mặt trời có thể gọi là pin quang điện. Pin quang điện có tác dụng hấp thụ năng lượng của mặt trời và tạo ra dòng điện giữa 2 cực điện từ nghịch dấu. Trong một ngày nắng, mặt trời cung cấp khoảng 1 kW/m² đến mặt đất (khi Mặt Trời đứng bóng và quang mây, ở mực nước biển). Ứng dụng của tấm quang điện Cùng với pin dự phòng, pin quang điện trở nên thông dụng cho các thiết bị điện năng thấp, như là phao điện hay thiết bị ở vùng xa. Giá thành và chi phí lắp đặt cao (hiện nay tại khu vực châu Âu khoảng 0,50 €/W, tại các khu vực nhiều nắng khoảng 0,25 €/W) tạo ra sự hạn chế sử dụng ở quy mô lớn. Năng lượng mặt trời đóng góp một phần rất nhỏ trong sản xuất năng năng lượng thế giới. Các chương trình khích lệ với quy mô lớn được thực hiện, khuyến khích tài chính như là bán lại năng lượng dư cho mạng lưới điện công cộng, đã thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống điện năng mặt trời ở Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng như vài nước khác. Lý thuyết và lắp đặt Các tinh thể silic (Si) hay gali asenua (GaAs) là các vật liệu được sử dụng làm pin mặt trời. Gali asenua đặc biệt tạo nên để dùng cho pin mặt trời, tuy nhiên thỏi tinh thể silic cũng có thể dùng được với giá thành thấp hơn, sản xuất chủ yếu để tiêu thụ trong công nghiệp vi điện tử. Đa tinh thể silic có hiệu quả kém hơn nhưng giá tiền cũng thấp hơn. Khi để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, một pin silic có đường kính 6 cm có thể sản xuất dòng điện khoảng 0,5 ampe ở 0,5 volt. Các tấm tinh thể mỏng hình đĩa, được đánh bóng để loại bỏ các khuyết tật trong quá trình cắt, chất kích thích được dùng cho các pin, và các tấm kim loại dẫn truyền đặt vào một mặt: một lưới mỏng trên bề mặt chiếu ánh sáng mặt trời, và mặt phẳng trên mặt còn lại. Tấm quang năng tạo thành từ các pin như vậy cắt theo hình dạng thích hợp, được bảo vệ khỏi tia bức xạ và hư hại trên mặt trước bằng các miếng gương, dán vào chất nền. Sự liền mạch được tạo nên thành các dãy song song để quyết định năng lượng tạo ra. Chất keo và chất nền phải có tính dẫn nhiệt, vì khi các pin được làm nóng khi hấp thụ năng lượng hồng ngoại, vốn không thể chuyển hóa thành năng lượng. Một khi các pin bị làm nóng thì giảm hiệu suất hoạt động vì thế nên phải làm giảm thiểu nhiệt năng. Tấm quang năng tạo thành từ nhiều pin mặt trời. Mặc dù mỗi pin chỉ cung cấp một lượng nhỏ năng lượng, nhưng nhiều pin trải dài trên một diện tích lớn tạo nên nguồn năng lượng đủ dùng. Để đạt được hiệu năng tốt nhất, tấm năng lượng phải hướng trực tiếp đến mặt trời. Xem thêm Pin năng lượng Mặt Trời Tham khảo Năng lượng Mặt Trời
15574
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20H%E1%BA%A3i
Hoàng Hải
Hoàng Hải (tiếng Hán: 黄海, Wade-Giles: Huang-hai) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, ở phía bắc Đông Hải. Tên "Hoàng Hải" (biển màu vàng) bắt nguồn từ tên con sông mang nặng phù sa đổ ra biển - sông Hoàng Hà. Người Triều Tiên gọi biển này là Hoàng Hải (Hangul: 황해; phiên âm Latinh cải tiến: Hwanghae; McCune-Reischauer: Hwanghae) hoặc Tây Hải (Hangul: 서해; phiên âm Latinh cải tiến: Seohae; McCune-Reischauer: Sŏhae). Vịnh nằm sâu trong cùng của Hoàng Hải là Bột Hải (trước kia gọi là vịnh Trực Lệ). Một vịnh nữa nằm giữa bán đảo Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên là vịnh Triều Tiên. Các hải cảng chính: Thiên Tân, Thanh Đảo, Đại Liên (bao gồm cả Lữ Thuận) thuộc Trung Quốc, Incheon thuộc Hàn Quốc. Xem thêm Biển Trắng Biển Đen Biển Đỏ Tham khảo H H H H Hoàng Hải Vùng sinh thái biển Biển rìa lục địa Thái Bình Dương Hoàng Hải
15575
https://vi.wikipedia.org/wiki/Insert%20%28SQL%29
Insert (SQL)
Câu lệnh SQL INSERT (có nghĩa là thêm) dùng để thêm dữ liệu vào một bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Cấu trúc cơ bản Câu lệnh insert có cấu trúc như sau: INSERT INTO table (column1, [column2,... ]) VALUES (value1, [value2,...]) Số lượng cột và số lượng giá trị trong câu lệnh phải bằng nhau. Nếu tên cột không được chỉ ra trong câu truy vấn, thì giá trị mặc định cho cột được sử dụng. Các giá trị (được xác định cụ thể hay ngầm định) trong câu lệnh INSERT phải thỏa các ràng buộc của bảng dữ liệu (như giá trị từ khóa chính, ràng buộc CHECK, và ràng buộc không rỗng (NOT NULL). Nếu có lỗi xuất hiện do xung đột với hằng số thì sẽ không có hàng nào được thêm vào Ví dụ: INSERT INTO phone_book (name, number) VALUES ('John Doe', '555-1212'); Khi tất cả giá trị của các cột được chỉ ra thì ta có thể dùng cách viết thu gọn. Chú ý: các dữ liệu nằm trong ngoặc đơn sau VALUES phải theo đúng trình tự các cột được định nghĩa hay thiết kế trong bảng dữ liệu. INSERT INTO table VALUES (value1, [value2,...]) Ví dụ: (giả định trong bảng dữ liệu 'phone_book' chỉ có 2 cột 'name' và 'number'): INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'); Giả sử chúng ta muốn insert từ textbox xuống database Insert into nametable(ma,hovaten) values('"+Txtma.text+","+txthovaten.text+"'); Tùy chọn Một đặc điểm tùy chọn của SQL (bắt đầu từ phiên bản SQL-92) là sử dụng các cấu trúc xây dựng giá trị hàng (row value constructors) để thêm nhiều hàng vào bảng dữ liệu cùng lúc: INSERT INTO table (column1, [column2,... ]) VALUES (value1a, [value1b,...]), (value2a, [value2b,...]),... Cả hai hệ dữ liệu DB2 và MySQL đều hỗ trợ đặc điểm tùy chọn này. Ví dụ: (giả định trong bảng dữ liệu 'phone_book' chỉ có 2 cột 'name' và 'number'): INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'), ('Peter Doe', '555-2323'); - nếu sử dụng cách thêm dữ liệu thông thường sẽ phải dùng 2 câu lệnh như sau: INSERT INTO phone_book VALUES ('John Doe', '555-1212'); INSERT INTO phone_book VALUES ('Peter Doe', '555-2323'); Ví dụ (tạo dữ liệu cho 1 bảng dữ liệu từ dữ liệu của 1 bảng khác / sao chép dữ liệu bằng câu lệnh INSERT): INSERT INTO phone_book2 SELECT * FROM phone_book WHERE NAME IN ('John Doe', 'Peter Doe') Truy vấn Từ khóa Từ khóa thay thế (surrogate key) thường được sử dụng để thay thế từ khóa chính (primary key) khi xảy ra trường hợp cần truy vấn (sử dụng hay lưu) tự động các từ khóa chính trong 1 câu lệnh thêm INSERT để dùng lại trong 1 câu lệnh thêm INSERT khác. Vì câu lệnh thêm INSERT không trả về dữ liệu theo dạng hàng, nên cần sử dụng một số cách thay thế để truy vấn từ khóa trong những trường hợp như trên. Một số cách thay thế thông thường: Sử dụng thủ tục truy vấn (stored procedure). Sử dụng câu lệnh truy vấn SELECT trên 1 bảng dữ liệu tạm chứa thông tin về (các) hàng vừa mới được thêm. Sử dụng câu lệnh thêm INSERT kết hợp trong 1 câu lệnh truy vấn SELECT. Sử dụng từ khóa duy nhất GUID (Globally Unique Identifier) trong cả hai câu lệnh thêm INSERT và câu lệnh truy vấn SELECT. Tham khảo Peter Rob & Carlos Coronel. Database System: Design, Implementation, & Management, 2004, THOMSON Course Technology. Xem thêm SQL Select (SQL) Delete (SQL) Update (SQL) Join (SQL) SQL
15576
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20tri%E1%BB%81u
Thủy triều
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Đặc điểm Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau: Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều. Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó. Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều. Triều thấp : nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó. Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng (slack water). Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp. Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều, tức là hai lần nước lớn trong ngày có đỉnh không bằng nhau; chúng bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự đối với hai lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Nguyên nhân Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Trái Đất tại xích đạo, vì Trái Đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Trái Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng ở khoảng cách 0.73 bán kính của Trái Đất (4650.83 km). Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch tương tác hấp dẫn tác động lên các vật thể nằm trong tương tác hấp dẫn. Định nghĩa Từ mực nước cao nhất đến thấp nhất: Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT, Highest astronomical tide) – Thủy triều cao nhất có thể dự đoán là xảy ra. Lưu ý rằng các điều kiện khí tượng có thể làm gia tăng chiều cao đối với HAT. Trung bình nước lớn triều cường (MHWS, Mean high water springs) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều cường. Trung bình nước lớn triều kém (MHWN, Mean high water neaps) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều kém. Mực nước biển trung bình (MSL, Mean sea level) – Đây là trung bình của mực nước biển. MSL là hằng số đối với bất kỳ điểm nào trong một khoảng thời gian dài. Trung bình nước ròng triều kém (MLWN, Mean low water neaps) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều kém. Trung bình nước ròng triều cường (MLWS, Mean low water springs) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều cường. Thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT, Lowest astronomical tide) và Chuẩn hải đồ (CD, Chart Datum) – Thủy triều thấp nhất có thể dự đoán là xảy ra. Các hải đồ hiện đại sử dụng nó như là chuẩn hải đồ. Lưu ý rằng trong những điều kiện khí tượng nhất định thì nước có thể rút xuống thấp hơn cả LAT, nghĩa là có ít nước hơn là những gì chỉ ra trên các hải đồ. Thành phần thủy triều Các thành phần thủy triều là kết quả ròng của nhiều ảnh hưởng tác động đến các thay đổi thủy triều trong một khoảng thời gian nhất định. Các thành phần chính bao gồm sự tự quay của Trái Đất, vị trí của Mặt Trăng và Mặt Trời so với Trái Đất, độ cao (cao độ) của Mặt Trăng so với đường xích đạo của Trái Đất và độ sâu. Các biến thiên với thời gian dưới nửa ngày được gọi là các "thành phần điều hòa". Ngược lại, các chu kỳ gồm nhiều ngày, tháng hoặc năm được gọi là các thành phần "thời gian dài". Các lực thủy triều ảnh hưởng đến toàn bộ Trái Đất, nhưng sự chuyển động của phần Trái Đất rắn xảy ra chỉ tính bằng xentimet. Ngược lại, khí quyển linh động và dễ nén hơn nên bề mặt của nó di chuyển tính bằng kilomet, theo ý nghĩa của mức đường viền của một vùng áp suất thấp cụ thể nào đó trong bầu khí quyển ngoài. Thành phần bán nhật mặt trăng chính Ở hầu hết các địa điểm, thành phần lớn nhất là "thành phần thủy triều bán nhật mặt trăng chính", còn được gọi là thành phần thủy triều M2 (hoặc M2). Thời gian của nó là khoảng 12 giờ và 25,2 phút, chính xác bằng một nửa ngày mặt trăng thủy triều, đó là thời gian trung bình chia tách một thiên đỉnh với thiên đỉnh kế tiếp của mặt trăng, và do đó là thời gian cần thiết để Trái Đất quay một vòng tương đối so với Mặt Trăng. Các đồng hồ thủy triều đơn giản theo dõi thành phần này. Ngày mặt trăng dài hơn ngày Trái Đất do Mặt Trăng quay cùng hướng với sự tự quay của Trái Đất. Điều này tương tự như kim phút trên đồng hồ vượt qua kim giờ vào lúc 12h00 và sau đó lại vượt qua một lần nữa vào khoảng 1h05½ mà không phải vào lúc 1h00. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo cùng hướng với sự tự quay quanh trục của Trái Đất, vì thế phải mất hơn một ngày một chút, khoảng 24 giờ 50 phút để Mặt Trăng quay trở lại cùng một vị trí trên bầu trời. Trong khoảng thời gian này, nó đã vượt qua đỉnh đầu (trung thiên) một lần và dưới chân một lần (ở góc giờ lần lượt là 00:00 và 12:00), do đó ở nhiều nơi, chu kỳ lực thủy triều mạnh nhất là như đã đề cập ở trên là khoảng 12 giờ 25 phút. Thời điểm thủy triều cao nhất không nhất thiết phải là khi Mặt Trăng ở gần thiên đỉnh hoặc thiên để, nhưng chu kỳ lực thủy triều vẫn xác định thời gian giữa các triều cao. Do trường hấp dẫn do Mặt Trăng tạo ra bị suy yếu theo khoảng cách đến Mặt Trăng, nên lực tác động hơi mạnh hơn một chút so với mức trung bình tại phía Trái Đất đối diện với Mặt Trăng và lực tác động hơi yếu hơn một chút ở phía bên kia (phía xa Mặt Trăng). Vì thế, Mặt Trăng có xu hướng "kéo giãn" Trái Đất một chút dọc theo đường nối giữa hai thiên thể. Trái Đất rắn chỉ biến dạng một chút, nhưng nước biển là chất lỏng có thể tự do di chuyển nhiều hơn để phản ứng với lực thủy triều, cụ thể là theo chiều ngang. Khi Trái Đất tự quay, cường độ và hướng của lực thủy triều tại bất kỳ điểm cụ thể nào trên bề mặt Trái Đất đều thay đổi liên tục; mặc dù đại dương không bao giờ đạt đến trạng thái cân bằng, do không bao giờ có thời gian để chất lỏng "bắt kịp" với trạng thái mà cuối cùng nó phải đạt được nếu lực thủy triều không đổi, tuy nhiên lực thủy triều luôn thay đổi gây ra các thay đổi nhịp nhàng trong chiều cao mặt nước biển. Khi có hai triều cao mỗi ngày với các độ cao khác nhau (và hai triều thấp cũng có các độ cao khác nhau), mô hình này được gọi là bán nhật triều hỗn hợp. Phạm vi biến đổi: Triều cường và Triều kém Phạm vi bán nhật (chênh lệch độ cao giữa nước lớn và nước ròng trong khoảng nửa ngày) thay đổi theo chu kỳ hai tuần. Khoảng hai lần mỗi tháng, vào khoảng trăng mới và trăng tròn khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất tạo thành một đường thẳng (một cấu hình được gọi là sóc vọng) thì lực thủy triều mặt trời tăng cường cho lực thủy triều mặt trăng. Phạm vi của thủy triều là tối đa; nó được gọi là triều cường (spring tide). Khi Mặt Trăng là thượng huyền hoặc hạ huyền, Mặt Trời và Mặt Trăng cách nhau 90° khi nhìn từ Trái Đất và lực thủy triều mặt trời sẽ triệt tiêu một phần lực thủy triều mặt trăng. Tại những điểm này trong chu kỳ trăng, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu; nó được gọi là triều kém hay triều nhược (neap tide). Triều cường dẫn tới các nước lớn cao hơn mức nước lớn trung bình và các nước ròng thấp hơn mức nước ròng trung bình, thời gian nước đứng ngắn hơn mức trung bình và dòng triều mạnh hơn mức trung bình. Triều kém dẫn đến các điều kiện triều ít tột độ hơn. Khoảng thời gian khoảng 7 ngày giữa một triều cường và một triều kém. Độ cao mặt trăng Khoảng cách thay đổi ngăn cách Mặt Trăng và Trái Đất cũng ảnh hưởng đến độ cao của thủy triều. Khi Mặt Trăng ở gần nhất, tại điểm cận địa, phạm vi sẽ tăng và khi nó ở điểm viễn địa, phạm vi sẽ giảm. Mỗi chu kỳ trăng (chu kỳ đầy đủ từ trăng tròn đến trăng mới rồi trăng tròn), điểm cận địa trùng với một trăng mới hoặc một trăng tròn gây ra triều cường điểm cận địa với phạm vi thủy triều lớn nhất. Ngay cả khi mạnh nhất, lực này vẫn là yếu, gây ra các khác biệt thủy triều nhiều nhất chỉ cỡ vài xentimet. Thành phần khác Chúng bao gồm các hiệu ứng hấp dẫn mặt trời, độ nghiêng (độ xiên) của xích đạo và trục tự quay của Trái Đất, độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo mặt trăng và hình dạng elip của quỹ đạo Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Thủy triều hỗn hợp sinh ra từ sự tương tác nước nông của hai sóng mẹ của nó. Pha và biên độ Vì thành phần thủy triều M2 chiếm ưu thế ở hầu hết các địa điểm, nên giai đoạn hoặc pha của thủy triều, được biểu thị theo thời gian tính bằng giờ sau nước lớn, là một khái niệm hữu ích. Pha thủy triều cũng được đo bằng độ, với 360° mỗi chu kỳ thủy triều. Các đường của pha thủy triều không đổi được gọi là đường đồng pha thủy triều (cotidal line), tương tự như đường đồng mức có độ cao không đổi trên bản đồ địa hình và khi được vẽ ở dạng bản đồ đồng pha thủy triều hoặc biểu đồ đồng pha thủy triều. Nước lớn đồng thời đạt được dọc theo các đường đồng pha thủy triều mở rộng từ bờ biển vào đại dương, và các đường đồng pha thủy triều (và vì thế là các pha thủy triều) tiến dọc theo bờ biển. Các thành phần pha bán nhật triều và pha dài được đo từ mực nước lớn, pha nhật triều từ ngập triều tối đa. Điều này và thảo luận dưới đây chỉ là chính xác đúng cho một thành phần thủy triều duy nhất. Đối với một đại dương có hình dạng của một lưu vực hình tròn được bao bọc bởi một đường bờ biển, các đường đồng pha thủy triều hướng thẳng vào bên trong và cuối cùng phải gặp nhau tại một điểm chung là giao điểm thủy triều hay điểm amphidromos. Điểm amphidromos cùng lúc là đồng pha thủy triều với nước lớn và nước ròng, được thỏa mãn bởi chuyển động thủy triều bằng không (Trường hợp ngoại lệ hiếm xảy ra khi thủy triều bao quanh một hòn đảo, như xung quanh New Zealand, Iceland và Madagascar). Chuyển động thủy triều thường giảm bớt khi di chuyển ra xa các bờ biển lục địa, sao cho vượt qua các đường đồng pha thủy triều là các đường đồng mức của biên độ không đổi (một nửa khoảng cách giữa nước lớn và nước ròng) giảm xuống 0 tại giao điểm thủy triều. Đối với bán nhật triều, giao điểm thủy triều có thể được coi là gần giống như tâm của mặt đồng hồ, với kim giờ chỉ theo hướng của đường đồng pha thủy triều nước lớn, nằm ngược hướng với đường đồng pha thủy triều nước ròng. Nước lớn xoay quanh giao điểm thủy triều mỗi lần khoảng 12 giờ theo hướng các đường đồng pha thủy triều nước lên và cách xa các đường đồng pha thủy triều nước xuống. Sự quay này, gây ra bởi hiệu ứng Coriolis, nói chung theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Chênh lệch pha của đồng pha thủy triều so với thủy triều tham chiếu gọi là khoảng pha (epoch). Thủy triều tham chiếu là thành phần "thủy triều cân bằng" giả định trên Trái Đất không có đất liền được đo ở kinh độ 0° hay kinh tuyến Greenwich. Ở Bắc Đại Tây Dương, do các đường đồng pha thủy triều lưu thông ngược chiều kim đồng hồ xung quanh giao điểm thủy triều, nên triều cao qua cảng New York khoảng một giờ trước cảng Norfolk. Phía nam mũi Hatteras, các lực thủy triều phức tạp hơn và không thể dự đoán một cách đáng tin cậy dựa trên các đường đồng pha thủy triều Bắc Đại Tây Dương. Vật lý Lịch sử vật lý thủy triều Nghiên cứu vật lý thủy triều là quan trọng trong sự phát triển ban đầu của cơ học thiên thể, với sự tồn tại của bán nhật triều được giải thích bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Sau đó nhật triều được giải thích chính xác hơn bởi sự tương tác của lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời. Seleukos xứ Seleucia đưa ra lý thuyết vào khoảng năm 150 TCN cho rằng thủy triều là do Mặt Trăng gây ra. Ảnh hưởng của Mặt Trăng đến các vùng nước cũng được đề cập trong Tetrabiblos của Ptolemy. Trong De temporum ratione (Đoán định của Thời gian) viết năm 725 Bede liên kết bán nhật triều và hiện tượng thay đổi độ cao thủy triều với Mặt Trăng và các pha của nó. Bede bắt đầu bằng cách lưu ý rằng thủy triều lên xuống chậm khoảng 4/5 giờ mỗi ngày, giống như Mặt Trăng mọc và lặn chậm khoảng 4/5 giờ mỗi ngày. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng trong hai tháng âm lịch (59 ngày) thì Mặt Trăng vòng quanh Trái Đất 57 lần và có 114 thủy triều. Bede sau đó quan sát thấy rằng chiều cao của thủy triều thay đổi theo tháng. Các thủy triều ngày càng tăng được ông gọi là malinae và các thủy triều ngày càng giảm là ledones và mỗi tháng được chia thành bốn phần gồm 7 hoặc 8 ngày với các malinae và ledones xen kẽ. Trong cùng một đoạn, ông cũng lưu ý đến tác động của gió trong kìm hãm thủy triều. Bede cũng ghi nhận rằng thời gian thủy triều thay đổi theo từng vị trí. Về phía bắc nơi ở của Bede (Monkwearmouth) thủy triều đến sớm hơn, còn về phía nam thì muộn hơn. Ông giải thích rằng thủy triều "rời bỏ những bờ biển này cốt để có thể tràn vào nhiều hơn ở những [bờ biển] khác khi nó đến đó", lưu ý rằng "Mặt trăng báo hiệu sự dâng lên của thủy triều ở đây, báo hiệu sự rút xuống của nó ở các khu vực khác cách xa khu vực này khoảng một phần tư bầu trời". Sự hiểu biết thời trung cổ về thủy triều chủ yếu dựa trên các tác phẩm của các nhà thiên văn Hồi giáo, trở thành có sẵn thông qua bản dịch tiếng Latinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 12. Abu Ma'shar (mất khoảng năm 886), trong cuốn Introductorium in astronomiam (Giới thiệu về thiên văn học) của ông, đã chỉ ra rằng triều xuống và triều lên là do Mặt Trăng gây ra. Abu Ma'shar đã thảo luận về các ảnh hưởng của gió và các pha Mặt Trăng tương đối so với Mặt Trời lên các thủy triều. Vào thế kỷ 12, Nur ad-Din al-Bitruji (mất khoảng năm 1204) quan niệm rằng thủy triều là do sự luân chuyển chung của các thiên thể. Simon Stevin trong De spiegheling der Ebbenvloet (Thuyết về triều xuống và triều lên) năm 1608, đã bác bỏ một lượng lớn các quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại khi đó về triều xuống và triều lên. Stevin đã biện hộ cho ý tưởng cho rằng sự hấp dẫn của Mặt Trăng chịu trách nhiệm về thủy triều và đã phát biểu bằng các thuật ngữ rõ ràng về triều xuống, triều lên, triều cường và triều kém, nhấn mạnh rằng cần có thêm các nghiên cứu tiếp theo. Năm 1609 Johannes Kepler cũng gợi ý chính xác rằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra thủy triều, dựa theo những quan sát và tương quan cổ xưa. Galileo Galilei trong Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo (Đối thoại liên quan đến hai hệ thế giới chính) năm 1632, trong phần Đối thoại về thủy triều, đã đưa ra lời giải thích về thủy triều. Tuy nhiên, thuyết tạo ra là không chính xác khi ông gán thủy triều cho sự chuyển động sóng sánh của nước do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Ông hy vọng sẽ cung cấp bằng chứng cơ học về sự chuyển động của Trái Đất. Giá trị của thuyết thủy triều của ông bị tranh cãi. Galileo đã từ chối diễn giải về thủy triều của Kepler. Isaac Newton (1642-1727) là người đầu tiên giải thích thủy triều là sản phẩm của lực hấp dẫn từ các khối thiên văn. Diễn giải của ông về thủy triều (và nhiều hiện tượng khác) đã được xuất bản trong Principia (1687) và sử dụng thuyết hấp dẫn vạn vật của ông để giải thích sức hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời là nguồn gốc của các lực tạo ra thủy triều. Newton và các tác giả khác trước Pierre-Simon Laplace đã giải quyết vấn đề từ góc độ của một hệ tĩnh (thuyết cân bằng), đưa ra một phép tính gần đúng mô tả các thủy triều có thể xảy ra trong một đại dương phi quán tính bao phủ toàn bộ Trái Đất. Lực tạo thủy triều (hoặc thế năng tương ứng của nó) vẫn phù hợp với thuyết thủy triều, nhưng như là một đại lượng trung gian (hàm cưỡng bức) chứ không phải là kết quả cuối cùng; thuyết này cũng phải xem xét phản ứng thủy triều động lực đã tích lũy của Trái Đất đối với các lực áp vào, với phản ứng này chịu ảnh hưởng của độ sâu đại dương, sự tự quay của Trái Đất và các yếu tố khác. Năm 1740, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp ở Paris đã trao giải cho tiểu luận lý thuyết tốt nhất về thủy triều. Daniel Bernoulli, Leonhard Euler, Colin Maclaurin và Antoine Cavalleri đã cùng nhau chia giải thưởng này. Maclaurin đã sử dụng thuyết của Newton để chỉ ra rằng một quả cầu nhẵn được bao phủ bởi một đại dương đủ sâu dưới tác động của lực thủy triều từ một vật thể gây biến dạng duy nhất là một hình phỏng cầu thuôn dài (về bản chất là hình bầu dục ba chiều) với trục chính hướng về vật thể gây biến dạng. Maclaurin là người đầu tiên viết về các hiệu ứng tự quay của Trái Đất khi chuyển động. Euler nhận ra rằng thành phần chiều ngang của lực thủy triều (chứ không phải thành phần chiều dọc) dẫn dắt thủy triều. Năm 1744 Jean le Rond d'Alembert đã nghiên cứu các phương trình thủy triều đối với khí quyển không bao gồm sự tự quay. Vào năm 1770 thuyền ba buồm HMS Endeavour của James Cook đã mắc cạn tại Rạn san hô Great Barrier. Những cố gắng đã thực hiện để làm nổi nó trong thủy triều kế tiếp đã thất bại, nhưng thủy triều sau đó đã nâng nó lên một cách dễ dàng. Trong khi con thuyền được sửa chữa ở cửa sông Endeavour Cook đã quan sát các thủy triều trong khoảng thời gian 7 tuần. Vào lúc triều kém, cả hai thủy triều trong ngày đều tương tự nhau, nhưng vào lúc triều cường thì thủy triều đã tăng vào buổi sáng nhưng vào buổi chiều. Pierre-Simon Laplace đã xây dựng một hệ thống các phương trình vi phân riêng phần liên quan đến dòng chảy ngang của đại dương với chiều cao bề mặt của nó, là thuyết động lực học đầu tiên cho thủy triều. Các phương trình thủy triều Laplace vẫn còn được sử dụng cho đến nay. William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất đã viết lại các phương trình của Laplace theo các thuật ngữ của độ xoáy cho ra các lời giải mô tả các sóng bị mắc kẹt ven bờ, được gọi là sóng Kelvin. Những người khác, bao gồm Kelvin và Henri Poincaré, tiếp tục phát triển thuyết của Laplace. Dựa trên những phát triển này và thuyết mặt trăng của E. W. Brown mô tả các chuyển động của Mặt Trăng, Arthur Thomas Doodson đã phát triển và công bố năm 1921 sự phát triển hiện đại đầu tiên của thế năng tạo ra thủy triều ở dạng hài hòa: Doodson phân biệt 388 tần số thủy triều. Một số phương pháp của ông vẫn được sử dụng. Lực Lực thủy triều được tạo ra bởi một thiên thể lớn (ở đây là Mặt Trăng) trên một hạt nhỏ nằm trên hoặc nằm trong một thiên thể rộng lớn (ở đây là Trái Đất) là sự khác biệt vectơ giữa lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên hạt và lực hấp dẫn tác dụng lên hạt này nếu như nó nằm ở tâm khối của Trái Đất. Trong khi vi tác động bởi một thiên thể lên Trái Đất thay đổi tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của nó tới Trái Đất, thì lực thủy triều cực đại lại thay đổi tỷ lệ nghịch, một cách gần đúng, với lập phương của khoảng cách này. Nếu lực thủy triều do mỗi thiên thể gây ra thay vì thế mà bằng với lực hấp dẫn toàn phần của nó (tất nhiên không phải như thế, do sự rơi tự do của toàn bộ Trái Đất chứ không chỉ mỗi các đại dương về phía các thiên thể này) thì một mô hình khác biệt của lực thủy triều sẽ được quan sát, chẳng hạn ảnh hưởng từ Mặt Trời mạnh hơn nhiều so với từ Mặt Trăng: Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên Trái Đất mạnh hơn trung bình 179 lần so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng, nhưng do Mặt Trời cách Trái Đất trung bình 389 lần so với khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất, nên độ dốc trường của nó yếu hơn. Lực thủy triều mặt trời chỉ bằng khoảng 46% lực thủy triều mặt trăng. Chính xác hơn thì gia tốc thủy triều mặt trăng (dọc theo trục Trái Đất - Mặt Trăng, ở bề mặt Trái Đất) là khoảng 1,1 × 107 g, trong khi gia tốc thủy triều mặt trời (dọc theo trục Mặt Trời - Trái Đất, ở bề mặt Trái Đất) là khoảng 0,52 × 107 g, trong đó g là gia tốc hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất. Sao Kim có tác động lớn nhất trong số các hành tinh khác, bằng 0,000113 lần tác động của Mặt Trời, vì thế tác động thủy triều của các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể bỏ qua. Hệ thống Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời là một ví dụ về vấn đề ba vật thể và không có biểu thức dạng đóng toán học chính xác về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Bề mặt đại dương là xấp xỉ một bề mặt đẳng thế (bỏ qua các dòng hải lưu), thường được gọi là geoid (geoit, thể địa cầu). Do lực hấp dẫn bằng với gradient thế năng, nên không có lực tiếp tuyến trên bề mặt như vậy, vì thế bề mặt đại dương ở trạng thái cân bằng hấp dẫn. Bây giờ hãy xem xét ảnh hưởng của các thiên thể lớn bên ngoài như Mặt Trăng và Mặt Trời. Những thiên thể này có các trường hấp dẫn mạnh nhưng giảm dần theo khoảng cách và tác động để thay đổi hình dạng của bề mặt đẳng thế trên Trái Đất. Biến dạng này có định hướng không gian cố định tương đối với thiên thể gây ảnh hưởng. Sự tự quay của Trái Đất so với hình dạng này gây ra chu kỳ thủy triều hàng ngày. Bề mặt đại dương di chuyển do đẳng thế thủy triều thay đổi, tăng lên khi thế năng thủy triều cao, xảy ra trên các phần của Trái Đất gần nhất và xa nhất từ Mặt Trăng. Khi đẳng thế thủy triều thay đổi, bề mặt đại dương không còn phù hợp với nó, do đó mà thấy hướng rõ ràng của dịch chuyển dọc. Bề mặt khi đó trải qua một đường dốc xuống, theo hướng mà đẳng thế đã tăng lên. Các phương trình thủy triều Laplace Độ sâu của đại dương nhỏ hơn nhiều so với phạm vi bề ngang của chúng. Do đó, phản ứng đối với lực thủy triều có thể được mô hình hóa bằng cách sử dụng các phương trình thủy triều Laplace kết hợp các đặc tính sau: Vận tốc dọc (hoặc xuyên tâm) không đáng kể và không có gió đứt dọc - đây là dòng chảy thành lớp. Lực chỉ là nằm ngang (tiếp tuyến). Hiệu ứng Coriolis xuất hiện dưới dạng lực quán tính tác động theo hướng sang bên của dòng chảy và tỷ lệ thuận với vận tốc. Tốc độ thay đổi chiều cao bề mặt tỷ lệ thuận với độ phân kỳ âm của vận tốc nhân với độ sâu. Do vận tốc ngang kéo giãn hoặc nén ép đại dương như một lớp, nên dung lượng tương ứng là mỏng đi hoặc dày lên. Các điều kiện biên cho thấy không có dòng chảy ngang qua đường bờ biển và trượt tự do ở đáy. Hiệu ứng Coriolis (lực quán tính) lái các dòng chảy về phía xích đạo sang phía tây và các dòng chảy ra xa xích đạo sang phía đông, cho phép các sóng bị kẹt ở bờ biển. Cuối cùng, thuật ngữ tiêu tan có thể được thêm vào và nó là tương tự như độ nhớt. Biên độ và thời gian chu kỳ Biên độ lý thuyết của thủy triều đại dương do Mặt Trăng gây ra là khoảng tại điểm cao nhất, tương ứng với biên độ có thể đạt được nếu đại dương có độ sâu đồng đều, không có các vùng đất, và Trái Đất tự quay đều bước với quỹ đạo của Mặt Trăng. Mặt Trời gây ra thủy triều tương tự, trong đó biên độ lý thuyết là khoảng (46% của Mặt Trăng) với thời gian chu kỳ là 12 giờ. Khi triều cường, hai tác động này bổ sung cho nhau ở mức độ lý thuyết là , trong khi ở triều kém, biên độ lý thuyết bị giảm xuống còn . Vì quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và quỹ đạo của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất có hình elip nên biên độ thủy triều thay đổi phần nào do khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời và Mặt Trăng - Trái Đất biến động. Điều này gây ra sự biến động trong lực thủy triều và biên độ lý thuyết khoảng ± 8% đối với Mặt Trăng và ±5% đối với Mặt Trời. Nếu cả Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở vị trí gần nhất và dóng thẳng hàng khi trăng mới, biên độ lý thuyết sẽ đạt tới . Biên độ thực tế khác biệt đáng kể, không chỉ do các biến động độ sâu và chướng ngại vật lục địa, mà còn là do sự truyền sóng trên đại dương có chu kỳ tự nhiên cùng bậc với chu kỳ tự quay: nếu không có các khối đất, sẽ mất khoảng 30 giờ để sóng bề mặt với bước sóng dài truyền dọc theo xích đạo đi nửa vòng quanh Trái Đất (ví dụ thạch quyển Trái Đất có chu kỳ tự nhiên khoảng 57 phút). Cả thủy triều Trái Đất làm nâng cao và hạ thấp đáy đại dương lẫn sức hấp dẫn của chính thủy triều đều là đáng kể và làm phức tạp thêm phản ứng của đại dương đối với các lực thủy triều. Hao tán Do các lực thủy triều mặt trăng điều khiển các đại dương với chu kỳ khoảng 12,42 giờ, ít hơn đáng kể so với chu kỳ tự nhiên của các đại dương, hiện tượng cộng hưởng phức tạp diễn ra. Điều này, cũng như các tác động của ma sát, làm tăng thời gian trễ trung bình là 11 phút của sự xuất hiện nước lớn so với thiên đỉnh mặt trăng. Thời gian trễ thủy triều này tương ứng với một góc khoảng 3 độ giữa vị trí của Mặt Trăng, tâm Trái Đất và vị trí của mực nước lớn trung bình toàn cầu. Liên quan tới hệ Mặt Trăng - Trái Đất (không bao gồm Mặt Trời trong thời điểm này), trừ khi trục tự quay của cả hai thiên thể vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, thì các dao động được sinh ra. Những dao động như vậy góp phần làm hao tán thủy triều. Sự hao tán bởi các biến dạng dao động bên trong của Trái Đất do lực thủy triều mặt trăng là nhỏ so với sự hao tán trong các đại dương và biển của Trái Đất, chiếm tới 98% mức giảm năng lượng tự quay của Trái Đất. Sự thiếu vắng dóng thẳng hàng này là trường hợp của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng. Do đó, bên cạnh các phồng thủy triều, đối diện nhau và có kích thước tương đương, có liên quan đến cái gọi là thủy triều cân bằng, ngoài ra, các dao động bề mặt thường được gọi là thủy triều động học, đặc trưng bởi nhiều tần số sóng hài, cũng được thiết lập. Các dao động thủy triều của Trái Đất làm hao tán năng lượng trung bình khoảng 3,75 terawatt. Khoảng 98% hao tán này là do chuyển động thủy triều đại dương. Sự hao tán phát sinh khi các dòng thủy triều quy mô lưu vực thúc đẩy các dòng chảy quy mô nhỏ hơn trải qua sự hao tán hỗn loạn. Lực cản thủy triều này tạo ra mô-men xoắn trên mặt trăng, dần dần chuyển động lượng góc tới quỹ đạo của nó, và tăng dần trong sự chia tách Mặt Trăng - Trái Đất. Mô-men xoắn bằng nhau và ngược chiều trên Trái Đất tương ứng làm giảm tốc độ tự quay của nó. Do đó, theo thời gian địa chất, mặt trăng rời xa khỏi Trái Đất vào khoảng /năm, làm dài ngày trên Trái Đất. Độ dài ngày đã tăng khoảng 2 giờ trong 600 triệu năm qua. Giả sử rằng tốc độ giảm tốc là không đổi, điều này có nghĩa là 70 triệu năm trước thì độ dài ngày đã ngắn hơn 1%, tương đương tăng khoảng 4 ngày mỗi năm. Độ sâu Hình dạng của bờ biển và đáy đại dương thay đổi cách thức thủy triều lan truyền, do đó không có quy tắc chung đơn giản nào dự đoán thời gian diễn ra nước lớn từ vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời. Các đặc điểm ven biển như độ sâu dưới nước và hình dạng đường bờ biển có nghĩa là các đặc điểm vị trí riêng lẻ ảnh hưởng đến dự báo thủy triều; thời gian và chiều cao nước lớn thực tế có thể khác với các dự đoán mô hình do ảnh hưởng của hình thái bờ biển lên dòng chảy thủy triều. Tuy nhiên, đối với một vị trí nhất định, mối quan hệ giữa độ cao mặt trăng và thời gian triều cao hay triều thấp (khoảng thủy triều mặt trăng) là tương đối ổn định và có thể dự đoán được, như là thời gian triều cao hoặc triều thấp so với các điểm khác trên cùng một bờ biển. Ví dụ, triều cao tại Norfolk, Hoa Kỳ có thể dự đoán xảy ra khoảng 2,5h trước khi Mặt Trăng đi qua đỉnh đầu. Các khối đất và bồn địa đại dương đóng vai trò rào cản chống lại nước di chuyển tự do trên toàn cầu, nên hình dạng và kích cỡ đa dạng của chúng ảnh hưởng đến kích thước của các tần số thủy triều. Kết quả là, các mẫu thủy triều là khác nhau. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vùng bờ biển phía đông chủ yếu là bán nhật triều, giống như vùng bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu, trong khi bờ biển phía tây chủ yếu là thủy triều hỗn hợp. Quan sát và dự đoán Lịch sử Từ thời cổ đại, quan sát và thảo luận về thủy triều đã ngày càng tinh tế, ban đầu đánh dấu sự lặp lại hàng ngày, sau đó là mối quan hệ của thủy triều với Mặt Trời và Mặt Trăng. Pytheas đã du hành đến Quần đảo Anh vào khoảng năm 325 TCN và dường như là người đầu tiên gắn triều cường với pha mặt trăng. Vào thế kỷ II TCN, nhà thiên văn học Babylon là Seleukos xứ Seleucia đã mô tả chính xác hiện tượng thủy triều nhằm hỗ trợ cho thuyết nhật tâm của ông. Ông đưa ra giả thuyết chính xác rằng thủy triều là do Mặt Trăng gây ra, mặc dù ông tin rằng sự tương tác được trung gian bởi pneuma. Ông lưu ý rằng thủy triều thay đổi theo thời gian và cường độ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Theo Strabo (1.1.9), Seleukos là người đầu tiên liên kết thủy triều với hấp dẫn của mặt trăng và chiều cao của thủy triều phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với Mặt Trời. Naturalis Historia của Pliny Già đối chiếu nhiều quan sát thủy triều, ví dụ, triều cường là một vài ngày sau (hoặc trước) trăng tròn và trăng mới và là cao nhất quanh các điểm phân (xuân phân, thu phân), mặc dù Pliny Già lưu ý nhiều mối quan hệ mà hiện nay được coi là huyền ảo. Trong Geographia (Địa lý), Strabo đã mô tả các thủy triều trong vịnh Ba Tư có phạm vi lớn nhất của chúng khi mặt trăng ở xa nhất với mặt phẳng xích đạo. Tất cả điều này mặc cho biên độ tương đối nhỏ của các thủy triều bồn địa Địa Trung Hải (Dòng chảy mạnh qua eo biển Euripus và eo biển Messina làm Aristotle bối rối). Philostratus đã thảo luận về thủy triều trong Quyển 5 sách Cuộc đời của Apollonius xứ Tyana. Philostratus đề cập đến mặt trăng, nhưng gán các thủy triều cho các "linh hồn". Ở châu Âu vào khoảng năm 730, Bede đã mô tả cách thủy triều dâng trên một bờ biển của quần đảo Anh trùng với sự rút xuống ở nơi khác và mô tả sự tiến triển thời gian của nước lớn dọc theo vùng bờ biển Northumbria. Bảng thủy triều đầu tiên ở Trung Quốc được ghi nhận vào năm 1056 chủ yếu dành cho du khách muốn xem nước triều lớn nổi tiếng ở sông Tiền Đường. Bảng thủy triều đầu tiên được biết đến ở Anh được cho là của John Wallingford, người đã chết khi làm tu viện trưởng tu viện St. Albans khoảng năm 1213-1214, dựa trên nước lớn xảy ra 48 phút muộn hơn mỗi ngày và 3 giờ sớm hơn tại cửa sông Thames ở London. William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất, đã chỉ đạo phân tích sóng hài hệ thống đầu tiên bắt đầu vào năm 1867. Kết quả chính là việc xây dựng máy dự báo thủy triều sử dụng một hệ thống ròng rọc để cộng sáu hàm thời gian hài hòa với nhau. Nó được "lập trình" bằng cách đặt lại các bánh răng và xích để điều chỉnh pha và biên độ. Các cỗ máy tương tự đã được sử dụng cho đến thập niên 1960. Ghi chép mực nước biển đã biết đầu tiên của một chu kỳ triều cường – triều kém được thực hiện vào năm 1831 tại Bến tàu Navy ở cửa sông Thames. Nhiều cảng lớn có các trạm đo mức nước triều tự động vào năm 1850. William Whewell lần đầu tiên lập bản đồ các đường đồng pha thủy triều kết thúc bằng một biểu đồ gần như toàn cầu vào năm 1836. Để làm cho các bản đồ này thống nhất, ông đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các giao điểm thủy triều, nơi các dòng thủy triều gặp nhau giữa đại dương. Các điểm không có thủy triều này đã được xác nhận bằng đo đạc vào năm 1840 bởi Thuyền trưởng Hewett R. N., từ những phép đo âm thanh cẩn thận ở Biển Bắc. Thời gian Các lực thủy triều do Mặt Trăng và Mặt Trời tạo ra các sóng rất dài di chuyển khắp đại dương theo các đường được chỉ ra trong biểu đồ đồng pha thủy triều. Thời điểm mà đỉnh sóng chạm tới một cảng khi ấy đưa ra thời gian nước lớn tại cảng. Thời gian để sóng di chuyển quanh đại dương cũng có nghĩa là có sự chậm trễ giữa các pha của Mặt Trăng và ảnh hưởng của chúng đối với thủy triều. Chẳng hạn, triều cường và triều kém ở Biển Bắc là hai ngày sau trăng mới/trăng tròn và trăng thượng huyền/hạ huyền. Điều này được gọi là tuổi của thủy triều. Độ sâu đại dương ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chiều cao chính xác của thủy triều tại một điểm bờ biển cụ thể. Có một số trường hợp tột độ; vịnh Fundy ở bờ biển phía đông Canada, thường được tuyên bố là có thủy triều cao nhất thế giới vì hình dạng, độ sâu và khoảng cách từ rìa thềm lục địa. Các đo đạc thực hiện tháng 11 năm 1998 tại Burntcoat Head trong vịnh Fundy đã ghi lại phạm vi tối đa và giá trị cực đại dự đoán là . Các phép đo tương tự được thực hiện vào tháng 3 năm 2002 tại lưu vực sông Leaf, vịnh Ungava ở phía bắc Quebec cho các giá trị tương tự (cho phép sai số đo), phạm vi tối đa là và giá trị cực đại dự đoán là . Vịnh Ungava và vịnh Fundy nằm cách xa tương tự từ rìa thềm lục địa, nhưng vịnh Ungava không bị các khối băng trôi che phủ trong khoảng 4 tháng mỗi năm trong khi vịnh Fundy hiếm khi đóng băng. Southampton tại Vương quốc Anh có nước lớn hai đỉnh do sự tương tác giữa các thành phần thủy triều M2 và M4. Portland có nước ròng hai đáy vì lý do tương tự. Thủy triều M4 được tìm thấy dọc theo bờ biển phía nam Vương quốc Anh, nhưng ảnh hưởng của nó có thể thấy rõ nhất trong đoạn giữa đảo Wight và đảo Portland do thủy triều M2 là thấp nhất trong khu vực này. Do các chế độ dao động của Địa Trung Hải và biển Baltic không trùng với bất kỳ chu kỳ ảnh hưởng thiên văn đáng kể nào nên thủy triều lớn nhất nằm gần các kết nối hẹp của chúng với Đại Tây Dương. Các thủy triều cực nhỏ cũng xảy ra vì lý do tương tự ở vịnh Mexico và biển Nhật Bản. Ở những nơi khác, như dọc theo bờ biển phía nam Úc, các thủy triều thấp có thể là do sự hiện diện của giao điểm thủy triều gần đó. Phân tích Thuyết hấp dẫn của Isaac Newton trước tiên cho phép giải thích lý do tại sao nói chung có hai thủy triều chứ không phải một mỗi ngày và mang lại hy vọng cho sự hiểu biết chi tiết về lực và hành vi thủy triều. Mặc dù có vẻ như thủy triều có thể được dự đoán thông qua kiến thức đủ chi tiết về các tác động thiên văn tức thời, thủy triều thực tế tại một địa điểm nhất định được xác định bởi các lực thiên văn được tích lũy bởi vùng nước trong nhiều ngày. Ngoài ra, các kết quả chính xác sẽ đòi hỏi kiến thức chi tiết về hình dạng của tất cả các bồn địa đại dương - độ sâu và hình dạng đường bờ biển của chúng. Quy trình hiện tại để phân tích thủy triều theo phương pháp phân tích sóng hài được William Thomson giới thiệu vào thập niên 1860. Nó dựa trên nguyên tắc cho rằng các thuyết thiên văn về chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng xác định một lượng lớn các tần số thành phần, và ở mỗi tần số, có một thành phần lực có xu hướng tạo ra chuyển động thủy triều, nhưng ở mỗi địa phương thì thủy triều phản ứng tại mỗi tần số với biên độ và pha đặc thù với địa phương đó. Vì thế, tại mỗi nơi thì độ cao của thủy triều được đo trong một khoảng thời gian đủ dài (thường là trên một năm trong trường hợp một cảng mới chưa được nghiên cứu trước đó) để cho phép phân biệt phản ứng ở mỗi tần số tạo ra thủy triều quan trọng bằng cách phân tích và trích xuất các hằng số thủy triều cho một lượng đủ các thành phần mạnh nhất đã biết đến của các lực thủy triều thiên văn để cho phép dự đoán thủy triều thực tế. Độ cao thủy triều được dự kiến là tuân theo lực thủy triều, với biên độ và độ trễ pha không đổi cho từng thành phần. Do tần số và pha của thiên văn có thể được tính toán một cách chắc chắn, nên độ cao của thủy triều vào các thời điểm khác có thể được dự đoán một khi phản ứng với các thành phần hài hòa của các lực tạo thủy triều được tìm thấy. Các mẫu hình chính trong thủy triều là: Biến động hai lần một ngày. Khác biệt giữa thủy triều thứ nhất và thứ hai trong ngày. Chu kỳ triều cường – triều kém. Biến động hàng năm. Thủy triều thiên văn cao nhất là triều cường điểm cận địa khi cả Mặt Trời và Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Khi phải đối mặt với một hàm thay đổi định kỳ, cách tiếp cận tiêu chuẩn là sử dụng chuỗi Fourier, một dạng phân tích sử dụng các hàm hình sin như một tập hợp cơ sở, có tần số không, một, hai, ba v.v. lần tần số của một chu kỳ cơ bản cụ thể. Các bội số này được gọi là sóng hài của tần số cơ bản và quá trình này được gọi là phân tích sóng hài hay phân tích [hàm] điều hòa. Nếu tập hợp cơ sở của các hàm hình sin phù hợp với hành vi được mô hình hóa, tương đối ít số hạng điều hòa cần được thêm vào. Các đường quỹ đạo rất gần tròn, vì vậy các biến động hình sin phù hợp với thủy triều. Để phân tích độ cao thủy triều, cách tiếp cận chuỗi Fourier trên thực tế phải được thực hiện công phu hơn so với việc sử dụng một tần số duy nhất và các sóng hài của nó. Các mẫu thủy triều được tách thành nhiều đường hình sin với nhiều tần số cơ bản, tương ứng (như trong thuyết mặt trăng) với nhiều tổ hợp khác nhau của các chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và các góc xác định hình dạng và vị trí của quỹ đạo của chúng. Do đó, đối với thủy triều, phân tích sóng hài không giới hạn ở các sóng hài của một tần số. Nói cách khác, các hòa âm là bội số của nhiều tần số cơ bản chứ không phải chỉ là tần số cơ bản của cách tiếp cận chuỗi Fourier đơn giản hơn. Biểu diễn của chúng dưới dạng một chuỗi Fourier chỉ có một tần số cơ bản và các bội số nguyên của nó sẽ yêu cầu nhiều số hạng và có thể bị giới hạn nhiều trong phạm vi thời gian mà nó có thể là hợp lệ. Nghiên cứu chiều cao thủy triều bằng phân tích sóng hài được bắt đầu bởi Laplace, William Thomson và George Darwin. A. T. Doodson đã mở rộng công việc của họ, giới thiệu ký hiệu Số Doodson để thiết lập hàng trăm số hạng sinh ra. Kể từ đó cách tiếp cận này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế, và các biến chứng phát sinh như sau: lực gây thủy triều về cơ bản được đưa ra như là tổng của một số số hạng. Mỗi số hạng có dạng trong đó là biên độ, là tần số góc thường được tính theo độ mỗi giờ tương ứng với được tính bằng giờ và là độ lệch pha so với trạng thái thiên văn tại thời điểm t = 0 . Có một số hạng cho Mặt Trăng và một số hạng thứ hai cho Mặt Trời. Pha của sóng hài đầu tiên cho số hạng Mặt Trăng được gọi là khoảng thủy triều mặt trăng hoặc khoảng nước lớn. Bước tiếp theo là điều chỉnh các số hạng điều hòa do hình dạng elip của các quỹ đạo. Theo đó, giá trị của không phải là hằng số mà thay đổi theo thời gian, một chút, xung quanh một con số trung bình. Thay thế nó bằng trong đó A là một đường hình sin khác, tương tự như chu kỳ và chu kỳ của thuyết Ptolemy. Theo đó, có nghĩa là một giá trị trung bình với một biến thể hình sin về độ lớn , với tần số và pha . Do đó, số hạng đơn giản bây giờ là tích số của hai thừa số cosin: Với bất kỳ và nào ta có thì rõ ràng là một số hạng đa hợp liên quan đến tích số của hai số hạng cosin, với mỗi số hạng có tần số riêng của chính chúng là y hệt như ba số hạng cosin đơn giản được thêm vào ở tần số ban đầu và cả ở các tần số là tổng và hiệu của hai tần số của số hạng tích số (Ba chứ không phải hai số hạng, do biểu thức tổng thể là ). Xem xét thêm rằng lực thủy triều tại một vị trí cũng phụ thuộc vào việc Mặt Trăng (hay Mặt Trời) ở trên hoặc dưới mặt phẳng xích đạo và các thuộc tính này có chu kỳ riêng của chính chúng cũng là vô ước với ngày và tháng, và rõ ràng là có nhiều tổ hợp sinh ra. Với sự lựa chọn cẩn thận các tần số thiên văn cơ bản, số Doodson diễn giải các bổ sung và khác biệt cụ thể để tạo thành tần số của mỗi số hạng cosin đơn giản. Lưu ý rằng thủy triều thiên văn không bao gồm các hiệu ứng thời tiết. Ngoài ra, những thay đổi đối với các điều kiện địa phương (di chuyển bờ cát, nạo vét miệng cảng v.v.) so với những điều kiện phổ biến tại thời điểm đo đạc ảnh hưởng đến thời gian và biên độ thực tế của thủy triều. Các tổ chức trích dẫn "thủy triều thiên văn cao nhất" cho một số vị trí có thể cường điệu con số này như một yếu tố an toàn để đề phòng các bất định phân tích, khoảng cách từ điểm đo đạc gần nhất, các thay đổi kể từ lần quan sát cuối cùng, sụt lún mặt đất v.v. để ngăn ngừa trách nhiệm khi một công trình kỹ thuật bị tràn qua. Cần có sự quan tâm đặc biệt khi đánh giá kích thước của "sự tràn dâng thời tiết" bằng cách trừ thủy triều thiên văn từ thủy triều quan sát được. Phân tích dữ liệu Fourier kỹ càng trong chu kỳ 19 năm (Giai đoạn Dữ liệu Thủy triều Quốc gia ở Hoa Kỳ) sử dụng các tần số được gọi là thành phần điều hòa thủy triều. Mười chín năm được ưa thích vì các vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời lặp lại gần như chính xác trong chu kỳ Meton 19 năm, là đủ dài để bao gồm thành phần thủy triều giao điểm mặt trăng 18,613 năm. Phân tích này có thể được thực hiện bằng cách chỉ sử dụng kiến thức về "chu kỳ" tác động mà không có sự hiểu biết chi tiết về đạo hàm toán học, điều đó có nghĩa là các bảng thủy triều hữu ích đã được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Các biên độ và pha kết quả sau đó có thể được sử dụng để dự đoán thủy triều dự kiến. Chúng thường bị chi phối bởi các thành phần gần 12 giờ (các thành phần bán nhật), nhưng cũng có các thành phần chính gần 24 giờ (nhật). Các thành phần dài hạn hơn là 14 ngày hoặc hai tuần, hàng tháng và nửa năm. Bán nhật triều chi phối vùng bờ biển, nhưng một số khu vực như biển Đông và vịnh Mexico chủ yếu là nhật triều. Trong các khu vực bán nhật triều, các thành phần chu kỳ chính M2 (mặt trăng) và S 2 (mặt trời) khác nhau một chút, vì thế các pha tương đối, và do đó biên độ của thủy triều tổng hợp, thay đổi hai tuần một lần (chu kỳ 14 ngày). Trong đồ thị M2 ở trên, mỗi đường đồng pha thủy triều khác nhau một giờ so với các đường bên cạnh và các đường dày hơn chỉ ra thủy triều trong pha cân bằng tại Greenwich. Các đường xoay quanh giao điểm thủy triều ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, vì thế từ bán đảo Baja California đến Alaska và từ Pháp đến Ireland thủy triều M2 lan truyền về phía bắc. Ở Nam bán cầu hướng này là theo chiều kim đồng hồ. Mặt khác, thủy triều M2 lan truyền ngược chiều kim đồng hồ xung quanh New Zealand, nhưng điều này là do các đảo có vai trò như là một con đập và cho phép các thủy triều có độ cao khác nhau ở các mặt đối diện của các đảo (Thủy triều lan truyền theo hướng bắc ở phía đông và theo hướng nam trên bờ biển phía tây, như dự đoán lý thuyết). Ngoại lệ là tại eo biển Cook, nơi các dòng thủy triều định kỳ liên kết nước lớn với nước ròng. Điều này là do các đường đồng pha thủy triều 180° xung quanh các giao điểm thủy triều là ngược pha nhau, ví dụ nước lớn đối diện với nước ròng ở mỗi đầu eo biển Cook. Mỗi thành phần thủy triều có một mô hình biên độ, pha và các giao điểm thủy triều khác biệt, do đó các mẫu M2 không thể sử dụng được cho các thành phần thủy triều khác. Ví dụ tính toán Do Mặt Trăng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất và cùng chiều với sự tự quay của Trái Đất, nên một điểm trên Trái Đất phải xoay xa hơn một chút để đuổi kịp, vì thế thời gian giữa các bán nhật triều không phải là 12 mà là 12,4206 giờ, tức là phải mất thêm trên 25 phút nữa. Hai đỉnh triều nói chung không bằng nhau. Hai nước lớn mỗi ngày xen kẽ về chiều cao tối đa: nước lớn thấp (dưới 3 ft), nước lớn cao (trên 3 ft), và một lần nữa lại là nước lớn thấp. Tương tự như vậy đối với nước ròng. Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng (Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng hay Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất) thì 2 ảnh hưởng chính kết hợp với nhau để tạo ra triều cường; khi 2 lực đối lập nhau như khi góc tạo thành bởi Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời gần 90 độ thì kết quả là triều kém. Khi Mặt Trăng di chuyển trên quỹ đạo của nó, nó thay đổi từ phía bắc xích đạo sang phía nam xích đạo. Sự xen kẽ trong chiều cao của nước lớn trở nên nhỏ hơn, cho đến khi chúng là như nhau (tại điểm phân của Mặt Trăng thì nó nằm trên đường xích đạo), sau đó phát triển trở lại nhưng trái cực, tăng dần tới khác biệt tối đa và sau đó lại suy yếu dần một lần nữa. Dòng chảy Ảnh hưởng của thủy triều đối với dòng chảy triều khó phân tích hơn và dữ liệu cũng khó thu thập hơn. Chiều cao thủy triều là một con số đơn giản áp dụng đồng thời cho một vùng rộng. Một dòng chảy triều có cả cường độ và hướng, cả hai đều có thể thay đổi đáng kể theo độ sâu và trên các khoảng cách ngắn do độ sâu cục bộ. Ngoài ra, mặc dù tâm của kênh nước là nơi đo lường hữu ích nhất nhưng các nhà hàng hải lại phản đối do thiết bị đo đạc dòng gây cản trở đường thủy. Một dòng chảy tiến theo một kênh cong vẫn chỉ là dòng chảy đó, mặc dù hướng của nó thay đổi liên tục dọc theo kênh. Điều ngạc nhiên là dòng chảy triều lên và dòng chảy triều xuống thường là không theo hướng ngược nhau. Hướng dòng chảy được xác định bởi hình dạng của kênh ngược dòng chứ không phải hình dạng của kênh xuôi dòng. Tương tự, các xoáy nước chỉ có thể hình thành theo một hướng dòng chảy. Tuy nhiên, phân tích dòng chảy triều là tương tự như phân tích thủy triều: trong trường hợp đơn giản, tại một địa điểm nhất định, dòng chảy triều lên chủ yếu theo một hướng và dòng chảy triều xuống là theo hướng khác. Các vận tốc triều lên có dấu dương, và các vận tốc triều xuống có dấu âm. Phân tích được tiến hành như thể chúng là các chiều cao thủy triều. Trong các tình huống phức tạp hơn, các dòng chảy triều lên và triều xuống chính không chiếm ưu thế. Thay vào đó, hướng và biên độ dòng chảy định ra một hình elip trong một chu kỳ thủy triều (trên một biểu đồ cực) thay vì dọc theo các đường dòng chảy triều lên và triều xuống. Trong trường hợp này, phân tích có thể tiến hành dọc theo các cặp hướng, với các hướng chính và phụ vuông góc. Một cách khác là xử lý các dòng thủy triều như là các số phức, do mỗi giá trị có cả biên độ và hướng. Thông tin dòng thủy triều thường được thấy nhiều nhất trên các biểu đồ hàng hải, được trình bày dưới dạng bảng tốc độ và phương vị dòng chảy theo từng giờ, với các bảng tách biệt cho triều cường và triều kém. Thời gian là tương đối so với nước lớn tại một số cảng nơi hành vi thủy triều là tương tự như trong mô hình, mặc dù nó có thể ở rất xa. Giống như dự đoán chiều cao thủy triều, các dự đoán dòng chảy thủy triều chỉ dựa trên các yếu tố thiên văn mà không kết hợp với điều kiện thời tiết, và điều này có thể thay đổi hoàn toàn kết quả. Dòng chảy thủy triều qua eo biển Cook giữa hai đảo chính của New Zealand là đáng chú ý, vì thủy triều ở hai bên eo biển gần như đối pha nhau, vì thế nước lớn ở một bên là đồng thời với nước ròng ở phía bên kia. Các dòng chảy mạnh sinh ra với sự thay đổi chiều cao thủy triều gần như bằng không ở tâm eo biển. Tuy nhiên, mặc dù triều dâng thường chảy theo một hướng trong 6 giờ và theo hướng ngược lại trong 6 giờ, nhưng một đợt dâng cụ thể có thể kéo dài 8 hoặc 10 giờ với nước dâng ngược bị suy yếu đi. Trong các điều kiện thời tiết đặc biệt dữ dội, nước dâng ngược có thể bị vượt qua hoàn toàn để dòng chảy tiếp tục theo cùng một hướng qua 3 chu kỳ nước dâng hoặc hơn thế. Một điều phức tạp thêm nữa với mô hình dòng chảy của eo biển Cook là thủy triều ở phía nam (ví dụ tại Nelson) tuân theo chu kỳ triều cường – triều kém phổ biến là hai tuần một lần (cũng như được thấy dọc theo phía tây của quốc gia này), nhưng mô hình thủy triều phía bắc chỉ có một chu kỳ mỗi tháng, cũng như ở phía đông: Wellington và Napier. Biểu đồ thủy triều của eo biển Cook chỉ ra thời gian và chiều cao nước lớn và nước ròng, cho đến tháng 11 năm 2007; đây là các giá trị không phải từ đo đạc mà thay vì thế được tính toán từ các thông số thủy triều có nguồn gốc từ các đo đạc nhiều năm trước. Biểu đồ hàng hải của eo biển Cook cung cấp thông tin về dòng chảy triều. Ví dụ, phiên bản tháng 1 năm 1979 cho tọa độ 41° 13•9' nam 174°29•6' đông (tây bắc mũi Terawhiti) đề cập đến thời gian cho Westport trong khi ấn bản tháng 1 năm 2004 đề cập đến Wellington. Gần mũi Terawhiti ở đoạn giữa eo biển Cook, sự thay đổi chiều cao của thủy triều gần như bằng không trong khi dòng chảy triều đạt cực đại, đặc biệt là gần xoáy nước Karori khét tiếng. Ngoài tác động của thời tiết, các dòng chảy thực tế qua eo biển Cook chịu ảnh hưởng của chênh lệch độ cao thủy triều giữa hai đầu eo biển và như có thể thấy, chỉ một trong hai triều cường ở đầu tây bắc của eo biển (gần Nelson) có triều cường đối ứng ở đầu đông nam (Wellington), nên hành vi kết quả không tuân theo cảng tham chiếu nào cả. Phát điện Năng lượng thủy triều có thể thu được bằng hai cách: đưa tuabin nước vào dòng chảy triều hoặc xây dựng các ao hồ nhận/thoát nước thông qua một tuabin. Trong trường hợp đầu tiên, lượng năng lượng hoàn toàn được xác định bởi biên độ và thời gian của dòng chảy triều. Tuy nhiên, các dòng chảy tốt nhất có thể không có sẵn vì các tuabin sẽ cản trở tàu thuyền. Trong trường hợp thứ hai, chi phí xây dựng các đập ngăn nước là rất tốn kém, các chu trình nước tự nhiên bị phá vỡ hoàn toàn, giao thông thủy cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên, với nhiều ao hồ, năng lượng có thể được sinh ra tại các thời điểm được lựa chọn. Cho đến nay, có rất ít hệ thống được lắp đặt để phát điện thủy triều (nổi tiếng nhất là La Rance tại Saint Malo, Pháp) nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh các vấn đề môi trường, chỉ đơn giản là chống chịu ăn mòn và ô nhiễm sinh học đã đặt ra nhiều thách thức kỹ thuật. Những người ủng hộ điện thủy triều chỉ ra rằng, không giống như các hệ thống điện gió, mức độ phát điện có thể dự đoán được khá tin cậy, ngoại trừ các tác động thời tiết. Trong khi một số hệ thống phát điện là có thể đối với hầu hết các chu kỳ thủy triều thì trên thực tế các tuabin mất tính hiệu quả ở các tốc độ vận hành thấp hơn. Vì công suất khả dụng từ một dòng chảy là tỷ lệ thuận với lập phương của tốc độ dòng chảy nên thời gian có thể tạo ra công suất cao là ngắn ngủi. Hoa tiêu Các dòng chảy triều là quan trọng đối với công tác hoa tiêu, và sai sót đáng kể về vị trí xảy ra nếu chúng không được cung cấp. Độ cao thủy triều cũng là quan trọng chẳng hạn nhiều con sông và bến cảng có các cồn cát ngầm nông ở lối vào, ngăn không cho tàu thuyền với mớn nước đáng kể tiến vào khi triều thấp. Cho đến khi có sự ra đời của hoa tiêu tự động, năng lực tính toán các tác động thủy triều là quan trọng đối với các sĩ quan hải quân. Chứng nhận kiểm tra các đại úy hải quân trong Hải quân Hoàng gia Anh từng tuyên bố rằng sĩ quan tương lai có thể "thay đổi thủy triều". Thời gian và vận tốc dòng chảy triều xuất hiện trong các biểu đồ thủy triều hoặc tập bản đồ dòng chảy triều. Các biểu đồ thủy triều được đóng thành bộ. Mỗi biểu đồ bao gồm một giờ duy nhất giữa một nước lớn và một nước lớn khác (chúng bỏ qua 25 phút kéo dài thêm) và chỉ ra dòng chảy triều trung bình trong giờ đó. Một mũi tên trên biểu đồ thủy triều cho biết hướng và tốc độ dòng chảy trung bình (thường tính bằng hải lý trên giờ) đối với triều cường và triều kém. Nếu không có sẵn biểu đồ thủy triều, hầu hết các biểu đồ hàng hải có các "hình thoi thủy triều" liên kết các điểm cụ thể trên biểu đồ với một bảng cho biết hướng và tốc độ dòng chảy triều. Quy trình chuẩn để chống lại tác động của thủy triều đối với hoa tiêu là (1) tính toán vị trí bằng "đoán định vị trí" (DR, Dead Reckoning) từ khoảng cách và hướng di chuyển, (2) đánh dấu biểu đồ (với một chữ thập giống như dấu cộng) và (3) vẽ một đường thẳng từ DR theo hướng thủy triều. Khoảng cách thủy triều di chuyển thuyền dọc theo đường này được tính bằng tốc độ thủy triều, điều này đưa ra "vị trí ước tính" (EP, Estimated Position), theo truyền thống được đánh dấu bằng một dấu chấm trong hình tam giác. Các biểu đồ hàng hải hiển thị "độ sâu biểu đồ" của nước tại các vị trí cụ thể với "đo hồi âm" và sử dụng các đường đồng mức độ sâu để mô tả hình dạng bề mặt ngầm dưới nước. Các độ sâu này có liên quan đến một "chuẩn hải đồ", thường là mực nước ở thủy triều thiên văn thấp nhất có thể (mặc dù các mốc khác cũng thường được sử dụng, đặc biệt là trong lịch sử và thủy triều có thể thấp hơn hoặc cao hơn vì lý do khí tượng) và do đó độ sâu nước tối thiểu có thể trong chu kỳ thủy triều. "Độ cao khô cạn" cũng có thể được hiển thị trên biểu đồ, đó là độ cao của đáy biển lộ ra khi thủy triều thiên văn thấp nhất. Các bảng thủy triều liệt kê chiều cao và thời gian nước lớn và nước ròng mỗi ngày. Để tính độ sâu nước thực tế, người ta cộng thêm độ sâu biểu đồ vào chiều cao thủy triều đã được công bố. Độ sâu cho các thời điểm khác có thể suy ra từ các đường cong thủy triều được công bố cho các cảng lớn. Quy tắc mười hai có thể đủ nếu không có sẵn đường cong chính xác. Sự gần đúng này cho rằng sự gia tăng độ sâu trong 6 giờ giữa nước ròng và nước lớn là: giờ thứ nhất − 1/12, giờ thứ hai − 2/12, giờ thứ ba − 3/12, giờ thứ tư − 3/12, giờ thứ năm − 2/12, giờ thứ sáu − 1/12. Khía cạnh sinh học Sinh thái gian triều Sinh thái học gian triều là nghiên cứu về các hệ sinh thái nằm giữa các đường nước ròng và nước lớn dọc theo bờ. Khi nước ròng, vùng gian triều bị lộ thiên (hoặc nổi lên), nhưng khi nước lớn thì nó bị nhấn chìm dưới nước (hoặc chìm). Do đó, các nhà sinh thái học gian triều nghiên cứu các mối tương tác giữa các sinh vật gian triều và môi trường của chúng, cũng như giữa các loài khác nhau. Các tương tác quan trọng nhất có thể thay đổi tùy theo loại quần xã gian triều. Các phân loại rộng nhất dựa theo các chất nền - bờ đá hay đáy mềm. Các sinh vật gian triều trải qua một môi trường rất thay đổi và thường xuyên là thù địch, và có thích nghi để đối phó và thậm chí khai thác các điều kiện này. Một đặc trưng dễ thấy là phân đới dọc, trong đó quần xã chia thành các dải nằm ngang riêng biệt của các loài cụ thể ở mỗi độ cao trên mực nước ròng. Khả năng đối phó với sự mất nước của một loài xác định giới hạn trên của nó, trong khi cạnh tranh với các loài khác thiết lập giới hạn dưới của nó. Con người sử dụng các vùng gian triều để lấy thực phẩm và giải trí. Khai thác quá mức có thể gây tổn hại trực tiếp các vùng gian triều này. Các tác động nguồn gốc con người khác như du nhập loài xâm lấn và biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực lớn. Các khu bảo tồn biển là một quần xã tùy chọn có thể áp dụng để bảo vệ các khu vực này và hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Nhịp sinh học Chu kỳ thủy triều khoảng hai tuần một lần có ảnh hưởng lớn đến vùng gian triều và các sinh vật biển. Do đó các nhịp sinh học của chúng có xu hướng xảy ra theo bội số của chu kỳ này. Nhiều động vật khác như động vật có xương sống, hiển thị các nhịp tương tự. Các ví dụ bao gồm thai nghén và ấp trứng. Ở người, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng một tháng âm lịch, một bội số chẵn của chu kỳ thủy triều. Các song song như vậy ít nhất gợi ý về dòng dõi chung của tất cả các loài động vật từ một tổ tiên biển. Thủy triều khác Khi các dòng chảy triều dao động trong dòng chảy đại dương phân tầng trên địa hình đáy không bằng phẳng, chúng tạo ra các sóng nội tại với các tần số thủy triều. Những sóng như vậy được gọi là thủy triều nội tại. Các khu vực nông trong vùng nước rộng có thể chịu các dòng chảy triều quay, chảy theo các hướng liên tục thay đổi và do đó hướng của dòng chảy (chứ không phải chính dòng chảy) hoàn thành một vòng quay đầy đủ trong giờ (ví dụ: bãi cạn Nantucket). Ngoài thủy triều đại dương, các hồ lớn cũng có thể chịu các thủy triều nhỏ và thậm chí các hành tinh cũng có thể chịu triều khí quyển và triều Trái Đất rắn. Đây là những hiện tượng cơ học liên tục. Hai hiện tượng đầu tiên diễn ra trong các chất lưu. Hiện tượng thứ ba ảnh hưởng đến lớp vỏ rắn mỏng của Trái Đất bao quanh phần bán lỏng bên trong của nó (với nhiều thay đổi khác nhau). Thủy triều hồ Các hồ lớn như Superior và Erie có thể chịu các thủy triều cao , nhưng chúng có thể bị che giấu bởi các hiện tượng do khí tượng gây ra như triều giả. Thủy triều trong hồ Michigan được mô tả là hoặc . Nó nhỏ đến mức các tác động lớn hơn khác che lấp hoàn toàn bất kỳ thủy triều nào, vì vậy những hồ này được coi là không thủy triều. Triều khí quyển Triều khí quyển là không đáng kể ở mặt đất và các độ cao hàng không, bị che lấp bởi các tác động quan trọng hơn nhiều của thời tiết. Triều khí quyển có nguồn gốc là cả hấp dẫn lẫn nhiệt và là động lực chi phối ở độ cao khoảng , còn trên mức đó thì mật độ phân tử trở nên quá thấp để hỗ trợ hành vi của chất lưu. Triều Trái Đất Triều Trái Đất hoặc triều đất rắn ảnh hưởng đến toàn bộ khối lượng Trái Đất, hoạt động tương tự như một con quay hồi chuyển lỏng với lớp vỏ rất mỏng. Lớp vỏ Trái Đất dịch chuyển (vào/ra, đông/tây, bắc/nam) để phản ứng lại lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, thủy triều đại dương và phụ tải khí quyển. Mặc dù là không đáng kể đối với hầu hết các hoạt động của con người, nhưng biên độ bán nhật triều của triều đất rắn có thể đạt khoảng tại xích đạo – trong đó là do Mặt Trời – và điều này là quan trọng trong hiệu chuẩn GPS và các đo đạc VLBI. Các đo đạc góc thiên văn chính xác đòi hỏi kiến thức về tốc độ tự quay của Trái Đất và chuyển động địa cực, cả hai đều chịu ảnh hưởng của triều Trái Đất. Bán nhật triều M<sub>2</ sub> của triều Trái Đất gần như cùng pha với Mặt Trăng với độ trễ khoảng 2 giờ. Triều thiên hà Triều thiên hà là các lực thủy triều do các thiên hà tác động lên các ngôi sao bên trong chúng và các thiên hà vệ tinh quay quanh chúng. Các tác động của triều thiên hà đối với đám mây Oort của Hệ Mặt Trời được cho là gây ra 90% các sao chổi chu kỳ dài. Con người dựa vào thủy triều Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá... Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn. Thủy triều và danh từ trong tiếng Việt Vào chu kỳ khi nước triều dâng lên hoặc xuống, ngày mực nước lên cao nhất là nước phát tức là nước lớn tuần trăng mới. Ngày mực nước không dâng mấy (khoảng 15 ngày sau nước phát) là nước sính, tức là nước lớn tuần trăng rằm. Tham khảo Cửu Long Giang, Toan Ánh. Miền Bắc khai nguyên. Sài Gòn: Đại Nam, 1969. Trắc địa Định hướng
15580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan%20Thi%E1%BA%BFt
Phan Thiết
Phan Thiết là một thành phố ven biển và là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Địa lý Vị trí địa lý Thành phố Phan Thiết nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.538 km về phía nam theo Quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km về phía đông theo Cao tốc HCM-DG-PT (CT01), cách thành phố Vũng Tàu khoảng 160 km về phía đông bắc theo QL55 và Quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang khoảng 252 km về phía tây nam theo Quốc lộ 1, cách thành phố Đà Lạt 158 km về hướng nam theo QL20, QL 28B và Quốc lộ 1 (hoặc CT01). Thành phố có hình cánh cung trải dọc bờ biển dài 57,4 km từ phía bắc Mũi Kê Gà lên đến Mũi Né. Địa giới hành chính thành phố: Phía đông giáp biển Đông Phía tây nam giáp huyện Hàm Thuận Nam Phía bắc và tây bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc Phía đông bắc giáp huyện Bắc Bình. Sông Cà Ty chảy qua trung tâm thành phố, chia khu vực trung tâm thành 2 ngạn: Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết, cảng Phan Thiết. Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự của tỉnh Bình Thuận; khu trung tâm mới của Phan Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy và Xuân An trên một diện tích 300ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới, liên hợp trung tâm thương mại, nhà thi đấu mới tỉnh Bình Thuận, khu dân cư mới sức chứa 50,000 người cùng nhiều công viên, các khu dịch vụ và trường học. Địa hình Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính: Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty. Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao. Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm. Khí tượng-Thủy văn Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C đến 27 °C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%. Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm. Ttb - Nhiệt độ trung bình (°C) tgn - Tổng số giờ nắng (giờ) Atb - Độ ẩm tương đối trung bình (%) Mtb - Lưu lượng mưa trung bình (mm) Các sông sau chảy qua thành phố: Sông Cà Ty: 7,2 km Sông Cát (Suối Cát): 3,3 km Sông Cái: 1,1 km Sông Cầu Ké: 5,4 km Lịch sử Nguồn gốc tên gọi Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, "Phan Thiết" không phải là một cái tên thuần Việt: Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết. Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là "Tam Phan". Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết. Ngày nay, yếu tố "Phan" còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn... Lịch sử hành chính Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì. Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ rồi lên thành dinh thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ. Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn. Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý). 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý. Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long. Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa. Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã Huế, Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh). Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết. Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thủy (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết). Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó. Sau năm 1975 Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), thị xã Phan Thiết được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải, bao gồm 9 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Đạo, Phú Thủy, Phú Trinh và Thanh Hải. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, chuyển xã Hàm Hải thuộc huyện Hàm Thuận về thị xã Phan Thiết quản lý. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thành lập xã Tiến Lợi từ một phần phường Đức Long và xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận; thành lập xã Phong Nẫm từ một phần phường Phú Trinh; đổi tên xã Hàm Hải thành xã Phú Hải. Ngày 30 tháng 12 năm 1982, chuyển xã Hàm Tiến và thị trấn Mũi Né thuộc huyện Hàm Thuận cũ về thị xã Phan Thiết quản lý; đồng thời chuyển thị trấn Mũi Né thành phường Mũi Né. Ngày 28 tháng 11 năm 1983, thành lập xã Tiến Thành thuộc khu kinh tế mới Khe Cả. Cuối năm 1998, thị xã Phan Thiết bao gồm 10 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải và 5 xã: Hàm Tiến, Phong Nẫm, Phú Hải, Tiến Lợi, Tiến Thành. Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải đầu năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn giữ nguyên tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 22 tháng 11 năm 2001, chia xã Phong Nẫm thành 3 đơn vị hành chính: xã Phong Nẫm, phường Phú Tài và phường Xuân An; chia xã Hàm Tiến thành 2 đơn vị: phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp; chuyển xã Phú Hải thành phường Phú Hải.. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Thiết là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang. Hành chính Thành phố Phan Thiết có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hàm Tiến, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Phú Hài, Phú Tài, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải, Xuân An và 4 xã: Phong Nẫm, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tiến Thành. Kinh tế Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa biển sầm uất với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô, dầu rái, trầm hương... vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến giao thương. Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Trong 5 năm qua (2015 - 2020), kinh tế tăng trưởng khá (giá trị sản xuất tăng bình quân 8,45%/năm) cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; trong đó dịch vụ và thương mại tăng trưởng bình quân 12,33%/năm; du lịch tăng trưởng 10,27%/năm. Đầu tư phát triển tăng gấp 2,31 lần về vốn so với nhiệm kỳ trước, nhờ đó bộ mặt đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, góp phần thu hút đầu tư và du khách đến với thành phố. Giảm nghèo đạt kết quả tốt,tỷ lệ hộ nghèo từ 1,68% năm 2015 xuống còn 0,75% năm 2019 theo chuẩn đa chiều mới. Tài nguyên-Khoáng sản Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác. Phan Thiết có 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha. Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Po Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch. Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có bốn loại đất chính: Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa. Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả... Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp. Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm. Công nghiệp Thành phố Phan Thiết có 02 Khu công nghiệp Phan Thiết 1 và Phan Thiết 2 nằm hướng bắc của thành phố, gần giao lộ Quốc lộ 1 (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 160 km và Đà Lạt 158 km. Ngoài ra, trong nội thành còn có các cơ sở công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công mỹ nghệ. Ngư nghiệp và nghề sản xuất nước mắm Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú Quý, Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết là nơi được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất nước mắm. Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác không thể có. Đặc sản ẩm thực Dân số Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống trong trung tâm thành phố, tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đạo. Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016 là 225.897 người. Và theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số thành phố đạt 226.736 người, trong đó: dân số thành thị là 203.014 người và dân số nông thôn là 23.722 người. Mật độ dân số là 1.075 người/km² toàn thành phố, đặc biệt khu vực trung tâm, như Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo, Hưng Long, Bình Hưng mật độ dân số trên 25.000 người/ km². Nếu tính cả cư dân vãng lai đang tạm trú làm ăn sinh sống, học tập và lượt khách lưu trú hàng năm tại thành phố Phan Thiết thì đông hơn, vào khoảng trên 350.000 dân. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên toàn thành phố đạt 0,47% (giai đoạn 2009-2019). Hiện nay trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Vietpearl City, khu đô thị Ocean Dunes, khu đô thị Phú Tài, khu đô thị Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, khu đô thị Acenza Villas... Thành phố Phan Thiết có diện tích 210,90 km², dân số năm 2020 là 228.536 người, mật độ dân số đạt 1.083 người/km², trong đó: dân số thành thị là 195.760 người, dân số nông thôn là 32.776 người. Giao thông Thành phố có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Quốc lộ 1 đi qua địa phận thành phố có chiều dài 7 km. Ngoài ra còn có Quốc lộ 28 đi Di Linh (Lâm Đồng) và Gia Nghĩa (Đắk Nông). Có các tỉnh lộ 706 và tỉnh lộ 706B hướng ra Mũi Né, đường tỉnh 716 dẫn đến Bàu Trắng và tỉnh lộ 719 chạy ở hướng Tây dẫn du khách về thị xã La Gi. Tên đường phố Phan Thiết trước năm 1975 Đường Huyền Trân nay là đường Võ Thị Sáu Đường Hoàng Hoa Thám và Chu Mạnh Trinh nay là đường Cao Thắng. Đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Văn Thành nay là đường Lê Hồng Phong. Đường Duy Tân nay là đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Lê Lợi nay là đường Trương Gia Mô. Đường Tự Đức nay là đường Kim Đồng. Đường Đinh Tiên Hoàng nay là 2 đường: Đinh Tiên Hoàng và Đào Duy Từ. Đường Phan Thanh Giản, Chu Văn An và Phạm Hồng Thái nay là đường Chu Văn An. Đường Khải Định nay là đường Nguyễn Văn Cừ. Đường Trần Quốc Toản nay là đường Trần Cao Vân. Đường Trần Cao Vân và Đồng Khánh nay là đường Trần Phú. Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đại lộ Gia Long nay là đường Nguyễn Huệ. Đường Minh Mạng nay là đường Lý Tự Trọng. Đường Trần Hưng Đạo và Trần Quý Cáp nay là đường Trần Hưng Đạo. Đường Hàm Nghi nay là đường Hoàng Văn Thụ. Giáo dục Các trường Đại học trên địa bàn thành phố Phan Thiết: Đại học Phan Thiết Đại học Bình Thuận (quy hoạch) Các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Phan Thiết: Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận Cao đẳng Nghề Bình Thuận Cao đẳng Y tế Bình Thuận Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Phan Thiết THCS Nguyễn Du THCS Nguyễn Trãi THCS Hùng Vương THCS Trần Phú Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phan Thiết: THPT Phan Bội Châu: là trường THPT đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận từ năm 1952 và hiện vẫn là trường lớn nhất. THPT chuyên Trần Hưng Đạo: trường bồi dưỡng học sinh giỏi, được thành lập năm 1990. THPT Phan Châu Trinh: thành lập năm 1994, tên ban đầu là THPT Bán công Phan Châu Trinh. THPT Lê Lợi: thành lập năm 2001, là trường THPT dân lập đầu tiên của tỉnh Bình Thuận từ sau 1975. THPT Phan Thiết: thành lập năm 2010. THPT Lê Quý Đôn: là trường cấp 3 trẻ nhất ở Phan Thiết, được thành lập năm 2015 nằm trong cụm liên trường Tiểu học-THCS-THPT. THPT Bùi Thị Xuân: nằm ở khu vực du lịch Mũi Né, đáp ứng nhu cầu của học sinh khu vực phía bắc thành phố. Lễ hội văn hóa Đua thuyền mừng xuân Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương. Đây là giải đua thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của ngư dân vạn chài Phan Thiết. "Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc". Giải truyền thống này có từ hàng trăm năm nay. Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh - Du lịch Đặc trưng Phố Tây ở Phan Thiết Con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến tại Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau; còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Nga. Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ. Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không gian ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp. Xích lô du lịch Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô. Hình ảnh Đặc sản Bánh rế Bánh cốm sữa Thanh long Nước mắm Phan Thiết Chả cá Phan Thiết Mực một nắng Bánh bột lọc Bánh quai vạc Mỳ Quảng Phan Thiết Bánh căn Phan Thiết Gỏi cá mai (sống) Chú thích Liên kết ngoài P P Đô thị Việt Nam loại II Tỉnh lỵ Việt Nam
15584
https://vi.wikipedia.org/wiki/EBay
EBay
Tập đoàn eBay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, eBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia khác. Tập đoàn eBay cũng sở hữu thương hiệu nổi tiếng khác là Paypal. Lịch sử eBay được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1995 bởi Pierre Omidyar, một chuyên gia lập trình máy tính. Ban đầu, eBay chỉ là một mục trong một trang web cá nhân của Omidyar. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, anh nhìn ra tiềm năng lớn lao của eBay nên đã cùng Chis Agarpao và Jeff Skoll xây dựng nó thành một thương vụ nghiêm túc. Vào năm 1996, eBay chính thức ký hợp đồng đầu tiên với một công ty chuyên bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch tên là Electronic Travel Auction. Đến tháng 9 năm 1997, cái tên eBay chính thức ra đời. Thực ra dự định ban đầu của Omidyar là lấy tên miền EchoBay.com, nhưng tên này đã được một công ty khai thác mỏ vàng đăng ký mất nên anh quay sang lựa chọn thứ 2 là eBay.com. Ngày nay trụ sở chính của eBay đặt ở San Jose, California. Meg Whitman hiện là chủ tịch eBay và CEO từ năm 1998. eBay là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong mọi thời đại. Lợi nhuận và các giao dịch Nguồn thu của eBay đến từ nhiều phía. Đầu tiên là phí đăng tải đấu giá thu của người bán dù sản phẩm có bán được hay không. Sau đó, eBay thu phí khi sản phẩm được giao dịch thành công, cộng thêm một số loại phí phụ khác. Thêm vào đó, eBay thu lợi từ hệ thống trả tiền Paypal mỗi khi có một thanh toán được thông qua bởi dịch vụ này. Chiến lược thương mại của eBay là mở rộng giao dịch quốc tế trong hệ thống của mình. Hiện nay eBay đã mở rộng đến hầu hết các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và một số nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Những nơi eBay không xâm nhập thành công là Đài Loan, Nhật và Hồng Kông, do đối thủ Yahoo! đã cắm rễ từ rất lâu trước khi eBay tìm đến. Chi nhánh quốc tế Ngoài trang chủ là trang dành cho Hoa Kỳ, eBay còn thành lập một số trang web chi nhánh ở một số nước: Đầu tư và thâu tóm Tháng 5 năm 1999, eBay thâu tóm dịch vụ chi trả trực tuyến Billpoint, nhưng đã ngưng sử dụng sau khi có được Paypal. Năm 1999, eBay có được tòa nhà Butterfield and Butterfield, và đã bán nó vào năm 2002. Tháng sáu năm 2000, eBay thâu tóm Half.com. Tháng 8 năm 2001, eBay thâu tóm Mercado Libre, Lokau và iBazar, các site đấu giá ở châu Mỹ Latinh. Tháng 7 năm 2002, eBay thâu tóm PayPal Vào ngày 11 tháng 7 năm 2003, eBay thâu tóm EachNet, công ty thương mại hàng đầu ở Trung Quốc, trả bằng tiền mặt xấp xỉ 150 triệu USD. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2004, eBay thâu tóm Baazee.com, site đấu giá Ấn Độ với giá xấp xỉ 50 triệu USD bằng tiền mặt. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, eBay mua rent.com với 30 triệu USD tiền mặt và 385 triệu USD bằng cổ phiếu eBay. Tháng 5 năm 2005, eBay thâu tóm Gumtree. Tháng 6 năm 2005, eBay mua Shopping.com với giá 635 triệu USD. Tháng 8 năm 2005, eBay mua Skype, một công ty VoIP, với giá 2.6 tỉ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu. Tháng 4 năm 2006, eBay đầu tư 2 triệu USD vào mạng xã hội Meetup.com Tháng 4 năm 2006, eBay đầu tư 48 triệu USD mua lại Tradera.com, chợ đấu giá số 1 của Thụy Điển. Tháng 8 năm 2006, eBay tuyên bố cùng Google hợp tác quốc tế. Chi tiết của bản hợp tác không được tiết lộ. Tháng 2 năm 2007, eBay mua lại trang mua bán vé trực tuyến Subhub với giá 307 triệu USD. Tháng 5 năm 2007, eBay mua trang StumbleUpon với mức giá &75 triệu USD. Các mặt hàng cấm giao dịch Vào những ngày mới thành lập, eBay hầu như không được kiểm soát. Sau này khi càng lớn mạnh, eBay đã đưa vào những quy định cụ thể về nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số chủng loại hàng bị cấm hoặc bị hạn chế giao dịch: Thuốc lá (những mặt hàng liên quan đến thuốc lá hay hàng sưu tập thì được phép) Rượu (trừ hàng sưu tập và rượu vang bán bởi các nhà phân phối có giấy phép) Các sản phẩm cổ vũ Phát xít Đức (Nazi) Băng đĩa lậu Súng và đạn dược Quần áo lót đã qua sử dụng Các bộ phận của người Động vật sống Một số sản phẩm có bản quyền Vé số cùng các món hàng liên quan cờ bạc Một số mặt hàng lạ Tháng 6 năm 2005, vợ của Tim Shaw, một DJ radio người Anh bán một xe hơi thể thao của mình sử dụng cách bán "Buy It Now", với giá là 50 xu. Chiếc xe được rao sau khi vợ của Tim nghe được Tim ve vãn với người mẫu Jodie Marsh trên chương trình của mình. Chỉ sau 5 phút chiếc xe đã tìm được chủ mới. Tháng 5 năm 2005, một chiếc Volkswagen Golf đã được đăng ký cho Joseph Cardinal Ratzinger (giáo hoàng Pope Benedict XVI) được rao bán trên eBay Đức với giá €188,938.88. Người thắng cuộc là sòng bạc online GoldenPalace.com, nổi tiếng bởi những vụ mua giật mình trên eBay. Tháng 9 năm 2004, chủ nhân trang web MagicGoat.com bán rác trong thùng rác của mình cho một giáo sư nghệ thuật để ông này dùng cho sinh viên viết luận về cái thùng rác. Nước uống còn sót lại trong một cái cốc từng được Elvis Presley uống cũng đã bán trên eBay với giá $455. Một sinh viên Đại học Coventry bán một mẫu bắp rang được £1.20 Một người đàn ông ở Brisbane, Úc đã rao bán New Zealand với giá khởi điểm là 0.01 đô la Úc. Giá đã tăng đến 3000 đô la ngay trước khi eBay dẹp nó xuống. Một nhóm 4 thanh niên Úc tự bán họ trong vòng 1 cuối tuần với lời hứa "đầy bia rượu, chuyện trò vui vẻ và ắp tiếng cười" với giá $1300. Chú thích Xem thêm Thương mại điện tử Mô hình bán đấu giá trực tuyến GAMEY Liên kết ngoài Website của eBay eBay Việt Nam Biểu phí của eBay Đấu giá trực tuyến Công ty trực tuyến Hoa Kỳ Website thương mại Cộng đồng ảo Nhãn hiệu Mỹ Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ Phần mềm cho iOS Phần mềm cho Windows Phone Phần mềm cho Windows Chợ trực tuyến
15589
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2u%20t%E1%BA%B1m%20t%C6%A1
Dâu tằm tơ
Dâu tằm tơ (tiếng Anh: Sericulture) là một ngành nghiên cứu về cây dâu, con tằm và tơ kén. Lịch sử Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất thế giới, sau đó dâu tằm mới phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây hơn 5.000 năm, người Trung Quốc đã biết thuần hoá và nuôi tằm. Năm 2018, khi khai quật Di chỉ Song Hòe Thụ tại thành phố Trịnh Châu ở Hà Nam có niên đại 5.300 năm, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc ngà lợn rừng chạm khắc hình con tằm, dài 6,4 cm, rộng gần 1 cm và dày 0,1 cm. Đây là hình chạm khắc con tằm lâu đời nhất từng được phát hiện, là bằng chứng cho thấy người Trung Quốc ở trung tâm sông Hoàng Hà đã biết nuôi tằm và dệt lụa cách đây khoảng 5.300 năm. Cuốn Sử ký đã đề cập tới dâu tằm vào triều nhà Hạ (2.200 trước Công nguyên). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và quý tộc để thể hiện quyền lực. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải tới khoảng năm 600 sau công nguyên ngành nghề này mới bị lộ và lan truyền sang các nước châu Âu bằng Con đường tơ lụa. Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều Tiên vào khoảng năm 1.200 trước Công nguyên, sau đó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir. Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi sớm có nghề dâu tằm. Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ 6 người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp. Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp trồng dâu nuôi tằm được bắt đầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp được thành lập vào cuối thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do đó ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870 Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm. Các loại tằm Có bốn loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu và mục tiêu chính của tơ là tơ tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi. Tằm dâu được con người khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống được nuôi hiện nay thuộc loài Bombyx mori L, nó được phân ra từ gốc tằm Mandarina có tên khoa học Bombyx mandarina (Moore). Tằm dâu sau này được phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ như: độc hệ, lưỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép). Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài Philosamia niconi (Hutt) hoặc Philosamia cynthia (Drury) thuộc loại tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Nó tạo ra tơ thô, kén không thích hợp cho ươm tơ, do đó nó thường được dùng để nấu và kéo sợi. Tằm tạc thuộc loại tằm dại có nhiều giống: Tằm tạc Trung Quốc: Antheraea pernyi có sản lượng lớn trên thế giới. Tằm tạc Tasa: Antheraea mylitta (Dury). Tằm tạc Nhật Bản: Antheraea yamamai (Querin) cho tơ xanh. Tằm tạc Ấn Độ: Antheraea assamensis, ăn lá cây tạc (Terminalia) và một số cây tạc khác, giống tằm độc hệ hoặc lưỡng hệ kén có thể ươm tơ giống như tằm dâu. Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới Tằm dâu (Bombyx mori-Linnaeus) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm. Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở. Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng. Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con cái đẻ trứng 8-10 ngày, ở 25 °C trứng sẽ nở thành tằm con. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ thì sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ và độc hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới, sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghỉ (hay còn được gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được nở ra tằm con. Người ta đã lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu dài. Đi với nó là các phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo. Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lưỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí. Tầm quan trọng kinh tế, xã hội, môi trường Sợi tơ tằm được tôn vinh là "Nữ hoàng" của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai... nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về mốt thời trang tơ tằm. Dâu tằm vẫn là một nghề phát triển ở các nước phát triển như: Nhật, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Còn ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, dâu tằm là một nghề rất quan trọng nhất là ở các vùng nông thôn. Trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu tằm có thể trồng được ở những vùng có điều kiện đất đai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao để cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác. Ở vùng nhiệt đới, trồng dâu tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm mà nó còn giải quyết nhiều lao động nhàn dỗi tại nông thôn. Mặt khác, trồng cây dâu tằm còn làm tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang) tham gia vào điều hòa tiểu khí hậu môi trường vùng đó. Cây dâu Phân bố: Cây dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, còn vùng ôn đới thì mọc vào mùa hè. Đặc tính sinh học: Là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây. Sinh thái cây dâu: Nhiệt độ thích hợp 25-32 °C còn trên 40 °C hoặc dưới 12 °C hạn chế sinh trưởng. Là cây ưa ánh sáng. Đất và dinh dưỡng trong đất: Cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dày, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Các dinh dưỡng cần thiết: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O), Calci (Ca). Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm mà quá trình sinh trưởng phát dục trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (khi gặp điều kiện thuận lợi) và thời kỳ ngủ đông (khi nhiệt độ thấp cây ngừng sinh trưởng). Tằm dâu Tằm là một loài côn trùng biến thái hoàn toàn vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục: Trứng, tằm, nhộng (kén), ngài. Tằm dâu căn cứ vào số lứa nuôi trong một năm mà người ta phân ra: tằm độc hệ, tằm lưỡng hệ, tằm đa hệ. Sinh thái của tằm dâu: thích hợp với nhiệt độ 25-26 °C, 70-85%, thích ánh sáng mờ đều hoăc tối, cần không khí thông thoáng. Các bệnh hại tằm dâu: đó là các bệnh tằm gai, bệnh tằm do virus, bệnh tằm do vi khuẩn, bệnh tằm vôi, nhặng hại tằm, Bệnh ngộ độc tằm. Để phòng trừ bệnh tằm: cần thiết phải có các biện pháp Phòng trừ tổng hợp bệnh tằm. Tơ kén Kén tằm là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ chất protein trong tằm chín giúp chống đỡ điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù tự nhiên. Cách đây hàng nghìn năm người ta đã khám phá sản xuất sợi tơ tằm từ kén tằm: đó là kén tằm bị mềm đi trong nước nóng và các sợi tơ có thể được kéo ra, sợi to mảnh, chắc dai, và đồng nhất có thể sản xuất ra vải đẹp và bền. Kén tằm có phẩm chất tốt không nhất thiết phải có kích thước lớn mà cần mẩy, nhiều tơ, ít áo kén, dễ kéo tơ và kén phải đồng dạng về hình dạng và kích thước. Kén tằm tốt do các yếu tố: giống và chăm sóc khi tằm chín bỏ lên né (mật độ, nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, ánh sáng). Đặc điểm chủ yếu kén ươm: màu sắc, hình dạng kén, kích thước, độ cứng, nếp nhăn, trọng lượng kén, trọng lượng vỏ và tỷ lệ vỏ. Sợi tơ tằm (tơ đơn) là sợi tạo nên kén tằm, nó gồm 2 sợi nhỏ tiết ra từ cặp tuyến tơ của tằm chín và dán chặt vào nhau, được bao phủ bởi 1 lớp keo (sericin - có thể biến động từ 28-30% tuỳ theo giống tằm, nó làm cho sợi to thô ráp và cứng, khi kéo tơ bị người ta tẩy sạch). Đặc điểm chủ yếu của tơ: chiều dài tơ đơn và độ mảnh tơ. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, base, muối kim loại, chất nhuộm màu. Chất lượng sợi tơ được đánh giá theo cấp độ: A, 2A, 3A, 4A, 5A, 6A. Ngoài ra chất lượng tơ được đánh giá thấp hơn sẽ là: B, C, D, E... Lịch sử đánh giá kiểm nghiệm chất lượng tơ: Năm 1915 cuộc thi về dâu tằm do hội Dâu tằm châu Mỹ. Trong các năm 1921 và 1927 hai uỷ ban kiểm nghiệm tơ được thiết lập ở Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1927-1928, hai hội nghị quốc tế được tổ chức ở Ycohama, Nhật Bản và New York Mỹ với các nước tham gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Pháp và các nước tiêu thụ nhiều tơ ở Châu Mỹ và Anh thống nhất phương pháp kiểm nghiệm và xếp loại tơ. Ở Việt Nam tiêu chuẩn này được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1980. Việt Nam Bảo Lộc là trung tâm tơ tằm ở Việt Nam. Mỗi năm khu vực này sản xuất hơn 1.000 tấn tơ tằm, 2,9 triệu mét lụa, chiếm 80% sản lượng tơ lụa toàn quốc, đa số bán sang Nhật Bản, Ấn Độ, các nước châu Âu và Trung Đông. Xem thêm Dâu tằm Lụa Chú thích Tham khảo Con đường tơ lụa Phát minh của Trung Quốc Nông nghiệp Chăn nuôi
15593
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1c%20quang
Cực quang
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Những dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa đầy màu sắc trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên. Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim Tinh và Hỏa Tinh mà chúng lại gần như không có từ trường của hành tinh. Trên Kim Tinh, các phân tử của khí quyển được tích tụ năng lượng trực tiếp từ gió Mặt Trời; trên Hỏa Tinh, các cực quang diễn ra gần các điểm dị từ khu vực trong lớp vỏ hành tinh, là tàn dư của từ trường cũ của hành tinh (giả thiết) mà ngày nay không còn tồn tại nữa. Trên Trái Đất, cực quang diễn ra khi các đới bức xạ Van Allen trở nên "quá tải" với các hạt cao năng lượng, sau đó chúng đổ xuống các đường sức từ và va chạm với lớp trên của bầu khí quyển Trái Đất. Nguồn gốc và biểu hiện Các hạt cao năng lượng từ Mặt Trời được đưa vào không gian cùng với gió Mặt Trời nóng và luôn luôn tồn tại. Luồng gió này đâm với tốc độ siêu nhanh về phía Trái Đất thông qua khoảng không gian liên hành tinh với vận tốc dao động trong khoảng 1 đến trên 3 triệu km/h, mang theo cùng với nó là từ trường Mặt Trời. Gió Mặt Trời làm nhiễu loạn từ trường của Trái Đất để tạo ra quyển từ chứa đầy plasma và có hình dạng tựa sao chổi. Từ trường của Trái Đất có tác dụng như một vật cản, bảo vệ Trái Đất trước các hạt tích năng lượng và bức xạ trong gió Mặt Trời. Năng lượng và xung lượng của hạt được truyền từ gió Mặt Trời sang quyển từ thông qua một quy trình được biết như là "tái kết nối từ". Trong quá trình này, các đường sức từ liên hành tinh (xuất phát từ Mặt Trời) được kết hợp với địa từ trường. Các hạt trong gió Mặt Trời có thể đi vào các đường sức từ mới tạo thành. Các nhà vật lý nghiên cứu về cực quang gọi đó là "đường sức từ mở" (các đường này mở vào gió Mặt Trời). Do áp suất động lực của gió Mặt Trời, các đường sức từ mới tạo thành sẽ được di chuyển đối lưu trên đỉnh cực và vào trong đuôi của quyển từ Trái Đất. Ở đây, sự tái kết nối từ trường mới lại có thể diễn ra, tạo ra đường sức từ đóng mới. Đường từ trường đối lưu sẽ chứa các hạt gió Mặt Trời. Một số hạt sẽ có thể đi tới tầng ion trước khi đường sức từ chạm tới đuôi của quyển từ. Các hạt này tạo ra cực quang ban ngày. Cực quang ban đêm được tạo ra từ các hạt được gia tốc từ đuôi quyển từ về hướng Trái Đất. Các hạt này bị chặn lại bởi các đường sức từ đóng. Các điện tử bị chặn lại trong từ trường Trái Đất (hiệu ứng gương từ) được gia tốc dọc theo từ trường về phía khu vực vùng cực và sau đó đâm vào khí quyển để tạo ra cực quang. Cực quang diễn ra mãnh liệt nhất vào thời gian hoạt động mạnh của các cơn bão từ sinh ra bởi hoạt động của vết đen Mặt Trời. Sự phân bổ của cường độ cực quang theo cao độ chỉ ra mức cực đại rõ nhất ở khoảng 100 km phía trên Trái Đất. Các hạt đâm xuống địa từ trường, chạm tới tầng trung hòa của khí quyển trong một hình gần tròn gọi là ôvan cực quang. Hình gần tròn này có tâm ở phía trên cực từ và kích thước khoảng 3.000 km theo đường kính trong những lúc yên tĩnh. Vòng tròn này lớn nhanh khi quyển từ bị làm nhiễu loạn. Khu vực có ôvan cực quang nói chung tìm thấy trong phạm vi 60 và 70 ° tính theo vĩ độ bắc hay nam. Trong thời gian Mặt Trời hoạt động tích cực thì ôvan cực quang mở rộng và các cực quang có thể được nhìn thấy từ các vĩ độ thấp tới 25-30° bắc và nam trong một số trường hợp. Ví dụ, ngày 7 tháng 11 năm 2004, sau khi có hoạt động phun trào của Mặt Trời mãnh liệt, chúng được nhìn thấy ở xa tới tận Arizona. Ở vĩ độ 45°, cực quang có thể nhìn thấy vào khoảng 5 lần/năm, trong khi ở trên 55° thì gần như nhìn thấy chúng mọi đêm. Các điểm đặc trưng của cực quang là chúng có nhiều hình dạng và kích thước. Các cung và tia cực quang cao bắt đầu sáng rõ ở cao độ 100 km trên bề mặt Trái Đất và kéo dài lên phía trên dọc theo từ trường trong hàng trăm kilômét. Các cung hay màn này có thể mỏng chỉ khoảng 100 métt khi mở rộng ra đường chân trời. Các cung cực quang có thể gần như đứng im và sau đó tựa như bàn tay, chúng tạo ra một cái màn cao, bắt đầu nhảy múa và đổi hướng. Sau nửa đêm quyến rũ, cực quang có thể có hình dáng loang lổ và các đốm thông thường nhấp nháy sau khoảng mỗi 10 giây cho đến tận rạng đông. Phần lớn các cực quang có màu vàng ánh lục nhưng đôi khi các tia cao sẽ có màu đỏ ở đỉnh và dọc theo gờ thấp của chúng. Trong một ít trường hợp, ánh sáng Mặt Trời sẽ va phải phần đỉnh của các tia cực quang tạo ra màu lam nhạt. Trong một số rất ít trường hợp (khoảng 1 lần trong 10 năm) cực quang có thể có màu dỏ sẫm như máu từ đỉnh đến đáy. Ngoài ra để tạo ra ánh sáng thì các hạt chứa năng lượng cũng sinh ra nhiệt. Nhiệt bị làm tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại hay bị mang đi xa bởi các trận gió mạnh trong lớp trên của khí quyển. Trong những năm gần đây, sự phổ biến của 'Du lịch cực quang' đã đem một lượng lớn du khách tới nhiều điểm về truyền thống là không ở được trong thời gian diễn ra mùa đông vùng cực. Nhờ có ảnh hưởng làm ấm của các dòng hải lưu ấm và tương đối dễ tiếp cận của mình nên Iceland và Bắc Scandinavia là các điểm đến phổ biến nhất. Để có thể quan sát cực quang thì ngoài hoạt động của cực quang cần có các điều kiện như trời quang mây và ít ánh sáng không tự nhiên (ánh sáng đèn). Việc chụp ảnh cực quang đòi hỏi các máy ảnh phải được trang bị sao cho của chắn sáng phải mở trên 5 giây. Các pin máy ảnh kỹ thuật số bị hao rất nhanh trong điều kiện lạnh, vì thế một lời khuyên hữu ích là cần đem theo các pin dự phòng. Bản chất vật lý Cực quang có thể sinh ra bằng tương tác của các hạt cao năng lượng (thông thường là điện tử) với các nguyên tử trung hòa trong lớp trên của khí quyển Trái Đất. Các hạt cao năng lượng này có thể kích thích (do va chạm) các điện tử hóa trị được liên kết với nguyên tử trung hòa. Các điện tử bị kích thích sau đó có thể trở về trạng thái thấp năng lượng nguyên thủy của chúng và trong quá trình đó giải phóng ra các photon (ánh sáng). Quá trình này giống như sự phóng điện plasma trong đèn neon. Màu cụ thể nào đó của cực quang phụ thuộc vào loại khí cụ thể của khí quyển và trạng thái tích điện của chúng cũng như năng lượng của các hạt đâm vào khí của khí quyển. Oxy nguyên tử chịu trách nhiệm cho hai màu chính là lục (bước sóng 557,7 nm) và đỏ (630,0 nm) ở các cao độ cao. Nitơ sinh ra màu lam (427,8 nm) (các ion) cũng như màu đỏ biến đổi nhanh từ ranh giới thấp của các cung cực quang đang hoạt động. Một trong những nhà khoa học đầu tiên tiến hành mô hình hóa cực quang là Kristian Birkeland (người Na Uy). Mô hình từ trường Trái Đất của ông, chỉ ra rằng các điện tử cao năng lượng đâm trực tiếp vào mô hình Trái Đất được dẫn dắt về phía các cực từ và sinh ra các vòng ánh sáng xung quanh các cực. Ông cũng giả thiết xa hơn nữa "Các dòng điện như thế được hình dung là có thể tồn tại chủ yếu nhờ các hiệu ứng thứ cấp của các hạt tích điện từ Mặt Trời bị lôi kéo vào không gian" (năm 1908). Các dòng điện như vậy sau này đã được ủng hộ lớn trong bài báo của Hannes Alfvén. Năm 1969, Milo Schield, Alex Dessler và John Freeman, sử dụng tên gọi "các dòng điện Birkeland" lần đầu tiên, mà sự tồn tại của chúng cuối cùng đã được xác nhận năm 1973 nhờ vệ tinh Triad của hải quân. Giải thích Cực quang xuất hiện là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới hành tinh, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của hành tinh thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của hành tinh. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển của hành tinh. Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển hành tinh và kích thích các phân tử này phát sáng. Do thành phần khí quyển hành tinh chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực. Cực quang khác Cực quang không phải là một hiện tượng riêng biệt của khí quyển Trái Đất. Người ta đã quan sát thấy hiện tượng cực quang trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, và cũng đã tái tạo nó trong phòng thí nghiệm. Biến động trên Mặt Trời Bài chính: Biến động của Mặt Trời Mặt Trời là ngôi sao với một số đặc trưng dao động lớn theo thang thời gian từ vài giờ đến hàng trăm năm. Hướng của từ trường liên hành tinh cũng như vận tốc và mật độ của gió Mặt Trời được điều chỉnh bởi hoạt động của Mặt Trời. Chúng có thể thay đổi rất mạnh và ảnh hưởng tới hoạt động của địa từ trường. Khi hoạt động của địa từ trường tăng lên thì rìa dưới của ôvan cực quang thông thường sẽ dịch chuyển tới các vĩ độ thấp hơn. Tương tự, sự phun trào của Mặt Trời cũng xảy ra đồng thời với sự mở rộng của các ôvan cực quang. Nếu từ trường liên hành tinh có hướng ngược với địa từ trường thì nó làm tăng luồng năng lượng vào trong quyển từ và do đó làm tăng luồng năng lượng trong vùng cực của Trái Đất. Điều này sẽ tạo ra hệ quả là sự tăng cường hoạt động của cực quang. Các nhiễu loạn trong quyển từ Trái Đất gọi là bão từ. Các trận bão từ này có thể tạo ra sự thay đổi đột ngột trong độ sáng và chuyển động của cực quang, gọi là các bão từ phụ. Các dao động từ trường của các trận bão từ và bão từ phụ này có thể sinh ra các thay đổi lớn trong các lưới điện và đôi khi làm hỏng các thiết bị điện trong lưới điện, tạo ra sự mất điện hàng loạt. Chúng cũng ảnh hưởng tới hoạt động của liên lạc viễn thông bằng sóng vô tuyến theo các hệ thống vệ tinh-mặt đất và các hệ thống hoa tiêu. Các trận bão trong quyển từ có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày, và các bão từ phụ có thể diễn ra vài lần trong ngày. Mỗi trận bão phụ có thể giải phóng hàng trăm TJ năng lượng, nhiều ngang với lượng điện năng tiêu thụ ở Mỹ trong 10 giờ. Đo đạc địa từ trường Địa từ trường có thể được đo với các dụng cụ gọi là từ kế. Dữ liệu của nhiều từ kế cho phép người quan sát lần theo dấu vết của trạng thái hiện tại của địa từ trường. Các số liệu của từ kế thông thường được đưa ra trong dạng các chỉ số 3 giờ để đưa ra phép đo định tính của mức độ hoạt động của địa từ trường. Một trong những chỉ số như vậy gọi là chỉ số K. Giá trị của chỉ số K dao động từ 0 tới 9 và là liên quan trực tiếp với lượng dao động (tương ứng với ngày yên tĩnh) của địa từ trường trong khoảng thời gian 3 giờ. Chỉ số K càng cao thì khả năng diễn ra cực quang càng lớn. Chỉ số K như vậy cần thiết phải gắn liền với một khu vực quan sát cụ thể. Đối với những khu vực không có trạm quan sát, người ta có thể ước tính giá trị cho chỉ số K này bằng cách xem dữ liệu của các điểm quan sát gần đó. Trung bình tổng thể của hoạt động cực quang được chuyển đổi thành chỉ số Kp. Âm thanh của cực quang Người ta thường cho rằng việc nhìn thấy cực quang bao giờ cũng kèm theo các tiếng nổ tanh tách hay tiếng kêu rền. Sự lan truyền của các âm thanh này trong khí quyển (giống như khi người ta nói làm dao động các phân tử trong không khí) là không chắc chắn. Cực quang diễn ra khoảng 100 km phía trên Trái Đất trong các điều kiện không khí cực kỳ loãng, có nghĩa là chúng không thể truyền các âm thanh nghe được đủ xa để có thể chạm tới mặt đất. Một khả năng là các sóng điện từ được biến đổi thành sóng âm bởi các vật thể gần với người quan sát, hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới cơ quan thính giác của người quan sát. Đối với người Inuit và các nền văn hóa bắc Canada, người ta đã biết một thực tế là sự diễn ra của các tiếng kêu hay các tiếng hát là điều có thật. Các âm thanh này nghe thấy chủ yếu khi người quan sát đã rời xa các chỗ ồn ào hay có chiếu sáng - thông thường trong các chỗ lạnh giá và không có gió của đêm đông. Việc nghe thấy các âm thanh lạ được ví với các sự kiện tâm linh và nó được khắc sâu trong trí nhớ của mỗi cá nhân trong cuộc đời họ. Các âm thanh cực quang này được so sánh với âm thanh của hợp xướng rạng đông. Trường đại học công nghệ Helsinki đã thực hiện việc kiểm tra và ghi âm các âm thanh này. Theo báo Kaleva, người ta đã ghi nhận có các tiếng kêu rền, tiếng ầm và tiếng nổ khi có các cực quang vùng cực với mức độ sáng cao. Cực quang trong văn hóa dân gian Trong thần thoại của Bullfinch năm 1855 của Thomas Bulfinch đã có khẳng định rằng trong thần thoại Na Uy có kể: Các Valkyrie là các cô gái đồng trinh tựa chiến binh cưỡi ngựa được trang bị áo giáp và giáo. /.../ Khi họ đi về phía mục tiêu của mình, áo giáp của họ tỏa ra ánh sáng lập lòe kỳ lạ, nó chiếu sáng toàn bộ bầu trời phương bắc, tạo ra cái mà con người gọi là "bắc cực quang" hay "ánh sáng phương bắc". Trong khi nó là một khái niệm gây ấn tượng thì lại không có gì trong văn học của Na Uy cổ hỗ trợ việc xác nhận nó. Mặc dù cực quang là phổ biến ở Scandinavia và Iceland ngày nay, nhưng khả năng là cực bắc của địa từ trường đã ở xa một cách đáng kể với khu vực này trong các thế kỷ trước khi có các tư liệu về thần thoại Na Uy, điều này giải thích sự thiếu vắng các mối liên quan. Thay vì thế, tư liệu cổ nhất của người Na Uy về norðrljós được tìm thấy trong biên niên sử của người Na Uy Konungs Skuggsjá có vào khoảng năm 1250. Người ghi chép sử đã nghe về hiện tượng này từ những đồng bào trở về từ Greenland, và ông ta đã đưa ra ba giải thích có khả năng nhất: Đại dương được bao quanh bằng các ngọn lửa bao la hay ánh sáng Mặt Trời có thể đến được tới phần đêm của thế giới hoặc các sông băng có thể tích trữ năng lượng để cuối cùng chúng trở thành huỳnh quang. Một trong các tên gọi cổ trong tiếng Thụy Điển cho ánh sáng phương bắc là sillblixt, được dịch ra như là ánh sáng cá trích. Người ta tin rằng ánh sáng phương Bắc là sự phản chiếu màu sắc của các đàn cá trích lớn lên bầu trời. Trong tiếng Phần Lan, tên gọi của ánh sáng phương Bắc là revontulet, lửa của cáo. Theo truyền thuyết, những con cáo tạo ra lửa sống ở Lapland, và revontulet là các tia lửa tạo ra khi chúng phất đuôi của chúng lên trên trời. Người Sami tại Lapland cổ (Sápmi) tin rằng người ta cần phải đặc biệt cẩn thận và im lặng khi bị quan sát bởi guovssahasat. Trong văn hóa dân gian của người Inuit (Eskimo) tại Greenland và miền bắc Canada, ánh sáng phương Bắc là linh hồn của người chết đang chơi bóng bằng đầu lâu hải mã trên trời. Tên gọi của họ để chỉ Bắc cực quang là aqsalijaat, dấu vết của những người chơi bóng. Xem thêm Tán xạ Cầu vồng Nhật hoa Steve (hiện tượng khí quyển) Từ trường Trái Đất Bão từ Khí quyển Trái Đất Ghi chú Liên kết ngoài Ảnh vầng hào quang trên bầu trời Câu lạc bộ Santa`s Lapland & Christmas Các liên kết về bắc cực quang và sự kiện Ánh sáng phương Bắc - Hình ảnh về bắc cực quang Các quan sát và báo cáo về ánh sáng phương bắc ở Nga Ánh sáng phương Bắc tại trang northern-lights.no Bắc cực quang tại trang auroresboreales.com Cực quang tại trang personal.inet.fi Bắc cực quang tại trang virtual.finland.fi Cực quang tại trang virtual.finland.fi Hình ảnh cực quang Spaceweather.com Website chính thức của NASA với nhiều ảnh Thiên văn học ở New Zealand Nhiều ảnh chụp về nam cực quang và miêu tả từ New Zealand và Úc Hình ảnh vùng cực Các ảnh chụp ánh sáng phương Bắc ở Spitsbergen - Na Uy Các ảnh chụp ánh sáng phương Bắc ở Alaska Nghiên cứu về âm thanh & các hiệu ứng âm thanh liên quan tới các trận bão từ của Trái Đất và bắc cực quang Bản chất vật lý của cực quang Theo dõi cực quang Website của Anh với dịch vụ thông báo cực quang Bắc cực quang và người Viking Ánh sáng phương Bắc (Bắc cực quang) từ Viện vật lý vũ trụ của Thụy Điển. SpaceW.com Website để thông báo các số liệu về hoạt động của cực quang Quang học Plasma không gian Vật lý plasma Thuật ngữ thiên văn học Hiện tượng quang học khí quyển Hiện tượng Trái Đất Khoa học hành tinh Nguồn ánh sáng Thuật ngữ địa lý Bắc Cực
15595
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20bi%E1%BB%83n
Nước biển
Nước biển là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1.000 mL) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng không phải toàn bộ) là chloride natri (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion Na+ và Cl-. Nó có thể được biểu diễn như là 0,6 M NaCl. Nước với mức độ thẩm thấu như thế tất nhiên không thể uống được. Độ mặn và các tính chất khác của nước biển Nước biển có độ mặn không đồng đều trên toàn thế giới mặc dù phần lớn có độ mặn nằm trong khoảng từ 3,1% tới 3,8%. Khi sự pha trộn với nước ngọt đổ ra từ các con sông hay gần các sông băng đang tan chảy thì nước biển nhạt hơn một cách đáng kể. Nước biển nhạt nhất có tại vịnh Phần Lan, một phần của biển Baltic. Biển hở mặn nhất (nồng độ muối cao nhất) là biển Đỏ (Hồng Hải), do nhiệt độ cao và sự tuần hoàn bị hạn chế đã tạo ra tỷ lệ bốc hơi cao của nước bề mặt cũng như có rất ít nước ngọt từ các cửa sông đổ vào và lượng giáng thủy nhỏ. Độ mặn cao nhất của nước biển trong các biển cô lập (biển kín) như biển Chết cao hơn một cách đáng kể. Tỷ trọng của nước biển nằm trong khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³ tại bề mặt còn sâu trong lòng đại dương, dưới áp suất cao, nước biển có thể đạt tỷ trọng riêng tới 1.050 kg/m³hay cao hơn. Như thế nước biển nặng hơn nước ngọt (nước ngọt tinh khiết đạt tỷ trọng riêng tối đa là 1.000 g/ml ở nhiệt độ 4 °C) do trọng lượng bổ sung của các muối và hiện tượng điện giải. Điểm đóng băng của nước biển giảm xuống khi độ mặn tăng lên và nó là khoảng -2 °C (28,4 °F) ở nồng độ 35‰. Do đệm hóa học, độ pH của nước biển bị giới hạn trong khoảng 7,5 tới 8,4. Vận tốc âm thanh trong nước biển là khoảng 1.500 m•s−1 và dao động theo nhiệt độ của nước cùng áp suất. Khác biệt thành phần Nước biển giàu các ion hơn so với nước ngọt. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất hòa tan khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, mặc dù nước biển nhiều các bicacbonat hơn so với nước sông khoảng 2,8 lần dựa trên nồng độ phân tử gam, nhưng tỷ lệ phần trăm của bicacbonat trong nước biển trên tỷ lệ toàn bộ các ion lại thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm tương ứng của nước sông do các ion bicacbonat chiếm tới 48% các ion có trong nước sông trong khi chỉ chiếm khoảng 0,41% các ion của nước biển. Các khác biệt như vậy là do thời gian cư trú khác nhau của các chất hòa tan trong nước biển; các ion natri và chloride có thời gian cư trú lâu hơn, trong khi các ion calci (thiết yếu cho sự hình thành cacbonat) có xu hướng trầm lắng nhanh hơn. Giải thích địa hóa học {| class="wikitable" style="float: right; margin: 0 0 1em 1em;" |+Thành phần mol tổng cộng của nước biển (Độ mặn = 35) |- ! Thành phần!! Hàm lượng (mol/kg) |- | H2O || 53,6 |- | Cl- || 0,546 |- | Na+ || 0,469 |- | Mg2+ || 0,0528 |- | SO42- || 0,0282 |- | Ca2+ || 0,0103 |- | K+ || 0,0102 |- | CT || 0,00206 |- | Br- || 0,000844 |- | BT || 0,000416 |- | Sr2+ || 0,000091 |- | F-' || 0,000068 |} Các giả thuyết khoa học về nguồn gốc của muối trong nước biển đã bắt đầu có từ thời Edmond Halley vào năm 1715, người cho rằng muối và các khoáng chất khác đã được đưa ra biển bởi các con sông, do chúng được lọc qua các lớp đất nhờ mưa. Khi ra tới biển, các muối này có thể được giữ lại và cô đặc hơn nhờ quá trình bay hơi của nước (xem Chu trình thủy học). Halley cũng lưu ý rằng một lượng nhỏ các hồ trên thế giới mà không có các lối thoát ra đại dương (như biển Chết và biển Caspi) phần lớn đều có độ chứa muối cao. Halley đặt tên cho quá trình này là "phong hóa lục địa". Giả thuyết của Halley là đúng một phần. Ngoài ra, natri cũng đã được lọc qua lớp đáy của các đại dương khi chúng được hình thành. Sự hiện diện của nguyên tố còn lại chiếm đa số trong muối (clo) được tạo ra nhờ quá trình "thải khí" của clo (như axít clohiđric) với các khí khác từ lớp vỏ Trái Đất thông qua các núi lửa và các miệng phun thủy nhiệt. Natri và clo do đó trở thành các thành phần phổ biến nhất của muối biển. Độ mặn của nước biển đã ổn định trong nhiều triệu năm, phần lớn có lẽ là do hệ quả của các hệ thống hóa học/kiến tạo làm cho muối bị trầm lắng, chẳng hạn các trầm lắng natri và chloride bao gồm các trầm tích evaporit và các phản ứng với bazan đáy biển. Kể từ khi các đại dương hình thành thì natri không còn được lọc ra từ đáy đại dương mà nó bị giữ lại trong các lớp trầm tích che phủ lên trên đáy đại dương. Một giả thuyết khác cho rằng các mảng kiến tạo đã làm cho muối bị giam hãm phía dưới các khối đất của lục địa và ở đó nó một lần nữa lại được thấm lọc dần tới bề mặt. Tiêu thụ nước biển của con người Tiêu thụ ngẫu nhiên một lượng nhỏ nước biển sạch thì không nguy hại, nếu như nó được sử dụng cùng một lượng lớn nước ngọt. Tuy nhiên, tiêu thụ nước biển để duy trì sự hydrat hóa là phản tác dụng; khi sử dụng dài lâu hơn thì phải tiêu tốn nhiều nước hơn để loại bỏ muối có trong nước biển (thông qua bài tiết dưới dạng nước tiểu hay mồ hôi) so với lượng nước thu được từ việc uống nước biển. Điều này xảy ra do lượng chloride natri trong máu người luôn được thận điều tiết và duy trì trong một khoảng hẹp chỉ khoảng 9 g/L (0,9% theo trọng lượng). Uống nước biển với nồng độ khoảng 3,5% các ion chloride và natri hòa tan) nhất thời gia tăng nồng độ các ion này trong máu. Điều này kích thích thận gia tăng hoạt động bài tiết natri, nhưng nồng độ natri của nước biển là cao hơn khả năng cô tối đa của thận. Cuối cùng, với lượng gia tăng thêm nữa của nước biển thì nồng độ natri trong máu sẽ vượt ngưỡng gây ngộ độc, nó loại bỏ nước từ mọi tế bào và gây trở ngại cho truyền dẫn tín hiệu thần kinh; gây ra ngập máu và loạn nhịp tim, có thể gây tử vong. Cũng cần lưu ý là một số loài động vật thích nghi được với các điều kiện sống khắc nghiệt. Chẳng hạn, thận của chuột sa mạc có khả năng cô natri hiệu quả hơn so với thận người và vì thế chúng có thể sống sót kể cả khi buộc phải uống nước biển. Các cẩm nang sinh tồn đều đưa ra các tư vấn chống lại việc uống nước biển một cách kiên quyết. Chẳng hạn, sách "Medical Aspects of Harsh Environments" (Chương 29 - Shipboard Medicine) đưa ra tổng quan của 163 trường hợp phải sống trên bè mảng trên biển. Rủi ro tử vong ở những người uống nước biển là 39% so với rủi ro 3% ở những người không uống nước biển. Tác động của uống nước biển cũng được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột. Nghiên cứu này xác nhận các tác động tiêu cực của uống nước biển khi khử hydrat. Nước biển để rửa nhà vệ sinh Hồng Kông đang tích cực sử dụng nước biển để dội rửa nhà vệ sinh trên phạm vi cả thành phố. Hơn 90% các nhà vệ sinh ở Hồng Kông được dội rửa bằng nước biển, như là một biện pháp để bảo tồn các nguồn nước ngọt. Sự phát triển của ý tưởng này đã bắt đầu từ những năm thập niên 1960 và 1970 khi vấn đề thiếu nước ngọt trở nên nghiêm trọng do dân số thuộc địa của Anh (tại thời điểm đó) gia tăng. Một khía cạnh thú vị của ý tưởng này là nước thải sẽ được xử lý như thế nào. Nước mặn không thể xử lý (trong các xí nghiệp xử lý nước thải) bằng các phương pháp thông thường. Khía cạnh văn hóa Thậm chí trên tàu thuyền hay đảo ở giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", Tất nhiên, ở đây là thiếu nước ngọt. Nước biển chỉ có thể trở thành nước uống được nhờ các quy trình khử muối như sử dụng các công nghệ của thiết bị bốc hơi chân không, thiết bị bốc hơi flash hay công nghệ thẩm thấu ngược. Tuy nhiên, các công nghệ đó rất tiêu tốn năng lượng và nó gần như không thực tế và không thể trong thời đại thuyền buồm trong giai đoạn thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Ngoài ra, nó không thể dùng để uống do nồng độ của các khoáng chất hòa tan trong nó là rất cao. Sự quyến rũ của việc uống nước biển luôn là lớn nhất đối với các thủy thủ khi đã cạn nước ngọt dự phòng trong khi lại hoàn toàn không có mưa để lấy nước uống. Sự thất vọng này được miêu tả trong các dòng trong trường ca The Rime of the Ancient Mariner'' của Samuel Taylor Coleridge (1772-1834): Water, water, every where, Nor any drop to drink. Mặc dù một điều rõ ràng là con người không thể sống sót chỉ dựa vào mỗi nước biển, nhưng một số người lại tuyên bố rằng người ta có thể uống tới 2 cốc mỗi ngày, nếu trộn nó với nước ngọt theo tỷ lệ 2:3, mà không thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh tật. Bác sĩ người Pháp Alain Bombard (1924-2005) tuyên bố rằng ông đã sống sót sau chuyến vượt đại dương trên một bè mảng nhỏ chỉ sử dụng nước biển và các sản vật khác thu được từ đại dương, nhưng tính chân thực trong các khám phá của ông là đáng ngờ. Trên bè Kon-Tiki năm 1947, Thor Heyerdahl (1914-2002) thông báo rằng việc uống nước biển trộn lẫn với nước ngọt theo tỷ lệ 40/60%. Năm 1954, một nhà thám hiểm khác là William Willis (1897-1968) đã tuyên bố rằng ông đã uống 2 cốc nước biển và một cốc nước ngọt mỗi ngày trong vòng 70 ngày mà không thấy các triệu chứng bệnh tật khi ông mất nguồn cung cấp nước ngọt. Xem thêm Nước ngọt Liên kết ngoài Kiểm soát nước biển Nước biển Ghi chú Hóa hải dương học Dạng của nước Lý hải dương học Nước Thủy sinh thái học
15600
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng%20t%C3%A1c%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB
Tương tác điện từ
Lực Lorent là lực mà từ trường tác dụng lên Điện tích di chuyển thẳng hàng làm cho điện tích thay đổi hướng di chuyển theo hướng vuông góc với hướng dịch chuyển ban đầu.Lực Lorentz được tính bằng công thức với là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ . Theo biểu diễn cổ điển của lực điện từ, lực này gồm hai thành phần, do điện trường tạo ra (lực điện) và do từ trường tạo ra (lực từ). Chú ý rằng "lực Lorentz" dùng để nói về thành phần gây ra bởi từ trường, đôi khi chỉ cả lực điện từ. Lý do là trong lý thuyết điện từ và lý thuyết tương đối, từ trường và điện trường được thống nhất thành một trường tạo ra tương tác duy nhất gọi là trường điện từ. Đặc biệt, trong lý thuyết tương đối, biểu thức lực từ và lực tĩnh điện quy tụ về một biểu thức duy nhất. Việc thống nhất lực điện và lực từ thành một loại lực điện từ cũng phù hợp với quan điểm của lý thuyết điện động lực học lượng tử. Theo lý thuyết này, lực điện từ được gây ra bởi sự trao đổi của hạt trường là photon. Mô hình chuẩn ghi nhận lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên. Biểu diễn cổ điển Biểu thức toán học cổ điển của lực điện từ, khi cho biết cường độ điện từ trường và tính chất của hạt mang điện, là: Trong đó: E là véc-tơ cường độ điện trường tại vị trí của hạt q là điện tích của hạt v là véc-tơ vận tốc chuyển động của hạt B là véc-tơ cảm ứng từ tại vị trí của hạt "×" là phép nhân véc-tơ. Lực từ Thành phần gây ra bởi từ trường của lực này, còn gọi là lực từ hay đôi khi là lực Lorentz, có phương luôn vuông góc với phương chuyển động của hạt mang điện và làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt mang điện. Nếu hạt mang điện chuyển động theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ thì hạt sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn, nếu hạt chuyển động theo phương không vuông góc với đường cảm ứng từ thì quỹ đạo của nó sẽ là hình xoắn lò xo. Lực tác động của từ trường lên dòng điện có nguyên nhân là thành phần này của lực Lorentz. Lực từ giữa các cực của nam châm, cũng là tổng hợp lực gây ra bởi từ trường của nam châm này lên các electron chuyển động quanh nguyên tử ở nam châm kia, về bản chất cũng là thành phần này của lực Lorentz. Lực điện Khi hạt điện tích đứng yên; lực điện từ đơn giản hoá thành lực tĩnh điện, là thành phần gây ra bởi điện trường: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm trái dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm cùng dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Độ lớn của lực được tính theo công thức: với: F là độ lớn của lực Coulomb, đo bằng N trong SI q1 là điện tích của điện tích điểm thứ nhất, đo bằng C trong SI q2 là điện tích của điện tích điểm thứ hai, đo bằng C trong SI biến thiên r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đo bằng m trong SI k là hằng số vật lý (còn gọi là hằng số lực Coulomb) thường được biểu diễn là với là độ điện thẩm chân không. Giá trị các hằng số này là: k ≈ 8 987 742 438 F−1·m (hay C−2·N·m2) ≈ 8.854 × 10−12 F·m−1 (hay C2·N−1·m−2) Công thức trên cũng có thể được viết ở dạng véc-tơ với: là véc-tơ lực là véc-tơ nối hai điện tích điểm được tính theo: ở đây: và là các véc-tơ vị trí của các điện tích điểm. Biểu diễn trong thuyết tương đối Trong lý thuyết tương đối, công thức của lực điện từ hay lực Lorentz, liên hệ giữa thay đổi trạng thái chuyển động của hạt mang điện với cường độ của trường điện từ, là: với m và q là khối lượng, và điện tích của hạt; Fαβ là tenxơ cường độ điện từ trường và: là vận tốc-4 của hạt; τ là c'' (tốc độ ánh sáng) lần thời gian riêng của hạt. Lực cơ bản Lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, theo mô hình chuẩn. Theo lý thuyết điện động lực học lượng tử, lực này được gây ra bởi sự trao đổi của hạt trường là photon. Đây là lực nằm trong bản chất của hầu hết các loại lực mà con người thường quan sát thấy trong cuộc sống hằng ngày, ngoại trừ lực hấp dẫn của Trái Đất. Gần như mọi tương tác giữa các nguyên tử đều có thể quy về lực điện từ giữa proton và electron nằm bên trong. Nó sinh ra tương tác giữa các phân tử, và các lực đẩy và kéo khi tác động cơ học vào các vật, và tương tác giữa các quỹ đạo của electron, điều khiển các phản ứng hoá học. Xem thêm Lực Thuyết điện từ Điện động lực học lượng tử Tham khảo Liên kết ngoài Các lực trong tự nhiên, V. Grigôriev và G. Miakisev: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7 Lực điện từ Bài cơ bản sơ khai Khái niệm vật lý
15606
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20diesel
Động cơ diesel
Động cơ Diesel hay còn gọi là động cơ nén cháy (compression-ignition) hay động cơ CI, được đặt theo tên của Rudolf Diesel. Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong, trong đó việc đánh lửa nhiên liệu được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học (nén đoạn nhiệt). Điều này trái ngược với các động cơ đánh lửa như động cơ xăng hay động cơ ga (sử dụng nhiên liệu khí) sử dụng bộ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí. Động cơ diesel hoạt động bằng cách chỉ nén không khí. Điều này làm tăng nhiệt độ không khí bên trong xi lanh lên cao đến mức nhiên liệu diesel được phun vào buồng đốt tự bốc cháy. Với nhiên liệu được đưa vào không khí ngay trước khi đốt, sự phân tán của nhiên liệu không đồng đều; đây được gọi là hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất. Mô-men xoắn mà động cơ diesel tạo ra được điều khiển bằng cách điều khiển tỷ lệ nhiên liệu-không khí (λ); thay vì điều tiết khí nạp, động cơ diesel phụ thuộc vào việc thay đổi lượng nhiên liệu được phun và tỷ lệ nhiên liệu-không khí thường cao. Động cơ diesel có hiệu suất nhiệt cao nhất (hiệu suất động cơ) của bất kỳ động cơ đốt trong hoặc đốt ngoài thực tế nào do hệ số giãn nở rất cao và đốt cháy nghèo vốn có cho phép tản nhiệt bởi không khí dư thừa. Một sự mất mát hiệu suất nhỏ cũng được tránh so với động cơ xăng phun vô hướng hai thì vì nhiên liệu không cháy không có ở chụp xupap và do đó nhiên liệu không đi trực tiếp từ đầu vào ra ống xả. Động cơ diesel tốc độ thấp (như được sử dụng trong tàu và các ứng dụng khác trong đó trọng lượng tổng thể của động cơ tương đối không quan trọng) có thể đạt hiệu suất hiệu quả lên tới 55%. Động cơ diesel có thể được thiết kế theo chu kỳ hai thì hoặc bốn thì. Chúng ban đầu được sử dụng như là một sự thay thế hiệu quả hơn so với động cơ hơi nước cố định. Từ những năm 1910, chúng đã được sử dụng trong tàu ngầm và tàu thủy. Sau đó, nó còn được sử dụng trong đầu máy, xe tải, máy xây dựng và nhà máy điện. Vào những năm 1930, chúng dần bắt đầu được sử dụng trong một vài chiếc ô tô. Kể từ những năm 1970, việc sử dụng động cơ diesel trong các phương tiện trên đường và xe địa hình lớn hơn ở Mỹ đã tăng lên. Theo Konrad Reif, trung bình ở EU, ô tô diesel chiếm một nửa số ô tô mới đăng ký. Các động cơ diesel lớn nhất thế giới được đưa vào sử dụng là động cơ diesel thủy phi cơ 14 xi-lanh, hai thì; chúng tạo ra công suất cực đại gần 100 MW mỗi cái. Lịch sử Ý tưởng của Diesel Năm 1878, Rudolf Diesel, một sinh viên tại "Polytechnikum" ở Munich, đã tham dự các bài giảng của Carl von Linde. Linde giải thích rằng các động cơ hơi nước có khả năng chuyển đổi chỉ 6-10% năng lượng nhiệt thành công có ích, nhưng chu trình Carnot cho phép chuyển đổi nhiều năng lượng nhiệt hơn thành công bằng phương pháp thay đổi đẳng nhiệt. Theo Diesel, điều này đã nhen nhóm ý tưởng tạo ra một động cơ hiệu quả cao có thể hoạt động theo chu trình Carnot. Diesel cũng đã được tiếp xúc với một piston lửa, một bộ đánh lửa truyền thống sử dụng các nguyên lý nén đoạn nhiệt nhanh mà Linde đã có được từ Đông Nam Á. Sau nhiều năm thực hiện các ý tưởng của mình, Diesel đã xuất bản chúng vào năm 1893 trong bài tiểu luận Lý thuyết và Xây dựng Động cơ Nhiệt thuần túy. Diesel đã bị chỉ trích nặng nề vì bài luận của mình, nhưng chỉ một số ít thấy được sai lầm mà ông đã mắc phải; động cơ nhiệt thuần túy của ông được cho là sử dụng chu kỳ nhiệt độ không đổi (với nén đẳng nhiệt) đòi hỏi mức độ nén cao hơn nhiều so với mức cần thiết để nén đánh lửa. Ý tưởng của Diesel là nén không khí chặt đến mức nhiệt độ của không khí sẽ vượt quá nhiệt độ của quá trình đốt cháy. Tuy nhiên, một động cơ như vậy không bao giờ có thể sinh được bất kì công có ích nào. Trong bằng sáng chế năm 1892 của Hoa Kỳ (được cấp vào năm 1895) #542846, Diesel mô tả việc nén cần thiết như thế nào cho chu trình của mình: "Không khí sạch trong khí quyển được nén theo đường cong 1 2, ở mức độ mà trước khi đánh lửa hoặc sự cháy xảy ra, áp suất cao nhất của sơ đồ và nhiệt độ cao nhất thu được - nghĩa là nhiệt độ mà tại đó quá trình cháy tiếp theo phải diễn ra, không phải là điểm cháy hoặc điểm bắt lửa. Để làm rõ hơn, giả sử rằng quá trình đốt tiếp theo sẽ diễn ra ở nhiệt độ 700 °. Trong trường hợp đó, áp suất ban đầu phải là sáu mươi tư atm, hoặc ở 800 độ C. áp suất phải là chín mươi atm, v.v. Do đó, không khí sau khi được nén dần dần được đưa vào một lượng nhiên liệu được phân chia thật mịn bên ngoài, sẽ bốc cháy khi đưa vào, vì không khí ở nhiệt độ vượt xa điểm bắt lửa của nhiên liệu. Điểm đặc trưng của chu trình theo sáng chế của tôi là, tăng áp suất và nhiệt độ lên đến mức tối đa, không phải bằng cách đốt, mà trước khi đốt bằng sự nén khí cơ học, và sau đó thực hiện công tiếp theo mà không tăng áp suất và nhiệt độ bằng cách đốt cháy dần dần trong một phần của chu trình được xác định bởi dầu ướt". Đến tháng 6 năm 1893, Diesel đã nhận ra chu kỳ ban đầu của mình sẽ không hoạt động và ông đã áp dụng chu trình đẳng áp. Diesel mô tả chu kỳ trong ứng dụng bằng sáng chế năm 1895 của mình. Lưu ý rằng không còn đề cập đến nhiệt độ nén vượt quá nhiệt độ cháy. Bây giờ người ta chỉ đơn giản nói rằng việc nén phải đủ để kích hoạt đánh lửa. "1. Trong động cơ đốt trong, sự kết hợp giữa xi lanh và piston được chế tạo và bố trí để nén không khí ở một mức độ tạo ra nhiệt độ trên điểm bắt lửa của nhiên liệu, một nguồn cấp khí nén hoặc ga; một nguồn cấp nhiên liệu, một van phân phối nhiên liệu, một đường dẫn từ nguồn cấp khí đến xi lanh liên kết với van phân phối nhiên liệu, cửa vào xi lanh phải liên kết với việc cấp khí và với van nhiên liệu và dầu ướt. " Xem bằng sáng chế Hoa Kỳ # 608845 đã nộp 1895 / được cấp năm 1898 Năm 1892, Diesel đã nhận được bằng sáng chế ở Đức, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cho "Phương pháp và thiết bị chuyển đổi nhiệt thành công cơ học". Vào năm 1894 và 1895, ông đã nộp bằng sáng chế và phụ lục về động cơ của mình ở nhiều quốc gia; các bằng sáng chế đầu tiên được cấp ở Tây Ban Nha (số 16.654), Pháp (số 243.531) và Bỉ (số 113.139) vào tháng 12 năm 1894 và ở Đức (số 86.633) vào năm 1895 và Hoa Kỳ (số 608.845) vào năm 1898. Diesel đã bị tấn công và chỉ trích trong một khoảng thời gian vài năm. Các nhà phê bình đã tuyên bố rằng Diesel không bao giờ phát minh ra một động cơ mới và việc phát minh ra động cơ diesel là gian lận. Otto Köhler và Emil Capitaine là hai trong số những nhà phê bình nổi bật nhất thời Diesel. Köhler đã xuất bản một bài luận vào năm 1887, trong đó ông mô tả một động cơ tương tự như động cơ mà Diesel mô tả trong bài tiểu luận năm 1893 của ông. Köhler cho rằng một động cơ như vậy không thể sinh công. Emil Capitaine đã chế tạo một động cơ dầu với đánh lửa ống phát sáng vào đầu những năm 1890;; ông tuyên bố dù thấy làm như vậy là thiếu khôn ngoan, rằng động cơ đánh lửa ống phát sáng của ông hoạt động giống như động cơ của Diesel. Tuyên bố của ông là không có cơ sở và ông đã thua một vụ kiện bằng sáng chế chống lại Diesel. Các động cơ khác, như động cơ Akroyd và động cơ Brayton, cũng sử dụng chu trình vận hành khác với chu trình động cơ diesel. Friedrich Sass nói rằng động cơ diesel là "công trình rất riêng" của Diesel và bất kỳ "chuyện hoang đường Diesel" nào cũng là "làm sai lệch lịch sử". Động cơ diesel đầu tiên Diesel đã tìm kiếm các công ty và nhà máy sẽ che tạo động cơ của mình. Với sự giúp đỡ của Moritz Schröter và Max Friedrich Gutermuth, ông đã thành công trong việc thuyết phục cả Krupp ở Essen và Maschinenfabrik Augsburg. Hợp đồng được ký vào tháng 4 năm 1893, và vào đầu mùa hè năm 1893, động cơ nguyên mẫu đầu tiên của Diesel được chế tạo tại Augsburg. Vào ngày 10 tháng 8 năm 1893, lần đánh lửa đầu tiên diễn ra, nhiên liệu được sử dụng là xăng. Vào mùa đông 1893/1894, Diesel đã thiết kế lại động cơ hiện có và đến ngày 18 tháng 1 năm 1894, các chuyên viên cơ khí của ông đã chuyển đổi nó thành nguyên mẫu thứ hai. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1894, động cơ được thiết kế lại đã chạy được 88 vòng quay - một phút; với tin tức này, cổ phiếu của Maschinenfabrik Augsburg đã tăng 30%, cho thấy nhu cầu dự đoán rất lớn đối với động cơ hiệu quả hơn. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1895, động cơ đạt được hiệu suất hiệu quả 16,6% và có mức tiêu thụ nhiên liệu 519 g·kW−1·h−1. Tuy nhiên, mặc dù đã chứng minh được khái niệm, động cơ đã gây ra sự cố, và Diesel không thể đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào. Do đó, Krupp đã cân nhắc việc hủy bỏ hợp đồng mà họ đã thực hiện với Diesel. Diesel đã buộc phải cải tiến thiết kế động cơ của mình và vội vã chế tạo động cơ nguyên mẫu thứ ba. Từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 1895, nguyên mẫu thứ hai đã chạy thử nghiệm thành công hơn 111 giờ. Trong báo cáo tháng 1 năm 1896, đây được coi là một thành công. Vào tháng 2 năm 1896, Diesel đã cân nhắc việc tăng áp cho nguyên mẫu thứ ba. Imanuel Lauster, người được lệnh vẽ nguyên mẫu thứ ba, đã hoàn thành các bản vẽ vào ngày 30 tháng 4 năm 1896. Vào mùa hè năm đó, động cơ được chế tạo, nó được hoàn thành vào ngày 6 tháng 10 năm 1896. Các thử nghiệm được tiến hành cho đến đầu năm 1897. Các thử nghiệm công khai đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 1897. Thử nghiệm của Moritz Schröter vào ngày 17 tháng 2 năm 1897 là thử nghiệm chính của động cơ Diesel. Động cơ đạt công suất 13.1 kW với mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể là 324 g·kW−1·h−1,, hiệu suất có ích là 26,2%. Đến năm 1898, Diesel đã trở thành triệu phú. Các sự kiện Thập niên 1890 1893: Bài tiểu luận của Rudolf Diesel có tiêu đề Lý thuyết và xây dựng động cơ nhiệt thuần túy xuất hiện. 1893: 21 tháng 2, Diesel và Maschinenfabrik Augsburg ký hợp đồng cho phép Diesel chế tạo động cơ nguyên mẫu. 1893: 23 tháng 2, Diesel có được bằng sáng chế (RP 67207) có tiêu đề "Arbeitsverfahren und Ausführungsart für Verbrennungsmaschinen" (Phương pháp công nghệ sinh công với động cơ đốt trong). 1893: 10 tháng 4, Diesel và Krupp ký hợp đồng cho phép Diesel chế tạo động cơ nguyên mẫu. 1893: 24 tháng 4, cả Krupp và Maschinenfabrik Augsburg quyết định hợp tác và xây dựng chỉ một nguyên mẫu duy nhất ở Augsburg. 1893: Tháng 7, nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thành. 1893: Ngày 10 tháng 8, Diesel phun nhiên liệu (xăng) lần đầu tiên, dẫn đến cháy, phá hủy đồng hồ đo. 1893: Tháng 11, Diesel xin cấp bằng sáng chế (RP 82168) cho quy trình đốt được sửa đổi. 1894: Ngày 18 tháng 1, sau khi nguyên mẫu đầu tiên được sửa đổi để trở thành nguyên mẫu thứ hai, thử nghiệm với nguyên mẫu thứ hai bắt đầu. 1894: 17 tháng 2, Nguyên mẫu thứ hai chạy lần đầu tiên. 1895: 30 tháng 3, Diesel xin cấp bằng sáng chế (RP 86633) cho quy trình khởi động với khí nén. 1895: Ngày 26 tháng 6, nguyên mẫu thứ hai lần đầu tiên vượt qua thử nghiệm phanh. 1895: Diesel áp dụng cho bằng sáng chế thứ hai của Bằng sáng chế Hoa Kỳ # 608845 1895: 8 tháng 11 - 20 tháng 12, một loạt các thử nghiệm với nguyên mẫu thứ hai được tiến hành. Tổng cộng, 111 giờ hoạt động được ghi lại. 1896: Ngày 6 tháng 10, động cơ nguyên mẫu thứ ba và cuối cùng được hoàn thành. 1897: Ngày 1 tháng 2, sau 4 năm, động cơ nguyên mẫu của Diesel đang chạy và cuối cùng đã sẵn sàng để thử nghiệm hiệu quả và sản xuất. 1897: 9 tháng 10, Adolphus Busch cấp phép cho động cơ diesel cho Hoa Kỳ và Canada. 1897: 29 tháng 10, Rudolf Diesel có được bằng sáng chế (DRP 95680) về việc tăng áp cho động cơ diesel. 1898: Ngày 1 tháng 2, Diesel Motoren-Fabrik Actien-Gesellschaft đã được đăng ký. 1898: Tháng ba, động cơ diesel thương mại đầu tiên có công suất 2×30 PS (2×22 kW) được lắp đặt trong nhà máy Kempten của Vereinigte Zündholzfabriken A.G. 1898: 17 tháng 9, Allgemeine Gesellschaft für Dieselmotoren A.-G. được thành lập. 1899: Động cơ diesel hai thì đầu tiên được phát minh bởi Hugo Güldner được chế tạo. Thập niên 1900 1901: Imanuel Lauster thiết kế động cơ diesel piston ống đầu tiên (DM 70). 1901: Đến năm 1901, MAN đã sản xuất 77 xi lanh động cơ diesel thương mại. 1903: Hai tàu chạy bằng diesel đầu tiên được hạ thủy để hoạt động trên sông và kênh: tàu chở dầu naphtha Vandal và Sarmat . 1904: Người Pháp ra mắt tàu ngầm động cơ diesel đầu tiên, Aigrette. 1905: 14 tháng 1: Diesel đăng ký bằng sáng chế về phun đơn vị (L20510I / 46a). 1905: Tuabin tăng áp và bình làm mát trung gian cho động cơ diesel đầu tiên được sản xuất bởi Büchi. 1906: Diesel Motoren-Fabrik Actien-Gesellschaft bị giải thể. 1908: Bằng sáng chế của Diesel hết hạn. 1908: Xe tải có động cơ diesel đầu tiên xuất hiện. 1909: 14 tháng 3, Prosper L'Orange đăng kí một bằng sáng chế về phun vào buồng đốt trước. Sau đó, ông chế tạo động cơ diesel đầu tiên với hệ thống này. Thập niên 1910 1910: MAN bắt đầu chế tạo động cơ diesel hai thì. 1910: 26 tháng 11, James McKechnie xin cấp bằng sáng chế về bộ phun. Không giống như Diesel, ông đã xây dựng thành công bộ phun hoạt động được. 1911: 27 tháng 11, Allgemeine Gesellschaft für Dieselmotoren A.-G. bị giải thể. 1911: Nhà máy đóng tàu Germania ở Kiel chế tạo động cơ diesel 850 PS (625 kW) cho tàu ngầm Đức. Các động cơ này được lắp đặt vào năm 1914. 1912: MAN chế tạo động cơ diesel hai thì piston hoạt động kép đầu tiên. 1912: Đầu máy xe lửa đầu tiên có động cơ diesel được sử dụng trên tuyến đường sắt Winterthur-Romanshorn, Thụy Sĩ. 1912: Selandia là tàu biển đầu tiên có động cơ diesel. 1913: Động cơ diesel NELSECO được lắp đặt trên tàu thương mại và tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ. 1913: 29 tháng 9, Rudolf Diesel chết một cách bí ẩn khi băng qua Eo biển Manche trên . 1914: MAN chế tạo động cơ hai thì 900 PS (662 kW) cho tàu ngầm Hà Lan. 1919: Prosper L'Orange có được bằng sáng chế về mảnh ghép Buồng đốt trước kết hợp kim phun. Động cơ diesel đầu tiên từ Cummins. Thập niên 1920 1923: Tại triển lãm DLG Königsberg, máy kéo nông nghiệp đầu tiên có động cơ diesel, nguyên mẫu Benz-Sendling S6 được giới thiệu. 1923: 15 tháng 12, xe tải đầu tiên có động cơ diesel phun trực tiếp được thử nghiệm bởi MAN. Cùng năm đó, Benz chế tạo một chiếc xe tải với động cơ diesel được phun nhiên liệu từ buồng đốt trước. 1923: Động cơ diesel hai thì đầu tiên có chức năng quét dòng ngược xuất hiện. 1924: Fairbanks-Morse giới thiệu Y-VA hai thì (sau đổi tên thành Model 32). 1925: Sendling bắt đầu sản xuất hàng loạt máy kéo nông nghiệp chạy bằng diesel. 1927: Bosch giới thiệu bơm cao áp dọc đầu tiên cho động cơ diesel xe cơ giới. 1929: Chiếc xe khách đầu tiên có động cơ diesel xuất hiện. Động cơ của nó là động cơ Otto được sửa đổi để sử dụng nguyên lý diesel và bơm cao áp của Bosch. Một số nguyên mẫu xe diesel khác ra đời. Thập niên 1930 1933: Junkers Motorenwerke ở Đức bắt đầu sản xuất động cơ diesel hàng không được sản xuất hàng loạt thành công nhất mọi thời đại, Jumo 205. Trước sự bùng nổ của Thế chiến II, hơn 900 mẫu được tạo ra. Công suất cất cánh định mức của nó là 645 mã lực. 1933: General Motors sử dụng động cơ diesel Winton 201A hai thì mới để cung cấp điện cho triển lãm lắp ráp ô tô của mình tại Hội chợ Thế giới Chicago (A Century of Progress). Động cơ có nhiều phiên bản khác nhau, từ 600-900 mã lực (447-671 kW). 1934: Công ty Budd chế tạo xe lửa chở khách diesel-điện đầu tiên ở Mỹ, Pioneer Zephyr 9900 , sử dụng động cơ Winton. 1935: Citroën Rosalie được trang bị động cơ diesel phun buồng xoáy để thử nghiệm. Daimler-Benz bắt đầu sản xuất Mercedes-Benz OM 138, động cơ diesel được sản xuất hàng loạt đầu tiên cho xe khách và là một trong số ít động cơ diesel xe khách có thể bán trên thị trường thời bấy giờ. Nó có công suất 45 PS (33 kW). 1936: 4 tháng 3, khinh khí cầu LZ 129 Hindenburg, chiếc tàu bay lớn nhất từng được chế tạo, cất cánh lần đầu tiên. Nó được trang bị bốn động cơ diesel V16 Daimler-Benz LOF 6, công suất 1200 PS (883 mã lực) mỗi chiếc. 1936: Bắt đầu sản xuất chiếc xe chở khách sản xuất hàng loạt đầu tiên với động cơ diesel (Mercedes-Benz 260 D). 1937: Konstantin Fyodorovich Chelpan phát triển động cơ diesel V-2, sau này được sử dụng trong xe tăng [T-34] của Liên Xô, được coi là khung gầm xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II. 1938: General Motors thành lập Bộ phận GM Diesel, sau này trở thành Detroit Diesel và giới thiệu động cơ mã lực trung bình tốc độ cao hai thì Series 71 dọc, phù hợp cho phương tiện giao thông đường bộ và ứng dụng hàng hải. Thập niên 1940 1946: Clessie Cummins có bằng sáng chế về thiết bị phun và nạp nhiên liệu cho động cơ dầu kết hợp các bộ phận riêng biệt để tạo áp suất phun và phun định thời. 1946: Klöckner-Humboldt-Deutz (KHD) giới thiệu một động cơ diesel sản xuất hàng loạt làm mát bằng không khí ra thị trường. Thập niên 1950 Những năm 1950: KHD trở thành công ty dẫn đầu thị trường động cơ diesel làm mát bằng không khí. 1951: J. Siegfried Meker có bằng sáng chế về M-System , một thiết kế kết hợp buồng đốt hình cầu trung tâm trong pít-tông (DBP 865683). 1953: Động cơ diesel xe khách phun buồng xoáy sản xuất hàng loạt đầu tiên (Borgward/Fiat). 1954: Daimler-Benz giới thiệu Mercedes-Benz OM 312 A, động cơ diesel công nghiệp 6 xy-lanh thẳng hàng 4,6 lít với bộ tăng áp kiểu tua bin, công suất 115 PS (85 kW). Nó chứng tỏ là không đáng tin cậy. 1954: Volvo sản xuất một loạt nhỏ gồm 200 đơn vị động cơ TD 96 có tăng áp kiểu tua bin. Động cơ 9,6 lít này có công suất 136 mã lực. 1955: Tăng áp cho động cơ diesel hai thì MAN trở thành tiêu chuẩn. 1959: Peugeot 403 trở thành chiếc mui kín/ xe hòm chở khách được sản xuất hàng loạt đầu tiên được sản xuất bên ngoài Tây Đức được cung cấp với tùy chọn động cơ diesel. Thập niên 1960 Mùa hè 1964: Daimler-Benz chuyển từ phun buồng đốt trước sang phun trực tiếp có kiểm soát bằng vít. 1962-65: Một hệ thống phanh nén diesel được sản xuất bởi Công ty sản xuất Jacobs và có biệt danh là "Phanh Jake", được phát minh và cấp bằng sáng chế bởi Clessie Cummins. Thập niên 1970 1972: KHD giới thiệu Hệ thống AD, Allstoff-Direkteinspritzung , (phun nhiên liệu trực tiếp bất kỳ loại nhiên liệu nào), cho động cơ diesel của mình. Động cơ AD có thể hoạt động trên hầu hết mọi loại nhiên liệu lỏng, nhưng chúng được trang bị một bugi phụ trợ đánh lửa nếu chất lượng đánh lửa của nhiên liệu quá thấp. 1976: Việc phát triển phun đường ống chung bắt đầu tại ETH Zürich. 1976: Volkswagen Golf trở thành chiếc xe mui kín / xe hòm nhỏ gọn đầu tiên được cung cấp với tùy chọn động cơ diesel. 1978: Daimler-Benz sản xuất động cơ diesel xe khách đầu tiên với bộ tăng áp tuabin ( Mercedes-Benz OM 617). 1979: Nguyên mẫu đầu tiên của động cơ con trượt hai thì tốc độ thấp với hệ thống phun đường dẫn chung. Thập niên 1980 1981/82: Quét đơn dòng cho động cơ diesel hai thì trở thành tiêu chuẩn. 1985: Tháng 12, thử nghiệm trên đường đối với hệ thống phun đường dẫn chung đối với các xe tải sử dụng động cơ 6VD 12,5/12 GRF-E đã sửa đổi của IFA W50. 1986: BMW E28 524td là chiếc xe chở khách đầu tiên trên thế giới được trang bị bơm cao áp điện tử (được phát triển bởi Bosch). 1987: Daimler-Benz giới thiệu máy bơm cao áp điện tử cho động cơ diesel xe tải. 1988: Fiat Croma trở thành chiếc xe chở khách được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới có động cơ diesel phun trực tiếp. 1989: Audi 100 là chiếc xe chở khách đầu tiên trên thế giới có động cơ diesel tăng áp tua bin, phun nhiên liệu trực tiếp và điều khiển điện tử. Thập niên 1990 1992: 1 tháng 7, tiêu chuẩn khí thải Euro 1 có hiệu lực. 1993: Động cơ diesel xe khách đầu tiên với bốn van trên mỗi xi-lanh, Mercedes-Benz OM 604. 1994: Hệ thống kim phun đơn vị của Bosch cho động cơ diesel xe tải. 1996: Động cơ diesel đầu tiên được phun trực tiếp và bốn van trên mỗi xi lanh, được sử dụng trong Opel Vectra. 1996: Bơm cao áp phân phối pít-tông hướng tâm đầu tiên của Bosch. 1997: Động cơ diesel đường dẫn chung được sản xuất hàng loạt đầu tiên cho xe khách, Fiat 1.9 JTD. 1998: BMW thắng cuộc đua 24 giờ Nürburgring với BMW E36 đã được sửa đổi. Chiếc xe, được gọi là 320d, được trang bị động cơ diesel 2 lít, bốn động cơ thẳng hàng với phun trực tiếp và bơm phun phân phối điều khiển xoắn (Bosch VP 44), 180 kW. Mức tiêu thụ nhiên liệu là 23 l / 100 km, chỉ bằng một nửa mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe chạy bằng chu trình Otto tương tự. 1998: Volkswagen giới thiệu Động cơ VW EA188 Pumpe-Düse (1.9 TDI), với bộ phun đơn vị điện tử do Bosch phát triển. 1999: Daimler-Chrysler ra mắt động cơ diesel ba xi-lanh đường dẫn chung đầu tiên được sử dụng trong xe khách (Smart City Coupé). Thập niên 2000 2000: Peugeot giới thiệu bộ lọc hạt diesel cho xe ô tô chở khách. 2002: Công nghệ kim phun áp điện của Siemens. 2003: Công nghệ kim phun áp điện của Bosch, và Delphi. 2004: BMW giới thiệu tăng áp hai giai đoạn với động cơ BMW M57. 2006: Động cơ diesel mạnh nhất thế giới, Wärtsilä RT-flex96C được sản xuất. Nó có công suất 80.080 kW. 2006: Audi R10 TDI, được trang bị động cơ V12-TDI 5,5 lít, công suất 476 kW, chiến thắng 24 giờ Le Mans 2006. 2006: Daimler-Chrysler ra mắt động cơ xe khách sản xuất hàng loạt đầu tiên với xử lý khí thải giảm xúc tác chọn lọc, Mercedes-Benz OM 642. Nó hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Tier2Bin8. 2008: Volkswagen giới thiệu xúc tác LNT cho động cơ diesel xe khách với VW 2.0 TDI. 2008: Volkswagen bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ diesel xe khách lớn nhất, V12 TDI 6 lít của Audi. 2008: Subaru giới thiệu động cơ diesel đối theo chiều ngang đầu tiên được trang bị cho xe khách. Nó là động cơ đường dẫn chung 2 lít, công suất 110 mã lực. Thập niên 2010 2010: Mitsubishi đã phát triển và bắt đầu sản xuất hàng loạt 4N13 1.8L DOHC I4, động cơ diesel xe khách đầu tiên trên thế giới có hệ thống định thời van biến thiên . 2012: BMW giới thiệu tăng áp hai giai đoạn với ba bộ tăng áp cho động cơ BMW N57. 2015: Hệ thống đường dẫn chung hoạt động với áp lực 2.500 bar được ra mắt. 2015: Trong vụ bê bối khí thải của Volkswagen, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo vi phạm Đạo luật về không khí sạch của Volkswagen Group sau khi phát hiện ra rằng Volkswagen đã cố tình lập trình động cơ diesel phun trực tiếp tăng áp tua bin (TDI) kích hoạt một số kiểm soát khí thải chính chỉ trong phòng thí nghiệm kiểm tra khí thải. Nguyên lý hoạt động Đặc điểm Các đặc điểm của động cơ diesel là Nén đánh lửa: Do nén gần như đoạn nhiệt, nhiên liệu bốc cháy mà không có bất kỳ thiết bị đánh lửa nào như bugi. Sự hình thành hỗn hợp bên trong buồng đốt: Không khí và nhiên liệu được trộn trong buồng đốt chứ không phải trong ống dẫn khí vào. Điều chỉnh tốc độ động cơ chỉ bằng chất lượng hỗn hợp: Thay vì điều tiết hỗn hợp nhiên liệu-không khí, lượng mô-men xoắn được tạo ra (dẫn đến chênh lệch tốc độ quay của trục khuỷu) chỉ được thiết lập bằng khối lượng nhiên liệu được phun, luôn luôn trộn với càng nhiều không khí càng tốt. Hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất: Sự phân tán không khí và nhiên liệu trong buồng đốt không đồng đều. Tỷ lệ không khí cao: Do luôn chạy với không khí nhiều nhất có thể và không phụ thuộc vào hỗn hợp chính xác của không khí và nhiên liệu, động cơ diesel có không khí tỷ lệ nhiên liệu nghèo hơn so với phép đo lường (). Ngọn lửa khuếch tán: Khi đốt cháy, trước tiên oxy phải khuếch tán vào ngọn lửa, thay vì phải trộn oxy và nhiên liệu trước khi đốt, điều này sẽ dẫn đến ngọn lửa trộn sẵn. Nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao: Vì động cơ diesel chỉ dựa vào nén đánh lửa, nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao (chỉ số Cetane) là lý tưởng cho hoạt động của động cơ thích hợp, nhiên liệu có khả năng chống va đập tốt (chỉ số octan) như xăng là tối ưu cho động cơ diesel. Chu kỳ của động cơ diesel Kỳ nạp Piston còn nằm ở ĐCT. Lúc này trong thể tích buồng cháy Vc còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Trên đồ thị công, vị trí bắt đầu kỳ nạp tương ứng với điểm r. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến ĐCD, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp. Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp pk (pk  0,01- 0,03Mpa). Sự giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xilanh. Trên đồ thị công, kỳ nạp được thể hiện qua đường r-a. Áp suất môi chất đối với động cơ ta xét bằng với áp suất khí quyển.(lúc này áp suất trong buồng đốt sẽ lớn hơn áp suất khí quyển, như thê không khí bên ngoài sẽ được nạp nhanh và nhiều hơn vào trong xi lanh). Kỳ nén Piston chuyển dịch từ ĐCD ,đến ĐCT, các xupap hút và xả đều đóng, môi chất bên trong xilanh bi nén lại. Cuối kỳ nạp khi pittông còn ở tại ĐCD, áp suất môi chất bên trong xilanh pa còn nhỏ hơn pk. Đầu kỳ nén, pittông từ ĐCD đến ĐCT khi tới điểm áp suất bên trong xilanh mới đạt tới giá trị pk. Do đó, để hoàn thiện quá trình nạp người ta vẫn để xupap nạp tiếp tục mở (trước điểm a’). Việc đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xilanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh. Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên. Giá trị của áp suất cuối quá trình nén pc (tại điểm c) phụ thuộc vào tỷ số nén , độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt của thành vách xilanh và áp suất của môi chất ở đầu quá trình nén pa. Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phía ở lân cận ĐCT. Do đó việc phun nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi pittông đến ĐCT. Trên đồ thị công kỳ nén được thể hiện qua đường cong a-c. Kỳ cháy và giãn nở Đầu kỳ cháy và giãn nở, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy nhanh. Do có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và áp suất môi chất tăng mạnh, mặc dù thể tích làm việc có tăng lên chút ít (đường c-z trên đồ thị công). Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra, pittông tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong xilanh. Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành trình công tác (sinh công). Trên đồ thị kỳ cháy và giãn nở được biểu diễn qua đường c-z-b. Kỳ thải Kỳ thải trong kỳ này, động cơ thực hiện quá trình xả sạch khí thải ra khỏi xilanh. Piston chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí thải ra khỏi xilanh qua đường xupap thải đang mở vào đường ống thải, do áp suất bên trong xilanh ở cuối quá trình thải còn khá cao, nên xupap xả bắt đầu mở khi pittông còn cách ĐCD 430 góc quay của truc khuỷu. nhờ vậy, giảm được lực cản đối với pittông trong quá trình thải khí và nhờ sự chênh áp lớn tạo sự thoát khí dễ dàng từ xilanh ra đường ống thải, cải thiện được việc quét sạch khí thải ra khỏi xilanh động cơ. Trên đồ thị công, kỳ thải được thể hiện qua đường b-r. Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo pittông sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình tự chu trình công tác động cơ nói trên. Để thải sạch sản phẩm cháy ra khỏi xilanh, xupap xả không đóng tại vị trí ĐCT mà chậm hơn một chút, sau khi pittông qua khỏi ĐCT 170 góc quay trục khuỷu, nghĩa là khi đã bắt đầu kỳ một. Để giảm sức cản cho quá trình nạp, nghĩa là cửa nạp phải được mở dần trong khi pittông đi xuống trong kỳ một, xupap nạp cũng được mở sớm một chút trước khi pittông đến điểm chết trên 170 góc quay trục khuỷu. Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở. Hiệu suất Do tỷ số nén cao, động cơ diesel có hiệu suất cao và việc không có van tiết lưu có nghĩa là tổn thất trao đổi điện tích khá thấp, dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể thấp, đặc biệt là trong các tình huống tải trung bình và thấp. Điều này làm cho động cơ diesel rất kinh tế. Mặc dù động cơ diesel có hiệu suất lý thuyết là 75%, nhưng trong thực tế, nó thấp hơn nhiều. Trong bài tiểu luận năm 1893 Lý thuyết và chế tạo động cơ nhiệt thuần túy , Rudolf Diesel mô tả rằng hiệu quả hiệu quả của động cơ diesel sẽ nằm trong khoảng 43,2% đến 50,4%, hoặc thậm chí cao hơn. Động cơ diesel xe khách hiện đại có thể có hiệu suất lên tới 43%, trong khi động cơ trong xe tải diesel lớn và xe buýt có thể đạt hiệu suất cao nhất khoảng 45%. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình trong một chu kỳ dẫn động thấp hơn hiệu suất cao nhất. Ví dụ: có thể là 37% cho một động cơ có hiệu suất cao nhất là 44%. Hiệu suất động cơ diesel cao nhất lên tới 55% đạt được nhờ động cơ diesel thủy phi cơ hai kỳ lớn. Ưu điểm chính Động cơ diesel có một số lợi thế so với động cơ hoạt động trên các nguyên tắc khác: Động cơ diesel có hiệu suất cao nhất trong tất cả các động cơ đốt. Động cơ diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt, không bị hạn chế khí nạp ngoài bộ lọc khí và hệ thống ống khí vào và không có chân không đường ống vào để thêm tải ký sinh và tổn thất bơm do pít-tông bị kéo xuống so với chân không của hệ thống hút. Làm đầy xi lanh với không khí trong khí quyển được hỗ trợ và hiệu suất thể tích được tăng lên vì lý do tương tự. Mặc dù hiệu quả nhiên liệu (khối lượng đốt cháy với mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra) của động cơ diesel giảm ở mức tải thấp hơn, nhưng nó không giảm nhanh như động cơ xăng hoặc tua bin thông thường. Động cơ diesel có thể đốt cháy một số lượng rất lớn loại nhiên liệu, bao gồm một số loại dầu nhiên liệu, có lợi thế hơn nhiên liệu như xăng. Những ưu điểm này bao gồm: Chi phí nhiên liệu thấp, vì dầu nhiên liệu tương đối rẻ Đặc tính bôi trơn tốt Mật độ năng lượng cao Nguy cơ bắt lửa thấp, vì chúng không tạo thành hơi dễ cháy Diesel sinh học là một loại nhiên liệu không dựa trên dầu mỏ (thông qua transesterification) có thể chạy trực tiếp trong nhiều động cơ diesel, trong khi động cơ xăng cần điều chỉnh để chạy nhiên liệu tổng hợp hoặc sử dụng chúng làm phụ gia cho xăng (ví dụ: ethanol được thêm vào gasohol). Động cơ diesel có hành vi thải khí thải rất tốt. Khí thải chứa lượng tối thiểu carbon monoxide và Hiđrôcacbon. Động cơ diesel phun trực tiếp phát ra lượng nitơ oxit như động cơ chu trình Otto. Tuy nhiên, động cơ được bơm vào buồng xoáy và buồng đốt trước, phát ra nitơ oxit ít hơn khoảng 50% so với động cơ chu trình Otto khi chạy đầy tải. So với động cơ chu trình Otto, động cơ diesel phát thải các chất ô nhiễm ít hơn 10 lần và carbon dioxide ít hơn 3 lần. Chúng không có hệ thống đánh lửa điện cao áp, dẫn đến độ tin cậy cao và dễ dàng thích nghi với môi trường ẩm ướt. Việc không có cuộn dây, dây bugi, v.v., cũng giúp loại bỏ nguồn phát xạ tần số vô tuyến có thể gây nhiễu cho các thiết bị dẫn đường và liên lạc, đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng hàng hải và máy bay, và để ngăn chặn nhiễu với kính viễn vọng vô tuyến. (Vì lý do này, chỉ các phương tiện chạy bằng diesel mới được phép ở các khu vực của Vùng yên lặng vô tuyến điện quốc gia.) Động cơ diesel có thể chấp nhận áp suất tăng áp hoặc tăng áp tua bin mà không có bất kỳ giới hạn tự nhiên nào, chỉ bị giới hạn bởi thiết kế và giới hạn vận hành của các bộ phận động cơ, chẳng hạn như áp suất, tốc độ và tải. Điều này không giống như động cơ xăng, chắc chắn sẽ phát nổ ở áp suất cao hơn nếu điều chỉnh động cơ và/hoặc điều chỉnh chỉ số octan nhiên liệu không được thực hiện để bù vào. Phun nhiên liệu Kiểm soát mô-men xoắn Các kiểu phun nhiên liệu Phun thổi gió Phun gián tiếp Phun trực tiếp có kiểm soát bằng vít Phun trực tiếp đơn vị Phun trực tiếp đường dẫn chung Các loại động cơ diesel Theo công suất đầu ra Theo đường kính xi lanh 1.35 Theo số chu kì 6 piston inline Theo cách bố trí xi lanh Theo tốc độ động cơ Các động cơ tốc độ cao Các động cơ tốc độ trung bình Các động cơ tốc độ thấp Động cơ hai thì Động cơ diesel nhiên liệu kép Đặc tính động cơ Diesel Mô-men xoắn và công suất Khối lượng Phát thải Tiếng ồn Khởi động trong thời tiết lạnh Tăng áp thường (Supercharging) và tăng áp bằng tua bin (turbocharging) Đặc tính nhiên liệu và lưu chất Các loại nhiên liệu Tính chất nhiên liệu diesel hiện đại Sự keo hóa An toàn Tính dễ cháy nhiên liệu Ung thư Động cơ lồng (tốc độ không kiểm soát được) Ứng dụng Xe khách Xe thương mại và xe tải Đầu máy xe lửa Thủy phi cơ Các yêu cầu cho động cơ diesel hàng hải rất khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng. Đối với ứng dụng quân sự và thuyền cỡ trung bình, động cơ diesel bốn thì tốc độ trung bình là phù hợp nhất. Những động cơ này thường có tới 24 xi-lanh và đi kèm với đầu ra công suất trong khu vực Megawatt một chữ số. Thuyền nhỏ có thể sử dụng động cơ diesel xe tải. Các tàu lớn sử dụng động cơ diesel hai thì cực kỳ hiệu quả, tốc độ thấp. Chúng có thể đạt hiệu suất lên tới 55%. Không giống như hầu hết các động cơ diesel thông thường, động cơ thủy phi cơ hai thì sử dụng dầu nặng có độ nhớt cao. Tàu ngầm thường sử dụng động cơ diesel-điện. Các động cơ diesel đầu tiên dùng cho tàu được chế tạo bởi A. B. Diesels Motorer Stockholm vào năm 1903. Những động cơ này là các đơn vị ba xi-lanh 120 PS (88 kW) và bốn xi-lanh 180 PS (132 kW) và được sử dụng cho tàu Nga. Trong Thế chiến I, đặc biệt là phát triển động cơ diesel tàu ngầm tiến bộ nhanh chóng. Vào cuối Chiến tranh, các động cơ hai thì kiểu piston hoạt động kép với công suất lên tới 12.200 PS (9 MW) đã được chế tạo để sử dụng trên biển. Hàng không Chẳng hạn, động cơ diesel đã được sử dụng trong máy bay trước Thế chiến II, trong chiếc khinh khí cầu LZ 129 Hindenburg, được trang bị bốn động cơ diesel Daimler-Benz DB 602, hoặc trong một số máy bay Junkers có động cơ Jumo 205. Cho đến cuối những năm 1970, vẫn chưa có bất kỳ ứng dụng nào của động cơ diesel trong máy bay. Năm 1978, Karl H. Bergey lập luận rằng, "khả năng của một động cơ diesel hàng không nói chung trong tương lai gần khá mơ hồ". Trong những năm gần đây (2016), động cơ diesel đã được sử dụng trong máy bay không người lái (UAV) do có độ tin cậy, độ bền và mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Đầu năm 2019, AOPA đã báo cáo rằng một mô hình động cơ diesel cho máy bay hàng không nói chung đang "tiến tới vạch đích". Động cơ diesel địa hình Động cơ diesel địa hình thường được sử dụng cho các thiết bị xây dựng. Hiệu quả nhiên liệu, độ tin cậy và dễ bảo trì là rất quan trọng đối với các động cơ như vậy trong khi công suất cao và hoạt động yên tĩnh là không đáng kể. Do đó, phun nhiên liệu điều khiển cơ học và làm mát không khí vẫn còn rất phổ biến. Công suất chung của động cơ diesel xe địa hình khác nhau rất nhiều, với các đơn vị nhỏ nhất là từ 3 kW và động cơ mạnh nhất là động cơ xe tải hạng nặng. Động cơ diesel cố định Động cơ diesel cố định thường được sử dụng để phát điện nhưng cũng để cung cấp năng lượng cho máy nén dàn lạnh hoặc các loại máy nén hoặc máy bơm khác. Thông thường, các động cơ này chạy vĩnh viễn với hầu hết tải một phần hoặc không liên tục với đầy tải. Động cơ diesel cố định cung cấp năng lượng cho máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều, thường hoạt động với tải xoay chiều, nhưng tần số quay cố định. Điều này là do tần số cố định của nguồn chính là 50 Hz (Châu Âu) hoặc 60 Hz (Hoa Kỳ). Tần số quay trục khuỷu của động cơ được chọn sao cho tần số của nguồn điện là bội số của nó. Để phù hợp với thực tế, tần số quay của trục khuỷu là 25 Hz (1500 mỗi phút) hoặc 30 Hz (1800 mỗi phút). Động cơ thải nhiệt thấp Một dòng nguyên mẫu động cơ đốt trong kiểu piston đặc biệt đã được phát triển trong nhiều thập kỷ với mục tiêu cải thiện hiệu quả bằng cách giảm tổn thất nhiệt. Những động cơ này được gọi là động cơ đoạn nhiệt do sự giản nở đoạn nhiệt tốt hơn; động cơ thải nhiệt thấp, hoặc động cơ nhiệt độ cao. Chúng thường là động cơ piston với các bộ phận buồng đốt được lót bằng lớp phủ cách nhiệt bằng gốm. Một số sử dụng piston và các bộ phận khác làm bằng titan có độ dẫn nhiệt và mật độ thấp. Một số thiết kế có thể loại bỏ việc sử dụng hệ thống làm mát và tổn thất ký sinh liên quan. Phát triển chất bôi trơn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn có liên quan là một rào cản lớn đối với thương mại hóa. Sự phát triển trong tương lai Vào giữa những năm 2010, các mục tiêu phát triển chính cho động cơ diesel trong tương lai được mô tả là cải thiện khí thải, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và tăng tuổi thọ (2014). Người ta nói rằng động cơ diesel, đặc biệt là động cơ diesel cho xe thương mại, sẽ vẫn là động cơ xe quan trọng nhất cho đến giữa những năm 2030. Các biên tập viên cho rằng độ phức tạp của động cơ diesel sẽ tăng hơn nữa (2014). Một số biên tập viên mong đợi sự hội tụ trong tương lai của các nguyên lý hoạt động của động cơ diesel và Otto do các bước phát triển động cơ Otto được thực hiện theo hướng đánh lửa nén nạp đồng nhất (2017). Xem thêm Động cơ diesel máy bay Đầu máy diesel Đua ô tô Diesel Truyền động diesel-điện Chu trình Diesel DieselHouse Máy phát điện Diesel Diesel hóa Lịch sử của động cơ đốt trong Phun gián tiếp Đốt cháy trộn sẵn một phần Đánh lửa nén có kiểm soát phản ứng 1001 câu hỏi về động cơ diesel Tài liệu tham khảo Liên kết ngoài Bằng sáng chế Method of and Apparatus for Converting Heat into Work. # 542846 filed 1892 Internal Combustion Engine #608845 filed 1895 Cơ khí Động cơ Bộ phận động cơ Kĩ thuật động cơ Chi tiết máy Động cơ đốt trong Phát minh của Đức
15608
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0ng%20c%E1%BA%A5t
Chưng cất
Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau. Chất rắn hòa tan, ví dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi. Khi sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên, ví dụ như khi khử muối ra khỏi nước biển, thì người ta cũng gọi đó là chưng cất, mặc dù điều này chính xác ra là không đúng. Một khả năng khác để tách dung dịch là đông tụ. Trong các ngôn ngữ châu Âu, từ chưng cất bắt nguồn từ tiếng La tinh destillare có nghĩa là nhỏ giọt xuống. Lịch sử Trong thời kỳ Cổ đại các loại tinh dầu được chưng cất nhiều nhất. Vào thời kỳ chuyển tiếp thế kỷ (năm 1000), khi axít sulfuric và axít nitric và đặc biệt là từ khi rượu (êtanol) được khám phá thì chưng cất trở thành một phương pháp hết sức quan trọng. Thêm vào đó, trong thế kỷ 17, là việc chưng cất lấy nước ngọt từ nước biển và chưng cất nhựa đường và hắc ín để trét kín tàu. Các nguyên tắc Có hàng loạt Phương pháp tách để tách một hỗn hợp. Tính đặc biệt của chưng cất là dùng năng lượng như là phương tiện trợ giúp để tách. So với các phương tiện trợ giúp khác. Ví dụ như là các chất hấp thụ hay dung môi, năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi một hệ thống. Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Người ta cũng nói là các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ. Nếu đưa năng lượng vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu. Phải phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần, như hay diễn ra trong phòng thí nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất liên tục, thường diễn ra trong các cột chưng cất của một nhà máy hóa học. Lặp lại bước tách hỗn hợp Nồng độ của chất cần phải tách có thể được tiếp tục nâng cao bằng cách tiếp tục chưng cất lại phần cất. Nhiệt độ sôi khác nhau càng lớn thì người ta cần càng ít lần chưng cất để đạt đến một nồng độ nhất định. Chưng cất phân đoạn Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất giảm. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất thành phần của tinh dầu. Chưng cất lôi cuốn Chưng cất thật ra chỉ cần thiết khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau ví dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa tan vào nhau, ví dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng bằng cách lắng và gạn đi. Khi khai thác tinh dầu chỉ có trong cây cỏ ở nồng độ thấp như cây oải hương (Lavandula angustifolia) hay cây cúc Đức (Matricaria recutita) người ta cho thêm một ít nước vào cây cỏ đã được cắt nhỏ và đun nóng (chưng cách thủy). Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100 °C. Hơi dầu đi cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó có thể tách bằng cách lắng gạn đi. Hơi nước cuốn theo một thành phần khác thật ra là không tan đi theo. Nếu không có nước thì nhiệt độ sẽ tăng cao đến mức dầu có thể bị phân hủy. Một cách khác là có thể đun nước trong một lò nấu riêng và cho hơi nước đi qua cây tinh dầu được cắt nhỏ để lôi cuốn tinh dầu đi theo hơi nước. Rượu và các hỗn hợp đẳng phí Ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất rượu mạnh. Nồng độ của êtanol chỉ có thể nâng cao đến tối đa là 95,57%. Trong nhiều trường hợp có một tỷ lệ nhất định của hỗn hợp hai chất lỏng mà không thể tiếp tục tách bằng phương pháp chưng cất được nữa. Các hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu muốn tăng nồng độ của cồn phải dùng đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác. Đọc thêm Chưng cất phân đoạn Chưng cất chân không Tham khảo Hóa học Chưng cất Kỹ thuật phòng thí nghiệm Công nghệ khí
15613
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn%20tr%C3%ACnh%20ph%C3%A1t%20t%C3%A1n%20c%E1%BB%A7a%20virus%20c%C3%BAm%20gia%20c%E1%BA%A7m
Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm
Trong số 15 loài virus cúm gia cầm được biết đến, chỉ có biến thể H5, H7 và H9 là được biết đến với khả năng lây lan qua người từ chim. Người ta lo ngại rằng nếu virus cúm gà trải qua chuyển đổi kháng nguyên với một con virus cúm ở người, thì một loại biến thể mới tạo thành sẽ có khả năng lây lan vừa cao vừa rất nguy hiểm đối với con người. Một biến thể như vậy có thể gây ra một đại dịch toàn cầu, tương tự như cúm Tây Ban Nha mà đã làm chết hơn 20 triệu người trong năm 1918 (mặc dù một số nguồn tin cho rằng thống kê trung bình thậm chí còn có thể cao hơn, lên đến 100 triệu). Có rất nhiều nhà chuyên gia y tế lo ngại rằng một con virus mà đột biến đến mức mà có thể vượt qua được rào cản về loài (ví dụ: từ chim qua người), sẽ rất dễ dàng đột biến đến điểm mà nó có thể lây truyền từ người qua người. Một trận đại dịch sẽ rất có thể sẽ bùng phát vào thời điểm ấy. Diễn biến Tổng kết thiệt hại về người Việt Nam Sự bùng phát dịch do chim di cư gây ra trong tháng 1 năm 2005 đã ảnh hưởng tới 33/64 tỉnh thành tại Việt Nam, dẫn đến buộc phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Hơn 140 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy do đợt dịch này. Việt Nam và Thái Lan đã có một vài trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ được khẳng định do virus truyền từ người sang người. Trong một trường hợp, người bệnh đầu tiên, bị nhiễm từ gia cầm, được mẹ của cô chăm sóc sau đó 5 ngày đã chết. Rất nhanh sau đó, người mẹ bị ốm và chết. Tháng 3 năm 2005, người ta phát hiện rằng 2 người y tá đã chăm sóc các bệnh nhân cúm gia cầm có phản ứng xét nghiệm dương tính. Kể từ 17 tháng 5, đợt bùng phát dịch đã làm tử vong gần 50 người ở châu Á, nhiều nhất là tại Việt Nam. Những quan tâm của các nhà nghiên cứu y tế đó là tỷ lệ tử vong tại Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, tử nhiều hơn 65% xuống còn 35% trong một năm. Virus càng trở nên ít độc lực thì nó càng dễ gây ra đại dịch toàn cầu. Chẳng hạn như tỷ lệ tử vong của đại dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 chỉ ít hơn 5%. Tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định có 3 ca nhiễm H5N1 mới ở Việt Nam. Hai trong ba trường hợp này đã tử vong. Tháng 9, các quan chức Việt Nam thông báo về một trường hợp mới tử vong do nhiễm H5N1, nâng tổng số người Việt Nam tử vong do virus H5N1 từ giữa tháng 9 năm 2004 đến này là 21 người. Tháng 11, thêm một trường hợp nghi nhiễm H5N1 tại Hà Nội đã được nhập viện. Bệnh nhân là nữ giới, 25 tuổi, đã ăn thịt gà trước hôm có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ khoảng 5 ngày. Hiện nay, phim chụp phổi cho thấy bệnh nhân bị tràn khí màng phổi hai bên, phổi tổn thương nặng, ở cả hai lá phổi xuất hiện những chấm trắng mờ. Bệnh nhân khó thở nặng, không bị sốt cao (37,2 độ C). Trường hợp này chưa được khẳng định bằng thí nghiệm chẩn đoán H5N1. Ngày 29 tháng 10, một nam bệnh nhân, 35 tuổi ở Hà Nội đã tử vong sau 3 ngày nằm viện, và đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định là do nhiễm virus H5N1. Đồng thời, vào thời gian này dịch cúm trên gia cầm lại bắt đầu bùng phát trên cả ba miền (gồm 6 tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bạc Liêu và Đồng Tháp . Ngày 10 tháng 11, dịch cúm trên gia cầm lan sang thêm tỉnh miền Bắc là Hưng Yên và Hải Dương. Đông Nam Á Chính phủ Indonesia đã khẳng định phát hiện thấy H5N1 trong lợn. Bộ Y tế Thái Lan đã khẳng định có thêm 1 trường hợp nhiễm H5N1. Đó là 1 cậu bé 7 tuổi từ tỉnh Kanchanaburi. Bất đầu có triệu chứng cúm từ hôm 16 tháng 10 và nhập viện hôm 19 tháng 10. Hiện giờ thể trạng cậu bé đang phục hồi. Cậu là con trai của một trường hợp nhiễm H5N1 đã bị tử vong hôm 19 tháng 10. Đó là 2 trường hợp ở Thái Lan năm nay. Tính từ khi bắt đầu dịch cúm ở châu Á, Thái lan đã có 19 trường hợp nhiễm H5N1 và chết 13 người. Bộ Y tế Indonesia khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1 mới. Trường hợp 1 là cậu bé 4 tuổi ở Đảo Sumatra thuộc tỉnh Lampung. Triệu chứng cúm được phát hiện từ hôm 4 tháng 10 đã nhập viện, nay đã bình phục hoàn toàn và trở về nhà. Cậu bé này là em của một thanh niên 25 tuổi đã khẳng định nhiễm H5N1 từ hôm 10 tháng 10 cũng sống tại Lampung. Mặc dù 2 trường hợp này đều có quan hệ huyết thống và sinh sống cạnh nhau, tuy nhiên, việc lây truyền H5N1 từ người sang người chưa được khẳng định. Trường hợp 2 là một thanh niên 23 tuôi ở Bogor,Tây Java. Anh ta nhập viện hôm 28 tháng 9 và chết hôm 30 tháng 9. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có thể nguyên nhân nhiễm H5N1 của cả hai trường hợp là từ các loài gia cầm nhiễm virus. Tính đến nay, Indonesia đã có 7 trường hợp nhiễm H5N1 và 4 trong số đó đã tử vong. 1 tháng 11: Bộ Y tế Thái lan đã khẳng định thêm 1 trường hợp nhiễm virus H5N1. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 50 tuổi ở Bangkok, triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào hôm 26 tháng 10, nhập viện hôm 29 tháng 10. Hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Vào ngày 23 tháng 10, bệnh nhân này đã đi thăm chồng tại tỉnh Nonthaburi, phía Bắc Bangkok nơi mà các trang trại gia cầm bắt đầu bị chết do cúm mấy hôm trước. Các bác sĩ không tìm thấy nguồn gây nhiễm virus đã tiếp xúc với bệnh nhân này. Đây là trường hợp thứ 3 ở Thailand trong vòng 1 tháng qua. Điều này trùng hợp với sự tái bùng phát dịch gia cầm H5 trong 6 tỉnh miền trung Thailand và cho thấy nguy cơ rất cao việc nhiễm virus cúm gia cầm sang người ở những quốc gia đang có dịch gia cầm. 7 tháng 11 Bộ Y tế Indonesia đã khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1. Một thiếu nữ 19 tuổi ở Tangerang, gần Jakarta bắt đầu có triệu chứng từ 19 tháng 10, nhập viện hôm 26 và qua đời hôm 28 tháng 10. Trường hợp thứ 2 là cậu em trai 8 tuổi của thiếu nữ này. Cậu ta đã có triệu chứng nhiễm cúm từ hôm 25 tháng 10, nhưng hiện nay tình trạng sức khỏe đã tốt, hiện vẫn đang nằm viện. Nghiên cứu dịch tễ nơi cư trú của hai chị em này, người ta đã phát hiện thấy có gà chết và bị bệnh ở vùng này, và người chị đã từng đến nơi trang trại này. Kết quả điều tra vẫn đang được Bộ Nông nghiệp tiếp tục khảo sát. Trung Quốc Tháng 5, có nhiều tin tức từ Trung Quốc cho rằng đã có trường hợp tử vong do H5N1 nhưng chưa được khẳng định bằng xét nghiệm chẩn đoán, trong khi đó virus này đã làm chết hơn 1000 con chim di cư ở nước này. Đầu tháng 8, một dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra ở Tây Tạng. Mông Cổ khi đó ngay lập tức thông báo khẩn cấp sau khi có 89 con chim di cư bị chết ở 2 hồ nước phía bắc nước này. Châu Âu 2005 Cả Nga và Kazakhstan đều thông báo về dịch cúm gia cầm ở cuối tháng 7 năm nay, và khẳng định tác nhân là H5N1 vào tháng 8. Dịch bệnh ở hai nước này được cho là do những loài gia cầm đã nhiễm virus từ những con chim cú di cư khi sử dụng chung nguồn nước. Tháng 10, Hy Lạp trở thành nước EU đầu tiên xuất hiện nhiễm cúm gia cầm, khi Viện nghiên cứu nước này tìm thấy virus từ gà tây, đây là một chủng virus H5 nhưng không kiểm định là có phải H5N1. Đến giữa tháng 10, WHO đã khẳng định virus H5N1 đã có mặt trong mẫu gia cầm của Thổ Nhĩ Kỳ và Rumania. Tiến trình phòng chống dịch bệnh Việt Nam Chính phủ Việt Nam đang đề ra kế hoạch khẩn cấp phòng chống đại dịch cúm chiều. Thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trịnh Quân Huấn thừa nhận dịch cúm gia cầm trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp. Quốc hội đã trao đổi ý kiến về việc phòng chống dịch cúm gia cầm; việc chuẩn bị cơ sở vật chất, sản xuất thuốc Tamiflu dùng để điều trị; tiêm vắc-xin phòng chống cúm cho gia cầm. Một xã luận trên báo Tuổi Trẻ đã cảnh báo thảm họa cúm gia cầm có thể xảy ra cho Việt Nam nếu chính quyền và giới truyền thông không cung cấp đủ thông tin cho người dân để thay đổi nhận thức về cúm gia cầm của người dân. Trong báo cáo của World Bank tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra ba "kịch bản" khác nhau về mức độ thiệt hại của Việt Nam nếu dịch cúm gia cầm xảy ra. Ngày 9 tháng 11 năm 2005, chính phủ Việt Nam tuyên bố công ty dược phẩm Roche đã cấp giấy phép cho chính phủ Việt Nam sản xuất thuốc Tamiflu, được xem là hữu hiệu nhất trong trường hợp có đại dịch. Đồng thời, Việt Nam sẽ tiến hành sản xuất vác xin bắt đầu ngày 10 tháng 11. Thế giới Trong Hội nghị Quốc tế về khủng hoảng Cúm gia cầm tại Geneva, ông David Nabarro, điều phối viên Liên Hợp Quốc về cúm gia cầm, yêu cầu những trường hợp gia cầm chết đều phải được xem xét và báo cáo kết quả trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hội nghị tiếp theo sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 1 để kêu gọi vận động ngân quỹ cho việc phòng cúm. Lịch sử 1890 Dịch cúm đầu tiên đã được ghi chép lại. Tây Ban Nha 1918 Dịch cúm Tây Ban Nha do virus cúm gia cầm H1N1 đã làm chết hơn 40 triệu người. Nguồn gốc của virus này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, nó có thể liên quan đến một số vật chủ trung gian truyền bệnh như lợn hoặc động vật khác. Châu Á 1957 Dịch cúm tại châu Á do virus H2N2 đã làm chết 100.000 người. Hồng Kông 1968 Dịch cúm ở Hồng Kông đã làm chết 700.000 người do tác nhân là virus H3N2. Cả hai loài virus H2N2 (gây dịch năm 1957) và H3N2 đều được cho rằng đã có sự trao đổi gene giữa virus cúm gia cầm và virus cúm người, điều này làm cho virus có khả năng xâm nhiễm vào người. Hồng Kông 1997 Những trường hợp đầu tiên của cúm gà H5N1 được phát hiện là ở Hồng Kông vào ngày 21 tháng 5 năm 1997. Có 4 trong số 16 người bị nhiễm virus này đã chết. Đợt bùng phát này chỉ giới hạn ở Hồng Kông. Tất cả các con gà trong khu vực đã bị tiêu diệt. Châu Á 2003 Tháng 2, các cảnh báo về nguy cơ dịch cúm được đưa ra sau khi có 2 trường hợp nhiễm H5N1 ở Hồng Kông, trong đó một bệnh nhân đã tử vong sau đó. Tháng 9, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất hiện dịch cúm gia cầm ở gà do virus H5N1. Hà Lan 2003 Dịch cúm gia cầm (do H7N7) đã bùng phát dữ dội tại gần 800 trang trại gia cầm tại Hà Lan và làm tiêu huỷ 11 triệu con gà. Virus này cũng đã xâm nhiễm 83 người qua tiếp xúc trực tiếp và có triệu chứng như bị cúm. Một trường hợp trong số đó đã tử vong. Nhật Bản 2004 Tháng 1, Nhật Bản lần đầu tiên có dịch cúm gia cầm (cũng do H5N1) kể từ năm 1925. Đông Nam Á 2004 Vào tháng 1 năm 2004, một đợt bùng phát mới của cúm gà H5N1 lan toả vào nền công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam và Thái Lan, và chỉ trong vòng một vài tuần lễ đã lan rộng ra 10 quốc gia trong khu vực ở châu Á, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những cố gắng nỗ lực đã được đưa ra để thiêu huỷ số gà, vịt và ngỗng bị lây nhiễm (hơn 40 triệu con gà tính riêng đã bị thiêu huỷ ở những vùng lây nhiễm cao), và đợt bùng phát đã được ngăn chặn vào tháng 3, mặc dầu số người chết ở cả Việt Nam và Thái Lan lên đến 23 người. Tháng 2 năm 2004, virus cúm gà được phát hiện ở trong lợn ở Việt Nam, làm tăng nỗi mối lo sợ về sự hình thành những biến thể mới. Các đợt bùng phát cúm gà mới đã được nhìn nhận tại các tỉnh Ayutthaya và Pathumthani của Thái Lan, cũng như tại thành phố Sào Hồ của Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004. Tháng 8 năm 2004, người ta xác nhận sự xuất hiện cúm gia cầm tại Kampung Pasir, Kelantan, Malaysia. Hai trường hợp gà mang virus H5N1 đã được phát hiện. Ngay sau đó, Singapore đã thông báo cấm nhập khẩu các sản phẩm từ gà và gia cầm có nguồn gốc từ Malaysia. Tiếp đến, Liên minh châu Âu có quyết định tương tự. Chính phủ Malaysia đã phải ra lệnh hủy toàn bộ số gia cầm trong phạm vi bán kính 10 km điểm bùng phát dịch. Tháng 6, các thử nghiệm trên gà và chuột cho thấy virus H5N1 được phân lập từ những con vịt nhiễm năm 2004 đã tăng cường độc tính và xâm nhiễm đối với động vật có vú so với những chủng virus trước kia. Bắc Mỹ 2004 Tại Bắc Mỹ, sự xuất hiện của virus cúm gà chủng H7N3 đã được nhận thấy tại vài nông trại tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Đến tháng 4 cùng năm, 18 nông trại đã bị cô lập để ngăn chặn sự lan tràn. Hai trường hợp cúm gia cầm lây sang người đã được công nhận tại vùng này. Tham khảo Liên kết ngoài Kế hoạch chuẩn bị đại dịch Emergency Preparedness List Letter to raise public awareness, describing what to do now and when a pandemic occurs. Prepare Your Family For Bird Flu Avian Flu Preparedness Guide - from The Center for Technology and National Security Policy Tiếng Việt Tư liệu về bệnh cúm gia cầm trên BBC Chủ đề Dịch cúm gia cầm trên VnExpress Hồ sơ Dịch cúm gà trên Vietnamnet Sự kiện Cúm gia cầm trên Dân trí Hỏi đáp về bệnh cúm A tài liệu của Bộ Y tế trên VLoS Cúm gia cầm Danh sách
15614
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20an%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Công an nhân dân Việt Nam
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát (Công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc". Từ nguyên Từ "công an" là một từ gốc Hán (公安) và được sử dụng tại các quốc gia Việt Nam (公安-công an), Nhật Bản(公安-こうあん)và Hàn Quốc 公安-공안). Nghĩa của nó được hình thành bởi hai chữ Hán "Công" nghĩa là "công cộng" và "an" nghĩa là "trật tự", "hoà bình". "Công an", theo đó, có nghĩa là "lực lượng gìn giữ trật tự công cộng". Lịch sử Quá trình hình thành Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này. Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia Tự vệ Cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng Công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản. Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội. Cơ quan quản lý qua các thời kỳ 19 tháng 8 năm 1945 - 21 tháng 2 năm 1946: Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). 1946-1953: Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. 1953-1955: Thứ Bộ Công an trực thuộc Bộ Nội vụ. 1955-1975: Bộ Công an. 1975-1998: Bộ Nội vụ. 1998-nay: Bộ Công an. Trừ 2 bộ trưởng đầu tiên là dân sự, các đời bộ trưởng về sau đều là sĩ quan cấp tướng. Ngày truyền thống Ngày 19 tháng 8 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam và được quy định là "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Vào ngày này, toàn bộ cán bộ chiến sỹ được nghỉ (trừ các trường hợp trực tại đơn vị hoặc làm nhiệm vụ). Tổ chức Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có: Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định. Trong lực lượng Công an nhân dân chia thành hai lực lượng riêng biệt là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân, thực thi các nhiệm vụ chuyên biệt. Nhiệm vụ của An ninh nhân dân - Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. - Hoạt động tình báo. - Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. - Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. - Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại các địa bàn. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của Cảnh sát nhân dân - Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật. - Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có các lực lượng Tham mưu - Chiến lược, Chính trị - Xây dựng lực lượng và Hậu cần - Kỹ thuật. Trang phục Trang phục trước ngày 6/6/2016 Trang phục cơ bản của tất cả các lực lượng trong ngành Công an nhân dân đều có chung một quy tắc là quân hàm đeo hai bên vai, huy hiệu cổ áo được sử dụng tùy cấp bậc của người mặc, cấp hạ sĩ quan và chiến sĩ sử dụng cổ áo hình bình hành nền đỏ ở giữa có hình công an hiệu, sĩ quan cấp úy là cành tùng màu bạc, cấp tá màu vàng và cấp tướng là màu vàng có ngôi sao. An ninh nhân dân Trang phục của lực lượng An ninh nhân dân được chia làm hai mẫu là xuân-hạ và thu-đông. Trang phục xuân-hạ có áo sơ mi màu cỏ úa tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần âu màu rêu sẫm. Mũ kepi màu rêu sẫm, lưỡi trai đen. Đối với cấp tướng, lưỡi trai mũ kepi bọc dạ đen, gắn hai cành tùng màu vàng. Giày da cổ thấp, tất xanh mạ non. Mẫu trang phục thu-động có quần, tất, giày, mũ như trang phục xuân-hè, áo trong sơ mi trắng, cà vạt màu rêu sẫm, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi, cổ may kiểu veston.Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Sĩ quan cấp ta trở lên được trang bị thêm áo gillet. Sĩ quan cấp đại tá trở lên được trang bị thêm áo panto. Lễ phục Lễ phục ngành Công an nhân dân được sử dụng chung cho cả lực lượng cảnh sát nhân dân và an ninh nhân dân. Áo vest tay dài và quần tây dài màu be hồng, áo sơ mi trắng, caravat đen, mũ kepi trắng, bao tay trắng, giày da cổ thấp đen cùng với tất xanh mạ non. Có hoặc không có đai vắt chéo vũ trang. Trang phục xuân hè Nghi lễ gồm quần áo xuân hè, áo sơ mi và mũ đều có màu trắng. Tuy có kiểu dáng tương đối giống với mũ kêpi bình thường, nhưng mũ kêpi trong trang phục Nghi lễ Công an nhân dân vẫn có một số điểm khác biệt, đó là mũ có cầu màu đỏ, lưỡi trai màu đen, có lé màu đỏ xung quanh phông mũ. Bên cạnh đó, mũ bảo hiểm trong trang phục nghi lễ cũng tương đối giống với mũ bảo hiểm của lực lượng Cảnh sát Cơ động nhưng có màu trắng, gắn Công an hiệu 36 mm màu vàng; dùng cho lực lượng hộ tống danh dự Nhà nước khi đi mô tô. Áo xuân hè Nghi lễ được may theo kiểu veston, cổ bẻ hình chữ B, có lé màu đỏ. Thân trước áo được may 4 túi ốp ngoài, ngực có một hàng cúc 4 chiếc, cúc trên cùng tạo với 2 nắp túi ngực thành một đường thẳng nằm ngang, may bật vai đeo cấp hiệu, bên trong ngực bổ túi viền. Thân sau áo may chắp sống lưng, có xẻ sống, tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài có 2 lé màu đỏ, mặt cúc áo màu vàng, có hình ngôi sao 5 cánh nổi giữa hai bông lúa, phía dưới giữa hai bông lúa có chữ lồng “CA”. Trên vai áo đeo cấp hiệu, đầu cổ áo gắn cành tùng đơn màu vàng, ngực trái cài huân chương, huy chương huy hiệu Công an nhân dân, ngực phải đeo số hiệu. Ký hiệu nghi lễ Công an nhân dân gắn trên cánh tay trái, dây chiến thắng đeo bên phải rẻ to đeo trên vai vòng qua gầm nách, rẻ nhỏ gắn với rẻ to từ trên vai lượn vòng trước ngực cài vào cúc áo thứ nhất từ trên xuống. Trong trang phục xuân hè Nghi lễ, quần được may theo kiểu cạp rời có 2 túi sườn chéo. Thân trước quần mỗi bên xếp 2 ly lật về phía dọc quần, cửa quần may khoá kéo bằng nhựa. Thân sau mỗi bên may 1 chiết, bên phải bổ một túi viền, đầu cạp may quai nhê, xung quanh cạp may 6 đỉa, gấu quần hớt lên về phía trước, dọc quần có lé màu đỏ. Ủng da màu đen được thiết kế và may theo kiểu boot cao cổ, trơn, đế bằng cao su đúc định hình; gót, diễu liền, màu đen, bụng đế giày đúc nổi tên đơn vị sản xuất, cỡ số, mặt đế có hoa văn chống trơn. Dây chiến thắng màu vàng sẫm. Dây gồm 2 rẻ, rẻ to tết sam đôi đeo trên vai vòng tròn qua gầm nách, rẻ nhỏ tết sam đơn gắn với rẻ to từ trên vai lượn vòng trước ngực cài vào cúc áo thứ nhất từ trên xuống, phần dưới gắn vào cúc áo có 2 dây con tết cù và gắn quả chuỳ (không sử dụng trong tang lễ). Quả chuỳ được làm bằng hợp kim nhôm mạ vàng, biểu tượng trên quả chuỳ thanh kiếm lá chắn nổi, đặt trên 2 mặt đối diện nhau qua tâm. Găng tay của lực lượng tiêu binh được may bằng vải dệt kim màu trắng và của lực lượng hộ tống danh dự Nhà nước được may bằng da màu trắng. Quần áo mưa có màu trắng trong suốt. Áo mưa có kiểu măng tô, cổ bẻ, ngực có hai hàng cúc bấm cùng màu áo. Thân trước liền, thân sau cầu vai rời, lót cầu vai bằng vải lưới để thoát khí, tay áo kiểu một mang liền, cổ tay may chun, mũ rời gắn với áo bằng cúc bấm. Dọc theo nẹp giữa hai hàng cúc và chân cầu vai gắn biển phản quang có hàng chữ “CAND” màu đỏ trên nền màu vàng, các đường may dán băng keo bên trong chống thấm nước. Quần mưa may kiểu bà ba, cạp chun có cúc bấm phía dưới gấu. Huy hiệu Công an nhân dân được làm liền một khối, giữa huy hiệu là biểu tượng thanh kiếm lá chắn trên nền màu đỏ đun, hai bên có hình 5 bông lúa xếp cuống chéo nhau và thắt nơ. Phía trên 5 bông lúa có hình nổi chữ "V" tượng trưng chữ Việt Nam. Chữ “C.A.N.D.V.N” màu đỏ nổi trên nền dải lụa và bánh xe lịch sử màu vàng. Phía sau huy hiệu Công an nhân dân có kim cài và đệm lót toàn bộ mặt sau huy hiệu  bằng nhựa mỏng (Khi mặc trang phục nghi lễ, ngực bên trái đeo huy hiệu Công an nhân dân). Trang phục thu đông nghi lễ cũng gần giống với trang phục xuân hè nghi lễ và có vài điểm khác biệt. Đó là, bên trong áo ngoài có lót (không may gia vai), giữa lót cạp của quần thu đông có may một dây chống xô áo khi sơ vin, dây lưng nhỏ da có khoá. Cảnh sát nhân dân Thông thường đa số các lực lượng cảnh sát đều sử dụng loại trang phục này, cảnh phục phổ thông được chia thành 2 mẫu là trang phục xuân-hè và trang phục thu-đông. Cả hai mẫu đều sử dụng quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da màu đen, tất màu mạ non, mũ kêpi màu mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kêpi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng. Áo sơ mi xuân-hè cộc tay màu mạ non, nẹp bong. Áo sơ mi thu-đông dài tay màu trắng. Áo vest thu-đông 4 túi, cổ áo kiểu veston, cà vạt màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Cảnh sát cơ động Trang phục của cảnh sát cơ động gồm quần dài bỏ ống quần vào trong ống giày bót cao, áo tay dài màu đen cổ bẻ, đối với cảnh sát đặc nhiệm thì có hàng chữ Police màu trắng trên nên đen dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Còn đối với cảnh sát cơ động bình thường thì có dòng chữ CSCĐ màu đỏ nền vàng phản quang dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Mũ bảo vệ trùm kín đầu. Khi tác chiến còn trang bị thêm áo chống đạn hoặc áo vũ trang nhiều túi màu đen. Cảnh sát giao thông Trang phục như là cảnh phục phổ thông, nhưng quần, áo và nón kepi màu vàng da, mang găng tay màu trắng khi làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. Trang phục khác Ngoài các trang phục trên còn một số trang phục khác tùy biến không theo quy tắc tùy trường hợp tác chiến được sử dụng trong ngành Công an nhân dân. Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016 Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn. Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi. Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu. Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm. Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ". Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát. Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016. Phương tiện di chuyển Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết. Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động. Xe máy đặc chủng phân khối lớn Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Honda và Yamaha như: Honda CB-250, Honda CBX-250, Honda CB-300F, Honda CBX-750, Yamaha FJR-1300P,... Xe hơi đặc chủng Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Toyota, Ford, Mitsubishi, Lexus,... Vũ khí Cấp bậc, Chức vụ, Quân hàm Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá. Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2018. Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1-7-2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019. Cấp bậc cao nhất – Sĩ quan cấp tướng Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh nhân dân Tô Lâm. Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ở cấp úy là 50 đối với cả nam và nữ; Thiếu tá, Trung tá là 55 đối với nam, 53 đối với nữ; Thượng tá nam 58, nữ 55; Đại tá, cấp Tướng nam 60, nữ 55. Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (1954 - 1981) Phạm Hùng (1981 - 1987) Mai Chí Thọ (1987 - 1991) Bùi Thiện Ngộ (1991 - 1996) Lê Minh Hương (1996 - 2002) Lê Hồng Anh (2002 - 2011) Trần Đại Quang (2011 - 2016) Tô Lâm (2016 - nay) Các tướng lĩnh tiêu biểu Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, Phó Thủ tướng Chính phủ Đại tướng Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Đại tướng Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Đại tướng Lê Hồng Anh , Thường trực Ban bí thư Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh, nữ tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Trung tướng Trần Thị Ngọc Đẹp, nữ Trung tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam Trung tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Phong tặng Công an nhân dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng ba Huân chương Sao Vàng (1980, 1985, 2000) và nhiều phần thưởng cao quý khác; 571 lượt đơn vị và 291 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Chú thích Huân chương Sao Vàng Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam
15619
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n
Biển Nhật Bản
Biển Nhật Bản hoặc "Đông Hải" theo cách gọi của Triều Tiên và Hàn Quốc là một vùng biển nằm ở Đông Á, biên giữa quần đảo Nhật Bản, Sakhalin, Bán đảo Triều Tiên và vùng đất liền của Nga. Quần đảo Nhật Bản ngăn cách biển với Thái Bình Dương. Giống như Địa Trung Hải, nó hầu như không có thủy triều do được bao bọc gần như hoàn toàn khỏi Thái Bình Dương. Sự cô lập này cũng ảnh hưởng đến đa dạng động vật và độ mặn, cả hai chỉ số này đều thấp hơn trong đại dương. Biển này không có các đảo lớn, các vịnh lớn hoặc các mũi đất. Cân bằng nước của nó chủ yếu được xác định bởi dòng chảy vào và ra qua các eo biển nối nó với các biển lân cận và Thái Bình Dương. Rất ít sông đổ ra biển này và tổng đóng góp của chúng vào việc trao đổi nước là trong vòng 1%. Địa lý Phía Nam và Đông của biển là các đảo Honshu, Hokkaido và Kyushu thuộc Nhật Bản, phía Bắc là đảo Sakhalin thuộc Nga, phía Tây giáp với đất liền thuộc Nga, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Biển thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Triều Tiên ở phía Nam, eo biển Tsugaru (nằm giữa hai đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản), eo biển La Perouse nằm giữa hai đảo Hokkaido và Sakhalin, cũng như eo biển Tatar ở phía Bắc. Biển có diện tích khoảng 1.048.950 km², độ sâu trung bình là 1.752 m, nơi sâu nhất là 3.742 m. Biển có thể được chia làm ba lòng chảo: lòng chảo Nhật Bản ở phía Bắc có độ sâu lớn nhất, lòng chảo Yamato nằm ở phía đông nam và Tsushima ít sâu hơn nằm ở phía tây nam. Bờ biển của các hòn đảo phía đông rộng và khá phẳng, trái ngược với các bờ biển vùng đất liền, đặc biệt là vùng bờ biển bán đảo Triều Tiên, dốc, gồ ghề, nhiều vách đá. Biển Nhật Bản mặc dù có khí hậu lạnh hơn so với Thái Bình Dương, nhưng lại thường mang đến không khí dịu mát cho quần đảo Nhật Bản. Biển Nhật Bản không có nhiều các hòn đảo lớn. Hầu hết các hòn đảo nhỏ hơn tập trung ở gần bờ phía đông, trừ đảo Ulleungdo (Hàn Quốc). Những hòn đảo quan trọng trên biển gồm có đảo Sado, Tsushima, Ulleungdo, Liancourt, Hatsushima, Okushiri, Rebun và Rishiri. Kinh tế Nghề cá là một ngành Kinh tế quan trọng của các vùng ven biển. Việc tranh chấp các khu vực đánh bắt là điều không tránh khỏi, mâu thuẫn đã nổ ra giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh chủ quyền của mình trên Đảo Liancourt Trong lòng biển cũng chứa các mỏ khoáng sản, nhưng quan trọng hơn đây là một tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng của khu vực Đông Bắc Á. Tên gọi Trong khu vực mỗi nước lại đặt cho biển một cái tên khác nhau. Người Nhật gọi là Nihon-kai (Kanji hoặc Hanzi: 日本海, zh: Rìběn hǎi, hv: Nhật Bản Hải), có nghĩa là "biển Nhật Bản" hay tên nguyên là Jīnghǎi (鲸海, Hán-Việt: Kình Hải , nghĩa là biển Cá Voi) bởi người Trung Quốc; người Hàn Quốc gọi là Donghae (Hangeul: 동해, Hanja: 東海, Hán-Việt: Đông Hải); Bắc Triều Tiên thì sử dụng tên gọi là Chosŏn Tonghae (Chosŏn'gŭl: 조선동해, Hanja: 朝鮮東海, Hán-Việt: Triều Tiên Đông Hải); Nga sử dụng tên biển Nhật Bản (Япо́нское мо́ре Yapónskoye móre). Chính phủ Bắc Triều Tiên cũng như Hàn Quốc lập luận rằng, cái tên "biển Nhật Bản" bắt nguồn từ thời kì đô hộ của Nhật. Theo họ, tên "Đông Hải" ít ra cũng nên được đối xử ngang hàng, còn ở Triều Tiên thì lại ưa cái tên "biển Đông Triều Tiên" hơn. Hiện nay, 97,2% các bản đồ quốc tế và các văn bản chỉ sử dụng tên gọi Biển Nhật Bản , số còn lại chủ yếu dùng cả tên Biển Nhật Bản và Biển Đông, thường với Biển Đông được liệt kê trong dấu ngoặc đơn hoặc được đánh dấu là một tên thứ cấp. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam và hầu hết các nước chỉ sử dụng tên gọi là biển Nhật Bản. Liên Hợp Quốc cũng sử dụng tên gọi biển Nhật Bản Tranh chấp Vấn đề chính trong tranh chấp xoay quanh sự bất đồng về thời điểm tên "Biển Nhật Bản" trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Nhật Bản tuyên bố thuật ngữ này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế ít nhất là từ đầu thế kỷ 19, trong khi Triều Tiên cho rằng thuật ngữ "Biển Nhật Bản" xuất hiện muộn hơn trong khi Hàn Quốc nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản, và trước khi bị chiếm đóng, các tên khác như "Korean Sea" hoặc "East Sea" đã được sử dụng trong tiếng Anh. Vào năm 2012, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO), một tổ chức liên chính phủ duy trì một ấn phẩm liệt kê các giới hạn của đại dương và các khu vực biển trên khắp thế giới, đã từ bỏ một số nỗ lực gần đây nhất trong 25 năm qua để sửa đổi việc công bố tên biển. Điều này chủ yếu là do sự thiếu thống nhất giữa Triều Tiên và Nhật Bản về vấn đề đặt tên. Một nhóm tư vấn của IHO sẽ báo cáo về vấn đề này vào năm 2020. Vào tháng 9 năm 2020, IHO thông báo rằng họ sẽ áp dụng một hệ thống số mới chỉ định toàn bộ các biển và đại dương bao gồm cả Biển Nhật Bản bằng một bộ số nhận dạng kỹ thuật số, còn được gọi là "S-130" Vào tháng 11 năm 2020, IHO đã thông qua một đề xuất ủng hộ việc sử dụng riêng tên Biển Nhật Bản trong hải đồ chính thức. "Sea of Japan" cũng là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ biển, và tên trong hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, nhưng đôi khi nó được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước xung quanh. Chú thích Châu Á Miocen
15624
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20M%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chuyên ngành về đào tạo nhóm ngành mỹ thuật tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân là trường Vẽ Gia Định (École de Dessin) được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1913. Năm 1917, trường đổi tên là trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất ở miền Nam Việt Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và được công nhận là thành viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris. Những cột mốc quan trọng: Kể từ khi thành lập, “Trường Vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông L’Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp… Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận... Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật. Năm 1945, với Cách mạng tháng Tám và "Toàn Quốc kháng chiến", nhiều học sinh của trường đã bỏ học đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm... Thời gian này trường cũng tạm ngưng hoạt động. Năm 1946, trường mang tên là trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Năm 1951, trường lại đổi tên thành trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định. Năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc. Vị Giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966). Mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn trong thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của hai trường: Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường Mỹ nghệ Gia Định). Năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp I học 4 năm, cấp II học 3 năm. Và chính thức đổi tên thành "Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật". Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học biến tổng số năm học trong trường từ 3 năm lên thành 7 năm. Năm 1975, hai trường trên được nhập lại làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào Ban phụ trách trường" Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, sau đó là trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách (bao gồm trường vẽ Gia Định và Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn) gồm có 2 ông: Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu để chuẩn bị khai giảng năm học mới. Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Những hệ đào tạo Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức. Hệ Đại học 6 năm (trước 1975) được thống nhất lại còn 5 năm; Trung học 5 năm thành 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ văn hóa ban hành. Về cơ cấu lãnh đạo, từ năm 1974 đến nay trường đã qua 3 thời kỳ hiệu trưởng: Giáo sư Nguyễn Phước Sanh, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huy Long, NGND. Tiến sĩ Trương Phi Đức, hiện nay, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh. Trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên - hiện họ đang hoạt động hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển sinh Các ngành đào tạo trình độ Đại học: Ngành Sư phạm mỹ thuật (Arts Education). Ngành Hội họa (Painting). Ngành Đồ hoạ (Printmaking): Đào tạo chú trọng vào sự sáng tạo không rập khuôn. Người học có thể áp dụng kiến thức vào trong nền công nghiệp quảng cáo hoặc mở xưởng sản xuất truyện tranh. Ngành Điêu khắc (Sculpture). Ngành Lý luận Lịch sử phê bình mỹ thuật (Theory, history and criticism of Fine Arts). Ngành Thiết kế đồ họa (Graphic design): Đào tạo chú trọng vào sự sáng tạo không rập khuôn. Áp dụng công nghệ vào trong ngành đồ hoạ. Người học có thể áp dụng kiến thức vào trong nền công nghiệp quảng cáo hoặc mở xưởng phim hoặc xưởng sản xuất truyện tranh. Các chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ: Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình. Thạc sĩ Lý luận Lịch sử mỹ thuật. Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Cách thức xét tuyển: Thí sinh lựa chọn 1 trong 3 phương án xét tuyển môn Ngữ văn sau khi đã được công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề. Cụ thể như sau: Căn cứ vào kết quả thi môn Ngữ văn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; Điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12; Đối với thí sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề không tổ chức thi tốt nghiệp được xét điểm trung bình cộng 3 năm môn Ngữ văn lớp 10,11,12.Lưu ý: Tất cả các phương án xét tuyển, môn Ngữ văn đều phải đạt từ 5 điểm trở lên. Tổ hợp chi tiết các môn thi? Tham khảo Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Đại học và cao đẳng công lập tại Việt Nam Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
15631
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20h%C3%A1t%20L%E1%BB%9Bn%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí ở số 1A phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cạnh khách sạn Hilton Hanoi Opera, nhìn ra các vườn hoa Nhà hát Lớn và vườn hoa 19-8. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành hình ảnh quen thuộc và đặc trưng của thành phố Hà Nội. Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch. Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng). Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Pháp ngữ. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một "ngôi đền" dành cho nghệ thuật cổ điển. Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau. Lịch sử Vị trí của Nhà hát Lớn Hà Nội xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông, giáp gianh với làng Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lân (hay tổng Hữu Túc), huyện Thọ Xương. Năm 1808, một trường đúc tiền (chữ Hán: 寳傳局) được thành lập tại khu vực này, với phía bắc là phố Tràng Tiền ngày nay, nam là phố Phạm Sư Mạnh, Đông là phố Phan Chu Trinh và tây là phố Ngô Quyền. Phía đông bắc của đầm lầy nhà hát ngày xưa là cửa ô tên Tây Long (hay Tây Luông), lấy theo tên của bến đò thời Lê đậu ở bãi sông cùng tên. Ngày 20 tháng 7 năm 1786, quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long qua bến sông và cửa ô này đã đánh vào trận địa của chúa Trịnh Khải ở hai bên lầu Ngũ Long (Bưu điện Hà Nội ngày nay). Bến sông này cũng là nơi chứng kiến cuộc rút chạy của quân nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sau thất bại đồn Khương Thượng trước đô đốc Long ngày 30 tháng 1 năm 1789 (mùng 5 Tết Kỷ Dậu). Ngay từ khi mới tới Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã sớm có ý định xây dựng ở thành phố này một địa điểm dành cho trình diễn nghệ thuật. Rạp hát đầu tiên được mang tên rạp Chùa Bút nằm ở khoảng đất trống trước cửa đền Ngọc Sơn, ảnh hưởng bởi công trình Tháp Bút ở gần đó. Vào năm 1887, nhân dịp hội chợ trên phố Tràng Thi, một hiệu buôn Hoa kiều đã cho xây dựng ở đầu phố Hàng Cót – khi đó mang tên phố Takou – một rạp hát chuyên diễn tuồng Tàu. Mặc dù vậy, rạp hát này lại được một bác sĩ người Pháp tên Nico đứng tên và đôi khi cũng dành cho các đoàn nghệ thuật từ Pháp sang trình diễn. Rạp Takou, tuy không phù hợp cho các hoạt động nghệ thuật Tây phương, nhưng chính là rạp hát đầu tiên ở Hà Nội theo kiểu Tây phương. Vào năm 1899, Hội đồng thành phố dưới sự chủ tọa của Công sứ Hà Nội Richard đã đề nghị lên Toàn quyền Đông Dương, xin xây dựng một nhà hát cho thành phố. Vị trí lựa chọn là khu vực đầm lầy thuộc hai làng Thạch Tần và Tây Luông. Đồ án thiết kế được xét duyệt là của hai kiến trúc sư người Pháp Broyer và V. Harley, họa theo hình dáng nhà hát Opéra Garnier nổi tiếng ở Paris. Trong công đoạn xây cất thì có sự tham gia của kiến trúc sư François Lagisquet chỉnh trang sửa chữa thêm họa đồ. Với kinh phí lên đến 2 triệu franc, dự án Nhà hát thành phố ở Hà Nội đã gây nên tranh cãi trên một số báo chí tại Pháp thời đó. Ngày 7 tháng 6 năm 1901 thì khởi công xây dựng do hai hãng thầu Travary và Savelon đứng thầu, kiến trúc sư Harley giám sát. Harley lúc bấy giờ cũng là thanh tra đô thị của Hà Nội. Vì xây dựng trên một vũng lầy nên việc san lấp mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn. 35 nghìn cây cọc tre được đóng xuống trước khi đổ lớp bê tông dày 0,9 mét làm nền tòa nhà. Phần móng được xây bằng đá tảng; khu vực sân khấu sử dụng gạch chịu lửa để đề phòng hỏa hoạn, phần mái nhà lợp bằng phiến thạch trang trí kẽm thếp vàng, đường vòng quanh mái trang trí gạch tráng men. Công trình sử dụng tới 12.000 m³ vật liệu, gần 600 tấn gang thép, với khoảng 300 công nhân tham gia thi công mỗi ngày. Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát thành phố được khánh thành năm 1911. Để gắn tên mình với sự kiện này, nhóm kịch nghiệp dư Philarmonique của những người Pháp tại Hà Nội khi đó đã tập một vở hài kịch. Công trình tuy đã hoàn thành nhưng sân khấu lúc bấy giờ vẫn thiếu màn kéo, phông cảnh. Để khắc phục, đoàn kịch đã lấy vải thô may lại rồi vẽ hình hồ Gươm cùng tháp Rùa để làm màn kéo. Nhà hát dùng tấm màn này 16 năm cho đến khi được thay thế bằng một tấm màn vải satanh, và tới năm 1932, nhà hát mới trang bị màn nhung theo kiểu sân khấu của Ý. Tối ngày 9 tháng 12 năm 1911, lễ khai trương nhà hát bắt đầu với vở hài kịch bốn hồi Le Voyage de monsieur Perrichon (Chuyến đi của ông Perrichon) của Eugène Labiche và Édouard Martin. Số tiền thu được từ buổi biểu diễn được nhóm kịch Philarmonique ủng hộ cho những trẻ em lai sống lang thang trên phố. Khi hoàn thành với 870 chỗ ngồi, Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình quy mô rất lớn nếu so với dân số Hà Nội khi đó. Nhà hát trở thành trung tâm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thượng lưu ở Hà Nội. Đây cũng là địa điểm biểu diễn lý tưởng cho các đoàn kịch, ban nhạc từ Pháp và châu Âu tới lưu diễn. Khoảng thời gian về sau, một số buổi trình diễn của các nghệ sĩ người Việt với mục đích từ thiện như quyên góp cứu nạn các vùng lụt lội, xây dựng nhà tế bần... cũng bắt đầu được trình diễn ở đây. Từ năm 1940, nhiều đoàn kịch nói Việt Nam đã có thể thuê lại nhà hát để biểu diễn. Từ đó Nhà hát Lớn Hà Nội không còn là địa điểm chỉ dành cho người Pháp. Sự hình thành tầng lớp thị dân cùng trí thức mới đã biến nơi đây thành cái nôi cho nhiều sinh hoạt nghệ thuật của người Việt. Không chỉ là một địa điểm văn hóa, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Nhà hát còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, trên quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một trong những cuộc duyệt binh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 16 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại Nhà hát Lớn. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở nhà hát vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 và tiếp tục ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựng. Cuối thế kỷ 20, Nhà hát Lớn Hà Nội sau hơn 80 năm tồn tại đã rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng. Phần chân tường nhà hát phủ đầy rêu phong, nhiều chỗ mái ngói bị thay thế bằng mái tôn. Bên trong, các trang trí, vật liệu, màu sắc, tiện nghi phục vụ và thiết bị kỹ thuật quan trọng đều quá cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều hoa văn bị quét vôi phủ kín trong những lần sửa chữa trước đó. Xung quanh quảng trường ngày càng xuất hiện nhiều các công trình không phù hợp, khiến phá vỡ không gian kiến trúc của nhà hát. Giữa thập niên 1990, để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã quyết định trùng tu Nhà hát Lớn với kinh phí 156 tỷ đồng, tương đương khoảng 14 triệu đô la. Dự án được bắt đầu năm 1995 và hoàn thành 2 năm sau đó với sự tham gia của 100 nhân công và dưới sự giám sát của kiến trúc sư người Pháp gốc Việt Hồ Thiệu Trị, tác giả đồ án trùng tu. Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Cách mạng tháng Tám đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia. Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội kỷ niệm 100 năm ngày nhà hát ra đời. Kiến trúc Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông. Bên phải nhà hát, khách sạn Hilton Opera nằm hơi uốn cong, cũng là một công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Mang những đường nét cổ điển – như hàng cột cao, bộ mái Mansard... – khách sạn hiện đại Hilton Opera không những không phá vỡ không gian kiến trúc của quảng trường mà còn giúp tôn thêm vẻ đẹp của nhà hát. Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai. Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng. Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp vàng bằng công nghệ hiện đại. Ở tầng hai, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Căn phòng này còn dành cho các chương trình nghệ thuật thính phòng, các cuộc họp báo hay những hội nghị mang tính chất nhỏ. Sàn phòng gương được phục chế theo kỹ thuật mosaic với đá mang đến từ Ý. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm gương lớn. Các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách cổ điển Pháp. Không gian tiếp theo của nhà hát là phòng khán giả kích thước 24 x 24 mét với sân khấu lớn, ba tầng ghế, tổng cộng 598 chỗ ngồi. Căn phòng được trang trí cầu kỳ với những hàng cột thức Corinth đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Cuối cùng, phía sau sân khấu là 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập, cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp. Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo thức Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc kiến trúc Phục Hưng được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố Baroque. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội. Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, đem lại cảm giác về tinh thần Tân cổ điển Pháp. Tất cả những hòa trộn này đưa đến ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí. Bao quanh Nhà hát Lớn có nhiều điểm vui chơi giải trí như vườn hoa nhà hát lớn nằm chếch phía tây nam, quán cà phê Highlands Coffee ở hai khu vực sườn và tầng hầm (trước đó tầng hầm là quán Nineteen11, lấy theo tên năm khánh thành). Khoảng sân trước mặt nhà hát lớn và đoạn vườn về phía nam nối với khách sạn Hilton là một địa điểm lý tưởng của các đôi cô dâu chú rể đến chụp ảnh đám cưới và kỷ niệm. Xa xa về phía đông bắc là viện bảo tàng cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Viện Viễn Đông Bác cổ ngày xưa). Phía bắc của quảng trường Cách mạng tháng Tám là một loạt các khu trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp của các cơ quan quốc tế như đại sứ quán New Zealand, Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội. Hoạt động Kể từ khi hoàn thành sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, Nhà hát Lớn Hà Nội tiếp tục vai trò trong quá khứ, là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật Việt Nam và nước ngoài. Ban quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội, với tên giao dịch quốc tế Hanoi Opera House, được thành lập ngày 17 tháng 9 năm 1997 theo quyết định thành lập số 765 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng và nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, họp báo chiêu đãi quốc gia và quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật chất lượng cao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Quan hệ và hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan để trao đổi nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo sự phân công của Bộ và theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát Lớn Hà Nội và theo quy định của pháp luật. Với danh tiếng, vẻ đẹp kiến trúc, vị trí ở trung tâm thành phố và giá cho thuê thấp so với các địa điểm khác vì được Nhà nước bao cấp một phần, Nhà hát Lớn là một địa điểm biểu diễn lý tưởng ở Hà Nội. Từ con số chỉ 17 buổi diễn vào năm 2000, đến đầu thập niên 2010, Nhà hát Lớn Hà Nội thực hiện trung bình 400 buổi biểu diễn mỗi năm, đón hơn 140 đoàn nghệ thuật quốc tế. Giá thuê Nhà hát Lớn Hà Nội được áp dụng theo "Quy định về mức thu trong khai thác sử dụng Nhà hát Lớn Hà Nội" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó ưu tiên các buổi trình diễn nghệ thuật dân gian và âm nhạc truyền thống. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Nhà nước cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp thuê Nhà hát Lớn Hà Nội để tổ chức các sự kiện, hội họp hay những cuộc gặp gỡ quan trọng. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính thức của Nhà hát Lớn Hà Nội. 19 bức ảnh về nhà hát của ông Chaplain Phillippe, chủ tịch Liên đoàn Di sản Quốc gia Pháp Nguyễn Thụy Kha: Nhà hát Lớn Hà Nội - vẻ đẹp tròn thế kỷ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2011 Lớn Hoàn Kiếm Công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội Văn hóa Hà Nội Di tích tại Hà Nội Nhà hát tại Việt Nam Đơn vị nghệ thuật sân khấu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
15638
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20ph%E1%BB%91%20c%E1%BB%95%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Vị trí Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này ở các quận khác như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ. Lịch sử Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây. Các phố nghề Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch... Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc. Phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa... Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào). Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa. Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác) Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây... Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ... Phố Hàng Cơm nay là phố Văn Miếu từ ngã ba phố Nguyễn Khuyến đến ngã ba phố Quốc Tử Giám, trước kia nghề gốc là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến... Phố Hàng Đũa nay là phố Ngô Sĩ Liên; phố kéo dài từ phố Nguyễn Khuyến đến phố Quốc Tử Giám. Khu phố phía sau ga Hàng Cỏ xưa kia người dân gọi chung là khu Hàng Đũa do trước đây ở khu này người dân có nghề vót đũa làm thành đũa bán. Đũa tre để mộc, đũa tre sơn son, sơn then, đầu sơn vàng hoặc đỏ, bán buôn cho các cửa hàng trên phố hoặc các quầy trong chợ. Vào thời nhà Nguyễn đây thuộc địa phận làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Làng Lương Sử ngày nay chia thành 2 con phố là phố Quốc Tử Giám (Lương Sừ) và phố Ngô Sĩ Liên (Ngự Sử). Hiện nay Ngõ Lương Sử xưa nằm trên tuyến phố Quốc Tử Giám thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Phố Hàng Bột nay là phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư phố Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học) đến ngã năm Xã Đàn, xưa kia đây là con đường thiên lý đi từ tỉnh Hà Đông vào Hà Nội. Hiện nay ở phố Tôn Đức Thắng vẫn còn lại ngõ Hàng Bột. Nhà cổ Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt. Di tích Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán. Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu. Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa, Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam. Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn. Chợ: Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè. Bảo tồn Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau: Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha). Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ. Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Khu phố này cũng đã từng là đề tài của nhiều văn nghệ sĩ làm nên những giá trị văn hóa ngày nay của Hà Nội. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại. Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định dùng khoảng 50 tỷ đồng để tân trang 75 tuyến phố của các quận nội, ngoại thành, trong đó có việc quết vôi lại màu vàng cho mặt tiền các căn nhà trong Khu phố cổ. Tuy nhiên có ý kiến người dân cho biết việc tân trang được thực hiện khá ẩu khiến mặt tiền nhiều ngôi nhà bị lem nhem. Ca dao Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 phố ở Hà Nội như sau: Rủ nhau chơi khắp Long thànhBa mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng GiầyHàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da,Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long thành,Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.Hội họa Khu phố cổ Hà Nội đã đi vào tranh của một danh họa là Họa sĩ Bùi Xuân Phái, trở thành một trường phái hội họa của Việt Nam, được biết đến với tên là phố Phái. Tên các phố cổ Tên phố trong khu phố cổ đa số đầu tiên là chữ "Hàng", sau đó là tên sản phẩm. Bên cạnh đó có một số phố không theo quy tắc đó, và một số phố mới đặt sau này mang tên người. Các phố có chữ "Hàng" trong khu phố cổ (Dấu ** tương ứng với những tên phố hiện không còn dùng). Các phố, ngõ không có chữ "Hàng" trong khu phố cổ Các phố có chữ "Hàng" nhưng không nằm trong khu phố cổ Các ngõ có chữ "Hàng" Tên các đường phố Hà Nội thế kỷ 19 – 20 Ancien canal - Tên cũ phố Đào Duy Từ; Ancien canal nghĩa là Sông đào cũ. Anh Quốc - Tên phố Hàng Khay đặt trong thời tạm chiếm 1947 - 1954. Ấu Triệu - Phố ở cạnh Nhà thờ Lớn: thời Pháp có tên là Ruelle Père Lecornu. Ấu Triệu nghĩa là Bà Triệu nhỏ, tên là Lê Thị Đàn người làng Thế Lại (Quảng Trị) tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (năm 1903). Tên Ấu Triệu do Phan Bội Châu đặt trong tập Truyện Nghĩa liệt''. Ba Đình: Quảng trường. Thời Pháp thuộc là Rond point Puginier. Năm 1945 đổi là Quảng trường Ba Đình. Ba Lê - Tên vườn hoa cạnh Nhà hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954. Bà Triệu - Đường phố có tên cũ thường gọi là Phố Hàng Giò (đoạn phía bắc gần Hàng Khay); thời Pháp thuộc là hai phố boulevard Gia Long và Rue Lê Lợi. Ngõ Bà Triệu - ở đoạn dưới phố Bà Triệu, trước kia được gọi là Ngõ Trường Bắn (nơi binh lính tập bắn). Báo Khánh - Tên phố ở phía tây Hồ Gươm, thời Pháp thuộc gọi là Rue Pottier. Bảo Linh - Tên thôn cũ thuộc khu vực phố Hàng Tre. Borgnis Desbordes - Rue Borgnis Desbordes, tên cũ phố Tràng Thi. Bình Chuẩn - Phố Bình Chuẩn: tên phố Hàng Thùng đặt năm 1945. Bình Chuẩn là tên một chiếc tàu thủy được đóng năm 1921 (chiếc tàu đầu tiên của người Việt Nam ở Bắc Kỳ). Cambanère - Rue Cambanère, tên cũ phố Hàng Bút. Cantonnais - Rue des Cantonnais, tên cũ phố Hàng Ngang thời thuộc Pháp (ý nghĩa là phố của người Hoa kiều gốc Quảng Đông). Cao Thắng - Phố Cao Thắng, thời thuộc Pháp gọi là Rue Grappin; năm 1945 là phố Nguyễn Cảnh Chân. Chân Cầm - Phố Chân Cầm thời Pháp thuộc có tên là Rue Lagisquet; tương truyền ngày xưa nơi đây có nghề sản xuất các loại đàn dùng cho âm nhạc cổ truyền. Chí Linh C - Vườn hoa Chí Linh, nằm ở bờ phía đông của Hồ Hoàn Kiếm, tên cũ thời Pháp thuộc là Vườn hoa Paul Bert, có nhà kèn, tượng Paul Bert và là nơi hàng năm diễn ra duyệt binh trong các ngày Hội Tây. Ngõ Chợ Đồng Xuân: một ngõ nhỏ nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân. Nơi đây trước kia là chỗ giới thiệu người đi ở cho các gia đình. Chợ Gạo - Phố Chợ Gạo: thời Pháp thuộc gọi là Place du Commerce, là nơi tụ họp của những người buôn bán gạo từ nông thôn vào Hà Nội. Chùa Một Cột - Phố Chùa Một Cột: thời Pháp thuộc có tên là Rue Elie Groleau. Cổ Ngư - Đường Cổ Ngư: Thời thuộc Pháp gọi là Route Maréchal Lyautey, nay gọi là Đường Thanh Niên. Cống Chéo Hàng Lược - Tên gọi thông thường của phố Hàng Lược, thời Pháp thuộc gọi là Rue Sông Tô Lịch. Cột Cờ - Phố Cột cờ: thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier. Chả Cá - Phố Chả Cá, đất thôn cũ Đồng Thuận. Trước kia phố này gọi là phố Hàng Sơn (tên chữ Pháp là Rue de la laque). Cột Đồng Hồ - Nơi được trồng một cột sắt lớn trên có đặt chiếc đồng hồ điện, ở ngã sáu mấy phố đi ra Bờ Sông, tại đầu đường Trần Nhật Duật. Hàng Cơm - phố Văn Miếu, tên phố Hàng Cơm được đặt từ thời vua Tự Đức. Qua nhiều giai đoạn đến ngày 28-02-1949, tên là phố Văn Miếu. Hàng Đũa - phố Ngô Sĩ Liên, tên Hàng Đũa được đặt cho khu phố phía sau Ga Hàng Cỏ. Xưa vào thời Nguyễn đây thuộc làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Qua nhiều giai đoạn đến nay thì tên phố là phố Ngô Sĩ Liên. Ngõ Trạm -Thời Pháp thuộc, phố còn có tên là Bourret. Sau Cách mạng tháng Tám, phố được đặt tên như hiện nay. Hình ảnh Hà Nội xưa Xem thêm Phố Hiến Phố cổ Hội An Cảng thị cổ Thanh Hà Phố cổ Thành Nam Phố cổ Đồng Văn Bùi Xuân Phái Võ An Ninh - một nhiếp ảnh gia nổi tiếng với kho tàng hơn 70 năm chụp ảnh đen trắng, trong đó rất nhiều chụp về Hồ Gươm Chú thích Đọc thêm Nguyễn Văn Uẩn, HN nửa đầu thế kỉ 20, Nhà xuất bản Hà Nội, 2002 Tô Hoài, Chuyện cũ Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường Sở Cuồng Lê Dư, Hà Thành kim tích khảo. Nam Phong tạp chí số 80 và 81 Liên kết ngoài Liệt kê các bài về phố cổ Hà Nội trên www.hanoi.gov.vn Khái quát về khu phố cổ Hà Nội Hà Nội 36 phố phường Lịch sử tên các đường phố Hà Nội Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc cảnh quan phố cổ Hà Nội Cửa Tây thành Thăng Long Khu vực Cửa Đông Lộ trình tham quan, du lịch khu phố cổ Di tích các nhân vật lịch sử Nhà cổ ở Hà Nội Nhà phố thương mại Công trình lịch sử tại Hà Nội Hà Nội
15642
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20Mi%E1%BA%BFu%20%E2%80%93%20Qu%E1%BB%91c%20T%E1%BB%AD%20Gi%C3%A1m
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng. Lịch sử Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tr.234 chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học." . Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc tử). (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc tử giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử giám thành Quốc Học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử giám". Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất), năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13). Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử giám, cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Vào thời Cảnh Hưng, Vũ Miên, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Lệ cho đúc Bích Ung đại chung (chuông lớn Bích Ung). Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử giám. Kiến trúc Quốc Tử giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc cũng như nay thuộc khu vực trung tâm nội thành của thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử không thấy ghi lại. Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị đốt hoặc đưa về Yên Kinh, (Bắc Kinh), nhưng Văn miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn miếu ở các châu, huyện trong cả nước. Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học...Đằng trước nhà Thái học dựng Văn miếu. Khu vũ của Văn miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện Sùng Nho ở Quốc Tử giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp, phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều để 1 tấm bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn miếu; cửa Đại Thành nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc cung đình thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê) Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là hồ Văn, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu chủ thể), bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19). Hồ Văn Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thủy để ghi lại cảnh đẹp... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu Tự Đức (1863) tôi cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn Hồ đình.... . Ngày 12 tháng 2 năm 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng Huân Trung soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cả dải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu – Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tây. Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá xum xuê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, tạo cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc. Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám tôn nghiêm, được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ và được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học. Văn Miếu Môn Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán: Đông, tây, nam, bắc do tư đạo Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ Tạm dịch: Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho) Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ (Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 3, vua Khải Định bắc tuần có đến chiêm bái Văn Miếu Hà Nội và làm hai bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, rồi phán cho tỉnh thần Hà Đông khắc vào bia dựng trên gác tam quan. (rất tiếc bia hiện nay không còn, chỉ còn lại bệ bia, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp) Nguyên văn hai bài thơ như sau: Bài thứ nhất Hóa thành Nam quốc ái văn hoa, Thánh đạo chân truyền quán bách gia, Tằng vi Bắc phương danh giáo địa, Nghi hồ miếu mạo vĩnh nguy nga. Tạm dịch: Giáo hoá lan tràn khắp nước ta, Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia, Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh, Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga. Bài thứ hai Thời trung văn giáo nhập Viêm đô, Bách thế tôn sùng đệ nhất Nho, Thử đặc Lý triều lưu cổ tích. Kinh kỳ tự hữu hảo qui mô Tạm dịch: Thời trung đạo ấy tới Viêm đô, Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho, Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ, Kinh thành riêng để một quy mô. Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan Phía ngoài có hai câu đối nề (không rõ niên đại) Câu đối thứ nhất Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn. Tạm dịch nghĩa là: Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc. Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng. Câu đối thứ hai Sĩ phu báo đáp vị hà tai! Triều đình tạo tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chi ý Thế đạo duy trì thử nhi! Lễ nhạc y quan sở tụy, thanh danh văn vật sở đô. Tam dịch nghĩa là: Sĩ phu có nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nhà nước tôn sùng. Thế đạo nhờ đó duy trì, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật. Đại Trung Môn Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn. Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc. Khuê Văn Các Khuê Văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao. Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao . Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩaKhuê tinh thiên lãng nhân văn xiển - Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường.Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quanThành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí - Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ - Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang. Tạm dịch nghĩa như sau: Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng - Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài Triều ta tô điểm nhiều văn trị - Gác đẹp văn hay đón khách xem Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt - Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến - Phủ đồ thư một mối thánh hiền Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác. Phân tích. Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người. Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn. Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ. Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩThiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (ao Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên. Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại. Khi quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long đã làm hư hại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nông dân trại Văn Chương xin Nguyễn Huệ dựng lại bia đề tên Tiến sĩ trong nhà Giám viết rằng:Bia Tiến sĩ dựng trong Văn MiếuKhởi từ năm Đại Bảo thứ baXí vào Nhâm Tuất hội khoaThái Tông ngự trị thuộc nhà Hậu LêRồi từ đó lệ về Quốc GiámTrải ba trăm ba mươi tám năm ròngĐến năm thứ 40 niên hiệu Cảnh Hưng vua Hiển TôngLà khoa Kỷ Hợi cuối cùng hết biaTính gồm lại số bia trong GiámCả trước sau là tám mươi baDựng theo thứ tự từng khoaBia kia sáu thước cách xa bia này Nhà bia đủ đông tây 10 nócVuông bốn bề ngang dọc bằng nhauMỗi bề hai chục thước tàuCột cao mười thước có lầu chồng diêmCoi thể thế tôn nghiêm có mộtCửa ra vào then chốt quan phòngBốn quan nhất phẩm giám phongBa cơ, bảy vệ canh trong canh ngoàiBia mới dựng đầy 2 nóc trướcTám nóc sau còn gác lưu khôngNăm năm chờ đợi bảng rồngCác quan bộ Lễ, bộ Công chiếu hành Tháng 4 năm 1976 Viện Khảo cổ học phối hợp với phòng Bảo tồn bảo tàng, Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hà Nội đã khai quật được một con rùa đá đế bia chìm sâu dưới lòng hồ cạnh Khuê Văn các. Thân bia chưa thấy, song sự việc này đã nâng số bia Tiến sĩ lên con số 83. Những năm thực dân Pháp xâm lược rồi tạm chiếm Hà Nội, 2 vườn bia có lúc hoang vắng, cỏ cao lút đầu. Hiện nay 2 vườn bia đã được tu sửa lại theo mẫu sửa nhà bia cuối cùng vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 16 (1863), do Bố chính Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với thự Hậu quân Đô thống, Tổng đốc Hà Ninh là Tôn Thất Hân và Án sát Hà Nội là Đặng Tá khởi xướng làm 2 nhà bia mỗi nhà 11 gian để che mưa nắng cho các di vật quý giá này. Nội dung được ghi rõ trong 2 tấm bia dựng ở bên trái sân Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám (xem phần trích trong mục Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám) Đại Thành Môn, khu điện thờ Qua cửa Đại Thành là vào không gian thứ ba, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ (Đại thành môn) theo chiều ngang, đọc từ phải sang trái. Bên phải hai hàng chữ nhỏ dọc khắc Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất thu, bát nguyệt phụng kiến có nghĩa là: "Tháng 8 mùa thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây dựng" . Bên trái một hàng chữ dọc khắc: Đồng Kháng tam niên, Mậu Tý trọng đông đại tu có nghĩa là "Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3 đại tu". Bức hoành sơn thiếp giản dị, là sản phẩm của năm 1888, song nó là minh chứng cho một lần tu sửa lớn vào thời Đồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một bằng cứ gián tiếp cho năm khởi dựng Văn Miếu vào thời vua Lý Thánh Tông. Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn. Hai cửa nhỏ theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh là Kim Thành bên phải và Ngọc Thành bên trái, hiện nay là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành, song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu Khải Thánh phía cuối cùng của di tích. Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và Đại Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới. Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Nhìn chung Thượng Điện kín đáo và do đó cũng tối hơn Đại Bái, đó cũng là ý đồ của công trình sư muốn tạo cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch và họ đã thành công mỹ mãn. Nơi đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho. Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối được quy định thờ từ ngày mới xây dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp rất uy nghi. Hai gian đầu hồi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập triết gồm những vị: Mẫn Tử, Nhiễm Tử, Đoan Mộc Tử, Trọng Tử, Bốc Tử, Hữu Tử, Tể Tử, Ngôn Tử, Chuyên Tôn Tử, Chu Tử. Tòa Đại Bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước mặt sau để trống. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống. Tại đây treo khá nhiều hoành phi câu đối. Bức hoành gian giữa khắc 4 chữ Khang Hi ngự thư và Đồng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận đề (1888) Cũng như Thượng Điện, Đại Bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, kẻ bảy giản đơn không chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chồng rất Việt Nam, khác hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những công trình ở các nước láng giềng. Đền Khải Thánh, Quốc Tử Giám Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh. Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức là và . Phần nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa đền thờ. Nửa sân bên trái có 2 tấm bia ghi đại lược như sau:Thăng Long là nơi đô thành cũ; là nhà Thái Học xưa. Hai bên cửa Văn Miếu có dựng bia đề tên Tiến sĩ, bắt đầu từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, tới khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng, nay hiện còn 82 tấm, đó chỉ là một số nhỏ. Trong thời gian từ đó tới nay gió táp mưa sa, cỏ lấp rêu phong, có tới hơn 20 tấm chữ khắc bị mòn, lỏng chỏng mỗi nơi mỗi tấm, phần nhiều sứt mẻ không thể đọc được hết. Tôi là Thanh đến làm quan ở đây, vẫn thường muốn làm việc ấy. Mùa thu năm nay, công việc đỡ bận, tôi bàn với quan tổng đốc và quan án sát, bàn cách làm nhà ngói mỗi bên 2 tòa nhà, mỗi tòa 11 gian. Tấm bia nào đổ lỏng chỏng thì đem xếp lại, mặt bia nào bị sứt sở thì đem so sánh mà khắc lại. Cất giữ lấy vết tích xưa vậy.... Thật sự 2 tấm bia này cũng là những tư liệu quý. Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được lát gạch bát kích thước 30x30x4cm. Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước. Nhà Tiền đường, Hậu đường Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 1999. Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang nhà Hậu đường. So với nhà Bái đường của khu Văn Miếu, cột cái của nhà Tiền đường đều to và cao hơn, đường kính cột là 0,48m, chiều cao cột là 7m. Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống. Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện. Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau. Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Những tu sửa sau năm 1954 Năm 1954, sau ngày tiếp quản Thủ đô, cơ quan chủ quản ngành văn hoá Hà Nội trùng tu lại hai dãy Đông vu, Tây vu ở hai bên sân Đại bái. Ngày 28 tháng 4, 1962: Bộ văn hoá đã công nhận xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ngày 25 tháng 4, 1988: Thành lập Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám có chức năng quản lý tu bổ, tôn tạo di tích cho xứng đáng với danh tiếng và vai trò trong lịch sử phát triển nền văn hoá giáo dục của dân tộc. Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước. Năm 1992: Nạo vét cạp lại 4 hồ nhỏ ở khu vực thứ nhất và thứ hai. Năm 1993: Tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trồng lại cỏ, xây dựng nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy hữu vu phía Tây. Năm 1994: Xây dựng lại 8 nhà che bia, sắp xếp bia Tiến sĩ, mỗi bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia. Đặt bia của 2 khoa thi 1442 và 1448 vào giữa hai toà đình bia, đồng thời sửa chữa toàn bộ đường đi trong khu di tích, nạo vét giếng Thiên Quang. Năm 1995: Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, tu bổ tường bao từ khu thứ nhất đến khu thứ tư của Văn miếu, tu sửa nhà Bái đường, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành, Khuê Văn các, cổng Thái Học, sơn son thiếp vàng toàn bộ các cột, cổng, hoành phi câu đối của khu di tích. Ngày 13 tháng 7, 1999: Khởi công xây dựng khu Thái Học làm nơi tôn vinh truyền thống văn hoá dân tộc. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội Ngày 8 tháng 10, 2000: Làm lễ khánh thành. Trong đợt đại trùng tu (1990-2000) hai đơn vị thi công là: Công ty Tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung ương và Công ty xây dựng và phục chế công trình văn hoá Hà Nội. Đã làm theo mẫu thiết kế của Công trình xây dựng khu Thái Học, Trung tâm thiết kế tu bổ di tích- Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế mỹ thuật. Đã tham khảo Khổng Miếu Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, quê hương Khổng Tử. Thiết kế quy hoạch theo ý nghĩa là một nơi di tích trung tâm văn hoá nho học. Đánh giá Khổng Tử là người Trung Quốc, Nho giáo là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Quốc. Chế độ dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng do người Trung Quốc chế định. Việc dựng Văn Miếu ở Việt Nam tất không thể không phỏng theo chế độ Trung Hoa. Song sự khác biệt giữa Văn Miếu Việt Nam và Văn Miếu Trung Quốc lại rất lớn và rất rõ ràng. Văn Miếu Hà Nội vai trò của nó không chỉ là một nhà quốc tế mà nó còn là một nhà quốc học. So sánh với kiến trúc thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ, Trung Quốc, ta dễ thấy những điểm dị đồng. Cả 2 nơi Khúc Phụ và Hà Nội đều có những kiến trúc mang tên chung như Đại Trung môn, Đại Thành môn, Khuê Văn Các v.v... Thế nhưng điểm giống nhau chỉ là tên gọi mà thôi. Nhìn chung bố cục kiến trúc ở Khúc Phụ quy mô lớn hơn, Kiến trúc chủ thể sắp xếp trên trục Bắc Nam là: Kim Thanh Ngọc Chấn phường, Linh Tinh môn, Thánh Thời môn, cầu Bích Thủy, Hoằng Đạo môn, Đại Trung môn, Khuê Văn các, Đại Thành môn, Hạnh đàn, Đại Thành điện, Tẩm điện, Thánh Tích điện, đối xứng hai bên là các cổng nhỏ, lầu gác, Thi Lễ đường và các nhà bia... Khải Thánh điện ở bên Tây của điện Đại Thành... với kiểu dáng kiến trúc chồng diêm, chồng rường đòn bẩy tô vẽ màu sắc rực rỡ, kiến trúc rậm rì hơn. Kiến trúc ở Hà Nội quy mô nhỏ hơn, đi từ đầu tới cuối chỉ qua 5 cổng, kiến trúc thoáng hơn song cảnh trí xung quanh như cây cối, hồ nước, thanh nhã, phong quang thì rõ ràng hơn hẳn. Nếu đi sâu vào từng kiến trúc từ cột kèo, chồng đấu, cho tới những bức ván chạm trổ thì một Trung Quốc, một Việt Nam không sao lẫn nổi. Cho dù bóng dáng kiến trúc thời Lý, Trần nay không còn dấu vết nơi đâu, phần lớn kiến trúc đều là sản phẩm của thời Lê mạt, song Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội vẫn giữ được trọn vẹn giá trị của một khu di tích kiến trúc cổ Việt Nam xứng đáng được bảo tồn mãi mãi. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tấm bia tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, là Di sản tư liệu thế giới Ý nghĩa Về mặt di tích, 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng. Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại. Nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại. Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại. Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác... không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới. Ghi chú Xem thêm Văn miếu Xích Đằng Văn miếu Quốc tử giám Văn miếu Bắc Ninh Trạng nguyên Việt Nam Tham khảo Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1991. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1962.Đại Việt sử ký toàn thư, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 46, tháng 1 năm 1963. Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thuý Hằng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội'', Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 2009. Liên kết ngoài Bia Văn miếu Hà Nội - Viện nghiên cứu Hán Nôm Ông Nghè Tây học và Văn Miếu Quốc Tử Giám Văn miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ vệ tinh Di tích tại Hà Nội Trường đại học tại Hà Nội V
15643
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20Barents
Biển Barents
Biển Barents (; , Barentsevo More) là một phần của Bắc Băng Dương nằm ở phía bắc Na Uy và Nga. Tên gọi của nó được đặt theo tên của nhà hàng hải người Hà Lan là Willem Barents. Nó có thể coi như là một biển nằm trên thềm lục địa sâu (độ sâu trung bình 230 m), có ranh giới bởi sườn thềm lục địa về phía biển Na Uy về phía tây, đảo Svalbard (Na Uy) về phía tây bắc, và các đảo đất Franz Josef, Spitsbergen và Novaya Zemlya (Đất mới) (Nga) về phía đông bắc và đông. Diện tích của biển này ước tính khoảng 1.424 km², độ sâu tối đa là 600 m. Phần phía tây nam của biển Barents, bao gồm cả các cảng Murmansk (Nga) và Vardø (Na Uy) quanh năm không bị băng bao phủ do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương ấm. Trong tháng 9, toàn bộ biển Barents là nhiều hay ít nhưng hoàn toàn chưa bị băng che phủ. Trước Chiến tranh mùa Đông, lãnh thổ Phần Lan cũng đã tới tận biển Barents, với cảng Petsamo là cảng duy nhất của Phần Lan không bị đóng băng vào mùa đông. Có ba dạng chính của các khối nước ở biển Barents: Nước ấm và mặn Đại Tây Dương (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn > 35) từ hải lưu Bắc Đại Tây Dương, Nước lạnh Bắc cực (nhiệt độ < 0 °C, độ mặn < 35) từ phía bắc, Nước ấm, nhưng ít mặn ven bờ biển (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn < 34,7). Giữa các khoảng nước của Đại Tây Dương và Bắc cực có một ranh giới được gọi là ranh giới Bắc Cực được tạo ra. Ở phần phía tây của biển (gần với Bjørnøya), ranh giới này được xác định bằng đáy địa hình và vì thế là tương đối sắc nét và ổn định từ năm này qua năm khác, trong khi ở phần phía đông (về phía Novaya Zemlya), nó hoàn toàn bị khuếch tán và vị trí của nó dao động nhiều giữa các năm. Do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương nên biển Barents có sự đa dạng sinh học cao hơn so với các biển khác có vĩ độ tương tự. Sự nở rộ về mùa xuân của thực vật phù du có thể bắt đầu rất sớm trước khi băng tan, do nước ngọt từ các tảng băng chảy ra tạo thành một lớp nước ổn định trên mặt nước biển. Các thực vật phù du nuôi dưỡng các động vật phù du như các loài Calanus finmarchicus, Calanus glacialis, Calanus hyperboreus, Oithona và nhuyễn thể. Những loài ăn động vật phù du có cá tuyết Đại Tây Dương non, cá ốt, cá tuyết Bắc cực, cá voi và chim anca. Cá ốt là thức ăn quan trọng của các loài động vật ăn thịt như cá tuyết Đại Tây Dương ở vùng đông bắc Bắc cực, hải cẩu Bắc cực (Phoca groenlandica) và các loài chim biển như chim uria thường và chim uria Brunnich. Nghề đánh bắt cá trên biển Barents, cụ thể là nghề đánh bắt cá tuyết Đại Tây Dương, là một nghề quan trọng của cả Na Uy và Nga. Hiện tại, sự ô nhiễm hạt nhân do các lò phản ứng hạt nhân trên tàu bị chìm của hải quân Nga là mối e ngại liên quan đến môi trường tự nhiên ở biển Barents. Tham khảo Thủy vực tỉnh Arkhangelsk Biển của Bắc Băng Dương Barents Biển Nga Biên giới Na Uy-Nga Biển châu Âu
15644
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20th%C3%A0nh%20Th%C4%83ng%20Long
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城; Hán-Việt: Thăng Long Hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Vào lúc 20 giờ 30, ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động. Các giá trị nổi bật Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO). Tiêu chí II: Những di tích trên mặt và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử. Tiêu chí III: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Tiêu chí VI: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam. Lịch sử phát triển Giai đoạn Tiền Thăng Long Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất sau này là kinh thành Thăng Long nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 866, viên tướng nhà Đường là Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái Châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Tháo. Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương, không đóng đô ở Đại La mà về Cổ Loa. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa Hoàng thành quay về hướng nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương bắc như chính quyền đô hộ đã làm) vì thế mà vị quan này được coi là người "giao chìa khóa" thành Đại La cho Lý Thái Tổ. Giai đoạn Lý - Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La Thành hay Kinh Thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành hay Cấm Thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia. Mục Chiếu dời đô của sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: … Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành. Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Một Cột và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay. Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như: điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính Bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần. Năm 1029, Lý Thái Tông xây dựng lại toàn bộ khu Cấm Thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng. Năm 1203, vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây ở phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đòi nào không có không mấy năm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác. Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như: đền Quán Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tông đã tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng thành. Năm 1049, đào hồ Kim Minh Vạn Tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy. Năm 1051 đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh. Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng, bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được dựng nên trong Hoàng thành. Mùa thu năm 1048, mở luôn 3 vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Giữa thế kỷ XIV lại dựng một vườn ngự nữa nối liền với hậu cung. Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: "Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ kỳ hoa diệu thảo khác thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy, để nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ vảy biếc)... Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía tây. Giai đoạn Lê - Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ, Lê Thái Tổ sửa chữa lại hoàng thành do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại. Từ năm 1490 cho đến thế kỷ XVI, kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Lê Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tông ở trong cung, Lê Thánh Tông cho xây lại Hoàng Thành mở rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8 tháng mới xong. Trong Hoàng Thành, vua Lê Thánh Tông cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60)bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ XVI, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác. Đông Kinh ngày một điêu tàn. Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Đông Kinh. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh. Giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn đạn mũi tên. Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" nghĩa là thịnh vượng ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ XVIII cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành. Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành nên không được có quy mô lớn hơn kinh thành Huế, mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và cột cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng. Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Năm 1804, hoàng thành cũ bị phá và năm sau đó một thành chu vi nhỏ hơn (5 km) được xây theo kiểu Vauban của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây. Tường thành xây bằng gạch hộp chân thành xây băng đá xanh và đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với đoạn giao phố Chu Văn An và Nguyễn Thái Học bây giờ), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23 m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu. Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15–16 m, sâu 5 m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1 m. Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều cố một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau: Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê. Sau điện này bị người Pháp phá hủy và xây trên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp. Sau năm 1954 nhà con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21 tháng 3 năm 1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 75-76. Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đầu triều Nguyễn. Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5 m Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế để trang trí các cung điện trong đó, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên… Các di tích Phạm vi di sản thế giới được công nhận là 20 ha (trên tổng số 140 ha của Hoàng thành) gồm khu khảo cổ ở số 18 đường Hoàng Diệu và khu vực được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu. Các di tích tiêu biểu của khu di tích: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ XIX. Bề mặt Lý-Trần ở tầng hai có rất nhiều hiện vật được phát hiện, như những nền cung điện, có kích thước một chiều hơn 60 mét, chiều kia 27 mét. Có 40 chân cột, rồi cả giếng cổ, gạch, phù điêu. Có tượng rồng, phượng mà được các nhà nghiên cứu mỹ thuật khẳng định là mô típ hoa văn thời Lý. Rồi đến những tầng lớp bên trên, thời Lê, Nguyễn đều tìm được nhiều hiện vật. Tổng cộng là ba triệu hiện vật. Khi tiến hành khai quật ở hố B16 thuộc địa điểm dự kiến xây dựng toà nhà Quốc hội mới, Viện khảo cổ học đã phát hiện một toà lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000 m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa. Theo đánh giá thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay. Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần. Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ. Giai đoạn đầu, tại các hố A1, A1MR, A2, A2MR, A3, A4, A9, A10, A11, A12, A13 trong các lớp đất ở độ sâu trung bình trên dưới – 1,50 m so với "cốt" cao độ của mặt bậc thềm đá Đoan Môn, xuất lộ những ô sỏi trộn lẫn đất sét. Sỏi ở đây khá thống nhất về kích thước, chỉ khoảng bằng hoặc to hơn đầu ngón chân cái, chứng tỏ đã được chọn lọc. Hiện vật thu được trong các lớp đất này được xác định có niên đại thời Lý. Các ô sỏi này thường có hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 1,30 m và ăn sâu xuống các lớp dưới, dày trên dưới 1,00 m. Điều này chứng tỏ đây là các hố đào có chủ đích để đầm - nhồi sỏi cuộn với đất sét. Đáy của các hố sỏi này nằm trong lớp đất chứa các hiện vật được xác định có niên đại Đinh - Tiền Lê. Các ô sỏi nói trên xuất hiện trong các hố từ A1 đến A18. Tổng cộng có tất cả 40 ô sỏi, xếp thành 04 hàng dọc (hai hàng phía đông có 10 ô trong một hàng, hai hàng phía tây mỗi hàng chỉ có 09 ô). Có lẽ đây chính lá các hố sỏi gia cố dưới các chân tảng đá kê dưới chân các cột. Nói chính xác, theo ngôn ngữ kiến trúc – xây dựng, đó là các móng trụ. Kết quả đo đạc đã giúp khẳng định đây là phế tích của một kiến trúc có bộ khung chịu lực bằng gỗ có 04 hàng chân cột. Khoảng cách giữa các cột Quân với các cột Cái là khoảng 3,00 m. Khoảng cách giữa các cột Cái là khoảng 6,00 m. Từ Bắc xuống Nam đã xác định được 10 vì, nghĩa là ít nhất kiến trúc này có 09 gian. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định về số gian bởi dấu vết của kiến trúc này còn phát triển kéo dài về phía Bắc, ngoài khu vực khai quật. Bước gian của kiến trúc này rất lớn, khoảng 5,80 m – 6,00 m. Trên thực tế, bước gian của các di tích kiến trúc bằng gỗ cổ truyền hiện còn đứng vững trên mặt đất thường nhỏ hơn. Chưa lý giải được nguyên nhân của sự chênh lệch về số lượng các móng trụ của các hàng móng trụ phía Tây nhưng ở đây chắc chắn đã có 04 móng trụ sỏi gia cố cho 01 chân tảng cột Cái và 03 chân tảng cột Quân. Khoảng cách giữa hai hàng móng trụ sỏi cuối cùng chỉ là 4,1 m chứng tỏ đây chính là không gian của chái phía Nam. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía Đông khoảng 4,5 m và chạy dài suốt chiều rộng của "toà nhà nhiều gian" nói trên còn thấy xuất lộ một cống thoát nước được xây-xếp bằng gạch (hoàn toàn không thấy dấu vết của chất kết dính dạng vôi vữa), lòng cống rộng 0,17 m – sâu 0,20 m. Ngoài lớp gạch đặt nằm làm đáy, hai bên thành của rãnh thoát nước này được xếp nghiêng hai lớp gạch. Kích thước trung bình của gạch ở đây là 0,36 m x 0,20 m x 0,05 m). Về phía Đông, sát cạnh cống thoát nước này là một thềm gạch rộng 0,76 m chạy dọc suốt chiều dài đường cống. Gạch lát thềm là gạch vuông 0, 38m x 0,38 m x 0,07m. Có chỗ còn lát lẫn cả gạch in hoa. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía tây khoảng 2,5m cũng xuất lộ một cống thoát nước khác. Dấu vết của cống phía tây bị đứt quãng ở góc Tây Nam "toà nhà nhiều gian", khu vực bị mất 04 móng trụ gia cố chân tảng. Gạch xây-xếp cống thoát nước này là loại chuyên dụng, được sản xuất chỉ để dùng làm cống-rãnh. Các viên dùng lát đáy có mặt cắt hình thang cân. Những viên dựng hai bên thành có hình bình hành. Với hình dáng đặc biệt như vậy nên chỉ cần đào rãnh, đặt các viên gạch chuyên dụng này xuống là thành cống. Cách tim của các hố sỏi gia cố chân tảng cột Quân phía nam khoảng 4,5 m lại cũng xuất lộ một đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng tương tự. Các đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng phía tây và phía nam "toà nhà nhiều gian" nếu còn nguyên vẹn sẽ "bắt" vuông góc chái Tây Nam. Các đường cống này chính là các rãnh thoát nước mưa của "toà nhà nhiều gian". Các cống này đều không có nắp để có thể hứng nước mưa rơi thẳng xuống từ hàng ngói lợp cuối cùng của mái. Nghĩa là các rãnh thoát nước mưa này chính là giới hạn của mặt bằng mái. Nói cách khác, số đo giữa các rãnh thoát nước này cho biết về chiều rộng và chiều dài của công trình kiến trúc. Khoảng cách từ tim rãnh thoát nước phía Tây đến tim rãnh thoát nước phía Đông là 17,65 m. Đó chính là kích thước chiều rộng của "toà nhà nhiều gian" này. Chiều dài của kiến trúc này hiện chưa khẳng định được. Nhưng nếu giả định "toà nhà nhiều gian" có 09 gian thì kích thước này sẽ là khoảng 67 m. Theo số đo, phế tích này cho thấy một công trình kiến trúc to lớn theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên chưa thể xác định công năng của kiến trúc này. Chỉ biết rằng "toà nhà nhiều gian" này chạy dài theo trục Bắc – Nam, mở cửa ra cả hai hướng Đông và Tây. Về phía Tây của toà nhà nhiều gian, cách tim các móng trụ sỏi gia cố hàng chân tảng cột Quân phía tây 4, 90m, đã tìm thấy những móng trụ gia cố chân tảng khác. Vật liệu gia cố có phần đa dạng hơn, ngoài sỏi (tương tự như sỏi ở các hố đã nêu trên) còn có cả ngói vỡ vụn, được nhồi đầm theo chu kỳ 1 lớp sỏi lại 1 lớp ngói vụn. Hình dạng của các hố đào cũng khác, có hố tròn (đường kính từ 1,10 m đến 1,30 m), có hố vuông (1,20 m x 1,20 m). Bố cục của các móng trụ chân tảng này khá đặc biệt: 06 trụ móng tròn quây quanh một số trụ móng ở chính giữa. Khoảng cách trung bình giữa tim của các móng trụ tròn là khoảng 1,30 m. Tim móng trụ vuông trùng với tâm của đường tròn ngoại tiếp hình lục giác, cách tim các móng trụ tròn một khoảng 1,30 m. Các cụm móng trụ gia cố chân tảng này trải dài suốt mặt phía tây của toà nhà nhiều gian. Khoảng cách giữa các cụm (đếm được tất cả 11 cụm), không thật đều, xê xích từ 8 m đến 12 m. Theo các nhà khảo cổ, một cụm móng trụ gia cố chân tảng như vậy là phế tích của một kiểu lầu lục giác nhỏ, được dựng nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn. Theo GS. Trần Quốc Vượng, Việt Sử lược có ghi nhận về loại hình kiến trúc này, gọi là các Trà đình. Trong các hố A19, A20, A20MR và A21 cũng xuất lộ nhiều móng trụ sỏi. Ngay gần chái phía Nam của toà nhà nhiều gian thuộc phạm vi hố A19 có một số móng chân tảng nhưng kết quả đo đạc không xác định được thật rõ ràng về kiến trúc từng tồn tại ở đây. Phía Bắc hố A20 xuất lộ hai hàng móng trụ sỏi gia cố, mỗi hàng 05 móng trụ, khoảng cách giữa tim hai hàng là 3,40 m. Hiện trạng và số đo cho phép giả định đây là một kiến trúc có hướng chạy dài theo trục Đông - Tây (vuông góc với toà nhà nhiều gian). Số đo bước gian đo được của kiến trúc này theo chiều từ Đông sang Tây là: 3,30m - 5,45m - 5,30m. Các khoảng cách khác chưa khẳng định được vì một số móng trụ sỏi đã bị mất và vì kiến trúc này còn tiếp tục kéo dài về phía Đông, ra ngoài khu vực khai quật. Các nhà khảo cổ cho rằng đây có lẽ là phế tích của một toà nhà có 3 gian hai chái. Ở phía Nam hố A20 đã xuất lộ một cụm phế tích rõ ràng hơn. Khác với các phế tích vừa mô tả, cụm phế tích này còn cả chân tảng đá đặt nguyên vị trí (in situ) trên hố gia cố. Thực tế này đã khẳng định chính xác về công năng của các hố sỏi. Hố gia cố chân tảng ở đây hình vuông (1,30 m x 1,30 m). Vật liệu gia cố hỗn hợp cả sỏi nhỏ, gạch, đá vụn. Tất cả còn 09 chân tảng, xếp hàng 04 hàng. Theo trục Đông - Tây, các chân tảng cách đều nhau một khoảng 5,75 m. Các chân tảng đều được làm bằng sa thạch (grès) màu xám. Mặt chân tảng chạm cánh sen mang phong cách nghệ thuật Lý. Đường kính trong của vành hoa sen này là 0,49 m. Trên mặt nhiều chân tảng còn rất rõ dấu vết cho biết cột gỗ dựng trên đó có đường kính 0,43m. Tuy nhiên ở vị trí sẽ đặt xà ngưỡng, mặt tảng để trơn, không chạm cánh sen. Nối dài hai bên (đông, tây) một số chân tảng cũng còn giữ nguyên một số viên gạch (0,38m x 0,15 m x 0,11 m) của hàng gạch đỡ dưới xà ngưỡng. Với dấu vết của các xà ngưỡng này cho thấy có lẽ đây là hai kiến trúc dạng hành lang, chạy dài theo Đông - Tây. Đặc biệt, cụm phế tích này còn giữ nguyên vẹn một số đoạn thềm hiên lát gạch ở phía ngoài xà ngưỡng, rộng trên dưới 1, 00m tính từ tim chân tảng. Thềm gạch này được xây xếp bởi 8 hàng gạch (0,39 m x 0,20m x 0,05 m) cao hơn mặt sân 0,36 m. Sân gạch chạy giữa hai hành lang này được lát gạch vuông (0,38 m x 0,38m x 0,06 m). Theo các nhận định ban đầu cho rằng các phế tích kiến trúc ở phía Bắc khu A là của một tổ hợp kiến trúc có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: một tòa nhà nhiều gian có chiều rộng 17,65 m, chạy dài ít nhất 09 gian (khoảng 67 m) và một dãy các lầu lục giác. Điều đáng quan tâm là sự liên hệ, tiếp nối giữa các kiến trúc này. Hiện trường còn rất rõ một số mảng nền lát gạch vuông (0,38 m x 0,38m x 0,08 m), nối liền từ mép rãnh thoát nước phía Tây tòa nhà nhiều gian với các lầu lục giác. Chiều rộng của nền gạch này đo được 2,60 m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0, 39 m x 0,18 m x 0,06 m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác. Căn cứ vào dấu vết của nền lát gạch vuông này, các nhà khảo cổ nhận định khả năng tòa nhà nhiều gian và các lầu lục giác có cùng một niên đại khởi dựng. Về niên đại: Để định niên đại cho các dấu tích kiến trúc đã xác định ở khu A, các nhà khảo cổ dùng phương án đối chiếu và so sánh tổng hợp, kết hợp với việc phân tích địa tầng. Trước hết các nhà khảo cổ tập trung vào các trụ móng sỏi có chuẩn niên đại tương đối. Như đã trình bày, ở khu A20 còn có 8 trụ móng sỏi còn nguyên chân tảng đá xếp tại chỗ. Các chân tảng đều bằng đá cát, các cánh sen thon thả, trau chuốt, đẹp tương tự như chân tảng đá hoa sen thời Lý ở tháp Tường Long (Hải Phòng) năm 1057, tháp Chương Sơn (Nam Định)... Chiều rộng của nền gạch này đo được 2, 60m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0,39 m x 0,18 m x 0,06 m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác. Đồng thời tại khu vực hố A20 có khá nhiều các di vật lá đề và gốm sứ thời Lý. Các loại gạch có thềm hiên nhà đều còn nguyên vẹn và dáng hình, sắc màu đều giống hệt như các viên gạch xây các tháp Lý vừa dẫn. Từ các tư liệu trên đây chúng tôi tin rằng đây là dấu tích kiến trúc của thời Lý. Niên đại này được củng cố khi so sánh mặt bằng của hai kiến trúc này là tương đương với địa tầng chuẩn Lý - Trần ở Đoan Môn đều ở độ sâu khoảng 2 m. Khi đó có các móng trụ có niên đại tương đối ta có thể so sánh tìm hiểu niên đại của các móng trụ khác. Ta sẽ thấy, móng trụ sỏi ở kiến trúc nhiều gian, ở lầu lục giác giống hệt về kỹ thuật, vật liệu, kích thước với các trụ móng sỏi Lý ở khu A20 . Về địa tầng các trụ móng đó cùng độ sâu 1,80 m - 2,20 m với các kiến trúc ở A20, tức là đều nằm trong khoảng niên đại khoảng thời Lý. Hơn nữa xét về mặt kỹ thuật xây dựng, các móng trụ ở đây cũng đều thuộc kỹ thuật của thời Lý và thời Trần. Trong thời Lý, kỹ thuật gia cố sỏi đặc biệt thấy rõ ở chùa Lạng (Hưng Yên), tháp Chương Sơn (Nam Định), tháp Phổ Minh (Nam Định). Các trụ móng sỏi ở thời Lý thường được gia cố rất chặt chẽ. Điều này khác với các trụ móng sỏi thời muộn hơn (có thể là thời Lê), có gia cố sỏi nhưng sơ sài hơn rất nhiều và ở độ sâu cao hơn. Nói cách khác các trụ móng sỏi Lê nằm ở mặt bằng cao hơn mặt bằng Lý - Trần. Hơn nữa, như đã nói trên, phủ trên mặt bằng của khu vực của các trụ móng thời Lý là một lớp di vật có niên đại Lý nên có thế tin rằng hầu hết các trụ móng ở đây đều thuộc thời Lý. Điều này còn được khẳng định thêm khi phát hiện một hồ nước cổ hình chữ nhật phía Nam khu kiến trúc nhiều gian bị lấp đầy vật liệu Lý, Trần. Điều này chứng tỏ hồ nước này đã bị lấp trong thời Trần. Hồ nước này đả phá vào móng kiến trúc lầu lục giác và một phần móng trụ của 'kiến trúc nhiều gian. Các nhà khảo cổ cho rằng hồ này được đào vào đầu thời Trần và bỏ đi vào khoảng cuối thời Trần. Do đó ta cũng thấy các trụ móng sỏi đã xuất lộ ở cùng mặt bằng đều thuộc thời Lý. Kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Vì vậy, người Việt chỉ chú trọng gia cố nền mà không cần đến móng. Sức nặng của công trình được phân tán qua hệ cột nên chân các cột đá được gia cố bằng các chân tảng đá có kích thước lớn gấp nhiều lần đường kính cột. Hiện trạng khảo cổ học (tầng văn hoá, hiện vật) và kết quả khảo sát địa chất khu vực này cho phép khẳng định có một dòng chảy cổ (theo hướng Bắc - Nam) ở phía Tây các phế tích nói trên. Nền đất tự nhiên chịu tải kém nên các công trình kiến trúc ở đây đều có hệ thống hố gia cố chân tảng. Đây là một thành tựu, một tiến bộ kỹ thuật của người Việt trong xây dựng. Với khảo cổ học kiến trúc (hay khảo cổ học đô thị), các phế tích nói trên còn cung cấp những hiểu biết mới, có tính chất lý thuyết về việc gia cố chân tảng, về cách thức xác định kích thước - quy mô của một kiến trúc qua các dấu vết của phế tích. Kỹ thuật này đã được thấy ở cố đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê. Ở kỹ thuật xây trụ móng được thực hiện bằng các móng bè bằng gỗ lim cao 5 lớp kết hợp với lớp móng trụ đá ở bên trên. Đến thời Lý và thời Trần, kỹ thuật này bây giờ xử lý hoàn toàn bằng sỏi và gạch vụn, sành vụn. Móng trụ bằng sỏi thời Lý và thời Trần có quy mô và chắc chắn nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Các phế tích kiến trúc ở khu A còn cần được nghiên cứu kỹ hơn. Kiến giải của các nhà khảo cổ về một số phế tích chỉ là những nhận định ban đầu. Tuy chưa thể khẳng định về quy mô và công năng của tất cả các công trình nhưng rõ ràng các phế tích này cho thấy một quần thể kiến trúc toà ngang dãy dọc khá phong phú. Dung mạo của một bộ phận Hoàng Thành Thăng Long xưa đã hiển hiện qua dấu vết vật chất chứ không chỉ là hình ảnh của sách vở, chữ nghĩa. Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các Triều đại. Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế. Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long cùng lúc xây thành Hà Nội theo kiểu Vô-băng (Vauban). Cột cờ cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế hình vuông chiếm một diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên. Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh nắng ban mai), "Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh" (hướng về ánh sáng)…) và từ cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14 bậc cầu thang và nhiều kiến trúc khác....... Đoan Môn Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá. Phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814, vua Gia Long cho phá để xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm 2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy "lối xưa xe ngựa" thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu tiếp tục khai quật, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội. Điện Kính Thiên Điện Kính Thiên (chữ Hán: 敬天殿) là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa. Năm Ất hợi 1879 khi Trương Vĩnh Ký ra Hà Nội ông có vào điện Kính Thiên xem qua và kể lại trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi''. Dù trong thời buổi suy tàn đó khi quân Pháp đã đánh chiếm thủ phủ Bắc Kỳ những cột gỗ lim theo bản tường trình tả có tầm vóc rất lớn, chu vi bằng một người ôm. Những điện đài phía sau điện Kính Thiên lúc đó đã hư hại nhiều nhưng vẫn để lại ấn tượng cho người khách Nam Kỳ. Nhà D67 Từ Tổng hành dinh - Nhà D67 Khu A Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử, đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Cuộc Tổng tiến công năm 1972, Đánh thắng hai cuộc chiến của Mỹ mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972, Tổng tiến công năm 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Khu hầm lớn nhất nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương gọi là hầm D67. Hai đường dẫn xuống hầm bắt nguồn từ hai phòng làm việc của tướng Giáp và tướng Dũng trong nhà D67, đường hầm rộng 1, 2m, có 45 bậc thang bêtông, trát đá granite. Đi sâu xuống 10m là hệ thống văn phòng của tổng hành dinh ngầm gồm bốn phòng rộng 50m2, chung một hành lang bên phải. Phòng họp hình chữ nhật toàn khối, nền lát gạch, có một cửa ra vào. Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài. Cuối cùng là phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô. Các lối lên xuống của hai đường hầm và cửa ra vào có tới sáu cửa thép sơn xanh dày 12 cm, có nhiều tay nắm và hệ thống gioăng cao su có thể ngăn nước và khí độc. Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn đường điện máy phát. Hệ thống thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực… đều đầy đủ. Đầu ra của hai cửa hầm này dẫn lên phòng làm việc của hai đại tướng tại nhà con rồng. Ngoài hệ thống hầm ngầm này, khu A thành cổ còn nhiều hệ thống hầm ngầm khác. Riêng những bộ phận đã được bàn giao cho ban quản lý thành cổ là bốn khu hầm. Ngoài hầm của Bộ Chính trị vừa nói còn có hầm trước cửa nhà "con rồng" (dưới nền điện Kính Thiên), hầm gần khu làm việc của Cục Tác chiến và hầm của Ban cơ yếu có quy mô nhỏ hẹp, đơn giản hơn nhưng cũng chống được bom và tên lửa hạng nặng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền cho biết: những năm 1965- 1966 Mỹ bắn phá miền Bắc, Bộ Tổng tham mưu lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ với ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2. Ông kể: "Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà, hầm được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Một số bộ phận như máy thông hơi, lọc khí, cửa sắt, điện đài… được nhập khẩu từ Liên Xô. Khoảng 300 cán bộ từ nhiều trung đoàn chuyên môn được huy động đào, xây hầm." Hằng đêm, vào giờ giới nghiêm, thắp điện làm việc trong sự canh phòng cẩn mật. Hệ thống nhà, hầm được xây dựng sáu tháng thì hoàn tất. Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương dời địa điểm làm việc từ nhà "con rồng" xuống nhà D67. Thời kỳ Mỹ ném bom, thỉnh thoảng Bộ Chính trị mới phải làm việc dưới hầm ngầm. Tại hầm ngầm dành riêng cho Cục Tác chiến trong thành cổ Hà Nội hôm nay vẫn còn rất nhiều máy điện thoại thời chiến. Hậu Lâu Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thủy giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Cửa Bắc Tên Hán Việt là Chính Bắc Môn (正北門), là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà Nội họ giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Xem thêm Khu phố cổ Hà Nội Cung điện Phiên Ngung Cố đô Hoa Lư Cố đô Huế Tử Cấm Thành Tham khảo Ghi chú Đọc thêm Liên kết ngoài Website chính thức của Hoàng thành Thăng Long Hoàng thành Thăng Long - Giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam Thông tin về Hoàng thành Thăng Long trên trang web của UNESCO Công trình lịch sử tại Hà Nội Thăng Long Hoàng thành Thăng Long Di tích tại Hà Nội Hà Nội Cung điện tại Việt Nam Công trình xây dựng ở Hà Nội Kiến trúc Việt Nam thời Mạc
15698
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polyme%20nanocompozit
Polyme nanocompozit
Vật liệu polyme nanocompozit (tiếng Anh: polymer nanocomposite) là một loại polyme compozit "mới" mà trong đó các hạt độn (filled-particles) trong mạng nền polyme (polymer matrix) có kích thước nanomet. Một loại hạt độn nano đặc biệt là nanoclay (còn gọi là nano khoáng sét). Chúng được cấu tạo từ các lớp mỏng, mỗi lớp có chiều dày từ một đến vài nanomét, còn chiều dài từ vài trăm đến vài nghìn nanomet. Nanoclay có thể là nanoclay tự nhiên hoặc các lớp silicat tổng hợp (synthetic layered silicates). Loại nanoclay đầu tiên được tìm thấy trên thế giới là montmorillonit (ở Montmorillon, Pháp, năm 1874). Tuy nhiên, đến năm 1993, vật liệu polyme clay-nanocompozit mới lần đầu tiên được chế tạo thành công. Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Trung tâm của công ty Toyota đã tổng hợp được vật liệu nanocompozit của polyamit 6 với montmorillonit. Khi so sánh với polyamit thông thường, vật liệu nanocompozit chế tạo được có các tính chất cơ lý tốt hơn. Phân loại polyme nanocompozit Khi cho nanoclay vào trong mạng nền polyme, có thể tạo thành ba dạng vật liệu sau: Vật liệu polyme compozit thông thường (conventional phase separated composites): các nanoclay và polyme nền không trộn hợp được với nhau. Khi đó, vật liệu tạo thành có tính chất cơ học kém. Vật liệu polyme nanocompozit xen lớp (intercalated polymer-clay nanocomposites): một hoặc nhiều mạch phân tử polyme chui vào giữa các lớp nanoclay. Vật liệu polyme nanocompozit tách lớp (exfoliated or delaminated polymer-clay nanocomposites): các nanoclay đã phân tán trong mạng nền polyme ở dạng từng lớp 1 nm. Cấu trúc của nanoclay Năm 1933, U. Hoffman, K. Endell và D. Wilm công bố cấu trúc tinh thể lý tưởng của montmorillonit (xem hình bên). Cấu trúc này bao gồm 02 tấm tứ diện chứa silic và 01 tấm bát diện chứa nhôm hoặc magiê diện bị kẹp giữa 2 tấm tứ diện. Các tấm này có chung các nguyên tử oxy ở đỉnh. Do khả năng thay thế đồng hình của Si4+ cho Al3+ ở tấm tứ diện và của Al3+ cho Mg2+ ở tấm bát diện mà giữa các lớp nanoclay có điện tích âm. Các điện tích âm này được trung hòa bởi các cation như Ca2+ và Na+ ở giữa các lớp clay. Ngoài ra, do nanoclay có tính ưa nước cao, giữa các lớp nanoclay thường có các nguyên tử nước. Các lớp nanoclay được liên kết với nhau bằng lực van der Waals. Chiều dày một lớp nanoclay là 9,6Ǻ. Còn tổng độ dài của chiều dày một lớp nanoclay với khoảng cách giữa hai lớp nanoclay được gọi là khoảng cách cơ bản (d-spacing). Các phương pháp chế tạo polyme nanocompozit Do bản chất của nanoclay và polyme rất khác nhau - nanoclay là chất vô cơ và có tính ưa nước, còn polyme là chất hữu cơ và nói chung không ưa nước - nên việc đưa nanoclay vào trong mạng nền polyme là rất khó khăn. Do vậy, nanoclay thường được biến tính trước khi cho vào polyme bằng cách kết hợp với các chất hoạt tính bề mặt (surfactants) hoặc các tác nhân tương hợp (compatibilizing agents hoặc compatibilisers) như các axít aminô, các iôn alkyl amonium, silan, crown ete... Thông thường, các phương pháp chế tạo được phân loại thành: Trùng hợp in-situ (In-situ polymerization) Trộn hợp nóng chảy (Melt intercalation) Trộn hợp polyme trong dung dịch (Polymer solution intercalation) Trùng hợp nhũ tương (Emulsion intercalation) Ngoài cách phân loại này, còn có một vài cách khác. Các phương pháp phân tích cấu trúc polyme nanocompozit Có 02 phương pháp chính để khảo sát cấu trúc của polyme nanocompozit: Nhiễu xạ tia X (XRD) (X-ray diffraction) Hiển vi điện tử truyền qua (TEM) (Transmission electron microscopy) Phương pháp đầu tiên được dùng để xác định khoảng cách cơ bản của nanoclay. Khoảng cách cơ bản được tính toán theo định luật Bragg: trong đó: n là số nguyên biểu thị độ nhiễu xạ, λ là bước sóng của tia X, d là khoảng cách cơ bản của nanoclay, θ là góc giữa tia tới và mặt phẳng phản xạ. Quá trình chuẩn bị mẫu và khảo sát khá dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát phụ thuộc khá lớn vào độ nhạy của thiết bị. Phương pháp thứ hai thường được dùng để xác nhận lại kết quả của phương pháp nhiễu xạ tia X. Nó có thể cho chúng ta thấy rõ sự phân bố về mặt không gian của các lớp nanoclay trong mạng nền polyme. Phương pháp này đòi hỏi người đo có trình độ cao trong việc chuẩn bị mẫu và phân tích. Hiển vi điện tử truyền qua (TEM) (Transmission electron microscopy) Là phương pháp để quan sát cấu trúc của vật liệu với độ phóng đại rất lớn (~400.000 lần). Phương pháp này dùng một chùm electron hội tụ (bằng một thấu kính từ) có năng lượng cao xuyên qua 1 màng vật liệu rất mỏng. ảnh hưởng của nó với cấu trúc của vật liệu sẽ làm thay đổi năng lượng của từng electron. Chùm điện tử khi đi qua màng vật liệu sẽ được chiếu vào một màn huỳnh quang. Từ đó có thể quan sát được (dự đoán được) cấu trúc và sự phân bố của các hạt nano có trong vật liệu nanocompozit. Tham khảo Liên kết ngoài Polyme compozit hệ thống vật liệu đa dụng Vật liệu composite Polyme Vật liệu nano
15703
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91o%E1%BA%A1t%20gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20H%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc
Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học
Giải Nobel hóa học (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i kemi) là một giải thưởng thường niên của Viện Caroline (Karolinska Institutet). Đây là một trong năm giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 trao cho các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Hòa bình, cùng Sinh lý học và Y khoa từ năm 1901. Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải Nobel Hóa học do Quỹ Nobel quản lý và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển . Người nhận giải Nobel Hóa học đầu tiên là nhà khoa học người Hà Lan Jacobus Henricus van 't Hoff với công trình khám phá ra các định luật về động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch . Mỗi nhà khoa học nhận được một huy chương, bằng chứng nhận và cùng với phần thưởng tài chính, số tiền thưởng hàng năm có thay đổi theo thời gian . Như năm 1901, Jacobus Henricus van 't Hoff nhận được phần thưởng trị giá 150.782 SEK, tính ra tương đương với 7.731.004 SEK với tỷ giá vào thời điểm tháng 12 năm 2008. Kể từ năm 2001, giải thưởng tài chính hàng năm là 10.000.000 SEK. Lễ trao giải thưởng diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel . Từ năm 1901 tới năm 2017, Ủy ban Nobel đã trao tặng 108 giải Nobel Hóa học cho 178 nhà khoa học trên khắp thế giới, trong đó chỉ có bốn người là phụ nữ, đó là: Marie Curie (1911), Irène Joliot-Curie (1935), Dorothy Hodgkin (1964) và Ada Yonath (2009) . Trong năm 2017, giải Nobel Hóa học được trao cho ba nhà khoa học: Jacques Dubochet, Joachim Frank, Richard Henderson cho nghiên cứu phát triển hiển vi điện tử lạnh giúp xác định cấu trúc với độ phân giải các phân tử sinh học trong dung dịch. Ba nhà khoa học nhận một giải thưởng trị giá 9.000.000 SEK, tương đương với 1 triệu € hay 1,1 triệu USD. Marie Curie và Dorothy Crowfoot Hodgkin là hai nhà nữ khoa học đã nhận giải Nobel Hóa học độc lập, không phải chia sẻ với ai. Trong số những nhà khoa học đoạt giải, 25 người có công trình nghiên cứu về hóa hữu cơ là lĩnh vực có nhiều giải Nobel hóa học nhất . Xét về tuổi tác, người đoạt giải Nobel Hóa học trẻ nhất là Koichi Tanaka vào năm 2002 khi 43 tuổi. Người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất là Charles J. Perdersen vào năm 1987 khi ông đã sang tuổi 83 . Nhà Curie có lẽ cũng là gia đình nhận giải Nobel nhiều nhất. Hai vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1903. Marie Curie nhận giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Con gái của họ là Irene Joliot-Curie được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1935, cùng với chồng Frederic Joliot. Ngoài ra còn có Linus Carl Pauling và được trao giải Nobel 2 lần trong hai lĩnh vực hóa học và hòa bình . Có 8 năm giải thưởng không được tổ chức: 1916, 1917, 1919, 1924, 1933, 1940, 1941, 1942. Có thể không trao giải do ảnh hưởng của thế chiến I và thế chiến II. Các danh sách giải Nobel khác Danh sách người Châu Á đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế Danh sách người da đen đoạt giải Nobel Danh sách người Hồi Giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Kitô giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Do Thái đoạt giải Nobel Danh sách phụ nữ đoạt giải Nobel Danh sách Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển Trang web chính thức của Tổ chức Nobel Người đoạt giải Nobel và những trường Đại học trên Nobelprize.org Hóa học Hóa học Hóa học Người đoạt giải Nobel Hóa học
15708
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20H%C3%B2a%20b%C3%ACnh
Giải Nobel Hòa bình
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm Giải Nobel được thành lập theo di chỉ của nhà công nghiệp, nhà phát minh và nhà sản xuất quân trang (vũ khí và trang thiết bị quân sự) người Thụy Điển là Alfred Nobel, cùng với các giải thưởng về Hóa học, Vật lý, Sinh lý học hoặc Y học và Văn học. Kể từ tháng 3 năm 1901, nó đã được trao hàng năm (với một số trường hợp ngoại lệ) cho những người đã "làm nhiều nhất hoặc làm việc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc tổ chức và thúc đẩy hội nghị hòa bình". Theo ý nguyện của Alfred Nobel, Ủy ban Nobel Na Uy, một ủy ban gồm năm thành viên do Quốc hội Na Uy chỉ định, sẽ trao giải cho người xứng đáng. Kể từ năm 2020, giải thưởng được trao tại Hội trường của Đại học Oslo, nơi giải thưởng từng được trao từ năm 1947–1989; Giải Abel cũng được trao trong tòa nhà này. Giải thưởng trước đây từng được trao tại Tòa thị chính Oslo (1990–2019), Viện Nobel Na Uy (1905–1946) và Quốc hội (1901–1904). Do tính chất chính trị của nó, Giải Nobel Hòa bình, trong phần lớn lịch sử, là chủ đề của nhiều tranh cãi. giải thưởng gần đây nhất cho năm 2022 đã được trao cho người ủng hộ nhân quyền Ales Bialiatski đến từ Belarus, tổ chức nhân quyền Nga Memorial và tổ chức nhân quyền Ukraine là Trung tâm Tự do Dân sự. Bối cảnh Theo di chúc của Nobel, Giải thưởng Hòa bình sẽ được trao cho người trong năm trước đó "đã làm nhiều nhất hoặc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc duy trì và thúc đẩy hội nghị hòa bình". Di chúc của Alfred Nobel nêu rõ thêm rằng một ủy ban gồm năm người do Quốc hội Na Uy lựa chọn sẽ là bên trao giải thưởng. Nobel qua đời năm 1896 và ông không để lại lời giải thích nào cho việc chọn hòa bình làm hạng mục giải thưởng. Vì ông là một kỹ sư hóa học được đào tạo nên các danh mục hóa học và vật lý là những lựa chọn rõ ràng. Lý do đằng sau giải thưởng hòa bình là ít rõ ràng hơn. Theo Ủy ban Nobel Na Uy, tình bạn của ông với Bertha von Suttner, một nhà hoạt động vì hòa bình và sau đó là người nhận giải, đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của ông trong việc đưa hòa bình vào danh mục. Một số học giả Nobel cho rằng đó là cách Nobel bù đắp cho việc phát triển các lực lượng phá hoại. Các phát minh của ông bao gồm thuốc nổ và ballistite, cả hai đều được sử dụng với mục đích bạo lực trong suốt cuộc đời của ông. Ballistite được sử dụng trong chiến tranh và Hội anh em cộng hòa Ireland, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa của Ireland, đã thực hiện các cuộc tấn công bằng chất nổ vào thập niên 1880. Nobel cũng góp phần trong việc biến Bofors từ một nhà sản xuất sắt thép thành một công ty vũ khí quân sự. Không rõ tại sao Nobel lại muốn Na Uy quản lý Giải Hòa bình, nơi bị cai trị trong liên minh với Thụy Điển vào thời điểm Nobel qua đời. Ủy ban Nobel Na Uy suy đoán rằng Nobel có thể đã coi Na Uy là nơi phù hợp hơn để trao giải thưởng, vì nó không có truyền thống quân phiệt giống như Thụy Điển. Cũng lưu ý rằng vào cuối thế kỷ 19, quốc hội Na Uy đã tham gia chặt chẽ vào các nỗ lực của Liên minh Nghị viện nhằm giải quyết xung đột thông qua hòa giải và trọng tài. Đề cử và tuyển chọn Quốc hội Na Uy chỉ định Ủy ban Nobel Na Uy, sẽ chọn ra Người đoạt giải Nobel Hòa bình. Đề cử Mỗi năm, Ủy ban Nobel Na Uy đặc biệt mời những người đủ tiêu chuẩn gửi đề cử cho Giải Nobel Hòa bình. Các đạo luật của Quỹ Nobel xác định các loại cá nhân đủ điều kiện để đưa ra đề cử cho Giải thưởng Nobel Hòa bình. Những người đề cử này là: Thành viên của quốc hội và chính phủ và thành viên của Liên minh Nghị viện Thành viên của Tòa án Trọng tài Thường trực và Tòa án Công lý Quốc tế tại Hague Thành viên của Institut de Droit International Các học giả ở cấp giáo sư hoặc phó giáo sư trong lịch sử, khoa học xã hội, triết học, luật và thần học, hiệu trưởng đại học, giám đốc đại học (hoặc tương đương), và giám đốc viện nghiên cứu hòa bình và các vấn đề quốc tế Những người từng nhận giải, bao gồm các thành viên hội đồng quản trị của các tổ chức đã nhận giải Các thành viên hiện tại và trước đây của Ủy ban Nobel Na Uy Cựu cố vấn thường trực của Viện Nobel Na Uy Ngôn ngữ làm việc của Ủy ban Nobel Na Uy là tiếng Na Uy; Ngoài tiếng Na Uy, ủy ban có truyền thống nhận đề cử bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng ngày nay hầu hết các đề cử đều được gửi bằng tiếng Na Uy hoặc tiếng Anh. Các đề cử thường phải được đệ trình lên ủy ban vào đầu tháng 2 của năm trao giải. Các đề cử của các thành viên ủy ban có thể được đệ trình cho đến ngày diễn ra cuộc họp đầu tiên của Ủy ban sau thời hạn này. Năm 2009, một kỷ lục 205 đề cử đã được nhận, nhưng kỷ lục lại bị phá vào năm 2010 với 237 đề cử; năm 2011, kỷ lục một lần nữa bị phá với 241 đề cử. Quy chế của Quỹ Nobel không cho phép công khai thông tin về các đề cử, cân nhắc hoặc điều tra liên quan đến việc trao giải trong ít nhất 50 năm sau khi giải được trao. Theo thời gian, nhiều cá nhân được gọi là "Những người được đề cử giải Nobel Hòa bình", nhưng danh hiệu này không có vị trí chính thức và chỉ có nghĩa là một trong số hàng nghìn người đủ điều kiện đề xuất tên của người đó để xem xét. Thật vậy, vào năm 1939, Adolf Hitler đã nhận đề cử châm biếm từ một thành viên của quốc hội Thụy Điển là Neville Chamberlain nhằm chế giễu đề cử (nghiêm túc nhưng không thành công). Đề cử từ năm 1901 đến 1967 đã được phát hành trong một cơ sở dữ liệu. Tuyển chọn Ủy ban Nobel sẽ xem qua các đề cử tại một cuộc họp, sau đó lập danh sách rút gọn các ứng cử viên để xem xét thêm. Các cố vấn thường trực của viện Nobel, bao gồm Giám đốc và Giám đốc Nghiên cứu của viện và một số ít các học giả Na Uy có chuyên môn trong các lĩnh vực chủ đề liên quan đến giải thưởng sẽ tiếp tục chọn lọc lại danh sách. Các cố vấn thường có vài tháng để hoàn thành các báo cáo, sau đó ủy ban bình bầu lại để chọn ra người đoạt giải. Ủy ban cố gắng đưa ra một quyết định nhất trí, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể. Ủy ban Nobel thường đưa ra kết luận vào giữa tháng 9, nhưng đôi khi quyết định cuối cùng vẫn chưa thể đưa ra cho đến cuộc họp cuối cùng, trước khi có thông báo chính thức vào đầu tháng 10. Người đoạt giải , Giải thưởng Hòa bình đã được trao cho 110 cá nhân và 27 tổ chức. 18 phụ nữ đã đoạt giải Nobel Hòa bình, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác. Chỉ có hai tổ chức nhận được nhiều Giải thưởng: Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đã giành được ba lần (1917, 1944 và 1963) và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đã hai lần nhận giải (1954 và 1981). Lê Đức Thọ là người duy nhất từ chối nhận giải Nobel Hòa bình. Tranh cãi Một số nhà bình luận cho rằng Giải Nobel Hòa bình đã được trao theo những cách có động cơ chính trị cho những thành tựu gần đây hoặc ngay lập tức, hoặc với mục đích khuyến khích những thành tựu trong tương lai. Một số nhà bình luận cho rằng việc trao giải thưởng hòa bình trên cơ sở quan điểm đương thời không thể định lượng là không công bằng hoặc có thể sai lầm, đặc biệt là khi nhiều thẩm phán không thể tự cho mình là những người quan sát vô tư. Những lời chỉ trích khác cho rằng Giải Nobel Hòa bình ngày càng trở nên chính trị hóa, trong đó mọi người nhận giải vì khát vọng hơn là thành tích, điều này cho phép giải thưởng được sử dụng vì mục đích chính trị nhưng có thể gây ra những hậu quả tai hại do bỏ qua quyền lực chính trị hiện có. Năm 2011, một câu chuyện nổi bật trên tờ báo Na Uy Aftenposten cho rằng những lời chỉ trích chính đối với giải thưởng là Ủy ban Nobel Na Uy nên tuyển dụng các thành viên có chuyên môn và xuất thân quốc tế, thay vì các thành viên đã nghỉ hưu của quốc hội; có quá ít sự cởi mở về các tiêu chí mà ủy ban sử dụng khi họ chọn người nhận giải thưởng; và việc tuân thủ ý nguyện của Nobel nên nghiêm ngặt hơn. Trong bài báo, nhà sử học người Na Uy Øivind Stenersen lập luận rằng Na Uy đã có thể sử dụng giải thưởng như một công cụ để xây dựng quốc gia và thúc đẩy chính sách đối ngoại cũng như lợi ích kinh tế của Na Uy. Trong một bài viết quan điểm khác của 'Aftenposten' năm 2011, cháu trai của một trong hai anh em của Nobel, Michael Nobel, cũng chỉ trích điều mà ông cho là chính trị hóa giải thưởng, cho rằng Ủy ban Nobel không phải lúc nào cũng hành động theo ý muốn của Nobel. Chỉ trích về phong tặng cho cá nhân Những tranh cãi về giải Nobel Hòa bình thường vượt ra ngoài cộng đồng học thuật. Những lời chỉ trích nhắm vào một số giải thưởng, bao gồm việc cáo buộc chúng mang động cơ chính trị, quá vội vàng hoặc được hướng dẫn bởi một định nghĩa sai lầm về những gì cấu thành nên hoạt động vì hòa bình. Những giải thưởng từng trao cho Mikhail Gorbachev, Yitzhak Rabin, Shimon Peres và Yasser Arafat, Lê Đức Thọ, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Barack Obama, Abiy Ahmed, và Liên minh châu Âu đều là chủ đề gây tranh cãi. Thiếu sót đáng chú ý Foreign Policy đã liệt kê Mahatma Gandhi, Eleanor Roosevelt, U Thant, Václav Havel, Ken Saro-Wiwa, Fazle Hasan Abed và Corazon Aquino như những người "không bao giờ nhận được giải thưởng, nhưng nên có". Việc loại bỏ Mahatma Gandhi đã được thảo luận đặc biệt rộng rãi, kể cả trong các tuyên bố công khai của các thành viên khác nhau của Ủy ban Nobel. Ủy ban đã xác nhận rằng Gandhi đã được đề cử vào các năm 1937, 1938, 1939, 1947, và cuối cùng, vài ngày trước khi ông bị ám sát vào tháng 1 năm 1948. Các thành viên sau này của Ủy ban Nobel công khai hối tiếc về sự thiếu sót này. Geir Lundestad, Thư ký Ủy ban Nobel Na Uy năm 2006 cho biết: "Thiếu sót lớn nhất trong lịch sử 106 năm của chúng tôi chắc chắn là việc Mahatma Gandhi chưa bao giờ nhận giải Nobel Hòa bình. Gandhi có thể làm mà không có giải Nobel Hòa bình, liệu ủy ban Nobel có thể làm mà không có Gandhi hay không mới chính là câu hỏi". Năm 1948, sau cái chết của Gandhi, Ủy ban Nobel đã từ chối trao giải với lý do "không có ứng cử viên còn sống phù hợp" vào năm đó. Sau đó, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận Giải thưởng Hòa bình năm 1989, chủ tịch ủy ban nói đây là "một phần để tưởng nhớ Mahatma Gandhi". Xem thêm Danh sách người đoạt giải Nobel Trung tâm Hòa bình Nobel Giải Indira Gandhi Giải Nobel Tham khảo Liên kết ngoài "The Nobel Peace Prize" – Trang web chính thức của Ủy ban Nobel Na Uy "The Nobel Peace Prize" tại trang web chính thức của giải thưởng Nobel "All Nobel Laureates in Peace" "The Nobel Prize Award Ceremonies" World Summit of Nobel Peace Laureates, trang web chính thức với thông tin về các hội nghị thượng đỉnh hàng năm bắt đầu từ năm 1999 "National Peace Nobel Prize shares 1901–2009 by citizenship (or home of the organization) at the time of the award." – Từ J. Schmidhuber (2010): Evolution of National Nobel Prize Shares in the 20th Century tại arXiv:1009.2634v1 Martin Luther King, Jr.'s Nobel Peace Prize, Civil Rights Digital Library The Nobel Peace Prize Watch, dự án chính của The Lay Down your Arm Association Giải Nobel Giải thưởng Na Uy Khởi đầu năm 1901 ở Na Uy Giải thưởng hòa bình
15711
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20%C4%91%C3%A0i%20B52
Tượng đài B52
Tượng đài Chiến thắng B52 là một tượng đài ghi lại chiến công của quân và dân Hà Nội trong việc bắn rơi máy bay B52 của không lực Hoa Kỳ, trong Chiến tranh Việt Nam. Tượng đài hiện nằm ở quận Ba Đình, bên cạnh Bảo tàng Chiến thắng B52 (Bảo tàng Quân khu Thủ đô). Tham khảo B52 Nghĩa trang và khu tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam
15713
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20M%E1%BB%B9
Chương Mỹ
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Hiện nay, huyện là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố tập trung nhiều làng nghề truyền thống văn hóa, nhiều danh lam thắng cách nổi tiếng cùng với mật độ đô thị hóa cao. Ngoài ra, huyện còn nổi tiếng với trận Tốt Động - Chúc Động do Lê Lợi chỉ huy đánh tan quân xâm lược nhà Minh. Địa lý Huyện Chương Mỹ nằm giữa rìa phía tây nam thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai với ranh giới tự nhiên là sông Đáy Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Phía nam giáp huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa Phía bắc giáp huyện Quốc Oai. Huyện nằm ở hướng Tây Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Chúc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 15 km. Huyện có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18 km, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5 km. Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha. Hành chính Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ. Lịch sử Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ. Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ. Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây và ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên và Văn Võ. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, sáp nhập 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu vào thành phố Hà Nội, đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức. Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên. Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn (thị trấn huyện lỵ của huyện Chương Mỹ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 2 xã: Ngọc Sơn và Ngọc Hòa. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý. Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn, Xuân Mai và 30 xã: Đông Phương Yên, Đông Sơn, Phú Nghĩa, Thuỷ Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Trung Hoà, Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Thuỵ Hương, Đại Yên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Mỹ Lương, Hữu Văn, Trần Phú, Hồng Phong, Đồng Lạc, Thượng Vực, Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, Phú Nam An, Phụng Châu, Tiên Phương với 22.682 hécta diện tích tự nhiên và 242.574 nhân khẩu. Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2005/NĐ-CP. Theo đó: Sáp nhập toàn bộ 339,09 ha diện tích tự nhiên và 5.036 nhân khẩu của xã Ngọc Sơn vào thị trấn Chúc Sơn. Điều chỉnh 131 ha diện tích tự nhiên và 1.517 nhân khẩu của xã Phụng Châu, 2,97 ha diện tích tự nhiên và 140 nhân khẩu của xã Tiên Phương về thị trấn Chúc Sơn quản lý. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Chương Mỹ thuộc Hà Nội, bao gồm 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay. Dân cư Đường phố Chùa Trầm Chúc Sơn Chương Đức Hòa Sơn Ngọc Sơn Ninh Kiều Yên Sơn Các địa điểm nổi tiếng Chùa Quảng Nghiêm Quần thể khu di tích Núi Trầm Chùa Trầm Chùa Hang Chùa Vô Vi Hồ Văn Sơn Nhà thờ Đại Ơn Làng cổ Trường Yên Trang Trại EcoGarden Thái Dương Đồi nhảy dù núi Đồi Bù Làng nghề mây tre đang Phú Vinh Rùa House Hill Top Bomoho Retreat - Đập Hồ Miễu Tôn giáo Tôn giáo trên địa bàn huyện đa dạng nhưng chủ yếu tập trung là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Thống kê năm 1999, có đến 8% dân số theo Thiên Chúa giáo. Các chùa lớn: Chùa Trăm Gian Chùa Trầm Chùa Hỏa Tinh Chùa Cao Chùa Thấp Chùa Sấu Chùa Thiên Sơn Tự Chùa Trung Tiến Chùa Hoa Nghiêm Chùa Khánh Đức Chùa Hữu Văn Chùa Hỏa Tinh Chùa Linh Thông Chùa Vô Vi Chùa Duyên Ứng Chùa Hữu Văn Chùa Xuân Mai Chùa Phúc Đông Chùa Trần Bắc Phương Các nhà thờ lớn: Nhà thờ Đại Ơn Nhà thờ Phượng Đồng Nhà thờ Lưu Xá Nhà thờ Đầm Mơ Nhà thờ Thượng Lao Nhà thờ Tân Hội Nhà thờ Yên Kiện Nhà thờ Cao Sơn Nhà thờ Đồng Nanh Nhà thờ Ngọc Giả Nhà thờ Mỹ Thượng Nhà thờ Chúc Lý Văn hóa Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu... phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Yên Khê, chùa Nghiêm Kính Tự, chùa Trấn Bắc Phương (thuộc thôn Yên Khê, xã Đại Yên), đình Yên Duyệt, đình Tốt Động, đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, đình Ba (thôn Lễ Khê), chùa Khâu Lăng (xã Hồng phong), chùa Thiên Sơn Tự (thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình). Đình Trung Tiến, đình Nghè, đình Thướp, đình Hồng Thái, đình Kỳ Viên, chùa Trung Tiến (thuộc xã Trần Phú)... hầu hết đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Các đình, chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân (tháng 1, tháng 2 âm lịch). Kinh tế Nền kinh tế của Chương Mỹ đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân, Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cũng như một số khu đô thị sinh thái đang được đầu tư xây dựng như Lộc Ninh Singashine (Chúc Sơn), khu đô thị Làng Thời Đại (Xuân Mai)... Bên cạnh đó các khu nghỉ dưỡng, sân Goft,... cũng mọc lên từ đó thu hút một lượng lớn các khách du lịch từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây hứa hẹn một tiềm năng phát triển ngành du lịch lớn cho huyện nói riêng và Hà Nội nói chung. Giáo dục Các trường Đại học và Cao đẳng Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Đại học Lâm Nghiệp Trường Sĩ quan Đặc công Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân Dân 1 Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây Trường Trung cấp nghề tổng hợp Các trường Trung học Phổ thông THPT Chương Mỹ A THPT Chương Mỹ B THPT Xuân Mai THPT Đặng Tiến Đông THPT Chúc Động THPT Nguyễn Văn Trỗi THPT Ngô Sĩ Liên THPT Lâm Nghiệp (trực thuộc Đại học Lâm nghiệp) Trung tâm GDTX Chương Mỹ Các Trường Trung học Cơ sở THCS Xuân Mai A THCS Xuân Mai B THCS Văn Võ THCS TT Chúc Sơn THCS Trường Yên THCS Trung Hòa THCS Trần Phú THCS Tốt Động THCS Tiên Phương THCS Thủy Xuân Tiên THCS Thụy Hương THCS Thượng Vực THCS Thanh Bình THCS Tân Tiến THCS Quảng Bị THCS Phụng Châu THCS Phú Nghĩa THCS Phú Nam An THCS Ngô Sĩ Liên THCS Nam Phương Tiến A THCS Nam Phương Tiến B THCS Mỹ Lương THCS Lam Điền THCS Hữu Văn THCS Hợp Đồng THCS Hồng Phong THCS Hoàng Văn Thụ THCS Hoàng Diệu THCS Hòa Chính THCS Đông Sơn THCS Đông Phương Yên THCS Đồng Phú THCS Đại Yên THCS Bê Tông THCS Đồng Lạc Các trường Tiểu học TH Xuân Mai A TH Xuân Mai B TH Trường Yên TH Trung Hòa TH Trần Phú A TH Trần Phú B TH Tốt Động TH Tiên Phương TH Thủy Xuân Tiến TH Thụy Hươnga TH Thượng Vực TH Thanh Bình TH Tân Tiến TH Quảng Bị TH Phụng Châu TH Phú Nghĩa TH Phú Nam An TH Ngọc Hòa TH Nam Phương Tiến A TH Nam Phương Tiến B TH Mỹ Lương TH Lương Mỹ A TH Lam ĐIền TH Hữu Văn TH Hợp Đồng TH Hồng Phong TH Hoàng Văn Thụ TH Hoàng Diệu TH Hòa Chính TH Đông Sơn TH Đông Phương Yên TH Đông Phú TH Đồng Lạc TH Đại Yên TH Chúc Sơn A TH Chúc Sơn B TH Bê Tông Di tích lịch sử Đình Phương Bản ở Phụng Châu, Chương Mỹ Hà Nội Thờ 2 vị tướng nhà Đinh là Uy Sơn đại vương và Ngọ Tân đại vương. Hai ông là người làng Phương Bản từng chiêu mộ binh sĩ theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Chùa Trăm Gian (Hà Nội): là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Đình Tiến Ân ở Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ Hà Nội.Đình Tiến Ân thờ Đặng Đống Thính và em trai Đặng Chiêu Pháp có công đánh dẹp 12 sứ quân, đặc biệt là trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở đồn Bảo Đà. Đình Yên Nhân ở Hòa Chính, Chương Mỹ Hà Nội Thờ Hồ Thông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Chùa Vô Vi ở Phụng Châu, Chương Mỹ: Vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích tại núi Trầm rồi dựng lên ngôi chùa Vô Vi. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự. Bia Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam (VOV): Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thăm chùa Trầm nhớ Bác Làng nghề Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làng nghề tại huyện Chương Mỹ chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất thành phố Hà Nội. Huyện có 27 làng nghề làm mây tre đan và mây tre giang đan xuất khẩu, trong tổng số 36 làng nghề đã được công nhận làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng chậm lũ và 97 làng có nghề, làng nghề mới. Trong số đó có rất nhiều làng nghề, làng có nghề nhóm mây tre giang đan đã bị mai một hoàn toàn và dần mai một. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nghề nón lá có 5 làng có nghề tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh trong đó có 1 làng được công nhận làng nghề; nghề mộc, điêu khắc có 4 làng; nghề thêu 1 làng; chế biến nông sản 1 làng, điêu khắc đá 1 làng. May tre đan Làng nghề mây tre đan điển hình nhất trong số nhiều làng nghề mây tre đan của huyện là thôn Phú Nghĩa và các khu vực lân cận nghề mây tre đan rất phát triển. Hàng tháng, lượng xuất khẩu các sản phẩm từ mây tre đan xuất khẩu đi nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc đã đóng góp con số lớn cho ngành thủ công nghiệp của huyện. Hiện nay huyện ngoài 27 làng nghề mây tre giang đan truyền thống đã được thành phố công nhận còn có nhiều làng có nghề mây tre giang đan khác. Mộc điêu khắc Mộc dân dụng, điêu khắc Phù Yên (Trường Yên) Mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ (Thụy Hương) Mộc điêu khắc Phụ Chính (Hòa Chính) Mộc dân dụng, điêu khắc và dựng nhà cổ thôn Phúc Cầu (Thụy Hương). Nón lá Làng nghề nón mũ lá thôn Văn La (Văn Võ) Có nghề làm nón thôn Phú Hữu (Phú Nghĩa). Thêu ren Làng nghề thêu ren thôn Yên Cốc (Hồng Phong) Chế biến nông sản, thực phẩm Làng nghề chế biến nông sản và thực phẩm thôn Chi Nê (Trung Hòa). Điêu khắc đá Làng nghề điêu khắc đá Long Châu (Phụng Châu). Danh nhân Hạ tầng Hiện nay, Chương Mỹ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó đã có nhiều dự án lớn xuất hiện, các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, sân Golf, các trường Đại học... Khu đô thị Khu đô thị The Spring Town Xuân Mai, Xuân Mai Khu đô thị thông minh Xuân Mai (Xuan Mai Smart City) Khu đô thị Lộc Ninh Singashine, Chúc Sơn Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 8 Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 12 Khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town) Khu đô thị khu đô thị Làng Thời Đại, Xuân Mai Đường bộ Chương Mỹ có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21A, quốc lộ 6 với 8 làn đường riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống đô thị. Bên cạnh đó, các dự án đường bộ kết nối Chương Mỹ với các vùng trung tâm Hà Nội đang được triển khai như đường Tố Hữu kéo dài, đường Tôn Thất Tùng kéo dài . Hiện nay, huyện Chương Mỹ đang được triển khai xây dựng các tuyến đường như Hà Đông - Xuân Mai (đoạn ngoài đường Vành đai 4), khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town), khu đô thị nhân tạo Xuân Mai. Sân bay Sân bay Miếu Môn thuộc địa bàn ba xã Trần Phú, Mỹ Lương và Đồng Lạc. Đường sắt trên cao Trong tương lai, về định hướng phát triển vận tải đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt đô thị 2A Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20 km. Hệ thống xe buýt Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Chương Mỹ: 37 (Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ), 57 (Nam Thăng Long - Phú Nghĩa), 72 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai), 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 102 (Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình), 114 (Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn), 115 (Vân Đình - Xuân Mai), 116 (Yên Trung (Thạch Thất) - Phú Nghĩa), 124 (Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Kim Bài), 163 (Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức). Chương Mỹ cách BX Yên Nghĩa 5 km về phía Tây. Mật độ các xã được tiếp cận hệ thống xe buýt công cộng cao. Đến năm 2021 đã có hơn 13 tuyến xe buýt hoạt động đi ngang qua. Trên địa bàn có nhiều tuyến phương tiện trong đó có mạng lưới xe buýt dày đặc phục vụ di chuyển của người dân đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh lớn. Điểm đầu cuối và trung chuyển: Chương Mỹ (37) KCN Phú Nghĩa (57, 116) Xuân Mai (87, 88, 115) Các tuyến xe buýt hoạt động: Chú thích Liên kết ngoài Cổng thông tin điện tử huyện Chương Mỹ Phòng giáo dục đào tạo Chương Mỹ Khởi đầu năm 1888
15718
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pin%20M%E1%BA%B7t%20Tr%E1%BB%9Di
Pin Mặt Trời
Pin Mặt Trời, tấm năng lượng Mặt Trời hay tấm quang điện (tiếng Anh: solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) - là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin Mặt Trời thay đổi phụ thuộc bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin Mặt Trời (thông thường 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin Mặt Trời). Tế bào quang điện có khả năng hoạt động dưới ánh sáng Mặt Trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Chúng có thể được dùng như cảm biến ánh sáng (ví dụ cảm biến hồng ngoại), hoặc các phát xạ điện từ gần ngưỡng ánh sáng nhìn thấy hoặc đo cường độ ánh sáng. Sự chuyển đổi này thực hiện theo hiệu ứng quang điện. Hoạt động của pin Mặt Trời được chia làm ba giai đoạn: Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành các cặp electron-hole trong chất bán dẫn. Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại chất bán dẫn khác nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin Mặt Trời.  Pin Mặt Trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngoài và tạo nên dòng điện.  Các pin năng lượng Mặt Trời có nhiều ứng dụng trong thực tế. Do giá thành còn đắt, chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện lưới khó vươn tới như núi cao, ngoài đảo xa, hoặc phục vụ các hoạt động trên không gian; cụ thể như các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo Trái Đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nước,... Các tấm pin năng lượng Mặt Trời được thiết kế như những modul thành phần, được ghép lại với nhau tạo thành các tấm năng lượng Mặt Trời có diện tích lớn, thường được đặt trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể có ánh sáng nhiều nhất, và kết nối với bộ chuyển đổi của mạng lưới điện. Các tấm pin Mặt Trời lớn ngày nay được lắp thêm bộ phận tự động điều khiển để có thể xoay theo hướng ánh sáng, giống như loài hoa hướng dương hướng về ánh sáng Mặt Trời. Lịch sử Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre Edmond Becquerel lúc ông 19 tuổi khi đang làm thí nghiệm tại phòng nghiên cứu của cha. Willoughby Smith nhắc đến phát minh này trong một bài báo xuất bản ngày 20 tháng 2 năm 1873 trên tạp chí Nature. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới được tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch nối, thiết bị chỉ có hiệu suất 1%. Năm 1888, nhà vật lý học người Nga Aleksandr Stoletov tạo ra tấm pin đầu tiên dựa vào hiệu ứng quang điện được phát hiện bởi Heinrich Hertz trước đó vào năm 1887. Albert Einstein đã giải thích được hiệu ứng quang điện vào năm 1905, công trình đã giúp ông giành giải Nobel vật lý năm 1921. Vadim Lashkaryov phát hiện ra phân lớp p-n trong CuO và bạc sul-phát vào năm 1941. Russell Ohl được xem là người tạo ra pin năng lượng Mặt Trời đầu tiên năm 1946. Sven Ason Berglund đã có phương pháp liên quan đến việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của pin. Pin Mặt Trời đầu tiên có khả năng ứng dụng được ra mắt vào 25/4/1954 tại Bell Laboratories bởi Daryl Chapin, Calvin Souther Fuller và Gerald Pearson. Pin Mặt Trời bắt đầu được quan tâm đặc biệt khi kết hợp với vệ tinh Vanguard I năm 1958. Nền tảng Tìm hiểu về pin Mặt Trời, thì cần một chút lý thuyết nền tảng về vật lý chất bán dẫn. Để đơn giản, miêu tả sau đây chỉ giới hạn hoạt động của một pin năng lượng tinh thể silic. Nguyên tố Silic thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên mà tồn tại dạng hợp chất phân tử ở thể rắn. Cơ bản có hai loại chất rắn silicon, là vô định hình (không có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự dãy không gian 3 chiều). Pin năng lượng Mặt Trời phổ biến nhất là dạng đa tinh thể silicon. Silic là vật liệu bán dẫn. Nghĩa là trong thể rắn của silic, tại một tầng năng lượng nhất định, electron có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Đơn giản hiểu là có lúc dẫn điện, có lúc không dẫn điện. Lý thuyết này căn cứ theo thuyết cơ học lượng tử. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 28 °C), Silic nguyên chất có tính dẫn điện kém (cơ học lượng tử giải thích mức năng lượng Fermi trong tầng trống). Trong thực tế, để tạo ra các phân tử silic có tính dẫn điện tốt hơn, chúng được thêm vào một lượng nhỏ các nguyên tử nhóm III hay V trong bảng tuần hoàn hóa học. Các nguyên tử này chiếm vị trí của nguyên tử silic trong mạng tinh thể, và liên kết với các nguyên tử silic bên cạnh tương tự tạo thành một mạng silic (mạng tinh thể). Tuy nhiên các phân tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng và nguyên tử nhóm V có 5 electron ngoài cùng, vì thế nên có chỗ trong mạng tinh thể có dư electron còn có chỗ thì thiếu electron. Vì thế các electron thừa hay thiếu electron (gọi là lỗ trống) không tham gia vào các kết nối mạng tinh thể. Chúng có thể tự do di chuyển trong khối tinh thể. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm hay gali) được gọi là loại bán dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích dương (positive), trong khi phần kết hợp với các nguyên tử nhóm V (phosphor, asen) gọi là bán dẫn n vì mang năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai loại n và p có năng lượng trung hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại bán dẫn n, loại âm có thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại p. Vật liệu và hiệu suất Đã có nhiều loại vật liệu khác nhau được thử nghiệm chế tạo pin Mặt Trời. Có hai tiêu chuẩn đánh giá, là hiệu suất và giá cả. Hiệu suất là tỉ số giữa năng lượng điện từ và năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Vào buổi trưa một ngày trời trong, ánh Mặt Trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m². trong đó 10% hiệu suất của 1 module 1 m² cung cấp năng lượng khoảng 100 W. hiệu suất của pin Mặt Trời thay đổi từ 6% từ pin Mặt Trời làm từ silic vô định hình, và có thể lên đến 30% hay cao hơn nữa. Có nhiều cách để nói đến giá cả của hệ thống cung cấp điện (chính xác là phát điện), là tính toán cụ thể giá thành sản xuất trên từng kilo Watt giờ điện (kWh). Hiệu năng của pin Mặt Trời tạo dòng điện với sự bức xạ Mặt Trời là 1 yếu tố quyết định trong giá thành. Nói chung, với toàn hệ thống, là tổ hợp các tấm pin Mặt Trời, thì hiệu suất là rất quan trọng. Và để tạo nên ứng dụng thực tế cho pin năng lượng, điện năng tạo nên có thể nối với mạng lưới điện sử dụng dạng chuyển đổi trung gian; trong các phương tiện di chuyển, thường sử dụng hệ thống ắc quy để lưu trữ nguồn năng lượng chưa sử dụng đến. Các pin năng lượng thương mại và hệ thống công nghệ cho nó có hiệu suất từ 5% đến 15%. Giá của 1 đơn vị điện từ 50 Eurocent/kWh (Trung Âu) giảm xuống tới 25 eurocent/kWh trong vùng có ánh Mặt Trời nhiều. Ngày nay thì vật liệu chủ yếu chế tạo pin Mặt Trời (và cho các thiết bị bán dẫn) là silic dạng tinh thể. Pin Mặt Trời từ tinh thể silic chia ra thành ba loại: Một tinh thể hay tinh thể đơn (module) sản xuất dựa trên quá trình Czochralski. Đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới 16%. Chúng thường rất đắt tiền do được cắt từ các thỏi silic hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối các module. Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc - đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó. Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon. Nền tảng chế tạo dựa trên Công nghệ sản xuất tấm mỏng, có độ dày 300 μm và xếp lại để tạo nên các module tạo thành các loại pin trên. Sự chuyển đổi ánh sáng Khi một photon chạm vào một mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra: Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn. Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong mạng tinh thể. Thông thường các electron này thuộc lớp ngoài cùng, và thường được kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong chất bán dẫn. Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là "lỗ trống". Lỗ trống này tạo điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến và điền vào "lỗ trống", điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy "lỗ trống" di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn. Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng lượng đủ để kích thích electron lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của Mặt Trời thường tương đương 6000°K, vì thế nên phần lớn năng lượng Mặt Trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết năng lượng Mặt Trời có tác dụng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện sử dụng được. Xem thêm Tấm quang năng Điốt quang Công nghệ thân thiện môi trường Năng lượng Mặt Trời Tham khảo Liên kết ngoài Việt Nam khuyến khích đầu tư điện Mặt Trời Pin Mặt Trời Năng lượng Mặt Trời Biến đổi năng lượng Thu hoạch năng lượng Thiết bị điện Linh kiện bán dẫn Linh kiện điện tử Kỹ thuật điện tử Phát minh của Hoa Kỳ Hóa lý
15723
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tenzin%20Gyatso
Tenzin Gyatso
Tenzin Gyatso (tiếng Tạng tiêu chuẩn: བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935) là tên thật của Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861–1941), Mahatma Gandhi (1869–1948) và chính Đạt-lại Lạt-ma thứ 14. Tiểu sử Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lại Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Sư được thừa nhận là Đạt-lai Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lai Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lai Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"... Đạt-lai Lạt-ma được tấn phong vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người. Khi Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1935, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ. Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, Lạt-ma cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay. Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh Lhasa, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Sư đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng. Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā), Trung quán (sa. mādhyamika), Giới luật (sa. vinaya), A-tì-đạt-ma và Lượng học (sa. pramāṇa). Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing). Vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại Lạt-ma 14 đảm nhận trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng. Năm 1954, Sư đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả. Cuối thập niên 50, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ phản đối chính quyền Trung Quốc. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình này đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt. Trong thời kì Đại nhảy vọt, đã có khoảng 200.000 đến 1 triệu người Tây Tạng chết và khoảng 6 nghìn chùa chiền bị phá hủy tại vùng đất này. Để tránh sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc, 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959. Thời điểm đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng và Dalai Lama. Ấn Độ có tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề biên giới, vì vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một "Lhasa nhỏ", lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng vào năm 1960. Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-lại Lạt-ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng. Năm 1963, Đạt-lại Lạt-ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai. Năm 1965, Sư đến tham dự đại lễ Phật Đản tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru và Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng. Ngày nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Sư cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Sư sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa. Năm 1987, Đạt-lại Lạt-ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Sư đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm: Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình; Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang đe dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng; Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng; Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử; Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa. Ngày 15 tháng 6 năm 1988 tại Strasbourg, Pháp, Sư nhắc lại Chương trình Hòa bình Năm điểm và yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh trao trả lại nền độc lập cho Tây Tạng. Ngày 9 tháng 10 năm 1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, Sư bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Sư nói: Tôi thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nổ. Tôi muốn làm cái gì đó để chặn đứng lại... chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết. Đạt-lại Lạt-ma 14 thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém (I am just a simple Buddhist monk - no more, no less). Sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Sư thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ. Hoạt động chính trị Người Tây Tạng bầu giới lãnh đạo Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích người Tây Tạng lưu vong hãy đi theo hệ thống dân chủ để bầu lên một nhà lãnh đạo, nói rằng đó là điều thiết yếu để theo kịp thế giới rộng lớn hơn và để bảo đảm sự liên tục của chính phủ của họ. Trong một đoạn phim được chiếu cho hàng trăm nhà sư, ni cô và người thường tại thành phố Dharamsala núi non ở phía Bắc Ấn Độ vào chiều tối thứ Bảy, 20 tháng 6 năm 2009 nhà lãnh đạo nói hiện giờ không còn cần thiết phải đè nặng vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị lên một người. "Các vị Đạt Lai Lạt Ma đã giữ vai trò lãnh đạo thế tục và tinh thần từ 400 năm đến 500 năm qua. Điều đó có thể hầu như hữu ích. Nhưng thời kỳ đó đã qua," Đạt Lai Lạt Ma nói trong đoạn phim, theo một biên bản đã được dịch cho giới báo chí. "Ngày nay, đối với toàn thể thế giới, rõ ràng nền dân chủ là hệ thống tốt nhất mặc dù có những khiếm khuyết nhỏ. Đó là lý do tại sao người Tây Tạng cũng phải chuyển động cùng với cộng đồng thế giới rộng lớn hơn," ngài nói. Trước đây Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị tùy người Tây Tạng quyết định về việc muốn duy trì định chế tinh thần sau khi ngài chết hay không, và có thể tổ chức một cuộc bầu cử trong số những người Tây Tạng ở nước ngoài. Đạt Lai Lạt Ma cũng có thể tự mình lựa chọn một người kế nghiệp từ các thành viên của chính phủ lưu vong của ngài, hoặc một hội đồng các lạt ma cao cấp sẽ chọn một người nào đó trong hàng ngũ của họ, loại bỏ sự thần bí của tiến trình lựa chọn truyền thống. "Khi chúng ta đặt hết trách nhiệm vào con người của vị Đạt Lai Lạt Ma, đó là điều nguy hiểm. Nên có một nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ để cầm đầu một phong trào của dân chúng," ngài nói. "Trong thực tế, một sự thay đổi đang diễn ra về trách nhiệm của vị Đạt Lai Lạt Ma trong tư cách một lãnh tụ thế tục và tinh thần. Theo tôi, điều này rất tốt. Một nhà lãnh đạo tôn giáo phải đảm nhận cả vai trò lãnh đạo chính trị, thời kỳ đó đã qua rồi," ngài nói. Việc kế nghiệp Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vấn đề tế nhị khi ngài ngày càng lớn tuổi và sức khỏe suy giảm. Nhiều người Tây Tạng sợ rằng cái chết của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ khi trốn thoát một cuộc nổi dậy bất thành chống chế độ Trung Quốc vào năm 1959, có thể tạo ra một khoảng trống lãnh đạo mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để siết chặt nắm tay của họ. Người Tây Tạng lưu vong đã bầu vị thủ tướng đầu tiên của họ vào năm 2001. Vị thủ tướng lúc này, ông Samdhong Rinpoche, một nhà sư Tây Tạng và là một học giả Phật giáo, đã phục vụ hai nhiệm kỳ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói ngài ở trong tình trạng "nửa về hưu" trong tư cách một lãnh tụ tinh thần, khi yêu cầu ông Rinpoche cầm đầu trong việc giao tiếp với người Tây Tạng. "Với cuộc bầu cử diễn ra mỗi năm năm, bất kể vị Đạt Lai Lạt Ma có đó hay không, hệ thống chính trị lưu vong sẽ vẫn an toàn, ổn định và có thể tồn tại lâu dài," ngài nói trong đoạn phim được phát ngày 20/6. Hợp tác toàn cầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế Ngày 2 tháng 8 năm 2009, Đạt-lại Lạt-ma kêu gọi có sự hợp tác toàn cầu để chống lại các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy rằng "trái đất của chúng ta quả thật là nhỏ" và kêu gọi các nước hãy có hành động kết hợp. Tuyên bố trước một hội nghị về khủng hoảng kinh tế được tổ chức tại Frankfurt, thường được mô tả là thủ đô tài chánh của nước Đức, Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh tiếp, "Chúng ta cần phải suy nghĩ chung cho toàn cầu." Ông cũng tiếp thêm rằng chúng ta cần các biện pháp khẩn cấp để đối phó với tình trạng ấm toàn cầu và xóa sự cách biệt giữa người giàu và kẻ nghèo. Lên tiếng trước một cử tọa đông đến nhiều ngàn người tập trung tại một sân bóng tròn, Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng, "Chúng ta không cần chỉ nói hay, mà trái lại chúng ta cần phải có hành động." Từ khi bỏ quê hương chạy đi lánh nạn năm 1959, vị lãnh đạo tinh thần này đã tham gia vào hội nghị về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này do một số nhóm đứng ra tổ chức, trong đó có hội Phật giáo Đức. Chuyến đi đến Arunachal Pradesh Ngày 5 tháng 11 năm 2009, Ấn Độ ban hành một lệnh có hiệu quả cấm các nhà báo ngoại quốc tường thuật chuyến đi hiếm hoi của Đạt-lại Lạt-ma 14 tới một chủng viện Phật giáo sát với Tây Tạng, trong một nỗ lực có vẻ nhằm xoa dịu sự giận dữ của Trung Quốc bằng cách giảm bớt việc tường thuật của báo chí về chuyến đi này. Cuộc viếng thăm theo dự tính của Sư vào ngày Chủ Nhật, 8 tháng 11, tới tiểu bang Arunachal Pradesh ở vùng Đông Bắc Ấn Độ - trọng tâm của một cuộc tranh chấp biên giới từ lâu nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ – làm gia tăng những căng thẳng vốn đã gay gắt giữa hai cường quốc châu Á. Người ngoại quốc di chuyển tới tiểu bang núi non hẻo lánh này cần giấy phép đặc biệt của chính phủ Ấn Độ. Hầu hết các nhà báo ngoại quốc đã không nhận được giấy phép để tường thuật chuyến viếng thăm của Đạt-lại Lạt-ma. Ngày 5 tháng 11 năm 2009, bốn nhà báo được cấp phép - kể cả hai nhân viên của thông tấn xã AP - bị thu hồi giấy phép. Một điện thư gởi tới các nhà báo nói chính quyền tiểu bang đã bãi bỏ các giấy phép theo lời yêu cầu của Bộ Ngoại giao. "Chúng tôi kinh ngạc và bất mãn khi biết rằng các giấy phép của các phóng viên để tới Arunachal Pradesh bị hủy bỏ trước khi có cuộc viếng thăm của Đạt Lai Lạt Ma," theo lời chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Ngoại quốc ở Tân Delhi, Heather Timmons. Các nhà báo Ấn Độ được phép tường thuật chuyến đi. Trung Quốc chống đối phần lớn các hoạt động của Đạt-lại Lạt-ma. Bắc Kinh cáo buộc ngài là tranh đấu để Tây Tạng thoát khỏi nền cai trị của Trung Quốc, mặc dù ngài phủ nhận điều đó. Mặc dù các quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã cải thiện trong những năm cuối thập niên 2000, những căng thẳng gần đây lại bùng lên vì những kình chống về kinh tế, vụ tranh chấp biên giới vẫn còn âm ỉ và tình trạng bất ổn tại Tây Tạng - vùng Himalaya do Trung Quốc kiểm soát, nằm trên biên giới với Ấn Độ. Vào đầu tháng 11 năm 2009, Trung Quốc mạnh mẽ chống đối các kế hoạch của Đạt Lai Lạt Ma nhằm trải qua năm ngày tại một chủng viện Phật giáo ở thành phố Tawang gần đường biên giới bị tranh chấp. Trước đó, Đạt Lai Lạt Ma nói Trung Quốc đang chính trị hóa quá đáng những chuyến đi của ngài, và nói thêm rằng những quyết định của ngài về những nơi viếng thăm có tính cách tinh thần, không phải chính trị. Các tín đồ Phật giáo ngày 8 tháng 11 năm 2009, vui mừng đón tiếp Sư quay trở lại thị trấn ở rặng núi Himalaya nơi ngài lần đầu tiên đặt chân tới năm thập niên trước khi trốn chạy chế độ cộng sản Trung Quốc thống trị Tây Tạng - một cuộc viếng thăm hiếm thấy gần nơi quê nhà khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ. Sự hiện diện của Đạt Lai Lạt Ma hơn đây cũng tạo thêm sự chú ý về cuộc tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng và nêu lên câu hỏi là ai sẽ thay thế Đạt Lai Lạt Ma trong vị trí lãnh đạo tinh thần sau này. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói chuyến đi này "một lần nữa cho thấy con người thật của ông ta là chống Trung Quốc". Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng lời cáo buộc này là vô căn cứ" và ngài chỉ tìm cách khuyến khích các giá trị tôn giáo, hòa bình và hòa hợp. "Cuộc viếng thăm của tôi nơi đây không có tính cách chính trị," ngài nói sau khi vừa đến nơi vào sáng 8 tháng 11. Đối với dân chúng ở Tawang, cuộc viếng thăm này có vẻ hoàn toàn có tính cách tôn giáo. Hai bên đường trong thị trấn rợp cờ và biểu ngữ chào mừng Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn người đứng ngoài bầu trời lạnh lẽo gió mạnh để tham gia vào các buổi cầu nguyện và thuyết giảng Phật giáo của ngài. Người hành hương lũ lượt kéo đến nơi này bằng đủ mọi cách, chen chúc nhau trên các xe vận tải hay đi bộ mất mấy ngày trên đường mòn ngoằn ngoèo ở dãy Hymalaya để được nghe tiếng nói của người mà họ cung kính coi là Phật sống. Chính quyền địa phương, có khoảng 25.000 người hiện diện, dựng lên một khu lều cho người hành hương, trong khi các khách khác vào ở nhờ trong các tu viện và nhà khách. Tawang là nơi sinh sống của bộ lạc Monpa, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng. Vị Đạt-lại Lạt-ma đời thứ sáu đến từ nơi này hồi thế kỷ 17 và Trung Quốc lo ngại rằng nếu vị Đạt-lại Lạt-ma kế tiếp xuất hiện ở khu vực này thì sẽ ra ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh. Chuyến đi tới Liên bang Nga Năm 1971, ngài đã có chuyến đi lịch sử tới Liên Xô, và được giới chức trách Liên Xô chào đón. Nhưng ngài cũng không phải là người được lòng lúc đó do tư tưởng cộng sản ở Nga thời kì đó. Nhưng vì chia rẽ Trung-Xô thời gian đó rất căng thẳng, nên Lạt Ma tin rằng Nga sẽ đứng ra che chở cho Tây Tạng. Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Sư đã đến Nga một năm sau đó. Tại đây, ngài đã được Tổng thống Boris Yeltsin chào đón nồng hậu ở vùng Kavkaz. Tại đây, Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu Nga "bảo vệ truyền thống Phật giáo" ở Kalmykia, Tuva và Buryatia, đặc biệt sư rất nhấn mạnh đến Kalmykia, khi nhà nước Phật giáo thuộc Nga này lại giáp biên giới hoặc rất gần với các quốc gia Hồi giáo rất cực đoan như Dagestan hoặc Chechnya. Vào năm 2004 và năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin đã mời Sư tới Kalmykia, và Sư đã được Tổng thống Putin chăm sóc chu đáo tại đây. Nó đã vấp phải sự phản đối của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi Trung Quốc vẫn cáo buộc Sư là "phần tử khủng bố và ly khai" ở Khu tự trị Tây Tạng. Tiếp xúc Đông Tây Từ năm 1967, Đạt-lại Lạt-ma đã khởi hàng loạt chuyến viếng thăm, đến nay đã được 46 quốc gia. Vào mùa thu năm 1991, Sư đến thăm vùng Baltic khi nhận được lời mời của Tổng thống Litva, ông Vytautas Landsbergis, và Sư đã trở thành vị khách ngoại quốc đầu tiên đọc diễn văn tại quốc hội của Litva. Sư đã gặp Giáo hoàng Paul VI tại Vatican vào năm 1973 và Giáo hoàng John Paul II vào năm 1980 tại Roma và các năm khác là 1980, 1982, 1986, 1988 và 1990. Khi viếng thăm một ngôi trường ở Nam Đầu đã bị đất chuồi tiêu hủy trong cơn bão Morakot đầu tháng 8/2009, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu bất ngờ công bố chính phủ ông đồng ý cho Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm nạn nhân bão, mặc dù điều này có thể khiến Trung Hoa lục địa nổi giận. Bão Morakot làm thiệt mạng 670 người ở Đài Loan. Các viên chức địa phương đã mời Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm. Hành động này của Đài Loan đã diễn ra trong lúc mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đang thân thiện hơn. Đạt-lại Lạt-ma rất quan tâm, dành thời gian tới thăm và có những buổi nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Các giải thưởng Từ chuyến viếng thăm phương Tây đầu tiên của Sư vào năm 1973, một số trường đại học và viện nghiên cứu đã trao tặng Sư những Giải thưởng về Hòa bình và bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctorate Degree) để tuyên dương những tác phẩm xuất sắc của Sư viết về triết học Phật giáo, giải pháp cho những xung đột của quốc tế, vấn đề nhân quyền và môi sinh toàn cầu. Trong lần trao giải thưởng cho Đạt-lại Lạt-ma tại Ủy hội Nhân quyền Raoul Wallenberg, dân biểu Mỹ Tom Lantos đã nói: "sự đấu tranh dũng cảm của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã tạo ra một sự chú ý đặc biệt về nhân quyền và hòa bình thế giới. Sự kiên trì đấu tranh của Sư để chấm dứt khổ đau cho dân tộc Tây Tạng qua những cuộc đàm phán hòa bình và hòa giải". Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Sư vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Hoa. Trong quyết định ấy có đoạn viết: "Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng Đức Đạt-lại Lạt-ma với sự đấu tranh cho tự do cho Tây Tạng vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Sư đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, Đạt-lại Lạt-ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là nhân dân Tây Tạng. Trong lời phát biểu tại buổi lễ nhận giải, Sư đã nói:Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù (The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred). Tác phẩm Mặc dù bận rộn với nhiều công tác của chính phủ và hoằng Pháp, nhưng Đạt-lại Lạt-ma cũng dành những thời gian nhất định để viết những tác phẩm Phật học, lịch sử, tự truyện... để phổ biến những tinh túy trong giáo lý của Phật Đà. Khởi viết cuốn Đất nước tôi và Nhân dân tôi (My Land and My People) vào năm 1964 sau khi Sư đến tị nạn tại Ấn Độ, tính đến nay đã có trên 50 tác phẩm các loại, do chính ngài tự tay viết hoặc do đệ tử ghi chép những bài giảng của Sư hoặc họ viết về ngài. Đáng chú ý trong số tác phẩm này là: Mở Huệ Nhãn (The opening of the Wisdom eye, xuất bản năm 1972); Phật giáo Tây Tạng (The Buddhism of Tibet, xb năm 1975); Biển của Trí Huệ (Ocean of Wisdom, xb tháng 2 năm 1990); Dalai Lama: Chính sách của Lòng Từ (The Dalai Lama: A Policy of Kindness, xb năm 1990); Tự do nơi lưu đày (Free in Exile, xb năm 1991); Ý nghĩa của cuộc sống (The meaning of Life, xb năm 1992); Tia sáng trong bóng đêm (Flash of Lightning in the Dark of Night, xb năm 1994); Cuộc đối thoại về trách nhiệm chung và giáo dục (Dialogues on Universal Responsibility and Education, xb năm 1995); Sức mạnh của lòng từ bi (The power of compassion, xb năm 1995); Con đường giác ngộ (The Path of Enlightenment, xb năm 1995); Bạo lực và Lòng từ bi-Sức mạnh của Phật giáo (Violence and Compassion/ Power of Buddhism, xb năm 1995); Chữa lành cơn thịnh nộ: Sức mạnh của sự kiên nhẫn từ cách nhìn của Phật tử (Healing Anger: The Power of Patience from a Buddhist Perspective, xb tháng 3 năm 1997); Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths, xb năm 1998); Nghệ thuật hạnh phúc (The art of Happiness, xb năm 1998); Thời luân Đát-đặc-la (KALACHAKRA TANTRA, Xb 1999); Ý Nghĩa cuộc cuộc sống (THE MEANING OF LIFE, Xb 1999); Khoa học Tâm Linh, Cuộc đối thoại Đông-Tây (MIND SCIENCE, An East-West Dialogue, xb 1999); Ngủ, mơ và chết, một cuộc khám phá của Tâm thức (SLEEPING, DREAMING, AND DYING, An Exploration of Consciousness, Xb 1999); Thế giới Phật giáo Tây Tạng, khái quát về triết lý và thực hành (THE WORLD OF TIBETAN BUDDHISM, An Overview of Its Philosophy and Practice, Xb 1999); Đạo Đức Thiên Niên Ki Mới (Ethics for the new millennium, xb tháng 8 năm 1999); Nghệ thuật của Hạnh Phúc: Sổ tay cho cuộc sống (The Art of Happiness: A Handbook for Living, xb tháng 9 năm 1999); Trí Huệ Luận (The Dalai Lama's Book of Wisdom, xb tháng 4 năm 2000); Biến đổi Tâm (Transforming the Mind, xb tháng 5 năm 2000); Các Giai Đoạn của Thiền Định (Stages of Meditation, xb tháng 3 năm 2001); Con Đường dẫn tới cuộc sống đầy ý nghiã (How to Practice: The Way to a Meaningful Life, xb tháng 5 năm 2001) Tâm hồn rộng mở: Thực Hành Từ bi trong cuộc sống hàng ngày (An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life, xb tháng 9 năm 2001); Luận về Từ Bi và Bác Ái (The Dalai Lama's Book of Love and Compassion, xb tháng 10 năm 2001); Những lời Khuyên của Thích-Ca-Mâu-Ni (Advice from Buddha Shakyamuni, xb tháng 7 năm 2002); Cốt Tủy của Hạnh Phúc: Sách Hướng dẫn cho Cách Sống (The Essence of Happiness: A Guidebook for Living xb tháng 7 năm 2002); Đường Dẫn tới sư Yên Tĩnh: Trí huệ hàng ngày (The Path to Tranquility: Daily Wisdom , xb tháng 8 năm 2002); Tỉnh Thức Luận (The Dalai Lama's Book of Awakening, xb tháng 2 năm 2003); Nghệ thuật của Hạnh Phúc trong Công Việc (The Art of Happiness at Work, xb tháng 8 năm 2005); Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử: Sự Hội Tụ của Khoa Học và Tâm Linh (The Universe in a Single Atom: The Convergence of Science and Spirituality, xb tháng 9 năm 2005); Để Thấy được Thực Sự Chính Mình (How to See Yourself As You Really Are, xb tháng 12 năm 2006); Đánh giá Ngày nay Tenzin Gyatso được coi là một biểu tượng hòa bình, một tấm gương đạo cao đức trọng nhưng trên thực tế ông từng là lãnh đạo một xã hội lạc hậu với chế độ nông nô Trung cổ và từng chống lại những cải cách xã hội của người cộng sản nhằm giải phóng nông nô, xóa bỏ các tàn dư Trung cổ để hiện đại hóa Tây Tạng. Như sự miêu tả của giáo sư Eric Sharpe thánh nhân là người suốt đời chú trọng đến việc mang lại an lạc cho con người và cuộc đời. Trong khi theo đuổi lý tưởng ấy, họ thường phải hứng chịu những trở ngại, đau đớn hoặc nguy hiểm đến sinh mạng. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 đã hiện thân cho những gì đã được miêu tả ấy. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đạt-lại Lạt-ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử cao quý này. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, Sư rất lạc quan và hy vọng cho tương lai độc lập và tự do cho thế giới và xứ sở của Sư như lời Sư đã nhắc tới trong bức Thông Điệp 2000: "Thế kỷ 20 đầy xung đột và chiến tranh. Từng bước, chúng ta bảo đảm thế kỷ tới sẽ có đặc tính bất bạo động và đối thoại, là điều kiện tiên quyết để cùng hiện hữu bên nhau trong hòa bình". "Xã hội nào cũng có những khác biệt và xung đột. Tuy vậy, chúng ta cần phát triển niềm tin tưởng rằng: đối thoại và tình bạn là một đường lối chính chắn để tránh bạo động. Trước thiên kỷ mới, điều mọi người cần thực hiện là tăng cường tinh thần trách nhiệm đối với quốc tế". Danh ngôn Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng. Theo quan điểm Phật giáo thì quan hệ giữa nam với nam, giữa nữ với nữ là những hành vi tình dục sai trái. Còn theo quan điểm của xã hội, quan hệ đồng giới mà có sự đồng tình của cả hai người thì có thể có lợi, mang đến niềm vui cho nhau, và vô hại. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ. Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. Xin lỗi trước truyền thông Ngày 10/4/2023, Đạt-lại Lạt-ma 14 đã có lời xin lỗi trên Twitter sau khi đoạn phim cho thấy ông yêu cầu một cậu bé “mút lưỡi” tại một sự kiện công cộng. Đoạn video có 1 triệu lượt xem trên Twitter, cũng cho thấy người đoạt giải Nobel hòa bình dường như hôn lên môi cậu bé trước sự chứng kiến của những khán giả đang vỗ tay và cười, trong khi một người đàn ông ghi lại khoảnh khắc trên điện thoại. Thông báo trên Twitter cho biết Đạt-lại Lạt-ma "thường chọc ghẹo những người mà ngài gặp một cách hồn nhiên và bông đùa, ngay cả ở nơi công cộng và trước máy quay. Ngài lấy làm tiếc về vụ việc" và “Đạt-lại Lạt-ma muốn gửi lời xin lỗi đến cậu bé và gia đình cậu, cũng như nhiều bạn bè của cậu trên khắp thế giới, vì những tổn thương mà lời nói của ông có thể đã gây ra.” Xem thêm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng Chú thích Thư mục Mary Craig (1997): Kundun, A biography of the Family of the Dalai Lama, Harper Collins Publishers, London. Roger Hicks & Ngakpa Chogyam (1984): Great Ocean, An Authories Biography of the Buddhist Monk Tenzin Gyatso His Holiness The 14th Dalai Lama, Element Books, Great Britain. Tenzin Gyatso Dalai Lama (1998): Freedom in Exile, Snow Lion Publications, New York. Thich Nguyen Tang: Phật giáo Khắp Thế giới'', http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-datlailatma.html Liên kết ngoài Trang WEB của Văn phòng của Dạt-Lai Lạt-Ma – trang WEB có nhiều bài giảng pháp được viết hay thu âm bằng Anh ngữ và Tạng ngữ Ảnh hưởng của đức Dalai Lama đối với những nhân vật nổi tiếng (Thích Quảng Bảo dịch ra tiếng Việt) Đức Dạt Lai Lạt Ma, vị sứ giả của hòa bình (của Thích Nguyên Tạng) Đức Đạt Lai Lạt Ma bị gọi là Kẻ Độc Tài Hồi Giáo? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt Người đoạt giải Nobel Hòa bình Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng Phật học Đại sư Phật giáo Nhân vật còn sống Bất bạo động Người hoạt động xã hội vì quyền động vật Người Thanh Hải Người liên quan đến quyền lợi động vật Người ủng hộ bất bạo động
15732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Scandinavia
Scandinavia
Scandinavia ( ) là một tiểu vùng ở khu vực Bắc Âu, có mối quan hệ lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ chặt chẽ. Thuật ngữ Scandinavia trong cách sử dụng địa phương bao gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Đa số các ngôn ngữ quốc gia của ba ngôn ngữ này thuộc về phương ngữ Scandinavia liên tục, và là các ngôn ngữ Bắc Đức có thể hiểu được lẫn nhau. Trong tiếng Anh, Scandinavia đôi khi cũng đề cập một cách hẹp hơn là chỉ có Bán đảo Scandinavia, hoặc rộng hơn là bao gồm Quần đảo Åland, Quần đảo Faroe, Phần Lan và Iceland. Định nghĩa rộng hơn phía trên tương tự như những gì được địa phương gọi là các nước Bắc Âu, cũng bao gồm các đảo xa của Na Uy là Svalbard và Jan Mayen cũng như Greenland, một quốc gia cấu thành trong Vương quốc Đan Mạch. Từ nguyên Tên gọi Scandinavia bắt nguồn từ phiên âm Latinh Skathinawjö của một khái niệm viết bằng ngôn ngữ Thuỵ Điển cổ. Ở đây Skathi- có nghĩa là "nguy hiểm" hoặc "thiệt hại", còn –awjö là "đảo" hoặc "bán đảo". Gộp lại, Scandinavia có thể mang nghĩa là "bán đảo nguy hiểm" hay "Nguy Đảo". "Nguy hiểm" ở đây có lẽ chỉ các dòng hải lưu bao quanh bán đảo Scandinavia. Cụm từ Scandinavia ít nhiều có quan hệ ngữ nguyên với các từ như Skåne hay Skanör (tên một vùng đất phía nam Thuỵ Điển). Cũng có người cho rằng sự "nguy hiểm" bên trên chỉ đến các bờ cát tại vùng Skanör rất nguy hiểm cho giao thông đường biển. Một số người lại cho rằng nguồn gốc của Scandinavia liên quan đến tên gọi của nữ thần Skadi (Skade) của người Bắc Âu. Thuật ngữ "người Scandinavia" cũng dùng để chỉ các dân tộc Bắc German, những người nói ngôn ngữ Scandinavia có nguồn gốc Bắc Âu cổ. Địa lý Địa lý của Scandinavia rất đa dạng. Nổi bật là các vịnh hẹp Na Uy, Dãy núi Scandinavia, vùng phẳng, thấp ở Đan Mạch, và các quần đảo của Thụy Điển và Na Uy. Thụy Điển có nhiều hồ và băng tích, còn sót lại từ thời băng hà. Khí hậu thay đổi từ bắc đến nam và từ tây sang đông; với khí hậu bờ tây hải dương (Cfb) điển hình của Tây Âu tại Đan Mạch, phần xa nhất về phía nam của Thụy Điển và dọc bờ tây của Na Uy cho tới 65°B, với hiện tượng nâng sơn làm tăng giáng thủy (<5000 mm) tại một số vùng ở tây Na Uy. Vùng trung – từ Oslo đến Stockholm – có khí hậu lục địa ẩm (Dfb), và thường chuyển thành khí hậu cận Bắc cực (Dfc) xa hơn về phía nam và khí hậu bờ tây lạnh (Cfc) dọc theo bờ tây bắc. Có một vùng nó dọc bờ bắc phía đông Mũi Bắc có khí hậu lãnh nguyên (Et) do thiếu mùa hè ấm. Dãy núi Scandinavia chặn khí ôn hòa và ẩm từ phía tây nam, do đó bắc Thụy Điển và cao nguyên Finnmarksvidda ở Na Uy có ít giáng thủy và mùa đông lạnh. Có nhiều vùng lớn ở dãy núi Scandinavia có khí hậu lãnh nguyên núi cao. Nhiệt độ ấm nhất tường được lưu lại ở Scandinavia là 38,0 °C tại Målilla (Thụy Điển). Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi lại là −52,6 °C tại Vuoggatjålme (Thụy Điển). Tháng lạnh nhất là tháng 2 năm 1985 tại Vittangi (Thụy Điển) với nhiệt độ trung bình −27,2 °C. Gió tây nam sau đó được làm ấm bởi gió foehn có thể tạo ra nhiệt độ ấm tại các vịnh hẹp Na Uy vào mùa đông; Tafjord đã đo được 17,9 °C vào tháng 1 và Sunndal 18,9 °C vào tháng 2. Lịch sử Trong quá trình Công giáo hóa và lập quốc giữa thế kỷ thứ 10 và 13, các tiểu quốc Germanvà thủ lĩnh được thống nhất thành ba quốc gia: Đan Mạch, hợp thành từ Các vùng đất của Đan Mạch (bao gồm Jutland, Sjælland và Skåneland trên bán đảo Scandinavia.) Thụy Điển, hợp thành từ Các vùng đất của Thụy Điển trên bán đảo Scandinavia (ngoại trừ các tỉnh Bohuslän, Härjedalen, Jämtland và Idre & Särna, Halland, Blekinge và Scania của Thụy Điển ngày nay, nhưng bao gồm hầu hết Phần Lan ngày nay.) Na Uy (bao gồm Bohuslän, Härjedalen, Jämtland và Idre & Särna trên bán đảo Scandinavia, và các đảo thuộc địa của nó gồm Iceland, Greenland, Quần đảo Faroe, Shetland, Orkney, Isle of Man và Hebrides.) Ba quốc gia Scandinavia năm 1387 tham gia vào Liên minh Kalmar dưới quyền nữ hoàng Margaret I của Đan Mạch. Thụy Điển rời liên minh năm 1523 dưới quyền vua Gustav Vasa. Hậu quả của việc ly khai khỏi liên minh Kalmar của Thụy Điển là nội chiến nổ ra tại Đan Mạch và Na Uy. Tiếp theo đó là cuộc cải cách Tin Lành. Khi mọi thứ đã ổn định, Viện cơ mật Na Uy bị phá bỏ-nó được tập hợp lần cuối vào năm 1537. Một liên minh cá nhân, tham gia bởi các vương quốc Đan Mạch và Na Uy năm 1536, kéo dài đến năm. Ba nước thừa kế độc lập sau đó được thành lập từ liên minh không bình đẳng này: Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Biên giới giữa ba nước có hình dạng như bây giờ kể từ giữa thế kỷ 17: Năm 1645 Hiệp ước Brömsebro, Đan Mạch–Na Uy nhượng các tỉnh của Na Uy gồm Jämtland, Härjedalen và Idre & Särna, cũng như các đảo tại biển Baltic Sea gồm Gotland và Ösel (Estonia) cho Thụy Điển. Hiệp ước Roskilde, được ký vào năm 1658, bắt Đan Mạch–Na Uy nhượng các tỉn của Đan Mạch gồm Scania, Blekinge, Halland, Bornholm và các tỉnh của Na Uy gồm Båhuslen và Trøndelag cho Thụy Điển. Hòa ước Copenhagen bắt Thụy Điển trả Bornholm và Trøndelag cho Đan Mạch–Na Uy, và từ bỏ yêu sách nhận chủ quyền hòn đảo Funen. Ở phía đông, Phần Lan, từng là một phần được sáp nhật hoàn toàn vào Thụy Điển từ thời Trung cổ cho tới chiến tranh Napoleon, khi nó nhượng lại cho Nga. Mặc dù có nhiều cuộc chiến kể từ khi ba quốc gia thành lập, Scandinavia đã luôn đóng cửa về mặt chính trị và văn hóa. Sự tương đồng trong quốc kỳ các nước Scandinavia Điểm đặc biệt đáng chú ý là các cờ đều có chung hình thập tự gọi là thập tự Scandinavia, bắt nguồn từ quốc kỳ của nước Đan Mạch. Xem thêm Bán đảo Scandinavia Dãy núi Scandinavia Bắc Âu Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Hội đồng Bắc Âu – trang web hợp tác chính thức ở khu vực Bắc Âu Nordregio – trang web do Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu thành lập vifanord – amột thư viện kỹ thuật số cung cấp thông tin khoa học về các nước Bắc Âu và Baltic cũng như toàn bộ khu vực Baltic Expat Scandinavia – Trang web với thông tin hữu ích cho người nước ngoài ở Scandinavia. Địa lý Bắc Âu Vùng của châu Âu
15741
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20h%E1%BB%8Dc%29
Công (vật lý học)
Công được định nghĩa là hành động được thực hiện trên một đối tượng, gây ra một lực làm dịch chuyển đối tượng đó. Trong vật lý, công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của lực. Chỉ có thành phần của lực theo phương chuyển động ở điểm đó thì mới gây ra công. Khái niệm công được đề ra đầu tiên vào năm 1826 bởi nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave de Coriolis. Đơn vị Đơn vị SI của công là joule (J), được định nghĩa là công thực hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài một mét. Đơn vị tương đương là newton-mét (N.m) cũng được sử dụng thỉnh thoảng, nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn với đơn vị newton-mét dùng cho Mô men. Các đơn vị không phải SI của công bao gồm erg, foot-pound, foot-poundal, và litre-atmosphere. Những đơn vị khác là mã lực, therm, BTU và Ca-lo. Điều quan trọng phải nhớ là nhiệt lượng và công có cùng đơn vị đo. Nhiệt năng không được xem xét như là một dạng công, vì năng lượng được truyền cho sự rung của các phân tử chứ không phải là sự dịch chuyển vĩ mô. Tuy nhiên, nhiệt lượng có thể gây ra công bởi sự giãn nở khí trong một xi-lanh như là trong động cơ của xe hơi. Tính toán toán học Tính toán công như là "lực nhân đoạn thẳng đi được" chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp đơn giản mô tả ở trên. Nếu lực biến thiên, nếu vật chuyển động theo một đường cong, có thể là quay, thì chỉ có phần quỹ đạo của điểm tác dụng lực mới tạo nên công, và chỉ có thành phần của lực song song với phương vận tốc của điểm đó của lực mới gây nên công (công dương khi cùng hướng với vận tốc, âm khi ngược hướng). Thành phần này của lực có thể mô tả như một đại lượng vô hướng gọi là thành phần lực tiếp tuyến (, với là góc giữa vectơ lực và vận tốc). Và sau đây là định nghĩa chung của công: Công của lực là tích phân đường của thành phần lực tiếp tuyến theo quỹ đạo của điểm tác dụng lực. Lực và độ dời Nếu một lực không đổi theo thời gian tác dụng lên một vật làm vật dịch chuyển tịnh tiến một vectơ độ dời , thì công thực hiện của lực lên vật là tích vô hướng của các vectơ và : (1) với là góc giữa vectơ lực và vectơ độ dời. Khi mà độ lớn và hướng của lực không đổi, quỹ đạo của vật có thể theo bất kỳ hình dạng nào: công thực hiện là độc lập với quỹ đạo và được xác định bởi chỉ một vectơ độ dời tổng cộng . Một ví dụ dễ thấy là công thực hiện bởi trọng lực - xem hình. Vật rơi xuống theo một đường cong, nhưng công được tính từ , nó cho một kết quả quen thuộc . Nếu lực gây ra (hay ảnh hưởng) đến sự quay của vật, hay vật không rắn, thì độ dời của điểm mà lực tác dụng được dùng để tính công. Trong trường hợp lực thay đổi theo thời gian, phương trình (1) không thể áp dụng được nữa. Nhưng khả dụng nếu chia chuyển động thành nhiều bước nhỏ, đến mức lực có thể coi xấp xỉ là hằng số trong mỗi bước, và công tổng cộng sẽ là tổng công các bước. Điều này sẽ trả lại một kết quả xấp xỉ, mà nó có thể được cải thiện khi chia nhỏ các bước hơn nữa (vi phân). Và kết quả chính xác thu được là giới hạn toán học của quá trình này, dẫn đến định nghĩa dưới đây. Định nghĩa chung cho công cơ học được cho bởi tích phân đường sau đây: (2) với: là quỹ đạo của điểm đặt lực; là vectơ lực; là vectơ vị trí; và là vận tốc của nó. Phương trình (2) giải thích làm sao một lực khác không có thể thực hiện công bằng không. Trường hợp đơn giản nhất là lực luôn vuông góc với phương chuyển động, tạo nên một tích phân luôn bằng không. Nó xảy ra khi vật chuyển động tròn. Tuy nhiên, kể cả khi nếu tích phân thỉnh thoảng có một giá trị khác không, nó vẫn có thể tích phân ra không nếu thỉnh thoảng nó dương và thỉnh thoảng nó âm. Sự hiện diện của lực khác không tạo công bằng không minh họa sự khác nhau giữa công và đại lượng liên quan, xung lượng, nó là tích phân của lực theo thời gian. Xung lượng đo sự thay đổi động lượng của vật, một đại lượng vectơ có hướng, trong khi công chỉ phụ thuộc độ lớn của vận tốc. Ví dụ như là một vật chuyển động tròn đều chuyển động được một nửa vòng, thì lực hướng tâm của nó không gây công, nhưng nó tạo một xung lượng khác không. Mô men và sự quay Công thực hiện bởi một mô men lực có thể được tính theo cách tương tự, như là một lực có độ lớn không đổi tác động vuông góc lên một cánh tay đòn. Tích phân tại phương trình (2) cho chiều dài quỹ đạo của điểm đặt lực là cung tròn . Tuy nhiên, cung tròn có thể được tính từ góc quay (đo bằng radian) như là , và tích bằng với mô men . Như vậy, công còn được tính như sau: với là vectơ mô men tác động vào vật; là vectơ góc quay của vật quay; và là vectơ vận tốc góc của vật quay. Công và động năng Theo định lý công-động năng, nếu một hay nhiều ngoại lực tác động lên một vật rắn, làm cho động năng của nó biến thiên từ đến , thì công thực hiện bởi hợp tất cả các lực bằng với độ biến thiên động năng. Trong chuyển động tịnh tiến, định lý có thể mô tả như sau: với m là khối lượng của vật và v là vận tốc của nó. Định lý có thể dễ dàng chứng minh cho trường hợp lực tác dụng theo phương chuyển động theo một đường thẳng. Cho những trường hợp phức tạp hơn, ví dụ như một quỹ đạo cong hay lực biến đổi (hay cả hai), chúng ta có thể sử dụng tích phân để lấy kết quả tương đương. Trong cơ học vật rắn, một công thức tính công có thể biến đổi thì động năng bằng cách sử dụng tích phân bậc nhất của định luật 2 Newton. Để thấy được điều này, hãy khảo sát 1 vật P chuyển động theo một quỹ đạo với một lực tác động lên đó. Định luật 2 Newton cung cấp mối quan hệ giữa lực và gia tốc của vật: với m là khối lượng của vật. Nhân vô hướng vận tốc của vật cho mỗi vế của định luật 2 Newton: Tích phân từ điểm đến điểm ta có: Vế trái của phương trình là công của lực tác động lên vật dọc theo quỹ đạo từ thời điểm đến thời điểm . Nó còn có thể được viết: Tích phân này được tính dọc theo quỹ đạo của vật và do đó phụ thuộc vào quỹ đạo. Vế phải của phương trình tích phân bậc nhất định luật 2 Newton có thể được đơn giản khi sử dụng biểu thức sau: Biểu thức trên có thể tích phân dễ dàng để chuyển thành động năng: với động năng của vật được định nghĩa như sau: Và kết quả là định lý công-động năng cho vật rắn chuyển động: Công và công suất Tốc độ công thực hiện bởi một lực (đo bằng joule/giây, hay là watt) là tích vô hướng của một lực (một vectơ) với lại tốc độ thay đổi vectơ độ dời, hay là vectơ vận tốc của điểm đặt lực. Phép nhân vô hướng này giữa lực và vận tốc này được gọi là công suất tức thời. Cũng như là vận tốc có thể được tích phân theo thời gian để ra quãng đường, thì theo cơ bản của định lý tích phân, tổng công dọc theo một quỹ đạo là tích phân theo thời gian của công suất tức thời tác động dọc theo quỹ đạo của điểm đặt lực. Hệ quy chiếu Công thực hiện bởi lực tác động vào một vật phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì độ dời và vận tốc là phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà trong đó chúng ta khảo sát. Độ biến thiên động năng cũng phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì động năng là một hàm theo vận tốc. Tuy nhiên, bỏ qua cách chọn hệ quy chiếu, định luật công-động năng vẫn đúng và công thực hiện vẫn bằng độ biến thiên động năng. Xem thêm Động năng Năng lượng Công suất Lực Tham khảo Cơ học Cơ học cổ điển Năng lượng Đại lượng vật lý Kỹ thuật cơ khí Khái niệm vật lý
15766
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c%20Phi
Nhạc Phi
Nhạc Phi (24 tháng 3 năm 1103 – 28 tháng 1 năm 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 2 lần bắc phạt nước Liêu trong năm 1122, 6 lần bắc phạt nước Đại Tề (quốc gia vùng đệm giữa Tống và Kim do Kim hậu thuẫn) và nước Kim vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141. Tổng cộng 126 trận chiến mà ông đã đánh với quân Liêu, Đại Tề, Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa đời sau luôn lấy Nhạc Phi làm tấm gương, xem ông là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Cùng với Triệu Đỉnh, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, ông là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại. Tuy nhiên sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay liệu đã đầy đủ? Bởi vì sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay đều do con trai Nhạc Lâm và cháu nội Nhạc Kha của Nhạc Phi đã tìm lại được sự thật lịch sử của Nhạc Phi (thông qua những hậu duệ của các thuộc tướng của Nhạc Phi và thông qua những hậu duệ của các viên tướng nước Kim từng bị Nhạc Phi đánh bại ngày xưa kể lại) và biên soạn lại, trình vua Tống Ninh Tông vào năm 1203 (nguyên do Tần Cối ngày trước đó đã cướp lấy, đã xóa bỏ mọi chiến công của Nhạc Phi, thiêu hủy mọi tài liệu về Nhạc Phi). Thuở ban đầu Nhạc Phi, tên lúc nhỏ là Nhạc Ngũ Lang, tự Bằng Cử (), thuỵ hiệu Vũ Mục (), Trung Vũ (); sinh ngày 15 tháng 2 năm Qúy Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Tuất tức 27 tháng 1 năm 1142 thời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông ở Sơn Đông. Tuy nhiên tổ tiên thế hệ thứ tư của ông là Nhạc Hoán (岳渙) đã từng phục vụ cho triều đình Trung Quốc như một lệnh sứ (令使) (về cơ bản là một chức quan cấp thấp). Đến đời ông kỵ của Nhạc Phi thì di dời từ Sơn Đông sang Thang Âm, Tương Châu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Cha của Nhạc Phi là Nhạc Hòa (岳和) tính tình đôn hậu, sống tằn tiện, làm nghề nông để hay giúp đỡ người nghèo khó. Mẹ ông là Diêu thị, nổi tiếng với điển tích "Tận Trung Báo Quốc". Nhạc Phi sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam vào ngày 15 tháng 2 năm Qúy Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời vua Tống Huy Tông. Theo Tống sử, ông được đặt tên là "Phi", nghĩa là bay, vì khi ông sinh ra có một con chim lớn như thiên nga đậu trên nóc nhà. Sinh chưa đầy tháng thi gặp thuỷ tai, mẹ ông là phu nhân Diêu thị ẵm ông ngồi trong cái chum lớn, lướt trên sóng to, tấp vào bờ nên khỏi chết. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi. Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên (岳翻). Cha của Nhạc Phi đã sử dụng mảnh đất của gia đình mình cho các nỗ lực nhân đạo, nhưng sau khi nó bị lũ lụt phá hủy, cậu bé Nhạc Phi buộc phải giúp cha mình làm việc trên cánh đồng để tồn tại. Nhạc Phi nhận phần lớn giáo dục từ cha mình. Nhạc Phi lúc nhỏ chuộng điều khí tiết, thâm trầm, sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, hay giúp đỡ bà con trong vùng, yêu thích sách về thời Xuân Thu và binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông lại có sức khoẻ, có thể dương cung nặng 300 cân, nỏ nặng 8 thạch. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, trở thành người sử dụng được nhiều loại binh khí. Đặc biệt tài dùng thương thuật của ông được tiếng là "Vô địch toàn huyện". Chu Đồng mất, mỗi khi đến ngày rằm và mồng một, ông đến tế mộ thầy. Nhưng cha ông lại khuyên bảo ông rằng: "Con thương nhớ Chu sư phụ, cha không trách, nhưng nếu chỉ thương tiếc mà thôi, không lập công danh để trả ân khó nhọc người đã dạy dỗ con, có đáng không?" Với bản tính chăm chỉ, thông minh, ông đã sáng tạo ra một bộ quyền pháp nổi tiếng mà dân gia gọi là "Nhạc gia quyền". Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế) hủ bại, tộc Nữ Chân do Hoàn Nhan A Cốt Đả lãnh đạo nổi dậy chống lại nước Liêu từ năm 1114. Năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả lập ra nước Kim, tức là đất nước "vàng", liên tục đánh bại quân đội nước Liêu. Thấy Đả Thảo Cốc kỵ binh của nước Liêu vẫn hay cướp bóc Quan Nam của nhà Tống, vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) muốn lợi dụng dịp nước Kim đang liên tục đánh phá nước Liêu, nghe Đồng Quán xúi giục, ký hết Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) với nước Kim vào năm 1118, cùng Kim đánh Liêu để trả thù mối nhục Tống - Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù quân Liêu, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Cùng năm 1118 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 15 tuổi thì cưới vợ họ Lưu (còn gọi là Lưu thị). Sang năm sau 1119, Lưu thị sinh cho Nhạc Phi đứa con trai đầu lòng, được Nhạc Phi đặt tên là . Sang năm 1120, Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) giữa nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ) mới có đầy đủ những nội dung như sau: Tống – Kim đều tự tiến quân đánh Liêu, trong đó quân Kim đánh lấy Thượng Kinh (nay là phía nam trấn Lâm Đông, kỳ Ba Lâm Tả, khu tự trị Nội Mông Cổ) cùng Đại Định phủ, tức Trung Kinh (nay là hương Đại Minh, trấn Thiên Nghĩa, huyện Ninh Thành, địa cấp thị Xích Phong, Liêu Ninh) của Liêu. Quân Tống đánh lấy Đại Đồng phủ tức Tây Kinh (nay là Đại Đồng, Sơn Tây) và Tích Tân phủ tức Nam Kinh (nay là Bắc Kinh). Sau khi Tống đáp ứng diệt Liêu, sẽ chuyển khoản tiền nộp cho Liêu theo Hòa ước Thiền Uyên năm 1005 sang nộp cho Kim. Kim đáp ứng đem 16 châu Yên, Vân trả lại cho Tống. Không lâu sau, Nhạc Phi giao phó việc nhà cho Lưu thị rồi tòng quân đi bắc phạt nước Liêu. Sự nghiệp Dưới quyền Lưu Cáp, cùng nước Kim bắc phạt nước Liêu, bị nước Kim quay lại tấn công Năm 1122 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân cho Trần thủ Tuyên Định là Lưu Cáp. Nhờ giỏi bắn cung tên nên ông được bổ nhiệm làm Thừa Tiết Lang, Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh của nước Liêu đều đã bị quân Kim đánh hạ, tháng 3 năm 1122, vua Liêu Thiên Tộ Đế bị quân Kim đánh đuổi đến Giáp Sơn. Quân Kim sau đó đánh hạ luôn Tây Kinh của nước Liêu. Gia Luật Đại Thạch lập Gia Luật Thuần lên ngôi vua ở Nam Kinh (Yên Kinh), tức là vua Liêu Tuyên Tông, lập ra nước Bắc Liêu. Tháng 5 năm 1122, Nhạc Phi tham gia vào liên quân nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả) diệt Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế), tham gia chiến dịch Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Khi đó đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng theo Nhạc Phi bắc phạt nước Liêu. Lưu Cáp và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh sau đó hợp quân với Đồng Quán (khi đó Đồng Quán cùng Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế vừa đánh dẹp xong khởi nghĩa của Phương Lạp ở Giang Nam vào năm 1121) đi đánh Liêu. Trong quá trình đó, quân Tống viễn chinh đã phá bỏ cánh rừng phòng thủ dọc biên giới Tống – Liêu. Vì bất tài, quân đội Hà Bắc lại quen cảnh "võ bị giai phế", nên chỉ vài ngàn quân Liêu mà quân Tống của Đồng Quán vẫn không chiếm nổi Nam Kinh nước Liêu hay còn gọi là Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), bị quân Liêu đánh bại. Chủ tướng của Nhạc Phi là Lưu Cáp cùng Nhạc Phi phải đi cầu cứu quân Kim. U Châu mấy chốc lại tràn đầy chiến sự giữa quân Tống và tàn quân Liêu. Sau đó Đồng Quán phải rút quân Tống (trong đó có quân đội của Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh. Khi Lưu Cáp và Nhạc Phi tới doanh trại quân Kim, Niêm Hãn không tiếc lời sỉ nhục người Tống. Người Nữ Chân trong doanh trại ai ai khinh thường nhà Tống có mười vạn quân hơn mà không đánh nổi quân Liêu, chê cười nhà Tống yếu ớt. Lưu Cáp và Nhạc Phi thấy khó chịu nên phải quay về Biện Kinh tay không. Tháng 6 năm 1122 vua Liêu Tuyên Tông qua đời ở Nam Kinh (Yên Kinh, Hoàng hậu là Tiêu Phổ Hiền Nữ lên làm nhiếp chính. Mùa thu năm 1122 Đồng Quán tiếp tục dẫn quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) từ Biện Kinh đi đánh Nam Kinh (Yên Kinh). Nhưng Đồng Quán lại bị quân Liêu của Tiêu Phổ Hiền Nữ đánh bại. Đồng Quán lại lui quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh. Không bao lâu, cuối năm 1122, do phải chịu tang cha là Nhạc Hòa, Nhạc Phi thoái ngũ về quê Thang Âm (nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam) để giữ đạo hiếu. Ở Trung Quốc thời phong kiến, luật pháp yêu cầu một người phải tạm thời nghỉ việc khi cha mẹ họ qua đời để họ có thể theo dõi thời gian để tang theo phong tục. Nhạc Phi sẽ phải để tang cái chết của cha mình trong ba năm (36 tháng). Trong thời gian này, ông sẽ mặc áo tang thô, đội mũ lưỡi trai và đi dép lê, đồng thời kiêng mặc quần áo bằng lụa. Vua Tống Huy Tông cuối cùng phải thỉnh quân Kim đánh hạ Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu. Tháng 2 năm 1123 quân Kim do vua Kim Thái Tổ chỉ huy đánh chiếm Nam Kinh (Yên Kinh) nước Liêu. Tiêu Phổ Hiền Nữ cùng Gia Luật Đại Thạch chạy đến nơi của vua Liêu Thiên Tộ Đế. Tiêu Phổ Hiền Nữ bị vua Liêu Thiên Tộ Đế giết nhưng Gia Luật Đại Thạch thì được tha. Quân Tống đánh Liêu thường thất bại, quân Kim thì thuận lợi đã hạ được cả Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh, Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của nước Liêu. Phía nước Kim sau đó chỉ trích phía nhà Tống không thực hiện lời hứa "đánh lấy Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu", nên nước Kim cự tuyệt trả lại 16 châu Yên, Vân. Trải qua thương lượng, Đồng Quán chấp nhận bỏ ra 20 vạn lạng bạc, 30 vạn xúc lụa, còn nạp 100 vạn quan thay cho tiền tô của Nam Kinh (Yên Kinh), nước Kim mới giao trả 6 châu (Cảnh, Đàn, Dịch, Trác, Kế, Thuận) cùng Nam Kinh (Yên Kinh) cho nhà Tống. Quân Kim lấy hết tài vật và nhân khẩu đi khỏi Nam Kinh (Yên Kinh), để lại 1 tòa thành rỗng. Sự sụp đổ chóng vánh của nước Liêu dẫn đến nhiều hơn các cuộc đàm phán giữa hai phe Tống và Kim. Thành công về mặt quân sự và quyền kiểm soát Yên Vân thập lục châu mang lại cho người Kim lợi thế trên bàn đàm phán. Vua Kim Thái Tổ ngày càng thất vọng khi nhận ra rằng nhà Tống vẫn có ý định chiếm hầu hết các châu quận, mặc cho những thất bại quân sự của họ. Mùa xuân năm 1123, hai bên Tống - Kim cuối cùng đã cùng nhau thiết lập các điều khoản trong bản hiệp ước Tống – Kim đầu tiên. Chỉ có bảy châu (bao gồm cả Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh) được trả lại cho nhà Tống, và nhà Tống sẽ phải cống nạp hàng năm 30 vạn tấm lụa và 20 vạn lượng bạc cho nhà Kim, cũng như phải chịu khoản thanh toán một lần 100 vạn quan tiền đồng để bồi thường cho người Kim doanh thu thuế mà họ đáng lẽ sẽ kiếm được nếu không trả lại các châu. Tháng 5 năm 1123 Đồng Quán, Thái Du dẫn quân Tống. Tuy nhiên lúc đó thì người Kim đã cướp bóc sạch sành sanh Nam Kinh (Yên Kinh) và đã bắt hết dân chúng Nam Kinh (Yên Kinh) về phương bắc, nên Nam Kinh (Yên Kinh) và 6 châu trong số 16 Yên Vân trở nên hoang tàn. Đồng Quán và Thái Du dẫn quân Tống, bao gồm quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh quay về Biện Kinh, nói dối rằng nhân dân Nam Kinh (Yên Kinh) từ già đến trẻ ra phủ phục hai bên đường đốt hương lạy mừng. Vua Tống Huy Tông mừng lắm, phong Đồng Quán làm Từ Dự quốc công, Thái Du làm Thiếu sư, tuyên bố đổi Nam Kinh (Yên Kinh) làm Yên Sơn phủ. Cùng tháng 5 năm 1123 Gia Luật Nhã Ý tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Thần Tông. Khoảng thời gian này, vua Tống Huy Tông cũng ngầm kêu gọi người Khiết Đan phản nước Kim hàng nhà Tống. Tướng Trương Giác người Khiết Đan ở Bình Châu từng theo nước Kim nay phản nước Kim hàng nhà Tống, quy phục cả một khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống. Tháng 9 năm 1123 vua Kim Thái Tổ qua đời sau khi bị chiến tranh liên miên vắt kiệt sức lực, em trai là Hoàn Nhan Thịnh kế vị, tức là vua Kim Thái Tông. Tháng 10 năm 1123 vua Liêu Thần Tông bị quân Kim giết. Gia Luật Truật Liệt lại tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Anh Tông. Tháng 11 năm 1123 vua Liêu Anh Tông bị quân Kim giết chết. Bắc Liêu bị diệt vong. Vua Kim Hi Tông lo xong Bắc Liêu thì phái quân tấn công Trương Giác - người Khiết Đan đã dâng khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống, nhưng Trương Giác có kỵ binh Khiết Đan và viện quân Tống nên đánh bại quân Kim. Quân Kim dồn quân đánh nốt, khiến cho nhà Tống khuynh đảo. Rốt cuộc để yên bề biên cương, cuối năm 1123, vua Tống Huy Tông trảm Trương Giác rồi cầu an với quân Kim. Tống - Kim từ đó đã không còn quan hệ tốt đẹp, bản thân vua Kim Thái Tông thấy nhà Tống đã suy yếu, cũng đã muốn xâm lược đến nơi. Năm 1124, các quan chức nhà Tống càng khiến nước Kim tức giận khi yêu cầu nhượng lại 9 châu biên giới. Vua Kim Thái Tông tỏ ra do dự, nhưng Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng đã kịch liệt phản đối, quyết không giao thêm lãnh thổ. Dù vua Kim Thái Tông quyết định trả lại hai châu, nhưng các nhà lãnh đạo nước Kim cũng đã sẵn sàng tấn công nhà Tống - nước láng giềng phía nam của họ. Trước khi tiến hành xâm lược nhà Tống, nước Kim kí kết một thỏa thuận hòa bình với nước láng giềng phía tây là Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông) cùng năm 1124. Do không thuyết phục được vua Liêu Thiên Tộ Đế, trong năm 1124 Gia Luật Đại Thạch dẫn quân Khiết Đan của mình đến Khả Đôn (Kedun) lập ra nước Tây Liêu. Cuối mùa xuân năm 1125, sau 27 tháng chịu tang cha tại quê nhà, Nhạc Phi 22 tuổi quay lại tòng quân trong quân đội của Lưu Cáp để tiếp tục phụng sự đất nước. Vương Quý và Từ Khánh vẫn chung một đội với ông. Quân Kim do Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy sau đó đánh bại vua Liêu Thiên Tộ Đế (Gia Luật Diên Hi), tràn vào quan ải, bắt vua Liêu Thiên Tộ Đế ở Ứng Châu, gần vùng sa mạc Ordos, và giải vua Liêu Thiên Tộ Đế sang nước Kim vào tháng 3 năm 1125. Triều Liêu diệt vong (nhưng vẫn còn nước Tây Liêu do vua Liêu Đức Tông Gia Luật Đại Thạch lập ra để duy trì hương hỏa cho nước Đại Liêu). Quân Tống không thể giữ Yên Sơn phủ (Yên Kinh), để cho người Nữ Chân nước Kim chiếm đoạt, lại bị khinh thường. Tuy có 6 châu huyện của Yên Vân đã được Kim chuyển giao cho nhà Tống, nhưng sau khi diệt xong nước Liêu, vua Kim Thái Tông lại suy nghĩ tới việc Nam chinh Đại Tống. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim mới nổi lên song còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, sẵn sàng xâm lược nhà Tống. Trong triều đình Bắc Tống bấy giờ có 6 tên gian thần lộng quyền (hậu thế gọi là Lục tặc Bắc Tống) gồm Thái Kinh, Đồng Quán, Vương Phủ, Lương Sư Thành, Lý Ngạn và Chu Miễn. Thừa thế diệt Liêu, cộng thêm sự biến Bình Châu của Trương Giác vào năm 1123 khiến các hàng tướng của nước Liêu đều hàng nước Kim, tháng 11 năm 1125 vua Kim Thái Tông phái quân do Tà Dã, Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy rầm rộ xâm lăng nhà Tống. Không phải đối mặt với cánh rừng phòng thủ biên giới Tống - Liêu (đã bị quân Tống phá bỏ vào năm 1122), quân Kim hành quân nhanh chóng qua đồng bằng Hoa Bắc nhà Tống. Quân Kim học hỏi cả Liêu và Tống rất nhanh nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ phía bắc nhà Tống bị quân Kim chiếm lĩnh trong vòng chốc lát, chỉ còn hai thành Thái Nguyên và Đại Đồng là ngoan cường chống trả. Sau khi tái nhập ngũ, Nhạc Phi đã chiến đấu để trấn áp các cuộc nổi loạn của các lãnh chúa địa phương đang cướp bóc ở miền bắc nhà Tống. Các cuộc nổi dậy địa phương đã chuyển các nguồn lực cần thiết ra khỏi cuộc chiến của nhà Tống chống lại nước Kim. Lưu Cáp cùng Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh dẫn quân Tống từ Tuyên Định ra nghênh chiến với một cánh quân Kim đang muốn vượt sông Hoàng Hà áp sát Biện Kinh. Cánh quân Kim này bị đánh bại nên rút lui. Lưu Cáp chia quân cho Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đến chi viện cho kinh đô Biện Kinh, còn bản thân Lưu Cáp dẫn toán quân Tống còn lại đi truy kích cánh quân Kim đã bị đánh lui kia. Không may Lưu Cáp bị trúng mai phục của quân Kim và bị đánh bại. Sau đó không rõ tung tích của Lưu Cáp. Khi đó Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đã dẫn toán quân Tống vào trong thành Biện Kinh. Làm hộ vệ cho Triệu Cấu và gia nhập quân Cần vương của Triệu Cấu Tháng 1 năm 1126 vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) phải nhường ngôi cho Triệu Hoàn lên làm vua nhà Tống, tức là vua Tống Khâm Tông, rồi Thượng hoàng Tống Huy Tông nhanh chân chạy về Nam. Gian thần Đồng Quán chống lệnh vua Tống Khâm Tông, không ở lại giữ Biện Kinh mà chạy theo Thượng hoàng Tống Huy Tông, còn dùng cung nỏ bắt chết tướng sĩ ngăn cản Thượng hoàng Tống Huy Tông về nam. Vua Tống Khâm Tông giận giữ, sai người bắt giam Đồng Quán. Thượng hoàng Tống Huy Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Vua Tống Khâm Tông sau đó giết chết gian thần Lương Sư Thành khi ông này chuẩn bị đi sứ nước Kim. Khi đó Hà Bắc cùng Hà Nam nhà Tống đang bị quân Kim tàn phá nặng nề. Sức ép của quân Kim ngày càng lớn. Vua Tống Khâm Tông buộc phải trọng dụng viên tướng phe chủ chiến là Lý Cương để ngăn địch. Lúc đó nhiều người dâng sớ xin trị tội các gian thần Vương Phủ, cha con của Thái Kinh, Thái Tiêu, Thái Du, Đồng Quán, Lý Ngạn, Chu Miễn hại nước hại dân. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh bắt giết thêm hai gian Lý Ngạn, Chu Miễn, và lưu đày các gian thần Vương Phủ, Đồng Quán, các con của Thái Kinh và Thái Kinh. Lý Cương sai người giết gian thần Vương Phủ ở nơi lưu đày là Vĩnh Châu (nay là Linh Lăng, Hồ Nam). Các đại thần nhà Tống tiếp tục tố cáo và đòi vua Tống Khâm Tông giết bọn Thái Kinh và Đồng Quán. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh cho người đuổi theo giết gian thần Đồng Quán giữa đường đi đày Anh Châu và giết hai con của Thái Kinh là Thái Tiêu, Thái Du. Riêng gian thần Thái Kinh được ban đặc ân, chỉ bị biếm đi đày ở Lĩnh Nam. Bên cạnh Thái Kinh khi đó còn 3 sủng cơ rất đẹp là Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị. Quân Kim vượt sông Hoàng Hà, áp sát kinh đô Biện Kinh nhà Tống, đòi nhà Tống chịu nhận làm chư hầu của nước Kim, thần phục nhà Kim; giao nộp Tể tướng phế truất và một hoàng thân nhà Tống làm tù binh; nhượng hết các châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn; và bồi thường 50 triệu lượng bạc, 5 triệu lượng vàng, 1 triệu tấm lụa, 1 triệu tấm sa tanh, 10.000 ngựa, 10.000 gia súc, 1.000 lạc đà cho nước Kim. Khoản phí kể trên có giá trị bằng khoảng 180 năm nhà Tống cống nạp cho nước Kim từ năm 1123. Khi triển vọng về một lực lượng viện binh cứu trợ đã cạn kiệt, đấu đá nội bộ bắt đầu nổ ra trong triều đình nhà Tống giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa. Những người thuộc phe chủ chiến như Lý Cương tập trung vào ý tưởng bám trụ tại các vị trí phòng thủ cho tới khi quân tiếp viện đến và nguồn cung của người Kim dần cạn kiệt. Tuy nhiên quân Tống do Diêu Bình Trọng chỉ huy sau đó bại trận khi tập kích doanh trại quân Kim. Đợt tấn công thất bại buộc vua Tống Khâm Tông phải đáp ứng các yêu cầu của quân Kim, giới quan lại trong triều cũng thuyết phục vua Tống Khâm Tông tiến hành thỏa thuận với người Kim. Khi đó Tần Cối thuộc phe chủ chiến, đề xuất bốn điều với vua Tống Khâm Tông, đại ý nói rằng không nên nhân nhượng với người Kim. Triều đình nhà Tống không trả lời Tần Cối, rồi lệnh Tần Cối cùng Trương Bang Xương thi hành việc cắt đất 3 châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn. Tần Cối cho rằng việc đó mâu thuẫn với kiến nghị ban đầu của mình, nên không muốn làm. Rồi vua Tống Khâm Tông cử Trương Bang Xương cùng Khang vương Triệu Cấu sang doanh trại quân Kim làm con tin. Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ cho Khang vương Triệu Cấu. Người Kim cho rằng Khang vương Triệu Cấu không phải là hoàng thân nhà Tống vì Khang vương tư chất thông minh, giỏi võ nghệ. Khang vương Triệu Cấu và Trương Bang Xương, Nhạc Phi sau đó được người Kim cho về. Vua Tống Khâm Tông phái Tần Cối cùng Túc vương Triệu Xu sang doanh trại Kim làm con tin. Quân Kim sau đó còn đòi nhà Tống nộp 3 mỹ nhân của Thái Kinh thì mới chịu rút quân. Vua Tống Khâm Tông bèn phái người đi bắt 3 mỹ nhân Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị giao cho quân Kim khiến Thái Kinh rất nuối tiếc và qua đời ở Đàm Châu (giữa đường đi lưu đày Lĩnh Nam) không lâu sau đó. Lục tặc nhà Bắc Tống cuối cùng cũng diệt xong. Hòa đàm thành công, người Kim dẫn Túc vương Triệu Xu của nhà Tống về phương bắc và giải vây Biện Kinh vào tháng 3 năm 1126, cho Tần Cối về Biện Kinh. Tháng 4 năm 1126, Thượng hoàng Tống Huy Tông nghe tin chiến sự đã yên thì từ Kiến Khang quay về Biện Kinh. Vua Kim Thái Tông lúc này yêu cầu nhà Tống cắt đất Thái Nguyên và gửi con tin qua Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), cộng thêm khoản chiến phí và tiền cống nộp. Vua Tống Khâm Tông bất chấp lời can gián, vẫn đáp ứng người Kim, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ nước Kim, còn có Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ. Ngột Truật thấy Triệu Cấu thì kính nể, nhưng vua Kim Thái Tông thì lo sợ, bởi Triệu Cấu hùng tâm tráng chí, khẩu khí hơn người, vua Kim Thái Tông lo sợ sau này sẽ thành đại hoạ, do đó mà có ý định giết đi. Chuyện vỡ lở, Triệu Cấu cùng Nhạc Phi và tuỳ tùng chạy về biên giới đất Tống. Gần như ngay sau đó, vua Tống Khâm Tông bội ước và điều động hai đội quân Tống đẩy lùi người Kim đang tấn công Thái Nguyên, đồng thời củng cố phòng thủ ở Trung Sơn và Hà Gian. Một binh đoàn với 9 vạn binh sĩ Tống và một binh đoàn khác với 6 vạn binh sĩ Tống đều bị quân Kim đánh bại vào tháng 6 năm 1126. Sau khi Tống Huy Tông lên làm Thượng hoàng, Cao Cầu bị thất sủng, đến tháng 5 âm lịch năm 1126 thì chết vì bệnh. Lên án nhà Tống vi phạm hiệp định và nhận thấy sự yếu kém của nhà Tống, tháng 10 năm 1126, lấy cớ nhà Tống muốn khôi phục Khiết Đan, vua Kim Thái Tông lệnh do Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy quân Kim lại rầm rộ tiến đánh nhà Tống, tàn hại dân chúng nhà Tống khắp nơi. Tháng 9 năm 1126 Thái Nguyên thất thủ trước quân Kim. Khi triều đình nhà Tống nhận tin Thái Nguyên thất thủ, các quan chức phe chủ chiến lại không được tin tưởng mà bị thay thế bằng những quan lại phe chủ hòa. Vua Tống Khâm Tông kêu gọi các nơi ra sức kháng Kim. Khi đó Trương Thúc Dạ (tướng Tống từng chiêu hàng nghĩa quân Lương Sơn của Tống Giang vào năm 1121) nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của vua Tống Khâm Tông, dẫn quân đánh lui vài cánh quân Kim rồi tiến về chi viện cho Biện Kinh. Tháng 10 âm lịch năm 1126 quân Kim chuẩn vượt sông Hoàng Hà đến đánh Biện Kinh. Vua Tống Khâm Tông kinh hãi, sai sứ đồng ý cắt thêm đất cho quân Kim. Hoàn Nhan Tông Vọng và Niêm Hãn đòi Khang vương Triệu Cấu sang làm con tin. Vua Tống Khâm Tông theo lời Vương Vân, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ đến trại quân Kim, hứa cắt đất, dâng tôn hiệu cho vua Kim có 18 chữ, gọi vua Kim là bác, vua Tống xưng cháu. Nhạc Phi tiếp tục đi theo hộ vệ cho Triệu Cấu. Đến Từ châu thì Triệu Cấu và Nhạc Phi gặp Tông Trạch. Tông Trạch khuyên Triệu Cấu hãy ở lại Từ châu vì Triệu Xu một đi không trở lại. Triệu Cấu nghe theo Tông Trạch. Sau đó Uông Bá Ngạn mời Khang vương Triệu Cấu đến Tương châu (nay thuộc Hà Nam, vùng quê của Nhạc Phi). Triệu Cấu nghe theo rồi cùng Nhạc Phi lưu lại ở đó. Khang vương Triệu Cấu xây dựng phủ đại nguyên soái ở Tương Châu và thành lập đội quân Cần vương chống Kim. Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh cũng tham gia vào đội quân Cần vương này của Khang vương Triệu Cấu. Không lâu sau, Nhạc Phi xin về quê Thang Âm thuộc Tương châu để thăm mẹ già Diêu thị. Khang vương Triệu Cấu đồng ý. Sự kiện Tĩnh Khang năm 1127 Tháng 11 âm lịch năm 1126, triều đình nhà Tống triệu tập bách quan đến điện Diên Hòa nghị sự, Phạm Tông Doãn cùng 70 người liên danh đề nghị cắt ba trấn cho quân Kim để tránh cho chúng đánh vào Biện Kinh. Tần Cối khi đó vẫn là một người yêu nước thuộc phe chủ chiến, đã cùng 36 người phản đối việc cắt đất cho nước Kim. Nhưng quân Tống lúc này bị phân tán khắp cả nước, còn quân Kim ở các nơi đều rất mạnh, nhanh chóng bao vây Biện Kinh nhà Tống lần 2 vào giữa tháng 12 năm 1126. Tuy nhiên quân Tống của Trương Thúc Dạ vẫn cố gắng chống trả các đợt tấn công của quân Kim vào Biện Kinh. Lúc này Nhạc Phi ở quê nhà tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân nhà Tống trước sự tàn bạo của quân Kim thì hết sức giận dữ. Tuy nhiên Nhạc Phi bị giằng xé giữa đi chiến đấu vì đất nước hay ở lại chăm sóc mẹ già Diêu thị. Diêu thị đã động viên ông hãy trân quý vinh dự được bản vệ đất nước. Lúc này Lưu thị sinh cho ông đứa con trai thứ hai, được ông đặt tên là Nhạc Lôi. Ngày lên đường đi tòng quân, người mẹ Diêu thị đã yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng ông bốn chữ lớn Tận trung báo quốc ("尽忠報國", nghĩa là hết lòng trung để trả ơn quốc gia) để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông. Mùa đông năm Tĩnh Khang nguyên niên đời vua Tống Khâm Tông (năm 1126), Nhạc Phi lại ra tòng quân. Đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng đi theo Nhạc Phi tòng quân lần nữa. Tuy nhiên, không lâu sau, khi đơn vị của Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh còn chưa ra tới trận tuyến thì kinh đô Biện Kinh đã mất vào tay người Kim vào tháng 1 năm 1127. Bắc Tống kể như diệt vong. Quân Kim tha hồ cướp bóc, hãm hiếp, thảm sát khắp thành Biện Kinh. Hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng hàng loạt hoàng tử, công chúa, hoàng hậu, thái hậu (trong đó có Vi Thái hậu - mẹ của Khang vương Triệu Cấu và Trịnh Thái hậu), vương phi, hoàng thân nhà Tống, quan lại nhà Tống (trong đó có vợ chồng Tần Cối - Vương thị, Trương Thúc Dạ) đều bị nước Kim bắt sang Yên Kinh nước Kim (trong đó Trương Thúc Dạ chết ở dọc đường). Sự biến Tĩnh Khang là mối hận to lớn chưa từng thấy đối triều đình và thần dân nhà Tống, và cũng là nỗi nhục hiếm thấy đối với 1 triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Sự biến Tĩnh Khang năm 1127 đã trở thành một vết xước trong cuộc đời của Nhạc Phi, nung nấu tinh thần diệt Kim của ông. Từ chối gia nhập bọn sơn tặc, tái gia nhập quân Cần vương dưới quyền Triệu Cấu Ngay sau khi không cứu kịp Biện Kinh, những anh hùng trẻ tuổi cùng làng của Nhạc Phi đều đề nghị ông và Vương Quý, Từ Khánh cùng toán quân của ông gia nhập bọn sơn tặc. Tuy nhiên, Nhạc Phi đã phản đối và yêu cầu một trong số toán quân của mình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" lên trên lưng y như ông. Bất cứ khi nào có người nói muốn gia nhập bọn sơn tặc, ông sẽ cho họ xem hình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" để họ thay đổi ý định. Kết quả Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh dẫn toán quân của mình một lần nữa gia nhập quân Cần vương của Khang vương Triệu Cấu ở Tương Châu (nay thuộc Hà Nam). Người Nữ Chân nước Kim dù đánh chiếm Biện Kinh của Bắc Tống trong sự kiện Tĩnh Khang, song họ không đủ nguồn lực để quản lý các lãnh thổ mới giành được. Thay vì trực tiếp sáp nhập, họ thành lập nên Đại Sở làm quốc gia vùng đệm, và lập cựu tể tướng Trương Bang Xương của Bắc Tống làm hoàng đế của Đại Sở vào tháng 3 âm lịch cùng năm 1127 (tức tháng 4 năm 1127). Kiến Khang, tức Nam Kinh ngày nay, trở thành kinh đô của Đại Sở. Sự ủng hộ của Nguyên Hựu thái hậu, hoàng hậu đầu tiên của vua Tống Triết Tông, được tranh thủ nhằm củng cố tính hợp pháp của chính quyền bù nhìn. Chiến lược "dùng người Hán kiềm tỏa người Hán" đã được nước Kim thực hiện như thế. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Bá Anh) Khang vương Triệu Cấu nhờ Lã Hảo Vấn giúp đỡ từ bên trong Đại Sở, chấm dứt chính quyền Đại Sở của Hoàng đế Trương Bang Xương (do người Kim lập). Trương Bang Xương quy phục Khang vương Triệu Cấu. Khang vương Triệu Cấu lên ngôi vua ở Ứng Thiên phủ (nay là Thương Khâu) vào tháng 6 cùng năm 1127, tức là vua Tống Cao Tông. Trước đó vua Tống Cao Tông từng thể hiện bản lĩnh xuất chúng trước mặt người Kim nên việc vua Tống Cao Tông lên ngôi mở ra một hi vọng cho tướng sĩ và nhân dân nhà Tống ở khắp nơi. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm Ngự tiền doanh đô thống chế. Khi đó Nhạc Phi đứng dưới quyền quản lý của Tuấn. Dưới quyền Nhạc Phi khi đó có Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến, dần dần hình thành nên Nhạc gia quân - quân đội riêng của Nhạc Phi. Lúc này do gia cảnh của gia quyến Nhạc Phi nghèo khó, Nhạc Phi lại suốt ngày vắng nhà. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ Nhạc Phi là Lưu thị không chịu được đã cải giá theo người khác. Một lần Nhạc Phi ghé thăm nhà ở Thang Âm, Hà Nam thì mới phát hiện người vợ Lưu thị đã lấy chồng khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm quân địch hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời Nhạc Phi. Mẹ của Nhạc Phi phải chăm sóc hai đứa cháu nội Nhạc Vân và Nhạc Lôi cùng em Nhạc Phi là Nhạc Phiên để Nhạc Phi yên tâm chinh chiến bên ngoài. Dưới quyền Tông Trạch học trận đồ Sau khi biết Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng dẫn quân Kim truy đuổi mình, vua Tống Cao Tông qua sông, tháo chạy về nam. Nhạc Phi yết kiến vua Tống Cao Tông ở Tương Châu, được vua Tống Cao Tông bổ nhiệm làm Thừa tín lang, rồi đổi làm Bỉnh nghĩa lang, thuộc quyền chỉ huy của Lưu thú Tông Trạch (lúc ấy Tông Trạch làm Lưu thú ở Biện Kinh). Tông Trạch rất lấy làm lạ về tài của ông, nói với Nhạc Phi rằng: “Ngươi trí dũng, tài nghệ, những lương tướng ngày xưa cũng không hơn được. Nhưng thích dã chiến, không phải là kế vẹn toàn.” Nói rồi Tông Trạch bèn dạy ông về trận đồ. Nhạc Phi thưa: “Bày trận trước rồi sau mới đánh là lối thường của phép dùng binh. Cái huyền diệu của sự vận dụng là do tấm lòng nảy sinh ra thôi.” Tông Trạch cho là phải. Thấy vua Tống Cao Tông cứ chạy mãi về phương nam, Nhạc Phi là một quan cấp dưới với lòng ngay thẳng nghiêm túc, đã vượt cấp dâng sớ trách mắng chủ trương của phái chủ hoà do Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn đứng đầu đang làm hại đất nước, kiến nghị vua Tống Cao Tông thừa lúc nước Kim chưa tạo được vị thế vững chắc ở miền bắc mà hãy thân chinh thống lĩnh sáu quân vượt lên phía Bắc, giành lại đất đai đã mất, khôi phục lại Trung Nguyên. Nhưng vua Tống Cao Tông bạc nhược lại không nghe những ý kiến này, mà ngược lại Nhạc Phi còn bị những quan lại của phái chủ hoà khép cho tội danh "quan nhỏ mà đã can dự vào việc quá quyền hạn" mà đòi bãi chức quan của Nhạc Phi. Nhạc Phi nhanh chóng bị vua Tống Cao Tông thu hồi chức quan, bị buộc phải rời khỏi quân đội của Tông Trạch. Dưới quyền Trương Sở tái chiếm Tân Hương Nhưng quyết tâm của Nhạc Phi chống Kim không bao giờ thay đổi, ông đầu quân vào Chiêu thảo sứ Hà Bắc là Trương Sở, làm Trung quân Thống chế. Trương Sở nói chuyện với ông, rất lấy làm bằng lòng, bổ nhiệm ông làm chức Vũ kinh lang. Nhạc Phi khi đó được Trương Sở đối đãi vào hàng quốc sĩ. Sau đó Trương Sở lệnh cho Nhạc Phi theo Vương Ngạn vượt sông, tiến quân đến Thái Hàng sơn chiến đấu chống quân Kim do Ngột Truật chỉ huy. Quân Tống đến huyện Tân Hương (thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay), thấy quân Kim đông đảo, Vương Ngạn không dám ra đánh, Nhạc Phi một mình dẫn bộ hạ huyết chiến cùng quân Kim, tự mình xông vào trận địa địch đoạt lấy đại kỳ chỉ huy của địch, bắt được tướng của quân Kim là Thát Bạt Ô Gia, đâm chết tướng giặc là Hắc Phong đại vương. Quân sĩ nhà Tống thấy thế hăng hái xông lên đánh tan quân Kim, thu phục lại Tân Hương. Ngày hôm sau lại đánh trận lớn, Nhạc Phi thân thể đầy thương tích, quân sĩ đều dồn hết sức mà đánh, quân Kim triệt thoái, tên tuổi Nhạc Phi lúc này vang danh khắp Hà Bắc. Dưới sức ép của thành viên phái chủ chiến là Lý Cương, vua Tống Cao Tông ra lệnh ban chết cho Trương Bang Xương vào tháng 11 năm 1127. Việc trừ khử Trương Bang Xương đã vi phạm hiệp nghị mà nước Kim và nhà Nam Tống đã dàn xếp. Nước Kim sau đó tái khởi chiến tranh với Tống, phái Ngột Truật và Lâu Thất chỉ huy đánh nhà Tống. Vào lúc Trương Sở đang mời gọi hào kiệt kháng Kim, lấy Vương Ngạn làm Đô thống chế, Nhạc Phi làm Chuẩn bị tướng thì nghe tin tể tướng Lý Cương bị vua Tống Cao Tông bãi tướng. Triều đình nhà Tống lấy Vương Khuê thay thế Trương Sở, khiến Trương Sở từ chức, lui về làm Trực Long Đồ các, được an trí ở Lĩnh Nam (Trương Sở mất tại nơi lưu đày cuối năm 1127). Con trai Trương Sở là Trương Tông Bản được Nhạc Phi tâu vua Tống Cao Tông xin bổ dụng làm quan. Dưới quyền Tông Trạch tiếp tục kháng Kim Nhạc Phi tự biết cùng với Vương Ngạn không hợp nên ông quay về với Tông Trạch, làm thống chế. Tướng Tống là Tông Trạch ở Biện Kinh xây dựng một hệ thống phòng ngự sâu rộng từ Biện Kinh đến nam Hoàng Hà. Tông Trạch trị quân nghiêm minh, thể tuất tướng sĩ, đối với các lộ quân Tống đều coi như nhau, tàn binh Tống tản mác khắp vùng Hà Sóc đều nhanh chóng tụ họp về dưới quyền Tông Trạch, trong đó có không ít tướng soái kiệt xuất. Nhạc Phi cũng là một trong số đó, tham gia vào quân đội của Tông Trạch để kháng Kim. Đầu tháng 12 năm 1127, quân Kim do Ngột Truật chỉ huy chia 3 đường nam hạ, ý đồ trước hết đánh chiếm Biện Kinh, rồi nhân đó tiêu diệt vương triều Nam Tống. Tông Trạch điều binh khiển tướng, lệnh cho Lưu Diễn chi viện cho Hoạt Châu và Lưu Đạt đến Trịnh Châu nhằm chia bớt thế công của quân Kim nhắm vào Biện Kinh. Tông Trạch lại chọn thêm mấy nghìn tinh binh do Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến chỉ huy vòng ra phía sau quân Kim chặn đường lui của quân Kim đại thắng quân Kim một trận lớn. Tháng 1 năm 1128, Niêm Hãn soái đại đội nhân mã nước Kim từ Trịnh Châu tập kích Biện Kinh, tiến đến cầu gỗ cách thành 7 dặm, hoàn toàn rơi vào ổ mai phục của Tông Trạch và Nhạc Phi. Quân Tống của Tông Trạch và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến xông ra, 4 mặt vây đánh, quân Kim tan rã, quân Tống thừa thắng thu phục Duyên Tân, Tạc Thành, Hà Âm,… đuổi đến Hoạt Châu, phá hủy doanh trại chứa đầy lương thảo, quân nhu của quân Kim cách thành Hoạt Châu 30 dặm về phía tây. Tháng 2 năm 1128, Niêm Hãn dẫn quân Kim quay trở lại tấn công dữ dội vào phòng tuyến của Tông Trạch, đảo ngược tình thế và lại đánh chiếm Hoạt Châu của nhà Tống. Tông Trạch phái Vương Tuyên, Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đem quân nghênh chiến với Niêm Hãn, đánh bại Niêm Hãn và đuổi quân Kim của Niêm Hãn ra khỏi Hoạt Châu. Tàn binh Kim của Niêm Hãn phải vượt Hoàng Hà bỏ trốn về bắc. Khi Tông Trạch còn sống, người Kim không dám phát động thêm một cuộc tấn công đại quy mô vào Biện Kinh một lần nào nữa, vương triều Nam Tống được an toàn. Tông Trạch ra sức chiêu binh mãi mã, tích góp quân lương phòng bị, chuẩn bị vượt sông, được nhiều người Ti6ng1 ở Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà) hưởng ứng; một mặt Tông Trạch mười mấy lần dâng biểu xin vua Tống Cao Tông trở về Biện Kinh. Lúc này bọn Uông Bá Ngạn, Hoàng Tiềm Thiện nắm quyền trong triều đình nhà Tống oán ghét Tông Trạch nên họ tìm cách ngăn trở không cho vua Tống Cao Tông trở về miền bắc, còn răn đe Tông Trạch không được khinh suất tiến quân. Tháng 7 năm 1128, Tông Trạch sau nhiều lần xin vua Tống Cao Tông bắc phạt không thành thì qua đời. Trước khi qua đời Tông Trạch còn cố hô lớn: "Vượt sông, vượt sông, vượt sông." Nhạc Phi và các tướng sĩ nghe lời Tông Trạch trăn trối đều xúc động rơi nước mắt. Quân dân Biện Kinh nghe tin Tông Trạch tạ thế thì thương khóc thảm thiết. Con trai Tông Trạch là Tông Dĩnh và ái tướng Nhạc Phi đưa linh cữu của Tông Trạch về hợp táng với phu nhân Trần thị ở núi Kinh Hiện, Trấn Giang. Phương pháp tổ chức binh dân hợp nhất và chí lớn bắc phạt của Tông Trạch được Nhạc Phi học tập và kế tục. Dưới quyền Đỗ Sung anh dũng chống Kim Đỗ Sung lên thay chức Lưu thú của Tông Trạch, trấn giữ Biện Kinh. Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến phải phụng sự dưới trướng của Đỗ Sung. Quân lính phần nhiều còn nhớ Tông Trạch, lại thấy Đỗ Sung tính tình hà khắc nên sinh ra oán ghét, tướng tá dần bỏ đi. Người Kim được tin bèn chuẩn bị kéo đến, đưa binh từ Thiểm Tây hợp với đại quân cùng đánh mạnh về phía nam. Nhạc Phi thường xuyên đánh nhau với quân Kim, thường thắng, dần dần được thăng đến chức Vũ đức đại phu, làm chế sứ ở Anh Chân. Tháng 8 năm 1128, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị người Kim giải tới kinh đô nước Kim và bị ép mặc đồ vải thô đến lạy ở miếu vua Kim Thái Tổ (Hoàn Nhan A Cốt Đả) rồi lên điện Càn Nguyên yết kiến vua Kim Thái Tông. Vua Kim Thái Tông hạ chiếu, phế hai vua Tống làm thứ dân. Ngột Truật biết Đỗ Sung bất tài nên lại dẫn 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" (铁浮屠) nước Kim (toàn quân bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp) nam hạ đánh Tống. Nhạc Phi xin Đỗ Sung cho xuất quân tiếp chiến quân Kim. Đỗ Sung không thích Nhạc Phi nhưng thấy Nhạc Phi rất hăng hái muốn chiến đấu nhưng vẫn cho Nhạc Phi xuất quân, nhưng chỉ cho Nhạc Phi dẫn 800 quân đi chống lại 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật. Mặt khác Đỗ Sung cho quân chuẩn bị phá đê Hoàng Hà để nhấn chìm quân Kim và quân đội của Nhạc Phi. Trận đánh giữa 800 quân Tống của Nhạc Phi và 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật phía bắc sông Hoàng Hà diễn ra. Nhạc Phi cho quân đội chia nhau đánh tiêu hao sức lực của quân Kim. Vì toàn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp nhưng không bọc giáp 4 chân của chiến mã, Nhạc Phi lệnh cho Nhạc gia quân của mình tiến hành chém vào chân của chiến mã nước Kim, khiến đại quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim ai nấy đều bị ngã ngựa và bị quân của Nhạc Phi giết chết trong lúc hỗn loạn. Khi hai bên đang đánh nhau còn chưa phân thắng bại thì Đỗ Sung cho phá đê Hoàng Hà làm nước nhấn chìm quân đội Nhạc Phi và quân "Thiết Phù Đồ" của Ngột Truật. Nước cuốn trôi nhà cửa của rất nhiều dân chúng Tống - Kim hai bờ nam bắc Hoàng Hà. Ngột Truật thoát được về bắc với vài trăm tên lính Kim. Còn Nhạc Phi cùng vài thân tín phải trốn lên 1 ngọn núi, đợi đến khi nước sông rút bớt thì mới về nam hội với Đỗ Sung. Trận này được cũng coi là một trận đại thắng của Nhạc Phi khi lấy ít thắng nhiều. Vua Tống Cao Tông phái Vũ Văn Hư Trung đi sứ sang nước Kim (mục đích thực sự là cài gián điệp vào nước Kim), và Vũ Văn Hư Trung bị nước Kim giam lỏng. Sau đó Vũ Văn Hư Trung được vua Kim Thái Tông cho làm quan ở nước Kim. Vũ Văn Hư Trung ở nước Kim luôn tìm cách để cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về nam, luôn thông báo tình hình nước Kim cho nhà Tống biết. Quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim do Ngột Truật chỉ huy tiếp tục tấn công nhà Tống, tiêu diệt Tín vương Triệu Trăn (con trai thứ 18 của Thượng hoàng Tống Huy Tông) ở núi Ngũ Mã, chiếm được Tần châu, Đồng Quan, tiến xuống Hà Nam phá Từ châu rồi thẳng tới Hoài Hà, chuẩn bị đánh sang cả Dương châu. Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn giấu bặt tin tức không báo lên, khiến vua Tống Cao Tông tưởng rằng quân Kim không tới nên không có phòng bị. Các châu quận lần lượt bị mất, gần như toàn bộ miền bắc nhà Tống đã nằm trong tay người Kim. Đầu năm 1129 quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật tiếp tục tiến về phía nam, đánh lấy Bành Thành, thẳng tới Tứ châu của nhà Tống. Khi đó vua Tống Cao Tông mới biết tin, bèn sai Lưu Quang Thế đem quân ra giữ Hoài Hà, nhưng quân Tống không chống cự được bao lâu thì bị quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh tan. Niêm Hãn dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim vào Sở châu, rồi phá Thiên Trường Quân, khi đó chỉ còn cách Dương châu mười dặm. Lúc này Nhạc Phi quay về quê Thang Âm, Hà Nam của ông để thăm gia đình. Sau đó Nhạc Phi lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi (gọi là Lý thị). Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Lý thị rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân 10 tuổi, Nhạc Lôi 3 tuổi - con riêng của Nhạc Phi nhất mực. Lý thị đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp Nhạc Phi giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường. Tháng 2 âm lịch năm 1129 khi vua Tống Cao Tông đang vui đùa cùng lũ phi tần thì được tin quân Kim tới, vội mặc áo giáp, phóng lên ngựa bỏ chạy. Khi triều đình nhà Tống biết tin vua Tống Cao Tông đã rời đi thì vô cùng hoảng loạn, cung nhân tranh nhau bỏ trốn. Hai tướng Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn nghe tin cũng vội chạy theo, các vệ sĩ cũng vội hộ tống Long Hựu thái hậu cùng các phi tần chạy riết. Cư dân trong thành cướp đường tranh nhau chạy trốn, giẫm lên nhau mà chết rất nhiều. Vua Tống Cao Tông chạy đến Qua châu rồi đến được Trấn Giang. Bốn ngày sau vua Tống Cao Tông chạy tới được Bình Giang. Hai hôm sau vua Tống Cao Tông tới Sùng Đức, rồi chạy tiếp đến Hàng Châu. Lúc này quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đã lấy trọn Dương châu, bắt được rất nhiều người dân vô tội. Vua Tống Cao Tông hạ chiếu tự kể tội mình và xá miễn từ tội chết trở xuống, các đại thần bị lưu đày được phục chức, trừ Lý Cương. Lúc đó có Trương Trừng hạch tội Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn 20 tội lớn, vua Tống Cao Tông hạ lệnh bãi chức hai người này, lấy Chu Thắng Phi làm Tả bộc xạ (tể tướng), Vương Uyên trông coi Khu mật sứ. Cùng lúc quân Kim bị đánh bật khỏi Dương châu, vua Tống Cao Tông lại sai Lã Di Hạo về Dương châu phủ dụ sĩ dân. Tháng 3 năm 1129 vua Tông Cao Tông ở Hàng Châu bị hai tướng Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn làm binh biến ép phải thoái vị, nhường ngôi cho con của Tống Cao Tông là Triệu Phu 2 tuổi và để Long Hựu Thái hậu Mạnh thị (Hoàng hậu dưới thời Tống Triết Tông) làm nhiếp chính. Vì vậy hoàng tử Triệu Phu được lập làm vua, Long Hựu Thái hậu nhiếp chính, tôn Tống Cao Tông là Duệ Thánh Hoàng đế, phong Miêu Phó là Vũ Đường quân Tiết độ sứ, Lưu Chính Ngạn là Vũ Thành quân Tiết độ sứ. Tháng 4 năm 1129 các tướng cầm quân ở ngoài gồm Lã Di Hạo, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn)... bất bình với việc làm của Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn nên hợp binh tiến vào Hàng Châu. Miêu Phó thấy tình hình nguy cấp quá, lại nghe theo Chu Thắng Phi, quyết định nhận tội và lập lại vua Tống Cao Tông quay lại ngai vàng, phế hoàng đế Triệu Phu xuống làm Thái tử. Không lâu sau, Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn đều bị tiêu diệt. Cuộc chính biến này đã ảnh hưởng đến thái độ của vua Tống Cao Tông trong việc đối nội, khiến vua Tống Cao Tông không còn tin tưởng vào các tướng nữa, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến kết cục sau này của Nhạc Phi. Tháng 5 năm 1129 vua Tống Cao Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh) thì thái tử Triệu Phu bệnh chết. Vua Tống Cao Tông đau xót, truy phong Triệu Phu làm Nguyên Ý thái tử và cho đánh chết cung nhân hầu hạ Triệu Phu, bắt bảo mẫu và cung nữ hầu hạ Triệu Phu đều phải tuẫn táng theo Triệu Phu. Sau đó vua Tống Cao Tông đổi tên Hàng Châu thành Lâm An phủ. Tháng 6 năm 1129 Lưu thú Đỗ Sung sắp dẫn quân Tống rời Biện Kinh về Kiến Khang để hội với vua Tống Cao Tông, Nhạc Phi đến nói với Đỗ Sung: “Một tấc đất ở trung nguyên cũng không nên bỏ. Nay dời châu đi thì đất này không còn của ta nữa. Ngày sau muốn lấy lại phải dùng đến mấy chục vạn binh mới có thể được.” Đỗ Sung không nghe, vẫn cùng Vương Tiếp dẫn quân về nam. Một mình Nhạc Phi lãnh quân bản độ cùng các tướng dưới quyền là Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đi đóng ở vùng Quảng Đức. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân và Nhạc Lôi, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di dời từ Thang Âm, Hà Nam xuống Quảng Đức. Việc Đỗ Sung bỏ Biện Kinh về nam khiến Kiến Khang phải đối mặt với nguy cơ bị quân Kim tấn công trực diện. Mùa thu năm 1129 Ngột Truật dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh mạnh vào Sơn Đông nhà Tống, chuẩn bị vào vùng Giang, Chiết. Vua Tống Cao Tông thấy thế sợ hãi, lại từ Kiến Khang chạy về Lâm An vào tháng 9 năm 1129, để lại Kiến Khang (Kim Lăng, nay là Nam Kinh) cho Đỗ Sung và Vương Tiếp (làm phó tướng của Đỗ Sung) tiếp quản. Vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Hàn Thế Trung giữ Trấn Giang, Lưu Quang Thế giữ Thái Bình và Trì châu. Tháng 10 năm 1129, Ngột Truật dẫn quân Kim nam hạ đánh nhà Tống, đánh chiếm nhiều vùng phía bắc sông Hoài. Quân Kim cùng tên thảo khấu Lý Thành hợp binh đánh Ô Giang nhà Tống. Đỗ Sung ở Giang Hoài vẫn đóng cửa thành Kiến Khang không thèm đem quân đến cứu các quận, các tuyến phòng thủ của nhà Tống liên tục bị tan vỡ trức sức mạnh của người Kim. Nhạc Phi đến Kiến Khang khóc, khuyên Đỗ Sung nên coi việc quân. Đỗ Sung nhất định không nghe. Lúc này tại căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân, người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi một đứa con gái (dân gian gọi là Nhạc thị). Tháng 12 năm 1129 Ngột Truật chia quân Kim làm hai đường tấn công, thái hậu nhà Tống suýt nữa là bị bắt. Người Kim lại đánh phá các vùng phía bắc sông Hoài. Đến đầu năm 1130 quân Kim đánh chiếm Biện Kinh của nhà Tống. Mãi cho đến khi quân Kim của Ngột Truật vượt sông Trường Giang, tiến sát Kiến Khang thì Đỗ Sung mới nhận ra tình huống đã nguy cấp. Quân Kim từ bến đò Mã gia vượt qua sông. Đỗ Sung mới sai Nhạc Phi nghinh chiến quân Kim. Nhạc Phi dưới quyền Đỗ Sung ra sức chiến đấu nhưng không thắng nổi. Các tướng Tống đều bỏ chạy, Đỗ Sung lại hàng quân Kim. Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống không hàng Kim như Đỗ Sung nhưng lại đi cướp bóc của dân chúng. Các tướng Tống giữ thành Kiến Khang là bọn Trần Bang Quang và Lý Chuyết mở cửa thành cho quân Kim tiến vào. Quân Kim của Ngột Truật ùn ùn kéo vào Kiến Khang. Kiến Khang rơi vào tay người Kim trong tháng 1 năm 1130. Vua Tống Cao Tông phải bỏ Lâm An, lên thuyền chạy ra Minh Châu (nay là Ninh Ba). Các đại thần nhà Tống cũng được lệnh di tản đến các vùng ở Chiết Đông. Quân Kim nghe tin triều đình nhà Tống đã bỏ Lâm An thì lập tức lên thuyền đi từ Giang Âm đến khu vực Thượng Hải ngày nay. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân khi đó vẫn ra sức chiến đấu với quân Kim. Cuối cùng căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân cũng bị quân Kim đánh chiếm. Nhạc Phi phải cho rút quân về phía tây nam. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân, Nhạc Lôi và con gái Nhạc thị, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di tản theo Nhạc gia quân. Đại thắng quân Kim, tái chiếm Kiến Khang, cầm cự với Thát Lại Quân Kim của Ngột Truật đánh chiếm Lâm An vào cuối tháng 1 năm 1130. Lấy được Lâm An, Ngột Truật sai A Lý Bạc Lư Hỗn đem quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đi truy bắt vua Tống Cao Tông. Trong khi đó vua Tống Cao Tông lại chạy tiếp ra biển, để Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) giữ Minh Châu. Quân Kim của A Lý Bạc Lư Hỗn đánh lui quân Tống của Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ở Ninh Ba, rồi sai quân do Bôn Đổ chỉ huy lên thuyền ra biển truy sát vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông sợ quá, vội thúc thuyền chạy thẳng về nam, bấy giờ chỉ còn cách quân Kim một ngày đường. Tuy nhiên thuyền của quân Kim do Bôn Đổ chỉ huy không thể đuổi kịp thuyền của vua Tống Cao Tông. Sau khi không tìm được vua Tống Cao Tông ở ngoài biển, Ngột Truật tiến quân về lại Lâm An. Nhạc Phi dẫn Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến chận đánh quân Kim của Ngột Truật ở Quảng Đức, 6 lần đánh, 6 lần thắng, bắt được tướng Kim là Vương Quyền, chém hơn 40 thủ cấp quân Kim. Lại nhân ban đêm, Nhạc Phi nổi lửa đánh tràn phá tan quân Kim. Quân Kim nói với nhau rằng: “Đó là quân của Nhạc gia gia.” Và họ tranh nhau đầu hàng Nhạc Phi. Cùng năm 1130 con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân (năm đó mới 11 tuổi) gia nhập vào đội ngũ của Trương Hiến (một thuộc tướng của Nhạc Phi) để cùng cha đi xông pha chiến trận. Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) nhà Tống. Nhạc Phi là bậc quân tử với phẩm chất cao thượng. Ông quan tâm đến binh sĩ nhà Tống và đích thân thăm hỏi khi họ ốm đau. Ông sẵn lòng giúp đỡ các gia đình người Tống có binh sĩ nhà Tống tử trận. Nhưng ông cũng là người nghiêm khắc với quân lính nhà Tống. Quân đội của Nhạc Phi khi đó đang thiếu thốn lương thực, bị đói khổ nhưng vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh. Nhạc Phi nêu khẩu hiệu: "Đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất đả lỗ." Tạm dịch: "Thà chết đói cũng không đi cướp lương thực của dân." Nhạc gia quân của Nhạc Phi hành quân qua các làng mạc thì không cướp bóc của dân như quân đội của Vương Tiếp, tiếng lành đồn khắp nơi. Nhạc Phi được nhớ đến vì lòng nhân từ với dân chúng nhà Tống. Quan huyện nhà Tống ở Nghi Hưng đón Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông, cho Nhạc gia quân của ông lương thực đầy đủ để có sức chống Kim. Nhạc Phi liền dời quân đóng ở Nghi Hưng. Gia quyến của ông gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân 11 tuổi, Nhạc Lôi 4 tuổi và con gái Nhạc thị 1 tuổi, em trai là Nhạc Phiên cũng đến Nghi Hưng. Nhạc Phiên sau đó tham gia Nhạc gia quân của anh mình là Nhạc Phi. Nhạc Phi ở Nghi Hưng truyền dạy "Nhạc gia quyền" cho quân đội của mình, gọi là "Nhạc gia binh". Nhạc gia quân nắm vững "Nhạc gia quyền" của ông nên ai ai cũng thiện chiến. Sau đó Nhạc Phi thường xuyên đánh tập kích quân Kim, luôn thắng trận. Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống gia nhập dưới trướng của Nhạc Phi. Tuy nhiên Vương Tiếp muốn làm binh biến giết Nhạc Phi làm quà tặng cho người Kim nên ông ta dẫn thân tín nổi loạn chống đối Nhạc Phi. Nhạc Phi chỉ huy quân đội đánh bại và giết chết Vương Tiếp. Tháng 3 năm 1130 10 vạn thủy quân Kim của Ngột Truật bị 8000 thủy quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc vây ở Hoàng Thiên Đãng hơn 40 ngày nhưng vẫn thoát được vào tháng 5 năm 1130. Ngột Truật cho quay lại bờ nam sông Trường Giang cướp phá tại Kiến Khang. Tháng 7 năm 1130, Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông sai người đem thánh chỉ đến phong chức Thông Thái trấn phủ sứ, kiêm tri Thái châu. Vương Quý giữ chức Thông Thái trấn phủ ti thống chế, dưới trướng trấn phủ sứ Nhạc Phi. Nhạc Phi luôn cẩn thận hành xử theo lý tưởng Nho giáo vì ông sợ rằng mọi hành vi sai trái của ông sẽ bị người đời sau ghi lại và chỉ trích. Tuy nhiên Nhạc Phi củng có lỗi của mình. Ông có vấn đề với rượu trong thời gian đầu của cuộc đời binh nghiệp. Nhạc Phi uống rất nhiều vì ông tin rằng nó phù hợp với hình ảnh của những anh hùng ngày xưa. Tuy nhiên, trong một lần ông suýt giết chết một tướng sĩ của mình trong cơn say, vua Tống Cao Tông biết chuyện thì sai người đến hạ thánh chỉ bắt Nhạc Phi không được uống rượu nữa cho đến khi quân Kim bị đánh đuổi khỏi giang sơn nhà Tống. Sau đó Nhạc Phi tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh với quân Kim của Ngột Truật bốn trận, quân Kim thua trận. Nhạc Phi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thủy. Ngột Truật nhanh chân cho quân chạy về Kiến Khang (nay là thành phố Nam Kinh), Nhạc Phi cho quân phục kích tại núi Ngưu Đầu đánh bại Ngột Truật. Nhân đêm tối, Nhạc Phi sai 100 người mặc áo đen, trà trộn vào doanh trại của quân Kim để quấy phá. Quân Kim sợ hãi, tự chém giết lẫn nhau. Lúc ấy, Ngột Truật đang đóng quân ở Long Loan. Nhạc Phi đem 300 kỵ binh, 2000 bộ binh, dong ruổi đến Tân Thành, phá tan quân Kim. Ngột Truật lại chạy về Hoài Tây, Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang. Ngột Truật dẫn quân Kim trở về, Nhạc Phi chận đánh Ngột Truật ở Tỉnh An, lại phá tan quân Kim của Ngột Truật. Nhạc Phi đã bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi đã có trong tay 4 vạn quân, trở thành danh tướng kháng Kim uy danh bốn phương, khi tuổi mới tròn 27. Bị Nhạc Phi chiếm mất Kiến Khang, Ngột Truật bị tuyệt đường về nước, nên quyết định hạ Sở châu để mở đường. Tướng Tống giữ thành Sở châu Triệu Lập tử chiến, quân Kim trốn thoát được về bắc. Vua Tống Cao Tông từ ngoài biển đi thuyền quay về kinh đô Lâm An. Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông phong làm Phòng ngự sử ở Xương Châu, kiêm chức Trấn phủ sư Thái Châu. Nhưng trung nguyên chưa khôi phục, chí nguyện của Nhạc Phi chưa được thoả. Lúc này ở nước Kim, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng Trịnh Thái hậu, Vi Thái hậu, nhiều hoàng tử, công chúa, hoàng thân quốc thích nhà Tống, vợ chồng Tần Cối - Vương bị người Kim dời sang Ngũ Quốc thành. Để tăng thêm sự sỉ nhục, khoảng 300 thê thiếp hoặc công chúa, quận chúa nhà Tống bị người Kim bắt đến Tẩy Y viện (洗衣院) làm tạp dịch, nhiều người trong số đó còn bị bắt làm kỹ nữ phục vụ cho quý tộc, tướng lĩnh nước Kim hoặc bị quý tộc nước Kim nạp làm thê thiếp, thậm chí bị đem ban thưởng như chiến lợi phẩm. Thấy Ngột Truật bại binh trở về thì vua Kim Thái Tông hạ chỉ lệnh cho Ngột Truật dẫn quân qua phía tây để cứu Lâu Bảo đang bị nguy khốn ở đất Thục. Ngột Truật bèn dẫn quân Kim về phía tây, chiếm được các châu ở Kinh Nguyên nhà Tống, vào lộ Hoài Khánh, phá Đức Thuận quân. Tần châu của nhà Tống bị nguy khốn, hai lộ Hi Hà và Kinh Nguyên của nhà Tống cũng đã mất, nước Kim làm chủ một vùng rộng lớn ở Cam Túc và Thiểm Tây. Vua Kim Thái Tông tạm thời bỏ qua ý định vượt sông để đưa quân tiến vào Giang, Chiết, hòng tiêu diệt cơ đồ nhà Nam Tống. Căn cứ vào kiến nghị của Tả phó nguyên soái Niêm Hãn, ở Trung Nguyên nước Kim sẽ giúp đỡ cho hàng tướng Lưu Dự nhà Tống lập ra chính quyền Tề thân Kim, nhường y tiếp quản ba khu vực Hoài Đông, Hoài Tây và Kinh Tây, để y kiến lập vùng hòa giải xung đột với Nam Tống, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nhân dân Trung Nguyên. Đồng thời nước Kim giải trừ các cánh quân đang uy hiếp khu vực Hà Đông mà nhà Tống kiểm soát, quyết tâm tập kết trọng binh trước hết đánh lấy khu vực Thiểm Tây, muốn chuyển phương hướng chủ yếu đánh Tống từ Đông Nam sang Tây Bắc, lấy Hữu phó nguyên soái Ngoa Lý Đóa thay thế Thiểm Tây đô thống Lâu Thất làm chủ soái công Thiểm, đồng thời quân của Ngột Truật của khu vực từ Giang Nam lùi đến khu vực Lục Hợp (thuộc Giang Tô ngày nay) ở phía Tây điều đến Lạc Dương, mong muốn tiến công Thiểm Tây, như thế sau này có thể vào Xuyên mà từ phía đông đánh xuống, vu hồi diệt nhà Tống. Vua Tống Cao Tông không rõ nước Kim đã thay đổi phương lược đánh Tống, Hoài Nam chỉ có Hữu giám quân Thát Lại chỉ huy quân Kim, sau khi quân của Ngột Truật đã được điều về phía Tây, vua Tống Cao Tông sợ quân Kim lại vượt sông nam hạ, bèn lệnh cho Tri xu mật viện sự kiêm Xuyên Thiểm Tuyên phủ xứ trí sử Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phát động tấn công, nhằm khống chế quân Kim ở Hoài Nam, khiến họ không thể hợp quân nam hạ. Tháng 8 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) công bố hịch văn đánh Kim, lệnh cho quyền Vĩnh Hưng Quân lộ Kinh lược sứ Ngô Giới thu phục Trường An, Hoàn Khánh lộ Kinh lược sứ Triệu Triết thu phục Lân Châu, Duyên Châu. Ngô Giới và Triệu Triết vừa đánh đã thắng quân Kim, làm cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) càng thêm coi thường quân Kim. Vua Kim Thái Tông nghe tin quân Tống phản công, lệnh cho Ngột Truật mang 2 vạn kỵ binh tinh nhuệ từ Lạc Dương đến cứu viện Thiểm Tây, Lâu Thất soái hơn vạn quân từ Hà Đông tiến đến Tuy Đức Quân (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây) ngăn cản quân Tống đông tiến. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác dẫn quân Tống đến Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây) nghênh chiến quân Kim. Cũng trong tháng 8 năm 1130, Nguyên soái tả giám quân nước Kim là Thát Lại vây khốn Sở châu nhà Tống, buộc Nhạc Phi phải dẫn kỵ binh đi trước, để thống chế Vương Quý dẫn quân chủ lực từ Giang Âm qua sông. Không lâu sau, Sở châu thất thủ. Nhạc Phi và Vương Quý phải rút quân về Thái châu. Tháng 9 năm 1130 quân Tống của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác bị quân Kim của Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa, Lâu Thất đánh bại ở Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây). Tháng 10 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhằm khỏa lấp sai lầm trong chỉ huy của mình ở trận Phú Bình, kết tội mà biếm chức Lưu Tích, chém đầu Triệu Triết cùng bộ tướng của y là Trương Trung, Kiều Trạch, khiến cho lòng quân kinh sợ, tướng Mộ Dung Thao đầu hàng Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông), tướng Trương Trung Ngạn, Lý Ngạn Kì đầu hàng quân Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lùi về giữ Tần Châu (nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Thiểm Tây chấn động. Cũng trong tháng 10 năm 1130, vua Kim Thái Tông chính thức sắc phong Lưu Dự làm "Đại Tề Hoàng đế", chia Hoàng Hà phía nam thuộc quyền thống trị của Đại Tề (nhằm tạo ra một lá chắn giữa nhà Tống và nước Kim), lấy phủ Đại Danh làm kinh đô, dùng niên hiệu Thiên Hội của nhà Kim. Lúc này tại căn cứ Nghi Hưng của Nhạc gia quân, Lý thị sinh con Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Lâm. Mùa đông năm 1130, Thát Lại nước Kim dùng gian kế cử đại thần cũ của Bắc Tống là Tần Cối trở về nhà Tống làm gian tế trong việc nghị hòa. Tần Cối cùng vợ là Vương thị được về nước, khai với vua Tống Cao Tông rằng mình giết giám ngục rồi cướp thuyền, theo đường biển mà trở về nam. Các đại thần trong triều tỏ ý nghi hoặc, nhưng bọn Phạm Tòng Doãn, Lý Hồi ra sức biện bạch, nói Tần Cối đáng tin dùng. Cối lại đề xuất với Cao Tông việc: "Kiến nghị giảng hòa, người nam ở nam, người bắc ở bắc". Vua Tống Cao Tông cũng tỏ ra tin tưởng Tần Cối, phong cho y làm Lễ Bộ thượng thư. Tháng 11 năm 1130, được nước Kim đình đồng ý, vua Lưu Dự nước Đại Tề bèn đổi niên hiệu thành Phụ Xương. Cũng trong tháng 11 năm 1130, Thát Lại dẫn quân Kim đánh Thái châu nhà Tống. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân phải rút quân về bờ nam. Đánh dẹp Thích Phương Sau khi thu phục được Kiến Khang và cầm cự với quân Kim của Thát Lại, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các nhóm thảo khấu cũng như các cuộc khởi nghĩa nông dân, củng cố chính quyền Nam Tống. Khi nào quân đội của Nhạc Phi không tham gia các chiến dịch quân sự để giành lại lãnh thổ nhà Tống đã mất ở phía bắc, ông luôn cho quân đội của mình trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt. Ngoài việc chuyển quân và diễn tập vũ khí, khóa huấn luyện này còn bao gồm việc họ nhảy qua tường và bò qua hào trong trang phục chiến đấu đầy đủ. Cường độ huấn luyện cao đến mức những người lính thậm chí sẽ không được về thăm gia đình dù họ có đi ngang qua nhà họ trong khi đang hành quân và thậm chí còn được huấn luyện vào những ngày nghỉ. Năm 1131 Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân của mình đánh tan cuộc khởi nghĩa của Thích Phương. Thích Phương đến hàng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông phong Trương Tuấn làm Giang Hoài chiêu thảo sứ, Trương Tuấn lại cho Nhạc Phi làm Phó Giang Hoài chiêu thảo sứ. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đánh dẹp Lý Thành Sau đó, cùng năm 1131, Mã Tiến dưới quyền nghĩa quân Lý Thành dẫn quân đánh Quân châu và Giang châu nhà Tống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông cử đi tiêu diệt. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến thẳng tới Dự Chương, nói với binh sĩ: "Đất màu kịp giữa Quân, Giang; ai ai cũng thèm muốn. Nay ta lấy được thì không thể để rơi vào tay chúng." Mấy hôm sau, Mã Tiến kéo quân hạ doanh lập trại ở Tây Sơn, thanh thế rất lớn. Trương Tuấn cho án binh bất động khoảng 10 hôm. Mã Tiến viết thư hẹn ngày giao chiến, chữ trong thư rất to. Trương Tuấn phúc đáp nhưng không hẹn rõ ngày khai chiến. Mã Tiến tưởng Trương Tuấn sợ mình nên chẳng đề phòng. Khi đó Nhạc Phi đã đưa quân vào thành, nguyện làm tiên phong. Trương Tuấn bèn lệnh Dương Nghi Trung đưa quân đến Sính Mễ, Nhạc Phi nghênh địch ở phía trước. Nhạc Phi xông thẳng vào trại giặc, Mã Tiến bị bát ngờ phải chạy về Quân châu. Nhạc Phi lại đuổi theo Mã Tiến đến Đông Thành rồi dùng kế mai phục đánh bại Mã Tiến một trận nữa. Trương Tuấn và Dương Nghi Trung cũng tới tiếp ứng, Mã Tiến chạy sang Nam Đường. Lý Thành dẫn 20 vạn quân đến cứu, giao chiến với Trương Tuấn mà cũng bị thua to. Quân triều đình lấy lại Quân châu và Lâm Giang quân. Trương Tuấn báo việc này lên triều đình, vua Tống Cao Tông lệnh tiếp tục tiến binh. Khi đó bọn giặc chiến cứ Hạp Hà, dựa vào địa hình hiểm trở. Trương Tuấn nhân đem tối tập kích, cướp trại giặc. Trương Tuấn lệnh Dương Nghi Trung vượt sông từ mặt tây, còn mình cùng Nhạc Phi từ mặt đông. Trong đêm, người ngặm tăm, ngựa tháo nhạc tất cả qua chống rồi sau một tiếng hô thì tiến vào trại địch. Bọn giặc thấy Trương Tuấn da đen thui nên gọi là Trương Thiết Sơn. Trương Tuấn và Nhạc Phi giành lại Giang châu, Hưng Quốc quân và nhiều vùng khác. Trương Tuấn và Nhạc Phi lại dẫn quân vượt sông đến huyện Hoàng Mai giao chiến với Lý Thành. Nhạc Phi dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của từng loại binh chủng mà đánh tan quân đội của Lý Thành đông gấp mấy lần Nhạc gia quân của ông. Lý Thành thua trận, vượt sông sang hàng chính quyền Đại Tề của vua Lưu Dự, còn Mã Tiến bị giết. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm thái úy. Cùng năm 1131, Ngột Truật tiếp tục dẫn quân Kim đánh lấy và vây hãm nhiều châu ở Hà Nam của nhà Tống. Các tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Lưu Tử Vũ cùng Vương Thứ ở Hà Nam, Ngô Giới ở Thiểm Tây cùng nhau kháng Kim. Ngột Truật sau khi phá được sáu lộ Quan Lũng lại đánh tiếp các châu ở Thiểm và Hòa thượng Nguyên. Ngô Giới đóng quân ở Hòa thượng Nguyên, cùng em là Ngô Lân ra sức chống địch. Quân sĩ nhà Tống hăng hái xông trận, phá tan quân của Ngột Truật, Ngột Truật bí thế vừa chạy vừa rút kiếm cắt bỏ bộ râu để dễ thoát thân. Sau đó Ngột Truật giao toàn bộ các châu quân đã chiếm cho vua Lưu Dự của nước Đại Tề, từ đó Đại Tề nắm giữ cả Trung Nguyên. Đánh dẹp Tào Thành, thu phục Dương Tái Hưng Tháng 11 cùng năm 1131, triều đình nhà Tống hạ lệnh Vinh châu đoàn luyện sứ, tri Dĩnh châu là Tào Thành vốn phản phục bất định suất bộ tiến về Lâm An, mà Tào Thành cự không theo lệnh. Tào Thành còn thu quân 10 vạn, ý đồ cướp phá vùng đông nam nhà Tống, còn thông đồng người Kim. Tháng 1 năm 1132, triều đình nhà Tống phong Thân vệ đại phu, Kiến Châu Quan Sát Sứ, Thần Võ Phó quân Đô thống chế Nhạc Phi nhậm quyền tri châu Đàm Châu, quyền Kinh Hồ Đông lộ An Phủ sứ, Mã bộ quân Đô tổng quản để đi trấn áp Tào Thành ở đất Hồ Tương. Nhạc Phi đánh bại Tào Thành một trận lớn, bắt được nhiều tù binh, trong đó có phụ nữ. Tướng của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu mở tiệc, bỏ yên, cởi giáp, bắt phụ nữ của giặc hầu rượu. Bộ tướng của Tào Thành là Dương Tái Hưng đem người tập kích doanh trại của Nhạc Phi, chém tướng thứ năm của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu đứt cánh tay. Hàn Thuận Phu bị thương nặng mà chết. Sau đó, Dương Tái Hưng lại kịch chiến với Tiền quân thống chế Trương Hiến và Hậu quân thống chế Vương Kinh của Nhạc Phi, giết chết em Nhạc Phi là Nhạc Phiên (岳翻). Tháng 4 năm 1132, Tào Thành thua trận, Dương Tái Hưng bỏ chạy, rơi vào khe núi và bị Trương Hiến bắt sống. Trương Hiến muốn giết Dương Tái Hưng. Dương Tái Hưng muốn xin hàng Nhạc Phi, nói: "Xin bắt ta gặp Nhạc công." Dương Tái Hưng bị Trương Hiến trói dẫn đến gặp Nhạc Phi. Nhạc Phi gặp Dương Tái Hưng. Bất kể mối thù giết em, Nhạc Phi mở trói cho Dương Tái Hưng và nói: "Ngươi là tráng sĩ, ta không giết ngươi, đây là lúc nên lấy trung nghĩa báo quốc gia." Dương Tái Hưng lạy tạ và được Nhạc Phi lưu lại làm tướng. Nghe tin Tào Thành chạy sang Liên châu, Nhạc Phi phái thống chế Trương Hiến, Vương Quý, Từ Khánh truy kích Tào Thành. Trương Hiến cùng chư tướng nhận lệnh vừa tiến quân vừa chiêu hàng, được hơn 2 vạn nghĩa quân. Tào Thành lại thua chạy, có Hác Chánh chạy ra Nguyên Châu, đánh tiếng báo thù cho Tào Thành, khiến bộ hạ đều chít vải trắng, quan quân gọi là Bạch cân tặc. Trương Hiến chỉ mất 1 hồi trống là bắt được Hác Chánh. Trương Hiến lại đuổi Tào Thành đến Quảng Nam đông lộ. Nhạc Phi phái trung quân thống chế Vương Quý tiếp tục truy quét Tào Thành đến Kinh Hồ nam lộ. Quân đội của Nhạc Phi bình định vùng Lĩnh Biểu. Lúc này người vợ Lý thị của Nhạc Phi sinh cho ông thêm một người con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Chấn. Cùng năm 1132 ở triều đình nhà Tống, Lã Di Hạo loại bỏ hết bè đảng của Tần Cối trong triều, khiến Tần Cối không còn thế lực. Hoàng Quy Niên theo phe Lã Di Hạo lại hặc tội phe chủ hòa của Tần Cối làm cản trở đại kế khôi phục quốc gia, nên Tần Cối bị vua Tống Cao Tông giáng làm Quan Văn Điện học sĩ, Đề cử Giang châu Thái Bình quân. Lúc này tướng cướp đã quy hàng nhà Tống là Tang Trọng dâng thư xin vua Tống Cao Tông cho hợp tác với chư tướng mà khôi phục Trung Nguyên. Lã Di Hạo cũng lên tiếng chấp nhận việc này. Vua Tống Cao Tông nghe theo, cho Tang Trọng dẫn quân đi khôi phục các châu đang bị vua Lưu Dự của nước Đại Tề chiếm giữ. Tuy nhiên sau đó Tang Trọng bị Tri phủ Dĩnh châu là Hoắc Minh nghi ngờ và giết chết. Bộ tướng của Tang Trọng là Lý Hoành đuổi được Hoắc Minh vào Dĩnh châu. Quân nổi dậy của Lý Hoành nhanh chóng kiểm soát Tương Dương phủ và các châu Đặng, Tùy, Dĩnh, Trục, hội quân tiến về phủ Đức An của Trần Quy. Trận công hãm Đức An đó diễn ra từ tháng 6 âm lịch đến tháng 8 âm lịch năm 1132 với kết quả là Trần Quy dùng hỏa thương đánh đuổi được Lý Hoành. Sau đó Lý Hoành đem quân từ Thạch Dương tiến đánh vua Lưu Dự nước Đại Tề, phá Nhữ châu, đánh Dĩnh Thuận quân và phủ Dĩnh Xương. Lưu Dự viết thư cầu cứu người Kim. Ngột Truật lại được lệnh vua Kim Thái Tông đem quân đi cứu Lưu Dự. Tướng Tống là Ngô Giới ở đất Thục nghe tin, đem quân đến Hà Trì và gửi thư cho Quan Sư Cổ, nhờ Quan Sư Cổ đi thu phục các châu Hi, Củng. Tướng Kim là Triệu Li Hát đem quân đánh bại Ngô Giới, quân Tống phải rút lui. Nhân đó quân Kim chiếm được Dương Châu. Ngô Giới lui về Tây huyện, Lưu Tử Vũ rút về Tam Tuyền. Triệu Li Hát lại đem quân Kim đi đánh tiếp, làm cả Tứ Xuyên chấn động. Lưu Tử Vũ dùng kế mới đẩy lui được người Kim. Sau đó Lưu Tử Vũ cùng Ngô Giới lại liên tục nhân đêm tối đột kích Triệu Li Hát khiến Triệu Li Hát không dám nấn ná lâu, rồi phải lui. Tướng Tống là Vương Ngạn thu phục lại ba châu Kim, Quân và Phòng, chiếm lại ưu thế cho nhà Tống tại đất Thục. Bình định phản loạn ở Cát Kiền Tháng 2 năm 1133, triều đình nhà Tống lệnh cho Nhạc Phi (khi đó Nhạc Phi đang giữ chức Trung Vệ đại phu, Vũ An quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ phó quân đô thống chế) bình định bọn Bành Hữu, Lý Mãn (đang chiếm cứ Cát Châu), và Trần Ngung, La Nhàn (đang chiếm cứ Kiền Châu), tổng cộng mười người cát cứ hai châu, đánh cướp các nơi, phản kháng triều đình nhà Tống. Các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ đều theo nghĩa quân chống lại nhà Tống. Tháng 4 năm 1133, Nhạc Phi dẫn quân tới Cát Châu, phái thống lĩnh Vương Quý, Trương Hiến tiến binh, bắt sống bọn người Bành Hữu, Lý Mãn. Nhạc Phi thừa thắng tiến công Kiền Châu. Lợi dụng địa hình, Nhạc Phi phái quân cảm tử nhanh chóng tấn công lên đỉnh núi, khiến phản quân đại loạn bỏ đỉnh núi chạy tán loạn tứ phía. Nhạc Phi cho kỵ binh bao vây chặt bọn họ. Nhạc Phi lại chia binh tiến đánh mấy trăm tòa sơn trại của phản quân, mỗi ngày phá một trại, phản quân sợ hãi, các nơi sơn trại liên tiếp thất thủ. Nhạc Phi sau đó còn thu phục lại các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ cho nhà Tống. Khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích "Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu, Thệ tương trinh tiết báo quân cừu. Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá, Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!" (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị "Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu, Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua. Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về, Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu." (Nhạc Phi) Triều đình nhà Tống khi đó đã suy yếu, cuộc sống dân chúng đói khổ, nước Kim thường xuyên xâm lấn, nên người dân mới nổi lên, có những người là bất đắc dĩ. Phản quân Kiền Châu bấy giờ kêu gào cầu xin triều đình nhà Tống tha mạng, Nhạc Phi hạ lệnh cho Nhạc gia quân không được chém giết hàng binh, chấp nhận cho họ đầu hàng. Ban đầu Long Hựu thái hậu rất kinh sợ điều này, vua Tống Cao Tông mật lệnh cho Nhạc Phi sau khi chiếm được thành Kiền Châu thì giết hết dân chúng trong thành, thậm chí vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Nhạc Phi giết hết những người dân trong các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân để trị tội tạo phản. Theo Tống sử, Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông tha tội chết cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân, chỉ hành quyết những kẻ kích động cho cuộc nổi loạn trong các nghĩa quân. Vua Tống Cao Tông không đồng ý. Tháng 9 năm 1133, Nhạc Phi dâng biểu thỉnh công, mong triều đình thăng ba chức quan cho Vương Quý và đồng thời xin vua Tống Cao Tông tha mạng cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân. Triều đình nhà Tống nhận thấy Vương Quý đã giữ chức Vũ Hiển đại phu, nên quan chức phải trao cho người thân. Khi đó phó tướng, Thừa tiết lang Dương Tái Hưng cũng có công bình định Cát, Kiền nên cũng được nhận chiếu thư khen thưởng của vua Tống Cao Tông. Trương Hiến đang ở chức Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân, nhờ công lao này cũng được thăng làm Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử. Thấy vua Tống Cao Tông mặc kệ thỉnh cầu xin tha mạng cho dân chúng của Nhạc Phi, Nhạc Phi liền khẩn cầu thêm nhiều lần nữa, vua Tống Cao Tông mới đồng ý ban lệnh xá tội cho họ nhưng trong lòng bắt đầu không hài lòng về Nhạc Phi. Dân chúng trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân rất cảm kích ân đức của Nhạc Phi, thậm chí họ còn vẽ chân dung Nhạc Phi để thờ cúng. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông vẫn cho người thêu bốn chữ lớn trên nền lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") để ca ngợi lòng trung thành của Nhạc Phi với Hoàng đế và với muôn dân nhà Tống. Vua Tống Cao Tông lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ Giang Tây. Có người mở miệng khen Nhạc Phi tài giỏi mới được thăng chức, Nhạc Phi nói: "Tất cả chức tước của ta hiện tại đều là do các tướng sĩ dốc sức chiến đấu, ta thực tình không có công lao gì!" Khi nào được triều đình nhà Tống ban thưởng, Nhạc Phi đều chia cho tướng sĩ Nhạc gia quân của mình, không giữ riêng cho bản thân ông bất cứ thứ gì. Có người từng hỏi Nhạc Phi về cách dùng binh, Nhạc Phi nói: "Nhân, Tín, Trí, Dũng, Nghiêm, thiếu một điều cũng không được." Có người hỏi ông rằng: "Ngài nghĩ rằng khi nào thiên hạ mới được thái bình?" Nhạc Phi đáp: "Nếu quan lại không tham tài, võ tướng không sợ chết thì thiên hạ đã thái bình rồi!" Lúc đó Nhạc Phi đã là tướng quân của một đội quân hùng hậu nhất tại vùng trung du sông Trường Giang, nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng. Ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu vua Tống Cao Tông cho ông dẫn quân đi bắc phạt, nhưng vua Tống Cao Tông không chấp nhận (do khi đó vua Tống Cao Tông đang đợi tin tức từ cuộc bắc phạt vào nước Kim của quân nổi dậy Lý Hoành). Nhạc Phi sau đó làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), thể hiện hùng tâm diệt Kim rửa hận cho đất nước, giành lại giang sơn cho trăm họ Đại Tống: Mãn giang hồng "Nộ phát xung quan, Bằng lan xứ, Tiêu tiêu vũ yết. Đài vọng nhãn, Ngưỡng thiên trường khiếu, Tráng hoài khích liệt. Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt. Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu, Không bi thiết. Tĩnh Khang sỉ, Do vị tuyết. Thần tử hận, Hà thời diệt! Giá trường xa, Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết. Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục, Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết. Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà, Triều thiên khuyết." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông "Tóc dựng mái đầu, Lan can đứng tựa, Trận mưa vừa dứt. Ngóng trời xa, Uất hận kêu dài. Hùng tâm khích liệt, Ba mươi tuổi cát bụi công danh, Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt. Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu, Ích gì rên xiết. Mối nhục Tĩnh Khang, Chưa gội hết. Hận thù này, Bao giờ mới diệt. Cưỡi cỗ binh xa, Dẫm Hạ Lan nát bét. Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ, Khát, cười chém Hung Nô uống máu. Rồi đây dành lại cả giang san, Về chầu cửa khuyết." (Nhạc Phi) Nhạc Phi là người thích đọc sách, viết thư pháp theo kiểu viết của Tô Đông Pha. Ông cũng rất thích kết giao với những học giả và giới tri thức. Các học giả luôn được chào đón trong trại của Nhạc Phi. Ông cho phép họ đến và kể những câu chuyện và hành động của những anh hùng trong quá khứ để củng cố quyết tâm của những tướng sĩ của ông ta. Bằng cách này, ông có thể dạy họ về những chiến binh mà ông đã xây dựng cuộc sống của chính mình sau đó. Ông cũng hy vọng rằng một trong những học giả này sẽ ghi lại những việc làm của chính ông để ông trở thành người ngang hàng với các thần tượng của mình. Người ta ghi lại rằng ông ấy nói rằng ông ấy muốn được coi là ngang hàng với Quan Vũ và những người nổi tiếng khác trong thời Tam Quốc. Sau đó người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Ai. Lúc này các cánh quân của Lý Hoành đã tấn công vào Đồng Quan, liên tục đánh bại quân Đại Tề. Tại Trung Nguyên, Lý Hoành trù tính khôi phục, đã tấn công vào Dĩnh Xương. Vua Lưu Dự lại sai sứ sang Kim cầu cứu Niêm Hãn. Tuy nhiên bên phía Lý Hoành, quân lính tuy uy dũng nhưng thiếu kỉ luật, ham mê tửu sắc, để cho người Kim nắm được điểm yếu. Tướng Đại Tề là Lý Thành dẫn 20.000 quân Tề công đánh Quắc châu, tướng giữ thành Tạ Cao tự tử, quân triều đình nhà Tống phải lui về Tương Dương. Quân Đại Tề sau đó phản công vào tháng 11 năm 1133, 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) đều rơi vào tay tướng Đại Tề là Lý Thành. Việc chiếm được Tương Dương trên bờ sông Hán Thủy mở lối cho quân Đại Tề và quân Kim tiến vào lưu vực trung tâm sông Dương Tử của nhà Tống, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Tống. Đại Tề giành lại ưu thế trên chiến trường. Đến cuối năm 1133, Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vào Hòa thượng Nguyên của nhà Tống, dùng kế đi đường vòng, bất ngờ trong đêm tối trời mưa tuyết mà tấn công. Quân Tống không chống nổi, bị đánh tan tác, Hòa thượng Nguyên bị mất. Tái chiếm 6 quận Tương Dương, bắc phạt nước Kim năm 1134 Năm 1134, vua Lưu Dự chính quyền Đại Tề dời đô từ phủ Đại Danh tới Khai Phong. Lưu Dự ra sức đào bới mộ phần, không chỉ khai quật lăng tẩm các hoàng đế Bắc Tống, ngay đến mồ mả tổ tiên của dân chúng cũng không buông tha, gây ra sự căm phẫn tột độ của nhân dân Nam Tống và những người dân sống dưới ách thống trị của nhà Tề. Lưu Dự nhiều lần xuống phía nam đánh Nam Tống, nhưng xuất binh bất lợi, không có cách nào tiêu diệt nổi nghĩa quân chống Kim ở lưu vực Hoàng Hà. Khi đó Lý Thành của Đại Tề dã đánh chiếm 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) vào tháng 11 năm 1133, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Nam Tống. Trong lúc này Đại Tề còn liên kết với lũ cướp Dương Ma ở Động Đình Hồ để hợp quân cùng Lý Thành từ Giang Tây đánh xuống miền Triết Giang nhà Tống. Nhạc Phi được tin, tấu lên vua Tống Cao Tông xin lấy lại sáu quận ở Tương Dương, dẹp Lý Thành, bình Dương Ma rồi thẳng tới khôi phục Trung Nguyên. Tháng 3 năm 1134 Ngột Truật dẫn quân Kim đánh tiếp Tiên Nhân Quan của nhà Tống. Ngô Giới cùng Ngô Lân đem quân Tống chống trả, đánh tan quân Kim một trận lớn ở đây. Ngột Truật phải lui về Phượng Tường. Sau đó Ngô Giới còn thu phục lại được các châu Phụng, Tần và Lũng. Cùng tháng 3 năm 1134, vua Tống Cao Tông lệnh cho Nhạc Phi (khi đó đang được giữ chức Trấn nam quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ hậu quân thống chế, Giang Nam tây lộ Thư, Kỳ châu chế trí sứ kiêm Kinh Hồ nam lộ Ngạc, Nhạc châu chế trí sứ) xuất quân, phong Nhạc Phi làm Kinh Nam chế trí sứ, nhưng lại hạn chế ràng buộc ông chỉ được phép thu phục 6 quận Tương Dương, không cho phép đánh tiến lên phía Bắc. Tuy bị triều đình chế ngự nhưng đây rốt cuộc lại là một cơ hội để tận trung báo quốc của Nhạc Phi. Khi đó Quan trấn phủ sứ Thái châu, Tín châu là Ngưu Cao (một vị anh hùng từng tự chiêu tập binh mã đánh thắng quân Kim gần 20 trận) được cử làm bộ tướng dưới quyền Nhạc Phi. Có Ngưu Cao tham gia, Nhạc gia quân của Nhạc Phi như hổ mọc thêm cánh. Tháng 5 năm 1134, Nhạc Phi lại kiêm chế trí sứ hai châu Hoàng, Phục, Hán Dương quân, phủ Đức An. Trước khi xuất chinh, vua Tống Cao Tông ban riêng cho các tướng của Nhạc Phi là Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh mỗi người một chiến bào thêu chỉ vàng, một chiếc đai lưng vàng. Nhạc Phi cùng Ngưu Cao, Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh, Dương Tái Hưng dẫn Nhạc gia quân bắc tiến, mạnh mẽ đánh tan Dương Ma. Quân của Nhạc Phi kế đó đánh tan quân Kim ở Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), thu phục Tương Châu, sau đó chia làm 2 đường tiến đánh phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam). Sau đó Nhạc Phi chia quân cho Trương Hiến và Từ Khánh tiến công Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc) và cho Vương Quý tấn công Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam). Ngưu Cao thì theo lệnh của Nhạc Phi đánh phủ Tín Dương. Ngưu Cao đụng độ với tướng Đại Tề là Lý Thành ở phủ Tín Dương. Ngưu Cao đánh bại Lý Thành, hạ được phủ Tín Dương. Còn bản thân Nhạc Phi thì đích thân đi đánh Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc). Tướng giữ thành Dĩnh Châu là "Vạn nhân địch" Kinh Siêu cố gắng chống giữ, sau đó cổng thành Dĩnh Châu bị công hạ. Nhạc Phi thúc quân vào thành. Kinh Siêu cận chiến với Nhạc Phi. Nhạc Phi sức khỏe phi thường đã giết chết Kinh Siêu. Nhạc Phi thu hồi lại Dĩnh Châu. Khi đó cánh quân của Trương Hiến và Từ Khánh đã nhận lệnh của Nhạc Phi đi giành lại Tùy Châu nhưng đánh nhiều ngày vẫn chưa hạ được Tùy Châu. Ngưu Cao lại xin Nhạc Phi đi giúp Trương Hiến và Từ Khánh, được Nhạc Phi đồng ý. Rồi Ngưu Cao chỉ mang 3 ngày lương đi đánh Tùy Châu. Ngưu Cao dùng kế dương đông kích tây cuối cùng hạ được Tùy Châu trong đúng 3 ngày. Tướng giữ thành Tùy Châu là Vương Tung không chiến bỏ trốn. Ngưu Cao xông vào thành Tùy Châu chiến đấu, bắt được tướng Vương Sùng của Đại Tề thì mang chém. . Trước đó Vương Quý đã nhận lệnh Nhạc Phi đi đánh Đặng Châu nhưng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường vẫn chưa đến được chân thành Đặng Châu. Tháng 7 năm 1134, Nhạc Phi phái Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên đi giúp Vương Quý đánh Đặng Châu để đánh đuổi quân đội của Lý Thành ở đó. Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên ngay sau đó cũng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường y như Vương Quý nên họ hội quân với Vương Quý. Nhạc Phi nghe tin thì đích thân đến Đặng Châu trợ chiến. Lý Thành ở Đặng Châu nghe nói Nhạc Phi đích thân đến đánh Đặng Châu thì âm thầm chạy trốn khỏi Đặng Châu. Tướng Kim giữ thành Đặng Châu là Lưu Hợp Bột Cận và tướng Tề giữ thành Đặng Châu là Cao Trọng bày trận ngoài thành Đặng Châu 30 dặm đợi Nhạc Phi phá trận. Nhạc Phi phái Vương Quý, Trương Hiến hỗ trợ mình tấn công vào trận pháp của liên quân Kim - Tề này, dùng cung tên và hỏa lực bắn tan nát trận pháp của kẻ địch. Lưu Hợp Bột Cận bị giết, trận pháp của liên quân Kim - Tề bị Nhạc Phi phá tan ở ngoài thành Đặng Châu 30 dặm. Cao Trọng chạy về cố thủ Đặng Châu. Nhạc gia quân do Vương Vạn và Đổng Tiên chỉ huy thừa thắng thu phục Đặng Châu. Nhạc Phi bắt sống Cao Trọng Nhạc Phi sau đó dẫn Nhạc gia quân từ Ngạc Châu đi đánh Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam), nơi do tướng Đại Tề là Tiết Hanh rất dũng mãnh trấn giữ. Thấy Tiết Hanh cậy khỏe, Ngưu Cao dùng kế mai phục ở Hà Gia trại phía bắc Đường Châu. Tiết Hanh bị Ngưu Cao dụ vào ổ mai phục đánh tan tành. Nhạc gia quân nhanh chóng chiếm Đường Châu vào tháng 8 năm 1134. Vua Tống Cao Tông nghe tin Nhạc Phi đã chiếm lại 6 quận Tương Dương khi chưa đầy 3 tháng thì mừng rỡ nói: "Trẫm chỉ nghe Nhạc Phi biết cách trị quân, không ngờ nay còn đánh địch lập công lớn." Thời gian đó, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành là Lương Hưng cùng Triệu Vân, Lý Tiến tung hoành Hà Đông, thường xuyên đánh phá hậu phương nước Kim. Cùng năm 1134, nước Kim phái A Lý (阿里), Hồ Tát (胡撒) càn quét "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành, Lương Hưng đại bại, sau đó lại bị tướng Kim là Gia Luật Mã Ngũ (耶律馬五) đánh tan. Vua Kim Thái Tông sai Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa và Thát Lại điều 50.000 quân Kim cứu viện vua Lưu Dự nước Đại Tề. Cuối năm 1134, nước Kim và Đại Tề lại bắt đầu một cuộc tấn công mới xa hơn về phía đông vào nhà Tống, dọc theo sông Hoài. Lần đầu tiên, vua Tống Cao Tông ban bố một chiếu thư chính thức luận tội nước Đại Tề. Quân Kim và quân Đại Tề có một loạt chiến thắng ở lưu vực sông Hoài. Tin tức truyền đến Lâm An, vua Tống Cao Tông kinh hoàng, phong Triệu Đỉnh là Đô Đốc Xuyên Thiểm để chống giặc, nhưng sau lại đổi làm Thượng thư hữu bộc xạ, kiểm Tri khu mật viện sự. Sau đó vua Tống Cao Tông sai Hàn Thế Trung lui về Trấn Giang phòng thủ và sai Ngụy Lương Thần đi sứ cầu hòa với người Kim, còn bản thân vua Tống Cao Tông bỏ Lâm An chạy về Bình Giang. Hàn Thế Trung nhận mệnh nhưng không làm theo lệnh vua, ra quân tiến đánh Dương châu, liên tục thắng quân Kim ở Trấn Giang, Ác Khẩu, Cao Bưu. Hàn Thế Trung lại đánh tan quân Kim ở bờ sông Hoài, dồn quân Kim xuống sông khiến quân Kim chết đuối khá nhiều. Sau đó Hàn Thế Trung lại đánh thắng quân Kim của Ngột Truật hai trận lớn ở Trúc Thục và Đạt La thuộc Tứ châu, buộc Ngột Truật phải lui quân về bắc. Vua Tống Cao Tông vui mừng, hạ chiếu thưởng ngựa quý và gấm vóc cho Hàn Thế Trung và gia phong quan tước cho các tướng dưới quyền Hàn Thế Trung là Giải Nguyên và Thành Mân. Cũng vào cuối năm 1134 liên quân nước Kim và Đại Tề lại hợp quân tấn công Lư châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Thấy Lư châu nguy cấp, vua Tống Cao Tông đích thân viết thánh chỉ lệnh cho Nhạc Phi dẫn quân đến cứu Lư châu. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến gấp về Lư châu. Ông giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" khiến tướng sĩ Nhạc gia quân ai ai cũng hăng hái giết địch, chỉ một trận đánh lớn là đã đánh tan liên quân Kim - Tề, khiến liên quân Kim - Tề phải tháo chạy về bắc. Lư châu được yên. Nhạc Phi nhân đó nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế" (cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về) rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt nước Kim, chiếm vài châu quận của nước Kim. Những chiến công này đã cổ vũ mạnh mẽ quân dân nhà Tống chống Kim, kiên định thể hiện quyết tâm thu phục Trung Nguyên của Nhạc Phi. Nhưng do ảnh hưởng của Tần Cối đứng đầu của phe chủ hòa, vua Tống Cao Tông đã cho triệu hồi Nhạc Phi về Bình Giang gặp mình, thăng chức cho Nhạc Phi làm Thanh Viễn quân Tiết độ sứ. Nhờ công hạ được 2 thành trong chiến dịch Tương Dương, Ngưu Cao được Nhạc Phi tâu lên vua Tống Cao Tông xin phong cho Ngưu Cao làm An phủ sứ 4 châu Đặng, Tương Dương, Đường, Sính; sau đó vua Tống Cao Tông lại bổ nhiệm Ngưu Cao làm Trung hộ thống lĩnh thần vũ hộ quân. Nhạc Phi thấy dân chúng ở 6 quận Tương Dương và Lư châu khổ cực thì sai người dâng tấu lên vua Tống Cao Tông rằng: "Các hộ dân ở 6 quận Tương Dương và các quận khác đều đang thiếu trâu cày và lương thực. Thần xin thỉnh cầu triều đình xem xét cho họ mượn tiền trong quốc khố, đồng thời xóa nợ công cũng như nợ tư mà họ đã từng thiếu nợ từ trước đến nay. Triều đình cũng nên lấy việc chiêu tập được bao nhiêu dân chúng đang lưu lạc quay về và giúp họ có việc làm để làm tiêu chuẩn đánh giá thành tích của quan quân các châu, huyện." Vua Tống Cao Tông đồng ý và làm theo thỉnh cầu của Nhạc Phi. Dưới quyền Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Bắc phạt Tề - Kim, đánh dẹp Dương Ma (Dương Yêu) năm 1135 Tháng 2 năm 1135 vua Kim Thái Tông mất, Hoàn Nhan Đản còn nhỏ kế vị, tức là vua Kim Hi Tông, nước Kim gặp tranh chấp nội bộ giữa Niêm Hãn với Ngột Truật nên không thể xuất chinh nhà Tống nữa, cho nhà Tống thêm thời gian tập hợp lực lượng. Vua Tống Cao Tông lúc này mới từ Bình Giang quay về Lâm An. Triều đình nhà Tống cho rằng vua Kim Hi Tông mới lên ngôi chắc muốn nghị hòa nên sai sứ đến nước Kim thăm hỏi. Sau khi liên tục bị quân Kim đánh bại, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng vẫn không nguôi chí đánh Kim, liền dẫn hơn trăm người vượt Hoàng Hà đầu hàng Nhạc Phi. Cùng năm 1135, Nhạc Phi lại nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế", giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt Trung nguyên, Ngưu Cao khi đó thường cùng tác chiến dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Nhạc Phi. Thấy Nhạc Phi bắc phạt, quân Kim tấn công Hoài Tây nhà Tống. Ngưu Cao theo lệnh Nhạc Phi mang quân vượt sông chống cự quân Kim, còn Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi tiếp ứng. Quân Kim bại trận rút lui khỏi Hoài Tây. Quân Đại Tề tiến đánh Lư Châu nhà Tống, nhưng thấy Ngưu Cao ra trận đều sợ hãi rút lui. Ngưu Cao truy kích quân địch trên 30 dặm, giết được khá nhiều quân Tề. Nhạc Phi sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi sau này kéo đến mà tiếp ứng. Tháng 5 năm 1135, bộ tướng Vương Quý của Nhạc Phi được thăng chức từ Củng Vệ đại phu, Hòa châu phòng ngự sứ, lên Đệ châu phòng ngự sứ, Long Thần vệ tứ sương đô chỉ huy sứ. Khi ấy Dương Ma (hoặc Dương Yêu) chiếm cứ Động Đình, quan quân nhà Tống chưa dẹp được. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho rằng Động Đình ở thượng lưu của Kiến Khang, sợ Dương Ma thẳng tiến đến Lâm An hại vua Tống Cao Tông nên Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) xin vua đi dẹp. Vua Tống Cao Tông đồng ý, cử Nhạc Phi đi cùng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đánh dẹp Dương Ma. Sau khi giữ vững Lư Châu, Ngưu Cao lại theo Nhạc Phi đi đánh Dương Ma. Khi ra chiến trường, quân lương là quan trọng nhất, nhà Tống lúc này quá suy yếu nên quân lương cho quân đội toàn là trưng dụng từ dân chúng. Mỗi lần trưng dụng quân lương như thế này, Nhạc Phi thường than rằng: "Tài lực của dân chúng ở vùng đông nam giang sơn nhà Tống của chúng ta đã tiêu hao hết rồi!" Tháng 6 năm 1135, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đích thân đi đốc chiến, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân tiến hành đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Dương Ma. Dựa vào việc Dương Ma không được lòng dân, Nhạc Phi cho quân bao vây các căn cứ của Dương Ma, vừa đánh vừa chiêu hàng các tướng dưới quyền Dương Ma. Cuối cùng các tướng của Dương Ma đều quy hàng Nhạc Phi, giúp cho Nhạc Phi đánh tan các đạo thủy quân của Dương Ma. Sau đó nhờ nội gián bên trong hàng ngũ của Dương Ma, quân đội Nhạc Phi nhanh chóng đánh được vào căn cứ chính của Dương Ma. Ngưu Cao bắt sống được Dương Ma, triệt để loại bỏ mối họa bên trong cho nhà Tống. Sau khi bình định dược Dương Ma, Nhạc Phi lấy mấy vạn tráng đinh của Dương Ma thu vào Nhạc gia quân. Nhạc gia quân từ khoảng 3 vạn người phát triển tới khoảng 10 vạn người, lấy trung quân thống chế Vương Quý, tiền quân thống chế Trương Hiến, Từ Khánh, Ngưu Cao, Đổng Tiên làm trụ cột. Khi đó Nhạc Phi chiêu tập dân chúng làm ruộng, lại thực hiện chế độ đồn điền quân đội (nhờ đó mà mỗi năm sau này nhà Tống chỉ trưng dụng một nửa số lượng lương thực từng trưng dụng của dân chúng trước đó). Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Nhạc Phi đóng ở Kinh, Tương để tính Trung Nguyên, còn Trương Tuấn từ Ngạc, Nhạc chuyển đến Hoài Đông, đại hội chư tướng, bàn việc tổ chức phòng ngự. Vua Tống Cao Tông thuận theo. Cùng tháng 6 năm 1135, Thượng hoàng Tống Huy Tông qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Lúc này ở triều đình nhà Tống, Tần Cối được vua Tống Cao Tông từ từ thăng chức trở lại. Lúc này Nhạc Phi đổi tên đứa con trai út của mình từ Nhạc Ai sang Nhạc Đình Bắc phạt Tề - Kim năm 1136 Năm 1136, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) hội chư tướng bàn bạc ở thượng du Trường Giang, muốn trị tội vua Đại Tề là Lưu Dự tiếm nghịch. Trong hội nghị, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) chỉ khen một mình Nhạc Phi. Sau đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Hàn Thế Trung từ Thừa nhằm vào Hoài Dương, Lưu Quang Thế tiến đến đóng quân ở Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến đến ở Hu Dị, lấy Dương Nghi Trung đi sau giúp Trương Tuấn (Trương Bá Anh); Nhạc Phi đến ở Tương Dương, nhòm ngó Trung Nguyên. Việc được đóng quân ở Tương Dương để mưu việc khôi phục trung nguyên vốn là chí nguyện của Nhạc Phi. Nhạc Phi dời quân đóng ở Kinh Tây, được vua Tống Cao Tông đổi làm Vũ thắng Định quốc quân Tiết độ sứ kiêm Tuyên phủ phó sứ. Nhạc Phi mở quân doanh ở Tương Dương. Nhạc gia quân đang đồn trú tại Tương Dương, 5 vạn binh của tướng Đại Tề là bọn Tây Kinh thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung xâm phạm Đặng Châu, Nhạc Phi sai Trương Hiến cùng Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng đem 1 vạn binh nghênh chiến ở Nội Hưng. Giằng co 2 ngày, Trương Hiến vờ thua, dẫn dụ quân Tề vào ổ mai phục mà đánh bại, bắt được Quách Đức, Thi Phú, giành lấy hàng trăm thớt ngựa, thu hàng cả ngàn binh sĩ. Ngụy Nhữ Bật thu tàn quân Tề chạy về Lạc Dương. Tháng 7 năm 1136, Nhạc Phi ở Tương Dương được phong Kiểm giáo thiếu bảo, Vũ Thắng Định quốc quân Tiết Độ sứ, Hồ Bắc Kinh Tây lộ Tuyên phủ phó sứ, kiêm Doanh điền sứ suất quân bắc phạt nước Đại Tề. Dương Tái Hưng được lệnh của Nhạc Phi suất bộ binh đến Nghiệp Dương để thu phục Tây Kinh huyện Trường Thủy. Dương Tái Hưng đến Nghiệp Dương giết đô thống và thống chế của Đại Tề, giết quân Đại Tề hơn năm trăm người, bắt giữ hơn trăm người. Tàn dư Đại Tề bỏ chạy. Ngày hôm sau, Dương Tái Hưng tái chiến với quân Đại Tề do Tôn Hồng Giản chỉ huy. Dương Tái Hưng phá tan 2000 quân Đại Tề, rồi dẫn binh chiếm lại Tây Kinh huyện Trường Thủy, đoạt lương hơn hai vạn thạch cung cấp cho quân dân, tu sửa thành trì Tây Kinh. Dương Tái Hưng lại đoạt ngựa vạn thớt, mấy chục vạn cỏ khô. Trung Nguyên đều hưởng ứng Nhạc gia quân. Dương Tái Hưng tiến về phía đông đánh chiếm Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam) của quân Đại Tề, lại đốt lương thảo của quân Đại Tề ở đó. Quân Tống sau đó dưới sự chủ trì của đại tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cùng các lộ quân của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung cùng các lộ cất quân Bắc phạt vào nước Kim. Nhạc Phi xuất quân ở trấn Tương Dương, giương đông kích tây, lệnh cho thuộc tướng là Ngưu Cao giả vờ tiến quân lên phía Đông Bắc, đến Thái Châu, còn mình thì dẫn quân chủ lực tấn công phía Tây Bắc, đến Y Dương. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vượt Trường Giang, phủ dụ khắp các đòn thú ở thượng du sông Hoài. Khi Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đến Hu Dị, Nhạc Phi đưa quân vào Thái Châu. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vào triều đình Lâm An, mời vua Tống Cao Tông đến Kiến Khang. Xa giá khởi hành, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi trước đến thượng du Trường Giang, có tin báo vua Lưu Dự nước Đại Tề cùng cháu là Lưu Nghê hiệp với người Kim vào đánh nhà Tống, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu rằng đây chỉ là quân của vua Lưu Dự mà thôi. Bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế tỏ ra hoang mang, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không cho lui quân, rồi mệnh cho Dương Nghi Trung đến đóng quân ở Hào Châu. Lưu Lân dẫn quân Tề bức Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) xin thêm quân, còn Lưu Quang Thế muốn lui quân, tể tướng Triệu Đỉnh muốn triệu quân đội Nhạc Phi về phía đông. Vua Tống Cao Tông lệnh cho bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế, Dương Nghi Trung về giữ Trường Giang. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu lên phản đối việc điều động này, cho rằng nếu các cánh quân vượt Trường Giang quay về thì vùng Hoài Nam sẽ mất. Vua Tống Cao Tông sau đó có chiếu thư nghe theo lời Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn để các cánh quân tác chiến như cũ. Dương Nghi Trung đến Hào Châu, Lưu Quang Thế đã bỏ Lư Châu chạy về phía nam, Hoài Tây chấn động. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin, vội đến Thái Thạch, lệnh cho chém đầu bất cứ ai dám vượt sông trở về. Lưu Quang Thế đành phải dừng quân lại, cùng Dương Nghi Trung đón quân Tề của Lưu Nghê và Lưu Lân. Lưu Nghê và Lưu Lân dẫn quân Tề tấn công Dương Nghi Trung, bị Dương Nghi Trung đánh cho đại bại ở Ngẫu Đường (thuộc An Huy ngày nay). Lưu Nghê và Lưu Lân đều nhổ trại bỏ trốn về bắc. Vua Tống Cao Tông viết thư khen ngợi, triệu Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) về mà úy lạo. Lúc này vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc nhận lệnh của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi đánh Hoài Dương do vua Lưu Dự của nước Đại Tề trấn giữ. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài, đến Phù Ly dưới chân thành Hoài Dương của nước Kim thì bị quân Kim đến cứu viện bao vây. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc xung trận phá vây, tướng Kim là Nha Hợp Bột Cẩn bị bắt, viện binh Kim bị đánh tan. Quân Kim bỏ chạy, lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc vây Hoài Dương của nước Kim 6 ngày nhưng cuối cùng không hạ được. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đành phải rút lui về nam. Trong khi đó Nhạc Phi và con trai là Nhạc Vân cùng các tướng dưới quyền như Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn,... đang tiến đánh lên Tây Bắc, năm trận giao chiến với quân Kim thì Nhạc Phi đều đánh thắng cả năm, thu phục rất nhanh Y Dương, Lạc Dương, Thương Châu, Quắc Châu về cho nhà Tống. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân hăng hái đánh chiếm thêm các vùng đất rộng lớn ở Dự Tây và Thiểm Nam của nước Kim. Nhạc Phi tiến vào một dãy bờ phía nam Hoàng Hà, thu phục cả một vùng đất rộng lớn về cho nhà Tống. Nhân dân khắp nơi đón chào Nhạc Phi, đua nhau tham gia vào quân đội của Nhạc Phi. Quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ xin đến hưởng ứng Nhạc Phi. Nhạc Phi liên tục dâng sớ xin vua Tống Cao Tông cho ông tiếp tục bắc phạt, khôi phục giang sơn cho nhà Tống. Trong tình thế hết sức thuận lợi này, phái chủ hoà trong triều đình Nam Tống mà đứng đầu là Tần Cối lại tỏ ra sợ hãi, liên tục gạt đi ý định bắc phạt của Nhạc Phi, bất chấp những chiến thắng vang dội của Nhạc Phi trên trận địa. Cũng trong năm 1136 thân mẫu của Nhạc Phi là Diêu thị qua đời ở trại huấn luyện Nhạc gia quân tại Vũ Xương (khi đó toàn bộ gia quyến của Nhạc Phi đều ở đó), hưởng thọ 71 tuổi. Vợ Nhạc Phi là Lý thị sợ chồng biết tin sẽ đau buồn sinh bệnh, ảnh hưởng đến chiến sự nên cô không báo tin cho Nhạc Phi. Có thể đây cũng là ý nguyện của người mẹ Diêu thị. Nhạc Phi khi đó là đại nguyên soái quyền cao chức trọng nhưng ông luôn sống rất chuẩn mực và nghiêm túc. Ông là người vẫn giữ được bản chất của một người anh hùng áo vải. Ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Ông cũng là người rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Tuy hai lần kết hôn nhưng ông không hề nạp thêm tiểu thiếp, kiên quyết 1 vợ, không bao giờ đi đến những nơi thanh lâu buông thả. Lúc đó có tướng Tống là Ngô Giới bỏ ra 2000 quan tiền để mua một mỹ nữ nhà có ăn học, dâng tặng cho Nhạc Phi. Các tướng của Nhạc gia quân đều ủng hộ Nhạc Phi nạp cô ấy làm tiểu thiếp. Nhưng Nhạc Phi thẳng thừng từ chối. Ông nói rằng: "Người nhà tôi thường mặc áo vải, ăn thức ăn thô. Nếu có thể cùng đồng cam cộng khổ thì xin mời ở lại. Còn nếu không, tôi không dám giữ." Nghe Nhạc Phi nói xong, mỹ nữ ấy chỉ cười. Nhạc Phi liền cảm nhận được cô gái này rất phóng khoáng, có thể quan hệ nam nữ với bất kỳ tướng sĩ nào trong doanh trại. Kết quả, Nhạc Phi sai thuộc hạ đem mỹ nữ ấy trả về dù các thuộc hạ của ông có khuyên can, vì làm như thế sẽ làm tổn thương giao hảo giữa ông với Ngô Giới. Song ông nói: "Nay mối nhục đất nước còn chưa rửa sạch, sao lại là lúc đại tướng nghỉ đến việc an nhàn, vui chơi?" Cuối cùng người mỹ nữ ấy cũng được trả về nhà của cô ấy và Nhạc Phi cũng cấm các con trai của ông sau này không được nạp thiếp khi đã có thê tử (về sau Ngô Giới biết chuyện lại càng kính trọng Nhạc Phi hơn) Khi đó ở nước Kim, do vua Kim Hi Tông còn nhỏ nên quyền hành trong tay Thát Lại. Thấy Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã chiếm mất nhiều đất đai của nước Kim, Thát Lại muốn cắt Hà Nam cho nhà Tống để chấm dứt chiến tranh. Theo lời Thát Lại, vua Kim Hi Tông sai Trưởng Thông Cổ đi Giang Nam nghị hòa với vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông và Tần Cối gặp sứ nước Kim thì mừng lắm, liền cho triệu hồi các lộ quân Bắc phạt của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trở về nam. Một lần nữa lại khiến cho ý chí của Nhạc Phi khó thực hiện. Mâu thuẫn với Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Đầu năm 1137, khi nghe sứ giả Hà Tiến từ nước Kim quay về kể lại, vua Tống Cao Tông mới biết tin Trịnh Thái hậu đã qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim vào 7 năm trước và Thượng hoàng Tống Huy Tông cũng đã qua đời ở Ngũ Quốc thành vào 2 năm trước thì đau lòng, bắt đầu lo cho mẹ là Vi Thái hậu cũng đang ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Vua Tống Cao Tông ra lệnh cả nước để tang cho Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh Thái hậu. Vua Tống Cao Tông khi đó kiên quyết phải bắc phạt nước Kim để đem thi hài Thượng hoàng Tống Huy Tông trở về. Tuy nhiên trong ngày hôm đó vua Tống Cao Tông phong cho Tần Cối làm Xu mật sứ, ân điển như tể thần, phe chủ hòa mạnh trở lại. Vua Tống Cao Tông sai Nhạc Phi đến Vũ Xương coi quân. Tướng Tống là Lưu Quang Thế sợ giặc ở Hoài Tây, tháng 3 năm 1137, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông bãi chức của Lưu Quang Thế. Vua Tống Cao Tông định đem quân đội 50.000 quân của Lưu Quang Thế giao cho Nhạc Phi thống lĩnh. Khi Nhạc Phi sắp sửa đến nhận quân, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sai người đến trại của Nhạc Phi để gửi lời từ chối của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn). Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó viết thư cho Nhạc Phi: "Vương Đức ở Hoài Tây ai cũng phục, (Trương) Tuấn nhân quyền đô thống lệnh cho Lữ Chi làm đốc phủ tham mưu, có được không?." Nhạc Phi cũng viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Vương Đức và Lịch Quỳnh không đồng lòng với nhau, nhất là về chuyện ai đứng đầu, chắc chắn có tranh chấp với nhau. Thượng thư Lữ Chi chưa từng cầm quân, e rằng không thể phục chúng." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lại viết thư cho Nhạc Phi: "Tuyên phủ Trương Tuấn (Trương Bá Anh) có được không?" Nhạc Phi lại viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Ông ấy tàn bạo ít mưu lược, sợ Lịch Quỳnh không phục." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) viết tiếp thư cho Nhạc Phi: "Dương Nghi Trung thì sao nhỉ?" Nhạc Phi viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Dương Nghi Trung chỉ ngang với Vương Đức, khó mà dẫn quân." Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị phật, như vẫn viết tiếp thư cho Nhạc Phi: "Trương Tuấn ta không thể dẫn quân (Hoài Tây) được, chỉ có Thái úy Nhạc Phi ngài là dẫn quân (Hoài Tây) được, có đúng như vậy không?" Nhạc Phi vẫn viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn): "Đô đốc ngài hỏi thẳng ta như vậy, ta bất chấp ngu muội, có thể được dẫn binh (Hoài Tây) không?" Rồi Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn không giao 50.000 quân Hoài Tây cho Nhạc Phi. Thay vào đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) giao lại quân đội của Lưu Quang Thế cho đốc phủ (tức là đặt dưới quyền quản hạt của Trương Tuấn), rồi lệnh cho Tham mưu Binh bộ thượng thư Lữ Chỉ đến Lư Châu chỉ huy. Nhưng Tần Cối cho rằng đốc phủ nắm binh có chỗ đáng ngờ, xin đặt chủ soái, triều đình lấy Vương Đức làm Đô thống chế, Lịch Quỳnh làm phó. Lịch Quỳnh không phục Vương Đức, 2 người tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn mệnh cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Tuyên phủ sứ, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ làm Chế trí phán quan để phủ dụ bọn họ. Lúc này biết tin chồng đang tạm ngưng chinh chiến nên Lý thị mới sai người gửi thư báo cho Nhạc Phi biết chuyện thân mẫu Diêu thị của ông đã qua đời từ năm ngoái. Nhạc Phi hết sức đau buồn, liền gửi thư xin Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho Trương Hiến thay ông cai quản Nhạc gia quân, rồi ông về nhà ở Vũ Xương chịu tang mẹ. Trước đó, Nhạc Phi đã phản bác tất cả đề nghị về nhân sự ở Hoài Tây của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tức giận. Đến nay, Nhạc Phi muốn Trương Hiến coi thay việc quân, nhưng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không đồng ý. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Trương Tông Nguyên làm Tuyên phủ phán quan, giám quân của Nhạc gia quân. Tháng 4 âm lịch năm 1137, vua Tống Cao Tông lại sai Vương Luân sang nước Kim bàn việc nghị hòa, đón thi hài của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh Thái hậu cùng mẹ của vua Tống Cao Tông là Vi Thái hậu về nước. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó khuyên vua Tống Cao Tông nên nhân lúc nước Kim nghĩ rằng nhà Tống muốn nghị hòa, phòng bị của nước Kim tất nhiên lỏng lẻo, bất ngờ xuất quân đi bắc phạt vào nước Kim sẽ đại thắng. Vua Tống Cao Tông nghe theo Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), lệnh cho quân đội âm thầm chuẩn bị bắc phạt. Trước đó, hai chỉ huy quân Tống ở Hoài Tây là Vương Đức và Lịch Quỳnh mâu thuẫn nhau, tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ được Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phái đến phủ dụ hai người họ. Nhưng khi bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chưa đến, tháng 8 năm 1137, Lịch Quỳnh đã làm phản, bắt Lữ Chỉ quy hàng vua Lưu Dự của Đại Tề. Lữ Chỉ không theo nên bị Lịch Quỳnh giết chết. Lịch Quỳnh sau đó 25.000 quân dưới quyền đi quy hàng Đại Tề. Quân Hoài Tây do Vương Đức chỉ huy chỉ còn 25.000 quân. Vì chuyện này mà vua Tống Cao Tông phải từ bỏ chiến dịch bắc phạt mà Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đã đề nghị. Tháng 9 âm lịch năm 1137 Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhận tội sắp xếp không thỏa đáng vụ 50.000 quân Hoài Tây này mà xin chịu bãi chức, vua Tống Cao Tông hỏi Tần Cối có thay Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) được không? Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đáp: "Làm việc cùng nhau, thấy ông ta (ý nói Tần Cối) có chỗ mờ ám!" Vua Tống Cao Tông bèn dùng Triệu Đỉnh. Tần Cối vì thế căm ghét Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị điều đến Vĩnh Châu. Bắc phạt nước Tề năm 1137 Thời gian sau Nhạc Phi lại khởi phục. Nhạc Phi khiêng linh cữu thân mẫu Diêu thị về Lư Sơn, dâng biểu nhiều lần xin chung tang 3 năm nhưng vua Tống Cao Tông không cho. Nhạc Phi bị vua ép phải quay lại coi việc quân ở Nhạc gia quân. Nhạc Phi sau đó chôn Diêu thị ở Cửu Giang rồi quay lại Nhạc gia quân. Thấy Nhạc Phi trở lại, Trương Tông Nguyên phải giao lại binh quyền Nhạc gia quân cho ông. Vua Tống Cao Tông lại sai Nhạc Phi làm Tuyên phủ vùng Hà Đông, Tiết chế lộ Hà Bắc. Lúc ấy, quân Đại Tề dồn binh dòm ngó Đường Châu của Nhạc gia quân. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi lệnh cho Vương Quý, Đổng Tiên dẫn Nhạc gia quân đi công phá quân Tề. Vương Quý và Đổng Tiên đánh tan quân Tề, đốt doanh trại của quân Tề, rồi tiến quân lên bắc chiếm vài quận huyện của nước Đại Tề cùng năm 1137. Nhạc Phi nhân thế tâu vua Tống Cao Tông xin thừa thắng chiếm luôn đất Sái (còn gọi là Thái) để lấy Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông không chịu, triệu quân đội Nhạc gia quân của Nhạc Phi về. Nhạc Phi lại buồn bực phải lui quân về nam. Nhạc Phi trở về yết kiến vua Tống Cao Tông ở Lâm An. Vua Tống Cao Tông hỏi Nhạc Phi: “Khanh có ngựa giỏi không?” Nhạc Phi thưa: “Hạ thần có hai con ngựa, ngày ăn mấy đấu đậu, uống một hộc nước suối, nhưng nếu không tinh khiết thì không uống. Vừa leo lên cởi, ban đầu chạy không nhanh lắm, đến khi chạy được 100 dặm, mới bắt đầu phóng nước đại. Từ giờ ngọ đến giờ dậu, có thể chạy 200 dặm. Để luôn yên giáp mà không nghỉ, cũng không ra mồ hôi, như là vô sự vậy. Đó là giống ngựa giỏi mà không chịu ăn uống một cách cẩu thả, sức có dư mà không muốn khoe tài, thật là tài lược xa rộng vậy. Chẳng may đều theo nhau mà chết. Nay con ngựa thần cởi, ngày ăn chẳng qua mấy thăng, lúa chi cũng được, không chọn lựa, uống cũng không cần chọn dòng suối. Cầm cương ngồi chưa yên thì nhảy nhót chạy rất nhau, vừa đến 100 dặm thì sức kiệt, mồ hôi ra dầm, thở hỗn hển như muốn ngã xuống chết. Đó là giống ăn ít, dễ no, thích khoe khoang và dễ cùng tận. Loài nô độn như vậy đó." Vua Tống Cao Tông khen phải. Nhạc Phi lại dâng sớ bàn về việc quân Kim lập Lưu Dự làm vua Tề, có ý dùng người Tống đánh người Tống. Nhạc Phi lại trình bày sách lược thu phục Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông nói: “Có bề tôi như thế, còn lo nỗi gì? Phép tiến lui, trẫm không ngăn trở, khanh tự tiện mà làm." Vua Tống Cao Tông nói tiếp: “Công việc khôi phục trung nguyên đều uỷ thác một mình khanh." Nhạc Phi vừa mưu khôi phục Trung nguyên thì gặp lúc Tần Cối được vua Tống Cao Tông tin dùng chủ hoà. Vì vậy, vua Tống Cao Tông không theo kế của Nhạc Phi nữa, triệu Nhạc Phi dời quân về đóng ở Giang Châu. [[Tập tin:Imperial Order Presented to Yue Fei.jpg|thumb|right|Thánh chỉ vua Tống Cao Tông gửi Nhạc Phi vào mùa thu năm 1137]] Mùa thu năm 1137, Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi thị sát các tuyến phòng thủ biên giới nhà Tống nhằm củng cố vững chắc hơn cho các tuyến phòng thủ biên giới này, đề phòng liên quân Kim - Tề nam hạ tấn công. Nhạc Phi gửi báo cáo lên vua Tống Cao Tông về những việc mà ông đã làm nhằm củng cố các tuyến phòng thủ biên giới của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông đã viết một đạo thánh chỉ để đáp lại báo cáo của Nhạc Phi, ca ngợi và khuyến khích lòng trung thành kiên định của Nhạc Phi với nhà Tống. Cùng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Hàn Thế Trung phản đối nghị hòa Nhạc Phi biết vua Lưu Dự liên kết với nước Kim mà Ngột Truật nước Kim lại ghét Lưu Dự, có thể ly gián hai bên để làm kinh động tinh thần quân địch. Gặp khi trung quân bắt được một tên gián điệp của Ngột Truật, Nhạc Phi giả vờ quở tên ấy: “Mày có phải là Trương Bân trong quân của ta không? Ta sai mày đem thơ đến Tề (Lưu Dự), bảo y dụ bắt thái tử của giặc Kim là Ngột Truật. Mày đi không trở lại. Ta lại tiếp sai người đến Tề hỏi thăm thì Lưu Dự đã nhận lời của ta, mùa đông này lấy cớ hội họp ở Khấu giang để bắt thái tử ở Thanh Hà. Mày đem thơ mà không đến, sao làm trái lời ta như vậy?”Tên gián điệp muốn khỏi chết nên giả vờ nhận lời sẽ đem thư khác đến cho Lưu Dự. Nhạc Phi lại viết thơ cho Lưu Dự, nói việc cùng hợp nhau mưu giết Ngột Truật. Nhạc Phi lại nói với tên gián điệp ấy: “Ta nay tha chết cho mày." Nhạc Phi lại sai tên ấy đến Tề hỏi ngày cử binh. Tên ấy trở về, đem thơ dâng cho Ngột Truật. Ngột Truật cả sợ, dâng thơ ấy cho vua Kim Hi Tông. Sau đó Ngột Truật tiêu diệt phe cánh của Niêm Hãn (người ủng hộ vua Lưu Dự của nước Đại Tề) khiến Niêm Hãn phẫn uất mà qua đời trong năm 1137. Cuối năm 1137, nước Kim (đời vua Kim Hi Tông) nghi ngờ vua Lưu Dự nước Đại Tề có âm mưu bí mật với Nhạc Phi chống lại mình. Vua Kim Hi Tông giáng phong vua Lưu Dự làm Thục vương đồng thời phế bỏ nước Đại Tề, đem cả nhà Lưu Dự dời sang phủ Lâm Hoàng, Thượng Kinh. Từ đây nước Kim trực tiếp làm chủ Trung Nguyên. Hai tướng của Lưu Dự là Lý Thành và Lịch Quỳnh (hai phản tướng của nhà Tống ngày trước) trở thành hai tướng của nước Kim. Khi nghe tin vua Lưu Dự của Đại Tề bị người Kim phế bỏ, Nhạc Phi xin triều đình nhà Tống tăng quân, muốn nhân lúc nước Kim bỏ Lưu Dự mà xuất kỳ bất ý, thừa cơ bắc phạt để khôi phục Trung Nguyên, nhưng không được triều đình nhà Tống chấp nhận. Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình: Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm"Dao vọng Trung Nguyên,Hoang yên ngoại,Hứa đa thành quách.Tưởng đương niên,Hoa già liễu hộ,Phượng lâu long các.Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu,Bồng Hồ điện lý sênh ca tác.Đáo như kim,Thiết kỵ mãn giao kỳ,Phong trần ác.Dân an tại?Điền câu hác.Binh an tại?Cao phong ngạc!Thán giang sơn y cựu,Thiên thôn liêu lạc.Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ!Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc?Khước quy lai,Tái tục Hán Dương du,Kỵ hoàng hạc."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc"Xa ngắm Trung Nguyên,Bên ngoài lớp khói hoang vu,Rất nhiều thành quách.Nhớ lại năm xưa,Hoa che liễu rủ,(Chốn) lầu phượng gác rồng.Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc,Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát.Tới hôm nay,Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội,Gió bụi mịt mù.Dân ở đâu?Lấp ngòi hang.Quân ở đâu?(Đem thân) làm trơn giáo mác.Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ,Nghìn làng xơ xác.Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ,Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc!Lại quay về,Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương,Cưỡi chim hạc vàng."(Nhạc Phi) Sau đó, con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân cưới vợ. Gia quyến của Nhạc Phi vừa mất đi người mẹ Diêu thị của Nhạc Phi vào năm ngoái thì nay Nhạc Phi và Lý thị lại có con dâu cùng chăm lo cho Nhạc gia. Hàn Thế Trung cũng cho rằng nước Kim vừa xoá bỏ chính quyền Đại Tề của Lưu Dự là cơ hội tốt để bắc phạt thu phục Trung nguyên, nhưng Tể tướng Tần Cối - người có cùng quan điểm với vua Tống Cao Tông - điều quân của Hàn Thế Trung từ Giang Bắc về Giang Nam, ngăn cản vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc tác chiến với quân Kim. Hàn Thế Trung nhiều lần kiến nghị để quân ở lại bố phòng như không được triều đình nhà Tống cho phép. Hàn Thế Trung đã đích thân về Lâm An kiến nghị lên vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông tuy biểu dương Hàn Thế Trung nhưng không làm theo. Cùng năm 1138, vua Tống Cao Tông cho rằng Lâm An được bao quanh bởi các rào cản tự nhiên như là hồ nước và đồng lúa, khiến kỵ binh nước Kim khó lòng chọc thủng hệ thống công sự tại đây, cộng thêm việc Lâm An nằm sát biển cũng giúp hoạt động tháo lui khỏi Lâm An trở nên dễ dàng hơn. Sau đó vua Tống Cao Tông bất chấp các đề xuất của bá quan về việc nên lấy Kiến Khang làm kinh đô, tuyên bố Lâm An chính thức là kinh đô mới của nhà Tống vì Lâm An an toàn hơn Kiến Khang. Vua Tống Cao Tông (lúc này đã từ Kiến Khang về lại Lâm An) nhớ đến mẹ của mình là Vi Thái hậu còn ở Ngũ Quốc thành nước Kim, nên muốn đón về, bèn sai Vương Luân đi sứ nước Kim để cầu xin Thát Lại cho đưa hài cốt của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh thái hậu cùng Vi Thái hậu về nước thì vua Tống Cao Tông sẽ nhường luôn đất Hà Nam cho nước Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin hết sức can ngăn nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Nhạc Phi và Hàn Thế Trung cùng đông đảo bá quan dâng thư phản đối hòa nghị, chỉ trích kịch liệt các đề nghị hòa bình nhưng vua Tống Cao Tông lúc này bị Tần Cối gièm pha nên luôn muốn chủ hòa. Thêm vào đó, Nhạc và Hàn Thế Trung đều có ý bắc tiến để đón 2 vua cũ là Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông trở về, vua Tống Cao Tông sợ mất ngôi báu nên một mực không nghe theo kiến nghị của Nhạc Phi và Hàn Thế Trung. Bấy giờ Thát Lại nước Kim đã đồng ý trả lại hài cốt thượng hoàng Tống Huy Tông, thái hậu, trả lại đất Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống. Nhạc Phi nghe tin nước Kim muốn trả Hà Nam cho nhà Tống nên ông đích thân nhập cung gặp vua Tống Cao Tông và nói: “Giặc Kim không thể tin được. Hoà hảo không thể cậy được." Rồi Nhạc Phi nói tiếp: “Giặc Kim đương không mà xin hoà là vì chúng có mối lo trong gang tấc. Danh nghĩa là trả đất cho ta, nhưng thực ra là đem đất ấy cho ta giữ giùm vậy." Lời nói của Nhạc Phi có ý xâm phạm đến phe chủ hòa của Tần Cối, khiến Tần Cối giận dữ. Cuối năm 1138, sứ giả nước Kim đến Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện nghị hòa là vua Tống Cao Tông phải bỏ áo hoàng đế, mặc áo đại thần, quỳ về phương bắc tiếp nhận chiếu chỉ của vua Kim Hi Tông. Cả triều đình nhà Tống chấn động. Hàn Thế Trung cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu và đích thân đến gặp vua Tống Cao Tông can ngăn nhưng vẫn không được chấp nhận. Hàn Thế Trung sai thủ hạ đón đường bắt sứ giả nước Kim, nhưng mưu bị lộ nên sứ giả nước Kim đi đường khác thoát về. Năm 1139, vua Tống Cao Tông sai Sĩ Niệu và Trương Đảo đến Củng Lạc (đã bị nước Kim chiếm) thăm nom lăng tẩm các đời tiên đế nhà Tống thì thấy người Kim đã phá hoại sơn lăng không còn gì. Trương Đảo về nước tâu lên vua Tống Cao Tông, lời lẽ đầy thống hận. Tần Cối ghét lắm, bèn giáng Trương Đảo làm Tri phủ Thành Đô. Còn Triệu Đỉnh do việc lập tự của vua Tống Cao Tông mà bị Tần Cối gièm pha khiến bị bãi chức từ trước. Lại có Hồ Thuyên dâng sớ xin chém ba tên gian tặc là Vương Luân, Tần Cối, Tôn Cận. Tần Cối hận thù, bèn đày Hồ Thuyên ra Chiêu Châu. Vương Thứ sáu lần dâng sớ phản đối nghị hòa, hỏi Tần Cối rằng cái chí khí muốn quyết chiến với quân Kim đến cùng của Tần Cối trước khi xảy ra sự kiện Tĩnh Khang đâu biến mất rồi? Tần Cối liền đày Vương Thứ ra Đàm châu. Lý Cương ở Phúc châu, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở Vĩnh Châu, Nhạc Phi ở Ngạc Châu và Hàn Thế Trung ở Hoài Đông cũng tán đồng ý kiến trên nhưng chẳng ăn thua. Trần Cương Trung cũng không đồng ý nghị hòa, bị Tần Cối đày ra huyện An Viễn, Cam châu, một nơi ma thiêng nước độc; ít lâu sau Trần Cương Trung chết ở đây. Hơn 20 đại thần gồm Trương Thọ, Yến Đôn, Ngụy Cang, Lý Di Tôn, Lâu Chiếu... dâng sớ phản đối hòa nghị cũng chẳng ăn thua. Xu mật viện biên tu quan Triệu Ung cũng tán đồng với Hồ Thuyên, người này có uy tín lớn nên Tần Cối không dám bắt tội. Tần Cối lại bổ nhiệm Long Câu Như Uyên làm Ngự sử trung thừa để hạch tội những người chống đối. Sau đó, Kim sứ là Trương Thông Cổ, Tiêu Triết theo Vương Luân về nam để làm lễ nhận quốc thư nghị hòa. Vua Tống Cao Tông không muốn quỳ lạy nhận thư vua Kim Hi Tông như Kim sứ yêu cầu. Tần Cối lại bảo Long Câu Như Uyên nghĩ ra được một kế nói trong ba năm tang chế (dù Thượng hoàng Tống Huy Tông đã mất vào năm 1135, nhưng năm 1137 nhà Tống mới biết nên nhà Tống lấy năm 1137 là năm mất của Thượng hoàng Tống Huy Tông) hoàng đế nhà Tống không tiếp khách, không bàn luận. Rồi Tần Cối lấy thân phận nhiếp trùng tể mà nhận thư vua Kim Hi Tông. Tần Cối sai Lễ bộ thị lang kiêm Trực học sĩ viện Tăng Khai thảo thư phúc đáp nước Kim, coi nhà Tống như một nước phiên thuộc của nước Kim. Tăng Khai từ chối, bị Tần Cối bãi chức. Tần Cối nhận thư vua Kim Hi Tông rồi đưa vào trong cung dâng vua Tống Cao Tông. Các điều khoản nghị hòa giữa Tống - Kim như sau: Hoàng đế Nam Tống xưng thần với nước Kim; Mỗi năm Nam Tống cống cho nước Kim 25 vạn lạng bạc, 25 vạn súc lụa; Nước Kim rút quân khỏi vùng Thiểm Tây và Hà Nam (ngày nay), sông Hoàng Hà làm giới tuyến hai nước, đồng thời đưa quan tài Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh thái hậu và hộ tống Vi Thái hậu về Tống. Hòa nghị thành công, nhà Tống được làm chủ lại các vùng Thiểm Tây và Hà Nam, trong đó có Biện Kinh được vài tháng trước khi quân Kim nam hạ lần nữa. Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng: “Việc ngày hôm nay là việc lo chứ không phải việc đáng chúc mừng.” Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau: Tiểu trùng sơn"Tạc dạ hàn cung bất trú minh.Kinh hồi thiên lý mộng,Dĩ tam canh.Khởi lai độc tự nhiễu giai hành,Nhân tiễu tiễu,Liêm ngoại nguyệt lung minh.Bạch thủ vị công danh.Cựu sơn tùng trúc lão,Trở quy trình.Dục tương tâm sự phó dao tranh.Tri âm thiểu,Huyền đoạn hữu thuỳ thinh."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Núi nhẹ cân"Dế lạnh nỉ non suốt tối qua,Dặm ngàn cơn mộng tỉnh,Đã canh ba.Một mình lững thững trước hiên nhà,Người lặng lẽ,Ngoài liếp ánh trăng nhoà.Danh nợ luỵ thân già,Núi xưa tùng trúc cũ,Ngặt đường xa.Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta,Tri âm vắng,Ai mảng lúc tơ lìa."(Nhạc Phi) Tháng 6 âm lịch năm 1139 bạn của Nhạc Phi là Tứ Xuyên tuyên phủ sứ Ngô Giới vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông mà qua đời ở đất Thục. Tuy nhiên lúc này trong cung nước Kim liên tiếp phát sinh biến loạn. Ngột Truật bắt mãn với việc cắt nhượng Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống của phái chủ hòa trong nước Kim. Phái chủ hòa của Thát Lại nhanh chóng bị Ngột Truật tiêu diệt . Thát Lại cũng bị giết chết cùng năm 1139 với tội danh "cấu kết với nhà Tống, đòi phân chia đất". Vua Kim Hi Tông muốn gây chiến tiếp với nhà Tống. Sứ thần Vương Luân được vua Tống Cao Tông sai đến bị nước Kim bắt giam ở Hà Gian. Chống quân Kim nam hạ năm 1140, bắc phạt nước Kim năm 1140 - 1141 Chống quân Kim nam hạ năm 1140 Tháng 1 năm 1140, cựu tể tướng nhà Tống là Lý Cương vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông nên qua đời ở Phúc Châu. Sau khi giết chết Thát Lại, vua Kim Hi Tông nghe theo Ngột Truật chủ trương đánh Tống thu hồi những đất đai bị mất vào tay Nhạc Phi vào 3 năm trước. Người Kim nhanh chóng xé bỏ hòa ước với nhà Tống, không cho Vi Thái hậu đưa quan tài Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh thái hậu về nam. Tháng 5 năm 1140, quân Kim 9 vạn do Ngột Truật và Tản Li Hát chỉ huy lại ồ ạt xâm chiếm xuống phía Nam, chia hai đường đi đánh chiếm lại Thiểm Tây và Hà Nam. Ngột Truật lệnh cho tướng Tản Li Hạt ra Hà Trung rồi tiến đến Thiểm Tây. Trong khi đó các tướng bên Tống là Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Thiếu bảo, Chiêu thảo sứ lộ Hà Nam, Thiểm tây và Bắc lộ Hà Đông) và vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc chia nhau đóng giữ các nơi hiểm yếu ở Hà Nam. Ngột Truật sai Khổng Ngạn Chu đi đánh vùng Biện châu và phía tây Trịnh châu, sai Vương Bá Long đi đánh Trần châu, sai Lý Thành đánh Lạc Dương, còn tự bản thân Ngột Truật đi đánh Bạc châu và phủ Thuận Dương. Quân Kim xuất chiến chỉ trong 1 tháng đã chiếm lại được Hà Nam cùng với Tung châu và Nhữ châu. Thiểm Tây cũng rơi vào tay quân Kim. Ngột Truật phái quân Kim đi công phá, vây hãm đất Củng, Bạc (nay thuộc An Huy) của nhà Tống, đe dọa Hoài Nam. Tướng Lưu Kỹ của nhà Tống phải cấp báo vua Tống Cao Tông. Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Chiêu thảo sứ các lộ Hà Nam và Hà Bắc), vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại phụng mệnh vua Tống Cao Tông đi tiếp viện cho Lưu Kỹ. Trong đó Nhạc Phi được lệnh đi cứu Thuận Xương đang bị quân Kim bao vây. Nhạc Phi phụng chỉ tiếp viện, lại sai Trương Hiến (张宪), Diêu Chính (姚政) dẫn quân đi trước để đối phó với tình hình. Vua Tống Cao Tông đã ban hành một sắc lệnh nói rằng triều đình đã chuẩn bị kháng Kim và Nhạc Phi đã sắp đến cứu Thuận Xương. Nhạc Phi sau đó đã điều Vương Quý (王貴), Ngưu Cao (牛皋), Đổng Tiên (董先), Dương Tái Hưng (杨再兴), Mạnh Bang Kiệt (孟邦杰) và Lý Bảo (李宝) cùng một số người khác đến Tây Kinh (Lạc Dương) và cũng như các nơi trọng điểm như Nhữ Châu, Trịnh Châu, Dĩnh Xương, Trần Châu, Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu. Nhạc Phi còn lệnh cho bọn họ rằng nếu những nơi đó đã bị quân Kim đánh chiếm thì họ được quyền xuất binh đánh chiếm lại. Tiếp theo, Nhạc Phi ra lệnh cho Lương Hưng (梁兴) vượt Hoàng Hà, tập hợp những người dân trung thành với vua Tống Cao Tông và tấn công Bắc Châu huyện (北州县) của nước Kim. Quân đội của Nhạc Phi cũng di chuyển về phía đông để hỗ trợ cho Lưu Kỹ ở Thuận Xương và tiến vào Trung Nguyên. Quân Kim nghe tin Nhạc Phi đến giải vây Thuận Xương thì kéo đến tiếp chiến với Nhạc Phi. Hai bên Nhạc Phi và quân Kim đụng độ ở Kinh Tây. Tướng Ngưu Cao bên Nhạc Phi đánh tan quân Kim và thu phục huyện Lỗ Sơn. Ngột Truật lại dẫn 10 vạn quân Kim đánh Thuận Xương, nơi Lưu Kỹ nhà Tống đang đóng giữ. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc trấn giữ Sở châu, quân Kim không dám đến. Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương cầm chân được quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục. Tháng 6 năm 1140, 10 vạn quân Kim của Ngột Truật bị "Bát tự quân" với 5000 quân Tống của Lưu Kỹ đánh bại ở Thuận Xương. Ngột Truật phải chạy về Biện Kinh. Chiến thắng Thuận Xương (顺昌) dấy lên xu thế thắng lợi của các lộ quân đội nhà Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trên khắp các chiến trường. Vua Tống Cao Tông vui mừng, phong Lưu Kỹ làm Võ Thái quân tiết độ sứ kiêm Duyên Hoài chế trí sứ, sau đó hạ lệnh cho vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chỉ được đánh lui quân Kim khỏi Thiểm Tây và Hà Nam chứ không được bắc phạt vào lãnh thổ nước Kim. Riêng với một người thích dẫn quân bắc phạt như Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông phái Lý Nhược Hư (李若虚) đến truyền thánh chỉ lệnh Nhạc Phi phải rút quân về. Bắc phạt nước Kim, thu phục hàng loạt các châu quận từ tay nước Kim năm 1140 Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận, cho rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua để bắc phạt nước Kim, phớt lờ lệnh rút quân của vua Tống Cao Tông, tự ý sai quân giải phóng Lưỡng Hoài vào tháng 6 năm 1140, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi xem qua "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng năm xưa, muốn noi gương bắc phạt của Gia Cát Lượng, rồi ông viết ra bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau: Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt"Hiệu lệnh phong đình tấn,Thiên thanh động bắc tu.Trường khu độ Hà Lạc,Trực đảo hướng Yên U.Mã đạp Yên Chi huyết,Kỳ kiêu Khả Hãn đầu.Quy lai báo minh chủ,Khôi phục cựu Thần Châu."(Nhạc Phi) Tạm dịch: Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc"Hiệu lệnh như bão chớp,Oai trời dậy bắc khu.Đuổi dài qua Hà Lạc,Đánh thẳng tới Yên U.Yên Chi, ngựa đẫm máu,Khả Hãn, cờ bêu đầu.Trở về tâu thánh chúa,Lấy lại đất Thần Châu."(Nhạc Phi) Khi đó Lương Hưng đã thống lĩnh quân kỵ lén vượt qua Hoàng Hà quấy phá hậu phương quân Kim, gia nhập với nghĩa quân ở Hà Đông và Hà Bắc đánh chiếm Bắc Châu huyện (北州县) cùng vài châu quận khác của nước Kim, đồng thời khuấy động các cuộc nổi dậy của nông dân phía bắc Hoàng Hà chống lại nước Kim. Còn bản thân Nhạc Phi thì dẫn quân chủ lực Nhạc gia quân do các tướng Nhạc Vân, Ngưu Cao, Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo... chỉ huy trực chỉ Trung Nguyên. Dưới lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (lá cờ mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi vào 7 năm trước), Nhạc gia quân liên tiếp thu phục lại Yển Thành (nay thuộc tỉnh Hà Nam), Nhữ Châu, Trịnh Châu, Tây Kinh (nay là Lạc Dương)... từ tay quân Kim. Trương Hiến và Ngưu Cao nhận lệnh Nhạc Phi đi tấn công tướng Kim là Hàn Thường ở phủ Dĩnh Xương, đánh bại Hàn Thường và chiếm được Dĩnh Xương. Vài ngày sau, Trương Hiến và Ngưu Cao đánh tan quân Kim của Hàn Thường ở Trần Châu, chiếm Trần Châu, thừa thắng chiếm thêm phủ Hoài Ninh của nước Kim.Tống sử – Trương Hiến truyện: Thập niên, Kim nhân du minh nhập xâm, Hiến chiến Dĩnh Xương, chiến Trần Châu giai đại tiệp, phục kỳ thành.. Sau trận đó, Ngưu Cao được vua Tống Cao Tông phong làm Trấn định phủ lộ mã bộ Phó thống tổng quản, sau chuyển sang làm Ninh Quốc quân thừa tuyên sứ. Đại quân của Nhạc Phi tiến đến đóng ở Dĩnh Xương (nay là Hứa Xương, Trung Quốc). Các tướng của Nhạc gia quân chia đường ra đánh vào nước Kim. Nhạc Phi tự đem 500 kỵ binh, cùng Nhạc Vân và ba cha con Dương Tái Hưng đóng bản doanh ở Yển Thành. Binh thế của Nhạc gia quân rất tinh nhuệ. Nhạc gia quân do các tướng Vương Quý, Ngưu Cao, Đổng Tiên, Mạnh Bang Kiệt và Lý Bảo chỉ huy lần lượt đánh chiếm lại Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu từ nước Kim. Thấy Nhạc Phi thắng trận liên tục, Tần Cối rất lo lắng. Tướng Tống chỉ huy quân Hoài Tây là Vương Đức cũng đánh thắng quân Kim, chiếm lại Túc châu và Bạc châu khiến Tần Cối lo lắng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sẽ được vua Tống Cao Tông dùng lại (vì 3 năm trước Trương Tuấn này tiến cử Vương Đức nắm quyền quân Hoài Tây khiến Lịch Quỳnh tạo phản nên tự từ chức). Tần Cối liền gièm pha với vua Tống Cao Tông tiếp tục để Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở nơi lưu đày là Vĩnh châu. Rồi Tần Cối lại ngầm sai Vương Thứ Ông vu cáo cựu tể tướng Triệu Đỉnh, khiến Triệu Đỉnh bị đày đến Triều châu. Ngột Truật nghe tin mất đất liên tục nên cả sợ, hội Long Hổ đại vương lại để thương nghị, cho rằng các lộ quân Tống khác thì dễ đánh, chỉ riêng có lộ quân Tống của Nhạc Phi là khó chống cự. Ngột Truật mưu đem tất cả quân Kim dồn lại chỉ để đánh Nhạc Phi, vì y biết rằng Nhạc gia quân đang phân tán khắp nơi nên tại bộ chỉ huy ở Yển Thành của Nhạc Phi chắc chắn chỉ còn rất ít quân phòng thủ. Vua Tống Cao Tông nghe tin cả sợ, ban chiếu bảo Nhạc Phi nên thận trọng tự cố thủ. Nhạc Phi nói: “Giặc Kim mưu kế đã hết thời."Trận Yển Thành, trận Lâm Dĩnh năm 1140 Ngày 8 tháng 7 âm lịch (tức là ngày 21 tháng 8 dương lịch) năm 1140, Ngột Truật biết được Nhạc Phi cùng 500 kỵ binh đóng quân ở Yển Thành thì dẫn đại quân 30 vạn bộ binh và 15.000 kỵ Kim đánh chiếm Trịnh Chấu và Lạc Dương, rồi đến hạ trại trước thành Yển Thành. Biết được đây là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này sẽ khiến Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi, Chapter 136. Ngột Truật tỏ ra chủ quan. Còn Nhạc Phi cũng biết được việc này nên ông có đối sách riêng. Ban ngày Nhạc Phi xuất binh ra khỏi Yển Thành khiêu chiến Ngột Truật. Ngột Truật giận, hợp binh của Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢), Long Hổ đại vương, Cái Thiên đại vương và Hàn Thường tiến bức Yển Thành. Nhạc Phi sai con là Nhạc Vân lãnh hai đội binh tinh nhuệ của Nhạc gia quân là Bối Ngôi (背嵬) và Du Dịch (游奕) đánh thẳng vào trận địa quân Kim. Nhạc Phi lại dặn Nhạc Vân rằng: “Trận này nếu đánh không thắng thì tự chặt đầu trước khi về." Nhạc Vân dẫn quân Tống xông ra ngoài Yển Thành kịch chiến với quân Kim của Ngột Truật. Hai bên đánh nhau ác liệt, thây quân Kim chết đầy đồng. Đến khi màn đêm buôn xuống, quân Kim tạm lui. Ngột Truật bị thua liền dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim trang bị thiết giáp cực nặng để tấn công. "Thiết Phù Đồ" là đội ky binh tinh nhuệ của người Kim, cứ mỗi nhóm 3 người ngựa lại được dùng dây da nối lại với nhau. Trang bị khôi giáp cực nặng nên lực lượng kỵ binh này thường được dùng để tấn công trực diện. Đi kèm hai bên "Thiết Phù Đồ" là 2 đội khinh kỵ, gọi là "Quải Tử Mã" (拐子马, ngựa bên sườn). Quân lính nhà Tống không thể chống nổi. Hôm sau, Ngột Truật tự mình dẫn một vạn năm ngàn kỵ binh thuộc loại "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" này đến Yển Thành quyết chiến. Nhạc Phi đã nắm được điểm yếu của hai loại kỵ binh Kim này thì hạ lệnh cho bộ binh dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) khi xông ra trận, đợi đến khi ngựa của quân Kim phi lại gần thì quỳ xuống, đừng có ngước lên nhìn quân Kim, chỉ chém vào chân ngựa của quân Kim, "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” dính liền nhau, một con ngựa té thì hai con kia không thể chạy được. Quả nhiên ngựa của quân Kim bị ngã xuống thì quân Tống hăng hái đánh tràn đến giết được vô số quân "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” của nước Kim. Ngột Truật đau xót nói: “Từ từ trên biển khởi binh, đều nhờ toán quân này mà chiến thắng, nay quân này tan rã, còn biết làm sao?” Ngột Truật càng tăng quân số đến đánh Nhạc gia quân. Bộ tướng của Nhạc Phi là Vương Cương dùng 50 kỵ binh để quan sát thế quân Kim, gặp quân Kim thì hăng hái xông lên, chém giết tướng Kim. Lúc ấy, Nhạc Phi đang xem xét tình hình ở mặt trận, trông xa xa thấy bụi vàng bay mù trời thì đích thân đem 40 kỵ binh xông vào chiến trận, phá tan quân Kim. Cuộc chiến đang hăng, Dương Tái Hưng trong chiến đấu có ý đồ bắt sống Ngột Truật. Dương Tái Hưng liền một ngựa xông trận, bị quân Kim trùng điệp vây quanh, thân bị mấy chục vết thương, lực chiến chém giết mấy trăm người, phá vây mà ra. Hai bên giao chiến từ chiều đến khi trời tối. "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” nhanh chóng bị quân “Ma trác đao” của Nhạc Vân, Dương Tái Hưng và Vương Cương tiêu diệt gần hết. Thấy quân Kim thất thế, Ngột Truật buộc phải rút lui. Sau cuộc chiến Yển Thành này, Ngột Truật đem 12 vạn quân Kim vây Lâm Dĩnh, ý đồ tiếp tục cùng Nhạc Phi quyết chiến. Dương Tái Hưng suất 300 kỵ binh đến cầu Tiểu Thương trinh sát thì bị 12 vạn quân Kim chủ lực của Ngột Truật bao vây một cách bất ngờ. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ và hai con trai dốc sức chiến đấu, giết được hơn 2000 quân Kim, riêng Dương Tái Hưng được cho là đích thân tiêu diệt được hơn 100 lính Kim, trong đó có 8 tướng Kim (có một tướng Kim là Vạn hộ trưởng Tán Bát Bột Đổng bị Dương Tái Hưng đâm chết). Sau do quân Kim quá đông, tập trung bắn tên vào Dương Tái Hưng. Khi bị trúng tên, Dương Tái Hưng bình thản dùng chủy thủ cắt bỏ phần tên ở ngoài và tiếp tục chiến đấu. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ tìm cách phá vòng vây, về đến Hà Trung thì chiến mã kiệt sức. Ngay lúc đó 4 vạn quân Kim của Ngột Truật lại tiến tới. Thấy không thể thoát vây, Dương Tái Hưng cùng 300 binh sĩ tử chiến khi giao tranh với quân Kim. Dương Tái Hưng bị dàn mưa tên của quân Kim giết chết. Quân Kim bắt được thi thể Dương Tái Hưng liền đem thiêu, tương truyền là thu được hơn 2 đấu đầu mũi tên sắt trong thi thể Dương Tái Hưng. Phần tro của Dương Tái Hưng được chôn cất tại Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Người đời ngưỡng mộ sự can đảm và tấm lòng trung nghĩa của Dương Tái Hưng, nên gọi mộ phần của Dương Tái Hưng là "Trung mộ". Sau đó Trương Hiến dẫn Nhạc gia quân từ Trần Châu xông đến nghênh chiến với 4 vạn quân Kim của Ngột Truật ở Lâm Dĩnh. Quân Tống của Trương Hiến đánh bại và giết chết 8000 quân Kim của Ngột Truật. Ngột Truật phải lui quân. Bộ tướng của Trương Hiến là Từ Khánh, Lý Sơn, Vương Tuấn lại đánh bại 6000 quân Kim ở đông bắc Lâm Dĩnh, bắt trăm thớt ngựa, đuổi dài 15 dặm, khiến Trung Nguyên chấn động. Sau đó Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn dẫn quân vào Yển Thành chi viện cho 200 kỵ binh còn lại của cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân trong thành. Vài ngày sau Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn lại dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) đại phá đội kỵ binh tinh nhuệ 30 vạn quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim do Ngột Truật, Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢) và Hàn Thường chỉ huy tại Yển Thành. Ngột Truật phải cho rút quân khỏi Yển Thành. Vừa lúc thắng trận Yển Thành lần thứ hai, Nhạc Phi nói với con là Nhạc Vân: “Giặc Kim thường thua, nhất định trở về công phá Dĩnh Xương. Con nên mau tới đó cứu viện."' Nhạc Vân vâng lệnh của Nhạc Phi dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ lên đường đến Dĩnh Xương ứng cứu cho Vương Quý đang trấn giữ ở đó. Chia sẻ chiến công ở trận Yển Thành cho Hàn Thế Trung Sau cuộc Nhạc Phi sai người về triều đình ở Lâm An dâng tấu lên vua Tống Cao Tông, trong tấu có nội dung rằng: "Vào ngày mồng 8 tháng này (âm lịch), trong khi đi do thám, thần thấy Tứ hoàng tử (Ngột Truật) ngoại bang độc ác cùng những chiến binh dũng mãnh của họ và Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢) đến. Tướng Hàn Thế Trung dẫn 15.000 quân của chúng thần trên lưng ngựa, tất cả đều mặc áo giáp sáng chói. Quân Kim đã chiếm giữ con đường 20 li (6,6 dặm) về phía bắc của Yển Thành, nơi kỵ binh của chúng thần giao chiến với kẻ thù vào đầu giờ tối khi các tướng lĩnh và binh sĩ chặt và chém kẻ thù bằng Ma Trát Đao (麻扎刀), Đề Đao (提刀) và rìu lớn. Trong mười trận ác chiến, vô số kẻ thù đã bị tàn sát, xác của chúng vương vãi trên mặt đất. Khi hoàng hôn buông xuống, chúng thần rút lui, đánh cắp hai trăm con ngựa khi chúng thần đi. Thần xin báo cáo một chiến thắng vĩ đại và bây giờ đang chờ mệnh lệnh tiếp theo của bệ hạ." Vốn kinh sợ trước quân đội "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" của nước Kim, nay vua Tống Cao Tông nhận tấu thắng trận Yển Thành của Nhạc Phi thì vua nghi ngờ Nhạc Phi báo tin sai. Sau khi nhận được một số báo cáo của những tướng lĩnh của các lộ quân khác xác nhận chiến thắng tại Yển Thành, vua Tống Cao Tông tiến hành ban thưởng cho các tướng và binh lính của mình. Vua Tống Cao Tông ban hành một thánh chỉ có nội dung như sau: "Nhạc Phi, trong mười lăm năm, Yết Hồ (羯胡) (ý nói quân Kim) xâm lược và cướp bóc. Trẫm đã chuẩn bị cho trận chiến không dưới một triệu quân và không nghe thấy tin tức gì về đội quân đơn độc ở xa này. Đây là một thảm họa lớn nên để chống lại đám đông của Khuyển Nhung (ý nói quân Kim), trên cánh đồng và trong vùng hoang dã, hôm nay trẫm tuyên bố điều này. Khanh (nói Nhạc Phi) trung thành và chính nghĩa, liên kết với các vị thần cung cấp sức mạnh và niềm tin cho binh lính của chúng ta. Là chuyên gia trong cuộc viễn chinh này, mọi suy nghĩ đều là lật đổ kẻ thù; để kiên quyết gài bẫy và tiêu diệt kẻ thù của chúng ta mà không cần đắn đo. Khanh đã nhiều lần chiến đấu và vội vã đánh bại những kẻ hung ác này; hướng mũi tên của khanh để gây ra những vết thương cay đắng nhất cho những kẻ man rợ này. Khanh đã lấy đi chút sức lực còn lại của chúng và khơi dậy một đội quân có tên sẽ đi vào lịch sử vì đã mang đến cho trẫm tin tức khẩn cấp về việc tiêu diệt kẻ thù. Lòng trung thành và sự tận tâm của khanh khiến trẫm phải thở dài thườn thượt. Trẫm ban thưởng cho binh lính của khanh 200.000 xâu tiền bằng thánh chỉ này cho biết lý do của phần thưởng." Trận Dĩnh Xương, trận Chu Tiên trấn năm 1140 Quả nhiên không ngoài dự đoán của Nhạc Phi, 14 ngày sau khi thua trận Yển Thành lần 2, Ngột Truật dẫn quân đánh Dĩnh Xương - nơi thuộc tướng của Nhạc Phi là Vương Quý đang trấn giữ. Nhạc Vân khi đó đã dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ đến ứng cứu cho Vương Quý. Lúc này vẫn còn là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim vẫn sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này tiếp tục khiến cho Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi. Tuy nhiên Nhạc Vân đã được Nhạc Phi chỉ cho cách phá quân Kim trong tháng ẩm ướt này. Hai bên Nhạc Vân, Vương Quý và Ngột Truật nhanh chóng triển khai quyết chiến. Ngột Truật tiếp tục dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim tấn công. Nhạc Vân tiếp tục cho quân Tống dùng "Ma Trát Đao" và "Đề Đao" xông đến chém chân ngựa của đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã". Quân Kim lại nhanh chóng tan vỡ. Nhạc Vân giết chết con rể của Ngột Truật là Hạ Kim Ngô, lại giết chết phó thống quân Kim là Chiêm Hãn cùng Sách Bộ Cẩn. Nhạc gia quân giành thắng lợi khiến toàn bộ đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim của Ngột Truật bị xóa sổ. Ngột Truật phải một mình một ngựa bỏ chạy khỏi Dĩnh Xương. Nhạc Phi lệnh cho quân đội dưới sự chỉ huy của Vương Quý, Đổng Tiên đi tái chiếm lại Trịnh Châu và Lạc Dương, gặt hái được vô số thắng lợi. Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông lại tiến đánh quân Kim ở Hướng Biện Đô (向汴都). Quân Kim đại bại rút lui. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bắt được 200 con ngựa và giết được vô số quân Kim. Sau đó các cánh quân của Ngưu Cao và Vương Quý, Đổng Tiên cùng với quân chủ lực của Nhạc Phi tiến tới tận Chu Tiên trấn (20 km về phía tây nam của huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay, nơi ở ngày xưa của Chu Hợi - người từng giúp Tín Lăng quân giết Tẩn Bỉ để cướp binh phù nước Ngụy đi cứu nước Triệu đang bị quân Tần bao vây vào năm 257 TCN), cách Biện Kinh 45 dặm. Dân chúng người Tống khắp nơi hân hoan phấn khởi, nhiệt liệt hưởng ứng khi nghe tin Nhạc Phi đại thắng. Nhiều người dùng xe chở lương đến uý lạo Nhạc gia quân, có người còn bưng bát hương ra đón Nhạc Phi. Trước cảnh tượng này, Nhạc Phi phấn khích hét lớn: "Đợi đến khi mọi người phá được Hoàng Long phủ , ta sẽ cùng mọi người uống rượu mừng." Vua Tống Cao Tông nhận được tin báo thì tỏ ra hân hoan và thốt lên: "Nếu ta làm suy yếu sức lực và khiến quân địch kiệt sức thì ta sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội để tiêu diệt chúng, nếu chúng có ý đồ nào khác thì ta cần hiểu và nắm bắt được ý đồ của chúng." Nhạc Phi cùng 10 vạn quân Kim của Ngột Truật đối luỹ bày trận ở Chu Tiên trấn. Sau đó hai bên dàn quân mặt đối mặt với nhau. Nhạc Phi sai các tướng mạnh là Ngưu Cao, Trương Hiến, Vương Quý, Nhạc Vân, Từ Khánh, Đổng Tiên dẫn 500 quân cân vệ thân tín, chỉ 1 trận là phá tan 10 vạn quân chủ lực của nước Kim. Quân Kim tổn thất nặng, theo Tống sử ghi lại, trong trận này Nhạc gia quân đã bắt được hơn 200 con ngựa và chém được vô số quân Kim. Phó thống quân Kim là Niêm Hãn Bột Cận bị trọng thương. Ngột Truật buộc phải rút lui về Biện Kinh. Sau trận này, binh lính người Kim khiếp đảm ngơ ngác, không còn dũng khí và khả năng tái chiến. Trước tình hình hiện tại, họ than khóc rằng: "Rung chuyển núi dễ, rung chuyển Nhạc gia quân khó." Sau đó Nhạc Phi tìm lại được mộ phần của Dương Tái Hưng ở Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Nhạc Phi đã khóc nức nở trước cái chết của Dương Tái Hưng. Vào 5 năm trước, Nhạc Phi từng sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi kéo đến mà tiếp ứng. Nay Nhạc Phi đã bắc phạt vào sâu trong lãnh thổ nước Kim, bọn Lý Thông, Hồ Thanh, Lý Bảo, Lý Hưng, Trương Ân, Tôn Kỳ đều dẫn quân gia nhập Nhạc gia quân. Vì vậy, cử động của quân Kim, các nơi núi sông hiểm trở, Nhạc Phi đều được bọn họ cho biết sự thực. Nghĩa quân của "Trung Nghĩa xã" ở các vùng Từ, Tượng, Khai, Đức, Trạch, Lộ, Tấn, Giáng, Phần, Ải châu của nước Kim đều ước hẹn kỳ hạn khởi binh cùng hội hợp với quân Tống của Nhạc Phi. Các trung thần, nghĩa sĩ người Tống sống ở nước Kim cũng thu hồi không ít thành trì cho nhà Tống. Các lá cờ đều thêu chữ “Nhạc” làm hiệu. Khi đó lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đánh bại quân Kim của Lịch Quỳnh (Lịch Quỳnh từng là tướng nhà Tống, cùng Vương Đức dưới quyền Lưu Quang Thế, 3 năm trước vì vụ quân Hoài Tây mà phản nhà Tống theo Lưu Dự, sau khi Lưu Dự bị nước Kim phế bỏ thì lại đi theo nước Kim) ở Bạc Châu. Phụ lão trong thành Bạc Châu đem hương hoa nghênh đón Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức sau đó lại đánh bại quân Ki, giành lại Hào Châu. Lộ quân Tống của Lưu Quang Thế cũng đến Hào Châu hội với lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Lộ quân Tống của Lưu Kỹ và Dương Nghi Trung phá tan quân Kim ở huyện Thái Khang. Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương giành thắng lợi trước quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục. Còn lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc cũng đánh bại quân Kim, giành lại Ngư Châu. Nhạc Phi thừa thắng trận, kéo quân muốn thu phục Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà), giành lại Trung Nguyên. Các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức cũng vừa đánh tan quân Kim ở những nơi khác rồi chuẩn bị hội quân với Nhạc Phi, cùng nhau bắc phạt, mở ra cục diện sáng sủa chưa từng thấy đối với quân Tống trong chiến tranh Kim – Tống. Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim. Bao vây Ngột Truật ở Biện Kinh năm 1140 Nhạc Phi lại sai người vượt sông Hoàng Hà lệnh cho thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng đang quấy rối phía bắc Hoàng Hà đi liên hệ các nghĩa quân núi Thái Hành, phối hợp với tàn dư "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở đó là Triệu Vân, Lý Tiến, Ngưu Hiển, Trương Dục, chiêu tập thêm dân chúng gia nhập nghĩa quân. Nghĩa quân của Lương Hưng khi đó lên đến 40 vạn người (quân đội đông gấp 4 lần Nhạc gia quân của Nhạc Phi), tiếp tục tiến hành đánh phá một số châu huyện phía bắc Hoàng Hà của nước Kim, đánh chiếm các yếu điểm Viên Khúc, Thấm Thủy của nước Kim. Sau đó Lương Hưng lại chỉ huy nghĩa quân 40 vạn người đánh hạ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng từ tay quân Kim, lập công lớn giúp Nhạc Phi truy bắt Ngột Truật. Nhạc Phi liền phái quân đến trấn giữ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng. Sau đó Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến tới sát Biện Kinh của Ngột Truật chỉ còn cách 40 dặm. Ngột Truật muốn kiểm điểm quân sĩ quân sĩ để chống lại Nhạc Phi nhưng vùng Hà Bắc không một người nào nghe theo (khi đó ai ai cũng nghe theo Lương Hưng và Nhạc Phi). Ngột Truật bèn than rằng: “Từ khi ta khởi binh ở phương Bắc đến nay, chưa có lần nào thua to thế này!." Tướng soái của quân Kim là Ô Lăng Tư Mưu vốn có tiếng là dũng mãnh và nghiêm khắc mà không thể chế ngự được thuộc hạ. Có kẻ bàn rằng: “Đừng khinh động, đợi Nhạc gia đến đây thì lập tức ra hàng." Bọn Thống chế của quân Kim là Vương Trấn, thống lĩnh Thôi Khánh, tướng quân Lý Khải, Thôi Hổ, Diệp Vượng đều dẫn quân sĩ đến hàng Nhạc Phi. Cho đến bọn quân sĩ cấm vệ của Long Hổ đại vương và bộ hạ của Thiên hộ Cao Dũng của nước Kim cũng lén nhận tín bài của Nhạc Phi, rồi từ phương bắc đến đầu hàng Nhạc Phi. Giao tranh với Bôn Đổ ở Đông Bình và Bi Châu năm 1140 Mùa hạ cùng năm 1140, Nhạc Phi đưa 10 vạn quân đến đánh Đông Bình nước Kim. Đông Bình có 5000 quân Kim thảng thốt ra chống lại. Khi ấy dâu, chá đang tươi tốt, tướng Kim là Bôn Đổ (người từng dẫn quân Kim lên thuyền truy kích vua Tống Cao Tông ra ngoài biển vào 10 năm trước) sai thuộc hạ giăng nhiều cờ xí ở trong rừng làm nghi binh, còn Bôn Đổ tự đưa tinh binh ra trước trận. Giằng co vài ngày thì quân Tống của Nhạc Phi rút lui, Bôn Đổ thúc quân đuổi theo, đến Thanh Khẩu, quân Tống của Nhạc Phi lên thuyền ngược dòng mà đi. Bấy giờ trời mưa suốt cả ngày đêm không nghỉ, quân Kim đóng trại ở ven sông, đến nửa đêm, Bôn Đổ thúc giục mọi người đi lên phía bắc. Chư tướng can ngăn: "Quân sĩ lội bùn cả ngày, đói mệt mà chưa được ăn, chỉ sợ không chịu lên đường." Bôn Đổ nổi giận, nổi trống đốc thúc, hạ lệnh rằng: "Dứt một hồi trống mà ai tụt lại đằng sau thì chém." Rồi quân Kim của Bôn Đổ nhổ trại mà đi, được 20 dặm mới dừng lại. Đêm ấy, quân Tống của Nhạc Phi đến cướp trại, không được gì nên bỏ đi. Chư tướng Kim vào chúc mừng Bôn Đổ, hỏi tại sao. Bôn Đổ đáp: "Xuôi dòng mà đi, là chạy; ngược dòng mà đi, là dụ ta đuổi theo. Nay trời mưa lầy lội, họ đi thuyền nhàn nhã, ta đi bộ mệt nhọc. Sĩ tốt đói mệt, cung tên mềm rũ, quân ta lại ở hạ lưu, vị trí bất lợi, họ tập kích ta là lẽ tất nhiên." Mọi người đều khen hay. Nhạc Phi sau đó dẫn quân Tống bao vây Bi Châu nước Kim rất gấp. Trong thành Bi Châu có hơn ngàn quân Kim, tướng Kim giữ thành sợ, sai người cầu cứu Bôn Đổ ở Đông Bình. Bôn Đổ nói: "Nhắn lời của ta với tướng giữ thành, góc tây nam trong thành có cái rãnh sâu hơn trượng, cần nhanh chóng lấp lại." Tướng Kim giữ thành Bi Châu làm theo lời này, quả nhiên Nhạc Phi sai quân đào đường ngầm theo lối ấy tiến vào bên trong thành Bi Châu. Biết trong thành có phòng bị, nên Nhạc Phi cho rút quân ra khỏi thành Bi Châu. Bôn Đổ dẫn quân Kim đến cứu Bi Châu, quân Tống của Nhạc Phi rút lui. Kêu gọi các nơi cùng nổi dậy chống Kim, vây khốn Ngột Truật ở Biện Kinh năm 1140 Lúc này con đường tiếp tế lương thực của Nhạc Phi đã bị quân Kim cắt đứt và ông thiếu quân tiếp viện từ các nơi do các lộ quân Tống khác của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức vẫn chưa đến hội quân với Nhạc gia quân của ông dưới chân thành Biện Kinh. Quân Kim dọc theo các con đường từ Hà Bắc và Sơn Đông ùa ùa nam tiến tấn công Nhạc gia quân của ông. Tuy nhiên, Nhạc gia quân vẫn đánh tan được các đạo quân Kim này. Biết tin Nhạc gia quân bị quân Kim cắt đứt con đường tiếp tế lương thực, nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ người Kim đều mang lương thực đến giúp đỡ cho Nhạc gia quân. Thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" là Lương Hưng ở phía bắc Hoàng Hà cũng phái người vận chuyển lương thảo xuống phía nam hỗ trợ Nhạc gia quân của Nhạc Phi. Thấy người Kim có dấu hiệu sẽ rút hết toàn bộ quân đội khỏi Hà Nam để về phía bắc Hoàng Hà, Nhạc Phi liền chuẩn bị các phương án để vượt Hoàng Hà lên bắc nhằm truy kích quân Kim. Cùng lúc đó, Nhạc Phi cũng phái 1 toán quân tiến về phía nam đánh tan quân Kim đang chặn đường tiếp tế lương thực của mình. Toán quân này sau đó về đến triều đình nhà Tống để xin mệnh lệnh từ vua Tống Cao Tông cho phép họ ngay lập tức dẫn toàn quân tiến lên phía bắc với tốc độ tối đa. Vào 12 năm trước, vua Tống Cao Tông từng phái Vũ Văn Hư Trung sang nước Kim để làm gián điệp, tìm cách cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về, đồng thời báo cáo mọi thông tin của nước Kim cho nhà Tống biết. Nay Nhạc Phi bắc phạt có sai người đi liên hệ với Vũ Văn Hư Trung (hiện đang làm Quốc sư ở nước Kim), nhờ Vũ Văn Hư Trung chuẩn bị làm binh biến tiêu diệt vua Kim Hi Tông ở kinh đô nước Kim để Ngột Truật phải bỏ Biện Kinh chạy về bắc, rồi Nhạc Phi sẽ chặn đánh giữa đường tiêu diệt Ngột Truật. Vũ Văn Hư Trung nghe theo Nhạc Phi, chuẩn bị ngày giờ khởi sự. Khi đó Ngột Truật thường dẫn quân Kim ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi. Nhưng mấy lần Ngột Truật đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau: Trì châu Thuý Vi đình "Kinh niên trần thổ mãn chinh y, Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi. Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc, Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đình Thuý Vi ở Trì châu "Liền năm áo chiến bụi đường pha, Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa. Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ, Ngựa về vó giục ánh trăng xa." (Nhạc Phi) Tướng quân Hàn Thường của quân Kim muốn đem 50.000 quân về phụ giúp Nhạc Phi khôi phục giang sơn nhà Tống. Nhạc Phi cả mừng nói với các tướng: “Có thể đến thẳng Hoàng long phủ (kinh đô của nước Kim) cùng với các ông uống một bữa rượu thật say, mừng ngày chiến thắng." Ngột Truật khi đó bị Nhạc Phi đánh đến không còn sức giao chiến, hoảng loạn muốn bỏ thành Biện Kinh. Nghĩ rồi, Ngột Truật bỏ Biện Kinh mà chạy, có một thư sinh người Hán chạy theo nắm cương ngựa Ngột Truật và nói: “Thái tử đừng bỏ chạy. Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) sẽ lui quân thôi." Ngột Truật nói: “Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) dùng 500 kỵ binh phá tan 50 vạn binh của ta. Trăm họ ở kinh thành ngày đêm trông Nhạc Thiếu bảo đến, sao ta có thể ở lại mà cố thủ được?” Tên thư sinh ấy đáp: “Từ xưa đến nay chưa khi nào bên trong có quyền thần mà đại tướng có thể lập công ở bên ngoài được, Nhạc Thiếu bảo (Nhạc Phi) cũng không tránh được lệ ấy, lại muốn thành công làm sao được!” Ngột Truật hiểu ý, tiếp tục ở lại Biện Kinh cố thủ. Bị vua Tống Cao Tông ép phải ban sư hồi triều đầu năm 1141 Những hành động bộc phát và công trạng của Nhạc Phi vô tình trở thành cái gai trong mắt những kẻ gần gũi với vua Tống Cao Tông. Tần Cối lo ngại rằng để Nhạc Phi tự do hành động đồng nghĩa rằng một ngày nào đó, Nhạc Phi có thể quay về kinh thành Lâm An “tính sổ” với mình. Vua Tống Cao Tông cũng là người luôn ủng hộ việc giàn xếp một hiệp ước hòa bình với nước Kim và luôn muốn tìm cách kiềm chế tinh thần quyết chiến của quân Tống. Những chuyến viễn chinh của Nhạc Phi cũng như các tướng lĩnh khác là một trở ngại to lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình (thêm một lý do nữa là ngày xưa vua Tống Thái Tổ từng là đại tướng của nhà Hậu Chu, nhờ làm binh biến Trần Kiều nên mới lập ra được nhà Tống, điều đó khiến cho tất cả các đời vua Tống đều thi hành chính sách "trọng văn khinh võ" vì lo sợ một ngày nào đó nhà Tống cũng sẽ bị một vị đại tướng làm binh biến thay đổi triều đại). Một lần nữa triều đình nhà Tống lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi đó Nhạc Phi đã đả thông con đường tiếp tế lương thực từ triều đình đến tiền tuyền Biện Kinh cho Nhạc gia quân, tuy nhiên vua Tống Cao Tông và Tần Cối lại không cho người nào vận lương tiếp tế cho Nhạc Phi nữa. Nhạc gia quân nhanh chóng lâm vào hoàn cảnh thiếu lương thực. Nhạc Phi dự định bỏ qua Biện Kinh, cho quân vượt qua sông Hoàng Hà lên Hà Bắc để cướp lương thực của quân Kim thì Tần Cối lại muốn cắt vùng phía Bắc sông Hoài cho nước Kim, xin vua Tống Cao Tông gọi Nhạc Phi ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông hạ thánh chỉ cho Nhạc Phi có nội dung rằng: "Chiến thắng của quân đội của Nhạc Phi trong trận Yển Thành thật sự không hề dễ dàng. Nếu đội quân này hội với lực lượng của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức (王德), thuộc hạ của tướng Lưu Quang Thế, khi họ rút lui dọc theo Hoài Nam Đông lộ (淮南东路), thì có thể tưởng tượng rằng đây sẽ là một khích lệ tinh thần cho quân đội của Nhạc Phi vào thời điểm khó khăn này của chiến dịch (ý nói quân của Nhạc Phi đang gặp khó trong việc lương thảo sắp cạn kiệt)." Nhạc Phi gửi thư tâu vua Tống Cao Tông: “Nhuệ khí của giặc Kim đã tan vỡ, chúng đã bỏ xe ngựa chạy qua sông, quân ta sĩ khí đang lên cao, các bậc hào kiệt hưởng ứng phong trào khôi phục Trung nguyên, tướng sĩ đem mạng sống báo đáp ơn vua. Thời cơ không đến lần thứ hai, dịp may không nên để mất." Tần Cối biết chí Nhạc Phi cương quyết, nhất định không rút quân nên đã bí mật lệnh cho các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đồng loạt rút lui, để lại một mình Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân của ông vượt sông Hoàng Hà tiến sâu vào Hà Bắc của nước Kim. Đầu năm 1141, lộ quân Tống của Trương Tuấn, Lưu Quang Thế và Vương Đức đã rời Bạc Châu, rút về nam theo Hoài Nam Đông lộ. Lộ quân Tống của Dương Nghi Trung và Lưu Kỹ thì rút về phía nam sông Trường Giang. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc rút về Hoài Đông. Còn lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương rút khỏi Lũng Thục về nam. Các lộ quân Tống khác đều rút lui cộng với việc triều đình nhà Tống không tiếp tế lương thực cho Nhạc gia quân nữa, Nhạc gia quân đã thực sự bị cô lập không còn sự trợ giúp trên đất Kim. Tuy vậy, Nhạc Phi vẫn kiên quyết không rút quân, muốn truy bắt Ngột Truật đến cùng. Tần Cối nói với vua Tống Cao Tông rằng một mình Nhạc Phi không thể dẫn một toán quân cô độc mà ở lâu nơi đất quân địch được, xin vua Tống Cao Tông ra lệnh buộc Nhạc Phi phải ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông lại sai sứ triệu Nhạc Phi về lại Chu Tiên trấn dưới quyền của 1 vị tướng quân, Nhạc Phi không muốn về và còn đáp lại chiếu chỉ vua bằng những lời trung nghĩa, xuất phát từ tâm can. Vua Tống Cao Tông trong một ngày phát liên tiếp 12 đạo kim bài thúc giục Nhạc Phi về Ngạc Châu nhanh, nếu còn không chịu về thì ông bị trục xuất ra khỏi nhà Tống. Nhạc Phi bị ép vào thế khó nên đã tức giận và rơi nước mắt. Nhạc Phi quay mặt về phía Đông lạy, rồi ngửa mặt than: "Công lao 10 năm, đã bị phá hỏng trong một buổi!Châu quận giành được, mất trong một buổi sáng. Giang sơn xã tắc, khó mà trung hưng. Càn khôn khó mà khôi phục. Không phải ta không hoàn thành nhiệm vụ của mình, mà là Tể tướng Tần Cối đã lừa dối hoàng đế." Lần ra quân này, không những khiến cho giấc mộng tận trung báo quốc, thu thập lại giang sơn cũ của Nhạc Phi trở nên hão huyền mà lại còn gặp phải vận rủi. Lòng yêu nước buộc Nhạc Phi phải làm theo lệnh vua. Kết quả, Nhạc Phi đang trên đường bắc phạt nước Kim thì bị ép phải thu quân về. Không còn cách khác, Nhạc Phi đành nuốt nước mắt, tháo lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" xuống mà về nam. Nhạc Vân, Trương Hiến, Ngưu Cao, Vương Quý, Từ Khánh, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo,... cũng theo Nhạc Phi trở về nam. Nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ tay người Kim cũng đi theo Nhạc gia quân quay về nam. Nhạc Phi quay về Ngạc Châu để phòng thủ, bao nhiêu châu huyện đã khôi phục được cho nhà Tống đều bị mất hết về tay quân Kim. Lương Hưng cùng nghĩa quân "Trung Nghĩa xã" ở núi Thái Hàng cũng phải dừng hành động kháng Kim và dẫn nhau vượt sông Hoàng Hà về nam, đi theo Nhạc gia quân về đất Nam Tống. Hàn Thường và 50.000 quân dưới quyền cũng không cần phải phản lại nước Kim để đi theo Nhạc Phi nữa. Quốc sư Vũ Văn Hư Trung ở kinh đô nước Kim cũng phải dừng kế hoạch làm binh tiêu diệt vua Kim Hi Tông. Vua Kim Hi Tông sai sứ đến động viên Ngột Truật. Sau đó quân Kim của Ngột Truật tiến thẳng xuống phía nam sông Hoài, áp sát biên giới nhà Tống. Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vài trận nhỏ với quân Tống, chiếm được 3 huyện Cương, Thạch và Đức của nhà Tống. Cảm thấy Ngột Truật sẽ nhân lúc Nhạc Phi và Nhạc gia quân đang lui quân về nam mà dẫn quân Kim truy kích từ phía sau, Lưu Kỹ liền dẫn quân Tống chặn đánh quân Kim của Ngột Truật giữa đường. Ngột Truật bị đánh bại phải rút lui về bắc. Sau trận đó, Lưu Kỹ được cho là đã hỗ trợ Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bình an rút về nam. Khi Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân về đến kinh đô Lâm An thì ông hết lòng muốn trả binh quyền. Tuy nhiên vua Tống Cao Tông lại không cho phép ông bỏ binh quyền, bởi vua nghi ngại người Kim sẽ lại nam tiến lần nữa. Chống Kim xâm lấn, bắc phạt nước Kim năm 1141 Trong khoảng thời gian đầu năm 1141, có thám mã nhà Tống báo tin rằng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy đã chia đường vượt qua sông Hoài, đánh Hợp Phì, Lịch Dương của nhà Tống. Tướng Tống là Diệp Mộng yêu cầu chi viện. Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông hợp binh các tướng lại để phá địch. Vua Tống Cao Tông do dự chưa quyết. Ngột Truật, Hàn Thường cùng Long Hổ đại vương dẫn đại quân Kim tiến chiếm Lư Châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Vua Tống Cao Tông nghe tin thì kinh hãi, liền sai người đi thúc giục Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân hội với quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc ở Hoài Tây để cùng đi cứu viện. Nhạc Phi dự liệu rằng quân Kim đang dốc toàn lực đánh về phương Nam tức là sào huyệt nhất định bị bỏ trống, nếu ông dong ruổi đến vùng Biện Kinh, Lạc Dương mà đánh bọc hậu, quân Kim phải bỏ chạy, khi đó ông có thể ngồi yên mà xem quân Kim thua. Lúc ấy, Nhạc Phi đang bị cảm hàn, ôm bệnh mà vẫn coi việc quân. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân cùng quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đến đánh Lư châu. Khi đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) dẫn quân Tống vượt sông, lấy Vương Đức làm tiên phong ra đánh quân Kim. Quân Kim bị đẩy lui về Chiêu Quân. Ba hôm sau Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại đánh bại tướng Kim Là Hàn Thường ở Hàm Sơn, sau đó lấy lại huyện Sào, Chiêu quan. Sau đó các tướng Tông là Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Vương Đức, Điền Sư Trung, Trương Tử Cái và Lưu Kỹ lại phá quân Kim của Ngột Truật ở Chá Cao. Sau vài ngày, mọi người bàn nhau lui quân, thì Hào Châu cáo cấp. Lưu Kỹ cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung dẫn quân Tống đi cứu viện, đến Hoàng Liên Phụ, cách Hào Châu 60 dặm thì nghe tin thành nam đã thất thủ trước quân Kim. Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung vừa lập doanh trại theo thế chân vạc thì có tin báo quân Kim đã lui. Vì bất đồng cá nhân, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghìm chân Lưu Kỹ, lệnh cho Dương Nghi Trung và Vương Đức đem 6 vạn bộ kỵ Thần Dũng đi thẳng đến Hào Châu truy kích quân Kim. Ngột Truật bỏ Lư Châu lui chạy lên phía bắc, điều một cánh quân Kim nhỏ tấn công Hào Châu, bố trí chủ lực mai phục gần đó. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ngỡ là Ngột Truật dốc quân tấn công Hào Châu nên vội điều động toàn quân đến cứu. Hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức đi trước đều bị quân Kim mai phục tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn 2 tướng chạy thoát trở về. Khi trời sáng, quân đội của Lưu Kỹ đến Ngẫu Đường, thì quân đội của Dương Nghi Trung đã vào Trừ Châu, quân đội của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã vào Tuyên Hóa. Tuy nhiên Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) sinh bất hòa, quân đội hai người chém giết lẫn nhau trong đêm. Sáng hôm sau hai bên ngừng chém giết nhưng Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) có màn đấu khẩu với nhau rất nặng lời. Khi đó quân Kim của Ngột Truật, Hàn Thường ở Lư Châu (nay là Hợp Phì) nghe tin các lộ quân Tống của Nhạc Phi và vợ chồng Hàn Thế Trung- Lương Hồng Ngọc cùng đến thì kinh sợ, chưa chiến đã bỏ chạy về bắc. Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài đánh quân Kim, không phân thắng bại. Cuối cùng cả Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và quân Kim đều lui binh. Các cánh quân Tống của Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Nghi Trung cũng rút lui về nam. Nhưng Nhạc gia quân của Nhạc Phi lại thừa thế bắc phạt nước Kim. Nhạc Phi giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân đi đánh chiếm vài châu quận ở Hà Nam của nước Kim. Sau đó Nhạc Phi chia quân 2 đường định tiến về Lạc Dương và Biện Kinh. Lúc bấy giờ, hoà nghị Tống - Kim đã đến chỗ quyết định. Tần Cối lo Nhạc Phi không đồng chí hướng với y nên y mật tấu xin vua Tống Cao Tông cho triệu hồi Nhạc Phi lui quân về. Kỳ này Nhạc Phi và Nhạc gia quân nhanh chóng lui quân về nam vì ông đã quá chán nản với cái nhà Tống này. Vấn đề chiến công ở trận Chá Cao Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung về triều, thường nói rằng Nhạc Phi không đến cứu viện, còn Lưu Kỹ chiến đấu bất lực nên quân Tống mới thua quân Kim ở Hào Châu. Sau đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu Lưu Kỹ, kể tội không ứng cứu khiến hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức bị quân Kim tiêu diệt hoàn toàn ở Hào Châu. Tần Cối dựa vào lời ấy, bèn tâu vua Tống Cao Tông bãi chức Tuyên phủ phán quan của Lưu Kỹ, rồi lệnh cho Lưu Kỹ làm Tri Kinh Nam phủ. Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông cho Lưu Kỹ tiếp tục nắm binh quyền nhưng triều đình nhà Tống không nghe. Tháng 4 năm 1141, học theo việc chung rượu giả binh quyền (mượn rượu tước binh quyền) của vua Tống Thái Tổ, vua Tống Cao Tông mượn cớ luận công, ban thưởng cho chiến dịch bắt phạt nước Kim vào năm ngoái và thắng lợi quân Kim ở trận Chá Cao trong năm nay để mở tiệc mừng công. Trong bữa tiệc đó, vua Tống Cao Tông phong cho Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Khu mật sứ Lâm An, Nhạc Phi làm Khu mật phó sứ, Dương Nghi Trung làm Khai phủ nghi đồng tam ti và được vua đổi tên thành Dương Tồn Trung, Lưu Quang Thế làm Vạn Thọ quân sứ, sau đổi làm Dương Quốc công, nhưng thực ra sự bố trí ấy là kế của Tần Cối nhằm tước bỏ binh quyền của chư tướng (biến các chư tướng từ quan võ thành quan văn), làm suy yếu năng lực quốc phòng của nhà Tống. Đồng thời vua Tống Cao Tông còn dở bỏ 3 tuyên phủ ti từng được thiết lập để tác chiến với quân Kim. Nhạc Phi và Hàn Thế Trung biết rằng họ không trực tiếp tham chiến ở trận Chá Cao nắm 1141 nhưng vua Tống Cao Tông vẫn ghi công cho họ sẽ khiến người khác bất phục. Hai người họ cố từ chối nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao nhưng vua Tống Cao Tông và Tần Cối vẫn ép họ phải nhận thưởng. Thấy binh quyền đã bị lấy đi hết, Nhạc Phi và Hàn Thế Trung đành chấp nhận nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao từ vua Tống Cao Tông để bù đắp lại. Việc Nhạc Phi và Hàn Thế Trung không tham chiến ở trận đại thắng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy ở Chá Cao năm 1141 mà vua Tống Cao Tông vẫn ghi công lao trận đó cho hai người họ đã khiến cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung không hài lòng. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung bắt đầu ganh ghét với Nhạc Phi và Hàn Thế Trung. Giúp Hàn Thế Trung thoát khỏi âm mưu của Tần Cối Tần Cối sau khi đã đoạt binh quyền của các chư tướng, liền sai sứ sang nghị hoà với nước Kim. Sau đó Tần Cối lại tìm cách hại các tướng này, ban đầu là lợi dụng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung, sau đó sẽ dùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) hại Nhạc Phi. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Tần Cối mưu phân tán lực lượng quân đội của Hàn Thế Trung ra rồi ám hại Hàn Thế Trung. Tháng 5 năm 1141 Trương Tuấn (Trương Bá Anh) cùng Nhạc Phi đi thị sát quân đội của Hàn Thế Trung ở Sở Châu. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) định bàn mưu của Tần Cối bày ra với Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung nhưng Nhạc Phi không đồng tình. Nhạc Phi phê phán Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và đem việc báo lại cho Hàn Thế Trung biết. Hàn Thế Trung đến gặp vua Tống Cao Tông tố cáo, do đó ý định của Tần Cối và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không thực hiện được. Tần Cối tức lồng lên, muốn trả thù Nhạc Phi cho bằng được. Hai bên Tống - Kim đã ngưng chiến, vua Tống Cao Tông lại phái Ngụy Lương Thần đi sứ nước Kim để cầu hòa. Hàn Thế Trung vẫn cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu can. Tần Cối sai thủ hạ kích động gièm pha vu cáo Hàn Thế Trung. Hàn Thế Trung bị vua Tống Cao Tông giáng từ Khu mật sứ Lâm An xuống làm Phong Tuyền quán sứ, bù lại tấn phong cho Hàn Thế Trung danh hiệu Phúc Quốc công để an ủi. Án mạc tu hữu (Án không cần có) Người Kim gây áp lực, Nhạc Phi cùng Nhạc Vân, Trương Hiến bị giam vào ngục Người Kim vốn ôm hận Nhạc Phi sâu sắc, họ liên kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Trong thư Ngột Truật gửi Tần Cối có nói rõ: “Ông sớm tối xin hoà mà Nhạc Phi lại mưu việc khôi phục vùng Hà, Sóc. Xin giết Phi đi rồi mới có thể nói đến việc hoà.” Tần Cối cho rằng nếu Nhạc Phi không chết sẽ làm cản trở hoà nghị Tống - Kim, mà Tần Cối cũng bị vạ lây. Và Tần Cối mật mưu giết Nhạc Phi. Nhưng theo một số sử gia, có lẽ người Kim không có ra điều kiện phải giết Nhạc Phi mới cho nghị hòa, nhưng Tần Cối tự bịa ra câu chuyện Ngột Truật ép phải giết Nhạc Phi này để buộc vua Tống Cao Tông ra tay với Nhạc Phi. Thậm chí nếu người Kim có đòi nhà Tống phải giết tướng mới cho nghị hòa thì người đó không hẳn là Nhạc Phi, bởi Ngột Truật từng bị rất nhiều tướng Tống đánh bại, nhưng Nhạc Phi lại bị Tần Cối và vua Tống Cao Tông chọn là phải chết. Khi đó Tần Cối biết được Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghen tỵ với công lao của Nhạc Phi, vì trước kia Nhạc Phi là thủ hạ của Trương Tuấn, nay thì hai người đã gần như ngang hàng, cộng thêm vấn đề chiến công ở trận Chá Cao năm 1141 vừa xảy ra khiến Trương Tuấn càng căm ghét Nhạc Phi hơn nữa. Tần Cối liền lợi dụng điểm này lôi kéo Trương Tuấn (Trương Bá Anh) về phe mình. Tần Cối cử thuyết khách dùng mồi nhử vàng bạc và hứa thăng chức cao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đồng ý cùng Tần Cối hại Nhạc Phi. Nhạc Phi không biết rằng các tướng lĩnh bên cạnh mình dần dần đều bị Tần Cối mua chuộc. Người thì vin vào chuyện Nhạc Phi thất học để về phe Tần Cối, người thì phải tự rút lui khỏi Nhạc gia quân để bảo toàn tính mạng. Triều đình nhà Tống bắt đầu giải trừ binh quyền của Nhạc Phi, phân tán Nhạc gia quân, đổi phiên hiệu thành Ngạc châu trú trát ngự tiền chư quân, tạm thời giao cho Vũ An quân thừa tuyên sứ, ngự tiền trung quân thống thế, quyền đô thống chế Vương Quý tiết chế. Thủ lĩnh Trung Nghĩa xả theo Nhạc gia quân là Lương Hưng bị giáng làm Thân vệ đại phu. Nhạc gia quân quân kỷ nghiêm minh, Vương Quý từng vi phạm, mấy lần suýt bị Nhạc Phi xử tử. Tần Cối biết điều đó, sai tướng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đi bắt giữ Vương Quý, dùng gậy đánh đập, ép Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản. Vương Quý không nghe theo, nói: "Làm đại tướng không tránh khỏi thi hành thưởng phạt, nếu oán hận điều này, sao gánh vác được trách nhiệm làm tướng." Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không cam lòng, bèn lấy việc nhà của Vương Quý ra đe dọa, buộc Vương Quý phải khuất phục. Cuối cùng Trương Tuấn đưa bản khẩu cung của Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản cho Tần Cối Tần Cối giam Nhạc Phi vào ngục với tội danh bất trung, giao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tra xét. Trương Tuấn dùng đại hình tra khảo Nhạc Phi. Nhạc Phi không nhận tội. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) phải đưa một bản khẩu cung giả cho Tần Cối nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng nên không thể xét tội. Việc này kéo dài đến tận cuối năm 1141. Mặt khác, thuộc cấp của Trương Hiến là Vương Tuấn do tham nhũng mà bị cách chức. Vương Tuấn cũng nghe theo lệnh Tần Cối vu cáo Trương Hiến mưu đồ nổi loạn ở Tương Dương để giành lại binh quyền cho Nhạc Phi. Trương Tuấn sau đó ép Vương Quý đi bắt giữ Trương Hiến. Trương Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Hiến hết mực kêu oan, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đập bàn nói: "Nhạc Vân con của Phi gửi thư cho ngươi bảo mưu phản, trao binh quyền cho Nhạc Phi, sao còn chối?". Trương Hiến vẫn một mực không chịu khai khống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bèn cho dùng hình cực kì tàn khốc với Trương Hiến. Trương Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Trương Hiến giao cho Tần Cối, rồi giao Trương Hiến cho Đại Lý tự. Con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân cũng nhanh chóng bị bắt giam vào ngục. Tần Cối không ngừng tấu với vua Tống Cao Tông rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của nhà Tống. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần Cối căm tức lắm, lại tâu lên vua Tống Cao Tông rằng: "Thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế." Tháng 7 năm 1141, Tần Cối biết tên Gián nghị đại phu Mặc Kỳ Tiết có hiềm oán với Nhạc Phi bèn nói ý ấy với Mặc Kỳ Tiết rồi sai tên này vu cáo Nhạc Phi. Tần Cối lại sai quan Trung thừa là Hà Đào, Thị Ngự sử là La Nhữ Tập cùng dâng sớ vu cáo Nhạc Phi. Tất cả ngự trát và thủ chiếu (thư từ và chiếu chỉ do chính tay vua Tống viết) mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi, tổng cộng 88 phần văn kiện đều bị vua Tống Cao Tông sai người đến nhà của Nhạc Phi ở Vũ Xương tịch thu đem về. Lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") ở trong doanh trại cũ của Nhạc gia quân ở Ngạc Châu cũng bị vua Tống Cao Tông sai người đến thu về. Tháng 10 dương lịch năm 1141 vua Tống Cao Tông nhà Tống và vua Kim Hi Tông nước Kim gửi các sứ giả qua lại và tiến hành các cuộc đàm phán cho một hòa ước giữa hai nước Tống - Kim. Tháng 10 âm lịch (tức là tháng 11 dương lịch) năm 1141, cha con Nhạc Phi và Nhạc Vân bị bắt vào Đại Lý tự.<ref name="TS473">Tống sử quyển 473, liệt truyện 232 – Tần Cối truyện: Thập nguyệt, hưng Nhạc Phi chi ngục. Cối sử gián quan Mặc Kỳ Tiết luận kỳ tội, Trương Tuấn hựu vu Phi cựu tướng Trương Hiến mưu phản, vu thị Phi cập tử Vân câu tống Đại Lý tự, mệnh ngự sử trung thừa Hà Chú, Đại Lý khanh Chu Tam Úy cúc chi.</ref>. Nhạc Phi đến, cười nói: “Hoàng thiên, hậu thổ khá bày tỏ lòng này.”Ban đầu, Tần Cối sai Hà Đào hỏi khẩu cung Nhạc Phi. Nhạc Phi cởi áo, đưa lưng cho Hà Đào xem trên lưng có xâm bốn chữ lớn “Tận trung báo quốc” ăn sâu vào da thịt. Hà Đào biết Nhạc Phi bị oan nên báo cáo sự thực với Tần Cối. Tần Cối biết Hà Đào đồng tình với Nhạc Phi thì đổi Đại thần Chu Tam Úy đi ép cung Nhạc Phi thay cho Hà Đào. Thấu hiểu nỗi oan của Nhạc Phi nên Chu Tam Úy sau đó cũng treo mũ từ quan. Tần Cối lại sai Mặc Kỳ Tiết làm giám ngục để ép cung Nhạc Phi. Mặc Kỳ Tiết có hiềm khích với Nhạc Phi từ trước nên ông ta gia hình Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến rất mạnh nhưng trước sau 3 người đều không nhận tội. Tháng 11 năm 1141, vua Kim Hi Tông gửi phái đoàn sứ giả đến kinh đô Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện giảng hòa. Kết quả là Tống - Kim đã bàn bạc ra những điều khoản chính yếu cho một hiệp ước giữa hai bên (sử gọi đây là "Hiệp ước Thiệu Hưng"). Vụ án của Nhạc Phi khi đó đã kéo dài suốt 2 tháng, thẩm vấn không có kết quả gì. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần lên tiếng phản bác và cầu xin tha cho Nhạc Phi. Có quan lại mạnh dạn dâng sớ minh oan cho Nhạc Phi nhưng lập tức bị Tần Cối hãm hại. Cuối cùng thì làm một bản khẩu cung giả nữa được Mặc Kỳ Tiết giao cho Tần Cối với nội dung Nhạc Phi báo tin sai cho vua Tống Cao Tông về việc ông có tham chiến cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trong trận thắng quân Kim ở Chá Cao trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi cướp công của Trương Tuấn), ở chiến trường Hoài Tây thì ông lại cố tình trì hoãn, không chịu dẫn quân đi ứng cứu dẫn tới việc quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bị quân Kim đánh bại ở Hào Châu trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi khiến Trương Tuấn thua trận), tội đáng phải chém. Nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng, không có ai chịu làm chứng cho khẩu cung giả của Mặc Kỳ Tiết ngụy tạo nên vẫn không thể xét tội Nhạc Phi. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần, tướng sĩ, dân chúng đều lên tiếng phản bác và cầu xin triều đình nhà Tống tha cho Nhạc Phi. Sau đó Tần Cối bãi chức Phạm Đồng, một người tuy ủng hộ nghị hòa vơinu7o7a1 Kim nhưng không được lòng của Tần Cối. Có thuyết nói do Phạm Đồng khuyên Tần Cối thả Nhạc Phi nên mới bị cách chức. Sau đó Tần Cối lại lưu đày Hồ Thuyên đang ở Chiêu châu đến Tân châu vì Hồ Thuyên dâng sớ xin tha cho Nhạc Phi. Vương Thứ đang bị Tần Cối lưu đày ở Đàm Châu cũng lên tiếng xin tha cho Nhạc Phi, Tần Cối liền lưu đày Vương Thứ sang Đạo châu. Tần Cối lại lệnh nếu vua Tống Cao Tông có đại xá thì Hồ Thuyên, Vương Thứ và Triệu Đỉnh (đang bị Tần Cối lưu đày ở Triều châu) cũng không được đại xá. Khi đó "Thư mưu phản" gửi Trương Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, Hàn Thế Trung đích thân hỏi thẳng Tần Cối rằng Nhạc Phi phạm tội gì, Tần Cối đáp:"Nhạc Vân con của Phi đi lại thư từ với Trương Hiến để bàn việc tạo phản, tuy không cớ chứng cớ, nhưng "không có nghĩa là không có" việc đó.". Ai ai nghe thế cũng bất bình. Hàn Thế Trung tức giận nói:"Mấy chữ "không có nghĩa là không có" của ông thì mọi người sẽ nghĩ sao đây"? Tần Cối im bặt, không nói được lời nào. Điển tích "Phong tăng tảo Tần" Tương truyền thời bấy giờ, Tần Cối không quyết định được phải làm thế nào với Nhạc Phi, vì thế Tần Cối đã tới chùa Linh Ẩn cầu xin quẻ và gặp Phong Ba hòa thượng (hòa thượng "Gió Bão"). Vừa thấy Tần Cối, Phong Ba hòa thượng đã cười ầm lên, hỏi Tần Cối: "Tào Tháo gian hùng cả đời, hôm nay hỏi đã đến đâu?" Tần Cối không hiểu sao. Phong Ba hòa thượng đáp: "Đạo Trời rõ ràng, trung-gian tự thấy, thiện ác hữu báo. Tướng công thân là Tể tướng, một tay có thể nâng cả bầu trời, cớ sao phải sát hại trung thần lương đống? An nguy của quốc gia, lẽ nào không thèm đếm xỉa tới?" Tần Cối hỏi: "Ai là lương đống?" Phong Ba hòa thượng nghiêm mặt nói: "Nhạc Phi tướng quân!" Tần Cối táng tận lương tâm vẫn giả làm ngơ. Phong Ba hòa thượng cười lớn: "Thật là ngu xuẩn, vẫn chưa tỉnh ngộ, về sau hối hận e rằng đã muộn."Sau đó Phong Ba hòa thượng phẫn nộ, lấy cây chổi cùn quét lia lịa vào mặt Tần Cối, quét xong nghênh ngang bỏ đi, bỗng chốc mất hút bóng dáng. Tần Cối bị quét đến hồn xiêu phách lạc, nhếch nhác bỏ đi. Đây chính là điển tích nổi tiếng "Phong tăng tảo Tần". Nhạc Phi cùng Nhạc Vân, Trương Hiến bị Tần Cối hại chết ở đình Phong Ba Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi với tội danh phản quốc thì đáng chém, Trương Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng vua Tống Cao Tông lại giáng chiếu cho Mặc Kỳ Tiết (万俟卨) ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Trương Hiến và Nhạc Vân. Dương Tồn Trung (Dương Nghi Trung) được lệnh làm quan giám trảm Trương Hiến và Nhạc Vân. Lý Nhược Phác (李若樸) và Hà Ngạn Du (何彥猷) ở Đại Lý tự cố dâng sớ nói Nhạc Phi không đáng phải chết nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Mặc Kỳ Tiết nhanh chóng thảo ra văn kiện “Hình bộ đại tư lý tự trạng” có nội dung định tội Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến đúng với yêu cầu trong chiếu chỉ của vua Tống Cao Tông, rồi gửi vua phê duyệt. Vua Tống Cao Tông lập tức phê duyệt để văn kiện đó có hiệu lực ngay lập tức. Một hôm, Mặc Kỳ Tiết vào Đại Lý tự đưa giấy cho Nhạc Phi, yêu cầu viết khẩu cung theo ý của Mặc Kỳ Tiết. Nhạc Phi cầm bút, viết luôn 8 chữ:"Thiên nhật chiêu chiêu, thiên nhật chiêu chiêu."Dịch nghĩa:"Mặt trời sáng tỏ, mặt trời sáng tỏ."Tám chữ đó đã thể hiện rõ nhất sự bất mãn và sự kháng nghị cuối cùng của ông đối với vua Tống Cao Tông và Tần Cối. Mặc Kỳ Tiết tức lắm, liền báo cáo với Tần Cối. Tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là đầu năm 1142) nghe tin Lưu Doãn Thăng ở Kiến Khang thay mặt trăm họ kêu oan cho Nhạc Phi, Tần Cối cùng phe cánh của ông cảm thấy bối rối, không biết bây giờ có nên tiếp tục xử vụ trọng án của Nhạc Phi hay nên thả Nhạc Phi ra. Một hôm, Tần Cối từ triều đình về nhà, ngồi uống rượu với vợ là Vương thị ngoài hiên. Tần Cối cầm 1 quả cam, vì tâm thần bất định nên cứ dùng ngón tay vạch lăng nhăng trên vỏ cam. Vương thị biết tâm sự của chồng, liền khuyên Tần Cối nên hạ thủ ngay với Nhạc Phi để tránh sinh lắm chuyện. Tần Cối nghe theo. Cảm thấy sự việc còn để lâu sẽ bất lợi, ngày 29 tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là ngày 28 tháng 1 dương lịch năm 1142), khi khắp nơi ở Nam Tống đều chuẩn bị đón Tết, Nhạc Phi bị Tần Cối (mượn lệnh vua Tống Cao Tông) vờ mời đi tắm rồi bị đưa đến phòng hành hình thuộc Đại lý tự Lâm An. Khi đó trên người Nhạc Phi vẫn đeo miếng ngọc bội (theo sử gia Vương Tăng Du, đây chính là miếng ngọc bội, kỉ vật do người vợ Lý thị đã tặng Nhạc Phi, là bằng chứng về sự tôn trọng, cũng như tình cảm vô cùng sâu đậm mà ông luôn dành cho người vợ Lý thị hiền lương của mình). Tên đao phủ dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn làm cho Nhạc Phi bị gãy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát. Nhạc Phi bị thổ huyết nhưng chưa chết. Tần Cối bỏ thuốc độc vào chén rượu và sai người giữ chặt Nhạc Phi lại, sai tên đao phủ đổ rượu từ chén rượu độc đó vào miệng Nhạc Phi. Nhạc Phi bị ép uống xong chén rượu độc rồi nhưng vẫn còn chưa chết hẳn. Tần Cối bực quá, lệnh cho tên đao phủ đem Nhạc Phi đi treo cổ ở đình Phong Ba ("Phong Ba" nghĩa là "Gió Bão", tức là đình "Gió Bão") thuộc Đại lý tự Lâm An, khi đó Nhạc Phi mới thực sự chết hẳnThoát Thoát, Tống sử, Quyển 365, Liệt truyện 124, Nhạc Phi truyện.. Năm đó Nhạc Phi hưởng dương 39 tuổi. Thuộc tướng của Nhạc Phi là Trương Hiến và con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân bị Dương Tồn Trung (theo lệnh của Tần Cối) cho chém ngang lưng trước, sau đó cả 2 mới bị chém đầu thị chúng ở ngõ Quan Hạng thuộc chợ Lâm An cùng ngày. Vua Tống Ninh Tông phong cho Sử Di Viễn của phe chủ hòa làm Xu mật sứ. Đồng thời vua Tống Ninh Tông nghe theo Sử Di Viễn phục hồi quan tước Kiến Khang vương (建康王) và thụy hiệu "Trung Hiến vương" ("忠獻王", nghĩa là "vương trung thành") khi xưa cho Tần Cối. Hai nước Tống - Kim ký hòa ước Gia Định vào tháng 11 năm 1208 và vua Tống Ninh Tông gửi thủ cấp của Hàn Thác Trụ và Tô Sư Đán cho nước Kim (đời vua Kim Chương Tông) để đảm bảo cho hòa ước Gia Định. Năm 1214 (đời vua Tống Ninh Tông) Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Đầu năm 1215 Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm Trung Đô (nay là Bắc Kinh) của nước Kim (đời vua Kim Tuyên Tông, khi đó vua Kim Tuyên Tông đã chạy tới Biện Kinh phía nam). Các phi tần già yếu nước Kim đều thành quỷ không đầu, còn trẻ đẹp đều bị bọn người Mông Cổ cưỡng hiếp. Hơn 100.000 phụ nữ nước Kim leo lên tường thành Trung Đô rồi nhảy xuống đất để tự sát nhằm tránh bị quân Mông Cổ cưỡng hiếp. Cung thất nước Kim bị thiêu hủy, dân chúng nước Kim bị sát hại, bài vị liệt tổ liệt tông nước Kim bị vứt vào hố phân, còn thậm tệ hơn ngày xưa Kim tiêu diệt Bắc Tống vào năm 1127 vậy. Đó là lẽ trời luân chuyển, gieo nhân nào sẽ gặp quả đó. Vua Kim Tuyên Tông chủ động đánh nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) để bù đắp lại phần đất đai vừa bị Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ chiếm mất. Chiến tranh giữa Kim và Tống lại diễn ra từ năm 1217 dù nhà Tống đang bị gian thần phe chủ hòa là Sử Di Viễn nắm quyền. Năm 1221 để tưởng niệm cho Nhạc Phi, vua Tống Ninh Tông cho dựng Ngạc vương Miếu ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Tây Hồ, Lâm An (nay là Hàng Châu). Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi. Tháng 1 năm 1224 vua Kim Tuyên Tông qua đời, vua Kim Ai Tông lên ngôi thì ký hòa ước với nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) vào tháng 6 âm lịch năm 1224, không đánh Tống nữa, nhà Tống cũng không cần cống nạp mỗi năm cho nước Kim nữa. Vào tháng 2 năm Bảo Khánh nguyên niên (năm 1225), vua Tống Lý Tông lại bỏ chức vị tước Kiến Khang vương (建康王) của Tần Cối khi xưa, đổi thụy hiệu của Tần Cối từ “Mậu Sửu” ("谬丑", nghĩa là "lố bịch") sang "Mậu Ngận" ("谬狠", nghĩa là "tàn nhẫn"). Sau đó vua Tống Lý Tông ban bố “Tứ thụy cáo từ”, trong đó có nhắc đến nỗi oan của Nhạc Phi vì phản đối nghị hòa mà bị chết trong tay của gian thần Tần Cối, đổi thụy hiệu cho Nhạc Phi là “Trung Vũ” (忠武), nghĩa là "trung thành và có võ". Tính đến thời điểm khi đó, sau khi Nhạc Phi chết đã 84 năm, nỗi oan của ông mới được rửa sạch hoàn toàn. Con cháu đời sau của Tần Cối phần lớn đều đổi sang họ Từ để tránh bị dân chúng lùng bắt. Sau khi Nhạc Phi được rửa sạch nỗi oan, khắp nơi đua nhau xây miếu thờ để tưởng niệm ông, còn những kẻ xấu hãm hại Nhạc Phi năm xưa đều không còn sống trên đời nữa, vì vậy người đời sau mới đúc tượng của 5 kẻ gian thần hãm hại trung lương, gồm có: Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Mặc Kỳ Tiết, Vương Tuấn đặt ở trong Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc. Còn tại Nhạc Vương miếu ở Tây Hồ, Hàng Châu chỉ có 4 bức tượng của Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Mặc Kỳ Tiết được đặt ở phía trước Nhạc Vương miếu. Các bức tượng ở bên trong hàng rào sắt trong bộ dạng khỏa thân, khoanh hai tay ra phía sau quỳ trước mộ Nhạc Phi để tạ tội với Nhạc Phi, sám hối tội ác ngày xưa, muôn đời muôn kiếp đều phải chịu sự mắng chửi và khinh miệt của người đời. Theo dòng chảy thời gian, sự căm hận của mọi người đối với những kẻ xấu xa ác độc này ngày càng tích tụ nhiều hơn, những bức tượng ở tư thế quỳ này bị người đời đập bỏ, rồi lại bị đúc lại, cứ lặp đi lặp lại như vậy mười mấy lần, giống như trong “Thuyết Nhạc toàn truyện” có thơ viết rằng:“Trung thần vi quốc tử hàm oan,Thiên đạo chiêu chiêu tự khả liên.Lưu đắc thanh thanh công đạo sử,Thị phi thiên tải tại nhân gian”Tạm dịch: "Trung thần vì nước mà chết oan, Đạo Trời soi sáng sẽ xót thương.Để lại lịch sử thật công bằng,Ngàn năm đúng sai ở nhân gian." Kết cục khu lăng mộ của các vua và dòng tộc họ Triệu nhà Nam Tống Năm 1233 gian thần Sử Di Viễn của nhà Tống (đời vua Tống Lý Tông) qua đời. Trong năm đó nhà Tống đã liên minh với Mông Cổ (đời Đại hãn Oa Khoát Đài) cùng chống lại nước Kim (đời vua Kim Ai Tông). Vua Kim Ai Tông bị liên quân Tống - Mông Cổ bao vây ở Thái Châu. Tháng 2 năm 1234, vua Kim Ai Tông nhường ngôi cho nguyên soái Hoàn Nhan Thừa Lân lên ngôi vua, tức là vua Kim Mạt Đế. Liên quân Tống - Mông Cổ tràn vào Thái Châu, Kim Ai Tông tự vẫn, vua Kim Mạt Đế chết trong loạn quân. Nước Đại Kim bị tiêu diệt. Nhà Tống đã hoàn thành chí lớn diệt Kim suốt 100 năm qua, báo thù mối hận Tĩnh Khang vào năm 1127. Thi hài vua Kim Ai Tông bị đưa về tế cáo tại thái miếu nhà Nam Tống ở Lâm An phủ, sau đó vua Tống Lý Tông ra lệnh giam giữ trong kho ngục Đại lý tự để tượng trưng cho mối hận Tĩnh Khang của tổ tiên nhà Tống đã được rửa. Sau khi nước Kim bị diệt vong, người Mông Cổ bắt đầu hướng mũi dùi của họ về phía nhà Nam Tống. Tháng 8 âm lịch năm 1234 Tống và Mông Cổ bắt đầu giao tranh với nhau. Năm 1271 Đại hãn Hốt Tất Liệt của Mông Cổ lập ra nhà Nguyên, sử gọi Hốt Tất Liệt là vua Nguyên Thế Tổ, tiếp tục tiến đánh Nam Tống (đời vua Tống Độ Tông). Tháng 2 năm 1276 quân Nguyên tiến vào Lâm An, vua Tống Cung Đế quy hàng nhà Nguyên. Quân Nguyên vừa chiếm Lâm An xong, mấy tháng sau, một tăng nhân Tây Vực là Dương Liễn Chân Ca (Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó) đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù cho tất cả các danh tướng bị chết oan trong thời đại nhà Nam Tống (trong đó có Nhạc Phi, Trương Hiến, Ngưu Cao,...), đào trộm và phá hủy Vĩnh Hựu lăng của vua Tống Huy Tông, Vĩnh Tư lăng của vua Tống Cao Tông (Triệu Cấu), Vĩnh Phụ lăng của vua Tống Hiếu Tông, Vĩnh Sùng lăng của vua Tống Quang Tông, Vĩnh Mậu lăng của vua Tống Ninh Tông, Vĩnh Mặc lăng của vua Tống Lý Tông, Vĩnh Thiệu lăng của vua Tống Độ Tông,... ở quận Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Nhóm người Tông Duẫn đã đào tất cả 101 lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm. Những trung thần còn lại của nhà Tống là "Tống vong tam kiệt" (Lục Tú Phu, Văn Thiên Tường và Trương Thế Kiệt) lập vua Tống Đoan Tông mới 8 tuổi lên ngôi ở Ôn Châu phía nam vào tháng 6 năm 1276 tiếp tục chống lại nhà Nguyên. Tháng 3 năm 1279 hải quân Nguyên do Trương Hoằng Phạm chỉ huy đánh tan hải quân Tống của Trương Thế Kiệt trong một trận Nhai Sơn hải chiến gần Quảng Đông. Lục Tú Phu cõng vua Tống đế Bính 8 tuổi nhảy xuống biển tự vẫn. Trương Thế Kiệt cùng 800 hoàng tộc nhà Tống và 10 vạn quân Tống cũng nhảy xuống biển tự vẫn. Nhà Nam Tống do Tống Cao Tông (Triệu Cấu) lập ra vào năm 1127, đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên tiêu diệt. Ba năm trước nhóm người Tông Duẫn đã phá hủy 101 ngôi mộ của các vua và hoàng tộc nhà Nam Tống ở quận Cối Kê, rồi đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng. Nay Dương Liễn Chân Ca lại sai người đem thi hài dòng tộc họ Triệu này trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nhà Nam Tống sống lại. Ngày nay khu lăng mộ các vua và hoàng tộc họ Triệu nhà Nam Tống ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang đã không còn tồn tại. Khu đó giờ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là huyệt mộ của mấy đời vua, hoàng tộc nhà Nam Tống. Mảnh đất ở tại khu đó đã biến thành đất trồng chè. Kết cục về khu mộ của vợ chồng Tần Cối - Vương thị Vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368), mọi người đến khu mộ của vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang (nay là Nam Kinh) để đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là "cái mả thối", có hai câu thơ viết:"Đất trên mộ thái sư,Thối um tận chân trời"Năm Thành Hóa thứ 20 (năm 1485) đời vua Minh Hiến Tông, khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang bị những kẻ trộm mộ đào bới lên. Thi hài hai người Tần Cối và Vương thị khi đó được ướp thủy ngân nên vẫn tươi nguyên. Những kẻ trộm mộ băm xác hai người, ném vào hố phân trong nhà tiêu (nhà vệ sinh). Khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị bị hủy hoại hoàn toàn. Những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc. Những kẻ trộm mộ sau đó bị quan phủ nhà Minh bắt được. Quan địa phương có ý giảm nhẹ hình phạt, gọi là "giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối". Thực ra là quan phủ xúc giục bọn họ đi trộm mộ Tần Cối. Ai ai biết chuyện cũng hoan hỉ. Mãi về sau, việc những kẻ trộm mộ vứt xác vợ chồng Tần Cối - Vương thị vào hố phấn trong nhà tiêu (nhà vệ sinh) được coi là quả báo thích đáng cho lũ gian thần hãm hại trung lương. Sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay liệu đã đầy đủ? Tiểu sử của Nhạc Phi trong "Ngạc Quốc Kim Tha tục biên" (鄂國金佗稡編), bộ sách được viết hơn 60 năm sau khi ông qua đời bởi cháu trai của ông, nhà thơ và nhà sử học Nhạc Kha (岳柯) (1183 – sau 1240).Yue Ke, E Guo Jintuo Xubian () Năm 1346, tiểu sử của Nhạc Phi được đưa vào Tống sử, một ghi chép gồm 496 chương về các sự kiện lịch sử và tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng thời nhà Tống, do tể tướng nhà Nguyên (đời vua Nguyên Huệ Tông) là Thoát Thoát và những người khác biên soạn. Tiểu sử của Nhạc Phi được tìm thấy trong chương thứ 365 của cuốn sách và được đánh số là tiểu sử 124. Một số nhà sử học Trung Quốc sau này bao gồm Deng Guangming (1907 – 1998) hiện nghi ngờ tính xác thực của nhiều tuyên bố của Nhạc Kha về ông nội của mình. Dù Nhạc Kha đã tìm lại được sự thật lịch sử của ông nội cậu là Nhạc Phi nhưng các câu chuyện về Nhạc Phi chắc chắn vẫn chưa thật sự đầy đủ về Nhạc Phi. Vì vậy con số 126 trận đánh lớn nhỏ bất bại trong suốt sự nghiệp cầm quân của Nhạc Phi có thể chưa chính xác, có thể còn nhiều hơn. Cũng có thể Nhạc Phi có những trận bị thất bại, nhất là khi Nhạc Phi mới gia nhập quân ngũ, chiến đấu dưới quyền Lưu Cáp và Đồng Quán đi đánh Liêu năm 1122 và khi dưới quyền Đỗ Sung chống Kim những năm 1128 - 1130. Lúc đó Đồng Quán và Đỗ Sung là cấp trên của Nhạc Phi và họ đã liên tục bại trận trước quân Liêu và quân Kim. Có lẽ Nhạc Phi khi đó chỉ là sĩ quan cấp thấp, không được tự chỉ huy mà phải nghe theo lệnh của cấp trên, nên những thất bại đó được quy trách nhiệm cho các chủ tướng Đồng Quán và Đỗ Sung. Ngoài ra còn có những trận Nhạc Phi phải rút lui trước quân Kim của Thát Lại cuối năm 1130 và rút lui khi không hạ được Đông Bình và Bi Châu trước quân Kim của Bôn Đổ năm 1140. Việc Nhạc Phi từng bị Thát Lại và Bôn Đổ cố thủ cầm chân được ghi rõ trong Kim sử, nhưng không thấy đề cập trong Tống sử. Nhạc Kha đã xóa bỏ, không trình tấu lên vua Tống Ninh Tông những trận đánh mà Nhạc Phi bị thất bại hoặc bị cầm hoà, để cho Nhạc Phi được người Trung Quốc ghi nhớ muôn đời là một chiến tướng bách chiến bách thắng với 126 trận đánh lớn nhỏ, được gọi là "Thường thắng tướng quân". Sáu phương pháp điều binh khiển tướng của Nhạc Phi Nhạc Kha (岳珂) thường nói rằng ông nội Nhạc Phi của mình có sáu phương pháp đặc biệt để điều bình khiển tướng một cách hiệu quả: Lựa chọn cẩn thận Ông dựa nhiều hơn vào một số ít binh lính được huấn luyện tốt hơn là dựa vào số lượng lớn binh lính nhưng được huấn luyện kém. Theo cách này, một người lính cấp trên được tính bằng một trăm người lính cấp dưới. Một ví dụ được sử dụng để minh họa điều này là khi quân đội của Han Ching và Wu Xu được chuyển đến trại của Nhạc Phi. Hầu hết trong số họ chưa từng tham chiến và nhìn chung đã quá già hoặc không khỏe mạnh để duy trì việc di chuyển quân kéo dài và giao tranh với kẻ thù. Khi Nhạc Phi đã lọc ra những người lính yếu ớt và gửi họ về nhà, ông chỉ còn lại một nghìn binh sĩ khỏe mạnh ít ỏi. Tuy nhiên, sau vài tháng huấn luyện căng thẳng, họ đã sẵn sàng hoạt động gần như tốt như những người lính đã từng phục vụ dưới quyền của Nhạc Phi trong nhiều năm. Huấn luyện cẩn thận Khi nào quân đội của ông không tham gia các chiến dịch quân sự để giành lại lãnh thổ nhà Tống đã mất ở phía bắc, Nhạc Phi luôn cho quân đội của mình trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt. Ngoài việc chuyển quân và diễn tập vũ khí, khóa huấn luyện này còn bao gồm việc họ nhảy qua tường và bò qua hào trong trang phục chiến đấu đầy đủ. Cường độ huấn luyện cao đến mức những người lính thậm chí sẽ không được về thăm gia đình dù họ có đi ngang qua nhà họ trong khi đang hành quân và thậm chí còn được huấn luyện vào những ngày nghỉ. Công bằng trong khen thưởng và trừng phạt Ông ban thưởng cho những người lính của mình vì công trạng của họ và trừng phạt họ vì sự khoác lác hoặc thiếu huấn luyện. Nhạc Phi đã từng tặng cho một người lính bộ binh thắt lưng cá nhân của ông, đồ ăn tối bằng bạc và thăng chức cho những chiến công của những người lính đó trong trận chiến. Trong khi ngược lại, ông từng ra lệnh chặt đầu con trai mình là Nhạc Vân vì tội ngã ngựa sau khi nhảy hào không thành công. Con trai ông chỉ được cứu sau khi các tướng sĩ của Nhạc Phi cầu xin sự thương xót của ông. Có một số binh sĩ đã bị đuổi hoặc bị xử tử vì họ khoe khoang về kỹ năng của mình hoặc không tuân theo mệnh lệnh. Mệnh lệnh rõ ràng Ông luôn đưa ra mệnh lệnh một cách đơn giản, dễ hiểu cho tất cả binh lính của mình. Ai không tuân theo những mệnh lệnh đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Kỷ luật nghiêm minh Khi hành quân về thôn quê, ông không bao giờ cho quân phá ruộng, cướp phá thành thị, làng mạc. Ông bắt họ phải trả giá hợp lý cho hàng hóa và đảm bảo mùa màng vẫn nguyên vẹn. Một người lính đã từng lấy trộm một sợi dây gai dầu của một người nông dân để tên này buộc một kiện cỏ khô với nó. Khi Nhạc Phi phát hiện ra điều này, ông đã thẩm vấn người lính và xử tử tên này. Mối quan hệ thân thiết của ông với những tướng sĩ của ông Ông đối xử với tất cả những người tướng sĩ của mình một cách bình đẳng. Ông còn ăn cùng thức ăn như họ và ngủ ngoài trời như họ. Ngay cả khi một nơi trú ẩn tạm thời được dựng lên cho ông, ông vẫn đảm bảo rằng một số binh sĩ có thể tìm được chỗ ngủ bên trong trước khi ông tìm được một chỗ cho riêng mình. Khi không có đủ rượu để đi khắp nơi, ông sẽ pha loãng nó với nước để mỗi người lính sẽ nhận được một phần. Võ thuật của Nhạc Phi Hai loại võ thuật gắn liền với Nhạc Phi nhất là "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) và "Hình Ý Quyền" (形意拳). Ưng Trảo Phái Có một cuốn sách đề cập rằng Nhạc Phi đã tạo Ưng Trảo Phái cho những người lính nhập ngũ của mình và Hình Ý Quyền cho các tướng lĩnh của mình. Truyền thuyết kể rằng Nhạc Phi đã theo học tại Thiếu Lâm tự với một nhà sư tên là Chu Đông và học quyền anh kiểu "voi", một bộ kỹ thuật tay chú trọng nhiều vào qinna (khóa khớp).Eagle Claw Fan Tsi Moon & Lau Fat Mang's History – Part I Kung Fu Magazine, Những câu chuyện khác nói rằng ông đã học loại võ này ở nơi khác bên ngoài Thiếu Lâm tự nhưng cũng học từ Chu Đồng. Nhạc Phi cuối cùng đã mở rộng phong cách "voi" để tạo ra Nhất Bách Linh Bát Cầm Nã (一百零八擒拿; "108 kỹ thuật khóa tay") của "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派). Sau khi trở thành một vị tướng trong quân đội triều đình nhà Tống, Nhạc Phi đã dạy phong cách này cho quân lính của mình và họ đã rất thành công trong trận chiến chống lại quân đội nước Kim. Sau khi Nhạc Phi bị hành quyết và quân đội bị giải tán, người của Nhạc Phi được cho là đã đi khắp Trung Quốc để truyền bá loại võ thuật này, cuối cùng kết thúc ngay tại Thiếu Lâm tự, nơi mà nó bắt đầu. Sau đó, một nhà sư tên là Lệ Toàn (麗泉) đã kết hợp phong cách này với Phiên Tử Quyền (翻子拳), một loại võ thuật khác được cho là của Nhạc Phi, để tạo ra hình thức "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) ngày nay.Leung, Shum. Eagle claw kung-fu: Classical northern chinese fist. Brendan Lai's Supply Co; 2nd ed edition, 1981 (ISBN B000718VX0) Hình Ý Quyền Theo truyền thuyết, Nhạc Phi đã kết hợp kiến thức về nội công và thương thuật học được từ Chu Đồng (ở Thiếu Lâm tự) để tạo ra các đòn tấn công bằng nắm đấm thẳng của "Hình Ý Quyền" (形意拳).Lin, Jianhua. Form and Will Boxing: One of the Big Three Internal Chinese Body Boxing Styles. Oxford University Press, 1994 () Một cuốn sách tuyên bố rằng ông đã nghiên cứu và tổng hợp các hệ thống khí công Thay gân và Tẩy tủy (gọi là "Dịch Cân Kinh", 易筋经) của Phật giáo để tạo ra Hình Ý Quyền. Ngược lại, những người ủng hộ Võ Đang Quyền tin rằng có thể Nhạc Phi đã học được phong cách này ở Dãy núi Võ Đang giáp với tỉnh Hà Nam, quê hương của ông. Những lý do họ viện dẫn cho kết luận này là ông được cho là sống cùng thời gian và địa điểm với Trương Tam Phong, người sáng lập ra Thái Cực Quyền; Năm đòn tấn công bằng nắm đấm của Hình Ý Quyền, dựa trên thuyết Ngũ hành của Trung Quốc, tương tự như "thuyết Âm dương" của Thái Cực Quyền; và cả hai lý thuyết đều dựa trên Đạo giáo chứ không phải Phật giáo. Cuốn sách "Hà Nam chính thống Hình Ý Quyền", được viết bởi Bùi Tích Vinh (裴锡荣) và Lý Anh Ngang (李英昂), nói rằng sư phụ Hình Ý Quyền là Cơ Tế Khả (姬際可).Heart Chinese boxing emphasizing flexibility and confusing the opponent (Chinese only)</blockquote> Cơ Tế Khả được cho là đã tu luyện tại Thiếu Lâm tự trong mười năm khi còn trẻ và sử dụng thương vô song. Chuyện kể rằng, Cơ Tế Khả đến động Xongju trên núi Chung Nam để nhận một cuốn sách hướng dẫn Hình Ý Quyền do Nhạc Phi viết, từ đó Cơ Tế Khả học được Hình Ý Quyền. Tuy nhiên, một số người tin rằng Cơ Tế Khả thực sự đã tự mình tạo ra loại võ công này và quy nó cho Nhạc Phi vì Cơ Tế Khả đang chiến đấu với người Mãn Châu, hậu duệ của người Nữ Chân mà Nhạc Phi từng chiến đấu chống lại. Nhạc Gia Quyền Nhạc Phi tài kiêm văn võ, để lại "Vũ Mục di văn" hay "Nhạc Trung Vũ Vương văn tập" với những áng thơ, từ. Ông được thờ là thủy tổ của "Nhạc Gia Quyền" (岳家拳), nhưng việc ông có viết một bộ binh thư nào không là dấu chấm hỏi. Theo "Nhạc thị tông phổ" và những nghiên cứu của nhà văn, nhà "Nhạc Phi học" nổi tiếng Châu Cù Nhai thì "Vũ Mục di thư" mà Kim Dung nói đến chính là bộ quyền phổ "Nhạc Gia Quyền phổ" dạy môn võ công do Nhạc Phi truyền lại đã 800 năm qua được lưu giữ ở Hoàng Mai, Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Nhạc Gia Quyền (岳家拳) là môn quyền pháp do Nhạc Phi sáng chế và truyền dạy trong đội xung kích chủ lực của quân Tống gọi là "Nhạc Gia Binh". Do xuất phát từ thực tế chiến trận đương thời, loại quyền này có đặc điểm là đòn đánh ngắn, hiểm, tính xung sát mạnh, hiệu quả chiến đấu rất cao. "Nhạc gia quyền phổ" dạy về quyền và binh khí. Ngoài 10 bài quyền chính và thương, đao, kiếm, côn, còn có các phần quyền luận, thuật vận khí, thuật điểm huyệt, giải huyệt, cứu thương, trật đả… nội dung rất phong phú, tính thực dụng cao. Sau khi giết Nhạc Phi, Tần Cối ngầm ra lệnh truy sát con cháu nhà họ Nhạc, hai người con thứ tư, thứ năm là Nhạc Chấn và Nhạc Đình đổi thành họ Ngạc rồi trốn khỏi nơi lưu đày là Lĩnh Nam, chạy sang Nhiếp Gia Loan ở huyện Hoàng Mai, Hoàng Cương, được Nhiếp Phúc Tuấn giấu trong nhà. Đến năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162), Tống Hiếu Tông xóa oan án của Nhạc Phi, cho con cháu họ Nhạc đời đời được hưởng ân sủng triều đình. Nhạc Lâm ra làm quan, còn Nhạc Chấn và Nhạc Đình từ chối làm quan, quyết ở ẩn, giúp "Nhạc Gia Quyền" phát triển mạnh mẽ ở Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy. Vùng Hoàng Mai trở thành miền đất võ Nhạc Gia Quyền của Trung Quốc. Theo khảo sát trong "Hoàng Mai huyện chí" thì từ đời Tống đến năm 1876 đời vua Quang Tự nhà Thanh, trong hơn 600 năm, tại Hoàng Mai có đến hơn 300 tiến sĩ võ, cử nhân võ là các thân thủ của "Nhạc Gia Quyền". Các tiến sĩ võ nổi tiếng đời Minh, đời Thanh như Lý Cam Lai, Nhiêu Vũ Trung, Trương Tuấn Căn… đều thành danh từ Nhạc Gia Quyền. Hiện nay ở đây cũng có hơn 200 người là quyền sư trứ danh của "Nhạc Gia Quyền" trên khắp Trung Quốc. Hậu duệ của Nhạc Phi hiện đã truyền đến đời thứ 31, phân bố tại nhiều tỉnh thành. Truyền nhân Nhạc Gia Quyền nổi tiếng nhất hiện nay ở Hoàng Mai là võ sư Nhạc Tiến, hậu duệ đời thứ 27 của Nhạc Phi. Phiên Tử Quyền và Trốc Cước Cả "Phiên Tử Quyền" (翻子拳) và "Trốc Cước" (戳腳) đều được liên kết với vị tướng Nhạc Phi của nhà Tống vào thế kỷ 12, và mối liên hệ giữa hai loại võ này có thể đã có từ xa xưa. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân vật huyền thoại, đã có nhiều võ công được cho là của Nhạc Phi. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai loại võ này là rất cũ.Fanzi Quan (Tumbling Chuan) "Bản ballad boxing Phiên Tử" ghi rằng: "Vũ Mục (thụy hiệu được đặt cho Nhạc Phi sau khi ông qua đời) đã truyền lại "Phiên Tử Quyền", điều bí ẩn trong các động tác đơn giản của nó." Một truyền thuyết về Trốc Cước nói rằng Chu Đồng đã học loại võ này từ người tạo ra nó (một đạo sĩ lang thang tên là Đặng Lương 鄧良), và sau đó truyền nó cho Nhạc Phi, người được coi là tổ tiên của loại võ này.HISTORY & DEVELOPMENT OF CHUOJIAO Võ sư của môn võ Bọ Ngựa Truyền Thừa (Lineage Mantis ) là Yuen Man Kai tuyên bố rằng Chu Đồng từng dạy cho Nhạc Phi hai loại võ là Trốc Cước và Nắm đấm Bọ Ngựa (Mantis fist). Nhạc Phi là người khởi xướng chiêu bọ ngựa "Hắc hổ đoạt tâm" Nhạc Gia Thương Ngoài Ưng Trảo Phái, Hình Ý Quyền và Nhạc Gia Quyền, Nhạc Phi còn có bài thương pháp, dựa vào Dương Gia Thương, được dùng để đào tạo binh sỹ Nam Tống. Tuy vậy, Nhạc Gia Thương không quá khác biệt với Dương Gia Thương. Vũ Mục Thương Trong giới võ thuật nhân gian, đã không ít môn phái với các bài quyền hay binh khí đều mượn tên Nhạc Phi. Ngoài "Nhạc Gia Thương", còn có "Vũ Mục Thương" là những bài thương danh chấn của Nhạc Phi còn tồn tại. Khí công của Nhạc Phi Ngoài võ thuật, Nhạc Phi còn được cho là đã học y học cổ truyền Trung Quốc. Ông hiểu được bản chất của Ngũ Cầm Hý (五禽戲; "Ngũ thú nô đùa") của Hoa Đà và tạo ra dạng "khí công y học" của riêng mình được gọi là Bát đoạn cẩm (八段錦; "Tám miếng thổ cẩm"). Nó được coi là một dạng của Ngoại Đan (外丹; "Đan dược bên ngoài") khí công y học. Ông đã dạy môn khí công này cho binh lính của mình để giúp họ giữ cho cơ thể cường tráng và chuẩn bị tốt cho trận chiến.Yang, Jwing-Ming. Qigong Meditation: Embryonic Breathing. YMAA Publication Center, 2003 () Một truyền thuyết kể rằng Chu Đồng đã đưa Nhạc Phi đến gặp một ẩn sĩ Phật giáo, người đã dạy anh Nga Mi Đại Bằng khí công (峨嵋大鵬氣功). Việc luyện tập Nga Mi Đại Bằng khí công của Nhạc Phi là nguồn gốc của sức mạnh tuyệt vời và khả năng võ thuật của ông. Các học viên hiện đại của loại khí công này nói rằng nó đã được truyền lại bởi Nhạc Phi. Những bài thơ do Nhạc Phi sáng tác Võ công của Nhạc Phi không những tuyệt luân mà thư pháp, văn chương cũng đều xuất chúng một thời. Hậu thế chỉ tìm lại được 6 bài thơ của Nhạc Phi như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích Năm 1133, khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau: Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích"Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu,Thệ tương trinh tiết báo quân cừu.Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá,Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!"(Nhạc Phi) Tạm dịch: Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị"Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu,Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua.Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về,Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu."(Nhạc Phi) Mãn giang hồng Cùng năm 1133, khi bị vua Tống Cao Tông từ chối bắc phạt, Nhạc Phi còn làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), đầy hùng tâm nhưng cũng bi tráng. Mãn giang hồng"Nộ phát xung quan,Bằng lan xứ,Tiêu tiêu vũ yết.Đài vọng nhãn,Ngưỡng thiên trường khiếu,Tráng hoài khích liệt.Tam thập công danh trần dữ thổ,Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu,Không bi thiết.Tĩnh Khang sỉ,Do vị tuyết.Thần tử hận,Hà thời diệt!Giá trường xa,Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết.Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà,Triều thiên khuyết."'' (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông "Tóc dựng mái đầu, Lan can đứng tựa, Trận mưa vừa dứt. Ngóng trời xa, Uất hận kêu dài. Hùng tâm khích liệt, Ba mươi tuổi cát bụi công danh, Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt. Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu, Ích gì rên xiết. Mối nhục Tĩnh Khang, Chưa gội hết. Hận thù này, Bao giờ mới diệt. Cưỡi cỗ binh xa, Dẫm Hạ Lan nát bét. Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ, Khát, cười chém Hung Nô uống máu. Rồi đây dành lại cả giang san, Về chầu cửa khuyết." (Nhạc Phi) Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình: Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm "Dao vọng Trung Nguyên, Hoang yên ngoại, Hứa đa thành quách. Tưởng đương niên, Hoa già liễu hộ, Phượng lâu long các. Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu, Bồng Hồ điện lý sênh ca tác. Đáo như kim, Thiết kỵ mãn giao kỳ, Phong trần ác. Dân an tại? Điền câu hác. Binh an tại? Cao phong ngạc! Thán giang sơn y cựu, Thiên thôn liêu lạc. Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ! Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc? Khước quy lai, Tái tục Hán Dương du, Kỵ hoàng hạc." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc "Xa ngắm Trung Nguyên, Bên ngoài lớp khói hoang vu, Rất nhiều thành quách. Nhớ lại năm xưa, Hoa che liễu rủ, (Chốn) lầu phượng gác rồng. Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc, Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát. Tới hôm nay, Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội, Gió bụi mịt mù. Dân ở đâu? Lấp ngòi hang. Quân ở đâu? (Đem thân) làm trơn giáo mác. Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ, Nghìn làng xơ xác. Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ, Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc! Lại quay về, Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương, Cưỡi chim hạc vàng." (Nhạc Phi) Tiểu trùng sơn Năm 1139 Tống - Kim nghị hòa với những điều khoản bất lợi cho nhà Tống. Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng: “Việc ngày hôm nay là việc lo chứ không phải việc đáng chúc mừng.” Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau: Tiểu trùng sơn "Tạc dạ hàn cung bất trú minh. Kinh hồi thiên lý mộng, Dĩ tam canh. Khởi lai độc tự nhiễu giai hành, Nhân tiễu tiễu, Liêm ngoại nguyệt lung minh. Bạch thủ vị công danh. Cựu sơn tùng trúc lão, Trở quy trình. Dục tương tâm sự phó dao tranh. Tri âm thiểu, Huyền đoạn hữu thuỳ thinh." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Núi nhẹ cân "Dế lạnh nỉ non suốt tối qua, Dặm ngàn cơn mộng tỉnh, Đã canh ba. Một mình lững thững trước hiên nhà, Người lặng lẽ, Ngoài liếp ánh trăng nhoà. Danh nợ luỵ thân già, Núi xưa tùng trúc cũ, Ngặt đường xa. Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta, Tri âm vắng, Ai mảng lúc tơ lìa." (Nhạc Phi) Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt Tháng 6 năm 1140 tướng Tống là Lưu Kỹ đánh bại tướng Kim là Ngột Truật ở Thuận Xương. Chiến thắng Thuận Xương cổ vũ tinh thần các lộ quân Tống khác phản kích lại nước Kim. Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận cũng lập tức sai quân giải phóng Lưỡng Hoài, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi viết bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau: Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt "Hiệu lệnh phong đình tấn, Thiên thanh động bắc tu. Trường khu độ Hà Lạc, Trực đảo hướng Yên U. Mã đạp Yên Chi huyết, Kỳ kiêu Khả Hãn đầu. Quy lai báo minh chủ, Khôi phục cựu Thần Châu." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc "Hiệu lệnh như bão chớp, Oai trời dậy bắc khu. Đuổi dài qua Hà Lạc, Đánh thẳng tới Yên U. Yên Chi, ngựa đẫm máu, Khả Hãn, cờ bêu đầu. Trở về tâu thánh chúa, Lấy lại đất Thần Châu." (Nhạc Phi) Trì châu Thuý Vi đình Tháng 7 năm 1140, Nhạc Phi đánh bại Ngột Truật ở Yển Thành (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỳ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim. Nhạc Phi nhanh chóng giành lại các châu Hoài, Vệ, Thái Hàng từ tay quân Kim, tiến tới sát Biện Kinh chỉ còn cách 40 dặm. Ngột Truật ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi mấy lần đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau: Trì châu Thuý Vi đình "Kinh niên trần thổ mãn chinh y, Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi. Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc, Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy." (Nhạc Phi) Tạm dịch: Đình Thuý Vi ở Trì châu "Liền năm áo chiến bụi đường pha, Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa. Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ, Ngựa về vó giục ánh trăng xa." (Nhạc Phi) Vinh danh Việc thờ phụng, tôn vinh Nhạc Phi Vua Tống Hiếu Tông (1162 - 1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc vào năm 1162, truy thụy hiệu cho ông là Trung Liệt. Người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu phong cảnh tươi đẹp. Năm 1179 vua Tống Hiếu Tông ban thụy cho Nhạc Phi là Vũ Mục, đến đời vua Tống Ninh Tông năm 1204 truy phong vương vị cho Nhạc Phi là Ngạc vương. Năm 1214 Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Năm 1225 vua Tống Lý Tông ban thuy hiệu cho Nhạc Phi là Trung Vũ. Năm 1221 vua Tống Ninh Tông dựng Ngạc vương Miếu cho Nhạc Phi ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Hàng Châu. Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi. Năm 1345 (đời vua Nguyên Huệ Tông), Thoát Thoát soạn xong Tống sử thì xếp Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Kỹ là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Theo Chương Dĩnh thì Nhạc Phi cùng Lý Hiển Trung, Lưu Kỹ và Ngụy Thắng mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Còn theo Viên Đằng Phi thì Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Ngô Giới và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Dù các ý kiến có khác nhau về Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống nhưng Nhạc Phi luôn là người có mặt trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống này, thậm chí ông luôn được xếp đứng đầu trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống. Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm. Hai bên đường vào Ngạc vương Miếu ở núi Thê Hà, Tây Hồ, Hàng Châu là các phòng trưng bày. Trong phòng trưng bày phía bắc là những tấm bia ghi những bài thơ của Nhạc Phi và những tấu sớ, kỷ vật của Nhạc Phi đối với vua Tống Cao Tông. Trong khi ở phía nam là những tấm bia ghi những bài thơ dành tặng cho Nhạc Phi của những người nổi tiếng trong tất cả các triều đại kế tiếp nhà Tống là nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1636 - 1912). Vào trong Ngạc vương Miếu, du khách sẽ bắt gặp hình tượng Nhạc Phi với hình ảnh ông đang mặc trên mình bộ áo giáp chiến đấu với tay trái cầm kiếm, tay phải chống vào đùi với nét mặt uy nghi và dũng mãnh. Trong miếu còn có những điện thờ các danh tướng như Dương Tái Hưng, Ngưu Cao, Từ Khánh, Trương Hiến,... cùng với cha mẹ của ông là Nhạc Hòa - Diêu thị, là nơi để nhân dân Trung Quốc bày tỏ lòng biết ơn với một vị tướng cả cuộc đời hi sinh cho sự bình yên của nhà Tống. Con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân cùng con gái của Nhạc Phi là Nhạc Ngân Bình đều được thờ ở các điện ở hai bên chính điện thờ Nhạc Phi. Với người con gái Nhạc Ngân Bình (岳银瓶), do cô chết bởi tai nạn của người cha nên người đời sau còn gọi cô là Nhạc Hiếu Nga (岳孝娥). Hai chữ "Hiếu Nga" (孝娥) nghĩa là "một người con gái trẻ đẹp với lòng hiếu thảo đẹp đẽ". Điện thờ của cô được gọi là Hiếu Nga từ (孝娥祠, nghĩa là "miếu Hiếu Nga"). Tuy nhiên trong Ngạc vương miếu đó chỉ có tượng Nhạc Phi, lại không có tượng Ngỗi Thuận. Nguyên do là vì miếu đó do nhà Nam Tống xây dựng. Vua Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, chưa thể nghĩ được sâu xa việc Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn cất Nhạc Phi. Có thể khi đó vua Tống Hiếu Tông nghĩ rằng Ngỗi Thuận từng uen biết và mang ơn của Nhạc Phi nên mới chôn cất Nhạc Phi để trả ơn, hoặc cũng thể vua Tống Hiếu Tông khi đó nghĩ rằng Ngỗi Thuận biết quân Kim sẽ lại đánh Tống nên mới chôn cất thi thể của Nhạc Phi, đợi Kim đánh Tống, triều đình sẽ treo thưởng cho ai biết nơi chôn thi thể của Nhạc Phi thì mang ra lấy thưởng. Nếu vua Tống Hiếu Tông biết nghĩa khí của Ngỗi Thuận (không quen biết Nhạc Phi, không mang ơn của Nhạc Phi nhưng liều mình vì vị anh hùng của nhà Nam Tống mà chôn cất thi thể Nhạc Phi, bất chấp Tần Cối biết được thì cả nhà sẽ bị tru di) thì trong Ngạc vương miếu ở Hàng Châu này chắc chắn phải có thêm tượng của Ngỗi Thuận. Những người được xem là Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Mặc Kỳ Tiết, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Vương Tuấn được đúc thành tượng sắt bị còng tay quỳ trước Ngạc vương Nhạc Phi để người đi qua nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, hoặc lấy những thứ dơ bẩn nhét vào mồm, bị người Trung Quốc nguyền rủa. Hơn 800 năm nay, tượng của các gian thần này bị người đời đánh đập nhiều quá, bị hỏng nên đã phải đúc đi đúc lại tới 13 lần. Năm bức tượng này sau đó được rào lại bằng rào sắt nhưng ngày nay từ bên ngoài người ta cũng có thể với được tay để đánh vào đầu tượng Tần Cối khiến đầu tượng Tần Cối trở nên láng bóng giống như bị trọc đầu. Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền Trung Quốc có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng ngày nay ai đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân chúng vương trên đầu, trên vai, trên mặt của những bức tượng của những kẻ bán nước. Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân Trung Quốc từ xưa đến nay. Trên cánh cổng trước mộ của Nhạc Phi có vế đối: "Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt Bạch thiết vô cô chú nịnh thần" Tạm dịch: "Núi xanh may mắn chôn lương tướng Sắt trắng uổng thay tượng nịnh thần" Năm 1368 vua Minh Thái Tổ sau khi đánh đuổi vua Nguyên Huệ Tông và người Mông Cổ ra mạc bắc, khôi phục giang sơn Trung Hoa cho người Hán thì tiến hành tôn vinh Nhạc Phi. Vua Minh Thái Tổ truy phong Nhạc Phi thành Lưỡng đại Đại Tống chủ soái (nghĩa là "Chủ soái của cả hai thời đại Bắc Tống và Nam Tống"). Về sau hiểu rõ tâm nguyện lúc sinh thời của Nhạc Phi, vua Minh Thái Tổ lại truy phong cho Nhạc Phi thành Tần Hoàng Hán Võ Đường Tống Minh Tổ chủ soái (nghĩa là "Ông tổ chủ soái của các đời vua Tần Thủy Hoàng, vua Hán Vũ Đế và các thời đại nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh"). Năm 1502 (đời vua Minh Hiếu Tông) có một người tên là Triệu Khoan đã khắc bài thơ "Mãn giang hồng" ("Máu đầy sông") của Nhạc Phi lên trên một tấm bia tại lăng mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu. Mục đích của Triệu Khoan là để bày tỏ tình cảm yêu nước đang dâng cao vào thời điểm đó, khoảng 4 năm sau khi tướng nhà Minh là Vương Nhạc giành chiến thắng trước người Ngõa Lạt (người Oirat) gần Hạ Lan sơn ở Nội Mông. Cùng với Lý Cương, Triệu Đỉnh, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, Nhạc Phi là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ trong Chiêu Huân Các tại Lịch đại Đế Vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng. Văn thần, võ tướng được thờ ở Lịch đại Đế vương miếu này phải là những người nổi danh trong lĩnh vực chính trị và quân sự, tài ba trong việc triều chính hoặc cầm quân đánh trận, đạt được thành tựu đặc biệt trong những việc như: phò tá sáng lập triều đại; gánh vác trọng trách bảo vệ biên cương, bảo vệ hoàng triều; tài năng kinh bang tế thế, phụ chính trung thành; hoặc những nỗ lực khác trong suốt sự nghiệp với tinh thần trung quân ái quốc. Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời nhà Thanh (1636 - 1912), cùng quê Giang Ninh với Tần Cối. Mọi người đều nghĩ Tần Giản Tuyền là hậu nhân của Tần Cối. Một lần đến bờ Tây Hồ, Hàng Châu, người quanh đó xin Tần Giản Tuyền viết câu đối đề miếu Nhạc Phi. Không đành lòng từ chối, Tần Giản Tuyền đứng trước tượng của Nhạc Phi suy nghĩ một hồi rồi sau đó lấy giấy ra viết câu đối như sau: "Nhân tòng Tống hậu hãn danh Cối, Ngã đáo phần tiền hối tính Tần." Tạm dịch: "Từ sau đời Tống, ít tên Cối, Tôi trước mộ ông, thẹn họ Tần" Quê hương Nhạc Phi tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam có miếu Nhạc Phi. Trong miếu có tượng Nhạc Phi ngồi giữa, bên trái tượng Nhạc Phi là tượng toàn thân Ngỗi Thuận. Đó là do nhân dân góp tiền xây dựng lên. Năm 1750 vua Càn Long nhà Thanh đi vi hành đến quê nhà của Nhạc Phi ở huyện Thang Âm, Hà Nam để tìm hiểu về Nhạc Phi. Cảm động trước cái chết của Nhạc Phi, vua Càn Long cho khắc một bài thơ lên một tấm văn bia ở Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc. Năm 1788 nhà văn Nguyễn Du của nước Đại Việt đi chu du sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang (Nguyễn Đăng Tiến) có ghé thăm Miếu thờ và ngôi mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu. Tại mộ Nhạc Phi, Nguyễn Du viết bài thơ "Nhạc Vũ Mục mộ" (岳武穆墓, nghĩa là "Mộ Nhạc Vũ Mục") có nội dung như sau: Nhạc Vũ Mục mộ "Trung nguyên bách chiến xuất anh hùng, Trượng bát thành thương lục thạch cung. Tướng phủ dĩ thành tam tự ngục, Quân môn do tích thập niên công. Giang hồ xứ xứ không Nam quốc, Tùng bách tranh tranh ngạo bắc phong. Trường vọng Lâm An cựu lăng miếu, Thê Hà sơn tại mộ yên trung." Tạm dịch: Mộ Nhạc Vũ Mục "Thương dài trượng tám, cung ngàn cân Bách chiến Trung Nguyên tướng xuất thần Ba chữ tội dành nơi phủ tướng Mười năm công bỏ chốn ba quân Sông hồ vắng bóng trời Nam Tống Tùng bách đương đầu gió bắc căm Buồn ngóng kinh thành lăng miếu cũ Thê Hà núi ngập khói chiều hôm." Năm 1790 vua Quang Trung của nước Đại Việt phái Ngô Thì Nhậm đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Ngô Thì Nhậm có ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương") có nội dung như sau: Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu "Độ Hàng sự thế tướng quân tu, Thống ẩm Hoàng Long khí quán Ngưu. Chính hữu yết kì kham báo quốc, Kì như ý cẩm dĩ vong cừu. Lưỡng Hà khốc bãi chư tù hạ, Nhất nẫm hoan lai nhị đế sầu. Chung cổ Phong Ba đình hạ quá, Hồ quang sơn sắc hận du du!" Tạm dịch: Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương Nhục nỗi Cao tông chạy đất Hàng, Hoàng Long chuốc rượu, khí ngang tàng! Dựng cờ báo nước, mong còn những... Mặc gấm quên thù, nghĩ chẳng đang, Bọn giặc reo mừng, dân nhỏ lệ. Hai vua sầu não, địch thêm lương. Phong Ba đình ấy ai qua viếng, Núi biếc hồ trong mối hận trường. Sau đó Ngô Thì Nhậm lại ghé thăm Miếu thờ Nhạc Phi ở Yển Thành (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay) và viết bài thơ "Đề Yển Thành Nhạc vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành") có nội dung như sau: Đề Yển Thành Nhạc vương miếu "Tráng hoài khảng khái ẩm Hoàng Long, Thiết giáp, đâu mâu, khiếu xá không. Hương đính nghinh sư, hân phụ lão, Kim bài phụng chiếu, khấp anh hùng. Thiên giao Nam Tống ngu hoà tự, Nhân vị Trung Nguyên tích chiến công. Liệt phẫn do di cung kiếm địa, Nhất đình tùng bách vãn hào phong." Tạm dịch: Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành "Những mong uống rượu ở Hoàng Long, Giáp trụ thân mang, miệng thét lừng. Hương đội đón quân mừng phụ lão, Bài vàng vâng chiếu, khổ anh hùng. Trời xui Nam Tống ngu hòa ước, Người hận Trung Nguyên tiếc chiến công. Căm phẫn còn lưu nơi chiến trận, Chiều hôm gió rít giữa sân tùng." Năm 1870 vua Tự Đức của nước Đại Nam phái Nguyễn Hữu Lập, Phạm Hy Lượng và Trần Văn Chuẩn đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Đồng Trị). Phạm Hy Lượng cũng ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Yết Nhạc vương từ" (謁岳王祠, nghĩa là "Thăm đền Nhạc vương") có nội dung như sau: Yết Nhạc vương từ "Thập nhị kim bài Tống quốc hư, Thiên thu hạo khí bạc phù dư. Anh hùng khuất tử tâm hà oán, Miếu xã bình trầm sự mạc như. Hà Bắc thư sinh lao khấu mã, Tây Hồ lão tử ổn kỳ (kỵ) lư. Thị thuỳ tụ thiết hoàn thành thố, Chủ tận gian hình hận hữu dư." Tạm dịch: Thăm đền Nhạc vương "Mười hai đạo chỉ Tống đành tan, Dù vạn đời sau chí khí tràn. Chết uổng anh hùng buông oán hận, Nổi chìm xã tắc nặng tâm can. Thư sinh phía bắc hoài can gián, Ông lão Tây Hồ được vững an. Ai quấn xích quanh tên phản bội, Chém đầu hết bọn nịnh chưa cam." Trong "Quế sơn thi tập" của nhà thơ nước Đại Nam là Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) có bài thơ "Vịnh Nhạc Vũ Mục" (詠岳武穆) để ca ngợi công lao của Nhạc Phi. Nội dung bài thơ đó như sau: Vịnh Nhạc Vũ Mục "Sổ hàng kim tự đáo quân trung, Thập tải hùng tâm nhất nhật không. Thiên địa hà tâm lưu ngọc cối, Giang sơn hữu lệ đáo Hoàng Long. Không lưu nhân thế vô cùng hận, Uổng phí sa trường kỷ độ công. Đáo để anh hùng tâm tự bạch, Bách niên thuỳ nịnh cánh thuỳ trung." Tạm dịch: Vịnh Nhạc Vũ Mục "Kim bài mấy chữ tới quân trung, Chí cả mười năm một sớm không. Trời đất nỡ sinh điềm ngọc cối, Non sông còn tiếc hẹn Hoàng Long! Trăm năm nhân thế còn mang hận, Mấy độ sa trường những uổng công. Chỉ khách anh hùng lòng tự rõ, Ở đời ai nịnh với ai trung?" Sự tích về quẩy Tại Quảng Đông, quẩy có tên 油炸鬼 (Yau ja gwai, Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu - dầu thiêu quỷ. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Người Trung Quốc muốn nguyền rủa hai vợ chồng nhà này, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu, được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức là "Rán Tần Cối" (dầu chiên Tần Cối), nhằm đền tội cho việc hai người họ đã hãm hại Nhạc Phi và các trung thần đầu đời Nam Tống. Sau khi Nhạc Phi bị hại, ở kinh thành Lâm An, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Người này rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức. Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ. Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối. Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ” , “dầu thiêu quỷ” … đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu. Món bánh này phổ biến sang tận Việt Nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”. Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông. Người Trung Quốc ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, người Việt Nam thì hay ăn với Phở. Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được. Sau khi Tần Cối chết vào năm 1155, theo dân gian kể thì thân thể Tần Cối bị đọa địa ngục nhận tội, sau gần 800 năm, vào thời Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1949), có người bị chết lâm sàng, xuống địa ngục rồi hoàn dương sống lại. Người đó nói rằng Tần Cối vẫn còn ở dưới địa ngục chịu khổ. Con tàu ROCS Yueh Fei (ROCS Nhạc Phi) ROCS Yueh Fei (FFG-1106), một khinh hạm tên lửa dẫn đường lớp Cheng Kung của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc, được đặt theo tên của danh tướng Trung Quốc là Nhạc Phi (Yueh Fei). Nó là con tàu thứ tư của lớp Cheng Kung. Các khinh hạm lớp Cheng Kung dựa trên lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ và có nhiều đặc điểm giống nhau, điểm khác biệt chính là được trang bị tên lửa đất đối đất Hsiung Feng II và Hsiung Feng III của Đài Loan và các cảm biến khác nhau. Con tàu ROCS Yueh Fei này được đặt vào ngày 5 tháng 9 năm 1992 bởi tập đoàn China SB Corp. tại xưởng của họ ở Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Tàu khu trục nhỏ được hạ thủy vào ngày 26 tháng 8 năm 1994 và được đưa vào hoạt động tại ROCN vào ngày 7 tháng 2 năm 1996. Công nhận Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc Vị thế anh hùng dân gian của Nhạc Phi được củng cố trong triều đại nhà Nguyên (1271 - 1368) và có tác động lớn đến văn hóa Trung Quốc. Các đền thờ và đền thờ Nhạc Phi được xây dựng vào thời nhà Minh (1368 - 1644). Lời bài hát quốc ca của Trung Hoa Dân Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai được cho là do Nhạc Phi viết vào mấy thế kỷ trước. Nhạc Phi cũng vài lần được đề cập như là một vị thần hộ pháp bên cạnh thần hộ pháp Wen Taibao. Tại một số thời điểm, Nhạc Phi không còn là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc nữa, chẳng hạn như vào năm 2002, khi hướng dẫn chính thức dành cho giáo viên lịch sử nói rằng Nhạc Phi không thể mang danh hiệu đó nữa. Điều này là do Nhạc Phi đã bảo vệ nhà Tống khỏi người Nữ Chân nước Kim, những người hiện tại đã được coi là một phần của quốc gia Trung Quốc. Do đó, mối quan tâm về "sự thống nhất của các dân tộc" ở Trung Quốc chiếm ưu thế. Kết quả Nhạc Phi được coi là anh hùng của chỉ cho một nhóm nhỏ ở Trung Quốc chứ không phải "toàn bộ quốc gia Trung Quốc như được định nghĩa hiện nay". Tuy nhiên, cả Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều phủ nhận những tuyên bố đó và vẫn đề cập rõ ràng Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiếp tục coi Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc. Ngày nay, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi. Hậu duệ của Nhạc Phi Trong số các hậu duệ của Nhạc Phi có Nhạc Thăng Long (岳昇龍) và con trai của Nhạc Thăng Long là Nhạc Chung Kỳ (岳鍾琪, 1686 - 1754) làm quan cho nhà Thanh (1636 - 1912), từng giữ chức Binh bộ thương thư (兵部尚書) kiêm Tổng đốc các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc dưới thời trị vì của vua Ung Chính (1722 - 1735). Nhạc Chung Kỳ chinh phục Tây Tạng cho nhà Thanh năm 1720 trong chiến tranh giữa nhà Thanh và Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ (1687 - 1758) và tấn công Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ tại Ürümqi ở Tân Cương. Người Ngõa Lat (người Oirat) chiến đấu với Nhạc Chung Kỳ. Nhạc Chung Kỳ sống tại Dinh thự Ji Xiaolan ở Bắc Kinh. Một hậu duệ đáng chú ý khác của Nhạc Phi là Nhạc Dĩ Cầm (樂以琴, 1914 - 1937), một quân át chủ bài của Trung Hoa Dân Quốc trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai (1937 - 1945). Vào năm 2011, hai hậu duệ của Nhạc Phi là Nhạc Tuấn và Nhạc Hải Tuấn cùng với sáu thành viên trong gia tộc của họ Nhạc, đã phản đối bức tượng Tần Cối của Bảo tàng sản xuất tơ lụa hoàng gia Giang Ninh. Điều này cho thấy rằng ngay cả sau nhiều thế kỷ, gia đình họ Nhạc vẫn ghét Tần Cối và những kẻ âm mưu cùng Tần Cối hãm hại tổ tiên của họ. Có thông tin cho rằng các thành viên nam giới của gia đình họ Nhạc không được phép kết hôn với bất kỳ ai có họ là Tần cho đến năm 1949, và các ghi chép về phả hệ chứng thực rằng quy tắc này hiếm khi bị phá vỡ trước khi nó bị vô hiệu hóa. Vào năm 2017, có báo cáo rằng có 1,81 triệu người là hậu duệ của Nhạc Phi ở Trung Quốc và chỉ riêng số lượng hậu duệ của Nhạc Phi ở tỉnh An Huy đã tăng lên hơn 1.003.000 người. Đánh giá Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã trải qua 126 trận, chưa bại trận nào, không hổ danh là Thường thắng tướng quân. Lịch sử gọi Nhạc Phi là người văn võ mưu trí, có những ưu điểm của Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh, tác phong của Gia Cát Khổng Minh (Tống sử, Nhạc Phi truyện). Mỗi lần sắp vào cuộc chiến, Nhạc Phi đều triệu các chỉ huy để bàn bạc, mưu định xong mới đánh, cho nên mỗi lần đánh nhau ông đều chiến thắng. Bất ngờ gặp địch, ông không hề nao núng, người Kim có câu: "Rung chuyển núi dễ, rung chuyển Nhạc gia quân khó." Sử gia Thoát Thoát trong Tống sử có chê trách vua Tống Cao Tông tín nhiệm gian thần Tần Cối hại chết cha con Nhạc Phi: "...Tống truyện vào đời thứ chín hai đế Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông bị người Kim vây bắt, Tống Cao Tông trốn thoát về Nam Kinh, sử cũng gọi là Trung hưng, nhưng xét ra thì khác xa với tiền nhân... Tống Cao Tông cung kiệm nhân hậu, tài văn học có thừa, còn như tài dẹp loạn phục hưng thì không phải không có. Huống hồ tình thế nguy bức, binh nhược tiền ít, nhiều việc khó khăn đều đổ lên vai ông. Lúc mới lên ngôi được tứ phương cần vương hưởng ứng, bên trong có Lý Cương, bên ngoài nhờ Tông Trạch, việc thiên hạ không thể nói là không làm được. Sau dùng Miêu Phó, Lưu Chính Ngạn để chúng làm loạn, quyền nghi lập quốc, làm nhiều việc xấu. Lúc đầu tin bọn Uông Bá Ngạn, Hoàng Tiềm Thiện; về sau tín nhiệm Tần Cối, triều đình có nhiều điều gian trá. Đến như Triệu Đỉnh, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) là các đại tướng mà bị bài xích, phụ tử Nhạc Phi có công chưa thành rồi thì chết oan. Đế đã chết rồi mà Tống Cao Tông vẫn còn bị người đời sau chê cười, thương thay!" Là một viên tướng can đảm và hiểu biết chiến thuật, Nhạc Phi đã giành được nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân đội nhà Kim. Chiếm ưu thế do những khó khăn mà quân kỵ binh của đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi của miền nam Trung Quốc, ông đã giành được những thắng lợi mặc dù quân của ông nói chung là ít hơn. Quân của ông đã thành công trong việc giữ vững lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Dương Tử, giành lại lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Hoài và sông Hoàng Hà, quy phục vô số nghĩa quân kháng Kim ở phía bắc sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại phe chủ hòa do vua Tống Cao Tông và Tần Cối chống lại, vì họ cho rằng chiến tranh kéo dài có thể sẽ quá rủi ro và tốn kém, còn Tần Cối thì thân ở Tống nhưng luôn làm những việc có lợi cho Kim. Giai thoại Sử gia James T.C. Liu đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do: Nhạc Phi khi trực chỉ phủ Hoàng Long, kinh đô nhà Kim, thì sẽ cứu 2 vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông. Vua Tống Cao Tông sợ phải dâng lại ngai vàng cho hai người đó nên cách duy nhất để tránh việc đó là Nhạc Phi phải biến mất. Sinh thời, Nhạc Phi cũng nhiều lần bất tuân mệnh hoàng đế, khi được giao trọng trách dẹp các cuộc nổi loạn nông dân. Vua Tống Cao Tông muốn giết hết người dân trong một ngôi làng, nhưng Nhạc Phi chỉ muốn truy tìm kẻ chủ mưu gây rối. Nhạc Phi công cao át chủ. Thắng nhiều trận nên uy danh át cả vua. Nhà Tống vốn trọng văn khinh võ, rất đề phòng võ quan, thông qua các sự kiện lịch sử đã từng làm uổng hoặc chết mất tướng tài. Nhạc Phi là một võ tướng rất thành công, do vậy mà quân thần nhà Tống coi là cái gai trong mắt. Vua Tống Cao Tông mang nặng tư tưởng đương thời của nhà Tống, nghĩ rằng trả tiền cho Di Địch vẫn rẻ hơn là cung cấp cho quân đội nhà Tống. Vốn dĩ xuất thân thư sinh, các quân chủ nhà Tống rất bạc về lễ với giới cấp binh sỹ, và không thích đầu tư vào giới quân sự. Nhạc Phi dĩ nhiên là nạn nhân của tư tưởng này. Vua Tống Cao Tông từ thời của vua Tống Khâm Tông đã có ý đồ lợi dụng chiến tranh Tống - Kim, "tranh sáng tranh tối", để mưu đồ đế vị. Vua Tống Cao Tông cơ bản coi Nhạc Phi là cái gai trong mắt, nhất là khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế" của Nhạc Phi, khiến y sợ mất hoàng vị. Do vậy, tuy Nhạc Phi công cao, vẫn phải chịu chết, là vì vua Tống Cao Tông vậy. Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát. Cũng có truyền thuyết nói Nhạc Phi là con chim Đại Bằng bên cạnh Phật tổ còn vợ của Tần Cối là con dơi Nữ Thổ Bức trong nhị thập bát tú. Vì tính tình nóng nảy nên đã giết chết con dơi khi đang nghe Phật tổ thuyết pháp (do con dơi đó đánh rắm), tạo nghiệt chướng nên bị đày xuống trần để trả món nợ cho vợ Tần Cối. Truyền thuyết này được ghi lại trong tiểu thuyết dã sử Thuyết Nhạc toàn truyện (bản dịch ở Việt Nam là Nhạc Phi diễn nghĩa). Trong văn học "Đại Tống trung hưng Nhạc Vương truyện" (大宋中興岳王傳) là một tiểu thuyết được viết vào thời nhà Minh (1368 - 1644). Trong tiểu thuyết có chi tiết khi quân đội Nữ Chân xâm lược nhà Tống, các anh hùng trẻ tuổi ở làng của Nhạc Phi đề nghị ông và quân đội của ông tham gia cùng bọn cướp trên núi. Tuy nhiên, Nhạc Phi phản đối và yêu cầu một trong số họ xăm các ký tự "Tận trung báo quốc" lên lưng. Bất cứ khi nào có người muốn tham gia băng cướp, ông sẽ cho họ xem hình xăm "Tận trung báo quốc" để họ thay đổi ý định. "Tây Du Bổ" (西游补) là một tiểu thuyết châm biếm Tây Du Ký, được viết năm 1640 (đời vua Minh Tư Tông) bởi học giả Đổng Duyệt (董說) (1620 – 1686). Trong tiểu thuyết có chi tiết khi Hầu Vương nhiệt tình phục vụ trong địa ngục với tư cách là quan xét xử án của Tần Cối, trong khi Nhạc Phi trở thành sư phụ thứ ba của Hầu Vương (bằng cách dạy các phương pháp Nho giáo cho Hầu Vương sau này). Tại một thời điểm, Hầu Vương hỏi linh hồn của Nhạc Phi rằng ông có muốn uống máu của Tần Cối không, nhưng ông đã lịch sự từ chối. Trung Quốc thập đại cổ điển bi kịch (中國十大古典悲劇) bao gồm một đoạn mô tả về nhiệm vụ của cháu nội của Nhạc Phi phải thanh minh cho ông nội quá cố của mình. "Thuyết Nhạc toàn truyện" (说岳全传) là một bộ tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc 80 hồi được nhiều tác giả, trong đó nổi bật nhất là nhà văn Tiền Thái và Kim Phong thời nhà Thanh tổng hợp, sáng tác và hoàn thiện, được phát hành lần đầu vào năm 1864 (đời vua Đồng Trị). Thuyết Nhạc toàn truyện có nội dung chủ yếu mô tả cuộc chiến tranh Tống - Kim với nhân vật chính là danh tướng Nhạc Phi nhà Nam Tống. Tại Việt Nam, bộ tiểu thuyết được nhà văn Nguyễn Chánh Sắt dịch và được xuất bản dưới tên gọi "Nhạc Phi diễn nghĩa" vào năm 1928. "Nhạc Phi truyện" (岳飛傳) của nhà văn võ hiệp Hoàn Châu Lâu Chúa (還珠樓主) Người đọc tiểu thuyết này không nên nhầm lẫn với tiểu sử lịch sử của Nhạc Phi được viết dưới triều đại nhà Nam Tống (1127 - 1279), nhưng được biên soạn với các tiểu sử khác trong nhà Nguyên (1271 - 1368). "Tống Nhạc Ngạc Vương niên phổ" (宋岳鄂王年譜) được viết bới Tiền Nhữ Văn (錢汝雯), xuất bản vào năm 1924. Nhạc Phi và sự kiện Tĩnh Khang cũng được tiểu thuyết gia kiếm hiệp Kim Dung nhắc đến trong một số tác phẩm của mình như "Anh hùng xạ điêu" 1957, "Thần điêu hiệp lữ" 1959, "Ỷ Thiên Đồ Long ký" 1961, "Tiếu ngạo giang hồ" 1969. Cũng theo 4 tác phẩm này, Vũ Mục di thư là tác phẩm do Nhạc Phi viết về cách hành quân bố trận, sau này được Quách Tĩnh và Hoàng Dung tìm thấy, được Quách Tĩnh ứng dụng giúp quân Tống giữ thành Tương Dương chống lại quân Mông Cổ, rồi được giấu cùng với Cửu Âm Chân Kinh trên một hòn đảo mà sau này Chu Chỉ Nhược tìm thấy, được Trương Vô Kỵ lấy lại rồi đưa cho Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, đệ họ chỉ huy Minh giáo đánh đuổi nhà Nguyên, thành lập nhà Minh. Ba nhân vật Dương Thiết Tâm, Dương Khang và Dương Quá trong các tiểu thuyết này là con cháu của Dương Tái Hưng - bộ tướng của Nhạc Phi. Trong "Tiếu ngạo giang hồ" 1969 có chi tiết Nhạc Bất Quần dẫn các đệ tử đi bái tế ngôi mộ của Dương Tái Hưng. Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung Võ lâm ngũ bá, Chu Đồng vừa là thầy dạy võ cho Nhạc Phi, cũng vừa là thầy dạy võ cho Đông tà Hoàng Dược Sư. "Nhạc Phi liệt truyện" (岳飛列傳) là một bộ truyện tranh về chiến tích quân sự của Nhạc Phi. "Thiết tý kim đao Chu Đồng truyện" (鐵臂金刀周侗傳, tay sắt, đao vàng, tiểu sử của Chu Đồng) – Nhạc Phi xuất hiện với tư cách là học trò của Chu Đồng trong vài chương cuối của tiểu sử hư cấu về Chu Đồng. "Chu Đồng truyền kỳ" (周侗傳奇, Huyền thoại về Chu Đồng) – Đây là truyện tranh kiểu liên hoàn họa dựa trên tiểu sử của Chu Thông và có cùng tư liệu về Nhạc Phi, nhưng ở dạng tranh "Donald Duk" là tiểu thuyết năm 1991 của tác giả Mỹ là Frank Chin, bao gồm một phiên bản của câu chuyện sử dụng cách viết tiếng Quảng Đông là "Ngawk Fay". Frank Chin đã sử dụng phiên bản của câu chuyện trong đó mẹ của Nhạc Phi xăm lên lưng của Donald Duk. Frank Chin cũng sử dụng phiên bản của câu chuyện trong đó cặp vợ chồng phản bội Donald Duk được bất tử như nguồn gốc của một chiếc bánh rán đôi của Trung Quốc (giò cháo quẩy), được chiên và cắt ra như một dấu hiệu về sự căm ghét của mọi người đối với sự phản bội của cặp vợ chồng đối với Donald Duk. Tác giả Guy Gavriel Kay cho rằng Nhạc Phi đã truyền cảm hứng cho nhân vật Ren Daiyan trong tiểu thuyết "River of Stars" (ISBN 978-0-670-06840-1) của mình, được xuất bản vào năm 2013. Tiểu thuyết River of Stars lấy bối cảnh trong một thế giới giả tưởng, kể về một đế chế Kitai dựa trên thời nhà Tống của Trung Quốc, bộ tộc Xiaolu dựa trên nước Liêu và bộ tộc Altai dựa trên nước Kim. Tiểu thuyết có các sự kiện tựa như sự kiện Tĩnh Khang và sự kiện giống như chiến tranh Kim – Tống diễn ra ngay sau đó. Nhân vật Zhizheng trong tiểu thuyết được xây dựng y như vua Tống Cao Tông. Nhân vật Ren Daiyan trong tiểu thuyết có kết cục bi thảm y như Nhạc Phi trong lịch sử Trong văn hóa đại chúng Phim điện ảnh Phim Hồng Kông "Nhạc Phi" (岳飛) (1940). Phim chủ yếu dựa trên toàn bộ câu chuyện lịch sử về Nhạc Phi. Vai Nhạc Phi do Ngô Sở Phàm thủ vai. Phim Trung Quốc "Tận trung báo quốc" (盡忠報國, phục vụ đất nước với lòng trung thành hết mực) (1940). Bộ phim kể về việc Nhạc Phi (Lưu Quỳnh thủ vai) học võ từ người thầy Chu Đồng, sau đó lên đường tòng quân, gia nhập quân đội của Tông Trạch. Tên của phim này xuất phát từ hình xăm trên lưng của Nhạc Phi. Phim Hồng Kông "Nhạc Phi xuất thế" (岳飛出世, Sự ra đời của Nhạc Phi) (1962). Hồng Kim Bảo 10 tuổi đóng vai Nhạc Phi lúc nhỏ. Vũ Giai trong vai Nhạc Phi lúc trưởng thành. Phim này chủ yếu dựa trên toàn bộ câu chuyện về Nhạc Phi được viết trong "Thuyết Nhạc toàn truyện". Phim Hồng Kông "Thập nhị kim bài" (十二金牌) (1970). Một sản phẩm của Shaw Brothers. Mặc dù Nhạc Phi không xuất hiện trong phim này, nhưng câu chuyện xoay quanh một anh hùng khác đang thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn 12 Kim bài đến chỗ của Nhạc Phi vì chúng là một phần trong âm mưu của vị tể tướng nhà Tống theo giặc là Tần Cối, nhằm triệu Nhạc Phi đang bắc phạt thắng Kim phải quay về nam. Nhạc Phi về kinh thì bị xử tử. Phim truyền hình Phim truyền hình Hồng Kông "Thập nhị kim bài" (十二金牌) năm 1984. Bộ phim chú trọng chi tiết Tần Cối (Từ Nhị Ngưu thủ vai) và vua Tống Cao Tông (Hùng Đức Thành thủ vai) đã liên tiếp phát hành 12 đạo kim bài để gọi Nhạc Phi (Nhạc Hoa thủ vai) đang bắc phạt nước Kim thành công phải lui quân về nam. Các con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân (Lê Hán Trì thủ vai), Nhạc Lôi (La Mãng thủ vai) và một nhóm hảo hán chính nghĩa đã không ngần ngại đánh chặn 12 đạo kim bài này, nhằm giúp Nhạc Phi yên tâm bắc phạt, khôi phục toàn bộ giang sơn cho nhà Tống. Phim truyền hình Đài Loan "Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt" (八千里路雲和月). Bộ phim này được phát sóng tại Việt Nam với tên gọi là "Nửa cõi sơn hà". Đây là một bộ phim truyền hình Đài Loan dài 40 tập kể câu chuyện về cuộc đời của Nhạc Phi (Hà Gia Kính thủ vai), một vị tướng triều đại nhà Tống được nhiều người coi là một nhà yêu nước và anh hùng dân tộc trong văn hóa Trung Quốc vì vai trò của Nhạc Phi trong các chiến dịch của người Nữ Chân chống lại triều đại nhà Tống. Cái chết của Nhạc Phi do Tần Cối (Kim Siêu Quần thủ vai) gây ra cũng được khắc họa rõ nét trong bộ phim. Tiêu đề tiếng Trung của bộ phim bắt nguồn từ một câu trong bài thơ Mãn giang hồng, một bài thơ yêu nước thường được cho là của Nhạc Phi. Bộ phim được phát sóng trên kênh CTS Đài Loan từ ngày 21 tháng 11 năm 1988 đến ngày 13 tháng 1 năm 1989 trên kênh CTS của Trung Quốc. Phim truyền hình Hồng Kông "Nhạc Phi truyện" (岳飞传) là một bộ phim truyền hình dài 20 tập được phát sóng tại Hồng Kông vào năm 1994. Bộ phim kể về một câu chuyện được dàn dựng về cuộc đời của Nhạc Phi (do Từ Thiếu Cường thủ vai) với tư cách là một vị tướng của triều đại nhà Tống ở Trung Quốc. Phim truyền hình Hồng Kông "Hiếu cảm động thiên" (孝感動天). Một bộ phim truyền hình TVB năm 1995 bao gồm một đoạn giới thiệu dựa trên tiểu thuyết "Trung Quốc thập đại cổ điển bi kịch", kể về một câu chuyện hư cấu về cháu nội của Nhạc Phi là Nhạc Kha (Lê Hán Trì thủ vai Nhạc Phi, Ngụy Tuấn Kiệt thủ vai Nhạc Kha), về hành trình tìm kiếm sự rõ ràng cho thanh danh của ông nội của anh ấy. Trong bộ phim, người dân Nam Tống buộc tội Nhạc Phi là kẻ phản bội, do âm mưu của Tần Cối, vua Tống Cao Tông và nước Kim. Nhạc Kha cũng phải chiến đấu với con trai của Tần Cối là Tần Hi (do La Lạc Lâm thủ vai) để trả thù cho cha mẹ mình với sự trợ giúp từ các cháu của Tần Cối (do Lại Di Linh và Lei Jiu Ging thủ vai) và vua Tống Hiếu Tông (do Lương Kiến Bình thủ vai). Phim truyền hình Đài Loan "Thiếu niên Trương Tam Phong" (少年張三丰) là một bộ phim truyền hình được phát sóng vào năm 2002. Lấy bối cảnh lịch sử dưới thời Nam Tống nhiều biến động, nhân vật chính Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo (Trương Vệ Kiện thủ vai) từ nhỏ được gia đình gửi vào Thanh Phong quan tu hành. Trong khi đó, bên ngoài đang diễn ra nhiều sự kiện sóng gió với việc gian thần Tần Cối xúi giục vua Tống Cao Tông giết hại tướng quân Nhạc Phi (Trương Nguy thủ vai). Trước khi bị bắt Nhạc Phi đã giao lại di vật cho Trương Quân Bảo nắm giữ và kể cho Trương Quân Bảo nghe về bằng chứng tội ác của Tần Cối cùng kinh nghiệm sống của công chúa nhà Tống, những bí mật này lại liên quan rất nhiều đến Trừng Không đại sư (Trương Thiết Lâm thủ vai), khiến Trương Quân Bảo bị người của Tần Cối và cả võ lâm truy đuổi và hãm hại. Trong chuyến hành trình gánh vác trọng nhiệm mà Nhạc Phi đã gửi gắm, Trương Quân Bảo gặp gỡ và kết bạn với minh chủ võ lâm Dịch Kế Phong (Nghiêm Khoan thủ vai), hiệp khách võ công cái thế Dịch Thiên Hành (Tô Hữu Bằng thủ vai) và nữ hiệp Tần Tư Dung (Lý Băng Băng thủ vai) - người được Tần Cối cài vào để theo dõi Trương Quân Bảo. Trải qua bao biến cố sinh tử cùng gia đình, bằng hữu và quốc gia, Trương Quân Bảo đổi tên thành Trương Tam Phong, lập nên môn phái Võ Đang và sáng chế ra bộ võ học tinh thâm Thái cực quyền lưu danh muôn thuở. Phim truyền hình Trung Quốc "Thiên nhai chức nữ" (天涯織女) là một bộ phim truyền hình được phát sóng vào năm 2010. Mặc dù Nhạc Phi không xuất hiện trong bộ phim, nhưng ông vẫn được một trong những nhân vật chính của phim, Lâm Mộ Phi (do Viên Hoằng thủ vai) tôn sùng, như một anh hùng đáng kính. Người ta kể rằng người cha quá cố của anh nhiệt tình tôn sùng những chiến công và lòng yêu nước của Nhạc Phi, nên đã đặt tên con trai mình theo tên Nhạc Phi. Trong bộ phim, gia đình Lâm cố gắng tiếp quản sứ mệnh của Nhạc Phi là bảo vệ triều đại nhà Tống và khôi phục các lãnh thổ đã mất từ ​​người Mông Cổ sau khi họ chinh phục nước Kim. Kết quả Lâm Mộ Phi là thành viên duy nhất còn sống sót sau khi nhà Nguyên chinh phục nhà Nam Tống. Sau khi nhà Tống sụp đổ và thấy rằng nhà Nguyên vẫn chưa sẵn sàng để lật đổ, anh ta vỡ mộng trước những mất mát và hối tiếc của mình. Sau đó, anh kết hôn với con gái của vua Tống Lý Tông là Triệu Gia Nghi (do Lưu Thi Thi thủ vai), sau khi mối quan hệ của anh với nữ nhân vật chính là Hoàng Xảo Nghi (do Trương Quân Ninh thủ vai) tan rã, và anh sống ẩn dật với vợ Triệu Gia Nghi. Phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) được phát sóng từ ngày 4 tháng 7 năm 2013 đến ngày 29 tháng 7 năm 2013. Đây là một bộ phim dài 69 tập dựa trên tiểu sử về Nhạc Phi. Đây là phim truyền hình cổ trang Trung Quốc đầu tiên được phát sóng trên kênh HBO, với tên tiếng Anh là "The Last Hero" (nghĩa là "Anh hùng cuối cùng", do Nhạc Phi là anh hùng cuối cùng của Hán tộc, sau thời Nhạc Phi thì Hán tộc suy yếu hẳn, Trung Quốc bị người Mông Cổ, người Mãn Châu thay nhau cai trị). Nhân vật Nhạc Phi trong bộ phim này do diễn viên Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) thủ vai. Trong bộ phim, Huỳnh Hiểu Minh và nữ ca sĩ Đàm Tinh còn trình bày ca khúc nổi tiếng Tinh trung truyền kỳ (精忠傳奇) - ca khúc thể hiện sự bi hùng, bi tráng và bi thương của Nhạc Phi. Phim truyền hình Trung Quốc "Kinh thiên Nhạc Lôi" (驚天岳雷) là một bộ phim truyền hình võ thuật dài 48 tập chưa được phát sóng do hãng Shandong Film & Media Group sản xuất. Đó là một câu chuyện hư cấu xoay quanh người con trai còn sống của Nhạc Phi là Nhạc Lôi (do Cao Vân Trường thủ vai), trong hành trình trả thù những kẻ chịu trách nhiệm cho cảnh ngộ của gia đình anh sau khi họ giết cha và anh trai mình, bắt đầu một hành trình cuối cùng định hình anh thành một anh hùng trong Giang Hồ. Lý Mạn trong vai Hạ Vân Phi, người yêu của Nhạc Lôi. Nhạc Phi cũng xuất hiện trong các đoạn hồi tưởng, do Vu Vinh Quang thủ vai, người cũng đóng vai thầy dạy võ của Nhạc Phi là Chu Đồng trong bộ phim "Tinh trung Nhạc Phi" (2013). Vương Vỹ, người đóng vai Hoàn Nhan Tông Vọng trong "Tinh trung Nhạc Phi", đóng vai Vương Quý thuộc hạ của Nhạc Phi trong bộ phim, nhân vật này đóng vai trò là người cố vấn cho nhân vật chính. Trương Tử Kiện đóng vai Tần Cối và Mã Tuấn Vĩ trong vai vua Tống Cao Tông. Mặc dù bộ phim đã quay xong vào năm 2016 nhưng vẫn chưa được phát sóng ở Trung Quốc. Các ca khúc nổi tiếng hát về Nhạc Phi Bài thơ "Mãn giang hồng" ("Máu đầy sông") của Nhạc Phi sáng tác năm 1133 đã được phổ nhạc nhiều lần, bao gồm một ca khúc tiếng Quan thoại "Mãn giang hồng" từ những năm 1930 do giọng nam trung Tư Nghĩa Quế (斯义桂) biểu diễn vào những năm 1950. Các ca sĩ khác như Thi Hồng Ngạc (施鸿鄂), Dương Hồng Cơ (杨洪基) và Trương Minh Mẫn (张明敏)) cũng đã trình bày ca khúc "Mãn giang hồng" này. Ca sĩ Hồng Kông là Đàm Bách Tiên (譚百先) đã hát một ca khúc tiếng Quảng Đông "Moon Kong Hung" ("Mãn giang hồng" trong tiếng Quan Thoại), do Cố Gia Vận (顧嘉煇) sáng tác. Ca khúc được trình bày trong bộ phim truyền hình Thần điêu đại hiệp (射鵰英雄傳) năm 1983. Một bài hát tiếng Quảng Đông khác cùng tên "Mãn giang hồng" do Quan Thánh Hữu (關聖佑) sáng tác và Ôn Triệu Lân (溫兆麟) trình bày trong bộ phim truyền hình Hồng Kông mang tên "Thập nhị kim bài" (十二金牌) năm 1984. Ca khúc tiếng Quan thoại nổi tiếng Tinh trung báo quốc (精忠报国) do Đồ Hồng Cương (屠洪纲) trình bày trong album cùng tên Tinh trung báo quốc, được phát hành vào năm 1999. Ca khúc thể hiện khí phách hiên ngang, dáng vẻ oai phong lẫm liệt của Nhạc Phi, cộng với lòng yêu nước vô cùng lớn của Nhạc Phi, tấm lòng tận trung báo quốc vĩnh tồn của Nhạc Phi. Ca khúc tiếng Quan thoại Tiêu tiêu vũ vị tiết (瀟瀟雨未歇, nghĩa là "Mưa không bao giờ tạnh") do Châu Hoa Kiện (周华健) và Tô Huệ Luân (蘇慧倫) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Ngân giáp thanh y (銀甲青衣, nghĩa là "Giáp bạc áo xanh") do Hàn Hồng (韩红) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Dự quân đồng hành (與君同行, nghĩa là "Đi bộ cùng bạn") do Dịch Hồng (易虹) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Phi dược đích tâm (飛躍的心, nghĩa là "Trái tim của sự bay xa") do Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Tối mỹ đích thì quang (最美的時光), nghĩa là "Thời gian của sự tươi đẹp nhất") do Châu Bút Sướng (周笔畅) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại Ngưỡng thiên trường khiếu (仰天长啸, nghĩa là "Hét lên bầu trời") do Vương Tông Hiền (王宗贤) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc tiếng Quan thoại nổi tiếng Tinh trung truyền kỳ (精忠傳奇, nghĩa là "Truyền thuyết về sự tận trung") do Huỳnh Hiểu Minh (黄晓明) và nữ ca sĩ Đàm Tinh (谭晶) trình bày trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飞) 2013. Ca khúc thể hiện sự bi hùng, bi tráng và bi thương của Nhạc Phi. Trò chơi lá bài trên bàn Một bộ bài Nhạc Phi đã được bán như một phần của năm chiến binh nổi tiếng của Trung Quốc — Quan Vũ, Hoa Mộc Lan, Kiệt Quý, Tôn Tử, and Nhạc Phi — trong phần tiếng Trung của second set of world cultures được sản xuất bởi Anachronism vào tháng 6 năm 2005. Vào tháng 7 năm 2005, gói lá bài được sử dụng cho khuyến mại trong đó một người sẽ nhận được nó hoặc gói lá bài Robin Hood nếu họ gửi nhãn UPC trên ba gói chiến binh (từ bất kỳ nền văn hóa nào) hoặc một chiến binh và một bộ khởi đầu. Vào tháng 4 năm 2006, người chơi có thể gửi UPC gồm bốn gói chiến binh hoặc hai gói chiến binh và một người bắt đầu để chọn giữa các lá bài khuyến mãi từ bộ hai và ba, bao gồm Nhạc Phi, Robin Hood, Siegfried hoặc Black Hawk. Tuy nhiên, với việc phát hành bộ thứ sáu vào tháng 8 năm 2006, các gói Nhạc Phi và Robin Hood không còn nữa. Trong số Ngũ hành Trung Quốc được sử dụng để mô tả các thuộc tính của chiến binh, Nhạc Phi được liệt kê dưới nước, đại diện cho trí thông minh. Ông có tám điểm sinh mệnh, một điểm tốc độ, ba điểm kinh nghiệm và một điểm sát thương. Lá bài chính mang tên Nhạc Phi là lá bài thứ 46 trong số 100 lá bài được sản xuất cho set two. Bốn lá bài khác tạo nên toàn bộ bộ bài (#46-50/100) thể hiện nhiều sự kiện khác nhau trong cuộc đời và binh nghiệp của ông. Lá bài 47, có tiêu đề Jin Cheng Bao Guo, mô tả mẹ ông tặng ông hình xăm "Tận trung báo quốc" nổi tiếng trên lưng ông. Lá bài 48, có tiêu đề Dao, cho thấy Nhạc Phi đang chặn đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân nước Kim bằng kiếm rộng Trung Quốc. Lá bài 49, có tiêu đề Hu Xiong Jia, mô tả Nhạc Phi sử dụng tấm che ngực của áo giáp để làm chệch hướng đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân, đồng thời chộp lấy cánh tay cực của vũ khí bằng một đòn lòng bàn tay. Lá bài 50, có tiêu đề Ba Duan Jin, miêu tả Nhạc Phi đang dạy binh lính của mình bài tập khí công Bát đoạn cẩm mà thường được gán cho vị tướng này. Trò chơi điện tử Những người chơi trò chơi độc lập đã tạo ra một mod của Nhạc Phi từ game "Sangokushi Sousouden". Nhạc Phi là một trong 32 nhân vật lịch sử xuất hiện dưới dạng nhân vật đặc biệt trong trò chơi điện tử "Romance of the Three Kingdoms XI" của Koei. Tham khảo Ghi chú Liên kết ngoài Tinh trung bảo quốc – hình xăm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc Anh hùng dân tộc Trung Quốc Nhân vật được tiểu thuyết hóa Sinh năm 1103 Mất năm 1142 Nguyên soái Trung Quốc Nhạc gia quân Nhạc Phi Nhà thơ Trung Quốc thời Tống Người Hà Nam (Trung Quốc) Chiến tranh Kim–Tống Nhân vật quân sự nhà Tống
15767
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20T%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%A3p%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội, vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Ngụy Như Kon Tum. Lịch sử Năm 1951, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc), là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này. Năm 1956, tròn 50 năm từ Đại học Đông Dương, theo Quyết định số 2183/TC ngày 04 tháng 6 năm 1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành trường đại học khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hòa bình lập lại, trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951). Hình thành Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành Đại học Quốc gia Hà Nội (theo Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ). Đại học Quốc gia Hà Nội được hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 1994. Hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Luật và Trường Đại học Việt Nhật, Trường Quốc Tế Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ Đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học nhiều nhất Việt Nam. Hiệu trưởng qua các thời kỳ (1956 - 1993) Xem thêm Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tham khảo Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
15777
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20Y%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội ( – HMU) là một trường đại học đầu ngành chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Lịch sử Thời Pháp thuộc Tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội là École de Médecine de Hanoi (Trường Y khoa Hà Nội) do Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Bác sĩ Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (École Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (École d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (École des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908. Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ. Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trường Y khoa nguyên thủy đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực hành nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo trình đổi theo mô hình giáo dục Liên Xô. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, trường theo đuổi học tập chính trị qua những đợt chỉnh huấn, tham gia "học tập công nông". Năm 1958, 1/6 thời giờ học trình dành cho việc học tập chính trị. Từ sáu năm học, học trình rút xuống còn bốn năm nhưng đến năm 1962 thì trở lại chương trình sáu năm vì phẩm chất kém. Tuy nhiên, 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không trình luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường. Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Từ 1968 đến 1975, trường quản lý phân hiện tại tỉnh Bắc Thái mang tên Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi, nay là Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Việt Đức. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động năm 2007. Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ–BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Nhà trường đã kỷ niệm 110 năm thành lập vào năm 2012. Ngày 15 tháng 12 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, có địa chỉ tại Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa. Cơ sở Cơ sở Hà Nội Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Cơ sở Thanh Hóa Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Đội ngũ cán bộ Gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học) và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện. Hiệu trưởng qua các thời kỳ: Hồ Đắc Di (1945–1976), Nguyễn Trinh Cơ (1976–1983), Nguyễn Năng An (1983–1985), Hoàng Đình Cầu (1985–1988), Nguyễn Thụ (1988–1993), Tôn Thất Bách (1993–2003), Nguyễn Lân Việt (2003–2007), Nguyễn Đức Hinh (2008–2018), Tạ Thành Văn, Đoàn Quốc Hưng (phụ trách) (2018 - 2021), Nguyễn Hữu Tú (từ tháng 11/2021 - nay). Đào tạo đại học Bác sĩ Y khoa Bác sĩ Y học cổ truyền Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt Bác sĩ Y học dự phòng Cử nhân Kỹ thuật y học (Xét nghiệm y học) Cử nhân Điều dưỡng (và hệ Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến) Cử nhân Y tế công cộng Cử nhân Dinh dưỡng Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa Thành tích và hợp tác Tính đến năm 2007, trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính quy, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học. Trường phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp tác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Úc, Indonesia, Nhật Bản... để du nhập công nghệ mới. Trường Đại học Y trong thời chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp trong giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam. Cán bộ: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với làn sóng rời nước của viên chức Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, nhiều người đã vào Sài Gòn để đảm nhiệm chức vụ quản lý và giảng dạy tại trường này. Hướng nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau. Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết (đái tháo đường...) và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần... Chú thích Xem thêm Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội Liên kết ngoài Trường Đại học Y Hà Nội Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xuất bản trực thuộc Bộ Y tế Y Hà Nội Y Hà Nội Y Hà Nội Đại học và cao đẳng y dược Việt Nam Y Hà Nội Khởi đầu năm 1902 ở Liên bang Đông Dương
15798
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91%20H%C3%A0ng%20B%E1%BA%A1c
Phố Hàng Bạc
Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền). Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc. Vị trí Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc. Lịch sử Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn (ở số nhà 42) thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén (đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá) ở kinh thành Thăng Long (là Hà Nội ngày nay). Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp Qua những thời kỳ thăng trầm phát triển nghề, không chỉ người thợ làng gốc, ngay cả người Châu Khê đang làm ăn sinh sống ở phố Hàng Bạc vẫn rất gắn bó, hỗ trợ nhau từ nghề nghiệp, buôn bán, đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Sống ở "phố" nhưng họ vẫn giữ tình "làng", cứ đến ngày 19 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhiều gia đình lại trở về để cùng dự hội làng, làm lễ dâng hương báo công với Đức Thành Hoàng và giỗ Tổ nghề kim hoàn. Các di tích nổi bật Ngày nay tại phố Hàng Bạc vẫn còn những ngôi nhà ghi dấu sử nghề của người làng Châu Khê. Như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Đình Thượng và số 42 là Đình Hạ thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm. Di tích thờ tự có đình Dũng Hãn (số nhà 42) có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đình thờ Linh Lang Vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đây cũng là ngôi đình rộng nhất ở phố cổ Hà Nội. Sản phẩm truyền thống Từ triều Gia Long, trong phố có một vị Ty quan quản lý công việc bạc, thu bạc vụn từ các tỉnh rồi giao cho các tràng đúc. Sau khi đúc thành bạc nén lại trao trả cho tỉnh, chuyển về kinh nhập vào công khố. Theo cách chế tác thủ công truyền thống, người thợ kim hoàn Hàng Bạc đã làm ra được nhiều sản phẩm tinh xảo đó chính là những đồ trang sức đơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc cho phụ nữ hoặc trẻ em. Nhưng chủ yếu vẫn là đồ trạm (chạm, khắc), được phổ biến dựa theo các hình mẫu trang trí như Tứ linh (lân, ly, quy, phượng), Lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng cùng chầu mặt trăng), Bát vật (Tám con vật). Ngoài đó ra. Hình ảnh con người và các loại cây, dựa theo quan niệm phương Đông tượng trưng cho tính quân tử, là trúc, mai, lan, cúc, Bát quả (Tám loại trái cây), và Bát bảo (Tám vật dụng quý)... cũng được thể hiện qua các sản phẩm trong nghề kim hoàn Hàng Bạc, vốn đã có bề dày kinh nghiệm chế tác từ thời kỳ hình thành các làng nghề truyền thống. Ở bất kỳ đồ vàng bạc trơn thuần hay chạm khắc hoặc đồ nữ trang, đều rất dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật của các sản phẩm kim hoàn Hàng Bạc, là luôn tạo dáng nghệ thuật và văn hoa tinh xảo, sinh động. Đến nay, tuy nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ còn tập trung ở một nơi là phố Hàng Bạc. Rải rác có các cửa hiệu buôn bán và chế tác kim hoàn phát triển trên nhiều phố khác ở Hà Nội. Tuy nhiên, Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tay nghề cao, nhưng không nhiều như xưa. Hiện nay bạc nén được sử dụng dùng để trang trí, tài sản có giá trị, trấn yểm long mạch, trong các lễ nghi văn hóa tín ngưỡng ở vùng miền núi. trong hôn nhân của dân tộc thái (Dựng vợ, gả chồng. Người lào. Giá trị của một nén bạc luôn tương đương bằng 1/2 giá trị 1 cây vàng. Nén bạc rất hiếm vì các của hàng vàng bạc thường thu mua để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ, trang sức. Tham khảo Liên kết ngoài Phố Hàng Bạc trong dự án đầu tư thành di tích quốc gia Trùng tu ngôi nhà cổ 51 Hàng Bạc Đãi rác, tìm vàng ở phố Hàng Bạc Bảo tồn ngôi nhà cổ thuần Việt duy nhất tại Hàng Bạc Nhà cổ nhất Hà Nội 47 Hàng Bạc đang có nguy cơ sập Phố Hàng Bạc - nghề Kim hoàn và việc trùng tu đình Kim Ngân Bạc
15799
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng%20hoa%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Làng hoa Hà Nội
Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... đều nằm ở ven Hồ Tây. làng hoa Hà Nội là nơi cung cấp hoa và cây cảnh chủ yếu cho Hà Nội đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Nơi đây luôn có nhiều giống hoa cây cảnh mới đẹp được nhập về và nơi đây cũng có kỹ thuật công nghệ cao về chăm sóc và lai tạo cây. Mấy năm gần đây đất trồng hoa Hà Nội vẫn còn nhưng đă bị thu hẹp dần do sự đô thị hóa nhanh và những làng hoa sẽ dần được chuyển tới những nơi xa hơn. Tham khảo Làng nghề Hà Nội Du lịch Hà Nội
15801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20X%C3%A3
Ngũ Xã
Làng Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Lịch sử Thế kỷ 17 – 18 đời Lê, một số thợ đúc đồng ở năm xã của huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm, Hưng Yên là xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên (hay Thái Ti) và Điện Tiền (có tài liệu khác nói năm xã của tổng Đề Cầu: An Nhuệ, Kim Tháp, Lê Xá, Thư Đôi và Đề Cầu) có tên Nôm là làng Hè, làng Me, làng Giồng, làng Dí trên và làng Dí dưới kéo về đây mở lò đúc đồng, gọi là Tràng Ngũ Xã (trường đúc của năm xã). Ngũ Xã là một địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95 m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc . Đây được xem là pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng khác như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh đúc năm 1677, chuông chùa Một Cột cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã. Những năm cuối thế kỷ 20, làng Ngũ Xã đúc đồng bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nghề đúc đồng truyền thống bị thu hẹp thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là món ăn nổi tiếng món phở cuốn món ăn mới, lạ mắt, lạ tai duy nhất có ở Hà Nội hiện nay, món ăn thu hút nhiều nam nữ thanh niên và du khách trong nước và nước ngoài đến thưởng thức. Hiện ở đây có chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự, xây thế kỷ 18, thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không nên lấy tên Thần Quang theo chùa chính thờ ông này ở Nam Định (tức chùa Cổ Lễ) và đền Ngũ Xã thờ Mẫu Tham khảo Làng nghề Hà Nội
15804
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%AA%20Y%C3%AAn%20Ph%E1%BB%A5
Đê Yên Phụ
Đê Yên Phụ là một đoạn đê nằm bên bờ sông Hồng, kéo dài từ ô Yên Phụ (đầu dốc đường Thanh Niên) đến phố Hàng Đậu hiện nay. Một phần trên đê được sử dụng làm đường Yên Phụ, dài 1472 mét, chạy qua các phố Cửa Bắc, Hàng Bún, Hàng Than, Hòa Nhai, Hàng Đậu (giáp bên cầu Long Biên). Nguyên xưa đây là một đoạn đê cổ ven sông Hồng, chủ yếu nằm trên phần đất của phường Yên Hoa, một phường trong 36 phường của kinh thành Thăng Long đời Lê. Đến đời Nguyễn Thiệu Trị (1841), do phạm húy chữ Hoa của Thái hậu Hồ Thị Hoa nên phường Yên Hoa đổi là phường Yên Phụ. Chữ Phụ nghĩa là gò đất, vùng đất nổi còn có nghĩa thịnh vượng, đông đúc, giàu có. Yên Phụ địa danh biểu đạt niềm mơ ước của người dân khao khát có một cuộc sống yên bình, đông đúc, giàu có, thịnh vượng. Từ đó con đê này có tên là đê Yên Phụ. Sau khi Thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 đã đặt tên Digue Yen Phu cho con đê Yên Phụ. Chú thích Tham khảo Kỳ tích đê sông Hồng - Kỳ 3: Vụ án đê Yên Phụ Tây Hồ (quận)
15811
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20%C3%81
Đông Á
Đông Á (, , ) còn được gọi là Đông Bắc Á, Đại Đông Á hoặc Viễn Đông, là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay các văn minh và văn hóa. Khu vực địa lý này bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Người dân bản địa trong khu vực được gọi là người Đông Á. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Về mặt địa lý, nó chiếm khoảng 11.839.074 km², hay 25% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa-chính trị-kinh tế-xã hội và lịch sử..., nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tín ngưỡng bao phủ sự phân chia địa lý của Đông Á. Kinh tế Dữ liệu lãnh thổ và vùng miền Từ nguyên Diện tích Địa lý Theo quan điểm chính thống hiện nay, khu vực địa lý Đông Á hoặc Đông Bắc Á gồm các quốc gia dưới đây: Trung Quốc Hồng Kông Ma Cao Đài Loan Triều Tiên Hàn Quốc Nhật Bản Mông Cổ Các quốc gia hay khu vực sau đôi khi cũng được coi là một phần của khu vực địa lí Đông Á: Vùng Viễn Đông của Nga (tức khu vực ven Thái Bình Dương thuộc Nga nằm ở phía đông sông Amur)-(hoặc là Đông Á, Trung Á hoặc là Bắc Á). Lý do chính trong sự không đồng thuận về vấn đề này là sự khác biệt giữa các định nghĩa địa lý và văn hóa của thuật ngữ "Đông Á". Viễn cảnh chính trị cũng là một yếu tố quan trọng. Văn hóa Theo quan điểm chính thống hiện nay, vùng văn hóa Đông Á gồm các quốc gia và cộng đồng dưới đây: Trung Quốc Hồng Kông Ma Cao Đài Loan Triều Tiên Hàn Quốc Nhật Bản Việt Nam Cộng đồng người Hoa (ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore và Malaysia, và vùng Viễn Đông Nga) Cộng đồng người Việt, người Nhật và người Triều Tiên (ở Đông Nam Á, Viễn Đông Nga) Một số quốc gia đôi khi cũng được xem là một phần của vùng văn hóa Đông Á: Mông Cổ Singapore Tây Tạng (thuộc Trung Quốc) Dân số Với 1,7 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới sống ở châu Á (địa lý). Khu vực này là một trong những khu vực đông đúc dân nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/km², gấp 5 lần mật độ bình quân của thế giới. Cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp của hầu hết các quốc gia Đông Á được tổ chức theo hệ thống đơn viện, chỉ riêng Nhật Bản được tổ chức theo hệ thống lưỡng viện. Quốc hội Trung Quốc là cơ quan lập pháp có số đại biểu đông nhất Đông Á (cũng đông nhất thế giới) với 2.987 thành viên. Cơ quan lập pháp của Ma Cao là ít thành viên nhất, chỉ có 29 đại diện. Giáo dục Các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học danh tiếng nhất tại các quốc gia Đông Á. Các khu vực khác Các khu vực khác của châu Á: Bắc Á Siberia Viễn Đông thuộc Nga Trung Á Tây Á Trung Đông Tây Nam Á (Một định nghĩa của Trung Đông là đồng nghĩa với Tây Nam Á) Tây Bắc Á Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ) Đông Nam Á Danh sách các quốc gia Danh sách các quốc gia Viễn Đông theo số liệu Địa lý - kinh tế - xã hội - tài chính 2009 Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài www.ostasien.net (tiếng Đức) Đông Á Vùng của châu Á
15847
https://vi.wikipedia.org/wiki/Theia%20%28h%C3%A0nh%20tinh%29
Theia (hành tinh)
Theia là một hành tinh giả thuyết trong thời kỳ sơ khai của Hệ Mặt Trời, theo giả thuyết vụ va chạm lớn, hành tinh này đã va chạm với Trái Đất sơ khai vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, với những vật chất bị bắn ra sau đó đã tập hợp lại để tạo thành Mặt Trăng. Sự va chạm này đã phá hủy Theia, lõi sắt của nó bị chôn vùi trong Trái Đất sơ khai. Một lượng lớn vật chất bắn ra và rơi vào quỹ đạo quanh Trái Đất, từ đó Mặt Trăng được hình thành trong khoảng thời gian không dài hơn một thế kỷ, thậm chí có thể ít hơn một tháng. Trái Đất cũng thu được một lượng đáng kể xung lượng góc từ va chạm này, cũng như tăng tổng khối lượng của nó tới mức như hiện nay. Theia có thể giải thích tại sao lõi Trái Đất lớn hơn bình thường đối với một vật thể có kích thước tương tự, với lõi và lớp phủ của Theia hợp nhất với lõi và lớp phủ của Trái Đất. Theia có thể đã hình thành tại vòng ngoài Hệ Mặt Trời và đã cung cấp nước cho Trái Đất. Một tên gọi khác của hành tinh giả thuyết này là Orpheus. Tên Theia được đặt tên theo Theia, một trong những Titan trong thần thoại Hy Lạp, là mẹ của nữ thần Mặt Trăng Selene, tương đồng với vụ va chạm của hành tinh Theia với Trái Đất sơ khai được cho là đã tạo ra Mặt Trăng. Quỹ đạo Theia được cho là có kích thước tương đương Sao Hỏa với đường kính khoảng , và chiếm chỗ tại vị trí ở điểm Lagrange L4 và L5 của Hệ Mặt Trời-Trái Đất (vị trí trên quỹ đạo Trái Đất theo hướng chuyển động của Trái Đất, đường nối điểm đó với tâm Mặt Trời tạo ra một góc khoảng 60° với đường thẳng nối tâm Mặt Trời và tâm Trái Đất), tương tự như các tiểu hành tinh Troia. Những nhiễu loạn hấp dẫn của Sao Kim có thể đã khiến Theia va chạm với Trái Đất sơ khai. Tham khảo Liên kết ngoài 9 Ghostly Planets Thiên thể giả thuyết của Hệ Mặt Trời Mặt Trăng Khoa học hành tinh Sự kiện va chạm Hành tinh trong hệ Mặt Trời Thiên thể Troia của Trái Đất Tiểu hành tinh gần Trái Đất
15856
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a
Bát-nhã-ba-la-mật-đa
Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā) có nghĩa là sự toàn hảo (pāramitā) của Bát-nhã (prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật. Truyền thống Đại thừa Đông á thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (慧到彼岸), Trí độ (智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy có vấn đề về mặt ngữ nguyên - ví như chiết tự pāram-itā và cho pāram là bỉ ngạn, là bờ bên kia và itā là đến, bước sang (gốc động từ √i, eti) - nhưng cách dịch Huệ đáo bỉ ngạn hoặc Trí độ vẫn có nghĩa vì chúng chỉ đến một loại trí huệ độ người sang bờ bên kia, từ bể luân hồi đến bờ niết-bàn. Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là tên của một số bộ kinh quan trọng, xuất hiện khoảng thế kỉ thứ nhất trước CN, với nội dung xoay quanh chính Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, và cũng là tên của một vị Bồ Tát, theo kinh văn Bát-nhã thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa, "Sự toàn hảo của trí huệ" chính là nhận thức các pháp đều trống không (Tính Không), chỉ là những tên gọi, không có tự ngã và nhìn theo chân lý tuyệt đối (paramārthataḥ) thì không một vật nào tồn tại. Ý nghĩa Các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa luôn nhấn mạnh rằng, thế giới hiện tượng không thật sự tồn tại. Nhìn chung thì sự nhận định này cũng không gì mới mẻ, bởi vì các luận sư trường phái A-tì-đạt-ma đã tuyên bố như thế. Tuy nhiên, họ đã quá nhấn mạnh vai trò của các pháp trong lúc chứng minh nguyên lý vô ngã của một cá nhân (nhân vô ngã, sa. pudgalanairātmya), khiến các pháp gần như có một tự ngã, tự tính. Các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa đi xa hơn một bước nữa, quả quyết là ngay cả các pháp cũng không có một tự ngã (pháp vô ngã, sa. dharmanairātmya). Như thế thì các bộ kinh này đã chuẩn bị bước rất quan trọng để phá kiến chấp vào sự tồn tại của thế giới hiện tượng. Theo kinh Bát-nhã, nếu thế giới hiện tượng không thật tồn tại thì chư Phật và chư Bồ Tát cũng không thật sự tồn tại. Kinh Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) trình bày tư tưởng này như sau: अथ खल्वायुष्मान् सुभूतिर्बुद्धानुभावेन भगवन्तमेतदवोचत् — यद्भगवानेवमाह — प्रतिभातु ते सुभूते बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानां प्रज्ञापारमितामारभ्य यथा बोधिसत्त्वा महासत्त्वाः प्रज्ञापारमिताम् निर्यायुरिति। बोधिसत्त्वो बोधिसत्त्व इति यदिदं भगवन्नुच्यते, कतमस्यैतद्भगवन् धर्मस्याधिवचनं यदुत बोधिसत्त्व इति? नाहं भगवंस्तं धर्मं समनुपश्यामि यदुत बोधिसत्त्व इति। तमप्यहं भगवन् धर्मं न समनुपश्यामि यदुत प्रज्ञापारमिता नाम। सोऽहं भगवन् बोधिसत्त्वं वा बोधिसत्त्वधर्मं वा अविन्दन् अनुलभमानोऽसमनुपश्यन्, प्रज्ञापारमितामप्यविन्दन् अनुपलभमानोऽसमनुपश्यन् कतमं बोधिसत्त्वं कतमस्यां प्रज्ञापारमितायामवदिष्यामि अनुशासिष्यामि? Sau đó, qua thần lực của Phật, Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Thế Tôn như sau: "Thế Tôn nói ‘Ông hãy tuỳ hỉ thuyết về Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho Bồ Tát Ma-ha-tát, hãy nói những vị này thể nhập Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào.’ Bạch Thế Tôn, Bồ Tát được gọi là ‘Bồ Tát’ — vậy ‘Bồ Tát’ này là tên gọi của pháp nào? Bạch Thế Tôn, Con chẳng thấy pháp nào có tên ‘Bồ Tát’, và cũng chẳng thấy pháp nào mang tên ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’ cả. Thế Tôn! Vì không tìm ra, không nhận thức và cũng không thấy được một Bồ Tát hoặc pháp nào tên ‘Bồ Tát’, và cũng không tìm ra, không nhận thức và cũng không thấy được một Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc pháp nào tên ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’ — thế thì Con nên giảng giải cho Bồ Tát nào thể nhập Bát-nhã-ba-la-mật-đa nào đây?" Trong cuộc đàm luận kế tiếp tôn giả Tu-bồ-đề đi sâu vào mối quan hệ giữa tên gọi và pháp mang tên gọi. Người ta có thể nói về các pháp, các hiện tượng; nhưng nói về các pháp, gọi tên các pháp như vậy không có nghĩa là các pháp sinh thành và tồn tại. Giáo lý duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda) nói rằng, tất cả các pháp đều nương vào nhau mà phát sinh, có nghĩa là chúng không có một tự ngã (sa. anātman), không có một bản chất hoặc tự tính (sa. asvabhāva) và không trường tồn, tức là vô thường (sa. anitya). Nhưng, nếu chúng vô thường thì chúng đã huỷ diệt ngay khi phát sinh. Chúng sinh thành và hoại diệt trong từng sát-na (sa. kṣāṇika) và không tồn tại theo đúng nghĩa từ "tồn tại". Ta không thể nắm bắt bất cứ một pháp nào, không thể nương tựa vào bất cứ một pháp nào: बुद्ध इति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। बोधिसत्त्व इति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। प्रज्ञापारमितेति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। तच्च नामधेयमनभिनिर्वृत्तम्‌। यथा आत्मा आत्मेति च भगवन्नुच्यते, अत्यन्ततया च भगवन्ननभिनिर्वृत्त आत्मा। एवमस्वभावानां सर्वधर्माणां कतमत्तद्रूपं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? कतमे ते वेदनासंज्ञासंस्काराः? कतमत्तद्विज्ञानं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? एवमेतेषां सर्वधर्माणां या अस्वभावता, सा अनभिनिर्वृत्तिः। या च सर्वधर्माणामनभिनिर्वृत्तिर्न ते धर्माः। ‘Phật-đà’, bạch Thế Tôn, chỉ đơn thuần là một tên gọi (sa. nāmadheyamātra). ‘Bồ Tát’, bạch Thế Tôn, chỉ đơn thuần là một tên gọi. ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’, bạch Thế Tôn, chỉ là một tên gọi đơn thuần. Và cái được gọi tên này lại là một cái gì đó không được tạo tác (sa. anabhinirvṛtta). Và cũng như trường hợp ngã được gọi là ‘ngã’, bạch Thế Tôn, ngã là một cái gì đó hoàn toàn không được tạo tác. Nếu giờ đây tất cả các pháp đều không có một tự tính thì sắc này là gì — một sắc không thể được nắm bắt và không được tạo tác? Thụ, tưởng và hành là gì? Vậy thức này là gì — một thức không thể được nắm bắt và không được tạo tác? Tự tính (sa. svabhāvatā) của tất cả những pháp này là bản chất không được tạo tác (sa. anabhinirvṛtti) của chúng, và bản chất không được tạo tác của tất cả những pháp này không phải là chư pháp. Những nhà biên tập bộ kinh Bát-nhã này biết rõ là giáo lý tính Không bên trên sẽ gây hoang mang. Thế nên kinh khuyên các vị Bồ Tát nên giữ một tâm thức như sau trong lúc hành trì, nhất là khi hành trì pháp quán Ngũ uẩn theo Tứ niệm xứ (sa. smṛtyupasthāna): सचेद्भगवन्‌ एवं भाष्यमाणे एवं देश्यमाने एवमुपदिश्यमाने बोधिसत्त्वस्य महासत्त्वस्य चित्तं नावलीयते न संलीयते न विषीदति न विषादमापद्यते नास्य विपृष्ठीभवति मानंसं न भग्रपृष्ठीभवति नोत्त्रस्यति न संत्रस्यति न संत्रासमापद्यते, एवं वेदितव्यम्—चरत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितायाम्‌। भावयत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्‌। उपपरीक्षतेऽयं बोधिसत्त्वः महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्‌। उपनिध्यायत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितामिति। तत्कस्य हेतोः? यस्मिन्‌ हि समये भगवन्‌ बोधिसत्त्वो महासत्त्वः इमान्‌ धर्मान्‌ प्रज्ञापारमितायां व्युपपरीक्षते, तस्मिन्‌ समये न रूपमुपैति, न रूपमुपगच्छति, न रूपस्योत्पादं समनुपश्यति, न रूपस्य निरोधं समनुपश्यति। एवं न वेदनां न संज्ञां न संस्कारान्‌। न विज्ञानमुपैति, न विज्ञानमुपगच्छति, न विज्ञानस्योत्पादं समनुपश्यति, न विज्ञानस्य निरोधं समनुपश्यति। Bạch Thế Tôn, nếu trong một pháp thoại, một bài giảng dạy như thế này mà tâm của Bồ Tát không chìm đắm, không sụp đổ, không sa sút, không rơi vào trạng thái sa sút, nếu tâm vị này không bị đoạn mạch sống, nếu vị này không bị gãy cột sống, nếu vị này không lo sợ, không run rẩy và không rơi vào tình trạng hoảng sợ run sợ thì ta nên biết: Bồ Tát Ma-ha-tát này tu tập hướng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này phát triển Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này nghiên cứu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này thiền quán Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Trong lúc Bồ Tát Ma-ha-tát hướng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa quán chiếu các pháp này thì ông ta không nghĩ đến sắc, không tiếp cận sắc, không thấy sự sinh khởi của sắc, không thấy sự hoại diệt của sắc. Và cũng như thế trong trường hợp thụ, tưởng và hành. Ông ta không nghĩ đến thức, không tiếp cận thức, không thấy sự sinh khởi của thức, không thấy sự hoại diệt của thức. Sự từ khước, đả đảo tất cả sự hiện diện của các pháp, các vật, các hiện tượng chính là bước triển khai triệt để giáo lý vô ngã. Nó không chỉ mang đến sự hoang mang, mà cũng đồng thời trở thành cơ sở, là bước khởi đầu của một tâm thức lìa bỏ tất cả, không nương tựa vào bất cứ cái gì. Tất cả - sự sinh thành và hoại diệt, tính vô thường của vạn vật mà ta có thể quan sát khi thiền quán theo phương pháp Tứ niệm xứ - được diễn giải phân tích cùng cực theo lý tính trong đoạn kinh trên. Hoàn toàn không có gì được quan sát, không có sự hình thành và cũng không có sự hoại diệt. Một pháp, dù là một trong ngũ uẩn hoặc một vật gì khác chẳng phải là sự sinh thành của nó, chẳng phải là sự hoại diệt của nó mà cũng không phải không như thế. Ta không có thể nói gì về nó được. Tham khảo Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, Skt. ed. P. L. Vaidya, Buddhist Sanskrit Texts No. 4, Darbhanga 1960. Conze, Edward: The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & Its Verse Summary (second printing, with corrections). Berkeley, California, 1975. Fóguāng dàcídiǎn 佛光大辭典. Fóguāng dàcídiǎn biānxiū wěiyuánhuì 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fóguāng chūbǎnshè, 1988. Xem thêm Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh Triết lý Phật giáo Kinh điển Phật giáo
15864
https://vi.wikipedia.org/wiki/DSL
DSL
DSL, hay Digital Subcriber Line (kênh thuê bao số), là một họ những kỹ thuật mà nó cung cấp kết nối kỹ thuật số thông qua cáp đồng của mạng điện thoại nội hạt. Khởi thủy từ năm 1988, các kỹ sư tại Bell Labs đã nghĩ ra cách thức truyền tải các tín hiệu số thông qua phổ tần số không được dùng tới trong dịch vụ thoại lúc bấy giờ. Vì vậy, trên đường dây điện thoại thông thường, người ta có thể đồng thời cung cấp dịch vụ truyền tín hiệu số khác mà không làm gián đoạn dịch vụ thoại hiện tại. Tuy nhiên, giới lãnh đạo công ty không lấy làm nhiệt tình với khám phá mới mẻ này lắm, và rõ ràng, với tầm nhìn thiển cận thì việc cho khách hàng phải thuê thêm một kênh điện thoại khi một kênh không đủ dùng mang lại lợi nhuận hơn việc phải tập trung cho việc phát triển kỹ thuật mới. Cho đến tận cuối thập niên 1990, khi các công ty viễn thông nhắm đến thị trường Internet băng thông rộng thì thay đổi thật sự mới xảy ra. Lúc đó, để truy cập Internet băng thông rộng, người dùng thích một kết nối băng thông rộng trên đường dây sẵn có hơn là sử dụng thêm một kết nối quay số thứ hai. Và Bell Labs mới nhớ đến đề án đã phủ bụi, hòng giành lấy thị phần của mình. Đến 2005, DSL cùng với cable modems là hai kỹ thuật chính cạnh tranh nhau cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao đến tận nhà khách hàng tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù xét bình quân thì kỹ thuật cable modems nhanh hơn DSL: ADSL - một dòng DSL - chuẩn cũ có thể cung cấp tốc độ là 8 Mbit/s trên một đường truyền 2 km cáp đồng, chuẩn mới là 20 Mbit/s trên cùng quãng đường cho mỗi người dùng. Tuy nhiên, các cáp điện thoại đồng phần nhiều là dài hơn 2 km và luôn có tình trạng suy giảm tín hiệu trên nó qua khoảng cách, chính vì thế, băng thông cũng suy giảm qua khoảng cách. Còn cable modems thì ngược lại, nó có thể cung cấp băng thông đến 30 Mbit/s nhưng vì thường có nhiều người dùng (thường là 100-200 đầu cuối) trên cùng một đường dẫn nên băng thông cũng phải chia sẻ. Modem số DSL truyền tải dữ liệu giữa hai điểm đầu cuối của đường cáp đồng. Tín hiệu sẽ không đi qua hệ thống chuyển mạch điện thoại, và không gây nhiễu đến tín hiệu thoại. Băng tần thoại trên cáp đồng chỉ là 0-4 kHz (thực tế), trong khi công nghệ DSL thường dùng tần số trên 100 kHz. Phân loại xDSL và lịch sử phát triển ISDN ISDN (Integrated Services Digital Network - Mạng số tích hợp đa dịch vụ) được coi sự mở đầu của xDSL. ISDN ra đời vào năm 1976 với tham vọng thống nhất cho truyền dữ liệu và thoại. Trong ISDN, tốc độ giao tiếp cơ sở (BRI - Basic Rate Interface) cung cấp 2 kênh: 64kbps (kênh B) dành cho thoại hoặc dữ liệu và một kênh 16kbps (kênh D) dành cho các thông tin báo hiệu điều khiển. Nhược điểm của công nghệ là chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Nó không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, với những người sử dụng ISDN tại Mỹ (quê hương của ISDN) thì cũng khó quên được các lợi ích mà ISDN đem lại khi ISDN là công nghệ mở đầu cho tất cả các loại dịch vụ tích hợp. IDSL - ISDN digital subscriber line – là một công nghệ xDSL dựa trên nền tảng là ISDN, được đảm bảo tốc độ 144Kbps trên cả kênh B và D. HDSL HDSL (high-bit-rate digital subscriber line) ra đời trong phòng thí nghiệm vào năm 1986. Thực chất các thiết bị thu phát HSDL là sự kế thừa của ISDN nhưng ở mức độ phức tạp hơn. HDSL ra đời dựa trên chuẩn T1/E1 của Mỹ/châu Âu. HDSL1 cho phép truyền 1,544Mbps hoặc 2,048Mbps trên 2 hay 3 đôi dây. HDSL2 ra đời sau đó cho phép dùng 1 đôi dây để truyền 1,544Mbps đối xứng. HDSL2 ra đời mang nhiều ý tưởng của ADSL. Ưu thể của HDSL là loại công nghệ không cần các trạm lặp, tức là có độ suy hao thấp hơn các loại khác trên đường truyền. Do vậy HDSL có thể truyền xa hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín hiệu. HDSL được ưa dùng do có các đặc tính chẩn đoán nhiễu (đo SNR) và ít gây nhiễu xuyên âm. HDSL được dùng bởi các nhà khai thác nội hạt (các công ty điện thoại) hay cung cấp các đường tốc độ cao giữa nhiều tòa nhà hay các khu công sở với nhau. VDSL VDSL (very-high-bit-rate digital subscriber line) là một công nghệ xDSL cung cấp đường truyền đối xứng trên một đôi dây đồng. Dòng bit tải xuống của VDSL là cao nhất trong tất cả các công nghệ của xDSL, đạt tới 52Mbps, dòng tải lên có thể đạt 2,3 Mbps. VDSL thường chỉ hoạt động tốt trong các mạng mạch vòng ngắn. VDSL dùng cáp quang để truyền dẫn là chủ yếu, và chỉ dùng cáp đồng ở phía đầu cuối. ADSL ADSL (Asymmetrical DSL) chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng thông bất đối xứng trên một đôi dây. Thuật ngữ bất đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu tải xuống và tải lên. Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu tải lên. ADSL ra đời vào năm 1989 trong phòng thí nghiệm. ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1. ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1. ADSL3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý thuyết có thể cung cấp cung cấp 8 Mbps cho đường xuống và 2 Mbps cho đường lên, tuy nhiên vì nhiều lý do từ phía các ISP nên chất lượng dịch vụ sử dụng ADSL tại các đầu cuối của chúng ta thường không đạt được như sự quảng cáo ban đầu. RADSL RADSL (rate-adaptive digital subscriber line) là một phiên bản của ADSL mà ở đó các modem có thể kiểm tra đường truyền khi khởi động và đáp ứng lúc hoạt động theo tốc độ nhanh nhất mà đường truyền có thể cung cấp. RADSL còn được gọi là ADSL có tốc độ biến đổi. Tham khảo Điện thoại Công nghệ thông tin Truy cập Internet DSL Phát minh của Hoa Kỳ Tầng liên kết (Bộ giao thức Internet)
15868
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p%20nh%C3%A2n%20v%C3%B4%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng
Phép nhân vô hướng
Trong toán học, phép nhân vô hướng (scalar multiplication) là một trong những phép toán cơ bản để định nghĩa một không gian vectơ trong đại số tuyến tính (khái quát hơn, một mô đun trong đại số trừu tượng). Trong hình học, phép nhân vô hướng của một vectơ Euclid thực với một số thực dương là việc nhân độ dài của một vectơ mà không thay đổi hướng của nó. Nhân vô hướng là phép nhân của một vectơ với một vô hướng (có tích là một vectơ), và được phân biệt với tích trong hay tích vô hướng của hai vectơ (có tích là một vô hướng). Định nghĩa Tổng quát nếu K là một trường vô hướng và V là một không gian vectơ trên K thì phép nhân vô hướng là một hàm từ tập tích K × V vào V. Kết quả (tích) của hàm số này tác động vào vô hướng k trong K và vectơ v trong V được ký hiệu là kv. Tính chất Phép nhân vô hướng thỏa mãn các tính chất sau (vectơ được viết đậm): Tính cộng đối với vô hướng: (c + d)v = cv + dv; Tính cộng đối với vectơ: c(v + w) = cv + cw; Tính kết hợp giữa phép nhân vô hướng và tích các vô hướng: (cd)v = c(dv); Nhân với số 1 không làm biến đổi vectơ, hay nói cách khác là tích của vectơ với số 1 là chính vectơ đó: 1v = v; Nhân với 0 cho kết quả là vectơ không: 0v = 0; Nhân với −1 cho kết quả là nghịch đảo phép cộng: (−1)v = −v. Ở đây dấu + thể hiện phép cộng trong trường vô hướng hoặc cộng vectơ, số 0 là phần tử đơn vị của phép cộng trong trường vô hướng hoặc không gian vectơ. Diễn giải Phép nhân vô hướng có thể được coi là một phép toán hai ngôi ngoài hay là một tác động của trường lên không gian vectơ. Nói một cách hình học, tác động này kéo dãn ra hoặc co ngắn một vectơ bởi một hệ số không đổi. Kết quả là một vectơ cùng phương nhưng có thể cùng hoặc ngược chiều với vectơ ban đầu và có thể có độ dài được thay đổi. Trong trường hợp đặc biệt, không gian V có thể được coi chính là trường K và khi đó phép nhân vô hướng là phép nhân thường giữa các vô hướng trong trường. Khi không gian V là Kn, phép nhân vô hướng tương đương với phép nhân từng thành phần của vectơ với một vô hướng, và có thể được định nghĩa như vậy. Phép nhân vô hướng cũng được áp dụng nếu K là một vành giao hoán và V là một mô đun trên vành K. K cũng có thể là một nửa vành, nhưng khi đó lại không có nghịch đảo phép cộng. Nếu vành K không giao hoán, có thể định nghĩa các phép toán nhân vô hướng trái cv và nhân vô hướng phải vc. Phép nhân một số cho ma trận Phép nhân ma trận với một số, hay còn gọi là nhân vô hướng ma trận là một phép toán tuyến tính. Nó có vai trò giống như phép nhân vô hướng vectơ với một số trong Không gian vectơ. Để nhân một số cho một ma trận: nhân số đó vối mỗi phần tử của ma trận. Ma trận mới là kết quả của phép nhân đó. Cho vô hướng thực và ma trận thực kích thước Tích vô hướng của với ma trận là ma trận cùng kích thước Ví dụ Một số tính chất Phân phối với phép cộng ma trận: Với các ma trận cùng kích thước và mọi số ta có Phân phối với phép cộng các số: Với mọi ma trận và mọi số ta có Nhân với số không: Mọi ma trận nhân với số không cho ma trận không cùng cấp. Nhân với đơn vị: Mọi ma trận nhân với đơn vị cho kết quả là chính nó. Nhân với ma trận không: Mọi số nhân với ma trận không cho kết quả là chính ma trận không đó. Kết hợp với phép nhân các số: Với mọi ma trận và mọi số ta có Tập các ma trận cùng kích thước tạo thành một không gian vectơ với phép cộng ma trận và phép nhân vô hướng. Phép nhân trái và phải Phép nhân trái của một ma trận với một vô hướng cho kết quả là một ma trận cùng kích thước với . Nó được ký hiệu là , với các phần tử được định nghĩa là một cách tường minh: Tương tự, phép nhân phải của ma trận với một vô hướng được định nghĩa là tức là: Khi vành của ma trận là giao hoán, ví dụ như vành là trường số thực hoặc số phức, hai phép nhân trên là tương đương, và được gọi chung đơn giản là phép nhân vô hướng. Tuy nhiên, đối với các ma trận trên một vành tổng quát không giao hoán, ví dụ như vành quaternion, các phép nhân có thể không giống nhau. Ví dụ: Đối với ma trận và vô hướng thực: Đối với ma trận và vô hướng quaternion: trong đó là các đơn vị quaternion. Tính không giao hoán của phép nhân quaternion không cho phép việc đổi thứ tự, ta thấy khác với . Xem thêm Ma trận (toán học) Tích vô hướng Tích (toán học) Tham khảo Đại số tuyến tính Đại số trừu tượng Phép toán hai ngôi Phép nhân
15878
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADn%20t%E1%BB%91c
Vận tốc
Vận tốc của một vật là tốc độ thay đổi vị trí của nó đối với hệ quy chiếu và là một hàm của thời gian. Vận tốc ở đây được hiểu là vận tốc dài hay vận tốc tuyến tính, phân biệt với vận tốc góc. Vận tốc tương đương với đặc điểm kỹ thuật về tốc độ và hướng chuyển động của một đối tượng (ví dụ: về phía bắc). Vận tốc là một khái niệm cơ bản trong động học, một nhánh của cơ học cổ điển mô tả chuyển động của các vật thể. Vận tốc là một đại lượng vectơ vật lý; cả độ lớn và hướng đều cần thiết để xác định nó. Giá trị tuyệt đối vô hướng (độ lớn) của vận tốc được gọi là tốc độ, là một đơn vị dẫn xuất nhất quán mà đại lượng của nó được đo trong SI (hệ mét) dưới dạng mét trên giây (m/s) hoặc là đơn vị cơ sở SI của (m⋅s - 1). Ví dụ: "5 mét trên giây" là một đại lượng vô hướng, trong khi "5 mét trên giây về phía đông" là một vectơ. Nếu có sự thay đổi về tốc độ, hướng hoặc cả hai thì vật có vận tốc thay đổi và được cho là đang trải qua một gia tốc. Vận tốc không đổi so với gia tốc Để có vận tốc không đổi thì một vật phải có vận tốc không đổi theo phương không đổi. Hướng không đổi hạn chế vật chuyển động trên một đường thẳng do đó, một vận tốc không đổi có nghĩa là chuyển động trên một đường thẳng với tốc độ không đổi. Ví dụ, một ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 20 km/h trên một đường tròn có tốc độ không đổi, nhưng không có vận tốc không đổi vì hướng của nó thay đổi. Do đó, chiếc xe được coi là đang trong quá trình gia tốc. Sự khác biệt giữa tốc độ và vận tốc Tốc độ, độ lớn vô hướng của vectơ vận tốc, chỉ biểu thị tốc độ của một vật đang chuyển động. Ví dụ, một ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 20 km/h trên một đường tròn có tốc độ không đổi, nhưng không có vận tốc không đổi vì hướng của nó thay đổi. Khi đi hết một đường tròn thì tốc độ của nó vẫn là 20 km/h, nhưng vận tốc của nó là 0 vì nó đi về vị trí ban đầu. Vận tốc trong chuyển động thẳng đều Đối với một vật chuyển động thẳng đều, tốc độ và chiều chuyển động không thay đổi theo thời gian. Do đó, vector vận tốc có giá trị xác định và không đổi. Nếu đã biết chiều chuyển động, điều chúng ta quan tâm là tốc độ chuyển động, hay quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Để tính tốc độ chuyển động, chúng ta đơn giản lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. Trong chuyển động thẳng của một chất điểm, nếu chất điểm chuyển động theo một chiều ta chọn chiều đó làm chiều dương thì độ lớn của độ dài bằng quãng đường đi được của chất điểm. là thời gian là quãng đường là tốc độ của chuyển động thẳng đều Trong SI, quãng đường đo bằng mét (m), thời gian đo bằng giây (s) thì tốc độ có đơn vị là mét trên giây (m/s). Tốc độ có thể có những đơn vị khác, chẳng hạn như kilomet/giờ (km/h), phụ thuộc vào đơn vị mà ta chọn cho quãng đường và thời gian. Như vậy, khi nói một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s (giả sử ta đã biết chiều chuyển động nên vận tốc ở đây đơn giản là tốc độ), điều đó có nghĩa là cứ mỗi 1 giây, vật đi được quãng đường 5 mét.1 km/h≈0,28 m/s. Vận tốc âm thanh là 344 m/s. Vận tốc ánh sáng trong chân không là 299.792.458 m/s Nếu quan tâm đến chiều chuyển động, ta có thể quy ước 1 trong 2 chiều là chiều dương và gán cho vận tốc giá trị dương khi vật chuyển động cùng chiều với chiều dương đã chọn và giá trị âm khi vật chuyển động theo chiều ngược lại. Vận tốc trung bình Khi vận tốc của vật thay đổi theo thời gian, người ta có thể sử dụng khái niệm vận tốc trung bình. Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định được định nghĩa là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó. Phương trình toán học như sau: : vận tốc trung bình : vị trí cuối : vị trí đầu : thời điểm cuối : thời điểm đầu kết quả phép trừ vector còn gọi là độ dịch chuyển Vận tốc trung bình trên những khoảng thời gian khác nhau có thể mang những giá trị khác nhau. Thêm nữa, cần phân biệt với tốc độ trung bình được định nghĩa là tổng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian được xét: : tốc độ trung bình s: tổng quãng đường đi được trong khoảng thời gian t: khoảng thời gian s1, s2,..., sn là những quãng đường thành phần đi được trong các khoảng thời gian thành phần t1, t2,..., tn Theo định nghĩa này, tốc độ trung bình không phải là độ lớn của vận tốc trung bình. Khi nghiên cứu chuyển động biến đổi một cách chi tiết và chính xác, một đại lượng quan trọng hơn vận tốc trung bình được sử dụng. Đó là vận tốc tức thời. Vận tốc tức thời Vận tốc tức thời mô tả sự nhanh chậm và chiều chuyển động tại một thời điểm nào đó trên đường đi của vật. Nếu vận tốc trung bình cho ta một cái nhìn tổng quát về vận tốc của vật trong một khoảng thời gian xác định thì vận tốc tức thời cho ta một cái nhìn cụ thể, tại một thời điểm. Để tính vận tốc tức thời tại một thời điểm ta xét vận tốc trung bình trong khoảng thời gian vô cùng nhỏ tính từ thời điểm đó. Khái niệm giới hạn trong toán giải tích là công cụ quý giá giúp ta làm điều này: Phương trình toán học trên cho biết: khi khoảng thời gian được xét tiến dần đến 0 thì vận tốc trung bình tiến dần đến vận tốc tức thời (tại thời điểm t0). Giới hạn này đồng nghĩa với đạo hàm của vị trí theo thời gian. Từ đó, vận tốc tức thời được định nghĩa như sau: Trong đó: là vectơ vận tốc tức thời là vectơ vị trí như một hàm số của thời gian là thời gian Diễn đạt bằng lời: Vận tốc tức thời là đạo hàm của vị trí theo thời gian. Đơn vị Trong hệ đo lường quốc tế SI, vận tốc có đơn vị mét trên giây (m/s). Các đơn vị khác có thể được dùng để đo vận tốc là km/h, km/s... Tính tương đối Vận tốc của cùng một chuyển động có thể có những giá trị khác nhau đối với những quan sát viên khác nhau. Do đó, vận tốc có tính tương đối. Ví dụ, một vật chuyển động (có vận tốc khác không) so với vật khác nhưng lại đứng yên (có vận tốc bằng không) so với chính mình. Để đo giá trị của vận tốc, người ta gắn với mỗi quan sát viên nói trên một hệ trục tọa độ để xác định vị trí trong không gian và một đồng hồ để xác định thời gian. Hệ trục tọa độ và đồng hồ được gọi là hệ quy chiếu. Các quan sát viên khác nhau có thể có hệ quy chiếu khác nhau và quan sát thấy các vận tốc khác nhau của cùng một vật thể đang chuyển động. Như vậy, vận tốc của chuyển động phụ thuộc vào hệ quy chiếu tại đó vị trí và thời gian được ghi nhận. Cộng vận tốc trong Cơ học cổ điển Như đã nói ở trên, vận tốc có tính tương đối và, do đó, có thể nhận các giá trị khác nhau đối với các hệ quy chiếu khác nhau. Để "chuyển đổi" vận tốc từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác, người ta sử dụng phép cộng vận tốc. Trong Cơ học cổ điển, công thức cộng vận tốc đơn giản là phép cộng véctơ được thể hiện như sau: Trong đó: là vận tốc của A đối với B là vận tốc của A đối với C là vận tốc của C đối với B Như vậy, vận tốc của một vật A đối với hệ quy chiếu B bằng vận tốc của A đối với một hệ quy chiếu trung gian C cộng với vận tốc của hệ quy chiếu trung gian đó đối với hệ quy chiếu B. Cộng vận tốc trong Cơ học tương đối tính Theo Thuyết Tương Đối của Albert Einstein công thức cộng vận tốc được viết lại một cách chính xác hơn như sau: Trong đó: là vận tốc tuyệt đối (tại hệ quán tính đang khảo sát ) là vận tốc tương đối (tại hệ quán tính đang chuyển động () đối với hệ quán tính ) là vận tốc của hệ quán tính so với hệ quán tính là vận tốc ánh sáng trong chân không (thường lấy ) Công thức này còn thể hiện tính bất biến của vận tốc ánh sáng trong chân không đối với các hệ quán tính khác nhau. Thật vậy, với thì . Khi thì ta lại được công thức cộng vận tốc trong cơ học cổ điển. Chứng minh cộng thức cộng vận tốc trong chuyển động tương đối tính Ta có: Với và , thay vào và biến đổi, ta được: Chia cả hai vế cho : Vận tốc góc Thuyết tương đối hẹp Trong thuyết tương đối hẹp, vận tốc được mở rộng ra thành vận tốc-4 trong không-thời gian. Nó là đạo hàm theo thời gian của véctơ vị trí-4: với u là véctơ vận tốc trong không gian ba chiều thông thường và i = 1, 2, 3. Chú ý rằng: Xem thêm Tốc độ Gia tốc Tốc độ phản ứng hóa học Vận tốc góc Vận tốc-4 Tham khảo Sách giáo khoa Toán 5, Chương IV, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách giáo khoa Vật lý 8, Chương I: Cơ học, Bài 2: Vận tốc, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách giáo khoa Vật lý 10 và Sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách tra cứu tóm tắt về vật lý, N.I.Kariakin, K.N.Bu'xtrov, P.X.Kireev, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, Nhà xuất bản <MIR> Moskva Liên kết ngoài Đại lượng vật lý Cơ học Bài cơ bản dài trung bình Khái niệm vật lý Chuyển động Chuyển động học Đơn vị dẫn xuất trong SI fr:Vitesse
15879
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c%20%C4%91%E1%BB%99%20v%C5%A9%20tr%E1%BB%A5%20c%E1%BA%A5p%201
Tốc độ vũ trụ cấp 1
Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1 là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để không bị rơi xuống bề mặt thiên thể chủ. Nguyên nhân giúp vệ tinh đó tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo mà không rơi vào bề mặt hành tinh chính là sự cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm do vật chuyển động tròn có được. Một cách nói khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn. Từ điều kiện lực hấp dẫn bằng lực quán tính ly tâm, ta suy ra: Ở đây: v là tốc độ bay trên quỹ đạo của vật thể m là khối lượng vật thể g là gia tốc trọng trường gây ra bởi thiên thể chủ gần bề mặt R là bán kính thiên thể chủ Với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s: Chú ý, gia tốc trọng trường g có thể được tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton: ~ 9.806m/s2 với G là hằng số hấp dẫn và M là khối lượng thiên thể chủ. Những vật chuyển động với tốc độ lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1 nhưng nhỏ hơn tốc độ vũ trụ cấp 2 cũng vẫn sẽ chuyển động quanh hành tinh nhưng với quỹ đạo hình elip. Tham khảo SGK Vật lý lớp 10 trang 83,84 bài 14. Tốc độ vũ trụ Cơ học thiên thể Quỹ đạo hu:Kozmikus sebességek#Szökési sebességek
15880
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c%20%C4%91%E1%BB%99%20v%C5%A9%20tr%E1%BB%A5%20c%E1%BA%A5p%202
Tốc độ vũ trụ cấp 2
Tốc độ vũ trụ cấp 2, còn gọi là vận tốc vũ trụ cấp 2 hay vận tốc thoát ly, là giá trị vận tốc tối thiểu một vật thể cần có để có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của một hành tinh. Với Trái Đất giá trị này vào khoảng 11,2 km/s, theo công thức , với là vận tốc vũ trụ cấp 1. Sau đây là cách dùng định luật bảo toàn cơ năng để xác lập biểu thức này: Cơ năng nơi phóng = Cơ năng khi vật thoát khỏi lực hấp dẫn= động năng + thế năng (Px5) Vận tốc tối thiểu được xác định trong trường hợp giá trị vận tốc của vật khi thoát khỏi lực hấp dẫn Trái Đất bằng 0 tức là động năng bằng 0. Mà khi đó thế năng hẫp dẫn cũng bằng 0 do vật đã thoát ra khỏi trường hấp dẫn của hành tinh, do đó trong trường hợp này cơ năng khi vật thoát khỏi trường hấp dẫn = 0. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: Cơ năng nơi phóng - Cơ năng khi vật thoát khỏi lực hấp dẫn=0 vì = 7.9Km/s Trong trường hợp vật phóng từ Trái Đất với vận tốc lớn hơn nhưng nhỏ hơn vận tốc vũ trụ cấp 3 thì vật đó sẽ chuyển động quanh Mặt Trời. Tham khảo Liên kết ngoài Tốc độ vũ trụ Cơ học thiên thể Động lực học thiên văn Quỹ đạo
15885
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c%20%C4%91%E1%BB%99%20v%C5%A9%20tr%E1%BB%A5%20c%E1%BA%A5p%203
Tốc độ vũ trụ cấp 3
Vận tốc vũ trụ cấp 3 là giá trị tối thiểu để vật phóng từ Trái Đất thoát ra khỏi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Nếu dùng cách tính như đã dùng để tính vận tốc vũ trụ cấp 2 thì vận tốc tối thiểu sẽ là 42,1 km/s. Tuy nhiên vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc dài khoảng 29,8 km/s, ta chỉ cần cung cấp một vận tốc có độ lớn 12,3 km/s có phương cùng với phương của véc tơ vận tốc dài của Trái Đất quanh quỹ đạo. Do đó vận tốc thực cần phóng để vật thoát khỏi trường hấp dẫn của Mặt Trời là: Hay nói cách khác vận tốc vũ trụ cấp 3 đối với vật trên mặt đất là 16,6 km/s. Tham khảo Tốc độ vũ trụ Cơ học thiên thể en:Escape velocity#Multiple sources
15887
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c%20%C4%91%E1%BB%99%20v%C5%A9%20tr%E1%BB%A5
Tốc độ vũ trụ
Vận tốc vũ trụ hay tốc độ vũ trụ hay tốc độ thoát hay vận tốc thoát ly là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một vật thể khác hoặc thoát ra khỏi trường hấp dẫn của vật thể khác. Những người nói tiếng Việt phân biệt bốn cấp tốc độ vũ trụ. Trong trường hợp của Thái Dương Hệ thì có thể giải thích các cấp độ này như sau: Tốc độ vũ trụ cấp 1 nếu vận tốc đủ lớn để trở thành vệ tinh của một hành tinh nào đó: Với Trái Đất là 7,9 km/s Tốc độ vũ trụ cấp 2 nếu đủ lớn để trở thành vật thể bay xung quanh Mặt Trời: khoảng 11,2 km/s Tốc độ vũ trụ cấp 3 nếu đủ lớn để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Mặt Trời: khoảng 16,6 km/s Tốc độ vũ trụ cấp 4 nếu đủ lớn để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của dải Ngân Hà: 525 km/s Xem thêm Lỗ đen Tham khảo Liên kết ngoài Cơ học thiên thể de:Kosmische Geschwindigkeiten#Zweite kosmische Geschwindigkeit oder Fluchtgeschwindigkeit hu:Kozmikus sebességek#Szökési sebességek
15890
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20xoay%20chi%E1%BB%81u
Điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor. Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng Anh là AC (viết tắt của Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã - tượng trưng cho dạng sóng hình sin). Trong mạch điện điện tử, sóng sin được dùng để ám chỉ điện xoay chiều đặt trên những linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa. Truyền tải và phân phối điện năng Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, chu kỳ được tính bằng giây (s) Tần số (F) là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây (đơn vị là Hz) Công thức: F = 1/T Ảnh hưởng của tần số cao Lưu trữ điện dự phòng Công thức cho điện áp AC Dòng điện xoay chiều được đi kèm (hoặc gây ra) bởi điện áp xoay chiều. Một điện áp xoay chiều, ký hiệu là v, có thể được mô tả bằng một hàm của thời gian theo phương trình sau: Trong đó: là điện áp đỉnh cực hay cực đại (đơn vị: volt), là tần số góc (đơn vị: radian trên giây) Tần số góc có liên hệ với tần số vật lý, (đơn vị: hertz), thể hiện số chu kỳ thực hiện được trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức . là thời gian (đơn vị: giây). Giá trị cực-đến-cực (peak-to-peak) của điện áp dòng AC được định nghĩa là chênh lệch giữa đỉnh cực dương và đỉnh cực âm. Vì giá trị cực đại của là +1 và giá trị cực tiểu là −1. Điện áp dòng AC cũng dao động giữa hai giá trị là và . Điện áp cực-đến-cực, thường được viết là hoặc , do vậy được tính bằng . Lịch sử Sau khi phát hiện ra cảm ứng điện từ, thì đó là lúc dòng điện xoay chiều được ra đời. Và dòng điện xoay chiều là sản phẩm đầu tay của một người nước Anh tên Michael Faraday và nhà văn Pháp Hippolyte Pixii. Năm 1882, thợ điện người Anh - James Gordon, là người đã chế tạo máy phát điện hai pha lớn. Còn Lord Kelvin và Sebastian Ziani de Ferranti thì đã phát triển một máy phát điện sớm hơn ở tần số từ 100 Hz đến 300 Hz. Năm 1891, Nikola Tesla giành được bằng sáng chế cho một máy phát điện. Sau năm 1891, máy phát điện đa năng được sử dụng để cung cấp dòng điện, và tần số dòng điện xoay chiều của máy phát điện, kế đến động cơ đốt và mạch điện được thiết kế từ 16 Hz đến 100 Hz. Theo luật cảm ứng điện từ, khi từ trường xung quanh dây dẫn thay đổi, dòng điện gây ra sẽ được tạo trong dây dẫn. Thông thường, một nam châm quay được gọi là rotor, và một nhóm dây dẫn cố định cuộn tròn trong một cuộn dây trên một lõi sắt, gọi là stator. Đó là lúc để tạo ra dòng điện khi vượt qua từ trường. Máy móc luân phiên tạo điện cơ bản được gọi là máy phát điện. Xem thêm Điện một chiều Công suất điện xoay chiều Tham khảo Điện lực Kỹ thuật điện Dòng điện
15891
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20Vatican
Thành Vatican
Thành Vatican, tên chính thức là Thành quốc Vatican (; ) ( State) là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số 810 người (2019), Vatican được quốc tế công nhận là thành quốc độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số. Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là một thực thể mới, không phải là hậu thân của Lãnh địa Giáo hoàng (756–1870) vốn rộng lớn hơn. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền. Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes), là nơi có Điện Tông Tòa–nơi ở của giáo hoàng và nơi đặt các cơ quan của Giáo triều Rôma. Dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô–được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ Công giáo–nằm ở Rome, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng thuật ngữ Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma. Trong thành phố còn có các công trình quy mô lớn như Vương cung thánh đường Thánh Phêrô với quảng trường Thánh Phêrô, nhà nguyện Sistina, và Bảo tàng Vatican. Chúng là nơi lưu trữ một số bức tranh và tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới. Nền kinh tế của Vatican độc đáo ở chỗ nó được tài trợ bằng việc bán tem bưu chính và đồ lưu niệm du lịch, lệ phí tham quan bảo tàng và bán các ấn phẩm tôn giáo và văn hóa. "Vatican" và "Tòa Thánh" là hai thực thể riêng biệt. Trong khi "Vatican" là thuật ngữ thường để chỉ về lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, có ý nghĩa về mặt hành chính thì "Tòa Thánh" (tức là "ngai tòa của thánh tông đồ") lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn trên khía cạnh quan hệ tôn giáo với cơ cấu điều hành trên 1,2 tỷ tín hữu toàn cầu và cả khía cạnh quan hệ chính trị với thế giới thế tục. Trong các quan hệ ngoại giao và đối ngoại, tên gọi "Tòa Thánh" (tiếng Anh: Holy See) được sử dụng, chứ không phải "Vatican". Văn kiện chính thức của thành phố Vatican được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu bằng tiếng Latinh. Hai thực thể này cũng có hộ chiếu riêng biệt: Tòa Thánh cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trong khi Thành quốc Vatican cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân. Lãnh thổ Cái tên Vatican có từ thời xưa, trước khi Kitô giáo ra đời, xuất phát từ chữ La tinh Mons Vaticanus, nghĩa là ngọn đồi Vatican. Lãnh thổ Vatican là một phần của Mons Vaticanus, nằm sát kề Cánh đồng Vatican nơi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Cung điện Giáo hoàng, Nhà nguyện Sistine và nhiều bảo tàng được xây dựng, cùng với nhiều công trình kiến trúc khác. Cho tới năm 1929 vùng này là một phần của rione Borgo Rôma, tách biệt khỏi thành phố và nằm trên bờ phía tây sông Tevere. Đây là vùng mở rộng về sau của thành phố và được bảo vệ khi Giáo hoàng Lêô IV cho gộp vào trong bức tường bao thành phố và sau này được mở rộng thành những bức tường kiểu pháo đài hiện nay bởi các Giáo hoàng Phaolô III, Piô IV, Ubanô VIII. Khi Hiệp ước Latêranô năm 1929 quy định hình dạng hiện nay của Thành phố được khởi thảo, thực tế rằng đa phần lãnh thổ đề nghị đều nằm bên trong vòng tường này khiến nó được dùng để định nghĩa ranh giới. Ở một số đoạn biên giới không có tường xây khiến những dãy nhà ở đó trở thành một phần biên giới, và một phần nhỏ biên giới được xây dựng mới ở thời hiện đại. Lãnh thổ bao gồm Quảng trường Thánh Phêrô, không thể tách rời với phần còn lại của Rôma, vì thế một đường biên giới ảo với Ý được quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài của quảng trường nơi nó giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI. Via della Conciliazione nối Quảng trường Thánh Phêrô với Rôma qua Cầu Thiên Thần (Ponte Sant'Angelo). Con đường nối to lớn này được Mussolini xây dựng sau khi ký kết Hiệp ước Latêranô. Theo Hiệp ước Latêranô, một số tài sản của Tòa Thánh nằm trong lãnh thổ Ý, mà nổi tiếng nhất là Castel Gandolfo và Nhà thờ Thánh Phêrô, được trao quy chế lãnh thổ bên ngoài tương tự như đối với các đại sứ quán. Những tài sản đó, rải rác trên toàn bộ Rôma và Ý, nơi đóng trụ sở và làm việc của các định chế cần thiết cho tính chất và nhiệm vụ truyền đạo của Tòa Thánh. Vườn Trong lãnh thổ của thành Vatican là những khu vườn thành Vatican (), chiếm hơn một nửa diện tích lãnh thổ. Những khu vườn được thành lập từ thời đại Phục Hưng và thời kỳ Baroque. Chúng chiếm xấp xỉ 23 hecta (57 mẫu Anh), chiếm phần lớn đồi Vatican. Điểm cao nhất là trên mực nước biển. Những bức tường đá bao quanh khu vực trên ở phía Bắc, Nam và Tây. Lãnh đạo nhà nước Giáo hoàng là nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của Thành Vatican. Giáo hoàng đồng thời là Giám mục Giáo phận Rôma, và là nhà lãnh đạo Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Rôma. Danh hiệu chính thức của Giáo hoàng tại Thành Vatican là Quốc trưởng Nhà nước Thành Vatican. Giáo hoàng là một vị vua không truyền tử, nắm quyền lực tuyệt đối, có nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Thành Vatican. Giáo hoàng là vị vua chuyên chế duy nhất tại Châu Âu. Giáo hoàng không có nhiệm kỳ, không bị phế truất mặc dù ông có thể từ chức. Giáo hoàng được bầu bởi mật nghị gồm các hồng y dưới 80 tuổi. Các quan chức chính phủ chính của Thành Vatican là Quốc vụ khanh (đồng thời đóng vai trò ngoại trưởng), Chủ tịch Ủy ban lễ nghi Thành quốc Vatican (đồng thời là Thủ hiến), và Chưởng ấn Thành Vatican. Giáo hoàng hiện tại là Giáo hoàng Phanxicô, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio và là người Ác-hen-ti-na. Quốc vụ khanh hiện nay là Pietro Parolin. Thủ hiến hiện nay là Fernando Vérgez Alzanga. Lịch sử Tên gọi "Vatican" đã được dùng trong thời đại của Cộng hòa La Mã là một vùng đầm lầy bên bờ tây sông Tiber cắt qua thành phố Rome. Trước khi Kitô giáo xuất hiện tại khu vực này, đây là phần đất hoang không có người sinh sống của Rome. Vùng đất ấy được thần thánh bảo vệ chu đáo hoặc ít nhất là nơi không thích hợp để sinh sống. Đây cũng đã là nơi trước kia thờ phượng nữ thần Phrygian Cybele và người chồng là Attis suốt thời gian của Đế quốc La Mã Cổ đại. Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Agrippina Cả (14 TCN - 18/10 năm 33 SCN) đã tháo nước ở khu vực này để xây dựng vườn tược, từ đó các khu nhà cửa bắt đầu mọc lên. Năm 40, con trai bà là Hoàng đế Caligula (31/8/12 - 24/1/41 SCN, triều đại: 37 - 41 SCN) bắt đầu xây dựng một đấu trường mà sau này được Nero hoàn thiện, có tên gọi là Circus Gaii et Neronis hay Rạp xiếc của Nero. Tháp đá Vatican, một trụ đá được Caligula mang từ Heliopolis, Ai Cập về Rome để trang hoàng cho đấu trường, là dấu vết cuối cùng còn sót lại của đấu trường này. Khu vực này trở thành nơi tử đạo của nhiều Kitô hữu bởi ngọn lửa lớn ở Rome vào năm 64. Truyền thuyết cổ xưa kể rằng nơi này Thánh Phêrô bị đóng đinh treo ngược vào thập giá. Đối diện đấu trường là một nghĩa trang tách ra bởi Via Cormelia. Những công trình chôn cất, lăng tẩm và mồ mả nhỏ cũng như bàn thờ thần ngoại của những tôn giáo khác được xây dựng kiên cố trước khi công trình quảng trường Constrantinian Thánh Peter được xây dựng một nửa vào thế kỷ 4 sau Công nguyên. Những tàn tích của nghĩa trang ngày một tăng dần lên qua các triều đại Giáo hoàng khác nhau suốt thời kì Phục Hưng, cho đến khi chúng được khai quật có hệ thống theo lệnh của Giáo hoàng Piô XII từ năm 1939 đến năm 1941. Vào năm 326, ngôi thánh đường đầu tiên, quảng trường Constantinian, được xây dựng trên mộ của thánh Peter. Từ khi xuất hiện thánh đường, bắt đầu có dân cư nhưng thưa thớt quanh quảng trường. Nơi ở của Giáo hoàng nằm gần quảng trường, được xây dựng ngay từ thế kỉ V trong suốt triều đại Giáo hoàng Symmachus (? - 19/6/514, triều đại: 498 - 514). Các Giáo hoàng trong một vai trò không thuộc tôn giáo đã đến cầm quyền các khu vực lân cận, lập ra Nhà nước Giáo hoàng, có quyền lực trên phần lớn bán đảo Ý hơn một nghìn năm đến giữa thế kỷ 19, khi lãnh thổ của Nhà nước của Giáo hoàng bị tịch thu bởi sự thành lập của Vương quốc Ý. Trong thời gian ấy, Vatican, nhưng đúng hơn là điện Lateran, những thế kỉ gần đây là lâu đài chính phủ Ý không phải là nơi ở thường xuyên của Giáo hoàng, mà là tại Avignon, Pháp. Vào năm 1870, tài sản của Giáo hoàng bị bỏ lại trong một trường hợp không rõ ràng khi Rome tự sáp nhập bởi Piedmontese sau sự kháng cự yếu ớt của lính Giáo hoàng. Giữa năm 1861 và 1929, uy tín của Giáo hoàng được đề cập trong quyển "Những câu hỏi về Giáo hội Công giáo Rôma". Giáo hoàng không bị làm phiền tại nơi ở của các Ngài, và được công nhận bởi sự bảo lãnh của pháp luật. Nhưng các Ngài không được vua Ý công nhận khi ra luật ở Rome, và họ từ chối cho phép vùng đất Vatican cho đến khi sự bất hòa của đôi bên được giải quyết vào năm 1929. Các nước khác tiếp tục duy trì sự công nhận quốc tế rằng Tòa Thánh là một thực thể tối cao. Ý không có ý định can thiệp vào Tòa Thánh trong thành Vatican. Tuy nhiên, họ đã tịch thu tài sản của Giáo hội ở nhiều nơi, đặc biệt bao gồm lâu đài chính phủ Ý, nơi ở chính thức trước kia của Giáo hoàng. Giáo hoàng Pius IX (13/3/1792 - 7/2/1878, triều đại: 1846 - 1878), quốc trưởng cuối cùng của Lãnh địa Giáo hoàng, đã nói rằng sau khi Rome sáp nhập, Ngài là "Người tù của Vatican". Mốc quan trọng là vào ngày 11/2/1929 giữa Tòa Thánh và vương quốc Ý. Hiệp ước được ký kết giữa Benito Mussolini và Pietro Cardinal Gasparri thay mặt cho vua Victor Emanuel III và Giáo hoàng Pius XI (31/5/1857 - 10/2/1939, triều đại: 1922 - 1939) thay mặt cho Tòa Thánh. Hiệp ước Lateran và giáo ước (hiệp ước giữa Giáo hoàng và chính phủ một nước) đã thành lập Thành Quốc Vatican (nước Vatican), cùng với việc công nhận Công giáo có vai trò quan trọng tại Ý. Năm 1984, một giáo ước mới giữa Tòa Thánh và Ý sửa đổi một số điều khoản của giáo ước trước đây, bao gồm vị thế của Công giáo như quốc giáo của Ý. Quân đội Quân đội thành Vatican rất đặc biệt vì nó là đội quân chính quy nhỏ nhất và lâu đời nhất trên thế giới, Đội cận vệ Thụy Sĩ. Được thành lập vào ngày 22 tháng 1 năm 1506 bởi Giáo hoàng Julius II, nó trước tiên được cấu thành bởi lính đánh thuê Thụy Sĩ từ Liên bang Thụy Sĩ. Quân số hiện nay vào khoảng trên 100 người đồng thời kiêm luôn công tác cận vệ Đức Giáo hoàng. Việc tuyển mộ lính mới rất hạn chế, chỉ đàn ông Công giáo Thụy Sĩ mới được đăng ký. Palatine Guard of Honor and the Noble Guard đã bị giải tán dưới triều đại Giáo hoàng Phaolô VI. Body of the Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng cảnh sát của vùng. Vatican không có lực lượng không quân cũng như hải quân. Việc phòng thủ bên ngoài được đảm nhận bởi những bang nước Ý xung quanh. Quản trị Thống đốc Vatican, thường được biết đến như Thủ hiến hay Thủ tướng Vatican, có trách nhiệm như một thị trưởng, tập trung vào các vấn đề lễ nghi và đối nội Vatican, trong đó có an ninh quốc gia. Hiện nay Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh là Đội Cận vệ Thụy Sĩ cho Giáo hoàng (Guardia Svizzera Pontificia) và Đội Hiến binh Thành Quốc Vatican (Corpo della Gendarmeria dello Stato della Città del Vaticano). Quyền lập pháp được trao cho các Hội đồng thuộc Giáo hoàng. Các thành viên là những Hồng y được Giáo hoàng bổ nhiệm, nhiệm kì 5 năm. Về tư pháp, Thành Vatican có Tòa án riêng của thành quốc, bên cạnh ba tòa án thuộc Giáo triều Rôma: Tòa Ân giải Tối cao, Tòa Thượng thẩm Rota, và Tối cao Pháp viện. Hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở Giáo luật. Nếu Giáo luật không thích hợp, một bộ luật đặc biệt của khu vực sẽ được áp dụng, thường theo sự cung cấp của nước Ý. Địa lý Thành Quốc Vatican, một trong những nước châu Âu nhỏ, nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía tây bắc của Rome, vài trăm mét phía tây sông Tiber. Vatican có đường biên giới (tổng cộng dài 3.2 km hay 2 dặm, tất cả đều nằm trong nước Ý) là một bức tường thành được xây dựng nhằm bảo vệ Giáo hoàng khỏi các thế lực tấn công từ bên ngoài. Tình hình biên giới phức tạp hơn tại quảng trường thánh Peter đối diện thánh đường thánh Peter, nơi đường biên giới chính xác phải nằm cắt ngang quảng trường, vì thế có một đường biên giới ảo được Ý quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài quảng trường được quy định bởi cột Basilica, giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI. Thành Quốc Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới với diện tích khoảng 0.44 km2 (108.7 mẫu Anh (acres)). Khí hậu Vatican giống như khí hậu Rome; nhiệt độ, thời tiết Địa Trung Hải êm dịu, những cơn mưa tuyết bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 và mùa hạ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Một nét đặc trưng của khí hậu Vatican là thường có sương mù đọng lại nhiều. Văn hóa Vatican, chính thành phố đã là một công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng. Những công trình như Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và nhà nguyện Sistine là nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, trong đó có những tác phẩm của những nhà nghệ thuật lừng danh như Botticelli, Bernini và Michelangelo. Thư viện Vatican và những bộ sưu tập của viện bảo tàng Vatican có tầm quan trọng rất lớn về lịch sử, khoa học và văn hóa. Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đặc biệt là chỉ một Vatican thôi nhưng lại bao gồm cả đất nước (Vatican là một thành phố, nhưng cũng là một đất nước). Dân số thường trực của Vatican, nam chiếm ưu thế hơn, mặc dù có hai dòng tu của các sơ ở Vatican. Một bộ phận chiếm số dân nhỏ là các tu sĩ cao niên và các thành viên còn lại (thường là người dân) của các giáo phận, giáo xứ. Những công dân, nhân viên tòa đại sứ ở Vatican thường sống ngoài thành. Du lịch và các cuộc hành hương là các nhân số quan trọng trong đời sống hằng ngày của Vatican. Giáo hoàng thường làm lễ Misa hàng tuần và các lễ khác, và thường xuất hiện vào các ngày lễ lớn như lễ Phục sinh. Trong những sự kiện đầy ý nghĩa, như những nghi thức ban phước lành, các lễ tấn phong (Giám mục, phong Chân phước...), Ngài thường làm lễ ngoài trời ở quảng trường Thánh Phêrô. Thể thao Vatican không có một liên đoàn thể thao hay sân vận động nào. Đôi khi nó được xem như có một đội tuyển bóng đá quốc gia. Đội tuyển chơi tại Stadio Pio XII ở Ý. Tội phạm Theo một kết quả khảo sát, Vatican có số dân thường trú nhỏ, nhưng với hàng triệu khách du lịch mỗi năm, Thành Vatican có tỷ lệ tội phạm trên đầu người thuộc hàng cao nhất trên thế giới, hơn gấp hai mươi lần so với Ý. Năm 2002, một kết quả từ Tòa án Giáo hoàng, chánh công tố Nicola Picardi trích dẫn từ những thống kê cho thấy: có 397 vụ vi phạm pháp luật dân sự và 608 vụ vi phạm pháp luật hình sự. Mỗi năm, hàng trăm khách du lịch trở thành nạn nhân của nạn móc túi và giật giỏ, giật tiền. Thủ phạm gây ra, không ai khác chính là các du khách, nhưng ngoài ra còn đến 90% vụ vi phạm chưa được giải quyết. Lực lượng cảnh sát Vatican là Corpo Della Vigilanza. Như theo Hiệp ước Lateran 1929 giữa Tòa thánh Vatican và Ý, chính quyền Vatican có quyền khởi tố và giam giữ các nghi can. Vụ giết người gần đây nhất ở Vatican xảy ra vào năm 1998, khi một thành viên của đội cận vệ Thụy Sĩ giết hai người trước khi tự sát. Vatican đã bãi bỏ việc kết án tử hình vào năm 1969, nhưng nó vẫn được thực hiện vào thời gian trước, Lãnh địa Giáo hoàng vào ngày 9 tháng 7 năm 1870 tại Palestrina, khi Agabito (Agapito) Bellomo bị chém đầu (bởi máy chém) vì tội giết người. Văn hoá Kiểu trang phục sử dụng khi vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô phải là kiểu được thiết kế nhã nhặn và thích hợp cho việc viếng thăm các khu vực tôn giáo. Các du khách và người hành hương đều được nhắc nhở về việc đó, vì Tòa thánh Vatican không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật mà còn là một nhà thờ. Sau đây là các kiểu trang phục bị ngăn cấm (khi bước vào thánh đường) Nón mũ Quần short hay váy ngắn trên đầu gối Áo không có tay áo Áo hở rốn Áo (phụ nữ) hở giữa Áo in những lời lẽ tục tĩu hoặc chống lại Công giáo Váy ngắn Hệ thống chính trị Do những lý do lịch sử, hệ thống nhà nước của Vatican rất đặc biệt, một hệ thống nhà nước "độc nhất vô nhị". Dưới Giáo hoàng, những người đứng đầu là Quốc vụ khanh và Thủ hiến Vatican. Ở đây, giống như những viên chức khác, tất cả đều được sự bổ nhiệm của Đức Giáo hoàng, cũng như có thể bị cách chức bởi Ngài bất kì lúc nào. Khi Tòa thánh trống ngôi, một Mật nghị Hồng y được triệu tập để bầu giáo hoàng mới. Quan hệ giữa Vatican và Việt Nam Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975. Mãi đến ngày 27/7/2023, một thông cáo chung cho biết, Vatican và Việt Nam đồng ý có một Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Hà Nội. Việt Nam có gần bảy triệu người Công giáo, chiếm khoảng 6,6% dân số 95 triệu người. Đọc thêm Morley, John. 1980. Vatican diplomacy and the Jews during the Holocaust, 1939-1943. New York: KTAV Pub. House. ISBN 0-87068-701-8 Chadwick, Owen. 1988. Britain and the Vatican During the Second World War. Cambridge University Press Kent, Peter. 2002. The Lonely Cold War of Pope Pius XII: The Roman Catholic Church and the Division of Europe, 1943–1950. Ithaca: McGill-Queen's University Press. ISBN 0-7735-2326-X Ricci, Corrado. "Vatican: Its History Its Treasures" Contributor Ernesto Begni. © 2003 Published by Kessinger Publishing, ISBN 0-7661-3941-7, ISBN 978-0-7661-3941-1 Tham khảo Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Tiếng Anh The Holy See — The Vatican's Official Website Vatican City official website Vatican Radio station Vatican TV CIA - The World Factbook - Holy See (Vatican City) Detailed map of Vatican City Encyclopaedia Britannica's Vatican City page History of Vatican City: Primary Documents Lateran Pacts of 1929 Agreement Between the Italian Republic and the Holy See, 18 Feb. 1984 Piazza San Pietro in Vaticano Virtual Tour with map and compass effect by Tolomeus The Pope's Walls stpetersbasilica.org Largest online source for St. Peter's in the Vatican The Vatican City on Google Maps. UNESCO site Vatican Philatelic Society Premier online source of information about Vatican City postage stamps Vatican Secret Archive Walls of Rome World Heritage Site Thành Vatican Thành bang Tòa Thánh Thần quyền Quốc gia châu Âu Quốc gia nội lục Quốc gia Nam Âu Di sản thế giới tại châu Âu Quốc gia Kitô giáo Quân chủ châu Âu Thành phố thánh địa Địa điểm hành hương Công giáo Giáo hội Công giáo châu Âu
15893
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Tân Thế giới
Tân Thế giới () là một trong những tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ (bao gồm cả các đảo lân cận nó) và châu Đại Dương. Châu Mỹ khi được phát hiện vào thời điểm thế kỷ 16–17 là hoàn toàn mới lạ đối với người châu Âu, những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi (hay còn gọi là Cựu thế giới). Thuật ngữ "Tân Thế giới" không nên nhầm lẫn với các thuật ngữ "Thế giới mới" hay "Thế giới hiện đại" (mặc dù "tân" cũng có nghĩa là "mới") vì các cụm từ sau nói chung được dùng để chỉ thế giới theo dòng thời gian lịch sử, chứ không phải là để chỉ các vùng đất. Thuật ngữ này do nhà thám hiểm người Florence Amerigo Vespucci đưa ra. Châu Mỹ cũng được gọi là "phần thứ tư của thế giới". Sử dụng với châu Mỹ Trong những thập niên gần đây, việc sử dụng thuật ngữ "Tân thế giới" bị một số người không chấp nhận, do nó hàm ý rằng chỉ có quan điểm của người châu Âu là duy nhất thích đáng hay hợp lý. Vì thế, thuật ngữ này nói chung hiện nay chỉ được sử dụng trong văn cảnh rất hạn chế của một vài giới xã hội. Thứ nhất là khi người ta nói "Tân thế giới" theo ngữ cảnh lịch sử, khi thảo luận đến chuyến đi của Cristoforo Colombo, sự xâm chiếm Yucatán của người Tây Ban Nha, v.v. Thứ hai là trong ngữ cảnh sinh học khi người ta nói về các loài động, thực vật của Cựu thế giới và Tân thế giới. Một diễn giải khác của thuật ngữ "Tân thế giới" là "mới" trong ngữ cảnh của loài người; do con người đã tồn tại và sinh sống tại Cựu thế giới một khoảng thời gian dài hơn nhiều so với tại châu Mỹ; vì thế người ta có thể nói là những cuộc di cư đầu tiên sang châu Mỹ đã tìm đến một "thế giới mới". Cũng có thuyết chứng minh rằng người Viking tới châu Mỹ trước nhà thám hiểm Cristoforo Colombo những năm 500 và lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương – một di tích của họ còn được bảo tồn tại L'Anse aux Meadows, thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada. Sử dụng với châu Đại Dương Trong khi châu Mỹ luôn luôn được miêu tả như là "Tân Thế giới" thì châu Đại Dương có thể được miêu tả hoặc là "Cựu Thế giới" hoặc là "Tân Thế giới" phụ thuộc vào lĩnh vực, đặc biệt là trong trường hợp của New Zealand do sự định cư đầu tiên của con người chỉ diễn ra trong vài thế hệ trước khi Colombo tìm ra châu Mỹ. Trong ngữ cảnh sinh học đôi khi người ta không dùng thuật ngữ này, do các loài của châu Đại Dương khác biệt đáng kể so với các loài của đại lục Á-Âu, châu Phi và các loài của châu Mỹ. Xem thêm Tây bán cầu Cựu Thế giới Tham khảo Văn hóa châu Mỹ Văn hóa châu Đại Dương Hệ thống phân loại quốc gia Địa lý nhân văn Địa lý châu Đại Dương Châu Mỹ Châu Đại Dương Vùng văn hóa Vùng địa lý Tây Bán cầu Thực dân châu Âu tại châu Mỹ Lịch sử văn hóa Thực dân châu Âu tại châu Đại Dương
15894
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1u%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Cựu Thế giới
Cựu Thế giới bao gồm các phần của Trái Đất được người châu Âu biết đến trước khi Cristoforo Colombo trong chuyến hải hành của mình phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492, nó bao gồm: châu Âu, châu Á và châu Phi (một cách tổng thể gọi là đại lục Á-Âu-Phi) và các đảo bao quanh. Thuật ngữ này là khác biệt với thuật ngữ Tân thế giới, có nghĩa là châu Mỹ. Mặc dù các phần đất sâu bên trong nội địa của châu Á và châu Phi thì người châu Âu vào thời kỳ đó cũng không biết rõ, nhưng sự tồn tại của chúng thì họ đã biết, thậm chí xa đến tận Nhật Bản và Cộng hòa Nam Phi, vì thế chúng được cho là Cựu thế giới. Châu Đại Dương và châu Nam Cực không được xác định như là Tân thế giới mà cũng chẳng như là Cựu thế giới, do các thuật ngữ "Cựu thế giới" và "Tân thế giới" xuất hiện trước khi người châu Âu phát hiện ra các châu này. Trong sử dụng sinh học, các sinh vật Cựu thế giới là các loài tìm thấy ở châu Á, châu Âu và châu Phi (đôi khi là ở cả châu Đại Dương), còn các sinh vật Tân thế giới là những loài tìm thấy ở châu Mỹ. Rượu Cựu thế giới cũng được sử dụng để chỉ các khu vực sản xuất rượu truyền thống và rượu được sản xuất ở đó, ngược lại với rượu Tân thế giới. Xem thêm Đông bán cầu Đại lục Phi-Á-Âu Tân thế giới Tham khảo Lục địa Á-Âu-Phi Vùng văn hóa Vùng địa lý Địa lý nhân văn Văn hóa châu Âu Văn hóa châu Phi Văn hóa châu Á Thực dân châu Âu tại châu Phi Thực dân châu Âu tại châu Á Hệ thống phân loại quốc gia Lịch sử văn hóa Thời đại khám phá
15901
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vatican
Vatican
Vatican có thể để đề cập đến: Thành Vatican: lãnh thổ quốc gia trên đồi Vatican thuộc chủ quyền của Tòa Thánh, được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Laterano. Nơi đây có Điện Tông Tòa (còn gọi là Điện Vatican), Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (còn gọi là Vương cung thánh đường Vatican), hệ thống các Bảo tàng Vatican và các công trình khác. Đồi Vatican, tên gọi Vatican cho các đối tượng trên được đặt theo tên quả đồi thuộc Rôma này, đây là một ngọn đồi ở phía đối diện với bảy ngọn đồi truyền thống của Rôma qua sông Tiberis. Tòa Thánh, theo cách gọi ngoại giao mang tính thế tục hơn hoặc kém trang trọng hơn, đây là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo, và là thực thể có chủ quyền được luật quốc tế công nhận, điều hành bởi Giáo hoàng và Giáo triều Rôma. Một cách gọi hoán dụ cho Giáo hội Công giáo, đặc biệt khi liên quan tới giáo lý. Giáo triều Rôma, bộ máy hành chính của Tòa Thánh, trong đó có: Thư viện Vatican Văn khố Mật Vatican, tách khỏi Thư viện Vatican từ thế kỷ 17 Nhà xuất bản Vatican, cơ quan xuất bản các văn kiện chính thức của Tòa Thánh, tách khỏi Thư viện Vatican từ 1926
15902
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20B%C3%A1n%20c%E1%BA%A7u
Đông Bán cầu
Đông Bán cầu là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngữ cảnh chính trị hơn là theo ngữ cảnh địa lý, do từ đồng nghĩa của "Cựu thế giới" có xu hướng ít được sử dụng để tránh các hàm ý bên trong như châu Âu là nguồn gốc của mọi thứ của câu này. Trong ngữ cảnh của nó, thông thường người ta hiểu nó chỉ tới châu Âu, châu Á và châu Phi cùng với Tây bán cầu là tên gọi khác của châu Mỹ. Châu Đại Dương và châu Nam Cực không được xác định như là Tân thế giới mà cũng chẳng như là Cựu thế giới, do các thuật ngữ "Cựu thế giới" và "Tân thế giới" xuất hiện trước khi người châu Âu phát hiện ra các châu này. Các thuật ngữ địa lý Đông và Tây Bán cầu là không thông dụng do không có sự chấp nhận một cách tổng thể đường phân chia hai bán cầu này, giống như trong trường hợp đường xích đạo phân chia Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu. Phần lớn các phân chia dựa theo đường kinh tuyến gốc, ở kinh độ 0°. Sử dụng sự phân chia này đã chia một số phần của Tây Âu và châu Phi vào Tây bán cầu, làm bớt đi sự hữu ích cho việc lập bản đồ cũng như trong các ẩn ý chính trị. Khi đường đổi ngày quốc tế ở kinh độ 180° đã được sử dụng như là đường phân chia, thì các ý nghĩa của các thuật ngữ Đông Bán cầu và Tây Bán cầu có lẽ phải có ý nghĩa ngược lại. Vì thế, các thuật ngữ này chỉ là sự phân định rất châu Âu cho các thuật ngữ Cựu thế giới và Tân thế giới. Một định nghĩa khác đặt các đường phân chia ở kinh độ 20°tây và 160°đông, gần giống với sự phân chia các châu lục. Xem thêm Bắc Bán cầu Nam Bán cầu Tây Bán cầu Đường đổi ngày quốc tế Kinh tuyến gốc Tham khảo Bán cầu Trái Đất
15910
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAn%20ch%E1%BA%A3
Bún chả
Bún chả là một món ăn của Việt Nam, bao gồm bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn. Nguyên liệu Chả: thịt lợn nạc vai làm chả băm, thịt ba chỉ làm chả miếng. Ngày nay có thể thay bằng thịt bò hay thay bằng dẻ sườn, thịt gà cũng rất tuyệt. Bún: bún lá hoặc bún rối Nước mắm: pha loãng cùng với các gia vị khác như đường, mì chính, nước cốt chanh, dấm thanh, tỏi băm, ớt băm, tinh dầu cà cuống Dưa góp chua ngọt: đu đủ xanh (hoặc cà rốt, su hào, hành tây). Đĩa rau sống: xà lách, húng, ngổ, kinh giới Gia vị ăn kèm khác bày đĩa: tỏi băm, ớt băm, dấm thanh, hạt tiêu xay, chanh quả cắt miếng. Chế biến và thưởng thức Bún chả thường có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng, tuy tùy theo sở thích ăn uống mà có khi thực khách chỉ chọn một trong hai. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ 2 ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn. Dùng thịt nạc vai để làm món chả là một lựa chọn tinh tế đã có truyền thống vì nạc vai chắc thịt nhưng không có sớ nhiều như thịt đùi, không mềm như thịt mông... điều này làm cho miếng thịt khi băm nhuyễn rồi nắn lại, miếng chả chắc hơn là dùng những phần thịt khác. Còn chả miếng thường dùng thịt nách hoặc thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng tẩm ướp gia vị tương tự chả viên và nướng vàng trên than củi. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, có thể gọi toàn chả miếng hoặc chả viên để ăn cùng bún. Thịt miếng thường được lọc bỏ bì (da) để khi nướng không bị cứng và khét. Nếu dùng thịt nạc quá (thịt mông, thịt thăn) khi nướng sẽ không ngon vì chả bị khô và cứng Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc đu đủ xanh (hoặc su hào, cà rốt) trộn giấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau mùi, húng Láng, ngổ, kinh giới, tía tô, giá đỗ). Ngày nay, bún trong bún chả là bún rối. Nhưng bún con (từng vắt bún nhỏ cuộn chặt, vừa một lần gắp) mới là nguyên liệu truyền thống. Những hàng bún chả bán rong với nước mắm thoảng chút hương cà cuống và những lá bún là một phần của Hà Nội xưa, được nhiều nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam ca ngợi. Cách làm bún chả tuy đơn giản, nhưng để làm được bát bún chả ngon còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt quan trọng là cách pha nước chấm khi phải cân bằng giữa các hương vị chua, thanh, ngọt và mặn. Đặc sản Hà Nội Bún chả thường được ăn vào buổi trưa. Việc lựa chọn thời gian thưởng thức bún chả dường như là một nghệ thuật về thời gian: ăn bún chả vào giờ nào là thích hợp. Đây là một nét rất riêng của văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ. Tuy nhiên hiện nay cũng có một số cửa hàng bán bún chả cả sáng trưa chiều tối. Tại thủ đô Hà Nội, có rất nhiều cửa hàng bán món bún chả, trong đó, có một số cửa hàng đã khá nổi tiếng, quen thuộc với thực khách như bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành, bún chả Bình Chung ở Bạch Mai, bún chả Sinh Từ, bún chả Duy Diễm ở Ngọc Khánh, bún chả Hương Liên ở Ngô Thì Nhậm, bún chả Ngọc Xuân ở Thụy Khuê, v.v. Có nhiều biến tấu cho bún chả tại Hà Nội và một số cửa hàng đã ít nhiều tạo nên phong cách khi thay đổi phương thức chế biến, thời gian thưởng thức như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que tre hay bún chả chan nước xương hầm. Bún chả trong văn học Trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau: "...Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?..." Vũ Ngọc Phan, trong Những năm tháng ấy, cũng viết: Tham khảo Liên kết ngoài Nghi lễ bún chả Chả Ẩm thực Hà Nội Ẩm thực đường phố Ẩm thực đường phố Việt Nam
15919
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c%20%C4%91%E1%BB%99
Tốc độ
Trong sử dụng hàng ngày và trong chuyển động học, tốc độ của một vật là độ lớn của sự thay đổi vị trí của nó; do đó nó là một đại lượng vô hướng. Tốc độ trung bình của vật trong một khoảng thời gian là quãng đường vật đi được chia cho thời gian của khoảng thời gian đó; tốc độ tức thời là giới hạn của tốc độ trung bình khi khoảng thời gian tiến gần đến 0. Tốc độ có thứ nguyên của khoảng cách chia cho thời gian. Đơn vị SI của tốc độ là mét trên giây, nhưng các đơn vị phổ biến nhất của tốc độ trong việc sử dụng hàng ngày là km mỗi giờ hoặc, ở Mỹ và Anh, dặm một giờ. Đối với du lịch hàng không và hàng hải, nút (knot) thường được sử dụng. Tốc độ nhanh nhất có thể mà năng lượng hoặc thông tin có thể truyền đi, theo thuyết tương đối hẹp, là tốc độ ánh sáng trong chân không c = mét / giây (xấp xỉ hoặc ). Vật chất không thể đạt tới tốc độ ánh sáng, vì điều này sẽ đòi hỏi một lượng năng lượng vô hạn. Trong vật lý thuyết tương đối, khái niệm độ nhanh thay thế ý tưởng cổ điển về tốc độ. Định nghĩa Định nghĩa lịch sử Nhà vật lý người Ý Galileo Galilei thường được cho là người đầu tiên đo tốc độ bằng cách xem xét khoảng cách được bao phủ và thời gian nó cần. Galileo định nghĩa tốc độ là khoảng cách đi được trên một đơn vị thời gian. Ở dạng phương trình, đó là trong đó là tốc độ, là khoảng cách, và là thời gian. Ví dụ, một người đi xe đạp đi được quãng đường 30 mét trong thời gian 2 giây thì có vận tốc là 15 mét một giây. Các vật thể chuyển động thường có sự thay đổi về tốc độ (một chiếc ô tô có thể di chuyển dọc theo một con phố với vận tốc 50   km/h, chậm về 0   km/h, và sau đó đạt 30   km/h). Tốc độ tức thời Tốc độ tại một thời điểm nào đó, hoặc được giả định là không đổi trong một khoảng thời gian rất ngắn, được gọi là tốc độ tức thời. Bằng cách nhìn vào đồng hồ tốc độ, người ta có thể đọc được tốc độ tức thời của ô tô tại bất kỳ thời điểm nào. Một chiếc ô tô đi với vận tốc 50   km/h thường đi trong ít hơn một giờ với tốc độ không đổi, nhưng nếu nó đi với tốc độ đó trong một giờ, nó sẽ đi được 50   km. Nếu xe chạy tiếp với vận tốc đó trong nửa giờ thì xe đi được một nửa quãng đường đó (25   km). Nếu chỉ tiếp tục trong một phút, nó sẽ bao gồm khoảng 833 m. Theo thuật ngữ toán học, tốc độ tức thời được định nghĩa là độ lớn của vận tốc tức thời , nghĩa là, đạo hàm của vị trí đối với thời gian: Nếu là độ dài của quãng đường (còn gọi là quãng đường) đi được cho đến thời điểm , tốc độ bằng đạo hàm thời gian của : Trong trường hợp đặc biệt khi vận tốc không đổi (nghĩa là tốc độ không đổi trên một đường thẳng), điều này có thể được đơn giản hóa thành . Tốc độ trung bình trong một khoảng thời gian hữu hạn là tổng quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian. Tốc độ trung bình Khác với tốc độ tức thời, tốc độ trung bình được định nghĩa là tổng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian. Ví dụ, nếu bạn lái xe một quãng đường dài 80 km trong 1 giờ thì tốc độ trung bình là 80 km/h. Tương tự, nếu bạn đi được 320 km trong 4 giờ thì tốc độ trung bình cũng là 80 km/h. Khi một khoảng cách tính bằng km (km) được chia cho thời gian bằng giờ (h), kết quả tính bằng km trên giờ (km/h). Tốc độ trung bình không mô tả sự thay đổi tốc độ có thể xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hơn (vì nó là toàn bộ quãng đường được chia cho tổng thời gian di chuyển), và vì vậy tốc độ trung bình thường khá khác với giá trị của tốc độ tức thời. Nếu tốc độ trung bình và thời gian di chuyển được biết, thì khoảng cách di chuyển có thể được tính bằng cách sắp xếp lại định nghĩa thành Sử dụng phương trình này cho tốc độ trung bình là 80 km một giờ trong một chuyến đi 4 giờ, khoảng cách tính được là 320 km. Được thể hiện bằng ngôn ngữ đồ thị, độ dốc của một đường tiếp tuyến tại bất kỳ điểm nào của đồ thị khoảng cách-thời gian là tốc độ tức thời tại điểm này, trong khi độ dốc của đường dây cung của cùng một đồ thị là tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đi trên dây cung. Tốc độ trung bình của một vật là Vav = s ÷ t Sự khác biệt giữa tốc độ và vận tốc Tốc độ chỉ biểu thị tốc độ của một vật đang chuyển động, trong khi vận tốc mô tả cả tốc độ và hướng mà vật thể đang chuyển động. Nếu một chiếc ô tô được cho là đi với vận tốc 60 km/h, tốc độ của nó đã được xác định. Tuy nhiên, nếu cho rằng chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 60 km/h về phía bắc, vận tốc của nó hiện đã được xác định. Sự khác biệt lớn có thể được nhận thấy khi xem xét chuyển động quanh một vòng tròn. Khi một vật chuyển động theo đường tròn và quay trở lại điểm xuất phát, vận tốc trung bình của nó bằng 0, nhưng tốc độ trung bình của nó được tìm thấy bằng cách chia chu vi của vòng tròn cho thời gian cần thiết để chuyển động quanh vòng tròn. Điều này là do vận tốc trung bình được tính bằng cách chỉ xem xét độ dịch chuyển giữa điểm đầu và điểm cuối, trong khi tốc độ trung bình chỉ xem xét tổng quãng đường đã đi. Tốc độ tiếp tuyến Tốc độ tuyến tính là quãng đường đi được trên một đơn vị thời gian, còn tốc độ tiếp tuyến (hay vận tốc tiếp tuyến) là tốc độ tuyến tính của một vật chuyển động dọc theo một đường tròn. Một điểm ở mép ngoài của vòng quay hoặc bàn xoay sẽ di chuyển được một khoảng cách lớn hơn trong một vòng quay hoàn chỉnh so với điểm gần tâm hơn. Di chuyển một quãng đường lớn hơn trong cùng một thời gian có nghĩa là một tốc độ lớn hơn, và do đó tốc độ tuyến tính ở rìa ngoài của một vật thể quay lớn hơn ở gần trục hơn. Tốc độ này dọc theo đường tròn được gọi là tốc độ tiếp tuyến vì hướng của chuyển động tiếp tuyến với chu vi của đường tròn. Đối với chuyển động tròn, thuật ngữ tốc độ thẳng và tốc độ tiếp tuyến được sử dụng thay thế cho nhau và cả hai đều sử dụng các đơn vị là m / s, km/h và các đơn vị khác. Tốc độ quay (hay tốc độ góc) liên quan đến số vòng quay trên một đơn vị thời gian. Tất cả các bộ phận của một chiếc đu quay cứng hoặc bàn xoay đều quay quanh trục quay trong cùng một khoảng thời gian. Do đó, tất cả các bộ phận có cùng tốc độ quay, hoặc cùng số vòng quay hoặc số vòng quay trên một đơn vị thời gian. Người ta thường biểu thị tốc độ quay theo số vòng quay trên phút (RPM) hoặc theo số "radian" quay được trong một đơn vị thời gian. Có ít hơn 6 radian trong một vòng quay hoàn toàn (chính xác là 2 radian). Khi một hướng được gán cho tốc độ quay, nó được gọi là vận tốc quay hoặc vận tốc góc. Vận tốc quay là một vectơ có độ lớn là tốc độ quay. Tốc độ tiếp tuyến và tốc độ quay có liên quan với nhau: RPM càng lớn, tốc độ tính bằng mét trên giây càng lớn. Tốc độ tiếp tuyến tỷ lệ thuận với tốc độ quay tại bất kỳ khoảng cách cố định nào từ trục quay. Tuy nhiên, tốc độ tiếp tuyến, không giống như tốc độ quay, phụ thuộc vào khoảng cách xuyên tâm (khoảng cách từ trục). Đối với một bệ quay với tốc độ quay cố định, tốc độ tiếp tuyến ở tâm bằng không. Về phía cạnh của nền tảng, tốc độ tiếp tuyến tăng tỷ lệ với khoảng cách từ trục. Ở dạng phương trình: trong đó v là tốc độ tiếp tuyến và ω (chữ cái Hy Lạp là omega) là tốc độ quay. Một chuyển động nhanh hơn nếu tốc độ quay tăng (một giá trị lớn hơn cho ω) và một cũng chuyển động nhanh hơn nếu xảy ra chuyển động xa trục (một giá trị lớn hơn cho r). Di chuyển xa trục quay gấp đôi ở tâm và bạn chuyển động nhanh gấp đôi. Di chuyển ra xa ba lần và bạn có tốc độ tiếp tuyến gấp ba lần. Trong bất kỳ loại hệ quay nào, tốc độ tiếp tuyến phụ thuộc vào khoảng cách bạn ở xa trục quay. Khi các đơn vị thích hợp được sử dụng cho tốc độ tiếp tuyến v, tốc độ quay ω và khoảng cách bán kính r, tỷ lệ thuận của v với cả r và ω trở thành phương trình chính xác Do đó, tốc độ tiếp tuyến sẽ tỷ lệ thuận với r khi tất cả các bộ phận của hệ thống đồng thời có cùng ω, như đối với bánh xe, đĩa. Xem thêm Vận tốc Tham khảo Đại lượng vật lý Vận tốc
15921
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i%20t%C3%A2m%20h%E1%BB%87%20thi%C3%AAn%20th%E1%BB%83
Khối tâm hệ thiên thể
Khối tâm hệ thiên thể (từ tiếng Hy Lạp βαρύκεντρον) là khối tâm của hai hay nhiều thiên thể mà chúng quay xung quanh nhau, và đó là điểm mà các thiên thể này quanh xung quanh. Đây là một khái niệm quan trọng trong các lĩnh vực của thiên văn, vật lý thiên văn và những khoa học tương tự khác. Trong trọng trường đều, khối tâm của hệ thiên thể trùng với trọng tâm của nó. Trong trường hợp mà một thiên thể là lớn và nặng hơn rất nhiều so với những thiên thể còn lại, khối tâm hệ thiên thể sẽ nằm bên trong thiên thể lớn đó. Thay vì xuất hiện như là quanh xung quanh điểm đó, nó sẽ đơn giản chỉ là "đung đưa" một cách không đáng kể. Đó là trường hợp của hệ bao gồm Mặt Trăng và Trái Đất, ở đây khối tâm hệ thiên thể của chúng nằm ở khoảng cách trung bình là 4.671 km tính từ tâm Trái Đất, tức là nhỏ hơn bán kính của Trái Đất (6.378 km). Khi hai thiên thể có khối lượng tương đương (hoặc ít nhất là tỷ số giữa các khối lượng là không quá lớn), thì khối tâm hệ thiên thể của chúng sẽ nằm ngoài cả hai thiên thể đó và cả hai sẽ quay trên quỹ đạo xung quanh điểm đó. Đây là trường hợp của Diêm Vương Tinh và Charon, Mộc Tinh và Mặt Trời cũng như nhiều tiểu hành tinh đôi và sao đôi. Khoảng cách từ tâm của hai thiên thể hình cầu (cũng là khối tâm của thiên thể này) tới khối tâm hệ thiên thể có thể được tính như sau: Trong đó: r1; là khoảng cách từ thiên thể 1 tới khối tâm hệ thiên thể rtot là khoảng cách giữa hai tâm của hai thiên thể m1; và m2; là khối lượng của hai thiên thể. Xem thêm Hệ tọa độ khối tâm hệ thiên thể Quỹ đạo Minh họa Các hình ảnh mang tính chất minh họa, không phải là giả lập của bất kỳ hệ thiên thể nào Tham khảo Thuật ngữ thiên văn học Cơ học thiên thể Khối lượng
15926
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%BF%20S%C6%A1n
Quế Sơn
Quế Sơn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa lý Huyện Quế Sơn cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía tây nam và cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thăng Bình Phía tây giáp huyện Nông Sơn Phía nam giáp huyện Hiệp Đức Phía bắc giáp huyện Duy Xuyên. Huyện Quế Sơn có diện tích 257,46 km², dân số là 80.821 người, trong đó dân số thành thị là 14.596 người chiếm 18% và dân số nông thôn là 66.225 người chiếm 82%, mật độ dân số đạt 330 người/km². Hành chính Huyện Quế Sơn có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đông Phú (huyện lỵ), Hương An và 11 xã: Quế An, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, Quế Mỹ, Quế Phong, Quế Phú, Quế Thuận, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2. Lịch sử Sau năm 1975, huyện Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, bao gồm 11 xã: Quế An, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Lộc, Quế Mỹ, Quế Phong, Quế Phú, Quế Phước, Quế Tân, Quế Thọ và Quế Xuân. Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 79-HĐBT. Theo đó: Chia xã Quế Phong thành 2 xã: Quế Phong và Quế Long Chia xã Quế Lộc thành 2 xã: Quế Lộc và Quế Trung Chia xã Quế Phước thành 3 xã: Quế Ninh, Quế Phước và Quế Lâm Chia xã Quế Tân thành 3 xã: Quế Bình, Quế Lưu và Quế Tân. Ngày 1 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 141-HĐBT. Theo đó: Chia xã Quế An thành 2 xã: Quế An và Quế Minh Chia xã Quế Mỹ thành 2 xã: Quế Mỹ và Quế Cường Chia xã Quế Hiệp thành 2 xã: Quế Hiệp và Quế Thuận. Cuối năm 1984, huyện Quế Sơn bao gồm 20 xã: Quế An, Quế Bình, Quế Châu, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Lâm, Nông Sơn, Quế Lộc, Quế Long, Quế Lưu, Quế Minh, Quế Mỹ, Quế Ninh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Phước, Quế Tân, Quế Thọ, Quế Thuận, Quế Trung và Quế Xuân. Ngày 31 tháng 12 năm 1985, tách 4 xã: Quế Thọ, Quế Bình, Quế Lưu và Quế Tân để thành lập huyện Hiệp Đức. Huyện Quế Sơn còn lại 16 xã: Quế An, Quế Châu, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Lâm, Nông Sơn, Quế Lộc, Quế Long, Quế Minh, Quế Mỹ, Quế Ninh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Phước, Quế Thuận, Quế Trung và Quế Xuân. Ngày 11 tháng 1 năm 1986, thành lập thị trấn Đông Phú (thị trấn huyện lỵ huyện Quế Sơn) trên cơ sở 884,29 ha diện tích tự nhiên với 5.281 nhân khẩu của xã Quế Châu và 243,1 ha diện tích tự nhiên với 1.084 nhân khẩu của xã Quế Long. Ngày 16 tháng 4 năm 1988, đổi tên xã Quế Mỹ thành xã Phú Thọ và thành lập xã Quế Hội tại khu kinh tế mới Nà Lau. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, sáp nhập xã Quế Hội vào xã Quế Lâm. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam vừa tái lập. Ngày 12 tháng 1 năm 2004, chia xã Quế Xuân thành 2 xã: Quế Xuân 1 và Quế Xuân 2. Đến cuối năm 2007, huyện Quế Sơn bao gồm thị trấn Đông Phú và 17 xã: Quế An, Quế Châu, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Lâm, Quế Lộc, Quế Long, Quế Minh, Phú Thọ, Quế Ninh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Phước, Quế Thuận, Quế Trung, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2. Ngày 8 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2008/NĐ-CP. Theo đó: Thành lập xã Hương An trên cơ sở điều chỉnh: 855 ha diện tích tự nhiên và 5.491 nhân khẩu của xã Quế Phú 180 ha diện tích tự nhiên và 959 nhân khẩu của xã Quế Cường Thành lập xã Sơn Viên trên cơ sở điều chỉnh 2.517 ha diện tích tự nhiên và 3.215 nhân khẩu của xã Quế Lộc Thành lập xã Phước Ninh trên cơ sở điều chỉnh: 8.298 ha diện tích tự nhiên và 2.130 nhân khẩu của xã Quế Phước 3.930 ha diện tích tự nhiên và 1.456 nhân khẩu của xã Quế Ninh Tách 7 xã: Quế Lộc, Quế Trung, Quế Ninh, Quế Phước, Quế Lâm, Sơn Viên và Phước Ninh để thành lập huyện Nông Sơn Huyện Quế Sơn còn lại thị trấn Đông Phú và 13 xã: Hương An, Phú Thọ, Quế An, Quế Châu, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Thuận, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 863/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Nam (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó: Sáp nhập xã Phú Thọ và xã Quế Cường thành xã Quế Mỹ Thành lập thị trấn Hương An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hương An. Huyện Quế Sơn có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Giáo dục Huyện hiện có: 13 trường tiểu học 13 trường trung học cơ sở 3 trường trung học phổ thông: Trung học phổ thông Quế Sơn Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa Phổ thông trung học Nguyễn Văn Cừ. Văn hóa - du lịch Quế Sơn trong âm nhạc Bài hát tiêu biểu viết về Quế Sơn: Quế Sơn đất mẹ ân tình của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm, Quế Sơn quê tôi của Lê Trần Thành, viết cho quê hương. Các làng quê vẫn còn giữ được nhiều phong tục tập quán xưa của Việt Nam. Đặc sản Ngoài món ăn nổi tiếng của toàn Quảng Nam là Mỳ Quảng, Quế Sơn còn nổi tiếng với các món ăn như Phở sắn Quế Sơn Gà tre đèo Le Du lịch Huyện Quế Sơn có tiềm năng du lịch với các khu du lịch như: suối Tiên (Quế Hiệp), suối Nước Mát, đèo Le (Quế Long), hồ An Long (Quế Phong). Những địa điểm này có tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác, cần có các nhà đầu tư để phát triển khu vục này. Giao thông Đường bộ Quế Sơn có các trục đường lộ chính sau: Quốc lộ 1 đi qua huyện, có các cầu như: cầu Bà Rén (bắt qua sông Bà Rén), cầu Phú Phong (thường gọi Cống Ba), cầu Hương An (bắc qua sông Ly Ly) Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Quốc lộ 14E cũ từ thị trấn Hà Lam đến chợ Đàng đi theo Tỉnh lộ 611 và Tỉnh lộ 611A đi thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức và Khâm Đức, Phước Sơn Tỉnh lộ 611 bắt đầu từ Quốc lộ 1 tại ngã ba Hương An nối với Tỉnh lộ 610 tại ngã ba Trung Phước, đi qua hầu hết các xã của huyện đến thị trấn Đông Phú đến giáp huyện Nông Sơn tại đèo Le Tỉnh lộ 611A nối Tỉnh lộ 611 (tại ngã ba Quế Sơn) với Quốc lộ 14E (tại ngã ba Phú Bình) Hệ thống các đường huyện. Đường sắt Đường sắt Bắc Nam đi song song với Quốc lộ 1 đi ngang huyện tại 2 xã Quế Xuân 2, xã Quế Mỹ. Danh nhân Phạm Nhữ Dực: Tướng thời Trần, có công khai phá vùng Quế Sơn Phạm Nhữ Tăng Nguyễn Ngọc Thanh (tướng nhà Nguyễn): Chánh đô đốc nhà Nguyễn Phan Văn Thuật: Nhà Nho Phan Quang: Tiến sĩ Nho học, một trong Ngũ Phụng Tề Phi Nguyễn Mậu Hoán: Phó bảng khoa thi 1901 Phan Khoang: Nhà sử học, nhà giáo, nhà báo Phan Du Nguyễn Huy Chương: Trung tướng Hoàng Châu Ký: Nhà nghiên cứu nghệ thuật, chính khách Ý Nhi: Nhà thơ Hoàng Hương Việt: Nhà thơ Nguyễn Xuân Phúc: Thủ tướng, Chủ tịch nước Lê Chiêm: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Đỗ Quang: Vị quan nhà Nguyễn. Tham khảo Liên kết ngoài Trang thông tin huyện Quế Sơn Trang Cộng Đồng Quế Sơn trên facebook. Quế Sơn
15927
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20%C4%91o%20Rossi-Forel
Thang đo Rossi-Forel
Thang đo Rossi-Forel là một loại thang cổ để phân loại cường độ của các cơn động đất dựa trên những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên loại thang đo này ngày càng trở nên thiếu chính xác nên đã được thay thế bằng thang Mercalli. Thang Rossi-Forel được chia ra làm 10 mức: Mức 1: rung động rất nhỏ, gần như khó có thể nhận ra bởi các địa chấn kế thông thường. Mức 2: rung động vô cùng yếu, cũng rất khó để có thể nhận biết được. Mức 3: rung động rất yếu, có thể nhận ra được và ước lượng được phương và thời gian của cơn địa chấn này. Mức 4: rung động yếu, có thể nhận ra qua sự chuyển động của các đồ vật như: cửa, cửa sổ, những đồ vật nhỏ... Mức 5: rung động với cường độ ôn hòa, có thể nhận ra bởi sự dịch chuyển của một số vật dụng khá to như giường, tủ... Mức 6: rung động khá mạnh, có thể cảm nhận được ngay cả khi đang ngủ, hay sự dao động mạnh của con lắc đồng hô hay chiếc đèn chùm. Mức 7: rung động mạnh, có thể thấy qua sự dịch chuyển của các thiết bị cầm tay hay quả chuông ở nhà thờ, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các ngôi nhà có kiến trúc kiên cố. Mức 8: rung động rất mạnh,có thể tạo ra các vết nứt trên đường và tường nhà. Mức 9: rung động vô cùng mạnh, có thể phá hủy toàn bộ hay một phần của các ngôi nhà. Mức 10: rung động với cường độ khủng khiếp, phá hủy mọi ngôi nhà thậm chí làm sạt lở đường và các mỏm đá. Tham khảo Thang địa chấn Độ Richter Rossi-Forel
15937
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20%C4%91o%20Mercalli
Thang đo Mercalli
Thang đo Mercalli là một loại thang để phân loại các cơn động đất dựa trên những thiệt hại nhìn thấy được của chúng. Các mức cường độ Thang Mercalli có 12 mức điển hình cho cường độ có thể được quan sát ở gần tâm chấn: So sánh với thang độ lớn mô men Tác động của một trận động đất có thể thay đổi rất nhiều ở các địa điểm khác nhau, nên có thể có nhiều giá trị cho cường độ Mercalli được đo cho cùng một trận động đất. Những giá trị này có thể được hiển thị rõ nhất bằng cách sử dụng bản đồ đường đồng mức cường độ, được biết đến là bản đồ đẳng chấn. Tuy nhiên, mỗi trận động đất chỉ có một độ lớn. Xem thêm Thang địa chấn Tham khảo Địa chấn học Thang đo Thang địa chấn
15940
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tha%20l%E1%BB%B1c
Tha lực
Bài này viết về một khái niệm trong Phật giáo xin đọc thêm Tha lực (định hướng) Tha lực (zh. tālì 他力, ja. tariki'') có nghĩa là lực từ bên ngoài, lực của người khác. Nhưng với nghĩa hẹp trong Phật giáo, Tha lực là Phật lực của Phật A-di-đà (theo 48 đại nguyện của ngài khi còn là Bồ Tát tên Pháp Tạng). Vào thời Mạt pháp - chúng ta đang sống thời kỳ đầu của thời mạt pháp kéo dài 10.000 năm - căn cơ của chúng sinh yếu kém nên khó lòng theo các phương pháp tu khác để giải thoát khỏi vấn đề sinh tử. Hơn nữa kinh sách Phật dần dần mất hết trong giai đoạn cuối của thời kỳ này. Vào thời kỳ này, kinh nói rằng, chỉ câu Nam-mô A-di-đà Phật duy nhất cũng đủ sức đưa người tu tập khi lâm chung về cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà. Đối nghĩa với Tha lực là Tự lực (zh. 自力), chỉ cơ duyên Phật Thích-ca Mâu-ni thiền định mà đạt giác ngộ. Nhiều bậc đại sư khác cũng thành đạo nhờ thiền định, như lịch sử Thiền tông cho thấy. Việt Nam cũng có nhiều vị Thiền sư nổi danh ngộ đạo do Thiền định, ví như các vị Thiền sư đời Lý Trần, vua Trần Nhân Tông. Tham khảo Tịnh độ tông Triết lý Phật giáo
15941
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20Richter
Độ Richter
Thang đo Richter là một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn động đất (địa chấn). Lịch sử Thang đo này được Charles Francis Richter đề xuất vào năm 1935. Đầu tiên nó được sử dụng để sắp xếp các số đo về cơn động đất địa phương tại California. Những số đo này được đo bằng 1 địa chấn kế đặt cách xa nơi động đất 100 km. Báo chí không chuyên môn về khoa học thường nói ra độ lớn động đất "theo thang Richter". Tuy nhiên, phần nhiều độ lớn được tính ngày nay thực sự là tính toán theo thang độ lớn mô men, tại vì thang Richter cũ hơn và không thích hợp với các độ lớn hơn 6,8. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) không sử dụng thang này đối với các trận động đất có cường độ nhỏ hơn 3,5. Nguyên tắc Thang đo Richter là 1 thang logarit với đơn vị là độ Richter. Độ Richter tương ứng với lôgarit thập phân của biên độ những sóng địa chấn đo ở 100 km cách chấn tâm của cơn động đất. Độ Richter được tính như sau: ML = log(A) - log(A0) với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A0 là 1 biên độ chuẩn. Theo thang Richter, biên độ của một trận động đất có độ Richter 6 mạnh bằng 10 lần biên độ của 1 trận động đất có độ Richter 5. Năng lượng được phát ra bởi trận động đất có độ Richter 6 bằng khoảng 32 lần năng lượng của trận động đất có độ Richter 5. Các mức độ Bảng thang đo độ Richter (Rích-te) của động đất Mỗi trận động đất có 1 độ Richter duy nhất xác định sức tàn phá của nó trong khi cường độ thì thay đổi tùy theo khoảng cách xa hay gần đối với chấn tâm. Có thể so sánh với 1 khẩu pháo: kích thước của cây pháo nói lên sức mạnh lúc nổ (tương ứng với độ Richter) và tiếng nổ nghe được (tương ứng với cường độ của trận động đất). Tham khảo Trận động đất tại Nepal, Kathmandu Năm : 2015 Tháng : 4 Độ rung : 7.8 richter -> 8.1 richter Liên kết ngoài Seismic Monitor – IRIS Consortium USGS Earthquake Magnitude Policy (implemented on ngày 18 tháng 1 năm 2002) – USGS Perspective: a graphical comparison of earthquake energy release – Pacific Tsunami Warning Center Richter Khoa học năm 1935 Phát minh của Đức Viện Công nghệ California Đo lường Địa chấn học Đại lượng vật lý Đơn vị đo Lôgarit
15944
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1%20l%E1%BB%B1c
Tự lực
Tự lực (zh. 自力, ja. jiriki) có nghĩa là tự sức mình đạt giác ngộ, chẳng hạn bằng phương pháp toạ thiền (ja. zazen). Đối nghĩa với tự lực là tha lực (zh. 他力, ja. tariki), nghĩa là lực từ bên ngoài. Tha lực hay được dùng để chỉ quan niệm dựa vào một vị Phật, thí dụ Phật A-di-đà để sinh vào Tây phương Tịnh độ. Ngược lại, Thiền tông thường được xem là phương pháp dựa vào tự lực để giải thoát. Tuy nhiên – như Thiền tông vẫn nhấn mạnh –, mỗi người đều mang sẵn Phật tính trong chính mình. Vì vậy nên sự phân biệt giữa tự lực và tha lực chỉ nói đến cách tu và thật ra cũng không cần thiết. Hành giả theo phép tu tha lực cũng phải tự lực, tinh tiến để mở được cánh cửa của tâm thức, đến với tha lực nọ. Ngược lại, tự lực chẳng qua là biểu hiện cụ thể của tha lực đó. Tham khảo Tịnh độ tông Thiền tông Triết lý Phật giáo
15947
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20Francis%20Richter
Charles Francis Richter
Charles Francis Richter (26 tháng 4 năm 1900 – 20 tháng 4 năm 1985) là một nhà nghiên cứu địa chấn (động đất) sinh ra ở Hamilton, Ohio, Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng vì tạo ra đơn vị đo động đất xác định được mức độ động đất. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng hệ thống đo này năm 1935 khi phát triển nó cùng với sự hợp tác Beno Gutenberg, cả hai cùng làm việc ở Viện Công nghệ California (California Institute of Technology) tại Pasadena, California lúc đó. Tham khảo Richter, Charles Richter, Charles Giáo sư Viện Công nghệ California Người Mỹ gốc Đức Cựu sinh viên Đại học Stanford
15956
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%C3%A0i%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%20%E1%BB%9F%20Nam%20M%E1%BB%B9
Danh sách đài truyền hình ở Nam Mỹ
Tất cả Cáp và vệ tinh A&E Latin America Animal Planet Latin America AXN BBC World Latin America Bein Sports Canal Fox Cinecanal Cartoon Network Latin America Discovery Civilization Discovery Kids Discovery Science Channel Discovery Turbo Disney Channel Latin America Disney Junior Latin America Disney XD Latin America Enlace TBN ESPN Latin America Fox Sports Latin America EWTN Latin America The Film Channel Hallmark Channel regional versions) HBO The History Channel Latinoamérica I.Sat Infinito Latino ManagemenTV Movie City MTV Latin America MuchMusic National Geographic Channel Latin America Nickelodeon Latin America People+Arts Retro Sony Entertainment Television Space Telehit teleSUR Universal Channel VH1 Latin America Warner Channel Argentina América Canal 7 Argentina Canal 9 Telefé Canal 13 VTV Bolivia ATB Bolivision TVB (Television Boliviana) Brazil Bandeirantes Globo Record Rede TV SBT (Sociedade Brasileira de Televisao) TVE (Televisao Educativa) Cultura (Televisão do governo do Estado de São Paulo) Chile ABT Red Televisión Mega Canal 13 (UC TV) Chilevisión TVN (Televisión Nacional de Chile) UCV TV Colombia Señal Colombia Cadena Uno Cadena A Caracol TV RCN CityTV Bogotá Peru America TV Canal 9 Frecuencia 2 Panamericana TV Red TV Red TV Peru Venezuela Radio Caracas TV (RCTV) Televen Venevision VTV (Venezolana de Television) Tham khảo Đài truyền hình
15959
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc%20B%C3%A1n%20c%E1%BA%A7u
Bắc Bán cầu
Bắc Bán cầu hay nửa cầu Bắc là một nửa của bề mặt Trái Đất (hay thiên cầu) hay của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời lần lượt nằm ở hướng bắc của đường xích đạo và hướng bắc của mặt phẳng hoàng đạo. Trên Trái Đất, Bắc Bán cầu là phần bề mặt chủ yếu khi xét về phần diện tích đất đai lục địa và dân số của thế giới. Trong các khu vực ôn đới của Bắc Bán cầu, mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 (mặc dù thời tiết mùa đông có thể bắt đầu sớm vào tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 hay đôi khi đến tận tháng 4) và mùa hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Trong kỷ nguyên J2000 thì điểm cận nhật của Trái Đất rơi vào đầu tháng 1, trong khoảng thời gian quanh đó chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là nhanh nhất. Vì thế, các mùa đông của Bắc Bán cầu trong vài thế kỷ tới có xu hướng ngắn hơn và về lý thuyết là ít khắc nghiệt hơn (không đáng kể) so với các mùa đông ở Nam bán cầu ở cùng một giá trị của vĩ độ. Tuy nhiên, do hiện tượng tuế sai điểm cận nhật thì điều này lại không đúng và ngược lại hoàn toàn sau khoảng 9.000 năm nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dương ở Nam bán cầu là rõ nét hơn nên trên thực tế là khí hậu của Bắc Bán cầu khắc nghiệt hơn. Các khu vực nhiệt đới có xu hướng có mùa mưa trong các tháng 'mùa hè' và mùa khô trong các tháng 'mùa đông'. Các khu vực ở phía bắc của vòng Bắc cực sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó Mặt Trời không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Bắc cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với Bắc cực của Trái Đất. Tại Bắc Bán cầu thì kể từ thời điểm đông chí thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía bắc và lên cao nhất về phía bắc vào ngày hạ chí và sau đó lại xuống thấp dần về phía nam và xuống thấp nhất về phía nam vào ngày đông chí. Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó một góc khoảng 21,5 ° đến 24,5 ° (trong kỷ nguyên J2000 khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực vùng cực của Bắc Bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ phương đông sang phương tây ở phía nam của thiên đỉnh, tạo ra bóng nắng quay theo chiều kim đồng hồ trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía bắc (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng-từ xuân phân tới thu phân và ít nhất là tại đường bắc chí tuyến với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía nam của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía bắc của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. Các châu lục và quốc gia ở Bắc Bán cầu Trái Đất Các châu lục ở Bắc Bán cầu có: châu Á (riêng Indonesia chủ yếu nằm ở Nam bán cầu và Đông Timor nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu) châu Âu châu Bắc Mỹ và Caribe Một phần nhỏ của Nam Mỹ, phía bắc sông Amazon Khoảng 2/3 diện tích châu Phi, phía bắc sông Congo Các quốc gia châu Phi nằm hoàn toàn hay chủ yếu ở Bắc Bán cầu gồm: Các quốc gia nằm chủ yếu ở Bắc Bán cầu mà thuộc về khu vực phía đông nam châu Á có: Quần đảo Marshall Liên bang Micronesia Palau Các quốc gia chủ yếu nằm ở Bắc Bán cầu mà là một phần của châu Nam Mỹ: Xem thêm Nam bán cầu Tây bán cầu Đông bán cầu Mùa Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí Hạ chí tuyến Tham khảo Bán cầu Trái Đất
15962
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xi%C3%AAm
Xiêm
Xiêm (tiếng Thái Lan: สยาม; chuyển tự: Siam, ), còn gọi là Xiêm La (暹羅), là quốc hiệu chính thức của Thái Lan từ thời nhà Chakri được thành lập năm 1782 cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1939.Từ "Xiêm" có nghĩa là "nước da nâu". Sau đó, tên gọi Xiêm được sử dụng lại một cách chính thức trong thời kỳ từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Xiêm là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Anh Siam (người phương Tây dùng danh này gọi tên nước Thái Lan từ thời vua thứ 4 triều đại Ma Hả Chắc Kri hiện tại). Tên gọi "Vương quốc của người Thái" (ราชอาณาจักรไทย - Ratcha Anachak Thai) đã thay thế cho tên gọi Xiêm trong thời kỳ 1939-1945 và thời kỳ 1949 đến nay. Địa lý Nằm ở Đông Nam Á. Phía bắc giáp Lào và Myanma. Phía Đông giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Mianma. Dân số: 63,04 triệu người (2007) trong đó người Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%. Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Siam xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Siam. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. Chú thích Lịch sử Thái Lan
15964
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20h%E1%BB%8Dc
Kinh tế học
Kinh tế học (Tiếng Anh: economics) là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác. Định nghĩa Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hội giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế. Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp,hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, mục tiêu của người lao động là tối đa hóa tiền công và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội. Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này. Phân loại Lĩnh vực nghiên cứu được phân loại bằng các cách khác nhau: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế thế giới là cách chia theo kinh tế học hiện đại (Modern Economics). Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học được gọi là thực chứng khi nó nhằm mục đích giải thích các hậu quả từ những lựa chọn khác nhau dựa trên một tập hợp các giả định hay các quan sát và được gọi là chuẩn tắc khi nó nhằm đưa ra lời khuyên cần phải làm gì. Kinh tế chính thống và kinh tế phi chính thống. Được gọi là chính thống nếu định hướng nghiên cứu tuân theo tổ hợp giả thuyết "Hợp lý – Chủ nghĩa cá thể - Cân bằng" và phi chính thống nếu chuyên theo "Định chế - Lịch sử - Cơ cấu xã hội". Phân loại theo ngành nếu nghiên cứu kinh tế kết hợp với các ngành khoa học khác hoặc vấn đề kinh tế nằm trong phạm vi các lĩnh vực nghiên cứu khác bao gồm địa lý kinh tế, lịch sử kinh tế, kinh tế văn hóa, kinh tế công cộng, kinh tế tiền tệ, kinh tế quốc tế, kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế môi trường, kinh tế tài chính, kinh tế thông tin, kinh tế lao động, luật và kinh tế, toán kinh tế, lý thuyết trò chơi, thống kê, kinh tế lượng, kế toán. Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định, thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe hơi, đồng thời nghiên cứu các quy định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và sản lượng xe hơi trên thị trường. Kinh tế học nghiên cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Một công cụ để phân tích vấn đề này là đường giới hạn khả năng sản xuất (viết tắt: theo tiếng Anh: PPF- production possibilities frontier). Giả sử, một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Đường PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng FA thực phẩm và một lượng CA máy tính được sản xuất khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với một lượng FB thực phẩm và CB máy tính ở điểm B. Mọi điểm trên đường PPF đều chỉ ra tổng sản lượng tiềm năng tối đa của nền kinh tế, mà ở đó, sản lượng của một loại hàng hóa là tối đa tương ứng với một lượng cho trước của loại hàng hóa khác. Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này xảy ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào để sản xuất loại hàng hóa kia. Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa. Nó đo lường chi phí của một đơn vị tăng thêm của một loại hàng hóa khi bỏ không sản xuất một loại hàng hóa khác, đây là một ví dụ về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được miêu tả như là một "mối quan hệ cơ bản giữa khan hiếm và lựa chọn". Trong kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trên chi phí của một loại hàng hóa khác không. Với sự giải thích như trên, mỗi điểm trên đường PPF đều thể hiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối đa hóa đầu ra với một sản lượng đầu vào cho trước. Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm U, là có thể thực hiện được nhưng lại ở mức sản xuất không hiệu quả (bỏ phí không sử dụng các nguồn lực đầu vào). Ở mức này, đầu ra của một hoặc hai loại hàng hóa có thể tăng lên bằng cách di chuyển theo hướng đông bắc đến một điểm nằm trên đường cong. Một ví dụ cho sản xuất không hiệu quả là thất nghiệp cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Mặc dù vậy, một điểm trên đường PPF không có nghĩa là đã đạt hiệu quả phân phối một cách đầy đủ nếu như nền kinh tế không sản xuất được một tập hợp các loại hàng hóa phù hợp với sự ưa thích của người tiêu dùng. Liên quan đến sự phân tích này là kiến thức được nghiên cứu trong môn kinh tế học công cộng, môn khoa học nghiên cứu làm thế nào mà một nền kinh tế có thể cải thiện sự hiệu quả của nó. Tóm lại, nhận thức về sự khan hiếm và việc một nền kinh tế sử dụng các nguồn lực như thế nào cho hiệu quả nhất là một vấn đề cốt yếu của kinh tế học. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu, xem xét xu hướng phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thu ngân sách, chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu chi phí sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, thu chi ngân sách của một quốc gia. Sự phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô không có nghĩa là phải tách rời các vấn đề kinh tế một cách riêng biệt. Nhiều vấn đề liên quan đến cả hai. Chẳng hạn, sự ra đời của một sản phẩm mới. Kinh tế học vĩ mô giải thích ảnh hưởng của phát minh lên tổng chi tiêu và việc làm của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế học vi mô giải thích các ảnh hưởng của phát minh lên giá và lượng của sản phẩm này và số người sử dụng nó. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng của môn kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này cho thấy rằng, trong thực tiễn quản lý kinh tế, cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trên cả hai phương diện vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mà không có sự điều tiết của chính phủ, thì không thể có một nền kinh tế thực sự phát triển ổn định, bình đẳng và công bằng. Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. Từ "economics" (nghĩa là: kinh tế học) trong tiếng Anh (và các chữ tương tự như: "économiques" trong tiếng Pháp, "Ökonomik" trong tiếng Đức) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với "oikos" là "nhà" và "nomos" là "quy tắc" hay "quy luật", nghĩa là "quy tắc quản lý gia đình". Trong tiếng Việt, từ "kinh tế" là một từ Hán Việt, rút gọn từ cụm từ "kinh bang tế thế"(nghĩa là: trị nước, giúp đời) và từ "học" là một từ Hán Việt có nghĩa là "tiếp thu tri thức" thường được đi kèm sau tên các ngành khoa học (như "ngôn ngữ học","toán học"). Nội dung của khái niệm kinh tế đã mở rộng cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người. Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội. Xuất phát từ nhận thức sự phát triển những mối quan hệ trong quá trình đó đã hình thành một môn khoa học, gọi là khoa học kinh tế, gồm tập hợp các ngành khoa học được chia thành hai nhóm: Kinh tế học lý luận (lý thuyết kinh tế) - chuyên nghiên cứu bản chất, nội dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế. Kinh tế học ứng dụng – nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong quản lý kinh tế, hay nói cách khác, xây dựng những lý thuyết và phương pháp quản lý để ứng dụng trong các ngành kinh tế riêng biệt. Sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, mua quà tặng hay đi du lịch... mỗi hành động của con người hiện đại đều ngầm chứa một hành vi kinh tế, vậy nên thật khó có thể đưa ra một định nghĩa kinh tế học vừa đơn giản mà lại vừa bao quát vấn đề. Mặc dù, những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác định chính thức vào thời điểm xuất bản cuốn sách "Của cải của các dân tộc" viết bởi Adam Smith năm 1776. Smith dùng thuật ngữ "kinh tế chính trị" để gọi tên môn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đã được thay thế bằng thuật ngữ "kinh tế học" từ sau năm 1870. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và tài nguyên sẵn có. Như vậy, theo Smith, định nghĩa kinh tế cũng là định nghĩa về sự giàu có . John Stuart Mill định nghĩa khoa học kinh tế là "khoa học ứng dụng của sản xuất và phân phối của cải" . Định nghĩa này được đưa vào từ điển tiếng Anh rút gọn Oxford mặc dù nó không đề cập đến vai trò quan trọng của tiêu thụ. Đối với Mill của cải được xác định như toàn bộ những vật thể có ích. Định nghĩa được xem là bao quát nhất cho kinh tế học hiện đại do Lionel Robbins đưa ra là: "Khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm, trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng" . Theo ông, sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách sử dụng nguồn lực thay thế nhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó, kinh tế học, giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn bị ảnh hưởng như thế nào bởi các động lực khuyến khích và các nguồn lực. Một trong các ứng dụng của kinh tế học là giải thích làm thế nào mà nền kinh tế, hay hệ thống kinh tế hoạt động và có những mối quan hệ nào giữa những người chơi (tác nhân) kinh tế trong một xã hội rộng lớn hơn. Những phương pháp phân tích vốn ban đầu là của kinh tế học, giờ đây, cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến sự lựa chọn của con người trong các tình huống xã hội như tội phạm, giáo dục, gia đình, khoa học sức khoẻ, luật, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội hay chiến tranh. Kinh tế học lý luận là phần quan trọng nhất của khoa học kinh tế, tạo ra cơ sở lý luận để phát triển kinh tế học ứng dụng. Bằng các cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu muốn đưa ra những học thuyết hợp lý nhằm làm sáng tỏ bức tranh hoạt động kinh tế của xã hội và theo đó, sử dụng học thuyết để làm công cụ phân tích và dự đoán những xu hướng kinh tế. Các lý thuyết kinh tế được xây dựng từ các phạm trù của kinh tế như: giá trị, lao động, trao đổi, tiền tệ, tư bản v.v. Trong đó các phạm trù của kinh tế đóng vai trò như những công cụ nhận thức riêng biệt. Các quá trình kinh tế được xem là cơ bản và là đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình mới, đã vượt khỏi khuôn khổ của các phạm trù được xác lập từ trước, làm suy yếu tính lý giải và khả năng phân tích của nhiều học thuyết. Mặt khác, các học thuyết riêng biệt cũng chỉ làm sáng tỏ phần nào đó của đời sống kinh tế mà thôi. Kinh tế học lý luận vẫn còn đang tiếp tục sửa đổi, bổ sung và phát triển. Người nhận giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1988 Maurice Allais nhận định vấn đề phát triển kinh tế học lý luận như sau: "Cũng như vật lý học hiện nay cần một lý thuyết thống nhất về vạn vật hấp dẫn, các ngành khoa học nhân văn cần một lý thuyết thống nhất về hành vi con người" . Vấn đề đó đến nay vẫn còn là một khoảng trống trong khoa học kinh tế. Trong kinh tế học có nhiều cách tiếp cận. Mỗi cách tiếp cận tương ứng với một góc nhìn về nền kinh tế. Các góc nhìn khác nhau nhấn mạnh các yếu tố khác nhau trong nền kinh tế. Hiện nay, có các cách tiếp cận sau: Xem kinh tế như một hệ thống của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó lý thuyết nghiên cứu các biểu hiện bên ngoài của các quá trình kinh tế liên hệ chúng với bản chất xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Cách tiếp cận này là định hướng của kinh tế chính trị Marxist. Xem xét quan hệ nhu cầu - tài nguyên với nhận định rằng nhu cầu là vô hạn, còn tài nguyên là hữu hạn. Trên cơ sở đó lý thuyết kinh tế hướng đến việc tìm ra hiệu quả kinh tế thông qua lựa chọn hợp lý các yếu tố hay tổ hợp các yếu tố sản xuất. Cách tiếp cận này là cơ sở nghiên cứu của Kinh tế học hiện tại. Nó định hướng cho nghiên cứu vấn đề phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm. Quá trình phân phối trước hết đối mặt với vấn đề con người: "Ai được sử dụng gì?", sau đó là vấn đề thời gian: "Sử dụng trong hiện tại hay trong tương lai?" Trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường là nơi có thể đưa ra một cách tối ưu quyết định ai, tài nguyên nào và khi nào sử dụng. Kể từ John Maynard Keynes, kinh tế học hiện đại được dung hòa giữa vai trò của thị trường và sự can thiệp của nhà nước. Xem hệ thống xã hội là tập hợp các quan hệ kinh tế-xã hội mà mục đích của hệ thống đó là tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng xã hội thông qua sử dụng hiệu quả tài nguyên và cách điều hòa hợp lý của nhà nước. Cách tiếp cận này tạo cơ sở nghiên cứu cho kinh tế học định chế. Hiện nay vẫn chiếm ưu thế là cách tiếp cận về sự khan hiếm tài nguyên. Bởi vì các tài nguyên mà con người có thể sử dụng được là hữu hạn, cho nên con người buộc phải lựa chọn cách sử dụng chúng thế nào để đạt lợi ích lớn nhất. Lịch sử Các trường phái đầu tiên Các trường phái kinh tế học cổ đại xuất hiện rất sớm từ thời các nền dân chủ Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư và Ả Rập. Nhiều học giả nổi tiếng như Aristotle, Chanakya, Tần Thủy Hoàng, Thomas Aquinas và Ibn Khaldun vào thế kỷ XIV. Joseph Schumpeter được xem là người khởi đầu cho giai đoạn Hậu triết học kinh viện vào khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, được đánh giá là "đã tiến rất gần tới chỗ kinh tế học trở thành một khoa học thật sự", khi đã đề cập đến tiền tệ, lãi suất, thuyết giá trị trên quan điểm quy luật tự nhiên. Những khám phá của Ibn Khaldun trong cuốn Muqaddimah được Schumpeter đánh giá là người đi trước và tiến rất gần tới kinh tế học hiện đại, mặc dù các lý thuyết của ông không được biết đến nhiều cho tới tận gần đây. Lý thuyết kinh tế là môn khoa học từ khi nó trở thành một hệ thống kiến thức về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, có khả năng phản ánh và điều hành sự phát triển kinh tế và xã hội. Những tư tưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ XVII-XVIII, giai đoạn hình thành chủ nghĩa tư bản. Có hai nhóm học giả, là những nhà trọng thương và những người trọng nông, đã có những ảnh hưởng trực tiếp hơn đến những bước phát triển về sau này của kinh tế học. Cả hai nhóm này đều liên quan đến sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ nội địa và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trường phái kinh tế đầu tiên là chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) mà người đại diện của nó là Antuan Moncretien với tác phẩm "Luận bàn về kinh tế chính trị" (1615) đã đưa khái niệm này vào tập hợp thuật ngữ khoa học. Khoa học kinh tế đầu tiên phát triển từ kinh tế chính trị, tuy cuối thế kỷ XIX ở phương Tây thuật ngữ kinh tế chính trị (Political economy) đã được thay bằng thuật ngữ kinh tế học (Economics), đồng thời với sự xuất hiện nhiều học thuyết kinh tế tách các quan hệ chính trị-xã hội ra khỏi đối tượng nghiên cứu, đề xuất những phương pháp mới không liên quan đến thuyết giá trị về lao động hay quyền lợi giai cấp. Chủ nghĩa trọng thương là một học thuyết kinh tế nở rộ vào thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII trong các cuộc đàm đạo chính sự, giữa những thương gia và chính khách. Theo chủ nghĩa này thì của cải của quốc gia nên phụ thuộc vào vàng và bạc. Các quốc gia không có sẵn mỏ vàng/bạc có thể vẫn sở hữu vàng/bạc thông qua thương mại bằng cách bán hàng hóa ra nước ngoài và hạn chế nhập khẩu hàng hóa, trừ vàng/bạc. Học thuyết kêu gọi nên nhập khẩu nguyên liệu thô về để chế biến và xuất khẩu lại ra nước ngoài, và chính phủ nên đánh thuế vào hàng hóa đã chế tạo nhập khẩu từ nước ngoài cũng như cấm chế tạo hàng hóa ở các thuộc địa. Chủ nghĩa trọng nông, một nhóm các học giả và các nhà lý luận người Pháp vào thế kỷ XVIII, đã phát triển một quan điểm xem nền kinh tế như một vòng luân chuyển của thu nhập và đầu ra; họ cho rằng lĩnh vực quan trọng của kinh tế là sản xuất chứ không phải thương mại. Người đứng đầu khuynh hướng này là François Quesnay. Trong "Biểu đồ kinh tế" của mình ông phân tích quá trình tái sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm xã hội giữa ba thành phần giai cấp: người sản xuất, chủ đất và người phi sản xuất. Như vậy trường phái cổ điển đã chuyển hướng nghiên cứu từ lĩnh vực thương mại sang lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất, xây dựng nền móng cho thuyết giá trị về lao động. Các nhà kinh tế cổ điển đánh giá phát triển xã hội bằng sự kết hợp hai phương diện kinh tế và xã hội. Những nhà trọng nông tin rằng chỉ có sản xuất nông nghiệp mới có thể tạo ra thặng dư rõ rệt so với chi phí, vì thế, nông nghiệp là nền tảng của của cải. Họ phản đối chính sách của những nhà trọng thương đã khuếch trường chế tạo và thương mại bằng cách bòn rút từ nông nghiệp, trong đó có thuế quan nhập khẩu. Những nhà trọng nông ủng hộ việc từ bỏ thuế đánh trên chi phí theo đơn vị hành chính sang sử dụng một loại thế duy nhất đánh trên thu nhập của chủ đất. Những sự thay đổi quan điểm về thuế bất động sản vẫn còn xuất hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế học sau này (ví dụ như Henry George vào một thế kỷ sau), với các quan điểm về doanh thu thuế đạt được từ những nguồn không gây méo mó thị trường. Các nhà trọng nông, nói chung, là một phía đối chọi với làn sóng của chủ nghĩa trọng thương với những quy tắc thương mại; họ ủng hộ một chính sách "laissez-faire" (tiếng Pháp: dịch: hãy cứ làm điều đó) kêu gọi sự can thiệp tối thiểu của chính phủ vào thị trường. Kinh tế học cổ điển Phát triển thật sự của kinh tế học bắt đầu từ trường phái cổ điển. Những công trình khoa học của những nhà kinh tế học đại diện trường phái này như "Luận bàn về thuế" (1662) của William Petty, "Biểu đồ kinh tế" (1758) của François Quesnay, "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các quốc gia" (hay "Sự giàu có của các quốc gia") (1776) của Adam Smith, "Nguyên lý kinh tế chính trị và áp thuế" (1817) của David Ricardo. Cuối nửa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX từ trường phái cổ điển xuất hiện nhiều khuynh hướng khác, trong số đó có Kinh tế học tân cổ điển với các nhà khoa học Carl Menger, E. Roy Weintraub, Léon Walras, William Stanley Jevons, John Bates Clark, Alfred Marshall và Kinh tế chính trị Marx-Lenin. Trong Kinh tế tân cổ điển có trường phái Kinh tế lịch sử (V. Zombart, M.Veblen), học thuyết định chế (T. Veblen, J. Gelbrath), thuyết hiệu dụng biên (J. B. Clark, C. Menger, F. Hayek). Các nhà kinh tế tân cổ điển nghiên cứu các quá trình kinh tế cụ thể, hành vi các chủ thể kinh tế, cơ chế thị trường tự do. Theo họ nhà nước chỉ giữ vững các điều kiện để phát triển thị trường và cạnh tranh, nhưng không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế. Kinh tế học Marxist Kinh tế chính trị Marx-Lenin được trình bày trong các tác phẩm lý luận như: "Tư bản" (Karl Marx), "Chống Duyring" (F. Engels), "Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" (V.I.Lenin). Trên cơ sở phân tích sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn lịch sử của nó Marx đã phát triển và củng cố thuyết giá trị về lao động và xây dựng thuyết giá trị thặng dư, thuyết tích lũy và chuyển động tư bản, chỉ ra cơ chế vận động và mâu thuẫn trong xã hội tư sản. Kinh tế học Keynesian Trường phái Keynesian xuất hiện trong thập niên 30 của thế kỷ XX do nhà kinh tế lỗi lạc John Maynard Keynes sáng lập như một khuynh hướng độc lập với trường phái tân cổ điển. Tác phẩm "Lý thuyết cơ bản về việc làm, lãi suất và tiền tệ" của Keynes đưa ra những phương pháp điều chỉnh kinh tế từ phía nhà nước nhằm giảm mức thất nghiệp, dùng các công cụ tài chính để làm tăng hiệu quả lượng cầu hàng hóa, tăng tỷ lệ tiêu dùng. Vào nửa đầu thập niên 50 thế kỷ XX trường phái Tân Keynesian tiếp nhận những quan điểm cơ bản của Keynes và trình bày lý thuyết tốc độ và yếu tố tăng trưởng, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế. Những công trình nghiên cứu của R. Harrod, E. Domar, E. Hansen tập trung vào vấn đề kết hợp hiệu quả các yếu tố, làm sao trong điều kiện cạnh tranh tự do có thể tăng lượng sản xuất và giảm tối thiểu chi phí lao động và vốn. Trường phái tân cổ điển với học thuyết tự do kinh doanh còn phục hưng trở lại ở thập niên 70-80 với chủ nghĩa tiền tệ. Đứng đầu học thuyết này là Milton Friedman, F. Hayek, cho rằng tiền tệ và lưu thông tiền tệ là công cụ hiệu quả của điều chỉnh và tự điều chỉnh thị trường, có khả năng đảm bảo ổn định và phát triển phi khủng hoảng kinh tế. Quan điểm về sự kết hợp giữa điều hòa sản xuất khu vực nhà nước với kích thích tự do thị trường là khuynh hướng của chủ nghĩa tổng hợp do J. R. Hicks, P. Samuelson và những người khác lập nên trong những năm gần đây. Các học thuyết kinh tế ra đời từ các trường phái hay khuynh hướng nổi tiếng như trường phái Áo, trường phái Chicago, trường phái Freiburg, trường phái Lausanne và trường phái Stockholm. Degrowth - "Giảm phát triển" Degrowth () là một học thuyết mới về chính trị, kinh tế và xã hội phong trào dựa trên thái kinh tế, chống lại người tiêu dùng và chống chủ nghĩa tư bản. Nó là cũng được coi là một điều cần thiết chiến lược kinh tế đáp ứng những giới hạn để tăng trưởng tiến thoái lưỡng nan (thấy con Đường dẫn đến Degrowth trong Overdeveloped Nước và đăng-tăng trưởng). Degrowth nhà tư tưởng và hoạt động ủng hộ cho các downscaling của sản xuất và tiêu thụ—các co của nền kinh tế—cho rằng quá mức nằm ở gốc của dài hạn vấn đề môi trường và xã hội bất bình đẳng. Chìa khóa để các khái niệm của degrowth là giảm tiêu thụ không đòi hỏi cá nhân martyring hoặc một giảm trong hạnh phúc. đúng Hơn, "degrowthists" mục đích để tối đa hóa hạnh phúc qua không phung phí, có nghĩa là làm việc chia sẻ, tốn ít khi dành thêm thời gian để nghệ thuật, âm nhạc, gia đình, thiên nhiên và văn hóa cộng đồng. Quy luật kinh tế Các quy luật khách quan Quy luật giá trị Quy luật cầu Quy luật cung Quy luật cung - cầu Quy luật ích dụng giảm biên Quy luật hiệu suất giảm Quy luật chi phí thay thế tăng Quy luật ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm tài nguyên Các quy luật kinh tế thị trường Xu hướng bảo toàn cân bằng của hệ thống Mâu thuẫn phát triển của hệ thống Tính chu kỳ của hệ thống Sức chứa biên của thị trường Giá trị sử dụng của hàng hóa Sự kích thích quyền lợi nhà sản xuất Phân phối thu nhập theo lao động Sự thay thế và tái tạo tài nguyên vật chất và tài nguyên lao động Hiệu quả tối ưu của sở hữu hoàn toàn. Hệ thống kinh tế Hệ thống kinh tế là toàn bộ những thành phần có trật tự, mang tính tổ chức, tương đối biệt lập, và có khả năng thực hiện một loạt các chức năng mà những thành phần riêng biệt của hệ thống không thể thực hiện được. Để xác định đặc điểm của một hệ thống kinh tế bất kỳ người ta dựa trên sự phân biệt các thành phần đặc trưng, tính tổ chức, cơ cấu và các chức năng. Kinh tế là một hệ thống phức tạp, nhiều cấp bậc, tự phát triển. Hai yếu tố quan trọng xây dựng nên hệ thống kinh tế là chủ thể kinh tế và môi trường định chế. Một phương pháp nghiên cứu hệ thống kinh tế là so sánh kinh tế. Đó là xu hướng phân tích kinh tế xuất hiện sau thế chiến thứ hai và gắn liền với tên tuổi các nhà kinh tế học nổi tiếng như P. Samuelson, K. Landuaer, V. Oyken, K. Polany. Có 3 xu hướng cơ bản về phân tích hệ thống kinh tế: So sánh những hệ thống kinh tế trước và sau công nghiệp hóa (phân tích so sánh dọc) So sánh những hệ thống kinh tế trong cùng một thời đại (phân tích so sánh ngang). Ví dụ: so sánh kinh tế kế hoạch tập trung và kinh tế thị trường So sánh các hệ thống chuyển tiếp. Ví dụ từ kinh tế hành chính-mệnh lệnh sang kinh tế thị trường, hay kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp. Khái niệm cơ bản Tiền Tiền là phương tiện thanh toán khi trao đổi ở hầu hết các nền kinh tế thị trường và là một đơn vị trao đổi thể hiện giá cả. Tiền là một thiết chế xã hội, giống như ngôn ngữ. Là một trung gian trao đổi, tiền làm cho thương mại được tiến hành thuận tiện hơn. Chức năng kinh tế của tiền là trái ngược với cách thức trao đổi hàng đổi hàng (trao đổi không dùng tiền), tiền làm giảm chi phí giao dịch. Cung và cầu Lý thuyết cung cầu là nguyên tắc giải thích giá và lượng hàng hóa trao đổi trong một nền kinh tế thị trường. Trong kinh tế vi mô, nó đề cập đến giá và đầu ra trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đối với một thị trường hàng hóa cho trước, cầu là số lượng mà mọi người mua tiềm năng chuẩn bị mua tại mỗi đơn vị giá hàng hóa. Cầu được thể hiện bởi một bảng hoặc một đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Lý thuyết nhu cầu giả thiết rằng, cá nhân người tiêu dùng suy nghĩ một cách hợp lý, họ lựa chọn số lượng hàng hóa mà họ ưa thích nhất trên cơ sở giá cả, ngân sách và sở thích của họ. Thuật ngữ kinh tế học miêu tả điều này là "tối đa hóa thỏa dụng trong khả năng" (với thu nhập được xem như là khả năng). Quy luật cầu phát biểu rằng, nhìn chung, giá và lượng cầu trong một thị trường xác định là tỷ lệ nghịch. Nói cách khác, với một giá sản phẩm cao hơn, người tiêu dùng có thể và sẵn sàng mua tại mức số lượng hàng hóa thấp hơn (những biến số khác không đổi). Khi giá tăng, quyền của người mua giảm (ảnh hưởng thu nhập) và người mua mua ít hàng hóa đắt tiền hơn (ảnh hưởng thay thế). Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cầu, ví dụ khi thu nhập tăng thì đường cầu dịch chuyển ra ngoài. Cung là mối liên hệ giữa giá của một loại hàng hóa và lượng hàng hóa mà người sản xuất sẵn sàng bán tại mức giá đó. Cung được thể hiện trong một bảng hoặc đường cung. Người sản xuất, giả sử, luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, nghĩa là họ luôn nỗ lực sản xuất tại mức sản lượng đem lại cho họ lợi nhuận cao nhất. Cung thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung. Nói cách khác, giá càng cao thì người sản xuất càng muốn bán nhiều hơn. Mô hình cung cầu chỉ ra rằng, giá và lượng hàng hóa thường bình ổn tại mức giá mà ở đó lượng cung bằng lượng cầu. Đó là giao điểm của đường cung và đường cầu, gọi là điểm cân bằng của thị trường. Xem thêm Kinh tế chính trị Chú thích Liên kết ngoài
15966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20B%C3%A1n%20c%E1%BA%A7u
Nam Bán cầu
Nam Bán cầu hay Bán cầu Nam là một nửa của bề mặt Trái Đất (hoặc thiên cầu) nằm ở phía nam của đường xích đạo. Trên Trái Đất, Nam Bán cầu bao gồm 4 châu lục (một phần của châu Phi, châu Đại Dương, phần lớn Nam Mỹ và châu Nam Cực) và 4 đại dương (phía nam của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương). Mùa hạ diễn ra từ tháng 12 tới tháng 2 và mùa đông diễn ra từ tháng 6 tới tháng 8. Khu vực này trong lịch sử được coi là ít phát triển và nghèo hơn so với Bắc Bán cầu. Tuy nhiên, Nam Bán cầu cũng ít bị ô nhiễm hơn một cách đáng kể so với Bắc Bán cầu do mật độ dân số về tổng thể là thấp hơn cũng như mức độ công nghiệp hóa thấp hơn và diện tích đất liền nhỏ hơn (các luồng gió chủ yếu chuyển động theo hướng đông-tây, vì thế sự ô nhiễm không dễ dàng lan từ phía bắc xuống phía nam hay ngược lại). Khu vực ôn đới của Nam Bán cầu trên thực tế gần như toàn bộ là mặt nước đại dương; các quốc gia duy nhất nằm trong khu vực này là Argentina, Chile, Uruguay, Nam Phi, phần phía nam của Úc và New Zealand. Chỉ khoảng 10% dân số thế giới sống ở Nam Bán cầu, với các nước đông dân nhất là Brasil và Indonesia (cả hai nước này đều có một phần ở Bắc Bán cầu, nhưng có phần lớn diện tích và dân số ở Nam Bán cầu). Khí hậu ở Nam Bán cầu có xu hướng ôn hòa hơn ở Bắc Bán cầu. Có điều này là do Nam Bán cầu có ít đất đai và nhiều diện tích biển hơn, và nước thì nóng lên và nguội đi chậm hơn nhiều so với đất. Các khu vực ở phía nam của vòng Nam cực sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó Mặt Trời không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Nam cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với Nam cực của Trái Đất. Tại Nam Bán cầu thì kể từ thời điểm đông chí (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 21 tháng 6) thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía nam và lên cao nhất về phía nam vào ngày hạ chí (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 22 tháng 12) và sau đó lại xuống thấp dần về phía bắc và xuống thấp nhất về phía bắc vào ngày đông chí (của Nam Bán cầu). Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó 1 góc khoảng 21,5 ° - 24,5 ° (trong kỷ nguyên J2000 khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực vùng cực của Nam Bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ phương đông sang phương tây ở phía bắc của thiên đỉnh, tạo ra bóng nắng quay ngược chiều kim đồng hồ trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía nam (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng từ xuân phân (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 23 tháng 9) tới thu phân (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 21 tháng 3) và ít nhất là tại đường nam chí tuyến với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía bắc của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía nam của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Nam Cực của Trái Đất hướng về phía trung tâm của Ngân Hà, và điều này cùng với bầu trời quang hơn tạo điều kiện tốt hơn để quan sát bầu trời đêm tại Nam Bán cầu, với số lượng sao nhiều hơn và rõ nét hơn. Các châu lục và quốc gia ở Nam Bán cầu Các châu lục ở Nam Bán cầu có: Châu Nam Cực. Châu Đại Dương. Phần lớn Nam Mỹ, phía nam sông Amazon. Khoảng 1/3 châu Phi, phía nam sông Congo. Các quốc gia châu Phi mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu: Các quốc gia châu Á mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu: Các quốc gia châu Đại Dương mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu: Các quốc gia Nam Mỹ mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu: Xem thêm Bắc Bán cầu Đông Bán cầu Tây Bán cầu Mùa Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí Chí tuyến Nam Nam Thập Tự (Crux) Tham khảo Bán cầu Trái Đất
15970
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C4%83n%20ph%C3%B2ng%20h%E1%BB%95%20ph%C3%A1ch
Căn phòng hổ phách
Căn phòng hổ phách là quà của vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Pyotr I trong năm 1716. Căn phòng này được kiến trúc sư và nhà điêu khắc Andreas Schlüter phác thảo. Từ năm 1701 cho đến năm 1709 căn phòng này được các thợ cả về hổ phách là Gottfried Wolffram, Ernst Schacht và Gottfried Turau làm tại Danzig (thành phố Gdansk ngày nay của Ba Lan) và Königsberg (thành phố Kaliningrad ngày nay của Nga), sau đó được lắp đặt trong lâu đài Charlottenburg (Đức). Tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng hổ phách và cũng còn được gọi là "kỳ quan thứ tám của thế giới". Nga hoàng Pyotr I rất ngưỡng mộ căn phòng này, sau khi được tặng ông đã cho người mang về Sankt-Peterburg (Nga). Căn phòng sau đó được lắp đặt trong Cung điện Mùa Đông (Viện bảo tàng Hermitage). Về sau, nữ hoàng Ekaterina II đã mang căn phòng này về Cung điện Yekaterina gần thành phố Pushkin, phía nam của Sankt-Peterburg. Căn phòng hổ phách bị Đức Quốc xã cướp đi trong Chiến tranh thế giới thứ hai và biến mất sau đó. Số phận của căn phòng hổ phách cho tới nay vẫn còn là một bí mật và việc tìm kiếm căn phòng này là một trong những công cuộc tìm kiếm kho báu lớn nhất thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, căn phòng hổ phách được quân đội Đức tháo dỡ và đóng gói. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1941, dưới sự chỉ huy của Rittmeister Graf Solms-Laubach, 27 kiện chứa căn phòng được di chuyển về Königsberg. Việc tháo dỡ kéo dài 36 tiếng được thực hiện dưới sự giám sát của 2 chuyên gia. Vào ngày 13 tháng 11 năm 1941 tờ báo Königsberger Allgemeine Zeitung đã tường thuật chi tiết về việc trưng bày nhiều phần của căn phòng hổ phách trong lâu đài Königsberg. Trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng 8 năm 1944 lâu đài Königsberg bị bỏ bom tàn phá. Khi quân đội Liên Xô giành được thành phố Königsberg vào tháng 4 năm 1945 thì họ phát hiện ra căn phòng hổ phách đã biến mất. Địa điểm Cho đến nay có đến hơn 100 giả thuyết khác nhau về căn phòng hổ phách. Các nhà sử học, những người chuyên đi tìm kho báu và cả những người tự xưng là chuyên gia còn tìm dấu vết của căn phòng mà ngày nay được đánh giá là vào khoảng 125 triệu USD ở tận Moskva và Hoa Kỳ. Alfred Rohde, giám đốc viện bảo tàng của Königsberg, người phụ trách vật báu này ở Königsberg và cũng là người có thể cho biết căn phòng hổ phách đã biến mất đi đâu thì đã qua đời cùng với vợ của ông ngay trong năm 1945. Người bác sĩ viết giấy khai tử cho vợ chồng Rohde (chết vì bệnh thương hàn) thì đã biến mất. Chính vì thế mà có nhiều lời đồn đại là cái chết của Rohde có nhiều bí ẩn. Theo nhiều bài tường thuật thì người nguyên là lãnh đạo đảng bộ Đảng Đức Quốc xã của tỉnh Königsberg, Erich Koch, đã cho mang căn phòng hổ phách cùng với nhiều báu vật nghệ thuật khác ra khỏi Königsberg. Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai Erich Koch bị bắt giam trong nhà tù Ba Lan và bị tuyên án tử hình. Thế nhưng bản án này không bao giờ được thi hành. Có lẽ những hiểu biết mà người ta đoán là ông có về căn phòng hổ phách đã bảo vệ mạng sống cho ông. Vì thế mà cũng có thể giải thích được là tại sao Erich Koch đã nhiều lần thay đổi lời khai về nơi chốn của căn phòng hổ phách. Cũng có người cho là không có thời điểm nào mà Erich Koch có thể tự ra lệnh di chuyển ra khỏi vùng ông chịu trách nhiệm. Việc di tản và bảo vệ phải được thực hiện theo lệnh của Adolf Hitler vì Hitler đã có ý định trưng bày căn phòng hổ phách này tại một viện bảo tàng ở Linz (Áo) sau chiến tranh. Lâu đài Könisgberg, nơi từng chứa căn phòng hổ phách, đã bị phá hủy và san bằng chỉ còn nền móng. Chỉ một phần của phần nền móng với các hầm vòng cung, nơi mà người ta chứng minh được là đã từng chứa căn phòng hổ phách, là còn tồn tại đến ngày nay. Vì thế mà việc căn phòng hổ phách còn ở Königsberg vẫn còn chưa được loại ra. Mặt khác có nhiều nhân chứng cho rằng họ đã nhìn thấy căn phòng hổ phách này được gói ghém trong nhiều thùng ở nhà ga Königsberg. Nhiều thuyết khác nhau lại nói rằng căn phòng này được mang lên tàu Wilhelm Gustloff. Chiếc tàu chở người tỵ nạn này đã chìm do trúng thủy lôi của quân đội Xô viết trên chuyến đi cuối cùng. Theo 2 nhà nghiên cứu người Anh Adrian Levy và Catherine Scott-Clark thì căn phòng hổ phách đã bị đốt cháy ở Königsberg vào năm 1945. Kết luận này xuất phát từ những tài liệu lưu trữ mà cho đến nay không được lưu ý đến, do người chịu trách nhiệm về căn phòng hổ phách của Liên bang Xô viết để lại, ông Anatoli Kutschumov. Trái lại, trong loạt phim tài liệu về căn phòng hổ phách của đài truyền hình ZDF (Đức) vào năm 2003, giáo sư phó tiến sĩ Guido Knopp, trưởng ban biên tập về lịch sử đương đại, đã cùng các đồng nghiệp đi đến kết luận là căn phòng hổ phách không bị đốt cháy tại lâu đài Königsberg trong Chiến tranh thế giới thứ hai mà vẫn còn tồn tại, ít nhất là một phần lớn, hoặc là vẫn ở Königsberg hay là đã được trung chuyển qua Weimar đến một khu vực hầm quân sự rộng lớn ở Thüringen (Đức) có mật danh là "Schwalbe V" (Chim én V), nơi mà nhà cầm quyền Đức Quốc xã dự định xây dựng một nhà máy sản xuất xăng. Các nguồn tài liệu quan trọng cho kết luận này là những tường thuật của nhân chứng thời bấy giờ và nhật ký cũng như thư từ không được công khai của một số người, trong đó có một sĩ quan Nga, người chịu trách nhiệm tìm kiếm và bảo vệ căn phòng hổ phách vào năm 1945. Người sĩ quan này đã rút lại lời khai trước đây của mình là căn phòng đã bị cháy. Những ai trong đề tài này mà "đưa ra sự chắc chắn trên băng tuyết trơn trượt thì phải biết rằng đấy là đi đến ranh giới của sự bịp bợm", Knopp tự giới hạn các kết quả tìm kiếm như thế. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nhân viên an ninh quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức cũng đã nỗ lực tìm kiếm căn phòng hổ phách. Công cuộc tìm kiếm bí mật quốc gia này được ghi lại trong một tập hồ sơ dày 1.800 trang có mật danh là "Hồ sơ Pushkin". Có ít nhất là 100 nơi đã được khám xét hay khai quật, trong đó cũng có một phần của khu vực hầm "Chim én V". Cho tới ngày nay tổng thể kiến trúc rất rộng lớn này, theo lời của những người trong cuộc, vẫn còn có những nơi chưa được khai quật. Sau khi nước Đức thống nhất nhiều người tìm kho tàng cũng như những công ty chuyên tìm báu vật đã đến vùng này tìm kiếm thế nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1997 một bức tranh khảm của căn phòng hổ phách được cảnh sát tịch thu tại thành phố Bremen (Đức). Bức tranh khảm này được một luật sư nhân danh thân chủ của mình mời bán. Nhờ mật báo nên cảnh sát đã đột nhập vào văn phòng của luật sư, khám xét và tịch thu bức tranh khảm này. Người mật báo đã từng là nhân viên của "Kunst & Antiquität GmbH" (Công ty TNHH Nghệ thuật & Đồ cổ), công ty mà thời DDR đã có nhiệm vụ mua các tác phẩm nghệ thuật trong nước CHDC Đức và sau đó bán đi để lấy ngoại tệ. Ngay sau đó, tại Berlin, một chiếc tủ ngăn của căn phòng huyền thoại này cũng đã xuất hiện. Theo tạp chí Der Spiegel thì chiếc tủ ngăn này được công ty "Kommerzielle Koordination" (Điều phối thương mại) của cơ quan an ninh quốc gia DDR bán sang Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1978. Cũng theo tin của tờ tạp chí này thì luật sư Peter Danckert, cũng là luật sư của Alexander Schalck-Golodkowski (trưởng công ty "Kommerzielle Koordination"), đã trao chiếc tủ này cho văn phòng ở Berlin của tạp chí "theo yêu cầu của một nữ thân chủ", vì "người sở hữu đã nhận ra chiếc tủ ngăn này trong một phóng sự truyền hình về căn phòng hổ phách và muốn tránh các vấn đề có thể xảy ra". Theo các nguồn tin chính thức thì hai món đồ vật này đã bị lấy cắp ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi được chuyên chở về Königsberg. Trong năm 2000 hai món đồ vật này được chính phủ liên bang Đức giao trả về Nga. Tái thiết Bắt đầu từ năm 1979 các chuyên gia người Nga bắt đầu tái thiết căn phòng hổ phách chủ yếu dựa trên các tấm ảnh đen trắng và một tấm ảnh màu duy nhất còn lại. Năm 1997 do thiếu kinh phí nên việc tái thiết tạm dừng. Vào năm 1999 nhờ vào số tiền tài trợ 3,5 triệu USD của Ruhrgas AG (công ty cổ phần Ruhrgas - Đức) việc tái thiết căn phòng hổ phách được kết thúc. Trong khuôn khổ kỷ niệm 300 năm của thành phố Sankt-Peterburg Vladimir Putin và Gerhard Schröder đã khánh thành căn phòng hổ phách mới này, hiện đặt tại Cung điện Catherine, Pushkin, Saint Petersburg. Một căn phòng hổ phách thu nhỏ sao chép lại nguyên mẫu cũng được trưng bày ở Kleinmachnow gần Berlin. Một nhà sưu tầm ở Berlin, bà Ulla Klingbeil, đã cho làm tác phẩm nghệ thuật này và triển lãm trong viện bảo tàng thu nhỏ "Arikalex" trong khuôn viên của Europarcs tại Dreilinden. Tiền thu được từ vé vào cửa được trao về cho hội Ariklex là một hội từ thiện tài trợ cho những dự án xã hội vì trẻ em bị hành hạ và tật nguyền. Tham khảo Guido Knopp: Das Bernsteinzimmer - Dem Mythos auf der Spur. Das Buch zur großen Serie im ZDF, Verlag Hoffmann & Campe, März 2003 Peter Bruhn: Das Bernsteinzimmer in Zarskoje Selo bei Sankt Petersburg - Bibliographie mit über 3.800 Literaturnachweisen aus den Jahren 1790 bis 2003. 2.Aufl. Berlin 2004 Андрей Горляк: Магия Янтарной комнаты. Москва 2002 Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các tài liệu quốc tế về căn phòng hổ phách (tiếng Đức) Hình ảnh về căn phòng hổ phách của Spiegel-TV (tiếng Đức) Bài viết về căn phòng hổ phách thu nhỏ (tiếng Đức) Lịch sử căn phòng hổ phách trên trang Web của đài truyền hình 3sat (tiếng Đức) Lưu trữ bài viết của nhật báo Berliner Zeitung về chiếc tủ ngăn, ngày 23 tháng 5 năm 1997 (tiếng Đức) Loạt bài về căn phòng hổ phách của đài truyền hình ZDF (tiếng Đức) Tiếng Việt: Đã tìm thấy phòng hổ phách trong kho tàng Đức Quốc xã? Hổ phách Công trình xây dựng Sankt-Peterburg
15986
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20B%C3%A1n%20c%E1%BA%A7u
Tây Bán cầu
Tây Bán cầu là một nửa bề mặt của Trái Đất nằm ở phía Tây kinh tuyến gốc. Trong ngữ cảnh địa chính trị, thuật ngữ này được dùng để chỉ châu Mỹ mặc dù về mặt địa lý thì một số khu vực của các châu lục khác cũng nằm trên bán cầu này. Thuật ngữ này cũng được dùng trong ngữ cảnh dân số học để chỉ những người (và nhà nước hay chính quyền) sống hay tồn tại trong khu vực này. Sự khác biệt cơ bản giữa ý nghĩa địa lý và địa chính trị là sự loại bỏ các phần của châu Phi, châu Âu và châu Nam Cực (cũng như mỏm phía đông của châu Á) khi nói đến nó theo nghĩa sau. Từ bán cầu là một thuật ngữ hình học có nghĩa văn chương là "nửa quả cầu" và trong địa lý thì thuật ngữ được sử dụng khi phân chia Trái Đất thành hai nửa. Đường phân chia rõ ràng nhất là đường xích đạo, tạo ra Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Các bán cầu này dựa trên các điểm tham chiếu rõ ràng là Bắc cực và Nam cực, được định nghĩa theo trục tự quay của Trái Đất và theo đó người ta định nghĩa đường xích đạo. Bất kỳ định nghĩa nào của đông bán cầu hay Tây Bán cầu đòi hỏi việc chọn lựa kinh tuyến một cách tùy hứng (cộng với kinh tuyến tương ứng ở đầu kia của Trái Đất). Thông thường kinh tuyến gốc được sử dụng, nó chạy qua Greenwich, London để xác định đường đổi ngày quốc tế ở đầu kia của Trái Đất ở đường có kinh độ 180°. Người nào đó có thể cho rằng sự lựa chọn này có tính thiên vị mang đặc trưng châu Âu rõ nét, điều này dẫn tới là thuật ngữ địa chính trị phổ biến của 'châu Mỹ' là có tính chất tương tự như thế. Thuật ngữ đông bán cầu nói chung không phải là phổ biến trong ý nghĩa địa chính trị như từ này. Xem thêm Đường đổi ngày quốc tế Đông Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Bán cầu Tham khảo Bán cầu Trái Đất
15988
https://vi.wikipedia.org/wiki/ASIC
ASIC
ASIC (phát âm: ay-sik), viết tắt của application-specific integrated circuit trong tiếng Anh, là một thuật ngữ chỉ các vi mạch tích hợp chuyên dụng trong điện tử học. ASIC là một vi mạch IC được thiết kế dành cho một ứng dụng cụ thể. ASIC ngày nay được ứng dụng hầu như khắp mọi nơi, ví dụ như vi xử lý của điện thoại di động, vi xử lý trong các máy móc tự động, các phương tiện truyền thông, xe cộ, tàu vũ trụ, các hệ thống xử lý, các dây chuyền công nghiệp, v.v.. Đối lập với ASIC là các vi mạch tích hợp cho mục đích chung như 7400 series và 4000 series những vi mạch này có thể liên kết để tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau. Ngoài ra vì tính tương đối của việc phân loại theo mục đích sử dụng mà còn có thêm khái niệm application specific standard product (ASSP) – thiết bị chuẩn cho ứng dụng đặc biệt, chỉ đến những vi mạch nằm giữa hai khái niệm ASIC và vi mạch tích hợp cho mục đích chung. Khái niệm ASIC là một khái niệm tương đối rộng và liên quan đến công nghệ thiết kế sản xuất IC chứ không phải gắn với một dòng sản phẩm hay thiết bị cụ thể nào. Bản thiết kế ASIC thường được viết trên ngôn ngữ mô tả phần cứng như Verilog, VHDL. Dựa theo công nghệ sản xuất và thiết kế, ta có thể chia ASIC thành các loại cơ bản như sau: ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic chuẩn (standard-cell-based ASIC) ASIC dựa trên mảng lôgíc (gate-array-based ASIC) ASIC đặc chế hoàn toàn (full-custom ASIC) ASIC tiền cấu trúc (structured/platform design) ASIC dùng thư viện phần tử logic và các phần tử thiết kế sẵn (cell libraries, IP-based design) ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic chuẩn Vào giữa thập niên 1980, những người thiết kế IC thường phải chọn một nhà sản xuất bán dẫn nhất định và thực hiện tất cả quy trình thiết kế của mình bằng những công cụ thiết kế của nhà sản xuất đó. Cùng với xuất hiện của nhà cung cấp công cụ thiết kế thứ ba là sự ra đời của khái niệm thư viên phần tử logic chuẩn (standard cell library). Thư viện phần tử logic chuẩn là thư viện tất cả các phần tử cơ bản tạo thành vi mạch như logic AND, OR, XOR, v.v., kèm theo các thông số vật lý như thời gian trễ, điện cảm, điện dung, v.v.. Thư viện này được định dạng chuẩn cho phép các công cụ thiết kế có thể đọc, sau đó sẽ biên dịch bản thiết kế ra dạng mô tả chi tiết sử dụng các phần tử của thư viện chuẩn (thuật ngữ tiếng Anh gọi là netlist). Vào cuối thập niên 1980, những phần mềm thiết kế dạng như design compiler của Synopsys được đưa vào sử dụng. Sở dĩ có tên gọi compiler là do phần mềm này làm việc về nguyên tắc không khác gì một trình biên dịch thông thường trên máy tính: thay vì mã viết bằng C, Pascal, v.v., vi mạch được viết bằng HDL, còn thư viện phần tử logic đóng vai trò như tập lệnh của bộ vi xử lý. ASIC dựa trên mảng logic Sử dụng mảng logic (gate array) là một phương pháp khác để thiết kế IC. Ở đây "gate" dùng như một đơn vị để đo khả năng chứa các phần tử logic của vi mạch bán dẫn (xem thêm về logic gate). Vi mạch lập trình dùng mảng logic là một khái niệm rộng bao hàm các thiết bị như PLA, PAL, CPLD, FPGA. FPGA là một công nghệ mới nhưng cũng được xếp vào dạng này, mặc dù thông thường người thiết kế xếp FPGA sang lớp vi mạch bán dẫn người lập trình bởi người dùng cuối (xem FPD). Một vi mạch dạng này cấu thành từ 2-5 lớp bán dẫn kim loại, các phần tử logic được phân bố đều trên các lớp này. Ví dụ: ma trận các phần tử OR, AND PAL, PLA, hay trong FPGA là các khối logic lập trình được. Các phần tử logic chưa được kết nối với nhau, quá trình thiết kế bản chất là lập trình để kết nối giữa các phần tử logic. Ưu điểm của ASIC thiết kế theo kiểu này là chi phí sản xuất thấp do vi mạch sản được xuất hàng loạt và có cấu trúc tương tự như nhau. Tính linh động của thiết kế phụ thuộc vào loại mảng logic được sử dụng. Ví dụ: vi mạch lập trình dùng PROM chỉ được lập trình một lần duy nhất trong khi với vi mạch dùng công nghệ EEROM hay FPGA thì có thể lập trình lại. FPGA còn cho phép người thiết kế lập trình lại mà không cần công cụ đặc biệt nào. Mặc dù ASIC dùng mảng logic có chi phí thấp nhưng không có được sự tối ưu như ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic hay ASIC đặc chế hoàn toàn. Tuy thế, các dạng ASIC này yêu cầu phần mềm thiết kế phức tạp hơn. ASIC đặc chế hoàn toàn Công nghệ sản xuất ASIC đặc chế hoàn toàn bào hàm toàn bộ các quá trình để sản xuất IC, kể cả giai đoạn in khắc bán dẫn quang học (photo lithographic). Ưu điểm của sản phẩm dạng này là tính tối ưu về diện tích, hiệu suất làm việc của IC cao hơn, khả năng tích hợp tốt hơn với các thiết bị tương tự hay các phần tử thiết kế sẵn khác. Bù lại thì quy trình thiết kế tốn nhiều thời gian, đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất tốn kém cũng như nhân lực với trình độ cao. ASIC tiền cấu trúc Đây là một dạng biến tấu của ASIC trên cơ sở mảng logic: thay vì mảng logic, nó sử dụng những cấu trúc định sẵn. Tùy vào từng loại ứng dụng mà cấu trúc định sẵn này sẽ khác nhau. Với mảng logic thì người thiết kế có thể tạo vi mạch để thực hiện bất kỳ hàm logic nào trong tài nguyên cho phép, còn với vi cấu trúc định sẵn chỉ giải quyết một lớp bài toán hẹp hơn. Bù lại, nó đẩy nhanh quá trình sản xuất, giảm giá thành và trong một số trường hợp thì tối ưu hóa hơn so với dạng ASIC dùng mảng logic. Có thể xếp ASIC tiền cấu trúc nằm giữa hai loại ASIC trên cơ sở thư viện phần tử logic chuẩn và ASIC dựa trên mảng logic. Bên cạnh FPGA đúng nghĩa còn tồn tại một dạng vi mạch thiết kế trên FPGA nhưng khi sản xuất dùng công nghệ sao chép "cứng" (hard copy); sản phẩm cho ra hoạt động vẫn như thiết kế nhưng mất đi khả năng lập trình lại vì các liên kết đã bị được "hàn" cứng. Công nghệ này cho phép giảm chi phí cho vi mạch từ 30-70%. Các hãng sản xuất FPGA lớn như Xilinx hay Altera đều hỗ trợ công nghệ này cho sản phẩm của họ. ASIC dùng thư viện logic và các phần tử thiết kế sẵn Nếu như thư viện logic thường được nhà sản xuất bán dẫn cung cấp miễn phí thì IP-core (intellectual property core), các phần tử hoặc của nhà sản xuất hoặc của bên thứ ba cung cấp, người dùng phải trả tiền mới được phép sử dụng. Các phần thiết kế có thể tồn tại ở dạng "mềm", tức là chỉ có mã HDL mức cao, hay ở dạng "cứng", tức là toàn bộ sơ đồ thiết kế chi tiết trên một thư viện cụ thể và sẵn sàng đưa trực tiếp vào quá trình sản xuất bán dẫn. Tương tự như phần mềm, với phần cứng cũng xuất hiện cộng đồng mở, là nơi xây dựng và phổ biến những IP-core miễn phí. Ví dụ: IP-cores nhân của bộ vi xử lý, USB module, Ethernet, RAM, ROM, v.v.. Xem thêm FPD (Field-Programmable Device) PLA (Programable Logic Array) PAL (Programable Array Logic) SPLD (Simple Programable Logic Device) CPLD (Complex Programble Logic Device) FPGA (Field-Programable Gate Aray) HCPLD (High-Capacity PLD): refers to both FPGA and CPLD. Tham khảo Vi mạch bán dẫn Mạch tích hợp
15993
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eo%20bi%E1%BB%83n%20Bering
Eo biển Bering
Eo biển Bering là eo biển phân cách châu Á và Bắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev, điểm cực đông của châu Á và mũi Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales), điểm cực tây của châu Mỹ. Nó rộng khoảng 85 km (53 dặm), với độ sâu từ 30 đến 50 m (100–165 ft). Eo biển này nối biển Chukchi (một phần của Bắc Băng Dương) ở phía bắc với biển Bering (một phần của Thái Bình Dương) ở phía nam. Nó được đặt tên theo Vitus Bering, một nhà thám hiểm người Nga gốc Đan Mạch, là người đã vượt qua eo biển này năm 1728. Quần đảo Diomede (hay quần đảo Ratmanov trong tiếng Nga) nằm ở khoảng chính giữa của eo biển Bering. Đã có những đề nghị xây dựng cầu để nối liền hai bờ eo biển Bering giữa Alaska và Siberia, được một số người phong cho là Cầu hòa bình liên lục địa, và còn có những đề nghị khác để nối liền hai bờ bằng đường hầm dưới đáy eo biển. Trong các thời kỳ băng hà, khu vực eo biển đã là cầu đất liền được biết đến như là cầu đất liền Bering. Tham khảo Bering Địa lý Đông Bắc Á Thủy vực biển Bering Thủy vực Khu tự trị Chukotka Thủy vực biển Chukotka Biên giới Hoa Kỳ-Nga Eo biển Nga Eo biển Alaska Eo biển Bắc Băng Dương Eo biển Thái Bình Dương
15997
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B
Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhãn quan của chính trị gia. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên năm 1615 bởi trong tác phẩm Traité d'économie politique. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với nghĩa là "thiết chế chính trị". Kinh tế chính trị học cung cấp các khái niệm và hệ thống kiến thức cơ bản nhất cho khoa kinh tế hiện đại như cung cầu, lợi nhuận, tự do thương mại... Nhiều quan điểm của các trường phái kinh tế chính trị đã trở thành các tín điều mang tính ý thức hệ của các nhà kinh tế học và các chính trị gia. Đối tượng nghiên cứu "Kinh tế chính trị" chỉ nghệ thuật quản lý kinh tế của một quốc gia để phân biệt với "kinh tế" là việc quản lý gia đình (từ tiếng Anh "political" có nguồn gốc từ politike trong tiếng Hy Lạp nghĩa là lo việc nước; còn "economy" có nguồn gốc từ chữ oikonomia trong tiếng Hy Lạp nghĩa là quản lý gia đình; political economy được dịch ra tiếng Việt là "kinh tế chính trị"). Có thể nói, kinh tế chính trị là kinh tế học dưới con mắt của chính khách. Học thuyết kinh tế chính trị có tính hệ thống đầu tiên là học thuyết của Adam Smith trong thế kỷ 18. Trong tác phẩm nổi tiếng An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, 1776, thường được gọi tắt là Của cải của các quốc gia hay Quốc phú luận), Adam Smith chỉ rõ: "Political economy considered as a branch of the science of a statesman or legislator proposes two distinct objects, first, to supply a plentiful revenue or subsistence for the people, or more properly to enable them to provide such a revenue or subsistence for themselves; and secondly, to supply the state or commonwealth with a revenue sufficient for the public service. It proposes to enrich both the people and the sovereign." Phương pháp luận Kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của triết học chính trị. Các trường phái kinh tế chính trị được phát triển dựa trên quan điểm của các trường phái triết học chính trị. Chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nước nên hạn chế can thiệp vào đời sống xã hội. Khi áp dụng quan điểm này vào kinh tế học tạo ra kinh tế chính trị học cổ điển. Chủ nghĩa bảo thủ bảo vệ thị trường và quan niệm giá trị tư bản thặng dư thuộc về cá nhân nên những nhà kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo thủ thường phản đối phân phối lại thu nhập, ủng hộ tự do kinh doanh. Chủ nghĩa xã hội tin rằng mỗi cá thể tạo ra giá trị thặng dư đều là thành viên của xã hội nên giá trị thặng dư đó mang tính chất xã hội do đó cần được xã hội điều tiết. Điều này được phản ánh trong kinh tế chính trị học Marxist. Chủ nghĩa cộng sản cho rằng tăng trưởng kinh tế-xã hội do giá trị thặng dư xã hội sinh ra do đó nó phải thuộc về toàn thể xã hội. Đại diện của chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin và Lev Davidovich Trotsky. Phương pháp lấy quyền lực làm trung tâm. Đây là phương pháp tiếp cận của kinh tế chính trị cổ điển. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế. Phương pháp lấy xã hội làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị Marx-Lenin và của chủ nghĩa công lợi. Các trường phái này xuất phát từ lợi ích xã hội để nghĩ về nhà nước. Phương pháp lấy nhà nước làm trung tâm. Trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển và kinh tế chính trị Keynes xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về nhà nước, còn kinh tế hàm ý thị trường. Vì thế, họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cân bằng quyền lực giữa thị trường và nhà nước. Nhà nước tìm cách kiểm soát nền kinh tế để đạt được những mục đích của mình. Phương pháp lấy "chính nghĩa" làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị hiện đại. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống "quyền" gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó. Kinh tế chính trị hiện đại có thể phân thành ba trường phái nhỏ hơn, đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa khế ước hiện đại, và chủ nghĩa Hegel. Kinh tế chính trị liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội khác. Các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị thường sử dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội khác để giải thích các hiện tượng, các hành vi kinh tế. Một số ngành khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến kinh tế chính trị học như xã hội học, nhân loại học, sử học, luật học... Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội. Nhiều nhà xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội hình thành dựa trên quan hệ sản xuất cũng như sự ảnh hưởng của quan hệ sản xuất lên hoạt động xã hội loài người. Nhân loại học áp dụng kinh tế chính trị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống tư bản toàn cầu và các nền văn minh địa phương. Lịch sử luôn thay đổi, phương pháp lịch sử được môn kinh tế chính trị áp dụng để nghiên cứu các quy luật chung của hoạt động kinh tế-xã hội. Luật học, luật pháp được chính quyền áp dụng để quản lý xã hội. Trong kinh tế chính trị, luật cùng với các tư tưởng xã hội và quan điểm chính trị tạo nên kiến trúc thượng tầng. Sinh thái học có quan hệ với kinh tế chính trị bởi vì hoạt động kinh tế-xã hội loài người ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Những thay đổi về mặt sinh thái tác động trở lại đến con người, nhiều khi tiêu cực. Các trường phái Kinh tế chính trị cổ điển Trường phái này bắt đầu từ tác phẩm Của cải của các quốc gia của Adam Smith (1776) đến Các nguyên lý kinh tế chính trị của John Stuart Mill (1848). Các đại biểu của trường phái này bao gồm Smith, David Ricardo, Thomas Malthus và Mill. Cái tên "Kinh tế chính trị cổ điển" là do Marx đặt ra. Những đóng góp lớn của trường phái này bao gồm lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường và lý luận về giá trị, về phân phối. Smith là người đầu tiên thảo luận về lý luận giá trị lao động và Ricardo phát triển lý luận này. Kinh tế chính trị Marxist Đây là trường phái kinh tế chính trị mà Karl Marx là người sáng lập và Friedrich Engels là một đại biểu khác. Trường phái này đã phát triển đáng kể những lý luận về phân công lao động và lý luận giá trị lao động của kinh tế chính trị tân cổ điển, từ đó giới thiệu lý luận về lao động thặng dư, giá trị thặng dư, quy luật giá trị và thay đổi hình thái giá trị. Marx đã phê phán lý luận về dư thừa dân số của Malthus và giới thiệu khái niệm về đội quân lao động dự bị. Marx đã tiếp thu và phát triển những lý luận của Ricardo về phân phối. Những đóng góp quan trọng khác của trường phái này là các lý luận về phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất... Kinh tế chính trị tân cổ điển Kinh tế chính trị tân cổ điển có các đại biểu là William Stanley Jevons, Carl Menger, Léon Walras, Philip Henry Wicksteed, William Smart, Alfred Marshall, Eugen von Böhm-Bawerk, Friedrich von Wieser, Vilfredo Pareto. Trường phái này phê phán quan niệm của kinh tế chính trị cổ điển về thỏa dụng, cũng như phê phán quan niệm của kinh tế chính trị Mác-xít về giá trị sử dụng. Từ đó, họ giới thiệu khái niệm về thỏa dụng biên. Chính vì thế, trường phái này còn được gọi là chủ nghĩa cận biên. Đóng góp quan trọng khác của trường phái này bao gồm lý luận về sự lựa chọn trong ràng buộc, quyền sở hữu, hàng hóa công cộng, độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai... Kinh tế chính trị Keynes Kinh tế chính trị Keynes phê phán lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường của trường phái cổ điển. John Maynard Keynes phát triển lý luận về tính bất ổn định của tái sản xuất và tăng trưởng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chú thích Tham khảo Political Economy Caporaso, James A. and Levine, David P. (1992), Theories of Political Economy, Cambridge University Press. John Neville Keynes (1999), The Scope and Method of Political Economy, Batoche Books Liên kết ngoài The Political Economy of British Columbia's Rainforests của Elmer G. Wiens An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations của Adam Smith On the Principles of Political Economy của David Ricardo Capital: A Critique of Political Economy của Karl Marx Lịch sử tư tưởng kinh tế Hệ thống kinh tế
15998
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20Bering
Biển Bering
Biển Bering hay biển Imarpik là một khu vực nước biển ở phần phía bắc nhất của Thái Bình Dương bao phủ diện tích khoảng 2 triệu km². Nó có ranh giới về phía bắc và phía đông với Alaska, về phía tây với Siberia của Nga, và về phía nam với bán đảo Alaska và quần đảo Aleut. Biển này được đặt tên theo tên của nhà thám hiểm người Nga gốc Đan Mạch, nhà hàng hải Vitus Bering. Trong thời kỳ băng hà gần đây nhất thì mực nước biển đã thấp đủ để cho con người và các động vật khác di cư từ châu Á sang Bắc Mỹ bằng đi bộ dọc theo cái mà ngày nay người ta gọi là eo biển Bering, nằm ở phía bắc của biển này. Người ta gọi nó một cách chung nhất là "cầu đất liền Bering" và người ta cũng tin rằng đây chính là lối đi đầu tiên của loài người vào châu Mỹ. Biển Bering là một trong những ngư trường chính của thế giới, và nghề cá ở các vùng nước này chiếm khoảng một nửa toàn bộ sản lượng đánh bắt cá và tôm cua ven đất liền của Mỹ. Do các thay đổi đang diễn ra ở Bắc Băng Dương, sự biến đổi trong tương lai của khí hậu/hệ sinh thái của biển Bering ngày càng không chắc chắn. Đây là vấn đề có tính tương hỗ: thay đổi về khí hậu ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, và các hệ sinh thái lại như là chỉ thị cho các thay đổi của khí hậu. Các đảo trên biển Bering có: Quần đảo Pribilof Đảo Bering Xem thêm Phán quyết biển Bering liên quan tới việc đánh bắt hải cẩu ở vùng biển này vào cuối thế kỷ 19. Tham khảo Liên kết ngoài Khí hậu và hệ sinh thái biển Bering Nguồn tài liệu toàn diện bao gồm các bản đồ, ảnh, bài tiểu luận về chủ đề biển Bering, các tổ chức, thông tin hệ sinh thái và các dữ liệu có thể xem được với tường thuật về xu hướng và sự liên quan của hệ sinh thái. Trang chủ đề Bắc Thái Bình Dương Biển rìa lục địa Thái Bình Dương Biển Nga Biển Hoa Kỳ Thủy vực Alaska Thủy vực Khu tự trị Chukotka Thủy vực vùng Kamchatka Bờ biển Thái Bình Dương của Nga Vùng sinh thái biển Biên giới Hoa Kỳ-Nga Biển châu Á
16002
https://vi.wikipedia.org/wiki/MIME
MIME
Giao thức mở rộng thư điện tử Internet đa mục đích hay MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) là một tiêu chuẩn Internet về định dạng cho thư điện tử. Hầu như mọi thư điện tử Internet được truyền qua giao thức SMTP theo định dạng MIME. Vì gắn liền với chuẩn SMTP và MIME nên đôi khi thư điện tử Internet còn được gọi là thư điện tử SMTP/MIME. Giới thiệu chung Văn bản trong các bộ ký tự khác ngoài ASCII Các tệp đính kèm phi văn bản: âm thanh, video, hình ảnh, các chương trình ứng dụng vv. Nội dung tin nhắn gồm nhiều phần Thông tin tiêu đề trong bộ ký tự không phải bảng mã ASCII MIME được quy định tại 6 liên kết RFC memoranda: , , , , and ; với việc tích hợp với email SMTP được chỉ định cụ thể trong và . Mặc dù MIME được thiết kế chủ yếu cho SMTP, các kiểu nội dung được xác định bởi những tiểu chuẩn MIME cũng có tầm quan trọng trong các giao thức truyền thông ngoài thư điện tử như HTTP cho World Wide Web. Các máy chủ chèn tiêu đề MIME vào phần đầu của bất kỳ truyền tại mạng nào. Người dùng sử dụng tiêu đề kiểu nội dung hoặc kiểu phương tiện này để chọn một ứng dụng trình xem thích hợp với kiểu dữ liệu mà tiêu đề chỉ ra. Một số trình xem được tích hợp vào các nền tảng khách hàng hoặc trình duyệt web (ví dụ hầu hết các trình duyệt đều có trình xem ảnh GIF và JPEG cũng như khả năng xử lý các tệp HTML). Mô tả đầu gói tin MIME MIME-Version Content-Type text html Content-Transfer-Encoding Xem thêm Tham khảo RFC 2045 RFC 934 STD 11 RFC 1049 RFC 822 Thư điện tử Giao thức mạng Tiêu chuẩn Internet Giao thức tầng trình diễn Tầng ứng dụng (Bộ giao thức Internet)
16098
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao%20%E1%BB%A7y%20Li%C3%AAn%20H%E1%BB%A3p%20Qu%E1%BB%91c%20v%E1%BB%81%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20t%E1%BB%8B%20n%E1%BA%A1n
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (tiếng Anh: United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt UNHCR), hay Cao uỷ Tị nạn Liên Hợp Quốc, thường gọi tắt là "Cao ủy Tị nạn", được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1950 và có trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ). Tiền thân của tổ chức này là Tổ chức quốc tế về người tị nạn (International Refugee Organization), và trước nữa là Cơ quan Liên Hợp Quốc về Cứu tế và Phục hồi (United Nations Relief and Rehabilitation Administration). Mục đích của Cao ủy là chỉ huy và phối hợp các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ người tị nạn và giải quyết các vấn đề về tị nạn trên toàn thế giới. Cao ủy đã được tặng Giải Nobel Hòa bình hai lần: 1954 và 1981. Danh sách các Cao ủy trưởng Các Cao ủy viên Trước khi thành lập của UNHCR, từ năm 1922, Fridtjof Nansen là Cao ủy Liên minh các Quốc gia của Văn phòng quốc tế Nansen về người tị nạn (Nansen International Office for Refugees). Xem thêm Hộ chiếu Nansen Giải Nansen vì người tị nạn Ngày Tị nạn Thế giới Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính của Cao ủy Thông tin cơ bản từ website chính thức [http://www.unhcr.org/cgi-bin/texis/vtx/page?page=49e4899d6 Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Việt Nam] (tiếng Anh) Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình Người Thụy Sĩ đoạt giải Nobel Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc Hậu chiến tranh Tổ chức Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Genève Tổ chức thành lập năm 1950 Người đoạt giải Nobel nhiều lần
16099
https://vi.wikipedia.org/wiki/TCP/IP
TCP/IP
Bộ giao thức TCP/IP, (tiếng Anh: TCP/IP protocol suite) hay còn gọi là bộ giao thức Internet (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite) là một mô hình khái niệm (conceptual model) và một tập hợp các giao thức truyền thông dùng trong mạng Internet và các hệ thống mạng máy tính tương tự. Tên gọi TCP/IP đến từ hai giao thức nền tảng của bộ giao thức là TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Protocol). TCP và IP cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa. Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt logic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý. Mô hình OSI miêu tả một tập cố định gồm 7 tầng mà một số nhà sản xuất lựa chọn và nó có thể được so sánh tương đối với bộ giao thức TCP/IP. Sự so sánh này có thể gây nhầm lẫn hoặc mang lại sự hiểu biết sâu hơn về bộ giao thức TCP/IP. Lịch sử Bộ giao thức liên mạng xuất phát từ công trình DARPA, từ những năm đầu thập niên kỷ 1970. Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ARPANET tiên phong, DARPA bắt đầu công việc trên một số những kỹ thuật truyền thông dữ liệu khác. Vào năm 1972, Robert E. Kahn đã được thuê vào làm việc tại Văn phòng kỹ thuật điều hành tin tức (Information Processing Technology Office) của DARPA, phòng có chức năng liên quan đến mạng lưới truyền thông dữ liệu thông qua vệ tinh và mạng lưới truyền thông bằng sóng radio trên mặt đất. Trong quá trình làm việc tại đây Kahn đã phát hiện ra giá trị của việc liên thông giữa chúng. Vào mùa xuân năm 1973, Vinton Cerf, kỹ sư thiết kế bản giao thức NCP hiện dùng (chương trình ứng dụng xử lý mạng lưới truyền thông - nguyên tiếng Anh là "Network Control Program"), được phân công cùng làm việc với Kahn trên các mô hình liên kết nối kiến trúc mở (open-architecture interconnection models) với mục đích thiết kế giao thức sắp tới của ARPANET. Vào mùa hè năm 1973, Kahn và Cerf đã nhanh chóng tìm ra một phương pháp tái hội nhập căn bản, mà trong đó những khác biệt của các giao thức liên kết mạng được che lấp đi bằng một giao thức liên kết mạng chung, và thay vì mạng lưới truyền thông phải chịu trách nhiệm về tính đáng tin cậy, như trong ARPANET, thì các máy chủ (hosts) phải chịu tránh nhiệm (Cerf ghi công của Hubert Zimmerman và Louis Pouzin (thiết kế viên của mạng lưới truyền thông CYCLADES) là những người có ảnh hưởng lớn trong bản thiết kế này.) Với nhiệm vụ là một mạng lưới truyền thông bị hạ cấp tới mức cơ bản tối thiểu, khiến việc hội nhập với các mạng lưới truyền thông khác trở nên hầu như bất khả thi, mặc dầu đặc tính của chúng là gì, và vì thế, giải đáp nan đề đầu tiên của Kahn. Một câu nói cửa miệng vì thế mà TCP/IP, sản phẩm cuối cùng do những cống hiến của Cerf và Kahn, sẽ chạy trên "đường dây nối giữa hai ống bơ rỉ", và quả nhiên nó đã được thực thi dùng các con chim bồ câu đưa thư (homing pigeons). Một máy vi tính được dùng là cổng nối (gateway) (sau này đổi thành bộ định tuyến (router) để tránh nhầm với những loại cổng nối khác) được thiết bị một giao diện với từng mạng lưới truyền thông, truyền tải gói dữ liệu qua lại giữa chúng. Ý tưởng này được nhóm nghiên cứu mạng lưới truyền thông của Cerf, tại Stanford, diễn giải ra tỉ mỉ, cụ thể vào khoảng thời gian trong năm 1973-1974. Những công trình về mạng lưới truyền thông trước đó tại Xerox PARC, nơi sản sinh ra bộ giao thức PARC Universal Packet, phần lớn được dùng vào thời kỳ đó, cũng gây ảnh hưởng về kỹ thuật không ít. Sau đó DARPA ký hợp đồng với BBN, Stanford, và Trường đại học chuyên nghiệp Luân Đôn (The University College London - viết tắt là UCL) kiến tạo một số phiên bản của giao thức làm việc được, trên các nền tảng phần cứng khác nhau. Có bốn phiên bản đã được xây dựng - TCP v1, TCP v2. Phiên bản 3 được tách ra thành hai phần TCP v3 và IP v3, vào mùa xuân năm 1978, và sau đó ổn định hóa với phiên bản TCP/IP v4 - giao thức tiêu chuẩn hiện dùng của Internet ngày nay. Vào năm 1975, cuộc thử nghiệm thông nối hai mạng lưới TCP/IP, giữa Stanford và UCL đã được tiến hành. Vào tháng 11 năm 1977, một cuộc thử nghiệm thông nối ba mạng lưới TCP/IP, giữa Mỹ, Anh và Na Uy đã được chỉ đạo. Giữa năm 1978 và 1983, một số những bản mẫu của TCP/IP đã được thiết kế tại nhiều trung tâm nghiên cứu. Ngày 1 tháng 1 năm 1983, ARPANET đã hoàn toàn được chuyển hóa sang dùng TCP/IP. Vào tháng 3 năm 1982, Bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận TCP/IP thành một tiêu chuẩn cho toàn bộ mạng lưới vi tính truyền thông quốc phòng. Vào năm 1985, Uỷ ban kiến trúc Internet (Internet Architecture Board) đã dành 3 ngày hội thảo về TCP/IP cho công nghiệp điện toán, với sự tham dự của 250 đại biểu từ các công ty thương mại. Cuộc hội thảo này đã làm tăng thêm uy tín và sự nổi tiếng của giao thức, khiến nó ngày càng phổ biến trên thế giới. Ngày 9 tháng 11 năm 2005 Kahn và Cerf đã được tặng thưởng Huy chương Tự do Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) cho những thành tích cống hiến của họ đối với nền văn hóa của Mỹ. Các tầng trong chồng giao thức của bộ giao thức TCP/IP Bộ giao thức IP dùng sự đóng gói dữ liệu hòng trừu tượng hóa (thu nhỏ lại quan niệm cho dễ hiểu) các giao thức và các dịch vụ. Nói một cách chung chung, giao thức ở tầng cao hơn dùng giao thức ở tầng thấp hơn để đạt được mục đích của mình. Chồng giao thức Internet gần giống như các tầng cấp trong mô hình của Bộ quốc phòng Mỹ: Những tầng gần trên nóc gần với người sử dụng hơn, còn những tầng gần đáy gần với thiết bị truyền thông dữ liệu. Mỗi tầng có một giao thức để phục vụ tầng trên nó, và một giao thức để sử dụng dịch vụ của tầng dưới nó (ngoại trừ giao thức của tầng đỉnh và tầng đáy). Cách nhìn các tầng cấp theo quan niệm: hoặc là cung cấp dịch vụ, hoặc là sử dụng dịch vụ, là một phương pháp trừu tượng hóa để cô lập các giao thức của tầng trên, tránh quan tâm đến thực chất của vấn đề, như việc truyền tải từng bit qua Ethernet chẳng hạn, và phát hiện xung đột (collision detection), trong khi những tầng dưới không cần phải biết đến chi tiết của mỗi một chương trình ứng dụng và giao thức của nó. Sự trừu tượng hóa này cho phép những tầng trên cung cấp những dịch vụ mà các tầng dưới không thể làm được, hoặc cố ý không làm. Chẳng hạn IP được thiết kế với độ đáng tin cậy thấp, và được gọi là giao thức phân phát với khả năng tốt nhất (thay vì với "độ tin cậy cao" hoặc "đảm bảo nhất"). Điều đó có nghĩa là tất cả các tầng giao vận đều phải lựa chọn, hoặc là cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, hoặc là không, và ở mức độ nào. UDP đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu (bằng cách dùng kiểm tra tổng (checksum)), song không đảm bảo sự phân phát dữ liệu tới đích; TCP cung cấp cả hai, sự toàn vẹn của dữ liệu, và đảm bảo sự phân phát dữ liệu tới đích (bằng cách truyền tải lại gói dữ liệu, cho đến khi nơi nhận nhận được gói dữ liệu). Mô hình này còn thiếu sót một cái gì đó. Trong liên kết đa điểm, với hệ thống điền địa chỉ riêng của mình (ví dụ như Ethernet), một giao thức để đối chiếu địa chỉ (address mapping protocol) là một cái cần phải có. Những giao thức như vậy được coi là ở dưới tầng IP, song lại ở trên hệ thống liên kết hiện có. ICMP và IGMP hoạt động bên trên IP song không truyền tải dữ liệu như UDP hoặc TCP. Thư viện SSL/TLS hoạt động trên tầng giao vận (sử dụng TCP) song ở dưới các giao thức trình ứng dụng. Ở đây, tuyến liên kết được coi như là một cái hộp kín. Nếu chúng ta chỉ bàn về IP thì việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được (vì bản chất của IP là nó có thể truyền tải trên bất cứ cái gì), song nó chẳng giúp được gì mấy, khi chúng ta cân nhắc đến mạng truyền thông như một tổng thể. Ví dụ thứ ba và thứ tư có thể được giải thích rõ hơn dùng mô hình OSI, trong khi hai ví dụ đầu tiên còn nhiều vấn đề phải đề cập đến. So sánh với mô hình OSI Bộ giao thức IP (và chồng giao thức tương ứng) đã được sử dụng, trước khi mô hình OSI được thành lập, và từ đó, rất nhiều lần trong sách in cũng như trong lớp học, chồng giao thức IP đã được so sánh với mô hình OSI rất nhiều lần. Các tầng cấp của OSI cũng thường được dùng để diễn tả chức năng của các thiết bị mạng. Hai cái có liên quan ít nhiều, song không phải là hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt đầu tiên dễ thấy nhất là số lượng của các tầng cấp. Mô hình của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD model), với chồng giao thức IP, chỉ có bốn hoặc năm tầng (tầng liên kết có thể được coi như là một tầng riêng biệt, song cũng có thể được phân tách ra thành hai tầng, tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu, trong khi đó mô hình OSI lại dùng bảy tầng. So sánh tên của chúng một cách chặt chẽ cho chúng ta thấy rằng, hai tầng "mới" có tên là tầng trình diễn và tầng phiên. Nhiều sự so sánh đã gộp hai tầng này lại với tầng ứng dụng của OSI, và coi nó tương tự như tầng ứng dụng của giao thức IP. Tương tự như chồng giao thức IP, các tầng dưới của mô hình OSI không có nhiều chức năng, đủ để nắm bắt được thực trạng công việc của bộ giao thức IP. Chẳng hạn, chúng ta cần phải có một "tầng liên kết mạng" gắn vào khoảng trống giữa tầng mạng và tầng giao vận, để chỉ ra nơi tồn tại của ICMP (Internet Control Message Protocol - Giao thức điều khiển thông điệp Internet) và IGMP (Internet Group Management Protocol - Giao thức quản lý nhóm Internet). Thêm vào đó, chúng ta cũng cần phải có một tầng ở giữa tầng mạng và tầng liên kết dữ liệu dành cho ARP (Address Resolution Protocol - Giao thức tìm địa chỉ) và RARP (Reverse Address Resolution Protocol - Giao thức tìm địa chỉ ngược lại). Không những thế, nó còn chịu ảnh hưởng của việc thiết kế chỉ nhắm vào một cài đặt đơn giản của mạng lưới, với một tầng liên kết dữ liệu mà thôi (chẳng hạn người dùng ADSL dùng giao thức đường hầm (tunnelling protocol) để "đào hầm" thông vào mạng lưới của công ty liên hiệp, dùng IP trên PPTP, hơn là dùng IP trên PPPoA, thông qua liên kết ADSL). Một ví dụ cho thấy mô hình OSI có tác dụng là việc chỉ ra nơi thích hợp nhất của SSL/TLS. Thông thường SSL/TLS được dùng như một giao thức phiên (session protocol), tức là một giao thức tầng cấp trên (upper layer protocol) dành cho TCP hoặc UDP, song lại là một giao thức tầng cấp dưới (lower layer protocol) đối với rất nhiều các giao thức khác (HTTP, SFTP,...), hoặc bất cứ một chương trình ứng dụng nào hoạt động trên một stunnel hoặc trên một mạng riêng ảo bảo an (secure virtual private network). Chim bồ câu đưa thư (Carrier pigeon) cũng có thể được nhóm vào tầng vật lý, song đây là cách dùng không được chấp nhận (ngoại tiêu chuẩn). Có một vài những câu dễ nhớ để giúp các bạn nhớ được tên và trật tự của những tầng cấp trong mô hình OSI. Các tầng Sau đây là miêu tả từng tầng trong bộ giao thức TCP/IP. Tầng ứng dụng Tầng ứng dụng là nơi các chương trình mạng thường dùng làm việc nhất nhằm liên lạc giữa các nút trong một mạng. Giao tiếp xảy ra trong tầng này là tùy theo các ứng dụng cụ thể và dữ liệu được truyền từ chương trình, trong định dạng được sử dụng nội bộ bởi ứng dụng này, và được đóng gói theo một giao thức tầng giao vận. Do chồng TCP/IP không có tầng nào nằm giữa ứng dụng và các tầng giao vận, tầng ứng dụng trong bộ TCP/IP phải bao gồm các giao thức hoạt động như các giao thức tại tầng trình diễn và tầng phiên của mô hình OSI. Việc này thường được thực hiện qua các thư viện lập trình. Dữ liệu thực để gửi qua mạng được truyền cho tầng ứng dụng, nơi nó được đóng gói theo giao thức tầng ứng dụng. Từ đó, dữ liệu được truyền xuống giao thức tầng thấp tại tầng giao vận. Hai giao thức tầng thấp thông dụng nhất là TCP và UDP. Mỗi ứng dụng sử dụng dịch vụ của một trong hai giao thức trên đều cần có cổng. Hầu hết các ứng dụng thông dụng có các cổng đặc biệt được cấp sẵn cho các chương trình phục vụ (server)(HTTP - Giao thức truyền siêu văn bản dùng cổng 80; FTP - Giao thức truyền tệp dùng cổng 21, v.v..) trong khi các trình khách (client) sử dụng các cổng tạm thời (ephemeral port). Các thiết bị định tuyến và thiết bị chuyển mạch không sử dụng tầng này nhưng các ứng dụng điều chỉnh thông lượng (bandwidth throttling) thì có dùng. Tầng giao vận Trách nhiệm của tầng giao vận là kết hợp các khả năng truyền thông điệp trực tiếp (end-to-end) không phụ thuộc vào mạng bên dưới, kèm theo kiểm soát lỗi (error control), phân mảnh (fragmentation) và điều khiển lưu lượng. Việc truyền thông điệp trực tiếp hay kết nối các ứng dụng tại tầng giao vận có thể được phân loại như sau: 1. định hướng kết nối (connection-oriented), ví dụ TCP 2. phi kết nối (connectionless), ví dụ UDP Tầng giao vận có thể được xem như một cơ chế vận chuyển thông thường, nghĩa là trách nhiệm của một phương tiện vận tải là đảm bảo rằng hàng hóa/hành khách của nó đến đích an toàn và đầy đủ. Tầng giao vận cung cấp dịch vụ kết nối các ứng dụng với nhau thông qua việc sử dụng các cổng TCP và UDP. Do IP chỉ cung cấp dịch vụ phát chuyển nỗ lực tối đa (best effort delivery), tầng giao vận là tầng đầu tiên giải quyết vấn đề độ tin cậy. Ví dụ, TCP là một giao thức định hướng kết nối. Nó giải quyết nhiều vấn đề độ tin cậy để cung cấp một dòng byte đáng tin cậy (reliable byte stream): dữ liệu đến đích đúng thứ tự sửa lỗi dữ liệu ở mức độ tối thiểu dữ liệu trùng lặp bị loại bỏ các gói tin bị thất lại/loại bỏ được gửi lại có kiểm soát tắc nghẽn giao thông dữ liệu Tuy các giao thức định tuyến động (dynamic routing protocol) khớp về kỹ thuật với tầng giao vận trong bộ giao thức TCP/IP (do chúng chạy trên IP), nhưng chúng thường được xem là một phần của tầng mạng. Một ví dụ là giao thức OSPF (số hiệu giao thức IP là 89). Giao thức mới hơn, SCTP (Stream Control Transmission Protocol|), cũng là một cơ chế giao vận định hướng kết nối "đáng tin cậy". Giao thức này định hướng dòng (stream-oriented), chứ không định hướng byte như TCP, và cung cấp nhiều dòng đa công (multiplexed) trên một kết nối. Nó còn hỗ trợ multi-homed, trong đó một đầu của kết nối có thể được đại diện bởi nhiều địa chỉ IP (đại diện cho nhiều giao diện vật lý), sao cho, nếu một giao diện vật lý thất bại thì kết nối vẫn không bị gián đoạn. Giao thức này ban đầu được phát triển dành cho các ứng dụng điện thoại (để vận chuyển SS7 trên giao thức IP), nhưng nó cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác. UDP là một giao thức datagram phi kết nối. Cũng như IP, nó là một giao thức nỗ lực tối đa hay "không đáng tin cậy". Vấn đề duy nhất về độ tin cậy mà nó giải quyết là sửa lỗi dữ liệu (dù chỉ bằng một thuật toán tổng kiểm yếu). UDP thường được dùng cho các ứng dụng như các phương tiện truyền thông theo dòng (streaming media) chứa âm thanh và hình ảnh, v.v.., trong đó, vấn đề gửi đến đúng giờ có vai trò quan trọng hơn độ tin cậy, hoặc cho các ứng dụng truy vấn/đáp ứng đơn giản như tra cứu tên miền, trong đó, phụ phí của việc thiết lập một kết nối đáng tin cậy lớn một cách không cân xứng. Giao thức DCCP hiện đang được phát triển bởi IETF (Internet Engineering Task Force). Nó cung cấp nội dung điều khiển lưu lượng của TCP, trong khi đối với người dùng, nó giữ bề ngoài như mô hình dịch vụ datagram của UDP. Cả TCP và UDP được dùng cho một số ứng dụng bậc cao (high-level). Các ứng dụng tại các địa chỉ mạng cho trước được phân biệt bởi cổng TCP hay UDP của nó. Theo quy ước, các cổng "nổi tiếng" được liên kết với một số ứng dụng cụ thể. (Xem Danh sách cổng TCP và UDP.) RTP (Real-time Transport Protocol - giao thức giao vận thời gian thực) là một giao thức datagram được thiết kế cho dữ liệu thời gian thực (real-time), chẳng hạn hình và tiếng được truyền theo dòng ('streaming audio and video'). RTP là một giao thức tầng phiên sử dụng định dạng gói tin UDP làm căn bản. Tuy nhiên, nó được đặt vào tầng giao vận của chồng giao thức TCP/IP. Tầng mạng Theo định nghĩa ban đầu, tầng mạng giải quyết các vấn đề dẫn các gói tin qua một mạng đơn. Một số ví dụ về các giao thức như vậy là X.25, và giao thức Host/IMP của mạng ARPANET. Với sự xuất hiện của khái niệm liên mạng, các chức năng mới đã được bổ sung cho tầng này, đó là chức năng dẫn đường cho dữ liệu từ mạng nguồn đến mạng đích. Nhiệm vụ này thường đòi hỏi việc định tuyến cho gói tin quan một mạng lưới của các mạng máy tính, đó là liên mạng. Trong bộ giao thức liên mạng, giao thức IP thực hiện nhiệm vụ cơ bản dẫn đường dữ liệu từ nguồn tới đích. IP có thể chuyển dữ liệu theo yêu cầu của nhiều giao thức tầng trên khác nhau; mỗi giao thức trong đó được định danh bởi một số hiệu giao thức duy nhất: giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) là giao thức 1 và giao thức IGMP (Internet Group Management Protocol) là giao thức 2. Một số giao thức truyền bởi IP, chẳng hạn ICMP (dùng để gửi thông tin chẩn đoán về truyền dữ liệu bằng IP) và IGMP (dùng để quản lý dữ liệu đa truyền (multicast)), được đặt lên trên IP nhưng thực hiện các chức năng của tầng liên mạng, điều này minh họa một sự bất tương thích giữa liên mạng và chồng TCP/IP và mô hình OSI. Tất cả các giao thức định tuyến, chẳng hạn giao thức BGP (Border Gateway Protocol), giao thức OSPF, và giao thức RIP (Routing information protocol|), đều thực sự là một phần của tầng mạng, mặc dù chúng có thể có vẻ thuộc về phần trên của chồng giao thức. Tầng liên kết Các giao thức thuộc tầng liên kết được sử dụng để chuyển các gói tin từ tầng mạng tới các máy chủ (host) khác nhau. Các quá trình truyền các gói tin trên một liên kết cho trước và nhận các gói tin từ một liên kết cho trước có thể được điều khiển cả trong phần mềm điều vận thiết bị (device driver) dành cho card mạng, cũng như trong firmware hay các chipset chuyên dụng. Những thứ đó sẽ thực hiện các chức năng liên kết dữ liệu chẳng hạn như bổ sung một tín đầu (packet header) để chuẩn bị cho việc truyền gói tin đó, rồi thực sự truyền frame dữ liệu qua một môi trường vật lý. Đối với truy nhập Internet qua modem quay số, các gói IP thường được truyền bằng cách sử dụng giao thức PPP. Đối với truy nhập Internet băng thông rộng (broadband) như ADSL hay modem cáp, giao thức PPPoE thường được sử dụng. Mạng dây cục bộ (local wired network''') thường sử dụng Ethernet, còn mạng không dây cục bộ thường dùng chuẩn IEEE 802.11. Đối với các mạng diện rộng (wide-area network), các giao thức thường được sử dụng là PPP đối với các đường T-carrier hoặc E-carrier, Frame relay, ATM (Asynchronous Transfer Mode), hoặc giao thức packet over SONET/SDH (POS). Tầng liên kết còn có thể là tầng nơi các gói tin được chặn (intercepted) để gửi qua một mạng riêng ảo (virtual private network). Khi xong việc, dữ liệu tầng liên kết được coi là dữ liệu của ứng dụng và tiếp tục đi xuống theo chồng giao thức TCP/IP để được thực sự truyền đi. Tại đầu nhận, dữ liệu đi lên theo chồng TCP/IP hai lần (một lần cho mạng riêng ảo và lần thứ hai cho việc định tuyến). Tầng liên kết còn có thể được xem là bao gồm cả tầng vật lý - tầng là kết hợp của các thành phần mạng vật lý thực sự (hub, các bộ lặp (repeater), cáp mạng, cáp quang, cáp đồng trục (coaxial cable), card mạng, cạc HBA (Host Bus Adapter) và các thiết bị nối mạng có liên quan: RJ-45, BNC, etc), và các đặc tả mức thấp về các tín hiệu (mức hiệu điện thế, tần số, v.v..). Các cài đặt KA9Q PPJ lwIP Hiện nay, một số hệ điều hành thương mại có bao gồm và cài đặt sẵn chồng TCP/IP. Đối với đa số người dùng, chúng ta không cần phải lùng tìm bản lập trình thực thi của nó. TCP/IP được bao gồm trong tất cả các phiên bản Unix thương mại và các phân phối của Linux, cũng như với Mac OS X, Microsoft Windows, và Windows Server. Sách tham khảo Tham khảo Đọc thêm Andrew S. Tanenbaum. Computer Networks. ISBN 0-13-066102-3 Douglas E. Comer. Internetworking with TCP/IP - Principles, Protocols and Architecture. ISBN 86-7991-142-9 (Điều hành liên kết mạng với TCP/IP - nguyên lý, giao thức và kiến trúc) Joseph G. Davies và Thomas F. Lee. Microsoft Windows Server 2003 TCP/IP Protocols and Services. ISBN 0-7356-1291-9 (Giao thức và dịch vụ TCP/IP trong Microsoft Windows Server 2003) Craig Hunt TCP/IP Network Administration. O'Reilly (1998) ISBN 1-56592-322-7 (Quản lý mạng TCP/IP) W. Richard Stevens. The Protocols (TCP/IP Illustrated, Volume 1). Addison-Wesley Professional; 1st edition (ngày 31 tháng 12 năm 1993). ISBN 0-201-63346-9 (Giao thức (Minh họa TCP/IP, tập 1)) Ian McLean. Windows(R) 2000 TCP/IP Black Book ISBN 1-57610-687-X (Sổ bìa đen về TCP/IP trong Windows(R) 2000) Xem thêm Mô hình OSI (OSI Model) Mô hình của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD Model) Danh sách các cổng của TCP và UDP (List of TCP and UDP port numbers'') Liên kết ngoài Tiếng Anh: RFC 1180 Hướng dẫn về TCP/IP - tài liệu của Internet Engineering Task Force (tháng 1 năm 1991) TCP/IP Các câu hỏi thường gặp The TCP/IP Guide - Giải thích về các giao thức và các quy trình có liên quan TCP/IP Modem Tutorial Một nghiên cứu của tạp chí ARPANET TCP/IP Digest Sơ đồ dãy TCP/IP Internet thực hành Ateneo Network Research Group Nghiên cứu về TCP/IP tại Đại học Ateneo de Manila Thư mục về TCP/IP & Informational Resource. Một chương trong cuốn sách "Understanding TCP/IP". TCP/IP Tutorial Giao thức Internet Kiến trúc mạng
16110
https://vi.wikipedia.org/wiki/Encarta
Encarta
Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện của hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft. Encarta được cập nhật và phát hành đều đặn hằng năm, được viết bởi nhiều chuyên gia nổi tiếng về chuyên ngành của họ, do vậy mà bài viết trong Encarta rất có chất lượng. Ấn bản Encarta Premium hiện nay có hơn 68.000 mục từ với rất nhiều hình ảnh và các đoạn video. Encarta được phát hành trên CD, DVD và Web online. Microsoft xuất bản bách khoa toàn thư dưới nhãn hiệu Encarta với nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Ý và tiếng Nhật. Những phiên bản địa phương hóa có thể chứa đựng nội dung được duyệt và những nguồn quốc gia sẵn có nên có thể nhiều hoặc ít hơn nội dung so với phiên bản tiếng Anh. Lịch sử Theo bộ bách khoa toàn thư đa phương tiện đầu tiên, Microsoft đề xuất Encarta bằng việc mua quyền sử dụng bộ bách khoa toàn thư Funk & Wagwalls, hợp nhất nó vào phiên bản đầu tiên vào năm 1993. (Funk & Wagwalls vẫn tiếp tục xuất bản phiên bản đã sửa đổi vài năm sau đó độc lập với Encarta, nhưng sau đó đã ngừng xuất bản vào cuối những năm 90). Trước đó Microsoft đã có ý định mua lại bộ bách khoa toàn thư Britannica vào những năm 1980, nhưng Britannica, tin rằng phiên bản in truyền thống của họ còn có thể trụ vững được, đã từ chối. Bộ bách khoa toàn thư Britannica, tiêu chuẩn vàng của những bộ bách khoa toàn thư trong hơn một thế kỷ, đã phải bán công ty với giá thấp hơn giá trị thực vào năm 1996 khi phiên bản in truyền thống của họ không cạnh tranh được với Encarta và khi kênh phân phối của Microsoft cung cấp những bản copy miễn phí kèm theo những hệ thống máy tính mới. Trong suốt những năm 1990, Encarta được khen ngợi bởi những nội dùng đa phương tiện của nó, ví dụ vào năm 1995, chỉ có 80% dữ liệu chứa trên CD là văn bản, trong khi đó những bộ bách khoa điện tử khác cùng thời không chứa nhiều ảnh, phim hay âm thanh. Vào cuối những năm 90, Microsoft đã mua Collier’s Encyclopedia và New Merit Scholar’s Encyclopedia của nhà xuất bản Macmilan và hợp nhất nó với Encarta. Vì vậy có thể coi phiên bản Encarta hiện nay của Microsoft là người nối nghiệp của bộ bách khoa Funk and Wagwalls, Collier và New Merit Scholar. Năm 1997, Encarta đã có 30.000 mục từ, nhiều hơn 20% so với phiên bản trước đó. Vào năm 1999, nó đã có khoảng 42.000 mục từ. Microsoft đã phát hành một vài phiên bản địa phương của Encarta, nhưng một vài trong số chúng không còn tiếp tục phát triển. Ví dụ phiên bản tiếng Brazil đã được phát hành vào năm 1999 nhưng đã ngừng phát triển vào năm 2002. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha ít hơn phiên bản tiếng Anh một chút, có khoảng 42.000 mục từ. Vào tháng 7 năm 2006, Websters Multimedia đã tiếp quản Encarta. Vào tháng 6 năm 2009, Microsoft đã thông báo rằng sẽ dừng việc bán phiên bản cuối cùng của bộ từ điển Encarta, Encarta Premium 2009. Những người đã mua Encarta Premium 2009 sẽ vẫn được hỗ trợ cho đến hết ngày 10 tháng 1 năm 2012. Nội dung Phiên bản chuẩn của Encarta có xấp xỉ 50.000 mục từ, cùng với ảnh, video và âm thanh. Phiên bản premium có xấp xỉ 68.000 mục từ và nhiều nội dung đa phương tiện khác, gồm 25.000 bức ảnh và tranh minh họa, trên 300 đoạn video và ảnh động, và những altas tương tác với 1,8 triệu địa danh. Mỗi bài viết của Encarta được tích hợp với những nội dung đa phương tiện và có thể bao gồm cả những đường dẫn tới những website được chọn bởi người chỉnh sửa nó. Liên kết ngoài Encarta’s Visual Brower, xuất hiện từ phiên bản 2004, trình diễn người dùng với danh sách những bài viết liên quan. MSN Encarta Online — with limited free access and features. Encarta products History and some other information about Encarta by Microsoft Official Encarta blog (last posting in tháng 3 năm 2006) Encarta SupportZone A website run by Stephen Stakey, a Microsoft MVP for MSN Encarta, that gives support and tips for Encarta users. Review of Microsoft Encarta Africana A review by Dr. Molefi Kete Asante, Professor, Department of African American Studies, Temple University, Philadelphia Chú thích Bách khoa toàn thư Microsoft MSN Bách khoa toàn thư trực tuyến Phần mềm chỉ cho Windows
16111
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%20meta
Lập trình meta
Lập trình meta hay còn gọi là siêu lập trình là việc tiến hành một trong hai thao tác (hay cả hai) sau: Công việc viết một chương trình máy tính mà chương trình này lại điều chỉnh hay soạn thảo một chương trình khác (hay điều chỉnh chính nó) như là dữ liệu của lập trình meta Công việc viết một chương trình máy tính mà một phần của công việc này chỉ hoàn tất trong thời gian dịch mã. Trong đa số các trường hợp thì, vận dụng lập trình meta có thể giúp lập trình viên hoàn tất nhiều việc hơn trong cùng một thời gian so với họ làm điều đó bằng tay. Trong một ý nghĩa riêng biệt, thì đây bao gồm phương pháp tạo ra mã của một ngôn ngữ lập trình một cách tự động thông qua một ngôn ngữ lập trình nào đó. Một thí dụ đơn giản để minh họa là văn lệnh BASH sau, được dùng trong lập trình tạo mã (generative programming): #!/bin/bash # metaprogram echo '' >metaprogram.htm echo '' >>metaprogram.htm echo '' >>metaprogram.htm echo '' >>metaprogram.htm echo 'My Automatic WEB Page' >>metaprogram.htm echo ' ' >>metaprogram.htm echo ' ' >>metaprogram.htm echo 'Mã của trang WEB này được tự động tạo ra từ ngôn ngữ BASH' >>metaprogram.htm echo ' ' >>metaprogram.htm echo ' ' >>metaprogram.htm Chương trình trên đã dùng ngôn ngữ BASH để viết ra một chương trình khác (dùng ngôn ngữ HTML). Chương trình này được viết trong một tập tin tên là metaprogram.htm. Khi thực thi thì tập tin metaprogram.htm sẽ được tạo ra có nội dung là: Mã của trang WEB này được tự động tạo ra từ ngôn ngữ BASH Chương trình metaprogram.htm chỉ đơn giản là một trang mã HTML. Khi thực thi bởi máy truy cập, nó hiển thị dòng chữ Mã của trang WEB này được tự động tạo ra từ ngôn ngữ BASH. Với phương pháp này, người ta có thể tạo ra hàng loạt trang mã có một số đặc tính chung (về hình thức trình bày hay về một số nội dung chẳng hạn). Không phải mọi cách lập trình meta đều bao gồm lập trình tạo mã. Nếu các chương trình được điều chỉnh trong thời gian thực thi (như là Lisp, Smalltalk, Ruby, và v.v...) thì các kỹ thuật này có thể được dùng để tiến hành lập trình meta mà không cần tạo ra mã nguồn. Ứng dụng Hầu như công cụ dùng cho lập trình meta đều là các trình dịch hay các chương trình thông dịch, chúng cho phép người lập trình viết các chương trình tương đối ngắn bằng một ngôn ngữ bậc cao và dùng nó để tạo ra một hay nhiều chương trình có ngôn ngữ tương đương với ngôn ngữ assembly hay ngôn ngữ máy. Việc này thường tiết kiệm khá nhiều thì giờ thay vì phải viết các ngôn ngữ máy này bằng tay. Sử dụng trong lex (xem thêm flex), yacc, và bison), để tạo ra các chương trình biên dịch và chương trình thông dịch. Dùng trong quine, đây là một loại lập trình meta mà mã nguồn của nó được dùng như là đầu ra. Lập trình định hướng ngôn ngữ là một kiểu lập trình mà tập trung chủ yếu của nó là lập trình meta. Xem thêm :en:Template metaprogramming OpenC++ Recoder :en:Code generation GCC RDF Introspector :en:XL Programming Language :en:Self-modifying code :en:Partial evaluation :en:Ruby on Rails Tham khảo Liên kết ngoài c2.com Wiki: Metaprogramming article Metaprogramming and Free Availability of Sources by François-René Rideau MetaL - Metaprogramming language with source code in XML that is used to generate code in several target languages: Java, Perl, PHP, etc. DSLEngine - Scheme macro metaprogramming example MetaML - A version of ML with homogeneous (same-language) metaprogramming RECODER - Framework for source code metaprogramming in Java Metaprogramming Weblog - At Lambda the Ultimate Moka, a Java-to-Java extensible compiler why’s (poignant) guide to ruby - Metaprogramming in Ruby Siêu Lập Trình với AST trong Erlang Lập trình meta Mẫu hình lập trình
16115
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20chu%E1%BA%A9n%20C
Thư viện chuẩn C
Thư viện chuẩn C ngày nay là một tập hợp của các tập tin tiêu đề và thư viện các thủ tục được tiêu chuẩn hóa dùng để thiết lập các pháp toán tổng quát, như là việc xử lý I/O và dãy ký tự trong C. Khác với Pascal hay PL/I, C không bao hàm sẵn các từ khoá để dùng cho tác thao tác, và như vậy, hầu như mọi chương trình C đều phụ thuộc vào thư viện chuẩn để hoạt động. Thiết kế Trong cả bài viết này chữ "tiêu đề" sẽ được hiểu nghĩa là "tập tin tiêu đề". Tên và đặc tính của mỗi hàm trong C được chứa trong một tập tin gọi là tập tin tiêu dề nhưng sự kiến tạo thực sự của các hàm này được phân chia vào trong các tập tin thư viện. Tên và nội hàm của các tiêu đề đã trở nên thông dụng nhưng tổ chức của các thư viện này vẫn còn phân hoá. Thư viện chuẩn thường được ban hành chung với một trình dịch. Vì các trình dịch C thường hay cung cấp thêm các chức năng không có trong tiêu chuẩn ANSI C, nên một thư viện chuẩn của một trình dịch đặc thù hầu như sẽ không tương thích với các thư viện chuẩn của trình dịch khác. Nhiều phần thư viện chuẩn C cho thấy việc thiết kế chúng rất tốt. Tuy nhiên, một số ít, cho thấy điểm yếu sau khi được dùng rộng rãi như là hàm đọc từ đầu vào gets() (và cũng như hàm scanf() đọc dãy ký tự từ đầu vào) là một nguyên nhân của nhiều lỗi tràn bộ nhớ đệm, và hầu hết các sách hướng dẫn đều khuyến cáo tránh dùng chúng. Một khuyết điểm nữa là hàm strtok() được thiết kế như là một phân tích từ điển cơ bản nhưng rất khó dùng và dễ bị hỏng. Lịch sử Trước khi được tiêu chuẩn hoá, C đã không cung cấp các hàm nội tại chẳng hạn là các phép toán I/O (không giống với các ngôn ngữ truyền thống như Pascal và Fortran). Theo thời gian, người trong cộng đồng của C đã chia sẻ nhau các ý tưởng và xây dựng nên cái mà ngày nay ta gọi là thư viện chuẩn C để cung ứng các chức năng. Nhiều ý kiến trong đó, đã được dùng vào việc định nghĩa của ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn hóa C. Unix và C đều đã được tạo ra ở Bell Labs vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970. Trong suốt những năm của thập niên 1970, C trở nên phổ biến. Nhiều đại học và tổ chức bắt đầu tạo ra các ngôn ngữ C riêng cho các đề án của họ. Đến đầu thập niên 1980, vấn đề tương thích giữa những sự kiến tạo về C đã trở nên nghiêm túc. Năm 1983, ANSI thành lập một hội đồng để hoàn tất đặc tả tiêu chuẩn cho C gọi là "ANSI C". Công việc này dẫn tới sự hình thành của cái gọi là chuẩn "C89" trong năm 1989. Một bộ phận của kết quả chuẩn này là một tập hợp của các thư viện phần mềm gọi là thư viện chuẩn ANSI C đã ra đời. Phiên bản viết lại sau này của chuẩn C đã thêm vào nhiều tập tin tiêu đề cần thiết cho thư viện. Hỗ trợ cho nhiều sự mở rộng khác nhau giữa các sư thiết lập (của C). Các tiêu đề <iso646.h>, <wchar.h>, và <wctype.h> đã được thêm vào với Tu chính chuẩn số 1 (Normative Amendment) đưược viết tắt là NA1, và được chuẩn C chấp thuận vào năm 1995. Các tiêu đề <complex.h>, <fenv.h>, <inttypes.h>, <stdbool.h>, <stdint.h>, và <tgmath.h> đã được thêm vào một phiên bản mới của chuẩn C là C99, phát hành năm 1999. Chuẩn ANSI Thư viện chuẩn ANSI bao gồm 24 tiêu đề C mà có thể được bao gồm trong một đề án của người lập trình với các chỉ thị (dịch). Mỗi tiêu đề chứa một hay nhiều sự khai báo của hàm, sự định nghĩa của kiểu dữ liệu và các macro. Nội dung của các tiêu đề như sau: Thư viện chuẩn thì không được viết hoa. Nó cung cấp tập hợp cơ bản các hàm toán, điều chỉnh dãy ký tự, chuyển đổi kiểu, và các I/O cơ sở. Nó không bao gồm một tập hợp chuẩn các "kiểu thùng chứa" như trong Thư viện chuẩn C++. Nó cũng không bao gồm các bộ công cụ GUI, các công cụ mạng, và những chức năng phong phú khác như Java đã cung cấp. Lợi thế chính của một thư viện chuẩn cỡ nhỏ là nó cung ứng một môi trường làm việc của ANSI C dễ dàng hơn so với các ngôn ngữ khác, và hệ quả là việc xuất chương trình C sang một nền tảng mới tương đối dễ dàng hơn. Nhiều thư viện đã được phát triển để cung cấp chức năng tương đương với những thứ mà ngôn ngữ khác có trong thư viện chuẩn. Thí dụ môi trường của đề án GNOME phát triển bộ công cụ đồ họa GTK và glib, một thư viện của thùng chứa các cấu trúc dữ liệu, và có rất nhiều thí dụ nổi tiếng khác. Nhiều thư viện có ý nghĩa với các bộ công cụ tuyệt vời đã được chứng tỏ qua lịch sử. Một điểm đáng lưu tâm là các công cụ này thường không tương thích nhau, những người lập trình thường quen với sự khác nhau của các bộ thư viện này, và một bộ công cụ có thể khả dụng trong bất kì nền tảng nào. Các tập tin tiêu đề của chuẩn ANSI C <assert.h>: Bao gồm macro assert dùng để hỗ trợ trong việc phát hiện các lỗi lô-gíc và các kiểu lỗi khác trong các phiên bản dùng để tìm lỗi của một chương trình. <complex.h>: Một tập hợp các hàm dùng để điều chỉnh các số phức (mới có trong chuẩn C99). <ctype.h>: bao gồm các hàm dùng để phân lớp các ký tự bởi các kiểu hay dùng để chuyển đổi giữa chữ viết hoa và viết thường. <errno.h>: Dùng để thử (hay hiển thị) các lỗi được báo cáo từ các hàm thư viện. <fenv.h>: Dùng để kiểm soát môi trường chấm động (mới có trong C99). <float.h>: Bao gồm định nghĩa các hằng mà nêu ra các đặc tính xây dựng của thư viện chấm động, như là sự khác nhau nhỏ nhất của hai số chấm động (có thể có) qua _EPSILON, số lớn nhất của các chữ số của độ chính xác qua _DIG và khoảng cách của các số mà có thể biểu thị được qua _MIN và _MAX. <inttypes.h>: Dùng cho việc chuyển đổi kiểu chính xác giữa các kiểu nguyên (mới có trong C99). <iso646.h>: Để lập trình trong ISO 646 cho các bộ ký tự khác nhau (mới có trong NA1). <limits.h>: Chứa định nghĩa các hằng có đặc tính đặc biệt của các kiểu nguyên, như là khoảng cách của các số mà có thể biểu thị quan _MIN, _MAX. Contains defined constants specifying the implementation-specific properties of the integer types, such as the range of numbers which can be represented (_MIN, _MAX). <locale.h>: Dùng cho setlocale() và các hằng có liên quan. Việc này được dùng để lựa chọn địa phương cần thiết. <math.h>: Cho việc tính các hàm số thông dụng. <setjmp.h>: Khai báo setjump/longjump đưuợc dùng trong việc thoát ra của nơi không có tính địa phương. <signal.h>: Để kiểm soát các điều kiện ngoại lệ. <stdarg.h>: Để truy cập số lượng khác nhau của các đối số được chuyển vào hàm. <stdbool.h>: Dùng cho khiểu dữ liệu Bool (mới có trong C99). <stdint.h> : Dùng trong việc định nghĩa các kiểu nguyên khác nhau (mới có trong C99). <stddef.h>: Cung cấp nhiều kiểu và macro hữu dụng. <stdio.h>: Cung cấp cốt lõi của những khả năng nhập trong C. Tập tin này bao gồm họ hàm printf. <stdlib.h>: Dùng để xúc tiến nhiều phép toán, bao gồm sự chuyển đổi, các số giả ngầu nhiên, cấp phát vùng nhớ, kiểm soát quá trình, môi trường, tín hiệu, tìm kiếm, và xếp thứ tự. <string.h>: Để điều chỉnh nhiều loại dãy ký tự. <tgmath.h>: Dùng cho các hàm toán kiểu thông dụng (mới có trong C99). <time.h>: Để chuyển đổi giữa các định dạng khác nhau về thì giờ và ngày tháng. <wchar.h>: Để điều chỉnh độ rộng của các dòng (dữ liệu) và nhiều loại dãy ký tự sử dụng nhiều (loại) ký tự có độ lớn (Unicode chẳng hạn). -- Đây là chìa khóa để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (mới có trong NA1). <wctype.h>: Để phân lớp các ký tự có độ lớn (mới có trong NA1). Thư viện chuẩn C trong C++ Xem thêm Thư viện chuẩn C++ Ngôn ngữ C++ bao gồm chức năng của thư viện chuẩn ANSI C nhưng được làm thêm nhiều thay đổi như là đổi tên của các tập tin tiêu đề từ <xxx.h> sang <cxxx> (mặc dù đã dược lưu ý cho sự thay đổi, các tên kiểu-C thì vẫn sử dụng được), và C++ xếp tất cả các định danh (identifier'') vào trong vào trong không gian tên std. Tham khảo Liên kết ngoài The C Standard Library : A detailed description of the header files The C Library Reference Guide Thư viện chuẩn C C (ngôn ngữ lập trình)
16118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i%20t%C3%A2m
Khối tâm
Trong vật lí, khối tâm của một vật thể (còn thường được gọi là điểm cân bằng) là điểm trung bình theo phân bố khối lượng của vật thể. Đây là điểm mà khi bị tác dụng lực sẽ gây ra gia tốc tuyến tính mà không gây ra gia tốc góc. Tính toán trong động lực học thường được đơn giản hóa khi được tính bằng khối tâm. Nó là một điểm lý thuyết mà toàn bộ khối lượng của vật được giả định là tập trung tại điểm đó để mô tả chuyển động. Nói một cách khác, khối tâm là điểm duy nhất của một vật thể xác định để áp dụng các định luật chuyển động của Newton khi coi vật là chất điểm. Trong trường hợp của một vật thể rắn, khối tâm được cố định so với vật thể, và nếu vật thể là các vật đồng chất, khối tâm sẽ được xác định ở trọng tâm hình học của vật thể. Khối tâm có thể được xác định ở bên ngoài vật thể, như trường hợp đối với các vật thể rỗng hoặc có hình dạng mở. Trong trường hợp khối tâm của một hệ vật, như trường hợp của các hành tinh trong hệ mặt trời, khối tâm có thể không tương ứng với vị trí của bất kỳ vật riêng lẻ nào trong hệ. Định nghĩa Khối tâm là điểm duy nhất tại trung tâm của sự phân bố khối lượng trong không gian có đặc tính là các vectơ vị trí có trọng số liên quan đến điểm này tổng bằng không. Đối với một hệ điểm: Trong trường hợp đối với một hệ điểm Pi, i = 1, …, n , với từng khối lượng mi được đặt trong không gian với các tọa độ ri, i = 1, …, n , tọa độ R của khối tâm thỏa mãn điều kiện: Giải phương trình này cho tọa độ của R : trong đó là tổng khối lượng các điểm Đối với một vật có thể tích liên tục: Nếu khối lượng được phân bố liên tục với khối lượng riêng ρ(r) trong một khối Q,thì tích phân tọa độ vị trí có trọng số của các điểm trong thể tích này đối với khối tâm R trong thể tích V bằng 0, nghĩa là: Giải phương trình này cho tọa độ của R Với M là tổng khối lượng của thể tích V Nếu một khối lượng phân bố liên tục với khối lượng riêng không đổi, nghĩa là ρ =const, thì khối tâm sẽ nằm ở trọng tâm hình học của vật. Trong trường hợp cơ bản nhất là khi xét trên mặt phẳng có khối lượng riêng không đổi, khi đó R sẽ có tọa độ: Trong trọng trường đều, khối tâm của vật thể trùng với trọng tâm của nó. Tham khảo Cơ học vật rắn Khối lượng Cơ học Cơ học cổ điển Kỹ thuật xây dựng Vật lý học Khoa học ar:مركز ثقل ca:Centre de massa de:Massenmittelpunkt es:Centro de masas fr:Barycentre (physique) pl:Środek masy pt:Centro de massas sl:Masno središče
16119
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Dng%20t%C3%A2m%20%28V%E1%BA%ADt%20l%C3%AD%20h%E1%BB%8Dc%29
Trọng tâm (Vật lí học)
Xem các nghĩa khác tại trọng tâm (định hướng) Trong vật lý học, trọng tâm của một vật thể hay một hệ các vật thể là điểm trung bình theo phân bố trọng lượng của vật thể. Cho một vật thể, véc-tơ chỉ vị trí trọng tâm có thể tính theo: Ở đây, dw''' là vi phân trọng lượng của vật thể và là véc tơ vị trí chỉ đến thành phần này. w là trọng lượng toàn vật. Cho một hệ vật thể, trọng tâm được tính theo công thức: Ở đây, ri và w''i là trọng tâm và trọng lượng của từng vật thể. Trong trọng trường đều, trọng tâm của vật thể trùng với khối tâm của nó. Trong trọng trường không đều, trọng tâm có thể lệch với khối tâm. Trọng tâm trong tam giác sẽ chia tam giác thành 3 phần bằng nhau. Tham khảo Cơ học vật rắn Khối lượng Cơ học
16120
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20y
Đông y
Đông y hay y học cổ truyền Trung Quốc là một nhánh của y học cổ truyền được phát triển dựa trên hơn 3.500 năm hành nghề y của Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức khác nhau như thảo dược, châm cứu, trị liệu bằng cạo gió, xoa bóp, nắn xương, khí công và liệu pháp ăn kiêng, nhưng gần đây cũng chịu ảnh hưởng của y học phương Tây hiện đại. Đông y được sử dụng rộng rãi trong vùng văn hóa Đông Á nơi có một lịch sử lâu dài, và những năm sau đó, Đông y ngày càng được phổ biến trên toàn cầu. Một trong những nguyên lý cơ bản của Đông y là năng lượng sống của cơ thể (khí), không phải là một hiện tượng đã được kiểm chứng về mặt khoa học, được cho là lưu thông qua các đường đi, được gọi là các kinh lạc, được cho là có các nhánh kết nối với các cơ quan và chức năng cơ thể." Các khái niệm về cơ thể và bệnh tật được sử dụng trong Đông y phản ánh nguồn gốc cổ xưa của nó và sự nhấn mạnh của nó đối với các quá trình động đối với cấu trúc vật chất, tương tự như lý thuyết humoral của châu Âu. Nghiên cứu khoa học cho đến nay chưa tìm thấy bằng chứng cho các khái niệm truyền thống của Trung Quốc như khí công, kinh lạc và các huyệt đạo. Lý thuyết và thực hành Đông y không dựa trên kiến thức khoa học hiện có và có sự bất đồng giữa các thầy thuốc về cách thức chẩn đoán và điều trị nào nên được sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào. Hiệu quả của thuốc thảo dược Trung Quốc vẫn ít được nghiên cứu và hỗ trợ. Có những lo ngại về một số thực vật có khả năng độc hại, các bộ phận động vật và dược phẩm từ Trung Quốc. Cũng có những lo ngại về buôn bán và vận chuyển trái phép các loài có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm tê giác và hổ, và quyền lợi của các động vật bị nuôi nhốt, đặc biệt là gấu. Một đánh giá về nghiên cứu hiệu quả chi phí cho Đông y cho thấy các nghiên cứu có mức độ bằng chứng thấp, nhưng cho đến nay vẫn chưa cho thấy kết quả có lợi. Nghiên cứu dược phẩm đã khám phá tiềm năng tạo ra các loại thuốc mới từ các phương thuốc truyền thống, với rất ít kết quả thành công. Một bài xã luận của tạp chí Nature đã mô tả Đông y là "đầy các kiến thức giả khoa học" và nói rằng lý do rõ ràng nhất mà nó không đưa ra nhiều phương pháp chữa trị là vì phần lớn các phương pháp điều trị của nó không có cơ chế hoạt động hợp lý. Những người ủng hộ Đông y thì lại cho rằng các nghiên cứu từ phương Tây cho đến nay đã bỏ lỡ các tính năng chính của nghệ thuật Đông y, chẳng hạn như các tương tác chưa biết giữa các thành phần khác nhau và các hệ thống sinh học tương tác phức tạp. Các học thuyết của y học Trung Quốc bắt nguồn từ các cuốn sách như Hoàng đế nội kinh (黄帝内经) và Thương hàn luận (伤寒论), cũng như trong các quan niệm vũ trụ học như âm dương và ngũ hành. Bắt đầu từ những năm 1950, những quan niệm này đã được chuẩn hóa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả những nỗ lực để tích hợp chúng với các quan niệm hiện đại về giải phẫu và bệnh lý. Trong những năm 1950, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy một hình thức Đông y được hệ thống hóa. Đông y mô tả sức khỏe là sự tương tác hài hòa giữa các thực thể này và thế giới bên ngoài, và bệnh tật là sự bất hòa trong tương tác. Chẩn đoán Đông y nhằm mục đích theo dõi các triệu chứng của mô hình bất hòa tiềm ẩn, bằng cách đo mạch, kiểm tra lưỡi, da và mắt, và xem xét thói quen ăn và ngủ của người đó cũng như nhiều thứ khác. Triết lý y học Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh v.v. cùng các thành tựu của các ngành khoa học hiện đại. Bên cạnh Âm Dương, Ngũ Hành, cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng. Mặc dầu tạng tượng học Đông y có nhiều điểm tương đồng với giải phẫu và sinh lý học Tây y, các từ Hán-Việt dùng để chỉ các tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), phủ (vị, đởm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường) trong Đông y không đồng nhất với các từ chỉ các cơ quan theo giải phẫu học Tây y (tim, gan, lách, phổi, cật; dạ dày, mật v.v.). Bởi lẽ Đông y có một hệ thống lý luận khác, theo đó, việc chia tách cơ thể thành các bộ phận khác nhau một cách rạch ròi chỉ là khiên cưỡng, do cơ thể là một thể thống nhất. Trái ngược với văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông coi trọng "cân bằng" và "điều hòa". "Trung dung" - tức cân bằng giữa hai thái cực, được người xưa tôn vinh là tiêu chuẩn tối cao trong triết lý tu thân của bậc quân tử. Trong quan hệ với thiên nhiên, phương Đông không chủ trương chế phục mà hướng tới sự hòa hợp – "thiên nhân hợp nhất". Trong quan hệ giữa người với người, từ ngàn năm xưa "dĩ hòa vi quý" đã trở thành phương châm xử thế cơ bản. Đặc tính văn hóa đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và phương pháp chữa bệnh của Đông y học. Về bệnh tật, Đông y quan niệm mọi thứ đều do "âm dương thất điều" - mất sự cân bằng và trung dung gây nên. Để chữa trị bệnh tật, Đông y sử dụng 8 biện pháp cơ bản - "hãn" (làm ra mồ hôi), "thổ" (gây nôn), "hạ" (thông đại tiện), "hòa" (hòa giải), "ôn" (làm ấm), "thanh" (làm mát), "tiêu" (tiêu thức ăn tích trệ), "bổ" (bồi bổ) để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức chống bệnh) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh). Trong 8 phép đó, không có biện pháp nào mang tính đối kháng, tấn công trực diện vào "bệnh tà" như trong Tây y. Đặc biệt để thực hiện việc hóa giải có hiệu quả nhất, Đông y chủ trương "trị vị bệnh" (chữa từ khi bệnh chưa hình thành). 2000 năm trước, Nội kinh - bộ sách kinh điển của Đông y đã viết: Bậc thánh y không chờ khi bệnh hình thành rồi mới chữa trị, mà chữa từ khi chưa phát bệnh. Bệnh đã hình thành mới dùng thuốc, xã hội đã rối loạn mới lo chấn chỉnh, khác gì khi khát nước mới lo đào giếng, giặc tới nơi mới đúc binh khí, chẳng quá muộn sao? (Thánh nhân bất trị dĩ bệnh, trị vị bệnh; bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dĩ thành nhi hậu trị chi, ví do khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú binh, bất diệc vãn hồ). Do chủ trương "trị vị bệnh" nên Đông y rất coi trọng dưỡng sinh - nâng cao "chính khí", chính khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm (Chính khí tồn nội, tà bất khả can). Đó cũng là tư tưởng "tướng giỏi không cần đánh mà thắng" trong Tôn Tử binh pháp (Bất chiến nhi khuất nhân chi sư). Trong sách Nội kinh, dưỡng sinh được đặt vào vị trí tối cao, còn trị liệu chỉ được xem là biện pháp ở bình diện thấp. Tấn công trực tiếp vào "bệnh tà" chỉ được Đông y xem như biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ. "Trị vị bệnh", "phòng bệnh hơn chữa bệnh" - là chiến lược y tế vô cùng sáng suốt và là nét văn hóa độc đáo của Đông y từ ngàn năm xưa. Ngày nay, khi phổ bệnh đang có xu hướng chuyển từ nhiễm trùng sang bệnh tâm thân, nội tiết, chuyển hóa, phương thức sống,... thì chiến lược đó sẽ còn có giá trị thực tiễn và khoa học to lớn hơn nữa. Đông y là nhân thuật, nên đối tượng chính của Đông y không phải là "bệnh" mà là "con người". Con người trong Đông y cùng với môi trường, vũ trụ hợp thành một chỉnh thể thống nhất, người xưa gọi đó là "Thiên nhân hợp nhất". Bản thân con người cũng là một chỉnh thể thống nhất, nên tinh thần và thể xác hợp nhất với nhau, người xưa gọi đó là "Hình thần hợp nhất". Phương châm cơ bản của Đông y trong chữa bệnh là "lưu nhân trị bệnh" - nghĩa là trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh. Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái "cân bằng chỉnh thể". Do đó trong quá trình chữa bệnh, Đông y coi trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo của cơ thể con người, lấy việc huy động tiềm năng của con người làm phương châm chính. Vì vậy, bệnh nhân được coi là chủ thể, "nhân vi bản bệnh vi tiêu" - nghĩa là người là gốc, là chủ thể, bệnh chỉ là ngọn. Đông y dùng thuốc tùy theo nguyên tắc "Biện chứng luận trị" - nghĩa là tùy theo chứng trạng biểu hiện ở người bệnh mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Trên lâm sàng, trăm người mắc cùng một bệnh, có thể được chữa trị bằng hàng trăm phương thuốc khác nhau. Vì phương thuốc được lập ra theo nguyên tắc "Biện chứng luận trị" - tức phỏng theo bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh. "Phương giả phỏng dã" như y gia thời xưa thường nói. Chẩn bệnh Chẩn đoán Đông y dùng các phương pháp vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Điều trị Điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp. Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp). Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt). Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Lưu ý: Phương pháp cạo gió được dùng rộng rãi trong dân gian chưa được ngành Đông y chính thức công nhận và phương pháp chích lể cũng còn nhiều bàn cãi. Chú thích Tham khảo Đọc thêm Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi) Đông dược - Chữa bệnh phòng bệnh Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can (BS CKII Đỗ Hữu Định) Từ Ngoại cảm tới Nội thương và Kinh nghiệm chữa trị bằng Đông y Đông dược (BS CKII Đỗ Hữu Định) Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập (PGS.TS.BS Trần Văn Kỳ) Liên kết ngoài Y học cổ truyền Dược khoa Ngụy khoa học Đông y Y học thay thế
16121
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20khoan
Máy khoan
Máy khoan là một thiết bị với một đầu mũi khoan dùng để khoan lỗ trên bề mặt vật liệu khác nhau. Thường dùng cho nghề mộc và kim khí. Đuôi mũi khoan được cặp vào đầu máy khoan, và được ấn vào mục tiêu và xoay tròn. Đầu mũi khoan thực hiện việc cắt bằng các vật liệu từng lát mỏng. Phân loại Khoan điện Năm 1895, FEIN - CHLB ĐỨC cho ra đời sản phẩm mang tính cách mạng cầm tay đầu tiên trên thế giới đó là dụng cụ khoan tay bằng điện. Ngày nay khoan tay điện rất phổ biến. Chúng thường giống như là một súng ngắn, với một cái đồ siết cò. Có thể dùng để vặn ốc và có chế độ dùng như búa, ví dụ khoan bê tông. Các máy khoan hiện đại có thể quay trở chiều và có thể điều chỉnh tốc độ quay khác nhau. Khoan PIN Khoan PIN là khoan sử dụng điện áp một chiều được cung cấp năng lượng bằng một cục PIN. Loại máy khoan dùng PIN này có thiết kế nhỏ gọn khá tiện lợi, hỗ trợ đầu mũi vặn vít, mũi khoan và có chế độ động lực dùng để khoan bề mặt gỗ hoặc sắt mỏng. Loại máy này có chức năng đảo chiều, nút tăng giảm tốc độ giúp cho người sử dụng chủ động các mối khoan, loại khoan này thường được sử dụng nhiều, hoặc các hộ gia đình. Điện áp Điện áp máy khoan pin là dòng điện 1 chiều tùy vào kích thước và chức năng có các dòng vol khác nhau như 3.6v; 7.2v; 9.6v; 12v; 14.4v; 18v; 24v; 29v; 36v; 40v; 60v Đa số dòng máy khoan pin trung quốc ghi số vol không chính xác như 72v, 88v, thực tế chỉ có 18v Khoan không dây điện Khoan không dây điện thực tế là khoan sử dụng động cơ điện một chiều và được cung cấp năng lượng bằng ACCU. Các loại khoan này có cùng tính năng tương tự như khoan điện, thường có hỗ trợ đầu mũi vặn vít cho phép chúng xoay ốc. Ngoài ra còn có khoan sử dụng khí nén làm quay 1 tuốc bin nhỏ qua bộ giảm tốc để tăng moment truyền tới đầu khoan, thường được áp dụng trong môi trường ẩm ướt, thi công dưới nước... Tham khảo Công cụ cơ khí Máy xoay tròn ja:ドリル
16124
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20v%E1%BB%93ng
Cầu vồng
Cầu vồng hay mống hoặc quang phổ là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế. Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.Cầu vồng bậc 2 chỉ xảy ra khi các tia sáng bị khúc xạ hai lần. Giữa các cầu vồng tồn tại khoảng đai vòng tối gọi là dải Alexander.Trái Đất có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng, và tập trung vào một đường thẳng từ Mặt Trời đến mắt của người quan sát. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra trước mắt. Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Tổng quan Cầu vồng không nằm ở một khoảng cách cụ thể từ người quan sát, mà đến từ ảo ảnh quang học gây ra bởi bất kỳ giọt nước nào nhìn từ một góc nhất định so với nguồn sáng. Do đó, cầu vồng không phải là một vật thể và không thể tiếp cận về mặt vật lý. Thật vậy, người quan sát không thể nhìn thấy cầu vồng từ những giọt nước ở bất kỳ góc độ nào ngoài góc thông thường là 42 độ so với hướng đối diện với nguồn sáng. Ngay cả khi một người quan sát nhìn thấy một người quan sát khác có vẻ "ở dưới" hoặc "ở cuối" cầu vồng, thì người quan sát thứ hai sẽ nhìn thấy một cầu vồng khác xa hơn ở góc độ góc nhìn của người quan sát thứ nhất. Cầu vồng trải dài một dải màu liên tục. Bất kỳ dải màu riêng biệt nào được nhận thấy là một vật phẩm của tầm nhìn màu sắc của con người, và không có dải màu nào được nhìn thấy trong một bức ảnh đen trắng của cầu vồng, chỉ có sự tăng dần cường độ đến mức tối đa, sau đó mờ dần về phía bên kia. Đối với màu sắc được mắt người nhìn thấy, trình tự được trích dẫn và ghi nhớ nhiều nhất là bảy màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam, chàm, tím.Cầu vồng có thể được gây ra bởi nhiều dạng nước trong không khí. Chúng bao gồm không chỉ mưa, mà còn có sương, phun và sương trong không khí. Giải thích Khi ánh sáng Mặt Trời gặp hạt mưa, một phần ánh sáng bị phản xạ và phần còn lại đi vào hạt mưa. Ánh sáng bị khúc xạ ở bề mặt của hạt mưa. Khi ánh sáng này chiếu vào mặt sau của hạt mưa, một số ánh sáng bị phản xạ khỏi mặt sau. Khi ánh sáng phản xạ bên trong chạm tới bề mặt một lần nữa, một lần nữa một số bị phản xạ bên trong và một số bị khúc xạ khi nó thoát ra (Ánh sáng phản xạ từ giọt nước, thoát ra từ phía sau hoặc tiếp tục phản xạ xung quanh bên trong giọt nước sau lần chạm thứ hai với bề mặt, không liên quan đến sự hình thành của cầu vồng chính). Hiệu ứng tổng thể là một phần của ánh sáng tới được phản xạ trở lại trong phạm vi từ 0° đến 42°, với ánh sáng mạnh nhất ở 42°. Góc này không phụ thuộc vào kích thước của giọt, nhưng phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của nó. Nước biển có chỉ số khúc xạ cao hơn nước mưa, vì vậy bán kính của "cầu vồng" trong phun nước biển nhỏ hơn cầu vồng thường. Điều này có thể nhìn thấy bằng mắt thường bằng cách sắp xếp sai các cung này. Lý do ánh sáng mạnh nhất ở khoảng 42° là vì đây là một bước ngoặt - ánh sáng chiếu vào vòng ngoài cùng của giọt được trả lại ở mức dưới 42°, cũng như ánh sáng chiếu vào điểm rơi gần trung tâm của nó. Có một dải ánh sáng tròn mà tất cả được trả lại ngay khoảng 42°. Nếu mặt trời là tia laser phát ra ánh sáng song song, các tia đơn sắc, thì độ chói (độ sáng) của cung sẽ có xu hướng vô cực ở góc này (bỏ qua các hiệu ứng giao thoa). Nhưng vì độ chói của mặt trời là hữu hạn và các tia của nó không song song (nó bao phủ khoảng nửa độ của bầu trời) độ chói không đi đến vô tận. Hơn nữa, lượng ánh sáng bị khúc xạ phụ thuộc vào bước sóng của nó và do đó màu sắc của nó. Hiệu ứng này được gọi là khuếch tán. Ánh sáng xanh (bước sóng ngắn hơn) bị khúc xạ ở góc lớn hơn ánh sáng đỏ, nhưng do sự phản xạ của các tia sáng từ mặt sau của giọt nước, ánh sáng xanh phát ra từ giọt nước ở góc nhỏ hơn so với tia sáng trắng ban đầu đèn đỏ. Do góc này, màu xanh được nhìn thấy ở bên trong vòng cung của cầu vồng chính và màu đỏ ở bên ngoài. Kết quả của việc này không chỉ là đưa ra các màu sắc khác nhau cho các phần khác nhau của cầu vồng, mà còn làm giảm độ sáng. (Một "cầu vồng" được hình thành bởi các giọt chất lỏng không có sự khuếch tán sẽ có màu trắng, nhưng sáng hơn cầu vồng bình thường). Ánh sáng ở mặt sau của hạt mưa không trải qua sự phản xạ toàn phần và một số ánh sáng phát ra từ phía sau. Tuy nhiên, ánh sáng phát ra từ phía sau hạt mưa không tạo ra cầu vồng giữa người quan sát và mặt trời vì quang phổ phát ra từ phía sau hạt mưa không có cường độ tối đa, như những cầu vồng nhìn thấy khác, và do đó, màu sắc hòa trộn cùng nhau hơn là tạo thành cầu vồng. Cầu vồng không tồn tại ở một địa điểm cụ thể. Nhiều cầu vồng tồn tại; tuy nhiên, chỉ có thể nhìn thấy một người tùy thuộc vào quan điểm của người quan sát cụ thể là những giọt ánh sáng được chiếu sáng bởi mặt trời. Tất cả các hạt mưa khúc xạ và phản xạ ánh sáng mặt trời theo cùng một cách, nhưng chỉ có ánh sáng từ một số hạt mưa lọt vào mắt người quan sát. Ánh sáng này là thứ tạo nên cầu vồng cho người quan sát đó. Toàn bộ hệ thống được cấu tạo bởi các tia mặt trời, đầu của người quan sát và giọt nước (hình cầu) có sự đối xứng trục quanh trục qua đầu của người quan sát và song song với tia của mặt trời. Cầu vồng bị cong vì tập hợp tất cả các hạt mưa có góc vuông giữa người quan sát, giọt nước và mặt trời, nằm trên một hình nón chỉ vào mặt trời với người quan sát ở đầu. Đế của hình nón tạo thành một vòng tròn ở góc 40 góc 42 ° so với đường giữa đầu của người quan sát và bóng của họ nhưng 50% hoặc hơn vòng tròn nằm dưới đường chân trời, trừ khi người quan sát đủ xa trên bề mặt Trái Đất xem tất cả, ví dụ trong một chiếc máy bay (xem ở trên). Ngoài ra, một người quan sát với điểm thuận lợi bên phải có thể nhìn thấy vòng tròn đầy đủ trong một đài phun nước hoặc thác nước. Chứng minh từ toán học Chúng ta có thể xác định góc nhận biết mà cầu vồng phụ thuộc như sau. Đưa ra một hạt mưa hình cầu và xác định góc cảm nhận của cầu vồng là , và góc phản xạ bên trong là , sau đó góc tới của tia sáng mặt trời đối với bề mặt bình thường của giọt nước là . Vì góc khúc xạ là , Định luật Snell cho chúng ta , trong đó là chiết suất của nước. Giải quyết , chúng ta nhận được . Cầu vồng sẽ xảy ra trong đó góc là tối đa đối với góc . Do đó, từ tính toán, chúng ta có thể đặt và giải cho , mang lại Thay vào phương trình trước đó cho mang lại ≈ 42 ° là góc bán kính của cầu vồng. Các màu sắc Cầu vồng có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy của mắt người, nên không hiển diện. Bình thường, cầu vồng có rất nhiều màu với các sắc độ khác nhau. Màu sắc của chúng có thể được minh hoạ như sau: Tham khảo Liên kết ngoài Mô hình Ảnh cầu vồng bậc 4 Hiện tượng quang học khí quyển Khí tượng học
16132
https://vi.wikipedia.org/wiki/Encyclop%C3%A6dia%20Britannica
Encyclopædia Britannica
Encyclopædia Britannica hay Bách khoa toàn thư Britannica (tiếng Latinh của Bách khoa toàn thư Anh Quốc;) là một bách khoa toàn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopædia Britannica, Inc. biên soạn và xuất bản. Công ty này thuê vào khoảng 100 nhà biên soạn và nhận bài viết từ hơn 4.000 nhà chuyên môn để liên tục cập nhật và phát triển bách khoa toàn thư. Tác phẩm này được nhiều người cho là một trong những bách khoa toàn thư có thẩm quyền nhất. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu gây xôn xao bởi Nature vào năm 2005 khi so sánh các bài viết về khoa học của Britannica và Wikipedia (kể cả bộ Britannica phiên bản web) thì kết quả cho thấy tỉ lệ lỗi sai của Wikipedia là 3,86 lỗi trên mỗi bài, còn của Britannica là 2,92 lỗi trên mỗi bài. Nội dung Lần in thứ 15 hiện tại có một cấu trúc ba thành phần đặc biệt: bộ Micropædia 12 quyển chỉ có bài ngắn (thường ít hơn 750 từ), bộ Macropædia 17 quyển có bài dài (mỗi bài là 2–310 trang), và một quyển Propædia để đặt hệ thống thứ bậc cho kiến thúc. Bộ Micropædia có mục đích tra cứu nhanh và định hướng sử dụng bộ Macropædia; những người đọc được khuyên nên đọc bài sơ lược trong Propædia để hiểu bối cảnh của một đề tài và tìm bài liên quan. Kích cỡ của Britannica không thay đổi nhiều trong thời gian hơn 70 năm qua với vào khoảng 40 triệu từ nói về nửa triệu đề tài. Tuy bách khoa toàn thư được xuất bản tại Chicago, Hoa Kỳ, từ 1901, nhưng Britannica vẫn giữ cách viết Anh, thí dụ "æ", chữ cổ nối "a" và "e", trong tên của tác phẩm. Lịch sử Bộ Britannica là bách khoa toàn thư tiếng Anh lâu đời nhất. Nó được in lần đầu tiên từ 1768 đến 1771 tại Edinburgh, Scotland, trong ba quyển. Bách khoa toàn thư từ từ phát triển lớn, cho tới 20 quyển vào lần in thứ 4 nổi tiếng (1801–1809). Tiếng tăm của nó thu hút những người đóng góp nổi tiếng, và các lần in thứ 9 (1875–1889) và thứ 11 (1911) được coi là cực điểm về nghiên cứu và văn chương trong bách khoa toàn thư. Bắt đầu với lần in thứ 11, bộ Britannica thu ngắn và đơn giản hóa các bài viết để mở rộng tập thể độc giả tại Bắc Mỹ. Năm 1933, bộ Britannica trở thành bách khoa toàn thư đầu tiên thực hiện mô hình "sửa lại liên tục", tức bách khoa toàn thư luôn được in lại và các bài được cập nhật theo đúng ngày. Tuy nhiên, mô hình này vẫn không kịp kỹ thuật mới. Ngày 13 tháng 3 năm 2012, nhà xuất bản tuyên bố ngừng phát hành bản in (chấm dứt việc ấn hành bản giấy) Encyclopædia Britannica sau 244 năm để tập trung phát triển bách khoa toàn thư trực tuyến. Britannica Concise Encyclopædia Britannica Concise Encyclopædia là Bách khoa toàn thư Britannica rút gọn, chỉ là một cuốn gồm 28.000 bài tóm tắt lại các bài trong bộ Britannica 32 cuốn. Cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt thành một bộ hai cuốn có tên là Từ điển Bách khoa Britannica gồm 25 ngàn bài, tổng cộng là 3.000 trang, được bổ sung thêm gần 300 mục từ về Việt Nam. Dự án Việt hóa Từ điển bách khoa Britannica được thực hiện với sự tham gia của 54 dịch giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Xem thêm Danh sách bách khoa toàn thư theo ngôn ngữ Bách khoa toàn thư lịch sử: L'Encyclopédie Cyclopaedia, or an Universal Dictionary of Arts and Sciences Bách khoa toàn thư in: Encyclopedia Americana World Book Encyclopedia Brockhaus Enzyklopädie Từ điển bách khoa Việt Nam Bách khoa toàn thư điện tử: Encarta Wikipedia tiếng Anh Nhân vật liên quan: Colin Macfarquhar Walter Yust Thomas Macall Fallow Chú thích Liên kết ngoài Website chính thức của số mới nhất của Encyclopædia Britannica Số Encyclopædia Britannica năm 1911 Encyclopædia Britannica Văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh Sách năm 1768 Bách khoa toàn thư trực tuyến
16139
https://vi.wikipedia.org/wiki/Concerto
Concerto
Concerto (tiếng Việt: /công-xec-tô/, tiếng Anh: /kənˈtʃɛərtoʊ/) là một thể loại hòa tấu âm nhạc. Một bản concerto trong nhạc cổ điển thường gồm 3 chương (movement): khoan thai, chậm, nhanh. Trong đó nhạc cụ độc tấu (solo) có thể là piano, violin, cello hay sáo được bè đệm bởi một dàn nhạc giao hưởng hoặc một ban hòa nhạc. Một bản concerto bao giờ cũng phải soạn riêng cho một loại nhạc cụ, nên tên của nhạc phẩm đó bao giờ cũng phải ghi kèm với nhạc cụ đó. Ví dụ như "piano concerto" (hòa tấu dương cầm) là nhạc phẩm do dương cầm biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng hiện đại, khác với "piano solo" (độc tấu dương cầm không có nhạc cụ đệm) hoặc khác với "piano duo" (song tấu dương cầm) hay "piano duet" (piano bốn tay). Tương tự như thế với "guitar concerto" thì phần chính là đoạn độc tấu được soạn riêng cho ghi-ta, còn violin concerto cũng vậy. Lịch sử Thời Baroque, từ concerto có khi dùng để chỉ các cantata trong đó có xen kẽ các đoạn hợp xướng và lĩnh xướng hoặc hợp ca 2, 3 giọng, trong đó phần hợp xướng lặp đi lặp lại một điệp khúc, hay là ritornello, giống như trong dân ca Việt Nam, các bài hò dô, tất cả "dô dô khoan dô hầy’ rồi tới một người lĩnh xướng, rồi lại "dô dô khoan dô hầy’. Hình thức này phát triển qua khí nhạc thành một dạng concerto thời Baroque gọi là concerto grosso, bao gồm các đoạn tutti (cả dàn nhạc cùng chơi) xen kẽ với các đoạn concertino (một nhóm nhạc chừng 3 người - trong một bài đôi khi có nhiều nhóm concertino khác nhau, thay phiên nhau chơi). Các chương bắt đầu bằng đoạn ritornello chơi tutti, rồi tới một đoạn concertino chơi, rồi lặp lại đoạn ritornello... cứ thế xen kẽ, cuối cùng là đoạn ritornello chấm dứt chương. Dần dần, dạng concerto độc tấu và ripieno trở thành dạng phổ biến, trong đó nhạc công độc tấu có dịp biểu diễn kỹ thuật diễn tấu điêu luyện của mình, còn dàn nhạc có vai trò đối đáp với độc tấu, không chỉ chơi các đoạn ritornello mà còn có dịp phát triển thành các đoạn có hòa âm phong phú theo kiểu giao hưởng. Sự đối đáp có tính kịch tính hơn. Ở các đoạn tutti, cái khó nhất là bè độc tấu không lẫn vào dàn nhạc nhưng dàn nhạc cũng không lép vế khi chỉ làm nhiệm vụ "đệm" cho bè độc tấu. Bố cục Một bản concerto thường có 3 phần: Chương 1 là nơi tác giả giới thiệu chủ đề của bản nhạc. Người nghe có thể đoán được chủ đề chính của bản nhạc: có thể là niềm vui vô bờ, là cảm xúc ngọt ngào, cũng có thể là hùng tráng, phấn chấn hay bi thương. Giống như một câu chuyện có vui, có buồn, concerto cũng có thể có những biến chuyển nhất định, nhưng thông thường phong thái (tiếng Anh: style) chính của bản nhạc được biểu hiện trong cả bài diễn. Chương 2 thông thường là lời tự sự của nhạc cụ độc tấu. Thính giả nghe thấy cái miên man của một tâm hồn, những nỗi niềm thầm kín hay ưu uất được nhạc sĩ giãi bày một cách kín đáo, không phải bằng lời. Đôi khi, dàn nhạc sẽ lên tiếng để đáp lời tự sự của độc tấu, để người nghe thấy bớt đi nỗi cô đơn của cuộc đời. Đây là phần sâu xa, lắng đọng của bản nhạc. Chương 3 của bản concerto là lúc nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc đã tìm được tiếng nói chung. Thông thường người nghe được thưởng thức niềm vui rộn rã của hai tâm hồn nay đã trở thành đồng điệu. Bản nhạc thường kết thúc trong các giai điệu sôi nổi, sảng khoái, vui vẻ. Xét về mặt ý tưởng, concerto thường không nặng tính triết lý như nhạc giao hưởng. Nhà soạn nhạc Mozart có công lớn trong việc xây dựng thể loại nhạc concerto này. Một đặc điểm khác của concerto đó là các cơ hội để nghệ sĩ độc tấu thể hiện tài năng diễn tấu của mình. Concerto thường có những trường đoạn yêu cầu kỹ thuật cao để nghệ sĩ độc tấu biểu diễn (và thường cũng là trường đoạn cao trào của bản nhạc). Hiện nay, concerto được biểu diễn và ưa thích trên toàn thế giới. Tham khảo Nhạc cổ điển Thuật ngữ âm nhạc Phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây
16140
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft
Microsoft
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới". Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công ty. Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô la vào tháng 12 năm 2016, và Skype Technologies với 8,5 tỉ đô la vào tháng 5 năm 2011. Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trường dịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môi trường phát triển phần mềm (Visual Studio). Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược "thiết bị và dịch vụ". Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc. vào năm 2008, công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia. Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999. Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chung của Windows vào tay Android. Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm chỉ trích về độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), và Ủy ban châu Âu (European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng. Lịch sử Thuở đầu Paul Allen và Bill Gates, hai người bạn thân từ thuở nhỏ có cùng niềm đam mê với lập trình máy tính, đã vươn đến thành công bằng cách kết hợp những kỹ năng của nhau. Tháng 1 năm 1975, tờ báo Popular Electronics đăng bài nói về chiếc máy vi tính Altair 8800 của hãng Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Allen để ý rằng họ có thể viết chương thông dịch BASIC cho máy này; sau khi Bill Gates gọi điện cho MITS nói rằng họ có một chương trình thông dịch có thể chạy được, MITS yêu cầu được tận mắt kiểm chứng. Để chuẩn bị cho buổi kiểm chứng, hai người đảm nhiệm hai nhiệm vụ khác nhau, Allen làm chiếc máy mô phỏng Altair 8800 trong khi Gates phát triển chương trình thông dịch. Mặc dù được phát triển trên một máy mô phỏng nhưng chương trình lại hoạt động hoàn hảo trên máy thật trước sự chứng kiến của MITS tại Albuquerque, New Mexico, vào tháng 3 năm 1975. MITS đồng ý phân phối chương trình và họ tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC. Sau thành công này, Paul Allen và Bill Gates thành lập Microsoft vào tháng 4 năm 1975, Gates giữ vị trí CEO. Allen chính là người đặt cho công ty cái tên "Microsoft". Vào tháng 1 năm 1977, công ty đạt được thỏa thuận với Tạp chí ASCII tại Nhật Bản, đặt văn phòng quốc tế đầu tiên tại đây với cái tên "Microsoft". Còn trụ sở chính tại Mỹ được dời đến Bellevue, Washington vào tháng 1 năm 1979. Sau đó, Microsoft gõ cửa ngành kinh doanh hệ điều hành vào năm 1980 với các phiên bản phân phối hệ điều hành Unix mang tên Xenix. Tuy nhiên, MS-DOS mới chính là nền tảng cho sự thống trị của công ty. Hãng IBM trao hợp đồng cho Microsoft để cung cấp phiên bản của hệ điều hành (HĐH) CP/M, sẽ được sử dụng trong máy tính sắp tung ra của hãng là Máy tính cá nhân IBM (IBM PC). Vì thời gian gấp rút nên Microsoft mua lại HĐH mô phỏng CP/M tên là 86-DOS từ hãng Seattle Computer Products, đặt tên mới là MS-DOS. Sau khi IBM PC được tung ra vào tháng 8 năm 1981, Microsoft giữ lại quyền sở hữu MS-DOS. Nhiều lý do khác nhau khiến MS-DOS thành công, như bộ phần mềm chọn lọc có sẵn của nó, và Microsoft trở thành nhà cung cấp HĐH dẫn đầu. Tiếp đó, họ bước vào những thị trường mới với việc tung ra Chuột Microsoft vào năm 1983, và thành lập một bộ phận xuất bản mang tên Microsoft Press. Nhưng buồn thay, Paul Allen rời Microsoft vào tháng 2 vì bệnh ung thư hạch. 1985–1994: Windows và Office Năm 1984, trong lúc cùng IBM phát triển hệ điều hành mới mang tên OS/2; vào ngày 20 tháng 11 năm 1985, Microsoft cho ra đời Microsoft Windows, hệ điều hành mở rộng của MS-DOS sử dụng giao diện đồ họa. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1986, Microsoft dời trụ sở chính tới Redmond, và tiếp đó vào tháng 3, công ty chuyển sang loại hình cổ phần, sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu công ty đã tạo ra 4 tỷ phú cùng 12000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty. Vì mối quan hệ đối tác với IBM, trong năm 1990, Ủy ban Thương mại Liên Bang đã để mắt tới Microsoft vì nghi ngờ có sự cấu kết thương mại, đánh dấu khởi đầu cho cuộc đụng độ pháp lý giữa công ty với Chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ. Ngày 2 tháng 4 năm 1987, Microsoft tuyên bố OS/2 sẽ chỉ được bán cho nhà sản xuất OEM, trong khi đó, công ty phát triển Microsoft Windows NT, HĐH 32-bit sử dụng ý tưởng của OS/2, với môđun nhân hệ điều hành mới và giao diện ứng dụng Win32 (API), có cổng cho phép chuyển đổi dễ dàng sang Windows 16-bit (nền tảng MS-DOS), HĐH này được bán lần đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1993. Khi Microsoft thông báo cho IBM về NT, mối quan hệ đối tác giữa hai công ty nhằm mục đích phát triển OS/2 đã dần dần bị suy yếu. Trong năm 1990, Microsoft giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office bao gồm các ứng dụng văn phòng với chức năng riêng biệt, như Microsoft Word và Microsoft Excel. Vào ngày 22 tháng 5, Microsoft cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người-máy, tăng cường khả năng cho "chế độ bảo vệ" của bộ vi xử lý Intel. Hai sản phẩm Office và Windows trở nên chiếm ưu thế trên thị trường. Novell, đối thủ cạnh tranh của Word giai đoạn 1984-1986 đã để đơn kiện trong những năm sau đó cáo buộc Microsoft cố tình dấu diếm đặc điểm kỹ thuật để triệt hạ khả năng cạnh tranh của đối thủ. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1994, Bộ phận Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp một Báo cáo Ảnh hưởng Cạnh tranh, trong đó có đoạn: "Bắt đầu từ năm 1988, và tiếp tục cho đến 15 tháng 7 năm 1994, Microsoft đã tác động đến nhiều nhà sản xuất OEM để thực hiện hành vi chống cạnh tranh mang tên: giấy phép "mỗi bộ vi xử lý". Theo giấy phép này, mỗi nhà sản xuất sẽ phải trả Microsoft tiền bản quyền cho mỗi máy tính chứa một vi xử lý bán ra, dù máy đó dùng HĐH của Microsoft hay không dùng HĐH Microsoft Windows của Microsoft. Tác động của nó, phải trả tiền cho Microsoft khi không hề được sử dụng sản phẩm của Microsoft chẳng khác nào một hình phạt, hoặc nộp thuế đối với các nhà sản xuất sử dụng HĐH của đối thủ cạnh tranh. Kể từ năm 1988, Microsoft đã gia tăng việc sử dụng giấy phép mỗi bộ vi xử lý". 1995-2005: Internet và kỷ nguyên 32-bit thế hệ mới Sau khi Bill Gates tiên đoán về "Cơn Đại hồng thủy Internet" vào ngày 26 tháng 5 năm 1995, Microsoft bắt đầu xác định lại mục tiêu của mình và tiến hành mở rộng dòng sản phẩm liên quan đến mạng máy tính cũng như World Wide Web. Ngày 24 tháng 8 năm 1995 công ty tung ra Windows 95 - HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện người dùng với nút Bắt đầu (Start), có khả năng tương thích 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API tương tự NT. Ngoài ra, Windows 95 còn đi kèm dịch vụ trực tuyến MSN, và trong những phiên bản dành cho đối tác OEM còn có Internet Explorer, một trình duyệt web. Internet Explorer không có mặt trong bản Windows 95 hộp bán lẻ vì nó được hoàn thành sau khi vỏ hộp được in, thay vào đó được cung cấp thông qua gói Windows 95 Plus!. Rẽ nhánh vào thị trường mới trong năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên MSNBC. Microsoft cũng đưa ra Windows CE 1.0, HĐH rút gọn dành cho các thiết bị có bộ nhớ thấp như PDA. Tháng 10 năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện một bản kiến nghị lên Tòa án Liên Bang, tuyên bố Microsoft vi phạm thỏa thuận ký năm 1994 và yêu cầu dừng việc cài sẵn Internet Explorer vào Windows. Bill Gates rời khỏi vị trí CEO ngày 13 tháng 1 năm 2000, bàn giao lại cho Steven Ballmer – bạn học cũ và là nhân viên công ty từ năm 1980 với vai trò Trưởng Kiến trúc sư Phần mềm. Cũng trong giai đoạn này, Microsoft cùng nhiều công ty thành lập Liên minh Tín nhiệm Nền tảng Điện toán, trong số những mục tiêu có tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông qua việc đồng nhất hóa những thay đổi ở phần cứng và phần mềm. Nhiều người chỉ trích coi liên minh như một cách thực thi giới hạn bừa bãi việc sử dụng phần mềm và can thiệp, thay đổi cách hoạt động của máy tính; giống như một hình thức quản lý số, có thể hình dung đến kịch bản trong đó máy tính có khả năng bảo mật tốt nhưng cũng bí mật cả với chủ nhân. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, một phán quyết từ tòa án cáo buộc Microsoft "lạm dụng vị thế độc quyền", vụ việc chỉ lắng vào năm 2004 khi Tòa án Phúc thẩm Mỹ nhất trí phê chuẩn thỏa thuận dàn xếp giữa Bộ Tư pháp với công ty. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, Microsoft tung ra Windows XP, HĐH có giao diện thân thiện với mã nền tảng NT. Công ty đưa ra Xbox trong năm sau đó, gia nhập thị trường máy chơi game trong lúc hai hãng Sony và Nintendo đang chiếm ưu thế. Microsoft tiếp tục dính rắc rối khi tháng 3 năm 2004, Ủy ban châu Âu thực hiện hành động pháp lý chống lại công ty với lý do lạm dụng vị thế thống trị của HĐH Windows, dẫn đến công ty phải nộp phạt 497 triệu € (khoảng 613 triệu $) và sản xuất hai phiên bản mới của Windows XP không đi kèm Windows Media Player là Windows XP Home Edition N và Windows XP Professional N. Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO, trong khi John W. Thompson trở thành chủ tịch. Bill Gates trở thành nhà cố vấn kỹ thuật cho Nadella. Vào ngày 16/9/2014, Microsoft đã công bố đạt thỏa thuận mua lại Mojang - nhà phát triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy Điển với mức giá 2,5 tỉ USD. Sản phẩm nền tảng và bộ phận dịch vụ Windows Sản phẩm trụ cột của Microsoft. Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows (1.0), Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10, và phiên bản mới nhất là Windows 11. Dành cho hệ thống máy chủ Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HĐH máy chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như: SQL Server Exchange Server BizTalk Server Systems Management Server Small Business Server Công cụ phát triển Microsoft Visual Studio - bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản hóa các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office và trang web. Dịch vụ trực tuyến Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,.... Logo Microsoft đã thông qua cái gọi là "Biểu tượng Pac-Man" được thiết kế bởi Scott Baker vào năm 1987. Baker tuyên bố "Biểu trưng mới, ở kiểu chữ nghiêng Helvetica, có một dấu gạch chéo giữa o và s để nhấn mạnh phần" mềm "của đặt tên và truyền đạt chuyển động và tốc độ." Dave Norris đã thực hiện một chiến dịch trò đùa nội bộ để cứu lấy biểu tượng cũ, màu xanh lá cây, viết hoa toàn bộ và có một chữ cái huyền ảo O , biệt danh là bảng xếp hạng , nhưng nó đã bị loại bỏ. Logo của Microsoft với khẩu hiệu "Tiềm năng của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi." - bên dưới tên công ty chính - dựa trên khẩu hiệu mà Microsoft đã sử dụng vào năm 2008. Năm 2002, công ty bắt đầu sử dụng biểu tượng này tại Hoa Kỳ và cuối cùng bắt đầu một chiến dịch truyền hình với khẩu hiệu, được thay đổi so với khẩu hiệu trước đó là " Hôm nay bạn muốn đi đâu? " Trong hội nghị MGX (Microsoft Global Exchange) riêng vào năm 2010, Microsoft đã tiết lộ khẩu hiệu tiếp theo của công ty, "Hãy Cái gì tiếp theo". Họ cũng có khẩu hiệu / khẩu hiệu "Làm cho tất cả đều có ý nghĩa." Vào ngày 23 tháng 8 năm 2012, Microsoft đã công bố một biểu tượng công ty mới tại sự kiện khai trương cửa hàng Microsoft thứ 23 ở Boston, cho thấy sự chuyển hướng tập trung của công ty từ phong cách cổ điển sang giao diện hiện đại lấy khối làm trung tâm, mà nó sử dụng / sẽ sử dụng trên Windows. Nền tảng điện thoại, Xbox 360, Windows 8 và Bộ Office sắp ra mắt. Logo mới cũng bao gồm bốn hình vuông với màu sắc của logo Windows hiện tại, được sử dụng để đại diện cho bốn sản phẩm chính của Microsoft: Windows (xanh lam), Office (đỏ), Xbox (xanh lục) và Bing (vàng) . Logo cũng giống như phần mở đầu của một trong những quảng cáo cho Windows 95. Phạm vi hoạt động Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và đặt chi nhánh ở 117 quốc gia (2013) và được phân loại thành 6 khu vực: 1. Bắc Mỹ. 2. Châu Mỹ Latinh. 3. Châu Âu, Trung Đông, châu Phi. 4. Nhật Bản. 5. Châu Á-Thái Bình Dương (APAC). 6. Trung Quốc. Tham khảo Liên kết ngoài Công ty Microsoft Windows Công ty phần cứng máy tính Công ty điện tử Mỹ Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ Công ty công nghệ Hoa Kỳ Nhãn hiệu Mỹ
16141
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20sai%20%28quang%20h%E1%BB%8Dc%29
Quang sai (quang học)
Trong quang học, quang sai là một đặc tính của các hệ thống quang học, chẳng hạn như thấu kính, khiến ánh sáng bị phân tán ra một vùng không gian nào đó thay vì tập trung vào một điểm. Quang sai khiến hình ảnh do thấu kính tạo thành bị mờ hoặc biến dạng, bản chất của biến dạng tùy thuộc vào loại quang sai. Quang sai xảy ra do lý thuyết đồng trục đơn sơ không phải là mô hình hoàn toàn chính xác về tác động của hệ thống quang học đối với ánh sáng, chứ không phải do sai sót trong các thành phần quang học. Quang sai có thể chia thành hai dạng: Quang sai đơn sắc: phổ biến nhất là quang sai mất nét, cầu sai, coma, astigmatism, field curvature, biến dạng hình ảnh. Quang sai màu: hiện tượng thấu kính không tập trung được tất cả các màu vào cùng một điểm, biến thành 1 chùm sáng từ đỏ đến tím (bị tán sắc), xảy ra vì thấu kính khúc xạ các màu khác nhau trong ánh sáng trắng ở những góc khác nhau theo bước sóng. Tổng quan Với một thấu kính lý tưởng, các tia sáng bắt nguồn từ điểm vật thể bất kỳ sẽ hội tụ lại thành điểm ảnh; và vì thế không gian vật thể sẽ được tái tạo thành không gian ảnh. Tuy nhiên, các thấu kính thực tế không tập trung ánh sáng chính xác vào một điểm duy nhất, ngay cả khi chúng được chế tạo hoàn hảo. Những sai lệch này được gọi là quang sai của ống kính. Quang sai đơn sắc Quang sai đơn sắc phổ biến nhất là: Quang sai mất nét. Cầu sai. Coma. Astigmatism. Field curvature. Biến dạng hình ảnh. Mặc dù về mặt kỹ thuật, quang sai mất nét là cấp thấp nhất của quang sai, nhưng nó thường không được coi là quang sai của ống kính, vì nó có thể được khắc phục bằng cách di chuyển thấu kính (hoặc mặt phẳng hình ảnh) để đưa mặt phẳng hình ảnh đến tiêu điểm quang học của ống kính. Ngoài những quang sai này, piston và tilt là những hiệu ứng làm thay đổi vị trí của tiêu điểm. Piston và tilt không phải là quang sai quang học thực sự, vì khi một perfect wavefront khác bị thay đổi bởi piston và tilt, nó vẫn tạo thành một hình ảnh hoàn hảo, không có quang sai, chỉ bị dịch chuyển sang một vị trí khác. Quang sai màu Tham khảo Quang học
16159
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe%20bu%C3%BDt%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Xe buýt Hà Nội
Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu tại Hà Nội, với tổng cộng hơn 140 tuyến được vận hành bởi Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cùng một số công ty tư nhân khác. Các tuyến xe buýt có độ phân bố phủ khắp khu vực trung tâm Hà Nội, đồng thời kết nối với các huyện ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận. Những chiếc xe buýt đầu tiên đã bắt đầu được sử dụng tại thành phố này vào khoảng những năm 1919–1920, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lịch sử Thời Pháp thuộc Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vào khoảng những năm 1919 - 1920 có 4 chiếc xe buýt hãng GM (Hoa Kỳ) lần đầu xuất hiện tại Hà Nội; nơi đón trả khách là bến cột đồng hồ gần ga Long Biên; không biết chủ xe là ai, chỉ biết những người lái xe là lính thợ An Nam phục vụ cho quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và có bằng lái do chính phủ Pháp cấp. Cầu Long Biên lúc đó còn hẹp, chưa được mở rộng hai bên nên 4 chiếc xe chở khách đi Hưng Yên không thể qua cầu, phải đi phà sang bên kia sông Hồng. Đến năm 1923, việc mở rộng đường hai bên cầu được hoàn thành, xe có thể đi qua cầu. Rồi số xe tăng nhanh, bến đồng hồ trở nên chật chội nên hội đồng thành phố quyết định chuyển bến ra chỗ bán nứa ở đường Greelé (nay là đường Trần Nhật Duật), cách cột đồng hồ không xa về phía bắc, từ đó có bến Nứa. Bốn hãng xăng là Shell, Socony, Texaco (Mĩ) và Lariaudé (Pháp) mở điểm bán xăng và Texaco đã giành được quyền tài trợ xây nhà bán vé khang trang, trên nóc nhà bán vé có cột hình vuông 4 mặt có tên Texaco. Theo tạp chí "Tự nhiên" xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1926 bắt đầu phát hành tại Hà Nội thì năm 1925, trung bình một ngày có 4 xe tải, 166 xe ô tô con, 1,3% còn lại là xe thô sơ và 79 lượt xe buýt qua lại cầu Long Biên. Từ bến Nứa, hằng ngày có xe đi Hưng Yên, Sơn Tây, tuyến ngắn chạy đến Chèm. Khách chủ yếu là người buôn bán và các chức dịch nông thôn đi Hà Nội sắm hàng hóa. Đi Sơn Tây có 5 hãng lớn gồm: Tư Đường, Chí Thành, Mỹ Lâm, Larriveé (chủ Pháp) và Dương Châu. Tuyến đi Hưng Yên có hãng Con Thỏ. Phía nam thành phố Hà Nội có bến Kim Liên, vốn trước đó là chợ của làng Kim Liên. Bến mở vào cuối những năm 1920, ban đầu nằm gần Cửa Nam (nay thuộc quận Hoàn Kiếm) nhưng nó lại gây cản trở giao thông nội đô nên hội đồng thành phố quyết định chuyển xuống Kim Liên (đến năm 1978 thì chuyển xuống quận Hoàng Mai và hình thành bến xe Giáp Bát ngày nay). Bến này có xe tuyến dài đi Nam Định, Thái Bình, tuyến ngắn đi Phủ Lý, Thường Tín, Văn Điển và Ngọc Hồi. Phía tây có bến Kim Mã, trước đó vốn là hồ ao sau đó hội đồng thành phố đã cho lấp hồ, bến hình thành cũng vào cuối những năm 1920, chuyên chở khách đi Sơn Tây, Hòa Bình, tuyến ngắn đi Hà Đông, Ba La và Chương Mỹ. Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tàu điện và tàu hỏa ở giữa là chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng xe cải tiến thành ghế ngang chở được nhiều khách hơn, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách. Năm 1930 cả Bắc Kỳ có gần 5.000 xe các loại trong đó có 405 xe buýt nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, số xe ở Hải Phòng bằng một phần ba Hà Nội. Năm 1941, tờ báo Pháp Bonjour (nay là báo Arc dé Jourèd) đã vẽ tranh châm biếm về xe buýt ở Hà Nội phần giữa xe ép sát đất khách còn hàng hóa trên nóc cao lên tới mặt trời. Sở dĩ có chuyện này là do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, xăng dầu nhập vào Việt Nam khó khăn, nhiều hãng phải cải tiến xe để chạy than. Chiến tranh cũng khiến phụ tùng khan hiếm nên nhiều xe hỏng không có phụ tùng thay đành đắp chiếu. Thời kì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trước khi Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh vào năm 1959, Hà Nội có gần 800 xe lớn nhỏ gồm cả chở khách và chở hàng hóa. Năm 1960, 95% số ô tô được công tư hợp doanh và Hà Nội tiến hành nhập 2 xí nghiệp công tư hợp doanh thành Xí nghiệp xe khách Hà Nội, chủ yếu chạy đường dài đi các tỉnh, đỗ ở ba bến xe: Bến Nứa, Kim Mã và Kim Liên. Năm 1957, cán bộ miền Nam tập kết ra Hà Nội được Ban Thống nhất Trung ương cấp vốn mua 10 ô tô khách lập Tập đoàn Ô tô buýt Thống Nhất, tháng 2 năm 1958, mở tuyến Kim Liên – Hà Đông. Đến tháng 12 năm 1962, Xí nghiệp Xe khách Hà Nội và Tập đoàn Ôtô buýt Thống Nhất hợp nhất thành Xí nghiệp Xe khách Thống Nhất phục vụ giao thông công cộng của thành phố với 192 xe; 4.106 ghế. Xe buýt hay ô tô buýt là mượn từ tiếng Pháp autobus chỉ xe chở mọi người. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là xe buýt dù xe chạy tuyến ngắn hay tuyến dài, nhưng đến chế độ mới thì xe đường dài và khách được mang theo hàng hóa gọi là xe khách, còn xe chạy tuyến ngắn và khách chỉ được mang đồ đạc gọn nhẹ gọi là xe buýt. Xe buýt nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức đi làm, học sinh - sinh viên đi học. Năm 1964 đã có 903 khách mua vé tháng. Năm 1965 Hà Nội đã có tới 300 xe buýt, với 8 tuyến. Giá vé đồng hạng ở tất cả các tuyến, do thành phố bù lỗ nên giá vé rất rẻ nên rất đông, vì nhiều người bỏ xe điện đi xe buýt cho nhanh. Trước năm 1975 xe buýt chủ yếu là xe Hải Âu (của Liên Xô), xe Ba Đình (đóng nội địa nhưng sử dụng máy IFA của Đông Đức) và Q50, ngoài ra còn có một ít xe Lavop (của Liên Xô). Rồi xe đạp tăng lên nhanh chóng do những người đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc, Đông Đức, Liên Xô gửi về nên cũng có khá nhiều người bỏ xe buýt. Thời kì Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì số lượng xe đạp tăng nhanh, năm 1985 người đi xe buýt đa số là sinh viên. Năm 2001, bốn công ty: Công ty Xe buýt Hà Nội, Công ty Vận tải hành khách phía Nam Hà Nội, Công ty Xe du lịch Hà Nội và Công ty Xe điện Hà Nội hợp nhất thành Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội. Năm 2004, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) được thành lập trên cơ sở Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội. Transerco nhanh chóng phát triển trở thành công ty dẫn đầu về dịch vụ xe buýt tại Hà Nội. Tính đến năm 2018, Hà Nội đã có 112 tuyến buýt (Bao gồm 92 tuyến buýt trợ giá, 20 tuyến buýt không trợ giá), bao phủ 30/30 quận, huyện, thị xã. Đặc điểm Thời gian vận hành Các tuyến xe buýt hoạt động từ 5h30 - 21h30, tần suất là 5–30 phút/chuyến phụ thuộc vào lượng khách sử dụng, nhưng thông thường tần suất các tuyến là 10–20 phút/chuyến. Xe buýt hoạt động tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ) nhằm phục vụ tối đa sự đi lại của người dân khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Vé xe buýt Vé lượt áp dụng cho 1 lần đi xe buýt. Giá vé lượt cho các tuyến có cự li dưới 25 km là 7.000 đồng/lượt, từ 25 – 30 km là 8.000 đồng/lượt, và 30 km trở lên là 9.000 đồng/lượt. Riêng giá vé tuyến 86 là 45.000 đồng/lượt và tuyến 68 là 50.000 đồng/lượt do đây là 2 tuyến xe buýt chất lượng cao với đặc điểm kết nối Sân bay Nội Bài và nội thành Hà Nội vô cùng nhanh chóng, dừng đón trả khách tại ít điểm đỗ nhằm tiết kiệm thời gian, bên cạnh đó chi phí cho mỗi lượt di chuyển phải chăng hơn rất nhiều so với taxi (khoảng 200.000đ đến 350.000đ) Đối với vé tháng, giá vé từng loại được thể hiện rõ trong bảng sau: Một số tuyến xe buýt Hà Nội có hỗ trợ dịch vụ wifi. Vé xe buýt cho trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí và cung cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho thương binh, bệnh binh, người khuyết tật, người cao tuổi (trên 60 tuổi) và nhân khẩu thuộc hộ nghèo. Vé tháng liên tuyến và thẻ đi xe buýt miễn phí sử dụng được cho tất cả các tuyến buýt có trợ giá từ nhà nước (tức các xe có giá vé lượt từ 7.000đ đến 9.000đ), bao gồm cả các tuyến đặc thù như BRT, CNG hay mới gần đây là Vinbus. Trong khuôn khổ Dự án cải thiện giao thông cộng cộng tại Hà Nội (TRAHUDII), Hà Nội đã triển khai thí điểm sử dụng vé điện tử thông minh cho hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đơn vị vận hành Các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) bao gồm: Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội: 01, 03A, 03B, 11, 17, 23, 31, 36, 40, 52A, 52B, 100, 108. Xí nghiệp Xe buýt 10 - 10: 05, 13, 20A, 20B, 28, 29, 50, 53A, 53B, 67, 92, 95, 96, 97, 110, 111. Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội: 07, 25, 27, 34, 35A, 35B, 41, 44, 45, 55A, 55B, 56A, 56B, 109. Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu: 06D, 06E, 16, 22A, 22B, 22C, 32, 84, 85, 103A, 103B, 117, 119. Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên: 10A, 10B, 15, 54, 63, 90, 93, 112. Công ty Cổ phần Vận tải Newway: 47A, 47B, 48, 69, 94. Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Nội: 42, 49, 51, 122, 124, 145, 146, 202, 204, 205, 212. Trung tâm Tân Đạt: 06A, 06B, 06C, 12, 33, 39, 62, 101A, 101B, 104, 113, 115. Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội: 04, 14, 18, 24, 26, 30, 38, 87, 88, 98, 99, 106. Xí nghiệp Xe buýt nhanh Hà Nội: 02, 66, 68, 86, 89, 91, 102, 105, 107, 114, 116, BRT01. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh: 08A, 08B, 09A, 09B, 19, 21A, 21B, 37, 125. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội: 68, 86 ( tuyến buýt chất lượng cao ) Các đơn vị không thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) Công ty TNHH Bắc Hà: 203. Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Du lịch Đông Anh: 46, 123. Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ và Xây dựng Bảo Yến: 57, 58, 59, 60A, 60B, 61, 65, 142, 143, 144, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163. Công ty Liên doanh vận chuyển Quốc tế Hải Vân: 43, 64, 74. Công ty Cổ phần Ô tô Khách Hà Tây: 70A, 70B, 70C, 118, 126, 213. Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây: 72. Công ty Cổ phần Dịch vụ và Vận tải Bảo Châu: 78. VinBus - Tập đoàn Vingroup: + Depot Ocean Park: E01, E02, E03, E08, OCP1, OCP2, OCP3, OCP6 + Depot Smart City: E04, E05, E06, E07, E09, SMC1, SMC2, OCP5 Nhận diện thương hiệu Xe được in hình cánh chim hòa bình cùng biểu tượng Hà Nội Khuê Văn Các trên thân xe. Hệ thống xe được chia nhận diện theo màu xe như sau: Luồng tuyến Tham khảo Liên kết ngoài Hanoi Public Transport Management and Operation Center - Hanoi bus - Hanoi map Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội Giao thông công cộng Hà Nội Hà Nội
16162
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20sinh%20th%C3%A1i
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần hữu sinh (sinh học) và vô sinh (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn. Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành tinh là một hệ sinh thái. Năng lượng, nước, nitơ và khoáng trong đất là thành phần phi sinh học thiết yếu của một hệ sinh thái. Năng lượng được sử dụng bởi các hệ sinh thái đến chủ yếu từ mặt trời, thông qua quá trình quang hợp. Quang hợp sử dụng năng lượng từ mặt trời và cũng cố định CO2 từ khí quyển. Động vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự di chuyển của vật chất và năng lượng trong các hệ sinh thái. Chúng ảnh hưởng đến lượng sinh khối của thực vật và vi sinh vật có trong hệ thống. Khi chất hữu cơ bị phân giải sau khi sinh vật chết đi, carbon lại được thải vào khí quyển. Quá trình này cũng tạo điều kiện cho việc quay vòng dinh dưỡng bằng cách chuyển đổi các chất dinh dưỡng được dự trữ trong sinh khối ở các sinh vật đã chết trở lại thành một dạng có thể được sử dụng lại bởi thực vật và các vi khuẩn khác. Hệ sinh thái được kiểm soát bởi cả hai yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngoài như khí hậu, vật liệu gốc tạo thành đất, địa hình và thời gian, tất cả đều có ảnh hưởng lên hệ sinh thái. Tuy nhiên, những yếu tố bên ngoài này, tự chúng không bị ảnh hưởng bởi hệ sinh thái. Hệ sinh thái không phải là cố định: chúng có thể bị nhiễu loạn định kỳ và thường ở trong quá trình hồi phục từ những nhiễu loạn trong quá khứ và tiến đến cân bằng. Các yếu tố bên trong thì lại khác: Chúng không chỉ kiểm soát các quá trình hệ sinh thái mà còn được kiểm soát bởi chính hệ sinh thái. Một cách khác để nói điều này là các yếu tố bên trong phải chịu tác động từ các vòng phản hồi. Con người hoạt động trong các hệ sinh thái và có thể ảnh hưởng đến cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài. Sự ấm lên toàn cầu là một ví dụ về tác động tích lũy từ các hoạt động của con người. Hệ sinh thái mang lại lợi ích, được gọi là "lợi ích hệ sinh thái", mà con người thường dưạ vào cho sinh kế của họ. Quản lý tổng hợp hệ sinh thái thì hiệu quả hơn là cố gắng quản lý các loài riêng lẻ trong đó. Định nghĩa Không có định nghĩa duy nhất cho những gì cấu thành nên một "hệ sinh thái". Nhà sinh thái học người Đức Ernst-Detlef Schulze cùng các đồng tác giả đã xác định một hệ sinh thái là một khu vực "đồng nhất về sản lượng sinh học, và bao gồm cả các dòng (có thể là vật chất, năng lượng) bên trên và bên dưới mặt đất của khu vực đang xét". Họ thắng thắn phủ định việc coi toàn bộ các lưu vực sông của Gene Likens là một hệ sinh thái đơn lẻ, do chúng có "ranh giới quá rộng", và một khu vực rộng như vậy thì không thể đồng nhất nếu theo định nghĩa trên. Các tác giả khác lại gợi ý rằng một hệ sinh thái có thể gồm một khu vực lớn hơn nhiều, thậm chí là toàn bộ hành tinh. Schulze và các đồng tác giả cũng phủ định ý tưởng cho rằng một khúc gỗ mục có thể được nghiên cứu như một hệ sinh thái vì tương quan kích thước của dòng trao đổi chất giữa khúc gỗ và môi trường xung quanh là quá lớn so với dòng trao đổi chất trong chính khúc gỗ. Nhà khoa học Mark Sagoff cho rằng việc thất bại trong việc xác định "loại đối tượng mà nó nghiên cứu" là một trở ngại cho sự phát triển của lý thuyết "hệ sinh thái" trong sinh thái học. Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể là các nghiên cứu lý thuyết hoặc các nghiên cứu thực địa như theo dõi các hệ sinh thái cụ thể trong một thời gian dài hoặc xem xét sự khác biệt giữa các hệ sinh thái để hiểu rõ hơn cách chúng vận hành. Một số thí nghiệm thực địa có thể điều chỉnh trực tiếp lên hệ sinh thái. Các nghiên cứu có thể được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau, từ các nghiên cứu toàn bộ hệ sinh thái cho đến chỉ nghiên cứu các mô hình thu nhỏ hay vi hệ sinh thái (tức là các đại diện đơn giản của các hệ sinh thái). Nhà sinh thái học người Mỹ Stephen R. Carpenter đã lập luận rằng các thí nghiệm trên mô hình thu nhỏ có thể là "không liên quan và nhiều dị biệt" nếu chúng không được thực hiện kết hợp với các nghiên cứu thực địa ở quy mô hệ sinh thái. Các thí nghiệm mô hình thu nhỏ thường không dự đoán chính xác động học ở quy mô hệ sinh thái. Dự án Nghiên cứu Hệ sinh thái suối Hubbard được bắt đầu vào năm 1963 nhằm nghiên cứu dãy núi White ở New Hampshire. Đây là nỗ lực đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu toàn bộ lưu vực sông với tư cách là một hệ sinh thái. Sử dụng dòng chảy hóa học như một phương tiện theo dõi các đặc tính của hệ sinh thái, họ đã phát triển một mô hình sinh hóa chi tiết cho hệ sinh thái. Nghiên cứu dài hạn tại thực địa đã dẫn đến việc phát hiện ra mưa acid ở Bắc Mỹ vào năm 1972. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại sự suy giảm các cation đất (đặc biệt là calci) trong vài thập kỷ tới. Các khái niệm liên quan Hệ sinh thái trên cạn (tìm thấy trên đất liền) và các hệ sinh thái thủy sinh (được tìm thấy trong nước) là các khái niệm liên quan đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái thủy sinh được chia thành hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Các quá trình Các yếu tố bên trong và bên ngoài Hệ sinh thái được kiểm soát cả bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngoài, hay cũng gọi là các yếu tố môi trường, kiểm soát cấu trúc tổng thể và cách thức vận hành của một hệ sinh thái, nhưng bản thân chúng lại không nhận ảnh hưởng bởi hệ sinh thái. Nhân tố quan trọng nhất trong số này là khí hậu. Khí hậu xác định khu hệ sinh cảnh (biome) trong đó hệ sinh thái được đặt vào. Các mô hình mưa và nhiệt độ theo mùa ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và do đó xác định lượng nước và năng lượng có sẵn cho hệ sinh thái. Lớp đá mẹ xác định bản chất của đất trong hệ sinh thái và ảnh hưởng đến việc cung cấp các khoáng chất. Địa hình cũng kiểm soát các quá trình của hệ sinh thái bằng cách ảnh hưởng đến những thành phần như vi khí hậu, phát triển đất và sự chuyển động của nước thông qua hệ thống. Ví dụ, hệ sinh thái nằm ở vùng trũng có thể sẽ khác nếu so với một hệ sinh thái khác nằm trên một sườn dốc liền kề.Một số yếu tố bên ngoài khác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ sinh thái có thể kể đến thời gian và khu hệ sinh cảnh tiềm năng. Tương tự, tập hợp sinh vật có khả năng có mặt trong một khu vực cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái. Các hệ sinh thái ở các môi trường tương tự nằm ở các phần khác nhau của thế giới có thể có những đặc điểm rất đa dạng đơn giản bởi vì chúng có các nhóm loài khác nhau sống ở đó. Sự xuất hiện của các loài ngoại lai có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong chức năng hệ sinh thái. Không giống như các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong hệ sinh thái không chỉ kiểm soát các quá trình hệ sinh thái mà còn được kiểm soát bởi chính hệ sinh thái. Do đó, chúng thường phải chịu ảnh hưởng từ các vòng phản hồi. Mặc dù đầu vào tài nguyên thường được kiểm soát bởi các quy trình bên ngoài như khí hậu và lớp đá mẹ, nhưng sự sẵn có của các tài nguyên này trong hệ sinh thái được kiểm soát bởi các yếu tố bên trong như quá trình phân hủy, cạnh tranh rễ hoặc che bóng. Các yếu tố khác như nhiễu loạn, sự kế thừa hoặc các loài đang có mặt cũng là nhũng ví dụ của yếu tố bên trong. Sản lượng sơ cấp Sản xuất sơ cấp là sản lượng các chất hữu cơ từ các nguồn carbon vô cơ. Sản lượng này có được chủ yếu qua quang hợp. Năng lượng có được từ quá trình này cũng hỗ trợ sự sống trên Trái Đất, trong khi carbon cố định được tạo ra nhiều chất hữu cơ trong sinh khối, carbon trong đất và nhiên liệu hóa thạch. Quang hợp cũng thúc đẩy chu trình carbon, ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu thông qua hiệu ứng nhà kính. Thông qua quá trình quang hợp, cây lấy năng lượng từ ánh sáng và sử dụng nó để kết hợp carbon dioxide và nước để tạo nên carbohydrate và oxy. Quá trình quang hợp được thực hiện bởi tất cả các bộ máy trong một hệ sinh thái được gọi là sản lượng sơ cấp toàn phần hay sản lượng sơ cấp thô (GPP). Khoảng 48-60% GPP được tiêu thụ trong hô hấp ở thực vật. Phần còn lại, phần mà GPP không được sử dụng bởi hô hấp, được gọi là sản lượng sơ cấp thực hay sản lượng sơ cấp tinh (NPP). Dòng năng lượng Năng lượng và carbon đi vào hệ sinh thái thông qua quá trình quang hợp, được tích hợp vào mô sống, truyền cho các sinh vật khác ăn vật chất, và cuối cùng được giải phóng thông qua hô hấp. Carbon và năng lượng được tích hợp vào các mô thực vật (sản xuất lượng sơ cấp thực) hoặc được tiêu thụ bởi động vật trong khi thực vật còn sống, hoặc tồn tại khi mô các thực vật chết đi và trở thành mùn bã hữu cơ. Trong các hệ sinh thái trên cạn, khoảng 90% sản xuất lượng sơ cấp thực được phân giải bởi sinh vật phân giải. Phần còn lại, hoặc được tiêu thụ bởi động vật khi cây vẫn còn sống và đi vào hệ dinh dưỡng dựa trên thực vật, hoặc sản lượng này được tiêu thụ sau khi cây đã chết và đi vào hệ dinh dưỡng dựa trên vụn hữu cơ. Trong các hệ sinh thái thủy sinh, tỷ lệ sinh khối thực vật được tiêu thụ bởi động vật ăn thực vật cao hơn nhiều. Trong các hệ thống bậc dinh dưỡng thì sinh vật quang hợp là các sinh vật sản xuất sơ cấp. Các sinh vật tiêu thụ mô của chúng được gọi là sinh vật tiêu thụ sơ cấp hoặc sinh vật sản xuất thứ cấp — động vật ăn cỏ. Các sinh vật tiêu thụ vi sinh vật (vi khuẩn và nấm) được gọi là vi sinh vật tiêu thụ. Những loài động vật mà ăn sinh vật tiêu thụ sơ cấp — động vật ăn thịt — gọi là sinh vật tiêu thụ thứ cấp. Mỗi thành phần kể trên đều tạo thành một bậc dinh dưỡng. Trình tự tiêu thụ - từ thực vật đến động vật ăn cỏ, rồi đến động vật ăn thịt — tạo thành một chuỗi thức ăn. Các hệ thống thực tế phức tạp hơn nhiều so với mô hình này - các sinh vật thường sẽ ăn nhiều hơn một loại thức ăn, và có thể cho ăn nhiều hơn một bậc dinh dưỡng. Động vật ăn thịt có thể bắt được một số con mồi là một phần của hệ dinh dưỡng dựa trên thực vật và một số khác là một phần của hệ dinh dưỡng dựa trên mùn bã hữu cơ (ví dụ như một con chim ăn cả châu chấu-ăn thực vật và giun đất-tiêu thụ mùn bã). Vậy nên một hệ thống với tất cả những phức tạp này, thường tạo thành lưới thức ăn hơn là chuỗi thức ăn. Sinh thái học hệ sinh thái Sinh thái học hệ sinh thái nghiên cứu "dòng chảy của năng lượng và vật chất thông qua các sinh vật và môi trường vật lý". Bộ môn này tìm cách nắm bắt các quá trình điều chỉnh lượng vật chất và năng lượng tích trữ cũng như dòng chảy của vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái. Nghiên cứu về các hệ sinh thái có thể phủ đến 10 đơn vị độ lớn, từ đơn vị lớp bề mặt của đá đến đơn vị toàn bộ bề mặt của hành tinh. Quá trình phân hủy Carbon và chất dinh dưỡng trong chất hữu cơ của sinh vật đã chết được phân giải bởi một nhóm các quá trình được gọi là phân hủy. Quá trình này giải phóng các chất dinh dưỡng mà sau đó có thể được tái sử dụng bởi thực vật và vi sinh vật và trả carbon dioxide vào khí quyển (hoặc nước), sau này chúng có thể được sử dụng cho quang hợp. Trong trường hợp không có quá trình phân hủy, các chất hữu cơ chết sẽ tích lũy trong một hệ sinh thái, và các chất dinh dưỡng và khí carbon dioxide sẽ bị cạn kiệt. Khoảng 90% sản lượng sơ cấp tinh trên cạn đi trực tiếp từ thực vật đến phân hủy. Quá trình phân hủy có thể được chia thành ba loại - gạn lọc (tách nước), phân tách và biến đổi hóa học các vật chất ở sinh vật đã chết. Gạn lọc Khi nước di chuyển qua vật chất hữu cơ ở sinh vật đã chết, nó hòa tan và mang theo các thành phần có thể tan trong nước. Các chất này sau đó có thể được hấp thụ bởi các sinh vật trong đất, phản ứng với khoáng chất trong đất, hoặc được di chuyển ra ngoài của hệ sinh thái (và được coi là mất đi phần này). Lá mới rụng và động vật mới chết có nồng độ cao các thành phần hòa tan trong nước bao gồm: đường, amino acid và các khoáng chất. Gạn lọc có vai trò quan trọng hơn ở môi trường ẩm ướt và ít quan trọng hơn trong những môi trường khô. Phân tách Các quá trình phân tách giúp phá vỡ vật liệu hữu cơ thành những mảnh nhỏ hơn, tạo thêm nhiều bề mặt mới để vi khuẩn đến xâm chiếm. Vi khuẩn không thể tiếp cận lá mới rụng do được bảo vệ bởi lớp ngoài của lớp biểu bì hoặc vỏ cây, còn tế bào được bảo vệ bởi thành tế bào. Những con vật mới chết có thể được bao bọc bởi một bộ xương ngoài. Các quá trình phân tách, sẽ giúp phá vỡ các lớp bảo vệ này, đẩy nhanh tốc độ phân hủy vi sinh vật. Động vật cũng để lại vụn hữu cơ khi chúng săn lùng thức ăn, cũng như sau khi thức ăn đi qua ruột. Chu trình tan băng và chu trình khô/ướt cũng góp phần phân giải các vật chất đã chết. Biến đổi hóa học Biến đổi hóa học của chất hữu cơ chết có được chủ yếu thông qua hoạt động của vi khuẩn và nấm. Những nấm sợi khác nhau tạo ra các enzyme làm phá vỡ các cấu trúc bền vững bên ngoài bao xung quanh các vật liệu thực vật đã chết. Chúng cũng tạo ra các enzyme phân hủy lignin, cho phép chúng thu được lợi là cả thành phần tế bào và cả nitơ trong lignin. Nấm có thể chuyển carbon và nitơ thông qua hệ sợi nấm nấm của chúng và do đó, không giống như vi khuẩn, chúng không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lực sẵn có tại môi trường địa phương. Tốc độ phân hủy Tốc độ phân hủy là khác nhau giữa các hệ sinh thái. Tốc độ phân hủy được điều chỉnh bởi ba nhóm yếu tố-môi trường vật lý (nhiệt độ, độ ẩm và tính chất của đất), số lượng và chất lượng của vật chất trong sinh vật chết đang chờ phân hủy và bản chất của hệ vi sinh vật. Nhiệt độ kiểm soát tốc độ hô hấp ở vi khuẩn; nhiệt độ càng cao, sự phân hủy do vi càng xảy ra nhanh hơn. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ ẩm của đất, cụ thể là làm chậm sự tăng trưởng của vi sinh vật và làm giảm khả năng gạn lọc. Chu trình tan băng cũng ảnh hưởng đến việc phân hủy - nhiệt độ đóng băng làm chết vi sinh vật đất, khiến cho quá trình gạn lọc để đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc di chuyển các chất dinh dưỡng xung quanh. Điều này có thể đặc biệt quan trọng như quá trình tan băng trong mùa xuân, tạo ra một lượng chất dinh dưỡng dồi dào có sẵn. Tốc độ phân hủy là rất thấp trong điều kiện rất ẩm hoặc rất khô. Tốc độ phân hủy là cao nhất trong điều kiện ẩm vừa phải, ẩm nhưng với mức độ oxy đầy đủ. Đất ướt có xu hướng thiếu oxy (điều này đặc biệt đúng ở vùng đất ngập nước), làm chậm sự tăng trưởng của vi sinh vật. Trong đất khô, phân hủy cũng chậm, nhưng vi khuẩn tiếp tục phát triển (mặc dù ở tốc độ chậm hơn) ngay cả sau khi đất trở nên quá khô cho sự phát triển của cây trồng. Vòng tuần hoàn chất dinh dưỡng Các hệ sinh thái liên tục trao đổi năng lượng và carbon với môi trường rộng lớn hơn bên ngoài. Các chất dinh dưỡng và khoáng chất, mặt khác, lại chủ yếu là tuần hoàn qua lại giữa thực vật, động vật, vi khuẩn và đất. Hầu hết nitơ đi vào hệ sinh thái thông qua quá trình cố định nitơ sinh học, được lắng đọng qua lượng mưa, bụi, khí hoặc được có được qua phân bón. Chu trình nitơ Vì hầu hết các hệ sinh thái trên mặt đất đều có một lượng nitơ có hạn, nên việc tuần hoàn nitơ là rất quan trọng đối với sản lượng của hệ sinh thái. Vào thời điểm hiện tại, cố định nitơ là nguồn nitơ chính cho hệ sinh thái. Vi khuẩn cố định đạm có thể hoặc sống chung với thực vật hoặc sống tự do trong đất. Chi phí năng lượng là khá cao đối với các thực vật hỗ trợ các vi khuẩn cố định đạm - bằng 25% tổng sản lượng sơ cấp khi đo trong điều kiện được kiểm soát. Nhiều thành viên của những cây họ Đậu hỗ trợ các vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Một số vi khuẩn lam cũng có khả năng cố định đạm. Vi khuẩn lam cũng là những sinh vật quang dưỡng, thực hiện quá trình quang hợp. Giống như các vi khuẩn cố định đạm khác, chúng cũng có thể sống tự do hoặc cộng sinh với thực vật. Các nguồn nitơ khác bao gồm lắng đọng axit được tạo ra thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, khí amonia bốc lên từ các hệ nông nghiệp có sử dụng phân bón và thậm chí từ bụi. [24] Đầu vào nitơ nhân tạo chiếm khoảng 80% lượng nitơ trong các hệ sinh thái. Khi các mô thực vật bị rụng hoặc được ăn, nitơ trong các mô này sẽ có sẵn cho động vật và vi khuẩn sử dụng. Sự phân hủy vi sinh vật sẽ giải phóng các hợp chất nitơ từ chất hữu cơ chết trong đất, thực vật, nấm và vi khuẩn sẽ cạnh tranh để sử dụng nguồn dinh dưỡng này. Một số vi khuẩn đất sử dụng các hợp chất chứa nitơ hữu cơ như một nguồn cacbon, và giải phóng các ion amoni vào đất. Quá trình này được gọi là khoáng hóa nitơ. Những vi sinh vật khác có thể chuyển đổi amoni thành ion nitrit và nitrat, một quá trình được gọi là nitrat hóa. Nitơ monoxit và dinitơ monoxit cũng được tạo ra trong quá trình nitrat hóa. [24] Dưới điều kiện giàu nitơ và thiếu oxy, nitrat và nitrit được chuyển thành khí nitơ, một quá trình được gọi là phản nitrat hóa. Các chất dinh dưỡng khác Các chất dinh dưỡng quan trọng khác bao gồm phosphor, lưu huỳnh, calci, kali, magiê và mangan. Phosphor đi vào hệ sinh thái thông qua quá trình phong hóa. Khi các hệ sinh thái già đi, nguồn cung cấp này giảm đi, khiến cho phosphor thường bị giới hạn trong các cảnh quan già hơn (đặc biệt là ở vùng nhiệt đới). Calci và lưu huỳnh cũng được tạo ra bởi phong hóa, nhưng sự lắng đọng axit là một nguồn lưu huỳnh quan trọng trong nhiều hệ sinh thái. Mặc dù magiê và mangan cũng được tạo ra nhờ phong hóa, trao đổi giữa các chất hữu cơ trong đất và các tế bào sống chiếm một phần đáng kể của dòng tuần hoàn trong sinh thái. Kali chủ yếu được tuần hoàn giữa các tế bào sống và chất hữu cơ trong đất. Chức năng và đa dạng sinh học Đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ sinh thái. Lý giải cho điều này là các quá trình hệ sinh thái được thúc đẩy bởi số lượng loài trong hệ sinh thái, tính chất của từng loài riêng biệt và các lượng sinh vật phong phú tương đối trong các loài này. Các quá trình lớn của hệ sinh thái là tổng hợp, khái quát từ các hoạt động của các sinh vật riêng lẻ trong hệ. Bản chất của các sinh vật-loài, các nhóm chức năng và bậc dinh dưỡng mà chúng thuộc về—quyết định các loại hoạt động mà các cá thể này có khả năng thực hiện và hiệu quả tương đối nếu chúng thực hiện. Lý thuyết sinh thái cho thấy rằng để cùng tồn tại, các loài không thể có ổ sinh thái hoàn toàn giống nhau - chúng phải khác nhau theo một cách cơ bản, nếu không thì một loài sẽ cạnh tranh loại trừ với loài còn lại. Mặc dù vậy, hiệu ứng tích lũy của các loài bổ sung trong hệ sinh thái không phải là tuyến tính-các loài bổ sung có thể tăng cường giữ nitơ, chẳng hạn, nhưng ngoài mức độ phong phú loài, các loài bổ sung có thể có ít tác dụng khác. Việc thêm (hoặc mất) của các loài có đặc tính sinh thái tương tự với những loài đã có mặt trong hệ có xu hướng chỉ có một tác động nhỏ đến chức năng của hệ sinh thái. Tuy nhiên, các loài khác biệt về đặc tính sinh thái lại là một câu chuyện khác. Tương tự, các loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến chức năng hệ sinh thái, trong khi các loài quý hiếm thường chỉ có các tác động nhỏ. Các loài chủ chốt thường có ảnh hưởng lớn đến chức năng hệ sinh thái dù số lượng của chúng thường không nhiều. Tương tự như vậy, kỹ sư hệ sinh thái (loài cơ sở) là bất kỳ sinh vật nào tạo ra, thay đổi đáng kể, duy trì hoặc phá hủy môi trường sống. Động học hệ sinh thái Hệ sinh thái là các chính thể linh động. Chúng có thể bị xáo trộn định kỳ và đang trong quá trình phục hồi từ một số xáo trộn trong quá khứ. Khi sự xáo trộn hay nhiễu loạn xảy ra, hệ sinh thái phản ứng bằng cách thay đổi trạng thái ban đầu của nó. Hệ sinh thái có xu hướng tiến đến gần trạng thái cân bằng, bất chấp sự xáo trộn, đây gọi là sức cản trong sinh thái học. Mặt khác, tốc độ quay trở lại trạng thái ban đầu của hệ sau khi nhiễu loạn được gọi là khả năng phục hồi của nó. Thời gian đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất từ ​​lớp đá trần và trong diễn thế sinh thái. Từ năm này đến năm khác, hệ sinh thái trải qua nhiều thay đổi trong môi trường sinh học và phi sinh học của chúng. Hạn hán, một mùa đông đặc biệt lạnh hoặc bùng phát dịch bệnh, đây đều là thay đổi ngắn hạn cho điều kiện môi trường. Các quần thể động vật biến đổi từ năm này sang năm khác, chúng phát triển trong thời kỳ giàu tài nguyên nhưng sẽ thất thế khi chúng sử dụng vượt quá nguồn cung cấp của môi trường. Những thay đổi này diễn ra sẽ làm thay đổi tốc độ phân hủy sản lượng sơ cấp tinh và các quá trình hệ sinh thái khác. Những thay đổi dài hạn cũng định hình các quá trình hệ sinh thái - các khu rừng ở miền Đông Bắc Mỹ vẫn cho thấy các di sản nông nghiệp dù việc này đã dừng cách đây 200 năm, trong khi hồ Siberi ở phía đông vẫn tạo ra khí metan bằng chất hữu cơ tích lũy từ tận Thế Canh tân. Sự xáo trộn cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình sinh thái. F. Stuart Chapin và các đồng tác giả xác định "xáo trộn" là "một sự kiện tương đối rời rạc về thời gian và không gian làm thay đổi cấu trúc quần thể, quần xã và hệ sinh thái và gây ra những thay đổi về nguồn lực sẵn có hoặc môi trường vật lý". Xáo động hay nhiễu loạn có thể chỉ nhỏ như cây bị đổ xuống hoặc côn trùng bùng phát, đến lớn hơn như bão và cháy rừng hoặc khủng khiếp như phun trào núi lửa. Những nhiễu loạn này có thể gây ra những thay đổi lớn trong quần thể thực vật, động vật và vi khuẩn, cũng như hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Sau khi xáo trộn sẽ là diễn thế sinh thái, "sự thay đổi có hướng trong cấu trúc và hoạt động hệ sinh thái do những thay đổi về mặt sinh học trong việc cung cấp tài nguyên." Tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễu loạn xác định qua cách nó ảnh hưởng đến chức năng hệ sinh thái. Một xáo trộn lớn như một vụ phun trào núi lửa hoặc hoạt động của sông băng làm mặt đất mất đi thực vật, động vật hoặc chất hữu cơ. Các hệ sinh thái chịu ảnh hưởng từ những rối loạn lớn như vậy sẽ trải qua diễn thế nguyên sinh. Những hệ sinh thái chịu xáo trộn ít nghiêm trọng hơn như cháy rừng, bão hoặc kết quả canh tác sẽ trải qua diễn thế thứ sinh và phục hồi nhanh hơn. Rối loạn càng nghiêm trọng hơn và thường xuyên thì càng khó phục hồi hơn Đọc thêm Quần xã Môi trường tự nhiên Thực vật Tham khảo Liên kết ngoài Dàn ý về môn sinh thái học Các hệ sinh thái và khu hệ sinh vật biển Các dự án GEF về các hệ sinh thái Sinh thái học Cộng sinh Sinh thái học hệ thống
16171
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20sinh%20h%E1%BB%8Dc
Khu sinh học
Biôm hay khu sinh học là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh "biome" (phiên âm:) dùng để chỉ tập hợp các sinh vật cùng với môi trường sinh sống của chúng có một số đặc điểm chung nhất định. Trong thực tế, mỗi tên gọi của một khu sinh học (hay một biôm) dùng để chỉ các hệ sinh thái có chung một số đặc điểm cơ bản, ví dụ như "khu sinh học rừng mưa nhiệt đới" (Tropical Rainforests) là tập hợp các rừng mưa nhiệt đới trên toàn Trái Đất. Theo nghĩa hẹp hơn, một khu sinh học chỉ gồm hệ sinh vật, nghĩa là chỉ tính đến thành phần sinh vật (mà không có thành phần vật lí), nghĩa là một tập hợp quần xã giống nhau trên các lục địa, từ đó mọi khu sinh học trên hành tinh chúng ta họp thành sinh quyển (biosphere). Theo nghĩa đó, khu sinh học là tập hợp các quần xã gồm những cộng đồng sinh học riêng biệt đã hình thành để đáp ứng với khí hậu chung. Trong khi một quần xã có thể bao phủ các khu vực rộng lớn, microbiome là hỗn hợp các sinh vật cùng tồn tại trong một không gian xác định ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Ví dụ, hệ vi sinh vật ở người là tập hợp vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật khác có trong hoặc trên cơ thể người. Biota là tổng số các sinh vật của một khu vực địa lý hoặc một khoảng thời gian, từ quy mô địa lý địa phương và quy mô thời gian tức thời cho đến quy mô toàn bộ hành tinh và toàn thời gian. Các biota của Trái Đất tạo nên sinh quyển. Lịch sử của khái niệm Thuật ngữ này được đề xuất vào năm 1916 bởi Clements, ban đầu là một từ đồng nghĩa với cộng đồng sinh học của Möbius (1877). Sau đó, nó đã đạt được định nghĩa hiện tại, dựa trên các khái niệm trước đây về nhận thức, hình thành và thực vật (được sử dụng để đối lập với hệ thực vật), với sự bao gồm của yếu tố động vật và loại trừ yếu tố phân loại của thành phần loài. Năm 1935, Tansley đã thêm các khía cạnh khí hậu và đất vào ý tưởng, gọi đó là hệ sinh thái. Các dự án của Chương trình sinh học quốc tế (1964174) đã phổ biến khái niệm về quần xã. Tuy nhiên, trong một số bối cảnh, thuật ngữ biome được sử dụng theo một cách khác. Trong văn học Đức, đặc biệt là thuật ngữ Walter, thuật ngữ này được sử dụng tương tự như biotope (một đơn vị địa lý cụ thể), trong khi định nghĩa quần xã được sử dụng trong bài viết này được sử dụng như một thuật ngữ quốc tế, phi khu vực - không liên quan đến lục địa một khu vực có mặt, nó có cùng tên quần xã - và tương ứng với "zonobiome", "orobiome" và "pedobiome" (quần xã được xác định theo vùng khí hậu, độ cao hoặc đất). Trong văn học Brazil, thuật ngữ "biome" đôi khi được sử dụng như từ đồng nghĩa của " tỉnh địa sinh học ", một khu vực dựa trên thành phần loài (thuật ngữ " tỉnh trồng hoa " được sử dụng khi các loài thực vật được xem xét), hoặc cũng là từ đồng nghĩa của "hình thái học" và miền tế bào học "của Ab'Sáber, một không gian địa lý có kích thước lục địa, với ưu thế là đặc điểm địa mạo và khí hậu tương tự, và của một dạng thảm thực vật nhất định. Cả hai bao gồm nhiều quần xã trong thực tế. Phân loại Để phân chia thế giới thành một vài khu vực sinh thái là một nỗ lực khó khăn, đáng chú ý là do các biến thể quy mô nhỏ tồn tại ở mọi nơi trên Trái Đất và do sự thay đổi dần dần từ một quần xã này sang quần xã khác. Do đó, ranh giới của chúng phải được vẽ tùy ý và đặc tính của chúng được thực hiện theo các điều kiện trung bình chiếm ưu thế trong chúng. Một nghiên cứu năm 1978 trên đồng cỏ Bắc Mỹ tìm thấy mối tương quan logistic tích cực giữa sự thoát hơi nước tính bằng mm/năm và sản lượng chính trên mặt đất tính bằng g/m²/năm. Kết quả chung từ nghiên cứu là lượng mưa và sử dụng nước dẫn đến sản xuất sơ cấp trên mặt đất, trong khi chiếu xạ mặt trời và nhiệt độ dẫn đến sản xuất chính dưới mặt đất, và nhiệt độ và nước dẫn đến thói quen tăng trưởng mùa mát và ấm. Những phát hiện này giúp giải thích các danh mục được sử dụng trong sơ đồ phân loại sinh học của Holdridge (xem bên dưới), sau đó được Whittaker đơn giản hóa. Tuy nhiên, số lượng các sơ đồ phân loại và sự đa dạng của các yếu tố quyết định được sử dụng trong các sơ đồ đó, tuy nhiên, nên được coi là các chỉ số mạnh cho thấy các quần xã không phù hợp hoàn hảo với các sơ đồ phân loại được tạo ra. Khu vực sống Holdridge (1947, 1964) Holdridge phân loại khí hậu dựa trên tác động sinh học của nhiệt độ và lượng mưa đối với thảm thực vật theo giả định rằng hai yếu tố phi sinh học này là yếu tố quyết định lớn nhất của các loại thảm thực vật được tìm thấy trong môi trường sống. Holdridge sử dụng bốn trục để xác định 30 cái gọi là "tỉnh độ ẩm", có thể thấy rõ trong sơ đồ của ông. Mặc dù kế hoạch này hầu như bỏ qua tiếp xúc với đất và mặt trời, Holdridge thừa nhận rằng những điều này rất quan trọng. Kiểu quần xã sinh vật Allee (1949) Các kiểu genome chính của Allee (1949): Đài nguyên Taiga Rừng rụng lá Đồng cỏ Sa mạc Cao nguyên Rừng nhiệt đới Quần xã sinh vật nhỏ trên cạn Quần xã sinh vật Kendeigh (1961) Các quần xã sinh vật chính trên thế giới của Kendeigh (1961): Thổ địa Rừng rụng lá ôn đới Rừng lá kim Rừng Nhà nguyện Lãnh nguyên Đồng cỏ Sa mạc Thảo nguyên nhiệt đới Rừng nhiệt đới Hàng hải Sinh vật phù du đại dương và nekton Balanoid-gastropod- thallophyte Pelecypod -annelid Rạn san hô Các kiểu quần xã sinh vật Whittaker (1962, 1970, 1975) Whittaker phân loại quần xã sinh vật bằng hai yếu tố phi sinh học: lượng mưa và nhiệt độ. Sơ đồ của anh ta có thể được coi là một sự đơn giản hóa của Holdridge; dễ truy cập hơn, nhưng thiếu tính đặc hiệu lớn hơn của Holdridge. Whittaker dựa trên cách tiếp cận của mình dựa trên các xác nhận lý thuyết và lấy mẫu theo kinh nghiệm. Ông đã ở một vị trí duy nhất để đưa ra một khẳng định toàn diện như vậy bởi vì trước đây ông đã biên soạn một đánh giá về phân loại quần xã. Các định nghĩa chính để hiểu sơ đồ của Whittaker Sinh lý học: các đặc điểm rõ ràng, các đặc điểm bên ngoài hoặc sự xuất hiện của các cộng đồng hoặc loài sinh thái. Biome: một nhóm các hệ sinh thái trên cạn trên một lục địa nhất định có cấu trúc thực vật, sinh lý học, các đặc điểm của môi trường và đặc điểm của các cộng đồng động vật của chúng. Hình thành: một loại cộng đồng thực vật chính trên một lục địa nhất định. Kiểu sinh học: nhóm các quần xã hội tụ hoặc hình thành của các lục địa khác nhau, được xác định bằng sinh lý học. Formation-type: một nhóm các thành tạo hội tụ. Sự khác biệt của Whittaker giữa biome và sự hình thành có thể được đơn giản hóa: sự hình thành chỉ được sử dụng khi áp dụng cho cộng đồng thực vật, trong khi biome được sử dụng khi liên quan đến cả thực vật và động vật. Quy ước của Whittaker về kiểu sinh học hoặc kiểu hình thành đơn giản là một phương pháp rộng hơn để phân loại các cộng đồng tương tự. Các tham số của Whittaker để phân loại các loại quần xã Whittaker, nhận thấy sự cần thiết phải đơn giản hơn để thể hiện mối quan hệ của cấu trúc cộng đồng với môi trường, đã sử dụng cái mà ông gọi là "phân tích độ dốc" của các mô hình ecocline để liên kết các cộng đồng với khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Whittaker đã xem xét bốn tuyến sinh thái chính trong vương quốc trên mặt đất. Mức độ triều: Độ ẩm của các khu vực tiếp xúc với nước và khô xen kẽ với cường độ thay đổi theo vị trí từ thủy triều cao đến thấp Độ ẩm khí hậu Độ dốc nhiệt độ theo độ cao Độ dốc nhiệt độ theo vĩ độ Cùng với các độ dốc này, Whittaker lưu ý một số xu hướng cho phép anh ta thiết lập các loại quần xã một cách định tính: Độ dốc chạy từ thuận lợi đến cực đoan, với những thay đổi tương ứng trong năng suất. Những thay đổi về độ phức tạp sinh lý thay đổi theo mức độ thuận lợi của môi trường (giảm cấu trúc cộng đồng và giảm sự khác biệt về chu kỳ khi môi trường trở nên kém thuận lợi hơn). Xu hướng đa dạng về cấu trúc theo xu hướng đa dạng loài; sự đa dạng loài alpha và beta giảm từ môi trường thuận lợi đến môi trường khắc nghiệt. Mỗi dạng tăng trưởng (ví dụ như cỏ, cây bụi, v.v.) có vị trí đặc trưng có tầm quan trọng tối đa dọc theo đường ecoc. Các hình thức tăng trưởng tương tự có thể chiếm ưu thế trong các môi trường tương tự ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Whittaker đã tổng hợp các tác động của độ dốc (3) và (4) để có được độ dốc nhiệt độ tổng thể và kết hợp điều này với độ dốc (2), độ ẩm độ ẩm, để biểu thị các kết luận trên trong sơ đồ phân loại Whittaker. Biểu đồ biểu đồ lượng mưa trung bình hàng năm (trục x) so với nhiệt độ trung bình hàng năm (trục y) để phân loại các loại quần xã. Kiểu quần xã sinh học Rừng mưa nhiệt đới Rừng mưa nhiệt đới theo mùa rụng lá bán nguyệt Rừng mưa nhiệt đới khổng lồ Rừng nhiệt đới Montane Rừng rụng lá ôn đới Rừng thường xanh ôn đới cần thiết xơ cứng Rừng lá kim dưới đất (subiga) Rừng elfin Rừng gai và rừng Chà gai Rừng ôn đới Cây bụi ôn đới rụng lá cây thạch thảo xơ cứng subalpine-Needleleaf subalpine-broadleaf Savanna Đồng cỏ ôn đới Đồng cỏ núi cao Lãnh nguyên Sa mạc nhiệt đới Sa mạc ôn đới ấm áp Mát mẻ sa mạc ôn đới Sa mạc Bắc cực Không có gì Rừng đầm lầy nước ngọt nhiệt đới Rừng đầm lầy nước ngọt ôn đới Vùng nước ngập mặn Ruộng muối Đất ngập nước Các loại hệ sinh thái Goodall (1974-) ... Loạt hệ sinh thái đa dạng của thế giới, được chỉnh sửa bởi David W. Goodall, cung cấp một phạm vi bao quát toàn diện về "các loại hệ sinh thái hoặc quần xã" chính trên Trái Đất: Các zonobiome Walter (1976, 2002) Sơ đồ phân loại cùng tên với Heinrich Walter xem xét tính thời vụ của nhiệt độ và lượng mưa. Hệ thống, cũng đánh giá lượng mưa và nhiệt độ, tìm thấy chín loại quần xã chính, với các đặc điểm khí hậu và kiểu thảm thực vật quan trọng. Ranh giới của mỗi quần xã tương quan với các điều kiện độ ẩm và căng thẳng lạnh là yếu tố quyết định mạnh mẽ của hình thức thực vật, và do đó thảm thực vật xác định vùng. Các điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như lũ lụt trong một đầm lầy, có thể tạo ra các loại cộng đồng khác nhau trong cùng một quần xã. Các vùng sinh thái Schultz (1988) Schultz (1988) định nghĩa chín ecozones (lưu ý rằng khái niệm của ông ecozone là tương tự như khái niệm về quần xã sinh vật sử dụng trong bài viết này hơn là các khái niệm về ecozone của BBC): vùng cực / phân cực vùng bắc cực giữa vĩ độ ẩm khô cằn giữa vĩ độ vùng đất nhiệt đới / cận nhiệt đới Cận nhiệt đới kiểu Địa Trung Hải nhiệt đới theo mùa cận nhiệt đới ẩm vùng nhiệt đới ẩm Khu sinh thái Bailey (1989) Robert G. Bailey gần như đã phát triển một hệ thống phân loại địa lý sinh thái cho Hoa Kỳ trong một bản đồ được xuất bản năm 1976. Sau đó, ông đã mở rộng hệ thống để bao gồm phần còn lại của Bắc Mỹ vào năm 1981 và thế giới vào năm 1989. Hệ thống Bailey, dựa trên khí hậu, được chia thành bảy miền (cực, ôn đới, khô, ẩm và nhiệt đới), với các phân chia tiếp theo dựa trên các đặc điểm khí hậu khác (cận nhiệt đới, ôn đới ấm áp, ôn đới nóng và cận nhiệt đới; lục địa, đất thấp và núi). Tham khảo Môi trường sống Quần xã sinh vật
16173
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0%20ph%C3%AA
Cà phê
Cà phê (bắt nguồn từ tiếng Pháp: café [/kafe/]) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến theo các cách thức khác nhau, rang, xay và pha với nước. Quy trình chế biến cũng có nhiều dạng như như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến mật ong; hạt cà phê khô được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau từ rang sáng tới rang tối màu; sau khi rang lại được đem đi xay theo các kích cỡ hạt mịn hay thô, và ủ với nước sôi hoặc nước lạnh, tùy thị hiếu, để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống. Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm lượng cafein. Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Thức uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạng uống khác nhau (ví dụ như espresso, cà phê bình, latte,...). Cà phê thường được thưởng thức nóng, dù cà phê đá cũng được nhiều người ưa dùng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng cà phê tiêu thụ trung bình là vừa đủ hoặc có lợi đối với một người lớn khỏe mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về việc sử dụng cà phê lâu dài có thể hạn chế chứng suy giảm trí nhớ về già hoặc giảm thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư. Bằng chứng sớm và đáng tin cậy nhất về việc sử dụng cà phê được phát hiện vào thế kỷ 15 tại các lăng mộ Sufi giáo ở Yemen. Cũng tại bán đảo Ả Rập, các hạt cà phê đầu tiên được rang và ủ theo cách tương tự như phương pháp chúng ta vẫn làm ngày nay. Hạt cà phê ban đầu được xuất khẩu từ Đông Phi tới Yemen, do cây cà phê chè lúc đó được cho là có nguồn gốc từ người bản địa. Các thương nhân Yemen đã đem cà phê về quê nhà và bắt đầu trồng các hạt giống. Tới thế kỷ 16, cà phê đã được đem tới Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Từ đây, cà phê được lan rộng khắp châu Âu và phần còn lại của thế giới. Cây cà phê được trồng ở hơn 70 quốc gia. Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn: đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia và là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu nhất của các quốc gia đang phát triển. Cà phê xanh (không rang) cũng là một trong những mặt hàng nông nghiệp được buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Nhiều tranh luận đã xảy ra xung quanh việc trồng cà phê, cách các quốc gia phát triển trao đổi cà phê với các nước đang phát triển và tác động của việc trồng cà phê đối với môi trường sống, đi kèm với vấn đề tạo đất trống để trồng và phê và sử dụng nước tưới. Cũng nhờ vậy, thị trường cà phê thương mại công bằng và cà phê hữu cơ ngày càng được mở rộng. Lịch sử Truyền thuyết Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê. Khởi nguồn lịch sử Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát. Du nhập châu Âu Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) đồ uống này càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán nhỏ ở vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể từ năm 1532 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê. Ở Constantinopolis (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim I chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia. Năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở Luân Đôn lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694). Sinh vật học Cây Coffea có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phía Nam châu Á. Nó thuộc về giống 10 loại của những cây hoa của họ Rubiaceae. Nó là 1 cây bụi luôn xanh hoặc cây nhỏ có thể cao lên tới 5 m (16 ft) khi chưa được tỉa bớt. Lá của nó màu xanh đậm và bóng loáng, thường dài 10–15 cm (3.9-5.9 in) và rộng 6.0 cm (2.4 in). Nó phát ra những bó thơm ngát, trong khi những bông hoa trắng nở ra cùng một lúc. Trái của cây hình oval, dài khoảng 1.5 cm (0.6 in), và có màu xanh lá khi chưa chín muồi, nhưng chín dần thành màu vàng, sau đó đỏ thắm và trở thành đen lại. Mỗi trái thường có 2 hạt nhưng đến 5-10% trái chỉ có 1; nó được gọi là peaberry. Trái nở từ 7-9 tháng Lịch sử Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ. Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu. Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu. Việt Nam Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta), cà phê mít (lyberica). Sản xuất Năm 2009, Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và Colombia. Vào thời điểm năm 2016 sản lượng cà phê Việt Nam chiếm 16% tổng sản lượng thế giới, và Việt Nam tiếp tục giữ địa vị thứ nhì sau Brasil. Phần lớn cà phê Arabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Trong khi đó cà phê Robusta được trồng nhiều hơn ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và Brasil. Hạt cà phê từ các quốc gia và khu vực khác nhau có thể phân biệt được bằng sự khác biệt trong hương vị, mùi thơm, tính axit. Sự khác biệt về vị không chỉ phụ thuộc vào khu vực trồng cà phê mà còn phụ thuộc vào các giống cà phê và cách chế biến. Có vài loại cà phê nổi tiếng với khu vực gieo trồng như cà phê Colombia, cà phê Java và cà phê Kona. Phân loại Có hai loại cà phê phổ biến hiện nay là Arabica và Robusta. Trong dòng Arabica có các loại phổ biến là Catimor, Moka, Typica, Bourbon. Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách sơ chế (chế biến) và cách rang và cách xay. Về chế biến, có thể kể đến cách phơi khô tự nhiên (dry) là phơi nguyên quả cà phê cả vỏ cho đến khi khô. Chế biến ướt (washed) quả cà phê tươi được tách bỏ lớp vỏ và lớp thịt cà phê sau đó hạt được mang đi ủ để loại bỏ chất nhầy bên ngoài lớp vỏ trấu, sau khi lên men thì được rửa sạch và sấy khô. Chế biến mật ong (honey) là cách chế biến trung gian giữa khô và ướt, chọn những trái cà phê đã chín, tách vỏ, và tùy độ lên men mong muốn mà giữ lại lớp thịt cà phê nhiều hay ít không bóc, sau đó đưa hạt cà phê đi phơi nắng tự nhiên. Về rang cà phê. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn. Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 260 °C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò. Người ta có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Đại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than. Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được. Thưởng thức Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này. Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra ca-phê-in. Vào những thời kỳ khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế. Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ thông (cà phê thường có hàm lượng Cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả. Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác. Cách pha cà phê Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt thành các nhóm khác nhau tùy thuộc cách thức nước được đưa vào cà phê: sắc (qua đun sôi); truyền (qua ngâm), trọng lực (như kiểu nhỏ giọt); áp suất (như pha máy hoặc các dụng cụ press). Sắc hay nấu sôi: Nổi tiếng nhất với cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan. Theo cách này cà phê xay mịn cùng với đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun sôi lên. (xem thêm Mokka). Cách pha cho ra thành phẩm cà phê nóng, đặc và vị mạnh. Ngâm: cà phê được ngâm trong nước nóng hoặc nước lạnh và được chiết suất ra, có thể để lắng tự nhiên hoặc kết hợp giấy lọc, túi lọc, phin lọc. Có thể kể đến bình ngâm cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay thế giới đang dần thịnh hành phương pháp pha lạnh (cold brew) với cà phê ngâm trong nước lạnh thời gian dài để chiết suất cà phê, một phương thức pha cà phê xuất phát tại Nhật Bản từ những năm 1600. Trọng lực: Ở các nước Đức, Thụy Sĩ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái phễu lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908. Các dụng cụ pha cà phê nhỏ giọt (Drip Coffee hay còn gọi là Pour Over Coffee) thịnh hành hiện nay có thể kể đến phễu V60 kèm giấy lọc của Hario, phễu Kalita, bình Chemex... cho ra thành phẩm là cà phê rất trong, lớp dầu được lọc Pha cà phê phin kiểu Việt Nam cũng theo phương thức này. Áp suất: Có thể nhờ áp suất từ hơi nước hoặc lực ép của tay người pha chế. Phổ biến nhất là cà phê kiểu Ý với cà phê được pha bằng dụng cụ thủ công như ấm moka pot của Bialetti, và đặc biệt là cà phê espresso pha bằng máy theo cách cho nước nóng ép dưới áp suất cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra thành phẩm là cà phê rất đặc, có một lớp kem dầy từ dầu cà phê. Cũng thịnh hành không kém là pha cà phê kiểu Pháp, dùng một loại bình gọi là French press, theo đó bột cà phê được cho vào trong bình, đổ nước sôi, khuấy, rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press) để chiết suất ra cà phê. Ngoài ra, có thể kể đến một dụng cụ ép cà phê của Mỹ rất đa năng hiện nay là AeroPress có kèm giấy lọc do Alan Adler phát minh. Cũng có thể kể đến loại cà phê hòa tan chỉ cần đổ nước nóng vào khuấy lên là có thể uống ngay. Trên cơ sở những cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng. Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới Ý Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte) Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino) Espresso con panna – espresso dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet... Doppio – hai phần espresso Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso) Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo) Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato) Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto) Đức Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee) Kaffee Hag® – cà phê không chứa ca-phê-in (Hag là một nhãn hiệu) Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka) Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức) Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã Áo Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien) Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa Gespritzter – cà phê đen với rum Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien) Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien) Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien) Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien) Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien) Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam Marghiloman – mokka với Cognac Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac Melange – nửa cà phê, nửa sữa Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ Othello – sôcôla nóng với espresso Sanca® – cà phê không có ca-phê-in (Sanca là một nhãn hiệu) Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien) Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng) Thụy Sĩ Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa Kaffee crème – cà phê với kem sữa Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo) Schale – cà phê sữa Pháp Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait) Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút Café natur – cà phê đen Café Royal – giống Café Brulot Tây Ban Nha Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso. Café solo – đen Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado) Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông) Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí. Bồ Đào Nha Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly Hy Lạp Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ Café frappé – cà phê tan, thêm đá Mỹ Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá Nam Mỹ Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..) Việt Nam Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nén nhẹ bột cà phê, rồi chế nước nóng không quá 95 độ để không làm cháy, khét bột cà phê. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. Phin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng " Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin (xem hình bên), khuấy đều với một chút nước sôi. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng. Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích uống với đường, có người không, tùy "gu". Cà phê sữa đá: Cách pha giống cà phê sữa nóng, cũng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, khuấy đều. Bạc xỉu (tiếng Hoa "白小"có nghĩa là "trắng và ít",xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Quảng Đông, chỉ phổ biến trong miền Nam): Na ná với cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới và trẻ con; dần dần thay một nửa lượng sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc xỉu nóng (đánh bọt sữa, sau cùng tưới cà phê lên để tạo màu nâu và hương vị), bạc xỉu đá (pha sữa với đá, rồi đánh bọt cà phê và tưới bọt lên trên cùng). Cà phê trứng - có hai loại: Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa; Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen. Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan. Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (từ phin bắt nguồn từ từ tiếng Pháp filtre /filtʁ/). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà phê. các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này. Hiện nay, Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam là tổ chức hàng đầu trong việc giám định chất lượng cà phê ở Việt Nam. Trong năm 2019, tổ chức đã công nhận những đơn vị sau đạt chất lượng Cà phê Việt Nam: • Cà phê Bi da Thái Châu (Nguyễn Văn Cừ, khu phố Mỹ Hảo, Chánh Mỹ, Bình Dương). • Cà phê Trung Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh). • Cà phê Hải Đăng (Sơn Trà, Đà Nẵng). Trong đó đơn vị Cà phê bi da Thái Châu là đơn vị ưu tú, được công nhận là có hương vị cà phê đại diện cho nền văn hoá cà phê Việt Nam. Ý nghĩa kinh tế Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở Luân Đôn và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên cho đến nay chưa hề có một thống kê nào cho thấy nền kinh tế các nước sản xuất hay tiêu thụ cà phê được hưởng lợi như thế nào hay bị thiệt hại ra sao từ việc người dân tỉnh táo hơn và làm được nhiều việc có hiệu suất cao hơn trong công việc sản xuất hay kinh doanh nhờ uống cà phê. Cũng vậy chưa hề có nghiên cứu nào mang tính tổng hợp về sự thiệt hại của các nền kinh tế, nhất là ở Việt Nam, khi người dân dành nhiều thời gian hơn bình thường để uống cà phê. Sản lượng cà phê của thế giới Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, México, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica, Peru và El Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Ý. Hiệu ứng sinh thái Nguyên thủy, vườn cà phê được hoàn thành ở bóng râm của các cây, nơi cung cấp chỗ ở cho các loại thú vật và côn trùng. Phương pháp này được chỉ định là phương pháp bóng râm truyền thống. Đa số người làm vườn đã quyết định hiện đại hóa phương pháp sản xuất của họ và chuyển thành phương pháp trồng trọt dưới ánh mặt trời, cà phê được trồng thành hàng dưới ánh nắng mặt trời với ít hoặc không có mái che. Nó giúp cho cây mọc nhanh hơn và bụi cây ra sản lượng nhiều hơn. Nhưng phương pháp cũ có chất lượng cà phê cao cấp. Bên cạnh đó, phương pháp cũ thân thiện với môi trường và tạo ra chỗ ở cho nhiều loài. Cà phê trong tôn giáo và chính trị Một trong những người ưa chuộng cà phê sớm nhất là các tín đồ theo đạo Hồi. Họ luôn phải thức đêm để cầu nguyện. Khi cà phê trở nên thông dụng thì cũng là lúc nhiều vấn đề gây tranh cãi nảy sinh. Lo sợ những quán cà phê mọc lên ở khắp nơi sẽ là địa điểm tập hợp các phần tử chống đối, chính quyền tại Mecca và Cairo đã cố gắng cấm loại đồ uống này. Việc cấm đoán này không mang lại hiệu quả gì. Có câu chuyện kể rằng, khi cà phê du nhập vào châu Âu năm 1500, các giáo sĩ tại Vatican chỉ trích rằng đó là loại thức uống đáng ghê tởm của quỷ Satan, của những kẻ theo Hồi giáo và chống lại Kitô giáo. Vì thế nó phải bị cấm. Khi Giáo hoàng Clement VIII đến, ông nếm thử hạt cà phê và rất thích. Ông đã ban phước cho loại hạt này. Ông nói: "Đồ uống của quỷ Satan thật ngon. Thật đáng tiếc nếu chỉ để những người không theo đạo dùng nó. Chúng ta sẽ chơi lại quỷ Satan bằng cách rửa tội cho loại đồ uống này và khiến nó trở thành một đồ uống Kitô giáo đích thực". Với lời ban phước của Giáo hoàng, cà phê nhanh chóng chinh phục châu Âu và trở thành thức uống buổi sáng được ưa chuộng cho đến ngày nay. Khi sự xuất hiện của các quán cà phê Starbucks tràn ngập trên đường phố, chúng ta có thể nghĩ đây mới là thời đại hoàng kim của cà phê nhưng không gì có thể sánh được với sự ưa chuộng nó ở Trung Đông vào những năm 1500. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một phụ nữ có thể li dị chồng nếu anh ta không cung cấp đủ cà phê cho cô ta. Tiêu thụ Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới. Năm 1998 mỗi người Phần Lan tiêu thụ khoảng 11,3 kg cà phê, tương đương với 1737 tách mỗi năm hay 5 tách mỗi ngày. Nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ. Năm 1998 dân nước này sử dụng 1.148.000 tấn cà phê (so với 58.000 tấn của Phần Lan). Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 4,8 kg hay 646 tách một năm (1,8 tách một ngày). Mỗi người Đức uống trung bình 4 tách cà phê một ngày, tương đương với 160 lít hay 6,7 kg một năm. Vì vậy cà phê là thức uống được ưa thích nhất của người Đức đứng trước bia. Ở Việt Nam lượng cà phê tiêu thụ nội địa còn rất khiêm tốn. Mỗi người Việt Nam một năm chỉ dùng hết khoảng nửa kg cà phê, bằng một phần mười các nước châu Âu. Ảnh hưởng của cà phê Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của ca-phê-in. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì ca-phê-in bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn. Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn. Tuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt đối với những người bị viêm tuỵ thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. Quan niệm cho rằng uống cà phê với sữa sẽ làm giảm bớt nguy cơ này là hoàn toàn sai lầm. Ca-phê-in sẽ hoà quyện với chất béo trong sữa và nhờ đó bám được ở màng dạ dày trong thời gian lâu hơn. Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng tác dụng lợi niệu của cà phê là không rõ ràng. Ở nhiều nhà hàng người ta thường phục vụ một ly nước kèm theo tách cà phê, với mục đích bù đắp lại lượng nước tưởng như sẽ bị mất của cơ thể. Nhưng thực ra việc uống nước sau khi nhấp một ngụm cà phê chỉ có tác dụng tráng miệng để tiếp tục thưởng thức vị ngon của ngụm tiếp theo, hoặc của các đồ ăn thức uống khác mà thôi. Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống oxy hoá (antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê. Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, ca-phê-in không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông. Gần đây nhất, khi người ta e ngại ca-phê-in trong cà phê có thể gây kích thích, và có hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là cà phê khử ca-phê-in. Bã cà phê Bã cà phê (tiếng Anh:Coffee ground) do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê làm phân bón hữu cơ cho cây rất hữu hiệu. Phân bón bằng bã cà phê là phân xanh,có thể được trộn kèm với các nguyên liệu thô khác như cành lá khô, giấy báo, rơm, vỏ ngô, mạt cưa... Ngoài việc sử dụng hỗn hợp phân bón, bã cà phê có thể trộn với nước tạo dung dịch tưới cho cây. Trong thành phần của bã cà phê có chứa hàm lượng cao nitơ, magiê, kali hàm lượng ít calci, phosphor, cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây. Bã cà phê có tính axit cao nên phù hợp với các loại cây ưa axit và cây ăn củ như cà rốt, củ cải... và còn được sử dụng trong một số trường hợp để làm cân bằng độ pH cho đất có tính kiềm hóa cao. Sử dụng bã cà phê để bón cho một số loại hoa có thể làm thay đổi màu sắc hoa như hoa cẩm tú cầu sẽ đổi sang màu xanh. Bã cà phê còn được sử dụng làm lớp phủ cho đất trồng cây, ngoài việc tăng thẩm mĩ, qua thời gian sẽ ngấm dần xuống bổ sung dinh dưỡng cho đất. Đất có trộn bã cà phê, thu hút giun đất, giun trùn quế sinh sống, chúng hấp thụ mùn và vi sinh vật, phân của giun rất tốt cho cây trồng, kết hợp với tập tính sinh hoạt đào hang trong đất sẽ giúp đất được xáo trộn tơi xốp và thoáng khí. Bã cà phê được rắc xung quanh cây để tránh các loại dịch hại nhỏ như sên, ốc sên và tránh vật nuôi như mèo phá hoại cây non, cây thân mảnh, yếu. Bã cà phê còn là một chất rửa tay tuyệt vời. Bã cà phê bao gồm nhiều hạt nhỏ và không bị bám dính nên người ta thường sử dụng bã cà phê để làm sạch những vật dụng mà tay không thò vào được như chai lọ hay các ấm đun nước. Ngoài ra, có thể sử dụng bã cà phê để khử mùi tủ lạnh, xe ô tô. Công dụng khử mùi hôi của cà phê khá đa dạng: Từ việc rửa tay sau khi thái tỏi, thực phẩm có mùi mạnh hay cho chúng vào tủ lạnh hoặc tủ đá để loại bỏ mùi hôi; rồi đánh sạch lớp mỡ trên chậu và chảo trong bếp đến việc bỏ một gói bã cà phê khô vào giày để khử mùi hôi giày hiệu quả và tránh mùi hôi chân. Mùi bã cà phê khô với con người là thơm nhưng lại "khó chịu" với một số động vật, vì thế muốn chặn mèo ở phòng nào cứ rắc bã cà phê xung quanh. Cách này cũng hiệu quả tương tự khi muốn chặn kiến, ốc sên vào nhà. Cuối cùng, bã cà phê là thức ăn yêu thích của nhiều loài giun, vốn là người bạn gần gũi của cây cối. Đồ mỹ nghệ từ cây và hạt cà phê Ngoài ra, các thợ thủ công ở Đắk Lắk (Việt Nam) còn sử dụng thân và gốc cây cà phê già trên 30 năm, được xử lý chế biến và chế tạo với các dụng cụ thủ công, để chế tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bàn ghế từ gốc và thân cây cà phê, tượng mỹ thuật từ tua rễ, cây thế, các độc bình u, tường rào, gạt tàn thuốc, lọ cắm hoa, khay bàn... Thông thường, thân và rễ cây sau khi được làm sạch, sẽ được ngâm nước đúng 48 giờ để thân cây thêm chắc và đưa ra nạo lớp da vỏ bằng tay và dụng cụ mềm để tránh thương tổn đến lớp vỏ lụa bên trong. Sau giai đoạn xử lý bằng cách ngâm hóa chất, chống mối mọt suốt 3 ngày, nguyên liệu được rửa sạch và cho vào luộc sôi trong 90 phút, sau đó đem ra sấy khô chầm chậm ở nhiệt độ 40 độ C rồi mới đưa vào kho chứa hàng. Thân và rễ cây sau khi được xử lý, sẽ được chạm khắc và sáng tạo bằng tay theo cách làm của mỗi nghệ nhân. Với bàn tay tài hoa cộng với thế cây được tạo ra từ mẹ thiên nhiên sẽ tạo ra được những tranh tượng độc đáo, có thể coi là các tác phẩm mỹ thuật có giá trị về cả mặt nghệ thuật lẫn vật chất. Ngoài ra, các thợ thủ công còn làm ra các tranh mỹ nghệ khảm từ hạt cà phê. Loại tranh khảm này vừa có tính mỹ thuật cao, vừa tỏa ra hương thơm đặc biệt của cà phê. Hình ảnh Xem thêm Trà Mate (đồ uống) Chú thích Tham khảo Đọc thêm (inc. trade figures for 1904–5, diagrams etc.) Liên kết ngoài Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Từ gốc Pháp Cà phê Thức uống Văn hóa Ả Rập Cây trồng Thức ăn mùa Giáng sinh
16180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20th%C3%B4ng%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Giao thông Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao của cả nước nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng Đường bộ Lịch sử Hà Nội là thành phố đầu tiên ở Á châu có điện thắp sáng từ cuối thế kỷ 19 thời Pháp thuộc. Năm 1897 công suất của công ty điện lực mà người Việt quen gọi là "sở nhà đèn" tăng lên thành 850 mã lực. Tư nhân cũng có thể đặt mua. Với nguồn năng lượng này chính phủ giao cho hãng Societe Foncière de l’Indochine đặt hệ thống xe điện dài 13 cây số với ba tuyến: Tuyến A chạy từ Bờ Hồ xuống Bạch Mai Tuyến B từ Bờ Hồ lên Thụy Khuê Tuyến C từ Bờ Hồ ra Thái Hà. Đến năm 1930 thì có năm tuyến xe điện với 27 cây số đường sắt. Hệ thống đường bộ Cho đến cuối năm 2013, trên địa bàn toàn thành phố có khoảng 16.132 km đường bộ, trong đó đường do Bộ GTVT quản lý khoảng 80 km, thành phố quản lý khoảng 1.715 km, các huyện quản lý 1.390 km còn lại các xã quản lý 12.947 km. Hệ thống xe buýt Mặc dù Hà Nội đã phát triển nhanh hệ thống xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong năm 2005, số người lựa chọn đi xe buýt chỉ chiếm gần 18% số người tham gia theo một cuộc điều tra của Sở Giao thông Công cộng thành phố. Hơn 60% trả lời họ lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày, và khoảng 13% nói họ chọn xe đạp hoặc đi bộ. Sở không công bố bao nhiêu người tham gia cuộc điều tra. Năm 2016 , Hà Nội có các tuyến xe buýt nhanh do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành Hệ thống đường sắt Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là điểm đầu của tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng. Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng. Hà Nội cũng có tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng vào năm 1987 với mục đích vận chuyển hàng hóa. Từ năm 1900 Hà Nội đã có đường sắt nội đô dùng cho tàu điện do Pháp xây dựng. Tồn tại trong 9 thập kỷ đến năm 1991 thì tàu ngừng hoạt động, đường ray đã được bóc đi vì phương tiện giao thông này gây tắc đường, một phần do đường ray và phần vì tốc độ tàu chạy chậm. Hiện tại Hà Nội đã có dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao nhằm tăng lợi ích trong việc lưu thông cho người dân với tuyến đầu tiên được đưa vào khai thác là tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Cầu ở Hà Nội Hà Nội hiện có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, 2 cây cầu bắc qua sông Đà và 3 cây cầu bắc qua sông Đuống, bao gồm: Cầu Chương Dương Cầu Đồng Quang Cầu Đông Trù Cầu Đuống Cầu Long Biên Cầu Nhật Tân Cầu Phù Đổng Cầu Thăng Long Cầu Thanh Trì Cầu Trung Hà Cầu Văn Lang Cầu Vĩnh Thịnh Cầu Vĩnh Tuy Các cầu lớn khác: Cầu Mai Lĩnh bắc qua sông Đáy Cầu sông Đáy trên đại lộ Thăng Long Cầu Vát bắc qua sông Cầu, nối huyện Sóc Sơn với tỉnh Bắc Giang. Và các cây cầu dự kiến xây trong thời gian tới như Cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà. Ngoài ra trong thành phố có các cầu nhỏ bắc qua các con sông nhỏ nội đô như cầu Hòa Mục, cầu Trung Hòa, cầu Cống Mọc, cầu Kim Ngưu... và có cả những cây cầu không bắc qua sông nào như cầu Thê Húc. Đường sông Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Các sông chảy qua địa bàn: Sông Hồng Sông Đáy Sông Đuống Sông Cà Lồ Sông Nhuệ Sông Lừ Sông Sét Sông Tô Lịch Sông Kim Ngưu Hàng không Hà Nội có hai sân bay: sân bay quốc tế Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch). Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đã ngưng sử dụng là sân bay Bạch Mai. Quản lý Sở Giao thông Vận tải (trước đây là Sở Giao thông công chính-nay đổi tên) là đầu mối quản lý nhà nước cấp địa phương cho cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội. Tiêu cực và tai nạn Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy –, và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố . Lại thêm khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông hiện nay chưa nghiêm, việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi tùy tiện . Giáo sư Seymour Papert – nhà khoa học máy tính từ Viện Công nghệ Massachusetts bị tai nạn ở Hà Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu tả giao thông của thành phố như một ví dụ minh họa cho giả thuyết về "hành vi hợp trội", phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp . Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm . Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. Quản lý và tổ chức giao thông Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại . Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng dự báo tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ hết tình trạng ùn tắc giao thông . Đã có nhiều ý kiến phê phán khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông hiện nay chưa nghiêm, việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi tùy tiện, tạo bất ngờ và gây khó cho người dân, hiệu quả không những không cao mà còn rất lãng phí . Tai nạn giao thông Trong 11 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương . Năm 2012 Hà Nội xảy ra 777 vụ tai nạn giao thông, làm 619 người chết, 397 người bị thương . Ý thức người dân Ý thức giao thông của người dân Hà Nội còn kém, còn nhiều cảnh giao thông hỗn loạn tại các ngã tư, vượt rào chắn... Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Độ thị Hà Nội
16183
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eo%20bi%E1%BB%83n%20Kerch
Eo biển Kerch
Eo biển Kerch (, Kerchenskiy proliv; , Kerchenska protoka) là eo biển nối liền biển Đen với biển Azov; eo biển Kerch ngăn cách Krym ở phía tây với bán đảo Taman ở phía đông. Eo biển này rộng khoảng 4,5 đến 15 km (3-11 dặm) và sâu tới 18 mét. Hải cảng quan trọng nhất ở đây là thành phố Kerch. Trong thời cổ đại eo biển Kerch đã được biết đến như là Bosporus của Krym; nó còn có tên gọi theo tiếng Tatar là Yenikale. Lịch sử Vận tải bằng phà qua eo biển này được thiết lập năm 1952, nối liền Krym và Krasnodar krai (đơn vị hành chính tương đương như tỉnh) (tuyến cảng Krym - cảng Kavkaz). Ban đầu ở đây có 4 "phà xe lửa"; sau đó đã được bổ sung thêm 3 phà ô tô. Vận tải bằng phà-xe lửa đã kéo dài khoảng 40 năm đến cuối thập niên 1980 thì quá cũ nên bỏ không vận hành nữa. Mùa thu năm 2004 các tàu mới đã được đưa vào sử dụng và vận tải đường sắt lại được phục hồi. Đã có một vài cố gắng nhằm xây dựng cầu băng qua eo biển Kerch để thay thế cho phà, nhưng vì trở ngại địa chất nên các dự án xây cầu trở nên quá tốn kém. Eo biển Kerch trong quan hệ Nga-Ukraina Năm 1991, Ukraina tuyên bố độc lập, Liên Xô tan rã; eo biển Kerch trở thành eo biển quốc tế với Nga kiểm soát bờ đông và Ukraina kiểm soát bờ tây. Việc sử dụng Eo biển Kerch và Biển Azov sau đó được quy định trong Thỏa thuận Hợp tác Nga-Ukraina ngày 24 tháng 12 năm 2003. Trong đó, cả hai vùng biển được quy định nghĩa là lãnh hải chung, không ấn định phạm vi 12 dặm sở hữu như thông lệ quốc tế. Thỏa thuận ký kết năm 2003 cũng cho phép tàu bè hai nước Nga và Ukraina tự do đi lại qua eo biển này kể cả tàu quân sự. Tuy nhiên khi bang giao hai nước ngày càng căng thẳng và rồi Nga mở cuộc xâm lăng và sáp nhập bán đảo Krym năm 2014 thì cả hai bờ đông và tây eo biển đều thuộc quyền kiểm soát của Nga. Tàu thuyền Ukraina bị hạn chế qua Kerch Tàu thuyền quân sự của Ukraina kể từ năm 2014 không còn được ra vào tự do nữa. Muốn dùng eo biển, Ukraina phải làm đơn xin phép trước đó 48 và 24 giờ đồng hồ vì Nga coi eo biển Kerch là vùng nội hải. Sang năm sau Nga xúc tiến xây cất cây cầu Krymskiy most dài 19 km với hai lối đi về tách biệt để nối Krym và Nga bằng đường bộ phó mặc phản đối của Ukraina. Cầu được khánh thành năm 2018 có tổng thống Nga Putin tham dự. Ngày 25 tháng 11 năm 2018, một cuộc đụng độ quân sự giữa Nga và Ukraina diễn ra tại eo biển Kerch khi các tàu tuần duyên của Nga khai hỏa và áp giải một tàu giòng và hai tàu tuần tra của Hải quân Ukraina. Nga bắt giữ các thủy thủ Ukraina (xem Sự kiện eo biển Kerch 2018). Kể từ Tháng Tư, 2021 Nga ra tuyên bố đóng kín eo biển Kerch. Chỉ riêng tàu bè của Nga được thông thương qua ngả Kerch mà thôi. Các hải cảng của Ukraina ở biển Azov kể như bất khả dụng. Chiến tranh Nga-Ukraina Ngày 8 Tháng Mười 2022 trong khi Nga và Ukraina giao chiến dữ dội ở vùng Donbas, phần cầu Krymskiy most từ Nga sang Krym bị cơn nổ cháy phá hủy. Kinh tế Một số xí nghiệp chế biến cá nằm dọc theo bờ biển phía Krym của eo biển này. Mùa đánh bắt cá bắt đầu từ cuối mùa thu và kéo dài 2-3 tháng. Tham khảo Eo biển quốc tế Địa lý vùng Krasnodar Eo biển Krym Thủy vực biển Đen Bán đảo Kerch Biên giới Nga-Ukraina Kerch Eo biển Nga
16184
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ubuntu
Ubuntu
Ubuntu (phát âm IPA ) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ "ubuntu" trong tiếng Zulu, có nghĩa là "tình người", mô tả triết lý ubuntu: "Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh," một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đích của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007. Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng việc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển. Lịch sử Bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20 tháng 10 năm 2004, bắt đầu bằng việc tạo ra một nhánh tạm thời của dự án Debian Linux. Việc này đã được thực hiện để một phiên bản mới của Ubuntu có thể được phát hành mỗi 6 tháng, tạo ra một hệ điều hành được cập nhật thường xuyên hơn. Bản phát hành Ubuntu luôn gồm bản GNOME mới nhất, và được lên lịch phát hành khoảng 1 tháng sau GNOME. Khác với các nhánh có mục đích chung trước của Debian - như MEPIS, Xandros, Linspire, Progeny và Libranet, phần nhiều trong số chúng dựa vào các phần mềm bổ sung có mã đóng mô hình của một doanh nghiệp. Ubuntu lại giống với triết lý của Debian hơn và dùng các phần mềm miễn phí (libre) vào mọi thời điểm. Các gói của Ubuntu nói chung dựa trên các gói từ nhánh không ổn định của Debian: cả hai bản phân phối đều dùng gói có định dạng deb của Debian và APT/Synaptic để quản lý các gói đã cài. Ubuntu đã đóng góp trực tiếp và lập tức tất cả thay đổi đến Debian, chứ không chỉ tuyên bố chúng lúc phát hành, mặc dù các gói của Debian và Ubuntu không cần thiết "tương thích nhị phân" với nhau. Nhiều nhà phát triển Ubuntu cũng là người duy trì các gói khoá (gói chủ chốt) của chính Debian. Dù sao, Ian Murdock, nhà sáng lập của Debian, đã chỉ trích Ubuntu vì sự không tương thích giữa các gói của Ubuntu và Debian, ông nói rằng Ubuntu đã làm sai lệch quá xa so với Debian Sarge, do đó không còn giữ được sự tương thích. Trong quá trình phát triển, dự án Ubuntu đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau của Ubuntu, như Ubuntu Desktop cho máy tính để bàn, Ubuntu Netbook Remix cho netbook (đã ngừng phát triển), Ubuntu Server cho các máy chủ, Ubuntu Business Desktop Remix cho các doanh nghiệp, Ubuntu for Android và Ubuntu for Phones cho các thiết bị di động. Các phiên bản Ubuntu Phiên bản thông thường Các phiên bản Ubuntu được đặt tên theo dạng YY.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho phiên bản trước khi phát hành chính thức. Trong tháng 10 năm 2004, Ubuntu phát hành phiên bản đầu tiên, Ubuntu 4.10. Mỗi phiên bản Ubuntu thông thường được hỗ trợ trong vòng 6 tháng (4.10 đến 11.04); 7 tháng (11.10), 1 năm (12.10) và 9 tháng (13.04 trở đi), chúng cũng được phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần và việc nâng cấp lên phiên bản mới hoàn toàn miễn phí. Người dùng được khuyến khích nâng cấp lên phiên bản mới để có thể sử dụng các tính năng mới nhất mà ứng dụng cung cấp. Phiên bản Ubuntu thông thường chính thức mới nhất hiện tại là Ubuntu 22.04 (Jammy Jellyfish), phát hành vào tháng 4 năm 2022. Phiên bản hỗ trợ lâu dài Ubuntu cũng có những phiên bản hỗ trợ dài hạn "Long Term Support" (LTS), hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ (với bản 6.06; 8.04 và 10.04), 5 năm đối với máy tính để bàn và máy chủ (12.04; 14.04 và 16.04) và 10 năm đối với máy tính để bàn và máy chủ (18.04). Ubuntu 14.04 (Trusty Tahr), Ubuntu 16.04 (Xenial Xerus) và Ubuntu 18.04 (Bionic Beaver), phát hành ngày 17 tháng 4 năm 2014; ngày 21 tháng 4 năm 2016 và ngày 26 tháng 4 năm 2018 là ba phiên bản còn được hỗ trợ. Bản 12.04, 14.04 và 16.04 (hỗ trợ 5 năm cho cả máy tính để bàn và máy chủ) và 18.04 (hỗ trợ 10 năm cho cả máy tính để bàn và máy chủ) sẽ được Canonicial phát hành cập nhật lifecyle 12.04.1; 12.04.2; 12.04.3; 12.04.4 cho Ubuntu 12.04, 14.04.1; 14.04.2; 14.04.3; 14.04.4; 14.04.5; 14.04.6 cho Ubuntu 14.04, 16.04.1; 16.04.2; 16.04.3; 16.04.4; 16.04.5; 16.04.6 cho Ubuntu 16.04, 18.04.1; 18.04.2; 18.04.3; 18.04.4 cho Ubuntu 18.04 và 20.04.1 cho Ubuntu 20.04. Các phiên bản LTS sẽ được ra mắt mỗi 2 năm một lần. Các dự án khác Có những kế hoạch cho một nhánh tên mã là Grumpy Groundhog. Nó luôn là nhánh phát triển và kiểm tra các bản không ổn định, kết thúc việc kiểm duyệt mã nguồn của nhiều phần mềm và ứng dụng để sau đó chúng được phân phối như một phần của Ubuntu. Điều này cho phép những người dùng có khả năng và các nhà phát triển kiểm tra các phiên bản mới nhất của từng phần mềm riêng lẻ khi chúng vừa xuất hiện trong ngày, mà không cần phải tự tạo các gói; việc này giúp đưa ra những cảnh báo sớm về lỗi đóng gói trên một số kiến trúc nền. Bản Grumpy Groundhog chưa bao giờ được công bố. Hiện tại, Ubuntu được tài trợ bởi công ty Canonical. vào ngày 8 tháng 7 năm 2005, Mark Shuttleworth và công ty Canonical đã công bố việc thành lập Quỹ Ubuntu và cung cấp nguồn quỹ ban đầu là 10 triệu dola Mỹ. Mục đích của tổ chức là bảo đảm cho việc hỗ trợ và phát triển của tất cả phiên bản Ubuntu trong tương lai. Các bản phân phối dựa trên Ubuntu Các bản phân phối chính thức Những bản phân phối sau đây được Canonical công nhận là các bản phân phối chính thức của Ubuntu, có đóng góp quan trọng cho dự án Ubuntu: Kubuntu, bản phân phối Ubuntu sử dụng môi trường làm việc KDE. Lubuntu, phiên bản gọn nhẹ, được khuyên dùng cho các máy tính cũ, có cấu hình không cao. Lubuntu sử dụng LXDE. Xubuntu, bản phân phối với giao diện mặc định là Xfce. Ubuntu MATE, bản phân phối với giao diện mặc định là MATE. Ubuntu Budgie. Ubuntu Kylin. Ubuntu Studio phục vụ cho việc chỉnh sửa video và âm thanh chuyên nghiệp, bao gồm nhiều phần mềm chỉnh sửa đa phương tiện. Tuy nhiên, tất cả các bản phân phối trên không được hỗ trợ tài chính từ Canonical. Các bản phân phối không chính thức Nhờ tính thân thiện và dễ sử dụng mà Ubuntu đã được dùng làm cơ sở cho rất nhiều bản phân phối Linux khác nhau. Trong đó, được sử dụng rộng rãi nhất là Linux Mint, một bản phân phối hướng tới người mới làm quen với hệ điều hành Linux, sử dụng ba môi trường làm việc truyền thống là Cinnamon, Xfce và MATE trong phiên bản chính. Ngoài ra, còn có nhiều bản phân phối với các lựa chọn phần mềm, giao diện đồ hoạ khác nhau như elementary OS, Netrunner, Moon OS, Peppermint OS, Trisquel,... Tính năng Đặc điểm Ubuntu kết hợp những đặc điểm nổi bật chung của hệ điều hành nhân Linux, như tính bảo mật trước mọi virus và malware, khả năng tùy biến cao, tốc độ, hiệu suất làm việc, và những đặc điểm riêng tiêu biểu của Ubuntu như giao diện bắt mắt, bóng bẩy, cài đặt ứng dụng đơn giản, sự dễ dàng trong việc sao lưu dữ liệu và sự hỗ trợ của một cộng đồng người dùng khổng lồ. Cài đặt Mỗi phiên bản phát hành có một đĩa chạy trực tiếp, cho phép người dùng xem xét phần cứng của họ có tương thích với hệ điều hành hay không trước khi cài đặt lên đĩa cứng bằng phần mềm Ubiquity. Tập tin ảnh đĩa có thể được tải về từ trang chủ Ubuntu, và các đĩa cài đặt có thể được cung cấp bởi bên thứ ba. Từ phiên bản Ubuntu 12.10, tập tin ảnh đĩa chỉ có thể được ghi lên đĩa DVD, USB, hoặc đĩa cứng, vì dung lượng của nó đã vượt quá giới hạn tối đa của đĩa CD. Đĩa cài đặt Ubuntu yêu cầu máy tính có từ 4 GB RAM trở lên. Quá trình cài đặt Ubuntu sử dụng giao diện đồ họa, tốc độ cài đặt phụ thuộc vào cấu hình máy tính, trung bình là từ 10 - 20 phút. Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt Ubuntu lên một đĩa ảo bên trong Windows bằng bộ cài đặt Wubi. Mặc dù tốc độ xử lý có thể bị giảm sút so với cài đặt đầy đủ, nhưng bù lại, cài đặt bên trong Windows không yêu cầu người dùng phải phân vùng lại đĩa cứng và có thể được gỡ bỏ dễ dàng từ ngay trong Windows. Giao diện Kể từ phiên bản 11.04 (Natty Narwhal), Ubuntu sử dụng giao diện đồ hoạ Unity, là một trình cắm của Compiz, thay thế cho GNOME trong các phiên bản trước đây. Unity đã từng là giao diện đồ hoạ mặc định trong Ubuntu Netbook Edition, được thiết kế với mục đích giúp người dùng tận dụng hiệu quả hơn diện tích màn hình trong các thiết bị nhỏ như netbook hay máy tính bảng, trong khi vẫn đơn giản và thân thiện với người dùng. Cho đến tháng 4 năm 2005, Ubuntu có một gói tùy chọn được gọi là ubuntu-calendar, gói này tải về một hình nền mới vào mỗi tháng, phù hợp với chủ đề màu nâu của giao diện. Các hình nền này thể hiện những người mẫu bán khỏa thân và nó bị chỉ trích như "risqué (khêu gợi không thích hợp, thiếu tế nhị)". Điều này dẫn đến việc tạo ra những tên giễu như "Linuxxx" hay "Bản phân phối khiêu dâm". Hơn thế nữa, Ubuntu hướng đến khả năng sử dụng cho người dùng khuyết tật và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, với mục đích có càng nhiều người dùng càng tốt. Ngay từ phiên bản 5.04, Unicode là bảng mã mặc định. Ứng dụng Mặc định, Ubuntu bao gồm nhiều phần mềm mã nguồn mở trong đĩa cài đặt, để người dùng có thể sử dụng trực tiếp. Đó là bộ ứng dụng văn phòng LibreOffice (từ phiên bản Ubuntu 10.04), trình duyệt Internet Firefox, trình quản lý thư điện tử Mozilla Thunderbird, trình gửi tin nhắn tức thời (IM) Empathy, trình tải file torrent Tranmission và trình biên tập đồ họa GIMP. Về truyền thông đa phương tiện, Ubuntu tích hợp trình phát, rip CD Sound Juicer, trình quản lý thư viện nhạc Banshee, trình xem phim Totem Movie Player và trình ghi âm Sound Recorder. Một số ứng dụng nhỏ như chụp màn hình, máy tính toán, các trò chơi bài và trò chơi giải đố cũng có sẵn. Việc cài đặt ứng dụng trong Ubuntu có nhiều phương tiện, phổ biến nhất là dùng Ubuntu Sofware Center. Ngoài ra, người sử dụng có thể dùng Synaptic Package Manager công cụ nâng cao, giúp cài đặt từng gói con của ứng dụng; hoặc sử dụng các công cụ dòng lệnh như apt-get, aptitude,... Sự phân loại và hỗ trợ các gói Ubuntu phân chia tất cả phần mềm thành 4 phần, được gọi là các thành phần, để thể hiện sự khác nhau trong bản quyền và mức độ được hỗ trợ. Các gói được quy về các thành phần như sau: Phần mềm "tự do" ở đây chỉ bao gồm những phần mềm thoả yêu cầu giấy phép của Ubuntu, nói chung, tương ứng với chính sách phần mềm tự do của Debian. (Dù sao, cũng có một ngoại lệ cho Main; nó "cũng có thể bao gồm các firmware nhị phân, các phông chữ (các phần được dùng bởi các thành phần của Main) không được phép sửa đổi nếu không có sự cho phép của tác giả" khi việc phân phối lại chúng không bị gây trở ngại.") Phần mềm không tự do thường không được hỗ trợ (Multiverse), nhưng cũng có ngoại lệ (Restricted) cho một số phần mềm không tự do quan trọng, như trình điều khiển của các thiết bị, không có chúng, người dùng không thể sử dụng Ubuntu trên hệ thống của họ, đặc biệt là các trình điều khiển card đồ hoạ nhị phân. Mức độ hỗ trợ bị giới hạn hơn main, vì các nhà phát triển không thể truy cập vào mã nguồn. Thường thì Main và Restricted chứa tất cả phần mềm cho một hệ thống Linux thông thường. Các phần mềm khác có cùng chức năng và các phần mềm chuyên dụng được liệt kê trong Universe và Multiverse. Ngoài các kho chính thức ra còn có Ubuntu Backports, một dự án được công nhận chính thức, liệt kê các phiên bản mới hơn của một vài phần mềm nào đó chỉ có trong phiên bản không ổn định của Ubuntu. Các kho không thể bao gồm tất cả nhưng nó chứa hầu hết các gói được người dùng yêu cầu, các gói này được liệt kê chỉ khi chúng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. Ubuntu có một hệ thống chứng nhận cho phần mềm của bên thứ ba. Ubuntu chứng nhận phần mềm độc quyền sẽ làm việc tốt trong Ubuntu. Dù sao, vẫn có nhiều chương trình quen thuộc với người dùng trên các hệ điều hành không tự do, như Microsoft Windows, không tương thích và chưa được Ubuntu chứng nhận. Một vài phần mềm độc quyền không giới hạn bản phân phối được đưa vào thành phần multiverse của Ubuntu. Vài ví dụ về phần mềm không được phân phối bởi Ubuntu gồm có: Phần mềm cho phép chơi các tập tin video DVD đã bị khóa mã vùng, bởi vì tình trạng có vấn đề về luật pháp của thư viện giải mã DVD mã nguồn mở DeCSS tại nhiều khu vực trên thế giới. Thư viện mã hóa và giải mã cho nhiều định dạng độc quyền (hình ảnh/âm thanh) như Windows Media. Một số phần mở rộng được ưa chuộng cho các trình duyệt web, như Adobe's (trước là Macromedia's) Shockwave (không có phiên bản cho Linux) và Flash (một cách khắc phục cho sự ngăn cấm việc phân phối lại đã được quy định trong thỏa thuận bản quyền cho người dùng cuối là gói multiverse "flashplugin-nonfree" (flashplugin-không tự do), gói này sẽ tự động tải Linux Flash plugin trực tiếp từ trang web của Adobe và sau đó cài đặt nó.) Cấu hình tối thiểu Phiên bản Desktop của Ubuntu hiện tại hỗ trợ các máy tính cấu trúc Intel x86, AMD, và ARM. Phiên bản server cũng hỗ trợ máy có cấu trúc SPARC. Cũng có bản hỗ trợ không chính thức cho các cấu trúc PowerPC, IA-64 (Itanium) và PlayStation 3. Ngoài ra, cũng có hỗ trợ không chính thức cho nền tảng PowerPC Cấu hình tối thiểu cho quá trình cài đặt Ubuntu Desktop là máy có RAM 256 MB, ổ cứng còn 5 Gb chỗ trống, và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên. Cấu hình khuyên dùng cho quá trình cài đặt là máy có bộ vi xử lý 2 GHz x64, RAM 4 GB, ổ cứng còn 25 GB trống, và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 1024×768. Cấu hình tối thiểu cho việc cài đặt phiên bản server là máy có bộ vi xử lý 1 GHz x86, RAM 1 GB, và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên. Những máy tính không hỗ trợ đủ cấu hình tối thiểu, được khuyên dùng Lubuntu, một bản phân phối tương tự Ubuntu nhưng dựa trên môi trường làm việc LXDE. * - Để sử dụng các hiệu ứng đồ họa. Phản hồi Theo một khảo sát vào tháng 8 năm 2007 trên 38.500 khách ghé thăm trang DesktopLinux.com, Ubuntu là bản phân phối thông dụng nhất với 30.3% số người trả lời cho biết đã dùng nó. Ubuntu được trao Giải thưởng Độc giả với tư cách là bản phân phối Linux tốt nhất trong Hội thảo LinuxWorld 2005 tại Luân Đôn, thường được đánh giá tốt trong các ẩn phẩm in hoặc trực tuyến, và đã đoạt Giải thưởng Bossie 2007 của InfoWorld cho HĐH Máy trạm Mã nguồn mở Tốt nhất. Mark Shuttleworth cho biết đã có ít nhất tám triệu người sử dụng Ubuntu vào cuối năm 2006, với kết quả là có một số lượng lớn các trang web không-thuộc-Canonical đã được mở thêm. Số lượng người sử dụng Ubuntu, theo dự đoán, đến năm 2009 là 30 triệu người, đứng đầu trong tất cả các bản phân phối Linux. Từ phiên bản 11.04, Unity trở thành môi trường làm việc mặc định của Ubuntu Desktop. Do được thiết kế cho các màn hình nhỏ, có nhiều điểm không phù hợp cho các màn hình lớn của máy tính để bàn, Unity đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng người sử dụng Ubuntu. Đã có một số lượng người dùng chuyển sang dùng các bản phân phối khác được xây dựng dựa trên Ubuntu, như Xubuntu, Lubuntu, Kubuntu hay Linux Mint. Trong phiên bản Ubuntu Desktop 12.10 (Quantal Quetzal), Ubuntu đã tích hợp các gợi ý tìm kiếm từ Amazon.com trong Unity. Mặc dù tính năng này có thể được vô hiệu hoá dễ dàng trong bảng điều khiển, nó đã làm Ubuntu nhận nhiều chỉ trích từ người sử dụng về việc đưa quảng cáo thương mại vào trong hệ điều hành. Liên kết ngoài Ubuntu Việt Nam Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 7.04 Ubuntu guide (unofficial) —Cẩm nang, phần mềm Những câu hỏi thường gặp, và tìm mẹo có ích Chú thích Bản phân phối dựa trên Debian Bản phân phối Linux LiveCD Văn hóa châu Phi Chính trị Zimbabwe Đạo đức xã hội Phần mềm năm 2004 Ubuntu Phần mềm miễn phí
16191
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20Azov
Biển Azov
Biển Azov (, Azóvskoje móre; , Azóvśke móre; , Азакъ денъизи, ازاق دﻩﯕىزى) là một biển ở Đông Âu. Về phía nam nó được nối với biển Đen qua eo biển Kerch (rộng ), và có khi được coi là mé bắc của biển Đen. Biển Azov giáp với Ukraina về phía bắc, Nga về phía đông, và bán đảo Krym về phía tây. Sông Đông và sông Kuban là những sông lớn chảy vào biển này. Đây là vùng biển nông, với độ sâu từ . Luôn có luồng nước chảy từ biển Azov đến biển Đen. Biển này chịu ảnh hưởng của lượng nước sông đổ vào mang theo cát, bùn, sạn, tạo nên nhiều vịnh, vũng cửa sông, và mũi nhô hẹp. Nhờ những vật lắng này, đáy nước khá phẳng và trơn với độ sâu tăng từ từ dần về giữa biển. Ngoài ra, do nước sông chảy về, nước biển ít mặn và có nhiều sinh vật hải sinh (như tảo lục) làm đổi màu nước. Lượng sinh vật phù du dồi dào giúp cá tăng trưởng mạnh. Bờ biển thoải với nhiều loại cây và chim làm tổ. Cơ sở hạ tầng Nhờ sự kết nối sông Đông, thông qua các kênh tới sông Volga, với biển Caspi, biển Baltic và biển Trắng, biển Azov là một liên kết quan trọng cho tàu bè đi đến Biển Đen. Nga đã xây dựng cây cầu Krym qua eo biển Kerch, sau khi sáp nhập Krym năm 2014, cầu được xây trong năm 2015-2018. Cho đến khi mở cửa, có một dịch vụ vận chuyển bằng phà. Chính phủ Ukraina đã phản đối việc xây dựng cầu này từ năm 2015: dưới cầu chỉ có tàu có chiều cao dưới 33 mét có thể đi qua, và cây cầu đã củng cố tuyên bố của Nga đối với việc Krym bị sáp nhập. Việc vận chuyển tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các kiểm soát của Nga tại Kerch, nơi các tàu tới Ukraine thường phải chờ ba ngày, nhưng cũng có khi lên đến bảy ngày để cập bến; các tàu cũng phải chờ đợi lâu như vậy khi trở ra. Kinh tế Lượng cá nhiều đóng một vai trò quan trọng về kinh tế bên cạnh ngành du lịch đối với người dân ở đây. Nhờ các bãi biển cát nông, thời tiết ấm và khô vào mùa hè vùng biển Azov rất được các gia đình có trẻ em nhỏ ưa thích. Khách sạn và nhà điều dưỡng với các ứng dụng chữa bệnh là những trụ cột quan trọng của du lịch. Sau khi Nga sáp nhập Krym vào năm 2014, du lịch tăng lên tại vùng biển Ukraina; Số lượng khách du lịch tại Berdyansk năm 2018 cao gấp vài lần so với trước năm 2014. Tuy nhiên, vận tải bị thiệt hại lớn từ cuộc chiến ở Donbass và việc khánh thành cầu Krym; Tại Mariupol, số tiền thu vào giảm một nửa từ năm 2013 đến năm 2018. Việc khuếch trương đã lên kế hoạch trở nên lỗi thời. Theo giám đốc cảng Mariupol, những hậu quả kinh tế này do Nga hoạch định. Tham khảo Liên kết ngoài Thủy vực Krym Biển Địa Trung Hải Biển Ukraina Biên giới Nga-Ukraina Biển Nga
16192
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%95i%20M%E1%BB%9Bi
Đổi Mới
Đổi Mới là một chương trình cải cách toàn diện bao gồm kinh tế, đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Đổi mới về kinh tế được thực hiện song song với Đổi mới trên các mặt khác như hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục,... Chính trị Việt Nam đã có sự thay đổi mang tính bản chất, khi Đổi mới không chỉ đổi mới trên phương diện kinh tế mà còn Đổi mới cả về tư duy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn chung, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ nguyên mô hình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin, chỉ có nền kinh tế thay đổi thành nền kinh tế thị trường. Đổi mới ở Việt Nam tương tự chính sách kinh tế mới của Liên Xô giai đoạn Lenin lãnh đạo (1921-1924), Cải Cách Khai Phóng ở Trung Quốc và Đổi mới ở Lào. Công cuộc Đổi mới tại Việt Nam sau năm 1986 được xem là sự áp dụng lại mô hình NEP của Lenin. Các quan điểm về Đổi mới kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu, nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc thì Đổi mới xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, không đi kèm với những biến động lớn về mặt chính trị - ý thức hệ và xã hội. Tiền đề Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước. Các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật trong thế kỷ XX cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng tăng cường sự can thiệp của bộ máy nhà nước (kinh tế hỗn hợp). Nước Mỹ ngày nay, một tượng đài của chủ nghĩa tư bản, cũng không còn là Kinh tế thị trường tự do như trước mà là một nền kinh tế hỗn hợp trong đó nhà nước "đưa ra những ưu đãi hoặc ngăn cản chẳng với một nguyên tắc rõ ràng và nhất quán nào". Chủ nghĩa xã hội thị trường là đường lối phát triển kinh tế chủ đạo của một số nước phát triển tại Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch... Đổi mới kinh tế Quan điểm Đổi mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, Đổi mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế... Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân. Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới. Quá trình Số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viễn thông. Bước đột phá đầu tiên là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và thành phần kinh tế. Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3 kế hoạch đã tạo bước chuyển biến trong sản xuất công nghiệp Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền. Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt" - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu. "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam. 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản. 29/12/1987: Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10). 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hợp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp. 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất. 1989: Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ) 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, sau khi đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội. 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp. 1990: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế. 1995: Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. 1995: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời. 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VNĐ cho các tổ chức tín dụng. 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân. 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (năm 2016) quyết định thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các Bộ, Ủy ban Nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2016) nêu "Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế". Năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam có kế hoạch sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp do quân đội sở hữu chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 12 công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (nhà nước giữ trên 51% cổ phần đến năm 2019); thực sự là các doanh nghiệp cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Kết quả Thành tựu Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau: Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991. Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP). Hạn chế Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc có những năm tăng trưởng trên 10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%, chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, lãng phí tài nguyên, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, năng suất lao động thấp và tăng chậm. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển và sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Trong cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% (2015) khiến tình trạng khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam trong khi các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản có số giờ làm việc trong một năm cao nhất thế giới. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất (32% GDP), kế đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều do vấn đề ông chủ và người đại diện không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền kinh tế. Dù có nhều nỗ lực xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn không phát huy được vai trò chủ đạo theo đúng mong muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân năng động nhưng còn yếu, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu vốn và thiếu khả năng quản lý. Tuy nhiên kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhiều hơn doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài dù tổng lợi nhuận của khu vực này thấp hơn nhà nước và đầu tư nước ngoài. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn yếu. Nhiều doanh nghiệp có ưu thế nhờ quan hệ với bộ máy nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước hơn là nhờ ưu thế về sản phẩm, công nghệ, quản lý tạo ra một thứ chủ nghĩa tư bản thân hữu không khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh dựa trên cải tiến sản phẩm và phát triển kỹ thuật. Ông Nguyễn Đình Cung nhận xét "Phân bổ nguồn lực hiện nay là xin cho, chia chác. Nó là hệ quả của hệ thống luật, hệ thống thể chế mà trong đó Chính phủ chỉ có thể khai thác ở khía cạnh quản trị hay kỹ thuật với các nguồn lực chứ Chính phủ không thể khai thác được hiệu quả phân bố để nền kinh tế vận hành năng động hơn, tạo ra sản phẩm mới, công việc mới, dẫn dắt tăng trưởng có chất lượng về dài hạn. Nguồn lực được phân bố theo kiểu xin cho, ban phát thì doanh nghiệp chỉ đi tìm kiếm chênh lệch địa tô chứ không phải tạo ra giá trị gia tăng". Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp phần lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do đó họ nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Một nghiên cứu cho thấy khu vực này có tác động tích cực làm tăng năng suất của các nhà cung cấp nội địa trong lĩnh vực sản xuất và những doanh nghiệp cùng ngành trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên họ mang vào Việt Nam phần lớn là công nghệ trung bình, lạc hậu, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa thấp, hoạt động theo hình thức gia công, sử dụng nhiều lao động và ít sử dụng các nhà cung cấp tại Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh có tác động chuyển giao công nghệ tốt hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng tỷ lệ doanh nghiệp liên doanh trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giảm. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao nên khả năng tiếp thu công nghệ còn thấp. Doanh nghiệp nước ngoài chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam, chưa thúc đẩy nền công nghiệp Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt kỳ vọng. Không những vậy các công ty có vốn đầu tư nước ngoài lại trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Họ đến Việt Nam chủ yếu để tận dụng nhân công giá rẻ và chi phí môi trường thấp đồng thời chiếm lĩnh thị trường sơ khai có tốc độ tăng trưởng cao tại Việt Nam. Chính vì thế tác động chuyển giao công nghệ và kích thích sản xuất nội địa của khu vực này lên nền kinh tế Việt Nam thấp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổng lợi nhuận lớn nhất, tăng trưởng tốt nhất nhưng lại nộp ngân sách ít nhất, phần lợi nhuận sau thuế sẽ được chuyển ra nước ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực lên nền kinh tế trong giai đoạn đầu của Đổi mới khi Việt Nam chưa có khả năng tiết kiệm, giúp Việt Nam rút ngắn thời gian phát triển nhưng trong giai đoạn hiện nay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ làm đẹp con số thống kê tăng trưởng GDP chứ Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ khu vực này. Trong dài hạn, khi mức lương trung bình ở Việt Nam tăng lên, dân số chuyển sang giai đoạn già Việt Nam sẽ không còn là nguồn cung lao động giá rẻ do đó mất sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Hơn nữa do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhiều công việc đơn giản sẽ bị máy móc thay thế do đó nhu cầu lao động có kỹ năng thấp cũng giảm đi. Đến lúc đó Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng bằng lao động dồi dào và vốn đầu tư nước ngoài như trước. Ông Vũ Minh Khương nhận xét "Việt Nam hiện dựa vào quốc tế nhiều. Đó là điểm thuận lợi nhưng phải biến nó thành bàn đạp để người Việt Nam trỗi dậy, còn sống theo kiểu nhà mặt tiền thì rất khó khăn". Những hạn chế vừa kể buộc nhà nước Việt Nam phải tái cơ cấu lại nền kinh tế bằng cách bán bớt sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp để có tiền trả nợ công và đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và xem khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Bằng các biện pháp này nhà nước Việt Nam hy vọng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào sự tăng thêm vốn và lao động sang dựa vào sự cải tiến kỹ thuật sản xuất để tăng năng suất lao động, kiểm soát nợ công và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Tuy nhiên chất lượng của thể chế quyết định tái cơ cấu có thành công hay không và quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai. Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng như công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử... chưa phát triển đầy đủ để làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam trong khi các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển. Cơ sở hạ tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh được với các nước công nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam manh mún, lạc hậu, thiếu tổ chức, năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp, sản xuất không gắn liền với thị trường, ít được đầu tư thâm canh, trình độ cơ giới hóa thấp, nông sản chủ yếu là sản phẩm thô, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý. Việt Nam đã sớm từ bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch bằng việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại, gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan để hướng đến mậu dịch tự do nhằm tăng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Điều này có mặt trái là các ngành công nghiệp ở Việt Nam phải cạnh tranh với nước ngoài khi còn ở trạng thái ấu thơ khiến chúng không đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Rất nhiều công ty nổi tiếng ở Việt Nam đã phá sản hoặc bị nước ngoài thâu tóm vì không đủ sức cạnh tranh. Sản phẩm của các công ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong rất nhiều ngành công nghiệp. Chính sách tự do hóa thương mại có lợi cho xuất khẩu tuy nhiên phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ. Trong khi đó các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản lại bảo hộ nền công nghiệp của họ trong suốt giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp thích nghi tốt với việc mở cửa thị trường bằng cách tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh nên có thể cạnh tranh với công ty nước ngoài. Nhìn chung chính sách tự do hóa thương mại đã có tác dụng tích cực làm tăng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam. Tuy nhiên, Việt Nam không có một chính sách công nghiệp hóa rõ ràng để xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia. Chính phủ Việt Nam đề ra quá nhiều mũi nhọn, nhưng lại thiếu trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai đoạn, dẫn đến việc đầu tư bị dàn trải, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế và nguồn lực hạn hẹp. Chính vì vậy Việt Nam không thể phát triển hoàn chỉnh những ngành công nghiệp cơ bản làm nền tảng cho nền kinh tế cũng không có được bất cứ ngành công nghiệp nào vượt trội có thể xem là lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Sau hơn 30 năm Đổi mới công nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Công nghiệp Việt Nam chủ yếu là gia công, lắp ráp thâm dụng lao động lớn. Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong công nghiệp thấp. Tỷ trọng công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo trong toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm, công nghiệp Việt Nam tăng trưởng chậm và không bền vững trong khi Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 70,2% tổng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016). Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp như sản phẩm nông nghiệp và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ vì đây là lợi thế so sánh của Việt Nam, đối với hàng công nghiệp kỹ thuật cao đóng góp của Việt Nam mới chỉ ở mức lắp ráp, đóng gói. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội yếu kém khiến hàng công nghiệp nhập khẩu hay do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn các nước Đông Á trong khi đó tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm. Tiết kiệm lại không được đầu tư kinh doanh nên lượng tiền nhàn rỗi tại Việt Nam ước tính lên đến 60 tỷ USD. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tiết kiệm không được đưa vào hoạt động sản xuất. Các nguồn lực trong nền kinh tế chưa tập trung vào các ngành công nghiệp. Điều này khiến các ngành sản xuất không phát triển mạnh mà đầu cơ nhà đất phát triển khiến giá nhà ở các đô thị lên cao vượt quá khả năng mua của người lao động bình thường; tương tự lượng vàng người dân tích lũy ước tính lên đến 500 tấn còn giá vàng ở Việt Nam luôn cao hơn giá vàng thế giới. Nhà nước Việt Nam đã không đưa ra được bất cứ chính sách hay quy định nào để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất cũng như tích trữ vàng của người dân. Theo ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, cần hướng các công ty lớn trong nước từ bỏ bất động sản để chuyển dịch vốn đầu tư từ bất động sản sang các ngành công nghiệp và công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển bắt kịp với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra Việt Nam cần có những chính sách huy động các nguồn lực trong dân vào hoạt động kinh doanh, sản xuất để phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và quan trọng nhất là phải tạo niềm tin cho người dân vào chính quyền để họ an tâm đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hiệu quả thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn nhiều nền kinh tế trong khu vực. Việt Nam không sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, viện trợ và vốn vay nước ngoài khiến nền kinh tế Việt Nam không phát triển tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Quá nhiều vốn đổ vào nền kinh tế nhưng các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị gia tăng không nhiều còn các hoạt động đầu cơ lại phát triển. Ngân sách nhà nước không được sử dụng hiệu quả, chi thường xuyên để nuôi bộ máy hành chính và các đoàn thể quần chúng luôn ở mức cao dẫn đến thâm hụt ngân sách và thiếu tiền chi cho phát triển trong đó chi tiêu cho y tế và giáo dục ở mức khá cao nhưng không hiệu quả. Nhà nước phải vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển khiến nợ công đã tăng gần đến mức có thể tác động xấu đến nền kinh tế (63,7% GDP năm 2016), trong khi đó vốn vay không được sử dụng hiệu quả nên nợ công có xu hướng tăng nhanh và áp lực trả nợ ngày càng lớn khiến chính phủ Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ trong khi nợ công của các nước trong khu vực có xu hướng giảm. Trong tương lai, các chủ nợ của Việt Nam sẽ lần lượt chấm dứt cho vay và chỉ cho vay với các mức lãi suất cao hơn với những điều kiện khắt khe hơn. Việt Nam không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa những tài nguyên quan trọng nhất như dầu khí, than đá sẽ cạn kiệt trong tương lai gần nên thu ngân sách không thể tiếp tục dựa vào xuất khẩu tài nguyên. Nếu không có những biện pháp để tăng thu, tiết kiệm chi tiêu, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách thì trong tương lai Việt Nam có thể sẽ đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và khủng hoảng nợ công. Việc phân bố ngân sách vẫn theo tư duy lấy ngân sách thu được từ các thành phố lớn, các tỉnh có kinh tế phát triển bù đắp thâm hụt ngân sách ở các tỉnh kém phát triển để đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương chứ chưa có tư duy tập trung các nguồn lực để tạo ra sự phát triển đột phá trong khi việc tập trung các nguồn lực cho phát triển là triết lý kinh tế cơ bản của các nước công nghiệp hóa nhanh chóng và thành công nhất như Liên Xô, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhà nước Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đã không thể tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng của mình và không thể công nghiệp hóa nhanh chóng như các nước Đông Á. Liên Xô, quốc gia có mô hình nhà nước tương tự Việt Nam, đã sụp đổ vì họ không thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo ra tăng trưởng kinh tế. Đây là bài học có giá trị cho Việt Nam. Sau hơn 30 năm Đổi mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi ngoài lãnh thổ Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường nguyên liệu... Việt Nam mới chỉ thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân chứ chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Nền kinh tế của Việt Nam chưa thể so sánh với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa đạt được tốc độ tăng trưởng đủ cao trong một thời gian đủ dài để trở thành nước có thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các nước trong khu vực và thấp hơn mức trung bình của thế giới. Hàn Quốc mất hơn 30 năm để công nghiệp hóa và trở thành nước phát triển trong khi hơn 30 năm Đổi Mới Việt Nam không xây dựng nổi nền tảng công nghiệp, vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp dù nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay, kiều hối và viện trợ hơn Hàn Quốc. Một số thể chế pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, giải quyết chậm gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp, chỉ số nhận thức tham nhũng cao hơn Trung Quốc và phần lớn các nước Đông Nam Á khác. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp. Khác với các nước Đông Á, khi thực hiện chính sách mở cửa để công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu lương thực, bị bao vây cấm vận và hoàn toàn thiếu nền tảng kinh tế kỹ thuật cũng như con người. Nền kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thập niên 1980 thiếu rất nhiều điều kiện: trí thức và chuyên gia, vốn đầu tư, nền tảng kinh tế - kỹ thuật, khả năng sáng tạo và khả năng quản lý, lao động có kỹ năng, doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, truyền thống và văn hóa kinh doanh, hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính hiệu quả, lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng hoạch định chính sách. Sau hơn 30 năm, những nhược điểm này được khắc phục phần nào nhưng nhìn chung vẫn còn phổ biến. Việt Nam thiếu nhiều điều kiện cần thiết để trở thành một cường quốc kinh tế trừ vị trí địa lý và một số điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đổi mới chính trị Việt Nam thực hiện Đổi mới kinh tế đồng thời vẫn giữ nguyên mô hình chính trị cũ nhưng có cải cách trên nhiều phương diện như tăng cường vai trò của cơ quan lập pháp; cải cách hành chính theo hướng giảm bớt số nhân viên hành chính và tinh giản các thủ tục hành chính; cải cách tư pháp để tiếp cận gần hơn với nền tư pháp của thế giới; tăng cường dân chủ như lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập hiến và lập pháp, tiếp xúc, đối thoại với các tầng lớp nhân dân, minh bạch hóa các hoạt động nhà nước... Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2018 của World Bank, trong giai đoạn 2002-2017, Việt Nam là nước có nhiều cải cách nhất thế giới (39 cải cách) để cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên cơ chế vẫn nửa cũ nửa mới, nhiều cán bộ được bổ nhiệm vẫn ở mức trung bình, nhiều người nắm cương vị cao nhưng chưa có sự chuyên nghiệp cao. Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2017 của Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 trên toàn cầu. Dân chúng cũng góp phần nuôi dưỡng tệ tham nhũng khi họ có thói quen hối lộ nhân viên công quyền để qua mặt luật pháp nhằm trục lợi. Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian. Một nghiên cứu cho thấy bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả và tình trạng lãng phí, tham nhũng là điểm nghẽn trong ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam cố gắng tinh giản bộ máy nhà nước để tăng hiệu quả hoạt động nhưng khi thực hiện số người được hưởng lương, phụ cấp lại tăng lên vì nhà nước Việt Nam chưa định vị được vị trí, vai trò của các tổ chức trong bộ máy; trong quá trình tuyển dụng có sự cả nể thậm chí cả những mánh lới để gia nhập vào bộ máy nhà nước; thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, định vị trên cơ sở đó đánh giá đúng vị trí, vai trò của các cơ quan chức năng, vị trí, vai trò của từng người trong bộ máy; hoạt động nhà nước thiếu minh bạch. Việt Nam vẫn còn phải dựa vào sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như World Bank, IMF trong việc hoạch định chính sách kinh tế. Ông Vũ Minh Khương, thuộc trường Chính sách công Lý Quang Diệu, nhận xét "Rõ ràng tôn trọng kinh tế thị trường và tư nhân là chúng ta không đói. Hội nhập với thế giới là chúng ta khấm khá lên. Nhưng để đi đến phồn vinh thì chúng ta cần một bộ máy gọi là Nhà nước kiến tạo phát triển, tức là rất tâm huyết với sự nghiệp phát triển, rất chuyên nghiệp và rất có trình độ". Sau hơn 7 thập kỷ độc lập, Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Trong quá trình Đổi mới Việt Nam luôn đưa mục tiêu giữ vững độc lập, tự chủ và ổn định chính trị lên hàng đầu để bảo đảm sự thành công của Đổi mới. Việt Nam vẫn chưa chấp nhận nền dân chủ theo mô hình phương Tây và vẫn đàn áp các cá nhân chỉ trích nhà nước hoặc đòi đa nguyên đa đảng tuy rằng những cá nhân này chưa chứng tỏ được họ đủ năng lực thay đổi bất cứ điều gì hoặc có thể làm tốt hơn nhà nước hiện nay. Mặc dù vậy ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện tình trạng "phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái." Vấn đề dân chủ và Đổi mới chính trị là một vấn đề tạo ra nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội cũng như trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Văn An cho rằng "có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được. Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Không hiểu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không? Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường. Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái lỗi hệ thống". Theo ông Vũ Khoan: "kinh tế Việt Nam năm 1986 lạm phát tới gần 800%, người dân Việt Nam rất đói theo nghĩa đen, nên Việt Nam phải ưu tiên Đổi mới kinh tế nhằm cứu lấy dân tộc. Hơn nữa, không thể đổi mới được bất cứ cái gì trong một xã hội hỗn loạn. Việt Nam cũng rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế ở Liên Xô và Đông Âu lúc đó. Vả lại, đổi mới chính trị là một quá trình vô cùng phức tạp, liên quan đến rất nhiều người, vả lại, chưa có tiền lệ và mô hình. Vì vậy, Việt Nam phải đổi mới dần từng bước, vừa đổi mới, vừa xác định mô hình". Nhìn chung nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách chính trị và dân chủ hóa đất nước ở mức không đe dọa tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đổi mới không phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ quyền lãnh đạo duy nhất. Đổi mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO... Năm 1994 bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ. Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, lần đầu tiên cho phép Đảng viên tự ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 2013, nhà nước Việt Nam lần đầu tiên lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đổi mới văn hóa - giáo dục Xem thêm: Cởi Mở Đổi mới trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Liên Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi mới kinh tế nhưng sau đó bị kiềm chế lại trong thập niên 1990. Năm 2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được ban hành. Tuy nhiên nhà nước vẫn kiểm soát báo chí và chưa cho phép xuất bản báo tư nhân. Nhà nước thường xuyên dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động xuất bản và biểu diễn nghệ thuật như thu hồi sách, kiểm duyệt nội dung phim... Tuy nhiên người Việt đã có thể tiếp cận với nền văn học nước ngoài, các hệ tư tưởng lớn trên thế giới thông qua các sách nước ngoài được xuất bản ngày càng nhiều tại Việt Nam. Sự xuất hiện của internet đã phá vỡ tình trạng độc quyền thông tin của nhà nước, cung cấp cho người đọc những thông tin không xuất hiện trên truyền thông của nhà nước (tất nhiên độ chính xác những thông tin không chính thức này là khó kiểm chứng, nó có thể là sự thật nhưng cũng có thể là bịa đặt). Những yếu tố này làm biến đổi dần tâm lý và tư duy của đại chúng cũng như của giới cầm quyền tại Việt Nam, có thể dẫn đến những biến đổi chính trị trong tương lai. Bên cạnh đó, các vấn nạn về văn hóa vẫn nghiêm trọng, lối sống thực dụng, văn hóa lai căng dần phổ biến ở thành thị, nhất là tác động xấu tới lớp trẻ, trong khi ở nông thôn văn hóa nhiều nơi lạc hậu, tệ mê tín dị đoan phát triển. Ít các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, có chiều sâu. Báo chí và các xuất bản phẩm có xu hướng trở nên "lá cải hóa", thương mại hóa. Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đang thực hiện Đổi mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn công vào căn bệnh thành tích; tăng tính tự chủ và tự do của nền giáo dục. Giới lãnh đạo Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết của tự do tư tưởng trong học thuật và tự trị đại học cũng như việc nền đại học Việt Nam cần phải chuẩn hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa xác định được hệ thống triết lý giáo dục làm nền tảng cho quá trình Đổi mới giáo dục nên mọi đổi mới đều mang tính manh mún, chắp vá và thiếu định hướng nhất quán bắt nguồn từ việc bắt chước nền giáo dục của các nước phát triển mà không hiểu rõ vì sao người ta làm như vậy. Hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn bị xem là chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới ở mức thấp (3,39 trên 10 điểm), phân bố không hợp lý, chưa được đào tạo tốt, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và có khoảng cách lớn so với các quốc gia trong khu vực. Nguồn nhân lực đang bị xem là điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Nguồn tài nguyên chính của Việt Nam là con người. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để phát triển trong dài hạn là đầu tư phát triển nguồn vốn con người. Nhận xét Tại Việt Nam, có thể hiểu khái quát: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là, trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, xây dựng hệ thống an sinh xã hội và dịch vụ công cộng tốt, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Nhà nước phải đóng vai trò hạn chế, khắc phục những mặt trái của chủ nghĩa tư bản và quá trình toàn cầu hóa để nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao phúc lợi xã hội. Thực tế quá trình Đổi mới hơn 30 năm qua đã giúp Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc tuy còn nhiều hạn chế cần khắc phục để bảo đảm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt trội trong khu vực, nhưng vẫn dưới mức tiềm năng. Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới có chỉ số phát triển con người cao hơn những nước có cùng mức thu nhập. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đầu tư vào hệ thống y tế và giáo dục, điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ biết chữ và tuổi thọ trung bình khá cao. Trình độ y tế và giáo dục của Việt Nam ngày càng tiếp cận gần hơn với trình độ của các nước tiên tiến. Tuy nhiên chi tiêu cho y tế, giáo dục vẫn chưa thật sự hiệu quả. Việt Nam thành công trong việc nâng cao mức sống của người dân nhưng hoàn toàn thất bại trong mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020 như Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra khi bắt đầu Đổi mới. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam vào năm 2030. Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đưa ra kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người 18.000 USD/năm vào năm 2035. Tuy vậy quá trình Đổi mới vẫn đặt ra những vấn đề mới về cả lý luận và thực tiễn. Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trước Đại hội Đảng lần XI cho rằng "Công thức phát triển là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên được hiểu như thế nào cho rõ ràng? Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn". Ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng "...vấn đề lâu nay rất vướng và cũng chưa làm được. Đó là lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ là thế nào? Trước đây ta dùng khái niệm "bước đi bước đầu", "chặng đường đầu", "giai đoạn đầu". Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi: bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ". Sau hơn 30 năm, Đổi mới kinh tế ở Việt Nam vẫn theo kiểu "dò đá qua sông". Trong khi các nước Đông Bắc Á thành công trong việc đề ra đường lối phát triển công nghiệp, can thiệp vào thị trường thì Việt Nam lại thất bại vì Việt Nam không có một bộ máy hành chính công vụ chuyên nghiệp, thuộc giới tinh hoa và độc lập như các nước đó. Ông Vũ Minh Khương khi so sánh Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có mô hình kinh tế - chính trị tương tự nhau đã nhận xét "Ở Trung Quốc họ có một tầm nhìn xa, muốn có một chương trình hiện đại hóa toàn diện để Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại vào trước năm 2050. Việt Nam thì cải cách trên tình thế bí bách, bị Liên Xô cắt viện trợ và buộc phải tìm con đường đổi mới, cho nên cải cách mang tính chất thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại. Việt Nam thì có những chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nên có thể ỷ lại thắng lợi của những cuộc chiến tranh này để duy trì sự chính danh của mình, cho nên nhiều khi trong cải cách không triệt để, mà chỉ cốt đủ ăn đủ sống. Điều này tạo ra những khiếm khuyết rất căn bản cho cải cách sâu rộng ở Việt Nam. Vì các đặc điểm đó, cho nên lãnh đạo Việt Nam chưa đủ tầm để xác định một chiến lược kỳ vĩ, chẳng hạn như đưa Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường". Ở Việt Nam thuật ngữ nhà nước kiến tạo trở thành một định hướng cải cách theo đó nhà nước sẽ tạo ra được hệ thống khuyến khích các nguồn lực của xã hội tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển, cung cấp các dịch vụ công chất lượng, tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hình hành một khung khái niệm rõ ràng về nhà nước kiến tạo và có quá nhiều người nói về nhà nước kiến tạo nhưng không ai làm. Nhà nước là sản phẩm của xã hội nên nhân dân nào thì chính phủ ấy. Một nhà báo Pháp đã nhận xét "Công bằng mà nói, người Việt Nam các ông đổ lỗi cho chính quyền nhiều quá. Người Pháp chúng tôi có một câu: nhân dân nào, chính phủ đó!". Tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội khiến Việt Nam đứng trong nhóm nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo cần tránh "nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị". Việc đàn áp những người chỉ trích khiến nhà nước Việt Nam bị phản đối. Theo ông Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, nếu từng công chức, doanh nhân và người dân không được truyền cảm hứng và khát vọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia văn minh, giàu mạnh thì đến năm 2035, Việt Nam sẽ giống như Indonesia, Philippines hoặc Mexico ngày nay. Những quốc gia phát triển thần kỳ như Singapore hay Hàn Quốc đều xuất phát từ người đứng đầu "khóc trước số phận của dân tộc" đã khiến cả một dân tộc phải cảm kích trước tâm huyết cũng như tầm nhìn của họ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: đây là mô hình tự xây dựng, không có khuôn mẫu cụ thể do đó, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi khiếm khuyết, phải nhận rõ những khiếm khuyết này và đã từng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh mới của Đảng, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; đồng thời phê phán quan điểm của một số người cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay "chẳng giống ai", "chủ nghĩa xã hội bên ngoài nhưng bên trong lại là tư bản"... là cố tình bóp méo sự thật. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng "Cách chúng tôi làm là mở cửa và bình thường hóa quan hệ, mà John McCain và tôi đã dẫn đầu cùng nhau, dỡ bỏ cấm vận để có kinh doanh. Và nay không còn dấu vết của "chủ nghĩa cộng sản", theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế. Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận". Theo đánh giá của ông Vũ Minh Khương "... Việt Nam thua kém rất xa so với Trung Quốc và với nhiều nước khác. Thứ nhất là không có một chiến lược phát triển dài hạn để nhìn thấy đâu là sức mạnh của dân tộc mình, đâu là cơ hội và thách thức trên thế giới, đâu là mục tiêu mà chúng ta sẽ đi tới trong vòng vài thập kỷ nữa. Tất cả đều không rõ. Thứ hai là năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, trong việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, trong việc liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân. Những đặc điểm đó làm đất nước mình ngày càng tụt lùi. Khi năng lực học hỏi được nâng lên, khi chiến lược phát triển kinh tế được hoạch định sắc bén và triệt để thì đất nước sẽ trỗi dậy." Từ năm 1986 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong tư duy kinh tế - chính trị. Từ chỗ xem khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem khu vực tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên Việt Nam cần cải tiến chất lượng, hiệu quả bộ máy nước; tinh giản thủ tục hành chính; đẩy mạnh cổ phần hóa và có những chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển. Từ chỗ xem dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu bài của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam; nhà nước Việt Nam bắt đầu tạo dựng hình ảnh họ là người đang nỗ lực cải thiện tình trạng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Từ chỗ xem Việt Nam Cộng hòa là tay sai, ngụy quân, ngụy quyền một số người cộng sản bắt đầu nói đến hòa giải hòa hợp dân tộc. Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam vừa là kết quả đổi mới tư duy, lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở trình độ cao hơn. Giáo sư Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản nhận xét tăng trưởng của Việt Nam từ trước đến nay là do vốn và lao động mang lại chứ không dựa trên tăng năng suất lao động. Từ năm 2008, năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng đi xuống do Việt Nam mới chú trọng tăng GDP mà chưa chú trọng tăng năng suất. Thị trường tự do hiện nay tại Việt Nam chưa hiệu quả trong khi đó chỉ riêng thị trường thì không thể đem lại thu nhập cao. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp và các ngành kinh tế một cách hiệu quả. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam còn non kém về tư duy lẫn năng lực do đó chất lượng chính sách của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước Đông Á. Theo ông thì chất lượng chính sách của Việt Nam cần được cải thiện. Hơn nữa Việt Nam có quá nhiều hội thảo, hội nghị, báo cáo chung chung về những hạn chế của nền kinh tế nhưng có quá ít hành động để khắc phục những hạn chế này. Giáo sư Trần Văn Thọ thuộc Đại học Waseda Tokyo cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa cả diện rộng và bề sâu, tăng năng suất bằng cách tái phân bổ nguồn lực, Đổi mới công nghệ và công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, từ các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp như dệt may, da giày sang các ngành có giá trị gia tăng cao như điện tử, ô tô; xem nội lực có vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, tăng quy mô doanh nghiệp tư nhân, nuôi dưỡng tư bản dân tộc, tăng năng lực xuất khẩu, đầu tư đổi mới thiết bị, tăng chất lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, chọn lựa đầu tư nước ngoài theo hướng chỉ khuyến khích những dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường và trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng sản xuất. Ông cũng cảnh báo Việt Nam sắp kết thúc giai đoạn dân số vàng nhưng công nghiệp hóa còn ở mức sơ khai và mới chỉ tạo ra được những sản phẩm có giá trị thấp. Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa để nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng tuy nhiên công nghiệp hóa của Việt Nam còn tiến triển chậm, có nguy cơ kết thúc sớm, lao động có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ giá trị thấp. Học giả Gabriel Kolko thì bày tỏ sự hoài nghi, sau hơn 50 năm cầm quyền và kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Marx, tới cuối thập niên 1980 Đảng Cộng sản Việt Nam mới khám phá ra họ đã "mắc lỗi" (error), như Đỗ Mười từng phát biểu năm 1994 rằng "việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn là điều mới mẻ với chúng ta... những ý tưởng của Lenin sẽ giúp tìm ra mô hình chuyển Đổi mới". Kolko cho rằng sự hi sinh của hàng triệu người để chống lại sự áp đặt của ngoại bang cuối cùng được thay bằng sự kêu gọi thu hút đầu tư từ Mỹ, Pháp, Nhật, những nước từng dày xéo Việt Nam. Ở lối rẽ này, Kolko cho rằng Việt Nam bị ảnh hưởng và chịu áp lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hơn là những kinh điển của Lenin. Bà Phạm Chi Lan nhận xét về Đổi Mới trên thực tế khi nói về các doanh nghiệp kinh tế tư nhân: Xem thêm Chính sách kinh tế mới (Nga) của Liên Xô do Lenin thực hiện (1921-1929) Perestroika (tiếng Nga: Перестройка), một chính sách tương tự do Liên Xô tiến hành một thập kỷ trước khi nó tan rã. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, học thuyết kinh tế do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề xướng. Thời bao cấp - tình hình Việt Nam trước Đổi mới. Thư mục Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - Thành tựu và triển vọng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Socioeconomic Renovation in Viet Nam: The Origin, Evolution, and Impact of Doi Moi, Peter Boothroyd and Pham Xuan Nam, ISEAS, IDRC, ngày 1 tháng 1 năm 2000, ISBN 1552503186 The new market economy (Doi Moi) in Viet Nam and its impact on young people , Rosanne M. Rushing and Charlotte Watts, XXV International Population Conference of the IUSSP Kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá, Phạm Minh Chính - Vương Quân Hoàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009 Chú thích Liên kết ngoài Góp ý Đại hội XI về Đổi mới chính trị VNN VNN: So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 1) VNN So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 2) VNN So sánh thành quả Đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (kỳ 3) VNN "Đổi mới - Sự lựa chọn đúng đắn vì mục tiêu phát triển hiện đại của Việt Nam"-bài viết của Trần Đức Lương- nguyên Chủ tịch nước CH XHCN Việt Nam Đêm trước Đổi mới- ký ức thời sổ gạo -vietnamnet Chủ nghĩa cá nhân: Chân và Giả, một tiểu luận của Hayek về chủ nghĩa cá nhân, bản dịch của Đinh Tuấn Minh trên talawas Lịch sử kinh tế Việt Nam Lịch sử Việt Nam thời kỳ từ 1976 Đảng Cộng sản Việt Nam Kinh tế chính trị Việt Nam thế kỷ 20 Lịch sử Việt Nam Cộng sản ở Việt Nam